Bài Đánh Giá Việc Học Tập 1 Nê Phi 1–An Ma 16 Mẫu A

17
I Bài Đánh Giá Việc Học Tập 1 Nê Phi 1–An Ma 16 Mẫu A Sách Mặc Môn Sách Học Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý Do Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô Xuất Bản • Salt Lake City, Utah © 2017 by Intellectual Reserve, Inc. All rights reserved. Phê chuẩn bài tiếng Anh: 8/16 Phê chuẩn bài dịch: 8/16 Bản dịch Book of Mormon: 1 Nephi 1–Alma 16 Learning Assessment Vietnamese ● PD60002566c03 435

Transcript of Bài Đánh Giá Việc Học Tập 1 Nê Phi 1–An Ma 16 Mẫu A

I

Bài Đánh Giá Việc Học Tập 1 Nê Phi 1–An Ma 16 Mẫu A

Sách Mặc Môn

Sách Học Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý

Do Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô Xuất Bản • Salt Lake City, Utah© 2017 by Intellectual Reserve, Inc. All rights reserved. Phê chuẩn bài tiếng Anh: 8/16 Phê chuẩn bài dịch: 8/16

Bản dịch Book of Mormon: 1 Nephi 1–Alma 16 Learning Assessment Vietnamese ● PD60002566c03 435

II

MỤC LỤC

Tập Tài Liệu của Giảng Viên

Tài Liệu Hướng Dẫn Trả Lời Đúng cho Phần 1: Chọn Câu Trả Lời Đúng trong Số Nhiều Câu Trả Lời ..................................................................................1

Tài Liệu Hướng Dẫn Trả Lời Đúng cho Phần 2: Giải Thích Giáo Lý ...........................................................5

Tập Bài Đánh Giá Việc Học Tập của Học Sinh

Tờ Giấy Trả Lời cho Bài Đánh Giá Việc Học Tập 1 Nê Phi 1–An Ma 16, Mẫu A .........................................8

Phần 1: Chọn Câu Trả Lời Đúng trong Số Nhiều Câu Trả Lời Để Chọn......................................................9

Phần 2: Giải Thích Giáo Lý .......................................................................................................................12

Phần 3: Các Bài Khảo Sát về Niềm Tin và Áp Dụng ................................................................................14

1

Tài Liệu Hướng Dẫn Trả Lời Đúng cho Phần 1: Chọn Câu Trả Lời Đúng trong Số Nhiều Câu Trả LờiCùng với lớp học xem lại các câu trả lời trong số nhiều câu trả lời để chọn. Yêu cầu học sinh chấm điểm những câu trả lời của mình trong khi các anh chị em đọc to những câu trả lời. Yêu cầu họ viết X bên cạnh con số của mỗi câu hỏi mà họ làm sai. Trong khi xem lại các câu trả lời đúng, học sinh không nên thay đổi câu trả lời của họ trên tờ giấy trả lời hoặc không nên đánh dấu X trong vòng tròn. Những lời giải thích và các câu hỏi có thể xem lại được cung cấp để giúp đỡ anh chị em khi xem lại bài đánh giá việc học tập. Đừng đọc to mỗi lời giải thích hoặc câu hỏi có thể xem lại.

Trong lúc xem lại, hãy sử dụng các phương pháp giảng dạy hữu hiệu để giúp học sinh hiểu, giải thích, chia sẻ, và làm chứng về các giáo lý và nguyên tắc phúc âm. Việc mời học sinh tham gia trong một lần xem lại hữu hiệu là một yếu tố quan trọng của bài đánh giá việc học tập và sẽ giúp gia tăng sự cải đạo của họ.

1. Theo như lời giới thiệu Sách Mặc Môn, những người nào nhận được một bằng chứng thiêng liêng về Sách Mặc Môn thì cũng sẽ tiến đến việc biết được điều gì là chân chính?

(a) Chúa Giê Su Ky Tô là Đấng Cứu Rỗi của thế gian và Joseph Smith là một vị tiên tri trong những ngày sau cùng. (Xin xem lời giới thiệu Sách Mặc Môn, các đoạn 8–9.)

Câu hỏi có thể xem lại: Tại sao là điều quan trọng đối với các em để nhận được một chứng ngôn về Sách Mặc Môn?

2. Ý định chính của các tác giả Sách Mặc Môn là gì?

(b) Để thuyết phục những người đọc tin vào Chúa Giê Su Ky Tô. (Xin xem 1 Nê Phi 6:4- 6; 2 Nê Phi 25:23.)

Câu hỏi có thể xem lại: Việc hiểu được ý định của các tác giả Sách Mặc Môn có thể giúp đỡ các em như thế nào khi các em nghiên cứu Sách Mặc Môn?

3. Các em nên làm điều gì khi thấy khó khăn trong việc tuân giữ một lệnh truyền của Thượng Đế?

(c) Hãy nhớ rằng Thượng Đế luôn luôn chuẩn bị sẵn một đường lối cho các em để tuân theo các lệnh truyền của Ngài. (Xin xem 1 Nê Phi 3:7; xin xem thêm đề tài giáo lý 5, “Các Vị Tiên Tri và Sự Mặc Khải,” trong Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý.)

Câu hỏi có thể xem lại: Có lúc nào trong cuộc sống của các em khi Chúa đã chuẩn bị sẵn một đường lối cho các em để tuân theo các lệnh truyền của Ngài không?

4. Chúng ta có thể học được điều gì từ các con trai của Lê Hi khi trở lại Giê Ru Sa Lem để kiếm gia đình Ích Ma Ên?

(c) Chúa truyền lệnh cho chúng ta phải kết hôn và nuôi dạy con cái theo Ngài. (Xin xem 1 Nê Phi 7:1–5.)

Câu hỏi có thể xem lại: Các em có thể chuẩn bị như thế nào từ bây giờ để kết hôn và nuôi dạy con cái trong phúc âm?

5. Chúng ta có thể học được gì từ những chỉ dẫn của Chúa cho Nê Phi để làm những bảng khắc nhỏ?

(b) Nếu chúng ta tin cậy Thượng Đế, cho dù chúng ta không biết các lý do tại sao có một lệnh truyền, thì chúng ta cũng có thể nhận được các phước lành. (Xin xem 1 Nê Phi 9:3, 5–6; GLGƯ 10:38–45.)

Câu hỏi có thể xem lại: Khi nào các em đã được ban phước vì tin cậy Thượng Đế cho dù các em không biết lý do tại sao có một lệnh truyền đặc biệt?

6. Sách Mặc Môn làm điều gì có sẵn cho tất cả mọi người?

(a) Các lẽ thật minh bạch và quý báu về cách đến cùng Chúa Giê Su Ky Tô để được cứu. (Xin xem 1 Nê Phi 13:26–29, 39–42.)

Câu hỏi có thể xem lại: Lời dạy nào từ Sách Mặc Môn đã giúp các em đến cùng Chúa Giê Su Ky Tô?

Tập Tài Liệu của Giảng Viên

2

7. Điều gì đã cho phép cái la bàn Liahona hoạt động cho gia đình của Lê Hi và cũng sẽ cho phép chúng ta nhận được sự hướng dẫn từ Thượng Đế?

(c) Đức tin, sự chuyên tâm, và vâng lời. (Xin xem 1 Nê Phi 16:27–29.)

Câu hỏi có thể xem lại: Sự khác biệt giữa việc tuân theo sự hướng dẫn của Thượng Đế một cách tùy tiện và việc tuân theo sự hướng dẫn của Thượng Đế với đức tin và sự chuyên tâm là gì?

8. Quyền tự quyết về mặt đạo đức là gì?

(c) Khả năng tự mình chọn lựa và hành động. (Xin xem 2 Nê Phi 2:5, 14–16, 27–29.)

Câu hỏi có thể xem lại: Làm thế nào các em có thể thực hành quyền tự quyết của mình và chọn cuộc sống vĩnh cửu thay vì cảnh tù đày và cái chết?

9. Sách Mặc Môn dạy điều gì về Tiên Tri Joseph Smith?

(b) Chúa sẽ dựng ông lên để mang lại Sự Phục Hồi phúc âm. (Xin xem 2 Nê Phi 3:6–8, 15, 24.)

Câu hỏi có thể xem lại: Joseph Smith đã làm điều gì, giảng dạy hoặc phục hồi điều gì mà các em cảm thấy là “có một giá trị lớn lao” (2 Nê Phi 3:7) đối với các em?

10. Chúa Giê Su Ky Tô đóng vai trò độc nhất vô nhị nào trong sự cứu rỗi của chúng ta?

(a) Chỉ qua Ngài mà chúng ta mới có thể được cứu mà thôi. (Xin xem 2 Nê Phi 25:19–20.)

Câu hỏi có thể xem lại: Tại sao là điều quan trọng đối với các em để hiểu lẽ thật này?

11. Điều nào sau đây là lời phát biểu đúng về thiên tính của Cha Thiên Thượng?

(b) Ngài yêu thương mỗi con cái của Ngài một cách trọn vẹn, và tất cả mọi người đều như nhau trước mắt Ngài. (Xin xem 2 Nê Phi 26:33.)

Câu hỏi có thể xem lại: Các em cảm thấy như thế nào khi biết rằng Thượng Đế yêu thương mỗi con cái của Ngài một cách trọn vẹn và tất cả mọi người đều như nhau trước mắt Ngài?

12. Theo như Sách Mặc Môn, một số người sẽ phản ứng như thế nào với các vị tiên tri trong những ngày sau cùng?

(b) Họ sẽ khước từ các vị tiên tri. (Xin xem 2 Nê Phi 27:1–5.)

Câu hỏi có thể xem lại: Các em có thể làm gì để bảo đảm rằng mình không nằm trong số những người sẽ khước từ các vị tiên tri trong những ngày sau cùng?

13. Theo như Sách Mặc Môn, Joseph Smith đã phiên dịch Sách Mặc Môn bằng cách nào?

(c) Nhờ vào ân tứ và quyền năng của Thượng Đế. (Xin xem 2 Nê Phi 27:6–23.)

Câu hỏi có thể xem lại: Tại sao là điều quan trọng để biết rằng Joseph Smith đã phiên dịch Sách Mặc Môn nhờ vào ân tứ và quyền năng của Thượng Đế?

14. Theo như 2 Nê Phi 28:30, những cá nhân thường nhận được nhiều nhất sự đáp ứng như thế nào cho những thắc mắc và lời cầu nguyện của họ?

(c) Từng chút một trong một khoảng thời gian. (Xin xem 2 Nê Phi 28:30.)

Câu hỏi có thể xem lại: Tại sao là điều quan trọng để hiểu rằng sự mặc khải xảy ra “từng hàng chữ một, từng lời chỉ giáo một” (2 Nê Phi 28:30)?

15. Tại sao Chúa Giê Su Ky Tô chịu phép báp têm?

(b) Để làm trọn mọi sự ngay chính. (Xin xem 2 Nê Phi 31:5–7.)

Câu hỏi có thể xem lại: Tấm gương của Đấng Cứu Rỗi cho thấy tầm quan trọng về những đòi hỏi của Thượng Đế để có được cuộc sống vĩnh cửu như thế nào?

3

16. Theo như 2 Nê Phi 32:3 và 2 Nê Phi 32:8–9, ước muốn chân thành của chúng ta để tìm kiếm lẽ thật sẽ dẫn dắt chúng ta phải làm gì?

(a) Cầu nguyện và nghiêm túc học hỏi lời của Thượng Đế. (Xin xem 2 Nê Phi 32:93, 8–9.)

Câu hỏi có thể xem lại: Làm thế nào việc cầu nguyện và nghiên cứu thánh thư đã giúp các em tìm ra những câu trả lời cho các câu hỏi và những mối nghi ngờ của các em?

17. Chúa cảm thấy như thế nào về sự trinh khiết của con người?

(c) Ngài thích sự trinh khiết. (Xin xem Gia Cốp 2:22–35.)

Câu hỏi có thể xem lại: Các em nghĩ tại sao Chúa quan tâm rất nhiều đến sự trinh khiết và tội tình dục?

18. Theo như Thượng Đế, hôn nhân giữa một người nam và một người nữ __________.

(b) đã được quy định (Xin xem Gia Cốp 2:27, 30.)

Câu hỏi có thể xem lại: Tại sao là điều quan trọng đối với các em để hiểu định nghĩa của Chúa về hôn nhân?

19. Theo như những lời dạy của Vua Bên Gia Min, một người tuân giữ các lệnh truyền của Thượng Đế sẽ nhận được các phước lành nào?

(a) Các phước lành vật chất lẫn thuộc linh. (Xin xem Mô Si A 2:41.)

Câu hỏi có thể xem lại: Các em đã nhận thấy một số phước lành nào trong cuộc sống của mình mà đã có được từ việc tuân theo các lệnh truyền của Thượng Đế?

20. Những người “cởi bỏ con người thiên nhiên” (Mô Si A 3:19) chọn làm gì?

(b) Từ bỏ tội lỗi và làm cho ý muốn của họ phù hợp với ý muốn của Thượng Đế. (Xin xem Mô Si A 3:19.)

Câu hỏi có thể xem lại: Sự hối cải đã ban phước cho cuộc sống của các em như thế nào?

21. Ai biết tất cả mọi điều và là nguồn gốc của tất cả mọi lẽ thật?

(a) Cha Thiên Thượng. (Xin xem Mô Si A 4:9.)

Câu hỏi có thể xem lại: Việc hiểu được lẽ thật này giúp đỡ các em như thế nào khi các em tìm kiếm những sự đáp ứng và sự hiểu biết thuộc linh?

22. Một vị tiên kiến có thể biết được điều gì?

(b) Một vị tiên kiến có thể biết được những sự việc đã qua, hiện tại và những sự việc sẽ đến. (Xin xem Mô Si A 8:13–17.)

Câu hỏi có thể xem lại: Các vị tiên tri, tiên kiến và mặc khải cho chúng ta biết gì về quá khứ, hiện tại và tương lai?

23. Một điều mà chúng ta có thể học được từ dân La Man và mối hận thù liên tục của họ đối với dân Nê Phi là gì?

(c) Việc từ chối tha thứ có thể ảnh hưởng một cách tiêu cực đến các thế hệ. (Xin xem Mô Si A 10:12–18.)

Câu hỏi có thể xem lại: Sự tha thứ đã ban phước cho cuộc sống của các em như thế nào?

24. Chúng ta giao ước phải làm gì khi chịu phép báp têm?

(c) Phục vụ Thượng Đế và tuân giữ các giáo lệnh của Ngài. (Xin xem Mô Si A 18:9.)

Câu hỏi có thể xem lại: Các em sẽ giải thích như thế nào cho một người nào đó biết về giao ước chúng ta lập tại lễ báp têm?

25. Chúng ta có thể học được một lẽ thật nào từ câu chuyện về việc Chúa không lập tức loại bỏ những gánh nặng nô lệ khỏi An Ma và dân của ông?

(b) Đôi khi Chúa sẽ ban cho chúng ta sức mạnh để chịu đựng những thử thách của chúng ta chứ không phải là loại bỏ chúng khỏi cuộc sống của chúng ta. (Xin xem Mô Si A 23:20–24; 24:13–15.)

Câu hỏi có thể xem lại: Khi nào Chúa đã củng cố các em trong những lúc các em gặp thử thách?

4

26. Chúa Giê Su Ky Tô đã trải qua điều gì là một phần của Sự Chuộc Tội của Ngài?

(c) Ngài đã trải qua những tội lỗi, đau đớn và bệnh tật của chúng ta. (Xin xem An Ma 7:11–13.)

Câu hỏi có thể xem lại: Làm thế nào các em có thể dựa nhiều hơn vào Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô để giúp các em với nỗi đau đớn, những cám dỗ, và yếu đuối của mình?

27. Được phục sinh có nghĩa là gì?

(b) Linh hồn và thể xác của chúng ta sẽ được tái hợp trong hình thể toàn hảo của nó. (Xin xem An Ma 11:42–43.)

Câu hỏi có thể xem lại: Việc biết được ý nghĩa của việc được phục sinh ảnh hưởng đến cuộc sống của các em như thế nào?

28. Mặc dù mỗi vai trò sau đây là những vai trò của những người nắm giữ Chức Tư Tế Mên Chi Xê Đéc, nhưng vai trò nào là vai trò chính của họ?

(c) Để giúp các cá nhân đến cùng Đấng Ky Tô. (Xin xem An Ma 13:1–12.)

Câu hỏi có thể xem lại: Làm thế nào những người nắm giữ Chức Tư Tế Mên Chi Xê Đéc đã giúp các em đến cùng Đấng Ky Tô?

Học sinh sẽ tự sửa các câu trả lời ngắn của họ cho các câu hỏi 29–32 bằng cách sử dụng “Tài Liệu Hướng Dẫn Trả Lời Đúng cho Phần 2: Giải Thích Giáo Lý.” Học sinh ghi lại các câu trả lời tự chấm điểm của họ theo các con số tương ứng trên tờ giấy trả lời của họ.

5

Tài Liệu Hướng Dẫn Trả Lời Đúng cho Phần 2: Giải Thích Giáo Lý

Những chỉ dẫn cho học sinh:So sánh các câu trả lời của các em với chi tiết được liệt kê trong các câu số 29–32 dưới đây, và xác định xem mỗi câu trả lời của các em có bao gồm điểm chính của thông tin đã được liệt kê không.

29. Giải thích một trong ba nguyên tắc về Việc Đạt Được Sự Hiểu Biết Thuộc Linh từ Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý: hành động bằng đức tin, xem xét các khái niệm và các câu hỏi với một quan điểm vĩnh cửu, hoặc tìm hiểu thêm qua các nguồn tài liệu đã được Chúa quy định. Hãy gồm vào cách thức mà việc hiểu nguyên tắc này có thể giúp ai đó giải quyết một câu hỏi hoặc một vấn đề.

Các em có thể đã viết một điều gì đó tương tự với một trong những lời phát biểu sau đây:• Hành động bằng đức tin có nghĩa là chúng ta cố gắng sống theo lệnh truyền để chúng ta cố gắng nhận được một

chứng ngôn về lệnh truyền đó. Ví dụ, chúng ta có thể bắt đầu đóng tiền thập phân của mình để biết việc đóng tiền thập phân có thực sự là một lệnh truyền của Thượng Đế không.

• Chúng ta cần xem xét các khái niệm và câu hỏi từ một quan điểm vĩnh cửu để đạt được sự hiểu biết thuộc linh. Điều này có nghĩa là chúng ta cân nhắc những câu hỏi theo văn cảnh của kế hoạch cứu rỗi và những lời dạy của Đấng Cứu Rỗi. Chúng ta có thể tự hỏi: “Tôi cần phải hiểu các lẽ thật nào của kế hoạch cứu rỗi để trả lời những câu hỏi của tôi?”

• Việc tìm hiểu sâu hơn qua các nguồn tài liệu đã được Chúa quy định có nghĩa là chúng ta tìm đến Đức Thánh Linh, thánh thư, cha mẹ của chúng ta, và những lời dạy của các vị tiên tri và các sứ đồ để có được những câu trả lời cho các câu hỏi của chúng ta thay vì chỉ dựa vào mạng internet để có được câu trả lời. Ví dụ, một cá nhân có thể xem xét các bài nói chuyện trong đại hội gần đây nhất khi tìm kiếm các câu trả lời cho một câu hỏi.

Tự chấm điểm câu trả lời của các em: a. Có, tôi đã giải thích phần này trong câu trả lời của tôi. b. Không, tôi đã bỏ sót phần này trong câu trả lời của tôi.

30. Hãy tóm lược khải tượng mà Lê Hi đã có về cây sự sống và giải thích các biểu tượng trong khải tượng đó. Trong lời giải thích của các em, hãy chia sẻ điều mà một trong những biểu tượng đó đã giúp các em học được (xin xem 1 Nê Phi 8).

Các em có thể đã viết một điều gì đó tương tự với một trong những lời phát biểu sau đây:• Khải tượng về cây sự sống là khi Lê Hi đã thấy một khải tượng về chính ông đi theo một người đàn ông mặc áo trắng

ngang qua một vùng đất hoang âm u tiêu điều. Lê Hi đã nhìn thấy một cái cây và ăn trái cây, mà mang đến cho ông niềm vui lớn lao, và ông ra dấu cho gia đình của ông đến và ăn. Giấc mộng đó cũng gồm có một thanh sắt, một con đường chật và hẹp, đám sương mù tối đen, và tòa nhà rộng lớn vĩ đại. Lê Hi thấy nhiều nhóm người khác nhau: một số người ăn trái cây, nhưng sau đó đã bỏ cuộc trước lời châm chọc từ những người trong tòa nhà rộng lớn và một số người khác thì không ăn trái cây. Tôi thích biểu tượng về thanh sắt, là vật tượng trưng cho lời của Thượng Đế. Nếu tiếp tục bám vào thanh sắt, thì chúng ta sẽ không bị dẫn dắt đi lạc lối.

• Lê Hi ăn trái cây tượng trưng cho tình yêu thương của Thượng Đế và các phước lành chúng ta có thể nhận được qua Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô. Lê Hi cũng được cho thấy nhiều nhóm người khác nhau. Một số người trở nên lạc lối và không đi đến bên cây ấy. Những người khác trở nên hổ thẹn sau khi ăn trái cây ấy và họ sa vào những lối cấm và lạc mất luôn. Những người khác bám chặt vào thanh sắt, ăn trái cây ấy và vẫn luôn chân thật và trung tín. Một nhóm khác chọn không tìm kiếm con đường dẫn đến bên cây sự sống.

Tự chấm điểm câu trả lời của các em: a. Có, tôi đã giải thích phần này trong câu trả lời của tôi. b. Không, tôi đã bỏ sót phần này trong câu trả lời của tôi.

Giảng viên: Đưa cho học sinh một quyển sách hướng dẫn này trước khi họ bắt đầu xem lại bài đánh giá việc học tập của họ.

6

31. Giải thích điều các em đã học được về Sự Sa Ngã của A Đam và Ê Va và Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô. Hãy gồm vào trong lời giải thích của các em về cách những lời giảng dạy này ảnh hưởng như thế nào tới những sự lựa chọn hàng ngày của các em.

Các em có thể đã viết một điều gì đó tương tự với một trong những lời phát biểu sau đây:• Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô làm cho chúng ta có thể khắc phục cái chết thể xác và thuộc linh tức là kết quả

của Sự Sa Ngã. Cả Sự Sa Ngã của A Đam và Ê Va lẫn Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô là những phần thiết yếu của kế hoạch cứu rỗi mà Cha Thiên Thượng đã ban cho chúng ta. Sự Sa Ngã làm cho chúng ta có thể được sinh ra trên thế gian này, và Sự Chuộc Tội làm cho chúng ta có thể trở về với Cha Thiên Thượng.

• Vì A Đam và Ê Va cùng ăn trái của cây hiểu biết điều tốt và điều xấu nên họ đã trải qua cái chết thuộc linh và trở nên hữu diệt, hay là phải chịu cái chết thể xác. Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô làm cho chúng ta có thể được phục sinh và được mang trở lại nơi hiện diện của Thượng Đế. Mọi người đều trải qua hai trở ngại này vì Sự Sa Ngã, nhưng những trở ngại được khắc phục nhờ vào sự hy sinh của Chúa Giê Su Ky Tô.

• Sự Sa Ngã là một phần quan trọng của kế hoạch cứu rỗi của Cha Thiên Thượng. Sự Sa Ngã mang đến cho chúng ta cơ hội được sinh ra trên thế gian và học hỏi cùng tiến triển. Qua việc thực hành quyền tự quyết một cách ngay chính và sự hối cải chân thành khi chúng ta phạm tội, chúng ta có thể đến cùng Đấng Ky Tô, và nhờ vào Sự Chuộc Tội của Ngài, chuẩn bị tiếp nhận được ân tứ về cuộc sống vĩnh cửu.

Tự chấm điểm câu trả lời của các em: a. Có, tôi đã giải thích phần này trong câu trả lời của tôi. b. Không, tôi đã bỏ sót phần này trong câu trả lời của tôi.

32. Viết về cách thức mà một người hay một sự kiện từ việc các em nghiên cứu Sách Mặc Môn đã ảnh hưởng đến các em trong học kỳ này. Hãy cho biết cách mà một người hoặc sự kiện đã ảnh hưởng đến những lựa chọn hàng ngày của các em hoặc đã trả lời cho một câu hỏi các em. (Những tùy chọn có thể gồm có việc Lê Hi rời khỏi Giê Ru Sa Lem, câu chuyện ngụ ngôn về các cây ô liu lành và dại, kinh nghiệm của A Bi Na Đi với Vua Nô Ê, câu chuyện về Lim Hi và dân của ông, và câu chuyện về An Ma và dân của ông, hoặc Nê Phi, Ê Nót, Vua Bên Gia Min, và An Ma Con).

Các em có thể đã viết một điều gì đó tương tự với một trong những lời phát biểu sau đây:• Câu chuyện về sự cầu nguyện của Ê Nót. Tôi đã học được rằng khi có đức tin nơi Đấng Cứu Rỗi và hối cải thì tôi có

thể có được các phước lành của Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô. Tôi sẽ có ước muốn để giúp gia đình tôi và những người xung quanh tôi đến cùng Chúa Giê Su Ky Tô. Những lời cầu nguyện của tôi sẽ gồm có lời cầu nguyện cho gia đình tôi và những người khác—ngay cả kẻ thù của tôi.

• Tôi thực sự thích câu chuyện về Nê Phi đang tìm cách lấy các bảng khắc bằng đồng từ La Ban. Tôi thích việc ông đã thất bại vài lần nhưng cuối cùng, với sự giúp đỡ của Chúa, ông đã có thể có được các bảng khắc. Tôi thích cách ông lắng nghe Đức Thánh Linh mà không biết chính xác làm là tất cả mọi điều sẽ được thực hiện ra sao, và Chúa đã hướng dẫn ông đến nơi ông cần phải đến. Tôi biết rằng Chúa sẽ giúp hướng dẫn tôi trong cuộc sống này. Bằng cách nghe theo Đức Thánh Linh, tôi có thể làm tròn kế hoạch mà Thượng Đế đã dành cho tôi.

• Tôi thích câu chuyện về An Ma Con vì đó là một điều nhắc nhở rằng tôi có thể thay đổi và hối cải. Mặc dù An Ma Con đã là một người khá tồi tệ, nhưng ông đã hối cải, và Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô đã giúp ông thay đổi và trở nên trong sạch. Tôi biết rằng nếu hối cải, thì tôi có thể trở nên trong sạch và hành vi, ước muốn, cùng tấm lòng của tôi có thể thay đổi.

Tự chấm điểm câu trả lời của các em: a. Có, tôi đã viết về một người hoặc sự kiện từ Sách Mặc Môn mà đã ảnh hưởng đến tôi trong học kỳ này. b. Không, tôi không có viết về một người hoặc sự kiện từ Sách Mặc Môn mà đã ảnh hưởng đến tôi trong học kỳ này.

7

Bài Đánh Giá Việc Học Tập 1 Nê Phi 1–An Ma 16 Mẫu A

Sách Học Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý

Mỗi học sinh sẽ cần một bản sao các trang sau đây.

Các trang cho “Phần 1: Chọn Câu Trả Lời Đúng trong Số Nhiều Câu Trả Lời” có thể được ghim vào với nhau, hai trang cho “Phần 2: Giải Thích Giáo Lý” có thể được ghim vào với nhau hoặc in hai mặt, và hai trang cho “Phần 3: Các Bài Khảo Sát về Niềm Tin và Áp Dụng” có thể được ghim vào với nhau hoặc in hai mặt, nhưng tờ giấy trả lời nên là một trang rời và riêng biệt.

Sách Mặc Môn

Tập Bài Đánh Giá Việc Học Tập của Học Sinh

8

29. a b

30. a b

31. a b

32. a b

0 0 0 0 0

1 1 1 1 1

2 2 2 2 2

3 3 3 3 3

4 4 4 4 4

5 5 5 5 5

6 6 6 6 6

7 7 7 7 7

8 8 8 8 8

9 9 9 9 9

1

2

3

4

1. a b c

2. a b c

3. a b c

4. a b c

5. a b c

6. a b c

7. a b c

8. a b c

9. a b c

10. a b c

11. a b c

12. a b c

13. a b c

14. a b c

15. a b c

16. a b c

17. a b c

18. a b c

19. a b c

20. a b c

21. a b c

22. a b c

23. a b c

24. a b c

25. a b c

26. a b c

27. a b c

28. a b c

Tờ Giấy Trả Lời cho Bài Đánh Giá Việc Học Tập 1 Nê Phi 1–An Ma 16, Mẫu ATên học sinh: Số câu trả lời đúng: /32

Những Chỉ DẫnSử dụng bút chì để đánh dấu câu trả lời của các em bằng cách điền vào hình tròn giống như thế này , chứ không giống như thế này.

Xóa sạch tất cả những chỗ sai. Điền vào phần thông tin ở cột bên trái. Số nhận dạng của chương trình là con số có năm chữ số trên các bản báo cáo ghi danh trong sổ WISE (Lớp Giáo Lý và Viện Giáo Lý Toàn Cầu).

Số Nhận Dạng Chương Trình(hãy hỏi giảng viên)

Các em đã ghi danh theo học lớp giáo lý bao nhiêu năm rồi?(gồm vào năm hiện hành)

Những Chỉ Dẫn về “Phần 2: Giải Thích Giáo Lý”:Sử dụng “Tài Liệu Hướng Dẫn Trả Lời Đúng cho Phần 2: Giải Thích Giáo Lý” để đánh giá điều các em đã viết trong câu trả lời giải thích giáo lý của các em.

9

Phần 1: Chọn Câu Trả Lời Đúng trong Số Nhiều Câu Trả Lời Để Chọn• Đừng sử dụng thánh thư của các em khi làm bài đánh giá này.• Khi các em làm bài đánh giá, hãy đánh dấu câu trả lời của các em ở trên tờ giấy trả lời đã được cung cấp. Đừng viết

trên mẫu này.• Sử dụng bút chì mà có thể tô đậm các vòng tròn. Điền vào mỗi câu các em đã có ý định trả lời bằng cách tô đậm trên tờ

giấy trả lời của các em. Đừng sử dụng bút chì màu đỏ dùng để đánh dấu thánh thư. Xóa sạch tất cả những chỗ sai.

Nếu các em gặp khó khăn trong việc làm bài đánh giá việc học tập này theo cách truyền thống, xin hãy nói chuyện với giảng viên của các em để tìm ra cách tốt nhất nhằm giúp các em thành công.

Những chỉ dẫn:Chọn MỘT câu trả lời đúng cho các câu hỏi 1–28. Cho biết câu trả lời của các em trên tờ giấy trả lời.

1. Theo như lời giới thiệu Sách Mặc Môn, những người nào nhận được một bằng chứng thiêng liêng về Sách Mặc Môn thì cũng sẽ tiến đến việc biết được điều gì là chân chính?

a. Chúa Giê Su Ky Tô là Đấng Cứu Rỗi của thế gian và Joseph Smith là một vị tiên tri trong những ngày sau cùng. b. Sách Mặc Môn chứa đựng mọi lẽ thật được mặc khải cho Joseph Smith trong những ngày sau. c. Lời Thông Sáng và ba đẳng cấp vinh quang là các lẽ thật được phục hồi trong Sách Mặc Môn.

2. Ý định chính của các tác giả Sách Mặc Môn là gì? a. Để cho biết một chi tiết lịch sử về dân Nê Phi. b. Để thuyết phục những người đọc tin vào Chúa Giê Su Ky Tô. c. Để cho biết điều sẽ xảy ra vào Ngày Tái Lâm của Đấng Ky Tô.

3. Các em nên làm điều gì khi thấy khó khăn trong việc tuân giữ một lệnh truyền của Thượng Đế? a. Hãy nhớ là chỉ dựa vào quyết tâm, sự khôn ngoan, và sức mạnh của các em. b. Hãy nhớ rằng sự mặc khải cá nhân sẽ thường mâu thuẫn với sự mặc khải mà Thượng Đế ban cho các vị tiên tri. c. Hãy nhớ rằng Thượng Đế luôn luôn chuẩn bị một đường lối cho các em để tuân theo các lệnh truyền của Ngài.

4. Chúng ta có thể học được điều gì từ các con trai của Lê Hi khi trở lại Giê Ru Sa Lem để kiếm gia đình Ích Ma Ên? a. Đức Thánh Linh có thể giúp chúng ta nhớ lại những điều chúng ta đã quên. b. Chúa truyền lệnh cho chúng ta phải tìm kiếm và mời các tín hữu kém tích cực đến với Giáo Hội. c. Chúa truyền lệnh cho chúng ta phải kết hôn và nuôi dạy con cái tuân theo Ngài.

5. Chúng ta có thể học được gì từ những chỉ dẫn của Chúa cho Nê Phi để làm những bảng khắc nhỏ? a. Giống như Nê Phi, chúng ta cần phải có can đảm để chia sẻ các quyển thánh thư với những người xung

quanh mình. b. Nếu chúng ta tin cậy Thượng Đế, ngay cả khi không biết các lý do tại sao có một lệnh truyền, thì chúng ta

cũng có thể nhận được các phước lành. c. Mọi người đều cần phải có bộ thánh thư riêng của mình để luôn có thể nghiên cứu và đánh dấu.

6. Sách Mặc Môn làm điều gì có sẵn cho tất cả mọi người? a. Các lẽ thật minh bạch và quý báu về cách đến cùng Chúa Giê Su Ky Tô để được cứu. b. Một câu chuyện trực tiếp về điều đã xảy ra trong tuần cuối cùng của Đấng Cứu Rỗi trước khi Ngài bị đóng đinh. c. Bằng chứng rằng Sự Đại Bội Giáo là lần đầu tiên mà sự bội giáo xảy ra trên thế gian.

7. Điều gì đã cho phép cái la bàn Liahona hoạt động cho gia đình của Lê Hi và cũng sẽ cho phép chúng ta nhận được sự hướng dẫn từ Thượng Đế?

a. Suy nghĩ tích cực trong thời gian thử thách. b. Hy sinh của cải vật chất của chúng ta. c. Đức tin, sự chuyên tâm, và vâng lời.

10

8. Quyền tự quyết về mặt đạo đức là gì? a. Khả năng để nói tiên tri về những ngày sau cùng. b. Khả năng để xác định những hậu quả về sự lựa chọn của chúng ta. c. Khả năng để tự mình chọn và hành động.

9. Sách Mặc Môn dạy điều gì về Tiên Tri Joseph Smith? a. Rằng ông có một người anh trai tên Hyrum là công cụ để giúp đỡ ông. b. Rằng Chúa sẽ dựng ông lên để mang lại Sự Phục Hồi phúc âm. c. Rằng ông sẽ tuẫn đạo tại Ngục Thất Carthage với tư cách là một nhân chứng về lẽ trung thực của phúc âm.

10. Chúa Giê Su Ky Tô đóng vai trò độc nhất vô nhị nào trong sự cứu rỗi của chúng ta? a. Chỉ qua Ngài mà chúng ta mới có thể được cứu mà thôi. b. Ngài không bao giờ bị cám dỗ để phạm tội cả. c. Ngài là con linh hồn duy nhất của Cha Thiên Thượng từng sống trên thế gian.

11. Điều nào sau đây là lời phát biểu đúng về thiên tính của Cha Thiên Thượng? a. Ngài yêu thương các tín hữu ngay chính của Giáo Hội, chứ không phải những người tà ác. b. Ngài yêu thương mỗi con cái của Ngài một cách trọn vẹn, và tất cả mọi người đều như nhau trước mắt Ngài. c. Ngài sẽ khoan dung và tha thứ cho bất cứ điều gì chúng ta làm vì tình yêu của Ngài là vô điều kiện.

12. Theo như Sách Mặc Môn, một số người sẽ phản ứng như thế nào với các vị tiên tri trong những ngày sau cùng? a. Họ sẽ tiêu diệt tất cả các tiên tri giả. b. Họ sẽ khước từ các vị tiên tri. c. Họ sẽ có thể thuyết phục các vị tiên tri thay đổi giáo lý.

13. Theo như Sách Mặc Môn, Joseph Smith đã phiên dịch Sách Mặc Môn bằng cách nào? a. Bằng cách viết xuống những lời của thiên sứ Mô Rô Ni khi ông nói. b. Với sự giúp đỡ của một giáo sư là một chuyên gia về ngôn ngữ. c. Nhờ vào ân tứ và quyền năng của Thượng Đế.

14. Theo như 2 Nê Phi 28:30, những cá nhân thường nhận được nhiều nhất sự đáp ứng như thế nào cho những thắc mắc và lời cầu nguyện của họ?

a. Một cách nhanh chóng, qua các câu trả lời lập tức. b. Qua một câu trả lời trọn vẹn mà đến cùng một thời điểm. c. Từng chút một trong một khoảng thời gian.

15. Tại sao Chúa Giê Su Ky Tô chịu phép báp têm? a. Để làm tròn ước muốn của Giăng Báp Tít. b. Để làm trọn mọi sự ngay chính. c. Để làm tròn sự yếu kém của con người và được thanh tẩy.

16. Theo như 2 Nê Phi 32:3 và 2 Nê Phi 32:8–9, ước muốn chân thành của chúng ta để tìm kiếm lẽ thật sẽ dẫn dắt chúng ta phải làm gì?

a. Cầu nguyện và nghiêm túc nghiên cứu lời của Thượng Đế. b. Nhịn ăn và cầu nguyện. c. Tham dự nhà thờ và đóng tiền thập phân của mình đều đặn.

17. Chúa cảm thấy như thế nào về sự trinh khiết của con người? a. Không quan trọng lắm. b. Những cảm nghĩ của Ngài về sự trinh khiết luôn luôn thay đổi. c. Ngài thích sự trinh khiết.

18. Theo như Thượng Đế, hôn nhân giữa một người nam và một người nữ __________. a. đang thay đổi b. được quy định c. được đề nghị

11

19. Theo như những lời dạy của Vua Bên Gia Min, một người tuân giữ các lệnh truyền của Thượng Đế sẽ nhận được các phước lành nào?

a. Các phước lành vật chất lẫn thuộc linh. b. Các phước lành chỉ có tính chất thuộc linh chẳng hạn như sức mạnh thuộc linh. c. Các phước lành trong một vài phần của cuộc đời của người đó, nhưng không phải là các phước lành trong mọi điều.

20. Những người “cởi bỏ con người thiên nhiên” (Mô Si A 3:19) chọn làm gì? a. Từ bỏ tội lỗi và theo đuổi ý muốn của họ. b. Từ bỏ tội lỗi và làm cho ý muốn của họ phù hợp với ý muốn của Thượng Đế. c. Từ bỏ tội lỗi nhưng giữ điều sai trái.

21. Ai biết tất cả mọi điều và là nguồn gốc của tất cả mọi lẽ thật? a. Cha Thiên Thượng. b. Các chuyên gia và giảng viên. c. Mạng Internet.

22. Một vị tiên kiến có thể biết được điều gì? a. Một vị tiên kiến chỉ có thể biết được những sự việc đã qua và hiện tại. b. Một vị tiên kiến có thể biết được những sự việc đã qua, hiện tại và những sự việc sẽ đến. c. Một vị tiên kiến có thể biết được những sự việc sẽ đến chứ không phải những sự việc đã qua hoặc hiện tại.

23. Một điều mà chúng ta có thể học được từ dân La Man và mối hận thù liên tục của họ đối với dân Nê Phi là gì? a. Sự ngay chính sẽ làm cho chúng ta quá tự tin, và chúng ta sẽ xúc phạm đến những người khác. b. Nếu chọn quá nhiều quyết định sai lầm, chúng ta không thể khắc phục được sự tà ác của mình. c. Việc từ chối tha thứ có thể ảnh hưởng một cách tiêu cực đến các thế hệ.

24. Chúng ta giao ước phải làm gì khi chịu phép báp têm? a. Luôn luôn sẵn sàng và cố gắng để làm một việc tốt mỗi ngày. b. Được hoàn hảo trong cuộc sống này vì vậy chúng ta không cần phải hối cải. c. Phục vụ Thượng Đế và tuân giữ các giáo lệnh của Ngài.

25. Chúng ta có thể học được một lẽ thật nào từ câu chuyện về việc Chúa không lập tức loại bỏ những gánh nặng nô lệ khỏi An Ma và dân của ông?

a. Chúa sẽ không giúp đỡ hoặc củng cố chúng ta qua những thử thách mà chúng ta tự làm cho mình. b. Đôi khi Chúa sẽ ban cho chúng ta sức mạnh để chịu đựng những thử thách của chúng ta thay vì loại bỏ chúng khỏi

cuộc sống của chúng ta. c. Đôi khi Chúa không thể đáp ứng ngay lập tức những lời kêu cầu xin giúp đỡ của chúng ta.

26. Chúa Giê Su Ky Tô đã trải qua điều gì là một phần của Sự Chuộc Tội của Ngài? a. Ngài đã trải qua những tội lỗi của chúng ta chứ không phải những yếu kém hoặc thử thách của chúng ta. b. Ngài đã trải qua những tội lỗi của chúng ta chứ không phải những lỗi lầm của chúng ta. c. Ngài đã trải qua những tội lỗi, đau đớn và bệnh tật của chúng ta.

27. Được phục sinh có nghĩa là gì? a. Thể xác của chúng ta sẽ được tạm thời thay đổi để được ở chốn hiện diện của Thượng Đế. b. Linh hồn và thể xác của chúng ta sẽ được kết hợp lại trong hình thể toàn hảo của nó. c. Chúng ta đã khắc phục tội lỗi của mình và bước vào chốn hiện diện của Thượng Đế.

28. Mặc dù mỗi vai trò sau đây là những vai trò của những người nắm giữ Chức Tư Tế Mên Chi Xê Đéc, nhưng vai trò nào là vai trò chính của họ?

a. Để ban phước cho người bệnh. b. Để phong nhiệm cho các tín hữu trong những sự kêu gọi của họ. c. Để giúp các cá nhân đến cùng Đấng Ky Tô.

Xin hãy tiếp tục ở “Phần 2: Giải Thích Giáo Lý.” Các mục 29–32 sẽ được hoàn tất khi các em đánh giá câu trả lời của mình cho câu hỏi giải thích giáo lý.

12

Phần 2: Giải Thích Giáo LýTên học sinh: 

Những chỉ dẫn:Đối với các câu 29–32, các em sẽ trả lời cho những câu hỏi giải thích giáo lý. Các em sẽ hoàn tất tờ giấy trả lời của mình sau khi đã viết và tự chấm điểm những câu trả lời của mình cho những câu hỏi giải thích giáo lý. Các em có thể sử dụng những kinh nghiệm cá nhân, các đoạn giáo lý thông thạo, những lời giải thích ngắn gọn về lẽ thật, và chứng ngôn của các em trong câu trả lời của mình. Câu trả lời của các em sẽ chỉ được chấm điểm theo nội dung (chứ không phải cấu trúc, ngữ pháp, chính tả, độ dài, hoặc mức độ trôi chảy).

Các câu hỏi giải thích giáo lý:

29. Giải thích một trong ba nguyên tắc về Việc Đạt Được Sự Hiểu Biết Thuộc Linh từ Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý: hành động bằng đức tin, xem xét các khái niệm và các câu hỏi với một quan điểm vĩnh cửu, hoặc tìm hiểu thêm qua các nguồn tài liệu đã được Chúa quy định. Hãy gồm vào cách thức mà việc hiểu nguyên tắc này có thể giúp ai đó giải quyết một câu hỏi hoặc một vấn đề.

30. Hãy tóm lược khải tượng mà Lê Hi đã có về cây sự sống và giải thích các biểu tượng trong khải tượng đó. Trong lời giải thích của các em, hãy chia sẻ điều mà một trong những biểu tượng đó đã giúp các em học được (xin xem 1 Nê Phi 8).

13

31. Giải thích điều các em đã học được về Sự Sa Ngã của A Đam và Ê Va và Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô. Hãy gồm vào trong lời giải thích của các em về cách những lời giảng dạy này ảnh hưởng như thế nào tới những sự lựa chọn hàng ngày của các em.

32. Viết về cách thức mà một người hay một sự kiện từ việc các em nghiên cứu Sách Mặc Môn đã ảnh hưởng đến các em trong học kỳ này. Hãy cho biết cách mà một người hoặc sự kiện đã ảnh hưởng đến những lựa chọn hàng ngày của các em hoặc đã trả lời cho một câu hỏi các em. (Những tùy chọn có thể gồm có việc Lê Hi rời khỏi Giê Ru Sa Lem, câu chuyện ngụ ngôn về các cây ô liu lành và dại, kinh nghiệm của A Bi Na Đi với Vua Nô Ê, câu chuyện về Lim Hi và dân của ông, và câu chuyện về An Ma và dân của ông, hoặc Nê Phi, Ê Nót, Vua Bên Gia Min, và An Ma Con).

14

Phần 3: Các Bài Khảo Sát về Niềm Tin và Áp DụngBài Khảo Sát về Niềm Tin và Bài Khảo Sát về Áp Dụng là các bài khảo sát tự nguyện, vô danh. Các câu trả lời chân thật của các em cho những câu hỏi khảo sát sẽ giúp các em suy ngẫm về niềm tin và sự áp dụng các giáo lý và các nguyên tắc sau đây.

Bài Khảo Sát về Niềm Tin

Đọc mỗi lời phát biểu dưới đây, và chọn câu trả lời nào mô tả các em. Sau đó đánh dấu câu trả lời của các em vào chỗ trống. Có hai câu trả lời cho mỗi lời phát biểu.

Tôi _________ biết điều này là có thật. Các em quan tâm bao nhiêu đến giáo lý này?

biết tin có tin phần nào

không biết nếu

Giáo lý này rất quan

trọng đối với tôi.

Giáo lý này quan trọng đối với tôi.

Giáo lý này có phần nào quan trọng đối với tôi.

Giáo lý này không quan trọng đối với tôi.

1. Thượng Đế là nguồn gốc của tất cả mọi lẽ thật. ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦

2. Thượng Đế yêu thương mỗi con cái của Ngài. ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦

3. Khả năng để chọn lựa là thiết yếu trong kế hoạch của Cha Thiên Thượng.

◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦

4. Sự hối cải là sự thay đổi ý nghĩ và tâm hồn. ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦

5. Các vị tiên tri giảng dạy phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô. ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦

6. Các giáo lễ của chức tư tế và sự phục vụ của các vị lãnh đạo chức tư tế giúp chúng ta biết cách hướng tới Chúa Giê Su Ky Tô để được cứu chuộc.

◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦

7. Việc tuân giữ giao ước báp têm của tôi sẽ chuẩn bị tôi cho cuộc sống vĩnh cửu.

◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦

8. Việc kết hôn và nuôi dạy con cái theo Chúa là những phần thiết yếu của kế hoạch cứu rỗi.

◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦

9. Sách Mặc Môn phục hồi các lẽ thật minh bạch và quý báu này. ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦

10. Những khả năng thiêng liêng về sự sinh sản chỉ có thể được sử dụng giữa người nam và người nữ đã cưới hỏi hợp pháp với tư cách là chồng và vợ.

◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦

Xin hãy tiếp tục Bài Khảo Sát về Việc Áp Dụng.

15

Bài Khảo Sát về Việc Áp Dụng

Đọc mỗi lời phát biểu dưới đây, và chọn câu trả lời nào mô tả các em. Sau đó đánh dấu câu trả lời của các em vào chỗ trống. Có hai câu trả lời cho mỗi lời phát biểu.

Các em quan tâm bao nhiêu đến giáo lý này? Các em áp dụng giáo lý này thường xuyên như thế nào?

Giáo lý này rất quan

trọng đối với tôi.

Giáo lý này quan trọng đối với tôi.

Giáo lý này có phần nào quan trọng đối với tôi.

Giáo lý này không quan trọng đối với tôi.

Thường xuyên và đều đặn

Thường xuyên Đôi khi

Rất hiếm hoặc không

bao giờ

Sách Mặc Môn giảng dạy tầm quan trọng của việc __________.

11. tìm kiếm lẽ thật từ các nguồn tài liệu đã được Chúa quy định ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦

12. yêu thương tất cả mọi người như Thượng Đế yêu thương họ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦

13. sử dụng quyền tự quyết để chọn những quyết định ngay chính ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦

14. trông cậy vào Chúa Giê Su Ky Tô để có được sức mạnh nhằm khắc phục những nỗi đau đớn, sự cám dỗ, bệnh tật và yếu đuối

◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦

15. đọc, suy ngẫm, và cầu nguyện về lẽ trung thực của sách đó ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦

16. tuân theo những lời dạy và lời cảnh báo của các vị tiên tri và các sứ đồ

◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦

17. tuân thep các vị lãnh đạo chức tư tế ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦

18. tuân giữ giao ước báp têm của tôi ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦

19. xây đắp mối quan hệ vững mạnh với gia đình tôi ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦

20. sống theo luật trinh khiết ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦

Sau khi các em hoàn tất bài khảo sát này, hãy dành ra một phút để viết vào nhật ký của mình điều các em cảm thấy sẽ giúp gia tăng chứng ngôn của các em về những giáo lý và nguyên tắc này. Những ý kiến này có thể đặt ra một mục tiêu để bắt đầu thực hiện một số sinh hoạt mà được gồm vào trong bài khảo sát thường xuyên hơn hay chân thành hơn hoặc để chia sẻ điều các em biết về phúc âm với bạn bè hay gia đình hoặc ở nhà thờ.