Tập 89 – (02) – 01

342

Transcript of Tập 89 – (02) – 01

a0 ctno DUC vA DAo rAoDAI HQC THAI NGUYEN

T+p ehi KHOA HQC vn C6NG NGHEJournal of Science and Technology

- tdng bi6n tAp:- Ph6 tdng bi6n tAp Thrrdng tn/c:- Ph6 Tdng bi6n tAp:- Trtt'&ng Ban bi6n tAp:- Thtr ky Tda soan:

GS.TS. ru QUANG HrdNPGS.TS. CHU HOANG MAUPGS.TS. TRAN THI VIOT TRUNG

az(

THS. Ltr TIEN DUNGTHS. DOAN OTJC UAT

TOA SOAN: Dai hoc Thr4i NguyOn, phudng TAn Thinh, thdnh phd Th6i NguyOn'

Tel. 02 8 0. 3 8 402 8 8. Fax. 0280. 3852665 * E-mail: tapchikhcn.dhtn@ gmail'com'

Gia,y ph6p Hoat dQng biio chi s6 1ZI)1GP-BTTTT, ngiry 261812010 cira BQ truong BQ Thong tin - Truyd-n^th0ng'

rn ioir .udn, iap zzior)nqdm 20rr taiNhh in eao ihat Nguyen. In xong vh nop luu chidu thi4ng 0V20ll.Bin dien tir tham khio iai rrang Web cira Trung ram Hoc 1i0u Dai hoc Th6i Nguyon: http://www'lrc-tnu-edu.vn

THE LE GTII BAITap chi Khoa hgc vd C6ng nghQ Dai hoc Th6i Nguy6n thucrng xuyOn nhAn ddng

nhirng Ual Uao cua cdn bQ gidng d4y. can.bQ.nghien 9YY ud.6: illkhoa hQc'..trong vir

ngouiDui hoo Th6i Nguy6n nhdm cdng bd k€t qua nghidn ctlu, bhi t6ng quan hodc nhirng

thbng tin trao C6i ttruqc mgi linh vuc khoa hoc c6ng nghQ. Sau ddy ld the 1€ gui bdi cho Toa

soan:1. T4p chi chi nhAn ddng nhirng bai b6o khoa hoc chua c6ng bd tr6n c6c b5o. t4p chi

khoa hgc trong nr.rcrc vd qudc t6.

2. Bai b6o khoa h'c co thti v_i€t bing titing ViQt ho4c ti6ng Anh. . .. i .,3. Khi n6p cho roa so4n. m5i Uai b6o can duoc in thdnh hai b6n tr€n giAy A+. kem theo

dia CD.4. CAu trirc bai b6o.

4.1. TOn bai b6o.

4.2. Ho tOn tac gid hoqc nhom ttrc gia, co quan cdng t6c.

4.3. M5i bdi bA; khdng ddi qu6 5 trang (khoang 3.000 tu). Trong bdi b6o, o nhirng nQi

dung tac gi6 da lham khdo hoAc su dpng_k*i*, n.elri€n .P lit,::. tdi liCu khoa hoc kh6c, cAn

danh dAl tang sd (dat trong m6c r.u6ng tl) - ld sd thu tg cua tdi liQu x€p trong danh mgc tdi liOu

tham khao4.4. Torn tirt n6i dung bdi b6o: tOi tneu i50 tir bang ti6ng Vi€t va duoc dich sang tiOng

Anh (k€ ca ri€u AC Uai b6o;,,dtroi muc tom t6t ti6ng Vi€t co "Tir khoa"; duoi tom tdt ti6ng

Anh co "'Key words" (t6i thi6u 05 tu hodc cum tu).4.5. TAi li6u tham kh6o:- TLTK sip x€p theo vAn A,B,C, tdi liQu titlng nu6c ngodi kh6ng phiOn 6m, kh6ng

dich.- DOi vcyi tdc gia la ngudi Viqt Nam x6p theo thir tg A, B, C theo ftn (kh6ng dAo t6n

len trtroc ho).- Ddi voi tac gia la ngtrdi nu6c ngodi x6p theo lhu tg A, B, C theo hp. ,,- D6i vcri nhirng tai liOu khdng co t6n tac giit xOp thu tU A, B, C cua tir dau ti6n lOn c<v

quan ban hanh tdi liQu (vi duiB0 Gi6o dgc vd Ddo t4o x6p vAn B)'TLTK la s6ch. lufln 6:n cAn ghi ddy du cdc thong tin theo thu tu: t€n t6c gia hodc co quan ban

lrdnh. Nam xuAt ban). ftn sdch,Nhd xudt bdn. noi xudt ban.

TLTK ld bdi bao hoflc bai trong mQt cudn s6ch... cAn ghi dAy du c6c th6ng.tin.theo thfr

tu: T6n tac gia. (NAm cdng b6), "TOn biri b6o", TAn Mp chi hoQc sdch, Tdp, (56), c6c s6

trang (gach ngang giira2 chir s6).

5.Hinh thfrc trinh bay:- Ngoai.phAl tieu d6, t6c gia va tom tit bdi b6.o (dAu tr4ngl) vd Summary (cu6i bdi).

bdi b6o yeu .A,, phai trinh bdy tr6n kh6 ,A4 theo chidu doc. dugc chia 02 c6t v6i c6c th6ng

s6 Pagesetup cu th6 nhu sau:Top:3.1cm, Bottom: 3.1cm, Left: 3.0cm. Right: 2.8cm,

Header: 2.85cm, Footer: 2.85cm, With:7.25cm, Spacing:0.8cm. TOn bai b6o cO 12' chir in

d6m: 10i dung bai b6o cd I 1; Font chir Unicode; hinh v6, dd thi trinh bdy phu hqp voi dQ

ron-s cdt (7 .25 cn-r); c6c bdng bi€u qu6 l6n trinh bay tlreo trang ngang (Landscape)'

- D6i vcyi c6c bai b6o i.O frle" bdng cdc phAn mdm chuy6n dpng nhu Latex, ACD/Chem

Sketch hodc Science Helper for Word cfrng trinh bdy theo khudn dang n6u trOn.

6. Ndu bdi b6o kh6ng ducyc su dung. Ban biOn tap kh6ng tra l4i bAn th6o.

7. Titc gia hoac tac giachfnh trong nhom t6c giA cAn gni Aia chi, s6 di6n tho4i vdo cu6i

A^

BAN BIEN TAP

oµ soT T¹p chÝ Khoa häc vµ C«ng nghÖ

CHUYÊN SAN KHOA H ỌC NÔNG – SINH - Y

Môc lôc Trang

Tr ần Văn Tiến - Đánh giá hiệu quả của thuốc bôi Daivonex trong điều trị bệnh vảy nến thể thông thường 3

Nguyễn Tr ường Giang, Diệp Văn Cam, Nguyễn Văn Thắng - Nhận xét hình ảnh soi phế quản với hình ảnh X-quang và triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân soi phế quản tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Nguyên năm 2011 9

Phạm Công Chính - Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống điều trị tại khoa Da liễu Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên. 15

Phạm Thu Hiền, Nguyễn Quý Thái , Nguyễn Thị Thu Hoài - Đặc điểm lâm sàng bệnh trứng cá và các mối liên quan đến chuyển hóa trên bệnh nhân trứng cá đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên 21

Nguyễn Quý Thái, Hà Thị Thanh Nga, Nguyễn Thị Hải Yến - Nghiên cứu mối liên quan giữa bệnh sẩn ngứa nội sinh và một số yếu tố chuyển hóa tại khoa Da liễu Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên 27

Nguyễn Thị Thu Hoài, Nguyễn Quý Thái - Khảo sát mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng bệnh Zona và một số rối loạn chuyển hoá (glucid, lipid, protid tại khoa Da liễu - Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên 35

Đặng Hoàng Anh, Nguyễn Thị Thu Huyền - Nghiên cứu thực trạng và kết quả sử dụng thuốc chống trầm cảm tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên 41

Tr ịnh Quỳnh Giang, Bùi Đức Trình, Tr ương Tú Anh - Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân sảng rượu điều trị tại khoa Tâm thần Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên 47

Phạm Thị Kim Dung và cs - Đánh giá sự hồi phục một số chức năng thần kinh ở bệnh nhân nhồi máu não trên lều điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên 53

Tr ần Văn Tuấn, Lê Thị Mai - Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và đánh giá hiệu quả của các bài tập nuốt trên bệnh nhân có rối loạn dinh dưỡng sau đột qụy 59

Hoàng Hà, Diệp Văn Cam - Nghiên cứu kết quả soi phế quản ống mềm tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Nguyên năm 2011 65

Đàm Thị Bảo Hoa, Nguyễn Thị Phương Loan - Nghiên cứu thực trạng các rối loạn lo âu, trầm cảm ở học sinh trường tiểu học hoàng văn thụ thành phố thái nguyên 71

Nguyễn Thị Phương Loan, Lường Thị Phương Liên, Đàm Bảo Hoa - Nghiên cứu áp dụng test CES – DC sàng lọc trầm cảm trẻ em tại bệnh viên Đa khoa Trung ương Thái Nguyên 77

Tr ần Văn Tiến, Phan Thị Thu Anh - Nghiên cứu lắng đọng các Ig miễn dịch và bổ thể C3 ở mô da bệnh vảy nến 83

Đỗ Ngọc Tuấn- Đánh giá tác dụng giảm đau bằng phương pháp điện châm tê trong nắn chỉnh gãy kín đầu dưới xương quay di lệch 89

Tr ần Thị Hằng, Hoàng Hà -Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị đợt bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn 95

Nguyễn Đắc Trung - Hiệu quả của kỹ thuật PCR trong chẩn đoán lao phổi 101

Nguyễn Thị Thu Thái, Nguyễn Thái Sơn - Tình hình kháng thuốc của các chủng vi khuẩn lao phân lập trên bệnh nhân lao phổi mới và lao phổi tái phát 105

Đỗ Thị Thanh Hương, Trần Bảo Ngọc, Lê Anh Quang -Đánh giá giá trị xác chẩn u phổi bằng sinh thiết kim xuyên thành ngực dưới hướng dẫn của chụp cắt lớp vi tính 111

Tr ịnh Xuân Đàn, Đỗ Năng Toàn - Nghiên cứu phát triển hệ thống thực tại ảo mô phỏng dữ liệu bộ xương trục người Vi ệt Nam trưởng thành phục vụ cho việc giảng dạy và tra cứu 117

Nguyễn Thu Hiền, Chu Hoàng Mậu, Lê Văn Sơn, Chu Hoàng Hà - Nghiên cứu tạo cây đậu tương chuyển gen mang cấu trúc biểu hiện gen mã hoá kháng nguyên bề mặt của virus H5N1 phục vụ sản xuất Vaccine thực vật 123

Nguyễn Thị Ngọc Hà, Lê Phong Thu, Nông Thị Thu, Tr ần Văn Học, Bùi Văn Thủ - Vai trò của Interleukin 8 (IL8) trong xâm lấn và di căn ung thư vòm mũi họng 129

Nguyễn Văn Tỉnh, Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Thị Kim Y ến - Xác định protein niệu bằng tỉ số protein/creatinin nước tiểu bãi trên bệnh nhân các khoa Nội Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên 135

Bùi Thanh Thuỷ, Nguyễn Thị Hiệp Tuyết - Nghiên cứu cấu trúc mô học gan chuột nhiễm độc cấp thuốc trừ sâu nhóm Carbamat sau giải độc bằng cam thảo lục đậu thang 141

Journal of Science and Technology

89(01/2)

N¨m 2012

Nguyễn Huy Hoàng, Vũ Thị Như Trang - Thiết kế vector mang gen HA1 của virus H5N1 sử dụng trong chuyển gen thông qua vi khuẩn A.rhizogenes 147

Bùi Thị Hà, Trịnh Ngọc Hoàng - Nghiên cứu bước đầu về lên men tổng hợp chất kháng sinh từ các chủng xạ khuẩn có khả năng đối kháng vi khuẩn gây nhiễm trùng bệnh viện tại Thái Nguyên 153

Nguyễn Đắc Trung - Đặc điểm kháng kháng sinh và cơ chế truyền gen kháng thuốc ở các chủng Salmonella typhi phân lập tại Vi ệt Nam 157

Hoàng Thị Hòa, Trịnh Xuân Đàn - Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tai nạn thương tích ở học sinh THCS Cán Tỷ-Quản Bạ-Hà Giang 163

Lương Mai Anh, Nguyễn Thúy Lan,Tr ịnh Xuân Đàn - Nghiên cứu hệ thống giám sát tai nạn thương tích ngành y tế tỉnh Yên Bái giai đoạn 2002-2010 169

Vũ Xuân Tạo, Bùi Thị Thanh, Lương Thị Hồng Vân -Nghiên cứu hàm lượng chì, Cadmium trong nước thải bệnh viên và sự tồn lưu của nó trong thực phẩm là động - thực vật được nuôi trồng tại khu vực có chứa nước thải của Bệnh viện thuộc thành phố Thái Nguyên 175

Lương Bá Phú, Hoàng Khải L ập, Đỗ Hàm - Nghiên cứu thực trạng mắc bệnh, kiến thức, thái độ thực hành của người dân về bệnh sán lá phổi tại các xã có bệnh lưu hành huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái và kết quả của một số giải pháp can thiệp 181

Hoàng Văn Hải, Đàm Khải Hoàn - Thực trạng chăm sóc sức khỏe ban đầu ở người Thái Nghĩa Lộ - Yên Bái và các yếu tố liên quan 187

Đàm Khải Hoàn, Đinh Văn Thắng - Nâng cao hiệu quả tiếp cận dịch vụ y tế cho người dân ở các bản xa xôi của huyện Đồng Hỷ Thái Nguyên 195

Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, Triệu Thị Thơm, Nguyễn Việt Quang, Nguyễn Mai Phương - Thực trạng y tế trường học và kiến thức, thái độ, thực hành của cán bộ phụ trách y tế học đường ở một số trường tiểu học và trung học cơ sở tại thành phố Thái Nguyên 203

Đàm Thị Tuyết, Mai Anh Tu ấn, Hoàng Minh Nam, Trần Thị Hằng, Phạm Thị Ngọc - Nghiên cứu tình hình hút thuốc lá của nam sinh viên y khoa Trường Đại học Y – Dược Thái Nguyên, năm 2011 209

Phạm Công Kiêm, Nguyễn Văn Hoan - Thực trạng và các yếu tố nguy cơ liên quan tới viêm cổ tử cung ở phụ nữ có chồng tại 2 xã Đồng Xá và Côn Minh, huyện Na Rì, Bắc Kạn năm 2011 215

Phạm Hồng Hải - Thực trạng tiếp cận và sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản của phụ nữ người Dao tại một số xã miền núi thuộc huyện Bạch Thông, Bắc Kạn 221

Đào Duy Quyết, Đàm Khải Hoàn- Thực trạng đội ngũ bác sỹ ở ngành y tế tỉnh Tuyên Quang năm 2010 225

Nguyễn Thanh Cao, Bùi Lưu Hưng, Đặng Hoàng Anh - Thực trạng dịch tễ học trầm cảm ở người trưởng thành tại phường Sông Cầu, thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn 231

Lường Văn Hom, Đàm Khải Hoàn - Thực trạng bệnh tật của người Mông ở hai huyện Mù Kang Chải, Trạm Tấu tỉnh Yên Bái và các yếu tố liên quan 239

Bế Ngọc Hùng, Đàm Khải Hoàn - Thực trạng công tác an toàn vệ sinh thực phẩm 2010 tại tỉnh Bắc Kạn và các yếu tố ảnh hưởng 247

Hoàng Văn Liêm, Đào Ngọc Lan, Đàm Khải Hoàn - Nghiên cứu thực trạng sức khỏe người Tày huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái và các yếu tố liên quan 255

Đàm Khải Hoàn, Phạm Quang Thái, Vũ Thị Thanh Hoa - Huy động cộng đồng truyền thông cải thiện hành vi phòng bệnh cúm A (H1N1) cho người dân ở xã Hòa Bình huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên 261

Nguyễn Quang Mạnh, Trần Thế Hoàng - Hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ở người canh tác chè xã La Bằng, Đại Từ, Thái Nguyên 267

Nguyễn Xuân Hòa, Lê Thị Thanh Hoa - Thực trạng an toàn vệ sinh lao động tại các khoa có sử dụng bức xạ ion hóa tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên và Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên 273 Bùi Thị Quỳnh Nhung, Nguyễn Trọng Thông, Phạm Thị Vân Anh, Phạm Hữu Điển - Nghiên cứu tác dụng hạ Glucose huyết của Vinabetes trên chuột cống đái tháo đường Typ 2 thực nghiệm 279

Nguyễn Thị Minh Thúy, Nguyễn Tiến Phượng, Nguyễn Thị Hạnh, Trần Mạnh Kiên - Nghiên cứu tác dụng và cơ chế hạ huyết áp của cao lỏng “ngưu sâm tra” trên thực nghiệm 285

Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Nguyễn Văn Ri - Khảo sát các điều kiện tối ưu xây dựng quy trình tách và xác định đồng thời một số kháng sinh họ β - lactam bằng phương pháp điện di. 295

Đỗ Lê Thuỳ - Đánh giá sự tuân thủ điều trị ARV và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân HIV/AIDS điều trị ngoại trú tại Bệnh viện A Thái Nguyên 301

Tr ần Văn Tuấn, Nguyễn Tiến Dũng, Trần Thị Hồng Nhung, Phạm Thị Thủy - Đánh giá kết quả điều trị của Cardorido trên bệnh nhân thiếu máu cơ tim cục bộ 307 Tr ần Văn Tuấn, Nguyễn Văn Lâm - Nghiên cứu thực trạng sử dụng và kết quả điều trị của thuốc chẹn kênh Calci trong điều trị bệnh tăng huyết áp tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên 313

Phạm Thị Tuyết Nhung Nguyễn Tiến Phượng, Nguyễn Thị Tâm - Nghiên cứu đặc điểm thực vật và tác dụng dược lý của dược liệu lõi tiền trên cơ trơn tử cung cô lập của súc vật thí nghiệm 319

Nông Thị Anh Thư, Đồng Văn Thành, Trần Thị Phương Linh - Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và khả năng nhuộm màu của cây lá cẩm thu hái tại Thái Nguyên 325

Nguyễn Quang Đông, Nguyễn Bích Thảo, Trần Mạnh Hùng - Nghiên cứu chế tạo hạt Nano vàng bằng phương pháp ăn mòn Laser 331

oµ soT T¹p chÝ Khoa häc vµ C«ng nghÖ

AGRICULTURE – BIOLOGY - MEDICINE

Content Page Tran Van Tien - An evaluation of effects of Daivonex in psoriasis vulgaris treatment 3 Nguyen Truong Giang, Diep Van Cam, Nguyen Van Thang - Comments with pictures bronchoscopy radiograph symptoms and clinical patient's bronchoscopy hospital in Thai Nguyen tuberculosis and lung in 2011 9 Pham Cong Chinh - studying characteristics of clinic and tests on patients with systemic lupus erythematosus (sle) treated at the department of dermatology of Thai Nguyen national general hospital 15 Pham Thu Hien, Nguyen Quy Thai, Nguyen Thi Thu Hoai - Clinical characteristics of fish eggs and disease related to the transfer of goods on patient clinic at hospital of Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy 21 Nguyen Quy Thai, Ha Thi Thanh Nga, Nguyen Thi Hai Yen - Study on relationship between endogenous prurigo and some metabolism factors at the department of dermatology in Thai Nguyen central general hospital 27 Nguyen Thi Thu Hoai, Nguyen Quy Thai - Investigation of relationship between clinical characteristics of zona and some metabolism disorders (glucid, lipid, protid) at the department of dermatology in Thai Nguyen central general hospital 35 Dang Hoang Anh, Nguyen Thi Thu Hien - Studying the actual situation of using and results of treatment with antidepressants at Thai Nguyen central general hospital 41 Trinh Quynh Giang, Bui Duc Trình, Truong Tu Anh - Studying clinical and subclinical features of alcoholic delirium inpatients in psychiatry department of Thai Nguyen centre general hospital 47 Pham Thi Kim Dung et al - Assessment of the recovery of neurologic funtioning for the patients with supratentorial infarction 53 Tran Van Tuan, Le Thi Mai - Study on clinical characteristics and evaluate the effect of swallowing exercise in patients with nutritional disorders after stroke 59 Hoang Ha, Diep Van Cam - Research results flexible bronchoscopy in Thai Nguyen tuberculosis and lung hospital in 2011 65 Dam Bao Hoa, Nguyen Phuong Loan - The fact of anxiousty and depression in Hoang Van Thu primary school, Thai Nguyen city 71 Nguyen Thi Phuong Loan, Luong Thi Phuong Lien, Dam Bao Hoa - Applying Ces-DC test for screening child depression in Thai Nguyen general hospital 77 Tran Van Tien, Phan Thi Thu Anh - Depositions of immunoglobulin (ig) and c3 complement on the psoriatic tissues 83

Do Ngoc Tuan – Assessment on analgesic effect by using electric anesthesia in broken bone treatment 89

Tran Thi Hang, Hoang Ha - Research on clinical features, general tests and treatment outcomes the outbreak of chronic obstructive pulmonary disease in bac kan general hospital 95

Nguyen Dac Trung -The efficiency of pcr technique in the diagnosis of tuberculosis 101

Nguyen Thi Thu Thai, Nguyen Thai Son - Drug resistance in mycobacterium tuberculosis strains isolated in patients with new and relapsed pulmonary tuberculosis 105 Do Thi Thanh Huong, Tran Bao Ngoc, Le Anh Quang - Value of ct-guided percutaneous fine needle aspiration biopsy in diagnosis lung tumours 111 Trinh Xuan Đan; Do Nang Toan et al - Development of virtual system for data simulation of axial skeleton in Vietnamese adults for teaching and searching 117 Nguyễn Thu Hien, Chu Hoang Mau, Le Van Son, Chu Hoang Ha - The study created transgenic soybean cultivars bearing structure expressed genes encoding surface antigen of the h5n1 virus for production of plant vaccine 123 Nguyen Thi Ngoc Ha, Le Phong Thu, Nông Thi Thu, Tran Van Hoc, Bui Van Thu - Role of interleukin-8 in invasion and metastasis of nasopharyngeal carcinoma 129 Nguyen Van Tỉnh, Nguyen Tien Dung, Nguyen Thi Kim Yen - Determining proteinuria by protein –to-creatinine ratio in spot urine sample in patients at departments of internal medicines in Thai Nguyen national general hospital 135 Bui Thanh Thuy, Nguyen Thi Hiep Tuyet - Studying histology structure of mouse liver that was poisoned acute carbamate pesticide after detoxification “green beans licorice” 141 Nguyen Huy Hoang, Vu Thi Nhu Trang - Construction of binary vector carrying ha1 of H5N1 virus using in plant transformation via A.rhizogenes 147 Bui Thi Ha, Trinh Ngoc Hoang - Initial study on the antibiotic fermentation of some actinomycetes strains having antibiotic activity against hospital septic bacteria in Thai Nguyen province 153

Journal of Science and Technology

89 (01/2)

N¨m 2012

Nguyen Dac Trung - Characteristics of antibiotic resistance and transmission mechanism of resistance genes in salmonella typhi strains isolated in Viet Nam 157 Hoang Thi Hoa, Trinh Xuan Dan - Situation and some factors related to accident injuries of secondary school pupils in Can Ty- Quan Ba- Ha Giang 163 Luong Mai Anh, Nguyen Thuy Lan, Trinh Xuan Dan - Studying the injury surveillance system of health sector in Yen Bai province from 2002 to 2010 169 Vu Xuan Tao, Bui Thi Thanh, Luong Thi Hong Van - Research content of lead, cadmium in hospital wastewater and its residues in food is fauna and flora grown in areas containing hospital wastewater of Thai Nguyen city 175 Luong Ba Phu, Hoang Khai Lap, Do Ham - Study on prevalece and knowledge, attitudes and practice of people on paragonimiasis in endemic communes of Luc Yen district, Yen Bai provice 181 Hoang Van Hai, Dam Khai Hoan - The current status of primary health care and relevant factors of thai’s people in Nghia Lo - Yen Bai province 187 Dam Khai Hoan, Dinh Van Thang - Improve efficiency of accessing to health services for residents in remote villages in Dong Hy district, Thai Nguyen province 195 Nguyen Thi Quynh Hoa, Trieu Thi Thom, Nguyen Viet Quang, Nguyen Mai Phương - Health school situation and knowledge, attidute, practice of school health officers at primary schools and secondary schools in Thai Nguyen city 203 Dam Thi Tuyet, Mai Anh Tuan, Nong Phuong Mai, Hoang Minh Nam, Tran Thi Hang, PhamThi Ngoc - A study on the smoking situation among male students at Thai Nguyen university of Medicine and Pharmacy (tump) 209 Pham Cong Kiem, Nguyen Van Hoan - Current status and factors related to cervicitis among marreid women at Dong Xa and Con Minh communes in Na Ri district of Bac Can province in 2011 215 Pham Hong Hai - Current status to access and use of repoductive health care service in dao women at some mountainous communes in Bach Thong district - Bac Kan province 221 Dao Duy Quyet, Dam Khai Hoan - The current status of doctors in the health sector of Tuyen Quang province in 2010 225 Nguyen Thanh Cao, Đang Hoang Anh, Bui Luu Hung - The epidemic of depression in adult in Song Cau distrist, Bac Kan province 231 Luong Van Hom, Dam Khai Hoan - The authors conducted an cross investigation at the household and children <5 years old in four mong communes in Mu Cang Chai and Tram Tau districts Yen Bai province and some results obtained as follow 239 Be Ngoc Hung, Đam Khai Hoan - The status of keeping safety food in 2010 in bac kan province – an relevant factors 247 Hoang Van Liem, Dao Ngoc Lan, Dam Khai Hoan - The status of health care for mothers and children of Tay’s people in Luc Yen, Yen Bai province 255 Dam Khai Hoan, Pham Quang Thai, Vu Thi Thanh Hoa et al - Community mobilization to improve behaviour to prevent flu a ( h1n1) for people in Hoa Binh commune, Dong Hy district, Thai Nguyen province 261 Nguyen Quang Manh, Tran The Hoang - Preventive behaviors infected with pesticides of farmers cultivating tea in La Bang commune, Dai Tu district, Thai Nguyen province 267 Nguyen Xuan Hoa, Le Thi Thanh Hoa - The real situation of industrial safety and hygiene at department utilizing ionizing radiation at Thai Nguyen central department hospital and Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy 273 Bui Thi Quynh Nhung, Nguyen Trong Thong, Pham Thi Van Anh, Pham Huu Đien - Study on hypoglycemic action of inabetes in experimental sewer-rats with Type 2 diabetes 279 Nguyen Thi Minh Thuy, Nguyen Tien Phuong, Nguyen Thi Hanh, Tran Manh Kien - Studying effects and mechanisms of lowering blood pressure of liquid glue "Nguu sam tra" in experiment 285 Nguyen Thi Anh Tuyet, NguyenVan Ri - Study of condition of separation and determination of a-lactam antibiotics by capillary electrokinetic chromatography 295 Do Le Thuy - Aherence to antiretroviral and factors related to ARV adherence of HIV/AIDS outpatients at a hospital 301 Tran Van Tuan, Nguyen Tien Dung, Tran Thi Hong Nhung, Pham Thi Thuy - Assessment effective treatment of cardorido on local myocardial ischemic patients 307 Tran Van Tuan, Nguyen Van Lam - Studying situation and results of hypertensive treatment by calcium chenel blocker in Thai Nguyen general central hospital 313 Pham Thi Tuyet Nhung, Nguyen Tien Phuong, Nguyen Thi Tam - Studying characteristics of plant and pharmacological effects of loi tien on isolated uterus of animals 319 Nong Thi Anh Thu, Đong Van Thanh, Tran Thi Phuong Linh - Study on the plan characteristics, chemical content, and dyeing capability of la cam harversted in Thai Nguyen province 325 Nguyen Quang Dong, Nguyen Bich Thao, Tran Manh Hung - Research, fabrication of gold nanoparticles by laser ablation and promising applications in biomedical 331

Trần Văn Tiến Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 3 - 7

3

ĐÁNH GIÁ HI ỆU QUẢ CỦA THUỐC BÔI DAIVONEX TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH VẢY NẾN THỂ THÔNG THƯỜNG

Tr ần Văn Tiến Bệnh Viện Da liễu Trung ương

TTÓÓMM TTẮẮTT

MM ụụcc tt iiêêuu:: ĐĐáánnhh ggiiáá hhiiệệuu qquuảả vvàà xxáácc đđịịnnhh ttáácc ddụụnngg kkhhôônngg mmoonngg mmuuốốnn ccủủaa tthhuuốốcc DDaaiivvoonneexx ttrroonngg đđiiềềuu ttrrịị vvảảyy nnếếnn tthhểể tthhôônngg tthhưườờnngg.. PPhhưươơnngg pphháápp nngghhiiêênn ccứứuu:: Thử nghiệm lâm sàng tự so sánh trên 38 bệnh nhân vảy nến thể thông thường từ 18 tuổi trở lên, có diện tích thương tốn dưới 40%, dùng Daivonex ngày 2 lần. Đánh giá tiến triển của bệnh bằng chỉ số PASI và 4 mức độ khỏi bệnh: rất tôt, tốt, trung bình, kém tương ứng với các chỉ số PASI. KKếếtt qquuảả:: Điều trị 38 bệnh nhân vảy nến thể thông thường bằng mỡ Daivonex 50µg/g ngày 2 lần trong 6 tuần. Kết quả thấy các thương tổn da giảm nhanh, đặc biệt trong những tuần đầu PASI giảm được 29,07%, sau 6 tuần giảm được 83,90%. Thuốc có tác dụng giảm ngứa rõ rệt ở 63,33% bệnh nhân có ngứa. Kết quả rất tốt và tốt đạt được sau 6 tuần điều trị là 86,84%. Dùng Daivonex đơn giản dễ thực hiện. không ảnh hường đến nồng độ canxi máu, một số trường hợp kích ứng nhẹ nhưng không phải ngừng điều trị. Kết luận: Daivonex điều trị vảy nến thể thông thường có hiệu quả ngay từ tuần đầu và có tác dụng giảm ngứa ở một số trường hợp. Sau 6 tuần điều trị tỷ lệ bệnh nhân đạt kết quả tốt và rất tốt cao, tác dụng không mong muốn không ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Từ khóa: Daivonex; Vảy nến thể thông thường, Chỉ số PASI, Điều trị, Thương tổn da.

ĐẶT VẤN ĐỀ* Vảy nến là một trong những bệnh ngoài da thường gặp ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Từ lâu các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều giả thiết về căn sinh bệnh học của vảy nến nhưng cho đến nay vẫn chưa xác định được rõ ràng. Điều trị bệnh vảy nến vẫn là một vấn đề vô cùng khó khăn. Hiện nay vẫn chưa có một phương pháp điều trị đặc hiệu chữa khỏi hoàn toàn bệnh vảy nến. Daivonex là một đồng đẳng hoạt tính của vitamin D3, có tác dụng điều trị vảy nến do ức chế sự tăng triển các tế bào sừng và tác dụng trên những tế bào có thẩm quyền miễn dịch, tác dụng chuyển hoá canxi và phospho thì giảm đi 100 lần so với vitaminD3 [5], [8], [9]. Nhiều tác giả trên thế giới đã nghiên cứu đánh giá hiệu quả và có những nhận xét khác nhau. Ở Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm sử dụng Daivonex trong điều trị bệnh vảy nến. Để hiểu thêm về hiệu quả điều trị cũng như những tác dụng không mong muốn của Daivonex, chúng tôi tiến hành đề tài nhằm mục đích:

*

1) Đánh giá hiệu quả của Daivonex trong điều trị bệnh vảy nến thông thường (thể mảng và đồng tiền) tại Vi ện Da liễu Việt Nam.

2) Xác định tác dụng không mong muốn của thuốc.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Bệnh nhân vảy nến thể mảng và thể đồng tiền được điều trị tại Vi ện Da liễu Việt Nam từ 06/2004 đến 06/2006.

Phương pháp nghiên cứu

- Thử nghiệm lâm sàng so sánh trước và sau điều trị. Mẫu thuận tiện gồm 38 bệnh nhân vảy nến thể thông thường.

- Vật liệu nghiên cứu: mỡ Daivonex 50µg/g, bôi ngày 2 lần.

- Tiêu chuẩn lựa chọn: Bệnh nhân 18 tuổi trở lên, vảy nến thể mảng, thể đồng tiền dai dẳng, có diện tích thương tổn nhỏ hơn 40% diện tích da của cơ thể. Chẩn đoán xác định dựa vào lâm sàng và sinh thiết thương tổn.

Trần Văn Tiến Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 3 - 7

4

- Tiêu chuẩn loại trừ: Những thể vảy nến khác. Những bệnh nhân đã được điều trị thuốc kháng vảy nến toàn thân trong vòng 01 tháng hoặc các thuốc dùng tại chỗ có gây ảnh hưởng đến bệnh như corticoids, các thuốc ức chế miên dịch. Bệnh nhân có thai hoặc bệnh nhân cho con bú. Bệnh nhân có các bệnh suy giảm miễ dịch cà các bệnh mạn tính khác như; rối loạn tâm thần, viêm gan, thận, nhiễm HIV. - Đánh giá mức độ nặng của bệnh bằng chỉ số PASI (Psoriasis Area serverity Index), tối đa là 72 [7]. PASI = 0,1(Rh+Th+Sh)Ah + 0,2(Ra+Ta+Sa)Aa + 0,3(Rb+Tb+Sb)Ab + 0,4(Rl+ Tl+ Sl)Al. - Redness (R): 0 1 2 3 4; - Thickness (T): 0 1 2 3 4. - Scaliness (S): 0 1 2 3 4; - Areas (A) = 0 1 2 3 4 5 6

1: < 10%; 2: 10 <30%; 3: 30 <50%; 4: 50 <70%; 5: 70 <90%; 6: 90%- 100%.

- Đánh giá kết quả điều trị được tính bằng tỷ lệ phần trăm PASI giảm theo công thức: ( PASI trước điều trị - PASI sau điều trị) x 100 PASI trước điều trị

+ Rất tốt: sạch thương tổn, PASI giảm được ≥ 95%.

+ Tốt: cải thiện rõ ràng, PASI giảm từ 70% đến <95%.

+ Trung bình: cải thiện vừa, PASI giảm từ 40% đến <70%.

+ Kém: cải thiện nhẹ, PASI giảm được <40%.

- Chụp ảnh trước và sau điều trị.

- Phân tích số liệu bằng toán thống kê y học.

KẾT QỦA NGHIÊN CỨU

Bảng 1: Thời gian bị bệnh

Thời gian < 01 năm 01 đến < 05 năm 05 đến < 10 năm 10 đến< 15 năm 15 đến< 20 năm

n= 38 9 13 5 7 4

Tỷ lệ % 23,68 34,21 13,16 18,42 10,53

Nhận xét: thời gian bị bệnh lâu nhất là 23 năm, dưới 1 năm có 9 bệnh nhân, trên 1 năm có 29 bệnh nhân.

0

29.07

47.59

65.12

73.48

83.19 83.9

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

100

Trước điềutrị

Sau 1 tuần Sau 2 tuần Sau 3 tuần Sau 4 tuần Sau 5 tuần Sau 6 tuần

Tỷlệ %PASI giảm

Biểu đồ 1: Tỷ lệ chỉ số PASI trung bình qua

các tuần điều trị. (n=38)

Nhận xét: tỷ lệ PASI trung bình giảm giảm nhanh trong những tuần đầu, sau 1 tuần được gần 1/3, sau 6 tuần đạt được 83,90%.

26.31

60.53

13.16

00

10

20

30

40

50

60

70

Rất tốt Tốt Trung bình Kém

Tổng số : n=38

Biểu đồ 2: Tỷ lệ mức độ khỏi bệnh sau 6 tuần điều trị

Nhận xét: tỷ lệ bệnh nhân đạt kết quả khỏi tốt và rất tốt cao, chiếm 86,84%, tỷ lệ đạt kết quả trung bình chỉ chiếm 13,16%, không có trường hợp nào đạt kết quả kém hoặc thuốc không có tác dụng.

Trần Văn Tiến Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 3 - 7

5

Bảng 2: So sánh thời gian bị bệnh và mức độ khỏi bệnh của 2 nhóm sau 6 tuần điều trị

Mức độ

Thời gian bị bệnh

Rất tốt Tốt Trung bình Kém Số

lượng Tỷ lệ

Số lượng

Tỷ lệ Số

lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ

Dưới 1 năm : n=9 3 33,33 6 66,66 1 11,11 0 0

Trên 1 năm: n=29 7 24,14 17 56,62 4 13,79 0 0

Tổng cộng, p 10 > 0,05 23 > 0,05 5 > 0,05

Nhận xét: không thấy có sự khác nhau về mức độ khỏi bệnh giữa hai nhóm bệnh nhân mới bị mắc bệnh dưới 1 năm và nhóm bị bệnh lâu trên 1 năm.

Bảng 3: Tỷ lệ bệnh nhân giảm ngứa sau khi bôi mỡ Daivonex (n = 38)

Số bệnh nhân có ngứa

Giảm ngứa Không giảm ngứa

n = 30 19 11

% 63,33 36,67

Nhận xét: trong số 38 bệnh nhân nghiên cứu thì 30 bệnh nhân có ngứa. Tác dụng giảm ngứa chiếm 63,33% .

Tác dụng không mong muốn của Daivonex

Bảng 4: Những biểu hiện tại chỗ bôi thuốc trong quá trình điều trị (n =31)

Biểu hiện

Bong da xq tổn thương

Quầng đỏ xq tổn thương

Không biểu hiện

Tổng số

n 16 3 19 38

% 42,11 7,89 50,00 100

Nhận xét: biểu hiện quầng đỏ nhẹ và lan rộng hơn so với bờ thương tổn 7,89%. Có 42,11% bệnh nhân biểu hiện bong da ở vùng da lành xung quanh thương tổn.

Bảng 5: Tỷ lệ bệnh nhân có thay đổi màu da khi sạch thương tổn

Biểu hiện

Dát thâm

Dát giảm sắc tố

Không thay đổi

Tổng số

n 23 9 6 38

% 60,52 23,68 15,80 100

Nhận xét: để lại dát thâm chiếm 60,52%.

- Thay đổi nồng độ Ca++ máu: Trong máu bình thường nồng độ Ca++ từ 2,25 đến 2,5 mmol/L. Thay đổi Ca++ máu trước và sau điều trị của 38 bệnh nhân không đáng kể. t = 0,124, p > 0,05.

BÀN LUẬN

Hiệu quả của Daivonex điều tr ị bệnh vảy nến

- Tốc độ khỏi bệnh: Kết quả ở biểu đồ 1 cho thấy sau 1 tuần điều trị bệnh vảy nến thể thông thường bằng bôi mỡ Daivonex 5µg/g, ngày 2 lần, chỉ số PASI giảm được 29,07%. Sau 4 tuần điều trị PASI giảm được 73,48%, cao hơn so với kết quả của Dubertret (1992) là 55,63% [3] (p< 0,05). Sau 6 tuần giảm được 83,90%, cũng cao hơn so với kết quả của Kragballe (1998) là 63% với p <0,05 [3]. Đặc biệt thương tổn giảm nhanh trong những tuần đầu điều trị, theo thứ tự là giảm bong vảy, giảm thâm nhiễm và sau đó dần dần giảm đỏ.

- Mức độ khỏi bệnh: dựa theo tiêu chuẩn qui định mức độ khỏi bệnh thì sau 6 tuần đạt kết quả tốt và rất tốt cao chiếm tới 86,84% tổng số bệnh nhân (biểu đồ 2). Số còn lại đạt kết quả trung bình, không có trường hợp nào đạt kết quả kém. Đó là một kết quả lý tưởng có lẽ ít gặp ở các phương pháp điều trị tại chỗ khác. Tỷ lệ khỏi bệnh không khác nhau trong hai giới.

- Tác dụng giảm ngứa: theo y văn thì bệnh vảy nến không có biểu hiện ngứa nhưng thực tế qua theo dõi bệnh nhân, chúng tôi thấy có 30/38 trường hợp (78,95%) có biểu hiện ngứa. Trong số những bệnh nhân có biểu hiện ngứa này sau khi bôi thuốc thì 19 trường hợp (63,33%) giảm ngứa (bảng 3). Như vậy, Daivonex điều trị bệnh vảy nến có tác dụng làm giảm ngứa ở một số bệnh nhân.

- Để tìm hiểu xem hiệu quả của Daivonex điều trị vảy nến có liên quan đến thời gian bị bệnh. Trong nghiên cứu của chúng tôi (bảng

Trần Văn Tiến Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 3 - 7

6

2) đã chia thời gian bệnh nhân bị bệnh thành 2 nhóm: nhóm bị bệnh dưới 1 năm và nhóm trên 1 năm. So sánh kết quả điều trị giữa hai nhóm này chúng tôi nhận thấy sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Có thể sơ bộ nhận xét rằng: tác dụng của Daivonex điều trị bệnh vảy nến thông thường không bị ảnh hương bởi thời gian bị bệnh.

Tác dụng không mong muốn của thuốc

- Biểu hiện kích ứng da sau khi bôi thuốc: trong số 38 bệnh nhân điều trị bằng mỡ Daivonex thì biểu hiện bong da ở xung quanh thương tổn có 16 trường hợp (Bảng 4). Quan sát kỹ bờ thương tổn và tìm hiểu về cách bôi thuốc của bệnh nhân, chúng tôi nhận thấy hầu hết các bệnh nhân bị bong vảy da xung quanh thương tổn đều bôi thuốc ra ngoài vùng thương tổn, tức là vào cả vùng da lành ở xung quanh thương tổn. Những trường hợp bôi thuốc vào đúng vị trí thương tổn thì không thấy có biểu hiện này. Hiện tượng bong da xung quanh thương tổn thường chỉ xảy ở những ngày đầu điều trị, về sau không thấy xuất hiện mặc dù thuốc vẫn được sử dụng. Có 3 trường hợp (7,89%) tạo thành quầng đỏ dai dẳng và ngày càng lan rộng ra xung quanh thương tổn, nhưng ở trung tâm thương tổn thì lại giảm đi rõ rệt và cuối cùng da trở lại trạng thái bình thường. Mức độ kích ứng này rất ít, không đáng kể so với khả năng dung nạp của da bệnh nhân. Một số bệnh nhân có thương tổn vảy nến ở mặt đã được bôi Daivonex thì thấy thương tổn giảm nhanh hơn so với ở người, không thấy hiện tượng kích ứng, chỉ có 1 trường hợp bong da mặt do bệnh nhân xoa tay dính thuốc vào da lành ở mặt.

Những trường hợp có biểu hiện bong da xung quanh thương tổn không cần phải xử lý gì, kể cả việc không cần phải ngừng thuốc. Trường hợp có biểu hiện tạo thành những quầng đỏ xung quanh thương tổn thì ngoài việc hướng dẫn cho bệnh nhân phải bôi thuốc vào đúng vị trí thương tổn để tránh làm cho thương tổn lan rộng thêm ra xung quanh thì có thể dùng kết hợp thêm thuốc làm dịu da như kem oxyt kẽm 10% hoặc hồ nước và có thể giảm liều Daivonex xuống ngày một lần.

- Thay đổi màu sắc da: Theo Guilhou J.J và Meynadier J, các thuốc điều trị vảy nến theo cơ chế chống phân bào thường để lại dát thâm sau khi sạch thương tổn. Daivonex là một chất đồng đẳng hoạt tính của vitamin D3 có tác dụng điều trị vảy nến cũng theo cơ chế này. Hơn nữa người ta đã chứng minh vai trò của nó trong việc tạo sắc tố da bằng cách hoạt hoá men Tyrosinase [4]. Qua kết quả nghiên cứu của chúng tôi (Bảng 5), sau khi khỏi bệnh thương tổn để lại dát thâm là 60,52%. Tỷ lệ này mới chỉ đánh giá được khi khám bệnh trong vòng 6 tuần điều trị. Trên thực tế một số bệnh nhân khi sạch thương tổn để lại dát nhạt màu hoặc không thay đổi màu da tại thương tổn nhưng sau một thời gian thì những dát này lại trở thành dát thâm.

- Thay đổi nồng độ Ca++ máu: Sự thay đổi nồng độ Ca++ trong máu trung bình ở 38 bệnh nhân được điều trị bằng Daivonex trước và sau điều trị không có ý nghĩa (P> 0.05). Tuy nhiên, có một số bệnh nhân tăng Ca++ máu sau điều trị, nhưng ngược lại cũng có có một số thì giảm.

KẾT LUẬN

- Tác dụng của mỡ Daivonex 50µg/g, ngày bôi hai lần, điều trị bệnh vảy nến thể thông thường, sau 6 tuần tỷ lệ bệnh nhân đạt kết quả tốt và rất tốt là 87,09%. Thương tổn da giảm nhanh, đặc biệt trong những tuần đầu PASI giảm được 29,07%, sau 6 tuần giảm được 83,90%.

- Tác dụng không mong muốn của Daivonex biểu hiện kích ứng nhẹ (quầng đỏ quanh thương tổn: 7,89%) nhưng không phải ngừng điều trị. Sau khi khỏi bệnh để lại dát thâm tại vị trí thương tổn (61,39%). Không ảnh hường đến nồng độ canxi máu.

Dùng Daivonex đơn giản dễ thực hiện.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. Daniel D, Bikle (1997), “Vitamin D: A calciotropic hormone regulating calcium - Induced keratinocyte differentiation”, Journal of the American Academy of Dermatology, S42 - S52. [2]. Dubertret L et al (2000), “Psoriasis, quoi de neuf dans le traitement du Psoriasis? »

Trần Văn Tiến Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 3 - 7

7

[3]. Realites Therapertiques dermato - vénérologie, p 7 - 10. [4]. Fogh K and Kragballe K (1999), ”Vitamin D3 Alalogues, Textbook of psoriasis”, Edited by Peter Van de Kerkhof, p121 - 147. [5]. Guilhou J.J, Meynadier J (1984), Psoriasis, Encyclopédie Médico - Chirurgicale, 12310 A10. [6]. John Berth J (1996), “Calcipotriol in Dermatology”, British journal of Clinical Pratice, p 1 - 7.

[7]. Molin L (1997), “Calcipotriol in psoriasis - as monotherapy and cobination”, Journal of dermatological treatment, p 261- 263. [8]. Sayed F. EL, Marguery M.C (1997), ‘’Psoriasis””, Dermatologie et de vénéréologie, p 91 -99. [9]. Monpoint S, Guilhou J.J (1991), “Vitamine D et psoriasis”, Dermatol, p 235 - 240. [10]. 9Monpoint S, Guilhou J.J (1992), “Vitamine D3 et dérivés”, Therapeutique Dermatologique, p 841 – 843.

SUMMARY AN EVALUATION OF EFFECTS OF DAIVONEX IN PSORIASIS V ULGARIS TREATMENT

Tran Van Tien* Dermatology Central Hospital

Aims: To assess the efficacy of Daivonex in treatmet psoriasis vulgaris and study unwanted effects of Daivonex. Materials and Methods: Self comparative clinical trial on 38 patients with psoriasis vulgaris, using Daivonex twice a day. We used PASI score to assess the severity of the disease. RReessuull ttss:: The patients with psoriasis vulgaris have been treated with Daivonex ointment (50µg/g) by appling the drug on the skin lesions twice a day. The results showed that the lesions improved fastly in the first week (PASI decreases 29.07%), after 6 weeks reduces 83.90%. Itching symptom reduced remarkably in 63.33% of patients. Good result reached to 86.84%, many patients get completely clear after 6 weeks of treatment. Some unwanted effects of Daivonex among the study population have not been influenced on treatment.. Conclusion: Daivonex in treatment of vugaris psoriasis dramatically improves quality of life of the patients. The symptoms of erythema, exfoliation and infiltration have been reduced quickly. No remarkable side effect was found. The method is simple, easy to perform. Key words: Daivonex; Psoriasis vulgaris, PASI score, Treatmet, Skin lesions.

*

Trần Văn Tiến Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 3 - 7

8

Nguyễn Trường Giang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 9 - 14

9

NHẬN XÉT HÌNH ẢNH SOI PHẾ QUẢN VỚI HÌNH ẢNH X QUANG VÀ TRI ỆU CHỨNG LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN SOI PHẾ QUẢN TẠI BỆNH VI ỆN LAO VÀ B ỆNH PHỔI THÁI NGUYÊN N ĂM 2011

Nguyễn Trường Giang, Diệp Văn Cam, Nguyễn Văn Thắng Bệnh viện lao và bệnh phổi Thái Nguyên

TÓM TẮT

Nghiên cứu tại Bệnh viện lao & bệnh Phổi Thái Nguyên đánh giá về sự phù hợp giữa triệu chứng lâm sàng, hình ảnh X quang phổi và hình ảnh nội soi phế quản với mục tiêu: 1. Đánh giá tổn thương phế quản – phổi qua hình ảnh soi phế quản của bệnh nhân được soi phế quản năm 2011. 2. So sánh sự phù hợp hay không phù hợp giữa hình ảnh soi phế quản với hình ảnh X quang và triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân được soi phế quản năm 2011. Tiến hành nghiên cứu trên mẫu toàn thể 388 bệnh nhân được nội soi phé quản năm 2011, đánh giá các tổn thương, so sánh với kết quả chụp phim x quang và triệu chứng lâm sàng, rút ra kết luận sau: Có 35 trường hợp u phổi được phát hiện trong tổng số 388 bệnh nhân được soi phế quản, chiếm 9,0%. Nội soi phế quản đã giúp phát hiện thêm 23 trường hợp u phổi so với chụp x quang chỉ phát hiện 12 trường hợp. Nội soi phế quản dã giúp chẩn đoán u phổi kịp thời cho người bệnh, định hướng phác đồ điều trị và hướng xử trí hợp lý hơn, tiết kiệm được thuốc, vật tư và thời gian cho thày thuốc và tiết kiệm kinh tế cho người bệnh. Từ khóa:

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU*

Đối tượng nghiên cứu: - Bệnh nhân được nội soi phế quản tại Bệnh viện lao & bệnh Phổi Thái Nguyên năm 2011.

- Cỡ mẫu: Mẫu toàn thể, 100% số bệnh nhân được nội soi phế quản năm 2011. - Cách chọn mẫu: 100% số bệnh nhân được nội soi phế quản thành công, có kết quả đọc của Bác sỹ soi phế quản. Loại ra những trường hợp có chỉ định soi phế quản từ Bác sỹ lâm sàng nhưng vì một điều kiện cụ thể nào đó Bác sỹ phòng soi phế quản không thực hiện được cuộc soi phế quản.

Phương pháp nghiên cứu: - Nghiên cứu bằng phương pháp mô tả và hồi cứu. Mô tả với kỹ thuật soi phế quản, hồi cứu với X quang và lâm sàng của bệnh nhân được soi phế quản. - Tổng hợp kết quả nội soi phế quản theo mẫu đã chuẩn bị (bao gồm những chỉ số cụ thể về tổn thương). *

- Trên cơ sở có kết quả nội soi phế quản, tìm phim chụp X quang phổi trước đó của bệnh nhân và thông tin triệu chứng lâm sàng trong hồ sơ bệnh án để có dữ liệu so sánh các chỉ số nghiên cứu.

- So sánh hình ảnh tổn thương qua soi phế quản với hình ảnh tổn thương trên phim X quang lồng ngực và triệu chứng lâm sàng. Từ đó đánh giá sự phù hợp hay không phù hợp giữa triệu chứng lâm sàng, hình ảnh X quang với soi phế quản.

Xử lý số liệu: Trên máy vi tính bằng phần mềm Epi – Info.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Tổng hợp kết quả soi phế quản của 100% số bệnh nhân được soi phế quản tại bệnh viện lao & bệnh phổi Thái Nguyên năm 2011.

Nhận xét bảng 1:

Tỷ lệ bệnh nhân nam được soi phế quản cao hơn bệnh nhân nữ, tỷ lệ nam chiếm 2/3 trong tổng số bệnh nhân được soi phế quản.

Nguyễn Trường Giang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 9 - 14

10

Bảng 1: Bệnh nhân soi phế quản năm 2011 chia theo giới

Bệnh nhân Quý I/2011 Quý II/2011 Quý III/2011 Quý IV/2011 Nam/% 41/75,9 90/71,4 103/71,03 30/56,6 Nữ/% 13/24,1 36/28,6 42/28,07 23/43,4

Tổng cộng 54/100,0 126/100,0 145/100,0 53/100,0

Bảng 2: Bệnh nhân soi phế quản năm 2011 chia theo lứa tuổi

Bệnh nhân < = 20 – 30 tuổi 31 – 40 Tuổi 41 – 50 Tuổi > 50 Tuổi Nam 50 57 112 143 Nữ 25 26 38 45

Tổng cộng 75 83 150 188

Nhận xét:

Bệnh nhân ở lứa tuối trên 50 được chỉ định soi phế quản cao nhất, tiếp đến lứa tuổi từ 41 đến 50.

Bảng 3: Bệnh nhân soi phế quản năm 2011 chia theo nghề nghiệp

Bệnh nhân Cán bộ viên chức Cán bộ hưu Học sinh – Sinh viên Nhân dân

Nam 52 44 35 110

Nữ 46 27 13 61

Tổng cộng 98 71 48 171

Nhận xét:

- Bệnh nhân là nhân dân chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đến là cán bộ viên chức.

- Số học sinh – sinh viên cũng chiếm tỷ lệ khá cao.

So sánh được sự phù hợp hay không phù hợp giữa hình ảnh tổn thương phổi – phế quản qua nội soi phế quản với hình ảnh X quang phổi và triệu chứng lâm sàng.

Bảng 4: Tổng hợp các tổn thương phát hiện qua soi phế quản năm 2011

Tổn thương Viêm nhiễm Khối U Niêm mạc sơ sẹo – teo đét Tổn thương khác Tổng số 142 35 315 33 Tỷ lệ % 36,5 9,0 81,2 8,5

Nhận xét:

Nội soi phế quản đã phát hiện được 35 trường hợp u phổi phế quản, bằng 9,0 % số bệnh nhân được soi phế quản.

Hầu hết bệnh nhân được soi phế quản đều có tình trạng niêm mạc sơ sẹo – teo đét, biểu hiện của viêm nhiễm niêm mạc phế quản mạn tính.

Bảng 5: So sánh tổn thương phát hiện qua soi phế quản với chụp phim phổi thẳng

Tổn thương Viêm nhiễm Khối U Tổn thương khác nội soi 315 35 89

X quang 345 12 37

Nhận xét:

Nội soi phế quản phát hiện tình trạng viêm nhiễm ít hơn so với chụp X quang phổi, chênh giữa 2 kỹ thuật là 30 trường hợp.

Nội soi phế quản phát hiện u phổi cao hơn chụp X quang phổi. Chênh giữa 2 kỹ thuật là 23 trường hợp.

Nguyễn Trường Giang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 9 - 14

11

Bảng 6: So sánh tổn thương phát hiện qua soi phế quản với lâm sàng

Tổn thương Viêm nhiễm Khối U Tổn thương khác nội soi 342 35 79

Lâm sàng 349 12 27

Nhận xét:

Nội soi phế quản phát hiện tổn thương viêm tương đương với chẩn đoán lâm sàng, nhưng tổn thương u phổi phế quản thì soi phế quản phát hiện cao hơn chẩn đoán lâm sàng.

Bảng 7: Tỷ lệ % tổn thương khác biệt giữa soi phế quản với tổn thương phát hiện qua chụp X quang phổi

Khác biệt giữa soi phế quản và X quang Viêm nhiễm Khối U Tổn thương khác

Số lượng 30 23 52

Tỷ lệ % 8,6 65,7 34,1

Nhận xét:

Khác biệt giữa soi phế quản và chụp phim phổi về tổn thương viêm nhiễm là 8,6%, u phổi phế quản là 65,7%; tổn thương khác là 34,1%.

Bảng 8: Tỷ lệ % tổn thương khác biệt giữa soi phế quản với chẩn đoán lâm sàng

Khác biệt giữa soi phế quản và lâm sàng

Viêm nhiễm Khối U Niêm mạc sơ sẹo

– teo đét Tổn thương khác

Số lượng 7 23 52 Tỷ lệ % 7,2 65,7 13,4

Nhận xét:

Khác biệt giữa nội soi phế quản và chẩn đoán lâm sàng về viêm nhiễm là 7,2%, với khối u là 65,7% và tổn thương khác là 13,4%.

Bảng 9: Tổng hợp tổn thương u phổi theo lứa tuổi phát hiện qua soi phế quản

Tổn thương 20 - 30 31 - 40 41 - 50 Trên 50 Tổng số Tổng số 2 5 16 12 35 Tỷ lệ % 5,7 14,3 45,7 34,3 100,0

Nhận xét:

Tỷ lệ bệnh nhân lứa tuổi trên 40 mắc u phổi cao hơn nhiều so với lứa tuổi dưới 40. Lần lượt là 45,7% ở lứa tuổi 41 - 50 và 34,3 với lứa tuổi trên 50.

BÀN LUẬN

Nhận xét về tổn thương phổi – phế quản qua hình ảnh soi phế quản của bệnh nhân được soi phế quản tại Bệnh viện lao & bệnh phổi Thái Nguyên năm 2011:

* Tổng hợp kết quả soi phế quản của 100% số bệnh nhân được soi phế quản tại bệnh viện lao & bệnh phổi Thái Nguyên năm 2011: Bảng 1,2,3:

Hầu hết bệnh nhân được chỉ định soi phế quản đều có tổn thương ở niêm mạc phế quản tương ứng với định hướng của hình ảnh x

quang và chẩn đoán lâm sàng. Như vậy, soi phế quản đã khẳng định là một kỹ thuật rất hữu dụng hỗ trợ đắc lực cho chẩn đoán lâm sàng. Năm 2011, Bệnh viện lao & bệnh phổi Thái Nguyên đã soi phế quản cho 388 bệnh nhân, số bệnh nhân này chiếm khoảng 13% tổng số bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện. Với số bệnh nhân được soi chiếm tỷ lệ rất thấp so với tổng số bệnh nhân điều trị tại bệnh viện thì có khả năng còn nhiều bệnh nhân khác cần chỉ dịnh nội soi để phát hiện tổn thương phế quản đã bị bỏ sót.

Nguyễn Trường Giang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 9 - 14

12

* Tỷ lệ bệnh nhân nam cao gấp đôi bệnh nhân nữ, có thể do bệnh nhân nam có thói quen nghiện thuốc lá, thuốc lào nên tổn thương ở phổi trầm trọng hơn và số nam giới mắc bệnh phổi nhiều hơn so với nữ giới.

* L ứa tuổi bệnh nhân mắc bệnh phổi được chỉ định nội soi phế quản chiếm tỷ lệ cao ở độ tuổi trên 41, đặc biệt là tuổi trên 50. Có thể do sức đề kháng của người cao tuổi đã giảm nên mắc các bệnh phổi mạn tính nhiều hơn tuổi trẻ.

* Nghề nghiệp của bệnh nhân được soi phế quản: số bệnh nhân là nông dân chiếm tỷ lệ cao nhất, có thể cuộc sống và công việc của người làm nông nghiệp còn khó khăn nên mắc bệnh nặng hơn các đối tượng khác. Bênh cạnh đó đổi tượng là cán bộ viên chức cũng chiếm tỷ lệ khá cao.

Nhận xét về sự phù hợp hay không phù hợp giữa hình ảnh tổn thương qua soi phế quản với hình ảnh X quang phổi và tri ệu chứng lâm sàng.

* Tổn thương ở phổi phế quản phát hiện qua nội soi:

Nội soi phế quản đã phát hiện được 35 trường hợp u phổi phế quản, bằng 9,0 % số bệnh nhân được soi phế quản (bảng 4). Kỹ thuật nội soi đã hỗ trợ tích cực cho chẩn đoán những trường hợp u phổi để đình hướng cho bệnh nhân đi khám chuyên khoa u bưới sớm tránh điều trị theo hướng viêm lâu dài làm muộn quá trình chẩn đoán cho bệnh nhân và tránh gây lãng phí thuốc, vật tư phục vụ qua trình điều trị cho bệnh nhân.

Hầu hết bệnh nhân được soi phế quản đều có tình trạng niêm mạc sơ sẹo – teo đét, biểu hiện của viêm nhiễm niêm mạc phế quản mạn tính (81,2%). Kết quả soi phế quản một lần nữa khẳng định tổn thương ở phổi phế quản giúp lâm sàng chẩn đoán và tiên lượng bệnh.

* So sánh tổn thương phát hiện qua soi phế quản với chụp phim phổi thẳng:

Kết quả nghiên cứu ở bảng 5 cho thấy sự phù hợp giữa hình ảnh soi phế quản và x quang có một sự chênh lệch đáng kể. Với tổn thương viêm thì tương đối phù hợp nhưng hình ảnh

khối u thì x quang đã bỏ sót đến 23 trường hợp trong tổng số 388 bệnh nhân được soi phế quản (5,9%). Như vậy, giá trị của soi phế quản là rất rõ ràng, nếu chỉ dựa vào x quang thì có 5,9% số bệnh nhân bị u phổi đã dược chẩn đoán là viêm phổi phế quản và điều trị không đúng cách, làm muộn chẩn đoán u phổi cho bệnh nhân, lãng phí kinh tế, thời gian của cả thày thuốc lẫn bệnh nhân.

* So sánh tổn thương phát hiện qua soi phế quản với chẩn đoán lâm sàng:

Nội soi phế quản phát hiện tổn thương viêm tương đương với chẩn đoán lâm sàng, nhưng tổn thương u phổi phế quản thì soi phế quản phát hiện cao hơn chẩn đoán lâm sàng (bảng 6). Nhìn chung, khi mới có hình ảnh x quang, các thày thuốc lâm sàng thường kết hợp kinh nghiệm lâm sàng và hình ảnh x quang để đưa ra chẩn đoán rồi quyết định phác đồ điều trị. Đối với số bệnh nhân được soi phế quản tại Bệnh viện lao & bệnh phổi năm 2011 cho thấy soi phế quản hầu hết các trường hợp có kết quả phù hợp với chẩn đoán lâm sàng, chỉ bỏ sót các trường hợp u phổi vì trên phim phổi đối với những khối u nhỏ thường chưa có hình ảnh rõ ràng, chỉ khi soi phế quản mới phát hiện lòng phế quản bị chèn ép gây hẹp khẩu kính và gây triệu chứng khó thở, đau tức ngực cho bệnh nhân.

Tính được tỷ lệ % số bệnh nhân có hình ảnh tổn thương phổi – phế quản qua soi phế quản khác biệt với mức độ tổn thương qua chụp X quang phổi.

* Tỷ lệ % tổn thương khác biệt giữa soi phế quản với tổn thương phát hiện qua chụp X quang phổi (Bảng 7): Khác biệt giữa soi phế quản và chụp phim phổi về tổn thương viêm nhiễm là 8,6%, u phổi phế quản là 65,7%; tổn thương khác là 34,1%. Sự khác biệt này đã nói lên việc cần thiết chỉ định soi phế quản giúp chẩn đoán lâm sàng chính xác hơn chụp x quang. Nếu 100% số bệnh nhân được chỉ định cả 2 kỹ thuật chụp x quang và soi phế quản thì chẩn đoán lâm sàng sẽ rất thuận lợi và đạt độ chính xác cao.

Nguyễn Trường Giang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 9 - 14

13

* Tổng hợp tổn thương u phổi theo lứa tuổi phát hiện qua soi phế quản (Bảng 9):

Tỷ lệ bệnh nhân lứa tuổi trên 40 mắc u phổi cao hơn nhiều so với lứa tuổi dưới 40. Lần lượt là 45,7% ở lứa tuổi 41 - 50 và 34,3 với lứa tuổi trên 50. Kết quả này phù hợp với một số nghiên cứu của các tác giả khác trong nước như Nguyễn Chi Lăng, Bùi Xuân Tám.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu 388 bệnh nhân soi phế quản tại Bệnh viện lao ^ bệnh phổi Thái Nguyên năm 2011, chúng tôi rút ra một số kết luận sau đây:

Đánh giá tổn thương phế quản – phổi qua hình ảnh soi phế quản của bệnh nhân được soi phế quản năm 2011

Hầu hết bệnh nhân được soi phế quản có hình ảnh tổn thương viêm nhiễm mạn tính trong lòng phế quản, có 35 trường hợp u phổi được phát hiện trong tổng số 388 bệnh nhân được soi phế quản, chiếm 9,0%.

So sánh sự phù hợp hay không phù hợp giữa hình ảnh soi phế quản với hình ảnh X quang và triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân được soi phế quản năm 2011

100% số bệnh nhân được nội soi phế quản có tổn thương từ viêm nhiễm mạn tính đến khối u phổi phế quản, điếu đó thể hiện giá trị của x

quang định hướng cho chỉ định soi phế quản là chính xác.

Nội soi phế quản đã giúp phát hiện thêm 23 trường hợp u phổi so với chụp x quang chỉ phát hiện 12 trường hợp trên tổng số 388 bệnh nhân được chụp phim x quang, chiếm 5,9% số người được soi phế quản, giúp chẩn đoán u phổi kịp thời cho người bệnh, định hướng phác đồ điều trị và hướng xử trí hợp lý hơn, tiết kiệm được thuốc, vật tư và thời gian cho thày thuốc và tiết kiệm kinh tế cho người bệnh.

Ki ến nghị

Tằng cường chỉ định nội soi phế quản trong thời gian tới giúp chẩn đoán bệnh phổi phế quản tại Bệnh viện lao % bệnh phổi Thái Nguyên chính xác hơn trong thời gian tới.

Cần có sự ủng hộ của cơ quan Bảo hiểm y tế trong việc thanh toán dịch vụ kỹ thuật soi phế quản để thực sự kỹ thuật soi phế quản hỗ trợ tích cực hơn nữa cho công tác chẩn đoán và điều trị bệnh phổi phế quản.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

1. Viện lao và bệnh phổi, Bệnh học lao và bệnh phổi tập 2, Nhà xuất bản y học Hà Nội, 1996. 2. Bộ y tế - Viện thông tin thư viện y học Trung ương, Tạp chí thông tin y dược, Hà Nội, tháng 10/2007. 3. Tạp chí hô hấp Pháp – Việt, tháng 8/2010.

SUMMARY COMMENTS WITH PICTURES BRONCHOSCOPY RADIOGRAPH SYMPTOMS AND CLINICAL PATIENT'S BRONCHOSCOPY HOSPIT AL IN THAI NGUYEN TUBERCULOSIS AND LUNG YEAR 2011

Nguyen Truong Giang*, Diep Van Cam, Nguyen Van Thang

TB and Lung Diseases Hospital Thai Nguyen

Research at the Hospital of Thai Nguyen TB & Lung Disease assessment of the fit between clinical symptoms, X-ray images and images with bronchoscopy objectives: 1. Vulnerability Assessment bronchitis - lungs through a bronchoscope images of bronchoscopy patients in 2011. 2. Compare match or mismatch between bronchoscopy image with X-ray images and clinical symptoms of patients during bronchoscopy in 2011. Conduct research on the entire sample was 388 patients in 2011 bronchoscopy and evaluation of lesions, compared with x-ray screening results and clinical symptoms, the following conclusions:

*

Nguyễn Trường Giang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 9 - 14

14

There are 35 cases of lung tumors were detected in 388 patients of bronchoscopy, accounting for 9.0%. Bronchoscopy helped detect additional 23 cases of lung tumors compared with x-rays detected only 12 cases. Bronchoscopy helped prompt diagnosis of lung tumors for patients, treatment-oriented and more rationally oriented processing, saving drugs, supplies and time savings for physicians and for the economy the disease. Key words:

Phạm Công Chính Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 15 - 20

15

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ C ẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA DA LI ỄU BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

Phạm Công Chính Trường Đại học Y- Dược - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Mục tiêu: tìm hiểu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống. Đối tượng: 35 bệnh nhân bị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống được điều trị tại khoa Da liễu Bênh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên. Phương pháp: mô tả cắt ngang. Kết quả: bệnh gặp chủ yếu ở nữ (91,42%), tập trung chủ yếu ở độ tuổi 26 - 45 (77,14%). Biểu hiện lâm sàng tổn thương ban đỏ hình cánh bướm (94,28%), rụng tóc (85,00%), đau khớp (91,42%), sốt (82,85%); tổn thương niêm mạc: 25,71%, mệt mỏi kéo dài: 94,28%. Bệnh nhân viêm cầu thận 57,14%, thận hư 5,71%, viêm gan 17,15%. Số bệnh nhân có hồng cầu giảm: 31,42%; Hgb giảm: 48,58%, bạch cầu giảm 34,30% và tiểu cầu giảm: 17,15%. Từ khoá: Lupus ban đỏ hệ thống, lâm sàng, cận lâm sàng, điều trị, da liễu

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống (SLE: Systemic Lupus Erythematosus) là bệnh viêm da mạn tính đứng đầu trong nhóm các bệnh chất tạo keo. Đây là bệnh tự miễn dịch nghiêm trọng, xảy ra do rối loạn hệ thống miễn dịch dẫn đến tình trạng hệ miễn dịch mất đi khả năng phân biệt giữa những dị vật xâm nhập từ bên ngoài với nhưng tế bào và mô của cơ thể. Hệ thống miễn dịch trực tiếp tạo ra kháng thể tấn công tế bào, mô của cơ thể gây viêm và hủy hoại mô gây nguy hiểm cho bệnh nhân [5], [10].

Tỷ lệ bệnh Lupus ban đỏ hệ thống khác nhau giũa các nước, dân tộc, giới tính. Tại Mỹ và các nước Bắc Âu, tỷ lệ bệnh khoảng 0,04 - 0,05%. Những người châu Phi vùng Caribe tỷ lệ bệnh này lên tới gần 0,16%. Hàng năm, bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới khoảng 7,6/100.000 phụ nữ. Tần xuất nữ/nam khoảng từ 8/1 đến 13/1. Bệnh xuất hiện nhiều nhất ở phụ nữ đã có con, khi có thai, sinh đẻ, tiền mãn kinh thì bệnh tiến triển nặng hơn. Lứa tuổi mắc bệnh thường là 15-50 tuổi [6]

Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống không chỉ gây tổn thương ngoài da mà không ít các trường

*

hợp bệnh nhân có tổn thương phủ tạng kèm theo như: gan, thận, tim, phổi, khớp , thần kinh...bệnh có biểu hiện lâm sàng càng nhiều thì chẩn đoán càng dễ nhưng tiên lượng càng nặng. Ngược lại khi bệnh có triệu chứng đơn điệu hay giả triệu chứng, chẩn đoán nghi ngờ và có thể nhầm lẫn với một số bệnh lý khác. Quá trình tiến triển của bệnh khó đoán trước, có giai đoạn bùng phát xen lẫn giai đoạn phục hồi, ổn định hoặc có khi tổn thương phủ tạng không tương xứng với tổn thương ngoài da.

Chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm mục tiêu: “ Tìm hiểu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống điều trị tại khoa Da Liễu Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên.”

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu: gồm 35 bệnh nhân bị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống được điều trị tại khoa Da liễu Bênh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên.

- Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân: Dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán Lupus ban đỏ của Hội khớp học Hoa Kỳ năm 1997 [1]

1. Ban đỏ hình cánh bướm

Phạm Công Chính Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 15 - 20

16

2. Ban đỏ dạng đĩa

3. Nhạy cảm với ánh sáng

4. Loét niêm mạc miệng

5. Viêm khớp

6. Viêm các màng

7. Rối loạn thận

8. Rối loạn tâm thần,thần kinh

9. Rối loạn tiêu hoá

10. Rối loạn miễn dịch có kháng thể, kháng DNA

11. Kháng thể kháng nhân dương tính

Chẩn đoán lupus ban đỏ hệ thống có 4/11 tiêu chuẩn

- Thời gian nghiên cứu: 1/2011 - 11/2011

- Địa điểm nghiên cứu: Khoa Da liễu Bệnh viện ĐKTW Thái Nguyên

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang

- Phương pháp chọn mẫu: thuận tiện

- Cỡ mẫu: toàn bộ (tích luỹ cộng dồn)

- Phương pháp thu thập số liệu

+ Lâm sàng: Bệnh nhân được khám, phát hiện các dấu hiệu lâm sàng và được ghi chép vào mẫu bệnh án nghiên cứu

+ Cận lâm sàng : Công thức máu, sinh hoá máu, sinh hoá niệu, tế bào Hargrave được tiến hành theo các kỹ thuật thường quy của Trung tâm xét nghiệm Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên

Chỉ tiêu nghiên cứu

- Một số đặc điểm dịch tễ học: Tuổi, giới, nghề nghiệp...

- Đặc điểm lâm sàng: Sốt, mệt mỏi, sút cân, tổn thương da, niêm mạc, khớp...

- Đặc điểm cận lâm sàng: Công thức máu, sinh hoá máu, nước tiểu...

Phương pháp xử lý số liệu: Trên chương trình phần mền SPSS 11

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Bảng 1: Tỷ lệ bệnh nhân phân bố theo tuổi và giới

Giới

Tuổi

Nam Nữ Tổng

n Tỉ lệ % n Tỉ lệ % n Tỉ lệ %

15 - 25 0 0 02 2,85 02 5,72

26 - 35 0 0 06 25,71 09 17,14

36 - 45 0 0 21 51,42 19 60,00

Trên 45 03 8,57 03 8,57 06 17,14

Tổng 03 8,57 32 91,42 35 100,00

Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân nữ: 91,42%; nam 8,57% (nữ/nam: 11/1), trong đó độ tuổi thường gặp: 36 - 45 (60,00%), tuổi 26-35 (17,14%).

Bảng 2: Tỷ lệ bệnh nhân phân bố theo nghề nghiêp

Nghề nghiệp Số lượng Tỉ lệ % Làm ruộng 21 60,00

Cán bộ công chức 05 14,29

Học sinh, sinh viên 03 8,57

Nghề khác 06 17,14

Tổng 35 100,00

Nhận xét: Nghề nghiệp bệnh nhân thường gặp nhất là làm ruộng 21/35 trường hợp (60,00%). Các nghề nghiệp khác ít gặp hơn

Phạm Công Chính Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 15 - 20

17

Bảng 3: Những biểu hiện sớm thường gặp

Tri ệu chứng Số lượng Tỷ lệ %

Ban đỏ ở mặt 22 62,85

Sốt 27 77,00

Đau khớp, đua cơ 34 95,97

Gầy sút ăn kém 30 85,71

Hạch to 08 22,85

Nhận xét: Biểu hiện sớm thường gặp của bệnh lupus ban đỏ là đau khớp, đau cơ: 95,97%, gầy sút, kém ăn: 85,71%, sốt: 77,10%, trong khi đó ban đỏ ở mặt chỉ chiếm: 62,85%.

Bảng 4: Biểu hiện triệu chứng toàn thân khi vào viện

Tri ệu chứng Số lượng Tỷ lệ %

Sốt 29 82,85

Mệt mỏi 33 94,28

Nổi hạch 05 14,29

Phù 2 chân 07 20,00

Nhận xét: Khi vào viện, biểu hiện triệu chứng toàn thân hay gặp nhất là mệt mỏi: 94,28%; sốt: 82,85%.

Bảng 5: Biểu hiện triệu chứng ở da, niêm mạc và tóc

Tri ệu chứng Số lượng Tỷ lệ %

Ban đỏ hình cánh bướm 33 94,28

Tóc khô dễ rụng 30 85,00

Tổn thương niêm mạc miệng

09 25,71

Nhận xét: Ban đỏ hình cánh bướm: 94,28%, tóc khô dễ rụng: 85,00% và tổn thương niêm mạc: 25,71%

Bảng 6: Biểu hiện tổn thương ở cơ, xương, khớp

Tri ệu chứng Số lượng Tỷ lệ %

Đau khớp 30 85,00

Đau cơ 24 68,57

Nhức xương 15 42,85

Viêm khớp dạng thấp 05 14,30

Nhận xét: Đau khớp là dấu hiệu gặp ở hầu hết các bệnh nhân: 85,00%, tiếp đên là đau cơ: 68,57%. Có 14,30% bệnh nhân viêm đa khớp dạng thấp

Bảng 7 : Sự thay đổi một thành phần số máu ngoại vi

Thành phần

Kết quả

Hồng cầu Bạch cầu Tiểu cầu Hgb

n % n % n % n %

Bình thường 24 68,58 16 45,70 29 82,85 18 51,42

Tăng 0 0 07 20,00 0 0 0 0

Giảm 11 31,42 12 34,30 6 17,15 17 48,58

Nhận xét: Số bệnh nhân có hồng cầu giảm: 10/35 (31,42%); tiểu cầu giảm: 6/35 (17,15%); Hgb giảm: 17/35 (48,58%) và thay đổi về số lượng bạch cầu 19/35 bệnh nhân (54,30%)

Bảng 8: Thay đổi một số thành phần nước tiểu

Thành phần

Kết quả

Protein Hồng cầu Bạch cầu Trụ (cặn)

n % n % n % n %

Âm tính 16 45,70 20 57,15 14 40,00 24 68,57

Dương tính 19 54,30 15 42,85 21 60,00 11 31,43

Nhận xét : Số bệnh nhân có Protein niệu: 54,30%; hồng cầu niệu: 42,85%,; bạch cầu niệu: 60,00% và trụ niệu: 31,43%

Bảng 9: Sự thay đổỉ một số thành phần sinh hoá máu

Thành phần

Kết quả

Ure Creatinin SGOT SGPT

n % n % n % n %

Bình thường 28 80,00 30 85,70 29 82,85 31 88,57

Tăng 07 20,00 05 14,30 06 17,15 04 11,43

Phạm Công Chính Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 15 - 20

18

Nhận xét: Số bệnh nhân có ure huyết tăng: 20,00%; Creatinin tăng: 14,30%, SGOT tăng: 17,15% và SGPT tăng: 11,43%

Bảng 10: Phân bố bệnh nhân có rối loạn gan, thận

Kết quả Bệnh lý

Số bệnh nhân Tỷ lệ %

Viêm cầu thận 20 57,14% Hội chứng thận

hư 02 5,71%

Viêm gan 06 17,15%

Nhận xét: Có 20/35 bệnh nhân viêm cầu thận cấp (57,14%), 02 bệnh nhân thận hư (5,71%) và 06 bệnh nhân viêm gan (17,15%)

BÀN LUẬN

Về tuổi, giới tính và nghề nghiệp

Qua nghiên cứu 35 trường hợp bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống chúng tôi thấy bệnh đa số gặp ở nữ giới, với tỷ lệ nữ chiếm 91,92%, trong khi đó nam giới chỉ là: 8,57% (bảng 1), như vậy tỷ lệ nữ/nam = 11/1. Về độ tuổi, kết quả nghiên cứu cho thấy ở nữ tập trung chủ yếu ở độ tuổi 36-45, chiếm tới 60,00%, tiếp đến là độ tuổi 26-35, chiếm 17,14% (bảng 1). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của các tác giả trong nước như Nguyễn Thị Lai [2], Nguyễn Bích Ngọc [3]... tỷ lệ nữ chiếm từ 85-90%, độ tuổi từ 15-49. Kết qảu của các tác giả nước ngoài cũng cho thấy tỷ lệ mắc bệnh nữ/nam từ 8/1 đến 13/1và thường tập trung ở độ tuổi sinh đẻ [6], [10]. Điều này chứng tỏ sinh đẻ có ảnh hưởng đến sự phát sinh, gia tăng bệnh lupus đỏ hệ thống, và đây cũng chính là thời kỳ hormon giới tính hoạt động mạnh mẽ nhất. Nghiên cứu của J.Piette và B. Wechsles đã xác nhận 85% bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống là nữ giới tập trung chủ yếu vào lứa tuổi có khả năng sinh đẻ là 15-49 [trích 6 ]. Về nghề nghiệp, cho đến nay các nghiên cứu đều cho thấy bệnh lupus đoe hệ thống không liên quan đến yếu tố nghề nghiệp, tuy nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi cũng như nghiên cứu của Nguyễn Bích Ngọc [3] đối tượng gặp nhiều nhất là những người làm ruộng.

Tri ệu chứng lâm sàng

- Triệu chứng sớm: Biểu hiện triệu chứng sớm của bệnh lupus ban đỏ thường gặp nhất là đau khớp, đau cơ, chiếm tỷ lệ 95,97%, gầy sút kém ăn; 85,71%, sốt: 77,00, ban đỏ ở mặt: 62,85% (bảng 3).

- Các biểu hiện lâm sàng khi vào viện của bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống cũng rất đa dạng và phức tạp với triệu chứng toàn thân hay gặp nhất là mệt mỏi: 94,28%, sốt: 82,85% (bảng 4), ban đỏ hình cánh bướm 94,28%, tóc khô dễ rụng: 85,00%, tổn thương niêm mạc: 25,71% (bảng 5). các biểu hiện ở cơ, xương, khớp như: đau khớp: 91,42%, đau cơ: 68,57%... (bảng 6). Điều này cho chúng ta thấy, nếu dựa vào các biểu hiện lâm sàng thì chúng ta rất khó chẩn đoán vì trên thực tế đứng trước các dấu hiệu lâm sàng như trên, ít thầy thuốc nào nghĩ đến bệnh lupus ban đỏ mà thường nghĩ đến bệnh lý khác, đặc biệt về khớp. Việc chẩn đoán bệnh lupus ban đỏ là hết sức khó khăn phức tạp, cần phải theo dõi đầy đủ thận trọng, chi tiết không được bỏ sót biểu hiện lâm sàng nào đồng thời kết hợp với các biểu hiện cận lâm sàng. Trên lâm sàng các triệu chứng nổi bật nhất đó chính là ban đỏ (94,28%): ban đỏ màu cánh sen hoặc đỏ thẫm ấn kính, trên có thể có vảy mỏng khó bong, tổn thương xuất hiện 2 bên má, đối xứng hình cánh bướm. Tổn thương niêm mạc tuy chỉ gặp 25,71% số bệnh nhân có tổn thương niêm mạc miệng nhưng đây là tổn thương có giá trị trong chẩn đoán, nhiều nghiên cứu cũng đã xác nhận dấu hiệu lâm sàng này [2], [8], [9]. Biểu hiện ở khớp (91,42%): bệnh nhân biểu hiện đau khớp hoặc biểu hiện như viêm khớp dạng thấp: sưng nóng đỏ đau, các khớp tổn thương là các khớp lớn đặc biệt là khớp gối, đôi khi là các khớp đốt bàn ngón tay hoặc chân. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy tổn thương khớp, đặc biệt là khớp gối rất hay gặp trong bệnh lupus ban đỏ hệ thống, chiếm từ 70,00-80,00%. Tuy nhiên ban đầu biểu hiện đau khớp không điển hình, trong thời gian khá lâu nên có thể khiến thầy thuốc chẩn đoán nhầm sang bệnh khác [5], [7].

Phạm Công Chính Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 15 - 20

19

Cận lâm sàng

- Công thức máu cho thấy: Số bệnh nhân có hồng cầu giảm: 31,42%; tiểu cầu giảm: 17,15%; huyết sắc tố (Hgb) giảm: 48,58% và thay đổi về số lượng bạch cầu: 54,30% (bảng 7). Trong bệnh lupus ban đỏ hệ thống, những bệnh nhân có tổn thương hệ thống tạo huyết sẽ gây nên tình trạng giảm sút một số dòng tế bào máu ngoại vi. Trong tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh lupus đỏ hệ thống của Hội khớp học Hoa kỳ (1982) cũng đã đề cập đến sự thay đổi này. Tuy nhiên những dấu hiệu này có ý nghĩa nhiều hơn về tiên lượng bệnh [5], [10].

- Nước tiểu toàn phần: Số bệnh nhân có protein niệu: 54,30%; hồng cầu niệu: 42,85%,; bạch cầu niệu: 60,00% và trụ niệu: 31,43% (bảng 8); Như chúng ta đã biết bệnh lupus ban đỏ là bệnh tự miễn dịch, với tổn thương nhiều tạng phủ khác nhau trong đó tổn thương thận là tổn thương tương đối phổ biến. Các nghiên cứu trong nước và y văn nước ngoài đã đề cập nhiều đến tình trạng tổn thương thận của bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống, bệnh nhân có thể tổn thương cầu thận cấp hoặc mạn tính, hội chứng thận hư...nhưng hay gặp nhất là tổn thương cầu thận nên được gọi là viêm cầu thận lupus hay nói rộng hơn là bệnh cầu thận lupus, với biểu hiện lâm sàng là phù, đái ít... [2], [5], [9]. Rối loạn thận là một trong 11 tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh lupus đỏ hệ thống của Hội khớp học Hoa K ỳ - 1997 [1]. Chính vì vậy đứng trước bệnh nhân có những biểu hiện lâm sàng của bệnh lupus đỏ hệ thống, vấn đề đưa ra các xét nghiệm để đánh giá rối loạn thận là rất cần thiết và có giá trị. Bệnh thận lupus là một yếu tố tiên lượng quan trọng hàng đầu đối với bệnh nhân nhưng không phải lúc nào cũng đi đôi với bệnh cảnh lâm sàng [8]

- Kết quả xét nghiệm một số chỉ số sinh hoá máu: Số bệnh nhân có ure huyết tăng: 20,00%; creatinin tăng: 14,30%, SGOT tăng: 17,15% và SGPT tăng: 11,43% (bảng 9). Trong kếưt quả này chúng tôi quan tâm nhiều đến vấn đề tăng ure và creatinin huyết của bệnh nhân, kết quả này chứng tỏ trên những bệnh nhân có viêm cầu thận mạn tính hoặc

hội chứng thận hư dẫn đến suy giảm chức năng của thận. Đối với sự thay đổi men gan, trong kết quả của chúng tôi chưa đủ để khẳng định trên những bệnh nhân có tổn thương gan do bệnh lupus đỏ hệ thống ? mặc dù biểu hiện tổn thương gan do bệnh lupus đỏ hệ thống đã được đề cập trong một số nghiên cứu khác [2], [3], [10].

Tổn thương gan, thận.

Với biểu hiện lâm sàng và tổ hợp các kết kết quả xét nghiệm cho thấy có 57,14% bệnh nhân viêm cầu thận cấp, 5,71% bệnh nhân thận hư và 17,15% bệnh nhân viêm gan. Kết quả này phù hợp với các kết quả đã công bố, bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống có tỷ lệ tổn thương thận từ 50-70,00% và tổn thương gan từ 15-30,00% [7], [8].

KẾT LUẬN VÀ KHUY ẾN NGHỊ

Kết luận: Qua nghiên cứu 35 bệnh nhân bị bệnh lupus đỏ hệ thống điều trị tại khoa Da liễu BV ĐKT W Thái Nguyên, chúng tôi có một số kết luận sau:

- Bệnh gặp ở nữ nhiều hơn nam, với tỷ lệ nữ/nam là 11/1

- Độ tuổi thường gặp từ 36-45 (60,00%)

- Tổn thương ban đỏ hình cánh bướm (94,28%), rụng tóc (85,00%), đau khớp (91,42%), sốt (82,85%) tổn thương niêm mạc: 25,71%, mệt mỏi kéo dài: 94,28%

- Số bệnh nhân có hồng cầu giảm: 31,42%; Hgb giảm: 48,58%, bạch cầu giảm 34,30% và tiểu cầu giảm: 17,15%

- Bệnh nhân viêm cầu thận 57,14%, thận hư 5,71%, viêm gan 17,15%

Khuyến nghị: Trên lâm sàng khi bệnh nhân có các dấu hiệu của bệnh lupus ban đỏ hệ thống cần phải được thăm khám thận trọng, tỷ mỷ, kỹ càng đồng thời tiến hành các xét nghiệm đánh giá chức năng của tất cả các hệ cơ quan, đặc biệt gan và thận.

Phạm Công Chính Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 15 - 20

20

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. Phạm văn Hiển (2010), Thông tin cập nhật về chẩn đoán và điều trị bệnh Lupus ban đỏ và bệnh vảy nến. [2]. Nguyễn Thị Lai (1985), Đặc điểm lâm sàng và sinh học qua 50 trường hợp bệnh nhân Lupus ban đỏ tại Viện Da liễu Trung ương, Luận văn Bác sỹ nội trú, Trường đại học Y Hà Nội. [3]. Nguyễn Bích Ngọc (1999), Một số đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm trên bệnh nhân Lupus ban đỏ điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai, Luận án tốt nghiệp Bác sỹ CK cấp II, Trường đại học Y Hà Nội. [4]. Nguyễn Xuân Sơn (1995), Nghiên cứu lâm sàng và điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống tại Bệnh viện Đa khoa Viêt-Tiệp Hải Phòng (1975-1994), Luận án PTS khoa học Y- Dược, Trường đại học Y Hà Nội.

[5]. D'Cruz DP, Khamashta MA, Hughes GR (2007), Systemic lupus erythematosus. [6]. Hopkinson N. (1992), Epidemiology of systemic lupus erythematosus, Ann Rheum Dis, December; 51(12): 1292–1294. [7]. Thomas B. Fitzpatricks (2005), Clinical Dermatology, Dedical , Publising Division, Fifth Edition, Mc Graw Hill, 384-391. [8]. Harrison's Internal Medicine (2011), 17th ed. Chapter 313, Systemic Lupus Erythematosus, Accessmedicine, 08-06. [9]. James, William; Berger, Timothy; Elston, Dirk (2005), Andrews' Diseases of the Skin: Clinical Dermatology, (10th ed.), Saunders. [10]. Rahman A, Isenberg DA (February 2008), "Systemic lupus erythematosus", N. Engl. J. Med. 358 (9): 929–39.

SUMMARY STUDYING CHARACTERISTICS OF CLINIC AND TESTS ON PA TIENTS WITH SYSTEMIC LUPUS ERYTHEMATOSUS (SLE ) TREATED AT THE DEPARTMENT OF DERMATOLOGY OF THAI NGUYEN NATIONAL GENERAL HOSPITAL

Pham Cong Chinh* College of Medicine and Pharmacy - TNU

Objective: to describe characteristics of clinic and tests on patients with Systemic Lupus Erythematosus. Subjects: 35 patients with Systemic Lupus Erythematosus treated at the Department of Dermatology of Thai Nguyen National General Hospital. Method: cross sectional study. Results: Systemic Lupus Erythematosus occur primarily in female patients (91.42 %), and at the age from 26 to 45 years old (77.14%). Butterfly rash, hair loss, joint pain, fever, mucosal lesions, prolonged fatigue, glomerulonephritis, kidney failure, hepatitis, reduced RBC, reduced Hgb, reduced WBC and reduced platelet are clinical lesion manifestations and account for 94.28%, 85.00%, 91.42%, 82.85%, 25.71%, 94, 28%, 57.14%, 5.71%, 17.15%, 31.42%; 48.58%, 34.30% and 17. 15% consecutively. Keywords: Systemic Lupus Erythematosus, characteristics of clinic, tests, treat, dermatology

*

Phạm Thu Hiền và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 21 - 26

21

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG B ỆNH TRỨNG CÁ VÀ CÁC M ỐI LIÊN QUAN ĐẾN CHUYỂN HÓA TRÊN BỆNH NHÂN TRỨNG CÁ ĐẾN KHÁM T ẠI BVĐHYTN

Phạm Thu Hiền, Nguyễn Quý Thái, Nguyễn Thị Thu Hoài Trường Đại học Y- Dược – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Mở đầu: Một số nghiên cứu dịch tễ học gần đây cho thấy sự gia tăng tỉ lệ mụn trứng cá ở mọi độ tuổi. Phương pháp: Báo cáo hàng loạt ca. Khảo sát tất cả những trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán mụn trứng cá trong thời gian từ 1/2011 đến 12/2011. Kết quả: 50 trường hợp bệnh nhân bị mụn trứng cá được khảo sát. Độ tuổi trung bình của các bệnh nhân là 18-25 tuổi. Đa số bệnh nhân nữ bị mụn trứng cá cao hơn nam chiếm 62% .Bệnh gặp chủ yếu ở mức độ nhẹ 40% nặng 48%.Thức khuya thường xuyên làm bệnh nặng hơn chiếm 70%, hay uống cafe 54%. Kết luận: Phần lớn trường hợp mụn trứng cá ở mức độ nhẹ đến vừa. Đa số bệnh nhân thuộc nhóm có trình độ học vấn cao. Từ khóa: Bệnh trứng cá, đặc điểm lâm sàng

ĐẶT VẤN ĐỀ* Bệnh trứng cá (mụn trứng cá) là một bệnh thường gặp ở lứa tuổi thanh thiếu niên, đặc biệt giai đoạn dậy thì, có tới 80% thanh thiếu niên Việt Nam bị mụn trứng cá. Mụn trứng cá thường mọc ở mặt, đôi khi ở lưng, vai ngực và có nhiều dạng khác nhau: mụn cám, mụn bọc, mụn mủ.Mụn trứng cá thường tái phát liên tục và di chứng của nó là các vết sẹo, vết thâm trên mặt sẽ đeo đuổi người bệnh đến suốt đời.Mụn trứng cá là bệnh da thường gặp nhất trong thực hành lâm sàng của thầy thuốc Da Liễu. Tuy thường diễn tiến tự lành và ít ảnh hưởng lên sức khỏe tổng quát nhưng tác động xấu của bệnh lên tâm lý và giao tiếp xã hội của người bệnh là không thể phủ nhận được. Trước đây, mụn trứng cá thường được xem là bệnh lý của tuổi thanh thiếu niên nhưng một số nghiên cứu (NC) dịch tễ học gần đây cho thấy có sự gia tăng tỉ lệ mụn trứng cá ở lứa tuổi trưởng thành. Goulden và cs ghi nhận trong vòng 10 năm, độ tuổi trung bình của bệnh nhân (bn) mụn tăng từ 20,5 đến 26,5[2]. Maisoneuve và cs báo cáo độ tuổi trung bình của 4597 trường hợp mụn là 24 tuổi [6]. Mụn trứng cá người trưởng thành thường gặp nhiều ở nữ. Bên cạnh đó, nhu cầu được điều trị ở nữ giới luôn cao hơn ở nam giới. Do đó ở nhóm bệnh nhân này nhu cầu về thẩm mỹ của họ càng cao nên cần phải điều

*

trị.Trong khi đó nguyên nhân và các yếu tố liên quan đến việc khởi phát cũng như kéo dài mụn trứng cá trong tuổi trưởng thành vẫn còn chưa được hiểu biết rõ ràng. Bất thường nội tiết tố, vi khuẩn kháng thuốc và sử dụng thuốc, mỹ phẩm là các yếu tố thường được đề cập nhất để giải thích tình trạng khởi phát mụn trứng cá ở tuổi trưởng thành[4]. Mặt khác, do có nhiều khác biệt về biểu hiện lâm sàng so với mụn ở các lứa tuổi thanh thiếu niên, người trưởng thành chỉ định điều trị và phối hợp thuốc trên những bệnh nhân mụn trứng cá từng độ tuổi cũng có nhiều thay đổi. Hiểu rõ về đặc điểm lâm sàng cùng những yếu tố liên quan đến bệnh sinh mụn trong từng độ tuổi là rất cần thiết cho các bác sĩ trong khi tiếp cận điều trị nhóm bệnh nhân này. Với mong muốn được làm rõ thêm về biểu hiện lâm sàng và các yếu tố liên quan đến bệnh trong điều kiện một nước đang phát triển như Việt Nam, chúng tôi thực hiện đề tài “Đặc điểm lâm sàng bệnh trứng cá và các mối liên quan chuyển hóa đến bệnh trứng cá trên bệnh nhân trứng cá đến khám tại BVĐHYDTN ”

MỤC TIÊU

- Đặc điểm lâm sàng bệnh trứng cá trên bệnh nhân trứng cá đến khám tại khoa Da liễu BVĐHYDTN.

- Mối liên quan chuyển hóa đến bệnh trứng cá trên bệnh nhân trứng cá đến khám tại khoa Da Liễu BVĐHYDTN.

Phạm Thu Hiền và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 21 - 26

22

ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Địa điểm nghiên cứu: Khoa Da liễu BVĐHYD-TN

Đối tượng nghiên cứu Những bệnh nhân bị mụn trứng cá đến khám tại phòng khám Da Liễu Bệnh viện Đại Học Y Dược (BV ĐHYD).

Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu:Phương pháp mô tả cắt ngang

Chọn mẫu:Mẫu thuận lợi 50 bệnh nhân

Tiêu chuẩn các chỉ tiêu

* Tất cả các bn đến khám tại khoa Da Liễu BV ĐHYD với các điều kiện:

Được chẩn đoán mụn trứng cá/ LS

Đồng ý tham gia nghiên cứu

*Tiêu chuẩn loại tr ừ Bệnh nhân đã hoặc đang được điều trị mụn với thuốc uống trong vòng 2 tháng hoặc thuốc thoa trong vòng 2 tuần trước khi đến khám

Bệnh nhân được chẩn đoán trứng cá đỏ hoặc viêm da quanh miệng

Bn không đồng ý tham gia nghiên cứu

Phương pháp thu thập số liệu: Khám xác định những trường hợp mụn trứng cá dựa trên tiêu chuẩn về lâm sàng.

Những trường hợp được chọn vào mẫu sẽ được phỏng vấn trực tiếp và ghi nhận chi tiết về thói quen sinh hoạt,ăn uống và làm các xét nghiệm (đường, mỡ, men gan) theo mẫu bệnh án NC có sẵn.

Thời gian nghiên cứu, xử lý số liệu: 12 tháng (1/2011-12/2011), số liệu được xử lý trên phần mềm EPIINFO6.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Bảng 1: Bảng phân bố theo giới

Giới n %

Nam 19 38

Nữ 31 62

Tổng 50 100

Nhận xét: Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là nữ giới chiếm 62% phù hợp với nghiên cứu của Goulden và cs.

Bảng 2: Bảng phân bố theo tuổi

Tuổi N %

13-18 3 6

18-25 31 62

25-35 12 24

> 35 4 8

Tổng 50 100%

Nhận xét: Bệnh chủ yếu gặp ở độ tuổi 18-25 tương tự với nghiên cứu Goulden và cs.

Bảng 3: Bảng phân loại trình độ học vấn

Trình độ học vấn N %

Học sinh 3 6

ĐH, CĐ, Sau ĐH 47 94

Khác 0 100

Nhận xét: Trình độ học vấn ĐH,CĐ chiếm khá cao 94% tương tự với nghiên cứu của Hoàng Văn Minh 54%

Bảng 4:Phân bố theo đặc điểm lâm sàng

Mức độ lâm sàng N %

Nặng 6 12 Vừa 24 48

Nhẹ 20 40

Rất nặng 0 0

Nhận xét:Bệnh chủ yếu gặp ở mức độ nhẹ và vừa tương tự nghiên cứu Goulden và cs,và nghiên cứu Nguyễn Viết Anh và cs.

Bảng 5: Phân loại tình trạng sinh hoạt

Tình tr ạng sinh hoạt N % Thường xuyên (café, bánh kẹo,

thuốc lá) 27 54

Thỉnh thoảng 21 42

Không bao giờ 2 4

Tổng 50 100

Nhận xét:Bệnh nhân chủ yếu trong độ tuổi thanh niên nên có thói quen thường xuyên sử dụng đồ uống kích,bánh kẹo chiếm

Bảng 6: Phân bố theo thói quen sinh hoạt

Thói quen sinh hoạt N %

Thường xuyên thức khuya 35 70

Thỉnh thoảng thức khuya 10 20

Không bao giờ 5 10

Tổng 50 100

Phạm Thu Hiền và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 21 - 26

23

Nhận xét : Bệnh chủ yếu gặp ở lứa tuổi 18-25 là sinh viên thường xuyên có thói quen thức khuya(strees) chiếm 70% tương tự nghiên cứu của Vũ Thúy Minh và cs.

Bảng 7 : Mối liên quan giữa tuổi và đặc điểm lâm sàng

Đặc điểm tuổi Nặng Vừa Nhẹ Tổng P

N % N % N % N %

13-15 1 2 2 4 13 26 16 32 p>0.05

15-25 3 6 10 20 4 8 17 34 P<0.05

25-35 2 4 11 22 2 4 15 30 p>0.05

> 35 0 0 1 2 1 2 2 4 p>0.05

Nhận xét : Mức độ nặng và vừa gặp chủ yếu ở lứa tuổi 15-35 , mức độ nhẹ gặp ở độ tuổi 13- 15 phù hợp với đặc điểm của bệnh tương tự Vũ Thúy Minh và cs

Bảng 8: Mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng và thói quen sinh hoạt

Đặc điểm TQ sinh hoạt

Nặng Vừa Nhẹ Tổng P

N % N % N %

Thường xuyên ăn đồ ngọt 3 6 16 32 16 32 35 72 P<0,05

Thỉnh thoảng 2 4 6 12 2 4 10 20 P>0,05

Ít ăn 1 2 2 4 2 4 5 8 P>0,05

Tổng 6 24 20 50 100

Nhận xét: Bệnh gặp trên những bệnh nhân có thói quen ăn đồ ngọt thường xuyên,với P< 0,05 có ý nghĩa thống kê.

Bảng 9: Mối liên quan đặc điểm lâm sàng với chỉ số men gan

Men gan Đặc điểm LS

Tăng men gan

Bình thường P

Nhẹ 1 19 p>0.05 Vừa 2 22 p>0.05 Nặng 1 5 P>0.05

Nhận xét : Trên bệnh nhân bị mụn nặng ta thấy có chỉ số men tăng p>0,05 không có ý nghĩa thống kê.

Bảng 10 : Mối liên quan đặc diểm lâm sàng với mỡ máu

Mỡ máu Đặc điểm LS

Tăng Bình

thường P

Nhẹ 1 19 P>0.05

Vừa 1 23 P>0.05

Nặng 0 6 P>0.05

Nhận xét : Không có ý nghĩa thống kê mối liên quan giữa xét nghiệm mỡ máu và đặc điểm lâm sàng (P>0.05).

Bảng 11: Mối lên quan giữa đặc điểm lâm sàng và đường máu

Đường máu Đặc điểm LS

Tăng Bình

thường P

Nhẹ 5 15 P<0.05

Vừa 6 18 P<0.05

Nặng 3 3 P<0.05

Nhận xét: Đường trong máu tăng cũng ảnh hưởng đến lâm sàng của bệnh

BÀN LUẬN

Đặc điểm chung về địa điểm và đối tượng

Bệnh viện Đại học Y Dược-TN là viện mới thành lập nhưng có điều kiện tương đối tốt.Do đặc điểm gần trung tâm , lại nằm ngay trong trường Đại học Y nên rất thuận lợi cho việc bệnh nhân đến khám chữa bệnh.

Về đối tượng nghiên cứu có 50 bệnh nhân tham gia nghiên cứu này thì trong đó đa số ở lứa tuổi 18-25 tuổi (62%). Theo một số tác giả đây là lứa tuổi có khẳ năng hay mắc bệnh trứng cá nhất vì còn độ tuổi dậy thì do đó ảnh

Phạm Thu Hiền và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 21 - 26

24

hưởng nhiều đến yếu tố thẩm mỹ của họ.Theo nghiên cứu của Thạc sỹ Đỗ Văn Bách thì có 80% thanh thiếu niên bị bệnh trứng cá. Còn người trên 20,5-26,5 tuổi cũng hay gặp 60% [ 6]tương đối cao hay 25-34 tuổi chiếm 62,6% theo Hoàng văn Minh và cs [4].

Về giới của đối tượng nghiên cứu: Trong nghiên cứu của chúng tôi nữ chiếm 62% cao hơn nam giới và so với kết quả Goulden và cs [2] thì gần như tương đương nhau.

Về trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu: Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu tương đối cao 94% chủ yếu là sinh viên học sinh trường Đại học Y so với nghiên cứu của Hoàng Văn Minh thì cao hơn nhiều 54%. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu điều trị của đối tượng nghiên cứu.

Nhìn chung tất cả các đặc điểm về đối tượng và đặc điểm nghiên cứu cũng ảnh hưởng đến tình hình bệnh cũng như nhu cầu tư vấn điều trị.

Thực trạng bệnh trứng cá

Một số thói quen ăn uống của đối tượng nghiên cứu không tốt cho sức khỏe như: Thường xuyên ăn nhiều bánh kẹo, uống café chiếm 54%, tỷ lệ thường xuyên thức khuya chiếm 70% khá cao. Trong nghiên cứu này kết quả của chúng tôi cao hơn hẳn so với kết quả nghiên cứu của Hoàng Văn Minh va CS[4]. Sự khác biệt này có thể là do liên quan đến trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu.

Các kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy điều kiện sống, cũng như thói quen sinh hoạt ảnh hưởng nhiều đến tình trạng của bệnh. Do đặc điểm đối tượng là sinh viên học sinh nên thường xuyên có thói quen thức khuya và ăn đồ ngọt.

Vai trò của căng thẳng tâm lý và thể chất trong bệnh sinh mụn được giải thích thông qua vai trò của các nội tiết tố. Giả thuyết cho rằng stress kéo dài có thể gây ra tác động làm tăng tiết nội tiết tố thượng thận, kích thích tăng tiết androgen. Chiu A kết luận rằng những bệnh nhân mụn có thể trải qua đợt nặng lên của bệnh khi có stress và độ nặng của mụn có liên quan đến mức độ gia tăng

stress. Trong NC của chúng tôi, 6,% bệnh nhân có bệnh nặng lên khi có căng thẳng tinh thần và 32% bệnh nhẹ ,32% bệnh vừa.So với nghiên cứu của Hoàng Văn Minh thì chiếm 36.5% bệnh nặng cao hơn so với nghiên cứu của chúng tôi.

Độ nặng của mụn trứng cá Trong nghiên cứu của chúng tôi thì bệnh thuộc dạng vừa và nhẹ 40% (48%) còn trường hợp nặng chỉ có 12% và không có trường hợp rất nặng.Kết quả này gần tương tự với nghiên cứu của Hoàng Văn Minh mụn trứng cá nhẹ và trung bình (90,4%). 9,1% trường hợp thuộc nhóm mụn trứng cá nặng và không có trường hợp mụn rất nặng. Kết quả này gần tương tự với NC của Goulden và cs(2) có tỉ lệ bênh nhân trứng cá thuộc mức độ nhẹ và trung bình lên đến 100%. Sự khác biệt có thể do sự khác nhau về đặc tính dân số nghiên cứu và hệ thống đánh giá độ nặng mụn trứng cá (chúng tôi sử dụng hệ thống phân loại mụn trứng cá của toàn cầu, Goulden sử dụng thang điểm Leed). Cận lâm sàng

Trong nghiên cứu của chúng tôi những trường hợp xét nghiêm đường máu, mỡ máu, men gan tăng chiếm tỷ lệ thấp còn chủ yếu trong giới hạn bình thường 75%. Kết quả này cũng phù hợp với F Poli và cs ghi nhận kết quả sinh hóa bình thường trong 71,1% trường hợp và ý kiến cho rằng tình trạng mụn trứng cá có thể do sự đáp ứng quá mức của tuyến bã với kích thích hơn là do nồng độ đường, mỡ men gan trong máu cao[4].

Các mối liên quan đến chuyển hóa. Nếu đường quá cao, mọi phản ứng sinh học bị xáo trộn. Hậu quả là chất đạm, chất béo không được chuyển thể như bình thường khiến chất mỡ tích lũy một cách thái quá, chất đạm bị phân hủy một cách cường điệu do phản ứng sai lầm của cơ thể trong tình trạng chất đường trong máu tăng cao quá lâu. Do đó gây xơ vữa mạch máu, chai não, thoái hóa võng mạc, viêm thận, hoại tử mô mềm, dị ứng… và thậm chí ung thư.Trong nghiên cứu của chúng tôi thì lượng đường trong máu tăng

Phạm Thu Hiền và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 21 - 26

25

chỉ chiếm đối với mức nặng 6%,vừa 12%,nhẹ 10% so với các nghiên cứu khác thì không có sự khác biệt.

AST và ALT thường liên quan đến viêm và/hoặc tổn thương tế bào gan, một tình trạng được coi là tổn thương tế bào gan. Tổn thương gan điển hình dẫn đến tình trạng rò gỉ men AST và ALT vào dòng máu.

Do AST được tìm thấy trong nhiều cơ quan khác ngoài gan bao gồm thận, cơ và tim, việc tăng mức AST không phải luôn luôn (nhưng thường) cho thấy có vấn đề về gan. Khi hoạt động thể lực mạnh cũng làm tăng nồng độ AST. Mặt khác, do ALT chủ yếu có ở gan nên nồng độ ALT cao hầu như luôn phản ánh tình trạng gan có vấn đề (tuy nhiên thì mức ALT bình thường không nhất thiết có nghĩa rằng gan bình thường. Điều này được đề cập ở phần sau).

Mặc dù có thể dự đoán được nhưng mức transaminase máu cao không phải luôn luôn biết mức độ viêm hoặc tổn thương gan. Đây là điểm quan trọng cần phải nhớ. Khoảng trung bình của AST và ALT tương ứng là 0-40 IU/l và 0-45 IU/l. (IU/l là đơn vị quốc tế trên lít và là cách thường được dùng nhiều nhất để định lượng những men đặc biệt này). Nhưng nếu một người có mức ALT là 50 IU/l không phải lúc nào cũng tốt hơn so với người có mức ALT 250 IU/l! Điều này do những xét nghiệm máu đánh giá sự tổn thương hoặc viêm gan được lấy mẫu vào những thời điểm đặc biệt. Ví dụ, nếu bị viêm gan và lấy mẫu vào thời điểm bệnh nhân mới uống rượu vài giờ trước khi lấy máu thì mức transaminase cao hơn nhiều lần so với những người không uống rượu. Cũng lý do tương tự, nếu gan đã bị tổn thương từ nhiều năm trước do uống rượu nhiều – kết quả xét nghiệm máu ngày hôm nay cho thấy bình thường có thể vẫn bị tổn thương gan.

Đi sâu hơn về vấn đề này, có nhiều yếu tố khác ngoài tổn thương gan có thể ảnh hưởng tới nồng độ AST và ALT. Ví dụ transaminase ở nam cao hơn nữ, nam giới Mỹ gôc Phi có mức AST cao hơn nam giới da trắng. Thậm

chí thời điểm lấy máu trong ngày cũng ảnh hưởng tới mức transaminase; dường như mức transaminase vào buổi sáng và trưa cao hơn vào buổi tối. Thức ăn hầu như không ảnh hưởng rõ rệt tới mức transaminase. Vì vậy, không khác biệt rõ rệt giữa lúc đói và lúc bình thường. Transaminase cũng có thể thay đổi theo ngày.

Tỷ lệ ALT và AST cũng có thể mang lại thông tin có giá trị liên quan đến mức độ và nguyên nhân bệnh gan. Hầu hết các bệnh gan thì mức tăng ALT cao hơn mức tăng AST nhưng có 2 trường hợp ngoại lệ. Xơ gan và nghiện rượu thì mức tăng AST cao hơn mức tăng ALT, thường tỷ lệ này là 2:1.

Mức tăng transaminase xảy ra do quá nhiều nguyên nhân nên chỉ giúp bác sĩ đưa ra một nhận định không rõ ràng. Cần phải làm thêm các xét nghiệm khác để xác định chính xác hơn xem gan bị bệnh gì. Những nguyên nhân sau có thể làm tăng mức transaminase. Hiện tại chưa có nghiên cứu nào nói rằng men gan cs ảnh hưởng đến tình trạng bệnh trứng ca. Trong nghiên cứu của chúng tôi thì thấy chiếm 5% (P>0.05) chưa có ý nghĩa thống kê.

Cholesterol là một chất mềm, bóng như sáp, tìm thấy trong các loại mỡ trong máu. Mỗi ngày cơ thể con người (nhất là gan) chế tạo ra khoảng 1g cholesterol. Phần lớn, cholesterol được đem vào cơ thể qua thức ăn như tròng đỏ trứng, thịt, cá, đồ biển, sữa nguyên chất. Trái cây, rau cải, đậu, hạt không có cholesterol.

Cholesterol là một phần quan trọng của cơ thể, được dùng trong cấu tạo của màng tế bào, của một số hormone và một số các công dụng khác trong cơ thể. Nhưng có quá nhiều cholesterol trong máu là một nguy cơ lớn, có khả năng gây bệnh về tim mạch, nhất là nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não.

Vì là chất mỡ, không hòa tan trong nước được, cholesterol và các chất mỡ như triglycerides, phải kết hợp với những khối tạp dễ tan trong nước là lipoprotein để dễ di chuyển trong máu. Vì thế, khi xét nghiệm lượng mỡ trong máu, ngoài tổng số cholesterol, người ta còn phân tích cholesterol

Phạm Thu Hiền và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 21 - 26

26

theo các loại lipoprotein trong máu.Trong nghiên cứu này chúng tôi cũng đề cập đến tình trạng rối loạn mỡ máu ảnh hưởng bệnh trứng cá nhưng chỉ chiếm 2,5% không có ý nghĩa thống kê.

Tóm lại:Trong các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng bệnh trứng cá chủ yếu là do yếu tố strees, ăn uống, không thấy sự khác biệt về các yếu tố chuyển hóa.

KẾT LUẬN

- Đặc điểm lâm sàng bệnh trứng cá chủ yếu là ở mức độ nhẹ 20% và vừa 24%.

- Gặp chủ yếu ở tuổi 18-25 tuổi 62%.

- Do thói quen thức khuya70%.

- Do hay ăn đồ ngọt đồ uống kích thích 54%.

- Mối liên quan chuyển hóa đường, mỡ men gan chưa ý nghĩa thống kê.

KIẾN NGHỊ

Đối với các bênh nhân trứng cá cần đẩy mạnh công tác giáo dục sức khỏe, hướng dẫn cách chăm sóc da, tránh các yếu tố tác động có thể làm nặng thêm tình trạng mụn.

Đối với thầy thuốc chuyên khoa, cần lưu ý đến những điểm khác biệt về mặt lâm sàng so với những bn tuổi dậy thì để có lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp. Bên cạnh đó, cần quan tâm đến khía cạnh tâm lý của người bệnh vì đây

là nhóm đối tượng thường bị tác động xấu về mặt tâm lý.

Trong tương lai, cần có thêm nhiều NC chuyên sâu hơn về bệnh trứng cá nhằm xác định tỉ lệ hiện mắc và các yếu tố liên quan đến phát sinh bệnh trong cộng đồng chung từ đó góp phần định hướng điều trị thích hợp trong điều kiện một nước đang phát triển như Việt Nam.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. Goulden.V (1997), “Post aldolescent acne: A rewiev of clinical features”, British Journal of dermatology, 136, pp. 66-70. [2]. Goulden.V (2001), “Prevalence of facial acne in adults”, Journal of the American Academic of Dermatology, 41, pp. 577-580 [3]. Huỳnh Kim Hiệu (2006), Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố nguy cơ của mụn trứng cá ở phụ nữ trưởng thành, luận văn tốt nghiệp y khoa, Đại học Y Dược TP HCM. [4]. Hoàng Văn Minh và CS(2007) “Đặc điểm lâm sàng và các các yếu tố nguy cơ của mụn trứng cá ở phụ nữ trưởng thành, luận văn tốt nghiệp y khoa, Đại học Y Dược TP HCM. [5]. Medscapedermatology (2004), “Acne comes of age: treament approaches for the adult population” [6]. Nguyễn Thị Thanh Nhàn (1999), Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan đến phát sinh bệnh trứng cá thông thường, Luận văn thạc sĩ khoa học Y- Dược học, Trường đại học Y khoa Hà Nội.

SUMMARY CLINICAL CHARACTERISTICS OF FISH EGGS AND DISEASE R ELATED TO THE TRANSFER OF GOODS ON PATIENT CLINIC AT HOSPITAL OF THAI NGUYEN UNIVERSITY OF MEDICINE AND PHARMACY

Pham Thu Hien*, Nguyen Quy Thai, Nguyen Thi Thu Hoai College of Medicine and Pharmacy - TNU

Introduction : Several epidemiological studies recently showed that the increase in the rate of acne in all age. Method: a case series report. Examining all cases of patients diagnosed with acne during the period from 1 / 2011 to 12/2011. Results: 50 cases of acne patients were surveyed. The average age of patients was 18-25 years old. Most women who have acne more than men accounted for 62%. The disease is mainly encountered in 40% mild, 48% severe. Late often do worse 70%, or 54% coffee. Conclusion: Most cases of acne, mild to moderate. Most patients are at higher education level. Keywords: Acne, clinical characteristics

*

Nguyễn Quý Thái và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 27 - 33

27

NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN QUAN GI ỮA BỆNH SẨN NGỨA NỘI SINH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ CHUYỂN HÓA TẠI KHOA DA LI ỄU BỆNH VI ỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

Nguyễn Quý Thái1*, Hà Thị Thanh Nga2, Nguyễn Thị Hải Yến2

1Trường Đại học Y Dược – ĐH Thái Nguyên 2Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên

TÓM TẮT

Mục tiêu: mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh sẩn ngứa nội sinh và tìm hiểu mối liên quan với một số chỉ số chuyển hoá (glucid, lipid, glucid). Đối tượng và phương pháp: gồm 32 bệnh nhân sẩn ngứa nội sinh (cỡ mẫu thuận tiện) nằm điều trị nội trú tại khoa Da liễu - Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên từ 03/2011 đến 8/2011. Thiết kế nghiên cứu: mô tả tiến cứu trên bệnh nhân về một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số chỉ số về chuyển hóa. Kết quả: bệnh chủ yếu gặp ở tuổi trung niên (93,4%). Bệnh nhân có tiền sử cao huyết áp chiếm tỷ lệ 18,7%, rối loạn chuyển hóa lipid 9,4%, bệnh tiểu đường 6,3%. Mô hình lâm sàng gồm: Ngứa (100%), sẩn huyết thanh 100%, sẩn đỏ 78,1%, vẩy tiết, trợt chảy dịch 71,9%, dày da lichen hóa 53,1%, sẩn cục - sẹo 43,7%. Vị trí tổn thương: thân mình 50%, toàn thân 25%, tay và chân 25%. Tỷ lệ bệnh nhân có tăng bạch cầu (đa nhân): 34,4%, rối loạn men gan (SGOT, SGPT) 37,5%, có hình ảnh siêu âm gan - mật bất thường 46,9%. Mô hình rối loạn chỉ số chuyển hóa: Cholesterol 50%, LDL-C 31,3%, Glucose 15,6%, Triglycerit 12,5%, Protein TP (giảm) 12,5%, Albumin (giảm) 12,5%, HDL-C 6,3%, Ure, Creatinin 3,1%. Kết luận: hình thái lâm sàng bệnh sẩn ngứa nội sinh chưa có thay đổi gì đặc biệt, nhưng tỷ lệ bệnh nhân có rối loạn một số chỉ số chuyển hóa glucid, lipit, protid là khá cao. Tác giả khuyến nghị: cần phát hiện triệt để các rối loạn cận lâm sàng nói chung, chuyển hóa nói riêng, góp phần nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị trong bệnh sẩn ngứa. Từ khóa: Sẩn ngứa, chuyển hóa, glucid, lipid, protid.

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Sẩn ngứa (Prurigo) là một trong những bệnh ngoài da thường gặp, có xu thế gia tăng và chiếm khoảng từ 30% - 45% trong các bệnh da liễu đến khám tại các phòng khám chuyên khoa [1], [4], [6]. Bệnh gây ngứa nhiều làm cho người bệnh ăn, ngủ kém kéo dài có thể dẫn tới hậu quả cơ thể mệt mỏi, suy kiệt, …và nói chung là làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh [7], [10]. Theo nhiều tác giả, bệnh sẩn ngứa nội sinh có căn nguyên không phải là các tác nhân bên ngoài, mà do các rối loạn bệnh lý bên trong cơ thể gây ra (chiếm tới 50% các trường hợp sẩn ngứa nội sinh): bệnh gan, thận, rối loạn tiêu hoá, các yếu tố tâm sinh lý - xã hội; hoặc các rối loạn chuyển hóa, nội tiết như đái tháo *

đường, mỡ máu tăng cao…[2], [3], [8], [9], [11]. Vì vậy, nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng cũng như mối liên quan với các rối loạn chuyển hóa, làm cơ sở giúp cho việc định hướng chẩn đoán bệnh một cách có hệ thống và toàn diện nhằm góp phần nâng cao chất lượng điều trị trong bệnh sẩn ngứa nội sinh là vấn đề cần thiết. Xuất phát từ vấn đề trên chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm mục tiêu sau:

1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh sẩn ngứa nội sinh tại Khoa Da liễu - Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên.

2. Tìm hiểu mối liên quan giữa bệnh sẩn ngứa nội sinh và một số yếu tố chuyển hoá (glucid, lipid và glucid) tại địa điểm nghiên cứu nói trên.

Phạm Thu Hiền và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 21 - 26

28

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu

Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán là sẩn ngứa nội sinh nằm điều trị nội trú tại khoa Da liễu - Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên. Thời gian nghiên cứu: từ 03/2011 đến 8/2011.

Tiêu chuẩn chẩn đoán: dựa vào triệu chứng lâm sàng kinh điển:

- Cơ năng: Bệnh nhân có ngứa

- Tổn thương căn bản (TTCB): sẩn huyết thanh, sẩn đỏ, vết xước, chợt, chảy dịch, vết thâm hoặc sẹo, sẩn cục, hay dày da và thâm da, tổn thương này có thể đứng riêng rẽ hoặc tập trung thành đám, mảng trên cơ thể. Vị trí tổn thương: chân tay, thân người, các nếp gấp, toàn thân.

Tiêu chuẩn loại trừ: Sẩn ngứa trẻ em, sẩn ngứa ở phụ nữ có thai, sẩn ngứa do các nguyên nhân bên ngoài (tìm được nguyên nhân).

Phương pháp nghiên cứu

Loại nghiên cứu: mô tả tiến cứu.

Cỡ mẫu nghiên cứu: thuận tiện, bao gồm các bệnh nhân được chẩn đoán sẩn ngứa nội sinh đang nằm điều trị nội trú tại Khoa Da liễu - BVĐKTƯ Thái Nguyên.( tối thiểu n>=30).

Chọn mẫu: chủ đích (mẫu toàn bộ).

Các chỉ tiêu nghiên cứu:

- Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng:

+ Phân bố bệnh nhân theo tuổi, giới, tiền sử bệnh lý nội khoa, mô hình tổn thương lâm sàng, vị trí tổn thương ...

+ Tỷ lệ bệnh nhân sẩn ngứa có rối loạn một số chỉ số sinh hóa máu (chức năng gan, thận) và một số rối loạn một số chỉ số cận lâm sàng khác (công thức máu, siêu âm gan - mật, XQ tim phổi, chức năng gan, thận…).

- Liên quan giữa bệnh sẩn ngứa nội sinh và một số yếu tố chuyển hóa glucid, lipid, protid.

+ Mô hình rối loạn bất thường về một số chỉ số chuyển hóa (glucid, lipid, protid) trong bệnh sẩn ngứa nội sinh.

+ Tương quan giữa mức độ bệnh sẩn ngứa và một số chỉ số chuyển hóa glucid, lipid, protid và một số chỉ số sinh hóa máu khác (Glucose, Cholesterol, Triglycerit, HDL-C, LDL-C, SGOT, SGPT, Ure, Creatinin, Protein TP, Albumin).

Kỹ thuật nghiên cứu:

- Sử dụng mẫu phiếu nghiên cứu, dựa trên khám lâm sàng, phỏng vấn và tham khảo hồ sơ bệnh án của tất cả các bệnh nhân sẩn ngứa nội sinh điều trị nội trú tại khoa Da liễu trong thời gian nghiên cứu để thu thập các thông tin cần thiết phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu.

- Tất cả các bệnh nhân chẩn đoán sẩn ngứa nội sinh đều được làm các xét nghiệm: công thức máu (SLBC, BCĐNTT), nước tiểu (cặn, 10 thông số, protein), chụp XQ tim phổi, siêu âm gan- mật, và các chỉ số sinh hoá liên quan đến chuyển hoá (glucose máu lúc đói, cholesterol, trirglycerid, HDL-C, HDL-L, protid máu TP, albumin máu , SGOT, SGOP, ure, creatinin) tại khoa Huyết học, Sinh hoá và Chẩn đoán hình ảnh thuộc Bệnh viện ĐKTƯ Thái Nguyên.

+ Xét nghiệm (XN) Công thức máu ( SLBC, BCĐNTT): được thực hiện trên máy phân tích tự động Celltax Fe - Nhật.

+ XN Nước tiểu: thực hiện trên máy Clintex, Hãng Bayer - Đức.

+ XN Sinh hóa máu (glucose máu lúc đói, cholesterol, triglycerid, HDL-C, HDL-L, protid máu TP, albumin máu , SGOT, SGOP, ure, creatinin): được thực hiện trên máy phân tích đa thông số AU 640, Hãng Olympus - Nhật.

+ Các kỹ thuật XN cận lâm sàng khác (XQ, siêu âm) được thực hiện theo kỹ thuật thường quy.

2.6 Cách xác định một số chỉ số nghiên cứu:

- Mức độ bệnh sẩn ngứa được quy ước dựa vào tổn thương căn bản (TTCB) trên da và chia theo 4 mức độ như sau:

Mức độ bệnh nhẹ: TTCB chỉ đơn thuần có sẩn huyết thanh.

Mức độ bệnh vừa: TTCB có sẩn huyết thanh + sẩn phù (mày đay).

Nguyễn Quý Thái và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 27 - 33

29

Mức độ bệnh nặng: TTCB có sẩn huyết thanh + sẩn cục.

Mức độ bệnh rất nặng: TTCB có sẩn huyết thanh + sẩn cục + dày da lichen hóa.

- Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường: dựa theo hiệp hội đái tháo đường Hoa kỳ:

Đường máu lúc đói ≥ 126mg/dl (7.0 mmol/l). Trong trường hợp bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường và đang điều trị thuốc hạ đường máu cũng được chẩn đoán là đái tháo đường.

- Tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO):

Huyết áp tâm thu >= 140mmHg và huyết áp tâm trương >=90mmHg.

-Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn lipid máu theo APT III:

+ Cholesterol toàn phần >6,2mmol/l; Triglycerid >=2,4 mmol/l.

+ HDL-C <1mmol/l, LDL-C >=4,2 mmol/l

Xử lý số liệu: Theo phương pháp thông kê y học, dựa trên phần mềm thống kê STATA 13.0

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Bảng 1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi, giới

Giới Tuổi

Nam Nữ Tổng Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %

19-45 0 0 2 6,5 2 6,5

45-60 10 31,5 3 9,4 13 40,6 >60 13 40, 6 4 12, 5 17 53,1 Tổng 22 71,9 10 28,1 32 100,0

Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ bệnh nhân sẩn ngứa ở nam giới chiếm 71,9%, cao hơn nữ (28,1%) và chủ yếu gặp ở tuổi ≥ 45 (93,7%).

Bảng 2. Phân bố bệnh nhân theo địa dư và dân tộc

Dân tộc Địa dư

Kinh Khác T ổng

Số lượng % Số lượng % Số lượng %

Nông thôn 8 25,0 3 9,4 11 34,4

Thành thị 21 65,6 0 0,0 21 65,4

Tổng 29 90,6 3 9,4 32 100,0

Nhận xét: Kết quả nghiên cứu ở bảng 2 cho thấy tỷ lệ mắc bệnh sẩn ngứa ở thành thị (65, 6%) cao hơn nông thôn (34, 4%), tỷ lệ dân tộc kinh chiếm 90,6%.

Bảng 3. Phân bố bệnh nhân theo tiền sử bệnh nội khoa

Tiền sử bệnh Số lượng

Tỷ lệ % Bệnh tiểu đường 2 6, 3

Bệnh tăng huyết áp 6 18,7 Bệnh RLCH Lipid 3 9,4 Bình thường 21 65,6

Tổng 32 100,0

Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy bệnh nhân sẩn ngứa có mắc kèm theo các bệnh nội khoa khác gồm: tiểu đường chiếm tỷ lệ 6,3%, tăng huyết áp 18,7% và rối loạn chuyển hóa lipid 9,4

Nguyễn Quý Thái và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 27 - 33

30

Bảng 4. Mô hình tổn thương lâm sàng bệnh sẩn ngứa nội sinh

Tỷ lệ Tri ệu chứng

Số lượng (n = 32)

Tỷ lệ %

Ngứa 32 100,0

Sẩn huyết thanh 32 100,0

Sẩn đỏ 25 78,1

Vẩy tiết 23 71,9

Trợt, chảy dịch 23 71,9

Dày da-lichen hóa 17 53,1

Sẩn cục, sẹo 14 43,7

Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy 100% bệnh nhân sẩn ngứa có triệu chứng ngứa và có tổn thương sẩn huyết thanh; sẩn đỏ (mày đay): 78,1%; vẩy tiết 71,9%; chợt chảy dịch; dày da 53,1%; sẩn cục, sẹo 43,7%.

Bảng 5: Phân bố bệnh nhân sẩn ngứa nội sinh theo vị trí tổn thương

Tỷ lệ Vị trí

Số lượng

Tỷ lệ %

Thân người 16 50,0

Chân, tay 8 25,0

Toàn thân 8 25,0

Tổng 32 100

Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ vị trí thường gặp trong bệnh sẩn ngứa chủ yếu là thân người chiếm 50,0%, tứ chi 25,0%, phân bố toàn thân 25,0%.

Bảng 6: Tỷ lệ bệnh nhân sẩn ngứa có rối loạn bất thường về một số chỉ số cận lâm sàng

Tỷ lệ bệnh nhân sẩn ngứa

Chỉ số cận lâm sàng

Số lượng

Tỷ lệ %

Siêu âm gan mật (n = 32) 15 46,9

SGOT, SGPT (n = 32) 12 37,5

CTM (SLBC) (n = 32) 11 34,4

X-Quang tim phổi (n = 32) 1 3,1

Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ bệnh nhân có hình ảnh siêu âm gan - mật bất thường 46,9%; thay đổi công thức máu (chủ yếu số lượng bạch cầu đa nhân tăng) chiếm tỷ lệ 34,4%.

Bảng 7. Mô hình các rối loạn bất thường một số chỉ số chuyển hóa (glucid, lipid, protid) trong

bệnh sẩn ngứa nội sinh (n = 32)

Rối loạn Chỉ số cận lâm sàng

Số lượng Tỷ lệ %

Cholesterol 16 50, 0 LDL - C 10 31,3 Glucose 5 15,6

Triglycerit 4 12,5

Protein toàn phần 4 12,5

Albumin 4 12,5

HDL - C 2 6,3

Ure, Creatinin 1 3,1

Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy mô hình rối loạn bất thường về chỉ số chuyển hóa trong bệnh nhân sẩn ngứa gồm: Cholesterol là 50,0%, LDL-C 31,3%, Glucose 15,6%, Triglycerid, Albumin và Protein TP là 12,5%; các rối loạn khác thấy ít gặp hơn.

Bảng 8. Tương quan giữa mức độ bệnh sẩn ngứa với một số chỉ số chuyển hóa (glucid, lipid, protid)

và một số chỉ số cận lâm sàng khác (men gan)

Cặp tương quan Hệ số tương

quan (R spearman)

p

MĐB-Glucose -0,52 >0,05

MĐB-Cholesterol -0.21 >0,05

MĐB-Triglycerit -0,01 >0,05

MĐB-HDL-C -0,04 >0,05

MĐB-LDL-C -0,37 >0,05

MĐB-Ure -0,34 >0,05

MĐB-Creatinin -0,1 >0,05

MĐB-Protein TP -0,14 >0,05

MĐB-Albumin -0,22 >0,05

MĐB-SGOT -0,09 >0,05

MĐB-SGPT 0,07 >0,05

Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy chưa thấy có sự tương quan giữa một số chỉ số về chuyển hóa (glucid, lipid, protid) và chỉ số cận lâm sàng khác (men gan, thận) với mức độ bệnh trong bệnh sẩn ngứa nội sinh (với p>0,05,… và p>0,05).

Nguyễn Quý Thái và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 27 - 33

31

BÀN LUẬN

Kết quả nghiên cứu (bảng 1) cho thấy: Đa số bệnh nhân mắc bệnh sẩn ngứa nội sinh gặp ở tuổi trung niên: 93,4% (trong đó trên 60 tuổi chiếm 53,1%). Kết quả này hoàn toàn phù hợp với y văn và kết quả của nhiều nghiên cứu khác [4], [6], [10]. Có thể ở lứa tuổi này, sự lão hóa các cơ quan bộ phận trong cơ thể đang diễn ra với tốc độ khá nhanh vì thế cũng không tránh khỏi có nhiều rối loạn, nhất là các rối loạn chức năng, rối loạn chuyển hóa và nội tiết… Và như vậy khả năng mắc bệnh sẩn ngứa trong nhóm đối tượng này chiếm tỷ lệ cao cũng là phù hợp.

Kết quả ở bảng 3 cho thấy tỷ lệ bệnh nhân sẩn ngứa có tiền sử mắc các nội khoa là khá cao: huyết áp cao: 18,7%, rối loạn chuyển hóa lipid 9,4% và bệnh tiểu đường 6,3%. Kết quả của chúng tôi cũng tương tự như kết quả nghiên cứu của Trần Việt Đệ, Lê Thành Khánh Hải và nhiều tác giả khác [4], [5], [6], [9]. Thông tin này đã góp phần làm phong phú thêm kiến thức sinh bệnh học của bệnh sẩn ngứa nội sinh - một bệnh mà cơ chế của những rối loạn gây ra sẩn ngứa còn khá phức tạp, thậm chí còn nhiều khia cạnh chưa được rõ ràng [8].

Kết quả nghiên cứu (bảng 5, 6) cho thấy mô hình tổn thương lâm sàng bệnh sẩn ngứa gồm: 100% bệnh nhân có ngứa và sẩn huyết thanh, sẩn đỏ 78,1%, vẩy tiết, trợt chảy dịch 71,9%, dày da lichen hóa 53,1%, thâm da, sẩn cục hoặc 43,7%. Vị trí tổn thương gặp nhiều nhất ở thân người chiếm 50%, toàn thân 25%, tay và chân 25%. Kết quả này cũng phù hợp với y văn và nhận xét của nhiều tác giả khác [4], [6], [7], [9]. Như vậy bước đầu chúng tôi cho rằng hình thái lâm sàng bệnh sẩn ngứa cho đến nay cũng chưa thấy có sự thay đổi gì đặc biệt.

Kết quả nghiên cứu (bảng 7) cho thấy tỷ lệ bệnh nhân sẩn ngứa có rối loạn công thức máu (tăng bạch cầu đa nhân) là 34,4%. Phải chăng khi bị bệnh sẩn ngứa, bệnh nhân gãi nhiều đã làm da bị trầy xước, trợt, chảy dịch nên có thể sẽ dễ gây nhiễm khuẩn da phối

hợp. Nhưng mặt khác vấn đề này cũng nên được nghiên cứu thêm, nhất là khai thác sâu hơn về lâm sàng cũng như cận lâm sàng nhằm phát hiện triệt để những ổ nhiễm khuẩn trong cơ thể người bệnh. Bởi vì chính những nhiễm trùng tiềm tàng bên trong cơ thể cũng đã là những tác nhân có thể góp phần vào quá trình phát sinh, phát triển của bệnh sẩn ngứa nội sinh [10]. Tỷ lệ bệnh nhân sẩn ngứa có rối loạn men gan (SGOT, SGPT) chiếm 37,5%; cùng với có hình ảnh siêu âm gan mật bất thường là 46,9%. Kết quả này khá phù hợp với thông báo của Rowland Payne CM và nhiều tác giả khác (các rối loạn chức năng gan chiếm tới 50% các trường hợp sẩn ngứa nội sinh) [9].

Kết quả ở bảng 8 cho thấy mô hình các rối loạn bất thường xét nghiệm sinh hóa máu ở một số chỉ số chuyển hóa (glucid, lipid, protid) trong bệnh sẩn ngứa nội sinh gồm: Cholesterol 50%, LDL-C 31,3%, Glucose 15,6%, Triglycerit 12,5%, Protein TP (giảm) 12,5%, Albumin (giảm) 12,5%, HDL - C 6,3%, Creatinin 3,1%. Mặc dù còn thấy rất ít các nghiên cứu về mô hình các rối loạn chuyển hóa trong bệnh sẩn ngứa nội sinh đã công bố để so sánh, nhưng chúng tôi cho rằng kết quả trên cũng hoàn toàn phù hợp với nhận xét của Cohen JB, … và Greither A: Các rối loạn chuyển hóa (glucid, lipid) và nội tiết đóng vai trò quan trọng trong sinh bệnh học bệnh sẩn ngứa nội sinh [2], [5]. Như vậy có thể thấy trong thực hành lâm sàng bệnh sẩn ngứa nội sinh, ngoài thuốc điều trị kinh điển được lựa chọn là glucocorticoids, việc phát hiện các rối loạn cận lâm sàng nói chung, các rối loạn chuyển hóa nói riêng, sẽ góp phần định hướng cho việc chẩn đoán có hệ thống và toàn diện, nhằm góp phần nâng cao chất lượng điều trị bệnh sẩn ngứa nội sinh - một bệnh được coi là mạn tính và khó chữa cũng luôn là vấn đề cần thiết.

Tuy kết quả ở bảng 9 cho thấy chưa có sự tương quan giữa giữa một số chỉ số chuyển hóa glucid, lipid và protid với mức độ bệnh trong bệnh sẩn ngứa nội sinh. Nhưng, theo chúng tôi vấn đề này nên vẫn cần được

Nguyễn Quý Thái và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 27 - 33

32

nghiên cứu thêm trong thời gian tới vì có thể trong nghiên cứu này do cỡ mẫu còn là khiêm tốn.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu 32 trường hợp bệnh nhân sẩn ngứa nội sinh điều trị nội trú tại khoa Da liễu - Bệnh viên ĐKTƯ Thái Nguyên từ 3/2011 đến 7/2011 chúng tôi có một số kết luận sau:

Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh sẩn ngứa nội sinh

Bệnh sẩn ngứa nội sinh chủ yếu gặp ở tuổi trung niên (93,4%). Tỷ lệ bệnh nhân sẩn ngứa có tiền sử huyết áp cao: 18,7%, rối loạn chuyển hóa lipid 9,4% và bệnh tiểu đường 6,3%.

Mô hình lâm sàng bệnh sẩn ngứa gồm: Ngứa (100%), sẩn huyết thanh 100%, sẩn đỏ 78,1%, vẩy tiết, trợt chảy dịch 71,9%, dày da lichen hóa 53,1%, sẩn cục - sẹo 43,7%. Vị trí tổn thương ở thân người 50%, toàn thân 25%, tay và chân 25%.

Tỷ lệ bệnh nhân có rối loạn công thức máu (tăng bạch cầu đa nhân) là 34,4%, rối loạn men gan (SGOT, SGPT): 37,5%, có hình ảnh siêu âm gan - mật bất thường: 46,9%.

Liên quan giữa bệnh sẩn ngứa nội sinh và một số chỉ số chuyển hoá glucid, lipid, protid Mô hình rối loạn một số chỉ số chuyển hóa trong bệnh sẩn ngứa nội sinh: Cholesterol 50%, LDL-C 31,3%, Glucose 15,6%, Triglycerit 12,5%, Protein TP (giảm) 12,5%, Albumin (giảm) 12,5%, HDL - C 6,3%.

Chưa thấy có sự tương quan giữa giữa một số chỉ số chuyển hóa glucid, lipid và protid với mức độ bệnh trong bệnh sẩn ngứa nội sinh (với p>0,05).

KHUYẾN NGHỊ

- Cần phát hiện triệt để các rối loạn cận lâm sàng nói chung và rối loạn chuyển hóa nói riêng trong thực hành lâm sàng, góp phần

nâng cao chất lượng điều trị toàn diện bệnh sẩn ngứa nội sinh.

- Cần tiếp tục nghiên cứu thêm về mối liên quan giữa bệnh sẩn ngứa nội sinh với các yếu tố rối loạn cận lâm sàng nói chung, rối loạn chuyển hóa nói riêng.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. Bộ môn Da liễu - Trường Đại học Y Hà Nội (1994), “Sẩn ngứa”, Bệnh Da liễu, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 87-91 . [2]. Cohen JB, Janniger CK, Piela Z, ...(1999), “Dermatologic correlates of selected metabolic events”, J Med, 30 (3-4):149-56. [3]. Dazzi C, Erma D, Piccinno R,… (2010), "Psychological factors involved in prurigo nodularis: A pilot study”, J Dermatolog Treat, (4): 211-4. [4]. Trần Việt Đệ (2008), Tỷ lệ hiện mắc và các yếu tố liên quan đến bệnh da ở người nhiều tuổi tại trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ người già và tàn tật Thạch Lộc, TP. Hồ Chí Minh, Luận văn BS CKII, Trường Đại học Y Dược, TP. HCM. [5]. Greither A (1980), “Pruritus and prurigo”, Hautarzt, Jul;31(7):397- 405. [6]. Lê Thành Khánh Hải (2008), Tỷ lệ bệnh da và các yếu tố liên quan ở người lớn béo phì tại phòng khám béo phì viện Y Dược học Dân tộc - TP. HCM, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược, TP. HCM. [7]. Nguyễn Xuân Hiền, Nguyễn Cảnh Cầu,… (1996), Bệnh da người già - Bệnh da và hoa liễu, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tập II, tr 234-238. [8]. Lee MR, Shumack S (2005), “Prurigo nodularis: a review”, Australas J Dermatol, 46(4):211-18. [9]. Rowland Payne CM, Wilkinson JD, McKee PH, ...(1985), “Nodular prurigo - a clinicopathological study of 46 patients”, Br J Dermatol, 113(4): 431-9. [10]. Nguyễn Quý Thái, Phạm Công Chính, Trần Văn Tiến (2011), Bệnh da miễn dịch - dị ứng, Nhà xuất bản Dân trí, Hà Nội, tr 98 -103. [11]. Winton GB, Lewis CW, (1982), “Dermatoses of pregnancy”, J Am Acad Dermatol, Jun: 6 (6): 977 - 98.

Nguyễn Quý Thái và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 27 - 33

33

SUMMARY STUDY ON RELATIONSHIP BETWEEN ENDOGENOUS PRURIGO AND SOME METABOLISM FACTORS AT THE DEPARTMENT OF DERMATOLOGY IN THAINGUYEN CENTRAL GENERAL HOSPITAL

Nguyen Quy Thai1*, Ha Thi Thanh Nga2, Nguyen Thi Hai Yen2

1Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy 2Thai Nguyen National General Hospital

Objective: To describe several clinical and subclinical characteristics of endogenous prurigo and to understand relationship of this disease with some metabolism factors (glucid, lipid and protid....). Subjects and method: 32 patient with endogenous prorigo (convenience sampling) treated at Department of Dermatology in Thai Nguyen Central General Hospital between March, 2011 and August, 2011. Prospectively descriptive study design on patients about several clinical and subclinical characteristics as well as metabolism indices. Result: This disease was often occurred in middle age (93.4%). The rate of patient with the history of hypertension was 18.7%, with lipid metabolism disorders was 9.4% and with diabetes was 6.3%. Clinical model included: itching (100%), pustule with the serum (100%), red pustule (78.1%), scab and slippery skin (71.9%), a thick skin of Lichen (53.1%), scar- nodule pustule (43.7%). Lesion positions: Body (50%), all the body (25%), arm and leg (25%). Percentage of patients with elevated polymorph nuclear leukocyte was 34.4%, disorders of liver enzymes ( SGOT, SGPT) were 47.5%, abnormal liver and bile ultrasound pictures were 46.9%. The model of metabolism index disorders: cholesterol disorders (50%), disorders of LDL-C (31.3%, glucose disorders (15.6%), triglyceride disorders (12.5%), dropped total protein (12.5%), dropped albumin (12.5%), HDL-C (6.3%), urea, creatinin (3.1%). Conclusion: Clinical form of endogenous prorigo was specially not changed, however, the percentage of patients with glucid, lipid, protid metabolism disorders was rather high. It is recommended that it ssary to strictly find out sub clinical disorders in general and metabolism disorders in particular, helping systematic and all- sided diagnosis in order to improve the quality of treatment of prurigo. Key words: Prurigo, metabolism, glucid, lipid, protid.

*

Nguyễn Quý Thái và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 27 - 33

34

Nguyễn Thị Thu Hoài và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 35 - 40

35

KHẢO SÁT MỐI LIÊN QUAN GI ỮA ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG B ỆNH ZONA VÀ MỘT SỐ RỐI LO ẠN CHUYỂN HOÁ (GLUCID, LIPID, PROTID ) TẠI KHOA DA LI ỄU - BỆNH VI ỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN Nguyễn Thị Thu Hoài*, Nguyễn Quý Thái Trường Đại học Y- Dược – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Mục tiêu: mô tả một số đặc điểm lâm sàng bệnh zona và bước đầu khảo sát mối liên quan với một số chỉ số chuyển hoá glucid, lipid, protid. Đối tượng và phương pháp: gồm 38 bệnh nhân zona (cỡ mẫu thuận tiện) nằm điều trị nội trú tại khoa Da liễu - Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên từ 10/ 2010 đến 7/2011. Thiết kế nghiên cứu: mô tả tiến cứu trên bệnh nhân về một số đặc điểm lâm sàng và chỉ số về chuyển hoá. Kết quả: Đặc điểm lâm sàng: tỷ lệ bệnh nhân zona có mảng da viêm đỏ là 100%, mụn nước thành chùm 100%,bọng nước 92,1%. vẩy tiết 21,1%; vị trí tổn thương: liên sườn 42,1%, đầu- mặt- cổ 23,7%, thắt lưng, sinh dục- đùi 15,8%, ngực cánh tay 10,5%, tai 7,9%; toàn thân: đau 100%, sưng hạch lân cận 68,4%, sốt 5,3%, mệt mỏi 21,1%. Tỷ lệ bệnh nhân zona có rối loạn bất thường cholesterol là 46,6%, triglycerid 53,4%, glucose 10,8% albumin 20%. Chưa thấy có sự tương quan giữa một yếu tố chuyển hoá (cholesterol, triglycerid, glucose) với mức độ bệnh, mức độ đau và diện tích tổn thương trong bệnh zona (với p>0,05). Kết luận: Tỷ lệ bệnh nhân zona có rối loạn một số chỉ số chuyển hoá glucid, lipid và protid là khá cao. Tác giả khuyến nghị: Cần phát hiện triệt để các rối loạn chuyển hoá, góp phần định hướng nâng cao chất lượng trong chăm sóc và điều trị bệnh zona. Từ khoá: Zona, chuyển hoá, glucid, lipid, protid.

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Bệnh Zona là một bệnh nhiễm trùng da do vi rút Varicella Zoster gây nên. Trên 90% người lớn ở Hoa Kỳ có chứng cứ huyết thanh về việc nhiễm Varicella Zoster virút và đều có nguy cơ bị Zona. Số mới mắc Zona hàng năm vào khoảng 1,5- 3 trường hợp/1000 người. Nguy cơ mắc Zona trong suốt cuộc đời ước tính là 10- 20% [7].Ở Việt Nam, bệnh Zona chiếm 41,35% tổng số bệnh da do virút, chiếm 5,33% trong tổng số các bệnh da điều trị nội trú tại viện Da liễu quốc gia từ 1994- 1998 [2]. Bệnh Zona có xu hướng ngày càng tăng lên [5].

Bệnh thường gặp ở những người cao tuổi, người suy giảm miễn dịch. Thương tổn da lan toả, nặng ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch, do dùng corticoid kéo dài, hoá trị liệu điều trị ung thư, bệnh nhân HIV/ADIS...[2], [3], [7].

*

Bệnh Zona đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu về nhiều khía cạnh như lâm sàng, căn nguyên gây bệnh, các biến chứng, các thuốc và chiến lược điều trị. Tuy nhiên, còn ít tác giả nghiên cứu mối liên quan giữa bệnh zona với các rối loạn chuyển hoá. Xuất phát từ lí do trên, chúng tôi tiên hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng bệnh Zona và một số rối loạn chuyển hoá (glucid, lipid, protid).

Mục tiêu:

1. Tìm hiểu một số đặc điểm lâm sàng bệnh Zona tại khoa Da liễu bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên.

2. Bước đầu khảo sát mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng bệnh Zona và một số rối loạn chuyển hoá glucid, lipid, protid

ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu: tất cả bệnh nhân Zona điều trị nội trú tại khoa Da liễu bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên

Nguyễn Thị Thu Hoài và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 35 - 40

36

- Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu:

* Bệnh nhân được chẩn đoán xác định là Zona nằm điều trị nội trú tại khoa Da liễu.

* Bệnh nhân đồng ý tham gia vào nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu: Khoa Da liễu Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên

- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 10/2010 đến tháng 7/2011

Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả tiến cứu

- Mẫu nghiên cứu: chọn mẫu thuận tiện

- Kỹ thuật thu thập số liệu: hỏi bệnh, khám lâm sàng, xét nghiệm và ghi các kết quả nghiên cứu vào phiếu bệnh án (theo mẫu).

- Chỉ tiêu nghiên cứu

Phân bố bệnh nhân theo tuổi, giới, đau tiền triệu, vị trí, mức độ thương tổn da, thương tổn cơ bản, mức độ đau, mức độ bệnh, triệu chứng kèm theo: sốt, nổi hạch lân cận, mệt mỏi... các chỉ số về xét nghiệm máu: glucose, triglycerid, cholesterol, albumin.

- Kỹ thuật xét nghiệm

Các xét nghiệm được tiến hành trên máy xét nghiệm sinh hoá máu Au 640 tại khoa xét nghiệm Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên.

Glucose bình thường : 3,6- 6,4 mmol/l

Triglycerid bình thường: 0,46- 1,8 mmol/l

Cholesterol bình thường: 3,9- 5,2 mmol/l

Protein TP bình thường: 65- 82 g/l

Albumin bình thường: 35- 50 g/l

- Cách xác định một số chỉ số nghiên cứu

+ Cách xác định mức độ thương tổn:

Xác định mức độ tổn thương theo quy tắc bàn tay của Blokine và Glumov: 1 lòng bàn tay của bệnh nhân tương ứng với 1% diện tích cơ thể. Cụ thể như sau:

- Mức độ tổn thương nhẹ: < 1% diện tích cơ thể

- Mức độ tổn thương vừa: 1- 2% diện tích cơ thể

- Mức độ tổn thương nặng: > 2% diện tích cơ thể

+ Mức độ đau:

- Thang điểm đau trung bình theo chỉ số Likert.

- Mức độ đau theo nhóm tuổi.

- Dựa vào thang điểm đau Likert so sánh số thay đổi bằng lời nói và những số hành vi để đánh giá thang điểm đau và mức độ đau.

Thang điểm đau Likert có 11 điểm, từ 0 (không đau/ bình yên) đến 10 (đau nhiều nhất/ kêu la, choáng).

Chia 3 mức độ đau dựa theo thang điểm đau Likert:

Mức độ đau nhẹ ≤ 4 điểm

Mức độ đau vừa: 5 – 6 điểm

Mức độ đau nặng: ≥ 7 điểm

+ Mức độ bệnh:

*Mức độ bệnh nhẹ:

- Mức tổn thương nhẹ(DTTT):<1% DTCT ( Diện tích cơ thể)

- Chỉ số đau Likert ở mức nhẹ: ≤ 4

- Không sưng hạch phụ cận.

- Không sốt, không mệt

- Không có tổn thương thần kinh ngoại vi

- Chất lượng cuộc sống: bình thường hoặc ảnh hưởng ít

Cách tính thang điểm đau Likert

Cường độ đau Cảm nhận đau của bệnh nhân Những hành vi và biểu hiện của bệnh nhân 0 điểm Không đau Biểu hiện bình yên

1 – 2 điểm Đau ít nhất Bệnh nhân hơi khó chịu

3 – 4 điểm Đau ít Nhăn mặt

5 – 6 điểm Đau vừa Rên rỉ

7 – 8 điểm Đau nặng Kêu la

9 – 10 điểm Đau dữ dội Bệnh nhân có thể bị choáng

Nguyễn Thị Thu Hoài và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 35 - 40

37

* Mức độ bệnh vừa: - Mức tổn thương vừa : 1-2 DTCT - Chỉ số đau Likert ở mức vừa: 5-6 - Không sưng hạch - Không sốt, không mệt - Không có tổn thương thần kinh ngoại vi - Chất lượng cuộc sống: ảnh hưởng vừa * Mức độ bệnh nặng - Mức tổn thương nặng (DTCT) : >2 DTCT - Chỉ số đau Likert ở mức nặng: ≥ 7. - Có sưng hạch phụ cận hoặc không - Có sốt hoặc không, có mệt hoặc không mệt. - Không có tổn thương thần kinh ngoại vi - Chất lượng cuộc sống: ảnh hưởng nhiều. Xếp mức độ bệnh khi có ≥ 3 tiêu chuẩn. - Kỹ thuật thu thập số liệu

Thu thập số liệu theo mẫu phiếu thống nhất, thông qua khám lâm sàng, xét nghiệm sinh hoá máu bằng máy xét nghiệm sinh hoá tại khoa xét nghiệm bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên

Phương pháp xử lý số liệu: theo phương pháp thống kê y sinh học, trên phần mềm Epi info version 3.3.2.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Bảng 1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

STT Đặc điểm của đối

tượng Số bệnh

nhân Tỷ lệ (%)

1 Giới: Nam Nữ

19 19

50 50

2

Tuổi: < 10 10- 19 20- 29 30-39 40-49 50-59 60-69 ≥ 70

1 1 5 2 1 8 9 11

2,6 2,6 13,2 5,3 2,6 21,7 23,7 28,9

3

Mức độ đau Đau nhẹ: ≤ 4 điểm Đau vừa: 5- 6 điểm Đau nặng: ≥7 điểm

1 11 26

2,6 28,9 68,5

4

Mức độ bệnh Nhẹ Vừa Nặng

1 11 26

2,6 28,9 68,5

Mô tả một số đặc điểm lâm sàng

Nhận xét: Bảng 1 cho thấy tỷ lệ mắc bệnh theo giới không có sự khác biệt (nam: 50%, nữ: 50%). Tuổi hay gặp nhất là trên 70 tuổi (28,9%) và tuổi trên 50 chiếm 74,3%. Mức độ bệnh nặng chiếm tỷ lệ cao nhất 68,5%.

Bảng 2: Các dấu hiệu toàn thân

STT Các

dấu hiệu Số bệnh

nhân (n=38) Tỷ lệ (%)

1 Tiền triệu: Có Không

32 6

84,21 15,79

1

Sốt: Không sốt Sốt nhẹ Sốt vừa Sốt nặng

36 2 0 0

94,7 5,3 0 0

2 Mệt mỏi 8 21,1

3 Sưng hạch phụ cận

26 68,4

4 Đau 38 100

Nhận xét: Dấu hiệu tiền triệu gặp ở 84,21% bệnh nhân. Sốt chỉ gặp 2/38 bệnh nhân chiếm 5,3%, không có bệnh nhân sốt nặng. Sưng hạch phụ cận gặp tỷ lệ là 68,4%. Mệt mỏi 21,1%. 100% bệnh nhân có đau.

Bảng 3: Hình thái thương tổn Zona

Các loại thương tổn cơ bản

Số lượt Tỷ lệ (%)

Mảng da viêm đỏ 38 100

Mụn nước thành chùm

38 100

Bọng nước 35 92,1

Mụn nước lưu vong 0 0

Vảy tiết 8 21,05

Sẹo phẳng 0 0

Sẹo lõm 0 0

Nhận xét: Kết quả ở bảng 3 cho thấy trên 92% bệnh nhân có thương tổn cơ bản là mảng da viêm đỏ, mụn nước thành chùm, bọng nước.

* Vị trí tổn thương

Nhận xét: Kết quả ở bảng 4 cho thấy Zona liên sườn gặp nhiều nhất chiếm 42,1%, tiếp đến là Zona vùng đầu - mặt - cổ 23,7%, thấp nhất là Zona tai 7,9%.

Nguyễn Thị Thu Hoài và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 35 - 40

38

Bảng 4: Vị trí tổn thương

STT Vị trí tổn thương Số bệnh nhân (n)

Tỷ lệ (%)

1 Zona liên sườn 16 42,1

2 Zona đầu - mặt - cổ 9 23,7

3 Zona thắt lưng, sinh dục-đùi

6 15,8

4 Zona ngực cánh tay 4 10,5

5 Zona tai 3 7,9 Tổng 38 100

Khảo sát mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng bệnh zona và một số rối loạn chuyển hoá (glucid, lipid, protid)

Bảng 5: Tỷ lệ bệnh nhân Zona có rối loạn bất thường ở một số chỉ số chuyển hoá

(glucid, lipid, protid)

Tỷ lệ bệnh nhân Zona Chỉ số chuyển hoá

Số lượng

Tỷ lệ %

cholesterol (n= 30) 14 46,6 triglycerid (n = 30) 16 53,4 glucose (n = 37) 4 10,8 albumin (n = 10) 2 20,0

Bảng 6: Tương quan giữa nồng độ cholesterol, triglycerid, glucose trong huyết thanh với một số đặc điểm bệnh Zona (mức độ bệnh, mức độ đau,

diện tích tổn thương).

Cặp tương quan Hệ số

tương quan (R spearman)

p

Mức độ bệnh – cholesterol

0,19 >0,05

Mức độ bệnh – triglycerid

0,13 >0,05

Mức độ bệnh – glucose

- 0,2 >0,05

Mức độ đau - cholesterol

0,05 >0,05

Mức độ đau – triglycerid

0,13 >0,05

Mức độ đau – glucose

-0,19 >0,05

Mức độ tổn thương - cholesterol

0,09 >0,05

Mức độ tổn thương – triglycerid

-0,26 >0,05

Mức độ tổn thương - glucose

-0,2 >0,05

Nhận xét: Kết quả ở bảng 5 cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có rối loạn bất thường về chỉ số cholesterol là 46,6%, triglycerid: 53,4%, glucose: 10,8% và albumin 20,0%.

Qua kết quả ở bảng 6 thấy chưa có sự tương quan giữa một số yếu tố chuyển hoá (cholesterol, triglycerid, glucose) với mức độ bệnh, mức độ đau, diện tích tổn thương trong bệnh Zona.

BÀN LUẬN

Đặc điểm lâm sàng

Theo nhiều tác giả tỷ lệ mắc bệnh theo giới là gần tương đương nhau [2], [6].Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ mắc bệnh theo giới là tương đương (nam: 50%,nữ: 50%). Tuổi mắc bệnh thường gặp nhất là trên 70 tuổi chiếm 28,9% và lứa tuổi trên 50 có tỷ lệ mắc bệnh rất cao 74,3%, lứa tuổi mắc bệnh thấp nhất là dưới 10 tuổi và lứa tuổi 10- 19 tuổi. Mức độ bệnh nặng chiếm tỷ lệ cao nhất 68,5%, mức độ bệnh vừa 28,9%, mức độ bệnh nhẹ chỉ chiếm 2,6%. Sở dĩ tỷ lệ bệnh nặng và vừa chiếm tỷ lệ cao vì đây là những bệnh nhân điều trị nội trú mức độ bệnh vừa và nặng mới vào viện điều trị.

Trước khi có thương tổn da 2- 3 ngày, tại vùng da sắp mọc thương tổn xuất hiện các triệu chứng báo trước như đau rấm dứt, đau rát [3]. Sau đó 1- 2 ngày xuất hiện mảng da viêm đỏ, rồi mụn nước, bọng nước rải rác hoặc cụm lại thành đám như chùm nho. Lúc đầu mụn nước trong, không căng, sau có thể đục (mủ), hoặc màu đỏ hồng (máu). Sau 3- 5 ngày mụn nước, bọng nước dập vỡ đóng vẩy tiết, vẩy tiết khô bong đi để lại sẹo hoặc dát thay đổi màu sắc da [3]. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 32/38 (84,21%) bệnh nhân có dấu hiệu báo trước là đau trước khi xuất hiện thương tổn da 1- 4 ngày. Tỷ lệ bệnh nhân có thương tổn cơ bản là mảng da viêm đỏ là 100%, mụn nước thành chùm, bọng nước chiếm 92,1%. Đây đều là những tổn thương đặc trưng của zona. Ngoài ra chúng tôi còn gặp những thương tổn khác như vết trợt, vẩy tiết…phụ hợp với bệnh cảnh lâm sàng.

Nguyễn Thị Thu Hoài và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 35 - 40

39

Vị trí thương tổn thường gặp nhất là zona liên sườn chiếm 42,1%, tiếp đến là zona vùng đầu- mặt- cổ 23,7%, các vùng khác có tỷ lệ thấp hơn. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Arnold [6], Đỗ Văn Khoát [2], Đặng Văn Em [1].

Bệnh zona có thể ảnh hưởng đến tình trạng toàn thân của bệnh nhân hoặc không, một số triệu chứng có thể gặp là sốt, mệt mỏi, sưng hạch phụ cận… Kết quả ở bảng 2 cho thấy sốt chỉ chiếm 5,3%, trong đó chỉ có sốt nhẹ, không có bệnh nhân nào sốt nặng. Mệt mỏi chiếm 21,1%. Kết quả này cũng tương tự như kết quả nghiên cứu của Đặng Văn Em (sốt: 9,62%, mệt mỏi: 19,23%). Về sưng hạch phụ cận, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn Đặng Văn Em [1] (68,4% so với 53,85%).

Khảo sát mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng bệnh zona và một số rối loạn chuyển hoá (glucid, lipid, protid)

Tăng mỡ máu, tiểu đường thường được xem là căn bệnh của những nước phát triển. Tuy nhiên trong những năm gần đây, ở Việt Nam số lượng người bị bệnh tăng mỡ máu (tăng cholesterol máu, hoặc tăng triglycerid máu, hoặc tăng cả cholesterol và triglycerid máu) và tiểu đường ngày càng tăng lên, đặc biệt tăng cao ở những người cao tuổi. Bệnh Zona là một bệnh cũng thường gặp ở người cao tuổi.

Theo Đặng Văn Em, tỷ lệ bệnh nhân Zona bị bệnh kèm theo là tiểu đường chiếm 11,54%, tăng mỡ máu là 9,62% (5/52 BN) [4].

Kết quả ở bảng 5 cho thấy tỷ lệ bệnh nhân Zona có rối loạn bất thường chỉ số cholesterol, triglycerid rất cao, có tới 46,6% bệnh nhân có rối loạn bất thường về chỉ số cholesterol và 53,4% có rối loạn bất thường về chỉ số triglyceride. Dường như ở đây có mối liên quan giữa bệnh Zona và những rối loạn về chỉ số cholesterol, triglycerid.

Ở những người có tăng đường huyết sức chống đỡ của cơ thể đối với nhiễm khuẩn bị suy giảm [4]. Trong 37 bệnh nhân Zona nghiên cứu của chúng tôi chỉ có 4 bệnh nhân có tăng glucose máu, đều ở lứa tuổi trên 50,

chiếm 10,8%, nhưng cả 4 bệnh nhân đều ở mức độ bệnh nặng, mức độ đau nặng, mức độ tổn thương vừa và nặng. Có thể độ tuổi cao kết hợp với tăng glucose máu làm miễn dịch của cơ thể bị suy giảm dẫn đến tăng khả năng xuất hiện bệnh Zona và khi bị bệnh thì mức độ bệnh nặng hơn, đau nhiều hơn, diện tích tổn thương rộng.

Khi có giảm nồng độ protein toàn phần và albumin trong huyết thanh cũng làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, do đó tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng và khi mắc bệnh thì bệnh thường nặng hơn ở những người có chỉ số albumin bình thường. Kết quả ở bảng 5 cho thấy trong 10 bệnh nhân Zona được làm xét nghiệm albumin, có 20% bệnh nhân có giảm albumin máu, những bệnh nhân này đều có mức độ bệnh nặng.

Mặc dù kết quả ở bảng 6 cho thấy chưa có sự tương quan giữa một số yếu tố chuyển hoá cholesterol, triglycerid, glucose với mức độ bệnh, mức độ đau, diện tích tổn thương trong bệnh Zona, nhưng có thể trong nghiên cứu này do cỡ mẫu còn khiêm tốn và chưa đủ lớn. Vì vậy theo chúng tôi vấn đề này vẫn nên tiếp tục cần nghiên cứu thêm.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu 38 trường hợp bệnh nhân Zona điều trị nội trú tại khoa Da liễu- Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên từ 10/ 2010 đến 7/2011 chúng tôi có một số kết luận sau:

Đặc điểm lâm sàng Tỷ lệ bệnh nhân Zona có mảng da viêm đỏ là 100%, mụn nước thành chùm 100% b, bọng nước 92,1%, vẩy tiết 21,1%.; vị trí tổn thương: liên sườn 42,1%, đầu- mặt- cổ 23,7%, thắt lưng, sinh dục-đùi: 15,8%, ngực cánh tay: 10,5%, tai: 7,9%; toàn thân: đau 100%, sưng hạch lân cận: 68,4%, sốt: 5,3%, mệt mỏi: 21,1%.

Mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng bệnh zona với một số rối loạn chuyển hoá (glucid, lipid, protid) Bệnh nhân Zona có rối loạn bất thường về chỉ số cholesterol là 46,6%, triglycerid: 53,4%, glucose: 10,8%, albumin: 20,0%.

Nguyễn Thị Thu Hoài và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 35 - 40

40

Chưa thấy có sự tương quan giữa một số yếu tố chuyển hoá (cholesterol, triglycerid, glucose) với mức độ bệnh, mức độ đau, diện tích tổn thương trong bệnh Zona (với p>0,05).

KHUYẾN NGHỊ

- Trong thực hành lâm sàng bệnh Zona, cần phát hiện triệt để các rối loạn chuyển hoá, để góp phần định hướng nâng cao chất lượng trong chăm sóc và điều trị bệnh,

- Cần tiếp tục nghiên cứu thêm về mối liên quan giữa bệnh zona với các yếu tố rối loạn cận lâm sàng nói chung, rối loạn chuyển hoá nói riêng.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

1. Đặng Văn Em, Ngô Xuân Nguyệt (2005), Nghiên cứu một số tình hình và đặc điểm lâm sàng bệnh Zona điều trị nội trú tại Khoa Da liễu- Bệnh

viện Trung ương Quân đội 108, Tạp chí Y học thực hành số 3, tr. 27 – 29 2. Đỗ Văn Khoát (1998), Nghiên cứu tình hình bệnh zona tại Viện Da liễu Việt Nam từ 1994- 1998, Luận văn thạc sỹ y học. 3. Hoàng Văn Minh (2002), “Zona”, Chẩn đoán bệnh da liễu bằng hình ảnh và cách điều trị. NXB Y học tập I, tr. 199 - 203 4. Thái Hồng Quang (2008), “Bệnh đái tháo đường”, Bệnh nội tiết, NXB Y học, tr.257- 361 5. Nguyễn Xuân Sơn và cs (1998), Đặc điểm dịch tễ và lâm sàng của bệnh Zona ngày nay, Tạp chí Y học thực hành, số 348 , tr. 159 - 162. 6. Arnold H.L., Odom R.B., James W.D., (1990), Varicella- Zoster. Andrews Disease of the Skin, p. 447 - 453. 7. Strau S.E., Schmader K.E., Oxmas M.N., (2003), “Herpes Zoster”, Fitzpatrick’s Dermatology in General Medecine, Sixth edision, Vol.2, p. 2070 - 2080

SUMMARY INVESTIGATION OF RELATIONSHIP BETWEEN CLINICAL CHARACTERISTICS OF ZONA AND SOME METABOLISM DISORDE RS (GLUCID, LIPID, PROTID) AT THE DEPARTMENT OF DERMAT OLOGY IN THAINGUYEN CENTRAL GENERAL HOSPITAL

Nguyen Thi Thu Hoai*, Nguyen Quy Thai College of Medicine and Pharmacy - TNU

Objective: To describe several cinical characteristics of zona initially to investigate its relationship with some metabolism indices of glucid, lipid, protid. Subjects and method: 38 patients with zona (convenience sampling) treated at Department of Dermatology in Thai Nguyen Central General Hospital between October, 2010 and July, 2011. Prospectively descriptive study design on patients about servaral clinical characteristics and some metabolism indices. Results: basic lesions: The red and inflamed skin accounted for 100%, vesicle (100%), water bubbles (92.1%),scab (21.1%). Letion positions often seen were: inter- rib (42.1%), followed by area of head- face- neck (23.7%), waist- thigh- genital area (15.8%), thorax- arm area (10.5%) and zona in ear (7.9%). Systemic symptoms included: The rate of patient with pain was 100%, swollen neighboring glands (68.4%), fever (5.3%) fatigue (21.1%). The rate of patien with abnormal disorderof cholesterol (46.6%), of triglycerid (53.4%), of glucose (10.8%) and of albumin (20.0%). The correlation between metabolism factors (such as cholesterol, triglycerid, glucose) and ill-severe level, pain level, area of letion in zonawas not found (with p>0.05). Conlustion: The rate of zona patients with matabolism disorders of glucid, lipid, protid was rather high. It is improving the quality of treatment and care for zona. Key words: Zona, metabolism, glucid, lipid, protid.

*

Đặng Hoàng Anh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 41 - 45

41

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ SỬ DỤNG THUỐC CHỐNG TRẦM CẢM TẠI BỆNH VI ỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

Đặng Hoàng Anh, Nguyễn Thị Thu Huyền

Trường Đại học Y Dược - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Mục tiêu: Mô tả thực trạng sử dụng và kết quả điều trị của thuốc chống trầm cảm ở Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả tiến cứu. Kết quả: đặc điểm nhóm nghiên cứu: 60% là nữ, độ tuổi từ 20 – 65 chiếm 89,2%, trình độ văn hóa hết trung học phổ thông chiếm 47,7%. Nghề nghiệp hay gặp nhất là nông dân (30,8%). Thuốc chống trầm cảm: amitriptylin được dùng nhiều nhất (61,5%). 58,5% thuốc chống trầm cảm được dùng ở khoa tâm thần. Trong đó các bệnh lý về tâm thần chiếm 58,5%, 60 % bệnh nhân có triệu chứng trầm cảm. Sau 2 tuần điều trị: triệu chứng tâm thần còn 20%, triệu chứng cơ thể còn 9,2%. Tác dụng không mong muốn: khô miệng chiếm nhiều nhất (61,5%). Tương tác thuốc: 49,3% là tương tác có lợi, 3,1% là tương tác không có lợi, trong đó 26,2% là cặp amitriptylin – seduxen. Từ khóa: Thuốc chống trầm cảm, trầm cảm, amitriptyline, tâm thần, kết quả điều trị.

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Thuốc chống trầm cảm là thuốc được dùng chính trong điều trị bệnh trầm cảm. Thuốc có tác dụng kích hoạt, làm tăng dẫn truyền thần kinh trung ương nên làm mất tình trạng trầm cảm u sầu. Ngoài ra thuốc chống trầm cảm còn được dùng trong rất nhiều bệnh như điều trị rối loạn cảm xúc, hội chứng ruột kích thích, các cơn đau do thần kinh, rối loạn hoảng sợ... [1] Trên thế giới và tại Vi ệt Nam đã có rất nhiều nghiên cứu về hiệu quả và tác dụng phụ của thuốc này. Để giúp các cán bộ y tế hiểu rõ hơn về thuốc chống trầm cảm từ đó đạt hiệu quả cao trong điều trị bệnh, đồng thời góp thêm tài liệu giảng dạy, nghiên cứu về lĩnh vực dược lâm sàng, đề tài này được thực hiện với những mục tiêu sau:

1. Mô tả thực trạng sử dụng thuốc chống trầm cảm tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên.

2. Tìm hiểu kết quả điều trị của thuốc chống trầm cảm tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu *

Gồm 65 bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc chống trầm cảm đã điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu: mô tả tiến cứu.

Phương pháp chọn mẫu: lấy mẫu có chủ đích các bệnh nhân dùng thuốc chống trầm cảm tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên.

Cỡ mẫu: Toàn thể bệnh nhân dùng thuốc chống trầm cảm tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên từ tháng 11/2010 đến 04/2011.

Kỹ thuật thu thập số liệu

∗ Thu thập số liệu lần 1

− Tham khảo hồ sơ bệnh án và phỏng vấn các bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc chống trầm cảm.

− Số liệu được thu thập vào phiếu nghiên cứu thống nhất

∗ Thu thập số liệu lần 2 (sau hai tuần điều trị)

− Khám lại và phỏng vấn bệnh nhân đang được chỉ định dùng thuốc chống trầm cảm.

− Số liệu được thu thập vào phiếu nghiên cứu thống nhất

∗ So sánh số liệu giữa hai lần thu thập

Đặng Hoàng Anh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 41 - 45

42

Các chỉ tiêu nghiên cứu

Thực trạng sử dụng thuốc chống trầm cảm

- Đặc điểm nhóm nghiên cứu: tuổi, giới, nghề nghiệp, trình độ văn hóa.

- Tần số sử dụng thuốc chống trầm cảm theo khoa lâm sàng và theo loại bệnh.

- Các thuốc chống trầm cảm được sử dụng.

Kết quả điều trị của thuốc chống trầm cảm

- Đánh giá hiệu quả điều trị: tình trạng bệnh lý của bệnh nhân trước và sau 2 tuần điều trị.

- Tác dụng không mong muốn.

- Tương tác thuốc: Tương tác có lợi (làm tăng tác dụng điều trị), tương tác không có lợi (làm tăng tác dụng không mong muốn)

Xử lý số liệu: theo phương pháp thống kê y học bằng phần mền SPSS 11.5.

KẾT QỦA NGHIÊN CỨU

Thực trạng sử dụng thuốc chống trầm cảm

Bảng 1: Đặc điểm nhóm nghiên cứu

Đặc điểm SL %

Tuổi

<20 3 4,6

20-65 58 89,2

>65 4 6,2

Giới Nam 26 40

Nữ 39 60

Trình độ văn hóa

Mù chữ 2 3,1

Hết tiểu học 6 9,2

Hết trung học cơ sở 16 24,6 Hết trung học phổ

thông 31 47,7

Trên trung học phổ thông

10 15,4

Nghề nghiệp

Nông dân 20 30,8

Hưu trí 14 21,5

Cán bộ 9 13,9

Học sinh, sinh viên 5 7,7

Tự do 17 26,2

Nhận xét: độ tuổi hay gặp nhất là từ 20 – 65 (89,2%). 60 % là nữ, trình độ văn hóa hết trung học phổ thông là hay gặp nhất (47,7%). Nghề nghiệp chủ yếu là nông dân (30,8%).

Bảng 2: Tỉ lệ các thuốc chống trầm cảm

Thuốc chống trầm cảm SL %

Mirtazapin 22 33,9

Amitriptylin 40 61,5

Thuốc khác 3 4,6

Tổng 65 100

Nhận xét: amitriptylin hay được sử dụng nhất (61,5%), thứ hai là mirtazapin (33,9%).

Bảng 3: Tỉ lệ bệnh nhân sử dụng thuốc chống trầm cảm tại các khoa

Khoa lâm sàng SL %

Khoa Tâm thần 38 58,5

Khác (Thần kinh, nội…) 27 41,5

Tổng 65 100

Nhận xét: thuốc chống trầm cảm được sử dụng nhiều nhất ở khoa Tâm thần (58,5%), 41,5% được dùng ở các khoa khác (Thần kinh, nội…)

Bảng 4: Cơ cấu bệnh của bệnh nhân sử dụng thuốc chống trầm cảm

Bệnh SL % Bệnh lý tâm thần (trầm cảm, nghiện rượu…)

38 58,5

Bệnh lý về thần kinh (đau dây thần kinh, đau đầu…)

27 41,5

Tổng 65 100

Nhận xét: bên cạnh các bệnh lý tâm thần (58,5%), thuốc chống trầm cảm còn được dùng trong nhiều bệnh lý thần kinh với 41,5%

Kết quả điều tr ị của thuốc chống trầm cảm

Bảng 5: Triệu chứng tâm thần và cơ thể của bệnh nhân trước và sau 2 tuần sử dụng thuốc chống

trầm cảm

Tri ệu chứng Trước Sau

p SL % SL %

Tâm thần 42 64,6 13 20 <0,05

Cơ thể 39 60 6 9,2 <0,05

Nhận xét: các triệu chứng tâm thần sau 2 tuần điều trị giảm từ 64,6% xuống 20%. Các triệu chứng cơ thể giảm từ 60% xuống 9,2%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê ( với p < 0,05 và p < 0,05 ).

Đặng Hoàng Anh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 41 - 45

43

Bảng 6: Một số triệu chứng tâm thần và cơ thể trước và sau 2 tuần điều trị

Tri ệu chứng Truớc Sau

p SL % SL %

Trầm cảm 39 60 11 16,9 <0,05 Rối loạn hành vi

38 58,5 11 16,9 <0,05

Thần kinh thực vật

18 27,7 2 3,1 <0,05

Nhận xét: các triệu chứng trầm cảm, rối loạn hành vi, triệu chứng trên thần kinh thực vật sau 2 tuần điều trị bằng thuốc chống trầm cảm giảm rõ rệt ( với p < 0,05,… và p < 0,05 )

Bảng 7: Các tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc chống trầm cảm

Các tác dụng phụ SL % Buồn ngủ 11 16,9

Run đầu chi 9 13,9

Khô miệng 40 61,5

Chóng mặt 6 9,2

Tăng cân 18 27,7

Ăn kém ngon 12 18,5

Khác 3 4,6

Nhận xét: 61,5% gặp khô miệng. Ngoài ra còn có buồn ngủ, tăng cân, ăn kém ngon…

Bảng 8. Tương tác giữa thuốc chống trầm cảm và các thuốc khác

Cặp tương tác

Có lợi Không có lợi

SL % SL %

Amitriptylin - seduxen

17 26,2

Mirtaz - seduxen 15 23,1 Amitriptylin - enalapril 2 3,1

Nhận xét: Tương tác có lợi chiếm 49,3%, Trong đó amitriptylin–seduxen chiếm 26,2%.

BÀN LUẬN

Thực trạng sử dụng thuốc chống trầm cảm tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên

Đặc điểm nhóm nghiên cứu

Theo bảng 2.1, độ tuổi hay gặp nhất là 20 – 65 (89,2%). Kết quả này tương tự với kết quả

nghiên cứu của Nguyễn Văn Siêm (2010) [4]. Ở nhóm tuổi này, quá trình sinh khả dụng của thuốc trong cơ thể bệnh nhân đã ổn định nên tạo nhiều thuận lợi trong quá trình điều trị bệnh. Về giới tính, nữ chiếm 60%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự với nghiên cứu của Lima AF , Fleck M (2011)[11]. Sự khác biệt tỉ lệ mắc giữa hai giới là do sự khác nhau giữa hormone, xu hướng nghề nghiệp và yếu tố chấn thương tâm lý xã hội ở nam và nữ [3]. Về trình độ văn hóa, 47,7 % là nhóm hết trung học phổ thông. Về nghề nghiệp, nông dân chiếm tỉ lệ cao nhất (30,8%). Kết quả này khác với kết quả của nghiên cứu tại Bệnh viện Tâm thần thành phố Hồ Chí Minh năm 2005. Trong đó 67,6% bệnh nhân có trình độ văn hóa thấp, nghề nghiệp tự do chiếm nhiều nhất (27,6%) [5]. Sự khác biệt này là do cơ cấu nghề nghiệp của tỉnh Thái Nguyên và thành phố Hồ Chí Minh không giống nhau. Ở Thái Nguyên, nông dân chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu nghề nghiệp của tỉnh.

Các thuốc chống trầm cảm

Theo bảng 2, amitriptylin là thuốc chống trầm cảm hay được dùng nhất (61,5%), thứ hai là mirtazapin (33,9%). Trong đó amitriptyline thuộc nhóm thuốc chống trầm cảm 3 vòng. Mirtazapin thuộc nhóm thuốc chống trầm cảm thế hệ mới. Ta thấy trong nhóm nghiên cứu đa số là thuốc chống trầm cảm nhóm 3 vòng. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi khác với nghiên cứu của Nguyễn Văn Dũng, Nguyễn Kim Vi ệt (2011) [2]. Trong nghiên cứu này 92% là thuốc chống trầm cảm thế hệ mới. Amitriptylin có tác dụng ức chế thu hồi serotonin và noradrenalin. Amitriptylin có hiệu quả cao đối với nhiều bệnh hơn các thuốc ức chế có chọn lọc serotonin nhưng nhiều tác dụng phụ hơn [10]. Mirtazapin có tác dụng trên hệ serotonin và adrelanin. Mirtazapin đã được chứng minh có hiệu quả tương đương với amitriptylin nhưng ít tác dụng phụ hơn [3]. Trong nhóm nghiên cứu amitriptylin được dùng nhiều nhất. Đó là do amitriptylin được sử dụng sớm và phổ biến trên toàn thế giới [11] nên đa số bác sỹ quen

Đặng Hoàng Anh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 41 - 45

44

sử dụng thuốc này. Mặt khác amitriptylin có giá thành rẻ phù hợp với điều kiện kinh tế của bệnh nhân (đa số bệnh nhân có thu nhập thấp). Từ đó cho thấy các dược sỹ lâm sàng cần tư vấn cho bác sỹ để có thể lựa chọn được thuốc phù hợp với từng đối tượng bệnh nhân.

Cơ cấu bệnh của bệnh nhân sử dụng thuốc chống trầm cảm

Theo bảng 3, thuốc chống trầm cảm chủ yếu được sử dụng tại khoa Tâm thần (58,5%), 41,5% được dùng ở các khoa khác (Thần kinh, Nội, hồi sức cấp cứu…). Theo bảng 4, 58,5% thuốc chống trầm cảm được dùng trong điều trị bệnh về tâm thần như trầm cảm, nghiên rượu, rối loạn cảm xúc…. Bệnh cạnh những chỉ định điều trị các bệnh lý về tâm thần, thuốc chống trầm cảm được dùng trong các bệnh lý cơ thể như đau đầu, đau dây thần kinh hông, đau bụng, rối loạn tiền đình… cũng có nhiều chuyển biến tốt. Theo các nghiên cứu trước đây thì các thuốc này có thể điều trị tốt các bệnh đau mãn tính [8][9][10]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi là phù hợp với nghiên cứu của Frost J (2011) [8].

Kết quả điều tr ị của các thuốc chống trầm cảm

Tình trạng bệnh nhân trước và sau 2 tuần sử dụng thuốc chống trầm cảm

Dựa vào bảng 5, trước điều trị 64,6% bệnh nhân có triệu chứng tâm thần, 60% có triệu chứng cơ thể. Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Nguyễn Kim Việt (2010) [7]. sau khi dùng thuốc chống trầm cảm, các triệu chứng của bệnh nhân đều giảm. Mức giảm của các triệu chứng đều có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Trong đó theo bảng 6, các bệnh nhân sau 2 tuần điều trị triệu chứng trầm cảm còn 16,9%, triệu chứng rối loạn hành vi giảm còn 16,9%, triệu chứng trên thần kinh thực vật còn 3,1%. Mức giảm của các triệu chứng đều có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự với kết quả nghiên cứu của Jackson JL (2010) [9].

Các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc chống trầm cảm

Kết quả bảng 2.7 cho thấy tác dụng không mong muốn hay gặp nhất là khô miệng

(61,5%). Kết quả này tương tự với kết quả của nghiên cứu của Nguyễn Văn Dũng, Nguyễn Kim Việt (2011) [2]. Các tác dụng không mong muốn này thường được cải thiện sau tuần thứ hai sử dụng thuốc. Các bác sỹ cần phải giải thích cho bệnh nhân về các tác dụng này để bệnh nhân không bị sợ hãi, hoang mang. Một số các tác dụng không mong muốn còn được dùng làm tác dụng chính trong điều trị một số bệnh như bệnh thừa nước bọt, ra nhiều mồ hôi tay chân, mất ngủ [8]…

Tương tác giữa thuốc chống trầm cảm và các thuốc khác

Theo kết quả bảng 9, tương tác có lợi chiếm 49,3%, tương tác không có lợi chiếm 3,1%. Đây chủ yếu là tương tác giữa cặp amitriptylin – seduxen (26,2%). Các cặp tương tác trong nhóm nghiên cứu đều là tương tác mức độ 1. Cặp amitriptylin – seduxen, mirtazapin – seduxen là tương tác có lợi làm tăng tác dụng an thần (tác dụng chính). Khi phối hợp thì phải điều chỉnh liều lượng hai thuốc, chú ý là không dùng thuốc ở người cần tỉnh táo, không uống rượu khi đang dùng thuốc. Cặp amitriptylin – enalapril là tương tác không có lợi làm tăng tác dụng hạ huyết áp (tác dụng không mong muốn của amitriptylin). Khi phối hợp phải theo dõi huyết áp trong và sau khi ngừng điều trị một trong hai thuốc. Điều chỉnh liều lượng nếu cần. Chú ý đến sự tuân thủ y lệnh của bệnh nhân. Đặc biệt cảnh giác với người bệnh cao tuổi [6]. Từ đó cho thấy dược sỹ lâm sàng cần phải tư vấn cho bác sỹ về những tương tác giữa các thuốc trong đơn nhằm đạt hiệu quả cao trong điều trị.

KẾT LUẬN

1. Thực trạng sử dụng thuốc chống trầm cảm

− Đặc điểm nhóm nghiên cứu: nữ chiếm 60%, độ tuổi từ 20 – 65 (89,2%), trình độ văn hóa hết trung học phổ thông là 47,7%. Với nghề nghiệp thường gặp là nông dân (30,8%).

− Thuốc chống trầm cảm: 61,5% là amitriptylin.

Đặng Hoàng Anh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 41 - 45

45

− Các khoa: hay gặp ở khoa tâm thần (58,5%), trong đó 58,5% là bệnh lý về tâm thần, 60% bệnh nhân có triệu chứng trầm cảm.

2. Kết quả điều trị của thuốc chống trầm cảm

− Sau 2 tuần điều trị: triệu chứng tâm thần còn 20%, triệu chứng cơ thể còn 9,2%.

− Tác dụng không mong muốn: khô miệng chiếm 61,5%.

− Tương tác thuốc: 49,3% là tương tác có lợi, trong đó 26,2% là cặp Amitriptylin – Seduxen.

KHUYẾN NGHỊ

1. Cần đẩy mạnh công tác thông tin thuốc chống trầm cảm trên toàn bệnh viện.

2. Các dược sỹ lâm sàng cần phải phát huy vai trò trong công tác tư vấn cho các y bác sỹ các vấn đề liên quan đến việc sử dụng thuốc chống trầm cảm.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1] Bộ môn dược lý - Đại học Y Hà Nội (2005), Dược lý học lâm sàng, NXBYH, tr 206 – 214. [2] Nguyễn Văn Dũng, Nguyễn Kim Việt (2011), “ Bước đầu nhận xét điều trị trầm cảm ở người già tại Vi ện Sức khỏe Tâm Thần “, Tạp chí Y Học Thực Hành, 1(748), tr 23. [3] Bùi Quang Huy (2008), Trầm cảm, NXBYH, tr 11 – 13.

[4] Nguyễn Văn Siêm (2010), “ Nghiên cứu dịch tễ lâm sàng rối loạn trầm cảm tại một xã đồng bằng sông Hồng “, tạp chí Y Học Thực Hành, 5(717), tr 71. [5] Phong Sơn (2005), 67,6% bệnh nhân trầm cảm có học vấn thấp. <http://nld.com.vn/127118P1014C1050/676-benh-nhan-tram-cam-co-hoc-van-thap.htm> [6] Lê Ngọc Trọng, Đỗ Kháng Chiến (2006), Tương tác thuốc và những chú ý khi chỉ định, NXBYH, tr 990. [7] Nguyễn Kim Việt (2010), “ Đặc điểm biểu hiện cơ thể của trầm cảm ở người già “, tạp chí Y Học Thực Hành, 3(709), tr 126. [8] Frost J.et al (2011), “ Patient-reported Outcomes as a Source of Evidence in Off-Label Prescribing: Analysis of Data From Patients Like Me “, J Med Internet Res,13(1), pp 6. [9] Jackson JL. et al (2010), “Tricyclic antidepressants and headaches: systematic review and meta analysis”, BMJ;341, pp 5222 [10] Kumar D. et al. (2009), “Upper gastrointestinal bleeding in a patient with depression receiving selective serotonin reuptake inhibitor therapy”, Indian J Pharmacol 41(1), pp 51-53. [11] Lima AF . et al (2011), “ Quality of life, diagnosis, and treatment of patients with major depression: a prospective cohort study in primary care”, Rev Bras Psiquiatr, PII: S1516-44462011005000001.

SUMMARRY STUDING THE ACTUAL SITUATION OF USING AND RESULTS O F TREATMENT WITH ANTIDEPRESSANTS AT THAI NGUYEN CENTR AL GENERAL HOSPITAL

Dang Hoang Anh*, Nguyen Thi Thu Hien College of Medicine and Pharmacy - TNU

Objectives: Describing the actual situation of using and results of treatment with antidepressants at Thai Nguyen Central General Hospital. Method: A description and prospective method were used in this study. Result: Features of researched group: 60% female, the age 20 – 65 occupied 89.2%; Cultural level: 47.7% graduated from high school; The most common profession was farmer (30.8%); Antidepressants: Amitriptyline was the most frequently used (61.5%); 58.5% of antidepressants were used in Department of Psychiatry. of which mental diseases occupied 58.5% and 60% patients had symptoms of depression; After 2 weeks of treatment: psychiatric symptoms was 20%, body symptoms was 9.2%; Adverse effects: dryness of mouth was the highest ratio with 61.5%; Drugs – interactions: Beneficial interactions was 49.3%, unfavorable interactions was 3.1%, of which 26.2% was the couple amitriptyline – seduxen. Key words: Antidepressant, depression, amitriptyline, psychiatry, results of treatment

*

Đặng Hoàng Anh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 41 - 45

46

Trịnh Quỳnh Giang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 47 - 52

47

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ C ẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN SẢNG RƯỢU ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA TÂM TH ẦN BỆNH VI ỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

Tr ịnh Quỳnh Giang1*, Bùi Đức Trình1

Trương Tú Anh 2

1Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

2Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên

TÓM TẮT

Mục tiêu: mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân sảng rượu. Đối tượng: 35 bệnh nhân sảng rượu điều trị tại khoa tâm thần bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên từ tháng 9/2010 đến tháng 11/ 2011. Phương pháp: mô tả cắt ngang. Kết quả: 100% gặp ở nam; thường gặp ở lứa tuổi 31-50, ở người có trình độ học vấn thấp, nghề làm ruộng và lao động tự do; tỷ lệ bệnh cao ở nhóm bệnh nhân có thời gian uống rượu trên 20 năm và lượng rượu uống hàng ngày trên 1 lít; 77,1% bệnh nhân uống rượu tự nấu; 65,7% xuất hiện sảng rượu sau 1 – 3 ngày ngừng uống rượu; 65,7% sảng kéo dài từ 2 – 5 ngày; 88,6% sảng tiến triển liên tục; 100% bệnh nhân có rối loạn ý thức, mất ngủ, run, vã mồ hôi; lo âu, sợ hãi (77,1%), ảo giác, rối loạn hành vi (71,4%), nhịp tim nhanh (62,9%), hoang tưởng (60%). Men CPK tăng ở 100% các trường hợp, 97,1% tăng GGT, 82,9 tăng SGOT, 80,0% tăng SGPT, 51,4% có rối loạn về điện giải đồ, 42,9% có bilirubin tăng, 65,7 % bệnh nhân có thay đổi về điện tim đồ. Từ khoá: Lâm sàng, cận lâm sàng, sảng rượu, rối loạn ý thức, điện tim đồ

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Nghiện rượu là một trong những vấn đề y tế - xã hội rất quan trọng. Trên phạm vi toàn thế giới, kể cả những nước mà rượu bia bị cấm kỵ, người ta nhận thấy việc tiêu thụ rượu bia có chiều hướng gia tăng trong thập kỷ vừa qua, chính vì thế mà tỷ lệ nghiện rượu ngày càng tăng cao. Ở các nước phát triển, tỷ lệ nghiện rượu chiếm khoảng 1 – 10 % dân số[1], [6]. Ở nước ta, trong khoảng hơn chục năm trở lại đây với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, các cơ sở sản xuất, tiêu thụ rượu, bia mọc lên như nấm, vượt quá khả năng kiểm soát. Chính số lượng bia, rượu khổng lồ được sản xuất và tiêu thụ trong nhiều năm đã gây ra những hậu quả nặng nề cho chính bản thân người sử dụng rượu và các tổn hại nghiêm trọng về mặt xã hội. Theo các báo cáo tại hội nghị “Sơ kết nghiên cứu dịch tễ lâm sàng lạm dụng rượu, nghiện rượu” của nghành tâm thần cho thấy: tỷ lệ lạm dụng rượu chiếm khoảng 10 – 15 % dân số, nghiện rượu từ 3 – 5 % dân số, khoảng 80% bệnh *

nhân nghiện rượu phải nhập viện do các bệnh lý ngoại khoa, 30% do các bệnh lý nội khoa, trên 30% do các rối loạn tâm thần. Ở khoa tâm thần bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên, tỷ lệ bệnh nhân rối loạn tâm thần do rượu phải nhập viện gia tăng nhanh: từ 1% vào năm 1990, 17% năm 1997, 27% năm 2002 và đến nay là trên 30%, có thời điểm hơn ½ số bệnh nhân điều trị nội trú tại khoa là rối loạn tâm thần do rượu. Trong các rối loạn tâm thần do rượu thì sảng rượu là một cấp cứu tâm thần tối khẩn cấp. Cho đến nay, tất cả các tác giả đều cho rằng sảng rượu là một bệnh lý riêng biệt trong loạn thần do rượu, được phát sinh và phát triển cấp tính trên bệnh nhân nghiện rượu mạn tính, đây cũng là bệnh lý có tỷ lệ tử vong rất cao ( 22 – 33% ), nguyên nhân tử vong của sảng rượu là do truỵ tim mạch, do các biến chứng nhiễm trùng và do tai nạn [1], [2], [4]. Vì vậy, việc phát hiện sớm, điều trị tích cực là rất cần thiết để hạn chế tỷ lệ tử vong trong sảng rượu. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mục tiêu: “mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân sảng rượu” với mục đích làm rõ

Trịnh Quỳnh Giang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 47 - 52

48

hơn đặc điểm lâm sàng và những thay đổi về cận lâm sàng ở bệnh nhân sảng rượu nhằm giúp cho công tác chẩn đoán và điều trị sớm trong thực hành lâm sàng.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Chọn tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán xác định là sảng rượu điều trị tại khoa tâm thần bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên từ tháng 9/2010 đến tháng 11/ 2011.

Tiêu chuẩn chẩn đoán sảng rượu theo các tiêu chuẩn chẩn đoán của ICD -10 [5].

Tiêu chuẩn loại trừ: bệnh nhân có tổn thương thực thể tại não, bệnh nhân đáp ứng các tiêu chuẩn chẩn đoán một rối loạn tâm thần rõ rệt khác phối hợp.

Phương pháp nghiên cứu

- Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang

- Mẫu nghiên cứu: gồm 35 bệnh nhân được chẩn đoán xác định là sảng rượu thỏa mãn các tiêu chuẩn loại trừ, điều trị tại khoa tâm thần bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên.

Chỉ tiêu nghiên cứu

- Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân sảng rượu: tuổi, giới, nghề nghiệp, trình độ học vấn, thời gian nghiện rượu, số lượng rượu uống, loại rượu uống, triệu chứng lâm sàng của sảng rượu…

- Xác định những thay đổi về cận lâm sàng ở bệnh nhân sảng rượu: men gan, bilirubin, điện giải đồ, điện tim đồ…

Kỹ thuật thu thập số liệu

- Thiết lập bệnh án nghiên cứu và bảng phỏng vấn phù hợp với yêu cầu, mục đích nghiên cứu

- Khám bằng phương pháp khám lâm sàng tâm thần thông thường, phỏng vấn bệnh nhân theo mẫu phiếu.

Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thu thập được được xử lý bằng phương pháp thống kê y học.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân sảng rượu

Nhận xét: Bệnh nhân sảng rượu ở lứa tuổi 41 – 50 chiếm tỷ lệ cao nhất (45,7 %), lứa tuổi dưới 30 có tỷ lệ thấp nhất (2,9 %). 100% bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu là nam.

Bảng 1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới tính

Bệnh nhân Đặc điểm

Số lượng Tỷ lệ (%)

Lứa tuổi

≤ 30 1 2,9

31 - 40 10 28,7

41 - 50 16 45,7

> 50 tuổi 8 22,9

Tổng 35 100,0

Giới Nam 35 100,0

Nữ 0 0,0

Tổng 35 100,0

Bảng2. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp.

Bệnh nhân Nghề nghiệp

Số lượng Tỷ lệ %

Làm ruộng 11 31,4

Tự do 13 37,1

Công nhân 4 11,4

Cán bộ công chức 4 11,4

Hưu trí 3 8,6

Tổng 35 100,0

Nhận xét: Bệnh nhân làm nghề tự do chiếm tỷ lệ cao nhất trong nhóm nghiên cứu (37,1 %), bệnh nhân làm ruộng cũng chiếm tỷ lệ khá cao (31,4 %), bệnh nhân đã nghỉ hưu chiếm tỷ lệ thấp nhất trong nhóm nghiên cứu (8,6%)

Bảng 3. Phân bố bệnh nhân theo trình độ học vấn

Bệnh nhân Trình độ học vấn

Số lượng Tỷ lệ %

Mù chữ 1 2,9

Tiểu học 10 28,7

Trung học cơ sở 13 37,1

Trung học phổ thông 7 20,0

Cao đẳng - đại học 4 11,4

Tổng 35 100,0

Trịnh Quỳnh Giang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 47 - 52

49

Nhận xét:

Chủ yếu bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu có trình độ trung học phổ thông trở xuống, số bệnh nhân có trình độ cao đẳng - đại học chiếm tỷ lệ thấp (11,4%).

Bảng 4. Thời gian uống rượu

Bệnh nhân Thời gian uống rượu

Số lượng Tỷ lệ %

< 5 năm 0 0,0

5 – 10 năm 2 5,7

11 - 20 năm 13 37,1

> 20 năm 20 57,1

Tổng 35 100,0

Nhận xét:

Nhóm bệnh nhân có thời gian uống rượu trên 20 năm chiếm tỷ lệ cao nhất ( 57,1%), có 37,1% bệnh nhân có thời gian uống rượu từ 11 – 20 năm, không gặp bệnh nhân nào có thời gian uống rượu dưới 5 năm

Bảng 5. Lượng rượu uống hàng ngày

Bệnh nhân Lượng rượu ( ml )

Số lượng Tỷ lệ %

< 500 ml 3 8,6

500 ml – 1lít 14 40,0.

> 1 lít 18 51,4

Tổng 35 100,0

Nhận xét:

Nhóm bệnh nhân có lượng rượu uống trung bình mỗi ngày trên 1lít chiếm tỷ lệ cao nhất (51,4%), có 40,0% bệnh nhân có lượng rượu uống trung bình/ 24 h từ 500 ml – 1 lít, chỉ có 8,6% bệnh nhân có lượng rượu uống trung bình/ 24h dưới 500 ml.

Bảng 6. Loại rượu uống thường xuyên

Bệnh nhân Loại rượu uống

Số lượng Tỷ lệ %

Bia 0 0,0

Rượu vang 0 0,0.

Rượu tự nấu 27 77,1

Nhiều loại rưọu 8 22,9

Tổng 35 100,0

Nhận xét:

Nhóm bệnh nhân sử dụng rượu tự nấu chiếm tỷ lệ cao nhất (77,1 %), có 22,6 % sử dụng nhiều loại rượu, không có bệnh nhân nào thường xuyên uống bia và rượu vang.

Bảng 7. Thời gian xuất hiện sảng rượu sau khi ngừng uống rượu

Bệnh nhân Thời gian

Số lượng Tỷ lệ %

< 24 h 3 8,6

1 – 3 ngày 23 65,7

> 3 ngày 9 25,7

Tổng 35 100,0

Nhận xét: Trong nhóm nghiên cứu có 65,7 % bệnh nhân có thời gian xuất hiện sảng rượu sau khi ngừng uống rượu 1 – 3 ngày, 25,7% bệnh nhân có thời gian xuất hiện sảng rượu sau khi ngừng uống rượu trên 3 ngày, có 8,6 % bệnh nhân xuất hiện sảng rượu sau khi ngừng uống rượu trước 24h.

Bảng 8. Phân bố bệnh nhân theo đặc điểm lâm sàng

Bệnh nhân Đặc điểm LS

Số lượng Tỷ lệ %

Rối loạn ý thức 35 100,0

Mất ngủ 35 100,0

Run 35 100,0

Vã mồ hôi 35 100,0

Nôn, buồn nôn 9 25,7

Tiêu chảy 8 22,9

Sốt 17 48,6

Huyết áp dao động 9 25,7

Nhịp tim nhanh 22 62,9

Co giật kiểu động kinh 12 34,2

Lo âu, sợ hãi 27 77,1

Hoang tưởng 21 60,0

Ảo giác 25 71,4

Rối loạn hành vi 25 71,4

Nhận xét: Biểu hiện lâm sàng hay gặp nhất ở bệnh nhân sảng rượu trong nhóm nghiên cứu là rối loạn ý thức, mất ngủ, run, vã mồ hôi (100,0%), các triệu chứng như: lo âu, sợ hãi, ảo giác, rối loạn hành vi, nhịp tim nhanh, hoang tưởng cũng chiếm tỷ lệ cao trong nhóm nghiên cứu.

Trịnh Quỳnh Giang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 47 - 52

50

* Thời gian và tính chất tiến triển của sảng rượu

Nhận xét: Nhóm bệnh nhân có thời gian tiến triển của sảng rượu kéo dài từ 2 – 5 ngày chiếm tỷ lệ cao nhất (65,7%), nhóm bệnh nhân có thời gian tiến triển của sảng rượu kéo dài dưới 2 ngày chiếm 22,9%, nhóm bệnh nhân có thời gian tiến triển của sảng rượu kéo dài trên 5 ngày chiếm tỷ lệ thấp hơn. Đa số các trường hợp sảng rượu tiến triển liên tục (88,6%), chỉ có 11,4 % bệnh nhân sảng rượu tiến triển thành từng cơn.

Bảng 9. Thời gian và tính chất tiến triển của sảng rượu

Bệnh nhân Đặc điểm

Số lượng Tỷ lệ %

Thời gian

< 2 ngày 8 22,9

2 - 5 ngày 23 65,7

> 5 ngày 4 11,4

Tổng 35 100,0

Tính chất Liên tục 31 88,6

Từng cơn 4 11,4

Tổng 35 100,0

Đặc điểm cận lâm sàng ở bệnh nhân sảng rượu

Bảng 10. Đặc điểm cận lâm sàng

Bệnh nhân Đặc điểm cận lâm sang

Số lượng Tỷ lệ %

SGOT tăng 29 82,9

SGPT tăng 28 80,0

GGT tăng 34 97,1

Bilirubin tăng 15 42,9

Glucose máu tăng 6 17,1

Hồng cầu, Hb giảm 8 22,9

Tiểu cầu giảm 5 14,2

CPK tăng 35 100,0

Rối loạn ĐGĐ 18 51,4

Thay đổi ĐTĐ 23 65,7

Nhận xét: Men CPK tăng gặp ở 100% các trường hợp, số bệnh nhân có men gan tăng cũng chiếm tỷ lệ cao trong nhóm nghiên cứu, 65,7% bênh nhân có thay đổi về điện tim đồ.

BÀN LUẬN

Đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân sảng rượu

Đặc điểm về lứa tuổi và giới tính: trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân sảng rượu ở lứa tuổi 31– 50 chiếm tỷ lệ cao nhất, lứa tuổi dưới 30 có tỷ lệ thấp nhất (2,9 %). Kết quả này phù hợp với tác giả Salum J., Quách Văn Ngư và các tác giả khác [1], [3], [4].

Tỷ lệ nam/nữ bị nghiện rượu dao động từ 4/1 đến 8/1, tuy nhiên nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy: 100% bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu là nam, có lẽ do phong tục tập quán phụ nữ Việt Nam rất ít uống rượu nên hầu như không có bệnh nhân nữ bị nghiện rượu.

Đặc điểm về nghề nghiệp và trình độ học vấn: bệnh nhân làm nghề tự do chiếm tỷ lệ cao nhất trong nhóm nghiên cứu (37,1 %), bệnh nhân làm ruộng cũng chiếm tỷ lệ khá cao (31,4 %), bệnh nhân đã nghỉ hưu chiếm tỷ lệ thấp nhất trong nhóm nghiên cứu (8,6%). Kết qủa này phù hợp với kết qủa nghiên cứu của Lý Trần Tình và các nghiên cứu khác ở Việt Nam cho rằng 80% bệnh nhân loạn thần do rượu làm những nghề lao động nặng nhọc, 32,5% thất nghiệp tại thời điểm nghiên cứu [3], [4].

Các nghiên cứu trong và ngoài nước đều cho thấy có một tỷ lệ đáng kể bệnh nhân nghiện rượu có trình độ học vấn thấp. Chủ yếu bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu này có trình độ trung học phổ thông trở xuống, số bệnh nhân có trình độ cao đẳng - đại học chiếm tỷ lệ thấp (11,4%). Như vậy, nghiên cứu của chúng tôi cũng khẳng định nhận định này.

Đặc điểm về việc sử dụng rượu:

Về thời gian uống rượu: nghiên cứu trên 143 bệnh nhân loạn thần do rượu, tác giả Lý Trần Tình (2006) cho thấy thời gian uống rượu trung bình là 12.9 ± 6.8 năm. Đa số các tác giả đều cho rằng thời gian uống rượu phải trên 10 năm mới trở thành nghiện rượu và sảng rượu thường phát sinh, phát triển ở bệnh nhân có thời gian nghiện rượu trên 10 năm, như vậy sảng rượu thường gặp ở người uống rượu trên 20 năm. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: bệnh nhân có thời gian uống rượu

Trịnh Quỳnh Giang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 47 - 52

51

càng dài tỷ lệ bệnh càng cao, tỷ lệ bệnh cao nhất ở nhóm bệnh nhân có thời gian uống rượu trên 20 năm, kết quả này phù hợp với nhận định của các tác giả trên, tuy nhiên có 37,1% bệnh nhân sảng rượu có thời gian uống rượu từ 11 – 20 năm, 5,7% bệnh nhân có thời gian uống rượu từ 5 -10 năm.

Về lượng rượu uống hàng ngày: nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: bệnh nhân có lượng rượu uống hàng ngày càng nhiều thì tỷ lệ bệnh càng cao, tỷ lệ bệnh cao nhất ở nhóm bệnh nhân có lượng rượu uống trung bình mỗi ngày trên 1lít, có 40,0 % bệnh nhân có lượng rượu uống trung bình/ 24 h từ 500 ml – 1 lít, chỉ có 8,6 % bệnh nhân có lượng rượu uống trung bình/ 24h dưới 500 ml. Theo nghiên cứu của Phạm Quang Lịch (2003), 91,7% bệnh nhân nghiện rượu sử dụng trên 500 ml/ ngày. Bùi Quang Huy (2005) cũng nhận thấy rằng 91,9% bệnh nhân loạn thần do rượu uống trên 300 ml/ ngày [4].

Loại rượu uống thường xuyên: Ở nghiên cứu này nhóm bệnh nhân sử dụng loại rượu tự nấu chiếm tỷ lệ cao nhất (77,1 %), có 22,9 % sử dụng nhiều loại rượu, không có bệnh nhân nào thường xuyên uống bia và rượu vang. Rượu tự nấu từ ngũ cốc, khoai, sắn … là loại rượu phổ biến ở Việt Nam, có độ cồn khoảng 30 – 45 độ, với quy trình nấu rượu rất thô sơ, các loại rượu này không được khử độc, vì thế có chứa nồng độ aldehyd và các tạp chất khác rất cao, rất có hại cho người uống. Hơn nữa, loại rượu này thường được sử dụng ngay sau khi nấu, không có thời gian lưu trữ để các chất độc có thời gian ph ân huỷ gây tác hại cho sức khoẻ người sử dụng.

Đặc điểm lâm sàng sảng rượu:

Về thời gian xuất hiện sảng rượu sau khi ngừng uống rượu: trong nhóm nghiên cứu có 65,7 % bệnh nhân có thời gian xuất hiện sảng rượu sau khi ngừng uống rượu 1 – 3 ngày, 25,7 bệnh nhân có thời gian xuất hiện sảng rượu sau khi ngừng uống rượu trên 3 ngày, có 8,6 % bệnh nhân xuất hiện sảng rượu sau khi ngừng uống rượu trước1 ngày.

Về triệu chứng lâm sàng sảng rượu: 100% bệnh nhân sảng rượu trong nhóm nghiên cứu có rối loạn ý thức, mất ngủ, run, vã mồ hôi; các triệu chứng như: lo âu, sợ hãi (77,1%), ảo giác, rối loạn hành vi (71,4%), nhịp tim nhanh (62,9%), hoang tưởng (60%); các triệu chứng sốt, co giật, huyết áp dao động chiếm tỷ lệ thấp hơn. Kết quả này tương tự kết quả nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Hùng [1].

Thời gian và tính chất tiến triển của sảng rượu: nhóm bệnh nhân có thời gian tiến triển kéo dài từ 2 – 5 ngày chiếm tỷ lệ cao nhất (65,7%), nhóm bệnh nhân có thời gian tiến triển của sảng rượu kéo dài trên 5 ngày chiếm tỷ lệ thấp nhất. Đa số các trường hợp sảng rượu tiến triển liên tục (88,6%), chỉ có 11,4 % bệnh nhân sảng rượu tiến triển thành từng cơn.

Đặc điểm cận lâm sàng ở bệnh nhân sảng rượu

Nghiên cứu về đặc điểm cận lâm sàng trên bệnh nhân nghiện rượu chúng tôi nhận thấy: men CPK tăng gặp ở 100% các trường hợp, số bệnh nhân có men gan tăng cũng chiếm tỷ lệ cao trong nhóm nghiên cứu (97,4% tăng GGT, 82,9% tăng SGOT, 80,0% tăng SGPT), 51,43% bệnh nhân có rối loạn về điện giải đồ, 42,9% có bilirubin tăng, 65,7 % bệnh nhân có thay đổi về điện tim đồ.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu 35 bệnh nhân sảng rượu điều trị tại khoa tâm thần bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên chúng tôi nhận thấy:

* Đặc điểm lâm sàng: 100% gặp ở nam; thường gặp ở lứa tuổi 31-50, ở người có trình độ học vấn thấp, làm nghề làm ruộng và lao động tự do; tỷ lệ bệnh cao ở nhóm bệnh nhân có thời gian uống rượu trên 20 năm và lượng rượu uống hàng ngày trên 1 lít; 77,1% bệnh nhân uống rượu tự nấu; 65,7% xuất hiện sảng rượu sau 1 – 3 ngày ngừng uống rượu; 65,7% sảng kéo dài từ 2 – 5 ngày; 88,6% sảng tiến triển liên tục; 100% bệnh nhân có rối loạn ý thức, mất ngủ, run, vã mồ hôi; lo âu, sợ hãi (77,1%), ảo giác, rối loạn hành vi (71,4%), nhịp tim nhanh (62,9%), hoang tưởng (60%).

Trịnh Quỳnh Giang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 47 - 52

52

* Đặc điểm cận lâm sàng: men CPK tăng ở 100% các trường hợp, 97,1% tăng GGT, 82,9% tăng SGOT, 80,0% tăng SGPT, 51,4% có rối loạn về điện giải đồ, 42,9% có bilirubin tăng, 65,7 % bệnh nhân có thay đổi về điện tim đồ.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

1. Bùi Quang Huy, Nguyễn Mạnh Hùng (2010), Nghiện rượu, NXB Y học, Hà Nội, Tr 73 – 81. 2. Kevin Sherin, George Kaiser (2003), “ Alcohol Abuse”, Textbook of family practic, P 1513 - 1519

3. Ngô Ngọc Tản, Nguyễn Văn Ngân (2006), Rối loạn tâm thần thực tổn, NXB quân đội nhân dân, Hà Nội, Tr 148 – 152. 4. Lý Trần Tình (2011), “ Thực trạng lạm dụng rượu và nghiện rượu ở Hà Nội” , tài liệu báo cáo tại hội nghị khoa học viện sức khoẻ tâm thần. 5. Tổ chức Y tế thế giới (1992), Phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 về các rối loạn tâm thần và hành vi, Geneva, Tr 12 – 16 (Tài liệu dịch) 6. Sadock B. J., Sadock V. A., (2007), Kaplan and Sadocks, Synopsis of psychi arty, Williams and Wilkin, P 226 – 239

SUMMARY STUDYING CLINICAL AND SUBCLINICAL FEATURES OF ALCOH OLIC DELIRIUM INPATIENTS IN PSYCHIATRY DEPARTMENT OF THA I NGUYEN CENTRE GENERAL HOSPITAL

Trinh Quynh Giang 1*, Bui Duc Trình1, Truong Tu Anh2

1Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy 2Thai Nguyen National General Hospital

Objective: to describe clinical and subclinical features of alcoholic delirium. Subjects: 35 patients with alcoholic delirium treated at psychiatry department of Thai Nguyen centre general hospital between September, 2010 and November, 2011. Method: cross sectional study. Results: male: 100%, age 31 – 50, common in persons with low education levels, farmer and self – employed; high prevalence in patients drinking acohol over 20 years and daily alcohol consumption over 1 liter; 77.1% drink homemade alcohol; 65.7% delirium occur after 1 – 3 days of alcohol drinking has stopped; 65.7% delirium lasts 2 – 5 days; 88.6% delirium constantly evolving; 100% patients have capacity – oriented – disorder, insomnia, shivering, sweating; anxiety, fear (77.1%); hallucination, behaviordisorder(71.4%);tachycardia (62.9%); paranoid (60.0%), 100% patients increase CPK enzyme, 97.1% increase GGT, 82.9% increase SGOT, 80.0% increase SGPT, 51.4% electrolytic disturbances, 42.9% bilirubin increase, 65.7 % change electrocardiogram. Keywords: clinical, subclinical, alcoholic delirium, capacity – oriented – disorder, electrocardiogram

*

Phạm Thị Kim Dung và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 53 - 58

53

ĐÁNH GIÁ SỰ HỒI PHỤC MỘT SỐ CHỨC NĂNG THẦN KINH Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO TRÊN L ỀU ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VI ỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

Phạm Thị Kim Dung và cs Trường Đại học Y Dược –ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân nhân nhồi máu não trên lều. Đánh giá kết quả hồi phục chức năng và một số yếu tố liên quan đến khả năng hồi phục ở bệnh nhân nhồi máu não trên lều. Đối tượng: 133 bệnh nhân nhồi máu não trên lều điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên. Phương pháp: mô tả. Kết quả và kết luận: các triệu chứng lâm sàng hay gặp của NMN là liệt nửa người, rối loạn phản xạ gân xương, rối loạn ngôn ngữ , rối loạn cảm giác. Điểm Barthel trung bình tăng dần theo thời gian. Khi vào viện là 36±28,1, sau 2 tuần là 56,9±29,7, sau 3 tháng là 74,6±25,8. Sau 2 tuần điều trị 47,6% bệnh nhân hồi phục kém, 52,4% hồi phục tốt, sau 3 tháng 31,3% hồi phục kém, 68,7% hồi phục tốt. Rối loạn ý thức, rối loạn cơ tròn, rối loạn nuốt, nhồi máu toàn bộ tuần hoàn trước, nhồi máu vỏ não, kích thước ổ nhồi máu lớn là những yếu tố liên quan với kết quả hồi phục kém sau 2 tuần điều trị và sau 3 tháng. Từ khóa: Hồi phục, đặc điểm lâm sàng, nhồi máu não trên lều, đánh giá, chức năng thần kinh

ĐẶT VẤN ĐỀ* Tai biến mạch máu não (TBMMN) là một bệnh lý thường gặp ở người trung niên và cao tuổi. Tại nhiều quốc gia trên thế giới TBMMN là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 3 sau ung thư và các bệnh tim mạch nhưng là nguyên nhân gây tàn phế lớn nhất trên thế giới. Nhồi máu não (NMN) là một thể lâm sàng thường gặp nhất của TBMMN, vị trí nhồi máu hay xảy ra ở khu vực trên lều tiểu não. Sau tai biến NMN bệnh nhân thường có suy giảm nhiều chức năng như vận động, ngôn ngữ, nhận thức, hoạt động trí tuệ. Sự suy giảm này làm cho người bệnh mất khả năng độc lập phải phụ thuộc vào người khác trong các hoạt động tự chăm sóc, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy sau TBMMMN sự hồi phục các chức năng đều diễn biến tốt lên theo thời gian. Quá trình này diễn ra tự nhiên, lâu dài, phụ thuộc vào tình trạng chức năng ban đầu, mức độ tổn thương, thời điểm đánh giá, sự can thiệp điều trị và phục hồi

*

chức năng. Tuy nhiên, mức độ hồi phục lại rất khác nhau và khó có thể dự đoán kết quả chính xác ở mỗi bệnh nhân.Việc đánh giá khả năng hồi phục sau TBMMN luôn cần thiết đối với thầy thuốc lâm sàng. Mục tiêu đề tài: 1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân nhân nhồi máu não trên lều. 2. Đánh giá kết quả hồi phục chức năng và một số yếu tố liên quan đến khả năng hồi phục ở bệnh nhân nhồi máu não trên lều.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng Các bệnh nhân bị nhồi máu não lần đầu ở vị trí trên lều tiểu não điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên từ tháng 8/2010 – 8/2011.

*Tiêu chuẩn chọn bệnh: dựa vào định nghĩa TBMMN của TCYTTG năm 1990 và kết quả chụp cắt lớp vi tính sọ não (CLVT) có ổ giảm tỷ trọng trong nhu mô não khu vực trên lều tiểu não theo khu vực cấp máu của từng động mạch não hoặc chụp cộng hưởng từ (CHT) phát hiện được ổ thiếu máu não.

Phạm Thị Kim Dung và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 53 - 58

54

* Tiêu chuẩn loại trừ: NMN từ lần thứ hai trở lên, NMN giai đoạn di chứng, NMN chảy máu hoặc bệnh nhân NMN có các rối loạn vận động, ngôn ngữ, thị giác từ trước khi bị bệnh.

Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả.

Chọn mẫu theo kỹ thuật chọn mẫu không xác suất (mẫu thuận tiện)

Chỉ tiêu nghiên cứu

* Thông tin chung: Tuổi, giới, địa chỉ.

* Đặc điểm lâm sàng và kết quả chụp cắt lớp vi tính (CLVT)

- Các triệu chứng lâm sàng: đau đầu, chóng mặt, rối loạn ý thức, các dấu hiệu thần kinh khu trú: liệt nửa người, rối loạn cảm giác, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn cơ tròn, rối loạn thị giác, rối loạn nuốt, rối loạn phản xạ gân xương…

- Phân loại nhồi máu, vị trí, kích thước, số lượng ổ nhồi máu trên phim chụp CLVT.

* Sự hồi phục chức năng và yếu tố liên quan đến khả năng hồi phục: liên quan giữa tuổi, giới, các biểu hiện lâm sàng, phân loại nhồi máu, đặc điểm tổn thương với khả năng hồi phục.

Phương pháp thu thập số liệu

- Trong vòng 48h đầu sau khi nhập viện bệnh nhân được các bác sỹ chuyên khoa Thần kinh thu thập các thông tin chung và đánh giá các triệu chứng lâm sàng. Phân loại nhồi máu theo phân loại của Bamford và cộng sự [6]

- Chụp CLVT sọ não và chụp cộng hưởng từ (CHT) não được tiến hành tại khoa Xquang - Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên. Phân tích kết quả do các bác sỹ chuyên khoa thực hiện.

- Đánh giá kết quả chức năng chung theo thang điểm Barthel tại thời điểm vào viện, sau 2 tuần điều trị và sau 3 tháng bằng cách hẹn bệnh nhân đến khám lại hoặc bác sĩ đánh giá lại tại nhà.

- Kết quả hồi phục chức năng được đánh giá dựa trên sự thay đổi điểm Barthel theo thời

gian điều trị. Kết quả hồi phục chung được coi là tốt khi chỉ số Barthel ≥ 60 điểm, kém khi chỉ số Barthel <60 điểm.

Xử lý số liệu: theo phương pháp thống kê trong y học trên phần mềm Epi Info 6.04.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

* Đặc điểm chung: 133 bệnh nhân nhồi máu não (NMN) đủ tiêu chuẩn được chọn vào nghiên cứu trong đó có 85 bệnh nhân nam (63,9%), 48 bệnh nhân nữ (36,1%). Tuổi trung bình là 68,7±11,3. Trong quá trình điều trị tại bệnh viện 7 bệnh nhân (5,3%) đã tử vong, 126 bệnh nhân được đánh giá sự hồi phục chức năng sau 2 tuần điều trị. Theo dõi đến thời điểm sau 3 tháng có thêm 6 bệnh nhân (4,8%) đã tử vong tại nhà, 4 bệnh nhân phải quay lại điều trị vì tái phát, 37 bệnh nhân do mất liên lạc, ở quá xa bởi vậy sự hồi phục chức năng chỉ được đánh giá lại ở 80 bệnh nhân.

Bảng 1. Triệu chứng lâm sàng nhồi máu não trên lều

Tri ệu chứng n =133 Tỷ lệ %

Đau đầu 33 24,8

Chóng mặt 32 24,1

Rối loạn ý thức 32 24,1

Liệt nửa người:

Phải 70 52,6

Trái 56 42,1

Rối loạn cảm giác 40 30,1

Rối loạn ngôn ngữ 68 51,2

Rối loạn nuốt 13 9,8

Rối loạn thị giác 5 3,8 Rối loạn phản xạ gân

xương 87 65,4

Dấu hiệu Babinski dương tính

34 25,6

Rối loạn cơ tròn 38 28,6

Rối loạn tâm thần 8 6,0

Nhận xét: Các triệu chứng lâm sàng hay gặp trong giai đoạn toàn phát là liệt nửa người (94,7%), rối loạn phản xạ gân xương (65,4%), rối loạn ngôn ngữ (51,2%), rối loạn cảm giác (30,1%).

Phạm Thị Kim Dung và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 53 - 58

55

Bảng 2. Điểm Barthel theo thời gian điều trị

Điểm Barthel Khi vào viện Sau 2 tuần Sau 3 tháng p

n % N % n %

≤40 91 68,4 44 34,9 11 13,8 <0,05

45 - 55 9 6,8* 16 12,7 14 17,5* *<0,05

60 - 80 21 15,9** 35 27,8** 14 17,5 **<0,05

85 - 100 12 9,0 31 24,6 41 51,2 <0,05

Tổng 133 100 126 100 80 100

Điểm TB 36±28,1 56,9±29,7 74,9±25,8 <0,05

Nhận xét: Nhóm điểm Barthel ≤40 chiếm tỷ lệ cao nhất khi nhập viện, giảm dần sau 2 tuần điều trị và sau 3 tháng (p<0,05). Nhóm điểm Barthel từ 45-55, 60-80, 85-100 tăng dần theo thời gian điều trị (p<0,05). Khi vào viện và sau 2 tuần điều trị nhóm điểm Barthel <40 tỷ lệ cao, sau 3 tháng nhóm điểm Barthel 85-100 chiếm tỷ lệ cao.

Sau 2 tuần điều trị 47,6% bệnh nhân hồi phục kém, 52,4% hồi phục tốt, sau 3 tháng 31,3% hồi phục kém, 68,7% hồi phục tốt.

Điểm Barthel trung bình tăng dần theo thời gian. Khi vào viện là 36±28,1, sau 2 tuần là 56,9±29,7, sau 3 tháng là 74,6±25,8. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Bảng 3. Liên quan giữa đặc điểm lâm sàng khi nhập viện và kết quả hồi phục

KQ hồi phục Lâm sàng

Sau 2 tuần (n=126) Sau 3 tháng (n=80) p

Kém (n=60) Tốt (n=66) Kém (n=25) Tốt (n=55) Tuổi: ≥65 <65

46* 14

38* 28

18** 7

32** 23

*<0,05 **>0,05

Giới: Nam Nữ

37 23

45 21

17 8

36 19

>0,05

Rôí loạn ý thức: Có Không

22 28

3 63

11 14

1 54

<0,01

Rối loạn cơ tròn: Có Không

28 32

3 63

12 13

5 50

<0,05

Liệt 1/2 người: Phải Trái

37 22

29 31

15 10

26 24

>0,05

Rối loạn nuốt: Có Không

8 52

0 66

3 22

0 55

<0,05

Nhận xét: Tuổi ≥65 có liên quan với kết quả hồi phục kém sau 2 tuần điều trị nhưng chưa thấy mối liên quan ở thời điểm sau 3 tháng. Rối loạn ý thức, rối loạn cơ tròn, rối loạn nuốt, có liên quan với kết quả hồi phục kém ở cả thời điểm sau 2 tuần điều trị và sau 3 tháng (p<0,05).

Bảng 4. Liên quan giữa phân loại nhồi máu và kết quả hồi phục chức năng

KQ hồi phục

Loại nhồi máu

Sau 2 tuần (n=126) Sau 3 tháng (n=80)

Kém (n=60) Tốt (n=66) Kém (n=25) Tốt (n=55)

Một phần tuần hoàn trước 30 15 13 14

Toàn bộ tuần hoàn trước 15 0 8 3

Ổ khuyết 14 46 4 36

Tuần hoàn sau 1 5 0 2

p <0,05 <0,05

Phạm Thị Kim Dung và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 53 - 58

56

Nhận xét: Có mối liên quan giữa phân loại nhồi máu và kết quả hồi phục chức năng. NMN toàn bộ tuần hoàn trước hồi phục kém hơn NMN một phần tuần hoàn trước, NMN ổ khuyết và NMN tuần hoàn sau ở cả thời điểm sau 2 tuần điều trị và sau 3 tháng (p<0,05). * Liên quan giữa vị trí, kích thước, số lượng ổ nhồi máu và kết quả hôi phục

Nhận xét: Có mối liên quan giữa vị trí, kích thước ổ nhồi máu và khả năng hồi phục. Nhồi máu vỏ não hồi phục kém hơn nhồi máu não sâu. Kích thước ổ nhồi máu càng lớn thì khả năng hồi phục càng kém và ngược lại. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Bảng 5. Liên quan giữa vị trí, kích thước, số lượng ổ nhồi máu và kết quả hôi phục

KQ hồi phục Vị trí

Kích thước

Sau 2 tuần (n=126) Sau 3 tháng (n=80)

Kém (n=60) Tốt (n=66) Kém (n=25) Tốt (n=55)

Vị trí

NMN vỏ não 24 10 11 8

NMN sâu 17 29 4 21

p <0,05 <0,05

Kích thước

<15 mm 17 52 4 41

15-50 mm 28 12 14 10

>50 mm 15 2 7 4

p <0,05 <0,05

1 ổ 34 29 13 24

Số lượng 2 ổ 14 14 8 11

≥ 3 ổ 12 23 4 20

p >0,05 >0,05

BÀN LUẬN

Nghiên cứu 133 bệnh nhân NMN trên lều điều trị tại BVĐKTWTN chúng tôi thấy tuổi trung bình của bệnh nhân là 68,7 ±11,3 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh ở nam cao hơn ở nữ.

Triệu chứng lâm sàng của NMN phụ thuộc chủ yếu vào vị trí động mạch não bị tổn thương nhưng thường ít nặng nề và rầm rộ hơn trong chảy máu não. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy triệu chứng lâm sàng chung của nhồi máu não hay gặp là liệt nửa người (94,7%), rối loạn phản xạ gân xương (65,4%), rối loạn ngôn ngữ (51,2%), rối loạn cảm giác (30,1%). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Minh Hiện, Phạm Thị Thanh Hòa tại Vi ện Quân Y 103 [5]. Đây chính là các triệu chứng thần kinh khu trú phần nào nói lên vị trí ổ NMN. Ngoài ra, chúng tôi còn gặp một số triệu chứng khác như đau đầu, chóng mặt, rối loạn ý thức, rối loạn nuốt, rối loạn cơ tròn. Các biểu hiện này là đặc trưng cho một số thể

lâm sàng của NMN, nó đồng thời phản ánh mức độ tổn thương não.

Đánh giá kết quả hồi phục chức năng theo thang điểm Barthel, chúng tôi nhận thấy xu hướng hồi phục chung là tốt lên. Điều này được thể hiện qua sự tăng có ý nghĩa của điểm Barthel trung bình ở thời điểm sau 2 tuần điều trị và sau 3 tháng so với khi vào viện (bảng 2). Một nghiên cứu đánh giá hiệu quả điều trị NMN tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cũng cho thấy điểm Barthel trung bình khi ra viện đều cải thiện tốt lên so với khi nhập viện ở tất cả các nhóm bệnh nhân [4]. Nguyễn Huy Thắng, Lê Văn Thành (2003) đánh giá hiệu quả và tính an toàn của Aspirin trong điều trị thiếu máu não cục bộ cấp cũng cho thấy điểm Barthel trung bình ở các bệnh nhân không dùng Aspirin ở ngày thứ 14 là 53,71 ± 15,6 và sau 3 tháng là 71,94±21,8 [3]. Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi là tương đương với các tác giả trên.

Phạm Thị Kim Dung và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 53 - 58

57

Mối liên quan giữa tuổi, giới với khả năng hồi phục đã được đề cập tới với nhiều quan điểm trái chiều nhau. Tuổi cao thường được cho là một yếu tố không thuận lợi cho sự hồi phục cũng như làm tăng nguy cơ tử vong bởi người cao tuổi thường sẵn có nhiều yếu tố nguy cơ, hay có các bệnh lý mạn tính đi kèm [2]. Trong nghiên cứu này chúng tôi nhận thấy tuổi ≥65 có liên quan với kết quả hồi phục kém sau 2 tuần điều trị nhưng ở thời điểm sau 3 tháng thì chưa thấy có mối liên quan. Không có sự khác biệt về khả năng hồi phục giữa nam và nữ. Fukuda và cộng sự (2009) cho rằng sự hồi phục vận động và khả năng đi sau đột quỵ NMN ở các bệnh nhân nam là tốt hơn ở bệnh nhân nữ [7]. Tuy nhiên Veerbeek JM (2011) dựa trên một nghiên cứu tổng quan hệ thống đã không tìm thấy mối liên quan giữa giới với kết quả chức năng [10]. Theo Trần Văn Chương (2003) mặc dù tỷ lệ mắc TBMMN ở nam nhiều hơn nữ nhưng mức độ giảm chức năng và sự độc lập trong sinh hoạt hàng ngày giữa nam và nữ là không có sự khác biệt đáng kể và điều này cần phải được khẳng định trong các nghiên cứu tiếp theo [1]. Đánh giá mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng khi nhập viện với kết quả hồi phục, chúng tôi nhận thấy rối loạn ý thức khi vào viện, tiểu tiện không tự chủ, rối loạn nuốt chỉ ra một kết quả chức năng tồi sau đột quỵ. Hầu hết các tác giả đều cho rằng rối loạn ý thức thường phản ánh mức độ nặng của đột quỵ. Biểu hiện này hay gặp trong các bệnh nhân NMN diện rộng, đi kèm với tình trạng phù não, bởi vậy nó không chỉ là yếu tố dự đoán tử vong trong giai đoạn cấp mà còn tác động xấu đến kết chức năng sau đột quỵ. Những bệnh nhân tiểu tiện không tự chủ sẽ có điểm Barthel thấp và điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến kết quả chức năng sau đột quỵ. Kết quả nghiên cứu ở bảng 4 và 5 cho thấy NMN toàn bộ tuần hoàn trước hồi phục kém hơn NMN một phần tuần hoàn trước, NMN ổ khuyết và NMN tuần hoàn sau. Nhồi máu vỏ

não hồi phục kém hơn nhồi máu sâu. Bệnh nhân có kích thước ổ tổn thương càng lớn thì khả năng hồi phục càng kém và ngược lại. Spring N (2007) cho rằng mức độ nặng là khác nhau có ý nghĩa giữa NMN toàn bộ tuần hoàn trước và NMN ổ khuyết bởi vậy sự cải thiện chức năng là cũng là tốt nhất với NMN ổ khuyết và tồi nhất với NMN toàn bộ tuần hoàn trước [9]. KẾT LUẬN Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và sử dụng thang điểm Barthel để đánh giá sự hồi phục chức năng ở bệnh nhân nhồi máu não trên lều cho thấy: Các triệu chứng lâm sàng hay gặp của NMN trên lều là liệt nửa người ( bên phải: 52,6%, bên trái 42,1% ), rối loạn phản xạ gân xương (65,4%), rối loạn ngôn ngữ ( 51,2% ) , rối loạn cảm giác ( 30,1% ). Nhóm điểm Barthel <40 chiếm ưu thế ở thời điểm nhập viện và sau 2 tuần điều trị, sau 3 tháng nhóm điểm Barthel 85-100 chiếm ưu thế. Sau 2 tuần điều trị 47,6% bệnh nhân hồi phục kém, 52,4% hồi phục tốt, sau 3 tháng 31,3% hồi phục kém, 68,7% hồi phục tốt. Điểm Barthel trung bình tăng dần theo thời gian. Khi vào viện là 36±28,1, sau 2 tuần là 56,9±29,7, sau 3 tháng là 74,6±25,8. Rối loạn ý thức, rối loạn cơ tròn, rối loạn nuốt, NMN toàn bộ tuần hoàn trước, nhồi máu vỏ não, kích thước ổ nhồi máu lớn là những yếu tố liên quan với kết quả hồi phục kém ở cả thời điểm sau 2 tuần điều trị và sau 3 tháng.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO [1]. Trần Văn Chương (2003), Nghiên cứu phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội. [2]. Dương Xuân Đạm, Nguyễn Văn Triệu (2008), “Phục hồi chức năng sớm cho bệnh nhân tai biến mạch máu não”, Tai biến mạch máu não - Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí, NXB Y học, Hà Nội, tr. 625-634. [3]. Nguyễn Huy Thắng, Lê Văn Thành (2003), “Đánh giá hiệu quả và tính an toàn của Aspirin trong điều trị thiếu máu não cục bộ”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 7, tr. 56-63.

Phạm Thị Kim Dung và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 53 - 58

58

[4]. Nguyễn Văn Thông, Nguyễn Hoàng Ngọc, Nguyễn Hồng Quân (2010), “Đánh giá hiệu quả điều trị 1162 bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não tại Trung tâm đột quỵ - Bệnh viện Trung ương quân đội 108”, Tạp chí Y Dược lâm sàng 108, 5 (10/2010), tr. 13-23. [5]. Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Minh Hiện, Phạm Thị Thanh Hòa (2010), “Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và hình ảnh CT, MRI sọ não của đột quỵ nhồi máu não”, Tạp chí Y Dược lâm sàng 108, 5 (10/2010), tr.162-169. [6]. Bamford J., Sandercock P., Dennis M., et al. (1991), “Classification and natural history of clinically identifiable subtypes of cerebral infarction”, Lancet, 337 (8756), pp. 1521-6. [7]. Fukuda M., Kanda T., Kamide N., et al (2009), “Gender differences in long-term functional

outcome after first-ever ischemic stroke”, Intern Med, 48 (12), pp. 967-73. [8]. Pan S. L., Wu S. C., Wu T. H., et al (2006),

“Location and size of infarct on functional

outcome of noncardioembolic ischemic stroke”,

Disabil Rehabil, 28 (16), pp. 977-83.

[9]. Sprigg N., Gray L. J., Bath P. M., et al. (2007),

“Stroke severity, early recovery and outcome are

each related with clinical classification of stroke:

data from the 'Tinzaparin in Acute Ischaemic

Trial.”, J Neurol Sci, 254 (1-2), pp. 54-9.

[10]. Veerbeek M., Kwakkel G., van Wegen E. E.,

et al. (2011), “Early prediction of outcome of

activities of daily living after stroke: a systematic

review”, Stroke, 42 (5), pp. 1482-8

SUMMARY ASSESSMENT OF THE RECOVERY OF NEUROLOGIC FUNTIONING FOR THE PATIENTS WITH SUPRATENTORIAL INFARCTION

Pham Thi Kim Dung* et al Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy

Objective: Describe clinical characteristics; evaluate the functional recovery and some factors related to recovery of patients with supratentorial infarction. Subjects: 133 patients with supratentorial infarction were treated in Thai Nguyen General Hospital. Methods: descriptive study. Results: some main clinical signs were hemiparalysis, tendon reflexes disorders, aphasia, hemisensory disorders. An average Barthel score increased by time. It was 36.28 ± 28.1 at admission, 56.29 ± 29.7 after two weeks and 74.6 ± 25.8 after three months. The rate of patients had poor recovery after two weeks of treatment was 47.6%, after three months was 31.3%. The rate of patients had good recovery after two weeks of treatment was 52.4%, after three months was 68.7%. Unconciousness, swallowing disorder, incontinent bladder, total anterior circulation infartion, cortical infarcts, the large of infarct size were factors related to the recovery after two weeks of treatment and three months. Keywords: Recovery, clinical characteristics, supratentorial infarction, assessment, nerve function.

*

Trần Văn Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 59 - 63

59

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ ĐÁNH GIÁ HI ỆU QUẢ CỦA CÁC BÀI T ẬP NUỐT TRÊN BỆNH NHÂN CÓ RỐI LO ẠN DINH DƯỠNG SAU ĐỘT QUỴ

Tr ần Văn Tuấn, Lê Thị Mai Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

TÓM TẮT

Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và đánh giá hiệu quả của các bài tập nuốt ở bệnh nhân có rối loạn dinh dưỡng sau đột quị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu có can thiệp, đối chứng trên 62 bệnh nhân đột quị chia làm hai nhóm, được điều trị tai tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên từ tháng 3 đến tháng 12 năm 2011. Kết quả và bàn luận: Nhóm tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là 70 – 80 tuổi (34,4%), giới nam có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn giới nữ trong cả hai nhóm (71,9% và 66,7%). Trong cả hai nhóm nghiên cứu bệnh nhân đều có huyết áp cao là chủ yếu, nhóm can thiệp 65,6%, nhóm chứng 80%. Các bệnh nhân ở nhóm can thiệp có khả năng nuốt và các dấu hiệu của rối loạn nuốt đều được cải thiện tốt hơn so với nhóm chứng. Kết luận: Tiến hành áp dụng các bài tập nuốt trên bệnh nhân có rối loạn dinh dưỡng sau đột quị bước đầu đem lại kết quả tốt. Từ khoá: Đột quị, tăng huyết áp, rối loạn nuốt, bài tập nuốt, rối loạn dinh dưỡng.

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Đột quị não là một bệnh rất nghiêm trọng và thường để lại hậu quả rất nặng nề cho bản thân người bệnh, gia đình và cả xã hội nếu không được xử lý và điều trị kịp thời. Bệnh đột quị là vấn đề đang rất được quan tâm trong cộng đồng và đang là vấn đề mang tính chất thời sự. Tỷ lệ tử vong do đột quị não đứng hàng thứ ba sau bệnh ung thư và tim mạch, còn tỷ lệ tàn phế do đột quị não đứng hàng đầu trong các bệnh lý về thần kinh. Mỗi 45 giây trôi qua trên thế giới có ít nhất một người mắc đột quị não và cứ mỗi ba phút trôi qua trên thế giới có một người tử vong do đột quị. Đột quị là bệnh rất phổ biến, nguy cơ bị đột quị trong cộng đồng là 20% và trong lần đầu tiên bị đột quị có khoảng 1/3 số bệnh nhân có thể tử vong, 1/3 bị tàn phế nặng và 1/3 bệnh nhân chỉ bị ảnh hưởng nhẹ. Tỷ lệ đột quị não trên thế giới đang có xu hướng gia tăng đặc biệt là ở các nước Châu Á trong đó có cả Việt Nam. Vấn đề cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho bệnh nhân sau khi bị đột quị là rất cấp thiết vì bệnh nhân đột quị thường mệt

*

mỏi, kém ăn, chức năng nuốt bị ảnh hưởng dẫn đến rối loạn dinh dưỡng nên năng lượng cung cấp cho người bệnh thường không đầy đủ, cho nên việc hồi phục cũng sẽ bị ảnh hưởng nhiều. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm hai mục tiêu sau:

1. Mô tả đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân có rối loạn dinh dưỡng sau đột quị.

2. Đánh giá hiệu quả của bài tập nuốt ở bệnh nhân có rối loạn dinh dưỡng sau đột quị.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Gồm 62 bệnh nhân được chẩn đoán xác định là đột quị não điều trị nội trú tại khoa Nội tim mạch và khoa Thần kinh – Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên.

* Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu

- Lâm sàng:

+ Chẩn đoán đột quị dựa theo định nghĩa đột quị của Tổ chức Y tế Thế giới.

+ Bệnh nhân tỉnh táo hợp tác được với thầy thuốc.

Trần Văn Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 59 - 63

60

- Cận lâm sàng: chụp cắt lớp vi tính có hình ảnh tổn thương não phù hợp với lâm sàng.

- Bệnh nhân đột quị não được chia thành 2 nhóm:

+ Nhóm can thiệp: gồm 32 BN, áp dụng bài tập nuốt có sự hướng dẫn của nhân viên y tế.

+ Nhóm chứng: gồm 30 BN, chế độ ăn uống bình thường theo phục vụ của người nhà bệnh nhân

* Tiêu chuẩn loại trừ - Bệnh nhân bị đột quị, tỉnh táo nhưng không hợp tác

- Bệnh nhân bị hôn mê, bán hôn mê, không nuốt được

* Thời gian và địa điểm nghiên cứu:

- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 3/2011 đến tháng 12/2011.

- Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên.

Phương pháp nghiên cứu * Thiết kế nghiên cứu: Sử dụng phương pháp mô tả, can thiệp có đối chứng.

* Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu thuận tiện

Chỉ tiêu nghiên cứu - Tuổi, giới, dân tộc, mạch, huyết áp.

- Các triệu chứng: Nghẹn, ho, giọng khàn, thở gấp, không nhai được, chảy nước dãi.

- Số bữa ăn trong ngày, tính chất thức ăn.

- Chụp cắt lớp vi tính.

- Một số xét nghiệm cơ bản.

- Đánh giá hiệu quả của sự can thiệp.

Kỹ thuật thu thập số liệu - Phỏng vấn, khám trực tiếp người bệnh theo mẫu bệnh án thống nhất dựa trên các chỉ tiêu nghiên cứu.

- Làm xét nghiệm cận lâm sàng cho tất cả bệnh nhân trước điều trị.

- Kiểm tra bốn dấu hiệu của rối loạn nuốt.

+ Ho chủ động.

+ Nuốt nước bọt khó hoặc không nuốt được.

+ Chảy nước dãi liên tục.

+ Thay đổi giọng nói sau khi nuốt nước bọt hoặc giọng nói bất thường.

- Thử nghiệm khả năng nuốt trực tiếp

+ Thử nghiệm khả năng nuốt đồ lỏng.

+ Thử nghiệm khả năng nuốt đồ đặc.

+ Thử nghiệm khả năng nuốt đồ cứng.

- Đánh giá hiệu quả của bài tập nuốt và mức độ cải thiện của bệnh nhân sau can thiệp so sánh với nhóm chứng.

Xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm SPSS 16.0.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một số đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân rối loạn dinh dưỡng sau đột quị

Bảng 1. Phân bố tỷ lệ mắc bệnh theo tuổi

Nhóm Tuổi

Nhóm can thiệp

Nhóm chứng p

n % n %

< 50 4 12,5 4 13,35 >0,05

50 - 60 4 12,5 3 10,0 >0,05

60 - 70 9 28,1 7 23,3 >0,05

70 - 80 11 34,4 12 40,0 >0,05

> 80 4 12,5 4 13,35 >0,05

Tổng 32 100,0 30 100,0

Nhận xét: nhóm tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở cả hai nhóm là 70-80 tuổi, tuy nhiên sự khác biệt giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

Bảng 2. Phân bố tỷ lệ mắc bệnh theo giới

Nhóm Giới

Nhóm can thiệp

Nhóm chứng p

n % n %

Nam 23 71,9 20 66,7 >0,05

Nữ 9 28,1 10 33,3 >0,05

Tổng 32 100 30 100,0

Nhận xét: Tỷ lệ mắc bệnh ở giới nam cao hơn giới nữ ở cả nhóm can thiệp và nhóm chứng. Nhưng sự khác biệt giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

* Chỉ số huyết áp của hai nhóm bệnh nhân

Nhận xét: Ở cả hai nhóm tỷ lệ bệnh nhân tăng huyết áp đều chiếm tỷ lệ cao. Sự khác biệt giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê với p>0,05 (xem bảng 3).

Trần Văn Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 59 - 63

61

Bảng 3. Chỉ số huyết áp của hai nhóm bệnh nhân

Nhóm

HA

Nhóm can thiệp

Nhóm chứng p

n % n % Bình

thường 2 6,3 4 13,3 >0,05

Cao 21 65,6 24 80,0 >0,05

Thấp 9 28,1 2 6,7 >0,05

Tổng 32 100,0 30 100,0

Đánh giá hiệu quả sau can thiệp bằng bài tập nuốt

Bảng 4. So sánh triệu chứng lâm sàng trước, sau can thiệp và với nhóm chứng

Nhóm

Triệu chứng

Nhóm can thiệp

Nhóm chứng

p Trước (%)

Sau (%)

Trước (%)

Sau (%)

Nghẹn 87,5 31,2 83,3 66,6 <0,05

Ho 79,1 43,7 80,0 63,3 <0,05 Giọng khàn

84,4 56,2 93,3 74,0 <0,05

Thở gấp 31,2 12,5 36,6 26,6 <0,05 Không

nhai được 81,2 40,6 76,6 56,6 <0,05

Chảy nước dãi

96,8 37,5 90,0 66,6 <0,05

Nhận xét: Mức độ giảm nhẹ các triệu chứng ở nhóm can thiệp nhiều hơn so với nhóm đối chứng . Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Bảng 5. So sánh khả năng nuốt của bệnh nhân ỏ hai nhóm trước và sau nghiên cứu

Nhóm Khả năng nuốt

Nhóm can thiệp

Nhóm chứng p

Trước (%)

Sau (%)

Trước (%)

Sau (%)

Nuốt đồ lỏng 43,7 96,8 46,6 83,3 <0,05

Nuốt đồ đặc 15,6 62,5 16,6 53,3 <0,05

Nuốt đồ cứng 6,2 28,1 3,3 16,6 <0,05

Nhận xét: Khả năng nuốt của bệnh nhân nhóm can thiệp sau nghiên cứu cao hơn bệnh nhân ở nhóm chứng. Sự khác biệt với p<0,05

* So sánh sự tiến triển các dấu hiệu của rối loạn nuốt trước và sau nghiên cứu Nhận xét: Các dấu hiệu ho chủ động, nuốt nước bọt của bệnh nhân nhóm can thiệp sau

nghiên cứu đều cao hơn nhóm chứng, còn dấu hiệu chảy nước dãi liên tục và thay đổi giọng nói sau nuốt nước bọt của nhóm can thiệp sau nghiên cứu được cải thiện nhiều hơn nhóm chứng.

Bảng 6. So sánh sự tiến triển các dấu hiệu của rối loạn nuốt trước và sau nghiên cứu

Nhóm

Dấu hiệu RL nuốt

Nhóm can thiệp

Nhóm chứng

p Trước (%)

Sau (%)

Trước (%)

Sau (%)

Ho chủ động 12,5 81,2 13,3 36,6 <0,05

Nuốt nước bọt 43,7 96,8 46,6 60,0 <0,05 Chảy dãi liên tục

56,2 37,5 50,0 26,6 >0,05

Thay đổi giọng nói sau nuốt

nước bọt 93,7 43,7 90,0 53,3 <0,05

Bảng 7. Đánh giá chung hiệu quả sau can thiêp

Nhóm Kết quả

Nhóm can thiệp

Nhóm chứng p

n % n % Hết toàn bộ triệu

chứng 5 15,6 2 6,6 >0,05

Đỡ một phần 21 65,6 15 50,0 <0,05

Không thay đổi 4 12,5 9 30,0 <0,05

Nặng lên 2 6,2 4 13,3 >0,05

Nhận xét: Đánh giá chung sau nghiên cứu cho thấy ở nhóm can thiệp cho kết quả tốt hơn so với nhóm chứng. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

BÀN LUẬN

Đặc điểm lâm sàng của nhóm can thiệp và nhóm chứng

Trong 32 bệnh nhân nhóm can thiệp và 30 bệnh nhân ở nhóm chứng không có sự khác biệt về tuổi và giới giữa hai nhóm với p>0,05. Độ tuổi mắc bệnh cao nhất là từ 70 – 80 tuổi. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Petrea về tuổi và giới, lứa tuổi thường mắc bệnh là 66 – 85 tuổi.[5].

Số bệnh nhân bị tăng huyết áp đều chiếm tỷ lệ cao trong cả hai nhóm can thiệp và đối chứng. Theo kết quả trong bảng 3 thì trong nhóm can thiệp có 21 bệnh nhân bị tăng huyết áp chiếm

Trần Văn Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 59 - 63

62

tỷ lệ 65,6%, trong nhóm chứng có 24 bệnh nhân tăng huyết áp, chiếm tỷ lệ 80%. Như vậy tăng huyết áp là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh tai biến mạch máu não. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Trọng Hưng và Lê Quang Cường tỷ lệ tăng huyết áp là 66% và 72 %.[1],[2].

Hiệu quả của các bài tập nuốt ở bệnh nhân rối loạn dinh dưỡng sau đột quị

Ở bệnh nhân có rối loạn dinh dưỡng sau đột quị có các triệu chứng: Nghẹn, ho, giọng khàn, thở gấp, không nhai được ở hai nhóm trước nghiên cứu là tương đương nhau nhưng sau nghiên cứu thì tỷ lệ các triệu chứng này giảm rõ rệt ở nhóm can thiệp so với nhóm chứng (87,5% -31,25% và 83,33%-66,67%). Và các triệu chứng khác cũng tương tự ở nhóm can thiệp kết quả đều giảm hơn so với nhóm chứng. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Trong nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy khả năng nuốt đồ lỏng, đồ đặc, đồ cứng của hai nhóm trước nghiên cứu là tương đương nhau, còn sau nghiên cứu thì khả năng nuốt của nhóm can thiệp cao hơn nhóm chứng. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,05. Điều này cho thấy sau khi bị đột qui nếu như bệnh nhân được chăm sóc tốt về dinh dưỡng thì khả năng hồi phục sẽ tốt hơn, kết quả này cũng phù hợp với nhận định của các tác giả khác [3], [5].

Các dấu hiệu rối loạn nuốt của hai nhóm trước nghiên cứu tương đương nhau, nhưng sau nghiên cứu thì các dấu hiệu rối loạn nuốt của nhóm can thiệp được cải thiện rõ rệt hơn nhóm chứng, khả năng ho chủ động sau nghiên cứu của nhóm chứng còn 36,67% trong khi nhóm can thiệp là 81,25 %. Khả năng nuốt nước bọt sau nghiên cứu của nhóm can thiệp là 96,67%, nhóm chứng là 60%. Tỷ

lệ thay đổi giọng nói sau khi nuốt nước bọt của bệnh nhân nhóm can thiệp là 43,75% trong nhóm chứng là 53,33%. Như vậy khi can thiệp bài tập nuốt cho bệnh nhân có rối loạn dinh dưỡng sau đột quị đem lại hiệu quả cao hơn khi so với nhóm chứng. Kết quả này có thể mở đầu cho việc áp dụng các bài tập nuốt cho bệnh nhân nhằm cải thiện triệu chứng và phục hồi tốt cho bệnh nhân đột qui có rối loạn dinh dưỡng [3],[5].

KẾT LUẬN

- Nhóm tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là 70 – 80 tuổi (34,4%) và giới nam có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn giới nữ (71,9% và 28,1%).

- Trong cả hai nhóm thì bệnh nhân đều có huyết áp cao là chủ yếu, nhóm can thiệp 65,6%, nhóm chứng 80%.

- Các bệnh nhân ở nhóm can thiệp có khả năng nuốt và các dấu hiệu của rối loạn nuốt đều được cải thiện tốt hơn nhóm chứng.

- Đánh giá chung sau nghiên cứu, nhóm can thiệp cải thiện các triệu chứng nhiều hơn so với nhóm chứng.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1].Nguyễn Trọng Hưng, “ Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ của đột quị não ở người trên 50 tuổi”, Tạp chí Y học thực hành số 12, p 13 – 16. [2].Lê Quang Cường (2005), “Các yếu tố nguy cơ của tai biến mạch máu não”, Nội san thần kinh số 7, p 1- 4. [3].Bruce H. Dobkin, MD (2005), Rehabilitation after stroke, N Engl J Med, 352: p 1677-1684 [4].Grau AJ et al (2001), Risk Factor, out come and treatment in subtypes of Ischemic stroke. The German stroke Data Bank, Stroke 32, p 2559 – 2566. [5].Petrea RE, Beiser AS, Shesadri, Kelly Hayes M, Kase CS, Wolf PA (2009), Gender diffirences in stroke indidence and postroke disability in the Framingham Heart study stroke, p 102 – 105.

Trần Văn Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 59 - 63

63

SUMMARY STUDY ON CLINICAL CHARACTERISTICS AND EVALUATE THE EFFECT OF SWALLOWING EXERCISE IN PATIENTS WITH NUTRITIONAL DISORDERS AFTER STROKE

Tran Van Tuan*, Le Thi Mai Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy

Objective: To study the clinical features and evaluate the effectiveness of swallowing exercises in stroke patients with nutritional disorders in Thai Nguyen General Central Hospital. Subjects and Methods: by descriptive study, intervention with control group on 62 stroke patients treated in Thai Nguyen General Central Hospital from March to December 2011. Results and discussion: age group has the highest incidence is 70 to 80 years old and men have higher incidence than women in both groups. In both groups, patients have high blood pressure is essential, the intervention group 65.6%, placebo 80%. Patients in the intervention group capable of swallowing and swallowing disorders signs were improvement better than the control group without the intervention of medical personnel to guide the swallow exercise. Conclusion: To apply the swallowing exercises on the patients after stroke with nutritional disorders are brought good results. Keyword: Stroke, hypertension, swallowing disorders, swallow exercises, nutritional disorders

*

Trần Văn Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 59 - 63

64

Hoàng Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 65 - 69

65

NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ SOI PHẾ QUẢN ỐNG MỀM TẠI BỆNH VI ỆN LAO VÀ BỆNH PHỔI THÁI NGUYÊN N ĂM 2011

Hoàng Hà*, Diệp Văn Cam

Trường Đại học Y Dược – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Mục tiêu: Phân tích các chỉ định, thao tác và đánh giá kết quả soi phế quản ống mềm. Phương pháp: nghiên cứu mô tả 594 trường hợp soi phế quản ống mềm. Kết quả và kết luận: các dấu hiệu lâm sàng hướng chỉ định soi phế quản thường gặp là có biểu hiện phổi nhiễm khuẩn (38,05%), ho kéo dài (31,65%), X quang phổi thấy bất thường (20,20%); dấu hiệu ít gặp là đờm có máu (5,39%). Kết quả AFB (+) rất thấp (8,48%). viêm ngoài lao 50,75%; ung thư phổi 11,94%. Có 19,36% bệnh nhân nôn ít và ọe dịch; bệnh nhân co thắt thanh quản, khí quản, phế quản gặp 5,39%. Khuyến nghị: cơ sở y tế có máy nội soi nên tiến hành soi phế quản cho các bệnh nhân trong chỉ định, đặc biệt những trường hợp ho kéo dài nghi lao hoặc X quang phổi có hình ảnh bất thường. Từ khóa: Soi phế quản, ống mềm, lao phổi. bơm rửa, sinh thiết.

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Soi phế quản là kỹ thuật đưa một dụng cụ tới phế quản để quan sát được lòng phế quản, nhằm mục đích chẩn đoán và điều trị những tổn thương trong lòng khí - phế quản. Đồng thời có thể chọc xuyên qua thành phế quản để sinh thiết và thăm dò các tổn thương ngoài phế quản [1]. Hiện nay người ta đã chế tạo các loại ống soi sợi, với đường kímh 2 – 6 mm, có gắn với video, kỹ thuật đã cho phép thăm dò được tới các phế quản xa hơn và cho nhiều người quan sát cùng một lúc [2]. Năm 2007 bệnh viện L&BP Thái Nguyên mới bắt đầu triển khai nội soi phế quản. Đây là kỹ thuật áp dụng công nghệ hiện đại có xâm nhập hỗ trợ tốt cho chẩn đoán và điều trị bệnh lý phổi tại tuyến cơ sở. Tuy vậy, ở Thái Nguyên chưa có thống kê hay nghiên cứu nào về nội soi phế quản. Chúng tôi tiến hành đề tài nhằm các mục tiêu: 1) Mô tả những dấu hiệu lâm sàng và một số thao tác trong soi phế quản.

2) Đánh giá kết quả soi phế quản ống mềm.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thời gian và địa điểm

- Thời gian thực hiện từ 10/2010 – 10/2011, tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Nguyên.

* Tel: 0912211826

Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: bệnh nhân soi phế quản

- Tiêu chuẩn chọn: các bệnh nhân có chỉ định soi phế quản

Phương pháp nghiên cứu: mô tả

Cỡ mẫu: cỡ mẫu toàn bộ, chọn mẫu thuận tiện, mẫu là bệnh nhân có CĐ soi phế quản

Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng hướng chỉ định soi phế quản.

- Nghiên cứu về các thao tác chủ yếu trong soi phế quản.

- Nghiên cứu về kết quả chẩn đoán qua soi phế quản.

- Nghiên cứu về tai biến khi soi phế quản ống mềm.

Kỹ thuật thu thập số liệu

* K ỹ thuật soi phế quản

- Chuẩn bị: người bệnh phải nhịn ăn uống ít nhất 4 - 6 giờ trước, nếu phải uống nước thì chỉ nên uống một cốc nhỏ; ngưng dùng các thuốc nguy cơ xuất huyết trước 03 ngày (nếu đang dùng); dùng thuốc an thần tối hôm trước.

- Tiến hành: sử dụng máy soi phế quản Pentax của Nhật, dùng ống soi mềm; Trước khi cho ống nội soi mềm vào thì bệnh nhân được gây tê tại chổ bằng lidocain ở mũi và

Hoàng Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 65 - 69

66

thành họng sau. Ống nội soi mềm sẽ được đưa vào qua đường mũi hoặc họng. Khi ống nội soi đã vào trong đường thở thì thuốc gây tê sẽ được xịt thêm vào để gây tê tại chỗ giúp bệnh nhân bớt khó chịu và giảm phản xạ ho; lấy mẫu bệnh phẩm theo một số phương pháp sau: + Rửa sạch: bơm nước muối (salin) và phun qua ống nội soi vào vùng cần sinh thiết, vùng nhày mủ, sau đó hút dịch ra. Thực hiện bước này vài lần. Sau đó đưa một bàn chải mềm thông qua ống nội soi vào vùng cần sinh thiết để chải lên và xuống. Các tế bào bong tróc thu lượm được sẽ được gởi cho phòng xét nghiệm để phân tích. + Sinh thiết bằng kim hút: kim nhỏ đưa vào trong đường thở và đi xuyên qua thành của đường thở để lấy mẩu sinh thiết. + Sinh thiết bằng kìm: dùng để sinh thiết tổ chức khi nhìn thấy hình ảnh nghi ngờ tại lòng đường thở hoặc một tổ chức của phổi. Thủ thuật nội soi phế quản có thể kéo dài từ 15 - 60 phút. - Kết quả: các dữ liệu, hình ảnh, mô tả tổn thương được ghi vào phiếu soi phế quản. * Các số liệu được thu thập vào bệnh án nghiên cứu Xử lý số liệu: theo phương pháp thống kê y học KẾT QUẢ Một số đặc điểm lâm sàng

Bảng 1: Đặc điểm tuổi và giới của bệnh nhân

Giới BN

Nam n(%)

Nữ n(%)

Chung n(%)

Số lượng 365

(61,45) 229 (38,55) 594 (100)

p <0,01

Tuổi TB 49,50 ±

15,0 52,0 ± 12,5 50,75 ± 17,3

p <0,05

* Kết quả bảng 1 cho thấy:

- Bệnh nhân nam nhiều hơn hẳn so với bệnh nhân nữ, với p <0,05.

- Tuổi trung bình của 2 giới là 50,75 ± 17,3, có sự khác biệt về tuổi giữa 2 giới với p<0,05.

Bảng 2: Dấu hiệu lâm sàng hướng CĐ soi phế quản

Bệnh nhân Dấu hiệu

n (%)

Phổi nhiễm khuẩn 226 38,05

Ho kéo dài 188 31,65

Bất thường trên Xquang 120 20,20

Đờm có máu 32 5,39

Dấu hiệu khác 28 4,71

* Qua bảng 2 cho thấy:

- Các dấu hiệu lâm sàng hướng chỉ định soi phế quản thường gặp là có biểu hiện phổi nhiễm khuẩn (38,05%), ho kéo dài (31,65%), X quang phổi thấy bất thường (20,20%); dấu hiệu hiếm gặp là đờm có máu (5,39%).

Thao tác trong quá trình soi phế quản

Bảng 3: Tần suất các kỹ thuật khi soi phế quản ở bệnh nhân nghiên cứu

Bệnh nhân Thao tác

n (%)

Bơm rửa 524 88,22

Sinh thiết bằng kim hút 44 7,41

Sinh thiết bằng kìm 23 3,87

Mô tả hình thái 587 98,82

Lấy dị vật 0 -

* Bảng 3 cho thấy:

- Mô tả hình thái chiếm hầu hết các trường hợp (98.82%). Thao tác bơm rửa là 88,22%.

Một số kết quả và tai biến của soi phế quản

Bảng 4: Liên quan giữa chỉ định nghi lao với kết quả AFB tại chỗ

Kết quả AFB Tổn thương

AFB (+) AFB (-) OR, CI95%, p

Tổn thương nghi lao phổi (n=234) 21 (8,97%) 213 (91,03%) 1,25 (0,48 – 3,38) p >0,05 Tổn thương không nghi lao (n-96) 7 (7,29%) 89 (92,71%)

Tổng 28 (8,48%) 302 (91,52%) 330

Hoàng Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 65 - 69

67

* Kết quả bảng 4 cho thấy: Không có mối liên quan giữa chỉ định nghi tổn thương lao với nhuộm bệnh phẩm soi phế quản tìm AFB. Kết quả tìm AFB rất thấp, chỉ có 8,48% (+).

Bảng 5: Kết quả mô bệnh học bằng sinh thiết qua soi phế quản

Bệnh nhân Kết quả mô bệnh

n %

Ung thư 8 11,94

Viêm ngoài lao 34 50,75

Không bệnh lý 25 37,31

Tổng số 67 100,0

* Kết quả mô bệnh ở bảng 5 cho thấy:

Viêm ngoài lao chiếm chủ yếu (50,75%); ung thư phổi chiếm 11,94%

Bảng 6: Một số tai biến khi soi phế quản

Bệnh nhân Kỹ thuật

n (%)

Chảy máu mũi 18 3,03

Nôn (ít), ọe dịch 115 19,36

Đờm có máu sau soi 12 2,02

Co thắt TKPQ 32 5,39

Không hợp tác 7 1,18

Di ứng lindocain 0 -

* Kết quả tại bảng 6 cho thấy:- Bệnh nhân nôn ít và ọe dịch xảy ra nhiều nhất 19,36%; Co thắt thanh quản, khí quản, phế quản chiếm 5,39%; chảy máu mũi 3,03%.

BÀN LUẬN

Một số đặc điểm lâm sàng

Các dấu hiệu lâm sàng hướng chỉ định soi phế quản thường gặp là có biểu hiện phổi nhiễm khuẩn (38,05%), ho kéo dài (31,65%), X quang phổi thấy bất thường (20,20%); dấu hiệu hiếm gặp là đờm có máu (5,39%). Kết quả này cho thấy hầu hết các bệnh nhân đều trong trường hợp bệnh lý hô hấp đang xác định nguyên nhân mặc dù đã được khám lâm sàng và làm một số xét nghiệm liên quan, do đó chỉ định soi phế quản cho họ là cần thiết.

Thao tác trong quá trình soi phế quản

* Chụp hình và mô tả hình thái lòng phế quản khi soi phế quản là qui trình thường qui trong soi phế quản. Vì vậy đề tài này có tới 98.82%

được thực hiện nhận định hình thái soi phế quản, chỉ trừ số ít bệnh nhân bỏ cuộc. Việc mô tả và chụp hình tổn thương hiện nay vẫn còn nhiều bàn cãi. Những nhận định một tình trạng lòng đường thở không thấy bất thường có thể gây lúng túng cho bác sĩ điều trị, bởi vì chỉ định soi phế quản đôi khi là hy vọng cho hỗ trợ chẩn đoán của họ. Tuy nhiên để kỹ thuật đạt hiệu quả cao cần có sự đảm bảo chất lượng của cả 2 phía: thầy thuốc lâm sàng ra chỉ định và bác sĩ nội soi. Hiện nay các máy soi phế quản đều có chức năng video cho hội chẩn trực tiếp và gián tiếp.

Hoàn toàn trái ngược với kết quả bình thường, lòng phế quản có hình thái bất thường khi soi phế quản là dấu hiệu rất sáng sủa để bác sĩ thực hiện thao tác phù hợp giúp điều trị và chẩn đoán.

* Bơm rửa là thao tác thường dùng trong soi phế quản. Kết quả ở bảng 3 cho thấy có tới 88,22% trường hợp thực hiện thao tác này. Đây là phương pháp vừa có thể hỗ trợ cho điều trị bít tắc, bơm rửa nhày mủ, làm thông thoáng phế quản vừa lấy được những bệnh phẩm tại nơi thương tổn để giúp cho chẩn đoán được hiệu quả hơn. Quá trình bơm rửa, chải rửa sẽ làm tham gia vào nhiều chức năng: làm thông thoáng và sạch đường thở; làm rõ vùng cần sinh thiết; làm bong tróc các tế bào để thu lấy và gởi cho phòng xét nghiệm để phân tích. Thủ thuật này được sử dụng khá rộng rãi, và được bác sĩ nội soi quyết định ngay khi đang tiến hành soi phế quản.

* Sinh thiết phế quản: nội soi phế quản là một thủ thuật luôn được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa hô hấp hoặc bác sĩ phẩu thuật lồng ngực. Mặc dù không thể đánh giá mô phổi một cách chính xác bằng nội soi phế quản nhưng có thể dùng thủ thuật này để sinh thiết mẩu mô phổi và gởi đến phòng thí nghiệm để xem xét. Sinh thiết phế quản là một kỹ thuật được thực hiện trong khi soi phế quản, nhằm cắt lấy được mảnh tổ chức ở nơi tổn thương để xét nghiệm mô bệnh. Khi

Hoàng Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 65 - 69

68

không thể cắt được, người ta dùng kỹ thuật chải phế quản hoặc chọc hút xuyên thành phế quản để giúp chẩn đoán tế bào học. Qua bảng 3 cho thấy tỷ lệ sinh thiết bằng kim hút chiếm 7,41%, sinh thiết bằng kìm chiếm 3,87%. 2 tỷ lệ này đều thấp dưới 10% trong tổng số bệnh nhân soi phế quản, kết quả này cũng phù hợp bởi đặc điểm thu nhập bệnh nhân của bệnh viện L&BP TN chủ yếu là 2 nhóm lao và bệnh phổi viêm nhiễm nên không có nhiều chỉ định sinh thiết.

* L ấy dị vật hay nong phế quản đặt stent: chưa có trường hợp nào

Một số kết quả và tai biến soi phế quản

* Chẩn đoán lao: qua bảng 4 cho thấy không có mối liên quan giữa chỉ định nghi tổn thương lao với nhuộm bệnh phẩm soi phế quản tìm AFB với OR1,25 CI95% 0,48 – 3,38 với p >0,05. Khi lấy bệnh phẩm trực tiếp từ soi phế quản ở bệnh nhân chỉ định nghi lao không làm tăng khả năng phát hiện lao AFB (+) đáng kể so các chỉ định khác. Như kết quả bảng 2 cho thấy số bệnh nhân nghi ngờ bệnh phổi với các dấu hiệu thiên về nghi lao chiếm rất lớn: ho kéo dài (31,65%), X quang phổi thấy bất thường (20,20%), chưa tính tới số có dấu hiệu viêm ở phổi do sốt, do đau ngực, do khó thở. Trong khi đó kết quả nhuộm bênh phẩm tìm AFB (+) lại rất thấp (8,48%). Vì vậy cần lưu ý các thầy thuốc lâm sàng về kết quả không tương ứng này.

* Chẩn đoán mô bệnh học bằng sinh thiết qua soi phế quản ở bảng 5 cho thấy trong số 67 bệnh nhân được gửi bệnh phẩm tỷ lệ viêm phổi phế quản ngoài lao chiếm chủ yếu (50,75%); ung thư phổi chiếm 11,94%, tỷ lệ này tương đương với của Trần Văn Ngọc [4]; còn 37,31% không thấy bệnh lý.

* Các tai biến khi soi phế quản

Nội soi phế quản được xem là một thủ thuật chẩn đoán rất an toàn [3]. Tuy nhiên, nó cũng có thể gây ra một số tai biến như: chảy máu mũi chiếm 3,03%; đờm có máu 2 – 3 ngày sau soi chiếm 2,02%, nguyên nhân do có sinh thiết; bệnh nhân nôn ít và ọe dịch xảy ra nhiều nhất (19,36%). Tuy nhiên những dấu hiệu nêu trên thường nhẹ và tự khỏi trong thời gian ngắn.

Ống nội soi mềm thường ít gây đau và khó chịu cho bệnh nhân. Bệnh nhân chỉ cảm thấy muốn ho do đây là phản xạ khi có vật lạ nằm trong đường thở. Cảm giác này cũng sẽ bị hạn chế tối đa do bệnh nhân đã được cho thuốc dãn cơ và gây tê tại chổ bằng lidocain trước khi tiến hành thủ thuật.

Dấu hiệu co thắt thanh quản, khí quản, phế quản chiếm còn gặp đáng kể (5,39%), vì vậy cần lưu ý về liều thuốc an thần, dãn cơ, giảm đau cho những người bệnh này cũng như theo dõi tình trạng chung như thở oxy, theo dõi mạch, huyết áp và tình trạng hô hấp qua bộ cảm nhận gắn ở đầu ngón tay.

Không gặp trường hợp nào di ứng lindocain; không gặp tràn khí màng phổi (gây ngộp thở); không có khàn tiếng sau soi, sốt sau soi; không có tử vong. Tỷ lệ tử vong do soi phế quản khoảng 1/10.000- 1/20.000 [1]. Có 7 bệnh nhân không hợp tác do quá lo sợ.

KẾT LUẬN

Khảo sát soi phế quản ống mềm ở 594 bệnh nhân nội trú tại bệnh viện L&BP, chúng tôi có những kết luận sau:

Dấu hiệu lâm sàng và một số thao tác trong soi phế quản

- Bệnh nhân soi phế quản nam nhiều hơn bệnh nhân nữ (61,45% so với38,55%), p <0,05. Tuổi của bệnh nhân là 50,75 ± 17,3, không có sự khác biệt về tuổi giữa 2 giới, p>0,05.

- Các dấu hiệu lâm sàng hướng chỉ định soi phế quản thường gặp là có biểu hiện phổi nhiễm khuẩn (38,05%), ho kéo dài (31,65%), X quang phổi thấy bất thường (20,20%); dấu hiệu ít gặp là đờm có máu (5,39%).

- Các thao tác: mô tả hình thái (98.82%); bơm rửa (88,22%); sinh thiết kim hút (7,41%); sinh thiết bằng kìm (3,87%).

Đánh giá kết quả soi phế quản ống mềm

- Không có mối liên quan giữa chỉ định nghi tổn thương lao với nhuộm bệnh phẩm soi phế quản tìm AFB với OR1,25 CI95% 0,48 – 3,38 với p >0,05; kết quả tìm AFB rất thấp, chỉ có 8,48% (+).

Hoàng Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 65 - 69

69

- Kết quả sinh thiết: viêm ngoài lao gặp 34/67(50,75%); ung thư phổi chiếm 8/67(11,94%).

- Bệnh nhân nôn ít và ọe dịch gặp 19,36%; co thắt thanh quản, khí quản, phế quản gặp 5,39%.

KIẾN NGHỊ

Cơ sở y tế có máy nội soi phế quản nên tiến hành soi phế quản cho các bệnh nhân trong chỉ định, đặc biệt những trường hợp ho kéo dài nghi lao hoặc X quang phổi có hình ảnh bất thường, vì kỹ thuật này góp phần chẩn đoán nhanh và chính xác cho người bệnh.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. http://www.medicinenet.com/bronchoscopy/article.htm [2]. Nguyễn Đình Tiến (2006), Giá trị của soi phế quản ống mềm và một số xét nghiệm liên quan trong chẩn đoán lao phổi AFB âm tính, Bệnh viện 108. [3]. Trần Văn Ngọc (2000), "Phương pháp soi phế quản với ống soi mềm", Y Học TP Hồ Chí Minh 2000, (phụ bản số 1, chuyên đề nội khoa), Tr.149. [4]. Trần Văn Ngọc (2000), "Vai trò của soi phế quản ống mềm và sinh thiết trong chẩn đoán ung thư phế quản." Y Học TP Hồ Chí Minh 2000, (phụ bản số 1, chuyên đề nội khoa), Tr.132.

SUMMARY RESEARCH RESULTS FLEXIBLE BRONCHOSCOPY IN THAI NGUYÊN TUBERCULOSIS AND LUNG HOSPITAL IN 20 11

Hoang Ha*, Diep Van Cam Thai Nguyen University of Medicine and Phamarcy

Objective: to analyze the indications, operations and evaluate the results of flexible bronchoscopy. Methods: descriptive study of 594 cases of flexible bronchoscopy. Results and conclusions: the clinical signs direction indicated bronchoscopy are common signs of lung infection (38,05%), cough (31,65%), X-ray found abnormalities (20,20%) was less common signs of bloody sputum (5.39%). Results of AFB (+) was very low (8,48%). Non TB infection was 50,75%; Rate of lung cancer was 11,94%; 19,36% of patients have little nausea; trachea, bronchi having 5,39%. Recommendation: we suggest performing a bronchoscopy for patients with indications, especially those suspected cases of tuberculosis cough or chest radiograph is abnormal images. Keywords: bronchoscopy, flexible, tuberculosis, washing, brushing, biopsy.

* Tel: 0912211826

Hoàng Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 65 - 69

70

Đàm Thị Bảo Hoa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 71 - 75

71

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CÁC RỐI LO ẠN LO ÂU, TRẦM CẢM Ở HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC HOÀNG VĂN THỤ THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

Đàm Thị Bảo Hoa1*, Nguyễn Thị Phương Loan2

1Trường Đại học Y Dược - ĐH Thái Nguyên 2Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên

TÓM TẮT

Mục tiêu: nghiên cứu thực trạng các rối loạn lo âu, trầm cảm ở học sinh trường tiểu học Hoàng Văn Thụ Thành phố Thái Nguyên. Phương pháp: nghiên cứu được tiến hành qua 2 bước, thực hiện trên một mẫu 744 học sinh từ 6 – 11 tuổi, sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: tổng số trẻ có rối loạn 5,24%, trong đó trầm cảm là 4,7%, rối loạn lo âu 2,28%. Trong số trẻ có rối loạn trầm cảm: trầm cảm đơn thuần chỉ chiếm 28,57%, trầm cảm phối hợp với các rối loạn khác chiếm 71,43%. Trong số trẻ có rối loạn lo âu: lo âu ám ảnh sợ đơn thuần là 5,88%, lo âu kết hợp xấp xỉ 94%. Trong 39 trẻ có rối loạn trầm cảm, lo âu thì chỉ có10 trẻ có rối loạn trầm cảm đơn thuần (25,64%), 1 trẻ có rối loạn lo âu ám ảnh sợ (2,56%) còn lại chủ yếu là các rối loạn kết hợp (71,77%) trong đó trầm cảm kết hợp với lo âu chiếm tỷ lệ cao nhất (25,64%). Từ khóa: Thực trạng, lo âu, trầm cảm, trẻ em rối loạn cảm xúc, rối loạn hỗn hợp.

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Rối loạn tâm thần, hành vi trẻ em và thanh thiếu niên là vấn đề phổ biến ở mọi quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam, trong đó, thường gặp nhất là các rối loạn lo âu, trầm cảm. Đặc biệt, trẻ em thường chịu tác động bởi nhiều yếu tố: môi trường sống, áp lực học hành, sang chấn tâm lý, sự biến đổi lớn về sinh học và cơ thể nên rất nhậy cảm và dễ bị tổn thương....Theo các số liệu điều tra gần đây của hầu hết các quốc gia trên thế giới rối loạn lo âu, trầm cảm ngày càng có chiều hướng gia tăng. Ở Mỹ, trầm cảm chủ yếu gặp ở 1% trẻ mẫu giáo, 2% ở trẻ thiếu niên và 5 – 8 % ở trẻ vị thành niên. Khoảng 10% trẻ em có các rối loạn lo âu [1], [10]. Ở Việt Nam theo nghiên cứu của trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn cho thấy tỷ lệ trẻ em và thanh thiếu niên có biểu hiện của trầm cảm và lo âu là 13,14%[6]. Tuy nhiên lo âu, trầm cảm trẻ em thường không được phát hiện và can thiệp kịp thời, thích đáng. Các rối loạn này kéo dài sẽ ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển tư duy của đứa trẻ, đến nhận thức, tính quyết đoán và nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến học tập, sinh hoạt hàng ngày. Hậu

*

quả dẫn đến không có khả năng thích ứng với trường học, dễ chuyển trường, quan hệ với bạn bè kém, giảm tính tự trọng, dễ mắc tệ nạn xã hội, khó điều chỉnh được cảm xúc, hành vi và có thể dẫn đến nguy cơ tự sát... Thái Nguyên là một tỉnh nằm ở khu vực Miền núi phía Bắc với dân số khoảng 1.127.000, là nơi sinh sống của 8 dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, H’mông, Sán Chay, Hoa và Dao. Khoảng 1/3 dân số Thái Nguyên ở độ tuổi < 18. Với đặc điểm là trung tâm của khu vực Miền núi phía bắc, nơi tập trung nhiều khu công nghiệp và trường học nên Thái Nguyên có nhiều điều kiện thuận lợi nhưng cũng là tỉnh có nhiều vấn đề xã hội phức tạp trong đó có vấn đề rối loạn tâm thần và hành vi ở trẻ em và thanh thiếu niên. Để góp phần tìm hiểu thực trạng các rối loạn trầm cảm và lo âu ở trẻ em thành phố Thái Nguyên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mục tiêu: Nghiên cứu thực trạng các rối loạn lo âu, trầm cảm ở học sinh trường tiểu học Hoàng Văn Thụ Thành phố Thái Nguyên

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu: 744 học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 trường tiểu học Hoàng Văn Thụ Thành phố Thái Nguyên.

Đàm Thị Bảo Hoa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 71 - 75

72

Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian: Tháng 01/2010

- Địa điểm: Trường tiểu học Hoàng Văn Thụ Thành phố Thái Nguyên.

Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang

Phương pháp chọn mẫu

- Mẫu nghiên cứu là toàn bộ học sinh trường tiểu học Hoàng Văn Thụ được cha mẹ đồng ý tham gia nghiên cứu sau khi đã được thông báo về yêu cầu, mục đích nghiên cứu.

- Tiêu chuẩn loại trừ: những trẻ mà cha mẹ từ chối tham gia nghiên cứu

Chỉ tiêu nghiên cứu

- Các đặc điểm nhóm nghiên cứu: tuổi, giới.

- Thực trạng, đặc điểm lâm sàng rối loạn lo âu, trầm cảm ở học sinh Trường tiểu học Hoàng Văn Thụ Thành phố Thái Nguyên

- Đặc điểm các rối loạn phối hợp trong rối loạn trầm cảm và lo âu.

Kỹ thuật thu thập số liệu

- Thiết kế mẫu bệnh án nghiên cứu phù hợp với yêu cầu và mục đích nghiên cứu.

- Số liệu được thu thập qua 2 bước

+ Bước 1: sàng lọc trẻ có vấn đề sức khỏe tâm thần bằng thang SDQ 25.

+ Bước 2: khám lâm sàng tâm thần trẻ có vấn đề sức khẻ tâm thần sau khi đã sàng lọc bằng thang SDQ 25 (SDQ25 > 14điểm) để xác

định chẩn đoán theo các tiêu chí chẩn đoán các rối loạn trầm cảm và lo âu ICD10 [8].

* Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn lo âu (F41)

1. Sợ hãi (lo lắng về bất hạnh tương lai, cảm giác dễ cáu, khó tập trung tư tưởng...)

2. Căng thẳng vận động (bồn chồn, đứng ngồi không yên, đau căng đầu , run rẩy không có khả năng thư giãn).

3. Hoạt động quá mức thần kinh tự trị (đầu óc trống rỗng, ra mồ hôi, mạch nhanh, khó chịu vùng thượng vị, chóng mặt, khô mồm…)

Ở trẻ em luôn đòi hỏi được an ủi và các phàn nàn về cơ thể tái diễn có thể trội lên.

* Tiêu chuẩn chẩn đoán Trầm cảm (F32)

+ Các triệu chứng đặc trưng

1. Khí sắc trầm

2. Mất mọi quan tâm và thích thú

3. Giảm năng lượng dẫn đế tăng mệt mỏi và giảm hoạt động.

+ Các triệu chứng phổ biến khác: Giảm sút sự tập trung và chú ý, giảm sút tính tự trọng và lòng tự tin, những ý tưởng bị tội và không xứng đáng, nhìn vào tương lai thấy ảm đạm và bi quan, ý tưởng và hành vi tự huỷ hoại hoặc tự sát, rối loạn giấc ngủ, ăn ít ngon miệng.

- Phối hợp sử dụng Test Beck,Test Zung để hỗ trợ xác định chẩn đoán trầm cảm và lo âu. Xử lý số liệu: Sử dụng sự hỗ trợ của phần mềm STATA 10.0

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Đặc điểm chung

Bảng 1: Đặc điểm chung

Tuổi

Giới

Tổng Nam Nữ

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)

6 74 42,05 102 57,95 176

7 69 52,27 63 47,73 132

8 82 55.41 66 44,59 148

9 102 56,04 80 43,96 182

10 52 49,05 54 50,95 106

Tổng 379 50,94 365 49,06 744

Đàm Thị Bảo Hoa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 71 - 75

73

Nhận xét: - tỷ lệ trẻ ở các khối không đồng đều nhau

- tỷ lệ trẻ nam và nữ tương đương nhau nam 50,94%, nữ 49,06%.

Kết quả khám lâm sàng của bác sỹ chuyên khoa tâm thần

Bảng 2: Kết quả khám lâm sàng

Kết quả khám lâm sàng Số Lượng (n) Tỷ lệ (%)

Có trầm cảm 35 4,70

Có lo âu, ám ảnh sợ 17 2,28

Tổng số trẻ có rối loạn 39 5,24

Nhận xét: tỷ lệ các rối loạn trầm cảm là 4,7%, rối loạn lo âu 2,28%, tổng số trẻ có rối loạn 5,24%.

Bảng 3: Đặc điểm rối loạn trầm cảm

Các hình thái Số Lượng (n) Tỷ lệ (%)

Trầm cảm đơn thuần đủ tiêu chuẩn chẩn đoán 8 22,86

Trầm cảm đủ tiêu chuẩn phối hợp rối loạn khác 19 54,29

Trầm cảm đơn thuần dưới ngưỡng 2 5,71

Trầm cảm phối hợp dưới ngưỡng 6 17,14

Nhận xét: rối loạn trầm cảm đơn thuần chiếm tỷ lệ thấp 28,57%, phần lớn là trầm cảm phối hợp các rối loạn khác chiếm 71,43%.

Bảng 4: Đặc điểm các rối loạn lo âu

Các hình thái Số Lượng (n) Tỷ lệ (%) Lo âu đơn thuần 0 0 Lo âu ám ảnh sợ đơn thuần 1 5,88 Lo âu đủ TC chẩn đoán kết hợp rối loạn khác 10 58,82 Lo âu dưới ngưỡng kết hợp rối loạn khác 6 35,30

Nhận xét: rối loạn lo âu ám ảnh sợ đơn thuần gặp 1 trường hợp tỷ lệ 5,88%, chủ yếu là rối loạn lo âu kết hợp chiếm tỷ lệ xấp xỉ 94%.

Bảng 5: Đặc điểm các rối loạn kết hợp với các rối loạn trầm cảm và lo âu

Các hình thái Số Lượng (n) Tỷ lệ (%) Trầm cảm + Lo âu 10 25,64

Trầm cảm + Tăng động, giảm chú ý. 7 17,95

Trầm cảm + Lo âu + Tăng động, giảm chú ý 3 7,69

Trầm cảm + Rối loạn ứng xử 2 5,13

Trầm cảm + Rối loạn ứng xử + Tăng động 1 2,56

Trầm cảm + rối loạn ám ảnh + Tăng động 1 2,56

Trầm cảm + Rối loan ứng xử + Nghiện điện tử 1 2,56

Trầm cảm + Chậm phát triển tâm thần 1 2,56

Lo âu + Ám ảnh 1 2,56

Lo âu + Tăng động giảm chú ý 1 2,56

Tổng 28 71,77%

Nhận xét: các hình thái rối loạn lo âu kết hợp trầm cảm chiếm tỷ lệ cao nhất 25,64%

Đàm Thị Bảo Hoa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 71 - 75

74

BÀN LUẬN

Đặc điểm nhóm nghiên cứu

Nhóm nghiên cứu là những trẻ em tuổi từ 6 đến 10 tuổi, trong đó nhiều nhất là nhóm 9 tuổi (học sinh khối 4).

Tỷ lệ giữa học sinh nam và nữ trong nhóm nghiên cứu tương đối đồng đều: nam 50,94%, nữ 49,16%.

Kết quả khám lâm sàng

Trong 744 trẻ được sàng lọc bằng test SDQ25 dành cho thầy cô giáo và phụ huynh học sinh đã sàng lọc ra được những trẻ có nghi ngờ biểu hiện rôi nhiễu tâm trí. Những trẻ này sau đó được các bác sỹ chuyên khoa tâm thần khám lâm sàng và được đánh giá bổ xung bằng test Beck, test Zung. Kết quả có 35 trẻ có biểu hiện trầm cảm chiếm tỷ lệ 4,7%, rối loạn lo âu có 17 trẻ chiếm tỷ lệ 2,28% và tổng số trẻ có biểu hiện rối loạn là 39 trẻ chiếm tỷ lệ 5,24%. Với kết quả nghiên cứu này của chúng tôi tỷ lệ trẻ bị trầm cảm, lo âu thấp hơn so với 1 số tác giả khác như: nghiên cứu dịch tễ của khoa tâm lý trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc Gia Hà Nội nghiên cứu trên học sinh 1 số trường trung học phổ thông Hà Nội trẻ em có rối loạn lo âu, trầm cảm là 13,14% và theo kết quả điều tra vế rôí loạn lo âu, trầm cảm ở học sinh trung học cơ sở Long Xuyên tỷ lệ này là 16,56% [3], [6]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với các nghiên cứu trên có lẽ do nhóm trẻ chúng tôi tiến hành nghiên cứu là những trẻ nhỏ tuổi từ 6 đến 10 với lứa tuổi này thường trẻ ít bị tác động về tâm lý hơn, hơn nữa sự thay đổi về tâm sinh lý chưa có biến đổi nhiều.

Đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm:

Trong 35 trẻ có biểu hiện trầm cảm thì trầm cảm đơn thuần chiếm tỷ lệ 28,57%, trong đó trầm cảm đủ tiêu chuẩn chẩn đoán là 22,86%. Trầm cảm kết hợp rối loạn khác chiếm tỷ lệ 71,43% ( bao gồm 54,29% trầm cảm đủ tiêu chuẩn chẩn đoán phối hợp rối loạn khác và 17,14% trầm cảm dưới ngưỡng kết hợp) . Như vậy nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với 1 số tác giả khác như Nguyễn Thị

Kim Hạnh, Nguyễn Hữu Kỳ…[2], [4] đó là trầm cảm đơn thuần thường gặp với tỷ lệ thấp , đa số các trường hợp trầm cảm kèm theo một số rối loạn khác. Ngoài ra nghiên cứu của chúng tôi còn gặp 17,14% là trầm cảm phối hợp dưới ngưỡng là những trầm cảm có thể đủ tiêu chuẩn chẩn đoán về lâm sàng nhưng chưa đủ về mặt thời gian.

Đặc điểm lâm sàng của rối loạn lo âu: Cũng như rối loạn trầm cảm kết quả nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của rối loạn lo âu thường ít gặp rối loạn lo âu đơn thuần mà gặp chủ yếu là rối loạn lo âu phối hợp các rối loạn khác. Trong 17 trẻ có rối loạn lo âu thì có tới 16 trẻ có rối loạn lo âu kết hợp với rối loạn khác chiếm tỷ lệ gần 94%.

Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thọ: rối loạn lo âu đơn thuần ở trẻ em thường gặp tỷ lệ thấp, thường gặp có triệu chứng của lo âu phối hợp với một hoặc nhiều rối loạn khác [7].

Đặc điểm rối loạn kết hợp trong các rối loạn lo âu và trầm cảm Trong 39 trẻ có rối loạn về các mặt tâm thần thì chỉ có10 trẻ có rối loạn trầm cảm đơn thuần (25,64%), 1 trẻ có rối loạn lo âu ám ảnh sợ (2,56%) còn lại chủ yếu là các rối lọan tâm thần kết hợp (71,77%): Trong đó trầm cảm kết hợp với lo âu chiếm tỷ lệ cao nhất (25,64%), trầm cảm kết hợp với tăng động, giảm chú ý (17,95%) Ngoài ra còn gặp các rối loạn phối hợp giữa trầm cảm, lo âu với rối loạn ứng xử, ám ảnh, nghiện điện tử... Các rối loạn kết hợp này thường làm cho bệnh nặng hơn và quá trình can thiệp gặp nhiều khó khăn hơn. Trên thực tế trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã gặp những trẻ có biểu hiện trầm cảm + lo âu quá mức dẫn đến có hành vi tự sát nhiều lần.

KẾT LUẬN

- Trong 744 trẻ tham gia vào nghiên cứu tỷ lệ các rối loạn trầm cảm là 4,7%, rối loạn lo âu 2,28%, tổng số trẻ có rối loạn 5,24%.

- Trong số trẻ có rối loạn trầm cảm: trầm cảm đơn thuần chiếm tỷ lệ thấp 28,57%, phần lớn là trầm cảm phối hợp các rối loạn khác chiếm 71,43%.

Đàm Thị Bảo Hoa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 71 - 75

75

- Trong số trẻ có rối loạn lo âu: rối loạn lo âu ám ảnh sợ đơn thuần gặp 1 trường hợp tỷ lệ 5,88%, chủ yếu là rối loạn lo âu kết hợp chiếm tỷ lệ sấp xỉ 94%. - Trong 39 trẻ có rối loạn trầm cảm, lo âu thì chỉ có10 trẻ có rối loạn trầm cảm đơn thuần (25,64%), 1 trẻ có rối loạn lo âu ám ảnh sợ (2,56%) còn lại chủ yếu là các rối loạn kết hợp (71,77%): Trong đó trầm cảm kết hợp với lo âu chiếm tỷ lệ cao nhất (25,64%). KHUYẾN NGHỊ - Cần tuyên truyền cho cộng đồng đặc biệt là cha mẹ và giáo viên về các rối loạn tâm thần và hành vi ở trẻ em đặc biệt là các rối loạn trầm cảm, lo âu để kịp thời nhận biết và can thiệp, giúp đỡ. - Cần có thêm các nghiên cứu sâu rộng hơn về các rối loạn tâm thần và hành vi ở lứa tuổi học sinh tiểu học.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. Dorothy S. (2007), Child and Adolescent Psychiatry: A Practical Guide, 1st Edition, Lippincott Williams & Wilkins: 58 – 68. [2]. Nguyễn Thị Kim Hạnh và cộng sự (2005), Nghiên cứu tỷ lệ mắc và một số yếu tố liên quan đến 10 nhóm bệnh tâm thần thường gặp tại Thanh Hoá.

[3]. Trần Thị Huyền (2006), Nghiên cứu rối loạn lo âu ở học sinh một số trường trung học cơ sở thành phố Long Xuyên, An Giang [4]. Nguyễn Hữu Kỳ (2004), Nghiên cứu tỷ lệ mắc và một số yếu tố liên quan đến 10 nhóm bệnh tâm thần thường gặp tại phường Đúc thành phố Huế. [5]. Linda W. (2005), Essentials of Child Psychopathology, John Wiley & Sons, Inc: 61 – 81. [6]. Nguyễn Hằng Phương (2005) Nghiên cứu dịch tễ các rối loạn tâm thần ở học sinh trung học phổ thông, Hà Nội. [7]. Nguyễn Văn Thọ ( 2007), Nghiên cứu thành lập mô hình chăm sóc sức khoẻ tâm thần cho học sinh phổ thông ở Đồng Nai, Kỷ yếu hội thảo khoa học “chăm sóc sức khoẻ tinh thần”, Hội khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam Tr: 245 – 265 [8]. Tổ chức Y tế thế giới (1992), Phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10 về các rối loạn tâm thần và hành vi (ICD – 10), Geneva . [9]. Trần Đình Xiêm (1997), Tâm thần học, Trường đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. [10]. Benjamin J.S.; Virginia A.S. (2007), Kaplan & Sadock's Synopsis of Psychiatry: Behavioral Sciences/Clinical Psychiatry, 10th Edition, Lippincott Williams & Wilkins: 1259 – 1282. [11]. William M. Klykylo and Jerald L. Kay (2005), Clinical Child Psychiatry, Second Edition, John Wiley & Sons Ltd ISBN: 153 – 190.

SUMMARY THE FACT OF ANXIOUSTY AND DEPRESSION IN HOANG VAN T HU PRIMARY SCHOOL, THAI NGUYEN CITY

Dam Thi Bao Hoa*, Nguyen Thi Phuong Loan Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy

Objective: to estimate the prevalence of anxiousty and depression disorders in Hoang Van Thu primary school, Thai Nguyen City, Vietnam. Method: this is a two-stage cross-sectional study. The study was conducted on a school- sample of 744 children, aged 6 to 11 of Hoang Van Thu primary school on the fact of anxiousty and depression. Results: the prevalence of anxiousty and depression were 5.24%, in which, depression dissorders were 4.7%; anxiousty dissorders were 2.88%. 28.57% of the depression children were merely depression; 71.43 % were mix depression. Most of the anxiousty children were mix anxiousties (∼94%). Merely anxiousties were very few. Of the 39 affective children, most of them were mix dissorders (71.77%). In which, depression dissorders combinated with anxiousty dissorders were highest (25.64%). Key words: Fact, anxiousty, depression, affective children, mix dissorder.

*

Đàm Thị Bảo Hoa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 71 - 75

76

Nguyễn Thị Phương Loan và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 77 - 82

77

NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG TEST CES – DC SÀNG LỌC TRẦM CẢM TRẺ EM TẠI BỆNH VIÊN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

Nguyễn Thị Phương Loan1*, Lường Thị Phương Liên1, Đàm Bảo Hoa2 1Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên

2Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

TÓM TẮT Mục tiêu: nghiên cứu áp dụng test CES-DC sàng lọc trầm cảm trẻ em tại bệnh viện đa khoa TW Thái Nguyên. So sánh test CES -DC với test trầm cảm Beck. Phương pháp: sử dụng thiết kế nghiên cứu đánh giá độ nhạy và độ đặc hiệu, so sánh với test Beck và kết quả khám lâm sàng chuyên khoa (tiêu chuẩn vàng). Kết quả: khả năng chẩn đoán của test CES – DC đo lường bằng diện tích dưới đường cong ROC đạt 0,9656. Ngưỡng chẩn đoán trẻ nghi ngờ có rối loạn trầm cảm khi sử dụng test CES – DC là ≥ 13 điểm với độ nhậy là 90,91% và độ đặc hiệu là 93,59%. Có sự đồng nhất cao trong chẩn đoán khi sử dụng test Beck và test CES – DC Sàng lọc trầm cảm trẻ em. Từ khóa: Test CES-DC; trầm cảm trẻ em; test Beck; ngưỡng chẩn đoán; độ nhạy, độ đặc hiệu.

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Trầm cảm là một bệnh thường gặp trong tâm thần học. Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới hàng năm có khoảng 3- 5% dân số thế giới rơi vào trạng thái trầm cảm [4].Ở Việt Nam theo nghiên cứu của Trần Viết Nghị, Nguyễn Đăng Dung, Nguyễn Viết Thiêm và cộng sự 1997 thì tỷ lệ trầm cảm khoảng 2-5% [1]. Rối loạn này ngày càng có xu hướng gia tăng ở lứa tuổi trẻ, đặc biệt trẻ em ở lứa tuổi thanh, thiếu niên trong môi trường sống hiện nay thường bị tác động bởi nhiều yếu tố như: Sự biến đổi lớn về sinh học và cơ thể nên rất nhậy cảm và dễ bị tổn thương, đồng thời ở giai đoạn này trẻ thường thích thể hiện mình khi bị chối bỏ hoặc chê bai thường biểu hiện bằng các triệu chứng trầm cảm, bên cạnh đó áp lực học hành, sang chấn tâm lý, ảnh hưởng của các trò chơi điện tử…cũng là nguyên nhân chính dẫn đến trầm cảm. Trên thực tế có nhiều trẻ em rơi vào trạng thái trầm cảm mà chưa được phát hiện kịp thời nên gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho chính bản thân các em như học tập giảm sút, bỏ học và nguy hiểm hơn cả là tự sát ảnh hưởng xấu đến gia đình, xã hội. Do đó rối loạn trầm cảm ở trẻ em cần phải được quan tâm một cách

*

thích đáng, nhất là ở các nước đang phát triển. Hiện nay vấn đề trầm cảm ở trẻ em vẫn chưa được phát hiện sớm và còn gặp nhiều khó khăn. Các bác sỹ phòng khám nhi, phòng khám Tâm thần còn thiếu công cụ sàng lọc để khám và chẩn đoán sớm trầm cảm. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mục tiêu:

- Nghiên cứu áp dụng test CES-DC sàng lọc trầm cảm trẻ em tại bệnh viện đa khoa TW Thái Nguyên.

- So sánh test CES -DC với test trầm cảm Beck

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu: Trẻ em đến khám bệnh tại phòng khám tâm thần, phòng khám nhi Bệnh viện đa khoa TW Thái Nguyên.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian: Từ tháng 01/2009 đến tháng 12/2009

- Địa điểm: Phòng khám tâm thần, phòng khám nhi Bệnh viện đa khoa TW Thái Nguyên.

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng thiết kế nghiên cứu đánh giá độ nhạy và độ đặc hiệu- Cách chọn mẫu: Tất cả các trẻ từ 10 - 16 tuổi đến khám tại phòng khám tâm thần, phòng

Nguyễn Thị Phương Loan và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 77 - 82

78

khám nhi Bệnh viện đa khoa TW Thái Nguyên, tự nguyện và được cha mẹ cho phép tham gia vào nghiên cứu.

- Cỡ mẫu: 100 trẻ.

Chỉ tiêu nghiên cứu:

- Các đặc điểm nhóm nghiên cứu: Tuổi, giới, dân tộc.

- Kết quả test CES-DC và test Beck, so sánh kết quả 2 test.

Kỹ thuật thu thập số liệu:

- Sử dụng bảng câu hỏi CES-DC và test Beck.

- Phỏng vấn trẻ và trẻ tự điền.

Xử lý số liệu:

Phân tích độ nhạy và độ đặc hiệu, ngưỡng cut off trong việc sử dụng test để chẩn đoán. Dùng đường cong ROC để so sánh kết quả của 2 test. Đánh giá độ đồng nhất trong chẩn đoán trầm cảm bằng chỉ số Kappa. Sử dụng sự hỗ trợ của phần mềm STATA 10.0

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Đặc điểm chung

Bảng 1: Đặc điểm lứa tuổi

Tuổi Tỷ lệ (%)

10 8

11 6

12 8

13 6

14 49

15 13

16 10

Tổng 100

Nhận xét: tỷ lệ trẻ đến khám nhiều nhất là lứa tuổi 14.

Bảng 2: Đặc điểm giới tính và dân tộc

Đặc điểm Tỷ lê (%)

Giới Nam 51

Nữ 49

Dân tộc Kinh 93

Thiểu số 7

Nhận xét: tỷ lệ nam và nữ tương đương nhau nam chiếm 51%, nữ 49%. Dân tộc kinh chiếm đa số với tỷ lệ 93%.

Bảng 4: Kết quả phân tích độ nhậy, độ đặc hiệu và ngưỡng chẩn đoán của test Beck

Ngưỡng Độ nhậy Độ đặc hiệu Ngưỡng LR+ LR- chẩn đoán phân loại đúng

------------------------------------------------------------------------------ ( >= 0 ) 100.00% 0.00% 22.00% 1.0000

( >= 1 ) 100.00% 34.62% 49.00% 1.5294 0.0000 ( >= 2 ) 100.00% 50.00% 61.00% 2.0000 0.0000 ( >= 3 ) 100.00% 65.38% 73.00% 2.8889 0.0000 ( >= 4 ) 95.45% 79.49% 83.00% 4.6534 0.0572 ( >= 5 ) 90.91% 87.18% 88.00% 7.0909 0.1043 ( >= 6 ) 86.36% 91.03% 90.00% 9.6234 0.1498 ( >= 7 ) 81.82% 94.87% 92.00% 15.9545 0.1916 ( >= 8 ) 81.82% 97.44% 94.00% 31.9091 0.1866 ( >= 10 ) 63.64% 97.44% 90.00% 24.8182 0.3732 ( >= 11 ) 45.45% 97.44% 86.00% 17.7273 0.5598 ( >= 12 ) 36.36% 98.72% 85.00% 28.3636 0.6446 ( >= 13 ) 31.82% 98.72% 84.00% 24.8182 0.6907 ( >= 14 ) 22.73% 98.72% 82.00% 17.7273 0.7828 ( >= 15 ) 18.18% 100.00% 82.00% 0.8182 ( >= 16 ) 13.64% 100.00% 81.00% 0.8636 ( >= 21 ) 9.09% 100.00% 80.00% 0.9091 ( >= 29 ) 4.55% 100.00% 79.00% 0.9545 ( > 29 ) 0.00% 100.00% 78.00% 1.0000

----------------------------------------------------------------------------

Nguyễn Thị Phương Loan và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 77 - 82

79

Kết quả khám lâm sàng của bác sỹ chuyên khoa tâm thần

Bảng 3: Kết quả khám lâm sàng

Kết quả khám lâm sàng Tỷ lệ (%)

Không trầm cảm 78

Trầm cảm 22

Nhận xét: Trong tổng số 100 trẻ đến khám tỷ lệ trầm cảm chiếm 22%.

Kết quả độ nhậy, độ đặc hiệu Test Beck.

Phân tích độ nhậy, độ đặc hiệu của test trầm cảm Beck bằng cách so sánh điểm test Beck với kết quả khám lâm sàng của bác sỹ chuyên khoa tâm thần (tiêu chuẩn vàng) và xác định điểm cut off (ngưỡng chẩn đoán).

Ngưỡng chẩn đoán của test được xác định chính là điểm mà tại đó tích Độ nhạy × Độ đặc hiệu là lớn nhất. Qua bảng 4, ta nhận thấy tại điểm cut off = 5 điểm tích Độ nhạy x Độ đặc hiệu của test Beck là lớn nhất. Như vậy, điểm ngưỡng chẩn đoán trầm cảm trẻ em của Beck là 5 điểm và tại đó, độ nhậy là 90,91% và độ đặc hiệu 87,18%. Kết quả độ nhậy, độ đặc hiệu của test CES - DC Tương tự như đã thực hiện với test Beck, phân tích độ nhậy, độ đặc hiệu của test trầm cảm CES - DC bằng cách so sánh điểm test CES - DC với kết quả khám lâm sàng của bác sỹ chuyên khoa tâm thần (tiêu chuẩn vàng) và xác định điểm cut off (ngưỡng chẩn đoán). Ngưỡng chẩn đoán của test được xác định chính là điểm mà tại đó tích Độ nhạy x Độ đặc hiệu là lớn nhất.

Bảng 5. Kết quả phân tích độ nhậy, đô đặc hiệu và ngưỡng chẩn đoán của test CES – DC

Ngưỡng Độ nhậy Độ đặc hiệu Ngưỡng LR+ LR- chẩn đoán phân loại đúng

------------------------------------------------------------------------------ ( >= 0 ) 100.00% 0.00% 22.00% 1.0000

( >= 1 ) 100.00% 30.77% 46.00% 1.4444 0.0000 ( >= 2 ) 100.00% 44.87% 57.00% 1.8140 0.0000 ( >= 3 ) 100.00% 53.85% 64.00% 2.1667 0.0000 ( >= 4 ) 100.00% 57.69% 67.00% 2.3636 0.0000 ( >= 5 ) 100.00% 69.23% 76.00% 3.2500 0.0000 ( >= 6 ) 100.00% 75.64% 81.00% 4.1053 0.0000 ( >= 7 ) 100.00% 78.21% 83.00% 4.5882 0.0000 ( >= 8 ) 90.91% 82.05% 84.00% 5.0649 0.1108 ( >= 9 ) 90.91% 83.33% 85.00% 5.4545 0.1091 ( >= 10 ) 90.91% 84.62% 86.00% 5.9091 0.1074 ( >= 11 ) 90.91% 89.74% 90.00% 8.8636 0.1013 ( >= 12 ) 90.91% 92.31% 92.00% 11.8182 0.0985 ( >= 13 ) 90.91% 93.59% 93.00% 14.1818 0.0971 ( >= 15 ) 86.36% 93.59% 92.00% 13.4727 0.1457 ( >= 16 ) 86.36% 94.87% 93.00% 16.8409 0.1437 ( >= 17 ) 72.73% 97.44% 92.00% 28.3636 0.2799 ( >= 18 ) 68.18% 97.44% 91.00% 26.5909 0.3266 ( >= 19 ) 63.64% 97.44% 90.00% 24.8182 0.3732 ( >= 20 ) 59.09% 97.44% 89.00% 23.0455 0.4199 ( >= 21 ) 59.09% 98.72% 90.00% 46.0909 0.4144 ( >= 22 ) 54.55% 98.72% 89.00% 42.5455 0.4604 ( >= 24 ) 50.00% 98.72% 88.00% 39.0000 0.5065 ( >= 29 ) 40.91% 98.72% 86.00% 31.9091 0.5986 ( >= 30 ) 27.27% 98.72% 83.00% 21.2727 0.7367 ( >= 32 ) 18.18% 100.00% 82.00% 0.8182 ( >= 38 ) 9.09% 100.00% 80.00% 0.9091 ( >= 39 ) 4.55% 100.00% 79.00% 0.9545 ( > 39 ) 0.00% 100.00% 78.00% 1.0000

Nguyễn Thị Phương Loan và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 77 - 82

80

Qua bảng này ta nhận thấy tại điểm cut off = 13 điểm tích Độ nhạy x Độ đặc hiệu của test CES – DC là lớn nhất. Như vậy, điểm ngưỡng chẩn đoán trầm cảm trẻ em của CES – DC là 13 điểm và tại đó, độ nhậy là 90,91% và độ đặc hiệu là 93,59%.

Đánh giá khả năng sử dụng test CES – DC để chẩn đoán trầm cảm trẻ em

Biểu đồ 1 biểu diễn phân bố diện tích giới hạn bởi đường cong ROC khi sử dụng test CES – DC để chẩn đoán trầm cảm trẻ em. Khả năng chẩn đoán của test càng lớn khi diện tích dưới đường cong ROC càng lớn.

.

Biểu đồ 1: Phân bố đường cong ROC khi sử dụng test CES – DC sàng lọc trầm cảm trẻ em

Qua biểu đồ này diện tích dưới đường cong ROC của test CES – DC là 0,9656. Như vậy, test CES – DC rất có giá trị sàng lọc và chẩn đoán trầm cảm trẻ em.

So sánh kết quả test Beck, test CES –DC

So sánh khả năng chẩn đoán của test Beck và test CES – DC bằng đường cong ROC

Biểu đồ 2: So sánh đường cong ROC khi sử dụng test Beck và test CES – DC sàng lọc trầm cảm trẻ em

Nhận xét: Diện tích dưới đường cong ROC của test Beck là 0,9586 và diện tích dưới đường cong ROC của test CES – DC là 0,9656. Như vậy khả năng chẩn đoán của test Beck và test CES – DC khi so sánh bằng đường cong ROC là tương đương nhau.

Nguyễn Thị Phương Loan và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 77 - 82

81

So sánh giá trị chẩn đoán của test Beck và Test CES bằng chỉ số Kappa

Sử dụng chỉ số Kappa để đánh giá độ đồng nhất trong chẩn đoán khi sử dụng 2 test sàng lọc và chẩn đoán trầm cảm trẻ em. Chỉ số Kappa càng lớn thì độ đồng nhất giữa kết quả chẩn đoán của 2 test càng lớn. Thông thường, coi là có sư tương ứng giữa 2 test khi chỉ số Kappa từ 0,4 trở lên.

Bảng 6. So sánh độ đồng nhất giữa 2 test bằng chỉ số Kappa

Tỷ lệ phù hợp Tỷ lệ mong đợi Kappa Std. Err. Z Prob>Z

-----------------------------------------------------------------

89.00% 60.80% 0.7194 0.0984 7.31 0.0000

Nhận xét: Chỉ số Kappa = 0,7194 điểm như vậy có sự đồng nhất cao trong chẩn đoán trầm cảm trẻ em giữa 2 test.

BÀN LUẬN

Đặc điểm nhóm nghiên cứu

- Nhóm nghiên cứu là những trẻ em tuổi từ 10 – 16, trong đó tuổi gặp nhiều nhất là 14 tuổi. Đây là nhóm tuổi có nhiều sự thay đổi về tâm sinh lý, dễ phản ứng trước những sang chấn tâm lý.

- Tỷ lệ giữa trẻ nam và trẻ nữ ở nhóm nghiên cứu tương đương nhau, nam 51% nữ 49%.

- Trong nghiên cứu này do đặc điểm tiến hành nghiên cứu tại thành phố nên có sự khác nhau rõ rệt giữa nhóm dân tộc kinh so với dân tộc thiểu số ( dân tộc kinh chiếm 93%, dân tộc thiểu số 7%).

- Qua kết quả khám lâm sàng của các bác sỹ chuyên khoa tâm thần thì tỷ lệ trẻ em bị trầm cảm trong nhóm nghiên cứu là 22% chiếm tỷ lệ khá cao.Từ kết quả này đòi hỏi các bác sỹ phải có phương pháp sàng lọc, chẩn đoán sớm trầm cảm để can thiệp kịp thời nhằm ngăn chặn hậu quả xấu có thể sảy ra với trẻ.

Kết quả độ nhậy, độ đặc hiệu của test Beck và test CES – DC

Test Beck là một test đã được ứng dụng rất nhiều trong lâm sàng tâm thần học nhằm giúp chẩn đoán sớm trầm cảm, test đươc ứng dụng cho cả trẻ em và người lớn. Trong nghiên cứu này chung tôi nghiên cứu độ nhậy, độ đặc hiệu của test Beck để từ đó có cơ sở so sánh với test CES – DC. Kết quả nghiên cứu chúng tôi nhận thấy kết quả Beck 5 điểm là có giá trị sàng lọc và chẩn đoán trầm cảm trẻ em với độ nhậy là 90,91% và độ đặc hiệu là 87,18%.

Kết quả này của chúng tôi cũng tương tự như một số tác giả khác cũng dùng test Beck tại ngưỡng cut off là 5 điểm để sàng lọc trầm cảm trẻ em.

Từ kết quả độ nhậy, độ đặc hiệu của test CES – DC chúng tôi nhận thấy với điểm cut off ở ngưỡng 13 điểm thì độ nhậy 90,91% và độ đặc hiệu 93,59%. Như vậy để sàng lọc trầm cảm trên lâm sàng bằng test CES – DC thì có thể dùng điểm cut off ở ngưỡng 13 điểm. Theo một số tác giả nước ngoài thì sử dụng điểm cut off của test CES- DC là 15 điểm, với điểm này theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi thì độ nhậy là ≈ 86% và độ đặc hiệu là 94%.

Như vậy nếu sử dụng test CES – DC sàng lọc trầm cảm tại các phòng khám đa khoa thì có thể sử dụng điểm ngưỡng là 13 để có độ nhậy cao. Nếu sử dụng test này để chẩn đoán trầm cảm thì sử dụng ngưỡng 15 điểm thì độ đặc hiệu cao hơn.

So sánh khả năng chẩn đoán của test Beck và test CES – DC

Qua phân tích biểu đồ diện tích đường cong ROC ta được kết quả Beck = 0,9586 và CES – DC = 0,9656. Như vậy, 2 test này có giá trị sàng lọc và chẩn đoán trầm cảm trẻ em tương tự nhau.

Sử dụng chỉ số Kappa để so sánh sự đồng nhất trong chẩn đoán của 2 test Beck và CES – DC.Chỉ số Kappa được chấp nhận khi ít nhất phải > 0.4, chỉ số này càng lớn thì sự đồng nhất càng chặt chẽ. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi chỉ số Kappa = 0,7194 như vậy có sự đồng nhất tốt giữa 2 test.

Nguyễn Thị Phương Loan và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 77 - 82

82

Tuy nhiên, do mẫu nghiên cứu còn hạn chế và chỉ thực hiên trên đối tượng trẻ em đến khám tại phòng khám nhi và phòng khám tâm thần Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Thái Nguyên, chưa thực hiện được trên nhóm trẻ tai cộng đồng do vậy có thể cần phải có thêm các nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn tại cộng đồng để kiểm định các kết quả trên. KẾT LUẬN - Khả năng chẩn đoán của test CES – DC đo lường bằng diện tích dưới đường cong ROC đạt 0,9656. - Ngưỡng chẩn đoán trẻ nghi ngờ có rối loạn trầm cảm khi sử dụng test CES – DC là ≥ 13 điểm với độ nhậy là 90,91% và độ đặc hiệu là 93,59%. - Có sự đồng nhất cao trong chẩn đoán khi sử dụng test Beck và test CES – DC Sàng lọc trầm cảm trẻ em (Kappa = 0,7194). KHUYẾN NGHỊ Cần thực hiện một nghiên cứu tương tự tại cộng đồng để có thêm cơ sở áp dụng test CES – DC trong sàng lọc trầm cảm trẻ em tại cộng đồng và bệnh viện.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. Bộ môn Tâm thần Đại học Y Hà Nội (2000), Sức khoẻ tâm thần cộng đồng, Hà Nội. [2]. Đặng Hoàng Minh (2008), Can thiệp sức khoẻ tinh thần tại một số nước Châu Á và phương tây, Kỷ yếu hội thảo khoa học “chăm sóc sức khoẻ tinh thần”, Hội khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam Tr: 393 – 400. [3]. Nguyễn Văn Thọ ( 2007), Nghiên cứu thành lập mô hình chăm sóc sức khoẻ tâm thần cho học sinh phổ thông ở Đồng Nai, Kỷ yếu hội thảo khoa học “chăm sóc sức khoẻ tinh thần”, Hội khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam Tr: 245 – 265 [4]. Tổ chức Y tế thế giới (1992), Phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10 về các rối loạn tâm thần và hành vi (ICD – 10), Geneva . [5]. Hoàng Cẩm Tú (2006), Một số vấn đề tổn thương sức khoẻ tâm thần học đường, Rối loạn tâm thần ở trẻ em – phát hiện và điều trị, Hội nhi khoa Việt Nam, Hà Nội, Tr 41 -46. [6]. Trần Đình Xiêm (1997), Tâm thần học, Trường đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.

SUMMARY APPLYING CES-DC TEST FOR SCREENING CHILD DEPRESSION IN THAINGUYEN GENERAL HOSPITAL

Nguyen Thi Phuong Loan1*, Luong Thi Phuong Lien, Dam Bao Hoa2 2Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy

1Thai Nguyen National General Hospital

Objective: to apply CES – DC test for screening child depression in Thainguyen General Hospital, to compare with Beck Depression Inventory Test in screening child depression. Method: The study was on applying CES – DC test for screening child depression in Thainguyen General Hospital, using the design on sensitivity and specificity assessment . The result of CES – DC test was compared with Beck Depression Inventory Test and examination (ICD10). Results: the diagnostic ability of CES – DC test on child depression on measuring ROC area was 0,9656. The cut-off point of CES – DC test in child depression was 13 (sensitivity was 90.91%; specificity was 93.59%). There was high agreement in diagnostic when using Beck test and CES – DC test for screening child depression (Kappa = 0,7194). Conclusion: we are able to using CES – DC test for screening child depression in hospitals. Key words: CES – DC test; child depression; Beck Depression Inventory Test; The cut-off point; sensitivity; specificity.

*

Trần Văn Tiến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 83 - 87

83

NGHIÊN CỨU LẮNG ĐỌNG CÁC Ig MI ỄN DỊCH VÀ BỔ THỂ C3 Ở MÔ DA BỆNH VẢY NẾN

Tr ần Văn Tiến*, Phan Thị Thu Anh Bệnh viện Da liễu Trung ương

TTÓÓMM TTẮẮTT

MM ụụcc tt iiêêuu:: Nghiên cứu sự lắng đọng các Ig và bổ thể C3 vào mô da vảy nến thể thông thường. PPhhưươơnngg pphháápp nngghhiiêênn ccứứuu:: mô tả, tiến cứu, thực hiện bằng kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang trực tiếp. KK ếếtt qquuảả:: Nghiên cứu lắng đọng các IgA, IgM, LgG và C3 ở mô da của 27 bệnh nhân vảy nến thể thông thường kết quả thấy: lắng đọng IgA ở thượng bì vảy nến không thường gặp và không đặc hiệu. IgM ở thương tổn tăng lắng đọng dương tính 56,00 % và ở da không thương tổn dương tính 26,10%. Da người bình thường khỏe mạnh thì không thấy lắng đọng IgM. Tăng lắng đọng IgG chủ yếu và thấy rõ ở thương tổn vảy nến chiếm 55,50%. Da không có thương tổn và da người bình thường khỏe mạnh thì không hoặc rất ít khi thấy lắng đọng IgG, sau điều trị IgG giảm chậm. Bổ thể C3 lắng đọng rõ tại thương tổn vảy nến, sau điều trị giảm nhanh. Kết luận: Tại thương tổn vảy nến thể thông thường có tăng sự hiện diện của một số Ig miễn dịch và C3. Điều đó có thể chứng tỏ hệ thống miễn dịch của cơ thể có tham gia vào cơ chế sinh bệnh vảy nến. Từ khóa: Lắng đọng IgA, IgM, LgG và C3; vảy nến thể thông thường

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Vảy nến là một da bệnh mạn tính, tiến triển dai dẳng và khó điều trị. Đến nay người ta vẫn chưa xác định rõ được nguồn gốc phát sinh và những yếu tố duy trì sự tồn tại dai dẳng của thương tổn. Vì vậy, cơ chế sinh bệnh vẫn còn nhiều vấn đề đòi hỏi phải được tiếp tục nghiên cứu. Gần đây nhờ kỹ thuật hoá mô miễn dịch, việc nghiên cứu miễn dịch bệnh vảy nến cũng phát triển [6]. Ở mô da của bệnh vảy nến người ta thấy lắng đọng các globulin miễn dịch (Ig) , bổ thể C3 và nhiều yếu tố hoạt hoá khác mà bình thường ở người khoẻ mạnh không có hoặc rất ít. Với hiểu biết hiện nay, các nhà nghiên cứu cho rằng vảy nến là bệnh do rối loạn đáp ứng miễn dịch tại chỗ [3], [4]. Để củng cố lý luận và làm sáng tỏ cơ chế sinh bệnh, chúng tôi tiến hành nghiên cứu sự lắng đọng các Ig và bổ thể C3 vào mô da vảy nến thể thông thường. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu - Nhóm nghiên cứu 27 bệnh nhân vảy nến thể thông thường. Trước khi nghiên cứu không *

dùng các thuốc ức chế miễn dịch toàn thân 03 tháng hoặc tại chỗ 01 tháng trở lên, không mắc các bệnh mạn tính khác.

- Nhóm chứng : 09 người khoẻ mạnh tình nguyện.

Phương pháp nghiên cứu

- Áp dụng phương pháp mô tả, tiến cứu.

- Đề tài thực hiện bằng kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang trực tiếp tại Bộ môn Miễn dịch, trường Đại học Y Hà Nội.

- Xử lý số liệu bằng toán thống kê y học, thực hiện trên máy vi tính theo chương trình EPI-INFO 6.0, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

* Mức độ lắng đọng IgA ở mô da bệnh nhân vảy nến

Nhận xét:

- Bảng 1 cho thấy mức độ lắng đọng IgA ở thương tổn vảy nến không có sự khác biệt so với da bình thường.

- Bảng 2 cho thấy tại thương tổn vảy nến tăng lắng đọng IgM so với da người khoẻ, không có sự khác biệt so với ở thương tổn sau điều trị và da không thương tổn.

Trần Văn Tiến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 83 - 87

84

Bảng 1: So sánh mức độ lắng đọng IgA ở mô da bệnh nhân vảy nến và người khoẻ

Vị trí

Mức độ

Da người khoẻ {n=09} (1)

T/ tổn trướcđiều trị {n=26} (2)

Da không thương tổn {n = 25 } (3)

T/tổn sau điều trị {n =17 } (4)

n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % n Tỷ lệ %

(-) 1 11,1 11 42,3 17 68,0 14 82,3

(+) 8 88,9 6 23,1 7 28,0 2 11,8

(++) 0 0 5 19,2 1 4,0 1 5,9

(+++) 0 0 4 15,4 0 0 0 0

So sánh p ½ > 0,05 p2/3 > 0,05 p2/4 > 0,05

Bảng 2: Lắng đọng IgM ở mô da bệnh nhân vảy nến và người khoẻ

Vị trí

Mức độ

Da người khoẻ {n=09} (1)

T/ tổn trướcđiều trị {n=25} (2)

Da không thương tổn {n = 23 }(3)

T/tổn sau điều trị {n =16 } (4)

n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % n Tỷ lệ %

(-) 9 100,0 11 44,0 17 73,9 14 87,4

(+) 0 0 8 32,0 6 26,1 0 0 (++) 0 0 3 12.0 0 0 1 6,3 (+++) 0 0 3 12,0 0 0 1 6,3

So sánh p ½ < 0,05 p2/3 > 0,05 p2/4 > 0,05

Bảng 3: Lắng đọng IgG ở mô da bệnh nhân vảy nến và người khoẻ

Vị trí

Mức độ

Da người khoẻ {n=09} (1)

T/ tổn trướcđiều trị {n=27} (2)

Da không thương tổn {n = 26} ( 3)

T/tổn sau điều trị {n =17} ( 4)

n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % N Tỷ lệ %

(-) 9 100,0 12 44,5 18 69,2 11 64,7 (+) 0 0 5 18,5 5 19,2 1 5,9

(++) 0 0 6 22,2 2 7,8 4 23,5

(+++) 0 0 4 14,8 1 3,8 1 5,9

So sánh p ½ < 0,05 p2/3 < 0,05 p2/4 > 0,05

Nhận xét: Thương tổn vảy nến tăng lắng đọng IgG so với da người khỏe mạnh bình thường và da không thương. Sau điều trị ở thương tổn vảy nến IgG giảm chậm.

Bảng 4: Lắng đọng bổ thể C3 ở mô da bệnh nhân vảy nến và người khỏe

Vị trí

Mức độ

Da người khoẻ {n=09} (1)

T/ tổn trướcđiều trị {n=27}(2)

Da không thương tổn {n = 26} (3 )

T/tổn sau điều trị {n =17 } (4)

n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % N Tỷ lệ %

(-) 1 11,1 11 40,8 17 65,4 11 64,8

(+) 8 88,9 4 14,8 8 30,8 3 17,6

(++) 0 0 8 29,6 1 3,8 3 17,6

(+++) 0 0 4 14,8 0 0 0 0

So sánh p1/2 > 0,05 p2/3 < 0,05 p2/4 < 0,05

Nhận xét: Tỷ lệ lắng đong bổ thể C3 mức độ vừa và mạnh ở thương tổn vảy nến cao (44,4%) so với da không thương tổn và da người khoẻ mạnh bình thường, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Sau điều trị,lắng đọng C3 giảm nhanh.

Trần Văn Tiến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 83 - 87

85

BÀN LUẬN

- Lắng đọng IgA: Thượng bì thương tổn và da không thương tổn của số bênh nhân vảy nến thấy tăng lắng đọng IgA hơn so với da người khoẻ mạnh. Tuy nhiên, so sánh mức độ lắng đọng IgA chung cho tất cả các đối tượng đã được nghiên cứu của hai nhóm thì sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Một số trường hợp tại thương tổn tăng lắng đọng IgA hơn so với da không thương tổn, nhưng không có sự khác biệt (p > 0,05). Những trường hợp thương tổn được cải thiện sau điều trị vẫn thấy lắng đọng IgA ở thượng bì, so với trước điều trị, sự khác biệt cũng không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Giải thích sự lắng đọng IgA vào thượng bì của những người khoẻ mạnh chúng tôi cho rằng trong trường hợp này IgA đóng vai trò của một IgA tiết. Bởi vì, cũng như ở các dịch tiết khác như nước bọt, dịch tiết sinh dục niệu đạo, tiêu hoá v.v thì ở mồ hôi trên da người ta cũng thấy có mặt IgA tiết. IgA tiết là phương tiện bảo vệ tại chỗ của cơ thể, nó ngăn cản các kháng nguyên (KN) như vi khuẩn, virus, tế bào lạ v.v xâm nhập từ môi trường bên ngoài vào cơ thể [1]. Vì vậy, có thể bình thường luôn có một lượng nhỏ IgA thấm vào thượng bì sau đó vào tuyến mồ hôi rồi bài xuất lên mặt da, Khi mồ hôi bài xuất nhiều thì lượng IgA cũng sẽ phải được huy động nhiều vào thượng bì. Nhóm chứng là người khoẻ mạnh nhưng họ là công nhân lao động nặng nhọc, ra mồ hôi nhiều. Vì vậy, có thể đó là lý do mà hầu hết những người này đều thấy lắng đọng IgA nhẹ ở thượng bì. Một số trường hợp vảy nến có tăng lắng đọng IgA vào thượng bì có thể chúng tham gia bảo vệ cơ thể, chống lại những yếu tố tại chỗ có vai trò khởi phát và làm nặng bệnh như những sang chấn, nhiễm khuẩn, nhiễm virus v.v. Vì vậy, tăng lắng đọng IgA vào thượng bì không phải là biểu hiện đặc hiệu và không thường gặp ở bệnh nhân vảy nến. Trong một số bệnh da khác người ta cũng thấy IgA lắng đọng ở mô da nhưng ở những vị trí khác nhau như bệnh IgA thành dải thì vị trí IgA lắng đọng là ở màng đáy và thành dải.

- Lắng đọng IgM: Kết quả bảng 2 cho thấy có 56,0% trường hợp lắng đọng IgM ở thượng bì thương tổn vảy nến, trong đó mức độ vừa và mạnh chiếm 24,0%. Ngược lại, nhóm người khoẻ mạnh không thấy lắng đọng IgM ở thượng bì dù là mức độ dương tính nhẹ, sự khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê với p < 0.05. Mô da không thương tổn cũng có 26,1% trường hợp lắng đọng IgM, nhưng hầu hết chỉ ở mức dương tính nhẹ (+). Sau điều trị mức độ lắng đọng IgM giảm chậm, so với trước điều trị; sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Từ kết quả trên, chúng tôi thấy IgM lắng đọng sớm và kéo dài ở mô da bệnh vảy nến. Tăng lắng đọng IgM vào thượng bì vảy nến có thể tại đó đã xảy ra một cơ chế đáp ứng miễn dịch sớm chống lại những tác nhân gây bệnh để bảo vệ cơ thể. Bởi vì, khi KN xâm nhập hoặc được hình thành trong da, đăc biệt là những trường hợp nhiễm khuẩn sớm thì IgM là KT xuất hiện đầu tiên để tham gia vào đáp ứng miễn dịch tiên phát, sau đó mới xuất hiện IgG thay thể cho IgM [1]. Mặt khác IgM là một trong hai KT (IgM và IgG) hoạt hoá được bổ thể khi kết hợp với KN để tạo ra các cơ chế bảo vệ cơ thể như phản ứng viêm, thực bào, ly giải tế bào mang KN v.v [2]. Như vậy, IgM lắng đọng ở thượng bì vảy nến là một phản ứng sớm, tại chỗ của hệ thống miễn dịch da chống lại những yếu tố có đặc tính KN và được coi là có vai trò khởi phát hoặc làm nặng bệnh vảy nến.

- Lắng đọng IgG: tại thương tổn vảy nến tăng lắng đọng IgG. Tỷ lệ dương tính chiếm 55,50% trường hợp, nhóm chứng hoàn toàn âm tính, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Da không thương tổn chỉ có một số trường hợp IgG dương tính nhẹ ở thượng bì, so với thương tổn thì sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Sau điều trị IgG giảm ở thượng bì nhưng sự khác biệt so với trước điều trị không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Như vậy, những số liệu trên cho thấy IgG chủ yếu lắng đọng tại thương tổn vảy nến đang tiến triển, còn ở da khi chưa có thương tổn lâm sàng thì lắng đọng ít IgG, mà chủ yếu

Trần Văn Tiến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 83 - 87

86

là IgM. Điều này phù hợp với vai trò của IgG là tham gia đáp ứng miễn dịch thứ phát, kháng độc tố thay thế cho IgM. Khi kết hợp với KN, IgG còn có khả năng hoạt hoá bổ thể theo đường cũ. Ngoài ra nó còn có khả năng gắn lên màng một số tế bào như mastocyte, bạch cầu mono, đại thực bào, bạch cầu đa nhân trung tính và bạch cầu ái toan v.v để hoạt hoá các tế bào này tham gia đáp ứng miễn dịch. Kết quả nghiên cứu IgG ở thương tổn vảy nến của chúng tôi cũng phù hợp với nhận xét của một số tác giả nghiên cứu trước đây là có khoảng 50% bệnh nhân vảy nến tăng nồng độ IgG trong huyết thanh và lắng đọng ở thượng bì [5]. - C3 là một trong những yếu tố thường được nghiên cứu để đánh giá tình trạng đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu trong một số trường hợp bệnh lý. Trong bệnh vảy nến, khi nghiên cứu những rối loạn miễn dịch để tìm hiểu cơ chế sinh bệnh cũng có một số tác giả đã nghiên cứu lắng đọng C3 ở mô thương tổn cũng như những biến động về hàm lượng của nó trong huyết thanh. Để đánh giá những rối loạn đáp ứng miễn dịch tại chỗ, cùng với các thông số khác, chúng tôi tiến hành nghiên cứu lắng đọng C3 ở thượng bì của bệnh vảy nến. Kết quả nghiên cứu cho thấy có lắng đọng C3 ở thượng bì tại thương tổn đang tiến triển, chiếm 59,2%. Mức độ dương tính vừa và mạnh chiếm 44,4%. Nhóm chứng người khoẻ mạnh hầu hết chỉ dương tính nhẹ. Da không thương tổn lắng đọng C3 ít hơn, sự khác nhau có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Sau điều trị C3 cũng giảm nhanh, có sự khác biệt so với trước điều trị với p < 0,05. Từ kết qủa nghiên cứu trên chúng tôi nhận thấy lắng đọng C3 chủ yếu tập trung mạnh tại thượng bì thương tổn vảy nến đang tiến triển. Một số tác giả đã nghiên cứu trước đây cũng nhận xét tương tự. Như vậy, phải chăng để xuất hiện thương tổn vảy nến trên da thì cần phải tăng cường một cơ chế đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu mà trong đó có vai trò của C3. Hoặc ngược lại cũng có thể nói do tăng cường đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu tại chỗ đã thúc đẩy hình thành thương tổn da. Lý do tăng lắng đọng C3 ở thương tổn vảy nến có thể còn được giải thích là do hoạt động của các sản phẩm hoạt

hoá bổ thể như hoạt động phân huỷ các tế bào mang KN gồm vi khuẩn, nấm, tế bào nhiễm virus v.v, hoạt động hình thành phản ứng viêm tại chỗ để cô lập tác nhân gây bệnh, bảo vệ cơ thể. C3 còn có vai trò xử lý các phức hợp miễn dịch tránh gây hại cho cơ thể. Như vậy tăng lắng đọng C3 ở gian bào sừng vảy nến tuy không phải là dấu hiệu để chẩn đoán và tiên lượng bệnh, song nó cũng là một trong những yếu tố góp phần làm sáng tỏ cơ chế miễn dịch tại chỗ của bệnh vảy nến. KẾT LUẬN Nghiên cứu lắng đọng các Ig miễn dịch và C3 ở mô da vảy nến chúng tôi rút ra một số nhận xét sau: - Lắng đọng IgA ở thượng bì không thường gặp và không đặc hiệu trong bệnh vảy nến. - Tăng lắng đọng IgM cả ở thương tổn và da không thương tổn vảy nến, có sự khác biệt so với da người bình thường với p < 0,05. - Tăng lắng đọng IgG chủ yếu và thấy rõ ở thương tổn vảy nến. Sau điều trị IgG giảm chậm. - Bổ thể C3 lắng đọng rõ tại thương tổn vảy nến. Sau điều trị C3 giảm nhanh, có sự khác biệt so với trước điều trị với p < 0,05.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. Trần Thị Chính (1977), “Tế bào B và đáp ứng miễn dịch dịch thể”, Miễn dịch học, Nhà xuất bản Y học, tr 51- 75. [2]. Nguyễn Ngọc Lanh (1977), “Chức năng kháng thể”, Miễn dịch học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 75- 81. [3]. Barker J.N (1998), “Psoriasis as a T cell- mediated autoimmune disease”, Hosp Med, 59: 530- 533. [4]. Jammes G, Krueger (2002), “The immunologie basis for treatment of psoriasis with new biologic agents”, Journal of American Academy of Dermatologie, Volume 46, number 1, 23: 6-14. [5]. Guilhow J.J, Meynadier J (1984), “Psoriasis”, Encyclopedie Medico- Chirurgicale. Paris. Dermatologie, 12310 A10, 11-1984, 11-20. [6]. Saurat J.H, Didierjean (1991), “Techniques de biologie moléculaire utilisées pour le diagnostic des maladies cutanées”, Dermatologie et vénéréologie, 2e édition revue et augmentée, Masson Paris, p 28- 30.

Trần Văn Tiến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 83 - 87

87

SUMMARY DEPOSITIONS OF IMMUNOGLOBULIN (IG) AND C3 COMPLEMEN T ON THE PSORIATIC TISSUES

Tran Van Tien*, Phan Thi Thu Anh Dermatology Central Hospital

Objectives: to investigate depositions of Immunoglobulin (Ig) and C3 Complement on the psoriatic tissues in order to strengthen the theory and to learn about pathology of the disease. Methodology: this is a descriptive, prospective study using direct immunofluorescent technique. Results: The study of depositions of IgA, IgM, IgG and C3 Complement on the psoriatic tissues of 27 patients with psoriasis vulgaris showed: the deposition of IgA on the psoriatic epidermis was uncommon and unspecific. IgM deposition was found in the affected skin as well as on the normal skin of the patients 56.0% and 26.1%, respectively. On the skin of healthy people, IgM deposition was not observed. IgG deposition was increased and seen clearly in the psoriatic lesions of 55.5% psoriasis patients. On normal skin of the patients and skin of the healthy people, the depositions of IgG was not seen or rarely seen; and after treatment the level of IgG decreased slowly. C3 Complement deposition was seen obviously on the psoriatic lesions and decreased after treatment. Conclusion: Depositions of some Immunoglobulin and C3 Complement were increased on the psoriatic lesions. This implies that the immune system played a part in pathology of psoriasis. Key words: Deposition, IgA, IgG, IgM, C3; psoriasis vulgaris

*

Trần Văn Tiến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 83 - 87

88

Đỗ Ngọc Tuấn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 89 - 93

89

ĐÁNH GIÁ TÁC D ỤNG GIẢM ĐAU BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN CHÂM TÊ TRONG NẮN CHỈNH GÃY KÍN ĐẦU DƯỚI XƯƠNG QUAY DI L ỆCH

Đỗ Ngọc Tuấn Trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Châm cứu giảm đau và châm giảm đau trong ngoại khoa đã được áp dụng ở một số cơ sở quân, dân y và ở một số cơ sở y học nước ngoài [4] . Và đã có tỷ lệ thành công đáng khích lệ. Riêng đối với châm tê giảm đau trong nắn chỉnh gãy kín đầu dưới xương quay di lệch chưa có tổng kết cụ thể. Nhằm kế thừa phát huy kinh nghiệm của nền YHCT và đánh giá hiệu quả của phương pháp giảm đau bằng châm tê với loại thủ thuật kéo nắn chỉnh cho loại gãy này. Mục tiêu: 1. Đánh giá khả năng giảm đau bằng phương pháp điện châm tê trong nắn chỉnh gãy kín đầu dưới xương quay di lệch. 2. Theo dõi các tác dụng không mong muốn của phương pháp điện châm tê trong nắn chỉnh gãy kín đầu dưới xương quay di lệch. Phương pháp: Tiến cứu ( thử nghiệm lâm sàng). Được tiến hành tại khoa BM1 Viện quân y 103. BN nghiên cứu được chia 2 nhóm:32 BN châm tê và 32BN tiêm thuốc tê. Bệnh nhân được chẩn đoán gãy Pouteau- Colles và được kéo nắn chỉnh hình tại khoa 2004. Kết quả: qua 32 được vô cảm bằng phương pháp điện châm tê sử dụng 2 huyệt Hợp cốc và Khúc trì kết quả đạt loại A: 43,8%; loại B 37,5%; loại C 18,7%. Chưa có thất bại. Với vô cảm bằng tiêm tê loại A: 56,2%; loại B: 43,8%, không có loại C và D. Các chỉ số huyết áp và tần số mạch không có sự thay đổi trước và sau châm tê, chỉ thay đổi tần số thở, thay đổi ngưỡng đau trước và sau châm tê (p < 0,05). Có sự khác biệt bằng giảm đau giữa châm tê và tiêm tê (p < 0,05). Kết luận: 1. Bằng phương pháp châm tê hai huyệt Hợp cốc và Khúc trì đảm bảo nắn chỉnh thành công 96,8% trường hợp gãy đầu dưới xương quay di lệch Loại A: 43,8%; loại B: 37,5%; loại C: 18,7%; không đạt: 0%. Phương pháp châm tê đã nêu làm ngưỡng đau tăng lên với hệ số giảm đau K = 1,49. 2. Phương pháp châm tê giảm đau hỗ trợ kéo nắn gãy đầu dưới xương quay di lệch chưa thấy xảy ra biến cố và biến chứng không mong muốn. Từ khóa:

ĐẶT VẤN ĐỀ* Từ năm 1970 thừa kế châm tê phẫu thuật Nguyễn Tài Thu và Hoàng Bảo Châu đã tổng kết 92% mổ bằng châm tê thành công [1,2,3]. Tuy nhiên, để đánh giá vai trò của từng yếu tố can thiệp trong điều trị gãy đầu dưới xương quay, cho đến nay chưa thấy công trình khoa học nào nghiên cứu cụ thể. Và để thừa kế tính ưu việt của châm tê chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu châm tê để nắn chỉnh điều trị loại gãy này. MỤC TIÊU 1. Đánh giá khả năng giảm đau bằng phương pháp điện châm tê trong nắn chỉnh gãy kín đầu dưới xương quay di lệch.

*

2. Theo dõi các tác dụng không mong muốn của phương pháp điện châm tê trong nắn chỉnh gãy kín đầu dưới xương quay di lệch.

ĐỐÍ TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương tiện nghiên cứu

- Kim châm: Kim hào châm - Máy điện châm xung nhọn và xung vuông

- Dụng cụ tiêm, thuốc chống shock, thuốc tê.

Đối tượng nghiên cứu:

* Gồm 62 bệnh nhân > 14 tuổi, được chẩn đoán lâm sàng và X quang: gãy kín Pouteau – Colles, gãy di lệch đầu dưới xương quay di lệch.

Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân: Tất cả các bệnh nhân tuổi từ 14 trở lên, bị gãy Pouteau – Colles

Đỗ Ngọc Tuấn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 89 - 93

90

và gãy kín đầu dưới xương quay di lệch. Thời gian không quá 6 ngày kể từ khi bị chấn thương gãy xương và. Tình nguyện, được giải thích cặn kẻ về phương pháp vô cảm.

Tiêu chuẩn loại tr ừ khỏi diện nghiên cứu: Gãy hở đầu dưới xương quay. Gãy xương bệnh lý.Gãy cả đầu dưới xương trụ kết hợp. Kèm theo tổn thương: mạch máu, rách da; tổn thương thần kinh; tổn thương nội tạng hoặc kèm đa chấn thương và có choáng. Dưới 14 tuổi và người cao tuổi sức khỏe kém. Bị gãy xương trên 7 ngày sau khi gãy. Mắc các bệnh xơ gan, suy thận, bệnh tim, nghiện ma tuý, nhiễm HIV, phụ nữ có thai, cao huyết áp, tâm thần phân liệt, yếu, suy nhược, liệt nửa người...Bệnh nhân và thủ thuật viên không đồng ý chấp nhận phương pháp châm tê.

Phương pháp nghiên cứu

Đề tài tiến cứu, thử nghiệm lâm sàng. tuyển chọn ngẫu nhiên, có so sánh với nhóm chứng, theo dõi và đánh giá kết quả. Phương pháp nghiên cứu cụ thể gồm các giai đoạn:

Tổng số đối tượng nghiên cứu là 62 bệnh nhân gồm 2 nhóm:

Nhóm nghiên cứu gồm 32 bệnh nhân châm tê. Nhóm đối chứng gồm 32 với vô cảm bằng phương pháp tiêm tê ổ gãy.

Nghiên cứu châm tê vô cảm hỗ trợ trong nắn chỉnh hình gãy kín đầu dưới xương quay.

Nguyên tắc chọn huyệt trong châm tê

* Theo học thuyết kinh lạc: kinh lạc đi qua vùng nào thì chữa bệnh tại vùng đó và theo Kinh đại trường đi dọc theo xương quay. Huyệt châm: Hợp cốc và Khúc trì.

Công thức huyệt châm tê:

Nguyên tắc châm: phải châm kim đúng huyệt đạt cảm giác đắc khí, bệnh nhân cảm thấy căng tức nhẹ, nặng vừa phải, không đau tại chỗ châm kim. Nối dây dương vào huyệt Hợp cốc; dây âm vào huyệt Khúc trì. Kích thích lên huyệt:.Dạng xung kích thích: xung Blocking.Cường độ: Ban đầu = 1µA (bệnh nhân chịu kích thích dễ dàng). Tăng dần cường độ 5 phút 1 lần, mỗi lần tăng 1 đến 1,5

µA cho đạt đến 10 µA. Nhờ sự thích ứng với kích thích bệnh nhân dễ dàng chịu được kích thích với cường độ 10 µA.Tần số: Từ 5 đến 30 Hz (300 đến1800 xung/ phút). Thời gian: 20 đến 30 phút để đạt độ tê cần thiết. Chỉ một thầy thuốc chuyên trách làm điện châm tê

Bước 3: Kiểm tra mức độ giảm đau: Test giảm đau bằng panh không mấu cặp vào da vùng gãy, bấm vào nấc 2 mà bệnh nhân không đau là có thể tiến hành nắn chỉnh.

Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả châm tê hỗ trợ giảm đau trong nắn chỉnh hình gãy đầu dưới xương quay [1,2,3]

Loại A (tốt): Nắn chỉnh thuận lợi, người bệnh không thấy đau hoặc hơi đau nhưng chịu được, mạch, huyết áp và nhịp thở bình thường hoặc ít thay đổi (mạch thay đổi < 10 nhịp/phút; huyết áp thay đổi <10 mmHg). Cơ mềm hoàn toàn.

Loại B (khá): Trong quá trình nắn chỉnh, bệnh nhân phản ứng bằng rên khẽ, xuýt xoa vì đau vùng gãy. Trương lực cơ không mềm hoàn toàn. Mạch huyết áp, nhịp thở thay đổi (mạch thay đổi < 20 nhịp/phút; huyết áp thay đổi <20 mmHg). Thủ thuật nắn chỉnh vẫn tiến hành thuận lợi.

Loại C (trung bình): Bệnh nhân đau nhẹ, có khi đau phải kêu lên, trương lực cơ co cứng từng lúc. Mạch, huyết áp thay đổi cao hơn loại B (khá). Phải tiêm tê hỗ trợ mới tiến hành nắn chỉnh được thuận lợi.

Loại D (không đạt yêu cầu): Không tiến hành nắn chỉnh được, bệnh nhân giãy dụa, trương lực cơ co cứng, phải đổi phương pháp vô cảm (tiêm tê).

Phương pháp giảm đau bằng tiêm tê ổ gãy trong lô đối chứng

Dùng 4 đến 6 ml lidocain 1% tiêm vào ổ gãy. Sau 10 phút thì tiến hành nắn chỉnh.

Phương pháp đo ngưỡng đau

Thống kế (analgesy meter) Ugobasil của Italia. Điện thế sử dụng 220v.

Theo dõi sự biến đổi một số chỉ tiêu sinh lý trên bệnh nhân trước, trong và sau nắn chỉnh, di lệch các đoạn gãy.

Đỗ Ngọc Tuấn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 89 - 93

91

Theo dõi hiệu quả của châm tê hỗ trợ giảm đau trong nắn chỉnh gãy kín đầu dưới xương quay di lệch.

Xử lý số liệu: Xử lý số liệu bằng toán xác suất thống kê Y sinh học sự khác biệt có ý nghĩa khi P < 0,05.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Bảng 1. Sự biến đổi tần số mạch nhóm châm tê và nhóm gây tê

Chỉ số Bệnh nhân

Mạch (nhịp/phút) P

Trước khi nắn chỉnh Sau khi nắn chỉnh

Nhóm nghiên cứu n=32 80,2 ( 9,34 76,1 ( 10,94 < 0,05

Nhóm chứng n=32 80,9 ( 4,24 80,5 ( 5,39 > 0,05

P > 0,05 > 0,05

Bảng 2. Sự biến đổi của nhịp thở nhóm châm tê và nhóm gây tê

Nhịp thở Bệnh nhân

Thời điểm đo P

Trước khi nắn chỉnh Sau khi nắn chỉnh

Nhóm nghiên cứu n=32 21,9 ( 3,22 23,5 ( 3,21 < 0,001

Nhóm chứng n=32 21,9 ( 1,54 23,2 ( 1,76 < 0,001

P > 0,05 > 0,05

Bảng 3. Sự biến đổi của huyết áp động mạch nhóm châm tê và nhóm gây tê

Huyết áp Bệnh nhân

Thời điểm đo p

Trước khi nắn chỉnh Sau khi nắn chỉnh

Nhóm nghiên cứu n=32 Tối đa 118,6 ( 15,5 117,8 ( 13,2 < 0,001

Tối thiểu 74,5 ( 11,16 73,1 ( 10,16 < 0,001

Nhóm chứng n=32 Tối đa 121,5 ( 11,39 117,6 ( 12,75 < 0,001

Tối thiểu 75,8 ( 6,72 74,0 ( 6,15 < 0,001

P > 0,05 > 0,05

Phân bố kết quả của châm tê và tiêm tê giảm đau khi nắn chỉnh gãy kín đầu dưới xương quay di lệch

Bảng 4. Sự thay đổi ngưỡng đau trong nhóm châm tê

Ngưỡng đau Bệnh nhân

Thời điểm p

Trước nắn chỉnh Sau nắn chỉnh Nhóm châm tê n = 32 216,3 ( 44,82 323,1 ( 75,93 < 0,001

Hệ số giảm đau K (Đs / Đt) = 1,49. (P < 0,001)

Bảng 5. Kết quả giảm đau của 2 nhóm nghiên cứu

Nhóm Kết quả

Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng p

N % N % Loại A 14 43,8 18 56,3

< 0,05 Loại B 12 37,5 14 43,8 Loại C 6 18,7 0 0,0 Loại D 0 0,0 0 0,0

Đỗ Ngọc Tuấn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 89 - 93

92

Bảng 6. Tác động không mong muốn của 2 phương pháp vô cảm

Nhóm Kết quả

Nghiên cứu Chứng

n % n %

Choáng 1 3,1 0 0,0

Chảy máu 0 0,0 0 0,0

Gãy kim 0 0,0 0 0,0

Nhiễm khuẩn 0 0,0 0 0,0

P > 0,05

BÀN LUẬN

Về kỹ thuật châm kim :Kỹ thuật châm kim nói chung và châm kim trong châm tê nắn chỉnh gãy đầu dưới xương quay nói riêng, kỹ thuật châm là yếu tố quyết định chínhắc khí.. Phải châm đúng huyệt và đạt cảm giác dau

Về lượng kích thích và chế độ kích thích các huyệt : Qua thực tiễn cho thấy lượng kích thích và chế độ kích thích các huyệt đóng vai trò quan trọng đối với kết quả châm tê cho dù kỹ thụât châm có tốt. Lượng kích thích phải phù hợp sát với từng bệnh nhân cụ thể như tuổi, người béo, người gày và làm cho bệnh nhân hết đau. sử dụng cường độ xuất phát ban đầu là 1 µ A (để bệnh nhân chịu kích thích dễ dàng). Cứ 5 phút tăng dần cường độ 2 µ A cho đến khi đạt tới 10 µ A (micro amper). Tần số sử dụng ban đầu từ 5 tăng dần cho tới 30 Hz thì thấy rằng bệnh nhân dễ chịu và có kết quả hơn

Về thời gian kích thích : sau điện châm 5 –10 phút bệnh nhân có cảm giác tức nặng. Được 25 – 30 phút thì cảm giác đau hết hoàn toàn bên tay gãy. Khi nắn chỉnh rút hết kim ở tay gãy chỉ còn lưu kim bên tay lành . sau khi châm tê được 25 – 30 phút bệnh nhân mới đạt mức vô cảm cần thiết để tiến hành nắn chỉnh và có thể đủ thời gian để kích thích hệ thống giảm đau trong cơ thể hoạt động, để các tế bào thần kinh tham gia vào quá trình chống đau tiết ra các chất để ngăn chặn cảm giác đau.

Về sự thay đổi của mạch trong châm tê giảm đau nắn gãy kín đầu dưới xương quay di lệch : Các kết quả thay đổi tần số mạch có thay đổi khi châm tê và liên quan đến thủ thuật, chỉ số mạch có giảm sau khi nắn chỉnh so với trước châm tê (P < 0,05), nhưng đều thay đổi trong giới hạn cho phép.

Không có trường hợp nào mạch giảm hay tăng > 20 nhịp/phút.

Về sự thay đổi của nhịp thở trong châm tê giảm đau nắn chỉnh gãy đầu dưới xương quay di lệch : tần số nhịp thở đều thay đổi trong giới hạn cho phép, sau nắn chỉnh nhịp thở của cả hai nhóm nghiên cứu và nhóm chứng đều thay đổi (P < 0,001). Chúng tôi cũng không gặp bệnh nhân nào có nhịp thở thay đổi > 5 nhịp / phút. Tuy nhiên giữa hai nhóm nghiên cứu không có sự khác biệt (P > 0,05).

Về sự thay đổi của huyết áp động mạch trong châm tê giảm đau nắn chỉnh gãy đầu dưới xương quay di lệch huyết áp động mạch của nhóm tiêm tê và nhóm châm tê đều thay trước khi điện châm và sau khi điện châm ( P < 0,05) nhưng sự thay đổi này cũng nằm trong giới hạn cho phép. Sự khác biệt giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Chúng tôi cũng không gặp trường hợp nào huyết áp tăng > 20 mmHg. . Sự thay đổi này đều nằm trong giới hạn cho phép [1,2] .

Bàn về kết quả giảm đau của phương pháp điện châm tê trong nắn chỉnh gãy kín kín đầu dưới xương quay di lệch - Kết quả giảm đau của phương pháp điện châm tê trong nắn chỉnh gãy kín kín đầu dưới xương quay di lệch khi sử dụng hai huyệt Hợp cốc và Khúc trì có tỷ lệ thành công, loại A 14/32 (43,8%), loại B 12/32 (37,5%), loại C 6/32 (18,7%), không có thất bại. Sự khác biệt về kết quả giữa hai nhóm châm tê và tiêm tê có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

Về sự thay đổi ngưỡng đau trong châm tê hai huyệt Hợp cốc và Khúc trì Cường độ kích thích nhỏ nhất cũng có thể gây được cảm giác đau được gọi là ngưỡng đau.

Đỗ Ngọc Tuấn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 89 - 93

93

Kết quả nghiên cứu đo ngưỡng đau trên bảng 3.18 thì thấy hệ số giảm đau K = 1,49, nghĩa là sau khi điện châm ngưỡng đau tăng lên rõ rệt so với trước điện châm 1,49 lần. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P < 0,001).

KẾT LUẬN

- Châm tê hai huyệt Hợp cốc và Khúc trì đảm bảo nắn chỉnh thành công 96,8% thành công. Loại A 43,8%, loại B 37,5%, loại C 18,7%. Loại không đạt không có.

- Mạch, nhịp thở, huyết áp động mạch của bệnh nhân được nắn chỉnh gãy đầu dưới xương quay bằng phương pháp châm tê giao động ở mức cho phép.

- Phương pháp châm tê làm thay đổi ngưỡng đau cho bệnh nhân, làm cho ngưỡng đau tăng cao với hệ số giảm đau K = 1,49 và P < 0,001.

- Ưu điểm của phương pháp: kỹ thuật tương đối đơn giản, giảm đau tương đối tốt, an toàn không có tác dụng phụ.

- Nhược điểm của phương pháp: giảm đau chưa hoàn toàn và thời gian chờ đợi còn lâu (20 – 30 phút).

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. Hoàng Bảo Châu (1979), Nghiên cứu về châm tê ở Việt nam 1969 – 1978, Tạp chí y học Việt nam 1979 số 5 tập 96, tr. 1 – 13. [2]. Nguyễn Tài Thu, Hoàng Bảo Châu, Trần Quang Đạt (1984), Châm tê trong ngoại khoa.NXB Y học - Hà nội 1984. [3]. Thu Nguyen Tai (1984), Sémiologie, thérapeutique et analgésie en acupuncture, Institute national d’acupuncture du Vietnam. [4]. Acupunture anesthesia research group. (August 1984), “Clinical study on supplementary medication for cesarean section under acupuncture anesthesia”, The second national symposium on acupuncture and moxibustion and acupuncture anesthesia, Beijing China obs. and gyn. hospital, Vol. 232, pp. 212.

*

*

Phạm Thị Tuyết Mai và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 86(10): 233 - 238

94

Trần Thị Hằng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 95 - 99

95

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, C ẬN LÂM SÀNG VÀ K ẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ ĐỢT BÙNG PHÁT BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH T ẠI BỆNH VI ỆN ĐA KHOA B ẮC KẠN

Tr ần Thị Hằng1, Hoàng Hà2*

1 Bệnh viện đa khoa Bắc Kạn, 2Trường Đại học Y Dược – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Sử dụng phương pháp mô tả, tiến cứu trên 55 bệnh nhân đợt bùng phát của BPTNMT điều trị tại Bệnh viện đa khoa Bắc Kạn. Các tác giả đưa ra nhận xét sau: Bệnh nhân đợt bùng phát của BPTNMT thường gặp ở nhóm 70 - 79 tuổi; nam giới chiếm tỷ lệ cao (73,6%); bệnh nhân có tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào là 69,1%; bệnh hay gặp ở giai đoạn III và có các triệu chứng ho, khó thở, RRFN giảm, phổi có ran; bệnh nhân điều trị ổn định đợt bùng phát là 98,2%, tử vong 1,8%; ngày điều trị trung bình là 10,5 ± 2,7 ngày. Khuyến nghị: Y tế Bắc Kạn cần sớm có chương trình quản lý, điều trị và dự phòng BPTNMT. Từ khóa: BPTNMT, đợt bùng phát.

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (BPTNMT) ngày càng gia tăng và có tỷ lệ vong cao. Theo Tổ chức y tế thế giới (TCYTTG), đến năm 2020 số người mắc BPTNMT tăng lên 3 - 4 lần và là căn bệnh gây tử vong đứng hàng thứ 3 trên thế giới [2], [7], [8]. Đây là một bệnh hô hấp diễn biến mạn tính và cấp tính gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống con người, làm tăng gánh nặng hệ thống chăm sóc sức khỏe của toàn xã hội [6].

Nghiên cứu và thực hành quản lý và điều trị BPTNMT tại Bắc Kạn còn rất mới mẻ. Gần đây tỷ lệ chẩn đoán và điều trị BPTNMT tại Bệnh viện đa khoa Bắc Kạn ngày càng tăng. Để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, nâng cao chất lượng trong công tác chẩn đoán điều trị BPTNMT chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mục tiêu:

1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của đợt bùng phát BPTNMT.

2. Đánh giá kết quả điều trị đợt bùng phát BPTNMT tại Bệnh viện đa khoa Bắc Kạn.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu: Gồm 55 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán lâm sàng là đợt bùng phát (ĐBP) * Tel: 0912211826

BPTNMT điều trị tại khoa Cấp cứu và khoa Nội Bệnh viện đa khoa Bắc Kạn từ 1/2011 đến 8/2011.

Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân

* Chẩn đoán BPTNMT theo GOLD 2009 [8]:

- Bệnh nhân trên 40 tuổi, có tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào hoặc tiếp xúc với khói bụi.

- Có tiền sử ho, khạc đờm 3 tháng trong một năm và trong 2 năm liên tiếp hoặc hơn.

- Khó thở thường xuyên, tăng dần và nặng lên trong đợt bùng phát.

- Nghe phổi: RRFN giảm, có thể có ran rít, ran ngáy, ran ẩm, ran nổ.

- Xquang phổi: có hình ảnh “phổi bẩn’’ hoặc hình ảnh khí phế thũng.

- Đo thông khí phổi: FEV1< 80%; FEV1/ FVC< 70%; test phục hồi phế quản âm tính.

* Chẩn đoán ĐBP [8]:

- Bệnh nhân ho khạc đờm tăng lên, đờm chuyển thành đờm mủ.

- Khó thở nặng lên, co kéo các cơ hô hấp phụ.

- Có thể có sốt.

- Xquang phổi: có hình ảnh thâm nhiễm mới.

Tiêu chuẩn loại trừ

- Bệnh nhân BPTNMT có kèm theo: viêm phổi cấp tính, tăng HA, suy tim, suy thận, suy kiệt cơ thể, lao phổi, ung thư phổi, giãn phế quản.

Trần Thị Hằng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 95 - 99

96

- Bệnh nhân hen phế quản.

- Bệnh nhân không hợp tác nghiên cứu, bỏ điều trị, chuyển viện.

Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu: mô tả, tiến hành tiến cứu, chọn mẫu toàn bộ .

Thu thập số liệu:

- Tất cả bệnh nhân nghiên cứu được khám lâm sàng, làm các xét nghiệm, tiến hành điều trị. Dữ liệu được ghi vào bệnh án nghiên cứu.

- Điều trị theo phác đồ của GOLD với các mức độ khác nhau [8].

+ Chống nhiễm khuẩn phổi phế quản bằng kháng sinh:

Cephotaxim 1g x 2 lọ/ ngày

Ciplox 200mg x 4 chai/ ngày

+ Thuốc giãn phế quản:

ĐBP mức độ nhẹ và trung bình: khí dung bằng Ventolin hoặc Berodual 3-4 lần/ngày

ĐBP mức độ nặng: Diaphylin tiêm tĩnh mạch hoặc truyền tĩnh mạch

+ Dùng corticoid:

ĐBP mức độ nhẹ: Prednisolon 5mg x 4 viên/ngày

ĐBP độ trung bình và nặng: Solumedrol 40mg x 2 lọ/ ngày

+ Dùng thuốc long đờm: N- axetylcystein gói 200mg x 3 gói / ngày

+ Thở oxy qua mũi với lưu lượng 2 lít/ phút thời gian 3 - 5 ngày

+ Kết hợp biện pháp vận động trị liệu: tập thở, vỗ rung lồng ngực

- Tất cả các bệnh nhân được điều trị và theo dõi nội trú tại bệnh viện.

- Khi bệnh nhân ngưng điều trị đợt cấp (ngày thứ 5 hoặc 7 hoặc 10 ...), chúng tôi chẩn đoán phân loại giai đoạn bệnh theo tiêu chuẩn GOLD [7].

Chỉ tiêu nghiên cứu

- Chỉ tiêu về đặc điểm chung: tuổi, giới, yếu tố liên quan, thể lâm sàng, giai đoạn bệnh, mức độ đợt bùng phát.

- Chỉ tiêu về đặc điểm lâm sàng: Ho, khó thở, sốt, co rút cơ hô hấp phụ, các ran ở phổi, rì rào phế nang, phù, tím môi.

- Chỉ tiêu về đặc điểm cận lâm sàng: công thức máu, chụp Xquang phổi chuẩn, chỉ tiêu thông khí phổi (VC, FEV1, FEV1/VC). Kết quả đo được các chỉ tiêu thông khí phổi sẽ đối chiếu với số lý thuyết theo phương trình hồi quy áp dụng cho người Vi ệt Nam theo mô hình thống nhất quốc tế của Nguyễn Đình Hường (1996) [5].

Xử lý số liệu: trên phần mềm EPI INFO 6.04.

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

Đặc điểm bệnh nhân đợt bùng phát của BPTNMT

* Tuổi và giới

Bảng 1. Tỷ lệ bệnh nhân theo nhóm tuổi và giới tính

Giới Tuổi

Nam Nữ Tổng

n (%) n (%) n (%)

46 - 49 4(7,3) 1(1,8) 5(9,1)

50 - 59 5(9,1) 2(3,6) 7(12,7)

60 - 69 8(14,5) 3(5,5) 11(20,0)

70 - 79 16(29,1) 6(10,9) 22(40,0)

80 - 84 9(16,4) 1(1,8) 10(18,2)

Tổng 42(76,4) 13(23,6) 55(100)

Tuổi trung bình (X ± SD): 69,4 ± 10,8

Bệnh nhân ĐBP của BPTNMT nam giới chiếm tỷ lệ 73,6% cao hơn so với nữ giới (26,4%). Bệnh nhân có độ tuổi từ 70 - 79 chiếm tỷ lệ cao nhất 40,0%. Tuổi trung bình của bệnh nhân là 69,4 ± 10,8.

Một số nghiên cứu của các tác giả nước ngoài cho thấy độ tuổi hay gặp là trên 65 tuổi chiếm khoảng 65%. Theo kết quả nghiên cứu của Lương Thị Kiều Diễm (2008) độ tuổi mắc bệnh 70 - 79 chiếm 44,3% [3]. Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự với kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và nước.

* Tiền sử bệnh

Kết quả bảng 2 cho thấy 38 bệnh nhân có tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào chiếm tỷ lệ cao nhất 69,1%, có 6 bệnh nhân tiếp xúc khói bụi chiếm 10,9%, 7 bệnh nhân có tiền sử hen phế

Trần Thị Hằng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 95 - 99

97

quản nhiều năm chiếm 12,7%. Ngoài ra có 4 bệnh nhân không rõ tiền sử bệnh chiếm 16,7%. Hút thuốc lá, thuốc lào yếu tố nguy cơ hàng đầu đã được các tác giả trong nước và trên thế giới đề cập nhiều nhất, đây là yếu tố trực tiếp dẫn tới sự phát triển BPTNM. Theo nghiên cứu của Ngô Qúy Châu và cộng sự (2006), đối tượng hút thuốc lá có nguy cơ mắc BPTNMT gấp 3,5 lần [1]. Như vậy kết quả của chúng tôi phù hợp với y văn đã nêu cũng như kết quả của các tác giả trong và ngoài nước [2], [7].

Bảng 2: Đặc điểm tiền sử bệnh của bệnh nhân

Bệnh nhân Tiền sử

n %

Hút thuốc lá, thuốc lào 38 69,1

Tiếp xúc khói bụi 6 10,9

Hen phế quản 7 12,7

Không rõ tiền sử 4 7,3

Tổng 55 100

* Phân loại giai đoạn bệnh

Bảng 3: Đặc điểm giai đoạn BPTNMT

Bệnh nhân Giai đoạn

n %

I 0 0 II 10 18,2 III 36 65,4 IV 9 16,4

Tổng 55 100

Tiêu chuẩn phân loại giai đoạn bệnh theo GOLD (2006) cơ bản dựa vào giá trị FEV1, FEV1/FVC và test phục hồi phế quản được lấy khi người bệnh đã ngừng điều trị đợt cấp [7].

Trong nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy bệnh nhân BPTNMT đến điều trị đều ở giai đoạn II, III, IV trong đó giai đoạn III chiếm tỷ lệ cao nhất 65,4%, không gặp bệnh nhân nào ở giai đoạn I. Theo nghiên cứu của Phạm Thái Dũng (2005) cho thấy bệnh nhân BPTNMT trong ĐBP gặp giai đoạn III (66,7%), không có bệnh nhân nào ở giai đoạn I [4]. Theo GOLD (2006) nhận thấy bệnh nhân BPTNMT phải nhập viện thường ở giai đoạn III, giai đoạn IV vì ở giai đoạn này các triệu chứng rõ dần điển hình là khó thở khi gắng sức hoặc khi có đợt bùng phát [7].

Một số kết quả điều tr ị

Trước điều trị các triệu chứng khó thở, RRFN giảm, ran ở phổi gặp 55/55 bệnh nhân chiếm 100%, ho khạc đờm gặp 46/55 chiếm 83,6%. Đây là những triệu chứng chính khiến người bệnh đến viện. Ngoài ra triệu chứng sốt chiếm 21,8%, đây là yếu tố giúp chẩn đoán đợt bùng phát của BPTNMT, tuy nhiên có bệnh nhân không sốt có thể do bệnh nhân suy kiệt, súc đề kháng giảm, phản ứng cơ thể không đáp ứng lại được với tình trạng của bệnh. Triệu chứng phù chiếm 25,5%, sự xuất hiện phù gợi ý bênh nhân có suy tim phải hoặc phù do thiểu dưỡng. Dấu hiệu co kéo cơ hô hấp gặp 42/55 bệnh nhân chiếm 76,4%.

Bảng 4. Triệu chứng lâm sàng trước và sau điều trị

Bệnh nhân

Lâm sàng

Trướcđiều trị

Sau điều trị

p n (%) n (%)

Ho khạc đờm 46(83,6) 21(38,2) < 0,05

Khó thở 55(100) 19(34,5) < 0,05

Co kéo cơ HH 42(76,4) 0 -

Sốt 12(21,8) 0 -

RRFN giảm 55(100) 55(100) > 0,05

Ran ở phổi 55(100) 12(21,8) < 0,05

Phù 14(25,5) 2(3,6) < 0,05

Sau điều trị 100% bệnh nhân hết sốt và không còn dấu hiệu co kéo cơ hô hấp, các triệu chứng khác giảm rõ rệt, ho khạc đờm gặp 21/55 bệnh nhân chiếm 38,2%, chủ yếu bệnh nhân còn khạc đờm trong. Khó thở gặp 19/55 bệnh nhân chiếm 34,5%, các bệnh nhân chỉ còn khó thở nhẹ, 2/55 bệnh nhân phù chiếm 3,8%, 12/55 bệnh nhân còn ran ở phổi chiếm 21,8%.

Sự thay đổi các triệu chứng lâm sàng này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Bảng 5. Triệu chứng cận lâm sàng trước và sau điều trị

Bệnh nhân

CLS

Trước điều trị

Sau điều trị p

n (%) n (%) n (%)

BC>10G/l 42(76,4) 5(9,1) < 0,05

Phổi ứ khí 38(69,1) 16(29,1) > 0,05

SPO2<90% 47(85,4) 0 -

Trần Thị Hằng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 95 - 99

98

Trước điều trị số lượng BC > 10G/l gặp 42/55 bệnh nhân (chiếm 76,4%). Hình ảnh Xquang phổi ứ khí gặp 38/55 (69,1%). Độ bão hòa oxy trong máu < 90% gặp 47/55 bệnh nhân (85,4%). Sau điều trị chỉ còn 5 bệnh nhân có số lượng BC > 10G/l chiếm 9,1%, không còn bệnh nhân nào có độ bão hòa oxy máu < 90%, tuy nhiên hình ảnh Xquang phổi ứ khí sau điều trị còn chiếm 29,1%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Bảng 6. Kết quả điều trị và ngày điều trị trung bình

Bệnh nhân Kết quả

n %

Điều trị ổn định 55 98,2%

Tử vong 1 1,8%

Ngày điều trị trung bình 10,5 ± 2,7

Kết quả nghiên cứu ở bảng 6 cho thấy số bệnh nhân điều trị ĐBP ổn định chiếm tỷ lệ cao 98,2%, điều này chứng tỏ phác đồ điều trị ĐBP hiện đang sử dụng là có hiệu quả, chỉ có 1 bệnh nhân (1,8%) tử vong do bệnh ở giai đoạn nặng, tuổi cao, không đáp ứng với điều trị. Ngày điều trị trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi là 10,5 ± 2,7.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu 55 bệnh nhân ĐBP của BPTNMT điều trị tại Bệnh viện đa khoa Bắc Kạn, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

- Đợt bùng phát của BPTNMT thường gặp ở nhóm 70 -79 tuổi (40,0%); Bệnh gặp chủ yếu gặp ở nam giới với tỷ lệ 73,6%.

- Bệnh nhân có tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào chiếm tỷ lệ 69,1%.

- Bệnh nhân nhập viện thường ở giai đoạn III (65,4%).

- Các triệu chứng lâm sàng nổi bật là ho, khó thở, RRFN giảm, ran ở phổi đều gặp 100%

- Các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng giảm rõ rệt sau điều trị (p < 0,05).

- Tỷ lệ bệnh nhân đáp ứng điều trị ổn định đạt 98,2%.

- Số ngày điều trị trung bình là 10,5 ± 2,7.

- Tỷ lệ bệnh nhân tử vong 1,8 % (1 cas).

KHUYẾN NGHỊ

Ngành Y tế Bắc Kạn cần xây dựng mô hình quản lý BPTNMT để chẩn đoán bệnh sớm và điều trị đúng theo phác đồ của GOLD 2009 nhằm hạn chế biến chứng của bệnh, giảm tỷ lệ bệnh nhân nhập viện.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. Ngô Qúy Châu (2006), “Nghiên cứu dịch tễ học bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính ở một số tỉnh, thành phố khu vực phía bắc Việt Nam’’, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Bộ y tế. [2]. Phan Thu Phương (2006),“Nghiên cứu dịch tễ học bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính trong dân cư huyện Lạng Giang, Bắc Giang”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ y tế. [3]. Lương Thị Kiều Diễm (2008), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, xquang phổi chuẩn trước và sau điều trị đợt bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính’’, Luận văn thạc sĩ y học, Học viện Quân Y. [4]. Phạm Thái Dũng (2005), “Đánh giá vai trò điều trị oxy cao áp trong đợt bùng phát của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính”, Luận văn thạc sỹ y học, Học viện Quân Y. [5]. Nguyễn Đình Hường, Trịnh Bỉnh Duy, Trần thị Dung (1996), “T ổng kết 25 năm nghiên cứu thông khí phổi, xây dựng số lý thuyết chức năng phổi người Việt Nam theo mô hình quốc tế” , Viện Lao và bệnh phổi Hà Nội. [6]. Trần Hoàng Thành (2006), Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, Nhà xuất bản y học, Hà Nội. [7]. GOLD (2006), “COPD prevalence in 12 Asia - Pacific countries and regions; projections based on the COPD prevalence estimation model”. Regional COPD working group. Respirology 2003; 8: p.192 - 8. [8]. GOLD (2009), “Global strategy for diagnosis, management and prevention of chronic obstructive pulmonary disease”. MCR Vision Inc, pp. 1 - 88.

Trần Thị Hằng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 95 - 99

99

SUMMARY RESEARCH ON CLINICAL FEATURES, GENERAL TESTS AND TR EATMENT OUTCOMES THE OUTBREAK OF CHRONIC OBSTRUCTIVE PULMON ARY DISEASE IN BAC KAN GENERAL HOSPITAL

Tran Thi Hang 1, Hoang Ha2*

1Bac Kan general Hospital 2Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy

Using the method described, studies on 55 patients admitted for acute exacerbation of COPD at Bac Kan hospital. The authors make the following remarks: The patien with acute exacerbation of COPD is common in group 70 - 79 years old, a high proportion of men (73.6%) with a history of smoking, tobacco is 69,1%; disease common in stage III and have increased cough and sputum production, increased breathlessness; proportion of cured patients was 98,2 %, mortality was 1,8%, time treatment averaged was 10.5 ± 2,7 days. Recommendation: Health Bac Kan is necessary to have management programs, treatment and prevention COPD. Key words: COPD, clinical featrure, general tests, treatment, outbreak.

* Tel: 0912211826

Trần Thị Hằng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 95 - 99

100

Nguyễn Đắc Trung Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 101 - 104

101

HIỆU QUẢ CỦA KỸ THUẬT PCR TRONG CHẨN ĐOÁN LAO PHỔI

Nguyễn Đắc Trung Trường Đại học Y Dược - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Để bệnh lao dần được kiểm soát và thanh toán điều quan trọng là phát hiện được nhiều nhất số người mắc lao trong cộng đồng và điều trị khỏi cho họ để giảm dần nguồn lây nhiễm. Kỹ thuật sinh học phân tử là một phương pháp hiệu quả trong phát hiện và xác định các tác nhân vi sinh vật gây bệnh. Trong nghiên cứu này, kỹ thuật PCR đơn mồi đã được sử dụng để phát hiện trình tự đặc hiệu IS6110 của vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis từ mẫu đờm của 117 trường hợp nghi mắc lao phổi đến khám và điều trị tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Nguyên. Phương pháp nuôi cấy được sử dụng như là phương pháp chuẩn vàng khi xác định hiệu quả chẩn đoán của kỹ thuật PCR và phương pháp nhuộm soi trực tiếp. Kết quả cho thấy kỹ thuật PCR có độ nhạy 94,4%, độ đặc hiệu 100%, giá trị dự báo dương tính 100% và giá trị dự báo âm tính 88,24%. Trong khi đó, phương pháp nhuộm soi trực tiếp là phương pháp xét nghiệm lao phổ biến hiện nay chỉ có độ nhạy 56,32%, độ đặc hiệu 73,33%, giá trị đự báo dương tính 85,96% và giá trị dự báo âm tính 36,67%. Từ khóa: Lao phổi, Mycobacterium tuberculosis, PCR, IS6110

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Ở Việt Nam, bệnh lao vẫn là một bệnh truyền nhiễm nặng nề, Việt Nam đứng thứ 12 trong số 22 nước có số người mắc lao cao nhất thế giới [2], [11]. Hàng năm ước tính có thêm 180.000 bệnh nhân lao, trong đó có khoảng 6000 bệnh nhân lao đa kháng thuốc và khoảng 7400 bệnh nhân lao/HIV. Tuy nhiên chỉ khoảng 60% số bệnh nhân ước tính là được phát hiện [1]. Như vậy việc tăng cường khả năng phát hiện các trường hợp mắc lao và các thể bệnh lao là một trong những ưu tiên hàng đầu trong công tác chống lao hiện nay. Ở Việt Nam, chẩn đoán lao phổi vẫn dựa chủ yếu phương pháp nhuộm soi trực tiếp đờm tìm được vi khuẩn AFB (lao phổi AFB (+)), tuy nhiên trên thực tế vẫn còn nhiều trường hợp được chẩn đoán lao phổi AFB (-) khi việc chẩn đoán xác định phải có sự hỗ trợ của kết quả nuôi cấy hoặc kết quả phim chụp Xquang phổi chuẩn do không tìm thấy vi khuẩn AFB trong đờm [2]. Trên thế giới, kỹ thuật PCR với những thường quy riêng đã được sử dụng tại nhiều phòng xét nghiệm để chẩn đoán và phát hiện sớm những trường hợp mắc lao. Nhiều trình tự gen đặc hiệu đã được sử dụng làm khuôn mẫu cho phương pháp này như

*

IS6110, IS1081, IS986, P36, 16S- rRNA, trong đó IS6110 là trình tự được sử dụng phổ biến nhất trong phát hiện vi khuẩn lao bằng phương pháp PCR [3], [5], [6], [11]. Trong nghiên cứu này, kỹ thuật PCR đơn mồi phát hiện trình tự đích IS6110 của vi khuẩn lao đã được thực hiện. Xác định được hiệu quả của kỹ thuật trong phát hiện vi khuẩn lao giúp tìm được một phương pháp chẩn đoán mới khắc phục được những hạn chế còn tồn tại của những phương pháp chẩn đoán lao thường dùng hiện nay.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu: Các mẫu đờm được thu thập từ 117 bệnh nhân nghi mắc lao phổi đến khám và điều trị tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Nguyên từ tháng 01/2010 đến tháng 02/2011.

Phương pháp nghiên cứu: Mẫu đờm được lấy từ bệnh nhân, bảo quản và xử lý theo thường quy. Ba phương pháp phát hiện vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis trong đờm đã được sử dụng, bao gồm nhuộm soi trực tiếp bằng phương pháp Ziehl- Neelsen, nuôi cấy xác định đặc điểm phát triển của vi khuẩn lao trên môi trường đặc hiệu Ogawa và phát hiện trình tự đặc hiệu IS6110 của vi khuẩn lao bằng kỹ thuật PCR đơn mồi. Các

Nguyễn Đắc Trung Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 101 - 104

102

phương pháp chấn đoán được tiến hành độc lập trên những mẫu của đờm bệnh nhân đã qua xử lý. Phương pháp nuôi cấy phát hiện vi khuẩn lao M. tuberculosis được coi như là phương pháp chuẩn vàng trong chẩn đoán phát hiện vi khuẩn. Hiệu quả phát hiện vi khuẩn lao M. tuberculosis trong đờm của kỹ thuật PCR và phương pháp nhuộm soi được xác định dựa trên độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự báo dương tính (GTDBDT) và giá trị dự báo âm tính (GTDBAT) của kỹ thuật PCR so với phương pháp chuẩn vàng.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Kết quả phát hiện vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis trong đờm

Bảng 1. Kết quả phát hiện vi khuẩn lao trong đờm

Kết quả chẩn đoán

Nhuộm soi n (%)

Nuôi cấy n (%)

PCR n (%)

Dương tính 57 (48,72) 87 (74,36) 83 (70,94)

Âm tính 60 (51,28) 30 (25,64) 34 (29,06)

Trong 117 trường hợp nghi mắc lao phổi, bằng phương pháp nhuộm soi trực tiếp chỉ phát hiện được 57 trường hợp (48,72%) có vi khuẩn AFB trong đờm. Vi khuẩn kháng acid AFB được phát hiện trong các mẫu đờm bằng kỹ thuật nhuộm Ziehl- Neelsen theo thường quy hướng dẫn [1]. Phương pháp nhuộm soi trực tiếp có quy trình thực hiện đơn giản, cho kết quả nhanh và chi phí không cao do đó tại Việt Nam đây vẫn là kỹ thuật xét nghiệm phổ biến nhất dùng trong phát hiện vi khuẩn lao. Với ưu điểm như vậy nên kỹ thuật này có thể triển khai thực hiện ở tất cả các phòng xét nghiệm vi sinh lâm sàng. Tuy nhiên ngưỡng phát hiện của phương pháp nhuộm soi trực tiếp là ≥103 tế bào vi khuẩn/ml mẫu bệnh phẩm nên trên thực tế với những mẫu đờm có quá ít vi khuẩn AFB thì việc chẩn đoán xác định lao phổi (lao phổi AFB (-)) phải có sự hỗ trợ của kết quả phương pháp nuôi cấy hoặc hình ảnh tổn thương lao tiến triển trên phim Xquang phổi chuẩn [1].

Với phương pháp nuôi cấy đã phát hiện được 87 bệnh nhân mắc lao phổi (74,36%) trong tổng số 117 trường hợp nghi mắc lao phổi

được nghiên cứu. Kết quả chẩn đoán dựa vào nuôi cấy cao hẳn so với phương pháp nhuộm soi đờm thông thường. Do có độ nhạy và độ đặc hiệu cao trong phát hiện vi khuẩn lao nên trong chẩn đoán lao phổi phương pháp nuôi cấy được coi là phương pháp chuẩn vàng [7], [10]. Vi khuẩn lao có đặc điểm sinh sản và phát triển chậm nên để phát hiện được vi khuẩn này dựa vào sự hình thành khuẩn lạc đặc trưng trên môi trường nuôi cấy cần khoảng thời gian từ 6-8 tuần, phương pháp này chỉ có thể thực hiện ở một số bệnh viện chuyên khoa lao mà phòng xét nghiệm vi sinh có điều kiện thực hiện kỹ thuật nuôi cấy. Do đó, mặc dù có độ nhạy và độ đặc hiệu cao nhưng trên thực tế ở Việt Nam phương pháp nuôi cấy chưa thể triển khai rộng rãi ở các cơ sở y tế nhằm phát hiện sớm những người mắc lao phổi trong cộng đồng.

Qua sử dụng kỹ thuật PCR đơn mồi, trình tự đặc hiệu IS6110 với kích thước khoảng 249 bp của vi khuẩn lao M. tuberculosis đã được tìm thấy trong mẫu đờm của 83 trường hợp nghi ngờ mắc lao phổi (70,94%) (Hình 1; Bảng 1). Kết quả phát hiện vi khuẩn lao bằng PCR cao hơn nhiều so với phương pháp nhuộm soi trực tiếp đờm.

Hình 1. Điện di đồ trình tự IS6110 trên gel agarose 1%

Hiệu quả của kỹ thuật PCR khi phát hiện vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis trong đờm

Giá trị của mỗi xét nghiệm chẩn đoán trong y học được đánh giá dựa trên ba khía cạnh: Thứ nhất là giá trị chẩn đoán của phương pháp đó để loại bỏ những nghi ngờ giúp bác sĩ chẩn

1 2 3 4 5 6 7

IS6110 (249bp)

Nguyễn Đắc Trung Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 101 - 104

103

đoán xác định bệnh. Những xét nghiệm chủ đạo trong chẩn đoán bệnh được gọi là chẩn đoán vàng hay tiêu chuẩn vàng. Với bệnh lao, có một số phương pháp có giá trị chẩn đoán xác định hoặc hỗ trợ chẩn đoán xác định bệnh nhưng mỗi phương pháp này đều có ưu điểm và một số hạn chế nhất định, trong những phương pháp đã được sử dụng thì việc tìm thấy vi khuẩn lao (dựa trên đặc điểm phát triển đặc trưng của vi khuẩn) bằng phương pháp nuôi cấy trên môi trường đặc hiệu được coi là chuẩn vàng. Thứ hai là độ chính xác của xét nghiệm, tức là mức độ tin cậy của kết quả có được. Độ tin cậy này được đánh giá dựa trên hai chỉ tiêu là độ nhạy (Sensitivity) và độ đặc hiệu (Specificity), một xét nghiệm vừa có độ nhạy lẫn độ đặc hiệu cao là xét nghiệm lý tưởng nên được lựa chọn để sử dụng với mục đích chẩn đoán xác định bệnh. Thứ ba là thời gian xét nghiệm, thời gian này được rút ngắn thì sẽ có kết quả chẩn đoán xác định sớm hơn và như vậy sẽ nâng cao được hiệu quả điều trị bệnh. Với những bệnh có khả năng lây nhiễm thì việc điều trị bệnh có hiệu quả còn góp phần hạn chế được nguồn lây nhiễm cho cộng đồng.

Bảng 2. So sánh kết quả phát hiện vi khuẩn lao trong đờm bằng nhuộm soi và nuôi cấy

Kết quả nuôi cấy

Tổng số Vi khuẩn

mọc Vi khuẩn

không mọc Kết quả nhuộm

soi

(+) 49 8 57

(-) 38 22 60

Tổng số 87 30 117

Bảng 3. So sánh kết quả phát hiện vi khuẩn lao trong đờm bằng PCR và nuôi cấy

Kết quả nuôi cấy

Tổng số Vi khuẩn

mọc Vi khuẩn

không mọc

Kết quả PCR

(+) 83 0 83

(-) 4 30 34

Tổng số 87 30 117

Dựa trên kết quả Bảng 2 cho thấy khi phát hiện vi khuẩn trong đờm, phương pháp nhuộm soi trực tiếp có độ nhạy là 56,32%, độ

đặc hiệu là 73,33%, GTDBDT là 85,96% và GTDBAT là 36,67%.

Phân tích kết quả Bảng 3 cho thấy khi phát hiện vi khuẩn trong đờm, kỹ thuật PCR có độ nhạy là 95,4%, độ đặc hiệu là 100%, GTDBDT là 100% và GTDBAT là 88,24%.

So sánh hiệu quả phát hiện vi khuẩn lao M. tuberculosis trong đờm, kết quả cho thấy phương pháp PCR có độ nhạy, độ đặc hiệu cũng như GTDBDT và GTDBAT cao hơn hẳn so với phương pháp nhuộm soi thông thường (Bảng 2, Bảng 3). Tuy có độ nhạy cao (95,4%) nhưng vẫn có 4 trường hợp kết quả nuôi cấy cho chẩn đoán dương tính với vi khuẩn lao trong khi phương pháp PCR cho kết quả âm tính (không phát hiện được trình tự đặc hiệu IS6110) (Bảng 3), điều này có thể do chủng vi khuẩn lao M. tuberculosis có mặt trong mẫu bệnh phẩm bị khuyết trình tự IS6110 nên không thể phát hiện được chúng bằng kỹ thuật PCR đơn mồi [4], [10]. Việc không phát hiện được vi khuẩn do hiện tượng khuyết gen có thể khắc phục bằng cách sử dụng kỹ thuật Multiplex PCR có sử dụng nhiều cặp mồi để phát hiện đồng thời nhiều trình tự đích đặc hiệu của vi khuẩn lao.

KẾT LUẬN

Bằng sử dụng kỹ thuật PCR đơn mồi, kết quả cho thấy khi phát hiện vi khuẩn lao M. tuberculosis trong đờm kỹ thuật này có độ nhạy 94,4%, độ đặc hiệu 100%, giá trị dự báo dương tính 100% và giá trị dự báo âm tính 88,24%. Kỹ thuật nhuộm soi trực tiếp chỉ có độ nhạy 56,32%, độ đặc hiệu 73,33%, giá trị đự báo dương tính 85,96% và giá trị dự báo âm tính 36,67%.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. Bộ Y tế, Chương trình chống lao quốc gia (2009), “Hướng dẫn quản lý bệnh lao”, Nxb Y học. [2]. C Dye, K Lonnroth, E Jaramillo, BG Williams & M Ravigllone, (2009), “Trends in tuberculosis incidence and their determinants in 134 countries”, Bull. World Health Organization, Vol. 87, pp. 683-691. [3]. Giulia M., Andrea G., Lidia C ., et al, (1998), “Evaluation of PCR in detection of Mycobacterium tuberculosis from formalin-fixed,

Nguyễn Đắc Trung Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 101 - 104

104

paraffin-embedded tissues: Comparison of four amplification assays”, Journal of Clinical Microbiology, Vol. 36, No. 6, pp. 1512-1517. [4]. Indulakshmi R., Manju YK., Kumar R A., Sathish M., (2001), “Implications of Low Frequency of IS6110 in Fingerprinting Field Isolates of Mycobacterium tuberculosis from Kerala, India”, J Clin Microbol, Vol. 39, No. 4, pp.1683. [5]. Mohammad A., Hossein S K, (2007), “Current trends in molecular epidemiology studies of Mycobacterium tuberculosis”, Biotechnology and Molecular Biology Review, Vol. 2, No. 5, pp. 108-115. [6]. Peter W M Hermans., Dick V S., Jeremy W D., et al, (1990), “Insertion element IS986 from Mycobacterium tuberculosis: A useful tool for diagnosis and epidemiology of tuberculosis”, Journal of Clinical Microbiology, Vol. 28, No. 9, pp. 2051-2058. [7]. Sagarika H., Soumitesh C., Manpreet B., Shyamasree D M., Jaya S T., (2007), “Simplified detection of Mycobacterium tuberculosis in sputum using smear microscopy and PCR with

molecular beacons”, Journal of Medical Microbiology, Vol. 56, pp. 1356-1362. [8]. Sathish S., Suresh K., Babu B., Balaji N,

(2011), “Analysis of sequence of diversity among

IS6110 sequence of Mycobacterium tuberculosis:

possible implications for PCR based detection”,

Biomedical Informatics, Vol. 6, No. 8, pp. 283-285.

[9]. Scherer L S., et al, (2011), “Comparison of

two laboratory-developed PCR methods for the

diagnosis of pulmonary tuberculosis in Brazilian

patients with and without HIV infection”, BMC

Pulmonary Medicine, Vol. 11, pp.15.

[10]. V C C Cheng., W C Yam., I F N Hung., et

al, (2004), “Clinical evaluation of the polymerase

chain reaction for the rapid diagnosis of

tuberculosis”, J Clin Pathol, Vol. 57, pp. 181-185.

[11]. World Health Organization. Global

tuberculosis control: WHO report 2010. Printed in Geneva, Switzerland.

SUMMARY THE EFFICIENCY OF PCR TECHNIQUE IN THE DIAGNOSIS OF TUBERCULOSIS

Nguyen Dac Trung* College of Medicine and Pharmacy - TNU

To control and eliminate tuberculosis (TB) gradually, it is important to detect the most number of TB cases in the community and treated them to reduce the sources of infection. Techniques of molecular biology are effective tools of detecting and identifying microbial agents that cause disease. In the present study, a single-primer PCR assay was used to detect insertion element IS6110 specific for Mycobacterium tuberculosis from sputum samples of 117 suspected cases of pulmonary TB cases that were examined and treated at Thai Nguyen Hospital of tuberculosis and lung diseases. Culture method is used as the gold standard method to determine the diagnostic effect of PCR assay and smear microscopy. Results showed that PCR has a sensitivity of 94.4%, specificity 100%, positive predictive value 100% and negative predictive value 88.24%. Meanwhile, the smear microscopy, a common test for detection of TB now only has a sensitivity of 56.32%, specificity 73.33%, positive predictive value 85.96% and negative predictive value 36.67%. Key words: Pulmonary tuberculosis, Mycobacterium tuberculosis, PCR, IS6110

*

Nguyễn Thị Thu Thái và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 105 - 109

105

TÌNH HÌNH KHÁNG THU ỐC CỦA CÁC CHỦNG VI KHU ẨN LAO PHÂN L ẬP TRÊN BỆNH NHÂN LAO PH ỔI MỚI VÀ LAO PH ỔI TÁI PHÁT

Nguyễn Thị Thu Thái1, Nguyễn Thái Sơn2 1Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, 2 Học viện Quân Y

TÓM TẮT

Sau nhiều năm tưởng chừng như đã suy giảm, bệnh lao lại nổi lên như một vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng toàn cầu, đặc biệt là với sự gia tăng tính kháng thuốc của các chủng vi khuẩn lao đã cản trở sự thành công của chương trình kiểm soát bệnh lao. Tình hình kháng thuốc của vi khuẩn lao tại nước ta ở mức cao so với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Trong 10 năm trở lại đây, số bệnh nhân lao kháng đa thuốc ước tính hàng năm là từ 3000 - 4000 bệnh nhân. Mục tiêu: tìm hiểu tình hình kháng thuốc của các chủng vi khuẩn lao phân lập trên bệnh nhân lao phổi mới và lao phổi tái phát tại Bệnh viện Lao và bệnh phổi Trung ương. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trên 103 bệnh nhân lao phổi mới và lao phổi tái phát được chẩn đoán xác định bằng phương pháp nhuộm soi và nuôi cấy trên môi trường Bactec 460. Kỹ thuật xác định tính nhạy cảm kháng sinh được thực hiện với các thuốc chống lao dòng 1 (isoniazid (INH), rifampicin (RIF), ethambutol (EMB) và streptomycin (SM)). Kết quả và kết luận: Trong 103 chủng vi khuẩn lao phân lập được từ các bệnh nhân lao phổi mới và lao phổi tái trị chúng tôi nhận thấy: lứa tuổi thường mắc là độ tuổi lao động 15-<60 tuổi (88,4%), tỷ lệ bệnh nhân nam là 76,7%, nữ là 23,3%. Tỷ lệ đề kháng cao nhất đối với hai thuốc chống lao dòng 1 là streptomycin (94,3%) và Isoniazid (68,2%). Không phát hiện thấy trường hợp nào kháng rifampicin đơn độc, mà tất cả các chủng kháng rifampicin là các chủng kháng đa thuốc. Sự đề kháng với rifampicin có thể được sử dụng như là một dấu ấn thay thế hữu ích cho dự đoán lao kháng đa thuốc và việc sử dụng thuốc kháng lao dòng hai là cần thiết trong các trường hợp này. Có sự khác biệt về tính kháng thuốc (đặc biệt là kháng đa thuốc) của các chủng vi khuẩn lao phân lập được trên các bệnh nhân lao phổi tái phát so với trên bệnh nhân lao phổi mới. Từ khoá: Lao phổi mới, lao phổi tái phá, kháng đa thuốc, kháng thuốc

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Bệnh lao tiếp tục là mối quan tâm về sức khoẻ trên thế giới. Nó là bệnh gây tỷ lệ tử vong lớn nhất trong số các bệnh nhiễm trùng trên thế giới ngày nay, mặc dù đã sử dụng vacxin sống giảm độc lực và một số thuốc kháng sinh. Sau nhiều năm tưởng chừng như đã suy giảm, bệnh lao lại nổi lên như một vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng trong cộng đồng dân cư toàn cầu, đặc biệt là với sự gia tăng tính kháng thuốc của các chủng MTB đã cản trở sự thành công của chương trình kiểm soát bệnh lao.

Từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước, một xu hướng đáng báo động là xuất hiện lao kháng đa thuốc (MDR-TB), được định nghĩa là các chủng lao kháng lại ít nhất với isoniazid (INH) và rifampin (RIF), hai thuốc

*

chống lao mạnh nhất [6]. Ước tính năm 2010 có 440.000 trường hợp kháng đa thuốc trên toàn thế giới [8]. Trong khi việc điều trị MDR-TB đã được cải thiện khá nhiều (chủ yếu ở các quốc gia giàu có), thì lại thường khó khăn hơn trong điều trị, liên quan đến tỷ lệ mắc và tỷ lệ chết cao, kéo dài thời gian điều trị và làm tăng nguy cơ lan truyền các chủng kháng thuốc trong cộng đồng [6].

Việt Nam là một trong 36 quốc gia nằm trong “Dự án Giám sát Kháng thuốc Toàn cầu”. Điều này cho thấy tình hình kháng thuốc của vi khuẩn lao nước ta ở mức cao so với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Trong 10 năm trở lại đây, số bệnh nhân lao kháng đa thuốc ước tính hàng năm là từ 3000 - 4000 bệnh nhân. Đây thực sự là con số đáng lo ngại. Số liệu điều tra dịch tễ học của Chương trình chống lao quốc gia năm 2010 cho thấy tỉ lệ mắc lao mới các thể là 199/100.000 dân, tỉ lệ lao AFB (+) là 59%, tỉ

Nguyễn Thị Thu Thái và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 105 - 109

106

lệ hiện mắc lao các thể là 334/100.000 dân, tỉ lệ tử vong do lao là 34/100.000 dân (4) . Đặc biệt cho thấy với các bệnh nhân lao tái phát thì nguy cơ kháng thuốc lại càng cao hơn nhiều [1].

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mục tiêu: tìm hiểu tình hình kháng thuốc của các chủng vi khuẩn lao phân lập trên bệnh nhân lao phổi mới và lao phổi tái phát tại Bệnh viện Lao và bệnh phổi Trung ương.

ĐỐI TRƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

103 bệnh nhân lao phổi mới và lao phổi tái phát được chẩn đoán xác định bằng phương pháp nhuộm soi và nuôi cấy trên môi trường Bactec 460 từ Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Trung ương.

Phương pháp nghiên cứu

Tiến hành nghiên cứu bằng phương pháp mô tả cắt ngang. Các bệnh nhân được chẩn đoán lao phổi bằng phương pháp nhuộm soi và nuôi cấy trên môi trường BACTEC 460. Kỹ thuật xác định tính nhạy cảm kháng sinh được thực hiện với các thuốc chống lao dòng 1 (isoniazid (INH), rifampicin (RIF), ethambutol (EMB) và streptomycin (SM)) bằng phương pháp Petrof trên môi trường Loweinstein–Jensen. Đọc, phân tích kết quả sau 2, 4, 6, 8 tuần.

Xử lý số liệu

Số liệu thu thập được xử lý trên phần mềm Epi -info 6.04.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Tổng số 103 trường hợp lao phổi (50 trường hợp lao phổi mới và 53 trường hợp lao phổi tái phát), có độ tuổi trung bình là 42 (từ 16 đến 80 tuổi), bệnh nhân nam chiếm 76,7%, bệnh nhân nữ chiếm 23,3%.

Trong 103 bệnh nhân, chỉ có 12 bệnh nhân (11,6% ở độ tuổi trên 60) số còn lại (88,4%) đều ở trong độ tuổi lao động.

Bảng 1. Đặc điểm quần thể nghiên cứu

Tuổi trung bình, năm 42 (16-80)

Bệnh nhân nam 79 (76,7%)

Bệnh nhân nữ 24 (23,3%) Số trường hợp lao nhạy cảm

thuốc 15 (14,6%)

Số trường hợp lao kháng thuốc 88 (85,4%)

Số bệnh nhân lao phổi mới 50

Số bệnh nhân lao phổi tái phát 53

Bảng 2. Phân loại bệnh nhân theo độ tuổi

Nhóm tuổi n %

15-29 25 24,3

30-44 27 26,2

45-59 39 37,9

≥ 60 12 11,6

Tổng 103 100

Bảng 3. Kết quả xác định độ nhạy cảm của vi khuẩn với thuốc kháng sinh

Loại kháng sinh Đề kháng

n %

Streptomycin 83/88 94,3

Isoniazid 60/88 68,2

Rifampicin 55/88 62,5

Ethambuton 34/88 38,6

Tỷ lệ đề kháng cao nhất với streptomycin, sau đó đến isoniazid, rifampicin và ethambutol

Bảng 4. Kiểu hình đề kháng trong các trường hợp kháng Rifampicin

Ki ểu hình đề kháng

Lao phổi tái phát

Lao phổi mới

Tổng

n % Kháng

RIF đơn thuần

0 0 0 0

Kháng RIF với thuốc khác

42/53 (79,2%)

13/50 (26%)

55/88 62,5

Trong số 88 bệnh nhân kháng thuốc, không có trường hợp nào kháng RIF đơn thuần mà khi đã kháng RIF thì thường phối hợp với kháng thuốc khác, đặc biệt tỷ lệ này cao trong trường hợp lao phổi tái phát (76,4%).

Nguyễn Thị Thu Thái và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 105 - 109

107

Bảng 5. Tỷ lệ kháng thuốc trong các trường hợp lao phổi mới và lao phổi tái phát

Loại lao phổi Nhạy Kháng thuốc

Kháng đơn Đa kháng thuốc Tổng

Lao phổi mới 15 22/35 (62,9%) 13/35 (37,1%) 35 (39,8%)

Lao phổi tái phát 0 11/53 (20,8%) 42/53 (79,2%) 53 (60,2%)

Tổng 15 33 55 88

p p < 0,001

P < 0,05

Lao phổi tái phát có tỷ lệ kháng đa thuốc cao hơn trong trường hợp lao phổi mới với p < 0,001.

Lao phổi tái phát có tỷ lệ kháng thuốc cao hơn so với lao phổi mới với p < 0,05.

BÀN LUẬN

Bệnh lao, một trong các bệnh được thông báo sớm nhất ở loài người, vẫn là một trong những tác nhân gây tử vong lớn nhất trong số các bệnh truyền nhiễm, mặc dù việc sử dụng các vacxin sống giảm độc lực và một số thuốc kháng sinh. Sự phát triển của kháng thuốc trong cộng đồng dân cư đã và đang gia tăng khiến cho bệnh lao một lần một lần nữa trở thành một căn bệnh không thể chữa khỏi [8].

Cũng giống như kết quả của nhiều nghiên cứu về bệnh lao, trong 103 bệnh nhân được nghiên cứu, bao gồm 24 bệnh nhân nữ và 79 bệnh nhân nam trong độ tuổi từ 16 đến 80 (Bảng 1). Phân bố bệnh nhân theo lứa tuổi, chúng tôi thấy, tuổi trung bình của các bệnh nhân là 42. Chủ yếu các bệnh nhân lao này trong độ tuổi lao động (độ tuổi làm ra của cải vật chất cho gia đình và xã hội) 15-<60 tuổi chiếm tỷ lệ rất cao (đến 88,3%), chỉ có 11,7% bệnh nhân trên 60 tuổi (Bảng 2). Kết quả này cũng phù hợp với sự phân bố bệnh nhân lao theo lứa tuổi lao động trên toàn thế giới. Chính vì vậy lại càng làm tăng thêm gánh nặng bệnh tật cho các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển và các nước nghèo.

Thử nghiệm xác định độ nhạy cảm với các thuốc chống lao trong nghiên cứu này cũng cho thấy (Bảng 3), tỷ lệ đề kháng cao nhất xảy ra với Streptomycin (94,3%), tiếp theo là INH (68,2%), Rifampicin (62,5%), tỷ lệ đề kháng thấp nhất là đối với Ethambutol

(38,6%). Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với một số nghiên cứu trong nước như Lê Ngọc Hưng (kháng SM là 79,0% và INH là 81,5%) [2]. Cũng như vậy, Dawood và cộng sự [5] nhận thấy trong nghiên cứu của mình tỷ lệ các trường hợp lao kháng thuốc cao đối với INH và SM (73% và 63%), 27% đối với RIF và 0% đối với ETH. Sự gia tăng đáng kể các chủng lao đề kháng với RIF, INH và EMB trong 10 năm qua là do việc không tuân thủ nghiêm ngặt quá trình điều trị và việc sử dụng rộng rãi các thuốc này để điều trị các trường hợp không phải lao. Tỷ lệ kháng Ethambutol thấp nhất và đặc biệt chúng tôi không thấy trường hợp nào kháng EMB đơn độc, kết quả này của chúng tôi cũng giống như trong nghiên cứu của Dawood.

Hơn nữa, chúng tôi cũng thấy đáng lưu ý rằng có sự phối hợp đề kháng RIF với các thuốc khác 42/55 (62,5%) (Bảng 4) là cao hơn có ý nghĩa đối với kháng RIF đơn thuần (ở đây chúng tôi không phát hiện thấy trường hợp nào kháng RIF đơn thuần). Các tác giả khác cũng thấy có kết quả nghiên cứu tương tự như Amina Abdelaal (2009) tìm ra sự khác biệt có ý nghĩa giữa các chủng kháng RIF đơn độc (12%) và kháng RIF phối hợp với các thuốc khác (kháng đa thuốc) (34%) [4]. Tất cả 55 chủng lao kháng RIF của chúng tôi đều là các chủng kháng đa thuốc. Như vậy các tác giả thống nhất rằng sự đề kháng với RIF là một dấu hiệu dự đoán thay thế cho đa kháng thuốc của vi khuẩn lao và chỉ ra rằng các loại thuốc chống lao dòng hai cần được sử dụng cấp bách.

Tỷ lệ kháng thuốc (Bảng 5), giữa hai nhóm lao phổi tái phát và lao phổi mới, tỷ lệ đề kháng cao hơn ở nhóm lao phổi tái phát với p < 0,05. Và đặc biệt với các chủng lao phân

Nguyễn Thị Thu Thái và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 105 - 109

108

lập được trên bệnh nhân lao phổi tái phát tỷ lệ kháng đa thuốc cao hơn có ý nghĩa với các chủng phân lập trên bệnh nhân lao phổi mới (p < 0,001). Kết quả này cũng giống như một số nghiên cứu khác như Amina Abdelaal (2009) ở Ai cập với tỷ lệ tương ứng là 70% và 30% [4], của Toungoussova và cộng sự (2002) ở Nga là 56,3% trong số 119 chủng vi khuẩn lao phân lập được [7]. Tuy nhiên trong một số nghiên cứu cho kết quả khác như ở Quatar (2001) chỉ phát hiện 15% số chủng phân lập được là đề kháng ở các bệnh nhân lao phổi tái phát [3]. Tỷ lệ đề kháng thấp với bốn thuốc chống lao dòng 1 này có thể là do các chương trình tầm soát (chụp X-quang ngực) và thực hiện liệu pháp điều trị ngắn ngày có kiểm soát (DOTS).

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu 103 chủng vi khuẩn lao phân lập được từ các bệnh nhân lao phổi mới và lao phổi tái trị tại Bệnh viện Lao và bệnh phổi Trung ương chúng tôi nhận thấy: lứa tuổi thường mắc là độ tuổi lao động 15-<60 tuổi (88,4%), tỷ lệ bệnh nhân nam là 76,7%, nữ là 23,3%. Tỷ lệ đề kháng cao nhất đối với hai thuốc chống lao dòng 1 là streptomycin (94,3 %) và Isoniazid (68,2%), không phát hiện thấy trường hợp nào kháng rifampicin đơn độc mà tất cả các chủng kháng rifampicin là các chủng kháng đa thuốc. Sự đề kháng với rifampicin có thể được sử dụng như là một dấu ấn hữu ích thay thế cho dự đoán lao kháng đa thuốc và việc sử dụng thuốc kháng lao dòng hai là cần thiết trong các trường hợp này.

Có sự khác biệt về tính kháng thuốc (đặc biệt là kháng đa thuốc) của các chủng vi khuẩn lao phân lập được trên các bệnh nhân lao phổi tái phát so với trên bệnh nhân lao phổi mới.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. CTCLQG: “Báo cáo tổng kết Chương trình Chống lao Quốc gia năm 2010 và phương hướng hoạt động năm 2011”. [2]. Lê Ngọc Hưng và cộng sự, (2007), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tình hình kháng thuốc của lao phổi tái phát”, Tạp chí thông tin y dược số đặc biệt, Hà nội 10-2007. Tr. 148 – 153. [3]. Al-Marri MR, (2001), “ Pattern of mycobacterial resistance to four antituberculosis drugs in pulmonary tuberculosis drugs in pulmonary tuberculosis pateints in the state of Qatar after the implementation of DOTS and a limited expatriate screening programmes” . Int J of Tuberc and lung Dis , 5(12):1116-21. [4]. Amina Abdelaal, Hassan Abd El-Ghaffar, Mohammad Hosam Eldeen Zaghloul, Noha El mashad, Ehab Badran and Amal Fathy, (2009), “Genotypic detection of rifampicin and isoniazid resistant Mycobacterium tuberculosis strains by DNA sequencing: a randomized trial”, Annals of Clinical Microbiology and Antimicrobials, 8 (4), doi:10.1186/1476-0711-8-4. [5]. Dawood AM, (2000), “Value of modern microbiological technique in diagnosis of renal TB” , Master degree thesis. In Fac Med Mansoura University. [6]. Juan Carlos Palomino, S. C. L., Viviana Ritacco, Tuberculosis 2007, From basic science to patient care. www.TuberculosisTextbook.com. [7]. Toungoussova S, Caugant DA, Sandven P, Mariandyshev AO, Bjune G, (2002), “Drug resistance of Mycobacterium tuberculosis strains isolated from patients with pulmonary tuberculosis in Archangels, Russia”, Int J Tuberc Lung Dis, 6(5):406-14. [8]. World Health Organization, Global Tuberculosis Control 2011

Nguyễn Thị Thu Thái và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 105 - 109

109

SUMMARY DRUG RESISTANCE IN MYCOBACTERIUM TUBERCULOSIS STRAINS ISOLATED IN PATIENTS WITH NEW AND RELAPSED PULMONAR Y TUBERCULOSIS

Nguyen Thi Thu Thai1*, Nguyen Thai Son2

1College of Medicine and Pharmacy - TNU 2Vietnam Military Medical University

After years of decline, TB has reemerged as a serious public health problem worldwide, especially with increased drug resistance among Mycobacterium tuberculosis strains which hinders the success of TB control programs. The proportion of mycobacterium tuberculosis strains with drug resistance in Viet nam is higher than that in other neighboring countries and in other countries in the world. In about 10 past years, the number of Multi-drug resistance (MDR-TB) patients is estimated annually from 3000 to 4000 patients. Objective: To explore the situation of drug-resistant Mycobacterium tuberculosis strains isolated from patients with new pulmonary tuberculosis and relapsed pulmonary tuberculosis in Central Tuberculosis and Lung Disease Hospital. Methods: This study was carried out on 103 patients with new pulmonary tuberculosis and recurrent pulmonary tuberculosis with positive Bactec 460 culture for acid fast bacilli. Drug susceptibility testing was done with the first line anti-TB drugs (isoniazid (INH), rifampicin (RIF), ethambutol (EMB) and streptomycin (SM)). Results and conclusions: In the 103 strains of Mycobacterium tuberculosis isolates from new pulmonary TB patients and relapsed pulmonary tuberculosis we found that: the most common age is a working age, 15 - <60 years (88.4 %); the percentage of male patients was 76.7%, 23.3% is female. The highest rate of resistance to two first-line anti-TB drugs are streptomycin (94.3%) and Isoniazid (68.2%). We did not detect any cases of resistance to rifampicin alone, all strains which are resistant to rifampicin are multi-drug resistant strains. Resistance to rifampicin can be used as a useful surrogate marker to predict MDR-TB and the second-line ant-TB drugs are needed in these cases. There is a significant difference in drug resistance (especially MDR) of Mycobacterium tuberculosis isolates in patients with recurrent pulmonary tuberculosis and in patients with new pulmonary TB. Key words: New and relapsed pulmonary tuberculosis, multi-drug resistance, drug resistance

*

Nguyễn Thị Thu Thái và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 105 - 109

110

Đỗ Thị Thanh Hương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 111 - 115

111

ĐÁNH GIÁ GIÁ TR Ị XÁC CHẨN U PHỔI BẰNG SINH THI ẾT KIM XUYÊN THÀNH NGỰC DƯỚI HƯỚNG DẪN CỦA CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH

Đỗ Thị Thanh Hương1*, Trần Bảo Ngọc1, Lê Anh Quang2

1Trường ĐH Y Dược Thái nguyên 2 BV ĐKTƯ Thái Nguyên

TÓM TẮT

Mục tiêu: Đánh giá khả năng chẩn đoán các khối u phổi bằng sinh thiết xuyên thành ngực dưới hướng dẫn của CT Scan. Đối tượng và phương pháp: Từ 8/2009 đến 9/2011, 62 bệnh nhân có tổn thương u, dạng u tại phổi trên phim CT scan mà không có chống chỉ định đối với thủ thuật được tổng kết. Kết quả: Các khối u phổi gặp chủ yếu ở tuổi trên 50 (80,6%); nam nhiều hơn nữ (2,9/1), 91,9% có u trên 3cm. Có 6 ca phải làm thủ thuật 2 lần (9,7%). 33 ca (53,2%) dương tính trên tế bào. 48/62 (77,4%) trường hợp dương tính trên mô bệnh học. 89,6% phân loại mô học được (loại tế bào vảy cao nhất). 6 trường hợp (9,7%) tràn khí màng phổi mức độ nhẹ. Không gặp các tai biến khác. Kết luận: Kỹ thuật này có giá trị cao trong chẩn đoán: 89,6% số ca ác tính phân loại được típ mô học. Các tai biến của kỹ thuật thấp, có thể chấp nhận được. Từ khóa: Sinh thiết phổi, CT Scan, u phổi.

ĐẶT VẤN ĐỀ* Theo công bố của Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế IARC năm 2010, ước tính có 12.700.000 các trường hợp ung thư mới mắc và 7.600.000 ca tử vong do ung thư xảy ra trong năm 2008, trong đó 56% trường hợp mới và 63% số ca tử vong xảy ra trong khu vực kém phát triển. Ung thư phổi là loại ung thư phổ biến nhất toàn cầu (1.610.000 trường hợp, 12,7%), tiếp theo là ung thư vú (10,9%) và ung thư đại trực tràng (9,7%). Và tỷ lệ tử vong do ung thư phổi cũng cao nhất (18,2%), tiếp theo là ung thư dạ dày (9,7%) và ung thư gan (9,2%) [4].

Tại Hội thảo Ung thư quốc gia lần thứ XV tại Hà Nội cho biết: tỷ lệ mới mắc ung thư phổi ở nam giới là 14.652 ca/năm đứng thứ nhất, còn ở nữ giới là 5.709 ca, xếp thứ ba. Và tỷ lệ mới mắc của các loại ung thư tăng nhiều so với năm 2000, trong đó đặc biệt là ung thư phổi [2].

Như vậy, trước một tổn thương dạng khối tại phổi, chúng ta phải chẩn đoán xác định tính chất u lành hay ung thư. U lành có thể là u lao, u tuyến phế quản; tổn thương giả u như viêm phổi, áp xe…Đối với u ác, phải định loại mô bệnh học giúp xác định chiến lược phối hợp điều trị và tiên lượng thời gian sống thêm. *

Muốn lấy bệnh phẩm từ khối ở phổi để xác định bản chất ta có nhiều phương pháp, song phương pháp đạt độ chính xác cao vẫn là nội soi ống mềm rối bấm sinh thiết, song đây là thủ thuật kỹ thuật khó (kể cả về phía thầy thuốc cũng như về phía bệnh nhân), đòi hỏi trang thiết bị máy móc cũng như con người, cho nên không phải cơ sở y tế nào cũng có thể thực hiện được.

Do đó, tại nhiều khoa và trung tâm ung bướu, các thầy thuốc đã tiến hành chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNA) hoặc sinh thiết kim qua thành ngực dưới hướng dẫn của chụp cắt lớp vi tính (CT scan), siêu âm, thậm chí bằng PET/CT (nếu các tổn thương <1cm) đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ. Sinh thiết phổi dưới hướng dẫn của CT được sử dụng rộng rãi nhất vì có thể tiếp cận nhiều vị trí u phổi khác nhau. Tuy nhiên, thủ thuật này có thể có một số tai biến như: tràn khí màng phổi, tràn máu màng phổi, ho máu, đau ngực…

Tại Vi ệt Nam, đã có một số tác giả nghiên cứu và báo cáo kết quả như Đoàn Trung Hiệp (2009) [5] và một số tác giả khác tại Hà Nội, Huế, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ…

Tại Thái Nguyên, chúng tôi tiến hành kỹ thuật này từ năm 2008. Để tổng kết rút kinh nghiệm, chúng tôi sơ kết 2 năm thực hiện kỹ thuật nhằm:

Đỗ Thị Thanh Hương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 111 - 115

112

- Đánh giá khả năng chẩn đoán bản chất các u phổi của sinh thiết xuyên thành ngực dưới hướng dẫn của CT scan.

- Nhận xét một số lợi ích và tai biến của thủ thuật.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu.

Là các bệnh nhân được xác định có tổn thương dạng khối tại phổi trên CT scan, mà chưa từng được chẩn đoán và không có chống chỉ định thủ thuật.

Kim sinh thiết: Prescisa cỡ 18G.

Máy CT scan High Speed Siement 6 dẫy đầu dò của Đức.

Địa điểm, thời gian

Địa điểm: Tại trung tâm Ung bướu Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên.

Thời gian: từ tháng 8/2009 đến tháng 9/2011.

Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang.

Cỡ mẫu:Là tất cả các bệnh nhân làm thủ thuật trong thời gian trên, chúng tôi lấy được 62 trường hợp.

Cách thức tiến hành

- Các bệnh nhân đến khám, được chụp CT phát hiện khối tại phổi, sau khi giải thích về thủ thuật sinh thiết, bệnh nhân được làm các xét nghiệm cần thiết.

- Chuẩn bị thủ thuật: Đặt bệnh nhân tuỳ vị trí u. Chụp CT xác định vùng có u. Dán lá kim xác định vị trí chọc. Xác định góc chọc, độ sâu. Vô cảm bằng gây tê thấm lớp bằng lidocain (đường kim tiêm thuốc tê đúng theo hướng kim chọc sinh thiết).

- Thủ thuật: Tiến hành đưa kim vào u theo hướng đã xác định tới rìa u rồi dừng lại và chụp CT kiểm tra kim đã vào trong u. Tiến hành bấm sinh thiết u nhiều mảnh (3-5 mảnh) tại các độ sâu khác nhau và các hướng khác nhau, kết thúc thì sinh thiết u bằng thủ thuật vừa hút, vừa xoay xyranh 20ml. Dán kín lỗ kim trên da. Mảnh bệnh phẩm lấy được được phết lên 02 lam kính để đọc tế bào, rối cố định trong lọ đựng Formol 10% để làm mô

bệnh học. Sau khi hút xong, chụp CT lại kiểm tra. Sau đó cho bệnh nhân nằm nghiêng về bên đối diện với bên chọc để giảm tràn khí.

- Theo dõi: Bệnh nhân được chụp xquang lồng ngực sau 2 giờ sinh thiết và theo dõi sát trong 24 giờ đầu.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

Bảng 1. Đặc điểm về tuổi

Nhóm tuổi Bệnh nhân Tỷ lệ %

Dưới 50 tuổi 12 19,4

Từ 50 đến 60 27 43,5

Từ 60 đến 70 15 24,2

Trên 70 tuổi 8 12,9

Nhận xét: 62 bệnh nhân có tuổi trung bình 66,4 tuổi (trong khoảng từ 36 tới 77 tuổi). Nhóm tuổi từ 50 đến 70 tuổi là chủ yếu, tới 67,7%. Trong đó tỷ lệ nam/nữ là 2,9/1 (46 bệnh nhân nam). Kết quả này phù hợp với các kết quả nghiên cứu khác. Nam giới phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ (thuốc lá, hóa chất) cao hơn nữ giới. Tuy nhiên, tỷ lệ bệnh nhân cao tuổi hơn mắc bệnh ung thư phổi (phải chăng do tuổi thọ được nâng cao) và đang có sự tăng lên ở nữ giới do vấn đề bỏ thuốc lá đang được quan tâm, đặc biệt với giới công chức nhà nước.

Bảng 2. Kích thước u phổi trên CT

Kích thước Bệnh nhân Tỷ lệ %

Dưới 3cm 5 8,1

3 đến 6cm 46 74,2

Trên 6cm 11 17,7

Nhận xét: Rất ít trường hợp có u dưới 3cm (8,1%), còn lại chủ yếu từ 3cm trở lên (với 91,9%). Độ dao động của khối u từ 2,7-12,5cm. Kết quả này phù hợp với kết quả của Đoàn Trung Hiệp [5]. Như vậy, các bệnh nhân tới viện khám thường rất muộn, khi tổn thương đã khá to. Các kết quả của các tác giả khác đều cho thông số thấp hơn so với kết quả của chúng tôi, về tuổi cũng như về kích thước khối u. Phải chăng, ý thức tự phát hiện cũng như các phương tiện hiện đại làm cho sự phát hiện bệnh của họ sớm hơn.

Đỗ Thị Thanh Hương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 111 - 115

113

Bảng 3. Phân loại hạch trên CT

GĐ hạch Bệnh nhân Tỷ lệ %

N0 15 24,2

N1 32 51,6

N2 8 12,9

N3 7 11,3

Nhận xét: Có 15 trường hợp không phát hiện hạch trên CT, và 47/62 (75,8%) bệnh nhân có hạch từ N1 đến N3. Tuy nhiên, không có trường hợp nào giai đoạn N3 biểu hiện hạch thượng đòn, vì các trường hợp này sẽ được xác chẩn bằng xét nghiệm tế bào hạch thược đòn, đơn giản và nhanh chóng hơn. Điều này phải chăng phù hợp với các trường hợp khối u lớn hơn 3cm. Nhưng chúng tôi không thấy tỷ lệ thuận của khối u so với giai đoạn hạch, phải chăng điều này phụ thuộc vào thể mô học của u nguyên phát là chính. Tác giả Nakajima dùng PET/CT phát hiện hạch ở 100% bệnh nhân có u phổi, do đó trong phim CT có thể vẫn có bỏ sót các tổn thương hạch nhỏ, sâu [7].

Bảng 4. Số lần sinh thiết so với u

KT u

Số lần làm

Dưới 3cm

3-6cm Trên 6cm

Tổng số

Một lần thủ thuật

1 44 11 56

Hai lần thủ thuật

4 2 0 6

Nhận xét: Tất cả các trường hợp u dưới 3cm, chúng tôi đều phải làm 2 lần sinh thiết, 1 trường hợp u lớn hơn cũng phải làm 2 lần. Tỷ lệ làm lần 2 của chúng tôi là 6/62 trường hợp (9,7%). Kết quả của chúng tôi cao hơn tác giả Đỗ Trung Hiệp [5]. Có thể do một số nguyên nhân: chúng tôi mới triển khai kỹ thuật, vị trí quá khó tiếp cận; u nhỏ di động theo nhịp thở nên sự chọc kim chính xác cũng gặp nhiều khó khăn.

Bảng 5. Kết quả tế bào học

Kết quả Bệnh nhân Tỷ lệ % Viêm lao 8 12,9

Viêm không đặc hiệu 21 33,9

Ung thư biểu mô 33 53,2

Nhận xét: Tỷ lệ đọc kết quả là ung thư của tế bào chỉ là 53,2%, không phù hợp với kết quả CT, hay nói cách khác độ nhạy, cũng như độ đặc hiệu thấp. Điều này phải chăng do mảnh bệnh phẩm bé, hoặc do kỹ thuật phết lam kính, hoặc do sự bảo quản, kỹ thuật nhuộm lam kính. Tác giả Fassina [3] cho kết quả FNA rất cao, với độ nhạy 96,3%, độ đặc hiệu 100%, với 3 trường hợp âm tính giả. Như vậy, chất lượng bệnh phẩm của chúng tôi có thể chưa thực sự đạt yêu cầu, và chúng tôi xét tới kết quả mô bệnh học.

Bảng 6. Kết quả mô bệnh học

Mô bệnh học Bệnh nhân Tỷ lệ %

Viêm lao 8 12,9

Viêm khác 6 9,7

Ung thư biểu mô 48 77,4

Nhận xét: 3 trường hợp tế bào và mô bệnh học đều là viêm lao (tính đặc hiệu của tế bào trong chẩn đoán bệnh này). Tỷ lệ viêm là 9,7% và 77,4% là ung thư. Kết quả này cũng khá phù hợp với kết quả trên phim CT. Chúng tôi không gặp trường hợp abces nào như các nghiên cứu khác. Kết quả xác định ung thư từ sinh thiết kim của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Đoàn Trung Hiệp [5]. Nếu khi phân tích đối chiếu với lâm sàng và kết quả trên CT, chúng tôi thấy độ nhạy, độ đặc hiệu của phương pháp này khá cao. Rất tiếc, do không có bệnh phẩm lớn hơn từ phẫu thuật, hoặc khám nghiệm tử thi như các nghiên cứu của các tác giả ngoài nước để có con số cụ thể. Và cũng có vài trường hợp chúng tôi thấy nghi ngờ giữa lâm sàng, hình ảnh trên phim và kết quả sinh thiết, do đó chúng tôi đã chuyển bệnh nhân đi xác chẩn tại Bệnh viện K và đều cho kết quả là ác tính

Bảng 7. Phân loại mô bệnh học của các khối ác tính

Kết quả mô bệnh học Số bệnh

nhân Tỷ lệ %

Ung thư biểu mô tế bào vảy 26 54,2

Ung thư biểu mô tuyến 7 14,6

Ung thư biểu mô tế bào lớn 0 0

Ung thư biểu mô tế bào nhỏ 10 20,8

Không phân loại được 5 10,4

Đỗ Thị Thanh Hương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 111 - 115

114

Nhận xét: Có 26/48 bệnh nhân là ung thư tế bào vảy. Phù hợp với rất nhiều nghiên cứu, và đây cũng là loại hay gặp nhất. Không thấy trường hợp nào là ung thư tế bào lớn. Có 10 trường hợp là ung thư biểu mô tế bào nhỏ (cả 10 ca này khối u đều dưới 6cm). Kết quả của chúng tôi có tới 5 trường hợp không phân loại được mô học (10,4%), tỷ lệ này cao hơn của Đoàn Trung Hiệp (4,5%) [5]. Điều này phải chăng do kinh nghiệm người lấy, kích thước, bảo quản và có thể kể tới chất lượng người đọc kết quả bệnh phẩm.

Kim sử dụng sinh thiết của chúng tôi là loại Prescisa cỡ 18G, máy CT scan tại khoa Xquang là loại máy cổ điển, thủ thuật chúng tôi mới tiến hành hơn 1 năm nay. Điều này đã hạn chế khi muốn có bệnh phẩm lớn hơn, từ đó phân loại mô học dễ dàng hơn.

Trên thế giới, đã có nhiều tác giả tại Hoa Kỳ, Italia nghiên cứu sinh thiết những khối u nhỏ khoang 1cm dưới hướng dẫn của PET/CT, thậm chí họ còn tiến hành sinh thiết cả các hạch vùng của phổi (như hạch rốn phổi) khi được mở thông thành ngực [1], [8]. Các tác giả Nhật Bản còn dựa vào PET/CT và siêu âm nội phế quản dẫn đường để sinh thiết các hạch ở vị trí khó tiếp cận. Hy vọng rằng, trong thời gian tới, chúng tôi sẽ mạnh dạn sử dụng loại kim lớn hơn, loại máy CT hiện đại hơn để có chẩn đoán chính xác hơn [7].

Vì các trường hợp bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ có một số ít được chỉ định phẫu thuật cắt phổi và vét hạch, cho nên chúng tôi không thể đối chiếu 100% các trường hợp chẩn đoán trước và sau mổ. Từ đó, chúng tôi không đánh giá được độ chính xác, độ đặc hiệu, giá trị dự báo dương tính của kỹ thuật này. Ngoài ra, có 4 bệnh nhân đã phải chuyển xuống Bệnh viện K để xác chẩn lại vì chúng tôi đã không lấy được hoặc lấy đủ bệnh phẩm để làm xét nghiệm hoặc bệnh nhân lo ngại, không hợp tác sau khi đã thất bại lần thủ thuật thứ nhất.

Tai biến của thủ thuật

Không có trường hợp nào tràn máu màng phổi.

Không có trường hợp nào ho ra máu sau thủ thuật.

Có 6 bệnh nhân tràn khí màng phổi, chiếm 9,7%. Tất cả các trường hợp này đều mức độ nhẹ, không cần can thiệp dẫn lưu, chỉ cần nằm bất động tại giường, giảm đau, an thần. Các bệnh nhân này đều trên 70 tuổi. Khi làm thủ thuật, họ có tâm lý lo sợ hoang mang, thở nhanh khi tiến hành thủ thuật.

Các nhà khoa học đã chấp nhận tỷ lệ tai biến cao khi sử dụng kim lớn hơn để có đủ bệnh phẩm chẩn đoán, tỷ lệ tràn khí màng phổi, thậm chí tràn máu ở các nghiên cứu khác khá cao (từ 15% tới 25%). Chỉ có tác giả Laspas, có tỷ lệ tràn khí là 1,9% [6].

Các trường hợp đau tại vị trí sinh thiết chỉ thoáng qua, hết ngay trong ngày hôm sau.

KẾT LUẬN

Các khối u phổi gặp chủ yếu ở tuổi trên 50 (80,6%); nam nhiều hơn nữ với 46 bệnh nhân nam (2,9/1), 91,9% có u trên 3cm. Có 6 trường hợp phải làm thủ thuật 2 lần (9,7%).

33 bệnh nhân (53,2%) dương tính trên tế bào (độ đặc hiệu 100% cho viêm lao). 48/62 trường hợp dương tính trên mô bệnh học. 43/48 ca (89,6%) phân loại mô học được (loại tế bào vảy cao nhất 54,2%; 14,6% loại biểu mô tuyến; 20,8% loại ung thư tế bào nhỏ). 5 trường hợp không định loại mô học được. 6 trường hợp (9,7%) tràn khí màng phổi mức độ nhẹ. Không gặp các tai biến khác.

KHUYẾN NGHỊ

Có thể triển khai kỹ thuật tới các bệnh viện có máy chụp CT scan để xác chẩn các khối u phổi.

Ngoài xác chẩn khối u phổi, có thể ứng dụng kỹ thuật này xác chẩn các khối u, hạch khác ở sâu.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. Avritscher R, Krishnamurthy S, Ensos J, et al. (2010), “Accuracy and sensitivity of computed tomography-guided percutaneous needle biopsy of pulmonary hilar lymph nodes”, Cancer, 116 (8), pp. 1974-80. [2]. Nguyễn Bá Đức (2010), “Báo cáo sơ bộ kết quả thực hiện đề án quốc gia về phòng chống ung thư giai đoạn 2008-2010”, Tạp chí Ung thư học, 1, pp. 21-26. [3]. Fassina A, Corradin M, Zardo D, et al. (2010), "Role and accuracy of rapid on-site evaluation of

Đỗ Thị Thanh Hương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 111 - 115

115

CT-guided fine needle aspiration cytology of lung nodules", Cytopathology. [4]. Ferlay J, Shin HR, Bray F, et al. (2010), "Estimates of worldwide burden of cancer in 2008: GLOBOCAN 2008", Int J Cancer, 127 (12), pp. 2893-917. [5]. Đoàn Trung Hiệp (2009), “Giá trị của sinh thiết phổi dưới hướng dẫn của chụp cắt lớp vi tính trong chẩn đoán một số khối u phổi”, Y học TP. Hồ Chí Minh, tập 13, phụ bản số 6, pp. 261-271. [6]. Ferlay J, Shin HR, Bray F, et al. (2010), "Estimates of worldwide burden of cancer in 2008: GLOBOCAN 2008", Int J Cancer, 127 (12), pp. 2893-917.

[7]. Nakajima T, Yasufuku K, Nakajima M, et al. (2010), "Endobronchial ultrasound-guided transbronchial needle aspiration for lymph node staging in patients with non-small cell lung cancer in non-operable patients pursuing radiotherapy as a primary treatment", J Thorac Oncol, 5 (5), pp. 606-11. Priola AM, Priola SM, Cataldi A, et al. (2010), "Diagnostic accuracy and complication rate of CT-guided fine needle aspiration biopsy of lung lesions: a study based on the experience of the cytopathologist", Acta Radiol, 51 (5), pp. 527-339.

SUMMARY VALUE OF CT-GUIDED PERCUTANEOUS FINE NEEDLE ASPIRAT ION BIOPSY IN DIAGNOSIS LUNG TUMOURS

Do Thi Thanh Huong1*, Tran Bao Ngoc1; Le Anh Quang2

1Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy 2Thai Nguyen National General Hospital

Aim: To assess the safety, yield and utility of percutaneous CT-guided biopsy in diagnosing lung tumours. Methods: We reviewed 62 CT-guided biopsy with lung tumours without contraindications. From Aug, 2009 to Sep, 2011. Results: 80,6% over 50 years old; male/female ratio is 2,9/1; 91,9% tumours diameter over 3cm. 6 patients for two times technique. 33 patients (53,2%) possitive of FNA. 48/62 (77,4%) positive histological. 89,6% malignat neoplasms divided into subtype others. Complications were pneumothorax including 6 patienst (9,7%) with light level. Conclusion: CT-guided biopsy was high value in diagnosing: 89,6% patients obtained histological diagnosis. This technique was quite safety and acceptable. Key words: CT scan, percutaneous biopsy, lung tumours.

*

Đỗ Thị Thanh Hương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 111 - 115

116

Trịnh Xuân Đàn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 117 - 121

117

NGHIÊN CỨU PHÁT TRI ỂN HỆ THỐNG THỰC TẠI ẢO MÔ PHỎNG DỮ LI ỆU BỘ XƯƠNG TRỤC NGƯỜI VI ỆT NAM TR ƯỞNG THÀNH PHỤC VỤ CHO VIỆC GIẢNG DẠY VÀ TRA CỨU

Tr ịnh Xuân Đàn1; Đỗ Năng Toàn2 & CS 1Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

2 Viện Công nghệ Thông tin-Viện Khoa học Việt Nam

TÓM TẮT

Để khắc phục tình trạng thiếu điều kiện quan sát thực hành và rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp về sự hiểu biết thấu đáo cấu tạo cơ thể người giúp cho quá trình chẩn trị y học trong chăm sóc sức khỏe. Dựa vào trang thiết bị hiện đại của Phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ Mạng của Viện CNTT-Viện KHVN. Với phần mềm tạo mô hình 3DSMax phiên bản 2010 và các kỹ thuật hỗ trợ, nhóm tác giả bước đầu xây dựng thành công bộ xương trục mô phỏng với phần mềm VRBODY 1.0. Kết quả bước đầu giúp người học dễ dàng quan sát từng chi tiết cơ quan, bộ phận cơ thể người bình thường để phát hiện được những bất thường của chúng khi có tổn thương bệnh lý giúp cho việc nâng cao hiệu quả trong chẩn đoán và điều trị. Từ khóa: Giải phẫu; mô phỏng 3D; công nghệ thông tin; phần mềm; phần cứng máy tính.

ĐẶT VẤN ĐỀ *

Ở nước ta việc giảng dạy và học tập môn Giải phẫu vẫn còn tình trạng giảng chay, thiếu điều kiện thực hành quan sát. Đây là môn học mô tả các chi tiết cấu tạo cơ thể nên cần có nhiều phương tiện hỗ trợ như xác, xương rời, tiêu bản, tranh, mô hình...trong đó xác là phương tiện trực quan tốt nhất giúp cho người học có thể xác định được từng chi tiết cơ thể một cách đầy đủ, chính xác. Chỉ khi hiểu được cấu trúc cơ thể bình thường mới nhận ra được các biến đổi bất thường do bệnh hoặc chấn thương gây ra. Vì vậy, kiến thức về giải phẫu rất cần cho tất cả các thầy thuốc lâm sàng.

Tuy nhiên, xác rất khó kiếm vì hiến xác là vấn đề tình cảm, phong tục, rất nhạy cảm... mặc dù có hàng nghìn đơn hiến xác nhưng trong vòng trên 10 năm nay Viện Giải phẫu chỉ nhận được 6 xác, BMGP trường ĐHYD nhận đươc 2 xác hiến. Việc nhận xác vô thừa nhận phức tạp về các thủ tục pháp lý, xử lý khó khăn vì đã để lưu ở môi trường không thuận lợi.

Trên lâm sàng, việc tìm kiếm bệnh nhân có bệnh quan tâm để học tập, nghiên cứu cũng là vấn đề khó. Bởi không dễ kiếm bệnh nhân và ngay trong trường hợp có thì khoảng cách về *

địa lý cũng chưa chắc cho ta tiếp cận với bệnh nhân có loại bệnh ta quan tâm. Vậy câu hỏi đặt ra là ta có thể tạo dựng bệnh nhân ảo, và bệnh nhân này có được các bệnh mà ta mong muốn? Làm được như vậy, chúng ta sẽ có được kho dữ liệu về các loại bệnh, được thể hiện mô hình bệnh nhân ảo.

Trên cơ sở sự phát triển của phần cứng máy tính, các kỹ thuật đồ hoạ và thực tại ảo, hệ thống đào tạo y học trên bệnh nhân ảo dần thành hiện thực. Hệ thống đào tạo này bao gồm hai bộ phận cơ bản: một là khối tương tác ba chiều là mô hình sinh thể ảo cho phép thực hiện các thao tác giải phẫu thông qua các dụng cụ ảo; hai là khối giao diện cung cấp thông tin phản hồi trực quan từ mô hình trong phẫu thuật cũng như thông tin hướng dẫn đào tạo.

Việc phát triển hệ thống mô phỏng tạo ra cái nhìn trực quan về cơ thể. Khắc phục được những nhược điểm của giảng dạy thông thường hiện nay. Hơn nữa, việc xây dựng mô phỏng này, sẽ giúp cho việc hoàn thiện xây dựng cơ thể ảo và tiến tới xây dựng bệnh nhân ảo. Khắc phục được những vấn đề khó khăn về xác - một vấn đề tình cảm, phong tục và rất nhạy cảm đồng thời xây dựng được cho chúng ta một kho cơ sở dữ liệu về các loại bệnh.

Trịnh Xuân Đàn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 117 - 121

118

Hiện nay ở Việt Nam, việc xây dựng phần mềm ứng dụng trong ngành y tế còn có nhiều hạn chế, vẫn là mảng đang bị bỏ ngỏ, chưa có đầu tư nào thích đáng. Tương tự, những ứng dụng về mô phỏng trong chuẩn đoán bệnh hoặc luyện nghề của các trường học và các trung tâm y tế cũng chưa có gì.

Kết hợp với các trang thiết bị hiện đại của Viện CNTT, cộng với kỹ năng và kinh nghiệm, việc xây dựng các phần mềm mô phỏng các cơ quan bộ phận cơ thể là khả quan. Đồng thời có thể tách rời các cơ quan ra để quan sát một cách chi tiết để mô tả, xác định những mốc chính, những chi tiết quan trọng để vận dụng vào thực tế lâm sàng.

Mục tiêu chung

Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thực tại ảo xây dựng các bộ phận chính của cơ thể con người, với khả năng cung cấp các giao tiếp cho phép người sử dụng quan sát tra cứu tìm kiếm thông tin về các bộ phận chính của cơ thể con người và một số bệnh liên quan trợ giúp cho việc giảng dạy và tra cứu. Phục vụ cho việc tiến tới xây dựng bệnh nhân ảo.

Mục tiêu cụ thể

1. Bước đầu xây dựng bộ xương trục người trưởng thành bằng áp dụng công nghệ thực tại ảo.

2. Ứng dụng xây dựng bài giảng về hệ xương cho sinh viên ngành Y-Dược với các hình ảnh mô phỏng minh họa.

PHƯƠNG PHÁP CÔNG CỤ TẠO MÔ HÌNH

Thu thập dữ liệu hình thái và cấu trúc các xương

- Thông tin và tài liệu về xương phải chọn lọc và phân loại để thuận tiện cho quá trình xử lý dữ liệu sau này.

- Thông tin thu nhận phải đảm bảo đầy đủ, chính xác cả về hình ảnh và thông tin từ Hình ảnh, video để mô tả: Tên chi tiết – bộ phận, vị trí, đặc điểm giải phẫu …

Trên cơ sở các dữ liệu thu thập, với các thiết bị của Phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ Mạng và Đa phương tiện do Viện CNTT chủ trì thực hiện: các thiết bị phần cứng và các bộ chương trình phần mềm hỗ trợ xây dựng các dữ liệu đa phương tiện như âm thanh, hình ảnh, hình ảnh động; hỗ trợ biên tập dữ liệu đa phương tiện, ...

Sử dụng hệ quản trị CSDL hướng đối tượng, hướng đối tượng -quan hệ, cơ sở dữ liệu quan hệ. Các ngôn ngữ, công cụ mô hình hóa trong thực tại ảo. Phương pháp phân tích thiết kế hệ thống thông tin cho hệ thống phức tạp liên kết giữa CSDL và thực tại ảo. Kỹ thuật tiên tiến của đồ họa máy tính và giao diện người máy HCI (Human-Machine Interaction).

Phần mềm được sử dụng tạo mô hình là 3DSMax phiên bản 2010 sau đó sử dụng các kỹ thuật hỗ trợ để hiệu chỉnh mô hình như mô hình đa giác (polygon), mô hình dựa trên kết nối đường cong (NURBs) và một số kỹ thuật hiệu chỉnh khác như chất liệu, màu sắc, ánh sáng…

Hình 1: Một số phương pháp thu nhận dữ liệu

Sách giải phẫu người

Mô hình thật

Một số nguồn thông tin khác

Cơ sở dữ liệu thu nhận Ảnh chụp cắt lớp

CT (DICOM)

Tranh Atlas giải phẫu

Mô hình mô phỏng Chọn lọc

thông tin và phân loại

Trịnh Xuân Đàn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 117 - 121

119

THIẾT KẾ PHẦN MỀM -VRBODY 1.0

Mục đích của hệ thống

Xây dựng chương trình mô phỏng các cơ quan, bộ phận trên cơ thể người, phục vụ cho việc giảng dạy và tra cứu.

Các yêu cầu của phần mềm-VRBODY 1.0

Các yêu cầu của hệ thống

- Sử dụng các đối tượng 3D được định nghĩa theo cấu trúc VRML.

- Đọc các mô hình cơ quan, bộ phận 3D theo cấu trúc VRML.

- Cho phép hiển thị mô hình của các hệ cơ quan theo cả hai chế độ là MONO hoặc STEREO. Cho phép hiển thị toàn bộ hoặc hiển thị riêng lẻ từng cơ quan bộ phận. Cho phép thực hiện các thao tác trên mô hình như: xoay, phóng to, thu nhỏ, dịch chuyển, ẩn,

hiện, lựa chọn đối tượng. Cho phép hiển thị thông tin cho từng đối tượng cụ thể được lựa chọn. Hệ thống chạy được trên môi trường Window.

Các chức năng của hệ thống

Chức năng đọc mô hình 3D các cơ quan, bộ phận cơ thể người vào chương trình. Chức năng tương tác với mô hình gồm: xoay, phóng to, thu nhỏ, dịch chuyển, ẩn, hiện, lựa chọn đối tượng. Chức năng hiển thị thông tin, mô tả về đối tượng.

Yêu cầu hệ thống

Yêu cầu phần cứng máy tính có hệ điều hành WinXP hoặc Win7, CPU Pentium4 (2.4GHZ) trở lên, RAM 1GB trở lên, bộ nhớ tối thiểu 1GB.

Yêu cầu file phần mềm có đầy đủ các file: VirtualBodySystem.rar.

Biểu đồ các ca sử dụng của hệ thống

Hình 2: Biểu đồ các ca sử dụng của hệ thống

- Các tính năng chính của chương trình

Đọc mô hình 3D hệ xương: chương trình cho phép người sử dụng đọc các mô hình 3D các hệ của cơ thể người vào chương trình, cho phép xoay, di chuyển mô hình hộp sọ 3D ở các vị trí và các góc độ khác nhau để quan sát và nghiên cứu. Chương trình hỗn trợ định dạng file mô hình 3D là (*.ISB).

Lựa chọn và hiển thị thông tin các thành phần trong mô hình: chương trình hỗ trợ việc việc lựa chọn, hiển thị thông tin các đối tượng trong mô hình 3D của các hệ cơ quan trong cơ thể.

Hướng dẫn sử dụng chi tiết:Click đúp chuột vào file VirtualBodySystem.exe, khi đó giao diện chương trình như sau:

Người sử dụng

Chọn và đọc các mô hình vào hệ thống

Tương tác với các mô hình 3D

Hiển thị các mô hình 3D của hệ thống

Trịnh Xuân Đàn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 117 - 121

120

Một số kết quả xây dựng mô hình

Một số kết quả xây dựng bài giảng từ chương trình

Chương trình là công cụ để các chuyên gia, các thầy cô giáo giảng dạy bộ môn giải phẫu sinh ra các bài giảng, phục vụ quá trình giảng dạy và học tập. Bài giảng có thể là ở dạng hình ảnh, dạng powerpoint hoặc là dạng video. Kết quả một số bài giảng đã được tạo và ghi ra đĩa CD (có đĩa kèm theo tài li ệu này).

KẾT LUẬN

Đề tài đã xây dựng quy trình công nghệ xây dựng một phần mềm thực tại ảo và các kỹ thuật liên quan như: Xây dựng mô hình, điều khiển mô hình, tích hợp âm thanh, ánh sáng v.v.. trên cơ sở đó xây dựng hệ thống phần mềm thực tại ảo mô phỏng bộ xương trục của người Vi ệt trưởng thành có thể thể hiện theo các bài học cơ bản đã đạt được các kết quả sau:

1. Nghiên cứu tổng quan về thực tại ảo và ứng dụng thực tại ảo vào việc mô phỏng trong y tế bao gồm về mặt thiết bị với các khối: Thu nhận, trình chiếu, tương tác v.v.. Ngôn ngữ, công cụ phát triển, các ứng dụng cơ bản v.v..

2. Hệ thống hóa và nghiên cứu các kỹ thuật tạo mô hình, các kỹ thuật điều khiển mô hình và tích hợp ánh sáng trong hệ thống.

3. Cài đặt Phần mềm Thực tại ảo mô phỏng bộ xương trục của người Vi ệt trưởng thành có thể thể hiện theo các bài học cơ bản

KHUYẾN NGHỊ

1. Ứng dụng công nghệ thực tại ảo trong việc xây dựng các cơ quan bộ phận cơ thể người phục vụ cho công tác đào tạo của các trường Đại học Y Dược, giúp cho sinh viên y tránh được tình trạng học chay, đồng thời giúp cho các giảng viên giảng dạy sinh động gây hứng thú cho sinh viên để tiếp thu bài học có hiệu quả.

Trịnh Xuân Đàn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 117 - 121

121

2. Tiến tới xây dựng cơ thể ảo cho sinh viên cũng như các thầy thuốc co cơ hội tiến hành thực hiện các thủ thuwtj trong công tác thăm khám, điều trị, phẫu thuật để ren luyện các kỹ năng chuyên môn của bản thân.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. Trịnh Xuân Đàn chủ biên (2008): Bài giảng Giải phẫu học tập 1, tập 2; Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên-Bộ môn giải phẫu học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội 2008. [2]. Nguyễn Văn Huân, Trịnh Xuân Hùng, Phạm Bá Mấy, “CẢI TIẾN KỸ THUẬT BIỂU DIỄN BỀ MẶT NURBs” ”, Báo cáo khoa học tại Hội thảo Quốc gia “Một số vấn đề chọn lọc về CNTT”, Biên Hòa – Đồng Nai 05-06/08/2009. [3]. Lê Hải Khôi, Đỗ Năng Toàn, Phạm Thế Anh, Trịnh Xuân Hùng (2005), Một cách tiếp cận cho hiển thị hình ảnh 3 chiều, Hội thảo Quốc gia về “Các vấn đề chọn lọc của CNTT, Hải Phòng 25-27/8/2005.

[4]. Nguyễn Quang Quyền, Phạm Đăng Diệu, Atlas giải phẫu người (tài liệu dịch từ Frank A.Netter). NXB Y học. [5]. Đỗ Năng Toàn, Phạm Tấn Năm, Trần Thanh Hiệp, Trịnh Hiền Anh (2005), “Một kỹ thuật tiếp cận trong tạo mô hình 3 chiều”, Báo cáo khoa học tại Hội thảo Quốc gia “Một số vấn đề chọn lọc về CNTT”, Hải Phòng 25-27/08/2005. [6]. Video Bài giảng hướng dẫn học 3DSMAX của trung tâm đồ họa Nami, tại website http://www.hoc3d.com/ [7]. Character-Animation Tutorials, Autodes 3DSMAX 2010 [8]. Gray J.: (1985): Anatomy descriptive and applied, 34th edition, London. [9]. Les Piegl (1991) "On NURBs: A Survey", Jan 01, 1991, IEEE Computer Graphics and Applications, Vol. 11, No. 1, pp. 55 - 71 [10]. Tutorial © CSC, “Advanced Texture Mapping”.

SUMMARY DEVELOPMENT OF VIRTUAL SYSTEM FOR DATA SIMULATION OF AXIAL SKELETON IN VIETNAMESE ADULTS FOR TEACHING A ND SEARCHING

Trinh Xuan Đan1*; Do Nang Toan2 et al 1 Thai Nguyen University of Medicine & Pharmacy

2 Institute of Information Technology - Viet Nam Academy of Science & Technology It is to overcome insufficient condition for observational practice and professional skills training on thorough understanding of the body structure to helps process of medical diagnosis and treatment in health care. It is based on the modern equipment of the Key Laboratory of Network Technology of Institute of Information Technology - Viet Nam Academy of Science & Technology. With software creating models of 3dsmax of version 2010 and support techniques, at the beginning authors built successfully simulated axial skeleton with VRBODY 1.0 software. Initial results help leaners to observation more easily detail organs, body parts in normal bodies to detect abnormalities of the pathological lesions, which helps to improve efficiency in the diagnosis and treatment. Keywords: Anatomy; 3D simulation; IT; software; computer hardware.

*

Trịnh Xuân Đàn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 117 - 121

122

Nguyễn Thu Hiền và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 123 - 127

123

NGHIÊN CỨU TẠO CÂY ĐẬU TƯƠNG CHUYỂN GEN MANG CẤU TRÚC BIỂU HIỆN GEN MÃ HOÁ KHÁNG NGUYÊN B Ề MẶT CỦA VIRUS H5N1 PHỤC VỤ SẢN XUẤT VACCINE TH ỰC VẬT

Nguyễn Thu Hiền1, Chu Hoàng Mậu1*, Lê Văn Sơn2, Chu Hoàng Hà2 1 Đại học Thái Nguyên; 2 Viện công nghệ sinh học,VAST

TÓM TẮT

H5N1 là một phân nhóm của cúm A, nó ảnh hưởng đến sức khỏe con người do tiếp xúc trực tiếp với gia cầm nhiễm bệnh. Để ngăn chặn sự lây nhiễm virus, các phương pháp phổ biến nhất hiện nay là tiêm phòng. Hiện nay, đã có nhiều loại vắc xin phòng bệnh cúm A/H5N1 được bán sẵn trên thị trường. Tuy nhiên, vaccine đường miệng là mục tiêu nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên thế giới, bởi vì vaccine này có thể ăn được, dễ quản lý và có khả năng kích thích cơ thể sản xuất kháng thể có hiệu quả hơn so với các loại vaccine tiêm. Trong bài báo này, chúng tôi trình bày kết quả nghiên cứu tạo cây đậu tương biến đổi gen ở giống đậu tương DT12 trồng phổ biến ở Việt Nam, bằng cách lây nhiễm vi khuẩn A.tumefaciens mang vector tái tổ hợp vào nách lá mầm. Kiểm tra các cây chuyển gen bằng phản ứng PCR với cặp mồi đặc hiệu, kết quả đã có 8 cây dương tính với PCR. Các kết quả này là cơ sở cho việc tạo các giống đậu tương biến đổi gen có thể sản xuất kháng nguyên phòng bệnh cúm gia cầm A/H5N1 tại Vi ệt Nam Từ khoá: Biểu hiện, kháng nguyên, thực vật chuyển gen, H5N1, vaccine thực vật.

MỞ ĐẦU*

Cúm gia cầm là bệnh truyền nhiễm cấp tính của gia cầm, do nhóm virus cúm A, thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra, có khả năng lan truyền từ động vật sang người. Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO) tính từ 2003 đến nay toàn thế giới ghi nhận 562 trường hợp mắc cúm A/H5N1 ở 15 quốc gia trong đó có 329 trường hợp tử vong còn ở Việt Nam có 119 trường hợp mắc trong đó 59 trường hợp tử vong (WHO 2011). Đối với dịch cúm trên người, nghiên cứu phát triển vaccine không những ngăn ngừa làm giảm được bệnh ở gia cầm, mà còn khống chế nguồn truyền lây của loại virus nguy hiểm này sang người.Vaccine ăn được ở thực vật là vaccine tiểu phần protein được sản xuất dựa trên hệ thống thực vật để thu được protein làm miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào. Vaccine này bền vững trong dịch tiêu hóa, đi qua đường tiêu hóa mà không bị phân hủy [5].

Với sự phát triển của công nghệ sinh học, diện tích cây trồng biến đổi gen trên thế giới ngày càng tăng trong đó đậu tương biến đổi gen chiếm diện tích lớn nhất trong tổng diện tích cây trồng biến đổi gen.Một trong * Tel: 0913383289;Email: [email protected]

những biện pháp chuyển gen mang lại hiệu quả cao và đang được áp dụng rộng rãi hiện nay là phương pháp chuyển gen thông qua A.tumfaciens [6]. Trong bài báo này chúng tôi đã sử dụng giống đậu tương DT12 làm đối tượng để chuyển gen mã hoá hemaglutinin(HA1) của virus H5N1 thông qua phương pháp nách lá mầm nhờ vi khuẩn A.tumfaciens nhằm cơ sở cho việc sản xuất vaccine ăn được cho gia cầm phòng chống bệnh A/H5N1. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP Vật li ệu Giống đậu tương ĐT12 do Trung tâm Nghiên cứu Phát triển cây đậu đỗ, Viện cây lương thực và cây thực phẩm cung cấp. Chủng vi khuẩn A.tumefaciens EHA105 chứa vector pBeta-Phaso-HA do Viện công nghệ sinh học cung cấp. Phương pháp nghiên cứu Tạo nguyên liệu chuyển gen Hạt đậu tương chín sau khi được khử trùng, nảy mầm hạt, tách và thu phần lá mầm (tương tự như tạo nguyên liệu nuôi cấy in vitro trong quy trình tái sinh cây) sẽ được gây tổn thương bằng mũi dao nhọn từ 7-8 lần vào nách lá mầm. Lá mầm đã được làm tổn thương sẽ dùng cho bước nhiễm khuẩn tiếp theo.

Nguyễn Thu Hiền và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 123 - 127

124

Bảng 1. Thành phần các môi trường trong tái sinh cây đậu tương

Môi tr ường Thành phần

Nảy mầm hạt (GM)

3,052 g/l muối B5 + 20 g/l sucrose + 6 g/l agar, pH = 5,8. 1 mg/l vitamin B5

Môi trường đồng nuôi cấy (CCM)

0,3052 g/l muối B5 + 3,9 g/l MES + 30 g/l sucrose, pH = 5,4 1 mg/l vitamin B5 + 1,0 - 3,0 mg/l BAP+ 0,2 mM acetosyringon + 400 mg/l L-cystein + 158 mg/l sodium thiosulfate + 154 mg/l DTT + 0,25 mg/l GA3

Môi trường cảm ứng tạo chồi

(SIM)

3,052 g/l muối B5 + 0,59 g/l MES + 30 g/l sucrose, pH = 5,6 1 mg/l vitamin B5 + 1,0 - 3,0 mg/l BAP + 50 mg/l Timentin + 200 mg/l Cefotaxim + 50 mg/l Vancomycin + 75 mg/l Kanamycin

Môi trường kéo dài chồi (SEM)

4,3 g/l MS + 0,59 g/l MES + 30 g/l sucrose + 6 g/l agar, pH = 5,6. 1 mg/l vitamin B5 + 50 mg/l L-asparagine + 100 mg/l L-pyron glutamic acid + 0,1 -0,5 mg/l IAA + 0,5 -1,5 mg/l GA3+ 50 mg/l Timentin + 200 mg/l Cefotaxim + 50 mg/l Vancomycin + 75 mg/l Kanamycin

Môi trường tạo rễ (RM)

1,58 g/l MS + 0,59 g/l MES + 20 g/l sucrose + 6 g/l agar, pH = 5,6 0,1 mg/l IBA + 1 mg/l vitamin B5+ 50 mg/l Timentin + 200 mg/l Cefotaxim + 50 mg/l Vancomycin + 75 mg/l Kanamycin

Tạo dịch huyền phù vi khuẩn A. tumefaciens

Nuôi cấy tạo khuẩn lạc: cấy trải A. tumefaciens EHA 105 mang vector chuyển gen giữ chủng trong glycerol lên đĩa môi trường YEP đặc, có bổ sung kháng sinh là: 50 g/l rifamycin và 100 mg/l spectinomycin. Đĩa khuẩn được đặt ở tủ 280C trong điều kiện tối 2 ngày.

Nuôi lỏng vi khuẩn: dùng que cấy chọn một khuẩn lạc trong đĩa khuẩn cho vào 50 ml YEP lỏngcó bổ sung 50 g/l rifamycin và 100 mg/l spectinomycin. Nuôi lắc 200 vòng/phút ở 280C trong 16h.

Tạo dịch huyền phù vi khuẩn: dịch khuẩn thu từ quá trình nuôi lỏng được ly tâm ở 5000v/p trong 10 phút ở 40C. Loại bỏ phần dịch nổi và hòa tan cặn khuẩn trong môi trường CCM lỏng có bổ sung acetosyringone 200 mg/l và pha loãng cho đến khi dịch khuẩn có OD660nm đạt 0,8-1. Dịch huyền phù này được dùng cho biến nạp.

Nhiễm khuẩn và đồng nuôi cấy

Môi trường đồng nuôi cấy là CCM đặc có bổ sung acetosyringone 200 mg/l, thành phần môi trường được chỉ ra trong bảng 1.CCM được đổ trên đĩa petri, khi khô đặt giấy thấm đã khử trùng lên trên bề mặt môi trường.

Mẫu được ngâm trong dịch huyền phù vi khuẩn trong thời gian 30 phút. Sau thời gian

nhiễm khuẩn, mẫu được chuyển sang môi trường đồng nuôi cấy CCM đặc. Quá trình đồng nuôi cấy diễn ra trong tối, ở 250C trong thời gian là 5 ngày.

Diệt khuẩn và tạo đa chồi

Mẫu sau thời gian đồng nuôi cấy được lắc trong môi trường SIM lỏng có bổ sung 500 mg/l cefotaxim trong thời gian là 10 phút. Sau đó, đặt mẫu lên giấy thấm khử trùng, thấm khô mẫu. Dùng panh và dao cắt bỏ chồi chính xuất hiện trên các mảnh lá mầm, cấy mẫu lên môi trường tạo cụm chồi SIM đặc, có bổ sung 500 mg/l cefotaxim. Sau thời gian 2 tuần, mẫu được chuyển sang môi trường SIM đặc có bổ dung 500 mg/l cefotaxim, trong 2 tuần.

Tái sinh cây hoàn chỉnh

Các cụm chồi sống được trên môi trường chọn lọc sẽ được chuyển sang môi trường kéo dài chồi SEM có bổ sung kháng sinh 500 mg/l cefotaxim và 50mg/l kanamycine. Khi các chồi phát triển đạt kích thước từ 3-5 cm thì được chuyển sang môi trường ra rễ RM có bổ sung 250 mg/l cefotaxim và 25mg/l kanamycine. Cây To tái sinh hoàn chỉnh được chuyển ra trồng trên đất chăm sóc trong nhà lưới.

Kiểm tra cây chuyển gen bằng phản ứng PCR

DNA của cây được tách chiết theo phưong pháp của Edwards(1991) [7].Tiến hành phản ứng PCR với cặp mồi đặc hiệu của gen HA1 theo chu kì nhiệt: 940C/5 phút 30 chu kì

Nguyễn Thu Hiền và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 123 - 127

125

(940CC/30 giây, 540C/30 giây, 720C/1 phút 30 giây 720C/7 phút và 40C/30 phút. Sản phẩm PCR được điện di trên gel agarose 0,8%.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Đánh giá khả năng tạo chồi

Hiệu quả chuyển gen phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như nguồn vật liệu ban đầu, môi trường nuôi cấy, thời gian nhiễm khuẩn, vector chuyển gen, Trong nghiên cứu này, cây mầm 4 – 5 ngày tuổi được sử dụng làm vật liệu chuyển gen bởi ở giai đoạn này, việc tách đôi hai lá mầm được thực hiện dễ dàng, đồng thời chồi ngọn và chồi bên có thể được phát hiện và loại bỏ nhằm tránh hiện tượng ưu thế ngọn ảnh hưởng đến sự phát triển của các mô phân sinh phụ nằm ở vùng nách lá

mầm.Việc sử dụng dao gây tổn thương nách lá mầm giúp cho mẫu vật sản sinh ra các hợp chất phenolic có tác dụng dẫn dụ vi khuẩn, làm tăng cường khả năng xâm nhiễm của vi khuẩn. Ngoài ra, tổ hợp các hợp chất có chứa thiol (L-cysteine, dithiothreitol và sodium thiosulfate) được bổ sung vào môi trường đồng nuôi cấy CCM giúp làm tăng khả năng gắn T-DNA vào bộ gen thực vật và do đó tăng hiệu quả chuyển gen (Olhoft et al., 2001). Tiến hành thí nghiệm với tổng số 650 mẫu cho chuyển gen HA, có 65 chồi kéo dài trên môi trường chọn lọc SEM chứa 50 mg/l kanamycin, trong đó 45 chồi có khả năng ra rễ và thu nhận được 32 cây T0 phát triển trên giá thể (bảng2).

Bảng 2. Khả năng tái sinh thông qua nách lá mầm của giống đậu tương ĐT12

Lô thí nghiệm Số mẫu biến nạp Số mẫu tạo chồi Số chồi kéo dài Số chồi ra rễ Số cây sống trên giá thể

1 250 80 30 16 12

2 220 70 25 25 10

3 180 55 20 14 10

Tổng 650 205 65 45 32

Hình 1. Quy trình chuyển gen ở đậu tương

Hạt sau khử trùng 3 ngày Gây nhiễm 40’

Cảm ứng tạo chồi trên SIM-Km50/5d

Chọn lọc trên SIM-Km75/4 tuần

Kéo dài chồi trên SEM-Km50/ 4 -8 tuần

Ra rễ trên RM/4 tuần

Hạt đậu tương

Ra cây trên cát/trấu

Nguyễn Thu Hiền và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 123 - 127

126

Kết quả kiểm tra cây chuyển gen HA bằng phản ứng PCR

Sử dụng 3µl sản phẩm DNA đã được tách chiết, chúng tôi tiến hành phản ứng PCR với các cặp mồi đặc hiệu. Kết quả điện di sản phẩm PCR cho thấy đã thu nhận được 8 cây dương tính với phản ứng PCR nhân gen HA, chiếm tỷ lệ 1,2 % tổng mẫu biến nạp (Hình2). Các dòng cây này đang được tiếp tục trồng để thu hạt và đánh giá sự biểu hiện của gen chuyển ở các thế hệ sau( hình 3).

Hình 2. Phân tích cây đậu tương T0 chuyển gen HA .M: Thang DNA chuẩn 1kb; -: Đối chứng âm; WT: Cây không chuyển gen; 1 – 8: Các dòng T0 được phân tích; +: Đối chứng dương (plasmid)

KẾT LUẬN

Hình 3 . Các cây đậu tương chuyển gen thế hệ T0 được trồng trong nhà lưới.

Sử dụng phương pháp chuyển gen thông qua nách lá mầm nhờ vi khuẩn A.tumefacien, bước đầu đã thu được 8 dòng cây T0 mang gen HA. Đây là tiền đề quan trong cho việc tạo được các dòng đậu tương mang gen mã hoá cho các kháng nguyên của virus H5N1 làm vacine ăn đựơc cho gia cầm phòng chống bệnh H5N1 ở Việt Nam.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. Bardiya N and Bae JH (2005). Influenza vaccines: recent advances in production technologies. Appl Microbiol Biotechno 67: 299 – 305. [2]. Biemelt S, Sonnewald U, Galmbacher P, Willmitzer L, Mueller M (2003). Production of Human Papillomavirus Type 16 Virus-Like Particles in Transgenic Plants. J Virol 77: 9211-9220. [3]. Binh LT and Trang CH (2005). Research and development of plant edible vaccines. J Biotech 3: 133-143. [4]. Bolivar FM, Wright R, Funk V, Sentz D, Barrroso L, Wilkins TD, Petri W, Cramer CL (2003). A non – toxic lectin for antigen delivery of plant – based mucosal vaccine. Vaccine 21: 997-1005. [5]. Dinh DK, Le TH, Nong VH, Phan VC, Nguyen BN, Nguyen DT and Le TB (2004). Molecular analysis of the avian influenza virus H5N1 isolated inpoultry in Vietnam. GenBank Acc Number AY574192. [6]. Donaldson PA, Simmonds DH (2000). Susceptibility of A.tumefaciens andcotyledonary node transformation in shor-season soybean. Plant Cell Rep 19: 478-484. [7]. Edwards K, Johnstone C and Thompson C (1991). A simple and rapid method for thepreparation of genomic plant DNA for PCR analysis. Nucleic Acids Res 19: 1349. [8]. Fischer R, Stoger E, Schillberg S, ChristouP and Twyman RM (2004). Plant-based production of biopharmaceuticals. CurrOpinion in Plant Biol 7: 152-158.

Nguyễn Thu Hiền và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 123 - 127

127

SUMMARY THE STUDY CREATED TRANSGENIC SOYBEAN CULTIVARS BEAR ING STRUCTURE EXPRESSED GENES ENCODING SURFACE ANTIGEN OF THE H5N1 VIRUS FOR PRODUCTION OF PLANT VACCIN E

Nguyễn Thu Hien1, Chu Hoang Mau1*, Le Van Son2, Chu Hoang Ha2

1Thai Nguyen University, 2Institute of Biotechnology

H5N1 is a subtype of influenza A, it affects human health by direct contact with infected poultry. To prevent the virus infection, the most common method today is vaccination. Currently, many types of influenza A/H5N1 vaccine is commercially available in the market. To prevent the viral infection, the most common method is vaccination. Currently, many types of influenza A/H5N1 vaccine is commercially available in the market. However, the oral vaccine is the research targeted of scientists in the world, because this vaccine can eat, easy to manage and able to stimulate the body to produce antibodies and have more effectively than the other injected vaccine. In this paper, we present the results of research to create genetically modified soybean cultivars from DT12 soybean in Vietnam, by infecting in cotyledonary-node by bacteria A.tumefaciens carrying recombinant vector. Testing these genetically modified soybean plant by PCR with specific primers, results show there were 8 positive cultivars with PCR. These results are base for creating transgenic soybean cultivars with can produce antigen poultry flu A/H5N1 disease for in Vietnam. These results are the basis for creating the genetically modified soybean, can produce antigen A/H5N1 bird flu in Vietnam Keywords: Antigen, gene expression, H5N1, transgenic plant, plant vaccine

* Tel: 0913383289;Email: [email protected]

Nguyễn Thu Hiền và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 123 - 127

128

Nguyễn Thị Ngọc Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 129 - 134

129

VAI TRÒ C ỦA INTERLEUKIN - 8 (IL-8) TRONG XÂM L ẤN VÀ DI CĂN UNG THƯ VÒM M ŨI HỌNG

Nguyễn Thị Ngọc Hà*, Lê Phong Thu, Nông Thị Thu

Tr ần Văn Học, Bùi Văn Thủ

Trường Đại học Y - Dược – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Mục đích: Tìm mối liên quan giữa sự biểu lộ Interleukin-8 (IL-8) vói sự xâm lấn và di căn ung thư vòm mũi họng (UTVMH). Phương pháp: Xác định sự biểu lộ IL-8 bằng phương pháp nhuộm hoá mô miễn dịch trong 83 mẫu sinh thiết của bệnh nhân UTVMH, đồng thời tìm mối liên quan của IL-8 với lâm sàng, thời gian sống thêm và tình trạng tử vong trong UTVMH. Kết quả: có 85,5% các trường hợp có biểu lộ IL-8, trong đó có 14,5% biểu lộ IL-8 mức độ mạnh. Tăng biểu lộ IL-10 liên quan có ý nghĩa với tình trạng xâm lấn, di căn hạch và thường gặp ở giai đoạn muộn của bệnh (p<0,05). Đồng thời, tăng biểu lộ IL-8 liên quan có ý nghĩa đến tăng tỷ lệ tử vong và giảm thời gian sống thêm trong UTVMH (p<0,05). Kết luận: Sự tăng biểu lộ IL-8 liên quan đến xâm lấn, di căn hạch và là yếu tố tiên lượng xấu trong UTVMH. Từ khoá: Ung thư vòm mũi họng, Interleukin-8

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Ung thư vòm mũi họng (UTVMH) là một bệnh phổ biến được xếp vào một trong tám bệnh ung thư thường gặp, nó có đặc điểm xâm lấn và di căn cao. Chính vì vậy, việc nghiên cứu các yếu tố liên quan đến xâm lấn và di căn UTVMH là một vấn đề rất được quan tâm hiện nay nhằm giảm tỷ lệ tử vong cũng như kéo dài thời gian sống thêm cho bệnh nhân ung thư. Để xâm lấn và di căn các tế bào ung thư phải trải qua nhiều bước liên tiếp bao gồm các quá trình phân chia và nhân lên của tế bào, phân hủy protein màng đáy, sự di cư của các tế bào u qua màng cơ bản tới hệ thống tuần hoàn, đặc biệt phải có sự tăng sinh các tân mạch tại khối u. Gần đây, nhiều tài liệu đã đề cập đến vai trò của Interleukin-8 (IL-8), một cytokin được coi là yếu tố tiền tạo mạch, kích thích tăng sinh mạch ung thư. Đồng thời, nó còn được chứng minh có khả năng kích thích tăng sinh và di cư các tế bào ung thư, tăng cường phân hủy chất nền ngoại bào và màng cơ bản giúp các tế bào ung thư xâm lấn và di căn. Xâm lấn và di căn ung thư được xem như ảnh hưởng xấu đến tiên lượng bệnh nhân. Do đó, vấn đề quan trọng là phải *

xác định được các yếu tố dự đoán sớm khả năng xâm lấn và di căn ung thư. Chính vì vậy, mục đích nghiên cứu này nhằm xác định vai trò của IL-8 trong xâm lấn và di căn UTVMH để có những biện pháp điều trị tích cực và kịp thời nhằm hạn chế tử vong trong UTVMH. Tại Vi ệt Nam chưa có nghiên cứ nào đề cập vấn đề này, do đó, chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm mục tiêu:

1. Xác định sự biểu lộ IL-8 ở mô sinh thiết ung thư vòm mũi họng bằng phương pháp hóa mô miễn dịch.

2. Phân tích mối liên quan giữa mức độ biểu lộ IL-8 với tình trạng xâm lấn, di căn trong UTVMH.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng: 83 bệnh nhân UTVMH thể ung thư biểu mô không biệt hóa (UCNT) được chẩn đoán xác định dựa vào kết quả giải phẫu bệnh, lứa tuổi từ 13 đến 71 tuổi, bắt đầu vào điều trị tại bệnh viện K từ những năm 2002 đến 2010. Trong đó, 25 bệnh nhân giai đoạn I &II, 28 bệnh nhân giai đoạn III và 30 bệnh nhân giai đoạn IV (theo phân loại của AJCC- American Joint Commitee on Cancer).

Nguyễn Thị Ngọc Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 129 - 134

130

Phương pháp

- Thiết kế nghiên cứu mô tả có đối chiếu lâm sàng và theo dõi thời gian sống thêm.

- Nhuộm hóa mô miễn dịch: tiến hành nhuộm hóa mô miễn dịch để phát hiện mức độ biểu lộ của IL-8 ở 83 mẫu block paraffin của các bệnh nhân nói trên. Kháng thể sử dụng là Anti Interleukin-8 (IL-8) I8026 của hãng R&D systems.

- Nhận định kết quả (Theo Rukolainen và cs, 2004): Phản ứng dương tính sẽ xuất hiện màu nâu ở bào tương của tế bào ung thư, phản ứng âm tính khi chỉ xuất hiện màu tím của nhân tế bào. Tính tỷ lệ phần trăm số tế bào ung thư nhuộm dương tính trên tổng số tế bào ung thư [10].

+ Âm tính (-): Tiêu bản không bắt màu nâu.

+ Dương tính 1+ (+): 1% <số tế bào dương tính ≤ 25%

+ Dương tính 2+ (++): 25% <số tế bào dương tính ≤ 50%

+ Dương tính 3+ (+++): số tế bào dương tính >50%

- Hồi cứu hồ sơ bệnh án các số liệu: Phân loại TNM và các giai đoạn lâm sàng (Theo phân loại của Liên ban phân loại ung thư Hoa Kỳ - AJCC theo Cancer staging manual, 1997).

- Theo dõi thời gian sống thêm và tình trạng tử vong bằng cách ghi nhận kết quả đánh giá ở các lần tái khám theo hồ sơ bệnh án của bệnh viện, qua thư hoặc điện thoại trực tiếp.

+ Tiêu chuẩn chẩn đoán tử vong: bệnh nhân được xem là tử vong khi lần tái khám cuối cùng, bác sĩ Bệnh viện K đánh giá ung thư diễn biến nặng không thể điều trị được nữa, hoặc người nhà báo tin bệnh nhân tử vong.

+ Thời gian sống thêm toàn bộ của bệnh nhân: được tính từ lúc bắt đầu chẩn đoán ung thư đến ngày kết thúc ghi nhận nghiên cứu hoặc đến khi bệnh nhân tử vong

- Phân tích mối liên quan giữa mức biểu lộ IL-8, với tình trạng lâm sàng, thời gian sống thêm và tử vong trong UTVMH.

Xử lý số liệu: Nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Sự biểu lộ IL-8 t ại mô sinh thiết ung thư vòm mũi họng

Biểu đồ 1: Tỷ lệ biểu lộ IL-8 tương đối cao 71/83 trường hợp (chiếm 85,5%). Trong đó, 32,5% biểu lộ IL-8 mức độ 1(+), 38,5% biểu lộ IL-8 mức độ 2(+) và 14,5% biểu lộ IL-8 mức độ 3(+).

Hình 1: Hình ảnh biểu lộ IL-8 tại mô sinh thiết UTVMH. Phản ứng dương tính IL-8 được quan sát ở màng, bào tương của tế bào ung thư (x400).

14,5%

38,5%32,5%

14,5%IL-8 (-)

IL-8 (+) IL-8 (++) IL-8 (+++)

Nguyễn Thị Ngọc Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 129 - 134

131

Mối liên quan giữa mức độ biểu lộ IL-8 với lâm sàng UTVMH

Bảng 1. Mối liên quan giữa mức độ biểu lộ IL-8 với lâm sàng UTVMH

UTVMH Số ca IL-8 (+) ≤ 25% IL-8 (+) > 25% p Giai đoạn T

T1 + T2 T3 + T4

Di căn hạch N0

N1,2,3 Di căn xa

M0 M1

Giai đoạn lâm sàng I+II III IV

Thời gian sống thêm > 3 năm ≤ 3 năm

Tình trạng sống còn Sống

Tử vong

41 42

23 60

79 04

25 28 30

58 23

49 32

24 (58,5%) 15 (35,7%)

18 (78,3%) 21 (35,0%)

39 (49,4%)

0 (0)%

18 (72,0%) 13 (46,4%) 8 (26,7%)

36 (62,1%) 3 (13,0%)

32 (65,3%) 7 (21,9%)

17 (41,5%) 27 (64,3%)

5 (21,7%) 39 (65,0%)

40 (50,6%) 4 (100%)

7 (28,0%) 15 (53,6%) 22 (73,3%)

22 (37,9%) 20 (87,0%

17 (34,7%) 25 (78,1%)

0,037

0,001

0,119

0,004

0,001

0,001

Bảng 1 cho thấy:

- Những khối u giai đoạn T1-2 biểu lộ IL-8 chủ yếu ở mức độ thấp (IL-8 (+) ≤ 25%) 24/41 trường hợp (chiếm 58,5%). Những khối u giai đoạn T3-4, chủ yếu biểu lộ IL-8 mức độ mạnh 27/42 trường hợp (chiếm 64,3%), Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05, OR=2,5.

- Những bệnh nhân không có di căn hạch, IL-8 biểu lộ chủ yếu mức độ thấp 18/23 trường hợp (chiếm 78,3%). Những bệnh nhân di căn hạch lại chủ yếu biểu lộ IL-8 mức độ mạnh 39/60 trường hợp (chiếm 65%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thông kê với p < 0,01, OR=6,6.

- IL-8 biểu lộ mức độ thấp (≤ 25% tế bào dương tính) chủ yếu gặp ở giai đoạn sớm (GĐI&II) 18/25 trường hợp (chiếm 72%). Ngược lại, giai đoạn muộn (GĐIV), IL-8 biểu lộ

chủ yếu ở mức độ mạnh (> 25% tế bào dương tính) 22/30 trường hợp (chiếm 73,3%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.

- Thời gian sống thêm ngắn ≤ 3 năm chủ yếu gặp ở những bệnh nhân có biểu lộ IL-8 mức độ mạnh ((+) > 25%) 20/23 trường hợp (chiếm 87%). Những bệnh nhân biểu lộ IL-8 mức độ thấp đa số có thời gian sống thêm dài hơn (> 3 năm) 36/58 trường hợp (chiếm 62,1%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,01 (Fisher′s exact test), OR=10.

- Tăng biểu lộ IL-8 tại mô ung thư liên quan với tăng tỷ lệ tử vong 25/32 trường hợp (chiếm 78,1%) so với giảm biểu lộ IL-8 tỷ lệ tử vong giảm 7/32 trường hợp (chiếm 21,9%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,01, OR=6,7.

Biểu đồ 2. Đường tiên lượng sống còn Kaplan-Meier của những bệnh nhân biểu lộ IL-8 mức độ

(+) ≤ 25% tế bào và (+) >25% tế bào

Phân tích Kaplan-Meier và Log-Rank biểu đồ 2 cho thấy tiên lượng sống còn của những bệnh nhân biểu lộ IL-8 mức độ ((+) > 25% tế bào) thấp hơn so với những bệnh nhân có biểu lộ IL-8 mức độ (+) ≤ 25% tế bào (p < 0,01).

Nguyễn Thị Ngọc Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 129 - 134

132

Bảng 2. Phân tích hồi qui đa biến Cox: nguy cơ giảm thời gian sống thêm theo IL-8

Yếu tố IL-8 (+) ≤ 25% IL-8 (+) > 25%

Số lượng (n) 39 42

Thời gian sống thêm trung bình (tháng) 66,6 43,6

Hazard ratio và 95% CI (thô) 1,00 1,29 (1,04 -1,61)

p 0,023

Hazard ratio và 95% CI (chuẩn hóa theo tuổi và giới) 1,40 (1,23 -1,79)

p 1,00 0,003

Bảng 2 cho thấy: Ở mức độ biểu lộ IL-8 (+) > 25% tế bào thời gian sống thêm trung bình giảm hẳn 43,6 tháng so với mức biểu lộ IL-8 (+) ≤ 25% tế bào thời gian sống thêm là 66,6 tháng. Phân tích hồi qui đa biến Cox chuẩn hóa theo tuổi và giới cho thấy ở mức biểu lộ IL-8 > 25% tế bào dương tính nguy cơ giảm thời gian sống thêm 1,4 lần so với mức độ biểu lộ IL-8 ≤ 25% tế bào dương tính (p < 0,01).

BÀN LUẬN

IL-8 là một cytokine tiền tạo mạch biểu lộ quá mức trong nhiều loại ung thư. Hiện nay, nhiều nghiên cứu đã chứng minh vai trò của IL-8 trong sự tiến triển và di căn ung thư. Để tìm hiểu vai trò IL-8 trong UTVMH chúng tôi tiến hành nhuộm hóa mô miễn dịch IL-8 tại mô sinh thiết UTVMH. Kết quả thu được cho thấy: IL-8 biểu lộ trên màng tế bào ung thư và trong bào tương tế bào ung thư (hình 1). Tỷ lệ biểu lộ IL-8 tương đối cao 71/83 trường hợp (chiếm 85,5%). Trong đó, 32,5% biểu lộ IL-8 mức độ 1(+), 37,3% biểu lộ IL-8 mức độ 2(+) và 15,7% biểu lộ IL-8 mức độ 3(+) (biểu đồ 1). Kết quả này cũng phù hợp với Yoshizaki và cs, (2001) khi nghiên cứu UTVMH [11], Chen và cs, (2003) khi nghiên cứu về ung thư phổi [3] và Merrit và cs, (2008) khi nghiên nghiên cứu ung thư biểu mô buồng trứng [9].

Kết quả thu được bảng 1 cho thấy: Những khối u giai đoạn T1-2 biểu lộ IL-8 chủ yếu ở mức độ thấp (IL-8 (+) ≤ 25%) 24/41 trường hợp (chiếm 58,5%). Những khối u giai đoạn muộn T3-4, chủ yếu biểu lộ IL-8 mức độ mạnh (IL-8(+)>25%) 27/42 trường hợp (chiếm 64,3%), Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Sở dĩ có mối liên quan này có thể do IL-8 là một cytokine có khả năng kích thích tạo mạch, là điều kiện quan trọng cho sự phát triển về kích thước cũng như sự xâm lấn ra tổ chức lân cận của khối u. Mặt khác, IL-8 còn có khả năng điều hòa sự

biểu lộ MMP-2 và MMP-9 là các yếu tố cần thiết cho sự phân hủy chất nền ngoại bào và màng cơ bản giúp khối u phát triển và xâm lấn [2],[6], [7].

Về mối liên quan giữa sự biểu lộ IL-8 và tình trạng di căn, kết quả bảng 1 cho thấy: IL-8 biểu lộ mức độ thấp chủ yếu gặp ở những trường hợp không có di căn hạch 18/23 trường hợp (chiếm 78,3%). Những trường hợp có di căn hạch, sự biểu lộ IL-8 chủ yếu ở mức độ mạnh (>25% tế bào dương tính) 39/60 trường hợp chiếm 65%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Tương tự kết quả nghiên cứu trước đây của Inoue và cs, (2000) cho rằng có mối liên quan giữa sự biểu lộ IL-8 với tình trạng di căn trong ung thư tuyến tiền liệt và ung thư bàng quang [6]. Khi nghiên cứu sự biểu lộ IL-8 trong UTVMH, Cai và cs, (2007) cũng có nhận định tương tự [1]. Theo Luca và cs, (2007) IL-8 có liên quan đến sự tăng sao chép gen MMP-2 và sự hoạt hóa collagenase type IV có thể làm tăng xâm lấn ung thư [8]. Hoang và cs, (2002) cũng thông báo: dùng kháng thể chống IL-8 (ABX-IL-8) có khả năng ức chế sự tạo mạch, ức chế sự phát triển và di căn ung thư [5]. Về mối liên quan giữa sự biểu lộ IL-8 với di căn xa chúng tôi không phân tích kết quả do số trường hợp có di căn xa trong nghiên cứu này còn quá ít, tuy nhiên, số liệu của chúng tôi cho thấy có tăng biểu lộ IL-8 ở những bệnh nhân di căn xa (bảng 1).

Nguyễn Thị Ngọc Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 129 - 134

133

Về mối liên quan giữa sự biểu lộ IL-8 với giai đoạn lâm sàng kết quả thu được ở bảng 1 cho thấy: IL-8 biểu lộ mức độ thấp (≤ 25% tế bào dương tính) chủ yếu gặp ở giai đoạn sớm (GĐI&II) 18/25 trường hợp (chiếm 72%). Ngược lại, giai đoạn muộn (GĐIV), IL-8 biểu lộ chủ yếu ở mức độ mạnh (>25% tế bào dương tính) 22/30 trường hợp (chiếm 73,3%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả của Merrit và cs, (2008) [9]. Theo Kolowski và cs, (2003), nồng độ IL-8 trong huyết thanh có liên quan mạnh đến giai đoạn lâm sàng của ung thư vú .

Theo Li và cs, (2003), IL-8 kích thích tạo mạch bởi các bước kích thích sự nhân lên của các tế bào nội mô, ức chế sự chết theo chương trình, tăng kích thích sự biểu lộ của MMP-2 và MMP-9 tăng cường phân hủy chất nền ngoại bào dẫn đến tăng di cư của các tế bào nội mô hình thành các ống mạch mới. Như vậy, IL-8 có vai trò quan trong trong sự phát triển và di căn ung thư.

Đồng thời, nhiều nghiên cứu đã chứng minh vai trò của IL-8 trong tiên lượng UTVMH. Horikawa và cs, (2005) khi nghiên cứu sự biểu lộ receptor IL-8 trên tế bào ung thư vòm họng đã nhận thấy sự biểu lộ receptor IL-8A (IL-8RA) trên tế bào UTVMH có liên quan với thời gian sống thêm ngắn. Tỷ lệ sống thêm 5 năm cho những bệnh nhân IL-8RA âm tính là 68,2% trong khi đó tỷ lệ này ở những bệnh nhân dương tính với IL-8RA chỉ có 33% [4]. Mới đây, Merrit và cs, (2008) cũng nhận định: sự tăng biểu lộ IL-8 liên quan đến tiên lượng xấu trong ung thư buồng trứng [9]. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 1 cho thấy: sự tăng biểu lộ IL-8 tại mô UTVMH liên quan với tăng tỷ lệ tử vong 78,1% trường hợp so với giảm biểu lộ IL-8 tỷ lệ tử vong giảm chỉ có 21,9% trường hợp. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,01 (Fisher′s exact test), OR=6,7. Khi phân tích sự biểu lộ IL-8 với thời gian sống thêm cho thấy: những trường hợp biểu lộ IL-8 mức độ thấp, đa số có thời gian sống thêm dài >3 năm, 36/58 trường hợp

(chiếm 62,1%), ngược lại, biểu lộ IL-8 mức độ cao, đa số có thời gian sống thêm ngắn ≤ 3 năm 20/23 trường hợp (chiếm 87%); (p < 0,01, OR=10). Đồng thời, phân tích Kaplan-Meier và Log-Rank cho thấy những bệnh nhân có tăng biểu lộ IL-8 ((+)>25% tế bào) tiên lượng sống còn thấp hơn so với những bệnh nhân có biểu lộ IL-8 mức độ thấp ≤25% tế bào dương tính với p < 0,01) (biểu đồ 1). Đặc biệt, khi phân tích theo phương pháp hồi qui đa biến Cox (chuẩn hóa theo tuổi và giới) bảng 2 cho thấy: những bệnh nhân có biểu lộ IL-8 mức độ mạnh >25% tế bào dương tính có nguy cơ giảm thời gian sống thêm 1,4 lần so với những bệnh nhân biểu lộ IL-8 mức độ thấp ≤ 25% tế bào dương tính (p < 0,01). Điều này khẳng định, sự tăng biểu lộ IL-8 tại khối u là yếu tố tiên lượng xấu trong UTVMH.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu 83 bệnh nhân UTVMH chúng tôi có một số kết luận sau:

1. Sự biểu lộ IL-8 ở mô sinh thiết UTVMH là: 85,5%

2. Sự tăng biểu lộ IL-8 liên quan có ý nghĩa với tình trạng xâm lấn, di căn hạch, giai đoạn lâm sàng và thời gian sống thêm ngắn trong UTVMH (p<0,05).

3. Có thể coi sự biểu lộ IL-8 là yếu tố tiên lượng xấu trong UTVMH.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. Cai Z, Tang J, Li X, et al. (2007), "[Expressions of matrix metalloproteinase-9 and interleukin-8 in nasopharygeal carcinoma and association with Epstein-Barr virus latent membrane protein-1]", Lin Chung Er Bi Yan Hou Tou Jing Wai Ke Za Zhi, 21 (21), pp. 966-9. [2]. Chakrabarti S,Patel KD (2005), "Regulation of matrix metalloproteinase-9 release from IL-8-stimulated human neutrophils", J Leukoc Biol, 78 (1), pp. 279-88. [3]. Chen JJ, Yao PL, Yuan A, et al. (2003), "Up-regulation of tumor interleukin-8 expression by infiltrating macrophages: its correlation with tumor angiogenesis and patient survival in non-small cell lung cancer", Clin Cancer Res, 9 (2), pp. 729-37.

Nguyễn Thị Ngọc Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 129 - 134

134

[4]. Horikawa T, Kaizaki Y, Kato H, et al. (2005), "Expression of interleukin-8 receptor A predicts poor outcome in patients with nasopharyngeal carcinoma", Laryngoscope, 115 (1), pp. 62-7. [5]. Huang S, Mills L, Mian B, et al. (2002), "Fully humanized neutralizing antibodies to interleukin-8 (ABX-IL8) inhibit angiogenesis, tumor growth, and metastasis of human melanoma", Am J Pathol, 161 (1), pp. 125-34. [6]. Inoue K, Slaton JW, Kim SJ, et al. (2000), "Interleukin 8 expression regulates tumorigenicity and metastasis in human bladder cancer", Cancer Res, 60 (8), pp. 2290-9. [7]. Li Z, Lin SX, Liang YJ, et al. (2004), "[Effect of macrophage migration inhibitory factor (MIF) on expression of MMP-2,MMP-9,and IL-8 in nasopharyngeal carcinoma cell strains]", Ai Zheng, 23 (2), pp. 130-5. [8]. Luppi F, Longo AM, de Boer WI, et al. (2007), "Interleukin-8 stimulates cell proliferation in non-

small cell lung cancer through epidermal growth factor receptor transactivation", Lung Cancer, 56 (1), pp. 25-33. [9]. Merritt WM, Lin YG, Spannuth WA, et al. (2008), "Effect of interleukin-8 gene silencing with liposome-encapsulated small interfering RNA on ovarian cancer cell growth", J Natl Cancer Inst, 100 (5), pp. 359-72. [10]. Ruokolainen H, Paakko P, and Turpeenniemi-Hujanen T (2004), "Expression of matrix metalloproteinase-9 in head and neck squamous cell carcinoma: a potential marker for prognosis", Clin Cancer Res, 10 (9), pp. 3110-6. [11]. Yoshizaki T, Horikawa T, Qing-Chun R, et al. (2001), "Induction of interleukin-8 by Epstein-Barr virus latent membrane protein-1 and its correlation to angiogenesis in nasopharyngeal carcinoma", Clin Cancer Res, 7 (7), pp. 1946-51.

SUMMARY ROLE OF INTERLEUKIN-8 IN INVASION AND METASTASIS OF NASOPHARYNGEAL CARCINOMA

Nguyen Thi Ngoc Ha*, Le Phong Thu, Nông Thi Thu,

Tran Van Hoc, Bui Van Thu

College of Medicine and Pharmacy - TNU

Objective: To find the correlation between the expression of IL-8 with invasion and metastasis of nasopharyngeal carcinoma (NPC). Methods: Expression of IL-8 was studied by immunohistochemistry analysis in 83 NPC sections and its association with clinical features and survival were statistically analyzed. Results: Positive expression rate of IL-8 was 85,5%, 14,5% of the cases being extensively positive (3+). Increasing expression of IL-8 correlated significantly with invasion, lymph nodes metastasis and clinical stages of NPC patients (p<0,05). And high IL-8 expression correlated significantly with increasing dead rate and decreasing survival of NPC patients (p<0,05). Conclusions: Increasing expression of IL-8 correlated with invasion, lymph nodes metastasis and worse prognostic factor in NPC Key words: Nasopharyngeal carcinoma, Interleukin-8

*

Nguyễn Văn Tỉnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 135 - 139

135

XÁC ĐỊNH PROTEIN NI ỆU BẰNG TỈ SỐ PROTEIN/CREATININ NƯỚC TIỂU BÃI TRÊN BỆNH NHÂN CÁC KHOA N ỘI BV ĐKTƯ THÁI NGUYÊN

Nguyễn Văn Tỉnh 1*, Nguyễn Tiến Dũng2, Nguyễn Thị Kim Y ến1 1Trường ĐH Y-Dược TN

2Bệnh viện ĐKTWTN

TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá độ tin cậy cậy của phương pháp xác định protein niệu bằng tí sô' P/C nước tiểu bãi. Phương pháp nghiên cứu: mô tả. Kết quả và kết luận: phương pháp này phù hợp chẩn đoán với phương pháp tham chiếu ở mức độ cao (hệ số kappa = 0,81). Độ nhạy là 92%, độ đặc hiệu 81%, giá trị dự báo dương tính là 87%, giá trị dự báo âm tính là 88%. Từ khoá: protein niệu, tỉ số protein/creatinin, nước tiều 24 giờ, nước tiểu bãi.

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Protein niệu là một xét nghiệm dùng để xác định tổn thương thực thể của thận, rất quan trọng trong chần đoán ban đầu và tiên lượng các giai đoạn tiếp theo của bệnh lý cầu thận và một số bệnh ngoài thận.

Phương pháp phát hiện protein niệu được dùng phổ biến hiện nay là que thử với mẫu nước tiểu ngẫu nhiên, có thể phát hiện protein ở ngưỡng 15-30 mg/dl. Đây chỉ là phương pháp bán định lượng có giá trị sàng lọc ban đầu, độ nhạy và độ đặc hiệu thấp do sự bài tiết nước tiểu thay đổi trong ngày và nồng độ protein phụ thuộc vào độ đậm đặc của nước tiểu. Việc theo dõi và điều trị cho đến nay vẫn phải dựa vào tiêu chuẩn vàng là định lượng protein niệu 24 giờ. Tuy nhiên, việc thu thập nước tiều 24 giờ có nhiều bất tiện, đặc biệt là đối với bệnh nhân ngoại trú, bệnh nhân là trẻ em, các bệnh nhân vô niệu... Thêm vào đó, quá trình thu thập nước tiểu 24 giờ có nhiều yếu tố có thể gây sai số [3].

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh nồng độ creatinin nước tiểu có thề dùng đề hiệu chỉnh sự thay đổi độ đậm đặc của các mẫu nước tiều ngẫu nhiên, bởi sự bài tiết creatinin hằng ngày là tương đối hằng định. Theo nhiều nghiên cứu và hướng dẫn thực hành lâm sàng trong thời gian gần đây, tỉ số protein/creatinin (P/C)

*

của nước tiếu ngẫu nhiên là một chỉ số có thể dùng để ước tính lượng protein bài tiết qua nước tiều trong 24 giờ [1], [4], [5], [6], [7].

Để đánh giá khả năng phù hợp chần đoán của tỉ số P/C nước tiều bãi so với phương pháp tham chiếu (định lượng protein nước tiều 24 giờ), đồng thời giới thiệu với các bác sỹ thông số mới P/C để đánh giá mức protein niệu - tin cậy, chính xác, tiện lợi có thề phát hiện sớm và theo dõi điều trị cũng như tiên lượng các bệnh về thận, chúng tôi tiến hành đề tài này với mục tiêu:

Đánh giá độ tin cậy của phương pháp xác định protein niệu bằng tí sô'P/C nước tiểu bãi ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP

Đối tượng nghiên cứu Tiêu chuẩn lựa chọn: Các bệnh nhân có nhiều nguy cơ có protein niệu ở các mức độ khác nhau (tăng huyết áp, đái tháo đường, viêm cầu thận mạn có hội chứng thận hư hoặc không) đang điều trị tại các khoa Nội - BVĐKTƯ Thái Nguyên .

- Tiêu chuẩn loại trừ: Loại trừ các mẫu nước tiểu của những bệnh nhân sau:

+ Có thai hoặc đang hành kinh.

+ Đái ít < 500ml/ngày hoặc đái nhiều > 2000ml/ngày.

+ Viêm đường tiết niệu.

+ Các trường hợp đang dùng các thuốc có thể gây protein niệu dương tính giả.

Nguyễn Văn Tỉnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 135 - 139

136

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp lấy mẫu nghiên cứu

- Lấy mẫu nước tiểu 24 giờ: Vào 6h sáng bệnh nhân ngủ dậy đi tiểu hết bãi, loại bỏ hết mẫu nước tiểu này. Từ đó trở đi đến 6 giờ sáng hôm sau, gom toàn bộ nước tiểu (kể cả nước tiểu khi đi đại tiện, khi tắm) vào một bình sạch có nắp đậy để chỗ mát. Đúng 6 giờ sáng hôm sau, đi tiểu hết bãi bỏ vào bình. Trộn đều nước tiểu trong bình và lấy khoảng 10ml nước tiểu để làm xét nghiệm.

- Lấy mẫu nước tiểu ngẫu nhiên: Lấy nước tiểu buổi sáng sớm ngày hôm sau.

Các chỉ số nghiên cứu

- Đối với mẫu nước tiểu ngẫu nhiên:Sử dụng máy đo quang phổ kế BTS 310 để:

+ Bán định lượng protein ở ngưỡng >30mg/dl bằng chất chỉ thị tetrabromuaphenol và ở mức >8mg/dl bằng thuốc thử (313"-diiodo-4',4"- dihydroxy-5',5"-dinitrophenyl)-3,4,5,6- tetrabromosulfonephthalein).

+ Bán định lượng creatinin dựa vào hoạt tính peroxidase của phức hợp đồng và creatinin.

+ Tính toán tỉ lệ P/C: kết quả P/C >150mg/g, >300mg/g, >500mg/g là protein niệu dương tính.

- Đối với mẫu nước tiều 24 giờ:

+ Định lượng protein niệu bằng phương pháp pyrogallol red-molybdate (PRl\4) trên máy Olympus Au 400.

+ Định lượng microalbumin niệu bằng phương pháp miễn dịch đo độ đục trên máy Olympus AU 400 đối với những mẫu nước tiếu 24 giờ có protein niệu < 200mg/ngày.

Mẫu nước tiểu được được xác định là protein niệu âm tính khi đồng thời có protein < 0,2 g/24 giờ và microalbumin < 30 mg/24 giờ.

Phương pháp xử lý số liệu

Sử dụng phương pháp so sánh khả năng phù hợp chẩn đoán của 2 nghiệm pháp, sử dụng bảng chéo 2x2 và 4x4 tính:

- Độ nhạy (Sn), độ đặc hiệu (Sp ), giá trị dự báo âm tính (NPV) và giá trị dự báo dương tính (PPV).

- Độ phù hợp quan sát (Pa), độ phù hợp ngẫu nhiên (Pe), hệ số Kappa (K)

KẾT QUẢ, BÀN LUẬN

Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu gồm có 62 bệnh nhân.

Bảng 1. Phân bố theo tuổi và giới của nhóm đối tượng nghiên cứu (n =62)

Nhóm tuổi (năm)

Nam Nữ Tổng

31- 40 1 1 2

41- 50 12 6 18

51- 60 15 2 17

61-70 8 5 13

> 70 7 5 12

Tổng 43 19 62

Số bệnh nhân nữ là 69 (%) và nam là 31 (%). Tuổi của nhóm nghiên cứu từ 35- 85, tuổi trung bình là 57± 11,6.

Bảng 2. Phân bố theo mặt bệnh đối tượng nghiên cứu (n = 62)

Chẩn đoán Số trường

hợp Tỷ lệ %

ĐTĐ 17 27

THA 20 32

VCTM 11 18

STGĐ 2 và 3 14 23

Tổng 62 100

Có 62 bệnh nhân thuộc các đối tượng: Tăng huyết áp (32%), đái tháo đường (27%), viêm cầu thận mạn có hoặc không có hội chứng thận hư (18%), suy thận giai đoạn 2 và 3 (23%). Đây là các đối tượng có nhiều nguy cơ có protein niệu dao động trong dải lớn. Điều này giúp cho việc đánh giá độ tin cậy của phương pháp được chính xác và khách quan hơn.

Đánh giá độ tin cậy của phương pháp xác định protein niêu bằng tỉ số P/C theo hai mức chẩn đoán dương tính và âm tính

Protein niệu được đánh giá theo 2 mức âm tính và dương tính. Điểm cắt giữa âm tính và dương tính là 150mg/g đối với P/C, là protein toàn phần âm tính (< 200mg/ngày) và microalbumin âm tính (<30 mg/ngày) đối với phương pháp định lượng protein niệu 24 giờ.

Nguyễn Văn Tỉnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 135 - 139

137

Bảng 3. Phân bố theo mặt bệnh đối tượng nghiên cứu (n = 62)

Chỉ số Protein niệu 24h

Tổng Dương tính Âm tính

P/C

Dương tính 33 5 38

Âm tính 3 21 24

Tổng 36 26 62

Bảng 4. So sánh tỉ số P/C nước tiểu bãi và protein niệu 24 giờ (n= 62)

Sn (%) Sp (%) PPV (%) PNV (%) Pa (%) Pe (%) κ

92 81 87 88 87 31,5 81

Để xác định khả năng phù hợp chẩn đoán giữa 2 phương pháp, người ta thường sử dụng bảng 2x2, tức là chỉ chia 2 mức “có bệnh” không có bệnh” hay “dương tính” và “âm tính” [2]. Kết quả P/C nước tiều bãi và protein niệu 24 giờ được trình bày ở bảng 3. Từ bảng kết quả này, chúng tôi đưa ra kết quả ở bảng 4.

Trong thực tế, có gần tới 10% mẫu nước tiểu là quá loãng. Chỉ số P/C phát hiện được những mẫu bệnh phẩm quá loãng khi nồng độ creatinin bé hơn 10mg/dl. Các trường hợp kết quả P/C âm tính ở những mẫu nước tiểu quá loãng (normal –dilution) là không chính xác và bị loại bỏ. Với đặc tính như vậy, P/C nước tiểu bãi loại trừ được phần lớn các kết quả âm tính giả nên có độ đậm hiệu cao. Kết quả nghiên cứu ở bảng 3 cho thấy phương pháp xác định lượng protein niệu 24 giờ có độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự báo dương tính, giá trị báo âm tính cao đều cao. Tỷ lệ âm tính giả và tỷ lệ dương tính giả đều thấp. Độ phù hợp chẩn đoán theo 2 mức dương tính và âm tính ở mức độ khá ( κ = 81).

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với các nghiên cứu khác của nước ngoài. Cùng phương pháp định lượng P/C, nghiên cứu của các tác giả Guy M và cộng sự năm 2009 [4] cho thấy tỉ lệ P/C nước tiểu bãi buổi sáng sớm so với phương pháp tham chiếu là định lượng protein niệu 24 giờ có độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự báo dương tính, giá trị dự báo âm tính rất cao tương ứng là 92,3%, 80,9%, 80%, 92,7% với mức protein niệu >0,3 g/ngày.

Kết quả này còn phù hợp với nghiên cứu của Phan Thị Thanh Hải và cộng sự (2010), trên 56 bệnh nhân bằng phương pháp bán định lượng P/C bằng que thử Multistix PRO12 với độ nhạy là 94%, độ đặc hiệu 74%, giá trị dự báo dương tính là 89%, giá trị dự báo âm tính là 90%, hệ số kappa = 0,87 [3]. Như vậy, với các kết quả thu được chứng tỏ tỉ số P/C nước tiểu bãi là một chỉ số tin cậy để phát hiện sớm tổn thương thận trên các đối tượng có nguy cơ cao, đặc biệt là đối với các bệnh nhân đái tháo đường, tăng huyết áp và người già.

Đánh giá độ tin cậy của phương pháp xác định protein niệu bằng tỉ số P/C theo bốn mức kết quả P/C Vì khoảng dao động của protein niệu “dương tính” là lớn: từ >0,2 g/ngày ở bệnh nhân THA, ĐTĐ giai đoạn sớm cho tới hàng chục g/ngày ở bệnh nhân VCTM có HCTH. Vì vậy, chúng tôi lập bảng chéo 4x4 ứng với 4 mức kết quả định lượng P/C của máy BTS310 tương ứng với 4 mức protein niệu 24 giờ nhằm đánh giá 1 cách chính xác hơn độ phù hợp của phương pháp mới này so với phương pháp chuẩn.

Bảng 5. P/C nước tiểu bãi và protein niệu 24 giờ theo nhiều mức (n =62)

Chỉ số Protein niệu 24h

N < 200

200 – 300

300 – 500

> 500

P/C (mg/)

Normal 20 1 0 0 21 150 2 1 2 1 6 300 1 2 5 3 11

>500 1 2 5 18 26

Tổng 24 6 12 22 62

Nguyễn Văn Tỉnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 135 - 139

138

Từ bảng 5 chúng tôi tính được khả năng khả năng phù hợp chẩn đoán của 2 phương pháp cũng khá cao với độ nhạy từ 70 – 91 %, độ đặc hiệu cao từ 65 – 89%, giá trị dự báo dương tính từ 67 – 94% và giá trị dự báo âm tính từ 70 – 90%

Kết quả này của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của các tác giả Guy M và cộng sự (2009), Wahbeh AM và cộng sự (2009) [3]. Khi chia các mức protein niệu ra 3 mức > 0,15 g/24 giờ, > 0,20 g/24 giờ và > 0,30 g/24 giờ, tác giả cũng thấy rằng khả năng phù hợp chần đoán của 2 phương pháp cũng khá cao với độ nhạy từ 76 – 92 %, độ đặc hiệu cao từ 70 – 93%, giá trị dự báo dương tính từ 69 – 96% và giá trị dự báo âm tính từ 62 – 94%

Như vậy, tỉ số P/C với độ tin cậy cao so với phương pháp tham chiếu, có ưu điểm là sử dụng nước tiểu bãi, tránh được các phiền phức và sai số do việc lấy mẫu nước tiểu 24 giờ gây ra. Đặc biệt nếu như chỉ số này được làm trên máy tự động thì sẽ nhanh chóng, tiện lợi và kinh tế hơn nhiều và rõ ràng đó là 1 chỉ số hết sức cần thiết đối với các nhà lâm sàng trong việc sàng lọc protein niệu cũng như đánh giá, theo dõi quá trình điều trị bệnh nhân có tổn thương thận. Với điều kiện của BVĐKTW Thái Nguyên hiện nay, chúng tôi kiến nghị nên đưa chỉ số P/C vào xét nghiệm thường quy đề chẩn đoán sớm và theo dõi điều trị các bệnh thận.

KẾT LUẬN

Kết quả đánh giá độ tin cậy cậy của phương pháp xác định protein niệu bằng tỉ số P/C

nước tiểu bãi: Độ nhạy là: 92%; Độ đặc hiệu là: 81%; Giá trị dự báo dương tính là: 87%; Giá trị dự báo âm tính tương ứng là: 88%; Hệ số kappa = 0,81.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. Phạm Như Nghĩa (2009), "Tỷ lệ albumin/creatinin và protein/creatinin trong mẫu nước tiểu ngẫu nhiên để ước lượng đạm niệu 24 giờ", Y học thực hành (656), Số 4/2009. [2]. Dương Đình Thiện (1998), "Đánh giá một nghiệm pháp chẩn đoán”, Phương pháp nghiên cứu khoa học y học, Nhà xuất bản Y học Hà Nội tr.167- 188. [3]. Phan Thị Thanh Hải, Lê Thị Thu, Nguyễn Đức Ngọ (2010), “Xác định protein niệu thông qua tỉ số protein/creatinin nước tiểu bãi”, Y dược lâm sàng , 108 (5), tr.189-194. [4]. Guy M, Newall R, Borzomato J, Kalra PA and Price C (2009), Use of a first-line urine protein-to- creatinine ratio strip test on random urines to rule out proteinuria in patients with chronic kidney disease, Mephrol Dial Transplant , 24: 1189-1193 doi: 10.1093/ndt/gfn612. [5]. Khan DA, Ahmad TM, Qureshi AH, Halim A, Mumtaz Ahmad M, Afzal S (2005), "Assessment of Proteinuria by using Protein: Creatinine Index in Random Urine Sample", J Pak Med Assoc 2005, 55 (10). [6]. Wahbeh AM, Ewais MH, Elsharif ME (2009), "Comparision of 24 hburse urinary protein and protein - to - creatinine ratio in the assessment of proteinuria", Saudia J Kidney Dis Transplant 2009, 20 (3),pp. 443-447. [7]. Wang JM, Chi-Yu Lin CY, Tsai FA, Chen JY, Koa YC (2009), "Test Dipstick for Determination of Urinary Protein, Creatinine and Protein/Creatinine Ratio", J Biomed Lab Sci , 21 (1).

Nguyễn Văn Tỉnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 135 - 139

139

SUMMARY DETERMINING PROTEINURIA BY PROTEIN –TO-CREATININE R ATIO IN SPOT URINE SAMPLE IN PATIENTS AT DEPARTMENTS OF INT ERNAL MEDICINES IN THAI NGUYEN NATIONAL GENERAL HOSPITAL

Nguyen Van Tỉnh1*, Nguyen Tien Dung2, Nguyen Thi Kim Yen1 1Thai Nguyen University of Medicine & Pharmacy

2Thai Nguyen National General Hospital Objective: To evaluate a reliability of method measuring proteinuria by protein –to-creatinine ratio in spot urine sample ( measurement of 24 hour- urinary protein ). Method: A discriptive study. Results and conclusion:The results showed this method was consistent with diasgnosis as compared to reference method (Kappa coefficient = 0,81). Sensitivity was 92%, specificity was 81%, positive predictive value was 87%, negative predictive value was 88%. Keywords: proteinuria, protein/creatinine ratio, 24 - hour urine, spot urine sample.

*

Nguyễn Văn Tỉnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 135 - 139

140

Bùi Thanh Thủy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 141 - 146

141

NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC MÔ HỌC GAN CHUỘT NHI ỄM ĐỘC CẤP THUỐC TRỪ SÂU NHÓM CARBAMAT SAU GI ẢI ĐỘC BẰNG CAM TH ẢO LỤC ĐẬU THANG

Bùi Thanh Thuỷ*, Nguyễn Thị Hiệp Tuyết Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

TÓM TẮT

Nghiên cứu can thiệp thực nghiệm giải độc cho chuột cống trắng nhiễm độc cấp thuốc trừ sâu Pasha (nhóm Carbamat) liều ½ LD50 theo đường uống bằng bài thuốc “Cam thảo lục đậu thang”. Kết quả cho thấy: các triệu chứng toàn thân, cấu trúc đại thể và cấu trúc vi thể gan ở nhóm chuột cống trắng được uống giải độc có biểu hiện hồi phục nhanh hơn so với nhóm chuột cống trắng bị nhiễm độc cấp thuốc trừ sâu Pasha không được uống “cam thảo lục đậu thang”. Tuy nhiên, cần tiếp tục nghiên cứu ở mức siêu vi thể và thời gian nghiên cứu kéo dài hơn. Từ khóa: Mô học gan chuột, cam thảo, thuốc trừ sâu nhóm carbamat, Đại học Y Dược Thái Nguyên, giải độc bằng cam thảo.

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Ở nước ta, việc sử dụng thuốc trừ sâu đặc biệt nhóm carbamat rất phổ biển, trong đó loại thuốc trừ sâu có tên hoạt chất là fenobucab, thuộc nhóm carbamat, độc tính vừa (độ II), cùng với việc khó kiểm soát về quản lý, bảo quản, cũng như sự thiếu hiểu biết của người sử dụng là những nguyên nhân dẫn đến tăng tỷ lệ ngộ độc thuốc trừ sâu.

Nhiều nghiên cứu trên thực nghiệm đã cho thấy cấu trúc và chức năng gan bị ảnh hưởng cấp, mãn tính với thuốc trừ sâu [2], [3].

Trên các thông tin quảng cáo, bài thuốc “cam thảo lục đậu thang” có tác dụng giải độc cho gan, điều trị khỏi một số ca ngộ độc thuốc và ngộ độc thức ăn trong thời gian ngắn. Bài thuốc này có tác dụng giải độc đối với các trường hợp bị nhiễm độc thuốc trừ sâu nhóm carbamat? Vấn đề này đến nay vẫn chưa có công trình nào công bố. Với mong muốn tìm hiểu gan chuột nhiễm độc cấp thuốc trừ sâu nhóm carbamat có sự thay đổi như thế nào sau khi được giải độc bằng bài thuốc này, chúng tôi thực hiện đề tài với mục tiêu sau:

Đánh giá sự thay đổi cấu trúc đại thể, vi thể của gan chuột cống trắng nhiễm độc cấp thuốc trừ sâu Pasha sau giải độc bằng cam thảo lục đậu thang.

*

ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP

Đối tượng nghiên cứu

24 chuột cống trắng đực tơ, 2 - 2,5 tháng tuổi, khoảng 100 – 130 g/con, chuột được nuôi dưỡng theo chế độ ăn của phòng thí nghiệm.

Vật liệu

- Thuốc trừ sâu Pasha 50EC của công ty Thanh Sơn Hóa Nông, chai 100ml, dầu thực vật.

- Bài thuốc “Cam thảo lục đậu thang” gồm: cam thảo 30g, lục đậu: 30g. Mỗi ngày một thang, sắc cho uống 3 lần.

Phương pháp nghiên cứu: Can thiệp thực nghiệm có đối chứng.

- Phân lô thí nghiệm:

o Lô 1 (BT): 3 chuột bình thường

o Lô 2 (CĐ): 3 chuột, mỗi con được uống cam thảo lục đậu thang 3 lần/ngày, liều 1,8ml/100g cân nặng.

o Lô 3 (NĐ): 9 chuột, mỗi chuột được uống Pasha 1 lần qua sonde dạ dày liều 205mg/kg cân nặng (1/2 liều LD50). Pasha được pha trong dầu thực vật thành dung dịch 13,7mg/ml, mỗi chuột uống 1,5ml dung dịch dầu thực vật – Pasha/100 gam cân nặng

o Lô 4 (GĐ): 9 chuột, mỗi chuột nhiễm độc cấp thuốc trừ sâu Pasha được uống cam thảo lục đậu thang 3 lần/ngày, liều 1,8ml/100g cân nặng.

Bùi Thanh Thủy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 141 - 146

142

* Các chuột lô 3,4 được chia 3 nhóm tương ứng các mốc thời gian: 1ngày, 3 ngày, 7 ngày.

- Kỹ thuật nghiên cứu

+ Cân mỗi chuột ở các nhóm

+ Kỹ thuật hiển vi: mẫu gan chuột được trích thủ cùng vị trí thuỳ gan phải. Cố định bằng dung dịch Bouin, khử nước, vùi nến, đúc block, cắt lát dày 5 – 7 µm. Nhuộm tiêu bản bằng phương pháp Hematoxylin – Eosin. Quan sát dưới kính hiển vi quang học.

- Chỉ tiêu nghiên cứu

+ Trọng lượng chuột ở các lô

+ Triệu chứng toàn thân của chuột nhiễm độc cấp và sau khi được giải độc ở các thời điểm nghiên cứu.

+ Hình ảnh cấu trúc đại thể và vi thể gan chuột nhiễm độc cấp và sau khi được giải độc ở các thời điểm nghiên cứu.

- Phương pháp đánh giá: mô tả, so sánh đối chiếu tổn thương và hồi phục.

- Địa điểm nghiên cứu: Bộ môn Mô học, Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên.

KẾT QUẢ

Trọng lượng chuột

Ở các lô bình thường và lô chuột chỉ uống cam thảo lục đậu thang, trọng lượng chuột có tăng nhẹ. Các ngày đầu sau uống thuốc Pasha, chuột rất mệt mỏi, ăn ít, cân nặng giảm hơn so với khi chưa uống thuốc nhưng không đáng kể. Chuột nhiễm độc cấp thuốc trừ sâu Pasha được giải độc bằng thuốc cam thảo lục đậu thang, trọng lượng chuột không khác biệt so với lô nhiễm độc.

Những biểu hiện toàn thân

Chuột ở lô chỉ uống cam thảo lục đậu thang và lô bình thường không có biểu hiện khác lạ.

Sau uống thuốc trừ sâu Pasha liều ½ LD50 khoảng 15 phút, chuột có biểu hiện nhiễm độc cấp: lờ đờ, thở nhanh, xuất hiện cơn co giật 2-3 phút, cách nhau 3 -5 phút, các cơn này thưa dần và mất đi sau 30 phút, lông xù, chân duỗi thẳng, răng nghiến chặt, mắt dần lồi và đỏ rực. Sau đó, chuột nằm im, mệt mỏi, không leo trèo, mũi và lông đuôi ướt, mắt lồi đỏ

(ảnh1). Đến ngày thứ ba, chuột ăn ít, mệt mỏi, ít leo trèo, lông khô. Ngày thứ 7, chuột khoẻ lên, ăn uống và hoạt động bình thường, lông mượt.

Ảnh 1: Chuột cống trắng1ngày sau uống Pasha liều 205 mg/kg cân nặng

Ở lô chuột nhiễm độc cấp thuốc trừ sâu Pasha và được uống giải độc bằng cam thảo lục đậu thang liều 1,8ml/100g cân nặng, ba lần mỗi ngày, kết quả: từ ngày thứ hai trở đi, chuột không có cơn co giật, di chuyển leo trèo, ăn uống tăng dần, lông khô mượt dần (ảnh 2). Ở các ngày tiếp theo, chuột linh hoạt trở lại, ăn uống bình thường, lông mượt.

Ảnh 2: Chuột nhiễm độc cấp Pasha một ngày sau uống cam thảo lục đậu thang

Cấu trúc đại thể gan chuột

Ở lô chuột uống cam thảo lục đậu, gan không khác so với gan chuột ở lô bình thường. Gan màu hồng tươi hoặc hồng nhạt, bề mặt gan mịn, không có xuất huyết hoặc cấu tạo bất thường (ảnh 3).

Bùi Thanh Thủy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 141 - 146

143

Ảnh 3: Gan chuột lô bình thường

Một ngày sau nhiễm độc cấp Pasha, gan chuột sẫm màu, trên bề mặt xuất hiện các chấm xuất huyết đỏ li ti. Ba ngày sau nhiễm độc, các chấm xuất huyết dày đặc hơn, thậm chí có những đám đỏ xung huyết trên bề mặt gan (ảnh 4). Đến ngày thứ bảy, gan chuột có biểu hiện hồi phục, gan chuột màu hồng tươi và rải rác còn ít đốm đỏ xuất huyết.

Ảnh 4: Gan chuột cống trắng bị xuất huyết ở lô nhiễm độc cấp thuốc trừ sâu Pasha

Một ngày sau nhiễm độc cấp Pasha và được uống thuốc giải độc, gan chuột màu đỏ sẫm, khắp trên bề mặt gan xuất hiện nhiều các chấm xuất huyết khá rõ ranh giới (ảnh 5).

Ảnh 5: Gan chuột nhiễm độc cấp thuốc trừ sâu Pasha sau 1 ngày được giải độc

Ở ngày thứ ba, màu gan nhạt dần, các chấm xuất huyết to, thưa hơn và mờ dần.Bảy ngày sau uống giải độc, chấm xuất huyết trên bề mặt gan chuột giảm, bờ chấm xuất huyết không rõ rệt (ảnh 6).

Ảnh 6: Gan chuột nhiễm độc Pasha sau 7 ngày được giải độc

Cấu trúc vi thể của gan chuột

Lô bình thường và lô đối chứng

Dưới kính hiển vi quang học, các tiểu thuỳ gan ranh giới không rõ ràng, thành tĩnh mạch trung tâm tiểu thuỳ mỏng. Các tế bào gan có cấu trúc bè từ tĩnh mạch trung tâm tiểu thuỳ toả ra vùng ngoại vi. Lưới mao mạch nan hoa xen các dây tế bào gan, lòng mao mạch rõ, thành được lợp bởi tế bào nội mô và tế bào Kupffer. Các tế bào gan hình đa diện, kích thước khá đều nhau, ranh giới rõ ràng, mỗi tế bào có một đến hai nhân tròn, màng nhân rõ, có một đến ba hạt nhân. Bào tương tế bào gan màu hồng mịn. Vùng ngoại vi tiểu thuỳ, bào tương một số tế bào gan có những hốc sáng, bờ hốc khá đều đặn.(Ảnh 7).

Ảnh 7: Cấu trúc vi thể gan chuột lô bình thường (H.E x100) (1.Tĩnh mạch trung tâm tiểu thuỳ;

2. Khoảng cửa)

1

2

Bùi Thanh Thủy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 141 - 146

144

Lô chuột nhiễm độc cấp Pasha

Sau một ngày bị nhiễm độc Pasha, gan chuột có những thay đổi rõ rệt: Tiểu thuỳ gan nở to hơn bình thường, vùng giữa và ngoại vi mất cấu trúc bè tế bào gan. Các tĩnh mạch cửa và tĩnh mạch trung tâm tiểu thuỳ dãn rộng chứa đầy máu. Các mao mạch nan hoa lòng hẹp. Tế bào gan bào tương có những hốc lớn, sáng màu, bờ không đều; nhân tế bào tròn đều, màng và hạt nhân rõ, vùng ngoại vi và vùng giữa tiểu thuỳ bị thoái hoá hốc nặng nề hơn (ảnh 8). Khoảng cửa có những đám thâm nhiễm các tế bào tròn.

Sau ba ngày uống Pasha liều ½ LD50, trên hình ảnh vi thể gan chuột: máu vẫn ứ đầy các tĩnh mạch cửa và tĩnh mạch trung tâm tiểu thuỳ, lòng các mao mạch nan hoa rất hẹp. Các tế bào gan trương to, bào tương thoái hoá hốc nặng, một số tế bào gan có nhân teo nhỏ, chất nhân sẫm màu nhưng vẫn còn hạt nhân.

Ngày thứ bảy, hiện tượng xung huyết và ứ máu trong gan giảm, các tế bào gan vùng ngoại vi còn thoái hoá hốc. Khoảng cửa không còn đám thâm nhiễm các tế bào tròn.

Ảnh 8: Gan chuột một ngày nhiễm độc cấp Pasha (H.E x100): 1.Tĩnh mạch trung tâm tiểu thuỳ ứ

máu; 2. Khoảng cửa

Lô chuột nhiễm độc cấp Pasha sau uống thuốc giải độc

Một ngày sau khi được uống cam thảo lục đậu thang (ảnh 9): các tiểu thuỳ gan có cấu trúc bè tế bào gan không rõ ràng, bào tương các tế bào gan chứa đầy các hạt ưa acid, một số tế bào gan mất màng nhân, chất nhân đặc lại, đặc biệt các tế bào gan ở vùng giữa và ngoại

vi tiểu thuỳ có hiện tượng thoái hoá hốc. Mao mạch nan hoa dãn và ứ đầy máu, nhân tế bào Kupffer to lồi vào lòng mao mạch. Khoảng cửa xuất hiện ít tế bào tròn, tĩnh mạch cửa lòng giãn rộng, đầy máu.

Ảnh 9: Gan chuột nhiễm độc Pasha một ngày sau uống cam thảo lục đậu thang (H.E x100)

Ngày thứ ba, tĩnh mạch trung tâm tiểu thuỳ gan còn ứ đầy máu, các tế bào gan vùng trung tâm có hiện tượng thoái hoá hạt, một số ít tế bào thoái hoá hốc, nhân nhỏ sẫm màu, mao mạch nan hoa và tĩnh mạch cửa dãn và còn ứ nhiều máu, xuất hiện nhiều tế bào tròn (ảnh 10).

Ảnh 10: Gan chuột nhiễm độc Pasha sau ba ngày uống cam thảo lục đậu thang (H.E x100): 1.Tĩnh mạch trung tâm tiểu thuỳ ứ máu; 2. Khoảng cửa

Gan chuột nhiễm độc Pasha sau bảy ngày uống cam thảo lục đậu thang có biểu hiện hồi phục rõ rệt, cấu trúc bè tế bào gan được khôi phục, vùng trung tâm và giữa tiểu thuỳ gan có đặc điểm cấu trúc bình thường, hiện tượng thoái hoá tế bào gan hốc còn rải rác ở vùng ngoại vi, tĩnh mạch trung tâm tiểu thuỳ không còn ứ máu nhưng mao mạch nan hoa còn giãn nhẹ. Khoảng cửa không còn các tế bào tròn (ảnh 11).

1

2

1

1

2

Bùi Thanh Thủy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 141 - 146

145

Ảnh 11: Gan chuột nhiễm độc Pasha sau bảy ngày uống cam thảo lục đậu thang (H.E x100),

( 1.Tĩnh mạch trung tâm tiểu thuỳ; 2. Khoảng cửa)

BÀN LUẬN

Thuốc trừ sâu Pasha được hấp thụ nhanh gây ức chế enzym Cholinesterase, hoạt tính enzym huyết thanh giảm gây ứ đọng acetylcholin ở các thụ thể thần kinh trung ương, thụ thể Muscarin và thụ thể Nicotin, do đó toàn thân xuất hiện: co giật, lông xù, mắt lồi…nhưng hồi phục nhanh vì Pasha có độc tính vừa, bị phân giải nhanh, hoạt độ enzym huyết thanh có thể nhanh trở lại bình thường [4],[5], trọng lượng chuột chưa có sự khác biệt đáng kể vì thời gian nuôi ngắn.

Pasha tác động gây thoái hoá tế bào gan chuột, làm thay đổi tính thấm thành mạch và dãn mạch máu trong gan, sự tổn thương mạnh ở ngày thứ nhất đến ngày thứ ba và giảm dần sau bảy ngày. Sau giải độc bằng cam thảo lục đậu thang, toàn thân chuột có sự hồi phục nhanh, cấu trúc đại thể và vi thể của gan cũng có biểu hiện hồi phục ngay từ ngày thứ ba, mạch máu trong gan dần giảm tình trạng ứ máu, thoái hoá hốc tế bào gan giảm dần từ vùng trung tâm ra ngoại vi, chúng tôi cho

rằng độc tính của thuốc Pasha theo máu tĩnh mạch cửa gây tổn thương tế bào gan từ vùng ngoại vi đến trung tâm, nhưng độc tính dần giảm do sự phân huỷ Pasha và chức năng khử độc của gan [1], mặt khác cũng chứng tỏ “cam thảo lục đậu” thang có tác dụng nhất định trong quá trình hồi phục, tuy nhiên khi nào gan chuột hoàn toàn hồi phục và cơ chế giải độc như thế nào cần có nghiên cứu thêm.

KẾT LUẬN

Chuột cống trắng nhiễm độc cấp thuốc trừ sâu Pasha (nhóm carbamat) sau khi được giải độc bằng “Cam thảo lục đậu” thang có xu hướng hồi phục nhanh hơn và đồng thời các triệu chứng toàn thân, cấu trúc đại thể, cấu trúc vi thể của gan.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. Phạm Phan Địch (2004), Hệ tiêu hoá, Mô học, Nhà xuất bản Y học, 428 – 441. [2]. Vũ Sỹ Khảng, Trịnh Bình, Nguyễn Thị Bình (2006), Đánh giá ảnh hưởng của thuốc trừ sâu Bassa đến cấu trúc hình thái một số tạng chuột cống trắng, Luận án tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội. [3]. Bùi Thanh Thuỷ, Nguyễn Thị Bình (2001), Nghiên cứu cấu trúc hình thái của gan chuột cống trắng sau nhiễm độc cấp thuốc trừ sâu Bassa, Luận văn thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội. [4]. Nguyễn Quang Trung (2000), Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu và chất bảo vệ đối với một số enzym và protein huyết thanh có nguồn gốc gan của thỏ, Luận văn thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội [5]. Wayland.J,Hayes.J(1991), Handbook of pesticide Toxicology, San.Dirgo NewJork Boston, London, 1125-1140.

1

2

Bùi Thanh Thủy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 141 - 146

146

SUMMARY STUDYING HISTOLOGY STRUCTURE OF MOUSE LIVER THAT WAS POISONED ACUTE CARBAMATE PESTICIDE AFTER DETOXIF ICATION “GREEN BEANS LICORICE”

Bui Thanh Thuy*, Nguyen Thi Hiep Tuyet

College of Medicine and Pharmacy - TNU

Experimental intervention study detoxify the rat that was acute toxic pesticides Pasha (group Carbamat) with dose oral ½ LD50 in presticides “Green bean Licorice”. The results showed that: the systemic symptoms, general structure and microstructure of the liver in groups of rats could be drinking detox manifestation faster recovery compared with rats poisoned pesticide Pasha not drink “Green bean Licorice”. However, it should continue to study longer and study using electron microscopy. Keywords: Liver, rats, pesticide, Pasha, University of Medicine and Pharmacy - Thai Nguyen University

*

Nguyễn Huy Hoàng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 147 - 151

147

THI ẾT KẾ VECTOR MANG GEN HA1 CỦA VIRUS H5N1 SỬ DỤNG TRONG CHUYỂN GEN THÔNG QUA VI KHU ẨN A.RHIZOGENES

Nguyễn Huy Hoàng*, Vũ Thị Như Trang Đại học Y dược Thái Nguyên

TÓM TẮT

H5N1 là một biến chủng của virus cúm A, là nguyên nhân gây ra dịch cúm gia cầm. Để ngăn ngừa sự lây nhiễm virus, phương pháp phổ biến nhất là tiêm phòng vaccine. Hằng năm, Việt Nam cần một lượng vaccine rất lớn để tiêm chủng phòng bệnh. Hiện nay, chuyển gen mã hóa các kháng nguyên nhằm sản xuất vaccine tái tổ hợp vào thực vật, cụ thể là vào các cây trồng là nguồn thức ăn chính cho con người, động vật nuôi là một trong những hướng đi có triển vọng. Tuy nhiên, xu hướng sử dụng hệ thống nuôi cấy sinh khối tế bào để sản xuất các dược phẩm sinh học tái tổ hợp cũng được bắt đầu quan tâm nghiên cứu và ứng dụng. Trong nghiên cứu này, nhằm tạo cơ sở cho việc sản xuất vaccine A/H5N1 ra môi trường nuôi cấy rễ tơ thuốc lá chuyển gen, chúng tôi đã tiến hành thiết kế vector chuyển gen HA1 biểu hiện kháng nguyên bề mặt của virus cúm A/H5N1 mang đoạn trình tự tín hiệu giúp cho protein HA1 có thể tiết ra môi trường nuôi cấy. Đoạn gen HA1 đã được tách dòng và nối với đoạn trình tự tín hiệu, cấu trúc này được ghép nối thành công vào vector chuyển gen pK7WG2D bằng kỹ thuật lai Gateway. Từ khóa: biểu hiện gen, HA, vaccine thực vật, H5N1, rễ tơ.

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Cúm gà (avian influenza) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính của các loài chim, kể cả gia cầm và thuỷ cầm, do các subtype khác nhau thuộc nhóm virus cúm A gây nên. Do có sức đề kháng tự nhiên tốt nên một số loài chim mang virus gây bệnh, nhưng không có biểu hiện của bệnh. Đây là mối nguy hiểm lan truyền bệnh cho các loài gia cầm khác. Ngoài ra, chúng còn là nguồn tàng trữ biến đổi nguồn gen tạo nên các subtype mới. Các subtype virus cúm A gây bệnh trên người đều có nguồn gốc tiến hoá biến thể và biến chủng từ động vật và sau khi thích ứng trên người thì gây bệnh, trước đây đã tạo nên những vụ dịch thảm khốc, rồi biến mất sau một thời gian lại tái hiện và gây nên đại dịch mới [1, 3].

Để phòng chống sự lây lan mạnh mẽ của đại dịch cúm gia cầm, hàng năm Việt Nam cần một lượng vaccine rất lớn để tiêm chủng cho hàng trăm triệu con gà, vịt. Ngoài những công nghệ sẵn có, Việt Nam đang tìm kiếm những công nghệ sản xuất vaccine mới có ý nghĩa kinh tế, an toàn và hiệu quả cao. Vaccine ăn được có nguồn gốc từ thực vật sẽ là nguồn * Tel: 0984.434.797; Email: [email protected]

vaccine đáp ứng được các tiêu chí đó, đồng thời được xem là hướng nghiên cứu mới vì mục đích chăm sóc sức khỏe cộng đồng phù hợp với những nước đang phát triển như Việt Nam.

Chuyển gen mã hóa các kháng nguyên tái tổ hợp vào thực vật cụ thể là vào các cây trồng là nguồn thức ăn chính cho con người, động vật nuôi là một trong những hướng đi chính hiện nay. Tuy nhiên bên cạnh đó, một xu hướng cũng được bắt đầu quan tâm nghiên cứu và ứng dụng là sử dụng hệ thống nuôi cấy sinh khối tế bào để sản xuất các dược phẩm sinh học tái tổ hợp. So sánh với cây trồng chuyển gen, nuôi cấy tạo sinh khối tế bào thực vật có ưu điểm lớn là không đòi hỏi diện tích canh tác, không chịu ảnh hưởng của khí hậu, mùa vụ, sản phẩm thu được không mang các yếu tố độc hại từ thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và rút ngắn được rất nhiều thời gian trồng trọt. Thêm vào đó, nuôi cấy tế bào thực vật dễ dàng, môi trường nuôi cấy đơn giản, rẻ tiền, chủ động, có thể sản xuất một lượng sinh khối lớn trong khoảng thời gian ngắn. Đặc biệt hơn cả là ở hệ thống nuôi cấy lỏng các mô tế bào thực vật việc biểu hiện dược phẩm sinh học tái tổ hợp ra môi trường nuôi cấy đơn giản hơn rất nhiều [5]. Khác với nuôi cấy mô, nuôi cấy sinh khối tế bào thực vật không định hướng tạo ra cây hoàn chỉnh

Nguyễn Huy Hoàng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 147 - 151

148

mà chỉ phát triển các dòng tế bào như nuôi cấy mô sẹo, huyền phù tế bào, rễ tơ để tạo sinh khối lớn các sản phẩm. Trong đó, rễ tơ được gây tạo ra bởi quá trình tương tác giữa vi khuẩn đất A. rhizogenes và tế bào vật chủ. Ưu điểm trong nuôi cấy rễ tơ là có thể sinh trưởng, phát triển tốt trên các môi trường nuôi cấy không bổ sung các chất kích thích sinh trưởng, khả năng phân nhánh cao, kỹ thuật nuôi cấy và chuyển gen dễ dàng. Hơn nữa, các rễ tơ có thể được nuôi cấy tạo sinh khối liên tục, rất có ý nghĩa trong dây chuyền sản xuất các chất thứ cấp hay các dược phẩm sinh học tái tổ hợp được chúng tôi quan tâm nghiên cứu.

Với mục đích tạo cơ sở cho việc sản xuất vaccine A/H5N1 ăn được, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu thiết kế vector mang gen HA1 biểu hiện kháng nguyên HA của H5N1 và bước đầu tạo dòng rễ tơ chuyển gen ở cây thuốc lá. Đây sẽ là nguồn nguyên liệu cơ sở để biến nạp và biểu hiện kháng nguyên của virus trong cây trồng.

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

Chủng vi sinh vật và hệ gen

Chủng E. Coli DH5α (Invitrogen) được sử dụng để nhân dòng gen.

Vector pUC18/Haop mang gen HA biểu hiện kháng nguyên bề mặt virus cúm A, gen này đã được chuyển mã để tối ưu cho biểu hiện ở thực vật.

Vector pDONRTM221 (Invitrogen) được sử dụng để tạo dòng gen bằng kỹ thuật Gateway.

Vector chuyển gen thực vật pK7WG2D [6]

Tổng hợp đoạn trình tự tín hiệu Calreticulin

Dựa trên trình tự gen Calreticulin trên GenBank (mã số Z71395.1), chúng tôi đã tổng hợp nhân tạo đoạn trình tự nucleotide mã hóa đoạn peptide tín hiệu Calreticulin (81 nucleotide) và thêm trình tự gắn mồi của attB1 và attB2 ở đầu 5’ và 3’ tương ứng (bảng 1).

Bảng 1. Các cặp mồi và trình tự nucleotide sử dụng trong nghiên cứu

Tên Trình tự DNA Chú thích

HA1_SacI_F HA1_HindIII_R

5’ GGGGAGCTCGATCAGATCTGCATTGGAT

3’ 5’

GGAAGCTTTTACCTTCTTTCTCTCTGTGG 3’

Cặp mồi nhân đoạn gen HA1, thêm trình tự cắt

enzyme hạn chế SacI vào mồi xuôi và HindIII vào

mồi ngược

Calreticulin

5’ AAGAAGGAGATATATACCATGGCTACTCAACGAAGGGCAAACCCTAGCTCTCTCC

ATCTAATTACTGTATTCTCTCTGCTCGTCGCTGTCGTCTCCGCTGAGCTCTCTAGAAAG

CTT 3’

Đoạn tín hiệu Calreticulin (Cal - 81 bp) được tổng hợp nhân tạo, thêm trình tự gắn mồi của attB1 ở đầu 5’ và

trình tự gắn mồi của attB2 ở đầu 3’

attB1_SP attB2_SP_MCS

5’GGGGACAAGTTTGTACAAAAAAGCAGGCTCATTTAACTTTAAGAAGGAGATATATA

CC GGGGACCACTTTGTACAAGAAAGCTGGG

TCAAGCTTTCTAGAGAGCTC 3’

Cặp mồi nhân đoạn Calreticulin đồng thời tạo vị trí tái tổ hợp attB, đoạn gen

này sử dụng để ghép nối vào vector pDONRTM221 bằng kỹ thuật Gateway MCS mang trình tự cắt

SacI, XbaI, HindIII Trình tự các đoạn nucleotide được tổng hợp tại công ty MWG, CHLB Đức và công ty Epoch Biolabs, Hoa Kỳ.

Nguyễn Huy Hoàng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 147 - 151

149

Dòng hóa đoạn trình tự tín hiệu Cal vào pDONRTM221 bằng kỹ thuật Gateway

Kỹ thuật Gateway là một kỹ thuật dòng hóa phổ biến, dựa vào điểm đặc hiệu trong hệ thống tái tổ hợp của phage I. Kỹ thuật Gateway cho phép chuyển đoạn DNA giữa các vector tách dòng khác nhau trong khi vẫn duy trì định hướng chính và cấu trúc đọc. Kỹ thuật này là một phương pháp có hiệu quả cao cho việc tách dòng có định hướng của các sản phẩm PCR. Kỹ thuật này gồm có hai loại phản ứng LR và BP (Invitrogen). Trong nghiên cứu này sử dụng cặp mồi attB1_SP và attB2_S_MCS để nhân đoạn trình tự tín hiệu Cal tạo mang trình tự tái tổ hợp attB1&2. Phản ứng BP được thực hiện giữa sản phẩm PCR trên và vector pDONRTM221 mang dưới sự xúc tác bởi hỗn hợp enzym BP ClonaseTM, kết quả tạo vector tiếp nhận pENTR 221/cal. Phản ứng được thực hiện theo hướng dẫn của bộ kit Gateway® Cloning (Invitrogen) có cải tiến cho phù hợp với điều kiện phòng thí nghiệm.

Ghép nối đoạn gen HA1 vào vector tiếp nhận pENTR221/cal

Đoạn gen HA1 được nhân lên bằng PCR từ plasmid pUC18/HAop với cặp mồi đặc hiệu HA1_Sacl_F và HA1_HindIII_R theo chu trình: 95oC - 3 phút, 30 chu kì ( 95oC - 30 giây, 570C - 30 giây,72oC - 1 phút 30 giây), 72oC - 10 phút và phản ứng kết thúc sau khi mẫu được làm lạnh đến 10oC.

Sản phẩm tổng hợp gen trên và pENTR221/cal được cắt tạo đầu sole bằng 2 enzyme giới hạn (SacI & HindIII), nối ghép tạo pENTR221/cal/HA1 và biến nạp vào tế bào khả biến E.coli DH5α. Vector tái tổ hợp pENTR221/cal/HA1 được kiểm tra bằng phương pháp colony-PCR và cắt kiểm tra bằng enzyme hạn chế SacI & HindIII. Xác định trình tự gen HA1 bằng máy phân tích trình tự tự động ABI PRISM 3100 Avant Genetic Analyzer theo nguyên lí của Sanger với bộ kit BigDye Terminator v. 3.2 Cycle Sequencing.

Thiết kế vector chuyển gen thực vật bằng kỹ thuật Gateway

Phản ứng LR được thực hiện giữa vector tiếp nhận pENTR221/cal mang trình tự tái tổ hợp attL1&2 và vector đích pK7WG2D mang trình tự tái tổ hợp attR1&2 dưới sự xúc tác bởi hỗn hợp enzym LR ClonaseTM II theo hướng dẫn của bộ kit Gateway® Cloning (Invitrogen). Vector chuyển gen pK7WG2D/cal/HA1 (hình 1) được kiểm tra bằng phương pháp PCR và cắt enzyme giới hạn.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Kết quả dòng hóa đoạn trình tự tín hiệu Cal vào pDONRTM221 bằng kỹ thuật Gateway

Với mục đích “dẫn” protein tái tổ hợp tiết ra môi trường nuôi cấy lỏng rễ tơ ở cây thuốc lá, chúng tôi thiết kế đoạn trình tự tín hiệu tiết calreticulin nối với gen HA1 ở đầu 5’. Đoạn trình tự tín hiệu này được phân lập từ Nicotiana plumbaginifolia họ hàng gần với thuốc lá (Nicotiana tabacum) - cây nhận gen chuyển, điều này nhiều khả năng làm tăng hiệu quả của quá trình tiết protein tái tổ hợp [2].

Để tạo điều kiện cho thiết kế vector chuyển gen ở thực vật bằng kỹ thuật Gateway ở các thí nghiệm tiếp theo, đoạn trình tự tín hiệu Cal được tạo vị trí tái tổ hợp attB bằng phương pháp PCR sử dụng cặp mồi attB1_SP và attB2_SP_MCS (Bảng 1). Đoạn trình tự trên được ghép nối vào vector pDONRTM221 bằng kỹ thuật Gateway theo nguyên lý và phương pháp như đã miêu tả ở phần phương pháp nghiên cứu. Kết quả của quá trình ghép nối đoạn gen Cal vào pDONRTM221 được xác định bằng biến nạp sản phẩm nối ghép gen vào tế bào E.Coli. Sau đó, chọn các khuẩn lạc để kiểm tra bằng phương pháp colony-PCR với cặp mồi M13. Nếu vector mang gen ngoại lai, kiểm tra sản phẩm PCR sẽ nhận được băng DNA có kích thước khoảng 0,4bp. Kết quả kiểm tra sản phẩm PCR đã khẳng định đoạn trình tự Cal đã được ghép nối vào pDONRTM221 tạo vector tiếp nhận pENTR221/cal.

Nguyễn Huy Hoàng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 147 - 151

150

Thiết kế vector pENTR221/cal/HA1

HA1 là một trong ba tiểu phần cấu tạo nên protein HA, cho phép nhận biết tế bào đích của động vật có xương sống và hoàn thành quá trình nhận biết bằng cách gắn kết với thụ thể chứa sialic acid của những tế bào này [4, 7]. Đoạn gen HA1 được nhân lên từ pUC18/HAop bằng phương pháp PCR với cặp mồi đặc hiệu HA1_SacI_F và HA1_HindIII_R. Kết quả điện di thu được đoạn DNA đặc hiệu, rõ, có kích thước khoảng 1000 bp đúng theo tính toán lý thuyết (978 bp) khi thiết kế mồi (hình 1A).

Để tạo điều kiện ghép nối gen HA1 trực tiếp vào pENTR221/cal, sản phẩm PCR trên được tinh sạch để loại bỏ các thành phần không mong muốn trước khi cắt bằng cặp enzyme hạn chế SacI và HindIII. Đoạn gen HA1 này được nối ghép vào vector pENTR221/cal đã tiền xử lý với cùng cặp enzyme trên và nhân dòng trong tế bào E.coli DH5α. Kết quả của quá trình biến nạp được kiểm tra bằng phương pháp tách chiết plasmid để cắt kiểm tra (hình 1B). Kết quả trên điện di đồ cho thấy 2 băng DNA có kích thước khoảng 978bp và 2544 bp, tương ứng với kích thước của gen HA1 và vector đúng như tính toán lý thuyết. Bên cạnh đó, kết quả giải trình tự gen cho thấy, dòng gen lựa chọn có mang chính xác trình tự đoạn tín hiệu Cal nối với trình tự gen HA.

Thiết kế vector chuyển gen

Cấu trúc gen chứa HA1 và trình tự tín hiệu Cal được chuyển vào vector pK7WG2D [6]

bằng kỹ thuật Gateway theo mô tả ở phần phương pháp và vật liệu nghiên cứu.

Kết quả kiểm tra vector tái tổ hợp bằng PCR và cắt enzyme hạn chế SacI/HindIII cho thấy sản phẩm PCR với cặp mồi đăc hiệu HA1_SacI_F/HA1_HindIII_R có kích thước khoảng 978 bp (hình 2A), sản phẩm cắt vector pK7WG2D/cal/HA1 bằng SacI/HindIII thu được 4 đoạn gen kích thước khoảng 434bp, 978 bp, 1201bp và 11159 bp kích thước này phù hợp với tính toán theo lý thuyết (Hình2B). Như vậy, cấu trúc gen HA1 đã được thiết kế thành công vào vector chuyển gen thực vật pK7WG2D. Dòng plasmid số 1 đã được lựa chọn cho biến nạp vào Agrobacterium rhizogenes ATCC15834 để tạo dòng rễ tơ chuyển gen.

Hình 1. Kết quả nhân đoạn gen HA1 bằng PCR (A) và kiểm tra cấu trúc vector ENTR221/cal/HA1 (B). M: thang DNA chuẩn 1kb; 1: sản phẩm PCR của HA1; 2: sản phẩm cắt bằng enzyme SacI/HindIII

A B

Hình 2. Điện di kiểm tra vector tái tổ hợp pK7WG2D/cal/HA1 bằng PCR (A) và cắt bởi enzyme cắt hạn chế SacI/HindIII (B). M: thang chuẩn 1kb; giếng 1 - 10: mẫu vector tái tổ hợp tách từ các dòng khuẩn lạc

1kb

2,5bp

M 1 M 2

A B

0,5 kb bp

1 kb

10 kb 1 kb

Nguyễn Huy Hoàng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 147 - 151

151

KẾT LUẬN

Đã thiết kế thành công vector chuyển gen thực vật pK7WG2D/cal/HA1 mang cấu trúc gen HA1 nối với trình tự tín hiệu Cal để dẫn HA1 tái tổ hợp tiết ra môi trường nuôi cấy rễ tơ cây thuốc lá chuyển gen. Vector chuyển gen đã được biến nạp vào A.rhizogenes ATCC 15834 để tạo rễ tơ cây thuốc lá chuyển gen.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. Alexander, D.J. (2007), Summary of avian influenza activity in Europe, Asia, Africa, and Australasia, 2002-2006. Avian Dis, 51(1 Suppl): p. 161-6. [2]. Borisjuk NV, Borisjuk LG, et al. (1999). "Production of recombinant proteins in plant root exudates." Nat. Biotechnol. 17(5): 466-469.

[3]. Bosch, F., M. Orlich, H. Klenk, and R. Root (1979), The structure of the hemagglutinin: a determinant for the pathgencity of Influenza virus, Virology, 95: p. 197-207. [4]. Chen, L., C. Davis, H. Zhou, N. Cox, and R. Donis (2008), Genetic compatibility and virulence of reassortants derived from contemporary avian H5N1 and human H3N2 influenza A viruses. PLoS Pathog, 4(5): p. e1000072. [5]. Doran, P.M. (2000), Foreign protein production in plant tissue cultures. Curr Opin Biotechnol, 11(2): p. 199-204. [6]. Karimi M, Inze D, et al. (2002). "Gateway vectors for Agrobacterium-mediated plant transformation." Trends Plant Sci. 7(5): 193-195. [7]. Zhao, Z., K. Shortridge, M.G. M, Y. Guan, and X. Wan (2008), Genotypic diversity of H5N1 highly pathogenic avian influenza viruses. J Gen Virol, 89(9): p. 2182-2193.

SUMMARY CONSTRUCTION OF BINARY VECTOR CARRYING HA1 OF H5N1 VIRUS USING IN PLANT TRANSFORMATION VIA A.RHIZOGENES

Nguyen Huy Hoang*, Vu Thi Nhu Trang College of Medicine and Pharmacy - TNU

H5N1 is a sulotyspe of influenza A, commonly called avian flu or bird flu. To prevent the viral infection, the most common method is vaccination. Currently, there have been many flu A vaccines available. However, plant-based oral vaccine is targeted by many researchers around the world because this subunit vaccine can be eaten, easy to administer and more effiective than other injection vaccines. In this study, we aimed establish a method to transfer HA1 gene encoded antigens HA from H5N1 into tobacco plant as a very first stage of develop an plant-based oral vaccine. With the aim of creating facilities for the production of H5N1 vaccine, creating materials to produce transgenic plants likeness of virus antigens in the crop. We have studied gene transfer vector design HA1 expression of surface antigen HA H5N1 virus carrying the signal sequence may help the HA1 protein secreted outside the culture medium Gateway hybrid technique. Keywords: H5N1, gene expression, plant vaccine, HA, hairy root.

* Tel: 0984.434.797; Email: [email protected]

Nguyễn Huy Hoàng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 147 - 151

152

Bùi Thị Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 153 - 156

153

NGHIÊN CỨU BƯỚC ĐẦU VỀ LÊN MEN T ỔNG HỢP CHẤT KHÁNG SINH TỪ CÁC CHỦNG XẠ KHUẨN CÓ KHẢ NĂNG ĐỐI KHÁNG VI KHU ẨN GÂY NHI ỄM TRÙNG BỆNH VI ỆN TẠI THÁI NGUYÊN

Bùi Thị Hà1*, Tr ịnh Ngọc Hoàng2 1Bộ môn Sinh học, Đại học Y dược Thái Nguyên

2Khoa Khoa học sự sống, ĐH Khoa học - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của sinh học hiện đại với sự hỗ trợ của nhiều ngành khoa học khác đã giúp cho việc tìm kiếm và ứng dụng chất kháng sinh đạt được những thành tựu rực rỡ. Xạ khuẩn là loài vi sinh vật có khả năng sinh chất kháng sinh kháng các loại vi sinh vật gây bệnh. Trên cơ sở đó chúng tôi đã phân lập các chủng xạ khuẩn từ các loại đất của tỉnh Thái Nguyên và đã lựa chọn được 3 chủng có khả năng sinh chất kháng sinh kháng vi sinh vật gây nhiễm trùng bệnh viện.Từ đó nghiên cứu khả năng lên men của 3 chủng và bước đầu tìm hiểu để tách chiết chất kháng sinh từ 3 chủng xạ khuẩn đã chọn. Từ khóa: Xạ khuẩn, Chủng, Hoạt tính kháng sinh, Môi trường, Vi sinh vật.

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Việt Nam là nước có tỷ lệ mắc bệnh do vi sinh vật gây ra khá cao, đặc biệt các loại vi khuẩn, dẫn đến nhu cầu về thuốc kháng sinh là rất lớn.Chất kháng sinh là chất có nguồn gốc thiên nhiên và các sản phẩm cải biến của chúng bằng con đường hóa học có khả năng tác dụng chọn lọc đối với sự phát triển của VSV ngay nồng độ thấp. [1],[2],[4]

Để sản xuất chất kháng sinh con người không chỉ tìm kiếm những chủng vi sinh vật sinh chất kháng sinh từ tự nhiên mà còn cải tạo chúng bằng nhiều phương pháp như dùng kỹ thuật di truyền và công nghệ gene, gây đột biến định hướng, chọn dòng gene sinh tổng hợp, tạo và dung hợp tế bào trần để tạo ra các chủng có hoạt tính kháng sinh cao, đồng thời nhằm mục đích tìm kiếm các loại kháng sinh mới và quý trong thời gian ngắn .

Một yêu cầu cấp thiết hiện nay là tìm ra các chất kháng sinh mới phục vụ nhu cầu nghiên cứu và điều trị các bệnh nhiễm khuẩn và cũng để bổ sung vào kho thuốc kháng sinh dự phòng đang ngày càng thiếu hụt.

* Tel: 01683.566.336, Email: [email protected]

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Đối tượng nghiên cứu

+ Các chủng xạ khuẩn đã được phân lập và tuyển chọn ở Thái Nguyên: K4, HT 28, DT 7.1

+ Vi khuẩn gây nhiễm trùng bệnh viện Staphylococcus aureus 467 tại bênh viện đa khoa TW Thái Nguyên

- Phương pháp nghiên cứu

+ Phương pháp lên men [3]

+ Phương pháp tách chiết chất kháng sinh bằng các dung môi hữu cơ [7], [8]

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Đánh giá độ đa dạng của xạ khuẩn có tiềm năng sinh kháng sinh

Trong 207 chủng đem thử hoạt tính, có 71 chủng xạ khuẩn có hoạt tính kháng sinh – chiếm tỷ lệ 34,3%. Số lượng và tỷ lệ các chủng có hoạt tính đối kháng 10 chủng vi khuẩn nói trên được cho trong bảng 1.

Kết quả nghiên cứu cho thấy: đất Thái Nguyên có tỷ lệ cao các chủng xạ khuẩn sản sinh chất kháng sinh (34,3%). Trong đó, các chủng xạ khuẩn có hoạt tính kháng sinh kháng tụ cầu vàng Staphylococcus aureus nhiều và phổ biến hơn các chủng xạ khuẩn kháng trực khuẩn mủ xanh Pseudomonas aeruginosa.

Bùi Thị Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 153 - 156

154

Bảng 1: Số lượng và tỷ lệ các chủng xạ khuẩn kháng S. aureus và P. aeruginosa

Sa 54

Sa 59 Sa 217 Sa 220 Sa 467

Sa ATCC 25923

Pa 34 Pa 43 Pa 45 Pa 47 Pa 62 Pa ATCC

10145 Số lượng chủng XK đề kháng

44 20 40 26 14 15 0 23 31 0 32 2

Tỷ lệ % tương ứng (%)

21,3 9,7 19,3 12,6 6,8 7,2 0 11,1 15 0 15,5 1

Tất cả các chủng Staph. aureus đều mẫn cảm với chất kháng sinh của xạ khuẩn, trong khi đó ở nhóm Pseu. aeruginosa đã có những chủng có khả năng đề kháng kháng sinh.

Lựa chọn MT lên men phù hợp Môi trường lên men được coi là phù hợp cho các chủng phải đảm bảo vừa thuận lợi cho chủng sinh trưởng tốt vừa cho hiệu suất kháng sinh cao. Trong thí nghiệm của mình, chúng tôi lựa chọn 3 môi trường Gauss I, A-4 và A-4H làm môi trường lên men cơ bản, đồng thời chọn chủng VKKĐ cho các thử nghiệm về HTKS là Staphylococcus aureus 467 (Sa 467 ) – đây là chủng vi khuẩn mọc nhanh và mẫn cảm với kháng sinh của nhiều chủng xạ khuẩn khi thí nghiệm

3 chủng xạ khuẩn nghiên cứu được nuôi lắc trong các MT Gauss I, A-4 và A-4H . Sau 120 giờ lên men, xác định hoạt tính kháng sinh với VSV kiểm định là Sa 467. Kết quả thí nghiệm được trình bày ở bảng 1 và hình 1

Kết quả thí nghiệm cho thấy: trong 3 môi trường được sử dụng để lên men sinh kháng sinh, môi trường A - 4H tỏ ra thích hợp nhất cho lên men. Các chủng xạ khuẩn được nuôi trên môi trường A -4H cho vòng hoạt tính kháng sinh lớn nhất. Trong 2 môi trường còn lại thì môi trường A-4 thích hợp cho lên men hơn MT Gauss I.

Bảng 2: Hoạt tính kháng sinh của 3 chủng xạ khuẩn trên các môi trường lên men

Môi trường

Hoạt tính kháng sinh (D - d, mm)

DT7.1 HT28 K4

A - 4 21 ± 0,5 22 22± 0,5

A - 4H 24 ± 0,5 27 25,5

Gause I 18 19,5 21

Hình 1. Hoạt tính kháng sinh của các chủng xạ khuẩn trên 3 MT nuôi cấy

Tách chiết CKS bằng các dung môi hữu cơ

Chúng tôi tiến hành sử dụng 3 dung môi để chiết rút chất kháng sinh là Iso-butanol, ethanol và aceton từ trong sinh khối. So sánh với hoạt tính kháng sinh ở dịch lên men của 3 chủng xạ khuẩn, kết quả được thể hiện ở bảng 3 và hình 2 sau đây.

Trong 3 dung môi được sử dụng để tách chiết chất kháng sinh từ sinh khối, ethanol là dung môi cho kết quả tách chiết cao nhất. Iso-butanol và aceton có hiệu quả tách chiết kháng sinh là gần như nhau. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng: HTKS trong sinh khối cũng gần tương đương với HTKS trong dịch lên men, điều đó chứng tỏ 3 chủng xạ khuẩn DT7.1, HT28 và K4 có khả năng sản sinh cả chất kháng sinh nội bào và ngoại bào.

KẾT LUẬN

Từ những kết quả đã thu được chúng tôi rút ra những kết luận sau:

-3 chủng xạ khuẩn là DT 7.1 ; HT 28 và K4 có hoạt tính kháng sinh mạnh và có khả năng kháng Staphylococcus aureus gây nhiễm trùng bệnh viện.

Bùi Thị Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 153 - 156

155

-Bước đầu nghiên cứu về điều kiện lên men sinh kháng sinh và kết luận:

+ Môi trường A- 4H là môi trường thích hợp cho việc lên men tạo chất kháng sinh của cả 3 chủng DT7.1 ; HT 28 và K4.

+ Ethanol là dung môi phù hợp để tách chất kháng sinh từ trong sinh khối của các chủng xạ khuẩn khi lên men.

Bảng 3: Kết quả tách chiết chất kháng sinh bằng dung môi hữu cơ

Nguồn chiết Dung môi Hoạt tính kháng sinh (D-d, mm)

DT7.1 HT28 K4

Sinh khối

Ethanol 22 ± 0,5 28 ± 0,5 25

Iso-butanol 19 23 ± 0,5 22

Aceton 17 ± 0,5 21 20 ± 0,5

Dịch lên men - 20 ± 0,5 27 ± 0,5 23

Ghi chú: chủng kiểm định là Sa 467.

Hình 2. Hoạt tính kháng sinh trong dịch lên men của chủng K4

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. Ngô Đình Quang Bính (2005), Vi sinh vật học công nghiệp, Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật, Trung tâm khoa học Tự nhiên và công nghệ Quốc gia, Hà Nội. [2]. Nguyễn Văn Cách (2004), Công nghệ lên men các chất kháng sinh, Nxb KHKT, Hà Nội [3]. Nguyễn Lân Dũng, Đoàn Xuân Mượu, Nguyễn Phùng Tiến, Đặng Đức Trạch, Phạm Văn Ty (1972), Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật học, Tập I, Nxb KHKT Hà Nội, 328 – 345. [4]. Bùi Thị Việt Hà (2006), Nghiên cứu xạ khuẩn sinh chất kháng sinh chống nấmgây bệnh thực vật ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ sinh học, Hà Nội.

[5]. Annaliesa S. Anderson, Elizabeth M.H. Wellington (2001), “The taxonomy of Streptomyces and related genera”, International Journal of Systematic and Evolution Microbiology, 51, 797 – 814. [6]. Dastager S.G., Wen Jun Li, Shu-Kun Tang, Xin Peng Tian, Xiao Yang Zhi, Li –Hua Xu, Cheng-Lin Jiang (2006) Seperation, “Identification and analysis of pigment (melanin) production in Streptomyces”, African Journal of Biotechnology, Vol5. 1131-1134. [7]. Porter. N (1995), ‘’Culture conditional for antibiotic producing microorganism’’. Methods in enzymol, 18, 3-23. [8]. Siegfried Peter (1986) “Method for isolating and purifying antibiotics”, US patent, apr 8.

Bùi Thị Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 153 - 156

156

SUMMARY INITIAL STUDY ON THE ANTIBIOTIC FERMENTATION OF SOM E ACTINOMYCETES STRAINS HAVING ANTIBIOTIC ACTIVITY AG AINST HOSPITAL SEPTIC BACTERIA IN THAI NGUYEN PROVINCE

Bui Thi Ha *, Trinh Ngoc Hoang

College of Medicine and Pharmacy – TNU

The strong development of modern biotechnology with the support of many other sciences have helped to find and apply antibiotics achieved brilliant achievements. Radiation bacterial microorganisms that are capable of generating antibiotic resistance of pathogenic microorganisms. On that basis, we have isolated strains of bacteria from the soil map of Thai Nguyen province and selected the three strains are capable of generating antibiotic-resistant microorganisms that cause infections .Then, study the disease fermentation of the three strains and initially learn to extract antibiotics from three strains of bacteria selected radiation. Keywords: Actinomyces, Strains, Antibiotic activity, Medium, Microbiology.

* Tel: 01683.566.336, Email: [email protected]

Nguyễn Đắc Trung Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 157 - 161

157

ĐẶC ĐIỂM KHÁNG KHÁNG SINH VÀ C Ơ CHẾ TRUYỀN GEN KHÁNG THUỐC Ở CÁC CHỦNG SALMONELLA TYPHI PHÂN LẬP TẠI VI ỆT NAM

Nguyễn Đắc Trung

Trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên

TÓM TẮT Một nghiên cứu hồi cứu đã được tiến hành với 111 chủng Salmonella typhi phân lập tại Vi ệt Nam. Kết quả cho thấy 81,1% số chủng đề kháng với một hoặc nhiều kháng sinh; kiểu cách đa đề kháng (CmApTmSu) xuất hiện phổ biến (75,68%); tất cả các chủng vi khuẩn vẫn còn nhạy cảm với ceftazidime, ceftriaxone và ciprofloxacin. Thực nghiệm tiếp hợp và phản ứng PCR xác nhận: các gen mã hóa cho sự đề kháng của S. typhi với chloramphenicol (cat-1), tetracycline (tetA), ampicillin (blaTEM-1) và trimethoprim (dfr14)/ sulfamethoxazole (sul-2) đều nằm trên một plasmid 23 Kb và chúng có thể được truyền cả cụm sang vi khuẩn nhận E. coli DH5α; plasmid 23 Kb chỉ được tìm thấy ở các chủng S. typhi đa kháng thuốc. Từ khóa: Bệnh thương hàn, Salmonella typhi, đa kháng thuốc, R-plasmid, PCR

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Ngày nay bệnh thương hàn do Salmonella typhi vẫn là một vấn đề y tế quan trọng ở các nước đang phát triển và kém phát triển-những nơi mà điều kiện vệ sinh còn kém, thiếu cung cấp nước sạch, ô nhiễm thực phẩm, việc sử dụng vacxin còn hạn chế [2], [13]. Dưới áp lọc chọn lọc của kháng sinh, vi khuẩn S. typhi đã phát triển nhiều cơ chế kháng thuốc khác nhau làm xuất hiện và lan truyền rộng rãi các chủng vi khuẩn kháng đa kháng sinh [4], [7], [10]. Từ năm 1995, bệnh thương hàn do S. typhi đa kháng thuốc đã xuất hiện ở nhiều vùng của Việt Nam, sự đề kháng với các kháng sinh fluoroquinolone và cephalosporin thế hệ thứ 3 cũng đã xuất hiện ở vi khuẩn này [2], [5], [14]. Cơ chế đề kháng và sự lan truyền gen kháng thuốc qua plasmid ở S. typhi cũng đã được nhiều tác giả trên thế giới nghiên cứu [4], [7], [10]. Tại Vi ệt Nam, plasmid mang gen kháng thuốc cũng đã được tìm thấy ở một số chủng S. typhi phân lập tại miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên có sự khác biệt trong cấu trúc và trọng lượng phân tử của các plasmid mang gen kháng thuốc này [1], [8], [9], [11], [12], [15]. Phân tích R-plasmid (plasmid mang gen kháng thuốc) và cơ chế lan truyền gen kháng thuốc ở vi khuẩn sẽ giúp xây dựng phương thức ngăn ngừa sự lan

*

truyền các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh trong cộng đồng.

Xác định đặc điểm kháng kháng sinh, sự tồn tại và cơ chế lan truyền của gen kháng kháng sinh ở các chủng S. typhi phân lập tại Vi ệt Nam chính là nội dung nghiên cứu của đề tài.

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chủng vi khuẩn: 111 chủng S. typhi phân lập từ bệnh nhân thương hàn tại Vi ệt Nam do Ngân hàng gen vi sinh vật Trường Đại học Y Hà Nội cung cấp. Trong đó 52 chủng phân lập tại miền Bắc, 45 chủng phân lập tại miền Trung và 14 chủng phân lập từ miền Nam. Chủng E. coli ATCC25922 và S. aureus ATCC 25923 sử dụng cho kiểm tra hiệu lực của kháng sinh. Chủng E. coli DH5α sử dụng cho thực nghiệp tiếp hợp chuyển gen.

Phương pháp nghiên cứu

Tất cả các chủng S. typhi đều được xác định sự nhạy cảm với 9 kháng sinh, bao gồm: chloramphenicol (Cm), ampicillin (Ap), tetracycline (Te), trimethoprim (Tm), sulfamethoxazole (Su), nalidixic acid (Na), ceftazidime, ceftriaxone và ciprofloxacin bằng phương pháp khoanh giấy khuếch tán Kirby- Bauer; MIC với chloramphenicol, ampicillin và co-trimoxazole được xác định bằng phương pháp E-test. DNA plasmid được tách chiết và tinh sạch theo phương pháp của

Nguyễn Đắc Trung Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 157 - 161

158

Joseph và David [6]. Sự lan truyền của plasmid được xác định qua tiếp hợp giữa các chủng S. typhi và E. coli DH5α. Kỹ thuật PCR sử dụng 5 cặp mồi được thực hiện để xác định các gen cat-1, blaTEM-1, tetA, sul-2, dfrA14 mã hóa lần lượt cho sự đề kháng với chloramphenicol, ampicillin, tetracycline, sulfamethoxazole và trimethoprim.

Trong số 111 chủng S. typhi được kiểm tra, chỉ có 21 chủng (18,92%) nhạy cảm hoàn toàn với những kháng sinh được thử; 90 chủng còn lại (81,1%) đề kháng với 1 hoặc nhiều kháng sinh; kiểu cách đa đề kháng (CmApTmSu) xuất hiện ở 84 chủng (75,68%) (Bảng 2).

Các kháng sinh thông thường dùng trong điều trị bệnh thương hàn như chloramphenicol, ampicillin và trimethoprim/sulfamethoxazole đều bị đề kháng với tỷ lệ cao (80,17 đến 75,68 %). Tuy nhiên không có chủng S. typhi nào kháng ceftazidime, ceftriaxone và cipropfloxacin; các chủng đề kháng với chloramphenicol và ampicillin có MIC ≥32 µg/ml và kháng trimethoprim/ sulfamethoxazole có MIC ≥4 µg/ml (Bảng 1).

Đặc điểm plasmid kháng thuốc ở S. typhi

Một plasmid với kích cỡ khoảng 23 Kb đã được tìm thấy ở 84 chủng S. typhi đa kháng thuốc, plasmid này không thấy xuất hiện ở các chủng vi khuẩn nhạy cảm hoàn toàn với kháng sinh (Hình 1).

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Sự nhạy cảm với kháng sinh của S. typhi

Bảng 1. Sự nhạy cảm kháng sinh của các chủng S. typhi

Kháng sinh R

I n (%)

S

n (%) MIC

(µg/ml) n (%)

MIC (µg/ml)

Chloramphenicol 89 (80,17) > 256 0 22 (19,83) ≤ 3

Ampicillin 84 (75,68) > 256 0 27 (24,33) ≤ 1 Trimethoprim/

sulfamethoxazole 84 (75,68) > 32 0 27 (24,33) ≤ 0,16

Tetracycline 90 (81,07) ND 0 21 (18,93) ND

Nalidixic acid 2 (1,8) ND 1 (0,9) 108 (97,3) ND

Ceftazidime 0 ND 0 111 (100) ND

Ceftriaxone 0 ND 0 111 (100) ND

Ciprofloxacin 0 ND 0 111 (100) ND

R, Đề kháng; I, Trung gian; S, Nhạy cảm; MIC, Nồng độ ức chế tối thiểu; ND, Không được xác định

Bảng 2. Kiểu cách kháng kháng sinh của cách chủng S. typhi

Ki ểu cách đề kháng a Số chủng Tỷ lệ % CmApTeTmSu 82 73,87

CmApTeTmSuNa 2 1,8

CmTe 5 4,5

Te 1 0,9

Nhạy cảm hoàn toàn 21 18,92

Tổng số 111 100 a Cm, chloramphenicol; Ap, ampicillin; Te, tetracycline; Tm, trimethoprim; Su, sulfamethoxazole; Na, nalidixic acid

Nguyễn Đắc Trung Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 157 - 161

159

Hình 1. Điện di đồ DNA plasmid trên gel agarose 0,8% (1, Thang chuẩn: DNA bacteriophage λ được cắt bằng Hind III; 2 và 3: chủng S. typhi nhạy cảm kháng sinh; 4-8: Plasmid chủng S. typhi đa kháng)

Thực nghiệm tiếp hợp chuyển gen đã được thực hiện giữa 21 chủng S. typhi đa đề kháng (mang plasmid 23 Kb) với chủng vi khuẩn E. coli DH5α (nhạy cảm kháng sinh, không mang plasmid). Hiện tượng chuyển gen qua plasmid đã xảy ra ở 11 chủng S. typhi (52,38%). Chủng E. coli lai thu được sau tiếp hợp biểu hiện kiểu cách đề kháng giống hoàn toàn chủng S. typhi tham gia thực nghiệm và plasmid 23 Kb cũng được tìm thấy ở những chủng E. coli này (Hình 2).

Hình 2. Điện di đồ Plasmid 23 Kb được truyền từ S. typhi đa kháng sang E. coli DH5α (1, Thang chuẩn: DNA bacteriophage λ được cắt bằng Hind III; 2 và 3: Plasmid 23 Kb của chủng S. typhi đa kháng; 4: E. coli DH5α trước tiếp hợp; 5 và 6: Plasmid 23 Kb của E. coli sau tiếp hợp)

Kết quả PCR phát hiện gen kháng kháng sinh ở S. typhi

Plasmid 23 Kb thu được từ 84 chủng S. typhi đa kháng thuốc và 11 chủng E. coli DH5α lai sau tiếp hợp được sử dụng làm khuôn mẫu

cho phản ứng PCR (sử dụng 5 cặp mồi). Gen cat-1 (314bp) mã hóa cho enzyme chloramphenicol acetyltransferase kiểu I kháng chloramphenicol, gen blaTEM-1 (827bp) mã hóa kháng ampicillin, gen tetA (710bp) mã hóa kháng tetracycline, gen dfrA14 (223bp) mã hóa enzyme dihydrofolate reductase kháng trimethoprim và gen sul-2 (187bp) mã hóa kháng sulfamethoxazole đã được tìm thấy tồn tại trên các phân tử DNA plasmid 23 Kb (Hình 3). Kết quả nghiên cứu cho thấy plasmid 23 Kb mang các gen mã hóa cho sự đề kháng đồng thời với chloramphenicol, tetracycline, ampicillin và trimethoprim/ sulfamethoxazole, các gen này có thể được truyền cả cụm (en bloc) cho vi khuẩn nhận qua cơ chế tiếp hợp.

KẾT LUẬN

Kiểm tra độ nhạy cảm của 111 chủng S. typhi phân lập tại Vi ệt nam với 9 loại kháng sinh cho thấy 81,1% số chủng S. typhi đề kháng với một hoặc nhiều kháng sinh; kiểu cách đa đề kháng (CmApTmSu) xuất hiện ở 75,68% số chủng; các chủng S. typhi vẫn còn nhạy cảm với ceftazidime, ceftriaxone và cipropfloxacin. Sự đề kháng với chloramphenicol, ampicillin, tetracycline, sulfamethoxazole và trimethoprim lần lượt do sự mã hóa của các gen: cat-1 (314bp), blaTEM-

1 (827bp), tetA (710bp), dfrA14 (223bp) và sul-2 (187bp); các gen này đều nằm trên plasmid 23 Kb và được truyền cả cụm qua cơ chế tiếp hợp sang vi khuẩn nhận.

Plasmid 23Kb

1 2 3 4 5 6 7 8

Plasmid 23Kb

1 2 3 4 5 6

Nguyễn Đắc Trung Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 157 - 161

160

Hình 3. Điện di đồ sản phẩm PCR các gen kháng kháng sinh nằm trên plasmid 23 Kb

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. Butler T., Linh NN., Arnold K., Adickman MD., Chau DM., Muoi MM., (1977), “Therapy of antimicrobial-resistant typhoid fever”, Antimicrob Agents Chemother, Vol. 11, No. 4, pp. 645-650. [2]. Connerton P., Wain J., Hien TT., Ali T., Parry C., Chinh NT., et al, (2000), “Epidemic typhoid in Vietnam: molecular typing of multiple-antibiotic-resistant Salmonella enterica serotype Typhi from four outbreaks” J. Clin. Microbiol, Vol. 38, pp. 895-897. [3]. Crump JA., Luby SP., Mintz ED.,(2004), “The global burden of typhoid fever”. Bull World Health Organ, 82, pp. 346-353. [4]. Jesudason MV., John TJ., (1992) “Plasmid mediated multidrug resistance in Salmonella typhi”, Indian J Med Res, Vol. 95, pp. 66-67. [5]. John W., Kidgell C., (2004), “The emergence of multidrug resistance to antimicrobial agents for the treatment of typhoid fever”, Transactions of the Royal Society of Tropical Medicine and Hygiene, Vol. 98, No. 7, pp. 423-430. [6]. Joseph S., and David W., (2001), “Molecular cloning: A laboratory manual”. 1st edition. New York: Cold Spring Harbor Laboratory Press. [7]. Kaul V., (1992), “R-factor mediated multiple drug resistance in Salmonella typhi strains isolated for seven years”, Indian J Med Microbiol, Vol. 10, pp. 107-113. [8]. Kidgella C., Pickarda D., Waina J., et al., (2002), “Characterisation and distribution of a cryptic Salmonella typhi plasmid pHCM2”, Plasmid, Vol. 47, No. 3, pp. 159-171. [9]. Ling JM., Lo NWS., Kam YM., et al., (2002), “Molecular methods for the epidemiological

typing of Salmonella enterica serotype Typhi from Hong Kong and Vietnam”, J. Clin. Microbiol, Vol. 36, pp. 292-300. [10]. Mirza S., Kariuki S., Mamun K Z., et al, (2000), “Analysis of Plasmid and Chromosomal DNA of multidrug-resistant Salmonella enterica serovar Typhi from Asia”, J Clin Microbiol, Vol. 38, pp. 1449-1452. [11]. Parkhill J., Dougan G., James KD., et al., (2001), “Complete genome sequence of a multiple drug resistant Salmonella enterica serovar Typhi CT18”, Nature, Vol. 413, No. 6858, pp. 848-852. [12]. Parry CM., Hien TT., Dougan G., White NJ., Farrar JJ., (2002), “Typhoid Fever”, N Engl J Med, Vol. 347, pp. 1770-1782. [13]. Thong KL., Passey M., Clegg A., Combs BG., Yassin RM., and T. Pang, (1996), “Molecular analysis of isolates of Salmonella typhi obtained from patients with fatal and nonfatal typhoid fever”, J. Clin. Microbiol, Vol. 34, pp. 1029-1033. [14]. Wain J., Hoa NT., Chinh NT., Vinh H., Everett MJ., Diep TS., et al., et al, (1997), “Quinolone-resistant Salmonella typhi in Viet Nam: molecular basis of resistance and clinical response to treatment”, Clin Infect Dis, Vol. 25, pp. 1404-1410. [15]. Wain J., Diem Nga LT., Kidgell C., et al, (2003), “Molecular analysis of incHI1 antimicrobial resistance plasmids from Salmonella serovar Typhi strains associated with typhoid fever” Antimicrob Agents Chemother, Vol. 47, pp. 2732-2739

bla TEM-1 (827 bp)

tetA (710 bp) cat-1 (314 bp)

dfrA14 (223 bp)

sul-2 (187 bp)

1 2 3 4 5 6

Nguyễn Đắc Trung Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 157 - 161

161

SUMMARY CHARACTERISTICS OF ANTIBIOTIC RESISTANCE AND TRANSM ISSION MECHANISM OF RESISTANCE GENES IN SALMONELLA TYPHI STRAINS ISOLATED IN VIET NAM

Nguyen Dac Trung*

College of Medicine and Pharmacy - TNU A retrospective study was carried out with 111 Salmonella typhi strains isolated in Vietnam. The results showed that 81.1% were resistant to one or more antimicrobial agents and the multidrug pattern of CmApTmSu was predominant (75.68 %). None of the strains displayed resistance to ceftazidime, ceftriaxone or ciprofloxacin. The conjugative and PCR assays indicated a small plasmid of approximately 23 Kb conferring the multidrug phenotype (MDR) was detected from MDR S. typhi strains. This plasmid harbored 5 drug-resistant genes, i.e., cat-1, blaTEM-1, tetA, sul-2, and dfr14; all were transferred en bloc from MDR S. typhi strains to E. coli DH5α via the 23-Kb plasmid. The transferable plasmid was only found from MDR S. typhi strains. Key words: Typhoid fever, Salmonella typhi, multidrug, transferable plasmid, PCR

*

Ngo Thuy Nga Journal of SCIENCE & TECHNOLOGY 79(03): 3 – 7

162

Hoàng Thị Hòa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 163 – 167

163

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TAI NẠN THƯƠNG TÍCH Ở HỌC SINH THCS CÁN TỶ-QUẢN BẠ-HÀ GIANG

Hoàng Thị Hòa, Trịnh Xuân Đàn

Trường đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên

TÓM TẮT Bằng phương pháp mô tả điều tra cắt ngang 1075 học sinh THCS xã Cán Tỷ, Huyện Quản Bạ, tỉnh Hà giang theo mẫu phiếu in sẵn chúng tôi thu được kết quả sau: - Tỷ lệ tai nạn thương tích (TNTT) là 11,62%, nguyên nhân chủ yếu là do ngã (41,16%), tai nạn giao thông (20,8%), do đuối nước (3,20%), thấp nhất là bỏng (1,60%) - Tuổi mắc tai nạn thương tích cao nhất ở lứa tuổi 12 (28,00%) cao hơn các lứa tuổi khác; nam (60,80%) cao hơn nữ (39,20%) và gặp chủ yếu ở học sinh người dân tộc Hmông (96,80%). - Kiến thức, thái độ, thực hành về tai nạn thương tích của học sinh chưa được tốt, chỉ đạt loại khá và trung bình (từ 52-70% ). Còn trên 10% số học sinh không hiểu biết về phòng tránh TNTT - Có mối liên quan chặt chẽ giữa kiến thức, thái độ, thực hành đến phòng tránh TNTT học sinh (OR = 3,14; CI= 95%) với p< 0,001); Không có mối liên quan giữa tuổi, giới, dân tộc và điều kiện kinh tế gia đình với TNTT (p> 0,05) Từ khóa: Tai nạn thương tích, học sinh trung học cơ sở, dân tộc, kiến thức thái độ thực hành

ĐẶT VẤN ĐỀ* Tai nạn thương tích là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và đứng hàng thứ 3 trong số 19 nhóm bệnh theo phân loại bệnh tật của tổ chức y tế thế giới (WHO) [1] và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở nhóm 1-19 tuổi [8]. Vì vậy đây là vấn đề sức khoẻ cộng đồng, là một gánh nặng đối với sức khoẻ xã hội nói chung và cá nhân nói riêng, nhất là đối với lứa tuổi trẻ. Ở Việt Nam trong thời gian gần đây, kết quả nghiên cứu của các tác giả cho thấy tỷ lệ TNTT ở học sinh ë bậc học phổ th«ng cã xu hướng gia tăng theo thời gian và cao nhất là ở học sinh THCS. Các tác giả cũng nhận xét là tình trạng chấn thương do tai nạn thương tích ở đối tượng này chưa được đề cập nhiều [2]. Nghiên cứu của Nguyễn Thuý Lan tại thành phố Yên Bái cho thấy tỷ lệ TNTT ở nhóm tuổi 10-14 (Lứa tuổi học phổ thông) là cao nhất (1,38%), tỷ lệ chết là 0,06%; Tỷ lệ chết/mắc là 4,9% [3]. Tại Hà Giang chưa có nghiên cứu nào về TNTT cho lứa tuổi này. Đặc biệt, nhiều học sinh đến trường phải đi qua cầu gọi là cầu Cán Tỷ bắc qua sông Miện *

thuộc trục đường quốc lộ 4C, nên nguy cơ xẩy ra tai nạn thương tích là thường xuyên. Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng tai nạn thương tích ở học sinh THCS Cán Tỷ là vấn đề cấp bách. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở cho các giải pháp dự phòng tai nạn thương tích của học sinh cũng như trẻ em nói chung tại Cán Tỷ và những địa bàn tương tự. Đề tài nhằm hai mục tiêu sau:

1- Mô tả thực trạng tai nạn thương tích ở học sinh THCS xã Cán Tỷ huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang năm 2011

2- Xác định một số yếu tố liên quan đến TNTT học sinh. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP Đối tượng nghiên cứu: Học sinh từ 12-15 tuổi của trường trung học cơ sở xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang và hồ sơ lưu trữ tại Y tế học đường liên quan đến TNTT. Đặc điểm học sinh của trường có khoảng ½ ở nội trú, số còn lại ở tại gia đình. Trường học hai buổi trong ngày, các em ở gia đình phần lớn đi lại bằng xe đạp, một phần do gia đình đưa đón và đi bộ, đường đến trường song song với quốc lộ 4C và phải đi qua cầu Cán Tỷ nên có nhiều nguy cơ bị tai nạn thương tích.

Hoàng Thị Hòa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 163 – 167

164

Thời gian nghiên cứu: Tháng 9-10 năm 2011 Phương pháp nghiên cứu: mô tả, thiết kế cắt ngang. - Cỡ mẫu nghiên cứu gồm toàn bộ học sinh của nhà trường (1075 học sinh) và hồ sơ liên quan đến TNTT. - Kỹ thuật thu thập số liệu: Phỏng vấn trực tiếp theo mẫu phiếu điều tra được in sẵn với bộ câu hỏi được thử nghiệm, điều chỉnh sau đó mới sử dụng.

- Phương pháp xử lý số liệu: Theo thuật toán thống kê trên máy vi tính với phần mềm SPSS 13.0. KẾT QUẢ Thực trạng tai nạn thương tích ở học sinh THCS Cán Tỷ

Qua nghiên cứu 1075 học sinh 12-15 tuổi về tình hình tai nạn thương tích trong năm 2011 có 125 trường hợp bị TNTT chiếm (11,63%), trong đó nam có 76 trường hợp (7,07%); nữ có 49 trường hợp (4,56%).

Bảng 1. Tỷ lệ tai nạn thương tích theo khối lớp và nơi ở

Khối lớp Ở nội trú Ở nhà Tổng

n % n % n % Khối 6 15/127 11,81 18/119 15,13 33/256 12,90 Khối 7 16/143 11,19 13/124 10,48 29/267 10,86 Khối 8 18/132 13,64 17/132 12,88 35/264 13,26 Khối 9 13/158 8,23 15/130 11,54 28/288 9,72 Tổng 56/570 9,82 69/505 13,66 125/1075 11,63

Bảng 2. Phân bố đối tượng học sinh theo giới

Giới tính

Khối 6 Khối 7 Khối 8 Khối 9 n % n % n % n %

Nam 19/141 13,47 17/152 11,18 19/140 13,57 11/160 6,87 Nữ 14/115 12,47 12/115 10,43 16/124 12,90 9/128 7,03

Tổng số 33/256 12,89 29/267 10.86 35/264 13,26 28/288 12,28

Bảng 3. Phân bố đối tượng học sinh theo dân tộc

Dân tộc Khối 6 Khối 7 Khối 8 Khối 9

n % n % n % n % Hmông 31/248 12,50 28/262 10,69 34/257 13,23 27/280 9,64 Kinh 2/8 25,00 1/5 20,00 0/3 0 1/5 20,00 Khác 0 0 0 0 1/4 25,00 0/3 0

Tổng số 33/256 12,89 29/267 10,86 35/264 13,26 28/288 9,72

Bảng 4. Các loại tổn thương và vị trí tổn thương thường gặp

STT Loại chấn thương Số lượng (n=125) Tỷ lệ %

1 Gãy xương 3 2,40 2 Bong gân trật khớp 12 9,60 3 Vết thương phần mềm 69 55,20 4 Bỏng 2 1,60 5 Chấn động não 1 0,80 7 Khác 24 19,20 8 Không biết 14 11,20

Vị trí chấn thương 1 Đầu, mặt, cổ 3 2,4 3 Thân mình 26 20,8 6 Bụng, lưng, khung chậu 15 12 7 Vai, cánh, cẳng, bàn tay 21 16,8 8 Đùi, cẳng, bàn chân 29 23,2 10 Toàn thân, đa chấn thương 31 24,8

Hoàng Thị Hòa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 163 – 167

165

Tỷ lệ TNTT của học sinh theo khối lớp của trường THCS Cán Tỷ là tương đương, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Tuy nhiên, theo nơi ở thì học sinh ở tại gia đình mắc TNTT nhiều hơn học sinh ở bán trú tại trường có ý nghĩa thống kê với p<0,05 có lẽ do các em tham ở gia đình tham gia làm việc giúp gia đình nên tai nạn do lao động và ngã là phổ biến.

Tỷ lệ TNTT ở nam giới gặp cao hơn nữ giới, nhất là khối lớp 7. Theo tác giả Vũ Thị Len ở Hải Phòng [4] và Chu Văn Tường Hà Nội [7] là trẻ nam bị TNTT điều trị tại bệnh viện nhiều hơn và thậm chí gấp đôi nữ.

Tỷ lệ TNTT tập trung chủ yếu là dân tộc Hmông chiếm (11,25%); trong khi dân tộc kinh chỉ chiếm (0,37%). Điều này hoàn toàn logic vì thực tế có 90% dân số sinh sống tại đây là dân tộc Hmông, dân tộc kinh và dân tộc khác từ nơi khác đến công tác hoặc làm ăn sinh sống là rất ít.Loại hình vết thương hở chiếm tỷ lệ cao nhất (55,2%), đặc biệt có tới 11,2% số học sinh được điều tra không biết loại chấn thương; chấn thương khác chiếm 19,2%; tiếp theo là bong gân trật khớp (9,6%), bỏng

(1,6%) và thấp nhất là chấn động não (0,8%), không có chấn thương nội tạng.

Vị trí bị chấn thương nhiều nhất ở chi dưới vùng đùi, cẳng và bàn chân (23,2%), tiếp theo là đa chấn thương (24,8%), thân mình (20,8%), chi trên vùng vai, cánh, cẳng, bàn tay (16,8%), vùng bụng, lưng và khung chậu (12%), thấp nhất là chấn thương vùng đầu (2,4%). Không gặp một trường hợp nào bị chấn thương vùng cổ, ngực và xương cột sống.

Kết quả này cũng phù hợp với một số tác giả đã nghiên cứu ở Hà Nội và Hải phòng [4], [7].

Tỷ lệ học sinh có kiến thức, thái độ, thực hành về phòng tránh TNTT thấp, chủ yếu chỉ đạt ở mức khá và trung bình (trên 70%). Còn một tỷ lệ đáng kể các em không có kiến thức về TNTT (29,12%). Vì các xã vùng cao miền núi các phương tiện thông tin đại chúng là rất hiếm có ở các hộ gia đình, còn việc tiếp nhận kiến thức dạy ở trường thì nhận thức của các em người Hmông có nhiều hạn chế. Tỷ lệ bị TNTT cao nhất là lứa tuổi 12 (13,70%), tiếp theo là lứa tuổi 14 (12,5%) và thấp nhất là lứa tuổi 13 (10,86%), lứa tuổi 15 (9,72%). Không có sự khác biệt về TNTT giữa các lứa tuổi (p>0,05).

Bảng 5. Tỷ lệ học sinh có kiến thức, thái độ, thực hành về TNTT

Địa điểm Ki ến thức Thái độ Thực hành

n % n % n % Khá 196 18,23 234 21,77 217 20,18

Trung bình 567 52,74 689 64,1 753 70,06 Kém 313 29,12 152 14,13 105 9,76

Bảng 6. Tỷ lệ TNTT theo tuổi

Tuổi Bị tai nạn TT Không bị tai nạn TT

n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % 12 tuổi 35 13,70 221 86,30 13 tuổi 29 10,86 238 89,13 14 tuổi 33 12,50 231 87,50 15 tuổi 28 9,72 260 90,20

p (testχ2) >0,05 >0,05

Bảng 7. Mối liên quan giữa giới và tai nạn thương tích

Giới Số bị TNTT Số không bị TNTT OR, CI95%OR, p

n % n %

OR = 1,3 CI 95% (0,87-1,94) p> 0,05

Nam 76 12,80 517 87,20

Nữ 49 10,20 433 89,80

Tổng 125 11,62 950 100,00

Hoàng Thị Hòa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 163 – 167

166

Bảng 8. Mối liên quan giữa dân tộc và tai nạn thương tích

Dân tộc Số bị TNTT Không bị TNTT OR, CI95%OR, p

n % n % OR = 3,14 CI 95% (0,37 - 2,36) p> 0,05

Hmông 121 12,80 922 87,20 Khác 4 10,20 28 89,80

p (testχ2) >0,05 >0,05

Bảng 9. Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ, thực hành với TNTT

Ki ến thức Bị TNTT Không bị TNTT OR, CI95%OR, p

n % n % OR = 3,14

CI 95%(1,89-5,19) p<0,001

Không có kiến thức 28 25,92 80 70,07 Có kiến thức 97 10,03 870 89,96

<0,001 <0,001

Bảng 10. Điều kiện kinh tế gia đình và TNTT

Điều kiện kinh tế Bị TNTT Không bị TNTT

n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % Thấp 121 11,50 926 88,50

Trung bình 04 19,10 17 80,90 Khá 0 0,00 7 100,00

p (testχ2) >0,05 >0,05

Học sinh nam có nguy cơ bị TNTT cao gấp 1,3 lần so với học sinh nữ, nhưng mối liên quan chưa có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Không có mối liên quan giữa dân tộc và TNTT, tỷ lệ TNTT ở dân tộc Hmông không có sự khác biệt so với các dân tộc khác. Có mối liên quan giữa kiến thức của học sinh với TNTT. Những học sinh thiếu kiến thức, thực hành về TNTT có nguy cơ bị TNTT cao gấp 3,14 lần những học sinh có kiến thức tốt, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Tình hình kinh tế gia đình không có mối liên quan với TNTT. KẾT LUẬN VÀ KHUY ẾN NGHỊ Qua điều tra 1075 học sinh trung học cơ sở xã Cán Tỷ huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang chúng tôi rút ra một số kết luận sau: Thực trạng tai nạn thương tích ở học sinh trung học cơ sở Cán Tỷ - Tỷ lệ tai nạn thương tích ở học sinh trung học cơ sở là 11,62%, nguyên nhân gây tai nạn thương tích chủ yếu là do ngã (41,16%), tiếp theo (20,8%) do tai nạn giao thông, (3,20%) do đuối nước, 2,40% do các vật rơi vào, thấp nhất là bỏng (1,60%) - Tỷ lệ mắc tai nạn thương tích ở lứa tuổi 12 là cao nhất (28,00%) cao hơn các lứa tuổi khác. - Tỷ lệ TNTT ở học sinh nam (60,80%) cao hơn học sinh nữ (39,20%).

- Tỷ lệ TNTT ở học sinh người dân tộc Hmông (96,80%) nhất.

- Địa điểm xảy ra TNTT thường gặp ở đình cao nhất chiếm (6,41%), sau đó ở trường (2,30%).

Ki ến thức, thai độ, thực hành về TNTT - Kiến thức, thái độ, thực hành về tai nạn thương tích của học sinh Cán Tỷ chưa được tốt, chỉ đạt loại trung bình (từ 52-70% ). Còn trên 10% số học sinh không hiểu biết về phòng tránh TNTT

Một số yếu tố liên quan đến TNTT ở học sinh THCS Cán Tỷ. - Kiến thức, Thái độ, thực hành có mối liên quan chặt chẽ đến phòng tránh tai nạn thương tích của học sinh (OR = 3,14; CI= 95%) với p< 0,001

- Không có môi liên quan giữa tuổi, giới, dân tộc và điều kiện kinh tế gia đình với TNTT (p> 0,05)

Qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi có một số khuyến nghị sau:

1. Nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng chống tai nạn thương tích, biết cách sơ cứu, cấp cứu cho trẻ khi bị tai nạn thương tích.

2.Chương trình phòng chống tai nạn thương tích cần được đưa vào giảng dạy chính khoá tại các trường trung học cơ sở.

Hoàng Thị Hòa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 163 – 167

167

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. Lê Vũ Anh, Phạm Việt Cuờng (2008), Vai trò của các truờng Y trong nâng cao năng lực phòng chống tai nạn thương tích tại Việt Nam, Báo cáo khoa học hội nghị châu Á-Thái bình dương lần thứ hai về phòng chống tai nạn thương tích. Hà Nội. 4-6/11/2008). [2]. Trịnh Xuân Đàn, Nguyễn Minh Tuấn và cộng sự (2004), Nghiên cứu mô hình các yếu tố nguy cơ đặc thù tác động đến tai nạn thương tích ở học sinh phổ thông tỉnh Thái Nguyên, Báo cáo khoa học tại hội nghị toàn quốc hội Y tế công cộng Việt Nam, Hà Nội 12/2006. [3]. Nguyễn Thuý Lan, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Yên Bái (2004), Thực trạng tai nạn thương tích ở trẻ em dưới 15 tuổi thành phố Yên Bái năm 2004. [4]. Vũ Thị Len, Bùi Thị Thu Hoài, Bùi Thị Bích Ngọc và cs (2001), " Tình hình mắc tai nạn thương tích ở trẻ em tại các trung tâm Y tế quận - huyện

trong 3 năm 1998 - 2000", Tạp chí Y học thực hành, Số 420, 20 - 26. [5]. Nguyễn Thị Hồng Tú, Trần Thị Ngọc Lan, Khiếu Thị Quỳnh Trang (2008), Xây dựng cộng đồng an toàn cho trẻ em tại Việt Nam, Báo cáo khoa học hội nghị châu Á-Thái bình dương lần thứ hai về phòng chống tai nạn thương tích, Hà Nội, 4-6/11/2008. [6]. Nguyễn Thị Hồng Tú, Lương Mai Anh, Nguyễn Thị Thu Huyền, và cộng sự (2008), Kết quả mô hình nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng chống tai nạn giao thông tại huyện Từ Liêm, Hà Nội, Báo cáo khoa học hội nghị châu Á-Thái bình dương lần thứ hai về phòng chống tai nạn thương tích, Hà Nội, 4-6/11/2008. [7]. Chu Văn Tường, Trần Văn Quang, Nguyễn Thị Vinh và cs (2002), Tình hình tai nạn trẻ em, Báo cáo khoa học thực trạng và giải pháp can thiệp, Hà Nội 17 -18/12, 198 – 203.

SUMMARY SITUATION AND SOME FACTORS RELATED TO ACCIDENT INJU RIES OF SECONDARY SCHOOL PUPILS IN CAN TY- QUAN BA- HA GIAN G

Hoang Thi Hoa*, Trinh Xuan Dan

Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy

By the research method of description and cross-sectional survey 1075 of pupils of Can Ty commune, Quan Ba district, Ha Giang province in printed forms, we obtained the following results: - The rate of accident injury is 11.62%. Falls, traffic accidents, drowning and burns are causes of accident injury and account for 41.16%, 20.8%, 3.20% and 1.60% conseccutively. The main cause of accident injury is falls and the lowest reason causing accident injury is burn - The highest rate of pupils suffering from accident injury is the age of 12 (28.00%); the rate of accident injury in male pupil is 60.80% and higher than that in female pupils (39.20%). Hmong pupils suffering of accident injuries are mainly (96.80%). - Knowledge, attitude and practice of accident injury are not good. Good and moderate classification are only from 52% to 70%. There are 10% of students, who do not know about prevention accident injury. - There is close relationship between knowledge, attitude and practice related to prevent accident injury (OR = 3.14; CI = 95%) with p <0.001). There are not relations between age, sex, ethnic and economic conditions of family with accident injury (p> 0.05) Keywords: accident injury , pupils of secondary school, ethnic people, (KAP)

*

Hoàng Thị Hòa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 163 – 167

168

Lương Mai Anh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 169 – 174

169

NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG GIÁM SÁT TAI N ẠN THƯƠNG TÍCH NGÀNH Y TẾ TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2002-2010

Lương Mai Anh, Nguyễn Thúy Lan, Tr ịnh xuân Đàn Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

TÓM TẮT

Nghiên cứu được tiến hành nhằm mục tiêu đánh giá hệ thống giám sát tai nạn thương tích của tỉnh Yên Bái giai đoạn 2002-2010. Bằng phương pháp nghiên cứu dựa trên các dữ liệu sẵn có, điều tra cắt ngang đã đạt được kết quả: Hệ thống giám sát được triển khai từ năm 2003 từ tuyến tỉnh đến xã, phường, cho đến nay về nguồn lực hiện vẫn chưa có cán bộ chuyên trách, về trang thiết bị như máy vi tính, điện thoại… vẫn phải sử dụng nhờ các chương trình Y tế khác, về báo cáo số liệu tai nạn thương tích đã được thực hiện theo biểu mẫu và quy định của Bộ Y tế tuy nhiên còn rất nhiều hạn chế như: bỏ sót trường hợp, không xác định đúng nguyên nhân tử vong do tai nạn thương tích, báo cáo thường muộn hơn thời gian yêu cầu, số liệu báo cáo thiếu chính xác, tuyến trên không kiểm soát được số liệu của tuyến dưới. Từ đó chúng tôi đưa ra một số kiến nghị: Cần mở những lớp đào tạo nâng cao kiến thức giám sát TNTT cho cán bộ làm công tác giám sát TNTT tại tuyến tỉnh để về chỉ đạo tuyến huyện thị, xã phường; Tập huấn về cách ghi chép biểu mẫu cho cán bộ làm công tác thống kê báo cáo TNTT; Qui định ghi chép số liệu người bệnh bị tai nạn đối với các bệnh viện; Qui định cụ thể hình thức báo cáo đối với bệnh viện đa khoa tuyến huyện. Từ khóa: Tai nạn thương tích; hệ thống giám sát tai nạn thương tích; đánh giá; đào tạo; thống kê báo cáo.

ĐẶT VẤN ĐỀ* Hiện tại ở Việt Nam thông tin về tình hình tai nạn thương tích (TNTT) có được từ 2 nguồn chính đó là báo cáo của Bộ Y tế và báo cáo thường xuyên của các bộ, ngành theo chức năng nhiệm vụ quản lý Nhà nước của từng Bộ, ngành. Riêng ngành Y tế giám sát TNTT cũng đã được triển khai từ năm 2003, báo cáo số liệu thu thập từ hệ thống này được tổng hợp từ tuyến tỉnh lên Cục Quản lý môi trường y tế định kỳ hàng quý, 6 tháng và 1 năm. Tuy nhiên báo cáo thường chậm, số liệu chưa đầy đủ và thiếu chính xác. Để có cơ sở cho việc xây dựng và triển khai thí điểm hệ thống giám sát điểm về TNTT tại Việt Nam, Cục Quản lý môi trường y tế tiến hành khảo sát hệ thống giám sát TNTT hiện tại tỉnh Yên Bái giai đoạn 2002-2010. Mục tiêu: Đánh giá hệ thống giám sát TNTT của tỉnh Yên Bái. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu dựa trên các dữ liệu có sẵn (desk study);

*

- Sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang kết hợp nghiên cứu định lượng và định tính (phỏng vấn sâu)

Đối tượng nghiên cứu: - Các văn bản chỉ đạo, báo cáo giám sát TNTT giai đọan 2002-2010;

- Các cán bộ làm công tác PCTNTT của ngành Y tế tỉnh Yên Bái được lựa chọn theo phương pháp phân tầng có chủ đích từ tỉnh tới huyện, thị, xã, phường. Tuyến tỉnh 03 người của Sở Y tế. Tuyến huyện chọn 03 huyện, mỗi huyện 03 người (01 của Trung tâm Y tế, 01 của Bệnh viện, 01 của phòng Y tế); tuyến xã: mỗi huyện chọn 01 xã, mỗi xã chọn 10 người. Tổng số: 42 người.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm: Chọn chủ đích 03 huyện: Trấn Yên, Văn Yên và thành phố Yên Bái.

- Thời gian: Tháng 10- 12/2010 KẾT QUẢ, BÀN LUẬN Văn bản chỉ đạo tri ển khai thực hiện hệ thống giám sát của tỉnh Yên Bái + Tuyến tỉnh:

- Quyết định số 1236/QĐ-UBND ngày 06/8/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Báivề việc phê duyệt chương trình hành

Lương Mai Anh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 169 – 174

170

động, phòng chống tai nạn thương tích của tỉnh Yên Bái đến năm 2010.

- Kế hoạch triển khai công tác PCTNTT năm 2009 của Sở Y tế tỉnh Yên Bái.

- Kế hoạch triển khai công tác PCTNTT năm 2010 của Sở Y tế tỉnh Yên Bái.

+ Tuyến huyện:

- Kế hoạch công tác PCTNTT tại cộng đồng đến năm 2010 của thành phố Yên Bái trong đó có nội dung về giám sát, báo cáo TNTT;

- Kế hoạch công tác PCTNTT tại cộng đồng đến năm 2010 của huyện Trấn Yên trong đó có nội dung về giám sát báo cáo TNTT;

- Kế hoạch triển khai mô hình an toàn PCTNTT huyện Trấn Yên, huyện Văn Yên trong đó có nội dung về giám sát báo cáo TNTT.

+ Tuyến xã:

- Không xây dựng kế hoạch riêng cho công tác PCTNTT mà lồng ghép trong kế hoạch công tác chung của xã phường trong đó có nội dung về giám sát báo cáo TNTT. Các nguồn số liệu trong hệ thống giám sát TNTT của ngành Y tế tỉnh Yên Bái + Nguồn từ hệ thống giám sát thường xuyên: - Số liệu mắc/chết do TNTT tại cộng đồng: thu thập báo cáo TNTT của 180 xã phường, số liệu tử vong theo số A6/YTCS của 180 xã phường.

- Số liệu mắc/chết do TNTT tại 9 bệnh viện tuyến huyện; 02 bệnh viện tuyến tỉnh.

+ Nguồn từ hệ thống giám sát tại bệnh viện: - Số li ệu mắc/ chết do tai nạn giao thông nhập viện tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái.

+ Nguồn từ một số điều tra nghiên cứu về TNTT:

- Kết quả điều tra Hộ gia đình về TNTT năm 2006 của tỉnh Yên Bái.

- Kết quả nghiên cứu thực trạng TNTT trẻ em <15 tuổi thành phố Yên Bái năm 2005.

Nguồn lực hệ thống giám sát TNTT tỉnh Yên Bái

+ Cán bộ: Không có cán bộ chuyên trách, cán bộ thường xuyên bị luân chuyển công tác;

Cán bộ kiêm nhiệm đã được đào tạo về giám sát tai nạn thương tích: tuyến tỉnh: 03 người ở Nghiệp vụ Y; 01 người ở Bệnh viện tỉnh, tuyến huyện: 02 người/huyện, tuyến xã: 01 người/xã, thôn(bản): 01 người/thôn (bản).

+ Trang thiết bị (máy vi tính): không có trang bị riêng cho giám sát TNTT, chủ yếu kết hợp với các chương trình y tế khác của đơn vị.

+ Biểu mẫu báo cáo: in cấp đầy đủ theo tháng, quí, năm.

+ Sử dụng phần mềm báo cáo của Bộ Y tế: chưa thực hiện. Nguồn thông tin của hệ thống giám sát

Hệ thống được triển khai thí điểm ở thành phố Yên Bái từ năm 2003, đến năm 2005 triển khai đồng bộ ở 180 xã phường/9 huyện thị trong toàn tỉnh. Số liệu thu thập từ hệ thống này cung cấp các thông tin về số mắc, số tử vong, tuổi, giới, nghề nghiệp, địa điểm, nguyên nhân bị thương và địa điểm xử trí sau khi bị thương.

Số liệu TNTT được Trạm Y tế xã báo cáo hàng tháng lên TTYT huyện, TTYT huyện sẽ báo cáo hàng quý lên Phòng Nghiệp vụ Y - Sở Y tế tỉnh và định kỳ hàng quý tỉnh báo cáo Bộ Y tế.

Ưu điểm của hệ thống này là chỉ số báo cáo về thương tích được bổ sung và lồng ghép trong hệ thống thống kê y tế hiện tại nên chi phí thấp hơn so với các hệ thống giám sát khác. Hệ thống thu thập được số liệu TNTT nhẹ, thương tích không đến bệnh viện và cung cấp các thông tin cơ bản về TNTT. Tuy nhiên vẫn có một số vấn đề cần lưu ý của hệ thống này trong giai đoạn 2005-2010 là chất lượng báo cáo còn chưa cao. Có nhiều số liệu chưa chính xác và thiếu tính thống nhất. Các báo cáo tuyến dưới gửi tuyến trên muộn theo quy định. Số liệu tử vong chỉ thu thập được ở các cơ sở y tế chưa thực sự phản ánh thực trạng tử vong tại cộng đồng.

Kết quả từ các nguồn thu thập thông tin:

Từ hệ thống giám sát TNTT thường xuyên

+ Kết quả giám sát TNTT (2005 - 2010) (bảng)

Lương Mai Anh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 169 – 174

171

Từ báo cáo Tai nạn giao thông nhập viện:

+ Thời gian bắt đầu triển khai: 2009

+ Đơn vị báo cáo: Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái

- Số báo cáo/Tổng số báo cáo/năm: 12/12

+ Thời gian báo cáo:

- Báo cáo tuần: Phòng Kế hoạch tổng hợp của bệnh viên tổng hợp số liệu báo cáo từ các khoa: Khoa khám bệnh, Cấp cứu, Ngoại chấn thương, Răng hàm mặt, Tai mũi họng, Mắt. Số liệu được cập nhật từ thứ 2 đến chủ nhật hàng tuần.

- Báo cáo tháng: Bệnh viện đa khoa tỉnh tổng hợp số liệu từ ngày 01 đến 30 hàng tháng báo cáo Sở Y tế, Cục Quản lý môi trường y tế trước ngày 05 hàng tháng.

+ Biểu mẫu báo cáo:

- Được thực hiện theo biểu mẫu báo cáo các trường hợp tai nạn giao thông nhập viện. Biểu mẫu của Bộ Y tế.

+ Cán bộ thực hiện:

- Hiện tại không có cán bộ chuyên trách thực hiện ghi chép và tổng hợp số liệu báo cáo tại bệnh viện, mỗi khoa phòng hàng ngày cử 01 cán bộ ghi chép các trường hợp tai nạn giao thông vào viện. Hàng tuần các khoa phòng tổng hợp số liệu và báo cáo

+ Chất lượng báo cáo hiện nay:

- Số liệu cập nhật hàng ngày trong phạm vi của bệnh viện do vậy số liệu đầy đủ.

- Báo cáo được thực hiện đảm bảo về thời gian.

- Số liệu báo cáo chỉ để báo cáo cho tuyến trên Đánh giá về số liệu của hệ thống giám sát hiện nay của ngành Y tế tế tỉnh Yên Bái *Tính đầy đủ của số liệu:

- Các đơn vị trong ngành Y tế tỉnh Yên Bái đều có báo cáo số liệu TNTT theo mẫu quy định của Bộ Y tế. - Bỏ sót các trường hợp TNTT nhẹ gia đình không thông báo cho nhân viên y tế thôn để lập phiếu TNTT.

- Bỏ sót các trường hợp nạn nhân là người địa phương nhưng làm việc ở xa bị TNTT và tử vong ở xa, gia đình không thông báo kịp thời.

- Nhiều trường hợp khai báo với tư pháp mà không được ghi trong sổ tử vong A6 và không được báo cáo.

- Nhiều gia đình có người tử vong đều đốt đi các giấy tờ liên quan đến nguyên nhân người chết như: giấy ra viện, các kết quả chẩn đoán của các cơ sở y tế … sau đó khai lại không đúng với nguyên nhân chết.

- Có những trạm phân công cán bộ dân số phụ trách việc ghi chép sổ A6 nên gặp hạn chế trong xác định nguyên nhân gây tử vong.

*Tính kịp thời:

- Báo cáo thống kê TNTT tuyến tỉnh: 01 quý tổng hợp/01 lần do đó không phản ánh sớm được thực trạng TNTT theo thời gian, mùa vụ.

- Báo cáo tổng hợp nguyên nhân tử vong theo sổ tử vong A6/YTCS các tuyến (01 năm/01 lần) quá chậm không phản ánh được nguy cơ tử vong kịp thời do đó khó có thể đưa các giải pháp can thiệp sớm.

- Thời gian tổng hợp số liệu tử vong A6/YTCS dự kiến: 3 tháng nhưng thực tế: 10 tháng các huyện mới gửi đầy đủ do đó báo cáo lên Trung ương không đúng thời gian quy định.

*Tính chính xác của số liệu:

- Tuyến xã: Phần lớn không có máy tính để tổng hợp báo cáo do đó số liệu báo cáo không đúng. Nhân viên Y tế thôn bản ở một số địa phương không ghi chép được phiều TNTT do không hiểu rõ về chấn thương. Các cộng tác viên y tế, dân số đều không có trình độ chuyên môn nên việc báo cáo nguyên nhân không chính xác phần lớn ghi là chết do già

- Tuyến huyện: Việc tổng hợp rất khó khăn ở những khoa Y tế công cộng vì không có máy tính và cán bộ chuyên trách lại thay đổi qua các năm do đó báo cáo không chính xác.

- Tuyến tỉnh: Không kiểm soát được số liệu báo cáo của tuyến huyện.

Lương Mai Anh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 169 – 174

172

TT Loại

TNTT 2005 2006 2007 2008 2009 2010

M TV M TV M TV M TV M TV M TV

1 TNTT

chung 4590 31 9737 42 11853 126 11857 68 12276 52 12590 123

2 TNGT 1653 17 3312 26 4543 35 3866 27 4491 20 3900 37

3 TNLĐ 662 1 2041 2 1119 6 1132 2 1047 4 1310 18

4 Súc vật

cắn 7 0 76 0 128 2 207 2 239 0 285 0

5 Ngã 455 2 2041 2 1733 4 3714 2 4190 2 4132 6

6 Đuối

nước 3 1 11 1 24 1 5 3 7 6 68 14

7 Bỏng 71 3 240 3 323 2 364 0 352 0 301 0

8 Ngộ độc 226 0 300 0 258 14 282 0 122 295 1

9 Tự tử 60 6 140 6 246 12 231 9 263 12 320 16

10

Bạo lực

xung đột 133 1 442 1 780 0 882 1 909 3 625 1

11 Khác 1320 1 1821 1 2699 50 1174 22 656 5 1354 30

Đánh giá việc sử dụng kết quả số liệu TNTT t ại các tuyến

- Tuyến xã: Tổng hợp và báo cáo tuyến huyện theo yêu cầu. Không có can thiệp gì (trừ một số xã có sử dụng để lập kế hoạch xây dựng cộng đồng an toàn).

- Tuyến huyện: Tổng hợp số liệu và báo cáo tuyến tỉnh: Một số địa phương sử dụng để lựa chọn các xã triển khai xây dựng cộng đồng an toàn, còn lại đều không có can thiệp gì.

- Tuyến tỉnh: Tổng hợp số liệu báo cáo Bộ Y tế, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch PCTNTT phù hợp với các lọai hình TNTT ở từng địa phương.

Khó khăn của Hệ thống giám sát TNTT hiện tại của ngành Y tế tỉnh Yên Bái:

Về nhân lực:

Đội ngũ cán bộ làm công tác PC TNTT còn thiếu, kiêm nhiệm và thay đổi;

Về kinh phí:

Không phải là chương trình Mục tiêu cho nên nguồn kinh phí thường xuyên của các đơn vị từ tỉnh đến huyện đều không ưu tiên cho hoạt động giám sát TNTT.

Về đào tạo:

- Công tác tác đào tạo, đào tạo lại cho tuyến tỉnh, huyện, xã chưa được thực hiện thường xuyên do đó đội ngũ cán bộ làm công tác giám sát TNTT của các tỉnh không được tập huấn.

- Y tế thôn bản phần đa chưa được tập huấn về cách ghi chép hoặc được tập huấn nhưng có sự thay đổi người nên việc ghi chép tổng hợp đôi khi thiếu chính xác.

Về chỉ đạo giám sát TNTT:

- Đã thiết lập hệ thống giám sát TNTT và tăng cường hệ thống báo cáo tử vong theo sổ A6/YTCS.

- Giám sát các hoạt động của công tác PC TNTT chưa làm được thường xuyên.

Về chất lượng giám sát:

- Tai nạn thường xảy ra không trên địa bàn cán bộ phụ trách do đó xảy ra hiện tượng ghi thiếu hoặc trùng lặp không kiểm soát được theo mẫu báo cáo TNTT.

- TTYT báo cáo, BV báo cáo do đó số liệu người bị tai nạn nhập viện đôi khi báo cáo 2 lần (TTYT rất khó khăn trong việc thu thập báo cáo từ các bệnh viện vì chủ yếu bệnh viện báo cáo về Sở Y tế).

- Đối với các trường hợp tử vong.

Lương Mai Anh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 169 – 174

173

+ Tử vong do tai nạn ở địa phương khác hoặc trên đường vận chuyển hoặc BV tuyến trên cũng dẫn đến hiện tượng bỏ quên hoặc báo cáo trùng lặp đối với báo cáo thống kê TNTT. + Đối với báo cáo tử vong theo mẫu sổ A6: - Đôi khi bỏ sót các trường hợp trẻ sơ sinh chưa kịp khai báo; - Một số trường hợp do đột tử không rõ nguyên nhân do đó giữa sổ sinh tử của xã và báo cáo của thôn bản nguyên nhân tử vong đôi lúc không trùng khớp trạm y tế đã tự điền nguyên nhân theo phỏng đoán; trường hợp tai nạn chết ngay tại chỗ hầu như không ghi bộ phận bị thương. KẾT LUẬN

1. Hệ thống giám sát được triển khai từ năm 2003 từ tuyến tỉnh đến xã, phường.

2. Nguồn lực: cho đến nay vẫn chưa có cán bộ chuyên trách, cán bộ làm việc kiêm nhiệm và thường bị luân chuyển. Trang thiết bị như máy vi tính, điện thoại… vẫn phải sử dụng nhờ các chương trình Y tế khác. 3. Báo cáo số liệu tai nạn thương tích đã được thực hiện theo biểu mẫu và quy định của Bộ Y tế tuy nhiên còn rất nhiều hạn chế như: bỏ sót trường hợp, không xác định đúng nguyên nhân tử vong do tai nạn thương tích, báo cáo thường muộn hơn thời gian yêu cầu, số liệu

báo cáo chưa đầy đủ, tuyến trên không kiểm soát được số liệu của tuyến dưới. KIẾN NGHỊ - Cần mở những lớp đào tạo nâng cao kiến thức giám sát TNTT cho cán bộ làm công tác giám sát TNTT tại tuyến tỉnh để về chỉ đạo tuyến huyện thị, xã phường. - Tập huấn về cách ghi chép biểu mẫu cho cán bộ làm công tác thống kê báo cáo TNTT. - Qui định ghi chép số liệu người bệnh bị tai nạn đối với các bệnh viện. - Qui định cụ thể hình thức báo cáo đối với bệnh viện đa khoa tuyến huyện. - Cung cấp phần mềm thống kê báo cáo về TNTT.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. Bộ Y tế (2006), "Báo cáo thực hiện CSQG về PC TNTT – giai đoạn 2002-2005". [2]. Bộ Y tế (2009), "Báo cáo đánh giá thực hiện quyết định 170/QĐ-BYT về xây dựng cộng đồng an toàn phòng chống TNTT". [3]. Bộ Y tế (2010), "Báo cáo đánh giá thực hiện CSQG PC TNTT giai đoạn 2006- 2009". [4]. Bộ Y tế (2010), "Báo cáo hoạt động PC TNTT trẻ em giai đoạn 2001- 2010". [5]. Sở Y tế (2010), "Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ Chính sách quốc gia PCTNTT giai đoạn 2002-2010 của ngành Y tế tỉnh Yên Bái".

SUMMARY STUDYING THE INJURY SURVEILLANCE SYSTEM OF HEALTH S ECTOR IN YEN BAI PROVINCE FROM 2002 TO 2010

Luong Mai Anh *, Nguyen Thuy Lan, Trinh Xuan Dan

Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy

The study was implemented to evaluate the injury surveillance system of Yen Bai from 2002-2010. With the desk review of available data, the study obtained the following results. The surveillance system has been carried out since 2003 from provincial to communal level. So far the human resource has been still inadequate. Use of equipments such as computer or telephone has been based on other health programs. Report of injury has been implemented in accordance with the form and regulation of Ministry of Health. However, there are still some limitations; namely cases missing, incorrect identification of causes of deaths, late reports, inaccurate data etc. Hence, the study recommends to enhance the training courses on capacity building of injury surveillance system for staffs working at injury prevention field; to provide training course on filling the registration form on injury; to launch the regulation on collecting and reporting data of injured patients at hospital and to ratify rule on format of report of hospital at district level. Key words: Injury; the injury surveillance system; evaluation; trainning; statistics report.

*

Lương Mai Anh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 169 – 174

174

Vũ Xuân Tạo và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 175 – 179

175

NGHIÊN CỨU HÀM L ƯỢNG CHÌ, CADMIUM TRONG NƯỚC THẢI BỆNH VIÊN VÀ SỰ TỒN LƯU CỦA NÓ TRONG THỰC PHẨM LÀ ĐỘNG - THỰC VẬT ĐƯỢC NUÔI TRỒNG TẠI KHU V ỰC CÓ CHỨA NƯỚC THẢI CỦA BỆNH VI ỆN THUỘC THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

Vũ Xuân Tạo1, Bùi Thị Thanh2, Lương Thị Hồng Vân3

1Công ty cổ phần ứng dụng khoa học kỹ thuật Việt Nam 2Viện công nghệ môi trường

3Đại học Thái Nguyên

TÓM TẮT Các tác giả tiến hành nghiên cứu phân tích hàm lượng chì (Pb), cadmium (Cd) trong nước thải từ 2 bệnh viện nằm trên địa bàn thành phố Thái Nguyên (Kí hiệu: BV1 & BV2) và trong các mẫu rau và cá được nuôi trồng tại vùng có chứa nước thải của 2 bệnh viên trên bằng máy hấp thụ nguyên tử (AAS) và máy cực phổ Metrohm 797 VA computrace. Kết quả cho thấy hàm lượng Cd, Pb trong các mẫu nước thải nghiên cứu cao hơn TCCP. Cụ thể: hàm lượng Cd vượt TCCP từ 2,7 – 3,9 lần, hàm lượng Pb vượt TCCP từ 4,18 – 4,52 lần. Động vật thuỷ sinh (cá) nuôi tại đây bị nhiễm kim loại nặng, hàm lượng Cd, Pb cao hơn TCCP, trong đó hàm lượng Pb trong cá cao hơn TCCP từ 4,8 – 7,8 lần. Thực vật (Rau cải) trồng tại đây cũng bị ô nhiễm kim loại nặng, đặc biệt là hàm lượng Cd trong rau cải cao hơn TCCP từ 9 – 13,5 lần. Có mối tương quan chặt chẽ giữa hàm lượng các kim loại nặng trong cơ thể động thực vật và hàm lượng các chất đó trong nước thải bệnh viên. Từ khóa: Nước thải, bệnh viện, kim loại nặng, Pb, Cd, ô nhiễm, động vật, thực vật.

MỞ ĐẦU*

Tính đến năm 2010, Việt Nam có một hệ thống rộng lớn gồm 1049 bệnh viện và các cơ sở y tế tương đương. Trong tổng số 1049 bệnh viện trên địa bàn cả nước có: 27 bệnh viện trong đó có 10 bệnh viện đa khoa, 17 bệnh viện chuyên khoa do Bộ Y Tế trực tiếp quản lý; 959 bệnh viện, trong đó có 122 bệnh viện đa khoa tỉnh, 262 bệnh viện chuyên khoa, 575 bệnh viên huyện/thị xã do địa phương quản lý (tỉnh, thành phố, huyện); 63 bệnh viện do các bộ ngành khác quản lý [1].

Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên thì khu vực thành phố là khu vực tập trung nhiều bệnh viện nhất. Các bệnh viện tại đây quy mô ngày càng được mở rộng phát triển về chiều sâu nâng cao chất lượng phục vụ bệnh nhân không những trong tỉnh mà còn từ các tỉnh lân cận. Chính vì lượng bệnh nhân ngày càng lớn mà cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế nên nước thải từ các bệnh viện này thải ra môi trường xung quanh chưa đảm bảo chất lượng đổ thải. *

Nước thải không đảm bảo tiêu chuẩn thải cứ như vậy phát tán xa môi trường xung quanh mang theo nhiều nguy cơ trong đó có nguy cơ làm ô nhiễm môi trường về kim loại nặng.

Kim loại nặng là khái niệm để chỉ các kim loại có nguyên tử lượng cao và thường có độc tính đối với sự sống. Các kim loại nặng thường gặp gồm: As, Pb, Cd, Hg, Mn, Cu, Zn, Cr… trong đó có những kim loại có độc tính rất cao có hại cho con người và sinh vật như Pb, Cd. Chúng được xếp vào các chất thải nguy hại hay độc chất đối với môi trường và con người, vì chỉ cần liều lượng nhỏ khi xâm nhập vào cơ thể đã gây hại cho cơ thể bị nhiễm độc [6],[7]. Vi sinh vật, thực vật, động vật, kể cả con người khi tiếp xúc với kim loại nặng đều có thể bị nhiễm độc. Phần lớn các chất độc được sinh vật đào thải ra ngoài, một phần được tồn lưu trong cơ thể, nhưng tốc độ tích tụ kim loại nặng thường nhanh hơn tốc độ đào thải rất nhiều, nên theo thời gian lượng kim loại nặng sẽ tích luỹ trong cơ thể ngày càng nhiều. Theo chuỗi thức ăn thì kim loại nặng có khả năng

Vũ Xuân Tạo và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 175 – 179

176

truyền từ sinh vật này sang sinh vật khác thuộc bậc dinh dưỡng cao hơn kế nó trong chuỗi thức ăn. Và con người thuộc bậc dinh dưỡng cao nhất trong các bậc dinh dưỡng, có nghĩa là con người có khả năng tích luỹ và nhiễm độc cao nhất trong thế giới sinh vật [2], [4], [5].

Nhưng trên thực tế người dân trong vùng vẫn nuôi trồng rau, cá xung quanh khu vực bệnh viện tại những nơi bị nhiễm nước thải bệnh viện và dùng chúng như một nguồn thưc phẩm hằng ngày. Như vậy nguồn thực phẩm này có đảm chất lượng và độ an toàn? Xuất phát từ cơ sở trên chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu sau:

- Xác định hàm lượng Pb, Cd trong nước thải từ 2 bệnh viện đang hoạt động tại khu vực thành phố Thái Nguyên và tác động của nó đến chất lượng và độ an toàn của cá và rau được nuôi trồng trong môi trường chịu ảnh hưởng của nước thải từ các bệnh viện nói trên.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu kim loại nặng trong nước thải bệnh viện khi đổ ra môi trường ngoài.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Mẫu nước

- Nước thải bệnh viện: Loại nước thải từ 2 bệnh viện lớn thuộc thành phố Thái Nguyên trước khi đổ vào các thủy vực (ao chứa, hồ, mương, rãnh…).

- Nước ao (D) dùng làm đối chứng (ĐC): Nước ao tại khu vực không bị nhiễm nước thải bệnh viện.

Động vật thủy sinh và thực vật dùng làm thực phẩm cho người

- Thực phẩm là thực vật (rau): Rau cải được trồng trong môi trường (đất, nước) nhiễm nước thải bệnh viện và được tưới bằng nước của thủy vực có chứa nước thải bệnh viện. Mẫu rau ĐC trồng tại khu vực không bị nhiễm nước thải bệnh viện.

- Thực phẩm là động vật thủy sinh (cá trê lai) sống ít nhất 3 tháng trong các thủy vực có chứa nước thải các bệnh viện nói trên và tại khu vực không bị nhiễm nước thải bệnh viện làm mẫu ĐC.

Địa điểm nghiên cứu

Địa điểm lấy mẫu:

- Nước thải của bệnh viện BV1 và BV2 trước khi đổ vào ao chứa.

- Nước ĐC được lấy từ ao nuôi cá của một hộ gia đình thuộc xã Quyết thắng – thành phố Thái Nguyên.

Địa điểm phân tích mẫu

- Bộ môn Sinh học, Hóa học, Trường Đại học Khoa học, ĐHTN.

- Bộ môn Sinh thái Môi trường, Hóa sinh - Viện khoa học Sự sống, ĐHTN.

Phương pháp nghiên cứu

- Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả, phân tích. Thiết kế nghiên cứu cắt ngang, so sánh các mẫu độc lập so sánh với ĐC và so sánh với tiêu chuẩn cho phép (TCCP) [3].

- Quy trình thu mẫu, xử lý, bảo quản và phân tích mẫu theo quy định chuẩn của chuyên môn ngành.

- Thiết bị: Sử dụng các thiết bị hiện đại có tại Viện KHSS – ĐHTN. Tất cả các mẫu được vô cơ hoá và đo trên máy quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) và máy cực phổ Metrohm 797 VA computrace

- Hóa chất: Sử dụng các hóa chất tinh sạch của các hãng có uy tín trên thế giới như Hãng Meck (Đức), Prolet (Tâybanha)…

- Cỡ mẫu: phải đạt ít nhất 3 mẫu đủ tiêu chuẩn phân tích cho mỗi loại mẫu.

Xử lý số liệu

- Sử dụng toán thống kê ứng dụng trong y – sinh học.

Vũ Xuân Tạo và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 175 – 179

177

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Hàm lượng Pb, Cd trong nước thải của 2 bệnh viện nghiên cứu

Bảng 1. Hàm lượng một số kim loại nặng trong mẫu nước thải nghiên cứu

QS BV Kim loại Đơn vị

X ± SD

X ± SD p/ĐC TCCP

BV1 Pb mg/l 0,209± 0,001 0,12± 0,001 P< 0,01 0,05

n=4 Cd mg/l 0,039± 0,001 0,03± 0,001 P< 0,01 0,01

BV2 Pb mg/l 0,226± 0,001 0,12± 0,001 P< 0,01 0,05

n=4 Cd mg/l 0,027± 0,001 0,03± 0,001 P< 0,05 0,01

TCCP: Sử dụng Quy chuẩn Việt Nam QCVN 08:2008/BTNMT về chất lượng nước mặt

Bảng 2. Hàm lượng Cd ,Pb trong cá được nuôi trong môi trường chứa nước thải bệnh viện (mg/kg)

Quan sát

Mẫu Kim loại

Hàm lượng

X ± SD

ĐC -D

X ± SD p/ĐC TCCP

BV1

n=4

Cd 0,69 ± 0,01 1,57 ± 0,03 P<0,05 1

Pb 9,61 ± 0,02 0,78 ± 0,02 P<0,05 2

BV2

n=4

Cd 0,34 ± 0,02 1,57 ± 0,03 P>0,05 1

Pb 15,55 ± 0,04 0,78 ± 0,02 P<0,05 2

Ghi chú: TCCP sử dụng tiêu chuẩn của Bộ Y tế (1998 và năm 2007)

Bảng 3. Hàm lượng Cd ,Pb trong rau cải được trồng tại vùng chứa nước thải bệnh viện (mg/kg)

Quan sát

Mẫu Kim loại

Hàm lượng

X ± SD

ĐC -D

X ± SD p/ĐC TCCP

BV1

n=4

Cd 0,27± 0,001 0,012± 0,001 P<0,05 0,02

Pb 1,66± 0,001 0,548± 0,001 P<0,05 0,5

BV2

n=4

Cd 0,18± 0,001 0,012± 0,001 P<0,05 0,02

Pb 3,13± 0,001 0,548± 0,001 P<0,05 0,5

Ghi chú: TCCP sử dụng tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Quy định tạm thời về sản xuất rau an toàn, quyết định số 67 năm 1998/QĐ-BNN-KHCN kèm theo quy trình sản

xuất và lưu thông rau sạch của Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Hà Nội

Bảng 4. Mối tương quan giữa hàm lượng Cd, Pb trong cơ thể thực vật, động vật với hàm lượng các chất đó có trong nước thải bệnh viện nghiên cứu

Kim loại năng Quan hệ Số cặp r p Phương trình - Nhận định

Cd Nước và cá 6

0,97 <0,05 y = 27,88x – 0,4

Tương quan thuận, rất chặt chẽ

Nước và rau 8

0,88 <0,05 y = 0,106x + 0,009

Tương quan thuận, chặt chẽ

Pb Nước và cá 6

0,99 <0,05 y = 342,12 x – 61,83

Tương quan thuận, rất chặt chẽ

Nước và rau 8

0,96 <0,05 y = 0,012x + 0,189

Tương quan thuận, rất chặt chẽ

Ghi chú: r là hệ số tương quan; p là độ tin cậy 95% của hệ số tương quan (r)

Vũ Xuân Tạo và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 175 – 179

178

Từ bảng trên ta thấy rằng hàm lượng Pb và Cd trong nước thải ở cả 2 bệnh viện đều cao hơn nhiều lần TCCP:

- Pb: Cao hơn đối chiếu từ 1,7–1,9 lần (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0,01),Cao hơn TCCP từ 4,18 - 4,52 lần. Pb trong nước thải của BV2 cao hơn BV1 1,08 lần.

- Cd: Cao hơn TCCP từ 2,7 - 3,9 lần. Cd trong nước thải BV1 cao hơn BV2 là 1,44 lần.

Như vậy nước thải từ 2 bệnh viện nghiên cứu đều không đạt TCCP, nguồn nước thải này thải ra môi trường xung quang sẽ là nguy cơ gây ô nhiễm môi trường xung quang về chỉ tiêu kim loại nặng.

Hàm lượng Cd, Pb trong thực phẩm là động thực vật được nuôi trồng trong môi trường bị nhiễm nước thải bệnh viện

Qua bảng ta thấy đều có sự tồn dư Pb, Cd trong cơ thể động vật thủy sinh thí nghiệm, tuy nhiên hàm lượng Cd tồn dư nằm trong TCCP. Nhưng với hàm lượng Pb tồn dư trong cá vượt TCCP rất nhiều lần từ 4,8 – 7,8 lần. So với lô đối chứng thì hàm hàm lượng Pb tồn dư trong cá gấp từ 12,3 – 19,9 lần ( có ý nghĩa thống kê p<0,05).

Qua bảng trên ta thấy hàm lượng Cd và Pb trong rau cải nghiên cứu đều cao hơn ĐC và vượt TCCP nhiều lần:

- Pb trong rau cải chịu tác động bởi nước thải BV1 cao gấp 3,03 lần so với ĐC,ở BV2 cao gấp 5,7 lần so với ĐC. Như vậy hàm lượng kim loại Pb trong mẫu rau chịu tác động của nước thải ở BV 2 cao hơn ở BV1. ( p< 0.05 ). Và hàm lượng Pb ở cả hai mẫu đều cao hơn TCCP ở BV 1 cao gấp 3,32 lần TCCP, còn ở BV2 gấp 6,26 lần TCCP.

- Cd ở mẫu rau chịu tác động nước thải của BV1 gấp 22,5 lần so với ĐC và gấp 13,5 lần so với TCCP, còn ở mẫu rau chịu tác động của nước thải BV2 gấp 15 lần so với ĐC và gấp 9 lần so với TCCP ( p< 0,05 ).

Như vậy là sản phẩm rau được trồng tại những vùng chịu ảnh hưởng của nước thải bệnh viện (đất trồng, nước tưới) đều không an toàn bởi nhiễm Cd và Pb rất cao.

Mối tương quan giữa hàm lượng Cd, Pb trong cơ thể thực vật, động vật với hàm lượng các chất đó có trong nước thải bệnh viện nghiên cứu

Qua bảng trên cho thấy có mối quan hệ tuyến tính, chặt chẽ giữa hàm lượng các kim loại nặng Cd, Pb trong nước thải bệnh viện nghiên cứu với thực phẩm là động vật, thực vật được nuôi trồng trong môi trường chứa nước thải nghiên cứu. Có nghĩa là hàm lượng Cd, Pb trong nước thải càng cao thì mức độ tích luỹ chúng trong động vật, thực vật càng lớn. Đặc biệt là cá và rau được nuôi và tưới bằng nước thải có ô nhiễm kim loại nặng.

KẾT LUẬN

Thực trang ô nhiễm kim loại nặng trong nước thải bệnh viện nghiên cứu Nước thải có sự tồn dư kim loại nặng lớn hơn nhiều lần TCCP (Quy chuẩn Việt Nam QCVN 08:2008/BTNMT về chất lượng nước mặt ) như: Pb: Cao hơn đối chiếu từ 1,7–1,9 lần (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0,01), cao hơn TCCP từ 4,18 - 4,52 lần. Pb của lô Y cao hơn lô X 1,08 lần. Cd: Cao hơn TCCP từ 2,7 - 3,9 lần.

Thực trạng ô nhiễm kim loại nặng trong cá và rau được nuôi trồng trong môi trường nhiễm nước thải bệnh viện nghiên cứu và mối tương quan giữa chúng Hàm lượng kim loại nặng tồn dư trong cá cao đặc biệt với kim loại Pb: Pb tồn dư trong cá vượt TCCP (Tiêu chuẩn của Bộ Y tế (1998 và năm 2007) rất nhiều lần từ 4,8 – 7,8 lần. So với lô đối chứng thì hàm hàm lượng Pb tồn dư trong cá gấp từ 12,3 – 19,9 lần ( có ý nghĩa thống kê p<0,05). Tồn tại mối tương quan rất chặt chẽ giữa hàm lượng Pb, Cd trong nước và trong cá (r = 0,99, r = 0,97).

Hàm lượng kim loại nặng tồn dư trong rau cải khá cao. Pb tồn dư trong rau cải vượt TCCP (tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Quy định tạm thời về sản xuất rau an toàn, quyết định số 67 năm 1998/QĐ- BNN-KHCN ) từ 3,32 – 6,26 lần, Cd cao hơn TCCP từ 9 – 13,5. Tồn tại mối tương quan chặt chẽ giữa hàm lượng Pb, Cd trong nước và trong rau (r = 0,96, r = 0,88).

Vũ Xuân Tạo và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 175 – 179

179

KIẾN NGHỊ

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi là một lời cảnh báo cho các nhà quản lý y tế, các nhà quản lý môi trường, các nhà đầu tư trang thiết bị xây dựng cơ sở hạ tầng cho hệ thống y tế, người dân xung quanh khu vực có các bệnh viện hay cơ sở y tế hoạt động…cần có các biện pháp xử lý nước thải bệnh viện một cách thoả đáng, nâng cao ý thức cộng đồng vì nước thải bệnh viện là một nguồn chứa đầy các yếu tố nguy hại cho bản thân mỗi con người, đặc biệt là yếu tố kim loại nặng.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO [1]. Bộ y tế ,quyết định số 1047/QĐ – BYT ngày 28/3/2002 về việc quy hoạch mạng lưới khám chữa bệnh Việt Nam đến 2010.

[2]. Trần Minh Hương (2007), “Báo cáo seminar Tổng quát về nguyên tố vi lượng” , Khoa công nghệ hoá học trường ĐH Bách Khoa TPHCM. [3]. Nông Thanh Sơn, Lương Thị Hồng Vân,(2003): Phương pháp nghiên cứu khoa học ứng dụng trong y - sinh học, Nxb Y học, Hà Nội [4]. TC 86: Tuyển tập 31 tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc áp dụng. [5]. Lâm Minh Triết, Lê Thanh Hải (2006), Giáo trình quản lý chất thải nguy hại, NXB Xây Dựng. [6]. Chiroma TM, F.K.Hymore, R.O.Ebwele (2003), Heavy metal contamination of vegetable and soil irigated with sewage water in Yola, NJERD, vol, 2, No 3. [7]. Nasima Akter, Environmental Engineering Program_School of Environment, Resources and Development, January, 2000, ATF ( Asian Institure of Technology).:4-5

SUMMARY RESEARCH CONTENT OF LEAD, CADMIUM IN HOSPITAL WASTE WATER AND ITS RESIDUES IN FOOD IS FAUNA AND FLORA GROWN I N AREAS CONTAINING HOSPITAL WASTEWATER OF THAI NGUYEN CITY

Vu Xuan Tao*1, Bui Thi Thanh2, Luong Thi Hong Van3 1Viet Nam Technical Scientific Application Joint Stock Company

2Viet Nam Academy of Science and Technology 3Thai Nguyen University

The authors carried out analyses the total content of lead (Pb), cadmium (Cd) in wastewater from two hospitals in Thai Nguyên city (BV1 & BV2) and in vegetables and fish samples grown in areas containing hospital wastewater by AAS and Metrohm 797 VA computrace. The results showed that the content of Cd, Pb in wastewater samples of the study area is higher than allowable standard. Specifically: the content Cd was higher than allowable standard from 2,7 to 3,9 times, the content of Pb was higher than allowable standard from 4,18 to 4,52 times. Aquatic fauna (fish) were polluted by heavy metals, the content of Cd, Pb was higher than allowable standard, the content Pb was higher than allowable standard from 4,8 to 7,8 times. Flora (Brassica sinensis L ) were polluted by heavy metals, too. Especially, the content Cd was higher than allowable standard from 9 to 13,5 times. There was a very close correlation between the content of heavy metals in fauna, flora and their content in wastewater. Key words: Wastewater, hospital, heavy metals, lead, cadmium, pollution , fauna, flora

*

Ngo Thuy Nga Journal of SCIENCE & TECHNOLOGY 79(03): 3 – 7

180

Lương Bá Phú và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 181 – 186

181

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG MẮC BỆNH, KI ẾN THỨC, THÁI ĐỘ THỰC HÀNH CỦA NGƯỜI DÂN VỀ BỆNH SÁN LÁ PHỔI TẠI CÁC XÃ CÓ BỆNH LƯU HÀNH HUY ỆN LỤC YÊN TỈNH YÊN BÁI VÀ K ẾT QUẢ CỦA MỘT SỐ GIẢI PHÁP CAN THI ỆP

Lương Bá Phú1, Hoàng Khải Lập2, Đỗ Hàm2

1Trường Cao đẳng Y tế Yên Bái 2Đại học Y Dược Thái Nguyên

TÓM TẮT

Năm 2001 bệnh sán lá phổi lần đầu tiên đã được phát hiện taị 3 xã thuộc huyện Lục Yên, với sự giúp đỡ của WHO và Viện Sốt rét-KST-CT TW y tế các cấp đã cung cấp thuốc điều trị miễn phí, triển khai các biện pháp phòng chống bệnh cho nhân dân các xã có bệnh lưu hành. Nghiên cứu này được tiến hành sau 10 năm với mục tiêu: - Xác định tỷ lệ mắc bệnh sán lá phổi ở người tại các xã có bệnh lưu hành. - Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về dự phòng bệnh SLP. - Đánh giá kết quả của truyền thông giáo dục sức khoẻ phòng chống bệnh SLP. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Người dân tại các xã có ổ bệnh huyện Lục Yên. - Nghiên cứu mô tả cắt ngang để xác định tỷ lệ mắc bệnh. - Nghiên cứu can thiệp bằng truyền thông GDSK để phòng bệnh cho cộng đồng. Kết quả & kết luận: - Bệnh nhân được phát hiện ở cả 3 xã, tỷ lệ mắc bệnh là 5,6%. - Kiến thức về bệnh sán lá phổi và phòng chống bệnh của người dân còn thấp. - Tỷ lệ thực hành của người dân không ăn cua đá nướng và khi nghi ngờ mắc bệnh đến cơ sở y tế khám chữa bệnh cao nên đã góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh. - Can thiệp bằng truyền thông giáo dục sức khoẻ cho cộng đồng có tác dụng tích cực cải thiện KAP, có thể duy trì và nhân rộng mô hình. Từ khóa: Sán lá phổi

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Bệnh sán lá phổi (Paragonimiasis) được WHO xếp vào nhóm các bệnh sán lá truyền qua thực phẩm, có mã số là ICD-10 B66.4 theo Hệ thống phân loại bệnh tật quốc tế, thuộc nhóm C trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm của Việt Nam [4]. Đây là vấn đề y tế công cộng vô cùng quan trọng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế-xã hội nhưng theo báo cáo của WHO lại là những bệnh thường bị lãng quên nhất [8].

Tại Vi ệt Nam ca bệnh đầu tiên được Monzel thông báo năm 1906. Đến nay đã có 10 tỉnh ở miền Bắc đã được điều tra và phát hiện có bệnh sán lá phổi là: Lai Châu, Sơn La, Lao Cai, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, Lạng Sơn, Hoà Bình, Nghệ An, Yên Bái [3]. Năm 2001 tại tỉnhYên Bái lần đầu tiên ổ bệnh sán *

lá phổi đã được ghi nhận tại 3 xã An Lạc, Khánh Hoà và Động Quan thuộc huyện Lục Yên [6]. Từ đó Trung tâm Phòng chống Sốt rét-KST- CT tỉnh Yên Bái đã kết hợp với Viện Sốt rét-KST-CT TW và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cung cấp thuốc điều trị miễn phí, triển khai các biện pháp phòng chống bệnh cho nhân dân các xã có bệnh lưu hành [3].

Để góp phần tích cực vào công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân vùng bệnh lưu hành cần có một điều tra đánh giá về thực trạng nhiễm bệnh, kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh sán lá phổi của người dân để tiếp tục đề ra các giải pháp phù hợp cho công tác phòng chống bệnh có hiệu quả, đồng thời cũng nhằm đạt được mục tiêu của WHO đã đề ra trong Kế hoạch toàn cầu chống lại các bệnh nhiệt đới bị lãng quên giai đoạn 2008-2015, trong đó có bệnh sán lá phổi [8,9].

Lương Bá Phú và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 181 – 186

182

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1. Xác định tỷ lệ mắc bệnh sán lá phổi ở người tại các xã có bệnh lưu hành.

2. Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về dự phòng bệnh SLP.

3. Đánh giá kết quả của truyền thông giáo dục sức khoẻ phòng chống bệnh SLP.

Đối tượng nghiên cứu: Người dân tại các xã có ổ bệnh huyện Lục Yên.

Địa điểm nghiên cứu: Chọn 3 xã có lưu hành bệnh sán lá phổi của huyện Lục Yên: Khánh Hoà, An Lạc, Động Quan. Điều kiện tự nhiên đều là các xã miền núi, nhiều khe suối có cua đá (mountain stream crab) là vật chủ trung gian truyền bệnh.

Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01 đến tháng 9 năm 2011.

Phương pháp nghiên cứu:

- Nghiên cứu mô tả cắt ngang để xác định tỷ lệ mắc bệnh, tình trạng KAP của người dân về phòng bệnh SLP.

- Nghiên cứu can thiệp bằng truyền thông GDSK để phòng bệnh cho cộng đồng.

Cỡ mẫu và chọn mẫu:

- Cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả: Tính được 3500 người.

- Cỡ mẫu cho nghiên cứu can thiệp: tính và làm tròn là 100 người xã can thiệp, 100 người xã đối chứng.

Nội dung can thiệp:

+ Truyền thông KAP về phòng chống bệnh sán lá phổi.

+ Hướng dẫn thực hành phòng chống bệnh sán lá phổi.

Phân tích xử lý số liệu.

Sử dụng chương trình Epi Data 3.1 để nhập số liệu. Phân tích số liệu được tiến hành bằng chương trình SPSS.11.1. Với các test thống kê y học.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bảng 1. Kết quả khám phát hiện bệnh SLP

BN mắc SLP

Xã điều tra

TS khám Lâm sàng XN đờm (+) Eliza (+)

Số lượng % Số lượng % Số lượng % An Lạc 362 7 1,9 1 0,3 1 0,3

Khánh Hoà 324 22 6,8 0 0 4 1,2

Động Quan 509 38 7,4 1 0,2 4 0,8

Cộng 1195 67 5,6 2 0,17 9 0,75

Nhận xét: 67 bệnh nhân được chẩn đoán lâm sàng mắc bệnh sán lá phổi, trong đó có 2 trường hợp xét nghiệm đờm có trứng sán lá phổi, 9 trường hợp xét nghiệm Eliza dương tính, tỷ lệ mắc bệnh là 5,6%.

Bảng 2. Tỷ lệ mắc bệnh SLP phân bố theo nhóm tuổi và dân tộc

Nhóm tuổi Số

người khám

Số Bệnh nhân

Dân tộc Dao

Dân tộc khác

Tỷ lệ mắc bệnh của trẻ em và người lớn

Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Tr ẻ em Người lớn

≤ 5 7 0 0 0 0 0 0 6

6-15 33 3 3 3 3 0 0

16-30 357 12 7 11 4 1 3 61

31-60 718 23 17 17 15 6 2

> 61 80 1 1 1 0 0 1

T. số 1195 39 28 32 22 7 6 6 61

Nhận xét: Bệnh nhân mắc sán lá phổi chủ yếu là người lớn từ 16-60 tuổi chiếm 91%. Dân tộc Dao chiếm 80,5%, các dân tộc khác chiếm 19,5%.

Lương Bá Phú và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 181 – 186

183

Bảng 3. Kiến thức về đường lây truyền bệnh SLP

Xã điều tra Đường lây

Khánh Hoà An Lạc Động Quan

Do ăn cua đá nướng SL 168 181 121

% 54,7 51,1 24,5

Không biết và nguyên nhân khác SL 139 173 373

% 45,3 48,9 75,5

Cộng 1.155 307 354 494

Nhận xét: Kiến thức về đường lây truyền bệnh là do ăn cua đá nướng không đồng đều ở các xã. Tỷ lệ hiểu biết đúng chiếm từ 24,5% đến 54,7%. Tỷ lệ hiểu biết chưa đúng thay đổi từ 45,3% đến 75,5% tuỳ theo từng xã.

Bảng 4. Nhận thức về phòng bệnh SLP

Xã điều tra Phòng bệnh

Khánh Hoà An Lạc Động Quan

Nhất thiết không ăn cua đá nướng SL 184 134 110 % 59,9 37,9 22,3

Phải sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh SL 40 36 44 % 13,0 10,2 8,9

Nghi ngờ mắc bệnh là phải đến cơ sở y tế khám và điều trị

SL 69 77 100 % 22,5 21,8 20,2

Không biết SL 68 135 266 % 22,1 38,1 53,8

Nhận xét: Số người biết không ăn cua đá nướng để không mắc bệnh chỉ chiếm từ 22,3% đến 59,9% tuỳ từng xã. Ngược lại số người không biết còn rất cao chiếm từ 22,1 đến 53,8%.

Bảng 5. Ứng xử của người dân khi nghi ngờ bị bệnh SLP

Xã điều tra Ứng xử

Khánh Hoà An Lạc Động Quan

Cơ sở y tế là đáng tin cậy SL 284 257 340 % 92,5 72,6 68,8

Tự dùng thuốc SL 6 69 42 % 2,0 19,5 8,5

Cúng ma cũng được SL 0 7 35 % 0,0 2,0 7,1

Không làm gì SL 17 21 77 % 5,2 5,9 15,6

Cộng 307 354 494

Nhận xét: Khi nghi ngờ mắc bệnh sán lá phổi đa số người dân cho rằng cơ sở y tế là đáng tin cậy. Tuy nhiên vẫn còn một số người dân không làm gì hoặc chọn cách cúng ma để mong khỏi bệnh.

Bảng 6. Thực hành của người dân về ăn cua đá nướng

Xã điều tra Thực hành

Khánh Hoà An Lạc Động Quan

Ăn cua đá nướng SL 11 9 14 % 3,6 2,5 2,8

Không ăn cua đá nướng SL 296 345 480 % 96,4 97,5 97,2

Cộng 307 354 494

Nhận xét: Đa số người dân không ăn cua đá nướng, tuy nhiên vẫn còn 2,5-3,5% ăn cua đá nướng.

Lương Bá Phú và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 181 – 186

184

Bảng 7. Thực hành của người dân về sử dụng nhà tiêu

Xã điều tra Thực hành

Khánh Hoà An Lạc Động Quan

Đại tiện vào nhà tiêu SL 200 264 228

% 65,1 74,6 46,2 Đại tiện ra suối

SL 41 32 164 % 13,4 9,0 33,2

Đại tiện ra môi trường SL 66 58 102 % 21,5 16,4 20,6

Cộng 307 354 494

Nhận xét: Thực hành sử dụng nhà tiêu tại các xã điều tra thay đổi từ 46,2-74,6% tuỳ từng xã, số còn lại là đại tiện ra suối hoặc môi trường.

Bảng 8. Thực hành của người dân khi nghi ngờ mắc bệnh sán lá phổi

Xã điều tra Thực hành

Khánh Hoà An Lạc Động Quan

Đến cơ sở y tế khám và điều trị SL 299 277 391 % 97,4 78,2 79,1

Tự chữa bệnh SL 1 47 39

% 0,3 13,3 7,9 Cúng ma hoặc không làm gì SL 7 30 64

% 2,3 8,4 12,9 Cộng 307 354 494

Nhận xét: Khi nghi ngờ mắc bệnh sán lá phổi đa số người dân (từ 78,2- 97,4) chọn đến cơ sở y tế khám và điều trị, số còn lại không làm gì hoặc cúng ma, hoặc tự chữa bệnh. Kết quả can thiệp bằng truyền thông giáo dục về dự phòng bệnh SLP. Đã tiến hành truyền thông giáo dục tại 16 thôn xã động Động Quan; số tranh tuyên truyền đã phát 5.840; số buổi ttruyền thông: 68; số buổi truyền thông tại hộ gia đình: 190 với số luợt người tham đự: 6.719. Kết quả triển khai hoạt động truyền thông giáo dục sức khoẻ tại xã can thiệp- xã Động Quan.

Bảng 9. Sự thay đổi về kiến thức thức, thái độ và thực hành của người dân xã can thiệp (n= 88 )

` Kết quả thu được Chỉ số hiệu quả % Trước can thiệp Sau can thiệp

SL % SL % 1. Về kiến thức: Nguyên nhân của bệnh 16 18,1 86 97,7 81,5 Đường lây truyền 22 25,0 86 97,7 74,4 Biểu hiện của bệnh: - Ho co đờm, kéo dài lẫn máu 17 19,3 87 98,9 81,5 - Tức ngực 7 7,9 86 97,7 91,9 - Khó thở 5 5,6 81 92,0 93,9 2. Thái độ: Bệnh có thể gây chết người 22 25,0 86 97,7 74,4 Bệnh kéo dài nhiều năm 2 2,2 84 95,5 97,6 Bệnh ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ 17 19,3 86 97,7 80,2 Bệnh có thể chữa khỏi bằng thuốc 39 44,3 87 98,9 55,2 3.Thực hành: Nhất thiết không ăn cua đá nướng 19 21,5 85 96,6 77,7 Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh 8 9,0 78 88,6 89,8 Khi nghi ngờ mắc bệnh đến y tế khám và điều trị 8 9,0 78 88,6 89,8

Lương Bá Phú và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 181 – 186

185

Nhận xét: Ở xã can thiệp, sau can thiệp có sự cải thiện rõ rệt về KAP. Chỉ số hiệu quả đạt từ 55,2 đến 97,6%. Bảng 10. So sánh Hiệu quả can thiệp truyền thông giáo dục sức khoẻ cải thiện kiến thức , hành vi giữa xã

can thiệp và xã đối chứng

Các chỉ số về kiến thức và thái độ

CSHQ% HQCT% Xã

can thiệp Xã

đối chứng Kiến thức

Nguyên nhân gây bệnh 81,5 2,2 79,3 Đường lây bệnh 81,5 2,2 79,3 Ho có đờm kéo dài, lẫn máu 81,5 2,2 79,3 Tức ngực 91,9 2,3 89,6 Khó thở khi gắng sức 93,9 1,1 92,8

Thái độ

Có thể chết người 74,4 3,3 71,1 Bệnh kéo dài nhiều năm 97,6 3,4 94,2 Ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ 80,2 1,1 79,1 Có thể chữa khỏi hoàn toàn bằng thuốc

55,2 2,2 53,0

Nhận xét: So sánh với xã đối chứng hiệu quả cải thiện kiến thức, thái độ sau khi can thiệp bằng truyền thông giáo dục sức khoẻ được cải thiện rõ rệt. Chỉ số hiệu quả can thiệp đạt từ 53% đến 94,2%.

KẾT LUẬN

1. Tỷ lệ mắc bệnh sán lá phổi ở người tại các xã có bệnh lưu hành của huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái là 5,6%.

2. Kiến thức về bệnh sán lá phổi và phòng chống bệnh của người dân còn thấp.

3. Tỷ lệ thực hành của người dân không ăn cua đá nướng và khi nghi ngờ mắc bệnh đến cơ sở y tế khám chữa bệnh tương đối cao nên đã góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh tại cộng đồng.

4. Hiệu quả của công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ phòng chống bệnh sán lá phổi có tác dụng tích cực cải thiện KAP, tỷ lệ mắc bệnh. Dễ duy trì và nhân rộng mô hình.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. Bộ môn Ký sinh trùng Trường Đại học Y Hà Nội (2001): Sán lá phổi. Ký sinh trùng Y học. Nhà xuất bản Y học Hà Nội 2001. Tr: 197-201. [2]. Nguyễn Văn Đề, Lê Văn Châu, Lê Đình Công (2001): Nghiên cứu dịch tễ, bệnh học, chẩn đoán và điều trị bệnh sán lá phổi ở một số điểm thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học 1996-2000 Viện Sốt rét-ký sinh trùng-côn trùng Trung ương. Nhà xuất bản Y học Hà Nội.

[3]. Nguyễn Mạnh Hùng, Đỗ Trung Dũng ( 2011): Công tác Phòng chống giun sán giai đoạn 2006-2010 phương hướng thực hiện chương trình phòng chống bệnh giun sán 2011-2015. Công trình khoa học báo cáo tại Hội nghị Ký sinh trùng lần thứ 38. Nhà xuất bản Y học Hà Nội. [4]. Luật Phòng chống Bệnh truyền nhiễm (2007): Quốc hội Khoá XII, Kỳ họp thứ 2. Số 03/2007/QH12/ngày 21/11/2007. [5]. Trịnh Ngọc Phan (1985): Các bệnh sán lá. Bệnh truyền nhiễm. Nhà xuất bản Y học Hà Nội. Tr 216-224. [6]. Lương Bá Phú (2006): Nghiên cứu dịch tễ, biểu hiện bệnh l ý và điều trị bệnh sán lá phổi ở huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái. Công trình nghiên cứu khoa học báo cáo tại hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng giai đoạn 2001-2005, Tập II Ký sinh trùng và côn trùng. Nhà xuất bản Y học Hà Nội . Tr 97-107. [7]. WHO (1995). Control of food-borne trematode infections. Report of a WHO Study Group. WHO Tech Rep Ser, No. 849. Geneva: World Health Organization; 1995 p. 157. [8]. WHO (2007). Global plan to combat neglected tropical diseases 2008–2015. Geneva, World Health Organization, 2007 (WHO/CDS/NTD/2007.3). [9]. WHO (2010) : Working to overcome the global impact of neglected tropical diseases. First WHO report on neglected tropical diseases.

Lương Bá Phú và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 181 – 186

186

SUMMARY STUDY ON PREVALECE AND KNOWLEDGE, ATTITUDES AND PRA CTICE OF PEOPLE ON PARAGONIMIASIS IN ENDEMIC COMMUNES OF LUCYEN DISTRICT, YEN BAI PROVICE

Luong Ba Phu1, Hoang Khai Lap2, Do Ham2

1Yen Bai Medical College 2College of Medicine and Pharmacy - TNU

Background: In the year 2001 Paragonimiasis was discovered first time in 3 communes of Luc Yen district, with the help of WHO and National Istitude of Malariology, Parasitology and Entomology the drug for treatment was supported free of charge and carry out control measures for the disease in endemic communes. This study has been carried out affter 10 years for objectives: - To identify the paragonimiasis prevalence in endemic communes. - Describe community knowledge, attitudes, and practices on paragonimiasis control. - Assesse the result of IEC in controling paragonimiasis Subject: People in endemic communes. Methods: - Cross sectional study to determine the prevalence of paragonimiasis - Intervention study of the effects of the IEC in controling paragonimiasis Results and conclusion: - Paragonimiasis patients were found in all endemic communes with the prevalence 0,75%. - Knowledge of the people on paragonimiasis control is not good. - Percentage of people do not eat roasted mountain stream crab and suspected of infection go to health service are high have made reduce the incidence. - Interference with communication and education on health for community work actively to improve KAP and can maintain and replicate the model. Key words: Paragonimiasis

Hoàng Văn Hải và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 187 – 194

187

THỰC TRẠNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI THÁI NGH ĨA LỘ -YÊN BÁI

Hoàng Văn Hải1*, Đàm Khải Hoàn2

1SYT Yên Bái, 2Trường đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên TÓM TẮT

Bằng phương pháp điều tra ngang, các tác giả đã điều tra 400 hộ gia đình về CSSKBĐ cho người Thái Nghĩa Lộ, kết quả như sau: Tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng nước sạch thấp (17,6%), tỷ lệ hộ gia đình có hố xí hợp vệ sinh cũng còn thấp (22,4%). Tỷ lệ hộ có chuồng gia súc ở gần nhà khá cao (70,9%). Tỷ lệ trẻ đẻ tại nhà khá cao (61,1%), trong số trẻ đẻ tại nhà tỷ lệ trẻ được các bà đỡ đỡ khá cao (53,1%).Tỷ lệ bà mẹ Thái được khám thai và tiêm phòng uốn ván đầy đủ khá cao (62,5% & 77.64%). Tỷ lệ trẻ sơ sinh được bú sớm, ăn sam đúng, cai sữa đúng chưa cao (tương tự 77,6%, 48,6%, 24,3%). 100% trẻ được tiêm chủng đầy đủ, trong đó tỷ lệ trẻ có sẹo lao cũng rất cao (99,3%). Tỷ lệ phụ nữ Thái áp dụng BPTT khá cao (68,3%), trong đó đặt vòng vẫn là biện pháp được chọn hàng đầu (65,5%), tiếp theo là sử dụng thuốc tránh thai (24,3%). Lý do không áp dụng BPTT hàng đầu là không biết (22,5%). Tuổi hành kinh trung bình các cô gái Thái là 15,24; Tuổi lấy chồng trung bình là 20,78; Tỷ lệ phụ nữ Thái đẻ sớm <22 khá cao (54,2%) và tỷ lệ phụ nữ đẻ nhiều (>2 con) thấp (14,5%). Tỷ lệ người ốm trong 2 tuần qua khá cao (21,9%), mô hình bệnh tật của người Thái vẫn hàng đầu là các bệnh nhiễm trùng nhất là các bệnh cơ quan hô hấp. 70,4% người ốm đến KCB tại TYT xã, 16,7% người ốm tự mua thuốc về điều trị.. 97,3% người ốm đến TYT xã hài lòng với các dịch vụ KCB. Lý do không đưa người ốm đến TYT xã hàng đầu là bệnh nhẹ (47,8%), tiếp theo là không có người chăm sóc (11,3%). 2) Các yếu tố liên quan đến kết quả CSSKBĐ của người Thái: Các yếu tố kinh tế hộ gia đình, khoảng cách từ nhà đến TYT xã với việc đẻ tại nhà: Những hộ nghèo (Thu nhập <400.000đ) đẻ tại nhà nhiều hơn hộ đủ ăn (p<0,05). Những hộ gia đình Thái càng xa trạm y tế xã thì tỷ lệ đẻ tại nhà càng cao và ngược lại (p<0,05). Có mối liên quan giữa các yếu tố khoảng cách với việc khám thai đầy đủ: Hộ càng xa TYT xã càng ít đi khám thai và người lại (p<0,05). Các yếu tố PTTT và khoảng cách từ nhà tới TYT xã với việc cho trẻ bú ngay sau đẻ: Hộ có PTTT, gần trạm thì thường cho trẻ bú ngay sau đẻ cao hơn (p<0,05). Các tác giả khuyến nghị: Tăng cường các hoạt động truyền thông GDSK cho các hộ gia đình và bà mẹ người Thái để thay đổi một số tập quán có hại cho sức khỏe để thực hiện CSSKBĐ tốt hơn Từ khóa: Chăm sóc sức khoẻ ban đầu, người Thái

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Người Thái ở tỉnh Yên Bái có khoảng 71.000 người chiếm 8,1% dân số và tập trung sinh sống chủ yếu ở 2 huyện phía tây của tỉnh là huyện Văn Chấn và thị xã Nghĩa lộ từ rất nhiều đời nay. Những năm gần đây, sức khỏe của cộng đồng Người Thái Nghĩa Lộ đã và đang dần được cải thiện do có sự quan tâm của ngành Y tế cũng như các cấp Đảng, chính quyền. Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu như thực hiện các chương trình Y tế mục tiêu quốc gia, chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, kế hoạch hóa gia đình, tuyên truyền giáo dục sức khỏe... đến tận các thôn bản, song do trình độ

*

hiểu biết người Thái còn hạn chế, một số phong tục tập quán lạc hậu còn tồn tại, mạng lưới các dịch vụ về chăm sóc sức khỏe còn mỏng nên kết quả CSSKBĐ còn hạn chế [7]... Câu hỏi của chúng tôi là: Thực trạng công tác CSSKBĐ đối với người Thái ở thị xã Nghĩa Lộ tỉnh Yên Bái hiện nay ra sao? Yếu tố nào ảnh hưởng đến kết quả CSSKBĐ cho người Thái? Vì thế chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với các mục tiêu như sau:

1. Đánh giá thực trạng công tác CSSKBĐ đối với người Thái ở thị xã Nghĩa Lộ tỉnh Yên Bái năm 2011.

2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến kết quả thực hiện CSSKBĐ ở người Thái Nghĩa Lộ.

Hoàng Văn Hải và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 187 – 194

188

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng: Người Thái và các hộ gia đình người Thái tại các điểm nghiên cứu

Địa điểm: Hai xã Nghĩa An, Hạnh Sơn thị xã Nghĩa Lộ - Yên Bái là 2 xã thuần người Thái gốc, định cư lâu đời.

Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu: Mô tả, cắt ngang

Phương pháp chọn mẫu

*Cỡ mẫu: Theo công thức điều tra cắt ngang với p=0,05 (Tỷ lệ người Thái có nguồn nước sạch trong nghiên cứu của Đàm Khải Hoàn [3], d=0,05. Tính được n = 384, lấy tròn là 400, mỗi xã chọn khoảng 200 hộ gia đình. Thực tế điều tra được 433 hộ gia đình.

*Kỹ thuật chọn mẫu:

- Chọn chủ đích 2 xã của thị xã Nghĩa Lộ là xã Nghĩa An và xã Hạnh Sơn vì 2 xã này có trên 90% người Thái gốc sinh sống ở đây, còn lưu giữ nhiều nét văn hóa cũng như phong tục tập quán cổ.

-Chọn hộ gia đình người Thái theo phương pháp ngẫu nhiên theo khoảng cách mẫu.

Các chỉ số nghiên cứu: Nhóm chỉ số về vệ sinh môi trường; Bệnh tật trong 2 tuần qua; Sử dụng các dịch vụ y tế; CSSKBMTE và KHHGĐ.

Phương pháp thu thập số liệu: Phỏng vấn trực tiếp các đối tượng điều tra theo bộ câu hỏi đã lập sẵn

Phương pháp xử lý số liệu: Theo các phương pháp thống kê y học

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

Bảng 1 cho thấy tình hình các công trình vệ sinh của các hộ gia đình người Thái: Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước máng lần cao nhất (42%), tiếp theo là nước giếng (38,3%). Tuy nhiên tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng nước sạch thấp (17,6%). Tỷ lệ hộ gia đình có hố xí tương đối cao (78,8%) song tỷ lệ hộ gia đình có hố xí hợp vệ sinh cũng còn thấp (24,25%). Tỷ lệ hộ có chuồng gia súc ở gần nhà khá cao (70,9%).

Bảng 1. Tình hình các công trình vệ sinh của các hộ gia đình

Các chỉ số n %

Số SD nước giếng 166 38.3

Số hộ SD nước mưa 2 0.5

Số hộ SD nước máng lần 182 42

Số hộ SD nước suối 0 0

Số hộ SD nước khác 83 19.2

Số hộ SD nước sạch 76 17.6

Số hộ có hố xí 376 86,8

Số không có hố xí 57 13,2

Số có hố xí hợp VS 97 22,4

Số hộ có chuồng gia súc ở gần nhà

307 70.9

Số có chuồng gia súc xa nhà 43 9.9

Tổng số hộ điều tra 433 100,

Bảng 2. Tình hình chăm sóc sức khoẻ cho bà mẹ và trẻ em

Các chỉ số n %

Số trẻ đẻ tại nhà 254 61.1

Số trẻ đẻ tại cơ sở y tế 162 38.9

Số đẻ tại nhà được: CBYT 22 8.7

Bà đỡ 135 53.1

Người khác đỡ 97 38.2

Số BM được khám thai 388 93.3

Số được KT đầy đủ (≥ 3 lần) 260 62.5

Số được tiêm phòng uốn ván 406 97.6

Số được tiêm phòng đủ (≥2) 323 77.64

Số trẻ SS được bú sớm 323 77.6

Số trẻ ăn sam đúng 202 48.6

Số trẻ cai sữa: < 12 tháng 4 1

Từ 12 - 18 tháng 179 43

> 18 tháng 101 24.3

Số trẻ được tiêm chủng đủ 416 100

Số trẻ có sẹo lao 413 99.3

Tổng 416 100.

Bảng 2 cho thấy tình hình chăm sóc sức khoẻ cho bà mẹ và trẻ em của các hộ gia đình người Thái: Tỷ lệ trẻ đẻ tại nhà khá cao (61,1%), trong số trẻ đẻ tại nhà tỷ lệ trẻ được các bà đỡ đỡ khá cao (53,1%), tỷ lệ người khác đỡ cũng đáng kể (38,2%). Tỷ lệ bà mẹ Thái được khám thai khá cao (93,3%), trong đó tỷ lệ bà mẹ được khám thai đầy đủ khá cao

Hoàng Văn Hải và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 187 – 194

189

(62,5%). Tỷ lệ bà mẹ Thái được tiêm phòng uốn ván khá cao (97,6%), trong đó tỷ lệ bà mẹ được tiêm phòng đầy đủ khá cao (77.64%). Tỷ lệ trẻ sơ sinh được bú sớm khá cao (77,6%), tỷ lệ trẻ ăn sam đúng thấp (48,6%). Tỷ lệ trẻ cai sữa dúng càng thấp (24,3%). Tỷ lệ trẻ được tiêm chủng đầy đủ rất cao (100,%) trong đó tỷ lệ trẻ có sẹo lao cũng rất cao (99,3%).

Bảng 3. Tình hình thực hiện chương trình DS-KHHGĐ

Các chỉ số n %

Số phụ nữ áp dụng BPTT 328 68.3

Trong đó: Đặt vòng 215 65.5

Thuốc tránh thai 80 24.3

Bao cao su 11 3.3

Triệt sản nữ 12 3.6

Biện pháp khác 10 3.0

Số phụ nữ không áp dụng các BPTT

80 19.6

Lý do không AD: Không biết 18 22.5

Không chấp nhận 16 20

Tuổi hành kinh TB 15.24

Tuổi lấy chồng TB 20.78

Số phụ nữ đẻ sớm <22 221 54.2

Số đẻ nhiều >2 con 59 14.5

Tổng 408 100.

Bảng 3 cho thấy tình hình thực hiện chương trình DS-KHHGĐ của người Thái Nghĩa Lộ: Tỷ lệ phụ nữ Thái áp dụng BPTT kas cao (68,3%), trong đó đặt vòng vẫn là biện pháp được chọn hàng đầu (65,5%), tiếp theo là sử dụng thuốc tránh thai (24,3%). Lý do không áp dụng BPTT hàng đầu là không biết (22,5%). Tuổi hành kinh trung bình các cô gái Thái là 15,24; Tuổi lấy chồng trung bình là 20,78; Tỷ lệ phụ nữ Thái đẻ sớm <22 khá cao (54,2%) và tỷ lệ phụ nữ đẻ nhiều (>2 con) thấp (14,5%). Bảng 4 cho thấy tình hình bệnh tật trong 2 tuần qua ở các hộ gia đình người Thái: Tỷ lệ người ốm trong 2 tuần qua khá cao (21,9%), mô hình bệnh tật của người Thái vẫn hàng đầu là các bệnh nhiễm trùng nhất là các bệnh cơ quan hô hấp. Bảng 5 cho thấy tình hình sử dụng các dịch vụ y tế của người Thái ốm: 70,4% người ốm đến KCB tại TYT xã, 16,7% người ốm tự

mua thuốc về điều trị.. 97,3% người ốm đến TYT xã hài lòng với các dịch vụ KCB. Lý do không đưa người ốm đến TYT xã hàng đầu là bệnh nhẹ (47,8%), tiếp theo là không có người chăm sóc (11,3%). Bảng 6 cho chúng tôi thấy chưa có mối liên quan giữa các yếu tố kinh tế, xã hội với bệnh tật 2 tuần qua (p>0,05). Bảng 7. cho chúng tôi thấy chưa có mối liên quan giữa các yếu tố kinh tế, xã hội với đến KCB tại TYT xã (p>0,05)

Bảng 4. Tình hình bệnh tật trong 2 tuần qua ở các hộ gia đình

Các chỉ số n % Số người ốm 2 tuần qua 480 21.9 Trong đó: Số bị sốt 338 70.4

Số bị ho 324 67.5 Số bị tiêu chảy 96 20 Số bị đau bụng 103 21.5

Số bị đau lưng khớp 135 28.1 Số bị bệnh da 8 1.7 Số bị bệnh mắt 35 7.3 Số bị bệnh khác 110 22.9

Tổng số điều tra 480 100,

Bảng 5. Tình hình sử dụng các dịch vụ y tế

Các chỉ số n %

Số người ốm 2 tuần qua 480 21.9

Không xử trí gì 15 3.1

Tự mua thuốc về điều trị 79 16.5

Số điều trị bằng thuốc nam 8 1.7

Số KCB tại TYT xã 338 70.4

Số đến thầy thuốc tư 12 2.5

Số đến cơ sở y tế khác 24 5

Số cúng bái khi ốm 0 0

Số hài lòng với TYT xã 355 97.3 Lý do không đưa người ốm đến trạm: - Bệnh nhẹ

55 47.8

- Quá xa 4 3.5

- Mất thời gian chờ đợi 3 2.6

- Chữa tại PK tư 9 7.8

- Đến cơ sở y tế khác 6 5.2

- Thiếu thuốc men dụng cụ 2 1.7

- Không có người chăm sóc 13 11.3 - Không có chi phí cho người đi theo chăm sóc

1 0.9

- Lý do khác 22 19.1

Hoàng Văn Hải và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 187 – 194

190

Bảng 6. Mối liên quan giữa các yếu tố với bệnh tật 2 tuần qua

Bệnh tật Yếu tố

Có bệnh Không bệnh X2, p

n % n %

Kinh t ế Thu nhập <400.000đ 224 80.6 54 19.4 p> 0,05

400.000đ-1000.000đ 116 80.6 28 19.4

>1.000.000đ 9 81.8 2 18.2

Không có PTTT 22 73.3 8 26.7 p>0,05

Có PTTT 327 81.1 76 18.6

Khoảng cách >10km 0 0 0 0 p>0,05

5 - 10km 17 68 8 32

<5km 332 81.4 76 18.6

Công trình VS Không có nước sạch

292

81.8

65

18.2

p>0,05

Có nước sạch 57 75 19 25

Không có hố xí 42 73.7 15 26.3 p>0,05

Có hố xí 307 81.6 69 18.4

Chuồng GS gần nhà 249 81.1 58 18.9 p>0,05 Chuồng GS xa nhà 33 76.7 10 23.3

Bảng 7. Mối liên quan giữa các yếu tố với việc sử dụng dịch vụ KCB tại TYT xã

KCB Yếu tố

Không đến TYT xã Đến TYT xã X2, p n % n %

Kinh tế Thu nhập <400.000đ 70 23.3 231 76.7 p>0,05 400.000đ-1000.000đ 41 25.2 122 74.8

>1.000.000đ 4 25 12 75 Không có PTTT 6 20.7 23 79.3 p>0,05

Có PTTT 109 24.1 342 75.8 Khoảng cách >10km 0 0 0 0 p>0,05

5 - 10km 5 23.5 13 76.5 <5km 111 24 352 76

Bảng 8. Mối liên quan giữa các yếu tố với việc đẻ tại nhà

Đẻ Yếu tố

Đẻ tại nhà Đẻ tại CSYT X2, p

n % n %

Kinh tế

Thu nhập <400.000đ 177 62.8 105 37.2 p<0,0

400.000đ-1000.000đ 76 60.8 49 39.2

>1.000.000đ 1 11.1 8 88.9

Không có PTTT 19 65.5 10 34.5 p>0,05

Có PTTT 235 60.7 152 39.3

Khoảng cách >10km 0 0 0 0 p<0,05

5 - 10km 28 84.8 5 15.2

<5km 226 59 157 41

Hoàng Văn Hải và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 187 – 194

191

Bảng 8 cho biết mối liên quan giữa các yếu tố với việc đẻ tại nhà: Có mối liên quan giữa các yếu tố kinh tế hộ gia đình, khoảng cách từ nhà đến TYT xã với việc đẻ tại nhà: Những hộ nghèo (Thu nhập <400.000đ) đẻ tại nhà nhiều

hơn hộ đủ ăn (p<0,05). Những hộ gia đình Thái càng xa trạm y tế xã thì tỷ lệ đẻ tại nhà càng cao và ngược lại (p<0,05). Chưa có mối liên quan giữa yếu tố PTTT với đẻ tại nhà (p>0,05).

Bảng 9. Mối liên quan giữa các yếu tố với việc khám thai đầy đủ

KT Yếu tố

KT không đầy đủ KT đầy đủ X2, p

n % n %

Kinh t ế Thu nhập <400.000đ 89 33.6 176 66.4

p > 0,05 400.000đ-1000.000đ 42 36.8 72 63.2

>1.000.000đ 1 11.1 8 88.9

Không có PTTT 7 26.9 19 73.1 p>0,05

Có PTTT 125 34.5 237 65.5

Khoảng cách >10km 0 0 0 0

p<0.05 5 - 10km 21 84 4 16

<5km 111 30.6 252 69.4

Bảng 10. Mối liên quan giữa các yếu tố với việc bú sau đẻ

Bú mẹ Yếu tố

Bú muộn Bú sớm p

n % n %

Kinh t ế Thu nhập <400.000đ 65 23 217 77

p>0,05 400.000đ-1000.000đ 27 21.6 98 78.4

>1.000.000đ 1 11.1 8 88.9

Không có PTTT 11 37.9 18 62.1 p<0,05

Có PTTT 82 21.2 305 78.8

Khoảng cách >10km 0 0 0 0

p<0,05 5 - 10km 3 9.1 30 90.9

<5km 90 23.5 239 76.5

Bảng 11. Mối liên quan giữa các yếu tố với việc ăn sam sớm

Ăn sam Yếu tố

Sớm Đúng p

n % n %

Kinh t ế Thu nhập <400.000đ 121 46.2 141 53.8

p>0,05 400.000đ-1000.000đ 55 48.2 59 51.8

>1.000.000đ 6 75 2 25

Không có PTTT 16 57.1 12 42.9 p>0,05

Có PTTT 166 46.6 190 53.4

Khoảng cách >10km 0 0 0 0 p>0,05 5 - 10km 14 45.2 17 54.8

<5km 16.8 47.6 185 52.4

Hoàng Văn Hải và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 187 – 194

192

Bảng 12. Mối liên quan giữa các yếu tố với việc cai sữa sớm

Cai sữa Yếu tố

Sớm Đúng p

n % n %

Kinh t ế Thu nhập <400.000đ 78 41.3 111 58.7

p>0,05 400.000đ-1000.000đ 28 31.8 60 68.2

>1.000.000đ 1 14.3 6 85.7

Không có PTTT 8 42.1 11 57.9 p>0,05

Có PTTT 99 37.4 166 62.6

Khoảng cách >10km 0 0 0 0

p>0,05 5 - 10km 13 61.9 8 38.1

<5km 94 35.7 169 64.3

Bảng 13. Mối liên quan giữa các yếu tố với việc áp dụng BPTT

BPTT Yếu tố

Không Có X2, p

n % n %

Kinh t ế Thu nhập <400.000đ 52 19.6 213 80.4 p>0,05

400.000đ-1000.000đ 27 20.5 105 79.5

>1.000.000đ 1 9.1 10 90.9

Không có PTTT 8 27.6 21 72.4 p>0,05

Có PTTT 72 19 307 81

Khoảng cách >10km 0 0 0 0 p>0,05

5 - 10km 6 24 19 76

<5km 74 19.3 309 80.7

Tổng số điều tra

Bảng 9 cho thấy có mối liên quan giữa các yếu tố PTTT với việc khám thai đầy đủ (p<0,05). Bảng 9 cũng cho thấy chua có mối liên quan giữa yếu tố kinh tế hộ gia đình, khoảng cách từ nhà đến TYT xã với việc khám thai đầy đủ (p>0,05).

Bảng 10 cho thấy có mối liên quan giữa các yếu tố PTTT và khoảng cách từ nhà đến TYT xã với việc khám thai đầy đủ (p>0,05với việc cho trẻ bú ngay sau đẻ (p<0,05). Bảng 10 cũng cho thấy chua có mối liên quan giữa yếu tố kinh tế hộ gia đình với việc cho trẻ bú ngay sau đẻ (p>0,05).

Bảng 11 cho thấy chưa có mối liên quan giữa các yếu tố kinh tế , xã hội với việc cho trẻ ăn sam sớm của các bà mẹ Thái (p>0,05).

Bảng 12 cho thấy chưa có mối liên quan giữa các yếu tố kinh tế, xã hội với việc cho trẻ cai sữa sớm của các bà mẹ Thái (p>0,05).

Bảng 13 cho thấy chưa có mối liên quan giữa các yếu tố kinh tế, xã hội với việc áp dụng BPTT của các bà mẹ Thái (p>0,05). KẾT LUẬN 1) Thực trạng CSSKBĐ cho người Thái Nghĩa Lộ như sau: - Tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng nước sạch thấp (17,6%), tỷ lệ hộ gia đình có hố xí hợp vệ sinh cũng còn thấp (24,25%). Tỷ lệ hộ có chuồng gia súc ở gần nhà khá cao (70,9%). - Tỷ lệ trẻ đẻ tại nhà khá cao (61,1%), trong số trẻ đẻ tại nhà tỷ lệ trẻ được các bà đỡ đỡ khá cao (53,1%), tỷ lệ người khác đỡ cũng đáng kể (38,2%). Tỷ lệ bà mẹ Thái được khám thai và tiêm phòng uốn ván đầy đủ khá cao (62,5% & 77.64%). Tỷ lệ trẻ sơ sinh được bú sớm, ăn sam đúng, cai sữa đúng chưa cao (tương tự 77,6%, 48,6%, 24,3%). 100% trẻ được tiêm chủng đầy đủ, trong đó tỷ lệ trẻ có sẹo lao cũng rất cao (99,3%).

Hoàng Văn Hải và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 187 – 194

193

- Tỷ lệ phụ nữ Thái áp dụng BPTT khá cao (68,3%), trong đó đặt vòng vẫn là biện pháp được chọn hàng đầu (65,5%), tiếp theo là sử dụng thuốc tránh thai (24,3%). Lý do không áp dụng BPTT hàng đầu là không biết (22,5%). Tuổi hành kinh trung bình các cô gái Thái là 15,24; Tuổi lấy chồng trung bình là 20,78; Tỷ lệ phụ nữ Thái đẻ sớm <22 khá cao (54,2%) và tỷ lệ phụ nữ đẻ nhiều (>2 con) thấp (14,5%).

- Tỷ lệ người ốm trong 2 tuần qua khá cao (21,9%), mô hình bệnh tật của người Thái vẫn hàng đầu là các bệnh nhiễm trùng nhất là các bệnh cơ quan hô hấp.

- 70,4% người ốm đến KCB tại TYT xã, 16,7% người ốm tự mua thuốc về điều trị.. 97,3% người ốm đến TYT xã hài lòng với các dịch vụ KCB. Lý do không đưa người ốm đến TYT xã hàng đầu là bệnh nhẹ (47,8%), tiếp theo là không có người chăm sóc (11,3%).

2) Các yếu tố liên quan đến kết quả CSSKBĐ của người Thái: Các yếu tố kinh tế hộ gia đình, khoảng cách từ nhà đến TYT xã với việc đẻ tại nhà: Những hộ nghèo (Thu nhập <400.000đ) đẻ tại nhà nhiều hơn hộ đủ ăn (p<0,05). Những hộ gia đình Thái càng xa trạm y tế xã thì tỷ lệ đẻ tại nhà càng cao và ngược lại (p<0,05). Có mối liên quan giữa các yếu tố khoảng cách với việc khám thai đầy đủ: Hộ càng xa TYT xã càng ít đi khám thai và người lại (p<0,05). Các yếu tố PTTT và khoảng cách từ nhà tới TYT xã với việc cho trẻ bú ngay sau đẻ: Hộ có PTTT, gần trạm thì

thường cho trẻ bú ngay sau đẻ cao hơn (p<0,05).

KHUYẾN NGHỊ

Tăng cường các hoạt động truyền thông GDSK cho các hộ gia đình và bà mẹ người Thái để thay đổi một số tập quán có hại cho sức khỏe để thực hiện CSSKBĐ tốt hơn.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. Lương Thị Đại, Lò Văn Hinh (2006), Khi đứa trẻ người Thái chào đời, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. [2]. Hoàng Thị Hạnh, Lò Văn Biến, Nguyễn Mạnh Hùng (2005), Tìm hiểu một số tục cúng vía của người Thái Đen ở Mường Lò, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội. [3]. Đàm Khải Hoàn, Dương Minh Thu (1998), Tình hình chăm sóc sức khoẻ ban đầu của người Thái thuộc tỉnh Sơn La, Kỷ yếu công trình nghiên cưú khoa học của Trường ĐHY Bắc Thái, Nxb Y học. [4]. Đàm Khải Hoàn (2001), Nghiên cứu một số phong tục tập quán có ảnh hưởng đến sức khoẻ ở 2 cộng đồng Thái và Mông thuộc miền núi tỉnh Nghệ An, Tạp chí Khoa học và Công nghệ. Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên. [5]. Đàm Khải Hoàn; Nguyễn Thành Trung (2001), Thực trạng tình hình chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở miền núi phía Bắc- VN, Tạp chí Khoa học và Công nghệ. Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên.

[6]. Đàm Khải Hoàn, Lò Văn Thu (2002), Thực trạng sức khoẻ sinh sản cho người phụ nữ dân tộc Thái ở Sơn La, Tạp chí Dân số & Phát triển. Trung tâm nghiên cứu thông tin và tư liệu, Hà Nội.

Hoàng Văn Hải và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 187 – 194

194

SUMMARY THE CURRENT STATUS OF PRIMARY HEALTH CARE AND RELEV ANT FACTORS OF THAI’S PEOPLE IN NGHIA LO- YEN BAI PROVI NCE

Hoang Van Hai1*, Dam Khai Hoan2 1Yen Bai Health department, 2 College of medicine and pharmacy - TNU

By cross sectional method, the authors describe the status of primary health care of the Thai in Nghia Lo. The results are follows: - Rate of households using clean water is low (17.6%), rate of households using sanitary latrines is also low (24.25%). Rate of households with a near- house stable is high (70.9%). - Rate of home births is quite high (61.1%), in which the rate of children delivered by midwives is quite high (53.1%), rate of children delivered by others is also considerable (38, 2%). The rate of Thai mothers having pregnancy test and fully vaccinated against tetanus is high (62.5% & 77.64%). The rate of newborns breasted soon, eaten right, properly weaned is still low (77.6% similar, 48.6%, 24.3%). 100% of children are fully immunized, in which the tubeculosis’ scar of children is very high (99.3%). - The rate of Thai women using contraceptive methods is quite high (68.3%), the best choise is using coil (65.5%), followed by contraceptive (24.3% ). The reason does not apply to is not known contraceptive methods (22.5%). The average age of menstruation was 15.24; average age of getting married is 20.78; The average age of being mother under 22 years old is quite high (54.2%) and rate of mother having more than 2 babies is lower (14.5%). - The percentage of sick people in 2 weeks is quite high (21.9%), disease shape of the Thai people is still leaded by infectious diseases, especially diseases of respiratory organs. - 70.4% the sick people examines at health stations, 16.7% buying medicine to self treatment .. 97.3% the sick people go to health stations are satisfied with the services. Reasons not go to the health stations is mild form of diseases (47.8%), followed by no cared persons (11.3%). 2) Factors related to the results of primary health care of the Thai: The economics of households, the distance between home and health stations with the delivery at home: The poor (income <400.000d) delivery at home more than households having enough goods (p <0.05). The futher from home to commune health stations is, the higher rate the house having the birth at home and vice versa (p <0.05). There is correlation between the distance factor with full antenatal care: The futher from home to commune health stations is, the lower rate of prenatal care and vice versa (p <0.05). The media factors and distance from home to health stations with breastfeeding immediately after birth: Households having media, near the health station often breastfeeding immediately after birth are higher (p <0.05). The author recommends: Improving communication activities for households and Thai mother to change some practices that are harmful to health to make better primary health care. Keywords: primary health care of the Thai

*

Đàm Khải Hoàn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 195 – 202

195

NÂNG CAO HI ỆU QUẢ TIẾP CẬN DỊCH VỤ Y TẾ CHO NGƯỜI DÂN Ở CÁC BẢN XA XÔI CỦA HUYỆN ĐỒNG HỶ - THÁI NGUYÊN

Đàm Khải Hoàn, Đinh Văn Thắng và CS Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên

TÓM TẮT Một nghiên cứu can thiệp cộng đồng ở xã Hợp Tiến (Thái Nguyên) rút ra một số kết luận sau: 1) Mô hình cung ứng dịch vụ được xây dựng dựa trên cơ sở khoa học và nhu cầu thực tiễn tại cộng đồng với các nội dung hoạt động được duy trì ổn định: hàng tuần cử cán bộ trạm y tế (TYT) phối hợp với nhân viên y tế thôn bản (NVYTTB) đưa vật tư, trang thiết bị, thuốc xuống các bản xa thực hiện khám chữa bệnh (KCB) thông thường, CSSKBM-TE& KHHGĐ, tiêm phòng và truyền thông giáo dục sức khỏe (TTGDSK). 2) Kết quả thực hiện mô hình nghiên cứu: Hoạt động khám chữa bệnh đã thật sự có hiệu quả: Số lần khám bệnh bình quân của người dân vùng sâu/năm ở xã Hợp Tiến đã tăng từ 0,39 lần/người/năm lên tới 0,65 lần/người/năm. Tỷ lệ bệnh nhân được khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền hoặc kết hợp với y học hiện đại cũng tăng từ 12,24% lên 29,14%. Tuy nhiên mô hình bệnh tật ở 2 xã không thay đổi sau can thiệp, hàng đầu vẫn là các bệnh hô hấp (sốt, ho), tiêu chảy, bệnh da, bệnh về mắt.….Tình hình sử dụng dịch vụ y tế (DVYT) cũng có chuyển biến tích cực đó là tỷ lệ người ốm được KCB bởi cán bộ (CB) trạm y tế tăng lên ở xã can thiệp từ 22,22% lên 44,44%, trong khi đó tỷ lệ này ở xã đối chứng chưa thay đổi (từ 20,8 % đến 20,3%). Các chỉ số CSSKBM,TE & KHHGĐ tăng cao rõ rệt ở xã can thiệp. Các tác giả khuyến nghị: triển khai rộng mô hình “tăng cường hoạt động cung ứng dịch vụ y tế đến người dân các xã đặc biệt khó khăn…” ra các xã vùng cao, vùng sâu khác của tỉnh Thái Nguyên. Từ khoá: tiếp cận, sở y tế

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Trong những năm gần đây, dưới tác động của nền kinh tế thị trường đã dẫn đến sự khác biệt về tình hình tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của người dân giữa các vùng, miền. Người dân vùng xa xôi hẻo lánh đang có nguy cơ khó tiếp cận với các dịch vụ y tế có chất lượng cao ở tuyến cơ sở [2]. Các nghiên cứu về y tế gần đây đều chung một nhận định rằng nguồn lực cho các trạm y tế xã tương đối tốt, nhưng hoạt động của trạm y tế vẫn còn bộc lộ một số tồn tại như sức thu hút để người dân sử dụng dịch vụ y tế còn thấp, không tương xứng với sự đầu tư của nhà nước và chưa đáp ứng kịp thời với nhu cầu của nhân dân. Điểm yếu nhất là người dân khó và ít tiếp cận với dịch vụ y tế tuyến xã do khoảng cách xa, đi lại khó khăn. Mặt khác cán bộ y tế xã cũng thiếu năng động và không chủ động đi xuống thôn bản để phục vụ người dân, trong khi trình độ chuyên môn của nhân viên y tế thôn *

bản không đáp ứng được nhu cầu của chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Vậy giải pháp nào để nâng cao hiệu quả tiếp cận dịch vụ y tế cho người dân ở các bản xa xôi, hẻo lánh của tỉnh Thái Nguyên? Chính vì thế chúng tôi tiến hành đề tài nhằm mục tiêu: 1. Xây dựng mô hình tăng cường hoạt động cung ứng dịch vụ y tế đến người dân ở các bản xa xôi, hẻo lánh của xã Hợp Tiến huyện Đồng Hỷ. 2. Đánh giá kết quả thực hiện mô hình tăng cường hoạt động cung ứng dịch vụ y tế đến người dân ở các bản xa xôi, hẻo lánh của xã Hợp Tiến huyện Đồng Hỷ sau 1 năm can thiệ. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: Người dân vùng xa xôi hẻo lánh ở các xã nghiên cứu; Cán bộ y tế của hai trạm y tế xã Hợp Tiến và Cây Thị, NVYTTB trên địa bàn nghiên cứu. Cán bộ chính quyền xã, các tổ chức quần chúng ở xã, trưởng thôn/bản; Sổ sách hồ sơ lưu ở các TYT xã được chọn nghiên cứu.

Đàm Khải Hoàn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 195 – 202

196

THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Thời gian: từ tháng 1 năm 2010 đến tháng 4 năm 2011.

Địa điểm: Xã Hợp Tiến, xã Cây Thị huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thiết kế nghiên cứu can thiệp trước sau có đối chứng (Sơ đồ 1), kết hợp nghiên cứu định lượng với định tính.

Phương pháp chọn mẫu

Cỡ mẫu, chọn mẫu nghiên cứu can thiệp có đối chứng:

*Cỡ mẫu: Đơn vị mẫu là chủ hộ gia đình, cỡ mẫu tính theo công thức can thiệp, trong đó p1: Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng dịch vụ y tế theo nghiên cứu của Đàm Khải Hoàn là 0,4 để tính toán. p2: Tỷ lệ mong muốn sử dụng các DVYT sau khi can thiệp là 0,65. Lấy Z 21 α− = 1,96; Z β−1 = 0,84 (lực mẫu lựa chọn là 80%). Đưa vào công thức tính được n = 94. Cỡ mẫu tính toán trên được cộng với 10% dự phòng, vậy ta có cỡ mẫu cần điều tra sau can thiệp là 104 hộ/xã.

*Chọn mẫu:

- Chọn xã nghiên cứu: chọn mẫu chủ đích: Chọn 02 xã (01 xã can thiệp Hợp Tiến và 01 xã đối chứng Cây Thị) với các đặc điểm và điều kiện định trước như sau: Là xã đặc biệt khó khăn của huyện Đồng Hỷ; Chủ yếu là người dân tộc thiểu số; Có ≥ 5 bản xa, giao thông đi lại khó khăn, cách TYT xã ≥ 5 km; Là những xã đã được chọn trong nghiên cứu mô tả trước can thiệp.

- Chọn bản: Trong 2 xã đã được chọn, mỗi xã chọn 2 bản (cách trung tâm xã > 5 km) có điều kiện kinh tế, xã hội…tương đồng với nhau để thực hiện thử nghiệm can thiệp và đối chứng: Xã Hợp Tiến chọn 02 bản là : Bãi Vàng và Đèo Bụt, xã Cây Thị chọn 02 bản để đối chứng là Khe Cạn và Xóm Hoan

- Chọn hộ gia đình: Tại các bản, chọn các hộ đưa vào nghiên cứu bằng phương pháp ngẫu nhiên đơn. Mỗi hộ, chọn chủ hộ để phỏng vấn.

Định tính. Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu là chủ yếu. Mỗi xã

phỏng vấn sâu 3 cuộc gồm 01 phó chủ tịch UBND xã phụ trách văn hóa xã hội, trạm trưởng trạm y tế xã và 01 NVYTTB. Thảo luận nhóm (mỗi xã 02 cuộc): Nhóm cán bộ địa phương: chọn khoảng 10 người, đó là các cán bộ UBND, lãnh đạo ban ngành của xã, trạm y tế xã, NVYTTB và nhóm người sử dụng dịch vụ: chọn 10 người, là chủ các hộ gia đình trong quần thể nghiên cứu.

Nội dung can thiệp

Thử nghiệm can thiệp tác động vào:

- Cơ chế vận hành: Trạm trưởng trạm y tế chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý, điều hành mọi hoạt động của mô hình và thường xuyên báo cáo với Ban chỉ đạo. Ban chỉ đạo có trách nhiệm làm cố vấn theo dõi, giám sát, chỉ đạo mô hình.

- Thời gian hoạt động: Mỗi tuần xuống một bản 01 ngày.

- Hình thức hoạt động: 02 cán bộ TYTX đưa TTB, vật tư và thuốc xuống bản để thực hiện các dịch vụ; 01 NVYTTB và 01 Trưởng bản có trách nhiệm phối hợp trong việc thông báo, tổ chức, hỗ trợ cán bộ TYTX để phục vụ người dân.

- Qui trình can thiệp: Trạm trưởng trạm y tế chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý, điều hành mọi hoạt động của mô hình và thường xuyên báo cáo với Ban chỉ đạo. Ban chỉ đạo có trách nhiệm làm cố vấn theo dõi, giám sát, chỉ đạo mô hình. Thời gian hoạt động: Mỗi tuần xuống điạ bàn 01 ngày.

- Các dịch vụ y tế mô hình dự kiến cung ứng: KCB: Khám bệnh, kê đơn điều trị các bệnh thông thường, tư vấn sức khỏe, phân loại bệnh chuyển tuyến phù hợp. Phòng bệnh: cung cấp các dịch vụ tiêm phòng tại thôn bản. Truyền thông GDSK: bằng tư vấn trực tiếp, hoặc tư vấn gián tiếp qua hình ảnh (tranh ảnh, loa đài, Video..).

- Các bước xây dựng mô hình can thiệp

+ Xây dựng Ban chỉ đạo thực hiện mô hình ở xã Hợp Tiến (Bao gồm Chủ tịch xã là Trưởng ban, Phó trưởng ban là chủ nhiệm đề tài, trạm trưởng TYT xã,).

Đàm Khải Hoàn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 195 – 202

197

+ Khảo sát, đánh giá thực trạng tại địa bàn (các bản đã được chọn) trước khi tổ chức triển khai mô hình thực nghiệm.

+ Tập huấn cho các thành viên tham gia mô hình các vấn đề cơ bản khi thực hiện mô hình can thiệp (thời gian tập huấn là 1 tuần). Nội dung tập huấn đi sâu vào vai trò, nhiệm vụ của các thành viên trong mô hình.

+ Ban chỉ đạo mỗi tháng họp với các thành viên 1 lần để kiểm tra tiến độ thực hiện mô hình và bổ sung một số kiến thức cho các thành viên.

+ Nhóm nghiên cứu thường xuyên giám sát, chỉ đạo hoạt động mô hình bằng thông tin 2 chiều, đồng thời mỗi tháng kiểm tra 1 lần nhằm nắm bắt tiến độ thực hiện mô hình để chỉ đạo và hỗ trợ thêm.

- Điều hành hoạt động mô hình diễn ra liên tục trong 12 tháng.

- Theo dõi, kiểm tra, giám sát.

- Báo cáo kết quả, đánh giá hiệu quả thực hiện mô hình can thiêp.

Các chỉ số nghiên cứu

- Số lần khám bệnh bình quân của người dân vùng sâu trong 01 năm

- Tỷ lệ người tàn tật tại cộng đồng được quản lý

- Tỷ lệ NCT được quản lý sức khoẻ

- Tỷ lệ bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị đúng phác đồ tại trạm y tế;

- Tỷ lệ bệnh nhân được khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền hoặc kết hợp y học hiện đại.

- Tình hình bệnh tật tại hộ gia đình: Số người ốm; Số người sốt ho, tiêu chảy, đau xương/khớp, bệnh da, bệnh mắt...

- Sử dụng các dịch vụ y tế. Số người không xử trí gì; Số người tự mua thuốc về điều trị; Số người điều trị bằng thuốc nam; Số người khám và điều trị tại trạm y tế; Số người đến khám các sở y tế khác; Số người cúng bái khi ốm;

- CSSKBMTE & KHHGĐ: Số bà mẹ được khám thai; Số cặp vợ chồng không áp dụng

BPTT. Số đặt vòng, triệt sản, dùng thuốc tránh thai, bao cao su, biện pháp khác.

Phương pháp thu thập thông tin. Thông tin định lượng: bằng các phiếu điều tra (bộ câu hỏi) trực tiếp với các đối tượng: người quản lý, người cung cấp dịch vụ, người sử dụng dịch vụ thông qua phỏng vấn, quan sát. Đồng thời thu thập thông tin thứ cấp qua sổ sách, báo cáo, sổ theo dõi...của các TYT xã trên địa bàn nghiên cứu và các cơ quan có liên quan; Thông tin định tính: bằng việc phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm các đối tượng được điều tra.

Phương pháp xử lý số liệu: Bằng phương pháp thống kê y học, sử dụng phần mềm SPSS 16.0 và Epi Info 6.0 trên máy vi tính.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ NHẬN XÉT

Trong 1 năm can thiệp chúng tôi đã triển khai được 90 buổi xuống bản để cung ứng dịch vụ y tế. Gần 400 lượt người đã tham gia cung ứng dịch vụ này: NVYTTB và trưởng bản truyền thông vận động người dân, thày thuốc cung ứng dịch vụ, Điều dưỡng, dược cung ứng thuốc, vắc xin...Trung bình 1 buổi ở 1 bản có từ 10-15 lượt người dân được nhận dịch vụ y tế. CBYT khám chữa bệnh, tiêm vắc xin, tư vấn, truyền thông – GDSK được hàng nghìn lượt người ở 2 bản.

Bảng 1 cho biết tỷ lệ cán bộ và nhân viên y tế thôn bản được bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cơ bản và TTGDSK đã tăng từ 40% trước can thiệp lên tới 100% sau can thiệp (p<0,01). Số buổi giáo dục sức khỏe qua hệ thống loa đài truyền thanh của xã đã tăng từ 18 buổi/năm trước can thiệp lên tới 30 buổi/năm sau can thiệp. Tỷ lệ HGĐ nắm được kiến thức cơ bản về các nội dung thực hành CSSKBM &TE, phòng chống thương tích, một số bệnh, dịch nguy hiểm tại đại phương đã tăng từ 11,5% trước can thiệp lên tới 52,9% sau can thiệp (p<0,01). Khác với xã Cây Thị tình hình hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe hầu như chưa có sự chuyển biến.

Đàm Khải Hoàn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 195 – 202

198

Bảng 1. Tình hình hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe

Chỉ số Hợp Tiến Cây Thị p

Trước Sau Trước Sau

Tỉ lệ CBYT, NVYTTB được bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cơ bản GDSK

2/5 40%

5/5 100%

3/7 42,9%

3/7 42,9%

p >0,05

Thực hiện tư vấn và TTGDSK lồng ghép tại TYT, cộng đồng và gia đình

có có có có -

Số buổi GDSK qua hệ thống loa đài 18 30 24 22 -

Số buổi họp TTGDSK tại cộng đồng 03 08 04 07 - TL HGĐ nắm được kiến thức cơ bản về thực hành CSSKBM &TE, phòng chống thương tích, một số bệnh, dịch nguy hiểm tại địa phương

12/104 11,5%

55/104 52,9%

10/104 9,6%

15/104 14,4%

p <0,05

Bảng 2. Tình hình thực hiện KCB, phục hồi chức năng sau can thiệp

Chỉ số Hợp Tiến Cây Thị

p Trước CT

Sau CT

Trước CT Sau CT

Số lần khám bệnh bình quân của người dân các bản vùng sâu trong 01 năm (lần/ng/năm)

523 (0,39%)

875 (0,65%)

498 (0,41%)

532 (0,43%)

<0,05

Tỷ lệ bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị hợp lý

347 (66,35%)

757 (86,51%)

287 (57,63%)

318 (59,77%)

< 0,05

Tỷ lệ người tàn tật tại cộng đồng được quản lý

0% 100% 0% 0% -

Tỷ lệ người tàn tật được hướng dẫn và phục hồi chức năng tại cộng đồng

0% 50% 0% 0% -

Tỷ lệ NCT từ 60 tuổi trở lên được quản lý sức khoẻ

0% 100% 0% 0% -

Tỷ lệ bệnh nhân được KCB bằng y học cổ truyền hoặc kết hợp y học hiện đại.

64 (12,24%)

255 (29,14%)

74 (14,86%)

92 (17,29%)

<0,01

Bảng 2 cho thấy số lần khám bệnh bình quân của người dân vùng sâu/năm ở xã Hợp Tiến đã tăng lên rõ rệt từ 0,39 lần/ng/năm trước can thiệp lên tới 0,65 lần/ng/năm sau can thiệp (p<0,05), cao hơn rõ so với xã Cây Thị ở thời điểm sau can thiệp chỉ thay đổi từ 0,41 lên 0,43 lần/ng/năm (p>0,05). Tỷ lệ bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị hợp lý cũng tăng cao từ 66,35% trước can thiệp lên đến 86,51% sau can thiệp (p <0,01), còn ở xã Cây Thị lại không có sự thay đổi đáng kể chỉ tăng từ 57,63% lên 59,77 % (p > 0,05)); Tỷ lệ người tàn tật được quản lý từ 0% trước khi can thiệp đã đạt tới 100% sau khi có can thiệp, đồng thời có 50% người tàn tật được hướng dẫn phục hồi chức năng tại cộng đồng,

khác với nơi không được can thiệp ở xã Cây Thị thì số đối tượng này vẫn chưa được quan tâm quản lý (0%) và không có trường hợp nào được hướng dẫn phục hồi chức năng.

Mặt khác, kết quả thu được ở các bản được can thiệp cũng cho thấy tỷ lệ các cụ trên 80 tuổi trở lên được quản lý sức khoẻ 100%, khác với xã Cây Thị nơi không được can thiệp thì ở chưa có (0%) cụ nào được theo dõi quản lý sức khỏe, thường xuyên. Tỷ lệ bệnh nhân được khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền hoặc kết hợp với y học hiện đại cũng tăng rõ rệt từ 12,24% trước can thiệp lên đến 29,14% sau can thiệp, còn ở xã Cây Thị nơi không được can thiệp tỷ lệ này chỉ tăng từ 14,86% đến 17,29%, sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê với p< 0,01.

Đàm Khải Hoàn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 195 – 202

199

Bảng 3. Tình hình mắc các chứng/bệnh một tháng qua sau can thiệp

Chỉ số

Hợp Tiến (Xã Can thiệp)

Cây Thị (Xã đối chứng) p

Trước CT Sau CT Trước CT Sau CT

Sốt ho 51

(51,51%) 60

(55,55%) 110

(44,0%) 135

48,91% p>0,05

Tiêu chảy 2(2,02) 10(9,26) 35(14,0) 22(7,97) p>0,05

Đau bụng 18(18,18) 13(12,04) 17(6,8) 10(3,62) p>0,05

Đau lưng, khớp 14(14,14) 7(6,48) 12(4,8) 16(5,8) p>0,05

Bệnh da 6(6,06) 4(3,70) 16(6,4) 9(3,26) p>0,05

Bệnh mắt 0(0) 5(4,63) 13(5,2) 6(2,17) p>0,05

Bệnh khác 8(8,08) 9(8,33) 47(18,8) 78(28,26) P<0,05

Bảng 4. Kết quả so sánh tình hình sử dụng dịch vụ y tế sau can thiệp

Chỉ số Xã Can thiệp Xã đối chứng

p Trước Sau Trước Sau

Số người không xử trí gì 14/99 (14,14)

12/108 (11,11)

38/250 (15,2%)

40/276 (14,49)

p > 0,05

Số người tự mua thuốc về điều trị 41(41,41) 38(35,19) 14 (5,6) 18(6,52) p > 0,05

Số người điều trị bằng thuốc nam 7(7,07) 1(0,93) 26(10,4) 24(8,7) p > 0,05

Số người được KCB bởi YTTB 3(3,03) 7(6,48) 6(2,4) 7(2,54) p > 0,05

Số người KCB bởi CB trạm y tế 22(22,22) 48(44,44) 52(20,8) 56(20,3) p < 0,05

Số người KCB ở cơ sở y tế khác 4(4,04) 2(1,85) 13(5,2) 18(6,52) p > 0,05

Số người cúng bái khi ốm 8(8,08) 0 (0%) 8(3,2) 6(2,13%)

Bảng 5. Kết quả so sánh tình hình CSSKBM,TE & KHHGĐ sau can thiệp

Chỉ số

Xã Can thiệp Xã đối chứng p

Trước Sau Trước Sau

Số bà mẹ được khám thai 54 (51,9)

100(96,2) 51/104 (49,) 69/104 (66,3)

p<0,05

Số BM được tiêm phòng uốn ván 58(55,5) 104(100) 55(52,8) 67(66,4) p<0,05

Số bà mẹ được uống viên sắt 66(63,5) 101(97,1) 63(60,5) 70(67,3) p<0,05

Số bà mẹ được hướng dẫn ăn uống

và vệ sinh thai nghén 46(44,2) 98(94,2) 44(42,3) 54(51,9) p<0,05

Số BM được hướng dẫn CS trẻ sau

sinh 36(34,6) 94(90,2) 31(29,8) 50(48,1) p<0,05

Số trẻ được theo dõi cân nặng hàng

tháng 72(69,2) 98(94,2) 78(75,0) 86(82,7)

p<0,05

Số cặp vợ chồng áp dụng BPTT 73(70,2) 93(89,4) 80(76,9) 79(76,0) p<0,05

Đàm Khải Hoàn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 195 – 202

200

Bảng 6. Khả năng duy trì hoạt động mô hình

Hoạt động Khó khăn Biện pháp tự khắc phục

KCB thông thường

CBYT thiếu nhiệt tình Hỗ trợ về tinh thần: thăm hỏi, động viên khen thưởng..

CBYT thiếu kiến thức Học tâp, trao đổi kinh nghiệm, chỉ đạo tuyến.

Thiếu thuốc, TTB Trạm y tế lập dự trù xin hỗ trợ Thiếu địa điểm để thực hiện dịch vụ

Tổ chức tại điểm nhà văn hóa thôn, huy động người dân tham gia hỗ trợ

Tiêm chủng mở rộng Chưa có cơ chế sử dụng vác xin tại thôn/bản

Trạm y tế xây dựng kế hoạch và đề nghị TTYTDP cung ứng

CSSKBM,TE & KHHGĐ

Yếu tố vô khuẩn không đảm bảo

- Chỉ triển khai thực hiện các dịch vụ về tư vấn CSSK bà mẹ, trẻ em trước, trong và sau sinh; - Tư vấn và cung cấp các phương tiện tránh thai như TTT, bao cao su

Truyền thông GDSK CBYT thiếu kiến thức, kỹ năng

Hỗ trợ cán bộ tuyến trên có kinh nghiệm hướng dẫn thực hành

Thiếu tài liệu truyền thông Trạm y tế lập kế hoạch xin hỗ trợ

Quản lý điều hành Địa bàn rộng, xã có nhiều thôn bản

Xây dựng kế hoạch triển khai ở các thôn bản xa phù hợp với nhân lực hiện có

Bảng 3 cho thấy mô hình bệnh tật ở xã can thiệp và xã đối chứng không có sự khác biệt đáng kể giữa trước và sau khi thực hiện mô hình (p>0,05). Hàng đầu vẫn là các bệnh hô hấp (sốt, ho), tiêu chảy, bệnh da, bệnh về mắt…

Kết quả điều tra cho thấy: Hầu hết các dịch vụ KCB không thay đổi sau can thiệp ở cả xã Hợp Tiến cũng như Cây Thị song chỉ số quan trọng nhất thì thay đổi rõ rệt đó là tỷ lệ người KCB bởi CB trạm y tế tăng rõ ở xã can thiệp từ 22,22% lên 44,44%, trong khi đó tỷ lệ này ở xã đối chứng thay đối chưa có ý nghĩa thống kê ( từ 20,8 % đến 20,3%).

Bảng 5 cho thấy tỷ lệ số bà mẹ được khám thai ở xã Hợp Tiến tăng từ 51,9% trước can thiệp lên 96,2% sau can thiệp (p<0,05), khác với xã Cây Thị chỉ tăng từ 49% lên 66,3% ( p<0,05);

Tỷ lệ bà mẹ được tiêm vacxin phòng uốn ván ở xã can thiệp tăng từ 55,5% lên tới 100% (p<0,0%), khác với xã chứng chỉ đạt 66,4% ( p<0,05). Tương tự như vậy thì các chỉ số như tỷ lệ bà mẹ được uống viên sắt, được hướng dẫn về ăn uống và vệ sinh thai nghén, được hướng dẫn chăm sóc trẻ sau sinh,… cũng tăng cao khác biệt giữa xã can thiệp với xã chứng, sự khác biệt của các chỉ số trên là có ý nghĩa

thống kê với p<0,05.Kết quả bảng 6 cho thấy có nhiều khó khăn trong qua trình thực hiện mô hình “tăng cường hoạt động cung ứng dịch vụ y tế...” đã lần lượt được tháo gỡ. Khi cán bộ trạm y tế và Ban chỉ đạo thực hiện mô hình đã giải quyết được một khó khăn có nghĩa là họ đã vượt qua được khó khăn đó bằng nội lực để làm cho hoạt động của mô hình được tốt hơn.

*Kết quả nghiên cứu định tính về sự chấp nhận của công đồng

Sau một năm triển khai thực nghiệm mô hình tại xã Hợp Tiến, người dân các thôn/ bản xa nơi được hưởng thụ dịch vụ đã thật sự phấn khởi và khen ngợi tính ưu việt của mô hình, mô hình đã đem lại cho người dân nhiều lợi ích về thời gian, kinh tế, xã hội và sức khỏe. Thật vậy, khi chúng tôi phỏng vấn sâu cán bộ của tổ dịch vụ, người dân được hưởng dịch vụ, chúng tôi được biết:

“ ...khi chúng tôi thực hiện nhiệm vụ KCB tại bản thì người dân rất quan tâm, thân thiện và ủng hộ công việc của tổ dịch vụ...”

Cán bộ của nhóm dịch vụ

“... sự có mặt của nhóm dịch vụ đã làm cho chúng tôi có điều kiện để khám bệnh, xem sức khỏe thường xuyên hơn, khi ốm là có thuốc để chữa trị, không giống như trước kia muốn đi

Đàm Khải Hoàn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 195 – 202

201

tìm thuốc phải đến trạm, mất thời gian để làm việc kiếm sống...”

Người dân

*Kết quả thăm dò ý kiến chấp nhận của cộng đồng đối với mô hình nghiên cứu sau 1 năm thực nghiệm tại xã Hợp Tiến

- Đối với người quản lý dịch vụ y tế: 15/15 ý kiến (100%) khen mô hình dịch vụ và đề nghị tiếp tục duy trì mô hình nghiên cứu ở các thôn đang triển khai và yêu cầu trạm y tế nên mở rộng ra toàn bộ các thôn bản xa trong xã. 11/15 ý kiến (73,3%) đề nghị trạm y tế nên tăng cường thuốc, mở rộng thêm nhiều dịch vụ nữa để đáp ứng với yêu cầu của người dân.

- Đối với người sử dụng dịch vụ của mô hình nghiên cứu: 104 chủ hộ gia đình (100%) ý kiến đề nghị nên duy trì dịch vụ của mô hình nghiên cứu tại các thôn đang triển khai dịch vụ. 82/104 ý kiến của các chủ hộ (78,8%) đề nghị trạm y tế nên mang nhiều thuốc tốt, làm nhiều loại dịch vụ hơn nữa để người dân được hưởng thụ tốt hơn.

KẾT LUẬN

1) Mô hình nghiên cứu được xây dựng dựa trên cơ sở khoa học và nhu cầu thực tiễn tại cộng đồng với các nội dung hoạt động được duy trì ổn định: hàng tuần cử cán bộ TYT phối hợp với NVYTTB đưa vật tư, TTB, thuốc xuống các bản xa thực hiện KCB thông thường, CSSKBM-TE& KHHGĐ, tiêm phòng và TTGDSK.

2) Kết quả thực hiện mô hình nghiên cứu: Hoạt động khám chữa bệnh và phục hồi chức năng đã thật sự có hiệu quả: Số lần khám bệnh bình quân của người dân vùng sâu/năm ở xã Hợp Tiến đã tăng từ 0,39 lần/ng/năm lên tới 0,65 lần/ng/năm, cao hơn so với xã Cây Thị. Tỷ lệ người tàn tật được quản lý từ 0% lên 100%. Tỷ lệ bệnh nhân được khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền hoặc kết hợp với y học hiện đại cũng tăng từ 12,24% lên 29,14%. Tuy nhiên mô hình bệnh tật ở 2 xã không thay đổi sau can thiệp, hàng đầu vẫn là các bệnh hô hấp (sốt, ho), tiêu chảy, bệnh da, bệnh về mắt.….Tình hình sử dụng DVYT cũng có

chuyển biến tích cực đó là tỷ lệ người ốm được KCB bởi CB trạm y tế tăng lên ở xã can thiệp từ 22,22% lên 44,44%, trong khi đó tỷ lệ này ở xã đối chứng chưa thay đối (từ 20,8 % đến 20,3%). Các chỉ số CSSKBM,TE &KHHGĐ tăng cao rõ rệt ở xã can thiệp.

KIẾN NGHỊ

Mô hình nghiên cứu “tăng cường hoạt động cung ứng dịch vụ y tế đến người dân các xã đặc biệt khó khăn…” nêu trong nghiên cứu đã khẳng định được giá trị, hiệu quả về kinh tế, xã hội và sức khỏe cho người dân ở các bản xa xôi hẻo lánh của những vùng đặc biệt khó khăn, vì vậy cần được áp dụng thực tiễn, nhân rộng ra các xã vùng cao, vùng sâu khác của tỉnh Thái Nguyên.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO [1]. Đàm Viết Cương ( 2005), “Vấn đề khám chữa bệnh cho người nghèo là người dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía bắc” , Tạp chí Y học thực hành số 1/2005, Hà Nội, tr 4-5.

[2]. Phạm Ngọc Giới (2005), Đặc thù của công tác CSSK ở vùng sâu, vùng xa, vùng cao, biên giới, hải đảo, Viện Chiến lược và Chính sách Y tế, Hà Nội.

[3]. Đàm Khải Hoàn, Nguyễn Thành Trung (2001). Thực trạng chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở miền núi phía Bắc. Kỷ yếu hội thảo Nâng cao năng lực chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào các dân tộc những vùng khó khăn ở khu vực miền núi phía Bắc. Thái Nguyên 12/2001. Trang 205-212

[4]. Đàm Khải Hoàn (2003), “Nghiên cứu mô hình huy động đội ngũ giáo viên cắm bản tham gia vào việc thực hiện công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho các bà mẹ và trẻ em ở các bản thuộc vùng đặc biệt khó khăn của miền núi tỉnh Thái Nguyên”, Trường Đại học Y Thái Nguyên, Thái Nguyên

[5]. Vũ Hoài Nam (2001), Nghiên cứu khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của người dân huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên, Đề tài nghiên cứu khoa học, Sở Y tế Thái Nguyên, Thái Nguyên.

[6]. Nguyễn Văn Sơn (2008), Xây dựng mô hình " bác sĩ gia đình" trong chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, Báo cáo tổng kết đề tài cấp bộ, Trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên.

Đàm Khải Hoàn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 195 – 202

202

SUMMARY IMPROVE EFFICIENCY OF ACCESSING TO HEALTH SERVICES FOR RESIDENTS IN REMOTE VILLAGES IN DONG HY DISTRICT, T HAI NGUYEN PROVINCE

Dam Khai Hoan*, Dinh Van Thang

College of Medicine and Pharmacy – TNU

The authors conducted an intervention studies in hop tien commune (thai nguyen) to draw some conclusions as follows: 1) Service provision model is built based on scientific and practical needs in communities with active content maintained stable: weekly staffs of health staion coordinate with village health woker to supply medicine , equipments to remote villages to examine, health care for mom and children & family planning, vaccination and communication. 2) Results of implement this study: health care activities have truly effective: the average number of patient in remote region / year in Hop Tien Commune was increased from 0.39times / people / year up to 0.65 times / people / year. Rate of patients treated by traditional only or traditional with modern medicine has increased from 12.24% to 29.14%. However, model of disease in two communes did not change after intervention,; the first is respiratory diseases (fever, cough), diarrhea, skin diseases, eye diseases. .... The using health sevices also increased that the rate of sick people was treated by health worker rising in intervention commune to 44.44% from 22.22%, while the rates in control one has not changed (from 20, 8% to 20.3%). Indicators of health care for mom and children & family planning significantly higher in intervention commune. The authors recommend: expand the model study "Enhanced the provision health services to residents of special difficulties communes..." in the highland, remote areas of Thai Nguyen province. Key words: Accessibility, Health Services

*

Nguyễn Thị Quỳnh Hoa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 203 – 208

203

THỰC TRẠNG Y TẾ HỌC ĐƯỜNG VÀ KI ẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH CỦA CÁN BỘ PHỤ TRÁCH Y T Ế HỌC ĐƯỜNG Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI THÀNH PH Ố THÁI NGUYÊN

Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, Triệu Thị Thơm, Nguyễn Việt Quang, Nguyễn Mai Phương Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên

TÓM TẮT Bằng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, các tác giả đã điều tra 21 trường tiểu học và trung học cơ sở tại thành phốThái Nguyên cho thấy: 100% các trường có phòng y tế riêng, không có trường nào có diện tích phòng y tế và đầy đủ các trang thiết bị y tế đạt tiêu chuẩn. Có 19% số cán bộ y tế học đường làm công tác kiêm nhiệm, 90,4% cán bộ y tế học đường có trình độ là trung cấp. Về kiến thức, thái độ, thực hành của cán bộ y tế học đường: 61,9 - 90,5% có kiến thức khá về nội dung, chương trình, nhiệm vụ của y tế học đường; 9,5% số cán bộ y tế học đường cho rằng việc thông báo cho phụ huynh khi học sinh mắc bệnh học đường và việc triển khai thường xuyên các chương trình YTHĐ tại trường là rất cần thiết; 100% các trường điều tra có triển khai khám sức khỏe định kỳ cho học sinh; Không có trường nào thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho học sinh năm đầu và cuối cấp học; 33,3% các trường điều tra thực hiện triển khai ≥ 50% các chương trình y tế học đường. Các tác giả đưa ra khuyến nghị các trường phổ thông cần trang bị đầy đủ cơ sở vật chất để phục vụ cho công tác y tế học đường và mở các lớp tập huấn cho cán bộ y tế học đường để nâng cao kiến thức, kỹ năng trong chăm sóc sức khỏe học sinh tại trường học. Từ khóa: Y tế học đường

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Y tế trường học là một nghề đòi hỏi những kỹ năng tổng hợp của nhiều chuyên môn, rất cần thiết cho sự phát triển tâm sinh lý bình thường của vị thành niên [2], [3]. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, bất cập. Mạng lưới cán bộ y tế trong các trường học thiếu về số lượng, chưa bảo đảm chất lượng, hiện có trên 80% số trường học trong cả nước chưa có cán bộ y tế chuyên trách; điều kiện giáo dục và chăm sóc sức khoẻ cho học sinh, sinh viên chưa bảo đảm do thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị và kinh phí hoạt động...

Các khó khăn, tồn tại nêu trên đã dẫn đến sự gia tăng một số bệnh, tật ở lứa tuổi học đường như cận thị, cong vẹo cột sống, các bệnh về răng miệng, nhiễm giun sán, đặc biệt có những bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời đã gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển về thể chất và tinh thần của học sinh. Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y

*

tế), hiện số trường có phòng y tế chỉ chiếm khoảng 20% tổng số trường [5]. Trong tổng số 32.218 trường học thuộc tất cả các khối học, chỉ có trên 5.346 trường (tỷ lệ 16,6%) có bố trí cán bộ làm công tác y tế tại trường học. Câu hỏi nghiên cứu của chúng tôi là thực trạng công tác y tế học đường ở các trường tiểu học và trung học cơ sở của thành phố Thái Nguyên hiện nay như thế nào? Kiến thức, thái độ, thực hành của cán bộ làm công tác y tế học đường ra sao ? Họ đã làm được gì trong việc triển khai các chương trình y tế học đường? Chính vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu:

1. Mô tả thực trạng về nhân lực và cơ sở vật chất phục vụ công tác y tế học đường của một số trường tiểu học và trung học cơ sở tại thành phố Thái Nguyên.

2. Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành của cán bộ y tế trường học của một số trường tiểu học và trung học cơ sở tại thành phố Thái Nguyên.

Nguyễn Thị Quỳnh Hoa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 203 – 208

204

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

- Trường tiểu học và trung học cơ sở.

- Cán bộ y tế trường học của các trường tiểu học và trung học cơ sở.

* Tiêu chuẩn chọn đối tượng: các trường có cán bộ y tế học đường.

Địa điểm nghiên cứu:

21 trường tiểu học và trung học cơ sở thuộc thành phố Thái Nguyên.

Thời gian nghiên cứu: từ tháng 3 đến tháng 10 năm 2011.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu mô tả, thiết kế nghiên cứu cắt ngang

Cỡ mẫu, chọn mẫu nghiên cứu:

Chọn chủ đích 21 trường tiểu học và trung học cơ sở thuộc Thành phố Thái Nguyên vì các trường này đều có cán bộ làm công tác y tế học đường.

Chọn chủ đích cán bộ y tế học đường của các trường tiểu học và trung học cơ sở thuộc Thành phố Thái Nguyên.

Các chỉ tiêu nghiên cứu

Thực trạng y tế trường học

- Tỷ lệ cán bộ y tế học đường, trình độ của cán bộ y tế học đường ở các trường tiểu học và trung học cơ sở.

- Tỷ lệ trang thiết bị y tế của phòng y tế học đường đạt tiêu chuẩn theo quy định.

- Tỷ lệ cán bộ y tế học đường làm việc chuyên trách, kiêm nhiệm.

Kiến thức, thái độ, thực hành của cán bộ y tế học đường.

- Kiến thức: đánh giá qua 3 mức độ bằng cách chấm điểm (tốt, khá, trung bình) về nhiệm vụ của y tế học đường, nội dung quy định về hoạt động y tế học đường, các chương trình y tế học đường, bệnh học đường, phân loại sức khỏe học sinh .

- Thái độ: đánh giá qua 5 mức (rất cần thiết, cần thiết, không rõ, không cần thiết, rất không cần thiết) về các vấn đề nhu cầu cán bộ y tế học đường; sự phối hợp của chính quyền địa phương về hoạt động y tế học đường, khám sức khỏe định kỳ cho học sinh; triển khai các hoạt động y tế học đường.

- Thực hành: đánh giá qua 2 mức độ (có làm và không làm) về các chương trình y tế học đường thường xuyên được triển khai; truyền thông về các vấn đề y tế học đường, khám sức khỏe định kỳ.

Phương pháp thu thập số liệu: theo bộ câu hỏi điều tra được thiết kế sẵn bằng phỏng vấn và quan sát.

Xử lý số liệu: phần mềm SPSS 11.5

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Thực trạng nhân lực và cơ sở vật chất phục vụ công tác y tế học đường

Bảng 1. Thông tin về cán bộ y tế học đường ở trường tiểu học và trung học cơ sở tại TP Thái Nguyên

Địa điểm Chỉ tiêu

Tiểu học (n = 11) Trung học cơ sở

(n = 10) Chung (n = 21)

SL TL% SL TL% SL TL% Giới Nam 1 9,1 1 10,0 2 9,5 Nữ 10 90,9 9 90,0 19 90,5 Trình độ học vấn Cao đẳng 1 9,1 0 0 1 4,8 Trung cấp 9 81,8 10 100 19 90,4 Sơ cấp 1 9,1 0 0 1 4,8

Nhận xét: Qua bảng 1 cho thấy tỷ lệ cán bộ là nữ chiếm trên 90%. Trình độ học vấn của cán bộ YTHĐ chủ yếu là trung học (chiếm 90,4%).

Nguyễn Thị Quỳnh Hoa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 203 – 208

205

Bảng 2. Công việc của cán bộ y tế học đường

Địa điểm Chỉ tiêu

Tiểu học (n = 11) Trung học cơ sở

(n = 10) Chung (n = 21)

SL TL% SL TL% SL TL%

Chuyên trách 10 90,9 7 70,0 17 81,0

Kiêm nhiệm 1 9,1 3 30 4 19,0

Tổng số 11 100 10 100 21 100

Nhận xét: Qua bảng 2 cho thấy có 81% cán bộ YTHĐ là cán bộ chuyên trách và số cán bộ kiêm nhiệm công tác y tế học đường chỉ chiếm < 20%.

Bảng 3. Cơ sở vật chất của phòng y tế trường học

Địa điểm Chỉ tiêu

Tiểu học (n = 11)

Trung học cơ sở (n = 10)

Chung (n = 21)

SL TL% SL TL% SL TL% Có phòng y tế riêng 11 100 10 100 21 100 Diện tích của phòng y tế đạt tiêu chuẩn 0 0 0 0 0 0 Có đầy đủ các trang thiết bị y tế theo quy định 0 0 0 0 0 0

Nhận xét: Qua bảng 3 cho thấy 100% các trường điều tra có phòng y tế riêng. Không có trường nào có diện tích phòng y tế và đầy đủ các trang thiết bị y tế đạt tiêu chuẩn theo quy định. Ki ến thức, thái độ, thực hành của cán bộ y tế trường học

Bảng 4. Kiến thức của cán bộ y tế học đường về nhiệm vụ, nội dung quy định, các chương trình y tế học đường, bệnh học đường, cách phân loại sức khỏe học sinh

Địa điểm Chỉ tiêu

Tiểu học (n = 11) Trung học cơ sở

(n = 10) Chung (n = 21)

SL TL% SL TL% SL TL%

Về nhiệm vụ YTHĐ

Kiến thức tốt 1 9,1 1 10 2 9,5

Kiến thức khá 9 81,8 8 80 17 81,0

Kiến thức trung bình 1 9,1 1 10 2 9,5

Về nội dung YTHĐ

Kiến thức tốt 1 9,1 1 10 2 9,5

Kiến thức khá 10 90,9 9 90 19 90,5

Kiến thức trung bình 0 0 0 0 0 0

Về chương trình YTH Đ

Kiến thức tốt 0 0 0 0 0 0

Kiến thức khá 9 81,8 9 90 18 85,7

Kiến thức trung bình 2 18,2 1 10 3 14,3

Về bệnh trường học

Kiến thức tốt 1 9,1 2 20 3 14,3

Kiến thức khá 10 90,9 8 80 18 85,7

Kiến thức trung bình 0 0 0 0 0

Về phân loại sức khỏe học sinh

Kiến thức tốt 4 36,4 2 20 6 28,6

Kiến thức khá 7 63,6 6 60 13 61,9

Kiến thức trung bình 0 0 2 20 2 9,5

Nguyễn Thị Quỳnh Hoa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 203 – 208

206

Nhận xét: Qua bảng 4 cho thấy kiến thức của CBYTHĐ về nhiệm vụ, nội dung cần thực hiện, các chương trình YTHĐ, các bệnh học đường, phân loại sức khỏe của học sinh chủ yếu là đạt mức độ khá (61,9 - 90,5%), mức độ tốt chiếm tỷ lệ chưa cao < 30%. Nhận xét: Qua bảng 5 cho thấy có 66,7% số cán bộ y tế học đường cho rằng rất cần thiết phải có CBYTHĐ, có 20% cho rằng cần thiết

thông báo cho phụ huynh khi học sinh mắc bệnh học đường ở cấp học trung học cơ sở, cấp học tiểu học thì thấy không cần thiết phải thông báo cho phụ huynh khi học sinh mắc bệnh học đường. Ở các trường tiểu học có 54,5% rất cần thiết mở lớp tập huấn cho can bộ YTHĐ, ở các trường trung học cơ sở chỉ có 20%.

Bảng 5. Thái độ của cán bộ y tế học đường

Địa điểm Chỉ tiêu

Tiểu học (n = 11) Trung học cơ sở (n = 10)

Chung (n = 21)

SL TL% SL TL% SL TL% Cần cán bộ YTHĐ Rất cần thiết 6 54,5 8 80 14 66,7 Cần thiết 5 45,5 2 20 7 33,3 Không rõ 0 0 0 0 0 0 Sự phối hợp ban ngành Rất cần thiết 5 45,5 4 40 9 42,6 Cần thiết 5 45,5 6 60 11 52,4 Không rõ 1 10 0 0 1 5,0 Khám sức khỏe định kỳ Rất cần thiết 9 81,8 7 70 16 76,2 Cần thiết 2 18,2 3 30 5 23,8 Không rõ 0 0 0 0 0 0 Thông báo cho phụ huynh khi học sinh mắc bệnh học đường Rất cần thiết 0 0 2 20 2 9,5 Cần thiết 10 90,9 7 70 17 81,0 Không rõ 1 9,1 1 10 2 9,5 Tri ển khai chương trình YTH Đ thường xuyên Rất cần thiết 1 9,1 1 10 2 9,5 Cần thiết 8 72,7 8 80 16 76,2 Không rõ 2 18,2 1 10 3 14,3 Mở lớp tập huấn cho cán bộ YTHĐ Rất cần thiết 6 54,5 2 20 8 38,1 Cần thiết 5 45,5 8 80 13 61,9 Không rõ 0 0 0 0 0 0

Bảng 6. Thực hành của cán bộ y tế trường học

Địa điểm Chỉ tiêu

Tiểu học (n = 11) Trung học cơ sở(n = 10) Chung (n = 21) SL TL% SL TL% SL TL%

Tri ển khai các chương trình YTH Đ Triển khai ≥ 50% các chương trình

4 36,4 3 30,0 7 33,3

Triển khai < 50% các chương trình

7 63,6 7 70,0 14 66,7

Thực hiện hoạt động truyền thông về YTHĐ Có thực hiện 5 45,5 6 60,0 11 52,4 Không thực hiện 6 54,5 4 40,0 10 47,6 Khám sức khỏe định kỳ 1 năm/lần 11 100 10 100 21 100 Năm đầu cấp học 0 0 0 0 0 0 Năm cuối cấp học 0 0 0 0 0 0

Nguyễn Thị Quỳnh Hoa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 203 – 208

207

Nhận xét: Qua bảng 6 cho thấy trong các trường điều tra, có 33,3% thực hiện triển khai ≥ 50% các chương trình YTHĐ; 52,4% có truyền thông về các chương trình YTHĐ; 100% có khám sức khỏe định kỳ 1 năm/lần; Không có trường nào thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho học sinh lớp đầu và cuối cấp học.

BÀN LUẬN

Thực trạng về nhân lực và cơ sở vật chất phục vụ y tế học đường

Chúng tôi tiến hành điều tra trong số 21 trường tiểu học, trung học cơ sở thuộc thành phố Thái Nguyên cho thấy tỷ lệ cán bộ làm y tế học đường chủ yếu là nữ trên 90%, trình độ học vấn của cán bộ này chủ yếu là trình độ trung cấp (90,4%), họ không có chuyên môn về y tế học đường mà chủ yếu là điều dưỡng. Tương tự kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Tuấn tại thành phố Vinh (80%). Tuy nhiên, số cán bộ làm công tác y tế học đường vẫn còn 19% là cán bộ kiêm nhiệm (tại thành phố Vinh theo Nguyễn Văn Tuấn là 11,1%). Về cơ sở vật chất tại các trường đã điều tra cho thấy 100% có phòng y tế riêng nhưng diện tích phòng không đạt tiêu chuẩn và trang thiết bị dùng trong y tế học đường không đầy đủ theo quy định. Kết quả này tương tự kết quả điều tra của Nguyễn Văn Tuấn tại thành phố Vinh [4].

Ki ến thức, thái độ, thực hành của cán bộ y tế học đường

Về kiến thức hầu hết cán bộ YTHĐ đều có kiến thức khá về nhiệm vụ, nội dung cần thực hiện, các chương trình YTHĐ, các bệnh trường học, phân loại sức khỏe của học sinh chủ yếu là mức độ khá (61,9 - 90,5%); Số cán bộ y tế học đường có kiến thức tốt còn thấp (< 30%) vì số cán bộ này chưa được đào tạo cơ bản về y tế học đường mà chủ yếu được biết qua hình thức tự học và tập huấn. Về thái độ của cán bộ y tế học đường cho rằng việc thông báo cho phụ huynh khi học sinh mắc bệnh học đường và việc triển khai thường xuyên các chương trình YTHĐ tại trường chỉ có 9,5% là rất cần thiết và 9,5 đến 14,3%

không rõ. Như vậy các cán bộ y tế học đường ở các trường đã tiến hành điều tra chưa thực sự hiểu rõ tầm quan trọng của công tác y tế học đường. Về thực hành của cán bộ y tế trường học có 33,3% thực hiện triển khai ≥ 50% các chương trình YTHĐ, 100% có khám sức khỏe định kỳ 1 năm/lần; Không có trường nào thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho học sinh lớp đầu và cuối cấp học. Điều này cho thấy việc triển khai các chương trình y tế học đường ở các trường tiểu học và trung học cơ sở tại thành phố Thái Nguyên chưa được đầu tư và quan tâm đúng mức. KẾT LUẬN Thực trạng về nhân lực và cơ sở vật chất phục vụ YTHĐ - 100% các trường có phòng y tế riêng. - Không có trường nào có diện tích phòng y tế đạt tiêu chuẩn và đầy đủ các trang thiết bị y tế theo quy định. - Có 19% số cán bộ y tế học đường làm công tác kiêm nhiệm. - 90,4% cán bộ y tế học đường có trình độ là trung cấp. Ki ến thức, thái độ, thực hành của cán bộ y tế học đường - 61,9 đến 90,5% số cán bộ y tế học đường có kiến thức khá về nội dung, chương trình, nhiệm vụ về y tế học đường. - 9,5% số cán bộ y tế học đường cho rằng việc thông báo cho phụ huynh khi học sinh mắc bệnh học đường và việc triển khai thường xuyên các chương trình YTHĐ tại trường là rất cần thiết. - 100% các trường điều tra có triển khai khám sức khỏe định kỳ cho học sinh. - Không có trường nào thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho học sinh đầu, cuối cấp học. - 33,3% các trường điều tra thực hiện triển khai ≥ 50% các chương trình y tế học đường. KHUYẾN NGHỊ 1. Các trường phổ thông cần trang bị đầy đủ cơ sở vật chất để phục vụ cho công tác y tế học đường. 2. Cần mở các lớp tập huấn cho cán bộ y tế học đường để nâng cao kiến thức, thực hành trong công tác y tế trường học.

Nguyễn Thị Quỳnh Hoa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 203 – 208

208

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. Chu Văn Thăng, Lê Thị Thanh Xuân và cs

(2003), Tình hình cong vẹo cột sống va cận thị của

học sinh thành phố Hà Nội. Thực trạng và giải

pháp phòng ngừa. Đề tài KHCN cấp Bộ mã số

B2000-40-87.

[2]. Chu Văn Thăng, Lê Thị Thanh Xuân (2008),

phân tích cơ chế phối hợp liên ngành trong công

tác y tế trường học tại tỉnh Phú Thọ năm 2008.

Tạp chí Y học thực hành số 634-2008, tr 85 -9.

[3]. Chu Văn Thăng, Lê Thị Thanh Xuân, Lê Thị Hương (2008), Thực trạng hoạt động Y tế trường học qua phỏng vấn học sinh tại huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ năm 2008, Tạp chí Y học thực hành số 634 – 2008, tr 115 - 120. [4]. Nguyễn Văn Tuấn (2010), Công tác Y tế trường học ở thành phố Vinh - Thực trạng và giải pháp. www.ngheandost.gov.vn/vnn/so-5-2010-p2t29c30a4273.aspx [5]. Sở Y tế Hà Nội (2007), Hướng dẫn các hoạt động y tế học đường và cấp cứu ban đầu tại trường học, NXB Y học, Hà nội, 2006.

SUMMARY HEALTH SCHOOL SITUATION AND KNOWLEDGE, ATTIDUTE, PR ACTICE OF SCHOOL HEALTH OFFICERS AT PRIMARY SCHOOLS AND SECONDARY SCHOOLS IN THAI NGUYEN CITY

Nguyen Thi Quynh Hoa*, Trieu Thi Thom,

Tran Viet Quang, Nguyen Mai Phương College of Medecine and Phacmacy - TNU

By cross-sectional study, the author investigated 21 primary schools and secondary schools in Thai Nguyen city. The result reveals that 100% schools have own health room. There are not any schools having the health room that has a standard area and equiped well. 19% officers of health do duties at the same time. 90,4% officers have the intermediate degree. The knowledge, attidute and practice of health school officers: 61,9-90,5% health school officers can cacth the content, program and duty of health school. “It is very necessary to inform to students’ parents about their children’s illness and to implement health school programs at the school more often” 9,5% of health officers said. 100% of schools periodically test their students’ health. There are not any schools which test the health for first and last grade students. 33,3% of the tested schools implemented more than 50% health school programs. The author give that schools need to be equiped well with modern instruments in order to serve for health school and these school should open the extra class for health school officers to help them improve their knowledge and skills. Keywords: health school

*

Đàm Thị Tuyết và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 209 – 214

209

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH HÚT THU ỐC LÁ CỦA NAM SINH VIÊN Y KHOA TR ƯỜNG ĐẠI HỌC Y – DƯỢC THÁI NGUYÊN, N ĂM 2011

Đàm Thị Tuyết*, Mai Anh Tuấn Hoàng Minh Nam, Trần Thị Hằng, Phạm Thị Ngọc

Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên

TÓM TẮT Đây là một nghiên cứu cắt ngang nhằm: Mô tả thực trạng hút thuốc lá, kiến thức, thái độ của nam sinh viên Y khoa về tác hại của thuốc lá và đề xuất mô hình nam sinh viên Y khoa không thuốc lá. mẫu nghiên cứu gồm: 413 sinh viên nam Y khoa hệ Chính quy và Chuyên tu: Tỷ lệ hút thuốc lá chung của sinh viên y khoa là (43,67% ). Tỷ lệ sinh viên hiểu biết được hút thuốc lá có hại cho sức khỏe chiếm tỷ lệ cao ở cả hệ chuyên tu và chính quy (chuyên tu: 99%, chính quy: 96,71%). Thái độ của sinh viên phản đối với tình trạng hút thuốc lá trong gia đình, thầy cô, bạn bè và ngoài cộng đồng đếu chiếm tỷ lệ cao (phản đối với người hút thuốc trong gia đình: chuyên tu: 84%, chính quy: 88,73%). Cần có quy định cấm hút thuốc trong trường học (chuyên tu:95%, chính quy: 94,37%); Cần có góc trưng bày tác hại thuốc lá ở trường học (chuyên tu: 93,5%, chính quy: 88%) ; Cần tổ chức các buổi thảo luận về tác hại thuốc lá (chuyên tu: 94%, chính quy: 88,25%) ; Cần thành lập câu lạc bộ không thuốc lá (chuyên tu: 85%, chính quy: 78,87%) ; Tỷ lệ sinh viên cho rằng hiện nay đã xử lý đúng mức vi phạm về hút thuốc lá (chuyên tu: 6%, chính quy: 0,94%) Từ khóa: Nam sinh viên, hút thuốc lá, kiến thức, thái độ, mô hình sinh viên Y khoa không thuốc lá

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Hút thuốc là là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, nhưng có thể phòng tránh được. Hiện nay trên thế giới hàng năm có khoảng 4 triệu người chết do các căn bệnh liên quan đến thuốc lá [1]. Hút thuốc lá cũng là tác nhân của rất nhiều loại bệnh khác nhau và chi phí khám chữa bệnh do nguyên nhân từ thuốc lá tăng theo mỗi năm. Theo số liệu của Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), hiện nay trên toàn thế giới có khoảng 1,3 tỷ người hút thuốc và số này sẽ tăng lên 1,7 tỷ người vào năm 2025. Số lượng người hút thuốc chủ yếu ở các nước đang phát triển và chậm phát triển [4],[6],[7].

Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), Việt Nam có tỷ lệ hút thuốc khá cao trong khu vực châu Á với nam là 73% và nữ là 4% [7].Theo báo cáo của điều tra Y tế Quốc gia năm 2001 -2002 thì tỷ lệ hút thuốc ở nam là 56,1%, ở nữ là 1,8% [2]. Trung bình một người lớn hút 790 điếu thuốc/năm, số này ít thay đổi từ năm 1980 và trung bình một ngày hút khoảng 14,2 điếu. Một nghiên cứu khác tại Vi ệt Nam của Trung tâm Phòng chống bệnh tật Hòa Kỳ và Hiệp hội Y tế Công cộng Canada năm 2006 * Tel: 0912 967 387

cho thấy tỷ lệ từng hút thuốc ở nam sinh viên y khoa là 57,1%. Việt Nam là một trong số 100 nước đã ký vào Công ước khung về kiểm soát thuốc lá và Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định 1315/QĐ-TTg ngày 21/08/2009 về việc phê duyệt kế hoạch thực hiện công ước khung về kiểm soát thuốc lá với mục tiêu chung nhằm làm giảm nhu cầu sử dụng tiến tới kiểm soát và giảm mức cung cấp các sản phẩm thuốc lá, nhằm giảm tỉ lệ chết và mắc các bệnh liên quan đến thuốc lá [3],[4].

Sinh viên Y khoa - Trường Đại học Y Dược là những cán bộ y tế trong tương lai có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng và cũng là người thực hiện công tác truyền thông giáo dục sức khỏe vận động mọi người không hút thuốc lá. Việc nhận thức được tác hại của hút thuốc lá, những thói quen ảnh hưởng đến lối sống của sinh viên từ khi còn ngồi trong ghế nhà trường là hết sức cần thiết. Vấn đề đặt ra là tỷ lệ hút thuốc lá của nam sinh viên y khoa Trường Đại học Y Dược hiện nay là bao nhiêu? kiến thức, thái độ của sinh viên y khoa trong công tác phòng chống tác hại thuốc lá như thế nào? và tiến tới xây dựng mô hình ngôi trường không thuốc lá, chúng tôi tiến hành đề tài “ Nghiên cứu

Đàm Thị Tuyết và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 209 – 214

210

tình hình hút thuốc lá của nam sinh viên Y khoa Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên năm 2011”, với các mục tiêu sau:

- Mô tả thực trạng hút thuốc lá của nam sinh viên Y khoa

- Mô tả kiến thức, thái độ của nam sinh viên Y khoa về tác hại của thuốc lá

- Đề xuất mô hình nam sinh viên Y khoa không thuốc lá.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu: Sinh viên nam Y khoa hệ Chính quy và Chuyên tu

Địa điểm nghiên cứu: Tại Trường Đại học Y – Dược Thái Nguyên

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang

Cỡ mẫu: được tính theo công thức ước lượng một tỷ lệ trong quần thể.

n = Z2(1-α/2)

p (1 – p)

d2

Với p: là tỷ lệ % ước tính tỷ lệ hút thuốc lá ở nam sinh viên y khoa trong GHPSS năm 2006 tại Việt Nam là 57,1% [5], sau khi tính n = 376

Trường Y Thái Nguyên có 2 hệ đào tạo là sinh viên hệ chính quy và sinh viên hệ chuyên tu, mỗi hệ sẽ có số sinh viên cần điều tra là 188, thực tế hệ chuyên tu điều tra được 200 sinh viên và hệ chính qui điều tra được 213 sinh viên. Vậy thực tế cả hai hệ điều tra được 413 sinh viên

Chọn mẫu: Hệ chuyên tu: lập danh sách toàn bộ nam sinh viên chuyên tu của 4 khối (chuyên tu 40, 41, 42, 43) và sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống để chọn ra 188 sinh viên để điều tra nhưng thực tế đã điều tra được 200 sinh viên. Hệ chính quy: Lập danh sách sinh viên Y4, Y3, sinh viên y học dự phòng, Răng hàm mặt, Cử nhân điều dưỡng và cũng sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống để chọn ra 188 sinh viên để điều tra nhưng thực tế đã điều tra được 213 sinh viên.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Thực trạng hút thuốc lá của nam sinh viên y khoa

Bảng 1. Tỷ lệ hút thuốc lá của sinh viên theo hệ đào tạo và nhóm tuổi

Nội dung Có Không

P n % n %

Hệ

đào

tạo

Chuyên tu 160 75,12 40 18,78

<0,01 Chính quy 102 47,89 111 52,11

Nhóm tuổi

≤ 20 35 42,17 48 57,83

<0,01 21 - 25 96 59,26 66 40,74

26 - 30 57 71,25 23 28,75

≥ 31 74 84,09 14 15,91

Tổng cộng 262 43,67 151 25,17

Nhận xét: Tỷ lệ hút thuốc lá của nam sinh viên tại đây là 43,67%, trong đó đa số thuộc sinh viên chuyên tu chiếm đến 75% còn chính quy là 47,89%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,01.

Bảng 2. Phân bố tỷ lệ lý do hút thuốc lá của sinh viên

Lý do Chuyên tu Chính quy

n Tỷ lệ (%)

n Tỷ lệ (%)

Do buồn, căng thẳng 51 31,88 14 13,73 Do tò mò, thích hút 25 15,63 11 10,78 Phong cách sành điệu

13 8,13 9 8,82

Bắt chước bạn bè 35 21,88 29 28,43 Lý do khác 36 22,50 39 38,24 Tổng 160 100 102 100

Nhận xét: Lý do hút thuốc lá của sinh viên chuyên tu chủ yếu là do buồn, căng thẳng chiếm 31,88%, còn ở sinh viên chính quy lại chủ yếu là do bắt chước bạn bè chiếm 28,43%.

Nhận xét: Bảng 3.3 cho thấy tỷ lệ sinh viên chuyên tu và sinh viên chính quy hút thuốc tại trường học đều ít (chuyên tu: 1,06%, chính quy: 4,90%). Địa điểm hút thuốc lá của sinh viên chuyên tu thường là hút khi ở nhà (47,87%), còn với sinh viên chính quy thì thường hút ở nơi công cộng chiếm 22,5%.

Đàm Thị Tuyết và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 209 – 214

211

Bảng 3. Địa điểm thường hút thuốc lá của sinh viên

Địa điểm thường hút

thuốc

Chuyên tu Chính quy

n Tỷ lệ (%)

n Tỷ lệ (%)

Ở nhà 77 47,87 18 17,65

Trường học 2 1,06 5 4,90

Nhà bạn bè 15 9,57 12 11,76

Nơi công cộng 14 8,51 23 22,55

Nơi khác 53 32,98 44 43,14

Tổng 160 100 102 100

Ki ến thức, thái độ về tác hại của thuốc lá

Bảng 4. Kiến thức của sinh viên về tác hại của thuốc lá

Nội dung

Chuyên tu Chính quy

p n

Tỷ lệ

(%) n

Tỷ lệ

(%)

Hút

thuốc

lá có

hại

cho

sức

khỏe

Có 198 99,00 206 96,71

>0,05 Không 2 1,00 4 1,88

Không

biết 0 0,00 3 1,41

Hít

khói

thuốc

có hại

cho

sức

khỏe

Có 199 99,50 203 95,31

<0,05

Không 1 0,50 5 2,35

Không

biết 0 0,00 5 2,35

Không 8 4,00 17 7,98

Không

biết 1 0,50 10 4,69

Hút

thuốc

lá có

nhiều

bạn bè

hơn

Có 55 27,50 48 22,64

<0,05

Không 136 68,00 137 64,15

Không

biết 9 4,50 28 13,21

Nhận xét: Tỷ lệ sinh viên hiểu biết được hút thuốc lá có hại cho sức khỏe chiếm tỷ lệ cao ở

cả hệ chuyên tu và chính quy (chuyên tu: 99%, chính quy: 96,71%) và hầu hết sinh viên đều hiểu rằng hít khói thuốc lá là có hại cho sức khỏe (chuyên tu: 99,5%, chính quy: 95,31%).

Bảng 5. Thái độ của sinh viên khi tiếp xúc với người hút thuốc lá

Nội dung

Chuyên tu Chính quy

p n

Tỷ lệ

(%) n

Tỷ lệ

(%)

Với người hút thuốc trong gia đình

Phản đối 168 84.00 189 88.73

>0.05 Không ý

kiến gì 31 15.50 22 10.33

Đồng tình 1 0.50 2 0.94

Với thầy cô giáo và bạn bè

Phản đối 149 74.50 145 68.07

>0.05 Không ý

kiến gì 49 24.50 65 30.52

Đồng tình 2 1.00 3 1.41

Với những người khác ở nơi công cộng

Phản đối 155 77.50 164 77.00

> 0,05 Không ý

kiến gì 44 22.00 46 21.60

Đồng tình 1 0.50 3 1.41

Nhận xét: Bảng trên cho chúng ta thấy thái độ của sinh viên cả chuyên tu và chính quy đối với tình trạng hút thuốc lá là tương đối tốt thể hiện ở chỗ tỷ lệ sinh viên phản đối với tình trạng hút thuốc lá trong gia đình, thầy cô, bạn bè và ngoài cộng đồng đếu chiếm tỷ lệ cao (phản đối với người hút thuốc trong gia đình: chuyên tu: 84%, chính quy: 88,73%), với thầy cô, bạn bè (chuyên tu: 74,50%. Chính quy: 68,07%), với những người khác nơi công cộng: (chuyên tu: 77,5%, chính quy: 77%)

Đề xuất mô hình sinh viên Y khoa không thuốc lá

Nhận xét: Kết quả bảng dưới đây cho thấy hầu hết sinh viên của cả hệ chuyên tu và hệ

Đàm Thị Tuyết và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 209 – 214

212

chính quy đều cho rằng cần có quy định cấm hút thuốc trong trường học (chuyên tu:95%, chính quy: 94,37%), Cần có góc trưng bày tác hại thuốc lá ở trường học (chuyên tu: 93,5%, chính quy: 88%), cần tổ chức các buổi thảo luận về tác hại thuốc lá (chuyên tu: 94%, chính quy: 88,25%), cần thành lập câu lạc bộ không thuốc lá (chuyên tu: 85%, chính quy: 78,87%) và rất ít sinh viên cho rằng hiện nay đã xử lý đúng mức vi phạm về hút thuốc lá (chuyên tu: 6%, chính quy: 0,94%)

Bảng 6. Phân bố tỷ lệ các ý kiến đề xuất của sinh viên về mô hình sinh viên Y khoa không thuốc lá

Ý ki ến của sinh viên

Chuyên tu Chính quy p

n % n %

Cần có quy định

cấm hút thuốc

trong trường học

190 95,00 201 94,37 > 0.05

Cần có các bài

giảng về tác hại

thuốc lá

184 92,00 199 93,43 > 0.05

Đã xử lý đúng

mức vi phạm về

hút thuốc lá hiện

nay

12 6,00 2 0,94 < 0.05

Cần có góc trưng

bày tác hại thuốc

lá ở trường học

187 93,50 189 88,73 > 0.05

Cần tổ chức các

buổi thảo luận về

tác hại thuốc lá

188 94,00 188 88,26 < 0.05

Cần thành lập

câu lạc bộ không

thuốc lá

170 85,00 168 78,87 > 0.05

BÀN LUẬN

Thực trạng hút thuốc lá của nam sinh viên y khoa tại khu vực nghiên cứu

Đánh giá về tình hình hút thuốc lá của nam sinh viên ở khu vực nghiên cứu tại thời điểm điểm điều tra cho thấy, trong 413 nam sinh viên bao gồm hệ chuyên tu và cả hệ chính quy

thì có 262 sinh viên hút thuốc lá chiếm 43,67% (bảng 3.1), tỷ lệ này cao hơn kết quả nghiên cứu của Phạm Hồng Duy Anh năm 2004 (7,5%)

Phải chăng đối tượng nghiên cứu của chúng tôi bao gồm cả đối tượng sinh viên chuyên tu, kết quả bảng 3.1 cho thấy tỷ lệ sinh viên chuyên tu hút thuốc lá chiếm tỷ lệ cao (75,12%) qua tìm hiểu cho chúng tôi thấy, đối tượng này trước khi đi học chủ yếu là công tác tại tuyến y tế cơ sở, ở đó cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn cả về vật chất và tinh thần, vì vậy họ đã lấy điếu thuốc làm niền vui. Đối với hệ chính quy chúng tôi tiến hành nghiên cứu cả đối tượng bác sỹ đa khoa, y học dự phòng, Răng hàm mặt và cử nhân điều dưỡng, tỷ lệ hút thuốc lá của đối tượng này là (47,89%). Còn hu vực nghiên cứu của tác giả Phạm Hồng Duy Anh là tại khoa Y của Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh mà đối tượng là sinh viên từ Y1 đến Y5 [1]

Về lý do hút thuốc lá, kết quả bảng 3.2 cho thấy với sinh viên chuyên tu lý do hút thuốc chủ yếu là do buồn, căng thẳng (31,88%) điều này đã phản ánh đúng thực trạng đối tượng nghiên cứu vì công tác ở tuyến cơ sở mà phần lớn là ở tuyến xã, ở đó còn thiếu thốn nhiều về cơ sở vật chất, văn hóa xã hội, vui chơi giải trí trong công việc cũng như trong cuộc sống gia đình, còn đối với sinh viên chính quy lý do hút thuốc chủ yếu là do bắt chước bạn bè (28,43%), có thể khi bước chân lên thành phố, sinh viên được tiếp xúc với một xã hội rộng lớn hơn, có nhiều bạn bè hợn, do đó dễ dẫn đến việc tiếp cận với thuốc lá và hút thử.

Ki ến thức, thái độ của nam sinh viên Y khoa về tác hại của thuốc lá

Đối với kiến thức của sinh viên về tác hại của thuốc lá, kết quả bảng 3.4 cho thấy hầu hết cả sinh viên chuyên tu và chính quy đều hiểu biết được hút thuốc lá có hại cho sức khỏe (chuyên tu: 99%, chính quy: 96,71%) và sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Hít khói thuốc có hại cho sức khỏe (chuyên tu: 99,5%, chính quy: 95,31%) sự hiểu biết này đối với chuyên tu thì cao hơn với chính quy, sự khác biệt có ý nghĩa thống

Đàm Thị Tuyết và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 209 – 214

213

kê với p< 0,05.Qua kết quả này cho thấy rằng hầu hết sinh viên Y khoa đã có những hiểu biết về tác hại của thuốc là cho người hút và cả người hít khói thuốc. Mặc dù kiến thức tốt như vậy nhưng tỷ lệ sinh viên hút thuốc lá nói chung vẫn còn chiếm tới 43,67%. Đây sẽ là cơ sở cho nghiên cứu tiếp theo để làm rõ vấn đề này.

Đa số sinh viên đều phản đối việc hút thuốc lá với tỷ lệ rất cao, bảng 3.5 đã cho thấy, phản đối người hút thuốc trong gia đình (chuyên tu: 84%, chính quy: 88,73%), với thầy cô, bạn bè (chuyên tu: 74,5%, chính quy: 68,07%), với những người khác nơi công cộng: (chuyên tu: 77,5%, chính quy: 77%). Qua đây cho thấy thái độ của sinh viên y khoa trong việc phòng chống hút thuốc lá rất tốt.

Mô hình nam sinh viên Y khoa không thuốc lá.

Kết quả bảng 3.6 cho thấy một số ý kiến đề xuất của sinh viên y khoa về mô hình sinh viên Y khoa không thuốc lá đó là: Cần có quy định cấm hút thuốc trong trường học (chuyên tu: 95%, chính quy: 94,37%), Cần có góc trưng bày tác hại thuốc lá ở trường học (chuyên tu: 93,5%, chính quy: 88,73%), Cần tổ chức các buổi thảo luận về tác hại thuốc lá (chuyên tu: 94%, chính qui: 88,26%),

Cần thành lập câu lạc bộ không thuốc lá (chuyên tu: 85%, chính qui: 78,87%). Những ý kiến đề xuất của sinh viên nêu trên là những hoạt động cần thiết cho công tác phòng chống hút thuốc lá trong Trường Đại Y Dược Thái Nguyên.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu tình hình hút thuốc lá của nam sinh viên Y khoa Trường Đại học Y Dược Thái nguyên, chúng tôi rút ra một số kết luận sau

- Thực trạng hút thuốc lá của nam sinh viên Y khoa

+ Tỷ lệ hút thuốc lá chung của nam sinh viên y khoa là (43,63% ). Tỷ lệ hút thuốc lá của sinh viên chuyên tu (75,12%), sinh viên hệ chính qui (47,89%)

+ Lý do hút thuốc lá của sinh viên chuyên tu chủ yếu là do buồn, căng thẳng (31,88%), còn

ở sinh viên chính quy lại chủ yếu là do bắt trước bạn bè (28,43%).

- Kến thức, thái độ của nam sinh viên Y khoa về tác hại của thuốc lá

+ Tỷ lệ sinh viên hiểu biết được hút thuốc lá có hại cho sức khỏe chiếm tỷ lệ cao ở cả hệ chuyên tu và chính quy (chuyên tu: 99%, chính quy: 96,71%). Hít khói thuốc lá là có hại cho sức khỏe (chuyên tu: 99,5%, chính quy: 95,31%)

+ Thái độ của sinh viên phản đối với tình trạng hút thuốc lá trong gia đình, thầy cô, bạn bè và ngoài cộng đồng đếu chiếm tỷ lệ cao (phản đối với người hút thuốc trong gia đình: chuyên tu: 84%, chính quy: 88,73%), với thầy cô, bạn bè (chuyên tu: 75,5%. Chính quy: 68,07%), với những người khác nơi công cộng: (chuyên tu: 77,5%, chính quy: 77%)

- Mô hình sinh viên Y khoa không thuốc lá

+ Cần có quy định cấm hút thuốc trong trường học (chuyên tu:95%, chính quy: 94,37%), + Cần có góc trưng bày tác hại thuốc lá ở trường học (chuyên tu: 93,5%, chính quy: 88%),

+ Cần tổ chức các buổi thảo luận về tác hại thuốc lá (chuyên tu: 94%, chính quy: 88,25%)

+ Cần thành lập câu lạc bộ không thuốc lá (chuyên tu: 85%, chính quy: 78,87%)

+ Tỷ lệ sinh viên cho rằng hiện nay đã xử lý đúng mức vi phạm về hút thuốc lá (chuyên tu: 6%, chính quy: 0,94%)

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. Phan Hồng Duy Anh (2004), Kiến thức thái độ hành vi về hút thuốc lá của sinh viên khoa Y, Đại học Y Dược TP.HCM, 2003, Y học TP.Hồ Chí minh, 8(1), tr. 1- 5 [2]. Bộ Y tế (2006), Báo cáo Y tế Việt Nam: Công bằng, hiệu quả và phát triển trong tình hình mới, Nhà Xuất bản Y học, Hà Nội, tr 89-95. [3]. Ngô Quý Châu, Nguyễn Thị Thu Hiền (2004), Nghiên cứu tình hình hút thuốc lá, hiểu biết và thái độ của cán bộ y tế Bệnh viện Bạch Mai, Đại học Y Hà Nội. [4]. Chương trình phòng chống thuốc lá quốc gia (2009), Tác hại của thuốc lá, truy cập tại: http://www.vinacosh.gov.vn/mPage= 11N80K01T119. [5]. Phan Thị Hải, Lý Ngọc Kính (2006), Điều tra toàn cầu về tình hình hút thuốc lá của sinh

Đàm Thị Tuyết và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 209 – 214

214

viên Y khoa, nghiên cứu tại Việt Nam, năm 2006, Điều tra toàn cầu nhân viên y tế (GHPSS) các nước thành viên của TCYTTG [6]. WHO (2009), Framework Convention on Tobacco Control now signed by 100 countries,

Truy cập: http://www.who.int/entity/ mediacentre/releases/2004/pr21/en 7. WHO (2008), Tobaco-Free Youth, WHO Library Cataloguing-in- Publication Data, ISBN 978 92 4 159682 4

SUMMARY A STUDY ON THE SMOKING SITUATION AMONG MALE STUDENT S AT THAI NGUYEN UNIVERSITY OF MEDICINE AND PHARMACY (TU MP)

Dam Thi Tuyet*, Mai Anh Tuan, Nong Phuong Mai Hoang Minh Nam, Tran Thi Hang, PhamThi Ngoc

College of Medicine and Pharmacy - TNU This is a cross-sectionate study aiming ate describing the smoking situation among male students at TUMP and their knowledge of and attitude towards the effects of smoking and proposing a non-smoking model among male students. The study comprised of 413 Male full-time and crash-course medical students. Total percentage of smoking: 43.67% ; A large proportion of students in both streams (crash-course and full-time) are aware of the effects of smoking (99% of the crash-course students and 96.71% of the full-time ones). Students’ objection to smoking among family members, teachers, friends, and in public also accounts for a great percentage (family members: 84% and 88.73%) ;Enforce a smoking ban on university campus (crash-course students: 95%, full-time students: 94.37%) ; Set up a place on campus to display the effects of smoking (93.5% and 88% respectively) ; Organize discussion about the effects of smoking (94% and 88.25% respectively) ; Establish non-smoking clubs (85% and 78.87% respectively) ; A very small number of students think there are adequate penalties for smoking violation (6% and 0.94% respectively). Key words: Male students, smoking, knowledge, attitude, Model of Non-smoking medical students

* Tel: 0912 967 387

Phạm Công Kiêm và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 215 – 220

215

THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN T ỚI VIÊM C Ổ TỬ CUNG Ở PHỤ NỮ CÓ CHỒNG TẠI 2 XÃ ĐỒNG XÁ VÀ CÔN MINH, HUY ỆN NA RÌ, BẮC KẠN NĂM 2011

Phạm Công Kiêm1, Nguyễn Văn Hoan2

1Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên 2Trung tâm y tế Na Rì – Bắc Kạn

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Viêm cổ tử cung là một trong những nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới khá phổ biến và chiếm tỷ lệ khá cao, đồng thời nó còn là một trong những vấn đề quan trong của y tế công cộng. Nó ảnh hưởng rất lớn đời sống sinh hoạt hàng ngày và hạnh phúc gia đình Mục tiêu: Xác định tỷ lệ hiện mắc viêm cổ tử cung ở phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ và xác định một số yếu tố liên quan tới viêm cổ tử cung Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ tại 2 xã Đồng Xá và Côn Minh đến khám phụ khoa tại trạm Y tế xã từ 1 đến 20 tháng 7 năm 2011. Phương pháp mô tả cắt ngang và hồi cứu được sử dụng trong nghiên cứu này. Kết quả: - Tỷ lệ hiện mắc viêm cổ tử cung ở phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ là 60,1%, tỷ lệ này ở phụ nữ làm nghề nông là 62,9% cao hơn phụ nữ là viên chức nhà nước (18,2%); Phụ nữ mù chữ có tỷ lệ viêm cổ tử cung (87,5%) cao hơn so với phụ nữ có trình độ học vấn từ cấp 1 trở lên; Phụ nữ dân tộc Nùng có tỷ lệ viêm cổ tử cung (82,1%) cao hơn phụ nữ các dân tộc khác - Có mối liên quan giữa viêm cổ tử cung và nạo hút thai (OR= 7,92; 95%CI = 4,06 – 15,06), vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày ( OR = 4,0; 95%CI : 2,14- 7,53), vệ sinh sau quan hệ tình dục (OR= 3,19; 95%CI : 1,7- 6,02) và liên quan với số lần đẻ (OR = 2,36; 95%CI: 1,19- 4,69) Từ khoá: Viêm cổ tử cung, phụ nữ dân tộc thiểu số, yếu tố nguy cơ, nghiễm khuẩn đường sinh dục dưới

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Viêm cổ tử cung là một trong những bệnh đường sinh dục dưới thường gặp nhất và là một trong những vấn đề y tế công cộng phổ biến và quan trọng, đặc biệt ở phụ nữ ở ở các nước đang phát triển. Viêm cổ tử cung là bệnh chiếm tỷ lệ khá cao trong các bệnh phụ khoa, bệnh không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng là nguyên nhân chủ yếu gây ra khí hư, làm phiền toái và khó chịu cho bạn gái. . Và về lâu dài nó để lại những hậu quả nặng nề như viêm đáy chậu, ung thư cổ tử cung, vô sinh, sảy thai tự nhiên, chửa ngoài tử cung và nặng hơn nữa có thể dẫn tới tử vong mẹ [2]. Theo Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm trên thế giới có khoảng 340 triệu ca mới mắc nhiễm trùng đường sinh dục, trong đó 151 triệu là ở Nam Á và Đông Nam Châu Á. Nhiễm trùng đường sinh dục là một trong 5 bệnh hàng đầu thường gặp ở người trưởng thành ở các nước đang phát triển và khoảng một phần ba gặp ở những người dưới 25 tuổi [2]. *

Ở nước ta, nhất là ở vùng nông thôn miền núi, là nơi điều kiện kinh tế văn hoá- xã hội còn khó khăn, viêm nhiễm đường sinh dục dưới còn chiếm tỷ lệ cao, nó đang là vấn đề sức khoẻ được quan tâm. Có nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề này, tuy nhiên nghiên cứu về các yếu tố liên quan tới viêm cổ tử cung ở phụ nữ vùng dân tộc, vùng sâu vùng xa thì ít được các tác giả đề cập tới. Xuất phát từ tình hình thực tế nêu trên chúng tối tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu:

- Xác định tỷ lệ hiện mắc viêm cổ tử cung ở phụ nữ có chồng tại 2 xã miền núi huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn

- Xác định một số yếu tố nguy cơ liên quan đến viêm cổ tử cung ở phụ nữ có chồng ở 2 xã

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Phụ nữ dưới tuổi từ 15- 49,có chồng tại 2 xã, tự nguyện tham gia nghiên cứu

Phạm Công Kiêm và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 215 – 220

216

Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Địa điểm nghiên cứu: Xã Đồng Xá và xã Côn Minh, huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn

Thời gian nghiên cứu: Từ 01/07/2011 đến 20/7/2011

Phương pháp nghiên cứu:

- Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích

- Cỡ mẫu: Tất cả phụ nữ đạt tiêu chuẩn trên đến khám tại Trạm y tế 2 xã trong thời gian từ ngày 1 đến ngày 20 tháng 7 năm 2011 theo chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản do Trung tâm y tế huyện tổ chức.Tổng số phụ nữ được thăm khám phụ khoa là 213

- Xử lý số liệu: Số liệu được xử lý phân tích trên phần mềm SPSS 6.0

Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh:

Viêm cổ tử cung:

+ Ra khí hư nhiều với tính chất giống như viêm âm đạo

+ Cổ tử cung viêm loét trợt, đỏ

+ Cổ tử cung lộ tuyến

+ Khi chạm vào tổn thương dễ gây chảy máu

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

Qua thăm khám lâm sàng 213 phụ nữ có chồng tại 2 xã Đồng Xá và xã Côn Minh, huyện Na Rì , tỉnh Bắc Cạn chúng tôi thu được một số kết quả sau:

Đặc điểm của mẫu nghiên cứu

Nhận xét: Qua bảng trên chúng tôi thấy nhóm tuổi từ 35-45 chiếm tỷ lệ cao nhất (43,2%) , tiếp theo là nhóm tuổi 25-34 (41,8%) và nhóm tuổi < 25 chiếm 15,0%. Về nghề nghiệp: Phụ nữ nghề làm ruộng chiếm tỷ lệ 94,4% và công nhân viên chức chỉ chiếm 5,6%. Về trình độ học vấn: Phụ nữ có trình độ học vấn cấp 1 chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp theo là cấp 2 (33,3% ) và tỷ lệ phụ nữ mù chữ còn chiếm tỷ lệ khá cao trong nghiên cứu này (7,5%).

Bảng 1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu

Đặc điểm Tần số (n) Tỷ lệ % Trung bình tuổi:

33,8 ± 8,1

Tuổi: < 25 25-34 35-45

32 89 92

15,0 41,8 43,2

Số lần đẻ: ≤ 2 lần > 2 lần

52 161

24,4 75,6

Nghề nghiệp: Làm ruộng

Công nhân viên chức

201 12

94,4 5,6

Trình độ học vấn: Mù chữ Cấp 1 Cấp 2

Cấp 3 trở lên

16 82 71 44

7,5 38,5 33,3 20,7

Dân tộc: Kinh Tày

Nùng Dân tộc khác

12 100 39 62

5,6 59,9 18,3 29,1

Tỷ lệ viêm cổ tử cung

Tỷ lệ mắc bệnh chung

Nhận xét: Qua biểu đồ trên cho thấy 128 trường hợp bị viêm cổ tử cung chiếm tỷ lệ 60,1%. Kết quả trên chỉ ra rằng viêm cổ tử cung đang là vấn đề bức xúc của y tế công cộng và nó mang tính toàn cầu. Các nghiên cứu khác cũng cho thấy tie lệ viêm cổ tử cung cao ở phụ nữ có chồng sống ở vùng nông thôn: ở Phúc Thọ- Hà Nội (26,45%)[6], ở

Tiên Lãng- Hải Phòng (55,9%)[7], ở Andhra

Pradesh – Nepal (35,6%)[8] và ở Ấn Độ

(42%)[9]. So với nghiên cứu của Phan Thị Thu Nga là 17,5%, nghiên cứu của Trần Thị Phương Mai là 23,6% [5].Tỷ lệ viêm cổ tử cung trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn là do đối tượng nghiên cứu là phụ nữ người dân tộc sống ở vùng nông thôn, nơi mà cơ sở y tế chưa đủ điều kiện kỹ thuật. Tỷ lệ phụ nữ đi khám phụ khoa khi bị bệnh còn hạn chế do e ngại và xấu hổ. Tự bản thân mua thuốc điều trị viêm nhiễm đường sinh dục dưới không dứt điểm dẫn đến viêm cổ tử cung.

Phạm Công Kiêm và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 215 – 220

217

BiÓu ®å 2.1.Tû lÖ m¾c bÖnh chung

60.1

39.9

BÖnh Kh«ng bÖnh

Tỷ lệ viêm cổ tử cung theo lứa tuổi

Bảng 2. Tỷ lệ viêm cổ tử cung theo lứa tuổi

Nhóm tuổi

Viêm cổ tử cung

Không viêm cổ tử

cung p

n % n

< 25 18 56,3 14 43,75 < 0,01

25-34 64 71,9 25 28,1

35-49 46 50,0 46 50,0

Tống số 128 85

Nhận xét: Qua bảng trên chúng ta thấy tỷ lệ viêm cổ tử cung cao nhất là ở nhóm tuổi 25-34 (71,9%), tiếp theo là nhóm tuổi < 25(56,3%) và thấp nhất là nhóm tuổi 35-45 (50,0%). Tỷ lệ viêm cổ tử cung khác nhau có ý nghĩa thống kê theo nhóm tuổi (p< 0,01).Nghiên cứu của Nguyễn Duy Ánh tại quận Cầu Giấy- Hà Nội cho thấy tỷ lệ viêm cổ tử cung cũng cao nhất ở nhóm tuổi 25-40 (48,3%), nghiên cứu của Jasmin Helen Prasad, M.Rathore tại Ấn Độ và một số tác giả khác cũng cho kết quả tương tự[9].

Tỷ lệ VCTC theo nghề nghiệp Bảng 3. Tỷ lệ mắc bệnh theo nghề nghiệp

Nghề nghiệp

Viêm cổ tử cung

Không viêm cổ tử cung p

n % n %

Làm ruộng 126 62,9 75 37,1 < 0,01

Cán bộ viên chức

2 18,2 10 81,8

Tổng số 128 85

Nhận xét: Tỷ lệ viên cổ tử cung ở phụ nữ làm ruộng là 62,9%%, ở phụ nữ cán bộ viên chức là 18,2%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,01). Kết quả của chúng tôi cũng cho kết quả tương tự như nghiên cứu của Nguyễn

Hữu Cốc và Nguyễn Thu Ba [3]. Có sự khác biệt này phần lớn đối tượng là nông dân, nghề nghiệp chính là nông nghiệp, cuộc sống sinh hoạt hàng ngày thường xuyên sử dụng nước bề mặt ngoài ra còn do kiến thức thấp và thiếu hiểu biết của phụ nữ nông thôn và họ ít có thời gian quan tâm đến vệ sinh hàng ngày cũng như vệ sinh trong quan hệ tình dục.

Tỷ lệ VCTC theo trình độ văn hóa và dân tộc Bảng 4. Tỷ lệ VCTC theo trình độ văn hóa

Trình độ văn hóa

Viêm cổ tử cung

Không viêm cổ tử

cung p

n % n %

Mù chữ 14 87,5 2 12,5

<0,01

Cấp 1 55 67,1 27 32,9

Cấp 2

39 54,9 32 45,1

Cấp 3

20 45,5 24 54,5

Tổng số 128 85

Nhận xét: Qua bảng trên chúng ta thấy tỷ lệ viêm cổ tử cung cao nhất ở nhóm phụ nữ mù chữ (87,5%), tiếp theo là phụ nữ có trình độ văn hoá cấp 1(67,1%), viêm cổ tử cung ở phụ nữ có trình độ văn hoá cấp 2 là 59% và thấp nhất ở phụ nữ có trình độ từ cấp 3 trở nên (45,5%). Kết quả trên phù hợp với nghiên cứu của Phạm Thu Xanh tiến hành ở Tiên Lãng - Hải Phòng[7], của Kiều Chí Thành[6] tại ngoại thành Hà Nội, của Jasmin Helen Prasad ở Tamil Nadu -Ấn Độ[9]

Bảng 5. Tỷ lệ VCTC theo dân tộc

Dân tộc Viêm cổ tử cung

Không viêm cổ tử

cung p

n % n %

Kinh 4 33,3 8 66,7

<0,01

Tày 48 48,0 52 52,0

Nùng 32 82,1 7 17,9

Khác 44 45,5 18 54,5

Tổng số 128 85

Nhận xét: Qua bảng trên chúng tôi thấy tỷ lệ viêm cổ tử cung cao nhất ở phụ nữ dân tộc Nùng (82,1%), tiếp theo là ở phụ nữ dân tộc Tày (48,0%) và thấp nhất là dân tộc Kinh. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,013).

Phạm Công Kiêm và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 215 – 220

218

Một số yếu tố liên quan đến viêm cổ tử cung ở phụ nữ

Liên quan giữa viêm cổ tử cung và nạo thai

Bảng 6. Liên quan giữa VCTC và nạo thai

Viêm cổ tử cung Tổng

số OR

Có Không

Nạo thai

Có 94

(59,9%) 63

(40,1%) 157 7,92

(95%CI :4,06-15,56)

Không 34

(60,7%) 22

(39,3%) 56

Tổng số 128 85 213

Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy nguy cơ bị viêm cổ tử cung ở phụ nữ có nạo hút thai cao gấp 7,92 lần so với phụ nữ không nạo hút thai (OR =7,92; 95%CI = 4,06- 15,06). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Trần Thị Lợi tại bệnh viện Đa khoa Cần Thơ, của Nguyễn Duy Ánh tại quận Cầu Giấy – Hà Nội[1].

Liên quan giữa viêm cổ tử cung với số lần đẻ Bảng 7. Liên quan giữa VCTC với số lần đẻ

Viêm cổ tử cung Tổng số

OR Có Không

Số con

> 2

105 (65,2%)

56 (34,8%)

161 2,36 (95%CI:

1,19-4,69) ≤

2 23

(44,2%) 29

(55,8%) 52

Tổng số

128 85 213

Nhận xét: Bảng trên cho thấy có liên quan giữa viêm cổ tử cung và số lần đẻ. Phụ nữ đẻ trên 2 con có nguy cơ bị viêm cổ tử cung cao gấp 2,36 lần so với phụ nữ đẻ ≤ 2 con. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của Phạm Thu Xanh tại Hải Phòng ( OR = 1,06; p<0,05)[7]và của B.Sri Devi tại Nepal [8].

Liên quan giữa viêm cổ tử cung và đặt dụng cụ tránh thai

Nhận xét: Qua bảng dưới đây ta thấy không có mối liên quan giữa đặt dụng cụ tránh thai với viêm cổ tử cung. Nghiên cứu của Phạm Thu Xanh lại cho thấy có mối liên quan giữa

đặt dụng cụ tránh thai và viêm cổ tử cung[7]. Để giảm nguy cơ viêm cổ tử cung khi áp dụng các biện pháp tránh thai thì chúng ta phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt các quy trình tiệt khuẩn khi tiến hành đặt dụng cụ tránh thai.

Bảng 8. Liên quan giữa VCTC và đặt dụng cụ tránh thai

Viêm cổ tử cung Tổng số

OR

Có Không

Đặt dụng cụ tử cung

99 (58,9%)

69 (41,1%)

168 0,79 (95%CI:

0,38-1,65) Không

29

(64,4%) 16

(35,6%) 45

Tổng số 128 85 213

Liên quan giữa viêm cổ tử cung và vệ sinh sau quan hệ tình dục

Bảng 9. Liên quan giữa VCTC và vệ sinh sau quan hệ tình dục

Viêm cổ tử cung

Tổng số

OR Có viêm

Không viêm

Vệ sinh

Không

98 69,5

43 30,5%

141 3,19 95%

CI: 1,7-6,02%

30 41,7%

42 58,3%

72

Tổng số 128 85 213

Nhận xét: Qua bảng trên cho thấy có mối liên quan giữa viêm cổ tử cung với vệ sinh sau quan hệ tình dục. Phụ nữ không vệ sinh sau quan hệ tình dục nguy cơ bị viêm cổ tử cung cao gấp 3,19 lần so với phụ nữ có vệ sinh sau quan hệ tình dục ( OR = 3,19;95%CI: 1,7-6,02). Nghiên cứu của Nguyễn Văn Học tại Ki ến An –Hải Phòng, của Phạm Thu Xanh Tại Tiên Lãng cũng cho kết quả tương tự[4,7]

Liên quan giữa viêm cổ tử cung và vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày Nhận xét: Qua bảng 10 cho thấy phụ nữ không vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày có nguy cơ bị viêm cổ tử cung cao gấp 4 lần so với phụ nữ có vệ sinh sinh dục hàng ngày (OR= 4,00 ;95%CI:2,14-7,53). Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với các nghiên cứu trong và ngoài nước.

Phạm Công Kiêm và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 215 – 220

219

Bảng 10. Liên quan giữa viêm cổ tử cung và vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày

Viêm cổ tử cung

Tổng số

OR Có viêm

Không viêm

Vệ sinh hàng ngày

Không 80

(64,0%) 25

(36,0%) 125

4,00

(95%CI: 2,14-7,53)

Có 48

(44,4%) 60

(55,6%) 108

Tổng số 128 85 213

KẾT LUẬN Qua thăm khám và phỏng vấn 213 phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ ở xã Đồng Xá và Côn Minh, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Cạn chúng tôi có một số kết luận sau:

1. Tỷ lệ hiện mắc viêm cổ tử cung

Tỷ lệ viêm cổ tử cung là 60,1%

Viêm cổ tử cung chiếm tỷ lệ cao nhất (71,9%) ở nhóm tuổi 25-34; phụ nữ làm nghề nông (62,9%) có tỷ lệ viêm cổ tử cung cao hơn các nghề khác; Phụ nữ dân tộc Nùng có tỷ lệ viêm cổ tử cung (82,1%) cao hơn so với phụ nữ các dân tộc khác ; Phụ nữ mù chữ có tỷ lệ viêm cổ tử cung (87,5%) cao hơn so với phụ nữ có trình độ học vấn cao.

2. Một số yếu tố liên quan

Có mối liên quan giữa viêm cổ tử cung và nạo hút thai ( OR =7,92; 95%CI = 4,06- 15,06)

Có mối liên quan giữa viêm cổ tử cung và vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày(OR= 4,00 ;95%CI:2,14-7,53),cũng như vệ sinh sau quan hệ tình dục (OR= 3,19; 95%CI : 1,7- 6,02)

Có mối liên quan giữa viêm cổ tử cung với số lần đẻ (OR = 2,36; 95%CI: 1,19-4,69)

KIẾN NGHỊ Cần tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho phụ nữ dân tộc thiểu số ít nhất một năm một lần để phát hiện sớm viêm cổ tử cung và điều trị kịp thời tránh những biến chứng nặng ảnh hưởng tới sức khỏe

Tuyền truyền giáo dục cho phụ nữ về các nguy cơ liên quan tới viêm cổ tử cung để họ biết cách tự đề phòng bệnh, góp phần nâng cao sức khoẻ sinh sản cho phụ nữ

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Duy Ánh (2009), Thực trạng và yếu tố liên quan tới nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới của phụ nữ có chồng độ tuổi 18-49 tại quận Cầu Giấy. Y học thực hành (662)-số 5/2009, tr : 25-26 [2].Bộ Y tế (2001),Chiến lược Quốc gia về chăm sóc sức khoẻ sinh sản giai đoạn 2001-2010, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, tr 3-32 [3].Nguyễn Hữu Cốc (2001), Tình hình mắc bệnh phụ khoa của phụ nữ tại 4 xã huyện Kim Bảng, tỉnh Hà nam. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa II [4].Nguyên Văn Học(2010), Một số yếu tố liên quan chính tới bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới của phụ nữ tuổi từ 18-52 tại quận Kiến An, Hải Phòng,Yhọc thực hành (732)- số 9/2010, tr 54-56 [5].Phan Thị Thu Nga(2004), Tình hình viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ đến khám tại bệnh viện Phụ Sản Trung ương năm 2004 và một số yếu tố liên quan. Luận văn tốt nghiệp nội trú bệnh viện. Đại học Y hà Nội. [6].Ki ều Chí Thành(2010), Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn đường sinh dục ở phụ nữ một số xã ngoại thành Hà Nội, Y học thực hành (732)- số 9/2010, tr 34-36 [7].Phạm Thu Xanh(2011), Thực trạng viêm đường sinh dục dưới và kiến thức, thực hành của phụ nữ có chồng dưới 49 tuổi tại khu vực ven biển huyện Tiên Lãng, Hải Phòng năm 2010, Yhọc thực hành (778)- số 8/2011,tr 55-58 [8].B.Sri Devi (2007), Prevalence of RTI/STI among reproductive age women (15-49 years) in urban slums of Tirupati Town, Andhra Pradesh. Health and Population. Perspectives and Issues 30(1) 56-70,2007 [9].Jasmin Helen Prasad (2005), Reproductive tract infections among married women in Tamil Nadu, India. International Family Planning Perspectives, Volum 31, number 2, June 2005

Phạm Công Kiêm và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 215 – 220

220

SUMMARY CURRENT STATUS AND FACTORS RELATED TO CERVICITIS AM ONG MARREID WOMEN AT DONG XA AND CON MINH COMMUNES IN NA RI DISTRICT OF BAC CAN PROVINCE IN 2011

Pham Cong Kiem*1, Nguyen Van Hoan2 1College of Medicine & Pharmacy - TNU, 2Na Ri District Health Center

Background: The cervicitis is one of lower reproductive tract infections which is very common and accounted for a very high rate and it is a significant public health problem. It affects greatly on a daily life and a family happiness Objectives: To identify the prevalence of cervicitis in married women in childbearing age and to examine some risk factors related to the cervicitis. Subjects and method: All married women in childbearing age visiting to Commune Health Centers to examine gynecologically from 1st July to 20 th July, 2011. A retrospective and cross- sectional descriptive study was used in this study. Result: 213 married women in 2 above-said communes were interviewed and examined clinically and showed that – The prevalence of cervicitis was 60.1%, in agricultural women, this rateb was 62.9% and higher than women working in governmental organizations ( 18.2%) ; Illiterate women with the cervicitis (87.5%) was higher than women with a primary education level or higher. The Nung minority women with the cervicitis (82.1%) was higher than other ethnicity - There were relationship between the cervicitis and an induced abortion (OR= 7,92; 95%CI = 4,06 – 15,06) , regular internal vaginal washing ( OR = 4,0; 95%CI : 2,14- 7,53) , internal vaginal washing after intercourse ( OR= 3,19; 95%CI : 1,7- 6,02)as well as a number of deliveries (OR = 2,36; 95%CI: 1,19- 4,69) Key words: Cervicitist, ethnic minorities women, factors related to lower reproductive tract infections

*

Phạm Hồng Hải Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 221 – 224

221

THỰC TRẠNG TIẾP CẬN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ CHĂM SÓC SỨC KHOẺ SINH SẢN CỦA PHỤ NỮ NGƯỜI DAO TẠI MỘT SỐ XÃ MI ỀN NÚI THUỘC HUYỆN BẠCH THÔNG, BẮC KẠN

Phạm Hồng Hải

Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên

TÓM TẮT

Bắc Kạn là một tỉnh miền núi, có số người dân tộc Dao đông. Huyện Bạch Thông thuộc tỉnh Bắc Kạn là huyện có số người Dao cư trú đông nhất. Tại đây, vẫn tồn tại các phong tục lạc hậu như đẻ tại nhà, cúng bái khi ốm đau. Bên cạnh các yếu tố như địa hình hiểm trở, giao thông khó khăn, kinh tế nghèo nàn, trình độ văn hóa thấp... làm ảnh hưởng đến tiếp cận và sử dụng DVYT của người Dao, còn có các yếu tố do phía cung cấp DVYT. Bằng phương pháp nghiên cứu mô tả và phân tích biểu đồ CBM, cỡ mẫu gồm 329 phụ nữ người Dao 15 – 49 tuổi có chồng trong thời gian 3 năm từ 2007 đến 2009. Kết quả ngiên cứu: Dịch vụ chăm sóc trước sinh tại xã còn tồn đọng cả năm công đoạn. Trong đó, tồn đọng lớn nhất (nút cổ chai) là sử dụng đủ (24,35%). Có sự chênh lệch lớn giữa số lượng và chất lượng của hiệu quả đầu ra (Sử dụng - sử dụng đủ - sử dụng hiệu quả). Vẫn còn tình trạng trẻ đẻ tại nhà, đặc biệt là đẻ tại nhà không có y tế giúp. Dịch vụ chăm sóc trong và sau sinh tại xã còn tồn đọng ở 4 công đoạn, nút cổ chai là sử dụng đủ (11,53%). Tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng đầy đủ đúng lịch đạt tỷ lệ cao trên 95%. Từ khoá: Phụ nữ người Dao, dịch vụ y tế

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Bắc Kạn là một tỉnh miền núi, vùng cao. Theo niên giám thống kê 2009 [4], Bắc Kạn có 295.296 người. Trong đó, dân số trong độ tuổi lao động là 152.928 người, chiếm 55,57% dân số. Trên địa bàn tỉnh có 23 dân tộc, đông nhất là dân tộc Tày chiếm 54,3%; dân tộc Kinh chiếm 13,3%; dân tộc Dao chiếm 16,5%; dân tộc Nùng (5,4%) và các dân tộc khác [1].

Huyện Bạch Thông là một huyện mang đầy đủ những nét đặc trưng của tỉnh Bắc Kạn. Theo báo cáo của huyện năm 2009, toàn huyện có 1 bệnh viện, 17 trạm y tế, có 4/17 trạm đạt chuẩn y tế quốc gia. Tổng số cán bộ y tế của huyện năm 2009 là 75 cán bộ, trong đó có 8 Bác sỹ , 35 y sỹ, 2 cử nhân điều dưỡng, 29 nữ hộ sinh trung học và trung cấp điều dưỡng, 2 sơ cấp. Có 2 cơ sở hành nghề y tư nhân và 4 cơ sở hành nghề dược. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi là 19,5%; tỷ lệ phụ nữ có thai được quản lý thai nghén 88,2%. Bên cạnh đó vẫn còn tình trạng phụ nữ sinh con tại nhà không có sự giúp đỡ của cán bộ y tế, vẫn còn có phụ nữ có thai không được quản lý thai nghén, không được tiêm *

phòng uốn ván, phần lớn phụ nữ bị viêm đường sinh dục không được làm xét nghiệm soi tươi hay làm phiến đồ âm đạo để chẩn đoán, 100% các trạm y tế không có quầy thuốc bán lẻ [8]. Nhằm góp phần tìm giải pháp nâng cao dịch vụ y tế đặc biệt là sử dụng dịch vụ y tế cho phụ nữ miền núi nói chung và cho phụ nữ dân tộc Dao nói riêng, đề tài này được tiến hành nhằm:

Mục tiêu:

Mô tả thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của phụ nữ dân tộc Dao tại một số xã miền núi thuộc huyện Bạch Thông, Bắc Kạn.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu:

- Phụ nữ dân tộc Dao từ 15- 49 tuổi có chồng.

- Báo cáo, sổ sách sẵn có của trạm y tế.

Địa điểm nghiên cứu: Xã Đôn Phong và xã Dương Phong, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn.

Phương pháp nghiên cứu: Dịch tễ học mô tả

- Cỡ mẫu: Tất cả phụ nữ dân tộc Dao từ 15 – 49 tuổi có chồng tại 2 xã nghiên cứu, gồm 329 người trong đó có 80 phụ nữ có con nhỏ dưới 5 tuổi và/ hoặc đang mang thai.

Phạm Hồng Hải Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 221 – 224

222

Các biến số và chỉ số nghiên cứu:

- Dịch vụ chăm sóc sức khỏe phụ nữ có thai (Biểu đồ CBM- Community Base Monitoring: Quản lý chăm sóc sức khỏe ban đầu dựa vào cộng đồng): Gồm 5 nhóm chỉ số logic: Tỷ lệ sẵn có, tỷ lệ tiếp cận, tỷ lệ sử dụng, tỷ lệ sử dụng đủ, tỷ lệ sử dụng hiệu quả.

- Dịch vụ chăm sóc sức khỏe phụ nữ khi sinh và sau sinh: 5 nhóm chỉ số logic.

- Dịch vụ chăm sóc sức khỏe trẻ em (TCMR): 5 nhóm chỉ số logic

Tiêu chuẩn đánh giá các chỉ số nghiên cứu:

- Chỉ số đánh giá kết quả hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản giai đoạn 2001 – 2010: Theo quyết định số 136/2000/QĐ – TT của Thủ tướng Chính phủ ngày 28/11/2000 [3]

- Năm chỉ số logic: Tỷ lệ sẵn có, tỷ lệ tiếp cận, tỷ lệ sử dụng, tỷ lệ sử dụng đủ và tỷ lệ sử dụng hiệu quả được tính theo công thức do Bộ Y tế quy định [4]

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Tình hình cung cấp dịch vụ chăm sóc phụ nữ có thai trước sinh

Bảng 1. Mức độ bao phủ của dịch vụ CSSK cho phụ nữ có thai trước sinh tại 2 xã nghiên cứu

Biến số 2007 2008 2009

Tỷ lệ sẵn có 91 93 94

Tỷ lệ tiếp cận 72,60 73,5 76,04

Tỷ lệ sử dụng 39,34 70, 73,07

Tỷ lệ sử dụng đủ 21,31 24,28 24,35

Tỷ lệ sử dụng hiệu quả 14,75 17,14 17,94

Nhận xét: Kết quả của bảng 1 cho thấy, hiện nay dịch vụ chăm sóc trước sinh tại xã còn tồn đọng cả năm công đoạn từ nguồn lực đầu vào (sẵn có, tỷ lệ tiếp cận) cho đến hiệu quả đầu ra (sử dụng, sử dụng đủ, sử dụng hiệu quả). Trong đó, tồn đọng lớn nhất (nút cổ chai) là sử dụng hiệu quả. Có sự chênh lệch lớn giữa số lượng và chất lượng của hiệu quả đầu (Sử dụng - sử dụng đủ - sử dụng hiệu quả)

Bảng 2. Sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của phụ nữ có thai trong sinh tại 2 xã nghiên cứu

Biến số 2007 2008 2009

SL % SL % SL %

Số tr ẻ đẻ ra sống trong năm 61 70 78 Đẻ tại trạm 17 27,87 12 17,14 17 21,79

Đẻ tại bệnh viện 35 57,38 46 65,71 52 66,67

Đẻ tại nhà có y tế giúp 6 9,84 8 11,43 7 8,97

Đẻ tại nhà không y tế giúp 3 4,92 4 5,71 2 2,56

Nhận xét: Vẫn còn tình trạng trẻ đẻ tại nhà, đặc biệt là đẻ tại nhà không có y tế giúp năm 2009 là 2,56% có xu hướng giảm hơn so với năm 2008 và 2007. Tỷ lệ trẻ đẻ tại bệnh viện c ó xu hướng tăng lên, năm 2009 là 66,67% cao hơn so với năm 2008 và 2007 là 65,71% và 57,38%

Bảng 3. Mức độ bao phủ của dịch vụ CSSK cho phụ nữ khi sinh và sau sinh tại 2 xã nghiên cứu

Biến số 2007 2008 2009

Tỷ lệ sẵn có 100 100 100

Tỷ lệ tiếp cận 72,60 79,82 76,04

Tỷ lệ sử dụng 85,24 82,85 88,46

Tỷ lệ sử dụng đủ 9,83 11,42 11,53

Tỷ lệ sử dụng hiệu quả 0 0 0

Phạm Hồng Hải Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 221 – 224

223

Nhận xét: Hiện nay dịch vụ chăm sóc trước sinh tại xã còn tồn đọng ở 4 công đoạn từ nguồn lực đầu vào (tỷ lệ tiếp cận) cho đến hiệu quả đầu ra (sử dụng, sử dụng đủ, sử dụng hiệu quả). Trong đó, tồn đọng lớn nhất (nút cổ chai) là sử dụng hiệu quả. Có sự chênh lệch lớn giữa số lượng và chất lượng của hiệu quả đầu (Sử dụng - sử dụng đủ - sử dụng hiệu quả). Tỷ lệ sử dụng hiệu quả là 0% .

Bảng 4. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho trẻ em dưới 1 tuổi tại 2 xã nghiên cứu

Biến số 2007 2008 2009

SL % SL % SL % Số trẻ em dưới 1 tuổi 67 77 80 Số trẻ em dưới 1 tuổi chết/năm 2 0 0 Số ca trẻ em phải chuyển tuyến 42 28,76 48 35,03 39 37,86 Trẻ em dưới 1 tuổi tiêm chủng ít nhất 1 lần 65 97,01 75 97,40 78 97,5 Trẻ em dưới 1 tuổi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch 64 95,52 74 96,10 76 95

Nhận xét: Tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng đầy đủ đúng lịch chiếm tỷ lệ cao trên 95% cả 3 năm. Số ca trẻ em phải chuyển lên tuyến trên chiếm khoảng 1/3 tổng số ca phải chuyển. Năm 2007 có 2 trẻ em dưới 1 tuổi bị chết, Năm 2008 và 2009 không có trẻ em dưới 1 tuổi nào tử vong.

Bảng 5. Mức độ bao phủ của dịch vụ TCMR cho trẻ em tại 2 xã nghiên cứu

Biến số 2007 2008 2009

Tỷ lệ sẵn có 91 92,5 94,5

Tỷ lệ tiếp cận 72,60 79,82 76,04

Tỷ lệ sử dụng 97,01 97,40 97,50

Tỷ lệ sử dụng đủ 95,52 96,10 95

Tỷ lệ sử dụng hiệu quả 0 0 0

Nhận xét: Kết quả của bảng 3.5 cho thấy, hiện nay dịch vụ chăm sóc trẻ em tại xã còn tồn đọng ở 5 công đoạn từ nguồn lực đầu vào (sẵn có ó, tỷ lệ tiếp cận) cho đến hiệu quả đầu ra (sử dụng, sử dụng đủ, sử dụng hiệu quả). Trong đó, tồn đọng lớn nhất (nút cổ chai) là sử dụng hiệu quả. Có sự chênh lệch lớn giữa số lượng và chất lượng của hiệu quả đầu ra (Sử dụng - sử dụng đủ - sử dụng hiệu quả). Tỷ lệ sử dụng hiệu quả bằng 0% là do điểm dây chuyền lạnh không đạt yêu cầu.

KẾT LUẬN

Mức độ bao phủ DVCS trước trong và sau sinh

- Dịch vụ chăm sóc trước sinh tại xã còn tồn đọng cả năm công đoạn Trong đó, tồn đọng lớn nhất (nút cổ chai) là sử dụng đủ (24,35%). Có sự chênh lệch lớn giữa số lượng và chất lượng của hiệu quả đầu ra (Sử dụng - sử dụng đủ - sử dụng hiệu quả)

-Vẫn còn tình trạng trẻ đẻ tại nhà, đặc biệt là đẻ tại nhà không có y tế giúp.

- Dịch vụ chăm sóc trong và sau sinh tại xã còn tồn đọng ở 4 công đoạn, nút cổ chai là sử dụng đủ. Tỷ lệ sử dụng đủ 11,53% .

Mức độ bao phủ DVCSSK trẻ em

- Tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng đầy đủ đúng lịch chiếm tỷ lệ cao trên 95% - Dịch vụ chăm sóc trẻ em tại xã còn tồn đọng ở 5 công đoạn, tồn đọng lớn nhất (nút cổ chai) là sử dụng hiệu quả. Tỷ lệ sử dụng hiệu quả bằng 0% là do điểm dây chuyền lạnh không đạt yêu cầu.

KIẾN NGHỊ

- Cần đẩy mạnh dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho phụ nữ và trẻ em hơn nữa, đặc biệt là tình trạng nút cổ chai (sử dụng đủ và sử dụng hiệu quả) cần sớm được khắc phục.

- Đẩy mạnh truyền thông – giáo dục sức khoẻ để hạn chế tình trạng đẻ tại nhà và giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 1 tuổi.

Phạm Hồng Hải Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 221 – 224

224

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. Báo điện tử Bắc Kạn (2009), Tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội tỉnh Bắc Kạn năm 2009 [Online] 2009, Available at: http://cema.gov.vn/modules.php. [2]. Bộ y tế (2010), Tiêu chuẩn xét công nhận đạt chuẩn Quốc gia về y tế xã [Online], Available at: www.google. [3]. Bộ y tế (2006), Dân số kế hoạch hóa gia đình, Nhà xuất bảnY học, Hà Nội. tr. 24-31. tr. 24 - 31. [4]. Phạm Mạnh Hùng và cộng sự (1999), Điều hành chăm sóc sức khỏe ban đầu dựa vào cộng

đồng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. tr. 23 - 27. tr.23 - 27. [5]. Dương Huy Liệu và cộng sự (1999), Theo dõi và giám sát hoạt động của các trạm y tế cơ sở 53/XBYH, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. tr.34-40. [6]. Nguyễn Thị Thu Nhạn và cs (1997), Cẩm nang điều trị nhi khoa. 1997, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. tr. 155-156. [7]. WHO (2003), Hướng dẫn xử trí lồng ghép các bệnh thường gặp ở trẻ em, Nhà xuất bản Y học. p. tr. 2-3. [8]. Phạm Văn Nam (2009), Báo cáo tổng kết công tác y tế năm 2009 huyện Bạch Thông, Bắc Kạn.

SUMMARY CURRENT STATUS TO ACCESS AND USE OF REPODUCTIVE HEALTH CARE SERVICE IN DAO WOMEN AT SOME MOUNTAINOUS COMMU NES IN BACH THONG DISTRICT - BAC KAN PROVINCE

Pham Hong Hai*

College of Medicine & Pharmacy - TNU Bac Kan is a mountainous province, with some ethnic variation. Bach Thong district, Bac Kan province of the Dao district has the largest residence. Here, the tradition remains backward as delivery at home, worshiping when they are ill. Besides factors such as terrain, traffic problems, economic poverty, low education level ... affect access to and use of Dao health service, there are other factors provided by the health service. By means of descriptive studies and charting CBM, the sample included 329 married Dao women from 15 to 49 years old, researching in 3 years from 2007 to 2009. Results of study: prenatal care in the five communes remaining stages. In particular, the biggest bottleneck is the rate of full utilization (24.35%). There is great disparity between the number and quality of output efficiency (utilization – full utilization - effective utilization). Still births at home are remaining, especially the delivery at home without medical help. Care during and after delivery have been remaining in four stages, the bottleneck is full utilization (11.53%). Percentage of children fully vaccinated on sched ule with high proportion (95%). Keywords: Dao women, reproductive health care service

*

Đào Duy Quyết và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 225 – 229

225

THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ BÁC SỸ Ở NGÀNH Y TẾ TỈNH TUYÊN QUANG NĂM 2010

Đào Duy Quyết1, Đàm Khải Hoàn2

1 Sở Y tế Truyên Quang; 2Trường Đại học Y Dược- Đại học Thái Nguyên TÓM TẮT

Mục tiêu đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ có trình độ bác sỹ ở ngành y tế tỉnh Tuyên Quang năm 2010. Nhóm nghiên cứu tiến hành điều tra 345 BS ở ngành y tế Tuyên Quang theo phương pháp cắt ngang, phỏng vấn qua thư đã thu được một số kết qua sau: Tỷ lệ BS/Dân số thấp mới đạt: 6 BS/10.000 dân, tương đương 1 BS/ 2.100 dân, đa số BS ở độ tuổi 30-49 (78,9%), làm ở các bệnh viện (68,5%), thâm niên công tác 11-20 năm (38,4%). Tỷ lệ BS làm chuyên môn đơn thuần chiếm 35,8%, tỷ lệ BS làm quản lý các loại là 64,2%. Tỷ lệ BS có trình độ sau đại học còn thấp (42,7%), chủ yếu là chuyên khoa I (36,6%). Trình độ chuyên khoa 2 là 1,8%, thạc sỹ là 3,9%, chưa có TS y khoa.. Về trình độ ngoại ngữ, tin học cũng còn thấp. Các tác giả khuyến nghị tăng cường các chính sách đào tạo và thu hút BS và đào tạo sau đại học, ngoại ngữ và tin học cho đội ngũ BS ở Tuyên Quang Từ khóa : Bác sỹ.

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Nói đến ngành y tế không thể không nói đến nhân lực y tế tức là những người đang và sẽ làm các công việc cụ thể ở cương vị của mình để bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Từ khi có “Đổi mới”, chấp nhận nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa bao gồm nhiều thành phần, hệ thống Y tế Việt Nam đã có nhiều biến chuyển sâu sắc, đặt ra nhiều vấn đề mới, khó khăn về quản lý nguồn nhân lực y tế. Bởi vậy, nghiên cứu quản lý nguồn nhân lực y tế đặc biệt nhân lực có trình độ cao từ đại học trở lên đặc biệt là bác sỹ trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước là một vấn đề hết sức cấp thiết [2], [4].

Tuyên Quang là tỉnh còn chậm phát triển, trình độ dân trí không đồng đều, đầu tư hàng năm cho công tác y tế còn thấp, đặc biệt nguồn nhân lực có trình độ đại học còn thiếu rất nhiều, đó là những nguyên nhân cơ bản tác động đến chất lượng các dịch vụ y tế trong những năm qua. Thực tế hiện nay nguồn nhân lực bác sỹ (BS) của Tuyên Quang đang còn rất thiếu. Nhiều năm qua ngành y tế không tuyển đủ chỉ tiêu BS trong khi đó một số BS

*

có trình độ đã đến tuổi nghỉ hưu hoặc chuyển công tác về các thành phố lớn có mức lương cao hơn, số BS còn lại vẫn chưa yên tâm công tác, số lượng BS về công tác tại các tuyến từ xã đến huyện là rất ít hoặc không có. Đây là một thực trạng mà tỉnh đang phải đối mặt, các nhà quản lý ngành Y tế chưa có giải pháp thỏa đáng. Chúng tôi tiến hành đề tài nhằm mục tiêu Đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ có trình độ bác sỹ ở ngành y tế tỉnh Tuyên Quang năm 2010 để tìm ra những bất cập và đề xuất một số giải pháp kế hoạch phát triển đội ngũ bác sỹ cho ngành y tế tỉnh Tuyên Quang.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng: Bác sỹ ngành y tế Tuyên Quang

Địa điểm: Sở Y tế Tuyên Quang.

Phương pháp nghiên cứu

- Thiết kế: Điều tra mô tả cắt ngang.

- Phương pháp chọn mẫu. Điều tra toàn bộ số bác sỹ đang công tác trong ngành y tế Tuyên Quang, tổng số là 385.

- Các chỉ số nghiên cứu. Các chỉ số về tuổi, giới, dân tộc, thâm niên công tác, tuyến công tác, trình độ chuyên môn, bằng cấp của các BS ngành y tế Tuyên Quang.

Đào Duy Quyết và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 225 – 229

226

- Phương pháp thu thập dữ liệu. Phỏng vấn đối mặt với các bác sỹ để điều tra theo bảng hỏi đã soạn sẵn

- Xử lý số liệu. Nhập liệu và phân tích trên phần mềm Stata 10.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

Ngành y tế Tuyên Quang có 385 BS tương đương 5 BS /10.000 dân, trong khi chỉ số chung toàn quốc là 7 BS /10.000 dân. Tỷ lệ 1 BS phục vụ số dân, ở Tuyên Quang là 2.100 dân trong khi toàn quốc năm 2009 chỉ số này là 1.518 [1] chứng tỏ ngành y tế Tuyên Quang đang thiếu rất nhiều BS.

Bảng 1. Phân bố BS theo tuổi, giới, dân tộc

Phân bố Số lượng (n = 385)

%

Tuổi < 30 22 5,7

30 - 39 131 34,0

40 - 49 173 44,9

50 - 59 59 15,4

Giới Nam 241 62,6

Nữ 144 37,4

Dân tộc Kinh 255 58,4

Người DTTS 160 41,6

Trong đó : Người Tày 123 76,9

Người Nùng 5 3,1

Người Dao 8 5

Người Mông 4 2,5

Người DTTS khác 20 12,5

Bảng trên cho thấy đa số BS ở Tuyên Quang ở độ tuổi 30-49 (78,9%). Tỷ lệ BS ở lứa tuổi 50-59 cũng khá cao (15,4%), trong khi tỷ lệ BS ở độ tuổi < 30 rất thấp (5,7%). Điều này chứng tỏ số BS được tuyển dụng trong những năm gần đây ít. Việc thay thế cho các thế hệ BS sau này sẽ gặp khó khăn. Tình trạng này cũng tương tự ở nhiều nơi ở Việt Nam, qua báo cáo của Bộ Y tế [3].

Bảng 2. Phân bố bác sỹ theo các tuyến

Thông tin Số lượng (n = 385)

%

Số BS công tác tại Văn phòng SYT

9 2,3

Số BS CT tại các trung tâm tuyến tỉnh

38 9,9

Số BS CT tại các BV tỉnh và khu vực

122 31,7

Số BS CT tại các Chi cục tỉnh 5 1,3

Số BS CT tại các Bệnh viện huyện

103 26,8

Số BS CT tại các trung tâm y tế huyện

26 6,8

Số BS CT tại trường Trung cấp y

16 4,2

Số BS CT tại các Trạm y tế xã 66 17,1

Bảng trên cho thấy đa số BS ở Tuyên Quang công tác ở các bệnh viện tuyến tỉnh và huyện (68,5%). Tỷ lệ BS ở các TTYT tỉnh, huyện thấp (16,7%). Tỷ lệ Bs ở các TYT xã cũng thấp (17,1%). Tình hình ở Tuyên Quang cũng tương tự như Bà Rịa –Vũng Tầu trong nghiên cứu của Võ Văn Hùng (2009) [6].

Bảng 3. Phân bố bác sỹ theo năm tốt nghiệp, loại hình đạo tạo

Thông tin Số lượng (n = 385) %

Thâm niên công tác : < 5 năm 50 13,0

5-10 năm 105 27,3

11 – 20 năm 148 38,4

21- 30 năm 74 19,2

> 30 năm 8 2,1

Loại hình đào tao : BS chính qui 204 53,0

BS chuyên tu 181 47,0

Bảng trên cho thấy nhóm BS có thâm niên công tác cao nhất là 11-20 năm (38,4%), tiếp theo là nhóm BS có thâm niên 5-10 năm (27,3%), tiếp theo là nhóm BS có thâm niên 21-30 năm (19,2). Tình hình ở Tuyên Quang cũng tương tự như ở các tỉnh khác trong báo cáo của Bộ Y tế [3].

Đào Duy Quyết và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 225 – 229

227

Bảng 4. Phân bố bác sỹ theo vị trí quản lý

Thông tin n % Vị trí công tác Giám đốc 24 6,2 Phó Giám đốc 30 7,8 Trưởng khoa 96 24,9

Phó khoa 43 11,2

Trưởng Trạm y tế 53 13,8 Chuyên môn đơn thuần 138 35,8 Thời gian bổ nhiệm : < 5 năm (n :247) 130 52,6 > 5 năm 117 47,4

Bảng trên cho thấy sự phân bố bác sỹ theo vị trí quản lý : Tỷ lệ BS làm chuyên môn đơn thuần chiếm tỷ lệ cao nhất (35,8%), tiếp theo là làm trưởng khoa (24,9%). Như vậy ở Tuyên Quang tỷ lệ BS làm chuyên môn khá cao (60,7%). Tỷ lệ BS làm quản lý các loại khá cao (64,2%). Tỷ lệ BS được bổ nhiệm trong 5 năm gần đây gần bằng tỷ lệ các năm trước đây cộng lại. Như vậy cho ta thấy xu hướng gần đây các BS sang làm quản lý ngày càng tăng. Hiện tại các vị trí quản lý ở ngành y tế Tuyên Quang có thực sự cần đến BS không? Tại sao các năm trước số BS làm quản lý ít ? Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của Cái Phúc Thắng tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2006 [6].

Bảng 5. Phân bố bác sỹ theo bằng cấp

Thông tin n % Ngạch công chức : CV cao cấp và tương đương 2 0,5 CV chính và tương đương 80 20,8 CV và tương đương 300 77,9 Học vị Tiến sỹ 0 0 Thạc sỹ 15 3,9 Chuyên khoa II 7 1,8 Chuyên khoa I 141 36,6 Trình độ ngoại ngữ : Cử nhân 2 0,5

C 58 15,1 B 257 66,8 A 66 17,1 Chứng chỉ quốc tế) 1 0,25

Không có chứng chỉ ngoại ngữ 1 0,25 Trình độ tin học : A 93 24,2 B 286 74,3

Trung cấp 1 0,3

Kỹ sư tin học 2 0,5

Không có chứng chỉ tin học 3 0,8

Quản lý nhà nước : Cán sự 8 2,1 Chuyên viên hay tương đương 314 81,5 CV chính hay tương đương 63 16,4 CV cao cấp hay tương đương 0 0 Trình độ chính trị : Chưa học 124 32,2

Sơ cấp 88 22,8

Trung cấp 147 38,2 Cao cấp 26 6,8

Nhận xét: Bảng trên cho thấy bức tranh bằng cấp của các BS Tuyên Quang như sau:

Đào Duy Quyết và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 225 – 229

228

-Đa số BS là CV và tương đương (77,9%). Tỷ lệ BS là CV chính và tương đương còn thấp (20,%). Về trình độ chuyên môn, đa số vẫn chỉ có bằng BS (57,7%). Tỷ lệ BS có trình độ sau đại học thấp (42,7%), chủ yếu là BS có bằng chuyên khoa I (36,6%). Trình độ cao hơn như chuyên khoa 2 là 1,8%, thạc sỹ là 3,9%, chưa có TS y khoa. Đây là cái khó cho ngành trong việc triển khai các chuyên khoa sâu, kỹ thuật tiên tiến.

- Về trình độ ngoại ngữ của các BS cũng là vấn đề : Đa số BS có trình độ ngoại ngữ B (66,8%). Tỷ lệ BS có trình độ ngoại ngữ khá thấp (Cử nhân : 0,5%). Nhìn chung trình độ ngoại ngữ của BS Tuyên Quang còn thấp. Sẽ là khó khăn cho các BS Tuyên Quang trong việc tiếp thu các kỹ thuật mới, kiến thức y học cập nhật tiên tiến trên thế giới. Khó trong việc tiếp nhận các dự án, tài trợ quốc tế vào ngành y tế Tuyên Quang. Về trình độ tin học của các BS Tuyên Quang cũng tương tự như trình độ ngoại ngữ, nhìn chung là yếu.

- Về trình độ Quản lý nhà nước, chính trị thì các BS ở Tuyên Quang không phải là vấn đề, cơ bản đạt được những yêu cầu của ngành cho các vị trí chức danh.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với đánh giá của Bộ Y tế Đàm Khải Hoàn, Phan Văn Các (2005), Võ Văn Hùng, Cái Phúc Thắng … [4], [5], [6].

KẾT LUẬN

Nghiên cứu 345 BS ở ngành y tế Tuyên Quang, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1) Tỷ lệ BS/Dân số thấp mới đạt: 6 BS/10.000 dân, tương đương 1 BS/ 2.100 dân.

2) Đa số BS ở độ tuổi 30-49 (78,9%), trong khi tỷ lệ BS ở độ tuổi < 30 rất thấp (5,7%).

3) Đa số BS ở các bệnh viện (68,5%). Tỷ lệ BS ở các TTYT thấp (16,7%). Tỷ lệ Bs ở các TYT xã cũng thấp (17,1%).

- Đa số có thâm niên công tác 11-20 năm (38,4%), tiếp theo là nhóm BS có thâm niên 5-10 năm (27,3%).

4) Tỷ lệ BS làm chuyên môn đơn thuần chiếm 35,8%, tỷ lệ BS làm quản lý các loại là 64,2%.

5) Tỷ lệ BS có trình độ sau đại học thấp (42,7%), chủ yếu là chuyên khoa I (36,6%). Trình độ chuyên khoa 2 là 1,8%, thạc sỹ là 3,9%, chưa có TS y khoa..

6) Về trình độ ngoại ngữ, tin học còn thấp. Về trình độ Quản lý nhà nước, chính trị thì các BS ở Tuyên Quang cơ bản đạt được những yêu cầu của ngành cho các vị trí chức danh.

KHUYẾN NGHỊ

Tỉnh Tuyên Quang cần tăng cường các chính sách đào tạo và thu hút BS về tỉnh cũng như tích cực đào tạo sau đại học, ngoại ngữ và tin học cho đội ngũ BS, có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe người dân không ngừng tăng.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO [1]. Ban Khoa Giáo Trung Ương (2005), Tình hình bác sĩ hiện nay của Việt Nam so với thế giới, Hà Nội. [2]. Bộ Y tế (2003), Cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực y tế, Hà Nội. [3]. Trần Thị Trung Chiến và CS (2003), Xây dựng y tế Việt Nam công bằng và phát triển, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. [4]. Đàm Khải Hoàn, Phan Văn Các (2005), Thực trạng đội ngũ CBYT miền núi phía Bắc tốt nghiệp tại trường Đại học Y khoa Thái Nguyên, Tạp chí Y học thực hành, số 531, Hà Nội. [5]. Võ văn Hùng (2009), Chất lượng cán bộ quản lý của ngành y tế tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu năm 2009, thực trạng, nguyên nhân và giải pháp, Luận án chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. [6]. Cái Phúc Thắng (2006), Tình hình đội ngũ cán bộ y dược tại Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh năm 2005, Luận án chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.

Đào Duy Quyết và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 225 – 229

229

SUMMARY THE CURRENT STATUS OF DOCTORS IN THE HEALTH SECTOR OF TUYEN QUANG PROVINCE IN 2010

Dao Duy Quyet*1, Dam Khai Hoan2 1Tuyen Quang Health department 2College of medicine and pharmacy - TNU

Our object is assessment the status of doctors in the health sector in 2010 of Tuyen Quang province. The researcher investigated 345 BS in the health sector Tuyen Quang by cross sectional method, interviewing by letters. The results were obtained: Rate of doctor/ population is low: 6 doctor/10.000 people, as a doctor / 2.100 people, most of the doctors at the age of 30-49 (78.9%), work at hospitals (68.5%), working- time is 11-20 years (38.4%) . Rate of doctors only work as a doctor is 35.8%, the percentage of doctors as the management are 64.2%. doctors have postgraduate degree is low (42.7%), mainly specialist I (36.6%). Specialist II is 1.8%, 3.9% are Masters, have no medical Dr. .. Computer skill and foreign languages also are low. The author recommends that increasing training and policies to attract doctors and postgraduate training, foreign languages and informatics for the team of doctors in Tuyen Quang province. Keywors: The Doctor

*

Đào Duy Quyết và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 225 – 229

230

Nguyễn Thanh Cao và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 231 – 237

231

ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC TRẦM CẢM Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH TẠI PHƯỜNG SÔNG CẦU, THỊ XÃ BẮC KẠN, TỈNH BẮC KẠN

Nguyễn Thanh Cao2, Đặng Hoàng Anh1, Bùi Lưu Hưng3

1Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên 2 Trung tâm phòng chống bệnh xã hội tỉnh Bắc Kạn

3 Trạm Y tế phường Sông Cầu

TÓM TẮT

Mục tiêu: mô tả đặc điểm dịch tễ học trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành ở phường Sông Cầu thị xã Bắc Kạn tỉnh Bắc Kạn. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang. Kết quả: tỷ lệ mắc trầm cảm ở người trưởng thành là 4,3%, nữ mắc cao hơn nam (nữ 8,3%, nam 1,6%). Tỷ lệ trầm cảm cao ở các nhóm tuổi 51-60 (7,4%), 61-70 (9,4%) và trên 70 tuổi (8,2%); trình độ học vấn trung học phổ thông (5,6%). Học sinh/sinh viên và nhóm không nghề nghiệp mắc trầm cảm cao (3,8% và 18,1%). Đa số bệnh nhân trầm cảm ở thể nhẹ (72,5%) với các triệu chứng chính là khí sắc trầm 79,8%, mất hoặc giảm quan tâm thích thú: 45,6%, mất hoặc giảm năng lượng/giảm hoạt động gặp 87%. Các triệu chứng phổ biến và cơ thể gặp cao: rối loạn giấc ngủ chiếm 74,6%, ăn ít ngon miệng gặp 61,7, hoa mắt chóng mặt chiếm 58%, đau đầu kéo dài 59%... Trầm cảm liên quan đến điều kiện kinh tế gia đình nghèo, sang chấn tâm lý trong gia đình như mất người thân, cha mẹ ly dị/ly thân hoặc sang chấn tâm lý trong công việc như áp lực công việc, thua lỗ kinh doanh hay mất việc làm (p<0,05). Từ khóa: trầm cảm, dịch tễ học, cộng đồng, sang chấn tâm lý, người trưởng thành

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Trầm cảm là một rối loạn thường gặp về tâm thần, có đặc điểm chung là bệnh nhân thấy buồn chán, mất sự hứng thú, cảm thấy tội lỗi hoặc giảm giá trị bản thân, khó ngủ hoặc mất ngon miệng, khả năng làm việc kém và khó tập trung [8]. Những vấn đề đó làm giảm khả năng của cá nhân trong hoạt động và đáp ứng với cuộc sống hàng ngày. Trong trường hợp nặng nhất, trầm cảm có thể dẫn tới tự sát.

Rối loạn trầm cảm chiếm một vị trí quan trọng trong lâm sàng tâm thần, là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến ở cộng đồng. Hàng năm khoảng 5% dân số thế giới rơi vào tình trạng trầm cảm [2]. Theo Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm có tới 100 triệu người được ghi nhận mắc trầm cảm [4]. Trầm cảm gây ra nhiều tổn hại cho cá nhân, gia đình và xã hội, trầm cảm thường là bạn đồng hành của lạm dụng rượu và ma tuý [8]. Do tính phổ biến và mức độ nghiêm trọng của bệnh, rối loạn trầm cảm đã trở thành một vấn đề lớn đối với sức khỏe cộng đồng và đã được nhiều tác

*

giả quan tâm nghiên cứu trên nhiều khía cạnh như dịch tễ lâm sàng của bệnh, phát hiện, chẩn đoán và điều trị sớm tại cộng đồng… Ở Việt Nam, vấn đề dịch tễ lâm sàng bệnh trầm cảm đã được một số tác giả nghiên cứu như: Trần Viết Nghị, Nguyễn Viết Thiêm, Nguyễn Văn Thọ...[1], [5], [4] tuy nhiên đa số các nghiên cứu được triển khai ở các tỉnh đồng bằng và thành thị, nghiên cứu ở các tỉnh miền núi còn hạn chế. Để giúp cho công tác phòng chống trầm cảm ở tỉnh Bắc Kạn ngày càng hiệu quả hơn, việc cần thiết là phải vẽ ra được bức tranh chi tiết về trầm cảm tại địa phương: đặc điểm dịch tễ học, các yếu tố liên quan... Chính vì vậy chúng tôi triển khai nghiên cứu đề tài “Đặc điểm dịch tễ trầm cảm ở người trưởng thành tại phường Sông Cầu, thị xã Bắc Kạn” nhằm các mục tiêu sau:

1. Mô tả đặc điểm dịch tễ học trầm cảm của người trưởng thành tại phường Sông Cầu, thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn.

2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình trạng trầm cảm của người trưởng thành tại phường Sông Cầu, thị xã Bắc Kạn.

Nguyễn Thanh Cao và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 231 – 237

232

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu: gồm 4.451 người trưởng thành phường Sông cầu thị xã Bắc Kạn

Tiêu chuẩn chọn: tuổi từ 18 trở lên, có hộ khẩu thường trú tại phường, theo dõi, quản lý được.

Tiêu chuẩn loại trừ: người dưới 18 tuổi, người vắng mặt dài hạn, người tạm trú.

Địa điểm, thời gian nghiên cứu: - Địa điểm: Tại phường Sông Cầu, thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn

- Thời gian: từ tháng 5 đến tháng 12 năm 2011

Phương pháp nghiên cứu: - Thiết kế nghiên cứu: Mô tả, cắt ngang

- Phương pháp chọn mẫu: Chọn toàn bộ quần thể

- Kỹ thuật thu thập số liệu: Tập huấn cho nhân viên y tế thôn bản về phương pháp và nội dung điều tra. Nhân viên y tế thôn bản điều tra đối tượng nghiên cứu bằng phiếu điều tra thống nhất. Bác sỹ chuyên khoa tâm thần khám lâm sàng chẩn đoán trầm cảm theo tiêu chuẩn chẩn đoán tại mã F32-ICD10 điền

thông tin vào phiếu điều tra thống nhất. Tiêu chuẩn hộ nghèo theo quyết định số 09/2011 của thủ tướng chính phủ: hộ nghèo thành thị có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng / người / tháng trở xuống.

- Công cụ nghiên cứu: Mẫu phiếu điều tra thống nhất

Các chỉ số nghiên cứu

- Chỉ số chung: tuổi, giới, dân tộc, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân

- Chỉ số mô tả dịch tễ học trầm cảm: tỷ lệ mắc bệnh theo các nhóm đối tượng, triệu chứng của trầm cảm…

- Chỉ số về mối liên quan giữa một số yếu tố với trầm cảm: yếu tố gây stress (áp lực gia đình, xã hội), yếu tố gia đình, yếu tố về các bệnh thực thể liên quan…

Xử lý số liệu: các số liệu được xử lý trên phần mềm thống kê SPSS 17.0.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Dịch tễ học trầm cảm ở người tr ưởng thành tại phường Sông Cầu

Bảng 1. Tỷ lệ mắc trầm cảm theo tuổi, giới

Giới Chung (n = 4.451) Nam Tỷ lệ % Nữ Tỷ lệ % n Tỷ lệ %

Nhóm tuổi

18-30 5 0,8 18 4,6 23/987 2,3 31-40 6 0,9 20 4,4 26/1120 2,3 41-50 13 2,1 26 6,1 39/1045 3,7 51-60 8 1,8 48 15,8 56/753 7,4 61-70 6 3,6 24 16,4 30/315 9,5 > 70 3 2,4 16 15,2 19/231 8,2

Tổng 41 1,6 152 8,3 193/4451 4,3

Nhận xét: tỷ lệ mắc trầm cảm chung là 4,3%, trong đó 3 nhóm tuổi có tỷ lệ mắc cao là từ 51-60 tuổi, 61-70 tuổi và từ 70 trở lên, nữ mắc nhiều hơn nam.

Bảng 2. Tỷ lệ mắc trầm cảm theo tình trạng hôn nhân, trình độ văn hóa

Bị trầm cảm Có Không

n Tỷ lệ % n Tỷ lệ %

Tình tr ạng hôn nhân

Chưa kết hôn 7 4,1 162 95,9 Lidị/Ly thân 45 21,1 168 78,9 Góa vợ, chồng 21 10,5 179 89,5 Kết hôn 120 3,1 3.749 96,9

Trình độ văn hóa

Mù chữ 0 0 41 100, Tiểu học 13 3,8 325 96,2

THCS 40 3,1 1.239 96,9 THPT 75 5,6 1.271 94,4 Chuyên nghiệp 65 4,5 1.382 95,5

Nguyễn Thanh Cao và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 231 – 237

233

Nhận xét: tỷ lệ mắc trầm cảm ở đối tượng ly dị/ly thân cao nhất (21,1%). Nhóm trình độ văn hóa trung học phổ thông (5,6%) và nhóm chuyên nghiệp (4,5%) cao hơn các nhóm còn lại.

Bảng 3. Tỷ lệ mắc trầm cảm theo nghề nghiệp

Bị trầm cảm

Tổng cộng Có Không

n Tỷ lệ %

Cán bộ hành chính 37 3,6 987 1.024

Công nhân 4 2,8 138 142

Buôn bán 14 3,0 451 465

Nội trợ 2 1,1 188 190

Nông dân 0 0 199 199

Học sinh, sinh viên 44 13,8 274 318

Hưu trí 6 1,7 351 357

Lao động tự do 49 3,2 1.503 1.552

Không nghề nghiệp 37 18,1 167 204

Tổng 193 4,3 4.258 4.451

Nhận xét: tỷ lệ mắc trầm cảm cao ở nhóm học sinh viên (13,8%) và nhóm không có nghề nghiệp (18,1%). Đặc biệt nông dân không có trường hợp nào mắc trầm cảm.

Đặc điểm lâm sàng trầm cảm

Bảng 4. Các triệu chứng đặc trưng của trầm cảm

Tri ệu chứng Số bệnh nhân (n=193) Tỷ lệ %

Khí sắc trầm 154 79,8

Mất hoặc giảm sự quan tâm thích thú 88 45,6

Mất/giảm năng lượng, giảm hoạt động 168 87,0

Nhận xét: các triệu chứng chính gặp với tỷ lệ cao như mất/giảm năng lượng, giảm hoạt động (87%) và khí sắc trầm (79,8%).

Bảng 5. Các triệu chứng phổ biến của trầm cảm

Tri ệu chứng Số bệnh nhân (n=193) Tỷ lệ %

Mất hoặc khó tập trung chú ý 86 44,6

Giảm sút tính tự trọng và lòng tự tin 24 12,4 Tự cho mình là không xứng đáng, có ý tưởng bị buộc tội, bị khuyết điểm

6 3,1

Nhìn tương lai ảm đạm, bi quan, đen tối 17 8,8

Có ý tưởng, hành vi tự hủy hoại/tự sát 2 1,0

Rối loạn giấc ngủ 144 74,6

Ăn ít ngon miệng 119 61,7

Nhận xét: các triệu chứng không điển hình ở bệnh nhân chủ yếu là rối loạn giấc ngủ (74,6%) và ăn ít ngon miệng (61,7%), mất hoặc khó tập trung chú ý chiếm tỷ lệ 44,6%.

Các triệu chứng cơ thể khác ở bệnh nhân biểu hiện không rõ ràng, chủ yếu là đau đầu kéo dài (59,6%) và hoa mắt, chóng mặt (58%) (xem bảng 6).

Nguyễn Thanh Cao và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 231 – 237

234

Bảng 6. Các triệu chứng cơ thể khác của trầm cảm

Tri ệu chứng Số bệnh nhân (n=193) Tỷ lệ % Giảm, mất khả năng tình dục 35 18,1 Những cơn ớn lạnh 20 10,4 Run chân tay 38 19,7 Vã mồ hôi 47 24,4 Cảm giác khó chịu, tê bì 76 39,4 Đau đầu kéo dài 115 59,6 Đau tức ngực 68 35,2 Đau nhiều khớp 73 37,8 Đau bụng 29 15,0 Cảm giác hụt hơi, tức ngực, khó thở 51 26,4 Hoa mắt, chóng mặt, ù tai 112 58,0

Bảng 7. Mức độ rối loạn trầm cảm theo ICD 10

Mức độ trầm cảm Số bệnh nhân (n=193) Tỷ lệ %

Trầm cảm nhẹ 135 72,5

Trầm cảm vừa 44 21,8 Trầm cảm nặng không có loạn thần 8 1,0 Trầm cảm nặng có loạn thần 6 4,7

Tổng cộng 193 100

Nhận xét: đa số bệnh nhân trầm cảm ở thể nhẹ (72,5%), trầm cảm nặng cũng chiếm tỷ lệ đáng kể (5,7%).

Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm của người trưởng thành tại phường Sông Cầu

Bảng 8. Mối liên quan giữa điều kiện kinh tế gia đình với trầm cảm Tr ầm cảm

p Có Không

Điều kiện kinh tế gia đình

Hộ không nghèo 129 3.297 < 0,05

Hộ nghèo 64 961

Nhận xét: có mối liên quan giữa điều kiện kinh tế gia đình với mắc trầm cảm (p < 0,05).

Bảng 9. Mối liên quan giữa một số yếu tố stress với trầm cảm

Các yếu tố stress

Tr ầm cảm p

Có Không Mất mát người thân mới đây Có 18 233 < 0,05

Không 175 4.025 Ly dị hoặc ly thân với vợ/chồng

Có 14 39 < 0,05

Không 179 4.219 Cha mẹ ly thân, ly hôn Có 2 28 < 0,05

Không 191 4.230 Bị áp lực, quá tải trong công việc

Có 44 537 < 0,05 Không 149 3.721

Thua lỗ trong kinh doanh hay mất việc làm

Có 10 74 < 0,05

Không 183 4.184 Hưu trí hay nghỉ mất sức lao động

Có 30 95 < 0,05

Không 163 4.163

Nhận xét: có yếu tố liên quan giữa một số yếu tố như mất người thân, cha mẹ ly dị/ly thân, bản thân ly thân/ly hôn, áp lực công việc, thua lỗ kinh doanh với mắc trầm cảm (p < 0,05… và p < 0,05).

Nguyễn Thanh Cao và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 231 – 237

235

BÀN LUẬN

Đặc điểm dịch tễ học trầm cảm của người trưởng thành tại phường Sông Cầu, thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn: tỷ lệ mắc trầm cảm người trưởng thành ở phường Sông Cầu thị xã Bắc Kạn là 4,3% trong đó nam 1,6%, nữ 8,3% gấp 5 lần nam giới. Tỷ lệ mắc trầm cảm theo các lứa tuổi không có sự khác biệt nhiều (dưới 10%) (bảng 3.1). Theo Trần Hữu Bình (2004), tỷ lệ mắc trầm cảm là 4,18% dân số, tỷ lệ nam/nữ là ½ [1]. Trần Viết Nghị (2004) gặp tỷ lệ trầm cảm chung trong cộng đồng là 3,2%, nữ cao gấp 3 lần nam, hay gặp ở lứa tuổi từ 20-49 (65,1%) [4]. Abdulbari Bener (2011) gặp tỷ lệ mắc trầm cảm chung là 5,4%, nam: 4,0%, nữ 6,7%, theo tuổi: 1-17: 4,3%, 18-39: 4,7%, 50-59:7,3% [7]. Như vậy cho thấy tỷ lệ mắc ở nghiên cứu của chúng tôi mặc dù triển khai ở tỉnh miền núi nhưng có tỷ lệ gặp tương đương với các thành phố lớn. Trầm cảm có xu hướng gia tăng khi xã hội ngày càng phát triển. Điều quan tâm là trầm cảm lại gặp tỷ lệ cao ở lứa tuổi lao động vì vậy ảnh hưởng rất lớn tới khả năng lao động và chất lượng cuộc sống của người dân.

Kết quả bảng 2 cho thấy tỷ lệ mắc trầm cảm cao nhất ở nhóm ly dị/ly thân (21,1%) sau đó là nhóm góa vợ/chồng (10,5%). Kết quả nghiên cứu tương tự với Nguyễn Thị Kim Hạnh (2005) khi thấy tỷ lệ mắc trầm cảm cao ở nhóm ly thân (2,66%) và nhóm góa bụa (17,78%) [3]. Đối với nghề nghiệp, kết quả bảng 2 cũng cho thấy tỷ lệ mắc trầm cảm ở nhóm không nghề nghiệp cao nhất (18,1%), tiếp đến là nhóm học sinh/sinh viên (13,8%) các nhóm khác tương đối thấp. Trần Hữu Bình (2004) gặp trầm cảm chủ yếu gặp ở đối tượng hưu trí (22,35%), nhóm buôn bán (32,35%), các nhóm khác tương đối thấp và ít gặp nhất ở học sinh, sinh viên (1,18%) [1]. Như vậy, tỷ lệ mắc chung của trầm cảm cũng tương tự với các nghiên cứu khác, tuy nhiên tỷ lệ mắc theo từng nhóm đối tượng có phần khác. Theo chúng tôi có thể là phường Sông Cầu thị xã Bắc Kạn là một phường miền núi, có nét đặc thù riêng về điều kiện văn hóa, xã hội ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc trầm cảm ở một số nhóm đối tượng.

Triệu chứng trầm cảm được thể hiện qua các bảng 5,6,7,8 cho thấy phần lớn các bệnh nhân trầm cảm ở phường Sông Cầu ở mức độ nhẹ và vừa (94,3%) với các triệu chứng đặc trưng là mất/giảm năng lượng, giảm hoạt động (87%) và khí sắc trầm (79,8%), các triệu chứng phổ biến là rối loạn giấc ngủ (74,6%), ăn ít ngon miệng (61,7%), mất hoặc giảm tập trung chú ý (44,6%). Các triệu chứng này xuất hiện làm cho bệnh nhân thường xuyên có cảm giác buồn chán, trở nên tự ti. Đặc biệt nghiên cứu phát hiện một số bệnh nhân bị trầm cảm mức độ nặng với các triệu chứng loạn thần như hoang tưởng, ý tưởng tự buộc tội, có ý tưởng hành vi tự sát ở cộng đồng song chưa đi khám bệnh (3,1% và 1%). Các triệu chứng đó làm cho người bệnh thất vọng nặng nề và rất nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân. Các triệu chứng cơ thể của trầm cảm cũng gặp tỷ lệ cao như đau đầu kéo dài, hoa mắt chóng mặt, run chân tay, đau bụng... Trầm cảm là sự ức chế toàn bộ các quá trình hoạt động tâm thần biểu hiện các triệu chứng đặc trưng như khí sắc trầm, giảm hoặc mất sự quan tâm thích thú..., các triệu chứng phổ biến: mất hoặc khó tập trung chú ý, giảm sút tính tự trọng và lòng tự tin hoặc có ý tưởng bị buộc tội/bị khuyết điểm, nhìn tương lai ảm đạm, bi quan,. Ngoài ra ở bệnh nhân trầm cảm còn có nhiều biểu hiện cơ thể như ăn ít ngon miệng, đau đầu .... dễ chẩn đoán nhầm sang bệnh khác, gây rất nhiều khó khăn cho việc điều trị [2], [4], [7]. Đây là một vấn đề cần quan tâm trong công tác quản lý trầm cảm tại cộng đồng nhằm nâng cao chất lượng quan lý bệnh ở thị xã Bắc Kạn.

2. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng trầm cảm của người trưởng thành tại phường Sông Cầu, thị xã Bắc Kạn: Kết quả nghiên cứu cho thấy trầm cảm có liên quan đến điều kiện kinh tế xã hội của người bệnh. Tỷ lệ mắc trầm cảm ở hộ nghèo cao hơn hộ không nghèo (p < 0,05). Bên cạnh đó, các yếu tố khác như sang chấn tâm lý trong gia đình hoặc cơ quan cũng liên quan đến trầm cảm như mất người thân, cha mẹ ly dị/ly thân, bản thân ly thân/ly hôn, áp lực công việc, thua lỗ kinh doanh với mắc

Nguyễn Thanh Cao và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 231 – 237

236

trầm cảm (p < 0,05) (bảng 9,10). Theo Tổ chức y tế thế giới, trầm cảm là sự phản ứng có thể xuất hiện sau sự cố sang chấn, căng thẳng như xung đột, mâu thuẫn, đổ vỡ kéo dài. Một số yếu tố làm gia tăng trầm cảm như stress kéo dài (mâu thuẫn, nghỉ hưu, làm ăn thua lỗ hoặc áp lực công việc, học hành...) [2], [6], [7], 9]. Các yếu tố đó tác động vào tâm lý người bệnh hoặc là nguyên nhân gây bệnh và đặc biệt hơn nữa đây lại là những yếu tố có thể tác động được. Vì vậy trong chiến lược chăm sóc bệnh nhân trầm cảm cần chú ý tới các yếu tố này nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc bệnh nhân trầm cảm ở cộng đồng.

KẾT LUẬN

Đặc điểm dịch tễ học trầm cảm ở phường Sông Cầu:

- Tỷ lệ mắc trầm cảm chung ở đối tượng người trưởng thành tại phường Sông Cầu thị xã Bắc Kạn tỉnh Bắc Kạn là 4,3%, nữ cao hơn nam (nữ 8,3%, nam 1,6%), Tỷ lệ cao ở các nhóm tuổi 51-60 (7,4%), 61-70 (9,4%) và trên 70 tuổi (8,2%) và trình độ văn hóa trung học phổ thông (5,6%), tiếp đến là nhóm có trình độ chuyên nghiệp (4,5%).

- Học sinh/sinh viên và nhóm không nghề nghiệp mắc trầm cảm cao (3,8% và 18,1%)

- Đa số bệnh nhân trầm cảm ở thể nhẹ (72,5%) với các triệu chứng chính là khí sắc trầm 79,8%, mất hoặc giảm quan tâm thích thú: 45,6%, mất hoặc giảm năng lượng/giảm hoạt động gặp 87%. Các triệu chứng phổ biến và cơ thể có tỷ lệ gặp cao: rối loạn giấc ngủ chiếm 74,6%, ăn ít ngon miệng gặp 61,7, hoa mắt chóng mặt chiếm 58%, đau đầu kéo dài 59%... tuy nhiên có một số ít bệnh nhân trầm cảm nặng mà không được chẩn đoán và điều trị (5,7%).

Mối liên quan giữa một số yếu tố với bệnh tr ầm cảm: trầm cảm liên quan với điều kiện kinh tế gia đình nghèo; sang chấn tâm lý trong gia đình như mất người thân, cha mẹ ly

dị/ly thân hoặc sang chấn tâm lý trong công việc như áp lực công việc hay mất việc làm (p<0,05, ... và p < 0,05).

KHUYẾN NGHỊ

Tiếp tục tuyên truyền rộng rãi cho người dân về kiến thức bệnh trầm cảm tại cộng đồng.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO [1]. Trần Hữu Bình (2004), Nghiên cứu rối loạn trầm cảm tại một phường dân cư thành phố Hà Nội, Báo cáo tại HTQG chăm sóc BNTT và phòng chống tự tử, Huế 4 – 2004, tr. 30-38. [2]. Trần Văn Cường (2004), “Chuyên ngành Tâm thần Việt nam qui hoạch phát triển màng lưới dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần 2010-2020”, Báo cáo tại Hội thảo quốc gia chăm sóc bệnh nhân tâm thần và phòng chống tự tử, Huế 4 - 2004, tr. 38-42. [3]. Nguyễn Thị Kim Hạnh (2005),”Điều tra dịch tễ bệnh trầm cảm ở 2 xã của Thanh Hóa”, Thông tin chuyên ngành Bệnh viên Tâm thần TƯ 2, số 46 quí III, tr.40-47 [4]. Trần Viết Nghị (2004),”Nghiên cứu dịch tễ-lâm sàng các rối loạn trầm cảm tới một số quần thể cộng đồng”, Báo cáo tại Hội thảo quốc gia chăm sóc bệnh nhân tâm thần và phòng chống tự tử, Huế 4 - 2004, tr. 76-83. [5]. Nguyễn Văn Thọ, và cs. (2006), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của rối loạn trầm cảm với các triệu chứng cơ thể”, Thông tin chuyên ngành Bệnh viên Tâm thần TƯ 2,số 51 quí IV, tr.37-43 [6]. Tổ chức Y tế thế giới giới (1992). Bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 về các rối loạn tâm thần và hành vi, tr. [7]. Abdulbari Bener (2011). “Impact of depression and anxiety disorders on gastrointestinal symp-toms and its prevalence in the general population”, p: 761-785. [8]. Dan J. Stein, MD. PhD; David J. Kupfer. MD; Alan F. Schatzberg, MD (2004), Textbook of Mood disorders, The American Psyhiatric Publishing, Colours imprint, 150, First B Cross, Koramangala Eighth Block, Bangalore 560 095, India, [9]. Ingvar Bjelland (2011). “Anxiety and depression in the general population”, p1347-1356.

Nguyễn Thanh Cao và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 231 – 237

237

SUMMARY THE EPIDEMIC OF DEPRESSION IN ADULT IN SONG CAU DIS TRIST, BAC KAN PROVINCE

Nguyen Thanh Cao*2, Đang Hoang Anh1, Bui Luu Hung3 1College of Medicine and Pharmacy - TNU

2 Center for Social Disease Control and Prevention of Bac Kan province 3 Song Cau Ward Health Service

Objective: describing the epidemic of depression and some relative factors in adult in Song Cau distrist, Bac Kan province. Method: cross-section method. Result: The prevalence of depressive disorder in adult was 4.3%, female > man (8.3% and 1.6%). Age of 51-60 was 7.4%, 61-70: (9.4%) and >70 was (8.2%). Education level of high school was highest (5.6%). Student and unemloyed was high (3.8% and 18.1%). Most of depression was mild (72.5%) with the specific symtom: mood decrease 79.8%, loss of interest: 45.6%, loss of energy 87%. General and somato-symtom was high: sleep disorder 74.6%, eating less of appetite 61.7%, dizzy 58%, headache in long time 59%... There is relationship between depression and poor, stress in family: dead of family member, divorce or stress in working: stressful of work, loss of business, unemployment (p<0,05). Key words: depression, community, stress, epidology, adult

*

Nguyễn Thanh Cao và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 231 – 237

238

Lường Văn Hom và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 239 – 245

239

THỰC TRẠNG BỆNH TẬT CỦA NGƯỜI MÔNG Ở HAI HUY ỆN MÙ CANG CHẢI, TRẠM TẤU TỈNH YÊN BÁI VÀ CÁC Y ẾU TỐ LIÊN QUAN

Lường Văn Hom1, Đàm Khải Hoàn2 và CS

1Sở y tế Yên Bái ; 2Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

TÓM TẮT Một cuộc điều tra ngang ở các hộ gia đình và trẻ em < 5 tuổi người Mông ở 4 xã toàn người Mông thuộc huyện Mù Kang Chải và Trạm Tấu Yên Bái, đề tài đã thu được một số kết quả sau: Về thực trạng bệnh tật: Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em <5 tuổi khá cao: thể còm (nhẹ cân) (35,67%), thể còi (36,95%), thể còi cọc (34,27%) ; Tỷ lệ bệnh tật trong 2 tuần qua ở các hộ gia đình người Mông khá cao (28,8%), Về mô hình bệnh tật hàng đầu là các bệnh hô hấp (sốt ho) (63,5%), tiếp theo là các bệnh tiêu hoá (tiêu chảy và đau bụng), đau lưng khớp...Các yếu tố liên quan đến bệnh tật của người Mông: Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em < 5 tuổi người Mông liên quan chặt chẽ với nghèo đói, qui mô gia đình, chế độ ăn sam, với bệnh tiêu chảy, bệnh NKHHCT và liên quan chặt chẽ với việc thực hiện chương trình TCMR; Bệnh tật liên quan chặt chẽ với thu nhập của các gia đình, tình trạng đói nghèo, nhà ở và các phương tiện truyền thông của các gia đình. Yếu tố quản lý phân người, chuồng gia súc của các gia đình cũng ảnh hưởng đến bệnh tật. Về sử dụng các dịch vụ y tế: Hàng đầu người ốm đến khám và điều trị tại trạm y tế xã (73%), tiếp là đến cơ sở y tế khác (7,8%), sau đó là điều trị bằng thuốc nam (7,%) và tự mua thuốc về điều trị (6,1%). Tỷ lệ người ốm cúng bái cũng đáng kể (3,5%). Tỷ lệ người ốm hài lòng với trạm y tế xã khá cao (95,2%). Lý do không đưa người ốm đến TYT xã hàng đầu là bệnh nhẹ (41,9%), đến cơ sở y tế khác (29%), quá xa (22,6%), mất thời gian chờ đợi (16,1%. Các tác giả kiến nghị cần thực hiện tốt các chương trình CSSK BM,TE&KHHGĐ, phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em < 5 tuổi bằng cách mở thêm các lớp tập huấn nâng cao năng lực tổ chức quản lý CSSK và cải thiện kỹ năng truyền thông-GDSK cán bộ y tế huyện, xã có người Mông ở Yên Bái. Tích cực TT-GDSK cho người Mông để cải thiện môi trường sống, cải tạo các phong tục tập quán lạc hậu ảnh hưởng đến sức khoẻ, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân. Từ khóa : Người Mông, Bệnh tật, SDD

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Người Mông ở nước ta có khoảng 1 triệu người, sống chủ yếu ở miền núi cao, vùng xa xôi hẻo lánh phía Bắc. Mù Kang Chải và Trạm Tấu tỉnh Yên Bái là hai trong tổng số 61 huyện nghèo nhất cả nước, nơi chủ yếu người Mông sinh sống. Vấn đề chăm sóc sức khỏe cho người dân ở đây vẫn còn nhiều hạn chế so với các vùng khác, nhiều bệnh vẫn có nguy cơ phát thành dịch, việc khám chữa bệnh cũng gặp khó khăn, môi trường sống bị ô nhiễm nghiêm trọng, trình độ dân trí thấp, nhiều phong tục, tập quán lạc hậu như tảo hôn, đẻ nhiều, cúng ma khi ốm, đau ... [6], [7], [8].

Những yếu tố trên đã ảnh hưởng lớn đến công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân trên địa

*

bàn. Câu hỏi của chúng tôi là thực trạng sức khoẻ, bệnh tật của người dân tộc Mông tại hai huyện Mù Kang Chải, Trạm Tấu tỉnh Yên Bái hiện nay ra sao? yếu tố nào liên quan đến sức khỏe và bệnh tật của người Mông ở hai huyện Mù Kang Chải, Trạm Tấu tỉnh Yên Bái. Chính vì thế mà chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm các mục tiêu sau:

1) Đánh giá thực trạng bệnh tật của người Mông ở hai huyện Mù Kang Chải, Trạm Tấu tỉnh Yên Bái năm 2010.

2) Mô tả một số yếu tố liên quan đến sức khỏe và bệnh tật của người Mông ở hai huyện Mù Kang Chải, Trạm Tấu tỉnh Yên Bái.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng. Trẻ <5 tuổi người Mông; Người Mông và gia đình của họ.

Lường Văn Hom và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 239 – 245

240

Địa điểm: Huyện Mù Kang Chải và huyện Trạm Tấu tỉnh Yên Bái.

Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang

Phương pháp chọn mẫu

- Cỡ mẫu điều tra hộ gia đình người Mông, n được tính theo công thức mô tả. Chọn p = 0,5 (Tỷ lệ hộ gia đình người Mông có nước sạch [2], d = 0,05. Thay vào công thức tính được n = 384 hộ, làm tròn là 400 hộ. Chọn mẫu điều tra: Chọn chủ đích 2 huyện Mù Kang Chải, Trạm Tấu tỉnh Yên Bái là 2 huyện có tỷ lệ dân số người Mông cao sinh sống, đời sống, kinh tế, văn hóa xã hội còn thấp. Mỗi huyện chọn 2 2 xã: 1 xã gần trung tâm, 1 xã xa xôi. Mỗi xã chọn ngẫu nhiên 100 hộ gia đình người Mông.

- Chọn mẫu đánh giá suy dinh dưỡng: Mỗi xã điều tra tiến hành cân toàn bộ số trẻ dưới 5 tuổi người Mông để đánh giá tình trạng dinh dưỡng, thực tế khám được 1.640 trẻ em người Mông ở 4 xã điều tra.

Chỉ số nghiên cứu.

* Nhóm chỉ số bệnh tật của người Mông.

- Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ < 5 tuổi : Thể nhẹ cân (cân/tuổi), thấp (chiều cao/tuổi), thể thấp còm (cân/chiều cao).

- Tỷ lệ người ốm hai tuần qua và tỷ lệ người sốt ho, tiêu chảy, xương khớp, bệnh da, bệnh mắt, bệnh khác...

*Sử dụng các dịch vụ y tế. Tỷ lệ người ốm không xử trí gì, tự mua thuốc về điều trị, điều trị bằng thuốc nam, đến khám và điều trị tại trạm y tế, đến khám các sở y tế khác, cúng bái khi ốm, không đưa người ốm đến trạm.

*Nhóm chỉ số các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường và công tác chăm sóc sức khỏe cho người Mông.

Phương pháp thu thập thông tin

- Điều tra hộ gia đình để mô tả thực trạng bệnh tật của người Mông trong các làng bản vùng sâu, vùng xa xôi hẻo lánh.

- Cân đo để mô tả thực trạng dinh dưỡng của trẻ em < 5 tuổi người Mông

Phương pháp xử lý số liệu. Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê y học trên phần mềm SPSS 10.0.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

Thực trạng bệnh tật của người Mông ở 2 huyện Mù Kang Chải, Tr ạm Tấu - Yên Bái

Thực trạng tình hình dinh dưỡng của trẻ em < 5 tuổi người Mông ở 2 huyện

Bảng 1. Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ <5 tuổi người Mông

Chỉ số SDD Chung (n,%) MKC(n,%) TT(n,%) p

Số trẻ SDD thể nhẹ cân 585 (35,67) 295 (35,33) 290 ( 36,02) P > 0,05

Số trẻ SDD thể thấp còi 606 (36,95) 291 (34,85) 315 (39,13) χ2=3,2; P > 0,05 Số trẻ SDD thể gầy còi 562 (34,27) 291 (34,85) 315 (39,13) χ2=3,2; P > 0,05 Số trẻ bình thường 827 (50,04) 449 (53,77) 378 (46,95) χ2=7,62; P < 0,05

Số tr ẻ điều tra 1640 835 805

Bảng 1 cho thấy tỷ lệ SDD của trẻ em < 5 tuổi thể nhẹ cân tương đối cao (35,67%), rất cao so với chỉ số chung của cả nước vào năm 2010 là 20% [3].. Tỷ lệ SDD của trẻ em < 5 tuổi người Mông thể thấp còi cũng tương đối cao (36,95%). Tỷ lệ SDD của trẻ em < 5 tuổi người Mông thể còi cọc cũng cao tương tự như 2 thể suy dinh dưỡng trên (34,27%). Tỷ lệ suy dinh dưỡng các loại ở trẻ em 2 huyện là cao tương đương nhau (p>0,05).

Bảng 2 cho chúng tôi thấy tình hình bệnh tật trong 2 tuần qua ở các hộ gia đình người Mông: Tỷ lệ mắc bệnh chung cho cả 2 huyện khá cao là 28,8%, tỷ lệ này ở MKC cao hơn Trạm Tấu (33,3% và 24,1%) với p<0,05. Về mô hình bệnh tật chúng tôi thấy hàng đầu là các bệnh hô hấp (sốt ho) (63,5%), tiếp theo là các bệnh tiêu hóa (tiêu chảy và đau bụng), đau lưng khớp...Mô hình này cũng thể hiện tương tự ở 2 huyện MKC và TT.

Lường Văn Hom và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 239 – 245

241

Tỉ lệ bệnh tật trong hai tuần điều tra là một chỉ số không những phản ánh tình hình bệnh tật thông thường ở một cộng đồng mà còn phản ánh kết quả của tình trạng kinh tế, văn hoá, xã hội và công tác chăm sóc Y tế.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học khác đã nghiên cứu về bệnh tật người Mông ở miền núi phía Bắc [1], [4], [8].

Bảng 2. Tình hình bệnh tật trong 2 tuần qua ở các hộ gia đình

Chỉ số Chung (n:400)

Mù Kang Chải (n:201)

Tr ạm Tấu (N:199)

x2, p

n % n % n % Số hộ có người ốm 2 tuần qua 115 28,8 67/201 33,3 48/199 24,1 p < 0,05 Trong đó: Số bị sốt ho 73 63,5 44 65,7 29/48 60,4 p > 0,05

Số bị tiêu chảy 14 12,2 6 8,9 8 57,1 p < 0,05 Số bị đau bụng 23 20,0 10 14,9 13 27,1 p > 0,05 Số bị đau lưng khớp 12 10,4 6 8,9 6 12,5 p > 0,05 Số bị bệnh da 2 1,7 2 2,9 0 Số bị bệnh mắt 1 0,9 1 1,5 0 Số bị bệnh khác 27 23,5 5 7,5 22 45,8

Bảng 3. Mối liên quan giữa các yếu tố với SDD thể nhẹ cân của trẻ <5 tuổi

Kết quả Yếu tố

SDD Không SDD X2, p

n % n %

Kinh tế: Hộ nghèo 564 42.5 762 57.5 P < 0,001

Hộ không nghèo 21 6.7 293 93.3

Số con Con đông (>2 con) 505 68.4 233 31.6 P < 0,001 Con không đông (≤ 2) 79 8.8 823 91.2

Ăn bổ sung Ăn sam không đúng 415 42.6 560 57.4 P < 0,001

Đúng 170 25.6 495 74.4

Tiêu chảy Trẻ bị Tiêu chảy 170 94.4 10 5.6 P < 0,001

Không 415 99.7 1.045 0.3

NKHHC Trẻ bị NKHH 195 89.4 23 10.6 P < 0,001

Không 390 27.4 1032 72.6

TCMR Trẻ không tiêm hoặc tiêm chủng không đầy đủ, đúng lịch

492 34.4 937 65.6 P < 0,001

Đầy đủ, đúng lịch 93 24.0 294 76.0

Bảng 3 cho thấy có mối liên quan giữa các yếu tố với tình trạng SDD thể nhẹ cân của trẻ <5 tuổi người Mông:

- Liên quan chặt chẽ với nghèo đói: Trẻ em người Mông ở hộ nghèo có nguy cơ suy dinh dưỡng cao hơn trẻ em người Mông ở hộ đủ ăn (p<0,05).

- Liên quan chặt chẽ với qui mô gia đình: Trẻ em người Mông ở hộ đông con có nguy cơ suy dinh dưỡng cao hơn trẻ em người Mông ở hộ ít con (p<0,05).

- Liên quan chặt chẽ với chế độ ăn sam: Trẻ em người Mông có chế độ ăn sam không đúng có nguy cơ suy dinh dưỡng cao hơn trẻ em người Mông có chế độ ăn sam đúng (p<0,05).

- Liên quan chặt chẽ với bệnh tiêu chảy: Trẻ em người Mông đã bị tiêu chảy có nguy cơ suy dinh dưỡng cao hơn trẻ em người Mông chưa bị bệnh tiêu chảy (p<0,05).

- Liên quan chặt chẽ với bệnh NKHHCT: Trẻ em người Mông đã bị NKHHCT có nguy cơ suy dinh dưỡng cao hơn trẻ em người Mông chưa bị bệnh NKHHCT (p<0,05).

Lường Văn Hom và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 239 – 245

242

- Liên quan chặt chẽ với việc thực hiện chương trình TCMR: Trẻ em người Mông không hoặc TC không đầy đủ, đúng lịch có nguy cơ suy dinh dưỡng cao hơn trẻ em người Mông đã TC đầy đủ, đúng lịch (p<0,05). Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Đàm Khải Hoàn và CS năm 1998 [4]. Bảng 4 cho chúng tôi thấy có mối liên quan giữa các yếu tố kinh tế văn hóa xã hội của các gia đình người Mông với bệnh tật của họ: - Yếu tố thu nhập của các gia đình: Thu nhập của các gia đình người Mông liên quan chặt chẽ với bệnh tật thông thường. Người Mông trong các gia đình có thu nhập thấp thì nguy mắc bệnh cao hơn rất nhiều so với người Mông trong các gia đình có thu nhập cao (p<0,05). - Yếu tố đói nghèo của các gia đình: Tình trạng đói nghèo của các gia đình người Mông liên quan chặt chẽ với bệnh tật thông thường. Người Mông trong các hộ gia đình nghèo thì

nguy mắc bệnh cao hơn rất nhiều so với người Mông trong các gia đình đủ ăn (p<0,05). Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của một số tác giả như Trần Thị Trung Chiến, Nguyễn Thành Trung, Đàm Khải Hoàn, Hoàng Khải Lập ...ở người Mông ở MNPB [1], [5], [8]. - Yếu tố nhà ở của các gia đình: Nhà ở của các gia đình người Mông liên quan chặt chẽ với bệnh tật thông thường. Người Mông sống trong các căn nhà tạm bợ có nguy mắc bệnh cao hơn rất nhiều so với người Mông trong các căn nhà bán kiên cố (p<0,05). - Yếu tố phương tiện truyền thông của các gia đình: Phương tiện truyền thông của các gia đình người Mông liên quan chặt chẽ với bệnh tật thông thường. Người Mông trong các gia đình không có phương tiện truyền thông thì nguy mắc bệnh cao hơn rất nhiều so với người Mông trong các gia đình không có phương tiện truyền thông (p<0,05).

Bảng 4. Mối liên quan giữa KT, VH, XH với bệnh tật của người dân

DV.KCB Chỉ số

Người ốm Người khỏe χχχχ2, p n % n %

Thu nhập: Số hộ có thu nhập <200.000đ/tháng 100/296 33,78 1966/296 66,22

Số hộ có thu nhập vừa 200.000-500.000đ/tháng 15 15,46 82 84,54 p1<0,05

Số hộ có thu nhập cao > 500.000đ/tháng 0 100, 7 0 p2<0,05

Hộ nghèo: Hộ nghèo 110 40,74 160 59,26

p<0,05 Hộ đủ ăn 5 3,85 125 96,15 Nhà ở Nhà tạm 100 41,67 140 58,33

Nhà bán kiên cố 15 9,38 145 90,62 p<0,05 PTTT Hộ không có PTTT 105 51,47 99 48,53

p<0,05 Hộ có PTTT 10 5,10 186 94,90

Tổng 115 285 Bảng 5. Mối liên quan giữa các yếu tố VSMT với bệnh tật của người dân

DV.KCB Chỉ số

Người ốm Người khỏe χχχχ2, p n % n %

Hố xí: Số hộ có hố xí chưa VS& không có hố xí

109 29,95 255 70,05 p<0,05

Số hộ có hố xí hợp VS 6 16,67 30 83,33 Chuồng gia súc:Số hộ có chuồng gia súc ở gần nhà

103 32,39 215 67,61 p<0,05

Số hộ có chuồng gia súc xa nhà 12 14,63 70 85,37 Tổng 115 285

Lường Văn Hom và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 239 – 245

243

Bảng 6. Tình hình sử dụng các dịch vụ y tế

Chỉ số Chung Mù Kang Chải Tr ạm Tấu x2, p n % n % n %

Số hộ có người ốm 2 tuần qua 115 28,8 67/201 33,3 48/199 24,1 Trong đó: Không xử trí gì 21 18,3 16/67 23,8 5/48 10,4 p>0,05 Tự mua thuốc về điều trị 7 6,1 3 4,5 4 8,3 Số điều trị bằng thuốc nam 8 7,0 2 2,9 6 12,5 Số khám và điều trị tại TYT xã 84 73,0 51 76,1 33 68,7 p>0,05 Số đến cơ sở y tế khác 9 7,8 8 11,9 1 2,08 Số đến thầy thuốc tư 0 0 0 Số cúng bái khi ốm 4 3,5 2 2,9 2 4,2 Số người hài lòng với TYT xã 80 95,2 50 74,6 30 62,5 p>0,05 Lý do không đưa người ốm đến trạm :

31 16 15

Bệnh nhẹ 13/31 41,9 6/16 37,5 7/15 46,7 p>0,05 Quá xa 7/31 22,6 5 31,3 2 13,3 p>0,05 Mất thời gian chờ đợi 5 16,1 2 12,5 3 20 p>0,05 Chữa tư 1 3,2 1 6,3 0 Thái độ không tốt 0 0 0 Khám chữa sơ sài 0 0 0 Quá đắt 0 0 0 Đến cơ sở y tế khác 9 29,0 3 18,8 6 40,0 p>0,05 Thiếu thuốc men dụng cụ 0 0 0

Lý do khác 0 0 0

Bảng 5 cho chúng tôi thấy có mối liên quan giữa các yếu tố vệ sinh môi trường của các gia đình người Mông với bệnh tật của họ:

- Yếu tố quản lý phân người của các gia đình: Quản lý phân người của các gia đình người Mông liên quan chặt chẽ với bệnh tật thông thường. Người Mông trong các gia đình không có hố xí hay có hố xí nhưng chưa hợp vệ sinh thì nguy mắc bệnh cao hơn rất nhiều so với người Mông trong các gia đình có hố xí hợp vệ sinh (p<0,05).

- Yếu tố chuồng gia súc của các gia đình: Chuồng gia súc của các gia đình người Mông liên quan chặt chẽ với bệnh tật thông thường. Người Mông trong các gia đình có chuồng gia súc gần nhà hay nuôi gia súc thả rông thì nguy mắc bệnh cao hơn rất nhiều so với người Mông trong các gia đình có chồng gia súc xa nhà ở (p<0,05). Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Đàm Khải Hoàn và CS ...ở người Mông một số nơi MNPB [6], [7].

Bảng 6 cho chúng tôi thấy tình hình sử dụng các dịch vụ y tế để giải quyết bệnh tật trong 2 tuần qua ở các hộ gia đình người Mông.

Hàng đầu người ốm đến khám và điều trị tại trạm y tế xã (73%), tiếp theo là đến cơ sở y tế khác (7,8%), tiếp theo là điều trị bằng thuốc nam (7,%) và tự mua thuốc về điều trị (6,1%). Tỷ lệ người ốm cúng bái cũng đáng kể (3,5%). Tỷ lệ người ốm hài lòng với trạm y tế xã khá cao (95,2%). Lý do không đưa người ốm đến TYT xã hàng đầu là bệnh nhẹ (41,9%), Đến cơ sở y tế khác (29%), quá xa (22,6%), Mất thời gian chờ đợi (16,1%)… Kết quả này cũng tương tự ở người ốm 2 huyện và không có sự khác biệt (p>0,05).

Về việc sử dụng các dịch vụ Y tế của người Mông ở các xã nghiên cứu, hàng đầu là đến khám và điều trị tại trạm Y tế xã. Việc này cũng phụ thuộc vào hai yếu tố: do hoạt động của các Trạm Y tế xã đã tương đối tốt, cán bộ Trạm có uy tín về chữa bệnh với người dân, người dân tin tưởng cho nên đến khám và chữa bệnh tại Trạm nhiều. Mặt khác còn do Trạm y tế xã là nơi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho dân, cho nên người dân đến Trạm khám cao. Đứng hàng thứ hai trong việc sử dụng các dịch vụ Y tế là sử dụng thuốc nam có lẽ là do miền núi, có nhiều cây, con làm

Lường Văn Hom và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 239 – 245

244

thuốc, hoạt động của người Mông gắn bó chặt chẽ với núi rừng như làm nương rẫy, săn bắn thú... Trong lao động sản xuất khi xảy ra ốm đau thì nguồn thuốc duy nhất là các cây, con ở trên rừng. Tự mua thuốc về nhà điều trị, tương đối đáng kể ở các xã điều tra. Việc mua thuốc về tự điều trị phụ thuộc vào sự hiểu biết về bệnh tật của người dân, mà muốn hiểu biết tốt cần được truyền thông giáo dục sức khỏe. Tiếp theo là dịch vụ cung ứng thuốc phải phát triển ở cộng đồng kể cả nhà nước lẫn tư nhân. Dịch vụ này cũng đã phát triển ở các xã người Mông trong mấy năm gần đây. Việc sử dụng loại hình dịch vụ tự mua thuốc, nhiều khi chưa hẳn là tốt vì dễ lạm dụng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh do không dùng theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc dẫn đến kháng thuốc... Vì thế theo chúng tôi, việc sử dụng loại dịch vụ này cần hạn chế và phải có sự hướng dẫn của thầy thuốc, để đảm bảo cho người bệnh dùng thuốc là phải đúng bệnh, đủ liều, đảm bảo chất lượng. Tại các xã điều tra, tỉ lệ người Mông cúng bái khi ốm đau còn đáng kể. Trước kia cúng bái rất phát triển ở vùng người Mông, đây cũng là một tập quán lạc hậu của người Mông. Ngày nay nhờ có các biện pháp tuyên truyền và nhắc nhở của chính quyền nên việc cúng bái chữa bệnh đã hạn chế. Các nghiên cứu về dịch vụ Y tế của chúng tôi phù hợp với các nghiên cứu của Bộ Y tế, của Đàm Khải Hoàn, Dương Minh Thu ...[2]

KẾT LUẬN

1) Thực trạng bệnh tật người Mông Yên Bái như sau :

- Tỷ lệ SDD của trẻ em <5 tuổi khá cao: thể còm (nhẹ cân) (35,67%), thể còi (36,95%), thể còi cọc (34,27%).

- Tỷ lệ bệnh tật trong 2 tuần qua ở các hộ gia đình người Mông khá cao (28,8%), Về mô hình bệnh tật hàng đầu là các bệnh hô hấp (sốt ho) (63,5%), tiếp theo là các bệnh tiêu hoá (tiêu chảy và đau bụng), đau lưng khớp...

2) Các yếu tố liên quan đến bệnh tật của người Mông:

- Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em < 5 tuổi người Mông liên quan chặt chẽ với nghèo đói, qui mô gia đình, chế độ ăn sam, với bệnh tiêu

chảy, bệnh NKHHCT và liên quan chặt chẽ với việc thực hiện chương trình TCMR.

- Bệnh tật liên quan chặt chẽ với thu nhập của các gia đình, tình trạng đói nghèo, nhà ở và các phương tiện truyền thông. Yếu tố quản lý phân người, chuồng gia súc của các gia đình cũng ảnh hưởng đến bệnh tật.

- Về sử dụng các dịch vụ y tế: Hàng đầu người ốm đến khám và điều trị tại trạm y tế xã (73%), tiếp là đến cơ sở y tế khác (7,8%), sau đó là điều trị bằng thuốc nam (7,%) và tự mua thuốc về điều trị (6,1%). Tỷ lệ người ốm cúng bái cũng đáng kể (3,5%). Tỷ lệ người ốm hài lòng với trạm y tế xã khá cao (95,2%). Lý do không đưa người ốm đến TYT xã hàng đầu là bệnh nhẹ (41,9%), đến cơ sở y tế khác (29%), quá xa (22,6%), mất thời gian chờ đợi (16,1%)…

KIẾN NGHỊ

- Để CSSK tốt cho người Mông cần thực hiện tốt các chương trình CSSK BM,TE&KHHGĐ, phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em < 5 tuổi. Muốn làm được vấn đề này ngành y tế cần mở thêm các lớp tập huấn nâng cao năng lực tổ chức quản lý CSSK và cải thiện kỹ năng truyền thông-GDSK cán bộ y tế huyện, xã của hai huyện Mù Kang Chải, Trạm Tấu tỉnh Yên Bái để làm tốt công tác CSSK cho người Mông.

- Tích cực TT-GDSK cho người Mông để cải thiện môi trường sống, cải tạo các phong tục tập quán lạc hậu ảnh hưởng đến sức khoẻ, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO [1]. Trần Thị Trung Chiến, Nguyễn Thành Trung, Ngô Khang Cường và CS (2003), Mô hình nhà y tế bản cho vùng cao miền núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn ở Việt Nam, Nxb. Y học, Hà Nội, Tr. 54-79. [2]. Đàm Khải Hoàn, Dương Minh Thu. Tìm hiểu một số phong tục tập quán liên quan đến sức khỏe ở 2 cộng đồng dân tộc Nùng Mông thuộc xã Quang Sơn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên. Tài liệu hội thảo khoa học CSSK phụ nữ dân tộc thiểu số 1997. [3]. Đàm Khải Hoàn. Nghiên cứu xây dựng mô hình cộng đồng tham gia vào các hoạt động chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân một số vùng

Lường Văn Hom và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 239 – 245

245

núi phía Bắc, Luận án Tiến sỹ Y học, Học viện Quân y 1998. [4]. Đàm Khải Hoàn và CS. Thực trạng chăm sóc sức khoẻ cho người Mông ở tỉnh Hà Giang. Tạp chí khoa học công nghệ Đại học Thái Nguyên. Thái Nguyên 2000. [5]. Đàm Khải Hoàn và CS. Nghiên cứu một số phong tục tập quán có ảnh hưởng đến sức khoẻ ở 2 cộng đồng dân tộc Thái và Mông thuộc miền núi tỉnh Nghệ An. Tạp chí khoa học công nghệ Đại học Thái Nguyên. Thái Nguyên 2001. [6]. Đàm Khải Hoàn và CS. Thực trạng chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người dân tộc Nùng và Mông ở xã Quang Sơn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên. Nội san khoa học công nghệ Y Dược

miền núi của trường đại học y khoa Thái Nguyên. Thái Nguyên 2001 [7]. Đàm Khải Hoàn và CS. Thực trạng KAP về sức khoẻ sinh sản của người phụ nữ Mông ở các bản vùng cao huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên. Nội san khoa học công nghệ Y Dược miền núi của trường đại học y khoa Thái Nguyên. Thái Nguyên 2003 [8]. Hoàng Khải Lập, Nguyễn Thành Trung, Nông Thanh Sơn và các cộng sự (1999), Nghiên cứu chính sách CSSKBĐ thích hợp cho đồng bào thiểu số Mông và Giấy ở miền Bắc Việt Nam, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ. Thái Nguyên, 1999, Tr 1;

SUMMARY THE AUTHORS CONDUCTED AN CROSS INVESTIGATION AT THE HOUSEHOLD AND CHILDREN <5 YEARS OLD IN FOUR MONG COMMUNES IN MU CANG CHAI AND TRAM TAU DISTRICTS YE N BAI PROVINCE AND SOME RESULTS OBTAINED AS FOLLOW:

Luong Van Hom*1, Dam Khai Hoan2 1Yen Bai Health department, 2College of medicine and pharmacy - TNU

The current status of disease: rate of malnutrion of children <5 years is quite high: the underweight type (35.67%), undersized type (36.95%), physical stunting (34.27%); rate of disease in the household Mong in 2 weeks is high (28.8%), the highest is respiratory diseases (fever and cough) (63.5%), followed by gastrointestinal diseases (diarrhea and abdominal pain), joint pain ... The factors related to diseases of Mong: Rate of malnutrition of Mong children <5 years old closely related to poverty, member of family, diet, with diarrheal and respiratory diseases and closely related to the implementation of expanded vaccination programs ; Disease closely related to the family income, poverty, house, and the media of the family. Management feces of people and cattle of the families also influence disease. About using health services: the first place which the sick people come is health stations (73%), followed by the other health facilities (7.8%), using traditional drug (7%) and treatment by themselves (6.1%). The rate of sick people worshiping also significant (3.5%). The rate of sick satisfied with health stations is quite high (95.2%). Reasons not taking to ill people to the health stations is mild disease (41.9%), to other health facilities (29%), too far (22.6%), waiting time (16.1%). The authors recommend to implement well all health care programs for mom, children and family planning, prevention of malnutrition for children <5 years by opening more training to improve management capacity health care and improve communication skills of district’s health centre workers, Mong communes in Yen Bai. Increasing communication for Mongolia to improve the living environment, change bad old customs and habits affecting the health, improve quality health care for people. Keywords: Mong, disease, malnutrition

*

Lường Văn Hom và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 239 – 245

246

Bế Ngọc Hùng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 247 – 253

247

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM 2010 TẠI T ỈNH BẮC KAN VÀ CÁC Y ẾU TỐ ẢNH HƯỞNG

Bế Ngọc Hùng1, Đàm Khải Hoàn2

1 Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên 2Sở Y tế Bắc Kạn

TÓM TẮT Nghiên cứu thực trạng ATVSTP ở tỉnh Bắc Kan năm 2010 các tác giả thu được kết quả như sau: Trung bình 1 tháng 1 vụ ngộ độc thực phẩm, trong 96 người bị ngộ độc thì nguyên nhân hàng đầu là do vi sinh vật. Có 561 mẫu không đạt (59,3%) trong đó mẫu vi sinh không đạt 58%, mẫu hóa sinh 59%. 2.944 cơ sở có 965 cơ sở không đạt (32,78%), trong đó các cơ sở dịch vụ ăn uống không đạt cao nhất (33,30%). Các cơ sở sản xuất, chế biến được kiểm tra không đạt cũng cao (28,3%). Số cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATVSTP mới chỉ đạt 0,5%; số nhân viên được khám sức khỏe đạt 41%; số nhân viên được tập huấn kiến thức ATVSTP chưa cao (72%). 50,5% nơi chế biến sạch; dụng cụ chế biến có 48,5% sạch; có 38,5% cơ sở có tủ bảo quản thức ăn; hố xí hợp vệ sinh 57%; có 11 cơ sở có tủ lạnh lưu mẫu thức ăn theo quy định (1,1%). Tỷ lệ cơ sở thực phẩm có hệ thống xử lý chất thải hợp vệ sinh còn thấp như các cơ sở sản xuất giò chả, vịt quay mới đạt 48%; Bếp ăn tập thể và Dịch vụ ăn uống (67%). 52- 54% tổng số người sử dụng bảo hộ lao động trong tổng số người trực tiếp sản xuât, chế biến, kinh doanh thực phẩm. Số cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATVSTP: Cao nhất là dịch vụ ăn uống 7,5%; thấp nhất là kinh doanh thực phẩm 2%. Loại hình đã được cấp giấy chứng nhận năm 2010 theo qui mô sản xuất, kinh doanh thực phẩm là các dịch vụ ăn uống (44%); Không có cán bộ làm công tác ATVSTP ở tất cả các huyện thị của Bắc Kan. Các tác giả khuyến nghị: Cần đầu tư cho Chi cục ATVSTP đủ nhân lực để đảm bảo hoạt động chuyên môn của Chi cục. Trung tâm y tế Dự phòng tỉnh tiếp tục thực hiện có hiệu quả, qui chế phối hợp giữa 2 cơ quan đã ký kết hoạt động trong công tác VSATTP. Phòng Y tế, Trung tâm Y tế các huyện, thị xã cần, phối hợp Phòng Y tế tham mưu cho Uỷ ban nhân dân, Ban chỉ đạo liên ngành huyện, thị về các hoạt động công tác bảo đảm VSATTP trên địa bàn và xử lý nghiêm các cơ sở thực phẩm không chấp hành đúng các điều kiện VSATTP. Từ khóa: An toàn vệ sinh thực phẩm

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Bắc Kạn là một tỉnh miền núi với những đặc thù về kinh tế, xã hội phức tạp. Dân số toàn tỉnh có 295.296 người gồm 07 dân tộc với các phong tục, tập quán khác nhau có thể ảnh hưởng đến việc quản lý chất lượng ATVSTP. Công tác quản lý ATVSTP còn gặp rất nhiều khó khăn do hệ thống quản lý chưa đủ năng lực để có thể thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ được giao, đặc biệt là về phương diện con người và kỹ thuật.

Do nhiều yếu tố, nguyên nhân khách quan nên công tác kiểm tra, thanh tra về ATVSTP cũng chưa theo kịp được đà phát triển chung của đất nước trong thời kỳ hội nhập kinh tế. Tại đây còn nhiều cơ sở sản xuất, chế biến,

*

kinh doanh thực phẩm chưa chấp hành đầy đủ các quy định về điều kiện bảo đảm ATVSTP do nhà nước quy định. Trước thực tế như vậy, để nghiên cứu thực trạng trong công tác quản lý ATVSTP và tìm ra giải pháp nhằm đảm bảo ATVSTP trong thời gian tới, chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm mục tiêu Đánh giá thực trạng công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm tại tỉnh Bắc Kạn trong năm 2010.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu. Người chế biến sản xuất và kinh doanh lương thực thực phẩm và các báo cáo, sổ sách báo cáo về thực hiện ATVSTP của các cấp ở tỉnh Bắc Kạn: Các cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm.

Địa điểm, thời gian nghiên cứu: Tỉnh Bắc Kạn; Thời gian: 5 - 11/2011

Bế Ngọc Hùng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 247 – 253

248

Phương pháp nghiên cứu. Mô tả cắt ngang, hồi cứu số liệu năm 2010.

Chỉ số nghiên cứu

- Nhóm chỉ số tác động của thực hiện chương trình ATVSTP: Số vụ vi phạm ATVSTP; Số vụ ngộ độc thực phẩm; Số người bị ngộ độc thực phẩm; Số người chết do ngộ độc thực phẩm.

- Nhóm chỉ số hoạt động chương trình ATVSTP như kết quả truyền thông, các hoạt động tập huấn, kiểm tra, thanh tra ATVSTP, cấp phép...

- Nhóm chỉ số về nhân lực cho CT ATVSTP

Xử lý số liệu: Theo phương pháp thống kê y sinh học

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

Thực trạng công tác an toàn vệ sinh thực phẩm ở tỉnh Bắc Kạn

Phân tích các thống kê, báo cáo về ATVSTP năm 2010 ở tỉnh Bắc Kan, chúng tôi thu được những kết quả sau:

Bảng 1. Tình hình ngộ độc thực phẩm ở

Bắc Kạn

Chỉ số Kết quả

Số vụ ngộ độc thực phẩm 13

Số người bị ngộ độc 96

Số người tử vong 02

Nguyên nhân gây ngộ độc:

- Do vi sinh 12

- Do hóa chất 0

- Do thực phẩm bị biến chất 0

- Do độc tố tự nhiên 01

- Nguyên nhân khác 0

- Không rõ nguyên nhân 83

Nhận xét: vụ ngộ độc ở Bắc Kạn đáng kể, trung bình 1 tháng 1 vụ. Số người bị trung bình mỗi tháng 8 người, nguyên nhân ngộ độc thực phẩm hàng đầu là do vi sinh vật (12 người). Nhưng số người ngộ độc thực phẩm không rõ nguyên nhân khá cao (83 người).

Bảng 2. Kết quả xét nghiệm thực phẩm năm 2010

Nội dung Tổng số Đạt Không đạt

Số lượng % Số lượng % Mẫu vi sinh 401 165 41 236 58 Mẫu hoá sinh 545 220 40 325 59

Tổng 946 385 40,70 561 59,30

Nhận xét: Có 561 mẫu không đạt chiếm 59,3%, mẫu vi sinh không đạt 58%, mẫu hóa sinh 59%. Như vậy căn nguyên ngộ độc có cả do yếu tố vi khuẩn và các hóa chất.

Bảng 3. Kết quả thanh tra, kiểm tra vệ ATVSTP năm 2010

Năm 2010 Kết quả kiểm tra Kết quả Số lượt CS KT Đạt Không đạt

Tổng số 2944 1979 (67,22%) 965 (32,78%) Trong đó Cơ sở SX,CB 212 152 (71,7%) 60 (28,3%) Dịch vụ ăn uống 985 657 (66,70%) 328 (33,30%) Kinh doanh 1747 1170 (66,97%) 577 (33,03%)

Bảng 3 cho thấy trong 2.944 cơ sở thanh kiểm tra ATVSTP có 965 cơ sở không đạt (32,78%), trong đó các cơ sở dịch vụ ăn uống được kiểm tra không đạt cao nhất (33,30%), tương đương là các cơ sở kinh doanh (33,03%). Các cơ sở sản xuất, chế biến được kiểm tra không đạt cũng cao (28,3%). Như vậy bức tranh các cơ sở SX, CB, kinh doanh, ăn uống không đạt tiêu chuẩn vệ sinh ở Bắc Kạn rất cao.

Bảng 4 cho thấy tình hình xử lý vi phạm các quy định VSATTP: Tỷ lệ cơ sở không đạttiêu chuẩn vệ sinh cao. Tuy nhiên số cơ sở bị xử lý thấp (15 CS), số bị cảnh cáo cũng thấp (20 CS), Tỷ lệ phạt tiền còn thấp và không có cơ sở bị đình chỉ hoạt động. Tỉ lệ số cơ sở bị xử lý so với số cơ sở vi phạm (8,5%). Như vậy khâu kiểm tra và xử lý các cơ sở về ATVSTP còn nhẹ chưa đủ sức răn đe.

Bế Ngọc Hùng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 247 – 253

249

Bảng 4. Tình hình xử lý vi phạm các quy định VSATTP

TT Nội dung Số lượng 1 Tổng số cơ sở kiểm tra 2944 2 Tổng số cơ sở không đạt 965 3 Số bị xử lý 15 4 Cảnh cáo 20 5 Phạt tiền 10.100.000 đồng 6 Huỷ sản phẩm do thực phẩm quá hạn sử dụng hoặc do biến chất 47 7 Đình chỉ hoạt động 0 8 Tỉ lệ số cơ sở bị xử lý so với số cơ sở vi phạm 8,5%

Bảng 5. Kết quả hoạt động kiểm tra về hồ sơ, giấy tờ

Nội dung Kết quả kiểm tra Số KT có %

Giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP 2944 176 0.5 Khám sức khoẻ cho nhân viên (người) 2944 1234 41 Tập huấn kiến thức ATVSTP (người) 2944 2135 72

Nhận xét: Số cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP tại các cơ sở còn quá thấp mới chỉ đạt 0,5%; số nhân viên được khám sức khỏe đạt 41%; số nhân viên được tập huấn kiến thức ATVSTP chưa cao (72%).

Bảng 6. Thực trạng điều kiện vệ sinh của các cơ sở thực phẩm

Nội dung Đạt (%)

Nơi chế biến sạch, cách biệt nguồn ô nhiễm 2103/2944 50,5 Quy trình chế biến một chiều 1122/1197 93,7 Dụng cụ chế biến sạch, được vệ sinh thường xuyên 580/1197 48,5 Tủ bảo quản thức ăn và được bày trên giá cao 379/985 38,5 Có tủ lạnh lưu mẫu thức ăn 11/985 1,1 Xà phòng rủa tay 985/985 100, Dụng cụ chứa chất thải kín có nắp đậy 250/985 25,4 Hố xí hợp vệ sinh 571/985 58,

Qua bảng trên cho thấy các cơ sở thực phẩm có điều kiện ATVSTP còn rất thấp chỉ có 50,5% nơi chế biến sạch; dụng cụ chế biến có 48,5% sạch; có 38,5% cơ sở có tủ bảo quản thức ăn; hố xí hợp vệ sinh 58%; có 11 cơ sở có tủ lạnh lưu mẫu thức ăn theo quy định chiếm 1,1%.

Bảng 7. Tỷ lệ cơ sở thực phẩm có hệ thống xử lý chất thải hợp vệ sinh

Loại hình cơ sở

Kết quả kiểm tra

Số kiểm tra Số đạt %

Sản xuất bánh, kẹo, rượu, bia, nước tinh khiết 2 2 100

Sản xuất kem , đá 1 1 100

Sản xuất giò chả, vịt quay 35 17 48

Bếp ăn tập thể 52 35 67

Dịch vụ ăn uống 985 657 67

Tổng số 1.075 742 69,

Bảng trên cho thấy tỷ lệ cơ sở thực phẩm có hệ thống xử lý chất thải hợp vệ sinh còn thấp. Trừ 2 cơ sở sản xuất bánh, kẹo, rượu, bia, nước tinh khiết và cơ sở sản xuất kem, đá ra còn các cơ sở khác tỷ lệ đạt thấp, nhất là các cơ sở sản xuất giò chả, vịt quay (48%), tiếp theo là các Bếp ăn tập thể và Dịch vụ ăn uống (67%).

Bế Ngọc Hùng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 247 – 253

250

Bảng 8. Thực hành vệ sinh cá nhân của người trực tiếp tham gia sản xuât, chế biến, kinh doanh thực phẩm

Nội dung

Kết quả kiểm tra

Số kiểm tra Số đạt %

Sử dụng bảo hộ lao động (Mũ, áo, khẩu trang...)

985 520 52,8

Sử dụng găng tay hoặc dụng cụ gắp, múc thức ăn

985 534 54,2

Cắt móng tay ngắn 985 670 68

Tỷ lệ sử dụng bảo hộ lao động của người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm không cao, trung bình mới chỉ đạt từ 52- 54%

Bảng 9. Cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP trong toàn tỉnh đến hết 12/2010

STT Loại hình Tổng số Số cơ sở được cấp GCN Tỉ lệ % 1 Cơ sở sản xuất, chế biến 621 42 6,7 2 Cơ sở kinh doanh thực phẩm 2175 44 2 3 Dịch vụ ăn uống 1193 90 7,5 Tổng 3.989 176 44

Số cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP ở cả 3 loại hình còn rất thấp. Cao nhất là cơ sở dịch vụ ăn uống 7,5%; thấp nhất là cơ sở kinh doanh thực phẩm 2%.

Bảng 10. Một số cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận năm 2010 theo qui mô sản xuất, kinh doanh

STT Loại cơ sở Tổng số Số cơ sở được cấp GCN %

1 Cơ sở sản xuất nhỏ quy mô hộ gia đình 0

2 Cơ sở sản xuất công nghiệp 0

3 Dịch vụ ăn uông từ 50 người trở xuống 556 66 11,9

4 Dịch vụ ăn uông từ 50 người trở lên 65 22 33,9

5 Khác

Tổng 621 88 4,4

Bảng 10 cho chúng tôi thấy các loại hình đã được cấp giấy chứng nhận năm 2010 theo qui mô sản xuất, kinh doanh thực phẩm: Chủ yếu là các dịch vụ ăn uống (45,8%).

Bảng 11. Kết quả cấp giấy chứng nhận tại các địa phương

STT Tên đơn vị Tổng số CSTP Số cơ sở đã được cấp GCN

% so với tổng số được cấp

1 Thị xã 710 81 11,4 2 Ba Bể 340 0 3 Pác Nặm 282 0 4 Ngân Sơn 323 0 5 Bạch Thông 491 7 1,43 6 Chợ Đồn 815 3 0,4 7 Chợ Mới 547 13 2,4 8 Na Rỳ 481 3 0,6

Tổng cộng 3.989 107 2,7

Bảng 11 cho chúng tôi thấy kết quả cấp giấy chứng nhậnATVSTP ở tại các địa phương của tỉnh Băc Kan: Thị xã Bắc Kạn cấp được nhiều nhất(81 CS), tiếp theo là huyện Chợ Mới (13 CS), Bạch Thông (7 CS). Một số huyện chưa cấp được như Ba Bể, Pắc Nặm, Ngân Sơn. Kết quả này phù hợp với thực tế công tác ATVSTP trên địa bàn toàn tỉnh.

Bế Ngọc Hùng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 247 – 253

251

Bảng 12. Cán bộ làm công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm

STT Đơn vị Số

người Trình độ Nghiệp

vụ TTr Ki ến thức ATVSTP Đại học Trung học

1 Sở Y tế (Thanh tra) 03 03 0 02 01

2 Chi cục ATVSTP 09 05 04 02 02

3 Thị xã 01 01 0

4 Ba Bể 01 01 0

5 Pác Nặm 01 01 0

6 Ngân Sơn 01 01 0

7 Bạch Thông 01 01 0

8 Chợ Đồn 01 01 0

9 Chợ Mới 01 01 0

10 Na Rỳ 01 01 0

Tổng cộng 19 09 10 04 03

Bảng 12 cho thấy tình hình cán bộ làm công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm ở các đơn vị: Trừ SYT và Chi cục ATVSTP ra là có cán bộ chuyên môn sâu, còn các huyện thị hiện tại đều thiếu cán bộ làm công tác ATVSTP. Như vậy người làm công tác này ở các đơn vị vẫn là CBYT dự phòng. Ở Bảng trên chúng ta thấy CB ở thị xã tuy ít nhưng lại làm tốt nhất, một số huyện nhiều cán bộ nhưng lại chưa làm hoặc làm chưa hiệu quả.

KẾT LUẬN

1. Thực trạng ATVSTP ở tỉnh Bắc Kạn năm 2010 như sau:

- Trung bình 1 tháng 1 vụ ngộ độc thực phẩm, trong 96 người bị ngộ độc thì nguyên nhân hàng đầu là do vi sinh vật.

- Có 561 mẫu không đạt (59,3%) trong đó mẫu vi sinh không đạt 58%, mẫu hóa sinh 59%.

- 2.944 cơ sở có 965 cơ sở không đạt (32,78%), trong đó các cơ sở dịch vụ ăn uống không đạt cao nhất (33,30%), tương đương là các cơ sở kinh doanh (33,03%). Các cơ sở sản xuất, chế biến được kiểm tra không đạt cũng cao (28,3%).

- Số cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP mới chỉ đạt 0,5%; số nhân viên được khám sức khỏe đạt 41%; số nhân viên được tập huấn kiến thức ATVSTP chưa cao (72%).

- 50,5% nơi chế biến sạch; dụng cụ chế biến có 48,5% sạch; có 38,5% cơ sở có tủ bảo quản thức ăn; hố xí hợp vệ sinh 57%; có 11 cơ sở có tủ lạnh lưu mẫu thức ăn theo quy định (1,1%).

- Tỷ lệ cơ sở thực phẩm có hệ thống xử lý chất thải hợp vệ sinh còn thấp như các cơ sở sản xuất giò chả, vịt quay mới đạt 48%; Bếp ăn tập thể và Dịch vụ ăn uống (67%).

- 52- 54% tổng số người sử dụng bảo hộ lao động trong tổng số những người trực tiếp sản xuât, chế biến, kinh doanh thực phẩm.

- Số cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP: Cao nhất là dịch vụ ăn uống 7,5%; thấp nhất là kinh doanh thực phẩm 2%.

- Loại hình đã được cấp giấy chứng nhận năm 2010 theo qui mô sản xuất, kinh doanh thực phẩm là các dịch vụ ăn uông (44%).

- Nơi cấp giấy chứng nhận ATVSTP cao nhất là Thị xã Bắc Kan (81 CS), tiếp theo là huyện Chợ Mới (13 CS), Bạch Thông (7 CS). Một số huyện chưa cấp được như Ba Bể, Pắc Nặm, Ngân Sơn.

- Không có cán bộ làm công tác ATVSTP ở tất cả các huyện thị của Bắc Kan.

KHUYẾN NGHỊ

1. Sở y tế:

- Kiện toàn bộ máy tổ chức quản lý của Chi cục ATVSTP tỉnh sớm bổ sung lãnh đạo cơ quan để đảm bảo năng lực điều hành, nhân lực.

Bế Ngọc Hùng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 247 – 253

252

- Đầu tư cho Chi cục ATVSTP về phương tiện, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động chuyên môn của Chi cục.

- Sớm có kế hoạch xây dựng trụ sở làm việc cho Chi cục.

- Các phòng chức năng của Sở tăng cường hơn nữa công tác chỉ đạo Chi cục ATVSTP để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.

2. Trung tâm y tế Dự phòng tỉnh: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả, qui chế phối hợp giữa 2 cơ quan đã ký kết hoạt động trong công tác ATVSTP.

3. Phòng Y tế, Trung tâm Y tế các huyện, thị xã cần, phối hợp Phòng Y tế tham mưu cho Uỷ ban nhân dân, Ban chỉ đạo liên ngành huyện, thị về các hoạt động công tác bảo đảm ATVSTP trên địa bàn và xử lý nghiêm các cơ sở thực phẩm không chấp hành đúng các điều kiện ATVSTP.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO [1]. Bộ y tế (2002), Quyết định về việc thường quy kiểm tra nhanh chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, Số 1052/2002/QĐ/BYT ngày 29/3/2002. Những văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (1999-2002), Cục An toàn Vệ sinh thực phẩm, tr. 154 -158; 235; 241-242. [2]. Bộ y tế - Cục An toàn Vệ sinh thực phẩm (2005), “Quyết định về việc ban hành danh mục

tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực, thực phẩm, số 867/1998/QĐ-BYT ngày 4/4/1998” Các văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm, tập I, Nhà xuất bản Y học, tr.253- 319. [3]. Bộ Y tế - Cục An toàn Vệ sinh thực phẩm (2005), Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành quy định về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, Số 4196/1999/QĐ-BYT ngày 29/12/1999”. Các văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm, tập I, Nhà xuất bản Y học, tr.323- 333. [4]. Bộ Y tế - Cục An toàn Vệ sinh thực phẩm (2006), “Quyết định về việc ban hành quy định điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ, phục vụ ăn uống, Số 41/2005/QĐ-BYT ngày 08/12/2005”, Các văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm, tập III, Nhà xuất bản Hà Nội, tr.164-175 . [5]. Trần Đáng (2005), “Mô hình kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm thức ăn đường phố”, Kỷ yếu hội nghị khoa học vệ sinh an toàn thực phẩm lần thứ 3, Nhà xuất bản y học, tr. 303-312. [6]. Đỗ Thị Hòa, Ngô Thi Thu Tuyển, Trần Xuân Bách (2008), “Thực trạng điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm của các bếp ăn tập thể ở trường đại học Y Hà Nội”, Tạp chí Y học thực hành số 5 (608+609), tr.39-44. [7]. Trương Quốc Khanh và CS (2003), “Bước đầu khảo sát thực trạng các BATT” tại các trường mầm non và tiểu học bán trú ở thành phố Đà Nẵng năm 2001”, Báo cáo toàn văn Hội nghị khoa học VSATTP lần thứ 2, Nhà xuất bản Y học, tr. 315-323.

SUMMARY THE STATUS OF KEEPING SAFETY FOOD IN 2010 IN BAC KA N PROVINCE – AN RELEVANT FACTORS

Be Ngoc Hung*1, Đam Khai Hoan2

1 College of medicine and pharmacy - TNU 2Bắc Kan Health department Studied the situation of food safety in Bac Kan province in 2010 the author obtained the following results: Average one case of food poisoning in one month, in 96 people being poisoned is the leading cause of bacterial organisms. 561 samples have not reached (59.3%) in which micro-organisms do not reach 58%, 59% sample biochemistry. 2,944 facilities have not reached 965 basis (32.78%), in which the food service facilities do not meet the highest (33.30%). The manufacturing facilities, processing is not up to check also high (28.3%). Number of certification are eligible food safety reached only 0.5%. Number of health staffs were health examine is 41%; number of staffs trained about food hygiene and safety knowledge is not high (72%). 50.5% clean manufacturing facilities; clean tools are 48.5%; with 38.5% places having food stored cabinet;

*

Hoàng Văn Liêm và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 255 – 259

253

sanitary latrines 57%;11 places having refrigerator stored food samples (1.1%). Base rate of food waste disposal system sanitary low as the production base spring rolls, duck to reach 48%, collective kitchens and food services (67%). 52 to 54% of the total use of labor protection of persons directly engaged in production, processing and trade in food. Number of certification are eligible food safety: High food service is 7.5%, the lowest 2% of the food business. Type certificate issued in 2010 on the scale of production, trade in food is the food services (44%) No food safety staff working in all districts of Bac Kan. The author recommends: Can support enough resources to ensure the professional activities of the Department. Preventive Medical Center province continue to effectively implement, coordinate regulation between the two agencies signed a work activity. Medical Offices, Medical Center of the districts to coordinate the Health Department to advise the People's Committee, the Steering Committee interdisciplinary districts on the activity in the area and treatment facilities strictly comply with food hygiene and safety conditions. Keywords: food safety.

Bế Ngọc Hùng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 247 – 253

254

Hoàng Văn Liêm và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 255 – 259

255

THỰC TRẠNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO BÀ MẸ VÀ TRẺ EM NGƯỜI TÀY HUYỆN LỤC YÊN TỈNH YÊN BÁI

Hoàng Văn Liêm1, Đào Ngọc Lan1, Đàm Khải Hoàn2

1Sở Y tế Yên Bái 2Trường đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên TÓM TẮT

Bằng phương pháp điều tra cắt ngang 400 hộ gia đình và 716 trẻ < 5 tuổi người Tày ở huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái về thực trạng CSSK cho bà mẹ và trẻ em người Tày, các tác giả đã rút ra một số kết quả sau: Thực trạng CSSK cho người Tày Lục Yên như sau: Tỷ lệ trẻ người Tày được đẻ tại nhà thấp (6,29%), trong số trẻ đẻ tại nhà chủ yếu do các bà đỡ đỡ. Tỷ lệ bà mẹ được khám thai, tiêm phòng uốn ván cao (97,2% & 98,6%). Tỷ lệ trẻ sơ sinh được bú sớm khá cao (83,9%), tỷ lệ trẻ ăn sam đúng là 83,45%. Tỷ lệ trẻ cai sữa đúng còn thấp (35,8%). 93,% tổng số trẻ được tiêm chủng đầy đủ, trong đó 92,3% trẻ có sẹo lao. 67,57% phụ nữ Tày áp dụng BPTT, trong đó đặt vòng được chọn hàng đầu (74,91%), tiếp là thuốc tránh thai (11,64%). Lý do không áp dụng BPTT hàng đầu là không chấp nhận (87,88%). Tỷ lệ bà mẹ Tày đẻ sớm <22 khá cao (59,6%) và 20,15% còn đẻ nhiều (>2 con). 43,99% trẻ em < 5 tuổi người Tày SDD thể thấp còi, tiếp theo là thể nhẹ cân (28,63%). Tỷ lệ SDD của trẻ em người Tày có ảnh hưởng bởi yếu tố số con trong gia đình, việc cai sữa và kết quả TCMR. Các tác giả đề nghị cán bộ y tế tăng cường truyền thông và tổ chức tốt hơn các chương trình CSSK bà mẹ và trẻ em nhất là chương trình phòng chống suy dinh dưỡng. Từ khóa: Chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em; suy dinh dưỡng.

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Yên Bái là một trong các tỉnh nghèo của vùng núi phía Bắc với tỷ lệ hộ đói nghèo chiếm tới 29% [5]. Công tác CSSK BM&TE ở tỉnh Yên Bái nhìn chung đã được thực hiện tương đối tốt, thể hiện ở các chỉ số sức khỏe cơ bản đạt được chỉ số trung bình chung của cả nước. Tuy nhiên khu vực đồng bào DTTS vùng sâu vùng xa, các chỉ số CSSK BM&TE còn thấp. Người Tày ở Yên Bái nói chung và huyện Lục Yên nói riêng cũng là một trong các DTTS có tỷ lệ khá cao trong dân số. Người Tày – Lục Yên chiếm khoảng 53% dân số toàn huyện, người dân chủ yếu làm nông nghiệp và trồng rừng. Kinh tế, văn hóa, xã hội còn chậm phát triển, còn tồn tại một số phong tục, tập quán lạc hậu ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng nhất là CSSKBM&TE [2], [4]. Vậy thực trạng CSSKBM&TE của người Tày huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái hiện nay ra sao? Và yếu tố nào đang ảnh hưởng đến công tác CSSKBM&TE của người Tày huyện Lục Yên? Vì thế chúng tôi tiến hành đề tài nhằm mục tiêu đánh giá thực trạng trạng công tác CSSKBM&TE của người Tày huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái năm 2011.

*

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng: Bà mẹ người Tày có con <5 tuổi và các hộ gia đình tại các xã nghiên cứu

Địa điểm: Xã Lâm Thượng, xã Mường Lai huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái là 2 xã 100% người Tày gốc, đã định cư lâu đời.

Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu: Mô tả, điều tra cắt ngang

Phương pháp chọn mẫu điều tra hộ gia đình có trẻ dưới 5 tuổi

- Cỡ mẫu: Theo công thức điều tra cắt ngang với p=0,3 (tỷ lệ trẻ em người Tày suy dinh dưỡng trong nghiên cứu của Hoàng Khải Lập và CS ở người Tày Lạng Sơn [4], d=0,03. Tính được n = 163, lấy tròn là 170, mỗi xã chọn 85 hộ gia đình. Thực tế điều tra được 143 hộ gia đình.

- Kỹ thuật chọn mẫu:

+ Chọn chủ đích 2 xã Lâm Thượng, xã Mường Lai huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái vì 2 xã này hoàn toàn người Tày gốc sinh sống ở đây, còn lưu giữ nhiều nét văn hóa cũng như phong tục tập quán cổ.

Hoàng Văn Liêm và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 255 – 259

256

+ Chọn hộ gia đình theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống. Mỗi hộ chọn 1 bà mẹ có con < 5 tuổi. Kết quả điều tra được 143 hộ gia đình có trẻ < 5 tuổi ở 2 xã.

Phương pháp chọn mẫu trẻ em < 5 tuổi để đánh giá SDD: Điều tra toàn bộ số trẻ < 5 tuổi đang được theo dõi cân nặng ở 2 xã điều tra. Tổng số trẻ được điều tra là 716 trẻ.

Các chỉ số nghiên cứu: Nhóm các chỉ số CSSKBM trước, trong sinh và KHHGĐ; nhóm chỉ số CSSK TE như nuôi con bằng sữa mẹ, TCMR, suy dinh dưỡng…

Phương pháp thu thập số liệu: Phỏng vấn trực tiếp các các bà mẹ có con <5 tuổi theo bộ câu hỏi đã thiết kế. Cân đo trẻ đánh giá tình trạng SDD theo qui định của BYT.

Phương pháp xử lý số liệu: Theo các phương pháp thống kê y học trên phần mền EPIINFO 6.04

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

Kết quả điều tra hộ gia đình

Bảng 1. Tình hình chăm sóc sức khoẻ cho bà mẹ và trẻ em

Chăm sóc sức khoẻ cho BM&TE

Kết quả

SL %

Số trẻ đẻ tại nhà 9 6.29 Số trẻ đẻ tại cơ sở y tế 134 93.71 Tổng 143 100.00 Số trẻ đẻ tại nhà được: Cán bộ y tế 3 33.33 Bà đỡ 6 66.67 Người khác đỡ 0 Số BM được khám thai 139 97.20 Số BM được tiêm phòng uốn ván 141 98.60 Số trẻ SS được bú sớm 120 83.92 Số trẻ ăn sam đúng 116 83.45 Cân nặng sơ sinh: <2500 g 9 6.29 ≥2500 g 134 93.71 Số trẻ cai sữa: < 12 tháng 6 6.32 Từ 12 - 18 tháng 55 57.89 > 18 tháng 34 35.79 Số trẻ được tiêm chủng đầy đủ 133 93.01 Số trẻ có sẹo lao 132 92.31

Bảng 1 cho thấy tình hình chăm sóc sức khoẻ cho bà mẹ và trẻ em của các hộ gia đình người Tày Lục Yên: Tỷ lệ trẻ đẻ tại nhà rất thấp (6,29%), trong số trẻ đẻ tại nhà tỷ lệ trẻ được các bà đỡ đỡ khá cao (67%). Tỷ lệ bà mẹ được khám thai khá cao (97,2%). Tỷ lệ bà mẹ Tày được tiêm phòng uốn ván cũng rất cao (98,6%). Tỷ lệ trẻ sơ sinh được bú sớm cao (83,9%), tỷ lệ trẻ ăn sam đúng cao (83,45%). Tỷ lệ trẻ cai sữa đúng chiếm 35,8%. Tỷ lệ trẻ được tiêm chủng đầy đủ cao (93,%) trong đó tỷ lệ trẻ có sẹo lao cũng rất cao (92,3%). Kết quả CSSK BM&TE của người Tày Lục Yên tốt hơn nhiều người Tày Bắc Sơn trong nghiên cứu của Đàm Khải Hoàn và CS [3] có lẽ một là do kết quả đổi mới chung của đất nước, hai là do vùng Lục Yên, dân trí cao hơn.

Bảng 2. Tình hình thực hiện chương trình DS-KHHGĐ

DS-KHHGĐ Kết quả

SL % Số phụ nữ áp dụng BPTT 275 67.57 Trong đó : Đặt vòng 206 74.91 Thuốc tránh thai 32 11.64 Bao cao su 10 3.64 Triệt sản nữ 2 0.73 Triệt sản nam 16 5.82 Biện pháp khác 9 3.27 Số phụ nữ không áp dụng các BPTT 132 32.43 Lý do không áp dụng: Không biết

Không chấp nhận 116 87.88 Số BM đang nuôi con 3 2.27 Không có điều kiện dùng 13 9.85 Tuổi hành kinh trung bình 15,37 ± 3,62

Tuổi lấy chồng trung bình 20.37 ± 2.931

Tuổi có con đầu 21.04 ± 4.104

Số phụ nữ đẻ sớm <22 tuổi 122 59.60 Số phụ nữ đẻ nhiều >2 con 82 20.15

Bảng 2 cho thấy tình hình thực hiện chương trình DS-KHHGĐ của người Tày huyện Lục Yên: Tỷ lệ phụ nữ Tày áp dụng BPTT khá cao (67,57%), trong đó đặt vòng vẫn là biện pháp được chọn hàng đầu (74,91%), tiếp theo

Hoàng Văn Liêm và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 255 – 259

257

là sử dụng thuốc tránh thai (11,64%). Lý do không áp dụng BPTT hàng đầu là không chấp nhận (87,88%). Tuổi hành kinh trung bình các cô gái Tày là 15,37; Tuổi lấy chồng trung bình là 20,37; Tỷ lệ phụ nữ Tày đẻ sớm <22

khá cao (59,6%) và tỷ lệ phụ nữ đẻ nhiều (>2 con) thấp (20,15%). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương với kết quả chung toàn quốc qua báo cáo của BYT [1], [4], [6].

Bảng 3. Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ <5 tuổi

Chỉ số Chung

SL %

SDD cân nặng / tuổi (nhẹ cân) 205 28,63 SDD chiều cao/tuổi (thấp còi) 315 43,99 SDD cân nặng và chiều cao/ tuổi 158 22,07 Trẻ thừa cân 54 7,54 Trẻ bình thường 300 41,9 Số tr ẻ điều tra 716 100,00

Bảng trên cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em người Tày Lục Yên khá cao: Tỷ lệ SDD thể thấp còi cao nhất (43,99%), tiếp theo là thể nhẹ cân (28,63%).

Kết quả này cao hơn tỷ lệ chung toàn quốc [1], và tương tự như người Tày Lạng Sơn trong nghiên cứu của Hoàng Khải Lập và CS [4].

Bảng 4. Mối liên quan giữa một số yếu tố với tình trạng SDD thể nhẹ cân của trẻ <5 tuổi

ở trẻ em dân tộc Tày

KQ Yếu tố

SDD Không SDD X2, p

SL % SL % Kinh t ế

Hộ nghèo 52 32,50 108 67,50 > 0,05

Hộ không nghèo 153 27,52 403 72,48 Số con trong gia đình

>2 con 22 44,90 27 55,10 < 0,05

≤ 2 con 183 27,44 484 72,56 Bú sữa mẹ

Bú sớm 197 28,84 486 71,16 > 0,05

Bú muộn 3 21,43 11 78,57 Cai sữa

Cai sữa sớm 119 37,54 198 62,46 < 0,05

Cai sữa đúng 62 29,52 148 70,48 Ăn sam

Ăn sam không đúng 47 34,31 90 65,69 > 0,05

Đúng 142 27,79 369 72,21 Tiêu chảy

Trẻ bị Tiêu chảy 64 32,65 132 67,35 > 0,05

Không 141 27,12 379 72,88 NKHHCT

Trẻ bị NKHH 114 31,84 244 68,16 > 0,05

Không 91 25,42 267 74,58 TCMR Trẻ không tiêm hoặc TC không đầy đủ, không đúng lịch 3 42,86 4 57,14

< 0,05

Tiêm đúng lịch, đầy đủ 202 28,49 507 71,51 Tổng số điều tra 205 28,63 511 71,37

Hoàng Văn Liêm và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 255 – 259

258

Nhận xét: Có mối liên quan giữa các yếu tố Số con trong gia đình với tình trạng SDD thể nhẹ cân của trẻ <5 tuổi ở trẻ em dân tộc Tày: Gia đình đông con thì tỷ lệ trẻ SDD cao hơn và ngược lại. Có mối liên quan giữa việc cai sữa sớm với tình trạng SDD thể nhẹ cân của trẻ <5 tuổi ở trẻ em dân tộc Tày: Trẻ cai sữa sớm thì tỷ lệ trẻ SDD cao hơn và ngược lại. Kết quả có mối liên quan giữa việc thực hiện TCMR với tình trạng SDD thể nhẹ cân của trẻ <5 tuổi ở trẻ em dân tộc Tày: Trẻ không được TCMR đầy đủ, đúng lịch thì tỷ lệ trẻ SDD cao hơn và ngược lại. Kết quả này của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Đàm Khải Hoàn, Hoàng Khải Lập về người Tày ở MNPB [2], [5].

KẾT LUẬN

Thực trạng CSSK cho người Tày Lục Yên như sau: Tỷ lệ trẻ người Tày được đẻ tại nhà thấp (6,29%), trong số trẻ đẻ tại nhà chủ yếu do các bà đỡ đỡ. Tỷ lệ bà mẹ được khám thai, tiêm phòng uốn ván cao (97,2% & 98,6%). Tỷ lệ trẻ sơ sinh được bú sớm cao (83,9%), tỷ lệ trẻ ăn sam đúng là 83,45%. Tỷ lệ trẻ cai sữa đúng còn thấp (35,8%). 93,% số trẻ được tiêm chủng đầy đủ, trong đó 92,3% trẻ có sẹo lao. 67,57% phụ nữ Tày áp dụng BPTT, trong đó đặt vòng được chọn hàng đầu (74,91%), tiếp là thuốc tránh thai (11,64%). Lý do không áp dụng BPTT hàng đầu là không chấp nhận (87,88%). Tỷ lệ bà mẹ Tày đẻ sớm <22 khá cao (59,6%) và 20,15% còn đẻ nhiều (>2 con). 43,99% trẻ em < 5 tuổi người Tày SDD

thể thấp còi, tiếp theo là thể nhẹ cân (28,63%).

Tỷ lệ SDD của trẻ em người Tày có ảnh hưởng bởi yếu tố số con trong gia đình, việc cai sữa sớm và kết quả TCMR.

KHUYẾN NGHỊ

Cán bộ y tế tăng cường truyền thông và tổ chức tốt hơn các chương trình CSSK bà mẹ và trẻ em nhất là chương trình phòng chống suy dinh dưỡng.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. Bộ Y tế (2005), Chăm sóc sức khỏe ban đầu ở Việt Nam Trong tình hình mới, Nhà xuất bản Y học, 178 trang. [2]. Đàm Khải Hoàn (1998), Nghiên cứu xây dựng mô hình cộng đồng tham gia vào các hoạt động chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân một số vùng núi phía Bắc, Luận án Tiến sỹ Y học, Học viện Quân y, tr.59 - 75. [3]. Đàm Khải Hoàn, Nguyễn Thành Trung (2001). Thực trạng chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở miền núi phía Bắc. Kỷ yếu hội thảo Nâng cao năng lực chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào các dân tộc những vùng khó khăn ở khu vực miền núi phía Bắc. Thái Nguyên 12/2001. Trang 205-212; [4]. Hoàng Khải Lập và CS (1999), Đánh giá thực trạng môi trường, tình hình bệnh tật đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc Việt Nam, Đề tài cấp nhà nước thực hiện: 1994-1996. [5]. Sở y tế Yên Bái (2011), Báo cáo công tác y tế năm 2010, Yên Bái. [6]. UNFPA (2008), Sinh đẻ của cộng đồng Dân tộc Thiểu số: Nghiên cứu định tính tại Bình Định Nxb. Y học, Hà Nội.

SUMMARY THE STATUS OF HEALTH CARE FOR MOTHERS AND CHILDREN OF TAY’S PEOPLE IN LUC YEN, YEN BAI PROVINCE

Hoang Van Liem*1, Dao Ngoc Lan1, Dam Khai Hoan2 1Yen Bai Health department, 2College of medicine and pharmacy - TNU

By cross sectional method 400 households and 716 children <5 years old Tay’s people in Luc Yen, Yen Bai province about the primary health care for mothers and children, the results are following: The status of primary health care: rate of home birth is low (6.29%), in which, mainly supported by the midwives. The rate of mothers going for an antenatal and having tetanus vaccination are high (97.2% & 98.6%). Rate of breastfed infants is quite high (83.9%), the percentage of children eating more properly is 83.45%. Percentage of children weaned correctly is low (35.8%). 93% of

*

Hoàng Văn Liêm và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 255 – 259

259

children were fully immunized, including 92.3% of children with tuberculosis scars. 67.57% of applying female contraceptive methods, the first choice is putting in a coil (74.91%), followed bycontraceptives drug (11.64%). The reason does not apply contraceptive methods is not acceptable (87.88%). The rate of Tay mothers <22 is quite high (59.6%) and 20.15% having more than 2 babies. 43.99% of Tay children <5 years old get stunted malnutrion, followed by light weight (28.63%). Rate of malnutrion children affected by number of children in family, and the results expanded vaccination. The researchers suggested that health staffs should improve communication action and organized better health care programs for mothers and children, especial is prevention malnutrition programs. Keywords: Health care for mothers and children, and malnutrition.

Hoàng Văn Liêm và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 255 – 259

260

Đàm Khải Hoàn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 261 – 266

261

HUY ĐỘNG CỘNG ĐỒNG TRUYỀN THÔNG CẢI THI ỆN HÀNH VI PHÒNG BỆNH CÚM A (H1N1) CHO NGƯỜI DÂN Ở XÃ HÒA BÌNH HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN

Đàm Khải Hoàn1, Phạm Quang Thái2,Vũ Thị Thanh Hoa1 và CS

1Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên 2 Sở Y tế Tuyên Quang

TÓM TẮT Các tác giả nghiên cứu huy động cộng đồng truyền thông để cải thiện hành vi phòng chống bệnh cúm A (H1N1) cho người dân ở xã Hòa Bình: Sau một năm truyền thông có sự thay đổi thực hành phòng cúm A H1N1 của người dân xã Hòa Bình tăng rõ rệt như: Tỷ lệ người dân tiêm vắc xin phòng cho gia súc tăng lên được 30%; Tỷ lệ người dân không tiếp xúc, ăn thịt gia súc chết hay bị bệnh tăng được 22,5%; Tỷ lệ người dân thực hiện triệt để yêu cầu của cán bộ thú y cũng như y tế về phòng chống bệnh tăng được 20,0%. Sau can thiệp, thay đổi thực hành phòng cúm A H1N1 của người dân xã Hòa Bình tăng lên rõ rệt so với xã Khe Mo như: Tỷ lệ người dân tiêm vắc xin phòng cho gia súc ở Hòa Bình tăng lên hơn Khe Mo được 43,5%; Tỷ lệ người dân không tiếp xúc, ăn thịt gia súc chết hay bị bệnh tăng được 17,0%; Tỷ lệ người dân thực hiện triệt để yêu cầu của cán bộ thú y cũng như y tế về phòng chống bệnh tăng được 16,5%. Các tác giả khuyến nghị: Nhân rộng mô hình để phòng chống các bệnh dịch nói chung và phòng chống bệnh cúm A nói riêng cho người dân ở vùng nông thôn miền núi. Mô hình là một giải pháp cần được lãnh đạo chính quyền, ngành y tế các cấp nghiên cứu và vận dụng. Từ khóa:

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Bệnh cúm A (H1N1) đã và đang là một vấn đề sức khỏe cộng đồng. Theo thống kê của Bộ Y tế tính đến ngày 29/9/2009, đã có 8.853 trường hợp dương tính với cúm A H1N1, 15 trường hợp tử vong. Số bệnh nhân đã khỏi ra viện là 7.188, các trường hợp còn lại được cách ly, điều trị tại các bệnh viện, cơ sở điều trị, giám sát cộng đồng trong tình trạng sức khỏe ổn định Tại Thái Nguyên, tính đến ngày 20.08.2009 đã có 11 bệnh nhân dương tính với cúm A H1N1. Đồng Hỷ là một huyện phía bắc tỉnh Thái Nguyên, nơi có nhiều người dân tộc thiểu số sinh sống với điều kiện kinh tế khó khăn, chăn nuôi gia súc nhỏ lẻ, nuôi thả rông...năm 2008 đã xảy ra dịch cúm A (H5N1) ở gia cầm. Trong khi đó hành vi phòng chống bệnh cúm của người dân vẫn còn chưa tốt. Lý do hàng đầu là khâu truyền thông dự phòng bệnh còn chưa tốt. Huy động cộng đồng để truyền thông giáo dục sức khỏe (TT-GDSK) là một giải pháp hiệu quả. Vậy giải pháp huy động cộng đồng ở huyện Đồng Hỷ để TT-GDSK phòng chống bệnh cúm A

*

liệu có hiệu quả không? Chính vì thế chúng tôi tiến hành nghiên nhằm các mục tiêu sau:

1. Xây dựng mô hình huy động cộng đồng truyền thông cải thiện hành vi phòng bệnh cúm A (H1N1) cho người dân ở xã Hòa Bình huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.

2. Đánh giá hiệu quả của mô hình trong cải thiện hành vi phòng bệnh cúm A (H1N1) cho người dân ở xã Hòa Bình sau 1 năm can thiệp.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng: Chủ hộ trong các hộ gia đình; Lãnh đạo Đảng, chính quyền và các đoàn thể và cán bộ y tế ở xã, thôn xóm Địa điểm: Hòa Bình và Khe Mo là 2 xã miền núi của huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.

Thời gian: Từ tháng 12 năm 2009 đến tháng 12 năm 2010.

Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu: Sử dụng 2 phương pháp đó là mô tả, điều tra cắt ngang kết hợp định lượng với định tính và phương pháp can thiệp.

Thiết kế nghiên cứu can thiệp là can thiệp trước sau có đối chứng theo sơ đồ sau:

Đàm Khải Hoàn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 261 – 266

262

Phương pháp chọn mẫu. Cỡ mẫu cắt ngang tính theo công thức 1 tỷ lệ được 400 người, mỗi xã chọn ngẫu nhiên 200 hộ, mỗi hộ gia đình chọn 1 người lớn. Cỡ mẫu can thiệp tính theo công thức can thiệp được 200, chọn đối chứng cũng 200 người.

Cỡ mẫu định tính: Có 2 cuộc TLN trọng tâm với đại diện cộng đồng (15 người); với đại diện người dân (15 người). TLN sẽ được tiến hành 2 lần 1 trước, 1 sau can thiệp.

Nội dung can thiệp Tiến hành xây dựng mô hình can thiệp huy động cộng đồng tham gia TT-GDSK cho người dân phòng chống cúm A.

- Xây dựng Ban chỉ đạo thực hiện mô hình ở xã Hòa Bình (xã can thiệp).

- Tập huấn cho các thành viên tham gia mô hình các vấn đề cơ bản về TT-GDSK phòng cúm và phương pháp hoạt động trong mô hình (Thời gian tập huấn là 1 tuần). Nội dung tập huấn đi sâu vào các nội dung sau:

- Vai trò các thành viên trong mô hình:

+ Nhân viên y tế bản, CTV dân số, dinh dưỡng là người thực hiện chính.

+ Giáo viên, học sinh, thanh niên là các thành viên tham gia hỗ trợ

+ Các tổ chức chính quyền, ban ngành, đoàn thể tham gia hỗ trợ

+ Trưởng bản là người tạo điều kiện cho các thành viên làm việc.

+ Trạm trưởng trạm y tế xã có trách nhiệm giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của các thành viên.

+ Chủ tịch xã là Trưởng Ban chỉ đạo điều hành chung.

- Ban chỉ đạo mỗi tháng họp với các thành viên 1 lần để:

+ Xem xét tiến độ thực hiện mô hình.

+ Bổ sung, cập nhật một số vấn đề về kiến thức cho các thành viên;

Hoạt động của nhóm nghiên cứu: cứ 2 tháng tiến hành giám sát 1 lần để xem xét tiến độ thực hiện và bổ sung những vấn đề chỉ đạo hỗ trợ thêm.

- Các hoạt động can thiệp diễn ra liên tục trong 1 năm.

Chỉ số nghiên cứu

- Nhóm các chỉ số kiến thức, thái độ và thực hành (KAP) về phòng Cúm A

- Nhóm chỉ số về kinh tế văn hoá xã hội của các hộ gia đình điều tra

- Nhóm chỉ số về tình hình vệ sinh môi trường của các hộ gia đình

- Nhóm chỉ số đánh giá kết quả hoạt động truyền thông có sự tham gia của cộng đồng như: Số buổi truyền thông; Số người tham dự; Số truyền thông viên được tập huấn; Kết quả thay đổi KAP của người dân trong phòng cúm A sau can thiệp. KAP được tính điểm, sau đó phân mức độ tốt, chưa tốt.

Phương pháp điều tra: Điều tra viên tiến hành phỏng vấn trực tiếp với đối tượng điều tra tại các hộ gia đình kết hợp với quan sát. Ngoài ra còn tiến hành TLN trọng tâm với các đối tượng liên quan để thu thông tin.

Cán bộ điều tra: Nghiên cứu viên, cán bộ bộ môn Y học cộng đồng và Sinh viên Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Đàm Khải Hoàn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 261 – 266

263

Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu được xử lý theo các thuật toán thống kê trên phần mềm Stata 10.0.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

Chúng tôi đã xây dựng mô hình hoạt động theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 1. Mô hình truyền thông phòng chống cúm AH1N1tại xã Hoà Bình

Bảng 1. Thay đổi Kiến thức phòng cúm A H1N1 của người dân sau 1 năm can thiệp ở xã Hòa Bình

Thời điểm Mức độ

Trước can thiệp Sau can thiệp Chênh lệch(%) χχχχ2, p n % n %

Kiến thức chưa tốt 27 13,5 5 2,5 -11,0 χ2=16,4, p<0,05

Kiến thức tốt 173 86,5 195 97,5 11,0

Tổng 200 100 200 100 0

Sau can thiệp kiến thức tốt về phòng cúm A H1N1 của người dân ở xã Hòa Bình đã tăng lên rõ rệt (tăng 11%) với p<0,05.

Bảng 2. Thay đổi Kiến thức về phòng cúm A của người dân ở 2 xã sau 1 năm thực hiện

Thời điểm Mức độ

Xã Khe Mo Xã Hòa Bình Chênh lệch(%) χχχχ2, p n % n %

Kiến thức chưa tốt 34 17,0 5 2,5 -14,5 χ2=23,9, p<0,05

Kiến thức tốt 166 83,0 195 97,5 14,5

Tổng 200 100 200 100 0

Nhận xét: Sau 1 năm can thiệp. kiến thức tốt về phòng cúm A H1N1 của người dân ở xã Hòa Bình đã tăng lên 14,5%, tăng hơn xã Khe Mo rõ rệt với p<0,05.

Bảng 3. Thay đổi thái độ phòng cúm A của người dân sau 1 năm can thiệp ở xã Hòa Bình

Thời điểm Mức độ

Trước can thiệp Sau can thiệp Chênh lệch(%) χχχχ2, p n % n %

Thái độ chưa tốt 47 23,5 4 2,0 -21,5 χ2=41,6, p<0,05

Thái độ tốt 153 76,5 196 98,0 21,5 Tổng 200 100 200 100 0

Nhận xét: Sau can thiệp thái độ tốt về phòng cúm A H1N1 của người dân ở xã Hòa Bình đã tăng lên rõ rệt (tăng 21,5%) với p<0,05.

Đàm Khải Hoàn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 261 – 266

264

Bảng 4. Thay đổi thái độ về phòng cúm A H1N1 của người dân ở 2 xã giai đoạn sau thực hiện

Thời điểm Mức độ

Xã Khe Mo Xã Hòa Bình Chênh lệch(%) χχχχ2, p n % n %

Thái độ chưa tốt 48 24,0 4 2,0 -22,0 χ2=42,8, p<0,05

Thái độ tốt 152 76,0 196 98,0 22,0

Tổng 200 100 200 100 0

Nhận xét: Sau can thiệp thái độ tốt về phòng cúm A H1N1 của người dân ở xã Hòa Bình đã tăng lên rõ rệt, tăng cao hơn xã Khe Mo 22%, với p<0,05.

Bảng 5. Thay đổi thực hành phòng cúm A H1N1 của người dân xã Hòa Bình sau can thiệp

Thời điểm Phòng cúm

Trước can thiệp Sau can thiệp Chênh lệch (%) p n % n %

Không tiếp xúc, ăn thịt gia súc chết hay bị bệnh

150 75,0 195 97,5 22,5 p<0,05

Tiêm vắc xin phòng cho gia súc 118 59,0 178 89,0 30,0 p<0,05

Tích cực tẩy uế chuồng trại 179 89,5 195 97,5 8,0 p<0,05

Đeo khẩu trang và các phương tiện bảo hộ khi tiếp xúc với lợn trong vụ dịch

175 87,5 194 97,0 9,5 p<0,05

Vệ sinh nguồn nước sạch sẽ 177 88,5 193 96,5 7,5 p<0,05 Thực hiện triệt để yêu cầu của cán bộ thú y cũng như y tế về phòng chống bệnh

152 76,0 192 96,0 20,0 p<0,05

Nhận xét: Sau can thiệp, thay đổi thực hành phòng cúm A H1N1 của người dân xã Hòa Bình tăng rõ rệt như: Tỷ lệ người dân tiêm vắc xin phòng cho gia súc tăng lên được 30%; Tỷ lệ người dân không tiếp xúc, ăn thịt gia súc chết hay bị bệnh tăng được 22,5%; Tỷ lệ người dân thực hiện triệt để yêu cầu của cán bộ thú y cũng như y tế về phòng chống bệnh tăng được 20,0%...với p < 0,05.

Bảng 6. Thay đổi thực hành phòng cúm A H1N1 của người dân hai xã giai đoạn sau can thiệp

Thời điểm Phòng cúm

Xã Khe Mo Xã Hòa Bình Chênh lệch (%) p

n % n %

Không tiếp xúc, ăn gia cầm, gia súc chết hay bị bệnh

161 80,5 195 97,5 17,0 p<0,05

Tiêm vắc xin phòng cúm A cho GS 91 45,5 178 89,0 43,5 p<0,05

Tích cực tẩy uế chuồng trại 178 89,0 195 97,5 8,0 p<0,05

Đeo khẩu trang và các phương tiện bảo hộ khi tiếp xúc với lợn trong vụ dịch

175 87,5 194 97,0 9,5 p<0,05

Vệ sinh nguồn nước sạch sẽ 164 82,0 193 96,5 14,5 p<0,05

Thực hiện triệt để yêu cầu của cán bộ thú y cũng như y tế về phòng chống bệnh

159 79,5 192 96,0 16,5 p<0,05

Nhận xét: Giai đoạn sau can thiệp, thay đổi thực hành phòng cúm A H1N1 của người dân xã Hòa Bình tăng lên rõ rệt so với xã Khe Mo như: Tỷ lệ người dân tiêm vắc xin phòng cho gia súc ở Hòa Bình tăng lên hơn Khe Mo

được 43,5%; Tỷ lệ người dân không tiếp xúc, ăn thịt gia súc chết hay bị bệnh tăng được 17,0%; Tỷ lệ người dân thực hiện triệt để yêu cầu của cán bộ thú y cũng như y tế về phòng chống bệnh tăng được 16,5%...với p < 0,05.

Đàm Khải Hoàn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 261 – 266

265

KẾT LUẬN

Hiệu quả huy động cộng đồng truyền thông cải thiện hành vi phòng chống bệnh cúm A (H1N1) cho người dân ở xã Hòa Bình: Sau một năm truyền thông có sự thay đổi về kiến thức, thái độ, thực hành như sau:

Sau can thiệp, thay đổi thực hành phòng cúm A H1N1 của người dân xã Hòa Bình tăng rõ rệt như: Tỷ lệ người dân tiêm vắc xin phòng cho gia súc tăng lên được 30%; Tỷ lệ người dân không tiếp xúc, ăn thịt gia súc chết hay bị bệnh tăng được 22,5%; Tỷ lệ người dân thực hiện triệt để yêu cầu của cán bộ thú y cũng như y tế về phòng chống bệnh tăng được 20,0%. Sau can thiệp, thay đổi thực hành phòng cúm A H1N1 của người dân xã Hòa Bình tăng lên rõ rệt so với xã Khe Mo như: Tỷ lệ người dân tiêm vắc xin phòng cho gia súc ở Hòa Bình tăng lên hơn Khe Mo được 43,5%; Tỷ lệ người dân không tiếp xúc, ăn thịt gia súc chết hay bị bệnh tăng được 17,0%; Tỷ lệ người dân thực hiện triệt để yêu cầu của cán bộ thú y cũng như y tế về phòng chống bệnh tăng được 16,5%.

KIẾN NGHỊ

1. Mô hình huy động cộng đồng truyền thông nhằm cải thiện hành vi phòng chống bệnh cúm A cho người dân xã Hòa Bình, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên là mô hình tốt, dễ thực hiện. Để thực hiện công tác phòng chống các bệnh dịch nói chung và phòng chống bệnh cúm A nói riêng cho người dân ở

vùng nông thôn miền núi, mô hình là một giải pháp cần được lãnh đạo chính quyền, ngành y tế các cấp nghiên cứu và vận dụng.

2. Mô hình cần được nghiên cứu quy mô lớn hơn và thời gian dài hơn để đánh giá hiệu quả của nó về các mặt hành vi, sức khoẻ, quản lý cũng như hiệu quả chi phí của mô hình.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO [1]. Lê Thị Thanh Hà, Trần Hữu Bích, Nguyễn Thị Hường và cộng sự (2008), “Ki ến thức, thái độ, thực hành của người chăn nuôi gia súc gia cầm tại huyện Chí Linh và Nam Sách, tỉnh Hải Dương”, Tạp chí Y học thực hành, 5(571+572), tr 91–92. Hà Nội. [2]. Vũ Thị Minh Hạnh và cộng sự (2008), Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành của người dân thuộc một số vùng dân tộc thiểu số đối với cúm A/H5N1, Bộ Y tế, Hà Nội. [3]. Vũ Thị Minh Hạnh và cộng sự (2008), Nghiên cứu tìm hiểu nhận thức và biện pháp ứng phó của nhân viên y tế đối với dịch cúm A H1N1, Bộ Y tế. [4]. Đàm Khải Hoàn (2010). Huy động cộng đồng truyền thông giáo dục sức khỏe ở miền núi, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. [5]. Trịnh Quân Huấn (2009), Phân tích một số yếu tố dịch tễ 19 trường hợp cúm A H1N1, Tạp chí Y học thực hành, 06(665), tr 13. [6]. Nguyễn Xuân Vũ, Dương Hữu Lộc, Lê Minh, Vũ Hoàng Lân, Nghiên cứu năng lực cộng đồng trong phòng chống dịch cúm gia cầm tại huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học, Tập IX-1998, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.27

Đàm Khải Hoàn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 261 – 266

266

SUMMARY COMMUNITY MOBILIZATION TO IMPROVE BEHAVIOUR TO PREV ENT FLU A ( H1N1) FOR PEOPLE IN HOA BINH COMMUNE, DONG HY DISTRICT, THAI NGUYEN PROVINCE

Dam Khai Hoan*, Pham Quang Thai2, Vu Thi Thanh Hoa1 et al

1 College of medicine and pharmacy - TNU 2Tuyen Quang Health department

The authors have carried out communication mobilization community model to improve acts against influenza A (H1N1) to people in Hoa Binh commune. The effectiveness of the model shown in the behavioral change of people to prevent flu A H1N1: Percentage of people vaccinated for cattles increased by 30%; Percentage of people not exposed, eating meat of dead or sick animals increased 22.5% Percentage of people thoroughly implementing the requirements of vets as well as of health staff on prevention increased 20.0%. After intervention, changing in practice of preventing H1N1 flu A of Hoa Binh residents increased significantly as compared with Mo Khe commune: Percentage of people vaccinated for cattles in Hoa Binh higher than Khe Mo was 43 , 5%. Rate of people not exposed, eating dead or sick animals increased 17.0%. Percentage of people thoroughly implementing the requirements of vets as well as of health staff on prevention increased 16.5%. The authors propose to deploy widely this model to other comunes, districts of Thai Nguyen and northern mountainous areas. Key words:

*

Nguyễn Quang Mạnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 267 – 272

267

HÀNH VI D Ự PHÒNG NHIỄM HÓA CH ẤT BẢO VỆ THỰC VẬT Ở NGƯỜI CANH TÁC CHÈ XÃ LA B ẰNG, ĐẠI TỪ, THÁI NGUYÊN

Nguyễn Quang Mạnh, Trần Thế Hoàng

Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên TÓM TẮT

Mục tiêu: Đánh giá kiến thức, thái độ và hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật (HCBVTV); các yếu tố liên quan đến hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV của người canh tác chè. Thiết kế: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 400 người canh tác chè về hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV tại xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Kết quả: Tỷ lệ người canh tác chè có kiến thức mức độ tốt, khá, trung bình là 9,8%; 24,8% và 65,5%. Thái độ tốt, khá, trung bình là 19,0%; 72,2% và 8,8%. Thực hiện hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV tốt, khá, trung bình là 27,0%; 32,8% và 40,2%. Rửa bình thuốc sau phun tại sông/suối/ao/hồ 55,0%; vứt bao bì, dụng cụ đựng HCBVTV bừa bãi 32,3%; thu hoạch chè sau phun không đảm bảo thời gian 63,8%; không được nghe truyền thông giáo dục sức khỏe 65,2%; số người dân mong muốn nghe truyền thông 97,2%. Có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV với: đặc điểm dân tộc; trình độ học vấn; kiến thức; thái độ và truyền thông dự phòng nhiễm HCBVTV. Khuyến nghị:Cần tăng cường tần suất truyền thông giáo dục sức khỏe cho người canh tác chè; cộng đồng cần quy hoạch và xây dựng một nơi xử lý vỏ bao bì đựng HCBVTV tập trung. Từ khóa: Kiến thức, thái độ, hành vi dự phòng, canh tác chè

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Sử dụng HCBVTV đối với cây chè có tác dụng phòng ngừa sâu bệnh, giúp tăng năng suất, sản lượng nhưng khi lạm dụng hoặc sử dụng không đúng cách sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người canh tác chè và ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người tiêu dùng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người canh tác chè khi sử dụng HCBVTV thường có các dấu hiệu nhiễm độc như hoa mắt, chóng mặt và đau đầu (78,4%; 77,9% và 73,1%); người canh tác chè còn bị mắc một số bệnh như bệnh mũi họng (86,9%); bệnh về mắt (84,8%); cơ xương khớp (63,7%); tâm thần kinh (51,1%) và da liễu (40,1%) [0].

Có nhiều nguyên nhân gây nhiễm HCBVTV, tuy nhiên nguyên nhân chính gây nhiễm HCBVTV là do người canh tác không mang trang bị phòng hộ (89,5%); thuốc dính vào da khi pha chế (75,5%); do bình phun bị rò rỉ (35,0%); phun không đúng kỹ thuật (54,7%); phun với liều lượng cao hơn mức khuyến cáo[0].

Xã La Bằng là một xã miền núi thuộc huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên với tổng số dân *

3767 người trong đó có 40% là người dân tộc thiểu số. Tổng diện tích của xã là 12,2 km2

với diện tích trồng chè toàn xã là 328ha, phát triển cây chè là thế mạnh kinh tế của xã.

Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá kiến thức, thái độ, hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV và mô tả một số yếu tố liên quan đến hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV ở người canh tác chè xã La Bằng.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu: người canh tác chè có tham gia một hoặc nhiều hoạt động canh tác chè; thời gian canh tác chè từ 1 năm trở lên và là chủ hộ gia đình.

Địa điểm nghiên cứu: xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 02 năm 2011 đến tháng 11 năm 2011 Phương pháp nghiên cứu: phương pháp nghiên cứu mô tả; thiết kế cắt ngang, kết hợp định tính với định lượng.

Cỡ mẫu nghiên cứu: theo công thức:

2

22/1

..

e

qpZn α−=

Nguyễn Quang Mạnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 267 – 272

268

n: cỡ mẫu nghiên cứu, chọn p = 0,54; theo nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Khanh [0] tỷ lệ người sử dụng găng tay trong quá trình canh tác chè là 54,0%. Thay vào công thức tính được cỡ mẫu tối thiểu sẽ là 382, lấy thêm 5% chống sai số, làm tròn 400.

Cách chọn mẫu nghiên cứu: xã nghiên cứu: chọn chủ đích xã La Bằng; chọn đối tượng nghiên cứu: sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn.

Các chỉ số nghiên cứu: (i) Các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu: tuổi; giới; dân tộc; trình độ học vấn và số năm canh tác chè. (ii) Mức độ kiến thức, thái độ; hành vi của người canh tác chè: tốt; khá và trung bình. (iii) Mối liên quan giữa hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV và các biến: giới; dân tộc; trình độ học vấn; số năm canh tác chè; kiến thức; thái độ và truyền thông giáo dục sức khỏe.

Phân tích và xử lý số liệu: Các câu hỏi đo lường kiến thức, thái độ và hành vi được cho điểm và được phân loại ở 3 mức độ theo phân loại của Bloom [0] như sau: < 60% Trung bình; 60 – 79% Khá; ≥ 80% Tốt. Sau khi thu thập, số liệu được làm sạch ngay tại cộng đồng và các biến số nghiên được tiến hành kiểm định phân phối chuẩn. Số liệu được nhập bằng phần mềm quản lý số liệu Epidata 3.1 và xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0 theo các thuật toán thống kê.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Nhóm tuổi của đối tượng tham gia nghiên cứu từ 30 – 39 và 40 – 49 chiếm tỷ lệ 26,8% và 26,0%. Tỷ lệ nam và nữ của đối tượng nghiên tương đương nhau (49,8% và 50,2%). Tỷ lệ người canh tác chè dân tộc Kinh (52,8%) cao hơn tỷ lệ người canh tác chè dân tộc thiểu số (47,2%). Phần lớn đối tượng tham gia nghiên cứu có trình độ tiểu học là 50,2%; số không biết đọc biết viết chiếm 7,3%; mù chữ chiếm 1,0% và trung học phổ thông trở lên chiếm 12,0%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi không giống với kết quả nghiên cứu của K’ Vởi, Đỗ Văn Dũng [0] khi tỷ lệ người có học vấn dưới trung học cơ sở chỉ có 11%, trung học cơ sở là 43% và trung học phổ thông trở lên là 46%.

Bảng 1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (n = 400)

Biến số n %

Tuổi (năm)

< 20 9 2,2

20 – 29 63 15,8

30 – 39 107 26,8

40 – 49 104 26,0

50 – 59 87 21,7

≥ 60 30 7,5 Giới Nam Nữ

199 201

49,8 50,2

Dân tộc

Kinh 211 52,8

Nùng 151 37,8

Khác 38 9,4 Trình độ học vấn

Mù chữ Biết đọc biết viết

Tiểu học Trung học cơ sở

Trung học phổ thông trở lên

4 29 201 118 48

1,0 7,3 50,2 29,5 12,0

Bảng 2. Thời gian canh tác và thu hoạch chè sau phun hóa chất bảo vệ thực vật (n = 400)

Thời gian n %

Thời gian canh tác < 5 năm 21 5,2

5 – 10 năm 112 28,0

> 10 năm 267 66,8

Thu hoạch sau phun < 2 tuần 255 63,8

≥ 2 tuần 145 36,2

Phần lớn đối tượng nghiên cứu có thời gian canh tác chè hơn 10 năm (66,8%); kết quả này tương đương với kết quả nghiên cứu của tác giả Larkin L. Strong khi có 62,5% người dân có thời gian tiếp xúc với HCBVTV trên 10 năm [0]. Phần lớn người canh tác chè thu hoạch chè khi chưa đảm bảo thời gian sau phun (63,8%), đây là một yếu tố không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe người canh tác chè mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng.

Nguyễn Quang Mạnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 267 – 272

269

Bảng 3. Kiến thức của người canh tác chè (n = 400)

Ki ến thức Mức độ

Tốt n (%)

Khá n (%)

Trung bình n (%)

Ảnh hưởng HCBVTV 48 (9,4) 75 (18,8) 287 (71,8) Đường lây nhiễm 48 (12,0) 127 (31,8) 225 (56,2) Biện pháp dự phòng 65 (16,2) 153 (38,2) 182 (45,6) Chung 39 (9,8) 99 (24,8) 262 (65,5)

Bảng 4. Thái độ của người canh tác chè (n = 400)

Nhận thức Mức độ

Tốt n (%)

Khá n (%)

Trung bình n (%)

Yếu tố nguy cơ 258 (64,6) 110 (27,4) 32 (8,0) Hậu quả 159 (39,8) 214 (53,5) 27 (6,7) Lợi ích 118 (29,4) 258 (64,6) 24 (6,0) Yếu tố rào cản 55 (13,8) 110 (27,4) 235 (58,8) Chung 76 (19,0) 289 (72,2) 35 (8,8)

Tỷ lệ người canh tác chè có kiến thức chung mức độ tốt chiếm 9,8%; trung bình chiếm 65,5%; cá biệt có những trường hợp có hiểu biết sai về HCBVTV. Qua thảo luận nhóm, ông Nông Văn P cho biết: “Riêng cái cây chè này, phải có nhiều thuốc thì mới tốt được, nếu không phun liên tục sâu ăn là không bán được ngay, có người còn bảo là nếu không có HCBVTV thì lá chè không xanh được mà sau này nước chè cũng không ngon”. Kiến thức về dự phòng nhiễm HCBVTV thấp dẫn đến những sai lầm về thái độ và việc thực hiện các hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV của người canh tác chè.

Người canh tác chè có nhận thức tốt về các yếu tố nguy cơ gây nhiễm HCBVTV chiếm 64,6%; nhận thức tốt về hậu quả (39,8%); về lợi ích (29,4%); các yếu tố cản trở (13,8%). Đây chính là yếu tố gây khó khăn trong việc thay đổi hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV ở người canh tác chè. Theo tác giả Larkin L. Strong [0] cũng cho thấy tỷ lệ người có nhận thức tốt về lợi ích chiếm 96,9% nhưng số người có nhận thức tốt về rào cản chỉ chiếm 37,2%. Trong thảo luận nhóm, Bà Nguyễn Thị L nói: “Nói chung là bà con đủ tiền mua quần áo bảo hộ lao động, nhưng mà bà con không mặc vì vướng, nóng và khó chịu chứ không phải hiếm hay không có tiền mua”

Bảng 5. Hành vi phun hóa chất bảo vệ thực vật và xử lý dụng cụ sau phun

Biến số n % Phun thuốc sâu (n = 400)

Có 371 92,8 Không 29 7,2

Nơi rửa bình phun HCBVTV (n = 371)

Vườn chè 154 41,5 Suối, ao hồ, rãnh nước 204 55,0 Không rửa 13 3,5

Xử lý bao bì đựng HCBVTV (n = 400)

Đốt 135 33,8 Chôn 50 12,5 Hủy theo hướng dẫn 86 21,5 Vứt bừa bãi 129 32,2

Hầu hết người canh tác chè tham gia hoạt động phun HCBVTV (92,8%). Người canh tác chè rửa bình thuốc sau phun tại sông, suối, ao, hồ chiếm 55,0%; vứt bao bì, dụng cụ đựng HCBVTV sau phun bừa bãi 32,3% . Trong thảo luận nhóm với người dân, bà người dân cho biết: “ Đem ra suối hoặc ra mương rửa luôn, như thế vừa tiện vừa đỡ mất thời gian, xúc nước vài cái là sạch ngay thôi mà”; “ Ở đây bà con cứ vứt ra rãnh, mương, suối, bãi chè hay nơi nào tiện thì vứt. Cái nào đẹp thì giữ lại tận dụng làm dụng cụ chứa nước hoặc đựng cái gì đó”. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Tuấn Khanh khi có 21,8% người canh tác chè vứt chai lọ lung tung hoặc dùng lại [0].

Nguyễn Quang Mạnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 267 – 272

270

Bảng 6. Hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV ở người canh tác chè

Hành vi Không bao giờ

(n, %) Hiếm khi

(n, %) Không thường xuyên (n, %)

Thường xuyên (n, %)

Đeo kính mắt 146 (36,5) 127 (31,8) 86 (21,5) 41 (10,2)

Sử dụng khẩu trang 18 (4,5) 26 (6,5) 78 (19,5) 278 (69,5)

Sử dụng găng tay 44 (11,0) 56 (14,0) 131 (32,8) 169 (42,2)

Sử dụng mũ nón bảo hộ 14 (3,5) 44 (11,0) 54 (13,5) 288 (72,0)

Sử dụng quần áo bảo hộ 34 (8,5) 66 (16,5) 130 (32,5) 170 (42,5)

Tắm rửa sau canh tác chè 25 (6,3) 53 (13,3) 101 (25,2) 221 (55,2)

Ăn uống trong khi canh tác chè 274 (68,5) 68 (17,0) 47 (11,7) 11 (2,8)

Người canh tác chè thường xuyên đeo kính mắt khi canh tác chè 10,2%; đeo khẩu trang 69,5%; kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đương kết quả nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Thị Hà và Hoàng Hải [0], [0]. Thường xuyên sử dụng găng tay 42,2%; thường xuyên sử dụng mũ nón 72,0%; thường xuyên sử dụng quần áo bảo hộ lao động 42,5%; thường xuyên tắm sau khi canh tác chè 55,2%; thường xuyên ăn uống, hút thuốc trong khi canh tác chè 2,8%.

Bảng 7. Mức độ hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV ở người canh tác chè (n = 400)

Mức độ n %

Tốt 108 27,0

Khá 131 32,8

Trung bình 161 40,2

Tỷ lệ người canh tác chè thực hiện hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV ở mức độ tốt chiếm 27,0%; mức độ khá và trung bình chiếm 32,8% và 40,2%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương kết quả nghiên cứu của tác giả Bùi Ngọc Linh, Trần Khánh Long khi những người có thực hành đúng về các hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV chiếm 24,9% [0].

Tỷ lệ người canh tác chè không được nghe truyền thông giáo dục sức khỏe 65,2%; nghe từ cán bộ khuyến nông 54,1%; nghe từ cán bộ y tế 2,9%. Số người canh tác chè mong muốn nghe truyền thông về dự phòng nhiễm HCBVTV chiếm tỷ lệ rất cao (97,2%); mong muốn nghe truyền thông về tác hại và cách phòng nhiễm HCBVTV (66,8% và 73,2%).

Bảng 8. Đặc điểm truyền thông giáo dục sức khỏe (n = 400)

Đặc điểm n %

Truyền thông giáo dục sức khỏe Được nghe Không được nghe

139 261

34,8 65,2

Nguồn truyền thông Đài/tivi Báo Tờ rơi CBYT/YTTB Cán bộ khuyến nông Người bán hóa chất Lãnh đạo thôn

39 8 12 4 77 44 15

28,1 5,8 8,6 2,9 55,4 11,0 10,8

Nhu cầu truyền thông

Cần thiết nghe Không cần thiết nghe

389 11

97,2 2,8

Cách sử dụng Tác hại Phòng nhiễm Xử trí khi nhiễm

262 267 293 192

65,5 66,8 73,2 48,0

Hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV của người canh tác chè không liên quan đặc điểm giới của người canh tác chè (p > 0,05). Kết quả này cũng tương tự kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác [0], [0]. Không có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV với thời gian canh tác chè của người dân (p > 0,05).

Có sự liên quan giữa hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV với đặc điểm dân tộc và trình độ học vấn của người canh tác chè; những người dân tộc kinh, những người có trình độ học vấn trên tiểu học thì thực hiện các hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV mức độ tốt cao hơn. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với

Nguyễn Quang Mạnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 267 – 272

271

p < 0,05. Hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV có liên quan với kiến thức, thái độ và truyền thông giáo dục sức khỏe của người canh tác chè (p < 0,05). Kết quả nghiên cứu này cũng tương tự kết quả nghiên cứu của các tác giả khác [0], [0], [0]. Đây là yếu tố chứng tỏ rằng muốn thay đổi hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV của người canh tác chè thì việc tiến hành truyền thông giáo dục sức khỏe cho người canh tác chè là việc rất cần thiết.

KẾT LUẬN

Tỷ lệ người canh tác chè có kiến thức mức độ tốt, khá và trung bình là 9,8%; 24,8% và 65,5%. Nhận thức tốt, khá và trung bình là 19,0%; 72,2% và 8,8%. Thực hiện hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV ở mức độ tốt, khá và

trung bình là 27,0%; 32,8% và 40,2%; rửa bình thuốc sau phun tại sông/suối/ao/hồ 55,0%; vứt bao bì, dụng cụ đựng HCBVTV bừa bãi 32,3%; thu hoạch chè sau phun không đảm bảo thời gian 63,8%.

Tỷ lệ người canh tác chè không được nghe truyền thông giáo dục sức khỏe 65,2%; mong muốn nghe truyền thông 97,2%. Không có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV với các đặc điểm giới và thời gian canh tác của người canh tác chè. Có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV với: đặc điểm dân tộc; trình độ học vấn; kiến thức; thái độ và truyền thông dự phòng nhiễm HCBVTV.

Bảng 9. Mối liên quan giữa hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật với các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu (n = 400)

Đặc điểm Hành vi

p Tốt n (%) Khá n (%) Trung bình n (%)

Giới Nam Nữ

0,077

59 (29,6) 71 (35,7) 69 (34,7)

49 (24,4) 60 (29,9) 92 (45,8)

Dân tộc Kinh

Thiểu số

0,026

65 (30,8) 74 (35,1) 72 (34,1)

43 (22,8) 57 (30,2) 89 (47,0)

Trình độ học vấn ≤ Tiểu học > Tiểu học

0,032

52 (22,2) 84 (35,9) 98 (41,9) 56 (33,7) 47 (28,3) 63 (38,0)

Thời gian canh tác 0,714

< 5 năm 5 – 10 năm > 10 năm

3 (14,3) 9 (42,9) 9 (42,9)

31 (27,7) 37 (33,0) 44 (39,3)

74 (27,7) 85 (31,8) 108 (40,4)

Kiến thức 0,001 Tốt 18 (46,2) 13 (33,3) 8 (20,5) Khá 36 (36,4) 32 (32,3) 31(31,3)

Trung bình 54 (20,6) 86 (32,8) 122 (46,6) Thái độ 0,0001

Tốt 51 (67,1) 17 (22,4) 8 (10,5) Khá 50 (17,3) 104 (36,0) 135 (46,7)

Trung bình 7 (20,0) 10 (28,6) 18 (51,4) Nghe truyền thông 0,003

Được nghe 49 (35,3) 49 (35,3) 41(29,5) Không được nghe 59 (22,6) 82 (31,4) 120 (46,0)

Nguyễn Quang Mạnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 267 – 272

272

KHUYẾN NGHỊ Với Trung tâm y tế huyện và trạm y tế xã: cần tăng cường tần suất truyền thông giáo dục sức khỏe cho người canh tác chè; với người canh tác chè: cần được nghe TT – GDSK về dự phòng nhiễm HCBVTV; với cộng đồng: cần quy hoạch và xây dựng một nơi xử lý vỏ bao bì đựng HCBVTV tập trung trong xã.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO [1]. Nguyễn Thị Hà (2004), Nghiên cứu kiến thức thực hành và tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trên rau thương phẩm của người dân phường Túc Duyên thành phố Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, Thái Nguyên. [2]. Hoàng Hải (2006), Nghiên cứu thực trạng an toàn vệ sinh lao động và một số chứng bệnh ở khu chuyên canh rau Yên Thường huyện Gia Lâm, Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên. [3]. Nguyễn Tuấn Khanh, Đỗ Hàm (2009), "Thực trạng một số bệnh thường gặp ở người dân chuyên canh chè tại Thái Nguyên", Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXIII, số 6 (105), tr 56 - 61. [4]. Nguyễn Tuấn Khanh (2010), Đánh giá ảnh hưởng của sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật đến sức

khỏe của người chuyên canh chè tại Thái Nguyên và hiệu quả của các biện pháp can thiệp. Luận án Tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, Thái Nguyên. [5]. Bùi Ngọc Linh, Trần Khánh Long (2006), Can thiệp sử dụng an toàn hóa chất bảo vệ thực vật tại xã An Hòa, huyện An Dương, Hải Phòng, năm 2004, Hội nghị khoa học công nghệ tuổi trẻ các trường Đại học Y Dược Việt Nam lần thứ XIII, tr. 135 – 141. [6]. Phạm Bích Ngân, Đinh Xuân Thắng (2006), "Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu tới sức khỏe người phun thuốc", Tạp chí phát triển khoa học và công nghệ, TPHCM, 9 (2/2006),tr. 72 - 80. [7. K’ V ởi, Đỗ Văn Dũng (2010), "Kiến thức thái độ thực hành về hóa chất bảo vệ thực vật của người dân trồng rau tại thành phố Đà Lạt tỉnh lâm đồng năm 2008", Tạp chí y học thành phố Hồ Chí Minh, 4 (1/2010). [8]. J.D. Bloom, M.D. Englehart, E.J. Furst, W.H. Hill, D.R. Krathwohl (1956), Txonomy of educational objectives: The classification of educational goals: Hanbook I. The cognitive doman, New York, Longman. [9]. Larkin L. Strong (2008), "Factors Associated With Pesticide Safety Practices in Farmworkers", American Journal of Industrial Medicine, Vol 51, pp.69 - 81.

SUMMARY PREVENTIVE BEHAVIORS INFECTED WITH PESTICIDES OF FARMERS CULTIVATING TEA IN LA BANG COMMUNE, DAI TU DISTRICT, THAI NGUYEN PROVINCE

Nguyen Quang Manh*, Tran The Hoang

College of Medicine & Pharmacy - TNU Objective To evaluate the knowledge; attitude and preventive behaviors infected with pesticides and factors related to the preventive behaviors infected with pesticide of farmers cultivating tea. Method: A cross - sectional descriptive study conducted in 400 farmers cultivating tea about preventive behaviors infected with pesticides in La Bang commune, Dai Tu district, Thai Nguyen province. Results The percentage of farmers cultivating tea with knowledge was excellent, good, medium (9.8%; 24.8% and 65.5%, respectively). The attitude was excellent, good, medium (19.0%; 72.2% and 8.8%, respectively). The implementation of preventive behaviors infected with pesticides excellent, good, medium (27.0%; 32.8% and 40.2%, respectively). Washing pumps after spraying at river/spring/pool/lake accounted for 55.0%; harvesting tea after spraying was not in time made up 63.8%; not be educated about prevention of pesticides was 65.2%; willing to heard about health education communication was 97.2%. There was a statistically significant association between preventive behaviors infected with pesticides with: ethnic characterictics, education level, knowledge, attitude and preventive communication infected with pesticides. Recommendation: It is necessary to strengthen health education communication for farmers cultivating tea; The community need to build a treatment place for chemical boxes and bottles. Keywords: Knowledge, attitude, preventive behaviors, cultivating tea

*

Nguyễn Xuân Hòa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 273 – 277

273

THỰC TRẠNG AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CÁC KHOA CÓ SỬ DỤNG BỨC XẠ ION HÓA T ẠI BỆNH VIỆN ĐKTƯ THÁI NGUYÊN VÀ BỆNH VI ỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI NGUYÊN

Nguyễn Xuân Hòa, Lê Thị Thanh Hoa

Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên TÓM TẮT

Với mục tiêu nghiên cứu thực trạng công tác an toàn vệ sinh lao động tại các khoa có sử dụng bức xạ ion hóa, một nghiên cứu tiến cứu đã được tiến hành tại các khoa có sử dụng nguồn bức xạ ion hóa của bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên và bệnh viện Trường Đại học Y dược Thái Nguyên năm 2011. Kết quả cho thấy: Việc thực hiện các biện pháp ATVSLĐ còn nhiều hạn chế đặc biệt là thiếu thiết bị che chắn (25%), thiếu trang bị và theo dõi liều kế cá nhân ở cả 2 cơ sở nghiên cứu. Suất liều chiếu đo được không cao, ngoại trừ trong X quang can thiệp và y học hạt nhân. Số NVBX chủ yếu là nam giới (85,91%), thời gian tiếp xúc với bức xạ ion hóa chưa nhiều. Yếu tố bất lợi về vi khí hậu có nhưng không nhiều. Các tác giả khuyến cáo: Cần có những nghiên cứu đánh giá đầy đủ về thực trạng ATVSLĐ và sức khỏe NVBX, cải thiện điều kiện lao động, xây dựng phòng bệnh đảm bảo về ATBX tại cơ sở YHHN và tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá ATBX đối với các cơ sở y tế. Từ khóa: an toàn vệ sinh lao động.

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Từ khi bức xạ ion hoá được phát hiện và đưa vào sử dụng cho đến nay, các nhà khoa học đã quan tâm rất nhiều vì lợi ích vô cùng lớn lao, song những hiểm nguy cũng rất nghiêm trọng [1],[7]. Các tia phóng xạ bao gồm hai loại: bức xạ hạt (α, β, neutron, proton) và bức xạ điện từ (tia X và tia γ) được dùng nhiều trong y học. Tại Thái Nguyên có khoảng 40 cơ sở y tế sử dụng nguồn bức xạ ion hóa trong chẩn đoán và điều trị bệnh. Bên cạnh những lợi ích về y học cho địa phương thì những ảnh hưởng sinh học tới nhân viên y tế, bệnh nhân và cộng đồng luôn cũng là vấn đề cần được quan tâm [2],[5]. Do vậy, việc đánh giá về công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tại các cơ sở y tế có sử dụng bức xạ ion hóa là rất cần thiết. Ngoài một số báo cáo về công tác an toàn bức xạ (ATBX)[3], hiện nay tại Thái Nguyên chưa có nghiên cứu nào về thực trạng môi trường làm việc của nhân viên y tế làm việc trong môi trường có bức xạ ion hóa và ảnh hưởng của nó đến sức khỏe người trực tiếp làm việc với bức xạ (gọi tắt là nhân viên bức xạ - NVBX). Để xác định *

cơ sở khoa học cho các nghiên cứu nhằm cải thiện môi trường lao động và sức khỏe của NVBX tại các cơ sở y tế có sử dụng bức xạ ion hóa, chúng tôi tiến hành nghiên cứu tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên (ĐKTƯTN) và bệnh viện Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên (ĐHYDTN). Đây là hai trong số các cơ sở thực hành của Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên. Mục đích của nghiên cứu là : Bước đầu đánh giá thực trạng công tác an toàn vệ sinh lao động tại các khoa có sử dụng bức xạ ion hóa tại bệnh viện ĐHTƯTN và bệnh viện ĐHYDTN.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Môi trường làm việc tại các khoa, phòng có sử dụng bức xạ ion hóa và NVBX tại bệnh viện ĐKTƯTN và bệnh viện ĐHYDTN.

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 12 năm 2010 đến tháng 11 năm 2011.

- Địa điểm nghiên cứu: Các khoa có sử dụng bức xạ ion hóa tại bệnh viện ĐKTƯTN và bệnh viện ĐHYDTN.

Nguyễn Xuân Hòa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 273 – 277

274

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp: nghiên cứu mô tả với thiết kế cắt ngang

- Cỡ mẫu: toàn bộ các khoa có sử dụng bức xạ ion hóa tại 2 bệnh viện

- Kỹ thuật thu thập thông tin:

+ Điều tra thực trạng công tác ATVSLĐ: điều kiện vệ sinh, thiết kế phòng máy, chủng loại và chất lượng nguồn bức xạ ion hóa bằng quan sát, khảo sát hồ sơ.

+ Khảo sát môi trường: đo suất liều bằng máy đo INSPECTOR và VICTOREEN của Trung tâm KĐ-TC-ĐL, sở Khoa học và Công nghệ Thái Nguyên. Đo vi khí hậu bằng các thiết bị đo nhiệt độ, ẩm kế và tốc độ gió của Bộ môn SKNN, trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

- Xử lý số liệu: theo phương pháp thống kê y học trên máy tính với phần mềm SPSS 10.0 for Window.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

Bảng 1. Phân bố nhân viên bức xạ theo giới

BV Giới

ĐKTƯ TN

ĐHYD TN

Tổng

n %

Nam 48 11 59 85,51

Nữ 7 3 10 14,49

Cộng n 55 14 69

% 79,71 20,29 100,00

Nhận xét: Nhân viên làm việc tại các khoa có sử dụng bức xạ ion hóa chủ yếu là nam giới (85,51%), nữ giới chỉ chiếm 14,49%. Do đây là nghề nghiệp có tiếp xúc với bức xạ ion hóa rất độc hại, cấm phụ nữ làm việc theo qui định của Nhà nước. Phần lớn số nhân viên nữ trong nghiên cứu này làm công việc hành chính trong các cơ sở bức xạ. Phần lớn số NVBX làm việc tại bệnh viện ĐKTƯTN (chiếm 79,71%) tại các khoa X quang (gồm cả Xquang Răng và Xquang can thiệp), xạ trị ung thư và y học hạt nhân (YHHN).

Bảng 2. Phân bố nhân viên bức xạ theo số năm làm việc

Bệnh viện Số năm

ĐKTƯTN ĐHYDTN T ổng

n = 55 % n= 14 % n = 69 %

< 5 19 34,55 8 57,14 27 39,13

5 – 10 14 25,45 2 14,29 16 23,19

10 – 20 17 30,91 1 7,14 18 26,09

> 20 5 9,09 3 21,43 8 11,59

Nhận xét: Đa số NVBX trong nghiên cứu có tuổi nghề dưới 5 năm (chiếm 39,13%) và một số ít có tuổi nghề trên 20 năm (11,59%). Như vậy NVBX có thể phải làm việc trong môi trường độc hại trong thời gian tương đối dài.

Bảng 3. Thực trạng về thiết bị (TB) phát tia xạ

TB BV

Máy X quang

Máy CT

Nguồn xạ trị

Nguồn xạ hở

ĐKTƯTN

8 3 1 Co-60

2 I-131, P-32

ĐHYDTN

2

1 0 0

Nhận xét: Bệnh viện ĐKTƯTN là bệnh viện loại 1 tuyến trung ương nên số lượng máy và nguồn phát tia nhiều. Trong số 8 máy Xquang thì có 3 máy ở khoa Xquang và 2 máy đặt ở phòng khám, 01 máy Xquang răng toàn cảnh, 02 máy Xquang can thiệp đặt tại khoa Gây mê hồi sức và 01 nguồn phát tia X trong điều

trị tán sỏi tiết niệu. Bệnh viện trường ĐHYD có 01 máy Xquang tăng sáng, 01 máy CT sanner đang hoạt động tốt và 01 máy Xquang răng đang bị hỏng.

Bảng 4. Kết quả đo liều cá nhân Hp(10) của NVBX năm 2011

BV Li ều (mSv)

ĐKTƯTN (cả năm)

ĐHYDTN (6 tháng)

N % N % 0-0,29 23 59,0 6 66,7

0,3-0,49 3 7,7 0 0,0 0,5-0,99 0 0,0 0 0,0 1-4,49 6 15,4 1 11,1 5-20 7 17,9 2 22,2 > 20 0 0,0 0 0,0 Tổng 39 100,0 9 100,0

Nguyễn Xuân Hòa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 273 – 277

275

Nhận xét: Bệnh viện ĐKTƯTN thực hiện đúng nguyên tắc về ATBX (đánh giá kết quả liều kế cá nhân 3 tháng/lần) tuy nhiên mới chỉ có 39/55 NVBX được theo dõi liều kế cá nhân. Bệnh viện trường ĐHYDTN trong năm mới chỉ đánh giá được 01 lần với số NVBX được theo dõi liều kế cá nhân là 9/14 với 01 NVBX nhận liều hấp thụ cao là 11,07 mSv.

Bảng 5. Kết quả đo vi khí hậu tại các cơ sở bức xạ

STT Vị trí đo Kết quả trung bình của các trị số ( X ±±±± 1SD)

Nhiệt độ (0C) Độ ẩm (%) Gió (m/s)

1 Phòng chứa nguồn DCPX 27,2 ± 1,8 83 ± 4,0 0,12 ± 0,1 2 Phòng máy Xquang 28,8 ± 0,5 81 ± 4,8 0,41 ± 0,2 3 Phòng máy CT 27,5 ± 1,2 84,7 ± 3,8 0,81 ± 0,5 4 Phòng điều khiển nguồn 27,3 ± 1,9 79,2 ± 4,2 0,9 ± 0,5 5 Phòng trực NVBX 26,8 ± 1,6 84,2 ± 2,9 0,81 ± 0,4 6 Hành lang 27,4 ± 2,1 72 ± 4,6 0,41 ± 0,3 Ngoài trời 28,8 ± 0,7 78,3 ± 4,2 0,91 ± 0,4

Nhận xét: Tại thời điểm khảo sát, hầu hết các mẫu đều không đạt TCCP về nhiệt độ (nóng), có 3/7 mẫu đạt TCCP về độ ẩm, 5/7 mẫu đạt TCCP về tốc độ gió.

Bảng 6. Kết quả đo suất liều và phông tự nhiên tại các phòng X quang

STT Vị trí đo Kết quả đo suất li ều (µµµµSv/h) TCVN 6561

Trung bình Thấp nhất Cao nhất 1 Sát kính chì phòng điều khiển 0,21 ± 0,02 0,19 0,24 3,0 2 Vị trí nhân viên điều khiển 0,21 ± 0,08 0,17 0,29 3,0 3 Sát cửa ra vào của nhân viên

điều khiển 2,26 ± 0,24 2,1 2,5 3,0

4 Phòng điều khiển 0,23 ± 0,06 0,2 0,29 3,0 5 Sát cửa ra vào của BN 0,45 ± 0,02 0,44 0,47 0,5 6 Cách cửa ra vào của bệnh

nhân 50cm. 0,25 ± 0,06 0,18 0,31 0,5

7 Hành lang, nơi bệnh nhân ngồi chờ 0,21 ± 0,01 0,19 0,23 0,5

8 Ngoài tường phòng máy 0,2 ± 0,02 0,18 0,24 0,5 9 Phòng giao ban 0,18 ± 0,01 0,17 0,19 0,5 10 Phông tự nhiên 0,17 ± 0,03 0,12 0,23

Nhận xét: Cả 2 cơ sở nghiên cứu đều đảm bảo về an toàn bức xạ. Riêng kết quả đo suất liều tại phòng đặt máy X quang di động: Khoảng cách từ nguồn phát tia X đến vị trí đo là 1m là 20mSv, 2m là 6 mSv, 3,5m là 5mSv, 5m là 1,5 mSv và 6m là 0,3 mSv.

* Kết quả đo suất liều và phông tự nhiên tại khoa Y học hạt nhân Nhận xét: Bệnh nhân sau khi uống dược chất phóng xạ trở thành nguồn phát xạ, mặc dù đo ở ngày thứ tư sau khi uống xạ nhưng ở khoảng cách gần (0,1m) suất liều còn rất cao (160 µSv/h) gấp 320 TCCP. Nguồn P-32 mặc dù được bảo vệ 2 lớp nhưng đo khoảng cách gần (0,1m) suất liều vẫn cao gấp 12 lần TCCP (xem bảng 7).

Nguyễn Xuân Hòa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 273 – 277

276

Bảng 7. Kết quả đo suất liều và phông tự nhiên tại khoa Y học hạt nhân

STT Vị trí đo Kết quả suất liều (µµµµSv/h)

TCCP 6561-1999 (µµµµSv/h)

Giá tr ị đo/ TCCP (lần)

1

Nguồn I-131 dùng cho chẩn đoán

- Sát nguồn 5,59 0,5 11,18

- Cách nguồn 1m 0,32 0,5 0,64

2 Đo ngày thứ 4 sau điều trị 150mCi.

- Cách cổ bệnh nhân 0,1m 160 0,5 320

- Cách cổ bệnh nhân 0,5m 38 0,5 76

3 Nguồn P-32 ngày thứ 4

- Cách thùng gỗ chứa nguồn 0,1m 6 0,5 12

- Cách hộp gỗ nhỏ chứa nguồn 0,1m 390 0,5 780

- Sát nguồn P-32 960 0,5 1920

4 Phòng trực điều dưỡng 0,15 0,5 0,3

KẾT LUẬN

- Việc thực hiện các biện pháp ATVSLĐ của các cơ sở bức xạ y tế còn nhiều hạn chế đặc biệt là thiếu thiết bị che chắn (25%), thiếu liều kế cá nhân (50 %) ở cả 2 cơ sở nghiên cứu.

- Suất liều chiếu đo được tại các khoa có sử dụng nguồn bức xạ ion hóa không cao, ngoại trừ trong X quang can thiệp và y học hạt nhân.

- Số NVBX chủ yếu là nam giới (85,91%), đa phần là cán bộ trẻ với tuổi nghề dưới 5 năm là 39,1% và dưới 10 năm là 62,3%.

- Các yếu tố bất lợi về vi khí hậu có nhưng không nhiều

- Việc theo dõi liều kế cá nhân cho NVBX còn thiếu và chưa được các cơ sở y tế chú trọng.

KHUYẾN NGHỊ

- Cần có những nghiên cứu hệ thống và toàn diện hơn nhằm đánh giá đầy đủ về thực trạng ATVSLĐ và sức khỏe NVBX, cải thiện điều kiện lao động tại các cơ sở y tế có sử dụng bức xạ ion hóa.

- Xây dựng phòng đảm bảo về ATBX dành cho bệnh nhân sau khi uống dược chất phóng xạ liều cao tại cơ sở YHHN.

- Tăng cường công tác kiểm tra ATBX đối với các cơ sở y tế.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO [1]. Tạ Quang Bửu (2007) “Kết quả nghiên cứu giám sát an toàn bức xạ ion hóa tại các cơ sở y tế ở Hải Phòng 2001 và 2005”. Hội nghị YHLĐ và VSMT, tr16-21 [2]. Viên Chinh Chiến và cộng sự (2001) “Kết quả điều tra 18 phòng Xquang tư nhân khu vực miền trung” , Tạp chí Y học lao động: tr 86-91. [3]. Tiêu chuẩn Việt Nam, Tiêu chuẩn ATBX ion hóa tại các cơ sở y tế, TCVN 6561-1999.

Nguyễn Xuân Hòa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 273 – 277

277

SUMMARY THE REAL SITUATION OF INDUSTRIAL SAFETY AND HYGIENE AT DEPARTMENT UTILIZING IONIZING RADIATION AT THAI NGU YEN CENTRAL DEPARTMENT HOSPITAL AND THAI NGUYEN UNIVERS ITY OF MEDICINE AND PHARMACY

Nguyen Xuan Hoa*, Le Thi Thanh Hoa College of Medicine and Pharmacy - TNU

With the aim of investigating the real situation of industrial safety and hygiene at department utilizing ionizing radiation, a research was carried out in 2011 at these departments at Thai Nguyen central department hospital and Thai Nguyen university of medicine and pharmacy. The results reveal that the application of industrial safety and hygiene still does not meet the requirement. Especially there is still lack of protecting equipments (25%), devices and personal dosimeter in both hospitals. The dose rate measurement is not high, except the intervened X-ray and nuclear medicine. The number of radiation workers is mainly men (85.91%), duration of exposure to ionizing radiation is insufficient. Some disadvantages of weather were acknowledged but not too serious. After their researching, the reporters warn that: there should be a more adequately assessed studies on the real situation of the industrial safety and hygiene and health of radiation workers, which improves the working conditions, increases the awareness of preventive measures and enhances the testing and assessing the radiation safety for the health care centers. Keywords: occupational health and safety.

*

Nguyễn Xuân Hòa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 273 – 277

278

Nguyễn Xuân Hòa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 273 – 277

279

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG HẠ GLUCOSE HUYẾT CỦA VINABETES TRÊN CHUỘT CỐNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 THỰC NGHIỆM

Bùi Thị Quỳnh Nhung1, Nguyễn Trọng Thông2,

Phạm Thị Vân Anh2, Phạm Hữu Điển3 (1) Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên

(2) Bộ môn Dược lý – Trường Đại học Y Hà Nội (3) Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

TÓM TẮT

Nghiên cứu tác dụng hạ glucose huyết của chế phẩm Vinabetes trên thực nghiệm. Mục tiêu: Đánh giá tác dụng hạ glucose huyết của Viabetes trên chuột đái tháo đường typ 2. Phương pháp nghiên cứu: Chuột cống đái tháo đường typ 2 được uống Vinabetes để nghiên cứu tác dụng hạ glucose huyết thực nghiệm. Kết quả cho thấy: Vinabetes có tác dụng hạ glucose huyết ở chuột đái tháo đường typ 2 thực nghiệm. Từ khóa: Vinabetes, đái tháo đường typ 2 thực nghiệm, hạ glucose huyết, động vật thực nghiệm.

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa nguy hiểm, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới [0].

Bên cạnh các nhóm thuốc điều trị đái tháo đường đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới như insulin, sulfonylure, biguanid ..., nhiều tác giả đã đi sâu tìm hiểu tác dụng hạ glucose máu của các cây, con làm thuốc có sẵn trong dân gian.

Tại Vi ệt Nam, các nghiên cứu về về tác dụng hạ glucose huyết riêng rẽ của ba loại thảo dược giảo cổ lam (GCL), tri mẫu (TM) và bằng lăng nước (BLN), ở chuột bình thường và chuột đái tháo đường typ 1 cho kết quả tốt, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đánh giá tác dụng hạ glucose huyết ở động vật bị đái tháo đường typ 2 trên thực nghiệm khi phối hợp ba loại thảo dược trên. Qua nghiên cứu sàng lọc tác dụng hạ glucose huyết, nghiên cứu tiến hành phối hợp ba dược liệu GCL, TM, BLN thành chế phẩm Vinabetes nhằm tạo ra chế phẩm có tác dụng trên chuột cống bị gây đái tháo đường typ 2 thực nghiệm. Nghiên cứu được tiến hành với mục tiêu: Đánh giá tác dụng hạ glucose huyết của Vinabetes trên chuột cống gây đái tháo đường typ 2 thực nghiệm.

*

CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chất li ệu nghiên cứu:

Thuốc nghiên cứu

Chế phẩm Vinabetes ở dạng cao mềm do Viện hóa học thuộc viện khoa học các hợp chất thiên nhiên sản xuất, gồm các thành phần:

+ Cao thân, lá, rễ GCL (Gynostemma pentaphyllum): 1gram cao tương đương 15g dược liệu khô.

+ Cao thân và củ TM (Anemarhena asphodeloides): 1gram cao tương đương 15g dược liệu khô.

+ Cao lá BLN (Lagerstroemia speciosa (L.) Pers): 1 gram tương đương 10 g dược liệu khô.

Ba thành phần trên được trộn theo tỷ lệ 1,5:1,5:1 để tạo thành chế phẩm Vinabetes. 1g cao chứa 3,24g dược liệu khô.

Hóa chất và dụng cụ nghiên cứu

- Streptozotocin (Zanosar) bột pha tiêm 1g do công ty MP Biomedicals (France) sản xuất

- Diamicron (Gliclazid) viên nén 80mg do hãng Servier (France) sản xuất - Bộ kit đo triglycerid, cholesterol huyết thanh của Teco Dianostics gồm thuốc thử và cholesterol chuẩn.

- Kit định lượng glucose hãng HUMAN

Bùi Thị Quỳnh Nhung và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 279 – 283

280

Đối tượng nghiên cứu:

Chuột cống trắng chủng Wistar cả hai giống, cân nặng trung bình 160 - 170g do Học viện quân y cung cấp.

Phương pháp nghiên cứu:

Mô hình gây ĐTĐ typ 2

Dựa trên mô hình gây đái tháo đường typ 2: chế độ ăn giàu chất béo kết hợp với STZ liều thấp của Srinivasan K. [0] có chỉnh lý cho phù hợp với điều kiện ở Việt Nam

Chuột cống được chia thành 03 lô. Các lô chuột được ăn với chế độ khác nhau (tính theo Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam của Viện dinh dưỡng [0]) liên tục trong 10 tuần:

Lô 1: Chuột được ăn chế độ ăn 12% tổng số calo của khẩu phần ăn là chất béo (NFD: Normal fat diet).

Lô 2: Chuột được ăn chế độ ăn có 40% tổng số calo của khẩu phần ăn là chất béo (HFD: Hight – fat diet)

Lô 3: Chuột được ăn chế độ ăn có 40% tổng số calo của khẩu phần ăn là chất béo (HFD: Hight – fat diet)

Sau 10 tuần ăn chế độ ăn giàu lipid, chuột ở lô 1, 2 được tiêm nước cất, chuột ở lô 3 được tiêm màng bụng STZ 50mg/kg.

Sau 72 giờ tiêm STZ và nước cất, tiến hành lấy máu từ đuôi chuột để định lượng các chỉ số glucose, cholesterol toàn phần và triglycerid máu.

Nghiên cứu tác dụng hạ glucose huyết trên chuột thực nghiệm

Chuột cống trắng bình thường, chuột béo và chuột gây mô hình đái tháo đường typ 2, được chia thành 4 lô, mỗi lô 10 con:

Lô 1: Lô chứng: NFD + nước cất.

Lô 2: Chuột đái tháo đường typ 2 + nước cất.

Lô 3: Chuột đái tháo đường typ 2 + Gliclazid liều 20mg/kg.

Lô 4: Chuột đái tháo đường typ 2 + Vinabetes liều 3g/kg (Liều tương đương liều dự kiến dùng trên người).

Chuột được uống nước cất hoặc thuốc thử liên tục trong 2 tuần.

Chuột được nhịn ăn qua đêm, lấy máu toàn phần từ đuôi chuột định lượng glucose máu, cholesterol toàn phần và triglycerid tại các thời điểm to (chưa uống thuốc), tc (sau uống thuốc thử ngày cuối 1 giờ).

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Mô hình ĐTĐ typ 2

Bảng 1: Sự biến đổi trọng lượng chuột tại các thời điểm nghiên cứu

Thời gian Tr ọng lượng (g)

p so với lô 1 Lô 1 Lô 2 Lô 3

Bắt đầu NC 165,00 ± 9,81 165,30 ± 27,27 171,10 ± 22,35 > 0,05

Sau 4 tuần 189,86 ± 15,09* 247,22 ± 19,85* 249,70 ± 40,11* < 0,05

% tăng 15,26 54,16 47,32

Sau 6 tuần 199,29 ± 19,58* 260,20 ± 36,67* 259,70 ± 43,22* < 0,05

% tăng 20,88 60,73 53,17

Sau 8 tuần 212,57 ± 27,29* 265,60 ± 47,52* 270,90 ± 44,22* < 0,05

% tăng 28,95 64,37 60,04

Sau 10 tuần 200,00 ± 10,50* 278,50 ± 53,26* 284,40 ± 48,66* < 0,05

% tăng 21,44 72,60 67,73

Sau tiêm STZ 72h 199,29 ± 30,34* 278,40 ± 64,51* 278,30 ± 47,01* < 0,05

% tăng 20,96 73,39 64,27

p < 0,05: So sánh với thời điểm bắt đầu nghiên cứu

Kết quả bảng 1cho thấy sau 4 tuần cân nặng chuột ở tất cả các lô đều tăng so với trước nghiên cứu. Sự tăng c©n nặng của chuột l« 2, 3(có chế độ ăn 40% năng lượng là lipid ) cao hơn rõ rệt so với lô chứng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

Bùi Thị Quỳnh Nhung và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 279 – 283

281

Bảng 2. Sự biến đổi nồng độ glucose huyết của các lô chuột tại các thời điểm nghiên cứu

Thời gian Glucose huyết (mmol/l) n = 10 P so với lô 1

Lô 1 Lô 2 Lô 3 Sau 4 tuần 5,68 ± 0,96 6,67 ± 0,81 6,70 ± 1,14 > 0,05 Sau 6 tuần 5,82 ± 1,54 6,44 ± 0,95 6,33 ± 0,72 > 0,05

% tăng - 0,66 - 0,56 - 0,75 Sau 8 tuần 6,30 ± 0,93 7,36 ± 0,72 7,74 ± 1,09* < 0,05

% tăng 11,57 11,33 20,51 Sau 10 tuần 5,94 ± 0,58 7,12 ± 0,10 7,53 ± 0,22* < 0,05

% tăng 7,29 8,69 21,78 Sau tiêm STZ 72h

6,03 ± 1,89 7,14 ± 0,97 10,23 ± 2,13* (*)

< 0,01

% tăng 8,76 9,29 56,96

Kết quả bảng 2 cho thấy nồng độ glucose huyết ở tất cả các thời điểm nghiên cứu của chuột ở lô 1 thay đổi không có sự khác biệt. Sau khi ăn chất béo 8 tuần nồng độ glucose huyết ở các chuột ở lô 2 tăng cao so với chuột nhóm chứng, nhưng sự sai khác không có ý nghĩa thống kê. Trong khi đó nồng độ glucose huyết sau 72 giờ tiêm STZ kèm theo ăn chất béo 40% tăng cao rõ rệt so với chứng và so với nhóm ăn chất béo không tiêm STZ ( lô 2) với p < 0,05.

Bảng 3. Sự biến đổi nồng độ cholesterol máu toàn phần của các lô chuột tại các thời điểm nghiên cứu

Thời gian Cholesterol máu toàn phần (mmol/l) n = 10

p so với lô 1 Lô 1 Lô 2 Lô 3

Sau 4 tuần 1,81 ± 0,83 2,67 ± 0,54 2,70 ± 0,40 > 0,05 Sau 6 tuần 2,16 ± 0,21 3,32 ± 0,95 3,28 ± 0,77 < 0,05

% tăng 8,00 28,15 13,93 Sau 8 tuần 1,80 ± 0,18 3,20 ± 0,56 3,06 ± 0,53 < 0,05

% tăng - 12,60 25,00 15,97 Sau 10 tuần 2,21 ± 0,47 3,33 ± 0,38* 3,70 ± 0,60* < 0,05

% tăng 6,80 40,93 39,43 Sau tiêm STZ

72h 2,29 ± 0,64 3,25 ± 0,67* 3,39 ± 1,0* < 0,05

% tăng 12,40 25,91 25,87

p < 0,05: So sánh với thời điểm sau 4 tuần

Kết quả bảng 3 cho thấy nồng độ cholesterol máu toàn phần ở lô chuột có chế độ ăn giàu lipid tăng cao rõ rệt so với lô chứng bắt đầu ở thời điểm sau 6 tuần. Tuy nhiên, sự tăng cholesterol rõ rệt nhất là sau 10 tuần.

* Sự biến đổi nồng độ triglycerid máu của các lô chuột tại các thời điểm nghiên cứu

Kết quả bảng 4 cho thấy nồng độ triglycerid máu của lô ăn chế độ ăn giàu lipid từ tuần thứ 6 trở đi tăng lên rõ rệt so với lô chứng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Bùi Thị Quỳnh Nhung và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 279 – 283

282

Bảng 4. Sự biến đổi nồng độ triglycerid máu của các lô chuột tại các thời điểm nghiên cứu

Thời gian Triglycerid máu (mmol/l) n = 10

p so với lô 1 Lô 1 Lô 2 Lô 3

Sau 4 tuần 1,85 ± 0,84 2,11 ± 0,21 2,16 ± 0,33 > 0,05

Sau 6 tuần 2,50 ± 0,07 2,54 ± 0,07* 2,66 ± 0,10* > 0,05

% tăng 18,78 21,34 24,78

Sau 8 tuần 2,04 ± 0,17 2,50 ± 0,40* 2,36 ± 0,41 > 0,05

% tăng - 4,81 19,18 11,29

Sau 10 tuần 2,37 ± 0,15 3,06 ± 0,78* 2,88 ± 0,27* < 0,05

% tăng 12,03 45,49 35,71

Sau tiêm STZ 72h 2,34 ± 0,39 2,76 ± 0,38* 2,83 ± 0,28* < 0,05

% tăng 10,85 31,86 33,02 p < 0,05: So sánh với thời điểm sau 4 tuần

Tác dụng hạ glucose máu của Vinabetes

Bảng 5. Ảnh hưởng của Vinabetes lên nồng độ glucose huyết của chuột cống trắng

Lô chuột Nồng độ glucose huyết

mmol/l (X ± SE)

To Tc

Lô 1: Chuột bình

thường + Nước cất

6,03 ±

1,89

6,07 ± 1,32

Lô 2: Chuột ĐTĐ

Nước cất

10,23 ±

2,13

7,78 ± 0,65

Lô 3: Chuột ĐTĐ

Gliclazid 20mg/kg

10,21 ±

0,83

5,72 ± 0,67

p < 0,05

Lô 4: Chuột ĐTĐ

Vinabetes 3g/kg

10,16 ±

0,94

5,72 ± 0,82

p < 0,05

Kết quả bảng 5 cho thấy: nồng độ glucose huyết ở những lô chuột được tiêm STZ (lô 2, 3, 4) tăng lên rõ rệt so với lô chứng (p < 0,05). Vinabetes liều 3g/kg thể trọng chuột, uống liên tục trong 2 tuần có tác dụng làm hạ glucose huyết rõ rệt (p < 0,05), tác dụng của Vinabetes tương đương với gliclazid liều 20mg/kg thể trọng chuột (p > 0,05).

Bảng 3.6, 3.7 cho thấy: Nồng độ triglycerid ở hai lô uống gliclazid và Vinabetes giảm nhiều so với thời điểm trước uống thuốc với sự khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05), nồng độ cholesterol ở cả ba lô đều giảm không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Bảng 6. Ảnh hưởng của Vinabetes lên nồng độ cholesterol toàn phần của chuột cống trắng

Lô chuột

Nồng độ cholesterol toàn phần (mmol/l)

To Tc

Lô 1: Chuột bình thường + Nước cất

2,29 ± 0,64

2,03 ± 0,22

Lô 2: Chuột ĐTĐ Nước cất

3,39 ± 1,0

2,78 ± 0,66 p > 0,05

Lô 3: Chuột ĐTĐ Gliclazid 20mg/kg

3,51 ± 0,46

2,89 ± 0,84 p > 0,05

Lô 4: Chuột ĐTĐ Vinabetes 3 g/kg

4,22 ± 1,98

2,99 ± 0,39 p > 0,05

Bảng 7. Ảnh hưởng của Vinabetes lên nồng độ

triglycerid máu của chuột cống trắng

Lô chuột

Nồng độ triglycerid máu mmol/l (X ± SE)

To Tc

Lô 1: Chuột bình thường Nước cất

2,34 ± 0,39 2,10 ± 0,37

Lô 2: Chuột ĐTĐ + Nước cất

2,83 ± 0,28 2,75 ± 0,37

p > 0,05 Lô 3: Chuột ĐTĐ Gliclazid 20mg/kg

3,05 ± 0,51 2,51 ± 0,34

p < 0,05 Lô 4: Chuột ĐTĐ Vinabetes 3 g/kg

3,37 ± 0,45 2,96 ± 0,16

p < 0,05

KẾT LUẬN Vinabetes liều 3 g/kg/ngày liên tục trong 2 tuần làm giảm nồng độ glucose máu (44%) trên chuột cống trắng được gây mô hình đái tháo đường typ 2 bởi chế độ ăn giàu chất béo kết hợp với STZ liều thấp.

Bùi Thị Quỳnh Nhung và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 279 – 283

283

TÀI LI ỆU THAM KHẢO [1]. Tạ Văn Bình (2007), “Những nguyên lý nền tảng bệnh đái tháo đường - tăng glucose máu”, Nhà xuất bản Y học. [2]. Nguyễn Thị Hương Giang (2004), Nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết của Mangiferin chiết xuất từ Tri mẫu (Anemarrhena asphodeloides bunge) trên chuột nhắt trắng, Luận văn thạc sỹ y học. [3]. Phùng Thanh Hương (2010), Nghiên cứu tác dụng hạ glucose huyết và ảnh hưởng trên chuyển hóa glucose của dịch chiết lá bằng lăng nước (Lagertroemia speciosa (L.) Pers) ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ dược học. [4]. Vũ Ngọc Lộ (2006), “Những dược liệu có tác dụng hạ đường huyết và trị tiểu đường”, Tạp chí dược học, (1), tr 5,6,34. [5]. Đào Văn Phan, Nguyễn Khánh Hòa, Nguyễn Duy Thuần (2003), “Nghiên cứu sàng lọc tác dụng hạ đường huyết của Sinh địa, Móng trâu, Giảo cổ lam và Tri mẫu”, Tạp chí Nghiên cứu y học 21, tr 1 - 6. [6]. Viện dinh dưỡng (2007), Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam, Bộ Y tế. [7]. Huyen VT, Phan DV, Thang P, Hoa NK, Ostenson CG (2010), “Antidiabetic effect of Gynostemma pentaphyllum tea in randomly

assigned type 2 diabetic patients”, Horm Metab Res 42(5), pp. 353 - 357. [8]. Barun Kanti Saha, Md. Nurul Huda Bhuiyan, Kishor Mazumder and K.M. Formuzul Haque (2009), “Hypoglycemic activity of Lagerstroemia speciosa L. extract on streptozotocin-induced diabetic rat: Underlying mechanism of action”, Bangladesh J Pharmacol (4), pp. 79 - 83. [9]. Judy WV. (2003), “Antidiabetic activity of a standardized extract (GlucosolTM) from Lagertroemia speciosa leaves in type II diabetics: a dose-dependence study”, Journal of ethnopharmacology 87, pp. 115 - 117. [10]. K. Srinivasan, B. Viswanad, Lydia Asrat, C. L. Kaul, P. Ramarao (2005), “Combination of hight-fat diet-fet and low-dose streptozocin-treated rat: A model for type 2 diabetes and pharmacological screening”, Pharmacological Research 52, pp. 313 - 320. [11]. Norberg A, Nguyen Khanh Hoa, Dao Van Phan, Nguyen Duy Thuan (2004), “A Novel Insulin-releasing Substance, Phanoside, from the plant Gynostemma pentaphyllum”, Journal of Biologycal Chemistry 279, pp. 41361 – 41367. [12]. Shi L., Zhang W., Zhou YY. (2008), “Corosolic acid stimulatetes glucose uptake via anhancing insulin receptor phosphorylation”, European Journal of Pharmacology 584, pp. 21 - 29

SUMMARY STUDY ON HYPOGLYCEMIC ACTION OF VINABETES IN EXPERIMENTAL SEWER-RATS WITH TYPE 2 DIABETES

Bui Thi Quynh Nhung*1, Nguyen Trong Thong2,

Pham Thi Van Anh2, Pham Huu Đien3 1Ha Noi Medical University,

2Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy 3Ha Noi NationalUuniversity of Education

Study on hypoglycemic action of Vinabetes in experiments . Objective: To evaluate hypoglycemic actions of Vinabetes in sewer rats with type 2 diabetes . Method: sewer rats with type 2 diabetes were taken Vinabetes for 2 weeks to study its hypoglycemic action. Results: Vinabetes had hypoglycemic actions in experimental sewer rats with type 2 diabetes . Key word: Vinabetes, type 2 diabetes , hypoglycemia in, experimental animals.

*

Bùi Thị Quỳnh Nhung và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 279 – 283

284

Nguyễn Thị Minh Thúy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 285 – 294

285

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG VÀ CƠ CHẾ HẠ HUYẾT ÁP CỦA CAO LỎNG “NGƯU SÂM TRA” TRÊN TH ỰC NGHIỆM

Nguyễn Thị Minh Thúy, Nguyễn Tiến Phượng

Nguyễn Thị Hạnh, Trần Mạnh Kiên Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên

TÓM TẮT

Qua nghiên cứu tác dụng và cơ chế hạ huyết áp của cao lỏng Ngưu sâm tra (NST) trên thực nghiệm chúng tôi thấy: Cao lỏng NST liều 3g/kg làm giảm huyết áp 18,7%, kéo dài trên 130 phút. Với li ều 6g/kg làm giảm huyết áp 27,8%, kéo dài trên 130phút. Thuốc liều 6g/kg đã phong tỏa một phần tác dụng của adrenalin trên hậu hạch giao cảm và nicotin trên hạch phó giao cảm của hệ thần kinh thực vật. Trên tim ếch cô lập, thuốc ở nồng độ thấp 3%, 6% làm giảm nhẹ tần số tim và tăng nhẹ biên độ tim không có ý nghĩa (p>0,05). Với nồng độ 8% thì tần số tim giảm 23,1% có ý nghĩa (p<0,05) biên độ giảm 15% không có ý nghĩa (p>0,05). Trên tim ếch cô lập thuốc 6% đã làm giảm một phần tác dụng của adrenalin 1/10000. Khi sử dụng thuốc nồng độ 6% thấy nhu động và biên độ của ruột thỏ giảm đi rõ rệt 41% có ý nghĩa (p<0,05). Dùng thuốc với 3g/kg, 6g/kg thấy hoạt động của chuột giảm, đáp ứng với kích thích, không gây ngủ, bám trụ quay tốt. Thuốc với li ều 3g/kg, 6g/kg có tác dụng lợi tiểu trong 6h và thời gian lợi tiểu cao nhất sau 4h sử dụng thuốc so với lô chứng, tăng từ 48% (liều 3g/kg) và 74% (liều 6g/kg). Từ khóa: Tác dụng, cơ chế tác dụng, cao lỏng NST

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội, đời sống vật chất không ngừng được nâng cao, số người bị mắc các bệnh tăng huyết áp và rối loạn chuyển hoá lipid máu trong cộng đồng ngày càng gia tăng. Hiện nay y học hiện đại đã sử dụng nhiều biện pháp điều trị rối loạn lipid máu và tăng huyết áp như thay đổi chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt rèn luyện thể lực hợp lý, đặc biệt là dùng thuốc. Tuy nhiên, nhiều loại thuốc dùng trong điều trị tăng huyết áp và rối loạn chuyển hoá lipid máu có giá thành khá cao và còn nhiều tác dụng không mong muốn như: đầy bụng, mệt mỏi, buồn nôn, tăng men gan… Ngày nay, đặc biệt là ở các nước đang phát triển quay lại nghiên cứu sử dụng nguồn dược liệu tự nhiên dùng làm thuốc phòng, chữa bệnh tăng huyết áp, giảm lipid máu. Nhiều bài thuốc được nhân dân sử dụng điều trị lâm sàng có kết quả khả quan nhưng chưa chứng minh được độc tính và cơ chế tác dụng.

* Tel: 0915 532829

Bài thuốc Ngưu sâm tra là bài thuốc kinh nghiệm, có 7 vị dễ kiếm, tận dụng được nguồn dược liệu có sẵn trong nước. Để bài thuốc có thể được ứng dụng điều trị trên lâm sàng rộng rãi, giải thích được cơ chế tác dụng của thuốc, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Nghiên cứu tác dụng và một số cơ chế hạ huyết áp của cao lỏng Ngưu sâm tra trên động vật thực nghiệm” với mục tiêu sau:

1. Đánh giá tác dụng hạ huyết áp của bài thuốc Ngưu sâm tra trên thực nghiệm. 2. Tìm hiểu cơ chế hạ huyết áp của bài thuốc Ngưu sâm tra trên thực nghiệm

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Các loại súc vật được sử dụng trong nghiên cứu

- Chuột nhắt trắng (Musmusculus) chủng Swiss, trọng lượng 20 ± 2 g, từ 6 – 8 tuần tuổi.

- Thỏ cả hai giống khỏe mạnh, trọng lượng 1,8 - 2,2 kg, không phân biệt giống.

- Ếch cả hai giống, trọng lượng 100- 150 g.

Nguyễn Thị Minh Thúy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 285 – 294

286

- Chó cả hai giống, khỏe mạnh, trọng lượng 8 – 12kg. - Các động vật thực nghiệm được nuôi theo tiêu chuẩn phòng thí nghiệm tại bộ môn Dược lý trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên. Thành phần bài thuốc nghiên cứu Công thức bài thuốc nghiên cứu gồm 7 vị thuốc sau : Thổ phục linh 30g Sơn tra 20g Ngưu tất 20g Đan sâm 15g Hà thủ ô đỏ 30g Nấm linh chi 10g Thảo quyết minh 20g Đặc điểm các vị thuốc trong bài thuốc đều đạt tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam III. Dạng thuốc sử dụng Dược liệu dùng trong bài thuốc được cung cấp bởi Ths. Nguyễn Thị Minh Thúy- giảng viên bộ môn Y học cổ truyền cung cấp dưới dạng bài thuốc. Thuốc dùng dưới dạng thuốc sắc cô đặc thành cao lỏng tỷ lệ 1:1. Thời gian và địa điểm tiến hành nghiên cứu Thời gian tiến hành: từ tháng 6/2011 đến tháng 12 /2011. Địa điểm tiến hành: Bộ môn Dược lý - Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên. Bộ môn Sinh hóa – Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên. Các hóa chất và thiết bị khác: Các vật liệu phòng thực nghiệm gồm có:

- Dụng cụ thủy tinh. - Bơm kim tiêm. - Huyết áp kế thủy ngân. - Trụ quay. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm so sánh các mẫu độc lập có đối chứng. Phương pháp chọn mẫu Đối với động vật thực nghiệm, chọn mẫu ngẫu nhiên để đưa vào các nhóm thử nghiệm. Chọn cỡ mẫu - Chuột nhắt trắng (Musmusculus) chủng Swiss, trọng lượng 20 ± 2g, 6- 8 tuần tuổi, 80 con thử tác dụng an thần của thuốc. - Thỏ: 5 con nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc trên ruột thỏ cô lập. - Chó: 24 con được dùng để đo huyết áp và làm thì nghiệm trên hậu hạch giao cảm và hạch thần kinh thực vật. - Ếch: 10 con dùng làm thí nghiệm ảnh hưởng của thuốc trên tim cô lập. Các bước nghiên cứu và các chỉ tiêu nghiên cứu: Động vật nuôi 5 ngày trước khi tiến hành thử nghiêm, phân nhóm ngẫu nhiên, các nhóm được dùng thuốc vào thời điểm sáng 9 - 10h, chiều 15 - 16h. Lấy các bệnh phẩm xét nghiệm trước, trong và sau thực nghiệm.

Nguyễn Thị Minh Thúy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 285 – 294

287

Theo dõi tác dụng hạ huyết áp của bài thuốc trên chó 12 con chó chia thành 3 nhóm và uống thuốc một lần với li ều: - Nhóm I: uống liều 3g/kg (30ml/kg) - Nhóm II: uống liều 6g/kg (60ml/kg) - Nhóm III: uống liều 12g/kg (120ml/kg) Sau đó ghi diễn biến của huyết áp trước và sau khi cho chó uống thuốc 15 phút, 30 phút, 60 phút, 90 phút và 120 phút. Ảnh hưởng của thuốc trên hậu hạch giao cảm và trên hạch TKTV - Chó được gây mê bằng thiopental dung dịch 5% với li ều 0,4ml/kg. - Ghi huyết áp động mạch đùi qua huyết áp kế thủy ngân Ludwig. Dịch thuốc được đưa theo đường uống với li ều 12g/kg. Theo dõi ảnh hưởng của thuốc đến tác dụng của adrenalin và nicotin trên huyết áp. Ảnh hưởng của thuốc trên hoạt động của tim ếch cô lập - Cô lập và ghi hoạt động của tim ếch bằng máy KIMOGRAPH (tốc độ quay 25 vòng/ phút) vào băng giấy ám khói. - Mỗi tim ếch cô lập được nuôi bằng 2,5ml dung dịch Ringer. Thay dung dịch mỗi lần cho thuốc thử. - Theo dõi hoạt động của tim trước và sau khi dùng thuốc thử. Ảnh hưởng của thuốc trên cơ trơn (ruột thỏ cô lập)

- Thí nghiệm được tiến hành theo phương pháp Magnus dùng 1 đoạn hỗng tràng của thỏ dài 2cm đặt trong ống nuôi cơ quan cô lập chứa dung dịch tyrode có thông khí, luôn được duy trì ở nhiệt độ 370C nhờ một bộ ổn nhiệt.

- Ghi sự co bóp của nhu động ruột thỏ trước và sau khi dùng thuốc bằng máy KIMOGRAPH (tốc độ quay 25 vòng/phút) vào băng giấy ám khói.

- Dung dich nuôi ruột luôn được thay mới sau mỗi lần cho thêm thuốc thử.

Tác dụng an thần của thuốc trên chuột nhắt trắng.

Chuột nhắt trắng 80 con chia làm 4 lô:

- Lô I: uống nước cất 10ml/kg

- Lô II: uống dịch thuốc 3g/kg

- Lô III: uống dịch thuốc 6g/kg

- Lô IV: uống seduxen 50mg/kg

Theo dõi hoạt động của chuột nhắt bằng phương pháp trụ quay.

Xử lý số liệu

Kết quả nghiên cứu được xử lý theo phương pháp thống kê y học.

Sử dụng Test t-student và so sánh tỷ lệ %

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Tác dụng hạ huyết áp và giảm cholesterol máu của cao lỏng ngưu

Tác dụng hạ huyết áp của cao lỏng NST trên chó thực nghiệm theo thời gian:

Sau khi sử dụng cao lỏng NST, chó thực nghiệm có sự giảm huyết áp rõ rệt theo thời gian và cà ng về sau mức giảm càng chậm.

0102030405060708090

100

15 ph

út

30 ph

út

60 ph

út

90 ph

út

120

phút

130

phút

Thời gian

Huyết áp

Lô chứng Lô nghiên cứu 1

Lô nghiên cứu 2

Biểu đồ 1. Ảnh hưởng của thuốc đến huyết áp tối đa theo thời gian trên chó thực nghiệm

0

10

20

30

40

50

60

70

80

Bìnhthường

15 phút 30 phút 60 phút 90 phút 120phút

130phút Thời gian

Huyết áp

Lô chứng Lô nghiên cứu 1

Lô nghiên cứu 2

Biểu đồ 2: Ảnh hưởng của thuốc đến huyết áp tối thiểu theo thời gian trên chó thực nghiệm

Nguyễn Thị Minh Thúy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 285 – 294

288

* Nhận xét: - Với li ều thuốc 3g/kg và liều 6g/kg sau 15 phút thì huyết áp của chó bắt đầu giảm, giảm nhiều trong khoảng thời gian 30 -120 phút và duy trì sau 130 phút.

- Hạ chủ yếu là huyết áp tối thiểu, liều cao tác dụng hạ áp mạnh hơn. Mức hạ huyết áp trung bình từ 18,7% - 28,7%

Một số cơ chế hạ huyết áp

Ảnh hưởng của thuốc trên hậu hạch giao cảm

Bảng 1. Ảnh hưởng của cao lỏng NST đến tác dụng của adrenalin trên huyết áp

Thuốc Liều n Huyết áp trước khi dùng thuốc ( mmHg)

Huyết áp sau khi dùng thuốc (mmHg)

% tăng giảm huyết áp so với tr ước(%)

Adrenalin 10µ/ kg 4 75 ± 6.7 120 ± 10 Tăng 60 %

Cao NST 6g/ kg 4 75 ± 7.0 65.5 ± 6.4 Giảm 13 %

Adrenalin 10µg/

kg 4 73.5 ± 8.1 105 ± 7.4 Tăng 42 %

* Nhận xét:

- Adrenalin 10µg/ kg tiêm tĩnh mạch đã làm huyết áp chó tăng lên 60%, cho chó uống thuốc NST liều 6g/kg huyết áp hạ 13%. Sau 60 phút dùng thuốc tiêm lại adrenalin liều trên làm huyết áp tăng 42%. Vậy thuốc đã ảnh hưởng đến tác dụng của adrenalin.

BT Adr I Uống thuốc liều 6g/kg Adr II

Hình ảnh 1. Hình ghi huyết áp thay đổi trước và sau khi sử dung Ađrenalin lần 1 và 2

Ảnh hưởng của thuốc trên hạch TKTV

Bảng 2. Ảnh hưởng của cao lỏng ngưu sâm tra đến tác dụng của nicotin trên huyết áp

Thuốc Liều n Huyết áp trước dùng thuốc (mmHg)

Huyết áp sau khi dùng thuốc (mmHg)

% thay đổi so với lúc trước

Nicotin 0,08 ml /kg 4 70.5 ± 6.7 120 ± 9.6 Tăng 70.2%

Cao NST 6g/kg 4 71.4 ± 7.2 60.3 ± 7.6 Giảm 15.5%

Nicotin 0,08 ml/kg 4 69.5 ± 8.5 85 ± 5.6 Tăng 22.3%

* Nhận xét:

- Nicotin 0,08 ml / kg tiêm tĩnh mạch đã làm huyết áp chó tăng lên 70%, cho chó uống thuốc NST liều 6g/kg huyết áp hạ 15%. Sau 60 phút dùng thuốc Nicotin tiêm lại li ều trên làm huyết áp tăng 22,3%. Vậy thuốc đã làm giảm một phần tác dụng của Nicotin.

Nguyễn Thị Minh Thúy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 285 – 294

289

BT Ni I Uống thuốc liều 6g/kg Ni II Hình ảnh 2. Hình ghi huyết áp thay đổi trước và sau khi sử dung Nicotin lần 1 và 2

Ảnh hưởng của thuốc trên hoạt động của tim cô lập Ảnh hưởng của thuốc trên hoạt động của tim ếch cô lập

Bảng 3. Tác dụng của cao lỏng ngưu sâm tra trên tim ếch cô lập

Thuốc Nồng độ %

n

Nhịp tim (lần/phút) Biên độ của tim (cm)

Trước khi dùng

thuốc

Sau khi dùng thuốc

P so với trước khi

dùng thuốc

Trước dùng thuốc

Sau dùng thuốc

% thay đổi so với ban

đầu

P so với trước dùng thuốc

Cao NST 3 3 23±2.80 21±2.20 >0.05 1.70±0.20 1.80±0.15 Tăng 6% >0.05

Cao NST 6 5 22±2.29 18±1.15 >0.05 1.65±0.41 1.85±0.35 Tăng 11% >0,05

Cao NST 8 5 26±2.32 20±1.90 <0.05 2.00±0.40 1.70±0.30 Giảm15% >0,05

* Nhận xét: Với dung dịch thuốc 3% và 6% thì sự thay đổi về biên độ và tần số của tim không đáng kể. Với dung dịch thuốc 8% cả nhịp tim giảm có ý nghĩa p< 0,05 và tần số tim giảm chưa có ý nghĩa p> 0,05

Hình ảnh 3. Ghi biên độ và nhịp tim của tim ếch cô lập của các nhóm nghiên cứu Tác dụng đối lập của cao lỏng NST với Adrenalin trên tim ếch cô lập

Biểu đồ 3. Ảnh hưởng của cao lỏng NST nồng độ 6% đến tim ếch cô lập

01020304050

0 BT NST1 Adr 1 NST 2 Adr 2 NST 3

Lần/

phút

Nguyễn Thị Minh Thúy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 285 – 294

290

* Nhận xét: Nhịp tim ếch cô lập giảm dần theo số lần sử dụng cao lỏng NST nồng độ 6%. Khả năng làm tăng nhịp tim của adrenalin lần II giảm hơn so với lần I

Ảnh hưởng của thuốc trên cơ trơn (ruột thỏ cô lập)

Theo dõi nhu động ruột thỏ cô lập theo phương pháp Magnus. Qua thí nghiệm trên n = 5 con thỏ chúng tôi nhận thấy cao lỏng ngưu sâm tra 1:1 chúng tôi nhận thấy thuốc làm giảm nhu động ruột thỏ khá rõ.

Bảng 4. Tác dụng của cao lỏng NST trên ruột thỏ cô lập

STT Thuốc n Số lần nhu động ruột /phút

% thay đổi nhu động ruột p

1 Dung dịch Tyrode 5 10.5 ± 1.6

2 Cao lỏng NST 1:1 5 6.2 ± 1.3 Giảm 41% so với chứng <0,05

3 Acetycholin 5 9.8 ± 1.4 Tăng 58% so với bước 2 >0,05

* Nhận xét: Dùng cao lỏng ngưu sâm tra 1:1 thấy thuốc làm giảm nhu động ruột thỏ khá rõ có ý nghĩa với p<0,05

10.5

6.2

9.8

0

2

4

6

8

10

12

Dung dịch Tyrode Cao lỏng ngưu sâm tra 1: 1

Acetylcholin

Tác dụng của cao lỏng NST trên ruột thỏ cô lập

Số lần co bóp/phút

Thuốc làm giảm nhu động và biên độ ruột thỏ Hình ảnh 4. Ghi biên độ và nhu động trên cơ trơn của ruột thỏ các nhóm nghiên cứu

Tác dụng an thần của thuốc NST trên chuột nhắt trắng.(Bằng phương pháp trụ quay) Bảng 5. Tác dụng an thần của thuốc NST trên chuột nhắt trắng

Lô nghiên cứu Thuốc n X ±SD (Giây) p

I 10ml/kg 10 347,24 ± 167,37 II Cao lỏng NST 3g/kg 10 336,5 ± 80,72 PII so với I>0,05 III Cao lỏng NST 6g/kg 10 328,74 ± 97,83 PIII so với I>0,05 IV Seduxen 50mg/kg 10 200,8 ± 65,92 PIV so với I <0,05

Nguyễn Thị Minh Thúy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 285 – 294

291

* Nhận xét: Theo dõi hoạt động của chuột nhắt bằng phương pháp trụ quay sau khi cho uống các dung dịch theo các lô chứng (uống nước cất), lô chuột sử dụng cao thuốc và lô chuột sử dụng seduxen ta thấy cao lỏng ngưu sâm tra 1:1 chỉ có tác dụng giảm hoạt động và không có tác dụng gây ngủ. Tác dụng lợi tiểu của cao lỏng ngưu sâm tra

Bảng 6. Ảnh hưởng của cao lỏng ngưu sâm tra trong quá trình đào thải nước tiểu trên thỏ thực nghiệm

Thời gian (giờ)

Lô 1: Uống nước cất

10ml/kg (n=5) Lượng nước tiểu (ml/kg/2

giờ)

Lô 2: Uống NST liều 3g/kg

(n=5) Lượng nước tiểu (ml/kg/2

giờ)

% sự thay đỏi KLNT so với

lô 1

Lô 3: Uống NST liều 6g/kg

(n=5) Lượng nước tiểu (ml/kg/2

giờ)

% sự thay đỏi KLNT so với

lô 1

Sau 2 giờ sử dụng thuốc

34,6 ± 3 42,6 ± 5 Tăng 23% 47 ± 4,3 Tăng 35% P< 0,05 P<0,05

Sau 4 giờ sử dụng thuốc

15,5 ± 2 23 ± 3,8 Tăng 48% 27 ± 4,8 Tăng 74% p< 0,05 P< 0,05

Sau 6 giờ sử dụng thuốc

13,4 ± 2 19,5 ± 2,7 Tăng 45% 18,8 ± 3,9 Tăng 40% P< 0,05 P< 0,05

* Nhận xét :

- Tăng thải trừ lượng nước tiểu trong vòng 4h sau khi uống thuốc cả liều 3g/kg, 6g/kg là lớn nhất có ý nghĩa p<0,05, sau đó giảm dần theo thời gian và dần cân bằng khi thời gian trên 6 giờ.

- Liều càng cao tác dụng lợi tiểu càng mạnh.

BÀN LUẬN

Tác dụng trên huyết áp:

Qua biểu đồ 1,2 cho thấy: khi cho chó uống cao lỏng NST liều 3g/kg có tác dụng hạ áp cao nhất là 18,7% và duy trì 130 phút. Tác dụng này so với cao lỏng Bạch hạc dùng liều 2g/kg huyết áp giảm nhiều nhất 10,4% và duy trì trên 60 phút [4], với bài thuốc HHA liều 2g/kg tác dụng hạ áp cao nhất là 31,2% duy trì trên 150 phút [6]. So với lá chè đắng liều 1g/kg làm giảm huyết áp 18,14% và kéo dài 120 phút [3] [6]. Khi cho chó uống cao lỏng NST liều 6 g/kg tác dụng hạ áp cao nhất 27,8% , so với cao lỏng Bạch hạc liều 4g/kg giảm huyết áp 22,6% duy trì trong 120 phút [4], với bài thuốc HHA liều 4g/kg giảm huyết áp 38,1% duy trì trong 150 phút [6].

Như vậy cao lỏng NST có tác dụng hạ áp rõ rệt, tác dụng này tương đương với cao lỏng Bạch hạc, lá chè Đắng và bài thuốc HHA.

Mức độ hạ huyết áp từ từ, phụ thuộc vào liều lượng, liều cao tác dụng hạ áp càng mạnh. Tác dụng hạ áp có thể kéo dài trên 130 phút, hạ huyết áp tối thiểu nhiều hơn tối đa.

Một số cơ chế hạ huyết áp

Ảnh hưởng của thuốc đối với hệ hậu hạch giao cảm

Adrenalin là chất dẫn truyền thần kinh của hệ hậu hạch giao cảm. Trên cơ thể nguyên vẹn tác dụng của adrenalin làm co mạch, dẫn đến làm tăng nhịp tim, tăng biên độ timvà cuối cùng làm tăng huyết áp. Tác dụng này biểu hiện rõ ở bảng 1: Sau tiêm adrenalin 10 µg/kg lần đầu huyết áp tăng 60% , sau 60 phút uống cao lỏng NST liều 6g/kg tiêm lại adrenalin 10 µg/kg lần hai thì chỉ số huyết áp chỉ tăng lên so với ban đầu 42% giảm hơn so với lần một 18%.

Như vậy cao lỏng NST đã phần nào có tác dụng đối kháng và làm giảm tác dụng của adrenalin. Tác dụng đối kháng này có tính chất hai chiều. Dù cho dùng cao lỏng NST trước hay sau thì tác dụng cường giao cảm của adrenalin cũng bị ức chế.

Ảnh hưởng của thuốc trên hạch thần kinh giao cảm

Nicotin là thuốc kích thích hạch thần kinh giao cảm và phó giao cảm làm huyết áp thay

Nguyễn Thị Minh Thúy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 285 – 294

292

đổi [1] [2]. Trên hạch giao cảm dưới tác dụng của nicotin làm huyết áp tăng. Trong thí nghiệm của chúng tôi nicotin với li ều 0,08ml/kg tiêm tĩnh mạch làm cho huyết áp tăng 70,2% , sau uống cao lỏng NST liều 6g/kg 60 phút tiêm nicotin liều trên lần hai huyết áp chỉ tăng lên 22,3% .

Điều đó có thể nghĩ rằng cao lỏng NST đã phong toả một phần hạch thần kinh thực vật, chủ yếu là hạch phó giao cảm.

Ảnh hưởng của thuốc trên hoạt động của tim ếch cô lập

Từ bảng 3 và hình 3: cho thấy với li ều 3% - 6% làm giảm nhẹ tần số tim và tăng nhẹ biên độ tim sự thay đổi này không có ý nghĩa với p> 0,05. Với li ều 8% thì nhịp tim giảm 23,1% có ý nghĩa với p< 0,05, và biên độ tim giảm 15% không có ý nghĩa. So với cao lỏng Bạch hạc dung dich 0,65% làm cho tần số tim giảm 36% [4], So với bài thuốc HHA liều 12% làm nhịp tim giảm 40% [6]

Từ biểu đồ 3 : Trên tim ếch cô lập adrenalin 1/10.000 có tác dụng làm tăng cả tần số và biên độ nhưng cũng không làm hồi phục được hoạt động của tim sau khi đã dùng cao lỏng ở nồng độ 6% và cao lỏng ở nồng độ 6% đã làm giảm một phần tác dụng của adrênalin trên tim ếch cô lập. Tác dụng này giống như tác dụng của bài thuốc HHA [6]

Ảnh hưởng của thuốc trên cơ trơn ruột thỏ cô lập.

Đây là tác dụng trực tiếp của cao lỏng NST trên cơ trơn thành ruột. Khi sử dụng cao lỏng NST liều 6% thấy nhu động của ruột thỏ cô lập giảm đi rõ rệt và sử dụng acetylcholin 1/1000 – 0,4 ml/100ml dung dịch Tyrode làm ruột tăng co bóp trở lại.

Như vậy thuốc không có tác dụng làm phong tỏa hệ Muscarinic phó giao cảm .

Tác dụng an thần của thuốc trên chuột nhắt

Sau khi cho chuột uống thuốc theo các liều 3g/kg, 6g/kg thì thấy các hoạt động tự nhiên của 2 lô chuột đều giảm đi rõ rệt, chúng tụ lại thành đám và đáp ứng với các kích thích. Tác dụng này của thuốc dựa vào liều và kéo dài

trong 2 giờ, với li ều 6g/kg cũng chỉ làm giảm hoạt động của chuột mà không gây ngủ. Tuy tác dụng của thuốc thử có khác nhau song kết quả này cho thấy thuốc có khả năng ức chế thần kinh trung ương dẫn đến giảm hoạt động của chuột.

Từ bảng5: Theo dõi hoạt động của chuột nhắt bằng phương pháp trụ quay chúng tôi nhận thây ở lô chứng uống nước cất chuột vẫn hoạt động bình thường, khả năng bám trụ quay vẫn tốt. Ở lô uống 3g/kg, 6g/kg thuốc NST hoạt động của chuột chậm chạp khả năng bám trụ quay giảm không đáng kể với p>0,05. Ở lô chuột uống seduxen 50mg/kg khả năng bám trụ quay của chuột giảm đi rõ rệt với p<0,05.

Tác dụng lợi tiểu của cao lỏng NSTtrên thỏ thực nghiệm

Qua bảng 6 cho thấy cao lỏng NST có tác dụng làm tăng thải trừ nước tiểu sau khi sử dụng thuuốc 2 giờ với li ều 3g/kg và 6g/kg với p< 0,05. Tác dụng này lớn nhất với cả 2 liều trên là 4 giờ sau sử dụng thuốc so với nhóm chứng (liều 3g/kg) tăng 48%, (liều 6g/kg) tăng 74%. Sau đó số lượng nước tiểu ở các lô giảm dần. Tự tăng thải nước tiểu phụ thuộc vào liều của thuốc. So với cao lỏng Bạch hạc liều 6g/kg làm tăng số lượng nước tiểu 178% [4]. Dịch chiết lá chè đắng liều 2g/kg sau 2 giờ số lượng nứoc tiểu tăng 234,07%[5]

KẾT LUẬN

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu trên chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

Tác dụng hạ huyết áp

Cao lỏng NST có tác dụng hạ áp rõ rệt, mức độ hạ huyết áp từ từ, thời gian kéo dài trên 130 phút. Tác dụng của thuốc phụ thuộc vào liều lượng.

Cho chó uống với li ều tăng dần từ 3g – 6g/kg sau 15 phút thấy huyết áp của chó bắt đầu hạ. Đến 130 phút mức hạ trung bình từ 18,7% - 27,8% so với huyết áp ban đầu.

Huyết áp tối thiểu hạ từ 22% - 40% so với ban đầu nhiều hơn huyết áp tối đa.

Nguyễn Thị Minh Thúy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 285 – 294

293

Cơ chế hạ áp của cao lỏng NST

- Cao lỏng NST có tác dụng an thần làm ức chế thần kinh trung ương, không gây ngủ.

- Cao lỏng NST đã phong toả một phần tác dụng của adrenalin trên hậu hạch giao cảm và nicotin trên hạch thần kinh thực vật. Tác dụng này góp giải thích một phần cơ chế tác dụng hạ huyết áp của cao lỏng NST

- Cao lỏng NST có tác dụng lợi tiểu với li ều 3g/kg – 6g/kg ở 2 giờ sau uống thuốc với p< 0,05 và tác dụng này cao nhất vào sau 4 giờ uống thuốc tăng so với lô chứng từ 48% - 74% có ý nghĩa p < 0,05. Lượng nước tiểu giảm dần sau 6 giờ.

- Trên tim ếch cô lập: Cao NST nồng độ 3% - 6% làm giảm nhẹ tần số tim và tăng nhẹ biên độ tim sự thay đổi này không có ý nghĩa với p> 0,05. Với nồng độ 8% thì nhịp tim giảm 23,1% có ý nghĩa với p< 0,05, và biên độ tim giảm 15% không có ý nghĩa. Với nồng độ 6% thuốc đã làm giảm một phần tác dụng của adrenalin trên tim ếch cô lập.

- Trên ruột thỏ cô lập: Cao lỏng NST tỷ lệ 1:1 (nồng độ 6%) làm giảm nhu động ruột thỏ cô lập 41% có ý nghĩa p<0,05. Như không ức chế được tác dụng tăng nhu động ruột của acetylcholein.

KHUYẾN NGHỊ

Do thời gian và kinh phí có hạn, do đó những kết quả trên đây mới chỉ là bước đầu. Để có thể đánh giá tác dụng hạ huyết áp của bài thuốc một cách đầy đủ, toàn diện, giúp cho việc sử dụng được an toàn, hiệu quả cần tiến hành nghiên cứu một số nội dung tiếp theo:

- Tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về cơ chế tác dụng của bài thuốc trên động vật thực nghiệm.

- Nghiên cứu về hiệu quả của thuốc sử dụng trên lâm sàng.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO [1]. Bộ môn Dược lâm sàng trường đại học Dược Hà Nội (2003) Bài giảng bệnh học. [2]. Bộ môn Sinh lý (2002). Bài giảng sinh lý học, Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên .tr 53 – 56, 83 -95 [3]. Nông Thanh Sơn (2003), Nghiên cứu độc tính, tác dụng phòng chống độc và hạ huyết áp của dịch chiết lá cây chè đắng Cao bằng. Đề tài cấp bộ Trường đại học Y Thái Nguyên. [4]. Đỗ Minh Thanh (1999), Nghiên cứu tác dụng hạ huyết áp của cao lỏng lá Bạch Hạc trên thực nghiệm, Luận văn thạc sỹ y học chuyên ngành Dược lý, Trường đại học Y Hà Nội. [5]. Nguyễn Quốc Thịnh (2003), Nghiên cứu sơ bộ cơ chế hạ huyết áp của dịch chiết lá chè đắng trên thực nghiệm, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ đa khoa, Trường đại học Y khoa Thái Nguyên [6]. Phạm Thị Bạch Yến (1998), Nghiên cứu tác dụng hạ huyết áp trên thực nghiệm của bài thuốc H.H.A. Luận văn thạc sỹ y học chuyên ngành Y học cổ truyền, Trường đại học Y Hà Nội.

SUMMARY STUDYING EFFECTS AND MECHANISMS OF LOWERING BLOOD PRESSURE OF LIQUID GLUE "NGUU SAM TRA" IN EXPERIMEN T

Nguyen Thi Minh Thuy *, Nguyen Tien Phuong, Nguyen Thi Hanh, Tran Manh Kien

College of medicine and pharmacy - TNU By studying of effects and mechanisms of lowering blood pressure of liquid glue “Nguu Sam Tra” (NST) on experimental sciences, we found: With dose 3g/kg of liquid NST reduces blood pressure 18.7%, extending over 130 minutes. With dose 6g/kg reduces blood pressure 27.8%, stretching over 130 minutes. Dose 6 g/kg of NST blockade in part the effects of adrenaline on post-ganglionic sympathetic and effects of nicotine on the parasympathetic ganglia of the autonomic nervous system. On the isolated frog hearts, the drug at low concentration 3%, 6% mitigates cardiac frequency and slightly increase cardiac amplitude,

* Tel: 0915 532829

Nguyễn Thị Minh Thúy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 285 – 294

294

non-significance (p > 0,05). With the concentration 8%, the cardiac frequency decreases 23.1%, statistical significance (p < 0,05) but cardiac amplitude reduces 15%, non-significance (p > 0,05). On isolated frog hearts, the drug at concentration 6% reduces in part the effect of adrenalin 1:10000. When using the drug concentrations 6% we found the peristaltic and amplitude of rabbit bowels reduces 41%, statistical significance (p < 0,05). With dose 3 g/kg, 6 g/kg mices show decreased activity, respond to stimuli, non-sedating and still sticking spindle well. With dose 3g/kg, 6g/kg has diuretic effects in 6 hours and after 4 hours the urine output is highest, which increased compared to sample lot 48% (dose 3 g/kg) and 74% (dose 6 g/kg). Keywords: Effects, Mechanisms of action, liquid glue Nguu sam tra.

Nguyễn Thị Ánh Tuyết và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 295 – 299

295

KHẢO SÁT CÁC ĐIỀU KI ỆN TỐI ƯU XÂY DỰNG QUY TRÌNH TÁCH VÀ XÁC ĐỊNH ĐỒNG THỜI MỘT SỐ KHÁNG SINH H Ọ β-LACTAM B ẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN DI

Nguyễn Thị Ánh Tuyết1, Nguyễn Văn Ri2

1 Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên 2 Đại học quốc gia Hà Nội

TÓM TẮT

Trong nghiên cứu, thiết lập điều kiện để tách các kháng sinh họ β – lactam bởi sắc ký điện di mao quản . Được thực hiện trên hệ thống điện di 1602A 3D của hãng Agilent, mao quản có lớp phủ silica với chiều dài 75,5cm. Sử dụng dung dịch đệm Natritetraborat 15mM với 75mM SDS, pH= 6,8: Amocillin; Ampicillin; Cloxacilin; Cephacilin; Oxacillin và Penicillin-G trong đó Ampicilin được tách ra ở 16 phút. Giới hạn phát hiện (LOD) của phương pháp là ≤ 0,7 µg/ml cho mỗi kháng sinh. Rồi áp dụng phương pháp này để xác định trong mẫu dược phẩm với độ thu hồi từ 94,2- 105,8%. Từ khóa: Mao mạch phát hiện giới hạn, phục hồi

MỞ ĐẦU β- lactam được dùng như các thuốc kháng khuẩn từ hơn 80 năm nay mà vẫn là một nhóm quan trọng của kháng sinh. Mỗi loại kháng sinh lại có tác dụng nhất định, có thể hạn chế hay tiêu diệt được mầm bệnh trong y học, chăn nuôi hay sản xuất[1]. Tuy nhiên liều lượng của nó cũng để lại hậu quả rất lớn đối với sức khỏe của con người, do đó việc xác định hàm lượng kháng sinh là rất cần thiết. Bên cạnh kỹ thuật sắc ký lỏng hiệu năng cao, điện di mao quản cũng là một kỹ thuật đầy triển vọng để tách các chất phân tích có mang điện tích cũng như trung tính và được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong những năm gần đây phương pháp này đã thu hút rất nhiều nhà khoa học bởi những ưu điểm nổi bật như kỹ thuật dể sử dụng, tính linh hoạt cao, tiết kiệm hóa chất và khả năng tách tốt hơn nữa phương pháp cũng cho độ tin cậy cao[2,3].

Trong nghiên cứu này, chúng tôi công bố điều kiện tách và xác định một số kháng sinh họ β – lactam bằng phương pháp điện di mao quản điện động học kiểu mixen(dùng mao quản Highsensitip). PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp tách và xác định các β-Lactam sử dụng chất hoạt động bề mặt, sodium dodecyl sunfate- SDS làm pha tĩnh, là các mixen mang điện tích âm, còn gọi là các pha tĩnh giả. Các mixen mang tính anion, được pha chế trong dung dịch đệm, chứa trong mao quản hẹp bằng silic, có đường kính 50 µm. Áp vào hai đầu mao quản trường điện áp cao (10-30KV), khi đó dung dịch đệm di chuyển từ cực dương sang cực âm, các mixen cũng di chuyển về phía cực âm nhưng có tốc độ khác với tốc độ dung dịch đệm. Các mixen có chức năng hấp thu các chất phân tích ở mức độ khác nhau tùy thuộc vào tính tương tự về độ phân cực giữa các mixen và từng chất phân tích.

Hình 1. Tách các β-Lactam bằng phương pháp MEKC* *

Nguyễn Thị Ánh Tuyết và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 295 – 299

296

Nhờ sự phân bố khác nhau, các β-Lactam di chuyển với tốc độ khác nhau, tách khỏi nhau. Điều kiện rất quan trọng là giá trị pH, nồng độ đệm, thế điện di để phương pháp tách có hiệu quả cao nhất. THỰC NGHIỆM Thiết bị và hóa chất - Máy điện di model 1602A của hãng Agilent, HP3D, detector DAD, mao quản silica trần d=50µm, chiều dài 75.5 cm, hiệu dụng 70 cm. - Axít Boric H3BO3, muối natri tetraborat Na2B4O7.10H2O, chất hoạt động bề mặt SDS, NaOH … của hãng Merk. Nước deion được lọc qua giấy lọc 0.45µm của hãng Millipore. Các chất chuẩn: amoxicillin – AMO, ampicillin – AMP, penicillin G – PENG, oxacillin – OXA, cloxacillin – CLO, cephalexin – CEP, do Viện kiểm nghiệm Bộ Y tế cung cấp Nghiên cứu điều kiện tách các β- Lactam bằng phương pháp điện di. Ảnh hưởng pH của dung dịch đệm điện di đến khả năng tách các β- Lactam Nghiên cứu này, ảnh hưởng của pH trong dung dịch đệm điện di được khảo sát với dung dịch điện di chứa các chất kháng sinh cùng nồng độ 2 µg/ml, 15mM đệm Borat + 75mM SDS. Mao quản được đặt ở nhiệt độ 280C, điện áp phân cực 22kV. Mẫu được bơm ở áp suất 50mbar, thời gian bơm mẫu 10s. Các giá trị pH thay đổi là 6,5; 6,8; 7,0; 7,2. Trong nghiên cứu này, cặp CEP-AMP có ∆t giảm dần theo chiều tăng của pH, cặp OXA-CLO có ∆t thay đổi không đáng kể. Sự thay đổi pH làm thay đổi lớp điện kép của thành mao quản, do đó làm ảnh hưởng đến sự điện di của các chất.

Như vậy tăng pH của dung dịch đệm, rút ngắn thời gian phân tích, tuy nhiên khả năng tách giảm, nên phải chọn một giá tri pH phù hợp. Ở pH = 6,5 các β- Lactam tách tốt nhưng có một píc nhỏ dính vào píc của PEN-G làm cho diện tích của píc không chính xác nên chúng tôi chọn pH = 6,8 để tách các β-Lactam trong những nghiên cứu tiếp theo. Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ đệm.

Chất điện ly trong pha động cũng có vai trò quan trọng vì nó là chất dẫn điện, tạo dòng điện di thẩm thấu. Trong thực tế, người ta cố gắng chọn chất đệm pH cũng đồng thời chính là chất điện giải của sắc ký điện di. Chúng tôi chọn Natritetraborat vừa là chất đệm pH vừa là chất điện giải.

Khảo sát nồng độ đệm tại 4 gía trị là 10mM; 15mM; 20 mM; 25mM với 75mM SDS, pH = 6,8. Thế điện di 22kV, bơm mẫu áp suất 50mbar, thời gian bơm mẫu 8s, nhiệt độ mao quản 250C Các chất kháng sinh cùng nồng độ 1µg/ml. Kết quả cho thấy tăng nồng độ đệm thì độ điện di hiệu dụng của 6 kháng sinh β-Lactam càng tăng, thời gian lưu của chất tan tăng nhưng hiệu quả tách cũng không tốt. Theo dõi sự chênh lệch thời gian lưu (∆tR) của các cặp: CEP-AMP; PENG- OXA cho thấy quy luật biến đổi ∆tR theo nồng độ dung dịch đệm cũng không giống nhau (bảng 2). Nồng độ đệm 20mM, lực ion thấp hơn, giảm được dòng điện di, tăng sự hấp phụ của mẫu lên thành mao quản, tốc độ di chuyển của các chất tan nhanh hơn vì vậy hiệu quả tách kém, hai pic của CEP và AMP dính vào nhau. Chúng tôi chọn nồng độ 15mM đệm Borat là điều kiện tối ưu.

Bảng 1. Khảo sát ảnh hưởng của pH đến thời gian di chuyển của β-Lactam

pH Thời gian di chuyển của β-Lactam, phút t0 AMO PENG OXA CLO CEP AMP

7,2 6,253 7,889 10,283 10,699 11,717 12,448 12,754 Khoảng cách 2 pic, ∆tR 0,416 1,018 0,731 0,306

7,0 6,960 8,896 11,345 11,613 12,612 13,404 13,972

Khoảng cách 2 pic ,∆tR 0,268 0,999 0,792 0,568

6,8 7,368 9,466 12,342 12,908 14,229 14,793 15,525

Khoảng cách 2 pic, ∆tR 0,566 1,321 0,564 0,732 6,5 7,594 9,505 12,536 13,160 14,622 15,967 16,772

Khoảng cách 2 pic, ∆tR 0,624 1,362 1,345 0,805

Nguyễn Thị Ánh Tuyết và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 295 – 299

297

Bảng 2. Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ đệm tới thời gian lưu (phút)

Nồng độ đệm

Thời gian di chuyển của β-Lactam, phút

t0 AMO PENG OXA CLO CEP AMP

10 mM 6,958 8,896 11,345 11,613 12,612 13,404 13,972

∆tR của 2 β-Lactam 0,268 0,586 15 mM 7,363 9,375 12,087 12,881 14,178 14,990 15,825

∆tR của 2 β-Lactam 0,794 0,835 20 mM 7,403 9,576 12,238 12,542 14,231 16,013 16,082

∆tR của 2 β-Lactam 0,304 0,069 25 mM 7,505 10,012 12,879 12,932 15,375 16,873 16,934

∆tR của 2 β-Lactam 0,053 0,061

Hình 2. Sắc đồ điện di của 6 kháng sinh họ β-lactam tại điều kiện tối ưu: pH = 6,8; 15 mM đệm borat, 75 mM SDS, thế 22 kV, nhiệt độ mao quản 250C, bơm mẫu 8s, nồng độ các chất 2µg/ml. Thứ tự các

chất: 1- AMO; 2- PENG; 3-OXA; 4-CLO; 5-CEP và 6- AMP

Khảo sát ảnh hưởng của thế điện di và các điều kiện khác

Khi tăng thế điện từ 18kV đến 25kV thì thời gian di chuyển của các β-Lactam càng giảm do độ linh động điện di tỷ lệ thuận với thế. Mặt khác thế càng cao, nhiệt sinh ra trong mao quản càng tăng, làm cho sự chênh lệch nhiệt độ giữa thành mao quản và trong lòng của nó, dẫn đến độ nhớt chênh lệch đây chính là nguyên nhân làm giảm hiệu quả tách. Tại thế 18kV và 20kV đạt hiệu quả tách tốt, nhưng thời gian lưu lớn (20,6 phút cho AMP), nhưng thế 25kV thời gian lưu ngắn hơn nhưng hiệu quả tách kém hơn, pic CEP và CLO dính chân vào nhau. Vì vậy chúng tôi chọn thế tại 22kV là phù hợp nhất để tách các β-Lactam.

Để có được píc rõ ràng và độ hấp thụ píc cao nhất thì thời gian bơm mẫu cần 8s cho nồng độ từ 0,2- 15 µg/ml ,nồng độ SDS 75mM, nhiệt độ mao quản 250C

Đánh giá phương pháp phân tích.

Tiến hành lập đường chuẩn của 6 chất kháng sinh β-lactam tại các nồng độ khác nhau: với AMO, CEP, CLO thì nồng độ khảo sát từ 0,2-10µg/ml còn các chất AMP, OXA và PEN-G nồng độ khảo sát từ 0,3-10µg/ml. Mỗi nồng độ được đo lặp lại 3 lần và lấy kết quả trung bình. Sử dụng origin 8.0 xử lý, kết quả thu được trình bày ở bảng 3.

Để đánh giá độ chính xác của phương pháp phân tích, chúng tôi tiến hành chọn 3 mẫu tương ứng với điểm đầu, điểm giữa và điểm cuối của khoảng tuyến tính đó là 1µg/ml; 5µg/ml và 10µg/ml. Tiến hành đo các mẫu trên với điều kiện tối ưu, mỗi mẫu đo lặp lại 5 lần. Kết quả cho thấy độ chính xác nằm trong giới hạn cho phép <15%. Do đó chúng tôi áp dụng phương pháp này vào phân tích mẫu dược phẩm.

Nguyễn Thị Ánh Tuyết và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 295 – 299

298

Bảng 3. Giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng của phương pháp

Chất phân tích

Phương trình y = Ax+ B

R Độ lệch chuẩn (Sy)

LOD µg/ml

LOQ µg/ml

AMO y = 12,615x-1,7269 0,9991 1,3864 0,329 1,099 CEP y = 8,654x-1,5316 0,9989 1,0800 0,774 1,248 AMP y = 6,792x+ 0,1066 0,9998 0,3152 0,139 0,464 CLO y = 10,229x- 1,1174 0,9995 0,8230 0,241 0,805 OXA y = 10,690x- 2,1239 0,9978 1,8672 0,524 1,747

PEN-G y = 5,697x- 0,1909 0,9988 0,7213 0,379 1,266

Bảng 4. Kết quả tính hàm lượng kháng sinh trong mẫu dược phẩm

Tên thuốc, hoạt chất

∆C

Chiều cao pic

(mAU)

Cx

%H

Hiệu suất trung bình

%H

Khối lượng TB 1 viên thuốc (mg)

Khối lượng (mg) Trên nhãn

Tìm thấy

Ampicillin

(AMP)

0 11,5

1,48

94,27

593,2

500

438,97 1 18,4 88,8

2 26,6 97,0 3 34,1 97,0

Amoxicilin

(AMO)

0 13,1

1,13

97,93

307,0

250

346,90 1 24,4 97,5

2 35,6 97,1 3 47,6 99,2

Cloxacillin

(CLO)

0 9,9 1,02

94,17

307,0

250

313,14 1 18,6 89,6

2 28,8 97,4 3 37,7 95,5

Oxacillin Sodium Capsule (OXA)

0 22,3 2,24

94,70

582,2

500

642,43 1 31,5 92,4

2 40,8 92,9 3 51,8 98,8

Cephalexin

(CEP)

0 14,6 1,85

105,80

560,5

500

518,46 1 23,2 109,8

2 31,3 105,8 3 38,7 101,8

Hình 3. Sắc đồ điện di của mẫu thuốc chứa amoxicilin và cloxacillin

Nguyễn Thị Ánh Tuyết và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 295 – 299

299

Phân tích mẫu dược phẩm.

Các mẫu dược phẩm AMO,CLO, AMP, CEP, OXA được mua từ các đại lý dược khác nhau. Mẫu phân tích được chuẩn bị bằng cách trộn đều 4 viên con nhộng, lấy mẫu đại diện, đem cân khối lượng thích hợp m=0,02(g) hòa tan bằng nước đêion, siêu âm trong vòng 15 phút, định mức trong bình 20ml bằng nước đêion.

Rồi lọc qua màng lọc 0,45µm. Hút 2,5ml dịch lọc pha loãng 100 lần ta được dung dịch B (bµg/ml). Từ dung dịch B pha thành dung dịch có nồng độ thấp hơn (Cxµg/ml) được dùng trong ngày. Tiến hành đo bằng phương pháp thêm chuẩn đối với 5 mẫu thuốc, chạy lặp lại mỗi mẫu phân tích 3 lần với điều kiện tối ưu như chạy đường chuẩn, lấy kết quả trung bình, sử lý bằng phần mềm origin 8 và excel, kết quả thu được ở bảng 4.

KẾT LUẬN

Chúng tôi đã đưa ra một phương pháp có độ tin cậy dựa trên quá trình điện di dùng detector DAD để phát hiện, xác định đồng thời 6 chất kháng sinh β-lactam. Rồi áp dụng phương pháp này vào xác định hàm lượng kháng sinh trong mẫu dược phẩm.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1] Vũ Thị Bảy – Nguyễn Châu Hải – Doãn Huy Khắc – Nguyễn Thị Tâm – Định lượng kháng sinh, Nhà xuất bản Y học (1983). [2] M. I. Bailon-Perez, L. Cuadros Rodr´ ıguez, C. Cruces-Blanco, Journal of Pharmaceutical and Biomedical Analysis, 43(2007) pp 746–752. [3] W.J. Blanchflower, Hewitt SA, Kennedy D.G, Analyst, 119(12), (1994) 2595-2601. Công trình được sự tài trợ của đề tài QG 11.14

SUMMARY STUDY OF CONDITION OF SEPARATION AND DETERMINATION OF β -LACTAM ANTIBIOTICS BY CAPILLARY ELECTROKINETIC CHROMATOGRAPHY

Nguyen Thi Anh Tuyet*1, Nguyen Van Ri2

1 College of Medicine and Pharmacy - TNU 2 Hanoi National University

In the study, condition of seperation of β – lactam antibiotics by capillary electrokinetic chromatography is investigated. The electrophoresis system is 1602A 3D from Agilent. The capillary is coating silica with 75,5cm length, 50µm id. The background electrolyte is solution of Natritetraborat 15mM with 75mM SDS, pH of 6,8. Amoxicilin, Ampicillin, Cloxacillin, Oxacillin, Penicillin-G, Cephalexin, ampicillin are separated in 16 minutes. Limit of detection (LOD) of method is ≤ 0,7µg /ml for each. The method is applied for detemination of β – lactam antibiotics in pharmaceutical products, recovery is from 94,2 -105,8%. Keyword: capillary electrokinetic, detection limits, recovery

*

Nguyễn Thị Ánh Tuyết và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 295 – 299

300

Đỗ Lê Thùy Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 301 – 306

301

ĐÁNH GIÁ SỰ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ ARV VÀ M ỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN HIV/AIDS ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VI ỆN A THÁI NGUYÊN

Đỗ Lê Thuỳ

Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Tuân thủ điều trị là yếu tố sống còn trong điều trị ARV ở bệnh nhân HIV/AIDS, quyết định thành công của điều trị. Chương trình chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS bằng thuốc kháng virus đã được triển khai thực hiện tại phòng khám ngoại trú Bệnh viện A Thái Nguyên đã được hơn 5 năm nhưng việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân chưa được đánh giá. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ tuân thủ điều trị ARV và một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị của bệnh nhân HIV/AIDS điều trị ngoại trú tại bệnh viện A Thái Nguyên. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 252 bệnh nhân HIV/AIDS đang khám và điều trị ngoại trú bằng thuốc ARV tại phòng khám ngoại trú bệnh viện A. Bệnh nhân được phỏng vấn trực tiếp tại phòng khám các nội dung về kiến thức và thực hành tuân thủ điều trị. Thông tin được thu thập vào bộ câu hỏi thống nhất. Kết quả: Tỉ lệ tuân thủ điều trị ARV là 81,3%. Tỉ lệ bệnh nhân tuân thủ điều trị đúng trong vòng 3 tháng là 91,3%. 71,8% bệnh nhân quên hoặc chậm uống thuốc theo giờ qui định là do bận hoặc mải làm quên uống thuốc. 6,8% bệnh nhân do thiếu thuốc nên không có thuốc uống. Không có mối liên quan giữa tuân thủ điều trị với tuổi, trình độ văn hóa, khoảng cách đến phòng khám ngoại trú và thu nhập bình quân/tháng. Có mối liên quan giữa tuân thủ điều trị với tỉ lệ gặp tác dụng phụ của thuốc khiến bệnh nhân phải ngừng thuốc. Kết luận: Để tăng cường hơn nữa sự tuân thủ điều trị ARV cần cung cấp cho người bệnh những kiến thức về tác dụng phụ của thuốc. Từ khóa: Tuân thủ điều trị ARV, ARV, VIỆN A, HIV/AIDS

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (Acquired Immunodeficiency Syndromes – AIDS) do virus gây suy giảm miễn dịch ở người (Human Immunodeficiency Virus – HIV) ngày nay đã trở thành đại dịch toàn cầu, là mối hiểm họa đối với tính mạng, sức khoẻ con người, tương lai giống nòi của dân tộc, tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, trật tự và an toàn xã hội, đe dọa sự phát triển bền vững của đất nước. Kể từ ca nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện năm 1990 tại Thành phố Hồ Chí Minh, cho đến nay cả nước ước tính có trên 254.000 người đang sống với HIV/AIDS và đại dịch HIV/AIDS cũng đã cướp đi sinh mạng trên 48.000 người bị nhiễm HIV/AIDS. Đại dịch HIV/AIDS không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến những người nhiễm HIV/AIDS mà còn làm cho hàng *

trăm ngàn người có người thân bị nhiễm HIV/AIDS đã và đang đã phải chịu ảnh hưởng nặng nề về tinh thần và vật chất do HIV/AIDS mang lại [1], [2], [3].

Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng hiện nay y học vẫn chưa tìm ra được thuốc loại bỏ hoàn toàn HIV ra khỏi cơ thể người bệnh. Để chống lại sự nhân lên của HIV và kéo dài cuộc sống cho người bệnh, vũ khí duy nhất hiện nay là thuốc kháng virus (ARV). Từ năm 2005, với sự nỗ lực của Chính phủ và sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, các chương trình điều trị thuốc ARV miễn phí bắt đầu được triển khai và liên tục được mở rộng trên toàn quốc. Tính đến cuối năm 2009, theo báo cáo của Cục phòng chống HIV/AIDS - Bộ Y tế, đã có trên 35.000 bệnh nhân HIV/AIDS được điều trị thuốc ARV. Chiến lược Quốc gia về phòng chống HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 đề ra đến năm 2010 phấn đấu đạt 70% số bệnh nhân AIDS được điều trị

Đỗ Lê Thùy Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 301 – 306

302

ARV [9]. Tuy nhiên, điều trị thuốc ARV cũng đặt ra một thách thức mới - nguy cơ kháng thuốc và thất bại điều trị. Mục đích của điều trị ARV là duy trì sự sống của người bệnh nhưng thất bại điều trị do HIV kháng lại thuốc có khi phải trả giá bằng sinh mạng người bệnh. Vì vậy, tuân thủ điều trị là yếu tố sống còn trong điều trị ARV ở bệnh nhân HIV/AIDS và quyết định thành công của quá trình điều trị. Không tuân thủ điều trị sẽ dẫn đến tình trạng kháng thuốc của HIV.

Thành phố Thái Nguyên là một trong những tỉnh có số người nhiễm HIV/AIDS cao nhất trong cả nước, chiều hướng lây nhiễm HIV chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn và dùng chung bơm kim tiêm. Tại Thái Nguyên từ năm 2006 đã bắt đầu thực hiện chương trình chăm sóc và điều trị HIV/AIDS bằng thuốc ARV tại các phòng khám ngoại trú. Tuy nhiên từ đó đến nay chưa có nghiên cứu nào được thực hiện để đánh giá về việc tuân thủ điều trị ARV ở bệnh nhân HIV/AIDS. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài “Đánh giá sự tuân thủ điều trị ARV và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân HIV/AIDS điều trị ngoại trú tại bệnh viện A Thái Nguyên” với 2 mục tiêu:

1. Đánh giá sự tuân thủ điều trị ARV của bệnh nhân HIV/AIDS điều trị ngoại trú tại bệnh viện A Thái Nguyên.

2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến điều trị ARV ở bệnh nhân HIV/AIDS.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

252 bệnh nhân HIV/AIDS đang khám và điều trị ngoại trú tại Bệnh viện A Thái Nguyên.

* Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu:

- Bệnh nhân HIV/AIDS trên 18 tuổi.

- Bệnh nhân HIV/AIDS có thời gian điều trị ARV trên 1 tháng.

- Bệnh nhân đồng ý tham gia vào nghiên cứu

* Tiêu chuẩn loại trừ:

- Bệnh nhân HIV/AIDS không tham gia điều trị ARV

- Bệnh nhân có thời gian điều trị ARV dưới 1 tháng.

- Bệnh nhân không đồng ý tham gia vào nghiên cứu

* Địa điểm nghiên cứu

Phòng khám ngoại trú cho bệnh nhân HIV/AIDS tại Bệnh viện A Thái Nguyên

* Thời gian nghiên cứu: từ tháng 3 năm 2011 đến tháng 12 năm 2011.

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang với phương pháp chọn mẫu thuận tiện những bệnh nhân HIV/AIDS đang điều trị ARV từ 1 tháng trở lên đến tái khám định kỳ tại phòng khám ngoại trú bệnh viện A Thái Nguyên.

Cỡ mẫu: Với độ tin cậy 95%, tỉ lệ tuân thủ điều trị là 80% (dựa theo số liệu nghiên cứu về tỉ lệ tuân thủ điều trị của Võ Thị Năm [6] và Hà Thị Minh Đức [5]) với sai số cho phép là 5%, cỡ mẫu tối thiểu của nghiên cứu là 245 bệnh nhân đang điều trị với ARV, được làm tròn thành 250 để bù những trường hợp mất dữ kiện.

Phương pháp thu thập số liệu

Đối tượng nghiên cứu được phỏng vấn trực tiếp về tuân thủ điều trị ARV bao gồm những hiểu biết về tuân thủ điều trị ARV và thực hành tuân thủ điều trị (giờ uống thuốc, số lần quên/chậm uống thuốc trong 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng gần đây, xử trí khi nôn thuốc, khi gặp tác dụng phụ của thuốc…). Những biến số nền gồm tuổi, giới, nghề nghiệp, trình độ học vấn, thời gian điều trị ARV, người hỗ trợ điều trị, tình trạng hôn nhân, đối tượng sống chung và thu nhập bình quân/tháng. Số liệu nghiên cứu được thu thập vào bộ câu hỏi thống nhất (phụ lục)

Xử lý số liệu

Số thống kê mô tả gồm tần số và tỉ lệ phần trăm. Phép kiểm tra chi bình phương được sử dụng để so sánh các tỉ lệ. Số liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê y học SPSS 16.0.

Đỗ Lê Thùy Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 301 – 306

303

KẾT QUẢ

Đánh giá sự tuân thủ điều tr ị ARV của bệnh nhân HIV/AIDS

Bảng 1: Số lần dùng thuốc trong ngày

Số lần uống thuốc trong ngày

Số BN Tỷ lệ %

Uống thuốc 2 lần/ngày

248 98,4

Uống thuốc 3 lần/ngày

4 1,6

Tổng 252 100

Nhận xét: Đa số bệnh nhân uống thuốc đúng qui định 2 lần/ngày (98%). 4 bệnh nhân uống thuốc 3 lần/ngày do nôn viên thuốc hoặc tự ý chia thuốc effaviren uống trước khi đi ngủ do thuốc gây buồn ngủ. Cách uống thuốc 2 lần/ngày là đúng với hướng dẫn điều trị ARV, phải uống thuốc cách nhau đúng 12 giờ để duy trì nồng độ thuốc trong máu ổn định, tránh tình trạng ngộ độc thuốc do uống quá gần nhau hoặc kháng thuốc do uống cách nhau xa quá.

Bảng 2: Tỉ lệ quên thuốc trong 6 tháng gần đây Số lần quên thuốc trong 6 tháng

Số BN Tỷ lệ %

<=18 lần 46 18,3

> 19 lần 1 0,4

Không quên lần nào

205 81,3

Tổng 252 100

Nhận xét: điều trị HIV/AIDS bằng thuốc ARV yêu cầu phải uống thuốc thường xuyên, đúng giờ, và đều đặn suốt đời. Trong nghiên cứu của chúng tôi, đa số bệnh nhân không quên uống thuốc (81,3%), tỉ lệ bệnh nhân quên uống thuốc dưới 18 lần trong vòng 6 tháng gần đây là 18,3%. Có 01 trường hợp bệnh nhân quên thuốc trên 19 lần.

Bảng 3: Tỉ lệ quên thuốc trong 3 tháng gần đây

Số lần quên thuốc trong 3 tháng

Số BN

Tỷ lệ %

<=9 lần 20 7,9

> 10 lần 2 0,8

Không quên lần nào 230 91,3

Tổng 252 100

Nhận xét: trong vòng 3 tháng gần đây có 8,7% bệnh nhân quên uống thuốc, trong đó 20 bệnh nhân (7,9%) quên uống thuốc dưới 9 lần và 2 bệnh nhân quên uống thuốc trên 9 lần.

Bảng 4: Tỉ lệ quên thuốc trong 1 tháng gần đây

Số lần quên thuốc trong 1 tháng

Số BN Tỷ lệ %

<=3 lần 16 6,3

4-9 lần 1 0,4

Không quên lần nào 235 93,3

Tổng 252 100

Nhận xét: trong vòng 1 tháng gần đây có 16 bệnh nhân (chiếm 6,3%) quên uống thuốc dưới 3 lần/tháng. Đặc biệt có một bệnh nhân quên uống thuốc trên 4 lần/tháng. Bảng 5: Tỉ lệ bệnh nhân uống thuốc chậm trong

vòng 1 tháng gần đây

Thời gian bệnh nhân uống chậm thuốc

Số BN Tỷ lệ %

Uống chậm< 30 phút 106 42,1

Uống chậm 30phút – 1 giờ 18 7,1

Uống chậm 1 – 2 giờ 24 9,5

Uống chậm > 2 giờ 4 1,6

Không uống chậm 100 39,7

Tổng 252 100

Nhận xét: đa số bệnh nhân không uống thuốc chậm hoặc chỉ uống chậm thuốc trong vòng 30 phút (79,8%). Có 4 bệnh nhân uống thuốc chậm hơn giờ qui định trên 2 giờ.

Khi hỏi lý do khiến bệnh nhân quên hoặc chậm uống thuốc ghi nhận có 94 trường hợp (chiếm 71,8%) quên hay chậm uống thuốc do bận, mải làm nên quên giờ uống thuốc, 28 trường hợp (21,4) là do đi làm xa không mang theo thuốc. Đặc biệt có 9 trường hợp (6,8%) do hết thuốc nên không có thuốc uống. Không có trường hợp nào bỏ uống thuốc do gặp tác dụng phụ của thuốc hay do nhà xa không đi lấy thuốc được.

* Xử trí khi quên hay chậm giờ uống thuốc Khi khảo sát cách xử trí của 121 trường hợp quên hay chậm uống thuốc có 101 trường hợp (83,5%) có xử trí đúng là uống ngay khi nhớ ra và uống liều kế tiếp theo lịch nếu cách

Đỗ Lê Thùy Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 301 – 306

304

nhau trên 4 giờ. Có 1 trường hợp chậm uống thuốc 6 giờ và vẫn uống liều kế tiếp theo lịch.

Trong số 40 bệnh nhân (chiếm 15,9%) bị nôn khi uống thuốc ARV có 24 bệnh nhân có cách xử trí đúng là uống ngay viên thuốc khác (60%), tuy nhiên vẫn có 10 trường hợp bỏ không uống thuốc nữa (25%).

Bảng 6: Xử trí khi quên hay chậm giờ uống thuốc

Số lần quên thuốc trong 1 tháng

Số BN

Tỷ lệ %

Uống ngay khi nhớ ra và uống liều kế tiếp theo lịch nếu cách nhau trên 4 giờ

101 83,5

Uống ngay khi nhớ ra và uống liều kế tiếp theo lịch kể cả dưới 4 giờ

1 0,8

Bỏ đi không uống thuốc nữa 19 15,7

Tổng 252 100

Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều tr ị ARV

Bảng 7: Liên quan giữa tuân thủ điều trị ARV và tuổi

Tuổi Tuân thủ điều tr ị

Không tuân thủ điều tr ị

Tổng

Dưới 35 tuổi 172 1 173

Trên 35 tuổi 78 1 79

Tổng 250 2 252

X2=0,568,OR=2,205,CI=0,98-1,035, p=0,568

Nhận xét: Kết quả bảng trên cho thấy không có mối liên quan giữa tuân thủ điều trị với tuổi của người bệnh.

Bảng 8: Liên quan giữa tuân thủ điều trị ARV và

trình độ văn hóa Trình độ VH

Tuân thủ điều tr ị

Không tuân thủ điều tr ị

Tổng

Dưới cấp 1 45 0 45

Trên cấp 1 205 2 207

Tổng 250 2 252

X2=0,438, OR=1,010, CI=0,996-1,023, p=0,508 Nhận xét: không có liên quan giữa trình độ văn hóa với tuân thủ điều trị ARV Bảng 9: Liên quan giữa tuân thủ điều trị ARV và khoảng cách từ nhà đến phòng khám ngoại trú

X2=0,252, p=0,616, OR=0,991, CI=0,979 – 1,003

Nhận xét: không có liên quan giữa khoảng cách đi lại xa đến phòng khám với tuân thủ điều trị. Bảng 10: Liên quan giữa tuân thủ điều trị ARV và

thu nhập bình quân/tháng của gia đình người nhiễm HIV/AIDS

Thu nhập/ tháng

Tuân thủ điều tr ị

Không tuân thủ điều tr ị

Tổng

Dưới 2triệu 167 1 168

Trên 2 triệu 83 1 84

Tổng 250 2 252

X2=0,252,OR=2,012,CI=0.98-1.033, p=0,616

Nhận xét: không có liên quan giữa thu nhập của gia đình người nhiễm H với tuân thủ điều trị

Liên quan giữa tuân thủ điều trị ARV và tác dụng phụ của thuốc làm BN phải ngừng thuốc

Nhận xét: Có liên quan giữa việc gặp tác dụng phụ của thuốc với tuân thủ điều trị ARV. BN gặp tác dụng phụ nhiều phải tạm ngừng điều trị để đổi thuốc thì tuân thủ điều trị ARV kém hơn

Bảng 11: Liên quan giữa tuân thủ điều trị ARV và tác dụng phụ của thuốc làm BN phải ngừng thuốc

Tác dụng phụ của thuốc Tuân thủ điều tr ị Không tuân thủ điều tr ị Tổng

ADR làm bệnh nhân phải ngừng thuốc 19 1 20

ADR nhưng bệnh nhân vẫn dùng thuốc 231 1 232

Tổng 250 2 252

X2=4,882, OR=0,082, CI=0,005-1,368, p=0, 027

Khoảng cách

Tuân thủ điều tr ị

Không tuân thủ điều tr ị

Tổng

Dưới 20km 222 2 224

Trên 20km 28 0 28

Tổng 250 2 252

Đỗ Lê Thùy Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 301 – 306

305

BÀN LUẬN

Về sự tuân thủ điều trị ARV của bệnh nhân HIV/AIDS

Đa số bệnh nhân đều uống thuốc đúng 2 lần/ngày (98,4%), khoảng cách giữa 2 lần là 12 giờ cũng được bệnh nhân thực hiện đúng. Trong 6 tháng gần đây, tỉ lệ quên uống thuốc là 18,7%, trong vòng 3 tháng tỉ lệ này là 8,7% và trong vòng 1 tháng là 6,7%. Trong số các nguyên nhân khiến bệnh nhân quên thuốc có 71,8% cho rằng do bận việc gì đó vào giờ cần uống thuốc, có một số trường hợp không uống thuốc 1 lần do hết thuốc, thiếu thuốc.

Về một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị ARV

Kết quả cho thấy ở những đối tượng có độ tuổi dưới 35 có tỉ lệ tuân thủ trong điều trị thấp hơn những người trên 35 tuổi. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng chỉ ra có khác nhau về mức độ tuân thủ điều trị giữa 2 nhóm tuổi này. Nguyên nhân có thể do nhiều yếu tố khách quan khác như: trình độ văn hóa, công việc làm ăn, hoặc sự hỗ trợ của cán bộ y tế, người nhà…nên sự tuân thủ điều trị có thể sẽ tốt dù ở bất kỳ lứa tuổi nào.

Mối liên quan giữa trình độ học vấn với tuân thủ điều trị: những đối tượng có trình độ học vấn trên cấp 3 thì tuân thủ điều trị tốt hơn đối tượng có trình độ học vấn dưới cấp 3. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.

Không có sự khác biệt về tỉ lệ tuân thủ điều trị ở những người có thu nhập khác nhau. Trên thực tế, thu nhập bình quân trong gia đình người nhiễm HIV/AIDS có ảnh hưởng nhất định đến mức độ tuân thủ điều trị của người bệnh. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của chúng tôi, tất cả những người bệnh này đang được cấp phát thuốc miễn phí từ các nguồn tài trợ, họ chưa phải trả tiền thuốc điều trị nên vấn đề thu nhập chưa ảnh hưởng đến việc tiếp cận thuốc trong tuân thủ điều trị ARV.

Có mối liên quan giữa việc phải tạm nghỉ thuốc ARV do tác dụng phụ gặp phải với tuân thủ điều trị ARV. Đây là một trong những khó khăn khiến bệnh nhân khó tuân thủ điều

trị. Tác dụng phụ của thuốc ảnh hưởng rất lớn đến tuân thủ điều trị của bệnh nhân.

KẾT LUẬN

Đánh giá sự tuân thủ điều tr ị ARV của bệnh nhân HIV/AIDS

- 98,4% bệnh nhân uống thuốc đúng 2 lần/ngày, cách nhau 12 giờ.

- 81,3% bệnh nhân không quên uống thuốc lần nào trong vòng 6 tháng gần đây.

- 91,3% bệnh nhân không quên uống thuốc lần nào trong vòng 3 tháng gần đây.

- 93,3% bệnh nhân không quên uống thuốc lần nào trong vòng 1 tháng gần đây.

- 81,8% bệnh nhân không uống chậm thuốc hoặc chỉ chậm uống thuốc trong vòng 30 phút.

- 83,5% bệnh nhân có xử trí đúng khi uống thuốc chậm thời gian quy định

Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều tr ị ARV

- Không có mối liên quan giữa tuân thủ điều trị với tuổi, trình độ văn hóa, thu nhập bình quân/tháng và khoảng cách từ nhà người bệnh đến phòng khám ngoại trú.

- Có liên quan giữa việc gặp tác dụng phụ của thuốc với tuân thủ điều trị ARV

KHUYẾN NGHỊ

1. Tăng cường hoạt động tư vấn về tuân thủ điều trị cho người bệnh. Trong mỗi lần tái khám, cán bộ y tế cần khai thác kỹ cách dùng thuốc của bệnh nhân trong tháng vừa qua để có được những hướng dẫn và tư vấn kịp thời khi người bệnh tuân thủ điều trị kém (do tác dụng phụ của thuốc, giờ giấc sinh hoạt không thích hợp, hết thuốc…).

2. Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục sức khỏe cho người nhiễm HIV, đặc biệt cần chú trọng hơn nữa thông tin về tuân thủ điều trị ARV. Tư vấn liên tục về tuân thủ điều trị ARV cho bệnh nhân HIV/AIDS.

Đỗ Lê Thùy Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 301 – 306

306

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. Bộ môn Dược lâm sàng, Trường đại học Dược Hà Nội (2010), Chăm sóc Dược, Nhà xuất bản Y học. [2]. Bộ môn Dược lâm sàng trường Đại học Dược Hà Nội (2010), Dược lâm sàng và điều trị, Nhà xuất bản Y học. [3]. Bộ Y tế (2009), “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS” [4]. Bộ Y tế (2010), “Quyết định số 1991/QĐ-AIDS về việc báo cáo tình hình nhiễm HIV/AIDS năm 2009”. [5]. Hà Thị Minh Đức và Lê Vinh(2009). "Kiến thức thực hành về tuân thủ điều trị ARV ở bệnh nhân HIV/AIDS tại phòng khám ngoại trú quận 10 Thành phố Hồ Chí Minh năm 2009" Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh,14, tr 163-167.

[6]. Võ Thị Năm và Phùng Đức Nhật (2010). "Tỉ lệ và các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị ARV ở bệnh nhân HIV/AIDS tại Thành phố Cần Thơ năm 2009", Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 14, tr 151-156. [7]. Phạm Văn Tường và Nguyễn Minh Hạnh(2010), Sự tuân thủ điều trị ARV của người nhiễm HIV/AIDS điều trị ngoại trú và một số yếu tố liên quan ở 8 quận huyện thành phố Hà Nội năm 2007, Y học thực hành, 696, tr 48-52. [8]. Lê Minh Tuấn (2008), Thực trạng tuân thủ điều trị ARV của bệnh nhân HIV/AIDS điều trị ngoại trú và một số yếu tố liên quan ở 6 quận, huyện thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sỹ, trường Đại học Y Hà Nội. [9]. Ủy ban quốc gia phòng chống HIV/AIDS (2010), "Báo cáo đánh giá chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020"

ABSTRACT ADHERENCE TO ANTIRETROVIRAL AND FACTORS RELATED TO ARV ADHERENCE OF HIV/AIDS OUTPATIENTS AT A HOSPITAL

Do Le Thuy* College of Medicine and Pharmacy - TNU

Background: Adhenrence to antiretroviral therapy is a vital factor in ARV treatment determining the success of treatment process. After 5 years, the adhenrence to treatment among HIV/AIDS patients at Thai Nguyen Province has not yet been assessed. Objectives: To evaluate the proportion of adherence to antiretroviral therapy and associated factors in HIV/AIDS patients at A Hospital of Thai Nguyen City. Method: A cross-sectional study was carried out among 252 patients have been being treated with ARV at the outpatient clinic of A hospital. The patients were selected by a random sampling and directly interviewed about their socio-economic characteristics, knowledge and practices on adherence to antiretroviral thrapy. Results: The proportion of adhenrence to antiretroviral therapy was 81,3%. The proportion of adhenrence within 3 months was 91,3%. There was no relationship between adhenrence to antiretroviral therapy and age, educational level, average income but there is a relationship between side effects. Conclusion: Education on side effects of ARV are essentially important for the strengthening of adhenrence to treatment.

*

Trần Văn Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 307 – 311

307

ĐÁNH GIÁ K ẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA CARDORIDO TRÊN BỆNH NHÂN THI ẾU MÁU CƠ TIM C ỤC BỘ

Tr ần Văn Tuấn, Nguyễn Tiến Dũng, Trần Thị Hồng Nhung, Phạm Thị Thủy Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên

TÓM TẮT

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị của Cardorido trên bệnh nhân thiếu máu cơ tim cục bộ điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả trên 30 bệnh nhân được chẩn đoán là thiếu máu cơ tim cục bộ, được điều trị ngoại trú trong thời gian 3 tuần. Kết quả: tình trạng bệnh nhân sau khi dùng Cardorido các triệu chứng đau ngực, hồi hộp, đánh trống ngực, khó thở, mất ngủ đều giảm. Điện tâm đồ vẫn còn biểu hiện của thiếu máu cơ tim nhưng đã được cải thiện đáng kể so với trước điều trị. Kết luận: Cardorido có tác dụng phòng và hỗ trợ điều trị: đau thắt ngực, hồi hộp, mất ngủ. Từ khoá: Thiếu máu cơ tim, đau thắt ngực, thuốc điều trị đau thắt ngực, điện tâm đồ.

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Thiếu máu cục bộ cơ tim là bệnh tim mạch thường gặp ở người sau tuổi trung niên. Ở nhiều nước tiên tiến trên thế giới bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim do xơ vữa động mạch vành là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Theo tổ chức Y tế Thế giới, bệnh thường xuất hiện rất sớm từ 30-40 tuổi và tỷ lệ bệnh tim mạch ngày càng cao ở các nước đang phát triển. Việc nghiên cứu lâm sàng và cận lâm sàng để chẩn đoán chính xác nguyên nhân, đồng thời tìm ra các phương pháp điều trị thích hợp có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm giữ gìn và bảo vệ sức khỏe con người.

Bệnh đau thắt ngực có thể biểu hiện dưới dạng đau hoặc không đau. Những trường hợp đau ngực khởi đầu thường gặp là sau khi gắng sức lúc làm việc nặng, sau đó đau ngay cả lúc nghỉ ngơi, trầm trọng hơn là nhồi máu cơ tim và tử vong đột ngột. Những trường không đau thắt ngực còn gọi là bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ im lặng, thể này cũng khá phổ biến ở người cao tuổi. Trên điện tâm đồ có thể thấy biểu hiện của thiếu máu cơ tim cục bộ nhưng người bệnh hoàn toàn không thấy đau ngực và đa số những người bệnh này rất chủ quan không lo điều trị, do đó có thể bị nhồi máu cơ tim và tử vong đột ngột. Theo các số liệu thống kê cho thấy tỷ lệ chết có liên quan trực *

tiếp do cơ tim thiếu máu cục bộ - nhồi máu cơ tim ở Châu Âu là 33%, Châu Mỹ là 35%. Ở Việt Nam tỷ lệ này tăng lên tới 27,3%, và trong tương lai tỷ lệ này sẽ gần ngang bằng các nước Âu Mỹ.

Cardorido là thuốc được sử dụng để hỗ trợ điều trị trong các trường hợp: đau thắt ngực, khó thở khi gắng sức, tim mạch, hồi hộp, mất ngủ. Đau ngực trên những bệnh nhân chưa hoặc không đủ điều kiện can thiệp mạch vành, sau can thiệp mạch vành còn tức ngực, khó chịu, suy tim do suy vành. Đồng thời sử dụng để phòng đau thắt ngực tái phát, ngừa nhồi máu cơ tim. Để góp phần nâng cao hiệu quả điều trị bệnh lý tim mạch nói chung và đau thắt ngực nói riêng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm 2 mục tiêu:

1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trên bệnh nhân thiếu máu cơ tim cục bộ điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên.

2. Mô tả kết quả điều trị của thuốc Cardorido trên bệnh nhân thiếu máu cơ tim cục bộ.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu:

Gồm 30 bệnh nhân được chẩn đoán là thiếu máu cơ tim cục bộ, điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên.

Trần Văn Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 307 – 311

308

* Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu:

Bệnh nhân được chẩn đoán là thiếu máu cơ tim cục bộ theo tiêu hội tim mạch Mỹ

- Đau thắt ngực.

- Hồi hộp, đánh trống ngực.

- Khó thở khi gắng sức.

- Điện tâm đồ: hình ảnh thiếu máu cơ tim.

* Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 3/2011 đến tháng 12/2011.

- Địa điểm nghiên cứu: bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên

Phương pháp nghiên cứu

* Thiết kế nghiên cứu: Sử dụng phương pháp mô tả.

* Chỉ tiêu nghiên cứu:

- Lâm sàng

+ Đau thắt ngực

+ Hồi hộp, đánh trống ngực

+ Khó thở

- Cận lâm sàng: ghi điện tâm đồ lúc nghỉ ngơi.

Vật li ệu nghiên cứu

Cardorido được bào chế từ cây Dong Riềng Đỏ (Canna edulis). Cây Dong Riềng Đỏ là loại thảo dược dùng chữa đau ngực, khó thở, tim đập nhanh, hồi hộp, trống ngực. Các nhóm chất trong cây đã được xác định gồm: alcaloid, flavonoid, glycosid trợ tim, coumarin, saponin… Glycosid trợ tim có tác dụng đặc hiệu lên tim, courmarin có tác dụng làm giãn động mạch vành, giãn động mạch ngoại vi làm giảm tiền gánh cho tim.

- Liều dùng và cách dùng: Cardorido được chế dưới dạng trà tan, liều dùng 3 gói/ngày, chia 3 lần, trong thời gian 3 tuần.

- Máy ghi điện tim

Kỹ thuật thu thập số liệu

- Phỏng vấn, khám lâm sàng bệnh nhân theo mẫu bệnh án thống nhất theo các chỉ tiêu nghiên cứu.

- Ghi điện tâm đồ trước và sau điều trị ở thời điểm t0, t1, t2, t3,t4.

- Đánh giá kết quả điều trị sau khoảng thời gian: 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần, và sau khi dừng thuốc 1 tuần.

Xử lý số liệu: Theo phần mềm thống kê y học SPSS 16.0.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân nghiên cứu

Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới tính

Giới n Tỷ lệ (%) Nam 21 70,0 Nữ 9 30,0

Tổng 30 100

Nhận xét: Tỷ lệ mắc bệnh ở nam (70,0 %) cao hơn nữ (30%).

Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo tuổi

Tuổi n Tỷ lệ % 41-50 2 6,7 51-60 9 30,0

Trên 60 19 63,3

Nhận xét: Bệnh thường gặp ở độ tuổi trên 60, chiếm tỷ lệ 63,3%. các lứa tuổi khác chiếm tỷ lệ thấp hơn.

Bảng 3.3. Triệu chứng lâm sàng của

bệnh thiếu máu cơ tim Tri ệu chứng lâm sàng

Có Không n % n %

Đau ngực 17 56,7 13 43,3 Hồi hộp 23 76,7 7 23,3 Đánh trống ngực 22 73,3 8 26,7 Hồi hộp, đánh trống ngực

21 70,0 9 30,0

Khó thở thường xuyên

3 10,0 27 90,0

Khó thở khi gắng sức

18 60,0 12 40,0

Mất ngủ 18 60,0 12 40,0 Choáng váng 16 53,3 14 46,7 Ngất 4 13,3 26 86,7 Ngấn dái tai 30 100 0 0

Nhận xét: các triệu chứng lâm sàng hay gặp nhất là đau ở ngực (56,7%), hồi hộp 76,7%), đánh trống ngực (73,3%), khó thở khi gắng sức và mất ngủ (60%). Một số triệu chứng khác tỷ lệ gặp ít hơn.

Trần Văn Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 307 – 311

309

Bảng 3.4. Hoàn cảnh xuất hiện bệnh

Hoàn cảnh xuất hiện

Có Không

n % n %

Khi gắng sức 23 76,7 7 23,3 Khi hoạt động thể

lực mạnh 23 76,7 7 23,3

Khi xúc động mạnh

21 70,0 9 30,0

Sau bữa tiệc thịnh soạn

17 56,7 13 43,3

Thời tiết lạnh 23 76,7 7 23,3 Lúc nghỉ ngơi vào

ban ngày 10 33,3 20 66,7

Lúc nghỉ ngơi vào ban đêm

8 26,7 22 73,3

Nhận xét: hoàn cảnh xuất hiện bệnh hay gặp khi gắng sức, khi hoạt động thể lực mạnh thời tiết lạnh 76,7%, khi xúc động mạnh 70%, sau bữa tiệc thịnh soạn 56,7%.

Bảng 3.6. Hình ảnh điện tâm đồ trước điều trị

Điện tâm đồ n Tỷ lệ (%)

Có hình ảnh thiếu máu cơ tim

27 90,0

Không có hình ảnh thiếu máu cơ tim

3 10,0

Tổng 30 100,0

Nhận xét: trên hình ảnh điện tâm đồ của các bệnh nhân trước điều trị có hình ảnh thiếu máu cơ tim chiếm tỷ lệ rất cao 90%.

Đánh giá kết quả sau điều tr ị Bảng 3.7. So sánh triệu chứng lâm sàng trước và

sau điều trị 3 tuần

Tri ệu chứng lâm sàng

Trước điều tr ị

Sau điều tr ị 3 tuần

n % n % Đau ngực 17 56,7 9 30,0 Hồi hộp 23 76,7 4 13,3 Đánh trống ngực

22 73,3 5 16,7

Hồi hộp, đánh trống ngực

21 70,0 5 16,7

Khó thở thường xuyên

3 10,0 2 6,7

Khó thở khi gắng sức

18 60,0 5 16,7

Mất ngủ 18 60,0 6 20,0 Choáng váng 16 53,3 3 10,0 Ngất 4 13,3 0 0,0

Nhận xét: sau điều trị 3 tuần các triệu chứng đau nhói ở ngực, hồi hộp đánh trống ngực, khó thở khi gắng sức và mất ngủ giảm rõ rệt. Bảng 3.8. Đánh giá kết quả sau 3 tuần điều trị và

sau khi dừng thuốc 1 tuần

Tri ệu chứng lâm

sàng

Sau dùng Cardorido

3 tuần

Sau khi dừng

Cardorido 1 tuần

n % n %

Đau ngực 9 30,0 20 66,7

Hồi hộp 4 13,3 14 46,7

Đánh trống ngực 5 16,7 14 46,7

Hồi hộp, đánh trống ngực

5 16,7 14 46,7

Khó thở thường xuyên

2 6,7 6 20,0

Khó thở khi gắng sức 5 16,7 10 33,3

Mất ngủ 6 20,0 16 53,3

Choáng váng 3 10,0 11 36,7

Ngất 0 0,0 0 0,0

Nhận xét: sau khi dùng Cardorido 3 tuần các triệu chứng đau nhói ở ngực, hồi hộp đánh trống ngực giảm rõ rệt, nhưng sau khi dừng thuốc 1 tuần các triệu chứng này lại xuất hiện có xu hướng tăng dần ở các bệnh nhân nghiên cứu.

Bảng 3.9. So sánh kết quả điện tâm đồ trước và

sau điều trị 3 tuần

Nhận xét: trước điều trị và sau điều trị 3 tuần, hình ảnh thiếu máu cơ tim được thể hiện trên điện tâm đồ giảm rõ rệt (từ 90% xuống còn 60%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Thời điểm

Điện tâm đồ

Trước điều tr ị

Sau điều tr ị 3 tuần

p

n % n %

Có hình ảnh thiếu máu cơ tim

27

90

18

60,0

<

0,05 Không có hình ảnh thiếu máu cơ tim

3

10

12

40,0

Tổng 30 100 30 100

Trần Văn Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 307 – 311

310

Bảng 3.10. So sánh kết quả điện tâm đồ sau 3

tuần điều trị và sau dừng thuốc 1 tuần

Nhận xét: Trên hình ảnh điện tâm đồ sau khi điều trị 3 tuần và sau khi dừng thuốc 1 tuần thấy kết quả không có sự khác biệt.

BÀN LUẬN

Về tri ệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng trước khi điều tr ị

Tỷ lệ mắc bệnh ở nam cao hơn nữ: nam (70,0 %), nữ (30%), bệnh thường gặp ở độ tuổi trên 60 tuổi chiếm tỷ lệ 63,3%, kết quả này cũng tương tự như các tác giả khác [1], [3]. Trong số các bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ, 100% có biểu hiện ngấn ở dái tai, đây là một trong những đặc điểm lâm sàng dễ dàng nhận định trong chẩn đoán; ngoài ra triệu chứng lâm sàng hay gặp nhất là hồi hộp (76,7%), đánh trống ngực (73,3%), khó thở khi gắng sức và mất ngủ (60%), đau nhói ở ngực (56,7%) và triệu chứng choáng váng chiếm 53.3%. Một số triệu chứng khác như ngất, khó thở khi không gắng sức tỷ lệ gặp ít hơn. Hoàn cảnh xuất hiện bệnh hay gặp khi gắng sức, khi hoạt động thể lực mạnh thời tiết lạnh (76,7%), khi xúc động mạnh (70%), sau bữa tiệc thịnh soạn (56,7%); lúc nghỉ ngơi không gắng sức xuất hiện cơn đau là 33,3%; Còn lúc nghỉ ngơi không gắng sức xuất hiện cơn đau vào ban đêm là 26.7%.

Trên hình ảnh điện tâm đồ của các bệnh nhân trước điều trị có hình ảnh thiếu máu cơ tim chiếm tỷ lệ rất cao 90%; chỉ có 10% là không có hình ảnh thiếu máu cơ tim.

Kết quả sau khi điều tr ị

Sau từng tuần điều trị các triệu chứng đau nhói ngực, hồi hộp, đánh trống ngực, khó thở

khi gắng sức và mất ngủ giảm rõ rệt; đặc biệt là triệu chứng ngất không còn xuất hiện; các triệu chứng khác như mất ngủ, khó thở, hồi hộp (từ 76,7% giảm xuống 13,3%), đánh trống ngực (73.3% xuống còn 16.7%), triệu chứng choáng váng cũng giảm rõ sau điều trị (53,3% giảm xuống đến 10%). Kết quả trên điện tâm đồ cho thấy sau từng tuần điều trị hình ảnh thiếu máu cơ tim có giảm đi: ở tuần thứ nhất có 76.7% người bệnh có hình ảnh thiếu máu cơ tim thì ở tuần thứ ba chỉ còn 60% người bệnh có hình ảnh thiếu máu cơ tim. Các kết quả trên phản ánh rõ việc cải thiện các triệu chứng của bệnh nhân sau khi dùng thuốc cardorido cũng như các thuốc giãn mạch vành khác để điều trị bệnh lý thiếu máu cơ tim cục bộ.

Tuy nhiên, sau khi dừng thuốc một tuần các triệu chứng trên lại xuất hiện có xu hướng tăng dần ở các bệnh nhân nghiên cứu; các triệu chứng tăng nhiều nhất là triệu chứng hồi hộp tăng từ 13.3% lên 46.7%; tiếp đến là triệu chứng đánh trống ngực tăng từ 16.7% lên 46.7%; các triệu chứng khác cũng tăng gấp 2 đến 3 lần sau khi dừng dùng Cardorido một tuần. Nhưng trên hình ảnh điện tâm đồ sau khi điều trị 3 tuần và sau khi dừng thuốc một tuần thấy kết quả không có sự khác biệt.

KẾT LUẬN

- Tỷ lệ mắc bệnh ở độ tuổi: trên 60 tuổi (63,3%)

- Triệu chứng lâm sàng điển hình trước điều trị là: đau nhói ngực (56,7%), hồi hộp (76,7%), đánh trống ngực (73,3%), khó thở khi gắng sức (60%), mất ngủ (60%), choáng váng ( 53,3%). Điện tâm đồ có biểu hiện của thiếu máu cơ tim (90%).

- Sau khi điều trị bằng Cardorido các triệu chứng đều giảm: đau nhói (30%), hồi hộp (13,3%), đánh trống ngực (16,7%), khó thở khi gắng sức ( 16,7%), mất ngủ (16,7%), choáng váng (10%).

- Điện tâm đồ vẫn còn hình ảnh của thiếu máu cơ tim (60%), nhưng đã giảm nhiều so với trước điều trị và không thấy có sự thay đổi sau khi dừng thuốc điều trị một tuần.

Thời điểm Điện tâm đồ

Sau 3 tuần điều tr ị

Sau khi dừng thuốc

1 tuần n % n %

Có hình ảnh thiếu máu cơ tim

18 60,0 18 60,0

Không có hình ảnh thiếu máu cơ tim

12 40,0 12 40,0

Tổng 30 100,0 30 100,0

Trần Văn Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 307 – 311

311

TÀI LI ỆU THAM KHẢO [1]. Vũ Đình Hải, Hà Bá Miên (1984), Đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim, Nhà xuất bản Y học [2]. Thạch Nguyễn (2007), Một số vấn đề cập nhật trong chẩn đoán và điều trị bệnh tim mạch, Nhà xuất bản Y học . [3]. Nguyễn Tá Đông, Nghiên cứu rối loạn nhịp tim và thiếu máu cơ tim yên lặng ở bệnh nhân Đái

tháo đường type II qua holter điện tim 24h, Luận án tiến sĩ Y học trường đại học Y Dược Huế . [4]. Nguyễn Thị Hải Yến (2002), Nghiên cứu giá trị của holter điện tim đồ trong chẩn đoán rối loạn nhịp tim chậm, Luận văn thạc sĩ y học, Học viện Quân Y . Thomas KL, Velazquez EJ (2005). Therapies to prevent heart failure post-myocardial infarction. Current Heart Fail Rep. 2:174–82

SUMMARY ASSESSMENT EFFECTIVE TREATMENT OF CARDORIDO ON LOCAL MYOCARDIAL ISCHEMIC PATIENTS

Tran Van Tuan*, Nguyen Tien Dung Tran Thi Hong Nhung, Pham Thi Thuy

College of Medicine and Pharmacy - TNU

Objectives: To describe clinical, paraclinical features and the results of cardorido treatment on the patients with local myocardial ischemic, outpatient treated at Thai Nguyen General Center Hospital. Subject and Method: Using the described methodology, in 30 patients diagnosed with local myocardial ischemic, outpatient treatment in 3 weeks. Results: the patient's condition after using Cardorido 3 weeks: the throbbing pain, anxiety, palpitations, dyspnea, insomnia were reduced. An ECG is still expression of myocardial ischemia. Conclusion: Cardorido effective prevention and supportive therapy, angina, palpitations, insomnia. Key words: Myocardial ischemic, throbbing pain, drug for throbbing pain, ECG.

*

Trần Văn Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 307 – 311

312

Trần Văn Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 313 – 317

313

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA THUỐC CHẸN KÊNH CALCI TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP TẠI BỆNH VI ỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

Tr ần Văn Tuấn, Nguyễn Văn Lâm

Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên

TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trên bệnh nhân dùng thuốc chẹn kênh Calci trong điều trị tăng huyết áp tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên và đánh giá kết quả điều trị của thuốc chẹn kênh Calci trong điều trị bệnh nhân THA. Phương pháp nghiên cứu: sử dụng phương pháp mô tả tiến cứu, nghiên cứu 30 bệnh nhân điều trị ngoại trú bằng thuốc chẹn kênh Calci (Amlodipin) trong 3 tháng, có sử dụng nhóm đối chứng. Kết quả: Chỉ số huyết áp tâm thu và tâm trương của bệnh nhân của cả hai nhóm nghiên cứu sau điều trị có giảm đi rõ rệt so với trước điều trị, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Kết luận: dùng thuốc chẹn kênh Calci (Amlodipin) đơn trị liệu để điều trị bệnh tăng huyết áp cho hiệu quả tốt. Từ khoá: Tăng huyết áp, thuốc chẹn kênh Calci

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Tăng huyết áp là một bệnh tim mạch thường gặp và đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của nền y học thế giới với tỷ lệ mắc bệnh ngày càng gia tăng. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới vào năm 2000, số người tăng huyết áp chiếm khoảng 26,4% dân số toàn thế giới và dự tính sẽ tăng lên 29,2% vào năm 2025 [2]. Năm 2003 theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới/Hội THA quốc tế (WHO/ISH0) thì tăng huyết áp đứng hàng thứ tư trong số sáu yếu tố nguy cơ chính (xếp theo thứ tự giảm dần là thiếu cân, tình dục không an toàn, nguồn nước sinh hoạt bẩn, tăng huyết áp, hút thuốc lá và uống rượu) chi phối gánh nặng bệnh tật toàn cầu [5].

Ở Việt Nam, các nghiên cứu về dịch tễ học tăng huyết áp cho thấy tỷ lệ mắc bệnh đang có xu hướng tăng nhanh khi nền kinh tế ngày càng phát triển. Theo các số liệu điều tra cho thấy năm 1960 bệnh THA chỉ chiếm 1% dân số, thì đến năm 2002 tại cộng đồng miền Bắc đã là 16,3%, thành phố Hồ Chí Minh năm 2004 là 20,5%, trong khi đó tỷ lệ bệnh nhân THA được điều trị chỉ chiếm 11,49%, còn gần 90% bệnh nhân THA vẫn chưa được điều trị [1], [3], [4], [5]. Tại bệnh viện Đa khoa *

Trung ương Thái Nguyên tỷ lệ người mắc bệnh THA trong những năm gần đây ngày càng gia tăng. Theo thống kê của bệnh viện từ năm 2004 đến năm 2005 tỷ lệ mắc bệnh THA so với các bệnh nội khoa là: 20,93% - 23%.

Để góp phần hạn chế các biến chứng của bệnh, giảm tỷ lệ bệnh nhân THA phải tái nhập viện, thì việc giáo dục sức khỏe thường xuyên và điều trị liên tục nhằm kiểm soát để đạt được huyết áp mục tiêu cho bệnh nhân bị tăng huyết áp tại cộng đồng là một vấn đề rất cần thiết. Ngoài việc thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt thì việc điều trị bằng thuốc cũng đóng một vai trò rất quan trọng. Nhằm từng bước hiểu rõ tác dụng của thuốc hạ huyết áp đối với người bệnh, nhất là thuốc chẹn kênh Calci và để nâng cao hiệu quả trong công tác điều trị ngoại trú. Chúng tôi đã tiến hành đề tài: “Nghiên cứu thực trạng sử dụng và kết quả điều trị của thuốc chẹn kênh Calci trong điều trị bệnh tăng huyết áp tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên” với hai mục tiêu sau:

1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân tăng huyết áp sử dụng thuốc chẹn

kênh Calci điều trị tại bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên.

2. Đánh giá kết quả điều trị của thuốc chẹn kênh Calci trên bệnh nhân tăng huyết áp.

Trần Văn Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 313 – 317

314

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Gồm 60 bệnh nhân được chẩn đoán tăng huyết áp, tuổi từ 18 trở lên, ở cả hai giới nam và nữ. Các bệnh nhân này được chia làm hai nhóm:

- Nhóm 1: 30 bệnh nhân dùng thuốc chẹn kênh Calci (Amlodipin)

- Nhóm 2: 30 bệnh nhân dùng thuốc chẹn kênh Calci + Thuốc ức chế men chuyển (Amlodipin + Perindopril)

* Tiêu chuẩn chọn mẫu

+ Các bệnh nhân bị tăng huyết áp được chẩn đoán theo tiêu chuẩn JNC VI.

+ Bệnh nhân được điều trị bằng thuốc chẹn kênh Calci.

+ Các bệnh nhân này chưa được dùng thuốc hạ huyết áp hoặc dừng thuốc hạ huyết áp trước nghiên cứu 3 ngày.

+ Bệnh nhân đồng ý và tự nguyện tham gia vào nhóm nghiên cứu.

* Tiêu chuẩn loại trừ: Những bệnh nhân THA có mắc các bệnh kèm theo như:

- Đái tháo đường, hội chứng chuyển hoá, các bệnh nội tiết...

- Các bệnh tim mạch như: nhồi máu cơ tim, bệnh van tim, bệnh tim bẩm sinh, phẫu thuật tim, bệnh mạch vành...

- Tai biến mạch máu não, các bệnh về mạch máu, các bệnh lý về gan, thận, ung thư, tâm thần...

- Bệnh nhân có chống chỉ định với thuốc chẹn kênh Calci: dị ứng, phụ nữ có thai, nhịp tim nhanh...

* Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 3/2011 đến tháng 12/2011.

- Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên.

Phương pháp nghiên cứu

* Thiết kế nghiên cứu: sử dụng phương pháp mô tả, tiến cứu.

* Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện

Chỉ tiêu nghiên cứu

- Tuổi, giới, nghề nghiệp, thời gian bị bệnh.

- Đo huyết áp, các triệu chứng lâm sàng.

-Làm các xét nghiệm sinh hóa máu

- Kết quả điều trị. Kỹ thuật thu thập số liệu

Tất cả các đối tượng nghiên cứu được khám kỹ, ghi chép và kê đơn thuốc đầy đủ vào mẫu bệnh án nghiên cứu thống nhất * Khám lâm sàng - Khám nội khoa:

- Đo chỉ số HA: đo thời điểm T0, T1, T2, T3

+ T0: Lần khám đầu

+ T1: Sau 1 tháng điều trị.

+ T2: Sau 2 tháng điều trị,

+ T3: Sau 3 tháng điều trị.

* Các xét nghiệm cận lâm sàng

Làm các xét nghiệm sinh hoá máu: Urê máu, Creatinin máu, Glucose máu, điện giải đồ, Transaminase máu, các chỉ số Lipid máu.

* Đánh giá kết quả điều trị trước và sau nghiên cứu

Xử lý số liệu: theo phần mềm thống kê y học (SPSS).

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân tăng huyết áp.

Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân THA theo tuổi và giới tính

Giới Tuổi

Nam Nữ Tổng số

n % n % n %

20 - 29 0 0,0 2 3,3 2 3,3

30 - 39 1 1,7 1 1,7 2 3,4

40 - 49 3 5,0 5 8,3 8 13,3

50 - 59 8 13,3

11 18,3

19 31,7

≥60 11 18,3

18 30,0

29 48,3

Tổng 23 38,3

37 61,7

60 100

57,70 ±

8,40 59,95 ± 15,75

59,08 ± 13,38

Trần Văn Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 313 – 317

315

Nhận xét: bệnh THA gặp nhiều ở lứa tuổi ≥ 60 (48,3%), tuổi thấp nhất là 21, cao nhất là 81. Tuổi trung bình của bệnh nhân THA = 59,08 ± 13,38; trong đó nam giới là 57,70 ± 8,40; nữ giới là 59,95 ± 15,75. Tỷ lệ nữ/nam là 1,61/1 (37/23).

Bảng 3.2. Phân độ THA trước điều trị

Phác đồ

độ Amlodipin

Amlodipin +

Perindopril Tổng số

n % n % n %

Độ I 3 5,0 1 1,7 4 6,7

Độ II 15 25,0 17 28,3 32 53,3

Độ III

12 20,0 12 20,0 14 40,0

Tổng 30 50,0 30 50,0 60 100,0

Nhận xét: Chỉ số huyết áp độ II và độ III của 2 nhóm khá cao. Trong 60 bệnh nhân thì tỷ lệ tăng huyết áp độ II chiếm 53,3%, độ III chiếm 40%, còn THA độ I là 6,7%.

Bảng 3.3. Các triệu chứng lâm sàng trước khi điều trị của 2 nhóm

Phác đồ Tri ệu chứng

Amlodipin

Amlodipin +

Perindopril

p

n % n %

Đau đầu, chóng mặt

18 60,0 21 70,0 > 0,05

Khó thở khi gắng sức

6 20,0 7 23,3 > 0,05

Hồi hộp, đánh trống ngực

22 73,3 21 70,0 > 0,05

Ù tai 18 60,0 18 60,0 > 0,05

Mất ngủ 15 50,0 15 50,0 > 0,05

Không triệu chứng 3 10,0 1 3,3 > 0,05

Nhận xét: Các triệu chứng lâm sàng ở nhóm nghiên cứu và nhóm chứng khác nhau không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Bảng 3.4. Chỉ số sinh hoá trước điều trị

ở hai nhóm

Phác đồ XN

Amlodipin ( )

Amlodipin +

Perindopril

p

Glucose 5,7 ± 1,5 5,4 ± 1,2 >

0,05

Urê 5,9 ± 1,7 5,4 ± 1,3 >

0,05

Creatinine 71,75± 15,3 72,0± 13,8 >

0,05

SGOT 26,4± 5,2 25,8 ± 5,9 >

0,05

SGPT 20,5 ± 6,5 21,6 ± 9,3 >

0,05

Cholesterol 5,3 ± 0,5 5,2 ± 0,7 >

0,05 Triglycerid

e 2,6 ± 1,4 2,7± 1,6

> 0,05

HDL - C 1,3 ± 0,2 1,2± 0,3 >

0,05

LDL - C 2,8 ± 0,7 2,9 ± 0,8 >

0,05

Nhận xét: Các chỉ số sinh hóa ở hai nhóm trước điều trị khác nhau không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Bảng 3.5. Chỉ số huyết áp trung bình lần đầu và

sau 3 lần tái khám

Phác đồ

Chỉ số

Amlodipin Amlodipin + Perindopril

HATT

(mmHg)

HATTr (mmHg

)

HATT (mmHg

)

HATTr (mmHg

)

T0 169,33

± 21,80

102,67 ± 6,79

165,67 ± 16,33

103,67 ± 5,56

T1 150,00

± 14,08

94,00 ± 7,59

149,33 ± 14,55

93,67 ± 7,54

T2 140,50

± 11,55

89,17 ± 6,17

139,83 ± 11,56

88,50 ± 6,04

T3 133,33

± 12,27

84,67 ± 4,90

132,00 ± 11,72

82,67 ± 5,21

p p < 0,01

p < 0,01 p < 0,01 p < 0,01

Nhận xét: Chỉ số huyết áp của 2 nhóm sau điều trị giảm rõ rệt so với trước điều trị, sự khác biệt có ý nghĩa với p < 0,01. Tuy nhiên,

Trần Văn Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 313 – 317

316

chỉ số huyết áp tâm thu và tâm trương trước và sau điều trị giữa 2 nhóm không có sự khác biệt (p > 0,05). Bảng 3.6. Phân độ tăng huyết áp sau khi điều trị

của hai phác đồ.

Phác đồ

Amlodipi Amlodipin T ổng số

n % n % n %

BT 11 18, 13 21, 24 40,

Độ I 17 28, 16 26, 33 55,

Độ II 2 3,4 1 1,6 3 5,0

Độ III 0 0,0 0 0,0 0 0,0

Tổng 30 50, 30 50, 60 100

Nhận xét: Chỉ số huyết áp của hai nhóm trở về độ I chiếm tỷ lệ cao 55%, 5% bệnh nhân có chỉ số huyết áp giảm không đáng kể so với trước lúc điều trị. Bảng 3.7. Các triệu chứng lâm sàng sau khi điều

trị của 2 nhóm

Phác đồ Tri ệu chứng

Amlodipin Amlodipin + Perindopril

p n % n %

Đau đầu, chóng mặt

14 46,7 11 36,7 > 0,05

Khó thở khi gắng sức

8 26,7 3 10 > 0,05

Hồi hộp, đánh trống ngực

3 10 2 6,7 > 0,05

Ù tai 4 13,3 2 6,7 > 0,05 Mất ngủ 5 16,7 3 10 > 0,05 Không có triệu chứng

16 53,3 19 63,3 > 0,05

Nhận xét: Các triệu chứng lâm sàng của hai nhóm sau khi điều trị khác nhau không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Bảng 3.8. Chỉ số sinh hoá sau khi điều trị ở hai nhóm.

Phác đồ Amlodipin Amlodipin p Glucose 5,29 ± 5,11 ± 0,95 > Urê 5,44 ± 5,29 ± 1,35 > Creatinine 70,05 ± 67,08 ± > SGOT 24,85 ± 24,81 ± > SGPT 21,90 ± 19,76 ± > Cholesterol 5,39 ± 5,25 ± 0,83 > Triglyceride 2,52 ± 2,71 ± 1,34 >

HDL - C 1,29 ± 1,24 ± 0,29 > LDL - C 2,64 ± 2,78 ± 0,90 >

Nhận xét: Các chỉ số sinh hóa ở hai nhóm sau điều trị có khác nhau nhưng không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

BÀN LUẬN

Qua điều trị bệnh nhân THA nguyên phát bằng hai phác đồ trong thời gian 3 tháng, chúng tôi nhận thấy: Chỉ số huyết áp tâm thu và tâm trương của bệnh nhân cả hai nhóm nghiên cứu sau điều trị có giảm đi rõ rệt so với trước điều trị. Nhóm bệnh nhân điều trị bằng Amlodipin cho thấy chỉ số HATT từ 169,33 ± 21,80 mmHg giảm xuống 133,33 ± 12,27 mmHg, HATTr từ 102,67 ± 6,79 mmHg giảm xuống 84,67 ± 4,90 mmHg. Nhóm bệnh nhân điều trị bằng Amlodipin + Perindopril cho kết quả chỉ số HATT từ 165,67 ± 16,33 mmHg giảm xuống 132,00 ± 11,72 mmHg, HATTr từ 103,67 ± 5,56 mmHg giảm xuống 82,67 ± 5,21 mmHg. So sánh giữa hai nhóm không thấy có sự khác biệt nhưng kết quả làm giảm huyết áp trước và sau điều trị đều có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của các tác giả khác [1], [4].

Các bệnh nhân điều trị bằng Amlodipin trong nghiên cứu có chỉ số huyết áp trở về độ I chiếm tỷ lệ cao 56,7%, trở về giới hạn bình thường là 36,7%. Còn 6,6% bệnh nhân có chỉ số huyết áp giảm không đáng kể so với trước lúc điều trị. Nhóm bệnh nhân điều trị bằng Amlodipin + Perindopril trong nghiên cứu có chỉ số huyết áp trở về độ I chiếm tỷ lệ cao 53,3%, trở về bình thường chiếm 43,3%. Còn 3,4% bệnh nhân có chỉ số huyết áp giảm không đáng kể so với trước lúc điều trị.

Nhóm dùng Amlodipin không còn triệu chứng về lâm sàng là 16 bệnh nhân (53,3%), trong khi đó nhóm dùng kết hợp Amlodipin + Perindopril không còn triệu chứng lâm sàng là 19 bệnh nhân (63,3%). So sánh kết quả nghiên cứu chúng tôi thấy rằng kết quả điều trị giữa hai nhóm là tương đương nhau. Theo

Trần Văn Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 313 – 317

317

nghiên cứu của Vương Thị Hồng Hải (2007) có một nhóm bệnh nhân dùng thuốc chẹn kênh Calci khác là Nifedipine cho chỉ số HATT giảm 26,67 ± 8,84 mmHg, HATTr giảm 86,17±7,84mmHg so với trước điều trị. Tỷ lệ bệnh nhân không còn triệu chứng lâm sàng chiếm 30% [4].

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu 60 bệnh nhân điều trị tăng huyết áp theo hai phác đồ, chúng tôi thấy rằng nhóm thuốc chẹn kênh Calci (Amlodipin) có thể chọn làm thuốc cơ bản để điều trị duy trì cho bệnh nhân tăng huyết áp tại cộng đồng. Hiệu quả tốt với các bệnh nhân tăng huyết áp khi dùng phác đồ đơn trị liệu hoặc dùng kết hợp với thuốc hạ áp thuộc nhóm ức chế men chuyển.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO [1]. Đào Duy An (2005), Cải thiện tình trạng nhận biết, điều trị và kiểm soát tăng huyết áp: Thách thức và vai trò của truyền thông – giáo dục sức khoẻ, Thời sự tim mạch học số 91, Tr 14-15 . [2]. Bộ y tế (2005), Thống kê y tế toàn quốc 2005.[http://www.gov.vn.]. [3]. Phạm Gia Khải và cộng sự (2002), Tần số tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ ở các tỉnh phía Bắc Việt nam năm 2001-2002, Tạp chí tim mạch học Việt nam số 33, Tr 9-15. [4]. Vương Thị Hồng Hải (2007), Nghiên cứu kết quả điều trị ngoại trú tăng huyết áp bằng thuốc Enalapril và Nifedipin tại thành phố Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ y học. [5]. Whitworth JA và cộng sự (2003), Khuyến cáo cập nhật điều trị tăng huyết áp năm 2003 của tổ chức y tế thế giới và hội tăng huyết áp quốc tế [http://www.ykhoa.net] (dịch giả Đào Duy An)

SUMMARY STUDYING SITUATION AND RESULTS OF HYPERTENSIVE TREA TMENT BY CALCIUM CHENEL BLOCKER IN THAI NGUYEN GENERAL CE NTRAL HOSPITAL

Tran Van Tuan*, Nguyen Van Lam College of Medicine and Pharmacy - TNU

Objectives: To study some clinical features, para-clinicals of patients who taking calcium channel blockers to treat hypertension at the Thai Nguyen General Central Hospital and evaluation of Calcium channels blockers’ treatment-results in treating hypertension patients. Subject and Methods: using the method described advances, research 30 outpatienttreated patients treated with outpatient Calcium channel blockers (Amlodipine) in 3 months using placebo. Results: after treatment, systolic blood pressure and diastolic blood pressure of the two studied-patients’ groups decreased significantly than before treatment, the difference is statistically significant with p < 0.01. Conclusion: Calcium channel blockers (Amlodipine) was good for treating hypertension. Keyword: Hypertension, Calcium channel blockers

*

Trần Văn Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 313 – 317

318

Phạm Thị Tuyết Nhung và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 319 – 324

319

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ TÁC DỤNG DƯỢC LÝ CỦA DƯỢC LIỆU LÕI TIỀN TRÊN CƠ TRƠN TỬ CUNG CÔ LẬP CỦA SÚC VẬT THÍ NGHI ỆM

Phạm Thị Tuyết Nhung, Nguyễn Tiến Phượng, Nguyễn Thị Tâm

Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

TÓM TẮT

Lõi tiền là một cây thuốc mọc tự nhiên, khá phổ biến ở vùng miền núi và từ lâu đã được người dân miền núi phía Bắc (Hòa Bình, Sơn La, Thái Nguyên…) dùng toàn cây để chữa tiêu hóa kém, xương khớp sưng đau, bệnh ngoài da và các trường hợp hành kinh bị đau bụng dưới vào trước và những ngày đầu của kỳ kinh, kinh nguyệt ra ít, có cục. Đến nay, đã có công bố nghiên cứu về đặc điểm hình thái thực vật, độc tính cấp và tác dụng giảm đau của cây lõi tiền. Trong đề tài này chúng tôi tiếp tục nghiên cứu đặc điểm giải phẫu, đặc điểm bột dược liệu và tác dụng dược lý của dược liệu lõi tiền trên cơ trơn tử cung cô lập. Kết quả nghiên cứu: đã mô tả, chụp ảnh được các đặc điểm cấu tạo vi phẫu thân, lá và các đặc điểm vi học bột dược liệu, góp phần tiêu chuẩn hóa dược liệu lõi tiền. Tác dụng dược lý của cao lỏng dược liệu trên tử cung chuột lang cô lập cho kết quả: ở nồng độ 0,3125 – 0,625 g dược liệu/ 100 ml thì 100 % mẫu tử cung nghiên cứu xuất hiện co bóp, mức liều này tương đương với li ều ngoại suy ở người là 11 - 20 g dược liệu. Theo kinh nghiệm dân gian, liều thường dùng chữa đau bụng kinh là 12 - 16 g/ dược liệu khô/ ngày. Điều này chứng tỏ kinh nghiệm dân gian dùng vị thuốc để chữa đau bụng kinh do huyết ứ là có cơ sở khoa học và liều lượng sử dụng là phù hợp. Từ khóa: Lõi tiền; vi phẫu thân, lá; vi học bột; tác dụng trên tử cung cô lập.

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Lõi tiền là một cây thuốc mọc tự nhiên, khá phổ biến ở vùng miền núi Việt nam và từ lâu đã được người dân miền núi phía Bắc (Hòa Bình, Sơn La, Thái Nguyên…) dùng toàn cây để chữa tiêu hóa kém, xương khớp sưng đau, bệnh ngoài da và các trường hợp hành kinh bị đau bụng dưới vào trước và những ngày đầu của kỳ kinh, kinh nguyệt ra ít, có cục. Đến nay, đã có một số công bố nghiên cứu về đặc điểm hình thái thực vật, độc tính cấp và tác dụng giảm đau của cây lõi tiền. Để nâng cao giá trị sử dụng của cây thuốc, chúng tôi tiến hành đề tài này với 2 mục tiêu sau:

1. Nghiên cứu đặc điểm thực vật của cây lõi tiền.

2. Đánh giá tác dụng dược lý của cao lỏng dược liệu lõi tiền trên tử cung động vật thí nghiệm.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

*

Mẫu nghiên cứu được thu hái từ tháng 1 - 4/ 2011 tại vườn cây thuốc, Trường Đại Học Y - Dược Thái Nguyên bao gồm:

- Mẫu cành cây tươi mang hoa để xác định tên khoa học.

- Mẫu thân cây, lá cây tươi để nghiên cứu đặc điểm giải phẫu.

- Mẫu cây mang rễ, thân, lá đem sấy khô để nghiên cứu đặc điểm vi học bột dược liệu.

- Mẫu cây có thân, lá rửa sạch, phơi khô, bào chế dạng cao lỏng 5:1; cao lỏng 1:1 để thử tác dụng dược lý.

Phương tiện nghiên cứu Động vật Chuột lang cái trưởng thành, khỏe mạnh, trọng lượng từ 200-250g, đạt tiêu chuẩn thí nghiệm do viện Vệ sinh dịch tễ trung ương cung cấp, chuột được nuôi ổn định 1 tuần trước khi thử nghiệm.

Thiết bị, máy móc - Máy cắt vi phẫu cầm tay. Kính hiển vi Leica – Nhật Bản. Máy ảnh Canon IXUS 105.

- Hệ thống thiết bị thử tác dụng dược lý trên tử cung động vật thí nghiệm.

Phạm Thị Tuyết Nhung và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 319 – 324

320

Thuốc thử, hóa chất

- Hóa chất làm tiêu bản, pha dung dịch Tyrode nuôi tử cung đạt tiêu chuẩn phân tích.

- Thuốc đối chứng:

+ Papaverin hydrochlorid 40 mg/ml, dạng ống 1 ml.

+ Oxytocin 5 UI, dạng ống 1 ml.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Bộ môn Dược liệu – Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên: tháng 1 - 4/ 2011.

- Khoa Dược lý – sinh hóa, Viện Dược liệu trung ương: tháng 5/ 2011.

Chỉ tiêu nghiên cứu - Mô tả đặc điểm hình thái rễ, thân, lá, hoa.

- Chụp ảnh, mô tả đặc điểm giải phẫu thân, lá và đặc điểm vi học bột dược liệu.

- % mẫu tử cung xuất hiện đáp ứng với thuốc nghiên cứu.

- Biên độ co bóp trung bình của tử cung cô lập.

- Thời gian tử cung cô lập bắt đầu xuất hiện đáp ứng.

- Thời gian tử cung cô lập có đáp ứng tối đa.

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu về thực vật - Nghiên cứu đặc điểm hình thái của cây bằng phương pháp phân tích, mô tả và đối chiếu tài liệu [3], [4], [6].

- Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu thân, lá và đặc điểm vi học bột dược liệu bằng phương pháp thực nghiệm mô tả.

Nghiên cứu tác dụng dược lý: Thử tác dụng dược lý của cao lỏng dược liệu trên tử cung chuột lang cô lập bằng phương pháp thực nghiệm so sánh theo mô hình của Magnus [7], [8].

Xử lý số liệu: theo phương pháp thống kê sinh học sử dụng t–test Student.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Nghiên cứu về thực vật Mô tả đặc điểm thực vật

Quan sát tại thực địa và qua phân tích mẫu cây có hoa cho kết quả: Lõi tiền thuộc loại dây leo, bò ngang trên mặt đất hoặc quấn lên những cây gỗ bên cạnh, thân mềm, không

lông, nhẵn, dài 2 - 4 m trở lên, phần thân lúc non có màu xanh, phần thân già màu nâu nhạt. Rễ dài, có nhiều rễ phụ, mọc bò ngang. Lá mọc so le, hình lọng dài 3 - 9 cm, rộng 2 - 6 cm, mặt trên có màu xanh lục sẫm, mặt dưới có màu xanh nhạt hơn, cuống lá đính vào khoảng 1/ 6 - 1/ 4 của phiến lá, gốc lá có 8 - 11 gân tỏa hình chân vịt, gân lá nổi rõ ở mặt dưới. Cụm hoa mọc thành tán hình cầu ở kẽ lá, cuống chung dài 2,5 - 4 cm, mỗi cụm hoa được chia thành 3 - 6 cuống nhỏ, mang hoa màu vàng lục. Hoa nở vào tháng 4 - 6.

Mẫu cây chúng tôi nghiên cứu hoàn toàn giống với mẫu cây lõi tiền ghi trong các tài liệu [3], [4], [6] và có tên khoa học là: Stephania longa Lour. – Menispermaceae Đặc điểm giải phẫu thân, lá Đặc điểm cấu tạo vi phẫu thân cây Mặt cắt ngang thân hình gần tròn. Từ ngoài vào trong có: Biểu bì gồm 1 lớp tế bào có hình chữ nhật đều nhau. Trên bề mặt biểu bì được phủ một lớp cutin tạo thành các “nhú” nhô lên. Sát với lớp biểu bì là lớp mô dày cấu tạo bởi những tế bào thành dày xếp sát nhau. Dưới lớp mô dày là mô mềm vỏ gồm 4 - 5 hàng tế bào có hình trứng, thành mỏng bằng cellulose. Vòng mô cứng gồm 10 - 11 cung xếp liên tục tạo thành một vòng uốn lượn: các tế bào có thành dày hóa gỗ hoàn toàn, kích thước tế bào không đều nhau. Đám mô mềm bên trong cung mô cứng: gồm những tế bào có màng mỏng bằng cellulose, hình đa giác, không đều nhau, có kích thước lớn hơn những tế bào mô mềm vỏ ở phía ngoài. Hệ thống dẫn gồm 10-11 bó chồng kép libe – gỗ, gồm libe cấp 2 ở phía ngoài và gỗ cấp 2 ở phía trong với những mạch gỗ có kích thước to, nhỏ khác nhau. Tầng phát sinh libe – gỗ gồm 1 - 2 hàng tế bào có kích thuốc nhỏ. Tia ruột gồm 3 - 5 hàng tế bào có màng mỏng bằng cellulose nằm xen kẽ giữa các bó libe – gỗ. Trong cùng là mô mềm ruột với những tế bào hình tròn to, có màng mỏng bằng cellulose, kích thước không đều nhau.

Đặc điểm vi học bột dược liệu Bột dược liệu có màu vàng nhạt, vị thơm nhẹ. Dưới kính hiển vi quang học quan sát được các đặc điểm sau:

Phạm Thị Tuyết Nhung và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 319 – 324

321

1. Mảnh bần 2. Mảnh phiến lá

3. Mảnh mô giậu 4. BB mang lỗ khí

5.Mảnh mạch vạch 6. Mảnh mạch xoắn

7. Mảnh mạch điểm 8. Mảnh mô cứng

9. Thể cứng 10. Sợi mang tinh thể

11. Tế bào mô cứng 12. TT calcioxalat

Đặc điểm cấu tạo vi phẫu lá cây - Phần gân giữa: lồi lên ở mặt dưới, mặt trên phẳng. Biểu bì trên và biểu bì dưới cấu tạo bởi một hàng tế bào. Sát với lớp biểu bì trên và dưới là lớp mô mềm dự trữ cấu tạo bởi các tế bào có hình tròn, hình đa giác, kích thước không đều nhau, màng mỏng bằng cellulose. Trong phần mô mềm có một số tế bào hóa gỗ. Hệ thống dẫn là một bó libe – gỗ hình cung nằm ở vị trí trung tâm của gân giữa. Cung gỗ gồm các mạch gỗ không đều xen kẽ với mô mềm gỗ nằm phía trên cung libe. Cung libe gồm các tế bào có thành bằng cellulose.

- Phần phiến lá: biểu bì trên cấu tạo bởi một hàng tế bào, không có lỗ khí. Biểu bì dưới khác với biểu bì trên là có lỗ khí, trên bề mặt biểu bì được phủ bởi một lớp cutin tạo thành các “nhú” nhô lên. Phần thịt lá nằm giữa 2 lớp biểu bì có cấu tạo dị thể bất đối xứng, sát lớp biểu bì trên là lớp mô giậu gồm 2 tầng tế bào.

Mô khuyết cấu tạo bởi những tế bào không đều nhau, để hở những khoảng trống chứa đầy khí. Nghiên cứu tác dụng dược lý

Đánh giá khả năng co bóp tử cung chuột lang cô lập ở các nồng độ thuốc khác nhau Kết quả đánh giá được thể hiện qua % mẫu tử cung xuất hiện đáp ứng và biên độ co bóp trung bình của tử cung chuột lang cô lập ở các nồng độ khác nhau (Bảng 3.1).

P3-2: P so sánh biên độ co bóp trung bình của tử cung chuột lang cô lập ở nồng độ 0,3125 g DL/ 100 ml và 0,0625 g DL/ 100 ml.

P4-3: P so sánh biên độ co bóp trung bình của tử cung chuột lang cô lập ở nồng độ 0,625 g DL/ 100 ml và 0,3125 g DL/ 100 ml.

Nhận xét: - Biên độ co bóp của tử cung chuột lang cô lập phụ thuộc vào nồng độ thuốc.

- Nồng độ thuốc càng cao thì thời gian bắt đầu xuất hiện đáp ứng và thời gian có đáp ứng tối đa càng giảm.

Thăm dò tác dụng của cao lỏng Lõi tiền trên tử cung chuột lang cô lập so với oxytocin và papaverin Ghi chú: BT: bình thường; T: thuốc; Pa: 100 µl Papaverin 40 mg/ ml; oxytocin: 6 µl oxytocin 5 UI/ ml.

Nhận xét: Trên đồ thị ghi lại biên độ co bóp của tử cung chuột lang cô lập ở các nồng độ thuốc so với oxytocin và thuốc đối kháng papaverin nhận thấy: Đồ thị biên độ co bóp tử cung của thuốc nghiên cứu có dạng gần giống với đồ thị biên độ co bóp của oxytocin. Đồng thời hình ảnh biên độ co bóp tử cung của cao thuốc 5:1 ở mức liều 50 µl (tương đương 0,625 g dược liệu/ 100 ml) xấp xỉ biên độ co bóp tử cung của oxytocin liều 0,075 UI/100ml.

Khi cho vào dịch nuôi 100 µl papaverin (tương đương 10 mg/ 100 ml), sau đó thêm 25 µl cao thuốc 5:1 (tương đương 0,3125 g dược liệu/ 100 ml) thì thấy tử cung không bị giãn, chứng tỏ cao dược liệu ở liều 0,3125 g/ 100 ml có khả năng ức chế tác dụng của papaverin liều 10 mg/ 100 ml.

Phạm Thị Tuyết Nhung và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 319 – 324

322

Bảng 3.1. Khả năng co bóp tử cung chuột lang cô lập ở các nồng độ thuốc khác nhau.

P so sánh giữa các nồng độ P3-2< 0,05 P4-3< 0,05

Biên độ co bóp trung bình (cm) 0 0,49±0,38 3,12±0,21 3,67±0,25

Thời gian đáp ứng tối đa (phút) 8,50±1,50 3,22±0,43 1,72±0,25

Thời gian bắt đầu xuất hiện đáp ứng (phút) 6,25±0,75 1,39±0,32 0,39±0,14

% mẫu TCNC đáp ứng với thuốc (%) 0 22,2 100 100

Nồng độ thuốc NC (g DL/ 100ml) 0 0,0625 0,3125 0,6250

STT 1 2 3 4

Hình 3.1: Đồ thị biểu thị sự co bóp của tử cung ở các nồng độ thuốc khác nhau so với thuốc đối chứng.

BÀN LUẬN VỀ KẾT QUẢ

Về thực vật

- Qua kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thái mẫu cây tại thực địa, đối chiếu với các tài liệu [3], [4], [6] đã kết luận được mẫu cây nghiên cứu có tên khoa học là: Stephania longa Lour. - họ Tiết dê (Menispermaceae). Việc xác định đúng tên khoa học của mẫu cây sẽ giúp cho việc nghiên cứu về giải phẫu, vi học và tác dụng dược lý có giá trị.

- Theo các tài liệu [3], [4], [5], [6], chưa có nghiên cứu nào đề cập đến đặc điểm cấu tạo giải phẫu và đặc điểm vi học bột dược liệu, vì vậy kết quả nghiên cứu về đặc điểm cấu tạo giải phẫu thân, lá và đặc điểm vi học bột dược liệu đã góp phần tiêu chuẩn hóa vị dược liệu Lõi tiền, nâng cao giá trị khoa học của cây thuốc.

Về tác dụng dược lý Trong cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” và cuốn “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam” đều không nói đến công dụng chữa đau bụng kinh của vị thuốc Lõi tiền, đồng thời cũng chưa có nghiên cứu nào đánh giá tác dụng dược lý của dược liệu trên tử cung động vật thí nghiệm. Việc sử dụng vị dược liệu lõi tiền chữa đau bụng kinh

của nhân dân một số tỉnh miền núi phía Bắc đến nay mới chỉ là kinh nghiệm dân gian. Nghiên cứu của chúng tôi là thử nghiệm đầu tiên đề cập đến tác dụng trên tử cung chuột lang cô lập.

Theo Y học cổ truyền, một trong các nguyên nhân gây ra thống kinh là do huyết ứ với các biểu hiện: đau trước hoặc khi mới hành kinh, bụng dưới đau như gò, ấn vào có cục, kinh ít, màu đen, có huyết cục. Khi kinh ra thì đỡ đau [1]. Như vậy, kinh nghiệm sử dụng phần trên mặt đất của cây Lõi tiền để điều trị đau bụng kinh của đồng bào các dân tộc tại Sơn La, Hòa Bình, Thái Nguyên… tương ứng với hiện tượng thống kinh do huyết ứ trong YHCT. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: cao lỏng dược liệu làm tăng co bóp tử cung là phù hợp với cơ chế của pháp điều trị thống kinh do huyết ứ theo YHCT.

Kết quả thực nghiệm cũng cho thấy:

- Khi tử cung chuột lang được nuôi trong dung dịch nuôi có nồng độ 0,3125 - 0,625 g dược liệu/ 100 ml thì 100 % mẫu nghiên cứu xuất hiện co bóp, mức liều này tương đương với li ều ngoại suy ở người là 11 - 20 g dược liệu/ ngày [2]. Theo kinh nghiệm dân gian, liều thường dùng chữa đau bụng kinh là 12 - 16 g/ dược liệu khô/ ngày. Như vậy, mức liều mà nhân dân sử dụng là hợp lý.

Phạm Thị Tuyết Nhung và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 319 – 324

323

- Khi tăng nồng độ của thuốc nghiên cứu thì biên độ co bóp tử cung tăng, thời gian tử cung bắt đầu xuất hiện đáp ứng và thời gian tử cung có đáp ứng tối đa giảm. Điều này, cho thấy cần thận trọng đối với phụ nữ có thai khi sử dụng dược liệu này để chữa một số bệnh như: ỉa chảy, tiêu hóa kém, đau nhức xương khớp, tiểu tiện buốt rắt…

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Kết luận

Qua thời gian thực hiện đề tài, chúng tôi đã thu được những kết quả sau:

- Đã mô tả được đặc điểm thực vật, chụp ảnh cành mang hoa, làm tiêu bản thực vật lưu mẫu tại bộ môn Dược liệu – Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, xác định mẫu cây nghiên cứu là: Stephania longa Lour. – họ Tiết dê (Menispermaceae).

- Đã mô tả, chụp ảnh được các đặc điểm cấu tạo vi phẫu thân, lá và các đặc điểm vi học bột dược liệu, góp phần tiêu chuẩn hóa dược liệu lõi tiền.

- Đã thử tác dụng dược lý của cao lỏng dược liệu trên tử cung chuột lang cô lập cho kết quả: ở nồng độ 0,3125 – 0,625 g dược liệu/ 100 ml thì 100 % mẫu tử cung nghiên cứu xuất hiện co bóp, mức liều này tương đương với li ều ngoại suy ở người là 11 - 20 g dược liệu. Theo kinh nghiệm dân gian, liều thường dùng chữa đau bụng kinh là 12 - 16 g/ dược liệu khô/ ngày. Điều này chứng tỏ kinh nghiệm dân gian dùng vị thuốc để chữa đau bụng kinh do huyết ứ là có cơ sở khoa học và liều lượng sử dụng là phù hợp.

Đề nghị

- Nghiên cứu thêm về thành phần hóa học của dược liệu, xác định hoạt chất có tác dụng làm tăng co bóp tử cung và liều làm tử cung co bóp mạnh nhất.

- Dựa trên định hướng kết quả nghiên cứu tác dụng dược lý của đề tài, nên nghiên cứu thêm tác dụng thúc đẻ của dược liệu trên mô hình thực nghiệm, từ đó tiếp tục thử nghiệm trên lâm sàng để có thể ứng dụng rộng rãi trong cộng đồng.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. Bộ môn Y học cổ truyền dân tộc (1993), Y học cổ truyền, Trường Đại học Y Hà Nội, tr 655. [2]. Đỗ Trung Đàm (2002), “Phương pháp ngoại suy liều có hiệu quả tương đương giữa người và động vật thí nghiệm”, Tạp chí Dược học, số 2, tr 7 - 9. [3]. Phạm Hoàng Hộ (2000), Cây cỏ Việt nam, tập I, Nhà xuất bản Trẻ, tr 329 - 335. [4]. Đỗ Tất Lợi (2004), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Tập I, II, Nhà xuất bản Y học, tr 161, 547, 215. [5]. Trần Công Khánh, Nguyễn Thị Sinh (1997), Thực vật dược, Trường Đại học Dược Hà Nội, tr 55. [6]. Viện dược liệu (2004), “Lõi tiền”, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật Hà Nội, tr 161 - 162. [7]. H. Gerhard Vogel (E.d) (2008), Drug Discovery and Evaluation: pharmacological assay, Springer - Germany, tr 18. [8]. Robert A. Turner (1976), Screening methods in pharmacology, Academic Press, NewYork and London, tr 163.

Phạm Thị Tuyết Nhung và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 319 – 324

324

SUMMARY STUDYING CHARACTERISTICS OF PLANT AND PHARMACOLOGIC AL EFFECTS OF LOI TIEN ON ISOLATED UTERUS OF ANIMALS

Pham Thi Tuyet Nhung*, Nguyen Tien Phuong, Nguyen Thi Tam

Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy Loi tien is a medicinal plant which grows naturally, quite common in mountainous areas and has been used the whole plant by people at the northern mountainous regions (Hoa Binh, Son La, Thai Nguyen ...) for a long time to treat poor digestion, painful swelling at bones and joints, skin diseases and cases of having abdominal pain below belly button before and early days of menstruation period, less menstrual, having masses. Nowadays there have been published studies on morphological characteristics of plant, acute toxicity and analgesic effects of loi tien. In this topic we further studied the anatomical features and characteristics of pharmaceutical powders and pharmacological effects of loi tien on isolated uterus of animals. Research results: were described, photographed the structural characteristics microsurgery of stems, leaves and micro-characteristics of pharmaceutical plant powders, contributing to standardize the loi tien pharmaceutical plant. Pharmacological effects of medicinal concentrated extracts on isolated guinea pig’s uterus gave results: at concentrations from 0,3125g to 0,625g pharmaceutical materials/100 ml, then 100% of the researched samples appeared contractions, this dose was equivalent to extrapolated dose in humans is 11 to 20g of pharmaceutical materials. According to popular experience, the dose commonly used to treat dysmenorrhea is 12 to 16 g/dry herbal /day. This matter demonstrates the experiences of using of folk medicine to treat dysmenorrhea due to blood stasis is based on scientific basis and amount of using is appropriate. Key words: loi tien; structural characteristics microsurgery of stems, leaves; micro-characteristics of pharmaceutical plant powders; pharmacological effects on isolated uterus.

*

Nông Thị Anh Thư và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 325 – 329

325

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT, THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ KHẢ NĂNG NHUỘM MÀU CỦA CÂY LÁ C ẨM THU HÁI T ẠI THÁI NGUYÊN

Nông Thị Anh Thư, Đồng Văn Thành, Trần Thị Phương Linh

Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên

TÓM TẮT Cây lá cẩm (chăm chế) đã được đồng bào dân tộc thiểu số các huyện miền núi tỉnh Thái Nguyên như Định Hóa, Đồng Hỷ sử dụng theo kinh nghiệm dân gian để nhuộm xôi, bánh trong các dịp lễ hội. Có hai loại lá cẩm thường được sử dụng phổ biến ở đây là loại cây cho màu tím và màu đỏ. Ngoài tác dụng nhuộm màu, cây còn được dùng làm thuốc chữa ho, tắm cho trẻ trong trường hợp trẻ bị rôm sảy, ngoài ra lá cẩm còn làm giảm mụn trứng cá và làm đẹp da mặt. Để bổ sung dữ liệu vào kho tàng cây thuốc cổ trưyền, làm rõ thêm kinh nghiệm dân gian, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu cây lá cẩm với tên đề tài “Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và khả năng nhuộm màu của cây lá cẩm thu hái tại Thái Nguyên”. Từ khóa: lá cẩm, nhuộm màu, màu tím, màu, đặc điểm thực vật

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Tình trạng ngộ độc thực phẩm do lạm dụng chất màu tổng hợp đang có xu hướng gia tăng làm ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ của con người. Nghiên cứu sử dụng các chất màu có nguồn gốc tự nhiên để có thể sử dụng trong công nghiệp thực phẩm đang là mục tiêu nghiên cứu của nhiều nhà khoa học[10]. Cây lá cẩm được đồng bào các dân tộc ít người ở miền núi phía Bắc sử dụng để nhuộm xôi trong các dịp lễ hội. Ngoài ra, dân gian còn sử dụng lá cẩm để chữa một số bệnh như ho, viêm phế quản [9], hay sắc nước rửa mặt để làm đẹp da. Có nghiên cứu cho thấy cây cũng có hoạt tính kháng nấm [2]. Cây mọc hoang, được trồng ở vườn nhà có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao, có triển vọng trồng trọt để chiết xuất chất màu. Tuy nhiên những nghiên cứu về cây này chưa nhiều. Với mục đích bổ sung dữ liệu vào kho tàng cây thuốc cổ truyền, góp phần tiêu chuẩn hóa dược liệu và làm rõ thêm kinh nghiệm sử dụng của người dân, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu cây lá cẩm với tên đề tài “Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và khả năng nhuộm màu của cây lá *

cẩm thu hái tại Thái Nguyên”. Đề tài được tiến hành với các mục tiêu: + Nghiên cứu đặc điểm thực vật của các mẫu nghiên cứu

+ Nghiên cứu thành phần hóa học của các mẫu nghiên cứu

+ Thử tác dụng nhuộm màu

Trong bài báo chúng tôi giới thiệu những nghiên cứu về đặc điểm hình thái, giải phẫu, nghiên cứu về thành phần hóa học của cây lá cẩm.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng Cây lá cẩm, bộ phận dùng là phần trên mặt đất, mẫu được thu hái ở nhiều địa điểm khác nhau tại Thái Nguyên vào tháng 4 năm 2011 để quan sát đặc điểm hình thái. Mẫu cây có đủ thân, cành, lá, hoa.

Phương tiện Hóa chất: hóa chất sử dụng trong nghiên cứu đạt tiêu chuẩn tinh khiết phân tích gồm các dung môi (Methanol, Ethanol, Cloroform, Ethyl acetat, n-hexan...), sắc ký lớp mỏng: dùng bản mỏng tráng sẵn Silicagel 60 F254 (Merck), các thuốc thử: Dragendorff, Bouchardat, Mayer.

Nông Thị Anh Thư và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 325 – 329

326

Thiết bị sử dụng trong nghiên cứu: gồm có các máy móc, thiết bị thiết yếu trong phòng thí nghiệm Dược (Tủ sấy dược liệu SHELLAB, máy xác định độ ẩm SATORIUS, máy cắt vi phẫu cầm tay, kính hiển vi Leica, máy cất thu hồi dung môi BUCHIROTAVAPOR R-200)

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu về thực vật

Đặc điểm hình thái: quan sát, mô tả đặc điểm hình thái của mẫu nghiên cứu tại thực địa theo phương pháp mô tả phân tích kết hợp mô tả so sánh, chụp ảnh, thu hái, làm tiêu bản mẫu cây và đối chiếu với các tài liệu phân loại thực vật để xác định tên khoa học.

Đặc điểm hiển vi: nghiên cứu đặc điểm vi học của mẫu nghiên cứu theo tài liệu “Thực tập dược liệu- phần vi học”[5], cụ thể: sau khi thu hái, mẫu nghiên cứu được đem xử lý bằng các phương pháp thích hợp rồi nghiên cứu: bột dược liệu, vi phẫu, quan sát, mô tả và chụp ảnh bột dược liệu, vi phẫu bằng kính hiển vi có gắn máy ảnh.

Nghiên cứu về hóa học

- Định tính các nhóm chất hữu cơ có trong mẫu nghiên cứu bằng các phản ứng hóa học theo các tài liệu: Bài giảng dược liệu Tập I, II[3], Thực tập dược liệu (phần hóa học)[4].

- Chiết xuất, định tính các chất trong mẫu nghiên cứu bằng phản ứng hóa học và sắc ký lớp mỏng theo các tài liệu: Phương pháp nghiên cứu hóa học cây thuốc [8].

- Định tính bằng sắc ký lớp mỏng: dược liệu được chiết ra thành các phân đoạn. Dịch chiết được nghiên cứu bằng sắc ký lớp mỏng để phát hiện sự có mặt của các thành hóa học có trong dược liệu ở các phân đoạn chiết khác nhau, dựa vào sắc ký đồ ở các bước sóng ánh sáng tử ngoại 254nm, 366nm, ánh sáng thường khi phun thuốc thử.

- Xây dựng và phân tích sắc ký đồ tạo cơ sở cho quá trình nghiên cứu và sử dụng dược liệu sau này

- Tiến hành: từ các cắn A, B, C, D, E thu được, với mỗi cắn tiến hành thăm dò trên một

số hệ dung môi và thu được kết quả là các hệ dung môi có khả năng tách vết tốt nhất.

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

Về đặc điểm thực vật: - Đã mô tả được đặc điểm hình thái của cây lá cẩm: cây lá cẩm có tên địa phương là cây chăm chế (cho màu tím). Phần trên mặt đất của lá cẩm được sử dụng theo kinh nghiệm của người dân, đun sôi lấy dịch nhuộm màu thực phẩm cho màu đỏ tím, có thể thêm một số thành phần khác để thay đổi màu như thêm tro bếp tạo màu xanh, thêm muối ăn tăng thêm màu đỏ. Cây thảo nhiều năm, có phân nhánh, cao 50 cm. Cành nhẵn có 4-6 rãnh dọc. Lá hình trứng, thuôn hay hình ngọn giáo, gốc nhọn, mặt dưới có lông. Cụm hoa nhỏ ở ngọn, bao xung quanh của cụm hoa có lá bắc không đều. Đài 5, đều nhau, dính vào nhau đến ½. Tràng màu tím, hồng hay trắng, ống hơi dài hơn môi, môi dưới hơi khía ba thùy nhị hai bao phấn tù.

Hình ảnh cây lá cẩm - Đã mô tả được đặc điểm vi phẫu lá, thân * Phần gân lá: gân phía trên và dưới đều lồi, gân dưới lồi nhiều hơn. Biểu bì trên và dưới là một hàng tế bào, hình trứng nhỏ, xếp đều đặn liên tục, cả biểu bì trên và dưới đều mang lông che chở đa bào cấu tạo bởi 3-4 tế bào, xếp thẳng hàng có đầu lông nhọn, dài, ở phía gốc ngắn. Xếp sát biểu bì là mô dày, thường có 2-3 hàng, là những tế bào hình tròn, kích thước không đều, có thành dày phát triển nhiều ở góc. Mô mềm là những tế bào hình đa giác hay hình tròn, thành mỏng có kích thước không đều. Gân chính có cung libe ôm lấy cung gỗ.

Nông Thị Anh Thư và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 325 – 329

327

Hoa cây lá cẩm

* Phần phiến lá: biểu bì cấu tạo bởi một hàng tế bào hình chữ nhật nhỏ, tế bào biểu bì trên to hơn, có cấu tạo tương tự như ở phần gân lá. Mô giậu là một hàng tế bào hình chữ nhật to, xếp xít nhau và thẳng góc với biểu bì trên. Mô khuyết là nhưng tế bào thành mỏng, có kích thước không đều nhau.

- Quan sát và mô tả được một số đặc điểm bột dược liệu: bột dược liệu (lá và thân) mịn, có màu xanh lục, mùi nhẹ, vị nhạt. Quan sát bằng kính hiển vi thấy các đặc điểm: Mảnh mô mềm mỏng, tế bào hình đa giác, mảnh mang màu đỏ, rất nhiều tế bào mô cứng hình khối, vách dày hóa gỗ nhiều, có tế bào đứng riêng lẻ và tụ tập thành đám, lông che chở đa bào, mảnh mạch, mảnh biểu bì mang lông che chở, mảnh biểu bì mang lỗ khí, lỗ khí, sợi đứng riêng lẻ hoặc xếp thành từng bó, thành dày, mảnh bần có tế bào hình đa giác, màu nâu đen

+ Qua quá trình phân tích đặc điểm hình thái đối chiếu với các tài liệu về phân loại thực vật [1], [6], [7], dưới sự tư vấn của các chuyên gia về thực vật thuộc Viện khoa học và công nghệ Việt Nam, kết luận dược liệu nghiên cứu có tên khoa học là Peristrophe bivalvis (L.) Merr., họ Ô rô (Acanthaceae).

Về hóa học

- Kết quả định tính sơ bộ các nhóm hợp chất của phần trên mặt đất cây lá cẩm có chứa flavonoid, chất béo, caroten.

- Kết quả nghiên cứu các phân đoạn dịch chiết dược liệu lá cẩm

Chiết xuất: Các thành phần trong dược liệu (cành lá đã phơi sấy khô) được tách ra từ các phân đoạn nhờ các dung môi có độ phân cực khác nhau. Quy trình chiết được tiến hành như sau:

Cân 100g dược liệu gói vào túi giấy lọc đã chuẩn bị sẵn, cho vào bình Soxhlet thêm n-Hexan, tiến hành chiết ở nhiệt độ 600C (đun cách thuỷ) cho đến khi dung môi ở bình chiết không còn màu xanh. Lấy túi dược liệu ra khỏi bình Soxhlet dịch chiết đem cất thu hồi bằng máy cất quay ở nhiệt độ 500C đựơc dịch chiết đậm đặc. Đem cô cách thuỷ dịch chiết đó, thu được cắn A.

- Túi dược liệu dược liệu được lấy ra khỏi bình Soxhlet, để bay hơi hết n-hexan tới khô rồi lại chiết tiếp bằng chloroform, đến khi dịch chiết không màu. Rút dịch chiết đem cất thu hồi được dịch chiết đậm đặc, sau đó lại cô cách thuỷ được cắn B.

- Túi dược liệu sau khi chiết bằng chloroform được bốc hơi tới khô, cho vào Soxhlet chiết tiếp với ethyl acetat, lấy dịch chiết ra cất thu hồi được dịch chiết đậm đặc C.

- Túi dược liệu lại được để bốc hơi đến khô, tiếp tục chiết như trên với n-butanol, dịch chiết đem cô cách thuỷ thu được cắn D.

- Phân đoạn cuối túi dược liệu sau khi được bốc hơi đến khô, chiết tiếp với methanol. Dịch chiết thu được đem cô cách thuỷ được cắn E. Tháo bã.

- Dịch chiết toàn phần: 100g dược liệu được đung nóng với 100 ml nước cất, bốc hơi nước thu được cắn toàn phần. Cắn toàn phần thu được hòa tan trong methanol.

- Đã tách dịch chiết thành các phân đoạn dựa trên độ phân cực của dung môi từ không phân cực đến độ phân cực tăng dần từ thấp đến cao và tiến hành nghiên cứu thành phần của các phân đoạn dịch chiết bằng sắc ký lớp mỏng.

Nông Thị Anh Thư và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 325 – 329

328

+ Ở phân đoạn n- hexan (cắn B) với hệ dung môi n- hexan – Ethylacetat (3,5: 2), thấy tách tốt, sau khi phun thuốc thử hiện màu thấy tách được 4 vết màu tím rất rõ (hình 1)

+ Ở phân đoạn chloroform (Cắn C) với hệ dung môi: CHCl3 -Aceton–Acid acetic (9: 1: 0.25), tách tốt, sau khi phun TT có 4 vết màu tím (hình 2)

+ Ở phân đoạn Ethylacetat (cắn D) với hệ dung môi Toluen- Ethylacetat-Acid formic (8: 4: 1), tách tốt, sau khi phun thuốc thử tách được 8 vết rõ (hình 3).

+ Ở hai phân đoạn cuối thì các vết ít hơn các phân đoạn trên nhưng các vết cũng tách rõ

ĐỀ XUẤT

- Tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về thành phần hóa học chính của cây có tác dụng tạo màu cho thực phẩm

- Tiếp tục nghiên cứu công dụng chữa bệnh, bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu, góp phần nâng cao giá trị sử dụng của cây, làm phong phú thêm kho tàng cây thuốc Việt Nam.

- Nghiên cứu độc tính cấp, độc tính bán trường diễn để nâng cao tính an toàn trong sử dụng dược liệu.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO [1]. Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam, Nhà xuất bản (NXB) Nông nghiệp. [2]. Nguyễn Văn Bảo (2003), Lựa chọn các cây thuốc thuộc họ Ô rô (Acanthaceae ) có khả năng kháng nấm, Khóa luận dược sĩ năm 2003, Đại học Dược Hà Nội, Tr 38. [3]. Bộ môn Dược liệu (1998), Trường Đại học Dược Hà Nội, Bài giảng dược liệu, Tập I và Tập II . [4]. Bộ môn Dược liệu (1998), Trường Đại học Dược Hà Nội, Thực tập Dược liệu- Phần hóa học, tr. 9. [5]. Bộ môn Dược liệu- Trường Đại học Dược Hà Nội (1998), Thực tập Dược liệu- Phần vi học, tr.24, 25 [6. Bộ môn Thực vật- Trường Đại học Dược Hà Nội (2004), Thực tập thực vật và nhận biết cây thuốc, tr. 1- 34. [7]. Bộ môn Thực vật- Trường Đại học Dược Hà Nội (1997), Thực vật dược- Phân loại thực vật. [8]. Nguyễn Văn Đàn, Nguyễn Viết Tựu (1985), Phương pháp nghiên cứu hoá học cây thuốc, NXB Y học, chi nhánh TP Hồ Chí Minh [9]. Viện dược liệu (2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập II, tr 124 [10]. Brooks, B. T. (1910), "The natural dyes and coloring matters of the Philippines". Philippine Journal of Science, Section A, Volume 5 pp. 439 -452.

Nông Thị Anh Thư và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 325 – 329

329

SUMMARY STUDY ON THE PLAN CHARACTERISTICS, CHEMICAL CONTENT , AND DYEING CAPABILITY OF LA CAM HARVERSTED IN THAI NGUYEN PROVINCE

Nong Thi Anh Thu* , Đong Van Thanh, Tran Thi Phuong Linh

College of Medicine and Pharmacy - TNU Peristrophe bivalvis (L.) Merr., (Vietnamese name, la cam or also called magenta plant), has been traditionally used to dye steamed glutinous rice in festivals by ethnic minorities for a long time. la cam being normally used are of violet and red type. In addition to dyeing effectiveness, la cam is also used to treat cough and for prickly heat children. Besides, la cam, also used for treatement of comedo, is considered one kind of makeup. Therefore, we have conducted study entitled "Study on the plant charateristics, chemical content, and dyeing capability of La cam harversted in Thai Nguyen" in order to supply more information for traditional medicinal document as well as to elucidate the folk experience in applying la cam Key words: peristrophe, dye, La Cam, plant charateristics, violet

*

Nông Thị Anh Thư và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 325 – 329

330

Nguyễn Quang Đông và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 331 – 335

331

NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO HẠT NANO VÀNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĂN MÒN LASER VÀ TRI ỂN VỌNG ỨNG DỤNG TRONG Y SINH

Nguyễn Quang Đông*, Nguyễn Bích Thảo, Trần Mạnh Hùng Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên

TÓM TẮT Trong bài báo này chúng tôi trình bày các kết quả thí nghiệm về chế tạo hạt nano vàng. Đây là phương pháp có thể tạo ra các hạt nano có độ tinh khiết cao. Các hạt nano vàng đã được tạo ra trong ethanol và PVP. Phổ hấp thụ của các hạt nano vàng được đo bởi máy quang phổ UV – VIS. Các phép đo TEM và quang phổ được thực hiện để xác định kích thước trung bình và phân bố kích thước của các hạt. Các hạt nano vàng đã được tạo ra có kích thước trung bình 12,9 nm trong ethanol và 14 nm trong PVP do sự hấp thụ cộng hưởng plassmon bề mặt khi sử dụng bước sóng 1064nm của laser Nd: YAG. Các kết quả này phù hợp với lý thuyết và cho thấy ưu điểm của phương pháp ăn mòn laser. Từ khoá: Hạt nano vàng, ăn mòn laser, cộng hưởng Plasmon

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Trong những năm gần đây hạt nano vàng đã thu hút rất nhiều sự quan tâm chú ý của các nhà khoa học trên thế giới do những ứng dụng tiềm năng của nó trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong y, sinh học.

Hạt nano được chế tạo bằng nhiều phương pháp như phương pháp khử hóa học, phương pháp khử vật lý, phương pháp khử hóa lý, phương pháp khử sinh học, phương pháp ăn mòn laser. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm riêng, tuỳ theo mục đích chế tạo mà có sự chọn lựa phương pháp phù hợp [1], [3]

Trong thí nghiệm này chúng tôi chọn phương pháp ăn mòn laser. Phương pháp ăn mòn laser là một quá trình loại bỏ các vật liệu từ một vật liệu rắn (hoặc đôi khi ở dạng lỏng) khi chiếu lên bề mặt của nó một tia laser (Hình 1). Cơ chế hình thành và lớn lên của hạt nano khi ăn mòn kim loại bằng laser xung trong chất lỏng được giải thích bằng mô hình của Mafune và các cộng sự. Theo mô hình này chùm laser xung ăn mòn bia kim loại trong quá trình chiếu laser. Vật liệu ăn mòn, được gọi là đám vật chất (plume) tràn vào môi trường chất lỏng. Các hạt nhỏ như là các nguyên tử tự do hoặc cụm nguyên tử (cluster) va chạm với * Tel: 0974 974888

nhau và tạo thành hạt trong quá trình ăn mòn. Trong vài xung đầu tiên, chỉ có môi trường chất lỏng bao quanh đám vật chất sinh ra và các mảnh kim loại trong đám vật chất này kết tụ tạo nên các hạt nano kim loại. Sau đó các hạt nano phân tán vào môi trường chất lỏng và những hạt này trở thành các tâm kết tụ cho các mảnh kim loại kế tiếp.

Ở giai đoạn này có hai cơ chế đóng góp vào quá trình tạo hạt. Cơ chế thứ nhất là kết hạt trực tiếp của kim loại trong đám vật chất tương tự như trong giai đoạn đầu. Cơ chế thứ hai là sự thêm các nguyên tử hoặc cụm nguyên tử vào các hạt đã sinh ra trước đó và làm cho chúng tăng kích thước. Như vậy, khi cả hai cơ chế này xuất hiện sẽ dẫn đến phân bố kích thước mở rộng. Tốc độ tăng kích thước của các hạt nano tùy thuộc vào số hạt được tạo thành trong giai đoạn đầu và tính phân cực của phân tử môi trường chất lỏng. Trong chất lỏng, các hạt nano kim loại tích điện bề mặt. Do tương tác giữa các phân tử môi trường chất lỏng và các hạt nano tích điện bề mặt, một lớp điện tích kép bao quanh bề mặt các hạt nano. Các phân tử có momen lưỡng cực cao tạo nên liên kết mạnh hơn với bề mặt hạt nano do đó lực đẩy tĩnh điện nhờ bao bọc bởi lớp điện tích kép sẽ ngăn cản sự tăng kích thước hạt tốt hơn. Ví dụ, các phân tử phân cực như là nước tạo nên một lớp điện

Nguyễn Quang Đông và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 331 – 335

332

tích kép mạnh bao quanh hạt nano vàng. Do tương tác điện giữa các mảnh trong đám vật chất và lớp điện tích này sự tăng kích thước bị hạn chế trong quá trình ăn mòn. Kết quả là các hạt nano kim loại được tạo thành. Tính phân cực thấp hơn của phân tử chất lỏng (ví dụ ethanol) tạo thành lớp điện tích kép yếu dẫn đến tăng kích thước hạt và kết tụ mạnh [2], [4].

Sau khi ăn mòn, quá trình tạo hạt dừng lại và sự kết tụ vẫn tiếp tục. Tốc độ kết tụ tùy thuộc vào sự tương tác của phân tử môi trường chất lỏng với các nguyên tử bề mặt của hạt nano và tương tác giữa các hạt nano với nhau. Tương tác bề mặt giữa các hạt nano có thể tạo thành một dung dịch keo bền vững hay là phân tán, kết tụ, kết nối và tạo thành cấu trúc giống như dây. Trong khi đó tương tác giữa các hạt nano với nhau phụ thuộc vào lực đẩy và lực hút giữa chúng, ví dụ lực hút Van der Waals gây nên kết tụ và lực đẩy tĩnh điện nhờ bao quanh bởi lớp điện tích kép ngăn cản kết tụ.

Hình 1. Mô hình ăn mòn laser

Phương pháp ăn mòn laser khá hữu hiệu để tạo ra các hạt nano của vật liệu bán dẫn và kim loại. So với các phương pháp khác, phương pháp ăn mòn laser là một phương pháp khá đơn giản, các hạt nano được chế tạo không bị nhiễm bẩn bởi chất khử, đặc biệt có thể điều khiển được kích thước hạt [5]

Trong bài báo này chúng tôi trình bày về phương pháp chế tạo hạt nano vàng bằng

phương pháp ăn mòn laser trong môi trường dung dịch cồn và PVP.

THỰC NGHIỆM

Để ăn mòn laser chúng tôi sử dụng bước sóng 1064nm của laser Nd:YAG (Quanta Ray Pro 230 USA) đặt ở chế độ Q-switching cho xung laser 8ns, tần số lặp lại 10Hz.

Nhờ một hệ quang học, chùm laser được hội tụ lên bề mặt tấm kim loại Au đặt trong một cuvet chứa nước hoặc cồn. Hệ quang học được nghiên cứu, thiết kế có thông số và vị trí thích hợp, dễ dàng điều chỉnh và lặp lại vị trí chính xác.

Để thay đổi vị trị ăn mòn trên bề mặt kim loại và hạn chế hiệu ứng kết tụ, cuvet chứa tấm kim loại được quay trong quá trình ăn mòn laser. Kim loại vàng được ăn mòn trong thí nghiệm này có độ tinh khiết 99.9% được gia công thành những miếng nhỏ có đường kính khoảng 1cm, độ dày 1 mm. Tấm vàng được quay trong quá trình ăn mòn laser bằng hệ xoay (9 vòng/phút). Các dung dịch được sử dụng là: cồn nguyên chất, PVP (hình 2).

Hình 2. Sơ đồ hệ ăn mòn laser

Phổ hấp thụ của các mẫu hạt nano Au được xác định bằng máy quang phổ UV-VIS 2450 (Shimadzu). Các mẫu hạt nano Au tạo ra được khảo sát nhờ kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM) JEM-1200EX (80 kV) tại Vi ện vệ sinh dịch tễ trung ương. Kích thước hạt nano

Dung dich chất hoạt hoá bề mặt

Thấu kính

Xung Laser

Miếng kim loại

Thấu kính

Hệ xoay

Lăng kính

Khối kim loại

Dung dịch

Nd:YAG laser

Nguyễn Quang Đông và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 331 – 335

333

Au được xác định bởi phần mềm1,37V của Wayne Rasband (USA). Phân bố kích thước của các hạt nano Au được xác định nhờ đo đường kính của hơn 700 hạt và sử dụng phần mềm Origin7.5.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Chế tạo hạt nano vàng trong Ethanol

Chúng tôi chuẩn bị mẫu ethanol và tiến hành ăn mòn trong 15 phút với công suất laser trung bình là 400mW.

* Phổ hấp thụ UV - VIS của hạt nano vàng

Mẫu được đo ở dạng dung dịch màu. Mẫu sẽ được cho vào một cuvet còn cuvet thứ hai đựng chất so sánh ở đây là ethanol được sử dụng trong quá trình chế tạo mẫu. Sau khi cuvet được đặt vào gá mẫu sẽ được đưa vào buồng đo mẫu. Đậy kính nắp buồng đo mẫu để đảm bảo buồng đo mẫu là hoàn toàn tối không có ánh sáng bên ngoài lọt vào. Sau mỗi phép đo, cuvet được tráng dụng cụ bằng nước cất. Số liệu sẽ được lưu trữ dạng file text được xử lý bằng phần mềm origin 7.5. Các mẫu tạo được đã được đo bằng máy UV-2450 tại Trung tâm khoa học vật liệu - Đại học Khoa Học Tự Nhiên. Hình 3. trình bày phổ hấp thụ của hạt nano vàng trong ethanol tinh khiết.

Hình 3. Phổ hấp thụ của hạt nano vàng

trong ethanol

Từ hình 2, ta thấy sự xuất hiện của đỉnh phổ hấp thụ đặc trưng là 525 nm của hạt nano vàng, từ đó có thể khẳng định rằng đã chế tạo

thành công hạt nano vàng. Điều này phù hợp với lý thuyết về đỉnh hấp thụ cộng hưởng plasmo bề mặt của các hạt nano vàng.

* Xác định kích thước hạt nano vàng chế tạo được:

Để xác định kích thước hạt cũng như sự phân bố kích thước hạt, chúng tôi tiến hành đo kích thước hạt vàng trong aceton tinh khiết bằng kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM).

Ảnh TEM của mẫu thu được như hình 4:

Hình 4. Ảnh TEM hạt nano vàng trong ethanol,

thời gian t=15 phút

Quan sát trên hình 4, ta thấy các hạt nano vàng có kích thước nano với hình dạng gần với hình cầu. Phân bố kích thước hạt được thể hiện trên hình 5:

Hình 5. Phân bố kích thước hạt nano vàng trong ethanol

Nguyễn Quang Đông và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 331 – 335

334

Từ hình 5. ta thấy rằng các hạt nano vàng phân bố không đồng đều trong khoảng từ 5 – 20 nm. Kích thước trung bình của các hạt nano vàng được tạo ra trong ethanol là 12,9 nm. Chế tạo hạt nano vàng trong PVP Với cách làm tương tự, chúng tôi chuẩn bị mẫu PVP 0,005M và tiến hành thí nghiệm ăn mòn trong 20 phút với công suất laser trung bình là 400mW. * Phổ hấp thụ UV – VIS Phổ hấp thụ của hạt nano vàng trong PVP được thể hiện trên hình 6:

Hình 6. Phổ hấp thụ của hạt nano vàng

trong PVP 0,005M

Từ hình 6, ta thấy xuất hiện đỉnh phổ hấp thụ đặc trưng là 522 nm của hạt nano vàng, từ đó có thể khẳng định rằng đã chế tạo thành công hạt nano vàng trong PVP. * Xác định kích thước hạt nano vàng chế tạo được:

Bằng cách đo kích thước hạt vàng trong PVP khiết bằng kính hiển vi điện tử truyền qua. Ảnh TEM của mẫu thu được như hình 7:

Quan sát trên hình 7, ta thấy các hạt nano vàng có kích thước nano với hình dạng gần với hình cầu. Phân bố khíc thước hạt được thể hiện trên hình 8:

Hình 8. Phân bố kích thước hạt nano vàng

trong PVP 0,005M

Từ hình 8. ta thấy rằng các hạt nano vàng phân bố không đồng đều chủ yếu trong khoảng từ 5 – 25 nm. Kích thước trung bình của các hạt nano vàng được tạo ra trong ethanol là 14 nm.

Tri ển vọng ứng dụng hạt nano vàng trong y sinh

Hạt nano vàng được sử dụng trong y sinh học để đánh dấu tế bào. Nguyên tắc ứng dụng hạt nano kim loại quý trong đánh dấu tế bào như sau: hạt nano vàng được gắn kết với kháng thể đặc hiệu kháng tế bào ung thư, sau đó gắn lên mẫu bệnh có tế bào ung thư. Nhờ liên kết kháng nguyên - kháng thể đặc hiệu mà hạt nano gắn lên bề mặt của tế bào. Chiếu ánh sáng lên tế bào thì do khả năng tán xạ mạnh của hạt nano vàng mà các tế bào ung thư sẽ được phân biệt với các tế bào thường không có khả năng tán xạ. Kết quả cho thấy nếu không gắn với kháng thể kháng tế bào ung thư thì hạt nano vàng không gắn lên tế bào ung thư. Khi có kháng thể gắn với hạt nano vàng, hạt nano vàng bám lên các tế bào. Dưới ánh sáng hiển vi trường tối, các tế bào này phát sáng rất mạnh, khác biệt hẳn với các tế

Hình 7. Ảnh TEM hạt nano vàng trong

ethanol, thời gian t=15 phút

Nguyễn Quang Đông và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 331 – 335

335

bào khi không có hạt nano vàng gắn kết. Hơn nữa, bề mặt hạt nano vàng có thể kết hợp với phân tử thuốc, phân tử sinh học như DNA, các loại protein như enzyme, kháng thể cho nhiều ứng dụng y học khác nhau. Ngoài ra có thể nghiên cứu ứng dụng hạt nano vàng để phân tách tế bào, dẫn thuốc, nung nóng cục bộ… Hạt nano vàng cũng có khả năng diệt khuẩn được pha chế với rượu, tạo ra rượu nano vàng có chức năng phòng độc rất tốt.

KẾT LUẬN

Bằng việc nghiên cứu phương pháp ăn mòn laser để chế tạo hạt nano kim loại, chúng tôi đã chế tạo thành công hạt nano vàng trong ethanol và PVP. Thành công bước đầu này mở ra hướng nghiên cứu ứng dụng các hạt nano vàng trong y học và sinh học.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO [1] Nguyen Thanh Dinh, Nguyen Quang Dong, Trinh Thi Hue, Vu Thi Khanh Thu, Pham Thi Thanh Van, Duong Thi Nguyet, Nguyen The Binh (2010) “Fabrication of metal nanoparticles by laser ablation”, Proceeding of the first Academic Conference on Natural Science for Master and PhD Students from Cambodia, Laos, Vietnam, Vientiane, Lao PDR 23-27/3/2010. VNU - HCM Publishing House 2010. pp 279 - 285 [2] Fumitaka Mafune, Jun-ya kohno Yoshihiro Takeda, Tamotsu Kondow (2000), Journal of Physical Chemistry B, Vol. 104 No 35 8333. [3] R.M Tilaki,A.Iraji zad and S.M. Mahdavi (2007). Journal of Nanoparticle Research 9:853-860 [4] K. Lance Kelly, Eduardo Coronado, Lin Lin Zhao, and George C. Schatz (2003) J. Phys. Chem. B, 107, 668-677 [5] Jean-Philippe Sylvestre, Suzie Poulin, Andrei V. Kabashin, Edward Sacher, Michel Meunier, and Media (2004), J. Phys. Chem. B, 108, 16864 - 16869.

SUMMARY RESEARCH, FABRICATION OF GOLD NANOPARTICLES BY LASE R ABLATION AND PROMISING APPLICATIONS IN BIOMEDICAL

Nguyen Quang Dong*, Nguyen Bich Thao, Tran Manh Hung College of medicine and farmacy - TNU

We present experimental results related to laser ablation-based gold nanofabrication. This method makes possible the production of pure gold nanoparticles in biologically-friendly environment. Gold nanoparticles were produced in ethanol and PVP. The absorption spectra of gold nanoparticles were measured by a UV-VIS 2450 spectrometer. The TEM and spectral measurements were carried out to determine average size and size distribution. The average size of produced Au nanoparticles was reduced to 12,9 nm in ethanol and 14 nm in PVP by plasmon resonance absorption using wavelength 1064 nm of Nd:YAG laser. The experimental results were in good agreement with theory and showed advantages of the laser ablation method. Key word: Plasmon resonance, laser ablation, gold nanoparticles

* Tel: 0974 974888

Nguyễn Quang Đông và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 331 – 335

336