Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài...

170
Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized

Transcript of Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài...

Page 1: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

Pub

lic D

iscl

osur

e A

utho

rized

Pub

lic D

iscl

osur

e A

utho

rized

Pub

lic D

iscl

osur

e A

utho

rized

Pub

lic D

iscl

osur

e A

utho

rized

Pub

lic D

iscl

osur

e A

utho

rized

Pub

lic D

iscl

osur

e A

utho

rized

Pub

lic D

iscl

osur

e A

utho

rized

Pub

lic D

iscl

osur

e A

utho

rized

wb20439
Typewritten Text
67627
Page 2: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

Việc công,Lợi ích tư

Page 3: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR)

StAR – Sáng kiến Thu hồi Tài sản Thất thoát – là chương trình hợp tác giữa Nhóm Ngân hàng Thế giới và Văn phòng Liên hợp quốc về Ma túy và Tội phạm (UNODC) hỗ trợ các hoạt động của quốc tế nhằm chấm dứt tình trạng bao che tham nhũng. StAR phối hợp với các nước đang phát triển và trung tâm tài chính trong ngăn chặn rửa tiền liên quan đến tham nhũng và tạo điều kiện cho việc thu hồi các tài sản thất thoát một cách đồng bộ và kịp thời.

Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) có vai trò hỗ trợ các hoạt động của chương trình StAR và UNODC nhờ cung cấp cho người thực hiện những kiến thức và công cụ chính sách tổng hợp về những mô hình tốt của quốc tế và những kinh nghiệm thực tế phong phú về những vấn đề nổi cộm liên quan đến công tác chống tham nhũng và thu hồi thất thoát. Để biết thêm thông tin, mời ghé thăm trang web www.worldbank.org/star.

Các tựa đề trong Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR)

Stolen Asset Recovery: A Good Practices Guide for Non-Conviction Based Asset Forfeiture (2009). Thu hồi tài sản thất thoát: Hướng dẫn thực hành về thu hồi thất thoát tài sản trong trường hợp không truy tố (2009), Theodore S. Greenberg, Linda M. Samuel, Wingate Grant, và Larissa Gray

Politically Exposed Persons: Preventive Measures for the Banking Sector (2010)Người có địa vị chính trị: Những biện pháp ph.ng ngừa của ngành ngân hàng (2010), Theodore S. Greenberg, Larissa Gray, Delphine Schantz, Carolin Gardner và Michael Latham

Asset Recovery Handbook: A Guide for Practitioners (2011) Cẩm nang về thu hồi tài sản thất thoát: Hướng dẫn thực hành (2011), Jean-Pierre Brun, Larissa Gray, Clive Scott và Kevin Stephenson

Barriers to Asset Recovery: An Analysis of the Key Barriers and Recommendations for Action (2011)Trở ngại trong thu hồi thất thoát: Phân tích những trở ngại chính và đề xuất giải pháp (2011), Kevin Stephenson, Larissa Gray và Ric Power

The Puppet Masters: How the Corrupt Use Legal Structures to Hide Stolen Assets and What to Do About It (2011) Kẻ giật dây: Những đối tượng tham nhũng sử dụng các thể chế luật pháp để che dấu tài sản biển thủ như thế nào và cần làm gì để đối phó (2011), Emile van der Does de Willebois, J.C. Sharman, Robert Harrison, Ji Won Park và Emily Halter

Public Office, Private Interests: Accountability through Income and Asset Disclosure (2012). Việc công, lợi ích tư: Bảo đảm trách nhiệm giải trình thông qua công khai thu nhập, tài sản (2012)

Page 4: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

Việc công,Lợi ích tư

Bảo đảm trách nhiệm giải trìnhthông qua công khai thu nhập, tài sản

Ấn phẩm kèm theoCông khai thu nhập, tài sản: Minh họa qua trường hợp điển hình

Sáng kiến Thu hồi Tài sản Thất thoátNgân hàng Thế giới - UNODC

Page 5: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

© 2012 Ngân hàng Quốc tế cho Tái thiết và Phát triển /Hiệp hội Phát triển Quốc tế hay Ngân hàng Thế giới

1818 H, Phố NW, Washington DC 20433

ĐT: 202-473-1000

Internet: www.worldbank.org

1 2 3 4 15 14 13 12

Tập sách này là sản phẩm của đội ngũ cán bộ Ngân hàng Thế giới cộng với các đóng góp từ bên ngoài. Các kết quả, chú giải, kết luận trong tập sách không chính thức thể hiện quan điểm của Ngân hàng Thế giới, Ban Giám đốc Ngân hàng Thế giới hay các chính phủ mà Ngân hàng Thế giới đại diện.

Ngân hàng Thế giới không bảo đảm tính chính xác của các số liệu nêu trong tài liệu. Các đường biên giới, ký hiệu màu sắc, tên gọi và những thông tin khác thể hiện trên các bản đồ trong cuốn sách không ngụ ý đưa ra bất kỳ chủ kiến nào từ phía Ngân hàng Thế giới về tình trạng pháp lý của bất kỳ vùng lãnh thổ nào, cũng như bất kỳ sự ủng hộ hay chấp thuận nào đối với những đường biên giới đó.

Bản quyền

Nội dung của tài liệu này đã đăng ký tác quyền. Chính sách của Ngân hàng Thế giới là khuyến khích phổ biến kiến thức, tài liệu này được phép tái bản toàn bộ hay từng phần để sử dụng vào mục đích phi thương mại với điều kiện bảo đảm hoàn toàn tác quyền của tài liệu.

Những đơn vị, cá nhân muốn đăng ký tái bản nội dung bất kỳ của tài liệu này cho các mục đích thương mại đề nghị gửi thư yêu cầu kèm theo đầy đủ thông tin đến Trung tâm Tác quyền, 222 Rosewood Drive, Danvers, MA 01923, Mỹ; ĐT: 978-750-8400; fax: 978-750-4470; Internet: www.copyright.com.

Mọi câu hỏi về quyền, giấy phép, bao gồm cả quyền đại lý, đề nghị gửi về Văn phòng Tòa soạn, Ngân hàng Thế giới, 1818 H, Phố NW, Washington, DC 20433, Mỹ; fax: 202-522-2422; e-mail: [email protected].

Mã số ISBN (bản in): 978-0-8213-9452-6

Mã số ISBN (bản điện tử): 978-0-8213-9484-7

Mã số DOI: 10.1596/978-0-8213-9452-6

Cuốn sách này đã được yêu cầu nộp số liệu mục lục ấn phẩm để lưu tại Thư viện Quốc hội.

Page 6: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

Mục lục | v

Mục lục

Lời tựa x Lời nói đầu xi Lời cảm ơn xiii Từ viết tắt xv

Nội dung khái quát 1

1. Giới thiệu về Công khai thu nhập, tài sản 7 1.1 Cơ sở của Hệ thống Công khai Thu nhập, Tài sản 7 1.2 Các loại hệ thống Công khai Thu nhập, Tài sản 9 1.2.1 Các Hệ thống giải quyết xung đột lợi ích 12 1.2.2 Những hệ thống phòng ngừa làm giàu bất chính 15 1.2.3 Các hệ thống hai mục tiêu 16 1.3 Những yếu tố chính trong thiết kế, triển khai các hệ thống Công khai 17 Thu nhập, Tài sản

2. Các thành phần của hệ thống Công khai Thu nhập, tàisản 23 2.1 Khung pháp lý 23 2.2 Thể chế 27 2.2.1 Phân biệt rõ chức năng giữa các ban ngành 30 2.2.2 Phân cấp chức năng cho các ban ngành 31 2.3 Phạm vi, đối tượng của cơ chế 34 2.3.1 Ai phải kê khai? 34 2.3.2 Đối tượng kê khai cần công bố những thông tin gì? 37 2.3.3 Kê khai bao lâu một lần? 38 2.4 Năng lực thể chế 40 2.4.1 Ngân sách 40 2.4.2 Nhân lực 42 2.4.3 Cơ sở vật chất 45 2.4.4 Công nghệ 47

3. Triển khai, thực thi hệ thống Công khai Thu nhập,Tài sản 53 3.1 Quản lý tuân thủ trong kê khai 53 3.2 Xác minh nội dung kê khai 59 3.2.1 Có cần xác minh nội dung tờ khai hay không, xác minh như thế nào? 59 3.2.2 Cần xác minh những tờ khai nào và như thế nào? 61 3.2.3 Cần chú ý những điểm nào khi xác minh nội dung tờ khai 66 3.2.4 Cần chú ý những điểm nào khi xác minh nội dung tờ khai: 68 Các hệ thống phòng ngừa xung đột lợi ích

3.2.5 Cần chú ý những điểm nào khi xác minh nội dung tờ khai: 68 Các hệ thống phòng ngừa hành vi làm giàu bất chính 3.3 Chế tài đối với vi phạm về CKTNTS 69 3.3.1 Phối hợp liên ngành để cưỡng chế hiệu quả 71

Page 7: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

vi | Mục lục

Mục lục

3.3.2 Mở rộng phạm vi áp dụng cưỡng chế CKTNTS 78 3.4 Quản lý tiếp cận của công chúng đối với tờ khai và thông tin về 82 hiệu quả của hệ thống CKTNTS 3.4.1 Cân đối giữa quyền cá nhân và quyền được biết của công chúng 84 3.4.2 Thực trạng tiếp cận của công chúng 92 3.4.3 Tiếp cận của công chúng về tỉ lệ tuân thủ và những nội dung 93 khác về hiệu quả của hệ thống CKTNTS

Phụ lục A: Những phương pháp và chỉ số được sử dụng trong 95cuốn hướng dẫn Sáng kiến PAM 95 Chỉ số Trách nhiệm trong Quản lý nhà nước (AGI) 97 Chỉ số AGI về luật pháp 97 Lựa chọn nguồn thông tin chủ yếu 97 Phân tích khung pháp lý 97 Kiểm tra độ tin cậy 98 Triển khai chỉ số AGI 98 Sản phẩm 105

Phụ lục B: Theo dõi kết quả của các hệ thống CKTNTS 125 Xác định mục tiêu 125 Đánh giá hiệu quả của hệ thống CKTNTS 127 Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu quả 128 Ảnh hưởng trực tiếp (kết quả trung gian) 128 Khó khăn trong diễn giải số liệu về hiệu quả 130 Sử dụng chỉ số để đối chiếu giữa các quốc gia 130

Phụ lục C: Những đặc điểm chính của mẫu Hệ thống CKTNTS 135

Phụ lục D: Danh sách các tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp 139cho tập sách này

Tài liệu tham khảo 145

Hộp 1.1 Các điều khoản về CKTNTS trong các văn kiện về Chống tham nhũng 10 của quốc tế

Page 8: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

Mục lục | vii

Mục lục

1.2 Xung đột lợi ích nghĩa là gì? Hướng dẫn của OECD về Xử lý 13 xung đột lợi ích trong lĩnh vực hành chính công 2.1 Phân biệt các chức năng về CKTNTS giữa các ban ngành ở 32 Guatemala, Áchentina và Mỹ 2.2 Phân cấp thực hiện các quy trình CKTNTS ở Mông Cổ, Áchentina và Mỹ 33 2.3 Giải quyết các vấn đề về năng lực lưu trữ ở Mông Cổ, Áchentina và Ruanđa 45 2.4 Bảo đảm an toàn trong lưu trữ số liệu về CNTNTS ở ĐKHC Macao, 47 Trung Quốc; Xlôvenia và Áchentina 2.5 Tác động của các quy trình kê khai điện tử ở Áchentina 49 3.1 Mô hình quản lý CKTNTS của Áchentina 70 3.2 Làm giàu bất chính bị coi là một tội hình sự 80

Hình 1.1 Xu hướng áp dụng luật định về phòng chống tham nhũng 8 1.2 Mục tiêu của hệ thống CKTNTS: Ngăn chặn và phát hiện các trường hợp làm giàu bất chính và xung đột lợi ích 11 2.1 Có khung pháp lý về CKTNTS theo phân loại thu nhập quốc gia 25 của Ngân hàng Thế giới 2.2 Các loại luật áp dụng cho nhiều loại hình đối tượng kê khai 26 2.3 Cơ quan tiếp nhận, xử lý thông tin kê khai 28 2.4 Cơ quan thực thi luật pháp về CKTNTS 29 2.5 Hệ thống kê khai tập trung sử dụng giấy tờ - Ví dụ: Ruanđa 30 2.6 Hệ thống kê khai phân cấp sử dụng giấy tờ và trích yếu điện tử - 30 Ví dụ: Mông Cổ 2.7 Hệ thống kê khai phân cấp trên giấy và trực tuyến - Ví dụ: Áchentina 31 2.8 Đối tượng của khung pháp lý về CKTNTS theo phân loại thu nhập 35 quốc gia của Ngân hàng Thế giới 2.9 Tần suất kê khai 39 2.10 Nâng cao năng lực trong quản trị dữ liệu 52 3.1 Chức năng chính của cơ quan quản lý CKTNTS 54 3.2 Liên hệ với đối tượng để tăng cường tuân thủ trong kê khai 55 3.3 Các quy trình quản lý tuân thủ kê khai tài chính 58 3.4 Chuyển đổi dữ liệu trong các hệ thống phân cấp kê khai sử dụng giấy tờ - Ví dụ: Mông Cổ 59 3.5 Ảnh chụp màn hình Chức năng tìm kiếm cơ sở dữ liệu 65 của Áchentina nhằm chọn tờ khai nguy cơ cao để xác minh sâu: đối chiếu thay đổi về tài sản tại từng thời điểm 3.6 Công cụ khai thác dữ liệu trong xác minh tài sản, bao gồm tìm kiếm 66 dữ liệu dạng số và các dạng khác ở Inđônêxia 3.7 Chế tài theo luật định về vi phạm trong kê khai tài chính theo phân 73 loại thu nhập quốc gia của Ngân hàng Thế giới 3.8 Chế tài quy định cho trường hợp không kê khai theo nhóm công chức 73

Page 9: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

viii | Mục lục

Mục lục

3.9 Chế tài đối với vi phạm về CKTNTS: Những yêu cầu chính 75 3.10 Chế tài quy định đối với trường hợp không kê khai theo phân loại 76 thu nhập quốc gia của Ngân hàng Thế giới 3.11 Chế tài hình sự quy định cho việc khai sai thông tin theo phân loại thu 79 nhập quốc gia của Ngân hàng Thế giới 3.12 Vai trò của các tổ chức xã hội dân sự trong cưỡng chế CKTNTS 83 3.13 Công bố kết quả và báo cáo về hiệu quả hoạt động của cơ quan 86 quản lý CKTNTS 3.14 Lệ phí truy cập công khai các nội dung kê khai tài sản theo luật định 88 3.15 Thời hạn công bố nội dung kê khai theo luật định 89 3.16 Hạn chế tiếp cận của công chúng đối với nội dung kê khai của một 90 số đối tượng công chức – Ví dụ: ĐKHC Hồng Kông, Trung Quốc 3.17 Công bố nội dung kê khai theo luật định 91 3.18 Công bố nội dung kê khai theo nhóm đối tượng kê khai theo luật định 92 3.19 Công bố nội dung kê khai theo nhóm thu nhập theo luật định 93 A.1 Chỉ số Trách nhiệm trong Quản lý nhà nước 98 B.1 Một số cách diễn giải số liệu về hiệu quả 130

Bảng 2.1 Các mô hình quản lý nguồn nhân lực trong các hệ thống CKTNTS: 43 Kết quả từ các khảo sát điểm 2.2 Sử dụng công nghệ thông tin, truyền thông trong quản lý CKTNTS; 51 một số hệ thống CKTNTS mẫu: Kết quả từ khảo sát điểm 3.1 Quy trình nộp, tiếp nhận tờ khai trong hệ thống CKTNTS mẫu: 56 Dữ liệu từ khảo sát điểm 3.2 Phương thức xác minh của một số hệ thống CKTNTS: 63 Kết quả từ các khảo sát điểm 3.3 Mục đích và phương pháp xác minh của một số hệ thống CKTNTS: 67 Các nền kinh tế trong khảo sát điểm 3.4 Đặc điểm của quá trình tiếp cận của công chúng với nội dung kê khai và 85 dữ liệu trong một số hệ thống CKTNTS: Kết luận từ các khảo sát điểm

A.1 Những nền kinh tế có dữ liệu về khung pháp lý về CKTNTS 96 và xung đột lợi ích được thu thập trong khuôn khổ Sáng kiến AGI A.2 Các chỉ số về khung pháp lý trong công khai thu nhập, tài sản 104 A.3 Các chỉ số thực hiện Công khai thu nhập, tài sản và phòng ngừa mâu 106 thuẫn lợi ích theo quy định kê khai bắt buộc B.1 Ví dụ về các chỉ số kết quả trong CKTNTS của Chức năng 126 tuân thủ kê khai B.2 Đánh giá hiệu quả các thành phần của hệ thống CKTNTS 127 B.3 Các chỉ số hiệu suất có thể sử dụng để đối chiếu giữa các quốc gia 131

Page 10: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

Khi biển thủ tài sản công ích, các công chức tha hóa làm biến chất thể chế, phá hoại sự phát triển kinh tế và tước đoạt của người dân nghèo những dịch vụ thiết yếu của con người. Rõ ràng, việc lạm dụng công quyền để tư lợi là một tội phạm nghiêm trọng phải bị xử lý để phục hồi công lý và duy trì lòng tin của người dân vào các thể chế nhà nước.

Trên thế giới đang ngày càng có nhiều những tiếng nói phản đối tham nhũng. Những phong trào phản đối dấy lên gần đây ở khu vực Bắc Phi và Trung Đông là một lời cảnh tỉnh rõ ràng rằng đòi hỏi về bảo đảm trách nhiệm giải trình đang ngày càng lớn hơn bao giờ hết. Trong thời đại của các luồng luân chuyển tài chính toàn cầu, bảo đảm trách nhiệm giải trình của khu vực công cũng là trách nhiệm của mọi người.

Công ước Liên hợp quốc về phòng chống Tham nhũng (UNCAC) là khung pháp lý quốc tế toàn diện làm cơ sở cho các chính phủ ngăn ngừa và xử lý hiệu quả hơn nữa vấn đề tham nhũng. Công ước đề ra những quy định cụ thể về hợp tác quốc tế, một yếu tố quan trọng trong công cuộc phòng chống tham nhũng. Trong UNCAC còn có các quy định về những biện pháp của từng nước như luật pháp, quy chế, hệ thống bảo vệ và thiết lập các cơ quan phù hợp để tăng cường mức độ trong sạch và bảo đảm trách nhiệm giải trình của khối nhà nước. Theo UNCAC, mọi quốc gia thành viên đều có nghĩa vụ phải cân nhắc áp dụng các hệ thống công khai tài chính hiệu quả đối với công chức, cũng như bảo đảm chia sẻ mọi thông tin thu thập được với các cơ quan liên quan của các quốc gia khác. Đã có một số hiệp định về phòng chống tham nhũng của khu vực được ký kết nhằm hỗ trợ và bổ sung cho khung pháp lý toàn cầu trên.

Giờ đây, ngày càng có nhiều người ủng hộ ý kiến công chức phải công khai thu nhập, tài sản, không chỉ vì điều này giúp ngăn ngừa tham nhũng và xung đột lợi ích, mà còn giúp phát hiện, điều tra, truy tố những công chức lợi dụng sự tín nhiệm của công chúng. Những hệ thống công khai tài sản được thiết kế và vận hành tốt sẽ nâng cao đáng kể mức độ trách nhiệm của khu vực công và góp phần phát hiện, theo dõi những người có địa vị chính trị (NCĐVCT), cũng như các cuộc điều tra, khởi tố vi phạm tài chính quốc gia và quốc tế. Vì vậy, các hệ thống công khai có khả năng đóng góp nhiều vào công cuộc chống tham nhũng nói chung, mà kết quả cuối cùng chính là thu hồi những tài sản bị thất thoát trên tầm quốc tế. Với sứ mệnh phòng chống tham nhũng, Sáng kiến Thu hồi Tài sản Thất thoát (StAR) kêu gọi các nhà hoạch định và thực thi chính sách phát huy hơn nữa tiềm năng này.

Những khó khăn trong thiết kế, triển khai và tăng cường các quy chế về công khai tài chính trên thế giới có nhiều dạng, và vì vậy không một phương pháp duy nhất nào có thể bảo đảm đem lại các kết quả tích cực lâu dài. Tập sách này được biên soạn nhằm đáp ứng yêu cầu của các nhà hoạch định và thực thi chính sách về những “thông lệ tốt”, dựa trên các kinh nghiệm

Lời tựa | ix

Lời tựa

Page 11: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

x | Lời tựa

Lời tựa

thực tiễn thu thập được để cung cấp thông tin về phương pháp tối đa hóa hiệu quả của hệ thống công khai trong những hoàn cảnh khác nhau. Các phân tích và đề xuất dựa trên những số liệu đa dạng mà chương trình StAR và Ngân hàng Thế giới thu thập được về các hệ thống công khai tài chính và kết quả triển khai, cũng như các khảo cứu điển hình chi tiết.

Chúng tôi tin tưởng rằng những phát hiện và đề xuất trong cuốn sách sẽ góp phần thúc đẩy cộng đồng quốc tế không ngừng nỗ lực xây dựng những “nguyên tắc chung” nhằm hướng dẫn cho quá trình công khai tài sản. Chúng tôi cho rằng những nguyên tắc này sẽ thúc đẩy những nỗ lực toàn cầu ủng hộ cho việc thiết lập các hệ thống công khai với những đặc trưng riêng trên toàn thế giới. Về mặt thực tiễn, chúng tôi cũng hy vọng rằng báo cáo này sẽ hướng dẫn cho các nhà hoạch định và thực thi chính sách trong thiết kế, triển khai các hệ thống công khai tài sản. Hai đối tác tham gia Sáng kiến StAR là Văn phòng Liên hợp quốc về Ma túy và Tội phạm, và Ngân hàng Thế giới sẵn sàng hợp tác với mọi đối tác có quan tâm trong việc đưa yêu cầu về công khai tài sản thành một bộ phận không tách rời trong công cuộc phòng chống tham nhũng và thu hồi tài sản thất thoát.

Janamitra DevanPhó Chủ tịch, Giám đốc mạng lưới Phát triển Tài chính và Khu vực côngNgân hàng Thế giới

Page 12: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

Lời nói đầu | xi

Lời nói đầu

Tập sách này là kết quả của dự án chung giữa Sáng kiến Thu hồi Tài sản thất thoát (StAR) và Ban Khu vực công và Quản trị (PRMPS), Ngân hàng Thế giới. Cuốn hướng dẫn tập trung vào các quy định về công khai thu nhập, tài sản (CKTNTS) áp dụng cho các bộ phận hành pháp và lập pháp của chính phủ, ngoài ra cũng khảo sát một số hệ thống kê khai áp dụng cho bộ máy tư pháp. Những kết quả trong cuốn hướng dẫn dựa trên các khảo cứu trường hợp điển hình, nghiên cứu tài liệu sẵn có và phân tích dữ liệu thu thập được trong khuôn khổ Sáng kiến Hệ thống trách nhiệm giải trình trong khu vực công của Ngân hàng Thế giới (PAM), trong đó có sử dụng dữ liệu về khung pháp lý trong hệ thống CKTNTS của 88 quốc gia.

Một số khảo cứu điển hình chi tiết về các hệ thống CKTNTS được thực hiện ở Áchentina, Croatia, Guatemala, Đặc khu hành chính Hồng Kông (Trung Quốc), Inđônêxia, Gioocđan, CH Kiếcgitxtan, Mông Cổ, Ruanđa, Xlôvenia và Hoa Kỳ. Các nghiên cứu điểm này được thực hiện thông qua phỏng vấn sâu với người thực thi, các viện nghiên cứu, các trường và đại diện của các tổ chức xã hội dân sự.

Cuốn hướng dẫn kế thừa và phát huy kết quả của một nghiên cứu trước đây được thực hiện cho Hội nghị các Quốc gia thành viên của Công ước Liên hợp quốc về phòng chống Tham nhũng năm 2009 là cuốn Công khai Thu nhập và Tài sản: các công cụ và Đánh đổi. Phụ lục A cung cấp các phương pháp và chỉ số được sử dụng trong nghiên cứu này.

Tập sách này và tài liệu kèm theo có tiêu đề Công khai thu nhập, tài sản: Minh họa qua trường hợp điển hình, được biên soạn nhằm cung cấp một hướng dẫn cho những người thực thi và hoạch định chính sách, cũng như những ai có quan tâm đến các công cụ, quy trình phòng chống tham nhũng. Cuốn sách bổ sung vào hệ thống tài liệu hiện có về phòng chống tham nhũng thông qua việc xác định những thành tố cơ bản của hệ thống CKTNTS và những yếu tố chính có ảnh hưởng đến thiết kế, triển khai, thực thi khung hệ thống CKTNTS trong những hoàn cảnh khác nhau. Thông qua cuốn sách, độc giả có thể hiểu được những yếu tố làm nên hiệu quả trong quản lý CKTNTS, cũng như nhận biết được những yếu tố bối cảnh có ảnh hưởng đến thành công của hệ thống công khai tài chính cần được xem xét khi ra quyết định trong thiết kế hay cải thiện cơ chế.

Page 13: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu
Page 14: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

Lời cảm ơn | xiii

Lời cảm ơn

Cuốn sách được nhóm cán bộ của Ngân hàng Thế giới (NHTG) và Sáng kiến Thu hồi tài sản thất thoát (StAR), gồm các ông bà Daniel W. Barnes, Tammar Berger, Ruxandra Burdescu, Stuart Gilman, Alexandra Habershon, Gary J. Reid, và Stephanie E. Trapnell biên soạn. Trong cuốn sách cũng sử dụng các kết quả từ những khảo cứu điểm về các hệ thống CKTNTS do nhóm cán bộ của NHTG và Sáng kiến StAR, với sự góp mặt của các ông bà Aisuluu Aitbaeva, Daniel W. Barnes, Tammar Berger, Lissa Betzieche, Ruxandra Burdescu, Alexandra Habershon, Thomas Iverson, Modest Kwapinski, Massimo Mastruzzi, Hari Mulukutla, Yousef Nasrallah, Chiara Rocha, Susana Simonyan, và Stephanie E. Trapnell, thực hiện. Các khảo cứu điểm nêu trong cuốn sách sẽ được Ngân hàng Thế giới công bố trong một tài liệu kèm theo có tựa đề Công khai thu nhập, tài sản: Minh họa qua trường hợp điển hình.

Nhóm biên soạn chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, tư vấn quý báu của các chuyên gia đã tham gia bình duyệt Janos Bertok (Trưởng Ban Chống tham nhũng, Ban giám đốc về Quản lý nhà nước và Phát triển Lãnh thổ, Tổ chức Hợp tác, Phát triển Kinh tế [OECD]), Drago Kos (Chủ tịch Ủy ban Nhóm các Quốc gia Châu Âu về phòng chống Tham nhũng), Martin Kreutner (Chủ tịch Ban chỉ đạo, Viện Phòng chống Tham nhũng Quốc tế), Rick Messick (Chuyên viên nghiệp vụ cao cấp, Phó Giám đốc Ban phòng chống tham nhũng, NHTG), Roberto de Michele (Trưởng Chuyên viên Chính sách, Chuyên viên về Phòng chống tham nhũng khối cơ quan, Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ [IADB]), Oliver Stolpe (Quyền Trưởng Đại diện quốc gia, Văn phòng quốc gia tại Nigiêria, Văn phòng Liên hợp quốc về Ma túy và Tội phạm [UNODC]), và Veronica Zavala Lombardi (Trưởng phòng vấn đề Khu vực Công, Khu vực Mỹ Latinh và Caribê, NHTG).

Các ông bà Debbie Wetzel và Randi Ryterman (NHTG), Dimitri Vlassis (UNODC), Ted Greenberg (NHTG), Mark Vlasic (Đại học Georgetown), Frank Anthony Fariello (NHTG), Ranjana Mukherjee (NHTG), Sanja Madzarevic-Sujster (NHTG), Anna Walters và Piers Harrison (Ban Phát triển Quốc tế [DFID]), Hatem Aly (UNODC), Olga Savran, Francisco Cardona, Inese Gaika (OECD), Sahr Kpundeh (NHTG), James Ander son (NHTG), Christiaan Poortman và Tinatin Ninua (Tổ chức Minh bạch Quốc tế) đã có những hướng dẫn hay ý kiến bình duyệt quý báu ở nhiều giai đoạn trong dự án. Xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp sau tại Ngân hàng Thế giới đã dành thời gian quý báu tư vấn cho nhóm biên soạn trong các giai đoạn dự án: Vikram K. Chand, Chris Parel, Massimo Mastruzzi, Rob Gaylard, Felipe Saez, Gregory Kisunko, Amitabha Mukherjee, Natalia Pisareva, Matija Laco, Dubravka Jerman, Christine de Mariz Rozeira, Kathrin A. Plangemann, Zahid Hasnain, Christopher Finch, Arshad Sayed, Otgonbayar Yadmaa, Fernando Paredes, Anabela Abreu, Antonio Blasco, Karla Maria Gonzalez, Anupama Dokeniya, Brian Levy, Colum Garrity, Verena Fritz, Victor Dumas (Ban Quản lý nhà nước [PRMPS]), Larissa Gray (Phòng chống tham nhũng trên Thị trường

Page 15: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

xiv | Mục lục

Lời cảm ơn

Tài chính [FFSFI]), Ivana Rossi (Ban Phát triển Tài chính và Tư nhân [FPD]), Laura Pop (FPD) v.v. Đặc biệt cảm ơn các ông bà Barbara Fredericks, Pamela Smith và Catherine Newcombe (Bộ Tư pháp Hoa Kỳ). Các ông bà Ladan Cherenegar, Lark Grier, Maksat Kobonbaev, Teresa Marchiori, Sabina Dyussekeyeva và Claudia Oriolo (NHTG) là những người đã tham gia đóng góp vào các giai đoạn của dự án. Phụ lục D cung cấp thông tin chi tiết về những tổ chức, cá nhân đã tham gia đóng góp ý kiến soạn thảo các khảo cứu điểm.

Nhóm biên soạn cũng xin cảm ơn những thành viên sau đã hướng dẫn, hỗ trợ tận tình, góp phần vào thành công của dự án: Linda Van Gelder (Giám đốc PRMPS/NHTG), Jean Pesme (Trưởng phòng, FFSFI/NHTG, kiêm Điều phối viên Sáng kiến StAR), Jim Brumby (Giám đốc PRMPS/NHTG), Francesca Recanatini (Chuyên viên kinh tế cao cấp, PRMPS/NHTG), Tim Steele (Chuyên viên Quản trị cao cấp, Sáng kiến StAR), Adrian Fozzard (chuyên viên Trưởng Khu vực công, PRMPS/NHTG), và các đồng nghiệp khác trong Sáng kiến StAR và Ngân hàng Thế giới, gồm các ông bà Eli Bielasiak-Robinson, Michelle Morales, Zita Lichtenberg (Sáng kiến StAR), Monica Bascon, Marie Charity Quiroz, Humaira Qureshi, Max Jira, Khady Fall Lo và Ayompe Ayompe (PRMPS/NHTG).

Page 16: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

Từ viết tắt | xv

Từ viết tắt

AGI Chỉ số Trách nhiệm trong Quản lý nhà nướcBTP Bộ Tư phápCGC Văn phòng Chánh thanh tra, Controlaría General de Cuentas (Guatêmala)CKTNTS Công khai thu nhập, tài sảnĐKHC Đặc khu hành chínhIAAC Cơ quan Độc lập về Phòng chống Tham nhũng (Mông Cổ) IACAC Công ước Phòng chống Tham nhũng Liên MỹXĐLI Xung đột lợi íchNCĐVCT Người có địa vị chính trịNNL Nguồn nhân lựcOECD Tổ chức Hợp tác, Phát triển Kinh tếPAM Hệ thống trách nhiệm giải trình trong khu vực côngPRMPS Ban Khu vực công và Quản trị (Ngân hàng Thế giới) StAR Sáng kiến Thu hồi Tài sản Thất thoátTCPCP Tổ chức phi chính phủUNCAC Công ước Liên hợp quốc về Phòng chống Tham nhũng

Page 17: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu
Page 18: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

Nội dung khái quát

Cuộc chiến chống nạn tham nhũng là một yêu cầu của quá trình phát triển. Tuy các nỗ lực quốc tế đã đạt được một số kết quả đáng kể nhưng vẫn còn nhiều thách thức phải vượt qua. Một bài học kinh nghiệm quan trọng rút ra là công cuộc phòng chống tham nhũng phải được phát động đồng thời trên hai mặt trận: phòng và chống. Hai lĩnh vực này vừa bổ sung vừa củng cố lẫn nhau. Quy mô khổng lồ của những luồng luân chuyển tài chính bất hợp pháp từ những khoản tiền kiếm được từ tham nhũng và những thách thức gắn với quá trình thu hồi tài sản thất thoát của quốc gia và quốc tế đặc biệt đòi hỏi phải có sự đầu tư đáng kể trong phòng ngừa và đa dạng hóa những công cụ phòng ngừa.

Các hệ thống công khai thu nhập, tài sản (CKTNTS) đang nổi lên như một công cụ trong cuộc chiến chống tham nhũng, có khả năng hỗ trợ cả hai khâu ngăn ngừa và cưỡng chế. Vai trò này đã được công nhận trong Công ước Liên hợp quốc về phòng chống Tham nhũng (UNCAC) và nhiều hiệp định phòng chống tham nhũng quốc tế.

Tuy nhiên, khả năng đóng góp của các hệ thống CKTNTS vào công cuộc chung phòng chống tham nhũng, như điều tra, truy tố vi phạm tài chính quốc gia và quốc tế, công tác thu hồi tài sản thất thoát của quốc tế, truy tố các trường hợp làm giàu bất chính và phát hiện những người có địa vị chính trị (NCĐVCT) cho đến nay vẫn chưa được khai khác triệt để. Hy vọng rằng cuốn sách hướng dẫn này sẽ thu hút sự quan tâm về những vấn đề này và chỉ ra hướng đi cho các nhà hoạch định và thực hiện chính sách về hệ thống CKTNTS xây dựng năng lực và thiết lập những mối liên hệ thể chế cần thiết để hiện thực hóa tiềm năng trên.

Các hệ thống CKTNTS đòi hỏi công chức phải kê khai thu nhập, tài sản và các lợi ích tài chính khác. Những hệ thống này được sử dụng nhằm ngăn chặn và góp phần phát hiện việc sử dụng công quyền để tư lợi, cũng như góp phần xây dựng môi trường trong sạch trong quản lý nhà nước. Là một hệ thống ngăn ngừa tham nhũng, hệ thống CKTNTS cung cấp những hướng dẫn kịp thời, cần thiết cho công chức về những nguyên tắc, hành vi ứng xử đạo đức trong khu vực công, đồng thời nhắc nhở công chức rằng hành vi của họ đang chịu sự giám sát. Các hệ thống này cũng là công cụ để giám sát những mâu thuẫn hay biểu hiện bất thường trong kê khai thu nhập, tài sản của công chức, cũng như phát hiện, phòng tránh xung đột lợi ích trước khi những mâu thuẫn này xảy ra.

Với mục đích cưỡng chế, việc yêu cầu công chức kê khai thu nhập, tài sản sẽ tạo nguồn thông tin giá trị phục vụ cho điều tra vi phạm tài chính hay tham nhũng, cũng như cung cấp bằng chứng về những thu nhập không kê khai hay bất hợp pháp trong tố tụng trong trường hợp khó vạch trần những hành vi tham nhũng liên quan.1

1 Làm giàu bất chính là một tội hình sự, được phân tích tóm tắt trong mục 3.3 của cuốn hướng dẫn này trong phần “Mở rộng phạm vi áp dụng thực thi CKTNTS”. Chủ đề này sẽ được khảo sát chi tiết trong ấn phẩm sắp tới

Page 19: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

2 | Việc công, lợi ích tư

Có nhiều cách tiếp cận trong thiết kế, triển khai hệ thống CKTNTS cũng như một loạt những thách thức mà những hệ thống này phải đối mặt. Những hệ thống CKTNTS mới và đang hình thành phải đối mặt với những khó khăn về nguồn lực và năng lực, sự phản kháng chính trị trong quá trình triển khai, sự thiếu nhận thức của công chúng, hay sự hạn chế về năng lực của các tổ chức xã hội dân sự trong hỗ trợ công cuộc phòng chống tham nhũng. Nhiều hệ thống đã được thiết lập cũng có thể phải đối diện với yêu cầu phải điều chỉnh khung pháp lý, thể chế hay các hệ thống thực thi nếu những giả định ban đầu cho thấy không đem lại kết quả như mong đợi hay có những vấn đề không dự tính trước nảy sinh. Vì vậy, cuốn hướng dẫn này sẽ không cố gắng đề ra một mô hình chuẩn trong quản lý quy trình CKTNTS. Thay vào đó, cuốn hướng dẫn sẽ xác định các mục tiêu, đặc điểm, hệ thống góp phần bảo đảm hiệu quả của hệ thống CKTNTS và nâng cao tác động của hệ thống với tư cách một công cụ ngăn ngừa và cưỡng chế.

Những kết quả trình bày trong cuốn hướng dẫn này dựa trên phân tích về khung pháp lý về CKTNTS của 88 quốc gia và 11 khảo cứu điển hình chi tiết về các hệ thống CKTNTS.2 Những khảo cứu điểm này được tập hợp trong tài liệu kèm theo có tựa đề Công khai thu nhập, tài sản: Minh họa qua trường hợp điển hình, trong đó xem xét các đặc điểm thiết kế, triển khai hệ thống CKTNTS ở Áchentina, Croatia, Guatemala, ĐKHC Hồng Kông (Trung Quốc), Inđônêxia, Gioocđan, CH Kiếcgixtan, Mông Cổ, Ruanđa, Xlôvenia và Hoa Kỳ.

Một nhận định chính của cuốn hướng dẫn này là không có một phương thức tối ưu duy nhất nào trong thiết kế, triển khai hệ thống CKTNTS, mà yếu tố hoàn cảnh là hết sức quan trọng. Tuy vậy, kết quả thu được từ phân tích cần chú ý là hiệu quả còn phụ thuộc vào việc có nêu ra và giải quyết được đúng vấn đề tại đúng thời điểm hay không. Các nhà hoạch định và thực hiện chính sách đối mặt với một loạt những vấn đề khi thiết lập hay củng cố một hệ thống CKTNTS. Cuốn hướng dẫn này sẽ nêu sơ lược những vấn đề này và mô tả những phương thức và nội dung cần quan tâm chính để giải quyết hiệu quả các vấn đề.

Chương 1 của cuốn hướng dẫn nêu khái quát các mục tiêu của hệ thống CKTNTS, xác định những công cụ phòng chống tham nhũng quốc tế phù hợp và nêu tóm tắt những nội dung chính cần quan tâm trong thiết kế, triển khai, thực thi khung hệ thống CKTNTS. Các chương 2 và 3 đi sâu vào thiết kế hệ thống CKTNTS và đề cập đến những vấn đề thực tiễn trong triển khai.

Những đặc điểm thiết kế chủ yếu và trở ngại trong triển khai hệ thống CKTNTS là:

• Phạm vi, đối tượng của quy định về kê khai tài sản

• Giám sát, hỗ trợ tuân thủ

về Thu hồi tài sản thất thoát(StAR). Trong khuôn khổ của tập sách này, “làm giàu bất chính” là khái niệm chỉ sự gia tăng bất hợp lý về của cải của một công chức – một dấu hiệu cảnh báo đối với các cơ quan CKTNTS rằng cần tăng bất hợp lý về của cải của một công chức – một dấu hiệu cảnh báo đối với các cơ quan quản lý về CKTNTS rằng cần giám sát chặt chẽ hơn kê khai của công chức đó cũng như cần xem xét khả năng điều tra tham nhũng. Đây là một mục tiêu của nhiều hệ thống CKTNTS, cho dù luật pháp của quốc gia đó có coi “làm giàu bất chính” là một tội hình sự hay không.

2 Xem danh sách những nước khảo sát và phương pháp sử dụng trong cuốn hướng dẫn ở Phụ lục A.

Page 20: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

Nội dung khái quát | 3

• Xác minh hay giám sát nội dung

• Thực thi chế tài

• Công khai thông tin cho công chúng

Bảo đảm đủ nguồn lực và đội ngũ cán bộ với trình độ kỹ năng cần thiết để thực hiện những chức năng trên cũng là yếu tố hết sức quan trọng.

Xác định phạm vi, đối tượng quá rộng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả và độ tin cậy của hệ thống CKTNTS. Những quyết sách về phạm vi, đối tượng cần phải liên hệ với mục tiêu của hệ thống (chẳng hạn như khả năng phát hiện và thu thập thông tin về những NCĐVCT),3 cũng như phải có đủ nguồn lực và năng lực thể chế.

Những khó khăn liên quan đến quản lý thông tin kê khai về thu nhập, tài sản cũng cần được cân nhắc để việc xử lý khối lượng lớn giấy tờ, dữ liệu không gây quá tải đối với nguồn lực của cơ quan chịu trách nhiệm (trong bối cảnh nguồn lực này thường có hạn). Những hệ thống đã áp dụng quy trình kê khai, và quản lý việc tuân thủ kê khai một cách tự động sẽ có lợi thế về mặt này. Qua xem xét khái quát những điều kiện thể chế để thực hiện CKTNTS cũng như những lợi ích, khó khăn tương ứng của các hệ thống kê khai phân cấp và tập trung, tùy thuộc vào việc cơ quan nào phụ trách chức năng nào, cho thấy hiện nay vẫn còn khá nhiều cơ hội để đổi mới thiết kế hệ thống CKTNTS cũng như đề cao yêu cầu xây dựng các mô hình phù hợp cho từng nước.

Kiểm tra chặt chẽ nội dung kê khai cũng rất quan trọng. Những khó khăn trong lĩnh vực này có liên quan đến nguồn nội lực và năng lực quản lý dữ liệu, nhưng cũng phát sinh từ yêu cầu tiếp cận các nguồn dữ liệu bên ngoài (chẳng hạn như hồ sơ đất đai, xe cộ, nhà cửa; thông tin ngân hàng, thuế, bảo hiểm) để đối chiếu với những tài sản kê khai. Có thể xây dựng các phương pháp thẩm định dựa trên các nguồn lực hiện có và hoàn cảnh cụ thể. Cuốn hướng dẫn mô tả một số công cụ và mô hình – như giám sát thông tin kê khai của công chức nhằm phát hiện những thay đổi đáng ngờ theo thời gian, thực hiện kiểm tra phong cách sống, tiến hành thẩm tra có mục tiêu dựa trên các yếu tố rủi ro, và sử dụng các hệ thống tiếp cận, khiếu nại của công chúng nhằm tăng cường kiểm tra, giám sát.

Hiệu quả và độ tin cậy của hệ thống CKTNTS đòi hỏi phải bảo đảm hiệu lực răn đe khi phát hiện vi phạm trong quy định về CKTNTS và hiệu lực răn đe về hậu quả đối với những vi phạm. Ở những nước có mức độ dung túng vi phạm hay hoài nghi của công chúng cao xung quanh những vấn đề về tham nhũng, nếu hệ thống CKTNTS chỉ phát huy hiệu quả trong thực thi tuân thủ với quy định bắt buộc phải kê khai, nhưng không hiệu quả trong phát hiện những biểu hiện bất thường hay thực thi chế tài đối với trường hợp không tuân thủ thì sẽ không thể tạo ra được một hệ thống răn đe hay cưỡng chế hữu hiệu chống tham nhũng. Bởi vậy, để bảo đảm tính răn đe, các biện pháp chế tài phải vừa khả thi, vừa cân xứng. Vì vậy, cần

3 Xem thảo luận ngắn về mối liên hệ giữa các hệ thống CKTNTS và phát hiện NCĐVCT ở mục 3.3.1. Chủ đề này cũng được đề cập trong tài liệu của Rossi và các tác giả khác (sắp xuất bản).

Page 21: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

4 | Việc công, lợi ích tư

lồng ghép hệ thống CKTNTS vào hệ thống thể chế, chính trị, văn hóa chung. Chẳng hạn, để sử dụng các biện pháp chế tài hình sự thì cần phải có sự phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan hành pháp và cơ quan giám sát độc lập, cũng như phải bảo đảm truy tố kịp thời các trường hợp tham nhũng tại tòa án. Những phân tích thực hiện trong cuốn hướng dẫn này đề cập đến các biện pháp hành chính như đình chỉ công tác hay cho thôi việc, phạt tiền, cũng như công bố tên những đối tượng không chấp hành, coi đó là một ưu tiên so với các chế tài hình sự nếu những biện pháp xử lý hình sự khó thực thi.

Việc công chúng tiếp cận thông tin kê khai sẽ gây tranh cãi và phản kháng. Về vấn đề này hiện chưa có câu trả lời thỏa đáng. Làm thế nào để cân bằng giữa việc tiếp cận thông tin của công chúng và bảo đảm quyền riêng tư cá nhân của người kê khai, và làm thế nào để giải quyết những tồn tại ở một số nơi về những vấn đề bảo mật, vẫn là một thách thức đối với hầu hết các cơ chế. Đa số các cơ quan thực thi nhất trí rằng việc cho công chúng tiếp cận thông tin là quan trọng và rằng công chức không thể hưởng quyền riêng tư tương tự như người dân bình thường. Việc cho công chúng tiếp cận thông tin về hiệu quả của hệ thống CKTNTS, tỉ lệ tuân thủ và tình hình thực thi chế tài cũng là một yếu tố quan trọng nhưng đôi khi thường bị xem nhẹ trong vấn đề tiếp cận của công chúng. Bảo đảm cho công chúng được tiếp cận thông tin về CKTNTS thể hiện sự cam kết của cả chính quyền và người kê khai về minh bạch, nhờ đó nâng cao uy tín của cơ chế. Cho công chúng tiếp cận các nội dung kê khai cũng thường tạo điều kiện cho việc kiểm tra, giám sát ở một mức độ nhất định cao hơn khả năng của cơ quan thực thi. Các hệ thống CKTNTS cũng có thể áp dụng những giải pháp công khai bảo đảm quyền lợi của người kê khai, đồng thời tăng cường lợi ích từ sự giám sát của công chúng – như có thể thấy qua một loạt các mô hình trình bày trong cuốn hướng dẫn này.

Bảo đảm tiếp cận của công chúng tự nó không phải là một liều thuốc bách bệnh, mà còn nhiều yếu tố quan trọng khác như tầm ảnh hưởng của các tổ chức xã hội dân sự, sự hiện diện độc lập của giới truyền thông; và nhận thức của công chúng cũng như thái độ đối với vấn đề tham nhũng. Hơn nữa, để việc tiếp cận của công chúng đạt được hiệu quả đầy đủ thì cần phải bảo đảm cho người dân có một hệ thống khiếu tố hiệu quả, đáng tin cậy để thúc đẩy công tác kiểm tra, xác minh nội bộ, cũng như để cơ quan phụ trách vấn đề CKTNTS tuyên truyền cho người kê khai và các tổ chức xã hội dân sự về nhiệm vụ, mục tiêu của mình.

Tập sách kèm theo tài liệu này – Công khai thu nhập, tài sản: Minh họa qua trường hợp điển hình, sẽ khảo sát các hệ thống CKTNTS ở 11 nền kinh tế đã nêu ở trên. Mỗi một khảo sát điểm này sẽ trình bày khái quát về khung pháp lý của hệ thống CKTNTS, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của cơ quan CKTNTS, và các nguồn lực, quy trình của hệ thống CKTNTS. Đặc điểm của từng hệ thống được làm rõ cùng với những nhận định khác về những khó khăn phải giải quyết khi triển khai cơ chế, các bước cần thực hiện và kết quả mà cơ quan quản lý CKTNTS đạt được khi thực hiện nhiệm vụ. Các chương trong sách không nghiên cứu vấn đề áp dụng rộng rãi hệ thống CKTNTS vào công cuộc phòng chống tham nhũng hay những kết quả đạt được bên lề những nhiệm vụ hay phạm vi hành chính của cơ quan quản lý CKTNTS (chẳng hạn như truy tố thành công các trường hợp tham nhũng trong đó có sự hỗ trợ của thông

Page 22: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

Nội dung khái quát | 5

tin kê khai). Tuy vậy, các chương trong sách cũng mô tả mối liên hệ giữa các cơ quan quản lý CKTNTS và những cơ quan, tác nhân khác có trách nhiệm thực thi chế tài theo luật định về CKTNTS khi cần.

Tài liệu về các khảo sát điểm không đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “Đâu là giải pháp tối ưu?”, mà thay vào đó, cuốn sách sẽ trình bày những kinh nghiệm đúc rút từ nhiều hoàn cảnh khác nhau, cũng như những mô hình đã áp dụng để giải quyết những khó khăn gặp phải trong từng hoàn cảnh, với mong muốn rằng những kinh nghiệm này sẽ đem lại những hiểu biết có giá trị giúp các nhà hoạch định và thực thi chính sách tìm ra những biện pháp phù hợp để đáp ứng các yêu cầu liên quan đến hệ thống CKTNTS trong điều kiện cụ thể của mình.

Có thể nói rằng một hệ thống CKTNTS dù đạt được 100% tỉ lệ kê khai và thực hiện thành công các chức năng được giao, vẫn có thể không phải là một hệ thống có hiệu lực răn đe hay cưỡng chế hiệu quả, đặc biệt là ở những nước có mức độ bao che cho các vi phạm hay hoài nghi của công chúng cao xung quanh những vấn đề tham nhũng nội tại. Tuy khó thiết lập mối liên hệ giữa các mô hình CKTNTS và biện pháp giảm tham nhũng nhưng sự thất bại của hệ thống CKTNTS trong thực hiện nhiệm vụ được giao, hay nâng cao uy tín hay sự tin tưởng vào công cuộc phòng chống tham nhũng cho thấy việc đầu tiên mà các nhà hoạch định chính sách phải làm là rà soát lại và chỉnh sửa chức năng và khung pháp lý của cơ chế. Một hệ thống đạt 100% tỉ lệ công chức chấp hành kê khai tài sản nhưng không quy định hay thực thi các chế tài cần thiết đối với những trường hợp kê khai sai thì khó có khả năng đạt được tác động về mặt uy tín đối với nhận thức của công chúng về mức độ trong sạch hay dung túng tham nhũng. Một trong những bài học đề cập trong cuốn hướng dẫn này là cần xây dựng uy tín của hệ thống CKTNTS trên một số mặt – rằng hệ thống sẽ không thể hiệu quả nếu hoạt động tách biệt và cần phải được lồng ghép vào hệ thống phòng chống tham nhũng chung. Một hệ thống CKTNTS mới hay đang phát triển chưa đáp ứng được kỳ vọng đối với những nhiệm vụ được giao vẫn có thể góp phần nâng cao niềm tin của công chúng vào mức độ trong sạch và minh bạch của chính phủ với vai trò nhắc nhở các công chức về bảo đảm trách nhiệm giải trình, cũng như gửi đi một tín hiệu rằng tài sản, lợi ích của những cá nhân đang giữ những vị trí đòi hỏi trách nhiệm, lòng tin trong bộ máy quản lý nhà nước đang nằm dưới sự giám sát.

Page 23: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu
Page 24: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

1. Giới thiệu về Công khai thu nhập, tài sản

1.1 Cơ sở của hệ thống Công khai thu nhập, tài sản

Quy định công chức phải công khai thu nhập, tài sản là nhằm mục đích góp phần ngăn chặn việc sử dụng việc công để tư lợi, dù là lợi ích về kinh tế hay các loại lợi ích khác, cho bản thân, gia đình hay những người có liên hệ. Các hệ thống công khai thu nhập, tài sản (CKTNTS) góp phần giảm tỉ lệ phát sinh xung đột lợi ích trong quá trình thực hiện chức trách của công chức và giúp phát hiện, xử lý các trường hợp làm giàu bất chính của công chức. Vì thế, những hệ thống CKTNTS hiệu quả là một yếu tố quan trọng trong công cuộc phòng chống tham nhũng nói chung và có thể góp phần tạo ra một môi trường trong sạch ở khu vực công, như đã nêu trong Công ước Liên hợp quốc về phòng chống Tham nhũng (UNCAC) như sau:

Nguyên tắc chung là các cơ quan công quyền ... cần tạo ra một môi trường trong đó việc cung cấp các dịch vụ công được thực hiện một cách minh bạch, vô tư, cũng như việc biếu, nhận quà cáp hay các hình thức chiêu đãi khác không được khuyến khích, và các lợi ích cá nhân hay lợi ích khác không được phép gây ảnh hưởng đến hành động và quyết định của công chức (UNODC và UNICRI 2009, 25).

Các hệ thống CKTNTS có 3 lợi ích rõ rệt:

• Giúp phát hiện và ngăn chặn các hành vi tham nhũng và xung đột lợi ích trong quản lý nhà nước: Các hệ thống công khai có thể giúp ngăn chặn tham nhũng bằng cách tạo điều kiện cho việc phát hiện và có thể là đưa ra truy tố những hành vi tham nhũng như hối lộ, biển thủ công quỹ và xung đột lợi ích trong hoạt động công quyền. Tuy một hệ thống CKTNTS tự nó không thể ngăn chặn trực tiếp và toàn bộ những hành vi này nhưng có thể trở thành một công cụ mạnh trong phòng chống tham nhũng nhờ tạo hệ thống hỗ trợ việc xử lý những công chức vi phạm quy định về công khai thông tin hay có những biểu hiện bất thường trong kê khai thu nhập, tài sản, khi những hành vi tham nhũng bị che đậy khó làm rõ. Nếu có hệ thống phù hợp thì việc cho thôi việc một công chức tham nhũng có thể là hệ quả trực tiếp của hệ thống công khai và dẫn tới việc truy tố hình sự hay các biện pháp chế tài khác.

• Xây dựng môi trường khu vực công trong sạch: Quy định CKTNTS cũng là một lời nhắc nhở hiệu quả đối với các công chức về bảo đảm trách nhiệm giải trình đi kèm với chức trách. Trong một phát biểu tại Diễn đàn Toàn cầu chống Tham nhũng năm 1999, Thẩm phán tòa án tối cao Hoa Kỳ Stephen G. Breyer có một số nhận xét, trong đó có đoạn “dù tôi rất ghét việc phải điền vào các mẫu kê khai tài sản nhưng đó là một lời nhắc nhở thường xuyền về nghĩa vụ đạo đức và bảo đảm trách nhiệm giải trình của tôi đối với công chúng” (Breyer 1999). Bên cạnh việc nhắc nhở công chức về nghĩa vụ đạo đức, các hệ thống CKTNTS còn đảm nhiệm một vai trò quan trọng là hướng dẫn, tư vấn cho công chức về yêu cầu tuân thủ quy định về công khai thông tin, cũng như

Page 25: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

8 | Việc công, Lợi ích tư

làm sao để xác định và tránh được các xung đột lợi ích có thể gặp phải.

• Nâng cao lòng tin của công chúng vào sự trong sạch của chính phủ: Xét trên phạm vi rộng hơn nhưng không kém phần quan trọng, hệ thống CKTNTS có thể nâng cao lòng tin của công chúng vào sự trong sạch của chính phủ bằng cách gửi đi một tín hiệu rằng tình hình tài chính của công chức được đặt dưới sự giám sát, và rằng các xung đột lợi ích có thể phát sinh luôn được giám sát, xử lý. Thực thi hiệu quả hệ thống công khai là yếu tố quan trọng để hiện thực hóa lợi ích trên.

Quan niệm cho rằng lợi dụng công quyền để tư lợi là sai trái và gây phương hại đến hiệu quả quản lý nhà nước không phải là quan niệm mới.4 Việc sử dụng các hệ thống công khai tài chính như một thành phần không tách rời của công cuộc phòng chống tham nhũng đã được đẩy mạnh từ những năm 1970 ở Mỹ sau vụ bê bối tham nhũng Watergate.5 Do quan ngại về sự gia tăng của các xung đột lợi ích phát sinh mà ngày càng nhiều quốc gia đã bắt đầu ban hành các luật định yêu cầu quan chức phải kê khai thu nhập, tài sản, và đây thường là một trong những giải pháp chống tham nhũng chung. Những luật này đã cho thấy sự gia tăng đều đặn trong 30 năm qua và đạt mức tăng mạnh vào thập niên 1990 (xem Hình

HÌNH 1.1 Xu hướng áp dụng luật định về phòng chống tham nhũng

Nguồn: Bộ số liệu PAM của Ngân hàng Thế giới trên 87 quốc gia, 2010; https://www.agidata.org/pam. Xem danh sách các quốc gia có số liệu PAM tại Phụ lục A.

Chú thích: Đỉnh đồ thị trong thời kỳ 1990 chủ yếu do sự chuyển tiếp sang chế độ dân chủ ở Cộng đồng các Quốc gia Độc lập thuộc Liên Xô cũ.

Số n

ước

(N =

87)

60

50

40

30

20

10

0

pre–1900

1911–20

1921–30

1931–40

1941–50

1951–60

1961–70

1971–80

1981–90

1991–2000

2001–10

1901–10

Thông qua luật Ngày độc lập

4 Chẳng hạn, ở Mỹ, tình trạng tham nhũng về chính trị và kinh tế lan rộng từ thế kỷ 19 đã tạo động lực cho việc xây dựng một nền quản lý nhà nước hiện đại và chuyên nghiệp hóa bộ máy nhà nước (ban hành Luật Cải cách Hành chính Pendleton năm 1883), cũng như các quy chế về chống tham nhũng hỗ trợ luật.

5 Vụ bê bối Watergate trong những năm 1970 bắt đầu bằng vụ đột nhập trụ sở Ủy ban Dân chủ Quốc gia tại tòa nhà văn phòng Watergate ở Washington và kết thúc bằng việc Tổng thống Mỹ Richard Nixon từ chức. CKTNTS trở thành một lĩnh vực chính sách được chú trọng sau vụ bê bối trên, mà kết quả là việc ban hành 2 bộ luật quan trọng – Luật Ánh sáng Chính phủ năm 1976 và Luật Đạo đức Công chức năm 1978.

Page 26: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

6 Tỉ lệ các hệ thống phòng chống xung đột lợi ích ở các nước thuộc Liên minh châu Âu – so với các hệ thống giám sát tài sản nhằm phát hiện các trường hợp làm giàu bất chính – được thể hiện trong các quy định của Hội đồng Châu Âu. Điều 14, Đề xuất Nr. R (2000) 10 của Ủy ban các Bộ trưởng của các quốc gia thành viên (quy định đầu tiên của Hội đồng Châu Âu liên quan đến kê khai tài sản) quy định rằng “Công chức giữ vị trí trong đó các lợi ích riêng hay cá nhân của người đó có thể bị ảnh hưởng bởi chức trách nhà nước của mình, theo luật phải kê khai tại thời điểm nhậm chức, định kỳ sau đó và bất cứ khi nào có sự thay đổi về tính chất và phạm vi của những lợi ích đó.” (Trích OECD-EU 2011, 13.)

1.1). Đến năm 2003, UNCAC tiếp tục tạo đà quan trọng cho công tác này, cũng như những văn bản khu vực khác được xây dựng để đối phó với những thách thức toàn cầu từ tham nhũng (xem Hộp 1.1). Các công ước quốc tế là những đòn bảy hữu dụng để các chính phủ thực hiện cải cách toàn diện, mà nhiều khi phải trả giá đắt về mặt chính trị. Việc thiết lập hệ thống bình duyệt UNCAC, thông qua tại Hội nghị lần thứ 3 các quốc gia thành viên UNCAC tại Doha, Qatar vào tháng 11/2009 đã tạo thêm áp lực khiến các chính phủ phải triển khai hiệu quả công ước.

Tuy sự tách biệt rõ ràng giữa chức trách nhà nước và lợi ích cá nhân ở hầu hết các nước được coi là một nguyên tắc để quản lý nhà nước hiệu quả (theo Caiden 2001, 429-55; Stillman 1987), nhưng những trở ngại trong giám sát và thực thi các quy tắc đạo đức ở khu vực công đang ngày càng tăng. Tăng cường hợp tác giữa nhà nước và tư nhân làm tăng kẽ hở để tham nhũng và xung đột lợi ích nảy sinh (do hợp tác công tư, tài trợ, thuê ngoài, tự đặt quy chế v.v.) (theo Gilman 1999; OECD 2005). Do những rào cản giữa khu vực công và tư tiếp tục tăng, những áp lực mới đối với các nghĩa vụ lao động truyền thống và lòng trung thành nảy sinh, dẫn đến những thách thức cũng như sự quan trọng của việc triển khai các hệ thống CKTNTS hiệu quả càng lớn hơn bao giờ hết.

1.2 Các loại hệ thống Công khai Thu nhập, Tài sản

Mục đích chính của hệ thống CKTNTS ở mỗi nước mỗi khác. Các hệ thống phòng chống xung đột lợi ích và làm giàu bất chính được phân biệt theo cách trong hệ thống phòng chống xung đột lợi ích, cơ quan quản lý CKTNTS chủ yếu có vai trò cố vấn nhằm mục đích ngăn ngừa, còn trong hệ thống phòng chống làm giàu bất chính, vai trò chủ yếu của cơ quan này là hỗ trợ phát hiện các trường hợp làm giàu phi pháp (xem Hình 1.2). Các hệ thống công khai tài sản giữa các ban ngành nhà nước có thể khác nhau, vì mỗi ban ngành có thể có khung quy chế và cơ quan hành pháp riêng. Để quyết định có nên sử dụng một cơ quan duy nhất giám sát kê khai của toàn bộ các ban ngành nhà nước hay không tùy thuộc vào một số yếu tố, trong đó có các vấn đề về chính trị và năng lực thể chế. Dù áp dụng phương thức nào thì điều quan trọng là các nhà hoạch định chính sách phải cân nhắc sự tương quan của từng ban ngành, mục tiêu của hệ thống và những khó khăn trong triển khai đi kèm.

Nhìn chung, những nước có truyền thống lâu dài hơn về chuyên môn hóa bộ máy nhà nước có quy định về công khai tài sản hẹp hơn và thường thiết kế các hệ thống công khai của mình theo hướng tập trung vào phòng ngừa xung đột lợi ích. Điều này đồng nghĩa với việc những nước này có những quy tắc đạo đức và các hệ thống giám sát khác được thể chế hóa tương đối tốt áp dụng cho những người trong bộ máy công quyền. Đây là một sự thật ở các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu cũ,6

Giới thiệu về Công khai thu nhập, tài sản | 9

Page 27: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

10 | Việc công, Lợi ích tư

Công ước Liên hợp quốc về phòng chống Tham nhũng (UNCAC) được Đại hội đồng LHQ họp bàn và thông qua vào năm 2003 và tính đến tháng 11/2010 đã có 148 quốc gia thành viên phê chuẩn công ước này. Chương II, UNCAC dành riêng đề cập đến việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa ở cả khu vực công và tư. Trong số những biện pháp này có việc thành lập các cơ quan chống tham nhũng và nâng cao minh bạch trong bộ máy nhà nước. Riêng về CKTNTS, Điều 8(5) công ước nêu rõ:

Mỗi quốc gia thành viên phải có sự cố gắng một cách hợp lý và theo các nguyên tắc cơ bản của luật pháp nước mình nhằm áp dụng các biện pháp và hệ thống quy định công chức phải kê khai với các cơ quan có thẩm quyền về các hoạt động, công việc ngoài công việc nhà nước, các khoản đầu tư, tài sản và các khoản quà biếu hay lợi ích đáng kể v.v., có thể dẫn đến xung

đột lợi ích liên quan đến chức trách của công chức.a

Công ước Liên Mỹ về phòng chống Tham nhũng (IACAC) được Tổ chức các Quốc gia Châu Mỹ thông qua vào năm 1996. Ngoài việc nhấn mạnh việc nâng cao sự trong sạch của chính phủ và minh bạch trong hạch toán, kế toán, IACAC còn nhấn mạnh vai trò của một số biện pháp, hệ thống góp phần ngăn chặn và xóa bỏ nạn tham nhũng. Trong số những biện pháp phòng ngừa chính quy định trong IACAC, các hệ thống công khai tài sản cũng được chú trọng. Điều III quy định rằng các nước phải thiết lập, duy trì, củng cố … các hệ thống kê khai thu nhập, tài sản và nghĩa vụ của những người đảm nhiệm các chức năng nhà nước ở một số vị trí nhất định theo quy định của luật pháp và nếu cần, phải công khai các nội dung này.b

Công ước của Liên minh Châu Phi về Phòng chống Tham nhũng (AUCC) được lãnh đạo các quốc gia và chính phủ thuộc Liên minh Châu Phi thông qua vào năm 2003. Công ước này áp dụng cho cả khu vực công và tư, cũng như đề ra những quy định nhằm bảo đảm tiếp cận thông tin và minh bạch trong bộ máy nhà nước, trong đó có công khai thu nhập, tài sản. Điều 7 của Công ước nêu rõ:

Để phòng chống tham nhũng và những vi phạm liên quan trong bộ máy nhà nước, các quốc gia thành viên cam kết: 1. Yêu cầu toàn bộ hay một số đối tượng công chức cụ thể phải thực hiện kê khai tài sản tại thời điểm nhậm chức, trong và sau thời gian công tác; 2. Thành lập ban nội bộ hay cơ quan tương ứng với trách nhiệm xây dựng bộ quy tắc ứng xử và giám sát việc triển khai bộ quy tắc, đồng thời tuyên truyền, tập huấn công chức về các vấn đề đạo đức; 3. Xây dựng các biện pháp kỷ luật và quy trình thẩm tra đối với tham nhũng và các vi phạm liên quan theo hướng áp dụng công nghệ mới và nâng cao hiệu quả của những tổ chức, cá nhân

có trách nhiệm về vấn đề này.c

Công ước của Tổ chức Hợp tác, Phát triển Kinh tế (OECD) về Phòng chống nạn Hối lộ của Công chức nước ngoài trong Giao dịch kinh doanh quốc tế được ký kết vào ngày 17/12/1997 và có hiệu lực từ ngày 15/2/1999. Công ước này quy định các chuẩn mực pháp lý ràng buộc áp dụng cho việc khởi tố hình sự hành vi hối lộ công chức nước ngoài trong các giao dịch kinh doanh quốc tế và đề ra một loạt các biện pháp liên quan để

HỘP 1.1 Các điều khoản về CKTNTS trong các văn kiện về Phòng chống tham nhũng của quốc tế

(xem tiếp trang sau)

Page 28: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

Giới thiệu về Công khai thu nhập, tài sản | 11

HỘP 1.1 (tiếp)

thực thi hiệu quả. Đây là văn kiện quốc tế đầu tiên về phòng chống tham nhũng tập trung chủ yếu vào “bên cung” trong giao dịch có tính chất hối lộ. 34 quốc gia thành viên OECD và 6 quốc gia phi thành viên, gồm Braxin, Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia, LB Nga và Nam Phi, đã phê chuẩn công ước. Tuy công ước không quy định cụ thể về công khai thu nhập, tài sản nhưng các hệ thống CKTNTS có vai trò giám sát những thay đổi trong tài sản của công chức nhằm phát hiện những trường hợp làm giàu bất chính có thể hỗ trợ thực thi công ước.d

Nguồn: a http://www.unodc.org/unodc/en/treaties/CAC/index.html#textofthe/.

b http://www.oas.org/juridico/english/ Treaties/b-58.html.

c http://www.africa-union.org/root/au/documents/treaties/treaties.htm.

d http://www.oecd.org/documen t/20/0,3343,en_2649_34859_2017813_1_1_1_1,00.html.

HÌNH 1.2 Mục tiêu của hệ thống CKTNTS: Ngăn chặn và phát hiện các trường hợp làm giàu bất chính và xung đột lợi ích

Các hệ thống phòng ngừaXĐLI thu thập thông tinvề các nguồn thu nhập,

địa vị thành viên HĐQT, quyềnsở hữu cổ phần và những

lợi ích tài chính khác

Các hệ thống phòng ngừaXĐLI theo dõi công chức nhằmphát hiện những trường hợp có

nguy cơ thực sự haytiềm tàng về XĐLI

CKTNTS giúp người kê khaingăn chặn những trường hợp

XĐLI có thể phát sinh

Phần lớn các hệ thống đều kếthợp các thành phần của cảhệ thống phòng ngừa và

phát hiện các trườnghợp về XĐLI và LGBC

Cần đặc biệt thận trọng đểkhông làm ảnh hưởng đến

tính chất tư vấn của hệ thống phòng ngừa XĐLI

khi triển khai các hệ thống 2 mục tiêu

CKTNTS phát hiện các hành vi bất thường và góp phầnngănngừa, phát hiện, thẩmtra và khởi tố những hành vi tham nhũng liên quan

Các hệ thống phòng chốngLGBC thu thập thông tin về tài

sản nhằm giám sát nhữngthay đổi về tài sản

Xung đột lợi íchLàm giàu bất chính Mục tiêu kép

Nguồn: Tác giả tổng hợp.

Chú thích: XĐLI = xung đột lợi ích; LGBC = làm giàu bất chính.

Page 29: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

12 | Việc công, Lợi ích tư

chẳng hạn, và trong một số trường hợp đã được nhân rộng ở những quốc gia thành viên mới và vừa gia nhập,7 tuy những nước này chủ yếu thường áp dụng các hệ thống chú trọng cả vấn đề xung đột lợi ích và làm giàu bất chính (theo Demmke và các tác giả khác 2007, 44; OGE 2006, 7, 28). Ở Mỹ, mục đích chính của CKTNTS là phát hiện và ngăn chặn các trường hợp xung đột lợi ích có thể phát sinh, từ đó dẫn đến mục tiêu kèm theo là nâng cao lòng tin của công chúng vào nhà nước thông qua việc thể hiện sự trong sạch của bộ máy quản lý nhà nước (theo Demmke và các tác giả khác 2007, 28, 30).

Những nước có hệ thống công khai tài sản chú trọng vào phát hiện các trường hợp làm giàu bất chính làm như vậy là để giải quyết những vấn đề cụ thể về lạm dụng công quyền. Hoặc những nước này cũng có thể đi theo xu hướng của khu vực và ban hành những quy định theo các văn kiện về phòng chống tham nhũng quốc tế. Trong một số trường hợp, các nước có thể chọn cách chú trọng vào vấn đề làm giàu bất chính và giao cho cơ quan quản lý CKTNTS chức năng giám sát tài sản do chưa có hệ thống quản lý thuế hiệu quả để thực hiện đầy đủ vai trò này.8 Sử dụng hệ thống CKTNTS chỉ nhằm tập trung vào vấn đề làm giàu bất chính là trường hợp hiếm gặp (Guatemala là một ví dụ) vì phần lớn các hệ thống phòng chống làm giàu bất chính cũng chú trọng ở mức độ nào đó vào vấn đề xung đột lợi ích. Đó là trường hợp của Áchentina, với hệ thống CKTNTS, dựa trên Luật Đạo đức Công chức 1999, tập trung vào ngăn chặn và phát hiện các trường hợp xung đột lợi ích và làm giàu bất chính. Những hệ thống có mục tiêu quản lý, giám sát toàn diện hoạt động kê khai nhắm đến cả hai mục đích trên sẽ đối mặt với những khó khăn lớn hơn khi muốn xây dựng năng lực cần thiết để đạt cả hai mục tiêu, cũng như trong việc tìm sự cân bằng giữa vai trò phòng ngừa và tư vấn liên quan đến ngăn chặn xung đột lợi ích và vai trò cưỡng chế liên quan đến phát hiện các trường hợp làm giàu bất chính.

1.2.1 Các hệ thống giải quyết xung đột lợi ích

xung đột lợi ích xảy ra khi một công chức ở một vị trí có thể khai thác quyền hạn công chức của mình để đạt lợi ích cá nhân hay lợi ích cho các đối tượng cá nhân khác, nhưng có thể làm hoặc không làm điều này (xem Hộp 1.2 – hướng dẫn của OECD về xung đột lợi ích). Nói

7 Sự chú trọng vào CKTNTS ở những nước này phản ánh việc các chuẩn mực của Hội đồng Châu Âu về các hệ thống công khai tài chính đã trở thành một thành phần có điều kiện về lĩnh vực phòng chống tham nhũng trong quá trình gia nhập Liên minh châu Âu (OECD 2011, 79).

8 Mối liên hệ giữa các hệ thống CKTNTS và quản lý thuế là quan hệ gián tiếp. Như đã nêu trong báo cáo của OECD-EU 2011, “với điều kiện thông tin kê khai của công chức” đáp ứng mục tiêu giám sát tài sản thì chức năng của hệ thống kê khai sẽ chồng chéo với chức năng của cơ quan quản lý thuế. Trên thực tế, cơ quan quản lý thuế phải là cơ quan có thẩm quyền nhất trong giám sát thu nhập và ngăn chặn tình trạng làm giàu bất chính, vì vậy mới có các “nguồn không chịu thuế” (OECD-EU 2011). Báo cáo của OECD đề xuất các giải pháp liên kết các quy trình quản lý thuế và kê khai tài sản, bao gồm cả hợp tác giữa cơ quan quản lý CKTNTS và cơ quan thuế để thẩm tra tính chính xác của thông tin kê khai. Tùy thuộc vào mức độ hiệu quả của hệ thống quản lý thuế ở một nước, “một số hệ thống bị ảnh hưởng bởi sự thiếu hiệu quả trong giám sát tài sản của công chức” vì việc thẩm tra thông tin kê khai của công chức hoặc quá tách biệt khỏi hệ thống quản lý thuế, hoặc hệ thống quản lý thuế quá yếu kém” (OECD-EU 2011, 29-30). Vì vậy, sự “chồng chéo” tiềm ẩn này có thể có ảnh hưởng đến những quyết định về thiết kế hệ thống CKTNTS và những quy trình sử dụng trong thẩm tra, tùy thuộc vào mức độ hiệu quả của hệ thống quản lý thuế.

Page 30: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

Giới thiệu về Công khai thu nhập, tài sản | 13

Hướng dẫn của OECD định nghĩa xung đột lợi ích là “mâu thuẫn giữa chức trách nhà nước và lợi ích cá nhân của công chức, trong đó công chức có những lợi ích ở phương diện cá nhân có thể gây ảnh hưởng không phù hợp đến kết quả thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm công chức của mình.”

Xung đột lợi ích nảy sinh khi công chức phải ra những quyết định ở công sở có thể có tác động đến lợi ích cá nhân của mình. Chẳng hạn, một công chức làm việc tại một cơ quan quản lý về viễn thông phải quyết định xem liệu cước điện thoại di động có quá cao hay không. Liệu người đó có bị ảnh hưởng bởi suy nghĩ rằng một ngày nào đó mình sẽ muốn xin việc ở một công ty nào đó không?

Các chính phủ đã nhiều năm qua nhận thức được nguy cơ của sự chủ quan cá nhân khi đưa ra các quyết định hành chính. Nhưng trước đây, những vấn đề này thường tập trung vào nguồn gốc truyền thống của những yếu tố ảnh hưởng, như quà biếu hay các hình thức chiêu đãi công chức, hoặc quan hệ cá nhân hay gia đình. Việc tăng cường hợp tác với tư nhân trong những năm qua đã khiến vấn đề trở nên phức tạp hơn nhiều, từ đó tạo thêm nhiều kẽ hở cho xung đột lợi ích, như:• Công chức có lợi ích kinh tế cá nhân dưới hình thức hợp tác kinh doanh, góp vốn,

tham gia HĐQT, đầu tư, thông qua các hợp đồng với nhà nước v.v.• Công chức có quan hệ với các tổ chức khác (ví dụ: một quan chức giữ ghế trong ban

giám đốc của một tổ chức phi lợi nhuận được một cơ quan của quan chức đó cấp vốn)• Công chức thôi việc để làm cho một doanh nghiệp tư nhân từng thuộc phạm vi

quản lý hay tổng giám đốc công ty giữ vị trí quan trọng trong một cơ quan nhà nước có quan hệ kinh tế với công ty cũ của mình.

Vấn đề chính ở đây là liệu công chức ở vào một vị trí mà những lợi ích cá nhân của người đó có thể gây ảnh hưởng không phù hợp đến cách thức xử lý công việc hay không. Hướng dẫn của OECD đưa ra cách định nghĩa về xung đột lợi ích một cách đơn giản, thiết thực như trên chính là để giúp các tổ chức trả lời cho câu hỏi này và, nếu cần, giải quyết cả những vấn đề đặt ra.

Nguồn: OECD 2005, 2.

HỘP 1.2 Xung đột lợi ích là gì? Hướng dẫn của OECD về Xử lý xung đột lợi ích trong lĩnh vực hành chính công

cách khác, việc xác định một xung đột lợi ích có thể phát sinh không phải là một chỉ báo về hành vi sai trái, nhưng là một sự cảnh báo về khả năng có thể xảy ra.

Các hệ thống phòng ngừa xung đột lợi ích thường được thiết kế để hợp tác với công chức nhằm ngăn chặn những tình huống có nguy cơ phát sinh hành vi thiếu đạo đức hay tiềm ẩn hành vi thiếu đạo đức. Tuy nhiều hệ thống phòng chống xung đột lợi ích coi trách nhiệm của người kê khai là phải phát hiện và tránh các xung đột lợi ích có thể phát sinh, nhưng các thông tin kê khai về thu nhập, tài sản sẽ tạo công cụ cho nhà nước giám sát các xung đột lợi ích tiềm tàng hay thực tế, thường xuyên nhắc nhở công chức phải rà soát tình hình nhằm phát hiện các xung đột lợi ích tiềm ẩn, đồng thời hướng dẫn công chức cách phát hiện và tránh những xung đột này. Tuy không hành vi sai trái nào có thể phát sinh từ một tình huống

Page 31: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

14 | Việc công, Lợi ích tư

trong đó xung đột lợi ích đã tồn tại, nhưng việc nhận biết được rằng có hay có thể có xung đột lợi ích cũng sẽ ảnh hưởng đến uy tín của công chức và có thể phương hại đến lòng tin của công chúng vào nhà nước.

Các quy định về xung đột lợi ích sẽ tạo ra hay bổ sung một khung hệ thống đạo đức nhằm hướng dẫn công chức tránh được tình huống mà trong đó, xung đột lợi ích có thể tạo kẽ hở cho những hành vi tham nhũng. Ở những nước có văn hóa đạo đức đã được thể chế hóa, người giám sát công chức thường có trách nhiệm thực hiện vai trò này. Trong một số cơ chế, các cơ quan nhà nước cũng phân công các cán bộ nội quy thực hiện chức năng này. Điểm lợi trong những tình huống này là ở chỗ người giám sát đã gần gũi và quen thuộc với vai trò, trách nhiệm của công chức. Để cơ quan quản lý CKTNTS hoàn thành vai trò của mình, cơ quan này cần hết sức chú trọng tuyên truyền các mục tiêu của hệ thống đến công chức, tư vấn cho công chức về những nguyên tắc trong xử lý xung đột lợi ích trước khi đảm nhiệm chức vụ. Điều có có nghĩa là năng lực tư vấn, tập huấn và tuyên truyền là yếu tố quan trọng cho sự thành công của hệ thống xử lý xung đột lợi ích. Các chức năng tuyên truyền, vận động cũng có thể được đảm nhận bởi cơ quan quản lý CKTNTS hay một cơ quan khác.

Trong các hệ thống xử lý xung đột lợi ích, mục đích của việc kê khai thu nhập, tài sản là nhằm giúp người kê khai phát hiện được các xung đột lợi ích tiềm tàng trước khi xung đột xảy ra. Công khai tài sản tự nó không loại bỏ xung đột nhưng, trong một số cơ chế, có thể giúp tránh được những xung đột tiềm tàng và phát hiện những xung đột thực sự một khi xung đột nảy sinh (theo Carney 1998, 3). Vì vậy, để đạt hiệu quả, các hệ thống xung đột lợi ích phải quy định cơ quan quản lý CKTNTS cần có những kỹ năng, nguồn lực cần thiết để rà soát thông tin kê khai về thu nhập, tài sản nhằm phát hiện các xung đột lợi ích tiềm tàng hay thực tế, hoặc có thể trông cậy vào việc tiếp cận công khai của các tổ chức xã hội dân sự có kỹ năng, nguồn lực để rà soát các nội dung kê khai nhằm phát hiện xung đột lợi ích. Trong hệ thống phải có các quy trình để nhân viên tổ chức hướng dẫn, đáp ứng nhu cầu tư vấn của người kê khai, một quá trình tương đối phiền hà trong thời gian kê khai (trường hợp sau bầu cử hay những hệ thống quy định kê khai hàng năm).

Cần nêu rõ những yếu tố hình thành nên xung đột lợi ích9 trong luật định cũng như phổ biến đến người kê khai thông qua các hoạt động nâng cao nhận thức và tập huấn toàn diện. Ngoài ra, tuy chú trọng vào phòng ngừa, nhưng uy tín của hệ thống xung đột lợi ích sẽ tùy thuộc vào việc bảo đảm rằng khi xung đột lợi ích thực sự xảy ra thì xung đột đó sẽ được xử lý bởi cơ quan thẩm tra phù hợp và các biện pháp chế tài tương ứng được thực thi. Ở một số nước, hệ thống tiếp cận công khai các thông tin kê khai được sử dụng để giúp phát hiện các xung đột lợi ích tiềm ẩn hay thực tế. Tuy cách làm này giúp phát hiện xung đột sau khi xung đột đã phát sinh nhưng ít hiệu quả trong dự báo và tránh xung đột tiềm tàng trước khi phát sinh (xem phần phân tích về tiếp cận công khai ở mục 3.4).

9 Để biết thêm thông tin về xung đột lợi ích và vai trò của hệ thống CKTNTS trong xử lý xung đột lợi ích, xem Chêne (2008); Doig (2010); Doig, Watt, và Williams (2007); Gilman (2005); Huberts, Maess- chalck, và Jurkiewicz (2008); Messick (2007); và OECD (2005, 2011).

Page 32: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

Giới thiệu về Công khai thu nhập, tài sản | 15

1.2.2 Những hệ thống phòng ngừa hành vi làm giàu bất chính

Ở những hệ thống CKTNTS chú trọng vào phát hiện và ngăn chặn tình trạng làm giàu bất chính, yêu cầu kê khai được sử dụng để thu thập thông tin, tạo điều kiện giám sát tài sản của công chức nhằm phát hiện những tài sản, thu nhập bất thường không bắt nguồn từ lương hay các nguồn thu nhập hợp pháp khác. Phương thức chú trọng chủ yếu hay duy nhất vào phát hiện các trường hợp làm giàu bất chính có thể có ý nghĩa quan trọng ở những nước có mức độ nhận thức về tham nhũng và dung túng tham nhũng cao. Hệ thống CKTNTS bảo đảm hiệu lực răn đe phát hiện vi phạm và răn đe về hậu quả vi phạm trong quy định về CKTNTS sẽ góp phần củng cố những nỗ lực xóa bỏ hành vi tham nhũng của công chức.

Những hành vi tham nhũng thường có liên quan đến làm giàu bất chính là hối lộ và các vi phạm kiểu tham ô (theo Jorge 2007, 54). Do những khó khăn trong việc bắt và truy tố hai dạng tội phạm này mà nhiều nước chọn cách triển khai hệ thống CKTNTS tập trung vào phát hiện các trường hợp làm giàu bất chính bằng cách giám sát và đặt dấu hỏi đối với những thay đổi lớn trong tài sản của công chức không chứng minh được bằng thu nhập hợp pháp. Khi phát hiện được những sai lệch giữa lời khai của công chức và thu nhập hợp pháp của người đó, hệ thống CKTNTS sẽ quy định các biện pháp chế tài áp dụng cho việc khai sai thông tin. Những vi phạm về tham nhũng liên quan được che dấu bởi thông tin gian dối cũng sẽ bị xử lý bằng các hình thức truy tố hình sự riêng. Trong những trường hợp trên, việc vi phạm quy định về CKTNTS và các tờ khai sẽ được sử dụng làm nguyên nhân để tiến hành thẩm tra, hỗ trợ điều tra, hay làm bằng chứng trong trường hợp khởi tố.

Để đạt hiệu quả, hệ thống phòng chống làm giàu bất chính phải tạo được hiệu lực răn đe phát hiện vi phạm. Vì vậy, một yếu tố quan trọng của hệ thống là khả năng xác minh lời khai nhằm phát hiện những dấu hiệu “báo động” về làm giàu bất chính có thể có hoặc công chức có cung cấp sai thông tin trong lời khai hay không. Có một số cách để thực hiện điều này có thể tạo hiệu quả răn đe phát hiện vi phạm nếu được kết hợp là:

• Các cơ quan quản lý CKTNTS hay tổ chức xã hội dân sự (trường hợp công khai thông tin) có thể giám sát bản kê khai để phát hiện những thay đổi đáng kể trong thu nhập, tài sản theo thời gian – một dấu hiệu ‘báo động’ về thu nhập bất chính tiềm ẩn.

• Các cơ quan quản lý CKTNTS có thể kiểm tra chéo nội dung kê khai với những nguồn thông tin khác về thu nhập, tài sản của công chức (thông tin thuế, ngân hàng, đăng ký phương tiện đi lại, bất động sản v.v.) để phát hiện ra công chức đó có khai thông tin giả trong bản kê khai của mình hay không.

• Các cơ quan quản lý CKTNTS và tổ chức xã hội dân sự (trường hợp công khai thông

10 Yêu cầu xác minh nội dung kê khai tài sản chỉ được quy định trong luật ở 55-65% các nước được khảo sát trong mẫu điều tra của Hệ thống Bảo đảm trách nhiệm giải trình trong khu vực công (PAM) (xem danh sách các nước được khảo sát bằng phương pháp của PAM ở Phụ lục A). Số nước quy định trong luật các tiêu chí tiến hành xác minh thông tin kê khai còn ít hơn – chỉ khoảng 30% - cho dù xung đột lợi ích có đang được rà soát hay các trường hợp làm giàu bất chính có bị điều tra hay không. Tuy vậy, những tiêu chí trên có thể xuất hiện trong các văn bản dưới luật, hướng dẫn quy trình hay quy chế của cơ quan và chỉ áp dụng cho một nhóm nhỏ các đối tượng công chức (ví dụ: công tác mua sắm, hải quan, v.v.)

Page 33: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

16 | Việc công, Lợi ích tư

tin) kiểm tra chênh lệch giữa mức sống của công chức và thu nhập chính thức của người đó. Những chênh lệch này có thể phát hiện bằng cách tiến hành các cuộc “kiểm tra mức sống”, một hoạt động mà các cơ quan đôi lúc thường tự thực hiện, nhưng chủ yếu là dựa vào hệ thống tiếp cận công khai các nội dung kê khai của phóng viên điều tra hay các tổ chức xã hội dân sự có quan tâm (xem phân tích về các phương pháp xác minh và tiếp cận thông tin công khai ở Chương 3).

Ở một số cơ chế, các cơ quan quản lý CKTNTS chỉ cần căn cứ vào khiếu tố của công chúng để tiến hành xác minh nội dung kê khai của công chức mà không cần bất kỳ quy trình kiểm tra bài bản nào để phát hiện các biểu hiện bất thường.

1.2.3 Hệ thống hai mục tiêu

Tuy có sự tách biệt rõ ràng giữa các mục tiêu về xử lý làm giàu bất chính và xung đột lợi ích nhưng nhiều hệ thống vẫn sử dụng kết hợp các thành phần của cả hai hệ thống. Nhờ cách kết hợp này mà hệ thống CKTNTS bảo đảm phạm vi bao quát rộng các mục tiêu phòng chống tham nhũng, tuy điều đó đòi cũng hỏi phải có một khung thể chế đầy đủ và phải đối phó với nhiều khó khăn hơn về nguồn lực, kỹ năng cần thiết, cả về vai trò tư vấn và chức năng thẩm tra. Trong các hệ thống hai mục tiêu, khi xây dựng các quy trình thực thi cần phải hết sức chú ý để không làm ảnh hưởng đến vai trò tư vấn của các cơ quan liên quan trong việc giúp người kê khai phát hiện và phòng tránh các xung đột lợi ích có thể phát sinh. Cần phân biệt rõ các chức năng hướng dẫn về xung đột lợi ích và chức năng phát hiện, khởi tố các trường hợp làm giàu bất chính. Để quyết định có áp dụng hệ thống hai mục tiêu hay không, các nhà hoạch định chính sách cần đặc biệt chú ý để không đặt ra những mục tiêu quá cao, như đã chỉ ra trong nghiên cứu của OECD 2011:

Những hệ thống mới thiết lập gần đây thường muốn đạt được những mục tiêu phức tạp, hướng đến cả kiểm soát xung đột lợi ích và giám sát tài sản. Những hệ thống này dường như có cơ sở vì xét về hình thức, cả hai mục tiêu này đều hợp pháp và khó có thể nói là không hợp lý. Đồng thời, phương thức tổng quát đơn giản có thể xem như một dấu hiệu cho thấy đã có ít sự đánh giá thực tiễn về những gì hệ thống kê khai tài sản có thể làm hay không làm được.” (OECD 2011, 101)

Như đã nêu trên, hai phương pháp có sự khác nhau do các loại hành vi mà mỗi phương pháp hướng đến, trong đó chú trọng nhiều hơn vào vai trò tư vấn của hệ thống trong các hệ thống phòng chống xung đột lợi ích, và vào phát hiện vi phạm trong các hệ thống phòng chống làm giàu bất chính.

Như đã nêu trên, để đạt hiệu quả, các hệ thống công khai tài chính cần bảo đảm khả năng phát hiện cao đối với cả người kê khai và công chúng. Tuy vậy, phát hiện cũng chỉ là một phần của vấn đề. Các hệ thống CKTNTS còn cần bảo đảm cả hiệu lực răn đe hậu quả đối với những công chức vi phạm các quy định về công khai tài sản. Vì vậy, hệ thống CKTNTS cần được hỗ trợ bởi những chế tài khả thi tương ứng với các vi phạm trong khung pháp lý về CKTNTS11 và được áp dụng một cách kịp thời và thống nhất.

Page 34: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

Giới thiệu về Công khai thu nhập, tài sản | 17

1.3 Những yếu tố chính trong thiết kế, triển khai các hệ thống công khai thu nhập, tài sản

Không có một mô hình tối ưu duy nhất nào đảm bảo hiệu quả tối đa cho mọi hoàn cảnh, vì kết quả còn phụ thuộc vào những yếu tố có sự chênh lệch về phạm vi, mức độ ở từng nước. Trên thực tế, các hệ thống CKTNTS thường không hề có sự chuẩn hóa ở tầm quốc tế và có thể khác nhau ngay trong một nước giữa các ban ngành của chính phủ, giữa các cấp trung ương, các vùng và tỉnh thành.

Tuy có những sự khác biệt này nhưng có một số vấn đề chính mà mọi nhà hoạch định chính sách và nhà quản lý sẽ gặp phải khi xác định loại hình hệ thống CKTNTS cần áp dụng, hay khi thực hiện thay đổi hay cải thiện một hệ thống CKTNTS12 đã có. Kinh nghiệm mới đây về chính sách và thực hành về CKTNTS đã cho thấy một số vấn đề chính cần quan tâm trong xác định giải pháp cho những vấn đề trên. Những vấn đề này được trình bày tóm tắt dưới đây:

• Những nhu cầu hay hành vi nào hệ thống cần đáp ứng? Các quyết định về thiết kế hệ thống CKTNTS phải được xác định bởi những hành vi mà hệ thống muốn xử lý, cũng như bởi những yếu tố môi trường (thể chế, chính trị) mà hệ thống vận hành trong đó. Như đã trình bày trong phần trước, đối với những nước có mức độ nhận thức về tham nhũng cao, một hệ thống được thiết kế để phát hiện các trường hợp làm giàu bất chính có thể sẽ phù hợp. Giúp công chức phát hiện và phòng tránh các xung đột lợi ích tiềm ẩn, tuy là ưu tiên của hầu hết các quốc gia, nhưng sẽ có nhiều ý nghĩa hơn trong khuôn khổ CKTNTS nếu các hệ thống giám sát chưa được thể chế hóa trong bộ máy nhà nước – chẳng hạn, nếu chưa có một bộ quy tắc đạo đức mà công chức có thể hiểu và làm theo, hay một môi trường trong đó các cán bộ quản lý hay cán bộ nội quy chuyên trách có thể giám sát và hướng dẫn hiệu quả về các xung đột lợi ích tiềm ẩn.

Nếu chưa có những hệ thống như trên thì hệ thống CKTNTS cần phải thiết lập và thực thi các hướng dẫn, chẳng hạn như để ngăn chặn công chức tham gia vào các quyết định hay nhiệm vụ chính thức có sự chồng chéo với lợi ích cá nhân, có quy định cấm kết hợp một số chức năng, công tác (còn gọi là các trường hợp không tương thích), quy định hạn chế công chức tham gia hoạt động của khu vực tư nhân sau khi rời cơ quan nhà nước, hay quản lý việc nhận quà biếu hay các hình thức chiêu đãi của các lãnh đạo. Vai trò, chức trách chính xác của hệ thống CKTNTS, cũng như vai trò tư vấn, giám sát mà cơ quan quản lý cần đảm nhiệm, vì vậy sẽ phụ thuộc vào môi trường thể chế chung.

11 Chế tài áp dụng cho những hành vi tham nhũng liên quan thường được quy định trong luật hình sự chứ không phải khung thể chế về CKTNTS, và cũng nằm ngoài phạm vi hành pháp của cơ quan quản lý CKTNTS. Xem phân tích về chế tài ở mục 3.3).

12 Sáng kiến Hệ thống Bảo đảm trách nhiệm giải trình trong khu vực công (PAM), Bộ số liệu chỉ số pháp lý về Công khai thu nhập, tài sản, 2009; Ngân hàng Thế giới, lưu hành nội bộ: https://www.agidata.info/pam, truy cập công khai: https://www.agidata.org/pam; Cơ sở Kinh tế của Ngân hàng Thế giới “Các hệ thống Công khai Thu nhập, tài sản,” http://www.worldbank. org/economicpremise; Báo cáo PREM của Ngân hàng Thế giới “Những vấn đề chính của các hệ thống Công khai thu nhập, tài sản,” http://www1.worldbank.org/prem/PREMNotes/ premnote151.pdf; Ấn phẩm Công khai thu nhập, tài sản: Công cụ và Cân đối lợi ích biên soạn phục vụ Hội nghị các các quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Phòng chống Tham nhũng 2009.

Page 35: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

18 | Việc công, Lợi ích tư

• Bao nhiêu đối tượng phải thực hiện kê khai, kê khai bao nhiêu thông tin và bao lâu một lần? Câu hỏi này liên quan đến phạm vi, đối tượng của hệ thống CKTNTS. Trở ngại đầu tiên đối với hệ thống CKTNTS là làm sao đảm bảo để mọi công chức có nghĩa vụ nộp tờ khai tài sản đều chấp hành. Xác định đối tượng quá rộng có thể làm giảm khả năng của cơ quan trong việc đáp ứng tiêu chuẩn đề ra và làm giảm uy tín của hệ thống. Chẳng hạn, tình huống trên có thể dẫn đến việc cơ quan thực thi dành quá nhiều nguồn lực cho khâu quản lý tuân thủ kê khai so với những nhiệm vụ khác. Hạn chế yêu cầu kê khai ở những vị trí có nguy cơ cao nhất về xung đột lợi ích hay làm giàu bất chính sẽ bảo đảm tính chiến lược và hiệu quả-chi phí cao hơn. Nếu nguồn lực, năng lực hạn chế thì các chính phủ có thể cân nhắc triển khai với phạm vi đối tượng tăng dần (tập trung vào các lãnh đạo cao cấp và những vị trí khác trước, sau đó mở rộng phạm vi khi năng lực được nâng cao).

Phạm vi của hệ thống (phải kê khai bao nhiêu thông tin và bao lâu một lần) đòi hỏi phải cân nhắc tương tự về năng lực và phạm vi. Loại thông tin cần kê khai chủ yếu sẽ được xác định bởi chức trách của cơ chế, và mặc dù đây là những yếu tố chung, như thu nhập, động sản và bất động sản, nợ, nhưng trên thực tế, những thông tin cần khai trong mẫu kê khai thường có nhiều sự khác biệt, ngay cả giữa những hệ thống có cùng chức trách. Có thể có một số yếu tố cần quan tâm trong tối ưu hóa năng lực của hệ thống để quản lý khối lượng tờ khai tiếp nhận (chẳng hạn như bằng cách thiết kế tờ khai đơn giản, làm rõ các yêu cầu kê khai, quy định tần suất kê khai định kỳ hay biết trước). (Xem phân tích về phạm vi, đối tượng ở mục 2.3).

• Cần có những hỗ trợ ngân sách, nguồn lực nào? Khó có thể khái quát những yêu cầu về ngân sách để triển khai hệ thống CKTNTS hay so sánh giữa các mô hình của từng nước, vì những hạn chế về dữ liệu sẵn có và những khác biệt trong thực tế phát sinh từ các chức trách, bối cảnh khác nhau của các hệ thống ở mỗi nước. Tuy mọi cơ quan đều (tối thiểu) phải có đủ kinh phí để quản lý và giám sát tuân thủ kê khai nhưng chức trách, hoàn cảnh sẽ quyết định phương thức áp dụng trong các quy trình xác minh, giám sát, tiếp cận công khai và cưỡng chế. Phạm vi, đối tượng của hệ thống và các quyết định về công nghệ áp dụng sẽ có nhiều tác động đến khối lượng công việc và ngân sách của cơ chế. Một yếu tố chính cần quan tâm là ngân sách phải đầy đủ, ổn định và dự báo được nhằm bảo đảm nhân lực và sự vận hành của hệ thống theo nhiệm vụ được giao. Vì vậy, năng lực của cơ quan CKTNTS trong giám sát hiệu quả của các chức năng được giao và các kết quả đạt được là hết sức cần thiết. Khi đó có thể sử dụng hệ thống hạch toán căn cứ trên số liệu thực về hoạt động của cơ quan để làm cơ sở đề xuất tăng kinh phí cho cơ quan, một yếu tố quan trọng đối với việc mở rộng và duy trì hiệu quả hệ thống.

• Có cần xác minh nội dung kê khai không? Nếu có thì bằng cách nào? Nguyên tắc chung là nếu hệ thống CKTNTS muốn tạo hiệu lực răn đe đối với phát hiện vi phạm về làm giàu bất chính và xung đột lợi ích thì sẽ cần phải có một số hình thức kiểm tra nội dung kê khai. Ngoài việc kiểm tra thông tin kê khai để bảo đảm kê khai đầy đủ khi nộp tờ khai, còn có một số phương pháp có thể sử dụng để kiểm tra xem thông tin trong các tờ khai có chính xác hay không. Những phương pháp này là: (a) kiểm tra

Page 36: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

Giới thiệu về Công khai thu nhập, tài sản | 19

nội dung kê khai của cá nhân về tính nhất quán nội tại, (b) đối chiếu các lời khai để theo dõi các thay đổi theo thời gian, (c) kiểm tra chéo lời khai với các nguồn, cơ sở dữ liệu bên ngoài (đăng ký đất đai, xe cộ, thông tin thuế, ngân hàng, xếp hạng tín dụng, số liệu về tài sản ở nước ngoài v.v.), (d) tiến hành kiểm tra mức sống (nhằm xác minh xem mức sống có phù hợp với thu nhập hay không). Để kiểm tra lại lời khai để bảo đảm không có dấu hiệu xung đột lợi ích tiềm tàng hay thực tế, cần: (e) phân tích lời khai để tìm ra các điểm bất hợp lý (hay mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân và chức trách nhà nước).

Năng lực của cơ quan quản lý CKTNTS trong thẩm tra tính chính xác của các nội dung kê khai tùy thuộc vào việc các nguồn dữ liệu bên ngoài có tồn tại và tiếp cận được không, để từ đó đối chiếu thông tin về thu nhập, tài sản mà công chức khai báo (ví dụ: thông tin ngân hàng, thuế; đăng ký đất đai, xe cộ, tài sản khác). Nếu có sẵn các nguồn dữ liệu này (đặc biệt là dữ liệu trực tuyến) hoặc nếu có sự phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan thì có thể xác minh được một số lượng tương đối lớn các thông tin kê khai về tính chính xác của một số loại thu nhập, tài sản. Tuy nhiên, ở nhiều nước, các nguồn dữ liệu trên thường ở dạng hỗn hợp và trong một số trường hợp khá chắp vá. Vì vậy, trong các biện pháp kiểm tra nội dung và xác minh tính chính xác của lời khai cần cân nhắc đến những yếu tố này, đồng thời phải điều chỉnh các biện pháp kiểm tra sao cho khai thác được tối đa các nguồn dữ liệu có được.

Nếu dữ liệu chắp vá thì nên kết hợp những phương pháp kiểm tra nêu trên. Nếu không có nguồn dữ liệu thì cơ quan quản lý có thể cần chú trọng vào kiểm tra mức sống. Cho phép công chúng tiếp cận nội dung kê khai sẽ giúp mô hình khả thi hơn, đặc biệt khi kết hợp với một hệ thống khiếu tố công khai cho phép cơ quan quản lý CKTNTS dựa vào đơn thư khiếu tố của quần chúng để tiến hành thanh tra toàn diện hay kiểm tra mức sống, và tiến tới bước cao nhất là điều tra. Nếu có các tổ chức xã hội dân sự có quan tâm tới vấn đề này và giới truyền thông độc lập thì sẽ nâng cao đáng kể tính khả thi của mô hình, và trong trường hợp này sẽ là một giải pháp hiệu quả-chi phí đối với hệ thống CKTNTS. (Xem phần xác minh nội dung kê khai ở mục 3.2 và tiếp cận của công chúng đối với thông tin kê khai ở mục 3.4).

• Có cần cho công chúng tiếp cận thông tin về các nội dung kê khai hay không? Nếu có thì bằng cách nào? Việc công khai các thông tin về tài sản, thu nhập có thể góp phần nâng cao hiệu quả, uy tín của hệ thống CKTNTS. Công khai sẽ có lợi vì nó tạo điều kiện để người dân được thông in, đưa ra các quyết định có cơ sở khi bầu phiếu, và tạo áp lực lên những đại biểu được dân bầu về việc giải quyết những vấn đề liên quan đến những thông tin đó. Công khai cũng tạo điều kiện để hệ thống CKTNTS vận động các tổ chức xã hội dân sự tham gia ủng hộ việc xác minh nội dung kê khai, từ đó nâng cao tính cưỡng chế và uy tín của hệ thống (tuy ban đầu có thể có khả năng uy tín bị ảnh hưởng đối với những hệ thống đang trong quá trình nâng cao năng lực dưới áp lực từ những kỳ vọng cao).

Tuy tiếp cận công khai là một sự bổ sung giá trị cho việc thẩm tra nhưng đây không phải là một công cụ thay thế. Thẩm tra hiệu quả là một nhiệm vụ đặc thù, và điều này sẽ càng đúng đối với những hệ thống phòng ngừa xung đột lợi ích, đòi hỏi phải có kiến

Page 37: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

20 | Việc công, Lợi ích tư

thức pháp lý thường vượt quá năng lực (hay ngân sách) của hầu hết các tổ chức xã hội dân sự. Tuy nhiên, ở những nước có bộ máy truyền thông độc lập và các tổ chức xã hội dân sự mạnh thì các tổ chức xã hội dân sự này có thể tiến hành việc kiểm tra mức sống, vốn nằm ngoài khả năng, nguồn lực thực tế của cơ quan thực thi. Vì vậy, công khai thông tin sẽ là một biện pháp răn đe bổ sung đối với những đối tượng lạm dụng công quyền, dựa trên khả năng giám sát tăng cường mà nó mang lại. Sự quan tâm của báo chí trong vấn đề công khai tài sản giữa các kỳ bầu cử cũng có thể là rất cao.

Cho dù áp dụng mô hình nào thì việc cân đối giữa các vấn đề cá nhân và quyền được biết của công chúng cũng là một yếu tố quan trọng. Giá trị thực sự của việc cho công chúng tiếp cận thông tin trên thực tế không nằm nhiều ở khả năng đóng góp vào các chức năng thẩm tra của cơ chế, mà ở chỗ nhấn mạnh thông điệp rằng nghĩa vụ bảo đảm trách nhiệm giải trình của công chức chính là lợi ích của công chúng. Lợi ích này không đạt được ở những nước không cho phép công chúng tiếp cận thông tin, hay thông tin về công khai tài sản, thu nhập được coi là thông tin mật. (Xem phân tích về tiếp cận của công chúng ở mục 3.4).

• Cần áp dụng loại chế tài nào trong trường hợp không tuân thủ? Nếu có những điều kiện cần thiết để hệ thống CKTNTS phát hiện các hành vi phạm pháp thì thử thách cuối cùng đối với một hệ thống CKTNTS sẽ nằm ở khả năng tạo lập hiệu lực răn đe về hậu quả của việc vi phạm quy định về CKTNTS. Các nước cần quy định các chế tài phù hợp và tương xứng, cũng như thực thi nhất quán các chế tài. Về vấn đề này, hệ thống CKTNTS cần được hỗ trợ đầy đủ về mặt chính trị và từ cấp lãnh đạo để bảo đảm cho cơ quan thực thi có quyền hạn cần thiết để thực thi những điều khoản của quy chế CKTNTS. Có nhiều biện pháp chế tài từ các chế tài hành chính nhẹ (như phạt, khiển trách, công bố vi phạm trên Công báo) tới những biện pháp hành chính nghiêm khắc hơn (như đình chỉ công tác, miễn chức, tạm đình chỉ lương) – thường áp dụng cho các trường hợp không tuân thủ quy định về nộp tờ khai – tới các biện pháp xử lý hình sự - chẳng hạn như áp dụng cho việc khai sai thông tin.

Một yếu tố đặc biệt quan trọng đối với uy tín của hệ thống là phải áp dụng chế tài tương xứng cho việc kê khai sai thông tin và chậm hay không nộp tờ khai. Để xác định loại chế tài cần áp dụng cho các loại vi phạm khác nhau, cần cân nhắc khả năng thực thi của chế tài và tác động tiềm tàng đối với tình hình tuân thủ. Chẳng hạn, nếu tòa án không muốn áp dụng chế tài hình sự đối với các vi phạm về kê khai thì việc quy định án phạt tù, nếu khó cưỡng chế, có thể sẽ không phải là một biện pháp răn đe hiệu quả hơn so với mức phạt nhẹ, trong khi có thể dẫn đến sự sói mòn lòng tin của công chúng vào hệ thống CKTNTS.

Trong những hoàn cảnh đó, những chế tài hành chính nghiêm khắc áp dụng cho những vi phạm các quy định về CKTNTS có thể sẽ có hiệu quả hơn, tạo điều kiện để tiếp tục tiến hành điều tra và có thể dẫn tới việc cơ quan hành pháp liên quan khởi tố hình sự đối với những hành vi tham nhũng được che đậy bởi thông tin khai báo sai. Mức độ nghiêm khắc của chế tài, vì vậy, cần được cân nhắc cả về khả năng thực thi và khả năng răn đe đối với những đối tượng không chấp hành.

Page 38: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

Giới thiệu về Công khai thu nhập, tài sản | 21

Một nguyên tắc chung là những yếu tố cần cân nhắc này phải dựa trên những mục tiêu thực tế. Hiểu rõ hoàn cảnh, nâng cao dần năng lực và xử lý tốt các kỳ vọng là những yếu tố quan trọng trong vấn đề này. Ngoài ra, cần lưu ý rằng những yếu tố này sẽ thay đổi khi xây dựng một hệ thống CKTNTS mới hay khi nâng cấp, cải tiến hệ thống cũ. Việc áp dụng một phương thức từng bước sẽ càng quan trọng hơn đối với một hệ thống mới đang trong giai đoạn xây dựng năng lực.

• Hiểu rõ bối cảnh: Như đã thấy qua những yếu tố cần cần nhắc nêu trên, hiệu quả của hệ thống CKTNTS nhìn chung phụ thuộc vào nhiều yếu tố của môi trường thể chế, văn hóa, chính trị nói chung mà hệ thống vận hành trong đó (hiệu quả truy tố của tòa án trong thực thi các chế tài hình sự; khả năng tiếp cận cơ sở dữ liệu ngân hàng, thuế, tài sản để xác minh lời khai; mức độ thể chế hóa của các bộ quy tắc đạo đức và khả năng thực thi trong bộ máy nhà nước v.v.). Những yếu tố này suy cho cùng sẽ quyết định hiệu quả của hệ thống CKTNTS. Vì vậy, cần đánh giá những yếu tố này trước khi xây dựng hay nâng cấp hệ thống CKTNTS, nhằm bảo đảm sự phù hợp giữa vai trò, chức năng của cơ quan quản lý, các quy trình và bối cảnh chung. Nguyên tắc chủ đạo ở đây là cần chú trọng đến yếu tố bối cảnh. Những yếu tố ngoại lai này cũng cần được cân nhắc khi chúng diễn biến và thay đổi theo thời gian. Đặc biệt, cơ quan quản lý CKTNTS và các quy trình áp dụng có thể ảnh hưởng đến các diễn biến của môi trường nói chung. Chẳng hạn, cơ quan quản lý CKTNTS có thể chủ động có biện pháp thay đổi nhận thức, thái độ của công chúng đối với vấn đề đạo đức và tham nhũng, từ đó làm thay đổi môi trường hoạt động của cơ quan đó.

• Từng bước nâng cao năng lực: Tuy chưa có một phương thức duy nhất hay tiêu chuẩn nào phù hợp cho mọi hoàn cảnh nhưng những hệ thống bắt đầu bằng quá nhiều yêu cầu, như phạm vi đối tượng quá lớn, và không đủ năng lực thể chế để quản lý, cưỡng chế tuân thủ sẽ nhiều khả năng thất bại hơn những hệ thống khởi đầu với những mục tiêu khiêm tốn, thực tế. Có thể thực hiện nâng cao năng lực từng bước như bằng cách mở rộng dần quy định kê khai ra phạm vi đối tượng rộng hơn, bắt đầu từ những quan chức cấp cao nhất; xây dựng năng lực, áp dụng quy trình quản lý tuân thủ kê khai trước khi áp dụng các quy trình thẩm tra; hay hạn chế những chức năng đòi hỏi nhiều kinh phí như thẩm tra, giới hạn ở một nhóm trong tổng số các quy định kê khai, hoặc bằng cách tiến hành thí điểm kê khai có hệ thống, ngẫu nhiên hay bằng cách lựa chọn thông tin kê khai cần thẩm tra dựa trên mức độ nguy cơ.

• Xử lý mức kỳ vọng: Tạo dựng uy tín cho hệ thống với các bên liên quan: Uy tín của nhà nước trong việc thiết lập và thực thi các hệ thống CKTNTS sẽ được nâng cao nếu xây dựng được một “văn hóa liêm khiết” in sâu những chuẩn mực hành vi đạo đức của công chức. Nâng cao niềm tin về năng lực của hệ thống CKTNTS trong tăng cường minh bạch sẽ làm chuyển biến tích cực nhận thức về tham nhũng, từ đó ảnh hưởng đến hành vi. Tuy nhiên, quá trình xây dựng hệ thống CKTNTS thường mang nhiều sắc thái chính trị, đồng thời việc xử lý mức kỳ vọng trong một quá trình tranh luận và triển khai từng bước có thể nói là lâu dài sẽ là yếu tố thiết yếu đối với sự thành công của cơ chế.

Các biện pháp CKTNTS được phát động một cách phô trương sau các vụ bê bối về

Page 39: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

22 | Việc công, Lợi ích tư

tham nhũng hay như một trong những lời hứa về xóa bỏ tham nhũng của một chính phủ mới thường có kết cục là đem lại sự thất vọng, hay thậm chí còn rơi vào tình trạng khó khăn hơn, là nằm trong thế bị phản đối mạnh mẽ về mặt chính trị. Điều quan trọng là các kết quả mong đợi cần thực tế và những mong đợi đó phải được làm rõ với tất cả các bên liên quan ngay từ đầu. Xử lý mức kỳ vọng đòi hỏi phải có sự cam kết trong cân nhắc các yếu tố kinh tế chính trị xung quanh hệ thống CKTNTS và tính đến những yếu tố đã phân tích ở phần trên sao cho bảo đảm tính hiệu quả. Bằng cách tham vấn có sự tham gia trong khâu thiết kế và thông tin rõ ràng về các mục tiêu và kết quả mong chờ sẽ góp phần xử lý tốt các kỳ vọng và duy trì được uy tín của hệ thống về lâu dài. Phần lớn sự chú ý của công chúng đều tập trung vào những tranh luận dẫn tới việc soạn thảo luật mới về CKTNTS, khi kỳ vọng đang ở mức rất cao. Những phát biểu phóng đại về khả năng của những chương trình mới trong việc “quét sạch tham nhũng” có thể dập tắt lòng tin vào những chiến dịch chống tham nhũng, đặc biệt là khi những lời hứa về những kết quả nhanh chóng và toàn diện không được thực hiện.

Page 40: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

2. Các thành phần của Hệ thống Công khai thu nhập, tài sản

Việc quản lý hệ thống công khai thu nhập, tài sản (CKTNTS) phụ thuộc vào những yếu tố sau:

• Khung pháp lý, quy chế

• Các công cụ thể chế cần thiết để triển khai cơ chế

• Phạm vi, đối tượng của cơ chế

• Các chức năng hành chính và năng lực thể chế cần thiết để hệ thống vận hành.

Thiết kế của hệ thống CKTNTS sẽ phụ thuộc vào các mục tiêu của hệ thống. Như đã trình bày trong Chương 1, có hai mô hình hệ thống CKTNTS chung có liên hệ đến hai mục tiêu tách biệt là: (a) phát hiện và ngăn chặn xung đột lợi ích, (b) phát hiện và ngăn chặn hành vi làm giàu bất chính. Tuy nhiên, những nước chỉ chú trọng vào một trong hai mô hình chỉ là thiểu số. Hầu hết các nước đều sử dụng kết hợp hai mô hình trên để đạt được các mục tiêu về quản lý nhà nước gắn với hệ thống công khai tài chính. Trong giai đoạn đầu thiết kế hay cải tổ hệ thống CKTNTS, các quyết định về nguồn lực, quy trình cần gắn chặt với các mục tiêu này của hệ thống. Yếu tố chính cần cân nhắc trong việc quyết định mô hình tối ưu cho hệ thống CKTNTS là bảo đảm để hệ thống đủ khả năng đạt được mục tiêu, và cơ quan thực thi có được sự độc lập, các nguồn lực cần thiết và đủ thẩm quyền để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Những đặc trưng này cũng có thể tác động đến năng lực của cơ quan thực thi trong phối hợp với những tổ chức khác, một yếu tố quan trọng trong thực thi hệ thống.

2.1 Khung pháp lý

Để thành công, luật pháp về công khai tài sản không thể tồn tại biệt lập. Thay vào đó, mục tiêu của hệ thống công khai tài sản, tức là cải thiện sự trong sạch của khu vực công và duy trì niềm tin của người dân vào các cơ quan nhà nước, sẽ đạt hiệu quả cao nhất khi các quy định về công khai tài chính được gắn chặt với một loạt các chuẩn mực pháp lý buộc công chức phải tuân thủ một lối hành xử nhất định. Những chuẩn mực này thường được quy định trong các bộ luật hành chính, dân sự, quan hệ pháp lý; luật hình sự; và các bộ quy tắc đạo đức.13

Quy định về bắt buộc công khai tài chính của công chức thường được kết hợp theo một trong hai cách sau: đưa vào một tập hợp các luật về chống tham nhũng hay được thông qua dưới dạng văn bản pháp luật riêng hay một bộ quy tắc ứng xử. Dù sử dụng phương thức nào

13 Điều 52(5), Công ước Liên hợp quốc về Phòng chống Tham nhũng (UNCAC) cũng quy định cụ thể về công khai thu nhập, tài sản: “Mỗi quốc gia thành viên phải cân nhắc thiết lập, phù hợp với luật pháp quốc gia, các hệ thống công khai tài chính hiệu quả áp dụng cho các đối tượng công chức cụ thể và có các biện pháp chế tài phù hợp cho những trường hợp không tuân thủ.”

Page 41: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

24 | Việc công, Lợi ích tư

thì mối liên hệ rõ ràng giữa bộ quy tắc đạo đức hay bộ luật hình sự và hệ thống CKTNTS cũng tạo ra những ưu điểm sau:

• Gắn liền quy định về công khai tài sản với các tiêu chuẩn của bộ quy tắc ứng xử sẽ khuyến khích công chức hoàn thành tờ khai một cách kịp thời, đầy đủ, chính xác: Về phần mình, các quy tắc đạo đức có vai trò như một lời tuyên bố về chuyên môn, thể hiện cam kết của bộ máy nhà nước về một bộ tiêu chuẩn đạo đức cụ thể. Những quy tắc này khiến các công chức nhìn nhận việc công khai tài sản giống như một hành động nghĩa vụ ràng buộc thay vì một thủ tục hành chính vô nghĩa.

• Liên kết hệ thống CKTNTS với một bộ quy tắc đạo đức, bộ luật dân sự, hành chính hay hình sự sẽ tạo ra những tham số kỹ thuật về CKTNTS: Chẳng hạn, nếu một quyết định chính sách được thể hiện trong một quy tắc đạo đức hay một bộ luật khác chỉ cấm công chức nhận quà biếu có giá trị trên 50 US$ thì trên mẫu tờ khai sẽ không cần quy định kê khai các khoản tiền nhỏ hơn. Vì vậy, sự liên hệ này sẽ tăng cường tính nhất quán giữa triển khai hệ thống CKTNTS (có nghĩa là những nội dung quy định thực tế trên mẫu tờ khai) và các nghĩa vụ pháp lý hay quy chế, đồng thời sẽ hướng dẫn rõ ràng cho cơ quan triển khai về các ưu tiên của cơ chế.

• Sự gắn kết tạo cơ sở pháp lý cho việc thực thi luật định về CKTNTS nhờ tạo ra mối liên hệ rõ ràng giữa các nghĩa vụ công khai tài chính và các chế tài phát sinh từ những hành vi thiếu đạo đức hay phạm pháp bị cấm: Chẳng hạn, vợ hay chồng của một công chức được thừa hưởng một số cổ phần lớn trong một công ty dầu khí trong khi công chức này đang giữ một vị trí công tác trong một cơ quan quản lý ngành năng lượng. Nếu không có luật hay quy tắc điều tiết vấn đề lợi dụng việc công để tư lợi thì yêu cầu thanh lý cổ phần dựa trên tờ khai của công chức trên sẽ trở nên thiển cận, phi lý. Những quyết định như trên sẽ chỉ càng tỏ ra độc đoán nếu không dựa trên một chuẩn mực đạo đức hay hành vi nào. Tuy nhiên, nếu việc áp dụng chế tài là hợp lý và được xác định rõ trong mối liên hệ với hành vi vi phạm quy tắc đạo đức (chẳng hạn, không được lợi dụng việc tư để thu lợi công), thì hệ thống sẽ có được cơ sở pháp lý vì công chức hiểu rõ hơn vì sao sự vi phạm của mình lại không được chấp nhận. Cơ sở pháp lý này, về phần mình, lại tiếp tục khuyến khích sự tuân thủ và tôn trọng luật pháp. Hơn nữa, trong trường hợp xử lý hình sự thì những chế tài này sẽ tạo được hiệu quả răn đe tăng cường, rõ rệt do sự xấu xa gắn liền với hành vi phạm tội và những chế tài nghiêm khắc áp dụng cho hành vi tội phạm.

• Luật, quy tắc là căn cứ để yêu cầu công khai những thông tin cá nhân nhạy cảm: Bằng cách gắn liền yêu cầu công khai thông tin với một bộ luật, quy tắc, người công chức sẽ hiểu vì sao mình phải tiết lộ những thông tin cá nhân nhạy cảm về thu nhập, tài sản của mình. Nhìn nhận sự vi phạm quyền riêng tư này căn cứ trên nghĩa vụ đạo đức của công chức là phục vụ lợi ích của công chúng thì người công chức sẽ dễ dàng chấp hành các nghĩa vụ CKTNTS hơn vì họ hiểu được sự hợp lý của luật.

• Gắn việc công khai tài sản với một bộ quy tắc đạo đức hay các quy định hình sự, dân sự hay hành chính sẽ cho phép hệ thống CKTNTS tiếp tục phát triển một cách hữu cơ thông qua việc hoàn thiện các quy chế của các cơ quan tư pháp hay hành chính: Việc diễn giải các quy định của luật hình sự thường là đặc quyền của các cơ quan tư pháp quốc gia.

Page 42: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

Các thành phần của Hệ thống Công khai thu nhập, tài sản | 25

Các bộ quy tắc ứng xử, đạo đức thường được làm rõ thông qua các ý kiến tư vấn của các cơ quan pháp luật có chức năng thực thi các quy tắc đạo đức (chẳng hạn như ở Mỹ). Vì vậy, những luật định bổ sung phát sinh từ những cơ quan này sẽ bảo đảm để hệ thống CKTNTS được cập nhật, công bằng và gắn liền với những nguyên tắc pháp lý và thể chế của từng nước.

Việc quy định khái niệm và văn bản rõ ràng về hệ thống CKTNTS, hay sự mô tả về mặt pháp lý chức năng, cơ sở của hệ thống bằng các quy định, chế tài hình sự, dân sự, hành chính, là cần thiết để bảo đảm sự thành công và hiệu quả của hệ thống (theo Bigelow 1989, 44; de Michele 2001, 14; OSCE 2004, 135). Quyền hạn giao cho những vị trí quyền lực như tổng thống, thẩm phán, thành viên nghị viện hay quốc hội, đòi hỏi các hệ thống CKTNTS phải vừa được thể chế hóa về mặt hành vi, vừa phải được lập thành luật, kèm theo những thẩm quyền đầy đủ trao cho một cơ quan hữu trách để thực thi các quy định của luật (theo Orentlicher, sắp xuất bản). Trong số những thẩm quyền này có quyền hạn của cơ quan trong việc tổ chức các phiên giải trình, chuyển giao vấn đề cho một cơ quan tư pháp đặc biệt hay các hệ thống trực tiếp hoặc gián tiếp khác sử dụng để miễn nhiệm hay tước bỏ chức trách của công chức liên quan (chẳng hạn như không cho phép bầu phiếu hay ký kết các văn bản chính thức, hợp đồng). Trong bộ số liệu của Hệ thống trách nhiệm giải trình trong khu vực công (PAM), 88% các quốc gia đã có khung pháp lý về CKTNTS dưới một hình thức nào đó, trong khi số còn lại không có quy định CKTNTS áp dụng cho bất kỳ nhóm đối tượng công chức nào. Như đã thấy trong Hình 2.1, chỉ có số ít các nước thu nhập thấp có quy định CKTNTS áp dụng cho công chức và người nhà, trong khi các nước có thu nhập trung bình thấp có tỉ lệ có quy định về công khai tài sản cao nhất, gần 30% trong mẫu nghiên cứu. Các nước thu nhập cao thường tránh áp dụng các hệ thống công khai tài chính cho mọi đối tượng công chức vì một số lý do, trong đó có khối lượng lớn những tờ khai phải xử lý, hay nguy cơ tham nhũng thấp của các vị trí công chức cấp vừa và thấp.

HÌNH 2.1 Có khung pháp lý về CKTNTS theo phân loại thu nhập quốc gia của Ngân hàng Thế giới

Nguồn: Bộ số liệu PAM của Ngân hàng Thế giới về 87 quốc gia, 2010; https://www.agidata.org/pam.Chú thích: Để biết chi tiết về phân loại thu nhập, xem http://data.worldbank.org/about/country-classifications/country-and-lending-groups.

Thu nhập thấp

Tỉ lệ

các

nướ

c có

khu

ng p

háp

lý v

ề CK

TNTS

dưới

hìn

h th

ức n

ào đ

ó (N

=77)

Thu nhậptrung bình thấp

Thu nhậptrung bình cao

Thu nhập cao

21

29

22

17

0

5

10

15

20

25

30

35

Thu nhập thấp Thu nhập trung bình thấp

Thu nhập trung bình cao

Thu nhập cao

Page 43: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

26 | Việc công, Lợi ích tư

Các quy định của hiến pháp có thể góp phần củng cố các quy định về CKTNTS trong khung pháp lý, cũng như làm nền tảng cho các quy chế và hướng dẫn thực thi, trong đó đưa ra những tiêu chí cụ thể về nhiệm vụ của cơ quan hữu trách và các quy trình quản lý công khai tài sản. Các quy định hiến pháp về CKTNTS thường hay áp dụng hơn đối với người đứng đầu quốc gia, thành viên quốc hội, bộ trưởng mà ít khi áp dụng cho công chức, và đây là một sự tách biệt phản ánh những nghĩa vụ khác nhau về bảo đảm trách nhiệm giải trình của những quan chức được bầu phiếu hay bổ nhiệm trong chính giới, cũng như công chức chuyên nghiệp, trong đó nghĩa vụ đạo đức của công chức thường được điều chỉnh bởi luật về quản lý nhà nước. 20% các quốc gia có tên trong bộ số liệu PAM có quy định hợp hiến về CKTNTS, nhưng chưa đến một nửa số này đã thông qua các quy định cụ thể để thực thi hệ thống CKTNTS.

Luật về CKTNTS tương đối phổ biến, tuy đôi khi cũng tồn tại song hành với những luật khác. Trong luật về bầu cử người đứng đầu nhà nước và thành viên quốc hội thường có các quy định về CKTNTS, coi đó là một phần của quá trình ứng cử (phổ biến ở Đông Âu và một số nước ở khu vực Hạ Xahara Châu Phi). Trong các luật về địa vị pháp lý, là những luật liên quan cụ thể đến một số đối tượng công chức (luật dân chính, luật áp dụng cho đại biểu quốc hội, luật áp dụng cho cương vị tổng thống v.v.) cũng có các quy định về CKTNTS.

Như minh họa trong Hình 2.2, luật cụ thể về công khai tài sản là công cụ luật pháp phổ biến nhất để điều tiết vấn đề công khai tài chính, tuy các luật về xung đột lợi ích và chống tham nhũng cũng phổ biến ở khoảng 10-15% các trường hợp. Rất ít quốc gia sử dụng bộ quy tắc ứng xử làm công cụ duy nhất để quản lý khung hệ thống CKTNTS, và ngay cả ở những nước có sử dụng (như Na Uy, Anh, Mỹ) thì cũng chỉ có các đại biểu quốc hội hay nghị viện là chịu sự điều chỉnh của những quy định này. Tuy nhiên, khi kết hợp với các quy định về đạo đức

HÌNH 2.2 Các loại luật áp dụng cho nhiều loại hình đối tượng kê khai

Nguồn: Bộ số liệu PAM của Ngân hàng Thế giới về 87 quốc gia, 2010; https://www.agidata.org/pam.

0.30

Tỉ lệ

các

nướ

c có

khu

ng p

háp

lý v

ề CK

TNTS

0.250.200.150.100.050.00

Công khai

thu nhập, tà

i sản

Thể chế

Xung đột lợi íc

h

Bầu cử

Phòng chống

tham nhũng

Đạo đức/Quy

tắc ứng xử

Người đứng đầu quốc gia (N=60) Bộ trưởng (N=70)

Công chức (N=63)Đại biểu quốc hội (N=69) Vợ, chồng, con cái (N=59)

2528

15 1512

20

Page 44: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

Các thành phần của Hệ thống Công khai thu nhập, tài sản | 27

thì các bộ quy tắc ứng xử lại thường xuyên được áp dụng đối với tất cả các nhóm đối tượng người kê khai.

Luật dân chính hay luật về địa vị pháp lý thường ít khi được sử dụng như những khung pháp lý duy nhất về CKTNTS, mà thường sẽ có một luật khác quy định cấu trúc chung về CKTNTS. Các luật chuyên biệt về CKTNTS áp dụng phổ biến hơn cho công chức, còn luật về xung đột lợi ích và chống tham nhũng thường áp dụng cho đại biểu quốc hội. Trên thực tế, vấn đề CKTNTS đối với công chức cũng nhiều khi được điều chỉnh bởi luật về phòng chống tham nhũng hay công khai tài chính, và được củng cố bằng một luật dân chính, như ở Adécbaidan, CH Xlôvaki, Tagikitxtan.

Khoảng 11% các quốc gia trong bộ số liệu PAM được sử dụng cho nghiên cứu này đã thông qua các luật hay nghị định triển khai để đưa hệ thống CKTNTS vào đời sống. Những nước khác đã có hệ thống CKTNTS sử dụng hướng dẫn nội bộ và quy trình hoạt động của cơ quan thực thi. Các hướng dẫn triển khai tuy bảo đảm được mức độ minh bạch nhất định nhưng thường khá cứng nhắc, đặc biệt khi đối phó với những điểm tồn tại trong luật, hay khi cần điều chỉnh thiết kế để theo kịp tình hình. Các nghị định cấp bộ hay của tổng thống, khi có thể và nếu hợp lý, cũng có thể được sử dụng để điều chỉnh quy trình thực hiện, nhưng phải có sự tham gia của những quan chức cấp cao trong các quyết sách về triển khai hệ thống CKTNTS. Về mặt này, các hướng dẫn, quy trình, cẩm nang nội bộ mềm dẻo hơn và có thể phù hợp hơn đối với những hệ thống CKTNTS mới cần sự điều chỉnh thường xuyên trong quá trình triển khai. Tuy nhiên, lợi ích chủ yếu của việc ban hành các quy định là sự ổn định và cơ sở pháp lý, bảo đảm cho quá trình triển khai không bị cản trở bởi việc chính phủ thiếu sự ủng hộ hay các cơ quan liên quan không hợp tác.

Cẩm nang nghiệp vụ nội bộ cũng đôi khi được sử dụng thay thế cho các hướng dẫn triển khai hay để bổ sung cho luật, như ở Inđônêxia, Gioocđan, Ruanđa. Ở Gioocđan, quy định về tổ chức Vụ CKTNTS do Hội đồng Bộ trưởng ban hành, theo đề xuất của Bộ Tư pháp. Sau đó, cẩm nang nghiệp vụ sẽ được soạn thảo và được phê duyệt bởi vụ trưởng CKTNTS, vụ trưởng quản lý chất lượng, vụ trưởng chính sách thể chế và phát triển, và Thứ trưởng Tư pháp, theo luật về CKTNTS và hướng dẫn về tổ chức vụ CKTNTS. Ủy ban Phòng chống Tham nhũng Xlôvenia ban hành hướng dẫn triển khai theo luật định, đồng thời soạn thảo quy trình nghiệp vụ và đăng trên trang web của cơ quan. Áchentina, ĐKHC Hồng Kông (Trung Quốc) và Mỹ cũng sử dụng cả quy chế và cẩm nang nghiệp vụ để triển khai hệ thống CKTNTS, qua đó thể hiện tính chất liên bang của hệ thống và sự tự chủ của các cơ quan liên quan trong việc ban hành quy chế quản lý riêng phù hợp với luật về CKTNTS.

2.2 Thể chế

Về loại hình cơ quan chịu trách nhiệm quản lý hệ thống CKTNTS, trên thế giới có rất nhiều mô hình khác nhau. Sự khác biệt này một phần bắt nguồn từ sự khác nhau về mục đích của các cơ chế, nhưng cũng từ bối cảnh chính trị và môi trường thể chế của từng cơ chế. Các hệ thống kiểu liên bang thường sử dụng những cơ quan khác nhau ở từng cấp chính quyền

Page 45: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

28 | Việc công, Lợi ích tư

(như ở Áchentina), đồng thời những cơ quan này có thể được giao quản lý công khai tài chính đối với những ban ngành chính phủ khác nhau (chẳng hạn như ở Croatia, phần lớn công chức nộp tờ khai cho một ủy ban của quốc hội, còn các công tố viên và thẩm phán nộp tờ khai cho vụ quản lý cán bộ, Bộ Tư pháp). Sự đa dạng về loại hình cơ quan được pháp luật giao quản lý về CKTNTS được minh họa trong Hình 2.3 và 2.4 (mẫu nghiên cứu gồm 87 quốc gia). Tuy các ủy ban chuyên trách thường được giao các chức năng quản lý kê khai và cưỡng chế nhiều hơn bất kỳ cơ quan nào khác nhưng các cơ quan dân chính, cơ quan thanh tra tối cao, cơ quan thuế và ủy ban quốc hội cũng có thể được giao một số chức trách trong hệ thống CKTNTS.

Quyết định về việc có nên sử dụng một cơ quan duy nhất giám sát kê khai đối với tất cả các ban ngành trong chính phủ hay không là một quyết định khó khăn. Những vấn đề về năng lực, hậu cần, quy mô có thể cần quan tâm, nhưng những yếu tố quyết định thường mang tính chính trị. Mặt khác, các cơ quan lập pháp thường không muốn thực thi những quy chế về đạo đức đối với thành viên của mình. Hơn nữa, một cơ quan thuộc sự quản lý của một ban ngành có thể bị xem là dễ bị lợi dụng làm vũ khí chính trị. Không có câu trả lời chính xác nào cho câu hỏi này. Một phương án ở đây là sử dụng nhiều cơ quan quản lý từng ban ngành, đồng thời bảo đảm rằng mỗi cơ quan đều có sự độc lập tương đối. Chẳng hạn, cơ quan lập pháp có thể thành lập một cơ quan phi đảng phái, độc lập để quản lý hệ thống CKTNTS riêng của mình. Cho dù có thiết kế thể chế cụ thể ra sao thì mấu chốt đối với các nhà hoạch định chính sách là phải cân nhắc mối tương quan giữa từng ban ngành.

Các hệ thống CKTNTS cũng khác nhau về mức độ tập trung trong quản lý kê khai tài sản hay có những chức năng riêng giao cho các ban ngành và các cơ quan chính phủ khác, thường

HÌNH 2.3 Cơ quan tiếp nhận, xử lý thông tin kê khai

Tỉ lệ

các

hệ

thốn

g CK

TC c

ó kh

ung

pháp

lý v

ề CK

TNTS

(N=3

21)

Ủy ban

chuyên tr

áchCơ quan

thanh tr

a tối c

ao

Cơ quan thuế

20

10

1613

9

2 1

11

2

28

Các cơ quan

nhà nước khác

Ủy ban bầu cử

Văn phòng quốc hội

Tòa án

Văn phòng bộ

Văn phòng nguyên thủ

Không quy định

Nguồn: Bộ số liệu PAM của Ngân hàng Thế giới về 87 quốc gia, 2010; https://www.agidata.org/pam.Chú thích: Có 435 hệ thống công khai tài chính có thể áp dụng, nếu toàn bộ các quốc gia (N = 87) quản lý mọi nhóm đối tượng kê khai (N = 5): người đứng đầu quốc gia, bộ trưởng, đại biểu quốc hội, công chức, vợ/chống/con cái. Trong mẫu PAM, chỉ có 321 hệ thống công khai tài chính được điều chỉnh bởi các khung pháp lý về CKTNTS.

Page 46: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

Các thành phần của Hệ thống Công khai thu nhập, tài sản | 29

là các ban cán bộ hay các cán bộ nội quy chuyên trách, nếu có. Mô hình này có nhiều ưu điểm, nếu quan niệm rằng hiệu quả của các chức trách được phân cấp có thể phụ thuộc vào sự hợp tác chặt chẽ giữa cơ quan quản lý CKTNTS trung ương và từng phòng ban quản lý nhân sự, cũng như vào năng lực của các ban này. (Áchentina và Mỹ là ví dụ về những cơ chế, trong đó một số chức năng, trách nhiệm được phân cấp cho các phòng ban quản lý nhân sự hay được ủy thác cho các cán bộ nội quy chuyên trách). Hình 2.5, 2.6 và 2.7 minh họa các ví dụ về hệ thống kê khai tập trung và phân cấp.

Do các hệ thống phòng ngừa xung đột lợi ích (xung đột lợi ích) thường chú trọng vào phòng ngừa và xây dựng mối quan hệ tư vấn với người kê khai nên các chức năng tư vấn, xác minh, cưỡng chế nên được quản lý bởi những đơn vị riêng biệt hay các phòng ban riêng trong cùng một cơ quan. Điều này đặc biệt quan trọng nếu hệ thống cũng có chức năng giám sát tài sản của công chức nhằm phát hiện các trường hợp làm giàu bất chính.

Như minh họa trong Hình 2.3 và 2.4, những cơ quan chịu trách nhiệm quản lý về CKTNTS gồm các ủy ban chuyên trách, cơ quan thanh tra tối cao, cơ quan thuế và các ban ngành chính trị (như các ủy ban của quốc hội và cơ quan bầu cử). Nếu luật pháp không quy định cơ quan chịu trách nhiệm thì hệ thống sẽ có nhiều nguy cơ không được triển khai trên thực tế. Các ủy ban chống tham nhũng chuyên trách thường nhiều khả năng được giao trách nhiệm về CKTNTS hơn các cơ quan khác. Những ủy ban này thường có ngân sách riêng và trong một số trường hợp có cả lực lượng cảnh sát và quyền hạn điều tra độc lập, nhờ đó có thể bảo đảm để hệ thống CKTNTS được thực sự coi trọng. Tuy nhiên, các ủy ban của quốc hội

HÌNH 2.4 Cơ quan thực thi luật pháp về CKTNTS

Nguồn: Bộ số liệu PAM của Ngân hàng Thế giới về 87 quốc gia, 2010; https://www.agidata.org/pam.Chú thích: Có 435 hệ thống công khai tài chính có thể áp dụng, nếu toàn bộ các quốc gia (N = 87) quản lý mọi nhóm đối tượng kê khai (N = 5): người đứng đầu quốc gia, bộ trưởng, đại biểu quốc hội, công chức, vợ/chống/con cái. Trong mẫu PAM, chỉ có 321 hệ thống công khai tài chính được điều chỉnh bởi các khung pháp lý về CKTNTS.

Tỉ lệ

các

hệ

thốn

g CK

TC c

ó kh

ung

pháp

lý v

ề CK

TNTS

(N=3

21)

Ủy ban

chuyên tr

áchCơ quan

thanh tr

a tối c

ao

Cơ quan thuế

2 2

27

0 0

Các cơ quan

nhà nước khác

Ủy ban bầu cử

Văn phòng

quốc hội

Tòa án

Văn phòng bộ

Văn phòng

nguyên thủ

Không quy định

38

86

13

5

Page 47: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

30 | Việc công, Lợi ích tư

cũng có thể phải chịu nhiều sức ép hơn,và kinh nghiệm cho thấy những ủy ban này (cũng) thường bị sử dụng sai mục đích cho các mục đích chính trị và lợi ích (của đảng phái) do địa vị thể chế của các ủy ban này trong bộ máy chính trị của nhà nước.

2.2.1 Phân biệt rõ chức năng giữa các ban ngành

Một số hệ thống đặt các chức năng kiểm tra, xác minh tại một cơ quan riêng khác với cơ quan tiếp nhận, lưu trữ tờ khai, hay ít nhất cũng tại một phòng ban riêng trong cùng cơ quan. Việc sử dụng phòng ban nhân sự giúp một hệ thống đang trong giai đoạn hình thành nâng cao năng lực cũng như kiểm tra hiệu quả hoạt động của cơ quan kia. Khi thành lập các đơn vị riêng để giám sát tuân thủ kê khai, tổ chức hướng dẫn về xung đột lợi ích và tiến hành thẩm tra sơ bộ cũng sẽ giảm bớt sự căng thẳng giữa các vai trò tư vấn và cưỡng chế của cơ quan. Giải pháp này cũng tạo điều kiện để sắp xếp phù hợp năng lực, mức lương với chức trách của cán bộ (Hộp 2.1).

HÌNH 2.5 Hệ thống kê khai tập trung sử dụng giấy tờ - Ví dụ: Ruanđa

HÌNH 2.6 Hệ thống kê khai tập trung sử dụng giấy tờ - Ví dụ: Ruanđa

Nguồn: Tác giả tổng hợp.

Nguồn: Tác giả tổng hợp.

9 cán bộ

4.900 người kê khai

Kê khai trên giấy

BanThanh tra chính phủ

× 1.190 cán bộnội quy ở 120cơ quannhà nước

BanQLNS

Cơ quanphòng chống tham nhũng

Chuyển đổi dữ liệuảo (trích yếu)

52.000 người kê khai

6 cán bộ

Kê khai trên giấy

Page 48: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

Các thành phần của Hệ thống Công khai thu nhập, tài sản | 31

2.2.2 Phân cấp chức năng cho các ban ngành

Như đã nêu, các hệ thống có toàn bộ các chức năng được tập trung hóa và những hệ thống có một số chức năng được phân cấp cho các ban ngành liên quan có những khó khăn và lợi ích rất khác nhau. Cả chức năng hành chính và thực thi đều có thể phân cấp cho các cơ quan ngành dọc, thường là các ban quản lý nhân sự hay các cán bộ nội quy chuyên trách trong cơ quan. Các chức năng hành chính có thể gồm những nhiệm vụ gắn với việc lập và duy trì danh sách người kê khai, thông báo cho công chức về nghĩa vụ kê khai, tiếp nhận, lưu trữ tờ khai. Các chức năng thực thi gồm kiểm tra hay phân tích nội dụng kê khai và hướng dẫn cho người kê khai về xung đột lợi ích. Phân cấp chức trách sẽ rất hiệu quả nếu cơ quan triển khai gặp phải những khó khăn về năng lực xử lý toàn bộ khối lượng công việc liên quan đến bảo đảm tuân thủ trong kê khai. (Mông Cổ, Áchentina và Mỹ là những ví dụ về những hệ thống phân cấp; xem Hộp 2.2).

Tuy nhiên, giải pháp này cũng có những mặt trái của nó như: cơ quan triển khai phải bảo đảm rằng mọi phòng ban, đơn vị hữu trách trong các ban ngành phải tuân thủ đúng quy chế, quy định đề ra, cũng như phải báo cáo hoạt động đầy đủ, kể cả về tỉ lệ tuân thủ kê khai. Sự không đồng đều về năng lực giữa các ban ngành liên quan và khó khăn trong bảo đảm áp dụng phương pháp thực thi thống nhất sẽ khiến cho việc phân cấp các chức năng hành chính nhằm giảm bớt gánh nặng về tuân thủ kê khai cho cơ quan thực thi được ưu tiên hơn là các chức năng kiểm tra hay thẩm tra. Cơ quan thực thi trung ương cũng có thể muốn thiết lập những hệ thống để tạo điều kiện cho việc giám sát các chức năng được phân cấp. Hệ thống kê khai tài chính kép ở Áchentina tạo điều kiện cho cơ quan quản lý trung ương phân cấp các chức năng về tuân thủ kê khai cho các cơ quan ngành dọc, đồng thời theo dõi được tỉ lệ kê khai nhờ hệ thống nộp tờ khai điện tử (xem Hộp 2.2). Việc xác định phương thức phù hợp sẽ phụ thuộc vào nhu cầu và năng lực của từng nước. Cho phép công chúng tiếp cận

HÌNH 2.7 Hệ thống kê khai phân cấp trên giấy và trực tuyến – Ví dụ: Áchentina

Nguồn: Tác giả tổng hợp.Chú thích: BTP = Bộ Tư pháp

Các phòng ban QLNS ở 190 cơ quan

nhà nước

Ban phòng chống tham nhũng (BTP)

BanQLNS5% �lers

(1,650)

95% người kê khai (31.350)

BanQLNS

12 cán bộ

Mẫu tờ khai điện tử

BanQLNSMẫu tờ khai bản in

Page 49: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

32 | Việc công, Lợi ích tư

Ở Guatemala, hệ thống CKTNTS được thiết kế chủ yếu để phát hiện các trường hợp làm giàu bất chính và vai trò thực hiện CKTNTS thuộc về hai cơ quan riêng biệt là Depar-tamento de Declaración Jurada Patrimonial và Departamento de Análisis, Verificación e Investigación Patrimonial. Nhìn chung, Departamento de Declaración Jurada Patri-monial có trách nhiệm giữ danh sách các công chức có nghĩa vụ kê khai, bảo đảm đối tượng nộp tờ khai đúng hạn, chính xác, phạt các trường hợp vi phạm và quản lý lưu trữ tờ khai. Ngược lại, Departamento de Análisis, Verificación e Investigación Patrimonial thực hiện thẩm tra bằng một mẫu các tờ khai chọn ra từ một nhóm nguy cơ cao (chiếm khoảng 1% tổng số), đối chiếu tài sản kê khai lúc nhận và rời vị trí công tác, nhằm phát hiện những trường hợp tài sản tăng đáng ngờ.

Áchentina, do chú trọng cả về phòng ngừa xung đột lợi ích và làm giàu bất chính tại các ban ngành nhà nước của liên bang, nên phân chia các chức năng quản lý tuân thủ kê khai, thẩm tra và điều tra chính thức giữa the Unidad de Control y Seguimiento de las Declaraciones Juradas (Đơn vị CKTNTS) và Departamento de Investigaciones (Vụ Điều tra), có trách nhiệm xử lý mọi hoạt động điều tra tham nhũng. Trong Đơn vị CKTNTS có các phòng ban riêng chịu trách nhiệm: (a) quản lý tuân thủ kê khai và xác minh nội dung kê khai nhằm phát hiện các trường hợp làm giàu bất chính, (b) xác minh nội dung kê khai để phát hiện xung đột lợi ích tiềm ẩn và tổ chức hướng dẫn cho những trường hợp này. Khi Đơn vị CKTNTS phát hiện được những bất thường liên quan đến làm giàu bất chính hay khẳng định được đã có xung đột lợi ích thì đơn vị này sẽ chuyển hồ sơ cho Vụ Điều tra để tiến hành điều tra chính thức và có thể dẫn đến khởi tố hình sự. Vụ Điều tra cũng yêu cầu được truy cập các nội dung kê khai để phục vụ quá trình điều tra nếu cần hay để làm bằng chứng.

Ở Mỹ, do mục đích chính của hệ thống CKTNTS cấp liên bang là phát hiện và ngăn ngừa xung đột lợi ích tiềm tàng nên không có cơ quan riêng chuyên trách về xác minh tính chính xác của các nội dung kê khai. Cơ quan thực thi, Cục Quản lý Đạo đức Công chức cùng các cán bộ nội quy chuyên trách của cơ quan này chủ yếu có nhiệm vụ quản lý mẫu tờ khai, chuyển hồ sơ cho cơ quan công tố (Văn phòng Chánh Thanh tra, Cục Điều tra Liên bang hay Vụ Liêm chính Công chức thuộc Bộ Tư pháp) khi nhận được đơn thư khiếu tố hay phát hiện thấy sai phạm trong nội dung kê khai.

HỘP 2.1 Phân biệt các chức năng về CKTNTS giữa các ban ngành ở Guatemala, Áchentina và Mỹ

nội dung thẩm tra cũng có thể trở nên phức tạp hơn khi phân cấp các chức năng quản lý kê khai. Nếu công bố số liệu trực tuyến tại cơ quan quản lý trung ương thì toàn bộ quá trình sẽ phụ thuộc vào khả năng truyền dữ liệu hiệu quả, kịp thời của các cơ quan ngành dọc. Nếu sử dụng bản khai trên giấy cho mục đích tiếp cận của công chúng thì sẽ có nguy cơ nảy sinh việc thực hiện tiếp cận công chúng thiếu thống nhất của các cơ quan ngành dọc trong nước.

Trong hầu hết các cơ chế, việc thực thi các chế tài hành chính và khởi tố hình sự đối với các vi phạm về CKTNTS (tùy trường hợp) sẽ được quản lý bởi những cơ quan khác với cơ quan chịu trách nhiệm tiếp nhận tờ khai và cơ quan quản lý tuân thủ quy định về CKTNTS. Khi những

Page 50: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

Các thành phần của Hệ thống Công khai thu nhập, tài sản | 33

Việc phân cấp các chức năng CKTNTS có thể thực hiện dưới nhiều hình thức.

Ở Mông Cổ, đa số các trách nhiệm quản lý và cưỡng chế của hệ thống được giao cho Cơ quan Độc lập về Phòng chống tham nhũng (IAAC). Tuy nhiên, việc tiếp nhận, lưu trữ tờ khai của công chức lại được đảm nhiệm bởi các cán bộ nội quy chuyên trách của từng cơ quan ngành dọc, do vậy đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa cơ quan phòng chống tham nhũng và các cán bộ chuyên trách của từng cơ quan.

Một cán bộ chuyên trách về công khai tài sản ở mỗi cơ quan được giao giữ danh sách những đối tượng phải kê khai tài sản, và giám sát xem những người này có nộp tờ khai đúng hạn không. Khi đối tượng đã nộp tờ khai thì cán bộ này sẽ có trách nhiệm chuyển dữ liệu từ tờ khai trên giấy sang tệp dữ liệu điện tử, sau đó chuyển tới IAAC. Đây là một bước quan trọng để cơ quan trung ương giám sát dữ liệu. Mọi chức năng khác của hệ thống CKTNTS sau đó được chính IAAC đảm nhiệm. Phương thức này được áp dụng xuất pháp từ nguyên nhân trực tiếp là việc IAAC không đủ khả năng đảm đương được khối lượng công việc của việc chuyển đổi nội dung của hơn 52.000 tờ khai trên giấy sang dạng điện tử.

Áchentina cũng phân cấp một số chức năng cho các phòng ban quản lý nhân sự của các ban ngành liên quan. Mặc dù hệ thống được quản lý và thực thi tập trung nhưng 95% các tờ khai (của khoảng 33.000 đối tượng) được nhận trực tiếp và lưu trữ tại hơn 190 cơ quan ngành dọc quản lý các công chức này. Người kê khai nộp tờ khai dưới dạng điện tử (trực tuyến, mã hóa) tới văn phòng Đơn vị CKTNTS trung ương, in ra và ký một bản tờ khai trên giấy, sau đó nộp cho ban QLNS tại địa phương.

Các ban QLNS địa phương có trách nhiệm nhắc nhở công chức về nghĩa vụ kê khai, hỗ trợ người kê khai và báo cáo cho Đơn vị CKTNTS, thuộc Cục Phòng chống Tham nhũng, Bộ Tư pháp về những thay đổi trong danh sách các đối tượng kê khai bắt buộc. Các ban này cũng lưu trữ bản giấy tờ khai để lưu hồ sơ. 5% các quan chức chính phủ cao cấp nhất nộp tờ khai điện tử và bản giấy trực tiếp cho Đơn vị CKTNTS (xem Hình 2.7). Nhờ hệ thống kê khai điện tử mà Đơn vị CKTNTS trung ương có thể thực hiện theo dõi tuân thủ kê khai từ xa (phối hợp với các phòng ban QLNS). Đơn vị này cũng xử lý mọi thủ tục xác minh bằng các dữ liệu điện tử do chính người kê khai cung cấp. Chế độ kê khai điện tử cũng tạo điều kiện tăng cường phối hợp và trao đổi thông tin giữa Đơn vị CKTNTS và các phòng ban QLNS địa phương, cho phép Đơn vị CKTNTS theo dõi hiệu quả hoạt động của các phòng ban QLNS trong quá trình xử lý tờ khai của cán bộ địa phương, cũng như hỗ trợ, hướng dẫn các ban QLNS nếu cần.

Mỹ thậm chí còn phân cấp trách nhiệm cho các cơ quan ngành dọc nhiều hơn cả Mông Cổ và Áchentina. Ở Mỹ, mỗi cơ quan ngành dọc đều có một phòng nội quy chịu trách nhiệm quản lý các quy trình CKTNTS của riêng mình. Cục Quản lý Đạo đức Công chức ở trung ương chủ yếu chịu trách nhiệm đề ra các chính sách chung để các cơ quan ngành dọc thực hiện, cũng như hỗ trợ các ban ngành triển khai hệ thống riêng của mình. Những hệ thống này có thể có đôi chút khác biệt như về mức độ hỗ trợ cho người kê khai, tốc độ tiến hành các biện pháp cưỡng chế. Tuy nhiên, tại Cục Quản lý Đạo đức Công chức cũng có một bộ phận pháp chế hiệu quả cho phép Cục hướng dẫn chi tiết tới các ban ngành liên quan.

HỘP 2.2 Phân cấp thực hiện các quy trình CKTNTS ở Mông Cổ, Áchentina và Mỹ

Page 51: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

34 | Việc công, Lợi ích tư

chế tài hành chính như phạt hành chính được thực thi thì cơ quan quản lý CKTNTS thường thông báo cho ban QLNS của cơ quan ngành dọc nơi công tác của công chức vi phạm. Đối với những vi phạm có mức độ nặng hơn thì có thể thông báo cho tòa án dân sự hay trong trường hợp khởi tố hình sự là chuyển hồ sơ cho Văn phòng Công tố hay một cơ quan điều tra chống tham nhũng chuyên trách để điều tra chính thức, tùy thuộc vào hệ thống thể chế của từng nước. Vì vậy, trao đổi thông tin, hợp tác hiệu quả giữa cơ quan quản lý CKTNTS và những cơ quan hành chính, thực thi là yếu tố quan trọng.

2.3 Phạm vi, đối tượng của cơ chế

Phạm vi, đối tượng của hệ thống CKTNTS được quyết định bởi 3 tham số chính sách sau:

• Ai phải kê khai

• Đối tượng kê khai cần công bố những thông tin gì

• Kê khai bao lâu một lần.

Phạm vi, đối tượng của hệ thống CKTNTS được quy định trong luật và sẽ tùy thuộc vào mục tiêu của hệ thống công khai tài chính. Phạm vi, đối tượng của các hệ thống thường rất khác nhau, từ những hệ thống có quần thể đối tượng kê khai nhỏ, yêu cầu kê khai ngắn gọn, đơn giản, tới những hệ thống có quần thể đối tượng lớn, yêu cầu kê khai đầy đủ hơn. Về tần suất quy định cho công chức nộp tờ khai hay cập nhật tờ khai cũng rất khác nhau.

Những hệ thống mới hay đang hình thành hoặc những hệ thống đang trong giai đoạn cải tổ có thể đối mặt với nguy cơ do xác định phạm vi, đối tượng quá rộng, mà hậu quả là những hệ thống này có thể đề ra những nhiệm vụ, mục tiêu vượt quá khả năng thể chế của mình (theo Demmke và các tác giả khác, 2007, 132) hoặc không thực tế do những trở ngại từ môi trường chung. Trong các quyết định về chính sách quy định phạm vi, đối tượng của hệ thống CKTNTS cần cân nhắc thận trọng mức ngân sách dành riêng cho việc triển khai hệ thống và những nguồn lực mà cơ quan triển khai có thể sử dụng, bao gồm cả những nhu cầu và lợi ích từ những cấp độ quản lý dữ liệu điện tử khác nhau, từ kê khai điện tử hoàn toàn đến chuyển đổi dữ liệu từ tờ khai bản giấy sang cơ sở dữ liệu có chức năng tìm kiếm dữ liệu.

2.3.1 Ai phải kê khai?

Phạm vi và quy mô của nhóm đối tượng kê khai mỗi nước một khác, từ những hệ thống quy định mọi công chức phải kê khai đến những hệ thống chỉ quy định những quan cao cấp phải kê khai (xem Hình 2.8).14 Quy định phạm vi đại trà hay quá rộng thường không thực tế và không cần thiết, cũng như rất ít hệ thống chọn cách này. Những hệ thống CKTNTS quy

14 Tuy phạm vi các đối tượng công chức có nghĩa vụ kê khai thường rất khác nhau nhưng sẽ bao gồm người đứng đầu nhà nước, bộ trưởng, thành viên nội các, đại biểu quốc hội, các cán bộ cao cấp trong các cơ quan nhà nước, người đứng đầu hay thành viên cao cấp của các doanh nghiệp nhà nước, công chức cấp cao, thẩm phán, thành viên cao cấp của tòa án (trong một số cơ chế, thẩm phán và công tố viên thường thuộc quản lý của một hệ thống khác, như quân đội, cảnh sát). Một số hệ thống cũng coi các ứng cử viên tham gia bầu cử là đối tượng.

Page 52: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

Các thành phần của Hệ thống Công khai thu nhập, tài sản | 35

định toàn bộ hay một tỉ lệ rất lớn công chức phải kê khai thu nhập thường thu thập lượng thông tin khổng lồ và nhiều khi là rất chi tiết, gây khó khăn và tốn kém thời gian cho công đoạn xử lý và giám sát (Chêne 2008, 3; Messick 2006, 2). Những hệ thống CKTNTS đặt mục tiêu quá cao về mặt này sẽ phải dành những nguồn lực đáng kể cho việc giám sát tuân thủ kê khai và thường không đủ năng lực để quản lý những khía cạnh khác của cơ chế, do đó có nguy cơ không bảo đảm duy trì uy tín. Đây là gánh nặng lớn cho những hệ thống không (hoặc không thể) phân cấp các quy trình kê khai (như đã bàn ở phần trên trong mục 2.1).

Ngoài ra, một hệ thống CKTNTS có phạm vi đối tượng quá rộng sẽ dễ có nguy cơ phát đi một thông điệp rằng chính quyền đang áp dụng biện pháp tổng thể về phòng chống tham nhũng và nâng cao các giá trị đạo đức trong bộ máy nhà nước, nhưng trên thực tế lại thể hiện như một hệ thống vận hành không hiệu quả. Hạn chế phạm vi đối tượng để tập trung vào những vị trí cao cấp hay nguy cơ cao sẽ bảo đảm cho cơ quan quản lý không bị dàn trải năng lực quá mỏng và có đủ năng lực để thực hiện đầy đủ những chức năng được giao về công khai tài chính (theo Mukherjee và Gokcekus 2006, 325). Hai tiêu chí chung có thể áp dụng trong hạn chế phạm vi đối tượng là: (a) lựa chọn đối tượng mục tiêu dựa trên trách nhiệm hay chức năng hay (b) chú trọng chọn đối tượng theo cấp bậc vị trí dựa trên ngạch bậc.15

Chọn đối tượng mục tiêu dựa trên trách nhiệm hay chức năngViệc quyết định công chức nào phải kê khai sẽ một phần căn cứ vào các mục tiêu của cơ chế. Có thể phân loại đối tượng theo vị trí hay chức năng. Phân loại theo vị trí có nghĩa là

HÌNH 2.8 Đối tượng của khung pháp lý về CKTNTS theo phân loại thu nhập quốc gia của Ngân hàng Thế giới

Nguồn: Bộ số liệu PAM của Ngân hàng Thế giới về 87 quốc gia, 2010; https://www.agidata.org/pam.Chú thích: Để biết chi tiết về phân loại thu nhập, xem http://data.worldbank.org/about/country-classifications/country-and-lending- groups.

Người đứng đầuquốc gia

Bộ trưởng Đại biểuquốc hội

Công chức Vợ chồng/con cái

Tỉ lệ

các

quó

c gi

a tr

ong

mẫu

(N=8

7)

73

63

80

60 5963

85

6764

73

90

6055

77

95100

77 73

90 87

Thu nhập thấp Thu nhập trung bình thấp

Thu nhập caoThu nhập trung bình cao

15 Xem thêm phân tích về các mô hình này trong OECD (2011, 32-43).

Page 53: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

36 | Việc công, Lợi ích tư

xác định đối tượng theo chức vụ (bộ trưởng, vụ trưởng v.v); phân loại theo chức năng nghĩa là xác định đối tượng theo chức trách (quản lý nguồn thu, quản lý mua sắm công, cấp phúc lợi, giấy phép v.v.). Những hệ thống được xây dựng theo hướng ngăn ngừa xung đột lợi ích có thể chỉ quy định công khai tài chính đối với những đối tượng nắm giữ những vị trí có nguy cơ tham nhũng như thông qua giao thầu, cấp đất, xây dựng chính sách hay dự thảo văn bản pháp luật (OGE 2005, 7). Mặt khác, nếu phát hiện các trường hợp làm giàu bất chính là mục tiêu chính thì sẽ hiệu quả hơn nếu tập trung vào những vị trí có khả năng tạo kẽ hở cho những hành vi trục lợi bất hợp pháp, như những người làm ở các cơ quan quản lý ngân sách hay cấp phát các quyền lợi thay mặt chính phủ, như cấp giấy phép kinh doanh, giấy phép xây dựng. Tuy vậy, cách làm này có thể dẫn đến việc quy định phạm vi đối tượng quá rộng, vì số lượng công chức nắm những vị trí có “nguy cơ” thường khá lớn (theo Demmke và các tác giả khác. 2007, 132; OECD 2006b, 11). Bằng cách thực hiện một bước bổ sung là đề ra ngưỡng tối thiểu (về giá trị của các giao dịch thực hiện trong quá trình công tác, trách nhiệm đối với một số công đoạn giám sát tài chính, mua sắm công v.v.) sẽ bảo đảm cho quy mô đối tượng nằm trong giới hạn cho phép. Bằng cách đề ra một mức ngưỡng như trên sẽ giúp cho hệ thống không đặt quy mô quá dàn trải, tạo gánh nặng hành chính cho cơ quan, từ đó đề ra những quy định kê khai không cần thiết đối với những công chức nhỏ, ví dụ như những công chức làm nhiệm vụ quản lý nộp phạt vì đỗ xe sai phép (theo Messick 2009, 7).

Chọn đối tượng theo cấp bậc vị trí dựa trên ngạch bậcMột cách làm khác là chọn những công chức nắm những vị trí ở một cấp bậc nhất định (Chêne 2008, 3; OECD 2011). Giải pháp này dựa trên giả định rằng các công chức cấp cao có thể có nhiều quyền tự quyết và thẩm quyền hơn để tham nhũng. Một trong những ưu điểm của giải pháp này là ở chỗ vì nó được xây dựng dựa trên mô hình kim tự tháp về phạm vi đối tượng nên nhiệm vụ giữ và cập nhật danh sách những công chức có nghĩa vụ kê khai sẽ dễ dàng hơn một chút so với phương pháp xác định đối tượng dựa trên vị trí công tác có nguy cơ ở một số cấp chính quyền. Cũng có thể áp dụng phương pháp này để triển khai từng bước hệ thống mới hay đang trong giai đoạn hình thành, trong đó quy định kê khai tài chính được triển khai dần tới những cấp công chức thấp hơn, bắt đầu từ những đối tượng cấp cao nhất, trong khi cơ quan quản lý tập trung nâng cao uy tín và năng lực triển khai cơ chế. Một cách đơn giản hóa nhiệm vụ xác định những đối tượng có cấp bậc trên một cấp nào đó là đề ra mức ngưỡng dựa trên mức lương. Đây là một phương pháp đã được sử dụng ở Guatemala. Ví dụ, mức ngưỡng công chức phải kê khai là có thu nhập trên 8.000 ketxan một tháng (khoảng 1.000 US$).

Công khai tài chính của vợ, chồng, con cáiNhững công chức bị xác định là đã lạm dụng công quyền hay sử dụng sai công quỹ nhằm mục đích tư lợi sẽ tìm cách né tránh các hệ thống giám sát (xem báo cáo Minh bạch Quốc tế 2004). Tài sản hay thu nhập bất hợp pháp có thể được che đậy dưới tên của người nhà, kể cả vợ, chồng, con cái. Để đối phó với nguy cơ này, một số nước đã mở rộng phạm vi quy định kê khai bắt buộc đối với thành viên gia đình, đặc biệt là vợ, chồng, con cái, và trong một số trường hợp là cả những cộng sự thân cận hay những thành viên trong gia đình khác. Kênia, Nigiêria, Tanzania, Uganđa quy định kê khai riêng cho vợ, chồng, con cái (Chêne 2008, 4).

Page 54: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

Các thành phần của Hệ thống Công khai thu nhập, tài sản | 37

Những hệ thống khác cũng quy định công chức phải khai kèm chi tiết thu nhập, tài sản của vợ, chồng, con cái. Ở Xlôvenia, người ta chỉ quy định kê khai tài sản của vợ, chồng, con cái và các thành viên trong gia đình khác nếu có cơ sở hợp lý để nghi ngờ rằng một công chức đang che dấu thu nhập, tài sản thật. Mở rộng phạm vi đối tượng ra các thành viên trong gia đình và cộng sự sẽ bổ sung thêm một tầng kiểm soát nhưng cũng không bảo đảm sẽ ngăn chặn được những công chức cố tình dấu diếm tài sản ở nơi khác. Ở một số nước, quy định vợ, chồng, con cái phải công khai tài sản đã dẫn tới nhiều tranh cãi xung quanh quyền cá nhân.

2.3.2 Đối tượng kê khai cần công bố những thông tin gì?

Thông tin công khai về thu nhập, tài sản khác nhau tương đối nhiều giữa các cơ chế, về độ dài của mẫu tờ khai, mức độ chi tiết và độ phức tạp của thông tin phải khai báo (xem mẫu tờ khai ở Phụ lục A). Nhìn chung, sự khác biệt này là do mục đích của cơ chế, mức độ kiểm soát cần đạt và năng lực của cơ quan quản lý trong xử lý các thông tin chi tiết hay phức tạp về thu nhập, tài sản. Các hệ thống CKTNTS thường quy định một số dạng thông tin cơ bản sau trên mẫu tờ khai: tài sản, nợ, các nguồn thu nhập. Mức độ chi tiết và thông tin được xử lý như thế nào mới là yếu tố phân biệt hệ thống này với hệ thống kia, cũng như ảnh hưởng đến hiệu quả của cơ chế.

Tuy giữa các mô hình có nhiều khác biệt nhưng có 2 nguyên tắc chung về quy định nội dung của mẫu tờ khai như sau:

• Những hệ thống CKTNTS chú trọng vào phát hiện và ngăn ngừa xung đột lợi ích sẽ nhấn mạnh vào công khai các nguồn thu nhập và xác định lợi ích kinh doanh, kể cả (trong nhiều trường hợp) vị trí thành viên hội đồng quản trị công ty và quyền sở hữu cổ phần. Các hệ thống phòng chống xung đột lợi ích cũng có thể quy định kê khai giá trị tài sản, đôi khi theo số tổng. Chi tiết về nguồn gốc và giá trị của quà biếu cũng có thể được quy định.

• Những hệ thống chú trọng vào giám sát những thay đổi trong tài sản nhằm mục đích ngăn ngừa và phát hiện các trường hợp làm giàu bất chính sẽ nhấn mạnh vào công khai giá trị tài sản (theo số tổng hay trong giới hạn giá trị nhất định, ví dụ tổng giá trị của một loại tài sản nằm trong khoảng 5.000 – 25.000 US$ hay 25.001 – 50.000 US$ v.v.). Những hệ thống phòng ngừa làm giàu bất chính thường quy định mức độ kê khai chi tiết tài sản cao hơn các hệ thống phòng ngừa xung đột lợi ích, như nhãn hiệu, model xe hơi, giá trị và người đứng tên bất động sản v.v.), và khoản thu nhập mà công chức kiếm được từ những công việc ngoài công việc nhà nước (ở những nước cho phép công chức làm ngoài).

Các hệ thống hai mục tiêu thường quy định phải kê khai cả hai loại thông tin trên. Những hệ thống quy định kê khai thu nhập, tài sản của vợ, chồng, con cái cũng áp dụng những quy định tương tự.

Cần cân đối giữa yêu cầu về chi tiết thông tin bảo đảm vừa đủ để hệ thống đạt được mục tiêu đề ra, đồng thời không quy định một cách quá phiền hà đối với người kê khai và cả cơ

Page 55: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

38 | Việc công, Lợi ích tư

quan quản lý. Một số hệ thống (như của chính quyền liên bang Mỹ) đã thành công trong việc thể chế hóa các mẫu tờ khai dài, chi tiết. Trong những trường hợp này, mấu chốt tạo nên thành công của hệ thống là nhờ có đủ nhân lực hay cán bộ đạo đức để hỗ trợ giúp các công chức hiểu và điền đầy đủ tờ khai. Bằng cách hướng dẫn, hỗ trợ cũng góp phần giảm sự bức xúc do phải thực hiện thủ tục rườm rà và giảm nguy cơ đối tượng điền thiếu hay không chính xác thông tin. Phương pháp này áp dụng được là do ở Mỹ có đủ nguồn lực phục vụ triển khai hệ thống phòng ngừa xung đột lợi ích, trong khi đối với những nơi thiếu thốn nguồn lực hơn thì mô hình sẽ không thực tế.

2.3.3 Kê khai bao lâu một lần?

Tần suất kê khai của công chức phải được quyết định căn cứ trên một số yếu tố sau:

• Giá trị của những thông tin mới tạo điều kiện cho hệ thống hoàn thành nhiệm vụ

• Năng lực của cơ quan quản lý trong xử lý khối lượng thông tin

• Tránh quy định kê khai phiền hà đối với công chức làm nảy sinh nguy cơ không tuân thủ.

Kê khai ở thời điểm đầu và cuối là một đặc điểm tiêu chuẩn cơ bản của hầu hết các cơ chế. Điều đó có nghĩa là công chức phải kê khai khi mới nhậm chức và khi rời vị trí, thường là trong một khoảng thời gian ấn định (như 30 ngày chẳng hạn) sau những thời điểm trên. Một số hệ thống cũng quy định phải kê khai cho thời gian sau khi công chức đã rời nhiệm sở (trong thời gian mà công chức bị cấm làm việc trong những ngành có liên quan đến chức trách trước đây), hay trong một số trường hợp đối với những ứng cử viên tham gia bầu cử. Phần lớn các hệ thống cũng quy định công chức phải kê khai khi còn tại chức, hoặc định kỳ - thường là mỗi năm một lần – hoặc khi có phát sinh thay đổi đáng kể trong giá trị thu nhập, tài sản (kê khai đột xuất). Những hệ thống quy định kê khai đột xuất sẽ chuyển trách nhiệm tuân thủ cho người kê khai. Ví dụ, Pháp16 là nước áp dụng phương thức này, cũng như Croatia. Tuy phương thức này khá phổ biến nhưng giải pháp quy định mọi công chức phải kê khai mới hay cập nhật hàng năm tại cùng thời điểm có lẽ là phương thức được ưa chuộng (xem Hình 2.9).

Một trong những trở ngại trong việc bảo đảm hiệu quả kê khai đột xuất là phải xác định đề ra mức ngưỡng ở đâu đối với những yếu tố cấu thành nên những thay đổi đáng kể trong thu nhập, tài sản. Nếu đặt ngưỡng quá thấp thì sẽ có nguy cơ tạo gánh nặng hành chính cho cơ quan quản lý do số lượng đối tượng tăng không cần thiết trong khi không cải thiện được hiệu quả của cơ chế; còn nếu đặt quá cao thì cơ quan quản lý sẽ bị cho là thiếu nghiêm khắc trong giám sát thay đổi về tài sản, do đó làm giảm uy tín của cơ chế. Mức ngưỡng tối ưu sẽ khác nhau tùy tình hình và theo loại hành vi mục tiêu mà hệ thống muốn giám sát.

16 Ở Liên minh châu Âu, đa số các nước quy định lịch kê khai cụ thể, tuy về chi tiết có khác nhau. Chẳng hạn, người làm trong lĩnh vực lập pháp ở Ba Lan phải nộp tờ khai tài sản trong vòng 30 ngày sau khi nhậm chức và sau đó là mỗi năm một lần. Ở Đức quy định mỗi công chức phải kê khai ở thời điểm đầu của nhiệm kỳ 4 năm, nhưng cũng quy định công chức phải báo cáo nếu có thu nhập bổ sung, thù lao hay quà biếu trong thời gian này. Một số nước, như CH Séc và Ailen chỉ quy định công chức phải kê khai hàng năm (theo Demmke và các tác giả khác. 2007, 70).

Page 56: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

Các thành phần của Hệ thống Công khai thu nhập, tài sản | 39

Ở những nơi có nguồn lực hạn chế hơn, việc duy trì mức ngưỡng tương đối cao áp dụng cho kê khai đột xuất cũng đồng nghĩa với quy định kê khai ít thường xuyên hơn, từ đó có thể tạo ra một hệ thống CKTNTS đáng tin cậy, hiệu quả hơn so với mức ngưỡng thấp. Dù trong trường hợp nào thì quy định kê khai đột xuất cũng làm nảy sinh nguy cơ không tuân thủ cao hơn, tạo ra những khó khăn nội tại cho việc xác định trường hợp bỏ sót những đối tượng phải kê khai, cũng có nghĩa là cơ quan quản lý không thể theo dõi và báo cáo về tỉ lệ tuân thủ. Đối với những hệ thống có nguồn lực hạn chế hay những hệ thống chưa thiết lập được hiệu lực răn đe về phát hiện và cưỡng chế vi phạm thì tình trạng này có thể làm tăng mối hoài nghi của công chúng về hiệu quả của các quy định CKTNTS với vai trò là công cụ phòng chống tham nhũng.

Một số hệ thống CKTNTS quy định kê khai ở thời điểm bắt đầu và kết thúc nhiệm kỳ, cũng như kê khai hàng năm đối với toàn bộ các công chức theo luật. Đây là một phương thức tương đối phổ biến và đã được áp dụng ở những nước như Áchentina, Xlôvenia và Mỹ. Ở Mỹ hàng năm có khoảng 25.000 tờ khai công bố và 250.000 tờ khai được giữ bí mật (trong đó quy định mọi tờ khai phải được kiểm tra và mọi đối tượng phải được hướng dẫn về những xung đột lợi ích có thể nảy sinh trong vòng 60 ngày kể từ ngày nộp) và có một lực lượng nhân lực và công nghệ hùng hậu để xử lý yêu cầu này cũng như một khối lượng lớn thông tin được kê khai. Ở Áchentina cũng áp dụng hệ thống kê khai tập trung, tự động bảo đảm kê khai hàng năm và xác minh nội dung kê khai theo mục tiêu cho khoảng 33.000 tờ khai mỗi năm.

HÌNH 2.9 Tần suất kê khai

Nguồn: Bộ số liệu PAM của Ngân hàng Thế giới về 87 quốc gia, 2010; https://www.agidata.org/pam.Chú thích: Có 435 hệ thống công khai tài chính có thể áp dụng, nếu toàn bộ các quốc gia (N = 87) quản lý mọi nhóm đối tượng kê khai (N = 5): người đứng đầu quốc gia, bộ trưởng, đại biểu quốc hội, công chức, vợ/chồng/con cái. Trong mẫu PAM, chỉ có 321 hệ thống công khai tài chính được điều chỉnh bởi các khung pháp lý về CKTNTS.

18

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

100Tỉ

lệ h

ệ th

ống

CKTC

khun

g ph

áp lý

về

CKT

NTS

(N =

321

)

27

6266

91

Hàng năm Khi nhậm chứcSau khithôi chức

Trong vòng3 năm sau khi

thôi chức

Khi có thay đổitrong tài sản, thu nhập, nợ

Page 57: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

40 | Việc công, Lợi ích tư

Kết hợp chế độ kê khai lúc bắt đầu và kết thúc nhiệm kỳ, cũng như cập nhật định kỳ trong thời gian đương chức là giải pháp được ưu tiên áp dụng. Cần đơn giản hóa thủ tục kê khai định kỳ tới mức tối đa vì các cơ quan quản lý sẽ tiếp nhận một khối lượng lớn tờ khai cùng một lúc và đó là một thử thách mà tất cả các hệ thống đều phải đối mặt theo quy định kê khai lúc bắt đầu và kết thúc nhiệm kỳ sau bầu cử, bổ nhiệm. Cho phép người kê khai được chọn cách nộp tờ khai bổ sung, thay vì khai lại toàn bộ mỗi lần đến hạn kê khai là một cách để đơn giản hóa thủ tục kê khai định kỳ. Chẳng hạn, Inđônêxia sử dụng 2 mẫu tờ khai, trong đó một tờ khai sử dụng cho lúc bắt đầu nhậm chức và một tờ khai để cập nhật thông tin trong thời gian đương chức và khi rời vị trí. Nếu cơ quan quản lý CKTNTS có thể cung cấp cho người kê khai một bản sao các tờ khai trước thì sẽ tạo nhiều thuận lợi cho người kê khai. Ví dụ, Áchentina đã làm được việc này một cách tương đối dễ dàng nhờ quy trình quản lý dữ liệu điện tử. Áchentina cũng quyết định điều chỉnh thời gian kê khai hàng năm cho phù hợp với thời hạn kê khai nộp thuế, nhờ đó mà giảm bớt gánh nặng đối với người kê khai bằng cách cho phép đối tượng lập tờ khai thuế và CKTNTS đồng thời.

Tóm lại, phạm vi, đối tượng của hệ thống CKTNTS (tức là ai phải kê khai, kê khai bao nhiêu thông tin, tần suất ra sao) phải được xác định theo hướng tối ưu hóa hiệu quả của cơ chế, căn cứ trên năng lực của cơ quan quản lý và mục tiêu của cơ chế. Các hệ thống CKTNTS quy định mọi công chức phải kê khai thu nhập, tài sản cho phép thu thập được khối lượng thông tin khổng lồ và nhiều khi là rất chi tiết nhưng sẽ gây khó khăn và mất nhiều thời gian để xử lý và theo dõi (theo Chêne 2008, 3; Messick 2006, 2). Thu hẹp phạm vi đối tượng ở những vị trí cấp cao hay những chức trách có nguy cơ cao (hay triển khai chọn đối tượng từng phần) sẽ bảo đảm năng lực cho cơ quan quản lý trong triển khai và giám sát hiệu quả cơ chế, đồng thời cũng nâng cao năng lực và uy tín của mình (theo Mukherjee và Gokcekus 2006, 325).

2.4 Năng lực thể chế

Năng lực thể chế của cơ quan quản lý CKTNTS bao gồm ngân sách (kể cả ngân sách được sử dụng và khả năng quản lý ngân sách), nhân lực (các quy trình tuyển dụng, đào tạo, bổ sung kỹ năng cho nhân viên), cơ sở vật chất (cũng như tầm quan trọng của cơ sở vật chất trong việc bảo đảm hiệu quả của hệ thống và quản lý an toàn thông tin), và công nghệ (gồm một loạt những ứng dụng làm công cụ quản lý dữ liệu và tiếp cận thông tin). Những năng lực này sẽ được phân tích trong phần dưới.

2.4.1 Ngân sách

Nếu không có đủ nguồn lực thì ngay cả một hệ thống CKTNTS có thiết kế tốt nhất cũng không đạt hiệu quả mong muốn. Ngân sách của cơ quan quản lý CKTNTS phải đầy đủ, ổn định và dự báo được để bảo đảm cơ quan vận hành tốt. Điều này đòi hỏi cơ quan triển khai phải dự báo, quản lý, báo cáo ngân sách hiệu quả, cũng như có sự tự chủ về ngân sách đủ để hạn chế sự can thiệp về cung ứng nguồn lực. Vì vậy, bảo đảm ngân sách được phân bổ đầy đủ và dự báo được đòi hỏi cơ quan quản lý CKTNTS phải tích cực tranh thủ sự hỗ trợ của các cấp lãnh đạo và nâng cao nhận thức của công chúng về nhiệm vụ của cơ quan. Một khó

Page 58: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

Các thành phần của Hệ thống Công khai thu nhập, tài sản | 41

khăn thường gặp nữa mà các cơ quan quản lý CKTNTS phải đối mặt là sai lệch thường xuyên giữa dự báo và ngân sách thực tế. Không dự báo được nguồn lực sẽ hạn chế khả năng của cơ quan quản lý CKTNTS trong việc đưa ra những cam kết đáng tin cậy với cán bộ, nhân viên, nhà cung cấp, nhà thầu.

Như vậy, những khó khăn về ngân sách sẽ phát sinh trên 2 mặt: (a) dự trù ngân sách, và (b) thực hiện ngân sách. Tuy trao thẩm quyền độc lập về ngân sách cho cơ quan quản lý CKTNTS có thể là một phương án hấp dẫn nếu xét về khả năng tiên liệu nhưng phân bổ ngân sách phải có tính cạnh tranh trong hệ thống chính trị vì đây là một trong những chức năng chính của cả cơ quan hành pháp và quốc hội. Để tạo điều kiện cho cơ quan quản lý CKTNTS bảo vệ đề xuất tăng ngân sách thì những chỉ tiêu hiệu quả chi tiết sẽ là những công cụ cực kỳ hữu ích.

Những chỉ số phân tích trong Phụ lục B sẽ cho các hệ thống CKTNTS một xuất phát điểm để theo dõi chặt chẽ hiệu quả của mình trong thực hiện những chức năng được giao và tác động của những chức năng đó. Nhờ thu thập một cách hệ thống những dữ liệu này mà cho phép cơ quan quản lý biết chính xác lý do mình cần thêm hỗ trợ ngân sách, từ việc cần thêm ngân sách để xác minh số lượng tờ khai tăng lên tới việc giải quyết vấn đề về tốc độ thay thế nhân sự cao do đồng lương không tương xứng với các cơ quan nhà nước khác.

Cho dù ở điểm dữ liệu cụ thể nào thì yếu tố cần quan tâm chính vẫn là xây dựng được một chế độ hạch toán dựa trên số liệu thực về hoạt động của cơ quan quản lý, để sau đó sử dụng nhằm thuyết phục quốc hội, lãnh đạo, các bên liên quan lý do vì sao hệ thống CKTNTS cần một mức kinh phí nhất định. Phương thức lập kế hoạch ngân sách này sẽ tạo điều kiện để gắn chặt nguồn lực với lượng công việc mà cơ quan phải giải quyết. Điểm mấu chốt là phải bảo đảm để hệ thống CKTNTS được dự trù đủ ngân sách cũng như bảo đảm ngân sách đó ổn định và tránh được những chi phối chính trị bất hợp lý.

Khó có thể khái quát những yêu cầu về ngân sách để triển khai hệ thống CKTNTS hay so sánh giữa các mô hình của từng nước, vì những hạn chế về dữ liệu sẵn có và những khác biệt trong thực tế phát sinh từ các chức trách, bối cảnh khác nhau của các hệ thống ở mỗi nước. Tuy mọi cơ quan đều (tối thiểu) phải có đủ kinh phí để quản lý và giám sát tuân thủ kê khai nhưng chức trách, hoàn cảnh sẽ quyết định phương thức áp dụng trong các quy trình xác minh, giám sát, tiếp cận công khai và cưỡng chế. Ngoài ra, một số hệ thống vẫn sử dụng kê khai trên giấy và vì vậy phải sử dụng phần lớn ngân sách cho việc trả lương nhân viên, trong khi những hệ thống khác sử dụng hệ thông khai báo, quản lý dữ liệu điện tử, và vì thế (nhiều khả năng) sẽ cần ít nhân viên hơn nhưng lại có những chi phí hoạt động đáng kể khác.

Vấn đề then chốt ở đây là hiểu được nguồn lực nào là sẵn có và mức độ ảnh hưởng tương ứng đối với phạm vi hoạt động có thể thực hiện là gì. Trong một hệ thống không có hạn chế về kinh phí, người ta có thể sẽ muốn không chỉ giám sát thông tin kê khai của mọi lần khai báo mà còn muốn thực hiện xác minh kỹ càng tính chính xác của từng tờ khai. Nhưng nguồn lực cần thiết để đạt được một kết quả như vậy gần như vượt quá khả năng của mọi

Page 59: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

42 | Việc công, Lợi ích tư

hệ thống và cũng không bảo đảm tính hiệu quả-chi phí. Bởi vậy, sẽ là hợp lý nếu tập trung sử dụng nguồn lực để tối đa hóa hiệu quả của cơ quan, như chọn đối tượng đích là những vị trí cấp cao để kiểm tra cụ thể, hay những vị trí có nguy cơ cao nhất về hành vi làm giàu bất chính hay xung đột lợi ích (như nhân viên hải quan hay cán bộ phụ trách mua sắm công). Theo nghiên cứu được thực hiện trong khuôn khổ tài liệu hướng dẫn này, nhiều quốc gia cho thấy chưa thu thập số liệu về chi phí và hiệu quả-chi phí. Những biện pháp giám sát kiểu như vậy sẽ cho phép cơ quan quản lý CKTNTS của một nước theo dõi được tính hiệu quả chi phí, cũng như đánh giá được những thay đổi trong ngân sách, chi tiêu có liên hệ với những chuyển biến về hiệu quả hay không.

Ngoài quản lý hiệu quả ngân sách, sự tự chủ về ngân sách cũng là một vấn đề đáng kể. Chẳng hạn, Ủy ban Phòng chống xung đột lợi ích Croatia không có ngân sách độc lập; thay vào đó có ngân sách được phân bổ chung với ngân sách hoạt động của quốc hội. Sự thiếu kiểm soát về ngân sách này, đặc biệt là trong quá trình giám sát trực tiếp đối với các đại biểu quốc hội, có thể ảnh hưởng đến tính độc lập thực sự hay nội tại. Ngân sách của Áchentina được phân bổ từ bộ chủ quản cũng gặp phải những nguy cơ tương tự. Đơn vị CKTNTS của Guatemala nhận ngân sách từ cơ quan phòng chống tham nhũng được phân cấp là Văn phòng Trưởng ban Tài chính quốc gia (Controlaría General de Cuentas, CGC). Tuy hệ thống này bảo đảm tính độc lập nhưng độ tin cậy về khả năng được phân bổ ngân sách trong tương lai lại phụ thuộc vào quyết định của CGC. Ngay cả ngân sách của chính CGC cũng đã sụt giảm trong những năm qua và thường xuyên ở dưới mức pháp định là 0,7% tổng thu nhập quốc nội.17 Ủy ban Phòng chống Tham nhũng của Xlôvenia nộp đề xuất ngân sách trực tiếp cho Bộ Tài chính để trình quốc hội phê chuẩn. Ủy ban Bài trừ Tham nhũng của Inđônêxia tuy có ngân sách riêng nhưng vẫn phải giải trình hàng năm và phải được quốc hội thông qua. Tuy gặp nhiều sự phản đối của các đại biểu quốc hội vì cho rằng Ủy ban Bài trừ Tham nhũng có quá nhiều thẩm quyền, nhưng Ủy ban có hệ thống thu thập và công bố số liệu về hiệu quả hoạt động của mình này đã thành công trong việc xin phê duyệt tăng ngân sách cho năm 2010 để tuyển thêm cán bộ. Tuy nhiên, ủy ban này cũng đã từng trải qua tình cảnh thâm hụt giữa ngân sách được duyệt và giải ngân thực tế. Bên cạnh những tác động rõ ràng về chất lượng hoạt động chung, thâm hụt ngân sách cũng bộc lộ sự lệ thuộc và yếu kém tiềm ẩn của cơ quan thực thi trước các can thiệp chính trị, và đó lại là lý do của việc cần thiết thu thập các số liệu về hiệu quả và hoạt động để cơ quan quản lý CKTNTS có cơ sở thuyết phục bảo vệ cho đề xuất tăng ngân sách của những cơ quan này.

2.4.2 Nhân lực

Để quản lý hệ thống CKTNTS cần có những chuyên gia có trình độ, các quy trình nghiệp vụ bài bản và đào tạo thường xuyên để bảo đảm thành công. Dựa trên yêu cầu về cơ sở pháp lý công khai và thể chế, yêu cầu nhân sự của các ban CKTNTS phải được đáp ứng trên cơ sở

17 Con số này không có nghĩa là các cơ quan liên quan phải có ngân sách pháp định là một tỉ lệ nào đó của tổng sản phẩm quốc nội. Như đã nêu trên, ngân sách của ban phải có sự liên hệ với khối lượng công việc và các mục tiêu của cơ quan.

Page 60: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

Các thành phần của Hệ thống Công khai thu nhập, tài sản | 43

BẢN

G 2

.1

Các

hình

quả

n lý

ngu

ồn n

hân

lực

tron

g cá

c hệ

thốn

g CK

TNTS

: Kết

quả

từ c

ác k

hảo

t điể

m

Ách

entin

a

Cr

oatia

G

uate

mal

a

Hồn

g Đ

KHC

Kông

T.

Quố

c In

đônê

xia

Gio

ocđa

nCH

Kiêc

gitx

tan

M

ông

Cổ

R

uanđ

a

Xlô

veni

a

Mỹ

Tuyể

n dụ

ng

cạnh

tran

h

Sử d

ụng

nhân

viê

ntạ

m th

ời

Đán

h gi

ákế

t quả

Ngu

ồn: T

ài li

ệu k

èm th

eo, C

ông

khai

thu

nhập

, tài

sản:

Min

h họ

a qu

a tr

ường

hợp

điể

n hì

nh (N

gân

hàng

Thế

giớ

i/StA

R 20

12).

Chú

thíc

h: —

= k

hông

rõ.

Đào t

ạo

Page 61: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

44 | Việc công, Lợi ích tư

tuyển dụng cạnh tranh và phải có chế độ đãi ngộ hợp lý, kèm theo đào tạo, bồi dưỡng sau tuyển dụng và đào tạo liên tục (Bảng 2.1).

Một số nước đã chọn giải pháp ưu tiên các hệ thống phòng chống tham nhũng và CKTNTS; chẳng hạn, cán bộ của ban IAAC ở Mông Cổ có mức lương cao hơn các công chức ở những cơ quan nhà nước khác có cùng ngạch bậc. Nhờ vậy đã tạo điều kiện để tuyển dụng được những cán bộ có trình độ, cũng như phát đi một thông điệp tới công chúng về những ưu tiên của chính phủ.18 Tuy những ưu tiên này có thể giúp một cơ quan tuyển dụng những cán bộ có trình độ nhưng điều quan trọng là quyết định đó phải được đưa ra phù hợp với chính sách chung của nhà nước. Ví dụ, mức lương của cán bộ làm công tác CKTNTS ở Xlôvenia được ấn định theo hệ thống lương chung của nhà nước, nghĩa là không đủ sức cạnh tranh với tư nhân.

Cần đặc biệt chú ý tới vấn đề tuyển dụng nhân viên bổ sung, bảo đảm đội ngũ cán bộ có đầy đủ những kỹ năng cần thiết, như giám sát kê khai, xác minh tính chính xác của thông tin kê khai, hướng dẫn đối tượng, giáo dục công chúng, cũng như bảo đảm cho nhân viên có đủ tài liệu cẩm nang nghiệp vụ và được tập huấn toàn diện. Chẳng hạn, có thể đào tạo nhân viên tùy theo nhiệm vụ cụ thể, theo các quy trình hành chính tương ứng, các luật định về công khai thu nhập, tài sản, các công cụ phần mềm, phần cứng cần thiết. Ủy ban Bài trừ Tham nhũng của Inđônêxia, cơ quan chủ quản của Đơn vị CKTNTS, áp dụng phương thức tuyển dụng cạnh tranh để thu hút cán bộ mới, trong đó quy định cán bộ phải có trình độ, kinh nghiệm làm việc phù hợp, tiến hành đánh giá cán bộ hàng năm nhằm theo dõi hiệu quả hoạt động, tổ chức tập huấn cho từng cá nhân và phát triển nghề nghiệp cho nhân viên. Ngoài ra, cơ quan còn quy định chức trách cụ thể cho từng vị trí nhằm phân định rõ ràng trách nhiệm của cán bộ, cũng như tiến hành xác minh nhân thân kỹ càng trong quá trình tuyển dụng.

Chẳng hạn, ở Áchentina, đội ngũ cán bộ CKTNTS gồm 12 người là các luật sư, kế toán, nhà nghiên cứu chính trị (trong đó, 2 người chịu trách nhiệm quản lý cơ sở dữ liệu và chọn đối tượng kê khai để xác minh, 4 người làm công việc xác minh, kiểm tra tính nhất quán và chính xác của lời khai và một người [luật sư] thực hiện phân tích các lời khai để tìm ra những trường hợp xung đột lợi ích có thể có. Những cán bộ còn lại làm các công việc hành chính).19 Cơ quan thực thi của Croatia có một đội ngũ cán bộ biên chế gồm 2 luật sư và 2 kinh tế gia (xử lý khoảng 1.800 tờ khai), và tuyển thêm khoảng 10 nhân viên tạm thời trong những thời gian cao điểm sau bầu cử để làm công việc đăng tải dữ liệu lên trang web của Ủy ban Phòng ngừa xung đột lợi ích.

18 Xem Khảo sát điểm về Mông Cổ trong tài liệu kèm theo, Công khai thu nhập, tài sản: Minh họa qua trường hợp điển hình (Ngân hàng Thế giới/StAR 2012).

19 Xem Khảo sát điểm về Áchentina trong tài liệu kèm theo, Công khai thu nhập, tài sản: Minh họa qua trường hợp điển hình (Ngân hàng Thế giới/StAR 2012). Cục Điều tra có 37 cán bộ; Đơn vị CKTNTS có 12 cán bộ (trong đó, 7 người là công chức, 5 người là nhân viên làm thuê), xử lý khoảng 4.000 tờ khai mỗi năm.

Page 62: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

Các thành phần của Hệ thống Công khai thu nhập, tài sản | 45

2.4.3. Cơ sở vật chất

Tuy một số nơi đã sử dụng hệ thống nộp tờ khai trực tuyến nhưng các hệ thống CKTNTS vẫn phải xử lý những khối lượng hồ sơ, giấy tờ rất lớn và cần lưu giữ trong một số năm (cho dù nhiều nơi không quy định rõ phải lưu giữ hồ sơ trong bao lâu). Và ngay cả khi đã có quy trình kê khai điện tử thì vẫn cần lưu giữ các tờ khai có chữ ký. Tần suất nộp tờ khai cũng tác động tới quy định về lưu giữ hồ sơ. Khi các hệ thống CKTNTS đã phát triển thì phạm vi đối tượng được điều chỉnh bởi luật pháp về công khai tài chính cũng sẽ được mở rộng, do đó sẽ cần

Năng lực lưu trữ tờ khai tiếp tục là một vấn đề đối với nhiều nước.

Chẳng hạn, ở Mông Cổ, cơ quan thực thi hiện chỉ có năng lực lưu trữ tờ khai tại chỗ hạn chế. Vì vậy, cơ quan này ưu tiên các tờ khai của 256 công chức cao cấp nhất trong chính phủ và lưu trữ tại chỗ những hồ sơ này trong 2 năm, sau đó chuyển sang lưu trữ ở nơi khác trong 3 năm nữa. Số lượng hơn 50.000 tờ khai khác được lưu giữ tại từng cơ quan chủ quản của đối tượng kê khai.a Tuy nhiên, số lượng hồ sơ này vẫn là một gánh nặng lớn cho mỗi cơ quan, trong đó có những cơ quan phải lưu giữ tại chỗ tới hàng nghìn hồ sơ. Hơn nữa, cơ quan quản lý CKTNTS trung ương có thể gặp khó khăn trong giám sát hoạt động của từng cơ quan để bảo đảm rằng những cơ quan này tiếp nhận và lưu giữ phù hợp mọi hồ sơ.

Ngoài vấn đề liệu việc quy định một quần thể đối tượng kê khai lớn như vậy có phải là tối ưu hay không, phương thức lưu giữ hồ sơ của Mông Cổ còn ưu tiên những công chức cao cấp nhất, cũng là những người cần giám sát chặt chẽ nhất và thu hút sự chú ý nhiều nhất từ công chúng.b Tuy nhiên, phương thức này cũng gặp phải trở ngại đáng kể khi muốn bảo đảm cho công chúng tiếp cận được các hồ sơ gốc (dù cho đến nay chưa có yêu cầu tiếp cận của công chúng nào đối với những công chức ngoài số 256 người có chức vụ cao nhất). Tình trạng này có thể khiến uy tín của hệ thống bị ảnh hưởng nếu người dân và các công chức coi việc kê khai là một quy định mà nếu không chấp hành thì hậu quả cũng không nhiều hay thậm chí không có hậu quả gì. Mông Cổ đã có biện pháp giải quyết phần nào vấn đề này bằng cách yêu cầu từng cơ quan nộp trích yếu tờ khai của từng đối tượng.

Ở Áchentina, các tờ khai trên giấy được quy định phải lưu trữ trong 10 năm sau khi công chức đã rời vị trí công tác.c Theo báo cáo, diện tích lưu trữ sẽ nhanh chóng trở nên thiếu hụt (tờ khai của 5% công chức có chức vụ cao nhất, khoảng 1.600 người trong tổng số 33.000 người năm 2008, được lưu trữ trong kho an toàn tại Bộ Tư pháp; số còn lại được lưu trữ ở những nơi khác tại các ban QLNS của các cơ quan ngành dọc). Phiên bản công khai của các tờ khai tài sản (anexos públicos), khi đang trong quá trình xác minh hay điều tra, được lưu trữ tại văn phòng của Đơn vị Kê khai Tài sản hay Cục Điều tra, Bộ Tư pháp, nhiều khi với thời gian không xác định. Các phụ lục cá nhân bí mật (anexos privados) được lưu trữ trong các túi hồ sơ gắn kín trong phòng có khóa.d Diện tích làm

HỘP 2.3 Giải quyết các vấn đề về năng lực lưu trữ ở Mông Cổ, Áchentina và Ruanđa

(tiếp trang sau)

Page 63: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

46 | Việc công, Lợi ích tư

việc của cán bộ và diện tích kho lưu trữ các hồ sơ hiện hành là rất hạn chế trong thời gian xác minh, thẩm tra. Đặc biệt, yêu cầu của Cục Điều tra đã vượt quá diện tích văn phòng hiện có và cũng cho biết khối lượng lưu trữ đã vượt giới hạn an toàn của tòa nhà về trọng lượng mặt sàn do khối lượng hồ sơ chồng chất trong 9 năm trời kể từ khi Cục được thành lập.

Một giải pháp cho những vướng mắc về cơ sở vật chất này là áp dụng kê khai và lưu trữ trực tuyến cho toàn bộ hồ sơ, thay cho lưu trữ giấy tờ.e Hoặc, nếu có lưu trữ bằng giấy tờ (bên cạnh hồ sơ điện tử) vì lý do an toàn, thì những hồ sơ này cũng phải được lưu giữ tại các kho bên ngoài để giảm gánh nặng trực tiếp lên cơ quan quản lý. Chẳng hạn, ở Áchentina, hệ thống kê khai trực tuyến mới được áp dụng đã tạo điều kiện để các cơ quan quản lý tiếp cận được tới 95% các tờ khai tài sản được lưu trữ (dưới dạng giấy tờ) ở các cơ quan chủ quản của đối tượng kê khai.f Những tờ khai này được Đơn vị CKTNTS trung ương truy cập điện tử nhằm xác minh nội dung. Nếu không có hệ thống quản lý, lưu trữ kê khai phân cấp thì việc truy cập phiên bản tờ khai điện tử của cơ quan quản lý trung ương là Đơn vị CKTNTS sẽ ngập trong giấy tờ theo nghĩa đen. Điều quan trọng ở đây là giải pháp kê khai, lưu trữ số liệu điện tử tự nó không phải là câu trả lời, mà cần có giải pháp quản lý dữ liệu hiệu quả để bảo đảm khả năng tìm kiếm, phân tích dữ liệu hợp lý.

Ngoài cơ sở vật chất của các cơ quan liên quan, nguồn cung cấp điện năng cũng là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của cơ quan. Ở Ruanđa, chính phủ quy định mọi cơ quan nhà nước phải có máy phát điện dự phòng để bảo đảm nguồn điện năng liên tục phòng trường hợp mất điện từ lưới điện quốc gia. Quy định này sẽ đặc biệt cần thiết đối với những nước có nguồn điện năng không ổn định nhưng cần bảo đảm khả năng truy cập hồ sơ điện tử, tiếp nhận tờ khai điện tử và duy trì sự vận hành của các hệ thống bảo mật.

a Xem Khảo sát điểm về Mông Cổ trong tài liệu kèm theo, Công khai thu nhập, tài sản: Minh họa qua trường hợp điển hình (Ngân hàng Thế giới/StAR 2012).

b CH Kiêcgitxtan cũng đã cân nhắc ưu tiên lưu trữ hồ sơ của những người có vị trí chính trị hay chức vụ đặc biệt, trong đó người có chức vụ đặc biệt được lưu trữ lâu hơn. Xem Khảo sát điểm về Kiếcgitxtan trong tài liệu kèm theo, Công khai thu nhập, tài sản: Minh họa qua trường hợp điển hình (Ngân hàng Thế giới/StAR 202).

c Xem Khảo sát điểm về Áchentina trong tài liệu kèm theo, Công khai thu nhập, tài sản: Minh họa qua trường hợp điển hình (Ngân hàng Thế giới/StAR 2012).

d Các phụ lục cá nhân được niêm phong và lưu trữ trong tủ có khóa tại Đơn vị Công khai Tài sản nếu còn mới, sau đó được chuyển đến lưu trữ tại Bộ Tư pháp trong 10 năm. Xem Khảo sát điểm về Áchentina trong tài liệu kèm theo, Công khai thu nhập, tài sản: Minh họa qua trường hợp điển hình (Ngân hàng Thế giới/StAR 2012).

e Ví dụ: hạt Montgomery, Maryland, Mỹ; xem khảo sát điểm về Hoa Kỳ trong tài liệu kèm theo, Công khai thu nhập, tài sản: Minh họa qua trường hợp điển hình (Ngân hàng Thế giới/StAR 202).

f Xem Khảo sát điểm về Áchentina trong tài liệu kèm theo, Công khai thu nhập, tài sản: Minh họa qua trường hợp điển hình (Ngân hàng Thế giới/StAR 2012).

HỘP 2.3 (tiếp)

ngày càng nhiều diện tích để lưu giữ tờ khai. Ngoài các quy định về lưu giữ hồ sơ giấy tờ và điện tử, các cơ quan quản lý CKTNTS còn cần cơ sở vật chất để thực hiện những nhiệm vụ,

Page 64: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

Các thành phần của Hệ thống Công khai thu nhập, tài sản | 47

chức trách được giao, như tiếp nhận tờ khai, quản lý tuân thủ kê khai, các quy trình xác minh, hướng dẫn kỹ thuật cho công chức, hay đáp ứng các yêu cầu về thông tin của công chúng (qua điện thoại hoặc nhiều khi là gặp trực tiếp). Để triển khai hiệu quả các hoạt động nghiệp vụ của hệ thống CKTNTS, cơ quan thực thi phải có đủ các cơ sở vật chất cần thiết (Hộp 2.3).

Cơ sở phải bảo đảm an toàn: Yếu tố an toàn cũng quan trọng không kém các hệ thống hồ sơ CKTNTS giấy tờ hay điện tử. Lưu trữ điện tử các hồ sơ kê khai tài sản có hệ thống sao lưu hiệu quả sẽ làm giảm nguy cơ hồ sơ bị tiêu hủy hay mất trộm. Yêu cầu về dự phòng hiệu quả gồm những vấn đề như tần suất sao lưu, địa điểm, trang thiết bị lưu trữ bản gốc và số liệu sao lưu khác nhau, tường lửa và các quy định bảo mật khác cả về quyền truy cập đọc và đọc/sửa. Cần giám sát, hạn chế tiếp cận trực tiếp cơ sở vật chất lưu trữ.

Những quy định này rõ ràng tạo hệ thống song hành với các hệ thống lưu trữ giấy tờ. Nguy cơ hồ sơ bị hủy hoại hay mất trộm đòi hỏi phải có biện pháp giảm thiểu rủi ro tương tự, cho dù dữ liệu được lưu dưới dạng giấy tờ hay điện tử. Ngoài ra, việc lưu trữ tờ khai CKTNTS tại cùng nơi làm việc của người kê khai có thể làm nảy sinh các vấn đề về bảo mật dữ liệu và có thể dẫn đến nguy cơ gây xáo trộn hay mất tờ khai có chứa những thông tin nhạy cảm hay bất lợi cho người kê khai nếu không có biện pháp thận trọng để ngăn ngừa truy cập hồ sơ trái phép (Hộp 2.4).

2.4.4 Công nghệ

Các hệ thống CKTNTS trên thế giới đều sử dụng công nghệ ở một mức độ nào đó để đạt mục tiêu đề ra. Các hệ thống CKTNTS có thể áp dụng những mô hình từ sử dụng giấy tờ hoàn

Hệ thống ở ĐKHC Ma Cao, Trung Quốc, tuy không phải là điện tử, nhưng đang có kế hoạch giảm thiểu rủi ro mất dữ liệu cho hệ thống lưu giữ hồ sơ trên giấy của mình bằng cách sử dụng mẫu tờ khai có bản sao giấy than, lưu tại một nơi khác để tránh mất hồ sơ do hỏa hoạn, thiên tai.

Một biện pháp an toàn khác là mô hình được sử dụng trong tổ chức lưu trữ hồ sơ về CKTNTS. Lưu hồ sơ giấy tờ tại kho có khóa và dữ liệu điện tử trên các máy chủ bảo mật là một yêu cầu quan trọng. Tổ chức quản lý dữ liệu thế nào cũng là một vấn đề nữa. Chẳng hạn, lưu trữ hồ sơ theo thứ tự ABC sẽ dễ gây mất an toàn nếu có kẻ đột nhập mà kết quả là dò rỉ thông tin mật. Lưu trữ theo mã số riêng là một cách để giảm thiểu rủi ro này.

Đây là cách thức được áp dụng ở những nước như Xlôvenia, khi chỉ có những thông tin cá nhân của đối tượng được lưu trữ điện tử, còn tờ khai CKTNTS được lưu giữ trong phòng có khóa và tủ có khóa. Tất cả các đối tượng kê khai được gán mã số ngẫu nhiên và mọi dữ liệu đều được lưu giữ theo các mã số này (kể cả bản giấy và điện tử), chứ không phải theo yếu tố danh tính cá nhân (như ngày sinh, cơ quan v.v.).

Áchentina cũng sử dụng mã số riêng để tổ chức lưu trữ tờ khai để tạo thuận lợi trong việc tìm kiếm dữ liệu điện tử của đối tượng.

HỘP 2.4 Bảo đảm an toàn trong lưu trữ số liệu về CKTNTS ở ĐKHC Ma Cao (Trung Quốc), Xlôvenia và Áchentina

Page 65: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

48 | Việc công, Lợi ích tư

toàn đến điện tử hoàn toàn, mà hầu hết thường nằm ở giữa. Sự khác biệt giữa các hệ thống thường là do lựa chọn hay sức ì, chứ không phải do hạn chế về ngân sách, thiết kế hay tiếp cận công nghệ, như trường hợp ở Mỹ khi người ta vẫn tiếp tục sử dụng tờ khai trên giấy cho một số đối tượng kê khai.

Lợi ích – chi phí của công nghệ

Tuy chưa có nhiều bằng chứng thực tế để xác định tác động của công nghệ được sử dụng trong hệ thống CKTNTS ở từng nơi,20 nhưng mức độ sử dụng công nghệ khác nhau ở các nước cho thấy rằng công nghệ có thể đóng góp đáng kể vào hiệu quả của hệ thống CKTNTS, chẳng hạn trong việc loại trừ lỗi con người trong khâu quản lý tuân thủ kê khai, nâng cao hiệu quả của các quy trình xác minh, tăng cường sự tiếp cận của công chúng, cũng như cho phép cơ quan hữu trách theo dõi, báo cáo hiệu quả hơn về hiệu năng hệ thống. Các hệ thống điện tử cũng được coi là an toàn hơn so với các hệ thống sử dụng giấy tờ (theo Kossick 2002, 10).

Mức độ, phạm vi công nghệ mà hệ thống CKTNTS sử dụng có tác động lớn đến hiệu suất, vận hành và chi phí của cơ chế. Những hệ thống hoàn thiện nhất về mặt công nghệ là những hệ thống cho phép nộp tờ khai về thu nhập, tài sản tới cơ quan quản lý bằng điện tử. Kiểu hệ thống này có lợi ích là giảm lượng thời gian mà cán bộ quản lý cần để giám sát tờ khai, loại bỏ hoàn toàn hay một phần yêu cầu chuyển đổi dữ liệu từ tờ khai trên giấy sang tờ khai điện tử hay sang các hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu (ví dụ như đã làm ở Croatia và Guatemala), đồng thời góp phần vào công tác quản lý và tìm kiếm dữ liệu. Do không phải hủy các hồ sơ cũ định kỳ để lấy chỗ cho hồ sơ mới nên hồ sơ điện tử có thể được lưu trữ và truy cập tiện lợi hơn, trong thời gian dài hơn so với lưu trữ và tìm kiếm hồ sơ giấy tờ. Kê khai trực tuyến cũng cải thiện tỉ lệ tuân thủ nhờ giảm gánh nặng và chi phí đi lại của đối tượng khi nộp tờ khai (đặc biệt là các trường hợp phải nộp trực tiếp hay đối tượng không làm việc ở thủ đô, nơi có cơ quan thực thi).

Công nghệ tạo thuận lợi cho việc nộp tờ khai và giám sát tuân thủ kê khai

Để thiết lập một hệ thống kê khai điện tử không hẳn sẽ tốn kém hơn và hoàn toàn có thể cắt giảm chi phí một khi đã triển khai (xem Hộp 2.5), nhưng để duy trì thì rõ ràng là tốn kém, và điều này cũng giảm đáng kể tính thực tiễn của hệ thống đối với những trường hợp ngân sách hạn chế. Cần hiểu rõ cả chi phí ban đầu khi xây dựng phần mềm và mua thiết bị phần cứng cần thiết, cũng như các chi phí thường xuyên trong duy trì hoạt động của các thiết bị máy vi tính, máy chủ và năng lực lưu trữ của dạng hệ thống này, Chẳng hạn, ở Áchentina, với hệ thống kê khai trực tuyến đã trở thành tiêu chuẩn đối với 33.000 công chức phải kê khai thu nhập, tài sản, hệ thống phần cứng hiện nay được trang bị từ thời hệ thống mới được thiết lập vào năm 2000, dẫn đến tốc độ xử lý ngày càng chậm, cản trở năng lực quản lý cơ sở dữ liệu CKTNTS ngày càng lớn của cơ quan phòng chống tham nhũng. Hệ thống phức tạp

20 Các thước đo định lượng về hiệu quả CKTNTS thường chỉ hạn chế ở việc triển khai các công nghệ cải tiến, như trường hợp Áchentina và Mêhicô; mức độ hợp tác với chương trình, như ở CH Kiếcgitxtan; và hoạt động nghiệp vụ, như ở Mỹ.

Page 66: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

Các thành phần của Hệ thống Công khai thu nhập, tài sản | 49

hơn cũng đòi hỏi phải có các chuyên gia kỹ thuật được đào tạo nhằm bảo đảm sự vận hành trơn tru của các hệ thống quản trị dữ liệu, do đó, chi phí của hệ thống cũng tăng.21 Hệ thống kê khai điện tử của Áchentina đã đem lại những lợi ích to lớn về năng lực của cơ quan quản lý trong xử lý khối lượng lớn tờ khai, đồng thời khiến cho quá trình kê khai được thuận tiện hơn cho đối tượng (tuy ban đầu cũng có một số trở ngại trong việc nhất trí sử dụng công nghệ kỹ thuật số).

Mêhicô là ví dụ về một quốc gia đã chuyển đổi sang hệ thống kê khai trực tuyến nhờ triển khai hệ thống Declaranet (theo Kossick 2002), qua đó làm rõ một số vấn đề cần xem xét đối với những nước đang trong quá trình chuyển đổi sang hệ thống tự động hóa. Ở Mêhicô chưa hình thành văn hóa kỹ thuật số hoàn chỉnh nên ban đầu công chức còn miễn cưỡng khi phải từ bỏ thói quen kê khai bằng giấy trắng mực đen.

Để khắc phục trở ngại này, chính phủ đã xây dựng một cổng thông tin hướng dẫn trực tuyến, trong đó cung cấp các bài hướng dẫn, cũng như thiết lập một đường dây điện thoại miễn phí và các trung tâm đào tạo để giúp đối tượng thực hiện kê khai tài sản.

Mặc dù có tiềm năng lớn về nâng cao hiệu quả nhưng hệ thống kê khai trực tuyến vẫn chưa

21 Xem Khảo sát điểm về Áchentina trong tài liệu kèm theo, Công khai thu nhập, tài sản: Minh họa qua trường hợp điển hình (Ngân hàng Thế giới/StAR 2012).

Cục phòng chống tham nhũng Áchentina đã thiết kế lại hệ thống công khai tài chính áp dụng cho các ban ngành, và chuyển đổi từ hệ thống sử dụng giấy tờ sang sử dụng tờ khai điện tử và các phần mềm dễ sử dụng. Hệ thống cải tiến này được ban hành vào năm 2000 nhằm đối phó với những thách thức lớn về hậu cần trong việc quản lý hệ thống hồ sơ, giấy tờ. Tác động đạt được là đáng kể và nhanh chóng.

Phần mềm kê khai (có thể tải về từ trang web của Bộ Tư pháp hay qua đĩa CD-ROM) yêu cầu người kê khai điền đủ tất cả các mục cần thiết trước khi nộp đơn, nhờ đó giảm đáng kể số lượng sai sót hay số đơn CKTNTS điền sai thông tin. Biện pháp này đã góp phần tăng tỉ lệ tuân thủ và giảm gánh nặng của cơ quan thực thi khi phải liên hệ với người kê khai nhằm làm rõ những thông tin khai thiếu hay không chính xác. Hệ thống cũng tăng cường bảo mật những thông tin cá nhân riêng tư.a

Hệ thống khai báo điện tử này phục vụ cho quy trình kê khai kép của Áchentina (gồm các phụ lục cá nhân và công bố).b Trong năm triển khai tiếp theo, tỉ lệ tuân thủ kê khai đã tăng từ 67% lên 96%, và chi phí ước tính đối với chính phủ trên đầu tờ khai đã giảm từ 70 US$ xuống còn 8 US$. Ngoài ra, số lượng các trường hợp phải điều tra về xung đột lợi ích đã tăng từ 40 lên 331, đồng thời số lượng yêu cầu cung cấp thông tin về công khai tài chính đã tăng từ 66 lên 823.c Những yêu cầu này đến từ giới truyền thông, các tổ chức phi chính phủ và các công chức. Trên thực tế, các quy trình kê khai tự động cũng tạo điều kiện nâng cao năng lực của chính phủ trong việc thu thập dữ liệu về hiệu quả hoạt động của cơ chế, trong đó có cả dạng tác động trên.

a. OECD 2005, 66. b. Raille 2004, 9. c. de Michele 2001, 19; OECD 2005, 66.

HỘP 2.5 Tác động của các quy trình kê khai điện tử ở Áchentina

Page 67: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

50 | Việc công, Lợi ích tư

được áp dụng ở nhiều nền kinh tế, trong đó có Guatemala, ĐKHC Hồng Kông (Trung Quốc) và Mỹ. Có nhiều lý do cho việc này, trong đó một số nền kinh tế thiếu nguồn lực cần thiết để chuyển đổi sang hệ thống trực tuyến, trong khi số khác quyết định giữ nguyên hệ thống sử dụng giấy tờ cũ.

Đối với những nước duy trì hệ thống hồ sơ, giấy tờ, quyết định đưa ra có thể là hợp lý; chẳng hạn, ở ĐKHC Hồng Kông (Trung Quốc) và Mỹ, các hệ thống CKTNTS chỉ tập trung vào ngăn chặn xung đột lợi ích. Do đó, những nền kinh tế này đã quyết định sử dụng đội ngũ cán bộ đạo đức chuyên trách để kiểm tra thông tin kê khai của cá nhân và phối hợp với người kê khai để phát hiện các xung đột lợi ích có thể hay đã nảy sinh. Như đã phân tích, điểm nhấn của những hệ thống này thường là vào sự hợp tác giữa cán bộ đạo đức và đối tượng kê khai, chứ không phải vào việc xác minh tính chính xác của tờ khai, vì vậy mà cũng làm giảm đôi chút lợi ích của hệ thống kê khai điện tử, vì cán bộ phải có mặt trực tiếp để hướng dẫn cho người kê khai. Tuy nhiên, những hệ thống này sẽ gặp phải những trở ngại lớn hơn khi theo dõi thông tin kê khai và lưu trữ hồ sơ, giấy tờ (Bảng 2.2).

Công nghệ tạo thuận lợi cho việc Quản lý dữ liệu và Xác minh tờ khai Ngay cả khi hệ thống kê khai trực tuyến quá tốn kém hay không khả thi thì công nghệ vẫn có thể hỗ trợ cho quá trình xử lý, phân tích tờ khai. Chẳng hạn, Mông Cổ đã chuyển đổi dữ liệu của toàn bộ 52.000 tờ khai sang bản điện tử để có thể lưu trữ, truyền tải, phân tích thông tin kê khai một cách dễ dàng. Tuy nhiên, khó khăn đặt ra là phải nhập bằng tay mọi tờ khai vào tệp tin điện tử, do đó tăng đáng kể chi phí nhân công. Croatia cũng làm tương tự với 1.800 tờ khai, trong đó Ủy ban Phòng ngừa xung đột lợi ích của nước này thuê nhân viên tạm thời trong những thời gian cao điểm sau bầu cử để đưa thông tin lên mạng và vào hệ thống lưu trữ điện tử. Tuy vậy, mẫu tờ khai của Croatia khá ngắn, và cán bộ quản lý cũng không tiến hành xác minh tính chính xác hay tìm kiếm xung đột lợi ích từ các tờ khai; mà thay vào đó, họ tận dụng sự tiếp cận của công chúng đối với trang web để thực hiện mục đích này. (Phân tích tờ khai để tìm xung đột lợi ích có thể có đòi hỏi tương đối nhiều thời gian và cán bộ có năng lực).

Dù sử dụng loại phần mềm nào thì việc lưu trữ hồ sơ điện tử cũng là một yếu tố quan trọng của hệ thống kê khai hiệu quả, vì nó cho phép dễ dàng lưu trữ và xếp loại hồ sơ, cũng như tìm kiếm nhanh chóng hồ sơ, luân chuyển hồ sơ giữa các cơ quan (như giữa cơ quan tiếp nhận và cơ quan điều tra), đồng thời giảm nguy cơ hồ sơ bị hủy hay bị mất. Sử dụng hồ sơ điện tử cũng tạo điều kiện nâng cao hiệu quả và chọn lọc đối tượng khi xác minh nội dung tờ khai. Tuy nhiên, để quản lý số lượng lớn tờ khai, đặc biệt với mục đích thẩm tra thì cơ quan quản lý CKTNTS phải đầu tư, xây dựng phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu.22

22 Nghiên cứu thực hiện trong khuôn khổ tài liệu hướng dẫn này chưa tìm thấy giải pháp quản trị dữ liệu được xây dựng riêng nào có thể áp dụng chung trong hệ thống CKTNTS. Các quốc gia sử dụng hệ thống quản trị dữ liệu điện tử thường xây dựng hệ thống riêng trong đó sử dụng phần mềm văn phòng hay các chương trình quản trị cơ sở dữ liệu bán sẵn. Xây dựng chương trình phần mềm riêng cho quy trình kê khai, xác minh và báo cáo thống kê về CKTNTS là một lĩnh vực được cơ quan quản lý quan tâm.

Page 68: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

Các thành phần của Hệ thống Công khai thu nhập, tài sản | 51

BẢN

G 2

.2

Sử d

ụng

công

ngh

ệ th

ông

tin, t

ruyề

n th

ông

tron

g qu

ản lý

CKT

NTS

; một

số h

ệ th

ống

CKTN

TS m

ẫu: k

ết

qu

ả từ

khả

o sá

t điể

m

ĐKH

C

Hồn

g

Kông

,

CH

Á

chen

tin

a

Croa

tia

Gua

tem

ala

TQ

In

đônê

xia

Gio

ocđ

an K

iếcg

itxta

n M

ôn

g C

Rua

nđa

Xlôv

enia

M

ỹ C

ó m

ẫu tờ

kha

i trự

c tu

yến

Nộp

tờ k

hai t

rực

tuyế

n Có

Áp

dụn

g vớ

i m

ột s

ố cơ

qu

an

Sử d

ụng

phần

m

ềm q

uản

trị c

ơ sở

dữ

liệu

để

xác

min

h

Lưu

trữ d

ữ liệ

u đi

ện tử

- dữ

liệu

nhâ

n

Lưu

trữ d

ữ liệ

u đi

ện tử

- dữ

liệu

i chí

nh

Côn

g bố

thôn

g tin

trự

c tu

yến

- dữ

liệ

u về

CKT

NTS

Côn

g bố

trực

tu

yến

- tỉ l

ệ tu

ân

thủ

- dữ

liệu

Ngu

ồn:

Tài li

ệu k

èm th

eo, C

ông

khai

thu

nhập

, tài

sản

: Minh

họa q

ua trư

ờng h

ợp đ

iển h

ình (N

gân h

àng T

hếgi

ới/S

tAR

2012

). C

hú th

ích:

— =

khô

ng rõ

.

Page 69: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

52 | Việc công, Lợi ích tư

Việc xác minh không yêu cầu phải có hệ thống kê khai và quản lý dữ liệu điện tử, tuy những hệ thống này thực sự mở ra rất nhiều phương án có thể lựa chọn. Để tạo điều kiện cho quá trình thẩm tra, lưu trữ dữ liệu hay tiếp cận của công chúng, nhiều hệ thống sử dụng giấy tờ đã thực hiện một số dạng chuyển đổi dữ liệu (từ giấy tờ sang cơ sở dữ liệu điện tử). Việc chuyển đổi dữ liệu cho phép phát hiện sơ bộ các điểm thiếu nhất quán và thực hiện đối chiếu thu nhập, tài sản theo thời gian, từ đó có thể phát hiện được một số dạng tín hiệu ‘cảnh báo mà nếu sử dụng hệ thống giấy tờ hoàn toàn thì sẽ rất khó phát hiện. Cuối cùng, hệ thống điện tử có thể nâng cao năng lực của cơ quan thực thi trong theo dõi số liệu về hiệu quả, báo cáo về hiệu quả của hệ thống và thu thập số liệu về hiệu quả hoạt động của chính mình. Xem minh họa mô hình nâng cao năng lực quản trị dữ liệu trong Hình 2.10.

Công nghệ tạo thuận lợi cho việc tiếp cận của công chúng đối với thông tin về công khai tài sảnĐối với những hệ thống áp dụng chế độ công khai thông tin tài chính thì việc số hóa tờ khai thu nhập, tài sản sẽ tạo điều kiện cho công chúng tiếp cận thông tin dễ dàng hơn nhờ việc đưa nội dung tờ khai lên mạng. Tuy phương thức được các nước sử dụng để công khai thông tin có khác nhau (xem phần quản lý tiếp cận thông tin kê khai của công chúng ở mục 3.4), và một số nước đã quyết định không công khai thông tin tài chính dưới dạng điện tử ngay cả khi có hồ sơ lưu trữ dạng số, nhưng việc công khai thông tin trực tuyến vẫn là một phương pháp hiệu quả để công chúng tiếp cận thông tin. Một ví dụ về dạng hệ thống này là Croatia: mặc dù khai trên giấy nhưng nhân viên hỗ trợ của Ủy ban Phòng ngừa xung đột lợi ích vẫn nhập một số dữ liệu về tài sản của công chức vào trang web để công chúng có thể truy cập.23 (Những người đăng ký trước và đến gặp Ủy ban theo lịch hẹn có thể tiếp cận thông tin đầy đủ). Áchentina là một trong những nước đầu tiên áp dụng hệ thống nộp tờ khai và chọn đối tượng xác minh điện tử ở khu vực Mỹ Latinh nhưng Costa Rica và Mêhicô cũng đã bắt đầu xây dựng những hệ thống này.

HÌNH 2.10 Nâng cao năng lực trong quản trị dữ liệu

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Hiện nay Giải pháp

• CKTNTS trên giấyXác định thông số cơ sở dữ

liệu và các trường chính(Số ID riêng, địa vị của NCVTCT v.v)

Số hóa mẫu tờ khai(trước tiên là mẫu kiểm tra)

Tạo cơ sở dữ liệu cóchức năng tìm kiếm

và giao diện dễ sử dụng

• Có máy quét

• Có máy tính

• Chưa có cơ sở dữ liệu có chức năng tìm kiếm

• Chưa có máy chủ

Mục tiêu hướng tới

• Cần cơ sở dữ liệu có chức năng tìm kiếm hồ sơ để tra cứu, theo dõi dữ liệu

• Có khả năng xây dựng các dấu hiệu ‘cảnh báo’

• Chọn đối tượng xác minh theo yếu tố nguy cơ

• Liên hệ với các cơ quan khác

• Ban hành hệ thống lưu trữ điện tử

• Cập nhật danh sách đối tượng

• Cho phép truy cập trực tuyến tờ khai và dữ liệu về tuân thủ

23 Xem Khảo cứu điểm về Croatia trong tài liệu kèm theo, Công khai thu nhập, tài sản: Minh họa qua trường hợp điển hình (Ngân hàng Thế giới/StAR 2012).

Page 70: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

3. Triển khai, thực thi Hệ thống Công khaiThu nhập, Tài sản

Các quy trình triển khai, thực thi hệ thống công khai thu nhập, tài sản (CKTNTS) tập trung vào một số chức năng sau:

• Quản lý tuân thủ kê khai

• Xác minh nội dung kê khai

• Quản lý tiếp cận thông tin CKTNTS của công chúng.

Không phải hệ thống CKTNTS nào cũng thực hiện tất cả những chức năng này; ở những hệ thống không áp dụng chế độ xác minh nội dung kê khai hay cho phép công chúng tiếp cận nội dung kê khai thì các cơ quan quản lý CKTNTS chỉ làm chức năng quản lý tuân thủ kê khai và lưu trữ hồ sơ. Tuy vậy, cho dù cơ quan quản lý có chức năng xác minh hay bảo đảm tiếp cận của công chúng hay không thì cơ quan quản lý CKTNTS vẫn phải bảo đảm những chức năng chính (như trình bày trong Hình 3.1) trong đó có những chức năng xuyên suốt như điều phối liên ngành nhằm bảo đảm hiệu quả cưỡng chế (xem phần về các chế tài áp dụng cho trường hợp vi phạm về CKTNTS ở mục 3.3); báo cáo về hiệu quả của cơ chế; liên hệ với đối tượng và công chúng (xem phần quản lý tiếp cận của công chúng đối với nội dung kê khai và thông tin về hiệu quả của hệ thống CKTNTS). Như đã trình bày trong mục 2.2 về thể chế, một số hệ thống CKTNTS tách biệt các chức năng trên cho một số cơ quan, ban ngành trong hệ thống cơ quan quản lý CKTNTS.

3.1 Quản lý tuân thủ kê khai

Để bảo đảm những công chức có nghĩa vụ nộp tờ khai thực hiện đúng hạn và theo đúng quy định của luật pháp, quy chế về CKTNTS thì cơ quan quản lý CKTNTS phải thực hiện một số bước sau (minh họa trong Hình 3.2). Đây là một quá trình có chu kỳ và lặp đi lặp lại, có thời gian biểu được xác định theo chu kỳ bầu cử và các thời hạn nộp tờ khai hàng năm (hay theo kỳ hạn khác). (Xem khái quát về các thủ tục nộp và tiếp nhận tờ khai trong mẫu hệ thống CKTNTS ở Bảng 3.1).

Bước đầu tiên của mọi cơ quan quản lý CKTNTS mới thành lập sẽ là lập mẫu tờ khai. Mẫu này phải ghi rõ các quy định pháp lý đã đề ra trong các luật định liên quan. Khi lập mẫu cần chú ý yếu tố dễ sử dụng (dù là khai trên giấy hay trực tuyến). Trong nhiều cơ chế, mẫu tờ khai được cung cấp trực tuyến (để công chức điền trực tuyến, sau đó in ra, hay in ra trước rồi mới điền thông tin và nộp bản giấy). Làm theo cách này sẽ có lợi kể cả đối với những hệ thống chưa áp dụng chế độ kê khai điện tử. Cơ quan quản lý cần ghi kèm các hướng dẫn điền thông tin và nộp tờ khai. (Xem ví dụ về mẫu tờ khai ở Phụ lục A). Sự phù hợp và đặc điểm dễ sử dụng

Page 71: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

54 | Việc công, Lợi ích tư

của mẫu tờ khai phải được cơ quan quản lý rà soát định kỳ và mỗi khi luật có thay đổi.

• Lập và quản lý danh sách công chức có nghĩa vụ kê khai: Quy mô và thành phần đối tượng phải kê khai được xác định bởi luật pháp, quy chế về CKTNTS (thường quy định đối tượng theo nhiệm vụ, chức năng hay cấp bậc). Theo dõi số lượng và nhân thân của công chức đảm nhiệm những chức vụ, chức năng này thường là trách nhiệm của cơ quan quản lý CKTNTS. Vì vậy cần lập và cập nhật liên tục danh sách công chức có nghĩa vụ kê khai. Công việc này thường do cơ quan quản lý CKTNTS thực hiện, với sự phối hợp của các phòng ban quản lý nhân sự (QLNS) của các cơ quan nhà nước nơi công chức công tác, vì đây chính là những nơi có thể dễ dàng thông báo cho cơ quan quản lý CKTNTS nhất về thời điểm công chức bắt đầu hay kết thúc công tác.

Thiết lập hệ thống liên lạc, điều phối với các phòng ban QLNS là một bước quan trọng để bảo đảm rằng danh sách đối tượng bắt buộc được chính xác và cập nhật. Trong một số trường hợp, sự phối hợp này còn cần thiết để thực thi các chế tài (như cưỡng chế đình chỉ lương do chậm nộp tờ khai, hay chấm dứt công tác vì các vi phạm nặng hơn). Trong trường hợp năng lực quản lý nhân sự của nhà nước còn hạn chế, bảo đảm cho cơ quan quản lý CKTNTS có đủ năng lực và quyền hạn phổ biến cho các cán bộ QLNS về các thủ tục, quy định về CKTNTS, cũng như tiến hành các bước tiếp theo để đáp ứng các yêu cầu về thông tin hay thực thi chế tài sẽ là đóng góp quan trọng vào hiệu quả và chất lượng điều phối liên ngành của hệ thống CKTNTS. Chẳng

HÌNH 3.1 Chức năng chính của cơ quan quản lý CKTNTS

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Điều phốiliên ngành

trongcưỡng chế

Quản lý tuânthủ kê khai

Kiểm tra/xácminh nội dung

Quản lý truy cập dữ liệucủa công chúng

Báo cáo về tình hình tuân thủ và hiệu quả

hoạt độngcủa cơ quan

Hướng dẫn đốitượng và vận động

quần chúng

Page 72: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

hạn, ở Áchentina, Đơn vị CKTNTS có liên lạc với hơn 190 phòng ban QLNS thuộc các cơ quan nhà nước để bảo đảm tuân thủ kê khai.

• Liên hệ với đối tượng để thông báo về nghĩa vụ: Tùy thuộc vào cấu trúc của hệ thống mà cơ quan quản lý CKTNTS hay phòng ban QLNS sẽ chịu trách nhiệm thông báo cho những công chức mới về nghĩa vụ phải nộp tờ khai. Tốt nhất là trong bước này, người kê khai cũng được thông tin về mục đích, thủ tục, lợi ích và chế tài liên quan đến chế độ CKTNTS (xem Hình 3.3).

• Tiếp nhận tờ khai: Bước này sẽ được thực hiện sau khi đã kiểm tra chính thức nội dung tờ khai về độ đầy đủ, tính nhất quán nội tại hay các sai sót dễ nhận thấy. Bước này không được thực hiện ở những hệ thống kê khai bí mật hay niêm phong tờ khai, trừ trường hợp có cáo buộc. Việc kiểm tra tính đầy đủ của tờ khai có thể không cần thiết đối với những hệ thống kê khai tự động hoàn toàn vì những hệ thống này có chức năng ngăn người kê khai nộp tờ khai khi chưa điền đầy đủ thông tin, như trường hợp của Áchentina. (Vì vậy, quá trình tự động hóa sẽ giảm tỉ lệ khai thiếu, nhưng dĩ nhiên là không hạn chế được khai sai).

• Chuyển dữ liệu: Trong hầu hết các hệ thống CKTNTS, dù là bán tự động hay không, cơ quan quản lý CKTNTS sẽ là người thực hiện chuyển dữ liệu dưới một hình thức nào đó từ tờ khai sang cơ sở dữ liệu để phục vụ các chức năng hành chính liên quan đến tìm kiếm dữ liệu, quy trình xác minh, theo dõi dữ liệu, và nếu cần thiết, công bố dữ liệu trên mạng Internet hay phương tiện khác để công chúng tiếp cận. Ở phần lớn các cơ chế, bước này đòi hỏi phải nhập lại dữ liệu từ tờ khai trên giấy vào chương trình phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu (như ở Croatia và Guatemala).

Giới thiệu về Công khai thu nhập, tài sản | 55

HÌNH 3.2 Liên hệ với đối tượng để tăng cường tuân thủ trong kê khai

Liên hệ với đối tượng để tăng cường tuân thủ các nghĩa vụ kê khai bằng cách cung cấp thông tin, hướng dẫn về các nội dung sau

Mục đích của quy định kê khai tài sản

Chi tiết các nghĩa vụ kê khai (tần suất kê khi, mẫu tờ khai, thủ tục,thời hạn v.v.)

Thông tin về quy trình kiểm tra, thẩm tra (thời hạn, quyền tái thẩm v.v.)

Thông tin về các hình thức chế tài và quy trình cưỡng chế

Tư vấn về những yếu tố dẫn đến xung đột lợi ích,các bước ngăn ngừa xung đột trên thực tế (nếu cần)

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Page 73: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

56 | Việc công, Lợi ích tư

BẢN

G 3

.1

Quy

trìn

h nộ

p, ti

ếp n

hận

tờ k

hai t

rong

hệ

thốn

g CK

TNTS

mẫu

: Dữ

liệu

từ k

hảo

sát đ

iểm

ĐKH

C

Hồn

g Kô

ng

C

H

Á

chen

tina

Cr

oatia

G

uate

mal

a

TQ

In

đônê

xia

G

iooc

đan

Kiế

cgitx

tan

Môn

g C

Rua

nđa

Xlôv

enia

Mỹ

Tổn

g số

tờ k

hai

đã n

ộp

36.0

00

1.80

0

12.0

00

116

.451

4.

117

18

.000

52

.800

4.

900

6.

300

19

.000

+

Cấu

trúc

hàn

h

chín

h củ

a

quy

trìn

h n

ộp

tờ k

hai

Cả h

ai

Tập

trun

g

Tập

trun

g

Phân

cấp

Ph

ân c

ấp

Tập

trun

g

Cả h

ai

Phân

cấp

Tậ

p tr

ung

Tậ

p tr

ung

Ph

ân c

ấp

Có m

ẫu tờ

khai

trên

giấ

y

(G) v

à/ho

ặc

dướ

i dạn

g

điện

tử (Đ

T)

ĐT

Đ

T

G

G

ĐT/

G

G

ĐT/

G

ĐT/

G

ĐT/

G

ĐT

Đ

T/G

Page 74: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

Triển khai, thực thi Hệ thống Công khai Thu nhập, Tài sản | 57

Nộp

tờ k

hai

điện

tử d

ướ

i

dạng

trự

c

tuyế

n

Khôn

g

Khôn

g

Khôn

g

Khôn

g

Khôn

g

Khôn

g

Khôn

g

Khôn

g

Khôn

g

Khôn

g

Loại

nội

dun

g

CKTN

TS

đượ

c lư

u tr

điện

tử b

ởi c

ơ

quan

quả

n lý

Mọi

thôn

g tin

Khôn

g

Mọi

thôn

g tin

Kh

ông

M

ọi th

ông

tin

Thôn

g tin

nhân

Mọi

thôn

g

tin

Tổn

g cá

c

nhóm

Toàn

bộ

nội d

ung

của

các

trư

ờng

hợp

kiểm

toán

Thôn

g tin

cá n

hân

Tùy

từng

cơ q

uan

Có k

iểm

tra

tính

đầy

đủ

của

tờ

khai

CKT

NTS

hay

khôn

g (k

hi

nộp)

Khôn

g

Ngu

ồn:

Tài l

iệu

kèm

theo

, Cô

ng k

hai t

hu n

hập,

tài s

ản:

M

inh

họa

qua

trư

ờng

hợp

điển

hìn

h (N

gân

hàng

Thế

giớ

i/StA

R 20

12).

Ch

ú th

ích:

— =

khô

ng rõ

.

Page 75: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

58 | Việc công, Lợi ích tư

Ở Croatia, các cán bộ hành chính của Ủy ban Phòng ngừa xung đột lợi ích chuyển đổi thông tin từ tờ khai trên giấy lên dữ liệu trên trang web của Ủy ban. Tuy nội dung tờ khai tương đối vắn tắt nhưng Ủy ban vẫn phải tuyển thêm 10 nhân viên tạm thời vào làm việc trong những thời điểm bận rộn sau bầu cử để nhập dữ liệu. Trong những trường hợp này, nhân viên thường không được tập huấn về phát hiện các yếu tố nguy cơ (về khả năng xảy ra xung đột lợi ích). Hệ thống CKTNTS của Croatia cho phép truy cập công cộng để kê khai nhằm bảo đảm yêu cầu kiểm soát.

Ủy ban Bài trừ Tham nhũng, cơ quan quản lý CKTNTS của Inđônêxia, sử dụng một hệ thống quản lý CKTNTS điện tử tự xây dựng. Đối tượng nộp tờ khai trên giấy (năm 2009 có 116.451 tờ khai được nộp); sau đó tờ khai được cho qua máy quét để lưu trữ và tra cứu nếu cần, còn dữ liệu được 80 nhân viên nhập vào hệ thống, đồng thời có cán bộ quản lý từng bộ phận làm vai trò thẩm tra dữ liệu và hướng dẫn.

Với những hệ thống trong đó các cơ quan khác được phân cấp tiếp nhận tờ khai, như các phòng ban QLNS của những cơ quan có đối tượng kê khai, phòng QLNS thực hiện việc nhập dữ liệu. Ở trường hợp Mông Cổ (xem Hình 3.4), các phòng ban QLNS nộp trích lục tờ khai điện tử cho cơ quan quản lý CKTNTS ở trung ương. Với những hệ thống áp dụng hệ thống niêm phong và bảo mật tờ khai (như ở Gioocđan) thì không tiến hành chuyển đổi dữ liệu.

HÌNH 3.3 Các quy trình quản lý tuân thủ kê khai tài chính

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Chu trình tuân thủ kê khai

Liên hệ vớiđối tượng

Tạo và quản lýdanh sách

đối tượng kê khai

Quản lýhồ sơ

Tiếp nhậntờ khai

Bảo đảmtuân thủ

Page 76: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

Triển khai, thực thi Hệ thống Công khai Thu nhập, Tài sản | 59

Một yếu tố cần cân nhắc trong quá trình chuyển dữ liệu là phải bảo đảm lưu trữ an toàn và truy cập thông tin dễ dàng. Về nộp tờ khai, một số hệ thống thực hiện gán mã số riêng cho từng đối tượng và từng tờ khai. Mã số này cho phép tìm kiếm nhanh chóng mọi tờ khai mà đối tượng đã nộp tại từng thời điểm, cho phép xác định danh tính đối tượng để giữ bí mật trong quá trình thẩm tra, xác minh chính thức, cũng như loại bỏ các sai sót có thể có do trùng tên (mô hình áp dụng ở Xlôvenia là một ví dụ). Việc sử dụng mã số đặc biệt hữu ích trong lưu trữ và tìm kiếm dữ liệu điện tử.

Việc bảo đảm hiệu quả trong nộp tờ khai cần được thực hiện trên hai mặt: kê khai dữ liệu điện tử và lưu trữ bản tờ khai trên giấy cũng như những văn bản khác. Ngay những hệ thống áp dụng phương pháp nộp tờ khai điện tử tự động, như ở Áchentina, cũng vẫn có thể cần lưu trữ giấy tờ nếu có quy định bắt buộc phải có chữ ký gốc trên tờ khai để lưu hồ sơ. Có thể sử dụng chữ ký điện tử để thay thế nhưng chỉ trong trường hợp được hợp thức hóa. Các hệ thống lưu trữ hồ sơ kê khai trên giấy ở mỗi nước một khác.

• Hỗ trợ và thực thi tuân thủ: Công tác này gồm

° Nhắc nhở những công chức chưa nộp tờ khai về nghĩa vụ kê khai trong thời hạn quy định. Việc nhắc nhở có thể do cơ quan quản lý CKTNTS trực tiếp thực hiện, hay gián tiếp thông qua các phòng ban QLNS.

° Liên hệ với đối tượng để yêu cầu điền đủ tờ khai hay sửa các lỗi, nội dung kê khai không nhất quán dễ thấy. Một số hệ thống quy định thời hạn bổ sung sau hạn chót nộp tờ khai để chỉnh sửa, làm rõ thông tin.

° Áp dụng chế tài đối với những trường hợp không nộp tờ khai theo quy định hay, như trong trường hợp thường gặp là chuyển vụ việc cho cơ quan chức năng để tiến hành thủ tục chế tài.

3.2 Xác minh nội dung kê khai

Các thủ tục hành chính trong xác minh nội dung tờ khai được thực hiện bảo đảm 3 yếu tố sau:

• Có cần xác minh nội dung tờ khai hay không, xác minh như thế nào

• Cần xác minh bao nhiêu tờ khai và những tờ khai nào

• Những điểm gì cần lưu ý trong xác minh nội dung kê khai.

3.2.1 Có cần xác minh nội dung tờ khai hay không, xác minh như thế nào?

Nguyên tắc chung là trong mỗi hệ thống CKTNTS phải tạo được hiệu lực răn đe phát hiện các trường hợp làm giàu bất chính và xung đột lợi ích, sau đó áp dụng một số biện pháp kiểm tra nội dung kê khai. Về xác minh nội dung kê khai có một số phương pháp sử dụng để giám sát những thay đổi đáng ngờ về tài sản và bảo đảm rằng mức thu nhập, tài sản được kê khai phù hợp với thu nhập hợp pháp của công chức, cũng như không có dấu hiệu nào cho thấy tồn tại các xung đột lợi ích tiềm tàng hay thực tế. Những phương pháp này là: (a) kiểm tra từng tờ khai về tính nhất quán nội tại trong nội dung, (b) đối chiếu các tờ khai để

Page 77: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

60 | Việc công, Lợi ích tư

theo dõi thay đổi theo từng thời điểm, (c) kiểm tra chéo nội dung kê khai với các nguồn, cơ sở dữ liệu bên ngoài (thông tin đất đai, xe cộ, thuế, ngân hàng v.v.), (d) phân tích nội dung kê khai để phát hiện các điểm không phù hợp có thể có (hay mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân và nhiệm vụ công), (e) tiến hành kiểm tra mức sống (nhằm xác minh xem mức sống có phù hợp với thu nhập đã kê khai hay không).

Việc cơ quan quản lý CKTNTS quyết định có tiến hành xác minh nội dung kê khai hay không tùy thuộc trước tiên vào quy định luật pháp, hiến pháp của một nước, cho dù cũng có những yếu tố khác cần cân nhắc trong quyết định về việc có xác minh hay không và xác minh như thế nào. Ở một số nước, luật pháp về quyền cá nhân hay giữ bí mật thông tin kê khai về thu nhập, tài sản không cho phép cơ quan quản lý CKTNTS xác minh nội dung kê khai (ví dụ như ở Gioocđan, chỉ hội đồng tư pháp thành lập để xác minh kê khai mới được phép kiểm tra nội dung nếu có khiếu nại, bằng chứng buộc tội đối với công chức . Áchentina chỉ cho phép kiểm tra, xác minh “phụ lục công bố” của tờ khai; còn “phụ lục cá nhân”, trong đó có số tài khoản, bản sao tờ khai thuế cá nhân và một số thông tin tài chính cá nhân khác được niêm phong lưu trữ và chỉ được truy cập theo lệnh của tòa án).

Xác minh tính chính xác của tờ khai bằng cách kiểm tra chéo nội dung kê khai về thu nhập, tài sản đối với các nguồn dữ liệu như thông tin về đất đai, xe cộ, tài sản đăng ký, hay thông tin ngân hàng, thuế, phải dựa trên việc những nguồn thông tin đó có sẵn có, truy cập được và đáng tin cậy hay không. Ở nhiều nước, sự tồn tại của những nguồn dữ liệu trên là khá phức tạp, và trong một số trường hợp là rất chắp vá. Vì vậy, để kiểm tra nội dung và xác minh tính chính xác của nội dung kê khai cần xem xét sự tồn tại của nguồn dữ liệu, đồng thời điều chỉnh các chức năng giám sát để khai thác tối đa nguồn tin hay các phương án kiểm tra khác sẵn có.

Một phương án là đánh giá thông tin ngân hàng, thuế của đối tượng để đối chiếu với nội dung kê khai, tuy ở một số nước, phương án này chỉ thực hiện được khi quá trình thẩm tra đã chính thức bắt đầu, chứ không phải để xác minh sơ bộ. Nếu không có các nguồn dữ liệu bên ngoài thì cơ quan quản lý phải làm gì? Cũng có thể áp dụng kết hợp các giải pháp.24 Vì ở phần lớn các cơ chế, quá trình thẩm tra thường được bắt đầu từ một khiếu nại vi phạm về CKTNTS (hay về tham nhũng nói chung), hay khi có phát hiện trường hợp khả nghi hoặc kê khai thiếu nhất quán trong quá trình kiểm tra sơ bộ tờ khai, nên việc tạo điều kiện cho quá trình giám sát công khai nội dung kê khai để khuyến khích áp dụng các hệ thống khiếu nại và bảo đảm để cơ quan quản lý CKTNTS có thể giám sát hiệu quả nội dung kê khai về tính

24 Ví dụ, ở Áchentina, cơ quan quản lý CKTNTS áp dụng phương thức xác minh tổng hợp (xác định đối tượng dựa trên các yếu tố nguy cơ, phân tích tờ khai để tìm các trường hợp xung đột lợi ích có thể có, kiểm tra độ chính xác của nội dung kê khai). Cơ quan quản lý CKTNTS chỉ được phép truy cập trực tuyến hồ sơ quản lý bất động sản trong phạm vi thành phố Buenos Aires, tức là chỉ có thể xác minh được những tài sản ở thủ đô mà thôi. Hồ sơ quản lý này được truy cập trực tuyến và dễ tham khảo (cơ quan quản lý CKTNTS được tự do tiếp cận thông tin này, trong khi công chúng không được phép tiếp cận nếu không có cơ sở pháp lý rõ ràng). Cơ quan quản lý CKTNTS sử dụng biện pháp kiểm tra chéo dữ liệu trong tập hợp các quy trình kiểm tra (trong đó có đối chiếu tờ khai để theo dõi thay đổi hay các điểm thiếu nhất quán ở từng thời điểm, kiểm tra tính nhất quán nội tại trong nội dung kê khai, xử lý khiếu tố).

Page 78: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

Triển khai, thực thi Hệ thống Công khai Thu nhập, Tài sản | 61

nhất quán hay các thay đổi ở từng thời điểm ngày càng trở nên quan trọng.

Trong một số trường hợp (Mông Cổ, Nigiêria, Philipin, Rumani, Ruanđa), cơ quan quản lý CKTNTS tiến hành kiểm tra mức sống, coi đây là một phương pháp xác minh thông thường, hay khi có khiếu nại tham nhũng hoặc vi phạm quy định công khai tài sản từ công chúng. Quá trình kiểm tra mức sống bao gồm đối chiếu kê khai thu nhập, tài sản của đối tượng với mức thu nhập, tài sản có thể thấy rõ của đối tượng đó. Các bước kiểm tra mức sống thường bao gồm mức sống hộ gia đình của đối tượng kê khai (đôi khi là cả những đối tác thân cận), từ đó nâng cao khả năng phát hiện những tài sản đối tượng có thể cố tình che dấu bằng cách cho đứng tên người nhà hay đối tác.

Sử dụng kiểm tra mức sống làm phương pháp xác minh tiêu chuẩn thường đòi hỏi nhiều nguồn lực của cơ quan quản lỳ CKTNTS. Nếu sử dụng biện pháp kiểm tra mức sống để có được những kết quả đáng tin cậy hơn so với những hình thức kiểm tra chéo khác trong tình huống cụ thể thì việc phải có một hệ thống khiếu nại công khai hiệu quả và cho phép công chúng tiếp cận nội dung kê khai sẽ trở thành một yêu cầu đặc biệt quan trọng vì sẽ cho phép người dân, tổ chức xã hội dân sự có quan tâm và giới truyền thông thực hiện những biện pháp giám sát mà cơ quan quản lý không làm được, cũng như có thể góp phần thúc đẩy quá trình thẩm tra. Tuy cho phép công chúng tiếp cận thông tin về CKTNTS có nhiều lợi ích (như thảo luận ở mục 3.4), nếu hệ thống CKTNTS chỉ dựa vào giám sát của công chúng để tạo hiệu lực răn đe phát hiện vi phạm thì việc sử dụng những tổ chức xã hội dân sự có quan tâm và các cơ quan truyền thông độc lập sẽ có vai trò quan trọng hơn trong việc bảo đảm hiệu quả của cơ chế.

Do việc xác minh tổng hợp sẽ khó có thể đạt hiệu quả - chi phí hay khả thi, tùy vào hoàn cảnh, nên cần kết hợp các phương pháp này. Một yếu tố cơ bản cần xem xét đối với mọi hệ thống CKTNTS là làm thế nào để cân đối giữa yêu cầu giám sát chi tiết một số các tờ khai với việc theo dõi trên diện rộng một số lượng tờ khai lớn. Xem các phương pháp xác minh của một số quốc gia ở Bảng 3.2.

3.2.2 Cần xác minh những tờ khai nào và như thế nào?

Để xác minh toàn bộ các tờ khai sẽ tương đối tốn kém nên các hệ thống CKTNTS phải xác định làm thế nào để chọn ra những tờ khai cần xác minh. Phương pháp thường được chọn là ưu tiên tờ khai của những công chức có vị trí, chức trách có nguy cơ xuất hiện hành vi tham nhũng cao hơn. Cũng có thể chọn phương án xác minh ngẫu nhiên, nhưng nếu chỉ sử dụng xác minh ngẫu nhiên thì có thể khiến cơ quan quản lý CKTNTS bị có ấn tượng là dùng ảnh hưởng chính trị để can thiệp trong quá trình cưỡng chế. Để bảo đảm tạo được hiệu lực răn đe phát hiện vi phạm và tránh làm ảnh hưởng đến tính độc lập của cơ quan thì nên sử dụng kết hợp các phương thức. Bảo đảm để phương thức đã chọn được quy định rõ ràng và áp dụng thống nhất là yếu tố quan trọng đối với uy tín của hệ thống nói chung. Trong xác minh theo mục tiêu có thể sử dụng các điều kiện chung sau (tất nhiên, tùy vào tính chất của hệ thống cũng có thể áp dụng những biện pháp khác):

Page 79: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

62 | Việc công, Lợi ích tư

• Ưu tiên xác minh tờ khai của các quan chức cao cấp: Chọn đối tượng là những công chức có chức vụ cao hơn một cấp bậc nào đó là một cách để hạn chế phạm vi xác minh và xác định những đối tượng có nguy cơ cao và được biết đến nhiều. Ví dụ, ở Áchentina, Đơn vị CKTNTS tiến hành xác minh có hệ thống tờ khai của hầu hết các đối tượng công chức cao cấp (khoảng 1.690 đối tượng, hay khoảng 5% tổng số đối tượng hơn 33.000 người). Sau khi đã xác minh toàn bộ số tờ khai của 5% những đối tượng kê khai, Đơn vị CKTNTS sẽ tiến hành xác minh chọn mẫu những tờ khai còn lại sau khi lựa chọn dựa trên các yếu tố nguy cơ khác (chức năng, cơ quan công tác, hay những đối tượng mà trong tờ khai có thay đổi đáng kể về tài sản). Phương thức này đòi hỏi cơ quan quản lý phải xác định và theo dõi hiệu quả cấp bậc, trách nhiệm của công chức, và đó thường là một phần của quá trình lưu trữ danh sách các đối tượng kê khai.

• Ưu tiên xác minh tờ khai của các công chức thuộc một số cơ quan nhất định: Chú trọng vào những công chức làm việc tại một số bộ ngành hay cơ quan nhà nước cụ thể (như cơ quan thuế, hải quan v.v) là một cách hiệu quả và tương đối trực tiếp để hạn chế quy mô nhóm đối tượng mục tiêu và tăng cường giám sát những đối tượng làm việc ở những vị trí có nguy cơ xuất hiện hành vi tham nhũng cao (mặc dù có thể phải bảo đảm một mức độ xác định cấp bậc khác, như xét chọn theo một số chức năng cụ thể, để giảm hơn nữa quy mô nhóm mục tiêu). Phương thức này đòi hỏi cơ quan quản lý phải bảo đảm danh sách đối tượng kê khai chính xác cho phép xác định cơ quan làm việc của đối tượng.

• Ưu tiên xác minh tờ khai của những công chức theo một số chức trách nhất định: Chọn đối tượng theo một số chức cụ thể, không tính đến cơ quan công tác, là một phương án khác (có thể bao gồm những công chức có chức trách quản lý công quỹ, mua sắm công, hay làm việc ở những vị trí liên quan đến cấp phép hay xử lý giao dịch với khối tư nhân và người dân). Phương thức này phức tạp hơn một chút vì đòi hỏi danh sách đối tượng phải cho phép xác định được cả chức năng của công chức theo những tiêu chí rõ ràng và theo dõi chức trách của công chức trong cả quá trình hay mỗi khi công chức được nâng bậc hay thuyên chuyển.

• Chọn đối tượng xác minh là những tờ khai đã phát hiện dấu hiệu ‘báo động’: Phương pháp này giả định rằng cơ quan quản lý có khả năng phát hiện những dấu hiệu ‘báo động’ tiềm tàng trong toàn bộ hay mẫu khảo sát các tờ khai. Dấu hiệu ‘báo động’ có thể là những thay đổi đáng kể về tài sản giữa tờ khai này và tờ khai khác. (Hình 3.5 cho ví dụ về phương pháp phát hiện dấu hiệu ‘báo động’ bằng hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu CKTNTS ở Áchentina). Phương pháp này đòi hỏi cơ quan quản lý phải đối chiếu được những thành phần dữ liệu cơ bản (như tổng tài sản, thu nhập) cho toàn bộ mẫu khảo sát các tờ khai, cũng như cho tờ khai của một đối tượng tại từng thời điểm. Việc phát hiện những thông tin bất thường không dưới dạng con số (như những thay đổi về nhãn hiệu xe hơi, vị trí bất động sản) không thực hiện tự động được nên để xác minh hiệu quả, luôn đòi hỏi phải bảo đảm một mức độ giám sát trực tiếp của cán bộ có năng lực.

• Xác minh tờ khai của những công chức có đơn thư khiếu nại vi phạm: Một số hệ thống

Page 80: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

Triển khai, thực thi Hệ thống Công khai Thu nhập, Tài sản | 63

BẢN

G 3

.2

Phươ

ng th

ức x

ác m

inh

của

một

số

hệ th

ống

CKTN

TS: K

ết q

uả từ

các

khả

o sá

t điể

m

ĐK

HC

H

ồng

Kôn

g

CH

Ách

entin

a

Cro

atia

G

uate

mal

a

TQ

Inđô

nêxi

a G

iooc

đan

Kiế

cgitx

tan

Môn

g C

Rua

nđa

X

lôve

nia

Mỹ

Cơ q

uan

quản

lý c

ó

phân

tích

tờ kh

ai

để p

hát h

iện

xung

đột l

ợi í

ch k

hông

?

Khôn

g Kh

ông

Khôn

g

Khôn

g Kh

ông

Kh

ông

Kh

ông

Cơ q

uan

quản

lý c

ó

xác

min

h m

ột c

ách

hệ t

hống

các

tờ

khai

về

tính

chí

nh

xác

khôn

g?

Khôn

g Có

Kh

ông

Kh

ông

Khôn

g Kh

ông

Kh

ông

Phươ

ng p

háp

chọn

đối t

ượng

xác

min

h

là g

ì: th

eo m

ục ti

êu

hay

ngẫu

nhi

ên?

Theo

mục

tiêu

Th

eo m

ục ti

êu

Theo

mục

tiêu

Th

eo m

ục

tiêu/

ngẫu

nh

iên

Ng

ẫu n

hiên

Có k

iểm

tra

tính

chín

h xá

c củ

a

tờ k

hai k

hi c

ó

khiế

u tố

khô

ng?

CóKh

ông

Kh

ông

Có Kh

ông

Khôn

g Có

Kh

ông

Tổn

g tỉ

lệ tờ

kha

i

đượ

c xá

c m

inh

một

các

h đồ

ng b

về t

ính

chín

h xá

c

là b

ao n

hiêu

(200

8/09

)?

7% 0%

0%

0% 1–

5% 0%

0% 2%

6% 33

%

0%

(tiếp

tran

g sa

u)

Page 81: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

64 | Việc công, Lợi ích tư

BẢN

G 3

.2

Phươ

ng th

ức x

ác m

inh

của

một

số

hệ th

ống

CKTN

TS: K

ết q

uả từ

các

khả

o sá

t điể

m

ĐKH

C

Hồn

g Kô

ng

CH

Ách

entin

a C

roat

ia G

uate

mal

a

TQ

In

đôn

êxia

Gio

ocđ

an K

iếcg

itxt

a M

ông

Cổ

Ru

anđ

a

X

lôve

nia

M

ỹ Tỉ

lệ tổ

ng s

ố tờ

kha

i

trên

số

tờ kh

ai

được

xác

min

h

một

các

h hệ

thốn

g

về t

ính

chín

h xá

c

là b

ao n

hiêu

?

36.0

00:2

.520

1.

800:

0

116.

456:

1.00

0–6

.000

52.8

00:1

.056

4.

900:

294

6.

300:

2.07

9

Hệ

thốn

g có

cho

phép

các

tổ

chứ

c xã

hội

dân

sự t

iếp

cận

nội

dung

khai

khôn

g?

Khôn

g

Có Có

Kh

ông

Khôn

g Có

Ngu

ồn:

Tài l

iệu

kèm

theo

, côn

g kh

ai th

u nh

ập, t

ài s

ản:

Min

h h

ọa t

hông

qua

trư

ờng

hợp

điển

hìn

h (N

gân

hàng

Th

ế gi

ới/S

tAR

2012

).

Chú

thíc

h: —

= k

ng

áp

dụ

ng

.

Page 82: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

Triển khai, thực thi Hệ thống Công khai Thu nhập, Tài sản | 65

sử dụng đơn thư khiếu nại làm tiêu chí duy nhất để quyết định xác minh. Với những hệ thống này (như ở Croatia và Gioocđan), công khai nội dung kê khai là cách duy nhất để bảo đảm để những trường hợp vi phạm quy định về công khai tài chính được xử lý bởi cơ quan quản lý.

• Tiến hành xác minh ngẫu nhiên một số tờ khai, ví dụ, dựa trên chữ cái đầu tên đối tượng hay mã số riêng của đối tượng hay tờ khai: Với những hệ thống tự động, phương pháp này, dù áp dụng riêng hay kết hợp với những cách lựa chọn đối tượng theo mục tiêu khác, có thể tạo ra hiệu lực răn đe phát hiện vi phạm mà không gây ấn tượng rằng đã có sự độc đoán hay can thiệp chính trị.

Những hệ thống sử dụng giấy tờ hạn chế hơn ở khả năng chọn đối tượng tờ khai để xác minh dựa trên phân nhóm thay vì cơ quan công tác, vị trí, chức trách. Những bước của quá trình xác minh nội dung tờ khai cũng tương đối phiền hà hơn nếu không có hệ thống quản lý dữ liệu điện tử. Tuy nhiên, ngay cả khi không cần chuyển đổi dữ liệu thì những hệ thống sử dụng giấy tờ vẫn ưu tiên xác minh một số nhóm đối tượng (dựa trên ngạch bậc, cơ quan công tác, chức trách), nếu danh sách quản lý đối tượng cho phép phân nhóm một cách đáng tin cậy. Điều quan trọng là những hệ thống sử dụng giấy tờ phải bảo đảm chất lượng ở mức cao nhất trong việc quyết định cần xác minh tờ khai nào.

HÌNH 3.5 Ảnh chụp màn hình Chức năng tìm kiếm cơ sở dữ liệu của Áchentina nhằm chọn tờ khai nguy cơ cao để xác minh sâu: Đối chiếu thay đổi về tài sản tại từng thời điểm

Nguồn: Cục Phòng chống Tham nhũng, Bộ Tư pháp Áchentina.

Page 83: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

66 | Việc công, Lợi ích tư

Inđônêxia đã áp dụng hệ thống phân tích, báo cáo nâng cao sử dụng kho dữ liệu và những công cụ quản lý thông minh cung cấp các phương án xác minh theo mục tiêu, số liệu thống kê xu hướng, cho phép cán bộ của cơ quan quản lý phân tích dữ liệu theo một số nội dung (xem Hình 3.6).

3.2.3 Cần chú ý những điểm nào khi xác minh nội dung tờ khai

Để xác định những điểm cần chú ý trong xác minh nội dung tờ khai cần xác định loại hình hệ thống và những thông tin thu thập từ tờ khai. Như đã nêu, nội dung tờ khai có thể rất khác nhau giữa nước này với nước khác, kể cả đối với những hệ thống có cùng chức năng. Những hệ thống xử lý xung đột lợi ích và làm giàu bất chính thường khác nhau ở trọng tâm và phương pháp xác minh. Các hệ thống phòng ngừa xung đột lợi ích thường tìm kiếm những điểm không phù hợp giữa các lợi ích cá nhân và tài chính của công chức với chức trách của công chức đó. Những hệ thống phòng ngừa làm giàu bất chính thường tìm cách phát hiện những thay đổi hay dấu hiệu bất thường trong giá trị tài sản, thu nhập ở từng thời điểm, hay xác minh tính chính xác của các tài sản kê khai bằng cách phát hiện những mâu thuẫn giữa tài sản kê khai và các nguồn dữ liệu khác về thu nhập, tài sản của đối tượng (xem Bảng 3.3).

HÌNH 3.6 Các công cụ khai thác dữ liệu trong xác minh tài sản, bao gồm tìm kiếm dữ liệu dạng số và các dạng khác ở Inđônêxia

Nguồn: Cục Quản lý Công khai Tài sản, Ủy ban Bài trừ Tham nhũng, Inđônêxia.

Page 84: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

Triển khai, thực thi Hệ thống Công khai Thu nhập, Tài sản | 67

BẢN

G 3

.3

Mục

đíc

h và

phư

ơng

pháp

xác

min

h củ

a m

ột s

ố hệ

thốn

g CK

TNTS

: Các

nền

kin

h tế

tron

g kh

ảo s

át đ

iểm

ĐKH

C

Hồn

g Kô

ng,

CH

Ách

entin

a

Cro

atia

G

uate

mal

a

TQ

Inđô

nêxi

a

Gio

ocđa

nKi

ếcgi

txta

n M

ông

Cổ

Ru

anđ

a

Xlô

veni

a

M

ỹ Ki

ểm tr

a m

âu th

uẫn

về c

hứ

c tr

ách.

Kiểm

tra

tính

nhất

quán

nội

tại c

ủa

một

tờ k

hai

—-

Đối

chi

ếu g

iữa

các

thờ

i điể

m 2

tờ k

hai

trở

lên

của

cùng

một

đối

tượ

ng

Kiểm

tra

chéo

tờ

khai

vớ

i hồ

sơ b

ên

ngoà

i (đă

ng k

ý xe

cộ, đ

ất đ

ai, h

ồ sơ

của

Cục

thu

ế v.

v.)

Tiến

hàn

h ki

ểm tr

a

mứ

c số

ng.

Dự

a và

o ti

ếp c

ận

công

kha

i / k

hiếu

tố đ

ể bắ

t đầu

quá

trìn

h th

ẩm tr

a

Ngu

ồn:

Tài l

iệu

kèm

theo

, côn

g kh

ai th

u nh

ập, t

ài sả

n: Min

h họ

a th

ông

qua

trườ

ng h

ợp đ

iển

hình

(Ngâ

n hà

ng T

hế gi

ới/S

tAR

2012

).

Chú

thíc

h:—

= k

hông

áp

dụn

g.

——

Page 85: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

68 | Việc công, Lợi ích tư

3.2.4 Cần chú ý những điểm nào khi xác minh nội dung tờ khai: Các hệ thống phòng ngừa xung đột lợi ích

Nếu hệ thống chỉ chú trọng vào phát hiện những trường hợp xung đột lợi ích có thể phát sinh thì hệ thống đó sẽ phân tích tờ khai để tìm thông tin về các lợi ích kinh doanh, cổ phần, sở hữu tài sản hay những tài sản có giá trị đáng kể khác, tư cách thành viên HĐQT doanh nghiệp, các nguồn thu nhập, kể cả quà biếu; và bất kỳ mâu thuẫn nào có thể có giữa các lợi ích và hoạt động của đối tượng với chức trách của đối tượng đó. Những mâu thuẫn có thể có thường có hai dạng cơ bản là: (a) các giao dịch cá nhân (chẳng hạn, các quyết định mua sắm công, giải quyết tranh chấp, các phán quyết trong từng trường hợp), (b) các hành động liên quan đến chính sách (như ban hành chính sách, quy chế).

Khả năng phát sinh những mâu thuẫn trong giao dịch cá nhân nảy sinh khi công chức ở vào một vị trí công tác có thể gây ảnh hưởng đến quyết định xét chọn nhà cung cấp (nếu là quyết định mua sắm công) hay các điều khoản giao dịch, trong đó công chức cũng nhận được lợi ích từ một hay nhiều bên chịu ảnh hưởng trực tiếp từ giao dịch trên.

Khả năng phát sinh mâu thuẫn trong các hành động liên quan đến chính sách xuất hiện khi công chức ở vào một vị trí có thể gây ảnh hưởng đến những yếu tố trong hành động liên quan đến chính sách đó (chính sách, quy chế, thủ tục), đồng thời cũng có quyền lợi từ bất kỳ tài sản hay luồng thu nhập nào có thể chịu tác động của hành động chính sách trên. Mâu thuẫn cũng được sử dụng ở một số nước để xây dựng quy định cấm công chức kiêm nhiệm nhiều chức vụ (cho dù những chức vụ đó không có xung đột lợi ích). Để xác minh tờ khai nhằm phát hiện xung đột lợi ích tiềm ẩn hay thực tế đòi hỏi cán bộ có năng lực phải nghiên cứu kỹ nội dung kê khai, cũng như phải đối chiếu giữa những nội dung kê khai lợi ích với các nguồn dữ liệu bên ngoài (chẳng hạn, xác minh rõ một doanh nghiệp có một quan chức ngành giáo dục là thành viên hội đồng quản trị của doanh nghiệp kinh doanh đồ nội thất chứ không phải sách giáo khoa, cũng như doanh nghiệp đó không có tiền lệ tham gia các hợp đồng với hệ thống trường công). Nên nhớ rằng trọng tâm của các hệ thống phòng ngừa xung đột lợi ích phải là tư vấn cho công chức cách phòng tránh xung đột lợi ích tiềm ẩn trước khi xảy ra mâu thuẫn. Cần tiến hành xác minh để khẳng định rằng cơ quan quản lý đủ khả năng phát hiện các xung đột lợi ích tiềm ẩn và đưa ra lời khuyên về những biện pháp khắc phục cần thiết, hay để thực thi chế tài khi xung đột lợi ích thực sự đã tồn tại hay đang phát sinh.

3.2.5 Cần chú ý những điểm nào khi xác minh nội dung tờ khai: Các hệ thống phòng ngừa hành vi làm giàu bất chính

Hệ thống chú trọng vào phòng ngừa hành vi làm giàu bất chính sẽ tập trung giám sát những thay đổi về tài sản của công chức tại từng thời điểm, coi đó là một dấu hiệu ‘báo động’ về hành vi tham nhũng. Điều này đòi hỏi phải theo dõi sự thay đổi theo thời gian về giá trị động sản, bất động sản, thu nhập và nợ, đồng thời cũng đòi hỏi phải kiểm tra tính chính xác của những giá trị và đặc điểm của tài sản kê khai bằng cách đối chiếu thông tin kê khai với các

Page 86: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

Triển khai, thực thi Hệ thống Công khai Thu nhập, Tài sản | 69

nguồn dữ liệu khác hiện có về thu nhập, tài sản của đối tượng, như hồ sơ đất đai, bất động sản, đăng ký xe cộ, hồ sơ thuế, ngân hàng. Sự sẵn sàng của những nguồn dữ liệu này ở mỗi nước một khác, thậm chí có thể khác nhau ngay trong một nước, giữa các bang, tỉnh, thành. (Ví dụ, ở Áchentina, hồ sơ quản lý bất động sản chỉ ở thủ đô Buenos Aires mới có nên khó đối chiếu thông tin về sở hữu đất ở những nơi khác). Khả năng tiếp cận thông tin về thuế và tài khoản ngân hàng cũng có thể bị hạn chế bởi các luật định về ngân hàng, bảo mật thông tin. Ngoài ra, cơ quan quản lý cũng có thể phải đối mặt với những khó khăn trong phối hợp với các ban ngành khác để truy cập cơ sở dữ liệu.

Tất cả những yếu tố này có thể ảnh hưởng đến khả năng xác minh tính chính xác nội dung kê khai của cơ quan quản lý. Dựa vào tiếp cận công khai thông tin kê khai tạo thêm một tầng giám sát trong những trường hợp trên, để các đơn thư khiếu nại về vi phạm công khai (và đôi khi là bí mật) báo cho cơ quan quản lý biết về những đối tượng cần kiểm tra kỹ hay thẩm tra tờ khai. Kiểm tra mức sống cũng có thể là một thước đo để kiểm chứng tính chính xác trong lời khai của đối tượng về thu nhập, tài sản, và có hiệu quả hơn những công cụ xác minh khác trong việc phát hiện liệu đối tượng có che dấu các khoản thu nhập có được do tham nhũng bằng cách nhờ người nhà hay những đối tác không bắt buộc phải công khai tài sản đứng tên hay không.25 Cơ quan quản lý CKTNTS cần kiểm tra chéo tờ khai với các cơ sở dữ liệu bên ngoài để biết nguồn dữ liệu đó có phải là dữ liệu trực tuyến hay không, vì dữ liệu trực tuyến sẽ giảm đáng kể thời gian và chi phí xác minh. Chẳng hạn, ở Áchentina, hồ sơ quản lý xe cộ và bất động sản được xác minh qua mạng nên mỗi lần xác minh chỉ mất chừng 20 phút. Hộp 3.1 sẽ trình bày khái quát mô hình quản lý CKTNTS của Áchentina.

3.3 Chế tài đối với vi phạm về CKTNTS

Nếu đã có đủ các điều kiện cần để hệ thống CKTNTS phát hiện các hành vi phạm pháp thì bài kiểm tra cuối cùng của hệ thống CKTNTS sẽ nằm ở khả năng thiết lập hiệu lực răn đe về hậu quả do vi phạm quy định về CKTNTS của cơ chế. Các nước cần quy định các chế tài phù hợp và hợp lý, cũng như thực thi nhất quán các chế tài. Để đáp ứng tiêu chí đó, cần cân nhắc chế tài và hiệu quả của chế tài theo những yêu cầu sau:

• Những vi phạm nào cần quy định chế tài?

• Cần có những loại chế tài nào: phạt, xử lý hành chính, xử lý hình sự?

• Làm thế nào để xác minh vi phạm? Có hệ thống phúc thẩm không?

• Chế tài đối với những loại vi phạm khác nhau cần nghiêm khắc đến mức độ nào?

• Chế tài bảo đảm thực thi các mục tiêu cụ thể của hệ thống CKTNTS tổng thể như thế nào?

• Chế tài có thực thi được không?

• Những chế tài phù hợp sẽ tăng cường uy tín của hệ thống như thế nào?

Tuy cần đề cao việc thực thi quy chế, chế tài, nhưng năng lực của cơ quan thực thi trong xác định, tuyên truyền, quản lý hiệu quả các quy định về công khai tài sản vẫn là nền tảng làm

25 Đóng góp của Rick Messick, Ngân hàng Thế giới, INTOP/PRMPS, hướng dẫn về kiểm tra mức sống.

Page 87: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

70 | Việc công, Lợi ích tư

Đơn vị CKTNTS thuộc Bộ Tư pháp Áchentina thực hiện quy trình quản lý CKTNTS trên cả 3 chức năng: (a) quản lý tuân thủ kê khai, (b) xác minh tờ khai, (c) quản lý tiếp cận thông tin kê khai của công chúng. Những chức năng này được phân chia cho các phòng ban trong đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện theo quy trình sau:

Quản lý tuân thủ kê khai

Đơn vị CKTNTS:1. Lưu danh sách mới nhất các đối tượng công chức có nghĩa vụ kê khai: Chức năng

này được thực hiện kết hợp với các phòng ban QLNS của hơn 190 ban ngành, cơ quan nhà nước, là nơi cung cấp tên tuổi của những công chức mới đến hoặc chuyển đi có nghĩa vụ kê khai tài chính theo luật định.

2. Tiếp nhận hồ sơ của các công chức cấp cao nhất (chiếm khoảng 5% toàn bộ nhóm đối tượng kê khai) để lưu trữ tại trung ương (ban đầu tại đơn vị, sau đó lưu tại Bộ Tư pháp). Tờ khai của tất cả những đối tượng khác được lưu trữ tại các phòng ban QLNS của hơn 190 cơ quan nhà nước quản lý công chức (tất cả tờ khai theo luật phải lưu trong 10 năm).

3. Giám sát bảo đảm mọi đối tượng có nghĩa vụ kê khai nộp tờ khai trong thời hạn quy định: Quy định này được thực hiện kết hợp với các phòng ban QLNS của các cơ quan nhà nước quản lý đối tượng công chức có nghĩa vụ kê khai trên giấy tờ (khi công chức điền đủ mẫu đơn trực tuyến, một bản sao điện tử mã hóa sẽ được tự động nộp đến Đơn vị CKTNTS ở trung ương). Các công chức có thể liên hệ với Đơn vị CKTNTS hay phòng, ban QLNS tại chỗ để được hướng dẫn điền mẫu tờ khai.

Xác minh nội dung kê khai

Đơn vị CKTNTS:4. Kiểm tra chính thức mọi tờ khai của các quan chức cấp cao nhất để phát hiện dấu

hiệu bất thường (lỗi, khai thiếu, những chỉ số cho thấy tài sản có dấu hiệu tăng bất hợp lý), yêu cầu đối tượng làm rõ hay sửa tờ khai nếu phát hiện sai sót.

5. Kiểm tra chính thức mọi tờ khai của các quan chức cấp cao nhất nhằm phát hiện những xung đột lợi ích tiềm ẩn, yêu cầu làm rõ hay hướng dẫn để đối tượng biết cách phòng tránh xung đột lợi ích trong những trường hợp trên.

6. Sau đó lặp lại các bước 4 và 5 với nhóm đối tượng lựa chọn theo mục tiêu trong số toàn bộ số tờ khai còn lại (khoảng 2.500 tờ khai được kiểm tra mỗi năm). Những tờ khai này được chọn căn cứ trên những yếu tố nguy cơ, như những vị trí hay chức trách nguy cơ cao (chẳng hạn như lựa chọn những công chức công tác tại các cơ quan nguy cơ cao như cơ quan hải quan và cơ quan thuế), hay những thay đổi đáng kể về tài sản giữa tờ khai này so với tờ khai khác (sử dụng bản khai điện tử sẽ cho phép thực hiện phương thức khai thác dữ liệu này).

7. Chuyển giao các trường hợp nghi vấn có hành vi làm giàu bất chính hay xung đột lợi ích cho ban điều tra, Bộ Tư pháp, tại đó sẽ tiến hành thẩm tra chính thức và có thể dẫn tới khởi tố hình sự.

HỘP 3.1 Mô hình quản lý CKTNTS của Áchentina

(xem tiếp trang sau)

Page 88: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

Triển khai, thực thi Hệ thống Công khai Thu nhập, Tài sản | 71

nên thành công của mọi hệ thống công khai tài sản. Thiếu nó sẽ không đạt được tỉ lệ tuân thủ kê khai cần thiết, hệ thống có thể không đạt được mục tiêu là công cụ răn đe hành vi phạm pháp, cũng như toàn bộ quá trình sẽ biến thành một mớ thủ tục quan liêu trống rỗng. Ngoài ra, nếu đối tượng không được phổ biến đầy đủ về các quy định một cách rõ ràng, khách quan, được hậu thuẫn bởi “sức mạnh” của các chế tài thì họ có thể bị cám dỗ thực hiện những hành vi bị cấm bằng cách nộp tờ khai khai thiếu hay cung cấp thông tin không rõ ràng. Một hệ thống mà kết quả khó đoán biết sẽ làm giảm lòng tin vào cơ chế, cả từ phía công chúng do nhận thấy kết quả đạt được quá ít ỏi, cũng như những đối tượng kê khai do cảm thấy như được khuyến khích khai sai hay làm ngơ quy định về kê khai.26

3.3.1 Phối hợp liên ngành để cưỡng chế hiệu quả

Ở nhiều nước, cơ quan chịu trách nhiệm triển khai hệ thống CKTNTS được tách biệt với cơ quan thực thi và vì thế, không chịu trách nhiệm cuối cùng về bảo đảm cưỡng chế hay, ở mức cao nhất, truy tố thành công. Trong những trường hợp đó, cơ quan quản lý CKTNTS thường có nhiệm vụ khai báo các trường hợp vi phạm với cơ quan công tố hay các cơ quan hành pháp khác để có biện pháp xử lý tiếp theo nhằm triển khai xử lý hình sự, hoặc với cơ quan nhà nước hữu trách để thực thi các biện pháp xử phạt hành chính. Những báo cáo này sẽ là một phần của hồ sơ chính thức và có thể dẫn tới hay là bằng chứng hỗ trợ quá trình điều tra sau này hay điều tra mở rộng. Do vậy, hiệu quả của hệ thống CKTNTS phụ thuộc vào sự phối hợp liên ngành. Để đạt được điều này cần có thời gian, trong khi vấn đề thường mang tính chính trị và phụ thuộc vào ý chí chính trị cũng như văn hóa tán thành chung trong chính

26 Kinh nghiệm của Guatemala là một ví dụ. Một đề xuất nội bộ sẽ sớm được triển khai là phạt hành chính những đối tượng không chấp hành tính theo mức thu nhập. Hiện nay, do mức phạt (tính gộp theo mỗi ngày chậm nộp phạt) thường quá cao so với thu nhập của công chức, nên hầu hết các quy định về phạt đều bị phản đối; một số đã được điều chỉnh giảm và số ít đã được bãi bỏ.

8. Tiếp nhận, xử lý đơn thư (của công chúng) khiếu nại vi phạm về CKTNTS hay tham nhũng (trong trường hợp này sẽ thực hiện các bước 4 và 5 với những tờ khai tương ứng, hay chuyển những hồ sơ không liên quan cụ thể đến các vi phạm về CKTNTS trực tiếp tới ban điều tra).

Quản lý tiếp cận của công chúng với nội dung kê khai và thông tin vềtỉ lệ tuân thủ

Đơn vị CKTNTS:9. Quản lý tiếp cận của công chúng với nội dung kê khai (trực tiếp tại văn phòng của

Đơn vị CKTNTS), công bố và lưu giữ trên trang web danh sách những công chức không chấp hành quy định kê khai.

HỘP 3.1 (tiếp)

Page 89: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

72 | Việc công, Lợi ích tư

phủ rằng hệ thống CKTNTS hiệu quả là điều thực sự quan trọng. Mọi điều đều phụ thuộc vào khung pháp lý xung quanh hệ thống CKTNTS và việc khung pháp lý đó ngăn cấm, cho phép, khuyến khích hay quy định phải chia sẻ thông tin giữa các cơ quan chủ chốt. Các quy định pháp lý về chia sẻ thông tin có thể là một trở ngại lớn ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động của hệ thống CKTNTS.

Loại vi phạm cần xử lý theo chế tàiLĩnh vực đầu tiên cần quan tâm là cần xử phạt những loại vi phạm nào. Những vi phạm cần phải xử lý thường gồm hai loại: những vi phạm liên quan đến việc chấp hành quy định về kê khai đúng hạn và những vi phạm liên quan đến tính xác thực của tờ khai. Những mục tiêu này không nhất thiết phải mâu thuẫn hay loại trừ lẫn nhau. (Chế tài đối với mọi hành vi tham nhũng, kể cả xung đột lợi ích, được phát hiện thông qua những hệ thống này thường vượt ngoài phạm vi của hệ thống CKTNTS). Những vi phạm phát hiện được trong các khảo sát điểm được thực hiện cho cuốn hướng dẫn này gồm nộp tờ khai muộn, không kê khai, kê khai không đầy đủ và kê khai sai. Hai loại vi phạm thứ nhất tập trung vào quy trình nộp tờ khai, còn hai loại sau tập trung vào nội dung kê khai. Hình 3.7 minh họa đồ thị về các chế tài quy định cho những hành vi vi phạm kê khai theo các nhóm thu nhập quốc gia của Ngân hàng Thế giới.

Loại hình và mức độ nghiêm khắc của chế tàiCần cân nhắc một loạt các chế tài khi xây dựng hệ thống CKTNTS để bảo đảm mức chế tài hợp lý và khả thi. Loại hình chế tài phù hợp sẽ phụ thuộc vào những hành vi mà hệ thống CKTNTS muốn phát hiện và ngăn ngừa. Những chế tài này gồm:

• Xử phạt hành chính: từ mức nhẹ tới nặng (khiển trách, phạt, tạm đình chỉ lương hay một phần lương, giáng chức, đình chỉ công tác, cách chức hay bãi miễn, cấm làm công việc nhà nước)

• Xử lý hình sự: phạt tù (nếu vi phạm nghiêm trọng)

• Phạt tín nhiệm: công bố tên của những đối tượng chậm kê khai, không kê khai trên công báo hay trang web của cơ quan; công bố các hình phạt hành chính hay chế tài khác coi như một phần nhiệm vụ trong hệ thống báo cáo, tuyên truyền của cơ quan.

Như đã thấy trong Hình 3.8, trong số 87 nước được khảo sát trong bộ số liệu của Sáng kiến Cơ chế Trách nhiệm trách nhiệm giải trình trong khu vực công (PAM), các hình thức xử phạt hành chính là loại chế tài thường được quy định nhiều nhất trong luật đối với trường hợp không nộp tờ khai đối với mọi nhóm đối tượng công chức, phạt hành chính là hình thức chế tài phổ biến thứ hai và xử lý hình sự là loại hình chế tài ít phổ biến nhất. Điểm chính cần xem xét khi xây dựng khung chế tài của hệ thống CKTNTS là các chế tài sẽ được thực thi hiệu quả đến mức nào. Xử lý kịp thời, nhất quán các vi phạm về kê khai còn quan trọng hơn mức độ nghiêm khắc của chế tài. Vì vậy, các hình thức xử phạt hành chính sẽ phù hợp hơn là xử lý hình sự nếu được coi là hợp lý và thực sự khả thi hơn.

Có quy trình rõ ràng về chứng minh cho các phát hiện hay khiếu nại về vi phạm CKTNTS là yếu tố rất quan trọng để hệ thống xây dựng uy tín với người kê khai và công chúng, cũng

Page 90: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

Triển khai, thực thi Hệ thống Công khai Thu nhập, Tài sản | 73

HÌNH 3.7 Chế tài theo luật định về vi phạm trong kê khai tài chính theo phân loại thu nhập quốc gia của Ngân hàng Thế giới

Nguồn: Bộ số liệu PAM của Ngân hàng Thế giới đối với 87 quốc gia, 2010; https://www.agidata.org/pam.

Chú thích: Có tất cả 435 hệ thống công khai có thể áp dụng, nếu tất cả các quốc gia (N = 87) áp dụng hệ thống với mọi nhóm đối tượng (N = 5), gồm: người đứng đầu nhà nước, đại biểu quốc hội, công chức, vợ chồng, con cái. Trong mẫu khảo sát PAM chỉ có 321 hệ thống công khai tài chính được điều chỉnh bởi khung pháp lý về CKTNTS.

Nộp muộn Khai sai thông tin Khai thiếu

Loại vi phạm phải xử lý

Tỉ lệ

hệ

thốn

g kê

kha

i có

khun

g ph

áp lý

về C

KTN

TS (N

= 3

21)

Thu

nhập

cao

, 85%

85%

Thu

nhập

cao

, 72%

Thu

nhập

cao

, 85%

Thu

nhập

cao

, 72%

Không nộp

Thu nhập thấp Thu nhập trung bình thấp

Thu nhập trung bình cao

Thu nhập cao

100

70

80

90

60

50

40

30

20

10

0

HÌNH 3.8 Chế tài quy định cho trường hợp không kê khai theo nhóm công chức

Nguồn: Bộ số liệu PAM của Ngân hàng Thế giới đối với 87 quốc gia, 2010; https://www.agidata.org/pam.

Chú thích: Có tất cả 435 hệ thống công khai có thể áp dụng, nếu tất cả các quốc gia (N = 87) áp dụng hệ thống với mọi nhóm đối tượng (N = 5), gồm: người đứng đầu nhà nước, đại biểu quốc hội, công chức, vợ chồng, con cái. Trong mẫu khảo sát PAM chỉ có 321 hệ thống công khai tài chính được điều chỉnh bởi khung pháp lý về CKTNTS.

Phạt Xử phạt hành chính Xử lý hình sự

100

5057

Người đứngđầu nhà nước

Tỉ lệ

hệ

thốn

g kê

kha

i có

khun

gph

áp lý

về

CKTN

TS (N

= 3

21)

Bộ trưởng Đại biểuquốc hội

Công chức

5967 67

0

Page 91: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

74 | Việc công, Lợi ích tư

như để tránh trường hợp hệ thống bị coi là một công cụ ngược đãi với động cơ chính trị. Các hệ thống cho phép công chức phản đối cáo buộc và kháng cáo cơ quan quản lý CK-TNTS cũng rất quan trọng. Chẳng hạn, ở Croatia, công chức bị cáo buộc vi phạm CKTNTS được phép giải trình, gọi người làm chứng hay đưa ra các bằng chứng khác để hỗ trợ Ủy ban Phòng ngừa xung đột lợi ích xem xét vụ việc. Nếu cáo buộc được Ủy ban chứng minh là đúng thì kết luận và các chế tài tương ứng sẽ được thông báo đến cơ quan cưỡng chế liên quan (hình thức phạt được áp dụng cho trường hợp không kê khai). (Luật CKTNTS của Croatia mới được sửa đổi để bổ sung hình thức chế tài bãi miễn chức vụ cho trường hợp khai sai thông tin, và cấm tham gia công việc nhà nước trong 2-5 năm đối với những cán bộ từng bị bãi miễn.)

Chế tài phải tương xứng với vi phạm. Khung pháp lý của 87 quốc gia được khảo sát trong bộ số liệu PAM (xem Phụ lục A) cho thấy mô hình trong đó các hệ thống CKTNTS thường áp dụng hình thức phạt và xử lý hành chính đối với vi phạm không kê khai và nộp tờ khai muộn, nhưng lại thường quy định xử lý hình sự đối với trường hợp khai sai. Một số hệ thống được xem xét trong các nghiên cứu điểm chuyên sâu quy định mức chế tài tăng dần tùy vào loại vi phạm. Chẳng hạn, nộp muộn có thể phải chịu hình phạt thấp hơn khai sai thông tin. Trong trường hợp khai thiếu, đa số luật pháp về CKTNTS thường cho đối tượng một “cơ hội thứ hai”, tức là người kê khai được nộp bổ sung thông tin thiếu trong một thời hạn nhất định.27

Trên thực tế, mức độ nghiêm khắc của chế tài là một yếu tố rất quan trọng và cần được cân nhắc cả về tính khả thi và hiệu quả răn đe đối với những đối tượng không chấp hành. Nói cách khác, quy định phạt tù có thể cũng chỉ có hiệu quả thấp như một mức phạt nhỏ nếu không thể thực thi được (xem những yếu tố chính cần cân nhắc về chế tài đối với vi phạm về CKTNTS trong Hình 3.9).

Ở Áchentina, trong hệ thống CKTNTS có quy định cả việc công chức có khả năng phải chịu những hậu quả rất nghiêm trọng do vi phạm về kê khai, nhưng những quy định hà khắc này trên thực tế có thể ảnh hưởng xấu đến hiệu quả thực thi luật pháp.28 Công việc tòa án tồn đọng và sự miễn cưỡng lộ rõ của các thẩm phán, công tố viên, theo các cán bộ điều tra về tham nhũng, trong việc kết án tù đối với những công chức bị buộc tội kê khai sai, đồng nghĩa với việc hệ thống đang có hiệu quả cưỡng chế thấp. Luật pháp quy định cơ quan công tố phải chứng minh được những thông tin kê khai thiếu chính xác được nộp với chủ đích che dấu thu nhập hay tài sản, trong khi đây thường là một yêu cầu khó đáp ứng. Các cán bộ điều tra nhất trí rằng nếu luật pháp cân nhắc áp dụng các loại hình thức xử phạt hành chính đối với hành vi không kê khai, trong đó có các mức phạt hành chính nặng áp dụng

27 Kinh nghiệm của Mông Cổ là một ví dụ điển hình về mặt này. Nếu các đối tượng thuộc diện kê khai không chịu kê khai tài sản đúng hạn thì họ sẽ có một cơ hội để giải trình lý do và sau đó là lập tức tiến hành kê khai ngay. Nếu có lý do hợp lý thì đối tượng có thể sẽ chỉ bị đình chỉ công tác trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu vi phạm được cho là cố tình hay nếu tiếp tục không chấp hành thì đối tượng sẽ bị sa thải. Cơ quan Độc lập về Phòng chống Tham nhũng hiện ghi nhận tỉ lệ tuân thủ kê khai là 99,9%.

28 Các hình phạt gồm phạt tù từ 15 ngày tới 2 năm đối với vi phạm không nộp tờ khai hay cố tình bỏ sót hay khai sai thông tin trong tờ khai. Ngoài ra, những công chức bị kết án theo luật này còn có thể bị cấm làm công việc nhà nước đến hết đời. Costa Rica cũng áp dụng một biện pháp chế tài là không chấp nhận tái bổ nhiệm khi công chức rời nhiệm sở bỏ cơ quan nhà nước mà không có giải trình chính thức (OAS 2004a, 20).

Page 92: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

Triển khai, thực thi Hệ thống Công khai Thu nhập, Tài sản | 75

cho trường hợp kê khai sai, thì kết quả là sẽ có nhiều hình thức chế tài được thực thi thành công hơn.

Tuy nhiên, khung chế tài của Guatemal lại gặp phải những trở ngại trước một cơ chế trong đó các biện pháp chế tài hành chính (phạt) trên thực tế lại tỏ ra không khả thi. Người đứng đầu đơn vị CKTNTS được quyền tự quyết trong áp dụng những mức phạt bị coi là quá phiền hà đối với người kê khai, trong trường hợp có khiếu nại của đối tượng. Để giải quyết vấn đề này, cơ quan quản lý đề nghị xác định mức phạt cho trường hợp không chấp hành dựa trên một hệ thống ma trận gắn với mức thu nhập. Cho dù giải pháp này có thực hiện được hay không thì phần lớn các mức phạt cũng đã bị phản đối và kết quả là nhiều mức phạt phải giảm và một số ít bị bãi bỏ.

Các biện pháp xử lý hành chính và phạtHành chính có lẽ là biện pháp hiệu quả nhất trong bảo đảm tuân thủ ở những nước mà tòa án chậm trễ trong khâu cưỡng chế. Xử lý hành chính bao gồm phạt, khiển trách chính thức, đình chỉ lương do chậm kê khai, đình chỉ công tác không lương, và cho thôi việc. Việc sử dụng các hình thức kỷ luật phạt và xử lý hành chính cần được cân nhắc sao cho bảo đảm tác động hữu ích hiệu quả về tuân thủ (đặc biệt trong trường hợp không có hình thức chế tài nào khác), nhưng không đến mức không thể thực thi được. Hiệu quả của phương thức này dao động nhiều tùy vào tỉ trọng tương ứng của mức phạt hành chính trong từng bối cảnh quốc gia cụ thể. Trên thực tế, cần xem xét sự khác biệt trong việc sử dụng một số hình thức chế tài ở các nước thu nhập thấp, thu nhập trung bình và thu nhập cao. Như đã thấy trong Hình 3.10, các nước có thu nhập trung bình thấp có tỉ lệ áp dụng chế tài hành chính cao hơn nhiều so với các nước khác.

HÌNH 3.9 Chế tài đối với vi phạm về CKTNTS: Nội dung chính

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Chế tài phải khả thi và được thực thi nhất quán. Một số hình thức xử phạt hành chính nghiêm khắc có thể được áp dụng ở những nước mà tòa án chậm trễ hay miễn cưỡng trong truytố hình sự các trường hợp tham nhũng.

Các hình thức chế tài(cả hành chính và hình sự) phải thực thiđược và tương xứng với mức độ vi phạm.

Dữ liệu về tình hình thực thi chế tài phải được công bố đến người kê khai và công chúng.

Vi phạm quy định về CKTNTS phải bị xử phạt theo chế tài. Chế tài phải bảo đảm:

Hợp lý

Khả thi

Công khai

Page 93: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

76 | Việc công, Lợi ích tư

Những hình thức xử lý hành chính nghiêm khắc, như đình chỉ hay sa thải, có thể được áp dụng đối với trường hợp không kê khai. Cho thôi việc do không chấp hành quy chế lao động trong cơ quan nhà nước hay nắm giữ cương vị được bầu có thể là một giải pháp khắc phục phù hợp và thuyết phục. Tuy nhiên, đối với mỗi loại hình công chức cần áp dụng những hình thức xử phạt hành chính khác nhau. Không thể buộc thôi việc, khiển trách hay đình chỉ công tác đại biểu quốc hội, bộ trưởng, người đứng đầu nhà nước một cách chung chung tương tự như các công chức khác. Trong những trường hợp này sẽ có một loạt các vấn đề cần giải quyết, cũng như đối với các quan chức của bộ máy tư pháp.

Một số biện pháp xử lý hành chính có thể bao gồm thiệt hại về uy tín cá nhân hay chính trị và có thể là những công cụ hiệu quả để cưỡng chế tuân thủ. Hiệu quả này có thể đạt được bằng những cách như công bố tên tuổi của công chức không chấp hành (bất kể nội dung kê khai có được công khai hay không), hay gắn trách nhiệm tuân thủ kê khai với kết quả đánh giá công tác của cá nhân. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp tác động đến uy tín này còn phụ thuộc vào việc có tồn tại phổ cập văn hóa tuân thủ cũng như thái độ của công chúng, đồng nghiệp đối với vi phạm.

Có một số loại khung chế tài sử dụng biện pháp tạo nguy cơ về uy tín. Trước hết, bằng cách gắn tuân thủ với đánh giá kết quả công tác của cá nhân, các công chức có thể sẽ tích cực chấp hành quy định hơn. Trên quan điểm tổ chức, việc gắn kết quả tuân thủ của cán bộ với đánh giá chất lượng công tác của người quản lý sẽ tạo thêm một tầng áp lực đối với từng cán bộ cũng như khuyến khích người quản lý tin tưởng hơn vào cơ chế. Lôgich này sẽ có tác dụng từ dưới lên trên trong toàn cơ quan và có thể được hỗ trợ bằng cách công bố kết quả tuân thủ. Hiệu quả răn đe của phương thức này được nâng cao nhờ tạo ra nguy cơ hiển hiện

HÌNH 3.10 Chế tài quy định đối với trường hợp không kê khai theo phân loại thu nhập quốc gia của Ngân hàng Thế giới

Nguồn: Bộ số liệu PAM của Ngân hàng Thế giới đối với 87 quốc gia, 2010; https://www.agidata.org/pam.

Chú thích: Có tất cả 435 hệ thống công khai có thể áp dụng, nếu tất cả các quốc gia (N = 87) áp dụng hệ thống với mọi nhóm đối tượng (N = 5), gồm: người đứng đầu nhà nước, đại biểu quốc hội, công chức, vợ chồng, con cái. Trong mẫu khảo sát PAM chỉ có 321 hệ thống công khai tài chính được điều chỉnh bởi khung pháp lý về CKTNTS.

Thu nhập thấp Thu nhập trung bình thấp

Thu nhập trung bình cao Thu nhập cao

Phạt Xử phạt hành chính Xử lý hình sự

Tỷ lệ

hệ

thốn

g kê

kha

i có

khng

pháp

lý tr

ên C

KTN

TS (N

=32

1)

0102030405060708090

21

5040

5951

84

31

54

16

3946

35

Page 94: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

Triển khai, thực thi Hệ thống Công khai Thu nhập, Tài sản | 77

đối với triển vọng nghề nghiệp của công chức và theo đó là mức thu nhập của công chức, tùy mức lương của từng người. Tuy nhiên, để áp dụng được hệ thống nguy cơ uy tín kết hợp với xử phạt hành chính còn tùy thuộc vào việc có tạo được sự chấp thuận rộng rãi và thực thi các quy định này hay không, mà tốt nhất là làm sao để công chức coi quy định về CKTNTS là một phần chức trách thường xuyên của mình.

Các biện pháp xử lý hành chính và phạt đã được sử dụng hiệu quả ở nhiều nước và theo nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn, một số nước đã ban hành những biện pháp chế tài áp dụng kể cả sau khi một cá nhân đã rời nhiệm sở, như ở Đức, nơi có quy định giữ lại tới 30% quỹ lương hưu (OECD 2005, 56).

Ở Mông Cổ, những công chức không chịu công khai tài sản có thể sẽ bị sa thải lập tức; đơn vị CKTNTS đã sử dụng đến biện pháp chế tài này trong cả 3 năm thực hiện quản lý kê khai.29

Năm 2009 có 64 trường hợp nộp tờ khai muộn và 37 trường hợp không nộp tờ khai (trong tổng số 52.800 đối tượng). Toàn bộ 37 người không nộp tờ khai đã bị sa thải, và phần lớn trong số 64 người nộp muộn cũng đã bị sa thải. Nếu có lý do thỏa đáng cho việc nộp muộn thì đối tượng có thể chỉ bị đình chỉ lương trong một vài tháng. Tuy nhiên, phần lớn các đối tượng này sẽ bị loại khỏi bộ máy nhà nước do không chấp hành quy định về thời hạn. Hệ thống của Mông Cổ đã đạt được tỉ lệ tuân thủ kê khai rất cao trong một thời gian rất ngắn. Tuy nhiên vẫn cần phải xem xét chi tiết những biện pháp chế tài áp dụng trong trường hợp Mông Cổ. Những chế tài này ở một số nước khác có thể bị coi là quá hà khắc, hay khó thực thi thống nhất, và vì vậy, khó có thể đạt được cùng kết quả như ở Mông Cổ.

Xử lý hình sựTrong luật pháp về CKTNTS và luật hình sự cũng có thể quy định các chế tài hình sự áp dụng cho những vi phạm nghiêm trọng theo chế độ CKTNTS. Ở một số nước, tội khai sai thông tin trên văn bản chính thức là một tội hình sự. Hơn nữa, khả năng khởi tố một người do cố tình kê khai sai về tài sản sẽ đặc biệt cần thiết nếu nghi ngờ có liên quan đến hành vi tham nhũng nhưng khó chứng minh.

Trong những trường hợp này, cần có luật pháp quy định về khai man nói chung, trong đó có đề cập đến kê khai sai tài sản hay có chế tài hình sự cụ thể đối với trường hợp khai sai trong tờ khai tài sản. Việc sử dụng các chế tài hình sự có thể sẽ rất khó khăn nếu không thể căn cứ vào hệ thống pháp lý nói chung để thực thi chế tài. Nếu không thể khởi tố vi phạm thì những chế tài như trên sẽ trở nên vô nghĩa, từ đó ảnh hưởng đến uy tín của cơ chế.

Nguyên tắc chung là:

• Hệ thống có mục tiêu ngăn ngừa, phát hiện các trường hợp làm giàu bất chính có thể vận hành dựa trên các chế tài hình sự hay chế tài hành chính nghiêm khắc (sa thải hay cấm làm công việc nhà nước, chẳng hạn do khai sai hay không nộp tờ khai), và các

29 Xem Khảo sát điểm về Mông Cổ trong tài liệu kèm theo, Công khai thu nhập, tài sản: Minh họa qua trường hợp điển hình (Ngân hàng Thế giới/StAR 2012).

Page 95: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

78 | Việc công, Lợi ích tư

biện pháp chế tài hành chính nhẹ hơn (ví dụ như nộp muộn), để bảo đảm đối tượng kê khai đúng sự thật và thời hạn.

• Hệ thống chỉ có mục tiêu duy nhất là xác định và ngăn ngừa xung đột lợi ích tiềm ẩn thường dựa vào sự phối hợp giữa cơ quan quản lý và đối tượng kê khai. Vẫn có thể áp dụng những biện pháp chế tài hình sự đối với vi phạm khai sai, nhưng phương thức kiểm tra phát hiện các dấu hiệu bất thường không được cản trở sự trao đổi thông tin giữa cơ quan quản lý và đối tượng.30

Có nhiều thông lệ đa dạng trong những điều kiện khác nhau. Chẳng hạn, việc không kê khai thu nhập, tài sản bị coi là một tội hình sự ở Áo, Pháp, Ailen, Ý, Hàn Quốc và CH Xlôvaki. Các chế tài hình sự cũng có thể áp dụng cho hành vi khai sai, một vi phạm dễ chứng minh và khởi tố hơn so với hành vi tham nhũng liên quan mà việc khai thiếu là một cách để che dấu. Như đã thấy trong Hình 3.11, việc hình sự hóa tội khai sai trên mẫu khai CKTNTS vẫn tương đối không phổ biến, kể cả ở những nước thu nhập cao và thu nhập trung bình cao, từ đó nảy sinh những vấn đề về hiệu quả, tác động của các hệ thống này. Tuy nhiên, tình huống này được giảm nhẹ đôi chút do các hệ thống thiên về xử lý xung đột lợi ích, như đã nêu trên, thường ít chú trọng vào các chế tài hình sự mà chủ yếu vào sự phối hợp để ngăn ngừa các trường hợp xung đột lợi ích.

Khung chế tài cần được thiết kế sao cho phù hợp để đạt được các mục tiêu cụ thể trong điều kiện chính trị, kinh tế của mỗi nước. Để xác định các thay đổi về hành vi cần thiết có thể cần phải xác định cấp độ hành vi và tập trung nâng dần cấp độ khi năng lực thực thi và sự chấp nhận đối với hệ thống tăng. Chẳng hạn, khi hệ thống mới ra đời, yếu tố trọng tâm có thể không phải là bảo đảm để mọi đối tượng nộp tờ khai đầy đủ, đúng hạn. Sau đó, khi đã đạt được điều này, cũng như năng lực xác minh nội dung tờ khai của cơ quan đã được bảo đảm, thì hệ thống có thể mở rộng mục tiêu sang bảo đảm tuân thủ tính chính xác và xác thực của tờ khai. Bằng cách sử dụng những biện pháp chế tài khả thi, hợp lý, sự tin tưởng vào hệ thống sẽ tăng dần, cả từ công chúng và đối tượng kê khai.

3.3.2 Mở rộng phạm vi áp dụng cưỡng chế CKTNTS

Các hệ thống CKTNTS được áp dụng rộng rãi hơn trong các chương trình cưỡng chế phòng chống tham nhũng, ngoài thực thi chế tài đối với các vi phạm về CKTNTS. Các hệ thống CKTNTS có thể cung cấp cho cán bộ điều tra và công tố viên một công cụ giá trị, từ đó nâng cao hiệu quả trong cả phát hiện và khởi tố tham nhũng. Có một số hệ thống trong đó kê khai thu nhập, tài sản có thể được sử dụng làm công cụ để điều tra, khởi tố các trường hợp tham nhũng, căn cứ trên luật pháp về phòng chống tham nhũng và công khai tài chính hiện hành trong nước. Có thể tóm tắt nội dung của những hệ thống này như sau:

1. Ở những nước quy định khai sai về thu nhập, tài sản là hành vi cấu thành tội hình sự thì

30 Công chức thường miễn cưỡng khi phải hỏi cơ quan điều tra hay khởi tố về tính trung thực của hành động hay về các xung đột lợi ích tiềm ẩn của họ. Một số chính phủ giao cho nhiều cơ quan khác nhau thực hiện hướng dẫn và thực thi (Canađa), hay các ban ngành khác nhau (ĐKHC Hồng Kông, Trung Quốc).

Page 96: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

Triển khai, thực thi Hệ thống Công khai Thu nhập, Tài sản | 79

chính tờ khai sẽ được sử dụng làm căn cứ để khởi tố (chứng minh công chức khai sai trên tờ khai thường dễ hơn chứng minh hành vi tham nhũng liên quan bị che dấu bởi lời khai sai, từ đó nâng cao khả năng thành án trong các phiên tòa về tham nhũng).

2. Ở những nước mà hành vi làm giàu bất chính bị coi là tội hình sự, đồng thời hệ thống được trang bị để phát hiện những điểm thiếu nhất quán trong lời khai của công chức về thu nhập, tài sản và các nguồn thông tin khác về thu nhập, tài sản của người đó, thì sự “gia tăng tài sản bất hợp lý” sẽ là căn cứ để khởi tố. Hộp 3.2 trình bày về trường hợp coi làm giàu bất chính là một tội hình sự.

3. Ở những nước không có chế tài hình sự cho tội khai man, nhưng hệ thống CKTNTS có khả năng phát hiện các điểm khác biệt trong tờ khai (như tăng tài sản bất thường, xung đột lợi ích tiềm ẩn, hay cả hai), thì những điểm bất thường trong những tờ khai này của công chức thường là một căn cứ để tiến hành kiểm tra và có thể là điều tra tham nhũng. Khi đó, tờ khai của công chức có thể được sử dụng làm bằng chứng trước tòa nếu trường hợp tham nhũng bị đưa ra xét xử. Trong những trường hợp này, tuy bản thân hành vi vi phạm quy định về CKTNTS không phải chịu phạt hay những chế tài hành chính khác, nhưng hệ thống CKTNTS vẫn có thể giúp khởi động hay hỗ trợ tiến trình điều tra tham nhũng.

Hệ thống CKTNTS và người có địa vị chính trịNgười có địa vị chính trị (NCĐVCT) là những quan chức cao cấp, cũng như thành viên gia đình, cộng sự thân tín của các quan chức cao cấp, những người có chức trách, các mối quan hệ có nhiều nguy cơ phát sinh tham nhũng.31

HÌNH 3.11 Chế tài hình sự quy định cho việc khai sai thông tin theo phân loại thu nhập quốc gia của Ngân hàng Thế giới

Nguồn: Bộ số liệu PAM của Ngân hàng Thế giới đối với 87 quốc gia, 2010; https://www.agidata.org/pam.

Chú thích: Có tất cả 435 hệ thống công khai có thể áp dụng, nếu tất cả các quốc gia (N = 87) áp dụng hệ thống với mọi nhóm đối tượng (N = 5), gồm: người đứng đầu nhà nước, đại biểu quốc hội, công chức, vợ chồng, con cái. Trong mẫu khảo sát PAM chỉ có 321 hệ thống công khai tài chính được điều chỉnh bởi khung pháp lý về CKTNTS.

0

10

20

30

40

50

Tỉ lệ

hệ

thốn

g cô

ng k

hai t

ài c

hính

khun

g ph

áp lý

về

CKTN

TS (N

= 3

21)

23

39

46

35

Thu nhậpthấp

Thu nhậpTrung bình cao

Thu nhậpTrung bình

Thu nhập cao

31 Tuy chưa có định nghĩa quốc tế về NCĐVCT nhưng đã có một số tiêu chí chung. Đề xuất của Nhóm chuyên trách Hành động Tài chính 40 xác định NCĐVCT như sau: “Người có địa vị chính trị (NCĐVCT) là những người được hay từng được giao những chức trách nhà nước ở một nước khác, chẳng hạn như người đứng đầu nhà

Page 97: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

80 | Việc công, Lợi ích tư

Công ước Liên hợp quốc về Phòng chống Tham nhũng (UNCAC) coi xử lý hành vi làm giàu bất chính là một trong những biện pháp ngăn ngừa và truy tố hành vi tham nhũng, tăng cường hợp tác quốc tế và tạo điều kiện để thu hồi tài sản thất thoát. Hình sự hóa tội làm giàu bất chính là một cách để tạo điều kiện cho các quốc gia khởi tố cá nhân vì tham nhũng, và ở một số nơi là cả các tội phạm có tổ chức. Trong những mô hình khởi tố tham nhũng kiểu cũ, cơ quan tố tụng thường phải chứng minh mối liên hệ giữa hành vi phạm pháp và lợi ích có được từ hành vi đó. Bằng cách hình sự hóa tội làm giàu bất chính mà thay vào đó, về hình thức, có thể khởi tố vụ việc tham nhũng chỉ đơn giản bằng cách xác định tài sản của một cá nhân không tương xứng với thu nhập hợp pháp của người đó.

Coi làm giàu bất chính là một loại tội hình sự sẽ trực tiếp giải quyết được một trong ba khó khăn nội tại của quá trình thực thi luật pháp về chống tham nhũng, là cơ quan công tố phải cung cấp bằng chứng về hành động phạm tội mà đối tượng được hưởng lợi từ đó. Vì thế việc khởi tố tội làm giàu bất chính sẽ chuyển gánh nặng tìm bằng chứng từ cơ quan công tố sang bị cáo, vì bị cáo sẽ phải chứng minh được nguồn hợp pháp của tài sản của mình. Ở những nước làm giàu bất chính bị coi là một tội hình sự, tờ khai thu nhập, tài sản có thể là một công cụ quan trọng để phát hiện các điểm khác biệt giữa tài sản và thu nhập hợp pháp của công chức. Những điểm bất thường trong tờ khai thu nhập, tài sản có thể dẫn đến việc ra phán quyết và có thể là cả khởi tố về tội làm giàu bất chính. Điều 20, UNCAC đề xuất các quốc gia thành viên ban hành quy định về tội làm giàu bất chính, trong đó nêu:

Theo hiến pháp và những nguyên tắc cơ bản của hệ thống luật pháp, mỗi quốc gia thành viên cần cân nhắc áp dụng luật pháp và các biện pháp cần thiết khác để coi hành vi làm giàu bất chính, nếu cố tình phạm phải, là một tội hình sự, trong đó làm giàu bất chính nghĩa là có sự gia tăng đáng kể tài sản của công chức nhưng không thể lý giải được bằng thu nhập hợp pháp.

Chú thích: Chi tiết về làm giàu bất chính, xem StAR (sắp xuất bản).

HỘP 3.2 Làm giàu bất chính bị coi là một tội hình sự

Công ước quốc tế, những tổ chức đề ra tiêu chuẩn, các cơ quan hoạch định chính sách, các sáng kiến phòng chống tham nhũng32 đã chú trọng hơn vào việc các định chế tài chính phải có biện pháp cẩn trọng hợp lý khi giao dịch với NCĐVCT, coi đây là một hệ thống phòng ngừa chống rửa tiền và các loại giao dịch tài chính phi pháp khác. Những sáng kiến này tạo khung hệ thống để các tổ chức tài chính tăng cường các biện pháp cẩn trọng khi giao dịch

nước hay chính phủ, chính trị gia cao cấp, quan chức cao cấp của chính phủ, tòa án hay quân đội, lãnh đạo cao cấp của các tập đoàn nhà nước, quan chức quan trọng của các chính đảng. Những mối quan hệ kinh tế với thành viên gia đình hay cộng sự thân cận của NCĐVCT đặt ra những nguy cơ về uy tín không kém gì với bản thân NCĐVCT. Định nghĩa này không bao gồm những cá nhân có vị trí trung bình hay vị trí thấp trong các nhóm trên.” (FATF/OECD 2010, 17)

32 Xem UNCAC, Điều 52(1). Ngoài ra, Nhóm chuyên trách Hành động Tài chính, một cơ quan liên chính phủ có mục đích xây dựng, hoàn thiện các chính sách quốc gia và quốc tế về phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố, cũng quy định phải thẩm tra bổ sung đối với những NCĐVCT theo Đề xuất số 6 trong số các Đề xuất 40 + 9.

Page 98: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

Triển khai, thực thi Hệ thống Công khai Thu nhập, Tài sản | 81

với NCĐVCT, như triển khai các hệ thống xác định NCĐVCT, tăng cường thủ tục thẩm tra khi mở tài khoản, giám sát liên tục, báo cáo giao dịch khả nghi. Những biện pháp này sẽ góp phần phát hiện các luồng tiền phi pháp, cho phép theo dõi kiểm toán và cuối cùng là tạo điều kiện để thu hồi các tài sản bị thất thoát.

Các hệ thống CKTNTS góp phần tăng cường giám sát NCĐVCT thông qua các tổ chức tài chính như sau:33

• Ở những nước mà tên của công chức có nghĩa vụ phải kê khai thu nhập, tài sản được công bố hay phải cung cấp cho mục đích này, các tổ chức tài chính có thể sử dụng danh sách tên này để biết khách hàng của mình có phải là NCĐVCT hay không.

• Ở những nước có hệ thống CKTNTS quy định người nhà và đôi khi là cả những cộng sự thân cận của công chức phải nộp kê khai thu nhập, tài sản, thì danh sách đối tượng kê khai có thể giúp các tổ chức tài chính “biết được khách hàng” của mình, cũng như xác định những đối tượng liên quan có thể đứng ra làm lá chắn cho những NCĐVCT.

• Ở những nước mà nội dung kê khai tài sản được công bố, nội dung tờ khai có thể giúp các tổ chức tài chính xác định nguồn tài sản, thu nhập của NCĐVCT. Ở những nơi không công bố nội dung kê khai cho các tổ chức tài chính vì mục đích thẩm tra thì bảo đảm bí mật thông tin là một ưu tiên. Những công chức có giao dịch với các tổ chức tài chính được thể được yêu cầu phải cung cấp bản sao tờ khai để hỗ trợ thẩm tra.

• Cơ quan quản lý có thể đánh giá hiệu quả quản lý NCĐVCT của tổ chức tài chính bằng cách xem xét xem một ngân hàng sử dụng các tờ khai thu nhập, tài sản ra sao (nếu có).

• Các đơn vị điều tra tài chính có thể sử dụng thông tin của các tờ khai thu nhập, tài sản để tăng cường phân tích báo cáo về giao dịch đáng ngờ, trong khi vẫn bảo đảm yêu cầu giữ bí mật thông tin như trên.

Hệ thống CKTNTS và khởi tố hành vi làm giàu bất chínhMặc dù thuật ngữ “làm giàu bất chính” được sử dụng trong cuốn sách này để chỉ trọng tâm của các hệ thống CKTNTS là giám sát tài sản của công chức (xem mục 1.2), nhưng ở một số nơi, khái niệm này còn được sử dụng như một loại tội hình sự theo luật định.34 Một số nơi đã áp dụng quy định chính thức về khởi tố hình sự đối với tội “làm giàu bất chính”, hay còn gọi là làm giàu gian dối hay tài sản không lý giải được nguồn gốc, nhằm góp phần chống tham nhũng và sử dụng như một công cụ để xử lý những công chức có vi phạm về trách nhiệm tài chính (xem chi tiết trong Hộp 3.2). Ở những nước có quy định pháp lý này, tội làm giàu bất chính bị xem là hình thành khi có khác biệt giữa tài sản thực của cá nhân và thu nhập hợp pháp của người đó. Chỉ riêng sự khác biệt này cũng đủ để làm căn cứ tiến hành điều tra hình sự, trong đó quy định bị cáo phải chứng minh rằng tài sản, của cải của mình có được bằng con đường hợp pháp. Biện pháp này tạo ra sự chuyển dịch đáng kể gánh nặng về bằng chứng trong điều tra hình sự, trong đó bị cáo phải chịu nhiều gánh nặng hơn so

33 Thông tin thêm về NCĐVCT, xem Greenberg và các tác giả khác. 2009, và Rossi và các tác giả khác (sắp xuất bản).

34 Như vậy, làm giàu bất chính là “biểu hiện pháp lý của quyền lợi kinh tế của những người kiểm soát và sử dụng tài sản, nguồn lực của minh” (Kofele-Kale 2002, 157).

Page 99: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

82 | Việc công, Lợi ích tư

với cơ quan công tố. Cáo buộc làm giàu bất chính cũng có thể được sử dụng làm yếu tố tiền đề để khởi động quá trình điều tra nhằm xác định xem những nguyên do đằng sau những tài sản không rõ nguồn gốc này có liên quan đến những hành động phạm pháp khác như hối lộ, tham ô hay không, từ đó có thể dẫn tới việc áp dụng một số chế tài bổ sung cho tội tham nhũng.

Các hệ thống công khai thu nhập, tài sản được trang bị để phát hiện những thay đổi bất thường về tài sản, hay những khác biệt giữa thu nhập, tài sản thực tế và kê khai có thể giúp phát hiện hành vi làm giàu bất chính, cũng như làm bằng chứng hiển nhiên trong những trường hợp này.

Hệ thống CKTNTS và thu hồi tài sản thất thoátSự chú trọng gần đây vào những ảnh hưởng kinh tế toàn cầu của tham nhũng và những khó khăn trong theo dõi và thu hồi các tài sản thất thoát35 đã làm tăng sự chú ý vào những mối liên hệ giữa các hệ thống công khai tài chính hiệu quả và phòng ngừa, phát hiện, điều tra, khởi tố các hành vi làm thất thoát tài sản. “Thu hồi tài sản” là quá trình thu hồi cho nhà nước, nạn nhân của tham nhũng hay các bên thứ ba liên quan những tài sản bị thất thoát do những hành vi vi phạm, đặc biệt là theo Công ước Liên hợp quốc về Phòng chống Tham nhũng (UNCAC). Các hệ thống CKTNTS có vai trò trong khởi động quá trình điều tra tham nhũng, hay trong trường hợp phát hiện được những dấu hiệu bất thường trong lời khai của công chức, sẽ cung cấp bằng chứng làm căn cứ cho việc thu hồi tài sản, hay tạo điều kiện để yêu cầu hỗ trợ pháp lý chung (nếu liên quan đến các tài sản của nước ngoài hay nắm giữ ở nước ngoài). Công ước đề ra khung công cụ pháp lý toàn diện hỗ trợ công tác thu hồi tài sản thất thoát quốc tế, trong đó có sử dụng các tờ khai thu nhập, tài sản nếu cần.36, 37

3.4 Quản lý tiếp cận của công chúng đối với tờ khai và thông tin về hiệu quả của hệ thống CKTNTS

Một số tác giả lập luận rằng hiệu quả của hệ thống CKTNTS liên quan đến khả năng tiếp cận thông tin công bố của công chúng (Mukherjee và Gokcekus 2006, 3; OECD 2008; Williams 2006, 2). Việc công khai thông tin CKTNTS cho phép hệ thống CKTNTS tranh thủ sự tham gia của tổ chức xã hội dân sự trong giám sát tờ khai, tăng cường cưỡng chế, từ đó nâng cao uy tín của cơ chế. Trong một số trường hợp, cơ quan quản lý CKTNTS có thể trông cậy vào sự sẵn sàng và năng lực của các tổ chức phi chính phủ (TCPCP), giới truyền thông, hay cả hai,

35 Thông tin thêm về thu hồi tài sản thất thoát, xem trang web của Sáng kiến Thu hồi Tài sản Thất thoát (StAR); http://www1.worldbank.org/publicsector/star_site/index.html.

36 Điều 52(5), UNCAC, có quy định về việc sử dụng tờ khai thu nhập, tài sản để thu hồi tài sản thất thoát: “Mỗi quốc gia thành viên đều phải xem xét thiết lập các hệ thống công khai tài chính hiệu quả, theo luật pháp trong nước, áp dụng cho các đối tượng công chức phù hợp, và quy định các biện pháp chế tài thích hợp đối với hành vi không tuân thủ. Mỗi quốc gia thành viên cũng phải cân nhắc thực thi những biện pháp trên nếu cần để các cơ quan có thẩm quyền chia sẻ thông tin với cơ quan có thẩm quyền của quốc gia thành viên khác, nếu cần, trong điều tra, xác định quyền sở hữu và thu hồi các tài sản do vi phạm mà có, theo quy định của Công ước.”

37 “Thu hồi Tài sản Thất thoát: Hướng đến Hệ thống Toàn cầu về Thu hồi Tài sản”; http://www1.worldbank.org/publicsector/star_site/documents/global_architecture/GlobalArchitectureFinalwithCover.pdf.

Page 100: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

Triển khai, thực thi Hệ thống Công khai Thu nhập, Tài sản | 83

để tiến hành các hoạt động kiểm tra mức sống mà nguồn lực và năng lực của cơ quan không cho phép (xem Hình 3.12). Vì vậy, bằng cách công khai mà tăng cường răn đe các hành vi lạm quyền nhờ có các lực lượng giám sát bổ sung.

Việc tiếp cận của công chúng đối với nội dung kê khai không thể thay thế hoàn toàn cho công tác giám sát, xác minh hiệu quả của cơ quan quản lý, vì TCPCP hay công chúng không được tiếp cận trực tiếp các nguồn dữ liệu (danh mục tài sản kê khai hay các cơ sở dữ liệu thuế, ngân hàng) cần thiết cho việc xác minh kê khai.38 Đây cũng là một điều cần lưu ý về tiếp cận của công chúng. Ở những hệ thống đang trong giai đoạn xây dựng năng lực, có khả năng tiếp cận của công chúng sẽ có ảnh hưởng nặng nề đến uy tín của hệ thống về ngắn hạn, do bộc lộ những điểm yếu của cơ chế, từ đó làm giảm lòng tin của công chúng vào chất lượng bảo đảm trách nhiệm giải trình của chính phủ (OSCE 2004, 39). Tuy vậy, thay vì cân nhắc lợi ích của việc cho công chúng tiếp cận, phương án này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nâng cao dần năng lực và đáp ứng kỳ vọng của công chúng về những kết quả mà hệ thống có thể đạt được. Uy tín của hệ thống CKTNTS cần được xem xét đồng thời trên một số mặt. Hệ thống CKTNTS cần tạo hiệu lực răn đe phát hiện, qua giám sát chặt chẽ, xác minh theo mục tiêu và tiếp cận của công chúng với nội dung kê khai, hay bằng cách kết hợp những biện pháp trên. Hệ thống cũng cần phải tạo hiệu quả răn đe về hậu quả vi phạm, vì vậy, cần nhận thức được tầm quan trọng của việc tuyên truyền về tỉ lệ tuân thủ và thực thi các chế tài đối với trường hợp không tuân thủ.

38 Ở một số nước, những loại cơ sở dữ liệu này có thể rất hạn chế, từ đó càng làm tăng sự phù hợp của giải pháp tiếp cận công chúng, vì cơ quan quản lý có phạm vi giám sát rất hạn hẹp. Tiếp cận thông tin là một phần của vấn đề; phần còn lại là diễn giải thông tin kê khai như thế nào để phát hiện dấu hiệu bất thường, đặc biệt là ở các hệ thống phòng ngừa xung đột lợi ích. Phân tích xung đột lợi ích là một nhiệm vụ đặc thù đòi hỏi phải có kiến thức về pháp lý, và thường nằm ngoài khả năng (hay ngân sách) của hầu hết các TCPCP. Giá trị thực của biện pháp tiếp cận công chúng không nằm ở khả năng đóng góp vào chức năng xác minh của hệ thống mà ở việc nhấn mạnh một thông điệp rằng nghĩa vụ về bảo đảm trách nhiệm giải trình của công chức là để bảo đảm lợi ích của công chúng.

Ở những nước có bộ máy truyền thông độc lập và hệ thống các tổ chức xã hội dân sự mạnh thì các TCXHDS có thể là cơ quan tiến hành kiểm tra mức sống mà nguồn lực và năng lực của cơ quan thực thi không cho phép thực hiện.

Các “tổ chức truyền thông, xã hội” này đóng vai trò thiết yếu trong việc thông tin cho tổ chức xã hội dân sự bằng cách tạo điều kiện truy cập tờ khai, cơ sở dữ liệu, trích yếu.

“Tổ chức truyền thông/xã hội” Có thể là các TCPCP, chính trị gia làng xã, báo đài v.v. Tổng hợp, dịch, đơn giản hóa, và thông tin trực tiếp thay mặt các đối tượng khác Chuyển thông tin bị động thành nhận thức “chủ động” Góp phần xây dựng hệ thống tổ chức xã hội dân sự có tri thức, hoạt động tích cực

HÌNH 3.12 Vai trò của xã hội dân sự trong cưỡng chế CKTNTS

Nguồn: Tác giả tổng hợp; xem ví dụ về “tổ chức truyền thông, xã hội” ở Mỹ tại trang web http://www.opensecrets.org.

Chú thích: TCXH = tổ chức xã hội dân sự; TCPCP = tổ chức phi chính phủ.

Page 101: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

84 | Việc công, Lợi ích tư

Tiếp cận nội dung kê khai chỉ là một phần của vấn đề. Nhận thức của công chúng về nhiệm vụ, quy trình của cơ quan quản lý CKTNTS là một phần không thể thiếu của hệ thống CKTNTS hiệu quả. Cho công chúng tiếp cận thông tin tạo điều kiện cho người dân đưa ra những quyết định có cơ sở ở phòng bỏ phiếu cũng như tạo áp lực đối với những đại biểu dân bầu phải giải quyết những vấn đề nảy sinh từ những thông tin đó (Aaken và Voigt 2009, 5; Djankov và các tác giả khác 2008, 4). Nhận thức của công chúng về nhiệm vụ, quy trình của hệ thống CKTNTS có thể khuyến khích sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự vào các chủ trương, chương trình phòng chống tham nhũng, cũng như tăng cường sự chú ý của công chúng về quy tắc đạo đức và mức sống của công chức. Nhận thức của công chúng về quy định công khai tài chính gắn liền với hệ thống khiếu nại công khai nâng cao hiệu quả của cơ quan quản lý trong phát hiện vi phạm đạo đức, nhờ tạo điều kiện cho công chúng tố cáo tham nhũng và khởi động quá trình giám sát lời khai của công chức. Xem phần so sánh các mô hình tiếp cận của công chúng đối với nội dung kê khai ở một số nước trong Bảng 3.4).

Để tuyên truyền hiệu quả của hệ thống CKTNTS cần chọn lựa đối tượng tuyên truyền đa dạng: nhà quản lý, cán bộ cao cấp trong các cơ quan nhà nước, đối tượng kê khai, nhà hoạch định chính sách, người dân. Để thực hiện việc này, các cơ quan quản lý CKTNTS cần xây dựng các hệ thống theo dõi kết quả, vừa để báo cáo cho các nhà hoạch định chính sách và lập pháp như một phần của quá trình rà soát ngân sách, chính sách hàng năm, vừa nhằm nâng cao nhận thức về nhiệm vụ của cơ quan quản lý và quy định về công khai tài chính, cũng như nâng cao uy tín của hệ thống (xem Hình 3.13).

3.4.1 Cân đối giữa quyền cá nhân và quyền được biết của công chúng

Đã có nhiều tranh luận ở một số nước về việc cho công chúng tiếp cận thông tin kê khai về thu nhập, tài sản và quyền hay những quan ngại của các công chức về quyền riêng tư, ngay cả ở những nước có hệ thống CKTNTS được coi là mạnh. Tuy quyền riêng tư của công dân được công nhận ở một số nước là một quyền cá nhân cơ bản, nhưng quyền cá nhân có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của một số lĩnh vực trong hệ thống công khai tài chính, đặc biệt là những lĩnh vực thiếu quy trình xác minh chặt chẽ, và vì vậy càng cần đến sự giám sát của công chúng để bảo đảm cưỡng chế hiệu quả. Vì vậy, hệ thống công khai tài chính hiệu quả đối mặt với vấn đề phải cân đối giữa một bên là cho phép công chúng giám sát nhằm tạo điều kiện phòng chống tham nhũng và một bên là bảo vệ quyền riêng tư của những người phải kê khai tài sản. Trong nhiều trường hợp, những lo ngại về sự xâm phạm quyền riêng tư cũng gắn liền với lo ngại của các công chức về an toàn của cá nhân. Nhờ công khai thông tin mà hạn chế được những kẽ hở để công chức lợi dụng lạm dụng công quyền (theo Aaken và Voigt 2009, 5). Ai giám sát quá trình công khai thông tin cũng như làm thế nào để lưu trữ, công bố những thông tin thu thập được là những vấn đề quan trọng cần giải đáp để bảo đảm mức trách nhiệm cao trong từng lợi ích, hành động chuyên môn của công chức (theo Williams 2006, 2). Tuy nhiên, nếu cho phép tiếp cận thông tin công khai nhưng lại không có hệ thống giám sát kê khai chặt chẽ thì có thể sẽ khiến toàn bộ quá trình không đạt được cả hiệu quả lẫn uy tín (OSCE 2004, 39). Hơn nữa, nếu muốn sử dụng biện pháp tiếp cận của công chúng để giám sát thông tin kê khai thì cần phải xem đã có hệ thống tổ chức xã hội

Page 102: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

Triển khai, thực thi Hệ thống Công khai Thu nhập, Tài sản | 85

BẢN

G 3

.4

Đặc

điể

m c

ủa q

uá tr

ình

tiếp

cận

của

công

chú

ng v

ới c

ác n

ội d

ung

kê k

hai v

à dữ

liệu

tron

g m

ột s

ố hệ

thốn

g CK

TNTS

: Kết

quả

từ c

ác k

hảo

sát đ

iểm

ĐKH

C

Hồn

g Kô

ng

CH

Ách

entin

a C

roat

ia

Gua

têm

ala

T

Q

Inđô

nêxi

a G

iooc

đan

Kiếc

gitx

tan

Môn

g C

Ruan

đa

Xlô

veni

a

Mỹ

Nội

dun

g kê

kha

i có

đư

ợc

công

bố

côn

g kh

ai

khôn

g?

Khôn

g

Khôn

g

Khôn

g

Bao

nhiê

u nộ

i du

ng k

ê kh

ai

đượ

c cô

ng b

ố ra

ng c

húng

?

Toàn

bộa

Tr

ích

yếu

(tổn

g số

) —

Tr

ích

yếu

(tổn

g số

) —

Tổ

ng s

ố Tổ

ng s

ố —

To

àn b

ộa

Phươ

ng p

háp

tiếp

cận

nội

dun

g kê

kh

ai n

ào đ

ượ

c sử

dụn

g?

Trự

c ti

ếp

Trự

c

tuyế

n &

trự

c ti

ếp

Trự

c ti

ếp

Công

báo

Trự

c tu

yến,

công

báo

,

trự

c ti

ếp

Trự

c ti

ếp

Trự

c tu

yến

Trự

c ti

ếp

Số

liệu

thốn

g kê

về

tuâ

n th

ủ kê

kh

ai c

ó đư

ợc

công

bố

ra

công

chú

ng

khôn

g?

Khôn

g

Phươ

ng ph

áp n

ào

đượ

c sử

dụng

để

tr

uy c

ập d

ữ li

ệu v

ề tu

ân th

ủ?

Báo

cáo

thư

ờng

niên

,

tran

g w

eb

Công

báo

Công

báo

Báo

cáo

thư

ờng

niên

Trự

c tu

yến

và c

ông

báo

Truy

ền

thôn

g

đại

chún

g

Báo

cáo

thư

ờng

niê

n

Báo

cáo

thư

ờng

niên

Báo

cáo

thư

ờng

niên

Báo

cáo

thư

ờng

niên

Ngu

ồn: T

ài li

ệu k

èm th

eo, c

ông

khai

thu

nhập

, tài

sản

: M

inh

họa

từ

trư

ờng

hợ

p đi

ển h

ình

(Ngâ

n hà

ng T

hế g

iới,

StA

R 20

12).

Ch

ú th

ích:

a Côn

g bố

mọi

nội

dun

g, tr

ừ đ

ịa c

hỉ

nhà

riêng

, thô

ng ti

n th

uế,

số

tài k

hoản

. BT

P =

BộTư

ph

áp.—

= k

hông

áp

dụn

g.

Page 103: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

86 | Việc công, Lợi ích tư

dân sự hay TCPCP hoạt động tích cực, và một bộ máy truyền thông độc lập để đáp ứng cho chức năng này hay chưa, cũng như các hệ thống khiếu nại hiệu quả để người dân có quan tâm cung cấp thông tin về khiếu nại, tố cáo. Chẳng hạn, hệ thống của Mông Cổ, tuy vẫn bảo đảm độ tin cậy nhưng lại phụ thuộc nhiều vào hệ thống tiếp cận của công chúng đối với thông tin kê khai, trong khi sự quan tâm của công chúng về việc giám sát thông tin kê khai là rất thấp. Lý do của tình trạng này một phần là do hệ thống các tổ chức xã hội dân sự ở đây còn chưa phát triển. Từ đó dẫn đến nhận thức ngày càng tăng rằng hệ thống CKTNTS không có khả năng phát hiện hay phòng chống tham nhũng.

Có những trường hợp hệ thống CKTNTS có hiệu quả cao ở những nước mà công chúng không được tiếp cận thông tin về CKTNTS nhưng có chế độ pháp trị hiệu quả và khả năng khởi tố các vụ việc về tham nhũng tại tòa án. Chẳng hạn, ở Ruanđa tuy nội dung kê khai tài sản không được công bố công khai nhưng cơ quan quản lý CKTNTS thực hiện cả thanh tra ngẫu nhiên và chọn đối tượng, từ đó có thể tiến tới điều tra, khởi tố hình sự đối với cả các vi phạm về kê khai tài sản và hành vi tham nhũng liên quan.

Các tranh luận về việc có nên cho công chúng tiếp cận với thông tin kê khai thu nhập, tài sản hay không thường bao hàm cả những vấn đề về an toàn thông tin và quyền riêng tư cá nhân. Ở những nước mà công chức có thể là đối tượng của các vụ bắt cóc hay bạo lực thì việc công khai một số loại nội dung kê khai (như địa chỉ nhà riêng, nhãn hiệu, model xe hơi, v.v.) có thể khiến công chức và người nhà của họ gặp nguy hiểm (tuy nhiên, nghiên cứu này

HÌNH 3.13 Công bố kết quả và báo cáo về hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý CKTNTS

Nguồn: Tác giả tổng hợp.

Cung cấp thông tin cho ai, vì sao:

Cán bộ quản lý về CKTNTS• Để tạo điều kiện đánh giá liên tục hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý và xác định trọng tâm quản lý để cải thiện kết quả

• Để tạo điều kiện đánh giá liên tục tình hình tuân thủ quy định về công khai tài chính của cán bộ, cũng như xác định trọng tâm quản lý để cải thiện kết quả

• Nhằm khuyến khích, hỗ trợ tăng cường tuân thủ

• Nhằm tạo điều kiện rà soát định kỳ để tìm cách cải thiện khung chính sách về CKTNTS (kể cả phân bổ kinh phí cho các chức năng CKTNTS) • Nhằm nâng cao uy tín của công tác CKTNTS.

Cán bộ quản lý của bộ,cơ quan chủ quản

Đối tượng kê khai

Các bên liên qua (chính trị gia,công chúng)

Page 104: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

Triển khai, thực thi Hệ thống Công khai Thu nhập, Tài sản | 87

không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy thông tin kê khai có liên hệ trực tiếp với những dạng bạo lực nói trên). Trong thời đại thông tin toàn cầu, có nhiều nguồn thông tin về tài sản, nơi ở của mọi người, và vì vậy, công khai thông tin kê khai tài sản sẽ không phải là một mối lo quá lớn. Tuy nhiên, những lo ngại về an ninh vẫn thường xuyên hiện hữu đối với đối tượng kê khai và có thể giải quyết vấn đề này bằng một số biện pháp dưới đây.

Cho phép công chúng tiếp cận một số loại thông tin công khaiNhằm giải quyết vấn đề tranh cãi giữa công khai và bảo đảm quyền riêng tư, một số chuyên gia đề xuất phân nhóm các thông tin trong nội dung công khai tài chính, từ đó chỉ cho phép truy cập một số loại thông tin nhất định (theo Demmke và các tác giả khác 2007, 67). Có lẽ một số dạng của mô hình này có thể đáp ứng hầu hết các vấn đề của cả hai phe trong cuộc tranh luận. Năng lực của cơ quan quản lý trong triển khai một mô hình kép (phân nhóm thông tin cần giữ bí mật hay công bố) sẽ là yếu tố quyết định thành công của mô hình, nhờ đó ngăn chặn việc truy cập công khai những thông tin cá nhân nhạy cảm đồng thời vẫn cho phép công chúng nắm bắt được bức tranh tổng thể về tình hình tài chính, lợi ích của công chức.

Hệ thống ở Áchentina chỉ cho phép truy cập phụ lục công bố về thông tin kê khai tài sản. Còn phần phụ lục cá nhân, trong đó có những thông tin nhạy cảm, cá nhân (như tên ngân hàng hay tổ chức tài chính mở tài khoản, số tài khoản, thông tin về địa điểm bất động sản, bản sao tờ khai thuế), sẽ được niêm phong, trừ khi có lệnh của tòa án phải công bố.

Tương tự, Cục Dân chính của nước CH Kiếcgitxtan chỉ công bố bản trích yếu kê khai của 1.389 quan chức cao cấp trên trang web và bản tin chính thức của mình.39 Những bản trích yếu này không cung cấp những thông tin như địa chỉ, số tài khoản, tên của một số tài sản của người kê khai. Thay vào đó, tổng số của các loại tài sản được cung cấp cho công chúng. Phương thức thỏa hiệp này góp phần giải quyết các vấn đề về bí mật riêng tư, nhưng nếu thông tin công khai quá mơ hồ thì có lẽ tốt nhất là nên giữ bí mật toàn bộ nội dung kê khai.

Hạn chế sử dụng và truy cập thông tin về CKTNTSMột số nước công bố thông tin kê khai ra công chúng trên danh nghĩa, nhưng lại dựng lên những rào cản truy cập bằng cách áp đặt các loại lệ phí hay chỉ cho phép một số cá nhân tiếp cận nếu yêu cầu hẹn gặp trực tiếp và đến đúng chỗ. Những cách làm này có thể giảm bớt lo ngại về việc tiếp cận thông tin một cách phù phiếm hay với mục đích tội phạm. Điểm cần lưu ý ở đây là những hạn chế như trên không ngăn chặn hay cản trở công chúng tiếp cận thông tin nếu có quan tâm. Cần có hướng dẫn rõ ràng, công khai để tránh lạm dụng những quy định này. Trong mẫu nghiên cứu PAM về các quốc gia, chỉ có 14% các nước quy định cho phép truy cập thông tin công khai miễn phí, kể cả thông tin trực tuyến hay trên giấy tờ. 71% các nước nghiên cứu không quy định mức phí phải trả khi muốn truy cập nội dung kê khai, từ đó có thể dẫn đến việc một số cơ quan áp phí quá cao (Hình 3.14). Trên một nửa các quốc

39 Xem Khảo sát điểm về CH Kiếcgitxtan trong tài liệu kèm theo, Công khai thu nhập, tài sản: Minh họa từ trường hợp điển hình (Ngân hàng Thế giới/StAR 2012). (Lưu ý rằng khảo sát điểm này được thực hiện năm 2009; những sự kiện mới đây ở CH Kiếcgitxan có thể khiến các kết quả của khảo sát không còn phản ánh chính xác thông lệ hiện hành nữa.)

Page 105: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

88 | Việc công, Lợi ích tư

gia trong mẫu quy định địa điểm cho phép truy cập nội dung kê khai. Như có thể thấy trong Hình 3.15, chỉ có 40% các nước quy định thời hạn đưa lên mạng hay công bố dữ liệu kê khai.

Tuy trong các văn bản về CKTNTS thể hiện sự ưu tiên rõ ràng đối với việc quy định lệ phí và cho phép truy cập dễ dàng các nội dung kê khai, nhưng một số nước vẫn quy định rằng các bên có quan tâm phải trực tiếp đến tận nơi lưu trữ tờ khai để truy cập thông tin, chứ không công bố trên phương tiện thông tin, đăng lên mạng hay công bố trên công báo. Chẳng hạn, ở Mỹ, người ta cũng chọn cách này, tức là không đưa nội dung kê khai lên mạng mà thay vào đó là yêu cầu cá nhân (cho dù là phóng viên hay dân thường) phải trực tiếp tới Cục quản lý Đạo đức Công chức và xưng rõ danh tính để người có hồ sơ được truy cập biết ai đã truy cập thông tin kê khai của mình. Làm như vậy có thể khiến đối tượng kê khai cảm thấy thoải mái hơn nhưng cũng nhiều khả năng gây sự e dè nếu những cá nhân muốn truy cập lo ngại sẽ có hậu quả xấu đối với việc họ truy cập thông tin.

Tuy nhiên, những nước khác cũng đã áp dụng một số dạng biến thể của mô hình trên. Chẳng hạn, ở Croatia có hệ thống trong đó tờ khai tài sản được coi là thông tin công khai. Một phần thông tin kê khai được công bố trực tuyến, đồng thời công chúng có thể xem trực

HÌNH 3.14 Lệ phí truy cập công khai nội dung kê khai tài sản theo luật định

Nguồn: Bộ số liệu PAM trên 87 nước của Ngân hàng Thế giới, 2010; https://www.agidata.org/pam.

Chú thích: Có tổng cộng 435 hệ thống kê khai có thể có, nếu toàn bộ các nước (N = 87) thực hiện kê khai trên tất cả các đối tượng (N = 5): người đứng đầu nhà nước, đại biểu quốc hội, công chức, vợ chống, con cái. Trong mẫu PAM chỉ có 321 hệ thống kê khai được điều chỉnh bởi khung pháp lý về CKTNTS.

Tỉ lệ các hệ thống công khai tài sản quy địnhcho phép công bố nội dung kê khai (N = 45)

Mức phí ấn định, 15%

Cung cấpbản in

miễn phí, 6%

Truy cậptrực tuyến,

8%

Không quyđịnh,71%

Page 106: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

Triển khai, thực thi Hệ thống Công khai Thu nhập, Tài sản | 89

tiếp bản gốc tại văn phòng Ủy ban Phòng ngừa xung đột lợi ích. Nếu có yêu cầu xem thông tin, cơ quan quản lý sẽ thu thập thông tin về người yêu cầu, qua đó áp dụng một quy trình thủ tục nhằm cản trở những đối tượng có ý định truy cập thông tin không cần thiết.

Ở Áchentina, cơ quan quản lý công khai tài sản không công bố nội dung tờ khai trên mạng nhưng cho phép yêu cầu hẹn gặp để xem bản in phụ lục công bố của các tờ khai trực tiếp tại trụ sở cơ quan. Người dân có thể hẹn gặp qua điện thoại hay email. Người yêu cầu hẹn gặp phải đến trực tiếp để nhận bản sao hồ sơ đã yêu cầu. Yêu cầu có thể bị từ chối, tuy trên thực tế trường hợp này rất hiếm gặp, nếu bị cho là trái với nguyên tắc của luật pháp, và đối tượng sẽ phải chịu phạt nếu sử dụng trái phép thông tin trên tờ khai, như cho các mục đích thương mại hay tội phạm. Tương tự như vậy, Cục Dân chính của nước CH Kiếcgitxtan chỉ công bố bản trích yếu kê khai của 1.389 quan chức cao cấp trên trang web và bản tin chính thức của mình.40 Những bản trích yếu này không cung cấp địa chỉ, số tài khoản, tên của một số tài sản cụ thể của người kê khai. Thay vào đó, số tổng của các loại tài sản được cung cấp cho công chúng.

Cho phép công chúng tiếp cận nội dung kê khai của một số nhóm công chứcMột số nước lại chọn cách chỉ công khai nội dung kê khai của một số đối tượng công chức cao cấp. Mô hình này thường tập trung vào những quan chức dân bầu và những vị trí chính

HÌNH 3.15 Thời hạn công bố nội dung kê khai theo luật định

Nguồn: Bộ số liệu PAM trên 87 nước của Ngân hàng Thế giới, 2010; https://www.agidata.org/pam.

Chú thích: Có tổng cộng 435 hệ thống kê khai có thể có, nếu toàn bộ các nước (N = 87) thực hiện kê khai trên tất cả các đối tượng (N = 5): người đứng đầu nhà nước, đại biểu quốc hội, công chức, vợ chống, con cái. Trong mẫu PAM chỉ có 321 hệ thống kê khai được điều chỉnh bởi khung pháp lý về CKTNTS.

40 Xem Khảo sát điểm về CH Kiếcgitxtan trong tài liệu kèm theo, Công khai thu nhập, tài sản: Minh họa từ trường hợp điển hình (Ngân hàng Thế giới/StAR 2012). Lưu ý rằng những sự kiện đang diễn ra ở CH Kiếcgitxan có thể có khiến các kết quả của khảo sát không còn phản ánh chính xác thông lệ hiện hành nữa.

1 ngàycụ thể,

9%

1-3 tháng,9%

Trong vòng1 tháng

19%

Khôngquy định,

63%

Tỉ lệ các hệ thống công khai tài sản quy địnhcho phép công bố nội dung kê khai (N = 45)

Page 107: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

90 | Việc công, Lợi ích tư

trị được bổ nhiệm. Lý do là chính những công chức này đã tự chọn cách cho phép công chúng giám sát mình nhiều hơn, do tính chất của vị trí công tác của họ và vì thế, việc công bố nội dung kê khai của họ là một phần hợp lý trong quá trình giám sát công khai. Trên thực tế, mối quan tâm của công chúng thường hướng nhiều hơn về quyền riêng tư của các quan chức dân bầu hơn là công chức (OECD 2006b, 41).

ĐKHC Hồng Kông, Trung Quốc (xem Hình 3.16); Mông Cổ, Kiếcgitxtan là những nước áp dụng mô hình phân cấp truy cập công khai, trong đó cho phép công chúng truy cập tùy theo cấp bậc của đối tượng kê khai. Công chức có vị trí càng cao thì nội dung kê khai càng dễ bị quy định phải công khai. Ở ĐKHC Hồng Kông, Trung Quốc, tờ khai của các công chức Cấp I (những vị trí do trung ương bổ nhiệm, gồm 24 vị trí chủ chốt trong chính phủ) được công khai trước công chúng, trong khi tờ khai của công chức Cấp II được giữ bí mật.41 Tuy nhiên, tờ khai tài sản Cấp I lại không được đăng trên Internet mà thay vào đó, những bên có quan tâm phải yêu cầu bản sao và trực tiếp đến lấy.

HÌNH 3.16 Hạn chế tiếp cận của công chúng đối với nội dung kê khai của một số đối tượng công chức – Ví dụ: ĐKHC Hồng Kông,

Trung Quốc

Nguồn: Tác giả tổng hợp.

Cấp l. Những vị trí

chủ chốt trong chính phủ

Cấp IIINhững vị trí khác trong cơ quan nhà nước

Cấp ll. Trợ lý, thư ký cho các vị trí ở Cấp 1

Tất cả các vị tríđứng đầu cơ quan

Bất kỳ vị trí nào bị coi là có nguycơ phát sinh xung đột lợi ích cao

Được công khai

Phân cấp truy cập ở ĐKHC Hồng Kông, Trung Quốc

Thông tin giữ bí mật

41 Xem Khảo sát về ĐKHC Hồng Kông, Trung Quốc trong tài liệu kèm theo, Công khai thu nhập, tài sản: Minh họa từ trường hợp điển hình (Ngân hàng Thế giới/StAR 2012).

Page 108: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

Triển khai, thực thi Hệ thống Công khai Thu nhập, Tài sản | 91

Ở một số nước, hồ sơ kê khai của công chức được bảo vệ bằng quy định về quyền riêng tư, có thể do những người này không phải là quan chức được bầu, hoặc do họ ít có khả năng ở vào những vị trí có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến chính sách hay sử dụng công quỹ sai mục đích để tư lợi. Điều này cũng đúng với các thông tin về tài sản, thu nhập do vợ chồng, con cái của công chức kê khai (xem Hình 3.17).

Giữ bí mật hoàn toàn nội dung kê khaiNhiều nước có luật về bảo mật thông tin trong đó cấm công bố nội dung kê khai. Chẳng hạn, Luật Liêm chính của Guatemala bảo đảm bí mật hoàn toàn nội dung kê khai tài sản, trừ trường hợp có lệnh của tòa án.42 Luật này cũng quy định cấm tiết lộ thông tin trong hồ sơ CKTNTS cho các cơ quan nhà nước khác, như Văn phòng điều tra hành vi tham nhũng của Viện Công tố. Hệ thống CKTNTS của Belize cũng quy định giữ bí mật thông tin, trong đó yêu cầu mọi công chức thuộc hệ thống CKTNTS phải tuyên thệ có trách nhiệm bảo mật trước chánh án hay thẩm phán hòa giải (theo OAS 2004b, 10). Tuy nhiên, giấy chứng nhận nộp hồ sơ vẫn được công bố trên công báo. Ở Gioocđan, hồ sơ kê khai được niêm phong và chỉ được truy cập khi các tố cáo tham nhũng đối với công chức kê khai được chứng minh.

Ở những nước trên, do nội dung kê khai không được công bố nên các tổ chức xã hội dân sự không thể quy trách nhiệm cho công chức thông qua hệ thống CKTNTS, nhưng vẫn có thể có những hệ thống nhà nước đáng tin cậy để xác minh nội dung và truy tố những hành vi tham nhũng. Mô hình này được áp dụng ở Pháp và ĐKHC Ma Cao, Trung Quốc, trong đó hồ sơ kê khai có thể và được sử dụng trong quá trình điều tra hành vi phạm tội liên đới, hay khi

42 Xem Khảo sát điểm về Guatemal trong tài liệu kèm theo, Công khai thu nhập, tài sản: Minh họa từ trường hợp điển hình (Ngân hàng Thế giới/StAR 2012).

HÌNH 3.17 Công bố nội dung kê khai theo luật định

Nguồn: Bộ số liệu PAM trên 87 nước của Ngân hàng Thế giới, 2010; https://www.agidata.org/pam.

Chú thích: Có tổng cộng 435 hệ thống kê khai có thể có, nếu toàn bộ các nước (N = 87) thực hiện kê khai trên tất cả các đối tượng (N = 5): người đứng đầu nhà nước, đại biểu quốc hội, công chức, vợ chống, con cái. Trong mẫu PAM chỉ có 321 hệ thống kê khai được điều chỉnh bởi khung pháp lý về CKTNTS.

Khôngquy định,

13%

Không, 32%

Tỉ lệ hệ thống công khai có khung pháp lývề CKTNTS (N = 321)

Có, 55%

Page 109: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

92 | Việc công, Lợi ích tư

phát hiện nghi ngờ.

Ở Ápganitxtan, do Ban Giám sát Tối cao vẫn đang trong giai đoạn xây dựng nên luật chỉ cho phép công chúng tiếp cận “nếu cần” hay “khi cần”. Do không có những quy định về công bố nên công chúng khó có thể tiếp cận thông tin. Tuy nhiên, Ban Giám sát Tối cao Ápganitxtan đã có chủ trương công bố các báo cáo về những nhà lãnh đạo cao cấp chủ chốt, như tổng thống chẳng hạn, nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của hệ thống đối với giới lãnh đạo cao nhất của đất nước. Dù vậy, việc trao cho Ban Giám sát Tối cao nhiều quyền hạn như vậy có thể sẽ tạo cơ hội cho các đối tượng lợi dụng để bảo vệ đồng minh chính trị hay trừng phạt đối thủ.

Việc giữ bí mật hoàn toàn nội dung kê khai thu nhập, tài sản có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng lực của nhà nước trong xử lý các trường hợp làm giàu bất chính của công chức, viên chức vì sẽ rất khó sử dụng hồ sơ kê khai để phát hiện các vấn đề tiềm ẩn. Thay vào đó, hồ sơ kê khai sẽ chỉ trở thành công cụ để truy tố những hành vi phạm tội liên quan khác.

3.4.2 Thực trạng tiếp cận của công chúng

Tuy các chuyên gia về CKTNTS nhìn chung đều ủng hộ việc cho phép công chúng tiếp cận thông tin kê khai nhưng việc áp dụng hệ thống tiếp cận của công chúng ở nhiều nước vẫn

HÌNH 3.18 Công bố nội dung kê khai theo nhóm đối tượng kê khai theo luật định

Nguồn: Bộ số liệu PAM trên 87 nước của Ngân hàng Thế giới, 2010; https://www.agidata.org/pam.

Vợ chồng, con cái

Công chức

Đại biểuquốc hội

Bộ trưởng

Người đứngđầu nhà nước

Tỉ lệ nước có khung pháp lý về CKTNTS (N = 77)

58%

52%

67%

59%

63%

0 20 40 60 80

Page 110: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

Triển khai, thực thi Hệ thống Công khai Thu nhập, Tài sản | 93

còn hạn chế hoặc chưa có. Một nghiên cứu năm 2008 về phương thức CKTNTS của đại biểu quốc hội ở 174 nước được chọn mẫu cho thấy chỉ chưa đầy 1/3 các nước có quy định công khai thông tin kê khai của đại biểu quốc hội ra công chúng (theo Djankov và các tác giả khác 2008, 1). Một bộ dữ liệu riêng (dữ liệu của PAM được viện dẫn trong cuốn hướng dẫn này) về 87 nước và một loạt các đối tượng công chức cho biết 55% luật pháp của các nước quy định phải công bố thông tin kê khai thu nhập, tài sản của một số đối tượng công chức, tuy con số thực tế có thể thấp hơn (xem Hình 3.18).

Tuy nhiên, ở cả 87 nước trong mẫu nghiên cứu từ bộ dữ liệu PAM, tỉ lệ công khai thông tin vẫn có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm thu nhập. Tuy có tới 55% các nước có thu nhập trung bình thấp, 76% nước thu nhập trung bình cao và 83% nước thu nhập cao có luật pháp quy định công bố nội dung kê khai, nhưng mới chỉ có 24% các nước thu nhập thấp có quy định này (xem Hình 3.19).

3.4.3 Tiếp cận của công chúng về tỉ lệ tuân thủ và những nội dung khác về hiệu quả của hệ thống CKTNTS

Tiếp cận thông tin của công chúng về hiệu quả hoạt động của hệ thống CKTNTS sẽ góp phần cải thiện và tác động đến các chính sách. Những TCPCP chuyên trách có vai trò quan trọng trong kiểm tra việc tuân thủ các quy định về kê khai, cũng như giám sát, báo cáo về hiệu quả của hệ thống CKTNTS. Ví dụ, Trung tâm Liêm chính Công chức, một TCPCP của Mỹ,

HÌNH 3.19 Công bố nội dung kê khai theo nhóm thu nhập theo luật định

Nguồn: Bộ số liệu PAM trên 87 nước của Ngân hàng Thế giới, 2010; https://www.agidata.org/pam.

Chú thích: Có tổng cộng 435 hệ thống kê khai có thể có, nếu toàn bộ các nước (N = 87) thực hiện kê khai trên tất cả các đối tượng (N = 5): người đứng đầu nhà nước, đại biểu quốc hội, công chức, vợ chống, con cái. Trong mẫu PAM chỉ có 321 hệ thống kê khai được điều chỉnh bởi khung pháp lý về CKTNTS.

4%

Thu nhập cao

Thu nhậptrung bình cao

Thu nhậptrung bình thấp

Thu nhập thấp

Tỉ lệ các hệ thống công khai tài sản có khungpháp lý về CKTNTS (N = 321)

24%

0 20 40 60 80 100

74% 2%

55% 32% 12%

77% 19%

83% 17% 0%

Có Không Không quy định

Page 111: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

94 | Việc công, Lợi ích tư

kể từ năm 1999, đã thực hiện giám sát, báo cáo về việc thực thi các quy định về công khai thu nhập, tài sản cấp tiểu bang ở Mỹ. Trung tâm Liêm chính Công chức này đã công bố báo cáo “Thực trạng công khai tài sản” và xây dựng một hệ thống xếp hạng, cả hai đều là những công cụ đóng góp vào quá trình cải cách chính sách, trong đó có việc tăng số lượng các loại thông tin công chức phải kê khai ở nhiều bang.43

43 http://www.publicintegrity.org/investigations/states_of_disclosure.

Page 112: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

Phụ lục A. Những phương pháp và chỉ số được sử dụng trong cuốn hướng dẫn

Các kết quả nêu trong cuốn hướng dẫn này dựa trên các khảo sát điểm tại quốc gia, nghiên cứu tài liệu sẵn có và phân tích số liệu thu thập được trong khuôn khổ Sáng kiến Hệ thống giải trình trách nhiệm trong khu vực công của Ngân hàng Thế giới (PAM), có sử dụng dữ liệu về khung pháp lý của các hệ thống công khai thu nhập, tài sản (CKTNTS) của 88 nền kinh tế (Bảng A.1). Nghiên cứu chi tiết về từng quốc gia được thực hiện ở 11 nền kinh tế sau: Áchentina, Croatia, Gua-tê-ma-la, ĐKHC Hồng Kông (Trung Quốc), Inđônêxia, Gioocđan, CH Kiếcgitxtan, Mông Cổ, Ruanđa, Xlôvenia và Mỹ. Các nghiên cứu quốc gia này được thực hiện thông qua phỏng vấn chi tiết với cán bộ thực thi, các học viện và đại diện của các tổ chức xã hội dân sự ở từng nền kinh tế. Các khảo sát điểm được trình bày trong tài liệu kèm theo cuốn hướng dẫn này có tiêu đề là Công khai thu nhập, tài sản: Minh họa từ trường hợp điển hình.

Sáng kiến PAM

Để đáp ứng yêu cầu tăng cường hiệu quả giám sát chính sách, thể chế nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, Sáng kiến PAM là một chương trình đang được triển khai nhằm cung cấp thông tin về tính minh bạch của các chính phủ cũng như trách nhiệm của công chức.44 Sáng kiến này tập trung vào 4 nhóm đối tượng công chức là người đứng đầu nhà nước, bộ trưởng và thành viên nội các, đại biểu quốc hội và công chức, theo quy định của từng nước. Vợ chồng, con cái của mỗi nhóm công chức cũng là một đối tượng.

Nội dung xem xét gồm 5 loại hệ thống minh bạch và trách nhiệm là:

• Công khai thu nhập, tài sản

• Xung đột lợi ích

• Tự do thông tin

• Các quy định miễn trừ

• Giáo dục về đạo đức.

Sáng kiến PAM công bố số liệu chi tiết và cập nhật thường xuyên về những nỗ lực nhằm cải thiện hệ thống minh bạch và trách nhiệm trong mẫu nghiên cứu gồm 88 nước trên toàn thế giới.45 Ngoài ra, sáng kiến còn xây dựng một loạt các chỉ số thích hợp để giám sát quá trình thực hiện cải cách. Để đạt được cả hai mục tiêu này, Sáng kiến PAM xây dựng bộ Chỉ số Trách nhiệm trong Quản lý nhà nước, cung cấp kiến thức về hoạt động của các tiểu hệ thống trong bộ máy nhà nước, cũng như làm thế nào để nâng cao hiệu quả.

44 Đây là một phần của dự án xây dựng các Chỉ số Trách nhiệm trong Quản lý nhà nước sẽ trình bày trong Phụ lục này.

45 Đây là một phần của dự án xây dựng các Chỉ số Trách nhiệm trong Quản lý nhà nước sẽ trình bày trong Phụ lục này.

Page 113: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

BẢNG A.1 Những nền kinh tế có dữ liệu về khung pháp lý CKTNTS và Xung đột lợi ích được thu thập trong khuôn khổ Sáng kiến AGI

Nền kinh t ế Thu nhập cao (14) CH Séc Italy CH Xlôvaki

Etxtônia Nhật Xlôvenia

Pháp Na Uy Anh

Đứ c Ba Lan Mỹ

Hungari LB Nga

Châu Âu và Trung Á (19)

Anbani Kadắcxtan Xécbi

Acmênia CH Kiếcgitxtan

Tacgikitxtan Adécbaidan Latvia

Thổ Nhĩ Kỳ và Hécxơgôvina Lithuania

Ukraina Bungari Maxêđônia

Udơbêkitxtan Croatia Mônđôva

Gioocgia Rumani

Đông Á và Thái Bình Dương (14)

Campuchia Palau Đông Timo

Fiji Papua Tân Ghinê T ônga

Inđônêxia Philipin Vanuatu

Lào QĐ Xôlômôn Việt Nam

Mông Cổ Đài Loan, TQ

Mỹ Latinh và Caribê (6)

Áchen tina Honđurat Mêhicô

Bôlivia Guyan

Trung Đông và Bắc Phi (2)

CH Đôminich Ma Rốc

Gioocđan

Nam Á (5) Bănglađét Nêpan Xri Lanka

Ấn Đ ộ Pakitxtan

Châu Phi (28) Ăngôla Ghinê Nigiêria

Bênanh Kênia Xênêgan

B ốtxoana Mađagatxca Xiêra Lêôn

Bu ốckina Faxô Malauy Nam Phi

Burunđi Mali T andania

CH Côngô Mauritania Uganđa

CHDC Côngô Mauritius Dămbia

Êtiôpia Môdămbich Dimbabuê

Gambia Namibia

Gana Nigiê

Nguồn: Tác giả tổng hợp

96 | Việc công, Lợi ích tư

Page 114: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

Phụ lục A. Những phương pháp và chỉ số được sử dụng trong cuốn hướng dẫn | 97

Chỉ số Trách nhiệm trong Quản lý nhà nước (AGI)

AGI cho biết tác động trực tiếp của cải cách thể chế đối với hoạt động của các tiểu hệ thống trong bộ máy nhà nước cụ thể. Những chỉ số về mức độ trách nhiệm này có phạm vi hẹp và được xác định rõ ràng, chú trọng vào những lĩnh vực tương đối cụ thể về quản lý nhà nước, chứ không phải những đặc điểm chung. Các chỉ số giúp làm sáng tỏ những hành động mà chính phủ có thể thực hiện để đạt kết quả tốt hơn trong đánh giá một số lĩnh vực quản lý nhà nước cụ thể. Các lĩnh vực này gồm:

• Hệ thống thể chế (hay còn gọi là các “luật chơi”), là những quy định chính thức và không chính thức điều chỉnh hành động của các đối tượng liên quan đến sự hoạt động của một hệ thống quản lý nhà nước nhất định. Những quy định này (a) quy định trách nhiệm, quyền hạn của các đối tượng, thành phần cụ thể; (b) quy định những hành động được phép, phải thực hiện hay bị cấm đối với những đối tượng, thành phần đó; (c) xác định quy trình điều tiết những hoạt động, hành vi của các đối tượng, thành phần. Những quy định này tạo động lực (có thể xấu hoặc tốt) để các đối tượng thực thi vai trò của mình.

• Các đặc trưng về năng lực tổ chức, là đặc điểm về các nguồn lực được sử dụng bởi các đối tượng, thành phần liên quan được giao trách nhiệm theo khung pháp lý quy định. Cụ thể, những chỉ số này xác định (a) phạm vi nguồn lực cụ thể (tiền, nhân lực, trang thiết bị, cơ sở vật chất, cơ ngơi v.v.), (b) chất lượng của những nguồn lực đó (như loại công nghệ áp dụng, chất lượng cán bộ v.v.).

• Hiệu quả của bộ máy quản lý nhà nước, trong đó thu thập thông tin về những mô hình mà các đối tượng, thành phần được giao những trách nhiệm thực hiện công khai tài sản cụ thể. Sự khác biệt trong các hành vi, mô hình của tổ chức sẽ cho biết những mô hình đó có khả năng bảo đảm việc thực hiện các mục tiêu liên quan của khung pháp lý về công khai tài sản hay không (Hình A.1).

Các chỉ số AGI về luật pháp

Trong Sáng kiến PAM, các chỉ số về luật pháp thu thập thông tin về những quy định thể chế hay luật lệ chính thức của hệ thống bảo đảm trách nhiệm giải trình. Đó là việc đánh giá dựa trên bằng chứng các văn bản pháp lý, luật, nghị định, quy tắc ứng xử liên quan thông qua đánh giá độc lập của các chuyên gia kỹ thuật của một nước. Những chỉ số này dựa trên kết quả phân tích nội dung của các luật sư về khung pháp lý của một nước. Những chỉ số về luật pháp này thu thập dữ liệu về đặc điểm của khung pháp lý về bảo đảm trách nhiệm giải trình của các quốc gia.

Lựa chọn nguồn thông tin chủ yếu

Các nguồn dữ liệu sử dụng cho chỉ số về luật pháp gồm luật, nghị định hay bộ quy tắc ứng xử liên quan đến hệ thống được khảo sát.

Page 115: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

98 | Việc công, Lợi ích tư

Phân tích khung pháp lý

Những văn bản nguồn chủ yếu (như luật, nghị định, bộ quy tắc) được sử dụng để hoàn thiện phân tích, và bằng ngôn ngữ gốc nếu có thể. Tất cả các văn bản pháp luật đều được đưa vào phân tích, cho dù không nhất thiết là một phần của khung hệ thống liên quan; có nghĩa là, nếu luật dân chính có quy định một số biện pháp chế tài cho trường hợp không chấp hành thì sẽ được đưa vào trong phân tích. Không nguồn thông tin thứ cấp nào được sử dụng trong phân tích khung pháp lý của một nước (xem Bảng A.2).

Kiểm tra độ tin cậy

Dữ liệu của từng hệ thống được thu thập bằng các nguồn chủ yếu và được nhóm đánh giá bình duyệt. Sau đó, cả dữ liệu và mô tả tóm tắt về từng đặc trưng được gửi đến một đơn vị nghiên cứu độc lập trong nước để cho ý kiến. Đơn vị này phải có kiến thức sâu về khung pháp luật điều tiết hệ thống đang được khảo sát ở một quốc gia cụ thể hay có chuyên môn về lĩnh vực liên quan. Sau khi đã có ý kiến phản hồi thì các sửa đổi sẽ được cập nhật vào bộ dữ liệu về quốc gia đó. Để giảm thiểu các vấn đề về độ tin cậy và tính xác thực, dữ liệu cũng được gửi cho cả văn phòng quốc gia của Ngân hàng Thế giới để cho ý kiến.

Triển khai chỉ số AGI

Quá trình triển khai chỉ số tập trung vào 3 lĩnh vực chính là: (a) hệ thống thể chế hay quy định không chính thức, (b) năng lực của tổ chức, (c) hiệu quả của hệ thống quản lý nhà nước (hay hệ thống bảo đảm trách nhiệm giải trình). Những chỉ số này là sự đánh giá dựa trên bằng chứng về các quy trình triển khai, trong đó dữ liệu được các chính phủ, các nhóm công tác của Ngân hàng Thế giới và các tổ chức xã hội dân sự thu thập. Các nhóm chức năng chung của hệ thống gồm:

HÌNH A.1 Chỉ số Trách nhiệm trong Quản lý nhà nước

Nguồn: Sáng kiến PAM.

Các yếu tố ngoại sinh

Hiệu quảcủa hệ thống

quản lýnhà nước

Quy luậtcuộc chơi

Năng lựccủa tổ chức

Page 116: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

Phụ lục A. Những phương pháp và chỉ số được sử dụng trong cuốn hướng dẫn | 99

BẢNG A.2 Các chỉ số về khung pháp lý trong công khai thu nhập, tài sản1 Khung pháp lý

2 Luật công khai thu nhập, tài sản

3 Quy định của hiến pháp

4 Phạm vi đối tượ ng công chức

5 Ngư ời đứng đầu nhà nước

6 B ộ trưởng/thành viên n ội các

7 Đại biểu quốc h ội (ĐBQH)

8 C ông ch ức

9 V ợ chồng, con cái

10 Phạm vi nội dung kê khai

11 Người đứng đầu nhà nước

12 Tài sản, nợ , các khoản thu nhập theo quy định được xác định rõ

13 Phải kê khai về bất động sản

14 Phải công khai về bất động s ản

15 Phải công khai về tiền mặt

16 Ph ải công khai về tín dụng, nợ

17 Phải công khai về thu nhập từ lao động

18 Ph ải công khai về thu nhập tọa hưởng

19 Bộ trưởng/thành viên nội các

20 Tài sản, n ợ , các khoản thu nhập theo quy định được xác định rõ

21 Phải kê khai về bất động sản

22 Phải công khai về động sản

23 Phải công khai về tiền mặt

24 Phải công khai về tín dụng, nợ

25 Phải công khai về thu nhập từ lao động

26 Phải công khai về thu nhập tọa hưởng

27 Đại biểu quốc hội (ĐBQH)

28 Tài sản, nợ, các khoản thu nhập theo quy đ ịnh được xác định rõ

29 Phải kê khai về bất động sản

30 Phải công khai về động sản

31 Phải công khai về tiền mặt

32 Ph ải công khai về tín dụng, nợ

33 Ph ải công khai về thu nhập từ lao động

34 Phải công khai về thu nhập tọa hưởng

35 Công chức

36 Tài sản, nợ, các khoản thu nhập theo quy định được xác định rõ

37 Phải kê khai về bất động s ản

Page 117: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

100 | Việc công, Lợi ích tư

38 Phải công khai về động sản

39 Phải công khai về tiền mặt

40 Phải công khai về tín dụng, nợ

41 Phải công khai về thu nhập từ lao động

42 Phải công khai về thu nhập tọa hưởng

43 Vợ chồng, con cái

44 Tài sản, nợ, các khoản thu nhập theo quy định được xác định rõ

45 Phải kê khai về bất động sản

46 Phải công khai về động sản

47 Phải công khai về tiền mặt

48 Phải công khai về tín dụng, nợ

49 Phải công khai về thu nhập từ lao động

50 Phải công khai về thu nhập tọa hưởng

51 Tần suất kê khai

52 Người đứng đầu nhà nước

53 Kê khai khi nhậm chức

54 Kê khai khi thôi chức

55 Kê khai hàng năm

56 Kê khai trong vòng 3 năm sau khi thôi chức

57 Kê khai khi có thay đổi về tài sản

58 Bảo đảm xác minh được nội dung kê khai (không phải bằng miệng)

59 Bộ trưởng/thành viên nội các

60 Kê khai khi nhậm chức

61 Kê khai khi thôi chức

62 Kê khai hàng năm

63 Kê khai trong vòng 3 năm sau khi thôi chức

64 Kê khai khi có thay đổi về tài sản

65 Bảo đảm xác minh được nội dung kê khai (không phải bằng miệng)

66 Đại biểu quốc hội (ĐBQH)

67 Kê khai khi nhậm chức

68 Kê khai khi thôi chức

69 Kê khai hàng năm

70 Kê khai trong vòng 3 năm sau khi thôi chức

71 Kê khai khi có thay đổi về tài sản

72 Bảo đảm xác minh được nội dung kê khai (không phải bằng miệng)

73 Công chức

74 Kê khai khi nhậm chức

BẢNG A.2 Các chỉ số về khung pháp lý trong công khai thu nhập, tài sản (tiếp)

Page 118: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

Phụ lục A. Những phương pháp và chỉ số được sử dụng trong cuốn hướng dẫn | 101

75 Kê khai khi thôi chức

76 Kê khai hàng năm

77 Kê khai trong vòng 3 năm sau khi thôi chức

78 Kê khai khi có thay đổi về tài sản

79 Bảo đảm xác minh được nội dung kê khai (không phải bằng miệng)

80 Chế tài

81 Người đứng đầu nhà nước

82 Chế tài áp dụng cho vi phạm chậm nộp kê khai

83 Phạt áp dụng cho vi phạm chậm nộp kê khai

84 Xử phạt hành chính áp dụng cho vi phạm chậm nộp kê khai

85 Xử lý hình sự áp dụng cho vi phạm chậm nộp kê khai

86 Chế tài áp dụng cho việc kê khai thiếu thông tin

87 Phạt áp dụng cho việc kê khai thiếu thông tin

88 Xử phạt hành chính áp dụng cho việc kê khai thiếu thông tin

89 Xử lý hình sự áp dụng cho việc kê khai thiếu thông tin

90 Chế tài áp dụng cho vi phạm không nộp tờ khai

91 Phạt áp dụng cho vi phạm không nộp tờ khai

92 Xử phạt hành chính áp dụng cho vi phạm không nộp tờ khai

93 Xử lý hình sự áp dụng cho vi phạm không nộp tờ khai

94 Chế tài áp dụng cho vi phạm khai sai

95 Phạt áp dụng cho vi phạm khai sai

96 Xử phạt hành chính áp dụng cho vi phạm khai sai

97 Xử lý hình sự áp dụng cho vi phạm khai sai

98 Bộ trưởng/thành viên nội các

99 Chế tài áp dụng cho vi phạm chậm nộp kê khai

100 Phạt áp dụng cho vi phạm chậm nộp kê khai

101 Xử phạt hành chính áp dụng cho vi phạm chậm nộp kê khai

102 Xử lý hình sự áp dụng cho vi phạm chậm nộp kê khai

103 Chế tài áp dụng cho việc kê khai thiếu thông tin

104 Phạt áp dụng cho việc kê khai thiếu thông tin

105 Xử phạt hành chính áp dụng cho việc kê khai thiếu thông tin

106 Xử lý hình sự áp dụng cho việc kê khai thiếu thông tin

107 Chế tài áp dụng cho vi phạm không nộp tờ khai

108 Phạt áp dụng cho vi phạm không nộp tờ khai

109 Xử phạt hành chính áp dụng cho vi phạm không nộp tờ khai

110 Xử lý hình sự áp dụng cho vi phạm không nộp tờ khai

111 Chế tài áp dụng cho vi phạm khai sai

112 Phạt áp dụng cho vi phạm khai sai

Page 119: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

102 | Việc công, Lợi ích tư

BẢNG A.2 Các chỉ số về khung pháp lý trong công khai thu nhập, tài sản (tiếp)

113 Xử phạt hành chính áp dụng cho vi phạm khai sai

114 Xử lý hình sự áp dụng cho vi phạm khai sai

115 Đại biểu quốc hội (ĐBQH)

116 Chế tài áp dụng cho vi phạm chậm nộp kê khai

117 Phạt áp dụng cho vi phạm chậm nộp kê khai

118 Xử phạt hành chính áp dụng cho vi phạm chậm nộp kê khai

119 Xử lý hình sự áp dụng cho vi phạm chậm nộp kê khai

120 Chế tài áp dụng cho việc kê khai thiếu thông tin

121 Phạt áp dụng cho việc kê khai thiếu thông tin

122 Xử phạt hành chính áp dụng cho việc kê khai thiếu thông tin

123 Xử lý hình sự áp dụng cho việc kê khai thiếu thông tin

124 Chế tài áp dụng cho vi phạm không nộp tờ khai

125 Phạt áp dụng cho vi phạm không nộp tờ khai

126 Xử phạt hành chính áp dụng cho vi phạm không nộp tờ khai

127 Xử lý hình sự áp dụng cho vi phạm không nộp tờ khai

128 Chế tài áp dụng cho vi phạm khai sai

129 Phạt áp dụng cho vi phạm khai sai

130 Xử phạt hành chính áp dụng cho vi phạm khai sai

131 Xử lý hình sự áp dụng cho vi phạm khai sai

132 Công chức

133 Chế tài áp dụng cho vi phạm chậm nộp kê khai

134 Phạt áp dụng cho vi phạm chậm nộp kê khai

135 Xử phạt hành chính áp dụng cho vi phạm chậm nộp kê khai

136 Xử lý hình sự áp dụng cho vi phạm chậm nộp kê khai

137 Chế tài áp dụng cho việc kê khai thiếu thông tin

138 Phạt áp dụng cho việc kê khai thiếu thông tin

139 Xử phạt hành chính áp dụng cho việc kê khai thiếu thông tin

140 Xử lý hình sự áp dụng cho việc kê khai thiếu thông tin

141 Chế tài áp dụng cho vi phạm không nộp tờ khai

142 Phạt áp dụng cho vi phạm không nộp tờ khai

143 Xử phạt hành chính áp dụng cho vi phạm không nộp tờ khai

144 Xử lý hình sự áp dụng cho vi phạm không nộp tờ khai

145 Chế tài áp dụng cho vi phạm khai sai

146 Phạt áp dụng cho vi phạm khai sai

147 Xử phạt hành chính áp dụng cho vi phạm khai sai

148 Xử lý hình sự áp dụng cho vi phạm khai sai

Page 120: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

Phụ lục A. Những phương pháp và chỉ số được sử dụng trong cuốn hướng dẫn | 103

149 Theo dõi, giám sát

150 Người đứng đầu nhà nước

151 Do cơ quan thực thi quy định

152 Do cơ quan lưu trữ hồ sơ quy định

153 Một số cơ quan được giao trách nhiệm xác minh tờ khai

154 Một số cơ quan được giao trách nhiệm thẩm tra tính chính xác

155 Bộ trưởng/thành viên nội các

156 Do cơ quan thực thi quy định

157 Do cơ quan lưu trữ hồ sơ quy định

158 Một số cơ quan được giao trách nhiệm xác minh tờ khai

159 Một số cơ quan được giao trách nhiệm thẩm tra tính chính xác

160 Đại biểu quốc hội (ĐBQH)

161 Do cơ quan thực thi quy định

162 Do cơ quan lưu trữ hồ sơ quy định

163 Một số cơ quan được giao trách nhiệm xác minh tờ khai

164 Một số cơ quan được giao trách nhiệm thẩm tra tính chính xác

165 Công chức

166 Do cơ quan thực thi quy định

167 Do cơ quan lưu trữ hồ sơ quy định

168 Một số cơ quan được giao trách nhiệm xác minh tờ khai

169 Một số cơ quan được giao trách nhiệm thẩm tra tính chính xác

170 Cho phép công chúng tiếp cận nội dung kê khai

171 Người đứng đầu nhà nước

172 Công bố công khai

173 Công bố kịp thời

174 Quy định rõ ràng địa điểm truy cập thông tin

175 Quy định mức lệ phí truy cập thông tin hợp lý

176 Thời hạn lưu hồ sơ xác định

177 Bộ trưởng/thành viên nội các

178 Công bố công khai

179 Công bố kịp thời

180 Quy định rõ ràng địa điểm truy cập thông tin

181 Quy định mức lệ phí truy cập thông tin hợp lý

182 Thời hạn lưu hồ sơ xác định

183 Đại biểu quốc hội (ĐBQH)

184 Công bố công khai

185 Công bố kịp thời

(tiếp trang sau)

Page 121: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

104 | Việc công, Lợi ích tư

• Quản lý và bảo đảm trách nhiệm giải trình, năng lực, mô hình áp dụng của những đối tượng chịu trách nhiệm bảo đảm triển khai từng cơ chế. Những chỉ số về quản lý và trách nhiệm trên xem xét đặc điểm của các hệ thống bảo đảm trách nhiệm giải trình, quản lý tài chính, nguồn nhân lực của các đối tượng chịu trách nhiệm triển khai một hệ thống bảo đảm trách nhiệm giải trình công nhất định (như về công khai thu nhập, tài sản).

• Các quy trình cưỡng chế, năng lực, mô hình áp dụng của những đối tượng chịu trách nhiệm bảo đảm triển khai từng cơ chế. Những chỉ số về cưỡng chế này thu thập thông tin về những công nghệ trực tiếp được áp dụng để triển khai hay thực thi những quy định của một hệ thống cụ thể. Những thông tin được thu thập gồm năng lực và mô hình thể chế, những biện pháp bảo đảm tuân thủ quy định, quy trình của cơ chế, phương pháp xác minh và điều tra, phối hợp liên ngành, tư vấn, giám sát và báo cáo kết quả.

• Các chỉ số về tác động trực tiếp xem xét mức độ thực hiện những mục tiêu cụ thể, được xác định rõ, trực tiếp của hệ thống bảo đảm trách nhiệm giải trình. Những chỉ số kết quả trực tiếp này không xét đến hiệu quả theo nghĩa kết quả cuối cùng, như giảm tham nhũng, giảm cửa quyền hay nâng cao đạo đức của công chức. Thay vào đó, các chỉ số về tác động trực tiếp hướng đến việc tìm hiểu tình hình tuân thủ khung pháp lý (của những công chức thuộc đối tượng của luật), cam kết của chính phủ trong thực thi những quy định pháp lý và mức độ co phép tiếp cận thông liên quan đến quy định của người dân hay các tổ chức dân sự (hay bằng chứng cho thấy mức tiếp cận thông tin đã được cải thiện trên thực tế).

186 Quy định rõ ràng địa điểm truy cập thông tin

187 Quy định mức lệ phí truy cập thông tin hợp lý

188 Thời hạn lưu hồ sơ xác định

189 Công chức

190 Công bố công khai

191 Công bố kịp thời

192 Quy định rõ ràng địa điểm truy cập thông tin

193 Quy định mức lệ phí truy cập thông tin hợp lý

194 Thời hạn lưu hồ sơ xác định

195 Vợ chồng, con cái

196 Công bố công khai

197 Công bố kịp thời

198 Quy định rõ ràng địa điểm truy cập thông tin

199 Quy định mức lệ phí truy cập thông tin hợp lý

200 Thời hạn lưu hồ sơ xác định

Nguồn: Bộ số liệu PAM 2009.

BẢNG A.2 Các chỉ số về khung pháp lý trong công khai thu nhập, tài sản (tiếp)

Page 122: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

Phụ lục A. Những phương pháp và chỉ số được sử dụng trong cuốn hướng dẫn | 105

Dữ liệu về công tác triển khai được thu thập thông qua hợp tác với chính phủ các nước, văn phòng của Ngân hàng Thế giới tại các quốc gia và các tổ chức xã hội dân sự. Trong phần lớn các trường hợp, dữ liệu được thu thập thông qua phỏng vấn quan chức chính phủ, đại diện tổ chức xã hội dân sự và đến gặp trực tiếp tại các cơ quan nhà nước. Ngoài ra các công chức liên quan cũng được liên hệ để làm rõ thông tin. (xem Bảng A.3).

Sản phẩm

Sáng kiến PAM đã tạo được một số sản phẩm liên quan trong đánh giá chất lượng của từng khung thể chế được liệt kê. Số liệu định lượng giản lược được cung cấp thông qua cổng thông tin AGI tại địa chỉ https://www.agidata.org. Các số liệu định tính khác được cung cấp tại địa chỉ https://www.agidata.org/pam, cùng với các bộ luật, đường link và số liệu thống kê sau:46

• Thư viện luật, gồm các văn bản pháp lý chủ yếu liên quan; mọi trích dẫn pháp lý cũng được cung cấp cùng số liệu.

• Danh sách những người đóng góp, gồm các chuyên gia kỹ thuật trong nước thuộc từng lĩnh vực về bảo đảm trách nhiệm giải trình công chức đã hướng dẫn, kiểm tra độ chính xác của các số liệu về pháp luật.

• Bối cảnh quốc gia, được cung cấp thông qua các đường thời gian lịch sử, thực trạng môi trường kinh tế, chính trị quốc gia, mô tả hệ thống pháp luật (luật dân sự, thông luật, luật địa phương v.v.)

• Liên kết đến các cơ quan hữu quan của từng nước chịu trách nhiệm thực thi các hệ thống về bảo đảm trách nhiệm giải trình.

• Các chỉ số AGI cho biết (a) đặc điểm của khung pháp lý điều chỉnh từng thể chế, (b) năng lực, hiệu quả của những cơ quan có nhiệm vụ thực hiện quy định, (c) ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi của đối tượng đích. Những số liệu này được cung cấp dưới dạng trích yếu dữ liệu liên quan đến từng đặc điểm, có trích dẫn đến các văn bản pháp lý tương ứng, nếu có.

• Số liệu thống kê minh họa cho biết mô hình của các nước, khu vực và toàn cầu liên quan đến các chỉ số về luật pháp.

46 Người sử dụng nội bộ của NHTG có thể truy cập những trang web này tại địa chỉ http://agidata và https://www.agidata.info/pam. Tài liệu bổ sung chỉ cung cấp cho nhân viên của NHTG.

Page 123: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

106 | Việc công, Lợi ích tư

BẢN

G A

.3

Các

ch

ỉ số

thực

hiệ

n C

ông

kha

i thu

nh

ập, t

ài s

ản v

à p

ng

ng

ừa x

ung

đột

lợi í

ch th

eo q

uy đ

ịnh

kê k

hai b

ắt b

uộc

Mục

1. C

ách

tính

chỉ s

ố và

trác

h nh

iệm

thực

hiệ

n

1.1

Cơ s

ở vậ

t chấ

t

Có đ

ịa đ

iểm

riên

g để

thực

hiệ

n cô

ng tá

c về

CKT

NTS

/Xun

g độ

t lợi

ích

khôn

g?

Q

Đ

Tỉ lệ

bàn

làm

việ

c tr

ên s

ố lư

ợng

nhân

viê

n là

bao

nhi

êu?

NL

Thiế

t bị p

hần

cứng

máy

tính

đã

cũ q

uá 1

0 nă

m c

hưa?

(máy

tính

để

bàn,

máy

tính

xác

h ta

y, v

à/ho

ặc m

àn h

ình

v.v.

) NL

Phần

mềm

máy

tính

đã

cũ q

uá 5

năm

chư

a? (p

hần

mềm

xử

lý v

ăn b

ản, b

ảng

tính,

và/

hoặc

phầ

n m

ềm th

ư đi

ện tử

v.v

.) NL

Tỉ lệ

máy

tính

trên

số

lượn

g nh

ân v

iên

là b

ao n

hiêu

? NL

Có c

ác tr

ang

thiế

t bị v

ăn p

hòng

bản

(máy

tính

, kết

nối

Inte

rnet

, máy

pho

toco

py, v

à/ho

ặc m

áy in

) phụ

c vụ

côn

g tá

c CK

TNTS

/Xun

g độ

t lợi

íc

h kh

ông?

NL

Kết n

ối In

tern

et c

ó bả

o đả

m th

ường

xuy

ên k

hông

? (lu

ôn sẵ

n sà

ng, t

hỉnh

thoả

ng, í

t khi

, khô

ng b

ao g

iờ)

NL

Các

thiế

t bị v

ăn p

hòng

cũ, h

ỏng

có đ

ược

thay

thế

khôn

g?

HQ

Phần

cứn

g m

áy tí

nh c

ũ, h

ỏng

có đ

ược t

hay

thế

khôn

g?

HQ

Phần

mềm

máy

tính

cũ,

hỏn

g có

đượ

c tha

y th

ế kh

ông?

HQ

Toàn

bộ

nhân

viê

n bi

ên c

hế m

ới c

ó đư

ợc tr

ang

bị m

áy tí

nh v

à bà

n là

m v

iệc

khôn

g?

HQ

1.2

Quả

n lý

dữ

liệu

Cơ q

uan

nào

có n

hiệm

vụ

lưu

giữ

bản

giấy

tờ k

hai đ

ối tư

ợng

nộp?

Q

Đ

Có á

p dụ

ng q

uy tr

ình

lưu

trữ

nội d

ung

kê k

hai đ

iện

tử k

hông

? Q

Đ

Có p

hân

công

ngư

ời g

iám

sát h

ệ th

ống

quản

trị d

ữ liệ

u về

CKT

NTS

/Xun

g độ

t lợi

ích

khôn

g?

Cho

biết

tên

ngườ

i chị

u tr

ách

nhiệ

m q

uản

lý d

ữ liệ

u.

Có d

iện

tích

lưu

trữ

bản

giấy

các

tờ k

hai đ

ã nộ

p kh

ông?

NL

Diệ

n tíc

h lư

u tr

ữ tờ

kha

i có

đủ đ

ể bả

o đả

m c

ất tr

ữ an

toàn

tất c

ả cá

c hồ

sơ k

hông

? NL

Các

cán

bộ c

ó ch

ức tr

ách

về C

KTN

TS/X

ung

đột l

ợi íc

h có

biế

t rõ

quy

trìn

h lư

u tr

ữ kh

ông?

NL

Tờ k

hai v

à cá

c hồ

sơ li

ên q

uan

có đ

ược

lưu

giữ

ở đú

ng n

ơi q

uy đ

ịnh

khôn

g?

HQ

Nếu

khô

ng, c

ho b

iết l

ý do

. HQ

(tiếp

tran

g sa

u)

Page 124: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

Phụ lục A. Những phương pháp và chỉ số được sử dụng trong cuốn hướng dẫn | 107

BẢN

G A

.3

Các

ch

ỉ số

thự

c h

iện

ng

kh

ai t

hu

nh

ập, t

ài s

ản v

à p

ng

ng

ừa x

ung

độ

t lợi

ích

theo

qu

y đ

ịnh

khai

bắt

bu

ộc

(tiế

p)

Th

ông

tin tr

ên tờ

kha

i đượ

c lư

u dư

ới d

ạng

điện

tử, b

ản g

iấy

hay

cả h

ai? (

chọn

phư

ơng

án d

ưới đ

ây)

Th

ông

tin c

á nh

ân c

ủa đ

ối tư

ợng

kê k

hai

HQ

Th

ông

tin tà

i chí

nh c

ủa đ

ối tư

ợng

kê k

hai

HQ

Số

liệu

gộp

của

từng

nhân

HQ

Số

liệu

gộp

của

các

nhó

m đ

ối tư

ợng

HQ

ng tá

c gi

ám s

át tu

ân th

ủ qu

y đị

nh v

ề lư

u tr

ữ có

bảo

đảm

hồ

sơ đ

ược

lưu

giữ

phù

hợp

khôn

g?

HQ

N

ếu k

hông

, cho

biế

t lý

do.

HQ

1.3

Ngu

ồn n

hân

lực

Cán

bộ n

ào tr

ong

cơ q

uan

giám

sát

về

CKTN

TS c

ó nh

iệm

vụ

quản

lý c

hung

về

CKTN

TS?

n bộ

nào

nhiệ

m v

ụ xử

lý c

ác v

ấn đ

ề về

CKT

NTS

/Xun

g độ

t lợi

ích

ở cá

c ba

n ng

ành

liên

quan

? Q

Đ

đồ tổ

chứ

c ch

i tiế

t đội

ngũ

cán

bộ

làm

côn

g tá

c CK

TNTS

/Xun

g độ

t lợi

ích

của

cơ q

uan

giám

sát

khô

ng?

n bộ

của

quan

giá

m sá

t có

được

tran

g bị

cẩm

nan

g ng

hiệp

vụ

về C

KTN

TS/X

ung

đột l

ợi íc

h kh

ông?

Q

Đ

n bộ

của

các

ban

ngà

nh, c

ơ qu

an li

ên q

uan

có đ

ược

tran

g bị

cẩm

nan

g ng

hiệp

vụ

về C

KTN

TS/X

ung

đột l

ợi íc

h kh

ông?

Q

Đ

Ba

o nh

iêu

ngườ

i có

nhiệ

m v

ụ th

ực h

iện

các

công

tác

về C

KTN

TS/X

ung

đột l

ợi íc

h ở

cơ q

uan

giám

sát

? NL

Ba

o nh

iêu

ngườ

i có

nhiệ

m v

ụ th

ực h

iện

các

công

tác

về C

KTN

TS/X

ung

đột l

ợi íc

h ở

các

cơ q

uan

liên

quan

? NL

Ba

o nh

iêu

đối t

ượng

nghĩ

a vụ

về

CKTN

TS/X

ung

đột l

ợi íc

h là

nhâ

n vi

ên h

ợp đ

ồng?

NL

c vị

trí l

iên

quan

đến

CKT

NTS

/Xun

g độ

t lợi

ích

được

tuyể

n ch

ọn n

hư th

ế nà

o? (t

hi tu

yển

cạnh

tran

h, c

ấp tr

ên b

ổ nh

iệm

, cả

hai)

NL

Tỉ

lệ c

án b

ộ kh

ông

quản

lý là

m c

ông

tác

CKTN

TS/X

ung

đột l

ợi íc

h có

ít n

hất 4

năm

học

đại

học

là b

ao n

hiêu

? NL

N

hân

viên

được

tập

huấn

về

các

nguy

ên tắ

c và

/hoặ

c qu

y ch

ế về

CKT

NTS

/Xun

g độ

t lợi

ích

khôn

g?

HQ

thực

hiệ

n đá

nh g

iá k

ết q

uả c

ông

tác

của

nhân

viê

n kh

ông?

HQ

Ba

o nh

iêu

nhân

viê

n đã

thôi

việ

c tr

ong

5 nă

m q

ua?

HQ

Page 125: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

108 | Việc công, Lợi ích tư

1.4

Quả

n lý

tài c

hính

qua

n gi

ám s

át c

ó ph

ải n

ộp d

ự tr

ù ng

ân s

ách

cho

các

công

tác

liên

quan

đến

CKT

NTS

/Xun

g độ

t lợi

ích,

hay

đưa

các

mục

ngâ

n sá

ch v

ề CK

TNTS

/Xun

g độ

t lợi

ích

vào

dự tr

ù ng

ân s

ách

khôn

g?

Q

Đ

qua

n gi

ám s

át c

ó đư

ợc c

ấp n

gân

sách

riên

g th

eo lu

ật đ

ịnh

cho

công

tác

CKTN

TS/X

ung

đột l

ợi íc

h kh

ông?

Q

Đ

qua

n gi

ám s

át đ

ược

cấp

kinh

phí

CKT

NTS

/Xun

g độ

t lợi

ích

từ c

ơ qu

an c

ấp tr

ên h

ay tr

ực ti

ếp từ

Kho

bạc

? Q

Đ

Ki

nh p

hí d

ành

cho

công

tác

CKTN

TS/X

ung

đột l

ợi íc

h là

bao

nhi

êu?

NL

Q

uỹ lư

ơng

cho

CKTN

TS/X

ung

đột l

ợi íc

h (n

gân

sách

dàn

h riê

ng c

ho C

KTN

TS/X

ung

đột l

ợi íc

h/cá

n bộ

làm

côn

g tá

c CK

TNTS

/Xun

g độ

t lợi

ích)

NL

N

gân

sách

CKT

NTS

/Xun

g độ

t lợi

ích

được

phâ

n bổ

như

thế

nào?

(ví d

ụ: đ

ầu n

ăm tà

i khó

a, n

hiều

đợt

tron

g nă

m, c

ăn c

ứ tr

ên th

ành

tích

v.v.

)

NL

Cơ q

uan

có ti

ến h

ành

đánh

giá

nhu

cầu

ngâ

n sá

ch đ

ể th

ực h

iện

nhiệ

m v

ụ về

CKT

NTS

/Xun

g độ

t lợi

ích

của

mìn

h tr

ong

chu

kỳ n

gân

sách

ng n

ăm k

hông

? HQ

c ch

i phí

sau

có đ

ược

tính

gộp

vào

chu

kỳ n

gân

sách

hàn

g nă

m k

hông

?

Ti

ền lư

ơng

HQ

sở

vật c

hất,

tran

g th

iết b

ị HQ

Tậ

p hu

ấn, n

âng

cao

năng

lực

HQ

N

âng

cao

nhận

thức

/khu

yến

khíc

h cộ

ng đ

ồng

1.5

Quả

n lý

chí

nh s

ách,

quy

chế

qua

n gi

ám s

át c

ó tr

ách

nhiệ

m p

hải b

an h

ành

các

quy

định

về

triể

n kh

ai k

hông

? Q

Đ

c cơ

qua

n liê

n qu

an c

ó tr

ách

nhiệ

m b

an h

ành

quy

định

triể

n kh

ai k

hông

? Q

Đ

chí

nh sá

ch, h

ướng

dẫn

về

CKTN

TS/X

ung

đột l

ợi íc

h kh

ông?

Q

Đ

quy

trìn

h ph

ổ bi

ến c

hính

sác

h, h

ướng

dẫn

CKT

NTS

/Xun

g độ

t lợi

ích

tới c

ác đ

ối tư

ợng

liên

quan

khô

ng?

Ch

ính

sách

lưu

trữ

quốc

gia

ảnh

hưở

ng đ

ến c

hính

sác

h về

CKT

NTS

/Xun

g độ

t lợi

ích

ở cấ

p cơ

sở

như

thế

nào?

Q

Đ

qua

n có

đủ

nguồ

n lự

c để

phổ

biế

n cá

c kế

hoạ

ch, c

hính

sác

h, h

ướng

dẫn

tới m

ọi đ

ối tư

ợng

công

chứ

c kh

ông?

NL

(ti

ếp tr

ang

sau)

là b

ao n

hiêu

?

Page 126: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

Phụ lục A. Những phương pháp và chỉ số được sử dụng trong cuốn hướng dẫn | 109

BẢN

G A

.3

Các

ch

ỉ số

thực

hiệ

n C

ông

kha

i thu

nh

ập, t

ài s

ản v

à p

ng

ng

ừa x

ung

đột

lợi í

ch th

eo q

uy đ

ịnh

kê k

hai b

ắt b

uộc

(ti

ếp)

Nếu

khô

ng, c

ho b

iết l

ý do

. NL

Cơ q

uan

có đ

ủ ng

uồn

lực

để p

hổ b

iến

các

kế h

oạch

, chí

nh sá

ch, h

ướng

dẫn

tới c

ông

chún

g nó

i chu

ng k

hông

? NL

Nếu

khô

ng, c

ho b

iết l

ý do

. NL

Các

cán

bộ c

ủa c

ơ qu

an c

ấp tr

ên c

ó th

am g

ia v

ào q

uá tr

ình

hoạc

h đị

nh c

hiến

lược

về

CKTN

TS/X

ung

đột l

ợi íc

h kh

ông?

HQ

Tron

g qu

á tr

ình

hoạc

h đị

nh c

hiến

lược

của

quan

đề c

ập đ

ến m

ục ti

êu c

hung

, mục

tiêu

cụ

thể,

kết

quả

về

CKTN

TSI k

hông

? HQ

Cơ q

uan

có b

an h

ành

quy

định

nội

bộ

nhằm

hoà

n th

ành

các

nhiệ

m v

ụ về

CKT

NTS

/Xun

g độ

t lợi

ích

khôn

g?

HQ

Nếu

có,

cho

biế

t nội

dun

g ch

ính

của

nhữn

g qu

y đị

nh n

ội b

ộ nà

y.

HQ

Cơ q

uan

phổ

biến

quy

địn

h nộ

i bộ

của

mìn

h tớ

i côn

g ch

úng

như

thế

nào?

Tran

g w

eb c

ủa c

ơ qu

an

HQ

Phươ

ng ti

ện tr

uyền

thôn

g (b

áo, đ

ài, T

V)

HQ

Sách

giớ

i thi

ệu, t

ranh

gấp

hay

tài l

iệu

in k

hác

HQ

Hìn

h th

ức k

hác

(nêu

rõ)

HQ

Các

kế h

oạch

, chí

nh sá

ch, h

ướng

dẫn

về

CKTN

TS/X

ung

đột l

ợi íc

h có

đượ

c ch

ỉnh

sửa

khôn

g?

HQ

Nếu

có,

cho

biế

t lý

do v

ì sao

các

kế

hoạc

h, c

hính

sác

h, h

ướng

dẫn

về

CKTN

TS/X

ung

đột l

ợi íc

h đư

ợc c

hỉnh

sửa

lần

gần

đây

nhất

? HQ

Cơ q

uan

có p

hổ b

iến

các

kế h

oạch

, chí

nh s

ách,

hướ

ng d

ẫn tớ

i mọi

đối

tượn

g cô

ng ch

ức k

hông

? HQ

Cơ q

uan

phổ

biến

các

kế

hoạc

h, c

hính

sác

h, h

ướng

dẫn

tới c

ác đ

ối tư

ợng

công

chứ

c nh

ư th

ế nà

o? (c

họn

các

phươ

ng á

n dư

ới đ

ây)

Tran

g w

eb c

ủa c

ơ qu

an

HQ

Phươ

ng ti

ện tr

uyền

thôn

g (b

áo, đ

ài, T

V)

HQ

Sách

giớ

i thi

ệu, t

ranh

gấp

hay

tài l

iệu

in k

hác

HQ

Hìn

h th

ức k

hác

(nêu

rõ)

HQ

Cơ q

uan

có p

hổ b

iến

các

kế h

oạch

, chí

nh s

ách,

hướ

ng d

ẫn tớ

i côn

g ch

úng

khôn

g?

HQ

Cơ q

uan

phổ

biến

các

kế

hoạc

h, c

hính

sác

h, h

ướng

dẫn

tới c

ông

chún

g nh

ư th

ế nà

o? (c

họn

các

phươ

ng á

n dư

ới đ

ây)

Page 127: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

110 | Việc công, Lợi ích tư

Tr

ang

web

của

quan

HQ

Ph

ương

tiện

truy

ền th

ông

(báo

, đài

, TV)

HQ

ch g

iới t

hiệu

, tra

nh g

ấp h

ay tà

i liệ

u in

khá

c HQ

H

ình

thức

khá

c (n

êu rõ

) HQ

Mục

2: T

riển

khai

2.1

Tuân

thủ

kê k

hai

Nhữ

ng a

i có

nghĩ

a vụ

phả

i kê

khai

?

Tổ

ng th

ống/

Chủ

tịch

nước

Q

Đ

Đ

ại b

iểu

quốc

hội

(ngh

ị viê

n, đ

ại b

iểu,

thượ

ng n

ghị s

ỹ, th

ành

viên

thượ

ng v

iện

v.v.

) Q

Đ

Bộ

trưở

ng

ng c

hức

cấp

cao

Th

ẩm p

hán

c ch

ức v

ụ kh

ác (l

iệt k

ê)

N

hững

loại

thôn

g tin

nào

phả

i côn

g bố

trên

tờ k

hai?

i sản

(bất

độn

g sả

n, x

e cộ

, tra

ng sứ

c v.

v)

Th

u nh

ập từ

lao

động

(tiề

n lư

ơng

từ c

ông

việc

chí

nh v

à cô

ng v

iệc

phụ

v.v.

) Q

Đ

Ti

ền m

ặt (t

ài k

hoản

tron

g nư

ớc h

ay n

ước

ngoà

i, tiề

n m

ặt c

ó tr

ong

nhà

v.v.

) Q

Đ

c kh

oản

đầu

tư (c

ổ ph

ần tr

ong

công

ty, c

ổ ph

iếu,

trái

phi

ếu v

.v.)

H

ình

thức

khá

c (n

êu rõ

) Q

Đ

Đ

ối tư

ợng

phải

khai

bao

lâu

một

lần?

Kh

i bắt

đầu

côn

g tá

c Q

Đ

(tiếp

tran

g sa

u)

Page 128: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

Phụ lục A. Những phương pháp và chỉ số được sử dụng trong cuốn hướng dẫn | 111

BẢN

G A

.3

Các

ch

ỉ số

thực

hiệ

n C

ông

kha

i thu

nh

ập, t

ài s

ản v

à p

ng

ng

ừa x

ung

đột

lợi í

ch th

eo q

uy đ

ịnh

kê k

hai b

ắt b

uộc

(ti

ếp)

Khi t

hôi v

iệc

Hàn

g nă

m

Tron

g vò

ng 1

-3 n

ăm s

au k

hi th

ôi v

iệc

Khi c

ó th

ay đ

ổi v

ề tà

i sản

Q

Đ

Hìn

h th

ức k

hác

(nêu

rõ)

Cơ q

uan

nào

có tr

ách

nhiệ

m n

hận

tờ k

hai C

KTN

TS/X

ung

đột l

ợi íc

h?

Có q

uy tr

ình

về lậ

p và

lưu

giữ

danh

mục

đối

tượn

g kê

kha

i khô

ng?

Cơ c

ấu q

uản

lý q

uy tr

ình

nộp

tờ k

hai l

à tậ

p tr

ung

hay

phân

cấp

tới c

ác b

an n

gành

liên

qua

n?

Có q

uy tr

ình

tiếp

nhận

tờ k

hai C

KTN

TS/X

ung

đột l

ợi íc

h kh

ông?

Q

Đ

Quy

trìn

h tiế

p nh

ận tờ

kha

i CKT

NTS

/Xun

g độ

t lợi

ích

có q

uy đ

ịnh

phải

kiể

m tr

a xe

m tờ

kha

i có

đầy

đủ th

ông

tin k

hi n

ộp k

hông

? Q

Đ

Cán

bộ là

m c

ông

tác

CKTN

TS/X

ung

đột l

ợi íc

h có

biế

t quy

trìn

h về

nhậ

n tờ

kha

i khô

ng?

NL

Tỉ lệ

cán

bộ

trên

tờ k

hai t

rong

côn

g đo

ạn k

iểm

tra

tính

đầy

đủ c

ủa th

ông

tin là

bao

nhi

êu?

NL

Nếu

các

quan

liên

qua

n có

nhi

ệm v

ụ ki

ểm tr

a tín

h đầ

y đủ

của

tờ k

hai t

hì m

ỗi c

ơ qu

an c

ó ba

o nh

iêu

nhân

viê

n là

m v

iệc

này?

NL

Cơ q

uan

quản

lý c

ó đủ

ngu

ồn lự

c để

lưu

giữ

danh

mục

cập

nhậ

t các

đối

tượn

g kê

kha

i khô

ng?

NL

Nếu

khô

ng, c

ho b

iết l

ý do

. NL

Phươ

ng p

háp

nào

sau

đây

được

áp

dụng

để

công

chứ

c nộ

p tờ

kha

i CKT

NTS

/Xun

g độ

t lợi

ích?

(chọ

n cá

c ph

ương

án

dưới

đây

)

Nộp

bản

giấ

y tr

ực ti

ếp

NL

Nộp

bản

giấ

y qu

a th

ư NL

Nộp

dướ

i hìn

h th

ức đ

iện

từ q

ua e

mai

l NL

Nộp

dướ

i hìn

h th

ức đ

iện

tử tr

ực tu

yến

NL

Hìn

h th

ức k

hác

(nêu

rõ)

NL

Page 129: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

112 | Việc công, Lợi ích tư

phầ

n m

ềm p

hục

vụ q

uá tr

ình

nộp

hồ s

ơ kh

ông?

NL

Ph

ần m

ềm h

ỗ tr

ợ cá

n bộ

CKT

NTS

/Xun

g độ

t lợi

ích

tron

g kh

âu n

ộp h

ồ sơ

như

thế

nào?

(chọ

n cá

c ph

ương

án

dưới

đây

)

Đ

ể nh

ận th

ông

tin tr

ên m

ẫu tờ

kha

i trự

c tu

yến

NL

Đ

ể lư

u tr

ữ th

ông

tin c

á nh

ân (h

ọ tê

n, đ

ịa c

hỉ, m

ã số

v.v

.) NL

Đ

ể lư

u gi

ữ th

ông

tin tà

i chí

nh

NL

Q

uy tr

ình

tiếp

nhận

tờ k

hai c

ó đư

ợc tu

ân th

ủ kh

ông?

HQ

N

ếu k

hông

, cho

biế

t lý

do.

HQ

M

ẫu tờ

kha

i đượ

c cu

ng c

ấp n

hư th

ế nà

o? (d

ưới d

ạng

điện

tử h

ay b

ản in

, hay

cả

hai)

Tả

i về

từ tr

ang

web

HQ

M

ẫu tờ

kha

i trự

c tu

yến

(khô

ng tả

i về

được

) HQ

Q

ua e

mai

l HQ

Bả

n in

HQ

D

anh

mục

đối

tượn

g kê

kha

i có

được

cập

nhậ

t khô

ng?

HQ

N

ếu k

hông

, cho

biế

t lý

do.

HQ

c đố

i tượ

ng k

ê kh

ai c

ó nh

ận đ

ược

thôn

g bá

o ch

ính

thức

về

việc

nộp

tờ k

hai k

hông

? HQ

c đố

i tượ

ng k

ê kh

ai c

ó nh

ận đ

ược

thôn

g bá

o ch

ính

thức

về

việc

sẽ ti

ến h

ành

điều

tra

khôn

g?

HQ

Th

eo q

uy đ

ịnh

sẽ c

ần b

ao n

hiêu

ngà

y là

m v

iệc

để k

iểm

tra

tất c

ả cá

c tờ

kha

i về

tính

đầy

đủ c

ủa th

ông

tin?

HQ

Số

ngà

y là

m v

iệc

bình

quâ

n cầ

n để

kiể

m tr

a tín

h đầ

y đủ

của

một

tờ k

hai l

à ba

o nh

iêu?

(số

ngày

làm

việ

c cầ

n để

kiể

m tr

a m

ọi tờ

kha

i về

tính

đầy

đủ c

ủa th

ông

tin /

số lư

ợng

tờ k

hai)

HQ

2.1.

1 Ch

ế tà

i

qua

n nà

o có

thẩm

quy

ền á

p dụ

ng c

hế tà

i đối

với

côn

g ch

ức d

o vi

phạ

m k

ê kh

ai? (

nộp

muộ

n ha

y kh

ông

nộp

tờ k

hai)

Q

Đ

(tiếp

tran

g sa

u)

Page 130: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

Phụ lục A. Những phương pháp và chỉ số được sử dụng trong cuốn hướng dẫn | 113

BẢN

G A

.3

Các

ch

ỉ số

thực

hiệ

n C

ông

kha

i thu

nh

ập, t

ài s

ản v

à p

ng

ng

ừa x

ung

đột

lợi í

ch th

eo q

uy đ

ịnh

kê k

hai b

ắt b

uộc

(ti

ếp)

Nếu

quan

giá

m s

át h

ay c

ơ qu

an li

ên q

uan

về C

KTN

TS/X

ung

đột l

ợi íc

h kh

ông

có th

ẩm q

uyền

áp

dụng

chế

tài t

hì c

ó đư

ợc đ

ề ng

hị á

p dụ

ng

chế

tài k

hông

? Q

Đ

Cơ q

uan

giám

sát c

ó đư

ợc á

p dụ

ng/đ

ề ng

hị á

p dụ

ng b

iện

pháp

xử

lý h

ành

chín

h đố

i với

vi p

hạm

về

kê k

hai k

hông

? (nộ

p m

uộn

hay

khôn

g nộ

p

tờ k

hai)

Q

Đ

Cơ q

uan

có th

ẩm q

uyền

áp

dụng

nhữ

ng b

iện

pháp

xử

lý h

ành

chín

h nà

o đố

i với

vi p

hạm

về

kê k

hai?

(nộp

muộ

n ha

y kh

ông

nộp

tờ k

hai)

Cấm

tham

gia

côn

g tá

c Q

Đ

Bãi c

hức

Đìn

h ch

ỉ Q

Đ

Cảnh

cáo

/ Kh

iển

trác

h Q

Đ

Cơ q

uan

giám

sát c

ó đư

ợc á

p dụ

ng/đ

ề ng

hị á

p dụ

ng b

iện

pháp

phạ

t đối

với

vi p

hạm

về

kê k

hai k

hông

? (nộ

p m

uộn

hay

hoàn

toàn

khô

ng n

ộptờ

kha

i) Q

Đ

Mức

phạ

t tối

thiể

u m

à cơ

qua

n gi

ám sá

t đượ

c áp

dụn

g/đề

ngh

ị áp

dụng

đối

với

vi p

hạm

về

kê k

hai l

à ba

o nh

iêu?

(nộp

muộ

n ha

y ho

àn to

àn

khôn

g nộ

p tờ

kha

i)

Q

Đ

Mức

phạ

t tối

đa

cơ q

uan

giám

sát đ

ược

áp d

ụng/

đề n

ghị á

p dụ

ng đ

ối v

ới v

i phạ

m v

ề kê

kha

i là

bao

nhiê

u? (n

ộp m

uộn

hay

hoàn

toàn

kh

ông

nộp

tờ k

hai)

Q

Đ

Cơ q

uan

giám

sát c

ó đư

ợc á

p dụ

ng/đ

ề ng

hị á

p dụ

ng b

iện

pháp

xử

lý h

ình

sự đ

ối v

ới v

i phạ

m v

ề kê

kha

i khô

ng? (

nộp

muộ

n ha

y kh

ông

nộp

tờ

khai

)

Q

Đ

Tỉ lệ

các

vụ

việc

bị x

ử lý

hàn

h ch

ính

do v

i phạ

m v

ề kê

kha

i tro

ng đ

ó ch

ế tà

i đượ

c th

ực th

i là

bao

nhiê

u?

HQ

Tổng

số

tiền

phạt

thu

được

từ v

i phạ

m k

ê kh

ai là

bao

nhi

êu?

HQ

Tỉ lệ

các

vụ

việc

bị x

ử lý

phạ

t do

vi p

hạm

về

kê k

hai t

rong

đó

chế

tài đ

ược

thực

thi l

à ba

o nh

iêu?

HQ

Tỉ lệ

các

vụ

việc

bị x

ử lý

hìn

h sự

do

vi p

hạm

về

kê k

hai t

rong

đó

chế

tài đ

ược

thực

thi l

à ba

o nh

iêu?

HQ

2.2

Xác

min

h nộ

i dun

g

Mục

tiêu

trọn

g tâ

m c

ủa h

ệ th

ống

công

kha

i tài

chí

nh là

gì?

(xun

g độ

t lợi

ích,

làm

già

u bấ

t chí

nh, c

ả ha

i) Q

Đ

Cán

bộ là

m c

ông

tác

CKTN

TS/X

ung

đột l

ợi íc

h có

biế

t quy

trìn

h xá

c m

inh

nội d

ung

tờ k

hai k

hông

? NL

Page 131: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

114 | Việc công, Lợi ích tư

Tỉ

lệ c

án b

ộ tr

ên s

ố tờ

kha

i tro

ng k

hâu

xác

min

h nộ

i dun

g tờ

kha

i là

bao

nhiê

u?

NL

N

ếu c

ác c

ơ qu

an li

ên q

uan

được

gia

o xá

c m

inh

nội d

ung/

kiểm

tra

mâu

thuẫ

n th

ì mỗi

quan

bao

nhiê

u nh

ân v

iên

tham

gia

?

NL

Tỉ

lệ c

án b

ộ là

m c

ông

tác

CKTN

TS/X

ung

đột l

ợi íc

h tr

ên tổ

ng s

ố tờ

kha

i nhậ

n đư

ợc là

bao

nhi

êu?

NL

Tỉ

lệ c

án b

ộ là

m c

ông

tác

CKTN

TS/X

ung

đột l

ợi íc

h tr

ên số

tờ k

hai p

hải x

ác m

inh

nội d

ung

hay

kiểm

tra

phát

hiệ

n m

âu th

uẫn

là b

ao n

hiêu

? NL

sử

dụng

phầ

n m

ềm đ

ể xá

c m

inh

nội d

ung

hay

kiểm

tra

phát

hiệ

n m

âu th

uẫn

khôn

g?

NL

Ph

ần m

ềm h

ỗ tr

ợ cá

n bộ

CKT

NTS

/Xun

g độ

t lợi

ích

tron

g xá

c m

inh

nội d

ung

hay

kiểm

tra

phát

hiệ

n m

âu th

uẫn

như

thế

nào?

(chọ

n cá

c ph

ương

án

dưới

đây

)

Đ

ể lư

u gi

ữ th

ông

tin (c

á nh

ân h

ay tà

i chí

nh)

NL

Đ

ể ph

ân tí

ch d

ữ liệ

u từ

tờ k

hai

NL

Đ

ể đố

i chi

ếu d

ữ liệ

u từ

các

ngu

ồn b

ên n

goài

với

dữ

liệu

tron

g tờ

kha

i NL

2.2.

1 Ch

ức n

ăng

xử lý

xun

g độ

t lợi

ích

Có q

uy tr

ình

kiểm

tra

tờ k

hai đ

ể ph

át h

iện

mâu

thuẫ

n gi

ữa c

hức

trác

h cô

ng v

à lợ

i ích

nhân

khô

ng?

qua

n nà

o đư

ợc g

iao

trác

h nh

iệm

kiể

m tr

a tờ

kha

i để

phát

hiệ

n m

âu th

uẫn?

Q

Đ

qua

n đó

đượ

c đư

ợc q

uyền

kiể

m tr

a m

ọi tờ

kha

i hay

chỉ

đượ

c ch

ọn m

ẫu tờ

kha

i để

kiểm

tra

phát

hiệ

n m

âu th

uẫn?

Q

Đ

Q

uy đ

ịnh

về c

họn

tờ k

hai đ

ể ki

ểm tr

a ph

át h

iện

mâu

thuẫ

n là

gì?

(chọ

n cá

c ph

ương

án

dưới

đây

) Q

Đ

Tấ

t cả

mọi

tờ k

hai

Ki

ểm tr

a th

eo m

ục ti

êu (c

họn

đối t

ượng

căn

cứ

vào

mức

độ

nguy

cơ)

Q

Đ

Ph

ân lo

ại x

ác m

inh

(chỉ

kiể

m tr

a cá

c đố

i tượ

ng q

uan

chức

cao

cấp

) Q

Đ

c m

inh

ngẫu

nhi

ên

Kh

i có

khiế

u tố

Q

Đ

qua

n có

đượ

c qu

yền

truy

cập

thôn

g tin

về

đối t

ượng

thuộ

c nh

ững

cơ q

uan

sau

khôn

g? (c

họn

các

phươ

ng á

n dư

ới đ

ây)

Page 132: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

Phụ lục A. Những phương pháp và chỉ số được sử dụng trong cuốn hướng dẫn | 115

BẢN

G A

.3

Các

ch

ỉ số

thực

hiệ

n C

ông

kha

i thu

nh

ập, t

ài s

ản v

à p

ng

ng

ừa x

ung

đột

lợi í

ch th

eo q

uy đ

ịnh

kê k

hai b

ắt b

uộc

(ti

ếp)

Ngâ

n hà

ng

Cơ q

uan

thuế

Q

Đ

Hồ

sơ đ

ịa c

hính

Q

Đ

Hồ sơ

phư

ơng

tiện

Doa

nh n

ghiệ

p tư

nhâ

n Q

Đ

Cơ q

uan

nào

có th

ẩm q

uyền

tư v

ấn k

hắc

phục

xun

g độ

t lợi

ích?

Q

Đ

Cơ q

uan

đó đ

ược

tư v

ấn n

hững

loại

giả

i phá

p kh

ắc p

hục

nào?

(chọ

n cá

c ph

ương

án

dưới

đây

)

Thoá

i vốn

đầu

tư/R

út lu

i khỏ

i nhữ

ng lợ

i ích

nguy

dẫn

đến

xung

đột

lợi í

ch

Ngừ

ng g

óp v

ốn h

ay th

oái v

ốn đ

ầu tư

/rút

lui q

uyền

lợi

Đón

g bă

ng m

ọi g

iao

dịch

đầu

tư tr

ong

một

kho

ảng

thời

gia

n nh

ất đ

ịnh

Ủy

thác

đầu

tư c

ho m

ột q

uỹ tí

n th

ác to

àn q

uyền

(khô

ng y

êu c

ầu p

hải t

hoái

vốn

từ c

ác h

oạt đ

ộng

đầu

tư h

iện

tại t

rước

) Q

Đ

Ngừ

ng x

ử lý

các

vụ

việc

nguy

phát

sin

h xu

ng đ

ột lợ

i ích

với

hoạ

t độn

g đầ

u từ

của

đối

tượn

g Q

Đ

Gia

o nh

ững

nhiệ

m v

ụ có

thể

có p

hát s

inh

xung

đột

lợi í

ch c

ho m

ột c

án b

ộ kh

ác

Quy

trìn

h ki

ểm tr

a tờ

kha

i để

phát

hiệ

n m

âu th

uẫn

giữa

chứ

c tr

ách

công

lợi í

ch c

á nh

ân c

ó đư

ợc tu

ân th

ủ kh

ông?

HQ

Nếu

khô

ng, c

ho b

iết l

ý do

. HQ

Có b

ao n

hiêu

tờ k

hai đ

ược

kiểm

tra

để p

hát h

iện

mâu

thuẫ

n?

HQ

Tỉ lệ

trên

tổng

số

tờ k

hai n

hận

được

đượ

c ki

ểm tr

a ph

át h

iện

mâu

thuẫ

n là

bao

nhi

êu?

HQ

Nhữ

ng lo

ại b

iện

pháp

khắ

c ph

ục sa

u đư

ợc tư

vấn

tron

g ba

o nh

iêu

trườ

ng h

ợp?

(điề

n co

n số

vào

các

dòn

g dư

ới)

Thoá

i vốn

đầu

tư/R

út lu

i khỏ

i nhữ

ng lợ

i ích

nguy

dẫn

đến

xung

đột

lợi í

ch

HQ

Ngừ

ng g

óp v

ốn h

ay th

oái v

ốn đ

ầu tư

/rút

lui q

uyền

lợi

HQ

Đón

g bă

ng m

ọi g

iao

dịch

đầu

tư tr

ong

một

kho

ảng

thời

gia

n nh

ất đ

ịnh

HQ

Page 133: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

116 | Việc công, Lợi ích tư

y th

ác đ

ầu tư

cho

một

quỹ

tín

thác

toàn

quy

ền (k

hông

yêu

cầu

phả

i tho

ái v

ốn từ

các

hoạ

t độn

g đầ

u tư

hiệ

n tạ

i trư

ớc)

HQ

N

gừng

xử

lý c

ác v

ụ vi

ệc c

ó ng

uy c

ơ ph

át s

inh

xung

đột

lợi í

ch v

ới h

oạt đ

ộng

đầu

từ c

ủa đ

ối tư

ợng

HQ

G

iao

nhữn

g nh

iệm

vụ

có th

ể có

phá

t sin

h xu

ng đ

ột lợ

i ích

cho

một

cán

bộ

khác

HQ

Cầ

n ba

o nh

iêu

ngày

làm

việ

c để

kiể

m tr

a hế

t mọi

tờ k

hai đ

ược

chọn

nhằ

m p

hát h

iện

mâu

thuẫ

n?

HQ

Số

ngà

y là

m v

iệc

bình

quâ

n cầ

n để

kiể

m tr

a ph

át h

iện

mâu

thuẫ

n ch

o m

ỗi tờ

kha

i là

bao

nhiê

u? (s

ố ng

ày là

m v

iệc

cần

để x

ác m

inh

mọi

tờ

khai

đượ

c ch

ọn đ

ể ki

ểm tr

a ph

át h

iện

mâu

thuẫ

n / s

ố tờ

kha

i đượ

c ch

ọn đ

ể ki

ểm tr

a ph

át h

iện

mẫu

thuẫ

n)

HQ

2.2.

2 Ch

ế tà

i

qua

n nà

o có

thẩm

quy

ền á

p dụ

ng c

hế tà

i đối

với

côn

g ch

ức d

o kh

ông

tuân

thủ

quy

định

về

áp d

ụng

biện

phá

p kh

ắc p

hục?

Q

Đ

N

ếu c

ơ qu

an g

iám

sát

hay

quan

liên

qua

n về

CKT

NTS

/Xun

g độ

t lợi

ích

khôn

g có

thẩm

quy

ền á

p dụ

ng c

hế tà

i thì

được

đề

nghị

áp

dụng

ch

ế tà

i đối

với

việ

c kh

ông

tuân

thủ

quy

định

về

áp d

ụng

biện

phá

p kh

ắc p

hục

khôn

g?

Q

Đ

qua

n gi

ám s

át c

ó đư

ợc á

p dụ

ng/đ

ề ng

hị á

p dụ

ng b

iện

pháp

xử

lý h

ành

chín

h đố

i với

vi p

hạm

về

kê k

hai k

hông

? (nộ

p m

uộn

hay

khôn

g nộ

p

tờ k

hai)

Q

Đ

qua

n có

thẩm

quy

ền á

p dụ

ng n

hững

biệ

n ph

áp x

ử lý

hàn

h ch

ính

nào

đối v

ới v

iêc

khôn

g tu

ân th

ủ qu

y đị

nh v

ề áp

dụn

g bi

ện p

háp

khắc

ph

ục? (

chọn

các

phư

ơng

án d

ưới đ

ây)

Cấ

m th

am g

ia c

ông

tác

i chứ

c Q

Đ

Đ

ình

chỉ

Cả

nh c

áo/K

hiển

trác

h Q

Đ

qua

n có

đượ

c qu

yền

áp d

ụng

biện

phá

p ph

ạt đ

ối v

ới v

iêc

khôn

g tu

ân th

ủ qu

y đị

nh v

ề áp

dụn

g bi

ện p

háp

khắc

phụ

c kh

ông?

Q

Đ

M

ức p

hạt t

ối th

iểu

cơ q

uan

được

quy

ền á

p dụ

ng đ

ối v

ới v

iêc

khôn

g tu

ân th

ủ qu

y đị

nh v

ề áp

dụn

g bi

ện p

háp

khắc

phụ

c là

bao

nhi

êu?

M

ức p

hạt t

ối đ

a cơ

qua

n đư

ợc q

uyền

áp

dụng

đối

với

viê

c kh

ông

tuân

thủ

quy

định

về

áp d

ụng

biện

phá

p kh

ắc p

hục

là b

ao n

hiêu

? Q

Đ

qua

n có

đượ

c qu

yền

áp d

ụng

biện

phá

p xử

lý h

ình

sự đ

ối v

ới v

iệc

khôn

g tu

ân th

ủ qu

y đị

nh v

ề áp

dụn

g bi

ện p

háp

khắc

phụ

c kh

ông?

Q

Đ

Page 134: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

Phụ lục A. Những phương pháp và chỉ số được sử dụng trong cuốn hướng dẫn | 117

BẢN

G A

.3

Các

ch

ỉ số

thực

hiệ

n C

ông

kh

ai th

u nh

ập, t

ài s

ản v

à p

ng

ng

ừa x

ung

đột

lợi í

ch th

eo q

uy đ

ịnh

kê k

hai b

ắt b

uộc

(ti

ếp)

Tỉ lệ

các

vụ

việc

phả

i xử

phạt

hàn

h ch

ính

do k

hông

tuân

thủ

quy

định

về

áp d

ụng

biện

phá

p kh

ắc p

hục

tron

g đó

chế

tài đ

ược

thực

thi l

à ba

o nh

iêu?

HQ

Tổng

số

tiền

phạt

thu

được

từ v

i phạ

m v

ề kh

ông

tuân

thủ

quy

định

về

áp d

ụng

biện

phá

p kh

ắc p

hục

là b

ao n

hiêu

? HQ

Tỉ lệ

các

vụ

việc

phả

i chị

u ph

ạt d

o kh

ông

tuân

thủ

quy

định

về

áp d

ụng

biện

phá

p kh

ắc p

hục

tron

g đó

chế

tài đ

ược

thực

thi l

à ba

o nh

iêu?

HQ

Tỉ lệ

các

vụ

việc

phả

i xử

lý h

ình

sự d

o kh

ông

tuân

thủ

quy

định

về

áp d

ụng

biện

phá

p kh

ắc p

hục

tron

g đó

chế

tài đ

ược

thực

thi l

à ba

o nh

iêu?

HQ

2.2.

3 Ch

ức n

ăng

xử lý

hàn

h vi

làm

già

u bấ

t chí

nh

Tr

ong

luật

quy

định

bắt

buộ

c xá

c m

inh

nội d

ung

kê k

hai k

hông

? Q

Đ

Cơ q

uan

nào

được

gia

o nh

iệm

vụ

xác

min

h nộ

i dun

g kê

kha

i?

Có q

uy tr

ình

xác

min

h nộ

i dun

g kê

kha

i khô

ng?

Quy

địn

h về

chọ

n tờ

kha

i để

xác

min

h nộ

i dun

g là

gì?

(chọ

n cá

c ph

ương

án

dưới

đây

)

Kiểm

tra

theo

mục

tiêu

(chọ

n đố

i tượ

ng c

ăn c

ứ và

o m

ức đ

ộ ng

uy c

ơ)

Phân

loại

xác

min

h (c

hỉ k

iểm

tra

các

đối t

ượng

qua

n ch

ức c

ao c

ấp)

Xác

min

h ng

ẫu n

hiên

Q

Đ

Khi c

ó kh

iếu

tố

Phươ

ng p

háp

xác

min

h nộ

i dun

g là

gì?

(chọ

n cá

c ph

ương

án

dưới

đây

)

Kiểm

tra

tính

nhất

quá

n nộ

i tại

của

một

tờ k

hai

Đối

chi

ếu th

eo th

ời g

ian

2 tờ

kha

i trở

lên

của

cùng

một

đối

tượn

g kê

kha

i Q

Đ

Kiểm

tra

chéo

tờ k

hai v

ới h

ồ sơ

bên

ngo

ài (h

ồ sơ

đăn

g ký

, ngâ

n hà

ng, c

ơ qu

an th

uế v

.v.)

Tiến

hàn

h ki

ểm tr

a m

ức số

ng

Cơ q

uan

có đ

ược

quyề

n tr

uy c

ập th

ông

tin v

ề đố

i tượ

ng th

uộc

nhữn

g cơ

qua

n sa

u kh

ông?

(chọ

n cá

c ph

ương

án

dưới

đây

)

Page 135: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

118 | Việc công, Lợi ích tư

N

gân

hàng

Q

Đ

qua

n th

uế

H

ồ sơ

địa

chí

nh

H

ồ sơ

phư

ơng

tiện

D

oanh

ngh

iệp

tư n

hân

Q

uy tr

ình

xác

min

h nộ

i dun

g tờ

kha

i có

được

tuân

thủ

khôn

g?

HQ

N

ếu k

hông

, cho

biế

t lý

do.

HQ

bao

nhi

êu tờ

kha

i phả

i xác

min

h nộ

i dun

g?

HQ

Tỉ

lệ tờ

kha

i phả

i xác

min

h nộ

i dun

g là

bao

nhi

êu?

HQ

bao

nhi

êu tr

ường

hợp

đối

tượn

g ph

ải c

ung

cấp

thêm

thôn

g tin

hay

tài l

iệu

để x

ác m

inh

nội d

ung?

HQ

Cầ

n ba

o nh

iêu

ngày

làm

việ

c để

xác

min

h nộ

i dun

g tờ

kha

i?

HQ

Số

ngà

y là

m v

iệc

bình

quâ

n cầ

n để

xác

min

h nộ

i dun

g ch

o m

ỗi tờ

kha

i là

bao

nhiê

u? (s

ố ng

ày là

m v

iệc

cần

để x

ác m

inh

nội d

ung

của

mọi

tờ

khai

đượ

c ch

ọn k

iểm

tra

/ số

tờ k

hai đ

ược

chọn

để

kiểm

tra)

HQ

2.2.

4 Ch

ế tà

i

qua

n nà

o có

thẩm

quy

ền á

p dụ

ng c

hế tà

i đối

với

côn

g ch

ức d

o kh

ai s

ai th

ông

tin tr

ên tờ

kha

i?

N

ếu c

ơ qu

an g

iám

sát

hay

quan

liên

qua

n về

CKT

NTS

/Xun

g độ

t lợi

ích

khôn

g có

thẩm

quy

ền á

p dụ

ng c

hế tà

i thì

được

đề

nghị

áp

dụng

ch

ế tà

i đối

với

việ

c kh

ai s

ai th

ông

tin k

hông

?

qua

n có

đượ

c qu

yền

áp d

ụng

các

biện

phá

p xử

phạ

t hàn

h ch

ính

đối v

ới h

ành

vi k

hai s

ai tr

ên tờ

kha

i khô

ng?

qua

n đư

ợc q

uyền

áp

dụng

nhữ

ng lo

ại b

iện

pháp

xử

phạt

hàn

h ch

ính

nào

đối v

ới h

ành

vi k

hai s

ai tr

ên tờ

kha

i? (c

họn

các

phươ

ng á

n dư

ới

đây)

Cấ

m th

am g

ia c

ông

tác

i chứ

c Q

Đ

Đ

ình

chỉ

Page 136: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

Phụ lục A. Những phương pháp và chỉ số được sử dụng trong cuốn hướng dẫn | 119

BẢN

G A

.3

Các

ch

ỉ số

thực

hiệ

n C

ông

kha

i thu

nh

ập, t

ài s

ản v

à p

ng

ng

ừa x

ung

đột

lợi í

ch th

eo q

uy đ

ịnh

kê k

hai b

ắt b

uộc

(ti

ếp)

Cảnh

cáo

/Khi

ển tr

ách

Cơ q

uan

có đ

ược

quyề

n áp

dụn

g bi

ện p

háp

phạt

đối

với

hàn

h vi

kha

i sai

trên

tờ k

hai k

hông

? Q

Đ

Mức

phạ

t tối

thiể

u cơ

qua

n đư

ợc q

uyền

áp

dụng

đối

với

hàn

h vi

kha

i sai

trên

tờ k

hai l

à ba

o nh

iêu?

Q

Đ

Mức

phạ

t tối

đa

cơ q

uan

được

quy

ền á

p dụ

ng đ

ối v

ới h

ành

vi k

hai s

ai tr

ên tờ

kha

i là

bao

nhiê

u?

Cơ q

uan

có đ

ược

quyề

n áp

dụn

g cá

c bi

ện p

háp

xử p

hạt h

ình

sự đ

ối v

ới h

ành

vi k

hai s

ai tr

ên tờ

kha

i khô

ng?

Tỉ lệ

các

vụ

việc

bị x

ử lý

hàn

h ch

ính

do v

i phạ

m k

hai s

ai th

ông

tin tr

ong

đó c

hế tà

i đượ

c th

ực th

i là

bao

nhiê

u?

HQ

Tổng

số

tiền

phạt

thu

được

từ v

i phạ

m d

o kh

ai s

ai th

ông

tin là

bao

nhi

êu?

HQ

Tỉ lệ

các

vụ

việc

bị x

ử lý

phạ

t do

vi p

hạm

kha

i sai

thôn

g tin

tron

g đó

chế

tài đ

ược

thực

thi l

à ba

o nh

iêu?

HQ

Tỉ lệ

các

vụ

việc

bị x

ử lý

hìn

h sự

do

vi p

hạm

kha

i sai

thôn

g tin

tron

g đó

chế

tài đ

ược

thực

thi l

à ba

o nh

iêu?

HQ

2.3

Điề

u tr

a

Cơ q

uan

nào

có th

ẩm q

uyền

tiến

hàn

h đi

ều tr

a nế

u ph

át h

iện

nghi

vấn

? Q

Đ

Cán

bộ n

ào c

ó nh

iệm

vụ

quản

lý q

uy tr

ình

điều

tra?

Q

Đ

Cán

bộ là

m c

ông

tác

CKTN

TS/X

ung

đột l

ợi íc

h có

biế

t quy

trìn

h áp

dụn

g ch

ế tà

i hay

chu

yển

vụ v

iệc

cho

cơ q

uan

khác

để

thực

thi c

hế tà

i kh

ông?

NL

Cán

bộ C

KTN

TS/X

ung

đột l

ợi íc

h có

biế

t quy

trìn

h th

ực h

iện

điều

tra

khôn

g?

NL

Bao

nhiê

u cá

n bộ

nhiệ

m v

ụ tiế

n hà

nh đ

iều

tra?

NL

Tỉ lệ

cán

bộ

làm

côn

g tá

c CK

TNTS

/Xun

g độ

t lợi

ích

trên

số

vụ đ

iều

tra

là b

ao n

hiêu

? NL

Quy

trìn

h đi

ều tr

a có

đượ

c tu

ân th

ủ kh

ông?

NL

Nếu

khô

ng, c

ho b

iết l

ý do

. HQ

Có b

ao n

hiêu

vụ

việc

phả

i điề

u tr

a?

HQ

Có b

ao n

hiêu

vụ

việc

đượ

c ch

uyển

gia

o ch

o cơ

qua

n cô

ng a

n/cô

ng tố

để

xử lý

? HQ

Bao

nhiê

u vụ

việ

c đư

ợc c

huyể

n gi

ao c

ho c

ơ qu

an c

ông

an/c

ông

tố đ

ược

giải

quy

ết?

HQ

Page 137: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

120 | Việc công, Lợi ích tư

2.4

Tiếp

cận

thôn

g ti

n

qua

n có

đượ

c qu

yền

công

bố

nội d

ung

kê k

hai r

a cô

ng c

húng

khô

ng?

qua

n đư

ợc q

uyền

côn

g bố

nội

dun

g kê

kha

i đối

với

cấp

bậc

/loại

côn

g ch

ức n

ào?

(chọ

n cá

c ph

ương

án

dưới

đây

)

Tấ

t cả

mọi

đối

tượn

g kê

kha

i Q

Đ

Q

uan

chức

cấp

cao

Q

Đ

ng c

hức

cấp

cao

Đ

ại b

iểu

quốc

hội

Q

Đ

N

guyê

n th

ủ qu

ốc g

ia

quy

địn

h về

cun

g cấ

p th

ông

tin á

p dụ

ng c

ho c

ơ qu

an q

uản

lý v

ề vi

ệc c

ông

bố q

uy tr

ình,

chí

nh s

ách,

số li

ệu th

ống

kê v

ề CK

TNTS

/Xun

g độ

t lợ

i ích

với

côn

g ch

úng

khôn

g?

Q

Đ

quy

địn

h ch

ủ độ

ng c

ông

khai

nội

dun

g CK

TNTS

/Xun

g độ

t lợi

ích

khôn

g?

N

hững

thôn

g tin

nào

dướ

i đây

phả

i chủ

độn

g cô

ng k

hai?

Số

liệu

thốn

g kê

về

mức

tuân

thủ

tron

g CK

TNTS

/Xun

g độ

t lợi

ích

H

ọ tê

n nh

ững

cá n

hân

vi p

hạm

quy

địn

h về

tuân

thủ

CKTN

TS/X

ung

đột l

ợi íc

h Q

Đ

Số

liệu

về

xác

min

h nộ

i dun

g Q

Đ

H

ọ tê

n củ

a nh

ững

cá n

hân

bị đ

iều

tra

do k

hông

côn

g kh

ai h

ay c

ông

khai

sai

thôn

g tin

về

CKTN

TS/X

ung

đột l

ợi íc

h Q

Đ

Số

liệu

về

hiệu

quả

CKT

NTS

/Xun

g độ

t lợi

ích

n bộ

làm

côn

g tá

c CK

TNTS

/Xun

g độ

t lợi

ích

có b

iết q

uy tr

ình

chủ

động

côn

g kh

ai th

ông

tin k

hông

? NL

N

hững

phư

ơng

pháp

sau

được

quan

quả

n lý

sử

dụng

để

chủ

động

côn

g bố

thôn

g tin

khô

ng?

(chọ

n cá

c ph

ương

án

dưới

đây

)

Tr

ang

web

của

quan

NL

Ph

ương

tiện

truy

ền th

ông

(báo

, đài

, TV)

NL

ch g

iới t

hiệu

, tra

nh g

ấp h

ay tà

i liệ

u in

khá

c NL

Page 138: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

Phụ lục A. Những phương pháp và chỉ số được sử dụng trong cuốn hướng dẫn | 121

BẢN

G A

.3

Các

ch

ỉ số

thực

hiệ

n C

ông

kha

i thu

nh

ập, t

ài s

ản v

à p

ng

ng

ừa x

ung

đột

lợi í

ch th

eo q

uy đ

ịnh

kê k

hai b

ắt b

uộc

(ti

ếp)

Hìn

h th

ức k

hác

(nêu

rõ)

NL

Số n

gày

bình

quâ

n gi

ữa th

ời đ

iểm

yêu

cầu

cung

cấp

dữ

liệu

về C

KTN

TS v

à th

ời đ

iểm

dữ

liệu

được

cun

g cấ

p là

bao

nhi

êu?

HQ

Số n

gày

bình

quâ

n từ

thời

điể

m n

ộp tờ

kha

i đến

thời

điể

m th

ông

tin đ

ược

công

kha

i là

bao

nhiê

u?

HQ

Các

số li

ệu th

ống

kê v

ề tu

ân th

ủ kê

kha

i có

được

côn

g bố

côn

g kh

ai k

hông

? HQ

Các

số li

ệu th

ống

kê v

ề tu

ân th

ủ kê

kha

i có

được

côn

g bố

ra c

ông

chún

g kh

ông?

Tran

g w

eb c

ủa c

ơ qu

an

HQ

Phươ

ng ti

ện tr

uyền

thôn

g (b

áo, đ

ài, T

V)

HQ

Các

tài l

iệu

in c

ông

khai

(như

báo

cáo

thườ

ng n

iên,

côn

g bá

o v.

v.)

HQ

Hìn

h th

ức k

hác

(nêu

rõ)

HQ

Khi c

ó yê

u cầ

u HQ

Họ

tên

nhữn

g cá

nhâ

n vi

phạ

m q

uy đ

ịnh

về tu

ân th

ủ có

đượ

c cô

ng b

ố ra

côn

g ch

úng

khôn

g?

HQ

Họ

tên

nhữn

g cá

nhâ

n vi

phạ

m q

uy đ

ịnh

về tu

ân th

ủ đư

ợc c

ông

bố ra

côn

g ch

úng

như

thế

nào?

Tran

g w

eb c

ủa c

ơ qu

an

HQ

Phươ

ng ti

ện tr

uyền

thôn

g (b

áo, đ

ài, T

V)

HQ

Các

tài l

iệu

in c

ông

khai

(như

báo

cáo

thườ

ng n

iên,

côn

g bá

o v.

v.)

HQ

Hìn

h th

ức k

hác

(nêu

rõ)

HQ

Khi c

ó yê

u cầ

u HQ

Số li

ệu tổ

ng h

ợp v

ề xá

c m

inh

nội d

ung/

kiểm

tra

phát

hiệ

n m

âu th

uẫn

có đ

ược

công

bố

ra c

ông

chún

g kh

ông?

HQ

Số li

ệu tổ

ng h

ợp v

ề xá

c m

inh

nội d

ung/

kiểm

tra

phát

hiệ

n m

âu th

uẫn

được

côn

g bố

ra c

ông

chún

g nh

ư th

ế nà

o?

Tran

g w

eb c

ủa c

ơ qu

an

HQ

Phươ

ng ti

ện tr

uyền

thôn

g (b

áo, đ

ài, T

V)

HQ

Page 139: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

122 | Việc công, Lợi ích tư

c tà

i liệ

u in

côn

g kh

ai (n

hư b

áo c

áo th

ường

niê

n, c

ông

báo

v.v.

) HQ

H

ình

thức

khá

c (n

êu rõ

) HQ

Kh

i có

yêu

cầu

HQ

Số

liệu

về

hiệu

quả

CKT

NTS

/Xun

g độ

t lợi

ích

của

cơ q

uan

giám

sát

hay

các

quan

liên

qua

n có

đượ

c cô

ng b

ố ra

côn

g ch

úng

khôn

g?

HQ

Số

liệu

về

hiệu

quả

CKT

NTS

/Xun

g độ

t lợi

ích

của

cơ q

uan

giám

sát

hay

các

quan

liên

qua

n đư

ợc c

ông

bố ra

côn

g ch

úng

như

thế

nào?

Tr

ang

web

của

quan

HQ

Ph

ương

tiện

truy

ền th

ông

(báo

, đài

, TV)

HQ

c tà

i liệ

u in

côn

g kh

ai (n

hư b

áo c

áo th

ường

niê

n, c

ông

báo

v.v.

) HQ

H

ình

thức

khá

c (n

êu rõ

) HQ

Kh

i có

yêu

cầu

HQ

H

ọ tê

n củ

a nh

ững

cá n

hân

bị đ

iều

tra

do k

hông

côn

g kh

ai h

ay c

ông

khai

sai t

hông

tin

về C

KTN

TS/X

ung

đột l

ợi íc

h có

đượ

c cô

ng b

ố ra

công

chú

ng

khôn

g?

HQ

H

ọ tê

n củ

a nh

ững

cá n

hân

bị đ

iều

tra

do k

hông

côn

g kh

ai h

ay c

ông

khai

sai

thôn

g tin

về

CKTN

TS/X

ung

đột l

ợi íc

h đư

ợc c

ông

bố ra

côn

g ch

úng

như

thế

nào?

Tr

ang

web

của

quan

HQ

Ph

ương

tiện

truy

ền th

ông

(báo

, đài

, TV)

HQ

c tà

i liệ

u in

côn

g kh

ai (n

hư b

áo c

áo th

ường

niê

n, c

ông

báo

v.v.

) HQ

H

ình

thức

khá

c (n

êu rõ

) HQ

Kh

i có

yêu

cầu

HQ

Mục

3: Ả

nh h

ưởng

trực

tiếp

3.1

Mức

tuân

thủ

kê k

hai

Tổng

số

tờ k

hai n

hận

được

là b

ao n

hiêu

? A

HTT

Tỉ

lệ tờ

kha

i nộp

đún

g hạ

n là

bao

nhi

êu?

AH

TT

Page 140: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

Phụ lục A. Những phương pháp và chỉ số được sử dụng trong cuốn hướng dẫn | 123

BẢN

G A

.3

Các

ch

ỉ số

thực

hiệ

n C

ông

kha

i thu

nh

ập, t

ài s

ản v

à p

ng

ng

ừa x

ung

đột

lợi í

ch th

eo q

uy đ

ịnh

kê k

hai b

ắt b

uộc

(ti

ếp)

Tỉ lệ

khô

ng n

ộp tờ

kha

i là

bao

nhiê

u? (n

ộp m

uộn

hay

hoàn

toàn

khô

ng n

ộp tờ

kha

i) A

HTT

Tỉ lệ

tờ k

hai k

hai t

hiếu

nhậ

n đư

ợc là

bao

nhi

êu?

AH

TT

Tỉ lệ

tuân

thủ

kê k

hai c

hính

thức

là b

ao n

hiêu

? (tỉ

lệ tờ

kha

i nhậ

n đư

ợc tr

ên tổ

ng s

ố đố

i tượ

ng k

ê kh

ai)

AH

TT

Tỉ lệ

tổng

số

đối t

ượng

bị x

ử ph

ạt h

ành

chín

h do

vi p

hạm

khai

bộ là

bao

nhi

êu? (

nộp

muộ

n ha

y ho

àn to

àn k

hông

nộp

tờ k

hai)

A

HTT

Tỉ lệ

tổng

số

đối t

ượng

bị x

ử lý

phạ

t do

vi p

hạm

khai

sơ b

ộ là

bao

nhi

êu? (

nộp

muộ

n ha

y ho

àn to

àn k

hông

nộp

tờ k

hai)

A

HTT

Tỉ lệ

tổng

số

đối t

ượng

bị x

ử lý

hìn

h sự

do

vi p

hạm

khai

bộ là

bao

nhi

êu? (

nộp

muộ

n ha

y ho

àn to

àn k

hông

nộp

tờ k

hai)

A

HTT

3.2

Chất

lượn

g cô

ng k

hai t

hông

tin

Tỉ

lệ tờ

kha

i tro

ng đ

ó đố

i tượ

ng k

ê kh

ai k

hông

tuân

thủ

quy

định

về

áp d

ụng

biện

phá

p kh

ắc p

hục

Xung

đột

lợi í

ch là

bao

nhi

êu?

AH

TT

Tỉ lệ

tờ k

hai p

hát h

iện

có d

ấu h

iệu

nghi

vấn

là b

ao n

hiêu

? A

HTT

3.3

Sự th

am g

ia c

ủa c

ông

chún

g

Số lư

ợng

bình

quâ

n yê

u cầ

u cu

ng c

ấp s

ố liệ

u kê

kha

i nhậ

n đư

ợc m

ỗi th

áng

là b

ao n

hiêu

? A

HTT

Nếu

số li

ệu v

ề CK

TNTS

/Xun

g độ

t lợi

ích

được

chủ

độn

g đư

a lê

n m

ạng

thì s

ố lư

ợng

bình

quâ

n lư

ợt tr

uy c

ập tr

ang

web

mỗi

thán

g là

bao

nh

iêu?

A

HTT

Số đ

ơn th

ư kh

iếu

tố b

ình

quân

gửi

đến

quan

quả

n lý

về

CKTN

TS/X

ung

đột l

ợi íc

h m

ỗi th

áng

về n

ội d

ung

kê k

hai l

à ba

o nh

iêu?

A

HTT

Ngu

ồn: Đ

ơn v

ị PAM

, tác

giả

tổng

hợp

. Ch

ú th

ích:

CKT

NTS

/Xun

g độ

t lợi

ích

= cô

ng k

hai t

hu n

hập

tài s

ản/x

ung

đột l

ợi íc

h Q

Đ =

quy

địn

h (k

hung

phá

p lý

, chí

nh sá

ch v

à/ho

ặc th

ể ch

ế): Đ

ánh

giá

tiền

nghi

ên c

ứu N

L =

năng

lực

tổ c

hức

(ngu

ồn lự

c): Đ

ánh

giá

tiền

nghi

ên c

ứu v

à/ho

ặc đ

ánh

giá

thườ

ng n

iên

HQ

= h

iệu

quả

của

tổ c

hức:

Đán

h gi

á hà

ng n

ăm v

à/ho

ặc th

eo y

êu c

ầu. A

HTT

= ả

nh h

ưởng

trực

tiếp

.

Page 141: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu
Page 142: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

Xác định mục tiêu và kết quả là yếu tố quan trọng để thực hiện các nhiệm vụ và bảo đảm hoạt động hiệu quả của hệ thống công khai thu nhập, tài sản (CKTNTS). Giữa mục tiêu và kết quả sẽ có liên hệ ngày càng phức tạp hơn khi hệ thống phát triển, từ đó tạo ra một vòng lặp phản hồi liên tục, đem thông tin đến cho các quy trình hoạch định chiến lược, lập kế hoạch hành động, quản lý kết quả. Hiển nhiên, các chỉ tiêu phải được xác định hợp lý để tránh dàn trải quá mức đối với các cơ quan quản lý về CKTNTS. Có thể sử dụng chỉ tiêu làm điều kiện cho thành công, bằng cách khuyến khích cơ quan quản lý đáp ứng kỳ vọng và đề ra các sáng kiến có lợi cho cán bộ, công nhân viên. Hơn nữa, như đã trình bày trong Chương 2, quá trình quản lý kết quả có thể góp phần cải thiện hiệu quả phân bổ ngân sách giữa các chức năng, căn cứ vào khối lượng công việc và hiệu quả công tác, cũng như cung cấp bằng chứng thuyết phục để yêu cầu thêm kinh phí nếu không thể đạt được mục tiêu đề ra trong khuôn khổ nguồn lực sẵn có. Số liệu về năng lực, kết quả, tác động của hệ thống CKTNTS phải được thu thập định kỳ và sử dụng hợp lý, vì những thông tin này không chỉ cho biết về đặc điểm của những thách thức đối với hệ thống CKTNTS, mà còn cho biết đâu là cách tốt nhất để cải thiện hiệu quả của cơ chế.

Xác định mục tiêu

Cách trực tiếp để xác định mục tiêu và hình dung ra các giai đoạn và nhiệm vụ cần thực hiện trong quá trình triển khai từng chức năng cụ thể (như quản lý tuân thủ kê khai, quản lý tiếp cận của công chúng đối với thông tin kê khai, xác minh nội dung tờ khai, thực thi chế tài). Các chương 1 và 2 của cuốn sách này cũng cấp những hướng dẫn hữu ích về xác định mục tiêu, nhờ nhấn mạnh những ưu tiên của cơ quan hay phòng ban để từ đó đúc kết vào các nhiệm vụ, chỉ tiêu. Chỉ số cho một số nhiệm vụ trên có thể tham khảo từ các Chỉ số Trách nhiệm trong Quản lý nhà nước (AGI) của Hệ thống Bảo đảm trách nhiệm giải trình Nhà nước (PAM) trong Phụ lục A. 47

Bảng B.1 cung cấp ví dụ về các nhiệm vụ, chỉ tiêu, chỉ số của chức năng tuân thủ kê khai trong hệ thống CKTNTS. Mô hình tương tự cũng có thể áp dụng cho các chức năng khác của hệ thống CKTNTS, như xác minh nội dung, giám sát, báo cáo. Nhiệm vụ, chỉ tiêu, chỉ số cụ thể ra sao còn phụ thuộc vào tính chất, mục tiêu của cơ chế, vì không có hệ thống CKTNTS nào là hoàn toàn giống nhau.

Phụ lục B. Theo dõi kết quả của các hệ thống CKTNTS

47 Phụ lục A trình bày phương pháp trong nghiên cứu PAM và cung cấp danh mục chỉ số xây dựng cho hệ thống CKTNTS.

Page 143: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

126 | Việc công, Lợi ích tư

BẢN

G B

.1

Ví d

ụ về

các

Chỉ

số

kết q

uả tr

ong

CKTN

TS c

ủa C

hức

năng

Tuâ

n th

ủ kê

kha

i

Các

chức

năn

g tu

ân th

ủ kê

kha

i Cơ

qua

n th

ực th

i xác

địn

h, p

hổ b

iến,

thực

thi h

iệu

quả

quy

định

về

tuân

thủ

hệ th

ống

CKTN

TS

Nhi

ệm v

ụ/Ch

ức n

ăng

Chỉ t

iêu

Chỉ

số

Xây

dựng

mẫu

tờ k

hai d

ựa tr

ên c

ác q

uy đ

ịnh

pháp

luật

Cu

ng cấ

p bả

n đi

ện tử

tờ k

hai c

ho X

X

% đ

ối tư

ợng

Tron

g m

ẫu tờ

kha

i có

nêu

rõ c

ác q

uy đ

ịnh

pháp

lý (c

ó

thể

kèm

theo

cả

nhữn

g qu

y đị

nh b

ổ su

ng th

eo q

uy

định

của

quan

)

Lập

danh

sác

h đố

i tượ

ng k

ê kh

ai

Xây

dựng

hệ

thốn

g lư

u gi

ữ, c

ập n

hật d

anh

sách

đối t

ượng

Dan

h sá

ch đ

ối tư

ợng

được

cấp

nhật

ít n

hất s

au m

ỗi X

X

thán

g.

Tần

suất

dan

h sá

ch đ

ối tư

ợng

kê k

hai đ

ược

cập

nhật

Xây

dựng

các

tài l

iệu,

phư

ơng

thức

thôn

g bá

o ch

o đố

i

tượn

g về

ngh

ĩa v

ụ kê

kha

i, m

ục đ

ích

của

cơ c

hế, c

hế tà

i

xử p

hạt v

i phạ

m v

à th

ời h

ạn k

ê kh

ai.

Đối

tượn

g đư

ợc th

ông

báo

về cá

c quy

địn

h, th

ời h

ạn

trướ

c XX

tuần

hay

thán

g.

Đối

tượn

g nh

ận đ

ược

thôn

g bá

o ch

ính

thức

về

nộp

tờ

khai

, sửa

tờ k

hai,

hỏi,

điều

tra

trướ

c th

ời h

ạn đ

ề ra

.

Bảo

đảm

lưu

trữ

an to

àn tờ

kha

i, số

liệu

khai

Xây

dựng

hệ

thốn

g bả

o đả

m m

ọi đ

ối tư

ợng

kê k

hai

chấp

hàn

h cá

c qu

y đị

nh v

ề kê

kha

i

XX%

đối

tượn

g nộ

p tờ

kha

i đún

g th

ời h

ạn

Tỉ lệ

đối

tượn

g cô

ng c

hức

nộp

tờ k

hai t

rong

một

khoả

ng th

ời g

ian

nhất

địn

h

Tỉ lệ

tờ k

hai đ

ược

nộp

tron

g th

ời h

ạn q

uy đ

ịnh

Xây

dựng

hệ

thốn

g bả

o đả

m đ

ể m

ọi tờ

kha

i đượ

c đi

ền

đủ th

ông

tin k

hi n

ộp

Kiểm

tra

tờ k

hai v

ề tín

h đầ

y đủ

của

thôn

g tin

tron

g vò

ng

XX tu

ần sa

u kh

i nộp

Tỉ lệ

tờ k

hai đ

ược

kiểm

tra

về tí

nh đ

ầy đ

ủ củ

a th

ông

tin (k

iểm

tra

tất c

ả cá

c tr

ường

bắt

buộ

c xe

m đ

ã đi

ền

đủ th

ông

tin c

hưa

và d

ữ liệ

u kê

kha

i có

bảo

đảm

tính

nhất

quá

n nộ

i tại

hay

khô

ng)

Xây

dựng

quy

trìn

h xử

lý c

ác y

êu c

ầu k

hông

chí

nh th

ức

Tỉ lệ

xử

lý y

êu cầ

u kh

ông

chín

h th

ức đ

ạt X

X%.

Tỉ lệ

xử

lý y

êu c

ầu k

hông

chí

nh th

ức tr

ong

quá

trìn

h

công

kha

i thô

ng ti

n

Yêu

cầu

cung

cấp

thôn

g tin

đượ

c xử

lý tr

ong

vòng

XX

ngày

.

Thời

gia

n tr

ễ gi

ữa th

ời đ

iểm

yêu

cầu

xử lý

yêu

cầu

Ngu

ồn: T

ác g

iả tổ

ng h

ợp

Page 144: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

Phụ lục B. Theo dõi kết quả của các hệ thống CKTNTS | 127

Đánh giá hiệu quả của hệ thống CKTNTS

Khi đã xây dựng được những mục tiêu ban đầu cho tất cả các chức năng thì phải đặt ra những mục tiêu duy trì hiệu quả của cơ chế, cùng với các công cụ để theo dõi kết quả. Vì hiệu quả phải dựa trên tập hợp của thiết kế và năng lực nên cần phải cân nhắc đến mọi thành phần của hệ thống CKTNTS khi xây dựng mục tiêu và các hệ thống theo dõi kết quả (Bảng B.2). Về cơ bản, hiệu quả là năng lực của tổ chức để “làm được việc”, nói cách khác là khả năng sử dụng cấu trúc (thiết kế) và nguồn lực (năng lực) một cách kết hợp để đạt được

Bảng B.2 Đánh giá hiệu quả các thành phần của hệ thống CKTNTS

Thành phần của Giải thích vai trò trong hệ thống CKTNTS Áp dụng cho ... Đánh giá Thiết kế

Năng lực

(Nguồn lực)

Hiệu quả

Ảnh hưởng trực tiếp

(Kết quả trung gian)

Các kết quả về quản lý nhà nước

Hướng dẫn Quy trình

Cẩm nang nghiệp vụ

Quy định chức trách,

nhiệm vụ

Cơ sở hạ tầng Công

nghệ Nguồn nhân lực

Ngân sách

Nộp tờ khai Xác minh

Điều tra

Phối hợp liên ngành

Theo dõi, giám sát

Tuân thủ kê khai

Sự tham gia của công chúng

Giảm tham nhũng (hay

cảm nhận về tham

nhũng)a

Nâng cao văn hóa đạo đức

Thiết kế là những cơ cấu thể chế

quy định phạm vi và hướng dẫn

triển khai.

Năng lực là những nguồn lực để tạo

nên kết quả thực hiện của các nhiệm

vụ, chức năng.

Hiệu quả là năng lực của hệ thống khi

thực hiện các nhiệm vụ, chức năng

nêu trong các quy định, quy trình nội

bộ, hay cẩm nang nghiệp vụ, bằng

những năng lực hiện có.

Ảnh hưởng trực tiếp là những kết quả

trung gian phản ánh khả năng đóng

góp của hiệu quả hệ thống vào các

kết quả chung.

Các kết quả cho biết tác động của

các cải cách về quản lý nhà nước và

chống tham nhũng đối với những

vấn đề chung trong quản lý. Tuy

nhiên, có rất nhiều những yếu tố

góp phần làm nên các kết quả về

quản lý nhà nước, nên rất khó phân

biệt hiệu quả của từng cải cách. Nguồn: Đơn vị PAM, tác giả tổng hợp. a Trường hợp này đặc biệt khó trong cải cách phòng chống tham nhũng, trong đó mục tiêu là loại bỏ một số loại hành vi nhất định, có nghĩa là các chương trình chống tham nhũng thường dựa trên cảm nhận về tham nhũng để đánh giá mức độ thành công.

Page 145: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

128 | Việc công, Lợi ích tư

hiệu quả tốt nhất trong việc thực hiện những nhiệm vụ được giao.

Thiết kế

Có thể sử dụng những chỉ số đặc điểm thiết kế để cung cấp thông tin về các cấu trúc hay đầu vào của hệ thống CKTNTS, cũng như giám sát những cải cách trực tiếp, tương đối nhanh trong hệ thống CKTNTS. Tuy nhiên, người ta có thể chú trọng vào các chỉ số thiết kế một cách không hợp lý, vì các thay đổi về quy chế, luật pháp dễ đạt được hơn nhiều so với việc cải thiện kết quả từ quá trình CKTNTS. Phải thu thập dữ liệu trên cả ba mặt hiệu quả hoạt động để quyết định cần điều chỉnh cơ chế, quy trình thể chế về CKTNTS như thế nào. Xem các chỉ số AGI về luật pháp trong CKTNTS ở Phụ lục A để biết thêm chi tiết về chỉ số thiết kế.

Năng lực (Nguồn lực)

Những chỉ số thu thập thông tin về năng lực tổ chức của hệ thống CKTNTS góp phần bảo đảm mức độ và chất lượng hợp lý của các nguồn lực được sử dụng. Những chỉ số này cung cấp thông tin về các nguồn lực (nhân sự, cơ sở vật chất, công nghệ v.v.) được các cơ quan quản lý CKTNTS hay những cá nhân được giao trách nhiệm trong hệ thống CKTNTS. Những chỉ số về năng lực đáng tin cậy cho biết cả phạm vi nguồn lực cụ thể (như tiền bạc, nhân lực, trang thiết bị, cơ sở vật chất, cơ ngơi v.v.), và chất lượng của những nguồn lực đó (như loại công nghệ áp dụng, chất lượng cán bộ v.v.). Những loại chỉ số này tạo điều kiện tạo ra những cải thiện trong các quá trình có đóng góp trực tiếp vào hiệu quả của hệ thống CKTNTS. Xem các chỉ số về thực hiện công khai thu nhập, tài sản/xử lý xung đột lợi ích (CKTNTS/Xung đột lợi ích) - AGI (Quản lý và Trách nhiệm) (Bảng A.1 và A.2) ở Phụ lục A để biết thêm chi tiết về các chỉ số năng lực.

Hiệu quả

Những chỉ số thu thập dữ liệu về hiệu quả cung cấp thông tin về những mô hình và kết quả của hệ thống CKTNTS, cụ thể là quá trình thực hiện quy chế, luật pháp, ngân sách v.v. Thay vì cung cấp thông tin về thiết kế hay năng lực của hệ thống CKTNTS, các chỉ số căn cứ trên kết quả cho biết hệ thống CKTNTS đạt hiệu quả ra sao. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không được nhầm lẫn các chỉ số kết quả của hệ thống CKTNTS với những chỉ số đánh giá kết quả (như giảm tham nhũng, nâng cao tính trung thực của khu vực công v.v). Ngoài ra còn phải thiết lập các quá trình thu thập dữ liệu phù hợp để những chỉ số trên cung cấp thông tin thường xuyên về hiệu quả của cơ quan quản lý CKTNTS. Xem các chỉ số về thực hiện CKTNTS/Xung đột lợi ích - AGI (Quản lý, Trách nhiệm, Cưỡng chế) (Bảng A.1 và A.2) ở Phụ lục A để biết thêm chi tiết về các chỉ số hiệu quả.

Ảnh hưởng trực tiếp (Kết quả trung gian)

Một phương tiện để đánh giá tác động của hệ thống CKTNTS là ước tính tác động của các cải cách đối với những yếu tố góp phần làm giảm tham nhũng. Trong trường hợp này, ta

Page 146: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

Phụ lục B. Theo dõi kết quả của các hệ thống CKTNTS | 129

phải đặt câu hỏi làm thế nào mà các hệ thống CKTNTS góp phần vào văn hóa liêm khiết, nâng cao tính minh bạch, giảm thiểu kẽ hở làm phát sinh hành vi tham nhũng, giảm sơ hở tạo điều kiện cho tham nhũng.48 Những hệ thống CKTNTS góp phần vào ít nhất ba trong số những mục tiêu trên, là:

• Giảm kẽ hở: Một hệ thống CKTNTS hiệu quả phải tạo được hiệu lực răn đe phát hiện vi phạm cũng như răn đe về việc áp dụng các chế tài. Cả hai kết quả này đều có tác dụng làm giảm đáng kể những kẽ hở tạo điều kiện cho hành vi tham nhũng. Qua đánh giá mức độ tuân thủ kê khai của đối tượng sẽ cho biết có đạt được hiệu quả của chế tài áp dụng hay không. Tuy nhiên, luôn cần phải thận trọng khi giả thiết rằng vì sợ bị xử lý mà đối tượng buộc phải chấp hành các quy định về kê khai tài chính. Trong một số trường hợp cũng như đối với một số đối tượng, việc tuân thủ một số chuẩn mực đạo đức của công chức có thể có ảnh hưởng đến quyết định nộp tờ khai của đối tượng. Điều này đặc biệt thấy rõ ở những trường hợp trong đó việc công khai tài chính là hoàn toàn tự nguyện.

• Tăng cường văn hóa liêm khiết: Hệ thống CKTNTS cũng tăng cường văn hóa liêm khiết của công chức, nhờ nhắc nhở công chức về nghĩa vụ phục vụ lợi ích của công chúng, chứ không phải những mục đích của cá nhân mình. Hệ thống này cũng góp phần xây dựng lòng tin vào nhà nước thông qua quá trình giám sát cả về tài chính và các lợi ích của những công chức có nhiệm vụ quản lý công quỹ và công tác hành chính. Như đã trình bày ở trên, mức độ tuân thủ kê khai là một chỉ số về mức ảnh hưởng của những chuẩn mực đạo đức đối với cá nhân, chứ không chỉ đơn thuần là dấu hiệu cho thấy chế tài đã có tác dụng. Các cơ quan liên quan có thể tìm hiểu về ảnh hưởng của những chuẩn mực này đối với cá nhân bằng cách tiến hành khảo sát đối tượng công chức để tìm hiểu nguyên nhân đằng sau việc tuân thủ kê khai, tỉ lệ công chức liêm khiết trong bộ máy nhà nước, hay ảnh hưởng của các chuẩn mực đạo đức đối với các quyết định hành vi.

• Nâng cao tính minh bạch: Nâng cao tính minh bạch bao gồm cả cung cấp thông tin và mức độ tham gia của công chúng vào thông tin đó. Hệ thống CKTNTS thường công khai nội dung kê khai để công chúng kiểm tra, và ngay cả trong những trường hợp quy định giữ bí mật dữ liệu thì các thông tin về mức tuân thủ và xác minh nội dung vẫn cho biết biểu hiện hành vi của công chức trong thời gian đương chức. Khi công chúng, thông qua các tổ chức xã hội dân sự hay bằng cách khác, có thể đánh giá, phân tích, phản ứng với các số liệu thông qua các kênh công khai, thì sự minh bạch sẽ có tác dụng góp phần vào công cuộc chung phòng chống tham nhũng. Những chỉ số thu thập dữ liệu về mức độ thường xuyên của công chúng trong tiếp cận số liệu về CKTNTS và những số liệu đó được xử lý như thế nào sẽ cho biết mức độ minh bạch trong những vấn đề về tham nhũng có được nâng cao hay không.

Xem chỉ số triển khai CKTNTS/Xung đột lợi ích – AGI (Ảnh hưởng trực tiếp) (Bảng A.1 và A.2) ở Phụ lục A để biết thêm chi tiết về các chỉ số năng lực.

48 Phương tiện hiệu quả nhất để giảm kẽ hở tạo điều kiện cho tham nhũng là bằng cách nâng cao hiệu quả thể chế và sự minh bạch trong các quá trình quản lý nhà nước.

Page 147: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

130 | Việc công, Lợi ích tư

Khó khăn trong diễn giải số liệu về hiệu quả

Các chỉ số hiệu quả có thể làm nảy sinh những khó khăn khi cần diễn giải ý nghĩa của dữ liệu trong một tình huống cụ thể (có nghĩa là giải thích những sự kiện diễn ra bên ngoài hệ thống CKTNTS nhưng có ảnh hưởng đến hiệu quả của cơ chế), hay khi chưa có chuẩn đánh giá. Cần thận trọng khi xác định tính xác thực của các chỉ số ngay từ đầu, cũng như bảo đảm để những chỉ số đó thực sự là thước đo chính xác đối với đối tượng cần xác định. Cần tìm hiểu lý do dẫn đến những thay đổi trong giá trị số liệu để không dẫn đến những kết luận sai về mức độ chuyển biến. Theo dõi các đặc trưng về thiết kế và năng lực sẽ cho ta một cái nhìn chính xác hơn về lý do dẫn đến những thay đổi các chỉ số hiệu quả, trong khi nhận thức về thay đổi trong các yếu tố ngoại sinh giúp ta xác định ngữ cảnh của số liệu.

Hình B.1 cung cấp một ví dụ điển hình về những cách diễn giải đa dạng từ một phát hiện duy nhất. Chẳng hạn, nhờ sử dụng một số nhận định nghi vấn phát hiện được từ tờ khai như một chỉ số về hiệu quả của hệ thống mà có thể dễ dàng xác định được những tham số khác không có liên hệ gì đến những thay đổi tuyệt đối trong hành vi tham nhũng.

Sử dụng chỉ số để đối chiếu giữa các quốc gia

So sánh hệ thống quản lý nhà nước giữa các quốc gia cho phép tạo ra những dữ liệu có thể

Đối tượng thiếu

nhận thức về quy định kê khai?

Giảm tham nhũng?

Tăng số đề

mục cần

kê khai?

Kết quả: tăng tỉ lệ phát hiện nghi vấn

Chuyển hướng trọng tâm hành vi tham

nhũng không được phát hiện qua

CKTNTS?

Cải thiện quy trình nội bộ để xác minh

nội dung?

Tăng số lượng nhân sự đủ trình độ?

HÌNH B1 Một số cách diễn giải số liệu về hiệu quả

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Page 148: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

Phụ lục B. Theo dõi kết quả của các hệ thống CKTNTS | 131

Bảng

B.3

C

ác c

hỉ s

ố hi

ệu s

uất

thể

sử d

ụn

g đ

ể đ

ối c

hiếu

giữ

a cá

c q

uố

c g

ia

Mục

2: T

riển

khai

2.1

Tuân

thủ

kê k

hai

Tỉ lệ

cán

bộ

trên

tờ k

hai t

rong

côn

g đo

ạn k

iểm

tra

tính

đầy

đủ c

ủa th

ông

tin là

bao

nhi

êu?

NL

Số n

gày

làm

việ

c bì

nh q

uân

cần

để k

iểm

tra

tính

đầy

đủ c

ủa m

ột tờ

kha

i là

bao

nhiê

u?

HQ

2.1.

1 Ch

ế tà

i

Tỉ lệ

các

vụ

việc

bị x

ử lý

hàn

h ch

ính

do v

i phạ

m v

ề kê

kha

i tro

ng đ

ó ch

ế tà

i đượ

c th

ực th

i là

bao

nhiê

u?

HQ

Tỉ lệ

các

vụ

việc

bị x

ử lý

phạ

t do

vi p

hạm

về

kê k

hai t

rong

đó

chế

tài đ

ược

thực

thi l

à ba

o nh

iêu?

HQ

Tổng

số

tiền

phạt

thu

được

từ v

i phạ

m k

ê kh

ai là

bao

nhi

êu?

HQ

Tỉ lệ

các

vụ

việc

bị x

ử lý

hìn

h sự

do

vi p

hạm

về

kê k

hai t

rong

đó

chế

tài đ

ược

thực

thi l

à ba

o nh

iêu?

HQ

2.2

Xác

min

h nộ

i dun

g

Tỉ lệ

cán

bộ

trên

số

tờ k

hai t

rong

khâ

u xá

c m

inh

nội d

ung

tờ k

hai l

à ba

o nh

iêu?

NL

2.2.

1 Ch

ức n

ăng

xử lý

xun

g độ

t lợi

ích

Tỉ lệ

trên

tổng

số

tờ k

hai n

hận

được

đượ

c ki

ểm tr

a ph

át h

iện

mâu

thuẫ

n là

bao

nhi

êu?

HQ

Tỉ lệ

tờ k

hai đ

ược

kiểm

tra

tron

g đó

nhữ

ng lo

ại b

iện

pháp

khắ

c ph

ục s

au đ

ược

tư v

ấn là

bao

nhi

êu?

(điề

n co

n số

vào

các

dòn

g dư

ới)

Thoá

i vốn

đầu

tư/R

út lu

i khỏ

i nhữ

ng lợ

i ích

nguy

dẫn

đến

xung

đột

lợi í

ch

HQ

Ngừ

ng g

óp v

ốn h

ay th

oái v

ốn đ

ầu tư

/rút

lui q

uyền

lợi

HQ

Đón

g bă

ng m

ọi g

iao

dịch

đầu

tư tr

ong

một

kho

ảng

thời

gia

n nh

ất đ

ịnh

HQ

Ủy

thác

đầu

tư c

ho m

ột q

uỹ tí

n th

ác to

àn q

uyền

(khô

ng y

êu c

ầu p

hải t

hoái

vốn

từ c

ác h

oạt đ

ộng

đầu

tư h

iện

tại t

rước

) HQ

Ngừ

ng x

ử lý

các

vụ

việc

nguy

phát

sin

h xu

ng đ

ột lợ

i ích

với

hoạ

t độn

g đầ

u từ

của

đối

tượn

g HQ

Gia

o nh

ững

nhiệ

m v

ụ có

thể

có p

hát s

inh

xung

đột

lợi í

ch c

ho m

ột c

án b

ộ kh

ác

HQ

Số n

gày

làm

việ

c bì

nh q

uân

cần

để k

iểm

tra

phát

hiệ

n m

âu th

uẫn

cho

mỗi

tờ k

hai l

à ba

o nh

iêu?

HQ

(tiếp

tran

g sa

u)

Page 149: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

132 | Việc công, Lợi ích tư

Bảng

B.3

C

ác c

hỉ s

ố hi

ệu s

uất

thể

sử d

ụn

g đ

ể đ

ối c

hiếu

giữ

a cá

c q

uốc

gia

(tiế

p)

2.2.

2 Ch

ế tà

i

Tỉ

lệ c

ác v

ụ vi

ệc p

hải x

ử ph

ạt h

ành

chín

h do

khô

ng tu

ân th

ủ qu

y đị

nh v

ề áp

dụn

g bi

ện p

háp

khắc

phụ

c tr

ong

đó c

hế tà

i đượ

c th

ực th

i là

bao

nhiê

u?

HQ

Tổ

ng s

ố tiề

n ph

ạt th

u đư

ợc từ

vi p

hạm

về

khôn

g tu

ân th

ủ qu

y đị

nh v

ề áp

dụn

g bi

ện p

háp

khắc

phụ

c là

bao

nhi

êu?

HQ

Tỉ

lệ c

ác v

ụ vi

ệc p

hải c

hịu

phạt

do

khôn

g tu

ân th

ủ qu

y đị

nh v

ề áp

dụn

g bi

ện p

háp

khắc

phụ

c tr

ong

đó c

hế tà

i đượ

c th

ực th

i là

bao

nhiê

u?

HQ

Tỉ

lệ c

ác v

ụ vi

ệc p

hải x

ử lý

hìn

h sự

do

khôn

g tu

ân th

ủ qu

y đị

nh v

ề áp

dụn

g bi

ện p

háp

khắc

phụ

c tr

ong

đó c

hế tà

i đượ

c th

ực th

i là

bao

nhiê

u?

HQ

2.2.

3 Ch

ức n

ăng

xử lý

hàn

h vi

làm

già

u bấ

t chí

nh

Tỉ lệ

tờ k

hai p

hải x

ác m

inh

nội d

ung

là b

ao n

hiêu

? HQ

Số

ngà

y là

m v

iệc

bình

quâ

n cầ

n để

xác

min

h nộ

i dun

g ch

o m

ỗi tờ

kha

i là

bao

nhiê

u?

HQ

2.2.

4 Ch

ế tà

i

Tỉ

lệ c

ác v

ụ vi

ệc b

ị xử

lý h

ành

chín

h do

vi p

hạm

kha

i sai

thôn

g tin

tron

g đó

chế

tài đ

ược

thực

thi l

à ba

o nh

iêu?

HQ

Tổ

ng s

ố tiề

n ph

ạt th

u đư

ợc từ

vi p

hạm

do

khai

sai

thôn

g tin

là b

ao n

hiêu

? HQ

Tỉ

lệ c

ác v

ụ vi

ệc b

ị xử

lý p

hạt d

o vi

phạ

m k

hai s

ai th

ông

tin tr

ong

đó c

hế tà

i đượ

c th

ực th

i là

bao

nhiê

u?

HQ

Tỉ

lệ c

ác v

ụ vi

ệc b

ị xử

lý h

ình

sự d

o vi

phạ

m k

hai s

ai th

ông

tin tr

ong

đó c

hế tà

i đượ

c th

ực th

i là

bao

nhiê

u?

HQ

2.3

Điề

u tr

a

Tỉ

lệ c

ác v

ụ vi

ệc p

hải đ

iều

tra

do p

hát h

iện

có n

ghi v

ấn là

bao

nhi

êu?

HQ

Tỉ

lệ c

ác v

ụ vi

ệc đ

ược

chuy

ển g

iao

cho

cơ q

uan

công

an/

công

tố x

ử lý

là b

ao n

hiêu

? HQ

Tỉ

lệ c

ác v

ụ vi

ệc đ

ược

chuy

ển g

iao

cho

cơ q

uan

công

an/

công

tố đ

ã đư

ợc g

iải q

uyết

là b

ao n

hiêu

? HQ

2.4

Tiếp

cận

thôn

g ti

n

Số

ngà

y bì

nh q

uân

giữa

thời

điể

m c

ó yê

u cầ

u cu

ng c

ấp d

ữ liệ

u về

CKT

NTS

thời

điể

m d

ữ liệ

u đư

ợc c

ung

cấp

là b

ao n

hiêu

? HQ

Số

ngà

y bì

nh q

uân

từ th

ời đ

iểm

nộp

tờ k

hai đ

ến th

ời đ

iểm

thôn

g tin

đượ

c cô

ng k

hai l

à ba

o nh

iêu?

HQ

Page 150: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

Phụ lục B. Theo dõi kết quả của các hệ thống CKTNTS | 133

c số

liệu

thốn

g kê

về

tuân

thủ

kê k

hai c

ó đư

ợc c

ông

bố c

ông

khai

khô

ng?

HQ

H

ọ tê

n nh

ững

cá n

hân

vi p

hạm

quy

địn

h về

tuân

thủ

có đ

ược

công

bố

ra cô

ng c

húng

khô

ng?

HQ

Số

liệu

tổng

hợp

về

xác

min

h nộ

i dun

g/ki

ểm tr

a ph

át h

iện

mâu

thuẫ

n có

đượ

c cô

ng b

ố ra

côn

g ch

úng

khôn

g?

HQ

Số

liệu

về

hiệu

quả

CKT

NTS

/Xun

g độ

t lợi

ích

của

cơ q

uan

giám

sát h

ay c

ác c

ơ qu

an li

ên q

uan

có đ

ược

công

bố

ra c

ông

chún

g kh

ông?

HQ

H

ọ tê

n củ

a nh

ững

cá n

hân

bị đ

iều

tra

do k

hông

côn

g kh

ai h

ay c

ông

khai

sai t

hông

tin

về C

KTN

TS/X

ung

đột l

ợi íc

h có

đượ

c cô

ng b

ố ra

côn

g ch

úng

khôn

g?

HQ

Mục

3: Ả

nh h

ưởng

trực

tiếp

3.1

Tuân

thủ

kê k

hai

Tỉ lệ

tờ k

hai n

ộp đ

úng

hạn

là b

ao n

hiêu

? A

HTT

Tỉ

lệ k

hông

nộp

tờ k

hai l

à ba

o nh

iêu?

(nộp

muộ

n ha

y ho

àn to

àn k

hông

nộp

tờ k

hai)

AH

TT

Tỉ

lệ tờ

kha

i kha

i thi

ếu n

hận

được

là b

ao n

hiêu

? A

HTT

Tỉ

lệ tu

ân th

ủ kê

kha

i chí

nh th

ức là

bao

nhi

êu? (

tỉ lệ

tờ k

hai n

hận

được

trên

tổng

số

đối t

ượng

khai

) A

HTT

Tỉ

lệ tổ

ng s

ố đố

i tượ

ng b

ị xử

phạt

hàn

h ch

ính

do v

i phạ

m k

ê kh

ai s

ơ bộ

là b

ao n

hiêu

? (nộ

p m

uộn

hay

hoàn

toàn

khô

ng n

ộp tờ

kha

i) A

HTT

Tỉ

lệ tổ

ng s

ố đố

i tượ

ng b

ị xử

lý p

hạt d

o vi

phạ

m k

ê kh

ai s

ơ bộ

là b

ao n

hiêu

? (nộ

p m

uộn

hay

hoàn

toàn

khô

ng n

ộp tờ

kha

i) A

HTT

Tỉ

lệ tổ

ng s

ố đố

i tượ

ng b

ị xử

lý h

ình

sự d

o vi

phạ

m k

ê kh

ai s

ơ bộ

là b

ao n

hiêu

? (nộ

p m

uộn

hay

hoàn

toàn

khô

ng n

ộp tờ

kha

i) A

HTT

3.2

Chất

lượn

g cô

ng k

hai t

hông

tin

Tỉ lệ

tờ k

hai t

rong

đó

đối t

ượng

khai

khô

ng tu

ân th

ủ qu

y đị

nh v

ề áp

dụn

g bi

ện p

háp

khắc

phụ

c Xu

ng đ

ột lợ

i ích

là b

ao n

hiêu

? A

HTT

Tỉ

lệ tờ

kha

i phá

t hiệ

n có

dấu

hiệ

u ng

hi v

ấn là

bao

nhi

êu?

AH

TT

3.3

Sự th

am g

ia c

ủa cô

ng ch

úng

Số lư

ợng

bình

quâ

n yê

u cầ

u cu

ng c

ấp s

ố liệ

u kê

kha

i nhậ

n đư

ợc m

ỗi th

áng

là b

ao n

hiêu

? A

HTT

N

ếu s

ố liệ

u về

CKT

NTS

/Xun

g độ

t lợi

ích

được

chủ

độn

g đư

a lê

n m

ạng

thì s

ố lư

ợng

bình

quâ

n lư

ợt tr

uy c

ập tr

ang

web

mỗi

thán

g là

bao

nhi

êu?

AH

TT

Số

đơn

thư

khiế

u tố

bìn

h qu

ân g

ửi đ

ến c

ơ qu

an q

uản

lý v

ề CK

TNTS

/Xun

g độ

t lợi

ích

mỗi

thán

g về

nội

dun

g kê

kha

i là

bao

nhiê

u?

AH

TT

Ngu

ồn: Đ

ơn vị

PAM

, tác g

iả tổ

ng h

ợp.

Chú

thíc

h: N

L =

năng

lực

tổ c

hức

(ngu

ồn lự

c): Đ

ánh

giá

tiền

nghi

ên c

ứu v

à/ho

ặc đ

ánh

giá

thườ

ng n

iên

HQ

= h

iệu

quả

của

tổ c

hức:

Đán

h gi

á hà

ng n

ăm v

à/ho

ặc th

eo y

êu c

ầu.

Page 151: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

134 | Việc công, Lợi ích tư

sử dụng để cải thiện thiết kế và chất lượng triển khai hệ thống quản lý nhà nước. Dữ liệu của một nước có thể được đối chiếu với nước, khu vực khác hay nhóm thu nhập, mô hình tiêu biểu khác về hiệu quả hệ thống và mối liên hệ có thể có với các yếu tố bối cảnh khác. So sánh giữa các quốc gia cũng soi sáng những vấn đề cần cải thiện nhờ xác định được mức độ thực hiện mục tiêu ở một số nước cụ thể. Các quy trình, thủ tục, hệ thống vận hành tốt ở một số bối cảnh nhất định cũng có thể vận hành tốt ở những điều kiện khác nếu được điều chỉnh hợp lý.

Tuy nhiên, nếu so sánh trực tiếp một số đặc trưng của một hệ thống CKTNTS thì có thể dẫn đến những giả định không thực tế về kết quả khả thi trong một điều kiện nhất định. Chức trách của từng hệ thống CKTNTS sẽ xác định mức phân bổ, sử dụng nguồn lực, khiến cho một số cách so sánh giữa các quốc gia trở nên phi thực tế, thậm chí là vô ích.

Bảng B.3 cho ví dụ về các chỉ số hiệu suất có thể sử dụng trong đối chiếu giữa các quốc gia. Nhiều chỉ số trong số này được biểu diễn dưới dạng tỉ lệ, tạo điều kiện thu thập dữ liệu đối chiếu được. Tuy nhiên, cần thận trọng khi xem xét các bối cảnh trong đó dữ liệu được thu thập (nói cách khác là chức trách của hệ thống là phát hiện, ngăn ngừa xung đột lợi ích, hay phát hiện các trường hợp làm giàu bất chính, hay cả hai), vì nguồn lực, năng lực, quy trình, mục tiêu của mỗi hệ thống là khác nhau.

Page 152: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

Phụ lục C. Những đặc điểm chính của mẫuHệ thống CKTNTS

Page 153: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

136 | Việc công, Lợi ích tư

Tổng

số

Q

uy tr

ình

Ti

ếp c

ận

Tiếp

cận

ngườ

i kê

kha

i tập

Á

p dụ

ng

của

công

củ

a cô

ng

Loại

Loại

Tần

suấ

t kê

kha

i t

rung

hay

C

NTT

tron

g ch

úng

với

Quy

trìn

h

chú

ng v

ới Ch

ế tà

i đối

với

N

ền K

T

chế

qu

an

kê k

hai

(năm

)

p

hân

cấp?

qu

y tr

ình

TT

khai

xác

min

h

nộ

i dun

g KK

vi p

hạm

Á

chen

tina

Hệ

thốn

g

hai m

ục

tiêu

Vụ/C

ục

thuộ

c Bộ

pháp

(BTP

)

Khi n

hậm

chức

, thô

i

việc

, hàn

g

năm

36.0

00

(200

8)

Phân

cấp

: 5%

đối

tượn

g cấ

p ca

o

nhất

tại t

rung

ương

95%

còn

lại n

ộp

tại p

hòng

QLN

S

Nộp

hồ

sơ,

xác

min

h nộ

i

dung

, lưu

trữ

dữ li

ệu đ

iện

tử

Công

bố

mọi

số

liệu

về tu

ân th

trên

tran

g w

eb

của

BTP

Có:

Kiểm

tra

chín

h

thức

(100

%)

Xác

min

h th

eo

trọn

g đi

ểm

(kho

ảng

7%)

Có (c

hỉ tr

uy

cập

“phụ

lục

công

bố”

),

khi c

ó yê

u

cầu

và đ

ến

gặp

trực

tiếp

Áp

dụng

chế

tài h

ình

sự

nếu

khôn

g nộ

p tờ

kha

i và

khai

sai

thôn

g tin

Croa

tia

Xung

đột

lợi í

ch

Ủy

ban

của

Quố

c hộ

i

Khi n

hậm

chức

, thô

i việ

c,

đột x

uất

1.80

0

(200

8)

Tập

trun

g:

Mọi

tờ k

hai n

ộp

cho

Ủy

ban

Nộp

tờ k

hai

bản

giấy

;

chuy

ển đ

ổi

dữ li

ệu đ

công

bố

trực

tuyế

n và

lưu

trữ

Các

trườ

ng h

ợp

khôn

g ch

ấp

hành

thể

bị

đưa

lên

công

báo

Khôn

g Có

(dữ

liệu

tổng

hợp

),

trực

tuyế

n

và ở

tại c

hỗ

Phạt

nộp

muộ

n; đ

ăng

tin/k

hiển

trác

h tr

ên c

ông

báo;

sa

thải

nếu

kha

i sai

Gua

tem

ala

Làm

giàu

bất

chín

h

Vụ L

iêm

chín

h,

thuộ

c

Văn

phòn

g

Chán

h

Than

h tr

a

Tài c

hính

(CG

C)

Khi n

hậm

chức

, thô

i việ

c,

đột x

uất

12.0

00

(200

8)

Tập

trun

g:

Mọi

tờ k

hai n

ộp

cho

CGC

Nộp

tờ k

hai

bản

giấy

;

chuy

ển đ

ổi

dữ li

ệu đ

công

bố

trực

tuyế

n và

lưu

trữ

Công

báo

c m

inh

chọn

lọc

nội d

ung

khai

khi

côn

g

chức

rời n

hiệm

sở

Khôn

g Ph

ạt n

ếu n

ộp m

uộn

hay

khôn

g nộ

p; c

huyể

n gi

ao

các

trườ

ng h

ợp b

ất

thườ

ng đ

ể đi

ều tr

a

ĐKH

C H

ồng

Kông

, Tru

ng

Quố

c

Xung

đột

lợi í

ch

Sở D

ân

chín

h

Khi n

hậm

chứ

c,

hàng

năm

Ph

ân c

ấp:

Lưu

trữ

dữ

liệu

hạn

chế

Báo

cáo

chín

h th

ức

Khôn

g –

chỉ

phân

tíc

h xu

ng

đột l

ợi íc

h

Xử p

hạt h

ành

chín

h

đối v

ới v

i phạ

m k

ê

khai

, xử

lý h

ình

sự đ

ối

với t

rườn

g hợ

p kh

ai

man

Page 154: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

Phụ lục C. Những đặc điểm chính của mẫu Hệ thống CKTNTS | 137

Inđô

nêxi

a Là

m

giàu

bất

chín

h

Ủy

ban

Bài

trừ

Tham

nhũn

g

chuy

ên

trác

h

Khi n

hậm

chứ

c,

thôi

chứ

c, đ

ột

xuất

, the

o yê

u

cầu

của

Ủy

ban

Bài t

rừ T

ham

nhũn

g

116.

451

(200

9)

Phân

cấp

một

phầ

n

Cung

cấp

mẫu

tờ k

hai t

rực

tuyế

n; n

ộp b

ản

giấy

; xác

min

h,

lưu

trữ

điện

tử

Công

báo

trực

tuyế

n

Có: K

iểm

tra

chín

h th

ức

(100

%);

thẩm

tra

tính

chín

h xá

c

(1-5

%)

Có (đ

ăng

tríc

h yế

u

trên

côn

g

báo)

(Khô

ng q

uy đ

ịnh)

xử

phạt

hàn

h ch

ính

nếu

nộp

muộ

n ha

y kh

ông

nộp

Gio

ocđa

n Là

m

giàu

bất

chín

h

Vụ/C

ục

thuộ

c BT

P

Khi n

hậm

chứ

c,

thán

g m

ột lầ

n

4.11

7

(200

9)

Tập

trun

g N

ộp b

ản g

iấy;

đối t

ượng

đăng

điệ

n

tử

Khôn

g Kh

ông:

Chỉ

xác

min

h tr

ong

trườ

ng h

ợp đ

iều

tra

do c

ó kh

iếu

tố

Khôn

g Xử

lý h

ình

sự n

ếu n

ộp

muộ

n, k

hông

nộp

và/h

oặc

khi s

ai th

ông

tin

CH K

iếcg

itxta

n H

ệ th

ống

hai m

ục

tiêu

Cục

Dân

chín

h (C

DC)

(tên

cũ:

Cục

Cán

bộ N

nước

)

Khi n

hậm

chứ

c,

thôi

chứ

c, h

àng

năm

18.0

00

(200

8)

Qua

n ch

ức c

ấp

cao

nộp

tờ k

hai

cho

CDC;

côn

g

chức

nộp

tờ k

hai

cho

cơ q

uan

nơi

công

tác

Nộp

bản

giấ

y Bả

n tin

chí

nh

thức

, tra

ng w

eb

của

DCD

Khôn

g Có

, chỉ

cung

cấp

tríc

h yế

u

Khôn

g, c

hỉ á

p dụ

ng

với q

uan

chức

cấp

cao

Có, á

p dụ

ng c

ho c

ông

chức

Môn

g Cổ

m

giàu

bất

chín

h

Ủy

ban

Độc

lập

Phòn

g

chốn

g

Tham

nhũn

g

Khi n

hậm

chức

, hàn

g

năm

, đột

xuấ

t

52.8

00

(200

8)

Phân

cấp

N

ộp b

ản g

iấy;

lưu

trữ

điện

tử, x

ác m

inh

điện

tử h

ạn

chế

Báo

cáo

thườ

ng

niên

, các

bài

báo

c m

inh

khi

có đ

ơn th

ư

khiế

u tố

đối

với đ

ối tư

ợng

Chỉ á

p dụ

ng x

lý h

ành

chín

h

(tiếp

tran

g sa

u)

thôi

chứ

c,6

Page 155: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

138 | Việc công, Lợi ích tư

Tổng

Quy

trìn

h

Tiếp

cận

Ti

ếp c

ận

ngườ

i kê

kha

i tập

Á

p dụ

ng củ

a cô

ng

của

công

Lo

ại c

ơ Lo

ại c

ơ Tầ

n su

ất kê

kha

i tr

ung

hay

CN

TT tr

ong

chún

g vớ

i Q

uy tr

ình

ch

úng

với

Ch

ế tà

i đối

với

N

ền K

T

ch

ế

quan

kê k

hai

(năm

)

ph

ân c

ấp?

qu

y tr

ình

TT

kê k

hai

xác

min

h

nộ

i dun

g KK

vi

phạ

m

Ruan

đa

Làm

giàu

bất

chín

h

Than

h tr

a

chín

h ph

(Cục

Phòn

g

chốn

g

Tham

nhũn

g)

Khi n

hậm

chức

, thô

i

chức

, hàn

g

năm

4.90

0

(200

9)

Tập

trun

g Xá

c m

inh,

lưu

trữ

hạn

chế;

Sắp

áp d

ụng

nộp

tờ k

hai đ

iện

tử

Báo

cáo

thườ

ng

niên

c m

inh

chọn

lọc;

than

h tr

a

ngẫu

nhi

ên

hạn

chế

Khôn

g Xử

phạ

t hàn

h ch

ính

nếu

vi p

hạm

hạn

nộp

Xử lý

hìn

h sự

nếu

kha

i m

an

Xlôv

enia

H

ệ th

ống

2

mục

tiêu

Cơ q

uan

Phòn

g

chốn

g

Tham

nhũn

g

Độc

lập

(Ủy

ban

Phòn

g

chốn

g

Tham

nhũn

g)

Khi n

hậm

chức

, thô

i

chức

, hàn

g

năm

, đột

xuấ

t

14.0

00

(201

0)

Tập

trun

g Lư

u tr

ữ đi

ện tử

thôn

g tin

nhân

bản

Báo

cáo

thườ

ng

niên

, tra

ng w

eb

của

CQPC

TN,

phón

g sự

của

đài

báo

Than

h tr

a ng

ẫu

nhiê

n dự

a tr

ên

cơ s

ở dữ

liệu

bên

ngoà

i (kh

oảng

33%

)

Trực

tuyế

n,

nhưn

g ch

hạn

chế

thu

nhập

, tài

sản

có đ

ược

tron

g nh

iệm

kỳ c

ông

tác

của

đối

tượn

g

Phạt

nếu

khô

ng c

hấp

hành

khai

man

;

miễ

n ch

ức n

ếu p

hát

hiện

mức

tăng

đán

g

kể v

ề tà

i sản

Mỹ

Xung

đột

lợi í

ch

Ban

Nội

quy

(Cục

quả

n

lý Đ

ạo đ

ức

Công

chứ

c)

Khi n

hậm

chứ

c,

thôi

chứ

c,

hàng

năm

~25.

000

đối

tượn

g

kê k

hai

(201

0)

Phân

cấp

M

ột s

ố cơ

quan

cho

nộp

tờ k

hai đ

iện

tử

Báo

cáo

thườ

ng

niên

Kh

ông,

chỉ

phâ

n

tích

xung

đột

lợi

ích

Xử p

hạt h

ành

chín

h đố

i với

vi

phạm

khai

Xử lý

hìn

h sự

nếu

khai

man

Ngu

ồn: T

ác g

iả tổ

ng h

ợp

Chú

thíc

h: C

KTN

TS =

côn

g kh

ai th

u nh

ập, t

ài s

ản C

NTT

= c

ông

nghệ

thôn

g tin

— =

khô

ng á

p dụ

ng.

Page 156: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

Phụ lục D. Danh sách các tổ chức,cá nhân đã tham vấn cho tập sách này

Họ tên Chức vụ Cơ quan/tổ chức

Áchentina Gerardo Serrano Giám đốc, Plani�cación de

Política de Transparencia

Cục phòng chống tham nhũng, Bộ Tư pháp

Nestor Baragli Phó Giám đốc, Plani�cación de

Política de Transparencia

Cục phòng chống tham nhũng, Bộ Tư pháp

Claudia Sosa Giám đốc, Ban

Điều tra

Cục phòng chống tham nhũng, Bộ Tư pháp

Martin Montero Ban Điều tra Cục phòng chống tham nhũng, Bộ Tư pháp

Patricio O’ Reilly Điều phối viên Điều tra,

Ban Điều tra

Cục phòng chống tham nhũng, Bộ Tư pháp

Maximiliano Flamma Điều phối viên Đầu vào, Ban

Điều tra

Cục phòng chống tham nhũng, Bộ Tư pháp

Luis Arocena Điều tra viên Cục phòng chống tham nhũng, Bộ Tư pháp

Haydee Tramontana Trưởng Ban Quản lý Công khai

Thu nhập, Tài sản

Cục phòng chống tham nhũng, Bộ Tư pháp

Manuel Garrido Giám đốc Trung tâm para la Implementación de Politicas para la Equidad y el Crecimiento (CIPPEC)

Croatia Zeljko Jovanovic Chủ tịch Hội đồng Giám sát Triển khai Chương trình Phòng

chống Tham nhũng Quốc gia, Quốc hội Croatia

Mate Kacan Chủ tịch Ủy ban Phòng ngừa Xung đột lợi ích

Adranka Kolarevic Văn phòng Ủy ban của Quốc hội về Phòng ngừa Xung đột lợi ích

Zorislav Antun Petrovic

Văn phòng Ủy ban của Quốc hội về Phòng ngừa xung đột lợi ích

Vlaho Bogišic Văn phòng Ủy ban của Quốc hội về Phòng ngừa xung đột lợi ích

Duro Sessa Thẩm phán Hội đồng Xét xử Quốc gia

Vesna Siklic Odak Cục Quản lý Hành chính Nhà nước Trung ương

(tiếp trang sau)

Page 157: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

140 | Việc công, Lợi ích tư

Họ tên Chức vụ Tổ chức/đơn vị:

Dinko Cvitan Trưởng phòng Phòng Công tố, Cục Phòng chống Tham nhũng và

Tội phạm có tổ chức

Natasa Durovic Phó phòng Phòng Công tố, Cục Phòng chống Tham nhũng và

Tội phạm có tổ chức

Fulvio Bianconi Tùy viên, Chính sách hải quan, thuế

và phòng chống tham nhũng

Phái bộ Liên minh châu Âu tại CH Croatia

Zorislav Antun Petrovic

Chủ tịch Tổ chức Minh bạch Quốc tế, Croatia

Sandra Pernar Điều phối viên chương trình GONG (TCPCP về xây dựng bộ máy bầu cử, Dân

chủ có sự tham gia của người dân, tổ chức xã hội

dân sự và hợp tác quốc tế)

Dubravka Prelec Điều phối viên dự án / Chuyên gia Hội đồng Anh

Mirna Santro Quản lý khối Dự án Quản lý nhà Hội đồng Anh

Alan Uzelac Giáo sư Đại học Zagreb

Gua-tê-ma-la Walfred Orlando

Rodriguez Tortola

Giám đốc, Dirección de Probidad Contraloría General de Cuentas de la República de

Gua-tê-ma-la

Alex Pellecer Contraloría General de Cuentas de la República de

Gua-tê-ma-la

Luz Ofelia Aquino Contraloría General de Cuentas de la República de

Gua-tê-ma-la

Hồng Kông Ma Siu-hung, Candy Tổng giám đốc Cục Dân chính ĐKHC Hồng Kông

Bessie Liang Cục Dân chính ĐKHC Hồng Kông

Ian McWalters Phó viện trưởng, Viện Kiểm sát Sở Tư pháp, Ban Kiểm sát, Phòng Tội phạm

Thương mại

Francis C. S. Lee Giám đốc Ban Điều tra Ủy ban Độc lập Phòng chống Tham nhũng

Daniel So Điều tra viên chính, Ban Nghiệp vụ Ủy ban Độc lập Phòng chống Tham nhũng

Rebecca Li Phó Giám đốc, Ban Điều tra Ủy ban Độc lập Phòng chống Tham nhũng

Michael Burley Điều tra viên trưởng, Ban Nghiệp vụ Ủy ban Độc lập Phòng chống Tham nhũng

Winky Hsu Điều tra viên chính, Ban Nghiệp vụ Ủy ban Độc lập Phòng chống Tham nhũng

Page 158: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

Phụ lục D. Danh sách các tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp cho tập sách này | 141

Họ tên Chức vụ Tổ chức/đơn vị:

Melissa Tang Điều tra viên trưởng, Ban Nghiệp

vụ, Phòng Điều tra Tài chính

Ủy ban Độc lập Phòng chống Tham nhũng

Samuel Hui Phó Giám đốc, Ban Phòng chống

Tham nhũng

Ủy ban Độc lập Phòng chống Tham nhũng

Eileen Lau Chuyên viên chính, Phòng chống

Tham nhũng

Ủy ban Độc lập Phòng chống Tham nhũng

Raymond Ng

Kwok-ming

Chuyên viên chính, Phòng chống

Tham nhũng

Ủy ban Độc lập Phòng chống Tham nhũng

Vanessa So Cheung Chuyên viên Giáo dục và Truyền

thông

Ủy ban Độc lập Phòng chống Tham nhũng

Nelson Cheng Chánh thanh tra Lực lượng Cảnh sát Hồng Kông, Ban Điều tra Tài

chính

Bernard Law Thanh tra cao cấp Lực lượng Cảnh sát Hồng Kông, Ban Điều tra Tài

chính

Inđônêxia Moch Jasin Ủy viên Ủy ban Bài trừ Tham nhũng, KPK

Bibit Samad Rianto Ủy viên Ủy ban Bài trừ Tham nhũng, KPK

Bambang Sapto

Pratomosunu

Tổng thư ký Ủy ban Bài trừ Tham nhũng, KPK

Eko Soesamto Tjiptadi Phó ban Phòng chống Tham

nhũng

Ủy ban Bài trừ Tham nhũng, KPK

Cahya Hardianto

Harefa

Giám đốc Ban Đăng ký, Kiểm tra về Công khai Tài sản của

Công chức, KPK

David Hartono

Hutauruk

Trưởng Phòng Phân tích doanh

nghiệp

Ban Đăng ký, Kiểm tra về Công khai Tài sản của

Công chức, KPK

Ardy Aulia Trưởng Phòng Đăng ký Ban Đăng ký, Kiểm tra về Công khai Tài sản của

Công chức, KPK

M. Najib Wahito Trưởng nhóm kiểm tra Ban Đăng ký, Kiểm tra về Công khai Tài sản của

Công chức, KPK

Khaidir Ramli Trưởng Phòng Pháp lý Phòng Pháp lý

Firman Yudiansyah Trưởng Ban Đào tạo Phòng Nhân sự

Nadia Sarah Chuyên gia phân tích doanh

nghiệp

Ban Đăng ký, Kiểm tra về Công khai Tài sản của

Công chức, KPK

Diaz Adiasma Chuyên gia phân tích doanh

nghiệp

Ban Đăng ký, Kiểm tra về Công khai Tài sản của

Công chức, KPK

Yulia Anastasia Fu’ada Chuyên gia phân tích doanh

nghiệp

Ban Đăng ký, Kiểm tra về Công khai Tài sản của

Công chức, KPK (tiếp trang sau)

Page 159: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

142 | Việc công, Lợi ích tư

Họ tên Chức vụ Tổ chức/đơn vị:

Indra Mantong Batti Chuyên gia pháp lý Phòng Pháp lý

Dian Novianthi Chuyên gia Nguồn nhân lực (Ban

Kế hoạch & Phát triển NNL)

Phòng Nhân sự

Ninuk Dyah Wahyuni Chuyên gia Kế hoạch, Tài vụ Phòng Kế hoạch, Tài vụ

Ipi Maryati Kuding Chuyên gia Quan hệ Công chúng Phòng Quan hệ Công chúng

Miranda Hotmadia

Tandjung

Chuyên gia Hợp tác quốc tế

Ban Xây dựng Mạng lưới giữa các Ủy ban và

quan

Sya�ra Putri Larasati Chuyên gia Hợp tác quốc tế

Ban Xây dựng Mạng lưới giữa các Ủy ban và

quan

Gioocđan TS. Nazem Aref Cục trưởng, Cục Quản lý Công khai

Thu nhập, Tài sản

Cục quản lý Công khai Thu nhập, Tài sản

Imad Neimat Cán bộ truyền thông Cục quản lý Công khai Thu nhập, Tài sản

Seren Hijazi Chuyên viên chính Cục quản lý Công khai Thu nhập, Tài sản

Shaymaa Alhadidi Thư ký Cục quản lý Công khai Thu nhập, Tài sản

Mohmmad Addialeh Nghiên cứu viên pháp lý Cục quản lý Công khai Thu nhập, Tài sản

Ammar Husseini Vụ trưởng, Vụ Quan hệ Quốc tế, Bộ

Tư pháp

Vụ Quan hệ Quốc tế

TS. Abed Shakhanbeh Chủ tịch, Ủy ban Phòng chống

Tham nhũng

Ủy ban Phòng chống Tham nhũng

Kholoud Al-Oran Trưởng Phòng Quan hệ quốc tế

Ủy ban Phòng chống Tham nhũng

TS. Hasan Al-Abdallat Trưởng công tố viên Amman Phòng Công tố

Krayyem Tarawneh Thẩm phán Tòa Thượng thẩm,

Trưởng ban Thanh tra Tòa án

Bộ máy tư pháp

TS. Salah Albashir Nguyên Bộ trưởng Tư pháp và

Ngoại giao

CH Kiếcgitxtan Bakytbek Sagynbaev Bộ trưởng Bộ Nội vụ

Bộ Nội vụ

Esen Sherbotoev Chuyên gia trưởng, Phòng CKTNTS Bộ Nội vụ

Zul�ya Aitieva Cục Dân chính

Bekbolot Bekiev Điều phối viên Chương trình Ngưỡng Hợp tác Thách thức Thiên

niên kỷ

Jackie Charlton Cố vấn cao cấp Khu vực về Quản lý

nhà nước, khu vực Trung Á

Bộ Phát triển Quốc tế Anh (DFID)

Page 160: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

Phụ lục D. Danh sách các tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp cho tập sách này | 143

Họ tên Chức vụ Tổ chức/đơn vị:

Mông Cổ Sangaragchaa Tổng Ủy trưởng Công vụ Cơ quan Độc lập Phòng chống tham nhũng

Mông Cổ

Amarbat Erdenebat Trưởng Phòng Điều tra, Ủy viên

chuyên trách

Cơ quan Độc lập Phòng chống tham nhũng

Mông Cổ

Batzorig Badam Trưởng Ban Nghiên cứu & Phân

tích, Ủy viên cao cấp

Cơ quan Độc lập Phòng chống tham nhũng

Mông Cổ Badarch Gungaa Trưởng Phòng Hành chính, Ủy viên

chuyên trách

Cơ quan Độc lập Phòng chống tham nhũng

Mông Cổ

Radnaased Sh Cố vấn Chính sách Pháp luật của

Tổng thống Mông Cổ

Văn phòng Tổng Thống Mông Cổ

Lkhagva Zaya Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật Đức (GTZ)

Bill Infante Đại diện Quỹ tài trợ Châu Á

Davaasuren

Baasankhuu

Cán bộ chương trình Quỹ tài trợ Châu Á

Sanjaasuren Oyun Đai biểu Quốc hội Mông Cổ

Quốc hội Mông Cổ

Khashkhuu

Naranjargal

Chủ tịch Globe International

P. Erdenejargal Giám đốc điều hành Diễn đàn Xã hội mở

Jay Carver Dự án Pháp trị USAID tại Mông Cổ

Ruanđa Anastase Shyaka Thư ký quản trị Hội đồng Cố vấn Chính phủ Ruanđa

Tito Ruraremara Chánh thanh tra Văn phòng Thanh tra chính phủ

Seraphin N.

Rumaziminsi

Giám đốc, Ban Phòng chống, Đấu tranh chống Tham nhũng và các Vi phạm liên quan

Văn phòng Thanh tra chính phủ

Francois Byabarum

wanzi

Đai biểu Quốc hội Hạ nghị viện nước CH Ruanđa

Jules Marius Ntete Chánh Thanh tra Tổng ủy trưởng Công tố CH Ruanđa

Obadiah R. Biraro Phó Chánh Thanh tra Cục Thanh tra Tài chính Nhà nước

Rwego K. Albert Giám đốc chương trình Chương trình Minh bạch Ruanđa

(tiếp trang sau)

Page 161: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

144 | Việc công, Lợi ích tư

Họ tên Chức vụ Tổ chức/đơn vị:

Xlôvenia Sergeja Oštir Trưởng Ban Xung đột lợi ích

Ủy ban Phòng chống Tham nhũng

Sandra Blagojevic´ Phó trưởng ban Liêm chính

Ủy ban Phòng chống Tham nhũng

Bec´ ir Kecˇ anovic´ Phó Chủ tịch Ủy ban Phòng chống Tham nhũng

Vita Habjan Phó trưởng ban Phòng chống

Tham nhũng

Ủy ban Phòng chống Tham nhũng

Drago Kos Chủ tịch Ủy ban Phòng chống Tham nhũng

Barbara Fu“rst Cán bộ Quan hệ công chúng Ủy ban Phòng chống Tham nhũng

Tina Divjak Trưởng phòng Nghiệp vụ Trung tâm Thông tin Pháp luật của các TCPCP

Goran Forbici CNVOS – Trung tâm Dịch vụ Thông tin, Hợp tác

Phát triển TCPCP

Simona Habic Chủ tịch Hiệp hội Đạo đức Công chức

Mỹ Barbara Fredericks Phó Tổng cục trưởng, Cục Quản lý

nhà nước

Bộ Thương mại Mỹ

Joseph Ganglo Phó Giám đốc Văn phòng Đạo đức Công chức Mỹ

Jane Ley Phó Giám đốc Sáng kiến Quốc tế

về Hỗ trợ và Quản lý nhà nước

Văn phòng Đạo đức Công chức Mỹ

Wendy Pond Chuyên gia về các Chương trình

quốc tế

Văn phòng Đạo đức Công chức Mỹ

Page 162: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

Aaken, Anne, and Stefan Voigt. 2009. Do Disclosure Rules for Parliamentarians Improve Political Outcomes? University of St. Gallen, St. Gallen; and University of Marburg, Marburg. http://www.cbs.dk/content/download/67299/930273/file/Anne%20van% 20Aaken%20-%20Do.

Acquisti, Alessandro. 2009. The Economics of Privacy. Pittsburgh: Heinz School, Carnegie Mellon University. http://www.heinz.cmu.edu/~acquisti/papers/acquisti_ privacy_economics.ppt.

Apostol, Pelagio S. 2007. “The Experience of Asset Declaration in the Philippines.” Pre- sentation at the Asian Development Bank–Organisation for Economic Co-operation and Development Anti-Corruption Initiative 5th Master Training Seminar, “Conflict of Interest: A Fundamental Anti-Corruption Concept,” Jakarta, Indonesia, August 6–7. http://www.adb.org/Documents/Events/2007/conflict-interest/session2-pres3.pdf.

Bertok, Janos, and Howard Whitton. 2007. “OECD Guidelines for Managing Conflict of Interest in the Public Service Report on Implementation.” Organisation for Economic Co-operation and Development, Paris. http://www.oecd.org/dataoecd/18/35/39691164.pdf.

Better Government Association. 2008. “The BGA-Alper Integrity Index.” Better Gov- ernment Association, Chicago. http://www.bettergov.org/assets/1/News/BGA_Alper_Integrity_Index_2008.pdf.

Bigelow, Page. 1989. “From Norms to Rules: Regulating the Outside Interests of Public Officials.” Proceedings of the Academy of Political Science 37 (3): 141–57.

Breyer, Stephen G. 1999. Statement at the First Global Forum on Fighting Corruption and Safeguarding Integrity among Justice and Security Officials, Washington, DC, February.

Burdescu, Ruxandra, Gary J. Reid, Stephanie E. Trapnell, and Daniel W. Barnes. 2010. “Income and Asset Disclosure Systems: Establishing Good Governance through Accountability.” Economic Premise 17, Poverty Reduction and Economic Manage- ment (PREM) Network, World Bank, Washington, DC.

Burdescu, Ruxandra, Gary J. Reid, Stephanie E. Trapnell, Daniel W. Barnes, Modest Kwapinski, and Tammar Berger. 2010. “Salient Issues in Income and Asset Disclo- sure Systems: Lessons Learned from the Field in Preventing Conflict of Interest and Combating Illicit Enrichment.” PREM Note, Poverty Reduction and Economic Management Network, World Bank, Washington, DC.

Burdescu, Ruxandra, Gary J. Reid, Stuart Gilman, and Stephanie E. Trapnell. 2009. “Income and Asset Declarations: Tools and Trade-Offs.” Publication prepared for the 2009 Conference of States Parties to the United Nations Convention against Corrup- tion, World Bank, Washington, DC.

Caiden, Gerald. 2001. “Dealing with Administrative Corruption.” In Handbook of Administrative

Tài liệu tham khảo

Page 163: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

146 | Việc công, Lợi ích tư

Ethics, ed. Terry Cooper, 429–56. New York: Marcel Dekker.Cain, Daylian M., George Loewenstein, and A. Don Moore. 2005. “The Dirt on Coming Clean:

Perverse Effects of Disclosing Conflicts of Interest.” Journal of Legal Studies 34: 1–25. http://www.cbdr.cmu.edu/mpapers/CainLoewensteinMoore2005.pdf.

Carlson, Jeffrey, and Marcin Walecki. 2006. “MAP Money and Politics Program: Guide to Applying Lessons Learned.” Prepared by the International Foundation for Elec-toral Systems with the U.S. Agency for International Development and the Center for Transitional and Post-Conflict Governance, Washington, DC.

Carney, Gerard. 1998. “Conflict of Interest: Legislators, Ministers and Public Officials.” Transparency International, Berlin.

Chêne, Marie. 2008. “African Experience of Asset Declarations.” U4 Helpdesk, Transpar- ency International, Bergen. http://www.u4.no/helpdesk/helpdesk/query.cfm?id=160.

de Michele, Roberto. 2001. “The Role of the Anti-Corruption Office in Argentina.” Jour- nal of Public Inquiry (Fall/Winter): 17–20.

———. 2004. Los conflictos de interés en el sector público. Gua-tê-ma-la City: Acción Ciu- dadana Gua-tê-ma-la.

Demmke, C., M. Bovens, T. Henökl, K. van Lierop, T. Moilanen, G. Pikker, and A. Salminen. 2007. “Regulating Conflicts of Interest for Holders of Public Office in the European Union.” European Commission Bureau of European Policy Advisers, Maastricht. http://ec.europa.eu/dgs/policy_advisers/publications/docs/ hpo_professional_ethics_en.pdf.

De Speville, Bertrand. 1997. “Reversing the Onus of Proof: Is it Compatible with Respect for Human Rights Norms?” Paper presented at the 8th International Anti-Corruption Conference, Lima, Peru, September 7–11. http://ww1.transparency.org/iacc/8th_iacc/papers/despeville.html.

Djankov Simon, Rafael La Porta, Florencio Lopez-de-Silanes, and Andrei Shleifer. 2008. “Transparency and Accountability.” École des Hautes Études Commerciales du Nord Risk and Asset Management Research Centre, Nice. http://faculty-research.edhec.com/jsp/fiche_document.jsp?CODE=1214461758319&LANGUE=1.

———. 2010. “Disclosure by Politicians” (3rd Draft). American Economic Journal: Applied Economics 2 (April): 179–209. http://www.aeaweb.org.

Doig, Alan. 2010. “Beyond the National Integrity System (NIS) Institutional Approach: The Role of Public Ethics as the Core of the ‘Pillars.’” In Public Service Ethics: An Inter- national Perspective, ed. U. Omurgonulsenand and K. Oktem. Ankara: Hacettepe University Press.

Doig, Alan, David Watt, and Robert Williams. 2007. “Why Developing Country Anticorruption Agencies Fail To Develop: Understanding the Dilemmas of Organi- sational Development, Performance Expectation, and Donor and Government Cycles in African Anticorruption Agencies.” Public Administration and Development 27: 1–9.

Dufour, Patricia. 2008. “French Government Policy on Ethics for Public Office Hold- ers.” Paper presented at the Anti-Corruption Network for Eastern Europe and Central Asia 7th General Meeting, Tbilisi, Georgia, June 25–27.

Eiras, Ana Isabel. 2003. “Ethics, Corruption, and Economic Freedom.” Heritage Lecture 813, Heritage Foundation, Washington, DC. http://www.heritage.org/research/

Page 164: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

Tài liệu tham khảo | 147

tradeandeconomicfreedom/hl813.cfm.Farazmand, Ali, ed. 1997. Modern Systems of Government: Exploring the Role of Bureau- crats

and Politicians. Thousand Oaks: SAGE Publications.FATF/OECD (Financial Action Task Force/Organisation for Economic Co-operation and

Development). 2010. “Glossary FATF 40 Recommendations.” http://www.fatf-gafi.org/document/52/0,3746,en_32250379_32236963_45028276_1_1_1_1,00.html.

Ferraz, Claudio, and Fredericao Finan. 2008. “Exposing Corrupt Politicians: The Effects of Brazil’s Publicly Released Audits on Electoral Outcomes.” Quarterly Journal of Economics 123 (2): 703–45.

Gilman, Stuart. 1995. “Presidential Ethics and the Ethics of the Presidency.” Annals of the American Academy of Political and Social Science 537 (1): 58–75.

———. 1998. “Law and Implementation of Ethics Systems in the United States: One StepToward Controlling the Cancer of Corruption.” LAWASIA Journal 1 (1): 110–16.———. 1999. “Public-Sector Ethics and Government Reinvention.” Public Integrity (Spring):

175–92.———. 2002. “Institutions of Integrity in the U.S.” In Public Sector Transparency and

Accountability: Making it Happen, ed. OECD, 17–30. Paris: OECD Publishing. (Compilation of the papers discussed at the Latin American Forum on Ensuring Transparency and Accountability in the Public Sector, December 5–6, 2001.)

———. 2005. “Ethics Codes and Codes of Conduct as Tools for Promoting an Ethical and Professional Public Service: Comparative Successes and Lessons.” World Bank, Washington, DC.

Gilman, Stuart C., and Jeffry Stout. 2005. “Assessment Strategies and Practices for Integ- rity and Anti-corruption Measures: A Comparative Overview.” In Public Sector Integ- rity: A Framework for Assessment, ed. Organisation for Economic Co-operation and Development (OECD), 243–83. Paris: OECD.

Government in the Sunshine Act (5 U.S.C. 552b). 1976. http://www.accessreports.com/statutes/sunshine.htm.

Greenberg, Theodore, Larrisa Gray, Delphine Schantz, Michael Latham, and Carolin Gardner. 2009. “Politically Exposed Persons: Preventive Measures for the Banking Sector.” World Bank, Washington, DC. http://www1.worldbank.org/publicsector/star_site/documents/PEPs/PEPs-E-book.pdf.

Gyimah-Boadi, E., K. Asante, and Abena Bonsu. 2005. “Enhancing the Credibility of the Public Office Holders Asset Declaration Regime.” CDD-Ghana Briefing Papers 7 (3). Ghana Center for Democratic Development, Accra.

Huberts, Leo, Jeroen Maesschalck, and Carole L. Jurkiewicz, ed. 2008. Ethics and Integ- rity of Governance: Perspectives Across Frontiers.” London: Edgar Elgar Publishing.

Jayawickrama, Nihal, Jeremy Pope, and Oliver Stolpe. 2002. “Legal Provisions to Facili- tate the Gathering of Evidence in Corruption Cases: Easing the Burden of Proof.” Forum on Crime and Society 2: 23–31. http://www.unodc.org/pdf/crime/publications/legal_provisions.pdf.

Jorge, Guillermo. 2007. “The Romanian Legal Framework on Illicit Enrichment.” American

Page 165: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

148 | Việc công, Lợi ích tư

Bar Association Central European and Eurasian Law Initiative, American Bar Association, Washington, DC.

Kofele-Kale, Ndiva. 2002. The International Law of Responsibility for Economic Crimes. Hampshire, U.K. Ashgate Publishing.

Kossick, Robert M. 2001. “The Role of the Internet in Mexico.” National Law Center forInter-American Free Trade, Tucson. http://www.natlaw.com/pubs/spmxga2.htm.———. 2002. “Declaranet System: Enhancing Public Sector Efficiency, Transparency, and

Accountability through the Automation and Disintermediation of the Patrimo- nial Declaration Process.” World Bank, Washington, DC.

Larbi, George. 2007. “Between Spin and Reality: Examining Disclosure Practices in Three African Countries.” Public Administration and Development 27: 205–14.

Legislative Counsel Service, Government of Hong Kong SAR, China 2002. “Selected Issues Relating to Declarations of Interests and Avoidance of Conflicts of Interests by Senior Members of Government.” Hong Kong SAR, China. http://www.legco.gov.hk/yr01-02/english/sec/library/0102in35e.pdf.

Mackenzie, G. Calvin, and Michael Hafken. 2002. Scandal Proof: Do Ethics Laws Make Government Ethical? Washington, DC: Brookings Institution Press.

Mavuso, Vusi, and Daryl Balia, ed. 1999. Fighting Corruption: Invitation to Ethics Man- agement. Pretoria: University of South Africa.

Menzel, Donald. 2007. Ethics Management for Public Administrators: Building Organi- zations of Integrity. Armonk, NY: M. E. Sharpe.

Messick, Richald E. 2006. “Practical Advice on Establishing and Administering an Income and Assets Disclosure Program.” World Bank, Washington, DC.

———. 2007. “Regulating Conflict of Interest: International Experience with Asset Declaration and Disclosure.” World Bank, Washington, DC. http://www.acrc.org.ua/articles_doc/ua/Regulating_Conflict_of_Interest_International_Experience_2007.pdf.

———. 2009. “Income and Asset Declarations: Issues to Consider in Developing a Disclosure Regime.” Paper prepared for Conference on Evidence-Based Anti- Corruption Policy organized by Thailand’s National Anti-Corruption Commission, Bangkok, Thailand, June 5–6. http://www.cmi.no/publications/publication/?3396= income-and-assets-declarations.

Messick, Richald E., and R. Simpson. 2005. “Who Discloses What: Income and Asset Disclosure around the World.” World Bank, Washington, DC.

Mukherjee, Ranjana, and Omer Gokcekus. 2006. “Officials’ Asset Declaration Laws: Do They Prevent Corruption?” In Global Corruption Report 2006, ed. Robin Hodess and Toby Wolfe, 325–28. Transparency International, Berlin.

OAS (Organization of American States). 2004a. “Final Report on Implementation in the Republic of Costa Rica.” Committee of Experts of the Mechanism for Follow-Up on Implementation of the Inter-American Convention against Corruption, Sixth Meeting of Committee Experts, OAS, Washington, DC.

———. 2004b. “Final Report on Implementation in Belize.” Committee of Experts of the Mechanism for Follow-Up on Implementation of the Inter-American Conven- tion

Page 166: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

Tài liệu tham khảo | 149

Against Corruption, Sixth Meeting of Committee Experts, OAS, Washington, DC.———. 2007. “Committee of Experts of the Mechanism for Follow-up on the Imple-

mentation of the Inter-American Convention against Corruption.” Country Reports, Secretariat for Legal Affairs, OAS, Washington, DC. http://www.oas.org/juridico/english/mesicic_reports.htm.

OECD (Organisation for Economic Co-operation and Development). 2003. “Manag- ing Conflict of Interest in the Public Service: OECD Guidelines and Country Experi- ences.” OECD Publishing, Paris. http://www.oecdbookshop.org/oecd/display.asp?CID=&LANG=EN&SF1=DI&ST1=5LMQCR2JHM31.

———. 2005. “Policy Brief: Managing Conflict of Interest in the Public Service.” OECD, Paris. http://www.oecd.org/dataoecd/31/15/36587312.pdf.

———. 2006a. “Avoiding Conflict of Interest in Post-public Employment: Comparative Overview of Prohibitions, Restrictions, and Implementing Measures in OECD Countries.” OECD, Paris. http://www.oecd.org/dataoecd/18/35/39691164.pdf.

———. 2006b. “Conflict-of-Interest Policies and Practices in Nine EU Member States: A Comparative Review.” Sigma Paper No. 36, OECD, Paris.

———. 2008. “Conflicts of Interest and Asset Declarations by Public Officials.” Paper presented at the Anti-Corruption Network for Eastern Europe and Central Asia 7th General Meeting, Tbilisi, Georgia, June 25–27.

———. 2008. Meeting Report of the Anti-Corruption Network for Eastern Europe and Central Asia 7th General Meeting. Tbilisi, Georgia, June 25–27.

———. 2011. Asset Declarations for Public Officials: A Tool to Prevent Corruption. Paris: OECD Publishing. http://dx.doi.org/10.1787/9789264095281-en.

OECD-EU (Organisation for Economic Co-operation and Development–European Union). 2011. “Asset Declarations for Public Officials: A Tool to Prevent Corruption.” OECD Publishing, Paris. http://www.oecd.org/dataoecd/40/6/47489446.pdf.

OGE (United States Office of Government Ethics). 2000. OGE Executive Branch Employee Ethics Survey. Washington, DC: Office of Government Ethics. http://www.usoge.gov/ethics_docs/publications/surveys_ques.aspx.

———. 2004. Public Financial Disclosure: A Reviewer’s Reference, Second Edition. Wash- ington, DC: Office of Government Ethics. http://www.usoge.gov/forms/sf278_pdf/rf278guide_04.pdf.

———. 2005. “Report to Congress Evaluating the Financial Disclosure Process for Employees of the Executive Branch and Recommending Improvements to It.” Washington, DC: Office of Government Ethics. http://www.usoge.gov/laws_regs/fed_reg_iss/fedreg/70fedreg/70fr2407.html.

———. 2006. “Report to the President and to Congressional Committees on the Conflict of Interest Laws Relating to Executive Branch Employment.” Washington, DC: Office of Government Ethics. http://www.usoge.gov/ethics_docs/publications/reports_plans.aspx.

Orentlicher, David. Forthcoming. “Conflicts of Interest and the Constitution.” Washington & Lee Law Review 59 (3). http://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm? abstract_id=312440.

Page 167: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

150 | Việc công, Lợi ích tư

OSCE (Organization for Security and Co-operation in Europe). 2004. Best Practices in Combating Corruption. Vienna: OSCE. http://www.osce.org/item/13568.html.

Posner, Richard A. 1981. “The Economics of Privacy.” American Economic Review 71 (2): 405–9). Vanderbilt University, Nashville. http://research.chicagogsb.edu/economy/research/articles/16.pdf.

Raille, Eric. 2004. Managing Conflicts of Interest at the U.S. Federal Level (with emphasis on the Executive Branch). Washington, DC: Office of Government Ethics. http:// www.usoge.gov/international/govt_docs/papers_speeches.aspx.

———. “Managing Conflicts of Interest in the Americas: A Comparative Review.” http:// www.oecd.org/. Available online in English, Spanish, and Portuguese at U.S. Office of Government Ethics website: http://www.usoge.gov/.

Roberts, Robert N. 1988. “White House Ethics: The History of the Politics of Conflict of Interest Regulation.” Journal of Policy Analysis and Management 9: 280–2.

Rossi, Ivana, Laura Pop, Francesco Clementucci, and Lina Sawaqed. Forthcoming. “Using Asset Disclosure for Identifying Politically Exposed Persons.” World Bank, Washington, DC.

StAR (Stolen Asset Recovery). Forthcoming. “Illicit Enrichment: Legal and Policy Issues.” http://www1.worldbank.org/publicsector/star_site/publications.html.

Stillman, Richard J., II. 1987. “The Constitutional Bicentennial and the Centennial of the American Administrative State.” Public Administration Review 47 (1): 4–8.

Transparency International. 2004. “2004 Global Corruption Report.” Transparency International, Berlin. http://www.transparency.org/publications/gcr/download_gcr/download_gcr_2004.

———. 2006. “2006 Global Corruption Report.” Transparency International, Berlin. http://www.transparency.org/publications/gcr/gcr_2006.

Treisman, Daniel. 2000. “The Causes of Corruption: A Cross-National Study.” Journal of Public Economics 76 (3): 399–457. http://www.elsevier.nl/locate/econbase.

UNODC and UNICRI (United Nations Office on Drugs and Crime and United Nations Interregional Crime and Justice Research Institute). 2009. “Technical Guide to the UN Convention against Corruption.” Vienna, Austria. http://www.unodc.org/documents/corruption/Technical_Guide_UNCAC.pdf.

Williams, Aled. 2006. “International Experience of Asset Declarations.” U4 Helpdesk, Transparency International, Bergen. http://www.u4.no/pdf/?file=/helpdesk/help desk/queries/query114.pdf.

World Bank/StAR (World Bank/Stolen Asset Recovery Initiative). 2012. Income and Asset Disclosure: Case Study Illustrations. Washington, DC: World Bank.

Page 168: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu

Tài liệu tham khảo | 151

Page 169: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu
Page 170: Public Disclosure Authorized - World Bank...Bộ tài liệu của chương trình Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ... Thiết kế 128 Năng lực (nguồn lực) 128 Hiệu