Download - Tập 91 - 3

Transcript
Page 1: Tập 91 - 3

HOGNGHEANDTECHNOI,OCi

It,rl

HOT XA HOI I HANH VI

GE I BEHAVIOR

Page 2: Tập 91 - 3

a0 ctno DUC vA DAo rAoDAI HQC THAI NGUYEN

T+p ehi KHOA HQC vn C6NG NGHEJournal of Science and Technology

- tdng bi6n tAp:- Ph6 tdng bi6n tAp Thrrdng tn/c:- Ph6 Tdng bi6n tAp:- Trtt'&ng Ban bi6n tAp:- Thtr ky Tda soan:

GS.TS. ru QUANG HrdNPGS.TS. CHU HOANG MAUPGS.TS. TRAN THI VIOT TRUNG

az(

THS. Ltr TIEN DUNGTHS. DOAN OTJC UAT

TOA SOAN: Dai hoc Thr4i NguyOn, phudng TAn Thinh, thdnh phd Th6i NguyOn'

Tel. 02 8 0. 3 8 402 8 8. Fax. 0280. 3852665 * E-mail: tapchikhcn.dhtn@ gmail'com'

Gia,y ph6p Hoat dQng biio chi s6 1ZI)1GP-BTTTT, ngiry 261812010 cira BQ truong BQ Thong tin - Truyd-n^th0ng'

rn ioir .udn, iap zzior)nqdm 20rr taiNhh in eao ihat Nguyen. In xong vh nop luu chidu thi4ng 0V20ll.Bin dien tir tham khio iai rrang Web cira Trung ram Hoc 1i0u Dai hoc Th6i Nguyon: http://www'lrc-tnu-edu.vn

Page 3: Tập 91 - 3

THE LE GTII BAITap chi Khoa hgc vd C6ng nghQ Dai hoc Th6i Nguy6n thucrng xuyOn nhAn ddng

nhirng Ual Uao cua cdn bQ gidng d4y. can.bQ.nghien 9YY ud.6: illkhoa hQc'..trong vir

ngouiDui hoo Th6i Nguy6n nhdm cdng bd k€t qua nghidn ctlu, bhi t6ng quan hodc nhirng

thbng tin trao C6i ttruqc mgi linh vuc khoa hoc c6ng nghQ. Sau ddy ld the 1€ gui bdi cho Toa

soan:1. T4p chi chi nhAn ddng nhirng bai b6o khoa hoc chua c6ng bd tr6n c6c b5o. t4p chi

khoa hgc trong nr.rcrc vd qudc t6.

2. Bai b6o khoa h'c co thti v_i€t bing titing ViQt ho4c ti6ng Anh. . .. i .,3. Khi n6p cho roa so4n. m5i Uai b6o can duoc in thdnh hai b6n tr€n giAy A+. kem theo

dia CD.4. CAu trirc bai b6o.

4.1. TOn bai b6o.

4.2. Ho tOn tac gid hoqc nhom ttrc gia, co quan cdng t6c.

4.3. M5i bdi bA; khdng ddi qu6 5 trang (khoang 3.000 tu). Trong bdi b6o, o nhirng nQi

dung tac gi6 da lham khdo hoAc su dpng_k*i*, n.elri€n .P lit,::. tdi liCu khoa hoc kh6c, cAn

danh dAl tang sd (dat trong m6c r.u6ng tl) - ld sd thu tg cua tdi liQu x€p trong danh mgc tdi liOu

tham khao4.4. Torn tirt n6i dung bdi b6o: tOi tneu i50 tir bang ti6ng Vi€t va duoc dich sang tiOng

Anh (k€ ca ri€u AC Uai b6o;,,dtroi muc tom t6t ti6ng Vi€t co "Tir khoa"; duoi tom tdt ti6ng

Anh co "'Key words" (t6i thi6u 05 tu hodc cum tu).4.5. TAi li6u tham kh6o:- TLTK sip x€p theo vAn A,B,C, tdi liQu titlng nu6c ngodi kh6ng phiOn 6m, kh6ng

dich.- DOi vcyi tdc gia la ngudi Viqt Nam x6p theo thir tg A, B, C theo ftn (kh6ng dAo t6n

len trtroc ho).- Ddi voi tac gia la ngtrdi nu6c ngodi x6p theo lhu tg A, B, C theo hp. ,,- D6i vcri nhirng tai liOu khdng co t6n tac giit xOp thu tU A, B, C cua tir dau ti6n lOn c<v

quan ban hanh tdi liQu (vi duiB0 Gi6o dgc vd Ddo t4o x6p vAn B)'TLTK la s6ch. lufln 6:n cAn ghi ddy du cdc thong tin theo thu tu: t€n t6c gia hodc co quan ban

lrdnh. Nam xuAt ban). ftn sdch,Nhd xudt bdn. noi xudt ban.

TLTK ld bdi bao hoflc bai trong mQt cudn s6ch... cAn ghi dAy du c6c th6ng.tin.theo thfr

tu: T6n tac gia. (NAm cdng b6), "TOn biri b6o", TAn Mp chi hoQc sdch, Tdp, (56), c6c s6

trang (gach ngang giira2 chir s6).

5.Hinh thfrc trinh bay:- Ngoai.phAl tieu d6, t6c gia va tom tit bdi b6.o (dAu tr4ngl) vd Summary (cu6i bdi).

bdi b6o yeu .A,, phai trinh bdy tr6n kh6 ,A4 theo chidu doc. dugc chia 02 c6t v6i c6c th6ng

s6 Pagesetup cu th6 nhu sau:Top:3.1cm, Bottom: 3.1cm, Left: 3.0cm. Right: 2.8cm,

Header: 2.85cm, Footer: 2.85cm, With:7.25cm, Spacing:0.8cm. TOn bai b6o cO 12' chir in

d6m: 10i dung bai b6o cd I 1; Font chir Unicode; hinh v6, dd thi trinh bdy phu hqp voi dQ

ron-s cdt (7 .25 cn-r); c6c bdng bi€u qu6 l6n trinh bay tlreo trang ngang (Landscape)'

- D6i vcyi c6c bai b6o i.O frle" bdng cdc phAn mdm chuy6n dpng nhu Latex, ACD/Chem

Sketch hodc Science Helper for Word cfrng trinh bdy theo khudn dang n6u trOn.

6. Ndu bdi b6o kh6ng ducyc su dung. Ban biOn tap kh6ng tra l4i bAn th6o.

7. Titc gia hoac tac giachfnh trong nhom t6c giA cAn gni Aia chi, s6 di6n tho4i vdo cu6i

A^

BAN BIEN TAP

Page 4: Tập 91 - 3

oµ T¹p chÝ Khoa häc vµ C«ng nghÖ

CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI – HÀNH VI

Môc lôc Trang

Đỗ Anh Tài, Nguyễn Ngọc Sơn Hải, Nguyễn Thị Ngọc Dung - Biến đổi khí hậu đối với an ninh lương thực tỉnh Bắc Kạn 3

Mai Th ị Nhung - Tự thể hiện – một đặc điểm phong cách thơ Xuân Quỳnh 9

Hà Thị Thanh Hoa, Dương Thị Thúy Hương - Những nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển – chi nhánh Thái Nguyên 15

Đỗ Thị Bắc, Nguyễn Thị Ngọc Dung, Nguyễn Ngọc Sơn Hải - Phát triển sản xuất lúa nhằm đảm bảo an ninh lương thực tỉnh Bắc Kạn 21

Lê Thị Như Nguyệt, Phạm Kim Thoa - Đặc điểm cú pháp trong Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài 27

Lèng Thị Lan - Diễn xướng đồng dao trong các hoạt động lao động của trẻ em dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc 33

Cao Thị Hảo, Dương Trung Tín - Hình tượng con người miền núi trong tiểu thuyết của Triều Ân 39

Nguyễn Thuỳ Linh - Mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình học đọc tiếng Anh chuyên ngành công nghệ thông tin của sinh viên năm thứ hai, truờng Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông - Đại học Thái Nguyên 47

Cao Duy Trinh - Các phương pháp nghiên cứu – nghiên cứu giáo dục phê phán về chương trình giảng dạy 53

Ngô Thị Mỹ - Quá trình đô thị hoá tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên: thực trạng và vấn đề 59

Nguyễn Minh Tân - Kích thích hứng thú và sáng tạo trong học tập môn Vật lý bằng việc gắn kiến thức môn học với thực tiễn cuộc sống 63

Nguyễn Thị Hoa - Một số biện pháp giúp người học Việt Nam khắc phục khó khăn trong việc phát âm các cụm phụ âm tiếng Anh 71

Nguyễn Thị Hồng Yến, Trần Phạm Văn Cương - Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Dầu khí toàn cầu chi nhánh Ninh Bình 77

Nguyễn Thị Phương Hảo - Nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất chè trong thời kỳ hội nhập kinh tế của nông hộ tại huyện Đồng Hỷ 87

Đoàn Đức Hải - Văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa và tiểu thuyết Việt Nam 1960 - 1975 trên phương diện kiểu nhân vật trung tâm 93

Phạm Thị Nga, Nguyễn Thị Huyền - Việc làm của lao động nông thôn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2007 - 2009 101

Phạm Thu Thủy - Thực trạng phát triển du lịch và những vấn đề đặt ra đối với phát triển du lịch bền vững tỉnh Bắc Kạn 105

Tr ần Đình Tuấn, Nguyễn Thị Châu, Lê Thị Thu Hương - Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Bắc Quang – Hà Giang 109

Ngô Xuân Hoàng, Ninh Hồng Phấn - Giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện hiệu quả chương trình giảm nghèo ở huyện Pắc Nặm tỉnh Bắc Kạn 117

Tri ệu Đức Hạnh, Nguyễn Thị Mão - Thực trạng việc làm bền vững của lao động nông thôn tỉnh Thái Nguyên 127

Journal of Science and Technology

91 (03)

N¨m 2012

Page 5: Tập 91 - 3

Tr ịnh Thị Nghĩa - Triết học Mác về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên 133

Nguyễn Bích Hồng, Trần Đại Nghĩa, Phạm Lê Vân - Agropark Yên Bình – “hướng đi mới” cho phát triển nông

nghiệp, nông thôn Thái Nguyên

139

Ngô Thị Mây Ước - Bản thể luận trong tư tưởng triết học của Ngô Thì Nhậm 145

Tô Vũ Thành - Nguồn gốc sự hình thái và phát triển hình thái chữ viết của các con số trong văn tự Hán 151

Đặng Thị Lệ Tâm - Tìm hiểu nội dung dạy học Nghi thức lời nói trong sách giáo khoa tiếng Việt tiểu học 157

Lê Thị Phương, Nguyễn Hữu Thu - Nghiên cứu ảnh hưởng của các khu công nghiệp đến đời sống hộ nông dân ở huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên 163

Ngô Ngọc Linh - Những bài học kinh nghiệm rút ra từ tám tháng đấu tranh du kích trên căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai (7/1941 – 2/1942) 171

Đỗ Trọng Dũng - Khảo sát hệ sinh thái núi cao Fanxipăng trong vườn quốc gia Hoàng Liên và ý nghĩa du lịch sinh thái bền vững 177

Nguyễn Ngọc Nông, Nguyễn Ngọc Sơn Hải - Thực trạng quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thái Nguyên 181

Page 6: Tập 91 - 3

oµ soT T¹p chÝ Khoa häc vµ C«ng nghÖ

NATURAL SCIENCE – TECHNOLOGY

Content Page Do Anh Tai, Nguyen Ngoc Son Hai, Nguyen Thi Ngoc Dung - Impacts of climate change to food security in Bac Kan province 3

Mai Thi Nhung - Self-expression - one feature of Xuan Quynh’s poetic style 9

Ha Thi Thanh Hoa, Duong Thi Thuy Huong - Factors influencing the credit quality of the Bank of Investment and Development of Vietnam - Thai Nguyen branch 15

Do Thi Bac, Nguyen Thi Ngoc Dung, Nguyen Ngoc Son Hai - Rice production development for ensuring food security in Bac Kan province 21

Le Thi Nhu Nguyet, Pham Kim Thoa - Syntactic characteristics in “Chuyen cu Ha Noi” by To Hoai 27

Leng Thi Lan - Folk song performance in working activities of minority ethnic children in the northern mountainous provinces 33

Cao Thi Hao, Duong Trung Tin - The symbol of mountainous people in Trieu An’s novels 39

Nguyen Thuy Linh - The correlation between the factors affects to the students’ performance in reading English for information technology of the selected sophomore students at Thai Nguyen University of information and communication technology 47

Cao Duy Trinh - Research methods - critical educational research in curriculum study 53

Ngo Thi My - The process of urbanization in Pho Yen district, Thai Nguyen province: current situations and problems! 59

Nguyen Minh Tan - Excite interest and creativity in learning physics by merging the subject knowledge with practical life 63

Nguyen Thi Hoa - Some proposed measures to help Vietnamese learners confront with the English final consonant clusters 71

Nguyen Thi Hong Yen, Tran Pham Van Cuong - Improve the competitiveness of the global petro commercial joint stock bank - Ninh Binh branch 77

Nguyen Thi Phuong Hao - Enhance the economic efficiency of tea production in period of economic intergration for households in Dong Hy district 87

Doan Duc Hai - Realistic literature of socialist republic and Vietnamese novels in the period of 1960-1975 in terms of central characters 93

Pham Thi Nga, Nguyen Thi Huyen - Employments of rural labours in Thai Nguyen in the period of 2007 - 2009 101

Pham Thu Thuy - Tourism development situation and issues for sustainable tourism development of Bac Kan province 105

Tran Dinh Tuan, Nguyen Thi Chau, Le Thi Thu Huong - Promoting agricultural development towards goods production in Bac Quang - Ha Giang 109

Ngo Xuan Hoang - Major solutions to implement effectively poverty reduction programs in Pac Nam district, Bac Kan province 117

Trieu Duc Hanh, Nguyen Thi Mao - Actual status of rural workers’ sustainable employment in Thai Nguyen province 127

Trinh Thi Nghia - Marxist philosophy of relations between the human and the nature 133

Nguyen Bich Hong, Tran Đai Nghia, Pham Le Van - Yen Binh Agropark– “new direction” to develop Thai Nguyen province’s agriculture and rural areas 139

Journal of Science and Technology

91 (03)

N¨m 2012

Page 7: Tập 91 - 3

Ngo Thi May Uoc - The ontology in the philosophical thought of Ngo Thi Nham 145

To Vu Thanh - The root of formation and development of the morphology of figures in Chinese script 151

Dang Thi Le Tam - Understanding the content of teaching etiquette speech in elementary Vietnamese textbooks 157

Le Thi Phuong, Nguyen Huu Thu - Impacts of industrial zones on farmer living condition in Pho Yen district, Thai Nguyen province 163

Ngo Ngoc Linh - Lessons learned from eight months of guerrilla warfare in Bac Son - Vo Nhai base (7/1941 - 2/1942) 171

Do Trong Dung – Investigating Fanxipan high mountain ecosystem in Hoang Lien national park and its ecologic tourism value 177

Nguyen Ngoc Nong, Nguyen Ngoc Son Hai - The current situation of residential wast management in Thai Nguyen city 181

Page 8: Tập 91 - 3

Đỗ Anh Tài và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 3 - 8

3

BIẾN ĐỔI KHÍ H ẬU ĐỐI VỚI AN NINH L ƯƠNG THỰC TỈNH BẮC KẠN

Đỗ Anh Tài 1*, Nguyễn Ngọc Sơn Hải 2, Nguyễn Thị Ngọc Dung 3 1Khoa Quốc tế - ĐH Thái Nguyên

2Trường Đại học Nông lâm - ĐH Thái Nguyên 3Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Bắc Kạn là tỉnh miền núi vùng cao, cách thủ đô Hà Nội 166 km về phía Bắc, có diện tích tự nhiên là 485.941 ha, đất nông nghiệp chỉ chiếm 7,54%, đất lâm nghiệp khá lớn chiếm 77,24%, đất chưa sử dụng chiếm 10,65%. Bắc Kạn có địa hình phức tạp, chia cắt bởi các dãy núi cao. Bắc Kạn có 1 thị xã, 7 huyện, 112 xã, 4 phường và 6 thị trấn huyện lỵ. Dân số năm 2011 là 298.124 người, trong đó dân số nông thôn chiếm tới 83,87%. Bắc Kạn có 59.344 hộ nông thôn, trong đó hộ nông nghiệp chiếm 87,08%. Cơ cấu hộ nông thôn phân theo nguồn thu nhập lớn nhất từ ngành nông nghiệp chiếm 86,4%. Biến đổi khí hậu đe dọa nghiêm trọng đến an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn: Thu hẹp diện tích đất nông nghiệp, năm 2011 diện tích trồng lúa tỉnh Bắc Kạn có 21.749 ha, giảm 73 ha so với năm 2009. Dưới tác động của biến đối khí hậu, thiên tai ngày càng gia tăng, gây ra nhiều tổn thất to lớn về người, tài sản, các cơ sở hạ tầng về kinh tế, văn hoá, xã hội, tác động xấu đến môi trường, đe doạ nghiêm trọng đến an ninh lương thực và phát triển lương thực, vậy cần phải ứng phó với các thách thức này như thế nào? Từ khóa: Biến đổi khí hậu, An ninh lương thực, Miền núi, Bắc Kạn, Sinh kế

ĐẶT VẤN ĐỀ* Bắc Kạn là tỉnh miền núi, vùng cao, cách thủ đô Hà Nội 166 km về phía Bắc, có diện tích tự nhiên là 485.941 ha, đất nông nghiệp chỉ chiếm 7,54%, đất lâm nghiệp khá lớn chiếm 77,24%, đất chưa sử dụng chiếm 10,65%. Bắc Kạn có địa hình phức tạp, chia cắt bởi các dãy núi cao. Bắc Kạn có 1 thị xã, 7 huyện, 112 xã, 4 phường và 6 thị trấn huyện lỵ. Dân số năm 2011 là 298.124 người, trong đó dân số nông thôn chiếm tới 83,87%. Bắc Kạn có 59.344 hộ nông thôn, trong đó hộ nông nghiệp chiếm 87,08%. Cơ cấu hộ nông thôn phân theo nguồn thu nhập lớn nhất từ ngành nông nghiệp chiếm 86,4% [1]. Biến đổi khí hậu đe dọa nghiêm trọng đến an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn: Thu hẹp diện tích đất nông nghiệp, năm 2011 diện tích trồng lúa tỉnh Bắc Kạn có 21.749 ha, giảm 73 ha so với năm 2009. Dưới tác động của biến đối khí hậu, thiên tai ngày càng gia tăng, gây ra nhiều tổn thất to lớn về người, tài sản, các cơ sở hạ tầng về kinh tế, văn hoá, xã hội, tác động xấu đến môi trường, đe doạ nghiêm trọng đến an ninh lương thực và phát triển lương thực, vậy cần phải ứng phó với các thách thức này như thế nào? * Tel: 09131899377. Email: [email protected]

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ĐỐI VỚI AN NINH L ƯƠNG THỰC TỈNH BẮC KẠN

Thách thức của biến đổi khí hậu đối với an ninh lương thực tỉnh Bắc Kạn Biến đổi khí hậu là thách thức lớn đối với Bắc Kạn. Biến đổi khí hậu đã tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường trên phạm vi toàn tỉnh. Nhiệt độ tăng, ảnh hưởng đến nông nghiệp, gây rủi ro lớn đối với nông nghiệp, đặc biệt là an ninh lương thực và các hệ thống kinh tế - xã hội trong tương lai. Vấn đề biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ làm thay đổi toàn diện và sâu sắc quá trình phát triển và an ninh tỉnh Bắc Kạn như năng lượng, nước, lương thực, xã hội, việc làm, văn hóa, kinh tế, thương mại.

Trong những năm qua, dưới tác động của biến đổi khí hậu, tần suất và cường độ thiên tai ngày càng gia tăng, gây ra nhiều tổn thất to lớn về người, tài sản, các cơ sở hạ tầng về kinh tế, văn hóa, xã hội, tác động xấu đến môi trường. Chỉ tính trong 10 năm gần đây (2002-2011), các loại thiên tai như: Bão lũ, lũ quét, sạt lở đất, úng ngập, hạn hán và các thiên tai khác đã làm thiệt hại đáng kể về người và tài sản, đã làm giá trị thiệt hại về tài sản ước tính chiếm khoảng 1,5% GDP/năm.

Page 9: Tập 91 - 3

Đỗ Anh Tài và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 3 - 8

4

Với chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm ở Bắc Kạn có hai mùa rõ rệt mùa mưa nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 70 - 80% lượng mưa cả năm; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm khoảng 20 - 25% tổng lượng mưa trong năm, tháng mưa ít nhất là tháng 11. Do tác động của biến đổi khí hậu, tài nguyên nước phải chịu thêm nguy cơ suy giảm do hạn hán ngày một tăng ở một số vùng, mùa, ảnh hưởng trực tiếp đến nông nghiệp, cung cấp nước ở Bắc Kạn. Khí hậu Bắc Kạn có nhiệt độ trung bình hàng năm từ 21 - 230C. Độ ẩm trung bình trên toàn tỉnh là 82%. Bắc Kạn có lượng mưa thấp so với các tỉnh Đông Bắc do bị che chắn bởi cánh cung Ngân Sơn ở phía Đông Bắc và cánh cung Sông Gâm ở phía Tây Nam, lượng mưa bình quân năm 1.084mm, tháng 11 chỉ có 0,50mm, chế độ mưa thay đổi đã gây lũ lụt nghiêm trọng vào mùa mưa, và hạn hán vào mùa khô, tăng mâu thuẫn trong khai thác và sử dụng tài nguyên nước.

Biến đổi khí hậu đe dọa nghiêm trọng đến an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn: Thu hẹp diện tích đất nông nghiệp, đặc biệt là một phần đáng kể ở vùng đất thấp, năm 2011 diện tích trồng lúa tỉnh Bắc Kạn có 21.749 ha, giảm 73 ha so với năm 2009; tác động lớn đến sinh trưởng năng suất cây trồng, thời vụ gieo trồng, làm tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh hại cây trồng; thời gian thích nghi của cây trồng nhiệt đới mở rộng và của cây trồng á nhiệt đới thu hẹp lại; ảnh hưởng đến sinh sản, sinh trưởng, tăng khả năng sinh bệnh, truyền dịch trong sản xuất nông nghiệp.

Dưới tác động của biến đối khí hậu, tần suất và cường độ thiên tai ngày càng gia tăng, gây ra nhiều tổn thất to lớn về người, tài sản, các cơ sở hạ tầng về kinh tế, văn hoá, xã hội, tác động xấu đến môi trường, đe doạ nghiêm trọng đến an ninh lương thực và phát triển lương thực, vậy cần phải ứng phó với các thách thức này như thế nào?

Bảng 1. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa tỉnh Bắc Kạn năm 2009 - 2011

Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011 So sánh (%)

2010/ 2009

2011/ 2010

BQ 2009 - 2011

1. Vụ đông xuân

- Diện tích ha 7518 7399 7631 98,42 103,14 100,78

- Năng suất tạ/ha 4775 4817 5301 100,90 110,05 105,46

- Sản lượng tấn 35898 35640 40450 99,28 113,50 106,39

2. Vụ mùa

- Diện tích ha 14304 14353 14118 100,30 98,36 99,35

- Năng suất tạ/ha 4213 4045 4016 96,01 99,28 97,65

- Sản lượng tấn 60269 58051 56691 96,32 97,58 97,00

3. Cả năm

- Diện tích ha 21822 21752 21749 99,68 99,99 99,83

- Năng suất tạ/ha 4407 4307 4466 97,73 103,69 100,71

- Sản lượng tấn 96167 93691 97141 97,43 103,68 100,55

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bắc Kạn, Sở NN và PTNT tỉnh Bắc Kạn [3], [4].

Page 10: Tập 91 - 3

Đỗ Anh Tài và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 3 - 8

5

Cơ hội của biến đổi khí hậu đối với an ninh lương thực tỉnh Bắc Kạn

Phát triển thông thường của Bắc Kạn là dựa trên khai thác tài nguyên thiên nhiên, tận dụng lao động giá rẻ, gây ô nhiễm môi trường dẫn đến phát triển thiếu bền vững. Vấn đề biến đổi khí hậu tạo cơ hội để chúng ta thay đổi tư duy về an ninh lương thực tỉnh Bắc Kạn, phát triển, tìm ra mô hình và phương thức phát triển theo hướng phát thải các-bon thấp, bền vững.

Biến đổi khí hậu mở ra các cơ hội để đảm bảo an ninh lương thực tỉnh Bắc Kạn thúc đẩy hợp tác, đa phương, song phương, thông qua đó tỉnh đang phát triển như Bắc Kạn có thể tiếp cận các cơ chế mới đang hình thành để tiếp nhận hỗ trợ tài chính và chuyển giao công nghệ từ trong nước và các nước phát triển. Việc tăng cường các hoạt động hợp tác, hội nhập với các quốc gia, các tổ chức quốc tế trong quá trình thực hiện Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu và các điều ước quốc tế có liên quan sẽ nâng cao vai trò và vị thế của Bắc Kạn, của Việt Nam trong khu vực cũng như trên thế giới.

Để ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững tỉnh Bắc Kạn cần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu [2], làm cơ sở cho các chiến lược, kế hoạch, quy hoạch là rất cần thiết đối với Bắc Kạn trong bối cảnh hiện nay.

Quan điểm ứng phó biến đổi khí hậu đối với an ninh lương thực tỉnh Bắc Kạn

- Bắc Kạn coi ứng phó với biến đổi khí hậu là vấn đề có ý nghĩa sống còn, chiến lược về biến đổi khí hậu là nền tảng cho các chiến lược khác.

- Ứng phó với biến đổi khí hậu của Bắc Kạn phải gắn liền với phát triển bền vững, hướng tới nền kinh tế các-bon thấp, tận dụng các cơ hội để đổi mới tư duy phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh và sức mạnh của tỉnh.

- Ứng phó với biến đổi khí hậu là trách nhiệm của toàn hệ thống; phát huy vai trò chủ đạo trong quản lý, điều hành, nâng cao tính năng động, sáng tạo và trách nhiệm của khu vực doanh nghiệp, phát huy cao nhất sự tham gia

và giám sát của các đoàn thể chính trị xã hội, nghề nghiệp và cộng đồng dân cư; phát huy nội lực là chính, tận dụng hiệu quả các cơ chế hợp tác quốc tế.

- Các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu phải có tính hệ thống, đồng bộ, liên ngành, liên vùng, trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với từng giai đoạn và các quy định quốc tế; dựa trên cơ sở khoa học kết hợp với kinh nghiệm truyền thống và kiến thức bản địa của tỉnh Bắc Kạn; tính đến hiệu quả kinh tế - xã hội và các yếu tố rủi ro, bất định của biến đổi khí hậu.

MỤC TIÊU ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI AN NINH L ƯƠNG THỰC TỈNH BẮC KẠN

Mục tiêu chung

- Phát huy năng lực của toàn tỉnh Bắc Kạn, tiến hành đồng thời các giải pháp thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí, bảo đảm an toàn tính mạng người dân và tài sản, nhằm mục tiêu phát triển bền vững.

- Tăng cường năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của con người và các hệ thống tự nhiên, phát triển nền kinh tế các-bon thấp để bảo vệ, nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo đảm an ninh, phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu, tích cực cùng cộng đồng.

Mục tiêu cụ thể

- Đảm bảo an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước, xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới, an sinh xã hội, sức khỏe cộng đồng, nâng cao đời sống, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu của các bên liên quan; phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực; hoàn thiện thể chế, chính sách, phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế và vị thế của Bắc Kạn; tận dụng các cơ hội từ biến đổi khí hậu để phát triển kinh tế - xã hội; phát triển và nhân rộng lối sống, mẫu hình tiêu thụ thân thiện với hệ thống khí hậu.

Page 11: Tập 91 - 3

Đỗ Anh Tài và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 3 - 8

6

- Góp phần tích cực với cộng đồng trong ứng phó với biến đổi khí hậu; tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế để ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.

GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI AN NINH L ƯƠNG THỰC TỈNH BẮC KẠN

Chủ động ứng phó với thiên tai và giám sát khí hậu Cảnh báo sớm

- Xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống giám sát biến đổi khí hậu đối với an ninh lương thực tỉnh Bắc Kạn.

- Hiện đại hóa hệ thống quan trắc và công nghệ dự báo khí tượng thủy văn bảo đảm cảnh báo, dự báo sớm các hiện tượng thời tiết, khí hậu cực đoan. Đến năm 2020, phát triển mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn có mật độ trạm tương đương với các nước phát triển và tự động hóa trên 90% số trạm; tăng cường các hệ thống đo đạc từ xa, bảo đảm theo dõi liên tục các biến động về thời tiết, khí hậu, tài nguyên nước, đáp ứng đầy đủ dữ liệu cho dự báo khí tượng thủy văn theo phương pháp tiên tiến và các nhu cầu khác.

- Mở rộng và tăng cường hệ thống quan trắc và giám sát khí tượng thủy văn với sự tham gia rộng rãi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài Nhà nước trên cơ sở thống nhất quản lý về chuyên môn và thông tin số liệu của ngành khí tượng thủy văn.

Giảm thiệt hại do rủi ro thiên tai

- Rà soát, xây dựng các quy hoạch phát triển, quy chuẩn xây dựng trong vùng thường xuyên bị thiên tai phù hợp với điều kiện gia tăng thiên tai do biến đổi khí hậu; củng cố, xây dựng các công trình phòng chống thiên tai trọng điểm, cấp bách.

- Nghiên cứu và triển khai các giải pháp cụ thể để phòng chống hiệu quả thiên tai, lũ quét và sạt lở đất ở vùng núi; duy trì và vận hành có hiệu quả lâu dài.

- Nâng cao chất lượng rừng, trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, bảo đảm khai thác hiệu quả các loại rừng để duy trì và nâng cao khả năng phòng chống thiên tai, suy thoái đất; tăng cường bảo vệ, độ che phủ của rừng lên 45%.

Đảm bảo an ninh lương thực và tài nguyên nước

An ninh lương thực

- Duy trì hợp lý và bền vững quỹ đất cho nông nghiệp tại các vùng, các địa phương trong tỉnh Bắc Kạn để đảm bảo an ninh lương thực trong điều kiện biến đổi khí hậu.

- Nghiên cứu và thực hiện chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng phù hợp với điều kiện của biến đổi khí hậu, đặc điểm sinh thái các vùng, địa phương trong tỉnh Bắc Kạn, tận dụng các cơ hội để phát triển nông nghiệp bền vững.

- Nghiên cứu, phát triển và áp dụng công nghệ sinh học, áp dụng các quy trình sản xuất tiên tiến hướng tới một nền nông nghiệp hiện đại, thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống kiểm soát, phòng chống dịch bệnh cây trồng trong điều kiện biến đổi khí hậu. Hoàn thành cơ bản vào năm 2020 và tiếp tục hoàn thiện trong các giai đoạn tới.

- Xây dựng các cơ chế, chính sách, tăng cường hệ thống bảo hiểm, chia sẻ rủi ro trong nông nghiệp.

An ninh tài nguyên nước

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về biến động và sử dụng tài nguyên nước liên quan tới biến đổi khí hậu, tăng cường công tác điều tra, nghiên cứu, đánh giá, dự báo, quan trắc chất lượng, số lượng trong khai thác và sử dụng tài nguyên nước. Để thích ứng với biến đổi khí hậu là sử dụng nguồn nước khoa học, tiết kiệm và hợp lý, có hiệu quả, đảm bảo an toàn cung cấp đủ nước cho mọi nhu cầu. Các hoạt động chính bao gồm:

- Xác định các giải pháp phù hợp như: Quy hoạch tổng thể lưu vực của các con sông chảy qua tỉnh Bắc Kạn như Sông Cầu dài 103km, diện tích lưu vực 510 km2. Hàng năm lượng mưa bình quân 1.599 mm, lưu lượng dòng chảy bình quân năm 73 m3/s, mùa lũ 123 m3/s, mùa khô 8,05 m3/s. Độ dốc dòng chảy 1,750. Tổng lượng nước 978 triệu m3. Sông Bắc Giang dài 28,6 km, chiều rộng lòng sông 40-60 m, tổng lượng nước khoảng 794 triệu m3.

Page 12: Tập 91 - 3

Đỗ Anh Tài và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 3 - 8

7

Sông Na Rì dài 55,5 km, chảy uốn khúc theo chân các dãy núi cao, thuỷ chế thất thường, lưu lượng thay đổi đột ngột, lòng sông hẹp. Sông Năng dài 87 km, tổng lượng nước khoảng 1,33 tỷ m3 là nguồn cung cấp nước chính cho hồ Ba Bể. Sông Gâm dài 16 km, với diện tích lưu vực 154 km2. Sông Phó Đáy dài 36 km, với diện tích lưu vực khoảng 250 km2.

Thay đổi các tiêu chuẩn kỹ thuật các công trình khai thác và sử dụng nước, các biện pháp tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn nước, duy trì bảo vệ nguồn nước, kiểm soát ô nhiễm nước, thoát lũ, tiêu úng.

- Nâng cao nhận thức của cộng đồng về sử dụng bền vững tài nguyên nước thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn quy định khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, tổng hợp và đa mục tiêu tài nguyên nước thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu.

- Cải tạo, nâng cấp, tu bổ và xây mới các công trình thủy lợi, thủy điện, hệ thống, bảo đảm ứng phó hiệu quả với lũ lụt, hạn hán trong điều kiện biến đổi khí hậu.

- Hoàn chỉnh các quy trình quản lý tổng hợp và các công trình khai thác, bảo vệ và sử dụng tài nguyên nước một cách khoa học trong điều kiện biến đổi khí hậu.

Sản xuất nông nghiệp

Thay đổi phương thức canh tác nông nghiệp, sử dụng nước, phân bón, hạn chế và loại bỏ dần các máy nông nghiệp lạc hậu tiêu thụ nhiều năng lượng. Thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp xanh, ít phát thải, đảm bảo phát triển bền vững, an ninh lương thực Bắc Kạn và góp phần xóa đói giảm nghèo, cứ sau 10 năm giảm phát thải 20% khí, đồng thời đảm bảo tăng trưởng ngành 20% và giảm tỷ lệ đói nghèo 20%.

Quản lý chất thải

Quy hoạch quản lý chất thải, tăng cường năng lực quản lý, giảm thiểu chất thải, tái sử dụng, tái chế chất thải nhằm giảm phát thải khí.

Tăng cường vai trò chủ đạo của Nhà nước trong ứng phó với biến đổi khí hậu đối với an ninh lương thực tỉnh Bắc Kạn

- Điều chỉnh, lồng ghép vấn đề biến đổi khí hậu vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.

- Hoàn thiện và tăng cường thể chế.

Xây dựng cộng đồng ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu đối với an ninh lương thực tỉnh Bắc Kạn

Cộng đồng ứng phó với biến đổi khí hậu đối với an ninh lương thực tỉnh Bắc Kạn

- Tăng cường năng lực và sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu; chú trọng các kinh nghiệm ứng phó tại chỗ và vai trò của chính quyền các cấp, các tổ chức quần chúng ở cơ sở.

- Phát triển và đa dạng hóa sinh kế ở các vùng, địa phương nhằm hỗ trợ công tác thích ứng với biến đổi khí hậu phù hợp với các mức độ dễ bị tổn thương.

- Đẩy mạnh sử dụng kiến thức bản địa trong ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt trong xây dựng các sinh kế mới theo hướng các-bon thấp.

Nâng cao nhận thức, giáo dục và đào tạo ứng phó với biến đổi khí hậu đối với an ninh lương thực tỉnh Bắc Kạn

- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm, xây dựng các phương pháp phù hợp nhằm tiếp cận và sử dụng thông tin về biến đổi khí hậu cho các thành phần xã hội; đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến về tác động, nguy cơ và cơ hội từ biến đổi khí hậu, đặc biệt chú trọng tới cộng đồng dân cư và địa bàn trọng điểm.

- Đưa kiến thức cơ bản về biến đổi khí hậu vào trong các chương trình, bậc giáo dục, đào tạo; phát triển và có chính sách đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao các chuyên ngành liên quan đến thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí.

- Tăng cường ý thức, trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm cộng đồng trong phòng, tránh và khắc phục hậu quả thiên tai; xây dựng lối sống, mẫu hình tiêu thụ thân thiện với khí hậu cho mọi thành viên của cộng đồng; khuyến khích, nhân rộng các điển hình tốt trong ứng phó với biến đổi khí hậu.

Page 13: Tập 91 - 3

Đỗ Anh Tài và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 3 - 8

8

Như vậy có thể nói biến đổi khí hậu đã và sẽ gây ra vô vàn hiểm họa, tuy nhiên nếu chúng ta có các giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu đối với an ninh lương thực tỉnh Bắc Kạn, với khoa học kỹ thuật hiện đại và sự chỉ đạo kiên quyết của các cấp, các ngành và sự hưởng ứng tích cực của mọi tầng lớp nhân dân thì các hậu quả xấu do biến đổi khí hậu gây ra sẽ được khống chế và giảm thiểu rủi ro một cách có ý nghĩa và cuộc sống của chúng ta vẫn được bình yên, vẫn đảm bảo được an ninh lương thực tỉnh Bắc Kạn.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. Ban chỉ đạo tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản trung ương, Báo cáo sơ bộ kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản năm 2011, Nxb Thống kê Hà Nội - 12/2011.

[2]. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, Hà Nội tháng 7/2008.

[3]. Cục Thống kê tỉnh Bắc Kạn, Niên giám Thống kê tỉnh Bắc Kạn năm 2010, Nxb Thống kê năm 2011; Cục Thống kê Bắc Kạn, Số liệu thống kê, báo cáo năm 2009 - 2011. [4]. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bắc Kạn, Số liệu thống kê, báo cáo năm 2009 - 2011.

SUMMARY IMPACTS OF CLIMATE CHANGE TO FOOD SECURITY IN BAC K AN PROVINCE

Do Anh Tai 1*, Nguyen Ngoc Son Hai 2, Nguyen Thi Ngoc Dung 3

1International School - TNU 2College of Agriculture and Forestry - TNU

3College of Economics and Business Administration - TNU

Bac Kan is a highland mountainous province, far from Hanoi capital 166 km towards North; its natural area is 485,941 hectares, of which agricultural land accounts for only 7.54%, forest land accounts highly for 77.24%, unused land accounts for 10.65%. Bac Kan has complex terrain, divided by high mountains. Bac Kan has one town, 7 districts, 112 communes, 4 wards and 6 district capitals. Its population in 2011 is 298,124, with the rural population accounting for 83.87%. Bac Kan has 59,344 rural households, of which agricultural households accounts for 87.08%. The numbers of rural households by source of highest income from agricultural sector accounts for 86.4%. Climate change poses a grave threat to food security and agricultural development in Bac Kan province such as: Narrowing agricultural land area, in 2011 rice planting area in Bac Kan province is 21,749 hectares, decreased 73 hectares compared to 2009. Under the impacts of climate change, natural disasters are increasing, causing enormous losses to human lives, property; economic, cultural and social infrastructure; bad impacts on environment; posing serious threats to food security and food development. The question set out is how to cope with these challenges? Key words: Climate change, Food security, Mountainous regions, Bac Kan, Livelihood

* Tel: 09131899377. Email: [email protected]

Page 14: Tập 91 - 3

Mai Thị Nhung Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 9 - 13

9

TỰ THỂ HIỆN – MỘT ĐẶC ĐIỂM PHONG CÁCH TH Ơ XUÂN QUỲNH

Mai Th ị Nhung* Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Xuân Quỳnh là một nhà thơ nữ có phong cách và bản sắc riêng rõ nét. Tuy cuộc đời ngắn ngủi nhưng Xuân Quỳnh đã để lại cho đời một di sản thơ thật đáng quý. Điều đáng nói là, nhiều bài thơ của chị đã được thử thách qua thời gian và đạt tới đỉnh cao nghệ thuật. Đọc thơ Xuân Quỳnh người đọc cảm nhận sâu sắc cuộc đời và tiếng nói của một tâm hồn phụ nữ thông minh, sắc sảo; một trái tim nồng ấm, chân tình, bao dung, độ lượng. Đặc điểm nổi bật trong phong cách thơ Xuân Quỳnh là sự tự thể hiện. Khi sáng tạo nghệ thuật chị đã lấy nguồn cảm hứng từ chính cuộc đời, tâm trạng thực của mình. Vì thế khi đọc thơ chị, dấu ấn cuộc đời vất vả, khát khao hạnh phúc đời thường, mọi mối quan hệ gần gũi ruột thịt luôn hiện diện rõ nét. Sống hết mình giữa cuộc đời để tạo nên những vần thơ đầy cảm xúc, thơ chị đã đi vào trái tim của bao thế hệ bạn đọc hôm nay và mãi mãi về sau. Từ khoá: Phong cách thơ Xuân Quỳnh, Sự tự thể hiện

Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Xuân Quỳnh là một nhà thơ nữ có phong cách và bản sắc riêng rõ nét. Tuy cuộc đời ngắn ngủi nhưng Xuân Quỳnh đã để lại cho đời một di sản thơ thật đáng quý. Điều đáng nói là, nhiều bài thơ của chị đã được thử thách qua thời gian và đạt tới đỉnh cao nghệ thuật. Đọc thơ Xuân Quỳnh, người đọc cảm nhận sâu sắc cuộc đời và tiếng nói của một tâm hồn phụ nữ thông minh, sắc sảo; một trái tim nồng ấm, chân tình, bao dung mà chị dành cho cuộc đời và con người.*

Lâu nay đã có khá nhiều nhà nghiên cứu phê bình văn học nghiên cứu thơ Xuân Quỳnh và có những nhận xét chí lý. Chu Nga trong Tạp chí Văn học số 1 năm 1973 đã gọi Xuân Quỳnh là “một chồi thơ sắc biếc”; Nguyễn Xuân Nam trong Thơ tìm hiểu và thưởng thức (NXB Tác phẩm mới- 1985) đã nhận xét: “Thơ Xuân Quỳnh có lối viết thoải mái, không gò bó trong cấu tứ, mềm mại và duyên dáng, thơ chị có bản sắc riêng đó là sự trẻ trung, chân thành”; Thiếu Mai, Vương Trí Nhàn, Lại Nguyên Ân, Lưu Khánh Thơ... cũng đã thống nhất xem Xuân Quỳnh là một nữ thi sĩ tài năng, là một tác giả nữ có phong cách.

Trong khuôn khổ một bài viết nhỏ, chúng tôi xin đi sâu tìm hiểu và làm rõ một đặc điểm * Tel: 0915 660555

phong cách thơ Xuân Quỳnh là sự tự thể hiện. Có lẽ trong nền văn học hiện đại nước nhà chưa có một nhà thơ nào sự tự thể hiện lại rõ nét như Xuân Quỳnh. Đọc thơ Xuân Quỳnh ta thấy rõ cuộc đời chị, thấy rõ tâm trạng, cảm xúc qua những thăng trầm, buồn vui của chính cuộc đời người nghệ sĩ này.

Xuân Quỳnh mồ côi mẹ từ nhỏ, nỗi buồn thương ấy cứ bám riết cả cuộc đời chị. Từ nhỏ không được sự che chở, nâng niu chăm sóc của mẹ, chị phải tự chăm lo cho bản thân. Những vần thơ chị lấy từ cảm xúc ấy nên khi đọc lên ta thấy thật xót xa:

Bàn tay em ngón chẳng thon dài

Vệt chai cũ đường gân xanh vất vả

Em đánh chắt, chơi chuyền thuở nhỏ

Hái rau rền, rau rệu nấu canh

Tập vá may, tết tóc một mình

Rồi úp mặt lên bàn tay khóc mẹ

(Bàn tay em)

Sự bộc bạch tâm trạng thật của Xuân Quỳnh khiến nhiều thế hệ bạn đọc nhói lên niềm cảm thông sâu sắc. Dấu ấn tuổi thơ nhọc nhằn được Xuân Quỳnh thể hiện qua hình ảnh đôi bàn tay - một hình ảnh vừa cụ thể vừa mang ý nghĩa biểu tượng. Sự sáng tạo của Xuân Quỳnh xuất phát từ sự chân thực trong chính cuộc đời mình và trong cảm xúc của tâm hồn.

Page 15: Tập 91 - 3

Mai Thị Nhung Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 9 - 13

10

Các sáng tác của Xuân Quỳnh đều in đậm dấu vết trong cuộc đời, đặc biệt là tâm trạng của một người con gái trong lĩnh vực tình cảm. Trong gia tài của chị, những bài thơ tình yêu được nhiều thế hệ bạn đọc yêu thích, nhất là các bạn trẻ. Người đọc yêu thích thơ Xuân Quỳnh bởi thơ chị luôn hiện rõ sự chân thật nồng nàn từ chính tác giả. Trong bài thơ Ghét in trong tập thơ Chồi biếc- tập thơ in chung với Cẩm Lai- tập thơ đầu tay của Xuân Quỳnh, chị đã chân thật kể về mối tình trong sáng của chính bản thân. Mối tình của chị - một diễn viên múa trong đoàn văn công Trung ương cùng chàng trai nhạc công đã trở thành nguồn cảm xúc thơ Xuân Quỳnh. Lời nói và tình cảm của cô gái thật trong sáng dễ thương. Từ “Hai người luôn xung khắc/ Thường cố chấp lẫn nhau” lại là cầu nối tình cảm để cuối cùng cô gái nhận ra rằng “Ai biết đâu chữ ghét/ Là nhịp cầu nối duyên”.

Trong cuộc đời mình, Xuân Quỳnh luôn sống trong niềm khao khát hạnh phúc, khao khát tình cảm chân thành, có lẽ vì thế mà trước Xuân Quỳnh chưa có người phụ nữ nào bộc lộ tình yêu bằng những lời tha thiết, nồng nàn và chân thật như chị: “Con sóng dưới lòng sâu/ Con sóng trên mặt nước/ Ôi con sóng nhớ bờ/ Ngày đêm không ngủ được/ Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức” (Sóng). Không những cháy bỏng trong tình yêu, người con gái trong thơ Xuân Quỳnh còn luôn mong ước một tình yêu bền chặt, vĩnh cửu. Sự đổ vỡ trong tình yêu quả thật là một nỗi đau quá sức chịu đựng của Xuân Quỳnh. Từ sự trải nghiệm của bản thân, Xuân Quỳnh luôn ước ao: “Làm sao được tan ra/ Thành trăm con sóng nhỏ/ Giữa biển lớn tình yêu/ Để ngàn năm còn vỗ”.

Năm tháng trôi đi, cuộc đời trải qua nhiều bước thăng trầm vui buồn đau khổ nên tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh mang thêm nhiều cung bậc. Đọc thơ tình của Xuân Quỳnh lúc này, ta thường gặp tâm trạng lo âu, trăn trở của người con gái. Cái tôi của Xuân Quỳnh tuy đã nắm bắt được hạnh phúc bằng sự cố gắng nỗ lực của bản thân nhưng Xuân Quỳnh lại luôn sống trong trạng thái lo âu, xao động. Là người rất nhạy cảm, Xuân Quỳnh hiểu

rằng năm tháng trôi đi, nhan sắc sẽ tàn phai lại cùng bệnh tim hành hạ khiến chị không thể không lo lắng trăn trở cho tổ ấm hạnh phúc của chính mình. Cái tôi của Xuân Quỳnh vẫn say đắm nhưng không còn rạo rực, sôi nổi như thuở ban đầu mà trầm tĩnh, sâu lắng hơn. Từ một cô gái sôi nổi, chị đã thể hiện muôn ngàn cảm xúc chiêm nghiệm trong tình yêu. Người phụ nữ trong thơ Xuân Quỳnh vẫn khát khao trong tình yêu nên trước cuộc đời đầy biến động, họ lại càng khắc khoải, lo âu. Tâm trạng ấy được nhà thơ giãi bày không giấu giếm:

Em lo âu trước xa tắp đường mình

Trái tim đập những điều không thể nói.

(Tự hát)

Đốt lòng em câu hỏi

“Yêu em nhiều không anh?”

(Mùa hoa roi)

Lời yêu mỏng mảnh như màu khói

Ai biết lòng anh có đổi thay?

(Hoa cỏ may)

Mà em người đời thường

Biết là anh có ở!

(Anh)

Từ sự cố gắng để xây dựng hạnh phúc cuộc đời, Xuân Quỳnh luôn nâng niu từng giây từng phút trong niềm hạnh phúc có thật. Chính vì thế, khi đọc những vần thơ mà chị giãi bày tâm trạng người đọc không khỏi xúc động:

Chỉ riêng điều được sống cùng nhau

Niềm vui sướng với em là lớn nhất

Trái tim nhỏ nằm trong lồng ngực

Giây phút nào tim đập chẳng vì anh.

(Chỉ có sóng và em)

Biết chắt chiu từng giây phút hiếm hoi cho hạnh phúc giản dị của cuộc đời, Xuân Quỳnh đã dành tất cả sự chăm sóc âu yếm ân cần của mình cho chồng. Mỗi khi anh vắng nhà, chị luôn dõi theo bước chân anh và lo lắng. Hãy nghe Xuân Quỳnh dịu dàng nhắc nhở chồng lúc thời tiết chuyển mùa: “Sao không cài khuy áo lại anh/ Trời lạnh đấy hôm nay trời trở rét” (Trời trở rét). Hơn thế, sau những lúc

Page 16: Tập 91 - 3

Mai Thị Nhung Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 9 - 13

11

giận hờn với chồng, chị lại cảm thấy mình có lỗi. Những vần thơ chị bộc lộ tâm trạng mới đáng trân trọng làm sao:

Anh yêu ơi, hãy tha lỗi cho em

Nếu đôi lúc giận hờn anh vô cớ

Những bực dọc trong ngày vất vả

Làm anh buồn mà em có vui đâu.

(Chỉ có sóng và em)

Cuộc đời Xuân Quỳnh vất vả nhọc nhằn không chỉ vì tuổi thơ của chị thiếu vắng mẹ, tình yêu trắc trở thăng trầm, mà còn những tháng năm đất nước thiếu thốn trăm bề, chị luôn phải gồng mình chăm lo cho tất cả mọi người trong gia đình. Chị hiểu trong những ngày vất vả có lúc bực dọc làm anh buồn, rồi khi trầm tĩnh lại chị thấy hối hận vô cùng. Những lời bộc bạch chân tình xuất phát từ trái tim nồng ấm yêu thương của Xuân Quỳnh khiến ta thực sự rung động. Bởi trái tim ấy qua chiệm nghiệm của cuộc đời đã “trở về đúng nghĩa” để “làm sống những hồng cầu đã chết”; để “biết khao khát những điều anh mơ ước”; để “biết yêu anh và biết được anh yêu” và để “biết yêu anh cả khi chết đi rồi” (Tự hát).

Xuân Quỳnh bị bệnh đau tim nặng. Những ngày bị bệnh tim hành hạ, Xuân Quỳnh không khỏi buồn khổ. Nỗi lo âu của chị hiện diện rõ qua những vần thơ mà khi đọc lên ai cũng thấy nhói lòng:

Trái tim buồn sau lần áo mỏng

Từng đập vì anh vì những trang thơ

Trái tim nay mỗi phút mỗi giờ

Chỉ có đập cho mình em đau đớn

Trái tim này chẳng còn có ích

Cho anh yêu, cho công việc, bạn bè.

(Thời gian trắng)

Và hiểu nỗi lòng của Xuân Quỳnh, người chị yêu thương đã mong mỏi điều thần kỳ sẽ đến với chị: “Có phải vì 15 năm yêu anh/ trái tim em đã mệt/ Trái tim hãy vì anh mà khoẻ mạnh/ Trái tim của mùa hè, tổ ấm chở che anh” (Lưu Quang Vũ).

Cùng với tình yêu, thơ Xuân Quỳnh còn rất chân thực khi viết về những người thân yêu gần gũi với mình. Người đọc hẳn rất xúc động

khi đọc những vần thơ mà chị tưởng nhớ mẹ trong làn khói hương thơm ngát: “Tháng xuân này mẹ có về?/ Con thắp nén hương thơm ngát”. Và trong ký ức của người con gái yêu, những lời ru của mẹ lại bay về: “Những lời ru vời vợi canh khuya/ Con vẫn nhớ”. Hơn thế, từ trong tâm thức, chị “nhắn gửi” mẹ để mẹ an lòng nơi chín suối: “ Đứa con gái bé gầy/ Đứa con nghèo của mẹ/ Như suối nhỏ đã ra sông ra bể/ Như cánh buồm đã tới bến bờ xa” (Gửi mẹ). Gia tài thơ Xuân Quỳnh viết về mẹ không chỉ là những vần thơ tưởng nhớ người mẹ của mình, mà chị còn bộc lộ lòng mình qua những vần thơ dành cho “mẹ của anh”. Trong thực tế, những ngày đầu Xuân Quỳnh không nhận được sự ủng hộ từ mẹ anh khi chị đem lòng yêu thương con trai bà. Người mẹ của anh lo lắng trăm bề cho hạnh phúc của con trai nên sự phản ứng của bà là lẽ thường tình. Trong thơ, Xuân Quỳnh đã đặt mình vào vị trí người mẹ mà hiểu cho bà. Xuất phát từ trái tim nhân hậu, chị đã xúc động bộc lộ tâm tình:

Phải đâu mẹ của riêng anh

Mẹ là mẹ của chúng mình đấy thôi

Mẹ tuy không đẻ, không nuôi

Mà em ơn mẹ suốt đời chưa xong

Là người thấu hiểu lẽ đời, nên chị biết rằng: “Mẹ sinh anh để bây giờ cho em”. (Mẹ của anh)

Trong những người thân yêu ruột thịt, Xuân Quỳnh có một chị gái Đông Mai. Những ngày thơ ấu hai chị em nương tựa vào nhau và nương tựa vào bà nội. Tình cảm và sự chăm chút mà chị gái dành cho mình khiến Xuân Quỳnh vô cùng xúc động. Nhớ chị, Xuân Quỳnh nhớ từ những gì chị đã dành cho mình: “Áo chị thường mặc đó/ Chị để lại cho em/ Cái xô nhựa, chậu men/ Mỗi khi dùng nhớ chị” đến từng lời chị căn dặn như Xuân Quỳnh còn bé bỏng lắm dù giờ Xuân Quỳnh “đã có hai cháu nhỏ”: “Th ư chị hỏi cặn kẽ/ Từ cái mặc cái ăn/ Chị lại dặn “đi đường/ Quỳnh nhìn xe cẩn thận” (Tháng ba viết cho chị).

Đặc biệt là người bà. Bà nội Xuân Quỳnh là chỗ dựa cả tinh thần và vật chất cho hai chị em. Nhớ những ngày còn nhỏ dại, mẹ không

Page 17: Tập 91 - 3

Mai Thị Nhung Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 9 - 13

12

còn, cha đi bước nữa, hai chị em sống trong sự yêu thương che chở của bà. Trong tận đáy lòng mình, chị không bao giờ quên hình ảnh lam lũ, nhọc nhằn của bà nội. Bà chắt chiu từng quả trứng cho gà mái ấp, chắt chiu từ đồng tiền bán gà để “cháu được quần áo mới” - dù chỉ là “cái quần chéo go/ Ống rộng dài quét đất/ Cái áo cánh chúc bâu/ Đi qua nghe sột soạt” mà “Mang bao nhiêu hạnh phúc” (Tiếng gà trưa) cho tuổi thơ của Xuân Quỳnh.

Chúng ta đã biết cuộc đời Xuân Quỳnh không mấy suôn sẻ, hạnh phúc mà chị có được là do sự nỗ lực không biết mệt mỏi của chính bản thân. Vì thế từ đáy lòng mình, hơn ai hết chị rất thương yêu những đứa trẻ. Hoàn cảnh khiến chị phải sống trong những mối quan hệ phức tạp nhưng trái tim giầu yêu thương khiến chị dễ dàng xoá nhoà khoảng cách mà người ta vẫn cho là khó khăn. Thơ viết cho con, Xuân Quỳnh ngọt ngào qua những lời ru, qua những lời căn dặn âu yếm của người mẹ. Trong Chùm thơ xuân cho ba con nhỏ, đáng chú ý là bài thơ chị tặng cho Lưu Minh Vũ (con riêng của chồng). Yêu thương con, chị đã giải thích những điều đứa con bé bỏng chưa hiểu vừa nồng ấm, thiết tha vừa bao dung, độ lượng: “Con làm bằng yêu thương/ Của cha và của mẹ/ Của bà và của ông/ Của má nữa biết không/ Con làm bằng tất cả” (Cắt nghĩa).

Những vần thơ trong gia tài của Xuân Quỳnh không chỉ được lấy cảm xúc từ chính cuộc đời chị, từ chính tâm trạng và trái tim nhân hậu của chị, mà sự tự thể hiện còn được chị bộc lộ qua những trải nghiệm sâu sắc trong cuộc đời:

Dù cùng một thời gian, cùng một không gian

Ngoài cánh cửa với em là quá khứ

Còn hiện tại của em là nỗi nhớ

Thời gian ơi sao không đổi sắc màu.

(Thời gian trắng)

Đọc những vần thơ này, chúng ta không khỏi xót xa, ngậm ngùi. Dù biết số phận thật nghiệt ngã với mình, những chị vẫn làm chủ mọi tình huống, vẫn giãi bày nỗi nhớ da diết “gương mặt anh, gương mặt các con yêu”. Cuộc đời Xuân Quỳnh nhiều đau thương, buồn khổ nhưng trong thơ chị, sự tự thể hiện không đắng đót mà rất điềm tĩnh ấm áp.

Từ sự tự thể hiện mà giọng điệu thơ Xuân Quỳnh mang một sắc thái riêng, đó là “giọng điệu của tâm hồn” (Lưu Khánh Thơ). Giọng điệu ấy được tạo bởi từ cảm xúc chân thành, say đắm trước muôn ngàn tâm trạng của cái tôi trữ tình. Trong thơ mình, chị hay chọn lời ru (Lời ru, Hát ru, Lời ru trên mặt đất, Lời ru của mẹ, Hát ru chồng những đêm khó ngủ...). Đó là giọng điệu thích hợp nhất cho tiếng hát của tâm hồn chị - tâm hồn của một người mẹ nhân hậu, của một phụ nữ giầu đức hy sinh vút lên bay bổng.

Thơ Xuân Quỳnh đến với bạn đọc không phải bằng sự cầu kỳ trong hình thức biểu hiện. Thơ chị được bạn đọc yêu thích chính là từ những cảm xúc thật. Cảm xúc ấy được thể hiện chân thành từ chính cuộc đời mình. Xuân Quỳnh đã sống giữa cuộc đời với tất cả sự nỗ lực kiên cường để kiếm tìm hạnh phúc. Trái tim nhân hậu của Xuân Quỳnh đã đem đến cho chị hạnh phúc đích thực. Khi đã có được hạnh phúc mà chị hằng ao ước, chị đã một lòng che chở, vun đắp. Sống hết mình giữa cuộc đời để tạo nên những vần thơ đầy cảm xúc, thơ chị đã đi vào trái tim của bao thế hệ bạn đọc hôm nay và mãi mãi về sau.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Xuân Nam, (1985), Thơ tìm hiểu và thưởng thức, Nxb Tác phẩm mới. [2]. Xuân Quỳnh không bao giờ là cuối, (2011), Tuyển thơ, Nxb Hội Nhà văn. [3]. Xuân Quỳnh, (1998), Thơ và đời, Nxb Văn hoá. [4]. Xuân Quỳnh, (2003), Cuộc đời và tác phẩm, Nxb Phụ nữ.

Page 18: Tập 91 - 3

Mai Thị Nhung Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 9 - 13

13

SUMMARY SELF-EXPRESSION - ONE FEATURE OF XUAN QUYNH’S POETIC STYLE

Mai Thi Nhung * College of Education - TNU

In the modern Vietnamese literature, Xuan Quynh is a female poet creating identified features and style. In spite of her short life, Xuan Quynh has left a valuable legacy of poetry. Remarkably, many of her poems have been tested over time and reached the height of art. Reading Xuan Quynh poetry, readers have better insight into the life and the voice of a sharp and smart woman; and a heart of warm, sincere, tolerance, generosity. The typical feature in Xuan Quynh’s poetic style is self-expression. When creating verses, she takes the inspiration from her real life and mood. Therefore, the mark of hard daily life, the desire of happiness, and all the close relationships are clearly present in her poetry. Living with full of energy in life to create the emotional verses, Xuan Quynh makes her poems go into the hearts of readers today and ever after. Key words: Xuan Quynh’s poetic style, Self-expression.

* Tel: 0915 660555

Page 19: Tập 91 - 3

Mai Thị Nhung Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 9 - 13

14

Page 20: Tập 91 - 3

Hà Thị Thanh Hoa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 15 - 19

15

NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRI ỂN – CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN

Hà Thị Thanh Hoa*, Dương Thị Thúy Hương Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Chất lượng tín dụng là một khái niệm tương đối, một phạm trù rộng lớn, nó vừa cụ thể vừa mang tính tổng hợp. Chất lượng tín dụng là tín hiệu tổng hợp, vừa phản ánh trình độ hoàn thiện pháp luật theo cơ chế thị trường trong quản lý kinh tế nói chung và hoạt động quản lý ngân hàng nói riêng, vừa phản ánh sự lớn mạnh và những mặt còn bất cập trong quản lý điều hành ngân hàng. Chất lượng tín dụng không chỉ là mối quan tâm của nhà quản trị ngân hàng mà còn là mối quan tâm của toàn xã hội. Những năm gần đây, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển – Chi nhánh Thái Nguyên (BIDV Thái Nguyên) được coi là một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu tại Thái Nguyên. Tuy nhiên, chất lượng tín dụng của BIDV Thái Nguyên cũng như bất kỳ ngân hàng thương mại nào cũng chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều nhân tố như: môi trường kinh tế; môi trường pháp lý; môi trường xã hội; môi trường tự nhiên; khách hàng và bản thân các ngân hàng. Các nhà quản trị ngân hàng không thể không quan tâm đến những nhân tố này để tìm ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng. Từ khóa: Chất lượng tín dụng; ngân hàng; khách hàng; lãi suất; BIDV Thái Nguyên.

ĐẶT VẤN ĐỀ* Kể từ khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO, chúng ta đã bước vào sân chơi chung với thế giới. Chúng ta phải tuân thủ các nguyên tắc chung, đó là cạnh tranh bình đẳng và hợp tác hai bên cùng có lợi. Trong môi trường kinh tế thế giới như vậy, yêu cầu khách quan và cấp bách đối với đất nước ta là phải nâng cao năng lực cạnh tranh kinh tế của mình để hội nhập ngày càng sâu, rộng và có hiệu quả hơn. Một trong những biện pháp quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh kinh tế là lành mạnh hóa hệ thống tài chính ngân hàng. Hoạt động ngân hàng đặc biệt là hoạt động tín dụng nếu được đảm bảo an toàn, hiệu quả thì sẽ có những đóng góp tích cực vào việc ổn định và cải thiện môi trường kinh tế vĩ mô; kiềm chế lạm phát, duy trì nhịp độ tăng trưởng của nên kinh tế. Tín dụng là một hoạt động sinh lời thiết yếu của các ngân hàng nhưng cũng là một hoạt động chứa đựng đầy rủi ro. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 cũng xuất phát từ sự vỡ nợ của một số ngân hàng lớn mà nguyên nhân cơ bản là không kiểm soát tốt chất lượng tín dụng. Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2010 đạt 27,65%, cao hơn so với chỉ tiêu Quốc hội đề ra và tỷ lệ nợ xấu vào khoảng 2,5% (chưa * Tel: 0949 330585

tính nợ xấu của tập đoàn Vinashin). Xét trên một khía cạnh nào đó, chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại Vi ệt Nam vẫn tương đối tốt. Tuy nhiên, để hạn chế các rủi ro trong hoạt động ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tín dụng thì việc kiểm soát chất lượng tín dụng luôn phải đặt lên hàng đầu. Trong tình hình chung của hệ thống ngân hàng thương mại như vậy, BIDV Thái Nguyên đã có những cố gắng để đảm bảo chất lượng tín dụng luôn trong tầm kiểm soát. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của BIDV năm 2010 là 15% và tỷ lệ nợ xấu thấp hơn so với bình quân ngành (0,66%) [1]. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA BIDV THÁI NGUYÊN NĂM 2010 Để đánh giá chất lượng tín dụng của BIDV Thái Nguyên, chúng ta có thể xem xét một số chỉ tiêu sau: Tình hình kinh doanh Nhìn chung, kết quả kinh doanh của BIDV Thái Nguyên năm 2010 là rất khả quan mặc dù tình hình kinh tế trong nước nói chung và Thái Nguyên nói riêng còn nhiều khó khăn. Lợi nhuận trước thuế năm 2010 tăng 9,55% so với năm 2009; nguồn vốn huy động tăng 15,29%; dự nợ tín dụng tăng 12,52% nhưng nợ xấu cũng tăng 0,06%. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có gần 15 chi nhánh cấp 1 của các ngân hàng thương mại nên sự cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt.

Page 21: Tập 91 - 3

Hà Thị Thanh Hoa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 15 - 19

16

Bảng 1: Tình hình kinh doanh của BIDV Thái Nguyên

TT Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 So sánh 2010/2009

1 Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 59,8 65,51 109,55% 2 Nguồn vốn huy động Tỷ đồng 1.504 1.780,09 115,29% 3 Dư nợ tín dụng Tỷ đồng 2.404 2.704,89 112,52% 4 Tỷ lệ nợ xấu % 0,6% 0,66% 0,06%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2010 của BIDV Thái Nguyên)[1]

Chỉ tiêu định hướng bán lẻ Bảng 2: Các chỉ tiêu định hướng bán lẻ của BIDV Thái Nguyên.

TT Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 So sánh 2010/2009 1 Huy động vốn bán lẻ Tỷ đồng 1.112 1.295,35 116,49% 2 Dư nợ tín dụng bán lẻ Tỷ đồng 120 147,48 122,9% 3 Số lượng thẻ Chiếc 19.427 4 Số CIF KH cá nhân Số 32.820

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2010 của BIDV Thái Nguyên)[1]

Như vậy, những chỉ tiêu định hướng bán lẻ căn bản của BIDV Thái Nguyên chưa đạt kế hoạch đề ra năm 2010. Thực tế, BIDV Thái Nguyên chưa thực sự quan tâm, chú trọng đến lĩnh vực bán lẻ. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động bán lẻ của Chi nhánh. Mặt khác, năm 2010, giá vàng và đô la Mỹ biến động mạnh làm một phần tiền nhàn rỗi của dân cư có xu hướng chuyển sang đầu tư vào vàng và đô la.

Chỉ tiêu quản lý kinh doanh Bảng 3:Tình hình quản lý kinh doanh của BIDV Thái Nguyên

ĐVT: tỷ đồng. TT Chỉ tiêu 2009 2010 So sánh 2010/2009 1 Huy động vốn theo đối tượng 1.504 1.780,09 118,36% A Định chế tài chính 27 10,87 40,26% B Khách hàng doanh nghiệp 365 473,87 129,83% C Bán lẻ 1.112 1.295,35 116,49%

2 Dư nợ tín dụng theo đối tượng 2380 2.704,89 113,65% A Định chế tài chính 0 B Khách hàng doanh nghiệp 2.260 2.557,41 113,16% C Bán lẻ 120 147,48 122,9%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2010 của BIDV Thái Nguyên) [1]

Khi phân tích chi tiết các chỉ tiêu về huy động vốn và cho vay theo đối tượng, có thể thấy BIDV có nguồn vốn huy động cơ bản từ dân cư (1c/1 = 73%) và đối tượng cho vay chủ yếu là các doanh nghiệp (2b/2 = 94,5%). Như vậy, mặc dù xác định rõ nguồn cung và cầu của nghiệp vụ tín dụng nhưng Chi nhánh BIDV Thái Nguyên còn nhiều khó khăn trong việc huy động vốn từ khu vực dân cư. Điểm mạnh nhất trong công tác huy động vốn của BIDV Thái Nguyên hiện nay có được là thương hiệu mạnh, nhưng so với nhiều ngân hàng thương mại cổ phần hiện tại ở Thái

Nguyên thì chất lượng dịch vụ của BIDV Thái Nguyên trong công tác huy động vốn vẫn còn thua kém nhiều.

Trên đây là một số chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng tín dụng của chi nhánh BIDV Thái Nguyên. Nhìn chung chất lượng hoạt động nói chung và chất lượng tín dụng nói riêng, của BIDV Thái Nguyên năm 2010 là tương đối tốt. Tuy nhiên, để góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng của BIDV Thái Nguyên trong thời gian tới, chúng ta cùng xem xét những nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới kết quả hoạt động của BIDV Thái Nguyên.

Page 22: Tập 91 - 3

Hà Thị Thanh Hoa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 15 - 19

17

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA BIDV THÁI NGUYÊN Môi trường kinh doanh Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Nền kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng. Nền kinh tế ổn định làm cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành trôi chảy. Năm 2010, mặc dù nền kinh tế thế giới đã có sự phục hồi, kinh tế đất nước nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng đã có tăng trưởng nhưng vẫn còn rất nhiều khó khăn. Với sự nỗ lực phấn đấu của các cấp, các ngành và nhân dân toàn tỉnh, kinh tế tiếp tục phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện và nâng cao. Tốc độ tăng trưởng GDP tỉnh Thái Nguyên năm 2010 là 11% là một điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngân hàng trên địa bàn phát triển [2]. Với tốc độ tăng trưởng lớn hơn tốc độ tăng bình quân của nền kinh tế Việt Nam, các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có rất nhiều cơ hội để phát triển hoạt động kinh doanh của mình, nhất là hoạt động tín dụng. Thu nhập bình quân đầu người Thái Nguyên là một tỉnh miền núi, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, khả năng tích lũy trong dân cư còn thấp (thu nhập bình quân đầu người năm 2010 là 17,5 triệu đồng [2]). Mặc dù thu nhập bình quân đầu người đã tăng 2,9 lần so với năm 2005 hay tăng 3 triệu đồng so với năm 2009, nhưng thu nhập bình quân còn thấp so với bình quân cả nước nên ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng huy động vốn của các ngân hàng thương mại tại Thái Nguyên nói chung và BIDV Thái Nguyên nói riêng. Hơn nữa, thu nhập thấp và thói quen tiêu dùng làm khả năng cho vay đối với khách hàng cá nhân của các ngân hàng cũng chưa cao, chỉ chiếm 5,5% tổng dư nợ. Tỷ lệ lạm phát Bên cạnh đó, năm 2010 là một năm giá cả thị trường biến động rất mạnh mẽ, đặc biệt là giá vàng và giá đô la Mỹ. Vì lý do đó nên một phần lớn tích lũy của khu vực dân cư đã chuyển sang vàng và đô la làm ảnh hưởng lớn đến khả năng huy động vốn từ khu vực dân cư.

Trên đây là một số nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô, tác động mạnh mẽ và toàn diện tới tất cả các ngân hàng thương mại trong nền kinh tế. Ngoài ra, còn có các nhân tố mà bản thân mỗi ngân hàng lại có những cách ứng xử, lựa chọn khác nhau nhằm giảm thiểu rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận cho mình. Khách hàng Khách hàng là nhân tố quan trọng tác động đến chất lượng tín dụng. Vì thế, các ngân hàng luôn quan tâm đến chiến lược khách hàng để tìm cho mình những khách hàng trung thực và thực sự có khả năng kinh doanh. Những khách hàng này chính là người đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. BIDV Thái Nguyên luôn quan tâm đến sự lựa chọn khách hàng. Các khách hàng hiện nay của ngân hàng BIDV Thái Nguyên chủ yếu là các doanh nghiệp. Ngân hàng này chưa chú trọng tới đối tượng khách hàng cá nhân. Khách hàng doanh nghiệp của BIDV Thái Nguyên được đánh giá rất nghiêm túc, theo đúng quy trình lựa chọn khách hàng nên đa phần các khách hàng đều rất đáng tin cậy. Đối thủ cạnh tranh Hiện nay, trên một địa bàn nhỏ hẹp ở tỉnh Thái Nguyên có đến 15 ngân hàng thương mại cùng hoạt động làm cho sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt. Hơn nữa, những ngân hàng mới hoạt động tại Thái Nguyên thường có những chính sách thu hút khách hàng rất hấp dẫn, thái độ phục vụ của nhân viên rất lịch sự, niềm nở. Đây chính là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động của Chi nhánh BIDV Thái Nguyên. Đặc điểm chi nhánh BIDV Thái Nguyên

Bản thân các ngân hàng phải luôn luôn chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động của mình nếu không muốn bị thất bại trong cạnh tranh. Hiện nay, nước ta đã có hơn 40 ngân hàng thương mại nên sự cạnh tranh càng trở nên khốc liệt. Các ngân hàng phải nhận thức được những nhân tố tác động đến chất lượng hoạt động nói chung và chất lượng tín dụng nói riêng để phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu của bản thân mình nhằm phát huy lợi thế cạnh tranh.

Page 23: Tập 91 - 3

Hà Thị Thanh Hoa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 15 - 19

18

Một là, chiến lược kinh doanh. Là chi nhánh cấp 1 của BIDV nên BIDV Thái Nguyên tuân thủ theo chiến lược chung của BIDV. Tuy nhiên, do sự phát triển các điều kiện kinh tế và xã hội của địa phương cũng như một số nhân tố khách quan, nên BIDV Thái Nguyên vẫn có những đặc điểm riêng biệt của mình. Với tình hình kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới còn nhiều khó khăn, BIDV Thái Nguyên xác định theo đuổi chiến lược tập trung khai thác thị trường.

Hai là, lãi suất cho vay. Theo kế hoạch mà NHNN công bố thì năm 2012 sẽ cố gắng đưa lãi suất về mức quanh 10% [1]. Do đó, BIDV Thái Nguyên cũng có kế hoạch để chuẩn bị cho xu hướng mới của lãi suất trong thời kỳ này. Ba là, công tác quản lý nhân sự. Đến 31/12/2009, tổng số cán bộ công nhân viên của Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Thái Nguyên là 139 người, trong đó trong đó số lao động có trình độ từ đại học trở lên chiếm trên 80% [1]. Nguồn nhân lực không ngừng được bổ sung, trẻ hoá. Công tác tuyển dụng được tiến hành hàng năm một cách công khai, nghiêm túc đảm bảo tuyển chọn được người tài phục vụ cho Chi nhánh. Các cán bộ trong Chi nhánh luôn có ý thức tự học tập, trau dồi, nâng cao trình độ để đáp ứng nhu cầu công tác ngày càng cao. Như vậy, có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Các ngân hàng cần nắm vững các nhân tố và mức độ ảnh hưởng, tác động tích cực, tiêu cực đến chất lượng tín dụng để từ đó có những biện pháp ngăn ngừa rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng hợp lý. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA BIDV THÁI NGUYÊN Về quản trị điều hành:

- Nắm chắc quan điểm chỉ đạo về chính sách tiền tệ của Thống đốc NHNN, của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam. Có nhiều giải pháp điều hành quyết liệt, năng động, sáng tạo để thực thi có hiệu quả nhất là trong môi trường kinh tế, tiền tệ - tín dụng biến động phức tạp, khó khăn như năm 2012. Kiên định với mục tiêu kinh doanh đã hoạch định, kiên quyết trong chỉ đạo điều hành, tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ.

- Xác định rõ tiềm năng thế mạnh của địa bàn. Thực hiện đánh giá phân tích nền khách hàng hiện có, xây dựng và phát triển cho được một nền khách hàng tốt có khả năng kinh doanh, phát triển trong tương lai. Xây dựng một nền khách hàng tốt là xây dựng một thị trường tốt cho các sản phẩm tín dụng và dịch vụ ngân hàng, đồng thời cũng là thị trường cung cấp yếu tố đầu vào là nguồn vốn cho chi nhánh. Đây là yếu tố quyết định cho việc phát triển và chuyển dịch cơ cấu hoạt động của chi nhánh.

- Phải tập trung mọi nguồn lực để xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ của chi nhánh có “tâm” có “tầm” đáp ứng cho yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của sự phát triển hội nhập của hệ thống. Đây là nền tảng tạo nên sức mạnh cạnh tranh và sự phát triển lâu dài, ổn định của chi nhánh.

- Chú trọng công tác xây dựng và phát triển Đảng. Đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức đoàn thể, tạo lập sự thống nhất cao trong nội bộ. Xây dựng chi bộ Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh là hạt nhân lãnh đạo và đoàn kết của chi nhánh. Thành công của một chi nhánh chỉ có thể có được khi biết tập hợp và phát huy sức mạnh của tập thể CBCNV.

Về sản phẩm bán lẻ của chi nhánh:

- Tăng cường hoạt động xúc tiến hỗn hợp nhằm thu hút khách hàng cho sản phẩm bán lẻ tại chi nhánh như:

+ Tăng cường công tác chăm sóc khách hàng, duy trì, theo dõi và nâng cấp chất lượng sản phẩm.

+ Tăng cường công tác marketing, quảng bá thương hiệu.

+ Nâng cao chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ công nhân viên chi nhánh.

+ Hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ cũ và phát triển các sản phẩm dịch vụ mới…

TÀI LI ỆU THAM KHẢO [1]. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2010 của Chi nhánh BIDV Thái Nguyên. [2]. Báo cáo số 111/BC-UBND về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2010, phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2011.

Page 24: Tập 91 - 3

Hà Thị Thanh Hoa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 15 - 19

19

[3]. PGS.TS Phan Thị Thu Hà, (2004), Ngân hàng thương mại - Nxb Thống kê Hà Nội. [4]. PGS.TS Lưu Thị Hương, (2003), Tài chính doanh nghiệp - Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân.

[5]. PGS.TS Nguyễn Hữu Tài, (2005), Lý thuyết tài chính tiền tệ - Nxb Thống kê Hà Nội,. [6]. TS Nguyễn Thu Thảo, (2006), Thanh toán quốc tế - Nxb Học viện Tài chính.

SUMMARY FACTORS INFLUENCING THE CREDIT QUALITY OF THE BANK OF INVESTMENT AND DEVELOPMENT OF VIET NAM – THAI NGUYEN BRANCH

Ha Thi Thanh Hoa*, Duong Thi Thuy Huong College of Economics and Business Administration - TNU

Credit quality is a relative concept and a great category as well. It is a general signal expressing the legal improvement level in economic management in general, and in bank management in particular. It also shows strengths and weaknesses in bank management. Credit quality is not only the bank administers’ concern but the whole society’s as well. The Bank of Investment and Development of Viet Nam, Thai Nguyen Branch (BIDV Thai Nguyen) is one of the top commercial banks in Thai Nguyen province. The credit quality of BIDV Thai Nguyen, like any other commercial banks, depends on many factors, such as economic, legal, social and natural environments; clients and the bank by itself. Bank administers, hence, must take much consideration on these factors to find out suitable solutions to enhance the credit quality for their banks. Key words: Credit quality, bank, client, interest rate, BIDV Thai Nguyen.

* Tel: 0949 330585

Page 25: Tập 91 - 3

Hà Thị Thanh Hoa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 15 - 19

20

Page 26: Tập 91 - 3

Đỗ Thị Bắc và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 21 - 25

21

PHÁT TRI ỂN SẢN XUẤT LÚA NH ẰM ĐẢM BẢO AN NINH L ƯƠNG THỰC TỈNH BẮC KẠN

Đỗ Thị Bắc1*, Nguyễn Thị Ngọc Dung1, Nguyễn Ngọc Sơn Hải 2 1Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – ĐH Thái Nguyên;

2Trường Đại học Nông lâm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT

Bắc Kạn là tỉnh miền núi, vùng cao, cách thủ đô Hà Nội 166 km về phía Bắc, có diện tích tự nhiên là 485.941 ha, đất nông nghiệp chỉ chiếm 7,54%, đất lâm nghiệp khá lớn chiếm 77,24%, đất chưa sử dụng chiếm 10,65%. Bắc Kạn có địa hình phức tạp, chia cắt bởi các dãy núi cao. Bắc Kạn có 1 thị xã, 7 huyện, 112 xã, 4 phường và 6 thị trấn huyện lỵ. Dân số năm 2011 là 298.124 người, trong đó dân số nông thôn chiếm tới 83,87%. Bắc Kạn có 59.344 hộ nông thôn, trong đó hộ nông nghiệp chiếm 87,08%. Cơ cấu hộ nông thôn phân theo nguồn thu nhập lớn nhất từ ngành nông nghiệp chiếm 86,4%. Trong những năm qua kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn đã phát triển nhưng còn chậm, chưa ổn định, đời sống người dân nông thôn còn thấp kém. Vì vậy, để phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống người dân bền vững phải phát triển sản xuất lúa nhằm đảm bảo an ninh lương thực tỉnh Bắc Kạn. Từ khoá: Sản xuất lúa, An ninh lương thực, Bắc Kạn, Miền núi, Nghèo đói

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Bắc Kạn là tỉnh miền núi, vùng cao, cách thủ đô Hà Nội 166 km về phía Bắc, có diện tích tự nhiên là 485.941 ha, đất nông nghiệp chỉ chiếm 7,54%, đất lâm nghiệp khá lớn chiếm 77,24%, đất chưa sử dụng chiếm 10,65%. Bắc Kạn có địa hình phức tạp, chia cắt bởi các dãy núi cao, độ cao trung bình so với mực nước biển 500 - 600m, điểm cao nhất là dãy núi Nam Hoa Sơn cao 1.640m và điểm thấp nhất là xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới cao 40m. Bắc Kạn có 1 thị xã, 7 huyện, 112 xã, 4 phường và 6 thị trấn huyện lỵ. Dân số năm 2011 là 298.124 người, trong đó dân số nông thôn chiếm tới 83,87%. Bắc Kạn có 59.344 hộ nông thôn, trong đó hộ nông nghiệp chiếm 87,08%. Cơ cấu hộ nông thôn phân theo nguồn thu nhập lớn nhất từ ngành nông nghiệp chiếm 86,4% [1]. Trong những năm qua kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn đã phát triển nhưng còn chậm, chưa ổn định, đời sống người dân nông thôn còn thấp kém. Vì vậy, để phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống người dân bền vững phải phát triển sản xuất lúa nhằm đảm bảo an ninh lương thực tỉnh Bắc Kạn.

* Tel: 0912741895. Email:[email protected]

TRIỂN VỌNG VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT LÚA NHẰM ĐẢM BẢO AN NINH LƯƠNG THỰC TỈNH BẮC KẠN

Những thuận lợi và triển vọng đối với trồng lúa ở tỉnh Bắc Kạn

Hệ thống cơ chế, chính sách của Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện phát triển sản xuất lúa. Nhu cầu phát triển sản xuất lúa ngày càng tăng để đảm bảo cho tiêu dùng. Điều kiện tự nhiên của Bắc Kạn thích hợp cho sản xuất lúa. Nông dân Bắc Kạn có kinh nghiệm trồng lúa từ lâu đời. Đầu tư cho khoa học công nghệ nông nghiệp ngày càng tăng, kết hợp với tiếp thu ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ về lúa ngày càng tăng. Năng suất, sản lượng lúa ngày càng tăng do ngày càng có nhiều giống mới để thâm canh, năng suất, chất lượng cao, có khả năng thích ứng rộng và chống chịu sâu bệnh. Năm 2011 các giống lúa thuần như: Bao thai, khang dân 18, khang dân đột biến, DV108, C70, nếp 97 và các giống địa phương nông dân tự để giống như đoàn kết, khẩu nua lếch… Các giống lúa lai gồm: Tạp giao 1, nhị ưu 63, nhị ưu 527, nhị ưu 838, D.ưu 527, bắc ưu 903, bồi tạp sơn thanh 2 dòng, SNY 6, Q.ưu 1, Q.ưu 6…[4].

Page 27: Tập 91 - 3

Đỗ Thị Bắc và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 21 - 25

22

Bảng 1. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa tỉnh Bắc Kạn năm 2009 - 2011

Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011 So sánh (%)

2010/ 2009

2011/ 2010

BQ 2009 - 2011

1. Vụ đông xuân

- Diện tích ha 7518 7399 7631 98,42 103,14 100,78

- Năng suất tạ/ha 4775 4817 5301 100,90 110,05 105,46

- Sản lượng tấn 35898 35640 40450 99,28 113,50 106,39

2. Vụ mùa

- Diện tích ha 14304 14353 14118 100,30 98,36 99,35

- Năng suất tạ/ha 4213 4045 4016 96,01 99,28 97,65

- Sản lượng tấn 60269 58051 56691 96,32 97,58 97,00

3. Cả năm

- Diện tích ha 21822 21752 21749 99,68 99,99 99,83

- Năng suất tạ/ha 4407 4307 4466 97,73 103,69 100,71

- Sản lượng tấn 96167 93691 97141 97,43 103,68 100,55

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bắc Kạn, Sở NN và PTNT tỉnh Bắc Kạn [3], [4].

Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo nguồn thu từ nông nghiệp đạt 544.000 đồng. Giá trị sản phẩm trồng trọt bình quân trên 1ha ở tỉnh Bắc Kạn trong những năm qua đã dần tăng lên, nhưng nhìn chung còn thấp chưa tương xứng với tiềm năng, cần phát triển sản xuất lúa, tăng giá trị, đảm bảo an ninh lương thực.

Bảng 2. Giá trị SP trồng trọt và nuôi trồng thuỷ sản/1ha ở tỉnh Bắc Kạn năm 2010

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Toàn tỉnh

TX BK Pắc Nặm

Ba Bể

Ngân Sơn

Bạch Thông

Chợ Đồn

Chợ Mới

Na Rì

Giá trị SP TT và NT thuỷ sản/1 ha

32,50 31,42 26,14 30,71 28,20 33,39 32,94 36,38 36,74

1. Giá trị sản phẩm trồng trọt/1 ha

32,62 31,50 26,10 30,70 28,20 33,50 33,19 36,62 37,06

- Giá trị SP cây hàng năm/1 ha

32,63 34,50 26,24 30,38 28,25 32,18 35,04 35,18 38,03

- Giá trị sản phẩm cây lâu năm/1 ha

32,55 27,43 23,62 32,21 25,94 38,62 25,24 40,78 21,70

2. Giá trị SP nuôi trồng thuỷ sản/1 ha

28,83 29,00 28,01 31,59 28,10 28,80 28,42 28,68 28,58

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bắc Kạn [3] và số liệu điều tra [2].

Sản phẩm lúa gạo ngày càng tăng về số lượng và chất lượng góp phần ổn định đời sống cho nông dân - lực lượng chiếm đại đa số trong tổng số 298.124 người dân Bắc Kạn. Việt Nam đã gia nhập WTO, đây là cơ hội lớn tạo điều kiện thuận lợi cho lúa gạo và các loại sản phẩm nông nghiệp khác của Bắc Kạn có quyền bình đẳng tham gia vào thị trường thương mại nông sản của thế giới.

Những trở ngại và thách thức đối với trồng

lúa ở tỉnh Bắc Kạn

Những thách thức mà Bắc Kạn phải đối mặt: Sản xuất lương thực của Bắc Kạn, trong đó có lúa gạo, vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn thách thức, nhất là trong bối cảnh dân số tăng

nhanh, đất nông nghiệp ngày càng suy giảm, nguồn nước hạn chế, thiên tai, dịch bệnh xảy ra với tần suất ngày càng cao và khốc liệt hơn. Quá trình đô thị hoá tăng, diện tích đất trồng lúa ngày càng bị thu hẹp. Nhiều vùng sản xuất lúa được nông dân sở hữu rất manh mún, khó cơ giới hóa. Quá trình áp dụng

Page 28: Tập 91 - 3

Đỗ Thị Bắc và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 21 - 25

23

giống mới để thâm canh, phát triển thành những vùng sản xuất hàng hóa là điều kiện thuận lợi để các loại dịch hại mới nguy hiểm, khó phòng trừ. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có xu hướng tăng, ảnh hưởng đến chất lượng nông sản. Tham gia vào thị trường thương mại có sự đòi hỏi rất khắt khe về chất lượng nông sản. Do vậy phải có sự đầu tư một cách đồng bộ từ sản xuất đến đánh giá kiểm định chất lượng, bảo quản và vận chuyển tiêu thụ

Thách thức cần phải đảm bảo an ninh lương thực tỉnh Bắc Kạn

An ninh lương thực đang là vấn đề nóng bỏng được cả thế giới quan tâm. Các nhà kinh tế hàng đầu của Tổ chức nông lương Liên hợp quốc (FAO) cảnh báo giá lương thực toàn cầu sẽ tiếp tục ở mức cao kỷ lục trong những năm tới, sản lượng lương thực thế giới chưa thể đáp ứng nhu cầu. Mới đây, để bàn về tình trạng lương thực tăng giá, mở đầu cho hàng loạt cuộc họp do FAO tổ chức trên toàn thế giới để giải quyết vấn đề an ninh lương thực. Sản xuất lương thực ở nước ta và ở Bắc Kạn đang đứng trước những khó khăn do giá vật tư nông nghiệp tăng cao, chịu tác động do thời tiết và sự biến đổi khí hậu. Ðiều đáng lo ngại là diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp.

Nguy cơ mất an ninh lương thực: Hạn hán, thiên tai, thời tiết bất thường là do hậu quả của biến đổi khí hậu đang de dọa an ninh lương thực. Giá lương thực, thực phẩm tăng cao nên an ninh lương thực ngày càng trở thành vấn đề nóng bỏng. Một số nông sản phẩm thời gian gần đây tăng giá với tốc độ chóng mặt.

An ninh lương thực ở Bắc Kạn đang được thiết lập và đã đạt được những thành công trên nhiều mục tiêu. Tuy nhiên, việc đảm bảo an ninh lương thực vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là khả năng tiếp cận lương thực của mọi tầng lớp dân cư còn thấp và không đồng đều. Do khả năng tiếp cận lương thực của các hộ gia đình còn hạn chế nên trên thực tế hiện nay tại Bắc kạn vẫn còn tỷ lệ nghèo là 32,13%.

An ninh lương thực luôn là vấn đề bức xúc của nước ta, đặc biệt là tỉnh Bắc Kạn. Tìm kiếm giải pháp đảm bảo an ninh lương thực

cho tất cả mọi người không chỉ là mối quan tâm hàng đầu mà nó đã trở thành vấn đề thời sự vì giải quyết kịp thời vấn đề lương thực là trung tâm của mọi cố gắng hiện nay để phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững.

Cây lúa là cây lương thực chính trong mục tiêu phát triển nông nghiệp của Bắc Kạn để đảm bảo vững chắc an ninh lương thực, năm 2011 diện tích trồng lúa 21.749 ha, năng suất trung bình 4466 tạ/ha, sản lượng 97.141 tấn.

GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN NINH LƯƠNG THỰC TỈNH BẮC KẠN

Để nâng cao chất lượng và vị thế gạo và bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và góp phần bảo đảm an ninh lương thực Bắc Kạn cần phải coi trọng các giải pháp chủ yếu sau:

- Một là, để phát triển nhanh và bền vững, sản xuất lương thực tỉnh Bắc Kạn cần tập trung thực hiện các chính sách ổn định diện tích đất trồng lúa, trước sức ép của đô thị hóa và công nghiệp hóa, cần có thái độ kiên quyết và chính sách giữ ổn định diện tích đất trồng lúa. Bắc Kạn hạn chế và tiến tới không xây dựng các khu công nghiệp trên đất hai vụ lúa. Cùng với đó là quan tâm đầu tư hệ thống thủy lợi, giống, vật tư nông nghiệp và kỹ thuật thâm canh khuyến khích hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất lương thực. Có như vậy mới bảo đảm an ninh lương thực, góp phần ổn định xã hội.

Bắc Kạn có chính sách tín dụng ưu đãi và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư cho “Tam nông”; tăng cường đầu tư cho hệ thống thủy lợi; đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất, chế biến; cải tiến về giống và đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong canh tác, phòng trừ sâu bệnh giảm tổn thất trong và sau thu hoạch; tổ chức lại sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ; nâng cao thu nhập cho người trồng lúa gắn với phát triển nông thôn ngày càng văn minh hiện đại…

Vận dụng tốt các chính sách dân số, lao động và việc làm ở nông thôn; xoá đói, giảm nghèo, kết hợp với định canh, định cư các dân tộc ít người.

Tổ chức thực hiện Bắc Kạn phải tập trung tăng đầu tư hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, xây dựng cơ sở bảo quản, chế biến, tiêu thụ

Page 29: Tập 91 - 3

Đỗ Thị Bắc và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 21 - 25

24

tại các địa phương giữ nhiều đất lúa; có chính sách và biện pháp phù hợp để giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập, để người trồng lúa yên tâm sản xuất...

Cần xây dựng các vùng chuyên canh cây lương thực; xây dựng và sớm triển khai Chiến lược quốc gia về chống biến đổi khí hậu. Xây dựng vùng trồng lúa theo tiêu chuẩn GAP và định vị thương hiệu gạo của Bắc Kạn.

- Hai là, điều hành sản xuất, phân phối, lưu thông bình ổn giá lương thực, bảo đảm cho người trồng lúa có thu nhập hợp lý. Bắc Kạn cần thành lập Ban chính sánh về gạo và trách nhiệm nghiên cứu đề xuất và thi hành các chính sách liên quan đến sản xuất và tiêu thụ lúa gạo, có nhiệm vụ đánh giá chỉ đạo sản xuất nông nghiệp cân đối với tiêu dùng hàng năm, bảo đảm tính nhất quán và chính xác để vừa ổn định thị trường và an ninh lương thực Bắc Kạn có hiệu quả. Góp phần phối hợp hài hòa, thống nhất giữa các ban, ngành, các chủ thể tham gia thị trường lương thực, nhằm sử dụng các nguồn lực có hiệu quả.

- Ba là, cần tăng cường dự trữ lương thực. Cần có quỹ dự phòng để hỗ trợ nông dân khi gặp thiên tai hoặc các doanh nghiệp khi làm nhiệm vụ bình ổn giá. Quỹ này có quy mô phù hợp với tăng trưởng kinh tế và cân đối ngân sách của Bắc Kạn, là công cụ hữu hiệu điều tiết vĩ mô về an ninh lương thực tỉnh. Nguồn vốn này sẽ được dùng để hỗ trợ lãi suất tín dụng cho các doanh nghiệp mua dự trữ lương thực. Cần đầu tư xây dựng các kho tạm trữ lúa, ngoài ra còn cần xây dựmg hệ thống kho chứa cho nông dân gửi thóc, chờ cơ hội đưa ra thị trường.

- Bốn là, cần tổ chức lại các doanh nghiệp tham gia tiêu thụ lương thực cho phù hợp với tình hình mới, sẽ tăng cường nguồn lực cho các doanh nghiệp cạnh tranh tiêu thụ. Để tự tin trong cạnh tranh tiêu thụ với các doanh nghiệp cần chủ động nguồn cung chất lượng cao và nguồn khách hàng tiêu thụ. Để giữ khách hàng truyền thống, đồng thời mở thị trường và đối tác mới cần liên kết “bốn nhà”, trước hết với nông dân để chủ động nguồn cung gạo: Xây dựng kho dự trữ lớn, đầu tư vùng nguyên liệu lúa chất lượng cao, xây dựng các cơ sở chế biến gạo, cung cấp phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo tiêu chuẩn…

- Năm là, cần làm tốt công tác dự báo thị trường lương thực.

Bắc Kạn cần chủ động, tích cực để tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức trong việc bảo đảm an ninh lương thực của tỉnh và góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. Ban chỉ đạo tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản trung ương. Báo cáo sơ bộ kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản năm 2011. NXB Thống kê Hà Nội - 12/2011. [2]. Đỗ Thị Bắc. Kết quả điều tra nghiên cứu về kinh tế - tổ chức sản xuất lúa nhằm đảm bảo an ninh lương thực tỉnh Bắc Kạn năm 2009 - 2011. [3]. Cục Thống kê tỉnh Bắc Kạn, Niên giám Thống kê tỉnh Bắc Kạn năm 2010. NXB Thống kê năm 2011; Cục thống kê Bắc Kạn. Số liệu thống kê, báo cáo năm 2009 - 2011. [4]. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bắc Kạn. Số liệu thống kê, báo cáo năm 2009 - 2011.

Page 30: Tập 91 - 3

Đỗ Thị Bắc và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 21 - 25

25

SUMMARY RICE PRODUCTION DEVELOPMENT FOR ENSURING FOOD SECURITY IN BAC KAN PROVINCE

Do Thi Bac1*, Nguyen Thi Ngoc Dung1, Nguyen Ngoc Son Hai2 1College of Economics and Business Administration - TNU;

2College of Agriculture and Forestry - TNU

Bac Kan is a highland mountainous province, far from Hanoi capital 166 km towards North; its natural area is 485,941 hectares, of which agricultural land accounts for only 7.54%, forest land accounts highly for 77.24%, unused land accounts for 10.65%. Bac Kan has complex terrain, divided by high mountains. Bac Kan has one town, 7 district, 112 communes, 4 wards and 6 district capital. Its population in 2011 is 298,124, with the rural population accounts for 83.87%. Bac Kan has 59,344 rural households, of which agricultural households accounts for 87.08%. The numbers of rural households by source of highest income from agricultural sector accounts for 86.4%. In recent years, socio - economics of Bac Kan province has developed but it is still slow, unstable, lives of rural people are less advanced. Therefore, for socio-economic development and stable life advancement, people should develop rice production in order to ensure food security in Bac Kan province. Key words: Rice production, Food security, Bac Kan, Mountainous regions, Poverty

* Tel: 0912741895. Email:[email protected]

Page 31: Tập 91 - 3

Lê Thị Như Nguyệt và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 27 - 31

26

Page 32: Tập 91 - 3

Lê Thị Như Nguyệt và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 27 - 31

27

ĐẶC ĐIỂM CÚ PHÁP TRONG CHUYỆN CŨ HÀ NỘI CỦA TÔ HOÀI

Lê Thị Như Nguyệt1*, Phạm Kim Thoa2 1Nhà xuất bản - ĐH Thái Nguyên,

2Trường Đại học Công nghệ thông tin & Truyền thông – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Tô Hoài là một nhà văn "góp mặt" trên văn đàn Việt Nam từ đầu những năm 40 của thế kỉ XX. Các sáng tác của ông suốt hành trình hơn nửa thế kỉ có sự nhất quán, có bước phát triển, có tính sáng tạo so với văn học thời kì trước, đặc biệt là về phương diện cú pháp. Là một nhà văn có cảm quan hiện thực đời thường nên ông cảm nhận cuộc sống từ sự tồn tại tự thân của nó. Ngôn ngữ văn Tô Hoài chính là minh chứng của cuộc hành trình hiện đại hoá lối diễn đạt của cú pháp văn xuôi hiện đại... Từ khóa: Cú pháp, câu, Chuyện cũ Hà Nội, truyện ngắn, Tô Hoài, ngôn ngữ…

1.*Tô Hoài là một nhà văn lớn của nền văn học hiện đại Vi ệt Nam. Với hơn 160 đầu sách và hơn 1.000 bài báo trong sự nghiệp sáng tác đã chứng tỏ ý thức lao động nghệ thuật đáng nể của nhà văn Tô Hoài. Trên nhiều trang viết của mình ông luôn có "một giọng điệu riêng, một cách nói riêng" (Phong Lê) sáng tạo, độc đáo. Điều đó là nhờ vào sự tỉ mỉ và tinh tế trong quan sát đời sống mang đến cho sáng tác của ông những khám phá mới mẻ, bất ngờ, thú vị, càng qua thời gian càng tỏa sáng, hấp dẫn người đọc, các nhà nghiên cứu nhiều thế hệ.

Đến với truyện Tô Hoài là chúng ta đến với "nhà văn của người thường, của chuyện thường" (Nguyễn Đăng Mạnh), có lẽ vì thế chăng mà Vân Thanh đã khẳng định: "Ngôn ngữ Tô Hoài thường ngắn gọn và gần với khẩu ngữ của nhân dân lao động", Nguyễn Đăng Điệp cho rằng: "Viết về cái riêng của mình, quanh mình là định hướng nghệ thuật và cũng là kênh thẩm mĩ của Tô Hoài… Nó khiến cho nhà văn Tô Hoài có được phong cách, giọng điệu riêng. Đó là một giọng kể nhẩn nha, hóm hỉnh và tinh quái". Vì thế nó tạo ra sức cuốn hút lớn trong lòng độc giả mọi thế hệ. Mặc dù các nhà nghiên cứu, phê bình văn học đã có những đánh giá, phân tích về nhiều mặt như: Nội dung, nghệ thuật, đề tài, ngôn ngữ… trong sáng tác của Tô Hoài, nhưng đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về đặc điểm cú pháp trong các tác

* Tel: 0973216622, Email: [email protected]

phẩm của ông, đặc biệt ở mảng truyện ngắn. Tiến hành tìm hiểu đặc điểm cú pháp trong tác phẩm của Tô Hoài sẽ giúp chúng ta tiếp cận và cảm nhận rõ nét thế giới nghệ thuật của tác giả, hiểu sâu sắc hơn sự sáng tạo về mặt ngôn ngữ của nhà văn - một trong những yếu tố quan trọng tạo nên phong cách nghệ thuật của Tô Hoài.

Bước đầu tìm hiểu, ở bài viết này, chúng tôi xin được bàn về đặc điểm cú pháp trong Chuyện cũ Hà Nội của nhà văn Tô Hoài, ở phạm vi 10 truyện ngắn được in trong tập truyện ngắn đặc sắc này, gồm các truyện: Bánh chợ, Bắt chuột, Bẫy chim, chơi chim, Bên đạo, Con đường quen thuộc, Cúp tóc, Ông Ấm, Phố Hàng Đào, Thịt chó, Tìm vàng.

2. Như đã biết, câu là một phạm trù cơ bản của cú pháp, luôn được coi là một đơn vị hoàn chỉnh, đơn vị cao nhất được nghiên cứu trong phạm vi của ngôn ngữ học. Sự phân loại câu trong ngôn ngữ học hiện nay khá phức tạp, dựa trên những tiêu chuẩn khác nhau. Theo nhà nghiên cứu Diệp Quang Ban, dựa vào cấu tạo ngữ pháp thì câu được phân loại như sau:

* Câu đơn:

- Câu đơn hai thành phần là câu được cấu tạo gồm hai thành phần chính: chủ ngữ và vị ngữ. Hai thành phần này tạo nên nòng cốt của câu đơn.

- Câu đơn đặc biệt: Thông thường câu đơn được cấu tạo bằng một nòng cốt gồm hai thành phần chính (chủ - vị) và có thể có thành

Page 33: Tập 91 - 3

Lê Thị Như Nguyệt và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 27 - 31

28

phần phụ. Nhưng trong những ngữ cảnh giao tiếp nhất định câu có thể có cấu tạo đặc biệt: chỉ có một từ hoặc một cụm từ chính phụ, hay đẳng lập. Từ hay cụm từ đó không phân tách thành hai thành phần chủ ngữ hay vị ngữ, tuy nhiên chúng vẫn thực hiện chức năng thông báo như một câu bình thường. Những câu đó gọi là câu đơn đặc biệt.

Căn cứ vào bản chất ngữ pháp của từ hay cụm từ nòng cốt, câu đơn đặc biệt được chia thành hai loại: câu đơn đặc biệt - danh từ, câu đơn đặc biệt - vị từ.

- Câu dưới bậc: Đây là kiểu câu không có đời sống tự lập, chúng chỉ xuất hiện được nhờ bám vào những câu lân cận hữu quan, là biến thể của câu nhưng không mang đầy đủ các đặc trưng cần yếu của câu. Mặt khác, chúng cũng không thuộc về đơn vị bậc thấp hơn câu, chúng là những biến thể dưới bậc của câu, được gọi tắt là câu dưới bậc.

Câu dưới bậc là biến thể của câu, có ngữ điệu kết thúc, tự lập, nhưng không tự lập về cấu tạo ngữ pháp và ngữ nghĩa.

Câu đơn thuộc bất kì kiểu nào đều phải có tính vị ngữ. Dựa vào sự có mặt hay vắng mặt của vị ngữ thì câu dưới bậc được chia ra làm hai loại: câu dưới bậc có tính vị ngữ tự thân và câu dưới bậc có tính vị ngữ lâm thời.

* Câu phức:

Là câu có chứa hai (hoặc hơn hai) kết cấu chủ - vị, trong đó chỉ có một kết cấu chủ - vị nằm

ngoài cùng, bao (các) kết cấu chủ - vị, (các) kết cấu chủ - vị còn lại bị bao bên trong kết cấu chủ - vị đó.

* Câu ghép: Là câu chứa hai (hơn hai) kết cấu chủ - vị, trong đó không kết cấu chủ - vị nào bao hết kết cấu chủ - vị nào, mỗi kết cấu chủ - vị diễn đạt một sự việc và các sự việc này có quan hệ với nhau theo mối quan hệ nào đó.

Có thể trình bày khái quát sự phân loại câu theo cấu tạo ngữ pháp theo sơ đồ:

Qua quá trình khảo sát, thống kê về câu với tư cách là đối tượng của cú pháp học, chúng tôi nhận thấy rằng câu đơn hai thành phần được Tô Hoài sử dụng nhiều nhất: 576/1098 câu, chiếm 52,5%, với tần số xuất hiện 10/10 truyện. Tuy nhiên, câu đơn hai thành phần không đơn thuần chỉ có 2 thành phần là chủ ngữ và vị ngữ mà nhà văn thường sử dụng trạng ngữ, đề ngữ hoặc nhiều vị ngữ cùng một lúc. Có những truyện câu đơn hai thành phần chiếm quá nửa số câu trong truyện như Ông Ấm có 156 câu thì có tới 95/156 câu đơn, chiếm 60,8% toàn truyện.

Ví dụ:

- Tên ông ấy // không phải là Ấm. (Ông Ấm)

- Chúng tôi // là ba người. (Thịt chó)

- Đầu chợ, hàng cháo bột // se khói um.

(Bánh chợ)

- Cụ xã vị // nho nhã, búi tóc củ hành.

(Cúp tóc)

Page 34: Tập 91 - 3

Lê Thị Như Nguyệt và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 27 - 31

29

Văn chương Tô Hoài gần gũi với cuộc sống đời thường nên câu đơn hai thành phần được sử dụng để mô tả lại sự vật, hiện tượng, những diễn biến của cuộc sống đang diễn ra dưới con mắt quan sát tinh tế của nhà văn. Có thể khẳng định đây là sự tiến bộ của cú pháp văn xuôi Tô Hoài so với thời kì văn xuôi nửa đầu thế kỉ XX. Nếu như đặc điểm cú pháp của văn xuôi nửa đầu thế kỉ XX có nhiều dấu ấn của lối diễn đạt tự nhiên như trong các văn bản (Nôm và Quốc ngữ) của giáo hội Thiên chúa giáo (viết câu dài, có nhiều liên từ, lối viết biền ngẫu), hay như trong tiểu thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách còn có nhiều dấu ấn cũ (nhiều câu dài còn giữ lối viết biền ngẫu, đăng đối) chưa thực sự thuyết phục, thì đến thời điểm nửa cuối thế kỉ XX, cú pháp của các thể văn xuôi đã được cách tân theo hướng hiện đại hoá, trong đó có Nam Cao, Nguyên Hồng, Tô Hoài, Nguyễn Tuân… Đặc trưng nổi bật là lối diễn đạt mệnh đề với ưu thế của các câu đơn và câu ngắn. Nhờ đó câu văn trở nên nhẹ nhàng, hiện đại, có năng lực biểu đạt cao.

Mỗi nhà văn khi phản ánh hiện thực đều tìm cho mình một mảng đề tài tâm huyết. Nếu Nam Cao đến với những bi kịch của con người, Thạch Lam đến với những số phận, những cuộc đời buồn tẻ... thì Tô Hoài trong cuộc đời sáng tạo nghệ thuật luôn đến với con người và cuộc sống dung dị, đời thường. Trong 10 truyện khảo sát, chúng tôi thống kê được 164/1098 câu đơn đặc biệt, chiếm 14,9%, trong đó: câu đơn đặc biệt danh từ có 81/1098 câu, chiếm 7,4%, với tần số xuất hiện 10/10 truyện; câu đơn đặc biệt - vị từ, có 83/1098 câu, chiếm 7,5%, với tần số xuất hiện 10/10 truyện. Sử dụng các kiểu câu này Tô Hoài đã khắc họa được những cái đời thường trong cuộc sống với văn phong hết sức mộc mạc, giản dị, gần gũi, tạo nên một giọng điệu riêng trong sáng tác của Tô Hoài.

Ví dụ:

- Câu đơn đặc biệt – danh từ:

+ Tơ Tứ Tổng. Tơ Phùng. (Phố hàng Đào)

+ Dãy đầu này, hàng bánh đúc. (Bánh chợ)

+ Chả chó Hà Nội. (Thịt chó)

- Câu đơn đặc biệt – vị từ:

+ Trong sân, trên tường cũng có tượng thánh, có thập ác. (Bên đạo)

+ Chỉ còn đợi chốc nữa lấy tiền.

(Phố hàng Đào)

+ Trên đường phố xép lơ thơ mấy nhà bên đồng trũng. (Con đường quen thuộc)

Do muốn giảm bớt sự rườm rà trong câu văn nên Tô Hoài đã sử dụng rất nhiều câu đơn. Nhưng nhiều khi câu đơn trong Chuyện cũ Hà Nội thường được nhà văn mở rộng thành phần câu. Ông rất hay sử dụng: trạng ngữ, đề ngữ, giải ngữ, câu đơn nhiều vị ngữ… khiến cho câu văn dài.

Ví dụ:

- Ngày ra ở hàng Mã, vào chợ Đồng Xuân, u cho ăn cái nem chả. (Bánh chợ)

- Các cô đêm hôm khách khứa, ban ngày lại cấy gặt. (Con đường quen thuộc)

Khi nói về sự phát triển của cú pháp tiếng Việt nửa đầu thế kỉ XX, nhiều tác giả thường nhấn mạnh vào khía cạnh biến đổi cấu trúc câu. Những câu dài được loại bớt, thay vào đó là những câu ngắn và câu đơn. Tô Hoài là một trong những nhà văn có hướng cách tân mới: Ông sử dụng nhiều câu đơn ngắn gọn, có lối tổ chức tự do về trật tự từ và các thành phần phụ. Những câu đơn được sử dụng để trần thuật, miêu tả về cuộc sống đời thường xung quanh Tô Hoài.

Ngoài câu đơn hai thành phần, Tô Hoài cũng sử dụng rất nhiều câu dưới bậc (câu khuyết chủ, câu ẩn chủ, câu dưới bậc có tính vị ngữ lâm thời): 202/1098 câu, chiếm 18,4%, trong đó câu khuyết chủ được sử dụng nhiều nhất: 105/1098 câu, chiếm 9,6%, với tần số xuất hiện 9/10 truyện; câu ẩn chủ có 87/1098 câu, chiếm 7,9%, với tần số xuất hiện 10/10 truyện; câu dưới bậc có tính vị ngữ lâm thời có 10/1098 câu, chiếm 0,9%, với tần số xuất hiện 2/10 truyện.

Ví dụ:

- Câu đơn khuyết chủ:

+ Nghe nói ngày trước cũng có người chết ở đấy. (Bên đạo)

Page 35: Tập 91 - 3

Lê Thị Như Nguyệt và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 27 - 31

30

- Câu đơn ẩn chủ:

+ Tôi khệ nệ bưng đặt lên đầu hè. Rồi đem đến một đôi guốc mộc, để bên cạnh. (Ông Ấm)

- Câu dưới bậc có tính vị ngữ lâm thời:

+ Trong nhà. Mợ Hai vẫn mải đo lụa, cẩn thận, thong thả. (Phố hàng Đào)

Với một nhà văn luôn đi khai thác những cái "đời thường": chuyện làng, chuyện chợ búa, các thú vui sở thích… thì ngôn ngữ văn chương của ông gần với lối nói khẩu ngữ là chuyện dễ hiểu. Vì thế, Tô Hoài đã sử dụng câu khuyết chủ, ẩn chủ để làm ngắn câu văn, gần với văn phong khẩu ngữ, để tránh lặp lại đối tượng được nói xuyên suốt trong tác phẩm.

Ví dụ:

- Đi giữa ban ngày mà cứ rờn rợn.

(Tìm vàng)

- Cứ việc lách lỗ đồng xu, bẻ khắc khắc.

(Bắt chuột)

- Tay đo lụa xong khấu luôn tiền tơ.

(Phố hàng Đào)

Tô Hoài sử dụng câu khuyết chủ, ẩn chủ khiến cho lời nói của mỗi nhân vật ngắn gọn chỉ vừa đủ lượng thông tin cho câu trước. Nó rất phù hợp với hoàn cảnh, đặc điểm tâm lí, trình độ tư duy của những người dân lao động bình thường.

Không chỉ trong Chuyện cũ Hà Nội mà dù viết về đề tài nào thì từng lời văn cũng có xu hướng giảm lược, câu văn thường không đủ các thành phần chính và nó chỉ đứng được trong những văn cảnh cụ thể. Tuy nhiên, cách thể hiện này của Tô Hoài không những đảm bảo được lượng thông tin mà còn thể hiện được những tầng bậc ý nghĩa khác. Người đọc, người nghe thấy hơi thở của đời sống đi vào văn chương, khẳng định mối quan hệ khăng khít giữa văn chương với cuộc đời.

Ngoài ra, trong Chuyện cũ Hà Nội Tô Hoài còn sử dụng cả câu ghép và câu phức, với số lượng 156/1098 câu, chiếm 15%, trong đó, câu phức là 97 câu, chiếm 8,8%, với tần số xuất hiện 10/10 truyện; câu ghép là 59 câu, chiếm 5,4%, với tần số xuất hiện 10/10 truyện.

Ví dụ:

- Câu phức:

+ Trẻ con // hay nghe người lớn nói chuyện ma. (Tìm vàng)

+ Tôi //đứng nhìn lên cái lồng bẫy của thằng Bách, lâu đến thế nào, tôi mải không biết ông tôi đến đặt tay lên vai tôi. (Bẫy chim, chơi chim)

- Câu ghép:

+ Ông // vừa quét ra đến ngoài sân đất, mà tôi // cũng không để ý. (Bẫy chim, chơi chim)

+ Chẳng ai // thóc mách mà khắp xóm // đã biết sự tình chị ấy ra sao. (Ông Ấm)

Câu phức và câu ghép trong Chuyện cũ Hà Nội được Tô Hoài sử dụng để làm dài câu. Kiểu câu này thường có các thành phần phụ đi kèm như: trạng ngữ, chú thích, tình thái…, khiến cho người đọc cảm thấy những câu văn giống như những đoạn văn rườm rà. Vì thế, hai loại câu này không được Tô Hoài sử dụng nhiều.

(Xem thêm bảng khảo sát đặc điểm cú pháp trong Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài)

3. Như vậy trong Chuyện cũ Hà Nội, Tô Hoài đã sử dụng rất nhiều kiểu câu như câu đơn hai thành phần, câu đặc biệt (câu đặc biệt - danh từ, câu đặc biệt - vị từ), câu dưới bậc (câu ẩn chủ, câu khuyết chủ, câu dưới bậc có tính vị ngữ lâm thời), câu phức, câu ghép, trong đó nhà văn chủ yếu sử dụng câu đơn, câu đặc biệt và câu dưới bậc. Việc sử dụng những kiểu câu này có chi phối nhất định đến độ dài câu (chúng tôi sẽ trình bày ở bài viết sau). Nhưng quan trọng hơn nó góp phần tạo nên đặc điểm ngôn ngữ văn chương của tác phẩm nói riêng và cả phong cách nghệ thuật của Tô Hoài. Đọc Chuyện cũ Hà Nội ta thấy một Tô Hoài nhạy cảm với ngữ cảnh sinh hoạt, phong tục, những tập tục, thói quen của từng vùng quê, từng gia đình, từng con người. Từ những cảnh sinh hoạt đặc thù ấy, Tô Hoài vừa phản ánh sinh động đời sống vật chất và tinh thần của Hà Nội xưa, vừa thể hiện đời sống lịch sử, xã hội hiện tại. Cảm hứng sau cách mạng của nhà văn hoàn toàn nhất quán với cảm hứng trước cách mạng.

Page 36: Tập 91 - 3

Lê Thị Như Nguyệt và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 27 - 31

31

Trên chặng đường hơn 70 năm sáng tạo nghệ thuật của mình, Tô Hoài đã lặng lẽ, bền bỉ, thủy chung để tạo nên bản sắc riêng có. Tô Hoài là một nhà văn vừa tinh tế, vừa sắc sảo, nhưng cũng là nhà văn của con người và cuộc sống bình dị, đời thường. Ngôn ngữ văn chương Tô Hoài mang một vẻ đẹp giản dị, mộc mạc... càng đi sâu tìm hiểu, ta càng thấy những điều lí thú, hấp dẫn trên từng trang văn của ông.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. Diệp Quang Ban (1987), Câu đơn tiếng Việt,

Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[2]. Diệp Quang Ban (1996), Ngữ pháp tiếng Việt,

T1, 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[3]. Tô Hoài (1986), Chuyện cũ Hà Nội, Nxb Văn

học, Hà Nội.

[4]. Phong Lê, Vân Thanh (2000), Tô Hoài về tác

gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

ABSTRACT SYNTACTIC CHARACTERISTICS IN “CHUYEN CU HA NOI” BY TO HOAI

Le Thi Nhu Nguyet1*, Pham Kim Thoa2 1Thai Nguyen University Press - TNU

2College of Information Technology and Communication - TNU To Hoai is a writer who has taken part in the Vietnamese literary circles since the beginning of the 1940s of the twentieth century. He was consistent in all his works during the time of over half a century. In comparison with the other pieces of work in the previous period, his literature had gained considerate developments and creation, especially in terms of syntax. Being an author of ordinal real life perception, he feels life from the very existence of it. To Hoai’s literature style is the evidence of the process of modernizing expressions of modern prose syntax…

Key words: Syntax, sentence, Chuyen cu Ha Noi, short stories, To Hoai, language…

* Tel: 0973216622, Email: [email protected]

Page 37: Tập 91 - 3

Lê Thị Như Nguyệt và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 27 - 31

32

Page 38: Tập 91 - 3

Lèng Thị Lan Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 33 - 37

33

DIỄN XƯỚNG ĐỒNG DAO TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG LAO ĐỘNG CỦA TRẺ EM DÂN TỘC THI ỂU SỐ MI ỀN NÚI PHÍA B ẮC

Lèng Thị Lan* Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Đồng dao gồm những bài hát và trò chơi trong đó có cả phần lời và cách thức diễn xướng. Khi tìm hiểu về những câu hát đồng dao của trẻ em trong môi trường lao động chúng tôi không đặt vấn đề nghiên cứu trẻ em là đối tượng lao động chính mà nghiên cứu ở mối quan hệ hữu cơ giữa trẻ em với hoạt động thực tiễn khi trẻ tham gia lao động. Đối với trẻ nhỏ những bài đồng dao đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu và luôn gắn với hoạt động thực tiễn lao động của các em. Qua đó, đồng dao đã phác hoạ bức tranh về đời sống của nhân dân các dân tộc một cách đa đạng, phong phú. Từ khoá: diễn xướng đồng dao, lao động, trẻ em dân tộc thiểu số

Vốn sinh ra và lớn lên trong điều kiện sống ở vùng núi nên trẻ em các dân tộc thiểu số khu vực miền núi được làm quen với nhiều môi trường lao động khác nhau: khi là không gian của làng bản, ruộng nương ... lúc xuống đồng, lúc trèo đèo qua suối... Các bài hát đồng dao của trẻ em các dân tộc đã ra đời, tồn tại trong nhiều hoạt động vật chất và tinh thần khác nhau nói trên. Do vậy, đối với trẻ em Việt Nam nói chung và trẻ em các dân tộc thiểu số miền núi nói riêng, thì những bài đồng dao đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu. Và trong đó, một bộ phận các bài hát đồng dao luôn gắn với hoạt động thực tiễn lao động của các em.*

Trong quá trình sưu tầm, chúng tôi đã hệ thống toàn bộ những công trình nghiên cứu và những bài viết về đồng dao Việt nói chung.Tuy nhiên, cho đến nay trong quá trình tìm hiểu có thể khẳng định rằng chưa có một công trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu nào về đồng dao dân tộc thiểu số. Dựa vào kết quả của các công trình nghiên cứu chỉ có thể kể đến một số bài viết về đồng dao đăng trên các tạp chí như:

Triều Nguyên (2008), So sánh đồng dao Việt với đồng dao Tày, Nùng về vần, nhịp và kết cấu, Tạp chí Văn hoá dân gian, 2.

Tô Ngọc Thanh (1974), Đồng dao với cuộc sống dân tộc Thái ở Tây Bắc, Tạp chí Văn học, 4.

Mông Kí Slay (1994), Ngôn ngữ trẻ thơ qua đồng dao Nùng, Tạp chí Văn hóa dân gian, 4. * Email: [email protected]

Bên cạnh đó còn kể đến một số cuốn sách được sưu tầm và biên soạn như:

Hoàng Thị Cành (1994), Đồng dao Tày. Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội.

Tô Ngọc Thanh (1994), Đồng dao Thái, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội.

Nông Hồng Thăng (1995), Đồng dao Nùng, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội.

Bùi Thiện (2004), Đồng dao Mường, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội.

Trong Tổng tập Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, Tập I, Quyển 1, Nxb Đà Nẵng 2002, các tác giả đã quan tâm tới đồng dao các dân tộc thiểu số nhưng chỉ là sưu tầm và giới thiệu (phần 2).

Trên cơ sở đó, ở bài viết này chúng tôi đề cập đến việc nghiên cứu hình thức diễn xướng đồng dao trong các hoạt động lao động của trẻ em dân tộc thiểu số vùng miền núi phía Bắc.

Diễn xướng đồng dao gắn liền với hoạt động lao động của trẻ em

Theo Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên), diễn xướng được hiểu một cách ngắn gọn như sau: “ Đó là việc trình bày các sáng tác dân gian bằng lời lẽ, âm thanh, nhịp điệu” [tr.85,6].

Diễn: Hành động xảy ra

Xướng: Hát lên, ca lên.

Với ý nghĩa nội hàm trên, khái niệm diễn xướng đồng dao có nghĩa sau: Là việc trình bày các sáng tác đồng dao qua thể hiện đồng nhất giữa hành động và lời hát.

Page 39: Tập 91 - 3

Lèng Thị Lan Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 33 - 37

34

Tiêu biểu cho bộ phận đồng dao diễn xướng trong môi trường lao động của trẻ em miền núi là những bài ca hụ (gọi) các con vật. Những câu hát đồng dao vang lên với giai điệu vui, rộn ràng, gắn liền với tiếng hò reo sôi động của trẻ, tạo nên không khí lao động ồn ã, khẩn trương. Ví dụ bài đồng dao về trâu húc nhau của trẻ chăn trâu miền núi:

Hụ... hụ...

Húc... húc...

Sừng mày sừng cây đa

Thân mày thân cây nghiến

Cây nghiến đóng bờ ruộng

Cây đa làm cọc nương

Cây tre dựng cột nhà

Húc... húc...

[tr.33, 4]

Trẻ em đọc bài này khi thấy trâu húc nhau chúng cùng hò la hoặc chính chúng tổ chức chơi trò chơi trâu húc nhau. Nhờ sự nhân cách hoá trong ngôn ngữ của đồng dao mà thế giới các loài vật, con vật đã trở thành bạn bè và gắn liền với đời sống của con trẻ. Vì thế, trẻ luôn tưởng tượng rằng con vật cũng có khả năng nghe, hiểu những điều các em nói. Các em vừa thách đố, vừa dỗ dành con vật như:

Sức vác, sức nghiêng

Sừng mày sừng thân trúc

Thân mày thân cây nghiến

Mày cứ húc tao xem

Mày què chân tao chữa

Mày gãy chân tao nuôi

Sừng vác, sừng nghiêng…

[tr. 40,1]

Khi hát bài này, trẻ rất lấy làm thích thú vì chúng nghĩ rằng: càng hò la hét to thì con trâu của chúng càng có niềm động viên, khích lệ và càng ra sức húc nhau. Cứ thế, mỗi lúc bài đồng dao lại được đám trẻ cố gắng sức hò reo khiến cho không gian bao la của núi rừng dường như không còn vẻ heo hút, vắng lặng nữa mà thay vào là một không khí vui chơi rộn ràng đầy tiếng ca và chan hoà tình yêu loài vật. Bài đồng dao này đã trở thành một

phương tiện để đáp ứng nhu cầu vui chơi cho trẻ trong khi trẻ tham gia nhiệm vụ lao động chăn trâu giúp bố mẹ.

Cũng chính trong lao động các em sáng tạo nên nhiều trò chơi và những trò chơi đó được đưa vào lời hát đồng dao như lời đối thoại giữa các em với con vật một cách hồn nhiên. Lời hát được diễn xướng theo những nhịp điệu khoẻ khoắn như là tiếng vang của nhịp điệu lao động. Chẳng hạn trẻ em dân tộc Thái với bài đồng dao nói về cây nỏ dưới đây:

Nỏ tao sát bằng lá num – ne

Con nào nhát sẽ thành ra đạn

Dạn như mái gà ấp

Nỏ tao lôi xuống ngay

Bỏ vào túi, mang về bản

Đứa nào lười cứ việc ngủ trưa!

Đứa nào muốn xem đến mà ngó!

[tr. 29, 3]

Khi đi chăn trâu, các em thường tự làm những chiếc nỏ cho mình. Chăn trâu cũng là lúc trẻ em có điều kiện được gặp nhau và tổ chức những trò chơi và cây nỏ đã trở thành đối tượng của trò chơi. Các em tranh cãi nhau xem nỏ ai tốt hơn bằng cách hát to các bài hát này. Cứ mỗi lần như vậy, âm điệu của bài đồng dao được chia thành nhiều giai đoạn, lúc đầu nhịp điệu chậm rãi âm thanh vừa phải, càng sau nhịp điệu càng mau, âm thanh càng lớn.

Trong sinh hoạt lao động, những bài hát đồng dao đó giúp các em làm việc có hiệu quả hơn, đây cũng là một biểu hiện của mối quan hệ giữa văn học dân gian với lao động được phổ biến khá rộng rãi trong nhân dân. Bài Tăm khảu (giã gạo) của đồng dao Nùng dưới đây được thể hiện rõ điều đó:

Túp ... tép

Tăm khảu púm púm chạu lạo dè

Lạo dè què

Lạo dè boót

Lạo dè kin que chử nặp tủm

Dịch nghĩa :

Thình... thịch

Giã gạo thình thịch mời bố chồng

Page 40: Tập 91 - 3

Lèng Thị Lan Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 33 - 37

35

Bố chồng què

Bố chồng mù

Bố chồng ăn mướp nấu canh

[tr.53, 4]

Bài này được hát cùng với trò chơi giã gạo hoặc khi trẻ xem bố mẹ giã gạo. Các em hát theo nhịp giã, nhịp chày sẽ rơi vào các từ: thình, thịch, giã, thình, mời. Bài đồng dao này trẻ hát bằng sự vận dụng nhịp điệu của lời thơ, khiến cho hoạt động lao động của người lớn phần nào giảm bớt đi sự nặng nhọc, vất vả.

Như vậy, những bài hát đồng dao diễn xướng trong lao động, nhịp điệu có vai trò rất quan trọng tạo nên cảm hứng sáng tác thi ca. Chẳng hạn như bài đồng dao sau:

Tao thả vịt con chiều nay cho diều cút

Cho quạ chuồn

Diều nhìn vịt con của tao, diều đau mắt

Quạ liếc vịt nhỏ của tao, quạ đau bụng

Cho diều sợ vịt con của tao

Như dê già sợ hổ

Cho quạ hãi vịt nhỏ của tao

Như gái chê chồng sợ lá ngón

[tr.27, 3]

Các em hát bài này khi đi chăn vịt hoặc khi không đi chăn vịt nhưng thấy có quạ, diều bay trên trời li ền hát cho “bõ ghét”. Vì thương con vật nuôi của mình đã nhiều lần bị quạ, diều hâu bắt ăn thịt nên bọn trẻ muốn đuổi chúng đi nhưng không có cách nào khác ngoài việc cất tiếng hát thật to. Như vậy, những bài hát đồng dao được ra đời trong môi trường lao động không chỉ đơn giản là nhịp điệu của âm thanh mà còn là sự thể hiện những tư tưởng, tình cảm nhất định không chỉ giúp cho việc cải thiện tình trạng lao động mà còn là khởi nguồn cho những sáng tác nghệ thuật. Tuy nhiên, trong đồng dao- tính nghệ thuật không phải là ở sự gọt rũa, chọn lọc mà chủ yếu được cấu thành từ động tác lao động kết hợp với nhịp điệu âm nhạc.

Bên cạnh những bài hát đồng dao lao động của trẻ nhỏ, công việc lao động nương rẫy và làm ruộng của người lớn cũng được phản ánh qua lời hát đồng dao như một lời gửi gắm về

kinh nghiệm lao động thực tiễn. Bài hát đồng dao này thể hiện sự quan sát rất tinh tế của trẻ em dân tộc Mường qua bài Làm ruộng như sau:

Đồng ruộng lởm chởm

Cày bừa qua loa

Trẻ con phụ nữ người già

Vừa làm

Vừa bắt cà kêm dế mèn

Tiếng rằng cơm nếp cơm tẻ

Không nên một miếng mà ăn vào lòng.

[tr. 184, 5]

Có thể thấy, diễn xướng đồng dao gắn với hoạt động lao động của trẻ em dân tộc thiểu số cũng thể hiện nhiều nội dung rất phong phú. Chính tại môi trường lao động mà trẻ em phát huy được năng lực vui chơi, ca hát một cách tối ưu.

Ngoài nội dung nêu trên, ở một số bài đồng dao gồm cả việc miêu tả sinh hoạt nông thôn phản ánh một số khía cạnh nhất định trong tư tưởng, tình cảm của nhân dân được trẻ nhỏ hát lên thông qua những bài đồng dao gắn liền với sản xuất nông nghiệp. Do đó trong nội dung phản ánh đồng dao còn là những bài ca mang hình thức nghi lễ.

Diễn xướng đồng dao của trẻ phản ánh những nghi lễ, phong tục

Cuộc sống lao động của nhân dân các dân tộc thiểu số miền núi chủ yếu gắn bó với tự nhiên và có mối quan hệ ràng buộc với thiên nhiên. Trong điều kiện sống với những cuộc đấu tranh vất vả, gian khổ để sinh tồn, những hình tượng con người khổng lồ, thần thánh… với sức mạnh thần kì đã được nhân dân sáng tạo nên. Do vậy, trong đồng dao các dân tộc thiểu số cũng như trong đồng dao dân tộc Việt có những bài phản ánh nội dung cầu nguyện sức mạnh các vị thần mang tính thần thoại, mà trẻ em thường hay hát, ví dụ như:

Lậy trời mưa xuống

Lấy nước tôi uống

Lấy ruộng tôi cầy

Lấy đầy bát cơm...

[tr.81, 2]

Page 41: Tập 91 - 3

Lèng Thị Lan Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 33 - 37

36

Đó là những câu hát phản ánh môi trường lao động, nội dung của bài hát cũng là nguyện vọng của người dân xưa.

Trong đồng dao nhiều bài có nội dung gắn với huyền thoại, thần thoại, mang dấu ấn của những hình thức nghi lễ xa xưa. Tiêu biểu cho những bài đồng dao gắn liền với lao động ở môi trường tự nhiên là những bài gọi tên các sự vật hiện tượng của thiên nhiên như: Bó phạ lốm (gọi trời gió), Bó phạ phôn (gọi trời mưa) của dân tộc Thái; Fạ ới đét (trời hãy nắng), Dảo lùm (gọi gió) của dân tộc Nùng; Roọng vỏ vạ (gọi trời), Roọng vạ phân (gọi trời mưa) của dân tộc Tày v.v... Khi cất lên tiếng ca lời của bài hát, các trẻ em dân tộc cũng tin rằng có một lực lượng siêu nhiên nào đấy sẽ nghe thấy lời của các em cầu nguyện mà giúp đỡ theo nguyện vọng của việc cầu mưa, cầu nắng, cầu gió v.v...

Trời ơi, mưa lớn Cho muỗm quả sai Cho lai trĩu cành Chuối xanh buồng trổ Nhà trên bán gạo Nhà dưới bán cá... Người Nùng xẻ gỗ

[tr 7, 1]

Những bài đồng dao này có thể ra đời đã từ lâu, nó phản ánh sinh hoạt lao động của nhân dân cầu mong mưa thuận gió hoà để con người mạnh khoẻ, vạn vật tốt tươi, để công việc lao động đạt kết quả. Từ những bài đồng dao phản ánh hình thức sinh hoạt nghi lễ khiến cho kết cấu và nội dung đồng dao thêm phần da dạng và mang đậm bản tộc người.

Chi phối bởi quan niệm tín ngưỡng của người lớn mà trẻ em người Thái khi tham gia lao động cũng có những hoạt động mang tính chất tín ngưỡng như trong bài Lời chú đặt bẫy [tr.28, 3] như sau:

Chào mào muốn vẹo cổ thì đến Bìm bịp muốn cổ ngoặt thì về Chim cuốc muốn chết ngắc thì qua Con cò thích chết dụi thì chui

Khi đặt bẫy các em thường chọn đứng cuối gió, các em giơ cái bẫy lên, dứ dứ về bốn phương theo thứ tự Tây, Bắc, Đông, Nam và

hát bài này. Hát xong một lượt mới đặt bẫy, vừa gài bẫy vừa hát nhẩm cho tới khi gài bẫy xong.

Trong thực tế diễn xướng, giữa nội dung bài hát với nghi lễ không phải bao giờ cũng tương ứng với nhau trong một kết cấu chặt chẽ, mà nhiều khi giữa hai hình thức này có khoảng cách nhất định [VHDG VN, tr.665]. Trong bài đồng dao trên nghi thức diễn xướng vượt ra khỏi khuôn khổ đó. Vậy có thể thấy, trẻ em là người biết tiếp thu và vận dụng chức năng sinh hoạt nghi lễ vào trong quá trình diễn xướng đồng dao. Điều này khiến cho những bài hát đồng dao mang tính nghi lễ có nội dung độc đáo.

Hình thức nghi lễ hát cúng thần còn được trẻ em người Mường phản ánh qua một số trò chơi kèm lời hát đồng dao. Đó là việc bắt chước lời hát cúng vía của thầy cúng để làm trò, như Dạ dê dà dà là lời mở đầu mà thầy cúng thường dùng để lấy hơi trước khi bắt đầu bài cúng theo phong tục, tập quán của dân tộc Mường, có thể thấy: Đùa trẻ nhỏ (tr.162); Quả mướp (tr.165); chẳng hạn:

Dạ dê dà dà Trứng gà trứng vịt.. Đam đam mồi mồi... Dạ dê!

[tr. 189, 5]

Từ bài hát phục vụ cho nhu cầu tín ngưỡng, của dân tộc, lời hát ấy được đưa vào đồng dao đã tạo ra nhịp điệu của âm nhạc trong bài hát đồng dao của trẻ. Lúc này lời ca không còn mang âm hưởng trầm buồn như những bài ca nghi lễ cúng thần mà vang lên âm điệu như một bản hoà tấu ca vui, vừa gợi lên không khí rộn ràng của trò chơi mỗi khi nhạc Dạ dê dà dà ngân lên.

Hoặc tục mừng nhà mới của đồng bào dân tộc cũng được trẻ em người Tày đưa vào trong trò chơi của đồng dao:

Bảo cho kiến có mồi Báo loài ong các tổ Mời bố mẹ trọc đầu lại đây Ăn thịt con chuồn chuồn Ăn đuôi con giả gỉn.. Ăn cơm mừng nhà mới...

[tr. 56, 1]

Page 42: Tập 91 - 3

Lèng Thị Lan Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 33 - 37

37

Tuy nhiên, mục đích không phải là hát mừng nhà mới mà cốt để phục vụ cho trò chơi được đa dạng nhiều vẻ hơn. Đây cũng là một trong những biểu hiện phong phú của tính độc đáo và tính thống nhất trong tư duy sáng tạo của trẻ em nói chung và trẻ em dân tộc thiểu số nói riêng. Ở một bình diện khác, thì bài đồng dao này đã giới thiệu cho chúng ta biết đến một phong tục sinh hoạt văn hoá của người Tày.

KẾT LUẬN

Như vậy, thông qua diễn xướng đồng dao của trẻ em gắn với các hoạt động lao động đã phác hoạ đời sống tinh thần phong phú của nhân dân các dân tộc thiểu số vùng miền núi phía Bắc. Đồng thời đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt, vui chơi, giải trí cho trẻ. Hơn nữa, còn là việc bảo lưu và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc Việt nói

chung và của đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng. Đây cũng là cơ sở cho sự tồn tại của đồng dao trong đời sống sinh hoạt của trẻ em ở một bộ phận dân ca sinh hoạt trữ tình Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Hoàng Thị Cành (1994), Đồng dao Tày. Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội. [2]. Nguyễn Nghĩa Dân (2005), Đồng dao Việt Nam, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội. [3]. Tô Ngọc Thanh (1994), Đồng dao Thái, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội. [4]. Nông Hồng Thăng (1995), Đồng dao Nùng, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội. [5]. Bùi Thiện (2004), Đồng dao Mường, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội. [6]. Từ điển tiếng Việt (2001), Hoàng Phê chủ biên, Nxb Đã Nẵng, TT Từ điển học, HN – ĐN.

SUMMARY FOLK SONG PERFORMANCE IN WORKING ACTIVITIES OF MINORITY ETHNIC CHILDREN IN THE NORTHERN MOUNTAINOUS PROVINCES

Leng Thi Lan* College of Agricultute and Forestry - TNU

Folk songs include songs and games with the lyric and the way to perform. In our study, children are not mentioned as the main labor force but we study their folk song performance while they are working. For children, folk songs are considered as an essential part which is associated with their working practices. Therefore, folk songs are diversity and richness illustration of ethnic’s life. Key words: Folk song performance, working activities, the children of the ethnic

* Email: [email protected]

Page 43: Tập 91 - 3

Lèng Thị Lan Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 33 - 37

38

Page 44: Tập 91 - 3

Cao Thị Hảo và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 39 - 45

39

HÌNH T ƯỢNG CON NGƯỜI MI ỀN NÚI TRONG TI ỂU THUYẾT CỦA TRI ỀU ÂN

Cao Thị Hảo*, Dương Trung Tín Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Qua việc khảo sát 3 tiểu thuyết của Triều Ân là: Nắng vàng bản Dao (1992), Nơi ấy biên thuỳ (1994), Dặm ngàn rong ruổi (2000), người viết đã chỉ ra những hình tượng nhân vật tiêu biểu như: những con người miền núi vượt qua bức tường phong kiến lạc hậu; những con người bị tha hoá đạo đức trong vòng xoáy của cơ chế thị trường và những con người hướng thiện giầu lòng nhân ái. Qua những hình tượng nhân vật sinh động, độc đáo và mang hơi thở cuộc sống của người dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc, người đọc có thể thấy được cách khám phá con người, nhìn nhận cuộc đời cũng như tâm hồn nhà văn. Từ khoá: Tiểu thuyết của Triều Ân, Văn học dân tộc thiểu số

Văn học thiểu số miền núi được coi là một mảng văn học đặc sắc. Chính các nhà văn người dân tộc thiểu số đã góp phần quan trọng vào việc khám phá, phát hiện vẻ đẹp chân, thiện, mỹ của đồng bào dân tộc mình. Nói tới thành tựu của dòng văn học này, không thể không nhắc tới Triều Ân – nhà văn dân tộc Tày khá tiêu biểu. Ông xuất hiện trên văn đàn vào khoảng thập niên 60 - 70 của thế kỉ trước với nhiều thành công trên lĩnh vực thơ ca và truyện ngắn. Nhưng có lẽ chỉ khi thử sức với thể loại tiểu thuyết vào khoảng những năm 90, “người đọc mới có dịp nhìn nhận một cách đầy đủ và toàn diện hơn sự nghiệp văn học cùng những đóng góp đáng ghi nhận của nhà văn với văn học các dân tộc ít người” [1] này.*

Về nhân vật trong tiểu thuyết của Triều Ân, một số nhà nghiên cứu đã đề cập đến. Bích Thu cho rằng: nhân vật trong tiểu thuyết của Triều Ân luôn phải “nếm trải” những “nhọc nhằn, cay đắng trên những “r ặm ngàn rong ruổi” c ủa mình”, trải qua “những thử thách ngặt nghèo để nhân vật tự lựa chọn, ứng xử, qua đó bộc lộ cá tính và nhân cách của mỗi cá nhân” [2]. Nguyễn Văn Long cũng khẳng định sự cố gắng của tác giả trong việc “thâm nhập sâu hơn vào thế giới tinh thần của các nhân vật để thể hiện và lí giải những mạch nguồn sâu xa của sức sống và những cảm thức về đời sống, về thế giới tự nhiên của con người miền núi” [3]. Tuy nhiên, những bài viết này chủ yếu nghiên cứu trên diện khái * Email: [email protected]

quát, chưa đi sâu để chỉ ra những đặc điểm cụ thể của hình tượng con người miền núi trong tiểu thuyết Triều Ân. Với việc khảo sát 3 tiểu thuyết: Nắng vàng bản Dao (1992), Nơi ấy biên thuỳ (1994), Dặm ngàn rong ruổi (2000), chúng tôi hi vọng sẽ khẳng định một phần những đóng góp của Triều Ân trong việc khắc hoạ hình tượng con người miền núi sinh động, độc đáo và mang hơi thở cuộc sống của người dân tộc thiểu số phía Bắc trong thời kỳ đổi mới. Qua đó, người đọc có thể thấy được cách khám phá con người, nhìn nhận cuộc đời cũng như tâm hồn của nhà văn một cách khá rõ nét.

Những con người vượt qua “bức tường” phong tục, tập quán lạc hậu Trong tiểu thuyết Nắng vàng bản Dao, Triều Ân đã xây dựng thành công hình tượng những con người có tri thức dám đấu tranh chống lại những hủ tục “thâm căn cố đế” mang lại sinh khí mới cho cuộc sống của đồng bào miền núi. Họ là những trí thức đại diện tiêu biểu cho người dân tộc thiểu số miền núi. Đó là cô giáo Lan, Phó chủ tịch xã Tòng.

Ngọc Lan là cô giáo dân tộc Tày, đầy nhiệt tình, tận tụy với nghề nghiệp, với học trò. Cô tiêu biểu cho những người có tư tưởng tiến bộ, chấp nhận đánh đổi tình yêu, khát vọng hạnh phúc gia đình để mang đến ánh sáng khoa học, tri thức văn hóa rạng rỡ cho người dân miền núi. Nhìn ngoại hình ta có thể hình dung được phần nào cuộc đời đầy gian truân vất vả của cô: “ Khuôn mặt trái xoan đã có ít nhiều đổi thay. Đôi gò má nhô cao hơn. Đôi

Page 45: Tập 91 - 3

Cao Thị Hảo và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 39 - 45

40

mắt bồ câu lanh lợi lúng liếng xưa kia ẩn dưới hai hàng lông mày lá liễu nay đã nhuốm vẻ thẫn thờ mệt mỏi. Đuôi mắt đã có vài vết nhăn mờ…”[4]. Từ khi lấy chồng, cuộc đời cô giáo trẻ bước vào những khó khăn thấm đẫm nước mắt, tủi thân có, tuyệt vọng có và hi vọng mai sau cũng có. Chiến tranh lạnh giữa mẹ chồng – nàng dâu, tập tục người Tày – người Dao, cái cũ – cái mới bắt đầu từ đây. Ngay trong ngày cưới cô đã phải trải qua những thử thách đầy khắc nghiệt của mẹ chồng: rước dâu phải đi lối cửa sau chật hẹp, lầy lội vì mặc đồ trắng xui xẻo, gánh nước suối đun nước cho mẹ chồng rửa mặt không phát hiện ra kim khâu mẹ chồng bỏ ở đáy thùng nên thân phận“ch ỉ còn trị giá bằng hai con trâu”. Không những thế, mẹ chồng cô còn không cho con dâu đi ở tập thể vì cho rằng cô sẽ “đẻ từng lứa, từng đàn như chó cái” . Thực hiện chủ trương của Đảng ủy xã: xây chuồng trâu bò, chuồng lợn, chuồng tiêu, Lan cùng chồng xây xong nhà vệ sinh kiểu mẫu thì mẹ chồng nhìn thấy la lên: “Lùng đao ơi! (tr ời đất ơi) Con dâu Tày nó về Đô liang làm loạn. Nó là con quỷ...” . Qua mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu, chúng ta đã thấy phần nào sự lạc hậu, bảo thủ trong tư tưởng của một bộ phận người dân miền núi trong những năm đầu đổi mới. Đồng thời ta cũng cảm nhận được nỗi vất vả của cô giáo Lan trong tiểu thuyết nói riêng và những người làm công tác vận động đổi mới ở miền núi trong giai đoạn lịch sử đó nói chung.

Nhưng Lan vẫn bước đi trên con đường mình đã chọn với hi vọng sẽ thay đổi được suy nghĩ của mẹ chồng và chứng minh chỉ có khoa học mới làm cuộc sống con người tốt hơn. Cô âm thầm đấu tranh gạt bỏ những tư tưởng lạc hậu, thiếu tính khoa học bằng hành động. Bằng chứng là cô đã thuyết phục được Piao đi chữa bệnh ở bệnh viện đông y, giải tỏa mối nghi ngờ trong lòng chồng chứ không phải chữa bệnh bằng những tục lệ cúng bái “tiền mất tật mang” mà mẹ chồng đặt ra. Đối lập với suy nghĩ, việc làm của Lan là những việc làm luôn gắn với tư tưởng mê tín dị đoan của mẹ chồng cô. Lan có thai, mẹ chồng Lan xuống làng người Tày đón bà then lên làm lễ “bắc cầu xin hoa” rất tốn kém. Người Dao có tục “kin chai”, dăm năm lại có một lần. “Nhưng

là năm nào thì lại do thầy mo hoặc bà then quyết định. Năm ấy cả làng xóm phải mổ hết chó, mèo, gà vịt đang có, một thời gian sau mới nuôi gây lại” . Lan đã không làm theo mà mang gà xuống trường nuôi nên mẹ chồng cho cô là yêu quái nên mới ăn gà đã thành tinh. Lễ đầy tháng hai cháu bà đưa cho Lan “xâu bánh nếp cóoc mò đi bán xúi” cho nhà ông Quải để trả thù xưa, nhưng Lan lại treo lên cây cho thú rừng ăn... Dường như ngòi bút nhà văn không chỉ hướng đến những gì tươi sáng cho tương lai mà còn mong muốn con người phải biết thông cảm, bao dung cho những thiếu sót của người khác. Lan đã thể hiện được thông điệp ấy của nhà văn, không chỉ mong muốn mang tri thức văn hóa cho người dân vùng núi cao mà cô còn có tấm lòng nhân hậu, vị tha, cảm thông trước sự bảo thủ, lạc hậu của mẹ chồng. Cuộc sống của Lan nhiều khi chìm trong nước mắt tưởng chừng như tới mức tuyệt vọng khi chồng chết, con chết, mẹ chồng kiện vì tội giết chồng nhưng cô vẫn nhen nhóm hi vọng “Phải để ánh sáng khoa học rọi vào những khoảng trống tối tăm mê tín dị đoan, vào những tập tục lạc hậu, vào thói bảo thủ nhỏ nhen...”. Trong câu nựng đứa con thứ hai của Lan ta thấy được niềm hi vọng của cô ở thế hệ tương lai: “Dung đi học để biết khoa học đầy đủ, để tuyệt đối tin rằng ở đời này không có ma quỷ” .

Thông qua nhân vật Lan, tác giả không chỉ gửi gắm mong muốn người dân miền núi sẽ có cuộc sống văn minh hơn mà nhà văn còn ngợi ca phẩm chất cao quí của những con người miền núi trong xã hội mới. Dù mất mát thật lớn lao, nhưng họ vẫn âm thầm vượt qua, làm chủ cuộc đời mình và hướng tới khoảng trời tươi sáng ở phía trước. Trong lúc đau khổ nhất con người cần phải có nghị lực và niềm tin. Đó chính là thông điệp mà nhà văn đã gửi gắm cho bạn đọc yêu quý của mình.

Bên cạnh Lan, còn có phó chủ tịch xã Chu Văn Tòng - người đại diện cho pháp luật, lên tiếng chống lại sự mê tín dị đoan của người dân bản Đô liang. Ông Tòng được coi là cán cân công lí “ đem cái văn minh của người Tày vùng thấp lên vùng cao của người Dao” . Ông đã giải thích rất tỉ mỉ cho bà Đô – chị gái mình khi có những suy nghĩ mê tín: “Ch ị ơi, ngày nào cũng tốt cả. Hôm nay đi nương lấy

Page 46: Tập 91 - 3

Cao Thị Hảo và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 39 - 45

41

được nhiều măng mộc nhĩ như chị và cháu, là ngày tốt. Hôm ấy định làm gì mà làm xong, là ngày tốt. Mưa có việc ngày mưa. Nắng có việc ngày nắng. Ngày mưa ngày nắng đều tốt cả” . Những lí lẽ biện luận của ông thể hiện sự nhận thức khách quan, không lệ thuộc vào những tư tưởng mê tín dị đoan. Khi bà Đô dựa trên sự mê tín mà nói sai về con dâu mình “Nó là con quỷ đi lăng nhăng nên đẻ con thành đàn như chó con. Chó bố là mực đẻ ra con mực, chó bố lông nâu đẻ ra chó con nâu”. Ông Tòng giải thích một cách có khoa học: “ Đôi lông mày xếch giống Piao, hai tai gẫy vặn như tai Piao, được bú ít hơn, nên cháu Dung mặt nó choắt hơn” . Với vị trí là phó chủ tịch xã, ông Tòng đứng ra xét xử đơn kiện của chị gái mình kiện con dâu giết chồng, giết con, ai cũng nghĩ ông sẽ bênh vực cho bà Đô - nhưng không, ông làm việc rất công tâm, công bằng. Ông đã dùng những lí lẽ pháp lí để chứng minh cho mọi người dân thấy những việc làm mê tín, dị đoan là sai trái. Kết luận cuối cùng của ông về vụ xét xử, vừa là sự cảnh tỉnh nhân dân nhưng cũng chính là tiếng nói bảo vệ khoa học, bảo vệ ánh sáng văn minh: “Qua xét xử, có cả lời khai bà then bản Buống, chúng ta khẳng định rằng không có ma quỷ, ai nói rằng có là mê tín dị đoan, ai vu người khác là ma quỷ biến hóa thì có tội lỗi” .

Qua việc miêu tả hệ thống nhân vật đấu tranh chống những tập tục lạc hậu, cổ hủ ở miền núi, ta cũng nhận thấy: ngòi bút của nhà văn rất chú trọng đến việc miêu tả hành động nhân vật, còn đời sống tâm lý nhân vật với những trăn trở nội tâm ít được khắc hoạ rõ nét. Chính vì vậy, việc xây dựng tính cách nhân vật chưa đạt tới mức điển hình. Cách viết ấy có lần nhà văn bộc bạch: “Tôi vi ết văn làm thơ bắt đầu xuất phát từ tình cảm chân thành của mình đối với hiện thực cuộc sống, từ đó thể hiện tư tưởng và chủ đề và bắt tay viết, chứ không quan tâm một cách có dụng ý (đôi lúc lạm dụng nữa) tìm cái cầu kì, tìm cách thể hiện cầu kì” [5]. Nhưng nổi bật hơn cả là sự dụng công tìm hiểu và không ngừng sáng tạo, hòa mình trong cách cảm, cách nghĩ của người miền núi để hiểu cuộc sống và tâm tư tình cảm của họ một cách sâu sắc của nhà

văn. Thấm qua từng trang viết, Triều Ân muốn bạn đọc hiểu rằng: con người dù gặp khó khăn, dù tuyệt vọng đến đâu cũng có khả năng vượt qua. Và cuộc sống chỉ có thể phát triển và tốt đẹp hơn nhờ có tri thức, có hiểu biết khoa học. Những tư tưởng lỗi thời, lạc hậu sẽ bị thủ tiêu, ánh sáng văn minh sẽ được tỏa sáng trên khắp bản làng đồng bào dân tộc miền núi.

Những con người bị tha hóa đạo đức trong vòng xoáy của cơ chế thị trường

Xã hội hiện đại phát triển, kéo theo đó là sự xuất hiện của cơ chế thị trường trong thời kì “mở cửa”. Lối sống truyền thống của người dân miền núi ít nhiều đã đổi thay theo vòng xoáy của xã hội xô bồ nhộn nhịp này. Con người sống khôn ngoan hơn, tráo trở hơn, thậm chí đánh đổi cả nhân cách, tình ruột thịt để mang lại lợi ích chấyc nhân mình. Xã hội đồng tiền đã chi phối mạnh mẽ tới cách suy nghĩ, cách đối xử giữa con người với nhau. Trong các tiểu thuyết của Triều Ân, nhà văn đã phản ánh một cách chân thực những con người đó. Tiêu biểu là các nhân vật: Tháo (Nơi ấy biên thùy); Lìn, Hồng Ngọc, Dương Kim... (Dặm ngàn rong ruổi). Nhân vật Tháo trong Nơi ấy biên thùy là một người có lối sống rất tàn nhẫn. Từ bé, Tháo được sống trong một gia đình giàu có nhất vùng, không ai không biết tiếng: “Chuồng đầy trâu đàn. Ruộng vàng thóc lúa. Cá nhảy vui mặt ao”. Sống trong một gia đình uy thế nên đi đâu Tháo cũng kiêu căng, tự mãn:“Ta là anh Tháo ở Nà Cải làng bên đây mà. Ai lại không biết tiếng tăm của ta”. Hắn dùng mọi thủ đoạn cướp Niêm từ tay chồng sắp cưới của cô, nhưng lại cưới Niêm về làm dâu “như ra chợ mua một con vật về để nuôi”. Người đọc không khỏi bàng hoàng khi chứng kiến cảnh tượng dã man: “Tháo đánh Niêm và ngồi lên bụng Niêm như cưỡi ngựa. Niêm đẻ non. Cái thai là một cục thâm tím”. Ngòi bút của nhà văn dường như trở nên “lạnh” hơn khi miêu tả những hành động tàn nhẫn của hắn. Tháo đi đào vàng và có quan hệ lăng nhăng với Tình, nghe người ta nói có thể bị nhiễm bệnh lậu, giang mai hắn định trút hậu quả xấu xa của hắn cho người vợ đáng thương:“Tháo phải về nhốt Niêm lại một ngày để trút hết vi trùng lậu hay giang mai gì đó

Page 47: Tập 91 - 3

Cao Thị Hảo và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 39 - 45

42

sang cho Niêm, may ra Tháo thoát khỏi bệnh hiểm nghèo này”. Hắn sẵn sàng đối xử độc ác với người vợ hiền lành, bắt vợ phải gánh chịu tội lỗi cho mình. Là nạn nhân của cuộc hôn nhân không tình yêu, nên khi thích thì hắn mang Niêm về, không thích hắn dễ dàng quăng Niêm đi như một thứ đồ vật cũ, nát. Với Tháo, giờ đây Niêm chỉ là “cái xác mục ruỗng, là con ốc ta ăn chỉ còn cái vỏ” nên hắn cho Triển - người yêu cũ của Niêm - chuộc cô về với khoản tiền rất lớn. Trong con người này luôn ẩn dấu một lòng tham vô đáy và sự ích kỉ, tàn nhẫn đến khôn cùng. Cái chết vì tìm vàng “phá hang ngang vách núi” là bản án cao nhất cho sự độc ác, phi nhân tính của Tháo. Cuộc đời hắn luôn xoay quanh chữ “ti ền”. Lúc sống tác oai, tác quái nhờ có thế lực của đồng tiền, lúc chết cũng vì sự tham lam vàng bạc.

Nhân vật Lìn trong tiểu thuyết Dặm ngàn rong ruổi là một cô gái mang trong mình hai dòng máu Tày – Dao. Lìn được mọi người trong bản liệt vào hàng những người đáo để, lăng loàn. Ngoại hình của cô phần nào đã toát lên tính cách:“M ặt trơ trán bóng. Mắt một mí sưng húp ẩn dưới hai hàng lông mày mờ mờ gần như không có”. Cô ta tỏ ra rất sành sỏi, trải đời khi tâm sự với Phón – em gái cùng cha khác mẹ:“ Ở đời, muốn được thì phải có mánh khóe, có mưu lược Phón ạ. Khi cần làm hại uy tín người khác để có lợi cho mình ta vẫn thẳng tay”. Lấy chồng, chồng chết, Lìn về sống cùng gia đình nhưng luôn ghen tị với hạnh phúc của em gái mình. Mọi cử chỉ của Phón và Lương – người yêu của Phón đều bị Lìn kiểm soát. Những lúc như thế diện mạo của Lìn hiện ra dưới ngòi bút của nhà văn giống “con quỉ hoặc mụ yêu tinh trong trí tưởng tượng của loài người” . Cô ta trơ tráo nói thẳng với em gái: “ Ở đời phải biết trở mặt.....Nói rõ cho mày biết: Tao ghen với mày”. Cô ta càng ngày càng trở thành con người ích kỉ, chỉ thích thoả mãn bản thân. Không chỉ ghen tuông với tình yêu mà em gái đang có, Lìn còn đang tâm chia rẽ tình cảm vợ chồng Phón, tìm mọi cách giăng bẫy để đưa Lương vào tròng rồi chiếm chồng của em gái một cách độc ác. Từ những lời nói bịa đặt trong đêm hội xuân, rồi đến hành động đốt thư của Phón gửi về khi cô đi học lớp đào tạo kế toán hợp tác xã ở trên tỉnh gây cho vợ

chồng Phón mất niềm tin, ngờ vực lẫn nhau như: Lìn nói điều này Lương chớ phiền lòng: một phiên chợ nọ, đi chợ, Lìn được nghe nói: Phón đi học gặp người yêu cũ là Thụ, hai người đã chắp nối lại mối tình xưa” . Hay những lời thủ thỉ với Phón khi đi đón em gái kết thúc khóa học: “ Em thấy không bao nhiêu thư em gửi về, chị biết cả, nó có đọc đâu? Đốt hết. Khi lòng nó đã đổi thay, khi hàng ngày nó lêu lổng ít có mặt ở Đông Có...”. Phón nghe xong lên cơn đau tim, ngất xỉu, ngã xuống “rù rằng”. Lìn không cần biết số phận của em gái ra sao, quơ hành lí giấy tờ của Phón đạp xe phóng như điên, nung nấu một dã tâm:“N ếu Phón chết thật, coi như mình không biết...” . Lìn là một con người thật xảo trá, chỉ nghĩ lợi cho bản thân mình mà quên đi tình nghĩa máu mủ ruột già. Dường như bản chất con người cá nhân, ích kỷ, tàn ác đã ăn sâu vào máu cô. Đạo đức con người Lìn ngày càng bị trượt dốc, một cái dốc thăm thẳm, vô hình chứa đầy lọc lừa và tội ác. Lìn đóng kịch tạo ra cảnh Phón đã chết, hồn Phón thành ma gà nhập vào Lìn, làm cho cả nhà ai cũng tin. Về sau, mọi người không ai dám nghĩ tới Phón nữa. Qua các hình tượng nhân vật của nhà văn, ta nhận thấy: tác giả không chỉ có tài quan sát, có vốn văn hóa dân gian phong phú mà ông còn rất am hiểu tâm lí con người vùng cao. Mọi hành động, việc làm của người dân hay tập tục, quan niệm của họ được chuyển hóa vào nhân vật trong tác phẩm rất hợp tình, hợp lí và thuận theo cách nghĩ, nếp sống của người dân miền sơn cước.

Con người xảo trá ấy thấy thỏa mãn vì “cái tròng do Lìn giương lên đã bắt được đối tượng theo ý muốn” : Lương đã trở thành chồng cô. Nhưng sự trở về của Phón – cô em gái tội nghiệp của cô được những người tốt bụng cứu sống đã khiến Lìn phải trốn chạy, ra đi. Lìn bỏ nhà đi tìm cha, bỏ lại nơi bản làng quá khứ tội lỗi của mình. Bước vào cuộc sống cùng cha đẻ nơi thị xã sầm uất, nhộn nhịp, sự sa đọa về mặt nhân cách đạo đức của cô càng trầm trọng hơn trước. Kết hôn cùng bác sĩ Phương nhưng cô không an phận với cuộc sống êm đẹp của mình. Cô coi thường chồng, đối xử với chồng và mọi người xung quanh thô lỗ, ngạo mạn hơn trước. Cô phủ nhận công lao dạy dỗ của thầy giáo Long là cha đẻ:“Ai d ạy dỗ tôi? Không

Page 48: Tập 91 - 3

Cao Thị Hảo và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 39 - 45

43

cần ơn ai cả. Nay hay xưa đều phải lo tính toán làm giàu...”. Cô đuổi chồng ra khỏi nhà chỉ vì anh Phương là một người ham sách vở, ham nghiên cứu khoa học, không có nhiều tiền bạc. Lìn sống trâng tráo hơn, thủ đoạn và liều lĩnh hơn. Cô ta sẵn sàng hiến thân cho anh thuế vụ để các chuyến hàng buôn lậu được chót lọt; biết cách ăn gian, nói dối “ trí trá nói điêu. Hàng mua mười giao mười lăm. Người mua mặc cả giao mười ba, Lìn nói đã mua mười ba mới dám xin hai giá”. Lìn ly hôn với bác sĩ Phương để kết hôn với Hồng Ngọc. Bởi với cô “có tiền là có tất cả”. Nhưng cô đã bị Hồng Ngọc lừa và lợi dụng. Ngày thì Ngọc bắt làm việc vất vả, đêm về thì bị hắn đánh đấm túi bụi, chẳng mấy mà Lìn ốm yếu, xanh xao, phải lê chân về nhà họ Lý. Quá thất vọng và đau đớn, Lìn phát cuồng đi lang thang và chết trong thê thảm, kết thúc cuộc sống quay quắt chạy theo tiền bạc với mưu mô và thủ đoạn của mình. Có lẽ đó là cái giá mà cuộc đời Lìn phải trả bằng cả tính mạng. Đồng tiền mang lại cho cô sung sướng nhất thời nhưng không thể mua được sự thanh thản trong tâm hồn cô. Phẩm chất, nhân cách của nhân vật dưới sự tác động của cơ chế thị trường đã dần thoái hoá, biến chất, bị bào mòn và cuối cùng đi đến hủy diệt.

Trong tuyến nhân vật phản diện của tiểu thuyết Dặm ngàn rong ruổi, không chỉ có Lìn tráo trở, lọc lừa mà còn xuất hiện Hồng Ngọc. Mới ngoài 20 tuổi nhưng anh ta đã biết sống tính toán, mưu lợi cá nhân bằng những món hàng phạm pháp và lợi dụng sự cả tin của các cô gái trẻ. Với con người này, tình yêu đồng nghĩa với sự lợi dụng. Ngọc yêu Lan và làm cho cô có thai nhưng nhà Lan không có thế lực gì nên “Khi đi buôn xảy ra điều gì bất trắc, trăm lời kêu của nó cũng không thấu trời” . Vì Lìn là con “th ầy giáo cũ của các ông lãnh đạo ngành ở hàng tỉnh, là thầy cũ của nhiều ông thuế vụ” , nên Ngọc tìm cách khen nịnh kéo Lìn về phía mình để phục vụ cho những cuộc làm ăn phi pháp. Tình yêu đã được hắn đem ra so bì, cân đong, tính toán thiệt hơn như một món hàng ! Con người Ngọc tàn nhẫn và nhơ nhớp: “ Đời Ngọc mới hăm ba tuổi đầu mà đã cưới hoặc không cưới, nghĩa là qua tay Ngọc, năm sáu cô gái. Cưới đấy mà không làm được việc cho đi. Hoặc sỉ

nhục không chịu được, người con gái tự đông bỏ nhà mà đi. Hoặc đánh gần chết, vợ phải trốn chạy lấy thân”. Hắn còn thâm hiểm và xảo quệt vô cùng. Trước mặt thì khen Lìn hết lời nhưng thực chất trong lòng hắn đã tính sẵn các món lợi cho mình. Đối với anh ta, Lìn chỉ là một kẻ làm thuê rất đáng “đồng tiền bát gạo”: “Nó đáng ăn hạt cơm nhà này, đáng đeo nhẫn đầy ngón tay, đeo hột xoàn để khoe cái cổ tròn lẳn trắng ngần nở nang da thịt vì được ăn uống tốt.... Nó phải là người nhà thì mới tận tâm với việc buôn bán, mới không ăn cắp bớt tiền hàng”. Chính vì thế, Ngọc dã tâm tác động Lìn bỏ chồng lấy hắn. Một mũi tên trúng hai đích, vừa được vợ mà cũng có người giúp việc đắc lực không mất một đồng nào, lời lãi tăng cao. Điều đó cho thấy, Hồng Ngọc không chỉ thâm hiểm mà còn rất khôn ngoan, thủ đoạn, mang bản chất con buôn. Suy nghĩ “có tiền là có tất cả” đã biến Ngọc cũng như những người hám lợi khác mù quáng một cách vô lương tâm.

Nhà văn Vi Hồng miêu tả những nhân vật phản diện, xấu xa luôn gắn với tư duy dân gian. Từ cách đặt tên nhân vật như: Ngô Khang Sa, Mã Thả An, Lăng Thị Thu Lả...đến cách đặt tên địa danh, bản mường: Nặm Đút, Nước Hang Rơi, Nặm Tốc Rù...đều đậm chất dân gian. Trái lại, Triều Ân dường như lại thoát li khỏi tư duy dân gian, cách kể và tả có phần hiện đại hơn. Điều đó thể hiện ngay từ tên tác phẩm như: Dặm ngàn rong ruổi, Nơi ấy biên thùy, Nắng vàng bản Dao; tên xã: Bắc Thôn, Quang Minh, Hòa An, Trùng Khánh...; cho tới tên người khá hiện đại: Hồng Ngọc, Dương Kim... Vì vậy, tác phẩm của ông đậm chất hiện thực hơn – một hiện thực sống động của cuộc sống con người miền núi những năm 90 của thế kỉ XX.

Nhìn chung, thông qua nhân vật Tháo, Lìn, Hồng Ngọc... ta thấy được sự xuống cấp về lối sống, đạo đức của một bộ phận người dân ở nơi núi rừng hẻo lánh. Sở dĩ, họ trở thành những con người như vậy là do bị tác động bởi cơ chế thị trường, bởi thế lực đồng tiền. Những việc làm vô đạo đức của họ cuối cùng cũng phải trả giá. Đồng thời, qua các nhân vật này nhà văn cũng muốn cảnh tỉnh những người có lối sống, việc làm không đúng đắn

Page 49: Tập 91 - 3

Cao Thị Hảo và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 39 - 45

44

trong xã hội hiện đại: Giá trị vật chất chỉ tồn tại vững bền khi đó là những thành quả do mồ hôi công sức mình làm ra.

Những con người hướng thiện, giàu lòng nhân ái Tình yêu thương giữa người với người là một tình cảm thiêng liêng cao đẹp. Với con người miền núi, tình cảm ấy được thể hiện rất bình dị, mộc mạc trong cuộc sống hàng ngày của họ.

Nhân vật Nông Bạch Kim trong tiểu thuyết Nắng vàng bản Dao là hiệu trưởng trường phổ thông cơ sở xã Quang Minh - “trung tâm khoa học” duy nhất của vùng quê miền núi xa xôi này. Là một hiệu trưởng tâm huyết, trách nhiệm anh mong muốn ánh sáng văn hóa soi rọi đến từng nếp sống sinh hoạt, từng nhận thức của người dân. Anh thực hiện chủ trương chính sách của Đảng ủy xã: “Nhà nhà đều xây dựng ba chuồng: chuồng trâu bò, chuồng lợn, chuồng tiêu”, và chỉ đạo cho các cán bộ giáo viên thực hiện. Cùng là dân tộc Tày, anh rất hiểu và thông cảm đối với hoàn cảnh của Lan, anh đối xử, quan tâm tới cô như một người em gái. Khi đồng nghiệp gặp nhiều bất hạnh: chồng chết, con chết.. anh cũng băn khoăn, suy nghĩ và thương cảm. Rõ ràng, Bạch Kim không chỉ là một thầy giáo mẫu mực mà còn là một người có tấm lòng nhân ái bao dung, coi nỗi đau của người khác như nỗi đau của chính mình.

Thuần trong tiểu thuyết Dặm ngàn rong ruổi lại là một thầy thuốc hết lòng cứu chữa bệnh cho mọi người. Ở nhân vật này, bất cứ ai tiếp xúc đều cảm nhận ông là con người có “tinh thần tận tụy vì bệnh nhân”, nhiệt tình, không ngại gian khó. Ông đi khắp nơi tìm các vị thuốc chữa bệnh, đỉnh núi cao vời vợi tưởng chừng như chưa bao giờ có dấu chân người ông cũng leo tới để “hái ít lá hồng sí sẻn làm thuốc bổ” . Đối với người thầy thuốc, quan trọng hơn cả là tấm lòng và lương tâm, trách nhiệm. Chính vì vậy, ông Thuần luôn luôn tâm huyết với nghề nghiệp, đối với ai, hoàn cảnh như thế nào ông cũng tận tình chữa bệnh tới khi khỏi. Những bệnh nhân đó là: bà Phúc nhân hậu, cô Lìn có tiếng khinh người, “cướp chồng” của em gái, chị Bướm, hay cả những người đau ốm qua đường mà ông không quen. Không ngại đường xa, Thuần tới chữa bệnh cho Lưu – cô gái bản Bua xinh đẹp nhưng bị

bệnh hắc lào toàn thân. Vì bệnh tật nên người yêu đã bỏ cô đi lấy vợ, đến bây giờ ngoài ba mươi mà cô vẫn chưa có chồng. Lương y Thuần tìm mọi cách chữa bệnh cho cô: đắp mủ “giang sa”, thậm chí “cưỡi ngựa về thung lũng gặp y sĩ xã” xin nhau thai làm thuốc. Cuối cùng, hạnh phúc mỉm cười với hai người, Lưu đã khỏi bệnh và lương y được kết duyên với chính bệnh nhân của mình.

Cùng với lương y Thuần, bác sĩ Phương cũng là một tấm gương say mê nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học để tìm cách chữa bệnh cho mọi người. Nếu như Thuần là thầy thuốc Đông y “rong ruổi” chữa bệnh khắp các vùng núi cao, thì Phương miệt mài với công trình khoa học, chữa bệnh cho mọi người bằng thuốc Tây y. Anh lên tận ngọn suối trên bản Luộc lấy mẫu nước để đem về phân tích, tìm ra căn nguyên bệnh bướu cổ cho người dân nơi đây. Đá dưới suối trơn, anh trượt chân ngã gãy tay nhưng chai nước để phân tích thì vẫn còn nguyên “Th ấy chai nước múc từ ngọn suối còn nguyên vẹn, Phương nở nụ cười. Nhưng tiếp theo anh lại nhăn nhó vì cơn đau” . Có thể nói, Thuần và Phương là những tấm gương mẫu mực “l ương y như từ mẫu”, có tình yêu thương con người, lòng nhân đạo sâu sắc, sẵn sàng hi sinh vì nghề nghiệp, vì bệnh nhân.

Khác với những nhân vật trí thức như thầy giáo Kim, bác sĩ Phương, Hạng Thị Phón lại là cô gái Tày thuộc tầng lớp bình dân, nhưng là nhân vật lí tưởng mang những tư tưởng nhân văn, triết lí “ở hiền gặp lành”. Cô là em gái cùng mẹ khác cha với Lìn, nhưng cô khác hẳn người chị gái của mình, từ hình dáng:“người tầm thước, đậm đà như cha, nét mày như hai lá trúc xuôi về cuối mắt như mẹ; trông người phúc hậu” . Phón được nhiều người quí mến, bạn bè khâm phục. Phón yêu Lương, một tình yêu chân thành giản dị nhưng lúc nào cô cũng nghĩ tới mọi người trong gia đình. Khi Lương ngỏ lời xây dựng gia đình, Phón chân thành tâm sự những nỗi lòng băn khoăn thầm kín của mình: “N ếu lấy nhau, anh phải thông cảm cho hoàn cảnh của em, chị gái em góa chồng, đàn em còn nhỏ, anh sẽ là trụ cột, phải làm “r ể nạp tế” (gửi rể có thời hạn) khi các em khôn lớn thì hai chúng mình mới được đi ở riêng hoặc đi ở nơi khác”. Cô luôn nghĩ cho người khác một cách thật lòng

Page 50: Tập 91 - 3

Cao Thị Hảo và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 39 - 45

45

mà không hề toan tính cho mình. Phón giống như cô Tấm trong truyện cổ tích “Tấm Cám” luôn bị người chị em cùng dòng máu ghen ghét, hãm hại. Những lá thư gửi về cho chồng đều bị Lìn bóc ra đọc và đốt hết, nói những lời bịa đặt khiến tình cảm vợ chồng Phón rạn nứt. Rồi bị chị gái tranh chồng, bỏ rơi khi gặp nạn, đến khi gặp lại cô cũng không hề than trách. Nhưng vì ăn ở hiền lành nên cô đã gặp may mắn, được sum họp cùng gia đình thân yêu của mình.

Có thể nói, những nhân vật hướng thiện, có tấm lòng nhân ái xuất hiện khá nhiều trong tiểu thuyết của Triều Ân. Ngoài những nhân vật điển hình như: Bạch Kim, Thuần, Phương, Phón còn có nhiều nhân vật tốt bụng khác như: cô giáo Nải nhiệt tình, tận tụy giúp đỡ đồng nghiệp; bà Ngọc Thị Lơ đức hạnh, mẹ con bà Phúc nhân hậu... Tất cả những con người này đã góp phần tạo nên một thế giới nhân vật lành mạnh, hướng thiện, phản ánh được những phẩm chất tốt đẹp của con người, cũng như giá trị nhân văn cao cả trong đời của sống cộng đồng các dân tộc thiểu số luôn được bảo tồn, duy dưỡng và phát triển. Phải chăng đây cũng là thông điệp mà nhà văn Triều Ân muốn gửi gắm đến bạn đọc ?

Văn xuôi các dân tộc thiểu số ngày càng phát triển và được khẳng định trong đời sống văn học Việt Nam. Các tiểu thuyết của Triều Ân ra đời vào thời kì văn xuôi dân tộc thiểu số nở rộ mạnh mẽ, những năm 80 – 90 của thế kỉ

XX. Đây là thời kì chuyển từ cơ chế quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường. Cơ cấu kinh tế miền núi có nhiều biến động, quan hệ đạo đức giữa người với người phần nào bị xuống cấp. Thông qua hệ thống nhân vật đa dạng và phong phú với nhiều tầng lớp người thuộc nhiều ngành nghề khác nhau nhà văn muốn ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của con người miền núi trong thời đại mới. Cái mới bao giờ cũng chiến thắng cái cũ, cái tốt bao giờ cũng được tôn vinh và cái ác luôn bị lên án, triệt tiêu. Đồng thời, nhà văn cũng bác bỏ những hủ tục, lên án những tàn dư của xã hội phong kiến còn sót lại và phản ánh một hiện trạng khá phổ biến đó là sự lầm lạc về lối sống, suy nghĩ, tính cách... của một bộ phận người dân miền núi trong thời buổi cơ chế thị trường.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1], [2] Bích Thu, bài: “Bản sắc dân tộc trong tiểu thuyết của Triều Ân”, in trong Triều Ân tác giả tác phẩm, Hồng Thanh (tuyển chọn), Nxb Văn hóa dân tộc, 2009, tr.55, 57. [3]. Nguyễn Văn Long, bài: “Triều Ân – cây bút văn xuôi đặc sắc dân tộc Tày”, in trong Triều Ân tác giả tác phẩm, Hồng Thanh (tuyển chọn), Nxb Văn hóa dân tộc, 2009, tr.34. [4]. Triều Ân, Tuyển tập thơ văn Triều Ân, Nxb Văn học, Hà Nội (tất cả dẫn chứng dẫn trong bài đều tham khảo từ tài liệu này),(2006). [5]. Lâm Tiến, Văn học và miền núi, Nxb Văn hóa dân tộc, 2002.

SUMMARY THE SYMBOL OF MOUNTAINOUS PEOPLE IN TRIEU AN’S NOVE LS

Cao Thi Hao*, Duong Trung Tin College of Education - TNU

Through examining three novels of Trieu An including “Nang vang ban Dao” (1992), “Nơi ay bien thuy” (1994), “Dam ngan rong ruoi” (2000) , the writer has pointed out the iconic characters as typical: mountain people through walls feudal backwardness; the alienation people are ethical whirlpool of market mechanisms and the rich man good direction humanity. Through vivid imagery character, unique and breath life of ethnic minorities in the North, the reader can see how people discover, view life as well as spiritual writers . Key words: Novel of Trieu An, Ethnic minority literature.

* Email: [email protected]

Page 51: Tập 91 - 3

Cao Thị Hảo và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 39 - 45

46

Page 52: Tập 91 - 3

Nguyễn Thùy Linh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 47 - 51

47

THE CORRELATION BETWEEN THE FACTORS AFFECTS TO THE STUDENTS’ PERFORMANCE IN READING ENGLISH FOR INFORMATION TECHNOLOGY OF THE SELECTED SOPHOMOR E STUDENTS AT COLLEGE OF INFORMATION AND COMMUNICATIO N TECHNOLOGY - THAI NGUYEN UNIVERSITY

Nguyen Thuy Linh* College of Information and Communication Technology – TNU

SUMMARY

Reading is a great way for people to gain knowledge at any ages. In order to improve the communicative skills indirectly through reading comprehension, readers must have reading comprehension skills to read academic materials. From the analysis of the English for Information Technology (IT) teaching and learning reality and challenges at Thai Nguyen University of Information and Communication Technology (ICT), the article analyzes or discusses the factors affecting to selected sophomore students’ performance in reading English for IT and the relationship between the factors at Thai Nguyen University of ICT, academic year 2010 – 2011 and proposes a number of suggestions to teach and learn ESP effectively. Key words: English reading skill, English for Information Technology, factors, significant correlation, College of Information and Communication Technology - Thai Nguyen University.

INTRODUCTION*

Sheila [6] stated that reading is the key that unlocks the door in the world of enlightenment and enjoyment. Learning to read is one of the most important accomplishments that can be achieved during ones formal schooling. Reading therefore should become indispensable to people because if they do not learn reading especially in their younger years, they will surely find difficulty in facing today’s challenging and complex society.

The reading education of English Language Learners (ELL) has become one of the most important issues in all of educational policy and practice. In the English classroom, special emphasis has been given to the teaching of reading, since the purpose of most Vietnamese learners learning English is to read texts in their special fields. Thus, to achieve the goal of mastering the content of the text and complete the enclosed tasks in the reading requirement, the learners should enhance their reading abilities. It is often very difficult for the teachers of the foreign * Tel: 0988 939755

language to successfully help their learners during the course of reading. It is obvious that reading is given the most important skill for the students of the Thai Nguyen University of ICT. Although English is not their major, most of them realized the importance of English, especially reading skill in future work when they will have to explore and exploit various materials.

In English for Specific Purposes (ESP), it is assumed [3] that the students are learning to use English as a study tool or research language. At the University level, reading comprehension, therefore, plays a central role. This is particularly true in countries, where the medium of instruction is the mother tongue, but many essential textbooks and journal articles are available in English. And reading, thus, has been generally recognized as an essential skill to be taught with the purpose of improving the students’ reading skills but also of familiarizing them with specializing English language use in the fields (in business, in Information technology or in medicine, etc.) in terms of vocabulary, terminologies, etc. That means, after reading classes in universities, students are supposed to be able to interpret texts of their

Page 53: Tập 91 - 3

Nguyễn Thùy Linh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 47 - 51

48

specializing subjects in order to get information for their further studies in the most appropriate and effective way.

Being a teacher of ESP, the researcher has always been aware of the importance of developing reading comprehension skill for students. She always thinks about the students’ real needs and difficulties, and how to overcome them. In this study, the researcher will focus on the reading comprehension skills of the second year students at Thai Nguyen University of ICT to find out the learners’ problems and resolutions to improve the students’ reading abilities. It is hoped that this study may offer to the learners of Thai Nguyen University of ICT the ways to improve their English comprehension skills in general, and for ESP in particular

SUBJECTS AND METHODOLOGY

This study is a descriptive survey that deals with the predictors of students’ performance in reading ESP. The respondents of the study were limited to 60 sophomore students at Thai Nguyen University of ICT during the fourth Semester, Academic Year 2010– 2011.

Descriptive statistics such as frequency, percentage and ranking were used to describe the profile of the respondents such as: gender, type and location of high school graduated from. The perception of the respondents on the mentioned factors (vocabulary skill, comprehension skill, reading strategies, background knowledge of the subject matter and motivation) uses weighted mean and ranking. The correlation between variables was measured using the Pearson r and Chi-Square test.

FINDINGS

The following are the outstanding findings of the study:

1. The profile of the respondents showed that among the 60 respondents, there were 38 or 63.3% males whereas females were 22 or 36.7%. In general, the majority of them were males. Similarly, the students graduated from public high school were also higher than the students graduated from private high school. There were 57 or 95% of the students that

graduated from public high school, but the students that graduated from private high school were only 3 or 5%. Besides, Thai Nguyen University of ICT is in the midland and mountainous region in the North of Vietnam. The majority of the respondents come from rural areas 29 or 48.34%. Next, the students from urban areas were 18 or 30%, whereas students from mountainous areas were the lowest, 13 or 21.66%.

2. The respondents’ perception on Vocabulary skill, most of respondents always look forward to understanding more English words. This is the highest mean perception of 4.58. However, they often find new ESP words hard to read and understand with mean perception of 3.6 and they are discouraged to read when they cannot understand words (Weighted Mean (WM) = 3.8). Besides, It may be implied that all of the respondents sometimes can understand and remember word in English (WM = 3.23) or in context (WM = 2.5) and sometimes they use the dictionary to find the meaning of new words while reading (WM = 2.91). They found that new ESP words are difficult to pronounce and use in a sentence. Moreover, they can seldom guess the meaning of the words immediately with mean perception of 2.35. This means that their objective and reading purpose are in harmony so that activities can easily be done in a lesson.

3. On reading comprehension skill, most students always understand the text when they are translated into Vietnamese language with the mean perception of 4.78. They often understand the text when they find it helpful to their studies (WM = 3.8) or they know the meaning of words (WM = 4.13). Besides, guide questions to answer at the end of the text also help them understand the text with the mean perception of 3.53. The largest problem preventing them from understanding the text is that teachers seldom unlock word difficulties or explain them, so the mean perception only takes 2.03.

4. On reading strategies, there are many ways to read. But most of students focus on three reading strategies. In-pre reading stage, they often guess the meaning of the text by its title

Page 54: Tập 91 - 3

Nguyễn Thùy Linh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 47 - 51

49

and illustrations (WM = 3.56), and sometimes they read the requirements of the text (WM = 2.88). While reading stage, they sometimes skip new words and continue to read until the end of the text (WM = 3.43) or read the text without knowing the meaning of new words (WM = 3.42), and sometimes they stop reading whenever they find new words and look for their meaning in the dictionary (WM = 2.66). In post reading stage, they always list all new words and look for their meaning of the new words /phrases after the text is read (WM = 3.58) or look for their meaning by asking the teachers (WM = 2.86), or peer for their classmates or consulting a dictionary. Sometimes they can discuss the content or the idea of the text in class (WM = 2.63). However, they confess that they skip time-consuming strategies, especially “guessing the meaning of the words” because they are not patient enough to read and try to look cautiously for the meaning. Therefore, they often ask their teachers and peers for help immediately and teachers sometimes are often willing to help them. Thus, it is possible to conclude their teachers’ guided reading strategies sometimes are neglected by their students or teachers haven’t succeeded in forming the students’ independent reading habits. It is with fear whether the students can comprehend the reading texts without the help of teachers in their future career.

5. On the background knowledge of the subject matter, the results show that respondents always want to understand the extra reading materials with the highest mean perception of 4.56 in order to improve their background knowledge of the subject matter (WM = 4.15). Sometimes they find the topic being read strange (WM = 3.00), so they want reading materials to be suitable with the level of the readers (WM = 4.31), and there are much more materials to read (WM = 3.00). On the other hand, the data revealed that most of words/ texts in specialized subject mater are very boring and difficult to understand although the respondents have knowledge of the ESP.

6. The study reveals that a great number of students view reading as the most important because that reading skill is very important for respondents’ research and their job in the future with the mean perception of 4.63 and even they identified that good reading skill helps them get a good job (WM = 4.65). It may be implied that the respondents are very much interested in learning reading skill. Reading skill is the most important of four skills: listening, speaking, reading and writing (WM = 4.08). Simultaneously, reading skill helps them understand British and American arts and literature (WM = 3.85). Moreover, reading skill helps them have more knowledge (WM = 4.16) and it is easier to learn than other skills (WM = 3.43). For these reasons, the respondents spend more time practicing reading skill than other skills with the weighted mean of 3.26 and they also identified that success and failure in reading skill depend on the student’s ability and perseverance.

CONCLUSIONS

From the findings, the study shows that gender has no relationship with the students’ performance in reading English text because statistical value (1.892) is less than critical value (7.815). Similarly, there is no significance between students’ reading performance with type of high school graduated from and location of high school graduated from. Table 1 shows that the performance of students is not affected by the profile of students in terms of gender, type of high school and location of high school.

The study revealed that significant correlation existed among the students’ performance with the factors; vocabulary skill, reading comprehension skill, and reading strategies, the obtained P-value of 0.003, 0.013 and critical value of 21.026, respectively, being less than the threshold P-value of 0.05 and 31.849. This means that there is strong evidence against the hypothesis which states that there is no significant relationship among the students’ performance in the areas of; vocabulary skill, reading comprehension skill, and reading strategies. Thus, the foregoing hypothesis was rejected.

Page 55: Tập 91 - 3

Nguyễn Thùy Linh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 47 - 51

50

Table 1

Variables tested for Relationship

Statistical Tool

Statistical value

Critical value

Decision VI

a. Gender

X2

1.892 7.815 Accept Ho NS b. Type of High School 2.423 9.488 Accept Ho NS

c. Location of High School 13.438 15.507 Accept Ho NS

Legend: If X2 > critical value, reject Ho at level of significance 5%. Otherwise, fail to reject Ho.

Table 2

Variables tested for Relationship

Statistical tool

Statistical value

P-value/ Critical value

Decision VI

Vocabulary skill r

0.372 0.003 Reject Ho Sig. Reading Comprehension skill 0.318 0.013 Reject Ho Sig. Background knowledge 0.173 0.187 Accept Ho NS Reading Strategies

X2 31.849 21.026 Reject Ho Sig. Attitudes/ Motivation 16.497 21.026 Accept Ho NS

Legend: If P-value < 0.05, and statistical value > critical value, reject Ho (Significant) at level of significance 5%. Otherwise, fail to reject Ho (No significant).

The study failed to show any significant correlation among the students’ performance with these factors; background knowledge of the subject matter, the obtained P-value of 0.187, is higher than the threshold P-value of 0.05 and critical value of attitudes/ motivation (21.026) is also higher than statistical value (16.497) which indicates that there was very little evidence against the hypothesis. The hypothesis which states that there is no significant relationship among the students’ performance with these factors; background knowledge of the subject matter, and attitudes/ motivation was, therefore, accepted. Table 2 above shows clearly the correlation of these factors.

RECOMMENDATIONS

In the light of the findings and conclusions of the study, the following recommendations are advanced:

1. Students may be cooperative with their teacher by actively taking part in reading activities and given tasks. They may have a positive attitude towards reading and will define success not only in improved vocabulary skills but comprehension skills as well. Besides, extensive reading habits may be possessed. It means consider reading as part and parcel of one’s life.

2. A variety of activities in combination with games and reading tasks outside the lesson, as well as the constant improvement of reading materials are suggested to make contribution to interesting reading lessons

3. Language teachers may make students more aware of the importance of reading thereby exposing them to various reading materials. They may give students homework and closely monitor their reading activities and may employ different strategies in teaching to maintain students’ interest and positive attitudes towards reading.

4. This research may be replicated to refute or affirm the findings of the present study.

5. University administrators may make provisions regarding updating of English and reading materials in the library to provide much quality education to the students. They also may sponsor seminars that may accustom teachers on other methods/ strategies in teaching reading to their respective students.

REFERENCES

[1]. Carrell,P.L.(1993).Can reading strategies be successfully taught? [2]. Grellet, F. Cambridge University Press,1991.: A Practical Guide to Reading Comprehension Exercises. [3]. Hutchinson, T. $ Water, (1997), Cambridge University Press. English for Specific Purposes.

Page 56: Tập 91 - 3

Nguyễn Thùy Linh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 47 - 51

51

[4]. Nuttal, C,(1996). Teaching Reading Skills in a Foreign Language. Oxford: Heinemann,. [5]. Ortega y Gasset, J. (1995). The difficulty of reading.

[6]. Sheila B. Porto (2006)“Determinants of reading difficulties among first year high school students of Santa Maria academy Santa Maria, Laguna,

TÓM TẮT

MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH H ỌC ĐỌC TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGH Ệ THÔNG TIN C ỦA SINH VIÊN NĂM TH Ứ HAI, TRUỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

Nguyễn Thuỳ Linh * Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông – ĐH Thái Nguyên

Đọc là nhu cầu không thể thiếu để có tri thức, hoàn thiện con người trong bất kỳ thời đại nào. Muốn nâng cao các kỹ năng giao tiếp một cách gián tiếp thông qua đọc hiểu, người đọc phải có khả năng đọc hiểu một tài liệu có nội dung học vấn. Qua phân tích thực trạng và một số thách thức mà công tác dạy - học tiếng Anh chuyên ngành Công nghệ thông tin (CNTT) ở Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông, Đại học Thái Nguyên, bài báo phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình trình học đọc Tiếng Anh chuyên ngành CNTT và tìm ra mối quan hệ giữa các nhân tố đó cuả sinh viên năm thứ hai, Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông, Đại học Thái Nguyên, năm học 2010 – 2011 và từ đó đề xuất các giải pháp để dạy và học TACN đạt hiệu quả cao. Từ khoá: Kĩ năng đọc Tiếng Anh, Tiếng Anh chuyên ngành công nghệ thông tin, các nhân tố, mối quan hệ chặt chẽ, Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông - Đại học Thái Nguyên.

* Tel: 0988 939755

Page 57: Tập 91 - 3

Nguyễn Thùy Linh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 47 - 51

52

Page 58: Tập 91 - 3

Cao Duy Trinh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 53 - 57

53

RESEARCH METHODS - CRITICAL EDUCATIONAL RESEARCH IN CURRICULUM STUDY

Cao Duy Trinh* College of Sciences – TNU

SUMMARY

Researchers must know what they are doing in their researches: the concepts related and the methods; the natural or social nature of the inquiry; the viewpoints and attitude of the researchers towards the objects they are working on. If we want to study the curriculum, for example the exercise of power in the English course-books, then we can use research methods of Critical Educational Research. Exactly, we can use Critical Discourse Analysis (CDA) methods. These methods will help reveal the inequality established in the course-books for solutions for that abolishment. This article will revise the conceptions of research and research methods with paradigms such as Positivism or Anti-positivism as the progress of history in scientific researching. It also offers the Critical Educational Research to be used for ideologies search in the curriculum. The author also suggests a link with Critical Discourse Analysis for a concrete study of English course-books. Key words: Research, research method, critical educational research, curriculum study.

RESEARCH & RESEARCH METHODS*

As language teachers, we know that Applied Linguistics, since its foundation in the 1950s, ashas stressed the relationship between experience of language teaching and the study of linguistics. Language teaching methodology has relied on linguistic traditions such as Chomsky’s Transformational - Generative Linguistics, Hyme’s Sociolinguistics and Halliday’s Systemic-Functional Linguistics. It has also been basing on psychological traditions such as Behaviorism, Cognitivism, Constructivism and Humanism (Canh, L.V., 2004, pp15-58) [1].

Research also has its own underlying assumptions, theories, methodologies and methods. Educational research is the investigation of activities and the undertakings of a science: the systemic and scholarly application in teaching and learning in social contexts and formal education framework. It helps us in achieving a sound knowledge to develop education and relating professions and disciplines.

Human always ask questions about themselves and the world around them. The ordinary questions then become * Tel: 0912 621599

epistemological questions and assumptions. To answer those questions with satisfaction, they need methodologies, instrumentation and data collection. In the process of finding out answers to questions about the nature of the phenomena around them, human have ever had their experience, reasoning and research as their means. Experience or the common sense knowing is our everyday tool of the world’s discovery. Anyway, laypeople’s personal experience usually relies on undetermined happenings and is not thoroughly tested. Scientific research is done systemically and tested empirically with firm explanations and professional concern with the relationships among phenomena. Scientists have the control over the sources of influence in explaining the occurrence.

Research is the further means human uses to find out about truth. It is systematic, controlled, empirical and critical study of hypotheses about the relations among the phenomena. And thus, research is different from experience. Research is the combination of experience and reasoning and become our successful tool for the world discovery. Educational research comes from different views of social sciences: established and traditional view, interpretive view, critical theory, feminist theory and complexity theory.

Page 59: Tập 91 - 3

Cao Duy Trinh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 53 - 57

54

How shall we look at social reality and what are the views constructed on different ways of interpreting the reality? There can be four sets of explicit and implicit assumptions underlining the conceptions of the social world: ontology, epistemology, human nature and methodology.

First, people have asked questions about the essence of social phenomena investigated as assumptions of an ontological kind. Ontological assumption concerns on the nature of the world and human being in social contexts. The nominalist believes that social reality the product of individual consciousness and reality is the result of individual cognition, therefore, created by one’s own mind. They think objects of though are nothing but merely words and there is no independently accessible thing that constitutes the meaning of a word. Meanwhile, the realist insists that objects exist independently “out there” in the world and they impose on us from outside. They exist independently from us.

Secondly, the set of assumptions are of epistemological kind: knowledge and its forms, acquisition, and the communication of it to other human being. The positivist thinks that knowledge is hard, objective and tangible, requiring an observer role of the researchers and natural science methods. The anti-positivist assumes that knowledge is personal, subjective and unique, requiring the researchers’ involvement with the subjects without natural science methods.

The third set of assumption is about human and their environment. Human being is not only the subject but also the object of the study – the products of the environment and also creators and producers of the environment. The three sets of above assumptions have been leading to different methods: survey, experiments, etc. for the objectivists and positivists who believe the world of natural phenomena to be hard, real and external to each individual; accounts, observation and personal constructs, etc. for the subjectivists, anti-positivists, considering the social world soft, personal and humanly created.

Methods, for the positivistic model in normative research, means giving responses to questions, measurement recording, phenomena describing and experiment performing. In interpretive paradigms, they means observation of the participants, interviewing, role-playing, episodes and accounts. These are techniques and procedures. Methodology is about the scientific process. It describes the approaches, kinds and paradigms of research, not the products of scientific inquiry.

Positivism, since the 19th century, has regarded observation and experiment as only means of behavior understanding and scientific explanation. This is the influence of natural methodologies on social sciences. And the social scientist will observe social reality with the products formulated like the ones of natural sciences. Anyway, the complexity and intangible quality of social phenomena are quite different from the natural world. The great challenges for positivistic researchers can be seen in the context of classroom and school in teaching, learning and interaction.

Positivism has been successfully used, especially for natural researches. However, in the second half of the nineteenth century, it has been criticized for its mechanistic and reductionist view of nature. It is always trying to measure the objects instead of learning things from inside and with choices, experience, individuality, morality and responsibility of human beings as living organisms. Positivism fails to consider to capacity of human subjectivity, dehumanizing effects of social science, focusing only on discovering general laws governing human behavior. Quantification, computation and statistical theories lack of exploring the circumstances of human conditions. For positivism, scientific knowledge then becomes everything to human, which ignore the creative, moral, critical, aesthetic and hermeneutic sides of knowledge. Behavior means only techniques. Positivism has also been accused of being banal and trivial as it show little connection to whom it is intended for and their environment.

Page 60: Tập 91 - 3

Cao Duy Trinh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 53 - 57

55

Replacing positivism, there appears anti-positivism movement – the naturalistic approaches. The anti-positivists agree that the world can be understood from the views of the individuals with their autonomous models. Social science, for them, should be seen from inside subjectively with different participants’ direct experience in certain contexts. Developments in psychology, social psychology and sociology have made the understanding and treating of human beings as persons more satisfactory. Working as alternative to positivist approaches, naturalistic, qualitative, interpretative approaches have some distinguishing features: people are active and creative in their meaningful activities; they construct their social world deliberately; situations change, events and behaviors evolve; individuals and happenings are unique and not generalizable; social world is studied naturally, with no intervention of the researcher; fidelity is important; events must be interpreted in real contexts and situations; one event or situation, many interpretations and perspectives; reality is complex with many layers; thick descriptions are better than simplistic ones; situations should be studied from the view of participants, not researchers.

Anyway, research methods are not merely technical exercises. They are our understanding of the world: our viewpoint, consideration, and aims of understanding it. More ever, educational research, politics and decision-making are always going together in researching for the truth. The funding of local authorities and government will favor the policy-related research which guides the policy decisions, improves their quality and implements them. Who will be sponsored, who will control and release the data and findings, whose research will be chosen for educational service are, therefore, the problems. Research involves indirectly in the decision-making process with concepts, propositions, explanations, strategies, methodologies, theories and evidence to make inputs, guidance, gloss, orientation, insights

and generalization. The relationship of education research, politics and policy-making is very dialectic and complex. Researchers can influence the policy-makers by the links with power groups. Only politically acceptable research will survive. That means the research will be used when it agrees with the political agenda of the governments and the policy-makers. In fact, research is also part of political process in which who does the research, what knowledge is worthwhile and how the results will be used will matter.

CRITICAL EDUCATIONAL RESEARCH AND CURRICULUM STUDY

Critical educational research is an emerging approach while positivist and interpretative paradigms are incomplete accounts of social behavior as they ignore the political and ideological contexts in the educational researches. Positivist and interpretative paradigms are too much interested in technical and hermeneutic knowledge.

Critical theory does not only describe or understand the society and behavior. It calls for a society of equality and democracy through social changes. Cohen writes about the origin and the aims of the theory:

“The paradigm of critical educational research is heavily influenced by the early work of Habermas and, to a lesser extent, his predecessors in the Frankfurt School, most notably Adorno, Marcuse, Horkheimer and Fromm. Here the expressed intention is deliberately political – the emancipation of individuals and groups in an egalitarian society…In particular it seeks to emancipate the disempowered, to redress inequality and to promote individual freedoms within a democratic society.

Cohen et al. (2007:26) ) [2]

Critical theory points out the problems in the common sense and legitimacy of power and powerlessness, suppression and suppressed, inclusion and exclusion, voicing, ideology, participation, interest and representation. For this theory, even the researches will not be for

Page 61: Tập 91 - 3

Cao Duy Trinh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 53 - 57

56

the interest of all people. The theory will help the researcher uncover the interest in certain situations before he/she can do something to change the society and other individuals for a real democracy. The research of critical education is practical as it aims at abolishing a society of inequality and illegitimacy. Marxism can be the departure of such ideas. In their studies, researchers must claim their standpoint and there is no place for neutrality or ideological and political innocence. Critical theory and critical educational research, as Cohen et al. (2007:27) ) [2] say:

…have their substantive agenda – for example examining and interrogating: the relationship between school and society – how school perpetuate or reduce inequality; the social construction of knowledge and curricula, who define worthwhile knowledge, what ideological interests this serves, and how this reproduces inequality in society; how power is produced and reproduced through education; whose interests are served by education and how legitimate these are (e.g. the rich, white, middle class males rather than poor, non-white females).

The impact of critical theory on curriculum research is far-reaching. The rationale for curriculum is expressed in Tyler’s questions:

What educational purposes should the school seek to attain?

What educational experiences can be provided that are likely to attain these purposes?

How can these educational experiences be effectively organized?

How can we determine whether these purposes are being attained?

Cohen et al. (2007:30) [2] The above positivist view comes from the ideas that the curriculum is controllable, predetermined, ordered, predictable, uniform and behaviorist. This assumption does not take ideology and power into consideration. It is kind of positivist political neutrality and objectivity, ignoring psychology and psycho-pedagogy offered in constructivism. It is a closed system, different from the view seeing postmodern society open, diverse,

multidimensional and fluid. In fact, power is less monolithic and more problematical. The contemporary curricula are rather the products of chaos and complexity. Curricula are rich, relational, recursive and rigorous with an emphasis on emergence, process epistemology and constructivist psychology. The knowledge selected in the society and curricula expresses ideologies and power. The choice of knowledge is neither political neutral nor innocent. Ideologies, as beliefs, come from powerful groups in the society and knowledge selection for the curricula will secure their interests. This is why curricula are value-laden or value-based and never value-free. Values and power are strongly connected: not only what knowledge is but also whose knowledge is, for whom the knowledge is and, finally, whose interests the curricula will serve (or not serve) will count. The curriculum is really ideologically constructed.

For critical research, knowledge is not purely intelligence. It belongs to different interests. Technical interests will guarantee the power of their owners because interest, in general, has ideological function. Interests and knowledge go together in the possession, control, interpretation etc. of that knowledge. Cohen et al. (2007: 32) ) [2] mentions the Habermas’s naming of technical, practical and emancipatory interests. Technical interest deals with scientific and positivist method, focusing on laws, rules and the prediction and control of behaviors. Practical interest try to interpret the subjects with hermeneutic, interpretative methodologies of qualitative approaches from the eyes of the participants in the interaction with other people. Emancipatory interest points out the exercise of power and the necessary change for a better society. The idea that ideology of the authorities, the dominant groups with their values and practices outgo other disempowered social groups is not new. One of the ideology critical approaches is Critical Discourse Analysis (CDA) [3,4,5]. This method can be used for the study of language, culture and ideologies expressed in different curricula (English text-books, for example), as a special kind of discourse.

Page 62: Tập 91 - 3

Cao Duy Trinh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 53 - 57

57

REFERENCES [1]. Canh, L.V. (2004), Understanding Foreign Language Teaching Methodology, Hanoi National University. [2]. Cohen L., Manion L., rrison K. (2007), Research Method in Education, Routledge, London and New York. [3]. Fairclough N. L. (2001), Language and Power, Longman, London.

[4]. Nguyễn Hòa (2000), An Introduction to Discourse Analysis, National University College of Foreign Languages, Hanoi. [5]. Cao Duy Trinh (2006), Exploration ideological power relations in a global document: The Berne convention for the protection of literature and artistic works, Luận văn thạc sĩ tại Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Quốc gia Hà nội.

TÓM TẮT

CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU – NGHIÊN CỨU GIÁO DỤC PHÊ PHÁN VỀ CHƯƠNG TRÌNH GI ẢNG DẠY

Cao Duy Trinh* Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên

Các nhà nghiên cứu cần biết về các khái niệm liên quan và các phương pháp nghiên cứu; bản chất tự nhiên và xã hội của việc điều tra; quan điểm và thái độ của mình đối với các đối tượng nghiên cứu. Nếu ta muốn tìm hiểu về chương trình giảng dạy, chẳng hạn như việc thực hiện quyền lực trong các cuốn giáo trình tiếng Anh, chúng ta có thể sử dụng các phương pháp của mô hình Nghiên cứu Giáo dục Phê phán. Cụ thể, có thể sử dụng các Phương pháp Phân tích Diễn ngôn Phê phán. Các phương pháp này sẽ giúp vạch ra những bất bình đẳng tạo ra trong các sách giáo trình để tìm giải pháp xóa bỏ bất bình đẳng đó. Bài báo này xem xét các khái niệm như Nghiên cứu, Phương pháp nghiên cứu với các mô hình như Chủ nghĩa Thực chứng hay Chủ nghĩa Bất thực chứng theo tiến trình lịch sử của việc nghiên cứu khoa học. Bài báo cũng đề cập việc sử dụng mô hình Nghiên cứu Giáo dục Phê phán vào việc tìm kiếm tính Tư tưởng trong chương trình giảng dạy. Ở đây, tác giả cũng gợi ý kết nối với Phân tich Diễn ngôn Phê phán trong công trình nghiên cứu cụ thể về sách giáo khoa Tiếng Anh. Từ khóa: Nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, nghiên cứu giáo dục phê phán, chương trình giảng dạy

* Tel: 0912 621599

Page 63: Tập 91 - 3

Cao Duy Trinh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 53 - 57

58

Page 64: Tập 91 - 3

Ngô Thị Mỹ Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 59 - 62

59

QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ TẠI HUYỆN PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN: THỰC TRẠNG VÀ VẤN ĐỀ

Ngô Thị Mỹ* Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Đô thị hoá là xu thế tất yếu trên con đường phát triển của mỗi quốc gia . Quá trình đô thị hóa diễn ra hết sức phức tạp, lâu dài và chịu tác động bởi nhiều nhân tố khác nhau [1]. Chính sự hình thành trên diện rộng với số lượng lớn, tốc độ nhanh của các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị mới đã góp phần cải thiện đáng kể kết cấu hạ tầng ở cả thành thị và nông thôn. Bài báo này sẽ đi sâu phân tích về thực trạng của quá trình đô thị hóa đang diễn ra tại huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên để chỉ ra những thành tựu, hạn chế và kiến nghị một số giải pháp giúp huyện Phổ Yên không ngừng phát triển trong những năm tới. Từ khóa: Đô thị hóa, thực trạng, thành tựu, vấn đề, huyện Phổ Yên

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Phổ Yên là huyện phía Nam của tỉnh Thái Nguyên giáp với Thủ đô Hà nội. Trong những năm gần đây Đảng bộ và chính quyền huyện đã nỗ lực cố gắng để có những chính sách cải thiện môi trường đầu tư, khai thác có hiệu quả lợi thế của địa phương hướng tới xây dựng huyện Phổ Yên thành huyện công nghiệp vào năm 2020 [2]. Trong 6 năm trở lại đây quá trình đô thị hóa của huyện Phổ Yên được đánh giá là phát triển nhanh chóng. Điều đó được thể hiện thông qua số lượng dự án đầu tư vào huyện cũng như tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi phục vụ cho mục đích đô thị hóa. Thực tế cho thấy, chính quá trình đô thị hóa đã có những biến đổi sâu sắc đến sự phát triển kinh tế xã hội của toàn huyện như: thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động, từng bước đưa người dân địa phương hướng tới cuộc sống chất lượng cao hơn,… Trên cơ sở đó, bài viết này sẽ đi sâu phân tích thực trạng của quá trình đô thị hóa nhằm chỉ ra những thành tựu, hạn chế giúp chính quyền địa phương có thể đưa ra những quyết sách phù hợp trong tương lai.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu này vận dụng phương pháp tiếp cận vùng để phân tích những địa phương có quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ (thể hiện qua số lượng các dự án được đầu tư xây dựng). Ngoài ra nghiên cứu còn sử dụng phương pháp thống kê mô tả để tổng hợp số

* Tel: 0915 208444, Email: [email protected]

liệu điều tra đánh giá đặc điểm địa bàn nghiên cứu và thực trạng quá trình đô thị hóa tại địa phương. Số liệu mới của nghiên cứu được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi dành cho các hộ nông dân bị thu hồi đất. Số liệu điều tra được xử lý, tổng hợp trên phần mềm Microsoft Excel. Số liệu thứ cấp được thu thập trong các sách, báo, báo cáo, tạp chí, mạng internet và các tài liệu văn bản khác liên quan đến vấn đề nghiên cứu. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Thực trạng quá trình đô thị hóa (ĐTH) tại huyện Phổ Yên Tốc độ ĐTH của huyện Phổ Yên giai đoạn 2006 – 2011 Quá trình ĐTH được đánh giá thông qua rất nhiều các chỉ tiêu khác nhau, nhưng một trong số các chỉ tiêu không thể thiếu được đó chính là tốc độ ĐTH [3]. Và tốc độ ĐTH của huyện Phổ Yên được thể hiện thông qua biểu đồ dưới đây:

Biểu 01: Tốc độ ĐTH của huyện Phổ Yên, giai

đoạn 2006 – 2011 (ĐVT: %) Nguồn: Số liệu được tính toán từ phòng Thống kê

huyện Phổ Yên [4]

Page 65: Tập 91 - 3

Ngô Thị Mỹ Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 59 - 62

60

Biểu 01 cho thấy tốc độ ĐTH của huyện trong những năm qua có sự tăng lên nhanh chóng. Nếu như năm 2006 tốc độ ĐTH chỉ đạt 10.6% thì đến 2011 đã là 22.5%. Trong đó, đáng quan tâm nhất là năm 2008 tốc độ ĐTH của huyện đạt 17.7% (tăng 5.5% so với năm 2007). Nguyên nhân dẫn đến sự tăng nhanh đó là do cuối năm 2007 và đầu năm 2008 tỉnh Thái Nguyên nói chung và huyện Phổ Yên nói riêng đã triển khai rất nhiều chính sách thiết thực trong việc kêu gọi và thu hút đầu tư. Tuy nhiên kể từ cuối năm 2008 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới khiến cho không ít các doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn. Chính điều này gây ra những tác động không nhỏ đến tình hình đầu tư tại huyện Phổ Yên. Qua nghiên cứu thực tế cho thấy tốc độ ĐTH của huyện mặc dù năm sau vẫn cao hơn năm trước nhưng tốc độ tăng lại giảm chút ít so với những năm trước đó. Cụ thể: năm 2009 tốc độ đô thị hóa là 19.2% (tăng 1.5% so với 2008), năm 2010 là 21.8% (tăng 2.6% so với 2009) và đặc biệt là năm 2011 tốc độ đô thị hóa là 22.5% (chỉ tăng 0.7% so với 2010). Song, đây vẫn là các con số đáng kể so với nhiều địa phương khác trong tỉnh Thái Nguyên.

Thực trạng các dự án được cấp phép đầu tư vào huyện trong những năm qua

Thu hút đầu tư là một trong số các biện pháp được đặt lên hàng đầu trong phương hướng phát triển kinh tế của huyện Phổ Yên [2]. Vì chỉ có thu hút đầu tư - tức là xây dựng các khu dân cư, khu đô thị và khu công nghiệp thì mới có điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang hướng tập trung vào công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Để nghiên cứu vấn đề này ta xem bảng 01, cụ thể như sau:

Bảng 01: Thực trạng các DA đầu tư đã được cấp giấy phép trên địa bàn huyện Phổ Yên

Năm

Số lượng DA

Diện tích đầu tư (ha)

Quy mô vốn đầu tư

(tỷ đồng) 2006 1 9,45 30 2007 5 175,77 734 2008 17 1083,8 15815 2009 13 498,145 4470,91 2010 5 557,29 3619

2011 15 529,46 3264,553

Nguồn: Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Thái Nguyên, 2011

Như vậy số lượng dự án từ 2006 đến 2011 đã có sự thay đổi đáng kể. Nếu như năm 2006 chỉ có duy nhất 1 dự án được cấp phép đầu từ vào huyện thì con số đó đã thay đổi thành 5 trong 2007, 17 năm 2008 và tính đến hết 2011 đã có 56 dự án được cấp phép đầu tư vào huyện. Cùng với sự tăng lên về mặt số lượng dự án thì diện tích đất đai và quy mô vốn đầu tư cho dự án cũng tăng lên nhanh chóng. Cụ thể năm 2006 quy mô của 1 dự án chỉ là 30 tỷ đồng thì đến năm 2008 tổng số tiền đầu tư cho 17 dự án đã lên tới 15825 tỷ đồng. Nhưng con số này lại giảm ở các năm 2009, 2010 và 2011. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tốc độ ĐTH tại địa phương giảm xuống (như trên đã phân tích). Song đây mới chỉ là số lượng dự án được cấp phép đầu tư vào huyện. Tuy nhiên số dự án thực tế đã đi vào triển khai thực hiện lại không phải là tất cả (có khi chỉ chiếm 60 -70% trong tổng số). Điều này cho thấy tình hình triển khai thực hiện các dự án đầu tư tại huyện Phổ Yên vẫn còn nhiều bất cập.

Thành tựu và một số vấn đề đặt ra của quá trình ĐTH tại huyện Phổ Yên

Thành tựu

Thứ nhất, ĐTH dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng ngày càng hợp lý hơn (tức là công nghiệp giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu ngành) tạo đà cho kinh tế xã hội nói chung không ngừng phát triển.

Thứ hai, ĐTH tạo ra nhiều cơ hội về nghề nghiệp cho người lao động tại địa phương. Với những con số 2000 người (vào năm 2008), 4475 người (vào năm 2010) và 5432 người (vào 2011) cho thấy vai trò đáng kể của của quá trình ĐTH tại huyện Phổ Yên.

Thứ ba, ở khía cạnh người nông dân bị thu hồi đất, chính quá trình đô thị hóa đã tạo nên sự thay đổi cụ thể như thu nhập có chiều hướng tăng (có trên 60% ý kiến hộ được phỏng vấn đồng ý với nhận định này), tư duy sản xuất bắt đầu có sự thay đối (biết đa dạng hóa sản xuất để tăng thu nhập) và đặc biệt đã nhận thấy vai trò của chất lượng lao động khi tham gia vào sản xuất tại các khu đô thị, khu công nghiệp nói chung và tại hộ gia đình nói riêng.

Page 66: Tập 91 - 3

Ngô Thị Mỹ Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 59 - 62

61

Một số vấn đề tồn tại

Thứ nhất, ĐTH gây lên sự mất cân đối về thu nhập (phân hóa giàu nghèo) giữa vùng nông thôn và đô thị ngày càng lớn. Nguyên nhân chính là do những người dân đô thị năng động hơn vì họ sống gần với nhiều nhà máy, xí nghiệp, được tiếp xúc với những dịch vụ phát triển hơn nên thu nhập của họ cao hơn. Trong khi người dân nông thôn thì vẫn trung thành với sản xuât nông nghiệp - với cách thức làm việc “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” và đó là nguyên nhân dẫn đến việc thấp cả về thu nhập, trình độ lẫn việc tiếp cận với các dịch vụ phát triển. Do vậy, đời sống của họ đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Để giải quyết vấn đề này đỏi hỏi chính quyền địa phương phải có những chiến lược, chính sách giúp người dân thay đổi tư duy sản xuất, tập trung đầu tư vốn một cách có hiệu quả, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao chất lượng lao động. Có như vậy mới giảm bớt được sự phân hóa giàu nghèo giữa đô thị và nông thôn.

Thứ hai, cơ sở hạ tầng được đầu tư nhiều nhưng không đồng bộ. Ở những nơi mà quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh hệ thống điện lưới, đường giao thông… được đầu tư khá hiện đại thì ngược lại hệ thống thoát nước thải lại chưa được chú ý. Chính điều này đã gây ra những ảnh hưởng không tốt với sức khỏe của người dân sống khu đô thị. Để khắc phục tồn tại này yêu cầu đặt ra với chính quyền huyện là khi xây dựng và phát triển đô thị phải gắn liền với quy hoạch tổng thể (tức là nên phân vùng cụ thể và tập trung cho các khu đô thị và khu công nghiệp tránh việc xây dựng mỗi chỗ một ít vừa làm mất cảnh quan chung, vừa khiến sản xuất nông nghiệp bị phân tán).

Thứ ba, đô thị hóa đã giải quyết được nhiều việc làm cho người dân nhưng cũng chính nó đã khiến không ít người lao động rơi vào tình trạng thất nghiệp. Vấn đề lo lắng hiện nay và trong giai đoạn tới đối với người lao động huyện Phổ Yên là sự giảm sút đất canh tác

ảnh hưởng đến việc làm và đời sống của họ. ĐTH đã đẩy nông dân đến mất đất hoặc giảm đất sản xuất nông nghiệp khiến nhiều người nông dân không có việc làm. Thực tế này đòi hỏi chính quyền địa phương cần nhanh chóng mở các đào tạo nghề không chỉ cho lao động bị thu hồi đất mà còn cho cả tầng lớp lao động trong tương lai. Có thể liên kết với các doanh nghiệp để ưu tiên tuyển dụng luôn những lao động đã qua đào tạo này; hoặc đề ra chính sách nếu các doanh nghiệp tại địa phương sử dụng người lao động địa phương thì sẽ hỗ trợ kinh phí. Ngoài ra, chính quyền địa phương cũng cần trích một phần tiền do chuyển đổi mục đích sử dụng đất vào các trường dạy nghề của địa phương nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề và hỗ trợ một phần học phí đối với con em những gia đình bị thu hồi đất. Riêng đối với những lao động đã quá tuổi đào tạo nghề mà bị thu hồi đất thì cần khuyến khích họ chuyển sang các ngành dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp với các hình thức thích hợp.

Thứ tư, các vấn đề về di cư, áp lực hạ tầng cơ sở, an ninh, trật tự khu đô thị đang là cấp bách hiện nay. Do đó, chính quyền địa phương cần tuyên truyền, vận động đến từng người dân hiểu được hệ quả của việc di cư ồ ạt ra khu đô thị. Bên cạnh đó cần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của văn hoá hưởng lạc, xa hoa, xa rời với phong tục tốt đẹp của địa phương [5].

KẾT LUẬN

Quá trình đô thị hóa với tốc độ nhanh đã tạo nên sự thay đổi đáng kể về nhiều mặt kinh tế xã hội tại huyện Phổ Yên. Song, cũng chính quá trình đô thị hóa đã đặt ra không ít những vấn đề cấp bách hiện nay. Trước thực tế đó, chính quyền huyện Phổ Yên cần có cái nhìn tổng quát và thiết thực hơn về quá trình đô thị hóa, nhằm đề ra những chính sách phù hợp để giải quyết một cách tốt nhất những khó khăn hiện tại và đưa huyện Phổ Yên ngày một phát triển hơn trong tương lai.

Page 67: Tập 91 - 3

Ngô Thị Mỹ Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 59 - 62

62

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. Bộ Xây dựng (1995), Đô thị Việt Nam tập 1,

Nxb Xây dựng, Hà Nội.

[2]. Quy hoạch phát triển huyện Phổ Yên (2011)

[3]. Luận văn Thạc sỹ Ngô Thị Mỹ, trường ĐH

Kinh tế và QTKD Thái Nguyên, (2009), Ảnh

hưởng của đô thi hóa đến phát triển kinh tế xã hội

của huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. [4]. Đảng bộ huyện Phổ Yên, báo cáo kết quả thực hiện đề án cải thiện môi trường đầu tư và xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế xã hội huyện Phổ Yên từ năm 2006 đến nay. [5]. Trịnh Duy Luân (1996), Tìm hiểu môn xã hội học đô thị, Nxb Khoa học xã hội.

SUMMARY THE PROCESS OF URBANIZATION IN PHO YEN DISTRICT, TH AI NGUYEN PROVINCE: CURRENT SITUATIONS AND PROBLEMS

Ngo Thi My* College of Economics and Business Administration – TNU

Urbanization is an inevitable trend in the development process of nations. Urbanization process is complicated, taking place for a long time and it is affected by various factors. The proliferation of industrial zones, export processing zones, and urban centers has contributed to the infrastructure improvement in both urban and rural areas. This paper will focus on analyzing the current urbanization status taking place in Pho Yen district, Thai Nguyen province. From this analysis, this paper will point out achievements and challenges as well as to propose some feasible solutions for Pho Yen district to the sustainable development in the coming years. Key words: Urbanization, status, achievements, problems, in Pho Yen district

* Tel: 0915 208444, Email: [email protected]

Page 68: Tập 91 - 3

Nguyễn Minh Tân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 63 - 69

63

KÍCH THÍCH H ỨNG THÚ VÀ SÁNG TẠO TRONG HỌC TẬP MÔN VẬT LÝ BẰNG VIỆC GẮN KI ẾN THỨC MÔN HỌC VỚI TH ỰC TIỄN CUỘC SỐNG

Nguyễn Minh Tân * Đại học Thái Nguyên

TÓM TẮT

Cuộc vận động “Cùng nghĩ suy và hiến kế cho giáo dục” đã thu hút được sự hưởng ứng của đông đảo các tầng lớp của xã hội, trong đó có những ý kiến phân tích, đánh giá và đề xuất hết sức sâu sắc và tâm huyết của các nhà giáo lão thành, các nhà quản lý, nhà khoa học, các chuyên gia giáo dục hàng đầu như GS. Hoàng Tụy, GS. Phạm Tất Dong, GS. NGND Nguyễn Ngọc Lanh vv… Trong đó, vấn đề cải cách giáo dục và đổi mới phương pháp dạy học được phân tích dưới nhiều góc độ khác nhau, nhưng tựu trung lại đều thống nhất ở một điểm: năng lực thực tế của sinh viên còn thấp so với yêu cầu của xã hội, hàng vạn HS, SV ra trường chưa tìm được việc làm thích hợp. Điều đó phản ánh thực tế là nền giáo dục Việt Nam còn mang nặng tính lý thuyết, không gắn với thực tiễn, ngày càng xa rời dân, xa rời lao động, xa rời thực tế cuộc sống... kết quả là, một số lớn sinh viên học xong đại học nhưng chưa có “nghề”, không có khả năng hội nhập, không hiểu mình cần làm cái gì, làm như thế nào. Bằng việc phác họa bức tranh toàn cảnh việc dạy và học trong nhà trường hiện nay và phân tích những khó khăn, hạn chế của hệ thống trường lớp, những tồn tại thực tế trong việc tổ chức và đổi mới phương pháp dạy học, tác giả nêu ra và đề xuất một số kinh nghiệm và giải pháp thiết thực nhằm Gắn lý thuyết với thực tiễn, vận dụng kiến thức phục vụ cuộc sống trong việc dạy và học môn vật lý hiện nay, nhằm góp phần tạo ra sự hào hứng, kích thích tính tích cực và sáng tạo trong học tập của học sinh. Từ khóa: Đổi mới phương pháp dạy học, gắn lí thuyết với thực tiễn, kiến thức phục vụ cuộc sống, tích cực, tự lực, linh hoạt, sáng tạo.

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Tại cuộc tọa đàm “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo”, được tổ chức vào dịp khai giảng năm học mới 2011-2012, tại Hà Nội, nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình khẳng định: “Cần hết sức coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tư duy độc lập, sáng tạo cho học sinh, chỉ có như vậy nhà trường mới đào tạo được những công dân tự tin, tự chủ, tự lập để có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội".

Ngay sau hội thảo, một phong trào “Cùng nghĩ suy và hiến kế cho giáo dục” đã thu hút được sự hưởng ứng của đông đảo các tầng lớp của xã hội, thể hiện qua hàng ngàn bài viết được đăng tải trên các phương tiện truyền thông, trong đó có những ý kiến phân tích, đánh giá và đề xuất hết sức sâu sắc và tâm huyết của các nhà giáo lão thành, các nhà quản lý, nhà khoa học, các chuyên gia giáo dục hàng đầu như GS. Hoàng Tụy, GS. Phạm Tất Dong, GS. Nguyễn Ngọc Lanh vv... * Tel: 0913005415

Vấn đề cải cách giáo dục nói chung và đổi mới phương pháp dạy học nói chung được nhìn nhận và phân tích dưới nhiều góc độ, nhưng đều thống nhất ở một điểm: năng lực thực tế của sinh viên hiện còn thấp so với yêu cầu của xã hội, nên hàng năm, hàng vạn HS, SV ra trường chưa tìm được việc làm thích hợp. Điều đó phản ánh một thực tế là nền giáo dục Việt Nam còn mang nặng tính lý thuyết, xa rời thực tế cuộc sống... kết quả là, một số lớn sinh viên học xong đại học nhưng chưa có “nghề”, không có khả năng hội nhập, không hiểu mình cần làm cái gì, làm như thế nào...

Tại cuộc thi về kỹ năng trẻ thế giới (World Skills) tổ chức ở Anh vào đầu tháng 10 năm 2011 vừa qua, rất đông thí sinh chúng ta tham dự nhưng không đoạt được huy chương nào, trong khi các bạn trẻ từ Đài Loan, Hong Kong, Singapore, Macao giành được rất nhiều (theo Vietnamnet.vn/vn/giao-duc, ngày 10/10/2011).

Trong giới hạn bài viết ngắn này, tác giả xin không trình bày những vấn đề mang tính lí luận, và học thuật, mà chỉ nêu vấn đề và đề

Page 69: Tập 91 - 3

Nguyễn Minh Tân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 63 - 69

64

xuất một vài giải pháp cụ thể, thiết thực theo đúng tinh thần: cùng suy nghĩ và hiến kế cho giáo dục, mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đang phát động.

Những vấn đề mà tác giả trình bày là sự đúc kết từ những kết quả thu được qua đợt khảo sát từ 600 đối tượng là cán bộ, sinh viên của Đại học Thái Nguyên, được triển khai vào đầu năm học 2010-2011 vừa qua, trong khuôn khổ dự án Giáo dục đại học 2, dưới sự hợp tác, hỗ trợ của Trường đại học Melburn, Australia.

Những giải pháp, đề xuất được trình bày còn là kết quả của sự khảo cứu và trải nghiệm của bản thân qua hơn 30 năm trực tiếp giảng dạy môn học và tham gia công tác quản lí về đào tạo tại các trường đại học, tác giả muốn nêu lên để cùng thảo luận va chia sẻ với các thày cô, các bạn đồng nghiệp.

Bài báo cũng đã tham khảo các báo cáo, nhận xét, đánh giá của các chuyên gia mà tác giả đã từng được hợp tác làm việc trong khoảng 10 năm gần đây, thông qua các dự án liên quan đến đào tạo tại trường đại học Y dược-Đại học Thái Nguyên, như dự án Việt nam Hà lan (Đào tạo hướng cộng đồng), dự án CBE (Đào tạo dựa trên cộng đồng), dự án Bác sĩ gia đình vv…

Tác giả cũng sưu tầm và tham khảo rất nhiều bài viết của các nhà giáo, các chuyên gia giáo dục trên các tạp chí và các trang thông tin qua mạng internet và đã trích dẫn trong bài viết này.

PHÁC HỌA TOÀN CẢNH THỰC TẾ VIỆC DẠY VÀ HỌC TRONG NHÀ TRƯỜNG HIỆN NAY

Trước hết là ở các cấp học phổ thông: vẫn là một kế hoạch giảng dạy, một bộ giáo án được quy định cứng nhắc từ hình thức, đến nội dung: tuần nào học gì? từng chương, từng tiết phải dạy cái gì, dạy như thế nào, tất thảy đều phải bám vào SGK, phải “l ập trình” chi tiết và phải được một hội đồng (bao gồm cả những người không thuộc chuyên ngành) phê duyệt từ đầu mỗi năm học. (Hầu hết những kế hoạch đó sau nhiều năm dường như không có gì mới từ khuôn mẫu đến nội dung kiến thức, trình tự, cách thức trình bày vv…, đại thể năm sau na ná năm trước, nhưng năm nào cũng phải “chép lại” và “phê duyệt” l ại).

Trong giờ học, phổ biến nhất vẫn là motuyp thày độc thoại trên bục giảng, ở dưới, năm sáu chục học trò chen chúc, cắm cúi ghi chép vào vở, hoặc đánh dấu vào sách giáo khoa, có khác chăng, một số thày cô sáng kiến soạn, in, photo sẵn bài giảng phát cho học sinh để giảm công sức thuyết giảng của thày và ghi chép của trò.

Những năm gần đây, nhờ sự phổ cập từng bước của máy tính và máy chiếu, cùng với kĩ năng sử dụng và khai thác các ứng dụng của tin học và CNTT dần được nâng lên, số lượng các thày cô soạn và sử dụng bài giảng điện tử tăng lên, đặc biệt, hầu hết các bài giảng đều được soạn thảo bằng các phần mềm chuyên dụng như Powepoint, Fronpage vv…, giúp các bài giảng trở nên sinh động, hấp dẫn hơn nhờ kết hợp một số hiệu ứng về màu sắc, âm thanh …

Ở một mức độ nào đó, các bài giảng điện tử này cũng đã phát huy hiệu quả giáo dục nhất định, giảm được thời gian trình bày bảng và công sức ghi chép của học sinh, sinh viên, tạo không khí hào hứng thú, cuốn hút người học hơn nhờ tính trực quan và sự mới mẻ trong hoạt động học tập. Việc soạn thảo bài giảng điện tử cũng là cơ hội để các thày cô giáo bổ sung, hoàn thiện kiến thức cũng như nhiều kĩ năng sư phạm, nhất là các thày cô giáo trẻ, hoặc không được đào tạo qua hệ thống các trường sư phạm.

Tuy nhiên, do còn hạn chế về công năng, hầu hết các bài giảng vẫn còn khá đơn điệu và dễ trở nên nhàm chán, sự “đổi mới” chủ yếu vẫn chỉ dừng ở hình thức và phương tiện dạy và học, bản chất của quá trình dạy và học vẫn theo phương pháp truyền thống: Thày vẫn là trung tâm, và trò vẫn là đối tượng tiếp nhận kiến thức một cách thụ động.

Thậm chí, qua một thời gian sử dụng, bắt đầu xuất hiện những kết quả không mong muốn: một số thày cô giáo có biểu hiện ỷ nại các bài giảng điện tử, dẫn đến khâu chuẩn bị bài sơ sài, một số bài giảng dường như chỉ là sự cắt vụn và dán nguyên si từng đoạn giáo trình vào các slide, làm mất đi ý nghĩa thực sự của một bài giảng là gợi mở, định hướng, dẫn dắt, khuyến khích sự tham gia, hoạt động của học sinh trong giờ học. Việc lạm dụng quá mức

Page 70: Tập 91 - 3

Nguyễn Minh Tân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 63 - 69

65

các hiệu ứng về hình ảnh, âm thanh, màu sắc trong nhiều trường hợp gây phản cảm, phân tán sự tập trung của sinh viên; Một số thày dần sao lãng kĩ năng quản lí, điều tiết không khí lớp học do quá chú tâm vào bàn phím, nhắp chuốt và màn hình máy tính, sinh viên ngồi khoanh tay “xem” bài giảng của thày, mà mất dần kĩ năng tham gia xây dựng bài học, một số bắt đầu… ngủ gật hay quay ra nói chuyện riêng (!)

Trong các giảng đường đại học, tình hình cũng không khả quan hơn. Xin minh chứng bằng một ví dụ “người thực việc thực”, lấy từ Sổ tay sinh viên trên trang web của một trường đại học: lưu lượng sinh viên năm học 2010-2011 là 6000, thuộc 9 hệ đào tạo, với 5 mã ngành đại học, 23 mã ngành sau đại học, 4 mã ngành trung học, 2 mã ngành cao đẳng, số cán bộ thực giảng (có bằng thạc sĩ trở lên) khoảng 200, tổng số giờ giảng quy chuẩn khoảng 150.000 giờ/năm học.

Như vậy, số giờ thực giảng của 1 giảng viên trung bình khoảng 800 tiết/năm học, tính cả giờ coi thi, chấm bài, con số xấp xỉ 1000, nghĩa là bình quân, mỗi thày phải đứng lớp 5-6 tiết/ ngày (thậm chí, nhiều thày riêng số giờ giảng vượt định mức cũng xấp xỉ con số trên). Thời gian đâu giành cho nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, nghiên cứu khoa học, sinh hoạt bộ môn, nói gì đến việc chú trọng đổi mới phương pháp.

Trong các lớp học, mặc dù đã được gọi là áp dụng phương thức đào tạo theo tín chỉ, nhưng, cách thức tổ chức và tiến trình một giờ giảng thực chất không khác gì nhiều so với cấp học phổ thông đã mô tả ở trên, nghĩa là: lớp học vẫn là “diễn đàn” riêng của thày, và trò vẫn là những người “dự khán”, đấy là chưa nói đến, tình trạng mỗi phòng học phải sử dụng đến 3 ca một ngày, lịch giảng được bố trí sít sao từ đầu năm đến từng phòng học, môn học, tiết học. (Mỗi buổi 6 tiết học, chia 2 ca, kéo từ 6h30 đến 12h00 buổi sáng, từ 12h30 đến 17h30, và từ 18h30 đến 23h00 buổi chiều và tối, ca trước chưa hết giờ, ca sau đã chờ trực tiếp quản phòng học!) ...

(Tác giả xin phép không nêu tên website, tên trường, nhưng xin đảm bảo tính xác thực và chịu trách nhiệm về thông tin trích dẫn).

Với một thực trạng như vậy, việc thày và trò chạy xô cho “khớp” lịch, khỏi “chồng pha”... đã là hết hết sức cố gắng, nên dù có tâm huyết, cũng khó có thể vận dụng và triển khai các phương pháp giảng dạy mới như thảo luận nhóm, đóng vai, tự phát hiện và giải quyết vấn đề, dạy và học theo dự án vv…

GẮN LÝ THUYẾT VỚI THỰC TIỄN, VẬN DỤNG KIẾN THỨC PHỤC VỤ CUỘC SỐNG - GIẢI PHÁP ĐƠN GIẢN VÀ THI ẾT THỰC

Thực trạng trên một lần nữa khẳng định: “Cải cách giáo dục mạnh mẽ, toàn diện và triệt để là mệnh lệnh khẩn cấp của cuộc sống hiện nay”. Vấn đề là ở chỗ: cải cách như thế nào?

Trong lúc các nhà khoa học quản lí giáo dục còn đang luận bàn về “ triết lý giáo dục” của Việt Nam trong giai đoạn mới, các chuyên gia vẫn chưa thống nhất quan điểm cải cách giáo dục bắt đầu từ đâu, trong lúc các nhà nghiên cứu còn đang tổng kết, đánh giá và thử nghiệm các mô hình, phương pháp dạy học mới… với cương vị một giáo viên Vật lý đã và đang giảng dạy tại một trường đại học, tác giả xin được tham gia ý kiến nhằm hưởng ứng phong trào “cùng suy nghĩ và hiến kế cho giáo dục” không dưới góc độ của một nhà nghiên cứu lý luận, mà đơn giản chỉ là chia sẻ một vài kinh nghiệm và giải pháp rất cụ thể đối với việc dạy môn Vật lý hiện nay.

Vật lý là môn học giúp học sinh biết cách đặt ra và trả lời câu hỏi “t ại sao” và “như thế nào” trước tất cả các sự vật, hiện tượng xảy ra trong thế giới tự nhiên nói chung và trong cuộc sống hàng ngày nói riêng. Theo cách hiểu đó, Vật lý học là một môn khoa học ứng dụng, lấy thực nghiệm làm nền tảng để phát hiện và làm sáng tỏ bản chất, cơ chế, động lực của các hiện tượng và các quá trình tự nhiên, nghiên cứu tác động và ảnh hưởng của các tác nhân vật lý lên thế giới tự nhiên và vận dụng một cách khoa học vào thực tế cuộc sống, phục vụ thiết thực cho lợi ích của con người. Như vậy, bên cạnh những vấn đề mang tính lý luận như cần phải xác định mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng, và các phương pháp dạy học, thì trước hết, và không kém phần quan trọng, là tạo được sự hào hứng trước mỗi một nhiệm vụ học tập, kích thich sự tích cực, sáng tạo

Page 71: Tập 91 - 3

Nguyễn Minh Tân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 63 - 69

66

của học sinh thông qua việc chỉ cho các em thấy được sự cần thiết, tính thực tiễn (thậm chí có thể coi là thực dụng) của mỗi kiến thức, mỗi bài học mà các em sắp tiến hành. Nói cách khác, ngoài cái đích chung là kiến thức, kỹ năng và thái độ, thì trước hết, học sinh phải hình dung được: bài học hôm nay, các em sẽ được học cái gì? học để làm gì? Muốn vậy, người thày phải luôn cố gắng tìm tòi để gắn kết được những kiến thức của bài học đó với thực tiễn, chỉ ra được ứng dụng hữu ích, gợi ý cách vận dụng một cách cụ thể vào cuộc sống hàng ngày. Chưa có một công trình nào liệt kê một cách đầy đủ và toàn diện các đề tài, chương trình, dự án nghiên cứu về đổi mới trong giáo dục và đào tạo, tuy nhiên, theo những điều tra ban đầu qua các kênh thông tin trên mạng, tại các thư viện và các nguồn tham khảo của các tác giả có công trình, sách và bài viết liên quan, Tác giả thống kê và tạm phân loại một số hướng nghiên cứu trọng tâm như sau: - Cơ sở phương pháp luận của lí luận dạy học, bản chất và tính quy luật của quá trình dạy học - Mô hình dạy học, cấu trúc nội dung, chương trình. - Đổi mới về mục đích dạy học và mục tiêu của giáo dục, đối tượng, tính chất và nguyên tắc giáo dục, các mô hình phát triển giáo dục, các phương pháp tiếp cận giá trị trong khoa học giáo dục và những định hướng cho giáo dục đại học Việt nam. - Lịch sử phát triển và các tư tưởng triết học giáo dục của các nước trên thế giới và của Việt Nam. - Mô hình tổ chức đào tạo, kiểm định và đánh giá chất lượng, các phương thức đào tạo tiên tiến… - Đặc biệt, tập trung nhất, sôi động nhất là các nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học (PPDH), như: PPDH tự nghiên cứu, phát hiện lại, PPDH nêu và giải quyết vấn đề, PPDH tương tác, dạy học theo dự án, dạy học theo góc vv…, đó là các PPDH cụ thể thuộc hệ thống các PPDH tích cực, lấy người học làm trung tâm, gọi tắt là hệ thống các phương pháp dạy – tự học. Trong khuôn khổ bài báo, rất khó để ra các nghiên cứu và các tác giả trong lĩnh vực này, chỉ xin được đơn cử một số tác giả liên quan

đến môn học Vật lí như: Richard Feynman, Renikop, A.V. Pêrưskin, P.A. Znamenxki, A.V. Muraviep, Thái Duy Tuyên, Nguyễn Cảnh Toàn, Phạm Minh Hạc, Đặng Vũ Hoạt, Lê Khánh Bằng, Nguyễn Văn Khải, Tô Văn Bình, Nguyễn Đức Thâm, Phạm Xuân Quế, Phạm Hữu Tòng... Như vậy, có thể khẳng định, vấn đề bài báo nêu ra không mới, rất nhiều người đã phân tích, nhiều sách đã viết, song từ sách vở đến thực tế còn khoảng cách khá xa. Lý do không phải vì quá khó, nhưng cũng không thật đơn giản, ngoài những khó khăn khách quan như đã phân tích trên, về mặt chủ quan, đòi hỏi người thày phải có nghiệp vụ sư phạm, phải có một vốn kiến thức chắc và trải nghiệm thực tế, thêm vào đó, người thày còn phải đầu tư nhiều thời gian sưu tầm tài liệu, phải đọc, nghiền ngẫm, phải làm thử và vận dụng thử … Qua thực tế nhiều năm được hướng dẫn, góp ý cho các bài giảng và “xét duyệt” giáo án cho các đồng nghiệp trẻ, tác giả nhận thấy, hạn chế nói trên thể hiện ngay từ việc xác định mục tiêu của từng bài học, môn học, trong đó mặc dù hầu hết các thày cô giáo trẻ đều làm đúng công thức, nghĩa là đã chỉ ra đủ cả các mục tiêu về kiến thức, kỹ năng và thái độ, nhưng các mục tiêu đó đều chung chung, dường như có thể áp dụng cho tất cả các tiết học, môn học, mà rất hiếm có được các mục tiêu như rõ ràng, cụ thể, có tính định hướng cho tiết học, đặc biệt là các mục tiêu có tính thực tiễn, thực dụng, gắn với nhu cầu cuộc sống … Về lý thuyết, trước mỗi bài giảng, các thày đều thực hiện bước “vào đề”, song cách đặt vấn đề thường khô cứng, máy móc, hầu hết chỉ đơn thuần là liệt kê những nội dung hay những công việc chính của bài học sắp tiến hành. Kỹ năng khơi dậy hứng thú học tập, tạo sự hào hứng thông qua việc gắn lý thuyết với thực hành, ứng dụng kiến thức sách vở phục vụ tiễn cuộc sống cần tránh mang tính công thức: nêu ra trong phần “mở bài” hay liệt kê khi kết thúc bài học, mà nên vận dụng linh hoạt và xuyên suốt trong tiến trình bài học, ở bất cứ thời điểm nào, nội dung kiến thức nào có thể. Ví dụ: Định luật bảo toàn năng lượng được coi là kinh điển nhất, tất cả học sinh đều nhớ,

Page 72: Tập 91 - 3

Nguyễn Minh Tân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 63 - 69

67

thuộc và phát biểu trôi chảy khi được hỏi, nhưng hiểu sâu sắc và biết cách vận dụng trong thực tế thì không phải đơn giản. Vì vậy, sự hào hứng và hiệu quả giờ hoc sẽ cao hơn rất nhiều, nếu đầu, giữa hoặc cuối bài học, thày đưa ra một số mô hình về ý tưởng “động cơ vĩnh cứu” để học sinh tranh luận và phản biện, từ đó, tạo nhu cầu và hứng thú để giải quyết “mâu thuẫn” giữa cách lý giải của tác giả và thực tế mà học sinh quan sát,trải nghiệm hàng ngày! Cũng có nêu ra một vài hiện tượng rất thường gặp trong thực tế như: tại sao những người có tuổi thường đạp xe theo kiểu “đánh võng” khi lên dốc? Tại sao người ta không làm đường thẳng vắt qua đỉnh mà lại làm con đường ngoằn nghèo quanh sườn núi khi qua đèo? Thày có thể gợi ý các em vận dụng kiến thức của bài học để giải thích… Trong bài Lực ma sát, ngoài những ví dụ chỉ ra trong sách giáo khoa, hay những bài tập “kinh điển”, thày có thể nêu ra tình huống rất “thật” như: cần di chuyển một cái tủ nặng từ góc này sang góc kia của căn phòng, các em hãy hiến kế xem có cách nào đỡ tốn sức nhất? Đễ định hướng tranh luận, thày có thể đưa ra những hình vẽ, bức ảnh về các giải pháp thực. Không khí lớp học sẽ hào hứng hơn rất nhiều nếu thầy cho các em xem một đoạn video về việc “thần đèn” Việt Nam di chuyển cả một tòa nhà bằng các thân cây gỗ khiến cả thế giới phải kính nể!… Hiện tượng thẩm thấu, mao dẫn sẽ rất dễ hiểu, dễ nhớ nếu thày gợi ý để học sinh vận dụng để giải thích những hiện tượng hàng ngày mà các em không ngờ tới: Tại sao nước lại “chảy ngược” từ gốc lên ngọn cây? Tại sao cá biển sống nhiều năm trong nước biển mà vẫn ngọt thịt, nhưng ngâm trong nước muối, chỉ một vài ngày sẽ mặn chát (cá mắm). Tại sao người bị phù phải ăn nhạt, tại sao những chỗ bị mụn, nhọt, va đập trên cơ thể lại sưng tấy? Chanh, sấu ngâm nước sẽ trương lên và nhũn dần ra, nhưng ngâm trong nước muối thì khô quắt và rắn lại vv… “Sức căng mặt ngoài” là một khái niệm khó dạy và khó nhớ, tuy nhiên, tình hình sẽ khác hẳn, nếu như thày biết gợi ra cho các em quan sát và phân tích về những hiện tượng thực

tiễn như: Sau khi hút thuốc vào xilanh, thày thuốc luôn đẩy pittong sao cho một tia thuốc thoát ra trước khi tiêm cho người bệnh? những người thợ lặn được khuyến cáo không lao lên khỏi mặt nước một cách đột ngột; các chuyên gia thường khuyên, khi cho trẻ sơ sinh “bú mẹ”, nên cho môi bé áp chặt quanh bầu vú (nếu thày cô khéo nêu vấn đề một cách “dí dỏm”, chắc chắn không khí lớp học sẽ rất sôi động và hào hứng!) Đến nay, nhiều thày cô quan niệm, phòng thí nghiệm là môi trường tốt nhất cho các em thực hành, điều đó đúng nhưng chưa đủ. Hầu hết các bài thí nghiệm, thực hành vật lý trong chương trình, SGK và trong PTN hiện nay đều rất cũ, đơn điệu cả về dụng cụ lẫn thao tác. Hầu hết, các bài thực hành vẫn chủ yếu mang tính minh họa lại, lặp lại những thí nghiệm của các nhà khoa học đã làm khi mày mò và phát minh ra các định luật và công thức vật lý cách đây hàng thế kỷ. Nói chung, không đáp ứng mục tiêu rèn luyện kỹ năng thao tác và khả năng vận dụng sáng tạo của học sinh. Ngay cả những phòng thí nghiệm được coi là hiện đại, được đầu tư khá đồng bộ gần đây, với những bộ dụng cụ thí nghiệm kết nối máy tính, có phần mềm điều khiển và sử lý kết quả, thí các bài thí nhiệm được triển khai, về bản chất vẫn chỉ là các bài thí nghiệm cũ, chỉ khác hình thức thí nghiệm đã được cải tiến và một số thao tác được số hóa, do đó, hiệu quả của các thí nghiệm chưa cao, chưa thực sự gắn với thực tiễn, chưa tạo ra sự hứng thú và khuyến khích sự sáng tạo. Giá như, bên cạnh các bài thí nghiệm được thiết kế “cứng”, các thày tạo cơ hội cho các em được tiến hành những bài thực hành “động” mang tính thực tế hơn, chắc chắn, sự hào hứng và hiệu quả sẽ cao hơn rất nhiều. Chẳng hạn, bên cạnh việc đo đếm, xác định một vài đại lượng điện bằng cầu winston kinh điển, hay đấu nối một vài mạch điện theo các sơ đồ mẫu có sẵn, sẽ tốt hơn nhiều, nếu đặt ra cho các em nhiệm vụ thực tế: vẽ, phân tích và đấu nối một mạch điện cầu thang, mà ở bất cứ vị trí nào cũng bật được bóng điện ở phía sắp đến và tắt được bóng điện ở phía vừa đi qua. Một ví dụ khác: vẽ sơ đồ, phân tích nguyên lý, đấu nối mạch điện của một nồi cơm điện

Page 73: Tập 91 - 3

Nguyễn Minh Tân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 63 - 69

68

có 2 chế độ: nấu (nhiệt lượng cao) và ủ (nhiệt lượng thấp), tính toán dòng điện và công suất tiêu thụ thực tế theo định luật Ôm và kiểm chứng bằng đồng hồ đo điện. Ở một thí nghiệm khác: cùng với thanh nam châm và cuộn dây để chứng minh hiện tượng cảm ứng và xác định giá trị, chiều của lực điện từ, có thể gợi ý và nêu ra cho các em những công việc rất cụ thể như: vẽ và phân tích sơ đồ nguyên lý cái chuông điện, hay: đề xuất ý tưởng, mô hình thiết kế một thiết bị đếm số xe qua một trạm kiểm soát, số người vào siêu thị … Trong bài thực hành: Đo mật độ bức xạ, thay vì đo đếm nguồn phóng xạ bằng hệ thống thiết bị Geiger - Muyler (rất đắt tiền và không an toàn), có thể hướng dẫn các em sử dụng bút đo phóng xạ (rất rẻ tiền, phổ biến và dễ kiếm trên thị trường), để thực hành việc đo mật độ bức xạ của màn hình TV, máy tính, trạm biến thế…, yêu cầu các em tự kết luận và đưa ra những khuyến cáo phù hợp với thực tế… Nếu chịu khó quan sát và biết cách vận dụng, lồng ghép, việc gắn kết kiến thức sách vở với thực tế cuộc sống hàng ngày còn có thể thực hiện thông qua rất nhiều các ví dụ đa dạng và phong phú, hết sức gần gũi với cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày. Chẳng hạn: giải thích nguyên lí hoạt động của chiếc bếp từ? Thức ăn trong lò sấy cao tần của nhà em được nấu chín theo cơ chế nào?; Người thợ hàn nắm tay vào vật kim loại dẫn điện (có dòng điện khoảng 50 A, lớn gấp hàng trăm lần dòng điện chạy qua bóng đèn) mà không bị “điện giật”?, Máy phát điện từ nguồn nước khe, nước suối mà nông dân miền núi hay dùng, bình đun nước thái dương năng hoạt động như thế nào? Giải thích cơ sở Vật lí của các phương pháp chữa bệnh rất phổ biến trong khoa Vật lý trị liệu như: điện châm, điện phân, kích điện, chiếu - chụp điện, cắt đốt khối u bằng “dao điện”, chữa bệnh bằng tia hồng ngoại, tử ngoại vv… Một vài ví dụ nêu trên cũng đủ để khẳng định: việc vận dụng những kiến thức sách vở vào thực tế rõ ràng rất đa dạng, hết sức phong phú và hoàn toàn khả thi nếu như các thày cô giáo chịu khó đầu tư thời gian, có ý thức chuẩn bị cho mỗi bài giảng, mỗi giờ lên lớp giống như

tinh thần tập luyện của một cầu thủ chuyên nghiệp trước khi ra sân thi đấu, dù là cầu thủ giỏi, dù là đội bóng mạnh, dù là đối thủ cũ, nhưng mỗi mùa bóng, mỗi trận đấu đều chứa đựng những tình tiết mới, đem lại sự hấp dẫn mới và hứa hẹn những bất ngờ đầy hứng thú.

Thêm vào đó, xưa nay, chúng ta vẫn quan niệm các phát minh mới về khoa học, kỹ thuật và công nghệ phải xuất phát từ các trường đại học, các viện nghiên cứu, các phòng thí nghiệm và đi vào thực tế đời sống. Nhưng thực tế cho thấy, những Edison, Bill Gate (ông chủ của Microsoft), Steve Jobs, (ông chủ của Aple), Sergey Brin (ông chủ của Google) với những ý tưởng, những phát minh, những công nghệ và sản phẩm được sinh ra từ những nhà kho, góc gara để xe, phòng trọ… đã làm nên một cuộc cách mạng vĩ đại về khoa học công nghệ, tác động và làm thay đổi toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần của hàng tỷ người trên trái đất, lại chỉ là những cậu bé chạy thư, những học sinh chưa hề có tấm bằng đại học.

Ở Việt Nam, như chúng ta đã thấy, gần đây, xuất hiện khá nhiều sản phẩm kỹ thuật và công nghệ như “máy gặt đập liên hợp xách tay”, máy gieo xạ, máy bóc lạc, đậu, cà phê, thậm chí cả “máy bay lên thẳng phun thuốc trừ sâu”, những sản phẩm đó tỏ ra rất đắc dụng trong thực tế, nhưng hầu hết không được ra đời từ các phòng thí nghiệm, các trường đại học, các viện nghiên cứu công nghệ, tác giả cũng chẳng có bằng cấp, danh vị gì, ngoài danh xưng chung là “Hai lúa”… Nên chăng, các thày cô giáo dành thời gian sưu tầm, tìm hiểu, hướng dẫn, gợi ý cho học sinh nghiên cứu những sản phẩm này, dùng những quy tắc, định luật vật lý trong các bài giảng để giúp cho các nhà “sáng chế bất đắc dĩ” phần công việc mà họ không làm được, là giải thích nguyên lí cấu tạo, nguyên tác làm việc, cơ chế hoạt động của những thiết bị mà họ đã sáng chế ra. Có thể, đó cũng là một phương thức để gắn lý thuyết với thực tế, đưa kiến thức vào thực tiễn, phục vụ đời sống?, nói cách khác, thay vì cách tư duy thông thường là đưa kiến thức sách vở vào thực tiễn, hãy tư duy theo chiều

Page 74: Tập 91 - 3

Nguyễn Minh Tân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 63 - 69

69

ngược lại: lấy thực tiễn cuộc sống làm sáng tỏ lý thuyết, lấy thực tế bổ sung cho kiến thức giáo khoa. Phải chẳng, đó cũng là một hướng tiếp cận, một gợi ý đối với các thày cô giáo, các nhà giáo dục? KẾT LUẬN Trong lúc chờ đợi một “tri ết lý giáo dục”, một giải pháp tổng thể cho cải cách giáo dục, trong lúc các Bộ, ngành, các nhà quản lý đang tìm kiếm nguồn kinh phí đầu tư để nâng cấp cơ sở hạ tầng và trang thiết bị, đồ dùng dạy học, hàng chục triệu học sinh, hàng chục vạn thày cô giáo vẫn ngày ngày đến trường, hoạt động dạy và học vẫn diễn ra và do đó, việc duy trì và đảm bảo chất lượng dạy và học vẫn luôn là trách nhiệm của mỗi thày cô, mỗi nhà trường.

Ở cương vị của mình, mỗi thày cô giáo hoàn toàn có thể tham gia và góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới nền giáo dục nước nhà từ những giải pháp đơn giản và thiết thực nhất. Đó chính là điều mà tác giả muốn gửi gắm qua bài viết ngắn này.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO [1]. Phan Sĩ An, (2005), Lí sinh y học, Nxb Y học Hà Nội, [2]. Giáo dục học Đại học, (2000), (Tài liệu tập huấn của trường CBQL Giáo dục và Đào tạo) [3]. Đỗ Ngọc Đạt, (1997), Tiếp cận hiện đại hoạt động dạy học, Nxb ĐHQG Hà Nội. [4]. Nguyễn Văn Khải, (2008), Lí luận dạy học vật lí ở trường phổ thông, Nxb Giáo dục. [5]. Phan Trọng Ngọ, (2005), Dạy học và PPDH trong nhà trường, Nxb ĐHSP Hà Nội. [6]. Nguyễn Cảnh Toàn, (1998), Quá trình dạy- tự học, Nxb Giáo dục.

SUMMARY

EXCITE INTEREST AND CREATIVITY IN LEARNING PHYSICS BY MERGING THE SUBJECT KNOWLEDGE WITH PRACTICAL LIF E

Nguyen Minh Tan* Thai Nguyen University

The campaign "Along design thinking and dedication to education" has attracted a large response of all classes of society, including analysis of comments, reviews and recommendations profound and enthusiasm of the veteran teachers, managers, scientists, the leading education experts, such as Prof. Hoang Tuy, Prof. Pham Tat Dong and Prof. NGND Nguyen Ngoc Lanh. In their works, the issue of education reform and innovation of teaching methods are analyzed in many different angles, but boiled down to agree on one point: the actual capacity of the school students created by the much lower than the requirements of society, so every year, tens of thousands of students could not find a suitable job after graduating. This reflects the fact that education in Vietnam remains too theoretical, not attached to reality, more and more away from people, away from work, away from real life ... As a result, a large number of students completing college but no "job", not capable of integration, they do not know what and how to do else. By sketching the picture of teaching and learning in schools today and analyze the difficulties and limitations of the school system, the real existence of the organization and innovative teaching methods, the author pointed out and proposed a number of experiences and practical solutions to associate theory with practice, using knowledge of life in the service of teaching and learning physics today, to help create excitement stimulating positive learning and creativity in our students. Key words: Innovation of teaching methods, associate theory with practice, knowledge of life, positive, independence, flexiblity, creativity.

* Tel: 0913005415

Page 75: Tập 91 - 3

Nguyễn Minh Tân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 63 - 69

70

Page 76: Tập 91 - 3

Nguyễn Thị Hoa Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 71 - 75

71

SOME PROPOSED MEASURES TO HELP VIETNAMESE LEARNERS CONFRONT WITH THE ENGLISH FINAL CONSONANT CLUSTERS

Nguyen Thi Hoa* Thai Nguyen University

ABSTRACT

This paper has described one of the most difficulties that is the English final consonant clusters encountered by Vietnamese learners of English. The major factor causing the difficulty is the big difference between English and Vietnamese inventory, especially in the number of consonant clusters occurring at final position of word and the way they are pronounced. In confronting with the difficulty, most of Vietnamese learners employ consonant productions. These inevitably affect their intelligibility to their listeners. Some measures are proposed to help Vietnamese teachers and learners to improve the learners’ pronunciation. Key words: Consonant cluster; inventory; final position; consonant production

INTRODUCTION*

English has reached its significant role in Vietnam since 1986 due to the “Open Policy” of Vietnamese government. Many foreigners from English language backgrounds came to Vietnam for their investments and traveling. This has created the movement of learning English among people from rural to urban areas in Vietnam. Moreover, the cooperation in education among domestic universities and offshore ones has stimulated the large number of Vietnamese students learning English to meet the requirement of foreign universities. Currently, English has been a compulsory subject at all levels in education in Vietnam. Although, communicative language teaching method has employed instead of the Grammar Translation method with the hope that Vietnamese students will have better speaking skill, they are still poor in oral communication. As commented by a native – English speaker (Ha, 2005) “many Vietnamese speakers can speak English, but only a few direct communications with foreigners”. Another Australian teacher, Macneil (1987) has the same comment about Vietnamese student pronunciation. The information data collected by Victorian Adult Migrant Education Service (Tran, 2002) also reveals that Vietnamese people have the highest level of pronunciation need of all language groups coming to Australia. * Tel: 01278145686; Email: [email protected]

One of the main reasons leading to poor pronunciation of Vietnamese learners of English is likely the difficulties in produce the English sounds that are unfamiliar with their native language, Vietnamese such as /θ//ð/ or consonant occurring at the final position of the word such as /z/, /ʃ/, /Ȣ/, / tʃ /, /s/ consonant clusters; vowels; and some English features not existing in their first language such as syllable stress and connected speech. (Honey, 2001; Tran, 2002; Zielinski, 2006; Yates, 2002 ).

Among these difficulties, final consonant cluster seems to pose great difficulty for Vietnamese learners of English (Tran, 2002). Thus, as a teacher of English, I would like to explore the reasons leading to this difficulty, the consequences and some measures to help the learners improve their pronunciation.

VIETNAMESE LEARNERS OF ENGLISH AND DIFFICULTY WITH FINAL CONSONANT CLUSTER IN ENGLISH

Unlike many language in the world, English is very rich at consonant clusters which can occurs in the initial position (e.g. breakdown, street), medial position (e.g. export, ecstasy) or final position of a word (e.g. sips, asks). (Lado,1957; Tran, 2002). Word-initial consonant cluster and word medial consonant cluster can have up to three consonant, but word-final consonant cluster can be the combination of four consonants (e.g. sixths, gambled.) (Daniel, 1971). According to Major

Page 77: Tập 91 - 3

Nguyễn Thị Hoa Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 71 - 75

72

(1997), the longer consonant cluster is the more difficult it is for the learners who do not have cluster in the phonotactic system of their native of first language such as Korean, Japanese, Mandarin and Vietnamese as well. Moreover, the majority of studies on second language acquisition of learners have showed that final consonant clusters are more troublesome for learners of English than initial and medial consonant clusters are (Osburne, 1996).

Due to the interference of the first language, Vietnamese students often make errors with final consonant clusters such as: consonant reduction and deletion. (Tran, 2002; Zielinski, 2006; Honey, 200; Sato, 1984; Benson, 1986). While reduction refers to the deletion of one or two consonants in a consonant of cluster such as n/nt in /entrəns/; (Zielinski, 2006) t/st in /fǬ:st/ (Sato, 1984), total deletion refers to the omission all consonants in a consonant cluster, for examples -/nd in /kaǺnd/; -/st in /la:st/; -/kst/ in /nekst/.

Specially, the omission of plural maker /s/ /z/ or tense marker /t/ /d/ is common errors of Vietnamese learners of English when they dealing with consonant clusters. For example, /w: Ǥ:k/ instead of /wǤ:kt/ in wallked or /preərənt/ in parents. The errors may be resulted from the English writing of Vietnamese people. Due to the difference in grammatical system between Vietnamese and English in term of tense and plural makers, ‘ed’ and ‘s’; ‘es’ respectively, Vietnamese learners often omit these morphological, in their speech, the final consonant clusters containing /t/, /d/, /s/ and /z/ are often deleted.

In fact, final consonant cluster reduction is also employed by English native – speaker for an economy effort (Kelly, 2000) and considered as an aspect of phonological processes (Osburne, 1996). Therefore, some complex consonant clusters can be simplified by English native speakers such as /æks/ for /ækts/; /teks/ for /teksts/ (Kelly, 2000). One of the rules to reduce any consonant in the final consonant cluster is that the consonant appearing between the other two within words

(e.g. costly) or between words with morphological marker such as tense and plural (e.g. lifts, products) or in compound nouns or and phrasal (e.g. landlord, bread and butter) (Selkirk, 1972:193 cited in Osburne, 1996) is deleted. However, a few Vietnamese learners can apply the rule appropriately when they produce a speech, especially spontaneous one. Even some speakers who are very fluent and competent in English make errors with final consonant cluster such as the subjects in Osburne’s study (1996) who is “an extremely advanced user of English” and subjects in Nguyen’s study (1995) who are doing MA in TESOL.

THE REASONS LEADING TO THE DIFFICULTY

The finding of many studies on Vietnamese learners of English has revealed that the influence osf their first language, Vietnamese is the major contributor to the difficulty for Vietnamese learners.(Tran, 2002; Zielinski, 2006; Honey, 2001). According to Lado (1957), who builds the CA hypothesis, the learners who learn a particular second or foreign language will find some features of that language easier, while other features more difficulties. The easier elements are similar to those in his native language and the difficult ones are different from his native language. Thus, the difficult Vietnamese learner face with final consonant cluster can be resulted from the big differences between Vietnamese and English inventory of final consonant clusters and the way to produce them.

The first difference is that consonant clusters in English are variable and can be in any position of a word, while there are no consonant clusters in Vietnamese. According to Derwing et al (2002), there are about 180 consonant clusters in English and they can appear at the final position of words and 16 consonants that can be there as well. In comparison, only six out of the twenty-two consonants /p, t, m, n, ŋ, k / in Vietnamese can appear in the final position of a word and almost all these consonants are unreleased or

Page 78: Tập 91 - 3

Nguyễn Thị Hoa Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 71 - 75

73

“held in” (Tran, 2002; Tang, 2007). Consequently, the habit of “swallowing” the final consonant sounds in the learners’ mother tongue inhabits the production of final consonant sounds in English (Ha, 2005).

Secondly, the way to pronounce final consonant sounds in English is completely different for Vietnamese learners of English. (Ha, 2005). It is because almost all final consonant sounds in English are pronounced and released and the maintenance of even air pressure though long utterance is required (Macneil, 1987). Although some sounds in final consonant clusters may be elided such as the case of /t/ and /d/ or partially pronounced, the speech organs should be moved to the required position and then move to the other position for the following sounds (Ha, 2005). Such as way of producing final consonant sounds poses great difficulty for the learners who are familiar with the way of using short pulses of air-pressure that cut off before the end of the syllable (Macneil, 1987).

THE POSSIBLE CONSEQUENCES OF THE DIFFICULTY

As Vietnamese learners have difficulty in pronouncing final consonant clusters, they often produce non-standard consonant in the final position of the word. Consequently, the non-standard features will have negative influence on the intelligibility which is defined as “the extent to which the speech signal produced by the speaker can be identified by the listener as the words the speaker intended to produce”. (Zielinski, 2006: 23). According to some authors such as Derwing et al (2002), Tran (2002) and Yates (2002), consonant cluster reduction and deletion cause the most difficulty for native English speakers to understand. It is because native – English listeners often rely on consonants to determine word boundaries and identify the words (Zielinski, 2006). For example, three native Australian English listeners find non-standard consonant clusters produced by a Vietnamese speaker of English the most difficult for them to identify which words he intended to say. (Zielenski, 2006).

The finding of the study done by Ingram, & Nguyen (2003) on Vietnamese speakers’ intelligibility judged by English speakers from different language backgrounds such as Chinese, Arabic, Japanese reveals that Vietnamese learners of English may have potential problems being understood correctly by not only native speakers but also non-native English listeners and their speech is the most difficult to comprehend. Thus, the errors made by Vietnamese learner in dealing with consonant clusters in English may reduce their intelligibility and can lead to breakdown in communication.

THE PROPOSAL MEASURES TO HELP VIETNAMESE STUDENTS TO OVERCOME THE DIFFICULTY

Since Vietnamese students’ errors in dealing with final consonant clusters are the main source for their intelligibility, it is extremely important to have some approaches in helping Vietnamese students dealing with final consonant clusters in English.

First of all, teacher should point out the difficulty of Vietnamese students in dealing with consonant clusters, the errors they made and the consequences of making English non-standard consonant production. The acknowledgement of the errors will help students to pay more attention in producing the final consonant clusters. However, teachers should not overcorrect all students’ errors. This will have negative impact on students’ confidence. As the fear of “losing face” is one of Vietnamese culture aspects, teachers should very careful when giving the correction to the students. Thus, teachers should point out that final consonant clusters are troublesome for not only Vietnamese students but for English learners from different background such as Chinese, Japanese and Korea. Even some native-English speakers have to struggle with this difficulty (Bowen,1975; Templey, 1993). The teachers’ encouraging will be helpful to students in confront with final consonant clusters in English.

Page 79: Tập 91 - 3

Nguyễn Thị Hoa Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 71 - 75

74

Secondly, when teaching students final consonant clusters, teachers should point out the rules of simplification employed by native-English speakers in dealing with complex consonant clusters not only within a word but also between the words. For example, /t/ and /d/ are often elided when they appear between two other consonants as in lifts /lI fs/ instead of / lI fts / and carved statuette /ka:v stætſuet/ instead of /ka:vdstætſuet/ (Kenworthy, 1987). More examples and exercises in this area will facilitate students with consonant clusters and help them to omit consonants in consonant cluster in appropriate way that can not affect their intelligibility.

Moreover, teacher should not consider pronunciation teaching as “fixing problem” but rather as “teaching how to speak” (Yates, 2002). As final consonant clusters are variable and large in number, accounting for 180 (Derwing et al, 2002), and can be ranked from the less to the most difficult for Vietnamese learners (Tran, 2002), teachers should take these features into consideration. For example, teachers should help students more in practicing the most difficult consonant clusters and give more time for students to be competent in the particular group of consonant clusters.

Furthermore, when teaching students pronunciation in general and final consonant clusters in particular, teachers should use appropriate technique. For example, choral drills will be useful for all students to get used with new sounds in the target of language without any worry about trying to communicate and individual drills help teachers in assessing their students individually. (Yates, 2002). However, when students can produce a particular consonant cluster correctly, the activities for teaching pronunciation to students are needed to establish in meaningful and communicative way. For instance, “past tense game” is useful for students in practicing /t/ and /d/ in past tense making and exchanging the information about what happened to them by making sentence that contains the verbs in the past tense. (Yates, 2002).

Last but not least, teachers should not teach pronunciation separately but rather teaching it in combination with grammar and structures of the target language. For example, in the case of the omission of plural maker /s/, /z/ in the speech, Vietnamese students also often omit “s” or “es” in their English writing when they have to indicate plural nouns in English. This is because Vietnamese and English have difference in some features of grammatical system as mentioned above. Therefore, focusing on form and grammatical aspect can help students to reduce the risk of making errors in term of final consonant clusters containing morphologically markers such as tense or number.

CONCLUSION

In conclusion, this paper has described the most difficulty that is the final consonant clusters in English encountered by Vietnamese learners of English. The major factor causing the difficulty is the big difference between English and Vietnamese inventory, especially in the number of consonant clusters occurring at final position of word and the way they are pronounced. In confronting with the difficulty, most of Vietnamese learners employ consonant production. These inevitably affect their intelligibility to their listeners. As a teacher of English, I have proposed some measures to help Vietnamese teachers and student improve learners’ pronunciation.

REFERENCES

[1]. Benson, B. (1986), “The markedness differential hypothesis: Implication for Vietnamese speakers of English”, In F. Eckman, E. Moravcsik & J. Wirth (eds.) Markedness, New York: Plenum Press. [2]. Bowen, J.D (1975), Pattern of English pronunciation, Rowley, Mass: Newbury house. [3]. Daniel, S. (1971), Consonant change in English worldwide: synchrony meets diachrony, Houndmills, Basingstoke, Hampshire; New York: Palgrave Macmillan. [4]. Derwing, J.M; Rossiter, M.J & Munro, MJ. (2002), “Teaching listening to foreign accented –

Page 80: Tập 91 - 3

Nguyễn Thị Hoa Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 71 - 75

75

speech”, Journal of Multilingual and multicultural Development, 23(4). [5]. Ha, Cam Tam (2005), Common pronunciation problems of Vietnamese learners of English. [6]. Honey, P.J.(2001). Vietnamese speakers. In Swan, M& Smith, B.(edit). Learner English: A teacher’s guide to interference and other problems. Cambridge University Press. [7]. Ingram, J.C.L & Nguyen Thu T.A (2003). Vietnamese accented English – Foreign accent and intelligibility judgment by listeners of different language backgrounds. Linguistics Program E. M.S.A.H University of Queensland, QLD 4027, Australia. [8]. Kelly, G. (2000), How to Teach Pronunciation, Pearson Education Limited. [9]. Kenworth, J. (1987), Teaching English pronunciation, Longman publishing, New York. [10]. Lado, R.(1957): Linguistics across clusters: applied linguistics for language teachers. University of Michigan Press. [11]. Macneil, D. (1987), Teaching pronunciation to Vietnamese students, Adult Migrant Education Service, Ministry of Education 250 Elizabeth street, Melbourne, Vic.3000. [12]. Major, R.C. (1997), “A model for interlanguage phonology”, In G.Ioup &S.H. Weinberger(eds), Interlanguage phonology: the acquisition of a second language sound system (pp.101-124). New York: Newbury House

[13]. Nguyen Thanh Ha (1995), First language transfer and Vietnamese learners’ oral competence in English past tense marking: a case study, Latrobe University. [14]. Osburne, A. (1996), Final cluster reduction in English L2 speech: A case study of Vietnamese speaker, Applied Linguistics, Vol 17(2). [15]. Tang. M, Giang. (2007), “Cross- Linguistic Analysis Of Vietnamese and English with Implications for Vietnamese language Acquisition and maintenance in the United States”, Journal of Southeast Asian American education and Advancement. [16]. Templey, M.S.(1993). “The articulation target for final-s clusters”, In A. Brown(ed) 1991, Teaching English pronunciation: a book of reading (pp.195-210), Routledge, London. [17]. Tran Thi Thu Thuy (2002), Consonant clusters in the English of Vietnamese learner, Latrobe University, PhD thesis unpublished. [18]. Sato, C. (1984), “Phonological processes in second language acquisition: Another look at interlanguage syllable structure” in Ioup, G & Weinberger, S. (1987), Interlanguage phonology: the acquisition of a second language sound system Cambridge, MA: Newbury House Publishers. [19]. Yates, L. (2002), Fact sheet – teaching pronunciation: Approaches and activities. [20]. Zielinski, B. (2006), The intelligibility cocktail: An interaction between speaker and listener ingredient, Prospect, 26(1), 22-45.

TÓM TẮT MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP NGƯỜI HỌC VIỆT NAM KH ẮC PHỤC KHÓ KHĂN TRONG VIỆC PHÁT ÂM CÁC C ỤM PHỤ ÂM TI ẾNG ANH

Nguyễn Thị Hoa* Đại học Thái Nguyên

Bài viết miêu tả một trong những khó khăn nhất mà phần lớn người Vi ệt Nam học Tiếng Anh gặp phải là các cụm phụ âm cuối trong tiếng Anh. Yếu tố chính gây ra khó khăn này là sự khác biệt lớn giữa hệ thống âm tiếng Anh và tiếng Việt, đặc biệt là các cụm phụ âm ở vị trí cuối cùng của từ và cách chúng được phát âm. Khi gặp những khó khăn này, hầu hết người học sử dụng cách phát âm một phụ âm. Điều này đã ảnh hưởng tới khả năng hiểu của người nghe. Một số phương pháp được đề xuất để giúp giáo viên và học viên Việt Nam nhằm cải thiện cách phát âm của người học. Từ khóa: Cụm phụ âm, hệ thống âm vị, vị trí cuối, cách phát âm âm cuối.

* Tel: 01278145686; Email: [email protected]

Page 81: Tập 91 - 3

Nguyễn Thị Hoa Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 71 - 75

76

Page 82: Tập 91 - 3

Nguyễn Thị Hồng Yến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 77 - 85

77

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG DẦU KHÍ TOÀN CẦU CHI NHÁNH NINH BÌNH

Nguyễn Thị Hồng Yến*, Trần Phạm Văn Cương

Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Việt Nam đang trong quá trình hội nhập mạnh mẽ với khu vực và toàn cầu. Việc mở cửa thị trường, đặc biệt là thị trường ngân hàng trong mười năm tới tạo ra nhiều cơ hội cũng như không ít thách thức cho tất cả các ngành nhất là các ngân hàng thương mại (NHTM). Dựa trên kết quả nghiên cứu về hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí toàn cầu chi nhánh Ninh Bình, bài viết đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của GPBank Ninh Bình, đồng thời đề xuất các giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực cạnh tranh của Chi nhánh tận dụng tốt những cơ hội và lợi thế trên cơ sở phát huy những điểm mạnh, hạn chế điểm yếu, nhằm vượt qua những khó khăn, thách thức đứng vững trước những nguy cơ tiềm ẩn của thị trường. Từ khoá: ngân hàng thương mại, mô hình SWOT, năng lực cạnh tranh, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của GPBank Ninh Bình.

Tình hình hoạt động của PGBANK Ninh Bình Trong những năm qua nguồn vốn huy động của GPbank Ninh Bình liên tục tăng trưởng cao và ổn định, cơ bản đáp ứng được yêu cầu về vốn tín dụng cho khách hàng. Năm 2008 nguồn vốn huy động đạt 75.892 triệu VNĐ, đến năm 2011 đã đạt 377.308 triệu VNĐ.

Qua bảng số liệu cho thấy: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn bình quân hàng năm của chi nhánh đạt 66,75%. Đây là tốc độ tăng trưởng cao, nhưng tốc độ tăng trưởng nguồn vốn những năm gần đây thấp. Nhất là năm 2011 tốc độ tăng trưởng chỉ cao hơn năm 2010 là 15%.

0

50000

100000

150000

200000

250000

300000

350000

400000

2008 2009 2010 2011

Hình 1: Tăng trưởng nguồn vốn giai đoạn

2008 - 2011 Nguồn: Từ GPbank Ninh Bình, năm 2011

Bảng 1: Tốc độ tăng nguồn vốn qua các năm giai đoạn 2008 - 2011* Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu 2008/2007 2009/2008 2010/2009 2011/2010

1/ Phân theo thành phần kinh tế 167,90 210,00 171,75 115,18 - Tiền gửi dân cư 167,90 210,00 171,75 115,18 - Tiền gửi khác 2/ Phân theo thời gian 167,90 210,00 171,75 115,18 - Không kỳ hạn 245,14 126,48 318,58 99,42 - Có kỳ hạn đến 12 tháng 147,24 115,30 385,78 125,98 - Có kỳ hạn trên 12 tháng 115,42 977,96 45,73 110,30 3/Phân theo loại tiền 167,90 210,00 171,75 115,18 - Nội tệ 115,23 265,28 175,26 112,90 - Ngoại tệ 167,99 141,53 120,99 162,77

Nguồn: Từ GPbank Ninh Bình, năm 2011. * Email: [email protected]

Page 83: Tập 91 - 3

Nguyễn Thị Hồng Yến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 77 - 85

78

Bảng 2: Dư nợ cho vay phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2008 - 2011

Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 2011 Tổng dư nợ trđ 274.321 69.953 250.366 371.031 1/ DN ngoài QD 85.931 70.922 60.047 72.044 2/ Hộ SX KD và CN 188.390 98.961 190.377 298.987 Tỷ trọng dư nợ % 100 100 100 100 2/ DN ngoài QD 31,32 26,27 23,98 19,41 5/ Hộ SXKD và cá nhân 68,68 73,73 76,02 80,59

Nguồn: GPbank Ninh Bình, năm 2011.

GP Ninh Bình hiện nay chỉ có 2 đối tượng vay vốn là các doanh nghiệp (DN) ngoài quốc doanh (QD) và các hộ sản xuất kinh doanh (SXKD) và cá nhân. Tình hình dư nợ tín dụng của chi nhánh có xu hướng tăng. Dư nợ cho vay hộ SXKD và cá nhân tăng nhanh qua các năm. Dư nợ cho vay chỉ tập trung vào hộ SXKD và DN ngoài QD. Như vậy hướng đầu tư vốn tín dụng ngân hàng của GPbank Ninh Bình thời gian qua cơ bản là đúng hướng và có sự tăng trưởng khá. Nguyên nhân chủ yếu dư nợ tín dụng của chi nhánh năm 2008 và năm 2009 giảm là do GPbank khó khăn về vốn, nên hạn chế đầu tư tín dụng của chi nhánh. Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay bình quân hàng năm của chi nhánh đạt 16,64%. Năm 2009 và năm 2010 dư nợ chỉ bằng 98,40 % và 92,74% so với năm trước. Năm 2011 là năm chi nhánh có tốc độ tăng trưởng cao nhất, cao hơn so với năm 2010 là 48,20%. Như vậy, tốc độ tăng trưởng dư nợ hàng năm của chi nhánh không đều mặc dù năm 2009 và năm 2010 tốc độ tăng trưởng nguồn vốn của chi nhánh đạt rất cao.

19.41%

80.59%

SXKD

Tiêu dùng

Hình 2: Dư nợ theo mục đích sử dụng năm 2011

Dư nợ cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh có xu hướng giảm xuống, năm 2008 chiếm tỷ trọng 31,32%, nhưng đến năm 2011 tỷ trọng này chỉ chiếm 19,41%. Cho vay hộ sản xuất kinh doanh có xu hướng tăng lên

nhưng không ổn định. Dư nợ cho vay tiêu dùng cũng có xu hướng tăng lên, Năm 2008, dư nợ cho vay tiêu dùng chỉ chiếm tỷ trọng 2,33%, nhưng đến năm 2011 tăng lên 14,54%. Chất lượng tín dụng của chi nhánh luôn ở mức cho phép và năm 2011 được cải thiện tốt hơn. Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu chiếm 0,86% trong tổng dư nợ. Đáng lưu ý là nợ xấu năm 2009, năm 2010 đều 100% và năm 2010 là 70% là nợ nhóm 4, nhóm 5. Việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro của chi nhánh được thực hiện đúng qui định của ngân hàng nhà nước (NHNN) và phù hợp với thông lệ quốc tế; Chi nhánh đã tích cực xử lý nợ tồn đọng của chi nhánh theo chỉ đạo của NHNN. Hàng năm chi nhánh đã trích đầy đủ quỹ dự phòng và xử lý rủi ro với số tiền đến cuối năm 2011 là 2.490 triệu VNĐ.

Bảng 3: Doanh số thanh toán giai đoạn 2008 – 2011

Đơn vị tính: Triệu VNĐ

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011

Nợ 81.083 2.117.357 2.421.726 2.640.006

Có 328.196 1.988.271 2.268.496 2.709.400

Nguồn: GPbank Ninh Bình, năm 2011.

Dịch vụ thanh toán có xu hướng tăng nhanh qua các năm, nhất là năm 2011 thể hiện sự cố gắng và chất lượng dịch vụ thanh toán của chi nhánh đã được nâng lên, từng bước đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Tuy vậy doanh số và chất lượng thanh toán của chi nhánh so với các chi nhánh ngân hàng khác trên địa bàn còn khá thấp cả về doanh số và chất lượng dịch vụ. Chi nhánh chưa thực hiện thanh toán quốc tế, trong khi đó hầu hết các chi nhánh NHTM trên địa bàn đã thực hiện và thực hiện khá thành công dịch vụ này.

Page 84: Tập 91 - 3

Nguyễn Thị Hồng Yến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 77 - 85

79

Bảng 4: Kết quả kinh doanh giai đoạn 2008 - 2011

Đơn vị tính: Triệu VNĐ Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011

1/ LN từ hoạt động TD

2.886 4.210 - 5.960 2.829

2/ LN thu phí thanh toán

9 31 41 20

3/ LN thu từ DV khác

39 52 64 10

Tổng cộng 2.934 4.293 - 5.855 2.859

Nguồn: GPbank Ninh Bình, năm 2011.

Kết quả kinh doanh qua các năm của chi nhánh không ổn định và không thật vững chắc, Năm 2008 và 2011 có mức lợi nhuận gần như nhau, đạt mức gần 2.900 triệu VNĐ, năm 2009 đạt mức lợi nhuận cao nhất 4.293 triệu VNĐ và năm 2010 lỗ 5.855 triệu VNĐ. Lỗ năm 2009 là do hoạt động tín dụng yếu kém, dư nợ giảm thấp và nợ xấu nhóm 4, nhóm 5 quá lớn.

Bảng 5: Tỷ trọng lợi nhuận của các nguồn thu giai đoạn 2008 - 2011

Đơn vị tính: % Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011

1/ LN từ hoạt động TD

98,38 98,08 98,20 98,90

2/ LN thu từ phí thanh toán

0,29 0,72 0,70 0,71

3/ LN thu từ DV khác

1,33 1,20 1,10 0,34

Tổng cộng 100 100 100 100

Nguồn: GPbank Ninh Bình, năm 2011

Lợi nhuận của Chi nhánh chủ yếu thu từ hoạt động tín dụng. Hơn 98 % lợi nhuận thu được hàng năm là từ hoạt động tín dụng. Các nguồn thu khác từ các loại phí dịch vụ là rất nhỏ. Phí dịch vụ hàng năm chỉ chiếm tỷ trọng 2% trong tổng thu.

Năng lực cạnh tranh của GPBANK Ninh Bình giai đoạn 2008 - 2011

Đánh giá sơ bộ về năng lực cạnh tranh của các chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Qua khảo sát và phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh của các chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, thể hiện qua các chỉ tiêu: Năng lực đội ngũ quản lý; Cơ cấu tổ chức và quản trị; Cơ sở hạ tầng và công nghệ thông tin; Hệ thống kiểm tra và kiểm soát nội bộ; Các qui

trình, chính sách và cơ cấu quản lý rủi ro; Các qui trình, chính sách và cơ cấu hoạt động tín dụng; Các qui trình, chính sách và cơ cấu hoạt động quản lý tài sản Nợ - tài sản Có; Các qui trình, chính sách quản lý nguồn nhân lực cho thấy năng lực cạnh tranh của các chi nhánh ngân hàng thương mại quốc doanh (NHTMQD) và ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) nhà nước nắm quyền chi phối chiếm ưu thế cao hơn các chi nhánh NHTMCP và chi nhánh Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương (QTDNDTƯ). Các chi nhánh NHTMCP và QTDNDTƯ còn quá nhiều bất cập trong quản lý nguồn nhân lực, quản lý hoạt động, quản lý rủi ro, các qui trình, chính sách, cơ cấu tổ chức, công nghệ thông tin...

Xu thế và mức độ cạnh tranh của các chi nhánh NHTM tại Ninh Bình trong thời gian tới sẽ quyết liệt hơn khi có nhiều các chi nhánh NHTMCP mở chi nhánh tại Ninh Bình và tiềm lực về mọi mặt của các chi nhánh NHTM được nâng lên.

Đánh giá năng lực cạnh tranh của GPbank Ninh Bình bằng mô hình SWOT

Điểm mạnh: Chi nhánh có sự am hiểu về thị trường, hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận; tình hình kinh tế xã hội tỉnh Ninh Bình trong những năm qua phát triển nhanh, ổn định.

Điểm yếu: Sản phẩm dịch vụ chưa đa dạng, chất lượng chưa cao; năng lực tài chính của GPBank còn yếu so với NHTM khác; trình độ công nghệ, kinh nghiệm, kỹ năng quản lý còn yếu; công tác quản trị, điều hành còn nhiều bất cập hạn chế; công tác quản trị rủi ro còn yếu, chưa có khả năng dự đoán rủi ro; cơ sở hạ tầng yếu và chưa đồng bộ, nhất là công nghệ thông tin.

Cơ hội: Tốc độ phát triển kinh tế của cả nước và của tỉnh Ninh Bình được dự đoán là khả quan; Cơ hội mở rộng thị trường, tiếp cận công nghệ, kinh nghiệm quản lý; tên gọi NH Dầu khí Toàn cầu tạo cho chi nhánh những cơ hội tốt để nâng cao khả năng cạnh tranh; Nhận thức của người dân được nâng cao.

Thách thức: Sự gia tăng của đối thủ cạnh tranh trong tương lai; áp lực cạnh tranh từ các đối thủ đang hiện diện trên địa bàn; rủi ro thị

Page 85: Tập 91 - 3

Nguyễn Thị Hồng Yến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 77 - 85

80

trường; nền kinh tế đang trong giai đoạn hội nhập chưa thật sự bền vững và dễ dàng bị tổn thương; công tác quản lý vĩ mô đang trong giai đoạn hoàn thiện nên hệ thống chính sách pháp luật còn bất cập; nguồn nhân lực có trình độ đang trong tình trạng thiếu hụt lại dễ dàng bị lôi kéo.

Phân tích khả năng cạnh tranh của GPBANK Ninh Bình với các đối thủ

Cạnh tranh về lợi nhuận

Năng lực tài chính của NHTM chi phối khá lớn đến khả năng cạnh tranh của các chi nhánh trực thuộc. Các chi nhánh NHTM, QTDNDTƯ trên địa bàn Ninh Bình đều là chi nhánh trực thuộc, khả năng cạnh tranh của các đơn vị này vừa bị chi phối do khả năng cạnh tranh của NHTM cấp trên vừa phụ thuộc vào các yếu tố của chính bản thân chi nhánh. Đối tượng nghiên cứu ở đây là khả năng cạnh tranh của GPbank chi nhánh Ninh Bình với các chi nhánh NHTM, Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) trên địa bàn Ninh Bình do vậy ở đây chỉ đánh giá lợi nhuận hàng năm của GPbank Ninh Bình trong so sánh tương quan với các chi nhánh NHTM, QTDND TƯ, nhằm đánh giá về qui mô hoạt động, mức lợi nhuận các chi nhánh thu được, trên cơ sở đó phân tích năng lực cạnh tranh của các đơn vị.

Lợi nhuận của Chi nhánh, từ năm 2008 đến 2011 không lớn (Năm 2008 và năm 2011 đạt gần 3.000 triệu VNĐ, Năm 2009 năm đạt cao nhất là 4.293 triệu VNĐ, đặc biệt lưu ý năm 2010 đơn vị lỗ 5.858 triệu VNĐ). Thực chất

chi nhánh chỉ có lãi: 4.201 triệu VNĐ. Bình quân mỗi năm lãi 1.050 triệu VNĐ. Lợi nhuận bình quân của chi nhánh chỉ tương đương với QTDNDTƯ và rất thấp so với các chi nhánh NHTM khác trên địa bàn. Nguyên nhân cơ bản làm cho lợi nhuận của GPbank Ninh Bình hàng năn đạt thấp so với các chi nhánh NHTM khác là: Qui mô hoạt động của còn hạn hẹp. Số lượng khách hàng và dư nợ đầu tư tín dụng hàng năm thấp. Các dự án lớn, dự án kinh tế trọng điểm của tỉnh có yêu cầu vốn lớn và có hiệu quả kinh tế cao, nhưng chi nhánh không tham gia đầu tư.

Các sản phẩm dịch vụ vừa ít về số lượng, vừa yếu về chất lượng. GPbank quan tâm chưa đúng mức đến hoạt động của GPbank Ninh Bình. Đội ngũ cán bộ quản trị và điều hành yếu và chưa có nhiều kinh nghiệm, thiếu tính chuyên nghiệp. Năm 2011, lợi nhuận của chi nhánh chỉ chiếm 1,82% lợi nhuận mà các NHTM, QTDND trên địa bàn thu được. Lợi nhuận thu được hàng năm vẫn chủ yếu tập trung vào các chi nhánh, Agribank, VietinBank Ninh Bình,Vietinbank Tam Điệp, BDIV (Lợi nhuận năm 2011, BDIV chiếm 32,83%: Agribank chiếm 35,41%, Vietinbank Ninh Bình chiếm 17,08%; Vietinbank Tam Điệp chiếm 9,85%). Như vậy thông qua chỉ tiêu lợi nhuận từ năm 2008 đến năm 2011, khả năng cạnh tranh của GPbank Ninh Bình là yếu so với các chi nhánh NHTM khác trên địa bàn.

Bảng 06: Lợi nhuận của các chi nhánh NHTM - QTDND giai đoạn 2008 - 2011

Đơn vị tính: Triệu VNĐ

Tên đơn vị Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năn 2011

1/ GPbank 2.934 4.293 -5.858 2.859

2/ Agribank 46.470 3.525 108.696 55.578

3/ Vietinbank Ninh Bình 15.672 19.110 30.871 26.804

4/ Vietinbank Tam Điệp 10.652 6.156 14.467 15.465

5/ BDIV 15.596 28.199 46.283 51.534

6/ Techcombank - -1.978 1.212 1.378

7/ QTDNDTƯ 1.212 1.378 1.223 1.263

8/ Các QTDND cơ sở 2.873 3.023 3.244 3.437

Tổng cộng 95.409 65.684 204.784- 5.858 156.940-1.978

Nguồn: Từ chi nhánh NHNN và các chi nhánh NHTM tỉnh Ninh Bình, năm 2011.

Page 86: Tập 91 - 3

Nguyễn Thị Hồng Yến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 77 - 85

81

Về thị phần hoạt động tín dụng Đến 31/12/2011, trên địa bàn tỉnh có 06 chi nhánh ngân hàng cấp I thuộc các NHTM, 01 chi nhánh QTDNDTƯ, 28 QTDND cơ sở và 01 phòng giao dịch của chi nhánh NHTMCP Hàng Hải hoạt động. Nguồn vốn huy động, dư nợ cho vay và các dịch vụ ngân hàng đều chủ yếu tập trung vào các chi nhánh Agribank, Vietinbank Ninh Bình, Vietinbank Tam Điệp và BIDV. Về huy động vốn bình quân hàng năm GPbank chỉ chiếm thị phần 5,27%. Năm 2011 GPbank có thị phần huy động vốn thấp hơn năm 2009 và năm 2010. Nó thể hiện xu hướng bị thu hẹp thị phần của GPbank. Trong khi đó ngoài Agribank các chi nhánh ngân hàng TCTD khác đều có xu hướng tăng thị phần huy động vốn. Về dư nợ cho vay GPbank cũng có xu hướng giảm liên tục. Năm 2008 chiếm thị phần 4,89%, thì năm 2011 chỉ chiếm thị phần 3,07% và bình quân 4 năm GPbank chỉ chiếm thị phần 3,74%. Việc liên tục giảm dần thị phần huy động vốn cũng như thị phần đầu tư vốn tín dụng cho thấy GPbank đang dần mất đi khách hàng của mình. Các khách hàng của GPbank đang có xu hướng chuyển sang các chi nhánh NHTM khác có dịch vụ ngân hàng tốt hơn. Việc giành lại khách hàng đã chuyển sang sử dụng dịch vụ của ngân hàng khác là hết sức khó khăn đối với GPbank Ninh Bình. Riêng thị phần đầu tư vốn tín dụng của GPbank bị thu hẹp, còn do các chi nhánh NHTM khác có tốc độ phát triển đầu tư vốn, mà chủ yếu là đầu tư vốn cho các dự án lớn, trọng điểm quá nhanh. GPbank Ninh Bình tuy được kế thừa các kết

quả hoạt động từ trụ sở chính của GCB và ngân hàng cổ phần nông thôn Ninh Bình trước đây, đã hoạt động trên địa bàn tỉnh Ninh Bình từ cuối năm 1993, nhưng trong giai đoạn từ 2008 - 2011 thị phần huy động vốn và cho vay vốn của của chi nhánh cũng rất nhỏ và có xu hướng bị thu hẹp dần. Nó thể hiện khả năng cạnh tranh của GPbank về lĩnh vực này đang bị suy giảm.

Sản phẩm và tính đa dạng của sản phẩm Sản phẩm của Chi nhánh trong những năm qua rất hạn chế. Chủ yếu là những sản phẩm mang tính truyền thống, sản phẩm mới rất ít và chất lượng chưa cao. Thống kê năm 2011, Ninh Bình có 31 máy ATM và 51 máy POS. Tuy nhiên, chi nhánh từ 2008 đến 2011 chỉ có duy nhất 1 máy ATM, chiếm tỷ lệ 1,9%/ tổng số máy ATM trên địa bàn. Sản phẩm thẻ của GPbank chưa được kết nối vào hệ thống thanh toán Banknet. Trong khi đó các chi nhánh NHTM khác tốc độ trang bị máy ATM và Máy POS tăng rất nhanh, nhất là Agribank, Vietinbank và BIDV. Thậm chí vừa khai trương hoạt động từ tháng 6/2009 Techcombank cũng trang bị 2 máy, gấp đôi GPbank. Sản phẩm dịch vụ thẻ của các NHTM đa dạng về chủng loại và đã được kết nối với hệ thống Banknet, với nhiều tiện ích hơn sản phẩm thẻ của GPbank. Điều này chứng tỏ chi nhánh chưa quan tâm đúng mức đến dịch vụ thẻ ATM và khả năng cạnh tranh của GPbank trong lĩnh vực này là rất hạn chế so với các ngân hàng khác.

Bảng 07: Thị phần tín dụng của các chi nhánh NHTM từ năm 2008 đến 2011 Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu

Đơn vị

HUY ĐỘNG VỐN DƯ NỢ Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

1/ GPbank 3,07 6,20 6,54 5,27 4,89 3,87 3,13 3,07 2/ Agribank 47,22 44,03 36,97 33,36 43,10 44,18 41,98 37,40 3/ Vietinbank

Ninh Bình 19,84 15,48 19,10 23,40 20,90 15,31 16,70 17,04

4/ Vietinbank Tam Điệp

3,85 5,19 5,90 7,38 5,18 9,35 9,64 13,40

5/ BDIV 20,84 22,73 23,12 23,87 22,29 23,10 24,29 24,89 6/Techcombank - 0,80 0,82 0,95 - 0,29 0,29 0,29 7/QTDNDTƯ 0,61 0,96 0,83 0,94 0,72 0,78 0,73 0,75 8/Các QTDND cơ sở 4,57 4,61 6,72 4,83 2,92 3,18 3,24 2,80

Nguồn: Từ chi nhánh NHNN và các chi nhánh NHTM tỉnh Ninh Bình, năm 2011

Page 87: Tập 91 - 3

Nguyễn Thị Hồng Yến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 77 - 85

82

Năng lực công nghệ

GPBank đã có sự quan tâm về công nghệ, đầu tư về công nghệ và trang bị máy móc cho hệ thống do vậy GPBank Ninh Bình cũng được nâng cấp về công nghệ, nhưng so với ngân hàng khác trên địa bàn thì công nghệ của GPBank còn nhiều hạn chế. Tổ chức, nhân sự và điều hành Tổ chức và nhân sự là yếu tố hết sức quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng. Nó chẳng những quyết định đến chất lượng quản trị, điều hành của ngân hàng mà còn liên quan mật thiết đến các hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng. Đồng thời nó cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Các bảng dưới đây sẽ so sánh số điểm giao dịch và tình hình nhân sự giữa GPbank và các chi nhánh NHTM khác trên địa bàn Ninh Bình.

Bảng 08: Số điểm giao dịch của các chi nhánh NHTM giai đoạn 2008 - 2011

Đơn vị tính: Điểm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011

1/GPbank 5 5 5 5 2/Agribak 37 38 39 39 3/Vietinbank Ninh Bình

2 2 3 4

4/Vietinbank Tam Điệp

1 1 1 3

4/BDIVbank 2 3 3 3 5/QTDNDTƯ 2 2 2 3

Nguồn: Từ các chi nhánh NHTM và QTDNDTƯ tỉnh Ninh Bình, năm 2011

Trong những năm qua chi nhánh luôn duy trì được 5 điểm giao dịch với khách hàng, đã tạo điều kiện thuận lợi về không gian cho khách hàng. Tuy vậy những điểm giao dịch ngoài hội sở chính của GPbank chủ yếu là làm nhiệm vụ huy động vốn (chỉ có chi nhánh cấp 1 và phòng giao dịch Yên Khánh có thực hiện cho

vay vốn). Trong khi đó các điểm giao dịch ngoài hội sở chính của các NHTM khác thực hiện khá nhiều các dich vụ ngân hàng. Tổ chức, nhân sự và điều hành của GPbank Ninh Bình tuy có những chuyển biến nhất định, nhưng còn nhiều hạn chế, bất cập làm ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng cạnh tranh của chi nhánh. Vận dụng mô hình SWOT để nâng cao năng lực cạnh tranh của GPBANK Ninh Bình Phát huy thế mạnh Tận dụng lợi thế là chi nhánh đã có thời gian hoạt động từ năm 1993 trên địa bàn tỉnh. Là đơn vị rất am hiểu địa bàn Ninh Bình, có khá nhiều khách hàng truyền thống. Do vậy cần sử dụng những biện pháp để tiếp tục duy trì và giữ vững lượng khách hàng hiện có, đi đôi với phát triển các khách hàng mới, khách hàng chiến lược.

Tận dụng lợi thế là NHTM cổ phần, luôn hướng mọi hoạt động vào việc tìm kiếm lợi nhuận, với thủ tục đơn giản nhanh gọn, chính xác, kịp thời, hiệu quả. Chi nhánh cần tìm biện pháp đơn giản hoá các thủ tục giấy tờ, mở thêm các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới, nhiều tiện ích, với chất lượng cao. Tận dụng lợi thế có mạng lưới khá rộng hiện có (5 điểm giao dịch) để có biện pháp huy động vốn, cho vay vốn và cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho khách hàng.

Tận dụng lợi thế là chi nhánh đang có nhu cầu phát triển nhanh hoạt động ngân hàng, ngay trên địa bàn tỉnh đã và đang có tốc độ tăng trưỏng GDP hàng năm cao và ổn định, lại có thế mạnh về phát triển du lịch và vật liệu xây dựng. Chi nhánh cần có các giải pháp kiên quyết, hữu hiệu để nhanh chóng mở rộng hoạt động ngân hàng một cách bền vững.

Bảng 09: Trình độ chuyên môn của các chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Ninh Bình năm 2011 Đơn vị tính: Người

Chỉ tiêu Đơn vị

Trên ĐH

Đại học, CĐ

Trung học

Chưa qua ĐT

Khác Tổng cộng

1/GPbank 0 39 24 2 6 71 2/Agribank 2 341 108 0 26 477 3/Vietinbank Ninh Bình 0 63 11 0 9 83 4/Vietinbank Tam Điệp 3 38 4 0 4 49 5/BDIVbank 2 85 17 0 3 107 6/Techcombank 2 11 1 0 0 14

Nguồn: Từ các chi nhánh NHTM tỉnh Ninh Bình, năm 2011.

Page 88: Tập 91 - 3

Nguyễn Thị Hồng Yến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 77 - 85

83

Khắc phục điểm yếu

Quan tâm thích đáng đến việc phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới. Đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ. Đồng thời tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ đã có, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng đa dạng của mọi khách hàng khác nhau.

Nâng cao năng lực tài chính mà chủ yếu là cùng GPbank tăng vốn điều lệ theo đúng lộ trình qui định của nhà nước và nghị quyết của đại hội đồng cổ đông. Hoạt động có hiệu quả để không ngừng nâng cao lợi nhuận hàng năm.

Nâng cao chất lượng nhân sự trên cơ sở xây dựng và đào tạo một đội ngũ nhân viên có trình độ, có năng lực, hiểu và nhận biết được tầm quan trọng của khách hàng đối với sự tồn vong và phát triển của ngân hàng. Đào tạo một đội ngũ lao động có văn hoá giao tiếp, ứng xử, với tinh thần làm việc hết mình, gắn bó lâu dài với chi nhánh.

Từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đảm bảo tính đồng bộ về lĩnh vực công nghệ. Đảm bảo có hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng được yêu cầu họat động của một ngân hàng hiện đại. Đồng thời đào tạo trình độ tin học ứng dụng cho đội ngũ cán bộ nhân viên chi nhánh.

Nâng cao hiệu quả điều hành, chất lượng thông tin, báo cáo, dự báo, dự đoán và quản trị rủi ro. Tận dụng cơ hội

Tập trung phát triển nhanh các mặt hoạt động ngân hàng, đặc biệt là công tác tín dụng, nhằm mở rộng thị phần hoạt động cả về huy động vốn và đầu tư tín dụng theo hướng bán lẻ tại tại các thị xã, thị trấn và các vùng nông thôn, vùng tập trung đông dân cư.

Phát triển những dòng sản phẩm mang tính công nghệ cao như: mobile - banking, internet - banking....

Tiếp cận phương pháp quản lý chuyên nghiệp, công nghệ mới từ thế giới và các NHTM lớn, các ngân hàng nước ngoài.

Vượt qua thử thách

Tăng cường sức mạnh tài chính. Đầu tư cơ sở vật chất, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, phát triển công nghệ mới, nâng cấp trang thiết bị, đảm bảo cho hoạt động kịp thời, nhanh chóng, chính xác, an toàn trong mọi tình huống.

Nâng cao và từng bước hoàn thiện công tác quản trị, điều hành hoạt động kinh doanh ngân hàng như: quản trị tài sản Nợ - Có, quản trị rủi ro, quản trị nhân sự một cách chuyên nghiệp theo chuẩn mực quốc tế.

Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện chế độ tiền lương, chế độ đãi ngộ, công tác tuyển dụng để thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao, có năng lực, kinh nghiệm vào làm việc, điều hành, quản lý lâu dài và ổn định.

Tạo ra sự khác biệt với các ngân hàng khác bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và văn hoá ứng xử giao tiếp với khách hàng.

Nhóm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của GPBANK Ninh Bình

Tăng cường năng lực tài chính

Phối hợp vận động các cổ đông góp vốn để tăng vốn điều lệ. Tìm kiếm các cổ đông chiến lược có uy tín, có năng lực tài chính mạnh tham gia góp vốn điều lệ. Thực hiện đồng bộ các giải phát kinh doanh đạt hiệu quả cao.

Nâng cao công tác quản trị nợ có

Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của quản trị TS nợ - có. Xây dựng và tổ chức thực hiện mô hình quản trị tài sản nợ - có. Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác báo cáo, thống kê, dự báo.

Mở rộng tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng

Xây dựng, hoàn thiện và đổi mới chiến lược khách hàng. Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mở rộng phương thức cho vay đồng tài trợ. Mở rộng đầu tư đối với hộ sản xuất kinh doanh và các cá nhân trong sản xuất và tiêu dùng. Đa dạng hoá sản phẩn tín dụng, phát triển sản phẩm cạnh tranh, tạo sự khác biệt hấp dẫn khách hàng trong cấp tín dụng. Chính sách lãi suất cấp tín dụng mềm dẻo, linh hoạt hai bên cùng có lợi. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định và đảm bảo tiền vay. Mở rộng các phòng giao dịch, đẩy mạnh công tác marketing, nâng cao chất lượng cán bộ thẩm định và cho vay, tăng cường quản trị rủi ro tín dụng.

Page 89: Tập 91 - 3

Nguyễn Thị Hồng Yến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 77 - 85

84

Đa dạng hoá, nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ truyền thống và phát triển sản phẩm dịch vụ mới

Nghiên cứu nhu cầu thị trường và khả năng đáp ứng của ngân hàng để đưa ra những sản phẩm dịch vụ phù hợp với yêu cầu và thị hiếu của nhiều loại khách hàng khác nhau. Đưa ra thị trường những sản phẩm mới. Mở rộng và nâng cao chất lượng công tác Marketing. Đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ đã có, phát triển sản phẩm dịch vụ mới, cải tiến nâng cao chất lượng dịch vụ.

Phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động của ngân hàng

Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của GPBank trong việc triển khai đầu tư nâng cấp hệ thông công nghệ thông tin. Nâng cao chất lượng quản trị mạng và sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị tin học của chi nhánh. Tiếp tục đào tạo tin học và cập nhật những kiến thức mới về tin học cho cán bộ, nhân viên chi nhánh.

Mở rộng mạng lưới nâng cao chất lượng hoạt động ngân hàng

Nâng cao chất lượng PGD hiện có, mở mới PGD tại những nơi có môi trường hoạt động ngân hàng tốt.

Lắp đặt thêm một số máy ATM và máy POS tại các trung tâm thương mại, các điểm trung tâm thành phố.

Phát huy sức mạnh của nguồn nhân lực, xây dựng tập thể ngân hàng đoàn kết có văn hoá, ứng xử văn minh, chuẩn mực, hiện đại. Xây dựng củng cố tốt cơ sở vật chất, hiện đại hoá công nghệ thông tin.

Củng cố, phát huy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Bố trí tổ chức lại lao động hiện có cho hợp lý. Kiên quyết chấm dứt hợp đồng lao động, chuyển đổi công việc đối với những cá nhân yếu về năng lực chuyên môn, vi phạm về phẩm chất đạo đức, lối sống và văn hoá ngân hàng. Đào tạo, cập nhập kiến thức cho người lao động. Minh bạch, công khai vấn đề tuyển dụng. Có chính sách khuyến khích về vật chất để thu hút những nhân tài. Ban hành cơ chế tiền lương, tiền thưởng, chế độ đãi ngộ nhân

viên, người lao động hợp lý. Xây dựng và công khai tiêu chuẩn hoá đối với các chức danh quản lý, và các công việc nghiệp vụ ngân hàng khác.

Một số kiến nghị

Kiến nghị với Nhà nước

Đề nghị Nhà nước sớm hoàn thiện và ban hành luật NHNN, luật các tổ chức tín dụng (TCTD), luật bảo hiểm tiền gửi và luật giám sát ngân hàng. Ban hành văn bản qui định cụ thể những hành vi cạnh tranh bất hợp pháp của TCTD, các qui định về đảo nợ của các TCTD. Lãi suất cho vay của các NHTM bị khống chế không vượt quá 150% lãi suất cơ bản của NHNN làm giảm tính hiệu quả của thị trường. Đề nghị nhà nước nghiên cứu, đề nghị Quốc hội sửa đổi điều luật này cho phù hợp. Không qui định khống chế trần lãi suất tiền gửi, tiền cho vay đối với các TCTD. Điều chỉnh hướng dẫn việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất cho phù hợp với thực tế. Đề nghị NHNN Việt Nam có văn bản qui định việc xếp hạng NHTM cho tất cả các NHTM, có văn bản qui định tiêu chuẩn được đảm nhận các chức vụ chủ tịch Hội đồng quản trị, phó chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Ban kiểm soát đối với các NHTMCP. Đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình.

Kiến nghị với NHNN chi nhánh Ninh Bình

Đề nghị NHNN chi nhánh tỉnh Ninh Bình tăng cường thực hiện công tác thanh tra, giám sát hoạt động của các NHTM, TCTD đảm bảo cho các NHTM, TCTD hoạt động, cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh, đúng pháp luật, có hiệu quả.

Kiến nghị với GPBank

Xây dựng chiến lược hoạt động của GPbank, để có định hướng cho các hoạt động của chi nhánh. Xây dựng kế hoạch, giải pháp tăng vốn điều lệ để nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng

Page 90: Tập 91 - 3

Nguyễn Thị Hồng Yến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 77 - 85

85

cấp, trang bị cơ sở vật chất và công nghệ của ngân hàng. Khẩn trương xây dựng và ban hành đầy đủ, đồng bộ các văn bản qui định về tổ chức về qui trình, qui chế hoạt động nghiệp vụ nội bộ của GPbank. Tăng cường công tác quản trị, điều hành, kiển tra, kiểm soát, để các chi nhánh hoạt động đúng hướng, an toàn, hiệu quả. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ đã có và phát triển thêm các sản phẩm dịch vụ mới, đồng thời hướng dẫn, tạo điều kiện cho các chi nhánh thực hiện. Khẩn trương kiện toàn bộ máy quản lý, điều hành của chi nhánh, tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh hoạt động. Nghiên cứu xây dựng qui chế khoán tài chính cho các chi nhánh để nâng cao trách nhiệm và tính chủ động sáng tạo của các chi nhánh.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. Micheal E.Porter (2009), Chiến lược cạnh tranh, Nhà xuất bản trẻ, TP Hồ Chí Minh. [2]. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Ninh Bình (2010), Tài liệu hội nghị triển khai công tác ngân hàng Ninh Bình năm 2010. [3]. Nguyễn Thu Trang (2010), “Kinh nghiệm của Trung Quốc trong công tác cải cách, phát triển hệ thống ngân hàng trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu”, Tạp chí Ngân hàng, số 2+3. [4]. TS. Tô Ngọc Hưng (2002), Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội. [5]. TS. Lê Văn Luyện (2009), “Các ngân hàng thương mại cổ phần với những giải phát phát triển bền vững”, Thị trường và tài chính tiền tệ, số 19. [6] TS. Lê Xuân Sang (2009), “Cải cách hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước của Trung Quốc: Thành tựu và các vấn đề đặt ra”, Tạp chí Ngân hàng, số 15.

SUMMARY IMPROVE THE COMPETITIVENESS OF THE GLOBAL PETRO COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - NINH BINH BRANCH

Nguyen Thi Hong Yen*, Tran Pham Van Cuong

College of Economics and Business Administration - TNU Vietnam is in the process of powerful regional and global integration. Opening up markets, especially banking market in ten years has created both many opportunities and many challenges for all sectors especially the commercial banks. Based on the results of the research on the activities of the Global Petro Commercial Joint Stock Bank - Ninh Binh Branch (GP.Bank), this article reviewed the current status of the competitiveness of GP.Bank Ninh Binh and proposed primary solutions to improve the competitiveness of the branch, make good use of the opportunities and advantages on the basis of promoting the strengths, and limiting weaknesses, to overcome the difficulties, challenges and potential risks of the market. Key words: Commercial banking products, SWOT model, competitiveness, reviews the current status of the competitiveness of GP.Bank Ninh Binh.

* Email: [email protected]

Page 91: Tập 91 - 3

Nguyễn Thị Hồng Yến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 77 - 85

86

Page 92: Tập 91 - 3

Nguyễn Thị Phương Hảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 87 - 91

87

NÂNG CAO HI ỆU QUẢ KINH T Ế SẢN XUẤT CHÈ TRONG TH ỜI KỲ HỘI NHẬP KINH T Ế CỦA NÔNG HỘ TẠI HUYỆN ĐỒNG HỶ

Nguyễn Thị Phương Hảo* Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Trong suốt 3 năm qua, ngành chè Thái Nguyên nói chung và huyện Đồng Hỷ nói riêng đã có nhiều bước tiến đáng kể. Diện tích, năng suất cũng như sản lượng chè hàng năm đã được tăng lên, dần dần đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Hiệu quả kinh tế cây chè đã đem lại cho nông dân và cho địa phương nhiều lợi ích kinh tế. Tuy nhiên, đến thời điểm này ngành chè vẫn gặp nhiều khó khăn: giá cả biến động thất thường, nhà máy thiếu nguyên liệu, sản xuất manh mún... Không chỉ có doanh nghiệp gặp khó khăn mà người trồng chè cũng lao đao không kém, hầu hết các hộ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, giá cả phụ thuộc vào tư thương. Bài viết này đề cập đến vấn đề nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất chè trong thời kỳ hội nhập kinh tế cho nông hộ. Từ khóa: Hiệu quả, sản xuất chè, nông hộ, giải pháp, Đồng Hỷ.

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Đồng Hỷ là một huyện nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Thái Nguyên, cây chè được xác định là cây mũi nhọn của huyện. Toàn huyện có 2.738,5 ha chè các loại (năm 2010), đứng thứ 3 trong toàn tỉnh (sau hai huyện Đại Từ và Phú Lương). Trong đó diện tích chè tập trung chủ yếu ở các xã phía Bắc và phía Nam của huyện. Những năm gần đây, sản xuất chè của huyện đã có những bước phát triển nhất định, diện tích trồng chè liên tục được mở rộng, năng suất tăng qua các năm. Tuy nhiên, hiệu quả sản xuất chè còn chưa cao, chưa xứng với tiềm năng của huyện. Trên cơ sở đó, bài viết này tập trung đề cập đến vấn đề: thực trạng sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn huyện như thế nào? Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến kết quả sản xuất chè và hiệu quả kinh tế sản xuất chè của nông hộ? Cần có những giải pháp nào để phát triển sản xuất chè của huyện phát triển nhanh, vững chắc và đạt hiệu quả kinh tế cao?

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu này vận dụng phương pháp tiếp cận vùng (dựa vào đặc điểm địa hình) để phân chia thành vùng trung tâm, vùng cao và vùng thấp. Tiếp cận theo tình trạng kinh tế của hộ

* Tel: 0913 079111, Email: [email protected]

để phân nhóm thành những hộ nghèo, hộ trung bình, hộ khá (căn cứ theo tiêu chí về thu nhập của hộ nông dân/năm để phân loại hộ; cụ thể nhóm hộ có thu nhập < 200.000đ/ người/ tháng được quy vào hộ nghèo gồm có 16 hộ tập trung chủ yếu thuộc loại hình hộ kiêm, chiếm 17,78% tổng số điều tra, nhóm hộ có mức thu nhập từ ≥ 200.000đ đến < 400.000đ người/tháng được xếp vào hộ trung bình, theo số liệu điều tra thì hộ trung bình có 47 hộ chiếm 52,22% tổng số hộ, còn lại là nhóm hộ khá có mức thu nhập ≥ 400.000đ chiếm 30% tổng số hộ điều tra). Tiếp cận theo tình trạng sản xuất để phân chia hộ thành hộ chuyên chè và hộ kiêm.

Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả để tổng hợp số liệu điều tra đánh giá kết quả sản xuất và hiệu quả sản xuất chè của nông hộ tại địa bàn nghiên cứu. Sử dụng hàm Cobb-Douglas để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất chè của nông hộ. Số liệu mới của nghiên cứu được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi dành cho các hộ. Số liệu điều tra được xử lý, tổng hợp trên phần mềm Eviews. Số liệu thứ cấp được thu thập trong các sách, báo, báo cáo, tạp chí, mạng internet và các tài liệu văn bản khác liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

Page 93: Tập 91 - 3

Nguyễn Thị Phương Hảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 87 - 91

88

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Thực trạng sản xuất chè trong thời kỳ hội nhập kinh tế của các nông hộ trên địa bàn huyện Đồng Hỷ Tình hình sản xuất chè của các hộ điều tra Tình hình sản xuất chè theo loại hình hộ Trong quá trình hội nhập WTO nhu cầu tiêu thu các sản phẩm làm từ chè tăng lên đáng kể. Các hộ chuyên chè với thu nhập chủ yếu là thu nhập từ sản xuất chè nên nhóm hộ này chú trọng vào việc đầu tư các loại đầu vào và áp dụng các loại giống chè mới nên hiệu quả sản xuất chè của nhóm hộ này cao hơn so với hộ kiêm.

Với điều kiện kinh tế lớn hơn rất nhiều so với hộ nghèo nên phần lớn các hộ khá thuộc

nhóm hộ chuyên chè, do vậy sản lượng, diện tích của nhóm hộ này lớn hơn rất nhiều so với hộ nghèo. Đồng thời, các hộ khá chủ yếu là sản xuất các loài chè đã qua chế biến do nhóm hộ này có điều kiện mua các loại máy hiện đại để sản xuất chè, còn hộ nghèo do điều kiện kinh tế khó khăn lên lượng chè tiêu thụ thường là chè búp tươi cho hiệu quả kinh tế thấp hơn nhiều. Cùng với việc diện tích trồng chè của nhóm hộ khá cao hơn rất nhiều so với hộ nghèo thì qua việc đầu tư về đầu vào trong sản xuất chè của nhóm hộ khá lớn hơn rất nhiều và mức độ thông tin của nhóm hộ này cao hơn, do vậy nhóm hộ khá chủ động được nguồn cung cấp, và nguồn nguyên liệu dồi dào để bán ra thị trường.

Bảng 01: Tình hình sản xuất chè của các hộ nông dân theo loại hình hộ (tính bình quân/hộ)

Chỉ tiêu Hộ kiêm Hộ chuyên So sánh

hộ kiêm và hộ chuyên DT

(sào) NS

(Kg/sào) SL (kg)

DT (sào)

NS (Kg/sào)

SL (kg)

DT (sào)

NS (Kg/sào)

SL (kg)

Tổng số 5,56 9,33

I. Giống chè 5,56 874,5 1.582,19 4,665 995,5 5.349,735

Chè trung du 4,25 297,00 1.262,25 3,57 351,00 1.253,07 0,68 -54 9,18

Chè mới 1.31 1.452,00 1.902,12 5,76 1.640 9.446,40 -4,45 -188 -7.544,28

II. Sản xuất chè

Chè búp tươi 0,75 1,596.00 1.197,00 0 0 0 0,75 1.596 1.197,00

Chè qua chế biến 4,81 576,00 2.770,56 9,33 920,00 8.583,60 -4,52 -344 -5.813,04

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra hộ năm 2011)

Tình hình sản xuất chè theo thu nhập Trong quá trình sản xuất, việc đầu tư vào sản xuất chè quyết định rất lớn đến năng suất và sản lượng các loại sản phẩm của các hộ nông dân. Chính vì vậy, hộ khá với tổng diện tích là 11,11 sào với diện tích trồng chè mới là 6,34 sào và diện tích chè trung du là 4,77 sào (bảng 02).

Bảng 02: Tình hình sản xuất chè của các hộ nông dân theo mức thu nhập (Tính bình quân/hộ)

Chỉ tiêu

Hộ khá Hộ nghèo Diện tích

(Sào)

Năng suất (Kg/sào)

Sản lượng (Tạ)

Diện tích

(Sào)

Năng suất (Kg/sào)

Sản lượng (Tạ)

Tổng số 11,11 920 10221,2 2,78 283 786,74 I. Giống chè Chè trung du 4,77 324 1.545,48 2,78 283 786,74

Chè mới 6,34 1.516 9.611,44 0,54 864 396,36

II. Sản xuất chè Chè búp tươi 0 0 0 1,52 1468 2231,36

Chè qua chế biến 11,11 920 10221 1,26 283 356,58

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra hộ năm 2011)

Page 94: Tập 91 - 3

Nguyễn Thị Phương Hảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 87 - 91

89

Bảng 03: Hiệu quả sản xuất chè của các hộ nông dân (tính bình quân trên 1ha)

ĐVT: 1000đ

Chỉ tiêu Hộ kiêm Hộ chuyên

So sánh Hộ kiêm Hộ chuyên

Hộ khá Hộ nghèo Hộ khá Hộ nghèo Hộ khá với hộ nghèo GO 228.447,84 99.594,08 442.133,61 158.364,58 2,29 2,79 IC 85.241,73 46.108,37 114.246,41 62.348,26 1,85 1,83 VA 143.206,11 53.485,71 327.887,2 96.016,32 2,68 3,41 MI 120.190,84 43.802,95 237.632,53 64.218,71 2,74 3,70 Hiệu quả sử dụng vốn GO/IC 2,68 2,16 3,87 2,54 1,24 1,52 MI/IC 1,41 0,95 2,08 1,03 1,48 2,02 VA/IC 1,68 1,16 2,87 1,54 1,45 1,86 Hiệu quả sử dụng lao động VA/L Đ 46.799,38 22.285,71 105.770,06 39.512,89 2,10 2,68 GO/LĐ 74.656,16 41.497,53 142.623,74 65.170,61 1,80 2,19 MI/L Đ 39.278,05 18.251,23 76.655,66 26.427,45 2,15 2,90

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra hộ năm 2011)

Các loại chi phí trong sản xuất chè

Đầu tư phân bón và các chi phí vật tư khác là một khâu rất quan trọng, nó tác động trực tiếp tới năng suất chè và chất lượng chè của các hộ nông dân. Kết quả thu được cho thấy mức chi phí giữa hai loại hình hộ có sự chênh lệnh khá lớn, nhóm hộ chuyên chè có mức chi phí cao hơn hẳn so với nhóm hộ kiêm, và nhóm hộ khá có chi phí lớn hơn rất nhiều so với hộ nghèo. Chính vì chi phí đầu tư cho sản xuất chè khác nhau đã dẫn đến kết quả chênh lệch quá lớn về năng suất cũng như giá trị sản xuất của từng nhóm hộ. Mặt khác, trong điều kiện chi phí về đầu vào tăng đột biến như hiện nay thì việc đầu từ cho cây chè giữa hộ khá và hộ nghèo càng chênh lệch cao hơn, càng làm tăng khoảng cách giàu nghèo trên địa bàn.

Hiệu quả sản xuất chè của các nông hộ tại huyện Đồng Hỷ

Do mức độ đầu tư giữa các nhóm hộ là khác nhau dẫn đến hiệu quả sản xuất chè khác nhau ở cả hai nhóm hộ và theo thu nhập. Hộ khá thì hiệu quả cao hơn hẳn so với nhóm hộ trung bình và hộ nghèo.

Đối việc sản xuất giống chè mới, nhóm hộ khá bỏ ra 1đ chi phí thu được 2,99đ thu nhập hỗn hợp, 1 lao động trong hộ khá thu được 4.019.500đ thu nhập hỗn hợp. Với hộ nghèo thì 1đ chi phí chỉ thu được 1,28 thu nhập hỗn hợp và 1 lao động chỉ tạo ra được 1.034.500đ

thu nhập hỗn hợp. Như vậy, ở cả hai loại hình sản xuất chè thì các tỷ lệ GO/IC, VA/IC, IM/IC, có sự chênh lệch lớn giữa hộ khá và hộ nghèo do việc đầu từ về sản xuất chè của nhóm hộ khá cao hơn nhiều so với hộ nghèo. Đồng thời sự chênh lệch này ngày càng được thể hiện rõ hơn, chính là nó đã làm tăng khoảng cách giữa hộ khá và hộ nghèo.

Mức độ đầu tư về sản xuất chè có tác động lớn đến hiệu quả kinh tế trồng chè của các hộ nông dân. Trên thực tế, kinh tế của các hộ nông dân quyết định rất lớn tới mức đầu tư về đầu vào trong sản xuất chè. Cụ thể đối với hộ khá ở nhóm hộ chuyên để tạo ra được 237.632,53đ/ha thu nhập hỗn hợp chỉ cần phải bỏ ra 114.246,41đ/ha chi phí trung gian, ở nhóm hộ kiêm thì tỷ lệ này thay đổi, để tạo ra được 120.190.84đ/ha phải cần tới 85.241,73đ/ ha chi phí trung gian. Điều này ở nhóm hộ nghèo thì tỷ lệ này đối với hộ chuyên để tạo ra được 64.218,71đ/ha thu nhập hỗn hợp thì phải bỏ ra 62.348,26đ/ha chi phí trung gian. Ở nhóm hộ kiêm thì để tạo ra được 43.802,95đ/ha thu nhập hỗn hợp phải cần tới 46.108,37đ/ha chi phí trung gian.

Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất chè của các nông hộ

Bằng việc sử dụng hàm sản xuất CD để phân tích, định lượng một số nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của các hộ nông dân trong sản xuất chè. Từ đó làm cơ sở xây

Page 95: Tập 91 - 3

Nguyễn Thị Phương Hảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 87 - 91

90

dựng các giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập hỗn hợp của hộ nông dân sản xuất chè bao gồm: vốn tự có, lao động, diện tích, trình độ văn hóa, công nghệ sản xuất, khoa học kỹ thuật và loại hình hộ điều tra, tuổi, giới tính và vốn vay.

Có thể thấy trong 100% sự biến động của thu nhập có tới 80,6683% là do các yếu tố vốn tự có, vốn vay, lao động, diện tích, trình độ văn hóa, công nghệ sản xuất, khoa học kỹ thuật, giới tính của chủ hộ, tuổi bình quân của chủ hộ và loại hình hộ điều tra tác động, 13,317% còn lại là do các yếu tố khác tác động mà ta bỏ qua trong quá trình khảo sát định tính ban đầu hoặc do sai số đem lại. Qua phân tích thấy rằng nhân tố quyết định lớn nhất đến thu nhập của hộ ở đây chính là diện tích cứ tăng 1% diện tích sẽ làm cho thu nhập của hộ tăng lên 1,097% tiếp theo nhân tố cũng tác động đến thu nhập của hộ là vốn vay của hộ tăng 1% vốn vay sẽ làm cho thu nhập của hộ tăng lên là 0,467%. Trong các biến giả được sử dụng ta cũng có thể thấy được rằng đối với hộ chuyên sản xuất chè yếu tố để thúc đẩy thu nhập của hộ là vốn, vì khi các hộ này có vốn để thúc đẩy quá trình sản xuất (mua giống chè có năng suất cao, trang bị thêm máy hiện đại, nâng cao kiến thức, đồng thời có điều kiện tìm hiểu thị trường,…) sẽ nâng cao được thu nhập của hộ.

Các giải pháp về vốn, lao động, đất đai và nâng cao trình độ văn hoá có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao thu nhập cho hộ, nhờ đó góp phần vào phát triển kinh tế hộ, cải thiện đời sống người dân nông thôn huyện đang gặp nhiều khó khăn, nhất là trong giai đoạn và giá cả thị trường các mặt hàng thiết yếu tăng cao.

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh t ế sản xuất chè trong thời kỳ hội nhập của nông hộ tại huyện Đồng Hỷ

Để đẩy mạnh việc sản xuất chè trên địa bàn huyện và nâng cao hiệu quả sản xuất chè cho nông hộ trong thời kỳ hội nhập cần tập trung vào một số giải pháp sau:

Giải pháp về thị trường tiêu thụ chè

Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại thông qua các hoạt động như: Hội chợ triển lãm trong và ngoài nước, Festival chè, quảng bá các doanh nghiệp sản xuất chè hàng hóa và sản phẩm chè của họ trên thị trường nội địa và thế giới. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển vùng nguyên liệu và chế biến chè. Tăng cường liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước với các đối tác nước ngoài nhằm tăng cường tiềm lực xuất khẩu.

Giải pháp quy hoạch vùng nguyên liệu

Định hướng sản phẩm để xác định vùng nguyên liệu phục vụ cho chế biến theo tỷ lệ 80% sản phẩm chè xanh, 20% sản phẩm chè đen. Đối với chè xanh, đang dạng hóa sản phẩm theo hướng an toàn, chất lượng cao, khai thác lợi thế chè đặc sản Thái Nguyên. Quy hoạch sản xuất chè an toàn: xác định điều kiện sản xuất chè an toàn cho các vùng sản xuất chè (đất, nước, người lao động); xây dựng bản đồ mức độ an toàn trong sản xuất chè.

Giải pháp phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật

Giải pháp tăng cường vốn đầu tư sản xuất

Qua điều tra và nghiên cứu thực tế, hầu hết các hộ đều thiếu vốn đầu tư, điều này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả và hiệu quả sản xuất chè. Các đơn vị các cấp, các ngành, huyện cần xem xét phương thức cho vay cụ thể với thủ tục đơn giản, tỷ lệ lãi suất thấp, các hình thức cho vay phù hợp.

Các giải pháp về khuyến nông

Cần áp dụng các biện pháp khuyến nông, khuyến khích người dân tham gia công tác khuyến nông, khuyến khích người nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Các giải pháp về khoa học công nghệ

Ứng dụng khoa học công nghệ, tiến bộ kỹ thuật trong các lĩnh vực sản xuất nguyên liệu như về giống, canh tác, bảo vệ thực vật. Áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) trong sản xuất chè. Tiến hành đổi mới thiết bị và công nghệ chế biến chè theo hướng sử dụng công nghệ cao.

Page 96: Tập 91 - 3

Nguyễn Thị Phương Hảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 87 - 91

91

KẾT LUẬN

Sản xuất chè đã góp phần giải quyết nhiều công ăn việc làm, cải thiện và nâng cao đời sống kinh tế của hộ. Ngoài ra trồng chè còn có tác dụng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái trên địa bàn, góp phần tích cực vào sự hình thành tồn tại và phát triển hệ thống nông nghiệp bền vững. Từ những kết quả nghiên cứu trên, có thể khẳng định cây chè là cây kinh tế mũi nhọn trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng của huyện. Vì vậy, trong những năm tới chúng ta cần phải đầu tư phát triển cây chè bằng những giải pháp nêu trên để cây chè thực sự trở thành cây kinh tế mũi nhọn của huyện, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè của các hộ nông dân tại địa phương.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. Phùng Văn Chấn (1999), Xu hướng phát triển thị trường chè các tỉnh miền núi phía Bắc, Viện KTNN, Bộ NN&PTNT. [2]. Cục Thống kê Thái Nguyên (2010), Niên giám thống kê năm 2010, Công ty cổ phần in Thái Nguyên, Thái Nguyên. [3]. Nguyễn Hữu Khải (2005), Cây chè Việt Nam - Năng lực cạnh tranh và xuất khẩu, Lao động xã hội, Hà Nội. [4]. Lê Tất Khương, Đỗ Ngọc Quỹ (2000), Cây chè sản xuất và chế biến, Nxb Nông nghiệp Hà Nội [5]. Đoàn Hùng Tiến (1998), Thị trường sản phẩm chè thế giới - Tuyển tập các công trình nghiên cứu về chè, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

ABSTRACT

ENHANCE THE ECONOMIC EFFICIENCY OF TEA PRODUCTION I N PERIOD OF ECONOMIC INTERGRATION FOR HOUSEHOLDS IN D ONG HY DISTRICT

Nguyen Thi Phuong Hao* College of Economics and Business Administration – TNU

During three years, Thai Nguyen tea industry in general and Dong Hy district in particular has made significant strides. Area, yield and volume of tea have increased, gradually met the needs of consumers. Economic efficiency of tea plants has brought to farmers and local area many economic benefits. But this time, the tea industry is facing many difficulties such as erratic price, lack of material and scattered producing. Not only enterprises are meeting the difficulties but also tea growers are going through many hardships. Most households produce tea in small-scale, fragmentation, so price depends on the traders. This article mentions about the solutions to enhance economic efficiency of tea production in period of economic integration for the households. Key words: Efficiency, tea, household, solution, Dong Hy.

* Tel: 0913 079111, Email: [email protected]

Page 97: Tập 91 - 3

Nguyễn Thị Phương Hảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 87 - 91

92

Page 98: Tập 91 - 3

Đoàn Đức Hải Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 93 - 100

93

VĂN HỌC HIỆN THỰC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ TI ỂU THUYẾT VI ỆT NAM 1960 - 1975 TRÊN PHƯƠNG DIỆN KI ỂU NHÂN VẬT TRUNG TÂM

Đoàn Đức Hải* Đại học Thái Nguyên

TÓM TẮT

Trong thế giới nhân vật của tiểu thuyết Việt Nam 1960 – 1975 nói chung và tiểu thuyết về đề tài xây dựng chủ nghĩa xã hội nói riêng, đã có sự kết hợp hiệu quả giữa chất sử thi với chất tiểu thuyết trong việc xây dựng cấu trúc hình tượng nhân vật, tạo ra những điển hình văn học của loại hình tiểu thuyết sử thi hiện đại- nhân vật “con người mới” . Cấu trúc hình tượng nhân vật đã phản ánh chân thực hiện thực lịch sử và thỏa mãn yêu cầu nghệ thuật của phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa, nó bắt rễ sâu xa trong truyền thống văn học dân tộc và được gặp gỡ với mô hình tiểu thuyết Nga – Xô viết, kết hợp với đặc điểm lịch sử của thời đại chiến tranh cách mạng và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Cái khác biệt nhất của con người mới so với những nhân vật văn học trước đó là khả năng làm chủ: làm chủ tập thể và làm chủ bản thân, con người mới tồn tại đồng thời cùng với quá trình bảo vệ và xây dựng Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, họ chiến đấu và lao động quên mình vì bản thân, vì dân tộc mình và vì cả nhân loại. Cái nhìn lý tưởng hóa đã xây dựng nên hình tượng nhân vật trung tâm với tư thế và vẻ đẹp hào hùng. Họ chính là hóa thân của một dân tộc anh hùng trong thời đại anh hùng. Họ mang trong mình những phẩm chất phi thường: giản dị, bình thường mà phi thường về sức mạnh tinh thần. Vì vậy, họ được ghi nhận, được mô tả như những con người đẹp nhất, lớn lao nhất, giàu tính chiến đấu nhất… Họ là những con người sống có lý tưởng, có mục đích, “hiểu việc mình làm và con đường mình đang đi”. Bên cạnh những ưu điểm đã nêu trên thì nhân vật con người mới còn nặng về tính khuân mẫu nên ít nhiều hạn chế trong phản ánh dưới góc độ cá nhân. Từ khóa: Con người mới, nhân vật trung tâm, văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa

KHÁI L ƯỢC VỀ VĂN HỌC HIỆN THỰC

XÃ HỘI CHỦ NGHĨA*

Tìm hiểu bất kì một nền văn học, một hiện tượng văn học nào cũng phải đặt trong mối tương quan của các yếu tố đồng đại và lịch đại. Trong lịch sử văn học nhân loại, mỗi giai đoạn, mỗi thời kì có những dòng văn học và phương pháp sáng tác riêng đóng vai trò chủ đạo. Ở mỗi thời đại và tùy vào bước đi của mỗi quốc gia, văn học dự phần tích cực vào việc thay đổi diện mạo đời sống tinh thần. Cho đến trước thế kỉ XX, văn học Việt Nam đi trong xu thế chung của khu vực là chủ nghĩa Cổ điển. Đến đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa hiện thực phê phán và chủ nghĩa Lãng mạn phương Tây đã vào Việt Nam, đưa văn học nước ta gia nhập quỹ đạo văn học hiện đại thế giới. Đêm trước của cuộc cách mạng do giai cấp vô sản lãnh đạo, trong địa hạt văn chương, ở thế kỉ XIX, nhất là từ những năm 40 trở đi, nhu cầu miêu tả cuộc sống như chính nó vốn có đã được các nhà văn đặt ra bằng các sáng tác theo khuynh hướng hiện * Tel: 0913 089612

thực và với cảm hứng phê phán. Ở đó, các nhà văn đặt ra vấn đề tái tạo đời sống “trong những hình thức của bản thân đời sống” và văn học thế giới đã ghi nhận những tên tuổi sáng giá của dòng văn học hiện thực như Bandắc, Gôgôn, L. Tônxtôi, Đốtxtôiépxki v.v… Đến giữa thế kỉ XX, l ịch sử nhân loại chuyển mình, việc tồn tại hệ thống xã hội chủ nghĩa đối trọng với tư bản chủ nghĩa đã dẫn đến sự ra đời dòng chủ lưu của văn học các nước xã hội chủ nghĩa mà phương pháp sáng tác mới nhất được khẳng định lúc ấy là Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa (Chủ nghĩa hiện thực XHCN). Vào những thập niên đầu thế kỉ XX chủ nghĩa hiện thực vẫn tiếp tục đảm đương vai trò trọng yếu của nó đối với văn chương thế giới, tuy vậy, sự xuất hiện của trào lưu hiện thực XHCN đã tạo được thế đối trọng với các phương pháp sáng tác mới, chủ yếu được trọng dụng ở nước tư bản phương Tây khác biệt về thể chế chính trị. Vào thời điểm Chủ nghĩa hiện thực XHCN ra đời và vào những năm phát triển nhất, nó được văn học các nước XHCN coi là một phương pháp ưu việt của ý thức vô sản, của nhân sinh quan cộng sản.

Page 99: Tập 91 - 3

Đoàn Đức Hải Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 93 - 100

94

Nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô Vào buổi đầu của cuộc cách mạng do giai cấp vô sản Nga thực hiện, những sáng tác của M.Goócki đã cổ vũ một cách mạnh mẽ tinh thần của giai cấp đang lên, đã sản sinh một loạt những tác phẩm viết về những con người tiên tiến của thời đại, về những điều đang sẽ trở thành hiện thực trên một đất nước đấu tranh cho hòa bình và tiến bộ của loài người. Và cũng chính M. Goócki đã được xem như là người có công đầu đối với nền văn học vô sản Xô-viết. Sau khi Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô-viết được thành lập (1922), với mục tiêu thống nhất các tổ chức văn nghệ thành một cơ quan duy nhất trên toàn liên bang đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, nhằm “đưa các nhà văn có xu hướng nghệ thuật và trình độ chính trị khác nhau đi vào đại lộ của nền văn học Xô viết là chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa” [13, tr.92], Đại hội Hội nhà văn Liên Xô được tiến hành vào năm 1934. Ở đó, điều lệ của Hội đã xác định chủ nghĩa hiện thực XHCN là phương pháp sáng tác chủ đạo trong văn học Xô viết. Từ đó, văn học vô sản Nga đã phát huy vai trò của một nền văn học XHCN mới mẻ nhưng đầy xung kích đối với văn học thế giới trong mục tiêu đấu tranh cho thắng lợi của chủ nghĩa xã hội. Nhà văn Xô-viết, để dự một phần lớn vào “cuộc tái sinh màu nhiệm” trong văn học và trong cuộc sống, nhất thiết phải trở thành và phải thực sự là nhà văn – chiến sĩ. Đó là đòi hỏi của đất nước, và dường như, cả đối với nhà văn. Nhà văn và nền văn học ấy buộc phải chuyển mình, phải vào cuộc, đáp ứng những đòi hỏi cấp thời. Với vai trò là người anh cả trong cộng đồng thế giới mới lúc bấy giờ, văn học Nga – Xô-viết đã đi đầu bằng các tác phẩm có sức lôi kéo hàng triệu con người trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung ở những năm nửa đầu thế kỉ XX, trong công cuộc lao động, kiến thiết đất nước nhằm tạo dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội. Các nhà lí luận ở Nga – Xô-viết đã đúc kết thành những luận thuyết và từ đó Chủ nghĩa hiện thực XHCN được dùng như một kiểu thước đo, một tiêu chuẩn mang tính pháp quy để điều chỉnh sự phát triển của văn học nghệ thuật. Thực tế đã chứng minh được rằng văn học của những giai đoạn tiếp theo luôn được tiếp

mạch từ các giai đoạn trước nó, xét theo tinh thần biện chứng thì “cái mới không ra đời từ hư vô”. Văn học Xô-viết, vì thế, cũng đã có sự chuẩn bị từ những thế kỉ trước nó, từ quá khứ rực rỡ của văn học nước nhà, đồng thời nó đã để lại những kinh nghiệm quý báu cho sự vận động của văn học các giai đoạn sau. Nhà nghiên cứu – dịch giả Thúy Toàn nhận xét: “[...] nền văn học ấy tràn đầy niềm tin tưởng vào tương lai tươi sáng của loài người; nó thấm nhuần tư tưởng chống đế quốc, chống phát-xít, chống mọi áp bức bóc lột; nó khẳng định tình hữu nghị giữa các dân tộc, tình đoàn kết quốc tế của giai cấp vô sản và những người lao động…” [14 tr.67- 73]. Chính tính Đảng và tính nhân dân trong đề xuất của Lênin đối với các tác phẩm hiện thực XHCN đã mang đến cho văn học lúc bấy giờ tinh thần ấy. Đọc lại các tác phẩm của M. Goócki, Sôlôkhốp, Phađêép, N. Ốxtơrốpxki, … chắc hẳn độc giả sẽ đồng tình với quan điểm trên. Nhà nghiên cứu Đào Tuấn Ảnh đã nhìn nhận các tác phẩm văn học Nga – Xô-viết dưới góc nhìn khách quan và tương đối phù hợp: “Không nên xổ toẹt giá trị của các tác phẩm văn học Nga – Xô viết đã từng được dịch ở Việt Nam, nhưng cũng không nên đề cao quá mức” (Báo Thanh niên điện tử nhân kỉ niệm 90 năm Cách mạng Tháng Mười Nga). Một thời, như là sự ghi công văn học hiện thực XHCN ở Nga đối với tiến trình văn học thế giới, các nhà Nga học chính thống đã xem nền văn học ấy từng “đưa con người vào những vấn đề xã hội – chính trị nóng bỏng, truyền cảm cho độc giả niềm tin vào sức mạnh cải tạo xã hội của triệu triệu quần chúng lao động đang vươn dậy” (Nguyễn Kim Đính). Nhìn về văn học vô sản mà văn học nước Nga – Xô-viết là trụ cột chính là để chúng ta soi rõ mình hơn trong những bước chuyển của quá khứ và đặc biệt, thấy được lịch sử dân tộc và lịch sử văn học một thời. Một điều đã được thừa nhận chắc chắn là, văn học cách mạng Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ đã chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi văn học Nga – Xô-viết. Nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Tiến trình của văn học Việt Nam có những điểm tương đồng với tiến trình văn học thế giới và nhiều điểm gần gũi với bước đi của

Page 100: Tập 91 - 3

Đoàn Đức Hải Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 93 - 100

95

văn học Nga, mỗi một giai đoạn luôn có một phương pháp sáng tác giữ vai trò trọng yếu. Trước Cách mạng tháng Tám 1945, chúng ta tiếp xúc với văn hóa Pháp trong tinh thần không hoàn toàn tự nguyện, dù vậy trong văn học ta đã đạt được những đỉnh cao với các tác phẩm thuộc chủ nghĩa hiện thực phê phán. Sau năm 1945, với tư cách là một quốc gia độc lập và sẵn sàng đương đầu với bất kì những trở lực bất nghĩa nào là rào cản đối với con đường khẳng định quyền tự do và độc lập của dân tộc, chúng ta cũng khẳng định sự lựa chọn của mình trong những bước đi của nền văn hóa mới. Sau Thế chiến II, nhiều dân tộc, trong đó có Việt Nam, thoát khỏi ách thuộc địa, đã chọn con đường của CNXH, và văn học Việt Nam lựa chọn con đường của văn hoá Nga – Xô-viết. Đây là một sự lựa chọn không vì bị khuất phục bằng vũ lực hay vật chất mà là vì sự chinh phục của tư duy khoa học, của ánh sáng nhân văn. Đi theo con đường XHCN là tin ở những gì tai nghe mắt thấy, ở thành quả thực tiễn ở Liên Xô. Thành tựu của hơn 20 năm xây dựng xã hội mới ở Liên Xô đã khích lệ Việt Nam tin vào một tương lai tốt đẹp, tương lai của những chủ nhân mới đất nước là người lao động. Nguyễn Khải lí giải: “Học thuyết Mác-xít vốn xa lạ với người nông dân Việt Nam, nhưng tác động của nó tới đông đảo quần chúng thật mãnh liệt và tức thì. Lần đầu tiên một học thuyết nổi danh dám suy tôn những người thất học và bần cùng là nhân vật chính của lịch sử hiện đại, là chủ nhân ông đích thực của đất nước họ trong hiện tại và trong tương lai. Rằng họ có sức mạnh dời non lấp biển, có thể đánh bại mọi kẻ xâm lược và kiến tạo một xã hội công bằng nhất trong lịch sử loài người” [17, tr.64 32].

Đề cương văn hóa của Trường Chinh ra đời năm 1943 rồi sau đó là Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam năm 1948 đều hướng vào khẳng định văn hóa, văn nghệ là một lực lượng quan trọng phục vụ sự nghiệp kháng chiến. Quan điểm này rất gần với quan điểm của các nhà quản lý văn học nghệ thuật Xô-viết sau Cách mạng tháng Mười. Trong Đề cương văn hóa năm 1943 của Trường Chinh xuất hiện thuật ngữ tả thực xã hội chủ nghĩa khi đề cập đến khuynh hướng mới của một nền văn nghệ phục vụ kháng chiến. Đến 1948, thuật ngữ này được chính thức đổi thành Chủ

nghĩa hiện thực XHCN. Tắt đèn, Giông tố rồi Bước đường cùng khiến cho người nghệ sĩ cảm thấy ngột ngạt, tù đọng trong tinh thần, họ thấy cần phải thoát khỏi trạng thái ấy. Đó là điều có thật một thời. Không khí sục sôi sau Cách mạng tháng Tám khiến người nghệ sĩ có nhu cầu nhập cuộc bởi họ mang cảm giác “Đứng riêng tây ta thấy mình có lỗi” (Chế Lan Viên). Thêm nữa, khi tuyên bố ta sẽ “đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải” để bảo vệ nền độc lập vừa có được thì cũng đồng thời cả dân tộc Việt Nam tự thấy mình đã đứng cùng chiến tuyến với các lực lượng tiến bộ lúc bấy giờ. Đất nước Việt Nam, văn nghệ sĩ Việt Nam đã tìm đến quê hương Cách mạng tháng Mười và nền văn học của nó như một sự lựa chọn duy nhất và hoàn toàn tự nguyện. Ngày trước ta đã tìm đến Cách mạng tháng Mười như đi về phía mặt trời thì lúc này văn học ta cũng tự nhận mình cùng chiến tuyến với văn học được sản sinh từ Cách mạng tháng Mười. Bằng thực tế các tác phẩm (đặc biệt là từ năm 1948 trở đi), từ sau Đôi mắt của Nam Cao, văn học Việt Nam đã đi vào quỹ đạo của văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa mà hai đề tài xuyên suốt là chiến đấu và lao động trở thành những trăn trở đối với người nghệ sĩ. Nguyễn Đình Thi đã từng bộc bạch trong Nhận đường: “Làm thế nào để chúng ta hiểu được tâm hồn những lớp nhân dân đông đảo đang chiến đấu, làm thế nào sống được những tình cảm ý nghĩ của những lớp người xưa nay cách hẳn ta, làm thế nào để trở thành những con người của tầng lớp khác để sống được sự sống của họ” [15 tr.29]. Người nghệ sĩ thấy cần phải cất tiếng nói của thời đại mới, về những con người mới – con người của một đất nước có chủ quyền, những con người “ có trong đầu lý tưởng cách mạng” (Nguyễn Đăng Mạnh). Văn học nghệ thuật lúc này phải là một mặt trận, người nghệ sĩ phải là một chiến sĩ. Với tâm thế đó, văn học Việt Nam 30 năm đấu tranh cách mạng cũng đồng thời là văn học hiện thực XHCN, không dày nhưng nền văn học ấy biết lấy “Lợi ích Tổ quốc là trên hết. […]. Mọi lợi ích khác đều tạm thời phải gác lại, phải hy sinh đi” [16, tr.50]. Khi hòa bình lập lại trên miền Bắc, nửa tuyến đất nước bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, là hậu phương lớn cho tiền tuyến miền Nam thì văn học miền Bắc

Page 101: Tập 91 - 3

Đoàn Đức Hải Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 93 - 100

96

thể hiện rõ nét hơn cả tinh thần của văn học hiện thực XHCN trên hai bình diện đề tài: chiến đấu và lao động. Không khí sáng tác, số lượng các tác phẩm, các nhà văn đã trở nên sôi nổi, phong phú hơn rất nhiều.

Một thuận lợi cho văn học Việt Nam lúc này là chúng ta không cần phải dò dẫm đi tìm cho mình những định thức, thuyết lý cho sáng tác, tức là về mặt lý luận. Tất cả, ta học từ Liên Xô. Vả lại, những đòi hỏi tức thời của cuộc cách mạng không tạo nhiều điều kiện về thời gian và không gian cho người nghệ sĩ có thể nghiền ngẫm về những gì đang diễn ra. Bằng chất liệu của mình và công thức của người bạn chí tình, những tác phẩm nóng hổi hơi thở cuộc sống liên tiếp ra đời, thể loại cũng hết sức đa dạng, phong phú: thơ ca, truyện ngắn, tiểu thuyết, kí sự, tùy bút… Ba mươi năm văn học mới chưa có tiền lệ đã “ thực sự là một chứng nhân của một quá trình lịch sử hết sức hào hùng” (Nguyễn Văn Long). Không tránh khỏi những cái mà với tư cách là người tiếp nhận tức thời chúng ta chưa thể sàng lọc ngay được những thô ráp mà văn học nước bạn đã mắc phải (nghĩa là ta chưa chuẩn bị tâm thế đi tiếp nhận cái mình được tiếp nhận), chúng ta cũng đã lại rơi vào một loay hoay khác khi áp dụng một cách rập khuôn những định thức, những mô hình cho nền văn học mới của mình. Ngót nghét 10 năm cho cuộc đối đầu với Pháp và một khoảng thời gian không ngắn vừa kiến thiết vừa chiến đấu với Mỹ, tổng cộng dân tộc ta và văn học ta có 30 năm để tỏ rõ bản lĩnh, sức vươn của mình. Cái thời kì có một không hai ở thế kỉ XX ấy đã định vị cho một dòng văn học, cũng đã tạo nên không ít tên tuổi, như Phan Cự Đệ đã một thời tổng kết: “Chúng ta có cái đẹp nhẹ nhõm, thanh thoát, trong sáng của Nguyễn Đình Thi, cái xù xì gân guốc, phong phú đến mức rậm rạp của Nguyên Hồng, cái hóm hỉnh, thông minh, tinh tế và thơ mộng của Tô Hoài, cái tỉnh táo sắc sảo đầy tính chất phát hiện của Nguyễn Khải, cái đôn hậu ấm áp điểm vẻ huy hoàng tráng lệ của Nguyễn Huy Tưởng, cái dân gian mà lại hiện đại của Nguyễn Thi, cái hùng tráng thi vị của Nguyễn Trung Thành, cái trữ tình tha thiết đến độ say đắm của Anh Đức, cái trí tuệ, hài hòa và cân đối đến mức cổ điển của Phan Tứ…” [3(1), tr.155-156].

KIỂU NHÂN VẬT TRUNG TÂM CỦA TIỂU THUYẾT VIỆT NAM 1960-1975 DƯỚI ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG PHÁP SÁNG TÁC HIỆN THỰC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Khi chúng ta tiếp xúc với văn hóa và văn học Trung Hoa, truyền thống phương Đông quy định việc tiếp cận và thể hiện con người trong văn học. Kẻ sĩ phong kiến với cái khí phách và cách tự vẽ mình trên trang viết đã tạo những dấu ấn riêng nơi Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Cao Bá Quát. Chúng ta đã có một bề dày những sáng tác và những gương mặt được liệt vào hàng “cổ điển” của văn học nước nhà thời trung đại. Sang thế kỉ XX, nền văn hóa Pháp mang đến cho chúng ta những kinh nghiệm trong việc thể hiện con người. Ảnh hưởng mạnh mẽ của chủ nghĩa hiện thực thế giới đã được các tác giả của dòng văn học hiện thực phê phán 1930 – 1945 thể hiện tương đối rõ nét, con người trong văn học Việt Nam lúc bấy giờ là những con người bé nhỏ, những con người cảm thấy mình trở nên thừa thãi, vô nghĩa, bi kịch tâm hồn và bơ vơ ngay trên chính quê hương mình. Nhưng khi âm hưởng Cách mạng tháng Mười Nga vọng đến, nền văn học khác về chất so với trước đã được hình thành, nhân vật trung tâm trong văn học cũng khác trước. Đó không phải là kiểu hiệp sĩ như nhân vật của Xécvantéc thời Phục hưng ở Châu Âu, không phải là kiểu anh hùng Từ Hải của Nguyễn Du, lại càng không phải anh hùng cứu quốc với cái “số đỏ” luôn hậu thuẫn như nhân vật Xuân tóc đỏ của Vũ Trọng Phụng trong văn học hiện thực phê phán. Họ là những anh hùng với nghĩa đầy đủ, toàn vẹn của từ này. Họ được gọi bằng cái tên con người mới. Con người mới lúc này là sản phẩm của nền văn học cách mạng, được sản sinh từ sau cuộc đối đầu lịch sử giữa hai lực lượng chính trị. Ngày trước, khi chưa có Cách mạng tháng Mười (ở Việt Nam thì từ sau Cách mạng tháng Tám), họ mang một thân phận khác, một tinh thần khác. Từ đó trở đi, cả trong đời sống và trong văn chương, con người đều được nhìn nhận và đánh giá chủ yếu dựa trên những phẩm chất chính trị. Con người mới tồn tại đồng thời cùng với quá trình bảo vệ và xây dựng Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, trong văn học ở các nước xã hội chủ nghĩa. Họ chiến đấu và lao động quên mình vì bản thân mình, vì dân tộc mình và vì cả nhân loại lúc bấy giờ. Phải lùi lại những ngày sôi

Page 102: Tập 91 - 3

Đoàn Đức Hải Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 93 - 100

97

sục của nước Nga trong và sau Cách mạng tháng Mười, của Việt Nam những ngày tổng khởi nghĩa tháng Tám và khi có được nền cộng hòa đầu tiên thì không khó để lí giải những điều trên. Trong thực tế, những con người này là những người lao động, chiến đấu bình thường nhưng đầy hăng hái, tràn niềm tin vào cuộc sống mà họ dần được làm chủ từ khi chủ nghĩa xã hội được xây dựng trên quê hương họ. Đi vào văn học, họ được xem như những người con ưu tú, tiên tiến nhất thời đại (dĩ nhiên là trong nhãn quan của các nhà lãnh đạo, các nhà văn hiện thực XHCN). Và do vậy, con người mới – những con người của cách mạng – cũng đồng thời là động lực cho cách mạng, cho cuộc đấu tranh vì thắng lợi của chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, họ được ghi nhận, được mô tả như những con người đẹp nhất, lớn lao nhất, giàu tính chiến đấu nhất… thông qua lăng kính của cảm hứng ngợi ca, lạc quan. Họ được ghi nhận là những con người sống có lý tưởng, có mục đích, “hiểu việc mình làm và con đường mình đang đi”; những con người đứng ở mũi nhọn nóng bỏng nhất trong cuộc chiến đấu vì lợi ích chính trị thiêng liêng của Tổ quốc. Đi vào các tác phẩm văn học hiện thực XHCN, để nhân vật trung tâm của mình mang những đặc điểm như đã chỉ ra ở trên, các nhà văn đã tạc họ thành những bức tượng đẹp đẽ, toàn bích. Con người mới trong văn học luôn lớn hơn con người đời thường của họ, bởi bút pháp hiện thực XHCN đòi hỏi phải miêu tả trong quá trình phát triển cách mạng của nó. Vì thế công thức, môtíp cho xây dựng nhân vật chính của các nhà văn lúc này là như nhau. Nói như Trường Chinh thì con người mới “ Đó là những người anh hùng mới của thời đại chúng ta, những con người dũng cảm trong lao động và đấu tranh, một lòng một dạ yêu nước, yêu nhân dân, yêu chủ nghĩa xã hội” [2]. Con người mới lúc này phải làm nên những điều vĩ đại. Trước hết họ cần phải có phẩm chất vĩ đại mà theo Tố Hữu thì con người mới vĩ đại “ không phải ở chỗ nó không có sai lầm, khuyết điểm, mà ở chỗ nó kiên quyết sữa chữa những sai lầm, khuyết điểm, khắc phục những yếu đuối của mình để tiến lên và tiến mãi không ngừng” (Báo cáo đọc trước Đại hội văn công toàn quốc – 1955). Cái khác biệt nhất của con người mới so với những nhân vật văn học trước đó là khả năng làm chủ: làm chủ tập thể và làm chủ bản thân.

Con người mới trên trang viết về đề tài chiến tranh thường là những người lính. Trong đề tài lao động, sản xuất, họ là những anh hùng lao động. Những con người mới ấy thường là những đoàn viên, đảng viên cộng sản với những trách nhiệm tiên phong đầy nặng nề nhưng cũng rất vinh quang và tự nguyện. Văn học Xô-viết cũng đã từng đặt ra vấn đề này. M. Goócki đã từng nêu ý kiến trong Đại hội Nhà văn Xô viết lần thứ nhất (1934) về con người mới như sau: “Con người thời đại thấy tỉnh dậy trong lòng mình cái ý thức về nhân phẩm và tự xem mình là một lực lượng thực sự cải tạo thế giới” [5]. Theo yêu cầu và chủ trương của Đảng, những nhân vật văn học đi chệch những điều đã được quy thành công thức thì được xem là thiếu tính đảng, không đúng với bút pháp, tinh thần hiện thực XHCN. Nhà văn không được phép thể hiện trên tác phẩm những yếu tố, những biểu tượng mang tính “hai mặt”, như thế - họ bị coi là chưa thực sự đảm nhiệm tốt vai trò, nhiệm vụ của những nhà văn chiến sĩ. Nhiều nhà văn, vì thế, phải điều chỉnh tác phẩm của mình, thậm chí còn hứng chịu những hình thức xử lý không nhẹ nhàng dành cho người cầm bút. Nếu như trước kia ở Nga cũng như ở Việt Nam, để xây dựng kiểu con người nhỏ bé, con người thừa, người ta không đưa ra những tiêu chuẩn nhất định, thì vào lúc này, văn học hiện thực XHCN đòi hỏi những chuẩn mực dành cho việc tạo dựng con người mới. Được thể hiện trong nhãn quan, cách nhìn, lập trường của các nhà văn kiểu mới (nhà văn – chiến sĩ), con người mới lúc này mang một tâm thế thường trực, tâm thế của một người làm chủ hoàn cảnh, làm chủ cuộc đời, con người mới mang những phẩm chất cơ bản như: niềm gắn bó thiết tha, máu thịt với nỗi đau, với khát vọng của giai cấp, của nhân loại cần lao; lòng yêu nước sâu sắc kết hợp với tình cảm quốc tế rộng lớn; lòng trung thành vô hạn với sự nghiệp cách mạng; tính chiến đấu sôi nổi, hăng say… Còn trong cách nhìn của các nhà lãnh đạo văn nghệ của ta một thời thì tư tưởng đối với lao động, chiến đấu, ý thức về chủ nghĩa tập thể, thái độ đối với nhân dân, với chủ nghĩa xã hội được định ra như một tiêu chuẩn đối với các nhân vật mới này. Điều này được lý giải dưới góc nhìn của một giai đoạn lịch sử nhất định: chiến tranh bảo vệ tổ quốc.

Page 103: Tập 91 - 3

Đoàn Đức Hải Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 93 - 100

98

Có nhiều định nghĩa, nhiều khái niệm được dùng để bàn đến con người mới và cũng có cả những tranh luận một thời trong các nhà văn, các nhà nghiên cứu về những nhân vật mới hoặc không mới. Một số ý kiến, cách nhìn chúng tôi nêu ra ở trên có thể xem như là các cách định nghĩa về con người mới. Với chúng tôi, con người mới là một nhân vật văn học đã thuộc về quá khứ. Hiện tại, những phẩm chất ưu tú ở họ đã hiện thực hóa ở những con người thật của cuộc sống hôm nay, nhất là ở các quốc gia xác định con đường xã hội chủ nghĩa để đi lên như Việt Nam, Trung Quốc. Văn học hôm nay vẫn cần những chất liệu tốt đẹp từ quá khứ để thể hiện một cách chân thật nhất con người của cuộc sống hôm nay. Chúng tôi muốn khẳng định sự cần thiết và không thể phủ nhận vai trò của một kiểu nhân vật trong một giai đoạn lịch sử - văn học nhất định khi kiến tạo, đóng góp cho văn học thời đại sau nó. Bởi vì, trên tinh thần biện chứng của cuộc sống, chúng ta không thể phủ định mình một cách sạch trơn, con người hôm nay vẫn rất cần có những tiền tố cho mình trong quá trình khẳng định chính mình. Nói như Vương Trí Nhàn thì: “Sau chiến tranh, dân mình mải mê kiếm sống, ba mươi năm đi qua, hình như đã tới lúc người ta muốn bình tâm nhớ lại chuyện những năm chiến tranh để mà cùng suy nghĩ lại về quá khứ” [11]. Nói thế cũng có nghĩa là ta vẫn cần quá khứ, văn học lại càng cần để có thể lên tiếng cho những điều cuộc sống cần. Có như thế thì văn học mới góp một tiếng nói tích cực đối với những ngổn ngang, những bất thường mà cuộc sống vẫn diễn ra như nó vốn có. Xét lại lịch trình của những nhân vật mới thì có lẽ phải kể đến thế giới nhân vật trên trang viết các nhà văn Tự lực văn đoàn, những cô gái mới, những thanh niên mới. Tuy nhiên, phải đến khi đi vào trang viết của các nhà văn cách mạng thì nhân vật mới của một thời đại mới mới được gọi tên, được quy định thành công thức khi miêu tả, tái hiện. Và do vậy, cũng giống với các nhân vật của chủ nghĩa hiện thực phê phán, con người mới trong văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa cũng có lịch trình, có bước chuẩn bị cho sự ra đời của nó. Nguyên tắc xây dựng nhân vật được nêu trong Thi pháp tiểu thuyết của M.Bakhtin chính là định hướng cơ bản khi đánh giá cấu trúc hình tượng nhân vật của tiểu thuyết Việt Nam 1945-1975. Theo đó, các nhân vật chính diện

được miêu tả theo “nguyên tắc thử thách” [12], các nhân vật vốn mang những phẩm chất cao đẹp định sẵn và bất biến. Tất cả đều có sẵn hoặc tiềm ẩn những phẩm chất cao đẹp như lòng yêu nước, chí căm thù giặc, tinh thần bất khuất anh hùng... Những phẩm chất ấy sẽ ngời sáng qua thử thách “lửa thử vàng gian nan thử sức”. Trong thực tế tác phẩm không hề có sự đột biến, chuyển hóa hay thay đổi phẩm chất của những nhân vật lý tưởng này. Những thử thách được kết nối trong thời gian tuyến tính, hình thành không gian nghệ thuật đặc thù - mà qua đó, tính cách nhân vật được bộc lộ. Số phận của các nhân vật loại này thường gắn liền với những biến cố lớn của lịch sử xã hội, những thử thách khó khăn, những hoàn cảnh đặc biệt để thực hiện chức năng thử thách nhân vật (chị Sứ trong Hòn đất của Anh Đức – Sự thử thách về lòng chung thủy, thử thách tình mẫu tử và tình đồng đội, thử thách lòng dũng cảm và tinh thần cách mạng; Khái trong Đất làng, Nhàn trong Xung đột, Tiệp trong Bão biển được thử thách về sự kiên định lập trường, kiên quyết cách mạng; Dũng trong Xi măng, Quang trong Thung lũng Côtan luôn quyết đoán, dám chịu trách nhiệm khi tấn công vào những lĩnh vực khoa học kỹ thuật mới mẻ)...

Bên cạnh nguyên tắc thử thách thì việc xây dựng hình tượng người anh hùng lý tưởng của dân tộc cũng đóng góp vào việc thể hiện các nhân vật trung tâm của tiểu thuyết Việt Nam 1960 – 1975. Các nhân vật chính diện của tiểu thuyết giai đoạn này được miêu tả theo những chuẩn mực của cả cộng đồng mang tính quy phạm rõ nét và đã được xác định sẵn trong tâm thức người sáng tác cũng như người tiếp nhận. Cái nhìn lý tưởng hóa đã tạo nên các hình tượng nhân vật chính diện với tư thế và vẻ đẹp hào hùng đại diện cho cả dân tộc. Họ chính là hóa thân của một dân tộc anh hùng trong thời đại anh hùng. Với cái nhìn lý tưởng hóa, các nhân vật chính diện đã mang trong mình những phẩm chất phi thường: giản dị, bình thường mà phi thường về sức mạnh tinh thần (Tiệp, Ái trong Bão biển), phi thường về trí tuệ và vẻ đẹp tâm hồn (Quang, Thảo trong Thung lũng Cô tan), những chiến công phi thường (Thùy, Bân trong Cửa sông, Dũng, Kiên, Vấn, Hoàn trong Những tầm cao...)

Page 104: Tập 91 - 3

Đoàn Đức Hải Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 93 - 100

99

CẤU TRÚC NHÂN CÁCH CỦA NHÂN VẬT TRUNG TÂM TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM 1960 - 1975

Đồng hành với cuộc cách mạng tháng Tám -1945, văn học Việt Nam cũng có cuộc cách mạng lớn lao trong văn hóa văn nghệ, trong đó có tiểu thuyết. Lần đầu tiên trong lịch sử tiểu thuyết Việt Nam xuất hiện một mô hình nhân cách con người Vi ệt Nam mới mẻ, đặc sắc và hiện đại. Mới và đặc sắc vì từ trước tới giờ chưa hề có, hiện đại vì với mô hình nhân cách này, tiểu thuyết Việt Nam 1945 -1975 đã hòa vào xu thế chung của dòng tiểu thuyết sử thi hiện đại ở các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới, chứ không phải đi sau và chịu ảnh hưởng như các giai đoạn trước đó. Nằm trong xu thế chung của tiểu thuyết sử thi ở các nước xã hội chủ nghĩa, tiểu thuyết sử thi Việt Nam 1945-1975, trong từng chặng phát triển của nó, đã xây dựng thành công cấu trúc nhân cách của các nhân vật đại diện cho con người cách mạng, con người mới xã hội chủ nghĩa. Trong cấu trúc nhân cách này đã có sự thống nhất cao độ: cái riêng hòa nhập vào cái chung, con người cá nhân tự nguyện phục tùng con người xã hội vì mục đích cách mạng và kháng chiến. Căn bệnh sơ lược trong các sáng tác thời kỳ đầu và xuất hiện rải rác về sau làm cho sự thống nhất trở nên đơn giản nhưng ở những tác phẩm thành công (Đất làng - Nguyễn Thị Ngọc Tú; Xung đột, Chủ tịch huyện – Nguyễn Khải và đặc biệt là Bão biển của Chu Văn), chúng ta bắt gặp hàng loạt nhân vật có nhân cách làm xúc động lòng người, là những điển hình nghệ thuật kết tinh từ cuộc sống. Thời đại anh hùng cách mạng thực sự đã sản sinh ra những con người lý tưởng mang nhân cách cao đẹp, khỏe khoắn, có sức mạnh và khả năng cải tạo hoàn cảnh. Với nhân vật chính diện, con người cá nhân được miêu tả bằng cái nhìn tiểu thuyết với sự giản dị từ ngoại hình, trang phục, ngôn ngữ, nguồn gốc xuất thân và đặc biệt là những phẩm chất của con người cá nhân (tình yêu lứa đôi, tình vợ chồng, tình bạn, tình mẫu tử, tình bạn...) nhưng phẩm chất con người xã hội trong nhân cách của nhân vật chính diện lại được khắc họa bằng cái nhìn sử thi với tính chất lý tưởng hóa: yêu thương, căm thù và anh hùng đến mức phi thường. Vì yêu nước, họ sẵn sàng hiến dâng cả cuộc sống của mình.

Vì căm thù giặc, họ vượt qua những thử thách ghê gớm mà những con người bình thường không thể vượt qua. Với loại nhân vật phản diện, “nguyên tắc biếm họa” [12] được sử dụng để khắc họa nhân cách của chúng. Với thủ pháp phóng đại, cái nhìn biếm họa đã tạo ra những bức chân dung méo mó, dị dạng cả về ngoại hình lẫn nhân cách. Đây là những cấu trúc nhân cách chưa có chiều sâu tâm lý, vai trò con người cá nhân và con người xã hội đều chưa rõ nét. Đây cũng là một hạn chế của tiểu thuyết giai đoạn này. KẾT LUẬN Trong thế giới nhân vật của tiểu thuyết Việt Nam 1960 – 1975 nói chung và tiểu thuyết về đề tài xây dựng chủ nghĩa xã hội nói riêng, đã có sự kết hợp hiệu quả giữa chất sử thi với chất tiểu thuyết trong việc xây dựng cấu trúc hình tượng nhân vật, tạo ra những điển hình văn học của loại hình tiểu thuyết sử thi hiện đại - nhân vật “con người mới”. Cấu trúc hình tượng nhân vật đã phản ánh chân thực hiện thực lịch sử và thỏa mãn yêu cầu nghệ thuật của phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa, nó bắt rễ sâu xa trong truyền thống văn học dân tộc và được gặp gỡ với mô hình tiểu thuyết Nga – Xô viết, kết hợp với đặc điểm lịch sử của thời đại chiến tranh cách mạng và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Cái khác biệt nhất của con người mới so với những nhân vật văn học trước đó là khả năng làm chủ: làm chủ tập thể và làm chủ bản thân, con người mới tồn tại đồng thời cùng với quá trình bảo vệ và xây dựng Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, họ chiến đấu và lao động quên mình vì bản thân, vì dân tộc mình và vì cả nhân loại. Cái nhìn lý tưởng hóa đã xây dựng nên hình tượng nhân vật trung tâm với tư thế và vẻ đẹp hào hùng. Họ chính là hóa thân của một dân tộc anh hùng trong thời đại anh hùng. Họ mang trong mình những phẩm chất phi thường: giản dị, bình thường mà phi thường về sức mạnh tinh thần. Vì vậy, họ được ghi nhận, được mô tả như những con người đẹp nhất, lớn lao nhất, giàu tính chiến đấu nhất… Họ là những con người sống có lý tưởng, có mục đích, hiểu việc mình làm và con đường mình đang đi. Bên cạnh những ưu điểm đã nêu trên thì nhân vật con người mới còn nặng về tính khuân mẫu nên ít nhiều hạn chế trong phản ánh dưới góc độ cá nhân.

Page 105: Tập 91 - 3

Đoàn Đức Hải Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 93 - 100

100

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1].Trường Chinh (1974), Đề cương văn hóa Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội. [2].Trường Chinh (2006), Về văn hóa văn nghệ, Nxb Văn học, Hà Nội. [3].Phan Cự Đệ (1978), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại (2 tập), Nxb ĐH&THCN, Hà Nội. [4].Hà Minh Đức (chủ biên) (1998), Chặng đường mới của văn học Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [5].M. Goócki (1960), Báo cáo trước Đại hội nhà văn Xô viết lần thứ nhất (Hoài Thanh dịch), Nxb Văn học, Hà Nội. [6].Vi ện Văn học (2002), Nhìn lại văn học Việt Nam thế kỉ XX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [7].Phong Lê (1980), Văn xuôi Việt Nam trên con đường hiện thực XHCN, Nxb KHXH, Hà Nội. [8].Phong Lê (2003), Văn học Việt Nam hiện đại: Lịch sử và lý luận, Nxb Xã hội, Hà Nội. [9].Phong Lê (2007), “Từ sự nghiệp đổi mới nhìn lại lịch sử các mối giao lưu với văn học phương Tây hiện đại”, Tạp chí NCVH số 1, Hà Nội.

[10].Phong Lê, Hiện thực xã hội chủ nghĩa Việt Nam sau hơn nửa thế kỉ nhìn lại, bài viết trên vietvan.vn. [11].Vương Trí Nhàn, Trả lời phỏng vấn đăng trên tuoitreonline, năm 2005. [12]. Nguyễn Đức Hạnh (2007) Tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ 1965-1975 nhìn từ góc độ thể loại, Nxb Giáo dục, HN. [13]. Huy Liên - Nguyễn Kim Đính - Hoàng Ngọc Hiến (1985), Lịch sử văn học Xô viết (2 tập), Nxb ĐH&THCN, Hà Nội, tr 92], [14]. Thúy Toàn (1977), “Bước đầu tìm hiểu quá trình phổ biến văn học Xô viết ở Việt Nam”, Tạp chí Văn học số 5, Hà Nội, tr67-73]. [15]. Nguyễn Đình Thi (1994), Tuyển tập văn xuôi, Nxb Văn học, Hà Nội; tr.29]. [16]. Nguyễn Đăng Mạnh (1996), Đặc điểm cơ bản của nền văn học mới Việt Nam 1945 – 1975, 50 năm văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám, Nxb ĐHQG, Hà Nội, tr.50]. [17]. Nguyễn Khải (2003), Nghề văn cũng lắm công phu, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.

SUMMARY REALISTIC LITERATURE OF SOCIALIST REPUBLIC AND VIET NAMESE NOVELS IN THE PERIOD OF 1960-1975 IN TERMS OF CENTRAL CHARACTERS

Doan Duc Hai*

Thai Nguyen University In the world of characters of Vietnamese novels in the period of 1960 – 1975 in general and novel on the subject of building socialism in particular, there has been an effective collaboration between the epic and novel in the building structure of characters, creating the typical literary forms of modern epic novel character "new man". The character structure reflects the reality of history and satisfies the method of art creation of socialist realism. It is deeply rooted in traditional literature and novel model of Russia – Soviet, combined with the historical era of revolutionary war and socialist construction in Vietnam. The most distinctive feature of the "new man" compared to the previous literary character is the ability to master: collective ownership and self-employment. The new men existed simultaneously with the foundation, protection and development of a socialist country, they fought and selflessly worked not for themselves, but for their people and for all mankind.

The look of idealization has built up a central character with posture and heroic beauty. They are the incarnation of a heroic nation in the age of heroes. They bring in their extraordinary qualities: simple, normal but extraordinary mental strength. Therefore, they are recorded and described as the most beautiful people, the greatest and most rich combat. They are the ideal human life with the purpose, 'to understand their work and the way you're going". Besides the advantages mentioned above, the character “new man” also puts the emphasis on pattern more or less limited to reflect the personal perspective.

Key words: New man, central character, realistic literature of socialist republic

* Tel: 0913 089612

Page 106: Tập 91 - 3

Phạm Thị Nga và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 101 - 104

101

VIỆC LÀM C ỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2007 – 2009

Phạm Thị Nga*, Nguyễn Thị Huyền Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Việc làm ở nông thôn Thái Nguyên hiện nay đang có sự chuyển biến tích cực theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tuy nhiên, lao động ở nông thôn Thái Nguyên chủ yếu vẫn là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo. Lực lượng lao động ở nông thôn luôn có tỷ lệ thất nghiệp và bán thất nghiệp cao. Điểu này ảnh hưởng lớn tới thu nhập và đời sống của lao động nông thôn, gây lãng phí nguồn lực lao động xã hội ở nông thôn. Vì vậy, Thái Nguyên cần phải: (1) Đẩy mạnh công tác đào tạo cho lao động nông thôn; (2) Hoàn thiện cơ cấu việc làm ở nông thôn; (3) Đẩy mạnh xuất khẩu lao động ở nông thôn nhằm tích cực giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn trong bối cảnh hiện nay. Từ khoá: Việc làm, lao động nông thôn, Thái Nguyên.

KHÁI NI ỆM VIỆC LÀM *

Điều 13, Chương 2 (việc làm) Bộ luật Lao động của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1994 qui định: “M ọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”.

Theo khái niệm trên, hoạt động được coi là việc làm cần thoả mãn hai điều kiện:

Một là, hoạt động đó phải có ích và tạo ra thu nhập cho người lao động và cho các thành viên trong gia đình.

Hai là, hoạt động đó phải đúng luật, không bị pháp luật cấm.

THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2007 - 2009

Tình hình việc làm

Qua khảo sát 3 năm gần đây có thể thấy một số đặc điểm về việc làm phân theo thành thị và nông thôn ở Thái Nguyên như sau:

+ Thứ nhất, lao động có việc làm ở khu vực thành thị có xu hướng tăng (từ 12% năm 2007 lên 12,8% năm 2008, đến năm 2009, con số này đã đạt 13%). Cùng với đó là xu hướng giảm của lao động có việc làm ở khu vực nông thôn (88% năm 2007 xuống 87% năm 2009) [5, tr.19 – 20].

* Tel: 0904 999659

+ Thứ hai, việc làm ở nông thôn Thái Nguyên đang có sự chuyển biến tích cực theo xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của cả nước: việc làm trong nông, lâm, ngư nghiệp ở khu vực nông thôn đang có xu hướng giảm dần: Năm 2007 chiếm 78,75%, đến năm 2009 tỷ lệ này giảm xuống còn 71,5). Việc làm trong ngành công nghiệp, xây dựng ở khu vực nông thôn tăng từ 10% năm 2007 lên 17,76% năm 2009; Lao động trong ngành dịch vụ tăng từ 10,6% năm 2007 lên 10,74% năm 2009 [5, tr. 20]. Từ sự phân tích trên cho thấy lao động ở nông thôn Thái Nguyên vẫn chiếm tỷ lệ cao, tuy nhiên chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo. Điều này tạo nên những khó khăn trong giải quyết việc làm để thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Tình hình thất nghiệp, thiếu việc làm

Qua thực tế ở Thái Nguyên lực lượng lao động ở nông thôn có nguy cơ thất nghiệp cao hơn so với lực lượng lao động ở thành thị. Thực tế tình trạng thiếu việc làm hay còn gọi là bán thất nghiệp của lực lượng lao động ở nông thôn cũng ảnh hưởng tới thu nhập và đời sống của người lao động, lãng phí nguồn lực lao động xã hội ở khu vực này.

Từ năm 2006 đến năm 2010, “chương trình giải quyết việc làm của tỉnh đã tạo việc làm mới và việc làm thêm cho 62.767 lượt người với kết quả này đã góp phần làm giảm tỷ lệ

Page 107: Tập 91 - 3

Phạm Thị Nga và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 101 - 104

102

thất nghiệp ở khu vực thành thị từ 4,42% (năm 2006) xuống còn 3,91% (năm 2010); Nâng tỷ lệ sử dụng thời gian ở khu vực nông thôn từ 74,86% (năm 2006) lên 76,5% năm 2010, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh” [4, tr.22]. Như vậy, có thể nói lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp chuyển dần sang khu vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.

Qua phân tích thực trạng thất nghiệp và thiếu việc làm ở Thái Nguyên trong những năm qua nổi lên một số đặc điểm sau:

- Tỷ lệ thất nghiệp ở Thái Nguyên có xu hướng giảm dần nhưng còn ở mức cao.

- Mỗi năm, dân số và lao động tăng thêm trên 12 ngàn người - đây là khó khăn trong giải quyết việc làm [5, tr.17].

- Trên 86% dân số và lao động ở khu vực nông thôn, trình độ mọi mặt nhìn chung còn thấp so với thành thị. Trình độ giáo dục phổ thông của lực lượng lao động ở nông thôn được nâng lên, nhưng trình độ chuyên môn còn thấp và phân bổ giữa các vùng không đồng đều [3, tr.27]

Nguyên nhân thất nghiệp và thiếu việc làm

Một là, Thái Nguyên còn ở tình trạng sản xuất hàng hóa thấp, đời sống vật chất, tinh thần của một bộ phận dân cư, đặc biệt là khu vực nông thôn vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn và chưa ổn định. Người lao động không có điều kiện để học nghề, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật.

Hai là, quỹ đất ở một số vùng nông thôn đã bị thu hẹp do nhà nước thu hồi đất nông nghiệp, đất ở các khu vực nông thôn phục vụ cho nhu cầu xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhu cầu công cộng và lợi ích quốc gia.

Ba là, đầu ra sản phẩm còn nhiều ách tắc: Nếu chỉ tạo ra nhiều sản phẩm mà không chú ý việc tiêu thụ sản phẩm thì sản xuất không thể phát triển. Hiện nay, ở Thái Nguyên mạng lưới dịch vụ tiêu thụ sản phẩm, chính sách hỗ trợ đầu ra cho thị trường tiêu thụ sản phẩm do nông dân sản xuất còn hạn chế, do đó khó tạo ra nhu cầu việc làm ổn định.

Bốn là, khả năng phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm tại tỉnh Thái Nguyên còn hạn chế, nhất là khu vực nông thôn. Nông thôn Thái Nguyên không chỉ thiếu khoa học công nghệ, thiếu vốn, thị trường hạn hẹp do mức thu nhập thấp của nông dân, mà kết cấu hạ tầng nông thôn cũng chưa phát triển.

NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở NÔNG THÔN TỈNH THÁI NGUYÊN

Đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao trình độ cho người lao động ở nông thôn Thái Nguyên. Để thực hiện được điều này cần phải tiến hành đồng bộ một số nội dung sau đây:

- Mở rộng và nâng cấp các Trung tâm đào tạo nghề tại các huyện để tăng quy mô đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi về đi lại, ăn ở cho các học viên ở nông thôn tham gia học nghề.

- Đổi mới nội dung chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong đó đặc biệt quan trọng là xác định nghề để dạy. Xác định ngành nghề đào tạo phải căn cứ vào năng lực đào tạo của các cơ sở dạy nghề, nhu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động, việc làm và sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Trong thời gian tới, Thái Nguyên cần tập trung đào tạo các ngành nghề: Kỹ thuật sắt, kỹ thuật điện, luyện kim, kỹ thuật điện tử, vận hành xe máy thi công, khai thác mỏ, xây dựng và công nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho các khu kinh tế, khu công nghiệp của tỉnh.

Mặt khác, tỉnh phải mở rộng đào tạo đại trà và thường xuyên các ngành nghề chế biến phục vụ cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn; đào tạo các ngành nghề phi nông nghiệp, các làng nghề, các ngành dịch vụ, đáp ứng nhu cầu làm việc lúc nông nhàn...

Ngoài ra, có thể tổ chức dạy nghề thông qua xây dựng các mô hình sản xuất điển hình và nhân rộng cho mọi người cùng làm; có thể gắn chương trình dạy nghề với phong trào nông dân sản xuất giỏi, giúp nhau vượt đói nghèo...

Hoàn thiện cơ cấu việc làm thông qua chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Một là, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, đặc biệt coi trọng công tác tuyển chọn giống cây trồng,

Page 108: Tập 91 - 3

Phạm Thị Nga và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 101 - 104

103

vật nuôi có năng suất và chất lượng phù hợp với vùng kinh tế; “ Thực hiện tốt công tác khuyến nông, khuyến lâm và khuyến ngư đến từng loại hình kinh tế; Có chính sách khuyến khích và hỗ trợ người lao động tích cực ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất”. [1, tr.15]

Hai là, tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn tạo điều kiện thúc đẩy cho việc xây dựng, nâng cấp và mở rộng các cơ sở chế biến, phát triển vùng nguyên liệu.

Ba là, quy hoạch phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng chuyên canh nhằm phát huy được tiềm năng và lợi thế của từng vùng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các cơ sở chế biến. Trong thời gian tới tỉnh tiếp tục tập trung đầu tư phát triển các vùng sản xuất chuyên canh, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm như: vùng chè chất lượng cao, vùng cây ăn quả đặc sản, vùng lúa thâm canh; gắn sản xuất nông nghiệp với chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm ở các vùng sản xuất tập trung để chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. Bốn là, xây dựng và nhân rộng các mô hình kinh tế trang trại sản xuất hàng hoá tập trung. Phát triển kinh tế trang trại gắn với củng cố và phát triển quan hệ sản xuất ở nông thôn. Coi đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng, góp phần đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh.

Năm là, tăng cường xúc tiến hoạt động thương mại, dịch vụ trong nông nghiệp nhằm hỗ trợ phục vụ sản xuất như: Cung ứng vật tư kỹ thuật, vận tải, sơ chế nông sản, đẩy mạnh công tác tìm kiếm thị trường cho sản xuất nông nghiệp, từng bước làm tốt công tác dự tính, dự báo thị trường.

Tạo việc làm cho người lao động ở nông thôn qua xuất khẩu lao động

Để thực hiện mục tiêu từng bước tăng quy mô xuất khẩu lao động, Thái Nguyên cần tiến hành đồng bộ các giải pháp sau:

Một là, tuyên truyền sâu rộng Chỉ thị của Bộ Chính trị, Nghị định Chính phủ và các văn bản hướng dẫn về xuất khẩu lao động trên các phương tiện thông tin đại chúng và trong các tổ chức đoàn thể; thông báo công khai, cụ thể về thị trường lao động…

Hai là, mở rộng thị trường xuất khẩu lao động. Một mặt khai thác các thị trường truyền thống như: Malaysia, Đài Loan... đồng thời mở rộng xuất khẩu lao động sang các thị trường có thu nhập cao và có nhu cầu lớn về lao động như: đưa người lao động đi làm nghề nông ở Mỹ hay xuất khẩu lao động sang Châu Âu, Trung Đông... Đó là các thị trường vốn ổn định và đưa lại thu nhập cao cho người lao động.

Ba là, đầu tư thêm cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy nghề trọng điểm, trường Kỹ nghệ Thái Nguyên, phát triển trung tâm có đủ điều kiện đào tạo đội ngũ lao động có chất lượng cao. Mặt khác phải xây dựng và hoàn thiện chương trình đào tạo nghề cho người lao động phù hợp với nguồn lao động ở địa phương để nhanh chóng đào tạo lực lượng lao động có trình độ văn hóa cao, tay nghề vững chắc, ý thức tổ chức kỷ luật tốt, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của phía sử dụng lao động.

KẾT LUẬN Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều biện pháp để giải quyết việc làm cho lao động thông qua các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội gắn với giải quyết việc làm. Tuy nhiên, ở Thái Nguyên do tốc độ tăng dân số còn cao, nhất là ở các vùng nông thôn, nên hàng năm số người bước vào độ tuổi lao động khá lớn, số người cần được giải quyết việc làm còn tồn đọng nhiều. Chính vì vậy, sức ép về việc làm còn rất lớn và đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết. Cụ thể:

Thứ nhất, trong thời gian trước mắt, Thái Nguyên cần đẩy mạnh đào tạo nghề cho người lao động theo hướng phục vụ chuyển giao kỹ thuật và sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, trang bị kỹ thuật công nghệ hướng vào sản xuất hàng hóa có giá trị lớn trong nông nghiệp.

Thứ hai, thực hiện đào tạo nghề tại chỗ gắn liền với tổ chức lại sản xuất kinh doanh và giới thiệu việc làm tại chỗ cho hội viên nông dân. Hình thức này có thể áp dụng cho các hợp tác xã nông nghiệp nông thôn. Đối với các vùng núi, vùng sâu, vùng xa có thể tổ chức dạy nghề lưu động cho bà con nông dân, mang kỹ thuật đến với học viên, kết hợp vừa học vừa thực hành, dạy nghề một cách trực

Page 109: Tập 91 - 3

Phạm Thị Nga và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 101 - 104

104

quan sinh động. Như vậy, người học sẽ tận dụng được thời gian lúc nông nhàn, ít tốn kém chi phí đi lại...

Ngoài ra, có thể tổ chức dạy nghề thông qua xây dựng các mô hình sản xuất điển hình và nhân rộng cho mọi người cùng làm. Thực hiện các hình thức đào tạo phi tập trung: đào tạo tại chỗ, mở các lớp tập huấn ngắn hạn, thực hiện các cuộc hội thảo “tại bờ”, chuyển giao kỹ năng qua khuyến nông - lâm - ngư,… Việc thực hiện phối hợp các hình thức đào tạo phong phú, đa dạng như vậy sẽ đưa lại hiệu quả cao cho công tác dạy nghề.

Thứ ba, song song với công tác đào tạo nghề, cần chú trọng khuyến khích tự tạo việc làm trong nông thôn thông qua phát triển các mô hình kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, kinh tế tập thể mà nòng cốt là hợp tác xã nhằm khuyến khích tự tạo việc làm cho lao động nông thôn. Bên cạnh đó, việc khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là những doanh nghiệp thuộc những ngành đòi hỏi không nhiều vốn nhưng sử dụng nhiều lao động với trình độ công nhân vừa phải và sử dụng nguyên liệu tại chỗ được coi là nhân tố chủ yếu để tạo việc làm, tăng thu nhập và chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn.

Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân của tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn hiện nay là tâm lý “tạm bằng lòng”, thiếu tư duy “người kinh tế” của lao động nông thôn. Do đó, để công tác giải quyết việc làm đạt hiệu quả tích cực, trước hết khuyến khích người lao động tự tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định đời sống. Đây có thể coi là một trong những nhân tố quan trọng quyết định thắng lợi của công tác giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở Việt Nam nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. Trần Nhung, “Thái Nguyên đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng”, Báo Thái Nguyên điện tử. [2]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI , Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [3]. Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên (2005), Báo cáo kết quả 5 năm Hội Nông dân thực hiện chương trình mục tiêu xoá đói, giảm nghèo (2000 - 2005) và phương hướng, nhiệm vụ (2005 - 2010), Thái Nguyên. [4]. Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Thái Nguyên (2010), Báo cáo đánh giá cho vay vốn giải quyết việc làm giai đoạn 2006 - 2010, Thái Nguyên. [5]. Tổng Cục thống kê (2009), Niên giám thống kê 2009, Nxb Thống kê, Hà Nội.

SUMMARY EMPLOYMENTS OF RURAL LABOURS IN THAI NGUYEN IN THE PERIOD OF 2007-2009

Pham Thi Nga*, Nguyen Thi Huyen College of Agriculture and Forestry - TNU

Employment in rural areas of Thai Nguyen is currently a positive shift towards industrialization and modernization. However, rural labors in Thai Nguyen are mostly unskilled and untrained. The labor force in rural areas always experience a high rate of unemployment and semi-unemployment. This has many impacts on income and living conditions of rural workers, wasting labor resources in rural society. Therefore, Thai Nguyen need: (1) to promote training for rural workers, (2) to improve the structure of rural employment, (3) to promote rural labor export to solve maximum employment for rural labors in the current context. Key words: Jobs, rural labol, Thai Nguyen.

* Tel: 0904 999659

Page 110: Tập 91 - 3

Phạm Thu Thủy Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 105 - 108

105

THỰC TRẠNG PHÁT TRI ỂN DU LỊCH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI PHÁT TRI ỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỈNH BẮC KẠN

Phạm Thu Thủy* Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Ngành du lịch Bắc Kạn trong những năm qua đã có bước phát triển vượt bậc với số lượng khách và doanh thu du lịch ngày càng tăng. Tuy nhiên du lịch Bắc Kạn vẫn đứng trước những vấn đề thiếu bền vững như: chất lượng khách, sản phẩm du lịch, công tác tuyên truyền quảng bá, tính an toàn trong du lịch. Do đó để có thể đạt được sự phát triển bền vững và tạo ra sức cạnh tranh cho ngành du lịch của tỉnh thì cần phải đưa ra những giải pháp hợp lý và kịp thời, đó là phải thu hút được nguồn khách từ những thị trường có khả năng chi trả cao, tạo ra những sản phẩm du lịch hấp dẫn, có trang thiết bị đảm bảo độ an toàn cho du khách khi tham gia du lịch… Từ khóa: Du lịch, doanh thu du lịch, khách du lịch, giải pháp, phát triển du lịch bền vững.

LỊCH SỬ VẤN ĐỀ* Bắc Kạn là nơi có tiềm năng du lịch lớn; vì vậy, từ lâu đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học. Tuy nhiên hầu hết các công trình nghiên cứu đều tập trung vào khu vực Hồ Ba Bể như: “Dự án xây dựng Vườn Quốc Gia Ba Bể” do Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng soạn thảo và thông qua tháng 7/1990 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 10/11/1992 trong Quyết định số 83/TTg hay đề tài “Bước đầu đánh giá các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên khu vực Hồ Ba Bể phục vụ mục đích du lịch” của Đặng Thị Hoàng Vân... Gần đây có đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên “Nghiên cứu điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tỉnh Bắc Kạn” của Dương Thị Ngọc Ánh và Chu Thị Cảnh. Còn việc tìm hiểu “Thực trạng phát triển du lịch và những vấn đề đặt ra đối với phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn” thì đến nay chúng tôi vẫn chưa thấy có một công trình nào đề cập. KHÁI QUÁT

Tỉnh Bắc Kạn nằm trong giới hạn từ 21048’ đến 22044’ và từ 105026’ đến 106015’, phía Đông giáp Lạng Sơn, phía Tây giáp Tuyên Quang, phía Nam giáp Thái Nguyên và phía Bắc giáp Cao Bằng. Là một tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc, có nhiều phong cảnh tự nhiên đẹp cùng với những nét văn hóa độc đáo đậm đà bản sắc dân tộc, Bắc Kạn thực sự có tiềm năng to lớn để phát triển du lịch. * Tel: 0915 214070, Email: [email protected]

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BẮC KẠN Tình hình phát tri ển du lịch Khách du lịch Từ năm 2000 đến năm 2010 số khách du lịch đến Bắc Kạn tăng 122.858 lượt khách, trong đó tăng nhanh nhất là giai đoạn 2008 – 2010 với tốc độ tăng trung bình là 116% năm. Đặc biệt, năm 2010 du lịch Bắc Kạn đón được 150.000 lượt khách, tăng 62% so với năm 2009. Tuy nhiên trong tổng số khách đến với Bắc Kạn thì phần lớn là khách trong nước chiếm 96,3% tổng lượt khách, còn khách quốc tế chỉ chiếm 3,7% (năm 2010). Khách đến Bắc Kạn tập trung vào các tháng 3, 6, 7, 8 và 11, trong đó 2 tháng 7 và 11 là các tháng đỉnh điểm của du lịch Bắc Kạn. Khách du lịch quốc tế đến Bắc Kạn tập trung vào 2 thời điểm tháng 2 và tháng 3 là thời kỳ tập trung nhiều lễ hội và tháng 10,11 là thời kỳ nghỉ đông. Trong khi đó, khách du lịch nội địa lại lựa chọn du lịch vào các tháng 6, 7, 8 vì đây là thời kỳ nóng bức, khách đi du lịch kết hợp với nghỉ mát nên đã tìm đến những nơi có khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp như Ba Bể. Mục đích du lịch của khách là tham quan, nghỉ dưỡng, tham gia lễ hội, tìm hiểu tín ngưỡng, phong tục… của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao. Doanh thu du lịch Doanh thu du lịch bao gồm các khoản thu từ dịch vụ: ăn uống, lưu trú, dịch vụ mua sắm hàng lưu niệm, vận chuyển khách du lịch, các dịch vụ vui chơi giải trí và từ các dịch vụ khác.

Page 111: Tập 91 - 3

Phạm Thu Thủy Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 105 - 108

106

Tình hình chung: mức tăng trưởng khách du lịch cao, ngày lưu trú bình quân của khách tăng, nên doanh thu từ đó cũng tăng lên. Tổng doanh thu từ 2000 – 2010 tăng 71,2 tỷ đồng. Tốc độ tăng của năm 2010 so với năm 2000 là 19,7 lần, trong đó tăng mạnh kể từ sau năm 2005. Trong cơ cấu doanh thu, doanh thu từ du lịch quốc tế của thời kỳ này chiếm gần 20% tổng doanh thu du lịch, qua đó cho thấy doanh thu của du lịch nội địa chiếm đa số. Tuy nhiên nếu so với tỷ lệ khách du lịch quốc tế đến Bắc Kạn (chỉ chiếm 3,7% trong tổng số) thì doanh thu từ khách du lịch quốc tế lại chiếm tỷ trọng lớn. Điều này cho thấy khách du lịch quốc tế là những người có khả năng chi trả cao hơn so với khách nội địa. Đánh giá một cách khách quan, tỉ trọng doanh thu du lịch Bắc Kạn còn khiêm tốn so với doanh thu du lịch của cả vùng Bắc Bộ, điều này cho thấy tiềm năng du lịch chưa được khai thác và đầu tư tương xứng với tiềm năng và yêu cầu phát triển du lịch của tỉnh. Cơ sở hạ tầng du lịch Mạng lưới giao thông: Bắc Kạn có mạng lưới giao thông gồm đường bộ và đường thủy: - Đường bộ: Có tuyến quốc lộ 3 từ Hà Nội đến cửa khẩu Tà Lùng. Ngoài ra còn có quốc lộ 279 từ Lạng San (huyện Na Rì) qua huyện Ngân Sơn, huyện Ba Bể sang tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Hà Giang, quốc lộ 3B từ Xuất Hóa (thị xã Bắc Kạn) qua Na Rì sang huyện Tràng Định (tỉnh Lạng Sơn). Trong địa bàn tỉnh còn có các tuyến đường liên huyện, liên xã. - Đường thủy: Đây là loại hình giao thông được sử dụng chủ yếu cho các tuyến tham quan hồ Ba Bể và các hang động. Hệ thống điện:

Đa số các huyện, thị xã, thôn có mạng lưới điện quốc gia, nguồn điện đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt; tuy nhiên, tại các bản, xã vùng sâu mạng lưới điện còn nhiều hạn chế. Hệ thống cấp thoát nước: Hệ thống nước sạch mới chỉ đáp ứng nhu cầu ở thị xã, trung tâm huyện, còn các khu vực khác hầu như chưa được cung cấp nước sạch. Thông tin liên lạc Do được quan tâm đầu tư nên mạng lưới được phủ sóng hầu hết trên các huyện, thị xã. Tuy

nhiên ở một số vùng sâu, vùng xa, tại các điểm du lịch bản làng mạng lưới này còn hạn chế, nên đã gây ảnh hưởng không nhỏ cho việc đảm bảo chất lượng các dịch vụ du lịch. Hệ thống khách sạn, nhà nghỉ Số lượng buồng, phòng, khách sạn lưu trú đã tăng nhanh cả về chất lượng và số lượng. Từ chỗ năm 2000 cả tỉnh chỉ có 36 cơ sở với 275 phòng, đến nay toàn tỉnh có 174 cơ sở lưu trú với 1824 phòng. Công tác quảng bá du lịch Nhằm đẩy mạnh hơn nữa sự phát triển của ngành du lịch tỉnh nhà, Đảng bộ tỉnh đã chỉ đạo Ủy ban nhân dân và các ban ngành liên quan mà trực tiếp là sở Văn hóa thông tin và du lịch Bắc Kạn xây dựng kế hoạch cụ thể, hướng dẫn và chỉ đạo, triển khai các hoạt động du lịch bằng những nội dung và hình thức phong phú như: Nâng cao chất lượng phục vụ, đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, an toàn vệ sinh thực phẩm, mở các chuyên mục quảng bá du lịch trên đài phát thanh truyền hình, xây dựng các website quảng bá về du lịch Bắc Kạn, tiến hành các hoạt động văn hóa gắn liền với lễ hội truyền thống dân tộc như: hội xuân Ba Bể, lễ hội Lồng Tồng, chợ tình Xuân Dương…; đồng thời phát triển thêm các loại hình du lịch đi bộ, leo núi, các món ăn đặc sản của địa phương. Xây dựng, mở rộng các làng nghề phục vụ tham quan của du khách. Đường lối chính sách Để khai thác tốt tiềm năng sẵn có, tỉnh Bắc Kạn phối hợp với Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Viện Nghiên cứu phát triển du lịch xây dựng hoàn chỉnh dự án quy hoạch tổng thể khu du lịch Vườn Quốc gia Ba Bể, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt làm cơ sở cho việc xây dựng quy hoạch chi tiết, tạo điều kiện cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Ngoài ra Sở Văn hóa thông tin và Du lịch tỉnh còn thành lập các đoàn kiểm tra, thanh tra rà soát việc chấp hành các quy định trong hoạt động kinh doanh cơ sở lưu trú tại các cơ sở kinh doanh du lịch trong tỉnh. Tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý, hướng dẫn viên, nghiệp vụ buồng, bàn, bar, bếp cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh du lịch. Cùng với đó, công tác quy hoạch, đầu tư, nâng cấp các khu, điểm du lịch cũng luôn được quan tâm đúng mức.

Page 112: Tập 91 - 3

Phạm Thu Thủy Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 105 - 108

107

Bảng 1. Khách quốc tế và khách nội địa đến Bắc Kạn từ năm 2000 đến 2010 Đơn vị tính: người

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2010

Tổng số khách 27142 35592 35696 39350 43409 58298 150000

Khách nội địa 24630 29829 32481 36440 40675 54948 144500

Khách quốc tế 2512 2763 3215 2910 2734 3350 5500

Bảng 2. Doanh thu của ngành du lịch Bắc Kạn từ năm 2000 đến 2010

Đơn vị tính: tỷ đồng Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2010

Doanh thu 3,8 4,66 5,57 6,88 7,08 10,11 75

Những tồn tại trong phát tri ển du lịch

- Việc hoạch định chiến lược chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển thực tế, thiếu cụ thể nên khó thực thi. Mặt khác, quy hoạch chi tiết chậm thực hiện, chưa đưa ra các dự án cụ thể ảnh hưởng đến việc đầu tư. Các cơ chế chính sách khuyến khích thu hút đầu tư đã có nhưng chưa quảng bá sâu rộng, chưa hấp dẫn được các nhà đầu tư bằng các dự án du lịch lớn và chất lượng.

- Việc quản lý chất lượng buồng, phòng và các dịch vụ trong cơ sở lưu trú còn lỏng lẻo, dẫn đến việc cơ sở hiện có thì xuống cấp, cơ sở mới thì khó đáp ứng chuẩn mực và chất lượng do quy mô nhỏ và ảnh hưởng của tính thời vụ cao.

- Các hoạt động du lịch còn yếu, tình trạng cạnh tranh không lành mạnh diễn ra ở nhiều lĩnh vực như: lữ hành, vận chuyển.

- Công tác tuyên truyền, quảng bá chưa sâu rộng, nhỏ lẻ, tự phát, định hướng của cơ quan nhà nước về du lịch còn hạn chế.

NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG CỦA TỈNH BẮC KẠN

Những vấn đề đặt ra đối với phát tri ển du lịch bền vững tỉnh Bắc Kạn

Khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế luôn là đối tượng mà ngành du lịch quan tâm, bởi lượng khách tăng sẽ đồng nghĩa với việc tăng thu nhập du lịch, tăng khả năng đóng góp của ngành du lịch vào tăng trưởng kinh tế của đất nước. Tuy nhiên sự phát triển du lịch bền vững thường ít quan tâm đến số lượng khách mà luôn hướng tới những thị

trường khách quốc tế ổn định, có mức chi trả cao, lưu trú dài ngày.[2]

Nếu chỉ xét về chỉ tiêu số lượng khách du lịch quốc tế đến Bắc Kạn trong 10 năm qua thì đều có sự gia tăng: năm sau cao hơn năm trước (trừ năm 2003 có giảm nhẹ). Tuy nhiên một vấn đề đặt ra đối với phát triển du lịch bền vững (xét trên góc độ kinh tế) là: thời gian qua ngành du lịch mới chỉ quan tâm đến số lượng khách mà chưa chú ý đến “chất lượng” nguồn khách. Thực tế cho thấy, khách du lịch quốc tế đến Bắc Kạn đa phần là khách từ các thị trường có khả năng chi trả thấp, thời gian lưu trú ngắn như: Trung Quốc, trong khi đó khách từ các nước có tiềm năng như Mỹ, Nhật thì lại có xu thế chững lại.

Đối với khách du lịch nội địa: Mặc dù số lượng tuyệt đối có tăng tuy nhiên vấn đề đặt ra là tỷ lệ tăng trưởng hàng năm lại không cao.

Như vậy chất lượng nguồn khách du lịch là vấn đề rất quan trọng đặt ra đối với sư phát triển du lịch bền vững. Với tư cách là một ngành kinh tế, sản phẩm du lịch là yếu tố rất quan trọng, quyết định hiệu quả kinh doanh du lịch. Một sản phẩm du lịch tốt, có chất lượng và phù hợp với nhu cầu của khách sẽ có khả năng bán giá cao, mang lại hiệu quả kinh tế lớn.

Có thể nhận thấy, mặc dù Bắc Kạn có tiềm năng du lịch phong phú và đa dạng, song trong nhiều năm qua những sản phẩm du lịch đặc sắc, mang bản sắc riêng và những sản phẩm du lịch phù hợp với nhu cầu của khách chưa được đầu tư tương xứng để phát triển. Đây là nguyên nhân quan trọng hạn chế hiệu

Page 113: Tập 91 - 3

Phạm Thu Thủy Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 105 - 108

108

quả kinh doanh, đồng thời có thể gây nên sự nhàm chán cho khách, ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch bền vững.

Một số đề xuất cụ thể

Xuất phát từ đặc điểm: sự phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng hiện nay mang tính cạnh tranh cao, điều này đòi hỏi phải đẩy mạnh phát triển một số sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh, vừa nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch, vừa tạo ra khả năng cạnh tranh. để thu hút khách - đặc biệt là khách từ những thị trường trọng điểm có khả năng chi trả cao và lưu trú dài ngày như: du lịch sinh thái vườn quốc gia Ba Bể, du lịch thôn bản Pác Ngòi, du lịch thể thao leo núi, du lịch tham quan lễ hội: hội xuân Ba Bể (8-10/1 âm lịch), chợ tình Xuân Dương (25/3 âm lịch)…

Một vấn đề nữa cũng cần được đặt ra để góp phần đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững - đó là việc tuyên truyền, quảng cáo phải có trách nhiệm và trung thực. Thực tế cho thấy, phần lớn các sản phẩm du lịch quảng cáo thường được “thổi lên” chưa đúng với bản chất về nội dung và chất lượng. Vì thế, sẽ gây ra tâm lý thất vọng và cảm giác bị lừa đối với khách du lịch sau mỗi chuyến tham quan.

Ngoài ra du lịch bền vững cũng cần phải đảm bảo tính an toàn cho khách. Bắc Kạn tuy phong cảnh đẹp, hấp dẫn, nhưng độ an toàn lại chưa cao, chưa có những phương tiện hỗ trợ hữu hiệu để đảm bảo an toàn cho du khách – nhất là khách du lịch trên hồ Ba Bể. Do đó, đòi hỏi phải trang bị các phương tiện cứu hộ như: áo phao, phao bơi… đảm bảo chất lượng khi đi du thuyền trên hồ; đồng thời phải có một đội ngũ nhân viên cứu hộ được tập huấn bài bản và có kinh nghiệm.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. Dương Thị Ngọc Ánh, Chu Thị Cảnh, Nghiên cứu điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tỉnh Bắc Kạn, Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên. [2]. PGS.TS Phạm Trung Lương (chủ nhiệm đề tài), Báo cáo tổng hợp đề tài KHCN độc lập cấp nhà nước “Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam”. [3]. Lê Thông, (2002), Địa lý kinh tế - xã hội, Nhà xuất bản Giáo dục. [4]. Website: Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Kạn

SUMMARY TOURISM DEVELOPMENT SITUATION AND ISSUES FOR SUSTAI NABLE TOURISM DEVELOPMENT OF BAC KAN PROVINCE

Pham Thu Thuy* College of Education - TNU

In recent years, Bac Kan tourism has achieved an outstanding development with an increasing number of tourists and tourism revenue. However, Bac Kan tourism is still facing some unsustainable issues such as tourist quality, tourism products, promotion propaganda and safety in tourism. Therefore, in order to get the sustainable development and create competition for the province’s tourism industry, it is necessary to set up reasonable and timely solutions, which is to attract tourists from markets with high ability to pay and to produce attractive tourism products with facilities to ensure safety for tourists. Key words: Tourism, tourism revenue, toursit, solution, sustainable toursim development.

* Tel: 0915 214070, Email: [email protected]

Page 114: Tập 91 - 3

Trần Đình Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 109 - 116

109

ĐẨY MẠNH PHÁT TRI ỂN NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA Ở HUYỆN BẮC QUANG – HÀ GIANG

Tr ần Đình Tuấn1, Nguyễn Thị Châu2, Lê Thị Thu Hương3

1Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên 2Trường Đại học Nông lâm - ĐH Thái Nguyên

3Trường Cao đẳng nghề Cơ điện – Luyện kim Thái Nguyên

TÓM TẮT Bắc Quang là huyện có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nông lâm nghiệp, đặc biệt là cây ăn quả và cây công nghiệp dài ngày. Trong thời gian qua Bắc Quang đã đạt được những kết quả nhất định về phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. Tuy nhiên sản xuất vẫn mang tính tự phát, chạy theo thị trường; vấn đề sản xuất hàng hóa có chất lượng và mang tính thương hiệu chưa được coi trọng, nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và thế giới… Qua nghiên cứu, tác giả đã đề xuất 4 định hướng và 7 giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá ở huyện Bắc Quang. Những giải pháp trên đây, nếu được thực hiện đồng bộ và tính toán cụ thể sẽ đạt được hiệu quả cao trong việc khai thác có hiệu quả lợi thế so sánh của từng vùng, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá trong điều kiện hội nhập kinh tế thành công ở huyện Bắc Quang - tỉnh Hà Giang. Từ khóa: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa; sản xuất nông sản hàng hóa; sản xuất nông nghiệp ở Bắc Quang.

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Sau hơn 20 năm đổi mới, nền nông nghiệp nước ta đã đạt được những thành tựu hết sức quan trọng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Trong bối cảnh toàn cầu hoá và khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã đặt ra cho sản xuất nông nghiệp nước ta những thời cơ và thách thức mới. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã chỉ rõ: “Hiện nay và trong nhiều năm tới, vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân vẫn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng... Thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn, chuyển mạnh sang sản xuất các sản phẩm có thị trường và hiệu quả kinh tế cao… Xây dựng các vùng sản xuất hàng hoá tập trung, gắn với việc chuyển giao công nghệ sản xuất và chế biến, khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, tự phát”.

Bắc Quang là một huyện vùng thấp của tỉnh Hà Giang, có vị trí là cửa ngõ với các địa phương ở khu vực phía Nam của tỉnh. Bắc Quang có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nông lâm nghiệp, đặc biệt là cây ăn quả

* Tel: 0912 039920

và cây công nghiệp dài ngày. Mặc dù trong những năm vừa qua, huyện đã có chủ trương đẩy mạnh phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, chuyển dần sang hướng sản xuất hàng hóa. Tuy nhiên trên thực tế, sản xuất vẫn mang tính tự phát, chạy theo thị trường; vấn đề sản xuất hàng hóa có chất lượng và mang tính thương hiệu chưa được coi trọng, nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và thế giới…

Vì vậy, nghiên cứu để tìm ra hướng đi và giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá ở huyện Bắc Quang, Hà Giang là vấn đề có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn cho mục tiêu giải quyết các vấn đề nêu trên.

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA Ở HUYỆN BẮC QUANG, HÀ GIANG

Theo số liệu thống kê năm 2010, Bắc Quang có tổng diện tích tự nhiên là 83,951.6ha, trong đó đất nông nghiệp là 17.068,1ha (chiếm 20,33% diện tích tự nhiên), đất lâm nghiệp là 66.305,5ha (chiếm 78,98%). Dân số của huyện năm 2010 là 109.734 người, với 48.268 lao động, trong đó lao động nông nghiệp là 32.352 người, chiếm 67,0% tổng lao động của huyện.

Page 115: Tập 91 - 3

Trần Đình Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 109 - 116

110

Hiện nay ở Bắc Quang có 19 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó đông nhất là dân tộc Tày, Nùng, Dao, Kinh. Về hành chính, toàn huyện có 02 thị trấn và 21 xã. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2010 đạt 17,5%. Sản lượng lương thực bình quân/người/năm đạt 453kg. Cơ cấu kinh tế ngành nông, lâm thủy sản chiếm 34,44%, ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 29,53% và ngành thương mại - dịch vụ chiếm 36,03% trong tổng cơ cấu kinh tế của huyện. Như vậy, cơ cấu kinh tế trong giai đoạn 2008-2010 của huyện Bắc Quang có xu hướng tăng dần tỷ trọng sản xuất nông lâm nghiệp và thương mại - dịch vụ , giảm dần tỷ trọng ngành công nghiệp & xây dựng.

Với điều kiện về đất đai, lao động, tập quán canh tác, cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội, ... của huyện thì phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá là hướng đi tất yếu. Trong những năm qua cơ cấu cây trồng đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần diện tích, sản lượng, giá trị và giá trị hàng hóa các loại cây có giá trị kinh tế cao.

Đồng thời với việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng thì việc chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống được thực hiện ngày càng rộng rãi và dần trở thành tập quán sản xuất. Đến nay ở huyện Bắc Quang đã xuất hiện một số mô hình sản xuất trái vụ đem lại hiệu quả cao. Nhiều tiến bộ kỹ thuật mới về giống, về biện pháp thâm canh, về bảo quản và tiêu thụ nông sản sau thu hoạch… được áp dụng đã nâng cao hiệu quả và thu nhập từ sản xuất nông nghiệp. Bước đầu xuất hiện vùng sản xuất hàng hóa với một số cây trồng có thị trường tiêu thụ như rau, cây ăn quả, cây dược liệu, cây làm thức ăn gia súc, các loại cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày… Nhiều mô hình trang trại chuyên canh và sản xuất kinh doanh tổng hợp được hình thành và phát triển.

Cùng với sản xuất ngành trồng trọt, những năm gần đây, chăn nuôi trên địa bàn huyện phát triển khá mạnh cả về số lượng và chất lượng, đây là một trong những hướng mũi nhọn mà huyện Bắc Quang đã xác định nhằm

chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp. Từ năm 2008 đến năm 2010, huyện đã triển khai nhiều dự án về cải tạo và phát triển đàn lợn, bò thịt. Thực hiện trợ giá giống lợn ngoại, hỗ trợ 100% chi phí thụ tinh nhân tạo cho đàn lợn và bò thịt, hỗ trợ lãi suất cho nông dân đầu tư mua lợn giống… Kết quả giai đoạn 2008 – 2010, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng bình quân 24,2 % năm 2009 so với năm 2008 và 22,5% năm 2010 so với năm 2009. Số lượng gia súc, gia cầm tăng khá, đàn lợn đạt mức tăng trưởng 10,6% năm 2010 so với năm 2009.

Nhiều tiến bộ kỹ thuật mới về giống, thức ăn, thú y và các phương thức chăn nuôi mới được ứng dụng vào sản xuất. Chất lượng đàn gia súc, gia cầm được nâng lên. Nhiều giống gia súc, gia cầm mới có năng suất, chất lượng cao được đưa vào sản xuất trên địa bàn huyện. Đã hình thành nhiều trang trại chăn nuôi lợn thịt hướng nạc, gia cầm, thủy cầm… với quy mô khá lớn. Phương thức nuôi công nghiệp và bán công nghiệp đang được mở rộng, vừa giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, vừa đem lại hiệu quả cao cho người sản xuất.

Theo kết quả điều tra nông nghiệp nông thôn, áp dụng tiêu chí trang trại mới sửa đổi năm 2003, thì số lượng mô hình kinh tế trang trại hiện nay của huyện là 82 trang trại. Tỷ lệ trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp chiếm 32/82 trang trại. Trang trại chuyên chăn nuôi còn ít chiếm 14/82 trang trại. Việc phát triển mô hình kinh tế trang trại là tất yếu của nền sản xuất hàng hóa của huyện Bắc Quang, đặc biệt là hướng phát triển trang trại chăn nuôi.

Lâm nghiệp cũng là một thế mạnh của Bắc Quang. Với diện tích đất lâm nghiệp chiếm tới 79% so với tổng diện tích tự nhiên, trong những năm qua huyện đã tổ chức khoanh nuôi bảo vệ rừng tự nhiên và đẩy mạnh công tác trồng rừng mới theo hướng sản xuất hàng hóa. Việc khai thác cũng được quản lý để nhằm vừa đảm bảo lợi ích kinh tế với bảo vệ rừng.

Page 116: Tập 91 - 3

Trần Đình Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 109 - 116

111

Bảng 1. Tình hình sản xuất hàng hóa một số cây trồng chính ở Bắc Quang

TT Chỉ tiêu Đvt 2008 2009 2010 So sánh (%) 09/08 10/09

I Cây Lúa 1 Diện tích ha 7.675 7.670 7.696 99,93 100,34 2 Giá trị sản xuất tr.đ 98.285 104.297 108.249 106,10 103,80 3 Tỷ suất hàng hóa % 11,03 12,5 15,6 113,30 124,80

II Cây củ có bột 1 Diện tích ha 630,0 1052,0 1645,0 167,0 156,4 2 Giá trị sản xuất tr.đ 7.510,7 15.026,3 26.737,2 100,1 177,9 3 Tỷ suất hàng hóa % 51,2 58,0 67,9 113,3 117,0 III Đậu các loại 1 Diện tích ha 174 159,9 188 91,9 117,6 2 Giá trị sản xuất tr.đ 290,4 326,7 392,16 112,5 120,0 3 Tỷ suất hàng hóa % 43,2 53,8 59,7 124,5 111,0 IV Cây chè 1 Diện tích ha 2438 2783 3050 114,2 109,6 2 Giá trị sản xuất tr.đ 27.547,5 36.372 43.215 132,0 118,8 3 Tỷ suất hàng hóa % 81,24 84,57 90,2 104,1 106,7 V 1 Diện tích ha 2.102,0 2.288,0 2.040,0 108,8 89,2 2 Giá trị sản xuất tr.đ 33.630,0 39.321,0 47.136,0 116,9 119,9 3 Tỷ suất hàng hóa % 60,2 64,5 66,8 107,1 103,6

Nguồn: Phòng Kinh tế và Phòng Thống kê huyện Bắc Quang

Bảng 2. Tình hình sản xuất một số vật nuôi chính huyện Bắc Quang

TT Chỉ tiêu Đvt Năm So sánh (%)

2008 2009 2010 09/08 10/09

I Tổng giá trị sản xuất chăn nuôi tr.đ 22.304 27.704 33.936 124,2 122,5

1 Chăn nuôi gia súc tr.đ 16.678 20.158 24.643 120,9 122,2

Tỷ suất hàng hóa % 70,01 65,82 70,89 -6,0 107,7

2 Chăn nuôi gia cầm tr.đ 2.017 2.120 2.535 105,1 119,6

Tỷ suất hàng hóa % 52,2 58,9 62,08 112,8 105,4

3 Chăn nuôi khác tr.đ 638 850 1.057 133,2 124,4

Tỷ suất hàng hóa % 51,14 53,76 58,22 105,1 108,3

4 Sản phẩm không qua giết thịt tr.đ 2.850 4.456 5.572 156,4 125,0

Tỷ suất hàng hóa % 58,35 64,34 68,21 110,3 106,0

II Số lượng gia súc, gia cầm

1 Tổng đàn trâu Con 22.918 23.612 24.412 103,0 103,4

2 Tổng đàn bò Con 691 702 743 101,6 105,8

3 Tổng đàn lợn Con 58.609 61.478 68.019 104,9 110,6

4 Tổng đàn gia cầm 1000 con

618 637 695 103,0 109,2

III Sản phẩm chăn nuôi chủ yếu

1 Thịt trâu, bò hơi Tấn 7,5 23,8 223,4 317,3 938,7

2 Thịt lợn hơi Tấn 1.865 2.000 2.308 107,2 115,4

3 Thịt gia cầm Tấn 315 350 395 111,1 112,9

Nguồn: Phòng Kinh tế và Niên giám thống kê huyện Bắc Quang

Page 117: Tập 91 - 3

Trần Đình Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 109 - 116

112

Bảng 3. Tình hình sản xuất lâm nghiệp huyện Bắc Quang

TT Chỉ tiêu Đvt 2009 2010 So sánh 2010/2009

Số lượng (%) 1. Trồng rừng

1.1 Trồng rừng tập trung ha 5.454 9.686 4.232 77,6 1.2 Trồng cây phân tán Cây 4.093 6.742 2.649 64,7 2. Khai thác rừng

2.1 Khai thác gỗ m3 33.060 13.010 -20.050 -60,6 2.2 Khai thác củi Ste 196.200 201.690 5.490 2,8 2.3 Tre, vầu, hóp 1000cây 21.960 24.356 2.396 10,9 2.4 Nứa 1000cây 68,5 90 21,5 31,4 2.5 Lá dong 1000 tàu 1.740 2.104 364 20,9 2.6 Lá cọ 1000 tàu 4.970 5.870 900 18,1 2.7 Mây m3 7.460 8.016 556 7,5

Nguồn: Phòng Kinh tế và Niên giám thống kê huyện Bắc Quang

Diện tích rừng trồng mới năm 2010 đạt 4.232ha đạt 88,19% kế hoạch, tăng 77,6% so với năm 2009. Bên cạnh đó, công tác tăng cường nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy rừng; quản lý, cấp phép khai thác, vận chuyển lâm sản trên địa bàn để quản lý và bảo vệ rừng một cách hữu hiệu hơn. Trong năm 2009 đã thu hồi hơn 10 nghìn m3 gỗ khai thác và vận chuyển trái phép, xử lý 45 trường hợp vi phạm Luật Bảo vệ rừng, tịch thu nộp ngân sách nhà nước trên 200 triệu đồng.

Ngoài ra, UBND huyện đã cử đoàn cán bộ của huyện, xã và đại diện một số hộ trồng cây cao su đi học tập kinh nghiệm trồng cây cao su ở Trung Quốc và các tỉnh miền Trung để phát triển cây công nghiệp tại địa phương. Năm 2010 tiến hành quy hoạch để trồng mới 1.200 ha cao su theo chỉ tiêu tỉnh giao.

ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA Ở HUYỆN BẮC QUANG

Những kết quả đạt được:

Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa ở huyện Bắc Quang đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, cụ thể là:

(1) Tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước. (2) Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng trồng trọt giảm dần, tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp tăng mạnh. (3) Cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng đã có sự chuyển dịch tích cực theo

hướng tăng diện tích cây có giá trị kinh tế cao, giảm diện tích cây có giá trị kinh tế thấp phù hợp với nhu cầu thị trường. Đã xuất hiện nhiều mô hình trang trại sản xuất hàng hóa quy mô vừa và nhỏ, đem lại hiệu quả kinh tế cao. (4) Ngành chăn nuôi đang từng bước phát triển vững chắc, trở thành lĩnh vực mũi nhọn trong sản xuất nông nghiệp huyện Bắc Quang. Tổng đàn gia súc, gia cầm tiếp tục tăng, chất lượng đàn trâu, bò, đàn lợn đã được nâng lên. (5) Kinh tế hộ nông dân ở huyện Bắc Quang không ngừng phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá. Trên cơ sở kết hợp đa dạng hoá và chuyên môn hoá sản xuất theo yêu cầu của thị trường. Cơ cấu đất trồng cây công nghiệp và cây ăn quả có xu hướng tăng sản lượng cây ăn quả là thế mạnh của huyện như sản phẩm cam sành. UBND huyện tiếp tục chỉ đạo thâm canh tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tuyển chọn các loại cây mới phù hợp với nhu cầu của thị trường như: Chè, na, nhãn, cây cao su… để trồng mới hoặc thay thế. Trong chăn nuôi tiếp tục đẩy mạnh phát triển chăn nuôi đại gia súc ở các xã vùng cao của huyện, ở xã thấp thì phát triển tiểu gia súc và gia cầm.

Những hạn chế, tồn tại:

(1) Cơ cấu kinh tế nội bộ ngành nông nghiệp đã có sự chuyển dịch nhưng tốc độ chuyển dịch còn chậm, giá trị sản xuất ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng lớn và tỷ trọng thủy sản còn rất thấp trong cơ cấu giá trị sản xuất của toàn ngành. (2) Quy mô sản xuất còn nhỏ

Page 118: Tập 91 - 3

Trần Đình Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 109 - 116

113

lẻ, chủ yếu theo hình thức hộ gia đình, số mô hình trang trại sản xuất hàng hóa lớn chưa nhiều. Chất lượng sản phẩm nông nghiệp còn thấp, sức cạnh tranh trên thị trường chưa cao. Sự đa dạng hóa cây trồng còn chậm. (3) Chưa chú trọng công tác phát triển thương hiệu cho các sản phẩm đặc sản vùng miền như cam Hà Giang. Cho nên sản phẩm vẫn rơi vào tình trạng được mùa thì mất giá. Giá cả vẫn bị tư thương thao túng chứ không do thị trường quyết định. Hơn nữa, tình hình dịch bệnh diễn ra phức tạp hiện chưa có giải pháp khắc phục triệt để. (4) Công nghệ sản xuất còn lạc hậu, mức độ áp dụng kỹ thuật – công nghệ và cơ giới hóa, hiện đại hóa trong sản xuất còn hạn chế. Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật còn chậm, các mô hình sản xuất có hiệu quả chưa được nhân rộng, nhất là đối với các xã vùng sâu, xa. (5) Vấn đề bảo quản và chế biến nông sản, nhất là chế biến cây ăn quả chưa được chú trọng phát triển, do vậy tình trạng được mùa rớt giá dẫn đến hiệu quả sản xuất giảm chưa được khắc phục.

Trước thực trạng và những vấn đề đặt ra trên đây, để tiếp tục phát triển nông nghiệp huyện Bắc Quang theo hướng sản xuất hàng hóa, một vấn đề then chốt là phải xác định đúng phương hướng phát triển, đồng thời cần có một hệ thống các giải pháp hữu hiệu để thực hiện các mục tiêu đề ra.

Các phương án kết hợp tổng hợp

Phương án I (S1O1; O1W1; S1,3T2; T2W1,2): Phương án này cho thấy có ưu điểm là khắc phục được sự bất hợp lý hiện nay trong cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp, qua đó nâng cao giá trị sản phẩm ngành chăn nuôi, đưa cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tiến bộ. Song để có được một có cấu kinh tế nông thôn hợp lý thì sự chuyển dịch này là chưa đủ mà cần có một sự chuyển dịch đồng bộ của tất cả các mặt trong cơ cấu kinh tế nông thôn. Do đó, phương án này chưa thực sự khả quan.

Phương án II (S5O1; O3W4; S4O3; T3W3 ): Theo phương án này tỉnh sẽ có định hướng

chiến lược lâu dài, tận dụng được hầu hết các nguồn lực sẵn có ở địa phương, tranh thủ cơ hội, khắc phục khó khăn chú trọng vào cơ sở hạ tầng nông thôn, lấy yếu tố con người làm trung tâm coi đó là nhân tố quyết định, đưa công nghiệp chế biến và dịch vụ nông thôn trở thành thế mạnh. Cùng với việc đẩy mạnh cơ khí hoá, điện khí hoá nông nghiệp, nông thôn tiến lên sản xuất hàng hoá lớn. Đây có thể coi làn một phương án khả thi được dựa trên những nền tảng cơ bản nhất của nông thôn, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở huyện Bắc Quang - Hà Giang có hiệu quả.

Phương án III (S2O2; O4W3; S4O4; T4W4): Theo phương án này, để có thể chuyển dịch có cấu kinh tế nông thôn huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang phải dựa chủ yếu vào sự phát triển của ngành công nghiệp thúc đẩy nông nghiệp và nông thôn phát triển. Song cũng theo phương án này sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn sẽ bị thụ động, không bền vững chịu sự tác động của các nhân tố không bất định như: đầu tư viện trợ nước ngoài, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện (GDP). Do đó, phương án III còn nhiều bất cập và cần được khắc phục, lựa chọn các phương án khác có hiệu quả hơn.

Lựa chọn phương án phù hợp

Trên cơ sở những kết quả đạt được trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn những năm qua, cùng với các điều kiện kinh tế - xã hội trên địa bàn, cũng như các tiềm năng, cơ hội và các nguồn lực có thể huy động được trong những năm tới, đồng thời căn cứ vào điều kiện thực tế cho thấy trong 3 phương án thì Phương án II có khả năng đáp ứng được một cách toàn diện và đầy đủ nhất cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Thực hiện phương án II (S5O1; O3W4; S4O3; T3W3 ) cho phép phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản góp phần nâng cao giá trị hàng hoá nông sản. Xác định được ngành mũi nhọn ở nông thôn trong những năm tới phải là công nghiệp chế biến,

Page 119: Tập 91 - 3

Trần Đình Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 109 - 116

114

tiếp tục duy trì sản xuất và chế biến cam, chè trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực, coi đây là loại cây mũi nhọn cần được khai thác có hiệu quả. Đồng thời khai thác triệt để tiềm năng đất đai. Theo phương án này, cơ sở hạ

tầng nông thôn là yếu tố then chốt mang nhiều ý nghĩa quyết định trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Do đó, thực hiện phương án này sẽ tạo điều kiện cho việc đầu tư xây dựng nâng cấp hệ thống hạ tầng nông thôn.

Bảng 4. Phân tích SWOT đối với phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá ở huyện Bắc Quang

Các yếu tố môi trường

S. Các điểm mạnh 1. Có vị trí địa lý thuận lợi 2. Có hệ thống giao thông nông thôn khá đồng bộ. 3. Có sự ổn định về kinh tế, chính trị - xã hội 4. Có sản phẩm đặc trưng vùng miền (Cam sành Hà Giang).

W. Các điểm yếu 1. Trong nông thôn sản xuất nông nghiệp vẫn là chủ yếu, chăn nuôi chiếm tỷ trọng nhỏ. 2. Kinh tế hộ chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp, nhỏ lẻ; kinh tế hợp tác, HTX, kinh tế trang trại nhìn chung còn chậm đổi mới, tiềm lực và hiệu quả sản xuất thấp. 3. Công nghiệp nông thôn chậm phát triển, cơ khí hoá nông nghiệp chưa được đầu tư đúng mức. 4. Thị trường hàng hoá nông thôn, dịch vụ nông thôn chưa đa dạng, chậm phát triển.

O. Các cơ hội 1. Các trong thời kỳ hội nhập, nhiều nhà đầu tư trong nước và ngoài nước quan tâm đến tiềm năng của Hà Giang 2- Thời kỳ của sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật. Áp dụng vào sản xuất nông nghiệp. 3. Tỉnh định hướng phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản, đặc biệt là công nghiệp chế biến chè xuất khẩu.

Hướng kết hợp S/O 1. S1O1 đẩy mạnh phát triển công nghiệp nông thôn, tăng cường các loại hình dịch vụ và giao lưu thương mại. 2. S2O2 phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao dân trí, chuyển dịch cơ cấu lao động. 3. S4O3 Cơ khí hoá nông nghiệp, sản xuất nông sản hàng hoá xuất khẩu. 4. S5O1 Có chiến lược về phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Hướng kết hợp O/W 1. O1W1 Cần tạo điều kiện về cơ chế, chính sách hướng các nhà đầu tư vào phát triển chăn nuôi. 2. O2W2 khuyến khích sản xuất lớn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 3. O4W3 Tranh thủ chuyển giao công nghệ, kỹ thuật hiện đại, tìm kiếm nguồn viện trợ cho dự án có khí hoá và điện khí hoá nông thôn. 4. S5O1Ưu tiên công nghiệp chế biến và dịch vụ sau sản phẩm: Chế biến bột cam khô, tinh dầu cam, chế biến chè…

T. Các thách thức 1. Dân số nông thôn ngày càng đông. 2. Có xu hướng gia tăng tỷ trọng ngành trồng trọt và giảm tỷ trọng ngành chăn nuôi. 3. Cơ sở hạ tầng nông thôn được xây dựng đã lâu và đang xuống cấp. 4. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh nói chung và ngành nông nghiệp, nông thôn nói riêng còn thấp.

Hướng kết hợp S/T 1. S1,3T2 Tăng cường lưu thông sản phẩm nông sản, nhập và nhân rộng các loại vật nuôi có năng suất và chất lượng cao. 2. S2T1 Đào tạo lao động công nghiệp từ khu vực nông thôn, nâng cao dân trí, đô thị hoá nông thôn. 3. S4T4 Lấy công nghiệp làm động lực cho phát triển kinh tế chung, thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển.

Hướng kết hợp T/W 1. T3W3 Cần tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng cho nông thôn. 2. T2W1,2 Khuyến khích phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã và kinh tế trang trại, hướng các loại hình kinh tế này cùng kinh tế hộ phát triển chăn nuôi. 3. T4W4 Cần đầu tư đưa công nghệ và dịch vụ nông thôn phát triển gắn liền với việc phát triển thị trường.

Page 120: Tập 91 - 3

Trần Đình Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 109 - 116

115

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA Ở BẮC QUANG

Để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở Bắc Quang cần thực hiện một số định hướng và giải pháp theo đề xuất như sau:

* M ột số định hướng: (1) Phát triển nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa một cách bền vững, nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế từng vùng trên địa bàn huyện; (2) Phát triển nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá phải gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, với quá trình hội nhập vào nền kinh tế trong nước và nước ngoài; (3) Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá phải gắn liền với xây dựng nông thôn mới và bảo vệ môi trường bền vững; (4) Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá phải có sự điều hành, quản lý của Nhà nước.

* Một số giải pháp chủ yếu: (1) Quy hoạch sản xuất hàng hoá gắn liền với chuyên môn hóa, đa dạng hóa nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá; (2) Hỗ trợ phát triển về số lượng và quy mô trang trại; (3) Phát huy vai trò và nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình hợp tác trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa; (4) Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp để năng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, tổ chức sản xuất nông nghiệp hàng hoá; (5) Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất, thị trường tiêu thụ sản phẩm và bảo vệ môi trường nông thôn: (6) Tăng cường vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp hàng hóa; (7) Xây dựng vùng sản xuất an toàn, phát triển thương hiệu nông sản cam Hà Giang đối với thị trường trong và ngoài nước.

KẾT LUẬN

Huyện Bắc Quang trong thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định về phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực vẫn còn những tồn tại, nhiều tiềm năng nông, lâm nghiệp chưa được khai thác, hiệu quả sản xuất nông nghiệp còn thấp, đời sống của nông dân trong khu vực nông thôn còn nhiều khó khăn, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã có nhưng còn chậm so với yêu cầu, nhiều tiến bộ khoa học đưa vào chưa thực sự phát huy được hiệu quả. Mặt khác trình độ thâm canh đang còn thấp, các loại sâu bệnh hại chưa có biện pháp phòng trừ thích hợp. Vốn đầu tư cho sản xuất còn thiếu và hiệu quả đầu tư còn thấp. Chưa làm tốt khâu tiêu thụ các sản phẩm nông sản hàng hoá… Để phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá ở huyện Bắc Quang cần phải thực hiện các giải pháp theo đề xuất của tác giả. Với những giải pháp trên đây, nếu được thực hiện đồng bộ và tính toán cụ thể sẽ đạt được hiệu quả cao trong việc khai thác có hiệu quả lợi thế so sánh của từng vùng, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá trong điều kiện hội nhập kinh tế thành công ở huyện Bắc Quang - tỉnh Hà Giang.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO [1]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [2]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Tổng kết lý luận và thực tiễn qua 20 năm đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [3]. Huyện ủy Bắc Quang (2010), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Bắc Quang lần thứ XIX. [4]. Phòng Thống kê huyện Bắc Quang, Niên giám thống kê 2008-2010 [5]. Ủy ban nhân dân huyện Bắc Quang, Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội các năm từ 2008 đến 2010

Page 121: Tập 91 - 3

Trần Đình Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 109 - 116

116

SUMMARY PROMOTING AGRICULTURAL DEVELOPMENT TOWARDS GOODS PRODUCTION IN BAC QUANG - HA GIANG

Tran Dinh Tuan 1*, Nguyen Thi Chau2, Le Thi Thu Huong3

1College of Economy and Business Administration – TNU 2College of Agriculture and Forestry – TNU

3Thai Nguyen Electromecanics – Metalurgical Vocation College Bac Quang has many favorable conditions for developing agriculture and forestry, especially fruit trees and long-term industrial crops. Through the years, Bac Quang has achieved certain results in the development towards production of agricultural goods. However, production is spontaneous, run by market production problem; quality of goods bearing the trademark has not been taken seriously, especially in terms of integration and region… By doing research, the author has suggested four orientations and seven solutions to agricultural development in the direction of commodity production in Bac Quang district. If these above solutions are implemented comprehensively and specifically, it will achieve high efficiency in exploiting effectively the comparative advantages of each region, promote agricultural development towards production of goods in the conditions of successful economic integration in the district of Bac Quang - Ha Giang province. Key words: Restructure the economy towards commodity production, production of agricultural products, agricultural production in Bac Quang

* Tel: 0912 039920

Page 122: Tập 91 - 3

Ngô Xuân Hoàng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 117 - 126

117

GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TH ỰC HIỆN HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN PẮC NẶM T ỈNH BẮC KẠN

Ngô Xuân Hoàng*, Ninh Hồng Phấn Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Pác Nặm là một huyện nghèo nhất tỉnh Bắc Kạn và cũng là một trong 62 huyện nghèo nhất cả nước. Tính đến cuối năm 2008, toàn huyện còn 3.026 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo tương đương còn 56,15%, trong đó số hộ nghèo dân tộc thiểu số chiếm 99%. Từ năm 2006 đến nay, nhiều chương trình giảm nghèo được triển khai tại Pác Nặm. Các chương trình đã được triển khai bước đầu có kết quả và hiệu quả tốt, giúp người dân từng bước cải thiện cuộc sống và chủ động xóa đói giảm nghèo một cách bền vững, tạo sự chuyển biến nhanh hơn về đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc trong huyện. Để phấn đấu thực hiện tốt mục tiêu xóa đói giảm nghèo trong giai đoạn 2010-2020, huyện Pác Nặm cần tiếp tục thực hiện tốt chính sách về ưu đãi tín dụng cho người nghèo; Hỗ trợ về y tế cho các hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số và nhân dân sống tại các xã đặc biệt khó khăn; Tiếp tục hỗ trợ người nghèo về giáo dục và dạy nghề; Đẩy mạnh hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt cho hộ nghèo ; Thực hiện có hiệu quả dự án hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nông, khuyến lâm; Thực hiện có hiệu quả dự án dạy nghề cho nông dân và dân tộc thiểu số; Thực hiện nhân rộng mô hình xóa đói giảm nghèo; Thực hiện tốt dự án xây dựng cơ sở hạ tầng ở các xã nghèo; Thực hiện dự án nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo. Từ khóa: giải pháp, chương trình, giảm nghèo, Pác Nặm

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Xóa đói giảm nghèo là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, địa bàn và giữa các dân tộc, nhóm dân cư. Từ đầu thập niên 90, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện chính sách giảm nghèo thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo giai đoạn 1998-2002; Chương trình CTMTQG xóa đói giảm nghèo và việc làm giai đoạn 2001-2005; năm 2006-2010. Các chương trình trên được thực hiện với mục tiêu đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống hộ nghèo, hạn chế tốc độ gia tăng khoảng cách chênh lệch giữa thành thị - nông thôn, đồng bằng-miền núi, hộ giàu-hộ nghèo; giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế - bảo đảm công bằng, tiến bộ xã hội, phát triển bền vững, thực hiện cam kết quốc tế (MDG). Sau hơn 10 năm triển khai chương trình đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ về giảm nghèo trong bối cảnh nguồn lực có hạn, đặc biệt đối với dân tộc thiểu số, dân nghèo nông thôn và dân nghèo thành thị. * Tel: 0912 140868

Pác Nặm là một huyện nghèo nhất tỉnh Bắc Kạn và cũng là một trong 62 huyện nghèo nhất cả nước. Theo số liệu thống kê năm 2006, với 3.112 hộ nghèo trên tổng số 5.148 hộ dân, tỷ lệ hộ nghèo của huyện tương đương là 60,45%. Tính đến cuối năm 2008, toàn huyện còn 3.026 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo tương đương còn 56,15%. Ngay từ những năm đầu mới tách lập huyện, tỉ lệ hộ đói nghèo của huyện là 72,77%. Huyện luôn phải đối phó với tình trạng tái nghèo với chiều hướng gia tăng do biến động của khí hậu thời tiết, thiên tai… liên tiếp xảy ra tại địa phương. Từ những nguyên nhân trên, đã kéo theo nhiều hệ lụy, đẩy mức nghèo ở huyện lên cao, nhất là số hộ rơi vào tình trạng tái nghèo trở lại, số hộ nghèo đang từ 2.717 của năm 2007, lên 3.026 hộ chiếm 56,15% (cuối năm 2008), trong đó số hộ nghèo dân tộc thiểu số chiếm 99%. Từ năm 2006 đến nay đã có rất nhiều chương trình xóa đói giảm nghèo được triển khai tại huyện Pác Nặm. Trong bài viết này chúng tôi muốn đề cập đến kết quả các chương trình giảm nghèo đã được triển khai thực hiện, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp giúp huyện Pác Nặm hoàn thành tốt mục tiêu giảm nghèo giai đoạn 2010-2020.

Page 123: Tập 91 - 3

Ngô Xuân Hoàng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 117 - 126

118

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO TẠI HUYỆN PÁC NẶM 2006-2010

Kết quả thực hiện chương trình giảm nghèo giai đoạn 2006-2008

- Chương trình 135: Tổng số vốn được đầu tư từ năm 2006 đến nay: 23.089,1 triệu đồng. Tổng số các công trình đã được đầu tư: 52 công trình. Cụ thể: Thủy lợi: 9 công trình, giao thông: 9 công trình, trường lớp học: 12 công trình, nước sinh hoạt: 4 công trình, các hạng mục khác: 12 công trình. Hỗ trợ phát triển sản xuất được trên 3 tỷ đồng.

+ Chương trình kiên cố hóa trường lớp học: 10/10 xã đã được kiên cố hóa trường lớp học, song chưa đáp ứng nhu cầu về lớp học hiện nay. Tổng số phòng học được đầu tư kiên cố: 48 phòng. Trong đó các công trình do Sở giáo dục làm chủ đầu tư: 17 phòng học, số còn lại do xã làm chủ đầu tư: 31 phòng học, với tổng số vốn được đầu tư đến nay là 4.199,3 triệu đồng. Hiện nay số công trình đã được đầu tư kiên cố hóa trường, lớp học đáp ứng được 59,25% số phòng học, còn lại 152 phòng học còn tạm bợ (chiếm 40,75%) cần được đầu tư xây dựng mới (chưa kể làm nhà ở cho giáo viên tại các điểm phân trường).

+ Chương trình vay vốn tín dụng ưu đãi: Tổng số vốn đầu tư thực hiện: 16.460 triệu đồng, trong đó: đầu tư cho giao thông: 7 công trình (tổng số vốn thực hiện: 9.586,71 triệu đồng); thủy lợi: 11 công trình (tổng số vốn đầu tư thực hiện là: 6.873,35 triệu đồng).

+ Chương trình đầu tư, nâng cấp trạm y tế xã: Tổng số vốn đã được đầu tư: 618.800.000 đồng, trong đó sử dụng vốn 135/CP là 479.800.000 triệu đồng, còn lại là vốn SNKT có tính chất XDCB huyện. Số trạm y tế xã được đầu tư mới, nâng cấp: 04 trạm. Số công trình trạm y tế xã cần nhưng chưa được đầu tư, nâng cấp: 06 trạm, cụ thể gồm trạm y tế các xã: Nghiên Loan, Xuân La, Nhạn Môn, Bằng Thành, Bộc Bố, Giáo Hiệu.

+ Chương trình giao thông nông thôn: Hiện nay 10/10 xã đã có đường ô tô đến trung tâm xã, trong đó 6/10 xã có đường rải nhựa, các

xã còn lại là đường rải cấp phối đã xuống cấp. Đối với giao thông cấp thôn bản chỉ có 10% số thôn bản có đường ô tô đến trung tâm thôn. Nhìn chung chất lượng đường giao thông tuyến xã, thôn bản hiện nay đều kém chất lượng, các tuyến đường đất, phương tiện giao thông chỉ đi lại được trong mùa khô.

- Chương trình 134: Tổng số kinh phí: 10.220 triệu đồng. Tổng số hộ được hỗ trợ về nhà ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt là 4.098 lượt hộ, trong đó: Hỗ trợ 1.406 nhà ở; hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán 1.523 hộ; 08 công trình nước sinh hoạt tập trung với 343 hộ được hưởng lợi là 343 hộ, 03 trường học, 02 trụ sở UBND xã, 02 trạm y tế xã, 01 điểm bưu điện văn hóa xã; hỗ trợ 534 hộ (67,29 ha) khai thác đất sản xuất.

- Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng: Công tác bảo vệ rừng: đã giao bảo vệ được 4.974,78 ha rừng. Diện tích rừng đã bảo vệ phát triển tốt, có nhiều loại cây có giá trị, sinh thái rừng được ổn định. Khoanh nuôi phục hồi rừng: đã giao khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng bằng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh được 6.464,74 ha. Rừng phát triển tốt cả về số lượng và chất lượng cây. Trồng rừng tập trung được: 1.137,24 ha. Loài cây trồng chủ yếu là mỡ, lát, trám hồi, keo, trúc… nhìn chung rừng phát triển tốt. Qua các năm thực hiện dự án cho thấy: phát triển lâm nghiệp là một trong những thế mạnh để người dân có thể sống và làm giàu từ nghề rừng, dự án đã góp phần phát triển kinh tế của địa phương, tạ việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân.

- Chương trình xuất khẩu lao động: Từ năm 2006 đến nay trên địa bàn huyện có 87 lao động tham gia xuất khẩu lao động trong đó có 30 lao động vay vốn nguồn cho vay xuất khẩu lao động với tổng mức vay là 483 triệu đồng (bình quân 16,1 triệu đồng/người). Nhu cầu tham gia xuất khẩu lao động trên địa bàn huyện hiện nay rất lớn, song điều kiện kinh tế của nhân dân còn nhiều khó khăn và không có điều kiện tiếp cận các thông tin, dịch vụ đi xuất khẩu lao động.

Page 124: Tập 91 - 3

Ngô Xuân Hoàng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 117 - 126

119

Bảng 01. Kết quả một số chương trình giảm nghèo tại huyện Pác Nặm giai đoạn 2006-2008

Chương trình ĐVT Số lượng Tổng vốn (Tr đồng)

1. Chương trình 135 23.089,1 - Công trình thủy lợi Công trình 9 - Công trình giao thông Công trình 9 - Xây dựng trường, lớp học Công trình 12 - Nước sinh hoạt Công trình 4 - Khác Công trình 12 2. Kiên cố hóa trường lớp học Phòng học 48 4.199,3 3. Vay vốn tín dụng ưu đãi Công trình 16.460 - Giao thông 7 - Thủy lợi Công trình 11 4. Đầu tư, nâng cấp trạm y tế xã Trạm 4 628,8 5. Chương trình 134 10.220 - Hỗ trợ nhà ở Nhà 1.406 - Hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán Hộ 1.523 - Nước sinh hoạt tập trung Công trình 8 - Hỗ trợ khai thác đất sản xuất Hộ 534 6. Chương trình tr ồng mới 5 tri ệu ha rừng - Bảo vệ rừng ha 4.974,78 - Khoanh nuôi, phục hồi rừng Ha 6.464,74 - Trồng rừng Ha 1.137,24 7. Chương trình xuất khẩu lao động Người 87 483 8. Chương trình cho vay vốn giải quyết việc làm

Lao động 228 2.800

9. Chương trình tín dụng thực hiện thông qua ngân hàng CSXH và tổ chức đoàn thể

Hộ 3.314 43.082

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Pác Nặm

- Các chương trình tín dụng thực hiện thông qua Ngân hàng CSXH và các tổ chức đoàn thể: Từ năm 2006 đến nay tổng số hộ nghèo có nhu cầu được vay vốn là 3.314 lượt hộ, mức bình quân 13 triệu đồng/hộ. Nhu cầu vốn vay trên địa bàn huyện trong thời gian tới là 6 tỷ đồng (bình quân 18 triệu đồng/hộ). Sau 3 năm thực hiện các chương trình, dự án triển khai trên địa bàn huyện về cơ bản đã đáp ứng lòng mong mỏi của nhân dân, chính sách phù hợp với đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn. Chủ trương chính sách của Đảng bước đầu đi vào cuộc sống của người dân, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Kết quả thực hiện chương trình giảm nghèo giai đoạn 2009-2010 (chương trình 30a)

- Chính sách, cơ chế đầu tư cơ sở hạ tầng: Năm 2009, huyện Pác Nặm được giao 28.000 triệu đồng, gồm 25.000 triệu đồng vốn đầu tư và

3.000 triệu đồng vốn sự nghiệp. Năm 2010 huyện được giao 25.000 triệu đồng, trong đó vốn đầu tư phát triển là 20 tỷ đồng, vốn sự nghiệp là 5 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư phát triển được sử dụng vào 2 nội dung chính là đầu tư cơ sở hạ tầng và đầu tư khai hoang, phục hóa đất sản xuất.

- Chương trình hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập: Về trồng trọt: Trong lĩnh vực trồng trọt, chương trình đã mở các lớp tập huấn về cách nhận biết và phòng trừ bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, lùn sọc đen và chuột hại trên cây trồng tại 10 xã được 25/25 lớp, có 776 hộ nông dân tham gia tập huấn và xây dựng các mô hình khuyến nông. Các mô hình khuyến nông đã được thực hiện trên địa bàn huyện trong năm 2009-2010. Các mô hình khuyến nông chủ yếu là mô hình trồng các loại cây vụ đông nhằm mở rộng mùa vụ do người dân ít canh tác vào mùa đông nên chưa

Page 125: Tập 91 - 3

Ngô Xuân Hoàng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 117 - 126

120

tận dụng được đất sản xuất. Về lâm nghiệp: Trong năm 2009 huyện thiết kế diện tích giao khoán bảo vệ rừng được 3.394,31 ha có 383 hộ nghèo tham gia đồng thời đã tiến hành nghiệm thu, diện tích nghiệm thu đạt 3.390,31 ha, cơ quan chuyên môn đã giải ngân với kinh phí 390.342.600đ. Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng huyện Pác Nặm năm 2010 với tổng kinh phí là 4.091.698.386 đồng, trong đó: Hỗ trợ trồng rừng và chăm sóc rừng năm thứ nhất là 3.029.080.428 đồng, hỗ trợ chăm sóc rừng trồng phòng hộ (năm 2,3,4) là 252.180.958 đồng, hỗ trợ khoán bảo vệ rừng là 430.920.000 đồng, hỗ trợ khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên là 260.712.000 đồng, kinh phí chuyển giao khoa học công nghệ và khuyến lâm là 118.805.000 đồng. Đồng thời, giao khoán cho các hộ dân chăm sóc và bảo vệ gần 3.400 héc ta rừng với tổng kinh phí 390.342.600 triệu đồng. Về chăn nuôi: Đối với nội dung hỗ trợ làm chuồng trại, cải tạo ao nuôi trồng thuỷ sản, mua giống trâu, bò năm 2009 các xã Cổ Linh, Công Bằng, Nghiên Loan đã nghiệm thu các nội dung cải tạo ao nuôi trồng thuỷ sản cho hộ nghèo, hỗ trợ làm chuồng trại, hỗ trợ mua giống trâu, bò cụ thể: Nghiệm thu 4 hộ cải tạo ao nuôi trồng thuỷ sản tại xã Cổ Linh, Công Bằng. Nghiệm thu 42 chuồng trại tại xã Công Bằng, Cổ Linh, Nghiên Loan. Nghiệm thu chỉ tiêu hỗ trợ giống trâu, bò tại xã Cổ Linh: 10 con. Năm 2010 kế hoạch giao cho các xã 193 chuồng, hiện nay đã nghiệm thu được 108 chuồng tại 07 xã hiện còn 03 xã Xuân La, Cổ Linh, Cao Tân đang tiến hành nghiệm thu chỉ tiêu này. Hỗ trợ cải tạo ao nuôi trồng thuỷ sản cho các hộ nghèo đã nghiệm thu được 44 hộ với kinh phí thực hiện 44 triệu đồng. Các xã đang thực hiện mua trâu, bò giống cho hỗ trợ cho các hộ dân cụ thể đã hỗ trợ được 102 con trâu, bò cho 102 hộ với kinh phí thực hiện 776 triệu đồng.

- Công tác cán bộ, quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại: Công tác cán bộ: Thực hiện Quyết định số: 3066/QĐ-UBND ngày 06/10/2009 của UBND tỉnh về tăng cường

cán bộ cho các xã và khuyến khích, thu hút tri thức trẻ, cán bộ chuyên môn kỹ thuật về tham gia Tổ công tác tại các xã thuộc huyện Pác Nặm. Kết quả xây dựng kế hoạch, thực hiện các bước thủ tục tăng cường cán bộ cho cấp xã với số lượng đợt đầu là 10 người, nguồn tăng cường từ cán bộ trong biên chế khối UBND huyện 5 người, số còn lại do thiếu nguồn biên chế tăng cường từ huyện bố trí 01 cán bộ công chức cấp xã đảm trách, kế hoạch tuyển dụng tri thức trẻ tình nguyện công tác tại các xã 40 người. Thời gian thực hiện trong tháng 12/2009. Tổng số kinh phí chi trả cho cán bộ tăng cường và tri thức trẻ tham gia tổ công tác tại các xã năm 2009 là: 464,5 triệu đồng. Quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại: Đang xây dựng kế hoạch thực hiện xây dựng trang thông tin quảng bá, giới thiệu nông lâm sản phẩm của địa phương trên các phương tiện thông tin đại chúng và trang báo Bắc Kạn. Năm 2010 huyện đã tuyển thêm 02 cán bộ và luân chuyển 06 cán bộ các phòng ban tăng cường cho các xã.. Tổng số kinh phí chi trả cho cán bộ tăng cường và tri thức trẻ tham gia tổ công tác tại các xã tính đến năm 2010 là 1.696.770.000 đồng.

- Chương trình dạy nghề, nâng cao dân trí, xuất khẩu lao động: Dạy nghề cho lao động nông thôn: Nhận biết được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng đội ngũ lao động trong nông thôn, huyện đã chủ động khảo sát nhu cầu của người học lẫn nhu cầu của thị trường, nhờ vậy các lĩnh vực được mở là lĩnh vực mà người lao động quan tâm nên thu hút được đông đảo người học. Năm 2009 căn cứ nguồn kinh phí phân bổ cho công tác dạy nghề Phòng Lao động - TBXH đã phối hợp với Trung tâm nghề công nông nghiệp Bắc Kạn triển khai thực hiện mở được 07 lớp dạy nghề cho 201 lao động nông thôn tại 2 xã Nghiên Loan và Bằng Thành. Thời gian đào tạo nghề: 03 tháng/1lớp/1khóa. Nghề đào tạo: Kỹ thuật sản xuất phân vi sinh; Chăn nuôi gia súc gia cầm. Hết khóa học, tổ chức đánh giá kết quả học tập của học viên và cấp chứng chỉ nghề cho học viên theo quy định. Xuất khẩu lao động: Năm 2009 Công ty cổ phần Nhân

Page 126: Tập 91 - 3

Ngô Xuân Hoàng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 117 - 126

121

lực và thương mại VINACONEX phối hợp với huyện tổ chức đưa lao động xuất khẩu sang LIBI với số lượng 46 lao động. Năm 2010 Công ty cũng phối hợp với Ban chỉ đạo XKL Đ huyện tổ chức đưa lao động xuất khẩu sang LIBI và MACAO với số lượng 86 lao động trong đó có 78 nam và 08 nữ. Số lượng lao động được xuất khẩu qua 2 năm chưa cao là do người lao động vẫn chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc xuất khẩu lao động; thị trường chủ yếu của huyện vẫn là các nước có hợp tác lao động truyền thống lâu nay như Macao, Đài Loan, Libi… Do vậy, trong thời gian tới huyện cần đã đẩy mạnh công tác này thông qua việc thường xuyên tuyên truyền, phổ biến về lợi ích của xuất khẩu lao động, tổ chức đào tạo nghề cho người dân, mở rộng tìm kiếm thị trường, ban hành chính sách cho người lao động vay tiền để làm các thủ tục cần thiết đi xuất khẩu lao động.

Một số tác động của chương trình đến giảm nghèo và tạo việc làm cho nông hộ

Tình hình đói nghèo: Qua bảng 02 ta thấy thực trạng đói nghèo tại huyện Pác Nặm đã có những chuyển biến tích cực, cụ thể như sau: Số hộ thoát khỏi đói nghèo năm 2009 là 424 hộ, tăng 371 hộ (tương đương với 700%)

so với năm 2008. Năm 2010 số hộ thoát khỏi đói nghèo là 433 hộ, tăng 9 hộ (tương đương 3,12%) so với năm 2009. Số hộ tái nghèo do thiên tai, dịch bệnh năm 2009 là 13 hộ, giảm 416 hộ (tương đương 96,97%) so với năm 2008. Số hộ nghèo ở nhà tạm năm 2009 là 410 hộ, giảm 122 hộ (tương đương 22,93%) so với năm 2009. Đặc biệt là trong năm 2010 100% số hộ nghèo đã được xóa nhà tạm giúp nâng cao đời sống của người dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo và hộ tái nghèo của huyện, góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 50% theo mục tiêu của chương trình.

Lao động và việc làm: Tình hình lao động và việc làm của huyện cũng có những thay đổi rõ rệt, qua bảng 03 cho thấy, tổng số người có việc làm tăng 561 người trong đó: năm 2009 tăng 225 người, năm 2010 tăng 336 người. Số hộ nghèo được vay vốn cũng tăng từ 1.584 hộ năm 2008 lên 2.189 hộ vào năm 2010, giúp người dân có thêm vốn để phát triển sản xuất và cải thiện đời sống người dân được. Số lao động được học nghề tăng từ 794 người năm 2008 lên 2.549 người năm 2010 giúp nâng cao chất lượng nguồi lao động của huyện, góp phần tăng cường phát triển kinh tế của địa phương.

Bảng 02. Tình hình đói nghèo của huyện sau 2 năm thực hiện chương trình

Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 09/08 +-(A)

010/09 +- (A)

1.Dân số trung bình Người 29.098 29.545 30.122 447 577 Trong đó: Dân tộc thiểu số Người 28.845 29.279 29.912 434 633 2. Tổng số hộ Hộ 5.204 5.389 5.448 185 59 - Số hộ nghèo theo chuẩn quốc gia Hộ 2.650 3.026 2.615 376 -411 - Số hộ thoát khỏi đói nghèo Hộ 53 424 433 371 9 - S. hộ tái nghèo do thiên tai, dịch bệnh Hộ 429 13 14 -416 1 3. Số hộ ở nhà tạm Hộ 532 410 0 -122 -410 Trong đó: Hộ nghèo Hộ 532 410 0 -122 -410

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Pác Nặm

Bảng 03. Tình hình lao động và việc làm sau 2 năm thực hiện chương trình 30a

STT Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 So sánh (%)

09/08) 010/09 1 Số người trong độ tuổi lao động người 14.880 15.234 15.774 102,38 103,54 Tổng số người có việc làm người 13.339 13.264 13.900 101,68 102,47 2 Số hộ được vay vốn tạo việc làm hộ 2.900 3.273 3.923 112,86 119,85 Trong đó hộ nghèo hộ 1.584 2.128 2.189 134,34 102,86 3 Số lao động được học nghề người 794 2.376 2.549 299,2 107,28

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Pác Nặm

Page 127: Tập 91 - 3

Ngô Xuân Hoàng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 117 - 126

122

Bảng 04. Mục tiêu giảm nghèo đến năm 2010-2020 của huyện Pác Nặm

TT Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2020 1 Tổng số hộ 5.389 5.448 5.490 5.542 5.592 5.639 5.692 6.010

2 Số hộ nghèo theo chuẩn quốc gia 3.026 2.615 2.196 1.718 1.342 1.015 740 480

3 Tỷ lệ (%) 56,15 48,00 40,00 31,00 24,00 18,00 13,00 8,00

Nguồn: Đề án phát triển kinh tế - xã hội huyện Pác Nặm

MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ GIẢM NGHÈO CỦA HUYỆN PÁC NẶM

Mục tiêu phát triển kinh tế của huyện: Để từng bước thực hiện công cuộc xoá đói, giảm nghèo được nhanh và bền vững, huyện xác định lấy nông lâm nghiệp làm chủ đạo, công nghiệp - tỉểu thủ công nghiệp làm tiền đề. Do vậy trong những năm tới mục tiêu trước mắt tập trung vào sản xuất nông, lâm nghiệp để đảm bảo an ninh lương thực, xoá được đói, giảm được nghèo một cách bền vững tiến tới làm giàu từ sản xuất lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc và ngành nghề khác. Tạo sự chuyển biến nhanh về đời sống vật chất, tinh thần của người nghèo, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số, đảm bảo đến năm 2010 ngang bằng với các huyện khác trong khu vực. Hỗ trợ phát triển nông lâm nghiệp bền vững theo hướng phát triển hàng hoá, khai thác tốt thế mạnh của địa phương. Xây dựng kết cấu HTKT-XH phù hợp với đắc điểm của địa phương, chuyển đổi cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả theo quy hoạch đã được phê duyệt. Xây dựng xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc, nâng cao dân trí, môi trường sinh thái được bảo vệ, ốn định về chính trị, quốc phòng-an ninh được giữ vững.

Dự kiến kết quả giảm nghèo giai đoạn 2010-2020: Mục tiêu đến năm 2015: giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 13%, tăng cường năng lực cho người dân và cộng đồng để phát huy lợi thế của địa phương, khai thác hiệu quả các tài nguyên thiên nhiên, bước đầu phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá, mở rộng thị trường để tiêu thụ sản phẩm một cách thuận lợi. Đảm bảo giao thông thông suốt 4 mùa tới các xã. Lao động nông nghiệp còn 65% tổng số lao động xã hội, tỷ lệ lao động qua đào tạo, tập huấn đạt trên 45%. Mục tiêu đến năm 2020: giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống

dưới 10%, tăng năng lực cho người dân và cộng đồng, giải quyết cơ bản vấn đề việc làm, tăng thu nhập để nâng cao đời sống cho người dân. Lao động nông nghiệp còn khoảng 60%; tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo, tập huấn trên 65%; phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng nông thôn, hệ thống thuỷ lợi đảm bảo tưới tiêu chủ động cho toàn bộ diện tích đất lúa có thể trồng cấy 2 vụ, mở rộng diện tích cây rau màu, cây công nghiệp, cơ bản có đường ô tô tới các thôn, bản đã được quy hoạch, cung cấp điện cho hầu hết các khu dân cư, đảm bảo cơ bản điều kiện học tập chữa bệnh, sinh hoạt văn hoá, tinh thần cho người dân. Mục tiêu giảm nghèo đến năm 2020 cụ thể như sau:

GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THỰC HIỆN MỤC TIÊU XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA HUYỆN GIAI ĐOẠN 2010-2020

Vấn đề nâng chuẩn nghèo sẽ đặt ra những nhiệm vụ mới đòi hỏi cần sự tiếp tục vào cuộc và quyết liệt hơn của toàn Đảng bộ và nhân dân huyện Pác Nặm. Trong đó, cấp ủy, chính quyền địa phương đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng các giải pháp cụ thể, thiết thực, thực hiện công tác giảm nghèo; phát huy hơn nữa hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu tư ở vùng cao, vùng sâu. Trong thời gian tới nhằm thực hiện tốt các mục tiêu đề ra về xóa đói giảm nghèo, Huyện Pác Nặm cần tập trung giải quyết tốt và đồng bộ các vấn đề sau:

Tiếp tục thực hiện tốt chính sách về ưu đãi tín dụng cho người nghèo

Cần đề nghị Nhà nước giảm lãi suất cho vay đối với hộ nghèo, đặc biệt là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số ít người và nâng mức vay, thời hạn cho vay cao hơn cho phù hợp với yêu cầu sản xuất. Cung cấp tín dụng cho người nghèo có sức lao động, có nhu cầu về vốn để phát triển sản xuất, tăng thu nhập và để vượt nghèo. Chính sách được thực hiện đối

Page 128: Tập 91 - 3

Ngô Xuân Hoàng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 117 - 126

123

với đối tượng là hộ nghèo, ưu tiên chủ hộ là nữ, hộ có người tàn tật, hộ đồng bào dân tộc thiểu số, có sức lao động, có nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh, hộ mới thoát nghèo sẽ được hưởng chính sách thêm hai năm kể từ khi cấp xã công nhận thoát nghèo.

- Cung cấp tín dụng ưu đãi, chủ yếu là tín dụng quy mô nhỏ cho các hộ nghèo với thủ tục vay và thu hồi vốn đơn giản, thuận tiện nhanh chóng, phù hợp với người nghèo, áp dụng linh hoạt; phương thức cho vay chủ yếu là tín chấp thông qua hình thức nhóm tín dụng tiết kiệm hoặc các nhóm tương trợ tự nguyện của người nghèo và các đoàn thể xã hội, thời gian từ khi đăng ký vay đến khi nhận được tiền tối đa không quá 15 ngày. Món vay và thời gian vay phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh bình quân từ 5-7 triệu đồng/lần vay, nhưng tối đa không vượt quá 15 triệu đồng và không quá 5 năm, tùy vào từng vùng có thể cung cấp vốn vay bằng tiền hay hiện vật (như mô hình ngân hàng bò, cho vay vật tư nông nghiệp).

- Kết hợp chặt chẽ giữa tín dụng với hoạt động tiết kiệm giúp hộ nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững, đồng thời giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay thông qua tổ chức nhóm tín dụng - tiết kiệm để hạn chế tình trạng nợ đọng và sử dụng vốn không có hiệu quả.

- Phối kết hợp cung cấp tín dụng với khuyến nông, đào tạo nghề, hỗ trợ đất cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm... để vốn vay của người nghèo thực hiện có hiệu quả. Tăng cường cả số lượng và chất lượng cán bộ tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội, nhất là ở các xã đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, nâng cao kỹ năng tiếp cận cộng đồng cho cán bộ tín dụng.

Hỗ trợ về y tế cho các hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số tại các xã đặc biệt khó khăn

- Củng cố mạng lưới y tế cơ sở, nhất là y tế xã và thôn bản. Đầu tư toàn diện cơ sở vật chất cho các trạm y tế xã, đào tạo đội ngũ cán bộ y, bác sĩ về làm việc ở trạm y tế cơ sở, thực hiện lồng ghép với "đề án nâng cấp trạm y tế và đầu tư cho các trung tâm giáo dục sức khỏe" để đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng.

- Miễn 100% chi phí khám, chữa bệnh cho người nghèo khi ốm đau đến khám chữa bệnh nội trú hay ngoại trú ở cơ sở y tế công lập và dân lập. Xác định các cơ sở y tế công lập và dân lập đủ tiêu chuẩn cung cấp dịch vụ y tế.

Tiếp tục hỗ trợ người nghèo về giáo dục và dạy nghề

Đối tượng của chương trình là con em hộ nghèo và các thành viên khác của hộ nghèo trong độ tuổi đi học, trong đó ưu tiên con em các hộ nghèo dân tộc thiểu số và trẻ em tàn tật với mục đích hỗ trợ cho con em hộ nghèo được học tập bình đẳng như những học sinh khác, góp phần nâng cao trình độ văn hóa của người nghèo, nhằm xóa đói giảm nghèo bền vững.

- Miễn toàn bộ học phí (đối với các cấp học và bậc học phải đóng học phí) và các khoản đóng góp xây dựng trường cho học sinh thuộc con em các hộ nghèo là dân tộc thiểu số, trẻ em tàn tật.

- Giảm 50% học phí (đối với các cấp học, bậc học phải đóng học phí) và 50% các khoản đóng góp xây dựng trường cho học sinh là con các hộ nghèo khác. Hỗ trợ mua sách vở, đồ dùng học tập cho học sinh là con các hộ nghèo dân tộc thiểu số và trường dân tộc nội trú.

Đẩy mạnh hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt cho hộ nghèo

Tiếp tục thực hiện theo Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn nhằm hỗ trợ cho hộ nghèo, đặc biệt là hộ nghèo dân tộc thiểu số về đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt để ổn định cuộc sống và thoát nghèo bền vững. Đối tượng của chương trình là các hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số định cư trên địa bàn huyện có khó khăn về đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt (thực hiện theo Quyết định 134/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ).

- Về hỗ trợ đất sản xuất: Đối với những địa phương còn quỹ đất giao cho hộ đồng bào dân tộc với mức đất sản xuất tối thiểu là 0,5 ha đất nương rẫy hoặc 0,25 ha đất ruộng lúa

Page 129: Tập 91 - 3

Ngô Xuân Hoàng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 117 - 126

124

nước 1 vụ hoặc 0,15 ha đất ruộng lúa nước 2 vụ; sử dụng giải pháp đào tạo nghề và tạo việc làm để nông dân không có đất chuyển đổi nghề khác có việc làm và thu nhập ổn định, gắn việc giao đất với khuyến nông và hỗ trợ tín dụng để giúp người dân sử dụng có hiệu quả đất được giao.

- Về hỗ trợ nhà ở: Đối với hộ nghèo dân tộc thiểu số hiện nay nhà ở tạm bợ thì thực hiện phương châm nhà nước hỗ trợ một lần (5 triệu đồng/hộ), phần còn lại huy động giúp đỡ một phần và hộ nghèo tự lực một phần.

- Về nước sinh hoạt: Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí cho các hộ nghèo sống phân tán ở vùng cao, núi đá khu vực khó khăn về nguồn nước sinh hoạt để đào giếng, xây bể dự trữ nước hoặc tạo nguồn nước sinh hoạt mức 01 triệu đồng/hộ.

Thực hiện có hiệu quả dự án hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nông, khuyến lâm

- Trang bị kiến thức và kỹ năng ra các quyết định sản xuất kinh doanh, xây dựng kế hoạch sản xuất phù hợp với thị trường, điều kiện tự nhiên và lợi thế cạnh tranh của địa phương.

- Trang bị kiến thức và kỹ năng về khuyến nông thông qua việc áp dụng khuyến nông có sự tham gia của người dân, hội nghị đầu bờ, tập huấn trên cơ sở mô hình thực tế, gắn kết chặt chẽ khuyến cáo các tiến bộ khoa học kỹ thuật với giới thiệu phương pháp tổ chức sản xuất, bảo quản, chế biến, hoạch toán kinh tế và tiêu thụ sản phẩm.

- Hỗ trợ việc hình thành và tổ chức hoạt động của các tổ chức khuyến nông tự quản, như câu lạc bộ khuyến nông, nhóm tín dụng tiết kiệm, nhóm nông dân cùng sở thích.

- Cung cấp các thông tin khoa học và kỹ thuật, thị trường cho nông dân, nhất là người nghèo, hộ nghèo ở vùng sâu, vùng xa, các xã đặc biệt khó khăn.

- Tăng cường đội ngũ cán bộ khuyến nông ở các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn và thôn bản, có cơ chế phù hợp về tổ chức đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đối với cán bộ khuyến nông cơ sở, đào tạo cán bộ khuyến nông thôn bản về phương pháp khuyến nông và phương pháp tiếp cận cộng đồng.

Thực hiện có hiệu quả dự án dạy nghề cho nông dân và dân tộc thiểu số

- Nghiên cứu, đánh giá nhu cầu học nghề của người nghèo. Xây dựng kế hoạch đào tạo và hỗ trợ đào tạo nghề ngắn hạn phù hợp để người nghèo có thể tự tạo ra cơ hội việc làm, ưu tiên các nghề có sử dụng tại chỗ hoặc thu nhận vào các doanh nghiệp và đi lao động ở nước ngoài.

- Gắn đào tạo nghề với tạo việc làm và cung cấp tín dụng, người học nghề được trợ giúp giới thiệu việc làm miễn phí. Hỗ trợ các trung tâm dạy nghề trang thiết bị dạy nghề phù hợp.

Thực hiện nhân rộng mô hình xóa đói giảm nghèo Nhân rộng mô hình xóa đói giảm nghèo có hiệu quả góp phần giảm nhanh tốc độ giảm nghèo chung của tỉnh. Cần tổng kết đúc rút các mô hình đã triển khai thực hiện có hiệu quả trong những năm trước, kể cả các mô hình do các địa phương và các tổ chức đoàn thể tự huy động nguồn lực thực hiện; Duy trì và mở rộng có hiệu quả hiện có bằng nguồn lực của địa phương và chính các hộ nông dân; Đẩy mạnh việc tuyên truyền và hỗ trợ nhân rộng các mô hình có hiệu quả hiện có và mở rộng ra các lĩnh vực khác như chăn nuôi, chế biến thực phẩm, ưu tiên mô hình liên kết giữa các doanh nghiệp với các hộ nghèo phát triển vùng nguyên liệu.

Thực hiện tốt dự án xây dựng cơ sở hạ tầng ở các xã nghèo

Chương trình nhằm hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và dân sinh ở các xã nghèo với nội dung hoạt động như sau: Hỗ trợ đầu tư xây dựng mới các công trình thiết yếu còn thiếu trên địa bàn, ưu tiên công trình phục vụ sản xuất, có tác dụng thiết thực đến xóa đói giảm nghèo như công trình thủy lợi, đường dân sinh, điện phục vụ sản xuất, chợ nông thôn... Sửa chữa và nâng cấp các công trình thiết yếu hiện có để phát triển sản xuất và phục vụ dân sinh. Xây dựng cơ chế phân cấp cho các xã làm chủ đầu tư thôn, bản quản lý, duy tu và sử dụng công trình đã được xây dựng.

Page 130: Tập 91 - 3

Ngô Xuân Hoàng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 117 - 126

125

Thực hiện dự án nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo

Kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo cấp huyện, xã, thị trấn và trưởng thôn, bản; cán bộ tham gia công tác xóa đói giảm nghèo của các tổ chức đoàn thể (Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh), đặc biệt là ưu tiên đội ngũ cán bộ cấp xã, thôn, bản ở các xã nghèo và vùng dân tộc thiểu số. Nghiên cứu đánh giá nhu cầu đào tạo ở các cấp. Phát triển chương trình nội dung và phương pháp đào tạo cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo một cách phù hợp với yêu cầu của đội ngũ cán bộ chuyên trách, cán bộ các đoàn thể xã hội các cấp và trưởng thôn, bản. Nội dung đào tạo cần tập trung vào nâng cao nhận thức, kỹ năng tổ chức thực hiện các chính sách, dự án, phát hiện nhu cầu của cộng đồng, xây dựng và lập kế hoạch dự án, quản lý dự án xóa đói giảm nghèo ở cơ sở, phương pháp có sự tham gia của người dân, kỹ năng lồng ghép giới trong hoạt động xóa đói giảm nghèo ở các cấp, huy động nguồn lực ở cộng đồng, thu thập thông tin và xây dựng dữ liệu nghèo đói ở cấp cơ sở; theo dõi, giám sát, đánh giá việc thực hiện chương trình, ngoài ra cán bộ xóa đói giảm nghèo cần được nâng cao kiến thức và kỹ năng sư phạm để tập huấn cho người dân, vận động cộng đồng.

KẾT LUẬN

Pác Nặm là một huyện nghèo nhất tỉnh Bắc Kạn và cũng là một trong 62 huyện nghèo nhất cả nước. Từ năm 2006 đến nay đã có rất nhiều chương trình xóa đói giảm nghèo được triển khai tại huyện Pác Nặm. Các chương trình tập trung vào thực hiện chính sách về hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập, chính sách về giáo dục - đào tạo, dạy nghề, nâng cao dân trí, chính sách cán bộ đối với các huyện nghèo… Qua thời gian thực hiện, các chương trình đã giúp người dân từng bước cải thiện cuộc sống và chủ động xóa đói giảm nghèo một cách bền vững, tạo sự chuyển biến nhanh hơn về đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc trong huyện. Hỗ trợ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp bền vững, theo hướng sản xuất hàng hóa, khai thác có hiệu quả tiềm năng thế

mạnh của địa phương, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, xây dựng xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc dân tộc, nâng cao dân trí, bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo an ninh, quốc phòng… Trong những năm tối để phấn đấu thực hiện tốt mục tiêu xóa đói giảm nghèo trong giai đoạn 2010-2020, huyện Pác Nặm cần tiếp tục thực hiện tốt chính sách về ưu đãi tín dụng cho người nghèo; Hỗ trợ về y tế cho các hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số và nhân dân sống tại các xã đặc biệt khó khăn; Tiếp tục hỗ trợ người nghèo về giáo dục và dạy nghề; Đẩy mạnh hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt cho hộ nghèo; Thực hiện có hiệu quả dự án hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nông, khuyến lâm; Thực hiện có hiệu quả dự án dạy nghề cho nông dân và dân tộc thiểu số; Thực hiện nhân rộng mô hình xóa đói giảm nghèo; Thực hiện tốt dự án xây dựng cơ sở hạ tầng ở các xã nghèo; Thực hiện dự án nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO [1]. Uỷ ban nhân dân huyện Pác Nặm (2009), Đề án phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững huyện Pác Nặm giai đoạn 2009 – 2020. [2]. Uỷ ban nhân dân huyện Pác Nặm (2006), Báo cáo tổng kết và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện Pác Nặm giai đoạn 2006-2010. [3]. Sở lao động – TB&XH tỉnh Bắc Kạn (2011), Báo cáo tiến độ thực hiện Đề án hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững năm 2011 trên địa bàn 2 huyện nghèo: Ba Bể, Pác Nặm theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ. [4]. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2009), thông tư Số: 86/2009/TT-BNNPTNT Hướng dẫn xây dựng đề án khuyến nông, khuyến ngư thuộc Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo. [5]. Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn (2009), Quyết định số 511/QĐ-UBND Về việc thành lập Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ tại địa bàn huyện Pác Nặm. [6]. Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn (2009), Quyết định số 439/QĐ-UBND Về việc thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số: 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

Page 131: Tập 91 - 3

Ngô Xuân Hoàng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 117 - 126

126

SUMMARY MAJOR SOLUTIONS TO IMPLEMENT EFFECTIVELY THE POVERT Y REDUCTION PROGRAMS IN PAC NAM DISTRICT, BAC KAN PRO VINCE

Ngo Xuan Hoang*, Ninh Thi Hong Phan College of Economics and Technology - TNU

Pac Nam is one of the poorest districts of Bac Kan province and also one of the 62 poorest districts in the country. As of late 2008, the district had 3,026 poor households, the poverty rate was equivalent to 56.15%, of which the number of poor ethnic minority households accounted for 99%. From 2006 to now, many poverty reduction programs have beeen implemented in Pac Nam. The programs initially achieved good results and efficiency, helping people improve their lives step by step and begin reducing poverty in a sustainable way, creating a faster change faster in the material and mental life for the tribesmen in the district. To strive to implement successfully the objectives of poverty reduction during 2010-2020, Pac Nam district should continue to implement preferential policies on credit to the poor, provide medical supports for the poor, ethnic minorities and people living in particularly difficult social constraints; continue investing in education and vocational training; step up support of productive land, residential land, housing, clean water for poor households to effectively implement the project instructions on how doing business, agriculture and forestry; to be effective vocational training project for farmers and ethnic minorities; to replicate this model of poverty reduction; implement construction projects of infrastructure in poor communes; project implementation capacity building for staff working on poverty reduction. Key words: Solutions, programs, poverty reduction, Pac Nam

* Tel: 0912 140868

Page 132: Tập 91 - 3

Triệu Đức Hạnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 127 - 132

127

THỰC TRẠNG VIỆC LÀM B ỀN VỮNG CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH THÁI NGUYÊN

Tri ệu Đức Hạnh1*, Nguyễn Thị Mão2 1Trung tâm Học liệu – ĐH Thái Nguyên

2Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT

Việc làm bền vững được hiểu rút gọn đó là công việc đem lại tiền lương đủ sống, hợp lý và công bằng [2]. Mức độ bền vững việc làm đối với lao động nông thôn có thể nhận dạng qua các tiêu chí được xây dựng theo 5 nhóm yếu tố cấu thành[6]. Thực trạng lao động việc làm nông thôn tỉnh Thái Nguyên chỉ ra những cơ hội và thách thức đối với cơ quan quản lý trong việc phát triển việc làm bền vững. Từ khóa: Việc làm bền vững; Thực trạng việc làm; RDWI; Việc làm nông thôn; Cơ hội việc làm

Thái Nguyên là tỉnh nằm ở vùng trung du miền núi phía Bắc. Ngoài việc giữ vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng và là đầu mối giao thông quan trọng nối các tỉnh miền núi phía Bắc với các tỉnh đồng bằng sông Hồng, Thái Nguyên còn là trung tâm của vùng miền núi phía Bắc về công nghiệp, là trung tâm giáo dục và đào tạo lớn thứ ba trong cả nước [1].

Việc làm bền vững được hình thành từ 5 trụ cột: Các quyền tại nơi làm việc; Ổn định việc làm và thu nhập; Tạo việc làm và xúc tiến việc làm; Bảo trợ xã hội; Đối thoại xã hội [6].

Thực trạng lao động việc làm nông thôn tỉnh Thái Nguyên có một số đặc điểm nổi bật chính như sau:

Dân số nông thôn chiếm tỷ lệ cao, cơ cấu lao động trong độ tuổi sống ở nông thôn khá lớn: Tính đến thời điểm 01/4/2009, theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở thì tỉnh Thái Nguyên có 1.124.786 người. Số người trong độ tuổi lao động là 888.530 người chiếm 79% dân số, số lao động không trong độ tuổi lao động là 21%.

Dịch chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị có xu thế tăng chậm: Cơ cấu dân số thành thị/nông thôn của tỉnh có sự dịch chuyển tương đối rõ: Năm 2005 là 23,41/76,59(%) và cơ cấu lao động trong độ tuổi là 24,03/75,97(%); Năm 2009 cơ cấu dân số thành thị/nông thôn là 25,62/74,38(%) thì cơ cấu lao động trong độ tuổi tương ứng là 24,54/75,46(%). Ta thấy qua 5 năm cơ cấu dân số dịch chuyển dân số từ nông thôn ra thành thị đáng kể (2,21%), Cơ cấu lao động trong độ tuổi dịch chuyển tương ứng là 0,51%.

Số liệu cho thấy về bản chất dịch chuyển dân số từ nông thôn ra thành thị là do ảnh hưởng của đô thị hóa dẫn đến việc mở rộng chỉ giới hành chính đô thị kéo theo mức tăng khá nhanh của dân số thành thành thị.

Lao động có việc làm chiếm tỷ lệ khá cao, lao động làm việc trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm phần đa số. Xu thế lao động làm việc trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản không giảm.

Bảng 1: Lực lượng lao động tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2005-2009* Đvt: Người

Stt Trích yếu 2005 2006 2007 2008 2009 A Tổng số 853.674 887.679 898.709 909.445 888.530 B Nông thôn 648.349 674.138 678.079 686.267 670.399 1 Hoạt động kinh tế 480.287 486.662 491.298 496.850 485.734 2 Không hoạt động kinh tế 168.062 187.476 186.781 189.417 184.665

Nguồn: (Báo cáo lao động việc làm hàng năm -Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên)

* Tel: 0945.017.459, Email: [email protected]

Page 133: Tập 91 - 3

Triệu Đức Hạnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 127 - 132

128

Để thấy rõ thực trạng lao động nông thôn tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi tập trung nghiên cứu nhóm lao động có việc làm (thuộc nhóm hoạt động kinh tế). Tính tổng thể và phân theo ngành kinh tế, lao động có việc làm tỉnh Thái Nguyên được phân thành 21 nhóm lao động khác nhau. Cơ cấu lao động có việc làm biến động không nhiều, số lao động có việc làm làm việc trong lĩnh vực nông lâm thủy sản năm 2005 là 401.047 người(65,9%), năm 2009 tăng lên 407.768 người (65,08%). Số liệu cho thấy lao động của tỉnh chủ yếu là lao động nông nghiệp và chiếm tỷ lệ rất lớn, tỷ lệ đó có giảm dần qua các năm nhưng giảm khá chậm. Nói cách khác hiện tại lao động đang làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn chiếm đại đa số lực lượng lao động của tỉnh.

Lao động nông thôn trong độ tuổi hoạt động kinh tế chiếm tỷ lệ lớn: Tỷ lệ lao động trong độ tuổi hoạt động kinh tế của tỉnh khá cao, năm 2009 là 71,20% (632.645 người). Tỷ lệ này ở nông thôn là 72, 45% (485.734 người). Tỷ lệ lao động đang hoạt động kinh tế so với số người ngoài độ tuổi lao động là 2,68 lần càng cho thấy lợi thế của tỉnh về mặt nhân lực.

Lao động nông thôn có trình độ thấp, phần lớn chưa qua đào tạo: Tính trên toàn quốc, tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo nghề đến nay mới đạt 18,7%, (vùng Đồng bằng Sông Hồng 19,4%, đồng bằng Sông Cửu long 17,9%; trong khi đó vùng Tây Bắc chỉ có 8,3%).

Bảng 2: Lao động có việc làm tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2005-2009 phân theo ngành kinh tế

Đvt: Người

Stt Trích yếu

2005 2006 2007 2008 2009

Tổng số Cơ cấuTổng số Cơ cấu Tổng số Cơ cấu Tổng số Cơ cấu Tổng số Cơ cấu Tổng số 608.547 100 621.965 100 633.682 100 640.742 100 626.505 100

1 Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

401.047 65,90 395.593 63,60 412.439 65,09 420.001 65,55 409.768 65,41

2 Khai khoáng 10.665 1,75 11.750 1,89 11.971 1,89 11.665 1,82 12.835 2,05

3 Công nghiệp chế biến chế tạo

59.182 9,73 63.172 10,16 65.360 10,31 62.950 9,82 65.620 10,47

4 Các ngành khác (18) 137.653 22,62 151.450 24,35 143.912 22,71 146.126 22,81 138.282 22,07

Nguồn: (Báo cáo lao động việc làm hàng năm -Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên)

Bảng 3: Cơ cấu sử dụng ngày công lao động theo ngành sản xuất vùng nghiên cứu

Đvt: ngày

Stt Loại hộ Số

lượng hộ

Tổng số Nông lâm

nghiệp Dịch vụ Khác

Số lượng

Tỷ lệ % /năm

Số lượng

Tỷ lệ % /năm

Số lượng

Tỷ lệ % /năm

Số lượng Tỷ lệ %

/năm

1 Thuần nông

258 302 82,74 282 77,26 - - 20 5,48

2 Nông lâm kết hợp

122 292 80,0 261 71,51 - - 31 8,49

3 Nông nghiệp kiêm

dịch vụ 98 321 87,95 153 41,92 157 43,01 11 3,01

4 Hộ khác

22 315 86,3 216 59,18 44 12,05 55 15,07

Tổng cộng

500 1.230 84,25 912 62,47 201 13,77 117 8,01

Tỷ lệ % 100 74,15 16,34 9,51

(Nguồn: Số liệu phiếu điều tra nghiên cứu -2011)

Page 134: Tập 91 - 3

Triệu Đức Hạnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 127 - 132

129

Theo số liệu của Sở lao động Thương binh & xã hội tỉnh, tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh năm 2009 là 36%, tuy nhiên đây chỉ là số liệu thống kê được trong khu vực kinh tế kết cấu, khu vực kinh tế phi kết cấu chưa có thống kê cụ thể. Lao động nông thôn chưa sử dụng hết thời gian làm việc, thời gian rảnh rỗi khá lớn, việc tận dụng thời gian rảnh rỗi mang tính tự phát và không ổn định.

Theo kết quả điều tra chọn mẫu 500 hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên của chúng tôi, cơ cấu ngày công lao động được phân bổ như sau: Số hộ thuần nông chiếm tỷ lệ lớn (51,6%) cho thấy hoạt động sản xuất nông nghiệp vẫn đóng vai trò then chốt trong đời sống của người lao động nông thôn. Biểu trên cho thấy bình quân người lao động chỉ sử dụng 84,25 % số thời gian vào công việc, điều đó có nghĩa là thời gian nhàn rỗi chiếm tới 15,75% ( xấp xỉ 2 tháng).

Năng suất lao động thấp, thu nhập bình quân thấp, một số chưa đạt mức tối thiểu và có xu hướng tăng nhẹ: Số liệu nghiên cứu cho thấy năm 2011 năng suất lao động vùng nghiên cứu dao động khoảng 9,36-31,4 triệu đồng. Năng suất lao động tăng chưa cho thấy

đời sống của người dân được cải thiện, cụ thể do ảnh hưởng của lạm phát làm tăng giá thực tế trong khi sản lượng tăng ít.

Tỷ lệ lao động có thu nhập ở mức nghèo và cận nghèo khá cao, lao động có thu nhập trung bình chiếm đa số: Số liệu điều tra nghiên cứu cho thấy thu nhập của lao động nông thôn tỉnh Thái Nguyên là khá thấp. Tỷ lệ hộ có thu nhập dưới mức trung bình (nghèo và cận nghèo) lên tới 27,0%, số hộ có mức thu nhập trung bình trở lên là 365 hộ chiếm 73%. Tỷ lệ hộ nghèo tăng lên tới 17,62 % một phần do thay đổi tiêu chí phân loại hộ nghèo, mặt khác mặc dù năng suất tăng nhưng thu nhập của người lao động tăng ít do chi phí sản xuất cũng tăng cao.

Nhận thức của người dân về bảo hiểm còn hạn chế, tỷ lệ tham gia rất thấp, tiềm năng phát triển rất lớn đặc biệt là BHXH tự nguyện và BHYT

Tính trên toàn tỉnh, Bảo hiểm xã hội bắt buộc có số người tham gia ngày càng tăng nhưng chiếm tỷ trọng khá thấp đối với nhóm tham gia lực lượng lao động. Năm 2009 tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc chiếm 13,52% lao động trong độ tuổi tham gia hoạt động kinh tế, năm 2010 tỷ lệ này tăng lên 14,27%.

Bảng 4: Năng suất lao động của lao động nông thôn vùng nghiên cứu

Đvt: triệu đồng/ người/năm

(Nguồn: Số liệu phiếu điều tra nghiên cứu -2011)

Stt Loại hộ Tổng số hộ

Năng suất bình quân

Chia ra Hộ khá, giàu Hộ trung bình Hộ cận nghèo Hộ nghèo

SL Tỷ lệ Năngsuất

SL Tỷ lệ Năng suất

SL Tỷ lệ Năng suất

SL Tỷ lệ Năng suất

1 Thuần nông 258 15,65 3 1,163 26,4 151 58,53 19,56 32 12,4 10,61 72 27,91 9,25

2 Nông lâm kết

hợp 122 20,86 15 12,3 27,5 84 68,85 22,3 9 7,377 13,5 14 11,48 9,84

3 Nông nghiệp kiêm dịch vụ

98 26,34 21 21,43 35,4 74 75,51 24,25 3 3,061 14,43 0 -

4 Hộ khác 22 18,90 3 13,64 27,9 14 63,64 19,85 3 13,64 11,44 2 9,09 9,95

Tổng cộng 500 18,02 42 8,4 31,4 323 64,6 19,6 47 9,4 11,46 88 17,60 9,36

Page 135: Tập 91 - 3

Triệu Đức Hạnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 127 - 132

130

Bảng 5:Tình hình nhân khẩu có thu nhập trung bình trở lên vùng nghiên cứu Đvt: triệu đồng người/năm

stt Loại hộ Tổng

số hộ

Số nhân khẩu

Hộ thu nhập trên trung bình

Hộ thu nhập dưới trung bình

SL Tỷ lệ thu nhập

bình quân

SL Tỷ lệ thu nhập

bình quân

1 Thuần nông 258 1.035 154 59,69 10,39 104 40,31 4,74

2 Nông lâm kết hợp

122 473 99 81,15 12,87 23 18,85 5,25

3 Nông nghiệp kiêm dịch vụ

98 462 95 96,94 12,46 3 3,06 6,44

4 Hộ khác 22 105 17 77,27 12,15 5 22,73 5,36 Tổng cộng 500 2075 365 73,00 10,88 135 27,00 4,89

(Nguồn: Số liệu phiếu điều tra nghiên cứu -2011)

Bảng 6: Thực trạng và nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của lao động nông thôn tỉnh Thái Nguyên

Stt Lao động Tổng

số

Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm y tế Đang

tham gia Có nguyện

vọng Đang

tham gia Có nguyện

vọng Số

người Tỷ lệ

Số người

Tỷ lệ Số

người Tỷ lệ

Số người

Tỷ lệ

1 Từ 15-24 tuổi 425 9 2,12 312 77,4 286 67,4 115 27,06

2 Từ 25-35 tuổi 348 31 8,91 237 84,95 74 21,4 227 65,23

3 Từ 36 – 49 tuổi 352 25 7,10 256 87,9 115 32,6 209 59,38

4 Từ 50 tuổi trở lên 261 7 2,68 136 61,2 128 49,12 121 46,36

Tổng cộng 1386 72 5,19 941 78,71 604 43,57 672 48,48

(Nguồn: Số liệu phiếu điều tra nghiên cứu -2011)

Chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện đã được triển khai trên toàn quốc từ 01/01/2008, Tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nội dung này, đối tượng của loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện hướng tới lao động trong lĩnh vực phi chính thức đặc biệt là nông dân do đây là đối tượng chiếm tỷ trọng đại đa số trong khu vực kinh tế phi chính thức. Số lượng người tham gia rất ít chưa tương xứng với tiềm năng: Năm 2009 chiếm 0,08% lực lượng lao động tăng lên 0,11% năm 2010. Số liệu đều tra nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội của lao động nông thôn tỉnh Thái Nguyên là rất thấp, trong số 1.386 người được phỏng vấn chỉ có 72 người tham gia bảo hiểm xã hội. Số này tập trung chủ yếu ở nhóm lao động từ 25-49 tuổi. Tuy nhiên nhận thức về bảo hiểm xã hội cũng khá rõ nét

thể hiện qua tỷ lệ tới 78,71% số người chưa tham gia muốn tham gia bảo hiểm xã hội.

Trái lại, bảo hiểm y tế đã và đang thu hút được đông đảo người lao động nông thôn trong độ tuổi tham gia (43,57%) và một con số tương đương có nguyện vọng tham gia (48,48%).

Tiềm năng phát triển các hình thức tham gia bảo hiểm là rất lớn do số lao động có thu nhập trung bình chiếm tới 70,4% lao động. Đây là nguồn cầu cực lớn để phát triển 2 loại hình này. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là thu nhập và kỳ hạn đóng góp. Theo các quy định hiện hành, mức đóng góp của bảo hiểm xã hội tự nguyện là 20% tiền công trung bình. Đặc thù sản xuất nông nghiệp mang tính mùa vụ, nguồn thu của nông dân không phân bổ đều giữa các tháng cho nên loại hình này chưa hấp dẫn nông dân.

Page 136: Tập 91 - 3

Triệu Đức Hạnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 127 - 132

131

Thực trạng lao động nông thôn cho thấy mặc dù người nông dân mong muốn tham gia bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, khả năng tài chính của họ có thể tham gia các hình thức bảo hiểm trên nhưng thiếu thông tin để tham gia. Đặc biệt là bảo hiểm xã hội cơ chế tham gia còn chưa phù hợp với cơ cấu thu nhập theo mùa vụ của người nông dân. Giải pháp có thể là triển khai bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với mức đóng góp thấp (có thể là mức tối thiểu 830.000đ thì mức đóng khoảng 166.000đ/tháng) và thu theo thời vụ. Ngân sách nhà nước hoặc ngân hàng chính sách xã hội có thể cho nông dân vay tiền để đóng bảo hiểm và thu lại vào các mùa vụ nông sản.

Mối quan hệ ba bên lỏng dần từ trên xuống dưới, vai trò đại diện cho người lao động của các tổ chức hiệp hội chưa rõ nét. Ở cấp quốc gia, cơ chế 3 bên được hình thành rất rõ ràng bao gồm Chính phủ; Tổng liên đoàn lao động Việt Nam (VGCL) đại diện cho người lao động Việt Nam; Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam (VCA), Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEA) đại diện cho người sử dụng lao động.

Ở cấp tỉnh, cơ chế 3 bên bao gồm: Sở lao động Thương binh và xã hội; Liên đoàn lao động cấp tỉnh/ thành phố đại diện cho người lao động; Chi nhánh của VCCI, VCA và SMEA đại diện cho người sử dụng lao động.

Đến cấp huyện/thành phố, Phòng lao động Thương binh và xã hội đại diện cho người lao động, Liên đoàn lao động huyện/thành phố đại diện cho người lao động nhưng không có mạng lưới hội doanh nghiệp vừa và nhỏ ở cấp này.

Đến cấp xã/phường cơ chế 3 bên càng bị thu hẹp. Ở cấp này đại diện cho người lao động thuộc các lĩnh vực Lao động, thương binh xã hội, Công đoàn có thể nhận thấy không thể hiện vai trò đại diện cho người nông dân. Từ cấp xã phường trở xuống việc tiếp nhận và phản hồi thông tin thường thông qua các hiệp hội như hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh ….;

Thực tế lao động nông thôn tỉnh Thái Nguyên chủ yếu là lao động trong khu vực phi kết cấu. Tỷ lệ tham gia vào các tổ chức kinh tế, các hợp tác xã và doanh nghiệp rất thấp.

Ngoài ra do việc ký kết và thực thi các hợp đồng lao động với số lượng thời gian < 3 tháng chiếm tỷ lệ lớn dẫn đến việc tham gia vào tổ chức công đoàn rất hạn chế mà chủ yếu tham gia vào các hiệp hội tại địa phương: Hội nông dân, phụ nữ, cựu chiến binh…;

Theo phương pháp chỉ số: RDWI = 0,957. Theo lý thuyết, Chỉ số RDWI sẽ biến thiên trong khoảng 0 < RDWI < 2,4, Ta dễ dàng nhận thấy chỉ số tính được nằm trong khoảng biến thiên cho phép. So sánh với khung phân loại chỉ số việc làm bền vững ta thấy RDWI < 1,14 do vậy với hệ thống tiêu chí đã được xác định việc làm lao động nông thôn tỉnh Thái Nguyên chưa đạt chuẩn bền vững (xem bảng 7).

KẾT LUẬN

Việc làm bền vững cho người lao động nói chung và người lao động nông thôn nói riêng là mục tiêu của xã hội hiện đại. Khoảng cách tiến tới “vi ệc làm bền vững” đối với lao động nông thôn không phải là quá xa vời. Để đạt tới “vi ệc làm bền vững” đòi hỏi các cấp chính quyền, người dân phối hợp tiến hành các giải pháp đồng bộ để cải thiện mức độ bền vững của từng lĩnh vực trong các yếu tố cấu thành. Hiện thực hóa “việc làm bền vững” là việc làm mà xã hội mong đợi với các điều kiện làm việc thỏa đáng, sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống gia đình, không có tình trạng lao động trẻ em, xóa bỏ bất bình đẳng giới tạo điều kiện cho phụ nữ có khả năng lựa chọn và tự quyết định cuộc sống của mình.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO [1]. Thủ tướng Chính phủ, 2005, Quyết định số

278/2005/QĐ-TTg ngày 02/11/2005 [2]. Overseas Development institutes ,10/2007,

Briefing Paper, Rural employment andmigration: in search of decend work. [3]. Http://www.molisa.gov.vn [4]. Http://www.ilo.org [5]. Ginette Forgues (2007), Local Strategies for

Decent Work [6]. Triệu Đức Hạnh, Nguyễn thị Mão, (2011), “M ột số tiêu chí nhận dạng việc làm bền vững của lao động nông thôn tỉnh Thái Nguyên”. Tạp chí khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên số 11/2011.

Page 137: Tập 91 - 3

Triệu Đức Hạnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 127 - 132

132

Bảng 7: Kết quả tính toán chỉ số việc làm bền vững đối với lao động nông thôn (RDWI) vùng nghiên cứu

Stt Yếu tố cấu

thành

Tiêu chí nhận dạng Giá trị Phương pháp chỉ

số

Phương pháp thang điểm

Đồng biến

Nghịch biến

1 Các quyền

tại nơi làm việc

Tỷ lệ có việc làm của nữ giới 0,998 1,986

298,6 2 Khiếu nại lên tòa án lao động 0 3 Tỷ lệ cấp giấy chứng nhận sở hữu

đất đai, 0,988

4

Ổn định việc làm và thu

nhập

Tỷ lệ thiếu việc làm (Tỷ lệ ngày công rảnh rỗi)

0,158

0,624

162,4

5 Độ bao phủ của bảo hiểm nông nghiệp (cây trồng, vật nuôi) 0

6 Độ bao phủ của bảo hiểm thất nghiệp 0,052

7 Tỷ lệ lao động có thu nhập trung bình trở lên

0,73

8 Tạo việc làm và xúc tiến việc làm

Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động 0,847 0,864 86,4 9 Diện tích đất nông nghiệp bình

quân/ nhân khẩu 0,017

10

Bảo trợ xã hội

Độ bao phủ của bảo hiểm xã hội 0,052 1,383

238,3 11 Độ bao phủ của bảo hiểm y tế 0,436 12 Tỷ lệ tai nạn nghề nghiệp 0,003 13 Thụ hưởng các chính sách xã hội

(Tín dụng ưu đãi, khuyến nông) 0,898

14 Đối thoại

xã hội

Tỷ lệ tham gia các đoàn thể, hiệp hội 0,914

1,914 191,4

15 Tỷ lệ tham gia xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở 1

Cộng 0,957 977,1

(Nguồn: Số liệu tổng hợp điều tra nghiên cứu năm 2011)

SUMMARY ACTUAL STATUS OF RURAL WORKERS’ SUSTAINABLE EMPLOYM ENT IN THAI NGUYEN PROVINCE

Trieu Duc Hanh1*, Nguyen Thi Mao2 1Learning Resource Center – TNU

2College of Education - TNU In concise knowledge, “Decent works” mean jobs providing a living wage, offering reasonable and fair conditions. The level of the sustainable employment for rural workers identified by using 15 identification criteria.The research result points out that rural workers of Thai Nguyen province have not reached the standard of sustainable employment. To reach the standard of sustainable employment, it requires the role of state management. Measures should be an integrated approach, on the one hand, to create new jobs and income for workers, on the other hand, to raise awareness and human development. Key words: Sustainable employment; Actual status employment; RDWI; Rural employment; employment opportunities

* Tel: 0945.017.459, Email: [email protected]

Page 138: Tập 91 - 3

Trịnh Thị Nghĩa Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 133 - 138

133

TRIẾT HỌC MÁC VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VỚI TỰ NHIÊN

Tr ịnh Thị Nghĩa* Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Triết học Mác khẳng định mối quan hệ biện chứng giữa con người và giới tự nhiên. Tác giả phân tích vai trò của tự nhiên đối với con người - xã hội cùng với sự tác động của con người lên tự nhiên thông qua hoạt động thực tiễn của mình. C.Mác - Ph.Ăngghen đưa ra một triết lý về chinh phục tự nhiên nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững của tự nhiên và con người.

Từ khóa:

Lịch sử loài người đã cho thấy, ngay từ khi các khoa học cơ bản sơ khai được hình thành cũng như triết học xuất hiện thì con người đã trở thành đối tượng nghiên cứu đặc biệt. Con người với tất cả những lát cắt của nó dưới góc độ của nhiều phân ngành khoa học dường như vẫn chứa đựng nhiều bí ẩn mà nhân loại khát khao khám phá, tìm hiểu. Tựu trung lại, các khoa học đều gặp nhau ở một điểm, làm sao để con người có thể hiểu về bản thân mình ngày càng đầy đủ và sâu sắc hơn, làm sao có thể đưa nhân loại - nói như Ph.Ăngghen - đi từ vương quốc của tất yếu sang vương quốc của tự do. Triết học Mác lấy con người làm điểm xuất phát cho việc nghiên cứu và lấy sự nghiệp giải phóng con người làm mục tiêu cao nhất của mình. Trong hệ thống những tư tưởng của C.Mác - Ph.Ăngghen về con người thì tư tưởng về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên mang nhiều giá trị nhân văn sâu sắc và ý nghĩa phương pháp luận to lớn trong thời đại ngày nay.*

Con người - tự nhiên là vấn đề muôn thuở của triết học. Ngay từ khi triết học ra đời thì mối tương quan giữa con người với phần còn lại của thế giới trên cả hai phương diện, vai trò của tự nhiên đối với con người và thái độ của con người với tự nhiên đều được triết học quan tâm giải quyết ở các mức độ khác nhau. Do hạn chế bởi điều kiện lịch sử nhất định mà các nhà triết học trước Mác chưa thấy được mối quan hệ biện chứng giữa con người với tự nhiên, đặc biệt chưa thấy được vai trò chủ thể của con người trong hoạt động thực tiễn. Sự ra đời của triết học Mác với một thế giới * Tel: 0915 300512

quan khoa học và phương pháp luận biện chứng đã luận giải một cách đúng đắn về con người và lịch sử xã hội. Dựa trên những thành tựu của khoa học tự nhiên ở thế kỷ XIX, C.Mác - Ph.Ăngghen đã chứng minh sự hình thành và tiến triển của thế giới vật chất, những mắt xích gắn kết các sự vật với nhau. Nếu so với l ịch sử hình thành của trái đất mất hàng triệu triệu năm, thì lịch sử của xã hội loài người thực ra còn rất mới mẻ. Nhưng kể từ khi con người xuất hiện, các nhà kinh điển của triết học Mác đã khẳng định, con người là sản phẩm tiến hóa cao nhất của giới tự nhiên. Bản thân giới tự nhiên - con người và xã hội đều thống nhất với nhau ở tính vật chất và sự phát triển không ngừng của nó trong lịch sử. Trong "Hệ tư tưởng Đức", C.Mác - Ph.Ăngghen đã viết: “Có thể chia lịch sử ra thành lịch sử tự nhiên và lịch sử nhân loại. Tuy nhiên, hai mặt đó không tách rời nhau. Chừng nào mà loài người còn tồn tại thì lịch sử của họ và lịch sử tự nhiên quy định lẫn nhau” [2,10].

Trong tác phẩm “Bản thảo kinh tế triết học 1844”, C.Mác đã phân tích vai trò, tầm quan trọng của tự nhiên đối với cuộc sống của con người. Ông viết: “Thứ nhất, giới tự nhiên là tư liệu sinh sống trực tiếp đối với con nguời, và thứ hai, giới tự nhiên là vật liệu, đối tượng và công cụ của hoạt động sinh sống của con người” [1,135]. Điều đó tức là con người sống dựa vào giới tự nhiên, giới tự nhiên cung cấp cho con người cả phương tiện lao động lẫn đối tượng tác động để đáp ứng nhu cầu sinh tồn của con người. Tư tưởng mang tính đột phá trong triết học Mác ở góc độ này, đó là C.Mác đã khẳng định giới tự nhiên là thân

Page 139: Tập 91 - 3

Trịnh Thị Nghĩa Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 133 - 138

134

thể vô cơ của con người. “Giới tự nhiên - cụ thể là cái giới tự nhiên trong chừng mực bản thân nó không phải là thân thể của con người - là thân thể vô cơ của con người. Con người sống bằng giới tự nhiên. Như thế nghĩa là giới tự nhiên là thân thể của con người, thân thể mà với nó con người phải ở lại trong quá trình thường xuyên giao tiếp để tồn tại” [1,135]. C.Mác - Ph.Ăngghen đều cho rằng, giới tự nhiên không chỉ là môi sinh, là kho tài nguyên mà nó còn là cơ thể của chính con người. Điều đó cũng cho thấy, con người không đứng đối lập với tự nhiên, mà là một bộ phận trong cái chỉnh thể rộng lớn đó. Do vậy, những tác động lên tự nhiên cũng gây ra những biến đổi trong chính đời sống con người xét cả về phương diện sinh học và xã hội.

Khi mới thoát thai từ động vật, con người gần như phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên. Lúc đó, tự nhiên “đối lập với con người như một sức mạnh hoàn toàn xa lạ, vạn năng và không thể đụng tới được; tức là cái mà với nó, con người quan hệ một cách hoàn toàn động vật, cái mà trước nó con người phải khuất phục giống như con vật; do đó là ý thức hoàn toàn động vật về tự nhiên ” [2,38]. Những thiên tai mà tự nhiên gây ra từng là sự đe dọa và gây kinh hãi đối với con người. Đứng trước thiên nhiên rộng lớn con người thấy mình thật nhỏ bé và bất lực. Sự hình thành và phát triển của giới tự nhiên cũng tuân theo những quy luật khách quan mà con người không thể can thiệp hay thủ tiêu bằng ý muốn chủ quan của mình. Khi con người chưa nắm bắt được những quy luật đó, thì những sức mạnh trong tự nhiên sẽ trở thành siêu nhiên chi phối con người và biến con người thành nô lệ cho chúng. Tuy nhiên, lịch sử nhân loại cũng cho thấy bằng hoạt động thực tiễn con người dần nắm bắt được những thông tin và từng bước đi vào bản chất của sự vật hiện tượng. Con người dần tách mình ra khỏi sự thống trị của tự nhiên và tạo những điều kiện, những tiền đề vật chất nâng mình lên trên tự nhiên mà không mất đi sự gắn bó máu thịt với cái nôi sinh học của mình. C.Mác khẳng định: “Giới tự nhiên cũng không phải là người chủ. Nhờ lao động, con người chinh phục giới tự nhiên càng triệt để hơn và nhờ những kỳ tích của

công nghiệp mà những kỳ tích của thần thánh càng trở nên thừa” [1,140].

Trong quá trình sinh tồn, để duy trì sự sống và thỏa mãn những nhu cầu của cá nhân và cộng đồng, con người đã từng bước tác động lên tự nhiên và biến đổi chúng theo mục đích của mình. Cố nhiên, ở con vật cũng có những nhu cầu ăn, uống,… song nó chỉ biết kiếm tìm những vật có sẵn trong tự nhiên mà không thể tạo ra thêm một cái gì mới. Những sự tác động của con vật lên tự nhiên gây ra những biến đổi trong chừng mực nhất định hoàn toàn mang tính chất bản năng, nó không hề ý thức được điều đó. Còn con người, trong mỗi hoạt động vật chất của mình đều ghi dấu lên tự nhiên và xã hội bằng tính có ý thức và mục đích của mình. Nếu loài vật tàn phá một vùng nào đó mà chúng không hề hiểu việc làm của chính mình, thì con người khi dọn sạch dải đất trống gieo trồng ngũ cốc thì đã có sự tính toán được sản lượng thu hoạch được cuối mùa vụ là bao nhiêu. Hơn nữa, con người có khả năng nắm bắt được các nguyên lý vận hành của thế giới vật chất và biết vận dụng, sử dụng nó ngày một đúng đắn hơn, mang lại lợi ích nhiều hơn. Ph.Ăngghen viết: “Loài vật chỉ lợi dụng tự nhiên bên ngoài và gây ra những biến đổi trong giới tự nhiên đơn thuần do sự có mặt của nó thôi; còn con người thì do đã tạo ra những biến đổi đó, mà bắt giới tự nhiên phải phục vụ cho những mục đích của mình, mà thống trị tự nhiên” [3,654]. Lao động là hoạt động đầu tiên mang bản chất loài của con người, là cách thức con người thỏa mãn các nhu cầu của bản thân và xã hội. Sự phát triển của xã hội suy đến cùng là do những thành tựu mà con người và loài người đạt được trong lĩnh vực kinh tế thông qua hành vi lao động sản xuất của chính mình. Những giá trị văn minh mà con người và loài người đạt được bao chứa trong nó cả những kết quả chinh phục tự nhiên. Ở đây, chinh phục tự nhiên không mang nghĩa tiêu cực khi nó là phương tiện để con người từng bước giải phóng bản thân mình ra khỏi sự phụ thuộc, lệ thuộc tuyệt đối vào những sức mạnh của thiên nhiên. Cùng với quá trình lao động mà những tri thức của con người về thế giới ngày càng đầy đủ và sâu sắc hơn, đồng thời

Page 140: Tập 91 - 3

Trịnh Thị Nghĩa Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 133 - 138

135

những nghiên cứu của khoa học công nghệ làm cho giới tự nhiên ngày càng phong phú và đa dạng hơn. Nhìn vào lịch sử hình thành nhân loại thì cũng chính thông qua lao động mà các giác quan của con người ngày càng hoàn thiện, cấu trúc sinh học của cơ thể ngày càng phát triển. Như vậy, lao động không chỉ sáng tạo ra giới tự nhiên mà còn sáng tạo ra chính con người và lịch sử xã hội.

Do đó, “toàn bộ cái gọi là lịch sử toàn thế giới chẳng qua chỉ là sự sáng tạo con người kinh qua lao động của con người, sự sinh thành của tự nhiên con người” [1,182]. Có thể nói, lần đầu tiên trong lịch sử triết học, C.Mác - Ph.Ăngghen đã xây dựng nên phạm trù con người thực tiễn. Nó vượt qua con người ý thức của chủ nghĩa duy tâm. Nó cũng khắc phục được mặt hạn chế, phiến diện của chủ nghĩa duy vật siêu hình nhân bản với phạm trù con người sinh vật. Con người trong chủ nghĩa duy vật lịch sử của C.Mác - Ph.Ăngghen biểu hiện ra vừa là một thực thể tự nhiên, vừa là một thực thể xã hội. Quan hệ song trùng ấy vừa chỉ ra cơ sở sinh học của con người, vừa khẳng định bản chất đặc thù của con người so với các loài khác.

Lịch sử văn hóa – văn minh, trong bản chất của nó là lịch sử phát triển của con người, mà trong đó chinh phục tự nhiên cũng là một phương tiện của sự phát triển [6]. Những thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp thế kỷ XIX đã thực tiễn hóa những tri thức khoa học vào cuộc sống mang lại năng suất lao động cao hơn; đồng thời từng bước giải phóng con người khỏi lao động cơ bắp nặng nhọc, nguy hiểm, khỏi sức mạnh mù quáng của tự nhiên. Con người càng chinh phục tự nhiên được bao nhiêu thì sự phụ thuộc của con người vào các thế lực siêu nhiên càng giảm đi bấy nhiêu. Đó là sự thắng lợi biểu thị sức mạnh và trí tuệ của con người, là sự thắng lợi của nền văn minh nhân loại. Tri thức khoa học, sự tôn trọng đối với tự nhiên đã đưa con người đi vào thế giới như một chủ thể tích cực và sáng tạo.

Tuy nhiên, các nhà kinh điển của triết học Mác luôn nhấn mạnh đến thái độ, mức độ, mục đích và tầm nhìn của con người khi khai

phá tự nhiên. Chinh phục tự nhiên là một thước đo trong sự giải phóng con người, song điều đó không đồng nghĩa với việc coi con người là chúa tể của vũ trụ, chinh phục tự nhiên không đồng nghĩa với việc tàn phá tự nhiên. Mỗi sự tác động của con người lên tự nhiên đều để lại những dấu ấn riêng và tự nhiên sẽ có sự biến đổi theo những hình thù mà con người đã tác động vào nó. Về điều này, Ph.Ăngghen viết: “Chúng ta hoàn toàn không thống trị được giới tự nhiên như một kẻ xâm lược thống trị một dân tộc khác, như một người sống bên ngoài giới tự nhiên mà trái lại, bản thân chúng ta, với cả xương thịt, máu mủ và đầu óc chúng ta, là thuộc về giới tự nhiên, chúng ta nằm trong lòng tự nhiên, và tất cả sự thống trị của chúng ta đối với tự nhiên là ở chỗ là chúng ta khác tất cả các sinh vật khác, là chúng ta nhận thức được quy luật của giới tự nhiên và có thể sử dụng được những quy luật đó một cách chính xác” [3,655]. Nếu những biến đổi trong tự nhiên mang tính tự phát, nếu những tác động của loài vật lên môi sinh hoàn toàn mang tính bản năng thì hoạt động của con người là hoạt động có ý thức, có mục đích và mang tính sáng tạo. Chúng ta không thể đối xử với tự nhiên theo kiểu nền “kinh tế cướp đoạt”, bởi như vậy tự nhiên sẽ “trả thù” l ại chúng ta và đó sẽ là một thảm họa không chỉ gây ra đối với một vài thế hệ. Ph.Ăngghen viết: “Chúng ta cũng không nên quá tự hào về những thắng lợi của chúng ta đối với giới tự nhiên. Bởi cứ mỗi lần ta đạt được một thắng lợi, là mỗi lần tự nhiên trả thù lại chúng ta” [3,284]. Khi con người càng khẳng định vai trò chủ thể của mình trước tự nhiên bao nhiêu thì mức độ tự do của con người càng được nới rộng bấy nhiêu. Nhưng nếu con người khai thác tự nhiên như một tên độc tài, thì cái tưởng như là tự do khi con người đạt được những thắng lợi trong quá trình chinh phục tự nhiên lại trở thành nguyên nhân đẩy con người rơi vào tình trạng nô lệ. Tất yếu và tự do sẽ còn song hành với nhau, con người sẽ không bao giờ đạt đến chỗ hiểu cái tất yếu một cách tuyệt đối, không bao giờ có thể thực hiện quyền hành với tự nhiên một cách tuyệt đối. Tự do của con người không thể là sự cắt đứt sợi dây liên hệ

Page 141: Tập 91 - 3

Trịnh Thị Nghĩa Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 133 - 138

136

với tự nhiên. Tự do là sự nhận thức và làm theo những quy luật tất yếu khách quan. Nhận thức là một quá trình lâu dài và liên tục. Bản thân một cá nhân, một thế hệ người ở một giai đoạn lịch sử nhất định không thể nhận thức được đầy đủ, toàn diện và chính xác toàn bộ giới tự nhiên. Đây là quá trình của các thế hệ người nối tiếp nhau trong lịch sử. Mỗi thành tựu mà thế hệ trước đạt được là cơ sở để thế hệ sau tiếp tục tìm tòi, phát triển. Đó cũng là quá trình khám phá ra con đường đưa nhân loại từng bước tiến tới tự do, thoát khỏi sự thống trị của cái tất yếu.

Từ khi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được xác lập cho đến nay đã hơn năm thế kỷ. Những thành tựu mà nhân loại đạt được dưới chủ nghĩa tư bản là vô cùng to lớn. Song quan điểm duy kinh tế, quan điểm coi con người là kẻ thống trị muôn loài của một thời kỳ lịch sử đã gây ra những hậu quả khôn lường đối với tự nhiên cũng đồng thời là hậu quả khôn lường đối với xã hội, với đời sống của con người. Ngay từ thế kỷ XIX, Ph.Ăngghen đã nói: “Trong phương thức sản xuất hiện nay, người ta chỉ chú trọng chủ yếu đến việc làm thế nào cho giới tự nhiên và xã hội đem lại những kết quả gần nhất, rõ ràng nhất” [3,658] - tức là lợi nhuận, mà không cần quan tâm đến hậu quả do những hành động đó gây ra. Ph.Ăngghen đã luận giải điều này, khi nói về việc đốt rừng của những người chủ đồn điền Tây Ban Nha ở Cu Ba trên những triền núi và lấy số phân tro đủ để bón cho cả một loạt cây cà phê, đem lại một số thu hoạch lớn; thì họ không nghĩ đến việc, sau này những trận mưa rào ở vùng nhiệt đới sẽ cuốn sạch lớp đất trên mà không có gì che chở và hậu quả là để lại những lớp đất đá trơ trụi, khô cằn. Hay những người miền núi nước Ý, khi họ phá hoại các đám rừng thông trên sườn phía Nam dải Anpơ thì họ không biết rằng, họ đã phá hoại việc chăn nuôi của người dân trên núi cao; và họ càng không thể biết như thế là làm cho các con suối trên núi bị khô cạn suốt một phần lớn thời gian trong năm. Khi mùa mưa đến, nước lũ của các khe suối lại tràn xuống dữ dội, làm ngập cả đồng bằng… Ở đây, Ăngghen muốn nói đến mối quan hệ biện chứng của các sự vật hiện tượng, các quá

trình diễn ra trong tự nhiên. Trong thế giới thực tại, không có gì là diễn ra một cách đơn độc mà chúng luôn có sự ảnh hưởng, tác động lẫn nhau. Sự đa dạng sinh học là cái nôi bền vững cho sự phát triển của môi sinh. Hoạt động của con người sẽ làm cho giới tự nhiên phong phú hơn, đa dạng hơn hoặc sẽ làm cho giới tự nhiên cạn kiệt và suy thoái. Điều đó tuỳ thuộc vào mục tiêu phát triển của xã hội và mức độ nắm bắt các quy luật tự nhiên của con người. Con người càng thu hẹp và tách mình ra khỏi tự nhiên thì con người lại càng đẩy mình vào sự nguy hiểm của một môi trường sống mất cân bằng. Năm 1854, Tổng thống thứ 14 của nước Mĩ là Phrank-Klin Pi-ơ-xơ tỏ ý muốn mua đất của người da đỏ. Thủ lĩnh Xi-át-tơn đã gửi một bức thư trả lời, trong đó có đoạn: “Con người là gì, nếu cuộc sống thiếu những con thú? Và nếu chúng ra đi, thì con người cũng sẽ chết dần chết mòn vì nỗi buồn cô đơn về tinh thần, bởi lẽ điều gì sẽ xảy đến với con thú thì cũng chính xảy ra đối với con người. Mọi vật trên đời đều có sự ràng buộc”. “ Đất là Mẹ. Điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra đối với những đứa con của đất. Con người chưa biết làm tổ để sống, con người giản đơn là một sợi tơ trong cái tổ sống đó mà thôi. Điều gì con người làm cho tổ sống đó, tức là làm cho chính mình” [7]. Con người, cây cỏ, muông thú, đất đai, ánh sáng, dòng nước… đều nằm trong một chỉnh thể thống nhất. Con người sẽ mất dần đi sự an toàn về môi trường sống nếu con người cố tình phá hủy những sợi dây ràng buộc với nó.

Từ khi triết học Mác ra đời đến nay cũng đã hơn 150 năm. Thế giới đã xảy ra biết bao sự kiện; những đổi thay về lịch sử xã hội khác rất nhiều so với thời C.Mác - Ph.Ăngghen còn sống. Thời đại của C.Mác - Ph.Ăngghen sống, những vấn đề về môi trường chưa được đặt ra một cách cấp bách, bức xúc như hiện nay. Các ông chưa biết đến hiệu ứng nhà kính, lỗ thủng tầng ôzôn, mưa axít, sa mạc hóa,… nhưng các ông đã đưa ra những nguyên tắc phương pháp luận chỉ dẫn cách ứng xử cho con người trong mối quan hệ với tự nhiên - đó là mối quan hệ hài hòa, bình đẳng, là mối quan hệ hữu cơ không thể tách rời. Mỗi khi con người tàn phá tự nhiên cũng là khi con

Page 142: Tập 91 - 3

Trịnh Thị Nghĩa Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 133 - 138

137

người tàn phá chính bản thân mình; mỗi khi con người phá hoại sự cân bằng sinh thái là lúc con người tự huỷ hoại sự sống của mình. Đó là sự thật hiển nhiên. Tuy nhiên, ở đây cần chú ý một vài điểm về sự nhận thức của con người đối với sự thật trên như sau: Thứ nhất, ngày nay khoa học công nghệ đang dần trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, nó đang tạo ra những biến đổi to lớn, tích cực trong đời sống xã hội. Xét trên phương diện nhận thức, nó đã cũng cấp cho con người một lượng thông tin sâu rộng về sự vận động, phát triển của thế giới vật chất, mang lại cho con người một công cụ hữu hiệu để thích ứng với những sự thay đổi của tự nhiên. Nhưng thực tế cho thấy, dường như con người vẫn còn thờ ơ trước những thông tin mà khoa học mang lại về những biến đổi của trái đất do ảnh hưởng khí hậu gây ra. Xin được trích ra đây một ví dụ về một trong những thảm họa khủng khiếp nhất của tự nhiên ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống con người, đó là động đất. Với một công cụ rất nhạy bén là máy đo địa chấn, các nhà khoa học có thể thăm dò thông qua toàn bộ bề mặt trái đất. Vụ phun trào núi lửa Nevado del Ruiz tại Colombia vào ngày 13/11/1985 đã trở thành thảm họa núi lửa giết chết nhiều người nhất trong thế kỷ XX. Trước khi núi lửa phun trào, Cục địa chất Hoa Kỳ đã đưa ra dự báo căn cứ trên những dấu hiệu về địa chất và đề nghị di tản khu dân cư khoảng hai mươi chín ngàn người xung quanh. Nhưng sự liên lạc giữa các nhà khoa học và chính quyền địa phương thất bại, người ta không tin núi lửa có thể phun trào khi họ nhìn thấy bề ngoài là không có gì khả nghi. Thiệt hại về vật chất vào khoảng một tỷ USD – tương đương 20% tổng sản phẩm quốc dân của Colombia vào thời điểm đó và với 22000 người bị thiệt mạng là một nỗi ám ảnh đối với con người trong một thời kỳ dài sau đó. [5]. Sự hoạt động của núi lửa hay sóng thần sẽ còn tồn tại cũng như rất nhiều những hiện tượng tự nhiên khủng khiếp khác do chính những kiến tạo địa chất quy định không mất đi. Chúng ta không thể làm biến mất nhưng chúng ta sở hữu những kiến thức cần thiết, cảnh báo khi thiên tai xảy ra. Nhưng chỉ có một câu hỏi chưa có câu trả lời là người ta có tin những cảnh báo đó hay không?

Thứ hai, Một nghịch lý là các nước tư bản phát triển hiện nay là cái nôi của các thành tựu khoa học công nghệ, mang lại những đột phá trong sự phát triển của cả nhân loại nói chung. Nhưng cũng chính ở các nước tư bản này, lượng chất thải công nghiệp khổng lồ lại là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến khí hậu toàn cầu lớn nhất. Nhìn nhận, đánh giá khách quan những giá trị mà văn minh phương Tây mang lại, đồng thời khắc phục những hạn chế, khiếm khuyết để tìm ra triết lý phát triển bền vững đang là hướng đi của rất nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Thứ ba, Không thể phủ nhận vai trò to lớn của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin đã cung cấp, phục vụ cho nhu cầu nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người trong mối quan hệ hài hòa với tự nhiên. Song cần phải khẳng định, để khai thác tài nguyên hợp lý, để bảo vệ môi trường sống của con người, để nâng cao ý thức và trách nhiệm của cá nhân và cộng đồng với môi sinh của mình thì khoa học công nghệ không phải là chìa khóa vạn năng, là nhân tố duy nhất; mà cần chú ý đến vấn đề đạo đức môi trường, đến thể chế chính trị, đến văn hóa môi trường,… Có như vậy, mới tạo ra được những giải pháp đúng đắn, hiệu quả, nhân văn mang lại những tác động tích cực trong việc duy trì sự phát triển sự sống một cách bền vững.

Từ khi con người xuất hiện, xã hội được hình thành thì sự tồn tại và phát triển của các cộng đồng dân cư đã gắn liền với giới tự nhiên, với những điều kiện vật chất nhất định. Những biến đổi khí hậu được cảnh báo trong những năm gần đây như một lời kêu gọi con người hãy cứu lấy trái đất, cứu lấy sự sống cho các thế hệ mai sau. Đồng thời, nó cũng là sự cảnh báo giới hạn chịu đựng của môi sinh dưới sự tác động của con người. Tự nhiên - con người - xã hội là một thể thống nhất không thể tách rời. Triết học Mác đề cao mối quan hệ hài hòa giữa con người và tự nhiên dựa trên thái độ tôn trọng và sự hiểu biết của con người về giới tự nhiên đó. Sự tiến bộ của xã hội phải lấy phát triển con người làm mục tiêu; sự phát triển bền vững của loài người phải lấy sự phát triển đa dạng của giới tự nhiên làm nền tảng. Chân lý đó sẽ còn giá trị cho đến mãi về sau.

Page 143: Tập 91 - 3

Trịnh Thị Nghĩa Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 133 - 138

138

TÀI LI ỆU THAM KHẢO [1]. C.Mác - Ph.Ăngghen (2000), Toàn tập, t42, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [2]. C.Mác - Ph.Ăngghen (1977), “Phoi-ơ-bắc sự đối lập giữa quan điểm duy vật chủ nghĩa và quan điểm duy tâm chủ nghĩa” , Nxb Sự thật, Hà Nội. [3]. C.Mác - Ph.Ăngghen (2004), Toàn tập, t20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [4]. GS.TS Phạm Xuân Nam (chủ biên) (2008), “Tri ết lý phát triển ở Việt Nam mấy vấn đề cốt yếu”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

[5]. Phương Nam Phim (2011), Trái đất nổi giận

(DVD), Cục điện ảnh

[6]. Hồ Sỹ Quý (2007), “Con người và phát triển

con người”, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[7].http://www.wattpad.com/1025326-

b%E1%BB%A9c-th%C6%B0-c%E1%BB%A7a

th%E1%BB%A7-l%C4%A9nh-da

%C4%91%E1%BB%8F?p=1

ABSTRACT MARXIST PHILOSOPHY OF RELATIONS BETWEEN THE HUMAN AND THE NATURE

Trinh Thi Nghia * College of Sciences - TNU

Marxist philosophy affirms the dialectical relationship between humans and the nature. The author analyzes the role of nature to men and society as well as the people’s impacts on the nature through their own practical activities. K. Marx and F. Engels offered a philosophy of nature conquering to ensure the sustainable development of the nature and humans. Key words:

* Tel: 0915 300512

Page 144: Tập 91 - 3

Nguyễn Bích Hồng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 139 - 143

139

AGROPARK YÊN BÌNH – “H ƯỚNG ĐI MỚI” CHO PHÁT TRI ỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TỈNH THÁI NGUYÊN

Nguyễn Bích Hồng1*, Trần Đại Nghĩa2, Phạm Lê Vân1

1Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh – ĐH Thái Nguyên, 2Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT

TÓM TẮT Nông nghiệp và nông thôn Việt Nam đang đứng trước nhiều vấn đề nan giải. Mỗi năm, đất nông nghiệp lại giảm đi khoảng 70.000ha cho đô thị hóa và công nghiệp hóa. Mặt khác, sản xuất nông nghiệp ngày càng phải hứng chịu nhiều rủi ro lớn do thiên tai, dịch bệnh. Trong khi đó, người tiêu dùng luôn đòi hỏi có sự minh bạch trong chuỗi thực phẩm “từ nông trại đến bàn ăn”. Do vậy, để giải quyết các trở ngại và đáp ứng nhu cầu về thực phẩm, phải thay đổi phương thức canh tác nông nghiệp lạc hậu đã và đang tồn tại hàng nghìn năm nay. Những mô hình nông nghiệp xanh, hài hòa sinh thái và giàu sức sáng tạo, trong đó các khu công viên nông nghiệp (AgroPark) là đại diện tiêu biểu, đang được trông đợi như lời giải cho bài toán phát triển bền vững, đảm bảo an ninh lương thực và an ninh lương thực. Trên cơ sở các định hướng phát triển kinh tế – xã hội của Đảng và Nhà nước, nghiên cứu đã hệ thống hóa các lý luận về Agropark, kinh nghiệm phát triển Agropark ở trong và ngoài nước đồng thời phân tích các điều kiện và cơ hội phát triển khu Agropark Yên Bình tại tỉnh Thái Nguyên. Từ khóa: Agropark, Yên Bình, Thái Nguyên, nông nghiệp, nông thôn.

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Phát triển nông nghiệp nông thôn đã và đang được Đảng và Nhà nước xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đất nước. Theo đó Việt Nam tập trung quy hoạch lại kết cấu nông thôn theo mô hình nông thôn mới; cải tiến sản xuất nông nghiệp ở trình độ thấp, manh mún sang nông nghiệp kỹ thuật cao, quy mô lớn; lấy người nông dân là trung tâm trong quá trình đổi mới để nâng cao đời sống nhân dân, giải quyết các vấn đề xã hội phát sinh.

Mô hình khu công nghiệp nông nghiệp công nghệ cao (Agropark) với điển hình thành công ở các nước Hà Lan, Trung Quốc, Ấn Độ đang được coi là lời giải cho hiện đại hóa nền nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Nông nghiệp công nghệ cao bắt đầu được triển khai tại Vi ệt Nam đầu những năm 2000. Đến nay, các mô hình thử nghiệm đã được xây dựng và triển khai tại nhiều địa phương như: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai v.v. Tuy nhiên khu vực Đồng bằng sông Hồng chưa có mô hình nào, mặc dù đây là khu vực sản xuất nông nghiệp rất lâu đời. Vì vậy, việc xây

* Tel: 0914 527585

dựng một mô hình Agropark tại khu vực phía Bắc là một yêu cầu cấp thiết để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn cho toàn khu vực.

Qua nghiên cứu cho thấy, tỉnh Thái Nguyên là nơi lý tưởng cho việc phát triển Agropark đầu tiên của miền Bắc.

MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Mục tiêu nghiên cứu

(i) Hệ thống hóa các lý luận về Agropark và kinh nghiệm phát triển Agropark ở thế giới và Việt Nam.

(ii) Phân tích các điều kiện và cơ hội phát triển khu Agropark tại tỉnh Thái Nguyên.

Phương pháp nghiên cứu

(i) Phương pháp điều tra thu thập số liệu: Số liệu thứ cấp được thu thập thông qua các báo cáo, nghiên cứu có liên quan; trao đổi ý kiến với các nhà quản lý và chuyên môn địa phương; tham vấn ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học.

(ii) Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu: Số liệu được phân tích bằng các phương pháp thống kê và xử lý bằng phần mềm Excel.

Page 145: Tập 91 - 3

Nguyễn Bích Hồng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 139 - 143

140

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Tổng quan về Agropark

Trong các nghiên cứu đã được công bố có nhiều thuật ngữ khác nhau được dùng để chỉ cùng một khái niệm như “Agropark”, “Greenport”, “Agro production Park” v.v. Theo định nghĩa của De Wilt năm 2000 thì Agropark là sự tập trung thành cụm một cách có chủ đích các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp tại một khu vực cụ thể nhằm tạo ra các hoạt động tiềm năng trong nhiều lĩnh vực tạo sự gắn kết các công đoạn của các chu trình chế biến, giảm chi phí và thời gian vận chuyển để sử dụng một cách hiệu quả nhất các khoảng không gian hạn chế cho phép [1]. Agropark là một khái niệm động, nó có thể thay đổi theo thời gian.

AgroPark phân theo cấp độ phức tạp của vận hành gồm có: Giản đơn và tích hợp. AgroPark giản đơn được thiết kế và vận hành với chức năng duy nhất là khu sản xuất. Tại đây, đầu vào được cung cấp qua trung tâm thu gom nguyên liệu từ nông dân, và/hoặc từ khu sản xuất riêng theo công nghệ cao của AgroPark. Nguyên liệu thô, sau đó, sẽ chuyển vào khu sơ chế, chế biến nông sản. Thành phẩm cuối cùng sẽ tiêu thụ trên thị trường. Theo cấp độ cao cấp, AgroPark tích hợp (Integrated AgroPark) sẽ được thiết kế và vận hành dưới hình thức chuỗi liên hợp gắn kết từ sản xuất nông nghiệp-công nghiệp chế biến nông sản-dịch vụ nông nghiệp. Chuỗi liên hợp này được bắt đầu từ các Trung tâm trung chuyển nông thôn (Rural Transformation Center). Trung tâm này thực hiện hai chức năng quan trọng: Là nơi hướng dẫn, đào tạo nông dân sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn hàng hóa cho AgroPark, và cũng là điểm thu mua sản phẩm của nông dân, sau đó cung cấp nguyên liệu đầu vào cho AgroPark.

Cơ hội phát tri ển khu Agropark ở Thái Nguyên

Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội

Thái Nguyên là một tỉnh miền núi trung du Bắc Bộ, có diện tích tự nhiên 3.562,82 km², phía Bắc giáp với Bắc Kạn; phía Tây giáp với V ĩnh Phúc, Tuyên Quang; phía Đông

giáp với Lạng Sơn, Bắc Giang; phía Nam với thủ đô Hà Nội. Với vị trí địa lý khá thuận lợi và là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế của Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi Đông Bắc nói chung, Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Sự giao lưu đó được thực hiện thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông mà thành phố Thái Nguyên là đầu nút cửa ngõ giao thông để kết nối giữa các khu vực trên [1].

Theo Niên giám thống kê 2010, dân số tỉnh Thái Nguyên là 1.131.300 người, trong đó nam có 558.900 người chiếm 49,4% và nữ là 572.400 người chiếm 50,6%, tỉ số giới tính nam/nữ là 97,6/100. Tổng dân số đô thị là 293.600 người (25,95%) và tổng dân cư nông thôn là 837.700 người (74,05%) [3].

Trong những năm gần đây, tỉnh Thái Nguyên luôn giữ được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Năm 2010, tổng sản phẩm trong tỉnh (theo giá thực tế) ước đạt 19.816,2 tỷ đồng; trong đó khu vực công nghiệp, xây dựng chiếm 41,54%; khu vực dịch vụ chiếm 36,73%; khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 21,73%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) trên địa bàn năm 2010 ước đạt 11%, GDP bình quân đầu người ước đạt 17,5 triệu đồng. Giá trị xuất khẩu trên địa bàn ước đạt 92 triệu USD tăng 32,9% so với năm 2009. Trong đó, xuất khẩu địa phương đạt 72,2 triệu USD, tăng 35,4% so với năm 2009 [2].

Thực trạng sản xuất nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên

Trong những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp của tỉnh đã phát triển với tốc độ nhanh, ổn định, đa dạng, bền vững theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với công nghiệp chế biến; sử dụng có hiệu quả cao quỹ đất nông nghiệp bằng thâm canh tăng năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích, nâng cao sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá, thực hiện tốt chủ trương dồn điền, đổi thửa; bảo đảm an ninh lương thực; cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng: tăng tỷ trọng chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp, cây công nghiệp, cây ăn quả; phát triển các

Page 146: Tập 91 - 3

Nguyễn Bích Hồng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 139 - 143

141

cây, con có giá trị cao phù hợp điều kiện của địa phương, gắn phát triển nông nghiệp của Tỉnh với phát triển nông nghiệp Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ và Vùng Hà Nội. Bên cạnh đó, tỉnh đã đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất nông, lâm nghiệp; chú trọng đầu tư cho công nghệ bảo quản sau thu hoạch; đặc biệt chú ý đến các tiến bộ về sử dụng đất hiệu quả, bền vững, tiến bộ về giống, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, phòng trừ dịch bệnh.

Năm 2010, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản toàn tỉnh (theo giá so sánh) ước đạt 2.452 tỷ đồng, tăng 5,7% so với năm 2009. Giá trị sản phẩm trên 1ha đất nông nghiệp trồng trọt ( theo giá thực tế) ước đạt 54 triệu đồng, tăng 7 triệu đồng so với năm 2009, tương ứng với tăng 15,3%. Sản lượng lương thực có hạt ước đạt 419 nghìn tấn, tăng 2,9% ( tương đương 11,8 nghìn tấn) so với năm 2009. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi ước đạt 694 tỷ đồng, tăng 10,8% so với năm 2009. Diện tích trồng rừng tập trung toàn tỉnh ( từ tất cả các nguồn vốn) ước đạt 6.914 ha, tăng 3,4% so với năm 2009. Diện tích chè trồng mới và trồng lại được 727 ha tăng 1% ( tương đương 7 ha) so với trồng mới năm 2009 [2].

Thuận lợi và khó khăn trong phát triển khu Agropark tại Thái Nguyên

Thuận lợi

Trên cơ sở các thành tựu đã đạt được, tỉnh Thái Nguyên định hướng phát triển nông, lâm nghiệp giai đoạn 2011-2015 theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao năng suất, chất lượng để duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 4,5%. Tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, công nghệ chế biến sau thu hoạch. Chuyển đổi diện tích chè bằng các giống mới theo hướng tạo vùng nguyên liệu tập trung gắn với công nghiệp chế biến. Phát triển trồng rau an toàn, hoa, cây cảnh. Phát triển hệ thống dịch vụ, kỹ thuật nông, lâm nghiệp. Tăng cường củng cố các thành phần kinh tế và ngành nghề ở nông thôn, khuyến khích phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã,

hộ gia đình và kinh tế trang trại. Thực hiện tốt công tác thông tin dự báo thị trường, tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp. Thực hiện tốt việc gắn kết chặt chẽ 4 nhà (nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nước) và phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn. Thực hiện đề án phát triển công nghiệp và làng nghề, đẩy mạnh thu hút đầu tư các dự án sản xuất kinh doanh công nghiệp có công nghệ tiên tiến, hiện đại. Quy hoạch các cụm công nghiệp như: Nam Phổ Yên, Tây Phổ Yên, Điềm Thụy - Phú Bình và khu công nghiệp Yên Bình tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào sản xuất kinh doanh.

Có thể thấy rằng, các chủ trương phát triển nông, lâm nghiệp đúng đắn cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững của tỉnh sẽ tạo đà cho khu vực kinh tế nông thôn nói chung và khu Agropark nói riêng phát triển nhanh chóng.

Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi đó, quá trình phát triển khu Agropark tại Thái Nguyên cũng gặp không ít khó khăn như: Xu hướng giá cả hàng hoá leo thang cao và kéo dài, tỷ lệ lạm phát cao sẽ tiếp tục ảnh hưởng tới tốc độ phát triển và tăng trưởng kinh tế, đầu tư. Công tác cải cách hành chính của tỉnh chưa tạo được sự đột phá để thu hút vốn đầu tư. Tuy môi trường đầu tư đã được cải thiện song sự phối hợp giữa các ngành, địa phương, các cấp còn thiếu đồng bộ, chồng chéo, trách nhiệm chưa cụ thể, thủ tục hành chính rườm rà, năng lực của cán bộ công chức còn nhiều hạn chế, các chính sách về tài chính, đất đai chưa đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng của nhân dân.

Về lĩnh vực xã hội còn nhiều tồn tại, bức xúc nhất là tệ nạn ma tuý, tai nạn giao thông… ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển chung của kinh tế Thái Nguyên.

Agropark Yên Bình – hướng đi mới cho phát tri ển nông nghiệp, nông thôn Thái Nguyên

Với điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, đường giao thông thuận lợi, nằm giữa trục cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên. Khu công - nông

Page 147: Tập 91 - 3

Nguyễn Bích Hồng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 139 - 143

142

nghiệp công nghệ cao Agropark Yên Bình sẽ mang đến sự hài hòa về phát triển cho khu tổ hợp Yên Bình với chức năng phát triển nông nghiệp cũng như đóng vai trò là khu nông nghiệp công nghệ cao đầu tiên của miền Bắc, hướng đến thị trường trực tiếp là Hà Nội. Agropark Yên Bình sẽ trở thành khu công nghiệp công nghệ cao theo 2 hướng: (i) mô hình tích hợp nhiều chức năng, và (ii) mô hình đặc trưng theo từng ngành hàng nông sản có thế mạnh của địa phương. Thông qua kết hợp với phát triển nông thôn và nông nghiệp của vùng, Agropark Yên Bình dự kiến sẽ là nơi: chế biến, tiêu thụ nông sản cho vùng; cung cấp dịch vụ khoa học công nghệ cho vùng; làm mô hình phát triển nông nghiệp; đào tạo cán bộ kỹ thuật, cung cấp các chuyên gia tư vấn và nghiên cứu; phát triển du lịch nông thôn và nâng cao giá trị gia tăng cho sản xuất nông nghiệp. Trọng tâm hướng đến sản xuất, chế biến và thương mại các sản phẩm nông nghiệp như: rau, hoa, quả, thủy sản, nấm, chè.. theo quy trình công nghệ cao, năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm nông nghiệp của vùng sẽ nâng cao một cách rõ rệt. Theo tính toán của các chuyên gia viện Chính sách và Chiến lược PTNT - Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, nếu giá trị sản phẩm trên 1 ha đất nông nghiệp trồng trọt (theo giá thực tế) năm 2010 của tỉnh Thái Nguyên là 54 triệu đồng/ha thì khi chuyển sang sản xuất công nghệ cao, giá trị này có thể đạt 500 triệu/ha đối với mặt hàng quả có múi như cam, bưởi; 2 tỉ/ha nếu nuôi trồng và chế biến cá rô phi năng suất cao; 10 tỉ/ha đối với mặt hàng hoa ly…

KẾT LUẬN

Quá trình đô thị hóa đang diễn ra với tốc độ cao. Sức mua của người dân đô thị không ngừng gia tăng. Nông phẩm xanh, sạch trở thành một tiêu chí phản ánh chất lượng đời

sống hiện đại. Thực tế khách quan này đòi hỏi sản xuất nông nghiệp dịch chuyển từ phương thức truyền thống sang nông nghiệp công nghệ cao - sản xuất theo định hướng tiêu dùng. Sản xuất nông nghiệp được tổ chức thành chuỗi liên hợp thông minh gồm: sản xuất nông nghiệp - chế biến - hậu cần kho vận - thương mại phân phối - nghiên cứu và phát triển. Mô hình vận hành hài hòa và phối hợp đầy đủ các cấu phần như trên chính là Công viên Nông nghiệp (AgroPark).

Tỉnh Thái Nguyên với đà tăng trưởng tốt về kinh tế, tốc độ tăng trưởng ổn định và bền vững của tất cả các ngành đặc biệt là ngành nông, lâm thuỷ sản; tiềm năng về nhân lực, nhiều thuận lợi về giao thông, thương mại là nơi lý tưởng cho việc phát triển Agropark đầu tiên của miền Bắc. Mô hình AgroPark Yên Bình sẽ là tương lai của nông nghiệp Việt Nam. Tại đây sẽ cho phép tạo ra được khối lượng sản phẩm lớn trên diện tích canh tác hẹp, giải quyết công ăn việc làm cho lao động dôi dư. Một khi được đầu tư và phát triển đúng hướng, Agropark Yên Bình sẽ trở thành mô hình hoàn chỉnh về nông nghiệp công nghệ cao, theo hướng hàng hóa lớn của Thái Nguyên nói riêng và miền Bắc nói chung, có sức ảnh hưởng và lan tỏa mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn của vùng.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. Báo cáo xây dựng đề án hợp tác đầu tư cho khu Agropark tại Thái Nguyên, Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT, 2011. [2]. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên năm 2010. [3]. Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên, Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên, Công ty cổ phần in Thái Nguyên, 2009. [4]. www.wikipedia.org

Page 148: Tập 91 - 3

Nguyễn Bích Hồng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 139 - 143

143

SUMMARY YEN BINH AGRO PARK– “NEW DIRECTION” TO DEVELOP THAI NGUYEN PROVINCE’S AGRICULTURE AND RURAL AREA

Nguyen Bich Hong1*, Tran Dai Nghia2, Pham Le Van1

1College of Economics and Business Administration – TNU, 2 Institute of Policy and Strategy for Agriculture and Rural Development

In the context of fast urbanization and industrialization, the agricultural land has been being declined (about 70,000 ha/yearly) while demand for agricultural products in urban area has increased dramatically. This requires the restructuring of agricultural production toward urban demand-oriented agriculture along supply chain that links of production – processing – logistics and storages – distribution, trade – research & development. This modern model of agricultural production is known in a number of countries in the world as Agropark. This paper reviews theories of agropark and the development of agropark models in the world and Viet Nam as well as assesses conditions required for establishing an agropark area in Thai Nguyen province. This agropark will be located in Pho Yen and Phu Binh districts and will be a green city model with a combination between agriculture, industry and services. This agropark is designed to produce a large volume of products to meet high demand for agricultural products and services of urban population, Yen Binh will be a complete model of the high-tech agriculture and as a new direction for agriculture and rural economy of Thai Nguyen province in particular and of Vietnam in general. Key words: Agropark, Yen Binh, Thai Nguyen, agriculture, rural area .

* Tel: 0914 527585

Page 149: Tập 91 - 3

Nguyễn Bích Hồng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 139 - 143

144

Page 150: Tập 91 - 3

Ngô Thị Mây Ước Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 145 - 149

145

BẢN THỂ LUẬN TRONG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA NGÔ THÌ NH ẬM

Ngô Thị Mây Ước* Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Ngô Thì Nhậm là nhân vật lịch sử nổi bật của Việt Nam thế kỷ XVIII. C ũng như nhiều nho sĩ đương thời, Ngô Thì Nhậm đã quan tâm đến một số vấn đề chính trị - xã hội, coi đó là nền tảng cho tư tưởng và phương châm xử thế của mình. Trong khuôn khổ bài viết, tác giả muốn chỉ rõ quan niệm của Ngô Thì Nhậm về bản thể luận - một vấn đề không mới trong lịch sử triết học, nhưng được nhìn nhận dưới góc độ “Tam giáo hòa đồng”. Tư tưởng này thể hiện rõ sự kế thừa quan niệm về bản thể của Lý học Tống Nho và Trúc Lâm Tam Tổ. Ngô Thì Nhậm coi bản thể của thế giới là Thái cực, Âm Dương, Đạo và Không. Bên cạnh đó, Ngô Thì Nhậm còn xem xét sự tồn tại của thế giới là vô cùng, vô tận, thống nhất trong đa dạng. Mặc dù, không vượt ra khỏi lập trường duy tâm khách quan của Lý học Tống Nho, nhưng khác với những người đi trước, Ngô Thì Nhậm đã đưa ra cái nhìn mới về sự dung thông tam giáo trên lập trường Nho giáo. Từ khóa: Ngô Thì Nhậm, tư tưởng Việt Nam, thế kỷ XVIII, bản thể luận, triết học.

Tư tưởng triết học của Ngô Thì Nhậm hình thành và phát triển trong thời kỳ đầy biến động của lịch sử Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII. Nó phản ánh nỗi băn khoăn, trăn trở về thời cuộc của một tầng lớp nho sĩ đang loay hoay tìm kiếm một giải pháp, một lối thoát trong sự bất lực của hệ tư tưởng Nho giáo. Nhằm tạo ra cho mình con đường đi phù hợp với thời cuộc, Ngô Thì Nhậm đã tìm lối thoát trong xu hướng “Tam giáo hòa đồng”.*

Nghiên cứu triết học Ngô Thì Nhậm, trước hết phải tìm hiểu những tư tưởng về bản thể. Theo nghĩa gốc (theo tiếng Hán) thì “Bản” là gốc, “Thể” là nguyên chất, chất ban đầu chứa trong vạn vật. Vậy, bản thể là chất ban đầu, là gốc rễ, khởi nguyên, là cội nguồn căn bản nhất của mọi sự vật. Theo tiếng Hy Lạp, bản thể luận là khoa học về tồn tại (tồn tại của thế giới).

Tư tưởng về bản thể luận của Ngô Thì Nhậm vừa chịu ảnh hưởng của tư tưởng Lý học Tống Nho, vừa kế thừa những quan điểm triết học của Thiền phái Trúc Lâm thời Trần. Tuy nhiên, là một nhà nho yêu nước và thức thời, Ngô Thì Nhậm không tiếp thu một cách rập khuôn, mà còn có những nhận thức mới, phù hợp với thời cuộc. Vì vậy, bản thể luận của Ngô Thì Nhậm thể hiện rất rõ xu hướng hòa đồng Nho - Phật - Đạo. * Email: [email protected]

Chu Hy (1130 - 1200) đại biểu xuất sắc nhất của Lý học Tống Nho và cũng là người có ảnh hưởng nhiều nhất đến tư tưởng của các nhà nho Việt Nam đã tổng hợp học thuyết “Thái cực” của Chu Đôn Di, tư tưởng về “lý” và “khí” của Trình Di, để phát triển lên trình độ mới cao hơn. Theo Chu Hy, Thái cực bao hàm “lý” và “khí”, trong đó, lý có trước và khí có sau. “Lý” được coi là Đạo, là hình nhi thượng, là gốc sinh ra vạn vật. Khí là thuộc hình nhi hạ, là khí cụ, là chất liệu để tạo thành sự vật. “Lý” có trong mọi sự vật, sự vật nào thì “lý” ấy và sự tồn tại của “lý” trong sự vật là khách quan, “đạo lý sở dĩ nhiên” [2, tr.556].

Nhìn chung, quan niệm về nguồn gốc thế giới của các nhà Lý học Tống Nho mang tính duy tâm khách quan. Vì vậy, thật dễ hiểu khi quan niệm về bản thể của Ngô Thì Nhậm cũng như của các nhà Nho đương thời không thể vượt ra ngoài các quan điểm về Âm dương, Thái cực, Trời…

Trên cơ sở kế thừa quan điểm của Lý học Tống Nho, Ngô Thì Nhậm đã nhiều lần đề cập đến “Thái cực”, “Âm dương” và Trời. Trong bài Ký đình thuỷ nhất, ông viết: “Số của trời đất bắt đầu từ một hội nguyên; lý của âm dương trước hết ở một khuyên thái cực. Số “một” là nơi hoá công chứa cái “vô tận” và thánh nhân chứa đựng cái không bao giờ cạn kiệt”, (Thiên địa chi số, thuỷ ư nhất nguyên, âm dương chi lý, thuỷ ư nhất khuyên. Nhất giả hoá công sở dĩ tàng vô tận, thánh

Page 151: Tập 91 - 3

Ngô Thị Mây Ước Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 145 - 149

146

nhân sở dĩ sừ bất kiệt) [3, tr.445]. Ngô Thì Nhậm đã tiếp thu quan niệm của Chu Hy về sự thống nhất của thế giới ở Thái cực, ở “số một”. Vì thế, “Gộp muôn số thành một, hợp những cái khác nhau thành xâu, lý số âm dương của trời đất đều ở đó, nên mới có câu: Trời được “một” thì trong, đất được “một” thì yên, thánh nhân được “một” thì thiên hạ trị bình” (Hội vạn vu nhất, hợp thù vu quán, thiên địa âm dương chi lý số tại thị yên. Cố viết thiên đắc nhất nhi thanh, địa đắc nhất nhi ninh, thánh nhân đắc nhất nhi thiên hạ) [3, tr.446]. Có thể thấy, quan niệm của Ngô Thì Nhậm đã không thể vượt qua được lập trường duy tâm khách quan của Lý học Tống Nho.

Mặc dù, là một nhà Nho, nhưng do thời thế nên Ngô Thì Nhậm lại có khuynh hướng Phật giáo. Bởi vậy, quan niệm về bản thể của ông ít nhiều chịu ảnh hưởng của Thiền Tông Việt Nam. Theo Trần Thái Tông (1218 - 1277) thì “bản thể, khởi nguyên, cội nguồn của vũ trụ, vạn vật chính là Không. “Không” chính là “hư” và ngược lại “hư” cũng chính là “Không”. Trong tác phẩm Khóa hư lục, Trần Thái Tông đã khẳng định: “Nguyên lai, tứ đại vốn là không, ngũ uẩn cũng chẳng có. Từ không khởi ra hư vọng, từ hư vọng thành ra sắc tướng mà sắc tướng là từ cái chân không” [7, tr.34]. Ở Trần Thái Tông, bản thể còn là Phật tính, Chân tâm, cũng được gọi là Chân như, tức cái tính chân thực, chưa hề biến cải, chẳng sinh chẳng diệt, từ mầm thiện, mầm giác ngộ trong mỗi con người. Ta cũng bắt gặp quan niệm về bản thể Không trong tư tưởng của Tuệ Trung Thượng Sĩ (1230 - 1291), nhà Thiền học xuất sắc của thời Trần. Tuệ Trung viết:

“Bản thể tròn đầy mãi mãi là điều tự nhiên”

(Bản thể như như chỉ tự nhiên) [1, tr.253].

Theo Tuệ Trung, bản thể “như như” nghĩa là bản thể lúc nào cũng như thế, là như nhiên, tự nhiên, không cần phải ngược xuôi tìm ở đâu cả. Bản thể muôn đời cứ như thế, không tăng không giảm, không thêm không bớt, không mất không được, nên ông mới nói:

“Bản thể của nó cứ như thế và không tịch”

(Bản thể như như tự không tịch) [1, tr.272]. Chỗ khác Tuệ Trung lại viết:

“Phiền não và bồ đề vốn chẳng phải là hai,

Chân như và vọng niệm hết thảy đều là không”

(Phiền não bồ đề nguyên bất nhị,

Chân như vọng niệm tổng giai không)

Phiền não, Bồ đề hay chân như, vọng niệm đều chung một tính Không, cũng như mọi sự vật trong thế giới đều quy về Không [1, tr.248-249].

Ngô Thì Nhậm đã kế thừa quan niệm coi bản thể của thế giới là Không từ Trần Thái Tông và Tuệ Trung. Trong tác phẩm Trúc lâm tông chỉ nguyên thanh, Ngô Thì Nhậm trình bày quan điểm thiền của mình bằng 24 thanh. Những quan điểm này (24 thanh) được coi là những nguyên lý đầu tiên, nguyên thủy, phát ra từ Đạo lớn, lưu hành, phát tán khắp nơi. Theo Ngô Thì Nhậm thì Thanh là giáo lý của con người, cũng tương ứng 24 khí của trời đất. Thanh Không là thanh đầu tiên của 24 thanh âm, được coi là bản thể của thế giới. Mọi thứ đi ra từ cái Không và cũng trở về với cái Không.

Trong Ẩn thanh (Thanh ẩn), Hoà thượng Hải Âu đã giải thích cho quan điểm của Ngô Thì Nhậm như sau: “Xuân đến thì hoa nở, thu về thì hoa rụng, đó là sự sinh ra và mất đi của vật. Suy cho cùng, thì đều đi đến chỗ không có cái gì” (Xuân đáo hoa khai, thu đáo hoa lạc, vật chi sinh diệt dã. Cực cầu chi, tổng quy ư vô hà hữu chi hương) [5, tr.159]. Nhìn từ góc độ Phật học, Không là thể tính của vạn vật, bất sinh bất diệt, không từ đâu tới, cũng không đi về đâu, không thể diễn đạt được bằng ngôn ngữ. Sự vật trong thế giới hiện tượng đều tuân theo luật vô thường nên không phải là thật. Mọi sự vật dù lớn hay nhỏ đều do nhân duyên hòa hợp mà thành, nên nó không có thực thể, không có tự tính, không thể tồn tại tự bản thân chúng. Do đó “không có cái gì” không phải là trống không. Ngô Thì Nhậm đã kế thừa tính Không của Phật giáo cũng như của Thiền tông Việt Nam.

Ngô Thì Nhậm không những đã tiếp thu tư tưởng tính Không của Thiền tông mà còn có bước phát triển mới. Với chủ trương “khu dĩ

Page 152: Tập 91 - 3

Ngô Thị Mây Ước Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 145 - 149

147

Thích nhập Nho”, Ngô Thì Nhậm cho rằng, Không không chỉ là thể tính của vạn vật mà còn là Thái cực. Vạn vật của vũ trụ suy đến cùng đều sinh ra từ Thái cực.

Ngô Thì Nhậm còn chịu ảnh hưởng quan niệm về “Đạo” của Lão Tử. Tiếp thu tư tưởng về Đạo rộng lớn, bao la mà cũng rất nhỏ bé, ẩn vi,... Ngô Thì Nhậm cho rằng: “Thái cực tức là Đạo, tinh thần và hình thể của Thái cực là những cái rộng lớn và ẩn vi của Đạo” (Thái cực giả đạo dã, tính tình hình thể giả, Đạo chi ẩn chất dã) [3, tr.834]. Đạo cũng là những cái thể hiện ngay trong bản thân mỗi sự vật, là nguồn gốc của vạn vật trong thế giới. Trong Lời tựa của Đại Chân Viên Giác Thanh viết: “Cái lớn lao của Đạo, xuất phát từ trời, rồi lưu hành vũ trụ, thể hiện ra ở vạn vật. Tuy cái thể thì như nhau nhưng cái dụng thì khác, cũng như cùng một gốc mà vạn cành riêng biệt. Đường đi của nó dường như khác nẻo, nhưng thâu tóm lại đến tận gốc, tới chỗ cực kỳ tinh vi thiết yếu, thì vẫn không vượt ra khỏi cái lý lẽ ấy” (Đạo chi đại thiên xuất ư thiên, lưu hành ư vũ trụ, kiến ư vạn vật. Đồng thể dị dụng, nhất thể vạn thù. Kỳ đồ triệt nhược tương kỳ, nhi thống tông hội nguyên, đáo tinh thiết cực chi xứ, tổng bất việt giá cả đạo lý) [5, tr.37]. Vì thế, Đạo rất gần gũi và chỉ có duy nhất Đạo. Ngô Thì Nhậm viết:

“Đạo rộng hay kín chỉ có một, kể chi Phật hay Tiên, “nói hay lặng, hành hay tàng” không bị che lấp, đó là Đạo” (Đạo phí ẩn nhất như, vô luận vi Thích vi Tiên, ná ngữ mặc hành tàng, bất truất xứ thị Đạo) [4, tr.505].

Bên cạnh việc quan niệm coi Thái cực, Âm dương, Chân như, Đạo là nguồn gốc của vũ trụ, Ngô Thì Nhậm cũng bàn đến hoá công, trời. Ông cho rằng, bản thể của vũ trụ còn là hoá công, chính hoá công đã làm cho vũ trụ có hình hài tương đối hoàn chỉnh như hiện nay. Ông nói:

“Sự sắp đặt phần nhiều do hoá công

Trái đất xưa nay là cái bè hỗn độn”

(Ai bài tối thị hoá công đa

Đại khối do lai hỗn độn xà) [4, tr.57]

Thế giới còn khởi nguồn từ trời, nhờ có trời mà vạn vật được sinh sôi, nảy nở và có trật tự:

“Bốn biển vòng quanh khắp đất, lai láng mênh mông, nhưng khởi nguồn từ trời” (T ứ hải cắng địa, uông dương bành bái, nhi nguyên vu thiên) [3, tr.771]. Trời quy định vạn vật, thế sự và cả việc hưng vong của xã hội trong mỗi giai đoạn lịch sử: “Thế sự đổi thay… do lòng trời sắp đặt, chứ sức người thì làm sao có thể làm nổi” (Sự thế suy vi… thử nãi thiên tâm vị hối quá, phi nhân lực phi năng sở năng cập dã) [3, tr.728]. Đồng thời, “vi ệc hưng vong, dài ngắn hay kỳ hạn, thời vận, quả thực là do trời định cả, không phải do sức người có thể làm được” (Nhiên nhi phế hưng tu đoản, kỳ vận thực thiên sở thụ, phi phù nhân chi sở năng vi dã) [4, tr.632].

Như vậy, quan điểm về bản thể của Ngô Thì Nhậm vừa chịu ảnh hưởng của Lý học Tống Nho, vừa chịu ảnh hưởng của quan điểm bản thể Không của Thiền tông. Ngoài ra, Ngô Thì Nhậm còn thể hiện quan điểm dung hoà Tam giáo. Ngô Thì Nhậm đã lấy cái Không là khởi nguyên, là điểm xuất phát, Không còn là Thái cực, từ đó xuất hiện trời đất và trời đất vận hành sinh ra bốn mùa, tạo nên một quy luật khách quan vốn có của vũ trụ. Ông đề cao vai trò của Đạo, sự lưu hành của Đạo trong trời đất, nhờ có Đạo mà vạn vật mới vận hành và phát tán được. Ngô Thì Nhậm không chỉ là người đầu tiên hướng đến sự dung hoà Tam giáo mà còn tạo điểm khác biệt. Không giống với các bậc tiền bối dung thông Tam giáo trên cơ sở Phật giáo, sự dung thông Tam giáo của Ngô Thì Nhậm trên cơ sở Nho giáo. Vì vậy, những kiến giải độc đáo trên tinh thần hoà đồng Tam giáo của ông giúp cho Thiền Tông Việt Nam có bước phát triển mới.

Ngô Thì Nhậm không chỉ giải thích nguyên nhân sự xuất hiện của thế giới mà còn hướng đến sự quan sát thế giới xung quanh để lý giải sự tồn tại của thế giới. Ở điểm này, Ngô Thì Nhậm cũng giống như nhiều nhà triết học phương Đông khác, đều có thế giới quan triết học tự nhiên và ít nhiều mang tính tự phát. Theo Ngô Thì Nhậm, sự tồn tại của thế giới là vô cùng vô tận, vô bờ vô bến và sự tồn tại của con người trong thế giới giống như một hạt nhân nhỏ bé. Ông viết: “V ũ trụ thái hoà, vô bờ vô bến”

Page 153: Tập 91 - 3

Ngô Thị Mây Ước Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 145 - 149

148

(Thái hoà vũ trụ vô cương giới) [3, tr.188].

Ở chỗ khác, Ngô Thì Nhậm lại viết:

“Trời đất là vô cùng, [sinh mệnh người ta] như hạt gạo trong kho” (Càn khôn vô cùng mễ tại thương) [3, tr.185].

Trong thế giới vô cùng tận đó, mọi sự vật, hiện tượng luôn tồn tại trong trạng thái vừa thống nhất, vừa đa dạng. Điều này được thể hiện khá rõ trong bài Ký đình tự mục, khi Ngô Thì Nhậm mượn hình ảnh cái đình để chỉ sự phong phú, đa dạng của các sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới được hợp nhất trong đình: “Trời nhờ đình để sinh muôn vật, đất dùng đình để nuôi muôn loài, người lấy đình để cùng nhau tụ họp, mà muôn loài muôn vật thì đều là khách. Cho nên, nơi người ta cùng nhau tụ họp gọi là đình… Có thể nói, trời đất là một toà nhà, mặt trời mặt trăng là đèn đuốc, núi sông là chái thềm. Người và vật đều là đồ dùng trong toà nhà; cỏ cây là những vật mà đèn đuốc soi tới, phong cảnh là những vật trong chái thềm. Những thứ đó đâu phải chỉ có đình này có? Cũng đâu phải đợi ta nói tới” (Thiên dĩ đình dục vạn vật, địa dĩ đình súc vạn loại, nhân dĩ đình tương tụ, nhi vạn vật vạn loại vi chi tân. Cố ngô nhân ư tương tụ chi xứ hữu đình… Thiên địa nhất ốc lư dã, nhật nguyệt nhất đăng chúc dã, sơn xuyên nhất thiềm lưu dã, dân vật nhất ốc lư chi cụ dã, thảo thụ nhất đăng chúc chi khí dã, phong cảnh nhất thiềm lưu chi cụ dã. Hà chỉ vu thử đình, diệc hà đãi hồ ngô chi vân vân) [3, tr.445-447].

Có thể thấy, quan niệm về thế giới của được Ngô Thì Nhậm rất gần với quan điểm biện chứng của triết học Mác: tính thống nhất chân chính của thế giới là ở tính vật chất của nó và sự tồn tại của sự vật luôn vận động không ngừng.

Tuy nhiên, quan điểm của Ngô Thì Nhậm lại không nhất quán. Theo ông, các sự vật, hiện tượng lại bị chi phối bởi một cái cao nhất, cái khởi nguyên là Đạo. Ông nói: “Nhất là tinh nhất, không tạp, là hợp tất cả muôn việc trong thiên hạ lại làm một… Đạo ở trong khoảng trời đất, tản ra thì có hàng vạn khía cạnh khác nhau, nhưng thâu tóm lại thì không có hai khía” (Nhất giả tinh nhất bất tạp, hợp thiên hạ

vạn sự nhi bất chi… Đạo tại thiên địa gian, tán chi tắc hữu vạn thù, thống chi tắc vô nhị trí) [5, tr.271-272].

Xuất phát từ sự quan sát các sự vật, hiện tượng xung quanh, đôi khi chúng ta thấy Ngô Thì Nhậm nhìn sự tồn tại của thế giới theo hệ thống của ba ngôi: Trời - Đất - Người. Trong bài Viết cho em thứ hai là Học Tốn, có đoạn viết: “V ăn chương của Thái cực phát lộ ra ở phía trên là mặt trời, trăng sao, ở giữa là kinh truyện của Thánh hiền, ở dưới là núi non, sông bể” (Thái cực văn chương, thượng chứ vi nhật nguyệt tinh thần, trung phát vi thánh hiền kinh truyện, hạ biện vi xuyên nhạc hà hải) [3, tr.837].

Trong bài Phú ánh trăng ngỡ là ánh tuyết, ông viết:

“Ta đi một mình lòng ta mới hiểu sao: bầu vũ trụ còn lẫn lộn chưa phân biệt rõ.

Ở dưới đâu là sông là núi, ở trên đâu là trăng là sao?

Ở khoảng giữa lấy dáng gì là vật, lấy hình gì là người?

Lại làm gì có trên, có dưới, có khoảng giữa, khiến cho sự vật theo từng loại mà tụ, mà phân”

(Hành độc hội ư dư tâm hề, vũ trụ hồng hoang chi vị phân,

Hạ thuỳ vi xuyên nhạc hề, thượng thuỳ vi tinh thần,

Trung dĩ hà trạng vi vật hề, dĩ hà hình vi nhân,

Hựu hà vi hồ thượng trung hạ hề, sử các loại tụ nhi quần phân) [3, tr.396].

Cũng có lúc, Ngô Thì Nhậm lại hình dung sự tồn tại của thế giới theo “ lục hợp” tức là Trời - Đất - Người và bốn phương hoà hợp. Tư tưởng trên của ông không vượt ra khỏi triết học tự nhiên, nhưng không thấy có trong triết học Tống Nho mà có trong tư tưởng của Hàn Dũ đời Đường. Theo Hàn Dũ, vũ trụ, vạn vật gồm có ba lĩnh vực được chia thành ba cõi nhưng có quan hệ mật thiết với nhau, trời ở trên, đất ở dưới và người ở giữa: “Hình ra ở trên, nhật, nguyệt, tinh, thần, đều là trời; hình ra ở dưới, thảo, mộc, sơn, xuyên, đều là đất; sống ở khoảng giữa trời đất thì di dịch, cầm thú đều là người” [2, tr.485].

Page 154: Tập 91 - 3

Ngô Thị Mây Ước Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 145 - 149

149

Trên bình diện tư tưởng, những triết lý của Ngô Thì Nhậm về bản thể đã thể hiện rõ sự linh hoạt và sáng tạo trong cách kế thừa, chọn lọc những tinh hoa của nhân loại. Ông không bê nguyên hệ thống các phạm trù, khái niệm của Nho, Phật, Đạo mà chỉ sử dụng các phạm trù đó như một phương tiện để giải thích cho tư tưởng và hành động của mình.

Sau khi vương triều Tây Sơn suy vi, Ngô Thì Nhậm vừa mất Người - Tri - Kỷ, vừa mất niềm tin tuyệt đối vào đạo Nho. Đây là giai đoạn ông đem toàn bộ tâm huyết của mình nghiên cứu về Phật giáo, đặc biệt là Thiền phái Trúc Lâm. Từ một nhà nho nhiệt tín, một nhà chính trị nhiệt tín, ông trở thành đệ tứ tổ của Thiền tông Việt Nam khi “Phong khí nhà Thiền có vẻ vắng lặng. Cái tuệ giác ở năm trăm năm về trước nhờ có Tân thanh của Ngô Thì Nhậm mới lại được phát huy” [6, tr.210].

Kế thừa phạm trù “Thái cực”, “Âm Dương”, “Trời” của Lý học Tống Nho, phạm trù “Không”, “Chân như” của Phật giáo và phạm

trù “Đạo” của Lão Tử, Ngô Thì Nhậm đã xây dựng nên những quan điểm triết học mang khuynh hướng mới trên tinh thần “Tam giáo hòa đồng”, mặc dù, tính biện chứng còn thô sơ, chất phác.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Huệ Chi (1988), Thơ văn Lý - Trần, tập 2, quyển Thượng, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội. [2] Doãn Chính (1997), Đại cương triết học Trung Quốc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [3] Lâm Giang (2003), Ngô Thì Nhậm toàn tập, tập 1, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. [4] Lâm Giang (2003), Ngô Thì Nhậm toàn tập, tập 2, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. [5] Lâm Giang (2003), Ngô Thì Nhậm toàn tập, tập 5, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. [6] Nguyễn Hùng Hậu (1997), Lược khảo tư tưởng thiền Trúc Lâm Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. [7] Trần Lê Sáng (2000), Tổng tập văn học Việt Nam, tập 2, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

SUMMARY THE ONTOLOGY IN THE PHILOSOPHICAL THOUGHT OF NGO TH I NHAM

Ngo Thi May Uoc* College of Agriculture and Forestry - TNU

NgoThi Nham was a prominent historical figure of Viet Nam in the eighteenth century. Like many other contemporary confucians, Ngo Thi Nham was interested in some of the political issues of the society, and he considered those his basic thought and treatment. Within the article, the author wants to specify the concept of Ngo Thi Nham about the ontology, an old problem in the history of philosophy, which was acknowledged as the “balance of three religions”. The thought was clearly about the concept of Ly and Tong confucian and Truc Lam Tam To. Ngo Thi Nham regarded the nature of the world as Tai Chi, Yin and Yang, Religion and Nothing. In addition, Ngo Thi Nham supposed that the existence of the world was infinite, timeless and unified in diversity. Although he did not pass beyond the objective idealist stance of “Ly hoc Tong Nho”, he had launched a new perspective on the three religions based on the Confucian stance. Key words: Ngo Thi Nham, thought Vietnam, XVIII century, ontology, philosophical.

* Email: [email protected]

Page 155: Tập 91 - 3

Ngô Thị Mây Ước Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 145 - 149

150

Page 156: Tập 91 - 3

Tô Vũ Thành Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 151 - 155

151

NGUỒN GỐC SỰ HÌNH THÁI VÀ PHÁT TRI ỂN HÌNH THÁI CH Ữ VIẾT CỦA CÁC CON SỐ TRONG VĂN TỰ HÁN

Tô Vũ Thành*

Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên TÓM TẮT

Hình thái chữ viết của con số trong văn tự Hán hình thành từ rất sớm. Mặc dù đã trải qua mấy nghìn năm lịch sử, nhưng một số hình thái chữ viết của con số vẫn còn được bảo lưu tương đối hoàn chỉnh, những hình thái của các con số khác trong các giai đoạn phát triển đã có những biến thể khác nhau nhưng vẫn có những liên quan và nét tương đồng nhất định. Vì vậy, tìm hiểu nguồn gốc và sự hình thành hình thái chữ viết của các con số trong văn tự Hán cũng như sự biến đổi về hình thể của chúng phần nào cũng giúp chúng ta có thêm một góc nhìn về hệ thống văn tự lâu đời nhất thế giới này. Từ khóa: Hình thái, chữ viết, con số, Văn tự Hán,ký hiệu

Khi bàn luận đến sự hình thành ký hiệu của các con số, chúng ta cần phải quay ngược trở lại quá trình hình thành chữ viết để tìm hiểu nguồn gốc của chúng. Vì sự xuất hiện hình thái chữ viết của con số là một phần quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của văn tự. Như chúng ta đều biết, văn tự là ký tự dùng để ghi chép ngôn ngữ, mà trong số những văn tự được phát hiện sớm nhất từ thời nguyên thủy thì phần lớn đều là những ký hiệu hoặc là hình vẽ. Những hình vẽ và ký hiệu khi đó thực tế vẫn chưa phải là một hệ thống văn tự hoàn chỉnh, nhưng chính trong ký hiệu nguyên thủy mà các nhà khảo cổ và văn tự học tìm thấy thì cũng đã xuất hiện các kiểu ký hiệu dùng để ghi chép con số.*

Con số trong tiếng Hán xuất hiện từ rất sớm. Có thể nói, cho đến nay, đây là hệ thống con số được lưu giữ hoàn chỉnh nhất. Về nguồn gốc cách viết con số trong tiếng Hán, đã có nhiều học giả nghiên cứu và mỗi người đều có quan điểm riêng, song chung qui lại có 3 quan điểm như sau: Quan điểm thứ nhất cho rằng: chữ số là mô phỏng từ hình các ngón tay. Quách Mạt Nhược viết trong cuốn “Nghiên cứu Văn tự giáp cốt” rằng: “Con số hình thành từ tay, cổ văn dùng一二三一 để miêu tả 1,2,3,4, đó chính là hình dáng của các ngón tay. Một ngón tay cái là 1, ngón cái thêm ngón trỏ là 2,cộng với ngón giữa nữa là 3, cộng tiếp ngón đeo nhẫn là 4, một nắm tay là 5, ngón cái thêm ngón út biểu thị 6, cả bàn tay xòe ra nghĩa là 10”[1].

* Tel: 0914 806123, Email: [email protected]

Nhà nghiên cứu Đường Lan cũng cho rằng, con số được bắt nguồn từ ngón tay, nhưng cách giải thích của ông thì không giống Quách Mạt Như 一二三ợc: “ ”là 1,2,3,4, tức

ngón thứ nhất đến ngón thứ 4, số 5 thì là ,6

là ,7 có hình十十十十,8 lại là八八八八,,,,đều là hình các ngón tay giao nhau. 5 và 7 là một nhóm, 2 ngón tay giao nhau, 6 và 8 là 1 nhóm, 6 thì 2 đầu ngón tay chạm vào nhau, còn 8 thì tách ra, 9

thì có hình ‘ ’ giống như cánh tay, 10 chỉ là ‘丨’ như hình 1 ngón tay” [2].

Con số trong văn tự Hán được hình thành từ những hoạt động ghi chép số ban đầu của dân tộc Hán, trong đó dùng ngón tay là một cách trực tiếp, đơn giản và thông dụng nhất. Do đó, những suy luận của Quách Mạt Nhược và Đường Lan là có lí, đồng thời cũng có ảnh hưởng rất lớn đến việc nghiên cứu về nguồn gốc sự hình thành cách viết các con số. Rất nhiều học giả đồng ý với quan điểm này và lấy đây làm căn cứ giải thích. Điều này cũng cho chúng ta liên tưởng đến cách biểu đạt các con số bằng tay hiện nay của người Trung Quốc:

Từ 1 đến 5 khá đơn giản, chỉ xòe lần lượt các ngón tay ra theo số lượng là biểu thị được.

Page 157: Tập 91 - 3

Tô Vũ Thành Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 151 - 155

152

6: ngón cái và ngón út xòe ra, các ngón kia nắm lại.

7: ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa chụm lại, các ngón khác nắm lại trong lòng bàn tay

8: ngón cái và ngón trỏ xòe ra thành 1 góc vuông, tạo thành hình chữ L

9: ngón trỏ cong lại như móc câu, các ngón khác nắm lại.

10: nắm cả bàn tay lại

Trên thực tế, dùng ngón tay biểu thị con số là cách thường gặp. Ngoài cách thường thấy trên đây, mọi người còn hay dùng cách khác, như lấy hai ngón trỏ đặt vuông góc với nhau hoặc xòe cả hay bàn tay ra đều là 10. Tuy nhiên, chỉ căn cứ vào những điều trên mà cho rằng cách viết các con số hình thành từ ngón tay thì e là chưa đủ sức thuyết phục. Cách giải thích của hai nhà khoa học trên là có cơ sở, nhưng phân tích từ góc độ khoa học, thì vẫn chưa đủ căn cứ. Bởi vì, trong các hình vẽ và kí hiệu đã phát hiện được của kim văn và giáp cốt, thì không có tài liệu và hình vẽ nào nói về vấn đề này, mà đây chỉ là suy luận mà thôi. Hơn nữa, nếu căn cứ vào suy luận trên rồi mô phỏng theo các động tác đó thì thấy khá phức tạp và không thuận tay. Còn nữa, tư duy của người thời nguyên thủy còn nhiều hạn chế. Do đó, có một số học giả cũng không nhất trí với quan điểm trên. Trong cuốn “tư duy văn hóa chữ Hán” của mình, tác giả Diêu Cam Minh cho rằng, quan điểm mà hai nhà khoa học trên đây đưa ra “chỉ là giả thuyết, còn thực tế có phù hợp với tư duy của người cổ xưa không thì rất khó nói”[3]

Quan điểm thứ hai cho rằng, ngoài ngón tay ra, người xưa còn dùng rất nhiều vật khác để ghi con số, điển hình cho quan điểm này là Hà Cửu Doanh, Hồ Song Bảo, Trương Mãnh với cuốn “Tổng quan về văn hóa chữ Hán của Trung Quốc”. Họ cho rằng, khả năng ghi con số của ngón chân ngón tay là rất hạn chế, và cũng không phải là cách duy nhất của người xưa. Do đó, ghi lại con số không nhất thiết chỉ có bằng hình các ngón tay”[4]. Các học giả này còn chỉ ra rằng, người cổ xưa còn dùng nhiều công cụ khác để ghi con số, như vỏ sò, đá, dây thừng, tre trúc… các công cụ này

cũng có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành cách viết các con số. Vương Triều Trung, Vương Văn Học trong cuốn “Từ điển diễn chú hình nghĩa Hán tự thường dùng” cũng cho rằng, hình dáng của chữ Hán với việc thắt nút dây để biểu thị con số có quan hệ với nhau.

Quan điểm thứ ba cho rằng, cách viết của số từ trong giai đoạn ban đầu là dùng các hình vẽ trừu tượng hoặc gấp khúc, chứ không chỉ có ngón tay, thắt dây hoặc tre gỗ, mà là những kí hiệu biểu ý. Quan điểm này là do nhà cổ văn tự học Cừu Tịch Khuê đưa ra, ông cho rằng: “Trong giai đoạn văn tự được thể hiện dưới các hình vẽ đã có một số từ có thể dùng hình vẽ trừu tượng để biểu thị. Ví dụ như: những con số nhỏ, có thể kế thừa cách dùng các vạch, các chấm để biểu thị. Điển hình là ‘一、 二、 三、’ ‘ ’ ‘ ’ ‘ ’, (1,2,3,4) trong chữ

hán cổ”[5]. Ngoài ra, ông còn cho rằng, “

”( ) 、năm “ ”( ) 、 十 (sáu “ ” b ) 、 八ảy “ ” (tám) trong giáp cốt văn là tiền thân của con số, và cũng rất có khả năng là kí hiệu ghi lại con số của thời tiền sử.

Có thể thấy, các quan điểm trên đây đều có những cơ sở nhất định. Song, chúng tôi thiên về quan điểm của tác giả Cừu Tích Khuê, tức hình thái chữ viết của các chữ Hán biểu thị con số bắt nguồn từ các kí hiệu biểu ý, rồi phát triển dần thành kí hiệu của văn tự. Bởi vì, trong xã hội nguyên thủy, con người đã biết dùng rất nhiều các hình vẽ để miêu tả và chỉ sự việc, nên kí hiệu ghi số rất có thể phù hợp với việc biểu thị con số. Hơn nữa, từ những kí hiệu biểu thị con số trong tiếng Hán c ( 一 、 二、 三ổ “ ” “ ” “ ” 、 “ ”) ,cũng có thể nhận ra một kiểu nguyên tắc cấu tạo số học, vì như trên đã dẫn, người Maya và Babylon cổ dùng kí hiệu và mũi tên cũng tương tự như cách này. Quá trình hình thành và phát triển của Văn tự Hán có thể chia làm hai giai đoạn lớn, giai đoạn Văn tự Cổ đại và giai đoạn Lệ thư, Khải thư. Giai đoạn đầu khởi nguồn từ đời nhà Thương, kết thúc vào đời nhà Tần (Cuối thế kỷ thứ III trước Công Nguyên). Giai đoạn thứ hai bắt đầu từ đời nhà Hán cho đến nay. Giai đoạn đầu của quá trình hình thành văn tự đã xuất hiện một số hình thái chữ viết của con số, nhưng Văn tự Hán đã trải

Page 158: Tập 91 - 3

Tô Vũ Thành Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 151 - 155

153

qua mấy ngàn năm lịch sử, vì vậy hình thái chữ viết cũng có rất nhiều những thay đổi. Chúng ta cùng nhìn lại và khảo sát sự thay đổi và biến hóa của hình thái chữ viết các con số từ 1 (một) đến 10 (mười) trong hệ thống Văn tự Hán.

Sự thay đổi và biến hóa của hình thái chữ viết con số một “一” trong Văn tự Hán:

Giáp cốt văn Kim Văn Tiểu triện Khải thư

Sự thay đổi và biến hóa của hình thái chữ viết con số hai “二” trong Văn tự Hán:

Giáp cốt văn Kim Văn Tiểu triện Khải thư

Sự thay đổi và biến hóa của hình thái chữ viết con số ba “三” trong Văn tự Hán:

Giáp cốt văn Kim Văn Tiểu triện Khải thư

Sự thay đổi và biến hóa của hình thái chữ viết con số bốn “四” trong Văn tự Hán:

Giáp cốt văn Kim Văn Tiểu triện Khải thư

Sự thay đổi và biến hóa của hình thái chữ viết con số năm “五” trong Văn tự Hán:

Giáp cốt văn Kim Văn Tiểu triện Khải thư

Sự thay đổi và biến hóa của hình thái chữ viết con số sáu “六” trong Văn tự Hán:

Giáp cốt văn Kim Văn Tiểu triện Khải thư

Sự thay đổi và biến hóa của hình thái chữ viết con số bảy “七” trong Văn tự Hán:

Giáp cốt văn Kim Văn Tiểu triện Khải thư

Sự thay đổi và biến hóa của hình thái chữ viết con số tám “八” trong Văn tự Hán:

Giáp cốt văn Kim Văn Tiểu triện Khải thư

Sự thay đổi và biến hóa của hình thái chữ viết con số chín “何” trong Văn tự Hán:

Giáp cốt văn Kim Văn Tiểu triện Khải thư

Sự thay đổi và biến hóa của hình thái chữ viết con số mười “十” trong Văn tự Hán:

Giáp cốt văn Kim Văn Tiểu triện Khải thư

Từ quá trình biến đổi của từng con số được thể hiện trên đây, chúng ta có thể thấy được hình thái chữ viết của mười con số trong tiếng Hán từ Giáp cốt văn đến nay có không ít những vấn đề cần thảo luận sâu hơn nữa. Tuy nhiên, trong số đó thì hình thái của ba con số 1 (một), 2 (hai), 3 (ba) là gần như không thay đổi, đây cũng là một đặc điểm hết sức thú vị trong Văn tự Hán nói chung và hình thái chữ viết của con số nói riêng.

Hình thái của các con số 1, 2, 3 tuy rất đơn giản nhưng thể hiện sự sáng tạo và tính khoa học rất cao của người cổ đại Trung Quốc. Bởi vì, trải qua hàng nghìn năm lịch sử nhưng hình thái của chúng vẫn không hề thay đổi. Trong quá trình phát triển của nhân loại, qui luật đào thải là một hiện tượng hết sức phổ biến, từ xã hội nguyên thủy đến xã hội hiện nay, để phát triển, loài người đã sáng tạo ra không biết bao nhiêu sản phẩm, nhưng không phải tất cả đều tồn tại đến bây giờ. Những sản phẩm không tốt, không có tính khoa học, không được loài người chấp nhận đều bị đào thải, để cho những thứ tốt hơn, phù hợp hơn thay thế chúng. Con số trong Văn tự Hán cũng không nằm ngoài qui luật đó, vì vậy sự ổn định trong hình thái chữ viết của ba con số này đã chứng minh hình thái của chúng không phải là vô tình phát hiện hay ngẫu nhiên sinh ra mà nó thực sự được sáng tạo bởi trí tuệ con người, đồng thời thể hiện sự kết hợp hoàn mỹ giữa khoa học và tư tưởng triết học phương đông.

Page 159: Tập 91 - 3

Tô Vũ Thành Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 151 - 155

154

Bên cạnh tính ổn định rất cao của Văn tự Hán, mà thông qua sự thay đổi hình thái chữ viết của những con số còn lại, chúng ta còn thấy được sự kế thừa trong hình thái chữ viết của chúng qua từng giai đoạn. Đây cũng là một nhân tố rất quan trọng việc phát triển, duy trì và tồn tại cho đến tận bây giờ của các con số trong Văn tự Hán. Hình thái chữ viết của con số 4 (bốn) trên giáp cốt văn là bốn nét chồng lên nhau “ ”, có lẽ là cùng một hệ với ba con số một, hai, ba “一、二、三”. Nhưng đến giai đoạn Kim văn (văn tự khắc trên đồng) thì viết thành “ ”,các hình thái xuất hiện về sau cũng gần giống như chữ viết trên Kim văn. Hứa Thận - Nhà văn tự học nổi tiếng đời nhà Hán, cho rằng ‘四’ là hình chia làm bốn. Và thực tế lúc đầu là chữ “呬”, giống như cái miệng đang mở ra để hít thở. Thực tế, hình thể của con số bốn từ giáp cốt văn “ ” đến Kim văn biến thành “ ” là một sự khác biệt quá lớn về hình thái, sự thay đổi này đến nay vẫn còn là một ẩn số chưa có lời giải. Về sau người ta phán đoán rằng, có khả năng đến đời Thương Chu (tức thời đại đồ đồng), khi đó người ta không tìm thấy được hình thái chữ viết của con số bốn trên giáp cốt văn nên phải tìm chữ khác để thay thế.

Con số 5 (năm) trên giáp cốt văn là hai nét

đan chéo với nhau như dấu X “ ”. So với hình thái chữ viết bây giờ thì có sự khác biệt rất lớn, nhưng nếu quan sát kỹ hình thái chữ viết của con số 5 qua từng giai đoạn, thì chúng ta lại thấy nó có nhiều sự liên quan và tương đồng với nhau. Đường Lan cho rằng, số 5 là dùng hai ngón tay đan chéo vào với nhau, còn tác giả Trương Khiêm Quyền lại suy luận hình thái chữ viết của con số 5 giống như các đường chỉ tay giao nhau trong lòng bàn tay. Nhưng theo quan điểm của nhà văn tự học Vu Tỉnh Ngô, thì từ số năm đến số chín không phải là chữ tượng hình, bởi từ số năm trở đi các nét bắt đầu nhiều, nên không thể dùng cách thêm nét để biểu thị nữa mà chỉ có thể dùng hai nét giao chéo với nhau. Vì vậy, tác giả cho rằng con số năm, sáu, bảy,

tám, chín “ ”、 “ ”、 十、“ ” “ ” đều là các chữ phi tượng hình, do hai nét giao nhau kết hợp dùng để chỉ sự.

Sau con số 5 trở đi thì hình thái chữ viết của số 8 là thay đổi ít nhất, từ Giáp cốt văn đến Kim văn, Tiểu triện và Khải thư đều do hai nét hợp thành. Còn hình thái của số 6 thì rất khó để có thể tìm ra những lời giải thích hợp lý, có một số tác giả Trung Quốc cho rằng, hình thái ở mỗi giai đoạn là mượn từ các chữ viết khác nhau.

Riêng hình thái chữ viết của số 7, số 9 và số 10 được thể hiện qua các giai đoạn phát triển thì chúng ta thấy rõ được sự liên quan với nhau, và thể hiện tính kế thừa hết sức rõ rệt. Số 7 trên giáp cốt văn “十” l ại viết giống như số mười đang dùng bây giờ “十”, còn số mười lúc đầu lại được viết như một nét sổ “丨”, và Vu Tỉnh Ngô đã cho rằng, hình thái chữ viết của số 10 đồng nhất với số một, nhưng sợ nhầm lẫn nên viết đứng thẳng lên. Có lẽ, cách lý giải này cũng phần nào có lý.

Mặc dù hình thái chữ viết của các con số trong Văn tự Hán đã trải qua mấy nghìn năm lịch sử, nhưng một số hình thái chữ viết vẫn còn được bảo lưu tương đối hoàn chỉnh, còn lại những hình thái của các con số khác trong các giai đoạn phát triển khác nhau vẫn có những liên quan và nét tương đồng nhất định. Mặc dù, cho đến nay các nhà văn tự học vẫn chưa thể giải thích hết được những sự thay đổi của chúng, song qua đó chúng ta càng hiểu thêm được trí tuệ và sức sáng tạo đặc biệt của người Trung Quốc.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. 引引引引引《 甲甲甲甲甲甲》 中《 五十释 》 一甲。 [2]. 唐兰《 古甲甲文导导》 , 社齐齐齐 , 年,1981 409-410页 [3].姚姚铭,《 甲甲字字汉 汉》 ,北北: 首首 首首文首首社师, , 页2008 162 [4].何何何、胡胡胡、 猛张 《 中中 甲甲字首汉 汉》 北北: 北北首文首首社, , 页。1995 212 [5].裘 裘锡 《 甲甲文文文》 北北: 商 商务 齐务, , 页2007 3 [6]. 于于于《 甲甲甲甲 甲诂 》 ,中 中华齐 , 年。1996 [7]. 于于于《 甲甲甲甲 甲释 》 ,中 中华齐 , 年。2009 [9]. 引引引《 甲甲甲甲甲甲》 , 科文首首社1982年

Page 160: Tập 91 - 3

Tô Vũ Thành Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 151 - 155

155

SUMMARY THE ROOT OF FORMATION AND DEVELOPMENT OF THE MORPHO LOGY OF FIGURES IN CHINESE SCRIPT

To Vu Thanh* Faculty of Foreign Languages - TNU

The morphology of figures in Chinese script was formed in early days. Although going by several thousand years of history, but some of the morphology of figures in Chinese script still retain relatively complete. The morphology of the other figures in the development stage has different variations but there are still some relations and certain similarities. Therefore, researching on the origin of formation and development of the morphology of figures in Chinese script as well as its variations helps us to have a perspective on the most long-existing character system of this world. Key words: morphology; character; figures; ;chinese script notation.

* Tel: 0914 806123, Email: [email protected]

Page 161: Tập 91 - 3

Tô Vũ Thành Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 151 - 155

156

Page 162: Tập 91 - 3

Đặng Thị Lệ Tâm Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 157 - 162

157

TÌM HI ỂU NỘI DUNG DẠY HỌC NGHI THỨC LỜI NÓI TRONG SÁCH GIÁO KHOA TI ẾNG VIỆT TI ỂU HỌC

Đặng Thị Lệ Tâm* Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Dạy học Nghi thức lời nói (NTLN) là một nội dung mới của chương trình Tiếng Việt tiểu học. Lần đầu tiên, chương trình môn Tiếng Việt năm 2001 và năm 2006 chính thức đưa NTLN thành một nội dung học tập. Các NTLN trong chương trình hầu hết là các nghi thức được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày, gần gũi, phù hợp với nhu cầu giao tiếp bằng lời nói của học sinh. Việc đưa thêm nội dung dạy học này vào sẽ giúp học sinh biết cách giao tiếp ứng xử trong nhiều tình huống của cuộc sống và giúp các em phát triển được tất cả các dạng lời nói mà cuộc sống đang đòi hỏi ở các em, hướng các em trở thành những con người năng động, sáng tạo, hoàn thiện trong xã hội mới. Từ khóa: Nghi thức lời nói, hoạt động giao tiếp, tiếng Việt, tiểu học, tình huống

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Mục tiêu hàng đầu của môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học là “phát triển các kĩ năng sử dụng tiếng Việt ở học sinh trên cơ sở những tri thức căn bản, nhằm từng bước giúp các em làm chủ được công cụ ngôn ngữ để học tập trong nhà trường và giao tiếp một cách đúng đắn, mạch lạc, tự nhiên, tự tin trong các môi trường xã hội thuộc phạm vi hoạt động lứa tuổi”[1]. Môi tr ường xã hội thuộc phạm vi hoạt động của lứa tuổi học sinh tiểu học (6-11 tuổi) chủ yếu là ở gia đình và nhà trường. Ở gia đình, các em thường giao tiếp với ông bà, cha mẹ, cô dì, chú bác, anh chị, em… Ở trường, đối tượng GT của các em là các thầy cô giáo, bác bảo vệ, các anh chị lớp trên, các bạn cùng học, các em lớp dưới… Dù giao tiếp ở gia đình hay nhà trường, nếu theo cách phân vai giao tiếp “căn cứ vào mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau trong cặp vai” [6] thì học sinh tiểu học thường là người ở vai dưới. Trong vai giao tiếp phổ biến của mình, học sinh tiểu học cần biết sử dụng các NTLN làm phương tiện ngôn ngữ để biểu thị thái độ lễ phép, lịch sự, ngoan ngoãn của mình.

Dạy học Nghi thức lời nói (NTLN) là một nội dung mới của chương trình Tiếng Việt tiểu học. Lần đầu tiên, chương trình môn Tiếng Việt năm 2001 và năm 2006 chính thức đưa NTLN thành một nội dung học tập. Các NTLN trong chương trình hầu hết là các nghi thức được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày,

* Tel: 0912 454828, Email: [email protected]

gần gũi, phù hợp với nhu cầu giao tiếp bằng lời nói của học sinh. Việc đưa thêm nội dung dạy học này vào sẽ giúp học sinh biết cách giao tiếp ứng xử trong nhiều tình huống của cuộc sống và giúp các em phát triển được tất cả các dạng lời nói mà cuộc sống đang đòi hỏi ở các em, hướng các em trở thành những con người năng động, sáng tạo, hoàn thiện trong xã hội mới.

NỘI DUNG DẠY HỌC NTLN

Nội dung dạy học NTLN được lồng ghép trong việc rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nghe, nói và phân bố như sau:

Lớp 1, học sinh nghe, nói các phát ngôn, các lời trao và lời đáp. Thông qua trả lời câu hỏi theo tình huống có tranh minh họa hoặc thông qua mẫu, học sinh tạo lập hoặc lĩnh hội những lượt lời trong đoạn hội thoại với giáo viên hoặc với các bạn học sinh trong lớp; biết đặt và trả lời câu hỏi lựa chọn về đối tượng. Thông qua tình huống và mục đích cho trước, học sinh tạo lập các phát ngôn nghi thức giao tiếp thông thường.

Nội dung dạy học NTLN được thể hiện trong hai phần: phần luyện nói trong phân môn Học vần và phần luyện nói trong phân môn Tập đọc.

Trong phân môn Học vần, một bài dạy âm hoặc vần mới được trình bày trong hai trang sách. Nội dung dạy học NTLN được phân bố trong trang thứ hai bao gồm chủ đề và tranh minh họa. Như vậy, trong phân môn Học vần, học sinh được rèn kĩ năng nghe nói trong hội thoại thông qua hình thức nói theo chủ đề có

Page 163: Tập 91 - 3

Đặng Thị Lệ Tâm Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 157 - 162

158

tranh minh hoạ và nói theo tình huống.Ví dụ bài 48 Nói lời xin lỗi (Tiếng Việt 1, tập 1,tr 98):

Trong phân môn Tập đọc: nội dung dạy học NTLN được trình bày qua các bài tập sau phần ngữ liệu đọc và phần tìm hiểu bài đọc. Ví dụ:

N: Tập nói lời chào.

- của bé với mẹ trước khi bé vào lớp,

- của bé với cô trước khi bé ra về.

(Tiếng Việt 1, tập 2, tr 74).

Ví dụ trên cho thấy, học sinh thực hành nghe nói theo mẫu câu cho trước. Ngoài ra, các nội dung luyện nói theo nghi thức đều có tranh minh họa kèm theo. Nhìn chung, dạy học NTLN ở lớp 1 tương đối đơn giản về nội dung. Số thời gian để luyện tập trong giờ học tương đối ít. Điều này thể hiện quan điểm của các nhà biên soạn là ở các lớp đầu bậc tiểu học nên ưu tiên cho kĩ năng đọc và viết. Hệ thống bài tập thực hành là tương đối hợp lý. Nó giúp học sinh từng bước tạo lập các phát ngôn theo chủ đề, phát ngôn NTLN thông thường, các đoạn hội thoại theo tình huống, các văn bản ngắn. Trong quá trình rèn luyện, các em sẽ phát triển được lời nói mạch lạc, ý thức hoá những câu nói vốn có trước khi đến trường (do nhu cầu muốn giao tiếp với mọi người xung quanh). Chính vì vậy, việc lựa chọn các dạng bài tập, các nội dung đưa vào bài tập làm chủ đề luyện NTLN cũng như mức độ yêu cầu của bài tập cần được quan tâm. Điều đó sẽ giúp cho việc phát triển lời nói cho học sinh lớp 1 đạt hiệu quả.

Lớp 2, học sinh tạo ra các lượt lời của người nói như các phát ngôn nghi thức giao tiếp: chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, khẳng định, phủ định, mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị, chia vui, chia buồn, ngạc nhiên, tán thành, thán phục, từ chối và tạo ra các lượt lời của người nhận như đáp lời các nghi thức giao tiếp trên. Nội dung dạy NTLN được thể hiện thông qua hệ thống bài tập Tập làm văn miệng. Lấy tiêu chí phân loại là kĩ năng được rèn luyện ở mỗi bài tập, chúng tôi chia các bài tập luyện NTLN thành hai dạng: kiểu bài rèn kĩ năng nói và kiểu bài rèn kĩ năng viết: hoàn thành đoạn,

viết câu… Kiểu bài rèn kĩ năng nói chiếm số lượng lớn trong hệ thống bài tập luyện NTLN với các bài tập nói theo tình huống giao tiếp, trả lời câu hỏi… Ki ểu bài rèn kĩ năng viết có số lượng bài tập ít hơn với các bài tập hoàn thành đoạn, viết câu…

Ví dụ:- Kiểu bài rèn kĩ năng nói:

Nói lời cảm ơn của em trong những trường hợp sau:

a)Bạn cùng lớp cho em đi chung áo mưa.

b)Cô giáo cho em mượn quyển sách.

c)Em bé nhặt hộ em chiếc bút rơi.

(Tiếng Việt 2, tập 1, tr tr 38).

-Kiểu bài rèn kĩ năng viết:

Ghi lại lời mời của em:

a)Mời cô hiệu trưởng dự buổi họp mừng ngày Nhà giáo VN 20-11 của lớp em.

b)Nhờ bạn khênh giúp cái ghế.

c)Đề nghị các bạn ở lại họp sao Nhi đồng . (Tiếng Việt 2, tập 1, tr 177).

Qua thống kê, khảo sát nội dung của phân môn Tập làm văn trong chương trình Tiếng Việt lớp 2, chúng ta nhận thấy: NTLN là nội dung chính, có mặt ở 24/35 tuần và nằm trong nội dung của 14/15 chủ điểm. Điều đó chứng tỏ NTLN giữ một vai trò quan trọng trong phân môn Tập làm văn. Nội dung luyện NTLN rất phong phú, đa dạng, quen thuộc và gần gũi với học sinh, được dạy xen kẽ với văn bản thông thường và văn bản nghệ thuật trong một tiết Tập làm văn. Điều đó tạo điều kiện cho học sinh được tiếp xúc với nhiều phong cách khác nhau, từ đó biết cách ứng xử vào những tình huống giao tiếp trong cuộc sống. Đồng thời, các bài tập đều được đưa ra dưới dạng thực hành giao tiếp với nhiều tình huống khác nhau cho cùng một NTLN làm cho tiết Tập làm văn không nhàm chán. Nội dung các tình huống này có liên quan trực tiếp đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của học sinh, giúp các em có hứng thú hơn trong học tập.

Lớp 3: so với lớp 1 và lớp 2, nội dung dạy học NTLN ít hơn. Điều này hoàn toàn phù hợp vì đến lớp 3, học sinh được rèn kĩ năng đọc, viết và độc thoại nhiều hơn ở lớp 1,2 để chuẩn bị bước vào giai đoạn sau của bậc học.

Page 164: Tập 91 - 3

Đặng Thị Lệ Tâm Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 157 - 162

159

Các bài luyện NTLN được trình bày dưới dạng bài tập chủ yếu trong phân môn Tập làm văn với yêu cầu học sinh thực hành theo các nội dung, mục đích và tình huống giao tiếp cho trước như Tập tổ chức cuộc họp để thể hiện đúng vai giao tiếp, dùng từ xưng hô và lời nói phù hợp trong gia đình, nhà trường…

Ví dụ: Hãy cùng các bạn trong tổ mình tổ chức một cuộc họp.

Gợi ý nội dung họp: trao đổi về trách nhiệm của học sinh trong cộng đồng về:

- Tôn trọng luật đi đường.

- Bảo vệ của công.

- Giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.

(Tiếng Việt 3, tập 1, tr 61).

Lớp 4: cũng giống như ở lớp 3, các bài luyện NTLN cho học sinh không nhiều nhưng đã được nâng lên ở mức độ cao hơn với nội dung Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân, phục vụ cuộc sống hàng ngày. Trao đổi ý kiến, thảo luận thực chất là những hành động thuyết phục bằng lời. Học sinh phải xác định rõ mục đích của cuộc chuyện trò, biết dùng lời lẽ để thuyết phục người khác ủng hộ ý kiến của mình, dự tính được các lập luận phản bác, các câu hỏi của người hội thoại để chuẩn bị thông tin với lý lẽ nhằm thuyết phục.

Ví dụ: Em có nguyện vọng học thêm một môn năng khiếu (hoạ, nhạc, võ thuật..). Trước khi nói với bố, mẹ, em muốn trao đổi với anh (chị) để anh (chị) hiểu và ủng hộ nguyện vọng của em.

Hãy cùng bạn đóng vai em và anh (chị) để thực hiện cuộc trao đổi.

(Tiếng Việt 4, tập 1, tr 95).

Lớp 5: yêu cầu rèn kĩ năng nói thông qua các bài luyện NTLN đã được nâng cao hơn nữa cả về dung lượng và thời lượng với mục đích Luyện tập thuyết trình, tranh luận, biết dùng lời nói phù hợp với các quy tắc giao tiếp trong gia đình, lớp học, với thầy cô, bạn bè, nhất là trong các tình huống cụ thể.

Ví dụ: Hãy trình bày ý kiến của em nhằm thuyết phục mọi người thấy rõ sự cần thiết của cả trăng và đèn trong bài ca dao sau:

Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng

Đèn ra trước gió còn chăng, hỡi đèn?

Trăng khoe trăng tỏ hơn đèn

Cớ sao trăng phải chịu luồn đám mây? (Tiếng Việt 5, tập 1, tr 94)

Việc nâng cao yêu cầu này cơ bản là hợp lý, càng lên lớp lớn, kĩ năng hội thoại của học sinh càng phải cao hơn. Tuy nhiên, những dạng bài nói trên ở lớp 5 là tương đối khó với một số học sinh, nhất là ở các lớp dưới các em chưa được thực hành các bài tập giao tiếp một cách thường xuyên và có hệ thống từ dễ đến khó.

NHẬN XÉT

Thông qua việc khảo sát các bài học NTLN trong sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học, chúng ta có thể thấy nội dung dạy học các NTLN được chia làm hai giai đoạn. Nếu như ở giai đoạn đầu (lớp 1, 2), học sinh chỉ được làm quen và học các NTLN đơn giản, thông thường như chào hỏi, xin lỗi, giới thiệu về bản thân … thì lên các lớp trên, NTLN có tính chất nghi thức hơn như hội họp (tổ chức, xây dựng chương trình, điều khiển và phát biểu trong cuộc họp), giới thiệu các hoạt động của trường, địa phương, tập nói lời giải thích, tán thành hay bác bỏ một vấn đề… Nếu như việc rèn kĩ năng giao tiếp với các NTLN tối thiểu, đơn giản cho học sinh đặt nền móng văn hóa và cách ứng xử văn hóa cho học sinh (từ bậc Tiểu học) thì việc rèn kĩ năng giao tiếp chính thức phục vụ đời sống và học tập sẽ giúp các em tự thích ứng được với công việc học tập, với cuộc sống hàng ngày. Đây là những đóng góp rất lớn của môn Tiếng Việt trong việc hình thành nhân cách cho học sinh tiểu học.

Như vậy, nội dung luyện NTLN trong chương trình tiếng Việt tiểu học hết sức đa dạng, phong phú, có khả năng giúp các em giao tiếp phù hợp với mọi hoàn cảnh của cộng đồng. Với cách nhìn nhận toàn diện về nguyên tắc giao tiếp, các tác giả biên soạn sách giáo khoa đã chú trọng xây dựng các nội dung dạy học để rèn luyện kĩ năng nghe nói cho học sinh bên cạnh các nội dung dạy học đọc, viết và phù hợp với việc giao tiếp của học sinh từ 6-11 tuổi.

Page 165: Tập 91 - 3

Đặng Thị Lệ Tâm Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 157 - 162

160

Đề tài luyện nói đều gần gũi, quen thuộc với đặc điểm tâm lý, tư duy của các em. Đó là những NTLN như: cảm ơn, xin lỗi, mời, nhờ, yêu cầu. đề nghị, gọi điện, chia buồn, an ủi, ngạc nhiên, thán phục... và lời đáp tương ứng. Việc đưa NTLN đơn giản, thông dụng trong giao tiếp thông thường vào luyện nói trong giờ làm văn là phù hợp và cần thiết vì học sinh tiểu học chưa quen nói trước đông người; vốn từ, khả năng ứng xử ngôn ngữ còn hạn chế. Rèn luyện kĩ năng nói theo nghi thức trong quan hệ hoà hợp có tác dụng giúp học sinh lứa tuổi này sớm có khả năng hoà nhập với xã hội rộng lớn. Hơn nữa, nó còn tạo tiền đề để sau này học sinh tập nói lời hội thoại phức tạp, lời độc thoại ở các mức độ và yêu cầu khác nhau.

Ngữ liệu để dạy NTLN trong sách giáo khoa không lặp lại ngữ liệu trong các giờ tập đọc, kể chuyện trước đó. Có chăng chỉ là sự lặp lại về mẫu cấu trúc lời nói. Chẳng hạn, yêu cầu trong tiết Tập làm văn “Tập tổ chức cuộc họp” (Tiếng Việt 3, tập 1, tr 45) có những phần lặp lại mẫu cấu trúc của bài tập đọc “Cuộc họp của chữ viết” (Ti ếng Việt 3, tập 1, tr 44). Đó là những yêu cầu không thể thiếu về nội dung, thể thức và tiến trình tổ chức một cuộc họp. Sự thay đổi ngữ liệu (hoàn toàn hoặc từng phần) giúp giờ làm văn nói tránh được tình trạng đơn điệu, nhàm chán.

Theo định hướng của hoạt động giao tiếp, dạy học Tiếng Việt trong nhà trường không phải dạy cho học sinh cách tạo lập và lĩnh hội các đơn vị ngôn ngữ mà hình thành và rèn luyện cho các em kĩ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ. Vì vậy, dạy học NTLN theo nguyên tắc giao tiếp là tổ chức tốt hoạt động nói năng của học sinh, phải lấy phương pháp giao tiếp làm phương pháp dạy học chủ đạo trong giờ học. Tinh thần này được thể hiện chủ yếu thông qua hệ thống bài tập trong giờ làm văn. Các bài tập thực sự là những bài tập giao tiếp. Học sinh tạo lập, lĩnh hội phát ngôn thông qua hành động ngôn ngữ với những tình huống thường gặp của cuộc sống ở gia đình, trong nhà trường, ngoài xã hội khi tiếp xúc với những người hết sức gần gũi, thân thiết với các em như ông bà, bố mẹ, anh chị em, thầy

cô giáo, hàng xóm láng giềng…; giúp học sinh nói, viết đúng với NTLN, rộng ra là nói, viết phù hợp với đối tượng giao tiếp, mục đích giao tiếp, nội dung giao tiếp và hoàn cảnh giao tiếp mà bản thân các em được tham gia. Qua việc nói, viết đúng NTLN, góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp cho học sinh.

Ví dụ, bài tập 2 (Tiếng Việt 2, tập 1, tr 147) nêu ra các tình huống yêu cầu học sinh nói lời giới thiệu thích hợp trong các tình huống: Tự giới thiệu về em với mẹ của bạn em, khi em đến nhà bạn em lần đầu. Tự giới thiệu về em với bác hàng xóm, khi bố bảo em sang mượn bác cái kìm. Tự giới thiệu về em với cô hiệu trưởng, khi em đến phòng cô mượn lọ hoa cho lớp.

Với bài tập này, học sinh sẽ xác định hoàn cảnh diễn ra từng sự việc, phải hiểu tình huống được nêu ra trong sách giáo khoa để biết mình nói với ai, nói nhằm mục đích gì, trong hoàn cảnh nào. Chỉ khi các em hiểu tình huống giao tiếp và xác định được rõ những điểm trên, các em mới lựa chọn lời nói phù hợp. Qua đó, học sinh vừa tạo được những lời nói đúng nghi thức giao tiếp vừa tạo được những lời nói hay có văn hoá. Song song với những nội dung dạy NTLN trên đây là việc luyện tập cho học sinh một tư thế và thái độ đúng đắn, thể hiện được văn minh, văn hoá ứng xử khi giao tiếp.

Ví dụ: Bài “H ỏi nhau về trường lớp”

M: - Bạn học lớp nào?

- Tôi học lớp 1A.

(Tiếng Việt 1, tập 1, tr 74).

Bài tập này yêu cầu học sinh biết đặt câu hỏi và biết trả lời với bạn về trường, lớp mình, tức là khi đặt câu hỏi hoặc trả lời, học sinh cần xác định được nội dung giao tiếp (về trường, lớp) và đối tượng giao tiếp (bạn bè trong lớp). Qua đó, các em biết cách sử dụng lời nói, ngữ điệu cho phù hợp.

Với bài tập:“T ổ chức họp nhóm trao đổi ý kiến về câu hỏi sau: Em cần làm gì để bảo vệ môi trường?” (Tiếng Việt 3, tập 2, tr 112), học sinh học cách trao đổi, tranh luận, cách giải thích, trình bày một vấn đề (những việc cần làm để bảo vệ môi trường) với các bạn

Page 166: Tập 91 - 3

Đặng Thị Lệ Tâm Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 157 - 162

161

trong cùng nhóm. Các em biết chọn những lời nói thể hiện nội dung chính khi thảo luận, biết sử dụng lời nói phù hợp khi bàn bạc, khi trình bày ý kiến riêng của mình trong nhóm thảo luận.

Việc thực hiện rèn luyện NTLN cho học sinh tiểu học qua phân môn Tập làm văn theo sách giáo khoa nhìn chung có nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, dựa vào yêu cầu của quan điểm giao tiếp và quan điểm tích cực hoá trong dạy học tiếng Việt nói chung và dạy học NTLN nói riêng, chúng tôi thấy chương trình và các tài liệu dạy NTLN cho học sinh tiểu học có những điểm nên điều chỉnh, bổ sung như sau:

Ở lớp 1, trong phân môn Học vần, việc trình bày trong sách giáo khoa của mục luyện nói bao gồm chủ đề và tranh minh họa sẽ gây ra cách hiểu phần này có thể dạy độc thoại hoặc hội thoại. Trong khi đó định hướng của các tài liệu dạy học phần này là chủ yếu dạy hội thoại. Vì vậy, nếu có thêm câu mẫu trong phần trình bày trong sách giáo khoa thì định hướng đó rõ ràng hơn.

Ở lớp 2, chương trình đã phân tách thành hai phần cơ bản là lời trao và lời đáp và để phân phối trong hai học kì của năm học. Để sự vận động tương tác của lời trao và lời đáp tạo nên tính hoàn chỉnh của ngôn bản hội thoại thì trong giao tiếp lời trao thường xuất hiện cùng lời đáp. Vì vậy, theo chúng tôi, nên chăng đưa các nội dung NTLN vào dạy theo cặp trao - đáp (nói và đáp lời chào, lời tự giới thiệu, nói và đáp lời xin lỗi, nói và đáp lời khẳng định...). Làm như vậy, việc tạo dựng tình huống cho học sinh tập nói sẽ thuận lợi hơn. Cách làm này cũng hợp lí về mặt sư phạm hơn. Dạy học NTLN không phải chỉ rèn luyện cho học sinh trao hoặc đáp lời mà phải giúp các em biết thể hiện sự tương tác trong hội thoại. Đó chính là yêu cầu cơ bản và quan trọng của nguyên tắc giao tiếp trong dạy học NTLN.

Hệ thống bài tập dạy học NTLN, trong sách giáo khoa chỉ có 3 kiểu bài tập: đọc, nhắc lại, nói lại theo lời nhân vật trong tranh; nói tiếp các lượt lời; tr ả lời câu hỏi hoặc xử lý tình huống. Các dạng bài tập này thực sự là những bài tập giao tiếp nhưng chưa phong phú về

kiểu loại cũng như hình thức để kích thích hứng thú của học sinh. Hầu hết các bài tập luyện NTLN mà sách giáo khoa thiết kế mới chỉ là những tình huống giao tiếp rất đơn giản và nhiều bài đều dẫn sẵn NTLN mà học sinh phải trả lời trong phần yêu cầu: Em hãy nói lời cảm ơn trong các trường hợp sau; Em hãy nói lời xin lỗi trong các trường hợp sau. Điều đó sẽ làm hạn chế khả năng suy nghĩ của các em khi gặp một vấn đề mới mẻ, hạn chế khả năng sáng tạo và từ đó khó giúp học sinh bộc lộ những trải nghiệm của bản thân. Nếu để học sinh tự khám phá sẽ phát huy được tính tích cực của học sinh và gây hứng thú học tập cho các em hơn rất nhiều.

Những tiết ôn tập giữa và cuối kì cũng chỉ nhằm giúp học sinh ôn lại từng NTLN một cách riêng biệt, tương tự tình huống của các tiết học trước, không có những điểm mới để học sinh có thể vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống, từ đó nâng cao và phát triển, trau dồi và bổ sung vốn hiểu biết thành kĩ năng của chính bản thân mình.

Qua khảo sát bài tập trong sách giáo khoa, chúng tôi thấy rằng số lượng bài tập và nội dung kiến thức, kĩ năng cần tìm hiểu, rèn luyện trong một tiết học quá nhiều, hơn nữa các nội dung ấy nhiều khi lại không liên quan đến nhau. Ví dụ: bài Chia vui (Tiếng Việt 2, tập 1, tr 126) có 3 bài tập thì 2 bài luyện sử dụng NTLN để giao tiếp, một bài yêu cầu học sinh viết thư kể về anh chị em ruột hoặc anh, chị, em họ; điều đó đã gây ảnh hưởng và áp lực rất lớn đến việc dạy và học của cả giáo viên và học sinh. Trong một lượng thời gian nhất định của một tiết học, cả thầy và trò đều phải làm nhiều việc và rèn luyện nhiều kĩ năng (nói / viết). Vì vậy, nên điều chỉnh sách giáo khoa bằng cách tăng thời lượng dạy học NTLN lên hoặc giảm số lượng bài tập ở mỗi tiết học để việc dạy và học đạt kết quả tốt hơn.

Một điều dễ nhận thấy là các bài tập tình huống giao tiếp trong sách giáo khoa đều miêu tả các mối quan hệ của con người với con người, trong khi tâm lý của trẻ lại thích các tình huống, những câu chuyện về thế giới con vật, đồ vật. Vì vậy, ngoài những dạng bài

Page 167: Tập 91 - 3

Đặng Thị Lệ Tâm Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 157 - 162

162

tập đã có, sách giáo khoa nên đưa thêm các bài tập, những câu chuyện về loài vật được nhân hóa, tạo một không khí mới mẻ và gần gũi với đời sống tinh thần, tình cảm; phù hợp với tâm lý các em, qua đó sẽ phát triển vốn ngôn ngữ và văn hóa giao tiếp cho các em.

Ví dụ 1: Sắp đến mùa đông, vợ chồng Thiên nga cùng đứa con nhỏ xíu bay về phương Nam tránh rét. Vì đứa con quá nhỏ và yếu ớt nên chúng phải nghỉ lại dọc đường. Ở chỗ dừng chân, chúng gặp một cô Vịt đang chuẩn bị cho đàn con xuống ổ. Vợ chồng Thiên nga muốn nhờ cô chăm sóc giùm Thiên nga con.

Em hãy đóng vai Thiên nga bố và Thiên nga mẹ nói lời làm quen với cô Vịt để nhờ cô chăm sóc con mình.

Ví dụ 2:

Gà cùng Ngan Vịt Không chậm nửa bước Chơi ở bờ ao Ngan Vịt nhảy theo

Chẳng may té nhào Rẽ đám rong bèo

Gà rơi xuống nước Vớt Gà lên cạn...

Nếu em là Gà, em sẽ nói lời gì với hai bạn Ngan Vịt?

Việc rèn kĩ năng nói cho học sinh tiểu học nói chung và rèn luyện sử dụng các NTLN được chương trình và sách giáo khoa hiện hành quan tâm nhiều hơn so với các chương trình và sách giáo khoa trước đây. Vì là lần đầu

tiên NTLN được dạy ở nhà trường theo chương trình và có tính hệ thống nên các giáo viên tiểu học sẽ không tránh khỏi những khó khăn trong quá trình tổ chức dạy học. Vì vậy, nếu có những điều chỉnh đôi chút về nội dung chương trình và tập huấn giáo viên tốt thì việc dạy học NTLN sẽ có nhiều thuận lợi trong việc thực hiện mục tiêu phát triển cho học sinh kĩ năng sử dụng tiếng Việt trên bình diện lời nói.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. Báo Giáo dục và Thời đại, số 38. [2]. Phan Phương Dung (2001), Rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp 2 qua phân môn làm văn- SGK Tiếng Việt 2000, Tạp chí Giáo dục, số 12. [3]. Nguyễn Trí (2008), Một số vấn đề dạy hội thoại cho học sinh tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. [4]. Nguyễn Thị Xuân Yến (2005), Xây dựng hệ thống bài tập dạy học ngôn bản ở giai đoạn đầu bậc tiểu học theo nguyên tắc giao tiếp, Luận án TS GDH, ĐHSP Hà Nội. [5]. Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên), Sách giáo khoa các lớp 1,2,3,4,5,Nxb Giáo dục, Hà Nội. [6]. Nguyễn Như Ý(chủ biên) (1997), Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

SUMMARY

UNDERSTANDING THE CONTENT OF TEACHING ETIQUETTE SPE ECH IN ELEMENTARY VIETNAMESE TEXTBOOKS

Dang Thi Le Tam* College of Education - TNU

Teaching etiquette speech (ES) is a new content of Vietnamese primary education prgram. For the first times, Vietnamese program in 2001 and 2006 officially put ES into an learning content. The ES in most programs is used in daily communication, which is close and cosistent with the needs of students. The addition of this content into Vietnamese subject help students learn communicating behaviors in many life situations and develop all sorts of words that are demanding by their lives, then make them become active, creative and complete people in the new society. Key words: Ritual speech, commucation, Vietnamese, elememtary, situation.

* Tel: 0912 454828, Email: [email protected]

Page 168: Tập 91 - 3

Lê Thị Phương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 163 - 170

163

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC KHU CÔNG NGHI ỆP ĐẾN ĐỜI SỐNG HỘ NÔNG DÂN Ở HUYỆN PHỔ YÊN TỈNH THÁI NGUYÊN

Lê Thị Phương1*, Nguyễn Hữu Thu2 1Trường Cao đẳng kinh tế Kỹ thuật - ĐH Thái Nguyên

2Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Quá trình phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam trong những năm qua đã thể hiện sự đúng đắn trong đường lối phát triển kinh tế của Đảng. Các khu công nghiệp đã góp phần thúc đẩy công nghiệp phát triển, tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương, đào tạo cán bộ quản lý, công nhân lành nghề... Huyện Phổ Yên với những lợi thế sẵn có của mình đã thu hút được rất nhiều dự án đầu tư lớn cả về quy mô lẫn giá trị. Với những kết quả đạt được trong những năm qua đã đưa Phổ Yên trở thành điểm sáng của Tỉnh về thu hút đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra động lực mới cho nhiều ngành nghề dịch vụ phát triển, đời sống của các tầng lớp nhân dân được cải thiện rõ rệt. Từ khoá: Ảnh hưởng, khu công nghiệp, hộ nông dân, đất đai, lao động, việc làm, thu nhập.

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Thực tiễn kinh tế thế giới cho thấy cho tới nay các nước có nền kinh tế phát triển đều trải qua quá trình công nghiệp hoá, đô thị hóa đất nước. Về cơ bản có thể xem công nghiệp hoá là quá trình xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở vật chất của ngành công nghiệp, của các ngành sản xuất khác và các ngành thương mại và dịch vụ, đồng thời đó cũng là quá trình xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và phục vụ yêu cầu nâng cao đời sống về mọi mặt của dân cư. Công nghiệp hoá dẫn đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp, chuyển dịch cơ bản dân số và lao động, và từ đó sẽ hình thành các khu đô thị mới [6].

Tỉnh Thái Nguyên cũng không nằm ngoài quy luật chung đó, chúng ta không thể phủ nhận được rằng; trong những năm gần đây, tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên đã và đang có nhiều chuyển biến tích cực, thu nhập của người dân được nâng cao, nhu cầu về đời sống vật chất cũng như tinh thần và các dịch vụ khác cũng ngày ngày càng cao, quá trình công nghiệp hoá trong tỉnh đang diễn ra khá mạnh mẽ [1].

Phổ Yên là một huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên với 9 khu công nghiệp và cụm công * Tel: 0915 972772

nghiệp, do đó quá trình công nghiệp hoá ở huyện Phổ Yên cũng đang diễn ra khá mạnh mẽ. Sự hình thành các khu công nghiệp mới, các khu đô thị mới trong thời gian qua là một xu hướng tất yếu để hoà nhập với sự phát triển của đất nước [4]. Tuy nhiên, sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp sẽ tác động đến mọi mặt đời sống kinh tế xã hội của người dân trên địa bàn như thế nào? Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của các khu công nghiệp đến đời sống hộ nông dân ở huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu được tiến hành dựa trên các phương pháp thu thập thông tin, xử lý thông tin, phân tích thông tin.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu: Chọn khu công nghiệp Nam Phổ Yên làm địa bàn nghiên cứu, chọn xã Trung Thành làm điểm nghiên cứu.

Phương pháp chọn mẫu điều tra: Trong 413 hộ bị thu hồi đất, lấy 382 hộ để làm đối tượng nghiên cứu và chọn ngẫu nhiên 100 hộ làm mẫu điều tra theo các tiêu chí được nêu ra trong phương pháp phân tổ.

Phương pháp phân tổ: Căn cứ vào diện tích bị thu hồi và loại đất bị thu hồi chia 382 hộ thành 2 nhóm:

Page 169: Tập 91 - 3

Lê Thị Phương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 163 - 170

164

+ Nhóm 1: Gồm các hộ chỉ bị thu hồi diện tích đất nông nghiệp.

+ Nhóm 2: Gồm các hộ bị thu hồi cả diện tích đất nông nghiệp, đất vườn tạp và đất thổ cư.

Nghiên cứu chỉ tập trung phân tích những ảnh hưởng về đất đai, ngành nghề, lao động, việc làm, thu nhập, đối với những hộ nông dân trong vùng ảnh hưởng của các khu công nghiệp, từ đó chỉ ra những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực và khuyến nghị nhằm góp phần ổn định và nâng cao đời sống của các hộ nông dân vùng chịu ảnh hưởng.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Thực trạng phát triển các khu công nghiệp của huyện Phổ Yên

Qua số liệu bảng 1 ta thấy số lượng các KCN, CCN từ năm 2008 đến năm 2010 đã có sự thay đổi đáng kể. Nếu như năm 2008 chỉ có 4 KCN, CCN thì con số đó đã thay đổi nhanh vào năm 2009 và 2010. Tổng số KCN, CCN tính đến hết năm 2009 là 6 và lên tới 9 năm 2010. Cùng với sự tăng lên về số lượng các KCN, CCN thì số lượng các dự án được cấp phép, diện tích và quy mô vốn đầu tư cũng tăng lên nhanh chóng.

Cụ thể năm 2008 chỉ có 7 dự án được cấp phép với tổng diện tích đầu tư là 36,54 ha, quy mô vốn đầu tư là 946 tỷ đồng với 6 doanh nghiệp đã đi vào sản xuất, đến năm 2010 tổng số tiền đầu tư cho 28 dự án lên tới 11.795 tỷ đồng, diện tích đầu tư là 2.883,11 ha với 19 doanh nghiệp đã đi vào sản xuất, giá trị sản xuất mà các doanh nghiệp này tạo là tính đến

thời điểm năm 2010 là 658 tỷ đồng, đóng góp vào ngân sách Nhà nước là 11,80 tỷ đồng. Nhưng điều quan trọng nhất là số lao động mà các doanh nghiệp đã giải quyết được, 2000 lao động - một con số không hề nhỏ.

Ảnh hưởng đến đất đai của hộ điều tra

Qua bảng 2 ta có thể thấy: Nhìn chung so với trước khi thu hồi đất thì diện tích bình quân trên một hộ đều giảm ở tất cả các nhóm hộ. Cụ thể như sau: Đối với nhóm hộ 1 là nhóm chỉ bị mất đất sản xuất nông nghiệp thì tổng diện tích giảm rõ rệt, nhưng thể hiện rõ nhất ở nhóm hộ có diện tích đất nông nghiệp thu hồi trên 50%. Theo kết quả điều tra 50 hộ thuộc nhóm này ta thấy trước thu hồi đất tổng diện tích bình quân trên hộ của nhóm này là 3431,68 m2 nhưng sau khi thu hồi đất diện tích này giảm xuống còn 1771,21 m2. Còn đối với nhóm hộ có diện tích đất nông nghiệp thu hồi dưới 50%, tuy diện tích có giảm song tổng diện tích bình quân trên hộ vẫn ở mức cao, trước thu hồi đất tổng diện tích bình quân là 3171,69 m2 nhưng sau khi thi hồi đất diện tích này vẫn còn 2472,31 m2. Đối với nhóm hộ 2 là nhóm mất tổng hợp các loại đất thì tổng diện tích bình quân trên hộ cũng giảm nhiều so với trước khi thu hồi đất, cụ thể, trước khi thu hồi đất tổng diện tích bình quân trên hộ là 4139,75 m2 nhưng sau khi thu hồi đất con số này giảm xuống còn 1728,65 m2, điều này chứng tỏ diện tích đất các hộ chuyển đổi phục vụ cho KCN là rất lớn, trong đó, toàn bộ diện tích bị thu hồi thì đại đa số vẫn là diện tích đất nông nghiệp.

Bảng 1: Kết quả thu hút các DA đầu tư vào các KCN trên địa bàn huyện Phổ Yên qua 3 năm

Năm SL

KCN, CCN

SL DA được cấp

phép

Diện tích đầu tư (ha)

Quy mô vốn đầu tư (tỷ đồng)

SL DN đã đi vào SX

Giá tr ị SX

(tỷ đồng)

Thu NS (tỷ

đồng)

Thu hút LĐ

(LĐ) 2008 4 7 36,54 946 6 220 5,8 875

2009 6 12 212,31 1.680 8 520 10,5 1.555

2010 9 28 2.883,11 11.795 19 658 11,8 2.000

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Phổ Yên

Page 170: Tập 91 - 3

Lê Thị Phương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 163 - 170

165

Bảng 2: Hiện trạng sử dụng đất trước và sau THĐ của các hộ điều tra

Chỉ tiêu

Nhóm hộ 1 (n=80 ) Nhóm hộ 2 (n=20) Hộ có DT thu hồi < 50%

(n=30) Hộ có DT thu hồi ≥≥≥≥ 50% (n=50)

Trước THĐ Sau THĐ Trước THĐ Sau THĐ Trước THĐ Sau THĐ SL

(m2) Tỷ lệ (%) SL (m2) Tỷ lệ

(%) SL

(m2) Tỷ lệ (%)

SL (m2)

Tỷ lệ (%)

SL (m2)

Tỷ lệ (%)

SL (m2)

Tỷ lệ (%)

Tổng DTBQ/hộ 3171,69 100 2472,31 100 3431,68 100 1771,21 100 4139,75 100 1728,65 100

DT đất NN BQ/hộ 2377,30 74,95 1677,95 67,87 2497,94 72,79 835,80 47,19 2942,20 71,07 1199,40 69,38 DT đất thổ cư

BQ/hộ 482,45 15,21 482,45 19,52 482,45 14,06 480,05 27,10 581,20 14,04 154,50 8,94

DT đất vườn tạp BQ/hộ

225,34 7,11 225,34 9,11 395,76 11,53 395,76 22,35 490,60 11,85 181,90 10,52

Đất khác BQ/hộ 86,57 2,73 86,57 3,50 55,53 1,62 59,60 3,36 125,75 3,04 192,85 11,16

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ năm 2010 Ảnh hưởng đến ngành nghề của hộ Qua biểu đồ 1 ta có thể thấy được ngành nghề của các hộ đã chuyển biến theo hướng giảm dần hộ thuần nông, tăng dần số hộ kiêm nông nghiệp (vừa làm nông nghiệp vừa làm thêm nghề khác). Tuy nhiên, sự chuyển biến này đối với từng nhóm hộ lại khác nhau, cụ thể:

Đối với nhóm hộ bị thu hồi dưới 50% diện tích đất nông nghiệp trước khi thu hồi đất số hộ thuần nông chiếm 66,67% tổng số hộ, sau thu hồi đất tỷ lệ này giảm còn 53,33%. Số hộ kiêm nông nghiệp tăng không đáng kể, trước thu hồi đất số hộ làm kiêm nông nghiệp chiếm 26,66%, sau thu hồi đất số hộ này tăng lên 33,33% trong tổng số hộ. Hơn nữa, ở nhóm này số hộ chuyển sang sản xuất phi nông nghiệp không nhiều, chỉ chiếm 13,34% tổng số hộ, tăng lên 6,67% so với trước khi bị thu hồi.

Biểu đồ 1: Cơ cấu ngành nghề của hộ

Đối với nhóm hộ bị thu hồi trên 50% diện tích đất nông nghiệp, sau thu hồi đất số hộ thuần nông vẫn chiếm 44% tổng số hộ, giảm 16%

so với trước khi thu hồi đất. Tuy nhiên, ở nhóm hộ này số hộ chuyển sang sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tăng lên rõ rệt, chiếm 20% tổng số hộ, tăng 10% so với trước khi thu hồi đất. Số hộ kiêm nông nghiệp tuy có tăng nhưng chỉ chiếm 36% trong tổng số hộ, so với trước thu hồi đất tăng 6%.

Đối với nhóm hộ 2: Đây là nhóm chịu tác động nhiều nhất do mất tổng hợp cả 3 loại đất sản xuất, chính vì vậy sau khi thu hồi đất số hộ thuần nông giảm rất mạnh từ 75% tổng số hộ trước thu hồi đất xuống còn 40% tổng số hộ sau thu hồi đất. Số hộ kiêm nông nghiệp cũng tăng lên tương đối mạnh từ 20% tổng số hộ trước thu hồi đất lên 45% tổng số hộ sau thu hồi đất. Số hộ sản xuất phi nông nghiệp chiếm 15% trong tổng số hộ, tăng 10% so với trước khi thu hồi. Ảnh hưởng đến lao động của hộ Tình hình độ tuổi lao động của các nhóm hộ

Qua nghiên cứu có thể thấy phần lớn số nhân khẩu ở các nhóm hộ điều tra đều thuộc lực lượng lao động chính, song số lao động lại tập trung chủ yếu trong độ tuổi từ 26 đến 60 nên gây ra rất nhiều khó khăn cho công tác đào tạo, tìm việc làm và chuyển đổi nghề của các hộ. Tuy nhiên, số nhân khẩu và lực lượng lao động tiềm năng cũng khá cao, điều này chứng tỏ tỷ lệ sinh ở các nhóm hộ còn cao trong khi diện tích đất ngày càng bị thu hẹp. Đây quả thực là một sức ép, một thách thức rất lớn đối với việc giải quyết việc làm cho họ sau khi tư liệu sản xuất bị thu hồi, hơn nữa đối với lực lượng lao động tiềm năng khi họ bước vào độ tuổi lao động thì liệu việc có thể đáp ứng

66.67

26.66

6.67

53.33

33.33

13.34

60

30

10

44

36

20

75

20

5

40

45

15

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

Tỷ lệ (%)

Trước THĐ Sau THĐ Trước THĐ Sau THĐ Trước THĐ Sau THĐ

Hộ có DT thu hồi <50% Hộ có DT thu hồi >=50% Nhóm hộ 2

Nhóm h ộ

Thuần nông Kiêm NN (tổng hợp) SX phi NN

Page 171: Tập 91 - 3

Lê Thị Phương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 163 - 170

166

hết yêu cầu của họ hay không, đây là một vấn đề yêu cầu các cấp các ngành quan tâm giải quyết. Chất lượng nguồn lao động ở các nhóm hộ điều tra

Xét về trình độ chuyên môn kỹ thuật, qua biểu đồ ta thấy hầu hết các lao động đều chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật chiếm 75% tổng số lao động trong khi đó số lao động qua đào tạo mới chỉ đạt 25% Đối với nhóm hộ bị thu hồi trên 50% diện tích đất nông nghiệp thì số lao động có trình độ trung học cơ sở chiếm 57,53%, số lao động có trình độ trung học phổ thông chiếm 30,83% trong tổng số lao động. Điều đáng quan tâm là đại đa số lao động trong nhóm hộ này đều chưa qua các lớp đào tạo chiếm 78,08% tổng số lao động, chỉ có 21,92% số lao động đã qua các lớp đào tạo.

Biểu đồ 2: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của LĐ

Đối với nhóm hộ 2: Xét về trình độ chuyên môn kỹ thuật thì ở nhóm này có tới 67,74% số lao động chưa qua đào tạo, trong số 32,26% lao động đã qua đào tạo thì có tới 70% trình độ

trung cấp. Đây chính là khó khăn lớn trong việc chuyển đổi ngành nghề cũng như tìm kiếm việc làm của các hộ và cũng là nguyên nhân dẫn tới sau thu hồi đất phần lớn các lao động vẫn giữ nguyên nghề cũ hoặc thất nghiệp.

Ảnh hưởng đến việc làm của lao động ở các hộ điều tra Đối với nhóm hộ 1 nhìn chung sau thu hồi đất có sự biến động tương đối lớn về việc làm của các lao động, song nó cũng có sự khác nhau phụ thuộc vào tỷ lệ diện tích đất bị thu hồi. Đối với các hộ có diện tích thu hồi dưới 50% thì sau thu hồi đất tỷ lệ lao động làm nông nghiệp tuy có giảm song vẫn còn tương đối lớn. Đối với nhóm hộ có diện tích thu hồi trên 50% thì sự biến động này thể hiện càng rõ hơn, sau thu hồi đất tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm 34 người, đồng thời tỷ lệ lao động trong những lĩnh vực khác tăng lên nhưng tăng mạnh nhất là lao động làm thuê, tăng tới 16 người, tiếp theo là số lao động chuyển sang làm kinh doanh dịch vụ sau khi mất việc thì có 8 người và số lao động chuyển sang làm công nhân chỉ có 6 người chiếm 17,64% trong tổng số 34 người.

Đối với nhóm hộ 2: Cho thấy tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm tương đối mạnh, sau thu hồi đất chỉ còn 22 người chiếm 35,48% giảm 29,03% so với trước thu hồi đất. Tỷ lệ lao động thiếu việc làm hoặc mất việc làm sau thu hồi đất chủ yếu chuyển sang lĩnh vực làm thuê và làm công nhân, tỷ lệ này chiếm 88,89% tổng số lao động chuyển sang từ nông nghiệp.

Bảng 3: Tình hình biến động việc làm của lao động

Chỉ tiêu

Nhóm hộ 1 (n=80 ) Nhóm hộ 2 (n=20) Hộ có DT thu hồi < 50%

(n=30) Hộ có DT thu hồi > 50%

(n=50)

Trước THĐ

Sau THĐ

So sánh Trước THĐ

Sau THĐ

So sánh Trước THĐ

Sau THĐ

So sánh Tăng (+)

Giảm (-)

Tăng (+)

Giảm (-)

Tăng (+)

Giảm (-)

LĐ làm NN 67 49 - 18 92 58 - 34 40 22 - 18 Công nhân 12 16 4 - 16 22 6 - 3 11 8 - Cơ quan NN 4 7 3 - 11 11 0 0 5 5 0 0 LĐ làm KD, DV 8 8 0 0 7 15 8 - 3 3 0 0 LĐ làm thuê 10 15 5 - 14 30 16 - 5 13 8 - Công việc khác 3 9 6 - 6 10 4 - 6 8 2 -

Tổng số 104 104 - - 146 146 - - 62 62 - -

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ năm 2010

25

75

21.92

78.08

32.26

67.74

0

10

20

30

40

50

60

70

80

Tỷ lệ (%)

Hộ có DT thu hồi < 50% Hộ có DT thu hồi >= 50% Nhóm hộ 2

Nhóm h ộ

LĐ qua đào tạo LĐ chưa qua đào tạo

Page 172: Tập 91 - 3

Lê Thị Phương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 163 - 170

167

Bảng 4: Cơ cấu thu nhập bình quân của hộ

Chỉ tiêu

Nhóm hộ 1 (n=80 ) Nhóm hộ 2 (n=20) Hộ có DT thu hồi < 50%

(n=30) Hộ có DT thu hồi ≥≥≥≥ 50%

(n=50) Trước THĐ Sau THĐ Trước THĐ Sau THĐ Trước THĐ Sau THĐ

SL Tỷ lệ (%) SL

Tỷ lệ (%) SL

Tỷ lệ (%) SL

Tỷ lệ (%) SL

Tỷ lệ (%) SL

Tỷ lệ (%)

Tổng TNBQ/hộ 40,57 100 48,82 100 38,97 100 36,15 100 60,17 100 51,23 100

1. Thu từ NN 20,12 49,59 19,63 40,21 20,44 52,45 13,99 38,70 37,65 62,57 22,31 43,55

- Trồng trọt 6,89 34,24 5,18 26,39 6,44 31,51 2,28 16,30 8,81 24,04 2,91 13,04

- Chăn nuôi 13,23 65,76 14,45 73,61 14,00 68,49 11,71 83,70 27,84 75,96 19,40 86,96

2. Thu từ KD, DV 6,89 16,98 9,56 19,58 7,48 19,19 9,83 27,19 4,55 7,56 5,67 11,07

3. Thu từ lương LĐ 12,17 30,00 17,23 35,29 9,16 23,51 11,09 30,68 13,76 22,87 17,52 34,20

4. Nguồn thu khác 1,39 3,43 2,4 4,92 1,89 4,85 1,24 3,43 4,21 7,00 5,73 11,18

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ năm 2010

Bảng 5: Sự biến động thu nhập của các hộ điều tra

Chỉ tiêu

Nhóm hộ 1 (n=80 ) Nhóm hộ 2

(n=20) Tổng số Hộ có DT thu

hồi < 50% (n=30)

Hộ có DT thu hồi > 50%

(n=50)

SL (hộ) Tỷ lệ (%)

SL (hộ)

Tỷ lệ (%)

SL (hộ)

Tỷ lệ (%)

SL (hộ)

Tỷ lệ (%)

Tổng số 30 100 50 100 20 100 100 100

- Hộ có thu nhập tăng 11 36,67 15 30,00 4 20,00 30 30,00

- Hộ có thu nhập không đổi 3 10,00 5 10,00 4 20,00 12 12,00

- Hộ có thu nhập giảm 16 53,33 30 60,00 12 60,00 58 58,00

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ năm 2010

Ảnh hưởng đến thu nhập của hộ

Tình hình thu nhập của các nhóm hộ trước và sau thu hồi đất

Đối với nhóm hộ có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi dưới 50% nhìn chung sau thu hồi đất thu nhập từ nông nghiệp giảm, tuy nhiên do diện tích đất thu hồi nhỏ nên sự ảnh hưởng không lớn lắm, trước thu hồi đất thu nhập bình quân là 40,57 triệu đồng/hộ, sau thu hồi đất là 48,82 triệu đồng/hộ. Bên cạnh đó, thu nhập từ nông nghiệp tuy có giảm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ khá cao là 40,21% tổng thu nhập so với trước thu hồi đất là 49,59% thì tỷ lệ này giảm 9,38%. Đối với nhóm hộ bị thu hồi trên 50% diện tích đất nông nghiệp thì tổng thu nhập lại giảm hơn so với trước thu hồi, đặc biệt thu nhập từ ngành nông nghiệp giảm mạnh chỉ còn 38,70%, trong khi trước thu hồi

đất tỷ lệ này là 52,45%. Hơn nữa, cũng như các nhóm khác thu nhập của ngành nông nghiệp cũng chủ yếu là chăn nuôi chiếm tới 83,70%. Điều này chứng tỏ, diện tích canh tác bị thu hẹp các hộ đã chuyển sang tập trung sản xuất chăn nuôi để tạo thu nhập cho gia đình. Ngoài ra, ở nhóm này thu nhập từ kinh doanh cũng tăng lên đáng kể, chiếm 27,19% trong khi trước thu hồi tỷ lệ này là 19,19%.

Đối với nhóm hộ 2 sau khi bị thu hồi diện tích

đất tổng hợp khá lớn thì tổng thu nhập bình

quân của các hộ giảm mạnh từ 60,17 triệu

đồng xuống còn 51,23 triệu. Tuy nhiên, ở

nhóm này thu nhập phần lớn vẫn tập trung

vào ngành nông nghiệp chiếm tới 43,55%,

trong đó chủ yếu là thu nhập từ chăn nuôi

chiếm tới 86,96%.

Page 173: Tập 91 - 3

Lê Thị Phương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 163 - 170

168

Sự tác động của việc thu hồi đất đến thu nhập của các hộ điều tra

Qua bảng số liệu 5 ta có thể thấy đa số các hộ sau thu hồi đất có thu nhập giảm, mặc dù nhóm hộ có diện tích thu hồi dưới 50% đất nông nghiệp khi xét bình quân các hộ thì tổng thu nhập tăng, song khi phân tích sâu hơn thì ta thấy sau khi thu hồi đất chỉ có 36,67% số hộ ở nhóm này có thu nhập tăng hơn so với trước thu hồi, còn đa số các hộ có thu nhập giảm chiếm 53,33% và chỉ có 10% số hộ là có thu nhập không thay đổi.

Đối với nhóm có diện tích đất thu hồi trên 50% đất nông nghiệp thì cũng chỉ có 30% số hộ có thu nhập tăng, 60% số hộ có thu nhập giảm và chỉ có 10% là vẫn giữ được thu nhập ổn định.

Đối với nhóm 2 có tới 60% số hộ có thu nhập giảm sau thu hồi đất, chỉ có 20% số hộ là có thu nhập tăng và 20% số hộ giữ nguyên được thu nhập so với trước thu hồi đất.

ĐÁNH GIÁ CHUNG NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA KHU CÔNG NGHIỆP ĐẾN ĐỜI SỐNG HỘ NÔNG DÂN

Ảnh hưởng tích cực

Một là, việc xây dựng các KCN góp phần làm tăng giá trị sản xuất nông nghiệp trên một đơn vị diện tích canh tác. Các KCN phát triển mạnh mẽ làm diện tích nông nghiệp bị thu hẹp dần. Do đó, các hộ nông dân đã hướng tới việc sử dụng đất có hiệu quả hơn bằng cách chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ lúa sang các loại cây ăn quả đặc sản, cây rau có giá trị kinh tế cao. Vùng chuyên canh cây ăn quả được mở rộng. Cũng do quá trình xây dựng các KCN mà dân cư đô thị được mở rộng, đời sống người dân cũng được tăng lên nên nhu cầu tiêu dùng hàng nông sản có chất lượng cao được tăng lên đáng kể. Giá bán các loại quả đặc sản từ đó cũng được nâng cao làm tăng giá trị thu được từ vườn quả, tăng thu nhập cho người nông dân.

Hai là, các KCN đi vào hoạt động sẽ góp phần tạo ra nhiều việc làm cho người dân, góp phần nâng cao đời sống cả về vật chất và tinh thần, thúc đẩy công nghiệp nông thôn ngày càng phát triển. Đây là một cơ hội tốt

mà chính quyền và người dân địa phương cần phải tận dụng.

Ba là, Việc xây dựng và phát triển các KCN sẽ là yếu tố cơ bản cho phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; Cơ cấu kinh tế của huyện đã và đang có sự chuyển dịch theo hướng hoàn toàn hợp lí, phù hợp với xu thế chung của các quốc gia phát triển. Đó là tăng giá trị ngành công nghiệp, TTCN và dịch vụ, từng bước giảm dần giá trị của ngành nông nghiệp.

Bốn là, Mở rộng qui mô, chất lượng của hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn; nâng cao trình độ văn hoá cho người dân.Việc phát triển các KCN ở những vùng nông thôn làm tăng khả năng nhận thức, tiếp thu của người nông dân. Trình độ dân trí của người nông dân mỗi ngày được nâng cao do họ thường xuyên được tiếp xúc với các phương tiện thông tin đại chúng, với khoa học kĩ thuật hiện đại. Do đó người nông dân ngày càng thể hiện được tính năng động, chủ động, sáng tạo của mình. Họ mạnh dạn trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sử dụng những giống mới có năng suất và giá trị kinh tế cao. Họ ham học hỏi, tìm tòi những qui trình kĩ thuật chăm sóc tiên tiến; sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón ngày càng hợp lí và có hiệu quả. Năng suất sản xuất nông nghiệp cũng nhờ vậy mà ngày càng phát triển.

Như vậy, ảnh hưởng tích cực của các KCN đến đời sống kinh tế xã hội hộ nông dân là rất lớn, nó góp phần nâng cao nhận thức, hiệu quả kinh tế từ sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân. Do đó, các hộ nông dân cũng như các ban ngành đoàn thể cần phải phối hợp hài hoà, hợp lí, đồng bộ trong hầu hết công việc để phát huy những ảnh hưởng tích cực đó đến đời sống kinh tế hộ.

Ảnh hưởng tiêu cực

Ngoài những ảnh hưởng tích cực như phân tích ở trên thì sự phát triển các KCN còn có những tác động xấu đến đời sống kinh tế - xã hội của hộ nông dân.

Một là, quỹ đất nông nghiệp bị thu hẹp dần làm qui mô sản xuất nhỏ lại. Quá trình CNH diễn ra, các khu đô thị, khu công nghiệp, các tuyến đường liên tỉnh... liên tiếp được xây

Page 174: Tập 91 - 3

Lê Thị Phương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 163 - 170

169

dựng trên địa bàn huyện Phổ Yên, hầu hết lấy từ diện tích đất nông nghiệp. Tới đây, diện tích đất nông nghiệp ở huyện Phổ Yên sẽ lại tiếp tục bị thu hẹp, dự án gần nhất trong tương lai sẽ là xây dựng khu đô thị, đường quốc lộ 3 mới... Do đó, qui mô sản xuất nông nghiệp của hộ sẽ bị giảm đi. Đất nông nghiệp bị giảm, làm cho chăn nuôi gia súc, gia cầm bị giảm đi. Đất nông nghiệp bị thu hồi, nhiều lao động sẽ không có kế sinh nhai. Lao động nông nghiệp là lao động phổ thông, hầu hết chưa qua đào tạo tay nghề. Nếu bị thu hồi hết đất thì nhiều lao động, đặc biệt là những người đã có tuổi, chỉ quen với công việc đồng áng sẽ lâm vào tình cảnh thất nghiệp hoặc làm những việc không có tính ổn định lâu dài. Đây là một vấn đề nan giải mà Đảng và Nhà nước cần chú tâm giải quyết.

Hai là, tác động đến môi trường sinh thái, ảnh hưởng đến đời sống và sức khoẻ của người dân địa phương. Phổ Yên là huyện công - nông nghiệp, vấn đề môi trường ở đây cũng đã và đang xuất hiện những dấu hiệu bất cập được xem xét cả trên 3 góc độ là ô nhiễm không khí, tiếng ồn và ô nhiễm nguồn nước, rác thải. Các công ty, xí nghiệp mọc lên, dân cư đông đúc nên nước thải ra nhiều, làm cho môi trường đất thay đổi, đồng thời cũng gây ô nhiễm môi trường, kìm hãm sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi. Năng suất lúa cũng như nuôi trồng thủy sản vì vậy bị giảm đi nhiều. Các cơ sở sản xuất TTCN cũng đã và đang đưa vào môi trường một lượng chất thải khá lớn, ảnh hưởng đến chất lượng nông sản cũng như sức khoẻ con người.

Ba là, một phần lớn lao động nông nghiệp chuyển sang làm phi nông nghiệp do quá trình xây dựng các KCN. Nhiều nông dân nhất là tầng lớp thanh niên đã di chuyển sang khu vực khác làm giảm lao động nông nghiệp. Như vậy, nếu xét riêng ở lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, sự giảm bớt lao động nông nghiệp sẽ gây khó khăn cho sản xuất, đặc biệt là vào thời gian chính vụ. Nhiều hộ nông dân huyện Phổ Yên hiện nay vào thời điểm cấy, gặt đã phải thuê lao động từ các địa phương khác với chi phí cao: Năm 2007 thuê cấy là 50.000 đồng/công, thuê gặt là 70.000 đồng/công.

Nhưng xem xét trên tổng thể nền kinh tế thì đây là một hiện tượng tích cực, nó thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH.

Bốn là, những nét đẹp truyền thống bị tổn hại, tệ nạn xã hội không ngừng gia tăng. Việc phát triển các KCN sẽ tạo điều kiện cho các tệ nạn ma tuý, mại dâm, cờ bạc gia tăng gây nhiều bức xúc trong dư luận xã hội và nhân dân; về mặt trị an xét trên phạm vi toàn xã hội thì nó không gây nhiều biến động lớn nhưng đối với người dân thì nó gây ra không ít các ảnh hưởng không tốt.

Tóm lại, xây dựng và phát triển các KCN là một xu hướng tất yếu cho sự phát triển của mỗi địa phương, nhưng những mặt tích của nó chỉ thực sự phát huy một cách hiệu quả khi chúng ta đồng bộ thực hiện ở các giai đoạn của quá trình dựa trên sự bố trí và qui hoạch tổng thể phù hợp, hạn chế được những tác động tiêu cực từ việc xây dựng các KCN.

KIẾN NGHỊ

Phát triển kinh tế với tốc độ cao, đời sống kinh tế hộ nông dân không ngừng được cải thiện là vấn đề cơ bản được đặt ra cho chính quyền huyện Phổ Yên trong quá trình xây dựng, phát triển các KCN. Để đạt được những mục tiêu trên, chúng tôi đưa ra một số kiến nghị:

- Đối với Nhà nước: Cần áp dụng đồng bộ các chính sách như chính sách tín dụng, chính sách đầu tư, chính sách hỗ trợ việc làm và chuyển đổi việc làm sau thu hồi đất, chính sách phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa ven khu vực có đất thu hồi nhằm tạo thêm nhiều việc làm và tăng thu nhập cho hộ, chính sách hỗ trợ cho việc phát triển kinh tế tại địa bàn có các KCN.

- Đối với các cấp chính quyền địa phương: Cần có các chính sách cụ thể hơn nữa về quy hoạch KCN, khu tái định cư cho người nông dân bị mất đất. Phải kết hợp với các cơ sở đào tạo nghề và các doanh nghiệp trên địa bàn có kế hoạch đào tạo nghề trước khi thu hồi đất của họ và hỗ trợ tìm kiếm việc làm thay thế ngay sau khi thu hồi đất. Có các chính sách

Page 175: Tập 91 - 3

Lê Thị Phương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 163 - 170

170

tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ có thể chuyển đổi nghề sau thu hồi đất. Cần thường xuyên chỉ đạo, từng bước cụ thể hoá các chính sách hỗ trợ kinh tế hộ nông dân. Đồng thời trong quá trình thực hiện quy hoạch cần tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung các chính sách cho phù hợp với tình hình kinh tế của vùng.

- Đối với hộ nông dân: Các hộ cần nhanh chóng thích ứng với việc các KCN được xây dựng ngay trên mảnh đất nông nghiệp của mình mà từ đó tích cực học hỏi kinh nghiệm, tham gia các lớp đào tạo nghề, nâng cao trình độ chuyên môn, chủ động tìm kiếm việc làm mới, mạnh dạn vay vốn đầu từ sản xuất, sử dụng tiền đền bù một cách có hiệu quả nhằm nâng cao đời sống hoặc thay đổi tư duy về hướng sản xuất của mình.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO [1]. Ban quản lý các KCN Thái Nguyên, thuyết minh tóm tắt dự án quy hoạch phát triển các KCN, CCN, điểm CN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. [2]. Phòng Thống kế huyện Phổ Yên - Niên giám thống kê: 2008, 2009, 2010. [3]. UBND huyện Phổ Yên (2009), Báo cáo thực hiện cải cách thủ tục hành chính để thu hút nguồn đầu tư và giải quyết công việc trực tiếp với người dân và doanh nghiệp ở huyện Phổ Yên. [4]. UBND huyện Phổ Yên (2009), Báo cáo kết quả 3 năm thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút đầu tư theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Phổ Yên lần thứ XXVII. [5]. UBND huyện Phổ Yên (2008), Đề án hỗ trợ giải quyết việc làm, tạo ngành nghề mới cho người dân thuộc diện Nhà nước thu hồi đất để phát triển công nghiệp - dịch vụ trên địa bàn huyện Phổ Yên giai đoạn 2009 - 2012. [6]. http:// www.khucongnghiep.com.vn

SUMMARY IMPACTS OF INDUSTRIAL ZONES ON FARMER LIVING CONDIT ION IN PHO YEN DISTRICT, THAI NGUYEN PROVINCE

Le Thi Phuong1*, Nguyen Huu Thu2 College of Economy and Technology – TNU

College of Economics and Business Administration - TNU Developing industrial zones in Vietnam in the last few years was a right decision of Vietnamese Government. Industrial zones played an important role in industries, economic development and fastened economic change toward industrialization and modernization. Industrial zones helped to creat employments for local people, capacity for management staff, and skilled workers... With the advantages of Pho Yen district, some big investment projects in term of scale and value were attracted to the district. As a result, Pho Yen has become a noticeable district of the province in investment encouragement, economic movement, creating motivation for development of sevice sector and finally, living condition of local people were improveed significantly. Key word: Impacts, insdustrial zone, local people, income, employment

* Tel: 0915 972772

Page 176: Tập 91 - 3

Ngô Ngọc Linh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 171 - 176

171

NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHI ỆM RÚT RA T Ừ TÁM THÁNG ĐẤU TRANH DU KÍCH TRÊN C ĂN CỨ ĐỊA BẮC SƠN – VÕ NHAI (7/1941 – 2/1942)

Ngô Ngọc Linh *

Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Xứ ủy Bắc kỳ, quân và dân Bắc Sơn – Võ Nhai mà Cứu quốc quân là lực lượng nòng cốt, đã tiến hành Tám tháng đấu tranh du kích chống địch khủng bố (7/1941-2/1942) hết sức oanh liệt và sôi nổi trên căn cứ địa cách mạng của mình. Những thắng lợi của cuộc đấu tranh ấy đã để lại cho Đảng ta và cách mạng Việt Nam những bài học kinh nghiệm có giá trị trên nhiều phương diện. Quân và dân Bắc Sơn – Võ Nhai đã ghi tên mình vào những trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. Từ khóa: Đấu tranh du kích, du kích, căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai.

Cuộc đấu tranh du kích chống địch khủng bố trên căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai (từ tháng 7/1941 đến tháng 2/1942) là một quá trình chiến đấu vô cùng gian khổ của quân và dân ta. Dù cho quá trình đấu tranh đó còn một vài hạn chế do hoàn cảnh lịch sử song đã để lại cho Đảng ta và cách mạng Việt Nam nhiều bài học kinh nghiệm vô cùng quí giá, đặc biệt là về vấn đề đấu tranh vũ trang, khởi nghĩa giành chính quyền và đặc biệt là về những vấn đề liên quan của một cuộc chiến tranh du kích.*

Vấn đề “Tám tháng đấu tranh du kích trên căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai” là vấn đề đã được chúng tôi đề cập đến trong công trình nghiên cứu đã công bố trên tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên, tập 79, số 3, năm 2011. Tuy nhiên, trong phạm vi của nghiên cứu này, chúng tôi cố gắng đưa ra và phân tích sâu về sự kiện quan trọng này trên góc độ những bài học kinh nghiệm mà Tám tháng đấu tranh du kích chống địch khủng bố trên căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai đã để cho phong trào cách mạng Việt Bắc nói riêng và phong trào cách mạng Việt Nam nói chung; Từ đó, chúng ta có thể có những nhận định đúng đắn, chính xác về vị trí, vai trò của sự kiện lịch sử này trong tiến trình cách mạng Việt Nam.

Quán tri ệt đường lối chỉ đạo chiến lược cách mạng của Đảng và những quan điểm của Hồ Chí Minh về đấu tranh du kích đối với lực lượng vũ trang cách mạng * Tel: 0983.851.565; Email: [email protected]

Ngay từ khi Khởi nghĩa Bắc Sơn bùng nổ đến Tám tháng đấu tranh du kích chống địch khủng bố, lực lượng quân du kích luôn nhận được sự chỉ đạo tích cực, sự hỗ trợ kịp thời của Trung ương Đảng ta. Ngay trong Khởi nghĩa Bắc Sơn, Trung ương Đảng, Xứ ủy Bắc kỳ đã cử ngay cán bộ lên tăng cường cho quân du kích, cùng với cán bộ, đảng viên tích cực xây dựng lực lượng du kích Bắc Sơn và khu du kích Bắc Sơn (hai Ủy viên Xứ ủy Bắc kỳ là Trần Đăng Ninh và Nguyễn Thành Diên). Tại đây, các cán bộ Xứ ủy tham gia trực tiếp lãnh đạo đội phát triển lực lượng du kích quân, cơ sở cách mạng của quần chúng và đấu tranh với quân thù. Tuy nhiên, do Cứu quốc quân còn quá non trẻ và mỏng về lực lượng, vũ khí thô sơ nên đã bị thực dân Pháp khủng bố và phải rút vào hoạt động bí mật. Khi phong trào ở Bắc Sơn đang còn lúng túng, chưa có hướng đi thì Hội nghị lần thứ bảy của Trung ương Đảng đã họp và vạch ra phương hướng tiến lên của phong trào cách mạng và đội du kích Bắc Sơn. Đồng chí Hoàng Văn Thụ được Hội nghị phân công trực tiếp lãnh đạo phong trào Bắc Sơn – Võ Nhai. Trung ương Đảng còn phát động một phong trào ủng hộ Bắc Sơn khởi nghĩa trong toàn quốc và phong trào diễn khá sôi nổi, nhất là ở các tỉnh lân cận. Sau đó, đồng chí Lương Văn Chi - Ủy viên Thường vụ Xứ ủy Bắc kỳ và một số cán bộ ở dưới xuôi lên tăng cường cho căn cứ Bắc Sơn – Võ Nhai. Nhờ đó, đến thời điểm đầu năm 1941, khu căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai dần hình thành dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Trung ương Đảng và Xứ ủy Bắc kỳ.

Page 177: Tập 91 - 3

Ngô Ngọc Linh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 171 - 176

172

Trung ương Đảng không những vạch ra đường lối, chủ trương, phương châm hoạt động, hình thức đấu tranh cho quân và dân Bắc Sơn – Võ Nhai, tăng cường, bổ sung cán bộ cốt cán cho khu căn cứ, mà còn chăm lo đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ, xây dựng tổ chức Đảng trong quân du kích. Các đồng chí lãnh đạo khu căn cứ, Ban chỉ huy quân du kích đã mở nhiều lớp huấn luyện chính trị, quân sự ngắn ngày cho cán bộ, chiến sĩ, đảng viên địa phương nhằm nâng cao trình độ cho cán bộ và chiến sĩ du kích. Trên đường đi dự Hội nghị Trung ương 8, các đồng chí trong Ban chấp hành Trung ương đã dừng lại nơi đây; sau khi nghe Ban lãnh đạo khu căn cứ báo cáo tình hình, Trung ương Đảng đã có chỉ đạo cụ thể về các mặt hoạt động cho Ban lãnh đạo căn cứ và đặc biệt là cho Ban chỉ huy Đội du kích Bắc Sơn. Khi kết thúc Hội nghị, trên đường về xuôi, mặc dù địch khủng bố dã man, các đồng chí trong Ban Thường vụ (BTV) Trung ương vẫn bố trí thời gian ở lại công tác tại địa phương để chỉ đạo phong trào và mở một số lớp huấn luyện chính trị cho cán bộ, chiến sĩ Bắc Sơn – Võ Nhai. Nội dung các lớp này là học tập Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8, Chương trình, Điều lệ Việt Minh… Mặt khác, theo quyết định của Hội nghị Trung ương 8 (5/1941) và thực hiện lời kêu gọi của Hội nghị cán bộ toàn xứ Bắc kỳ (25/9/1941) “Cơ hội giải phóng đã tới, các đồng chí phải hoạt động gấp đôi, gấp ba trước, theo lời hiệu triệu của Trung ương” [1] nhiều đồng chí cán bộ của Đảng đã lên tăng cường cho Cứu quốc quân và khu căn cứ Bắc Sơn – Võ Nhai, trong đó có đồng chí Phùng Chí Kiên - Ủy viên Trung ương Đảng; BTV cũng phân công đồng chí Hoàng Quốc Việt - Ủy viên Thường vụ Trung ương ở lại chỉ đạo khu căn cứ thêm một thời gian (khoảng 1 tháng); Như vậy đến thời điểm này (9/1941), khu căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai đã được đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của BTV Trung ương Đảng.

Qua thực tiễn hoạt động về mọi mặt của mình, Cứu quốc quân đã quán triệt đường lối chỉ đạo của Trung ương Đảng và tư tưởng của Hồ Chí Minh về chiến tranh du kích, nghệ thuật đấu tranh du kích. Nhờ đó khu căn cứ đã

có nhiều bước trưởng thành vượt bậc, nhất là trong lực lượng Cứu quốc quân. Ở mỗi tiểu đội, tổ công tác của Cứu quốc quân đều có chi bộ, tổ đảng hoặc do các đảng viên lãnh đạo. Qua học tâp, sinh hoạt, công tác; với tinh thần dân chủ, đoàn kết, phê bình và tự phê bình cao, đội ngũ đảng viên được nâng cao trình độ, luôn giữ vững phẩm chất cách mạng, luôn hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao. Nhờ có công tác Đảng và việc quán triệt đường lối của Đảng mà các đảng viên chiến sĩ Cứu quốc quân hoàn toàn có đủ trình độ lý luận chính trị, quân sự để có thể hoạt động độc lập, tự chủ ở địa phương hay trong hoàn cảnh bị địch khủng bố ác liệt.

Vấn đề áp dụng chiến thuật du kích trong đấu tranh chống địch khủng bố là vấn đề đã được nêu lên trong chủ trương của Đảng và trong quan điểm quân sự của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. Theo chủ trương, quan điểm đó, trong chiến đấu chống địch khủng bố, các chiến sĩ du kích phải quán triệt phương châm vũ trang công tác, khi cần thì đấu tranh chống địch khủng bố bằng cách áp dụng nghệ thuật đánh du kích để chống lại những đội quân hùng mạnh với vũ khí hiện đại của địch: “Chiến thuật của các chiến hữu là chiến thuật du kích, đã có những thể nghiệm, vì đó là chiến thuật của các du kích Trung Hoa đã dùng hàng trǎm lần. Các chiến hữu cũng dùng nó, tấn công các đoàn tàu, làm suy kiệt lực lượng bọn cướp nước và từng tí từng tí một phát triển cuộc chiến tranh du kích. Các bạn nên nhớ rằng những cơn gió nhẹ có thể trở thành bão tố, những kết quả nhỏ có thể trở thành thắng lợi to. Hãy tiếp tục thu những kết quả nhỏ. Khẩu hiệu của các chiến hữu hiện nay phải là vừa đánh quân thù vừa chiếm đoạt vũ khí của chúng. Mục đích của các chiến hữu phải là mục đích của toàn dân” [2].

Từ thực tiễn đấu tranh của quân và dân Bắc Sơn – Võ Nhai cho thấy chiến thuật du kích đã được áp dụng triệt để và rất hiệu quả. Bằng cách đánh du kích như: phục kích, tập kích, truy kích… Cứu quốc quân đã tiêu diệt được nhiều sinh lực địch. Có những trận đánh mặc

Page 178: Tập 91 - 3

Ngô Ngọc Linh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 171 - 176

173

dù lực lượng quân địch nhiều hơn ta rất nhiều nhưng chúng vẫn thất bại bởi quân ta đã triệt để áp dụng lối đánh du kích, khiến chúng không kịp trở tay và phải rút quân. Hay có những trận quân du kích tổ chức phục kích và tiêu diệt được nhiều tên mật thám đầu sỏ, gian ác, có nhiều nợ máu với nhân dân…

Tóm lại, sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào cách mạng Bắc Sơn – Võ Nhai, với Cứu quốc quân là trực tiếp, toàn diện cả về chính trị lẫn quân sự. Đây là một nhân tố vô cùng quan trọng quyết định mọi thắng lợi của quá trình xây dựng, phát triển lực lượng cách mạng, quá trình công tác, chiến đấu của lực lượng vũ trang. Đảng ta cũng đã nhận định: “…Cứu quốc quân tiến hành chiến tranh du kích đánh địch kéo dài trong tám tháng, nêu cao tinh thần chiến đấu bất khuất và lòng trung thành vô hạn của một đội quân cách mạng. Sự kiện này chứng tỏ rằng, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng có khả năng lập căn cứ địa cách mạng, kết hợp với phong trào đấu tranh chính trị rộng lớn của quần chúng, tiến hành chiến tranh du kích chống lại một quân đội đế quốc có ưu thế về vũ khí và lực lượng ” [3]. Đây chính là một bài học kinh nghiệm đáng quí được rút ra từ cuộc đấu tranh chống địch khủng bố trên căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai và nó đã trở thành nguyên tắc xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng của Đảng ta trong các thời kỳ cách mạng tiếp diễn.

Xây dựng, phát triển những tổ chức của quần chúng cách mạng; lấy đó làm cơ sở phát tri ển phong trào đấu tranh cách mạng – phong trào du kích chiến.

Cứu quốc quân lãnh đạo quần chúng đấu tranh chống địch khủng bố thông qua các tổ chức của quần chúng và các tổ chức đó chính là cơ sở để quân du kích liên hệ, phối hợp, tổ chức quần chúng đấu tranh. Nhận thức được vai trò của các tổ chức quần chúng, Cứu quốc quân luôn chú ý gây dựng, phát triển các tổ chức này, lấy đó làm cơ sở để phát triển, đẩy mạnh cuộc đấu tranh du kích chống địch khủng bố trên căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai.

Có thể thấy, đa số các đồng chí trong đội Cứu quốc quân đều có xuất thân từ những lực

lượng, tổ chức của quần chúng, họ đều là cán bộ, chiến sĩ, đảng viên của các đội tự vệ, các cán bộ và hội viên của các Hội cứu quốc ở địa phương hoặc ở dưới xuôi lên tăng cường cho căn cứ Bắc Sơn – Võ Nhai. Trong các phong trào đấu tranh của quần chúng: đòi các quyền dân sinh, dân chủ, chống sưu cao, thuế nặng… họ là những người hăng hái, nhiệt tình, dũng cảm đấu tranh. Trải qua một quá trình rèn luyện qua các tổ chức cách mạng và phong trào đấu tranh của quần chúng, họ được Đảng tuyên truyền, giác ngộ, đào tạo rồi bổ sung vào lực lượng du kích quân chiến đấu chống lại kẻ thù. Quá trình ra đời, phát triển nhanh chóng của các lực lượng quân du kích trên căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai (từ năm 1940 đến đầu năm 1942) phần lớn cũng nhờ sự bổ sung lực lượng kịp thời của các tổ chức quần chúng. Thực vậy, từ các tổ chức, phong trào cách mạng của quần chúng hình thành trước năm 1940 mà Khởi nghĩa Bắc Sơn bùng nổ, Đội du kích Bắc Sơn – tiền thân của các Trung đội Cứu quốc quân đã ra đời. Phong trào Bắc Sơn – Võ Nhai tiếp tục có nhiều bước phát triển mới dưới ánh sáng soi đường của Hội nghị Trung ương 7 (11/1940), Đội du kích Bắc Sơn và các tổ chức quần chúng được củng cố không ngừng. Kết quả là Trung đội Cứu quốc quân I – tiền thân của Trung đội Cứu quốc quân II, đã ra đời (1/5/1941): “Tại các địa phương, Cứu quốc quân vừa tiến hành tuyển chọn lực lượng bổ sung cho đội vừa tiến hành công tác tuyên truyền, mở các lớp đào tạo cấp tốc cho Cứu quốc quân” [4]. Trong tám tháng đấu tranh du kích, các tổ chức quần chúng (Hội Cứu quốc, Đội tự vệ) tiếp tục được xây dựng, phát triển, dẫn tới sự ra đời của Trung đội Cứu quốc quân II (15/9/1941). Trong sự phát triển liên hoàn của các lực lượng du kích trên căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai, vai trò của các tổ chức cách mạng của quần chúng là rất quan trọng. Lực lượng chính trị và lực lượng tự vệ đông đảo cùng như phong trào cách mạng phát triển là những điều kiện rất cơ bản để phát triển Cứu quốc quân. Các địa phương có phong trào cách mạng quần chúng sâu rộng trong khu căn cứ: Bắc Sơn, Tràng Định, Thoát Lãng (Lạng Sơn), Võ Nhai, Đại Từ, Định Hóa, Đồng Hỷ (Thái Nguyên)… là những nơi đóng góp cho

Page 179: Tập 91 - 3

Ngô Ngọc Linh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 171 - 176

174

các lực lượng du kích Bắc Sơn – Võ Nhai rất nhiều cán bộ, chiến sĩ ưu tú. Không thể có các Trung đội Cứu quốc quân cũng như những thắng lợi to lớn của họ, nếu không có sự tham gia của những quần chúng trung kiên, những người đã được rèn luyện, trưởng thành trong các tổ chức quần chúng cách mạng địa phương. Nhận thức được vai trò của mặt công tác này trong cuộc đấu tranh cách mạng, Cứu quốc quân xác định đây là một công tác trọng tâm nhằm tạo dựng cho quân du kích có địa bàn hoạt động, có chỗ dựa về cả vật chất lẫn tinh thần khi bị địch càn quét khủng bố mạnh. Chú trọng mặt công tác đó, Cứu quốc quân đã chia ra nhiều tổ về các địa phương xây dựng cơ sở quần chúng, lãnh đạo, tổ chức quần chúng đấu tranh chống địch khủng bố. Họ đã cùng với cán bộ, đảng viên địa phương ra sức xây dựng và phát triển các Hội Cứu quốc, các đội tự vệ. Trên cơ sở quán triệt đường lối cách mạng của Đảng; nắm vững tâm lý và nguyện vọng của đồng bào các dân tộc; với nhiều hình thức tuyên truyền, giác ngộ quần chúng phong phú, Cứu quốc quân đã xây dựng được cho khu căn cứ Bắc Sơn – Võ Nhai những cơ sở quần chúng vững chắc; đó là lực lượng chính trị quan trọng, hỗ trợ, giúp đỡ, tác chiến cùng quân du kích trong cuộc đấu tranh chống địch khủng bố. Mặt khác, trong cuộc đấu tranh ấy, Cứu quốc quân đã cùng nhân dân các dân tộc Bắc Sơn – Võ Nhai chia ngọt sẻ bùi trong những ngày địch càn ác liệt. Vì lẽ đó, đồng bào các dân tộc hết lòng giúp đỡ và chăm lo cho lực lượng du kích từ miếng cơm, manh áo, thuốc men, gạo tiền… cho đến việc chở che cho Cứu quốc quân khi bị địch truy kích, tìm diệt. Hơn nữa, đồng bào còn trực tiếp tham gia vào các mặt công tác của Cứu quốc quân: công tác binh vận, địch vận, theo dõi bọn mật thám, tay sai… tạo mọi điều kiện để quân du kích xây dựng, phát triển lực lượng. Nhờ quá trình hoạt động của Cứu quốc quân trong lòng quần chúng nên các tổ chức của quần chúng trên địa bàn căn cứ địa phát triển rất nhanh; đặc biệt, do họ được Cứu quốc quân giác ngộ nên khả năng đấu tranh chính trị trực tiếp với quân thù của quần chúng cách mạng đã cải thiện, nâng cao rõ rệt. Tóm lại, lực lượng chính trị của quần chúng có vai trò đặc biệt quan trọng trong mọi cuộc đấu tranh, cách mạng vì sự phát triển của các tổ chức quần chúng có tác dụng tạo nên nền

móng vững chắc cho phong trào cách mạng. Do đó, trong tám tháng đấu tranh du kích chống địch khủng bố, Cứu quốc quân luôn chú trọng mặt công tác này và đã tạo ra một phong trào đấu tranh rộng rãi với sức mạnh vô địch, sức mạnh của sự kết hợp giữa lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang. Không ngừng củng cố, mở rộng căn cứ địa cách mạng nhằm xây dựng, tăng cường lực lượng quân du kích, tạo chỗ đứng chân cho lực lượng khi hiểm nguy cũng như làm bàn đạp để tiến công địch khi thời cơ đến. “Chiến tranh du kích và căn cứ địa là hai yếu tố cơ bản của chiến tranh cách mạng nhằm giải phóng dân tộc. Hai yếu tố này luôn gắn bó với nhau trong truyền thống quân sự của dân tộc” [5]. Xây dựng căn cứ địa là công tác hậu phương, đấu tranh du kích là công tác tiền tuyến, chúng có mối quan hệ chặt chẽ, khăng khít, không tách rời. Vì vậy, xây dựng căn cứ địa cách mạng và tiến hành đấu tranh du kích là hai hoạt động trọng tâm của Đảng trong giai đoạn này. Quá trình đấu tranh của các đội quân du kích cách mạng trên căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai đã chứng minh điều đó. Quá trình hình thành, phát triển căn cứ địa cách mạng luôn gắn với sự trưởng thành của Cứu quốc quân: khi Đội du kích Bắc Sơn ra đời thì căn cứ du kích Bắc Sơn cũng hình thành; sự ra đời của Trung đội Cứu quốc quân I gắn liền với quá trình phát triển của khu du kích Bắc Sơn; khi trung tâm căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai hình thành thì Trung đội Cứu quốc quân II ra đời. Quá trình phát triển của cách mạng Bắc Sơn – Võ Nhai đã chứng thực rõ mối quan hệ không thể tách rời giữa sự hình thành, phát triển căn cứ địa và sự trưởng thành của các lực lượng du kích quân. Dựa vào căn cứ địa, Cứu quốc quân mới có thể đấu tranh du kích chống địch khủng bố, bảo toàn và phát triển lực lượng, thực hiện những nhiệm vụ mà Trung ương giao phó. Căn cứ địa nhờ có sự bảo vệ, xây dựng của Cứu quốc quân mà ngày càng phát triển, mở rộng hơn. Nói một cách cụ thể, căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai, với một vị trí chiến lược cơ động “tiến khả dĩ công, lui khả dĩ thủ”, với một nền kinh tế tự cấp, tự túc, đặc biệt với phong trào cách mạng mạnh và lực lượng chính trị rộng lớn… là “mảnh đất tốt” cho quá trình trưởng thành của Cứu quốc quân.

Page 180: Tập 91 - 3

Ngô Ngọc Linh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 171 - 176

175

Đặc điểm của quá trình hình thành, mở rộng căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai là đi từ thấp đến cao và nó gắn với quá trình đấu tranh du kích chống khủng bố của Cứu quốc quân. Nhận định quá trình đó đi từ thấp đến cao là bởi nó được xây dựng từ lực lượng chính trị tiến lên xây dựng lực lượng vũ trang, từ những căn cứ nhỏ, bị chia cắt tiến lên nối li ền các căn cứ đó với nhau thành một khu căn cứ rộng lớn, từ chưa hoàn chỉnh đến ngày càng hoàn chỉnh. Quá trình ấy gắn liền với hoạt động đấu tranh du kích của Cứu quốc quân vì: trong điều kiện địch khủng bố ác liệt, nhiều khi quân du kích phải “ hóa chỉnh vi linh”, phân tán lực lượng, dựa vào dân hoạt động bí mật. Cũng nhờ thế, các chiến sĩ du kích có điều kiện gần dân, giác ngộ quần chúng, xây dựng cơ sở cách mạng. Ở góc độ khác, công tác mở rộng địa bàn hoạt động, căn cứ cũng là một nhiệm vụ trọng tâm của Cứu quốc quân; nó nhằm xây dựng, tăng cường lực lượng quân du kích, tạo chỗ đứng chân cho lực lượng khi hiểm nguy cũng như làm bàn đạp để tiến công địch khi thời cơ đến. Cho nên Cứu quốc quân đã phân tán, chia nhỏ lực lượng về các địa phương trong và ngoài khu trung tâm căn cứ để thực hiện những nhiệm vụ trên. Do đó, đầu cuối năm 1941, các tổ công tác của Cứu quốc quân được phân công đi về các địa phương ở Bắc Sơn, Võ Nhai, Chợ Chu (Định Hóa), Phương Liễn (Sơn Dương – Tuyên Quang), Hữu Lũng, Yên Thế (Bắc Giang)… để mở rộng địa bàn của khu căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai. Kết quả: căn cứ địa được mở rộng; nhiều cơ sở Đảng cũ được khôi phục; gây dựng, phát triển thêm được nhiều cở sở cách mạng quần chúng mới; nối li ền được nhiều tuyến giao thông liên lạc giữa trong và ngoài căn cứ; bổ sung được nhiều quần chúng ưu tú cho lực lương du kích quân… Tóm lại, vấn đề mở rộng căn cứ địa có nhiều ý nghĩa quan trọng: nó vừa là chỗ dựa để xây dựng lực lượng vũ trang và lực lượng cách mạng, vừa là bàn đạp để tiến công quân địch bằng chính trị lẫn vũ trang nhằm đánh lùi từng bước, đánh đổ từng bộ phận, tiến lên đập tan hoàn toàn ách thống trị của bọn thực dân xâm lược và bè lũ tay sai bán nước. Cũng chính vì thế, căn cứ địa luôn nằm trong tình trạng bị uy hiếp, nguy hiểm vì đó là mục tiêu đánh phá ác liệt của kẻ thù. Do vậy, trong quá trình xây dựng, phát triển, lực lượng vũ trang

cách mạng phải không ngừng xây dựng, mở rộng địa bàn căn cứ địa. Nhìn lại vấn đề này, Quân đội ta đã đánh giá: “Tám tháng đánh du kích ở Bắc Sơn – Võ Nhai đã chỉ ra rằng dưới ách thống trị đế quốc, phát xít Pháp – Nhật, nhân dân ta do Đảng lãnh đạo, có thể lập được căn cứ cách mạng ở vùng nông thôn, rừng núi và đánh du kích lâu dài để tiêu hao và tiêu diệt quân đội của đế quốc có ưu thế tuyệt đối về số lượng và trang bị” [6]. Bài học kinh nghiệm đáng quí được rút ra qua quá trình đấu tranh du kích này còn được Đảng ta quán triệt, áp dụng nhiều trong các giai đoạn cách mạng tiếp theo. Giáo dục chính trị, tư tưởng là nhiệm vụ tr ọng tâm, căn bản nhất trong quá trình rèn luyện các đội quân du kích để có đủ sức mạnh để hoàn thành mọi nhiệm vụ cách mạng Xuất phát từ nhận thức: trong cuộc chiến đấu không cân sức này, kẻ địch hơn ta về nhiều mặt: vũ khí, phương tiện chiến tranh, quân số… nhưng ta lại hơn địch ở tinh thần quyết tâm, anh dũng, mưu trí… Những thắng lợi của Cứu quốc quân II trên nhiều mặt trận trong tám tháng đấu tranh du kích có được phần nhiều do du kích quân ta đã thấm nhuần, tin tưởng vào đường lối, tư tưởng cách mạng của Đảng; vì thế, quyết tâm chống Pháp cũng được củng cố, nâng cao hơn. Xét về nguyên nhân sâu xa của thực tế này là do lực lượng du kích của ta đã được giáo dục, nâng cao trình độ chính trị, tư tưởng trong quá trình chiến đấu. Các lớp huấn luyện về chính trị, tư tưởng do Trung ương Đảng, Xứ uỷ, Ban chỉ huy Cứu quốc quân và các chi bộ, tổ Đảng tổ chức ngay trên căn cứ địa trong những điều kiện gian khổ đã chứng minh Đảng ta rất quan tâm và coi đây là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm của Đảng. Nội dung học tập chính trị, tư tưởng của cán bộ, chiến sĩ du kích là học về đường lối, chính sách của Đảng như: Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám của BCH Trung ương Đảng, Chương trình và Điều lệ Việt Minh,… Cạnh đó, các chi bộ, tổ Đảng thường xuyên tổ chức họp, kiểm điểm, rút kinh nghiệm công tác và chiến đấu; công tác khen thưởng và kỷ luật trong Đảng cũng được thực hiện kịp thời, nghiêm minh. Những nội dung và hoạt động sinh hoạt chính trị, tư tưởng cùng nhiều hình thức phong phú trên đã giúp cán bộ, chiến sĩ Cứu

Page 181: Tập 91 - 3

Ngô Ngọc Linh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 171 - 176

176

quốc quân ngày càng thấm nhuần, tin tưởng tuyệt đối vào chủ trương, đường lối cách mạng của Đảng; thấy rõ vai trò, trách nhiệm vô cùng vẻ vang của mình; do đó, họ luôn ý thức phải cố gắng hoàn thành mọi nhiệm vụ mà Đảng giao phó, phải trung thành tuyệt đối với nhân dân, vì nhân dân quên mình, vì sự nghiệp cách mạng không tiếc hy sinh. Qua học tập chính trị, tư tưởng, sức mạnh của Cứu quốc quân đã nâng cao không ngừng: “Chính ý thức tổ chức và kỷ luật, tinh thần trách nhiệm và tự giác, đề cao việc phê và tự phê, đã đoàn kết Cứu quốc quân thành một khối thép, không một sức mạnh nào có thể tiêu diệt được” [4]. Các cán bộ, chiến sĩ Cứu quốc quân không những hoàn thành tốt những trách nhiệm cùng cả trung đội mà ngay cả khi hoạt động độc lập ở các địa phương, họ cũng luôn hoàn thành mọi nhiệm vụ mà cấp trên giao phó. Chỉ bằng việc trang bị cho lực lượng vũ trang lý luận chính trị cách mạng của Đảng để tạo niềm tin cách mạng và quyết tâm tiêu diệt địch, kết hợp với sự mưu trí, khéo léo, dũng cảm thì quân và dân ta mới có thể chiến thắng được kẻ địch hơn hẳn ta về số lượng, vũ khí và phương tiện chiến tranh như thắng lợi của “tám tháng đấu tranh du kích chống địch khủng bố” trên căn cứ địa Bắc Sơn –Võ Nhai. Kết luận này đã được rút ra từ cuộc đấu tranh du kích của quân và dân Bắc Sơn – Võ Nhai và đó cũng chính là một bài học kinh nghiệm cho Đảng ta trong công tác xây dựng lực lượng vũ trang về chính trị trong các thời kỳ cách mạng sau.

“Tám tháng đấu tranh du kích chống địch khủng bố” mặc dù còn một số hạn chế do hoàn cảnh lịch sử nhưng đã để lại cho cách mạng Việt Nam nhiều bài học kinh nghiệm vô cùng quí giá trên nhiều phương diện công tác như: công tác Đảng, công tác xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng… Những bài học kinh nghiệm rút ra đó một mặt đã được Đảng ta áp dụng triệt để, khéo léo vào việc lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân làm cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 thành công và tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954) vĩ đại thắng lợi; mặt khác nó là sự bổ sung vô cùng quan trọng vào kho tàng lý luận quân sự Việt Nam.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO [1]. Dương Trung Quốc (2005), Việt Nam – những sự kiện lịch sử (1919 - 1945), Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.340. [2]. Chu Văn Tấn, Từ Bắc Sơn đến Pắc Bó - một chuyến đi lịch sử, Lưu trữ Tỉnh ủy tỉnh Thái Nguyên, cặp 8, số 6. [3]. Ba mươi lăm năm chiến đấu và xây dựng (1980), Nxb Sự thật, Hà Nội, tr.69, 70. [4]. Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Khu tự trị Việt Bắc (1975), Lịch sử Cứu quốc quân, Nxb Việt Bắc, tr 165, tr.137. [5]. Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (2000), Lịch sử quân sự Việt Nam, tập 9, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.242. [6]. Ban Nghiên cứu lịch sử Quân đội – Tổng cục Chính trị (1977), Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam, tập 1, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, tr.91.

SUMMARY LESSONS LEARNED FROM EIGHT MONTHS OF GUERRILLA WARF ARE IN BAC SON - VO NHAI BASE (7/1941 - 2/1942)

Ngo Ngoc Linh* College of Sciences - TNU

Under the leadership of the Party Central Committee and the North Committee, army and people of Bac Son – Vo Nhai, in which the National Salvation Army was the core force, has conducted eight months of guerrilla struggle against the terrorist enemy. It was a heroic and excitement struggle in their revolutionary base. The victory of the struggle had left to the Communist Party and Vietnam's revolution many extremely valuable lessons. Military and residents in Bac Son - Vo Nhai had written their name in the heroic history of Vietnam. Key words: Guerrilla struggle, eight months of guerrilla struggle, Bac Son – Vo Nhai.

* Tel: 0983.851.565; Email: [email protected]

Page 182: Tập 91 - 3

Đỗ Trọng Dũng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 177 - 180

177

KHẢO SÁT HỆ SINH THÁI NÚI CAO FANXIP ĂNG TRONG VƯỜN QUỐC GIA HOÀNG LIÊN VÀ Ý NGH ĨA DU LỊCH SINH THÁI B ỀN VỮNG

Đỗ Trọng Dũng* Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Sự đa dạng hệ thống sinh thái ở Fanxipăng là kết quả của rất nhiều tác động tự nhiên (nhiệt đới, cận nhiệt đới và xích đạo). Nó tạo ra 1 sự cơ bản cho nền móng lich sử phát triển tự nhiên của Việt Nam và phục vụ cho các đối tượng kinh tế cùng đó, giữa những tác nhân tác động toàn diện vào du lịch Từ khóa:

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Các hệ sinh thái (HST) núi cao Fanxipăng còn đang là vấn đề cần được nghiên cứu, nhưng theo các kết quả nghiên cứu của các nhà địa lý từ trước đến nay thì đều có một ý kiến thống nhất là: các hệ sinh thái vùng này còn mới mẻ và có sắc thái đặc trưng.

Việc bảo vệ các hệ sinh thái núi cao Fanxipăng có một ý nghĩa đặc biệt cho việc phát triển du lịch sinh thái của Việt Nam. Vì vậy đánh giá vai trò hệ sinh thái vùng này để làm cơ sở khoa học cho du lịch sinh thái là hết sức cần thiết.

Phương pháp nghiên cứu dựa trên quan điểm địa lý hệ thống và trên kết quả phân tích cơ sở phân hoá các hệ sinh thái núi cao Fanxipăng, các HST được đánh giá dưới mục đích du lịch sinh thái.

CÁC HỆ SINH THÁI NÚI CAO FANXIPĂNG

Theo các kết quả nghiên cứu trước đây và của tập thể các nhà nghiên cứu của Viện Địa lý hai năm 1995 và 1996 trên dãy núi cao Fanxipăng có các HST đặc trưng sau:

Các hệ sinh thái nhiệt đới chân núi

Đây là vành đai các hệ sinh thái nằm ở sườn Tây Nam dãy Fanxipăng phân bố trên độ cao < 1.700m gồm có các hệ sinh thái:

Hệ sinh thái rừng hỗn giao cây lá rộng thường xanh sườn Tây Nam đai chân núi Fanxipăng

* Tel: 0975 870 257, Email: [email protected]

Hệ sinh thái này đặc trưng bởi tuần hệ hỗn giao cây lá rộng thường xanh ẩm á nhiệt đới với ưu thế các cây họ Dẻ, Long não, Ngọc lan có cấu trúc 5 tầng:

- Tầng I và tầng II ưu thế là các loài cây thuộc họ Dẻ.

- Tầng II và III chủ yếu là các loài thuộc họ Long não, họ Thích và một số loài thuộc họ Chè, Hoa Hồng, Sau sau.

- Tầng IV là tầng cây bụi phần lớn gồm các loài thuộc họ Cà phê, họ Dung, họ Chè, Viễn chí.

- Tầng V là tầng cỏ quyết thuộc các họ Bạc hà, Hành, Gừng, Mạch môn, Cói, Hoà thảo… chủ yếu là các cây thân thảo mọc xen là các cây Dương xỉ, Quyết bá.

Phụ tầng có một số loại dây leo.

Giới động vật trong các hệ sinh thái này chủ yếu là các loài thuộc phân bố rộng như các loài thuộc họ Cu li, họ Khỉ, họ Chồn, họ Cầy, họ Mèo, các loài thuộc họ gậm nhấm. Chim có họ chim Trĩ, họ Đớp ruồi. Các loài bò sát gồm rắn lục, các loài ếch nhái như cóc nhà, ếch núi, ngoé, ếch tây… ở ranh giới trên có loài ếch trơn.

Trong hệ sinh thái này mức độ đa dạng sinh học phong phú cả về thành phần loài và số lượng cá thể, các chỉ tiêu nhiệt đới ở mức mát hơi lạnh, đủ thừa ẩm, di chuyển vật chất chậm, song tốc độ phân huỷ, chuyển hoá vật chất khá mạnh, tốc độ tích luỹ, biến cải và phát triển vật chất sống nhanh. Tác động của con người in khá rõ nét trong hệ sinh thái này, đặc biệt có lửa rừng thường xuyên do đốt nương rẫy.

Page 183: Tập 91 - 3

Đỗ Trọng Dũng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 177 - 180

178

Hệ sinh thái rừng hỗn giao cây lá rộng cây lá kim ẩm á nhiệt đới chân núi tây Nam Fanxipăng

Trong hệ này quần hệ sinh vật không sai khác so với hệ sinh thái trên song sự có mặt của số lượng khá lớn Pơ mu, Thông vàng (họ Kim giao). Giới động vật trong rừng có phong phú hơn về các loại gậm nhấm họ Sóc và một số loài chim. Hệ sinh thái phát triển trong điều kiện phân huỷ, cũng như tích luỹ, biến cải vật chất diễn ra với tốc độ nhanh hầu như quanh năm. Các hạn chế về thời tiết bất lợi xảy ra không thường xuyên.

Hệ sinh thái trảng cây bụi thứ sinh sườn Tây Nam chân núi Fanxipăng

Đây là quần hệ thứ sinh sau nương rẫy, khả năng phục hồi rừng rậm chậm do sử dụng quá mức của con người. Ưu thế ở đây là các loài thuộc họ Dâu tằm, họ Đơm nem, họ Cam, rải rác có các loài sim, mua, thành ngạnh, đỏ ngọn…

Giới động vật nghèo nàn, chủ yếu là các loài gặm nhấm, bò sát nhỏ và một số loài chim nhỏ.

Hệ sinh thái nương rẫy sườn Tây Nam chân núi Fanxipăng

Đây là hệ sinh thái nông nghiệp trên sườn dốc không quá lớn chủ yếu là các nương lúa, ngô của đồng bào. Đây là khu vực đầu nguồn của suối Nậm Mít Noi. Như vậy, các chất hữu cơ của đất rất dễ bị xói mòn, rửa trôi xuống lưu vực.

Các hệ sinh thái đai chuyển tiếp

Đai này phân bố từ độ cao 4.500 - 2.000m ở sườn Đông Bắc và từ 1.700m - 2.400m ở sườn Tây Nam. Trong đai này thường gặp các họ thuộc cả ba yếu tố thực vật nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới trên núi.

Các hệ sinh thái sườn Đông Bắc

Hệ sinh thái rừng hỗn giao cây lá rộng cây lá kim nhiệt đới á nhiệt đới sườn Đông Bắc Fanxipăng

Hệ sinh thái dày đặc trưng bởi các quần hệ có tính đan xen xâm nhập lẫn nhau của các đại diện thuộc 3 hệ thực vật gồm các loài cây lá rộng họ Dẻ, Re, họ Betulaceae,

Magloniaceae, họ Chè, Aliaceae. Động vật các loài ăn hạt, chủ yếu là loài khỉ vàng, khỉ cộc, vượn, cầy mốc, cầy mực, sóc chuột, sóc bụng đỏ, sóc đen, sơn dương.

Trong hệ sinh thái này mức độ đa dạng sinh học khá phong phú điều kiện ẩm cao, khí hậu lạnh, độ dốc sườn không quá lớn, tốc độ di chuyển vật chất trung bình, mức độ phân giải, phân huỷ vật chất trung bình, tốc độ phát triển vật chất sống trung bình.

Hệ sinh thái trảng cây bụi thứ sinh sườn Đông Bắc chuyển tiếp Fanxipăng

Hệ sinh thái này đặc trưng bởi các loài tre, nứa thấp ở các vùng ẩm ướt, ở các vùng đá lộ có các bụi cây như Ô rô, Mày tẹo lá cứng có gai.

Hệ sinh thái ruộng nương rẫy

Các Hệ sinh thái này làm thành một diện tích lớn hơn diện tích đất bằng của bề mặt san bằng hữu ngạn suối Mường Hoa, khu vực Tả Van - Lao Chải.

Các hệ sinh thái sườn Tây Nam đai chuyển tiếp từ 1.700-2.400m.

Hệ sinh thái rừng cây lá rộng thường xanh sườn Tây Nam đai chuyển tiếp Fanxipăng

Hệ sinh thái này phân bố chủ yếu ở các sườn dốc và phần Đông đỉnh Mang Hoa San nên tiềm năng nước mặt thấp, trữ lượng ẩm chủ yếu trong các tầng phong hoá.

Hệ sinh thái rừng hỗn giao cây lá rộng lá kim đai chuyển tiếp sườn Tây Nam Fanxipăng

Phân bố của hệ sinh thái này chủ yếu là các phần mặt đỉnh thấp 2.000 - 2.400m nhìn xuống bồn địa Than Uyên và toàn bộ bề mặt san bằng phía Nam dãy núi Fanxipăng ở mức 1.900 - 2.000m, với độ dốc 200 - 350 nên sự di chuyển vật chất từ chậm đến trung bình. Mức độ đa dạng sinh học khá phong phú.

Hệ sinh thái trảng cây bụi thứ sinh đai chuyển tiếp sườn Tây Nam Fanxipăng

Chúng bao chiếm một phần diện tích khá tập trung ở phía trên nông trường Than Uyên, bao gồm các trảng cây bụi thấp xen kẽ tre, nứa và một số cây gỗ mọc xen rải rác sau nương rẫy.

Page 184: Tập 91 - 3

Đỗ Trọng Dũng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 177 - 180

179

Các hệ sinh thái đai á nhiệt đới trên núi:

Các hệ sinh thái rừng này tồn tại trên các mặt đỉnh, các sống của địa hình trên các bề mặt san bằng và các sườn của nó ở độ cao từ 2.000m (sườn Đông Bắc) - 2.400m (sườn Tây Nam) đến độ cao 2.800m bao gồm các hệ sinh thái sau:

Hệ sinh thái rừng cây lá rộng thường xanh á nhiệt đới trên núi Fanxipăng

Hệ sinh thái này có diện tích hẹp, trên một số đỉnh (Mang Hoa San, núi đất) ưu thế là các cây Đỗ Quyên. Đặc biệt ở đây là rừng rêu, do điều kiện nhiệt độ thấp, độ ẩm cao, mưa mù bao phủ hầu như suốt ngày nên rêu phát triển từ mặt đá lên trên mặt lá, có vách đá khuất ẩm lớp rêu phủ dầy 40 - 50cm với nhiều mầu sắc khác nhau. Lớp phủ rêu quanh thân cây có thể đến vài cm.

Hệ sinh thái rừng hỗn giao cây lá rộng cây lá kim đai nhiệt đới trên núi Fanxipăng

Quần hệ đặc trưng là rừng cây gỗ lùn ưu thế Đỗ Quyên xen Dẻ tùng, Thiết sam trên đất phong hoá từ đá mẹ granit, đất mùn slit, chua, tầng mỏng thường xuyên có mây mù .Ở vành đai này chỉ có các cây gỗ lùn có bộ rễ rất khoẻ bám vào lớp đất mỏng phủ lên đá mẹ granit mới có thể tồn tại được. Hầu hết các loài đều thuộc họ Đỗ Quyên, chiều cao tối đa không quá 8m. Vượt lên trên các loài Đỗ Quyên, Thiết sam. Sự có mặt của Thiết sam và Đỗ Quyên là dấu hiệu cơ bản, đặc trưng để phân chia vành đai phân bố thực vật núi cao (1.400 - 2.800m).

Trên các quần hệ này chỉ gặp một số ít loài động vật như Khỉ vàng, Sơn dương, Chuột rừng, một số loài thuộc họ Chim Ưng, chim Cắt, một vài loài ếch núi. Các hệ sinh thái này nằm trên địa hình có độ dốc từ 250 - 450 chủ yếu là khoảng 250 - 350.

Các hệ sinh thái ôn đới trên núi:

Hệ sinh thái rừng cây lá kim trên núi cao

Rừng cây lá kim trên núi cao ưu thế có Dẻ tùng, Thiết sam, trên đất phong hoá từ đá mẹ granit, đất mùn alit, chua, tầng mỏng, ít mây mù. Kiểu rừng này còn được mệnh danh là rừng "cảnh viên" với hai loài cây gỗ có nguồn gốc ôn đới là Dẻ tung và Thiết sam dưới tầng I là tầng cỏ Quyết.

Hệ sinh thái rừng trúc lùn đỉnh phân bố ở độ cao trên 2.800m

Quan hệ thực vật và trúc phần đất trên đỉnh và đường chia nước từ 2.800 - 3.143m. Từ độ cao 2.800m đến đỉnh Fanxipăng cao 3.143m duy nhất tồn tại trúc phất trần, có thêm loài Sedum lineare thuộc họ Thuốc bỏng. Trong các hệ sinh thái này chỉ có một số loài chim Yến núi, Hoét đuôi cụt, Oanh đuôi nhọn, đôi khi gặp Sóc, Chuột rừng, Sơn dương…

Các đặc trưng tổng hợp của các hệ sinh thái ở Fanxipăng có 14 hệ sinh thái được phân hoá theo độ cao và hướng phơi rõ nét. Chúng có quan hệ với tương quan nhiệt ẩm, có tính vận chuyển cơ giới của vật chất, đồng thời chịu ảnh hưởng hoạt động nhân sinh. Các đặc trưng này cho phép rút ra các đặc điểm về sinh lý hoá học của sự phát triển cũng như hạn chế, làm tiền đề cho sự đánh giá phục vụ mục đích DLST.

KẾT LUẬN

Ý nghĩa cho việc phát triển Địa lý du lịch sinh thái Fanxipăng

Trên cơ sở đặc thù của HST núi cao Fanxipăng có thể đề xuất những ý kiến cho việc phát triển du lịch sinh thái như sau:

Sa Pa có nhiều sắc thái tự nhiên phong phú đa dạng khác với các vùng sinh thái như Đà Lạt, Ba Vì, Tam Đảo, do đó có thể phát triển các hình thức du lịch - nghỉ dưỡng ở các dạng:

- Nghỉ dưỡng theo mùa

- Nghỉ chữa bệnh

- Tham quan, nghiên cứu

- Du lịch thể thao leo núi

Có thể vạch ra các tuyến du lịch:

- Tuyến Đông Nam từ thị trấn Sapa đi Trung Chải và lên Fanxipăng.

- Tuyến khảo sát theo đường cái qua đèo Khâu Ziềng lên Fanxipăng để thấy cảnh quan tự nhiên tổng hợp.

- Tuyến Tây Nam hướng Than Uyên lên Fanxipăng. Hướng này dốc phù hợp cho việc tìm kiếm các đặc điểm tự nhiên chưa được khai thác.

- Tuyến Lai Châu lên Fanxipăng.

Page 185: Tập 91 - 3

Đỗ Trọng Dũng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 177 - 180

180

Kết luận Sự tồn tại một lượng khá lớn các yếu tố tàn dư của hệ thực vật và sự pha trộn, xâm nhập của các yếu tố thực vật nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới trên núi tạo nên tính đa dạng cao của hệ sinh thái núi cao Fanxipăng. Đây là một tiềm năng rất to lớn của vùng núi Fanxipăng không chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu, tìm lại dấu vết của lịch sử phát triển tự nhiên Việt Nam mà còn phục vụ cho các mục đích khai thác kinh tế trong đó nổi bật là tiềm năng du lịch tổng hợp miền núi cao. Sự đa dạng của hệ sinh thái còn biểu hiện ở sự phân hoá các HST từ phân hoá theo độ cao địa hình đến phân hoá theo hướng ngăn, chắn các hoàn lưu. Sự phân hoá biểu hiện qua việc phân phối lại chế độ nhiệt - ẩm giữa hai sườn Đông Bắc và Tây Nam Fanxipăng. Đây là cơ sở cho việc phát triển mạnh du lịch sinh thái ở Fanxipăng.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. Các báo cáo hội thảo khoa học (1994), Nghiên

cứu và leo núi Fanxipan, Hà Nội.

[2]. Bước đầu nghiên cứu hệ thực - động vật và tài

nguyên sinh vật vùng Fanxipan, 1995, Viện Sinh

thái và Tài Nguyên sinh vật, Hà Nội.

[3]. Lê Trần Chấn và nnk (1995), Thành lập bản

đồ Fanxipan tỷ lệ 1/100.000

[4]. Nguyễn Ngọc Khánh (1996) - Hệ sinh thái núi

cao Fanxipan, Báo cáo khoa học Hà Nội.

[5]. Nguyễn Văn Vinh và nnk (1996), Các yếu tốa

cấu thành và phân hoá các hệ sinh thái Fanxipan,

Hà Nội.

[6]. Thái Văn Trừng (1974), Thảm thực vật rừng

Việt Nam, Hà Nội

[7]. Trần Ngũ Phương (1970), Bước đầu nghiên

cứu rừng miền Bắc Việt Nam, Hà Nội.

SUMMARY INVESTIGATING FANXIPAN HIGH MOUNTAIN ECOSYSTEM IN H OANG LIEN NATIONAL PARK AND ITS ECOLOGIC TOURISM VALUE

Do Trong Dung* College of Education – TNU

Fanxipan ecosystem diversity is the result of a mixing of many vegetation vestiges (tropical, subtropical and temperate). It constitutes a basis to track the natural development history of VN and serves likewise economic objectives, among which the promiment allsided tourism. Key words:

* Tel: 0975 870 257, Email: [email protected]

Page 186: Tập 91 - 3

Nguyễn Ngọc Nông và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 181 - 185

181

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RÁC TH ẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PH Ố THÁI NGUYÊN

Nguyễn Ngọc Nông1*, Nguyễn Ngọc Sơn Hải

Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Cùng với phát triển kinh tế, đô thị hoá của thành phố Thái Nguyên là sự gia tăng về rác thải sinh hoạt và ô nhiễm môi trường. Kết quả điều tra, nghiên cứu cho thấy tổng lượng rác thải sinh hoạt thành phố Thái Nguyên phát sinh bình quân khoảng 206 tấn/ngày, 73.327 tấn/năm, trong đó khu vực trung tâm chiếm 55%, khu vực phía Nam 31%, khu vực phía Bắc 14%. Tỷ lệ thu gom bình quân toàn thành phố đạt 68%. Tỷ lệ các chất thải có thể tái chế, tái sử dụng gồm: hữu cơ 56,6%, nilon, nhựa 7,91%, kim loại 1,97%, giấy loại 5,93%. Đây là nguồn tái nguyên rất lớn có thể tái chế, tái sử dụng để vừa tăng hiệu quả kinh tế vừa đảm bảo vấn đề môi trường. Nếu được thu gom, quản lý, tái chế, tái sử dụng hợp lý, nguồn thu mỗi năm từ chất thải sinh hoạt của thành phố đạt khoảng 48 tỷ đồng. Từ khoá: Rác thải, môi trường, thành phố, tái sử dụng.

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Chất thải sinh hoạt hiện đang là vấn đề nan giải, là một nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường trên địa bàn rộng. Quản lý rác thải hiện nay đang trở thành một vấn đề bức xúc, khó khăn tại các khu vực đô thị và khu công nghiệp tập trung ở nước ta.Thái Nguyên là thành phố đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh Thái Nguyên, diện tích tự nhiên 189,7 km2, dân số hơn 330.000 người, có 10 xã và 18 phường, là thành phố có quá trình phát triển kinh tế xã hội, đô thị hoá nhanh, hoạt động công nghiệp lâu đời, là trung tâm giáo dục đào tạo lớn thứ 3 của cả nước. Cùng với phát triển kinh tế, đô thị hoá, là sự gia tăng về chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt và ô nhiễm môi trường. Công tác quản lý, thu gom, phân loại, quản lý và tái sử dụng chất thải, nếu được thực hiện một cách khoa học, đồng bộ, có hệ thống quản lý và công nghệ xử lý phù hợp sẽ rất có ý nghĩa trong việc mang lại lợi ích kinh tế, bảo vệ môi trường và tiết kiệm tài nguyên. Mục đích của nghiên cứu này là: Đánh giá thực trạng nguồn phát thải, số lượng, thành phần chất thải sinh hoạt tại khu vực đô thị thành phố Thái Nguyên làm cơ sở để đề xuất các giải pháp quản lý, tái sử dụng nguồn rác thải sinh hoạt, nâng cao hiệu quả kinh tế và góp phần bảo vệ môi trường trên địa bàn. * Tel: 0983640215; Email:[email protected]

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đánh giá công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại 28 phường, xã thuộc TP. Thái Nguyên, được chia ra thành 3 khu vực (Khu vực phía Bắc gồm 5 xã: Cao Ngạn, Đồng Bẩm, Phúc Hà, Quyết Thắng, Phúc Xuân và 3 phường: Quan Triều, Quang Vinh, Tân Long; khu vực trung tâm gồm 10 phường: Hoàng Văn Thụ, Quang Trung, Phan Đình Phùng, Đồng Quang, Thịnh Đán, Gia Sàng, Tân Lập, Túc Duyên, Tân Thịnh, Trưng Vương; khu vực phía Nam gồm 5 xã: Tích Lương, Lương Sơn, Tân Cương, Phúc Trìu, Thịnh Đức và 5 phường: Cam Giá, Phú Xá, Hương Sơn, Tân Thành, Trung Thành). Số liệu, tài liệu thứ cấp được thu thập năm 2010 và năm 2011 tại các cơ quan quản lý, cơ quan chức năng; điều tra trực tiếp, khảo sát thực địa kết hợp phỏng vấn; tổng hợp, tính toán và xử lý số liệu bằng excel.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Lượng và nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt tại thành phố Thái Nguyên

Tổng khối lượng rác thải (KLRT) sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình được điều tra thực tế và tính toán lượng rác thải bình quân (LRTBQ) người/ngày tại các xã, phường. Kết quả trình bày ở bảng 1. Theo đó, LRTBQ và tổng KLRT khu vực trung tâm là lớn nhất, khu vực phía Bắc và phía Nam tương đương nhau.

Page 187: Tập 91 - 3

Nguyễn Ngọc Nông và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 181 - 185

182

Bảng 1. Lượng rác thải phát sinh (RTPS) từ hộ gia đình

STT Khu vực Dân số ( người)

LRBQ/người/ngày (kg/người/ngày)

Tổng KLRT ( Tấn/ngày)

I Khu vực phía Bắc 1 Phường Quan Triều 7.512 0,611 4,589

2 Phường Quang Vinh 6.196 0,602 3,730

3 Phường Tân Long 5.917 0,600 3,550

4 Xã Quyết Thắng 11.684 0,501 5,853

5 Xã Đồng Bẩm 5.552 0,421 2,337

6 Xã Phúc Xuân 4.839 0,384 1,858

7 Xã Cao Ngạn 6.530 0,373 2,436

8 Xã Phúc Hà 3.561 0,342 1,218

Tổng 51.791 0,479 25,571

II Khu v ực Trung tâm 1 Phường Quang Trung 23.383 0,640 14,965 2 Phường Đồng Quang 11.369 0,650 7,390 3 Phường Phan Đình Phùng 18.533 0,710 13,158 4 Phường Hoàng Văn Thụ 17.234 0,590 10,168 5 Phường Túc Duyên 9.312 0,540 5,028 6 Phường Trưng Vương 8.078 0,640 5,169 7 Phường Gia Sàng 12.963 0,560 7,259 8 Phường Tân Lập 12.573 0,660 8,298 9 Phường Thịnh Đán 15.320 0,550 8,426 10 Phường Tân Thịnh 14.667 0,530 7,773 Tổng 143.432 0,607 87,634

III Khu v ực phía Nam

1 Phường Cam Giá 12.417 0,580 7,202

2 Phường Phú Xá 12.044 0,610 7,347

3 Phường Tân Thành 6.434 0,570 3,667

4 Phường Trung Thành 13.938 0,590 8,223

5 Phường Hương Sơn 13.448 0,620 8,338

6 Xã Thịnh Đức 7.651 0,340 2,601

7 Xã Tích Lương 8.268 0,410 3,390

8 Xã Trúc Trìu 4.791 0,350 1,677

9 Xã Tân Cương 5.098 0,32 1,631

10 Xã Lương Sơn 11.253 0,450 5,064

Tổng 95.342 0,480 49,140

Nguồn rác thải phát sinh (RTPS) rất đa dạng, gồm các nguồn từ: hộ gia đình, công sở, trường học, đường phố, khu thương mại, chợ... Các nguồn phát sinh có khối lượng, thành phần, tỉ lệ khác nhau mang đặc trưng của từng khu vực, được thể hiện trong bảng 2 và biểu đồ 1:

Theo đó, nguồn RTPS từ hộ dân là lớn nhất, chiếm 80 - 85 %, từ các nguồn khác chỉ chiếm khoảng 15 - 20%. Từ bảng 1 và 2 có thể ước tính lượng RTPS/năm từ các khu vực của thành phố như bảng 3: Lượng RTPS ở khu vực Trung tâm là 40.868,64 tấn/năm chiếm 55% tổng lượng RTPS toàn thành phố, khu vực phía Bắc là 10.383 tấn /năm chiếm 14%, khu vực phía nam là 23.074 tấn/năm chiếm 31%.

Page 188: Tập 91 - 3

Nguyễn Ngọc Nông và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 181 - 185

183

Bảng 2: Các nguồn rác thải phát sinh (RTPS) của các khu vực

STT Khu vực Từ hộ dân (tấn/ngày)

Từ nguồn khác (tấn/ngày)

Tổng lượng (tấn/ngày)

I Phía Bắc TP 1 Phường Quan Triều 4,589 0,387 4,976 2 Phường Quang Vinh 3,730 0,315 4,045 3 Phường Tân Long 3,550 0,327 3,877 4 Xã Quyết Thắng 5,853 1,291 7,144 5 Xã Đồng Bẩm 2,337 0,269 2,606 6 Xã Phúc Xuân 1,858 0,258 2,116 7 Xã Cao Ngạn 2,436 0,210 2,646 8 Xã Phúc Hà 1,218 0,216 1,434 Tổng 25,571 3,273 28,844

II Trung tâm TP 1 Phường Quang Trung 14,965 3,813 18,778 2 Phường Đồng Quang 7,390 3,681 11,071 3 Phường Phan Đình Phùng 13,158 4,360 17,518 4 Phường Hoàng Văn Thụ 10,168 3,616 13,784 5 Phường Túc Duyên 5,028 1,871 6,899 6 Phường Trưng Vương 5,169 1,729 6,898 7 Phường Gia Sàng 7,259 1,415 8,674 8 Phường Tân Lập 8,298 1,320 9,618 9 Phường Thịnh Đán 8,426 1,524 9,950 10 Phường Tân Thịnh 7,773 2,561 10,334 Tổng 87,634 25,890 113,524

III Phía Nam TP 1 Phường Cam Giá 7,202 2,546 9,748 2 Phường Phú Xá 7,347 1,561 8,908 3 Phường Tân Thành 3,667 2,103 5,770 4 Phường Trung Thành 8,223 3,880 12,103 5 Phường Hương Sơn 8,338 1,471 9,809 6 Xã Thịnh Đức 2,601 0,152 2,753 7 Xã Tích Lương 3,390 0,684 4,074 8 Xã Trúc Trìu 1,677 0,302 1,979 9 Xã Tân Cương 1,631 0,834 2,465 10 Xã Lương Sơn 5,064 1,423 6,487 Tổng 49,140 14,956 64,096

Biểu đồ 1: Các nguồn rác thải sinh hoạt phát sinh tại khu vực ở TP. Thái Nguyên

Page 189: Tập 91 - 3

Nguyễn Ngọc Nông và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 181 - 185

184

Bảng 3: Ước tính lượng RTPS/năm tại các khu vực

STT Khu vực Lượng RTPS

(tấn/ngày) Lượng RTPS (tấn/tháng)

Lượng RTPS (tấn/năm)

1 Khu vực phía Bắc 28,844 865,32 10.383,84

2 Khu vực Trung tâm 113,524 3.405,72 40.868,64

3 Khu vực phía Nam 64,096 1.922,88 23.074,56

Tổng 206,464 6.193,92 74.327,04

Thành phần rác thải sinh hoạt tại thành phố Thái Nguyên

Kết quả điều tra thực tế về thành phần rác thải sinh hoạt bình quân tại thành phố Thái Nguyên năm 2011 được thể hiện qua biểu đồ 2: Theo đó, lượng rác hữu cơ chiếm gần 56,68%, chất khác 18,78%, cao su, nhựa, nilon 7,91%, giấy vụn 5,93%, kim loại 4,32%, vải, sợi 4,41%, sứ, thuỷ tinh 1,97%. Đáng chú ý là lượng rác hữu cơ, kim loại, nhựa… là nguồn tài nguyên có thể được tái chế, tái sử dụng.

Biểu đồ 2: Tỷ lệ các thành phần rác thải sinh hoạt khu vực thành phố Thái Nguyên

Tình hình thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt tại các khu vực

Qua điều tra thực tế kết hợp báo cáo về tình hình thu gom rác thải của Công ty Môi trường đô thị Thái Nguyên năm 2011 được thể hiện ở bảng 4:

Bảng 4: Tình hình thu gom rác thải sinh hoạt ở các khu vực

STT Khu vực Lượng rác phát sinh

(tấn/ngày) Lượng rác thu gom

(tấn/ngày) Tỷ lệ (%)

1 Phía Bắc TP 28,844 18,910 65,560

2 Trung tâm TP 113,524 95,320 83,960

3 Phía Nam TP 64,096 35,050 54,680

Bình quân 68,820 49,760 68,060

Khu vực Trung tâm, lượng rác thải sinh hoạt được thu gom cao nhất, đạt 83,96%, khu vực phía Bắc đạt 65,56%, khu vực phía Nam chỉ đạt 54,68%, bình quan toàn thành phố đạt 68 %, còn 32% chưa được thu gom.

Lợi ích từ việc tái chế, tái sử dụng rác thải sinh hoạt

Kết quả điều tra năm 2011 và Báo cáo ĐTM Dự án khu xử lý chất thải rắn Tân Cương thành phố Thái Nguyên, ước tính giá trị kinh tế từ rác thải sinh hoạt ở bảng 5:

Page 190: Tập 91 - 3

Nguyễn Ngọc Nông và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 181 - 185

185

Bảng 5: Ước tính giá trị kinh tế từ rác thải sinh hoạt của TP. Thái Nguyên

STT Thành phần rác Tỷ lệ (%) Khối lượng (tấn/năm)

Giá (nghìn đồng/tấn)

Thành tiền (tri ệu đồng)

1 Hữu cơ 56,68 42.128,57 500 21.064,29 2 Giấy các loại 5,93 4.407,59 1.500 6.611,39 3 Nhựa, nilon 7,91 5.879,27 2.250 13.228,36 4 Kim loại 4,32 3.210,93 2.250 7.224,59

Tổng 48.128,63 Nếu rác thải sinh hoạt tại thành phố Thái Nguyên được thu gom, xử lý, tái chế, tái sử dung hiệu quả thì bình quân mỗi năm, giá trị kinh tế thu được ước tính đạt 48,12 tỷ đồng, trong đó nguồn rác hữu cơ để chế biến phân bón 21 tỷ, nhựa, nilon13,2 tỷ, kim loại 7,2 tỷ và giấy loại 6,6 tỷ đồng. Ngoài ra việc thu gom, tái sử dụng rác thải còn có ý nghĩa rất lớn về bảo vệ môi trường. KẾT LUẬN Vấn đề quản lý rác thải sinh hoạt ở thành phố Thái Nguyên đang là vấn đề môi trường rất cấp thiết. Tổng lượng rác thải sinh hoạt thành phố Thái Nguyên phát sinh bình quân khoảng 206 tấn/ngày, 73.327 tấn/năm, trong đó khu vực trung tâm chiếm 55%, khu vực phía Nam 31%, khu vực phía Bắc 14%. Tỷ lệ thu gom bình quân toàn thành phố đạt 68%. Tỷ lệ các chất thải có thể tái chế, tái sử dụng gồm: hữu cơ 56,6%, nilon, nhựa 7,91%, kim loại 1,97%, giấy loại 5,93%. Đây là nguồn tái nguyên rất lớn có thể tái chế, tái sử dụng để vừa tăng hiệu quả kinh tế vừa đảm bảo vấn đề môi trường. Nếu được thu gom, quản lý, tái chế, tái sử dụng hợp lý, nguồn thu mỗi năm từ

chất thải sinh hoạt của thành phố đạt khoảng 48 tỷ đồng. Đề nghị các ngành chức năng của tỉnh và thành phố quan tâm, áp dụng các giải pháp để tăng cường công tác quản lý, tái chế, tái sử dụng nguồn rác thải sinh hoạt góp phần tăng hiệu quả kinh tế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên năm 2005. [2]. Công ty Môi trường và Công trình đô thị thành phố Thái Nguyên (2010), Hồ sơ dự toán dịch vụ vệ sinh công cộng năm 2010, 2011. [3]. Ủy ban nhân dân thành phố Thái Nguyên (2001), Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án khu xử lý chất thải rắn Tân Cương thành phố Thái Nguyên. [4]. Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2007), “Quyết định về việc điều chỉnh, bổ sung mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí vệ sinh trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và thị trấn các huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên”, Công báo số 1672/2007/QĐ-UBND số 17+18 ngày 20/9 /2007.

SUMMARY THE CURRENT SITUATION OF RESIDENTIAL WAST MANAGEMEN T IN THAI NGUYEN CITY

Nguyen Ngoc Nong*, Nguyen Ngoc Son Hai College of Agriculture and Forestry – TNU

Along with economic development and urbanization of Thai Nguyen city is the increase in household waste and environmental pollution. Results of surveys and researches showed that the total amount of residential waste in Thai Nguyen city generated averagely about 206 tons/day, 73,327 tons/year, of which those in the central area accounts for 55%, those in the south area accounts for 31%, those in the north is 14%. Average collection rate citywide is 68%. Percentages of waste recycled, reused include: 56.6% organic matters, 7.91% plastic, 1.97% metals, 5.93% waste paper. These are great renewable resources that can be recycled, re-used to both increase economic efficiency and ensure environmental issues. If residential waste is collected, managed, recycled and reused properly, revenues each year from domestic waste of the city may reach about 48 billion VND. Key words: Wast, environment, city, recycled

* Tel: 0983640215; Email:[email protected]

Page 191: Tập 91 - 3

Nguyễn Ngọc Nông và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 181 - 185

186