Tập 84 - 08 - 2011

157
HOC NGHE AND TECHNOLOGY AND BEHAVIOR DT xA Hil. HANH VI

Transcript of Tập 84 - 08 - 2011

Page 1: Tập 84 - 08 - 2011

HOCNGHE

AND TECHNOLOGY

AND BEHAVIORDT xA Hil. HANH VI

Page 2: Tập 84 - 08 - 2011

a0 ctno DUC vA DAo rAoDAI HQC THAI NGUYEN

T+p ehi KHOA HQC vn C6NG NGHEJournal of Science and Technology

- tdng bi6n tAp:- Ph6 tdng bi6n tAp Thrrdng tn/c:- Ph6 Tdng bi6n tAp:- Trtt'&ng Ban bi6n tAp:- Thtr ky Tda soan:

GS.TS. ru QUANG HrdNPGS.TS. CHU HOANG MAUPGS.TS. TRAN THI VIOT TRUNG

az(

THS. Ltr TIEN DUNGTHS. DOAN OTJC UAT

TOA SOAN: Dai hoc Thr4i NguyOn, phudng TAn Thinh, thdnh phd Th6i NguyOn'

Tel. 02 8 0. 3 8 402 8 8. Fax. 0280. 3852665 * E-mail: tapchikhcn.dhtn@ gmail'com'

Gia,y ph6p Hoat dQng biio chi s6 1ZI)1GP-BTTTT, ngiry 261812010 cira BQ truong BQ Thong tin - Truyd-n^th0ng'

rn ioir .udn, iap zzior)nqdm 20rr taiNhh in eao ihat Nguyen. In xong vh nop luu chidu thi4ng 0V20ll.Bin dien tir tham khio iai rrang Web cira Trung ram Hoc 1i0u Dai hoc Th6i Nguyon: http://www'lrc-tnu-edu.vn

Page 3: Tập 84 - 08 - 2011

THE LE GTII BAITap chi Khoa hgc vd C6ng nghQ Dai hoc Th6i Nguy6n thucrng xuyOn nhAn ddng

nhirng Ual Uao cua cdn bQ gidng d4y. can.bQ.nghien 9YY ud.6: illkhoa hQc'..trong vir

ngouiDui hoo Th6i Nguy6n nhdm cdng bd k€t qua nghidn ctlu, bhi t6ng quan hodc nhirng

thbng tin trao C6i ttruqc mgi linh vuc khoa hoc c6ng nghQ. Sau ddy ld the 1€ gui bdi cho Toa

soan:1. T4p chi chi nhAn ddng nhirng bai b6o khoa hoc chua c6ng bd tr6n c6c b5o. t4p chi

khoa hgc trong nr.rcrc vd qudc t6.

2. Bai b6o khoa h'c co thti v_i€t bing titing ViQt ho4c ti6ng Anh. . .. i .,3. Khi n6p cho roa so4n. m5i Uai b6o can duoc in thdnh hai b6n tr€n giAy A+. kem theo

dia CD.4. CAu trirc bai b6o.

4.1. TOn bai b6o.

4.2. Ho tOn tac gid hoqc nhom ttrc gia, co quan cdng t6c.

4.3. M5i bdi bA; khdng ddi qu6 5 trang (khoang 3.000 tu). Trong bdi b6o, o nhirng nQi

dung tac gi6 da lham khdo hoAc su dpng_k*i*, n.elri€n .P lit,::. tdi liCu khoa hoc kh6c, cAn

danh dAl tang sd (dat trong m6c r.u6ng tl) - ld sd thu tg cua tdi liQu x€p trong danh mgc tdi liOu

tham khao4.4. Torn tirt n6i dung bdi b6o: tOi tneu i50 tir bang ti6ng Vi€t va duoc dich sang tiOng

Anh (k€ ca ri€u AC Uai b6o;,,dtroi muc tom t6t ti6ng Vi€t co "Tir khoa"; duoi tom tdt ti6ng

Anh co "'Key words" (t6i thi6u 05 tu hodc cum tu).4.5. TAi li6u tham kh6o:- TLTK sip x€p theo vAn A,B,C, tdi liQu titlng nu6c ngodi kh6ng phiOn 6m, kh6ng

dich.- DOi vcyi tdc gia la ngudi Viqt Nam x6p theo thir tg A, B, C theo ftn (kh6ng dAo t6n

len trtroc ho).- Ddi voi tac gia la ngtrdi nu6c ngodi x6p theo lhu tg A, B, C theo hp. ,,- D6i vcri nhirng tai liOu khdng co t6n tac giit xOp thu tU A, B, C cua tir dau ti6n lOn c<v

quan ban hanh tdi liQu (vi duiB0 Gi6o dgc vd Ddo t4o x6p vAn B)'TLTK la s6ch. lufln 6:n cAn ghi ddy du cdc thong tin theo thu tu: t€n t6c gia hodc co quan ban

lrdnh. Nam xuAt ban). ftn sdch,Nhd xudt bdn. noi xudt ban.

TLTK ld bdi bao hoflc bai trong mQt cudn s6ch... cAn ghi dAy du c6c th6ng.tin.theo thfr

tu: T6n tac gia. (NAm cdng b6), "TOn biri b6o", TAn Mp chi hoQc sdch, Tdp, (56), c6c s6

trang (gach ngang giira2 chir s6).

5.Hinh thfrc trinh bay:- Ngoai.phAl tieu d6, t6c gia va tom tit bdi b6.o (dAu tr4ngl) vd Summary (cu6i bdi).

bdi b6o yeu .A,, phai trinh bdy tr6n kh6 ,A4 theo chidu doc. dugc chia 02 c6t v6i c6c th6ng

s6 Pagesetup cu th6 nhu sau:Top:3.1cm, Bottom: 3.1cm, Left: 3.0cm. Right: 2.8cm,

Header: 2.85cm, Footer: 2.85cm, With:7.25cm, Spacing:0.8cm. TOn bai b6o cO 12' chir in

d6m: 10i dung bai b6o cd I 1; Font chir Unicode; hinh v6, dd thi trinh bdy phu hqp voi dQ

ron-s cdt (7 .25 cn-r); c6c bdng bi€u qu6 l6n trinh bay tlreo trang ngang (Landscape)'

- D6i vcyi c6c bai b6o i.O frle" bdng cdc phAn mdm chuy6n dpng nhu Latex, ACD/Chem

Sketch hodc Science Helper for Word cfrng trinh bdy theo khudn dang n6u trOn.

6. Ndu bdi b6o kh6ng ducyc su dung. Ban biOn tap kh6ng tra l4i bAn th6o.

7. Titc gia hoac tac giachfnh trong nhom t6c giA cAn gni Aia chi, s6 di6n tho4i vdo cu6i

A^

BAN BIEN TAP

Page 4: Tập 84 - 08 - 2011

oµ soT T¹p chÝ Khoa häc vµ C«ng nghÖ

CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI – HÀNH VI

Môc lôc Trang

Phạm Thị Phương Thái, Ngô Thị Ngọc Ánh - Sình ca - Lời dẫn đường hạnh phúc lứa đôi 3

Dương Thị Huyền - Sự tiếp xúc và giao lưu văn minh thời cổ đại 9

Nguyễn Thị Hải - Vài nét về nguồn gốc người Tày ở Cao Bằng 17

Đỗ Hằng Nga - Kiến trúc và điêu khắc các ngôi chùa cổ ở huyện Phú Bình (Thái Nguyên) 23

Chu Thị Vân Anh - Đạo Hồi của người Chăm ở Việt Nam 29

Hoàng Văn Tuấn - Biên giới 1950 – Bước ngoặt của cuộc chiến tranh Đông Dương (1945 - 1954) 35

Hà Thị Thu Thủy, Vũ Thị Hà - Ứng xử trong gia đình người Tày ở huyện Na Hang - Tuyên Quang 41

Nguyễn Thị Dân - Nông nghiệp truyền thống của người Tày - Nùng ở Định Hóa - Thái Nguyên 45

Nguyễn Minh Tu ấn - Nhìn lại quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế phường Cải Đan - Sông Công - Thái Nguyên (1999 - 2010)

53

Phan Đình Thuận - Quá trình xây dựng nhà của người Nùng ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên 59

Hà Thị Thu Thủy, Trần Mạnh Thắng - Thiết chế chính trị của người Cao Lan tỉnh Tuyên Quang thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945

65

Tr ần Viết Khanh, Bùi Th ị Thanh Hương, Hà Thị Biên - Biến động dân số tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 1999 - 2009 và dự báo dân số trong 10 năm tiếp theo 71

Phạm Thị Thu Hường, Đinh Hồng Linh - Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động Việt Nam 77

Lê Thị Thu Hương - Phân hóa sản phẩm dạy học ở một lớp học tiểu học có nhiều trình độ 83

Vũ Thị Thái, Vũ Thị Thanh Huyền - Dạy học theo phương pháp hợp đồng bài Ôn tập chương 3 - hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn (Đại số 9)

89

Nguyễn Văn Giỏi, Nông Khánh Bằng, Phạm Văn Cường - Một số biểu hiện về kỹ năng giao tiếp của học sinh trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Hà Giang 95

Vũ Thị Thái, Trần Thu Hiệp - Xây dựng hồ sơ dạy học hình học lớp 11 THPT tiếp cận xu thế thế giới 99

Tr ịnh Quỳnh Trâm - Lớp học tiếng Anh đa trình độ - thách thức và giải pháp 105

Lục Kim Thi ều - Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác thanh tra thi ở Đại học Thái Nguyên 111

Đoàn Thị Yến - Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá 119

Dương Đức Minh - Những thủ thuật phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng Anh của sinh viên chương trình tiên tiến tại trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên 123

Lê Quang Dũng - Dạy tiếng Anh ở bậc tiểu học - thách thức và giải pháp 129

Đỗ Thị Hòa Nhã - Một số giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng gian lận thuế Giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế thành phố Thanh Hóa 133

Đào Duy Thăng - Biện pháp quản lí sinh viên ngoại trú trên địa bàn thành phố Thái Nguyên 139

Nguyễn Thị Phương Nga, Nguyễn Xuân Trường - Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch Hà Giang trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

147

Journal of Science and Technology

84 (08)

N¨m 2011

Page 5: Tập 84 - 08 - 2011

oµ soT T¹p chÝ Khoa häc vµ C«ng nghÖ

NATURALSCIENCE – TECHNOLOGY

Content Page Pham Thi Phuong Thai, Ngo Thi Ngoc Anh - Sinh ca - A guide of love 3

Duong Thi Huyen - The contact and exchange civilization in ancient times 9

Nguyen Thi Hai - Several aspects of the tay ethnic origin in Cao Bang province 17

Do Hang Nga - Architecture and sculpture of the ancient temples in Phu Binh district (Thai Nguyen) 23

Chu Thi Van Anh - Islam in Vietnam 29

Hoang Van Tuan - Border campaign in 1950 – A watershed moment Indochina war (1945 - 1954) 35

Ha Thi Thu Thuy, Vu Thi Ha - The behaviors in the Tay family in Na Hang district, Tuyen Quang province 41

Nguyen Thi Dan - Conventional agricultural practice of Tay – Nung ethnic group in Dinh Hoa – Thai Nguyen 45

Nguyen Minh Tuan - Process of economic restructuring of Cai Dan wards (Song Cong - Thai Nguyen) 1999-2010

53

Phan Dinh Thuan - House construction progress of Tay - Nung ethnic in Dong Hy - Thai Nguyen 59

Ha Thi Thu Thuy, Tran Manh Thang - Political institutions of Cao Lan ethnic minority in Tuyen Quang before the August revolution in 1945 65

Tran Viet Khanh, Bui Thi Thanh Huong, Ha Thi Bien - Demographic transition in Bac Kan province - Vietnam period 1999-2009 and forecasting the one for the next 10 years 71

Pham Thi Thu Huong, Dinh Hong Linh - Some measures to improve labour - Exporting in Vietnam 77

Le Thi Thu Huong - Differentiating products in a multi - level primary class 83

Vu Thi Thai, Vu Thi Thanh Huyen - Teaching method via agreements for the revision - chapter 3 - set of two equations with two unknowns (Algebra grade 9) 89

Nguyen Van Gioi, Nong Khanh Bang, Pham Van Cuong - Some oxpressions about communicative skills of students in Ha Giang ethnic minority school 95

Vu Thi Thai, Tran Thu Hiep - Building geometry teaching profile for grade 11 highschool on world trend approach 99

Dang Quynh Tram - Multi-level elt classes - Challenges and solutions 105

Luc Kim Thieu - Some measures to improve management efficiency inspection test in Thai Nguyen University

111

Doan Thi Yen - Policy of the party thai nguyen province of education development in the period promote industrialization and modernization 119

Duong Duc Minh - An exploration of strategies for oral skills improvement by advanced program students at Thai Nguyen University of Technology

123

Le Quang Dung - Teaching & learning English at primary schools - challenges & solutions 129

Do Thi Hoa Nha - Some solutions to prevent the fraud from the value - added tax collections for non - state enterprises at the department of taxation of Thanh Hoa city 133

Dao Duy Thang - Outpatient students manage in Thai Nguyen city 139

Nguyen Phuong Nga, Nguyen Xuan Truong - Situation and solution development of Ha Giang tourism in conditions integrate into the international economic

147

Journal of Science and Technology

84 (08)

N¨m 2011

Page 6: Tập 84 - 08 - 2011
Page 7: Tập 84 - 08 - 2011

Phạm Thị Phương Thái và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 3 - 7

3

SÌNH CA - LỜI DẪN ĐƯỜNG HẠNH PHÚC LỨA ĐÔI

Phạm Thị Phương Thái *, Ngô Thị Ngọc Ánh

Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Vốn được xem như một viên ngọc quý trong kho tàng văn học dân gian của người Sán Chỉ, Sình ca mang chức năng chứng kiến những giai đoạn quan trọng trong chu kỳ đời người. Đối với các lễ thức trong giai đoạn trưởng thành, Sình ca là lá thư tình giao duyên và lời dẫn đưa đường cho hạnh phúc lứa đôi trong hôn nhân của người Sán Chỉ. Sự hiện diện của những khúc hát Sình ca như một sự giao tiếp với thế giới thần linh, cầu mong tiên tổ phù hộ cho hạnh phúc của đôi uyên ương. Dù cuộc sống đã có nhiều đổi thay, người Sán Chỉ đã biết đến những giai điệu mới mẻ hơn nhưng vẫn không quên Sình ca bởi ý nghĩa thiêng liêng của nó. Từ khóa: Sình ca, đám cưới, chức năng, nghi lễ, hạnh phúc

Khi nói đến đời sống sinh hoạt văn hóa dân gian, dân ca luôn là mảng đề tài được yêu thích nhất. Bởi dân ca không chỉ đậm đà chất thơ, chất nhạc mà còn thể hiện một cách tự nhiên, chân thành, đằm thắm tình cảm con người và hồn cốt mỗi dân tộc. Nhắc đến người Tày là nhắc đến Sli, Slượn, nói đến văn nghệ dân gian người Kinh Bắc là nhớ đến làn điệu quan họ mượt mà, còn với người Sán Chỉ, đó là những khúc hát Sình ca mộc mạc mà ngọt ngào.*

Bao đời nay, Sình ca (Xình ca, Soọng cô), đã gắn bó người Sán Chỉ nói riêng và những tộc người có chung hoặc gần nguồn gốc như Sán Chay, Sán Dìu, Dao… như một thứ không thể thiếu trong đời sống tinh thần. Sình ca có mặt ở nhiều không gian khác nhau: trong nhà ngoài ngõ, trên nương ngoài ruộng, đám hiếu đám hỉ… Tuy nhiên, phổ biến nhất, quen thuộc nhất và làm say đắm lòng người nhất, có lẽ là những khúc hát giao duyên. Chẳng thế mà, nhiều người, trong đó có nghệ nhân Sầm Dừn – một người đặc biệt có tâm huyết với những câu hát Sình ca đã định nghĩa Sình ca như một lối hát đối đáp giao duyên dành cho những người chưa chồng, chưa vợ [5]. Trong bài viết này, chúng tôi xin có đôi lời góp bàn về một khía cạnh nhỏ của Sình ca: Chức năng dẫn đường hạnh phúc lứa đôi trong hôn nhân của tộc người Sán Chỉ. * Tel: 091335494; Email: [email protected]

Được coi là một loại hình sinh hoạt văn nghệ dân gian lấy chất liệu từ hiện thực cuộc sống, Sình ca hồn nhiên góp mặt vào đời sống tâm tư, tình cảm và đời sống tâm linh của người Sán Chỉ. Sình ca có vai trò đặc biệt quan trọng trong đám cưới. Thịt lợn có thể thiếu vài cân, rượu có thể không uống vài ngụm đến say nhưng đám cưới người Sán Chỉ không thể thiếu những câu hát Sình ca. Người ta không say vì rượu nhưng lại chuếnh choáng trong thứ men dịu ngọt, du dương của Sình ca.

Sình ca là lá thư tình giao duyên của người dân Sán Chỉ. Từ xưa, trong truyền thống của người Sán Chỉ, muốn lấy vợ lấy chồng bắt buộc phải biết hát Sình ca. Có quen được nhau cũng là qua những lời ca tiếng hát trong buổi giao duyên. Nếu không biết Sình ca trong những buổi hát giao duyên, những trái tim yêu đương dù cháy bỏng cũng không thể đến được với nhau, không thể kết duyên đôi lứa. Không có Sình ca, việc giao tiếp giữa con người với con người và giữa con người với thế giới tâm linh sẽ bị hạn chế rất nhiều. Do đó, tính cố kết cộng đồng trong sinh hoạt thôn bản của tộc người này không còn được đảm bảo. Bảy bài Sình ca (hát đám cưới) bắt buộc có vừa có giá trị như lời dẫn nhập, xin phép thần linh, tổ tiên chứng giám mối lương duyên của đôi vợ chồng trẻ, vừa là cơ hội để xe kết cho những chàng trai cô gái khác đến tham dự đám cưới. Phải chăng vì thế, Sình ca như một phần tâm hồn của người Sán Chỉ, là

Page 8: Tập 84 - 08 - 2011

Phạm Thị Phương Thái và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 3 - 7

4

viên gạch nền xây dựng hạnh phúc lứa đôi. Ý thức được điều đó, trong số hành trang chuẩn bị bước vào hành trình chọn tìm và xây đắp cuộc sống mới, các chàng trai, cô gái Sán Chỉ không quên trang bị cho mình những khúc hát Sình ca. Khi hoa mận, hoa mơ nở trắng triền núi, khi tiếng chim quenqui da diết gọi bạn cũng là thời điểm các chàng trai cô gái người Sán Chỉ học, luyện lại những bài Sình ca.

Ngay từ khi tìm hiểu nhau, các chàng trai cô gái đã sử dụng Sình ca như một thứ ngôn ngữ vừa sâu sắc vừa tế nhị của tình cảm mà không thể tìm thấy ở bất cứ một câu tỏ tình nào của con người thời buổi hiện đại. Sình ca có thể ghi lại những khoảnh khắc của tình yêu, những rung động đầu đời của những chàng trai cô gái trong những tình huống sinh hoạt ngày thường mà vẫn không kém phần đặc sắc:

Xưng lênh với sú sao tỉm chỉ cáng căn cơi

Cáng tắc căn cơi nhịt lặc lệch

Slam sỉnh văn slênh mí sính tơi

Dịch nghĩa: Lên núi bẻ lá ngồi nói chuyện

Chuyện đang nồng mặt trời đã lặn

Chia tay về lòng nhớ chẳng nguôi [1]

Sình ca là những lời hát đưa đường cho hạnh phúc lứa đôi, câu chuyện tình của người Sán Chỉ có lẽ được chứng giám nhờ những câu hát ấy. Dù buồn dù vui, yêu hay không yêu họ đều gửi gắm lòng mình một cách thành thực nhất trong câu hát Sình ca:

Sính chực minh nhâm sinh lênh mung

Mung kín tai san tai lênh tau

Sái tai lênh tau tu hón líu

Mí kín van tinh nơi ná chau

Dịch nghĩa:

Nhớ nhau lên núi mà coi

Chỉ thấy rừng già với núi cao

Bao núi rừng tôi đã coi hết

Chẳng thấy tình ta ở chỗ nào [1].

Những kẻ thầm thương trộm nhớ nhau cũng mượn điệu Sình ca êm đềm, tha thiết, ý nhị trong những đêm hội xuân để giãi bày lòng mình:

“Chàng đến muộn, em mong đợi chàng.

Con ngựa chân ngắn chàng đến muộn.

Bao nhiêu hoa đẹp người hái tất.

Chàng đến muộn hoa đẹp không còn.

Phượng hoàng bay qua đỉnh đầu rừng.

Trăng lặn phía tây sao mọc lại,

Có phúc mới gặp người đồng hương.

Khác nào gặp tiên nữ ra ca hát…”.

Cô gái trách khéo chàng trai sao đến muộn để cô phải đợi. Chàng có việc nên quên hội hát, hay vì con ngựa của chàng “chân ngắn” ? Chàng đến muộn, nhiều “cơ hội” đành bỏ lỡ “Bao nhiêu hoa đẹp người hái tất”. Nhưng, thật may mắn cho chàng vẫn còn một cơ hội cuối cùng: “Trăng lặn phía tây sao mọc lại,

Có phúc mới gặp người đồng hương.

Khác nào gặp tiên nữ ra ca hát.

“ Bông hoa đẹp” ấy - chẳng khác nào tiên nữ vẫn còn dành đợi chàng. Bởi nó đã tự nguyện thuộc về chàng.

Mỗi câu hát là tâm tình, trang trải tấm lòng mình với bạn hát. Từ trong những câu hát, họ tìm thấy nhau, trao gửi trái tim qua những câu hát dung dị, tự nhiên, tha thiết, sâu lắng. Và đâu đó đã có những đôi má ửng hồng như bông chuối rừng giữa mùa hạ, những ánh lửa tình đắm đuối…

Có thể nói hát Sình ca là một nét đẹp văn hóa thể hiện sự hài hòa giữa tính nghi lễ và tính sinh hoạt trong đám cưới của người Sán Chỉ. Sau những lần đối đáp giao duyên bên sườn núi, trong những lễ hội hay ngày cưới trong thôn bản, từ những câu Sình ca đằm thắm, những mối tình đã được nhen nhóm hình thành và đơm hoa kết trái. Đám cưới là điểm đến hạnh phúc đầu tiên của các cặp trai gái người Sán Chỉ khi đã trải qua một giai đoạn tình yêu trong sáng, chân thành ấy. Đó chính là cơ sở cho một gia đình hạnh phúc sau này. Thực tế cho thấy, các cặp vợ chồng Sán Chỉ rất hiếm trường hợp li hôn. Họ sống với nhau rất hòa thuận. Đã quen nhau bằng câu hát Sình ca, đã hiểu nhau bằng những lời giao duyên mặn mà, vậy là đã hát cả đời với nhau, thế thì bỏ nhau làm sao được - người Sán Chỉ thường trả lời như thế, mỗi khi được hỏi về chuyện hạnh phúc hôn nhân.

Page 9: Tập 84 - 08 - 2011

Phạm Thị Phương Thái và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 3 - 7

5

Là một hình thức thơ ca vừa mang tính nghi lễ vừa mang tính sinh hoạt, Sình ca là lời dẫn đưa đường cho hạnh phúc lứa đôi. Đám cưới của người Sán Chỉ không thể tiến hành được nếu thiếu Sình ca. Sình ca chính là bản tình ca đầu tiên của hạnh phúc đôi lứa. Một trong những nguyên tắc bất di bất dịch của đồng bào Sán Chỉ là dù hai gia đình nhà trai, nhà gái đã chuẩn bị đám cưới chu đáo trong vài ba năm, nhưng nếu không nhờ được người biết hát Sình ca làm đại diện (quan lang) thì đám cưới có thể bị lùi lại vào một dịp khác để cho họ tìm được người hát và xem lại ngày lành.

Đám cưới của người Sán Chỉ diễn ra trong ba ngày. Ngày đầu tiên là công tác chuẩn bị, từ ngày thứ hai trở đi bắt đầu vào lễ chính và cũng từ lúc này những làn điệu Sình ca được cất lên và không bao giờ kết thúc cho đến khi đón được cô dâu về nhà báo với tổ tiên bên trai. Người Sán Chỉ có một sự thử thách trong hôn nhân rất khắc nghiệt. Con trai, con gái muốn gặp gỡ nhau cũng phải tế nhị, ướm lời hỏi cho phải phép: “Con gái trong nhà, con trai không chê thì em đây sẽ tiếp khách với nhau”. Thời gian thử thách cho tình yêu đôi lứa cũng rất dài. Đáng chú ý nhất là vào hai ngày chính diễn ra đám cưới. Để có thể hoàn thành nhiệm vụ của một đoàn rước dâu, phần lớn được quyết định bởi những người tham gia hát Sình ca, đó là hai người phụ nữ bên phía nhà trai (túng tỉn) và hai người đàn ông bên phía nhà gái (phúng tỉn). Họ chính là người thay mặt cho hai gia đình cô dâu, chú rể cất lên câu hát Sình ca như để báo với bà con trong bản và thần linh. Họ hát liên tục và vẫn hát theo hình thức đối đáp, bối cảnh chuyển từ sân khấu ngoài trời vào sân khấu nhà sàn và khi vào đến nhà thì họ sẽ hát thâu đêm suốt sáng. Bên nam bên nữ thay nhau cất lên những khúc ca dài như để ôn lại câu chuyện tình của đôi vợ chồng trẻ, cũng là để mời nhau bữa cơm thân mật, chén rượu nhạt và làm các thủ tục để có thể rước dâu vào ngày hôm sau.

Sau những khúc ca dài, họ hát một đoạn để mời nhau ăn bữa cơm khuya đồng thời bày tỏ tình cảm của mình. Sân khấu chính là nơi bàn

tiệc của nhà gái, những chàng trai cất tiếng hát mời hai cô gái của nhà trai bằng cách nói lịch sự, nhã nhặn và khiêm tốn. Nhà trai cũng theo đó mà đáp lại, bày tỏ mong muốn ở lại và rất vui, trân trọng với tình cảm của nhà gái:

Cháu pu chún siu nhan ngo on

Tín slun slỉn đằng dza lo tong song

Bẩy lo toong sỏng bu mặt hin

Đai măn hỏng sảng noi vái slỉn

Nhuy vái thính han dzăm lun hin

Văn pong tín nhột mau văn dzả

Luy cỏng ỏn slỉn kia lanh nhột

Slam cảng slui loong mung sỉn slẩy

Hai bên tiền sân hậu sân gặp nhau hôm nay

Chúng ta cùng nhau ngồi trên bàn

Mọi người đến đây dùng bữa cơm đạm bạc

Và có bài ca bài hát cùng nhau đối đáp

Các anh chị ở xa có dịp đến đây

Gặp nhau như mặt trời trên biển đông

Các bạn yên tâm ngồi thư thả

Anh em gặp nhau như dòng suối chảy

Nhà gái đáp lại:

Bong sâu hung toong sẳm slả tin

Nhuy slỏ dzi sẳm pui ỏn sloong

Goanh pan nong dzảng mui đau man

Dzăm pây chau sấu kja hung ẳn

Dzắt tập cỏng toong heng khu lâu

Slin tong hung đanh ỏn noi sloong

Hảnh noi băn phảng toong kjang kjăn

Mong ẳn cam trại tay đanh ẳn

Kính thưa tất cả mọi người có mặt hôm nay

Anh em chúng tôi đến đây không muốn đi đâu

Mọi người hát và chúc tụng nhau rất vui vẻ

Không biết nói lời nào hay hơn cho các bạn

Chúng tôi đến đây tất cả mọi chuyện đều thuận lợi

Mong muốn các quan cho chỗ ngồi

Bao nhiêu rượu ngon uống không hết

Mong muốn cho các quan cho đôi lứa hợp duyên

Page 10: Tập 84 - 08 - 2011

Phạm Thị Phương Thái và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 3 - 7

6

Sình ca đã ăn sâu vào đời sống sinh hoạt của người Sán Chỉ. Đặc biệt nó gắn chặt với đời sống tâm linh của họ, cho nên dù có trải qua quá trình sinh tồn và tiếp biến văn hóa, cho đến tận thời điểm này, người Sán Chỉ vẫn luôn trân trọng những giá trị tinh thần do cha ông để lại. Từ ngàn đời, một trong nguyên tắc bất di bất dịch trong lễ cưới của người Sán Chỉ là phải có 7 khúc đoạn Sình ca. Mỗi khúc đoạn sẽ gắn với nghi thức trong diễn trình đám cưới. Họ thực hiện quy định ấy với một niềm tin tâm linh và trọng thị tự hào truyền thống văn hóa dân tộc mình. Hạnh phúc hôn nhân của họ được kết xây bằng một thứ tôn giáo nghệ thuật, hàng ngày vẫn được ủ nước men tình tứ qua những câu hát Sình ca. Vào chính thời điểm ấy, cô dâu bước chân về nhà chồng theo tiếng ca ngọt ngào của hai Dìn cẩư (thiếu nữ chưa chồng) và Túng tỉn (phụ nữ có chồng):

Đậu cúng coi trâu toi tam kéo

Nhau dza xăng goang mên dzăm meng

Củng then goa sin slao choạng chấy

Phai ki pay hang môi đoi goảng

Tinh thăm lu noi phan hung khéo

Tủ toi củng trẹn noong tỉn văn

Nâng triếu dzăng đanh trâu lo đan

Nhẳm pu ti gây lan sắng lan

Hôm nay đám cưới đã tan rồi

Lòng chúng ta luôn hướng về nhau không muốn chia xa

Chúng tôi chuẩn bị mang của cải về nhà

Chúng ta luôn nhớ đến nhau như cá nhớ nước

Theo đường người xưa mà đi

Được cây hoa (con dâu) về nhà chồng rất vui mừng

Đến dự giờ này lễ hội tan rồi

Chia tay nhau sau này sẽ nhớ đến nhau

Đáp lại:

Cháu pu sin trả xăng goang va

Sâu chun dzu gu nhay năm mủn

Củng thoảng thoi toong chun choảng kja

Y phan sín trả păn xăng goang

Phan cấu coi tủ tiu tam kjéo

Lu noi slu tải păn trja ning

Nảng kjéo dzẳng goang ti gây dzu

Pung kjú sặt kjeng phủn sinh trả

Cảm ơn bên thông gia đã cùng nhau bàn chuyện trọng đại

Cùng nhau tổ chức đám cưới xong thấy nuối tiếc

Vụ đông thu hoạch xong rồi

Hai bên thông gia bàn chuyện với nhau

Tục lệ từ đời xưa đã có

Người xưa tạo ra nên mình phải theo

Đến giờ phút này chia tay nhau

Cho cây hoa (con dâu) này về bên nhà trai.

Hành trình làm dâu đầy thử thách, gian truân và cũng nhiều hạnh phúc của người con gái Sán Chỉ bắt đầu khi những lời hát Sình ca cuối cùng được cất lên tại nhà trai. Đến đây, Sình ca đã làm tròn nhiệm vụ dẫn đường cho hạnh phúc đôi lứa. Đó cũng là lúc người con dâu thể hiện những phẩm chất của một cô gái đảm đang, khỏe mạnh và một tình yêu tha thiết, gắn bó với chàng trai bên những khúc hát Sình ca vốn là sợi tơ hồng cột chặt họ từ bấy lâu nay.

Đã từ lâu trong văn hóa sinh hoạt cộng đồng của người Sán Chỉ không thể thiếu những làn điệu Sình ca. Sình ca đã trở thành nét văn hóa đặc sắc, dù đến thời điểm hiện tại có nhiều thứ đã thay đổi trong văn hóa của người Sán Chỉ nhưng Sình ca thì mãi trường tồn. Điều đáng nói là lạc giữa biển cả mênh mông của văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam, Sình ca hiện lên với một vẻ đẹp riêng – vẻ lấp lánh bất tận của một viên ngọc quý. Với vai trò gắn kết các giá trị trong văn hóa cưới hỏi của tộc người Sán Chỉ, Sình ca đã bồi đắp tâm hồn của tộc người này một cách hồn nhiên và hiệu quả. Đâu đó trong mỗi nếp nhà, ngả nương nơi miền sơn cước phía Bắc, Sình ca vẫn hiện diện, dung dưỡng những giá trị mộc mạc và lắng sâu trong tâm hồn của con người nơi đây. Nó xứng đáng trở thành niềm ao ước và hy vọng về một nền văn hóa hiện đại văn minh của những người vẫn hàng ngày thiết tha gìn giữ những câu hát cổ. Cuộc sống hiện đại đã làm Sình ca ít nhiều bị mai

Page 11: Tập 84 - 08 - 2011

Phạm Thị Phương Thái và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 3 - 7

7

một. Không còn nhiều cô gái, chàng trai Sán Chỉ sử dụng Sình ca làm câu ướm hỏi, thử tài nhau, không còn lấy câu hát Sình ca thay cho những tâm tình trong lòng để thầm kín tỏ bày… thế nhưng vẫn phải thừa nhận rằng, Sình ca luôn có vị trí lớn lao trong đời sống tinh thần của người Sán Chỉ. Trong ý thức sâu thẳm, người Sán Chỉ hẳn muốn lưu giữ mãi vẻ đẹp, hồn nhiên, thuần phác, giản dị và sâu lắng, thiết tha của Sình ca như một nét đẹp đặc trưng trong đời sống tâm hồn của họ./.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. Khổng Diễn (chủ biên) (2003), Dân tộc Sán Chay ở Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, H.

[2]. Tô Hiếu, Giới thiệu dân ca dân tộc Sán Chỉ, http://binhlieu.com/home/read.php/22.htm [3]. Triệu Thị Linh (2008), Ngôn từ nghệ thuật trong Xình ca Cao Lan, Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên. [4]. Bùi Xuân Mĩ - Phạm Xuân Thảo (2003), Tục cưới hỏi của người Việt, Nxb Văn hóa thông tin, H. [5]. Quỳnh Nga, Xã Kim Phú - Tuyên Quang bảo tồn và quảng bá những câu hát Sình Ca, http://www.vietnamtoursinformation.com/index.php [6]. Phan Ngọc (2002), Bản sắc văn hoá Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội. [7]. Lê Quân, Giữ khúc dân ca cho người Sán Chỉ, http://ca.cand.com.vn/News/PrintView.aspx?ID=140330 [8]. Trần Quốc Vượng (2001), Văn hoá Việt Nam - Tìm tòi và suy ngẫm, Nxb Văn học, Hà Nội.

SUMMARY SINH CA - A GUIDE OF LOVE

Pham Thi Phuong Thai*, Ngo Thi Ngoc Anh College of Sciences - TNU

Sinh ca is seemed to be a treasures in foklore of San Chi ethnic minority. It plays an essential role in human’s life. Sinh Ca is not only like a love letter but also a guide of love for San Chi human. It appearance is the way to communicate with spiritual world. It is the wish of San Chi people for the happiness of the new couples. Although San Chi people’s life changes and they have other melodies, they have never forgotten Sinh Ca because of its scared meaning. Key words: Sinh Ca, weeding, function, ceremony, happiness

* Tel: 091335494; Email: [email protected]

Page 12: Tập 84 - 08 - 2011

Phạm Thị Phương Thái và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 3 - 7

8

Page 13: Tập 84 - 08 - 2011

Dương Thị Huyền Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 9 - 16

9

SỰ TIẾP XÚC VÀ GIAO L ƯU VĂN MINH TH ỜI CỔ ĐẠI

Dương Thị Huyền*

Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Tiếp xúc và giao lưu văn minh là sự tiếp nhận yếu tố văn minh bên ngoài của những dân tộc chủ thể thông qua nhiều con đường và cách thức khác nhau. Mỗi dân tộc có thành tựu văn minh độc đáo của mình, đóng góp vào nền văn minh nhân loại những thành tựu đặc sắc, đồng thời cũng tiếp thu, kế thừa những tinh hoa của các nền văn minh khác, làm phong phú thêm cho nền văn minh của dân tộc mình. Quá trình tiếp xúc và giao lưu văn minh diễn ra một cách rộng lớn và sâu sắc trên toàn thế giới, trong phạm vi từng khu vực, không phân biệt nền văn minh lớn hay nhỏ. Trong đó xuyên suốt và điển hình nhất là quá trình tiếp xúc và giao lưu giữa các nền văn hóa, văn minh phương Đông với phương Tây. Quá trình này diễn ra rõ nét nhất là trong thời kỳ cổ đại, tạo nên những nền văn minh đa dạng, phong phú, trở thành những di sản của văn minh nhân loại. Từ khoá: văn hoá, văn minh, tiếp xúc và giao lưu văn minh

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Thời cổ đại, trên thế giới đã xuất hiện những nền văn minh rực rỡ. Các nhà nghiên cứu đã chia nền văn minh thế giới cổ đại thành 2 loại: văn minh phương Đông (bao gồm văn minh Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Quốc, Ấn Độ) và văn minh phương Tây (gồm văn minh Hy Lạp và La Mã). Các nền văn minh đã hình thành nên những phong cách độc đáo của mình, không trộn lẫn vào các nền văn minh khác. Nhưng giữa chúng không hề tách biệt nhau mà luôn có sự tiếp xúc và giao lưu với nhau. Sự tiếp xúc và giao thoa này diễn ra chậm chạp, nhiều khi mang tính gián tiếp do sự cách biệt về địa lý và do các phương tiện giao thông, thông tin liên lạc không thuận tiện. Tuy nhiên, cuộc gặp gỡ Đông- Tây đã diễn ra một cách mạnh mẽ thông qua nhiều con đường khác nhau: con đường buôn bán của các thương nhân, con đường du lịch, con đường truyền giáo, con đường chiến tranh… tạo nên sự giao lưu văn minh giữa các khu vực trên thế giới thời cổ đại. Sự tiếp xúc văn minh có tác động vô cùng to lớn tới “số phận” của các nền văn minh trên thế giới.

Một mặt, nó thúc đẩy các nền văn minh phát triển phong phú đa dạng hơn. Mặt khác, nó sẽ dẫn tới sự “xung đột” văn minh và huỷ diệt văn minh nếu trong quá trình tiếp xúc mà * Tel: 0975702362; Email: [email protected]

không có sự giao thoa văn minh. Chỉ có nền văn minh nào mở cửa để vừa truyền bá những thành tựu của mình, vừa tiếp thu những thành tựu của nền văn minh khác thì mới kéo dài được “số phận” và phát triển ở mức độ cao. Vì vậy, tiếp xúc và giao lưu văn minh đã trở thành quy luật phát triển của nhân loại. Do đó, việc tìm hiểu sự tiếp xúc và giao lưu giữa các nền văn minh trong thời cổ đại là một điều cần thiết.

Trong thời cổ đại, sự tiếp xúc và giao lưu văn minh diễn ra không đơn giản mà theo nhiều chiều khác nhau, đan xen vào nhau: Đông- Đông, Tây- Tây, Đông- Tây… Nhưng trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu sự giao lưu văn minh giữa phương Đông và phương Tây.

KẾT QUẢ CỦA SỰ TIẾP XÚC VÀ GIAO LƯU VĂN MINH

1. Chính trị

Các quốc gia cổ đại phương Đông theo thể chế quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền. Vua đứng đầu nhà nước nắm mọi quyền lực và chi phối mọi việc trong nước. Còn các quốc gia cổ đại phương Tây lại theo thể chế dân chủ hơn, quyền lực nằm trong tay đại đa số người. Tuy nhiên đã có một thời, hai thể chế chính trị này lại kết hợp, giao thoa với nhau cùng tồn tại trên một lãnh thổ. Sau khi thiết lập được một quốc gia rộng lớn trên cả 3

Page 14: Tập 84 - 08 - 2011

Dương Thị Huyền Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 9 - 16

10

châu lục châu Á- châu Âu- châu Phi, Alêchxanđrơ đã nhanh chóng bắt tay vào việc tổ chức bộ máy cai trị. Tổ chức chính quyền của đế quốc dựa trên sự phối hợp giữa chế độ chính trị của thị quốc Hy Lạp với nội dung chuyên chế của các quốc gia phương Đông. Hoàng đế Alêchxanđrơ được thần thánh hoá cao độ, nắm mọi quyền lực trong tay. Những người thân cận của Hoàng đế được giao giữ các trọng trách trong bộ máy nhà nước.

Qua tiếp xúc với phương Đông, giai cấp chủ nô La Mã rất thích thú với mô hình nhà nước chuyên chế trung ương tập quyền. Họ có mong muốn và khát vọng tập trung quyền lực vào trong tay mình. Do đó, nền đế chế ở La Mã được thiết lập dưới thời vua Ôtaviuxơ (TK I- TK V) thay cho nền cộng hòa trước đó. Giống như tổ chức nhà nước phương Đông, quyền lực tối cao của nền đế chế nằm trong tay nhà vua. Viện nguyên lão suy tôn ông là “quốc phụ” và tặng cho ông danh hiệu “Ôguxtuxơ”- đấng cao cả, tối cao. Đại hội công dân và Viện nguyên lão không còn giữ được vai trò như thời kỳ trước mà trở thành công cụ thống trị của chính quyền quân chủ. Tính chất dân chủ của nhà nước Cộng hoà La Mã thời kỳ trước đến nay dần bị phai nhạt. Đây là bước thụt lùi của văn minh La Mã.

Tuy nhiên, chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền ở phương Đông không thể thắng nổi nền dân chủ tiến bộ của phương Tây. Giai cấp chủ nô chỉ tiếp thu những mặt tích cực trong hệ thống tổ chức nhà nước phương Đông vì họ thấy hợp với tham vọng của mình lúc đó, chứ không tiếp thu toàn bộ những đặc điểm chính trị của phương Đông. Vua ở phương Tây có quyền lực tối cao nhưng không được cha truyền con nối và không được có nhiều vợ như vua chuyên chế phương Đông. Không phải giai cấp chủ nô La Mã không muốn mà điều này không phù hợp với phong tục tập quán của người phương Tây và Viện nguyên lão chi phối bộ máy chính quyền nên giai cấp chủ nô không dám coi thường chế độ Cộng hoà và Viện nguyên lão. Như vậy, văn minh phương Tây đã tiếp thu một cách có chọn lọc yếu tố văn minh tích cực của phương Đông và loại bỏ những yếu tố không phù hợp với mình.

2. Kinh tế- xã hội

Thông qua tiếp xúc, nhiều cây trồng của phương Đông và phương Tây đã được trao đổi cho nhau. Nho, dưa chuột, dưa hấu được chuyển từ Tây Vực- các nước Trung Á, vào Trung Quốc. Trong tập “Bản thảo cương mục” của nhà y dược Lý Thời Trân đời Minh có viết: “Trương Khiên đi xứ Tây Vực đem về trồng cây “hồ qua” (Dưa của người Hồ). Sau đổi thành hoàng qua” [6, tr.50]. Dưa hấu được đưa từ Tây Vực vào trồng phổ biến ở Trung Quốc. Ngoài ra, nho là sản phẩm nổi tiếng của phương Tây cũng được truyền sang Trung Quốc, người Trung Quốc rất thích nho và coi đây là một loại hoa quả quý. Đồng thời, người Tây Vực cũng du nhập nhiều sản vật có ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân như nông cụ, cây ăn quả, rau chân vịt, hồ đào, thạch lựu, kiều mạch, chanh… sau đó truyền sang các nước Hy Lạp và La Mã.

Qua các thương nhân, những kĩ thuật trong sản xuất thủ công nghiệp và nông nghiệp cũng được phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới. Nền văn minh thế giới cổ đại hình thành và phát triển trên lưu vực các dòng sông lớn hoặc ven bờ Địa Trung Hải, nên cư dân thời cổ đại sớm biết đến nghề đóng thuyền. Kĩ thuật đóng thuyền của người Phênixi đạt trình độ cao nhất. Qua buôn bán, người Hy Lạp đã học kĩ thuật đóng thuyền của người Phênixi. Gỗ dùng để đóng thuyền lấy từ cây tuyết tùng nhập từ Lưỡng Hà về. Họ đã đóng được những chiếc thuyền với hàng trăm mái chèo. Mặt khác, người Hy Lạp còn thiết kế thuyền cho phù hợp với nhiều chức năng khác nhau. Bình thường, thuyền dùng để chuyên chở hàng hoá nhưng khi có chiến tranh thì trở thành những thuyền chiến. Trung Quốc cũng là quốc gia đầu tiên biết sử dụng tiền để làm vật trao đổi buôn bán nhưng người Hy Lạp mới là người biết đến kĩ thuật đúc tiền đầu tiên trên thế giới. Theo bước chân chinh phục của Alêchxanđrơ đại đế, tiền đúc của Hy Lạp được trải rộng ra khắp vùng Địa Trung Hải. Ấn Độ đã học được kĩ thuật đúc tiền của Hy Lạp. Ngoài ra, kĩ thuật chế thuỷ tinh của người Ai Cập cũng nhanh chóng được người Hy Lạp tiếp thu.

Page 15: Tập 84 - 08 - 2011

Dương Thị Huyền Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 9 - 16

11

Về trang phục, người Hy Lạp quen mặc hàng len thô dệt bằng lông cừu. Khi Alêchxanđrơ tiến quân sang xâm lược Ấn Độ, người Hy Lạp đã vô cùng thán phục vải trắng dệt sợi bông của Ấn Độ. Một vị tướng của Alêchxanđrơ là Nearchus đã tả: “Họ mặc quần dài chấm gót, choàng tấm vải qua vai, một góc quấn trên đầu bằng một thứ vải sợi bông trắng chưa từng thấy ở bất cứ nơi đâu” [4, tr.98]. Người Hy Lạp đã nhanh chóng tiếp nhận loại vải bông này và mặc trang phục theo kiểu Ấn Độ.

Sử gia Hêrôđốt viết “Vài thứ cây mọc hoang trong rừng. Không có trái mà lại có len, thứ len đó đẹp hơn, tốt hơn thứ len ở lông cừu. Người Ấn dùng cây đó để dệt áo” [4, tr.159]. Do cuộc chiến tranh xâm lược vùng Cận Đông mà người La Mã biết đến loại “ len” ở cây này: “Ở đó- Ấn Độ- người ta dệt thứ vải tuyệt vời không thấy ở đâu trên thế giới, mịn và nhẹ đến mức có thể cuốn lại cho luồn qua một chiếc vòng nhỏ” [4, tr.159]. Vải lụa của Ấn Độ được truyền sang phương Tây làm cho cư dân ở đây vô cùng thích thú, nhất là những chiếc khăn soan mỏng, mịn, nhẹ và lộng lẫy. Các ngôn ngữ châu Âu chỉ bông và các loại vải lụa, phần lớn đều có nguồn gốc từ ngữ âm Ấn Độ.

Thông qua buôn bán, những sản phẩm tơ lụa đặc sắc của Trung Quốc đã được mang đến bán cho người Tây Á, đặc biệt là ở La Mã. Thời kỳ đầu, những bậc đế vương và những nhà quý tộc Rôma thích tơ lụa Trung Quốc đến mức họ cân lụa lên và đổi chỗ lụa đó bằng vàng với cân nặng tương đương. Tương truyền, một vị hoàng đế Rôma lần đầu tiên mặc bộ quần áo tơ lụa Trung Quốc đi xem hát gây chấn động khắp kinh thành Rôma. Vua Xêda (100 TCN) thường mặc áo tơ lụa Trung Quốc trong những dịp thiết triều hoặc tiếp sứ giả nước ngoài. Còn Nữ hoàng Ai Cập Clêôpatra lúc đó chỉ diện váy lụa Trung Quốc. Quần áo của họ có hoạ tiết trang trí với màu sắc tươi sáng và chất liệu vải bền đẹp. Về sau mọi tầng lớp trong xã hội phương Tây đều sử dụng lụa Trung Quốc để may váy áo, trang phục. Như vậy, qua tiếp xúc với người

phương Đông, người phương Tây đã tiếp thu cách ăn mặc của người phương Đông.

Về ẩm thực, trước kia, người phương Tây ăn uống rất đơn giản và không biết sử dụng các gia vị. Bánh mì, lương khô được làm từ lúa mì, lúa đại mạch hoặc lúa mạch đen và cá là lương thực cơ bản của họ. Thực phẩm rất ít loại, chủ yếu được ướp muối. Trước đây, cách duy nhất để làm cho thực phẩm trở nên ngọt là dùng mật ong. Qua tiếp xúc với người phương Đông, cư dân vùng Điạ Trung Hải đã biết cách chế biến nhiều món ăn ngon và biết đến gia vị của họ. Điều đó đã làm thay đổi căn bản văn hoá ẩm thực của vùng Địa Trung Hải. Họ không những có một nguồn lương thực phong phú đủ loại mà còn biết sử dụng các gia vị của phương Đông vào việc chế biến món ăn. Gia vị làm các món ăn trở nên cầu kì hơn, đậm đà và hấp dẫn hơn. Điều này có thể lí giải vì sao từ thời cổ đại về sau người phương Tây luôn tìm mọi cách sang buôn bán ở phương Đông- xứ sở của hương liệu, gia vị.

Như vậy, tiếp xúc và giao lưu văn minh thời cổ đại là một trong những nhân tố thúc đẩy tình hình kinh tế chính trị, xã hội của các quốc gia trên toàn thế giới phát triển ngày một đa dạng và phong phú hơn. Mặt khác, các thành tựu văn hóa cũng có ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa của các quốc gia khác trên thế giới.

3. Văn hóa

Về chữ viết, mọi cộng đồng người trong thế giới cổ đại nói chung đều biết dùng hình vẽ để biểu đạt thông tin. Đây là cơ sở để họ tiến tới sáng tạo ra chữ viết. Lưỡng Hà, Ai Cập, Trung Quốc, Ấn Độ cổ đại được coi là chốn sinh thành và phát triển của hệ thống chữ viết đầu tiên của loài người. Chữ viết của các quốc gia cổ đại phương Đông chủ yếu là chữ tượng hình, chưa có sự khái quát cao.

Người Phênixi ở Tây Á đã mở rộng buôn bán với tất cả các khu vực trên thế giới trong đó có Lưỡng Hà và Ai Cập. Họ đã biết dùng chữ tượng hình của người Ai Cập và chữ hình góc của người Lưỡng Hà. Nhưng do yêu cầu của việc giao dịch quốc tế, của sự phát triển

Page 16: Tập 84 - 08 - 2011

Dương Thị Huyền Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 9 - 16

12

ngành thương mại, người Phênixi đã cải tiến chữ viết cho đơn giản và thuận tiện hơn. Hệ thống chữ cái a, b, c đã được phát minh trên cơ sở chữ viết Ai Cập vào khoảng thế kỷ XIV TCN. Loại mẫu tự này có khoảng 30 ký tự nhưng nhiều âm khác nhau, có thể được biểu thị bằng một vài ký hiệu. Tính chính xác và đa dạng của chúng khiến loại chữ này dễ nắm bắt hơn những loại chữ hình nêm.

Trong khi đó, người Hy Lạp vẫn ở trong tình trạng mù chữ. Thật may mắn cho văn minh phương Tây khi việc buôn bán đã đưa người Hy Lạp tiếp xúc với người Phênixi. Họ đã tiếp thu bảng chữ cái của người Phênixi và đem lại sự chính xác hơn cho loại chữ này bằng cách thay đổi một số ký tự hoàn toàn là phụ âm thành nguyên âm. Bảng chữ cái của người Hy Lạp đã phát triển thành hai phiên bản. Một phiên bản Tây sau đó đến với người Etơruxcơ- những người sau này cai quản La Mã. Về sau, người dân La Mã đã biến nó thành mẫu tự được sử dụng khắp thế giới phương Tây. Phiên bản phương Đông đã trở thành bảng chữ cái chuẩn ở chính sứ Hy Lạp. Nhờ hệ thống mẫu tự này, người Hy Lạp đã để lại cho hậu thế một di sản văn hóa vô cùng phong phú, nhất là trong lĩnh vực văn học.

Như vậy, đa phần thế giới ngày nay sử dụng nguồn này hay nguồn khác của bảng chữ cái Phênixi theo dạng mà nó tiếp nhận của người Ai Cập và Lưỡng Hà.

Về khoa học kỹ thuật

Phương Đông được coi là nôi của nền khoa học thời cổ đại. Nơi đây là nơi phát tích rất nhiều những thành tựu khoa học đặc sắc có giá trị đến ngày nay. Tuy ra đời ở phương Đông, những thành tựu này lại phát triển rực rỡ ở phương Tây. Bởi trong quá trình tiếp xúc với phương Đông, phương Tây đã học tập và tiếp thu những thành tựu này và không ngừng phát triển lên một tầm cao mới.

Về thiên văn và lịch pháp, dựa vào sự quan sát thiên văn, người phương Đông đã biết làm ra lịch, sớm nhất là người Ai Cập. Cũng giống như các quốc gia cổ đại phương Đông khác, ban đầu người Ai Cập đặt ra một niên lịch chia thời gian thành năm âm lịch, mỗi

năm có 364 ngày, chia thành 12 tháng. Khi cầm quyền ở La Mã, Xêda đã biết đến loại lịch này và cho đây là “niên l ịch vĩ đại và thông minh nhất thế giới” . Do đó, sau khi ở Ai Cập về, năm 45 TCN, Xêda đã mời nhà toán học và thiên văn học Ai Cập Xôđigien dựa vào lịch Ai Cập để cải cách lịch của La Mã bởi một phép làm lịch của nhà nước trước đó đã bị quan lại La Mã thao túng có nhiều tiêu cực. Lịch mới của La Mã mang tên Xêda gọi là lịch Julien, được sử dụng phổ biến ở phương Tây từ năm 45 TCN đến năm 1582 sau CN. Phép lịch này lấy một năm có 365 ngày ¼, cứ 4 năm lại có một năm nhuận, các tháng lẻ có 31 ngày, tháng chẵn có 30 ngày. Tháng hai của năm không nhuận có 28 ngày, năm nhuận có 29 ngày. Như vậy, lịch của người La Mã có sự tiếp thu lịch Ai Cập cơ bản hoàn thiện như lịch ngày nay.

Về toán học, phương Đông được coi là cái nôi của nền toán học cổ đại. Trung tâm toán học lớn nhất thời cổ đại là thư viện Alêchxanđrơ và Viện hàn lâm khoa học. Nơi đây tập trung tất cả các nhà khoa học từ Hy Lạp, La Mã đến học tập, trong đó có một số nhà toán học nổi tiếng như Pytago, Ơclít, Talét, Acsimet… Họ tiếp thu những thành tựu toán học của phương Đông và vượt qua cách tính nhân chia, cộng trừ sơ cấp, vươn tới sự khái quát thành những định lí, định đề, nguyên lí vẫn được sử dụng trong toán học hiện đại: Định lý Pytago, định lý Talét, định đề Ơclít, định luật Acsimet…

Người Ai Cập dùng hình học để đo đạc lại đất đai của nhà nông sau những con lũ hàng năm do sông Nil gây ra. Các nước gọi môn hình học là Gieometri- tiếng Hy Lạp có nghĩa là sự đo đạc đất đai. Ơclít sau một thời gian du lịch ở đây đã học tập những kiến thức hình học này, sắp xếp và tổ chức lại hình học thành một môn học quy củ. Ông cũng đơn giản hóa và sắp xếp lại các tác phẩm riêng lẻ của các bậc tiền bối, hệ thống các định lý và chứng minh nó thành một chuỗi logic. Trong đó nổi bật nhất là định đề về tỷ lệ thức giữa các cạnh của tam giác.

Sự liên hệ giữa các cạnh của tam giác vuông đã được nêu trước Pytago khoảng 1000 năm vào thời cổ Babilon nhưng Pytago là người

Page 17: Tập 84 - 08 - 2011

Dương Thị Huyền Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 9 - 16

13

đầu tiên chứng minh công thức đó và phát triển nó thành một định lý nổi tiếng mang tên ông: “Trong tam giác vuông, bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông”. Đây là chìa khóa để xây dựng nhiều định lý trong hình học có ý nghĩa vô cùng to lớn tới ngày nay. Nhờ định lý này, ta tìm được nhiều hệ thức lượng trong các hình. Việc tính các cạnh của tam giác thường, chiều cao, trung tuyến của tam giác, đường chéo của hình bình hành đều dựa vào định lý Pytago.

Người Ấn Độ đã biết tới và sử dụng hệ thập phân ngay từ đầu công nguyên. Hệ số 10 chữ số trong đó có một số được khắc trên cột đá dưới triều vua Asôka là phát minh vĩ đại của người Ấn Độ, có tác dụng rất lớn tới toán học thế giới cổ đại. Một nhà toán học châu Âu sau này đã đánh giá cao giá trị của phát minh rằng “Chính nhờ Ấn Độ mà chúng ta học được cái cách tài tình chỉ dùng có 10 chữ số mà viết đủ các số. Mỗi chữ số vừa có một trị số tùy theo vị trí của nó, vừa có một trị số tuyệt đối. Ý đồ tế nhị mà quan trọng. Ngày nay chúng ta cho đó là bình thường nên không thấy hết công lao của người Ấn. Nhưng chính nhờ nó đơn giản mà làm toán mới dễ dàng và hệ thống số học đó là sáng kiến vĩ đại nhất. Hai nhà bác học thiên tài của phương Tây thời cổ đại Acsimet và Apôlôniut mà cũng không tìm ra được hệ thống đó thì mới nhận định nổi sáng kiến của người Ấn tài tình ra sao”[5, tr. 83].

Các kiến thức toán học khác của phương Đông như: Số căn, số âm, các quy tắc về hoán vị, tổ hợp, số pi = 3,1416 cũng được các nhà khoa học phương Tây tiếp thu và truyền sang phương Tây bằng nhiều con đường khác nhau. Đóng góp vĩ đại của các nhà toán học phương Tây là đã tiếp thu các thành tựu toán học phương Đông rồi không ngừng phát triển lên làm cho “Toán học trở thành nền tảng của nhiều ngành khoa học khác”.

Về hóa học, thời cổ đại, nền hóa học của Ai Cập vô cùng phát triển. Nghệ thuật ướp xác là một bằng chứng nói lên trình độ cao của nghề thủ công hóa học Ai Cập. Đặc biệt chính ở khu vực châu thổ sông Nil này đã xuất hiện

mầm mống đầu tiên của thứ “Nghệ thuật bí mật thiêng liêng” nhằm biến đổi kim loại không quý thành vàng, chế tạo ngọc giả, chế tạo thuốc trường sinh. Những điều ghi chép của họ dưới hình thức thần bí, đôi khi lọt ra ngoài và đã có tác dụng kích thích các thế hệ bác học nước Hy Lạp cổ sau này tiếp tục tìm kiếm với một quy mô rộng lớn hơn nhiều.

Sau khi Alêchxanđrơ Makêđônia chiếm Ai Cập thì những kiến thức về “Nghệ thuật bí mật” mà các giáo sĩ nhà thờ Odirít và nhà thờ Iziđa đã tích lũy và giữ kín được hòa hợp với triết học và kỹ thuật thủ công Hy Lạp. Lúc đó, trình độ khoa học chưa đủ để xác định vàng thật, vàng giả nên “Nghệ thuật bí mật” của các giáo sỹ Ai Cập được các nhà bác học Hy Lạp coi như một khoa học chân chính và chẳng bao lâu được phổ biến rộng rãi ở khắp miền đất Hy Lạp rồi truyền sang các nước khác ở vùng Địa Trung Hải.

Người Hy Lạp đã học được nghề nhuộm và các loại thuốc nhuộm của Ai Cập. Ngoài thuốc nhuộm vô cơ của Ai Cập, người Hy Lạp còn dùng nhiều loại thuốc nhuộm thiên nhiên có màu đỏ tươi. Công thức nhuộm và cách nhuộm đã được mô tả trong các tập sách viết ở giai đoạn viện hàn lâm khoa học Alechxanđrơ.

Về nghệ thuật

Nghệ thuật điêu khắc của Ai Cập cũng ảnh hưởng rõ rệt với nghệ thuật điêu khắc Hy Lạp thời mới ra đời. Hình tượng thanh niên Kouros độc đáo của nghệ thuật điêu khắc Hi Lạp cổ xưa bắt nguồn từ Ai Cập: Chàng trai thân thẳng, cao dong dỏng, ở tư thế đứng, chân trái đưa lên trước, hai cánh tay áp sát vào thân, bàn tay nắm lại. Những pho tượng kiểu này không những mô phỏng dáng điệu của nhân vật Ai Cập mà còn tôn trọng các quy tắc cổ truyền của nghệ thuật Ai Cập, nhất là “Nguyên lý tỷ lệ” mà những người sáng tạo đã áp dụng từ hơn hai trăm năm trước công nguyên. Họ chia cơ thể thành 8 hình vuông bằng nhau, từ vương triều XVI trở đi thì được chia làm 21 hình vuông khi mà đơn vị đo độ dài là cubit được thay đổi. Phiđiát và Pôlinhốt, hai nhà điêu khắc Hy Lạp nổi tiếng,

Page 18: Tập 84 - 08 - 2011

Dương Thị Huyền Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 9 - 16

14

đã xuất phát từ truyền thống đó để tạc pho tượng Apollon, chia cơ thể làm 21,1/4 hình vuông [1, tr.607 ]. Họ xem điêu khắc tả hình thể con người như một bản hợp xướng các giai điệu phải đối xứng nhau. Mọi quy luật về cân bằng trong một bức tượng phải được tôn trọng như các module trong kiến trúc mà nhà kiến trúc sư nào cũng phải tuân thủ. Ông để lại cho đời sau một lời khuyên răn mẫu mực về “nguyên lí tỷ lệ” và nét đẹp trong điêu khắc.

Cuộc chinh phạt của Alêchxanđrơ sang Ấn Độ đã đưa nghệ thuật điêu khắc Hy Lạp xâm nhập vào Ấn Độ. Dưới thời Asôka, một trường phái điêu khắc xuất hiện ở miền Bắc Ấn Độ mang chút khuynh hướng của điêu khắc Hy Lạp. Do vậy, các bức tượng với chủ đề tôn giáo và thần học không thuần khiết dáng vẻ Ấn nữa. Tượng Đức Phật tổ Như Lai có dáng hình và nét mặt giống thần Apôlông và có vẻ đang muốn leo lên đỉnh núi Ôlempơ ở Hy Lạp. Những tượng khắc dẫu vẫn là chủ đề Phật giáo nhưng nét đục đẽo, chạm khắc dáng hình đã có vẻ lí tưởng hoá và thế tục hoá. Các tượng thần thánh Ấn Độ khác cũng được thể hiện với những khăn áo lướt thướt giống như các tượng trong đền thờ Hy Lạp. Nhưng phát triển được mấy thế kỉ, trường phái này mất hẳn và nền điêu khắc trở lại thuần tuý Ấn Độ.

Về kiến trúc, từ thời cổ đại, kiến trúc của hai nền văn minh Đông- Tây cũng có sự ảnh hưởng, giao thoa với nhau. Người phương Tây đạt đến trình độ mẫu mực trong nghệ thuật quy hoạch đô thị. Trong thời kỳ Hy Lạp hóa, nền văn minh Hy Lạp được phổ biến và truyền bá mạnh mẽ sang phương Đông. Các thành thị ở phương Đông được trang bị lộng lẫy. Những ngôi đền, nhà hát, sân vận động và những công thự khác lần đầu được xây dựng ở đây với lối kiến trúc độc đáo. Pergaman- một điển hình của việc quy hoạch đô thị, có một bàn thờ thần Dớt, một thư viện nổi tiếng và một nhà hát cao hơn thành phố chính với một quang cảnh hùng vĩ. Tại các đô thị này, đời sống tinh thần của người dân phương Đông ngày càng phong phú và sinh động hơn.

Ngược lại, người La Mã cũng đã xây dựng những Khải hoàn môn giống như cổng thành Isơta ở Lưỡng Hà. Đây là những công trình kiến trúc đặc sắc nhằm ca ngợi những công lao to lớn, những chiến thắng vĩ đại của Hoàng đế. Ở La Mã có khoảng hơn 300 Khải hoàn môn được xây dựng mà đẹp nhất, tiêu biểu nhất là Khải hoàn môn Traian. Trên các khải hoàn môn có trang trí các hình chạm khắc nổi rất đẹp. Những khải hoàn môn này vẫn còn tồn tại đến ngày nay như những chứng tích lịch sử của sự giao lưu văn hóa Đông- Tây.

Tôn giáo- tín ngưỡng Trong giai đoạn giao thời trước và sau công nguyên, các tôn giáo với thần thánh nảy sinh và tồn tại khá nhiều hình thức tế tự khác nhau. Nghi lễ tôn giáo của La Mã ảnh hưởng nhiều đến các tỉnh và ngược lại việc thờ cúng của các tôn giáo phương Đông cũng ảnh hưởng rất sâu sắc ở La Mã. Tôn giáo địa phương ảnh hưởng nhiều nhất là đạo Kitô. Đây là tôn giáo mà người La Mã sáng lập trên cơ sở học tập, tiếp thu từ giáo lí đạo Do Thái ở phương Đông.

Đạo Kitô ra đời ở Palextin, do một số người Do Thái và một số dân tộc bị đế quốc La Mã thống trị ở quanh vùng đó xây dựng nên. Đạo Do Thái là tôn giáo của một dân tộc bị áp bức nặng nề nhất và cùng khổ nhất, phù hợp với nguyện vọng của các dân tộc bị áp bức ở Palextin. Nhưng đạo Do Thái là tôn giáo của riêng người Do Thái, không tiếp nhận tín đồ của các dân tộc khác. Vì thế, những người đại diện của các dân tộc không phải Do Thái đã dựa trên đạo Do Thái để xây dựng nên một tôn giáo mới gọi tên là đạo Kitô. Họ tin tưởng vào sự xuất hiện của Chúa cứu thế, trong đó có giáo phái coi Chúa cứu thế đó là Giêxu Crít và được gọi là đạo Kitô Christianism- từ Christos có nghĩa là Đấng cứu thế.

Như vậy, đạo Kitô ra đời trong lòng đạo Do Thái từ thế kỉ I, nhưng có một điểm khác so với đạo Do Thái. Đạo Kitô cũng là nhất thần giáo nhưng một thần đó lại là Tam vị nhất thể (Chúa cha (tạo dựng), Chúa con (cứu vớt) và Thánh thần (thánh hóa)). Trong đó Giêxu Crít là chúa con, được đưa xuống trần gian để chịu đựng những đau khổ thay cho con người và

Page 19: Tập 84 - 08 - 2011

Dương Thị Huyền Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 9 - 16

15

để cứu vớt con người. Đạo Kitô không phải là tôn giáo của một dân tộc mà là một tôn giáo thế giới của tất cả mọi người.

Đạo Kitô không chỉ tiếp thu có chọn lọc một số tín ngưỡng của đạo Do Thái mà còn tiếp thu nhiều lễ nghi tôn giáo của phương Đông cổ. Chẳng hạn: lễ phục sinh vốn là ngày lễ mùa xuân cổ ở Palextin được các tín đồ Kitô giáo kết hợp với những lễ cúng của thần thực vật; “ lễ ăn bánh thánh” cũng bắt chước hình thức lễ thần Mitra ở Ba Tư trong đó người “ ăn thịt và máu” của thần để được gần thần, đồng nhất với thần; “l ễ rửa tội” có liên hệ với sự mê tín ở sức mạnh phù phép của nước, có thể làm cho người ta tươi tỉnh và rửa sạch khỏi tội lỗi, việc tưới nước lạnh vào người và việc tắm theo nghi lễ đã phổ biến trong các tôn giáo cổ. Nếu chỉ tiếp thu đạo Do Thái và các tôn giáo phương Đông khác thì đạo Kitô cũng chỉ lôi kéo được các dân tộc ở phương Đông khác và những người nô lệ ở La Mã tin theo chứ chưa hấp dẫn giai cấp chủ nô La Mã. Dần dần, những tư tưởng triết học duy tâm khắc kỉ của Sênecơ, Philô cũng được phổ biến rộng rãi ở đế quốc La Mã, đã tạo nên cơ sở, tư tưởng, lí luận của giáo lí Kitô giáo. Ph.Enghen đã nhận xét: “Sự hỗn hợp của thần đạo phương Đông đã được phổ biến hoá, nhất là thần học Do Thái, với nền hiền triết Hy Lạp đã được dung tục hoá, nhất là triết học khắc kỉ- đã góp phần tạo nên học thuyết Kitô giáo”[5, tr.244].

KẾT LUẬN

Sự tiếp xúc và giao lưu văn minh Đông- Tây thời cổ đại đặt cơ sở cho sự tiếp xúc và giao lưu văn minh của nhân loại trong các thời kì tiếp theo. Quá trình này diễn ra lâu dài khiến ta khó có thể phân biệt rạch ròi: ai chính là chủ nhân duy nhất của các thành tựu văn hóa đó. Việc phân biệt văn minh phương Đông và văn minh phương Tây chỉ là tương đối. Điều này đã bác bỏ hoàn toàn quan điểm của một số sử gia phương Tây cho rằng phương Tây là văn minh tiến bộ, phương Đông là lạc hậu, dã man. Văn minh phương Tây thời cổ đại xuất hiện muộn hơn văn minh phương Đông vài

thế kỷ nhưng lại phát triển rực rỡ và nhanh chóng một phần dựa trên cơ sở tiếp thu những thành tựu của văn minh phương Đông.

Con người này càng văn minh thì quá trình tiếp xúc và giao lưu ngày càng được rút ngắn về khoảng cách, nhất là trong xu thế toàn cầu hiện nay. Vấn đề hội nhập với nền văn minh nhân loại để phát triển đã trở thành vấn đề sống còn của các quốc gia chậm phát triển trong đó có Việt Nam. Không hội nhập nhanh với trình độ phát triển của thế giới thì không thể phát triển, nhưng hội nhập mà “hoà tan” , đánh mất mình cũng là một nguy cơ lớn. Bản lĩnh của một nền văn minh trước ngưỡng cửa hội nhập hiện nay được thử thách hơn bao giờ hết. Chúng ta cần chủ động tìm hiểu sự đa dạng về văn hóa của các dân tộc khác, tiếp thu những giá trị văn minh chung của nhân loại để góp phần vào mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh và bảo vệ, phát huy những tinh hoa của văn hóa dân tộc. Làm sao để vừa hội nhập, phát triển mà vẫn giữ gìn được bản sắc văn hoá phương Đông, phát huy những nét đẹp về đạo lí dân tộc trong quan hệ gia đình xã hội, trong nếp sống lành mạnh giản dị, trong nghĩa vụ đối với Tổ quốc và đồng bào chính là bài học sâu sắc rút ra từ việc nghiên cứu quá trình tiếp xúc và giao lưu giữa các nền văn minh trong lịch sử nhân loại.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. Almanach những nền văn minh thế giới (2006), Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội. [2]. Arnold Toynbee (2002), Nghiên cứu về lịch sử- Một cách thức diễn giải, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. [3]. Nguyễn Quốc Hùng (1993), Những nền văn minh rực rỡ cổ xưa, Tập I, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. [4]. Lương Ninh (chủ biên) (2005), Lịch sử thế giới cổ đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [5]. Vũ Dương Ninh (chủ biên, 2000), Lịch sử văn minh thế giới, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [6]. Ngô Minh Oanh (2005), Tiếp xúc và giao lưu văn minh trong lịch sử nhân loại, Nxb Giáo dục, Thành phố Hồ Chí Minh

Page 20: Tập 84 - 08 - 2011

Dương Thị Huyền Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 9 - 16

16

SUMMARY THE CONTACT AND EXCHANGE CIVILIZATION IN ANCIENT T IMES

Duong Thi Huyen* College of Sciences - TNU

The contact and exchange of civilization is receipt factors outside civilization of the subject people by paths and different ways. Each ethnic has unique achievements of their civilization, contributes excellent achievements to human civilization, simultaneous also acquiring, inheriting the quintessences of other civilization, enriches civilization of their ethnic. The process of contact and exchange civilization took place in broad and deep worldwide, within each region, regardless of big or small civilization. In which, the most thoroughly and typical is the process of contact and exchange between cultures, civilization in the East and the West. This process occured most evidient in ancient times, created the diverse, abundant civilizations, became herritage of human civilization. Key words: culture, civilization, contact and exchange civilization

* Tel: 0975702362; Email: [email protected]

Page 21: Tập 84 - 08 - 2011

Nguyễn Thị Hải Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 17 - 22

17

VÀI NÉT V Ề NGUỒN GỐC NGƯỜI TÀY Ở CAO BẰNG

Nguyễn Thị Hải*

Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Dân tộc Tày còn có tên gọi là “Tày Đeng” hoặc Thổ. Họ là cư dân sinh sống lâu đời ở khu vực miền núi phía Bắc nước ta, trong đó có Cao Bằng. Trải qua quá trình lịch sử, với nhiều biến động chính trị, bên cạnh những dòng họ Tày bản địa, lớp cư dân Tày mới đã xuất hiện. Trong Cao Bằng tạp chí nhật tập, Bế Huỳnh đã chia người Thổ (người Tày) thành bốn loại là Thổ ty (con cháu công thần triều Lê được phân phong thế tập cai quản ở đây), Phụ Đạo (người Tày bản địa được triều đình phong làm phụ đạo), Thổ trước (dân Tày bản địa) và Biến Thổ (người ở dưới đồng bằng hoặc đi việc vua, đi dạy học mà tới, dân tứ xứ đến buôn bán cùng con cháu bề tôi nhà Mạc, những người phò giúp Tây Sơn an trí ở đây …) [5, 2]. Từ khoá: Dân tộc Tày, Cao Bằng, An Dương Vương, Văn hoá, Thổ ty

NGƯỜI TÀY GỐC* Ngày nay, người Tày Cao Bằng còn lưu truyền câu chuyện truyền thuyết “Pú Luông Quân” - kể về cuộc sống nguyên thuỷ của người Tày cổ ở địa phương. Cao Bằng là nơi sinh sống của cặp trai gái đầu tiên Báo Luông (trai to) và Sao Cải (gái lớn), nói cách khác, đó là nơi phát tích của người Tày cổ. Họ gặp nhau, lấy nhau và chung sống trong Ngườm Ngả (tức Ngườm Bốc) – một hang cạn gần mỏ nước ở Bản Nưa, xã Hồng Việt, huyện Hòa An ngày nay. Trải qua quá trình lao động, họ đã tìm ra lửa, phát minh ra nghề nông trồng lúa nước, thuần dưỡng và chăn nuôi gia súc. Khi nông nghiệp phát triển, họ bắt đầu chuyển xuống ở gần những cánh đồng. Quá trình ấy gắn liền với những địa danh Tày cổ của Hòa An như Nà Đuốc, Nà Loòng, Nà Niền, Nà Mỏ, Vỏ Má, Lậu Pất, Khau Ma, Nà Vài, Nà Mò, Chông Mu …[7]. Đặc biệt, qua nghiên cứu địa danh cho thấy, trừ tên huyện, xã là âm Hán - Việt được hình thành trong giai đoạn lịch sử sau, thì toàn bộ tên xóm, bản, sông, suối, núi, đồi … đều là tiếng Tày. Điều đó chứng tỏ Cao Bằng là nơi cư trú lâu đời và liên tục của các tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Tày – Thái.

Cốt lõi lịch sử của truyền thuyết “Pú Luông Quân” phần nào được chứng minh qua những

* Tel: 0986938872; Email: [email protected]

thành tựu khảo cổ học ở Cao Bằng. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy ở Cao Bằng nhiều di tích thuộc thời đại đồ đá. Mặc dù chưa phát hiện được hiện vật của giai đoạn sơ kỳ đá cũ nhưng các nhà khảo cổ đã khẳng định ở Cao Bằng có trầm tích và hóa thạch thuộc giai đoạn trung kỳ Cánh tân ở Ngườm Phja Khóa (huyện Thạch An) và hang Phja Phủ (huyện Trùng Khánh). Tiếp đó là các di tích thuộc thời kỳ văn hóa Sơn Vi như Ngườm Xe, mái đá Bản Giã, mái đá Ngườm Càng, hang Ngườm Nhù (huyện Trùng Khánh), Ngườm Phà Kình, Pó Piúc (huyện Hòa An) …; rồi văn hóa Hòa Bình – Bắc Sơn như hang Ngườm Càng (Thông Nông), hang Ngườm Bốc (Hòa An). Tại Ngườm Bốc – tương truyền là nơi ở của hai vợ chồng Báo Luông và Sao Cải - các nhà khảo cổ học đào thám sát, thu được khối trầm tích Cácbonnat Canxi có chứa hóa thạch động vật, vỏ ốc suối khá lớn và 11 hiện vật bằng đá (4 công cụ chặt thô, 2 nạo cắt, 2 chày nghiền, 3 cuội nguyên liệu). Đây là một di tích cư trú của người nguyên thủy sống vào giai đoạn chuyển tiếp giữa thời đại đá cũ và đá mới, cách ngày nay khoảng 10.000 năm, tương đương với giai đoạn văn hóa Hòa Bình sớm [2, 79-80]. Ở hang Thần (Thông Nông), các nhà khảo cổ còn tìm thấy dấu vết của một di cốt không còn nguyên vẹn của người thời cổ. Sau khi phân tích lớp trầm tích, nội dung tầng văn hóa và nghi thức táng, nhà khảo cổ học Trình Năng

Page 22: Tập 84 - 08 - 2011

Nguyễn Thị Hải Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 17 - 22

18

Chung đã xếp hang Thần vào nền văn hóa Bắc Sơn có niên đại sơ kỳ đá mới [1, 83]. Những vết tích thời đại đá ở khu vực này tuy còn rải rác nhưng cũng cho ta thấy sự phát triển liên tục của các nền văn hoá khảo cổ tại Cao Bằng… Mặc dù chưa tìm được tầng văn hóa nhưng rõ ràng, người nguyên thủy đã có mặt ở Cao Bằng và có thể xem giai đoạn “Pú Luông Quân” là giai đoạn xã hội thị tộc nguyên thủy của người Tày - Thái mà sử cũ gọi là bộ lạc Tây Âu.

Vào giai đoạn hậu kỳ đá mới, sơ kỳ kim khí, công xã thị tộc dần tan rã, công xã nông thôn dần được hình thành. Truyền thuyết Cẩu chủa cheng vùa của đồng bào Tày Cao Bằng phản ánh một xã hội phụ hệ đang mạnh bước tới ngưỡng cửa văn minh, của sự hình thành nhà nước. “Nước Nam Cương” nằm ở phía Nam Trung Quốc và vùng đất Cao Bằng ngày nay, giáp với nước Văn Lang, do Thục Chế - cha của Thục Phán - làm vua, kinh đô đặt ở Nam Bình (tức Cao Bình thuộc xã Hưng Đạo, Hòa An hiện nay). Đó là một liên minh bộ lạc gồm mười mường, mỗi chúa cai quản một xứ nhưng lệ thuộc vào mường trung tâm của Thục Chế, cứ ba năm tiến cống một lần. Khi Thục Chế chết, Thục Phán còn nhỏ tuổi, các chúa mường kéo quân đến vây kinh thành đòi nhường ngôi. Thục Phán tổ chức cuộc thi tài giữa các chúa, ai thắng cuộc sẽ nhường ngôi cho. Bằng tài trí thông minh của mình, Thục Phán đã khéo tìm cách làm cho các chúa phải thua cuộc, giữ vững ngôi vị. “Nước Nam Cương” ngày càng cường thịnh, nhân lúc Văn Lang suy yếu đã đánh chiếm, lập lên nước Âu Lạc, đóng đô ở Cổ Loa [7]. Nhiều học giả còn hoài nghi về nguồn gốc của An Dương Vương Thục Phán nhưng đa số nghiêng về giả thuyết Thục Phán quê ở Cao Bằng và cho rằng ông là thủ lĩnh một liên minh bộ lạc người Tây Âu (người Tày cổ) ở vùng núi phía Bắc Việt Nam và Nam Quảng Tây (Trung Quốc), trong đó Cao Bằng là trung tâm. Nhân dân vùng Cổ Loa đến nay vẫn tương truyền rằng An Dương Vương là “một tù trưởng miền núi” và trong lễ hội đền Cổ Loa, lễ vật không thể thiếu ở Đền Thượng là bánh chưng tròn và dài, thường gọi là bánh chưng Tày [8, 508]. Tuy vậy, chứng tích vật chất, tư liệu

khảo cổ học ở Cao Bằng chưa ủng hộ cho quan điểm này. Hiện nay, các nhà khảo cổ mới phát hiện một số hiện vật bằng đồng như mũi lao đồng tại Pò Tường (Hoàng Tung, Hòa An), trống đồng Bản Hóa (xã Dân Chủ, Hòa An) và những chiếc trống đồng Đông Sơn loại muộn phát hiện ngẫu nhiên ở khu vực Bảo Lạc, Trùng Khánh. Dù di vật đồng thau còn ít ỏi, song nó đã bước đầu khẳng định sự tồn tại của nền văn hóa này ở Cao Bằng.

Sau khi nước Âu Lạc của An Dương Vương thất bại (năm 179 Trcn), nước ta rơi vào tay Triệu Đà, mở đầu thời kỳ Bắc thuộc trong lịch sử Việt Nam. Nhưng đối với miền đất trung tâm của “nước” Nam Cương cũ, phong kiến Trung Quốc không kiểm soát được trực tiếp, mà duy trì những châu “ki mi” (ràng buộc) do tù trưởng tự lập ở khu vực Cao Bằng. Từ thời Hán đến Lục triều, thư tịch Trung Quốc đều chép vùng này là của người Lý, Lão. Đến thời Đường (thế kỷ VI -IX), nhân dân vùng Tả Giang, Hữu Giang (tức là vùng Quảng Tây, Quảng Đông), vùng biên giới phía Bắc và Đông Bắc của Cao Bằng được gọi là Tây Nguyên Man, và cũng được gọi là người Lão. Các dòng họ có thế lực lớn cai quản vùng Cao Bằng lúc bấy giờ là họ Hoàng, Nùng, Chu, Vi ..., đều là họ của người Tày - Nùng. Theo Tân Đường thư, Tây Nguyên Man truyện, miền Hữu Giang thuộc phạm vi cai quản của họ Nùng. Theo đó, từ đầu thế kỷ IX, thế lực của họ Nùng ở Cao Bằng và miền Tả Giang rất mạnh, có các thủ lĩnh như Nùng Kim Ý, Nùng Kim Lặc, Nùng Kim Trừng, Nùng Trọng Vũ [11, 80]. Cao Bằng thực lục cho biết dòng họ Nùng là “người châu Quảng Uyên (nay là phủ Cao Bằng), nhà nối đời làm thủ lĩnh, có nhiều binh quyền, ở nước Việt từ đời Đường trở về đây, hùng cứ đất Quảng Nguyên, cùng với họ Hoàng, họ Chu thống lĩnh đến tám phần mười, mà họ Nùng lại hùng mạnh, cứ như tằm ăn rỗi, thôn tính dần dần hết”[3, 2]. Đến thế kỷ X, nhà Nam Hán phong Nùng Dân Phú làm thủ lĩnh mười châu ở Quảng Nguyên, sau đó nhà Tống phong chức Kiểm hiệu Tư không[10, 179]. Năm 1038, một nhà nước của tộc Nùng mang tên Trường Sinh đã ra đời do Nùng Tồn Phúc đứng đầu, đóng đô ở thành Nà Lữ (nay thuộc xã Hoàng

Page 23: Tập 84 - 08 - 2011

Nguyễn Thị Hải Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 17 - 22

19

Tung, Hòa An, Cao Bằng). Nhưng ngay sau đó, nhà nước này đã bị nhà Lý tiêu diệt. Năm 1041, con của Tồn Phúc là Nùng Trí Cao lập lại nước Đại Lịch ở châu Thảng Do và sau đó lại liên kết với những người đồng tộc vùng Tả Giang (Quảng Tây) lập ra nhà nước Thiên Nam, lấy hiệu là Cảnh Thụy, cai quản vùng Cao Bằng và một bộ phận miền Tây của Quảng Tây. Nùng Trí Cao đã tiến hành một cuộc chiến tranh chống lại nhà Tống, làm chủ một khu vực rộng lớn từ Ung Châu (nay là vùng Nam Ninh, Quảng Tây) đến Quảng Châu (Quảng Đông). Nhưng cuối cùng, vì lực lượng chênh lệch, lại bị kẹp giữa hai vương triều phong kiến lớn Tống và Lý nên cuộc trỗi dậy của tộc Nùng bị thất bại. Song cho đến nay, các tộc Tày Nùng ở Việt Bắc và Choang (Quảng Tây – Trung Quốc) đều coi Nùng Trí Cao là anh hùng dân tộc. Người Tày vùng Cao Bằng vẫn còn lưu truyền rộng rãi những truyền thuyết về ông. Họ lập đền thờ ông ở Quảng Uyên, Hà Quảng và lớn nhất là đền Kỳ Sầm (Hòa An).

Những sự kiện lịch sử nêu trên, xét về mặt cộng đồng tộc người, đã đánh dấu bước phát triển mới của các bộ tộc ngôn ngữ Tày Thái xưa, ý thức tộc người được củng cố ngày càng vững chắc. Sau cuộc nổi dậy của Nùng Trí Cao, triều đình Lý (Việt Nam) và Tống (Trung Quốc) đều tăng cường kiểm soát chặt chẽ vùng biên giới. Từ đây, biên giới chính trị đã từng bước chia cắt và phân hóa tộc người, hình thành bộ phận Choang ở Trung Quốc và bộ phận Tày ở Việt Nam.

“BI ẾN THỔ” - MỘT HÀNH TRÌNH LỊCH SỬ Hiện tượng “biến thổ” là một ví dụ điển hình cho quá trình hòa hợp tộc người. Hiện tượng này gắn liền với quá trình phát triển của tộc người Tày cũng như quá trình lịch sử dân tộc. Một số nhóm người của các tộc người khác như người Kinh, người Nùng, người Hoa… vì một lý do nào đó đã tự nhận mình là tộc người Tày (tức Thổ). Họ ăn mặc và sinh hoạt văn hóa như người Tày nhưng vẫn giữ lại một số nét văn hóa của tộc người gốc.

Người Tày Cao Bằng hiện nay có một lực lượng không nhỏ có nguồn gốc từ người

Kinh. Quá trình “biến Thổ” diễn ra theo quá trình “Kinh già hoá Thổ”. Cao Bằng đã tiếp nhận dòng người Kinh từ dưới xuôi lên từ rất sớm, có thể bắt đầu từ thế kỷ XI, với sự kiện vua quan nhà Lý đem quân lên dẹp “loạn” Nùng Tồn Phúc và Nùng Trí Cao. Sau khi vua Lý Thái Tông lên đánh dẹp Nùng Tồn Phúc có lẽ đã để lại một vài người thân tín ở đây để “chiêu an vỗ về dân chúng”. Hiện nay, chưa có tài liệu thư tịch nào nói đến sự xuất hiện của người Kinh ở Cao Bằng thời Lý, nhưng theo tư liệu dân gian thì Nàng Cầm - vợ của Nùng Trí Cao là người Kinh, con một vị quan họ Trần trong triều Lý [10, 18-19]. Sau này, anh ruột của bà tham gia trong cuộc tiến công của Nùng Trí Cao sang đất Tống, ông đã hi sinh trong trận đánh ở Tổng Quỷ, nay vẫn còn đền thờ ở xã Cách Linh, huyện Phục Hoà. Sau đó là sự xuất hiện của ngôi chùa Viên Minh (chùa Đà Quận) gắn liền với sự kiện vua Lý gả công chúa cho Hộ quốc tướng quân Dương Tự Minh đã chứng tỏ dấu vết của người Vi ệt ở vùng đất này. Tuy nhiên, dấu ấn của người Việt ghi lại ở Cao Bằng thời Lý không nhiều, nhưng sự giao thoa văn hoá Tày - Việt đã bắt đầu diễn ra. Phải từ thế kỷ XV- XVI, dòng người Kinh từ dưới xuôi lên, ở lại sinh sống ngày càng đông. Một môtip chung là chàng trai người Vi ệt, lấy cô gái Tày, con cháu lớn dần chịu ảnh hưởng của văn hóa, phong tục tập quán người Tày do mẹ truyền dạy. Lâu dần, họ tự nhận mình là người Tày. Hiện nay, gia phả của các dòng họ đều phản ánh hiện tượng này, nhất là 10 họ phiên thần (vốn là con cháu các công thần triều Lê, được điều lên trấn ải biên cương sau đó được phân phong thế tập cai quản địa phương và nối đời giữ đất Cao Bằng, vốn từ miền xuôi lên về sau đó Tày hóa). Đó là họ: Bế Nguyễn (tức dòng dõi công tộc của bản triều), Bế Kim, Hoàng Ích, Nông Công, Nông Trí, Nông Hữu, Nguyễn, Tống Đình, Lương Đình, Đàm Vũ. Sau này, nhà Nguyễn đã đổi làm thổ ty, bãi bỏ lệ thế tập cai quản, nhưng cho hưởng chế độ miễn trừ lao dịch. Con cháu đến tuổi có đơn xin làm việc thì chuẩn cho, cấp học bổng cho họ học tập nghề văn võ rồi tuỳ tài mà bổ dụng. Lệ này được áp dụng từ thời Lê Sơ đến nhà Nguyễn. Trong số các dòng họ Tày kể

Page 24: Tập 84 - 08 - 2011

Nguyễn Thị Hải Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 17 - 22

20

trên, có "ba họ phiên thần": Bế Nguyễn, Bế Kim, Hoàng Ích gốc tích là người tỉnh Thanh Hoá, từ đời Lê di cư đến đó [5, 2-4]. Ngoài những dòng họ phiên thần trên, còn nhiều người có nguồn gốc ở miền xuôi được vua cử lên Cao Bằng làm việc, hoặc đi dạy học, hoặc tìm đất sinh nhai, sau ở lại địa phương làm ăn với người Tày. Đặc biệt là con cháu của bề tôi nhà Mạc và những người phò giúp Tây Sơn hoặc dân tứ xứ tới buôn bán... Qua nhiều năm sinh sống tại địa phương trải mấy đời đều gọi là người biến thổ.

Một ví dụ điển hình cho hiện tượng “Kinh già hóa thổ” là khu vực thành Nà Lữ (nay thuộc xã Hoàng Tung, huyện Hòa An, Cao Bằng), vốn là trung tâm kinh tế, văn hóa và chính trị của Cao Bằng trong thời gian dài (trước thế kỷ XVII). Sau 85 năm đóng đô ở Cao Bình - Nà Lữ, năm 1677, nhà Mạc bị quân Lê - Trịnh đánh bại. Con cháu nhà Mạc phải đổi họ và phần lớn chạy đi nơi khác sinh sống như dòng họ Ma, Mạc ở Minh Tâm (Nguyên Bình), họ Mông ở Đức Hồng, Phong Châu (huyện Trùng Khánh), họ Ma ở Chí Thảo (Quảng Uyên) ... Một bộ phận nhỏ con cháu nhà Mạc lấy họ mẹ là họ Phạm ở lại sinh sống tại Nà Lữ. Lớp cư dân mới được hình thành chủ yếu quan quân nhà Lê - Trịnh. Gia phả dòng họ Hoàng ở Lam Sơn (Hồng Việt) và Nà Lữ (Hoàng Tung) ghi rõ: “Nguồn gốc ông tổ nguyên là trí thức ở Gia Miêu trang, thuộc huyện Tống Sơn, phủ Hà Trung, trấn Thanh Hoa. Vào thời Lê triều, ông tổ đầu tiên của ta nhậm chức Quan trấn Vũ Định, được truyền đời thế tập mà cai quản. Về sau, nhân vì nhà Mạc, nhà Trịnh tranh giành nhau gây loạn, tổ tiên ta cụ Hoàng Triều Hoa, Hoàng Triều Ninh, phụng mệnh vua Lê lên Cao Bằng đánh dẹp nhà Mạc; đánh thắng được vua Lê phong đất ở Phúc Tăng làm Thái ấp, cho lấy dân 7 xã xung quanh vùng thái ấp làm binh đinh canh điền và phục dịch, vinh thăng tước Phúc Quận Công, chức Tổng trấn Cao Bằng. Cụ Hoa sáng nghiệp ở Phúc Tăng, cụ Ninh sáng nghiệp ở Nà Lữ”[4]. Cụ Hoàng Triều Ninh đã quản lĩnh đội quân ở lại Nà Lữ. Là những người lính, từng chiến đấu vào sinh ra tử nên tính cách của người dân Nà Lữ mạnh mẽ. Trong vùng Hòa An vẫn lưu truyền câu:

“Anh hùng Na Lữ, hay chữ Phúc Tăng”. Những người lính ấy đã dựng nhà, lấy vợ người Tày và sinh con đẻ cái. Từ đó hình thành những dòng họ Tày gốc Kinh như họ Nguyễn Trọng gốc ở Thanh Hóa; họ Bùi, Đàm, Nguyễn Khánh ở Nam Định … Vì “Kinh già hoá Thổ” nên họ thường dùng song ngữ Tày – Việt và dân quanh vùng vẫn gọi là “Keo pha Nà Lữ”.

Ngày nay, khi nghiên cứu về hiện tượng, chúng tôi nhận thấy ba con đường chính hay gọi là ba nhóm người Vi ệt đến Cao Bằng và trở thành người Tày (Thổ) là:

Một là những quan chức người Vi ệt được cử lên cai trị miền núi hoặc quân lính lên chinh chiến, đánh dẹp các cuộc nổi dậy ở miền núi sau phải lưu lại lâu dài. Họ mang theo vợ con, thân thuộc đi theo, chiêu dân lập ấp… sau đã Tày hóa. Một bộ phận có chức có quyền, được phong là Phiên thần (Thổ ty), cha truyền con nối cai trị địa phương.

Hai là do nguyên nhân tranh chấp giữa các thế lực phong kiến, một số thế lực người Vi ệt đã dựa vào miền núi để xây dựng lực lượng cát cứ, về sau suy vi, dư đảng phải đổi tên họ, sống hòa hợp với cư dân địa phương, tiêu biểu là thế lực nhà Mạc thế kỷ XVII. Đây là giai đoạn mà hiện tượng “Kinh già hóa Thổ” diễn ra mạnh mẽ nhất.

Ba là lực lượng nhân dân miền xuôi do loạn lạc, tránh sự áp bức bóc lột nặng nề của phong kiến, hoặc đi sơ tán… lên miền núi kiếm ăn, buôn bán, dạy học… lâu dần đã trở thành một bộ phận cũng địa phương hóa. Đây là lực lượng không lớn nhưng diễn ra thường xuyên.

Hiện nay, nhiều vùng ở Cao Bằng hiện tượng “Kinh Tày hóa Thổ” diễn ra khá đậm nét, tiêu biểu nhất là vùng thung lũng Hòa An. Theo Tài liệu điều tra thành lập Khu tự trị Việt Bắc của Ủy ban Dân tộc Trung ương năm 1955 thì thôn Phương Tiên, xã Dân Chủ (huyện Hòa An) có 40 gia đình trong số 149 gia đình đã Tày hóa 8-9 đời. Ngoài lực lượng người Kinh, người Tày ở Cao Bằng hiện nay còn có một bộ phận có nguồn gốc từ người Nùng, Ngạn, Hoa… Quá trình biến Thổ của các tộc người này diễn ra

Page 25: Tập 84 - 08 - 2011

Nguyễn Thị Hải Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 17 - 22

21

rải rác, không mạnh mẽ như tộc người Kinh. Trên thực tế, sau cuộc nổi dậy của Nùng Trí Cao (vào thế kỷ XI), nhiều người thuộc dòng họ Nùng đã chạy theo Nùng Trí Cao vào vùng Đặc Ma (Vân Nam, Trung Quốc) hoặc chạy trốn vào rừng hoặc đổi thành họ Nông để tránh sự truy sát của vương triều Tống. Có thể, từ tên gọi tộc họ đã chuyển hoá thành tộc danh để chỉ tộc người sinh sống trên địa bàn lãnh thổ họ Nùng trước kia (tức là Cao Bằng và một vài tỉnh Đông Bắc của nước ta). Sau sự biến Nùng Trí Cao, người Nùng đã hoà nhập vào cộng đồng Tày địa phương, trở thành những người Tày bản địa. Bởi hai tộc người Tày và Nùng có chung nguồn gốc lịch sử, chung hệ ngôn ngữ và có văn hoá về cơ bản giống nhau, nên rất dễ diễn ra quá trình cố kết tộc người. Tộc danh Nùng hiện nay là chỉ bộ phận người Choang ở các khu vực Tây và Tây Nam Quảng Tây, Trung Quốc như Bình Quả, Đô An, Mục Biên, Đức Bảo... và các vùng Đông Nam Vân Nam như Văn Sơn cùng một số vùng thuộc vùng biên giới Trung- Việt thuộc tỉnh Quảng Tây và Vân Nam. Tộc người này mới di cư vào nước ta khoảng 300 năm nay. Theo Cao Bằng tạp chí “ngoài người Nùng Mấn và Nùng Vảng là người bản địa vốn có, còn lại đều là loại hai ba trăm năm hoặc năm sáu mươi năm trước mới từ phương Bắc di cư xuống đây, ở lẫn lộn với người Thổ, người Nùng bản địa. Họ khai khẩn đất đai mà canh tác nộp thuế nên đều trở thành người Nùng bản địa”[5, 3]. Quá trình hòa hợp tộc người đó có thể diễn ra một cách tự nhiên, nhưng cũng có khi xuất phát từ những chính sách của nhà nước. Ví dụ, năm 1832, vua Minh Mệnh ra lệnh “đổi người Nùng Cao Bằng làm người Thổ. Trong dân 4 châu thuộc hạt Cao Bằng trước kia có chức được gọi là phụ đạo. Vua đã chuẩn cho các quan trong bộ bàn đổi gọi là người Nùng. Nhưng dân ấy cho rằng Nùng là người Trung Quốc xiêu giạt sang. Vậy xin cho tên khác để phân biệt. Quan tỉnh đem việc tâu lên. Vua bảo rằng: “Đấy cũng là một cơ hội biến người Di làm người Kinh, liền cho đổi gọi là người Thổ, vẫn phải nộp thuế bạc như cũ”[9, 448].

Tộc người Tày là cư dân bản địa, đã sinh sống lâu đời ở vùng đất Cao Bằng cũng như một số tỉnh miền núi phía Bắc. Song do điều kiện

khách quan và chủ quan, ở Cao Bằng đã xuất hiện lớp cư dân Tày hóa từ các tộc người khác như Kinh, Nùng, Hoa … bên cạnh bộ phận Tày gốc. Trên thực tế cũng phải thừa nhận rằng sức mạnh của nền văn hóa bản địa, của tộc người có dân số đông nhất ở Cao Bằng đã tạo ra sức đồng hóa mạnh mẽ các tộc người khác trong vùng. “Kinh già hóa Thổ” đã trở thành một hiện tượng độc đáo và diễn ra trong nhiều thế kỷ, mạnh mẽ nhất là thế kỷ XVII –XVIII. Quá trình này đã tác động không nhỏ tới đời sống kinh tế, văn hóa của tộc người cũng như của địa phương. Bên cạnh những nét văn hóa đặc trưng của tộc người đã xuất hiện những nét văn hóa mới. Đó là sản phẩm của quá trình giao thoa văn hóa Tày – Việt như sự xuất hiện của các ngôi chùa ở Cao Bằng, sự ra đời của chữ Nôm Tày, điệu hát Then.... Cộng đồng Tày Cao Bằng ngày nay, không có sự phân chia thành người bản địa hay đồng hóa, cùng nhau xây dựng văn hóa bản địa của tộc người và quê hương.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. Trình Năng Chung, Hà Thị Quyết, Lý Thị Tiêu (2001), Phát hiện di tích thời đại đá ở Cao Bằng, trong Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2000, Viện Khảo cổ học, HN. [2]. Trình Năng Chung, Đào Quý Cảnh, Đàm Thị Ninh,(2004) Hang Ngườm Bốc (Cao Bằng), trong Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2003, Viện Khảo cổ học, HN. [3]. Nguyễn Hữu Cung (1810), Cao Bằng thực lục, bản dịch tại Thư viện tỉnh Cao Bằng, tr.2 [4]. Hoàng đường tộc phả, do ông Hoàng Triều Ân ở Lam Sơn, xã Hồng Việt, huyện Hòa An cung cấp [5]. Bế Huỳnh, Cao Bằng tạp chí nhất tập, Tư liệu Viện dân tộc học, KH: TLD.271. [6]. Lã Văn Lô (1963), “Xung quanh vấn đề Thục Phán An Dương Vương hay là truyền thuyết "Cẩu chúa cheng vùa" của đồng bào Tày”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 50. [7]. Lã Văn Lô, Lê Bình Sự, Lịch sử xã hội nguyên thủy của người Tày qua truyền thuyết “Pú Luông quân”, Tạp chí NCLS, số 65, năm 1964. [8]. Nguyễn Quang Ngọc, Vũ Văn Quân (Cb-2007), Địa chí Cổ Loa, Nxb Hà Nội. [9]. Quốc sử quán triều Nguyễn (2004), Đại Nam thực lục, tập III, Nxb GD, HN. [10]. Tỉnh uỷ Cao Bằng,Viện Sử học (1995), Nùng Trí Cao, Hội thảo khoa học, Nxb Hà Nội, HN. [11]. Trần Quốc Vượng, Đặng Nghiêm (1966), Vấn đề An Dương Vương và lịch sử dân tộc Tày ở Việt Nam, Thông báo khoa học Sử học, trường Đại học Tổng hợp, tập II.

Page 26: Tập 84 - 08 - 2011

Nguyễn Thị Hải Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 17 - 22

22

SUMMARY SEVERAL ASPECTS OF THE TAY ETHNIC ORIGIN IN CAO BANG PROVINCE

Nguyen Thi Hai* College of Education - TNU

The Tay ethnic people are indigenous inhabitants, who have lived for long-standing generations in Cao Bang, as well as in a few other provinces in the mountainous northern areas of Vietnam. For the objective and subjective reasons, however, there appeared new ethnical groups in Cao Bang, such as the Kinh, Nung, and Hoa. These new inhabitants were gradually converted to the Tay and coexisted with the Tay origin. “The old Kinh changes to the Tho” became an unique phenomenon, which remained for a long time and grew rapidly in the seventeenth and eighteenth centuries. The phenomenon had a great effect to the socio-economic life and culture of the minorities as well as the local areas, leading to the formation of new factors. Cao Bang became a typical centre of cultural interference between the Tay and Viet in the Viet Bac region. Key words: ethnic Tay, Cao Bang, An Duong Vuong, Culture, Tho ty

* Tel: 0986938872; Email: [email protected]

Page 27: Tập 84 - 08 - 2011

Đỗ Hằng Nga Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 23 - 27

23

KI ẾN TRÚC VÀ ĐIÊU KH ẮC CÁC NGÔI CHÙA CỔ Ở HUYỆN PHÚ BÌNH (THÁI NGUYÊN)

Đỗ Hằng Nga*

Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Tín ngưỡng thờ Phật chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của cư dân Phú Bình. Trong tỉnh Thái Nguyên, Phú Bình là huyện có nhiều chùa nhất. Trong đó, một số lượng lớn là các ngôi chùa cổ với giá trị về nhiều mặt, được xây dựng phổ biến ở các xã thôn trong toàn huyện. Bản thân các ngôi chùa là cơ sở thờ tự Phật giáo ở địa phương, nhưng xét ở các góc độ khác, ngôi chùa còn là cơ sở văn hoá trên nhiều phương diện, trong đó có lĩnh vực kiến trúc và điêu khắc. Kiến trúc và điêu khắc của các ngôi chùa cổ ở Phú Bình vừa mang ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa truyền thống vùng đồng bằng châu thổ, vừa mang những nét riêng độc đáo của một địa phương trung du miền núi. Từ khóa: chùa, cổ, Phú Bình, kiến trúc, điêu khắc

Theo thống kê, Thái Nguyên là tỉnh có trên 2 vạn người theo đạo Phật với gần 400 cơ sở thờ tự gồm có 113 chùa, 172 đình, 55 đền, 31 nghè, 11 miếu… Các cơ sở thờ tự Phật giáo và số người theo đạo Phật phân bố không đều trong tỉnh, chủ yếu tập trung tại thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công, huyện Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ.*

Là một huyện trung du, miền núi, địa đầu phía Đông Nam của tỉnh Thái Nguyên, Phú Bình có nhiều dân tộc cùng sinh sống xen kẽ. Về giao thông có ưu thế cả đường bộ lẫn đường sông, Phú Bình được ví như chiếc cầu nối li ền vùng đồng bằng châu thổ với miền núi non hiểm trở phía Bắc. Vì thế, nơi đây là vùng đất hội tụ nhiều sắc màu văn hóa. Qua quá trình phát triển của lịch sử, những nét văn hóa miền xuôi, miền ngược đã pha trộn, hòa quyện tạo nên một sắc thái văn hóa thống nhất của Phú Bình. Điều này được thể hiện qua tín ngưỡng thờ Phật và hệ thống chùa nơi đây.

Có thể nói, tín ngưỡng thờ Phật chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của cư dân Phú Bình. Trong tỉnh Thái Nguyên, Phú Bình là huyện có nhiều chùa nhất. Các ngôi chùa được xây dựng phổ biến ở các xã thôn trong toàn huyện. Sự xuất hiện của hàng chục ngôi chùa nơi đây là minh

* Tel:0923136980; Email: [email protected]

chứng rõ nét về ảnh hưởng của văn hóa chùa làng từ vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng lên vùng trung du miền núi.

Theo số liệu khảo sát thực tế, trên địa bàn huyện Phú Bình có 79 ngôi chùa lớn nhỏ, phân bố rải rác ở các xã, với tổng diện tích thờ tự là 181.656,20 m2; các xã tập trung nhiều chùa như Hương Sơn (9 chùa), Bảo Lý (8 chùa), Tân Đức (7 chùa),… Trong huyện chỉ duy nhất có xã miền núi Tân Khánh là không có ngôi chùa nào.

Các ngôi chùa cổ ở Phú Bình được xây dựng khá sớm, phát triển qua nhiều thế kỷ, tồn tại cho đến tận ngày nay. Ngoài chùa Pheo (xã Kha Sơn) và chùa An Mỹ (xã Tân Đức) có từ thế kỷ XII, thời nhà Lý; các chùa cổ trên địa bàn huyện Phú Bình chủ yếu được khởi dựng ở thế kỷ XVIII d ưới thời Lê trung hưng. Trải qua quá trình sử dụng, do tác động của môi trường thiên nhiên và sự tàn phá của chiến tranh, các ngôi chùa cổ ở Phú Bình đã có nhiều biến đổi, được sửa chữa, trùng tu, tôn tạo lại nhiều lần song vẫn giữ được những dáng vẻ kiến trúc xây dựng từ thời xưa.

KIẾN TRÚC

Bản thân các ngôi chùa là cơ sở thờ tự Phật giáo ở địa phương, nhưng xét ở các góc độ khác, ngôi chùa còn là cơ sở văn hoá trên nhiều phương diện, trong đó có lĩnh vực kiến trúc và điêu khắc.

Page 28: Tập 84 - 08 - 2011

Đỗ Hằng Nga Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 23 - 27

24

Mô hình kiến trúc tổng thể:

Các ngôi chùa cổ ở Phú Bình có nguyên liệu xây dựng cơ bản là gỗ kết hợp với xu hướng gạch xây, là yếu tố mới có từ những lần tôn tạo. Phần lớn các ngôi chùa có khung gỗ, xung quanh xây kín bằng gạch nung theo kiểu tường hồi bít đốc chắc khỏe, mái lợp ngói vảy rồng hoặc ngói mũi hài.

Về mặt kỹ thuật, chất liệu gỗ không cho phép sự vươn cao của kiến trúc. Các chùa trên địa bàn Phú Bình hầu hết làm theo kiểu đao cong mái lượn, mái thấp trùm nền mang phong cách kiến trúc thời Lê Trung hưng. Kết cấu bộ vì kèo phần lớn được làm theo lối “chồng giường, quá giang, kẻ chuyền”, “kẻ chuyền giá chiêng”. Các bẩy, xà xuống khá thấp như khẳng định ngôi chùa không phải để vào ra mà chỉ là nơi đặt tượng Phật và bàn thờ Phật.

Chùa ở Phú Bình thường không phải là một công trình mà là nhiều công trình kiến trúc, gồm những ngôi nhà sắp xếp cạnh nhau hoặc nối vào nhau. Tùy theo cách bố trí những ngôi nhà này mà người ta chia thành những kiểu chùa khác nhau. Tên các kiểu chùa truyền thống thường được đặt theo các chữ Hán có dạng gần với mặt bằng kiến trúc chùa.

Ở Phú Bình, có các dạng kiến trúc sau:

Mô hình kiến trúc kiểu chữ "Đinh" (丁) (nhân dân địa phương thường gọi là hình chuôi vồ): có nhà chính điện hay còn gọi là thượng điện, là nhà đặt các bàn thờ Phật, được nối thẳng góc với nhà bái đường hay nhà tiền đường ở phía trước. Một số chùa tiêu biểu cho kiểu kiến trúc này là chùa Phi Long, chùa Lềnh, chùa Hản (xã Tân Đức), chùa Quyên, chùa Hóa (xã Bảo Lý), chùa Bàn Đạt (xã Bàn Đạt), chùa Phú Mỹ (xã Lương Phú), chùa Lũ Yên (xã Đào Xá), chùa Pheo (xã Kha Sơn)…

Mô hình kiến trúc kiểu chữ "công" (工): chùa có nhà chính điện và nhà bái đường song song với nhau, được nối với nhau bằng một ngôi nhà gọi là nhà thiêu hương, nơi sư làm lễ. Có nơi gọi gian nhà nối nhà bái đường với Phật điện này là ống muống. Tiêu biểu cho kiểu kiến trúc này là chùa Ha (xã Nhã Lộng), chùa Nga My (xã Nga My)…

Mô hình kiến trúc kiểu "Nội công ngoại quốc" là kiểu chùa có hai hành lang dài nối

liền nhà tiền đường ở phía trước với nhà hậu đường ở phía sau làm thành một khung hình chữ nhật bao quanh lấy nhà thiêu hương, nhà thượng điện hay các công trình kiến trúc khác ở giữa. Bố cục mặt bằng chùa có dạng phía trong hình chữ Công (工), còn phía ngoài có khung bao quanh như chữ khẩu (囗) hay như ở chữ Quốc (国). Tiêu biểu cho kiểu kiến trúc này có chùa chùa Úc Sơn (TT Hương Sơn).

Ngoài ra có một số chùa được xây dựng nhỏ và đơn giản không xếp vào các mô hình kiến trúc trên như chùa Cầu Muối (xã Tân Thành) chỉ gồm 2 gian, chùa Đại Lễ 3 gian 2 trái,…

Một số kiến trúc tiêu biểu

Tam quan: Tam quan là cổng vào chùa - một bộ phận quan trọng, thậm chí không thể thiếu của ngôi chùa Việt ở đồng bằng Bắc Bộ. Tuy nhiên, ở Phú Bình, do điều kiện và tính chất của một địa phương vùng trung du miền núi, chỉ những chùa lớn mới có tam quan. Tam quan ở đây là một ngôi nhà với ba cửa vào. Điều đáng chú ý là những ngôi chùa có tam quan ở Phú Bình như chùa Úc Sơn, chùa Ha, chùa Úc Kỳ thì tầng trên của Tam quan đều dùng làm gác chuông. Đó là những kiến trúc tam quan theo kiểu chồng diêm hai tầng độc đáo; tầng trên nhỏ hơn, tám mái lợp ngói mũi, các góc mái bằng gỗ với các đầu đao mái nhọn cong vút. Gian giữa tam quan đột khởi gác chuông. Toàn khối như bông sen kiến trúc, nhìn từ xa trông bề thế uy nghi, như nội dung câu đối trên cột đồng trụ đầu đốc tòa Thượng điện chùa Ha: “Vi ễn chi hữu vọng, sinh lai thứ lĩnh sơn đầu/ Cao bất khả cấp, đĩnh xuất liên hoa tòa ngoại” (Dịch nghĩa: Nhìn từ xa trông lại, ngôi chùa ở trên núi cao/ Cao ngất gác chuông chùa như tòa hoa sen vượt ra ngoài).

Do điều kiện và đặc điểm của địa phương, ở Phú Bình, nhiều ngôi chùa nhỏ (chùa Phú Mỹ, chùa Đại Lễ…) không có tam quan thì đắp hai cột đồng trụ ở hai bên cửa chùa với ý nghĩa như một cổng ra vào. Trên hai cột đó có đắp nổi những câu đối chữ Hán hay hình đuôi phượng, mặt hổ phù…

Sân chùa: Qua Tam quan (nếu có) là đến sân chùa. Với những ngôi chùa Phú Bình được xây dựng liền kề đình làng theo lối “Ti ền

Page 29: Tập 84 - 08 - 2011

Đỗ Hằng Nga Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 23 - 27

25

thánh hậu Phật” thì vườn cây xanh hay khoảng sân lát gạch kẻ chỉ chính là không gian nối đình và chùa. Diện tích của sân chùa phụ thuộc vào điều kiện và đặc điểm riêng của từng chùa. Trong sân chùa, đôi khi có các cây hương đá được xây dựng ở đây (chùa Phú Mỹ, chùa Mai Sơn, chùa An Châu, chùa Bàn Đạt, chùa Úc Sơn, chùa Triều Dương), trên đỉnh đặt bát hương, trên thân khắc tên chùa, năm xây dựng hoàn chỉnh chùa hay những người hưng công xây dựng chùa bằng chữ Hán. Trong tiềm thức của người dân địa phương, cây hương đá ở trước sân chùa như vậy là tượng trưng cho cột trụ trời.

Bái đường: Từ dưới sân chùa, lớp kiến trúc đầu tiên của ngôi chùa ở Phú Bình là nhà bái đường (hay còn gọi là tiền đường, tiền tế). Để đi được đến đây thường phải đi lên một số bậc thềm. Ở nhà bái đường có thể đặt một số tượng, bia đá ghi công đức hay kể sự tích của ngôi chùa; chùa An Châu, Đại Lễ đặt cả chuông, khánh vì ngoài cửa Tam quan không xây gác chuông. Giữa bái đường là hương án, nơi thắp hương chính. Thông thường người đến lễ chùa thắp hương ở đây. Số gian của bái đường tùy thuộc vào qui mô của chùa. Nếu như với các chùa ở đồng bằng Bắc Bộ, bái đường thông thường có 5 gian, thì ở chùa Phú Bình, phổ biến hơn cả là kiểu bái đường nhỏ 3 gian (chùa Lũ Yên, chùa Bàn Đạt, chùa Phú Mỹ, chùa Lũa, chùa Úc Sơn, Đại Lễ, chùa Pheo, chùa Quyên, chùa Hóa), những chùa có bái đường 5 gian (chùa An Mỹ), hay 7 gian với diện tích rộng đến 88m2 như chùa Ha là rất ít. Bái đường chùa Phú Bình cơ bản đều chia làm ba cửa vuông rộng, xây bằng gạch.

Có thể nói, về mặt kiến trúc, các ngôi chùa ở Phú Bình cơ bản không phức tạp, đồ sộ, nhưng giữ lại được nhiều nét kiến trúc cổ, tao nhã thích hợp với phong cảnh thiên nhiên, tạo nên một vẻ đẹp sơn thủy hữu tình. Kết cấu của ngôi chùa làng ở Phú Bình cũng không khác gì nhiều kết cấu của ngôi đền, miếu, hoặc đình – đều là kiểu nhà Việt truyền thống. Duy chỉ có tháp là một kiến trúc riêng của Phật giáo thì nơi đây không có.

ĐIÊU KHẮC

Điêu khắc đá

Là nét gạch nối vùng Đông Bắc và vùng đồng bằng Bắc Bộ, văn hóa thờ Phật ở Phú Bình chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa truyền thống vùng đồng bằng châu thổ. Mặc dù vậy, ở góc độ nghệ thuật điêu khắc, do điều kiện kinh tế - xã hội nơi đây còn khó khăn nên những chi tiết điêu khắc trang trí trong các ngôi chùa Phú Bình đơn giản và mộc mạc hơn nhiều so với các ngôi chùa vùng đồng bằng châu thổ.

Trong hệ thống chùa ở Phú Bình, rất nhiều chùa còn lưu giữ lại được các hiện vật đá có niên đại thế kỷ XVIII, XIX. Các hiện vật này đều được bào trơn, mài nhẵn và đánh bóng các mặt. Khảo sát các điêu khắc đá trong một số chùa Phú Bình, chúng tôi thống kê được một số lượng rất lớn các hiện vật đá. Tiêu biểu có thể kể đến: chùa Bàn Đạt (38 hiện vật gồm 01 bia đá dựng năm Minh Mệnh (1831), 01 cây hương thời Lê, 36 cột đá), chùa Ha (28 cột đá có niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 12 – triều Lê 1716), chùa Hộ Lệnh (26 bia đá thời Nguyễn), chùa Triều Dương (17 hiện vật gồm 01 bia đá dựng thời Bảo Đại 1935, 01 cây hương đá thời Lê, 15 cột đá), chùa Kha Sơn Thượng (14 cột đá có niên đại 1706), chùa Lũ Yên (9 hiện vật gồm 1 khánh đá có niên đại 200 năm lớn nhất tỉnh Thái Nguyên và là một cổ vật quý hiếm, 8 bia niên đại cuối Lê đầu Nguyễn).

Trong số các hiện vật đá đó, một số điêu khắc còn rõ nét. Đó là:

- Chùa Úc Sơn (TT Hương Sơn) với 18 hiện vật gồm:

+ 16 cột đá làm bằng loại đá xanh granit quý và được đục đẽo, gọt công phu. Mỗi cột cao 1,6m, có chu vi 90 cm. Trong đó có 2 cột ở gian tiền đường, nối với thượng điện được khắc chìm chữ Hán ghi tên những người công đức tu tạo chùa và ghi niên hiệu “Hoàng triều Bảo Thái cửu niên thập nhị nguyệt cốc nhật” (1728) .

+ Một cây hương đá “Tân tạo thiên đài, cung phụng nhất trụ” có niên đại “V ĩnh Thịnh thứ

Page 30: Tập 84 - 08 - 2011

Đỗ Hằng Nga Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 23 - 27

26

3” (1707) được khắc chữ 4 mặt ghi công đức đóng góp xây dựng chùa của nhân dân các xã trong vùng.

+ Một Hậu phật bi ký khắc chữ Hán hai mặt ghi hiệu năm người thuộc thôn Sơn Linh, xã Úc Sơn, huyện Tư Nông, phủ Phú Bình được bầu làm hậu Phật. Trên bia có ghi “Minh Mệnh thập cửu niên thập nhất nguyệt sơ tứ nhật lập bi từ” có nghĩa là bia được dựng vào ngày 4 tháng 11 năm 1838.

Có thể nói, trong hệ thống chùa ở Thái Nguyên, chùa Úc Sơn là ngôi chùa còn lưu giữ được nhiều cột đá cổ kính nhất.

- Chùa Mai Sơn (xã Kha Sơn) với 13 hiện vật, trong đó có một cây hương đá trước sân chùa tượng trưng cho cột trụ trời. Chữ Hán khắc ở cột ghi: “Hoàng Triều chính hòa nhị thập tứ niên …” (Triều vua Lê Chính Hòa thứ 24 - 1704); 12 cột đá có chung một niên đại 1737 trong nội thất chùa được đẽo gọt, chau chuốt cầu kỳ, trên một số cột ghi bài ký, khắc tên những người cùng bà con họ mạc công đức. Tương truyền các cột đá này được đưa từ Thanh Hóa ra, chủ yếu do dòng họ Dương, Nguyễn, Ngô của ba làng bạn chạ: Mai Sơn, Ngô Xá, Kha Nhi.

- Chùa Xuân La (xã Xuân Phương) có 11 hiện vật gồm 1 cây hương và 10 cột. Cây hương đá trước cửa cao 1,2m. Bốn mặt chạm khắc hình tượng tứ linh, trên khắc bài ký chữ Hán “Thiên đài nhất trụ phần hương hưng công”. Ở các cột chính điện trong chùa được đắp nổi các câu đối.

- Chùa Đại Lễ (4 hiện vật) gồm 01 cây hương ghi Hoàng triều Vĩnh Thịnh nhị niên tuế tại Đinh Tỵ mạnh đông cốc nhật lập năm 1706, 01 Bia Hậu thần bi ký niên đại Khải Định năm thứ 9 (1924) ghi lại việc công đức của nhân dân trong làng cho chùa, 02 bát hương đá có niên đại đầu thời Nguyễn.

- Chùa Cầu Muối (xã Tân Thành) có một cây hương đá tứ diện Linh Sơn tự được lập vào năm Hoàng triều Vĩnh Thịnh 14 (1719). Mặt 1: ghi tên tự của chùa “Linh Sơn tự” và tên làng, xã của chùa lúc đó thuộc huyện Tư Nông, phủ Phú Bình, xứ Thái Nguyên. Dưới có một bài văn ngắn luận về nội dung cây hương đá để hậu thế theo đó mà tiếp tục

phụng thờ “Linh Sơn tự, Thiên hương giả, cư … đạt trung cửu thiên hậu … Thái Nguyên xứ, Phú Bình phủ, Tư Nông huyện … hoàn chỉ lương bản từ thiên”. Mặt 2: Ghi một người ở xã Cổ Dũng, huyện Tiên Du, phủ Từ Sơn đã công đức cho chùa 100 quan tiền nhưng không để lại tên tuổi. Mặt này còn ghi năm xây dựng chùa “Hoàng triều Vĩnh Thịnh vạn vạn niên tại Kỷ Hợi đông” (tức là vào mùa đông năm 1719 đời vua Lê Dụ Tông). Mặt 3: kê tên những người làm công đức xây dựng chùa Cầu Muối. Mặt 4: (chữ mờ chưa dịch được).

Ngoài ra, còn nhiều chùa có các cây hương đá, bia đá, cột đá mà hoa văn mờ, không đọc được nội dung nên khó xác định niên đại như Chùa Pheo (01 bia đá, 01 cây hương), chùa Úc Kỳ (4 cột đá), chùa Lảo (01 cây hương, 05 bia), chùa Quyên (02 cột để trơn không có minh văn, và nhiều dấu tích của các cột đá cổ), chùa Hà Châu (5 cột đá khắc chữ Hán), chùa Lềnh (2 bia đá có kích thước 55 x 45 cm, khắc chữ Hán), chùa Lũa (2 Hậu thần, Hậu Phật bi ký), chùa Phú Mỹ (1 cây hương khắc bài ký ghi niên đại xây dựng chùa vào năm Lê Vĩnh Hựu), chùa Quan Tràng (1 cây hương đá niên đại 1728), chùa Thượng Đình (1 bia đá niên đại 1812), .v.v..

Điêu khắc gỗ

Nếu như các điêu khắc gỗ là một đặc trưng tiêu biểu của ngôi chùa vùng đồng bằng châu thổ thì điêu khắc gỗ trong các ngôi chùa Phú Bình lại không nhiều. Phần lớn gỗ chỉ được bào trơn đóng bén, soi gờ chạy chỉ, không trang trí chạm khắc cầu kỳ, chủ yếu lấy sự chắc khỏe làm cốt lõi. Qua thời gian, những kết cấu gỗ được truốt màu nâu bóng tạo thành một không gian uy nghiêm và linh thiêng cung kính.

Một số chi tiết điêu khắc gỗ ít ỏi như: chùa Úc Sơn phần vì nóc có chạm hình Hổ phù cách điệu ngậm chữ Thọ; trong chùa Cầu Muối, các đồ thờ được chạm khắc theo đề tài truyền thống, như nhang án chạm Tứ linh, tứ quý; bức cửa chùa Ha võng chạm khắc công phu với đề tài tứ quý và bài biểu khắc trên gỗ còn khá nguyên vẹn có niên đại Hoàng triều Thành Thái nguyên niên…

Page 31: Tập 84 - 08 - 2011

Đỗ Hằng Nga Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 23 - 27

27

KẾT LUẬN

Trong tỉnh Thái Nguyên, Phú Bình là huyện có số lượng chùa nhiều chùa nhất. Mặc dù quá trình tồn tại, phát triển của Phật giáo và ngôi chùa ở huyện trung du miền núi này trải qua nhiều khúc quanh nhưng ngôi chùa vẫn giữ một vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng cư dân bản địa. Các ngôi chùa nơi đây là minh chứng rõ nét về ảnh hưởng của văn hóa chùa làng từ vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng lên vùng trung du miền núi.

Nhìn bao quát lại nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của hệ thống chùa cổ ở Phú Bình, chúng ta thấy tính chất dân gian rõ nét. Lối kiến trúc và những nét khắc, nét chạm dù thô sơ hay điêu luyện cũng đều mang vẻ thanh thoát tự nhiên. Hiện thực, lạc quan, lành mạnh, mộc mạc, chân thật và đầy đặn theo quan niệm “ăn

chắc mặc bền” của người dân vùng trung du miền núi cần cù... những đức tính ấy đã biểu lộ trên tuyệt đại bộ phận các sáng tác. Và đó cũng là đặc điểm của nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc mang màu sắc tôn giáo ở một địa phương có văn hóa giao thoa giữa vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ và vùng núi cao phía Bắc.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. Ban quản lý di tích lịch sử văn hoá tỉnh Thái Nguyên, Hồ sơ di tích lịch sử, văn hoá huyện Phú Bình. [2]. Trần Lâm Biền (1996), Chùa Việt, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội. [3]. Chu Quang Chứ (1999), Kiến trúc dân gian truyền thống Việt Nam, Nxb Mĩ thuật, Hà Nội. [4]. Vũ Tam Lang (1991) , Kiến trúc cổ Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. [5]. Hà Văn Tấn (1992), Chùa Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

SUMMARY ARCHITECTURE AND SCULPTURE OF THE ANCIENT TEMPLES IN PHÚ BÌNH DISTRICT (THAI NGUYEN)

Do Hang Nga* College of Sciences - TNU

Worship Buddha ocupies an important position in the cultural and spiritual life of the residents in Phu Binh. In Thai Nguyen, Phu Binh district has many temples as possible. In particular, a large number of ancient temples to the value in many aspects, are common in the construction of communal villages in the district. Itself is the temple of worship in the local buddhist, but considered in different angle, the temple is also a cultural basic in many aspects including the field of architecture and sculpture. Architectture and sculpture of the ancient temple in Phu Binh has brought profound influence of traditional cultural delta region, has brought its own unique traist of a local midland. Key words: temple, ancient, Phu Binh, architecturre, sculpture

* Tel: 0923136980; Email: [email protected]

Page 32: Tập 84 - 08 - 2011

Đỗ Hằng Nga Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 23 - 27

28

Page 33: Tập 84 - 08 - 2011

Chu Thị Vân Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 29 - 34

29

ĐẠO HỒI CỦA NGƯỜI CHĂM Ở VIỆT NAM

Chu Thị Vân Anh*

Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Hồi giáo là một trong ba tôn giáo lớn trên thế giới và sớm được du nhập vào Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, thông qua vai trò của các lái buôn người Ả Rập và Ấn Độ. Do đặc điểm của quá trình tiếp nhận một cách hoà bình, theo con đường giao thương, buôn bán nên khi Hồi giáo được truyền bá vào khu vực này, không gây nên những cuộc xung đột tôn giáo lớn. Hồi giáo nhanh chóng hoà nhập với đời sống văn hoá, tâm lý các cư dân khu vực này, đồng thời có những biến đổi về diện mạo, bị bản địa hoá và trở thành một trong những tôn giáo lớn, có tầm ảnh hưởng ở khu vực. Riêng đối với Vi ệt Nam, sức ảnh hưởng của Hồi giáo chủ yếu tập trung trong cộng đồng người Chăm vùng duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ và gây nên những sự phân hoá nhất định của khối cư dân này. Chính điều đó đã quy định những đặc trưng của Hồi giáo ở Việt Nam, phân biệt nó với cộng đồng Hồi giáo khác trong khu vực cũng như trên Thế giới. Từ khoá: Dân tộc Chăm, Việt Nam, Hồi giáo, tôn giáo, văn hoá

Việt Nam là nước đa dân tộc, đa văn hóa, đa tôn giáo. Riêng vấn đề tôn giáo thì đặc điểm lớn nhất đối với đời sống tôn giáo ở Việt Nam có nhiều khía cạnh: tam giáo đồng nguyên, hài hòa tôn giáo và chưa lúc nào người Vi ệt Nam lại chối từ một tôn giáo nào. Thái độ trong tiếp xúc, tiếp biến văn hóa của người Việt rất mềm dẻo, “mềm mại như nước” (GS. Cao Xuân Huy) vậy. [5,16]*

Hồi giáo được chính thức du nhập vào Đông Nam Á từ khoảng thế kỷ X - XI và vào nước ta theo nhiều đường khác nhau. Có khi đấy là con đường tự nguyện, nhưng cũng có lúc đó là sự áp đặt, cưỡng bức từ bên ngoài. Tuy vậy, cuối cùng Hồi giáo cũng đã ăn sâu, bám rễ vào đời sống tôn giáo tín ngưỡng của dân tộc, trở thành một trong sáu tôn giáo chính thống được Nhà nước công nhận và có một số lượng tín đồ đáng kể, góp phần vào đời sống tôn giáo đa dạng của dân tộc. Mặc dù hiện nay Thế giới Hồi giáo đang đặt nhiều vấn đề, nhưng cộng đồng Hồi giáo Việt Nam vẫn tương đối ổn định, tham gia tích cực vào tiến trình xây dựng đất nước. Hồi giáo Việt Nam tuy là một tôn giáo ngoại nhập nhưng trong quá trình phát triển của mình đã bị đồng hóa, bị bản địa hóa cho phù hợp với tâm tư nguyện vọng của người dân. * Tel: 0983 834376; Email: [email protected]

KHÁI QUÁT V Ề ĐẠO HỒI

Đạo Hồi là một tôn giáo độc thần hiện đã có hơn một tỷ tín đồ, có mặt ở một dải suốt từ Bắc Phi qua Đông Âu, Trung Cận Đông, Trung Á, Nam Á đến tận Đông Nam Á, nay có xu hướng phát triển sang cả Tây Âu và Bắc Mỹ. Đạo Hồi sớm chia ra thành nhiều dòng khác nhau do sự phát triển quá nhanh, hội nhập với tôn giáo của các dân tộc bị lệ thuộc và do sự phân rẽ của các thủ lĩnh. Sự phân rẽ lớn nhất là giữa phái Sunnit (truyền thống) và phái Shiit. Tuy nhiên, các tín đồ Hồi giáo cho dù thuộc nhóm ngành nào cũng đều tuân thủ 5 tín điều, 5 điều cốt lõi của đạo Islam, đó là:

1. Biểu lộ đức tin vào một vị thánh duy nhất là Thánh Allah (Chaheda). Chỉ có một chúa là Thánh Allah, và Mohammed là sứ giả của Thánh. Thuật ngữ Allah xuất hiện 2700 lần trong kinh Coran.

2. Cầu nguyện (Salat) hướng về phía La Mecque, trung tâm của đạo Hồi 5 lần trong ngày: hừng sáng (5h), buổi trưa (13h), xế chiều (16h), chạng vạng tối (19h) và tối (21h).

Ngày thứ 6 cầu nguyện tập trung tại thánh đường vào chính ngọ.

3. Tháng Ramadan và tháng 9 theo Hồi l ịch. Từ khi mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn phải nhịn ăn, uống, hút và quan hệ tình dục. Tháng

Page 34: Tập 84 - 08 - 2011

Chu Thị Vân Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 29 - 34

30

đó được đánh dấu vào đêm thứ 27 của tháng, một đêm mà những tín đồ trung thành nhất cầu kinh suốt đêm.

Người theo đạo Hồi tin rằng, trong suốt tháng Ramadan, tất cả ma quỷ đều bị xiềng xích ở một nơi, cửa địa ngục khép kín lại và cửa thiên đình mở rộng sẵn sàng đón tiếp những kẻ có lòng thành. Do vậy, mùa ăn chay Ramadan là mùa làm phúc, mùa tích thiện. Con người ta vứt bỏ mọi thèm muốn vật chất, những dục vọng thấp hèn và chỉ chú trọng tới việc khắc phục bản thân, cho tâm hồn được trong sạch.

4. Bố thí (Zakat): đây không phải chỉ là đặc điểm riêng của Hồi giáo, vì đạo nào cũng khuyên người ta giúp đỡ kẻ khốn cùng. Tuy nhiên, việc bố thí của đạo Hồi có ý nghĩa riêng và dường như nó trở thành sự đóng góp cho tập thể. Nguyên nhân là cộng đồng những người theo đạo Hồi cổ truyền có khuynh hướng lẫn lộn với quốc gia. Do đó, Zakat là một hình thức đóng góp cho cộng đồng.

5. Hành hương (Hadji) về La Mecque một lần trong đời là ước mong của người theo đạo Hồi, nhằm được giải thoát khỏi mọi tội lỗi. [7,336]

Giáo lý của đạo Hồi đơn giản, nghi lễ không cầu kỳ, lại dễ hòa nhập vào đời thường và trở thành một tập quán. Do vậy, sự khác nhau của đạo chỉ là biểu hiện qua từng dân tộc, từng địa phương, từng nền văn hóa, chia thành nhiều phái. Với sự cuồng tín, thần phục (Islam nghĩa đen là thần phục vào một vị Chúa duy nhất), đạo Hồi có sức mạnh bành trướng bằng máu, bằng nước mắt của các tín đồ gây nên những cuộc tàn sát đẫm máu trong lịch sử. Hiện nay, đạo Hồi là một tôn giáo có vai trò quan trọng của một bộ phận các nước đang phát triển. Đạo đang được dùng làm lá cờ bảo vệ cộng đồng. Bên cạnh đó cũng có nhiều phái Hồi giáo cực đoan là mối lo ngại cho nhiều quốc gia, nhiều tôn giáo khác.

SỰ DU NHẬP CỦA HỒI GIÁO VÀO ĐÔNG NAM Á VÀ VI ỆT NAM

L ịch sử Hồi giáo Đông Nam Á

Cho đến nay, các nhà nghiên cứu về Hồi giáo ở Đông Nam Á vẫn chưa đưa ra được một kết luận thống nhất về quá trình du nhập của tôn

giáo này vào khu vực Đông Nam Á. Điều còn đang gây tranh cãi nhiều nhất là thời điểm, hoàn cảnh xuất hiện, người truyền bá Hồi giáo tới đây (người Ả Rập, người Ấn Độ hay người Trung Quốc...). Ý kiến được đa số ủng hộ là Hồi giáo du nhập vào đây thông qua các thương gia Ả Rập và Ấn Độ vào khoảng thế kỷ VII - XIII.

Tuy là một tôn giáo lớn trên thế giới, nhưng Hồi giáo đến Đông Nam Á tương đối muộn, vào lúc mà “lưỡi gươm tàn bạo của Hồi giáo” không còn thỏa sức hoành hành để mở rộng lãnh thổ và áp đặt tôn giáo cho các cư dân các vùng đất bị người Ả Rập Hồi giáo chiếm đóng nữa. Hồi giáo xuất hiện ở Đông Nam Á trước đạo Thiên Chúa, nhưng thực sự có ảnh hưởng sau đó vài thế kỷ. Thực vậy, một trong những mục đích biện minh cho sự bành trướng của Châu Âu ở khu vực này là để ngăn chặn đạo Hồi trên cấp độ toàn cầu. Từ lâu trước khi người Âu đến vùng Đông Nam Á, đạo Hồi đã lan rộng một cách vững chắc dọc theo các con đường buôn bán đường thủy với Tây Ấn Độ và Đông Á.

Hồi giáo đến Malaixia, Inđônêxia, sau đó qua con đường Malaixia lan ra các đảo miền nam Phillippin. Lãnh thổ đầu tiên mà Hồi giáo xâm nhập là vùng bắc Sumatra. Người Ache là cư dân đầu tiên theo đạo Hồi. Khi Malacca trở nên cường thịnh, nó trở thành trung tâm truyền bá đạo Hồi. Cho đến thế kỷ thứ XV, bản thân vùng Đông Nam Á hải đảo được gắn với nhau bằng một chuỗi các quốc gia buôn bán theo đạo Hồi. Tiến trình “Hồi giáo hóa” lúc bấy giờ được hoàn tất thông qua việc cải đạo và chinh phục các đảo, mở rộng vùng giáp ranh Hồi giáo dọc theo các con đường buôn bán hiện có. Trong quá trình Hồi giáo du nhập, các thành phố ven biển như: Malacca, Aleh, Pasai đóng vai trò quan trọng vì chúng là những thành phố, những trung tâm buôn bán lớn, nơi giao lưu buôn bán của khu vực. Do vậy, điều dễ hiểu là những thành phố đó trở thành trung tâm Hồi giáo đầu tiên, là nơi Hồi giáo đầu tiên xâm nhập tới.

Các thương nhân Ba Tư, Ấn Độ, Trung Quốc, Ả Rập có mặt tại khu vực Đông Nam Á khá sớm (khoảng thế kỷ VII- VIII) và cũng tham gia vào quá trình Hồi giáo hóa Đông Nam Á.

Page 35: Tập 84 - 08 - 2011

Chu Thị Vân Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 29 - 34

31

Nhiều khu dân cư buôn bán của họ vẫn còn tồn tại đến ngày này. Các khu dân cư này đã từng là những trung tâm hoạt động tôn giáo, truyền bá kiến thức về thế giới đạo Hồi cho cư dân địa phương. Điều này góp phần tạo nên một trong những đặc trưng của Hồi giáo ở khu vực này. Đó là sự pha trộn những yếu tố tín ngưỡng tiền Hồi giáo ở địa phương với những nét văn hóa Ấn Độ, Ba Tư và Hồi giáo chính thống.

Việc Hồi giáo đến Đông Nam Á không có chiến tranh tôn giáo xảy ra, trừ một vài cuộc đụng độ như Philipines là điều không còn phải nghi ngờ gì nữa. Mặc dù đạo Hồi đến Trung Cận Đông và Ấn Độ bằng nhiều cuộc chiến tranh thần thánh, nhưng nó lại đến Đông Nam Á bằng con đường hòa bình, không phải qua những người truyền đạo chuyên nghiệp mà thông qua thương mại và các thương gia Hồi giáo, nên dễ dàng được tiếp nhận và càng ngày càng có những ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, đặc biệt ở các quốc gia hải đảo. Ở một số tiểu quốc, vua đồng thời là giáo chủ, tiểu quốc biến thành Hồi quốc.

Ví dụ như ở Philipines, tiểu quốc Hồi giáo đầu tiên là Hulu (thế kỷ X - XV), tiểu quốc thứ hai là Minđanao (thế kỷ XVI). [3]

Các hoạt động kinh tế sau khi Hồi giáo truyền vào tấp nập khởi sắc, như ở đảo Malacca. Cũng từ đây, văn hóa Ả Rập, Ba Tư ảnh hưởng đến Đông Nam Á. So với Ấn Độ giáo trên một phương diện nào đó, Hồi giáo có tính dân chủ hơn hẳn, vì không bị gò bó bởi tính chất giai cấp nặng nề, đáp ứng được khát vọng của người dân về sự công bằng, bình đẳng trong cuộc sống, trong hoàn cảnh lịch sử nhất định, ở mức độ nhất định. Ngoài ra, Hồi giáo ở Đông Nam Á còn có tác dụng đoàn kết các dân tộc trong cuộc chiến chống ngoại xâm.

Ở Đông Nam Á lục địa, các cộng đồng Hồi giáo được thiết lập ở Myanmar, Thái Lan, Việt Nam và Campuchia. Tuy nhiên các cộng đồng Hồi giáo ở khu vực này chỉ là những cộng đồng cư dân thiểu số, không phát triển mạnh mẽ như ở các nước Đông Nam Á hải

đảo, bởi vì khi tới đây, Hồi giáo vấp phải một lực cản lớn là Phật giáo và nền văn hóa Phật giáo - Ấn Độ giáo ở đây. Tuy vậy, Hồi giáo ở khu vực này vẫn có những đặc trưng tôn giáo và văn hóa riêng.

Sự du nhập Hồi giáo vào Việt Nam

Ở Việt Nam đạo Hồi phát triển mạnh mẽ trong cộng đồng người Chăm, với khoảng 70000 tín đồ, tập trung ở các khu vực chủ yếu: Ninh Thuận, Bình Thuận, An Giang, TP Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Đồng Nai.

Theo truyền thuyết, bi kí, người Chăm đã biết đến Hồi giáo từ thế kỷ X - XI. Sử nhà Tống (Trung Quốc) cũng ghi nhận vào cuối thế kỷ X - đầu thế kỷ XI đã xuất hiện Hồi giáo ở Chiêm Thành. Tuy nhiên phải đến sau biến cố lịch sử vào giữa thế kỷ XV, với sự suy vong của nhà nước Chiêm Thành, Hồi giáo trong người Chăm mới biểu hiện rõ nét.

Sau khi nhà nước Chiêm Thành suy vong, số đông dân Chiêm Thành lưu tán sang Campuchia bằng ba con đường di trú chính: vượt Trường Sơn sang Stung - cheng; theo đường bộ vào phương Nam rồi ngược sông Mêkông sang Công - pông - chàm; theo đường biển xuôi phía Nam, vượt mũi Cà mau sang Rêan, Campốt. Tại Campuchia, người Chăm tiếp xúc với người Malaixia theo Hồi giáo nên dần dần cải đạo Bàlamôn để theo Hồi giáo. Sau này, những người Chăm theo Hồi giáo trên đất Campuchia đã trở về vận động bà con còn ở quê hương (vùng miền Trung ngày nay) bỏ đạo Bàlamôn theo Hồi giáo. Vì xã hội người Chăm khi đó còn mang nặng tàn dư của chế độ mẫu hệ và với tôn giáo chính là đạo Bàlamôn, nên việc vận động theo Hồi giáo không mấy kết quả. Người Chăm ở đây một nửa theo Hồi giáo, còn một nửa vẫn theo đạo Bàlamôn.

Dưới triều Nguyễn, quân nhà Nguyễn do Trương Minh Giảng - quan bảo hộ Chân Lạp (tên gọi của nước Campuchia xưa) bị quân của An Dương (Campuchia) đánh phải lui về Châu Đốc. Binh lính là người Chăm, người Malaixia theo đạo Hồi đánh thuê cho nhà Nguyễn lúc bấy giờ cũng về theo. Cũng vào

Page 36: Tập 84 - 08 - 2011

Chu Thị Vân Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 29 - 34

32

thời kỳ này, cuộc dấy binh của người Mã lai và người Campuchia do Tuôn- sết - ít (1854 - 1858) lãnh đạo không thành công đã chạy về lánh nạn ở Châu Đốc. Lúc đó, triều đình nhà Nguyễn dựa vào lực lượng này lập những đội thân binh để giữ gìn vùng biên giới. Từ đó hình thành khu vực thứ hai của người Chăm theo đạo Hồi ở Việt Nam là Châu Đốc.[8]

Do vị trí địa lý, hoàn cảnh truyền đạo, do điều kiện sống và mức độ giao lưu với bên ngoài, nhất là với thế giới Hồi giáo đã hình thành ở Việt Nam hai khối người Chăm theo Hồi giáo: một là khối người Chăm theo Hồi giáo ở Ninh Thuận và Bình Thuận là khối Hồi giáo không chính thống, gọi là Chăm Bàni; hai là khối người Chăm theo Hồi giáo ở Châu Đốc, Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Đồng Nai, An Giang là khối Hồi giáo chính thống, gọi là Chăm Islam. Những tên gọi này được dùng thông thường trong các sách báo trước đây bao gồm cả hai mặt dân tộc và tôn giáo. Cách gọi này được dựa theo cách gọi của người dân địa phương để phân biệt với khối người Chăm vẫn theo đạo Bàlamôn ở Ninh Thuận, Bình Thuận gọi là Bà Chăm.

Hiện nay ở nước ta có chừng 94000 tín đồ Hồi giáo thuộc tộc người Chăm, với 454 các chức sắc và khoảng 90 thánh đường nằm rải rác ở vùng Hồi Chà và [1,69]. Do nhiều nguyên nhân lịch sử để lại, các tín đồ dễ quyện vấn đề tôn giáo vào vấn đề dân tộc, không chỉ trong giới trí thức, giới chức sắc, mà trong cả các tín đồ. Tuy nhiên, ta thấy chính quyền và đạo Hồi đã có sự thông cảm và người dân Chăm cũng hiểu điều đó, muốn yên ổn làm ăn bên cạnh các tộc người anh em, cùng xây dựng tổ quốc. Người Chăm hiểu rằng, ngay dưới chế độ Mỹ - ngụy, cuộc sống của họ không những không tốt đẹp hơn lên, ngược lại, họ còn bị lợi dụng vào những mục đích chính trị có hại cho bản thân và tộc người. Cho nên, muốn giải quyết tốt vấn đề Hồi giáo người Chăm, cũng như Phật giáo vùng Khơmer, cần đặt chúng trên cơ sở quan hệ bình đẳng, tin cậy giữa các tộc người trong cùng một quốc gia, tôn trọng và thực sự tương trợ giúp đỡ họ tiến bộ.

ĐẶC ĐIỂM CỦA HỒI GIÁO TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI CHĂM Ở VIỆT NAM

Đạo Hồi khi xâm nhập vào xã hội người Chăm ở hai thời kỳ lịch sử khác nhau đã phát triển theo hai khuynh hướng khác nhau, dẫn đến sự hình thành cộng đồng Chăm Bani (Hồi giáo cũ) và cộng đồng Chăm Islam (Hồi giáo mới). Hai khuynh hướng phát triển này thể hiện hai mức độ ảnh hưởng của đạo Hồi đối với tín ngưỡng Chăm nói riêng và với văn hóa Chăm nói chung. Cùng với những tác động của Bà la môn giáo, sự thâm nhập và ảnh hưởng của đạo Hồi trong xã hội người Chăm đã phân hóa tộc người Chăm thành ba bộ phận với 3 sắc thái văn hóa riêng cho từng cộng đồng.

Chăm Bani

Sống tập trung ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Theo số lượng có tại Ban tôn giáo tỉnh Ninh Thuận và Ban tôn giáo tỉnh Bình Thuận, tổng số tín đồ Bani tính đến tháng 5 -2000 là 40789 người (31% tổng số người Chăm toàn quốc). Trong số đó, Ninh Thuận có 22113 người (39% người Chăm trong tỉnh) và Bình Thuận có 18676 người (64% người Chăm trong tỉnh). [5,20]

Bani theo tiếng Ả Rập có nghĩa là con của Thượng đế.[7,330] Bani là hệ quả của những tương tác giữa Islam với tín ngưỡng Chăm và đạo Bà la môn của người Chăm. Về thời điểm hình thành của tôn giáo Bani, ước tính vào khoảng thế kỷ X, căn cứ vào chi tiết nhà vua Pô Âu - loah trị vì tại Sri Ba- nưi từ năm 1000 đến năm 1036 đã là tín đồ của Islam như biên niên sử Chăm có nhắc đến.

Bani có sự đan xen giữa yếu tố Islam với tín ngưỡng bản địa Chăm và Bà la môn giáo. Các tập tục truyền thống và chế độ mẫu hệ đã in dấu ấn đậm nét trong tôn giáo Bani, thể hiện tính bản địa một cách sâu sắc. Người Chăm Bani theo tín ngưỡng đa thần, ngoài Allah còn có nhiều vị thần dân gian khác được tôn thờ. Năm nền tảng đức tin của đạo Hồi không được các tín đồ, kể cả các tu sĩ tuân thủ đầy đủ. Điều đó hoàn toàn khác với bản tính tôn giáo độc thần (Monothéisme) của Islam, khác với đặc tính chỉ tôn thờ một Allah duy nhất và buộc phải tuân thủ đầy đủ năm nền tảng đức

Page 37: Tập 84 - 08 - 2011

Chu Thị Vân Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 29 - 34

33

tin của các tín đồ Islam. Như vậy, đạo Hồi ở người Chăm Bani đã bị biến đổi một cách sâu sắc đến độ không còn là đạo Hồi nữa, mà trở thành một tôn giáo địa phương (tôn giáo dân tộc) của người Chăm.

Như vậy, đạo Bani của người Chăm là một tôn giáo được hình thành qua sự tiếp thu đạo Islam trên nền tảng văn hóa truyền thống của dân tộc, cộng với một số yếu tố của Bà la môn giáo để trở thành một tôn giáo riêng của người Chăm, mang đậm bản sắc dân tộc. Vì vậy, ở cộng đồng Chăm Bani, nhiều tín ngưỡng truyền thống được bảo lưu trong khi những nhân tố quan trọng đối với đạo Hồi lại không được chú trọng. Thậm chí, Allah là Thượng đế tối cao của Islam cũng chỉ là một thần linh trong hệ thống các thần linh của người Chăm Bàni.

Chăm Islam

Người Chăm Islam Nam bộ ước tính khoảng 23285 người (17,5% tổng số người Chăm trong cả nước) tính đến 4 -1999, tập trung nhất ở An Giang (12435 người), kế đến là Thành phố Hồ Chí Minh (5192 người), Tây Ninh (2663 người), Đồng Nai (2307 người). Số còn lại sống rải rác ở Bình Dương, Bình Phước và nhiều tỉnh khác. [5,30]

Việc thực hiện 5 bổn phận căn bản của đạo Hồi được các tín đồ tuân thủ chặt chẽ bởi vì giáo chủ Mohammed khẳng định đó chính là 5 trụ cột đức tin, là nền tảng của đạo Hồi. Mọi hoạt động của người Chăm Islam Nam bộ đều diễn ra trong khuôn khổ giáo luật cho phép với sự giám sát và giúp đỡ của cộng đồng Islam nơi họ cư trú và sinh hoạt tôn giáo.

Trước Allah (Thượng đế) mọi người đều bình đẳng trong ngày phán xét cuối cùng và phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi đã làm. Con người phải chịu trách nhiệm trước thánh Allah về mọi hành vi của mình kể từ khi trưởng thành. Trước thời gian trưởng thành thì cha mẹ là người chịu trách nhiệm về các tội lỗi do con cái gây ra.

Theo quy định của giáo luật, người Chăm Islam có bổn phận cầu nguyện năm lần mỗi ngày tại các Masjid, Surai hoặc bất kỳ nơi nào

thuận tiện. Song với cuộc sống hiện đại ngày nay, những điều quy định này đã được biến đổi ít nhiều cho phù hợp hơn với điều kiện sinh hoạt, lao động của các tín đồ. Buổi cầu kinh ngày thứ 6 hàng tuần tại các thánh đường là đông người đến dự nhất trong tuần. Bởi vì ngày thứ 6 đối với các tín đồ Hồi giáo có ý nghĩa trọng đại tương tự ngày Chúa nhật đối với các tín hữu đạo Công giáo.

Đối với các tín đồ Islam, kinh Coran là kim chỉ nam cho mọi hoạt động, bao gồm giáo lý, các tín điều, nguyên tắc tổ chức xã hội, luân lý, đạo đức, luật pháp... Vì vậy những gì trong kinh Coran đã cấm thì trở thành bất di bất dịch, các tín đồ không được tự tiện thay đổi.

Nhìn chung, giáo luật không cho phép các tín đồ tham gia sinh hoạt văn nghệ, đàn ca, múa hát. Các loại nhạc kích động bị cấm tuyệt đối vì nó gây rối loạn tâm trí, làm cho các tín đồ không tập trung thực hiện tất cả các bổn phận của một tín đồ theo quy định. Tuy vậy, các tín đồ Chăm Islam được phép hát các đoạn kinh Coran phổ nhạc. Nhưng do các bản nhạc về Thánh kinh Coran thường có âm điệu buồn nên chỉ dùng trong các sinh hoạt tôn giáo.

Người Chăm Islam ở Nam bộ rất quan tâm thực hiện các quy định của giáo luật Islam. Vì vậy, các hình thức tín ngưỡng bản địa cũng như các tập tục truyền thống bị đẩy lùi dưới tác động của tôn giáo. Do cùng một tôn giáo, cùng thực hiện đúng các quy định tôn giáo, cộng đồng Chăm Islam ở Nam bộ có những quan hệ gần gũi với cộng đồng Islam tại Malaixia, Inđônêxia... Qua mối quan hệ tôn giáo, cộng đồng Chăm Islam ở Nam bộ ít nhiều đã chịu những ảnh hưởng văn hóa của Malaixia, Inđônêxia qua nhiều lĩnh vực như ngôn ngữ, tập tục, trang phục... và ngày càng gắn bó hơn với cộng đồng Islam thế giới.

KẾT LUẬN

Tôn giáo tín ngưỡng giữ một vị trí quan trọng trong tiến trình phát triển của người Chăm từ xưa đến nay qua nhiều lĩnh vực. Trong số các tôn giáo du nhập vào xã hội người Chăm, Bà la môn giáo và Islam là hai tôn giáo có những ảnh hưởng sâu sắc đối với tín ngưỡng, phong

Page 38: Tập 84 - 08 - 2011

Chu Thị Vân Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 29 - 34

34

tục của người Chăm. Một trong những ảnh hưởng quan trọng do hai tôn giáo này mang lại là sự hình thành ba cộng đồng với từng nếp sống và bản sắc riêng: cộng đồng Chăm Bà la môn, cộng đồng Chăn Bani và cộng đồng Chăm Islam.

Tôn giáo không chỉ làm biến đổi văn hóa tộc người mà còn tác động đến quá trình tộc người, dẫn đến sự qui tụ hoặc phân ly tộc người. Sự cố kết riêng rẽ của mỗi cộng đồng tôn giáo cũng chính là nguyên nhân của sự phát triển cục bộ và những khác biệt văn hóa giữa từng cộng đồng. Các tôn giáo khi phân hóa dân tộc Chăm thành ba cộng đồng tôn giáo đã đồng thời xác lập những qui định về tập tục, nếp sống, các sinh hoạt văn hóa... hình thành nên những đặc trưng văn hóa cho từng cộng đồng, dẫn đến sự khác biệt văn hóa giữa các cộng đồng tôn giáo ở người Chăm. Những khác biệt này vô hình chung đã làm suy giảm tính cố kết tộc người, hạn chế sự tiếp thu các tiến bộ xã hội và ảnh hưởng đến quá trình phát triển của người Chăm trong thời đại ngày nay.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Mạnh Cường - Nguyễn Minh Ngọc (2005), Tôn giáo - tín ngưỡng của các cư dân vùng đồng bằng sông Cửu Long, Nxb Phương Đông.

[2]. Đỗ Quang Hưng (2005), Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam: Lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia.

[3]. Lương Ninh (1999), Đạo Hồi với người Chăm ở Việt Nam, TC NCLS số 1-2/1999.

[4]. Nguyễn Đức Toàn (2002), Ảnh hưởng tôn giáo đối với tín ngưỡng của người Chăm ở Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Lịch sử, ĐHQGTPHCM.

[5]. Đặng Nghiêm Vạn (2005), Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam, Nxb CTQG.

[6]. Will Durant (2004), sách dịch, Lịch sử văn minh Ả Rập, Nxb Văn hóa Thông tin.

[7]. Nguyễn Thanh Xuân (2005), Một số tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo.

[8].Website: http://vansu.vn/?part=vietnaminfo&opt=tongiao&mainmenu=kienthuc

SUMMARY ISLAM IN VIETNAM

Chu Thi Van Anh *

College of Sciences - TNU

Islam is one of three major religions in the world and soon to be introduced into Southeast Asia, including Vietnam, adopted the role of Arab merchants and India. Due to the characteristics of the receiving process peacefully, as a trade route, trading, so when Islam was introduced into this area, not an additional cause sudden major religions. Muslims fast to integrate with the cultural life, psychology residents of this area, and there are changes in appearance, were localized and become one of the great religions, influential in area. Particularly for Vietnam, the influence of the mainly Muslim Cham people in the South Central Coast and South and a significant cause of certain residents of this block. This has defined the characteristics of Islam in Vietnam, distinguish it from other Muslim communities in the region and the world Key words: Cham ethnic, Vietnam, Islam, Religion, Culture

* Tel: 0983 834376; Email: [email protected]

Page 39: Tập 84 - 08 - 2011

Hoàng Văn Tuấn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 35 - 40

35

BIÊN GIỚI 1950 – BƯỚC NGOẶT CỦA CUỘC CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG (1945 - 1954)

Hoàng Văn Tuấn*

Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Sáng ngày 16.9.1950, bộ đội Vi ệt Nam nổ súng tấn công cứ điểm Đông Khê (Cao Bằng), mở đầu chiến dịch tấn công quân Pháp ở biên giới Đông Bắc. Sau gần một tháng chiến đấu quân ta đã đập tan hoàn toàn hệ thống phòng ngự của Pháp ở biên giới Đông Bắc. Từ đây, căn cứ kháng chiến của ta đã được mở rộng và nối li ền với Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa. Chiến thắng của quân ta trong chiến dịch tấn công địch ở biên giới thu đông 1950 đã mở ra một thời kì mới trong cuộc chiến tranh. Đây được coi là một trong những thất bại lớn nhất của quân đội Pháp trong cuộc chiến tranh của họ ở Đông Dương. Từ khoá: Chiến dịch Biên giới, Chiến tranh, Chiến tranh Đông Dương, Kháng chiến chống thực dân Pháp, Việt Bắc

Âm mưu của Pháp và chủ trương của ta*

Sau thất bại trong âm mưu tiến hành cuộc đảo chính nhằm tiêu diệt Chính phủ Việt Nam dân chủ Cộng hòa tại Hà Nội, thực dân Pháp tiếp tục mở cuộc hành quân lớn đánh lên căn cứ địa của ta ở Việt Bắc, thực hiện âm mưu đánh nhanh thắng nhanh. Cuộc tấn công lên Việt Bắc thu đông 1947 thất bại buộc quân Pháp phải chấp nhận tiến hành chiến tranh lâu dài. Quân Pháp đã tăng cường càn quét, bình định vùng đô thị và đồng bằng Bắc bộ, đồng thời thực hiện chủ trương “khóa cửa biên giới” nhằm bao vây, cô lập cách mạng nước ta. Chúng đã sử dụng một lực lượng lớn, lập ra hệ thống đồn bốt dày đặc dọc theo biên giới Đông Bắc, từ Móng Cái tới Cao Bằng, nhằm bao vây căn cứ địa Việt Bắc và ngăn chặn sự liên hệ của ta với bên ngoài. Pháp lập ra Bộ chỉ huy Liên khu biên giới do đại tá Constan đứng đầu, đặt đại bản doanh ở thị xã Lạng Sơn. Bộ chỉ huy này chịu trách nhiệm về hoạt động của toàn bộ các cứ điểm dọc biên giới trải dài theo tuyến đường số 4.

Việc Pháp lập Bộ chỉ huy phân khu biên thùy và xây dựng hệ thống đồn bốt dày đặc trên toàn tuyến đường số 4 đã gây cho ta không ít khó khăn. Lực lượng của ta còn yếu, lại hoàn toàn bị cô lập với bên ngoài. Điều này đặt ra cho chúng ta một yêu cầu là phải phá được sự * Tel: 0989780993; Email: [email protected]

kìm kẹp của địch, khai thông biên giới nhằm phá thế cô lập, liên lạc với phong trào cách mạng thế giới. Yêu cầu này càng trở nên bức thiết hơn sau khi cách mạng Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc giành được thắng lợi, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời (1.10.1949).

Các điểm đóng quân của Pháp ở biên giới Đông Bắc (trên đường số 4)

[Nguồn: Charles – Henry de Pirey (Đặng Văn Việt dịch),(2004), Con đường tử địa RC4 – 1950, Nxb Đà Nẵng, tr.95]

Page 40: Tập 84 - 08 - 2011

Hoàng Văn Tuấn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 35 - 40

36

Để đẩy mạnh cuộc kháng chiến lên một bước mới, tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, Thường vụ Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh giao cho Bộ Tổng Tư lệnh mở chiến dịch tiến công địch ở biên giới vào mùa khô Thu Đông 1950.

Thực hiện quyết định đó, “Ngày 25.7.1950, Ban Thường vụ Trung ương ra nghị quyết thành lập Đảng ủy mặt trận biên giới gồm các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Trần Đăng Ninh, Hoàng Văn Thái, Lê Liêm, Bùi Quang Tạo do đồng chí Võ Nguyên Giáp làm Bí thư” [3, 107-108]. Trong cuộc họp ngày 30.7.1950, Bộ Tổng Tham mưu “dự kiến kế hoạch tác chiến sẽ lấy Cao Bằng làm mục tiêu số 1, thứ đến Đông Khê rồi Thất Khê” [3, 108]. Tuy nhiên, sau khi tiến hành trinh sát nắm tình hình, ta nhận thấy Cao Bằng là một cứ điểm khá kiên cố, quân địch bố trí rất đông. Đây là nơi đặt Sở chỉ huy của trung đoàn lê dương thứ 3 do Charton chỉ huy và sở chỉ huy của tiểu đoàn bộ binh Angiêri và tiểu đoàn ngụy. Bao quanh Cao Bằng là đồi trọc cỏ gianh lúp xúp, tạo điều kiện cho pháo binh, không quân yểm trợ. Phía ngoài có sông Hiến và sông Bằng quây bọc lấy thị xã khiến nó như một bán đảo nhỏ. Muốn vào thị xã phải qua hai chiếc cầu, địch đặt bốt gác kiểm soát gắt gao. Điều này khiến quân ta tiếp cận rất khó khăn. Vì vậy, “Sau khi xem xét và cân nhắc kỹ, Bộ chỉ huy chiến dịch quyết định chuyển hướng xuống đánh Đông Khê, là nơi so với Cao Bằng địch yếu hơn, vừa đảm bảo chắc thắng và cô lập được Cao Bằng, vừa vẫn tạo được điều kiện để đánh viện binh địch kéo lên” [1, 164]. Phương châm chiến dịch là “đánh điểm, diệt viện”.

Cuộc chiến ở biên giới Đông Bắc 6 giờ sáng ngày 16.9.1950, trung đoàn 174, được bổ sung thêm tiểu đoàn 246 (Liên khu Việt Bắc) và tiểu đoàn 11 của Đại đoàn 308, nổ súng tiến công cứ điểm Đông Khê. Sau 54 giờ chiến đấu hết sức gay go, quyết liệt, “toàn bộ cụm cứ điểm con nhím Đông Khê bị tiêu diệt vào lúc 10 giờ ngày 18.9” [3, 120]. Trận chiến ở Đông Khê, ta đã giành thắng lợi hoàn toàn. Hầu hết quân Pháp đóng giữ ở đây bị tiêu diệt, chỉ có một số ít lính lê dương sống

sót chạy về Thất Khê, trong đó có viên đại úy Jaugeon - chỉ huy phó đồn Đông Khê - “người sĩ quan độc nhất, thoát nạn và kiệt sức, chạy về đến đồn Bông Lau” sau đó 10 ngày [5, 108].

Bố trí phòng ngự của quân Pháp ở Đông Khê

[Nguồn: Colonel Marcel Le Page, Cao Bang la tragique épopée de la colonne Le Page, Nouvelle Edition Latines, Paris, 1981, tr.65]

Trước nguy cơ lớn đang đe dọa và từ trước đã có ý định rút Cao Bằng (Từ năm 1949, trong chuyến Thanh tra quân sự tại Đông Dương, tướng Reve đã chủ trương rút quân Pháp khỏi Cao Bằng. Song, kế hoạch này gặp phải nhiều sự phản đối của một số tướng lĩnh Pháp ở Đông Dương, nhất là tướng Alexandri. Mặc dù vậy, trong cuộc họp ngày 2.9.1050, Cao ủy Pignon và Tổng chỉ huy Carpentier (Được bổ nhiệm thay tướng Blaizot từ tháng 9.1949) vẫn quyết định rút khỏi Cao Bằng. Ngày 16.9.1950, Carpentier ký lệnh rút Cao Bằng, đúng vào ngày quân ta bắt đầu tấn công Đông Khê), nay mất Đông Khê, Bộ chỉ huy Pháp quyết định rút khỏi Cao Bằng theo đường số 4. Ngày 18.9.1950, Tổng tư lệnh Carpentier gửi cho đại tá Constan mệnh lệnh rút khỏi Cao Bằng. Chỉ thị nêu rõ, việc rút khỏi Cao Bằng phải được tiến hành hết sức khẩn trương (dù thời tiết xấu, mưa nhiều, đường ngập lụt), vì nhất định đối phương sẽ truy kích [2, 235].

Page 41: Tập 84 - 08 - 2011

Hoàng Văn Tuấn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 35 - 40

37

Ngày 24.9.1950, tướng Alexandri đã bay lên Cao Bằng và phổ biến cho Charton biết kế hoạch rút khỏi Cao Bằng mang tên “Thérèse” (Tên Thánh, rơi vào ngày 3.10.1950, ngày quân Pháp ở Cao Bằng bắt đầu cuộc triệt thoái).

Ngày 29.9.1950, Constan gửi cho Le Page mật lệnh No ZF/879/3S, yêu cầu Le Page chỉ huy Binh đoàn Bayard sẽ xuất phát từ Thất Khê ngày 1.10 để bắt đầu cuộc hành binh mang tên Tiznit. Sứ mệnh của cuộc hành binh Tiznit được nêu rõ trong mệnh lệnh ngày 30.9 là chiếm lại Đông Khê. Để thực hiện mục tiêu này, theo mệnh lệnh, “binh đoàn cần: duy trì sự chiếm giữ một vài điểm quan trọng trên đường số 4 giữa Thất Khê và Đông Khê để tạo điều kiện dễ dàng cho sự rút lui về sau; đảm bảo đủ an toàn xung quanh vị trí để cho phép những sự rút lui và những liên hệ với không quân kể cả việc thả dù; mặt khác, sẵn sàng thực hiện không giới hạn những nhiệm vụ sẽ được đưa ra bằng những mệnh lệnh riêng. Lực lượng tham gia bao gồm: tiểu đoàn 1 Tabor (1er Tabor), tiểu đoàn 11 Tabor (11e Tabor), Tiểu đoàn 8 RTM và tiểu đoàn lính địa phương (quân ngụy)” [8, 126-127].

13 giờ ngày 1.10.1950, binh đoàn Bayard xuất phát từ Thất Khê tiến theo đường số 4 lên hướng Đông Khê.

Trong ngày 1.10, một cuộc hành quân khác nằm trong kế hoạch Thérèse - cuộc hành binh Phoque (Hải Cẩu) cũng được quân Pháp tiến hành. 5 tiểu đoàn bộ binh và dù, một cụm pháo binh, một số đơn vị công binh chia làm 3 hướng (đường số 3, dọc theo sông Cầu và bằng đường hàng không) tiến lên chiếm thị xã Thái Nguyên. Bộ chỉ huy Pháp hy vọng Phoque sẽ đỡ đòn được cho quân Pháp đang lâm vào thế rất hiểm nghèo trên mặt trận Đông Bắc. Sức ép của đối phương trên đường 4 sẽ giảm, cánh quân Cao Bằng sẽ rút chạy an toàn. Tuy nhiên, cuộc hành quân này đã không thực hiện được mục tiêu đề ra. Sau 10 ngày bị “rơi vào chỗ trống” và mất 500 quân, ngày 10.10 quân Pháp phải rút khỏi Thái Nguyên để lo tăng cường các trận địa phòng ngự, ngăn chặn đối phương tiến về đồng bằng.

Ở Cao Bằng, để đánh lừa đối phương và giúp cho cuộc triệt thoái có thể thành công, Bộ chỉ huy Pháp đã đưa tiểu đoàn 3 Tabor bằng đường hàng không từ Lạng Sơn lên tăng cường cho Cao Bằng. 0 giờ ngày 3.10, sau khi đã phá hủy những trang thiết bị không thể mang theo, binh đoàn Cao Bằng bắt đầu cuộc hành binh Orage (Giông tố) rút chạy theo đường số 4 hướng về phía Đông Khê. Theo kế hoạch, đội quân của Charton sẽ hợp với binh đoàn của Le Page tại kilômet 22 (vùng núi Quý Chân) sau đó rút về Thất Khê. Về phía ta, sau khi diệt đồn Đông Khê, thực hiện phương châm “đánh điểm diệt viện”, ta kiên trì chờ đánh viện binh của địch. 3 trung đoàn của đại đoàn 308 ém quân mai phục từ núi Khâu Luông đến núi Chóc Ngà kéo dài đến vùng đèo Lũng Phầy sẵn sàng diệt địch. Tuy nhiên, việc án binh mai phục trong một thời gian dài đã khiến cho lương thực cung cấp cạn kiệt, thậm chí một bộ phận bộ đội ta “phải đi lấy gạo ở tận kho Thủy Khẩu sát biên giới Vi ệt - Trung” [3, 136]. Vì vậy, Bộ chỉ huy đã tính đến việc chuẩn bị đánh xuống Thất Khê để buộc địch phải viện binh. Ngày 2.10, binh đoàn Bayard của Le Page tiến lên đến Đông Khê liền bị quân ta đánh chặn. Các chiến sĩ của ta đã chiến đấu hết sức dũng cảm, như lời của một lính Pháp may mắn sống sót: “Họ xông lên theo tiếng kèn xung trận với một khí thế, một quyết tâm chiến thắng tuyệt vời” [5, 142]. Thất bại trong việc chiếm lại Đông Khê, lại bị đánh mạnh ở Nà Kéo và Nà Pá, ngày 3.10 “Le Page quyết định rời bỏ con đường đi dọc đỉnh núi 765 hướng đi về vùng núi đá vôi Cốc Xá, để từ đấy tìm ra con đường mòn đi về hướng Tây, đến những quả núi mâm xôi Quý Chân, là nơi mà đại tá Charton hẹn làm nơi hội tụ” [5, 152]. Ngày 4.10, đoàn quân của Le Page tiến vào vùng núi đá Cốc Xá nhưng không thể bắt được liên lạc vô tuyến với Charton. Trong khi đó, quân đội Vi ệt Nam đang khép chặt vòng vây. Về phía binh đoàn Charton, sau khi rút tới Nậm Nàng, chúng phải phá hủy xe cộ, súng nặng, rẽ theo đường mòn. Đội quân này bị lực lượng của trung đoàn 209 đánh chặn và dồn vào vùng Cốc Xá, ở điểm cao 477.

Page 42: Tập 84 - 08 - 2011

Hoàng Văn Tuấn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 35 - 40

38

Trước tình cảnh nguy khốn của 2 binh đoàn Le Page và Charton, Constan quyết định điều một tiểu đoàn Âu – Phi (gồm 4 đại đội) do viên đại úy De la Baume chỉ huy tiến lên hướng Đông Khê với hy vọng sẽ buộc đối phương phải phân tán binh lực, tạo điều kiện cho 2 binh đoàn Le Page và Charton có thể về được đến Thất Khê. Song tiểu đoàn của De la Baume đã bị đánh tan tác ở khu vực Lũng Phầy và chỉ có một vài tên chạy thoát về được Thất Khê vào 8.10.

Tại vùng núi Cốc Xá, 13 giờ ngày 7.10, lần đầu tiên, Le Page gặp Charton trong tình cảnh cả hai binh đoàn đều đã bị đánh tơi tả (Binh đoàn của La Page lúc này chỉ còn lại khoảng 550 tên, bằng 1/4 quân số lúc xuất phát). Cuộc gặp diễn ra trong chớp nhoáng, sau đó hai người lại phải chia tay để chỉ huy đội quân của mình rút chạy. Chỉ ít lâu sau đó, vào 18 giờ ngày 7.10, Charton bị bắt. Le Page tiếp tục chỉ huy đội quân đang hoảng loạn tháo chạy nhưng không thể nào thoát khỏi “cái bẫy chuột” Cốc Xá. Chiều 9.10, Le Page cùng ban tham mưu binh đoàn cũng trở thành tù binh.

Kế hoạch “Thérese” của Pháp bị đánh bại

[Nguồn: Colonel Marcel Le Page, Cao Bang la tragique épopée de la colonne Le Page, Nouvelle Edition Latines, Paris, 1981, tr.146]

Như vậy, “sau 8 ngày đêm chiến đấu ác liệt và liên tục tại khu núi Cốc Xá và khu đồi 477 ở phía tây Đông Khê, bộ đội ta bằng chiến thuật đánh vận động đã tiêu diệt gọn cả hai binh đoàn Le Page và Charton (gồm 7 tiểu đoàn), đồng thời đập tan cả một cánh quân địch từ Thất Khê lên ứng cứu” [1, 166].

Sự hoảng loạn của quân Pháp sau thất bại ở biên giới

Việc 2 binh đoàn Le Page và Charton bị tiêu diệt hoàn toàn đã gây lên một sự hoảng loạn trong toàn bộ hệ thống phòng ngự của địch ở biên giới. Đúng như lời của viên trung tá Forget, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 3 thuộc trung đoàn 3 lê dương - lực lượng nòng cốt của Cao Bằng, tuyên bố với các sĩ quan thuộc quyền trước ngày rút khỏi Cao Bằng: “…. cả thế giới đang để mắt nhìn vào xứ Viễn Đông này, trong ấy đặc biệt là vùng biên giới lại có một vị trí quan trọng. Không cần lên giọng hùng hồn, chúng ta thừa biết rằng kết cục của trận đánh lần này sẽ thu hút sự chú ý không chỉ của Lạng Sơn, Hà Nội mà còn của cả Paris, Washington, Moscou” [5, 111].

Trước thất bại của cuộc rút chạy khỏi Cao Bằng, các đồn bốt địch trên khắp đường số 4 trở nên rối loạn. Địch đã phải nhanh chóng rút bỏ hàng loạt các cứ điểm: Đồng Đăng, Na Sầm, Lạng Sơn. Thậm chí, viên “đại tá da thỏ” Constan đã phải ra lệnh bỏ lại toàn bộ số quân trang, quân dụng “đủ cung cấp cho 8 trung đoàn” để đảm bảo cuộc rút chạy khỏi Lạng Sơn an toàn. Theo Georges Fleury, “số trang thiết bị mà Việt Minh thu được ở Lạng Sơn: 13 khẩu pháo, 125 súng cối, 940 súng máy, 1.200 súng trường máy, 4.000 súng máy ngắn, 8.000 súng trường, 600.000 lít xăng, 10.000 quả đạn 75 và khoảng từng đó quả đạn 105 và 155” [6, 396]

Thất bại của Pháp trong chiến dịch biên giới là rất nghiêm trọng. Các nhà nghiên cứu Pháp khi đề cập đến thất bại này đều có những nhận xét, đánh giá tuy ngắn gọn nhưng đầy bi quan. Ph.Devillers cho rằng quân đội Vi ệt Nam “đã đấm một quả đấm đầu tiên ra trò” và việc quân Pháp rút khỏi Cao Bằng đã trở thành một tai họa lớn, buộc người Pháp phải bỏ luôn Lạng Sơn và toàn bộ biên giới.

Page 43: Tập 84 - 08 - 2011

Hoàng Văn Tuấn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 35 - 40

39

P.Brocheux và D.Hémery cho rằng, việc Bộ chỉ huy Pháp rút bỏ các cứ điểm, mà “chính những điều kiện và phương pháp tiến hành (nỗi hoảng sợ, sự vội vàng hấp tấp và sự phối hợp rất kém) của những hành động này đã biến một cuộc rút quân thành một sự tan vỡ” [4, 454]. Bởi “sự thảm bại trước hết là do yếu tố tinh thần … Sự vang dội của một sự kiện như thế này còn vượt rất nhiều so với những kết quả về mặt vật chất. Cao Bằng đối với cuộc chiến tranh Đông Dương cũng như là Baillen trong cuộc chiến tranh Tây Ban Nha, Valmy trong cuộc cách mạng Pháp” [4, 456]. Với những phân tích ấy, các ông đi tới kết luận rằng thất bại của Pháp ở Điện Biên Phủ sau này, xét về mặt quân sự, không nghiêm trọng bằng thất bại ở Cao Bằng năm 1950 [4, 456].

Theo Bernard Fall, thất bại ở Cao Bằng là “một thất bại trên xứ thuộc địa nặng nề nhất kể từ khi Montcalm chết tại Quebec” [7, 33].

Còn De Pirey khẳng định: “Với thảm hoạ Cao Bằng, mặc dù chúng ta (quân Pháp - HVT) đã bị những tổn thất lớn: gần 5000 người bị chết, bị thương, bị bắt làm tù binh trên toàn bộ Đường số 4. Chúng ta còn bị những ảnh hưởng xấu về chính trị, quân sự ngoài tầm cỡ bình thường. [...] Trong một khoảnh khắc, từ sau khi nước Pháp được giải phóng, nước Pháp mới cảm nhận được sự đau khổ phải chịu đựng, những hy sinh phải chấp nhận và những cố gắng vô ích...” [5, 255]. Nhưng “Cao Bằng chỉ là cú đánh thử, một ngày sắp đến sẽ có cú đánh thực” [5, 254].

Thất bại ở Biên giới đã gây ra sự hoảng loạn cho quân Pháp không chỉ ở Đông Dương, mà cả ở Paris. Không khí hoảng hốt bao trùm lên cơ quan Tham mưu của Pháp ở Bắc Đông Dương. Nhiều người phán đoán rằng Hà Nội sắp bị tiến công. Việc bố phòng được triển khai gấp rút để bảo vệ thành phố.

Quân số Pháp đóng tại khu vực biên giới đông bắc và thiệt hại của quân Pháp trong cuộc tấn công của ta ở khu vực này thu đông 1950

GỐC Tên và quân số Số thiệt hại (Chết, bị thương, tù binh) I. Binh đoàn Charton (Cao Bằng)

- Tiểu đoàn 3, trung đoàn 3 Lê Dương (3er REI) - Tiểu đoàn 3 Maroc - Đơn vị công binh, pháo binh - Tổng số: 1.600 người

- Của binh đoàn Lepage – Charton - 75 sĩ quan - 292 hạ sĩ quan Tổng số: 2839 người

II. Binh đoàn Lepage (Thất Khê và Đông Khê)

- Tiểu đoàn Tabor 1 - Tiểu đoàn Tabor 11

- Tiểu đoàn dù Lê Dương: 1erBEP - Tiểu đoàn bộ binh 8erRTM - Công binh, pháo binh, cơ giới: 3.200 người Tổng số: 4.800 người

Tổng số thiệt hại: 3.200 người

III. Thuộc binh đoàn Charton (Cao Bằng)

- Tiểu đoàn dõng: 1.100 người Tổng số thiệt hại: 1000 người

IV. Đơn vị dù (Thất Khê)

- Tiểu đoàn 3eBCCP và 1eBEP: 360 người

3eBCCP và 1eBEP: 330 người

V. Đơn vị đồn trú ở Đông Khê - Thất Khê – Na Sầm (Vào khoảng)

- 1 Tiểu đoàn của 3eREI - 2 tiểu đoàn 3eRET - Dõng A.B.C - Pháo binh, cơ giới, công binh Tổng số: 1.500 người

- Quân đồn trú - Dõng Tổng số: 500 người

TỔNG SỐ 7.760 người 5.030 người

[Nguồn: Charles – Henry de Pirey (Đặng Văn Việt dịch), Con đường tử địa RC4 – 1950, Nxb Đà Nẵng, 2004, tr.267-268]

Page 44: Tập 84 - 08 - 2011

Hoàng Văn Tuấn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 35 - 40

40

Từng đoàn xe nhà binh ngày đêm vội vã chuyển các hồ sơ và vật quý ra khỏi thành phố. Trong các hội nghị ở đại bản doanh quân đội Pháp ở Bắc Đông Dương, người ta còn bàn tới chuyện “tổng rút chạy” khỏi Móng Cái, Tiên Yên, Cẩm Phả, Hòn Gai. Thậm chí có người còn tính đến cả việc rút khỏi Hà Nội. Người ta hồi hộp lo lắng, chờ đợi các đòn tiến công của Việt Minh. Tại Paris, trận thất bại ở biên giới làm chấn động cả dư luận nước Pháp. Quốc hội Pháp họp nhiều phiên bất thường. Chính phủ bị lên án, đả kích mạnh mẽ. Người ta bắt đầu đặt ra câu hỏi rằng nước Pháp có nên tiếp tục theo đuổi cuộc chiến tranh (xâm lược Đông Dương) hay không? Dù chính quyền Pháp đưa ra quyết định như thế nào, thì tình hình ở Đông Dương vẫn đúng như đánh giá của P.Brocheux và D.Hémery: “Thảm bại Cao Bằng, tiếp theo là việc rút chạy khỏi Lạng Sơn tháng 10 năm 1950 đã tạo nên sự sợ hãi và hỗn loạn trong quân đội Pháp … Sức mạnh và sức xung kích của quân đội nhân dân Việt Nam … đã làm cho Bộ chỉ huy Pháp biết rằng đã qua một thời kỳ khác của cuộc tranh chấp” [4, 454]. Chiến thắng Biên giới đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của quân đội ta cả về lực lượng lẫn nghệ thuật quân sự, đồng thời là một chiến thắng vang dội bậc nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp. “Sau 29 ngày đêm chiến đấu, ta đã tiêu diệt và bắt sống 8300 tên địch, gồm 8 tiểu đoàn Âu – Phi và 2 tiểu đoàn ngụy, thu trên 3000 tấn vũ khí và phương tiện chiến tranh, xóa sạch Liên khu Biên giới Đông Bắc của địch”. “Có thể nói rằng trong suốt 30 năm chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, hiếm có một

chiến dịch đánh tiêu diệt hay và gọn quân địch trong vận động như trận Biên giới năm 1950” [1, 166]. Chiến thắng Biên giới 1950 đã mở ra một cục diện mới cho cuộc kháng chiến. ta giành được quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính, khai thông biên giới, phá vỡ thế bị bao vây, cô lập cả trong lẫn ngoài, củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc. Thắng lợi này đã tạo điều kiện thuận lợi để ta phát triển lực lượng về mọi mặt, đẩy mạnh kháng chiến tới thắng lợi.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. Ban Tổng kết chiến tranh - Trực thuộc Bộ Chính trị, (1996), Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi và bài học, Nxb Chính trị Quốc gia, HN. [2]. Trần Trọng Trung,(1979), Lịch sử một cuộc chiến tranh bẩn thỉu, T1, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. [3]. Đặng Văn Việt,(1990), Đường số 4 con đường lửa, Nxb Giáo dục, HN. [4]. Pierre Brocheux - Daniel Hémery, Đông Dương nền thực dân nước đôi (1858-1954), Tư liệu khoa Sử - ĐHKHXH và NV [5]. Charles – Henry de Pirey (Đặng Văn Việt dịch), (2004), Con đường tử địa RC4 – 1950, Nxb Đà Nẵng. [6]. Georges Fleury,(1994), La Guerre en Indochine 1945 – 1954, Nxb Plon, Paris. [7]. George C. Herring, (Phạm Ngọc Thạch dịch),(2005), Cuộc chiến dài ngày nhất của nước Mỹ và Việt Nam (1950 - 1975), Nxb CAND, HN. [8]. Colonel Marcel Le Page,(1981), Cao Bang la tragique épopée de la colonne Le Page, Nouvelle Edition Latines, Paris.

SUMMARY BORDER CAMPAIGN IN 1950 – A WATERSHED MOMENT INDOCH INA WAR (1945 - 1954)

Hoang Van Tuan* College of Sciences - TNU

On 16 September 1950, the Vietnamese army opened fire to make an attack on Dong Khe base (Cao Bang), opening campaign that attack on the French army in the northeastern border. After less than a month, our army was completely smash the French defense system in northeastern border. From here, our resistance bases has been extended and connecting with China and other socialist countries. The victory of our army in the campaign to attack the enemy on the border of autumn-winter 1950 opened a new era in the war. This is regarded as one of the worst defeat French military during their war in Indochina. Key words: Border Campaign, War, Indochina War, the resistance against French colonialism, the North Vietnam

* Tel: 0989780993; Email: [email protected]

Page 45: Tập 84 - 08 - 2011

Hà Thị Thu Thủy và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 41 - 44

41

ỨNG XỬ TRONG GIA ĐÌNH NGƯỜI TÀY Ở HUYỆN NA HANG - TUYÊN QUANG

Hà Thị Thu Thủy*, Vũ Thị Hà Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Bài báo tìm hiểu về các kĩ năng ứng xử truyền thống trong gia đình của người Tày ở Na Hang Tuyên Quang. Tác giả đã đề xuất những giải pháp bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đó trong công cuộc xây dựng cuộc sống mới hiện nay. Từ khóa: Ứng xử, gia đình, người Tày, Na Hang

MỞ ĐẦU*

Dân tộc Tày là cư dân bản địa chiếm số đông ở khu vực trung du miền núi phía Bắc Việt Nam. Trong quá trình tồn tại và phát triển, đồng bào Tày đã sáng tạo nên một nền văn hóa vừa độc đáo, vừa đa dạng, góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa dân tộc. Một trong những yếu tố cấu thành nền văn hóa ấy là sự ứng xử xã hội tức là mối quan hệ trong gia đình, dòng họ, cộng đồng. Bài viết dưới đây là kết quả của quá trình nghiên cứu những biểu hiện cụ thể về văn hóa ứng xử trong gia đình của người Tày ở huyện Na Hang tỉnh Tuyên Quang.

NỘI DUNG

Na Hang là một huyện vùng cao của tỉnh Tuyên Quang. Theo số liệu điều tra dân số năm 2009, huyện Na Hang có 21 xã, 1 thị trấn, với tổng số 300 thôn bản và 60.151 nhân khẩu, bao gồm các dân tộc: Tày, Dao, Mông, Kinh... trong đó dân tộc Tày chiếm 55,2 % dân số của huyện. Họ sống tập trung ở thị trấn Na Hang và các xã Sơn Phú, Yên Hòa, Phúc Yên, Lăng Can. Người Tày ở Na Hang là cư dân bản địa, họ sống thành từng bản, cư trú chủ yếu trong các thung lũng, ven sông, ven suối…

Ứng xử của bố mẹ với con cháu

Gia đình là tế bào của xã hội. Đó là nơi nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách cũng như ý tưởng xã hội của con người. Gia đình của người Tày là gia đình phụ quyền. * Tel: 0912804549

Trước đây, ở Na Hang chủ yếu gia đình lớn nhiều thế hệ. Hiện nay, người Tày ở huyện Na Hang có rất ít gia đình lớn ba hoặc bốn thế hệ cùng chung sống, mà chỉ tồn tại các gia đình nhỏ với hai thế hệ (bố mẹ và con cái). Con cái sinh ra lấy họ bố, kể cả trong trường hợp con trai đi làm rể đời để thờ cúng hương hoả nhà vợ. Truyền thống phụ quyền quy định mối quan hệ qua lại giữa các thành viên trong gia đình. Trong gia đình phụ quyền, tính chất gia trưởng biểu hiện rất rõ nét, tiêu biểu là người chủ gia đình bao giờ cũng là người đàn ông, vai trò của người chồng, người bố, luôn luôn là trụ cột quyết định mọi việc lớn nhỏ. Cũng chính vì thế mà quan hệ ứng xử giữa bố chồng, anh chồng và con dâu, em dâu, mẹ vợ và con rể có sự ngăn cách nhất định.

Người phụ nữ nhất là con dâu phải tuân thủ những quy tắc ứng xử chặt chẽ như: không được đi ngang qua phía trước các bàn thờ trong nhà, không ngồi vào chỗ tiếp khách của nam giới ở gian ngoài, không ngồi cùng chiếu với bố chồng, anh chồng, không được tới chỗ ngủ và nơi dành riêng cho bố, chú, bác, anh chồng. Con dâu luôn phải tỏ thái độ kính trọng, nghe theo những lời chỉ bảo của bố chồng và anh em họ hàng nhà chồng; không được trực tiếp trao đổi với bố chồng và anh chồng. Nếu muốn bày tỏ điều gì, con dâu phải thông qua chồng hay em trai, em gái chồng, hoặc một người khác giới trong nhà chồng. Bố chồng và anh chồng cũng không được vào buồng con dâu, em dâu, không được trực tiếp đưa các đồ vật cho con dâu, em dâu mà phải đặt vào một chỗ nào đó để con dâu, em dâu

Page 46: Tập 84 - 08 - 2011

Hà Thị Thu Thủy và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 41 - 44

42

đến lấy và ngược lại con dâu, em dâu cũng không được trực tiếp đưa cho bố chồng, anh chồng. Quan hệ giữa mẹ vợ và con rể trong gia đình cũng nghiêm ngặt tương tự mặc dù trên danh nghĩa con rể được coi như con trai trong nhà.[1,tr179]. Ngày nay, trong bối cảnh đất nước đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, khi mà mô hình gia đình ngày càng có xu hướng hạt nhân hoá mạnh thì tập tục đã thay đổi không còn nghiêm ngặt như trước đây nữa.

Trong gia đình, người vợ có quyền tham gia ý kiến về các công việc, là lao động chính trong gia đình, là người trực tiếp nuôi dạy con cái nhưng quyền quyết định bao giờ cũng thuộc về người chồng. Phụ nữ Tày rất sợ bị xã hội dị nghị chê cười nếu không nghe lời chồng, cãi lại hay phản kháng lại chồng. Vì vậy, chuyện vợ chồng cãi nhau rất hiếm khi xảy ra.

Tính chất phụ hệ của người Tày còn được thể hiện ở việc phân chia tài sản: Chỉ có con trai mới được quyền thừa kế. Tài sản để phân chia gồm: ruộng đất, trâu bò, rừng, thóc, lúa, tiền bạc, công cụ sản xuất,…Việc phân chia tài sản thường được tiến hành khi bố mẹ đã về già, tất cả con cái đã có gia đình riêng. Các bậc cha mẹ trong gia đình người Tày thường ứng xử với các con theo hướng: “ở con út, chết con cả” nên khi chia gia tài thường để lại một phần (ruộng, trâu bò, tiền của) để dưỡng già, số con lại sẽ chia đều cho các con trai. Sau đó bố mẹ thường ở với con út cho đến lúc già, con út có trách nhiệm chính trong việc phụng dưỡng cha mẹ vì phần lớn tài sản để dưỡng già của cha mẹ được giao cho người con út quản lý. Khi bị đau ốm bệnh tật, biết không qua khỏi thì bố mẹ sẽ chuyển sang nhà con cả để việc tang lễ được tiến hành tại đây; Song có những trường hợp bố mẹ vẫn ở với con út cho đến lúc chết. Theo tục của người Tày, khi bố mẹ chết mà con cái chưa trưởng thành người bác ruột và chú ruột có vai trò lớn đối với các cháu. Bác ruột hay chú ruột sẽ thay thế người quá cố đảm nhiệm việc thờ phụng tổ tiên, quản lý tài sản, có trách nhiệm dựng vợ gả chồng, làm nhà cho các cháu.

Người Tày ở Na Hang rất quý con. Cha mẹ ít khi chửi mắng hoặc đánh con dù đó là con

nuôi hay con đẻ. Chẳng thế mà những câu “cần nhằng cúa nhằng”( còn người còn của), “tèo mịnh tảy xiên kim, ngầm chèn bấu tả cẩn” (con người đáng ngàn vàng; tiền bạc không biết tiếc) được lưu truyền rộng rãi ở hầu khắp các vùng [1,tr 212]. Cha mẹ nuôi nấng, dạy dỗ con cái và truyền đạt cho con những kinh nghiệm sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt, các công việc trong gia đình, uốn nắn con cái vì cách ứng xử trong gia đình rồi họ hàng, làng xóm mà không hề nặng lời với con cái.Các con được bố mẹ lo chu toàn cho tới lúc lấy vợ lấy chồng. Có thể nói, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái là mối quan hệ gần như bình đẳng.

Một truyền thống quý báu của người Tày là các bậc cha mẹ và ông bà rất quan tâm tới việc giáo dục truyền dạy nghề cho con cháu, rèn luyện khả năng lao động của chúng. Cha mẹ, ông bà có vai trò quan trọng trong việc nuôi dạy con cháu, không chỉ dạy “học ăn, học nói” họ còn là những người thầy đầu tiên, người ông, người cha dạy cho con trai, cháu trai mình những công việc do họ đảm nhiệm như: cày, bừa, săn bắn và người bà, người mẹ dạy cho con gái, cháu gái mình công việc họ thành thạo như: nội trợ, lấy rau rừng, lấy củi, thêu thùa…những công việc mà phụ nữ nào cũng phải biết và làm.

Đối với con trai, cháu trai, ông, cha sẽ dạy cho chúng những kiến thức về nghề nông như: cày, bừa, xem thời tiết để mà biết lịch trồng cấy và thu hoạch, biết cách chọn giống cây trồng, vật nuôi, chọn đất trồng, chọn hướng làm nhà, các nghi lễ, tín ngưỡng của gia đình và cộng đồng…Tất cả đều là kinh nghiệm mà họ thu được từ thế hệ trước và qua quá trình lao động, sản xuất của họ. Các bé trai từ 3- 7 tuổi đã được cha mẹ cho đi chăn vịt, chăn trâu “slam pi hen pết, chết pi hen vài”. Khi 10 -13 tuổi có thể theo cha, anh ra ruộng tập bừa.

Đối với con gái, bà, mẹ dạy cho con cháu mình biết nội trợ: lấy rau, nấu cơm, giặt quần áo, cho lợn, cho gà ăn, trông em…Khi lớn hơn một chút các em sẽ học được cách trồng bông dệt vải, khâu vá, thêu thùa, quay sợi, lên nương, chọc lỗ tra hạt, thu hoạch mùa vụ.

Page 47: Tập 84 - 08 - 2011

Hà Thị Thu Thủy và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 41 - 44

43

Đứa bé Tày nào cũng thuộc câu: “mà kin khẩu đuổi a, mà hốm pà lài đáy” (về ăn cơm với cô, về đắp chăn hoa kẻ). Con gái không biết dệt chẳng những bị chê cười mà còn rất khó lấy chồng. Châm ngôn Tày có câu: “nộc cất tuấy cằn nà doải doải, mẻ nhình bấu chắc hết phải pền hên” (bìm bịp bước rề rề trên bờ ruộng, đàn bà không biết dệt vải là giống con cáo) đã phần nào chứng tỏ điều đó. Trẻ em Tày từ 10-13 tuổi trở đi bắt đầu thuộc những bài hát đối giao duyên gọi là “khắp lượn”, “sli cò lầu”. Và vài năm sau họ có thể lấy vợ lấy chồng…

Trong gia đình, bố mẹ, ông bà thường dạy con cháu mình đạo lý làm người, kính trên nhường dưới, nói năng lễ độ. Con cái phải ngoan ngoãn, không cãi lời cha mẹ, kính trọng ông bà, anh chị em biết thương yêu nhường nhịn nhau, biết quan tâm tới các thành viên trong gia đình, biết các phép tắc cơ bản trong ứng xử, chẳng hạn như: khi nhà có khách thì không được nói to, không được khóc…vì thế là không ngoan, không tôn trọng khách. Khi ăn cơm không được gõ bát, ăn xong không được gác đũa ngang miệng bát, không được lấy đũa cả gõ lên miệng nồi khi nấu cơm, không được cười đùa trong lúc ăn…cha mẹ, ông bà còn giáo dục con cháu mình phải biết quan hệ tốt với làng xóm, biết về nguồn gốc tổ tiên, truyền thống văn hoá, các tập tục lễ nghi hay qui ước của dòng họ, cộng đồng làng bản, vì thế mà khi lớn lên, đứa trẻ đó sẽ làm tròn nghĩa vụ với gia đình, cộng đồng và xã hội. Việc giáo dục đạo lý làm người cho con, cháu là thường xuyên. Qua giao tiếp, ứng xử hàng ngày, các hành vi thường gặp mà nhìn vào đó, con cháu được học hỏi rất nhiều từ chính ông bà, cha mẹ của mình. Không đâu xa, gia đình chính là nơi nuôi dưỡng trẻ thành người, tạo nên nhân cách cho chúng.

Ứng xử của con cháu với bố mẹ, ông bà

Ông bà, cha mẹ chính là tấm gương sáng cho con cháu về ứng xử với những người xung quanh, dòng họ và làng bản. Ngược lại, con cái cũng phải có trách nhiệm với người sinh thành ra mình. Khi cha mẹ còn sống con cái

phải quan tâm, chăm sóc cho cha mẹ. Người Tày ở huyện Na Hang có tục làm lễ sinh nhật cho cha mẹ hay nói cách khác là làm lễ mừng sự sống, mong kéo dài sự sống cho người cao tuổi. Theo quan niệm của người Tày, những người sống qua tuổi 49 trở đi được gọi là người có phúc, bởi ở tuổi 49, người ta thường bị ốm đau, tai nạn hay gặp vận hạn khó mà qua khỏi. Vì vậy đối với người đàn ông tuổi 49, gia đình thường tổ chức làm lễ mừng phúc( sli cẩu).

Đến dịp mừng thọ, bạn bè gần xa, con cháu đến nhà để chúc thọ, nếu là khách mời thì họ thường đem theo một đôi câu đối bằng vải đỏ, viết mực đỏ bằng chữ Hán: Phúc; Thọ; Khang; Ninh. Thầy cúng được mời đến để làm lễ vẩn khẩu lường (tức là chuyển lộc chúc thọ). Thầy cúng ngồi bên mâm cúng hát bài chúc thọ; con cái ngồi thành một vòng tròn quanh một chiếc dậu dán giấy đỏ theo thứ tự từ con cả đến con út. Con cả lấy một chiếc bát xúc từng bát gạo từ một chiếc dậu đựng gạo, chuyền qua tay những người em tiếp theo, người cuối cùng để bát gạo vào chiếc dậu dán giấy. Cứ như thế đến khi thầy cúng hát xong bài chúc thọ thì ngừng tay. Nếu số gạo vẩn khẩu lường được càng nhiều tức là lộc cho người cha được chúc thọ càng lớn, càng khoẻ mạnh, sống lâu. Sau khi làm lễ xong, gia đình, họ hàng, bạn bè cùng ăn cơm để mừng. Không khí buổi lễ mừng thọ rất ấm cúng, chan chứa tình thương yêu, sự kính trọng và niềm phấn khởi.

Tục lệ mừng sinh nhật này nó đã ăn sâu vào tiềm thức của người Tày nơi đây. Đó là sự báo hiếu, lòng thành kính của con cái đối với cha mẹ khi còn sống. Khi cha mẹ mất, để tỏ rõ sự báo hiếu của người sống đối với người đã khuất, con cái phải tổ chức làm ma cho cha mẹ theo nghi thức của dòng họ. Tập tục ma chay là lĩnh vực thuộc cõi tâm linh nhằm thoả mãn nhu cầu tình cảm của con người với con người, là sự thể hiện lòng hiếu thảo của con cháu với những người quá cố. Trong một gia đình khi có người chết, theo tục lệ: con cái phải nhịn ăn đến khi khâm liệm xong để tỏ lòng đau đớn, thương tiếc với người đã khuất.

Page 48: Tập 84 - 08 - 2011

Hà Thị Thu Thủy và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 41 - 44

44

Lúc này các con trai người quá cố đeo dao nhọn ở bên hông để “trông coi” thi thể cha (mẹ). Con dâu, con gái, cháu trai, cháu gái, phải chuẩn bị khăn tắm, đun một nồi lá thơm, có tinh dầu như bưởi, chanh, cam, quế, thanh táo, đào, tre trúc… để tắm rửa, tẩy uế bụi trần cho người chết, làm cho linh hồn người chết được mát mẻ, siêu thoát. Người chết mặc bộ quần áo mới bằng vải trắng tự dệt, đặt nằm ở gian giữa trên chiếc chiếu lật mặt trái, đầu kê gối và quay về phía bàn thờ. Con cháu không ai được khóc, phải tĩnh tâm thu xếp quần áo của cha (mẹ), gấp gọn gàng, cái nào mới đẹp để riêng cho vào quan tài, cái nào cũ, rách thì đem đốt, hoá cùng lúc với nhà táng. Sau khi liệm, các con được ăn bốc bằng tay với muối để lá chuối và tiến hành phát tang cho con cháu, họ hàng. Trong nghi lễ tang ma của người Tày, vai trò của thầy Tào rất lớn. Thầy Tào chủ trì mọi nghi lễ cúng tễ để cầu mong cho người chết người chết được mồ yên, mả đẹp, con cháu được khoẻ mạnh, yên ổn làm ăn.Vì vậy, mỗi gia đình, dòng họ đều cố gắng mời được thầy cúng mà gia đình, dòng họ cho là cao tay, là hợp với mình để đuổi được mọi tà ma, bệnh tật, xui xẻo. Khi đưa tang các con thay nhau 3 lần chạy lên phía trước để nằm xuống cho quan tài đi qua với ý nghĩa trải đường cho cha mẹ đi. Khi chôn xong, trên đường quay về nhà, con cháu không được khóc. Tuy đã lo cho người chết có mồ yên mả đẹp, nhưng con cháu cũng chưa hết bổn phận với người quá cố, họ còn phải làm các nghi lễ cúng 40 ngày (thì thíp), 120 ngày (pác nhi), 1 năm (tặt khốc). Ngoài lễ làm ma tươi người Tày còn có tục dâng nhà xe khi có điều kiện sau 1, 2 năm, có thể là 10 năm sau đám tang gọi là làm ma khô (nhang phi héo)

Theo qui định của địa phương, nếu gia đình nào không làm được ma tươi ngay sau khi chôn cất thì không được làm ma khô trong thời gian sau đó vì rất lãng phí về thời gian và tiền của. Song đây là một nghi lễ đã đi vào tiềm thức của đồng bào, nếu không làm được thì sẽ bị mang tiếng là bất hiếu với cha mẹ, người sống không thể thanh thản và người chết sẽ lang thang, không nhà, không cửa. Hầu hết các nghi lễ trong tang ma và các ứng xử của con người đều gắn với các quan niệm của đồng bào Tày về vũ trụ và thân phận con người sau khi chết, nhằm lý giải cho sự tồn tại của linh hồn ở thế giới bên kia. Điều quan trọng hơn cả là tang ma của người Tày tập trung đạo hiếu, đạo lý của con cháu đối với ông bà, cha(mẹ), biểu hiện sâu lắng tình cảm, sự xẻ chia của người thân, gia đình, cộng đồng, làm tăng thêm tính nhân văn trong cuộc sống. Có thể nói, những nét ứng xử trong gia đình người Tày ở Na Hang-Tuyên Quang hiện nay vẫn còn giữ được các giá trị truyền thống, đặc trưng mang đậm bản sắc văn hoá tộc người. Và nó còn in đậm trong tâm thức của đồng bào nơi đây trải qua bao thế hệ. Đây là một nét văn hóa cần được bảo tồn và phát triển những giá trị tốt đẹp đó.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1].Vi ện Dân tộc học (1992), Các dân tộc Tày Nùng ở Việt Nam. [2]. Hoàng Ngọc La, Hoàng Hoa Toàn, Vũ Anh Tuấn(2002), Văn hoá dân gian Tày, Sở văn hoá thông tin Thái Nguyên. [3]. Ban dân tộc tỉnh Tuyên Quang(1972), Các dân tộc thiểu số ở Tuyên Quang. [4]. Hà Văn Thư - Lã Văn Lô(1984), Văn hoá Tày - Nùng, Nxb Văn hoá, Hà Nội . [5]. Nịnh Văn Độ (chủ biên)(2003), Văn hoá truyền thống các dân tộc Tày, Dao, Sán Dìu ở Tuyên Quang, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội.

SUMMARY THE BEHAVIORS IN THE TAY FAMILY IN NAHANG DISTRICT, TUYEN QUANG PROVINCE

Ha Thi Thu Thuy *, Vu Thi Ha College of Education - TNU

The article learns about the skills of traditional behaviors in the Tay family in Na Hang District, Tuyen Quang Province. The author proposes preservation solutions and brings into play those cultural values in the task of building up a new life nowadays. Key words: Behaciors, family, the Tay, Na Hang district

* Tel: 0912804549

Page 49: Tập 84 - 08 - 2011

Nguyễn Thị Dân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 45 - 51

45

NÔNG NGHIỆP TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI TÀY- NÙNG Ở ĐỊNH HÓA - THÁI NGUYÊN

Nguyễn Thị Dân*

Trường Cao đẳng Sư phạm Thái Nguyên

TÓM TẮT Nói đến nghề nông trồng lúa nước, tức là nói đến ruộng đất. Vì vậy, quản lý và không ngừng mở rộng ruộng đất là những vấn đề sống còn của con người. Nhưng quản lý như thế nào, mở rộng như thế nào, tùy thuộc vào những quan hệ xã hội đương thời chi phối. Định Hoá là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, với địa hình khá phức tạp và tương đối hiểm trở, núi thấp, đồi cao đã tạo nên vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, thuận lợi phát triển kinh tế nông nghiệp ruộng nước. Dân tộc Tày- Nùng là những dân tộc sinh sống lâu đời về ruộng nước, họ đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý giá xuất phát từ thực tế sản xuất. Ngày nay, những kinh nghiệm ấy vẫn có giá trị phục vụ cho sự phát triển nông nghiệp miền núi nói chung và Định Hóa nói riêng. Từ khóa: khí hậu nhiệt đới ẩm, nông nghiệp ruộng nước, kinh nghiệm sản xuất, kinh tế nông nghiệp

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Kinh tế trồng trọt của các tộc người thiểu số ở miền Bắc nước ta gồm hai loại hình chủ yếu: trồng trọt trên nương rẫy và gieo cấy trên đồng ruộng, hay nói cách khác là nương rẫy và ruộng nước. Đối với nương rẫy đó chính là nguồn sống chính của các tộc người cư trú ở vùng rẻo cao và rẻo giữa. Với loại hình ruộng nước gồm các tộc người sống ở vùng thấp, trong các cánh đồng, thung lũng miền núi. Đối với cư dân nông nghiệp, để tồn tại và phát triển, họ đã có một bước tiến dài trong công cuộc đấu tranh với thiên nhiên để phát triển sản xuất, có những phát minh, cải tiến kỹ thuật về canh tác. Chẳng hạn như việc phát minh các công cụ sản xuất như chiếc cày bằng sắt. Bên cạch đó, cùng với sức kéo của trâu, bò trong sản xuất; kỹ thuật phối kết hợp trong sản xuất nhằm đảm bảo sự thu hoạch tối đa của sản phẩm cây trồng trên những mảnh ruộng, làm tăng giá trị sử dụng và giá trị kinh tế của đất đai; kéo theo sự thay đổi cả quyền sở hữu ruộng đất và cơ cấu xã hội, lẫn hình thức tổ chức và loại hình làng bản.

Tộc người Tày - Nùng ở Định Hóa, ngay từ những buổi đầu sinh cơ lập nghiệp, họ đã biết vận dụng lợi thế của khu vực vào trong thực tiễn quá trình sản xuất nông nghiệp. Trong bài viết này đề cập đến những kinh nghiệm ấy. * Tel: 02803601433

1.Ruộng nước

Ruộng đất vốn là cơ sở của nền sản xuất nông nghiệp. Ở Định Hóa, đất đai không mấy màu mỡ như đồng bằng và đều là ruộng loại 3 và là thu điền. Song có thể thấy tính chất của nền sản xuất: Đây là một nền nông nghiệp cá thể tiểu nông (mang tính chất tư hữu). Điều này đã ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của cư dân nơi đây.

Ở Định Hóa ruộng thường có hai loại: “ Nà nặm” là loại ruộng sẵn có nguồn nước mạch tại chỗ hay có thể thông qua hệ thống thủy lợi, thuận tiện cho việc canh tác. “Nà Lẹng” thường là những chân ruộng bậc thang cao, khô nước, không giải quyết được nguồn nước, do vậy chờ nguồn nước mưa và khe núi rót xuống.[3, tr 25-26]

Kỹ thuật canh tác

Đối với dân tộc Tày- Nùng ở Định Hóa thì khâu làm đất cho lúa nước được cư dân tiến hành theo những quy trình kỹ thuật khá hoàn chỉnh. Sau vụ thu hoạch, trên đồng ruộng có rất nhiều rạ. Khi mùa đông đến, trời lạnh, rạ khô, đồng bào hay đốt rạ. Đồng bào thường cho rằng để làm cho đất thêm khô ải, thêm tro, thêm màu mỡ cho đất, bên cạch đó đốt rạ sẽ đốt cháy luôn cả trứng các loại côn trùng, sâu bọ làm hại lúa. Theo thói quen cư dân thường bắt đầu cày ải qua đông và công việc kết thúc trước tết nguyên đán. Tục ngữ Tày -

Page 50: Tập 84 - 08 - 2011

Nguyễn Thị Dân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 45 - 51

46

Nùng có câu: “ Ruộng cày tháng chạp, gánh thóc khó lên vai”. Người nông dân nơi đây đều hiểu rõ giá trị của cày đất phơi ải tức là làm cho đất tốt, tăng thêm độ phì nhiêu, khi cấy lúa mau tốt, có tác dụng gieo cấy đúng thời vụ, đất được phơi khô sẽ bị tơi, gặp mưa đất ngấu nát ngay. [3, tr. 29]

Từ lâu, các dân tộc người ở vùng thung lũng chân núi nói chung và Định Hóa nói riêng, họ đã biết dùng sức trâu kéo, công cụ chính là cày, bừa. Cày phổ biến là cày chìa vôi. Chiếc bừa cổ truyền là bừa răng làm bằng gỗ hoặc tre bao gồm bừa đơn và bừa kép. Có thể nói rằng chiếc bừa bằng gỗ hoặc tre tiện lợi hơn bừa răng sắt, vì ngoài làm ruộng nó còn có thể làm nương, khi vấp phải đá nếu gẫy răng nào có thể thay thế ngay. Ngoài hai công cụ trên còn có dao phát để phát cỏ bờ và cuốc để cuốc góc và những chỗ cày lỏi. Tuy nhiên những công cụ trên chỉ đạt hiệu quả tại những chân ruộng khô ở ven các thung lũng. Giữa lòng thung lũng, nhiều bùn, lầy thụt họ dùng bừa mà không cày, nếu không cày bừa được thì dùng đàn trâu, bò sục nát bùn và sau đó là cấy.

Kỹ thuật làm thủy lợi

Trong loại hình canh tác ruộng nước, nước có thể coi là yếu tố hàng đầu thì thủy lợi sẽ chiếm vị trí đặc biệt quan trọng. Trong quan niệm của các tộc người thuộc ngôn ngữ Tày- Thái ở vùng Đông Bắc nước ta cho rằng: “Có nước mới có ruộng, có ruộng mới có cơm”, người Mường lại nói rằng: “làm cơm phải có mó, làm ló phải có nước”. Cư dân Tày- Nùng ở Định Hóa thường sử dụng nguồn nước chính là nước mưa và nước của các con suối chảy xuôi giữa lòng thung lũng, các khe mạch thường xuyên hay định kỳ. Theo kinh nghiệm, muốn sử dụng tốt nguồn nước, người ta phải tìm cách gữi nước và tiêu nước, trên cơ sở địa hình của từng vùng cảnh quan mà hình thành nên các hệ thống thủy lợi khác nhau.

Ở vùng thung lũng chân núi người Tày, Thái, Mường…xây dựng hệ thống thủy lợi theo 2 dạng cơ bản: Phai và mương phai, là các con đập chắn ngang dòng suối được làm từ những nguyên liệu sẵn có như đất, đá, gỗ, tre. Bà con

thường chọn chỗ thuận tiện nhất để đắp phai tạo thành những “bức tường” có tác dụng ngăn dòng chảy làm nước suối dâng cao hơn mức bình thường từ 1m đến 3m, nước dâng lên được dẫn về từng cánh đồng theo hệ thống mương.

Mương: Là những đường khai dẫn nước vào ruộng, nó có thể chạy men theo sườn đồi và dọc các cánh đồng. Mương có ba loại: mương chìm (mương đào); mương nổi (mương đắp) và mương nửa chìm, nửa nổi. Ở nhiều vùng còn tùy thuộc vào địa hình. [1, tr 69-70]

Đối với những nơi địa hình cao, người dân nơi đây còn biết sử dụng các cọn nước. Cọn nước chỉ có thể sử dụng trong mùa khô, khi mùa mưa đến thì không còn tác dụng nữa. Những vùng địa hình rẻo cao và rẻo giữa, thường dẫn nước về bằng hệ thống máng nước dài hàng trăm mét.

Có thể nói, hệ thống thủy lợi của cư dân Tày- Nùng ở Định Hóa tuy đơn giản song lại rất có ích trong việc cung cấp nước tưới cho cây lúa, và trong chừng mực nào đó đã mang dấu ấn của trí tuệ. Hiện nay bên cạch việc duy trì các biện pháp thủy lợi truyền thống, nhờ sự giúp đỡ về vốn, vật tư và kỹ thuật của Nhà nước, nhiều phai đập kè cống đã được xây dựng ở nhiều nơi. Vi ệc kết hợp giữa hai hình thức: Xây dựng công trình thủy lợi mới và thủy lợi truyền thống theo kiểu mương, phai là hướng giải quyết hợp lý nhằm tận dụng các nguồn nước trong việc khai thác các tiềm năng của đất.

Trong phương thức canh tác ruộng nước, dân gian Tày- Nùng ở Định Hóa đã đúc rút được kinh nghiệm:

“Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”

Kỹ thuật gieo mạ

Trước khi gieo mạ, khâu chọn giống lúa luôn được đồng bào chú ý, có những dân tộc đã ví “ làm ruộng không có giống, sống cũng như chết” hoặc “tốt giống, tốt má, tốt mạ, tốt ló”, công việc chọn lúa giống thường được tiến hành ngay hôm bắt đầu thu hoạch thường do những người phụ nữ có kinh nghiệm, chọn trực tiếp trên nương. Đồng bào Định Hóa thường chọn những khu vực ruộng tốt, đều

Page 51: Tập 84 - 08 - 2011

Nguyễn Thị Dân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 45 - 51

47

cây, bông quả to giữ lại làm giống cho mùa sau. Sau khi đã chọn trên ruộng, mang về nhà, phơi khô dưới nắng vừa phải rồi buộc túm thành bó, treo trên sàn bếp, hoặc sàn nhà để tránh mối, mọt, ẩm. Có những gia đình phơi khô bằng nong, nia (đống), cất vào sọt, bao tải hoặc chum vại. Chu trình làm mạ, họ ngâm nước lã một ngày từ 12 đến 15 tiếng (đối với mạ chiêm họ ngâm lâu hơn một vài tiếng). Sau đó tráng rửa bằng nước sạch, ủ kín bằng lá chuối, hoặc bao tải. Về mùa đông, trời lạnh, họ tưới nước ấm ngày hai lần, khi hạt giống nảy mầm, đem tãi mạ ra nong, nia xoa cho gẫy bớt rễ, sảy sạch trước khi mang gieo. Nếu có sương muối, gió bấc, họ căng ni lông che kín mặt ruộng mạ trong một hai tuần đầu sau khi gieo để giữ ấm cho mạ phát triển tốt hơn.

Ruộng làm mạ được chọn tại những chân ruộng cao, dễ thoát nước. Theo kinh nghiệm, “khoai đất lạ, mạ đất quen”, vì thế ruộng làm mạ thường được dùng cố định qua nhiều vụ. Ruộng mạ được làm đất kỹ hơn, có nơi họ cho trâu quần thật nát đất, thóc giống được lựa chọn thật kỹ và cất riêng. Họ gieo lên trên ruộng đã được trang phẳng, có nơi họ gieo mạ trên ruộng còn ít nước, sau khi mạ bám rễ mới tháo cạn. Dân tộc Tày- Nùng nơi đây thường cấy hai loại lúa: Lúa nếp và lúa tẻ, với nhiều loại giống khác nhau, có những đặc tính khác nhau, song đồng bào thường cấy hai loại ngắn ngày và dài ngày.

Kỹ thuật cấy

Ở Định Hóa với đặc điểm của sản xuất nông nghiệp mang tính quảng canh chỉ tập trung vào trồng cây lương thực với trình độ kỹ thuật thấp. Mọi loại cây trồng đều được gieo trồng vào trước hoặc đầu mùa mưa hàng năm. Đến nay vụ chiêm đã chiếm vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế của họ.

Đối với lúa nước: Kỹ thuật cấy vụ chiêm và vụ mùa không khác nhau là mấy. Dân gian có câu: “Mạ 40 ngày ruộng cày hai lượt”, như vậy khi gieo mạ được 40 ngày thì nhổ để cấy. Họ thường nhổ mạ bằng tay, bó thành từng bó rồi dùng lạt giang buộc lại và việc nhổ mạ, cấy lúa là công việc chung của cả nữ giới và nam giới. Để cho cây lúa không bị rườm rà và

chóng phát triển người ta thường cắt bằng lá trước khi cấy. Trong khâu canh tác này trước đây người Tày - Nùng thường có tập quán tương trợ, giúp đỡ nhau giữa những người cùng dòng họ và cùng làng bản với hình thức đổi công tự nguyện. Với tập quán này đã phần nào khắc phục sự thiếu nhân công, đảm bảo thời vụ. Thường thì cấy lúa là công việc của phụ nữ Tày - Nùng nói chung. Khi cấy họ thường đi giật lùi, tay trái cầm bó mạ, tay phải nhúm lấy từng nhúm mạ nhỏ được tách ra từ tay trái, cắm xuống ruộng. Phương pháp cổ truyền là cắm ngửa tay và theo hàng lối ngang, dọc nghiêm chỉnh.

Kỹ thuật chăm sóc cây trồng

Sau khi cấy đến khi thu hoạch là một quá trình chăm sóc cho cây lúa. Điều quan trọng hàng đầu là gữi đủ nước cho cây lúa phát triển. Vì vậy, hàng ngày hay cách ngày, chủ nhà phải tranh thủ đi vòng lượn qua các bờ ruộng xem có bị nước dò rỉ qua bờ không? Phát hiện nơi bị dò rỉ chảy nước đi, lập tức đồng bào đắp lại ngay; đồng thời tìm nguyên nhân của sự dò rỉ đó. Nếu do lươn, do cua đục bờ thì tìm cách bắt ngay chúng. Đối với lúa nước, sau cấy khoảng 20- 40 ngày là thời kì làm cỏ bằng cách sục bùn, ít nhất một lần. Ở một số chân ruộng sẵn cỏ dại, đồng bào làm cỏ lần thứ hai. Khâu làm cỏ được tiến hành bằng chân. Người làm cỏ dùng chân gạt cỏ dại, lấp bùn lên cỏ. Khi gặp lúa bị sâu bệnh, cư dân thường dùng tro bếp, vôi bột hoặc phân gà bột vãi lên lá vào sáng sớm, khi trên lá còn đọng những giọt sương và toàn lá còn bao phủ một lớp ẩm. Nhờ có lớp ẩm đó mà tro bếp (vôi bếp hoặc phân gà bột) bám vào lá lúa làm chết sâu, bệnh. Biện pháp thứ hai là tổ chức cúng, chủ yếu là cúng thần thổ địa ở miếu và cúng thành hoàng ở đình bản. Ngày nay, khi gặp sâu bệnh, đồng bào áp dụng thêm biện pháp phun thuốc trừ sâu. Do giá trị hiệu quả của biện pháp này, thuốc trừ sâu ngày càng được sử dụng rộng rãi và đang dần dần chiếm ưu thế trong việc phòng và trừ sâu bệnh cho lúa.

Phân bón cũng đóng góp không nhỏ cho sự sinh trưởng của cây lúa, tập quán làm phân, ủ

Page 52: Tập 84 - 08 - 2011

Nguyễn Thị Dân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 45 - 51

48

phân đã được các tộc người này sử dụng thành thạo, ruộng lúa được bón phân dưới nhiều hình thức, có bón lót và bón thúc. Vận dụng thực tiễn quá trình sản xuất, dân tộc Tày- Nùng ở Định Hóa đã đúc rút ra những kinh nghiệm và truyền lại cho con đời sau :

“Không thiếu phân lúc đầu, không thừa phân lúc cuối”.

Tức là, lúc đầu khi cây lúa đang phát triển (được ví như lúa thời con gái) cần bón đầy đủ phân để cây lúa có khả năng sinh sôi nảy nở và sinh trưởng mạnh, và khi cây lúa đã đã trổ đòng và phơi màu thì không được bón phân nữa, bởi các cụ nhà ta cho rằng làm như vậy không những làm cho hạt lúa bị lép mà còn gây sâu bệnh cho cây lúa.

Cư dân Tày- Nùng ở Định Hóa thường sử dụng các nguồn phân bón chủ yếu:

Phân hữu cơ (cây xanh + phân chuồng)

Phù sa ở các sông suối bồi đắp.

Những đống rơm, gốc rạ sau những tháng bị bỏ hóa đã mục nát.

Trước vụ gieo trồng, họ thu gom phân gia súc, gia cầm, chất thành đống, dùng đất phủ kín, ủ ở ngoài gầm sàn dùng để giữ được ẩm và tơi, dễ bón. Đối với phân chuồng, họ chỉ dùng để bón lót trước khi cấy. [1, tr 71]

Đối với ngô, sắn, khoai… sau khi đào hốc, người ta dùng phân chuồng bón lót trước khi tra hạt hoặc đặt cây giống. Liều lượng phân bón lót tùy theo từng loại cây trồng. Ngô có thể bón lót 1- 2 vốc/ hốc, sắn 3-5 vốc/hốc, khoai sọ 1-2 vốc/ đầu giống (1 vốc tương đương 500gram).

Đồng bào Tày - Nùng ở Định Hóa thường canh tác vào mùa mưa, nên việc thu hoạch các loại cây trồng chủ yếu tập trung trong khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 11(bươn ất) âm lịch. Đây chính là thời gian thu hoạch những cây lương thực chính. Đối với lúa: Công cụ để gặt lúa là niềm, hái và hép. Công cụ vận chuyển lúa về nhà gồm: Quang treo, giành, gùi, đòn gánh, đòn sóc. Sau khi gặt, lúa nương được bó lại thành những bó nhỏ, mỗi bó gồm bốn, năm nắm. Khi vận chuyển về nhà, họ bó lúa thành bó lớn, dùng đòn sóc xuyên qua, mỗi đầu đòn

sóc một bó, gánh về. Theo tập quán xưa, người Tày-Nùng ở Định Hóa đập lúa trên ruộng ngay sau gặt. Dụng cụ đập lúa là máng đóng bằng gỗ (loóng). Cũng có gia đình dùng trâu quần trên sân cho đến khi thóc rụng hết ra khỏi rơm. Thóc được loại sạch rơm rác, phơi trên sân cho khô rồi dùng quạt tay, hoặc quạt hòm quạt sạch trấu, hạt lép, cất vào bồ, hoặc bao để trên sàn.

2. Tập quán canh tác trên nương rẫy.

Bên cạch việc trồng lúa nước, đồng bào Tày - Nùng ở Định Hóa còn làm nương rẫy và phát triển vườn theo lối truyền thống. Nương rẫy gắn liền với quá trình sống du canh du cư của nhiều tộc người miền núi. Nương rẫy gồm có hai loại: Nương bằng và nương dốc. Nương bằng có thể cày bừa được và canh tác lâu dài, đất tương đối màu mỡ. Nương dốc: Chỉ trồng trọt được khoảng 2 - 3 vụ, vì bị trôi lở hết đất màu, sau đó bỏ hóa 5 - 7 năm mới trồng lại được.

Tập quán lựa chọn đất nương rẫy

Nhìn chung việc canh tác nương rẫy đều phải tuân theo một quy trình nhất định, gồm nhiều công đoạn: Chọn rừng, phát đốt, làm đất gieo trồng, chăm bón và thu hoạch. Giải pháp đất trồng của cư dân chủ yếu gắn chặt với điều kiện thổ nhưỡng, địa hình. Đối với nương họ thường chọn những sườn dốc có nhiều cây lá xanh sẫm. Đối với nương mới được khai phá từ rừng già là tốt nhất, bởi đất màu mỡ, thích hợp với nhiều loại cây trồng, năm đầu tiên họ thường dành để trồng lúa, 2-3 năm sau thì chuyển sang trồng ngô, sắn, sau đó bỏ hóa, cho hưu canh một thời gian mới khai thác lại. Quy trình khai thác đất theo chế độ luân canh vừa tận dụng được đất, giữ được rừng, chống xói mòn, tạo điều kiện tái sinh rừng nhanh.[1, tr 75]

Theo kinh nghiệm của đồng bào Tày - Nùng ở Định Hóa, việc chọn đất, chọn rừng là bước quan trọng nhất, năng suất và thời gian canh tác có lâu dài hay không phụ thuộc vào chất lượng của đất, người đi chọn đất làm nương thường là chủ nhà hoặc có tuổi trong gia đình có nhiều kinh nghiệm quan sát xem xét và phân tích đất. Nơi được chọn là nơi có thảm thực vật tươi tốt, khi phát đốt mới có nhiều

Page 53: Tập 84 - 08 - 2011

Nguyễn Thị Dân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 45 - 51

49

tro than làm nguồn phân bón. Theo tập quán của người Dao thì chọn sườn đồi, chân núi phía mặt trời mọc hoặc phía mặt trời lặn để làm nương. Để chắc chắn xem đất tốt, hay xấu, ở một vài tộc người còn có cách nhấm thử xem đất có vị chát hay mặn, chua hay đắng và theo kinh nghiệm nếu thấy đất không chua mà hơi có vị chát và mặn là tốt, thích hợp với các giống lúa nương.

Trên khoảnh đất đã chọn, người Dao đánh dấu bằng cách cắm một đoạn cây cao dài một sải tay, phía đầu trẻ đôi và cài một đoạn cây ngắn khoảng 40cm hai đầu của đoạn cây hướng về 2 phía theo chiều dài của khoảnh đất định phát, cách đánh dấu như thế gọi là đao chám. Tùy theo địa thế của nương mà mỗi tộc người có những cách xử lý khác nhau. Nếu là nơi tương đối bằng phẳng ở ven suối hay trong các lòng núi thì có thể cày, bừa gieo hạt, ở chỗ đất dốc, sườn núi thì chọc lỗ hoặc bổ lỗ bằng cuốc để tra hạt. Ở những nơi nương quá dốc người ta làm các đường tránh nước có nghĩa là xẻ rãnh ngang trên đầu của mảnh nương và xẻ thêm một số rãnh dọc sườn núi để khi mưa xuống nước sẽ thoát theo những đường rãnh đó hạn chế được sự xói lở làm hại đến cây trồng. Để tận dụng độ phì của đất hầu hết các tộc người làm nương rẫy đều có cách thức luân canh. Với một đám nương mới thường thì hai năm đầu được trồng lúa, năm tiếp theo trồng ngô, sắn [2, tr 80]

Trong quy trình canh tác nương rẫy, chặt đốt cây rừng là công việc quan trọng nhất của chu trình làm nương. Sau khi đốt mặt nương sẽ được phủ tro và lớp tro này sẽ được dùng thay cho việc bón phân. Nếu như chặt đốt cây rừng là công việc quan trọng thì khâu chăm sóc cây trồng trên mảnh nương cũng được đồng bào chú ý kèm theo đó là nhiều nghi lễ, tín ngưỡng liên quan đến nông nghiệp. Mỗi vụ lúa họ làm cỏ ba lần, lần thứ nhất khi cây lúa mọc cao 30-45cm, đợt làm cỏ này thường kết thúc trước khi ăn tết 14 tháng 7 âm lịch và phải làm thật kỹ. Cư dân Tày - Nùng nơi đây họ cho rằng làm cỏ ở thời điểm này sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của cây lúa; Đối với nương tra thành từng hàng thì người

ta dùng cuốc bướm và nạo (một công cụ chuyên làm cỏ), xới nhẹ lên mặt đất cho đứt rễ cỏ rồi vứt bỏ trên những thân cây mục. Lần thứ ba làm cỏ vào trước lúc lúa trổ đòng. Riêng nương ngô chỉ làm cỏ một lần và đơn giản hơn. Lúa sắp chín các gia đình dựng chiếu lều nhỏ ngay trên nương và treo bù nhìn để canh thú rừng, xua đuổi chim muông đến phá lúa. [1, tr 78]

Có thể nói, qua kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp nương rẫy và những nghi lễ cho thấy:

Đồng bào làm kinh tế nương rẫy chủ yếu dùng kỹ thuật thô sơ, hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Sự tác động của con người đến cây trồng thông qua các khâu đốt phát, chăm sóc (làm cỏ) nên việc thu hoạch mùa màng thường không ổn định.

Việc trồng xen các loại cây trồng khác nhau trên một mảnh nương như vậy về mặt kinh tế đảm bảo cho mùa màng không bị thất thu vì tổng sản lượng thu được trên một diện tích nhất định cao hơn hẳn so với trồng đơn nhất một loại cây nào đó; nhưng mặt khác nó có ý nghĩa quan trọng hơn đó là sự tích lũy vốn tri thức của con người nhằm duy trì sự bền vững của nền nông nghiệp.

Ngô: Thu hoạch bằng cách dùng tay bẻ, bóc hết áo ngay trên nương, cho vào giành gánh về. Ngô được tách hạt ra khỏi bắp, phơi khô, sau đó cất vào chum, vại, bồ, hoặc bao, để trên sàn. Sắn: Chủ yếu được thu hoạch vào cuối năm. Có những gia đình có những nương sắn lưu niên có thể thu hoạch quanh năm.

Nhìn chung cây trồng chính trên nương là lúa, ngô, song để tận dụng nguồn đất và để có sản phẩm phong phú đáp ứng nhu cầu phục vụ đời sống nên trên từng đám nương đồng bào còn có tập quán xen canh gối vụ. Cư dân ở vùng thung lũng chân núi, ngày nay họ không chỉ làm ruộng nước mà còn canh tác nương rẫy.

Lúa nương của đồng bào cư dân Tày- Nùng ở Định Hóa có nguồn gốc từ rất lâu đời. Theo lời kể của các già làng thì từ khi họ sinh ra đã có cây lúa nương và đặt tên là “cây lúa quên

Page 54: Tập 84 - 08 - 2011

Nguyễn Thị Dân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 45 - 51

50

chồng”: Chuyện kể lại “ Ngày xửa ngày xưa có một gia đình nhà nọ, họ trồng được một giống lúa, năng xuất cũng không cao (khoảng 50-60 cân thóc một sào) nhưng lần đầu tiên người vợ nấu cơm bằng giống lúa đó, đợi chồng đi làm nương mãi không thấy về, đói quá người vợ đã lấy cơm ăn trước, càng ăn càng thấy ngon, một bát rồi hai bát và cứ thế và hết cả nồi cơm, lúc đó người vợ giật mình sao mình lại ăn khỏe thế mình nấu một ống gạo kia mà. Người vợ sợ chồng về không có cơm ăn nên đã đi nấu cơm khác cho chồng”, sau này người dân đã đặt tên cho cây lúa nương ấy là cây lúa quên chồng.

Có thể nói kinh tế nương là khâu thứ hai trong kinh tế trồng trọt. Việc trồng sen canh gối vụ các loại cây trồng khác trên một mảnh nương như vậy về mặt kinh tế đảm bảo cho mùa màng không bị thất thu vì tổng sản lượng thu được trên một diện tích nhất định cao hơn hẳn so với trồng đơn nhất một loại cây nào đó, nhưng mặt khác có ý nghĩa quan trọng hơn đó là sự tích lũy vốn tri thức của con người nhằm duy trì sự bền vững của nền nông nghiệp

Nương du canh và nương định canh Nương định canh của đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc nói chung và cư dân Tày- Nùng ở Định Hóa nói riêng thường ở gần nhà, đất tương đối bằng phẳng, nhiều màu dễ có điều kiện chăm sóc cây trồng và sử dụng trong nhiều năm, có thể coi đây là hình thức nương vườn. Nương du canh ở xa nhà nằm trên các triền núi, được canh tác một số năm, đất kiệt màu thì bỏ hoặc để hưu canh một thời gian. [1, tr 73] Căn cứ vào giống cây trồng có thể trồng cây lương thực, thực phẩm và nương trồng cây công nghiệp. Loại nương trồng cây công nghiệp gồm nương bông, nương chàm, nương lanh… Nương trồng cây lương thực là cây: nương lúa và nương ngô.

Về quy trình sản xuất nương rẫy cũng tuân thủ theo thời vụ, thời hạn chặt chẽ, liên quan mật thiết với thời vụ và phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Thông thường đồng bào thực hiện lịch thời vụ làm nương rẫy như sau:

Tháng một, tháng chạp: Tìm chọn đất, phát cây và chặt cây.

Tháng chạp, tháng giêng: Đốt nương, dọn rẫy, trồng trọt các loại cây như lúa, ngô, đậu, đỗ.

Tháng 2, 3, 4: Chăm sóc, làm cỏ, vun sới.

Tháng 5, 6: Thu hoạch sản phẩm ngắn ngày: ngô, đậu, bí…

Tháng 7, 8, 9: Thu hoạch lúa nương, mố.

Tuy nhiên, tùy theo loại giống cây trồng mà đất trồng được chuẩn bị sớm hay muộn. Cư dân Tày- Nùng Định Hóa xưa kia có kinh nghiệm trồng ngô, chàm, thường gieo vào tháng hai, còn trồng lúa nương thì vào tháng 4. Họ trồng lúa, ngô trên nương bằng phương pháp như cuốc hốc hoặc dùng gậy chọc lỗ tra hạt. Công cụ chọc lỗ là chiếc gậy (hủng) làm bằng cây chắc, đẽo nhọn đầu, chiều dài khoảng 1,5m. Họ thường chọc lỗ, tra hạt theo chiều từ dưới lên đỉnh nương. Sau đó họ dàn hàng ngang, nam chọc lỗ, nữ theo sau bỏ hạt. Khoảng cách giữa các hốc lúa tương đương với độ dài bàn chân. Tra xong hạt họ gạt đất phủ kín hốc để tránh chuột, kiến và muông thú phá hoại.

3.Các tập quán khác về canh tác nương rẫy

Khâu chăm sóc cây trồng trên nương cũng được đồng bào chú ý thông qua nhiều nghi lễ, tín ngưỡng liên quan nền nông nghiệp. Người Dao quan niệm rằng: “Mài chuổng, mài moỏng chính mài siêu”(có trồng, có chăm thì mới có thu hoạch). Kỹ thuật thô sơ, chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Sự tác động của con người đến cây trồng thông qua các khâu phát, đốt, chăm sóc (làm cỏ) nên việc thu hoạch mùa màng thường không ổn định.

Trong việc chăm sóc bảo vệ mùa màng, có nhiều nghi lễ và phong tục truyền thống họ xem đây là những tiêu chuẩn đảm bảo sự sinh trưởng của cây trồng. Hàng năm vào dịp tết Nguyên đán, tất cả các loại lá đã hái về gói bánh, không dùng hết phải mang để ở ngoài ngôi nhà; làm như thế sẽ hạn chế sự phát triển cỏ dại trên đám nương cho vụ sau. Cũng giống như các dân tộc dưới xuôi, đêm 30 tết, mọi nhà ngủ muộn hơn ngày thường, nhà nào không thực hiện sang năm mới ngô lúa bị gió làm đổ ảnh hưởng đến năng suất, nhà đó phải chịu trách nhiệm trước làng bản. Đặc biệt phụ nữ đêm đó không được kéo sợi vì theo họ làm

Page 55: Tập 84 - 08 - 2011

Nguyễn Thị Dân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 45 - 51

51

như vậy sẽ là dấu hiệu để cho những cơn bão lớn về gây thiệt hại cho mùa màng vào năm mới. Trong những ngày tết; quần áo, chăn màn, khăn mũ cấm mang ra phơi ngoài trời, đêm đến đi chơi không được đốt đuốc. [1, tr 79-80]

Một phong tục cho thấy ở cư dân nơi đây nói riêng và các dân tộc miền núi nói chung đều có tục cắm nêu sau khi tra nương song với lòng mong ước lúa mọc cao như cây nêu. Cây nêu đồng thời cũng còn là sự báo hiệu cho thần thánh biết rằng đám nương ấy đã được gieo trồng, cần phải được bảo vệ. Có khi người ta còn treo vào cây nêu ấy những ống nứa con, những mẩu gỗ hoặc những hòn đá con với ý nghĩa là sau này lúa sẽ có nhiều bông và hạt thóc sẽ chắc mẩy. Ngược lại khi lúa không được tươi tốt hay bị bệnh vàng lụi hoặc sâu bệnh, người dân nơi đây thường làm phép đuổi ma tà bằng cách lấy một ít nước mời thầy cúng phù phép vào đó rồi vẩy lên những chỗ lúa bị hại.

TÓM LẠI

Có thể nói, xưa kia hoạt động kinh tế của các cư dân nơi đây hoàn toàn mang tính cá thể. Việc theo dõi diện tích, năng xuất, sản lượng thường không được họ quan tâm, mà họ chỉ biết năm đó gieo được bao nhiêu kilôgam giống lúa, ngô, trồng được bao nhiêu buổi. Họ

không quan tâm vào năng xuất mà họ chỉ quan tâm đến việc là năm đó họ trồng được bao nhiêu. Ngày nay, cùng với những kinh nghiệm ấy và với chính sách ưu tiên của Đảng - Nhà Nước nên họ đã chú ý hơn về sản lượng và áp dụng kỹ thuật vào sản xuất. Do vậy, đời sống của cư dân Tày - Nùng nói riêng và đồng bào nhân dân Định Hóa nói chung đã có nhiều bước tiến mới, đời sống nhân dân được đầy đủ hơn trước. Bấy lâu nay bà con không còn cảnh:

“Ba đồng một bát thịt trâu

Lấy chồng rục rạ gánh lâu cả đời”

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. Khổng Diễn (1996), Những đặc điểm kinh tế- xã hội các dân tộc miền núi phía Bắc, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. [2]. Phan Đại Doăn (2001), Làng bản Việt Nam một số vấn đề kinh tế - văn hóa - xã hội, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [3]. Hoàng Nam (1991), Dân tộc Nùng ở Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc. [4]. Trương Hữu Quýnh, Đỗ Bang (1997), Tình hình ruộng đất nông nghiệp và đời sống nông dân dưới triều Nguyễn, Nxb Thuận Hóa. [5]. Ông Ma Đình Được, 73 tuổi, hiện là đảng bộ hội người cao tuổi, trưởng thôn thuộc xóm Khuôn Tát - xã Phú Đình - huyện Định Hoá.

SUMMARY CONVENTIONAL AGRICULTURAL PRACTICE OF TAY – NUNG ET HNIC GROUP IN DINH HOA – THAI NGUYEN

Nguyen Thi Dan*

Thai Nguyen College of Education In rice farming practice speaking, this meant to refer to land field. Therefore, management and continual expansion of land are vital. But how to manage and how to expand land use are depended on the contemporary social relations dominant. Dinh Hoa is a mountainous district of Thai Nguyen province, the terrain is complex and relatively dangerous, which consists of low mountains and hills that made humid tropical climate, this favorably facilitate economic development in paddy rice farming. Tay-Nung ethnic people have been living on paddy farming for years; they have gained much valuable experience from actual production. Nowadays, that experience is still valuable for the development of upland agriculture in general and Dinh Hoa in particular. Key words: tropical moist, water paddy farming, production experience, the agricultural economy

* Tel: 02803601433

Page 56: Tập 84 - 08 - 2011

Nguyễn Thị Dân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 45 - 51

52

Page 57: Tập 84 - 08 - 2011

Nguyễn Minh Tuấn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 53 - 57

53

NHÌN L ẠI QUÁ TRÌNH CHUY ỂN DỊCH CƠ CẤU KINH T Ế PHƯỜNG CẢI ĐAN - SÔNG CÔNG - THÁI NGUYÊN (1999 - 2010)

Nguyễn Minh Tu ấn*

Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Phường Cải Đan (thuộc thị xã Sông Công, Thái Nguyên) được thành lập vào năm 1999 theo Nghị định số 18/NĐ - CP của Chính phủ nước CHXHCNVN. Đến nay, phường Cải Đan trở thành một đơn vị điển hình về phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Sau hơn 10 năm thành lập, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, Đảng bộ thị xã Sông Công và trực tiếp là Đảng bộ phường Cải Đan, cơ cấu kinh tế của phường đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ; giảm dần tỷ trọng trong ngành nông nghiệp. Nhờ đó, đời sống của người dân ngày một ổn định, bộ mặt của phố phường ngày càng thay đổi theo hướng tích cực. Từ khoá: công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tỷ trọng kinh tế

Đảng bộ phường lãnh đạo quá trình phát tri ển kinh tế xã hội giai đoạn 1999-2005*

Phường Cải Đan mới thành lập năm 1999, trên cơ sở xã Cải Đan cũ nên nông nghiệp là ngành kinh tế giữ vai trò chủ đạo; sản xuất hàng hóa chưa phát triển, kết cấu hạ tầng yếu kém. Giai đoạn đầu mới thành lập (1999 - 2005), dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ phường, kinh tế của Cải Đan có sự chuyển dịch tích cực về cơ cấu ngành. Bên cạnh ngành nông nghiệp là chính thì các ngành công nghiệp, dịch vụ bước đầu phát triển mạnh, dần chiếm tỷ trọng cao.

Nông nghiệp:

Xác định cây lúa là cây trồng chính và có vai trò quan trọng nhất nên ngay từ khi mới thành lập, Đảng bộ, UBND phường đã kịp thời lãnh đạo nhân dân đẩy mạnh hoạt động sản xuất, tăng năng suất và sản lượng lương thực để đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong vùng và phục vụ cho hoạt động trao đổi buôn bán.

Mặc dù diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp do một số doanh nghiệp, trường học lấy đất để xây dựng và làm đường giao thông, nhưng diện tích, năng suất và sản lượng lúa trong giai đoạn này vẫn tăng lên đáng kể. Năm 2002, diện tích lúa của phường là 306,8 ha, tổng sản lượng là 1737 tấn. Năm 2004, năng * Tel: 01234865145; Email: [email protected]

suất lúa bình quân của phường là 47,2 ta/ha, đối với lúa cao sản đạt 54 tạ/ha, so với năm 2003 đã vượt 3,2 tạ/ha. Đến năm 2005, tổng diện tích lúa của phường tăng lên 386,1 ha, tổng sản lượng lương thực là 1.788,03 tấn đạt 121,7% kế hoạch. Đối với lúa cao sản tổng diện tích là 140 ha, năng suất đạt 55 tạ/ha cao hơn 5tạ/ha so với kế hoạch đề ra, tổng sản lượng là 770 tấn, cao hơn so với năm 2004 [4]. Có được kết quả đó là do Đảng bộ phường thường xuyên chỉ đạo mở rộng diện tích canh tác, thúc đẩy đưa các giống lúa mới vào sản xuất, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật để năng cao năng suất. Các hội nghị đầu bờ tường xuyên được tổ chức để tổng kết và đưa ra những giải pháp kịp thời.

Bên cạnh cây là cây trồng chính, Đảng bộ phường khuyến khích nhân dân trồng xen canh các loại hoa màu như: ngô, khoai lang, đỗ, lạc, rau màu…Cán bộ khuyến nông tích cực nghiên cứu tìm hiểu sự thích nghi của các loại cây trồng mới với đất đai trên địa bàn phường và đẩy mạnh hoạt động áp dụng khoa học - kĩ thuật vào sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Trong số các cây trồng xen canh, ngô là cây trồng chủ yếu trong vụ đông, góp phần quan trọng đưa sản lượng lương thực của phường tăng mạnh. Đến năm 2005, toàn phường có 119 ha trồng ngô, năng suất bình quân đạt 27,33 tạ/ha, tổng sản lượng ngô là 325,23 tấn, trong đó ngô nếp

Page 58: Tập 84 - 08 - 2011

Nguyễn Minh Tuấn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 53 - 57

54

chiếm 40% diện tích trồng. Với diện tích lớn và tập trung nên cây ngô đã thực sự trở hàng hóa trong vụ đông. Diện tích các cây trồng khác như khoai lang, đậu, đỗ, lạc cũng tăng lên. Do đó, sản lượng lương thực bình quân trong phường tăng lên 570 kg/người/năm, cao hơn nhiều so với tỷ lệ chung của tỉnh và cả nước [4].

Bên cạnh trồng trọt, chăn nuôi trên địa bàn phường cũng khá phát triển, bao gồm các loại gia súc như: trâu, bò, lợn chủ yếu để lấy sức kéo, phân bón và từng bước hướng tới việc lấy thịt. Các loại gia cầm như gà, vịt, ngan cũng được nuôi khá phổ biến với quy mô gia đình, nhằm phục vụ nhu cầu thực phẩm hằng ngày. Trên địa bàn phường bắt đầu xuất hiện các trang trại chăn nuôi lợn, gà tập trung tại các tổ dân phố Ao Ngo, Nguyên Giả. Đặc biệt, trên địa bàn phường đã có 2 trang trại nuôi lợn hướng nạc, riêng xóm Ao Ngo nhiều hộ nông dân đã chăn từ 20-25 con lợn một lứa cho thu nhập khá cao.

Trong giai đoạn này do ảnh hưởng của các dịch bệnh ở gia cầm, gia súc như: cúm gia cầm, long móng nên hoạt động chăn nuôi của nhân dân trong phường cũng bị ảnh hưởng. Nhưng nhờ có sự chỉ đạo kịp thời của Đảng bộ, UBND trong công tác kiểm dịch, tiêm vác xin phòng dịch nên hoạt động chăn nuôi trên địa bàn phường vẫn được giữ vững. Đến năm 2005, đàn trâu, bò đã tăng lên hơn 800 con, rất nhiều gia đình trong phường nuôi từ 4-5 con trâu, bò [4].

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ:

Trong giai đoạn 1999-2005, các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ đã có những bước tiến triển quan trọng. Trên địa bàn phường, các nhà máy, xí nghiệp, công ty vừa và nhỏ bắt đầu hình thành và phát triển.

Tính đến năm 2004, trên địa bàn có 62 hộ đang kinh doanh, sản xuất hiệu quả và cho thu nhập ổn định. Chợ phường Cải Đan đang được xây dựng, các kiốt bán hàng đang được hình thành [4].

Đến năm 2005, trên địa bàn phường trên địa bàn phường đã có 15 doanh nghiệp đang hoạt động, 65 hộ đăng ký kinh doanh, nhiều dự án đã và đang vào đầu tư trong địa bàn như:

Công ty TNHH một thành viên Vạn Xuân đã đền bù và giải phóng mặt bằng xong đang chuẩn bị xây dựng; kho bạc nhà nước Sông Công; ngân hàng đầu tư tỉnh Thái Nguyên, trường Cao đẳng Xây lắp điện; dự án nghĩa địa tập trung đang được Sở Xây dựng thiết kế và chuẩn bị xây dựng; công ty chế biến thức ăn gia súc gia cầm Đại Minh đang được xây dựng, dự kiến sẽ đi vào sản xuất, vào đầu quý II năm 2006, hiện tại đang chuẩn bị tuyển thêm công nhân là con em của những hộ gia đình có ruộng thu bị hồi vào làm việc. Sự ra đời của các doanh nghiệp trên địa bàn phường đã góp phần tạo thêm việc làm, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, dịch vụ.

Địa chính, xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông thủy lợi:

Tính đến năm 2005 trên địa bàn phường đã có 5 tuyến đường giao thông nông thôn với tổng chiều dài là 1.008 mét, tổng giá trị quyết toán là 205.383.000 đồng, trong đó nhà nước hỗ trợ 50 triệu đồng, còn đa số do nhân dân tự nguyện đóng góp. Nhờ đó, việc giao thông đi lại của người dân trong phường được thuận lợi hơn và tạo điều kiện trong thu hút đầu tư, phát triển kinh tế.

Cùng với việc xây dựng hệ thống giao thông vận tải, công tác xây dựng hệ thống thuỷ lợi cũng có những tiến triển quan trọng. Năm 2004, phường nghiệm thu và đưa vào sử dụng trạm bơm điện Phố Mới, đã góp phần tăng diện tích đất canh tác, tạo điều kiện luân canh tăng vụ trên vùng đất khô cằn, đặc biệt là phát triển các cây vụ đông. Cũng trong năm 2004, nhờ xử lý tốt các vụ vỡ đê tại kênh cấp I Xuân Thành và kênh cấp II tại xóm Nguyên Gon, cùng với việc trạm khuyến nông phục vụ tốt nguồn nước tưới đã tạo điều kiện đưa năng suất lúa lên cao.

Là một phường mới đựơc thành lập nên Cải Đan phải đối mặt với nhiều khó khăn và thử thách trong quá trình phát triển kinh tế: dịch cúm gia cầm bùng phát và có nguy cơ quay trở lại đe dọa hoạt động chăn nuôi của phường, giá cả một số vật tư phục vụ sản xuất không ổn định, đã ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của nhân dân. Song dưới sự lãnh đạo

Page 59: Tập 84 - 08 - 2011

Nguyễn Minh Tuấn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 53 - 57

55

thường xuyên của Đảng bộ phường, việc tổ chức thực hiện kịp thời của UBND và sự đoàn kết nhất trí ủng hộ của nhân dân toàn phường, việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Cải Đan trong giai đoạn 1999-2005 đã đạt đựợc một số kết quả quan trọng. Đời sống của nhân dân đã ổn định, niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng bộ ngày càng được củng cố.

2. Giai đoạn 2005-2010

Trong giai đoạn 2005 - 2010, phường Cải Đan tiếp tục thu được nhiều thành tựu về kinh tế, văn hóa và xã hội. Để đạt được những kết quả đó là do Đảng bộ phường Cải Đan luôn đề ra những chủ trương, biện pháp kịp thời, tạo động lực cho sự phát triển của phường trong thời kì mới.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ phường lần thứ 2 “phấn đấu phường Cải Đan trở thành phường công nghiệp-nông nghiệp-tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ phường, cùng với sự nỗ lực của 11 tổ dân phố, các ban ngành, đoàn thể và nhân dân trong phường nên các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội đều hoàn thành vượt kế hoạch đề ra.

Các hoạt động sản xuất, kinh doanh đều tăng hơn so với trước. Đến năm 2006, số hộ đăng kí kinh doanh trên địa bàn phương tăng lên 65 hộ, có 20 doanh nghiệp vừa và nhỏ đã đi vào hoạt động. Với việc tăng mạnh hoạt động kinh doanh đã tạo ra một cơ chế hoạt động kinh tế linh hoạt, nguồn thu nhập ổn định, góp phần cải thiện mức sống của người dân và tăng thu ngân sách cho phường.

Khi kinh tế phát triển, bên cạnh những nhu cầu về sinh hoạt hằng ngày, nhu cầu xây dựng tăng lên nhanh chóng, các công trình xây dựng bắt đầu mở rộng trên quy mô lớn: các trường học, các công ty, xí nghiệp lần lượt mọc lên, các khu dân cư hiện đại đang được quy hoạch. Chính vì vậy, trong thời gian này có 6 dự án bồi thường giải phóng mặt bằng, sẽ hứa hẹn đem đến bộ mặt mới cho phường Cải Đan. Những thay đổi trên toàn phường đã phản ánh, đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, đẩy

nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn.

Nông nghiệp

Trong sản xuất nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi vẫn là hai ngành sản xuất chính. Với những chính sách khuyến nông: khuyến khích sử dụng nhiều giống lúa mới; công tác phát triển thủy lợi được đẩy mạnh với hệ thống kênh, mương được sửa chữa và xây dựng mới nên hoạt động trồng trọt được đẩy mạnh hơn nữa. Trong đó, lúa vẫn là cây sản xuất chính.

Đến năm 2009, diện tích trồng lúa đạt 385 ha, năng suất lúa đã đạt tới 50 tạ/ ha, tổng sản lượng lúa đạt 1792 tấn, bằng 102% kế hoạch. Trong đó, lúa cao sản với 146 ha đạt tới 55 tạ/ha, tổng sản lượng lúa cao sản đạt 803 tấn. Bên cạnh cây lúa, các cây lương thực khác ngô cũng đạt sản lượng cao, với diện tích là 185 ha, đạt năng suất bình quân là 39,5 tạ/ha, tổng sản lượng đạt 663,5 tấn. Khoai lang, đậu, đỗ các loại rau mầu, cây ăn quả đều phát triển tốt và cho thu nhập khá cao. Tổng sản lượng lương thực tới năm 2009 đạt 1900 tấn vượt 0.89% so với những năm đầu của giai đoạn 2006-2010 [4]. Như vậy, trong trồng trọt, sản lượng cây lương thực đều đạt sản lượng cao vượt mức chỉ tiêu của các kế hoạch đề ra, từ đó góp phần khẳng định vị thế của ngành nông nghiệp, tạo ra bước đệm để phát triển kinh tế phường toàn diện hơn.

Chăn nuôi là một trong những ngành kinh tế chủ chốt trong nông nghiệp của Cải Đan. Những năm gần đây, với những diễn biến phức tạp của các bệnh dịch ở gia cầm, lợn, trâu, bò đã gây sự tổn thất lớn về thu nhập từ chăn nuôi. Trước tình hình đó, lãnh đạo của phường, bằng những biện pháp đã hạn chế tối đa những thiệt hại do bệnh dịch mang lại. Trong giai đoạn 2006 - 2010, chăn nuôi đã có những biến đổi theo chiều hướng tích cực hơn, tạo ra sự cân bằng với ngành trồng trọt. Số lượng đàn trâu bò và lợn phát triển nhanh, trong đó đàn trâu bò tăng lên 600 con trên toàn phường, đàn lợn có xu thế ổn định và vẫn được duy trì so với trước. Mặc dù dịch cúm gia cầm tái phát ở một số địa phương,

Page 60: Tập 84 - 08 - 2011

Nguyễn Minh Tuấn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 53 - 57

56

nhưng với những biện pháp phòng ngừa hiệu quả nên sau khi bệnh dịch được kiểm soát, số lượng đàn gia cầm lại tiếp tục phát triển, tăng số lượng lên đáng kể.

Những kết quả đó là do sự nỗ lực không ngừng của toàn thể nhân dân trong phường và quan trọng là sự quan tâm, lãnh đạo của Đảng bộ, của các cơ quan chức năng trong việc tìm ra những bước đi phù hợp thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả kinh tế.

Xây dựng cơ sở hạ tầng:

Bên cạnh việc phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn, Đảng bộ phường và đã thu được nhiều kết quả tích cực về vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng, phục vụ cho phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội.

Trong từng tổ dân phố, các công trình giao thông từng bước được sửa chữa và đầu tư nâng cấp. Các tuyến đường hầu hết được đổ bê tông cốt thép, trong đó có tuyến đường Bắc Xuân Miếu và tuyến đường Thống Nhất và nhà văn hóa Xuân Gáo là những công trình lớn của phường với số tiền lên tới hàng trăm triệu đồng, trong đó một phần chi phí do nhà nước hỗ trợ, một phần lớn là do nhân dân đóng góp. Đến năm 2010 trên toàn phường đã làm mới 5713 mét đường bê tông [3]. Với việc bê tông hóa đường giao thông đã tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho nhân dân trong địa bàn, từng bước hình thành diện mạo nông thôn mới.

Để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, Đảng bộ phường Cải Đan đã thường xuyên quan tâm tới việc làm thủy lợi. Với tuyến kênh nội đồng của hai tổ dân phố Nguyên Bẫy và Phố Mới được đưa vào sử dụng, tổng chiều dài là 610 m đã giúp ích bà con nông dân rất nhiều trong sản xuất. Bên cạnh đó, 2 tuyến kênh 12-9A và 12-9B do Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn trực tiếp thi công cũng đã được đưa vào sử dụng [3]. Qua 5 năm thực hiện những chủ trương trên, đến năm 2010, toàn phường đã xây dựng được 3485 mét kênh mương nội. Việc tưới tiêu nước trên đồng ruộng, đặc biệt là vùng đất cao trở nên dễ dàng hơn, nhân dân có thể chủ động nước trong sản xuất và sinh hoạt.

Với chủ trương đúng đắn coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, Đảng bộ phường Cải Đan đã tạo ra sự tin yêu của quần chúng. Sự đoàn kết của Đảng bộ phường, toàn dân đã đưa đến sự thắng lợi trên nhiều lĩnh vực sau 5 năm thực hiện Nghị quyết của của Đảng bộ phường nhiệm kỳ 2: Phát triển kinh tế luôn luôn tăng trưởng, cơ sở hạ tầng được xây dựng ngày một khang trang, an ninh quốc phòng ổn định, giữ vững đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng cải thiện, bộ mặt của phường ngày càng đổi mới.

Ưu điểm, hạn chế và khuyến nghị

Trong quá trình Đảng bộ phường lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm 1999 đến năm 2010 nổi lên những ưu điểm sau:

Một là, Đảng bộ phường đã vận dụng sáng tạo những chủ trương, đường lối của Đảng vào quá trình đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, dịch vụ.

Hai là, trên cơ sở ưu tiên xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn để thực hiện hiệu quả quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân từng bước đã được cải thiện.

Ba là, trong quá trình lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Đảng bộ phường luôn chú trọng công tác tổ chức cán bộ, đảng viên, biến quyết tâm của Đảng bộ thành hành động thực tiễn của quần chúng.

Bên cạnh những ưu điểm, Đảng bộ phường còn có một số hạn chế: việc triển khai thực hiện chủ trương ở các ngành, các cấp còn lúng túng; việc tổ chức xây dựng và thực hiện các quy hoạch chưa tốt; việc chuyển dịch kinh tế chưa hiệu quả, vẫn còn mang tính thuần nông.

Nhiệm vụ của Đảng bộ phường trong giai đoạn tới là “lãnh đạo nhân dân thực hiện thắng lợi mục tiêu kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, tạo đà cho phát triển kinh tế bền vững, sớm đưa phường Cải Đan trở thành phường công nghiệp, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ” [4].

Để thực hiện được mục tiêu đó cần:

Page 61: Tập 84 - 08 - 2011

Nguyễn Minh Tuấn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 53 - 57

57

- Đẩy mạnh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, tạo thêm nhiều việc làm, phát triển ngành nghề đa dạng, phong phú, áp dụng khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng; mở rộng mô hình trồng ngô bao tử, ngô nếp ngô lai; xây dựng cánh đồng sạch, cánh đồng chuyên canh; mở rộng phát triển mô hình chăn nuôi lợn ngoại, gà công nghiệp, gà đẻ trứng, gà thả vườn; nhân rộng mô hình nuôi nhím sinh sản, mô hình nuôi ếch Thái Lan. - Tập trung chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 7 khóa X đề ra: tiếp tục xây dựng các cánh đồng cao sản, đẩy mạnh thâm canh, tăng vòng quay của đất nên 3 vụ/năm; tích cực phối hợp với phòng Nông nghiệp, trạm Khuyến nông, trạm Vật tư nông nghiệp của thị xã hỗ trợ về kỹ thuật, cây giống, con giống có năng suất cao để nông dân đưa vào sản xuất. - Tạo điều kiện cho các gia đình mở trang trại nhỏ và vừa, khuyến khích động viên nhân dân phát triển đa dạng trong chăn nuôi. Thường xuyên tuyên truyền, vận động nhân dân chủ động tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm không để bệnh dịch lây lan thành dịch. - Lãnh đạo phường cần xây dựng cơ chế, chính sách nhằm huy động tối đa các nguồn lực để phát triển kinh tế; cần phát huy hơn

nữa vai trò của đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ cơ sở tại các tổ dân phố.

KẾT LUẬN

Là một đơn vị mới ra đời, Đảng bộ và nhân dân phường Cải Đan phải đối mặt với nhiều khó khăn thử thách: thiếu lãnh đạo, thiếu kinh nghiệm, ngân sách hạn hẹp. Nhưng với phương châm tuyệt đối tin tưởng vào đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước; với sự giúp đỡ của các cấp chính quyền, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên và thị xã Sông Công, Ban Chấp hành Đảng uỷ phường đã nỗ lực đưa phường Cải Đan phát triển đi lên. Nhờ vậy mà sau hơn 10 năm thành lập, nền kinh tế phường Cải Đan đã có sự chuyển dịch nhanh theo hướng “Công nghiệp, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ”, diện mạo của phường được thay đổi theo chiều hướng tích cực.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ phường Cải Đan nhiệm kì I, năm 1999. [2]. Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ phường Cải Đan nhiệm kì II, năm 2005. [3]. Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ phường Cải Đan nhiệm kì III, năm 2010. [4]. Báo cáo Tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội (từ năm 2000 đến năm 2010).

SUMMARY PROCESS OF ECONOMIC RESTRUCTURING OF CAI DAN WARDS (SONG CONG - THAI NGUYEN) 1999-2010

Nguyen Minh Tuan* College of Sciences - TNU

Cai Dan wards was found in 1999 under Decree No. 18/ND - CP of the Government of the Democratic Republic of Vietnam. Up to now, Cai Dan wards has become a typical unit of economic development towards industrialization and modernization. After more than 10 years of establishment, under the leadership of the Thai Nguyen Provincial Party Committee, Party Committee of Song Cong town, especially the leadership of Cai Dan Communite, the economic structure of the wards have shifted towards increasing rates critical industries, services, gradually reducing the agricultural sector. So that, people's lives is stable and more stable, surface of the Cai Dan wards varies increasingly positive trend. Key words: industrialization and modernization, the economic, restructuring, economic gravity

* Tel: 01234865145; Email: [email protected]

Page 62: Tập 84 - 08 - 2011

Nguyễn Minh Tuấn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 53 - 57

58

Page 63: Tập 84 - 08 - 2011

Phan Đình Thuận Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 59 - 64

59

Qu¸ tr×nh x©y dùng nhµ cña ng−êi Nïng ë huyÖn §ång Hû, tØnh Th¸i Nguyªn

Phan Đình Thuận*

Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Nhà ở là một tổ hợp về sinh hoạt và văn hoá của cư dân mỗi dân tộc. Nó phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời phản ánh chiều hướng phát triển kinh tế, gắn liền với cảnh quan xung quanh và phương thức sinh hoạt của một tộc người. Nhà của người Nùng ở huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên mang nhiều nét đặc trưng so với các địa phương khác, đặc biệt trong các bước tiến hành làm nhà. Từ khoá: Dân tộc Nùng, Đồng Hỷ, Nhà mới, Văn hoá, Dân tộc

Ngôi nhà được dựng có thể là nhà cũ hay nhà mới làm song đây là mốc đánh dấu sự kiện trọng đại của một đời người. Do vậy, việc dựng nhà, làm nhà luôn được chuẩn bị kỹ lưỡng và chu đáo trình tự qua nhiều bước khác nhau.*

Chọn đất và hướng nhà Ngôi nhà mới được làm dù sang trọng hay bình dân cần phải có hệ thống nghi lễ, tập tục phức tạp và tốn kém. Trước khi tiến hành làm nhà mới người Nùng chú trọng xem tuổi và xem hướng nhà. Ngôi nhà mới thường được đặt ở vị trí đẹp. Để chọn vị trí dựng nhà, lúc xế chiều của một ngày tốt, chủ nhà đến chỗ định làm nhà cắm một cộc nứa và dắt vào chân cọc những lá cỏ gianh, đồng thời đào một hố bằng cái bát to, nện chặt xung quanh rồi lấy gạo đặt xuống thành từng chòm. Theo quan niệm của họ, các chòm tượng trưng cho người và gia súc quây quần xung quanh ngôi nhà. Điều này thể hiện ước muốn của họ về một cuộc sông no đủ, sung túc trong tương lai.

Mặt khác, để biết được chỗ dự định làm nhà có tốt hay không, người Nùng rất đề cao giấc mộng của mình. Họ cho rằng khi chuẩn bị làm nhà mới, nếu chủ nhà mơ thấy nước, cây cối xanh tươi là điềm tốt. Ngược lại nếu mơ thấy màu đỏ là điều không hay. Đặc biệt họ rất kỵ tiếng kêu của hươu nai... Nếu mọi chuyện đều tốt lành thì chủ nhà làm nhà trên đất đã định sẵn. * Tel: 0977040824; Email: [email protected]

Người Nùng tin theo thuyết Phong thuỷ nên họ thường mời các thầy về xem cho. Ngày xưa, khi đất đai còn rộng, dân cư thưa thớt, người ta mới chú ý chọn đất, còn ngày nay, họ chỉ chọn hướng. Theo thuyết Phong thuỷ, đất để làm nhà ở, đình chùa, dựng xóm thôn gọi là dương trạch. Dương trạch phải hài hoà với thiên nhiên, có môi trường tốt khiến con người cảm thấy tươi vui, hoà nhã, cơ thể khoẻ mạnh, tinh thần sảng khoái. Đất làm nhà phải gần nguồn nước, đất đai màu mỡ nhưng phải cao ráo, không ẩm thấp, không khí trong lành, có đường đi thuận tiện. Cũng giống như quan niệm làm nhà trước đây, ngày nay người Nùng họ vẫn kiêng làm nhà trên nền giếng cũ hay ngõ cụt. Những mảnh đất ở nơi gần chùa, miếu mạo, nơi thờ cúng thường không được đồng bào chọn để xây dựng nhà ở. Nếu có thì phải cách phạm vi chùa một khoảng nhất định bởi họ cho rằng đó là nơi ngự trị của thánh thần, phạm phải đất đó là bị thánh thần quở phạt, trách móc. Những nơi có cây cổ thụ hoá mộc tinh, những tảng đá cuội đã hoá thạch tinh đều phải tránh xa vì ở đó có nhiều ma quỷ quấy nhiễu. Nếu làm thì phải lập miếu thờ trong vườn, hương khói thường xuyên. Tuy nhiên, nếu thời kỳ trước năm 1945 quá trình lựa chọn đất làm nhà có nhiều thuận lợi hơn nên vị trí của những ngôi nhà này thường rất đẹp. Còn ngày nay, hướng của các ngôi nhà của người Nùng rất đa dang. Dù gia chủ không được hướng đẹp thầy địa lý cũng sẽ dùng thuật để hoá giải các hướng cho thích hợp để gia chủ yên tâm.

Page 64: Tập 84 - 08 - 2011

Phan Đình Thuận Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 59 - 64

60

Sau khi dã lựa chọn được nơi làm nhà, người ta bắt đầu chọn hướng. Đây là công việc quan trọng mà không một gia đình nào được phép bỏ qua. Ông thầy cúng dựa vào tuổi chủ nhà, la bàn và sách để chọn hướng nhà. Hướng chính của nhà là hướng của bàn thờ và là hướng để mở cửa chính. Tuy nhiên, hiện nay nhiều gia đình hướng bàn thờ không phải là hướng nhà. Hướng đẹp là hướng không bị núi che khuất, không có những lùm cây có hình thù quái đản án ngữ hay nhòm ngó vào nhà, không có đường, hoặc nóc nhà chính của người khác lao thẳng vào nhà, là hướng hợp với tuổi chủ nhà. Nhìn chung, người Nùng không có quan niệm hướng nào tốt hơn hư-ớng nào như người Kinh và người Cơ Lao. Người Kinh cho rằng hướng Nam là hướng đẹp nhất: "Lấy vợ hiền hoà, làm nhà hướng Nam", với người Cơ Lao thì hướng mở cửa chính đẹp nhất là hướng Đông, bởi đó là hướng chào đón ánh nắng mặt trời từ sáng sớm, là hướng tượng trưng cho sự sống và phát triển, thu gom của cải vào nhà [23,tr.185].

Ở hướng nào thì nhà của người Nùng cũng đảm bảo những điều kiện thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt, đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. Suy cho cùng việc chọn đất, chọn hướng nhà chỉ là tận dụng tối đa thế mạnh của môi trường tự nhiên để đối phó với chính nó.

Hướng của các ngôi nhà của người Nùng hiện nay rất phong phú. Hầu hết các ngôi nhà đều tập trung chủ yếu ở đường Quốc lộ, đường liên thôn, liên xóm... Điều này xuất phát từ sự phát triển của nền kinh thế thị trường và các nhu cầu xã hội khác.

Chọn vật li ệu.

Vật liệu xây dựng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong xây dựng. Nó không chỉ quyết định tuổi thọ, quy mô, hình dáng, vẻ đẹp, phương pháp và tốc độ thi công của công trình mà còn biểu hiện cả trình độ phát triển khoa học kỹ thuật của một dân tộc, một quốc gia [l l,tr.28]. Trước năm 1945 vật liệu tạo lên những ngôi nhà thường là các loại gỗ quý (lim, sến, tấu…). Mặt khác đường kính của các loại cột trong nhà thường có đường kính lớn hơn những ngôi nhà làm giai đoạn sau.

Tuy nhiên, từ năm 1945 đến nay đặc biệt trong thời gian gần đây việc tìm kiếm vật liệu làm nhà cổ truyền thống gặp rất nhiều khó khăn. Diện tích rừng của huyện Đồng Hỷ chủ yếu là rừng tái sinh. Do vậy, gỗ quý hiếm ít và kích thước còn nhỏ. Những ngôi nhà làm theo kiểu truyền thống ngày càng ít đi. Để khắc phục những hạn chế đó và phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế – xã hội địa phương. Cư dân địa phương đã biết tạo ra và tìm kiếm những vật liệu thay thế. Mặt khác, loại hình nhà, quy mô của ngôi nhà… cũng được thay đổi cho phù hợp. Ngày nay, vật liệu làm nên những ngôi nhà của người Nùng chủ yếu là gỗ tái sinh (thành ngạnh, xoan…). Do vậy khi nhìn vào chất liệu gỗ và đường kính của cột nhà chúng ta cũng phần nào biết được thời gian làm ra ngôi nhà. Bên cạnh những loại gỗ lấy từ tự nhiên, đồng bào đã biết sử dụng ximăng, sắt thép để thay thế vật liệu truyền thống khi xây dựng nhà bếp hay những công trình phụ…

Hiện nay, tuy đã có nhiều vật liệu xây dựng mới thay thế nhưng người Nùng vẫn sử dụng một số vật liệu: Tre, nứa, mai, vầu…khi làm nhà. Một số gia đình còn sử dụng những cây gỗ lâu năm trong vườn để làm nhà như xoan, bạch đàn, keo… Nếu như những ngôi nhà truyền thống của người Nùng trước đây, vật liệu sử dụng để buộc các vì kèo và mái thường là cây mây nước và một số loại dây rừng thì ngày nay vậy liệu này đã được thay thế bằng nhiều vật liệu mới phong phú hơn ( sắt, thân cây hóp…) Dùng làm lạt buộc ngoài tre, nứa, giang còn phải kể đến cây mây nước và một số loại dây rừng. Những loại vật liệu để lợp nhà chủ yếu là cỏ tranh, lá hèo, rạ. Đó là loại vật liệu dễ kiếm, phổ biến và lợp nhà tốt ở vùng trung du. Những vật liệu để làm tường vách, ngoài tre, nứa, gỗ, rạ còn có đất đồi. Các loại vật liệu trên luôn được dùng kết hợp lẫn nhau, chỉ có sự kết hợp chặt chẽ giữa các loại vật liệu trên thì sức bền của ngôi nhà mới đảm bảo lâu dài.

Những ngôi nhà được xây dựng trước năm 1945 thường được lợp bằng cỏ tranh, lá hèo, rạ…Những vật liệu phổ biến ở vùng miền núi. Tuy nhiên, những ngôi nhà được làm sau đó vật liệu để lợp phong phú hơn: Ngói âm dương, lá cọ, rạ.

Page 65: Tập 84 - 08 - 2011

Phan Đình Thuận Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 59 - 64

61

Cũng giống như thời kỳ trước năm 1945 người Nùng thường chọn vật liệu lúc nông nhàn. Khác với một số dân tộc ở nước ta, người Nùng không có tập tục giúp đỡ nhau hay chọn ngày đi lấy vật liệu. Thường thì gia đình tự chuẩn bị vật liệu, bao giờ đủ thì mới làm nhà. Người ta lên rừng chọn những cây tre, cây gỗ vừa ý, chặt xuống và mang về nhà bằng những chiếc xe quệt do trâu kéo hoặc bằng sức người. Gỗ thường được họ lấy vào mùa thu, đầu mùa đông hoặc ngày không có ánh trăng để tránh mối mọt. Cây gỗ, cây tre ấy phải thẳng, đều gióng. Có như vậy mới đảm bảo ý nghĩa khoa học, sức bền của vật liệu và mỹ quan. Cũng như người Mông, Tày, Sán Dìu, người Nùng kiêng không lấy cây bị sét đánh, chết khô, gãy ngọn, bị đổ hay song ngà, xà leo. Người ta cho rằng đó là những cây bị thần ma làm hỏng, nếu lấy về không phát đạt. Tuy nhiên, thời gian tập hợp vật liệu ngày cành được rút ngắn.

Tóm lại, vật liệu để xây dựng là một trong những yếu tố quyết định đến độ bền và thẩm mỹ của ngôi nhà. So với những ngôi nhà cổ truyền thống của người Nùng được làm nên trước năm 1945 thì vật liệu tạo nên những ngôi nhà trong giai đoạn hiện nay có một số điểm khác biệt. Sự khác biệt này, được thể hiện ở chất lượng, độ bền của vật liệu. Những vật liệu thay thế hiện nay, tuy không giữ được những nét truyền thống trong văn hoá của tộc người song nó vẫn đảm bảo cho một tổ ấm của đồng bào nơi đây. Có thể nói, dù trình độ nền kinh tế xã hội có phát triển đến chừng nào đi chăng nữa thì những giá trị văn hoá truyền thống của tộc người vẫn là nét đẹp vĩnh cửu. Qua khảo sát thực tiễn, chúng tôi nhận thấy rằng để có thể làm được ngôi nhà truyền thống của người Nùng trong giai đoạn hiện nay là một vấn đề hết sức khó khăn. Do vậy vấn đề bảo tồn văn hoá tộc người là trách nhiệm của toàn xã hội.

Ngay nay, người dân ở Đồng Hỷ đã xây dựng nhà bằng nguồn vật liệt hiện đại như gạch, ngói, vôi, vữa, xi măng, sắt thép. Song, dù cho xã hội có hiện đại đến dâu thì những vốn kinh nghiệm dân gian quý báu trên vẫn sẽ

được lưu truyền, đó không chỉ là vốn quý của dân tộc Nùng mà còn là "tài sản'', kinh nghiệm của dân tộc Việt Nam.

3 - Chọn tuổi làm nhà và ngày khởi công.

Khi chuẩn bị xong nguồn nguyên vật liệu, đồng bào mới chọn năm làm nhà, chọn ngày khởi công. Người chủ biện một lễ nhỏ đến nhờ thầy xem tuổi mình có làm được nhà vào năm nay không, khởi công hôm nào, dựng vào ngày nào và ngày nào vào nhà mới là đẹp nhất. Tất cả những ngày đó đều được ông thầy xem, dựa vào tuổi của chủ nhà và ngày sấm ra đầu tiên của năm đó.

Người Nùng kiêng làm nhà vào tuổi Kim lâu bởi làm vào tuổi đó sẽ gây hoạ cho gia đình. Kim lâu được chia thành Kim lâu thân, kim lâu thê, kim lâu tử, kim lâu lục súc. Tuổi kim lâu chỉ được tính cho đàn ông vì thế làm nhà thường theo tuổi đàn ông. Các thầy tính tuổi kim lâu bằng cách lấy cả tuổi mụ của chủ gia đình chia cho 9, nếu dư 1 là kim lâu thân, dư 3 là kim lâu thê, dư 6 là kim lâu tử, dư 8 là kim lâu lục súc [11,tr. 626]. Vì vậy, các thầy có câu "1,3,6,8 thị kim lâu" . Bên cạnh đó, họ còn kiêng tam tai, hoang ốc, đặc biệt là kiêng ngày sấm ra đầu tiên trong năm đó. Bởi họ cho rằng, ông sấm lên trời sẽ lấy hết vận may. Ví dụ gia đình ông Lý Văn Chân ở Cầu Đất, ông sinh năm 1939, làm nhà theo hướng Nam, nếu làm vào năm 1987 phát kỵ ngày Dần bởi đó là ngày ông sấm lên trời; nếu làm nhà vào năm 2003 thì phải kỵ ngày Thìn vv... Sau khi xem xét kỹ lưỡng, thầy mới xem ngày giờ khởi công và các thủ tục khác có liên quan. Nếu chủ nhà không được tuổi làm nhà, người ta có thể mượn người đứng tên chủ nhà Chủ nhân sắm lễ vật nhỏ, thường là mâm cơm để cúng tổ tiên và Long thần, Thổ địa. Người được mượn tuổi làm nhà (thường là người thân trong họ) đứng ra lấy tên mình để lo công việc làm nhà cho xong xuôi. Đến khi vào nhà mới, người ta làm lễ bán nhà. Người bán nhà sẽ khấn rằng: ... tỉnh, ... phủ, ... .Huyện, . . . xã. . . .thôn. Con tên là. . . tuổi . . .được Long thần, thổ địa cùng Tổ tiên chứng giám, nay con đã làm xong ngôi nhà, có chút lễ mọn, thắp nén hương tạ ơn Long thần, Thổ

Page 66: Tập 84 - 08 - 2011

Phan Đình Thuận Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 59 - 64

62

địa và Tổ tiên. Nay em (cháu, anh...) là. . . , tuổi . . chưa có chỗ ở nên con bán lại cho chú bác, cháu. . . ) ấy với giá. . . Mong Long thần, Thổ địa cùng tổ tiên chứng giám phù hộ cho gia đình chú (cháu, bác . . .) ấy mạnh khoẻ, làm ăn phát dạt. Sau đó, người chủ đưa cho người đứng tên một khoản tiền mang tính tượng trưng và nói: "Em giao cho anh đủ. . ." rồi thắp hương khấn nhận nhà.

Khi đã xem được tuổi làm nhà và các ngày quan trọng thì chủ nhân ra về chuẩn bị làm lễ "Khởi móng" (người Kinh gọi là động thổ). Có thể nói, đây là một trong những nghi lễ quan trọng để xin phép Thổ thần và Tổ tiên phù hộ cho việc làm nhà. Cũng như người Việt, người Nùng thường làm mâm cỗ mặn, bao giờ cũng có con gà nhưng phải là gà sống thiến. Nghi lễ này do chủ nhân tiến hành, cũng có thể được thực hiện bởi thầy địa lý. Sau khi khấn xong, người được tuổi làm nhà sẽ cầm cuốc, cuốc bốn góc từ Đông, Nam, Tây, Bắc và ở giữa trung cung hoàng thổ). Thường thì ngày khởi công là ngày đặt móng luôn. Ông thầy sẽ thắp hương ở cả bốn góc và ở giữa mảnh đất, sau đó vừa khấn, vừa làm phép đi vòng quanh nhà để xua đuổi tà ma, quỷ quái, cô hồn, quả tú. Nhất là gia đình có phụ nữ mang thai thì công việc này được làm cẩn thận hơn. Sau khi hành lễ xong, chủ nhân sẽ đổ đất vào bốn góc tường cũng theo chiều Đông, Bắc, Tây, Nam và ở giữa, và lấy chày giã mạnh. Chỉ khi nào chủ nhà làm xong tin bà con làng xóm mới bắt tay vào giúp.

Trong cả quá trình làm nhà mới, không ai được phép nói bậy sợ động chạm đến thần linh, sau này gia chủ sẽ gặp những điều không tốt.

Đối với những gia đình có con cái ra ở riêng mà chưa có điều kiện thì chỉ chọn đất, chọn hướng nhà rồi dựng nhà phụ để ở tạm. Ngôi nhà phụ ấy không cần xem tuổi, ngày giờ khởi công, ngày dựng, ngày vào nhà mới bởi đó chỉ là ngôi nhà tạm làm trong 1 - 2 ngày là xong. Ngôi nhà này sẽ được giữ đến khi vợ chồng chủ nhà có đủ điều kiện để cất ngôi nhà mới khang trang hơn. Đó cũng là cách để thử đất có lành hay không. Nếu sau khi ở một thời gian thấy không tốt, họ sẽ chuyển đi nơi khác, coi đó như một cách thử đất làm nhà.

Ngày dựng và cách thức dựng

Để làm một ngôi nhà mới người Nùng coi trọng việc dựng cột chính là việc quan trọng nhất. Thông thường để chọn cột nhất là cột cái đồng bào chuẩn bị những cây gỗ tốt, thẳng, không cụt ngọn, không có dây leo, không bị sét đánh, cháy ngọn hay bị đổ ngã. Mặt khác ngôi nhà phải được làm từ nhiều loại gỗ, mỗi cột được làm bằng những chất liệu gỗ riêng.

Trên cơ sở chuẩn bị chu đáo, đầy đủ nguyên vật liệu, để tiến hành dựng nhà, người Nùng coi trọng thời gian dựng nhà. Tuy nhiên, mấy thời điểm họ đặc biệt coi trọng đó là:

- Trước hết cột chính của ngôi nhà phải được dựng phải đúng vào giờ tốt. Thời gian dựng cột có thể là nửa đêm hay có thể là thời gian khác nếu là giờ đẹp. Sau khi cột chính được dựng lên, chủ nhà ôm lấy cột chính đặt vào hố đã được đào sẵn.

- Bên cạnh đó làm nhà mới người Nùng chú ý đến thời điểm làm nhà bếp và lợp nóc. Khi lợp nhà chính gần xong thì ngôi nhà bếp được dựng lên. Ngôi nhà bếp thường do các cụ nhiều tuổi tiến hành làm, trước khi dựng nhà bếp người ta chôn vào bốn góc bếp, bốn ống nứa, sau đó đổ đất lên. Khi làm xong nhà bếp, nóc của ngôi nhà chính mới được hoàn thành.

Đặt nóc được coi là một trong những nghi lễ quan trọng, ảnh hưởng đến đời sống tâm lý của cả gia đình. Có nhiều nhà cẩn thận còn dán giấy đỏ vào hai đầu ngôi nhà để xua tà ma định quấy nhiễu gia đình. Những cây nóc được làm sau này còn được viết chữ lên, ghi rõ ngày tháng năm đặt nóc, coi đó như sự xác định chủ quyền. Nếu ngày tốt không kịp dựng xong thì nhất định phải đặt nóc trước rồi hôm sau dựng tiếp. Sau khi dựng xong, người ta bắt đầu lợp nhà, lợp hai mái phụ trước rồi đến hai mái chính.

Lễ vào nhà mới

Sau khi đã làm nhà xong, chủ nhà phải chọn ngày lành tháng tốt. Đồng thời để thuận lợi trong việc tiến hành nghi lễ vào nhà mới, chủ nhà nhờ một bà cụ hiền lành, phúc hậu, có con cháu đông đúc, kinh tế khá giả, bà cụ sẽ

Page 67: Tập 84 - 08 - 2011

Phan Đình Thuận Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 59 - 64

63

thực hiện nghi lễ bằng cách, bà cụ mang một bó đuốc lên nhà sau đó mang xuống bếp và nhóm lửa. Người Nùng quan niệm làm như vậy sẽ xua đuổi tà ma, vía độc ra khỏi nhà ... Sau đó chủ nhà gọi cả gia đình lên nhà mới bắt đầu cuộc sống mới.

Sau khi làm xong nhà mới, để báo cho Tổ tiên, Thổ địa và Ma xó, chủ nhà phải tiến hành nghi lễ thờ cúng. Lễ vật thờ cúng bao gồm: Gà, xôi, rượu... Nghi lễ này được thực hiện, chủ nhà cầu mong tổ tiên và Thần linh phù hộ cho gia đình làm ăn phát đạt, cuộc sống hoà thuận hạnh phúc. Đây cũng chính là ngày vui của gia đình, họ hàng và làng xóm. Mọi người chia sẻ niềm vui với chủ nhà và chúc những lời chúc tốt đẹp.

Lễ vào nhà mới là một trong những nghi thức không thể thiếu được khi làm xong ngôi nhà. Trước hết, người ta cần tiến hành một số công việc tại nhà vừa dựng xong, như là làm ống hương đặt ở các nơi thờ cúng. Ngoài ra, còn phải ấn định nơi đặt bếp nấu nướng, kiếm củi sẵn để đó. Bàn thờ được đóng mới hoặc nếu dùng bàn thờ cũ phải lau chùi sạch sẽ, kể cả các đồ thờ. Nhà phải được tẩy rửa sạch vôi vữa, kể cả bếp, xoong nồi, kiềng đều được rửa sạch sẽ với ý niệm là vứt bỏ những điều xấu xa để đón lấy những điều tốt đẹp khi vào nhà mới. Đến ngày giờ đẹp đã được chọn trước, người ta mới khiêng bàn thờ vào trong nhà, từ đó phải thắp hương liên tục, trong thời gian 03 tháng cứ hết một tuần hương lại rót thêm một tuần trà, rượu. Sau khi chuẩn bị xong mâm cơm cúng đặt lên bàn thờ, gia chủ (hay người được tuổi làm nhà) thắp nén hương khấn tạ báo cáo Tổ tiên, Long thần, Thổ địa, ông Táo đã hoàn tất ngôi nhà, mời các thần, Tổ tiên về an toạ. Sau đó người ta mang muối, gạo rồi đến các thứ khác vào nhà.

Cùng ngày hôm đó, họ làm lễ chuyển lửa vào nhà. Bếp được coi là nơi rất linh thiêng nên mọi việc phải được làm cẩn thận. Bà chủ nhà chuẩn bị thau nước sạch bê vào nơi có ý định đun nấu, lau rửa sạch sẽ chỗ đó và đặt chiếc kiềng sạch lên. Nghi lễ này mang ý nghĩa tẩy uế cho bếp, làm sạch nơi ở của Ông Táo. Sau

đó, người ta mang lửa hoặc tro bếp từ nhà bố mẹ hoặc từ nhà cũ sang với ý niệm rước ông Táo về để ông không đi lạc hướng. Tiếp dó, người phụ nữ đặt siêu nước (nồi nước) đầy lên kiềng sau đó nhóm củi cho bếp cháy đến khi sôi thì thôi. Nếu để bếp tắt ngang chừng hoặc lên lửa ít, gia đình sẽ gặp nhiều trắc trở, làm ăn không suôn sẻ.

Như vậy so với các tập tục khác, nghi lễ vào nhà mới của người Nùng tuy không tốn kém nhiều về vật chất, song việc làm nhà mất rất nhiều thời gian và công sức. Tuy nhiên, nghi lễ làm nhà mới một phần thể hiện văn hoá riêng của tộc người trong cộng đồng văn hóa các vùng miền Việt Nam.

Cũng như ở nhiều dân tộc khác, ngôi nhà của người Nùng đã trải qua những chặng đường lịch sử với nhiều biến đổi nhất định theo điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế và xã hội. Dù ở thời kỳ nào, ngôi nhà ấy cũng mang những đặc điểm dân tộc và những nét đặc trưng tộc người riêng biệt.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. Ănghen(1958), Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và Nhà nước. [2]. Ănghen, (1960) Chống Duy Rinh, Nxb Sự thật. [3]. N.N. Siêpôsalôp và I.A. Siêpốalôva(1960), Về sự phân loại nhà theo dân tộc học lịch sử (trong cuốn "Dân tộc học là gì ?"- Nxb Sử học, HN. [4]. Nguyễn Khắc Tụng (1977), Nhà cửa của nông dân người Vi ệt ở Trung du Bắc Bộ, Tạp chí Dân tộc học số 3. [5]. Nguyễn Khắc Tụng (1978), Nhà cửa các dân tộc ở trung du Bắc Bộ Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội Vi ệt Nam. [6]. Lê Duẩn (1980), CM XHCN Việt Nam, Nxb Sự thật - Hà Nội, tập 3. [7]. Sổ tay về các dân tộc Việt Nam (1983), Nxb Khoa học xã hội - Hà Nội. [8]. Bộ đội cần biết về các dân tộc ở biên giới phía Bắc (1983), Nxb Quân đội nhân dân - Hà Nội. [9]. Hà Văn Thư, Lã Văn Lô (1984), Văn hoá Tày - Nùng, Nxb Văn hoá - Hà Nội [10]. Ngô Huy Quỳnh (1986), Tìm hiểu lịch sử kiến trúc Việt Nam, Nxb Xây dựng - Hà Nội. [11]. Trần Văn Tam (1990), Xây dựng nhà theo thuyết phong thuỷ, Nxb Văn hóa Thông tin, HN.

Page 68: Tập 84 - 08 - 2011

Phan Đình Thuận Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 59 - 64

64

SUMMARY HOUSE CONSTRUCTION PROGRESS OF TAY-NUNG ETHNIC IN DONG HY THAI NGUYEN

Phan Dinh Thuan*

College of Education - TNU Housing is a complex of living and culture activities of each ethnic population. It reflects the level of social - economic development, and reflects the trend of economic development, associated with the surrounding landscape and way of living of a minority group. House of the Nung people in Dong Hy district, Thai Nguyen province offers many features compared to other places, especially in the steps to build the house. Keywords: Nung ethnic, Dong Hy, New house, Culture, Ethnic

* Tel: 0977040824; Email: [email protected]

Page 69: Tập 84 - 08 - 2011

Hà Thị Thu Thủy và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 65 - 69

65

THI ẾT CHẾ CHÍNH TR Ị CỦA NGƯỜI CAO LAN T ỈNH TUYÊN QUANG THỜI KỲ TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM N ĂM 1945

Hà Thị Thu Thủy*, Trần Mạnh Thắng

Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, người Cao Lan cũng như các dân tộc thiểu số khác ở Tuyên Quang đều có thiết chế chính trị riêng biệt. Nghiên cứu vấn đề này, góp phần làm rõ sự tồn tại và vai trò của chế độ thổ ty – một chính sách đối với vùng dân tộc thiểu số của triều đình phong kiến Việt Nam – trong đời sống của các dân tộc tỉnh Tuyên Quang trước năm 1945. Từ khóa: thiết chế chính trị, Cao Lan, Tuyên Quang, trước năm 1945

Tuyên Quang là một tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc nước ta, nơi hội tụ của 22 dân tộc anh em. Trong đó, dân tộc Cao Lan có số dân đông thứ 4 sau các dân tộc Kinh, Tày, Dao. Họ cư trú chủ yếu ở các huyện Hàm Yên, Yên Sơn và Sơn Dương, sống xen kẽ cùng với các dân tộc khác, luôn tích cực giao lưu, hòa nhập với các tộc người nhưng vẫn giữ gìn được những nét đặc trưng riêng của mình.*

Bảng 1. Thống kê các thành phần dân tộc trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

STT Dân tộc Số dân Tỷ lệ (%) 1 Kinh 326.033 44,82 2 Tày 172.136 23,66 3 Dao 77.015 10,59 4 Cao Lan 54.095 7,43 5 Mông 14.658 2,01 6 Nùng 12.891 1,77 7 Sán Dìu 11.007 1,52 8 Các dân tộc

khác 59.670 8,2

(Cục thống kê tỉnh Tuyên Quang năm 2009)

Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, bộ máy chính quyền ở các thôn bản có đông người Cao Lan sinh sống được tổ chức theo kiểu công xã nông thôn. Cư dân được chia thành ba hạng theo quyền lợi và nghĩa vụ khác nhau:

- Thứ nhất là chức sắc, bao gồm những người từ 50 tuổi trở lên đã thi đỗ tú tài hoặc là khán thủ, thầy cúng, lão hạng. * Tel: 0912804549

- Thứ hai là dân thường, bao gồm những người từ 16 tuổi trở lên đến 49 tuổi. Họ có nghĩa vụ gánh vác sưu thuế và các công việc chung nặng nhọc trong làng.

- Thứ ba là trẻ em, bao gồm những trẻ nhỏ từ lọt lòng đến khi 16 tuổi. Họ không được tham dự các hoạt động chủ yếu của thôn bản.

Trong các thôn bản, thường có một người đứng đầu gọi là Khán thủ (hay chủ làng), có trách nhiệm điều hành, đôn đốc mọi công việc của thôn bản kể cả việc lao động sản xuất, cho đến sinh hoạt lễ nghi tôn giáo, tín ngưỡng cả dân tộc mình. Khán thủ được người dân bầu ra trên nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, ý nguyện của Khán thủ cũng là ý nguyện của mọi thành viên trong cộng đồng cho nên mọi hoạt động của làng, xã đều được các thành viên trong thôn bản thực hiện nghiêm túc [1,tr.15].

Kết quả khảo sát ở các xã của huyện Yên Sơn, Sơn Dương, Hàm Yên, cho thấy hầu hết các xã đều có Khán thủ. Chức vị Khán thủ được đặt ra song song tồn tại với bộ máy chính quyền địa phương do Nhà nước quy định. Khán thủ có vai trò là người hòa giải, giữ gìn trật tự an ninh xóm làng, tổ chức điều hành các sinh hoạt cộng đồng và là cầu nối giữa nhân dân trong thôn bản với các cấp chính quyền. Khán thủ là người có uy tín, am hiểu, giàu kinh nghiệm trong lao động sản xuất và sinh hoạt, được mọi người kính nể. Việc bầu ra Khán thủ là do sự tự nguyện của người dân, không có vai trò can thiệp từ chính

Page 70: Tập 84 - 08 - 2011

Hà Thị Thu Thủy và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 65 - 69

66

quyền, nhà nước. Không phải là chức vị cha truyền con nối nên ai có năng lực và người dân kính trọng đều có thể được bầu làm Khán thủ. Tuy nhiên, những người được bầu vẫn phải dựa trên những quy định thống nhất do của thôn bản như phải là người mang họ gốc, tức là những người thuộc các dòng họ lớn trong làng.

Thời gian Khán thủ điều hành công việc chung của xóm làng, không theo một quy định cụ thể nào cả có thể một người làm liên tục hoặc cũng có thể thay đổi giữa chừng. Điều này phụ thuộc sự phát triển của thôn bản, hay cách thức điều hành, tổ chức đời sống sinh hoạt có phù hợp với đa số thành viên trong thôn bản hay không.

Bộ máy chính quyền trong các thôn bản của người Cao Lan được tổ chức khá chặt chẽ, quy củ thống nhất từ trên xuống dưới. Dưới Khán thủ là các chức sắc, mỗi chức sắc lại có nhiệm vụ riêng. Đó là Thổ từ, Thường biện và Ông Hương. Thổ từ là người trông nom, quét dọn nơi thờ cúng, đồng thời cũng là người đảm nhận việc thờ cúng, lo liệu xắp xếp các lễ cúng, bố trí phân công nhân lực cho các lần cúng đình, miếu của làng. Thổ từ thường được làng bầu ra và làm việc đến khi già yếu mới có người khác thay thế. Giúp việc cho Thổ từ là Thường biện, chuyên giữ sổ sách, ghi chép lại toàn bộ những chỉ tiêu có liên quan đến các nghi lễ của thôn bản. Thường biện có vai trò là người đứng ra để kêu gọi mọi thành viên trong làng xã đóng góp các khoản như tiền, nhân công từ các hộ gia đình, để giúp cho các buổi tế lễ chung của cả làng. Những người đảm nhận công việc này cũng phải dựa trên nguyên tắc chung do làng bản quy định, cũng có nơi Thường biện được thay thế hàng năm, và thường là những người trung tuổi, khẻo mạnh, nhanh nhẹn, hoạt bát, biết ăn nói [1,tr. 29 ].

Trong thiết chế chính trị cổ truyền của người Cao Lan vai trò của thầy cúng đặc biệt quan trọng, nếu Khán thủ là người giữ vị trí quyết định trong quá trình điều hành chung của cộng đồng làng xã, thầy cúng là sợi dây nối giữa thế giới “D ương châu” (theo quan niệm của người Cao Lan khi họ chết đi thì đều về thế giới bên kia và gọi đó là “d ương châu”)

và những người đang sống. Trong sinh hoạt hàng ngày người Cao Lan coi trọng thế giới tâm linh nên vai trò của thầy cúng trong thôn bản là rất lớn [1,tr. 28 ].

Hình 1. Tổ chức bộ máy chính quyền thôn, bản của người Cao Lan ở Tuyên Quang

Mỗi xã của người Cao Lan thường có vài thầy cúng, họ không thoát ly khỏi sản xuất, không trở thành tầng lớp ăn bám hay bóc lột. Do sự am tường về thế giới tâm linh nên thầy cúng là người được nhân dân đặt niềm tin nói lên tâm tư tình cảm của người dân với các thần linh. Họ vừa làm thầy cúng nhưng cũng vừa tham gia sản xuất, khi làng có việc cần cúng lễ, thầy cúng lại được mời đến để chuẩn bị mọi công việc tế lễ. Điều quan trọng thầy cúng là người am hiểu các nghi lễ, giúp nhân dân tiếp cận với thế giới tâm linh, xua tan những hoài nghi, để nhân dân tin vào cuộc sống, chăm chỉ làm ăn sản xuất.

Người Cao Lan vốn có truyền thống kính trọng những người cao tuổi trong làng, vì vậy trước khi thực hiện những việc trọng đại như: xây đình làng, miếu thờ, tế lễ cúng “ma ham” hay trong làng, bản tổ chức các cuộc thi, lễ hội... Khán thủ thường mời những Già làng đến hỏi ý kiến, lấy quyết định chung của đa số, như vậy tính dân chủ được thể hiện rất rõ trong cách thức quản lý, điều hành mọi việc trong làng bản. Trong một số trường hợp, không có sự thống nhất giữa các Già làng và Khán thủ thì lúc này vai trò của Khán thủ được thể hiện là người quyết định mọi việc [2, tr. 45].

Khán Thủ

Thổ Từ Già Làng

Thường Biện

Ông Hương

Nhân dân thôn bản

Page 71: Tập 84 - 08 - 2011

Hà Thị Thu Thủy và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 65 - 69

67

Già làng là những người cao tuổi, được mọi người kính trọng và cũng là người am hiểu về phong tục, tập quán, có nhiều kinh nghiệm trong lao động sản xuất. Cho nên, trong thôn bản vai trò của già làng là rất lớn, từ việc như xây dựng chùa, đền, miếu mạo hay đề ra các quy tắc chung cho thôn bản cho đến việc bảo tồn và lưu truyền các giá trị truyền thống của làng xã thì các già làng luôn là những người khởi xướng, đi đầu.

Bộ máy chính quyền nói trên tồn tại suốt thời kì phong kiến độc lập. Đến thời kì thực dân Pháp thống trị, để phục vụ cho quá trình khai thác và vơ vét bóc lột của thực dân, người Pháp đã đề ra các chính sách cai trị đối với từng dân tộc, từng địa phương trên lãnh thổ nước ta. Đối với vùng dân tộc thiểu số, một mặt người Pháp tiếp tục duy trì bộ máy quan lại cai trị địa phương thời phong kiến, mặt khác chúng đặt ra chức Chánh Mán để trông coi người Cao Lan và người Mán. Về sau chính quyền thực dân Pháp bỏ các chức này, chỉ đặt ra chức Chánh tổng, Lý trưởng, Phó Lý ở các xã, dưới quyền chỉ huy của Xã đoàn. Các chức dịch này do một số người Cao Lan nắm giữ, họ đã cùng thực dân Pháp chèn ép, bóc lột dân tộc mình như: Chiếm ruộng đất, bắt phu lao dịch... Một số người khác tuy không làm chức dịch cho Pháp nhưng bằng cách này hay cách khác cũng chiếm nhiều ruộng đất, thuê mướn người làm, cho vay lãi và xuất hiện hình thức phát canh, thu tô theo kiểu của một số địa chủ, phú nông đã trở nên giàu có. Những đối tượng này người ta thường gọi là các Lãnh Chân. Ở Tuyên Quang có ông Lãnh Chân ở xã Đội Cấn thuộc huyện Yên Sơn trước đây (nay là xã Đội Cấn, thuộc Thành phố Tuyên Quang) là người giàu có và quyền thế nhất. Lãnh Chân làm quan Lãnh binh cai quản người Cao Lan. Lãnh Chân có rất nhiều ruộng đất cho nên hàng tháng phải bắt người dân đến lao dịch, làm thuê [4] [ 44].

Chủ làng là “Quản mán”, dưới họ còn có “Khán đồng” (tương đương với chánh tổng). Khán đồng là người giữ chức vụ trông coi ruộng đất. Người Cao Lan có quan niệm ruộng đất là của “Ông trời” chứ không phải

của riêng ai (là của chung), ruộng được chia theo nguyên tắc gia đình và gia đình chia lại cho con cháu. Người làm ruộng không được coi là chủ mà chỉ là người có quyền quản lý tài sản làm ra trên mảnh đất đó mà thôi [2,tr. 47].

Các chức sắc cũ trong thôn bản vẫn tiếp tục được duy trì, ông Khán giữ một vai trò vô cùng quan trong trong đời sống cộng đồng của đồng bào Cao Lan, cùng giúp việc cho Khán thủ là Thổ từ và Thường biện, là những chức sắc để duy trì ổn định đời sống sinh hoạt và hoạt động sản xuất cùng nghi lễ tôn giáo của họ. Đây là bộ máy chính trị thu nhỏ, tồn tại ở trong thôn bản của người Cao Lan trong suốt thời gian dài của lịch sử dân tộc.

Trước năm 1945, thiết chế chính của người Cao Lan - Tuyên Quang có điểm tương đồng với các dân tộc thiểu số khác ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam. Ngoài bộ máy chính quyền do Nhà nước đặt ra, cắt cử ở địa phương là một bộ máy chính quyền của chính họ, do nhân dân tự bầu ra nhằm góp phần vào việc duy trì trật tự an ninh của thôn, bản; là cầu nối giữa mọi người dân với chính quyền nhà nước; là bộ máy có vai trò quan trọng đời sống của người Cao Lan. Do vậy, trong đời sống của người Cao Lan ở Tuyên Quang hiện nay, những giá trị văn hóa – lịch sử của thiết chế chính trị cổ truyền cùng tồn tại song song với một tổ chức bộ máy Nhà nước. Điều này, không phá vỡ đi hệ thống quy định, pháp luật của chính quyền Nhà nước, mà còn góp phần củng cố chính quyền thôn bản chặt chẽ hơn. Với một thiết chế chính trị riêng nằm trong tổ chức bộ máy hành chính chung của dân tộc là một điểm độc đáo, riêng biệt của dân tộc Cao Lan, không làm ảnh hưởng đến sự thống nhất của Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa [1,tr.16]. Cụ thể:

Chức vị “Khán thủ” trước đây là chức vị được đồng bào bầu ra trên nguyên tắc dân chủ và tự nguyện, ở thời kì này một số nơi vẫn tiếp tục duy trì như ở xã Kim Phú (huyện Yên Sơn), xã Đại Phú (huyện Sơn Dương)..., nhưng tính chất, chức năng và nhiệm vụ đã có nhiều thay đổi. Là người có vai trò lớn trong

Page 72: Tập 84 - 08 - 2011

Hà Thị Thu Thủy và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 65 - 69

68

việc thúc đẩy mọi người tăng gia sản xuất, làm kinh tế ổn định đời sống, tuyên truyền mọi thành viên trong thôn bản thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước. Góp phần bảo vệ trật tự, an ninh trong làng xã, trong thực tế Khán thủ trong giai đoạn này đã mất dần vai trò và sự ảnh hưởng, không phải là người có quyền quyết định mọi việc trong thôn bản, mà chỉ có vai trò cầu nối giữa nhân dân với chính quyền nhà nước, và giúp chính quyền nhà nước tuyên truyền, kêu gọi, hướng dẫn mọi người cùng thực hiện theo đúng khẩu hiệu “sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật” [4].

Trong quá trình thực hiện đường lối Đổi mới từ năm 1986 đến nay, đời sống của các dân tộc thiểu số nói chung và người Cao Lan nói riêng ở Tuyên Quang ngày càng được nâng cao, nhu cầu sinh hoạt văn hóa cộng đồng tại những nơi thờ tự như miếu, đình làng cũng tăng lên. Những người giúp việc như Thổ từ, Thường biện, Ông Hương, thầy cúng...vẫn tiếp tục vai trò là cầu nối giữa người dân và thế giới tâm linh, các nghi lễ tín ngưỡng tôn giáo của người Cao Lan. Trong thôn bản, vai trò của các già làng vẫn luôn được đề cao, ngoài việc là người có uy tín và trọng trách cao trong làng, họ còn là những người bảo tồn và lưu truyền truyền thống của dân tộc mình cho đời sau. Là những người có nhiều kinh nghiệm trong lao động sản xuất, là người “gi ữ hồn” cho các phong tục tập quán, tín ngưỡng của người Cao Lan, là tấm gương cho các thế hệ trẻ noi theo [5].

Do vậy, sự tồn tại của bộ máy chính quyền thôn bản đã phần nào làm giảm bớt gánh nặng cho việc lãnh, chỉ đạo của chính quyền Trung ương, góp phần truyền tải mọi chính sách, nghị quyết trực tiếp đến đời sống của người dân trong thôn qua các hình thức như: Tập hợp dân làng phổ biến kiến thức về sản xuất, gieo trồng, chăn nuôi hay tuyên truyền pháp luật, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, đến từng người dân trong thôn bản. Bên cạnh đó, nhiều các hoạt động cộng đồng trong

thôn bản muốn được tổ chức đầy đủ và đúng nghi thức đều phải dựa vào các chức sắc, già làng trong thôn. Vì thế nhiều các phong tục tập quán truyền thống lại được khôi phục lại như, tổ chức các lễ hội đầu năm, hát sình ca, các điệu múa dân gian hay các nghi thức của buổi tế lễ thần linh [4].

Tóm lại, thiết chế chính trị của dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang trước năm 1945 có tính bền vững nhất định, từ nguyên tắc dân chủ, tự nguyện đến sự chặt chẽ trong cơ cấu tổ chức và trách nhiệm đối với nhân dân trong thôn bản. Vì vậy, đây là tổ chức bộ máy là cầu nối quan trọng của nhân dân với Nhà nước, trực tiếp nhất là truyền tải các chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước giúp cho mọi người dân sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, thực hiện vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”, xây dựng đời sống mới cho đồng bào các dân tộc thiểu số nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trong thôn bản, đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa ở vùng nông thôn, đưa cuộc sống của người Cao Lan ở Tuyên Quang bắt kịp với các dân tộc, giảm khoảng cách về trình độ giữa các dân tộc mà vẫn giữ gìn được các giá trị truyền thống của dân tộc mình.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. Trần Thế Dương (2006 - 2010), Lễ hội đình Giếng Tanh của đồng bào người Cao Lan tại thôn Giếng Tanh, xã Kim Phú, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Đà Nẵng. [2]. Tống Thị Mỹ Hường (2002 - 2006), Đời sống văn hóa phi vật thể của người Cao Lan ở Tuyên Quang, khóa luận tốt nghiệp, Đại học sư phạm I, Hà Nội. [3]. Phù Ninh – Nguyễn Thịnh (1999), Văn hóa truyền thống Cao Lan, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. [4]. Ông La Kim Đoàn, 71 tuổi, thôn 15, xã Kim Phú, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. [5]. Ông Trương Văn Thành, 58 tuổi, thôn 5, xã Đội Cấn, TP Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.

Page 73: Tập 84 - 08 - 2011

Trần Viết Khanh và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 71 - 75

69

SUMMARY POLITICAL INSTITUTIONS OF CAO LAN ETHNIC MINORITY I N TUYEN QUANG BEFORE THE AUGUST REVOLUTION IN 1945

Ha Thi Thu Thuy *, Tran Manh Thang

College of Education - TNU Before the August Revolution in 1945, Cao Lan ethnic minority as well as others in Tuyen Quang are separate political institutions. Research on this matter helps to clarify the existence and role of Aboriginal company regime - a policy for ethnic minorities of Vietnam feudal dynasty in the life of the peoples of Tuyen Quang before 1945. Keywords: political institutions, Cao Lan, Tuyen Quang, before 1945

* Tel: 0912804549

Page 74: Tập 84 - 08 - 2011

Hà Thị Thu Thủy và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 65 - 69

70

Page 75: Tập 84 - 08 - 2011

Trần Viết Khanh và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 71 - 75

71

DEMOGRAPHIC TRANSITION IN BAC KAN PROVINCE - VIETNA M PERIOD 1999-2009 AND FORECASTING THE ONE FOR THE NEXT 10 YEARS

Tran Viet Khanh 1, Bui Thi Thanh Huong2, Ha Thi Bien,3 1Thainguyen University, 2Hanoi College of Education,

3Na Ri High school, Bac Kan province

Bac Kan is one of the poorest provinces of Vietnam (GDP per capita is 390 USD), locates 170 km from Hanoi to the north. The natural area is 4,868.41 km2. The population of the province in 2009 was 295,000 people, average population density is 60.66 persons / km2. Bac Kan has seven ethnic groups living together. Incomes are mainly from agricultural products. The challenge today of Bac Kan is low labor quality, high rate of unemployment, unbalanced labor structure, gender, and high proportion of agricultural labor. This creates pressure on the development of local socio-economic. To solve this problem, the authors conducted a demographic study on population fluctuation of Bac Kan during period 1999 - 2009 to contribute to elucidate the structure of the population, birth rate, death rate and their impact to socio-economic development in Bac Kan province, to predicts the population and propose solutions for sustainable development to the population in 2019. Keywords: Population, Transition, Birth rate, Death rate, Bac Kan

INTRODUCTION *

Bac Kan is one of the poorest provinces of Vietnam (GDP / person / year - 2009 is $ 390 / person / year), that is far from Hanoi capital about 170 kilometers toward the north-east. It’s square area is 4868.41 km2. Province's population in 2009 was 295,296 people, the average population density is 60.66 persons/km2. There are seven ethnic groups living there (Kinh, Tay, Nung, Dao, San Chay, Mong, Hoa). Bac Kan separated from Bac Thai province in 1997. The main income comes from the province's agricultural production. But the biggest problem exists at present is low-level labor force, high unemployment rate, large unequal in economic structure and labor structure like imbalance gender, high rate labor of agriculture. The problem has created pressure to socio-economic development of the province. Researching demographic transition in Bac Kan period 1999 - 2009 contributed to understanding the evolution of crude birth and death rate, population structure and the effects of these fluctuations to economy and society.

Since then, the team predicted demographic transition of this province by 2019 and

* Tel: 0912187118; Email: [email protected]

proposed the optimal population policy for sustainable development.

2. Objective - Researching demographic transition of Backan province from 1999 – 2009; - Analyzing impacts of this transition on economy and society in this province; - Forecasting demographic trend and impacts on the province until 2019. 3. Approaches & Methods - Analyzing statistics method from data of the General Statistics Office Vietnam - Investigating sociology and experts method - Field trip method combine with GIS - Forecasting method and analyzing system

4. 4. Results 4.1. Demographic transition of Backan province from 1999 - 2009 4.1.1. Dimension population After 10 years, dimension population of Backan province increased 18578 people and changed the age structure. Proportion of children in total population decreased 11,6% (from 36,1% down to 24,2%), proportion of elderly in total population (upper 60) increased 1,2% (from 7% to 8,2%), proportion of adult in total population (15- 60) increased very fast 10,4% ( from 56,9% to 67,3%). Comparing to Vietnam, South East Asia and the World, the dependent people rate

Page 76: Tập 84 - 08 - 2011

Trần Viết Khanh và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 71 - 75

72

is lower and proportion of adult in total population (15-60) is higher. Therefore, this population structure is young structure. It made potential for developing but also pressure for many social problems in the poverty province. According to the report of GSO Vietnam, the age index of the province increased quite fast 14% (from 20% to 34%). It is those changing, affected directly on GDP per person per year (increased slowly 290 USD/person/year, after 10 years) and unemployment rate (increased 2,53% from 12,5% to 15,03%). In addition, the poverty rate is still high level (upper 50%). Those problems are the evidences for pressure of the large dimension population on economy and society of this province. 4.1.2. Crude birth rate (per 1,000 population) The total number of births in a population during a given period divided by the total number of person-years lived by the population during that period, generally approximated by the size of the population at the mid-point of the period multiplied by the length of the period in years [6]. Presented per 1,000 people for ten-year periods, crude birth rate of this province decreased 5,8‰,

decreased than the average of Vietnam is 3 ‰. According to figure 2, the crude birth rates in the period 1997 to 2009 decreased slowly, death rates decreased in the late 90s of last century and have stable trend from 2006 up to now.

Fertility rate (TFR - live births per women), the number of children a woman would have by the end of her reproductive period if she experienced the current prevailing age-specific fertility rates throughout her childbearing life [6]. In 1999, TFR of BacKan province is 2,61 live births per women and in 2009 TFR is 1,84 live birth per women and especially, the birth rate has fallen below replacement level (2.1 children per woman) and faster and lower the average decrease of Vietnam is 0.5 children per woman. This demonstrates that success of the programs on population and family planning in the province. In addition, enhancing life quality has been formed the enjoyment of life style, afraid of having lots of babies. Obviously, economic development has influenced or inversely proportional to the province's birth rate.

Table 1. Comparison demographic transition of Backan province with Vietnam, South East Asia and the World

Targets Unit

Backan province Vietnam South East Asia 2008

World (2008) 1999 2009 Change 1999 2009 Change

Total population 1000

people 2,75165 2,93826 0,18 67500262 85,79 9,467 575626 67500262

Density People/ km2

56 60 4 - 259 28 - -

Population sex ratio women/100 men

100,01 99,03 -0,8 98 101.9 -1,7 101 98

Crude birth rate (CBR) ‰ 21,83 16.06 -5,8 20,2 17,6 -2,3 19,3 20,2

Fertility rate (TFR) Live

birth per women

2,61 1,84 -0,8 2,6 2,03 -0,3 2,3 2,6

Crude death rate (CDR) ‰ 7,23 4,84 -2,4 8,5 6,8 1,2 6,5 8,5

Infant mortality rate (IMR)

‰ 49,61 11,87 -37,7 16 -20,7

Population growth rate (PGR) % 1,09 0,94 1,2 1,2 1,2 1,3 1,3 1,2

Proportion of children in total population (0-14)

% 36,1 24,5 -11,6 27,4 36,6 -17,6 28 27,4

Proportion of elderly in total population (upper 60)

% 7 8,2 1,2 7,4 9,7 0,3 5,7 7,4

Proportion of adult in total population (15-60) % 56,9 67,3 10,4 65,2 53,7 -1,5 66,3 65,2

Source: GSO Vietnam, ESCAP Statistic

Page 77: Tập 84 - 08 - 2011

Trần Viết Khanh và đtg

4.1.3. Crude death rate (per 1,000 population)

The ratio of the number of deaths occurring during a calendar year to the number exposed to the risk of dying during the same period, equivalent to the mean population or average population for the period [6]. Presented pe1,000 people for ten-year periods from 1999 2009, crude death rate (CDR) decreased 2,4‰, while the rate in Vietnam has increased 1.2%. According to figure 2, CDR increased slightly from 5.18 ‰ to 6.77 ‰ in 1999 to 2009. Period from 1999 to 2004, death kept steady from 6.77 ‰ to 7.04 ‰. Period 2004 to present, death rates decreased and stabilized at approximately above, below 5 ‰.

Infant mortality rate (IMR) indicates the number of deaths of babies under one year of age per 1,000 live births. The rate in a given region, therefore, is the total number of newborns dying under one year of age divided by the total number of live births during the year, then all multiplied by 1,000. The infant mortality rate is also called the infant death rate (per 1,000 live births)[7]. According to table 1, after 10 years, IMR decreased 37,7‰, much lowernational average. Specifically,highland and ethnic areas is high fluctuation, below 50 ‰.

4.1.4. Population growth rate

In demographics, population growth rate(PGR) is the fractional ratenumber of individuals in a population increases. Specifically, PGR ordinarily refers to the change in population over a unit time period, often expressed as a percentagenumber of individuals in the population at the beginning of that period [7].growth rate is calculated growth rate and increased According to figure 1, PGR1999 compared to 1998 wascompared to 2008 is 0,1% and1999 to 2009 was 0,7% while

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

death rate (per 1,000

The ratio of the number of deaths occurring during a calendar year to the number exposed to the risk of dying during the same period, equivalent to the mean population or average population for the period [6]. Presented per

year periods from 1999 – 2009, crude death rate (CDR) decreased

while the rate in Vietnam has increased 1.2%. According to figure 2, CDR increased slightly from 5.18 ‰ to 6.77 ‰ in 1999 to 2009. Period from 1999 to 2004, death rates kept steady from 6.77 ‰ to 7.04 ‰. Period 2004 to present, death rates decreased and stabilized at approximately above, below 5

(IMR) indicates the number of deaths of babies under one year of

ve births. The rate in a given region, therefore, is the total number of newborns dying under one year of age divided by the total number of live births during the year, then all multiplied by 1,000. The infant mortality rate is also called the

h rate (per 1,000 live births)[7]. According to table 1, after 10 years, IMR

lower than the Specifically, IMR in

still quite high, .

Population growth rate (PGR)

population growth rate rate at which the

viduals in a population increases. Specifically, PGR ordinarily refers to the change in population over a unit time

percentage of the number of individuals in the population at the beginning of that period [7]. Population

by the natural mechanization.

PGR of Bac Kan in was 2,2%, in 2009

and in the period % while the country is

2%. Therefore, on averageKan province's population2000 people. While the province'sgrowth rate is lower than the potentialslowly - 15691423 USD / yearpopulation increase. This economic problems such asclasses (from 25 children per classto 37 children per class in 2009garden, the overloading of0.7 patients / bed / day - uppatient / bed / day in 2009). administration of this province raised onspending educational GDPto 7.8% in 2009, mainly forof kinder gardens, primary schoolskinder gardens, 19 primary schoolsAccording to figure 1, PGRfluctuations, down steadily from2005, down sharply from down to 1.6% in 2008.leading to the decreasepopulation is high migration rate (leaveCentral Highlands (for mining(academic and employer).

99 00 01 02 03 04 05 06 07

84(08): 71 - 75

73

on average each year, Bac population increased over

the province's GDP the potential (raised year) while rates of pressure on socio-

such as overloading per class in 1999 up in 2009) in kinder

overloading of the hospital (from up to 1.78 in 1999

2009). Moreover, the administration of this province raised on

GDP from 6% in 1999 for the construction

primary schools (51 new primary schools).

PGR is complicated steadily from 1999 to

2006 to now, even 2008. The main cause

decrease in dimension high migration rate (leave to

mining), to big cities

01 02 03 04 05 06 07

Page 78: Tập 84 - 08 - 2011

Trần Viết Khanh và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 71 - 75

74

4.1.5. Population sex ratio (women per 100 men)

The number of women divided by the number of me n in the total population, expressed per 100 men. In 2009, proportion of men in total population is 50,51%. According to table 1, in Backan province, after 10 years, the ratio decreased 0,8 women/100 men. That means the number of men is growing. This problem will impact on making plan for economic development of the province.

Bakan province - Vietnam 1999

Figure 3. Population (in thousands)

Bakan province - Vietnam 2009

Figure 4. Population (in thousands)

4.2. Forecasting demographic transition for next 10 years Forecasting for next 10 years, in 2019 dimension population is 3378984,CBR is 12,7 ‰, CDR is 4,2 ‰, NIR is 8,5‰. However,

PGR will still change unstable (increase or decrease around 0,6%). Proportion of children will decrease around 20,8% total population, proportion of adult will increase around 69% and proportion of elderly will increase fast about 10,2% total population. This problem will cause pressure on infrastructure, environment (degradation soil, square of agriculture land/person, polluted water…) and economy (GDP/person and food/person improve slowly). Besides, San Chay ethnic group will tend to decrease and the loss of qualified workers are concerned issue for the social and economic development of the province. 5. Solutions - Developing economy, focus on the industries need many labors - Enhancing education population for habitants especially for poor people - Controlling migration rate, restricting free migration to big cities - Increasing life standard, caring women health. 6. Conclusion - Dimension population change unstable as the free migration and unemployment rate was very high in the poorest province - NIR decreased as CBR and CDR decreased. - The sex ratio in some district was imbalance. - Although life expectancy at birth was increased but life standard was low level. - Forecasting for next 10 years, CBR and CDR will continue decrease but PGR will still unstable. Risk of reducing NIR of San Chay group will warn degradation of the ethnic group.

REFERENCES

[1]. Bac Kan Department of Statistics, Yearbook of Bac Kan Province, in 2001, 2004, 2009. [2]. Publishers of national politics, population and sustainable development in Vietnam, 8 / 2004. [3]. Bac Kan province, Census of population and housing 01/04/2009, 12/2009. [4]. Bac Kan province, the master plan on socio-economic development in Bac Kan province to 2020, 3 / 2008. [5].http://www.gso.gov.vn/ [6].http://www.unescap.org/ [7]. http://en.wikipedia.org/wiki/Demographic_transition

20 0-4 5-9

10-14 15-19 20-24 25-29 30-34 35-39 40-44 45-49 50-54 55-59 60-64 65-69 70-74 75-79 80-84 85+

5 15 10 5 0 10 15 20 0

men women

0-4 5-9

10-14 15-19 20-24 25-29 30-34 35-39 40-44 45-49 50-54 55-59 60-64 65-69 70-74 75-79 80-84 85+

women men

5 15 10 5 0 10 15 20 0 20

Page 79: Tập 84 - 08 - 2011

Phạm Thị Thu Hường và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 77 - 82

75

TÓM TẮT BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ TỈNH BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 1999 - 2009 VÀ DỰ BÁO DÂN SỐ TRONG 10 NĂM TI ẾP THEO

Tr ần Viết Khanh1*, Bùi Thị Thanh Hương2, Hà Thị Biên3

1Đại học Thái Nguyên, 2Trường CĐ Sư phạm Hà Nội , 3Trường PTTH Na Rì tỉnh Bắc Kạn

Bắc Kạn là một trong những tỉnh nghèo nhất Việt Nam (GDP/người/năm là 390 USD), nằm cách thủ đô Hà Nội 170 km về phía bắc với diện tích tự nhiên là 4868,41 km2. Dân số của tỉnh năm 2009 là 295.000 người, mật độ dân số trung bình là 60,66 người/ km2. Bắc Kạn có 7 dân tộc anh em cùng sinh sống. Thu nhập chính của người dân chủ yếu từ sản phẩm nông nghiệp. Vấn đề khó khăn nhất hiện nay đối với Bắc Kạn là lực lượng lạo động có trình độ thấp, tỷ lệ thất nghiệp cao, sự không cân đối giữa cơ cấu nguồn lao động, giới tính, và tỷ lệ lực lượng lao động nông nghiệp cao. Điều này tạo nên sức ép cho phát triển KT-XH địa phương. Để giải quyết vấn đề này, nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu biến động dân số Bắc Kạn giai đoạn 1999 – 2009 nhằm góp phần làm sáng tỏ cấu trúc dân số, tỷ lệ sinh, tỷ lệ tử và ảnh hưởng của chúng tới phát triển KT-XH tỉnh Bắc Kạn, từ đó dự đoán sự biến động dân số và đề ra các giải pháp phát triển dân số bền vững đến năm 2019. Từ khóa: Dân số, Biến động, tỷ lệ sinh, tỷ lệ tử, Bắc Kạn.

* Tel: 0912187118; Email: [email protected]

Page 80: Tập 84 - 08 - 2011

Trần Viết Khanh và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 71 - 75

76

Page 81: Tập 84 - 08 - 2011

Phạm Thị Thu Hường và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 77 - 82

77

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KH ẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Phạm Thị Thu Hường1, Đinh Hồng Linh2* 1Khoa Kinh tế & QTKD - Trường Đại học Hùng Vương

2Trường Đại học Kinh tế & QTKD - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Trong những năm gần đây, xuất khẩu lao động (XKLĐ) được đánh giá là một trong những ngành dịch vụ đem lại hiệu quả cao về mặt kinh tế - xã hội đối với mỗi quốc gia, đặc biệt đối với các nước kinh tế kém phát triển. Hoạt động này đem lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia: bên XKL Đ, bên nhập khẩu lao động và bản thân người lao động. Tuy nhiên, hoạt động này đã gặp không ít những khó khăn và chưa phát huy hết tiềm năng vốn có khi Việt Nam là nước có nguồn nhân lực dồi dào. Kết quả nghiên cứu là cơ sở góp phần đẩy mạnh hoạt động XKLĐ của Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế quốc tế hóa, toàn cầu hóa - một trong những giải pháp phát huy tiềm năng nhân lực dồi dào của nước ta. Từ khóa: Xuất khẩu lao động, Đẩy mạnh xuất khẩu lao động, Thị trường xuất khẩu lao động, Số lượng lao động xuất khẩu, Thực trạng xuất khẩu lao động

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Ngày nay, với xu thế quốc tế hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế, việc hợp tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (hay còn gọi là XKL Đ) là hiện tượng phổ biến như một tất yếu của xã hội. Giải quyết việc làm thông qua XKL Đ đã trở thành một lĩnh vực hoạt động đem lại lợi ích kinh tế - xã hội quan trọng cho nhiều quốc gia, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi giải quyết vấn đề việc làm và thất nghiệp đang là một bài toán hóc búa đối với các nền kinh tế.

Việt Nam là một nước có nguồn nhân lực dồi dào, theo số liệu của Tổng Cục Dân số ngày 01/04/2009, dân số Việt Nam là 85.789.573 triệu người; trong đó trên 46 triệu người trong độ tuổi lao động, chiếm gần 55% dân số cả nước, với tỷ lệ thất nghiệp năm 2009 là 4,66%. Để có thể tạo được sự cân bằng giữa lao động và việc làm thì Việt Nam sẽ phải tạo thêm hàng triệu công ăn việc làm nữa cho người lao động. Trước tình hình đó, XKLĐ đóng một vai trò quan trọng, vì nó có thể góp phần giải quyết được hai mục tiêu quan trọng của đất nước. Thứ nhất là mục tiêu kinh tế, XKL Đ góp phần mang lại nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia, tăng thu nhập cho người lao động và gia đình họ. Thứ hai là mục tiêu xã

*Tel: 0903468919; Email: [email protected]

hội, góp phần giải quyết việc làm cho một bộ phận không nhỏ lao động trong nước, tạo sự ổn định cho xã hội.

Theo Cục quản lý lao động ngoài nước, trong vòng ba thập niên qua đã có hơn một triệu người Vi ệt Nam đi XKL Đ ở 40 quốc gia trên thế giới tương đương với 21% thị phần của Việt Nam trên thị trường XKLĐ. Như vậy, ta có thể thấy lợi thế của một nước đông dân chưa được khai thác triệt để.

Biểu đồ 1. Thị phần xuất khẩu lao động của Việt Nam trên thế giới

Nhìn trên biểu đồ có thể thấy, thị phần của Việt Nam chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, 79% thị phần còn lại hoặc là của quốc gia khác hoặc là còn để trống. Như vậy, cơ hội cho chúng ta còn rất nhiều. Vấn đề là làm thế nào chúng ta giành lại hoặc chiếm lĩnh được 79% thị phần còn lại?

79%

21%

Chú thích

Việt Nam

Các nước khác

Page 82: Tập 84 - 08 - 2011

Phạm Thị Thu Hường và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 77 - 82

78

MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Mục tiêu nghiên cứu - Phân tích thực trạng XKLĐ ở Việt Nam.

- Đề xuất một số giải pháp góp phần đẩy mạnh hoạt động XKLĐ ở Việt Nam.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Bài nghiên cứu chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu thực trạng hoạt động XKLĐ ở Việt Nam và từ đó đề ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động XKLĐ Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2015.

Phương pháp nghiên cứu Bài nghiên cứu được tổng hợp từ nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như: Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu; phương pháp tổng hợp và phân tích, phương pháp thống kê và so sánh, kết hợp nghiên cứu lý luận với phân tích thực tiễn.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Thực trạng hoạt động xuất khẩu lao động ở Việt Nam Những kết quả đạt được Thứ nhất là đã giải quyết được việc làm cho hàng chục vạn lao động. Hàng năm, số người đến độ tuổi lao động ở nước ta là trên dưới một triệu người. Do nền sản xuất trong nước chưa phát triển và mức độ chênh lệch giữa phát triển kinh tế giữa các vùng tương đối lớn, tình trạng thất nghiệp ở thành thị và bán thất nghiệp ở nông thôn còn chưa có giải pháp hữu hiệu để giải quyết. XKLĐ đã góp phần giải quyết việc làm cho hàng chục vạn lao động trong nước. Theo số liệu tổng hợp của Cục quản lý lao động ngoài nước, tính đến 8/2010, Việt Nam đã đưa được 51575 lao động đi làm việc ở nước ngoài; 11 tháng đầu năm 2010 các doanh nghiệp XKLĐ trên cả nước đã đưa được 75.850 người đi làm việc ở nước ngoài, trong đó Đài Loan vẫn đứng đầu bảng về tiếp nhận lao động Việt Nam và số lượng này chiếm hơn 1/3 tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài, tiếp đến là Malaysia với 9.479 người, Hàn Quốc 7.693 người, Nhật Bản 4.215 người, Lào 5.447 người, Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) 5.049 người, Libya 4.644 người, Campuchia 3.236 người, Arập Xêút 2.511 người… [4].

Thứ hai, thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam được củng cố, ổn định và mở rộng một cách có chọn lọc phù hợp với sự vận động của thị trường.

Nếu như trước đây, chúng ta chỉ đưa lao động đi làm việc ở 10 - 15 nước và vùng lãnh thổ thì hiện nay, lao động Việt Nam đã có mặt tại 40 nước và vùng lãnh thổ. Mặc dù có những biến động lớn về kinh tế và chính trị ở khu vực và trên thế giới, các thị trường truyền thống tiếp nhận số lượng lớn lao động Việt Nam vẫn được tăng cường và ổn định, như: Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… Đồng thời, chúng ta đã mở rộng được thị trường XKLĐ sang những thị trường, những ngành nghề ít chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế và phù hợp với lao động Việt Nam như Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), Ba Lan, Cộng hòa Ca-dắc-xtan, Lybia…

Báo cáo từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, tính đến ngày 30/7/2010, có 169 doanh nghiệp đã được cấp phép hoạt động dịch vụ đưa người đi XKL Đ. Song song với việc tiến hành tuyển dụng, đào tạo nhằm triển khai Quyết định 71/2009/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh XKLĐ góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2009 - 2020, các doanh nghiệp cũng đã tiến hành những bước thăm dò đối với một số thị trường lao động mới, khó tính như Anh, Australia, Mỹ, Síp, Cộng hoà Séc… Tại thị trường Australia, hiện nay có 5 - 6 doanh nghiệp tham gia thí điểm khai

Page 83: Tập 84 - 08 - 2011

Phạm Thị Thu Hường và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 77 - 82

79

thác; tại Mỹ có 2 doanh nghiệp. Tuy con số này quá ít ỏi nhưng nó cũng là những hạt mầm cho việc mở rộng thị phần XKLĐ của Việt Nam trên thế giới.

Thứ ba, xuất khẩu lao động của Việt Nam ngày càng được cải thiện về chất lượng lao động và đã hình thành một lực lượng lao động có kỹ năng, tay nghề và lối sống công nghiệp.

Theo thống kê, lao động xuất khẩu qua đào tạo ngày càng tăng, năm 2006 là 31,9%; năm 2007 là 34,5%, lao động có tay nghề tăng từ 35% (năm 2003) lên 50% (năm 2008). Các hoạt động về xuất khẩu lao động từng bước có hiệu quả và đi vào nề nếp, đã tạo cho người lao động xuất khẩu có thu nhập gửi về gia đình, tính bình quân mỗi năm, người lao động Việt Nam ở nước ngoài gửi về nước từ 1,6 tỷ USD đến 2 tỷ USD, riêng thị trường Hàn Quốc với gần 50.000 lao động, mỗi năm gửi về nước trên 700 triệu USD, Nhật Bản hơn 300 triệu USD [3].

Phần lớn những người đi làm việc ở nước ngoài trong thời gian qua là lao động phổ thông, lao động có tay nghề thấp, chỉ có một số lao động là chuyên gia, kỹ thuật viên. Thông qua XKLĐ, do tiếp xúc với khoa học công nghệ tiên tiến, lao động Việt Nam với đức tính cần cù và trí thông minh đã tiếp thu được trình độ chuyên môn, kỹ thuật tiên tiến, nâng cao trình độ ngoại ngữ và nâng cao kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp, đây cũng là điều kiện tốt để từng bước đáp ứng các yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước khi họ trở về nước. Họ là nguồn vốn quý cho nước ta trong việc góp phần xây dựng đất nước.

Những hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, trước nhu cầu hội nhập và cạnh tranh gay gắt thì công tác XKLĐ của Việt Nam vẫn còn tồn tại những hạn chế cần tập trung giải quyết:

Thứ nhất, thị trường xuất khẩu lao động của Việt Nam tập trung chủ yếu vào một số thị trường cũ như Malaysia, Hàn Quốc, Đài Loan… trong đó, các thị trường tiềm năng có

thu nhập cao như Mỹ, Anh, Pháp thì chúng ta mới chỉ đang tìm hiểu một cách dè dặt chứ chưa có những chính sách mang tính chiến lược, bứt phá.

Ngành nghề XKL Đ của chúng ta chỉ hạn chế như ngành xây dựng, vận tải biển, giúp việc gia đình, thuyền viên tàu cá, dệt may, khán hộ công trong viện dưỡng lão…; trong khi đó các ngành nghề đòi hỏi tay nghề và trình độ như các ngành công nghệ thông tin, tài chính, ngân hàng… thì số lượng lao động của chúng ta còn khiêm tốn.

Thứ hai, mặc dù tỷ lệ lao động được đào tạo đã tăng lên nhưng trình độ, kỹ năng chuyên sâu của nhiều lao động Việt Nam chưa thích ứng với yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động nước ngoài, lao động của chúng ta xuất khẩu chủ yếu là lao động thủ công, tay nghề chưa cao, ngoại ngữ chưa đáp ứng được yêu cầu của các đối tác nước ngoài.

Theo báo cáo của Cục Quản lý lao động ngoài nước, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo xuất khẩu đi các nước của nước ta ước khoảng 25 - 30%, ý thức kỷ luật làm việc chưa cao, ý thức tuân thủ hợp đồng của người lao động còn yếu kém nên vẫn còn tồn tại tình trạng lao động Việt Nam ở một số thị trường (Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc…) phá vỡ hợp đồng lao động để ra làm việc ngoài. Đây là điều đáng báo động vì nó ảnh hưởng xấu đến hàng chục nghìn người lao động đang làm việc nghiêm chỉnh theo hợp đồng và làm cho giới sử dụng lao động e ngại khi tuyển lao động Việt Nam.

Bên cạnh đó còn nhiều hạn chế ảnh hưởng tới sự phát triển công tác XKLĐ của Việt Nam như sự cạnh tranh không lành mạnh của một số doanh nghiệp xuất khẩu lao động, chưa có chính sách và sự gắn kết các tổ chức trong việc bố trí sử dụng số lao động đã hoàn thành hợp đồng về nước, chưa có một chiến lược toàn diện và lâu dài cho lĩnh vực này…

Nguyên nhân

Thực trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, có thể nêu ra một số nguyên nhân chính sau:

Page 84: Tập 84 - 08 - 2011

Phạm Thị Thu Hường và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 77 - 82

80

Một là chúng ta chưa tạo được một cơ chế thuận lợi để người lao động tiếp cận được các nguồn thông tin về các vấn đề liên quan đến hoạt động XKLĐ. Sự thiếu thông tin khiến cho những người lao động dễ bị lừa đảo và không cân nhắc được hết các lợi ích và rủi ro của mình.

Hai là việc thành lập các trung tâm, các tổ chức có chức năng XKLĐ tăng nhanh khiến công tác quản lý của các cơ quan có chức năng gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, cả nước có 169 doanh nghiệp có chức năng XKLĐ, các doanh nghiệp này mở các trung tâm, các cơ sở tràn lan và bán giấy phép XKLĐ khiến cho việc kiểm tra, giám sát càng trở nên khó khăn và tình trạng vi phạm pháp luật xảy ra càng phổ biến.

Hơn nữa, năng lực và trình độ của các doanh nghiệp XKLĐ Việt Nam hiện nay còn thấp. Trong tổng số 169 doanh nghiệp XKLĐ thì chỉ có 1/3 doanh nghiệp đảm bảo được một số tiêu chí chính như: tìm kiếm được các đơn hàng hấp dẫn, tạo nguồn nhanh và phù hợp với yêu cầu của đối tác, có các cơ sở đào tạo nghề hoặc chủ động hợp tác với cơ sở đào tạo nghề để tạo nguồn… Còn lại 2/3 doanh nghiệp năng lực và trình độ ở mức trung bình và thấp.

Ba là hệ thống pháp luật điều chỉnh nội dung XKL Đ còn hạn chế, đặc biệt là trong vấn đề xử lý các sai phạm. Các chế tài tỏ ra thiếu mạnh mẽ và cứng rắn khiến cho việc tôn trọng pháp luật còn yếu.

Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động Việt Nam

Một là cần nâng cao chất lượng nguồn lao động. Các doanh nghiệp XKLĐ cần đầu tư chuẩn bị tốt nguồn lao động có nghề và trình độ nghề cao, các doanh nghiệp cần thực hiện tốt công tác đào tạo người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài, đảm bảo tất cả người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài đều được tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức về phong tục, tập quán, pháp luật có liên quan của nước tiếp nhận lao động, quyền nghĩa vụ của người lao động đi làm việc theo hợp đồng để cho người lao động nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò, quyền và nghĩa vụ

của họ khi làm việc ở nước ngoài; cần làm gì, ứng xử thế nào để giữ uy tín và phát huy truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam trước bạn bè quốc tế… Bên cạnh đó, cần lồng ghép đào tạo ngoại ngữ trong quá trình đạo tạo nghề, cung cấp vốn từ vựng sát với công việc người lao động sẽ đảm nhiệm.

Mặc dù đây là giải pháp lâu dài, nhưng chúng ta có cơ sở để thực hiện từng bước, vì Nhà nước đã có quy định chuẩn hóa hệ thống các Trường, các Trung tâm dạy nghề, đang chuẩn hóa chứng chỉ nghề trong phạm vi cả nước. Tại Quyết định 33/2006 QĐ/TTg ngày 07-02-2006 của Thủ tướng Chính Phủ đã khẳng định cần phát triển công tác XKLĐ một cách có hiệu quả và bền vững với mục tiêu cho năm 2010 và 2015 là hàng năm Việt Nam đưa 10 vạn lao động đi làm việc ở nước ngoài, đến năm 2010, số lượng lao động có nghề đạt 70%, các nghề cao trở lên đạt 30% và tới năm 2015 con số đó tương ứng là 100% và 40% [1].

Hai là phát triển thị trường. Trong công tác phát triển thị trường, Đảng và Nhà nước ta đã có định hướng chung là phải có chiến lược mở rộng thị trường XKLĐ, củng cố thị trường truyền thống, giữ và phát triển thị trường hiện có, khai thông các thị trường mới.

Các doanh nghiệp cần căn cứ vào điều kiện cụ thể của mình để lựa chọn và quyết định đầu tư vào những thị trường thích hợp và có hiệu quả, không nên đầu tư dàn trải sẽ dẫn đến tình trạng lãng phí nguồn lực [5].

Ba là cần đưa vấn đề này vào trong một tổng thể của chiến lược phát triển kinh tế, trong đó điểm mấu chốt là giải quyết công ăn việc làm cho mọi người có khả năng lao động. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng, việc thu hút FDI, việc dùng ngân sách để yểm trợ các dự án phát triển công nghiệp phải hướng vào điểm mấu chốt đó. Việc hoạch định chính sách theo hướng đó và công bố rộng rãi chính sách này sẽ làm người dân tin tưởng vào tương lai đất nước, thấy an tâm là mình sẽ không bị bỏ rơi trong quá trình phát triển và như vậy giảm được áp lực tham gia XKLĐ [2].

Bốn là với cơ quan quản lý về XKLĐ. Cần có một tổ chức nghiên cứu về thị trường lao

Page 85: Tập 84 - 08 - 2011

Phạm Thị Thu Hường và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 77 - 82

81

động ngoài nước, cung cấp cho các doanh nghiệp XKLĐ và các trường dạy nghề về dự báo nhu cầu lao động thuộc các ngành nghề của các nước và khu vực. Tính toán và cung cấp kết quả nghiên cứu về hiệu quả kinh tế cho từng địa bàn, cho từng loại việc để các doanh nghiệp XKLĐ và người lao động hiểu và cân nhắc nên lựa chọn đi theo đơn hàng nào để có hiệu quả nhất, phù hợp với khả năng kinh tế và trình độ tay nghề, sức khoẻ của mình. Năm là đối với việc thành lập các tổ chức hoạt động XKLĐ, phải có những quy định chặt chẽ hơn để hạn chế những đơn vị không có đủ điều kiện, không đúng chức năng. Việc thanh lọc các đơn vị này sẽ giúp hạn chế các hành vi tiêu cực. Các doanh nghiệp cần phải công bố thông tin một cách công khai, minh bạch về các điều kiện, thủ tục, tiêu chuẩn tuyển chọn, mức lương và nhất là chi phí XKL Đ đối với từng thị trường; chỉ đạo và quản lý chặt chẽ các chi nhánh, trung tâm hoạt động theo đúng quy định của pháp luật. Sáu là hoạt động XKLĐ là một hoạt động cần có sự phối hợp giữa các các quốc gia có mối quan hệ XKLĐ. Trong quá trình hợp tác này, chúng ta cần phải ký kết các điều ước quốc tế để tạo ra sự thuận lợi cho hoạt động XKLĐ, cũng như có những cơ chế hữu hiệu nhất để bảo vệ quyền và lợi ích của người Vi ệt Nam lao động ở nước ngoài.

KẾT LUẬN

Đối với nước ta, con người luôn là một vốn quý, là lợi thế, là nguồn lực quan trọng nhất

của sự phát triển đất nước. Là một quốc gia cú nguồn nhân lực dồi dào, người Vi ệt Nam cần cù, sáng tạo, có khả năng tiếp thu nhanh khoa học công nghệ, trong điều kiện hiện nay, nền kinh tế quốc gia còn gặp nhiều khó khăn, nguồn vốn đầu tư còn hạn hẹp, cơ sở kỹ thuật vật chất cũ kỹ và chưa được đầu tư đúng mức, với lợi thế về nhân lực chúng ta hoàn toàn có thể phát triển nâng cao nền kinh tế - xó hội thông qua XKLĐ, coi đây như là một thế mạnh của quốc gia. XKLĐ đã và đang đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và giải quyết các nhu cầu xã hội. Chính vì vậy, việc nghiên cứu lĩnh vực XKLĐ là một vấn đề phức tạp và cấp bách hiện nay.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. Bộ Lao động thương binh và xã hội Đề án đẩy mạnh xuất khẩu lao động và chuyên gia giai đoạn 1999 - 2010, ngày 24/08/1999. [2]. Nguyễn Phúc Khanh (2004), Xuất khẩu lao động với chương trình quốc gia về việc làm - Thực trạng và giải pháp, Đề tài khoa học cấp Bộ. [3]. Nguyễn Thị Phượng, Trung tâm Luật so sánh, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, “Hoạt động xuất khẩu lao động ở Việt Nam: Thực trạng và một số khuyến nghị”, 18/11/2010, www.diendan.az24.vn [4]. Nguyễn Sơn, “Xuất khẩu lao động Việt Nam: chưa xứng tiềm năng”, Báo Kinh doanh số 60, ra ngày 04/10/2010. [5]. Vũ Lâm Thời (2008), “Xuất khẩu lao động Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”, Chuyên đề Công thương - Nông nghiệp, Tạp chí số 3.

Page 86: Tập 84 - 08 - 2011

Phạm Thị Thu Hường và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 77 - 82

82

SUMMARY SOME MEASURES TO IMPROVE LABOUR - EXPORTING IN VIET NAM Pham Thi Thu Huong1*, Dinh Hong Linh2

1Faculty of Economics and Business Administration - Hung Vuong University 2Thai Nguyen University of Economics and Business Administration

In recent years, Vietnam's labour-exporting activities have made some considerable progress. It bring benefits for export partner, import partner and include employee. However, these activities have faced difficulties and haven't made full use of their own potentiality. The research's result is the foundation of promoting the labour-exporting activities of Vietnam in such an age of internationalized global economy, one of the solutions to develop the abundant human resource potentiality of our country Keys words: Labour export, develop labour export, Labour export market, The number of labour export, The real situation of labour export

* Tel: 0903468919; Email: [email protected]

Page 87: Tập 84 - 08 - 2011

Lê Thị Thu Hương và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 83 - 87

83

PHÂN HÓA SẢN PHẨM DẠY HỌC Ở MỘT LỚP HỌC TIỂU HỌC CÓ NHIỀU TRÌNH ĐỘ

Lê Thị Thu Hương*

Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Trong quá trình dạy học, bài tập về nhà đóng vai trò quan trọng trong việc giúp học sinh rèn luyện kĩ năng và khắc sâu kiến thức được học, kể cả đối với học sinh bậc tiểu học. Bài tập về nhà không chỉ đơn thuần là những bài tập toán mà nên được đưa ra dưới hình thức sản phẩm dạy học. Bài báo đề cập đến vai trò của sản phẩm dạy học trong một lớp học tiểu học có nhiều trình độ và đề xuất một số gợi ý nhằm nâng cao chất lượng của sản phẩm dạy học đáp ứng trình độ nhận thức của các đối tượng học sinh. Từ khóa: Dạy học phân hóa; bài tập về nhà; trình độ, tiểu học, sản phẩm dạy học

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Một lĩnh vực liên quan tới thực hành và làm sâu sắc kiến thức là bài tập về nhà. Đối với học sinh bậc tiểu học, mặc dù bài tập về nhà mang lại ít hiệu quả hơn so với các lớp trên nhưng từ lâu, Cooper (1989) đã nhận định: “học sinh tiểu học nên được giao bài tập về nhà mặc dù không nên trông đợi là điều đó sẽ làm tăng điểm số. Nhưng thay vào đó, bài tập về nhà giúp các em hình thành những thói quen học tốt, khuyến khích thái độ tích cực đối với trường học, và truyền đạt cho học sinh ý thức rằng việc học phải được tiến hành cả ở trường lẫn ở nhà” [1]. Chúng tôi cho rằng, trong dạy học Toán ở tiểu học, bài tập về nhà không chỉ đơn thuần là những bài toán khó hay dễ mà nên được đưa ra dưới dạng một sản phẩm dạy học.

PHÂN HÓA SẢN PHẨM DẠY HỌC

Không giống như một hoạt động thông thường thường diễn ra ngắn và chỉ tập trung vào một hoặc một vài kiến thức, kĩ năng cơ bản, sản phẩm dạy học là kết quả của một quá trình nỗ lực lâu dài. Các sản phẩm đánh giá kết quả học tập của học sinh cần giúp các em nhìn nhận lại, vận dụng và mở rộng những kiến thức đã học được trong một khoảng thời gian, ví dụ: một bài học, một chuyên đề, một chương, một kì, thậm chí là một năm học. Sản phẩm dạy học là quan trọng vì nó không chỉ

*

thể hiện những kiến thức học sinh đã được học mà nó còn bao gồm cả những nội dung mà học sinh đã chiếm lĩnh được, làm chủ được [3]. Các sản phẩm dạy học chất lượng cao cũng là cách rất tốt để giáo viên thông qua đó đánh giá kiến thức, kĩ năng và thái độ học tập của học sinh.

Đôi khi có những học sinh có thể thể hiện những gì các em lĩnh hội được ở sản phẩm dạy học tốt hơn nhiều so với khi các em thể hiện trên một bài viết [3]. Vì thế, trong lớp học tiểu học có nhiều trình độ, giáo viên có thể thay thế các bài viết bằng một bài tập sản phẩm phong phú hoặc kết hợp bài viết với các lựa chọn khác để có thể mở rộng phạm vi đánh giá và tạo cho học sinh cơ hội tối đa tư duy, vận dụng và thể hiện những gì các em đã được học.

Chúng tôi cho rằng một sản phẩm dạy học tốt không phải là thứ mà học sinh làm để thỏa mãn sở thích của bản thân khi kết thúc bài học. “Nó phải khiến học sinh tư duy, vận dụng, thậm chí mở rộng và phát triển những kiến thức, kĩ năng được học của mình” [3].

Khi giáo viên đã xác định rõ những kiến thức, kĩ năng mà sản phẩm dạy học phải thể hiện được, giáo viên có thể quyết định được dạng sản phẩm sẽ tiến hành. Đôi khi dạng sản phẩm dạy học được đưa ra bởi yêu cầu của chương trình (ví dụ vẽ một hình, nhận dạng hình,…) nhưng thông thường giáo viên có thể sử dụng các sản phẩm theo cách khuyến khích

Page 88: Tập 84 - 08 - 2011

Lê Thị Thu Hương và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 83 - 87

84

học sinh vận dụng kiến thức và kĩ năng được học. Giáo viên cũng có thể sử dụng sản phẩm dạy học như một cách để giúp học sinh làm quen với các hình thức biểu thị mới (ví dụ dựa vào tóm tắt để đặt đề toán rồi giải,…). Dạng sản phẩm tốt nhất là những hoạt động phù hợp với sở thích của học sinh tại một thời điểm nhất định [3].

Điều quan trọng tiếp theo là giáo viên cần xác định nội dung liên quan đến sản phẩm dạy học mà giáo viên mong muốn những học sinh của mình sẽ đạt được, cách thức mà các em thực hiện để hoàn thành sản phẩm của mình và bản chất của sản phẩm đó. Học sinh có thể tham gia cùng giáo viên để bổ sung, thay đổi những yêu cầu cơ bản cho phù hợp với trình độ nhận thức và nhu cầu học tập của học sinh nhưng trách nhiệm chính vẫn thuộc về giáo viên. Bởi lẽ, “học sinh ít khi biết được làm thế nào để mở rộng tầm nhìn, phát triển năng lực của mình trong việc theo đuổi những thứ hạng cao hơn nếu không có sự giúp đỡ của người lớn hoặc những người có kinh nghiệm khác” [2].

Vì các sản phẩm dạy học yêu cầu học sinh vận dụng các kiến thức và kĩ năng cũng như tiếp tục phát triển chúng nên giáo viên cần xác định cách thức để học sinh có thể đạt được cấp độ mới trong khả năng của mình khi thực hiện các bài tập sản phẩm. Cách này cho phép học sinh có thể thành công khi hoàn thành những công việc phức tạp hơn. Giáo viên có thể cung cấp thời gian để học sinh động não tìm ra các ý tưởng khởi đầu, thảo luận về cách tiến hành nghiên cứu, tổng hợp kết quả, thiết lập và đánh giá các mục tiêu sản phẩm cá nhân,… Mục đích của những hoạt động này là giáo viên sẽ dự kiến được những gì cần thiết trong việc giúp các em phát triển năng lực của mình và con đường đi đến những mục tiêu đã đề ra.

Cuối cùng, giáo viên đưa ra các bài tập sản phẩm (bằng văn bản, bằng miệng, bằng biểu tượng, thông qua mô hình,…). Các bài tập cần chỉ rõ cho học sinh những kiến thức và kĩ năng mà các em cần thể hiện trong đó, các giai đoạn, quy trình và cả những thói quen làm việc mà các em cần đến khi tiến hành; những yêu cầu về mặt chất lượng của sản

phẩm dạy học. Trong cấu trúc này, giáo viên có thể tối đa hóa lợi ích của cá nhân học sinh, phương thức làm việc, mục tiêu cá nhân,… Bí quyết để cân đối cấu trúc là cần tập trung vào việc hướng dẫn, trợ giúp học sinh và tạo ra sự tự do cần thiết để ủng hộ những tư duy mới mẻ, những ý tưởng táo bạo của các em.

Giáo viên và học sinh có thể điều chỉnh các vấn đề cơ bản của sản phẩm cho phù hợp với trình độ nhận thức và năng lực học tập của học sinh. Giáo viên cũng có thể thỏa thuận để học sinh được lựa chọn sản phẩm bằng cách cho phép các em đề xuất sản phẩm thay thế cho sản phẩm mà giáo viên yêu cầu, miễn là sự thay thế đó vẫn đảm bảo thể hiện việc chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng cơ bản theo mục tiêu đánh giá của giáo viên.

Việc giáo viên hướng dẫn cho học sinh phát triển các năng lực thông qua các sản phẩm dạy học rất có ý nghĩa. Giáo viên cần khuyến khích học sinh nói lên những ý tưởng của mình, những tiến bộ, những khó khăn, cách thức giải quyết vấn đề và những điều tương tự; thể hiện rõ sự hào hứng, quan tâm của mình với những ý kiến của các em, đồng thời chỉ rõ, khuyến khích những ý tưởng hay; trao đổi về cách thức làm việc hiệu quả. Hình thành và phát triển nhân cách của mỗi cá nhân học sinh cũng như đánh giá cao cách thức tiếp cận đa dạng của một nhóm học sinh và những ý tưởng của các thành viên trong nhóm là việc làm cần thiết và có vai trò quan trọng trong quá trình dạy học.

Dưới đây chúng tôi xin đề xuất một vài gợi ý để tối đa hóa hiệu quả của các sản phẩm dạy học và giúp học sinh thành công:

1. Sử dụng các sản phẩm dạy học như là một cách để giúp học sinh nhận ra những kiến thức và kĩ năng học được ở nhà trường được vận dụng trong thực tế cuộc sống như thế nào.

2. Trao đổi với học sinh về sự cần thiết phải phát triển cả tư duy phê phán và tư duy sáng tạo. Giúp các em hình thành và phát triển niềm đam mê học tập của mình.

3. Yêu cầu học sinh sử dụng và phối kết hợp nhiều nguồn thông tin trong việc phát triển sản phẩm dạy học của họ.

Page 89: Tập 84 - 08 - 2011

Lê Thị Thu Hương và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 83 - 87

85

4. Lên kế hoạch cơ bản và sử dụng những dữ liệu kiểm tra đầu vào khi cần thiết để điều chỉnh cho phù hợp với mức độ độc lập của học sinh.

5. Đảm bảo rằng học sinh thực sự sử dụng toàn bộ khối thời gian quy định cho công việc.

6. Hỗ trợ học sinh sử dụng các phương thức diễn đạt khác nhau, các vật liệu và kĩ thuật khác nhau.

7. Giáo viên cần đảm bảo rằng thông qua hoàn thành sản phẩm dạy học, học sinh được rèn luyện các kĩ năng được học chứ không chỉ là những kiến thức cần thiết mà sản phẩm dạy học yêu cầu.

8. Liên lạc với phụ huynh học sinh (nếu cần thiết) về thời gian biểu, các yêu cầu, những nhân tố cơ bản của sản phẩm dạy học và cho biết họ có thể giúp đỡ theo cách nào và họ không nên làm gì trong quá trình học sinh hoàn thành sản phẩm dạy học.

9. Vì mỗi học sinh đều có một cách riêng để thể hiện những kiến thức, kĩ năng thu được của mình nên giáo viên cần tạo điều kiện tốt nhất để các em được phát triển tư duy sáng tạo của mình và không đi theo một lối mòn nào.

10. Giúp học sinh sử dụng các yếu tố cấu thành (trong khi thực hiện) và những kết quả (sau khi hoàn thành) để kiểm tra và tự đánh giá dựa trên các tiêu chí đã thỏa thuận trước đó về nội dung và sản phẩm dạy học.

11. Bất cứ khi nào có thể, hãy sắp xếp cho những học sinh khác quan sát sản phẩm dạy học của bạn mình.

12. Trong khi chia sẻ các sản phẩm, hãy lưu ý rằng việc đưa ra một sản phẩm dạy học trước cả lớp có thể rất tốn thời gian, thậm chí không gây được hứng thú từ phía học sinh trừ khi các em đã được rèn luyện cách thức thuyết trình hiệu quả. Việc sử dụng các nhóm chia sẻ, cá nhân thuyết trình trước nhóm sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.

Đối với học sinh gặp nhiều khó khăn khi học toán và những học sinh có nhịp độ nhận thức khá – giỏi, việc phân hóa sản phẩm dạy học cho các em cũng cần được giáo viên cân nhắc kĩ. Chúng tôi xin đưa ra một số đề xuất sau:

* Phân hóa sản phẩm dạy học cho học sinh gặp nhiều khó khăn khi học toán

Giáo viên thường đặt quá ít niềm tin và mong đợi vào những học sinh yếu – kém. Các sản phẩm dạy học tạo điều kiện để cải thiện cách nhìn của giáo viên về những học sinh này và giúp các em tự tin hơn trong vai trò người học [3]. Dưới đây là một số lưu ý đối với giáo viên để đảm bảo những học sinh yếu – kém có thể hoàn thành tốt các sản phẩm dạy học.

1. Giáo viên cần chắc chắn các sản phẩm dạy học dành cho mọi học sinh đều đòi hỏi các em phải vận dụng và mở rộng các kiến thức, kĩ năng cơ bản của bài học. (Tích hợp các kỹ năng và những mục tiêu khác từ kế hoạch giáo dục cá nhân vào các dạng sản phẩm dạy học phong phú).

2. Sử dụng các dạng sản phẩm dạy học cho phép học sinh thể hiện mình theo những cách khác nhau bên cạnh dạng viết.

3. Đưa ra các sản phẩm dạy học với độ mịn cao hơn nhằm cho phép học sinh hoàn thành một phần của sản phẩm trước khi giới thiệu các phần khác.

4. Chuẩn bị, hoặc giúp HS chuẩn bị, lập thời gian biểu để hoàn thành công việc sao cho nó diễn ra có tổ chức và theo cách mà HS thấy thoải mái nhất.

5. Sử dụng các thảo luận nhỏ về những kĩ năng liên quan đến sản phẩm dạy học. Học sinh sẽ thu được những điều có ích từ các cuộc thảo luận này, trong đó có cả những học sinh yếu – kém.

6. Cung cấp các mẫu để hướng dẫn học sinh thực hiện từng bước công việc của mình. Đưa ra hoặc hướng dẫn học sinh tìm kiếm các nguồn học liệu phục vụ cho quá trình hoàn thành sản phẩm.

7. Từ đó trở đi thường xuyên trao đổi với HS về sản phẩm dạy học một cách toàn diện, yêu cầu các em cho biết lý do vì sao điều đó là quan trọng, các em học được gì, từng phần của sản phẩm liên kết với nhau như thế nào và có liên quan gì đến những điều đang xảy ra trong lớp học cũng như trong thực tế cuộc sống.

Page 90: Tập 84 - 08 - 2011

Lê Thị Thu Hương và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 83 - 87

86

8. Trường hợp học sinh cảm thấy nản chí, thờ ơ với công việc cần phải có biện pháp giúp đỡ, động viên, khuyến khích kịp thời thông qua những tư vấn và hướng dẫn cần thiết.

9. Làm việc với HS để xác định mục tiêu các phần chủ đề theo nhu cầu của cá nhân HS, tập trung vào mục tiêu có ý nghĩa của cả bản thân GV và của HS.

10. Đưa ra và giúp học sinh phân tích các mô hình sản phẩm có hiệu quả từ những năm học trước để các em phát triển nhận thức về các thành phần quan trọng của sản phẩm, kỹ năng, ngôn ngữ để tư duy về các yếu tố và có những hình dung cụ thể về công việc.

* Phân hóa sản phẩm dạy học cho học sinh khá – giỏi

Thông thường những sản phẩm dạy học ít khó khăn đối với đối tượng học sinh này thường không đem lại những thử thách thực sự cho các em. Dưới đây là một số lưu ý khi thiết kế bài tập sản phẩm cho học sinh học sinh nâng cao.

1. Đảm bảo các sản phẩm dạy học được cấu trúc sao cho người học luôn được thúc đẩy về tính độc lập, trừu tượng, giải pháp đa dạng, nắm chắc và hiểu sâu vấn đề.

2. Nâng cao cấp độ nghiên cứu càng nhiều càng tốt, chẳng hạn như sử dụng tài liệu nâng cao, sử dụng đa dạng tài liệu, sử dụng tài liệu gốc để học sinh tiến hành những nghiên cứu ban đầu.

3. Cân nhắc thêm việc sử dụng những cố vấn nắm rõ trình độ và khả năng của các em để hướng dẫn những học sinh này mở rộng nội dung dạy học cũng như nâng cao hiệu quả học.

4. Xem xét việc cho phép những học sinh nâng cao bắt đầu công việc của mình sớm hơn những học sinh khác nếu sản phẩm dạy học của các em có tính phức tạp cao hơn. Việc tiếp tục làm việc trên các sản phẩm đó có thể trở thành nhiệm vụ tiếp theo khi các em không phải thực hiện các bài tập về nhà như những học sinh khác.

5. Tạo cơ hội cho phép những học sinh nâng cao cùng giáo viên phát triển các tiêu chí của sản phẩm dạy học, xác định vấn đề mà các em

cảm thấy cần được giải quyết trong quá trình thực hiện sản phẩm, cách thức mà vấn đề được giải quyết và những thủ tục, các tiêu chuẩn của sản phẩm quan trọng. Sử dụng những tiêu chuẩn đó để học sinh lên kế hoạch và đánh giá.

6. Sẽ rất hữu ích nếu những sản phẩm dạy học của học sinh nâng cao được đánh giá bởi một chuyên gia trong lĩnh vực, chủ đề đó. Trong một số trường hợp, việc đánh giá quá trình hình thành và thực hiện sản phẩm rất có ý nghĩa, nhờ đó mà học sinh có thể mở rộng và diễn đạt rõ ràng ý tưởng của mình trước khi hoàn thành sản phẩm. Trong một số trường hợp khác, việc đánh giá tổng kết và kết thúc sản phẩm lại có ý nghĩa đối với những học sinh muốn kiểm tra lại sản phẩm của mình một lần nữa theo các tiêu chuẩn đã đề ra. Đôi khi một số giáo viên còn thiếu kiến thức và kĩ năng của một chuyên gia ở lĩnh vực, khía cạnh nhất định của chủ đề. Việc giúp các học sinh nâng cao tiếp cận và đạt được những kĩ năng, kiến thức đó là rất quan trọng nhằm đảm bảo các em có thể phát triển tối đa khả năng của mình một cách tự nhiên nhất.

KẾT LUẬN

Các cách thức để thiết kế, hỗ trợ và đánh giá các sản phẩm dạy học là vô tận. Giáo viên cần lưu ý cung cấp những hướng dẫn bằng văn bản trong suốt thời gian thực hiện để thông qua đó, học sinh được thử thách thích hợp và đạt được mục tiêu học tập cũng như sự mong đợi của giáo viên [4].

Phân hóa sản phẩm dạy học trong một lớp học mang lại nhiều ưu điểm. Nếu tất cả các sản phẩm đều liên quan đến cùng một kiến thức cơ bản thì học sinh có thể chia sẻ, trao đổi cá nhân, nhóm, toàn lớp với nhau. Điều này có thể xảy ra ngay cả khi học sinh làm việc theo cách phù hợp với trình độ nhận thức của riêng mình. Bằng cách cung cấp các cấu trúc sản phẩm đa dạng với những điểm chung nhất định, giáo viên có thể khuyến khích học sinh thể hiện khả năng cũng như những điểm mạnh của mình. Trong những cách này, học sinh có thể được phát triển thông qua những thử thách thích hợp. Đồng thời, giáo viên vẫn giữ tập trung vào các yếu tố cơ bản của quá trình dạy học.

Page 91: Tập 84 - 08 - 2011

Lê Thị Thu Hương và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 83 - 87

87

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. Robert J.Marzano, Nguyễn Hữu Châu (dịch) (2010), Nghệ thuật và khoa học dạy học, NXB Giáo dục Việt Nam. [2]. Anna Brändström (2005), Differentiated Tasks in Mathematics Textbooks - An analysis of the levels of difficulty, Department of Mathematics Lule˚a University of Technology, Sweden

[3]. Carol Ann Tomlinson (2004), How to

Differentiate Instruction in Mixed – Ability

Classrooms, Hawkwr Brownlow Education,

Australia.

[4]. Lloyd Logan and Judyth Sachs (2005),

Meeting the Challenges of Primary Schooling, the

Taylor & Francis e-Library.

SUMMARY DIFFERENTIATING PRODUCTS IN A MULTI- LEVEL PRIMARY CLASS

Le Thi Thu Huong* College of Education – TNU

In teaching and learning process, homework has an important role in helping students practising skills and understanding knowledge, even for primary students. Homework is not only mathematics exercises but also learning products. This article mentions of its role in a multi- level class and puts forward some ideas to improve products in response to a students’s readiness level. Keywords: Differentiate instruction, homework, readiness level, primary, learning products

*

Page 92: Tập 84 - 08 - 2011

Lê Thị Thu Hương và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 83 - 87

88

Page 93: Tập 84 - 08 - 2011

Vũ Thị Thái và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 89 - 94

89

DẠY HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP HỢP ĐỒNG BÀI ÔN TẬP CHƯƠNG 3 - HỆ HAI PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN (ĐẠI SỐ 9)

Vũ Thị Thái, Vũ Thị Thanh Huyền* Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Lựa chọn phương pháp dạy học để chuyển tải nội dung kiến thức sao cho có hiệu quả nhất là một việc làm không dễ. Phương pháp dạy học theo hợp đồng là một trong những phương pháp dạy học mới, theo xu hướng dạy học tích cực trên thế giới hiện nay. Nó đặc biệt thích hợp với những dạng bài ôn tập. Bài báo đã minh họa phương pháp dạy học này bằng một tiết Ôn tập chương 3- Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn- Đại số 9. Từ khóa: phương pháp hợp đồng; hồ sơ dạy học; kế hoạch bài dạy; đánh giá cải tiến; biên bản; chia sẻ.

GIỚI THIỆU*

Thực tế hiện nay ở các trường phổ thông đang sử dụng rất nhiều phương pháp dạy học như thuyết trình, đàm thoại, vấn đáp, đặt vấn đề, giải quyết vấn đề... Nhìn chung đều hướng tới một mục tiêu giúp học sinh lĩnh hội kiến thức bằng cách lấy học sinh làm trung tâm, sao cho phát huy tối đa năng lực, sở trường, sự sáng tạo của các em.

Đối với giáo viên, việc lựa chọn hình thức, phương pháp dạy học phù hợp với môn dạy, bài dạy, đối tượng học sinh sẽ quyết định sự thành công trong công tác giảng dạy của mỗi người. Giáo dục chỉ thực sự có hiệu quả khi các phương án tổ chức dạy học đa dạng, tạo được cơ hội học tập cho mỗi người học, phù hợp với chuẩn mực chung và những nhu cầu, nguyện vọng và điều kiện học tập của cá nhân.

Cần nhấn mạnh rằng, không có một phương pháp daỵ học nào tồn tại lại không có ý nghĩa nào đó. Về mặt bản chất, đổi mới phương pháp dạy học là đổi mới cách tiến hành các phương pháp, đổi mới các phương tiện và hình thức triển khai phương pháp trên cơ sở khai thác triệt để ưu điểm của các phương pháp cũ và vận dụng linh hoạt một số phương pháp mới nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học. Trong các phương pháp dạy học, phương pháp dạy học * Tel: 01277458646, Email: [email protected]

theo hợp đồng là một trong những phương pháp dạy học mới, theo xu hướng dạy học tích cực trên thế giới hiện nay. Nó đặc biệt thích hợp với những tiết học ôn tập. Học theo hợp đồng là một hình thức tổ chức học tập trong đó học sinh làm việc theo một gói các nhiệm vụ học tập trong một khoảng thời gian nhất định. Tức là cách tổ chức môi trường học tập mà trong đó học sinh được giao 1 hợp đồng trọn gói bao gồm các nhiệm vụ khác nhau; Học sinh được cho một thời hạn nhất định để hoàn thành những hoạt động đó (không nhất thiết chỉ trong một tiết học); Học sinh chủ động xác định về khoảng thời gian và thứ tự thực hiện các nhiệm vụ trong hợp đồng. Các bước học theo hợp đồng bao gồm: lựa chọn nội dung, xây dựng hợp đồng, tổ chức kí và thực hiện hợp đồng, tổ chức trao đổi/chia sẻ (thực hiện linh hoạt) [2]. Đây được xem là một hình thức thay thế việc giảng bài cho toàn thể lớp học của giáo viên, đồng thời cho phép giáo viên có thể quản lý và khảo sát được các hoạt động của học sinh. Với hình thức tổ chức này, giáo viên có thể sử dụng sự khác biệt giữa các học sinh để tạo ra cơ hội học tập cho toàn bộ lớp học.

Trong Hồ sơ dạy học Đại số 9 ở trường THCS mà tác giả xây dựng theo qui trình tiếp cận xu thế thế giới (quy trình gồm ba khâu: chuẩn bị - lập kế hoạch dạy học, thực thi kế hoạch dạy học, kiểm tra đánh giá và đánh giá cải tiến [5]), những hình thức và phương pháp dạy học mà tác giả đã lựa chọn là dạy học

Page 94: Tập 84 - 08 - 2011

Vũ Thị Thái và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 89 - 94

90

theo phương pháp truyền thống, phương pháp hướng dẫn tự nghiên cứu, phương pháp dạy học theo dự án và phương pháp dạy học theo hợp đồng. Dưới đây xin được chia sẻ cùng bạn đọc nội dung kế hoạch dạy học và những đánh giá cải tiến bước đầu của một trong những tiết học dạy theo phương pháp hợp đồng.

KẾ HOẠCH BÀI DẠY HỢP ĐỒNG

(tiết 44 Đại số 9)

Nội dung: Ôn tập chương 3- Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn - đại số 9.

Đối tượng: Học sinh lớp 9, diện đại trà;

Thời gian thực hiện: 01 tiết (tiết ôn tập thứ nhất); Những kiến thức học sinh đã biết liên quan đến bài học - Khái niệm, nghiệm và cách giải phương trình bậc nhất hai ẩn, hệ phương trình bậc nhất hai ẩn. Những kiến thức mới cần được hình thành - Điều kiện để hệ phương trình bậc nhất hai ẩn có vô số nghiệm, vô nghiệm, có một nghiệm duy nhất.

I. M ục tiêu

1. Kiến thức:

- Củng cố và hệ thống hoá các kiến thức cơ bản trong chương III - Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn. Trong đó lưu ý các nội dung:

khái niệm nghiệm và tập nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn, hệ phương trình bậc nhất hai ẩn; minh hoạ hình học, các phương pháp giải hệ phương trình, các bước giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình.

- Giải thích được điều kiện để hệ phương trình bậc nhất hai ẩn có vô số nghiệm, vô nghiệm, có một nghiệm duy nhất[1].

2. Kĩ năng:

- Củng cố kỹ năng giải phương trình bậc nhất hai ẩn, giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn, giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình[1].

3. Thái độ:

- HS mạnh dạn, tụ tin, độc lập tự giác khi làm bài

II. Phương pháp, phương tiện

- Phương pháp: Dạy theo phương pháp hợp đồng.

- Phương tiện:

+ Giáo viên: Giấy A0 , phiếu hợp đồng học tập cho 3 nhóm học sinh, máy tính, projecter.

+ HS: GiấyA4 trắng, bút dạ.

III. Các bước lên lớp

Ổn định tổ chức: 2 phút

Các hoạt động

HOẠT ĐỘNG 1: NGHIÊN CỨU KÍ K ẾT HỢP ĐỒNG

Thời gian

Nội dung Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Phương tiện, thiết

bị dạy học 5 phút Kí hợp đồng - Giao nhiệm vụ hợp đồng

cho từng nhóm nghiên cứu; - Phổ biến nội dung các nhiệm vụ và yêu cầu của từng nhiệm vụ; - Yêu cầu HS nghiên cứu hợp đồn và cô trò cùng kí kết hợp đồng.

- Từng nhóm nhận hợp đồng, tự nghiên cứu; - Quan sát ghi nhận nội dung của từng nhiệm vụ; - Kí hợp đồng.

Máy tính, projecter, hợp đồng in sẵn.

HOẠT ĐỘNG 2: THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG

Thời gian

Nội dung Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Phương tiện,

thiết bị dạy học 15 phút Như trong hợp

đồng Trợ giúp HS, nhóm HS gặp khó khăn

Thực hiện các nhiệm vụ trong hợp đồng đã kí kết

Máy tính, Projecter, giấy A0, A4, bút dạ, các phiếu hợp đồng

Page 95: Tập 84 - 08 - 2011

Vũ Thị Thái và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 89 - 94

91

HOẠT ĐỘNG 3 : NGHIỆM THU H ỢP ĐỒNG

Thời gian

Nội dung Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Phương

tiện, thiết bị dạy học

15phút 1. Phương trình bậc nhất hai ẩn và cách giải.

2. Hệ phương trình bậc nhất hai ẩn và cách giải (bằng phương pháp cộng đại số, phương pháp thế), số lượng nghiệm của hệ phương trình bậc nhất hai ẩn.

- GV tổ chức nghiệm thu hợp đồng của HS

Yêu cầu HS trình bày sản phẩm

- GV chốt nội dung kiến thức bài, trình chiếu kết quả, giải đáp thắc mắc về nội dung kiến thức.

HS trình bày sản phẩm

Cá nhân HS, các nhóm ghi kết quả bản thân, nhóm và có phản hồi tích cực

Máy tính, projecter giấy A0, A4, bút dạ, vở ghi chép

HOẠT ĐỘNG 4: CỦNG CỐ NỘI DUNG BÀI H ỌC

Thời gian

Nội dung Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Phương

tiện, thiết bị dạy học

5phút 1. Phương trình bậc nhất hai ẩn và cách giải.

2.Hệ phương trình bậc nhất hai ẩn và cách giải (bằng phương pháp cộng đại số, phương pháp thế), số lượng nghiệm của hệ phương trình bậc nhất hai ẩn.

- Tổ chức giao lưu giữa các nhóm qua trò chơi “Thi giải toán nhanh”:

+ Luật chơi: HS nghe câu hỏi, độc lập giải bài, người làm xong trước tiên sẽ được trình bày đáp án

+ Tổ chức chơi

- Hướng dẫn HS tổng hợp rút kinh nghiệm

- Thu phiếu hợp đồng học tập

HS tham gia chơi - Các nhóm tham quan sản phẩm của nhóm bạn, chia sẻ kinh nghiệm, trình bày và hoàn thành sản phẩm. - Các nhóm trưởng hoàn thành đánh giá vào phiếu học tập, kí tên và giao nộp sản phẩm cho giáo viên

Máy tính, projecter giấy A0, A4, bút dạ

HOẠT ĐỘNG 5: HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ

- Tiếp tục ôn tập hai phương pháp giải hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn, các điều kiện để hệ có một nghiệm, vô nghiệm, vô số nghiệm, Các bước giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình.

- Hoàn thành các bài tập 40 - 42, làm trước các bài 43-46 [3-Tr27]

- Tiết sau ôn tập tiếp. Trang bị thêm máy tính bỏ túi.

KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Tổng hợp được các cách giải, cách xét số lượng nghiệm của hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn.

1. Sau buổi học.

2. Kiểm tra 45’

- Sử dụng phiếu hợp đồng học tập

- Kiểm tra viết trắc nghiệm khách quan và tự luận

- Hoàn thành đúng, đủ các câu hỏi trong phiếu học tập.

- Các nhóm phân công công việc hợp lý, hiệu quả, ghi chép rõ tiến độ thực hiện nhiệm vụ.

- Chất lượng bài kiểm tra

Page 96: Tập 84 - 08 - 2011

Vũ Thị Thái và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 89 - 94

92

GHI CHÉP ĐÁNH GIÁ C ẢI TI ẾN

Thời gian Lớp Ưu điểm Nhược điểm Giải pháp cải ti ến Sau buổi học 9A1,

9A2, 9A3

- Hoàn thành kế hoạch đã đề ra. - Học sinh sôi nổi hào hứng trong vận dụng phương pháp hợp đồng học tập. - Phần lớn học sinh đã khá thành thạo, linh hoạt trong việc sử dụng phương pháp đại số, phương pháp thế giải hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn.

- Một số học sinh ( 15/88 em) giải hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn chưa thành thạo. - Một vài học sinh chưa tích cực, tự giác, chưa sẵn sàng trong việc sử dụng phương pháp học mới. - Nhóm 3 trình bày sản phẩm chưa tốt.

- Tổ chức cho học sinh được tham gia nhiều hơn nữa những giờ học theo hợp đồng. - Hướng dẫn, động viên, khích lệ học sinh trong học tập bằng nhiều biện pháp như tuyên dương, thưởng điểm…

Qua dạy thử nghiệm và kết quả kiểm tra cuối chương III cho thấy: lớp thực nghiệm có điểm trung bình và tỉ lệ HS khá giỏi cao hơn. Độ phân tán (phương sai) ở lớp thực nghiệm có

phần thấp hơn so với lớp đối chứng, điều đó chứng tỏ HS lớp thực nghiệm có điểm số cao và đều hơn lớp đối chứng. Kết luận ban đầu này được thể hiện một phần qua bảng sau:

Điểm Học sinh thử nghiệm Học sinh đối chứng

Tần số Tần suất Tần số Tần suất 10 4 4,54 % 4 4,44 % 9 12 13,63 % 13 14,44 % 8 16 18,18 % 14 15,56 % 7 24 27,27 % 22 24,44 % 6 12 13,63 % 12 13,33 % 5 10 11,36 % 12 13,33 % 4 6 6,84 % 7 7,78 % 3 3 3,42 % 5 5,56 % 2 1 1,13 % 1 1,12 %

Tổng số m = 88 100% n = 90 100% Trung bình mẫu ( X ): 6,83 Trung bình mẫu (Y ): 6,67

Phương sai mẫu ( 2s ): 3,14 Phương sai mẫu( 2s ): 3,56 Độ lệch chuẩn (s): 1,77 Độ lệch chuẩn(s): 1,89

GIỚI THI ỆU PHIẾU HỢP ĐỒNG HỌC TẬP Số 01 Tiết 44 Ôn tập chương 3- Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn - Đại số 9

Nhiệm vụ Bắt buộc Tự chọn

Thời gian (20 phút)

Địa điểm

Đáp án

Hoàn thành

Tự đánh giá

1. a) Chỉ ra các PT bậc nhất hai ẩn trong các PT sau: a) 2x – 3y = 3

b) 0x + 2y = 4 c) 0x + 0y = 7 d) 5x + 0y = 0 e) x + y – z = 7

b) Dạng tổng quát và tập nghiệm của PT bậc nhất hai ẩn?

Bắt buộc

Tại lớp G K TB Y

2. a) Dạng tổng quát của hệ PT bậc nhất hai ẩn ? b) Hãy giải thích các kết luận:

Bắt buộc

Tại lớp G K TB Y

Page 97: Tập 84 - 08 - 2011

Vũ Thị Thái và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 89 - 94

93

+ Nếu thì hệ PT vô số nghiệm.

+ Nếu thì hệ PT vô nghiệm.

+ Nếu thì hệ PT có 1 nghiệm duy nhất 3. Bài tập 40: (SGK/27) Giải hệ PT và minh hoạ kết quả bằng hình học 2x + 5y = 2

2/5x + y = 1

Bắt buộc

Tại lớp G K TB Y

4. Bài tập 53 (SBT - 11) : Tìm a, b để hệ sau có nghiệm là (3; -2) ax + by = 3

2ax – 3by = 36

Tự chọn Tại lớp G K TB Y

5. Bài 42 (SGK – 27): Giải hệ PT

với m = - 2 2x – y = m

4x – m2y = 2 2

Tự chọn Tại lớp G K TB Y

Yêu cầu: Mỗi nhóm phải thực hiện 4/5 nhiệm vụ trên, gồm 3 nhiệm vụ bắt buộc và 1 nhiệm vụ tự chọn ( có thể chọn cả hai nhiệm vụ tự chon, các nhóm tự đăng kí thời gian thực hiện từng nội dung trong tổng thời gian 20 phút).

Tôi là……………………………….thay mặt cho nhóm…………..xin cam kết hoàn thành các nhiệm vụ trong hợp đồng học tập trên.

Giáo viên Học sinh

KẾT LUẬN

Hiện nay, việc sử dụng phương pháp hợp đồng trong dạy học ở trường phổ thông mới chỉ ở mức độ thử nghiệm, chưa được dùng một cách rộng rãi bởi rất nhiều nguyên nhân. Để phương pháp này thực sự có chỗ đứng trong giáo dục đòi hỏi phải có thời gian, sự nỗ lực của ngành giáo dục và đặc biệt là sự quan tâm các thầy cô giáo . Hy vọng trong tương lai không xa học sinh nước nhà sẽ thường xuyên được học tập bằng những phương pháp mới, hiện đại như phương pháp dạy học hợp đồng góp phần thúc đẩy sự phát triển toàn diện trong các em.

TÀI LI ỆU THAMKH ẢO

[1]. Bộ GD & ĐT, Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn Toán THCS, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, 2010 [2]. Dự án Việt - Bỉ: Dạy và học tích cực - Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học. [3]. Phan Đức Chính (Tổng chủ biên), Tôn Thân (Chủ biên), Nguyễn Huy Đoan, Phạm Gia Đức, Trương Công Thành, Nguyễn Duy Thuận (2007), Toán 9 (tập hai) , Nxb Giáo dục [4]. PGS.TS.Nguyễn Vũ Lương, ThS. Đào Thị Hoa, Thiết kế hồ sơ dạy học môn Toán. (tài liệu tập huấn giáo viên trường trung học phổ thông chuyên ) Hà Nội- 2010 [5]. Tôn Quang Cường, Thiết kế dạy học theo quy trình tiếp cận chuẩn Quốc tế, Đại học quốc gia Hà Nội - Trường Đại học Giáo dục, 2010

''' c

c

b

b

a

a ==

''' c

c

b

b

a

a ≠=

'' b

b

a

a ≠

Page 98: Tập 84 - 08 - 2011

Vũ Thị Thái và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 89 - 94

94

SUMMARY TEACHING METHOD VIA AGREEMENTS FOR THE REVISION - C HAPTER 3 - SET OF TWO EQUATIONS WITH TWO UNKNOWNS (ALGEBRA G RADE 9)

Vu Thi Thai, Vu Thi Thanh Huyen* College of Education - TNU

Selecting a suitable teaching method to impart knowledge in the most effective way is not easy at all. Teaching method via agreements is one of the new teaching methods, which follows the positive teaching trend in the world nowadays. This method specially suits the revision units. It is illustrated in this article with the Revision in Chapter 3, Set of two equations with two unknowns - Algebra Grade 9. Key words: Teaching method via agreements, teaching dossier, teaching plan, innovational assessment, report, and share

* Tel: 01277458646, Email: [email protected]

Page 99: Tập 84 - 08 - 2011

Nguyễn Văn Giỏi và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 95 - 98

95

MỘT SỐ BIỂU HIỆN VỀ KỸ NĂNG GIAO TI ẾP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ T ỈNH HÀ GIANG

Nguyễn Văn Giỏi1*, Nông Khánh Bằng2, Phạm Văn Cường3 1Trường CĐ Sư phạm Hà Giang, 2Trường CĐ Sư phạm Thái Nguyên ,

3Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Ở con người có nhiều loại nhu cầu khác nhau, trong đó giao tiếp được xem là một nhu cầu quan trọng quyết định sự hình thành, phát triển nhân cách của con người. Kỹ năng giao tiếp (KNGT) được hình thành bởi nhiều con đường và ở mỗi người tính chất, mức độ của kỹ năng này luôn có sự khác nhau. Trong bài báo này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực trạng 10 KNGT cơ bản của học sinh trường Phổ thông dân tộc (PTDT) Nội trú tỉnh Hà Giang, chỉ ra 7 yếu tố chủ quan và 9 yếu tố khách quan ảnh hưởng đến các KNGT đó, đồng thời đề xuất các biện pháp giúp phát triển KNGT cho học sinh PTDT Nội trú. Từ khóa: Kỹ năng, giao tiếp, kỹ năng giao tiếp, học sinh, Hà Giang

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Trong bất kỳ xã hội nào giao tiếp luôn là thước đo vừa để đánh giá biểu hiện văn hóa của mỗi con người, vừa biểu hiện mức độ văn minh của xã hội. Chính vì vậy, trong nhà trường phổ thông việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử cho học sinh luôn được xác định là một nhiệm vụ quan trọng của công tác giáo dục và đào tạo.

Qua việc tìm hiểu thực tế thời gian qua, chúng tôi nhận thấy việc phát triển KNGT cho học sinh THPT vẫn còn nhiều bất cập, nhất là đối tượng học sinh các trường PTDT Nội trú. Các trường học, các cơ sở giáo dục đa phần đều chưa chú trọng đến việc phát triển KNGT cho học sinh, kỹ năng này chủ yếu được hình thành tự phát thông qua việc tự rèn luyện của học sinh và qua những hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang là nơi đào tạo những học sinh là người dân tộc thiểu số của tỉnh. Đây là lực lượng kế cận đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội ở miền núi sau này. Đối với những học sinh người dân tộc thiểu số, chúng tôi nhận thấy, do sự khác biệt bởi nhiều yếu tố như: tính cách dân tộc, văn hóa, lối sống, trình độ nhận thức… nên KNGT của các em còn bộc lộ những hạn chế nhất định. Do đó, việc * Tel: 0974027625; Email: [email protected]

nghiên cứu về KNGT là một việc làm cần thiết góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và giảng dạy ở bậc THPT hiện nay.

KHÁI NI ỆM CÔNG CỤ

Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về KNGT, có thể khái quát thành hai quan niệm sau: Quan niệm thứ nhất: Quan niệm về KNGT ở mức độ khái quát, coi KNGT là năng lực của con người biểu hiện trong quá trình giao tiếp. Quan niệm thứ hai: Quan niệm KNGT ở mức độ cụ thể, coi KNGT là những kỹ năng cụ thể biểu hiện trong quá trình giao tiếp.

Các quan niệm về KNGT tuy có những nét khác nhau nhưng đều có những nội dung cơ bản sau đây:

- KNGT là năng lực đặc thù của con người. Kỹ năng này không tự nhiên mà có, nó chỉ hình thành và phát triển trong quá trình giao tiếp. KNGT phải được xem xét như một đặc điểm, một mức độ của hành động giao tiếp, nó luôn gắn liền với hành động giao tiếp.

- KNGT có quan hệ chặt chẽ với tri thức và kỹ xảo giao tiếp. Tri thức giao tiếp là cơ sở, là nền tảng để hình thành và phát triển KNGT.

- Nét đặc trưng của KNGT là tính mục đích, tính mềm dẻo, tính linh hoạt và tính sáng tạo. Nhờ đó mà con người có những thành công trong các tình huống giao tiếp khác nhau.

Page 100: Tập 84 - 08 - 2011

Nguyễn Văn Giỏi và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 95 - 98

96

Từ sự phân tích những nội dung cơ bản cần phải có trong KNGT, chúng tôi khái quát về khái niệm KNGT như sau: “KNGT là khả năng vận dụng những kiến thức thu được và những kỹ xảo có được vào những tình huống khác nhau của quá trình giao tiếp để đạt mục đích đề ra”.

V.P. Dakharov dựa vào trật tự các bước tiến hành của một pha giao tiếp chia thành các khái niệm:

1.“Tiếp xúc, thiết lập mối quan hệ giao tiếp”; 2.“Biết cân bằng nhu cầu của cá nhân và đối tượng giao tiếp”; 3.“Nghe và biết lắng nghe đối tượng giao tiếp”; 4.“Tự chủ cảm xúc hành vi”; 5.“Tự kiềm chế và kiểm tra đối tượng giao tiếp”; 6.“Diễn đạt ngắn gọn, cụ thể, dễ hiểu”; 7.“Linh hoạt mềm dẻo trong giao tiếp”; 8.“Thuyết phục đối tượng giao tiếp”; 9.“Chủ động điều khiển quá trình giao tiếp”; 10.“ Sự nhạy cảm trong giao tiếp” [2].

Chúng tôi lựa chọn 10 KNGT cơ bản theo cách phân chia của V.P. Dakharov để tiến hành nghiên cứu.

KHÁCH THỂ, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Khách thể nghiên cứu.

Quá trình phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh THPT.

Khách thể điều tra

Gồm 209 học sinh và 40 cán bộ giáo viên trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang.

Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang.

Phương pháp nghiên cứu.

Chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Nghiên cứu tài liệu, điều tra viết, trắc nghiệm, quan sát, toán thống kê... Trong đó, phương pháp điều tra viết và phương pháp sử dụng trắc nghiệm về khả năng giao tiếp của V.P. Dakharov là phương pháp cơ bản.

Kết quả tổng hợp được xử lý trên bảng tính điện tử Microsoft Excel. Để đánh giá về KNGT của học sinh PTDT Nội trú, chúng tôi phân ra theo 5 mức độ về sự biểu hiện của các KNGT:

+ X từ 1,88 - 2,0 điểm: Dấu hiệu của KNGT biểu hiện ở mức rất cao.

+ X từ 1,5 - 1,87 điểm: Dấu hiệu của KNGT biểu hiện ở mức cao.

+ X từ 1,0 - 1,49 điểm: Dấu hiệu của KNGT biểu hiện ở mức trung bình.

+ X từ 0,63 - 0,99 điểm: Dấu hiệu của KNGT biểu hiện ở mức thấp.

+ X từ 0 - 0,62 điểm: Dấu hiệu của KNGT biểu hiện ở mức rất.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 1.

Bảng 1. KNGT của học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang

Các KN

Khối 10 Khối 11 Khối 12 Chung

Điểm X TB Điểm X TB Điểm X TB Điểm X TB KN1 443 0.89 8 457 0.92 8 463 0.93 8 1363 0.91 8

KN2 544 1.10 4 557 1.12 5 553 1.11 4 1654 1.11 4

KN3 451 0.91 7 588 1.19 4 611 1.23 2 1650 1.11 5

KN4 439 0.89 9 461 0.93 7 538 1.08 6 1438 0.97 6

KN5 590 1.19 3 606 1.22 2 595 1.20 3 1791 1.20 2

KN6 334 0.67 10 389 0.78 10 440 0.89 9 1163 0.78 10

KN7 687 1.39 1 717 1.45 1 703 1.42 1 2107 1.42 1

KN8 468 0.94 6 464 0.94 6 411 0.83 10 1343 0.90 9

KN9 472 0.95 5 433 0.87 9 467 0.94 7 1372 0.92 7

KN10 601 1.21 2 591 1.19 3 552 1.11 5 1744 1.17 3

Page 101: Tập 84 - 08 - 2011

Nguyễn Văn Giỏi và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 95 - 98

97

Nhận xét:

Bảng 1 cho thấy: Nhìn chung, KNGT của học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang ở mức độ trung bình thấp. Một số KNGT có điểm ở mức thấp như: “KN diễn đạt ngắn gọn, cụ thể, dễ hiểu” (X = 0.78); “KN thuyết phục đối tượng giao tiếp” ( X = 0.90); “KN tiếp xúc, thiết lập mối quan hệ giao tiếp” (X = 0.91); “KN chủ động điều khiển quá trình giao tiếp” (X = 0.92). Học sinh PTDT Nội trú kỹ năng diễn đạt khi giao tiếp còn rất hạn chế, qua quan sát chúng tôi nhận thấy các em thường rụt rè, nhút nhát trong tiếp xúc với người khác, với những người chưa quen. Nhiều học sinh không tự chủ được cảm xúc

và hành vi trong giao tiếp. Ở bảng 1, độ phân phối của X khá tập trung. Mức độ chênh lệch giữa điểm trung bình cao nhất và thấp nhất không nhiều (0,64).

Kết quả trên cũng cho thấy mức độ chênh lệch về KNGT giữa các khối là khá rõ ràng. Học sinh khối 10 phát triển KNGT thấp hơn khối 11 và khối 12, nhất là ”KN nghe và biết lắng nghe đối tượng giao tiếp” (X = 0.91).

Để hiểu sâu hơn về thực trạng KNGT của học sinh PTDT Nội trú chúng tôi tiếp tục khảo sát: “Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển KNGT của học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang”. Kết quả được thể hiện ở bảng 2.

Bảng 2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển KNGT của học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang

Các yếu tố ảnh hưởng

Mức độ Ảnh

hưởng nhiều

%

Ảnh hưởng

%

Ảnh hưởng

ít %

Không ảnh

hưởng %

Chủ quan

1. Kinh nghiệm sống của bản thân 45.2 48.6 5.8 0.4 2. Tính cách (hoạt bát, sôi nổi, ưu tư, nhút nhát…v.v.)

63.6 30.8 3.8 2.4

3. Tính tích cực, rèn luyện kỹ năng giao tiếp 53.8 34.2 8.3 3.8 4. Vốn ngôn ngữ ( Khả năng sử dụng tiếng Việt - tiếng Kinh để giao tiếp )

59.7 30.2 5.8 4.2

5. Chưa nhận thức đầy đủ, đúng đắn về tầm quan trọng của giao tiếp và kỹ năng giao tiếp

30.3 56.7 9.5 3.8

6. Chưa có phương pháp phát triển, rèn luyện kỹ năng giao tiếp hiệu quả

45.8 46.7 6.1 2.0

7. Năng lực học tập và tham gia các hoạt động hạn chế 49.6 42.1 6.8 1.6

Khách quan

1. Truyền thống văn hoá, phong tục tập quán của dân tộc

43.8 39.6 11.5 5.4

2. Điều kiện sống của gia đình, của bản thân 52.3 41.1 4.1 2.6 3. Nếp sống của gia đình 48.3 34.7 10.9 6.0 4. Do sự thay đổi môi trường sống, học tập chuyển từ môi trường sống với gia đình sang môi trường sống và học tập tập trung tại trường nội trú

31.8 52.2 11.8 4.4

5. Do sự khác biệt về ngôn ngữ 27.0 40.3 20.6 12.1 6. Do thiếu thời gian để tiếp xúc với bạn bè, thầy cô giáo và mọi người

22.4 49.6 20.2 7.8

7. Thầy cô giáo chưa quan tâm phát triển và rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh

20.8 56.2 16.3 6.2

8. Nhà trường chưa chú trọng tổ chức các hoạt động tập thể phong phú, đa dạng để học sinh phát triển kỹ năng giao tiếp.

24.2 49.6 14.9 10.8

9. Thiếu sách và tài liệu tham khảo về kỹ năng giao tiếp 31.3 41.3 20.2 7.3

Page 102: Tập 84 - 08 - 2011

Nguyễn Văn Giỏi và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 95 - 98

98

Nhận xét: Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến KNGT của học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang. Chúng tôi tập hợp thành 7 yếu tố có tính chất chủ quan và 9 yếu tố có tính chất khách quan. Với nhóm yếu tố có tính chất chủ quan, qua kết quả điều tra cho thấy: Yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất là do tính cách của học sinh (xếp thứ 1, chiếm 63.6%); Tiếp theo, vốn ngôn ngữ (xếp thứ 2, chiếm 59.7%); Do tính tích cực, rèn luyện kỹ năng giao tiếp (xếp thứ 3, chiếm 53.8%). Với nhóm yếu tố có tính chất khách quan, yếu tố được thừa nhận ảnh hưởng ở mức độ cao nhất là: điều kiện sống của gia đình, của bản thân (xếp thứ 1, chiếm 52.3%); Nếp sống của gia đình (xếp thứ 2, chiếm 48.3%); Truyền thống văn hoá, phong tục tập quán của dân tộc mình (xếp thứ 3, chiếm 43.8%); tiếp theo là các nguyên nhân như: Nhà trường chưa chú trọng tổ chức các hoạt động tập thể phong phú, đa dạng để học sinh phát triển kỹ năng giao tiếp; Do sự thay đổi môi trường sống, học tập; Thầy cô giáo chưa quan tâm phát triển và rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh…v.v. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT Căn cứ vào kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi đề xuất một số biện pháp phát triển KNGT cho học sinh PTDT Nội trú như sau: 1. Nâng cao nhận thức cho giáo viên, phụ huynh học sinh, học sinh về tầm quan trọng của việc phát triển KNGT; tăng cường sự phối hợp giữa các hoạt động giáo dục để phát triển KNGT cho học sinh PTDT Nội trú 2. Phát triển năng lực tổ chức hoạt động cho giáo viên và các chủ thể tham gia giáo dục, nhằm rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học

sinh thông qua các môn học ưu thế và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 3. Nâng cao tính tích cực, tự giác cho học sinh trong các hoạt động, trau dồi vốn ngôn ngữ cho học sinh thông qua quá trình học tập cũng như các hình thức giao tiếp 4. Đổi mới phương thức, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; thiết kế các chủ đề phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh phù hợp với các loại hình hoạt động giáo dục của nhà trường 5. Xây dựng hệ thống các bài tập thực hành và tổ chức cho học sinh luyện tập một cách có hiệu quả Như vậy, giao tiếp và KNGT có vai trò rất quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh PTDT Nội trú. Cuộc sống thiếu giao tiếp hoặc hạn chế về KNGT sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến học tập và sinh hoạt hàng ngày của các em. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng căng thẳng hoặc mâu thuẫn nội bộ ở một số học sinh nội trú. Hy vọng những kết quả nghiên cứu này sẽ góp phần tạo cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng một số biện pháp tác động hợp lý đến học sinh PTDT Nội trú nhằm phát triển KNGT cho các em, đồng thời nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục ở các trường Phổ thông dân tộc Nội trú.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. Ngô Công Hoàn, Hoàng Anh (1998), Giao tiếp sư phạm, Nxb Giáo dục. [2]. V.P. Đavưdov (2000), Các dạng khái quát hoá trong dạy học, Nxb ĐHQG Hà Nội. [3]. Phùng Thị Hằng (2006), Một số đặc điểm giao tiếp của học sinh THPT dân tộc Tày, Nùng, Luận án Tiến sĩ Tâm lý học, Đại học Sư phạm Hà Nội.

SUMMARY SOME OXPRESSIONS ABOUT COMMUNICATIVE SKILLS OF STUDENTS IN HA GIANG ETHNIC MINORITY SCHOOL

Nguyen Van Gioi1*, Nong Khanh Bang2, Pham Van Cuong3 1Ha Giang Teacher Training College, 2Thai Nguyen Teacher Training College,

3 College of Education - TNU

In human always have many different kinds of needs, of which communication is considered as a critical need to determine the formation and development of human personality. Communication skills are formed through many ways and for each person, the nature and level of the skill are always different together. In this paper, we conducted a study on 10 basic communication skills basic of students of Ethnic Boarding High School in Ha Giang Province. The paper indicates 7subjective factors and 9 objective factors affecting these communication skills and proposed measures to help the development of the skill for the students of Ethnic Boarding High School. Keywords: skills, communication, communication skills, students, Ha Giang

* Tel: 0974027625; Email: [email protected]

Page 103: Tập 84 - 08 - 2011

Vũ Thị Thái và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 99 - 103

99

XÂY DỰNG HỒ SƠ DẠY HỌC HÌNH H ỌC LỚP 11 THPT TIẾP CẬN XU THẾ THẾ GIỚI

Vũ Thị Thái, Trần Thu Hiệp*

Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Đối với mỗi giáo viên đứng lớp, việc đổi mới phương pháp dạy học được thể hiện đầu tiên ở khâu chuẩn bị hồ sơ dạy học. Hồ sơ dạy học là sự thể hiện, là minh chứng của qui trình dạy học. Theo cách tiếp cận trong đào tạo giáo viên cập chuẩn quốc tế của CIE (University of Cambridge International Examinations), theo một số mẫu hồ sơ dạy học của INTEL, CANADA …, tác giả bài báo đã xây dựng và bước đầu kiểm nghiệm bộ Hồ sơ dạy học hình học 11, bao gồm các khâu: Chuẩn bị, thực thi và đánh giá cải tiến, trên cơ sở nhìn nhận quá trình dạy học được diễn ra một cách tổng thể, trọn vẹn với các thành tố liên kết với nhau thành chu trình và tác động qua lại với nhau. Từ khoá: Qui trình; Hồ sơ dạy học; Chuẩn bị; Thực thi, Đánh giá cải tiến; Kiểm tra

ĐẶT VẤN ĐỀ* Trong chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2009- 2020 có nêu: “Giáo dục và đào tạo phải góp phần tạo nên một thế hệ người lao động có tri thức, có đạo đức, có bản lĩnh trung thực, có tư duy phê phán, sáng tạo, có kĩ năng sống, kĩ năng giải quyết vấn đề và kĩ năng nghề nghiệp để làm việc hiệu quả trong môi trường toàn cầu hóa vừa hợp tác vừa cạnh tranh”[5]. Để đạt được mục đích trên Việt Nam cần đẩy mạnh công cuộc đổi mới giáo dục một cách toàn diện trong đó đổi mới PPDH là một khâu quan trọng, có ý nghĩa thiết thực góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện con người mới, đáp ứng yêu cầu của xã hội đầu thế kỉ 21. Đối với mỗi giáo viên đứng lớp, việc đổi mới PPDH được thể hiện đầu tiên ở khâu chuẩn bị hồ sơ dạy học. Hồ sơ dạy học là sự thể hiện, là minh chứng của qui trình dạy học (bao gồm các khâu: chuẩn bị, thực thi và đánh giá cải tiến). Hồ sơ dạy học tốt là một trong những điều kiện tiên quyết giúp người giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy học theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nó giúp người giáo viên tư duy một cách hệ thống về các thành tố hiện hữu trong quá trình dạy học, chủ động trong thực thi và có được những đánh giá hữu ích trong phát triển chuyên môn. * Tel: 0912477417; Email: [email protected]

Song song với việc đánh giá cải tiến qui trình dạy học sau mỗi năm học, việc vận dụng những kinh nghiệm giáo dục của nhiều nước trên thế giới cũng được các nhà nghiên cứu, các nhà chuyên môn, và các thầy cô giáo đứng lớp rất quan tâm, nó tạo điều kiện cho việc thực hiện chủ chương đi tắt, đón đầu trong một số lĩnh vực giáo dục, giúp tiết kiệm thời gian, công sức, tiền của, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa nước ta với các nước trên thế giới, đáp ứng nhu cầu chấn hưng nền giáo dục nước nhà.

Trong những năm qua Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tích cực cho tiến hành chương trình phát triển giáo dục trung học, trong đó có việc tập huấn giáo viên thiết kế hồ sơ dạy tiếp cận chuẩn quốc tế [4]. Tuy nhiên mới chỉ tập trung vào các trường chuyên với đối tượng học sinh khá giỏi. Với hy vọng trong tương lai gần, mọi học sinh phổ thông của nước nhà đều được thụ hưởng một nền giáo dục hiện đại với các phương pháp dạy học tiên tiến, cập chuẩn quốc tế, tác giả bài viết đã nghiên cứu một số tài liệu lí luận trong và ngoài nước, tham khảo một số sản phẩm là những hồ sơ dạy học của các nhà nghiên cứu, các thầy cô giáo trong nước qua các đợt tập huấn và căn cứ vào điều kiện cụ thể của nhà trường trung học phổ thông Phú Lương tỉnh Thái Nguyên để chủ động xây dựng và thể nghiệm một hồ sơ dạy học Hình học 11 tiếp cận xu thế Thế giới cho bản thân trong năm học

Page 104: Tập 84 - 08 - 2011

Vũ Thị Thái và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 99 - 103

100

2010- 2011. Xin được chia sẻ cùng các bạn đọc những nét chính trong hồ sơ dạy học và những kết quả bước đầu thu được sau khi thực hiện qui trình dạy học đã xây dựng trong hồ sơ.

Theo cách tiếp cận trong đào tạo giáo viên cập chuẩn quốc tế của CIE (University of Cambridge International Examinations), theo một số mẫu hồ sơ dạy học của INTEL,

CANADA… Hồ sơ dạy học hình học 11 được xây dựng trên cơ sở nhìn nhận quá trình dạy học được diễn ra một cách tổng thể, trọn vẹn với các thành tố liên kết với nhau thành chu trình và tác động qua lại với nhau gồm 3 phần: Chuẩn bị- lập kế hoach dạy học; Thực thi kế hoạch dạy học; Kiểm tra- đánh giá và đánh giá cải tiến. Qui trình đó được thể hiện qua sơ đồ sau [1,Tr7]:

Chuẩn

bị

Phân tích nhu cầu

Xác định mục tiêu môn học, bài học, lập kế hoạch dạy – học, chuẩn bị tài liệu, PP, phương tiện, công cụ, kiểm tra đánh giá

Mục tiêu bài dạy

Lựa chọn, sắp xếp nội dung dạy học

Thực thi

Kế hoạch

bài dạy (giáo án)

Lựa chọn hình thức tổ chức dạy học, PP, phương tiện, công cụ,

kiểm tra đánh giá

Kiểm tra đánh giá tổng kết

Đánh giá cải

tiến

Lập hồ sơ đánh giá cải tiến sau bài, sau học kì

Kế hoạch đánh giá cải tiến

Page 105: Tập 84 - 08 - 2011

Vũ Thị Thái và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 99 - 103

101

Những nội dung của từng phần được xác lập dựa trên: Qui định chuẩn của Bộ Giáo dục và đào tạo; nội dung chương trình sách giáo khoa Hình học 11 và thực tế của trường trung học phổ thông Phú Lương tỉnh Thái Nguyên. Cụ thể: Phần 1: Chuẩn bị lập kế hoạch dạy học A. Phân tích nhu cầu 1- Xác định vị trí môn toán 11 nói chung và Hình học 11 nói riêng (theo Qui định chuẩn của Bộ Giáo dục và đào tạo). 2- Điều tra đối tượng học sinh thông qua các phiếu điều tra; phiếu thăm dò nhu cầu của học sinh và bài kiểm tra chất lượng đầu năm (chủ yếu phần hình học). 3- Tìm hiểu điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật của nhà trường, những đặc trưng về điều kiện lịch sử văn hóa, kinh tế, xã hội của địa phương để phục vụ cho việc dạy học môn Toán phần hình học 11 [1,Tr8]. B. Kế hoạch dạy học Với nhiều nội dung cụ thể, trong đó chú trọng việc xác định mục tiêu chi tiết cho từng nội dung dạy học của từng chương với các bậc: bậc 1 (nhớ), bậc 2 (hiểu và vận dụng), bậc 3 (phân tích, tổng hợp, đánh giá) [1,Tr16]. Phần 2: Thực thi kế hoạch dạy học Trong chương trình hình học 11 chúng tôi có xây dựng kế hoạch bài dạy theo 3 hình thức: bài dạy theo hình thức truyền thống (chủ yếu), bài dạy hướng dẫn tự nghiên cứu (ví dụ bài: “ khoảng cách” ) Bài dạy theo dự án: (ví dụ bài “Hai mặt phẳng vuông góc”) Kế hoạch dạy học cho các bài học có thể gồm nhiều tiết, nhìn chung đều được xây dựng theo cấu trúc:

1. Kế hoạch bài dạy 2. Kế hoạch đánh giá 3. Ghi chép đánh giá cải tiến

Phần 3: Kiểm tra- đánh giá và đánh giá cải tiến

1- Kiểm tra - đánh giá kết quả học tập: bài kiểm tra 15 phút, bài kiểm tra 45 phút, bài kiểm tra học kì 90 phút. 2- Đánh giá cải tiến sau một học kì/ năm học: Với các ưu điểm, hạn chế và giải pháp cải tiến (từng mục đều có minh chứng cụ thể) [1,Tr27]

Dựa vào nội dung được trình bày trong sách giáo khoa Hình học 11 và sơ đồ quy trình dạy học được nêu ở trên, trong thực tế chúng tôi đã soạn và giảng thử nghiệm một số tiết học của chương “Vectơ trong không gian. Quan hệ vuông góc trong không gian”. Trong cách soạn này, mỗi tiết học ở giai đoạn chuẩn bị đều xác định rõ mục tiêu môn học, mục tiêu bài học, xây dựng kế hoạch dạy - học. Ở đây kế hoạch xác định rõ người học sẽ phải làm được những gì sau khi kết thúc môn học, bài học?. Mục tiêu môn học (gồm kiến thức, kĩ năng, thái độ, các kĩ năng khác như: kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng nói trước cử toạ...), với mục tiêu bài học góp phần lựa chọn, sắp xếp nội dung dạy học, lựa chọn hình thức tổ chức dạy - học, phương pháp, phương tiện, công cụ dạy - học, hình thức kiểm tra đánh giá các hoạt động và thông tin phản hồi cho các hoạt động. Trong mỗi hoạt động có thể lần lượt nêu: nhiệm vụ và có phần kiểm tra đánh giá kết quả của hoạt động. Sau tất cả các hoạt động của mỗi tiết học là thông tin phản hồi cho từng hoạt động, nhằm trả lời hoặc hướng dẫn thực hiện các yêu cầu trong phần đánh giá của mỗi hoạt động. Đặc biệt trong quá trình lập kế hoạch, giáo viên có ý thức lựa chọn hình thức tổ chức dạy – học và chuẩn bị các phương pháp phù hợp với mục tiêu và nội dung dạy học. Chính vì vậy mục tiêu bài học là vấn đề mấu chốt, rất quan trọng nó quyết định toàn bộ các yếu tố còn lại của quy trình dạy - học (kế hoạch dạy bài dạy – giáo án). Ngoài ra trong quá trình chuẩn bị các hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy - học phù hợp với mục tiêu và nội dung dạy, khi có mặt thày (face to face) thì sử dụng các phương pháp như: thuyết giảng, thảo luận nhóm, mô phỏng, đóng vai, caes Study, các trò chơi, đố vui. Bên cạnh đó giáo viên cũng cần sử dụng hình thức tổ chức dạy - học dưới dạng tự học có hướng dẫn và kiểm tra của thày, để sử dụng hình thức này giáo viên phải chọn nội dung học tập chỉ yêu cầu nhận thức ở bậc 1 (tái hiện, tái nhận). Để học sinh tự học các nội dung này, giáo viên cần chuẩn bị 1 phiếu học tập dưới dạng câu hỏi TNKQ, 1 câu đố vui v.v. mà chỉ cần đọc xong tài liệu là trả lời được. Đối với nội dung cần nhận thức ở

Page 106: Tập 84 - 08 - 2011

Vũ Thị Thái và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 99 - 103

102

các bậc cao hơn, căn cứ vào trình độ của học sinh, giáo viên có thể lựa chọn để dạy học sinh tự học. Nguyên tắc cơ bản của dạy học là sự hướng dẫn tỉ mỉ, chi tiết theo từng bước (từ dễ đến khó) và sự kiểm tra, đánh giá thường xuyên của giáo viên [1].

Với cách soạn này, các kiến thức được hình thành cho học sinh được cụ thể hoá trong việc thiết kế các nhiệm vụ học tập yêu cầu các em giải quyết, đồng thời xây dựng các bài tập đánh giá tương ứng cho từng hoạt động nhằm giúp học sinh có thể kiểm tra nắm bắt kiến thức của chính bản thân. Học sinh không những được tiếp thu kiến thức một cách chủ động sáng tạo mà còn phát huy được tính tích cực trong học tập.

Trong thời gian từ tháng 12 năm 2010 đến 30 tháng 4 năm 2011, chúng tôi đã chọn hai lớp 11B2 và 11B8 của trường THPT Phú Lương thuộc tỉnh thái Nguyên, có lực học tương đương nhau để tiến hành thực nghiệm. Qua dạy thử nghiệm với hai lớp 11B2 sĩ số 42 HS (Lớp đối chứng) và lớp 11B8 sĩ số 40 HS (Lớp thử nghiệm), qua kết quả kiểm tra cuối chương bước đầu chúng tôi nhận thấy lớp thử nghiệm có phần nổi trội hơn. Điều này được thể hiện một phần qua bảng bên dưới.

Độ phân tán (phương sai) ở lớp thực nghiệm có phần thấp hơn so với lớp đối chứng, điều đó chứng tỏ lớp thực nghiệm HS học đều hơn).

Việc khẳng định tính ưu việt của cách thiết kế dạy học theo qui trình tiếp cận chuẩn quốc tế còn đòi hỏi có thời gian và sự nỗ lực của ngành giáo dục. Chúng tôi hy vọng những chia sẻ trên sẽ góp phần bổ sung và làm rõ nét thêm về qui trình dạy học với sự thể hiện qua việc thiết kế hồ sơ dạy học theo xu thế của thế giới hiện nay.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. GS.TS. Nguyễn Đức Chính (2010), Quy trình dạy học tiếp cận chuẩn Quốc tế. [2]. TS.Tôn Quang Cường (2010), Thiết kế dạy học theo quy trình tiếp cận chuẩn Quốc tế. [3]. Trần Văn Hạo (Tổng chủ biên), Nguyễn Mộng Hy (Chủ biên), Khu Quốc Anh, Nguyễn Hà Thanh, Phan Văn Viện (2007), Hình học 11 sách giáo viên, Nxb Giáo dục. [4]. PGS.TS.Nguyễn Vũ Lương, ThS. Đào Thị Hoa Mai (2010), Thiết kế hồ sơ dạy học môn Toán. [5]. Trang web: http://hocmoingay.blogspot.com/2008/12/ . Xem ngày 2/6/2011

Điểm Lớp thử nghiệm Lớp đối chứng

Tần số Tần suất Tần số Tần suất 10 1 2,5% 1 2,4% 9 2 5% 2 4,8% 8 5 12,5% 5 11,9% 7 4 10% 5 11,9% 6 12 30% 9 21,4% 5 9 22,5% 13 31% 4 4 10% 3 7,1% 3 2 5% 3 7,1% 2 1 2,5% 1 2,4%

Tổng số m= 40 100% n= 42 100% Trung bình mẫu ( X ): 5,93 Trung bình mẫu (Y ): 5,83

Phương sai mẫu ( 2s ): 2,92 Phương sai mẫu( 2s ): 2,99 Độ lệch chuẩn (s): 1,71 Độ lệch chuẩn(s): 1,73

* Trong bảng, lớp thực nghiệm có điểm trung bình và tỉ lệ HS khá giỏi cao hơn.

Page 107: Tập 84 - 08 - 2011

Đặng Quỳnh Trâm Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 105 - 109

103

SUMMARY BUILDING GEOMETRY TEACHING PROFILE FOR GRADE 11 HIGHSCHOOL ON WORLD TREND APPROACH

Vu Thi Thai, Tran Thu Hiep * College of Education - TNU

For each teacher, the renovation of teaching methods is firstly shown by the preparation of his/her teaching dossiers. Teaching dossier is the representation and proof of the teaching procedure. In the approach of international teacher training by CIE (University of Cambridge International Examinations) and several forms of teaching dossiers by INTEL, CANADA…etc, the author has established and initially tested the teaching dossier on Geometry 11. This includes the following steps: preparation, implementation and renovation assessment on the basic of analyzing teaching procedure generally and integrally with reciprocal components connected in a cycle. Keywords: procedure, teaching dossiers, preparation, renovation assessment, test

* Tel: 0912477417; Email: [email protected]

Page 108: Tập 84 - 08 - 2011

Vũ Thị Thái và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 99 - 103

104

Page 109: Tập 84 - 08 - 2011

Đặng Quỳnh Trâm Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 105 - 109

105

MULTI-LEVEL ELT CLASSES – CHALLENGES AND SOLUTIONS

Dang Quynh Tram*

Foreign Language Faculty - TNU

ABSTRACT As the consequence of credit training, the classes mixed with the students having passed the University Entrance Exam and the ones sent from mountainous areas without the strict exam have imposed great problems in the non-major ELT practice at Thai Nguyen University. A case study was conducted on a group of 20 freshmen to explore challenges as well as benefits of the ELT situation and to prove the effectiveness of some suggestive strategies. Key words: mix-ability, multi-level, cooperative learning, ELT, language teaching

1. ELT situation at Thai Nguyen University Mixed ability is a common issue confronting every class, since there are hardly ever two students with the same language learning ability, language knowledge, culture background, learning style, motivation, and the like [2, 3, 6]. Among the above mentioned is the distinct difference in instructed language knowledge and communicative competence of students in a class which normally gets integral blame for the ineffectiveness of English Language Teaching (ELT), particularly in non-English specialized classes at tertiary schools in Vietnam.*

English started being taught in secondary schools and universities in Vietnam more than half a century ago but never has the language occupied such a superior status in our education. The innovation (doi moi) in the mid-1980s made a great shift in our world cooperation and integration, and English has become a principal communicative medium in all integrative interactions in politics, economics, education, and other fields of life between Vietnamese and their partners from other countries. For the last two decades, English competence has been set as a required achievement to every graduate. Graduates with good English competency get much more favored job opportunities than the others. However, the sad fact is that in spite of years spent on language learning at secondary school, and nearly one tenth of the * Tel: 0986529222; Email: [email protected]

class time devoted to ELT (13 out of 130 approximate total credits for 4-year curriculum, and 160 credits for 5-year curriculums), graduates’ foreign language proficiency does not really meet the requirement of the labour market, very few of them are able to communicate in the target language. The situation has currently been more serious after the minister’s decision according to which graduates must achieve score 450 either in TOEIC or in TOEFL.

Educators have indicated various possible causes to the inefficiency of ELT in tertiary schools, and mixed level is a formidable reason counting for the ELT failure in non-language majored classes. In these classes, students are normally grouped with regard to their ability of the majors they enroll rather than their English proficiency; hence, a class may include a number of highly achieving students having spent years on English learning at secondary schools, some of them may have attained pre-intermediate level, or even higher, and another number of real beginners. The dramatic difference in student language competence actually creates a great deal of impediment to instructors and learners and constitutes an integral part to the inefficiency of the ELT.

The instructional situation in Thai Nguyen University (TUE), where I work, has got much more critical. All freshmen, compiling both the competent ones passing the national entrance examination and the mostly unqualified ones sent from remote

Page 110: Tập 84 - 08 - 2011

Đặng Quỳnh Trâm Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 105 - 109

106

mountainous areas taking the much easier institutional examination, are mingled in classes and receive the same education. The idea, according to the education managers, is to eliminate the sent students' sense of special treatment and isolation, and to save the school’s expense. This has generated severe difficulty to instruction of all subjects, and to the ELT particularly.

With all the failure of suggestion to conduct placement test and limit the number of learners to 20-30, in an attempt to overcome the problem, ELT teachers have been looking for answers to the two fundamental questions: what is the most one-size-fit-all teaching method for multilevel classes? And how should we do to turn the teachers’ number-one enemy into helpful teacher assistance in successful lessons? [2:2; 1: 50].

Prompted by the desire to share the burden with my colleagues, I conducted the case study research to clarify the situation, its challenges and benefits, and check the effectiveness of some promising instructing strategies to the experimental group.

2. What is a Multi-level Class?

In practical instruction, learners are, by nature, different in language proficiency, language aptitude, in their general attitude toward language as well as to language learning, therefore all classes of more than one learner might be said to be mixed-ability. But the phenomenon turns to be a concern of language educators when it creates a great deal of serious problems for the instruction, and of all the differences, mixed level is the most troublesome issue confronting teachers.

Ur [9:302] used the term heterogeneity to refer to these problems in language classes. Another well-known definition applied to such classes is mixed-ability (MAC). Despite Ur’s disagreement for its use because of audience’s possible misinterpretation, the jargon mix-ability was publicly used in discussions on the sort of classes in which learners are different in their observable ‘ability to perform the target language’ as well as their ‘potential learning ability’ [2:01;

5:5]. To be more specific, MAC refers to classes in which:

♦ there are clear differences in language proficiency among the students.

♦ there are clear differences in learning styles, speed and aptitude among the students.

♦ there are differences in learners' background knowledge, world knowledge, skills and talents in other areas due to their sex, age, maturity, interests, etc.

♦ there are different levels of motivation in English language learning.

[2, 3, 4, 5, 6]

Beside the above mentioned elements, there are numerous ways in which learners differ from one another in MAC and various factors which are likely to affect the way of instruction in the specific situation. Some differences can be named as: language learning ability, language knowledge, mother tongue, intelligence, culture background, work knowledge, age, gender, attitude to the language learning, learning experience, etc.

In language classes, the wide disparity of proficiency among learners may be one of the factors that draw the most concern of educators. The language competence of learners in the same class may spread extensively from beginning level to intermediate or so. This causes enormous problems to language instruction; teachers who have ever experienced the teaching situation before may also get quite embarrassed and likely feel stuck to find an effective teaching method to meet every learner’s level, demand of intended curriculum, their learning pace and so on. Other terms Mixed Proficiency or Mixed Level Classes are recommended when researchers lay their research focus on the issue.

3. The case study research

A case study was conducted with a group of 20 students from the University of Education, the University of Economics and Business Administration, TUE in a pilot teaching course. The participants involved were

Page 111: Tập 84 - 08 - 2011

Đặng Quỳnh Trâm Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 105 - 109

107

voluntary, aged 19-20. They were all freshmen, 3 of accountancy, 4 of business administration, and 13 of maths. The course was taken in the 2nd semester of the 2009-2010 school year. The course lasted for three months, from the middle of August to the middle of November. The experimental course aimed at looking for evidences of the difficulties and advantages of the class type and to prove the research hypothesis that Cooperative Learning method would be radical solution for the mixed level classes. 3. Challenges of Multi-level classes Multi-level situation causes a variety of challenges which threaten to fail all efforts of the teachers in these classes; unsuccessful lessons and students’ negative reaction they may see in the lessons merely prove the ineffectiveness of their instructional strategies. The variety of student abilities may bring about numerous problems relating some of the following major issues [2:2,5:5, 6:303]. - Discipline: The teacher in MLC may at times find the class out of his/her control. The breakout of class discipline may result from the boredom when the tasks given are either too easy to some highly achieved students or challenging to the weak ones. Hence, mixed level issue gives teachers the reasonable explanation for the disruption of some weak learners or quick finishers during or at the end of the activities. - Lack of Interest: Teachers sometimes say that they can’t find topics and activities that ‘serve all tastes of learners’ and keep them all interested. - Effective learning for all: Homogeneous tasks provided are either too difficult or too easy for many of them. At times, the stronger may get bored if the teacher spends time explaining to the weaker ones; or the less able in reverse may feel witless if teacher give answers to the better students’ questions on issues far beyond their level simply because they can hardly understand them.

- Materials: Teachers can not find suitable material; the textbooks are ‘homogeneous’ – rigidly aimed at only one kind of learner. School compulsory syllabus may be to some

extent quite challenging to some students, but quite easy to some others.

-Individual awareness: The large class size and enormous differences among students make it really hard for teachers to follow student individual progress. Besides, students are not accustomed to self-regulation and lack self-access skills to individualize the tasks set for the whole class. - Uneven Participation: Many teachers say that it is impossible to activate them all; only a few students – normally the more proficient and confident ones – seem to be reflective in class activities; other students are reluctant and sit still. This problem becomes more serious when teachers conduct student self-regulated activities (eg.: group work, pair work), finding the strong domination of competent learners over the tasks. - Pace: Half of the students have finished an exercise when the other half have only just begun. - 1st Language (L1) use: The weaker students are always asking things in their mother tongue and want everything explained in it. They are not willing to use L2 (2nd language) when the teacher is not with them during their group work. - Unsuccessful group work organization: When doing pair or group work, teachers get embarrassed to make the decision of whether it is better to use mixed level groups or homogeneous ones. I.1.3. Benefits of Multilevel classes Mixed-ability classes are not only characterized with the difficulties but they may have some advantages that aid teaching.

- A variety of human resources: Students of different abilities bring with them various world knowledge, values, their own perspectives on life-relating issues, and different living experiences to the language class. This wealth of dissimilarity can be used to our advantage in creating varied, meaningful, student-centred lessons. Students can learn as much through personal contact as an interactive task in language classes to find out about one another.

Page 112: Tập 84 - 08 - 2011

Đặng Quỳnh Trâm Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 105 - 109

108

- The teacher is not the only pedagogue: Since there are different levels of language ability, it is obviously natural to see the more able students quickly assuming the role of teacher-assistants. Very importantly, to exploit this strong point of MAC, teachers should establish the cooperative and accommodating climate that encourages students to help one another or ask for help from fellow students. In such classes, students can learn as much from their classmates as from the teacher.

- We are never bored since the multilevel teaching situation requires our good preparation of simultaneous activities and conduct as well as a variety of stimuli. Going along student exchanges at different levels during student-regulated activities keeps us always exciting and fresh to respond to their talk occasionally.

-Professional development occurs naturally: Although teaching in these classes can be much more challenging, it provides ELT teachers with greater motivation and room for creativity, innovation in didactical techniques and material development. To our professional development, these are ‘classes that make us think, create, and grow as teachers’ [3:4].

The question is how to make use of the good points into practical teaching to deal with the difficulties in mixed-level non-major classes. I hereby recommend some techniques, which were applied and prove to be effective in the pilot class, to teachers and learners in the mix-level situation.

5. Recommendations for teachers 5.1. General recommendations - Materials: To deal with the disparity of the learners’ proficiency, the teacher is advised to design either tiered tasks for different level students or promoting their individualization and personalization.

- Grouping: the teacher should vary the grouping in the way of grouping and procedure of the group work. The teacher should think of the way to assign roles and tasks in group, with the consideration of members’ competence.

- Classroom arrangement: To facilitate cooperative learning activities, group members should be arranged close to and facing others so that every member can see the sharing materials well and easily exchange materials and ideas. There should be passages among groups for the teacher and class members’ movements when necessary.

- Being aware of when and how much to use L1 in low language level classes: equip students with necessary expressions for discussions in groups (e.g: expressions of agreement, refusing, and so on) or expressions for use when they need help.

- Creating an open cooperative atmosphere in class. In a safe supportive space makes the learners, particularly the weaker ones, more comfortable to show their feelings and thinking. They also have more courage to take risks of making mistakes when learning and practicing the language in small groups among close friends.

Apart from good preparation and conduct of Cooperative Learning (CL) activities, only if there is learners’ autonomy, good self-awareness of their own learning and active participation in class activities can lessons in CL approach get the most effectiveness.

5.2. Some activities for use in multilevel classes

- Information-gap activities: Information sharing is one of the most typical types of CL activities, it helps to promote individualization of students’ learning and develop their skills of using the language and other social skills in cooperative tasks. The activities could be conducted in various models: jigsaw reading and listening, half empty chart, etc.

- Opening-circle Discussion: Students work in small group, do tasks or discuss certain topics, then the teacher makes a change with group arrangement to give them chance to exchange their group ideas with members from (an)other group(s). Various rearrangements can be done: three stay – one stray, three stray – one stay, pyramid grouping.

Page 113: Tập 84 - 08 - 2011

Đặng Quỳnh Trâm Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 105 - 109

109

- Content-focusing activities: In mix level classes, the fact that a learner has not been successful in language learning does not mean s/he lacks general world knowledge, interest and skills of other fields. By providing students with opportunities to make use of this other knowledge in language classes, we can encourage a sense of self esteem and respect, and create bonds among learners of different levels. While students, especially the low ones, are ‘showing off’ and sharing their knowledge, they try their best to give ideas in the target language, and their language skills are improved subconsciously. Some activities can be: brainstorming, responding to a picture, quizzes, games (drawing and guessing, bee hive, snake and ladder, math tricks, logic puzzles, number puzzles.

- Activities with different responses: it allows students to do what they are good at and thereby raise self esteem. All of these activities involve students in making language products (either in writing or speaking form) basically in group work. Some examples of activities with different responses are: project work, role plays, drama.

- Peer correction: In mixed level classes, especially the large sized ones, better students are the potential teacher’s assistants to edit the huge amount of written work of the students. In one-to-one peer editing tasks,

students are ‘watchful supervisors’. In this way they learn a lot from the partner’s expressions, and avoid the partner’s mistakes in their next writing.

In summary, mix-level is a great issue constraining ELT from success. With some ideas of the mix-level ELT situation and recommendations of some helpful techniques and activities, it is the researcher’s hope to share the burden with the teachers throughout Vietnam and the ELT teachers at her university in particular to deal with the complicated situation of the mixed ability classes.

REFERENCES

[1]. Canh, L.V. (2004). Understanding Foreign Language Teaching Methodology. Hanoi: Press of Vietnam National University in Hanoi. [2]. Hess, N. (2005). Teaching Large Multilevel Classes. Cambridge: Cambridge University Press [3]. Rees, G. Teaching Mixed-ability Classes 1 and 2. Retrieved November, 15th, 2005, from http://www.bbc.co.uh/teachingenglish.htm. [4]. Seaman, A. (2005). Six Principles for Teaching Large Multilevel Classes. Teacher’s Editions. Issue 17 March 2005, pp.10-13. EL Institute. [5]. Tice, J. (1997). Mixed Ability Classes. London: Richmond Publishing. Ur, P. (2000). A Course in Language Teaching: Practice and Theory. 6th edition. Cambridge: Syndicate Press, CUP.

TÓM TẮT LỚP HỌC TIẾNG ANH ĐA TRÌNH ĐỘ - THÁCH TH ỨC VÀ GIẢI PHÁP

Tr ịnh Quỳnh Trâm* Khoa Ngoại ngữ - ĐH Thái Nguyên

Là kết quả của hình thức đào tạo theo hoc chế tín chỉ, những lớp học pha trộn cả sinh viên chính quy và sinh viên cử tuyển miền núi đã làm nảy sinh nhiều vấn đề cản trở việc dạy và học tiếng Anh ở trường Đại học Thái Nguyên. Một nghiên cứu thử nghiệm đã được tiến hành với 1 nhóm 20 sinh viên năm thứ nhất nhằm phát hiện những thách thức cũng như thuận lợi, kiểm chứng hiệu quả của 1 số kỹ thuật giảng dạy đối với lớp học đặc thù này. Từ khóa: Khả năng kết hợp, đa cấp độ, phối hợp học tập, giảng dạy tiếng Anh, ngôn ngữ giảng dạy

*Tel: 0986529222; Email: [email protected]

Page 114: Tập 84 - 08 - 2011

Đặng Quỳnh Trâm Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 105 - 109

110

Page 115: Tập 84 - 08 - 2011

Lục Kim Thiều Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 111 - 117

111

MỘT SÔ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO HI ỆU QUẢ CÔNG TÁC THANH TRA THI Ở ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

Lục Kim Thi ều*

Đại học Thái Nguyên

TÓM TẮT Quản lý giáo dục mang tính đặc thù là quản lý quá trình hình thành nhân cách người học. Do vậy phải thường xuyên thanh tra, kiểm tra để hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục thực hiện có nề nếp, kỷ cương và hiệu quả để sản phẩm giáo dục không có sản phẩm phế phẩm. Hoạt động giáo dục và đào tạo ở các trường rất đa dạng và phong phong phú, phức tạp. Để đạt được mục tiêu của quản lý nhà trường, đòi hỏi phải thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình kế hoạch dạy học, giáo dục của giáo viên và người học, Thanh tra, thanh tra thi có vai trò quan trọng đối với nhà trường, cơ sở giáo dục đại học, là 1 trong 4 chức năng của quản lý giáo dục, là khâu cuối cùng giúp lãnh đạo nhà trường, đơn vị có thể kiểm tra, xem xét tính hiệu quả của chương trình đào tạo, việc khảo sát và đưa ra các biện pháp nhằm đổi mới hoạt động công tác thanh tra, thanh tra thi sẽ giúp lãnh đạo nhà trường, đơn vị có những bước điều chỉnh trong công tác quản lý nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Từ khóa: Quản lý giáo dục, thanh tra, thanh tra thi...

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Thanh tra là hoạt động điều tra, xem xét từ góc độ bên ngoài. Theo Từ điển Tiếng Việt “Thanh tra là kiểm soát, xem xét tại chỗ việc làm của địa phương, cơ quan, xí nghiệp’’ . Với nghĩa này thì thanh tra bao hàm nghĩa kiểm soát nhằm xem xét và phát hiện ngăn chặn những gì trái quy định.

Quản lý giáo dục mang tính đặc thù là quản lý quá trình hình thành nhân cách người học, thực chất là quản lý quá trình dạy học và quản lý quá trình giáo dục mà sản phẩm của hai quá trình này là quá trình hình thành phát triển nhân cách người học. Do vậy phải thường xuyên thanh tra, kiểm tra để hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục thực hiện có nề nếp, kỷ cương và hiệu quả để sản phẩm giáo dục không có sản phẩm phế phẩm. Hoạt động giáo dục và đào tạo ở các trường rất đa dạng và phong phong phú, phức tạp. Để đạt được mục tiêu của quản lý nhà trường, đòi hỏi phải thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình kế hoạch dạy học, giáo dục của giáo viên và người học, kiểm tra điều kiện phục vụ cho hoạt động dạy học, giáo dục, nề nếp dạy * Tel: 0917505453; Email: [email protected]

học nhằm kịp thời phát hiện và điều chỉnh để hoạt động giáo dục, đào tạo của nhà trường đi đúng hướng.

Thanh tra là hoạt động điều tra, xem xét sự việc từ góc độ bên ngoài để làm rõ bản chất của sự việc, nhờ có hoạt động thanh tra mà hoạt động đào tạo trong các nhà trường, cơ sở giáo dục đảm bảo tính pháp chế, tính kỷ cương, kỷ luật, nhờ có hoạt động thanh tra mà đối tượng giáo dục và nhà quản lý giáo dục biết được những điểm yếu của mình để tìm cách khắc phục, phòng ngừa những sai sót. Thanh tra giáo dục là biểu hiện đặc thù của kiểm tra trong quản lý giáo dục, chức năng cơ bản của thanh tra là kiểm tra, phát hiện những sai sót để giúp đỡ nhà trường, cơ sở giáo dục khắc phục yếu kém đang tồn tại, hoàn thiện quá trình quản lý nâng cao chất lượng giáo dục.

Hoạt động thanh tra đã có từ lâu trên thế giới và ở Việt Nam, nhưng thanh tra giáo dục được thực hiện 1 cách hệ thống trong các trường đại học, cao đẳng, TCCN ở Việt Nam vẫn còn là điều mới mẻ. Đã có một số đề tài nghiên cứu về vấn đề thanh tra nhưng chủ yếu tập chung vào chức năng quản lý nhà nước hoặc thanh tra chuyên môn của giáo viên trong lĩnh vực giáo dục ở phạm vi một huyện, thị xã trực thuộc tỉnh cho nên cũng chưa nêu

Page 116: Tập 84 - 08 - 2011

Lục Kim Thiều Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 111 - 117

112

bật được những ưu điểm, nhược điểm về công tác thanh tra liên quan đến các kỳ thi đang diễn ra trong các trường đại học, cao đẳng hiện nay; có một số bài báo đã đề cập vấn đề này nhưng chỉ mang tính chất đưa tin một cách khái quát, chưa đi sâu nghiên cứu vào một vấn đề lĩnh vực của công tác thanh tra thi.

Thanh tra thi trong hoạt động giáo dục và đào tạo có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các trường đại học và các cơ sở giáo dục góp phần đảm bảo sự công bằng, chính xác trong hoạt động thi cử, kịp thời đề ra các giải pháp để khắc phục khó khăn, xử lý các tình huống bất thường có thể xẩy ra trong hoạt động giáo dục.

Hoạt động thanh tra thi sẽ góp phần đảm bảo tính dân chủ, kịp thời; đúng nội dung, đối tượng ghi trong quyết định thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của các đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia kỳ thi, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học.

Thanh tra thi giúp cho việc đánh giá năng lực học tập của sinh viên được thực hiện một cách khách quan chính xác, công bằng, tạo động lực cho hoạt động học tập nghiên cứu của sinh viên và hoạt động giảng dạy của giảng viên phát triển. Đồng thời giúp chủ thể quản lý hoàn thiện quá trình quản lý nhà trường để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo.

Trên cơ sở nhận thức tầm quan trọng của thanh tra thi, chúng tôi đã lựa chọn nghiên cứu và khảo sát một cách toàn diện để có cơ sở đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác thanh tra thi, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của ĐHTN, khẳng định vị trí, vai trò của ĐHTN là 1 trung tâm đào tạo và chuyển giao công nghệ vùng trung du miền núi phía bắc.

NỘI DUNG CỦA THANH TRA THI

Từ trước đến nay, có nhiều người thường hay đồng nhất thanh tra tra thi với thanh tra coi thi nên công việc chủ yếu tập trung vào công tác thanh tra coi thi, trên thực tế công tác thanh tra thi gồm rất nhiều vấn đề, mỗi giai đoạn của công tác thi lại rất nhiều khâu, mảng công việc cần thanh tra, cụ thể:

1. Thanh tra công tác chuẩn bị thi

Nhiệm vụ trọng tâm là thanh tra phương án tổ chức kỳ thi, các văn bản chỉ đạo thi, hồ sơ thi; việc chuẩn bị cơ sở vật chất, kinh phí; việc bảo đảm bí mật, an toàn của đề thi; việc bố trí lực lượng tham gia kỳ thi và các công tác khác có liên quan như: công tác tổ chức, chỉ đạo kỳ thi, phương án tổ chức kỳ thi, các văn bản chỉ đạo kỳ thi, hồ sơ thi, việc phối hợp với các cơ quan để bảo vệ, phục vụ kỳ thi, việc chuẩn bị cơ sở vật chất và kinh phí…

2. Thanh tra công tác coi thi

Thanh tra hoạt động của hội đồng coi thi như: các quyết định về hội đồng coi thi; phương án phân công cán bộ coi thi hoặc giám thị (sau đây gọi chung là cán bộ coi thi), cán bộ giám sát phòng thi hoặc giám thi hành lang (sau đây gọi chung là cán bộ giám sát phòng thi), công an và nhân viên bản vệ, phục vụ theo yêu cầu bảo đảm tính khách quan, bí mật, đúng quy định, kiểm tra việc chuẩn bị sẵn các mẫu biên bản có liên quan, kiểm tra danh sách thí sinh của mỗi phòng thi và phương án đánh số báo danh trong từng buổi thi theo quy địn, giám sát, đôn đốc việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của các thành viên hội đồng (ban coi thi), nhân viên bảo vệ, phục vụ kỳ thi; việc bảo đảm an toàn cho kỳ thi…

3. Thanh tra công tác chấm thi

Thanh tra chấm thi cần tập trung xem xét quy trình làm phách của hội đồng chấm thi hoặc ban chấm thi, việc bảo mật số phách của bài thi, việc xử lý các biên bản do hội đồng coi thi hoặc ban coi thi đã lập; trực tiếp chấm thanh tra một số bài thi để đánh giá chất lượng chấm thi, kiểm tra việc thực hiện quy định về tiêu chuẩn, điều kiện đối với cán bộ chấm thi, các quy định về ký hợp đồng chấm thi (nếu có), việc xử lý kết quả bài thi của thí sinh vi phạm quy chế qua các biên bản đã lập khi coi th, kiểm tra việc tổ chức thảo luận đáp án, thang điểm, chấm tập thể một số bài thi và quy trình giao nhận bài thi….

Trước khi kết thúc công công việc như thanh tra công tác chuẩn bị thi, coi thi, thấm thi, đoàn thanh tra (cán bộ thanh tra) phải dự thảo biên bản, thông qua hội đồng thi hoặc cơ sở liên kết để xem xét và thông quan biên bản.

Page 117: Tập 84 - 08 - 2011

Lục Kim Thiều Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 111 - 117

113

4. Thanh tra việc chấm lại (phúc khảo) và giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến kỳ thi: Thanh tra việc chấm lại, xét trúng tuyển và giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến kỳ thi, kiểm tra việc bố trí người chấm lại và điều hành chấm lại, kiểm tra việc thực hiện quy định về chấm lại thể hiện trên từng bài thi, độ chính xác của chấm lại, việc lập biên bản đối thoại giữa các cập chấm (nếu có) và danh sách thí sinh trúng tuyển, tốt nghiệp do chấm lại, kiểm tra việc giải quyết khiếu nại và tố cáo liên quan đến kỳ thi… (Trích Công văn số 405/BDG&ĐT ngày 16/01/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thanh tra thi). THỰC TRẠNG THANH TRA THI Ở ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Mỗi loại hình đào tạo có một chương trình đào tạo và cách thức tổ chức đào tạo khác nhau, nhưng lựa chọn được một hình thức đào tạo phù hợp sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo, hiện nay tại các trường thành viên, đơn vị trực thuộc ĐHTN có rất nhiều hình thức đào tạo, điều này đòi hỏi các phòng Thanh tra khảo thí và Đảm bảo chất lượng của các trường phải lựa chọn các khâu mấu chốt để tập trung cán bộ làm tốt công tác thanh tra thi, qua khảo sát ý kiến của cán bộ, giảng viên trong các đơn vị thuộc ĐHTN thì về thực trạng thanh tra thi theo các loại hình đang đào tạo như sau: - Thanh tra các kỳ thi kết thúc học phần của hệ chính quy trong nhà trường, đơn vị. - Thanh tra các thi tốt nghiệp hệ chính quy, bảo vệ khoá luận tốt nghiệp trong nhà trường, đơn vị.

- Thanh tra các kỳ thi kết thúc học phần hệ VLVH ngoài nhà trường, đơn vị.

- Thanh tra các kỳ thi tuyển sinh, tốt nghiệp hệ VLVH bên ngoài nhà trường, đơn vị.

Qua số liệu trên chúng tôi thấy:

- Hình thức thanh tra theo kế hoạch hoặc đột xuất ở các kỳ thi kết thúc học phần, thi tốt nghiệp trong nhà trường, đơn vị đào tạo thuộc Đại học Thái Nguyên được diễn ra tương đối nghiêm túc, đúng quy chế ( có 61,5 % ý kiến đánh giá là tốt, chỉ có 1 % ý kiến đánh giá là kém), để đạt được kết quả này là do sự quan tâm của Đảng ủy, Ban Giám hiệu các trường, khoa; sự nghiêm túc trong thi cử được quán triệt đến từng cán bộ, giảng viên, sinh viên, các hình thức kỷ luật được áp dụng đối với các sinh viên, học viên vi phạm quy chế thi, tại các kỳ thi tốt nghiệp hệ chính quy tại các nhà trường đơn vị vẫn có 4,5% ý kiến đánh giá không đạt yêu cầu là do tâm lý nể nang, lơi lỏng đối với các sinh viên sắp tốt nghiệp ra trường, vấn đề xử lý cán bộ vi phạm quy chế vẫn còn bất cập, chỉ có một số ít đơn vị là có các hình thức kỷ luật cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ khi coi thi, chấm thi (Trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp, Trường Đại học Sư phạm), phần lớn các trường khác cũng chỉ nhắc nhở tại điểm thi chứ chưa có các hình thức xử lý kỷ luật đối với cán bộ vi phạm. Bộ phận thanh tra của phòng Thanh tra khảo thí và Đảm bảo chất lượng cũng thường xuyên đi kiểm tra, xử lý một số trường hợp sinh viên, học viên vi phạm quy chế thi (Trường Đại học Sư phạm, Trường Đại học Nông lâm).

Bảng 1. Các hình thức thanh tra thi ở Đại học Thái Nguyên

Hình thức thanh tra theo các loại hình ĐT

Ý ki ến đánh giá Tốt Khá Trung bình Kém

SL % SL % SL % SL % - Các kỳ thi kết thúc học phần của hệ chính quy trong nhà trường, đơn vị

123 61,5 64 32 11 5,5 2 1

- Các kỳ thi tốt nghiệp hệ chính quy trong nhà trường, đơn vị

96 48 75 37,5 20 10 9 4,5

- Các kỳ thi kết thúc học phần hệ VLVH ngoài nhà trường, đơn vị

19 9,5 51 25,5 73 36,5 57 28,5

- Các kỳ thi tuyển sinh, tốt nghiệp hệ VLVH bên ngoài nhà trường, đơn vị

36 18 58 29 77 38,5 29 14,5

(Nguốn số liệu: Do tác giả khảo sát tại các đơn vị trong ĐHTN)

Page 118: Tập 84 - 08 - 2011

Lục Kim Thiều Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 111 - 117

114

Riêng đối với các hình thức thanh tra áp dụng đối với các kỳ thi kết thúc học phần bên ngoài nhà trường, thi tốt nghiệp ngoài trường, bộ phận thanh tra các trường đang có tâm lý chỉ làm tốt thi học phần trong trường còn thi ngoài trường còn nhiều hạn chế, do tâm lý buông lỏng hệ vừa học vừa làm. Với hình thức đào tạp theo tín chỉ hiện nay có thi giữa kỳ nhưng hoạt động thanh tra này chưa được tiến hành do đó việc đánh giá giữa kỳ còn được xem nhẹ và lỏng tay theo đánh giá của từng giảng viên dẫn tới mất công bằng trong sinh viên, đánh giá không đúng với năng lực thực của sinh viên, đặc biệt các kỳ thi kết thúc học phần ở bên ngoài nhà trường thường do cán bộ của khoa, phòng đào tạo thực hiện chứ không có cán bộ thanh tra, giám sát nên đã gây ra sự dễ dãi, không công bằng giữa các học viên, có 28,5% ý kiến đánh giá là hoạt động thanh tra ở mức độ yếu kém, còn kỳ thi tuyển sinh, thi tốt nghiệp ở bên ngoài nhà trường có 14,5% ý kiến đánh giá yếu kém, qua số liệu khảo sát này đã cho thấy lỗ hổng về công tác thanh tra, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng đào tạo hệ vừa làm vừa học..

- Hình thức thanh tra tại các kỳ thi tuyển sinh, tốt nghiệp bên ngoài nhà trường được thực hiện đầy đủ nhưng kết quả đánh giá lại chưa cao (chỉ có 18% ý kiến đánh giá tốt, 38,5 % ý kiến đánh giá trung bình và 14,5 % ý kiến đánh giá là kém), do đặc thù của loại hình đào tạo này là chủ yếu tuyển sinh ở các trung tâm giáo dục thường xuyên, trường TCCN các tỉnh, kế hoạch học tập lại không tập trung nên rất khó khăn cho công tác tổ chức thi tuyển và thanh tra, kiểm tra thi; qua tìm hiểu thực tế thì chúng tôi được biết còn rất nhiều trung tâm giáo dục thường xuyên chưa đạt yêu cầu về cơ sở vật chất để phục vụ công tác đào tạo, nhưng đây là nguồn thu nhập chính cho các trường nên các cán bộ, giảng viên khi được phân công làm nhiệm vụ hay làm tắt các quy trình, quy định về thi; sức học của thí sinh rất yếu, tình trạng quay cóp diễn ra rất nhiều, hiện tượng giải bài hộ vẫn còn diễn ra nhưng cán bộ coi thi đã nương nhẹ, không xử lý; bên cạnh đó cán bộ thanh tra của nhà trường chỉ tham gia ở các chừng mực nhất định, thiếu tính độc lập nên cũng không hoàn thành

nhiệm vụ…, tất cả các lý do trên đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của các hệ vừa làm vừa học trong những năm gần đây, các ý kiến đánh giá về các kỳ thi này là tương đối chính xác, khách quan.

CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THANH TRA THI TẠI ĐHTN

Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn thanh tra thi, qua các bảng số liệu đã khảo sát ở trên, chúng tôi đề xuất 5 biện pháp nhằm đổi mới hoạt động thanh tra thi của hiệu trưởng trong các trường thành viên, đơn vị trực thuộc ĐHTN như sau:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giảng viên, học viên, sinh viên và các cán bộ làm công tác thanh tra thi ở các trường, đơn vị trong Đại học Thái Nguyên.

Biện pháp 2: Tăng cường bồi dưỡng nâng cao kiến thức về trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra tra thi.

Biện pháp 3: Ban hành kịp thời những văn bản hướng dẫn cụ thể đối với thanh tra thanh tra tra thi, xây dựng thành các tiêu chí đánh giá để bình xét thi đua đối với giảng viên, xét kết quả học tập của sinh viên, học viên.

Biện pháp 4: Xác định những khâu đột phá trong công tác thanh tra thi để đạt hiệu quả cao nhất (đặc biệt là công tác thanh tra coi thi).

Biện pháp 5: Tăng cường thanh tra thi đối các kỳ thi hệ vừa làm vừa học…

Giữa các biện pháp đề xuất có mối quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung và hỗ trợ kết quả cho nhau. Từ kết quả khảo nghiệm cho thấy, trong 5 biện pháp đề xuất nói trên thì biện pháp 1, 2 có tầm quan trọng và tính khả thi cao nhất, dễ thực hiện trong điều kiện tự chủ về tài chính và trình độ nhận thức của đội ngũ tri thức trong các trường thành viên, đơn vị trực thuộc ở ĐHTN trong giai đoạn hiện nay. Các biện pháp mà chúng tôi đề xuất có cơ sở khoa học và được dựa trên cơ sở pháp lý và hoạt động thức tiễn thanh tra đem lại. Qua kết quả khảo sát cũng cho thấy các biện pháp này có thể áp dụng được trong thực tiễn và có tính khả thi tương đối cao.

Page 119: Tập 84 - 08 - 2011

Lục Kim Thiều Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 111 - 117

115

Để các biện pháp này có khả năng đạt hiệu quả cao, chúng tôi đã lập bảng khảo sát về mức độ khả thi của các biện pháp đã đề xuất, khả năng ứng dụng và hiệu quả khi thực hiện các biện pháp này, kết quả như bảng 2.

Nhìn chung, cả 5 biện pháp đều có tính khả thi cao, trong đó biện pháp 1 có 71,5% đánh giá là khả thi; biện pháp 2 có đến 54% ý kiến đánh giá là rất khả thi, biện pháp 3 có 45,5% đánh giá là khả thi, biện pháp 4 có 68% ý kiến đánh giá là khả thi; biện pháp 5 có 63,5% ý kiến đánh giá là khả thi điều đó chính tổ các ý kiến được học đều nhất trí về vấn đề nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giảng viên…, tăng cường bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ làm công tác thanh tra, xác định các khâu đột phát trong thanh tra thi và tăng cường hơn nữa công tác thanh tra thi hệ vừa làm vừa học tại các trường thành viên, các khoa trực thuộc ĐHTN.

Tuy nhiên bên cạnh những ý kiến đánh giá về tính khả thi của các biện pháp, cũng có những ý kiến đánh giá chưa cao về mức độ khả thi của các biện pháp đã đưa ra, biện pháp 4 xác định những khâu đột phá trong công tác thanh tra thi để đạt hiệu quả cao nhất có 9,5% ý kiến

đánh giá là không khả thi, vì tâm lý chung là nếu làm tốt biện pháp này sẽ ảnh hưởng đến uy tín, công việc của một số ít cán bộ viên chức, học viên; biện pháp 5 còn 17 % ý kiến được hỏi đánh giá là không khả thi vì nếu làm tốt biện pháp này sẽ ảnh hưởng đến chỉ tiêu tuyển sinh và tài chính hệ vừa làm vừa học của các trường thành viên và đơn vị trực thuộc ĐHTN. Đây cũng là công việc rất khó khăn và tạo nhiều áp lực cho công tác thanh tra nói chung và thanh tra thi nói riêng.

KẾT LUẬN VÀ KI ẾN NGHỊ

Kết luận

Thanh tra thi là hoạt động thường xuyên, được thực hiện liên tục ở các nhà trường, đơn vị trong ĐHTN. Qua thanh tra sẽ giúp các cấp quản lý điều tra, xem xét sự việc từ góc độ bên ngoài để làm rõ bản chất của sự việc, nhờ có hoạt động thanh tra mà hoạt động đào tạo trong các nhà trường, cơ sở giáo dục đảm bảo tính pháp chế, tính kỷ cương, kỷ luật, nhờ có hoạt động thanh tra mà đối tượng giáo dục và nhà quản lý giáo dục biết được những điểm yếu của mình để tìm cách khắc phục, phòng ngừa những sai sót.

Bảng 2. Mức độ khả thi của các biện pháp đã đề xuất

Mức độ khả thi

TT Các biện pháp Rất khả thi Khả thi

Không khả thi

SL % SL % SL %

1

Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giảng viên, học viên, sinh viên và các cán bộ làm công tác thanh tra thi ở các trường, đơn vị trong Đại học Thái Nguyên

57 28,5 143 71,5 0 0

2 Tăng cường bồi dưỡng nâng cao kiến thức về trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra tra thi

108 54 92 46 0

0

3

Ban hành kịp thời những văn bản hướng dẫn cụ thể đối với thanh tra thanh tra tra thi: xây dựng thành các tiêu chí đánh giá để bình xét thi đua đối với giảng viên, xét kết quả học tập của sinh viên, học viên.

72 36 91 45,5 37 18,5

4 Xác định những khâu đột phá trong công tác thanh tra thi để đạt hiệu quả cao nhất.

45 22,5 136 68 19 9,5

5 Tăng cường thanh tra thi đối các kỳ thi hệ vừa làm vừa học

39 19,5 127 63,5 34 17

(Nguốn số liệu: Do tác giả khảo sát tại các đơn vị trong ĐHTN)

Page 120: Tập 84 - 08 - 2011

Lục Kim Thiều Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 111 - 117

116

Thanh tra thi là 1 trong 4 chức năng quan trọng trong công tác quản lý giáo dục. Nó góp phần nâng cao năng lực quản lý nhà nước và giúp đỡ, điều chỉnh, ngăn ngừa các hành vi vi phạm quy chế thi đang diễn ra phổ biến ở các cơ sở giáo dục. Để thực hiện tốt các chức năng về quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo thì công tác thanh tra thi đòi hỏi sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, sự ủng hộ, cộng tác của đội ngũ cán bộ, giảng viên, sự tuân thủ, thực hiện đúng quy chế thi của học viên, sinh viên trong toàn Đại học Thái Nguyên.

Việc nghiên cứu thực trạng và đề xuất các biện pháp đổi mới hoạt động công tác thanh tra ở các trường đại học thành viên, đơn vị trực thuộc ĐHTN là một vấn đề rất mới, nhưng đang cấp thiết, có tính thời sự nên phải có sự cố gắng, quyết tâm thực hiện của của tất cả những cán bộ được phân công làm công tác này. Họ là những người trực tiếp thực hiện và góp phần nâng cao chất lượng của công tác thanh tra trong phạm vi toàn ĐHTN. Những biện pháp này có ý nghĩa quan trọng đối với việc đổi mới hoạt động của thanh tra thi của ĐHTN trong giai đoạn hiện nay.

Thực trạng công tác thanh tra thi ở ĐHTN đã có nhiều cố gắng song vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, thiếu sót. Kết quả thanh tra thi chưa đạt được như mong muốn đã đề ra, để đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục nói chung trong giai đoạn 2011- 2020 được ghi tại Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, xuất phát từ thực tiễn hoạt động thanh tra thi ở các trường thành viên, đơn vị trực thuộc ĐHTN, chúng tôi đề xuất một số biện pháp quản lý trên nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường phù hợp với yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục nói chung và của ĐHTN nói riêng.

Ki ến nghị Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

1. Hàng năm cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn liên quan đến thanh tra, thanh tra thi; phân cấp cho các Đại học vùng trực tiếp thực hiện công tác thanh tra kỳ thi tuyển sinh sau đại học, vừa làm vừa học theo đề chung của ĐHTN để các trường còn có kế hoạch xây dựng kế hoạch thanh tra từ đầu năm học.

2. Hàng năm Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tổ chức các hội nghị tổng kết về công tác thanh tra trong phạm vi toàn quốc, trong báo cáo cần thể hiện rõ những số liệu liên quan đến công tác thanh tra thi ở các trường ĐH, CĐ, THCN.

Đối với Lãnh đạo Đại học Thái Nguyên

1. Ban Thanh tra giáo dục phải tham mưu, đề xuất với lãnh đạo Đại học TH ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn liên quan đến công tác thanh tra, hỗ trợ về chuyên môn nghiệp vụ khi các trường thành viên, đơn vị trực thuộc trong ĐHTN có yêu cầu.

2. Phối hợp với Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tập huấn về thanh tra trong phạm vi toàn Đại học, chú trọng đến nhiệm vụ năm học để triển khai công tác thanh tra thi đạt kết quả tốt nhất.

3. Xác định rõ các khâu đột phá trong thanh tra thi để chỉ đạo các trường thành viên thực hiện có hiệu quả, tăng cường công tác thanh tra thi các kỳ thi tuyển sinh hệ vừa làm vừa học, hệ đào tạo sau đại học ở các nhà trường, đơn vị thuộc ĐHTN.

4. Yêu cầu các nhà trường, đơn vị thuộc ĐHTN căn cứ vào quy chế chi tiêu nội bộ để tăng mức chi bồi dưỡng cho cán bộ làm công tác thanh tra thi.

Đối với các nhà trường, đơn vị trong Đại học 1. Hiệu trưởng các trường thành viên, đơn vị trực thuộc phải quan tâm và nhận thức đúng về vị trí vai trò của thanh tra thi, lãnh đạo công tác thanh tra, thanh tra thi đạt hiệu quả cao.

2. Tăng cường tính kế hoạch trong hoạt động thanh tra, có chế tài xử phạt nghiêm minh với những trường hợp vi phạm quy chế của cán bộ, sinh viên. Đồng thời có những biện pháp giáo dục, giác ngộ để hạn chế tình trạng vi phạm quy chế thi.

3. Có kế hoạch xây dựng, đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra thi theo hướng chuyên nghiệp hoá, có năng lực, phẩm chất, đáp ứng tốt về chuyên môn nghiệp vụ.

4. Bố trí phương tiện đi lại, kinh phí cho cán bộ đi thanh tra tại các cơ sở liên kết đào tạo, nhất là đối với các kỳ thi kết thúc học phần,

Page 121: Tập 84 - 08 - 2011

Lục Kim Thiều Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 111 - 117

117

tạo điều kiện, hỗ trợ về kinh phí để cán bộ thanh tra thi được đi học các lớp bồi dưỡng ngắn hạn và dài hạn để nâng cao nghiệp vụ.

Đối với các giảng viên, sinh viên hiện đang công tác và học tập tại các trường, đơn vị của Đại học Thái Nguyên.

1. Cần nhận thức đúng về công tác thanh tra, thanh tra thi trong nội bộ nhà trường, đơn vị thuộc ĐHTN

2. Phải hiểu và tuân thủ, thực hiện đúng các yêu cầu trong quy chế thi mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định, không được làm thừa, làm tắt, làm trái những quy định trong quy chế tuyển sinh, quy chế đào tạo và xét công nhận tốt nghiệp.

3. Tăng cường ý thức tự học của học viên, sinh viên. Phát huy vai trò của sinh viên và học viên trong hoạt động thanh tra nhằm đảm bảo tính công bằng trong Giáo dục - Đào tạo.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. Luật Giáo dục (năm 2005). [2]. Nghị định 41/2005/NĐ-CP ngày 25/3/2005 của Chính phủ qui định chi tiết Luật Thanh tra. [3]. Quyết định số 14/2006/QĐBGD& ĐTngày 24/5/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Qui định về tổ chức và hoạt động thanh tra trong cơ sở giáo dục đại học, trường trung cấp chuyên nghiệp. [4]. Công văn số 405/BDG&ĐT ngày 16/01/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thanh tra thi. [5]. Quyết định số 339/QĐ-TTr ngày 15/5/2006 về việc ban hành qui định tổ chức và hoạt động công tác thanh tra giáo dục của Đại học Thái Nguyên.

SUMMARY SOME MEASURES TO IMPROVE MANAGEMENT EFFICIENCY INSPECTION TEST IN THAI NGUYEN UNIVERSITY

Luc Kim Thieu * Thai Nguyen University

Educational Management dealt with specific characteristics is managing the process of formation of the learners’ personalities. This requires regular inspection and testing activities for teaching and educational activities to make a good order, discipline and effectiveness of educational products without any defects. Education and training in the very variety and richness, complexity. To achieve the objectives of the school management, require regular inspection and supervising the implementation of the objectives, content, teaching programs and plans and education of teachers and learners, Inspection in general, inspection in exam sessions in particular, have an important role for schools and higher education establishments, is one of four key functions of education management, is the last stage to help school leaders, educational institutions can check , reconsider the effectiveness of training programs, to survey and provide measures to reform the operation of the inspection, the inspection in exam sessions will help school leaders adjust in management policy to provide the highest efficiency. Keywords: Management education, inspection, inspection in exam sessions

*Tel: 0917505453; Email: [email protected]

Page 122: Tập 84 - 08 - 2011

Lục Kim Thiều Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 111 - 117

118

Page 123: Tập 84 - 08 - 2011

Đoàn Thị Yến Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 119 - 122

119

CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN VỀ PHÁT TRI ỂN GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO TRONG THỜI KỲ ĐẨY M ẠNH CÔNG NGHI ỆP HOÁ - HI ỆN ĐẠ I HOÁ

Đoàn Thị Yến* Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Nhận thức sâu sắc “hiền tài là nguyên khí của quốc gia” nên từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn có những chính sách quan tâm đặc biệt đến giáo dục. Tỉnh Thái Nguyên với vị trí là trung tâm của khu vực miền núi trung du Bắc Bộ nên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, nhân dân Thái Nguyên đang phấn đấu “huy động tối đa mọi nguồn lực, tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo sự phát triển nhanh và bền vững, nâng cao một bước rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo tiền đề quan trọng để Thái Nguyên trở thành tỉnh công nghiệp trước năm 2020”. Đạt được mục đích đó, cần phải tăng cường đầu tư cho giáo dục hơn nữa. Từ sau ngày tái lập tỉnh (1997) đến thời điểm năm 2010, dưới dự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, sự nghiệp giáo dục phổ thông của tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần vào việc phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh. Từ khoá: sự nghiệp giáo dục, quốc sách, xã hội hoá giáo dục, công nghiệp hoá, hiện đại hóa

QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC*

Hiện nay, cuộc cách mạng khoa học công nghệ tiếp tục phát triển với những bước tiến nhảy vọt đã đưa thế giới chuyển từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên công nghệ thông tin và kinh tế tri thức. Khoa học công nghệ đã đổi mới hết sức nhanh chóng, trở thành động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế - xã hội mà nền tảng của sự phát triển này là giáo dục - đào tạo. Trình độ dân trí cùng với khoa học, công nghệ trở thành nhân tố quyết định sức mạnh và vị thế của mọi quốc gia. Do đó, bất kỳ quốc gia nào cũng đều nhận thức được vai trò và vị trí hàng đầu của giáo dục.

Ở Việt Nam, công cuộc đổi mới do Đảng lãnh đạo đạt được thành tựu to lớn đã và đang tạo ra thế và lực mới cho đất nước bước vào thời kỳ phát triển mới. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (1996) quyết định đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phấn đấu đưa đất nước cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. *

Nhận thức sâu sắc “hiền tài là nguyên khí của quốc gia” nên Đảng Cộng sản Việt Nam sớm nhận thấy được tầm quan trọng đặc biệt của sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (7/1996), Đảng xác định “cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” [1,tr.29].

Hội nghị Trung ương 2, khóa VIII của Đảng (12/1996), tiếp tục khẳng định: Cùng với giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế - xã hội, là điều kiện cần thiết để giữ vững độc lập và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

Chủ trương này tiếp tục được Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định ở Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX (4/2001) “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” [2, tr.108 - 109].

Đại hội X (4/2006) của Đảng một lần nữ khẳng định “Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học, công nghệ là quốc sách hàng đầu,

Page 124: Tập 84 - 08 - 2011

Đoàn Thị Yến Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 119 - 122

120

là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước” [3, tr.95].

Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục phổ thông là bậc học giữ vai trò “mở đầu và tiếp nối” cho các bậc học kế tiếp. Chính vì vậy , giáo dục phổ thông giữ vị trí “bản lề” trong hệ thống giáo dục nước ta, luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm.

CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN

Từ sau khi tái lập(1997), công cuộc đổi mới của tỉnh Thái Nguyên tiếp tục giành được nhiều thành tựu quan trọng. Tình hình chính trị ổn định, kinh tế, xã hội phát triển khá toàn diện. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện đáng kể. Nhờ vậy, sự nghiệp giáo dục của tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Tuy nhiên, là một tỉnh còn nghèo, mức sống của nhân dân thấp lại không đồng đều giữa các vùng, miền; tình hình tệ nạn xã hội diễn ra phức tạp và ngày càng gia tăng; nhận thức của xã hội về vai trò của giáo dục còn hạn chế nên đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục. Từ đó đòi hỏi Đảng bộ tỉnh phải nhanh chóng có những biện pháp phù hợp để đáp ứng với yêu cầu của hoàn cảnh mới. Quán triệt đường lối của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, mục tiêu chung của tỉnh Thái Nguyên được Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên xác định đến năm 2000 là: “Tập trung mọi nguồn lực, tranh thủ thời cơ, đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách toàn diện và đồng bộ; tạo sự phát triển kinh tế, xã hội với tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững…”[4,tr.4]. Để đạt được mục tiêu đó, chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên là “Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các đoàn thể nhằm phát huy tinh thần làm chủ, tính sáng tạo và sức mạnh tổng hợp của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, góp phần đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện được mục tiêu xóa hộ đói, giảm hộ nghèo, nâng mức sống của nhân dân các dân tộc trong tỉnh lên một bước rõ rệt” [4,tr.22]. Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVI (2001) tiếp tục nhấn mạnh: “động lực chủ yếu để phát triển kinh tế, xã hội là

phát huy cao độ mọi nguồn lực, phát huy sức mạnh tổng hợp về vật chất, trí tuệ, tinh thần của toàn dân, của các thành phần kinh tế vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh” [5,tr.7].

Đối với lĩnh vực giáo dục, Đại hội XV (1997) của Đảng bộ tỉnh chỉ rõ: “Mục tiêu của giáo dục - đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá”[4,tr.97].

Giáo dục toàn diện để xây dựng những lớp người có tình yêu quê hương, đất nước, có lý tưởng, có trí tuệ, có sức khoẻ, để xây dựng quê hương, đất nước theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Phấn đấu đến năm 2000, huy động 95% trẻ 5 tuổi đến lớp mẫu giáo; 99% trẻ 6 tuổi đến lớp 1, phổ cập tiểu học cho 10 xã còn lại, thực hiện 100% số lớp tiểu học được học đủ các môn, có chất lượng, phổ cập trung học cơ sở đạt trên 40% số xã, phường. Tiếp tục đẩy mạnh giảng dạy ngoại ngữ, tin học.

Đẩy mạnh việc xã hội hoá giáo dục - đào tạo, đa dạng hoá các loại hình trường lớp; mở rộng hệ bán công ở cấp mầm non và phổ thông trên cơ sở giữ vững vai trò chủ đạo của hệ thống công lập. Mở rộng đào tạo nghề nghiệp, quản lý tốt việc mở lớp, đưa tỷ lệ người lao động được đào tạo đến năm 2000 đạt 25% trở lên.

Củng cố và hoàn thiện bộ máy quản lý, chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, giáo viên. Nâng cao chất lượng giảng dạy trong các trường chuyên nghiệp theo hướng giảng dạy, học tập gắn với nghiên cứu triển khai các đề tài, dự án phát triển kinh tế xã hội của địaphương. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, đẩy lùi và xoá bỏ tệ nạn xã hội trong các trường học. Phấn đấu không còn lớp học tranh, tre. Thực hiện tốt việc phân cấp xây dựng và quản lý hệ thống trường, lớp. Tích cực huy động, quản lý tốt các nguồn lực ngoài ngân sách. Chú trọng đầu tư ngân sách cho giáo dục - đào tạo.

Cải tiến và nâng cao chất lượng hoạt động của hội đồng giáo dục các cấp nhằm phối hợp các ngành, các cấp, các lực lượng xã hội tham gia

Page 125: Tập 84 - 08 - 2011

Đoàn Thị Yến Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 119 - 122

121

xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh trong cộng đồng. Nghiên cứu, bổ sung kịp thời những chính sách đãi ngộ của địa phương đối với giáo viên miền núi, vùng cao, giáo viên giỏi. Khuyến khích việc thành lập các Hội, quỹ khuyến học hỗ trợ con em gia đình chính sách, gia đình nghèo học giỏi.

Tập trung đẩy mạnh giáo dục, đào tạo cho miền núi, vùng cao, tổ chức các lớp bán trú, lồng ghép cho học sinh mẫu giáo và tiểu học ở xa trung tâm xã, xây dựng nhà ở cho giáo viên, học sinh nội trú. Hoàn thiện trường nội trú dân tộc huyện Võ Nhai và chuẩn bị xây dựng trường dân tộc nội trú ở huyện Định Hoá.

Chủ trương đó tiếp tục được Đại hội Đại hội XVI (2000) của Đảng bộ tỉnh xác định “Phấn đấu cơ bản hoàn thành phổ cập trung học cơ sở vào năm 2005. Thực hiện tốt chính sách của Đảng về giáo dục ở vùng cao, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nâng cao chất lượng, chuẩn hoá đội ngũ giáo viên. Tăng cường cơ sở vật chất; đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục - đào tạo; Ngăn chặn, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực” [5,tr.13].

Sau 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới và 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XVI, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh Thái Nguyên đã đạt được những thành tựu có ý nghĩa quan trọng, tạo tiền đề để phát triển trong những năm tiếp theo. Tuy nhiên, bước vào việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ giai đoạn 2006 - 2010, tỉnh Thái Nguyên vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như nền kinh tế có những mặt yếu kém, kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ, công nghệ thiết bị lạc hậu, thu nhập bình quân đấu người thấp…Tình hình đó đặt ra cho Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh phải quyết tâm rất cao, tập trung khai thác có hiệu quả thế mạnh để phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu và nhiệm vụ trong giai đoạn tiếp theo.

Định hướng phát triển của tỉnh Thái Nguyên là “phấn đấu đến trước năm 2020, Thái Nguyên trở thành tỉnh công nghiệp. Nguồn lực con người được phát huy, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực

kinh tế được tăng cường, vị thế của Thái Nguyên xứng đáng là một trong những trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội của vùng trung du miền núi phía Bắc”[6,tr.32].

Trong đó “phấn đấu từng bước phổ cập bậc trung học; đến năm 2010 toàn tỉnh có 50% số trường đạt chuẩn quốc gia”. Để đạt được mục tiêu đó, Đảng bộ tỉnh đã đưa ra những biện pháp cụ thể như: quán triệt các chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về đổi mới giáo dục, đào tạo. Xác định rõ vai trò của nhà nước, xã hội và người học đối với giáo dục. Thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án về phát triển giáo dục - đào tạo. Nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, củng cố vững chắc kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và trung học cơ sở, chuẩn bị tốt các điều kiện để triển khai phổ cập trung học trong phạm vi toàn tỉnh. Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, coi đây là một trong những giải pháp quan trọng để phát triển giáo dục. Xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại nhằm chuẩn hoá đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục… NHỮNG KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ĐẠT ĐƯỢC Dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc và Nghị quyết các Đại hội Đảng bộ của tỉnh Thái Nguyên, giáo dục phổ thông tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá có nhiều chuyển biến quan trọng, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng của tỉnh. Hệ thống giáo dục phổ thông được quy hoạch và bố trí hợp lý, có khả năng đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của con em nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Bên cạnh hệ thống trường quốc lập đã hình thành hệ thống các trường bán công, dân lập tuy số lượng không lớn nhưng đã thể hiện sự đổi mới “t ư duy”, “cách làm” giáo dục ở Thái Nguyên. Thực hiện chính sách dân tộc miền núi và chính sách công bằng giáo dục của Đảng và Nhà nước, hệ thống GDPT vùng đồng bào dân tộc và miền núi của tỉnh Thái Nguyên đã không ngừng phát triển, chất lượng giáo dục từng bước được đổi mới, tiến kịp các vùng trung du, đồng bằng.

Page 126: Tập 84 - 08 - 2011

Đoàn Thị Yến Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 119 - 122

122

Được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy - học có nhiều thay đổi lớn. Phần lớn cơ sở trường, lớp đã được “cấp 4 hoá”; xoá các lớp học tạm, từng bước “tầng hoá” ở những nơi có điều kiện. Cùng với việc kiên cố hoá trường lớp, sở GD - ĐT tỉnh chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành các quyết định, văn bản để phối hợp lồng ghép các chương trình, dự án đầu tư để nâng cấp trang thiết bị thư viện trong trường học. Trang thiết bị, đồ dùng dạy học từng bước đáp ứng được hoạt động dạy và học, phần nào khắc phục được tình trạng “dạy chay”.

Nhận thức được tầm quan trọng của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đối với quá trình dạy - học, ngành Giáo dục luôn quan tâm xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng.

Đội ngũ cán bộ quản lý thường xuyên được đào tạo và bồi dưỡng, sắp xếp, bổ nhiệm lại, bổ nhiệm mới theo khả năng, năng lực và tín nhiệm của quần chúng.

Với mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, GDPT tiếp tục được tiến hành toàn diện. Chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn được giữ vững. Hoạt động giáo dục được gắn liền với các hoạt động chính trị, xã hội địa phương, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, tạo ra môi

trường giáo dục lành mạnh, ngăn chặn, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực trong trường học.

Xã hội hoá giáo dục vừa là mục tiêu, vừa là phương tiện giúp cho ngành giáo dục thoát khỏi cảnh giáo dục “đơn độc”, ngành giáo dục tỉnh Thái Nguyên đã tranh thủ được mọi nguồn lục của lực lượng xã hội, góp phần tạo nên những thành tựu mà GDPT Thái Nguyên đạt được trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội [2]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội [3]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội [4].Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (1997), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV. [5]. Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI. [6]. Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII. [7]. Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Thái Nguyên (2003), Giáo dục - Đào tạo tỉnh Thái Nguyên, thành tựu và chiến lược phát triển, Nxb Thống kê, Hà Nội.

SUMMARY POLICY OF THE PARTY THAI NGUYEN PROVINCE OF EDUCATI ON DEVELOPMENT IN THE PERIOD PROMOTE INDUSTRIALIZATION AND MODERNIZATION

Doan Thi Yen* College of Sciences -T NU

Acutely Cleverness is National treasure, so since inception, the Communist Party of Vietnam is always the policy of particular interest to education. Located in central mountainours region north, Thai Nguyen has more favorable conditions for development of education - training. In the industrialization and modernization of today, the people of Thai Nguyen is trying to "mobilize all resources, to accelerate industrialization and modernization, making it fast and sustainable development, substantially improve the material life and spirit of the people, creating an important premise to Thai Nguyen becomes the industrial province front 2020". Achieve that purpose, should increase investment in further education. Since the re-establishment (1997) to date in 2010, under the leadership of the Party Committee of Thai Nguyen province, the cause of education in the province there are many positive changes, contribute to economic development, social security and defense of the province. Key words: education, national policy, the socialization of education, industrialization, modernization

*

Page 127: Tập 84 - 08 - 2011

Dương Đức Minh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 123 - 128

123

AN EXPLORATION OF STRATEGIES FOR ORAL SKILLS IMPROV EMENT BY ADVANCED PROGRAM STUDENTS AT THAI NGUYEN UNIVERS ITY OF TECHNOLOGY

Duong Duc Minh*

Thai Nguyen University of Technology - TNU

ABSTRACT Research in language learning strategy has addressed the necessity of improving oral skills in second language acquisition. This study attempts to explore strategies reported to be employed by 30 EFL advanced program students at Thai Nguyen University of Technology (TNUT) to improve their oral skills. Semi-structured interview and open-ended questionnaire were used as the instruments for the data collection. The data was then analyzed qualitatively for the purpose of the study. The findings of the study showed that two main categories to improve speaking skills have been reported included 1) fluency-focused strategies and 2) accuracy-focused strategies. Two main categories to improve listening skill comprised 1) direct strategies and 2) indirect strategies. Key words: oral skills improvement, language learning strategy, science-oriented students.

INTRODUCTION*

Nowadays, English has become an international language, and it is widely used in various areas, especially in education as well as science and technology areas. As the result, students have to be aware of the necessary to employ strategies to success in their study academically and socially. According to Feyten (1991), of the total time people spend on communication, 45% is on listening, 30% on speaking, 16% on reading, and 9% on writing [5]. Oral skills, both speaking and listening, are at the very foundation of literacy, and they play an important role in the study of students, so it is clear that oral skills have an important impact on student's personal and professional life.

The advanced program (AP) has been put into practice at TNUT from the academic year 2009 – 2010. In the advanced programs, all the courses are taught in English except some compulsory courses, e.g. Marxist – Leninism, Physical Education, and National Defense Education are taught in Vietnamese. At least 60% of courses are instructed by professors from the University of New York at Buffalo and invited professors from renowned universities worldwide to participate in *

teaching [17]. As a result, AP students are not only required to specialize their knowledge but also to improve their English (especially Listening, and Speaking skills) in order to achieve greater efficiency in the learning process at Thai Nguyen University of Technology.

LITERATURE REVIEW

Language learning strategies (LLS) are the behaviors or steps which an individual uses to enhance his/her learning. The term “strategies” which applies to language improvement, has been developed since the first studies by Rubin (1975) [14], Oxford (1990) [10] and Kyong and Oxford (2008) [6]. Examples are note taking, practicing, finding a conversation partner, analyzing words, using background knowledge, and controlling anxiety. There have hundreds of such strategies been identified. Successful language learners use language learning strategies that are most effective for them and they put them together smoothly to fit the needs of a given language task while less successful learners are “a desperate grab-bag of ill-matched techniques”.

In some recent years, a lot of attention has been paid to the importance of developing strategies in language learning. Many research works has been conducted to

Page 128: Tập 84 - 08 - 2011

Dương Đức Minh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 123 - 128

124

examined and explored the use of learning strategies in the teaching and learning of vocabulary (Brown and Perry, 1991) [2], listening comprehension (Rossano, 1994) [13], reading (Rusciolelli, 1995) [15], and in the understanding of the learning process (Chamot, 2001 [3]; Nunan, 1992 [8]). However, little research has been done on productive skills, such as oral skills and writing. Only few studies dealt with strategy employed in speaking and listening, for example, Bejarano et al (1997) examined speaking as an interactive skill [1], and Lam and Wong (2000) explored the importance of oral skills in discussions [7]. No research work has been conducted in exploring reported strategies for oral skills improvement by students at TNUT.

This study attempts to explore language strategies that AP students at TNUT use in order to improve their oral skills. In the study, “oral skills” refer to listening and speaking skill, the term “improvement” means to be come better in listening and speaking and “AP students” here are thirty students majoring in electrical and mechanical engineering at TNUT. Two research questions were generated for the purpose of the study: 1) what types of strategies reported by science-oriented graduate students for their listening skill improvement and 2) what types of strategies reported by science-oriented graduate students for their speaking skill improvement. The researchers examined a recorded semi-structured interview of 3 students and 19 open-ended questionnaires to collect data for the study.

METHODOLOGY

1. Participants

The participants of the present study were 30 first-year AP students at TNUT. All the classes they have are lectured in English except Marxist-Leninism, Physical Education, and National Defense Education courses are taught in Vietnamese. At the moment, the students are studying English from 38 to 42 periods per week. They deal with English as a medium of instruction

to survive in their study. Among them, 3 students were purposively selected for in-depth study based on their oral skills proficiency identified by their classmates. According to Patton (2001), a purposive sampling is a non-random method of sampling by which information-rich cases can be selected for study in depth [11]. Table 1 is the personal background information of participants.

Table 1. The Participants’ Background Information

Item Ranking Person(s) English Learning Experience (years)

Less than 3 1

3-6 12 More than 6 6

Self-rated for Listening Skill

Good 2

Fair 15 Poor 2

Self-rated for Speaking Skill

Good 2 Fair 16 Poor 1

2. Instruments

There are different methods or procedures to collect the data in learning strategy research, such as observation, interview, questionnaire, verbal report, diary, and etc. Each method has its advantage and disadvantage as well and can be applied according to the focus of the research. Punch (1998) points out that different research questions required different methods to answer them [12]. In the present study, data collection will be conducted through semi-structured oral interviews and an open-ended questionnaire.

The interviews are the most widely used method of generating data in qualitative social research (Nunkoosing, 2005) [9]. They can be classified into three categories ranging in terms of their degree of formality ranging from unstructured through semi-structured to structured (Nunan, 1992) [8]. Of the three types of interview, the semi-structured interview seems to be popular among researchers. Nunan (1992: 149) mentions “…because of its flexibility, the semi-structured interview has found favor with

Page 129: Tập 84 - 08 - 2011

Dương Đức Minh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 123 - 128

125

many researchers, particularly those working within an interpretative research tradition” [8]. The most important advantage is that the interviewer can work out a set of questions in advance, but be free to modify their order, to change the way they are worked. In the present study, the semi-structured interviews were conducted with the participants to elicit information and obtain in-depth perceptions about what types of strategies they employed for oral skills improvement. To acquire more useful information related to the research purposes, individual interviews were used with audio recording. Chamot (2001) points out that interviewees may not report their strategy use accurately during interview, but they may report what they perceive as the interviewers’ preferred answers [3]. Dornyei (2003) states that sometimes, we need open-ended items for the simple reason that we do not know the range of possible answers and therefore, cannot provide pre-prepared response categories [4]. A questionnaire with open-ended questions would provide data that are qualitative and exploratory in nature. To enhance data validity in the research, an open-ended questionnaire was employed with two main sections. The first section is about the individual background information, and the second section covers open-ended questions about strategies for oral skills improvement.

An open-ended question is designed to encourage a full, meaningful answer using the participant's own opinions on learning strategies for oral skills improvement. 3. Data collection procedure The data collection was divided into two phases. One is for a questionnaire, the other is for interviews. An open-ended questionnaire was administered to all the participants. However, the final sample for data analysis consisted of 19 students. Eleven students didn’t respond the questionnaire because they were absent. The 3 students interviewed in Vietnamese. The interview lasted for 20 minutes and was recorded. 4. Data analysis The interviews’ records were fully transcribed using verbatim and then analysed using Strauss & Corbin’s (1998) open and axial coding [16]. All student responses to the open-ended questionnaire items were collected and typed out. RESULTS AND DISCUSSION [1].After the carefully analysis of the collected data from interviews and questionnaires, there were finally 19 strategies for oral skills improvement reported by the AP students. Strategies reported by the AP students for their speaking skill improvement consist of 10 strategies and 9 strategies for listening skills which will be presented in Table 2.

Table 2: Strategies for Speaking and Listening Skills Improvement Reported by the AP students

STRATEGIES FOR SPEAKING SKILL IMPROVEMENT

STRATEGIES FOR SPEAKING SKILL IMPROVEMENT

1. Memorizing words / sentences / phrases to improve one’s speaking skill

1. Listening to radio programs in English

2. Communicating with other people in English 2. Listening to English songs 3. Imitating English native speakers 3. Watching TV programs in English 4. Trying to use English in real-life situations 4. Watching English speaking films 5. Trying to interact with teacher in class by asking and answering questions

5. Doing the repetitive listening

6. Using the internet to improve one’s speaking skill

6. Using the internet to improve one’s listening skill

7. Seeking an opportunity to speak English 7. Having a conversation in English 8. Talking to oneself in English 8. Interacting with teachers in English 9.Asking for a correction from teacher 9. Seeking ways for improving one’s listening skill 10. Playing a speaking game in English

Page 130: Tập 84 - 08 - 2011

Dương Đức Minh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 123 - 128

126

However, the strategies for speaking and listening skills improvement can be classified into 2 sub-categories for each oral skill. Firstly, the strategies for speaking skill improvement are categorized into (1) the fluency-focused strategies and (2) the accuracy-focused strategies. Secondly, the strategies for listening skill improvement are classified into (1) the direct strategies and (2) the indirect strategies. Table 3 presents the classifications of the strategies for oral skills improvement reported by the AP students.

According to strategies for speaking skill improvement, most of the strategies reported by the AP students were the fluency-focused strategies (7 fluency - focused strategies out of 10 strategies for speaking skill improvement). Generally, the AP students are adult learners where English is used as a medium of instruction according to the requirements. The possible explanation for why the fluency-focused strategies were mostly reported by this group of students is that they are science-oriented students where the focus of their study is not a language. Instead, they have focused on contents not

language usage. Additionally, because of English is used as a medium of instruction; therefore, this group of students need to survive the program socially and academically by having a good ability to communicate in English. They need to speak fluently to keep on their relationships and study. They try to communicate as much as possible. The only one goal for their speaking at this time is that their speaking should be understood by their interlocutors. Therefore, most of the strategies reported by this group of students are the fluency-focused strategies for speaking skill improvement which they employed to make a better or improve their speaking skills.

However, there are some accuracy-focused strategies reported by this group of students for speaking skill improvement. This is because of at some levels, accuracy is also very important for them. For example, they need to make a formal presentation. Moreover, accuracy is very important for them to write their theses, reports, or articles. So, accuracy is also important for them if they want to succeed in their learning.

Table 3: Classifications of Strategies for Speaking and Listening Skills Improvement

STRATEGIES FOR SPEAKING SKILL IMPROVEMENT

STRATEGIES FOR LISTENING SKILL IMPROVEMENT

The Fluency-Focused Strategies

The Accuracy- Focused Strategies

The Direct Strategies The Indirect Strategies

Communicating with other people in English

Memorizing words/ sentences / phrases to improve one’s speaking skill

Listening to radio programs in English

Seeking ways for improving one’s listening skill

Trying to use English in real-life situations

Imitating English native speakers

Listening to English songs

Having a conversa-tion in English

Trying to interact with teacher in class by asking and answering questions

Asking for a correction from teacher

Watching TV programs in English

Interacting with teacher in English

Using the internet to improve one’s speaking skill

Watching English speaking films

Seeking an opportunity to speak English

Doing the repetitive listening

Talking to oneself in English

Using the internet to improve one’s listening skill

Playing a speaking game in English

Page 131: Tập 84 - 08 - 2011

Dương Đức Minh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 123 - 128

127

On the other hand, strategies for listening skill improvement reported by the AP students were mostly the direct strategies (6 direct strategies and 3 indirect strategies for listening skill improvement). If we take a look carefully to the 6 direct strategies for listening skill improvement, we will see that all of the direct strategies deal with mass media communication such as news, radio, television, and etc. This is because of, at the present day, we are living in the technology’s world. As a result, it is very easy for people to listen to English radio programs, songs, or to watch English speaking films, English news, and etc., through the internet or satellite with a reasonable cost. Another explanation for why the direct strategies were mostly reported for listening skill improvement is that in order to practice to improve listening skill, they can practice to improve listening skill individually or they have no need to find out a partner or interlocutor to interact for a listening practice. They just find out the English programs on the internet, radio, or television to watch and listen. Therefore, roles of mass media in language teaching and learning are increasing and very important for the world today. Mass media helps people to learn a language easily than the past.

CONCLUSION

The AP students in the present study reported 19 strategies for oral skills improvement. Firstly, there were 10 strategies for speaking skill improvement reported by the AP students which could be classified into 2 sub-categories – the 7 fluency-focused strategies and the 3 accuracy-focused strategies. Secondly, there were 9 strategies for listening skill improvement reported by the AP students which could be classified into 2 sub-categories – the 6 direct strategies and the 3 indirect strategies.

The AP students are adult learners who focus their study on contents of the subject and English is used as a medium of instruction

since this program is the international program. All of them (19 students) are non-English native speakers. However, although the AP students have to use English for their study, but the focus of their study is still on the contents not a language usage (a content driven not a language driven). Since English is used as a medium of instruction, the AP students need to learn and communicate with their classmates and teachers in English. Therefore, a speaking skill and a listening skill are very important for them to survive the program socially and academically.

The findings from the present study show that a mass media communication or a technology has an increasing role in language teaching and learning nowadays. As a teacher, we should pay more attention to a development of technology in order to provide and prepare ourselves for a new age of language learning and teaching – a technology-based language teaching and learning era. For language learners, if they know how to use technologies or mass media communication effectively and maximally, it is very easy for them to success in learning a language.

However, this study may be replicated with the same subjects in the second academic year of their study. Because the present study was conducted when they are in the first semester of the first academic year where they just have a chance to use English or communicate in English for a few months. So, to speak English fluently is very important for them to survive the program socially and academically at this moment. But for the second academic year, their English ability both speaking and listening should be improved more than this moment, therefore; at that time these subjects may tell more strategies about how they improve their oral skills. This is especially for the accuracy-focused strategies to improve their oral skills where accuracy is needed and important for them in the future.

Page 132: Tập 84 - 08 - 2011

Dương Đức Minh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 123 - 128

128

REFERENCES

[1]. Bejarano, Y., T. Levine, E. Olshtain and J. Steiner. (1997). The Skilled Use of Interaction Strategies Creating a Framework for Improved Small-Group Communication Interaction in the Language Classroom. System 25(2), 203-214. [2]. Brown, T. S. &. Perry, F. L. Jr (1991). A comparison of three learning strategies for ESL vocabulary acquisition. TESOL Quarterly, 25 (1), 17-32 [3]. Chamot, A. U. (2001). The role of learning strategies in second language acquisition. In M. P. Breen (Ed.), Learner contributions to language learning: New directions in research. Harlow: Longman. [4]. Dornyei, Z. (2003). Questionnaires in Second Language Research: Construction, Administration, and Processing. Mahwah: Lawrence Erlbaum Associates, Inc., Publishers. [5]. Feyten, C. M. (1991). The Power of Listening Ability: An Overlooked Dimension in Language Acquisition.The Modern Language Journal 75:173-80. [6]. Kyoung, R. L., and Oxford, R. (2008). Understanding EFL Learners’ Strategy Use and Strategy Awareness. Asean EFL Journal, 10(1). [7]. Lam, W., and Wong, J. (2000). The Effects of Strategy Training on Developing Discussion skills in an ESL classroom. ELT Journal. 54(3), 245-255

[8]. Nunan, D. (1992). Research methods in language learning. Cambridge: Cambridge University Press. [9]. Nunkoosing, K. (2005). The problems with interviews. Qualitative Health Research, 15(5), 698-706. [10]. Oxford, R. (1990). Language Learning Strategies: What every teacher should know. Boston: Heinle & Heinle. [11]. Patton, M. (2001). Qualitative research and evaluation methods. Thousand Oaks, CA: Sage Publications. [12]. Punch, K. F. (1998). Introduction to social research: Quantitative and qualitative approaches. London: Sage Publications. [13]. Rossano, M. J., & Hodgson, S. L. (1994). The process of learning from small-scale maps. Applied Cognitive Psychology, 8, 565–582 [14]. Rubin, J. (1975). What good Language learner can teach us? TESOL Quarterly, 9(1), 41-45 [15]. Rusciolelli, J. (1995), Student Responses to Reading Strategies Instruction. Foreign Language Annals, 28: 262–273 [16]. Strauss, A. L., & Corbin, J. (1990). Basics of qualitative research: Grounded theory, procedures and techniques. Newbury Park: Sage. [17]. Thainguyen University of Technology Website. www.tnut.edu.vn. Retrieved on 20 November 2010.

TÓM TẮT NHỮNG THỦ THUẬT PHÁT TRI ỂN KỸ NĂNG GIAO TI ẾP TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN CH ƯƠNG TRÌNH TIÊN TI ẾN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHI ỆP THÁI NGUYÊN

Dương Đức Minh * Trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp - ĐH Thái Nguyên

Những nghiên cứu về các thủ thuật học tập trong việc học ngoại ngữ đã chỉ ra sự cần thiết của các thủ thuật trong việc nâng cao kỹ năng nghe, nói. Nghiên cứu này sẽ khám phá, tìm hiểu các thủ thuật để nâng cao kỹ năng nghe, nói tiếng Anh của 30 sinh viên khóa 46 chương trình tiên tiến tại trường Đại học kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên. Phỏng vấn bán cấu trúc và bảng câu hỏi khảo sát đã được sử dụng để thu thập dữ liệu. Các dữ liệu sau đó được phân tích định tính phục vụ mục đích nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Hai nhóm thủ thuật để nâng cao kỹ năng nói: nhóm thủ thuật tập trung vào sự lưu loát và 2) nhóm thủ thuật tập trung vào độ chính xác. Hai nhóm thủ thuật để nâng cao kỹ năng nghe bao gồm: 1) nhóm thủ thuật trực tiếp và 2) nhóm thủ thuật gián tiếp. Từ khóa: thủ thuật học tập, kỹ năng nghe, kỹ năng nói, sinh viên kỹ thuật

*

Page 133: Tập 84 - 08 - 2011

Lê Quang Dũng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 129 - 132

129

DẠY TI ẾNG ANH Ở BẬC TIỂU HỌC- THÁCH TH ỨC VÀ GIẢI PHÁP

Lê Quang Dũng*

Khoa Ngoại ngữ - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Bài viết này một lần nữa khẳng định rằng việc đưa chương trình tiếng Anh vào giảng dạy ở bậc tiểu học là hoàn toàn phù hợp và cần thiết vì đây là giai đoạn thích hợp nhất trong cuộc đời một con người để học ngôn ngữ thứ hai. Thông qua đây chúng tôi cũng điểm lại một số khó khăn chính mà các trường tiểu học hiện đang gặp phải trong việc triển khai việc dạy thí điểm chương trình tiếng Anh theo lộ trình của bộ Giáo dục và Đào tạo. Trên cơ sở đó, chúng tôi đề xuất một số giải pháp với tư cách là một trong những cơ sở đào tạo giáo viên tiếng Anh đó là xây dựng chương trình đào tạo về kỹ năng và phương pháp giảng dạy cho giáo viên tiếng Anh ở bậc học này. Với hy vọng sẽ phần nào giải quyết được những vấn đề mà chúng ta đang gặp phải. Từ khóa: khó khăn- giải pháp- dạy tiếng Anh tiểu học

ĐẶT VẤN ĐỀ *

Hiện nay việc dạy và học tiếng Anh ở bậc Tiểu học đang thu hút được rất nhiều sự quan tâm của đông đảo các tầng lớp nhân dân trong xã hội; các trường tiểu học, trung học phổ thông, các bậc phu huynh cũng như các nhà quản lý và hoạch định chiến lược giáo dục.

Đảng và Nhà nước ta đã thể hiện rõ quyết tâm xây dưng một đội ngũ nhân lực có chất lượng cao về ngoại ngữ (triển khai với tiếng Anh trước, sau đó với các ngoại ngữ khác) thông qua đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020” gọi tắt là đề án 2020. Trong đó đặc biêt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc dạy và học tiếng Anh ở bậc Tiểu học (từ lớp 3 đến lớp 5).

Có rất nhiều ý kiến xung quanh việc thực hiện đề án 2020, trong đó bao gồm hai nhóm chính: Một là việc dạy và học tiếng Anh đối với bậc học này có quá sớm? Hai là, cần có những điều kiện gì để việc dạy và học tiếng Anh từ bậc học này đạt hiệu quả cao nhất?

Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ một số nghiên cứu đã được tiến hành ở các nước phát triển về việc giảng dạy và học tập ngoại ngữ đối với lứa tuổi này, đồng thời cũng đề xuất một số giải pháp nhằm phần nào tháo gỡ những khó khăn trong việc giảng

* Tel: 0913547905; Email: [email protected]

dạy và học tập tiếng Anh ở bậc tiểu học sao cho học phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội tại Vi ệt Nam.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Đối với nhóm ý kiến thứ nhất, cho rằng việc giảng dạy và học tập tiếng Anh bắt đầu từ lớp 3 là chưa cần thiết vì ở lứa tuổi này học sinh còn phải học các môn học cơ bản khác như Toán hay tiếng Việt. Hơn nữa việc học tiếng Anh quá sớm sẽ phần nào ảnh hưởng đến năng lực tiếng mẹ đẻ của học sinh ở bậc học này. Tuy nhiên, đây chỉ là nhận định mang tính chủ quan của một bộ phận giáo viên và phụ huynh học sinh trước việc con em họ phải chịu một áp lực lớn về các môn học tại trường.

Trong vòng 50 năm trở lại đây, các nghiên cứu trên phạm vi toàn thế giới đã khẳng định việc học ngoại ngữ khi còn nhỏ không những không ảnh hưởng đến năng lực tiếng mẹ đẻ mà còn có rất nhiều tác dụng tích cực đến năng lực ngôn ngữ sau này.

Tatiana [8, p.50] đã khẳng định rằng trẻ em khi học ngoại ngữ sẽ đạt được những tiến bộ vượt trội hơn so với người lớn đặc biệt trong việc phát triển khả năng giao tiếp lưu loát. Điều đó có nghĩa là khi phát âm sẽ không có sự khác biệt quá lớn so với người bản ngữ. Một nghiên cứu tại Mỹ so sánh trẻ em nhập cư và người trưởng thành nhập cư vào quốc gia này đã chứng minh rằng nhân tố lứa tuổi đóng vai trò quan trọng trong việc xác định

Page 134: Tập 84 - 08 - 2011

Lê Quang Dũng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 129 - 132

130

người học sẽ phát âm giống hay khác với người bản ngữ. Một nghiên cứu khác được tiến hành với 46 người nhập cư là người Trung Quốc và Hàn Quốc từ 3 đến 36 tuổi đã cho thấy những người nhập cư khi còn trẻ có năng lực tiếng Anh tốt hơn và ổn định hơn so với những người nhập cư ở tuổi trưởng thành [8].

Vậy, tại sao trẻ em học ngoại ngữ tốt hơn người lớn? Giải thích theo Lenneberg, một nhà ngôn ngữ học và thần kinh học người Mỹ gốc Đức, thì đó là do gene bẩm sinh trong việc học một ngôn ngữ. Điều này giống như một em bé khi sinh ra đã có sẵn khả năng học tiếng mẹ đẻ. Tuy nhiên, khả năng bẩm sinh này không tồn tại trong suốt cuộc đời một con người mà nó sẽ biến mất sau một thời điểm, thời điểm đó được gọi là thời điểm thuận lợi nhất để thụ đắc ngôn ngữ (Critical Period). Đối với con người thời điểm này sẽ kết thúc sau tuổi dậy thì (12-13 tuổi) [2] Giai đoạn phát triển này được biết đến bằng cụm từ ‘những cánh cửa cơ hội’ (windows of opportunity). Nếu vì một lý do gì đó, một người không tận dụng được cơ hội của mình thì sẽ không còn cơ hội phát triển trong những năm sau của cuộc đời.

Quay trở lại đề án 2020, việc chính phủ phê duyệt đề án giảng dạy tiếng Anh từ bậc tiểu học là một chủ trương đúng đắn nhằm đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân và hoàn toàn phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế trong một tương lai gần. Điều này đã được khẳng định trong dự thảo chương trình tiếng Anh tiểu học:

“Ti ếng Anh là một trong những ngôn ngữ quốc tế thông dụng nhất trên thế giới hiện nay. Học tiếng Anh ở tiểu học giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh thông qua các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Đồng thời, việc học tiếng Anh là một trong những điểm khởi đầu góp phần cho việc hình thành và phát triển kĩ năng học tập suốt đời, năng lực làm việc trong tương lai và khả năng tham gia các hoạt động văn hóa – xã hội. Hơn nữa, học tiếng Anh ở tiểu học còn tạo nền tảng cho việc tiếp tục học tiếng Anh ở các bậc học tiếp theo cũng như học

các ngôn ngữ cần thiết khác trong tương lai…” [nguồn 9]

NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG VIỆC TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN 2020 – BẬC TIỂU HỌC- TẠI VIỆT NAM

Điều kiện giảng dạy, cơ chế và đãi ngộ

Rất nhiều trường tiểu học trên cả nước đã tiến hành dạy thí điểm tiếng Anh từ lớp 3 năm học 2010-2011 (Thành phố Hồ Chí Minh: 9 trường, thành phố Hà Nội: 8 trường và tỉnh Hòa Bình trong năm học 2011-2012 sẽ có 43 trường dạy thí điểm). Tuy nhiên, vấn đề mà các trường tiểu học gặp phải: Một là, biên chế (theo quy định mỗi trường có 01 giáo viên trong biên chế) số còn lại phải hợp đồng với mức lương thấp vậy nên rất khó thu hút giáo viên. Hai là, cơ sở vật chất. Hầu hết các trường tiểu học chưa đáp ứng được cơ sở vật chất để tiến hành các hoạt động phù hợp với lứa tuổi này (phòng học, sân chơi, giáo cụ trực quan …). Ba là, trình độ giáo viên tại một số nơi chưa đáp ứng được yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đội ngũ giáo viên

Tính đến trước năm 2008, hầu hết các đơn vị đào tạo giáo viên ngoại ngữ chỉ dành một thời lượng khiêm tốn trong chương trình giảng dạy để cung cấp kiến thức về phương pháp giảng dạy cho giáo sinh (2 học kỳ của những năm cuối). Mảng kiến thức về phương pháp này chỉ tập trung vào phương pháp giảng dạy tiếng Anh nói chung mà chưa chú trọng vào yếu tố lứa tuổi. Trọng tâm của mảng kiến thức này là kỹ năng giảng dạy các bình diện ngôn ngữ (Ngữ pháp, ngữ âm, từ vựng), các kỹ năng ngôn ngữ (Nghe, Nói, Đọc, Viết) và cách soạn giáo án. Số giáo viên này sau khi ra trường có thể đảm nhiệm tốt công tác giảng dạy tại các trường trung học phổ thông hoặc trung học cơ sở. Tuy nhiên, khi phải làm việc với nhóm đối tượng là học sinh tiểu học thì vô cùng lúng túng vì họ chưa được trang bị các kiến thức về tâm lý của lứa tuổi này cũng như các nguyên tắc giảng dạy cho nhóm đối tượng này một cách bài bản.

Page 135: Tập 84 - 08 - 2011

Lê Quang Dũng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 129 - 132

131

MỘT SỐ GIẢI PHÁP

Để giải quyết được những khó khăn như đã nêu ở trên chúng ta cần có thời gian cũng như sự tham gia tích cực của nhiều cơ quan chức năng. Tuy nhiên, đứng ở góc độ một đơn vị đào tạo giáo viên tiếng Anh chúng tôi chỉ tập chung vào các giải pháp đào tạo nguồn giáo viên cho bậc học này với hy vọng góp sức mình vào công cuộc chung của Đảng và Nhà nước trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực có trình độ ngoại ngữ cho đất nước trong tương lai.

Giải pháp trước mắt Để giải quyết vấn đề đội ngũ giáo viên tiếng Anh tại các trường tiểu học hiện nay, Hội đồng Anh (British Council) đã phát triển dự án Access English kéo dài 4 năm phối hợp với Bộ Giáo dục tại 9 quốc gia thuộc khu vực Đông Á: Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Singapore, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam. Trong khuôn khổ dự án, Hội đồng Anh tiến hành các hoạt động hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách, hỗ trợ các giảng viên và trực tiếp hỗ trợ các giáo viên ở bậc trung học phổ thông. [nguồn 10].

Ngoài ra, các địa phương cũng đã phối hợp với các cơ sở đào tạo tổ chức nhiều khóa tập huấn cho giáo viên tiếng Anh về phương pháp giảng dạy cũng như các kỹ năng cần thiết khi làm việc với nhóm đối tượng này. Việc làm này cũng đã phần nào giải quyết được vấn đề về trình độ của giáo viên tiếng Anh tại các trường tiểu học đang dạy thí điểm môn tiếng Anh từ lớp 3. Tuy nhiên, về lâu dài, chúng ta cần đầu tư một cách bài bản cho đối tượng giáo sinh ngành sư phạm tiếng Anh về phương pháp dạy học môn tiếng Anh cho tiểu học.

Giải pháp bền vững

Để giải quyết dứt điểm vấn đề thiếu giáo viên tiếng Anh cho tiểu học, theo chúng tôi các cơ sở đào tạo cần xây dựng chương trình đào tạo giáo viên cho bậc học này. Trong đó cần tập trung vào:

- Khối ki ến thức về tâm lý cho lứa tuổi này

Người giáo viên cần nắm bắt được đặc điểm cũng như khả năng phát triển ngôn ngữ của

trẻ ở giai đoạn này. Halliwell [1, p.3] đã khẳng định “trẻ em không đến lớp học với cái đầu rỗng tuếch. Chúng mang trong đầu tất cả những gì được gọi là bản năng, kỹ năng và những điều kiện cần thiết cho việc học một ngôn ngữ mới”. Piaget khi phát triển lý thuyết về sự hình thành nhận thức trẻ em đã chia thành bốn giai đoạn. Giai đoạn 1: Thời kỳ giác động (sensori-motor) từ 0-2 tuổi. Giai đoạn 2: Thời kỳ tiền thao tác (pre-operational) từ 2-7 tuổi. Giai đoạn 3: Thời kỳ thao tác cụ thể (concrete operational) từ 7-12 tuổi. Ở giai đoạn này trẻ em có khả năng phân loại và sắp xếp đồ vật theo thứ tự. Cũng trong giai đoạn này, trẻ em đã hình thành khả năng tư duy logic và hệ thống. Theo nhiều chuyên gia, đây là giai đoạn tốt nhất để tiếp thu một ngôn ngữ mới. Giai đoạn 4: Thời kỳ thao tác chuẩn mực (formal operational) từ 12 tuổi trở lên [4]. Wendy & Jayne [6] [3] đã chia lứa tuổi này thành hai nhóm.

Nhóm 1 từ 5 đến 7 tuổi. Đặc điểm của lứa tuổi này là chúng có thể:

- Nói về những việc chúng đang làm

- Nói cho bạn biết những điều chúng đã làm hoặc đã nghe thấy

- Tranh luận về một điều gì đó và nói cho bạn biết vì sao chúng lại nghĩ những điều chúng đang nghĩ.

- …

Nhóm 2 từ 8 đến 10 tuổi. Đặc điểm của nhóm này là chúng:

- Đã sắp trưởng thành,

- Đã hình thành các khái niệm cơ bản

- Hỏi nhiều câu hỏi để khám phá thế giới

- Có quan điểm rõ ràng về những điều chúng thích hoặc không thích

- Có khả năng làm việc cùng nhau và học hỏi lẫn nhau.

- …

- Khối ki ến thức về phương pháp giảng dạy ngôn ngữ

Việc dạy các kỹ năng ngôn ngữ cho học sinh tiểu học cần nhìn nhận dưới góc độ lứa tuổi. Chúng ta không thể áp dụng theo cách chúng

Page 136: Tập 84 - 08 - 2011

Lê Quang Dũng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 129 - 132

132

ta vẫn làm với người trưởng thành. Shin [7] đã đề cập các nguyên tắc trong việc dạy tiếng Anh cho trẻ em trong đó nhấn mạnh vai trò của giáo viên trong việc: - Bổ sung các hoạt động có sự kết hợp giữa nhà trường và thực tế, các hoạt động kết hợp với giáo cụ trực quan. - Để các em tham gia vào việc tạo ra đồ dùng học tập sinh động. - Linh hoạt trong việc thay đổi các hoạt động trên lớp, vì học sinh ở lứa tuổi này khó có thể tập trung vào một hoạt động trong khoảng thời gian dài. - Dạy học theo chủ điểm. - Sử dụng các câu chuyện, bài hát, thơ ca … phù hợp với văn hóa của học sinh. - Tạo thói quen hàng ngày cho học sinh. - … - Khối ki ến thức về kỹ năng quản lý lớp học và quản lý hành vi Giáo viên cần được trang bị kiến thức về các bước lên lớp, tổ chức lớp học và giải quyết các tình huống có thể xảy ra trong quá trình làm việc với học sinh. Bao gồm: - Bắt đầu tiết học như thế nào - Sắp xếp bàn ghế trong lớp học để phù hợp với các loại hình hoạt động khác nhau - Cách giải quyết với các tác động ngoại cảnh - Tạo ra kỷ luật và nội quy lớp học - Kết thúc bài học - Tìm hiểu và ngăn chặn nhũng hành vi không chuẩn mực của học sinh - Cách giải quyết khi có học sinh có hành vi không mong đợi trong lớp học - Các hình thức động viên, khuyến khích khi các em hoàn thành một nhiệm vụ được giao - Sử dụng các hình thức kỷ luật phù hợp [5] - …

KẾT LUẬN Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi muốn khẳng định lại một lần nữa rằng việc đưa việc dạy và học tiếng Anh vào bậc tiểu học là một chủ trương lớn và chính xác của Đảng và Nhà nước ta trong việc tạo ra một thế hệ nhân lực có chất lượng về ngoại ngữ, đủ để đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế trong một tương lai gần. Tuy nhiên, để làm được việc đó chúng ta cần phải giải quyết rất nhiều vấn đề. Chúng tôi cũng xin chia sẻ một số giải pháp từ góc nhìn của các đơn vị đào tạo giáo viên với mong muốn phần nào tháo gỡ được những khó khăn như đã nêu ở trên.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. Halliwell, S. 1992. Teaching English in the Primary Classroom. Longman [2]. Lenneberg, E. 1967. Biological Foundation of Language. New York. John Wiley & Sons [3]. Moon, J. 2005. Children Learning English. Macmillan [4]. Piaget, J. 2001. The Children Conception of Physical Causality. New Brunswick, NJ . [5]. Reynolds, D. & D. Muijs 2005. Effective Teaching – Evidence & Practice. SAGE Publications [6]. Scott, W. A. 2002. Teaching English to Children. Longman [7]. Shin, K, J. Teaching English to Young Learners. English Teaching Forum (Vol. 44, No. 2) published by the U.S. Department of State’s Office of English Language Programs. [8]. Tatiana, G. 2007. Teaching Young Children a Second Language [9]. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Dự thảo đề án tiếng Anh tiểu học [10]. Hội đồng Anh

SUMMARY TEACHING & LEARNING ENGLISH AT PRIMARY SCHOOLS – CHALLENGES & SOLUTIONS

Le Quang Dung* - Foreign Languages Faculty - TNU

The article is the answer to those who show doubt about the appropriateness of the teaching and learning of English at primary schools. We strongly believe that this is the most suitable time to start leaning English. However, in order to impliment the program on a large scale, there are many of problems that primary schools are now facing to such as; policy barriers, facilities and the re-education for high school teachers of English. On the long run, the institutions should focus on the training programs to create skillul teachers of English at primary schools. It is also what we want to share in this article. Key words: Teaching English primary schools- challenges & solutions

* Tel: 0913547905; Email: [email protected]

Page 137: Tập 84 - 08 - 2011

Đỗ Thị Hòa Nhã Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 133 - 138

133

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NGĂN CHẶN TÌNH TR ẠNG GIAN L ẬN THUẾ GIÁ TR Ị GIA TĂNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHI ỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI C ỤC THUẾ THÀNH PHỐ THANH HÓA

Đỗ Thị Hòa Nhã* Trường ĐH Kinh tế và Quản trị kinh doanh - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Thành phố Thanh Hóa hiện đang có một lượng khá lớn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (NQD) đang hoạt động sản xuất kinh doanh trên nhiều lĩnh vực như: sản xuất, xây dựng, dịch vụ...Bên cạnh các các doanh nghiệp làm ăn đúng đắn thì còn một bộ phận không nhỏ các đơn vị cố tình trốn lậu thuế GTGT bằng nhiều thủ đoạn tinh vi như: sử dụng hóa đơn chứng từ không hợp pháp, ghi giảm doanh thu thực tế bán hàng...Bài báo đã trình bày thực trạng chống gian lận thuế GTGT mà Chi cục thuế tp Thanh Hóa đang áp dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng này. Các giải pháp bao gồm: giải pháp cải cách luật thuế GTGT; giải pháp quản lý đối tượng nộp thuế; giải pháp quản lý căn cứ tính thuế...Tuy nhiên, để công tác này đạt hiệu quả cao nhất thì cần phải có sự thực hiện đồng bộ tất cả các giải pháp trên. Từ khóa: Thuế GTGT, gian lận thuế, doanh nghiệp ngoài quốc doanh

ĐẶT VẤN ĐỀ Thành phố Thanh Hóa là một đô thị trẻ khá phát triển ở trung tâm đồng bằng Thanh Hóa. Trong những năm qua, cùng với sự tăng trưởng kinh tế, hệ thống các doanh nghiệp trong đó có các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (NQD) ở thành phố đã có những bước phát triển ngày càng mạnh mẽ cả về quy mô, số lượng và lĩnh vực hoạt động. Tuy nhiên, một thách thức lớn đặt ra đối với ngành thuế cả nước nói chung và chi cục thuế TP Thanh Hóa nói riêng là hàng năm ngân sách nhà nước (NSNN) vẫn bị thất thoát một lượng thuế không nhỏ đặc biệt là thuế GTGT ở khu vực NQD. Do vậy, để tránh thất thoát cho NSNN, đảm bảo sự công bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, việc tìm

ra giải pháp để ngăn chặn tình trạng gian lận thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn TP Thanh Hóa là vấn đề rất cấp bách và cần thiết.

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHỐNG GIAN LẬN THUẾ GTGT ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ TP THANH HÓA

Tình hình phát tri ển của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở TP Thanh Hóa Trong bài viết này, việc nghiên cứu về các doanh nghiệp NQD được tác giả giới hạn ở các đơn vị mà Chi cục thuế TP Thanh Hóa đang quản lý. Tình hình phát triển của các doanh nghiệp NQD của thành phố được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 1. Số lượng và đóng góp của các doanh nghiệp NQD Chi cục thuế thành phố đang quản lý

STT Loại hình doanh nghiệp

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số DN (đơn vị)

Số VAT phải nộp

(triệu VNĐ)

Số DN (đơn vị)

Số VAT phải nộp

(triệu VNĐ)

Số DN (đơn vị)

Số VAT phải nộp

(triệu VNĐ) 1 DNTN 293 5.054 321 6.006 465 8.929 2 Công ty TNHH 597 7.224 789 10.006 865 15.007 3 Công ty CP 648 13.799 659 16.291 704 23.582 4 Công ty hợp danh - - - - - -

Tổng 1538 26.077 1769 32.303 2034 47.518 (Nguồn: Báo cáo kết quả tổng hợp của Chi cục thuế TPTH qua các năm)* *

Page 138: Tập 84 - 08 - 2011

Đỗ Thị Hòa Nhã Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 133 - 138

134

Qua bảng số liệu trên ta thấy: trong những năm gần đây, số lượng các doanh nghiệp NQD mà Chi cục thuế thành phố đang quản lý đã tăng lên nhanh chóng và tập trung ở 3 loại hình chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân (DNTN), công ty cổ phần (CTCP) và công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH). Bên cạnh việc gia tăng về số lượng thì tỷ trọng các loại hình doanh nghiệp cũng thay đổi theo từng năm trong đó chiếm thị phần lớn nhất là CTCP, tiếp đến là công ty TNHH và DNTN. Riêng công ty hợp danh hiện tại không có đơn vị nào trên địa bàn thành phố (nguyên nhân chính là do khả năng chịu rủi ro của cổ đông đối với các khoản nợ của loại hình công ty này rất lớn). Các doanh nghiệp trên đã mang lại cho NSNN một nguồn thu đáng kể. Trong 3 năm, chỉ riêng thuế GTGT đã có tốc độ phát triển bình quân là 134,99% trong đó đóng góp nhiều nhất là các công ty CP với 13,799 tỷ VNĐ năm 2008 và 16,290 tỷ VNĐ năm 2009, năm 2010 con số này tăng lên tới 23,581 tỷ VNĐ. Đứng thứ 2 là các công ty TNHH và cuối cùng là các DNTN. Kết quả này hoàn toàn tương ứng với tỷ lệ về số lượng của các loại hình doanh nghiệp trên.

Các doanh nghiệp NQD Chi cục đang quản lý chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các đơn vị này sản xuất kinh doanh trên nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau như: sản

xuất, xây dựng, dịch vụ...Kết quả cụ thể về ngành nghề và đóng góp của các doanh nghiệp được thể hiện qua bảng sau.

Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ trọng các ngành nghề kinh doanh của các doanh nghiệp NQD đã thay đổi qua các năm. Trong 3 năm qua ngành dịch vụ luôn có tỷ trọng doanh nghiệp cao nhất, trong khi đó ngành sản xuất ở mức thấp nhất, chỉ khoảng 4% [3,4]. Tương ứng với kết quả này, ngành dịch vụ có đóng góp về thuế GTGT cao nhất và không ngừng tăng qua các năm. Các ngành khác như: xây dựng, nhà hàng-khách sạn cũng có kết quả rất khả quan. Ngành có đóng góp ít nhất là ngành sản xuất. Tình hình đó hoàn toàn phù hợp đặc thù của TP du lịch.

Các doanh nghiệp trên đã có những đóng góp quan trọng cho NSNN. Năm 2010, Chi cục thuế đã thu và nộp cho ngân sách được 1.238,513 tỷ VNĐ, bằng 172,8% so với dự toán phấn đấu, tăng 47,7% so với cùng kỳ. Riêng đóng góp của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 109,837 tỷ VNĐ, chiếm 8,86% tổng thu NSNN và tăng 55,37 % so với năm 2009, trong đó thu từ thuế GTGT là 47,518 tỷ VNĐ chiếm 43,3% trong tổng thu từ thuế của các doanh nghiệp NQD[3,4]. Kết quả trên cho thấy thuế GTGT đóng vai trò rất quan trọng trong tổng thu ngân sách từ thuế của thành phố.

Bảng 2. Cơ cấu ngành nghề kinh doanh và đóng góp của các doanh nghiệp NQD Chi cục thuế thành phố đang quản lý

STT Ngành nghề kinh

doanh

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số DN (đơn vị)

Số VAT phải nộp

(triệu VNĐ)

Số DN (đơn vị)

Số VAT phải nộp

(triệu VNĐ)

Số DN (đơn vị)

Số VAT phải nộp

(triệu VNĐ) 1 Sản xuất 68 1.153 75 1.369 83 1.939 2 Xây dựng 278 4.713 309 5.642 458 10.699 3 Dịch vụ 619 10.495 689 12.583 724 16.914

4 Nhà hàng - Khách sạn 382 6.476 492 8.984 554 12.942

5 Vận tải 191 3.238 204 3.725 215 5.024 Tổng 1538 26.077 1769 32.303 2034 47.518

(Nguồn: Báo cáo kết quả tổng hợp của Chi cục thuế TPTH qua các năm)

Page 139: Tập 84 - 08 - 2011

Phạm Thị Ngọc Anh và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 11 - 16

135

Các hình thức gian lận thuế GTGT của các doanh nghiệp NQD trên địa bàn thành phố Thanh Hóa

Hiện nay, các doanh nghiệp NQD thuộc quản lý của Chi cục thường sử dụng một số thủ đoạn gian lận sau để trốn, lậu thuế [3-4]:

• Trốn thuế thông qua việc nghỉ “gi ả”: lợi dụng quy định của luật thuế GTGT là miễn giảm thuế GTGT cho các doanh nghiệp tạm thời không kinh doanh, một số doanh nghiệp đã cố tình gian dối bằng cách gửi đơn xin tạm nghỉ kinh doanh cho chi cục thuế. Trên thực tế, các đơn vị này vẫn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường và do vậy họ không phải nộp VAT phát sinh trên doanh thu bán hàng.

Để ngăn chặn tình trạng này, Chi cục đã tích cực nâng cao hiệu quả công tác quản lý đối tượng nộp thuế. Các doanh nghiệp NQD hiện đang chịu sự quản lý của đơn vị đều đã được cục thuế tỉnh cấp mã số thuế. Tuy nhiên thực tế hiện nay số doanh nghiệp Chi cục quản lý nhiều hơn số doanh nghiệp nộp thuế. Sở dĩ có hiện tượng này là do có tình trạng doanh nghiệp bỏ kinh doanh, DN bỏ trốn, DN tạm nghỉ kinh doanh. Trong các năm qua các doanh nghiệp này có xu hướng gia tăng, năm 2009 số DN không kinh doanh vì các lý do trên là 164 trong khi năm 2010 là 267 đơn vị. Bên cạnh các doanh nghiệp không kinh doanh thực sự thì còn một số đơn vị cố tình nghỉ “giả” đã bị Chi cục phát hiện và xử lý kịp thời. Năm 2009, Chi cục đã kiểm tra và truy thu đối với 132 lượt DN nghỉ “giả” với số tiền thuế là 90,75 triệu VNĐ, xử phạt 16 lượt DN với số tiền 15 triệu VNĐ; năm 2010, Chi cục đã truy thu đối với 24 lượt DN với số tiền là 21 triệu VNĐ [3, 4].

• Trốn thuế thông qua việc sử dụng hóa đơn:

Thủ đoạn phổ biến nhất trong trường hợp này là các doanh nghiệp NQD lợi dụng việc mua hàng mà không lấy hóa đơn của người dân để không xuất hóa đơn bán hàng, hoặc bán hàng thông qua một số loại giấy tờ như: hợp đồng thi công, hợp đồng kinh tế. Bằng cách này, doanh nghiệp bán hàng tập hợp được đầy đủ

thuế đầu vào nhưng thuế đầu ra thấp dẫn đến số thuế phải nộp thấp, gây thất thu thuế GTGT. Do Thanh Hóa là TP du lịch nên một số ngành như dịch vụ, nhà hàng - khách sạn rất phát triển và mang lại doanh thu lớn cho các doanh nghiệp. Các đơn vị này cũng đóng góp thuế lớn nhất cho NSNN. Năm 2010, ngành dịch vụ đóng góp 16,9 tỷ VNĐ chiếm 35,57%; ngành nhà hàng - khách sạn đóng góp 12,94 tỷ VNĐ chiếm tỷ trọng 27,157% tổng thu NSNN về thuế GTGT của thành phố [4]. Tuy nhiên, đây cũng là những ngành mà Nhà nước bị thất thu thuế nhiều nhất vì các doanh nghiệp dễ dàng bán được hàng mà không cần phải xuất hóa đơn hoặc hóa đơn ghi không đầy đủ số lượng và giá trị các hàng hóa bán ra với mục đích làm giảm doanh thu bán hàng và số thuế GTGT phát sinh. Năm 2010, qua công tác thanh - kiểm tra, Chi cục đã phát hiện 536 trường hợp sai phạm bằng thủ đoạn này, truy thu về cho Nhà nước số tiền thuế GTGT là 9.673 triệu VNĐ [3, 4].

Ngoài ra, ở một số nơi vẫn còn xảy ra tình trạng gian lận hóa đơn như: doanh nghiệp sử dụng hóa đơn giả, hóa đơn của DN đã bỏ trốn để hợp thức hóa thuế GTGT đầu vào được khấu trừ nhằm chiếm dụng tiền thuế GTGT khi xác định thuế GTGT phải nộp. Một số doanh nghiệp còn trốn thuế thông qua việc kê khai không đúng thuế suất, tình trạng kê khai thuế suất của các mặt hàng bán ra từ mức thuế suất 10% xuống mức 5 %, hay kê khai thuế đầu vào của các mặt hàng từ mức 5% lên 10% vẫn còn diễn ra. Một số DN còn dùng thủ đoạn là bán hàng ghi địa chỉ người mua không rõ ràng, trung thực. Dạng trốn thuế này gây khó khăn phức tạp rất lớn cho ngành thuế trong công tác quản lý, vì việc đối chiếu xác minh hoá đơn tốn rất nhiều thời gian, công sức.

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển nhanh chóng của các công cụ hỗ trợ trong công tác thanh tra - kiểm tra, các thủ đoạn sử dụng hóa đơn vừa liệt kê ở trên nhanh chóng bị Chi cục phát hiện và chỉ xảy ra ở mức thấp.

• Trốn thuế thông qua khấu trừ khống thuế: thủ đoạn phổ biến nhất trong trường hợp này

Page 140: Tập 84 - 08 - 2011

Đỗ Thị Hòa Nhã Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 133 - 138

136

là các doanh nghiệp NQD lợi dụng cơ chế thông thoáng của luật doanh nghiệp để thành lập doanh nghiệp “ma”, sau khi mua hoá đơn xong thì lập tức bán cả quyển hoá đơn, rồi giải thể doanh nghiệp, ngừng hoạt động hoặc thành lập doanh nghiệp chỉ để lập hồ sơ xin hoàn thuế khống. Năm 2010, Chi cục thuế đã phát hiện 29 trường hợp tìm cách khấu trừ khống thuế và đã giao cho cơ quan có thẩm quyền chức năng giải quyết.

• Trốn thuế qua việc lợi dụng chính sách hoàn thuế của Nhà nước: ngoài các cách ghi giảm doanh thu đã được trình bày ở trên, các doanh nghiệp NQD còn dùng một thủ đoạn mới là sử dụng mối liên kết giữa các đơn vị trong cùng một tập đoàn để mua bán hàng hóa trong nội bộ với phương châm “mua cao, bán thấp” nhằm được hoàn thuế. Cụ thể là một doanh nghiệp sau khi sản xuất xong hàng hóa với chi phí sản xuất cao sẽ bán lại thành phẩm cho doanh nghiệp khác trong cùng tập đoàn với giá rất thấp, chịu thua lỗ kéo dài trong các tháng và doanh nghiệp này sẽ được hoàn toàn bộ thuế GTGT. Năm 2010, Chi cục đã tiếp nhận 20 hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT và phát hiện 6 hồ sơ gian lận trong đó có trường hợp sử dụng thủ đoạn trên, đơn vị đã truy thu cho Nhà nước số tiền 1.663,133 triệu VNĐ. Số hồ sơ được xét hoàn thuế là 14 với số tiền là 2.375,904 triệu VNĐ [3]. Đây cũng là năm Chi cục thực hiện hoàn thuế với số tiền cao nhất.

Một số biện pháp mà Chi cục đã áp dụng để chống gian lận thuế GTGT đối với các doanh nghiệp NQD

Để đạt được những thành tích đáng khích lệ trong công tác chống gian lận thuế GTGT đối với các doanh nghiệp NQD trình bày ở mục 2.2, Chi cục thuế TP Thanh Hóa đã thực hiện đồng bộ một số biện pháp sau:

• Công tác tuyên truyền, hỗ trợ: Chi cục thuế có nhiều sáng tạo trong công tác truyên truyền như: nội dung tuyên truyền được đổi mới, đảm bảo thống nhất trong đó trọng tâm là tuyên truyền, giáo dục pháp luật thuế và đặc biệt chú trọng đến phổ biến nội dung các luật thuế mới được sửa đổi, ban hành. Ngoài ra, Chi cục còn tích cực hỗ trợ người nộp thuế,

đảm bảo thủ tục nhanh chóng không gây phiền hà cho doanh nghiệp cũng như người nộp thuế. • Công tác tổ chức cán bộ: Chi cục thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn, tổ chức giao lưu với các chi cục khác, khuyến khích cán bộ tự học hỏi nâng cao trình độ vì vậy trình độ cán bộ được nâng lên đáng kể, góp phần quản lý thu ngân sách đạt kết quả tốt. Bên cạnh đó, chi cục đã kiên quyết xử lý những cán bộ vi phạm 10 điều kỷ luật của ngành. • Công tác quản lý đối tượng nộp thuế: thực hiện công việc này đã giúp Chi cục tính toán được số lượng và ngành nghề kinh doanh của đối tượng nộp thuế trong kỳ một cách chính xác. • Công tác kiểm tra: công tác kiểm tra được chi cục chú trọng nhằm tăng cường hiệu quả của công tác quản lý thuế. Chi cục tiến hành song song 2 biện pháp kiểm tra: - Kiểm tra tại cơ quan thuế: việc kiểm tra bao gồm kiểm tra hồ sơ khai thuế và kiểm tra căn cứ tính thuế để xác định số thuế phải nộp. Nó có tác dụng nhất định trong việc ngăn ngừa và xử phạt các doanh nghiệp vi phạm. - Kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế: cơ quan thuế cũng có thể quyết định kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế. Tại đây, cán bộ thuế tiến hành kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của các chứng từ, báo cáo tài chính và các tài liệu có liên quan khác để xác định thuế GTGT đầu ra, thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và số thuế GTGT phải nộp trong kỳ của doanh nghiệp. • Công tác hoàn thuế: công tác hoàn thuế tại Chi cục được tiến hành theo đúng quy định, kịp thời tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động của mình. Đồng thời qua đó Chi cục cũng phát hiện và xử lý kịp thời các đơn vị cố tình gian lận thuế. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NGĂN CHẶN TÌNH TRẠNG GIAN LẬN THUẾ GTGT

ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NQD TẠI CHI CỤC THUẾ TP THANH HÓA

Các giải pháp về cải cách luật thuế GTGT

• Về mức thuế suất: thuế suất GTGT chỉ nên áp dụng thống nhất một thuế suất cho tất cả các loại hàng hoá và lĩnh vực hoạt động (trừ thuế suất 0% cho hàng hoá xuất khẩu). Việc áp dụng thống nhất một thuế suất sẽ góp phần tạo ra sự công bằng giữa các đối tượng nộp

Page 141: Tập 84 - 08 - 2011

Phạm Thị Ngọc Anh và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 11 - 16

137

thuế theo các phương pháp khác nhau và hạn chế được tình trạng gian lận thuế của các đơn vị phải chịu thuế suất cao.

• Về quy định thẩm quyền cho cơ quan thuế: luật thuế nên bổ sung theo hướng tăng cường quyển lực cho cơ quan thuế. Cụ thể là cơ quan này có thêm quyền điều tra hành chính và khởi tố đối với các các doanh nghiệp có biểu hiện vi phạm luật thuế. Nếu điều này được thực hiện thì sẽ đẩy nhanh tiến độ cũng như chất lượng của việc ngăn chặn và xử lý tình trạng gian lận thuế .

• Về hình thức xử phạt đối với đối tượng vi phạm luật thuế: bên cạnh các hình thức khuyến khích người dân tự nguyện tuân thủ luật thuế, các cơ quan liên quan cũng cần duy trì các biện pháp cưỡng chế đủ mạnh trong quá trình thực thi. Trong các hình thức phạt cần thể hiện được tính nghiêm minh của pháp luật, đảm bảo công bằng cho các đối tượng nộp thuế, có tính nêu gương cho người khác. Cần phối hợp giữa toà án, đơn vị quản lý thu thuế và cơ quan cưỡng chế thi hành để đảm bảo tính nghiêm minh của luật thuế.

Các giải pháp cụ thể để chống gian lận thuế GTGT đối với các doanh nghiệp NQD tại Chi cục thuế Thanh Hóa

Giải pháp trong công tác quản lý đối tượng nộp thuế

• Chi cục nên tiến hành phân loại các doanh nghiệp, xác định cụ thể những doanh nghiệp chưa thực hiện nghiêm túc chế độ hóa đơn, chứng từ theo quy định để từ đó có các biện pháp tư vấn, hỗ trợ cho các doanh nghiệp này. Bên cạnh đó cần phải xử phạt nghiêm những doanh nghiệp cố tình vi phạm chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ.

• Tăng cường sự phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, chính quyền địa phương nhằm kiểm tra việc đăng ký kinh doanh, cấp mã số thuế cho các doanh nghiệp; tăng cường quản lý lĩnh vực kinh doanh, hình thức kế toán áp dụng, ngành nghề kinh doanh, quy mô kinh doanh, địa điểm kinh doanh của các doanh nghiệp.

• Tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế: công việc này sẽ giúp cho

nhân dân hiểu biết về chính sách chế độ của nhà nước để họ thấy rằng đóng thuế không chỉ là “nghĩa vụ” mà còn là “quyền” của mỗi công dân.

Giải pháp trong công tác quản lý căn cứ tính thuế

• Tăng cường quản lý hóa đơn chứng từ: đặc thù của sắc thuế GTGT là việc khấu trừ và hoàn thuế mà hiệu quả thực hiện lại phụ thuộc lớn vào công tác quản lý hóa đơn, do vậy công tác này có ý nghĩa rất lớn trong vấn đề chống trốn, lậu thuế GTGT.

• Tăng cường kiểm tra doanh thu: doanh thu là căn cứ quan trọng ảnh hưởng tới việc xác định số thuế phải nộp của doanh nghiệp. Do vậy, một trong những cách để hạn chế tình trạng thất thu thuế doanh nghiệp là kiểm tra chặt chẽ doanh thu để xác định doanh thu tính thuế.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế: công tác thanh tra, kiểm tra không những nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật thuế đảm bảo cho luật thuế được thực hiện nghiêm mà còn góp phần tăng thu cho NSNN, nâng cao ý thức, trách nhiệm của người nộp thuế.

Một số giải pháp khác

• Xây dựng kế hoạch thu thuế hàng năm hợp lý: Việc xây dựng kế hoạch thu hợp lý đóng một vai trò rất quan trọng vào việc chống gian lận thuế nói chung cũng như thuế GTGT nói riêng.

• Tổ chức tốt công tác cán bộ: Chi cục cần phải tiến hành đào tạo bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, công chức cả về công tác nghiệp vụ, chuyên môn đặc biệt là kỹ năng quản lý, kỹ năng vận động quần chúng.

• Tăng cường sự phối hợp của Chi cục với các cơ quan có liên quan: để cho công tác chống gian lận thuế có hiệu quả cao thì cần phải có sự phối hợp đồng bộ của Chi cục với các cấp, các ngành có liên quan như Sở Kế hoạch và Đầu tư, công an kinh tế, ngân hàng...

KẾT LUẬN

Trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng cả về quy mô và số lượng của các doanh nghiệp NQD thì tình trạng gian lận thuế của

Page 142: Tập 84 - 08 - 2011

Đỗ Thị Hòa Nhã Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 133 - 138

138

các đơn vị này cũng tăng lên nhanh chóng với mức độ ngày càng tinh vi, khó phát hiện. Các DN sử dụng rất nhiều thủ đoạn khác nhau để trốn, lậu thuế như: bán hàng không xuất hóa đơn, tìm cách khấu trừ khống thuế, hoàn khống thuế... Để đối phó với tình trạng này, Chi cục thuế TP Thanh Hóa đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau nhưng kết quả thu được vẫn chưa thực sự khả quan. Do vậy, để việc chống gian lận thuế đạt hiệu quả cao hơn nữa đòi hỏi ngành thuế cũng như Chi cục phải tiếp tục thực hiện kết hợp đồng bộ các giải pháp như: cải cách luật thuế GTGT, nâng cao chất lượng công tác quản lý đối tượng nộp thuế, quản lý căn cứ tính thuế...Hy vọng rằng các giải pháp mà tác giả đưa ra sẽ giúp Chi cục thuế TP Thanh Hóa hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng thất thu và gian lận thuế

GTGT đối với các doanh nghiệp NQD trên địa bàn thành phố.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. Bộ Tài chính (2006), Chiến lược cải cách hành chính thuế giai đoạn 2006-2010. [2]. Bộ Tài chính (2007), Sổ bộ thuế kê khai [3]. Chi cục thuế thành phố Thanh Hóa (2008, 2009, 2010), Báo cáo tổng kết thu ngân sách trên địa bàn TP Thanh Hóa các năm 2008, 2009, 2010. [4]. Chi cục thuế thành phố Thanh Hóa (2008, 2009, 2010), Báo cáo quyết toán thuế GTGT các năm 2008, 2009, 2010. [5]. Luật Quản lý thuế GTGT số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 [6]. Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 ngày 3 tháng 6 năm 2008

SUMMARY SOME SOLUTIONS TO PREVENT THE FRAUD FROM THE VALUE - ADDED TAX COLLECTIONS FOR NON - STATE ENTERPRISES AT THE DEPARTMENT OF TAXATION OF THANH HOA CITY

Do Thi Hoa Nha*

Thai Nguyên University of Economics and Business Administration - TNU

Thanh Hoa city has a large number of non-state enterprises operating in different sectors such as: manufaturing, constructions, services etc. Besides honest tax-paying enterprises, there are a number of enterprises which intentionally evade value-added tax collections by many ways such as: using illegal receipts, reducing the real revenue etc. This paper presents the current status of measures to prevent the fraud from the value-added tax collections for non-state enterprises by the Department of Taxation of Thanh Hoa city. Based on this analysis, major solutions are proposed to minimize the revenue losses from value-added tax collections in the city namely, reform of the value added law, management of taxpayers, management of bases for caculation of value added tax etc. To get the best result, however, it is necessry to simultaneously implement these solutions. Key words: VAT, the tax fraud, non-state enterprises

*Tel: 0987356738

Page 143: Tập 84 - 08 - 2011

Đào Duy Thăng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 139 - 145

139

BIỆN PHÁP QUẢN LÍ SINH VIÊN NGO ẠI TRÚ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PH Ố THÁI NGUYÊN Đào Duy Thăng

Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên

TÓM TẮT Sinh viên (SV) là bộ phận quan trọng trong các trường đại học, cao đẳng. Đây là lực lượng mà hàng năm sau khi tốt nghiệp sẽ bổ sung vào nguồn nhân lực có trình độ của đất nước. Hiện nay trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên có Đại học Thái Nguyên và 10 trường cao đẳng khác với trên 100.000 SV, trong đó có hơn 70.000 SV hệ chính quy tập trung [1]. Tuy nhiên chỗ ở nội trú chỉ đáp ứng khoảng 30% tổng số SV hệ chính quy tập trung, có trường chỉ đạt 15- 20%. Đa số SV ngoại trú ý thức được nhiệm vụ học tập và rèn luyện của mình. Song vẫn còn một bộ phận SV do tác động tiêu cực của môi trường sống, ý thức rèn luyện, học tập kém, nên có lối sống thiếu lành mạnh, sa vào các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật. Thực trạng đó đòi hỏi cần có những biện pháp quản lí SV như: Nâng cao trách nhiệm tự quản của SV ngoại trú; quy định các quyền và nghĩa vụ đối với chủ nhà trọ SV; thành lập các tổ SV ngoại trú tự quản tại khu dân cư; xây dựng hệ thống thông tin liên lạc giữa các khu trọ với chính quyền địa phương và nhà trường; v.v… nhằm hạn chế các tiêu cực trên ở SV. Từ khoá: Biện pháp quản lí sinh viên, quản lí sinh viên ngoại trú, sinh viên Thành phố Thái Nguyên

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU*

Quản lí là một hiện tượng có tính lịch sử và xuất hiện rất sớm từ nhu cầu khách quan của xã hội. Riêng công tác quản lí SV ngoại trú thì xuất hiện khi xuất hiện hình thức ở ngoại trú của SV.

Quản lí SV ngoại trú là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của các lực lượng quản lí lên SV ngoại trú nhằm thực hiện các mục tiêu giáo dục - đào tạo đã định. Điểm này hoàn toàn giống việc quản lí SV nội trú. Tuy nhiên, lực lượng quản lí SV nội trú chủ yếu là nhà trường, còn với SV ngoại trú thì có nhiều lực lượng tham gia quản lí, như: nhà trường, chính quyền địa phương, các đoàn thể chính trị - xã hội, gia đình, chủ nhà trọ, cộng đồng xã hội…

Biện pháp quản lí SV ngoại trú là những nội dung, cách thức giải quyết vấn đề SV ngoại trú giữa nhà trường với các lực lượng ngoài nhà trường, với bản chất là sự tác động vào nhận thức và hành động của SV, biến những nhận thức và hành động đó từ tự phát sang tự giác. * Tel: 0986948798

Trước đây, mọi SV đều được ở trong các ký túc xá. Khái niệm quản lí SV ngoại trú xuất hiện từ khi nhu cầu học tập của người dân vượt quá khả năng đầu tư xây dựng ký túc xá của Nhà nước ở các trường, khiến một số lượng lớn SV phải tự lo chỗ ở trong thời gian học tập, làm nảy sinh nhiệm vụ mới cho các nhà trường và cộng đồng xã hội, đó là quản lí đối tượng này.

Việc quản lí SV ngoại trú theo hướng tiếp cận phát triển môi trường giáo dục là một vấn đề càng mới mẻ. Hiện ở Thái Nguyên chưa có ai nghiên cứu theo hướng tiếp cận này. Do vậy, chúng tôi thấy cần phải nghiên cứu thực tiễn và đề xuất một số biện pháp quản lí SV ngoại trú một cách khoa học, làm cơ sở lí luận và thực tiễn triển khai vào thực tế công tác quản lí SV ngoại trú.

ĐẶC ĐIỂM, ĐIỀU KIỆN SỐNG VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA SINH VIÊN NGOẠI TRÚ

Đặc điểm nhân cách SV: Đây là thời kì có ý nghĩa quan trọng trong việc xác lập nhân cách, tiếp thu tri thức của đời người. Nhân cách của SV ngoại trú có những biểu hiện: Muốn độc lập, tự do nhằm thoả mãn sở thích, nhu cầu, khả năng nhận thức và hành động

Page 144: Tập 84 - 08 - 2011

Đào Duy Thăng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 139 - 145

140

của cá nhân; tiếp tục nhận thức và lí giải nhiều vấn đề thực tiễn mà trong nhà trường chưa có đủ luận cứ để chứng minh, giải đáp thoả đáng; từng bước định hình và tạo dựng phong cách, nhân cách của riêng mình. Có thể nói SV ngoại trú hầu hết là những người có ý chí, nghị lực trong cuộc sống.

Đặc điểm tự lực, sáng tạo và trách nhiệm công dân: Cùng chung đặc điểm nổi bật của tuổi trẻ, SV ngoại trú rất ham hiểu biết, khám phá, sáng tạo và thích tiếp thu những điều mới lạ. Hầu hết họ xác định rõ động cơ học tập và rèn luyện; có tư tưởng khá thực tế trong việc lựa chọn ngành nghề và trong cuộc sống. Nhiều người còn vừa học, vừa làm nhằm tăng thêm thu nhập, tích luỹ kinh nghiệm, mở rộng quan hệ, nâng cao hiểu biết, giảm bớt gánh nặng kinh tế cho gia đình...

Điều kiện sống và hoạt động: Đa số SV ngoại trú sống và sinh hoạt tại các hộ gia đình ở khu dân cư. Họ có thể ở riêng hoặc ở chung tại các phòng trọ. Họ nhận được sự quản lí của nhà trường ít hơn so với SV ở nội trú. Điều đó cho thấy công tác quản lí nói chung, phát triển môi trường sống nói riêng càng có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống và học tập của SV ngoại trú.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Vai trò, ý nghĩa của quản lí sinh viên ngoại trú

Quản lí SV ngoại trú là vấn đề khó khăn. Bởi SV đang ở độ tuổi hiếu động, dễ thay đổi về nhận thức và hành động, ưa giao tiếp, có tri thức, dễ tiếp thu cái mới, thích tìm tòi, khám phá... nhưng lại chưa định hình rõ rệt về nhân cách, nên dễ sai lệch về nhận thức và hành vi, dẫn tới có những hành vi thiếu chuẩn mực, vi phạm pháp luật nếu không được quản lí, phát hiện, định hướng kịp thời.

Nguyên nhân SV ở ngoại trú:

Tìm hiểu tại 5 trường đại học (Trường Đại học Sư phạm, Trường Đại học Nông Lâm, Trường Đại học Y Dược, Trường Đại học Khoa học, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh), 4 trường cao đẳng (Trường Cao đẳng Y tế, Trường Cao đẳng Văn hoá- Nghệ thuật Việt Bắc, Trường Cao đẳng Cơ khí - Luyện kim, Trường Cao đẳng Kinh tế), chúng tôi thấy các trường trên chỉ đáp ứng

khoảng 30% chỗ ở nội trú cho SV hệ chính quy tập trung. Trong nhiều trường các điều kiện phục vụ ăn ở, sinh hoạt và học tập ở nội trú còn nhiều hạn chế, bất cập.

Qua nghiên cứu thực tế và tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của SV nội trú, thấy rằng điều kiện cơ sở vật chất ở nội trú phục vụ cuộc sống và học tập đã có nhiều cải thiện. Tuy nhiên, do phải ở chật chội (6 đến 8 SV/phòng) nên rất phức tạp. Nhà trường chủ yếu quản lí SV nội trú theo cơ chế hành chính, “xin cho”, chưa có tính chất dịch vụ, phục vụ khiến SV nội trú cảm thấy gò bó, thiếu thốn... Nhiều vấn đề của đời sống, sinh hoạt chưa thuận tiện: SV không được đun nấu tại kí túc xá, trong khi dịch vụ ăn uống không đáp ứng nhu cầu, có trường phục vụ nhưng giá quá đắt so với bên ngoài; chậm sửa chữa các hư hỏng về cơ sở vật chất; điện, nước nhiều khi không đảm bảo; những điều kiện phục vụ mở rộng hiểu biết, vui chơi giải trí… thiếu hoặc thiếu đồng bộ; nhiều nhà ở đã xây dựng từ những năm 80, 90 của thế kỉ XX nay đã lạc hậu và xuống cấp nghiêm trọng v.v…

Qua khảo sát, tìm hiểu, chúng tôi thấy có 4 nguyên nhân chủ yếu để SV lựa chọn ngoại trú (khảo sát trên 100 SV ngoại trú ở 5 phường, xã: Quang Trung, Đồng Quang, Hoàng Văn Thụ, Tân Thịnh, Tích Lương). Cụ thể: 75% SV nói để có điều kiện học tập tốt hơn; 54% cho rằng được tự do, thoải mái hơn; 39% ở ngoại trú vì có người thân ở cùng; 11% SV cho rằng ngoại trú để tiết kiệm chi phí và có tới 13% SV cho rằng do nhiều nguyên nhân nên họ đã lựa chọn ở ngoại trú.

Thực trạng điều kiện sống của SV ngoại trú

Chính quyền các cấp và nhân dân Thành phố Thái Nguyên đã phát huy vai trò, trách nhiệm của mình trong chỉ đạo, quản lí, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi để SV cư trú. Nhiều chủ nhà trọ thường xuyên giáo dục, nhắc nhở, phổ biến công khai nội quy, quy định của địa phương để SV biết và chấp hành. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân địa phương đến nay đã phát triển rõ rệt, hàng năm có 85% số gia đình được công nhận Gia đình văn hoá, trên 50% số làng (xóm, tổ) đạt tiêu chuẩn Làng văn hoá... Như vậy các điều kiện kinh tế - xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã

Page 145: Tập 84 - 08 - 2011

Đào Duy Thăng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 139 - 145

141

hội các địa phương cơ bản đảm bảo để SV sinh sống và học tập [2].

Thường SV ngoại trú được gia đình chu cấp từ 1,5 - 2,0 triệu đ/tháng (những gia đình khá giả từ 2,0 - 2,5 triệu, nhưng nhiều gia đình khó khăn chỉ chu cấp được 1,0 - 1,2 triệu đ/1 tháng).

Các nhà trọ thường được xây dựng thành dãy từ từ 5- 10 phòng/dãy, diện tích khoảng 10m2/phòng, phù hợp với khả năng thanh toán của số đông SV (trung bình từ 300.000- 600.000đ/phòng/tháng không kể tiền điện, nước, internet, truyền hình cáp…), phòng có mạng internet và công trình phụ khép kín 400.000- 600.000đ/tháng. Ở nhiều khu vực có nhà văn hoá, sân thể thao, tủ sách dùng chung. Nhiều chủ trọ tạo rất điều kiện để SV học tập, rèn luyện, khuyến khích họ tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương. Có hộ đầu tư hàng tỷ đồng xây dựng nhà trọ có không gian sinh hoạt khang trang, có ti vi, đài, dụng cụ thể thao, sân tập…, như Công ty Khách sạn - Du lịch Dạ Hương (Tổ 39, phường Quang Trung); gia đình bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh (Tổ 1, phường Quang Trung)... Có chủ trọ giảm tiền phòng cho SV diện chính sách, học giỏi, chấp hành tốt mọi quy định của địa phương và nhà trọ. Song các nhà trọ ở ngõ ngách, thiếu sự quản lí, giám sát của các cơ quan chức năng thì các chủ trọ ít quan tâm đầu tư về mọi mặt hơn.

Khảo sát 100 SV ngoại trú tại 5 phường, xã (đã kể trên) về điều kiện nhà ở cho thấy: 96% SV ở nhà cấp 4; 3% ở nhà tầng, 1% ở nhà mái bằng. 36% ở 1 người/1 phòng; 61% ở 2 người/1 phòng; 3% ở từ 3 người trở lên/1 phòng (Bảng 1).

Đa số SV đánh giá nhà ở và điện, nước đã được đảm bảo. Điều kiện an ninh trật tự và môi trường sinh thái nhiều SV thấy chưa đảm bảo. Điều kiện thể thao, văn hoá, giải trí có 79% số SV cho là chưa đảm bảo (việc tiếp cận và hưởng thụ văn hóa, vui chơi của SV ngoại trú rất hạn chế).

Hoạt động của sinh viên ngoại trú:

SV ngoại trú thường chọn nơi ở có bạn cùng lớp, hoặc cùng khoa, trường, cùng trang lứa, chí hướng, cùng quê, v.v… Nhưng việc lựa chọn này cũng gặp khó khăn vì mỗi người đều có những điều kiện, hoàn cảnh, nhu cầu, sở thích, lối sống… khác nhau, do vậy không ít SV thường xuyên thay đổi chỗ ở và bạn ở cùng để tìm sự hòa hợp.

Nhu cầu của SV ngoại trú ngày càng phong phú, nên các chủ nhà trọ có xu hướng “chiều” SV: tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, chấp nhận các kiểu sống trong nhà trọ. Một số chủ chỉ chú ý đến lợi ích kinh tế, ít quan tâm đến môi trường sống, điều kiện ăn ở, học tập, không theo dõi, quản lí, giáo dục về đạo đức, lối sống cho SV trú trọ... Có chủ nhà trọ tâm sự: “N ếu mình khắt khe SV lại đi thuê chỗ khác cũng vậy” . Nên một số SV lợi dụng sự quản lí lỏng lẻo, thiếu trách nhiệm của chính quyền, nhà trường, chủ nhà trọ mà thiếu rèn luyện, tu dưỡng, ăn chơi đua đòi, vi phạm pháp luật, sa ngã vào tệ nạn xã hội như: ma túy, cờ bạc, số đề, trộm cướp, mại dâm, rượu chè bê tha... Hiện tượng SV “sống thử”, “góp gạo thổi cơm chung”… khá phổ biến. Các xã, phường có đông SV: Quang Trung, Hoàng Văn Thụ, Đồng Quang, Tân Thịnh, Thịnh Đán, xã Tích Lương và xã Quyết Thắng (có phường, xã có 4.000 - 5.000 SV).

Bảng 1. Kết quả khảo sát điều kiện cơ sở vật chất, môi trường, an ninh… tại nhà trọ SV

TT Ý kiến đánh giá (%)

Điều kiện Đảm bảo Cơ bản đảm bảo Chưa đảm bảo

1 Nhà ở 52 39 9 2 Điện, nước 86 13 1 3 An ninh trật tự xã hội SV ngoại trú 24 57 19

4 Môi trường sinh thái 18 61 21 5 Thể thao, văn hoá, giải trí 4 17 79

Page 146: Tập 84 - 08 - 2011

Đào Duy Thăng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 139 - 145

142

Đây là điều kiện thuận lợi cho các đối tượng phạm pháp lẩn trốn, hoạt động, tệ nạn xã hội tồn tại. Từ năm 2006 đến năm 2009, phát hiện 02 SV bị các thế lực thù địch lôi kéo tham gia tổ chức “Công đoàn độc lập Việt Nam”; 02 SV đăng kí tham gia “Đảng dân chủ Việt Nam”; 01 SV tải và đưa lên trang web của trường nội dung nói xấu Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đã manh nha hình thành tổ chức bất hợp pháp với 45 SV của 25 trường đại học, cao đẳng tham gia. 77 vụ SV vi phạm pháp luật (có 05 vụ giết người, 07 vụ cướp tài sản, 17 vụ cố ý gây thương tích, 11 vụ gây rối trật tự nơi công cộng...) [3]. Năm 2010 trên địa bàn Thành phố đã xảy ra 302 vụ án hình sự, trong đó có 32 vụ án với 42 SV có liên quan (tăng 8 vụ 13 SV so với năm 2009) [4].Kết quả khảo sát về những hoạt động sau giờ học ở lớp trên 100 SV ngoại trú cho thấy: 100% tự học; 93% hoạt động giao lưu, thăm hỏi; 74% hoạt động văn nghệ, thể thao; 59% tham

gia hoạt động xã hội (từ thiện, bảo vệ môi trường, khuyến học, phòng chống tệ nạn xã hội, tội phạm…); 57% đọc báo, nghe đài, xem ti vi; 16% truy cập Internet; 7% đi tham quan, du lịch; 4% đi làm thêm. Còn 14% nói là đi học thêm nghề khác, trang trí, sửa sang lại phòng ở, chơi bài,…

Việc quản lí SV ngoại trú những năm qua có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vẫn còn gặp khó khăn, như: Nhận thức, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, gia đình hạn chế; địa bàn rộng và phức tạp; SV hay thay đổi chỗ vì chọn môi trường phù hợp với túi tiền, sở thích cá nhân…

Kết quả khảo sát bằng phiếu trên 100 cán bộ lãnh đạo, quản lí, công an khu vực, tổ trưởng nhân dân (xóm), chủ trọ tại 5 phường, xã (đã kể trên) và một số cán bộ quản lí, giảng viên tại một số trường đại học, cao đẳng trên địa bàn về trách nhiệm của các lực lượng quản lí SV ngoại trú được thể hiện trên bảng 4.

Bảng 2. Kết quả khảo sát các hoạt động của SV ngoại trú sau giờ học ở lớp (đơn vị tính %)

TT Tần xuất hoạt động Các hoạt động

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Không bao giờ

1 Tự học 91 8 1 2 Tự quản 63 16 21

3 Hoạt động XH (từ thiện, bảo vệ môi trường, khuyến học, phòng chống tệ nạn XH, tội phạm…)

14 64 22

4 Các phong trào thể dục thể thao, văn hoá, văn nghệ 7 82 11

Bảng 3. Kết quả khảo sát việc kiểm tra trong công tác quản lí SV ngoại trú (đơn vị tính %)

TT Tần xuất ki ểm tra Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Không thấy bao giờ

Không rõ

1 Nhà trường 13 25 39 23 2 Phường, xã (công an khu vực) 14 41 28 17 3 Tổ nhân dân, xóm 19 47 20 14 4 Gia đình (phụ huynh) 51 46 3 0 5 Chủ hộ kinh doanh nhà trọ 92 7 1 0

Bảng 4. Trách nhiệm của các lực lượng đối với công tác quản lí SV ngoại trú (đơn vị tính %)

TT Mức độ trách nhiệm Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm

Có trách nhiệm

Chưa thật trách nhiệm

Phó mặc

1 Gia đình 36 50 14 2 Nhà trường 40 54 6 3 Chính quyền địa phương nơi SV ngoại trú 51 42 7 4 Tổ nhân dân, xóm 55 42 3 5 Chủ hộ kinh doanh nhà trọ 30 63 7 6 Cộng đồng xã hội 15 59 24

Page 147: Tập 84 - 08 - 2011

Đào Duy Thăng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 139 - 145

143

Nhận xét: Trách nhiệm của các lực lượng quản lí còn hạn chế, công tác quản lí còn thiếu tác dụng giáo dục, phòng ngừa. Các hành vi vi phạm quy định, pháp luật... của SV phần lớn đều do nhân dân phát hiện và phản ảnh.

Có thể sơ bộ kết luận, công tác quản lí SV còn bộc lộ một số hạn chế như:

- Chưa giáo dục cho SV ngoại trú thấy lợi ích, tác dụng của nhiệm vụ phát triển môi trường ngoại trú đối với điều kiện sinh sống và học tập của mình. SV xem đây là trách nhiệm của địa phương và xã hội.

- Nhiều SV ngoại trú còn thụ động, thiếu tự giác, trách nhiệm trong học tập và rèn luyện, nhất là đối với các hoạt động phong trào của địa phương.

- Nhiều tổ chức, cá nhân chưa thấy vai trò, tác dụng của phát triển môi trường giáo dục đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, nên chưa phát huy được tinh thần tự giác, trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân.

- Kinh doanh nhà trọ là loại hình kinh doanh có điều kiện, nhưng hiện chưa có quy định cụ thể về các điều kiện cơ sở vật chất, kĩ thuật, môi trường..., nhất là với nhà trọ SV. Vì vậy, chưa có chế tài xử lí đối với các chủ nhà trọ vi phạm điều kiện kinh doanh nhà trọ SV.

- Công tác phối hợp quản lí và chia sẻ thông tin quản lí SV ngoại trú giữa các lực lượng còn chưa thường xuyên, thiếu chặt chẽ, khiến công tác quản lí giảm tác dụng, thiếu hiệu quả v.v…

BIỆN PHÁP QUẢN LÍ SV NGOẠI TRÚ

- Biện pháp nâng cao trách nhiệm tự quản của SV ngoại trú

+ Giáo dục cho SV ngoại trú thấy được vai trò, tác dụng của phát triển môi trường giáo dục đối với cuộc sống ngoại trú cũng như nhiệm vụ học tập, rèn luyện của mình.

+ Quy định rõ nội dung, định hướng cách thức, biện pháp phát triển môi trường giáo

dục đối với SV ngoại trú. Gắn trách nhiệm phát triển môi trường giáo dục là một trong những nhiệm vụ, nội dung quan trọng trong việc đánh giá, nhận xét chấp hành Quy chế ngoại trú của SV.

- Biện pháp quy định quyền và nghĩa vụ của chủ nhà trọ SV:

+ Chính phủ sớm có quy định các điều kiện kinh doanh (cơ sở vật chất, môi trường sinh thái, văn hoá, xã hội tối thiểu đối với nhà trọ SV); quyền và nghĩa vụ của chủ nhà trọ: nộp thuế kinh doanh, tham gia quản lí SV, đảm bảo an ninh, bảo vệ tài sản, tính mạng… của SV thuê trọ).

+ Quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của SV đi thuê nhà trọ: điều kiện được thuê trọ, nộp phí: phòng, điện, nước, internet, an ninh, vệ sinh môi trường…, tham gia hoạt động ở địa phương.

+ Quy định các điều kiện không gian, cơ sở vật chất, môi trường sinh thái, môi trường văn hoá, xã hội… tối thiểu đối với các nhà trọ, phòng trọ, về: diện tích, chất lượng nhà ở, công trình vệ sinh, điện, nước, an toàn cháy nổ, môi trường sinh thái, điều kiện văn hoá, tinh thần...

- Biện pháp thành lập Tổ sinh viên ngoại trú tự quản:

+ Bộ Nội vụ cần quy định, hướng dẫn thành lập, nội dung và phương thức hoạt động của Tổ SV tự quản.

+ Tổ SV tự quản có quyền và trách nhiệm phối hợp với tổ nhân dân (xóm) tuyên truyền, giáo dục cho SV chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống lành mạnh, chấp hành các quy định của Nhà nước, địa phương; phát huy tinh thần tiền phong, xung kích của SV trong học tập, rèn luyện và tham gia các hoạt động chính trị, xã hội, phong trào tại nơi ngoại trú (phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; bảo vệ an ninh – trật tự xã hội...); Tổ SV tự quản có quyền và trách nhiệm đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của SV ngoại trú nếu bị xâm hại.

- Biện pháp xây dựng hệ thống thông tin liên lạc giữa các khu trọ của SV với chính quyền địa phương, nhà trường:

Page 148: Tập 84 - 08 - 2011

Đào Duy Thăng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 139 - 145

144

+ Có mạng internet để SV làm quen, tiếp cận, sử dụng và khai thác thông tin nhằm phục vụ học tập, nâng cao hiểu biết về mọi mặt và giải trí.

+ Nâng cao khả năng giao tiếp, tự học và nghiên cứu của SV; rèn luyện kĩ năng lựa chọn thông tin, qua đây SV có thể bộ lộ quan điểm riêng và tự khẳng định mình.

+ Hàng tuần Tổ SV tự quản phản ảnh qua mạng tình hình thực hiện Quy chế ngoại trú của các thành viên, an ninh, trật tự xã hội tại khu trọ với nhà trường và với chính quyền địa phương.

+ Chính quyền cùng nhà trường, chủ trọ thường xuyên trao đổi thông tin về SV ngoại trú thông qua mạng Internet hoặc điện thoại.

- Biện pháp nâng cao trách nhiệm phối hợp quản lí SV ngoại trú giữa nhà trường - chính quyền phường (xã) và chủ nhà trọ:

+ Hoàn thiện các quy chế phối hợp công tác giữa các lực lượng quản lí, nhất là giữa các

nhà trường với chính quyền phường, xã về công tác quản lí SV.

+ Trường cần chủ động, chủ trì trong việc phối hợp quản lí SV ngoại trú với các lực lượng.

KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM

Đối tượng chúng tôi tập trung khảo nghiệm là 100 cán bộ văn hoá, công an khu vực, tổ trưởng nhân dân, trưởng xóm, chủ nhà trọ trên địa bàn 5 phường, xã.

Các giải pháp trên đều có tính khoa học, khả thi. Nhưng việc quản lí SV ngoại trú là vấn đề khó khăn, phức tạp. Các biện pháp trên chỉ cơ bản, nhất thời. Do vậy cần phải kết hợp nhiều biện pháp quản lí khác để công tác quản lí SV ngoại trú có thể đem lại hiệu quả, thiết thực và lâu dài.

KHUYẾN NGHỊ

- Các tổ chức, cá nhân, nhất là các nhà trường, gia đình cần tích cực phối hợp để tuyên truyền, giáo dục, động viên và

Bảng 6. Kết quả khảo nghiệm các biện pháp quản lí SV ngoại trú được đề xuất (ĐV tính %)

TT

KẾT QUẢ

TÊN BIÊN PHÁP

TÍNH KHOA HỌC TÍNH THỰC TIỄN TÍNH KHẢ THI Rất khoa học

Khoa học

Chưa khoa học

Rất thực tiễn

Thực tiễn

Chưa thực tiễn

Rất khả thi

Khả thi

Ít khả thi

1 Nâng cao trách nhiệm tự quản của SV ngoại trú đối với cuộc sống của mình

21 68 11 3 58 39 2 62 36

2

Xây dựng các quy định về quyền và nghĩa vụ của người cho thuê, người thuê trọ; về điều kiện kinh doanh, cơ sở vật chất, môi trường… đối với phòng trọ SV

32 65 3 4 27 69 17 76 7

3 Thành lập các Tổ SV ngoại trú tự quản tại khu dân cư

14 62 24 7 13 80 22 71 7

4

Xây dựng hệ thống thông tin (điện thoại, Internet) giữa các khu trọ SV với chính quyền địa phương, nhà trường

26 58 16 6 57 37 9 58 33

5

Nâng cao trách nhiệm phối hợp quản lí SV ngoại trú giữa nhà trường - chính quyền phường (xã) và chủ nhà trọ

31 63 6 27 58 15 28 65 7

Page 149: Tập 84 - 08 - 2011

Đào Duy Thăng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 139 - 145

145

tổ chức SV ngoài giờ học phải tham gia các cuộc vận động, phong trào, hoạt động do nhà trường, nơi cư trú và cộng đồng xã hội tổ chức.

- Nhà nước cần tăng cường đầu tư xây dựng các kí túc xá SV; khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng các "Làng Sinh viên" hoặc có cơ chế, chính sách cho phép các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng kí túc xá tại các trường học nhằm đáp ứng nhu cầu chỗ ở cho SV.

- Quy định cụ thể hơn về quyền hạn và trách nhiệm của các tổ chức, nhất là ở cấp cơ sở, nhà trường, cộng đồng tổ dân phố đối với phát triển môi trường văn hoá - giáo dục, quản lí SV tạm trú.

- Quy định cụ thể về quyền lợi, nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức kinh doanh nhà trọ SV.

KẾT LUẬN

Trong những biện pháp đề xuất có biện pháp Nhà nước chưa quy định hoặc chưa thực hiện trên địa bàn, chúng tôi tin những biện pháp này sẽ đem lại hiệu quả trong quản lí SV ngoại trú.

Công tác quản lí SV ngoại trú cần sự đồng thuận trong nhận thức và hành động của toàn

xã hội. Cần thống nhất một số quan điểm, biện pháp như: xây và chống; lấy cái đẹp dẹp cái xấu; lấy cái tích cực đẩy lùi cái tiêu cực..., phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, tâm lí, đối tượng cụ thể, để công tác lãnh, chỉ đạo và tổ chức thực hiện đem lại hiệu quả thiết thực và bền vững, lâu dài.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2010.

[2]. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên: Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá (2000-2010).

[3]. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên: Báo cáo Sơ kết 2 năm thực hiện Quyết định số 1718/2007/QĐ-UBND ngày 28/8/2007 của UBND tỉnh Thái Nguyên về ban hành Quy chế quản lí HSSV ngoại trú và công tác bảo vệ an ninh - trật tự trong trường học và cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh.

[4]. Ủy ban nhân dân Thành phố Thái Nguyên: Báo cáo tình hình, kết quả công tác phòng chống tham nhũng, tội phạm hình sự, tệ nạn xã hội năm 2010.

[5]. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 12, trang 403- 404, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996.

SUMMARY OUTPATIENT STUDENTS MANAGE IN THAI NGUYEN CITY

Dao Duy Thang* Thai Nguyen University Publisher

Students are important parts of academia, universities and colleges. This is the force that every year after graduation will be added to qualified human resources of the country. There are now seven universities, a postgraduate scientific training, 10 colleges with over 100.000 students, in which over 70.000 students with intensive systems in Thai Nguyen city. While residential accommodation only meet about 30% of the total student regular training focused. Particularly, some schools only meet about 15 to 20%. Most outpatient students aware their task of learning and practicing. However, students are part of the negative effects of habitat lack of awareness training, has been mired in unhealthy lifestyles, social evils, law violations. The reality that requires to have some measure of student such sa: raising responsible self managed by students; regulating the rights and obligations for accommodation of students; establishment of outpatient self-management student at the residential building system of communication between the shelter with local authorities and schools v.v... Key words: Measures for management of student, outpatient students management, students of Thai Nguyen city

* Tel: 0986948798

Page 150: Tập 84 - 08 - 2011

Nguyễn Thị Phương Nga và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 147 - 153

146

Page 151: Tập 84 - 08 - 2011

Nguyễn Thị Phương Nga và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 147 - 153

147

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRI ỂN DU LỊCH HÀ GIANG TRONG ĐIỀU KI ỆN HỘI NHẬP KINH T Ế QUỐC TẾ

Nguyễn Thị Phương Nga1Nguyễn Xuân Trường2*

1Trường phổ thông Vùng Cao Việt Bắc, 2Đại học Thái Nguyên

TÓM TẮT Hà Giang - vùng đất địa đầu tổ quốc có nhiều tiềm năng to lớn để phát triển du lịch. Hiện nay, du lịch đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu ngành kinh tế dịch vụ tỉnh Hà Giang. Tuy nhiên, du lịch Hà Giang phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Nguyên nhân chủ yếu là do điều kiện về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu và công tác quảng bá, giới thiệu du lịch còn hạn chế. Trong những năm tới, Hà Giang cần có những giải pháp quan trọng cho ngành du lịch, đó là phát triển mạnh cơ sở hạ tầng du lịch, đào tạo nguồn lao động có chất lượng cao cho du lịch, quảng bá mạnh mẽ tài nguyên du lịch và các sản phẩm du lịch đặc trưng, tạo sức hút cho du khách trong và ngoài nước đến với Hà Giang. Từ khoá: Hà Giang, du lịch, phát triển du lịch, Du lịch Hà Giang

MỞ ĐẦU*

Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới phía Bắc, có vị trí chiến lược quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và đối ngoại. Phía bắc Hà Giang có đường biên giới 277,5 km với Trung Quốc; phía đông, tây và nam Hà Giang giáp với các tỉnh có tiềm năng du lịch như Cao Bằng, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, đây là điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển các tuyến du lịch liên tỉnh. Hà Giang là một vùng đất có tiềm năng rất lớn về du lịch, đặc biệt là phát triển du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng. Cùng với đó là lợi thế tiếp giáp với nước bạn Trung Quốc và nhiều địa bàn nội địa có tiềm năng phát triển du lịch như Lào Cai, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Cao Bằng… Hà Giang còn có bản sắc văn hoá của cộng đồng 22 dân tộc anh em, được bảo lưu khá tốt. Vì thế, trên đường hội nhập, du lịch Hà Giang có nhiều lợi thế để phát triển nhiều loại hình du lịch mà đông đảo khách du lịch quốc tế đang hướng tới hiện nay, đó là: Du lịch tham quan nghỉ dưỡng, du lịch mạo hiểm, du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng…Trong những năm qua, tỉnh đã có nhiều nỗ lực nhằm phát triển du lịch, đưa du lịch trở thành thế mạnh của Hà Giang. Một trong những nỗ lực đó chính là sự tích cực chuẩn bị các bước cần thiết để cao nguyên đá Đồng Văn được thế giới công nhận là Công viên Địa chất toàn cầu. Đây sẽ là tiền đề hết

* Tel:0914765087; Email: [email protected]

sức quan trọng trong phát triển du lịch của tỉnh trong thời gian tới.

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ GIANG

Thực trạng phát triển ngành du lịch Số lượng và thành phần du khách

Trong những năm trước đây, do các nguyên nhân khác nhau như giao thông khó khăn, cơ sở lưu trú chưa đáp ứng được với nhu cầu, du lịch tự nhiên chưa trở thành nhu cầu lớn, công tác quảng bá du lịch còn nhiều hạn chế nên số khách đến Hà Giang hầu như không đáng kể. Những năm gần đây, du lịch Hà Giang đã có nhiều khởi sắc, đạt được những thành tựu quan, lượng khách du lịch đến với Hà Giang ngày một tăng. Năm 2002, chỉ có trên 50.000 lượt khách, đến năm 2006 đã tăng lên gần 105.000 lượt khách, trong đó có gần 30.000 khách Trung Quốc và gần 1.500 khách nước ngoài quốc tịch khác. Doanh thu từ du lịch tăng từ 31 tỷ đồng năm 2002 lên trên 110 tỷ đồng năm 2006.

Từ năm 2008 đến nay, số lượng khách du lịch đến Hà Giang tăng liên tục và khá nhanh. Năm 2008, tổng lượt khách là trên 187.000 lượt người, đến năm 2010 tổng lượt khách là trên 300.000 lượt người, tăng là 1,6 lần so với năm 2008. Trong đó khách nội địa có tốc độ tăng nhanh hơn. Năm 2008, khách nội địa là trên 138.000 lượt khách, đến năm 2010 tăng lên 250.000 lượt khách, tăng 1,8 lần so với năm 2008.

Page 152: Tập 84 - 08 - 2011

Nguyễn Thị Phương Nga và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 147 - 153

148

Bảng 1. Lượng khách và doanh thu du lịch Hà Giang 2008 - 2010

Năm 2008 2009 2010 1. Doanh thu (tỷ đồng) 155 202 320 2. Khách du lịch (lượt khách) 187.909 250.535 300.270 Trong đó: - Khách nội địa - Khách quốc tế

138.646 49.445

200.353 50.182

250.000 47.270

(Nguồn: Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch Hà Giang)

Khách quốc tế năm 2008 có 49.400 lượt khách, đến năm 2010 là trên 47.000 lượt khách. Nguyên nhân của việc tăng số lượng khách du lịch đến Hà Giang là do trong những năm gần đây, việc quảng bá về hình ảnh du lịch Hà Giang đã được quan tâm, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải và cơ sở vật chất phục vụ du lịch được cải thiện tạo sự thu hút đối với khách du lịch, đáp ứng nhu cầu du lịch ngày càng đa dạng.

Khách nội địa đến với Hà Giang có thành phần khá đa dạng, gồm học sinh, sinh viên trong các trường đại học ở nhiều địa phương trong cả nước chiếm tới 40%. Loại khách này thường đi theo đoàn với số lượng đông từ 40 - 50 người, thậm chí có đoàn đông hơn, số lượng lên tới hàng trăm người (sinh viên các trường đại học đi thực địa), điểm đến chủ yếu là các địa danh như cột cờ Lũng Cú, cao nguyên đá Đồng Văn. Khách du lịch chuyên đề, nghiên cứu khoa học đi nhóm nhỏ một vài người vào thời gian bất kì trong năm và thường lưu lại với thời gian khá dài, đặc biệt trong những năm gần đây các nhóm nghiên cứu khoa học về cao nguyên đá Đồng Văn. Khách tham quan của các cơ quan, tổ chức ở các cấp ngành, các địa phương, thường được tổ chức theo đoàn với số lượng khoang 20 - 30 người. Khách du lịch là các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các nhà hoạt động trong các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, báo chí…Khách du lịch tự do (du lịch lẻ) thường đi theo nhóm từ 5 - 10 người, thời gian du lịch không có tính quy luật rõ rệt.

Khách quốc tế chiếm thị phần nhỏ, chỉ khoảng 10 - 15 % tổng số khách. Khách quốc tế đến đây chủ yếu là từ Vân Nam - Trung Quốc, tỉnh nằm giáp biên giới Vi ệt Nam, ngoài ra khách du lịch là người Châu Âu “Du lịch ba lô” đi du lịch với mục đích tham quan

vãn cảnh trên cao nguyên đá, du lịch mạo hiểm (leo núi, đi xuồng cao su khám phá hẻm vực sông Nho Quế), du lịch nghiên cứu (khám phá cảnh quan nguyên sinh, thăm thú hang động), du lịch văn hoá (tìm hiểu nếp sống văn hoá bản địa, văn hóa làng bản, chợ vùng cao)… thời gian lưu trú lâu và thường đến vào mùa du lịch (thường là mùa khô). Ngoài ra, khách du lịch chuyên đề gồm các chuyên gia nghiên cứu khoa học về cao nguyên đá Đồng Văn, về nét đẹp văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc…Thành phần này thường lưu trú lâu hơn và vào bất kể thời gian nào trong năm.

Mùa tham quan du lịch và thời gian lưu trú của khách du lịch

Mặc dù du lịch Hà Giang không có mùa rõ rệt, các điểm du lịch mở cửa đón khách quanh năm song lượng khách thường đông hơn vào mùa hè. Khách trong nước thường đi vào mùa hè, vào mùa lễ hội (sau Tết). Tuy nhiên, vào các mùa khác vẫn rải rác có khách đến thăm, nhất là vào các ngày lễ, ngày nghỉ cuối tuần. Đối với khách nước ngoài, lượng khách thay đổi song cũng tập trung hơn cả vào các tháng mùa khô và lạnh (tháng 10, 11, 12) và ít hơn vào các tháng 5, 6,7 (do thời tiết nóng và mưa nhiều).

Thời gian lưu trú của khách du lịch ngắn, trung bình là 1,7 ngày. Mặc dù Hà Giang cách xa Hà Nội khoảng trên 300km, đường giao thông lên Hà Giang còn nhiều khó khăn nhưng thời gian lưu trú của khách du lịch không cao. Khách du lịch thuần tuý đến Hà Giang là rất ít, chủ yếu là kết hợp đi buôn bán, hoặc kết hợp đi công tác, tranh thủ đi tham quan du lịch trong ngày. Sản phẩm du lịch và dịch vụ của Hà Giang còn nghèo nàn đơn điệu chủ yếu khai thác những cái sẵn có,

Page 153: Tập 84 - 08 - 2011

Nguyễn Thị Phương Nga và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 147 - 153

149

chưa được đầu tư đồng bộ nên chưa tạo được những sản phẩm thực sự hấp dẫn khách. Chưa nghiên cứu, kết nối được các điểm du lịch hấp dẫn thành những chương trình du lịch dài ngày, hợp lý có sức hút đối với các công ty lữ hành và bản thân khách du lịch.

Doanh thu du lịch và điều kiện cơ sở vật chất phục vụ du lịch

Doanh thu từ du lịch bao gồm tất cả các nguồn thu do khách du lịch chi trả như doanh thu từ lưu trú, ăn uống, vận chuyển, mua sắm hàng hoá, các dịch vụ khác như vui chơi giải trí… Doanh thu du lịch ngày càng tăng, chủ yếu là chi phí phòng nghỉ, di chuyển, vé tham quan,...các nguồn thu từ dịch vụ ăn uống và hàng hoá còn hạn chế.

Trước năm 2000, doanh thu từ du lịch không đáng kể. Trong những năm 1995 - 1997, doanh thu đã tăng lên nhưng ở mức rất thấp, chỉ khoảng 200 triệu mỗi năm. Giai đoạn 1998 - 2000, doanh thu dao động trong khoảng 25 - 30 tỷ đồng. Đến giai đoạn 2005-2010 doanh thu tăng lên nhanh chóng, năm 2008 là 155 tỷ đồng, đến 2010 tăng lên 320 tỷ đồng. Tốc độ tăng doanh thu của ngành du lịch năm 2010 tăng 2,0 lần so với năm 2008.

Hiện nay, cả tỉnh Hà Giang có 78 cơ sở lưu trú du lịch với tổng số phòng là 870 phòng với 1450 giường. Trong đó có một số khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế. Ngoại trừ một số khách sạn có qui mô đạt tiêu chuẩn quốc tế được trang bị đồng bộ phần lớn các nhà nghỉ, cơ sở lưu trú bình dân còn yếu trên nhiều phương diện: lượng phòng ít, trang bị không đồng bộ, phân bố không đều, một số nhà nghỉ khách sạn đã xây dựng lâu nên cơ sở vật chất đã trở nên cũ không đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch. Trong 2 năm trở lại đây, cùng với xu hướng phát triển chung của cả

nước lượng khách quốc tế tăng nhanh, khách nội địa cũng của cả nước lượng khách quốc tế tăng nhanh, khách nội địa cũng có nhu cầu đi nghỉ nhiều hơn nên các khách sạn, nhà nghỉ ở đây đã đang được xây dựng thêm để đáp ứng kịp thời nhu cầu khách du lịch. Dịch vụ ăn uống ở Hà giang trong những năm gần đây cũng đang dần phát triển để đáp ứng nhu cầu ẩm thực của khách du lịch. Năm 2010, Hà Giang có 59 cơ sở ăn uống đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên, các món ăn truyền thống, độc đáo của địa phương chưa nhiều cùng với lượng khách đến Hà Giang tăng giảm bất thường, đội ngũ nhân viên phục vụ còn nhiều hạn chế đã đặt cho Hà Giang những khó khăn không nhỏ cần phải khắc phục, giải quyết.

Du lịch Hà Giang bước đầu đã giải quyết việc làm một số lượng lao động. Ngoài lao động có chuyên môn hoạt động trong ngành du lịch, còn tạo việc làm cho người lao động trong lĩnh vực nhà hàng, ăn uống, nghỉ ngơi, giải trí, phương tiện đi lại…và đặc biệt du lịch cộng đồng góp phần tạo việc làm cho người nghèo ở các thôn bản xa xôi.

Để đẩy mạnh thực hiện chủ trương phát triển du lịch cộng đồng, các huyện trong tỉnh đang đầu tư xây dựng từ 2-3 làng du lịch cộng đồng, các địa phương lập phương án, chỉ đạo các ngành chức năng thực hiện, cử cán bộ xuống từng thôn, bản khảo sát chi tiết các làng bản trên địa bàn để lựa chọn địa điểm thích hợp xây dựng làng du lịch cộng đồng. Bên cạnh đó, các huyện, thị còn chủ động cân đối ngân sách, hỗ trợ cho nhân dân xây dựng một số công trình cơ bản theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm; Tạo điều kiện cho nhân dân vay vốn ưu đãi xây dựng các công trình phục vụ nhu cầu khách du lịch...

Bảng 2. Số lượng cơ sở lưu trú của Hà Giang giai đoạn 2002 - 2010

Năm Chỉ tiêu

2002 2003 2008 2010

Tổng số cơ sở lưu trú 51 63 69 78 Tổng số phòng 576 659 753 870 Tổng số giường 980 1125 1240 1450

(Nguồn: Sở Thương Mại - Du lịch Hà Giang)

Page 154: Tập 84 - 08 - 2011

Nguyễn Thị Phương Nga và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 147 - 153

150

Đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng được 25 làng văn hóa du lịch cộng đồng, trong đó 15 làng đã được đưa vào khai thác thu hút được khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, lưu trú. Một số địa phương đã có sản phẩm lưu niệm từ làng nghề thủ công truyền thống cung cấp cho thị trường như các sản phẩm của Hợp tác xã Dệt lanh Hợp Tiến, xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ; Sản phẩm mây tre đan của các huyện Vị Xuyên, Bắc Quang; Rượu ngô Thanh Vân, Quản Bạ; Rượu Nàng Đôn, Hoàng Su Phì; Trang phục của đồng bào các dân tộc Lô Lô, Pà Thẻn, Dao... được đông đảo du khách nước ngoài yêu thích. Ví dụ điển hình, làng văn hóa du lịch cộng đồng Thôn Tha, xã Phương Độ, thị xã Hà Giang đã thu hút hàng năm trên 1500 lượt khách du lịch. Nguồn thu nhập ban đầu từ các dịch vụ du lịch tuy còn thấp nhưng cũng là nguồn động viên, khích lệ để người dân tích cực tham gia phát triển du lịch cộng đồng.

Thực trạng tổ chức các tuyến và điểm du lịch Hà Giang Từ đặc điểm tài nguyên du lịch, Hà Giang đã hình thành và phát triển các tuyến và điểm du lịch theo 3 cụm du lịch:

- Cụm du lịch trung tâm: Tuyến du lịch này kéo dài từ thị trấn Vị Xuyên (huyện Vị Xuyên) qua thị xã Hà Giang đến cửa khẩu Thanh Thuỷ. Đây là khu vực tập trung các điểm du lịch với mật độ dày đặc:

+ Di tích LS-VH: Chùa Sùng Khánh, chùa Bình Lâm. Di tích lịch sử cách mạng Kỳ Đài (nơi Bác Hồ nói chuyện với nhân dân Hà Giang ).

+ Các khu du lịch sinh thái vui chơi giải trí: Khu núi Cấm - Suối Tiên, động Phương Thiện, khu du lịch làng Má, khu du lịch Hồ Noong, khu du lịch suối khoảng Quảng Ngầm, Khuổi Luông.

+ Các khu du lịch sinh thái gắn liền với thuỷ điện như thuỷ điện Nậm Ma, 302, 304, thuỷ điện Việt Lâm.

+ Các khu di chỉ khảo cổ: Di chỉ Đồi Thông, di chỉ Lò Gạch, hang Tùng Bá.

+ Khu du lịch văn hoá dân tộc: Dự kiến phát triển khu du lịch văn hoá các dân tộc Hà Giang (bao gồm 22 dân tộc như Mông, Tày, Dao, Kinh, Nùng, Giáy...).

- Cụm du lịch nghỉ dưỡng, văn hoá, leo núi Đồng Văn - Mèo Vạc

Từ thị trấn Phó Bảng đến thị trấn Đồng Văn, thị trấn Mèo Vạc và kết thúc tại chợ tình Khâu Vai. Đây là khu vực cao nguyên đá rất đặc biệt ở độ cao từ 1500 - 2000m với các di tích tiêu biểu đã được nhà nước xếp hạng còn có các điểm du lịch vô cùng hấp dẫn và độc đáo: Cột cờ Lũng Cú, nhà vua Mèo Vương Chính Đức (xếp hạng nhà nước), danh thắng Mã Phì Lèng, Chợ tình Khâu Vai, cổng trời Sà Phìn, di chỉ khảo cổ Hang Phó Bảng, khu du lịch sinh thái gắn với thuỷ điện Séo Hồ.

- Cụm du lịch khảo cổ Bắc Mê: Đây là quần thể di chỉ khảo cổ vô cùng độc đáo và quý giá ở huyện Bắc Mê. Tại đây đã phát hiện ra các di vật minh chứng cho lịch sử tồn tại của người Vi ệt cổ từ thời đồ đá cũ cho đến thời đại kim khí. Địa hình phong phú, cảnh quan tươi đẹp nhiều hang động, sông, suối là cơ sở để phát triển một loại hình du lịch vẫn còn rất mới tại Vi ệt Nam: du lịch khảo cổ. Các hang động đã tìm thấy di chỉ khảo cổ ( hang Nà Bếp, hang Thẩm Đụn, hang Thẩm Ninh, hang Nà Xỏ, hang Khuổi Nấng... Sản phẩm du lịch ở đây khá đa dạng và hấp dẫn như: Trở về cội nguồn (thăm quan hang động, thăm quan di chỉ, hiện vật); sống trong quá khứ (du khách được sống và lao động ở thời tiền sử, dùng các phiên bản khảo cổ để lao động); thực tế ảo (xem các bộ phim li kỳ hấp dẫn về ngành khảo cổ, chụp ảnh với bộ đồ tiền sử, ăn các món ăn tiền sử, các cuộc thi vui chơi mang âm hưởng của quá khứ); cuộc sống bình yên (ngủ một đêm ở bản người Tày - nơi có kho tàng văn hoá dân gian phong phú... cùng vô vàn các món ăn độc đáo của người Tày). Ngoài ra, du khách có thể thăm di tích lịch sử Căng Bắc Mê (nhà tù giam giữ các nhà cách mạng của thực dân Pháp trước năm 1945). - Các tuyến điểm, cụm du lịch khác + Cụm du lịch Việt Quang gồm: Thác Thuý, hồ Quang Minh, di tích lịch sử Trọng con, cầu Thác Vệ, Tân Trịnh. Sản phẩm du lịch chính là du lịch sinh thái, ngoài ra Bắc Quang là huyện nổi tiếng với sản vật phong phú như cam Bắc Quang, chè San Tuyết. - Cụm Tam Sơn - Quản Bạ: Với danh thắng Cổng trời hùng vĩ, hang Tùng Vài, thị trấn Tam Sơn và núi đôi Quản Bạ.

Page 155: Tập 84 - 08 - 2011

Nguyễn Thị Phương Nga và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 147 - 153

151

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ GIANG TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như giai đoạn hiện nay, để phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh, tạo cơ hội phát triển du lịch, có khả năng cạnh tranh đồng thời khắc phục được những tồn tại, hạn chế và những thách thức đặt ra nhằm đưa ngành du lịch Hà Giang trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Trong thời gian tới, du lịch Hà Giang cần tập trung triển khai đồng bộ và hiệu quả các giải pháp sau:

- Trước hết là xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở lưu trú đáp ứng được yêu cầu của khách du lịch. Đây là một giải pháp quan trọng để du lịch Hà Giang phát triển mạnh trong những năm tới, bởi một trong những lý do để số lượng khách du lịch đến Hà Giang còn hạn chế là do giao thông còn khó khăn, cơ sở lưu trú, nhà hàng dịch vụ còn nhiều hạn chế. Ngoài ra, để phát triển du lịch Hà Giang mạnh mẽ cần thu hút, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật cho phép các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư xây dựng đặc biệt là đối với dịch vụ còn thiếu và yếu như các cơ sở lưu trú du lịch cấp 3 sao trở lên, các nhà hàng sang trọng, khu vui chơi giải trí đa năng... như miễn hoặc giảm tiền thuê đất xây dựng, đặt văn phòng, ưu đãi hoặc giảm về mức thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập trang thiết bị xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, hỗ trợ và tư vấn các thủ tục pháp lý cần thiết cho doanh nghiệp, các thành phần kinh tế, các hộ kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, hỗ trợ một phần kinh phí giải phóng mặt bằng, hệ thống giao thông, điện nước, thông tin liên lạc tới các điểm đầu tư du lịch, hỗ trợ vay vốn đầu tư du lịch, hỗ trợ trong việc đào tạo nghề, chuyên môn cho đội ngũ lao động tại địa phương tham gia hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh, hỗ trợ kinh phí về giảng dạy chuyên môn nghiệp vụ du lịch. Xây dựng cơ chế thu hút và tuyển dụng nhân tài có nghiệp vụ chuyên môn phục vụ cho ngành du lịch, tậo điều kiện tốt nhất về cơ chế, chính sách cho người lao động

công tác trong ngành du lịch. Các thông tin về chính sách khuyến khích, ưu đãi phải được tổ chức quy mô tại các hội nghị, hội chợ và đăng tải liên tục trên các phương tiện thông tin...

- Coi trọng đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch. Nguồn nhân lực có trình độ và kỹ năng nghề nghiệp là yếu tố quyết định sự phát triển của hoạt động du lịch. Có kế hoạch cụ thể để thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch, phối hợp giữa các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp du lịch mở các lớp dạy nghề từ nguồn hỗ trợ của ngân sách nhà nước, nguồn đóng góp của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, dịch vụ. Tăng cường công tác hợp tác quốc tế và đào tạo nguồn nhân lực du lịch, ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ đào tạo, thu hút lao động làm việc trong ngành du lịch.

- Tập trung phát triển mạnh các sản phẩm du lịch đặc thù của Hà Giang: du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng, du lịch tâm linh, du lịch lịch sử văn hóa. Xác định và xây dựng các loại hình du lịch trong tuyến để tạo sự hấp dẫn đối với khách du lịch. Tại các điểm du lịch cần tạo ra nhiều loại hình dịch vụ du lịch, nhằm bổ sung và đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của du khách tạo ra những sản phẩm đặc trưng có sự khác biệt để kích thích, tăng nhu cầu cho du khách khi mua sắm. Đối với các sản phẩm du lịch sinh thái, cùng với việc tập trung vào các giá trị tài nguyên sẵn có thì cần có những định hướng và chính sách phát triển đồng bộ và bền vững. Với những sản phẩm du lịch văn hoá - lịch sử tâm linh thì tập trung đầu tư, phục hồi tu bổ và tôn tạo để bảo tồn phát triển. Đối với du lịch cộng đồng cần có những quy hoạch đầu tư tập trung, tìm ra những làng du lịch cộng đồng thật sự đặc trưng đáp ứng nhu cầu thăm quan nghỉ ngơi của du khách.

- Đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến liên kết phát triển các sản phẩm du lịch. Tiến hành xây dựng kế hoạch quảng bá du lịch giai đoạn 2011 - 2015 và tầm nhìn xa hơn. Quảng bá giới thiệu nguồn tài nguyên du lịch: sự hùng vĩ của cao nguyên đá Đồng Văn, nét văn hoá mang đậm mầu sắc các dân tộc cao nguyên,

Page 156: Tập 84 - 08 - 2011

Nguyễn Thị Phương Nga và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 147 - 153

152

các sản phẩm dệt lanh truyền thống, những đặc sản của núi đá cao nguyên,..những sản phẩm đa dạng đặc trưng của vùng đất địa đầu Tổ quốc. Tuyên truyền, quảng bá hướng sản phẩm du lịch tới thị trường nguồn. Tổ chức các hội thảo, hội nghị, họp bảo, triển lãm có tính định kỳ, thường xuyên để tuyên truyền quảng bá về sản phẩm du lịch đặc trưng của Hà Giang, thông qua đó để tăng cường sự hợp tác kêu gọi đầu tư trong phát triển du lịch. Xây dựng và phát triển thương mại điện tử cho toàn ngành du lịch. Hoàn thiện và nâng cấp trang thông tin điện tử của ngành du lịch. Tăng cường quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng, bổ sung phát hành các ấn phẩm du lịch, tờ rơi, tập gấp, bản đồ du lịch, sách, băng đĩa VCD, trang website. Tham gia các hội chợ du lịch trong nước và quốc tế để giới thiệu về sản phẩm du lịch. - Xã hội hóa phát triển du lịch, tăng cường nhận thức về du lịch, để khẳng định vai trò động lực của du lịch trong việc giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho nhân dân. Cần đẩy mạnh tuyên truyền làm chuyển biến trong nhận thức tư duy của các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế và toàn thể nhan dân, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch, hỗ trợ tạo điều kiện cho phát triển tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của tỉnh. Tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ, phối hợp của các bộ, ngành Trung ương, các tỉnh, thành phố trong cả nước, tạo điều kiện cho du lịch Hà Giang phát triển gắn với chiến lược phát triển chung của du lịch cả nước. - Tăng cường liên kết hợp tác liên tỉnh, liên vùng nhằm khai thác tiềm năng tài nguyên sẵn có, nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm du lịch, nhất là sản phẩm du lịch liên vùng nhằm thúc đẩy nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch, tạo thương hiệu của sản phẩm du lịch đặc trưng của mình.

KẾT LUẬN

Việc phát triển du lịch Hà Giang đang đặt ra cho các cấp lãnh đạo địa phương cần phải hoạch định chính sách, kế hoạch phát triển du lịch đồng bộ để du lịch Hà Giang thực sự trở thành địa phương có nền du lịch trách nhiệm, chia sẻ và bền vững. Một nền du lịch bền

vững và đậm đà bản sắc, trách nhiệm và chia sẻ, đó chính là niềm hy vọng không chỉ đối với du lịch Hà Giang mà đó còn là hy vọng của du lịch cả nước.

Hà Giang trong con mắt các chuyên gia du lịch cũng như du khách trong và ngoài nước đánh giá là mảnh đất đầy hấp dẫn bởi vẻ đẹp huyền bí với những sắc mầu đặc trưng của vùng cao trên mảnh đất địa đầu Tổ quốc, với thiên nhiên hùng vĩ và cao nguyên núi đá mênh mông trập trùng, cùng những bản sắc truyền thống đặc trưng của 22 dân tộc anh em cùng sinh sống trên mảnh đất nơi địa đầu Tổ quốc. Những tiềm năng to lớn của du lịch vùng cao, cùng sự cố gắng nỗ lực không ngừng của các nhà hoạch định chiến lược phát triển du lịch luôn có sự đồng thuận tạo điều kiện quan tâm của tổ chức Đảng, chính quyền địa phương, sự hỗ trợ phối hợp giữa các ngành có liên quan đã góp phần dần khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động và nhanh chóng thúc đẩy nhanh sự phát triển của Du lịch Hà Giang thực hiện từng bước hội nhập cùng phát triển.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. Sở VH-TT-DL Hà Giang - Báo cáo tổng kết hoạt động du lịch năm 2008, phương hướng năm 2009. [2]. Sở VH-TT-DL Hà Giang -Báo cáo tổng kết hoạt động du lịch năm 2009, phương hướng năm 2010. [3]. Sở VH-TT-DL Hà Giang -Báo cáo tổng kết hoạt động du lịch năm 2010, phương hướng năm 2011. [4]. Bản tin số 2 -2010: Công viên địa chất cao nguyên đá Đồng Văn, Ban quản lý công viên địa chất cao nguyên đá Đồng Văn, 2010. [5]. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên), Địa lý du lịch Việt Nam, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2010. [6]. UBND tỉnh Hà Giang (2002) - Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hà Giang thời kỳ 2002-2010 và định hướng 2020. [7]. Sở VH-TT-DL Hà Giang -Tổng quan du lịch Hà Giang, Tài liệu hội thảo du lịch Hà Giang giai đoạn 2010-2015, [8]. Bùi Thị Hải Yến (2009), Quy hoạch du lịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [9]. Một số trang web: - www.dongvangeorpark.com - www.hagiang.gov.vn - www.hagiangtravel.vn - www.dulichvietnam.com.vn - www.vietnamtourism.gov.vn

Page 157: Tập 84 - 08 - 2011

Nguyễn Thị Phương Nga và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 147 - 153

153

SUMMARY SITUATION AND SOLUTION DEVELOPMENT OF HA GIANG TOUR ISM IN CONDITIONS INTEGRATE INTO THE INTERNATIONAL ECONOMI C

Nguyen Phuong Nga1, Nguyen Xuan Truong2*

1Vietbac High school, 2Thai Nguyen University

Ha Giang provinces - where the country has huge potential for tourism development. Currently, tourism plays an important role in the economic structure of Ha Giang. Number of tourists and tourism revenues have increased strongly in recent years, Ha Giang facilitate economic restructuring. However, the current tourism development of Ha Giang is not commensurate with the potential. The main cause is due to conditions of infrastructure, technical facilities for travel did not meet the requirements. In coming years, Ha Giang should have an important solution for the tourism industry, which is developed tourist infrastructure, train the workforce of high quality for tourism and promote strong financial tourism resources and unique tourism products, appealing to domestic and foreign tourists to Ha Giang. Key words: Hagiang; Tourism; Tourism development, Tourism Hagiang

* Tel:0914765087; Email: [email protected]