NGUỒN NHÂN LỰC HOẠT ĐỘNG -...

8
60 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NGUỒN NHÂN LỰC HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM Trần Ngọc Hùng* *Chủ tịch Tổng Hội XDVN Để thực hiện công cuộc hiện đại hóa đất nước trong điều kiện kinh tế xã hội Việt Nam, đòi hỏi vốn đầu tư xây dựng rất lớn chiếm tỷ trọng 30- 40% GDP. Tập trung đầu tư cho lĩnh vực kết cấu hạ tầng kỹ thuật, phát triển các khu công nghiệp, ngành nghề, tốc độ đô thị hóa phát triển với nhiều dự án nhà ở, kèm theo đó là các công trình công cộng văn hóa, giáo dục, dịch vụ… được đầu tư tỷ lệ thuận với tốc độ tăng GDP hàng năm và nhu cầu của xã hội. Vì vậy, hoạt động xây dựng phát triển với tốc độ cao đòi hỏi nguồn nhân lực rất lớn làm việc từ lĩnh vực quản lý, tư vấn, sản xuất vật liệu xây dựng đến hoạt động xây lắp trên hàng chục vạn công trình xây dựng trải Hoạt động xây dựng phát triển với tốc độ cao đòi hỏi nguồn nhân lực lớn, chất lượng cao

Transcript of NGUỒN NHÂN LỰC HOẠT ĐỘNG -...

Page 1: NGUỒN NHÂN LỰC HOẠT ĐỘNG - amc.edu.vnamc.edu.vn/images/baiviet/2017/08/AMC53-nghiencuudaotao.pdf · chung đều có chung nhận định lực lượng nguồn nhân lực

60 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

NGUỒN NHÂN LỰC HOẠT ĐỘNG

XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM

Trần Ngọc Hùng*

*Chủ tịch Tổng Hội XDVN

Để thực hiện công cuộc hiện đại hóa đất nước trong điều kiện kinh tế xã hội Việt Nam, đòi hỏi vốn đầu tư xây dựng rất lớn chiếm tỷ trọng 30-40% GDP. Tập trung đầu tư cho lĩnh vực kết cấu hạ tầng kỹ thuật, phát triển các khu công nghiệp, ngành nghề, tốc độ đô thị hóa phát triển với nhiều dự án nhà ở, kèm theo đó là các công trình công cộng văn hóa, giáo dục, dịch vụ… được đầu tư tỷ lệ thuận với tốc độ tăng GDP hàng năm và nhu cầu của xã hội. Vì vậy, hoạt động xây dựng phát triển với tốc độ cao đòi hỏi nguồn nhân lực rất lớn làm việc từ lĩnh vực quản lý, tư vấn, sản xuất vật liệu xây dựng đến hoạt động xây lắp trên hàng chục vạn công trình xây dựng trải Hoạt động xây dựng phát triển với tốc độ cao đòi hỏi nguồn nhân lực lớn, chất lượng cao

Page 2: NGUỒN NHÂN LỰC HOẠT ĐỘNG - amc.edu.vnamc.edu.vn/images/baiviet/2017/08/AMC53-nghiencuudaotao.pdf · chung đều có chung nhận định lực lượng nguồn nhân lực

rộng trên khắp miền của tổ quốc. Với vốn đầu tư hết sức lớn, giá trị sản xuất xây dựng năm 2015 theo giá so sánh năm 2010 đạt 778 nghìn tỷ đồng (khoảng 4 tỷ Đô la). Vì vậy, chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quyết định đến năng suất lao động, tiến độ, giá thành, chất lượng của dự án góp phần quan trọng vào hiệu quả đầu tư và vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đặc biệt trong giai đoạn sắp tới, Việt Nam nằm trong cộng đồng kinh tế ASEAN khi hiệp định TPP được thông qua, thị trường quốc tế rộng mở đòi hỏi chất lượng của bộ máy quản lý, trình độ năng lực của tư vấn khảo sát, thiết kế, giám sát, quản lý dự án; quản lý thi công xây lắp đòi hỏi trình độ cán bộ quản lý; cũng như tay nghề của công nhân cần phải chuyên nghiệp, trình độ cao, sử dụng công nghệ tiên tiến để đảm bảo yếu tố cạnh tranh công bằng, công khai minh bạch trong cơ chế thị trường.

TÌNH HÌNH NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH XÂY DỰNG

Cho đến năm 2015 tổng số doanh nghiệp hoạt động

ngành Xây dựng khoảng 77.500 doanh nghiệp (Theo báo

cáo của Tổng cục thống kê) chưa kể nhiều doanh nghiệp

nhỏ, doanh nghiệp gia đình không đăng ký với khoảng

4 triệu lao động. Với xu thế hội nhập, tiếp thu khoa học

công nghệ tiên tiến, các công ty tư vấn, khảo sát đã đảm

nhiệm thiết kế được nhiều loại công trình phức tạp nhà

cao 50 tầng, công trình thủy điện, nhiệt điện có công suất

lớn, các cầu giây văng có nhịp đến 500m, các dàn khoan

dầu khí nặng hàng ngàn tấn. Trình độ và năng lực quản lý

được nâng cao, nhiều doanh nghiệp đã đảm nhận tổng

thầu quản lý dự án khu đô thị, công trình công nghiệp,

giao thông thủy lợi lớn. Nhiều công ty có cán bộ công

nhân sử dụng thành thạo nhiều trang thiết bị hiện đại

trong xây dựng nhà cao tầng, công trình công nghiệp

phức tạp, đường hầm, đập lớn, khoan cọc nhồi có đường

kính lớn, công nhân đã được trang bị nhiều thiết bị cầm

tay năng suất cao như khoan, cắt, hàn tự động…

Tuy nhiên, qua theo dõi các hoạt động xây dựng từ

các nhà quản lý nhà nước đến các doanh nghiệp, nhìn

chung đều có chung nhận định lực lượng nguồn nhân

lực chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường xây dựng,

nhiều công trình vẫn phụ thuộc vào nguồn nhân lực nước

ngoài kể cả lực lượng thiết kế, giám sát, vận hành thiết

bị tiên tiến như công trình giao thông ngầm, công trình

hóa chất phức tạp, công trình nhà cao trên 50 tầng, công

trình công cộng, cầu vượt có khẩu độ lớn, công nghệ tiền

chế… Doanh nghiệp trong nước đã không cạnh tranh

nổi nhiều dự án đấu thầu trong và ngoài nước.

Đối với cán bộ quản lý nhà nước về xây dựng từ Trung

ương tới địa phương chỉ có 32% có trình độ sơ cấp và

chưa qua đào tạo riêng, cấp xã có đến 41% có trình độ sơ

cấp và 68,7% chưa được đào tạo về kiến thức quản lý nhà

nước. Đội ngũ cán bộ công chức ngành xây dựng còn bất

cập về chuyên môn chỉ có 36% có chuyên môn về kiến

trúc xây dựng. Điều này ảnh hưởng đến hoạt động xây

dựng của xã hội từ khâu quản lý quy hoạch, thẩm định dự

án, cấp phép, quản lý trật tự xây dựng…

Đối với cán bộ quản lý doanh nghiệp hoạt động xây

dựng từ khảo sát, lập dự án, thiết kế, quản lý dự án, thi

công, giám sát, bảo hành, bảo trì… đã tăng rất nhanh. Có

77.500 doanh nghiệp hoạt động xây dựng với hàng chục

vạn cán bộ quản lý được thành lập một cách dễ dàng theo

Luật Doanh nghiệp không có tiền kiểm. Hơn nữa Luật Xây

dựng năm 2005 lại bỏ chứng chỉ chứng nhận năng lực

hoạt động xây dựng, tới khi Luật Xây dựng sửa đổi 2014

mới khôi phục việc cấp chứng chỉ cho tổ chức hoạt động

xây dựng, dẫn đến thực tế nhiều doanh nghiệp không

có đủ, đúng nhân sự quản trị doanh nghiệp. Rất nhiều

cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ không

được qua đào tạo, không có trình độ chuyên môn. Số

lượng doanh nghiệp có đủ năng lực cạnh tranh các dự án

lớn trên thị trường không nhiều mà nguyên nhân chủ yếu

là năng lực trình độ quản lý còn hạn chế. Cả về kiến thức

cũng như kinh nghiệm quản lý. Tỷ lệ cán bộ được đào tạo,

bồi dưỡng quản lý doanh nghiệp còn rất thấp đạt 3,9%

trình độ ngoại ngữ và tin học khoảng 17%, nhiều lĩnh vực

còn thiếu người, quản lý giỏi như công trình ngầm, quản

lý đô thị, quản lý dự án, kinh tế đô thị, bất động sản.

61Số 53.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

Nhiều công trình vẫn phụ thuộc vào nguồn nhân lực nước ngoài

Page 3: NGUỒN NHÂN LỰC HOẠT ĐỘNG - amc.edu.vnamc.edu.vn/images/baiviet/2017/08/AMC53-nghiencuudaotao.pdf · chung đều có chung nhận định lực lượng nguồn nhân lực

62 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO

Về lực lượng công nhân trực tiếp sản xuất, lực lượng quyết định đến năng

suất lao động, chất lượng, tiến độ của công trình đang là vấn đề rất đáng

quan tâm.Tỷ lệ công nhân qua đào tạo nghề rất thấp. Lấy ví dụ năm 2015

(theo báo cáo của Bộ Xây dựng) chỉ tiêu đào tạo là 25.585 chỉ tiêu trong đó

đào tạo từ Trung học chuyên nghiệp đến Đại học là 11.855. Trong khi chỉ tiêu

đào tạo nghề là 12.730 và trong thực tế chỉ đạt 50% chỉ tiêu, nhiều trường

dạy nghề không tuyển được công nhân. Nhiều cán bộ công nhân ra trường

lại không có việc làm hoặc doanh nghiệp phải đào tạp lại.

Theo cơ cấu bình quân hiện nay ở Việt Nam giữa kỹ sư - trung cấp chuyên

nghiệp - công nhân học nghề là 1:1,3:0,5 trong khi ở các nước trên thế giới

bình quân là 1:4:10.

Từ số liệu trên cho thấy tình trạng thừa thầy, thiếu thợ, tình trạng phổ

biến hiện nay tại các công trình tỷ lệ công nhân, lao động chưa qua đào

tạo chiếm tỷ lệ lớn và nguy cơ là tỷ lệ này ngày càng tăng.

Do thực trạng nguồn nhân lực hoạt động xây dựng chưa đáp ứng

được yêu cầu, thiếu cả số lượng, yếu về chất lượng dẫn đến năng suất

lao động, tiến độ chậm, chất lượng sản phẩm còn nhiều sai phạm, từ đó

giảm sức cạnh tranh trên thị trường. Thậm chí có thể không đủ sức cạnh

tranh trên chính thị trường nội địa, đặc biệt là khi Việt Nam hòa nhập thị

trường quốc tế như tham gia vào khối cộng đồng chung ASEAN và tới

đây hiệp ước TPP có hiệu lực.

GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ

Do tốc độ phát triển của hoạt động xây dựng quá nhanh, vốn đầu tư và

số lượng công trình xây dựng đạt đà tăng tốc quá lớn trong khi đó nhiều

cơ chế, chính sách liên quan đến quản lý, tạo điều kiện phát triển nguồn

nhân lực đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế thị trường còn chưa theo kịp, qua

Nhiều công trình vẫn phụ thuộc vào nguồn nhân lực nước ngoài

nghiên cứu ý kiến của các nhà quản

lý, các chuyên gia, xin được kiến nghị

các giải pháp sau:

1. Phát triển nguồn nhân lực hoạt động xây dựng đáp ứng yêu cầu của thị trường là nhu cầu cấp

bách. Trên cơ sở “Quy hoạch phát

triển nhân lực ngành Xây dựng giai

đoạn 2011-2020”. Cần sớm tổ chức

đánh giá kết quả sau 5 năm thực

hiện 2011-2016. Muốn vậy, cần tổ

chức tổng điều tra toàn bộ các chỉ

tiêu mà Quy hoạch đã đề ra, tổng

điều tra toàn bộ nguồn nhân lực

ngành Xây dựng và dự báo yêu cầu

của thị trường để có các giải pháp

kịp thời, tổ chức triển khai thực hiện

đảm bảo “Chiến lược phát triển kinh

tế xã hội Việt Nam đến năm 2020” là

“Phát triển ngành Xây dựng đạt trình

độ tiên tiến trong khu vực, đáp ứng

yêu cầu xây dựng trong nước và có

năng lực đấu thầu công trình nước

ngoài. Ứng dụng công nghệ hiện đại,

nâng cao chất lượng và hiệu quả quy

hoạch, năng lực thiết kế, xây dựng và

thẩm mỹ kiến trúc”.

2. Một số kiến nghị giải pháp

cụ thể

2.1. Công tác Đào tạo

Đổi mới nội dung, chương trình

đào tạo theo hướng đáp ứng yêu cầu

của thị trường, đáp ứng yêu cầu hội

nhập, tăng cường giải pháp đào tạo

nội dung yêu cầu theo địa chỉ theo

cơ chế đặt hàng để ra trường (cả cán

bộ và công nhân) có việc làm ngay

không phải đào tạo lại.

Tăng cường các khóa học đào

tạo lại để cập nhật kiến thức mới

đặc biệt là kiến thức quản trị doanh

nghiệp đây là khâu yếu nhất của cán

bộ quản lý.

Page 4: NGUỒN NHÂN LỰC HOẠT ĐỘNG - amc.edu.vnamc.edu.vn/images/baiviet/2017/08/AMC53-nghiencuudaotao.pdf · chung đều có chung nhận định lực lượng nguồn nhân lực

63Số 53.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

Đối với trường dạy nghề: Cần có

cơ chế chính sách kể cả nguồn kinh

phí để tăng cường cơ sở vật chất

phục vụ cho giảng dạy sát với yêu

cầu thực tế đặc biệt cơ chế chính

sách đãi ngộ với các thợ bậc cao, thợ

cả truyền nghề cho lớp trẻ.

2.2. Cơ chế chính sách phát triển

nguồn nhân lực

Ngành Xây dựng là một ngành

công nghiệp dịch vụ đặc biệt sản

phẩm đơn chiếc, thời gian dài, phải

làm việc ngoài trời, phụ thuộc vào

thời tiết, địa điểm làm việc biến động

nhiều khi phải xa nhà, xa gia đình.

Việc làm không ổn định, lúc làm việc

ngày đêm, lúc nhàn rỗi… Nhà nước

cần có cơ chế chính sách trong đào

tạo, chế độ đãi ngộ thông qua các

cơ chế chính sách theo cơ chế thị

trường, giao quyền cho các nhà thầu

trả lương theo yêu cầu của công việc

nhằm thu hút nguồn nhân lực giỏi

và hoạt động xây dựng (ở Mỹ lương

công nhân xây dựng được xếp hạng I

so sới các ngành nghề khác).

Với kinh nghiệm của nhà thầu nước ngoài cũng như một số nhà thầu có uy tín trên thị trường Việt Nam, họ trả lương cho nhà quản lý, kỹ sư, cán bộ, công nhân giỏi lương rất cao (vài ba chục triệu thậm chí hàng trăm triệu đồng) điều đó khuyến khích, giữ chân cán bộ quản lý giỏi, công nhân có trình độ cao đồng thời

cũng gắn với trách nhiệm, hiệu quả của công trình đảm bảo tiến độ, chất lượng, an toàn và kinh tế.

Trong cơ chế đấu thầu theo cơ chế thị trường cần gắn tiêu chí thương hiệu, tiêu chuẩn điều kiện năng lực của nhân lực nhà thầu, ở các nước hồ sơ dự thầu đều có mục danh sách các cán bộ quản lý chủ chốt, tham gia, quản lý, giám sát và hợp đồng còn quy định rõ những cán bộ nào không được thay đổi trong suốt quá trình thi công (nếu không được sự đồng ý của chủ đầu tư).

Cần ban hành quy định chức danh

cũng như bổ sung các chức danh

nhằm phân loại, khuyến khích đào

tạo cán bộ quản lý, công nhân giỏi

ngành Xây dựng như: Giám đốc Công

ty, Tổng Giám đốc Tổng Công ty, chỉ

huy trưởng dự án đặc biệt, nhóm A,

B, chức danh Tổng Công trình sư, kỹ

sư trưởng, kỹ sư chính… Đối với công

nhân là nghệ nhân, thợ cả, thợ chính.

3. Thực hiện sớm việc cổ phần hóa 100% vốn của tất cả các doanh nghiệp hoạt động xây dựng, để cổ

đông lựa chọn các nhà quản lý giỏi

phù hợp, quyết định chế độ đãi ngộ

theo hiệu quả công việc, từ đó phát

triển nguồn nhân lực phù hợp với

chiến lược phát triển doanh nghiệp

tránh tình trạng “bao cấp” trong đào

tạo, bổ nhiệm cán bộ quản lý cũng

như chế độ đãi ngộ thiếu công bằng,

công khai, minh bạch.

4. Bổ sung và khuyến khích phát triển loại hình Công ty cung ứng nguồn nhân lực. Do đặc điểm

của thi công công trình xây dựng

làm biến động về nhân lực, loại nghề

trong từng giai đoạn, một nhà thầu

không thể khép kín đầy đủ nguồn

nhân lực (hoặc có khép kín toàn bộ

thì lại bị mất cân đối dư thừa từng

loại cán bộ theo từng thời gian gây

lãng phí công nhân). Vì vậy, nếu áp

dụng cơ chế cung cấp nguồn nhân

lực hợp đồng theo từng giai đoạn

sẽ chuyên môn hóa công việc, luân

chuyển bổ sung cho các công trường

xây dựng theo tiến độ và công việc từ

đó sẽ tiết kiệm chi phí, giảm thời gian

chờ việc hoặc làm công việc không

đúng chuyên môn.

5. Việc áp dụng khoa học công

nghệ mới: Nhà nước cần dành kinh

phí nghiên cứu khoa học để khuyến

khích cho các doanh nghiệp áp

dụng các công nghệ tiên tiến nâng

cao năng suất lao động, tăng được

năng lực cạnh tranh trong cơ chế thị

trường.

Trên đây là một số vấn đề tập

trung vào các giải pháp và kiến nghị

tới các cơ quan hữu quan nhằm phát

triển nguồn nhân lực, góp phần vào

sự phát triển đầu tư xây dựng, phát

triển kinh tế xã hội của đất nước.

Page 5: NGUỒN NHÂN LỰC HOẠT ĐỘNG - amc.edu.vnamc.edu.vn/images/baiviet/2017/08/AMC53-nghiencuudaotao.pdf · chung đều có chung nhận định lực lượng nguồn nhân lực

KSXD - Nhà báo Nguyễn Xuân Hải

Tại Điều 3 Khoản 20 của Luật Xây dựng (2014) đã giải thích rõ: Hoạt động xây dựng gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát xây dựng, quản lý dự án, lựa chọn nhà thầu, nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, bảo hành bảo trì công trình xây dựng và các hoạt động khác liên quan đến xây dựng công trình. Từ định nghĩa này, cho phép ta

được hiểu rằng: Tất cả những ai tham gia các hoạt động trên đều nằm trong nguồn nhân lực ngành Xây dựng.

Vài nét về hệ thống Văn bản pháp luật Xây dựng

Ở nước ta, từ trước khi có Luật Xây dựng (2003), tất cả mọi hoạt động xây dựng đều được điều chỉnh bằng các Nghị định của Chính phủ. Văn bản đầu tiên phải kể đến là: Nghị định 354/TTG ngày 5/8/1957 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý kiến thiết cơ bản; Nghị

NGÀNH XÂY DỰNG CẦN NẮM CHẮCNGUỒN NHÂN LỰC VỀ

LƯỢNG VÀ CHẤT

64 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO

Page 6: NGUỒN NHÂN LỰC HOẠT ĐỘNG - amc.edu.vnamc.edu.vn/images/baiviet/2017/08/AMC53-nghiencuudaotao.pdf · chung đều có chung nhận định lực lượng nguồn nhân lực

định 64CP ngày 19/11/1960 của Chính phủ ban hành về Điều lệ cấp phát kiến thiết cơ bản, Nghị định 242/CP ngày 31/12/1971 của Chính phủ ban hành Điều lệ lập, thẩm tra và xét duyệt thiết kế công trình xây dựng, Nghị định 232/CP ngày 6/6/1981 về quản lý xây dựng cơ bản. Tiếp đến là Nghị định 385/HĐBT ngày 7/11/1990. Cùng với sự phát triển của thời kỳ đổi mới, chuyển từ thời bao cấp sang cơ chế thị trường, các Nghị định này liên tục phải thay đổi: Từ 385/HĐBT đến 177/CP ngày 20/10/1994, Nghị định 42, 92/CP ngày 23/8/1997, Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 8-7-1999, rồi Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000.

Trước khi có Luật Xây dựng (2003), các Nghị định của

Chính phủ đều có quy định các doanh nghiệp xây lắp,

tư vấn thiết kế khảo sát xây dựng đều phải kê khai nhân

lực, tài chính, máy móc về Bộ Xây dựng để được cấp giấy

phép hành nghề (gọi là chứng chỉ hành nghề). Giấy đăng

ký kinh doanh Sở Kế hoạch Đầu tư không có giá trị để

hành nghề. Từ năm 2000 trở lại trước, việc làm này rất đều

đặn và vào khuôn phép. Bộ Xây dựng giao cho Sở Xây

dựng được cấp chứng chỉ hành nghề cho doanh nghiệp

hoạt động trong phạm vi tỉnh mình và chỉ được phép tiến

hành với dự án công trình nhóm C. Còn nhóm A,B do Bộ

Xây dựng cấp và doanh nghiệp được quyền hoạt động

trong phạm vi toàn quốc. Để cấp chứng chỉ hành nghề

cho các doanh nghiệp, Bộ Xây dựng cho thành lập một

Hội đồng xét duyệt gồm chuyên viên và lãnh đạo của Vụ

Chính sách Xây dựng nay là Cục Quản lý hoạt động xây

dựng, Vụ Kế hoạch thống kê, Vụ Tài chính kế toán, Cục

Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng,

Vụ Quy hoạch (nếu hành nghề quy hoạch), Vụ Thẩm kế

(nếu hành nghề tư vấn), Vụ Hợp tác Quốc tế (nếu là doanh

nghiệp nước ngoài). Hàng năm, các Sở Xây dựng báo cáo

về Bộ việc cấp chứng chỉ hành nghề tại địa phương mình

trong đó có thống kê nhân lực, thiết bị, tiền vốn của các

doanh nghiệp do mình cấp. Với cách làm việc như vậy,

tại thời điểm đó, Bộ Xây dựng nắm được khá chắc nguồn

nhân lực xây dựng trong toàn quốc kể cả trong lĩnh vực

quốc phòng, an ninh, giao thông vận tải, nông nghiệp

phát triển nông thôn đều phải qua Bộ Xây dựng cấp

chứng chỉ hành nghề. Tuy nhiên, việc cấp chứng chỉ hành

nghề cho các doanh nghiệp xây lắp, tư vấn xây dựng đã

bị chấm dứt sau khi có Luật Doanh nghiệp ra đời. Nghị

định số 03/2000/NĐ-CP ngày 3/2/2000 của Chính phủ về

hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Doanh nghiệp

và Quyết định số 19/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính

phủ bãi bỏ các loại giấy phép trái với quy định của Luật

Doanh nghiệp. Chứng chỉ hành nghề cho các doanh

nghiệp xây lắp, doanh nghiệp tư vấn xây dựng được coi

như giấy phép con, làm cản trở đến kinh doanh.

Luật Doanh nghiệp ra đời tưởng như một làn gió mới

cuốn đi mọi trở ngại cho doanh nghiệp. Sau 3 năm mới có

Luật Xây dựng (2003), trong quá trình làm Luật Xây dựng,

tuy có tranh luận khá gay gắt nhưng cũng không thể đưa

nội dung “Yêu cầu cấp chứng chỉ hành nghề cho doanh

nghiệp có hoạt động xây dựng” vào Luật Xây dựng được

vì ảnh hưởng của Luật Doanh nghiệp lúc đó quá lớn. Tuy

vậy, trong Luật Xây dựng (2003) cũng đã có quy định cá

nhân hành nghề độc lập hoặc những cá nhân chủ chốt

trong doanh nghiệp phải có chứng chỉ hành nghề phù

hợp với năng lực.

Nhưng không lâu sau đó, sự thoải mái do Luật Doanh nghiệp tạo ra đã phải trả giá. Bởi không có ai, không có cơ quan nào làm việc “hậu kiểm”. Doanh nghiệp có vài chục người cũng bằng doanh nghiệp có hàng ngàn người, doanh nghiệp có hàng chục năm kinh nghiệm cũng bằng doanh nghiệp mới khởi nghiệp. Doanh nghiệp có ít vốn cũng bằng các doanh nghiệp nhiều vốn. Hiện tượng “Tay không bắt giặc” rất phổ biến. Các chủ đầu tư chẳng biết dựa vào đâu để xét thầu, nên đã có trường hợp doanh nghiệp nhỏ, không có kinh nghiệm trúng thầu, sau đó họ bán lại cho doanh nghiệp lớn thực hiện để nhận chênh lệch... thêm vào đó nhiều công trình lún sụt, nứt nẻ, đổ sập, gây tai nạn chết người. Tại thời điểm này, Bộ Xây dựng khó có thể nắm được nguồn nhân lực của Ngành. Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Sở Kế hoạch & Đầu tư lại càng không kiểm soát được. Bởi các doanh nghiệp họ chỉ cần đăng ký kinh doanh, mà ngành nghề kinh doanh của mỗi doanh nghiệp lại rất đa dạng, không chỉ làm xây dựng. Họ tùy ý

kê khai, vì không có cơ quan kiểm tra. Sau này khi có sự cố

65Số 53.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

Page 7: NGUỒN NHÂN LỰC HOẠT ĐỘNG - amc.edu.vnamc.edu.vn/images/baiviet/2017/08/AMC53-nghiencuudaotao.pdf · chung đều có chung nhận định lực lượng nguồn nhân lực

xảy ra, tìm đến địa chỉ doanh nghiệp

khai thì được biết chưa có công ty

nào đóng trụ sở tại địa điểm như vậy.

Tình hình hiện nay

Luật Xây dựng (2014), có hiệu lực

từ 1/1/2015 đã quy định rất rõ tại

Điều 148 và Điều 149: Những chức

danh, cá nhân hành nghề hoạt động

xây dựng độc lập phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định gồm an

toàn lao động; giám đốc quản lý dự án;

cá nhân trực tiếp tham gia quản lý dự

án; chủ trì thiết kế quy hoạch xây dựng;

chủ nhiệm khảo sát xây dựng; chủ

nhiệm, chủ trì thiết kế; thẩm tra thiết kế

xây dựng; chỉ huy trưởng công trường;

giám sát thi công xây dựng; kiểm định

xây dựng; định giá xây dựng. Chứng

chỉ hành nghề được phân thành hạng

I, hạng II, hạng III.

Tổ chức tham gia hoạt động xây dựng được phân thành hạng I, hạng II, hạng III do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xây dựng đánh giá, cấp chứng chỉ năng lực. Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hạng I, Sở Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hạng II, hạng III. Tổ chức tham gia hoạt động xây dựng phải đăng ký kinh doanh hành nghề phù hợp theo quy định của pháp luật.

Như vậy là có 2 loại chứng chỉ:

Chứng chỉ hành nghề cấp cho cá

nhân và chứng chỉ năng lực cấp cho

tổ chức. Chứng chỉ năng lực do nhà

nước độc quyền cấp. Còn chứng chỉ

cấp cho cá nhân thì Luật quy định

thẩm quyền cấp như sau:

- Cơ quan chuyên môn của Bộ Xây

dựng sát hạch và cấp chứng chỉ loại I

- Sở Xây dựng, Tổ chức xã hội nghề

nghiệp có đủ điều kiện theo quy định

của Chính phủ có thẩm quyền sát

hạch, cấp chứng chỉ hành nghề hoạt

động xây dựng các hạng còn lại.

Từ quy định của Luật Xây dựng

(2014), hiện nay Bộ Xây dựng bắt đầu

nắm trở lại nguồn nhân lực ngành

Xây dựng. Cho đến thời điểm này, sẽ

còn nhiều khó khăn đối với Bộ Xây

dựng trong việc nắm được nguồn

nhân lực ngành Xây dựng bởi Thông

tư số 17/2016/TT-BXD của Bộ Xây

dựng hướng dẫn về năng lực của tổ

chức, cá nhân tham gia hoạt động

xây dựng mới được ban hành ngày

30/6/2016.

Vấn đề đặt ra? Để phấn đấu sớm đưa nước ta trở

thành một nước công nghiệp theo

hướng hiện đại, Đảng và Nhà nước ta

hàng năm đã dành tới 30-40% GDP

cho công tác đầu tư xây dựng. Nhiều

khu đô thị mới phát triển, nhiều công

trình kinh tế văn hoá xã hội được xây

dựng, nhiều khu công nghiệp, nhà

máy mọc lên. Đặc biệt trong lĩnh vực

xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cầu

đường bến cảng, sân bay, điện, cấp

nước, thoát nước, xử lý rác thải, thuỷ

lợi, nông nghiệp và phát triển nông

thôn... được phát triển rất mạnh. Hơn

nữa, trong thời hội nhập toàn cầu,

Việt Nam nằm trong cộng đồng kinh

tế Asean, gia nhập TPP và các AFTA

thế hệ mới, chúng ta đang bước sang

một giai đoạn phát triển mới, có thể

nói là cuộc cải cách, đổi mới lần thứ

hai. Đây là một thử thách lớn, hoặc là

ta sẽ thua ngay trên sân nhà hoặc là

ta vừa thắng trong sân nhà vừa thắng

ở sân bạn. Để chuẩn bị cho một cuộc

đấu lớn, cuộc đấu “mang tính sinh

tử” chúng ta cần phải làm gì? Đối với

ngành Xây dựng, phải điều tra một

cách toàn diện về lực lượng, chất

lượng như thế nào, chúng ta đang

sử dụng công nghệ xây dựng gì, trên

cơ sở đó mới phân tích mặt yếu, mặt

mạnh của Ngành. Sau đó khắc phục

bổ sung, đặc biệt trong lĩnh vực quản

Cán bộ phải nắm được pháp luật về xây dựng và thường xuyên được tham dự các lớp tập huấn để nâng cao trình độ và cập nhật kiến thức

66 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO

Page 8: NGUỒN NHÂN LỰC HOẠT ĐỘNG - amc.edu.vnamc.edu.vn/images/baiviet/2017/08/AMC53-nghiencuudaotao.pdf · chung đều có chung nhận định lực lượng nguồn nhân lực

lý khi chúng ta mới thoát thai từ nền

kinh tế tập trung quan liêu bao cấp

và còn bỡ ngỡ khi chuyển sang nền

kinh tế thị trường.

Vì những lẽ trên, nhiệm vụ trước

tiên là cần điều tra toàn diện:

Điều tra thực trạng nguồn nhân

lực toàn ngành Xây dựng Việt Nam

(bao gồm cả xây dựng giao thông,

thuỷ lợi, nông nghiệp & phát triển

nông thôn, quốc phòng an ninh

của các Bộ Ngành, địa phương bao

gồm cả quốc doanh, liên doanh, tư

nhân). Trên cơ sở số liệu có được,

tiến hành đánh giá số liệu, đánh

giá chất lượng của lực lượng hiện

có; Điều tra đánh giá công nghệ

xây dựng hiện nay đang áp dụng

tại Việt Nam; Điều tra và tìm hiểu

phương thức quản lý của các doanh

nghiệp xây dựng. Trên cơ sở điều tra

khảo sát, phân tích ưu nhược điểm

đề xuất giải pháp khắc phục.

Như trên đã trình bày, để phục vụ

cho hội nhập, công tác điều tra, khảo

sát đánh giá toàn diện nguồn nhân

lực ngành Xây dựng Việt Nam là công

việc cấp thiết, cần tiến hành ngay. Để

làm việc này, nên thực hiện một dự

án khảo sát điều tra do Bộ Xây dựng

và Tổng cục Thống kê - Bộ Kế hoạch

và đầu tư cùng thực hiện.

Một số suy nghĩ, đề xuất

Về mặt lý luận cũng như trong

thực tiễn, để chúng ta có thể hội

nhập sâu rộng toàn diện, theo tác

giả cần quan tâm đến những nội

dung sau đây:

Một là: Cần chuyên môn hoá,

chuyên nghiệp hoá cao trong mọi

hoạt động xây dựng. Ở Pháp cũng

như ở các nước Tây Âu cách đây 30

năm người ta đã làm việc này. Với

một công trình dân dụng thông

thường đã có đến trên 20 công ty

cùng tham gia trong một công trình:

Công ty làm nền móng, công ty làm

phần thô bên trên (bêtông, gạch, cốt

thép), công ty làm sườn kèo kim loại,

công ty chống thấm, rồi các công ty

làm cửa, đá ốp lát, sơn, kính, trang

trí, vách ngăn, sưởi, quạt, thiết bị vệ

sinh, trang trí nội thất, điện, thang

máy, điện thoại... Để xây dựng một

nhà máy điện nguyên tử đã có tới 85

công ty cùng tham gia dưới đó là 300

xí nghiệp chuyên nghiệp cùng phối

hợp làm.

Hai là: Do chuyên môn hoá cao

nên công việc quản lý, phối hợp điều

hành phải rất nhanh nhạy và chính

xác. Vì thế, cần đẩy mạnh việc ứng

dụng công nghệ thông tin.

Ba là: Để bảo đảm chất lượng

sản phẩm, chất lượng công trình,

các doanh nghiệp xây dựng, vật liệu

xây dựng, kể cả các viện nghiên cứu,

công ty tư vấn, khảo sát thiết kế...

cần xây dựng cho đơn vị mình Hệ

thống quản lý chất lượng theo tiêu

chuẩn quốc tế ISO. Theo nguyên tắc

“Đầu vào của anh này là đầu ra của

anh kia”. Trách nhiệm của từng người,

từng đơn vị rất minh bạch rõ ràng,

không tồn tại tình trạng đổ thừa

trách nhiệm cho nhau.

Bốn là: Những cán bộ chủ chốt

cần phải thông thạo ngoại ngữ (cụ

thể là tiếng Anh)

Năm là: Những cán bộ chủ chốt

phải nắm được pháp luật về xây

dựng, và thường xuyên được tham

dự các lớp tập huấn để nâng cao

trình độ và cập nhật kiến thức.

Sáu là: Khi hoạt động xây dựng

ở nước ngoài cần nắm được Luật của

nước ngoài. Những doanh nghiệp

lớn nên có một luật sư đặc biệt khi

ký kết hợp đồng. Hợp đồng xây dựng

phải chặt chẽ, tỷ mỷ, không thể coi

nhẹ. Hợp đồng chính là sự sống còn

của doanh nghiệp.

Bảy là: Thường xuyên tổ chức các

lớp đào tạo để nâng cao trình độ,

trao đổi, cập nhật thông tin.

Tám là: Tiến tới hình thành thị

trường lao động xây dựng. Không

nhất thiết công ty nào cũng cần

tuyển đủ loại thợ dài hạn, khi có dự án

công trình họ có thể thuê thợ chuyên

nghiệp một thời gian. Như vậy sẽ có

những công ty nhân lực, chuyên cho

thuê thợ, cho thuê người quản lý, cho

thuê thiết bị, công cụ...

67Số 53.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ