TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC …

4
TẠP CHÍ THIẾT BỊ GIÁO DỤC - SỐ 224 kỳ 1 - 9/2020 23 NGHIÊN CỨU & ỨNG DỤNG TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Lê Thị Cẩm Tú*; Nguyễn Trường Sa** ABSTRACT Creation means finding new things, a way to solve a new problem without being constrained or depended on existing things. Creative capacity is the ability to create new values, new ideas based on what you already knew or learned in a particular situation or condition. In order to establish and develop creative capacity in teaching Physics, we propose the process of designing teaching processes in the direction of develop creative capacity for students. At the same time, giving an example to illustrate for applying this process in teaching chapter” “Constant current”- Physic 11. Keywords: teaching Physics, develop capacities, creative capacity. Ngày nhận bài: 2/9/2020; Ngày phản biện: 5/9/2020; Ngày duyệt đăng: 8/9/2020. 1. Mở đầu Thực tế dạy học (DH) hiện nay cho thấy, khi giảng dạy, giáo viên (GV) chỉ cung cấp cho HS những kiến thức hàn lâm ít có liên hệ vào thực tế, làm cho các giờ học nhàm chán, không tạo được sự hứng thú với HS. Với mong muốn HS lĩnh hội kiến thức về VL một cách nhẹ nhàng và hiệu quả, đồng thời phát huy tối đa tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS; phát triển và nâng cao các kĩ năng học tập trung, kĩ năng vận dụng kiến thức vào các tình huống học tập mới, vào thực tiễn sản xuất và cuộc sống, đáp ứng ngày càng cao những đòi hỏi của xã hội đối với con người Việt Nam hiện đại, chúng tôi đã nghiên cứu các biểu hiện của NLST trong dạy học vật lý (DHVL) ở trường phổ thông, đồng thời đề xuất quy trình tổ chức DH theo hướng phát triển năng lực sáng tạo (PTNLST) của HS, qua đó sẽ góp phần hình thành và PTNLST cho HS, đồng thời nâng cao hiệu quả DHVL ở trường THPT. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khái niệm năng lực sáng tạo (NLST) Theo tác giả Trần Văn Chung thì “NLST là một năng lực vô cùng cần thiết không chỉ với mỗi cá nhân mà còn có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của dân tộc và nhân loại [1]. Tác giả Huỳnh Văn Sơn cho rằng “NLST là khả năng tạo ra những cái mới hoặc giải quyết vấn đề một cách mới mẻ của con người” [8]. Đối với tác giả Nguyễn Thị Mai Lan thì lại cho rằng: “NLST chính là khả năng * TS, Trường ĐHSP, Đại học Huế ** Trường THPT chuyên Thủ Khoa Nghĩa, tỉnh An Giang huy động vốn kiến thức, kĩ năng và thái độ, tư duy để tạo ra ý tưởng, giải pháp, sản phẩm mới có giá trị với con người” [5]. Vậy NLST có thể được hiểu là khả năng tạo ra những giá trị mới, những ý tưởng mới dựa trên những cái đã biết hoặc đã học trước đó trong một tình huống hoặc điều kiện cụ thể. 2.2. Một số biểu hiện của NLST trong DHVL ở trường THPT Trong quá trình học tập của HS, NLST được thể hiện trong nhiều khía cạnh, nhiều hoàn cảnh, có nhiều mức độ thể hiện khác nhau. Môn VL với những đặc thù riêng biệt, NLST của HS trong DHVL cũng được thể hiện bởi các biểu hiện riêng biệt như: - Biết phát hiện vấn đề, vận dụng cái đã biết để GQVĐ: Biết đề xuất nhiều cách GQVĐ mới, ngắn gọn và hiệu quả hơn đối với một vấn đề quen thuộc. - Biết vận dụng và phát triển mô hình ban đầu thành mô hình mới, ý tưởng mới: khi GV cho một bài toán với những dữ kiện đã có, HS có thể thay đổi dữ kiện để được một bài toán mới, một cách giải quyết mới. - Biết tự phân tích và đánh giá kết quả, đề ra giả thuyết, kiểm tra và chọn phương án hoàn thiện: HS tự nhận thấy được những điểm yếu kém, lỗ hổng kiến thức của mình và tìm ra được phương pháp ( PP) học tập thích hợp để khắc phục chúng. - Biết khái quát hóa những vấn đề riêng lẻ, cụ thể thành vấn đề tổng quát và hoàn chỉnh: Khi GV cho làm nhiều bài tập khác nhau trong cùng một hệ thống kiến thức, từ đó HS có thể khái quát hóa và hình thành PP giải chung cho một chủ đề kiến thức mới.

Transcript of TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC …

Page 1: TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC …

TẠP CHÍ THIẾT BỊ GIÁO DỤC - SỐ 224 kỳ 1 - 9/2020 • 23

NGHIÊN CỨU & ỨNG DỤNG

TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ Ở

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNGLê Thị Cẩm Tú*; Nguyễn Trường Sa**

ABSTRACTCreation means finding new things, a way to solve a new problem without being constrained or depended

on existing things. Creative capacity is the ability to create new values, new ideas based on what you already knew or learned in a particular situation or condition. In order to establish and develop creative capacity in teaching Physics, we propose the process of designing teaching processes in the direction of develop creative capacity for students. At the same time, giving an example to illustrate for applying this process in teaching chapter” “Constant current”- Physic 11.

Keywords: teaching Physics, develop capacities, creative capacity.Ngày nhận bài: 2/9/2020; Ngày phản biện: 5/9/2020; Ngày duyệt đăng: 8/9/2020.

1. Mở đầu Thực tế dạy học (DH) hiện nay cho thấy, khi

giảng dạy, giáo viên (GV) chỉ cung cấp cho HS những kiến thức hàn lâm ít có liên hệ vào thực tế, làm cho các giờ học nhàm chán, không tạo được sự hứng thú với HS. Với mong muốn HS lĩnh hội kiến thức về VL một cách nhẹ nhàng và hiệu quả, đồng thời phát huy tối đa tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS; phát triển và nâng cao các kĩ năng học tập trung, kĩ năng vận dụng kiến thức vào các tình huống học tập mới, vào thực tiễn sản xuất và cuộc sống, đáp ứng ngày càng cao những đòi hỏi của xã hội đối với con người Việt Nam hiện đại, chúng tôi đã nghiên cứu các biểu hiện của NLST trong dạy học vật lý (DHVL) ở trường phổ thông, đồng thời đề xuất quy trình tổ chức DH theo hướng phát triển năng lực sáng tạo (PTNLST) của HS, qua đó sẽ góp phần hình thành và PTNLST cho HS, đồng thời nâng cao hiệu quả DHVL ở trường THPT.

2. Nội dung nghiên cứu2.1. Khái niệm năng lực sáng tạo (NLST)Theo tác giả Trần Văn Chung thì “NLST là một

năng lực vô cùng cần thiết không chỉ với mỗi cá nhân mà còn có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của dân tộc và nhân loại [1]. Tác giả Huỳnh Văn Sơn cho rằng “NLST là khả năng tạo ra những cái mới hoặc giải quyết vấn đề một cách mới mẻ của con người” [8]. Đối với tác giả Nguyễn Thị Mai

Lan thì lại cho rằng: “NLST chính là khả năng

* TS, Trường ĐHSP, Đại học Huế** Trường THPT chuyên Thủ Khoa Nghĩa, tỉnh An Giang

huy động vốn kiến thức, kĩ năng và thái độ, tư duy để tạo ra ý tưởng, giải pháp, sản phẩm mới có giá trị với con người” [5].

Vậy NLST có thể được hiểu là khả năng tạo ra những giá trị mới, những ý tưởng mới dựa trên những cái đã biết hoặc đã học trước đó trong một tình huống hoặc điều kiện cụ thể.

2.2. Một số biểu hiện của NLST trong DHVL ở trường THPT

Trong quá trình học tập của HS, NLST được thể hiện trong nhiều khía cạnh, nhiều hoàn cảnh, có nhiều mức độ thể hiện khác nhau. Môn VL với những đặc thù riêng biệt, NLST của HS trong DHVL cũng được thể hiện bởi các biểu hiện riêng biệt như:

- Biết phát hiện vấn đề, vận dụng cái đã biết để GQVĐ: Biết đề xuất nhiều cách GQVĐ mới, ngắn gọn và hiệu quả hơn đối với một vấn đề quen thuộc.

- Biết vận dụng và phát triển mô hình ban đầu thành mô hình mới, ý tưởng mới: khi GV cho một bài toán với những dữ kiện đã có, HS có thể thay đổi dữ kiện để được một bài toán mới, một cách giải quyết mới.

- Biết tự phân tích và đánh giá kết quả, đề ra giả thuyết, kiểm tra và chọn phương án hoàn thiện: HS tự nhận thấy được những điểm yếu kém, lỗ hổng kiến thức của mình và tìm ra được phương pháp ( PP) học tập thích hợp để khắc phục chúng.

- Biết khái quát hóa những vấn đề riêng lẻ, cụ thể thành vấn đề tổng quát và hoàn chỉnh: Khi GV cho làm nhiều bài tập khác nhau trong cùng một hệ thống kiến thức, từ đó HS có thể khái quát hóa và hình thành PP giải chung cho một chủ đề kiến thức mới.

Page 2: TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC …

24 • TẠP CHÍ THIẾT BỊ GIÁO DỤC - SỐ 224 kỳ 1 - 9/2020

NGHIÊN CỨU & ỨNG DỤNG

- Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã có để đề xuất phương án GQVĐ trong thực tiễn.

- Biết dự đoán kết quả, kiểm tra (KTĐG) và kết luận về sự xuất hiện cái mới khi thay đổi các mối quan hệ cũ: Khi GV đưa ra một vấn đề thì HS phải biết dự đoán trước kết quả, và khái quát hóa thành một dạng chung để khi GV thay đổi dữ kiện thì HS cũng dự đoán được kết quả [3].

2.3. Quy trình thiết kế tiến trình DHVL theo hướng PTNLST cho HS

Xác định mục tiêu bài dạy, nghiên cứu, lựa

chọn nội dung dạy học để PTNLST

Tìm kiếm, khai thác thông tin để xây dựng nội dung phù hợp PT NLST

Xác định phương tiện, cách thức tổ chức DH các nội dung PTNLST

Thiết kế các hoạt động DH để PTNLST

Soạn thảo các tiến trình DH

“Tổ chức DH theo tiến trình đã soạn thảo”

Sơ đồ 2.1: Quy trình thiết kế tiến trình dạy học (TTDH) PTNLST

Quy trình thiết kế tiến trình tổ chức DHVL theo hướng PTNLST của HS được cụ thể hoá như sau:

Ø Bước 1: Xác định mục tiêu bài dạy, nghiên cứu, lựa chọn nội dung DH để PTNLST

Xác định mục tiêu bài dạy, lựa chọn nội dung bài dạy là một việc làm rất quan trọng. Chính giai đoạn này là bước tiền đề để lựa chọn; lên kế hoạch giảng dạy như thế nào; dạy nội dung gì để có thể PTNLST của người học.

Phân tích cấu trúc nội dung, chia nội dung thành những đơn vị kiến thức cơ bản, mỗi đơn vị kiến thức sẽ tương ứng với nội dung bài tập sáng tạo.

Một việc rất quan trọng trong việc xây dựng các nội dung bài dạy và lựa chọn các kiến thức để PTNLST của HS phải được xây dựng một cách khoa học, logic. Các nội dung này phải được xây dựng từ

thấp đến cao, từ cơ bản đển phức tạp nhằm tối ưu hóa khả năng phát triển của người học.

Ø Bước 2: Tìm kiếm, khai thác thông tin để xây dựng nội dung phù hợp PTNLST

Từ cơ sở nghiên cứu nội dung bài học và các thông tin liên quan đến bài học, GV lựa chọn những nội dung phù hợp như hình ảnh, video clip và phần mềm thí nghiệm, thậm chí dự đoán xây dựng được các dụng cụ thí nghiệm để tổ chức DH một cách hợp lí vừa có thể khai thác hết những khía cạnh kiến thức trong bài học, vừa có thể dự đoán xây dựng những NLST nào cần phát triển phù hợp với những loại kiến thức riêng biệt.

Tìm kiếm, khai thác thông tin liên quan đến bài học nhằm PTNLST HS là một bước chuẩn bị trước những việc cần làm, cần tìm những thông tin nào, những kiến thức liên quan nào đến bài học vừa khai thác hết thông tin bài học vừa phát triển khả năng người học.

Ø Bước 3: Xác định các phương tiện, cách thức tổ chức DH các nội dung nhằm PT NLST cho HS

Trên cơ sở nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo và phân tích mối quan hệ giữa các thành tố của QTDH: Nội dung – Phương pháp – Phương tiện – Hình thức DH – Cách KTĐG thì tùy vào từng nội dung cụ thể mà từ đó có thể sử dụng nội dung kiến thức và cách tổ chức hợp lí nhằm PTNLST của người học.

Trong xác định các PPDH, cách thức tổ chức dạy học cũng là một giai đoạn chuẩn bị trước, dự đoán trước các phương tiện, cách thức nào hợp lí song song với việc lựa chọn, tìm kiếm, khai thác thông tin để xây dựng cho bài học. Các phương tiện được sử dụng chủ yếu trong giai đoạn này là việc sử dụng bài tập sáng tạo với các tình huống kích thích sự tìm tòi, khám phá của HS, qua đó phát triển được những năng lực sáng tạo cần thiết cho người học.

Ø Bước 4: Thiết kế các HĐDH để PTNLSTTrên cơ sở nguồn tư liệu đã được tìm kiếm hoặc

xây dựng, GV thiết kế các HĐDH có sử dụng các nguồn tư liệu một cách hợp lí. Tuy nhiên khi thiết kế các HĐDH, GV cần chú trọng sử dụng các phương tiện dạy học (PTDH) nào kết hợp với các PPDH nào, sử dụng trong giai đoạn nào nhằm PTNL của người học, nhất là năng lực sáng tạo.

Ø Bước 5: Soạn thảo các tiến trình dạy họcDựa vào các hoạt động đã được xây dựng ở trong

bước 4, GV tiến hành soạn thảo các HĐDH kiến thức mới, thực hành, củng cố, ôn tập để thiết kế TTDH và soạn giáo án lên lớp phù hợp theo hướng PTNLST của HS. GV phải dự đoán trước được nội dung nào

Page 3: TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC …

TẠP CHÍ THIẾT BỊ GIÁO DỤC - SỐ 224 kỳ 1 - 9/2020 • 25

NGHIÊN CỨU & ỨNG DỤNG

thực hiện trước, nội dung nào thực hiện saul. Không thể áp dụng máy móc tiết học nào cũng giống nhau, cũng thể hiện các bước như nhau. Việc tổ chức dạy học PTNLST cho HS thì đòi hỏi GV cũng phải sáng tạo trong tổ chức các hoạt động. Có như vậy mới phát huy hết khả năng sáng tạo của HS.

2.4. Ví dụ minh hoạDựa vào quy trình thiết kế TTDH theo hướng

PTNLST đã đề xuất ở nội dung 2.3, chúng tôi đã thiết kế TTDH bài 10: “Ghép các nguồn điện thành bộ” trong chương trình Vật lý lớp 11THPT như sau:

Ø Bước 1: Xác định mục tiêu bài dạy, nghiên cứu, lựa chọn NDDH để PTNLST

Mục tiêu bài dạy: - Kiến thức: Nhận biết được các loại bộ nguồn

nối tiếp, song song; Viết được biểu thức xác định suất điện động và điện trở trong của các loại bộ nguồn.

- Kĩ năng: Sử dụng được vôn kế để đo suất điện động của nguồn điện; Biết ghép nhiều nguồn điện thành bộ nguồn nối tiếp, bộ nguồn song song.

-Thái độ: Giúp HS biết sử dụng năng lượng điện tiết kiệm.

Nội dung DH PTNLST HS: Ghép bộ nguồn nối tiếp và ghép bộ nguồn song song.

Ø Bước 2: Tìm kiếm, khai thác thông tin để xây dựng nội dung phù hợp PTNLST

Từ cơ sở nghiên cứu NDBH và hệ thống những mục tiêu về kỹ năng, năng lực sáng tạo cần đạt được, GV tìm kiếm những hình ảnh sau đây để xây dựng NDDH PTNLST HS

Pin AA Đế gắn pin Cổng USB

Điện thoại Jack 6mmĐồng thời GV cần phải tìm hiểu thêm thông tin

về một chiếc điện thoại di động được sạc bằng dòng điện có hiệu điện thế bao nhiêu volt, cường độ dòng điện bao nhiêu ampe? Pin AA có hiệu điện thế định mức bao nhiêu volt, cường độ bao nhiêu ampe? Cần phải sử dụng bao nhiêu viên pin AA thì mới có thể sạc được cho một chiếc điện thoại di động?

Ø Bước 3: Xác định các phương tiện, cách

thức tổ chức DH các nội dung PTNLSTTrên cơ sở nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo

và phân tích mối quan hệ giữa các thành tố của QTDH thì trong đơn vị bài này chủ yếu sử dụng các PTDH như phương tiện trực quan và phương tiện sử dụng bài tập sáng tạo với sử dụng tình huống. Đồng thời có kết hợp sử dụng cách thức tổ chức DH lấy người học làm trung tâm; DH với tình huống có vấn đề làm nảy sinh trong người học những hoài nghi nhất định, từ đó giúp HS đưa ra những giả thuyết để phán đoán, giải thích, suy luận để giải quyết một yêu cầu nào đó.

Sử dụng các phương tiện và cách thức tổ chức lớp học cần phải tiến hành hợp nhất với nhau, có mối liên hệ mật thiết với nhau, không nên tách rời, có như vậy mới làm phát triển được khả năng sáng tạo của HS.

Ø Bước 4: Thiết kế các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Hoạt động khởi độngGV sử dụng bài tập thực hành thí nghiệm lắp ráp

một mạch điện kín để dẫn dắt vào nội dung bài học. Trong hoạt động này, HS sẽ được phát triển NLST trong cách thiết kế mạch điện kín, mỗi nhóm sẽ có cách lắp ráp mạch kín theo hướng khác nhau.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về bộ nguồn ghép nối tiếp

GV sử dụng bài tập thực hành thí nghiệm với các dụng cụ có sẵn để yêu cầu HS tiến hành khảo sát về cách ghép bộ nguồn nối tiếp và rút ra kết luận cần thiết cho nội dung khảo sát. Trong hoạt động này, HS sẽ phát triển được NLST trong hoạt động nhóm, khả năng làm việc khoa học, trong cách trình bày trước đám đông, khả năng bảo vệ quan điểm của nhóm.

Hoạt động 3: Tìm hiểu về bộ nguồn ghép song song

GV sử dụng bài tập thí nghiệm thực hành với các dụng cụ được giao, GV yêu cầu nhóm HS tiến hành khảo sát về suất điện động, cường độ dòng điện của bộ nguồn ghép song song và đưa ra các kết luận cần thiết. Trong hoạt động này HS sẽ phát triển được NLST trong hoạt động nhóm, khả năng làm việc khoa học, trong cách trình bày trước đám đông, khả năng bảo vệ quan điểm của nhóm.

Hoạt động 4: Ôn tập, củng cố kiến thức cho HSGV hệ thống hóa lại kiến thức, nội dung chính

trong bài học. Hoạt động 5: Hoạt động tìm tòi, mở rộng GV giới thiệu thêm các cách ghép hỗn hợp đối

xứng (nằm trong chương trình giảm tải của Bộ) và cách ghép xung đối và đưa ra các bài tập tình huống. Trong hoạt động này HS sẽ PTNLST: NL tư duy logic khoa học, NL tính toán; NL thực hành thí nghiệm.

(Xem tiếp trang 32)

Page 4: TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC …

32 • TẠP CHÍ THIẾT BỊ GIÁO DỤC - SỐ 224 kỳ 1 - 9/2020

NGHIÊN CỨU & ỨNG DỤNG

cao hơn lớp ĐC.- Độ lệch chuẩn điểm kiểm tra của các lớp TN

nhỏ hơn các lớp ĐC chứng tỏ ở các lớp TN, các số liệu tập trung quanh giá trị TB cộng tốt hơn, chất lượng bộ số liệu tốt hơn. Điều này cho thấy chất lượng bài kiểm tra của các lớp TN cao hơn, đồng đều hơn và bền vững hơn các lớp ĐC.

- Kiểm tra bằng t-test độc lập cho thấy kết quả giá trị p < 0,05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm TB của hai lớp không phải do ngẫu nhiên mà do tác động, nghiêng về lớp TN. Suy ra lớp TN nắm vững và vận dụng kiến thức, kỹ năng tốt hơn lớp ĐC.

3. Kết luậnĐể triển khai và ứng dụng tốt PPDH Flipped

learning, điều quan trọng là GV cần thiết kế các hoạt động sao cho thu hút người học và gắn kết người học thành một cộng đồng học tập. Bên cạnh đó, các cơ

sở đào tạo cần phải xây dựng một hệ thống quản lý học tập để quản lý các tài nguyên học tập (clip bài giảng…) cũng như quản lý hoạt động truy cập của người học.

Tài liệu tham khảo[1]. Bộ Y tế (2007), Hóa học Hữu

cơ tạp 1, NXB Y học, Hà Nội.[2]. Nguyễn Thế Dũng (2015). Nghiên cứu sử

dụng mô hình LHĐN: những khó khăn, thách thức và khả năng ứng dụng. Education Sci. 60 (8D), tr85-92. Doi: 10.18173/2354-1075.2015-0258.

[3]. Nguyễn Hoài Nam, Vũ Thái Giang (2017), Mô hình lớp học đảo trình trong bồi dưỡng kỹ năng CNTT cho sinh viên sư phạm, Tạp chí Khoa học dạy nghề số 43 – 44.

[4]. Aliye K.I, Nadia J.C and Charles T.J.(2017). A systematic review of research on the flipped learning method in engineering education. British Journal of Educational Technology.

[5]. Bishop, J. L., & Verleger, M. A. (2013). The Flipped classroom: A Survey of the research. In Proceedings of the 120th ASEE National Conference.30, pp. 1-18. Atlanta, GA: ASEE.

Bảng 2.2. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng ngành Dược qua bài kiểm tra 45 phút

Lớp Mode Median X S (SD) S2 V t-test độc lập (p) SMD

TN 7 7 6,94 1,28 1,64 18,470,0005 0,83

ĐC 6 6 5,74 1,44 2,08 25,11

Ø Bước 5: Soạn thảo tiến trình dạy họcHoạt động 1: Ổn định lớp, đặt vấn đề vào bài

mớiHoạt động 2. Tìm hiểu về bộ nguồn ghép nối tiếpHoạt động 3. Tìm hiểu về bộ nguồn ghép song

songHoạt động 4. Ôn tập, củng cố kiến thức cho HSHoạt động 5: Hoạt động tìm tòi, mở rộng3. Kết luậnTổ chức dạy học theo hướng PTNLST là quá

trình thực hiện các hoạt động qua đó nhằm hình thành và PTNLST của HS. HS được đặt vào những hoàn cảnh đòi hỏi phải tư duy, suy luận khoa học thì mới giải quyết được vấn đề đặt ra; kích thích trí tò mò, hứng thú học tập, tạo động lực thúc đẩy quá trình học tập của HS. Đồng thời cũng tạo ra cơ hội cho HS vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống, vận dụng sự suy luận để tìm ra những yêu cầu mới, những cách giải quyết mới, từ đó có thể tạo ra những giá trị mới phục vụ cho học tập và cuộc sống. Vì vậy, nếu GV vận dụng được quy trình thiết kế tiến trình dạy học theo hướng phát huy NLST

trong DHVL thì sẽ đem lại hiệu quả cao trong việc ren luyện PTNLST cho HS góp phần nâng cao hiệu quả DH môn VL.

Tài liệu tham khảo[1]. Trần Văn Chung (2015), “Năng lực

sáng tạo và việc PTNLST cho HS trong dạy học làm văn ở nhà trường phổ thông”, https://www.khoanguvandhsphue.org.

[2]. Phan Dũng (2002), Phương pháp luạn sáng tạo khoa học – kỹ thuạt, TP HCM.

[3]. Bùi Duy Hưng, Phạm thế Quân (2016), “Phát triển NLST của HS THPT qua hoạt động khai thác bài toán”, Tạp chí GD số 395 kỳ 1, trang 31 - 35.

[4]. Mai Văn Hưng (2015), Cơ sở khoa học về “Lý thuyết cá tính, Tạp chí GD số 354 kỳ 2, tháng 3/2015, trang 22 – 25.

[5]. Nguyễn Thị Mai Lan (2018), “Một số vấn đề lí luạn về năng lực sáng tạo kĩ thuạt cho sinh viên trong dạy học lỹ thuạt”, Tạp chí GD số 427, trang 44 – 47.

TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO HƯỚNG... (tiếp theo trang 25)