(Prepublication draft in Tạp Chí Ngôn Ngữ, No. 10, pages 3 ... · Đây cũng có thể là...

15
(Prepublication draft in Tp Chí Ngôn Ng, No. 10, pages 3-22, in Vietnamese) LCH SCA TCNG (<GÒNG>) TRONG TING VIT 1 GS. TS MARK J. ALVES (MONTGOMERY COLLEGE, M) Abstract: This paper provides evidence that Vietnamese cũng 'also' and cùng 'with' are both loanwords of the same Chinese word <gòng>. However, unlike the standard Sino- Vietnamese reading cng, formally recognized as a reading of <gòng>, cũng and cùng were borrowed earlier in the first millennium CE, as shown by comparative data in both Chinese and Vietnamese historical phonology and textual evidence in ancient Chinese and Vietnamese writings. The three different tones in each of these three Vietnamese words represent different eras of borrowing in the process of tonogenesis in Chinese. Two of these grammatical Early Sino- Vietnamese loanwords, likely borrowed via large Sino-Vietnamese bilingual communities, share some semantico-syntactic properties with the Chinese etymon at points in its history. But they have also innovated in ways since the absorption of earlier Chinese communities into the Vietic speech community. Thus, this Chinese etymon has status as a triplet loanword in Vietnamese and is an example of the long history of Sino-Vietnamese language contact. These Vietnamese words are also an example of the tendency of grammaticalized morphemes to continue to develop grammatical functions. Tóm Tt: Bài này cung cp nhng bng chng cho thy cũng cùng là hai tvay mượn có ngun gc tt<gòng> cng trong tiếng Hán. Tuy nhiên, khác vi tHán-Vit 2 cng chính thức được công nhn là cách đọc ca <gòng>, hai tcũng cùng được vay mượn sớm hơn, trong đầu thiên niên kthnht SCN, theo cliu so sánh ngâm hc lch svà tài liu thành văn tiếng Hán và tiếng Việt (văn bản Nôm). Ba thanh điệu khác bit ba tnày trong tiếng Vit hé lcho thy những giai đoạn vay mượn tgc Hán khác nhau trong quá trình hình thành thanh điệu tiếng Hán. Hai tcùng cũng vay mượn sớm hơn, trong thi ktin Hán Vit, có thvay mượn qua các cộng đồng song ngHán-Vit lớn, đều có chung mt sđặc điểm cú pháp ngnghĩa vi tHán <gòng> vào my thi điểm trong lch s. Nhưng chúng cũng thay đổi tkhi cng đồng tiếng Hán cộng cư với cộng đồng tiếng Vit sau thi Bc thuc (tc là "language shift" ca Sinitic vi Vietic 3 ). Do đó, từ gc Hán này là tđược vay mượn ba ln ("triplet") và là mt ví d1 Xin cảm ơn TS. Nguyễn Tuấn Cường (Viện trưởng Viện nghiên cứu Hán Nôm) đã giúp tôi xác định vị trí của một số chữ Nôm và trao đổi một số vấn đề về dữ liệu trong bài này, và TS. Edith Aldridge (University of Washington) và TS. Marc Miyake (the British Museum) đã đọc bài này và cung cp ý tưởng. Nguyễn Đức Nghiu (Đại Hc Quc Gia, Hà Ni) cũng đưa ra rất nhiu gi ý làm cho bài này tnhiên hơn theo kiu tiếng Vit. 2 Trong bài này, tviết tt bao gm: HV = Hán Vit, THV = tin Hán Vit (như Nguyễn N. S. 2003), HC = Hán cổ, HTĐ = Hán trung đại. Phc nguyên Hán cvà phiên mã n trung đại là ca Baxter và Sagart [4, 5]. Tôi cho rng tù Hàn-Vit là cách đọc ca Hán trung đại, và tin Hán- Vit là tđược vay mượn trước đó.Tôi không sdng "cHán-Vit" theo Vương Lực vì "c" thường xuyên biu thphc nguyên (theo ý kiến ca Phan, mà sdng "Early Sino-Vietnamese" song song vi THV). V"Hán-Vit Vit-hóa" ca Vương Lực, nghiên cu đã chra rng nhng tđược coi là nhiu tHán-Vit Vit-hóa thc slà tin Hán Vit, như từ cung trong bài này. 3 Mc dù t"Hán" thường được sdụng để chngôn ngTrung Quc quá khcđại, t"Sinitic" tiếng Anh rt hu ích vì nó phân bit rõ ngôn ngvăn hóa. Hơn nửa, tSinitic chính sách: nó là ttiên ca tt cbiến thTrung Quc hin nay. TVietic cũng vy: nó chmt cộng động ngôn nglà ttiên ca ctiếng Việt, mường, Cht..., không phi là tiếng Vit c.

Transcript of (Prepublication draft in Tạp Chí Ngôn Ngữ, No. 10, pages 3 ... · Đây cũng có thể là...

Page 1: (Prepublication draft in Tạp Chí Ngôn Ngữ, No. 10, pages 3 ... · Đây cũng có thể là trường hợp của những từ công cụ ngữ pháp, và tiếng Việt đã

(Prepublication draft in Tạp Chí Ngôn Ngữ, No. 10, pages 3-22, in Vietnamese)

LỊCH SỬ CỦA TỪ CỘNG (共 <GÒNG>) TRONG TIẾNG VIỆT1 GS. TS MARK J. ALVES (MONTGOMERY COLLEGE, MỸ)

Abstract: This paper provides evidence that Vietnamese cũng 'also' and cùng 'with' are both loanwords of the same Chinese word 共 <gòng>. However, unlike the standard Sino-Vietnamese reading cộng, formally recognized as a reading of 共 <gòng>, cũng and cùng were borrowed earlier in the first millennium CE, as shown by comparative data in both Chinese and Vietnamese historical phonology and textual evidence in ancient Chinese and Vietnamese writings. The three different tones in each of these three Vietnamese words represent different eras of borrowing in the process of tonogenesis in Chinese. Two of these grammatical Early Sino-Vietnamese loanwords, likely borrowed via large Sino-Vietnamese bilingual communities, share some semantico-syntactic properties with the Chinese etymon at points in its history. But they have also innovated in ways since the absorption of earlier Chinese communities into the Vietic speech community. Thus, this Chinese etymon has status as a triplet loanword in Vietnamese and is an example of the long history of Sino-Vietnamese language contact. These Vietnamese words are also an example of the tendency of grammaticalized morphemes to continue to develop grammatical functions.

Tóm Tắt: Bài này cung cấp những bằng chứng cho thấy cũng và cùng là hai từ vay mượn có nguồn gốc từ từ 共 <gòng> cộng trong tiếng Hán. Tuy nhiên, khác với từ Hán-Việt2 cộng chính thức được công nhận là cách đọc của 共 <gòng>, hai từ cũng và cùng được vay mượn sớm hơn, trong đầu thiên niên kỷ thứ nhất SCN, theo cứ liệu so sánh ngữ âm học lịch sử và tài liệu thành văn tiếng Hán và tiếng Việt (văn bản Nôm). Ba thanh điệu khác biệt ở ba từ này trong tiếng Việt hé lộ cho thấy những giai đoạn vay mượn từ gốc Hán khác nhau trong quá trình hình thành thanh điệu tiếng Hán. Hai từ cùng và cũng vay mượn sớm hơn, trong thời kỳ tiền Hán Việt, có thể vay mượn qua các cộng đồng song ngữ Hán-Việt lớn, đều có chung một số đặc điểm cú pháp ngữ nghĩa với từ Hán 共 <gòng> vào mấy thời điểm trong lịch sử. Nhưng chúng cũng thay đổi từ khi cộng đồng tiếng Hán cộng cư với cộng đồng tiếng Việt sau thời Bắc thuộc (tức là "language shift" của Sinitic với Vietic3). Do đó, từ gốc Hán này là từ được vay mượn ba lần ("triplet") và là một ví dụ 1 Xin cảm ơn TS. Nguyễn Tuấn Cường (Viện trưởng Viện nghiên cứu Hán Nôm) đã giúp tôi xác định vị trí của một số chữ Nôm và trao đổi một số vấn đề về dữ liệu trong bài này, và TS. Edith Aldridge (University of Washington) và TS. Marc Miyake (the British Museum) đã đọc bài này và cung cấp ý tưởng. Nguyễn Đức Nghiệu (Đại Học Quốc Gia, Hà Nội) cũng đưa ra rất nhiều gợi ý làm cho bài này tự nhiên hơn theo kiểu tiếng Việt. 2 Trong bài này, từ viết tắt bao gồm: HV = Hán Việt, THV = tiền Hán Việt (như Nguyễn N. S. 2003), HC = Hán cổ, HTĐ = Hán trung đại. Phục nguyên Hán cổ và phiên mã Hán trung đại là của Baxter và Sagart [4, 5]. Tôi cho rằng tù Hàn-Việt là cách đọc của Hán trung đại, và tiền Hán-Việt là từ được vay mượn trước đó.Tôi không sử dụng "cổ Hán-Việt" theo Vương Lực vì "cổ" thường xuyên biểu thị phục nguyên (theo ý kiến của Phan, mà sử dụng "Early Sino-Vietnamese" song song với THV). Về "Hán-Việt Việt-hóa" của Vương Lực, nghiên cứu đã chỉ ra rằng những từ được coi là nhiều từ Hán-Việt Việt-hóa thực sự là tiền Hán Việt, như từ cung trong bài này. 3 Mặc dù từ "Hán" thường được sử dụng để chỉ ngôn ngữ Trung Quốc quá khứ cổ đại, từ "Sinitic" tiếng Anh rất hữu ích vì nó phân biệt rõ ngôn ngữ và văn hóa. Hơn nửa, từ Sinitic chính sách: nó là tổ tiên của tất cả biến thể Trung Quốc hiện nay. Từ Vietic cũng vậy: nó chỉ một cộng động ngôn ngữ là tổ tiên của cả tiếng Việt, mường, Chứt..., không phải là tiếng Việt cổ.

Page 2: (Prepublication draft in Tạp Chí Ngôn Ngữ, No. 10, pages 3 ... · Đây cũng có thể là trường hợp của những từ công cụ ngữ pháp, và tiếng Việt đã

về lịch sử lâu dài của quá trình tiếp xúc ngôn ngữ Hán-Việt. Những từ tiếng Việt này cũng là một ví dụ về xu hướng của hình vị ngữ pháp hoá phát triển các chức năng ngữ pháp.

Từ Khóa:Từ Hán-Việt, ngữ pháp hóa, tiếp xúc ngôn ngữ 1. Dẫn nhập Tiểu chi Việt-Chứt của họ Nam Á và chi Sinitic của họ Hán-Tạng đã có tiếp xúc với nhau

trong hơn hai nghìn năm kể từ khi vương quốc Văn Lang và thời kỳ văn hoá quốc gia Đông Sơn kết thúc. Đã có nhiều quan hệ tiếp xúc Hán-Việt về mặt văn hoá xã hội, bao gồm thương mại, hôn nhân, giáo dục, hành chính và những mặt khác. Chữ Hán (Văn ngôn) là hệ thống chữ viết duy nhất ở Việt Nam cho đến khoảng thế kỷ 13, khi hệ thống chữ Nôm đã được sáng tạo ra và sử dụng bên cạnh chữ Hán. Đến đầu thế kỷ XX, cả chữ Hán và chữ Nôm đều được thay thế bằng chữ Quốc ngữ. Trong hai mươi thế kỷ qua, và do truyền thống văn học và cộng đồng song ngữ Hán-Việt, hàng ngàn từ gốc Hán đã được vay mượn vào tiếng Việt; và quả nhiên, có những từ gốc Hán đã được vay mượn hơn một lần [xem 11, 24, 25, 38], làm hình thành những cặp từ đồng nguyên. Ví dụ, Phan [28: 81] cho thấy từ Hán 墓 <mù>4 (HC *C.mˤak-s, HTĐ muH) là nguồn của từ mả trong thời Hán, mồ trong thời Tấn, và mộ trong giai đoạn Hán-Việt.

Theo Nguyễn Ngọc San [22:153-155], qua thời gian, các cặp đồng nguyên có thể theo con đường biến đổi ngữ nghĩa khác nhau. Đây cũng có thể là trường hợp của những từ công cụ ngữ pháp, và tiếng Việt đã vay mượn một số lượng đáng kể hư từ từ tiếng Hán [1, 15:237-266]. Tuy rằng một số từ Hán-Việt được sử dụng với ngữ nghĩa và sự phân bố cú pháp giống như ở tiếng Hán (ví dụ: hoặc (或 <huò>), bị (被 <bèi>), tại (在<zài>) ...),5 các từ Hán-Việt khác đã phát triển những ý nghĩa và đặc điểm cú pháp mới. Ví dụ, từ không có thể là một từ ngữ pháp hoá của từ Hán-Việt không (控 <kōng> "rộng rãi, trống rỗng") [23], và nhất có khả năng phát triển từ tiếng Hán-Việt nhất (一 <yī> "một") [1]. Ví dụ khác, hai từ tiếng Việt mọi và mỗi đều có nguồn gốc từ 每 <měi> "mỗi". mặc dù Chúng khác nhau một chút về cách phát âm và ngữ nghĩa; và điều này cho thấy chúng đã được vay mượn vào hai thời gian khác nhau (xem thảo luận chi tiết hơn trong phần 3 dưới đây).

Sự đề cập sớm nhất chúng ta có thể tìm thấy là trong từ điển của Schneider [32: 90]. Ông ta coi cả hai cùng và cũng là "Nôm apparenté au chinois" (chữ Nôm rõ ràng gốc từ Chinois). Ông tuyên bố cả hai là gốc từ 共 <gòng> cộng, mặc dù ông không đưa ra lời giải thích rõ ràng về mặt ngữ âm lịch sử học. Nguyễn Ngọc San [22:179] cũng cho rằng cùng (= với) có nguồn gốc là 共 <gòng> của tiếng Hán, mà là dạng Hán-Việt Việt hoá của cộng. Alves [1] cũng nêu giả thuyết cùng có nguồn gốc là 共 <gòng> nhưng không cung cấp bằng chứng ngữ âm hay văn bản. Starostin [33] cũng đề xuất ý kiến cho rằng cùng và cũng bắt nguồn từ 共 <gòng>, nhưng chỉ nêu bằng chứng ngữ âm học, không giải thích được chi tiết. Một khả năng khác là một số từ tình cờ có sự tương tự, đặc biệt là những từ đơn âm tiết có cấu trúc CVC (consonant-vowel-consonant) đơn giản. Tuy nhiên, như sẽ được thảo luận, có những điểm tương tự rất có ý nghĩa về ngữ âm, ngữ nghĩa 4 Trong bài này, bính âm Hán ngữ (Hanyu pinyin) được liệt kê trong ngoặc đơn. 5 Tuy rằng cả hai từ tại và bị là hai từ chuẩn mực được sử dụng trong tiếng Quan thoại, nhưng chúng lại không phải là những từ chính trong các biến thể khác của tiếng Hán. Ví dụ, trong tiếng Quảng Đông, ý nghĩa và cấu trúc thụ động được đánh dấu bằng 畀 (béi) "cho" và động từ định vị là 喺 (háih) "ở/tại". Tiếng Việt khác với các biến thể láng giềng của tiếng Hán gần Việt Nam. Điều này cho thấy rõ sự phát triển từ vựng tiếng Việt và sự kết hợp với vốn từ tiếng Hán có một con đường phát triển riêng trong hàng nghìn năm qua từ thời kỳ độc lập và sự thay đổi của tiếng Hán sang tiếng Việt.

Page 3: (Prepublication draft in Tạp Chí Ngôn Ngữ, No. 10, pages 3 ... · Đây cũng có thể là trường hợp của những từ công cụ ngữ pháp, và tiếng Việt đã

và cú pháp giữa ba từ cùng, cũng, cộng, thế là việc này không phải là ngẫu nhiên. Hơn nữa, cũng không có một từ nguyên nào tương ứng trong các ngôn ngữ Vietic khác. Trong tiếng Mường, một ngôn ngữ có quan hệ gần gũi nhất với tiếng Việt, chỉ có từ y mang ý nghĩa cũng [26:553], và trong tiếng Rục, một ngôn ngữ Vietic rất bảo thủ, từ tương đương với cũng là từ dêng3 [26]. Mặt khác, cùng xuất hiện ở tiếng Mường, nhưng ở tiếng Rục, từ sọng1 được sử dùng để biểu thị ý nghĩa "và/với". Các ngôn ngữ Nam Á khác, chẳng hạn như tiếng Pacoh hay Bahnar, cũng có từ nguyên riêng biệt mang ý nghĩa "cùng" (trừ khi chúng vay mượn từ tiếng Việt, thí dụ, Pacoh kuːŋ và Bahnar kum). Nói chung, nguồn gốc của cùng và cũng không thể có liên hệ với họ Nam Á, và điều này khiến chúng ta có thể cho rằng cùng, cũng rất có thể được mượn từ tiếng Hán.

Trong tiếng Việt có một số lượng đáng kể từ được vay mượn từ cuối giai đoạn tiếng Hán cổ, đầu giai đoạn tiếng Hán trung đại. Những từ tiếng Việt được vay mượn của tiếng Hán mà thuộc từng lớp Tiền Hán-Việt bao gồm tiền động từ chỉ khả năng ("preverb") được (HV đắc, 得 <dé>, HC *tˤək, HTĐ tok), từ chỉ ý nghĩa phân phối mọi (HV mỗi, 每 <měi>, HC *mˤəʔ, HTĐ mwojX), liên từ vì (HV vị, 為 <wèi>, HC *ɢʷ (r) aj-s, HTĐ hjweH), và vị từ tình thái cổ tua "nên" (HV tu, 須 <xū>, HC *[s]o, HTĐ sju) (Phục nguyên HC và HTĐ của Baxter và Sagart [4, 5]). Mặc dù các từ ngữ pháp có nguồn gốc từ cuối giai đoạn tiếng Hán cổ hay giai đoạn đầu tiếng Hán trung đại ít hơn so với những từ có nguồn gốc từ tiếng Hán trung đại về sau này, nhưng cũng có thể giả định rằng cũng và cùng không phải là những từ được ngữ pháp hóa từ thực từ trong Việt hoặc các ngôn ngữ khác của tiểu chi Vietic; và nếu cứ vào các dữ liệu ngữ âm, ngữ nghĩa, cú pháp, ngữ liệu thành văn thì hình như là cũng, cùng trong tiếng Việt được vay mượn của tiếng Hán vào đầu thiên niên kỷ thứ nhất SCN.

Bài viết này tìm hiểu bối cảnh lịch sử của ba hình vị cùng, cũng, và cộng và cho thấy rằng chúng đều phát sinh từ từ 共 <gòng> cộng của tiếng Hán, nhưng mà chúng vốn được mượn vào ba giai đoạn khác nhau và vì thế có những đặc tính cú pháp và ngữ nghĩa riêng biệt. Hỗ trợ cho giả thuyết này là những bằng chứng ngữ âm học lịch sử và dữ liệu cú pháp thu thập được từ những văn bản cổ xưa viết bằng tiếng Hán và tiếng Việt (tức là chữ Nôm).

Trong các phần sau, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, trước hết, cũng, cùng, và cộng được chứng minh là có nguồn gốc từ tiếng Hán, mà chứ không có thể có nguồn gốc nào khác. Sau đó chứng tích ngữ âm học lịch sử và cú pháp học lịch sử được cung cấp để chứng minh rằng những từ này tương ứng về cách dùng cú pháp và hình thức âm vị học của chúng hồi đầu thiên niên kỷ thứ nhất SCN.

Từ Chữ Nghĩa Từ loài cộng 共 thêm vào, tập thể • Động từ

• Hình vị hạn chế cũng 共, 拱, 供 cũng • trạng từ cùng 共, 拱, 𡀳𡀳 cùng, với, và, cũng • Giới từ; liên từ

Bảng 1. Những tự và ý nghĩa có liên quan của Cộng, Cũng, và Cùng6 Tuy nhiên, xác quyết những từ này là cùng gốc là việc khó khăn. Trước hết, âm đọc Hán-

Việt chính của 共 <gòng> là cộng (chỉ nghĩa "phổ biến", "cùng nhau"...). Hơn nữa 共 <gòng> cũng có âm đọc cung (tương đương với <gōng> trong tiếng Quan Thoại) và củng (xem tiếng Quan

6 Trong bảng 1 và 2, những từ, chữ Nôm và chi tiết khác đều xuất phát từ Another Nôm Lookup Tool (Công cụ tra cứu chữ Nôm) [37] của Vietnamese Nôm Preservation Foundation (Tổ chức Bảo tồn chữ Nôm) trên mạng intơnét.

Page 4: (Prepublication draft in Tạp Chí Ngôn Ngữ, No. 10, pages 3 ... · Đây cũng có thể là trường hợp của những từ công cụ ngữ pháp, và tiếng Việt đã

Thoại <gǒng>) và các ý nghĩa khác nữa (xem trong Bảng 1). Các âm đọc của các chữ Hán này trong tiếng Trung Quốc và cách đọc Hán Việt quan trọng đối với ngôn ngữ học lịch sử (xem thảo luận trong phần 3). Chúng tôi xin lưu ý rằng chữ Hán 拱 <gǒng> được sử dụng để biểu âm cho từ cũng và cùng trong văn bản chữ Nôm. Một vấn đề nữa là cùng cũng là âm đọc Hán-Việt (cùng) của hai chữ Hán 窮 <qióng> "nghèo" và 蛩 <qióng> "châu chấu", nhưng chúng không có quan hệ và không thể là nguồn gốc của hai hư từ cùng, cũng mà chúng tôi quan tâm ở đây. Đối với cũng, phạm vi ngữ nghĩa và phân tích về vai trò cú pháp của nó khá phức tạp [7]; và tuy rằng sự phức tạp đó có thể làm giảm sự chắc chắn về nguồn gốc từ nguyên của nó, nhưng ngữ nghĩa chính của nó vẫn duy trì, tức là hoạt động đồng thời và bối cảnh như nhau.

Một số phức tạp khác nữa thể hiện ở những từ/hình vị tiếng Việt được biểu thị bằng những chữ này trước thế kỷ 20. Một chữ 共 <gòng> cộng đã được sử dụng để ghi âm ba từ vị tiếng Việt cùng, cũng, và cộng trong các văn bản chữ Nôm, nhưng đó không phải là bằng chứng hữu ích cho sự khẳng định cùng nguồn gốc của các từ này bởi vì các chữ Hán được dùng làm chữ Nôm để ghi âm các từ tiếng Việt. Chữ Hán 共 <gòng> được liệt kê trong từ điển chữ Nôm để ghi âm một số từ khác nhau của tiếng Việt, mặc dù chúng đều được phát âm như nhau hoặc tương tự nhau. Bảng 2 dưới đây trình bày những từ tiếng Việt khác nhau được ghi âm bằng các chữ trong văn bản Nôm. Mặc dù có một loạt từ liên quan đến các chữ này, nhưng không từ đồng âm khác nghĩa nào có thể là thực từ nguồn gốc của hai hư từ cũng, cùng. Vì vậy chúng tôi phải tìm kiếm các nguồn gốc khác.

共 <gòng> 拱 <gòng>

cộng cõng cụng củng cùng cùng gọng cũng cọng cũng

Bảng 2. Các cách đọc và ý nghĩa của chữ 共 <gòng> và 拱 <gòng> tiếng Hán trong tiếng Việt

Cuối cùng, việc đáng xem xét là những từ có quan hệ trong những biến thể)7 tiếng Trung Quốc hiện đại. Trong khắp các ngôn ngữ Sinitic, có một loạt từ được sử dụng để có nghĩa là "và/với" và "cũng". Tính ngữ nghĩa và mẫu cú pháp thường có mối liên hệ với nhau chặt chẽ, cho nên các tư vị này có thể có đa chức năng. Những chữ từ trong Bảng 4 dưới đây là một đại diện, và cũng còn có cả những chữ khác nữa.

Từ 共 <gòng> trong tiếng Hán hiện đại vẫn có thể được sử dụng trong phong cách nghi thức hoặc phong cách thi ca. Tuy nhiên, ở tiếng Đài Loan, 共 <gòng> (phát âm tiếng Đài Loan là kang7, âm đọc văn học là kiōng) vẫn được dùng như là một từ có liên quan đến "và" và có thể đã đi vào chi Mân Nam từ tiếng Hán trung đại [17].

Lịch sử ngữ pháp hoá của từ <gòng> trong tiếng Hán được thảo luận trong Phần 4. Nhìn chung, cũng và cùng không phải được vay mượn từ các phương ngữ tiếng Trung Quốc hiện đại. Thậm chí việc sử dụng <gòng> ở chi Mân Nam cho thấy đó là chứng tích còn lại của một từ xưa cũ, cũng như tiếng Việt, chứ không phải là tiếng Việt vay mượn từ chi Mân Nam.

7 Sinitic bao gồm ít nhất mười chi (thí dụ, Quan Thoại, Việt, Ngô, Khách Gia, ...). Những chi này không thông hiểu lẫn nhau, thế không phải chỉ là phương ngữ thôi mà là ngôn ngữ. Nhưng mà sự khác biệt giữa chúng phức tạp, cho nên chúng tôi dùng từ "biến thể".

Page 5: (Prepublication draft in Tạp Chí Ngôn Ngữ, No. 10, pages 3 ... · Đây cũng có thể là trường hợp của những từ công cụ ngữ pháp, và tiếng Việt đã

Biến thể (tiếng)

Nghĩa Chữ Âm đọc Hán Việt

Quan thoại và 和 dé hòa với 跟 gēn cân với 都 dōu đô cũng 也 yě dã

Quảng Đông Và, với 仝 (=同) tòhng đồng với 跟 gān cân cũng 都 dōu đu

Đài loan và, với 及 kap kāng; cập với 共 kiōng cộng cũng 也 iā dã (không) (không) lóng (không)

Bảng 3. Những từ nghĩa "và/với" và "cũng" trong các biến thể tiếng Trung Quốc hiện đại

3. Âm học lịch sử vietic và Sinitic Nghiên cứu về âm vị học lịch sử tiếng Việt đã có những bước tiến bộ đáng kể [10, 25, 23,

34 ...]; và cuốn "Mon-Khmer Etymological Dictionary" (Từ điển nguyên từ Môn-Khmer) cung cấp nhiều dữ liệu từ vựng so sánh trong nhiều ngôn ngữ Nam Á). Do đó, chúng ta có được nhiều hiểu biết về những biến đổi ngữ âm lịch sử của tiếng Việt như: sự mất âm cuối *-h và *-ʔ, sự hình thành thanh điệu, sự thay đổi trong quá trình hữu thanh hóa âm đầu, giản hóa âm đầu ... [3]. Do vậy, chúng ta có thể kết hợp các chi tiết này với thông tin về sự thay đổi âm vị học lịch sử tiếng Hán để xem lịch sử của từ 共 <gòng> cộng trong tiếng Việt. Có một số phục nguyên của tiếng Hán cổ và tiếng Hán trung đại khác nhau ở mặt này mặt khác, như trình bày trong Bảng 5, nhưng chúng có nhiều điểm chung và cũng có những điểm để so sánh. Điều quan trọng trong việc tái lập tiếng Hán cổ của <gòng> là âm cuối xát *-s hay *-h sinh ra thanh khứ (qusheng) trong tiếng Hán (xem Bảng 6). Điều này rất quan trọng để phân biệt các giai đoạn vay mượn từ cũng và cùng mà có hai loại thanh điệu khác nhau, như được giải thích trong phần 3.2.

Chữ Giai đoạn

Baxter và Sagart

[4]

Schuessler [31]

Zhengzhang [39:335]

Starostin [33]8

Li [16]

共 gòng HC *N-k(r)oŋʔ-s

*goŋh

*kloŋ *goŋh *koŋʔ

*gjungh

HTĐ gjowngH NA NA *gö̀uŋ *kö́uŋ

*gjwong

拱 gǒng HC *k(r)oŋʔ *koŋʔ *kloŋʔ *kóŋ NA

8 Starostin [33] phân chia tiếng Hán cổ thành một số giai đoạn khác nhau như: Hán thượng cổ, Tây Hán, Đông Hán ... Trong hai trường hợp này, hai từ nguyên đã được phục nguyên như nhau cho nhiều giai đoạn được coi là Hán cổ. Tương tự, Schuessler [31] tách Hán cổ khỏi tiếng Hán cuối thời Hán; nhưng trong những trường hợp này, hình thức Hán cổ vẫn được sử dụng.

Page 6: (Prepublication draft in Tạp Chí Ngôn Ngữ, No. 10, pages 3 ... · Đây cũng có thể là trường hợp của những từ công cụ ngữ pháp, và tiếng Việt đã

HTĐ kjowngX NA NA *kö́uŋ NA Bảng 4. 共 <gòng> cộng và 拱 <cǒng> cùng trong tiếng Hán cổ và tiếng Hán trung đại

Trong phần 3.1 và 3.2, trước hết chúng tôi thảo luận về các nét âm đoạn tính, mà rất hữu

ích đối với việc nhận diện những từ nguồn gốc Hán cổ được vay mượn vào tiếng Việt, nhưng ít hữu ích hơn trong việc xác định thời gian vay mượn từ. Sau đó chúng tôi mô tả những nét thanh điệu, một điểm đặc biệt hữu ích cho việc xác định thời gian tương đối của việc vay mượn từ. Tuy nhiên, dù thanh điệu hữu ích trong việc xác định thời gian vay mượn từ, nhưng vẫn có sự phức tạp vì một số dạng thức có liên quan của <gòng>. Do đó, trong phần 4, cần phải có dữ liệu thành văn của tiếng Hán cổ và tiếng Việt cổ để cung cấp thêm những bằng chứng cú pháp, so sánh để khẳng định rằng đây có thể thật sự là những từ vay mượn trong những giai đoạn ngữ pháp hóa.

3.1 Các âm đoạn Trong nghiên cứu này, chúng tôi xem xét ngắn gọn các phụ âm và nguyên âm của cũng,

cùng và không giảng giải toàn bộ các nghiên cứu trước đây về tất cả các phương diện âm vị học tiền Hán Việt của giai đoạn cuối tiếng cổ Hán Việt và sơ kỳ tiếng Hán Trung đại [thí dụ 22:141-181, 28, 36, 38 ...]. Từ vựng Tiền Hán Việt chỉ là một bộ phận nhỏ trong từ vựng gốc Hán, phân biệt với từ vựng Hán Việt văn học là những chữ Hán thời trung đại được người Việt đọc với cách đọc chuẩn hóa. Trước hết, âm cuối mũi (*m, *n và *ŋ) trong các từ Hán cổ rất hiếm có thay đổi sau khi được vay mượn trong giai đoạn Tiền Hán Việt. Vì vậy, tuy rằng âm cuối mũi *ŋ của <gòng> trong tiếng Hán và của cùng và cũng trong tiếng Việt như nhau, nhưng điều đó vẫn không hỗ trợ được gì cho việc xác định thời gian. Sau đó, âm đầu *g/k của <gòng> không thay đổi vị trí cấu âm hoặc phương thức cấu âm vì không có âm đoạn tiền âm đầu trong tiếng Hán cổ dẫn đến âm xát "d" /j - z/, "g" /ɣ/, "gi" /z/, "s" /s/ or /ʂ/, "v" /v/ trong Tiền Hán Việt (ví dụ như âm xát âm đầu /ɣ/ trong gang, HV cương, HC *C.kˤaŋ), mà vốn là một đặc điểm âm vị học của các từ vay mượn HC. Vì thế, chúng phải được vay mượn sau khi các tổ hợp âm đầu trong Sinitic bị biến mất. Điều quan trọng cần lưu ý là có những phục nguyên HC của <gòng> có cả hai âm đầu hữu thanh và vô thanh. Tuy nhiên, dựa trên thanh điệu của ba từ cũng, cùng và cộng, thì cả ba từ vay mượn này đều phải phát sinh từ những từ có âm đầu hữu thanh dẫn đến thanh điệu thấp trong cả ba từ này (xem phần 3.2). Điều này có nghĩa là sự vay mượn đã có từ trước quá trình vô thanh hóa trong tiểu chi Việt-Mường của Vietic; nhưng chỉ riêng việc đó thì lại không đầy đủ để chứng minh rằng các từ này thuộc lớp từ Tiền Hán Việt. Sự khác biệt về phẩm chất nguyên âm, tức là sự luân phiên giữa /u/ Tiền Hán Việt và /o/ Hán Việt giai đoạn cuối, rõ ràng cho thấy một giai đoạn vay mượn khác so với lớp từ HV giai đoạn cuối. Nhiều trường hợp, như trong Bảng 5 dưới đây, không ủng hộ mô hình này, nhưng đây vẫn là một biến đổi âm vị học hợp lý. Vì vậy, tuy rằng các âm đoạn cho thấy sự vay mượn sớm, nhưng vẫn không làm rõ được rằng liệu chúng đã được vay mượn trong cùng một giai đoạn hay trong những giai đoạn khác nhau. Thay vào đó, thanh điệu là chi tiết âm vị học quan trọng nhất.

Từ Hán Nghĩa HC HTĐ THV HV 古 <gǔ> cổ *kˤaʔ kuX cũ cổ 姆 <mǔ> mụ *məʔ muwX mụ mỗ 桶 <tǒng> thùng *l̥ˤoŋʔ thuwngX thùng thống

Bảng 5: "u" tiền Hán Việt và "ô" Hán Việt

3.2 Thanh Điệu

Page 7: (Prepublication draft in Tạp Chí Ngôn Ngữ, No. 10, pages 3 ... · Đây cũng có thể là trường hợp của những từ công cụ ngữ pháp, và tiếng Việt đã

Căn cứ nghiên cứu từ lâu đã được đặt ra, và hiện nay được chấp nhận rộng rãi dựa trên hàng loạt dữ liệu là trong thời điểm tiếp xúc ngôn ngữ từ cách nay hơn hai nghìn năm, Sinitic và Vietic (và cả Tai-Kadai, Hmong-Mien) là ngôn ngữ đa âm tiết, nhưng chưa có thanh điệu. Tiếng Hán có liên quan đến các ngôn ngữ Tạng-Miến, phân lớn không có thanh điệu, và tiếng Việt có liên quan đến các ngôn ngữ Nam Á, cũng phân lớn không có thanh điệu.9 Cho nên giả thuyết này, tức là giả thuyết về giai đoạn đầu khi các ngôn ngữ đó không có thanh điệu, là hoàn toàn hợp lý. Ý tưởng về một khu vực mà ở đó các hệ thống thanh điệu phức tạp xuất hiện đã được Haudricourt [11, 12] đặt ra và dần dần được ủng hộ qua mấy thập kỷ [9, 11, 19, 30:186-192]. Rất có thể là qua nhiều thế kỷ, từ thời nhà Hán đến thời nhà Đường, khoảng sáu thế kỷ đầu tiên SCN, âm cuối âm tắc thanh hầu và âm cuối xát đã bị rụng đi trong khi hệ thống thanh điệu hình thành [29, 40]. Lịch sử của từ Hán được viết bằng chữ 共 <gòng> phức tạp. Có mấy cách đọc bằng tiếng Hán và tiếng Hán-Việt khác nhau (xem phần 2), và vì thế thì có những kết quả tái lập khác nhau. Tuy nhiên, về cách đọc phổ biến nhất, có bằng chứng ngôn ngữ học lịch sử về các giai đoạn phát triển từ âm cuối xát thành thanh điệu. Đây chính là điều có thể giải thích sự khác biệt về thanh điệu của cũng và cùng, mặc dù dữ liệu cú pháp ngữ nghĩa cũng là cần thiết cho việc đó (xem phần 4). Trong truyền thống ngữ âm học lịch sử tiếng Hán, bốn loại thanh điệu, gồm 平 <píng> bình, 上 <shǎng> thượng, 去 <qù> khứ, và 入 <rù> nhập (cũng gọi là loại A, B, C, D, như trong Bảng 6) thể hiện trong từ vựng HV giai đoạn cuối nhất quán tương ứng với các biến thể tiếng Hán. Bảng 6 cho thấy các đặc điểm ngữ âm học của bốn loại thanh điệu trong tiếng Hán cổ, tiếng Hán trung đại, tiếng Proto-Vietic, cả Tiền Hán Việt lẫn Hán Việt giai đoạn cuối. Những âm tiết trước đây không có âm cuối hoặc có âm cuối vang thì ngày nay có thanh bằng hoặc thanh huyền; từ trước đây vốn có âm cuối xát *-s hoặc *-h trong Proto-Vietic thì tương ứng với thanh hỏi và ngã trong tiếng Việt hiện đại; những âm tiết có âm cuối tắc, gồm cả âm tắc thanh hầu, hoặc có thể là thanh hầu hóa, thì tương ứng với âm tiết/từ tiếng Việt hiện đại có thanh điệu sắc hoặc nặng. Về cao độ của thanh điệu, cũng, cùng, và cộng đều là thanh thấp. Điều này hỗ trợ cho giả thuyết về mối quan hệ giữa chúng với nhau.

Có hai thay đổi đáng kể trong Bảng 6 dẫn đến giả thuyết về niên đại tương đối của các trường hợp vay mượn. Thứ nhất, có sự nghịch đảo giữa thanh điệu loại B và thanh điệu loại C từ giai đoạn Tiền Hán Việt sang giai đoạn Hán Việt, một hiện tượng đã được Mei [20] ghi nhận. Ví dụ là hai từ giống và mụ trong Bảng 6. Hơn nữa, như đã lưu ý trong phần 1, cặp đồng nguyên mọi và mỗi – cả hai đều từ gốc từ tiếng Hán 每 <měi> (HC *mˤəʔ, HTĐ mwojX) - làm nổi bật sự luân chuyển của loại thanh điệu và việc vay mượn tới mấy lần cùng một hình vị ngữ pháp. Từ mỗi là một từ Tiền Hán Việt (thanh điệu ngã tương ứng với thanh khứ - qusheng, chữ 'X' trong tái lập tiếng Hán trung đại mwojX); Ngược lại, mọi, có loại thanh điệu khác và nguyên âm cũng khác (thanh sắc phát sinh từ âm cuối -ʔ như trong tái lập cổ Hán Việt bên trên), có lẽ được vay mượn vào khoảng từ đời Tấn đến đời Đường (hoặc sớm hơn).

Sự khác biệt về thanh điệu giúp chúng ta phân biệt từ Hán-Việt giai đoạn cuối của tiếng Hán trung đại với giai đoạn tiếng Hán trung đại sớm và giai đoạn tiếng cổ Hán cuối. Thứ hai, có một lớp từ tiền Hán Việt thuộc thanh điệu loại C mang thanh bình (thanh ngang hoặc huyền). Gần đây, người ta đã giải thuyết rằng trong quá trình biến chuyển từ giai đoạn Hán cổ đến Hán trung đại, âm cuối xát cũng đang trong quá trình bị mất đi [29, 40]. Điều này cho phép chúng ta có thể 9 Dĩ nhiên Tạng-Miến và Nam Á đều có ngôn ngữ có thanh điệu. Tuy nhiên, thứ tiếng có thanh là thiểu số và phân lớn chúng có hệ thống thanh điệu cơ bản (thí dụ chỉ có ba, bốn thanh) so với Sinitic, Vietic, Tai-Kadai, và Hmong-Mien.

Page 8: (Prepublication draft in Tạp Chí Ngôn Ngữ, No. 10, pages 3 ... · Đây cũng có thể là trường hợp của những từ công cụ ngữ pháp, và tiếng Việt đã

giải thích tại sao nhiều từ Hán Việt nên thuộc về thanh khứ, trong khi ở giai đoạn tiền Hán Việt chúng lại có thanh bình (thí dụ, HV dụng và THV dùng, HV loại và THV loài ...). Chúng ta không thể biết được thời gian chính xác, và hiện tượng này có thể không xảy ra ở mọi nơi trong cùng một lúc, nhưng hiện tượng này có thể lan rộng vào những thế kỷ đầu của thiên niên thứ nhất SCN, trước thời từ điển vần Thiết Vận 切韻 vào năm 601 SCN, cuốn sách vần ghi rõ bốn loại thanh điệu chính. Sự biến đổi thanh điệu rõ ràng đã xảy ra với tốc độ khác nhau ở những vùng khác nhau. Thanh nhập <rù shēng> của tiếng Trung Quốc hiện đại, vốn bắt nguồn từ âm cuối tắc và âm tắc thanh hầu trước kia, được hiện thực hóa khác nhau trong những biến thể khác nhau của tiếng Hán. Giống như tiếng Việt, một số biến thể của tiếng Hán vào miền nam ở Trung Quốc (thí dụ, nhóm phương ngôn 粵 <yùe> Việt như tiếng Quảng Đông, tiếng Thái Sơn ... và nhóm phương ngôn Khách Gia) vẫn lưu giữ lại những âm cuối tắc. Ngược lại, có những biến thể của tiếng Hán đã mất đi một số (chứ không phải là tất cả) khu biệt ở âm cuối tắc, như nhóm phương ngôn Ngô (Wú), (thí dụ, tiếng Thượng Hải) và nhóm phương ngôn Mân Nam (Mǐn nán) (thí dụ, tiếng Đài Loan). Có thứ tiếng Hán khác đã mất tất cả âm cuối tắc, chẳng hạn như tiếng Quan Thoại. Do đó, chắc chắn rằng trong thiên niên kỷ thứ nhất SCN, người nói tiếng Vietic đã tiếp xúc với một hoặc có thể là một số biến thể của tiếng Sinitic - ngôn ngữ đang trong quá trình mất âm cuối tắc và hình thành thanh điệu. Loại thanh A

(bằng) B (đi lên)

C (đi)

D (đi xuống)

Loại thanh điệu của tiếng Hán

平 <píng> bình

上 <shǎng> thượng

去 <qù> khứ 入 <rù> nhập

Hán cổ open syllables final *-ʔ final *-s final *-p, *-t, *-k

Proto-Vietic open syllables final *-ʔ final *-s or *-h final *-p, *-t, *-k

Cao Thấp Cao Thấp Cao Thấp Cao Thấp Tiền Hán Việt ngang huyền sắc nặng hỏi ngã

ngang bằng sắc nặng

Hán Việt văn học ngang huyền hỏi ngã sắc nặng sắc nặng Bảng 6: Các giai đoạn hình thành thanh điệu từ HC đến HV (theo Alves [3])

Dựa vào dữ liệu trong Bảng 6, có thể nêu giả thuyết về ba giai đoạn của ba cách phát âm

từ tiếng Hán <gòng> như sau. 1. cũng - Cách phát âm này có thể xuất phát từ <gòng> của tiếng Hán khi âm cuối xát vẫn

còn có trong Hán Việt cổ, dẫn đến hình thành thanh ngã (tức là "dương thượng thanh" - yang shangsheng) của từ đó. Việc này có thể xảy ra trong thời nhà Đông Hán (25-220 SCN) nhưng cũng có thể bắt đầu trong thời nhà Đông Tấn (265-420 SCN).

2. cùng - Từ này có thể có nguồn gốc là <gòng> trong tiếng Hán sau khi rụng âm cuối xát trong giữa giai đoạn cuối của tiếng Hán cổ và giai đoạn sớm của tiếng Hán trung đại (nhưng trước khi hình thành thanh điệu), dẫn đến thanh huyền (tương ứng với "dương bình thanh" - yang pingsheng). Việc này có thể đã xảy ra trong thời nhà Đông Tấn hoặc muộn hơn một chút, nhưng chắc trước khi cuốn Thiết Vận ra đời vào năm 601 SCN.

Page 9: (Prepublication draft in Tạp Chí Ngôn Ngữ, No. 10, pages 3 ... · Đây cũng có thể là trường hợp của những từ công cụ ngữ pháp, và tiếng Việt đã

3. cộng (là hình vị hạn chế) – Dạng này là dạng đọc Hán Việt của 共 <gòng> được liệt kê trong các từ điển Hán-Việt. Như vậy, nó đã được vay mượn, giống như tất cả từ Hán-Việt khác, vào thời mà Tiếng Hán, kể cả "tiếng Hán An Nam", theo Phan [28], đã hình thành đầy đủ các thanh điệu. Cộng tiếng Việt có thanh nặng (tương ứng với "dương khứ thanh" - yang qusheng).

Trật tự đề xuất ở đây khác với một số giả thuyết trước. Nguyễn Ngọc San [22:179] cho rằng từ HV cộng được vay mượn trước, và sau đó được Việt hoá, một khái niệm của Wang Li (Vương Lực) [38] (cũng xem 24:13) do những thay đổi ngữ âm trong tiếng Việt sau khi hệ thống âm đọc HV đã được hoàn thiện [22:179]. Tuy nhiên, giả thuyết này dẫn đến một tình hình hoặc là /u/ trở thành /o/ rồi sau lại trở thành /u/, hoặc là hai từ có thanh điệu khác nhau hình thành từ cộng nhưng không có nhân tố điều kiện ngữ âm học. Cả hai giả thuyết này ngược với những dữ liệu khác, và có nhiều trường hợp Alves (3:271) gọi là từ "bình thay khứ" (ping-for-qu), tức là những từ Tiền Hán Việt nên có thanh khứ (sắc hoặc nặng) mà lại có thanh bình (ngang hoặc huyền) nảy sinh trong giai đoạn tiếng Hán cổ mất âm cuối xát. Cho nên, từ cũng là một ví dụ về sự luân phiên "thanh thượng - thanh khứ" mà Mei [20] đề xuất; còn cùng là một ví dụ về hiện tượng luân phiên "bình thay khứ", thì ít nhất cũng thấy trong tiếng Hán An Nam trong miền Bắc Việt Nam vào thiên niên thứ nhất.

Một điểm cuối cùng cần chú ý là về những từ Hán được sử dụng trong văn bản chữ Nôm để ghi từ cũng và cùng. Theo Bảng 1, ngoài từ cộng 共 <gòng> phần lớn để ghi cùng, thì từ cùng拱 <gǒng> (với nghĩa là "khốn cùng"), phần lớn là dùng để ghi từ cũng, đôi khi cả hai chữ/từ này đều được sử dụng để ghi cùng. Chữ 拱 <gǒng> rõ ràng không được sử dụng theo ý nghĩa tiếng Hán, mà hoàn toàn khác; nó được sử dụng để đại diện cho hình dạng cùng thể hiện một dạng ngữ âm mà nên người ta coi như một từ có nguồn gốc tiếng Việt bản xứ.

4. Dữ liệu văn bản và sự ngữ pháp hóa Dữ liệu ngữ âm học chỉ ra mối liên hệ giữa hai từ tiếng Việt cũng và cùng với <gòng> cộng

tiếng Hán, và cũng có thể chỉ ra cả thời gian chúng được vay mượn. Tuy nhiên, vì cũng và cùng là từ công cụ ngữ pháp, nên bằng chứng về cách dùng của chúng trong những tài liệu có tính lịch sử rất cần thiết để chứng minh chúng có thể liên quan đến <gòng> hoặc cho thấy những ý nghĩa khác nhau đã được hình thành trong tiếng Hán trước sự phát triển những chức năng ngữ nghĩa - cú pháp tương đương trong tiếng Việt. Dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu lịch sử ngữ pháp hoá của <gòng> trong tiếng Hán. Tiếp đó, những nghiên cứu về các từ này trong các văn bản cổ, trước hết là tiếng Hán và sau đó là tiếng Việt – sẽ được tóm tắt để ủng hộ thêm cho các mối liên hệ và những giai đoạn lịch sử vay mượn khác nhau của nhiều trường hợp mượn <gòng>, như được giả thiết trong Phần 3.

4.1 Ngữ Pháp Hóa Định nghĩa chính xác về ngữ pháp hóa vẫn đang được tranh luận (xem [27]). Nhưng trong

bài này, chúng tôi nêu một giả định đơn giản: ngữ pháp hóa là một loại sự thay đổi ngữ nghĩa, trong đó, từ thực từ hình thành những ý nghĩa ngữ pháp và chức năng ngữ pháp. Từ vựng này có khuynh hướng mang ý nghĩa trừu tượng và có thể có chức năng liên quan đến những tham tố trong câu và cung cấp bối cảnh thời gian. Từ được ngữ pháp hóa cũng có khuynh hướng tiếp tục ngữ pháp hoá những ý nghĩa và chức năng bổ sung khác (thí dụ xem [14]). Khuynh hướng này rất quan trọng để xem xét, vì cũng và cùng đều có những ý nghĩa ngữ pháp khác nhau - và khác với ý nghĩa ban đầu trong tiếng Hán - nhưng dường như là chúng có cùng một nguồn gốc, được vay mượn vào những thời điểm khác nhau trong quá trình phát triển của từ.

Cả cũng lẫn cùng đều chắc chắn là những hư từ vì chúng (a) có ngữ nghĩa trừu tượng, (b) thuộc về một lớp từ hữu hạn (ví dụ: một trạng từ có tầm tác động ngữ nghĩa đến chủ ngữ và giới từ liên đới ("comitative"), (c) có sự phân bố cú pháp hạn chế (tức là chỉ xuất hiện giữa chủ ngữ với

Page 10: (Prepublication draft in Tạp Chí Ngôn Ngữ, No. 10, pages 3 ... · Đây cũng có thể là trường hợp của những từ công cụ ngữ pháp, và tiếng Việt đã

những động từ nào đó và chỉ tiếp nhận bổ ngữ danh từ), và (d) có sự ứng dụng ngữ nghĩa không hạn chế (ví dụ: có thể cùng xuất hiện với tất cả các lớp danh từ hoặc động từ). Vấn đề chính là có hai hình thái ngữ pháp này có nguồn gốc từ bất cứ hư từ nào hay không. Trong tiếng Việt, dường như không có từ nguồn gốc nào, nhưng có động từ gốc 共 <gòng> cộng vay mượn từ tiếng Hán được ngữ pháp hóa. Như vậy, trước hết chúng tôi xem xét con đường ngữ pháp hóa của 共 <gòng> trong tiếng Hán, trong đó có văn bản cách nay hơn một nghìn năm.

Heine và Kuteva [13] xác định được hàng trăm con đường ngữ pháp hoá trong các ngôn ngữ trên thế giới. Trong trường hợp <gòng> của tiếng Hán, bước đầu tiên là từ động từ đến trạng từ không được liệt kê trong công trình của Heine và Kuteva, nhưng mối liên hệ giữa các nghĩa "cũng" với liên từ thì đã thấy trong những ngôn ngữ khác, dẫn đến hướng ngữ pháp hóa ("cline") được giả định là ALSO > NP-AND [13:43].10 Hơn nữa, dựa trên tài liệu thành văn, có những mối quan hệ ngữ nghĩa khá hợp lý giữa ý nghĩa của "cùng", "với" và "và". Những sự phát triển này được mô tả bằng thí dụ trong văn bản cổ đại sẽ được trình bày trong hai phần phụ tiếp theo.

4.2 Dữ liệu văn bản cổ tiếng Hán Đối với từ <gòng> của tiếng Hán, Liu và Peyraube [18:189] cho rằng một con đường ngữ

pháp hoá của nó là SHARE > TOOLS > WITH > AND. Liu và Peyraube [18:188] lưu ý rằng <gòng> có nghĩa là "chia sẻ với", nhưng vào thời kỳ cuối của tiếng Hán cổ, cuối thời Chiến Quốc (475 đến 221 TCN), <gòng> đã được phân tích lại như là một trạng từ có nghĩa là "với nhau", như trong câu (1) và (2) dưới đây. Lưu ý, vị trí của trạng từ sau chủ ngữ và trước động từ, nói chung, cũng như trường hợp của từ cũng trong tiếng Việt.

(1) 與 光 武 帝 共 擊 破 王尋 王邑 yǔ guāng wǔ dì gòng jī pò wáng xún wáng yì Dữ Quang Vũ đế cộng kích phá Vương Tầm Vương Ấp

[Cùng với Quang Vũ đế công phá Vương Tầm Vương Ấp] (後漢書 Hậu Hán thư, quyển hạ) (2) 諸 賢 共 談 道

zhū xián gòng tán dào Chư hiền cộng đàm đạo

[Các vị hiền cùng đàm đạo] (世說新語 Thế thuyết tân ngữ) Vào thời kỳ đầu của tiếng Hán trung đại giữa khoảng nửa đầu thiên niên kỷ thứ nhất SCN,

<gòng> đã phát triển chức năng như là một giới từ có nghĩa "với", song song với giới từ cổ đại 與 <yú> dữ [18].

(3) 昔吾 嘗 共 人 談 書 xī wú cháng gòng rén tán shū Tích ngô thường cộng nhân đàm thư

[Tôi đã từng thường cùng người đàm đạo về sách vở] (顏氏家訓 Nhan thị gia huấn) Tuy nhiên, trong tài liệu đã dẫn, Liu và Peyrabe có nói rằng sự phát triển của <gòng> với

tư cách của một liên từ, mãi đến đời nhà Tống (960-1279 SCN) mới xảy ra, như trong câu (4) dưới đây. Điều này hơi có vấn đề một chút, vì nó cho thấy sự phát triển xảy ra sau thời Bắc thuộc và cho rằng người nói tiếng Hán có tác động làm thay đổi ngôn ngữ của cộng đồng nói tiếng Việt-Mường và cũng khi chữ Nôm ghi tiếng Việt từ sớm bắt đầu trở nên càng ngày càng quan trọng.

10 Các con đường ngữ pháp hóa trong tác phẩm của Heine và Kuteva [13] được thể hiện bằng chữ in hoa. Ý tưởng này nhằm thể hiện các chức năng ngữ nghĩa - cú pháp, để nắm bắt được những sự khái quát hóa hữu ích có thể không được ghi chú trong bản dịch cụ thể.

Page 11: (Prepublication draft in Tạp Chí Ngôn Ngữ, No. 10, pages 3 ... · Đây cũng có thể là trường hợp của những từ công cụ ngữ pháp, và tiếng Việt đã

Tuy nhiên, như thảo luận trong phần 4.3. dưới đây, cách dùng <gòng> trong tiếng Việt cũng phát triển song song trong khoảng gần thời gian đó.

(4) 吾 來 救 孫子 俺 爺 共 袁 達 wú lái jiù sūn zǐ ǎn yé gòng yuán dá Ngô lai cứu Tôn Tử am da cộng Viên Đạt [Tôi đến cứu Tôn Tử là cha tôi và ông Viên Đạt] (七國春秋平話卷下 Thất quốc Xuân Thu bình thoại, quyển hạ)

Cuối cùng, với tư cách động từ, <gòng> cũng thể hiện "tổng số", như trong câu (5) dưới đây, từ vài thế kỷ đầu tiên SCN. Mặc dù ý nghĩa không giống hoàn toàn với cộng tiếng Việt nhưng chức năng của cộng như một động từ chỉ phép cộng (ví dụ: "một cộng một là hai") thì rất đáng chú ý vì đây là bằng chứng cho thấy rằng <gòng> là một nguồn gốc, mặc dù cộng trong tiếng Việt có một số cách tân về cú pháp và ngữ nghĩa.

(5) 共 五 尺 五 寸 gòng wǔ chǐ wǔ cùn cộng ngũ xích ngũ thốn [tổng cộng năm xích năm thốn] (孫子算經 Tôn Tử toán kinh)

4.3 Dữ liệu trong văn bản cổ tiếng Việt Vào thời từ điển Việt-Bồ-La của de Rhodes xuất bản (năm 1651), cũng được định nghĩa là

"cũng" và được sử dụng ở vị trí trước động từ như trong một ví dụ duy nhất "cũng đi"; cùng có mặt trong cụm từ "cùng nhau"; và trong phần "Báo cáo vắn tắt về tiếng Annam hay Đông kinh", cùng được mô tả như là một liên từ, tương tự như và. Một thế kỷ sau đó, trong Tự Vị Annam Latinh / Dictionarium Anamitico Latinum [6] cũng và cùng có định nghĩa tương tự như ý nghĩa hiện nay của chúng. Như vậy, cách đây 350 năm, hai từ này có cách dùng và định nghĩa khá rõ ràng. Tuy nhiên, có điều nên lưu ý là, mặc dù dữ liệu vài thế kỷ trước đây thường cho thấy những mô hình như ta chờ đợi, nhưng vẫn có một số khác biệt trong cách sử dụng so với tiếng Việt ngày nay.

Tuy nhiên, ngữ liệu thành văn cổ hơn viết bằng chữ Nôm từ những năm 1300 cho thấy một số nét tương tự về ngữ nghĩa và cú pháp trong các cách dùng cũng và cùng so với 共 <gòng> của tiếng Hán trong cùng thời gian tương đối, như thảo luận dưới đây.11

4.4 Chứng cứ nguyên bản của cũng Trong cuốn từ điển tiếng Việt thế kỷ 15 của Trần Trọng Dương, cũng không được mô tả

như là có liên quan đến tiếng Hán, mặc dù từ điển này có ghi chú các dạng thức so sánh trong 19 biến thể mường [35:81]. Trong từ điển này, những nghĩa của cũng bao gồm "đều/đều là" và "biểu thị sự tương đồng về tín chất, hành vi giữa các sự vật ". Ý nghĩa hiện nay của cũng chúng tôi thấy trong các văn bản sớm hơn, từ thế kỉ 14, như câu (7) dưới đây. Trong văn bản Hồng Nghĩa giác tư y thư, có mấy chục trường hợp được phát hiện, mà phần lớn là có cùng chức năng và sự phân bố như ngày nay.

11 Rất khó có thể nói về tần số sử dụng của những từ này. Không có khối ngữ liệu tìm kiếm nào cho các tác phẩm chữ Nôm mà có thể so sánh với cơ sở dữ liệu tiếng Hán, như Ctext.org [8] hoặc cơ sở dữ liệu Scripta Sinica của Academia Sinica. Số văn bản được sử dụng cho nghiên cứu này tập trung vào các văn bản từ giữa những năm 1300 đến đầu những năm 1400, chỉ gồm khoảng hai ba mười nghìn từ văn bản" (chữ/ âm tiết/tiếng - syllable) và vài chục trường hợp của cũng và cùng được tìm kiếm. Phải thừa nhận rằng, những chi tiết bổ sung về cách sử dụng và phát triển của chúng sẽ được xác định được khi có nhiều khối liệu tìm kiếm số hóa bằng chữ Nôm (searchable Nôm corpuses).

Page 12: (Prepublication draft in Tạp Chí Ngôn Ngữ, No. 10, pages 3 ... · Đây cũng có thể là trường hợp của những từ công cụ ngữ pháp, và tiếng Việt đã

(7) Hoàng qua là dưa chuột cũng gọi quả dưa 黃 瓜 羅 余 术 共 號 果 余

Hồng Nghĩa giác tư y thư (洪義覺斯醫書) Tuệ Tĩnh) Một vài ví dụ trong Cư trần lạc đạo phú (thế kỉ 14) cho thấy sự mở rộng ngữ nghĩa của từ

cũng trong câu (8) đến ý nghĩa "vẫn" như câu (9). Sự phát triển này song song với từ 都 <dōu> đô "cũng" và "vẫn" trong tiếng Quảng Đông , đứng trong mệnh đề, giữa vị trí của chủ ngữ và động từ. Tuy nhiên, nếu không có đầy đủ ngữ liệu, chúng ta không biết chắc chắn được, liệu đây có phải là cách dùng chính hay không. Vả lại, việc này cũng không gợi ý về một đường hướng ngữ pháp hóa khác, mà dường như đó là một cách dùng sớm có thể có vào thời đó nhưng mà lại là không được duy trì trong tiếng Việt hiện nay.

(8) vàng ngọc thờ cũng chửa hết ngay 釺 玉 蜍 共 渚 歇 桰 (Cư Trần Lạc Đào Phú. Bản phiên âm của Nguyễn Hữu Vinh, Trần Đình Hoành [21]) (9) Địch chăng có lỗ, cũng bấm chơi xướng Thái bình ca 笛 庄 固 魯 共 泛 制 唱 太 平 歌 (Cư Trần Lạc Đào Phú. Bản phiên âm của Nguyễn Hữu Vinh, Trần Đình Hoành [21]) Điểm cuối cùng là trong tiếng Việt hiện đại, cũng có thể kết hợp với từ nghi vấn, tạo thành

tổ hợp thể hiện ý nghĩa "toàn thể", "toàn vẹn", "tất cả đều"; ví dụ như: ai cũng (tất cả mọi người), bao giờ cũng (tất cả mọi lúc), nào cũng (tất cả mọi X: người nào cũng, thành phố nào cũng ...), đâu cũng (khắp mọi nơi). Về phương diện cấu trúc và ngữ nghĩa, điều này tương tự như mô hình của 都 <dōu> đô [đều] trong các biến thể của tiếng Hán, thí dụ 谁都 <shéi dōu> thùy đô (ai cũng), 什么 都 <shénme dōu> thậm ma đô (cái gì/cái nào cũng) (và các trường hợp tương tự khác), nhưng trong tiếng Việt, cũng thay vì 都 <dōu> đô (tất cả) trong các tổ hợp đó, là cũng. Việc tiếng Việt không vay mượn 都 <dōu> (tất cả) của tiếng Hán (ngoại trừ tổ hợp từ vựng hóa - từ ghép - có ý nghĩa khác, thí dụ thủ đô 首都 <shǒu dōu>, v.v.) cho thấy một sự khác biệt đáng kể giữa tiếng Hán và tiếng Việt, đồng thời cũng cho thấy sự tương đồng về mặt loại hình học, sử dụng một từ gốc tiếng Hán.

4.5 Bằng chứng thành văn của cùng Trong nghiên cứu của Trần Trọng Dương về tiếng Việt thế kỉ 15, ông cho rằng cùng là một

từ được Việt hóa của cộng [35:80]. Ông liệt kê ý nghĩa của cùng bao gồm "và", "với" "hay", và "đều". Trong Cư trần lạc đạo phú / 居 塵 樂 道 賦 (thế kỷ 14), cùng được sử dụng với chức năng liên từ như "và/với", ví dụ như câu (10) và (11) dưới đây. Tuy nhiên, vì chúng tôi không có dữ liệu thuộc thời gian sớm hơn, cho nên không thể xác định cách dùng này bắt đầu từ bao giờ. Nhưng chắc là trong thời gian phát triển trong tương đương với tiếng Hán, như chúng tôi đã trình bày trong phần 4.2. Chắc chắn rằng cộng đồng nói tiếng Hán ở Việt Nam vào cuối thiên niên thứ nhất SCN là một nhân tố góp phần trong việc vay mượn và sử dụng mặt ngữ pháp, chức năng của từ này. (10) Cơm cùng cháo

琟 共 粥 (Cư Trần Lạc Đào Phú. Bản phiên âm của Nguyễn Hữu Vinh, Trần Đình Hoành [21])

Page 13: (Prepublication draft in Tạp Chí Ngôn Ngữ, No. 10, pages 3 ... · Đây cũng có thể là trường hợp của những từ công cụ ngữ pháp, và tiếng Việt đã

(11) Làm người chẳng có đức cùng tài 濫 𠊚𠊚 拯 固 德 共 才 (Quốc âm thi tập)

5. Kết luận Hiện tại chúng ta không được nhận diện nguồn gốc nào khác của cũng và cùng trong các

ngôn ngữ Vietic và Nam Á (Austroasiatic), hay một thực từ tiếng Việt được ngữ pháp hóa. Mặt khác, trong tiếng Hán, có bằng chứng thành văn rõ ràng về sự ngữ pháp hóa các chức năng của <gòng> cộng. Bằng chứng ngữ âm cho thấy rằng cũng và cùng không chỉ được vay mượn sớm hơn cộng, dựa vào thanh điệu của chúng, chúng tôi thấy cũng có thể đã được vay mượn sớm hơn cùng. Hơn nữa, bằng chứng thành văn tiếng Hán cho thấy các chức năng ngữ nghĩa-cú pháp của hai từ này xuất hiện trong thời gian tương tự với thời gian mà các bằng chứng ngữ âm cho thấy. Cuối cùng, cách dùng cũng và cùng phù hợp với sự phân bố cú pháp của cách dùng <gòng> cộng trong tiếng Hán, tức là cũng được dùng như một trạng từ giữa chủ ngữ và động từ, và cùng được dùng như một giới từ liên đới (comitative preposition). Trừ khi các dữ liệu khác có thể cho thấy cách giải thích khác, thay thế cho cách giải thích chúng tôi nêu bên trên, thì đây là những kịch bản khả dĩ nhất để lý giải cho các từ này.

Các dữ liệu thành văn cho thấy rằng, cả hai từ—cũng và cùng—đều được vay mượn khi chúng đã ngữ pháp hóa. Mặc dù chúng ta không thể biết đích xác được bối cảnh của các quá trình vay mượn các từ ngữ pháp này, nhưng có thể chắc chắn được, đó là kết quả của cảnh huống song ngữ. Hơn nữa cùng và cũng đều có nguồn gốc từ thời Tiền Hán Việt. Điều này ủng hộ ý tưởng rằng có cộng đồng tiếng Hán tiếp xúc với các nhóm Việtic trong vài thế kỷ đầu tiên SCN. Cần lưu ý đến dữ liệu so sánh của ngành Tai, một ngành cũng có tiếp xúc ngôn ngữ sâu sắc với tiếng Hán. Từ có liên đới trong Proto-Tai là *kap "with" (phục nguyên của Li [16]), rất có thể khởi nguyên từ gốc từ 及 jí "và/với" của tiếng Hán (HV cập, HC *[mk-] rəp, HTĐ gip), và từ kap vẫn còn được sử dụng trong nhóm Mân Nam, thí dụ tiếng Đài Loan. Nhiều ngôn ngữ Tai khác có từ tiếng Hán đó, tương phản với cùng trong tiếng Việt, mặc dù proto-Tai cũng vay mượn một số lượng đáng kể những từ ngữ ngữ pháp khác của tiếng Hán [2]. Những từ ngữ pháp vay mượn nguồn gốc Hán trong Proto-Tai (ví dụ số đếm từ 1 đến 10, từ 了 <le> (HV liễu) chỉ thể, từ 益 <yì> (HV ích) biểu thị ý nghĩa "thêm vào/ nhiều ...") khác nhiều so với từ được vay mượn vào tiếng Việt. Điều này cho thấy tình hình tiếp xúc ngôn ngữ Hán-Việt và Hán-Proto-Tai khá khác biệt, bất chấp sự gần gũi về địa lý của các cộng đồng ngôn ngữ đó. Rõ ràng là, từ ngữ pháp Hán Việt cung cấp cho chúng ta những dữ liệu hữu ích về quá trình tiếp xúc xã hội văn hoá không được ghi nhận ở miền Bắc Việt Nam vào thiên niên kỷ đầu tiên SCN. Các từ tiền Hán Việt cũng đưa đến một cách nhìn mà có thể dựa vào đó để xem sự phát triển về mặt ngữ âm và ngữ nghĩa, cú pháp trong tiếng Hán, chẳng hạn sự hình thành thanh điệu, và quá trình ngữ pháp hoá của <gòng> cộng. Cuối cùng, các dữ liệu thu thập được và phân tích cho nghiên cứu này cho thấy những khó khăn trong việc nghiên cứu từ vựng tiền Hán Việt, bởi vì những từ này đôi khi có những biến đổi ngữ âm và ngữ nghĩa, khiến cho ta khó chứng minh được một cách rõ ràng rằng chúng có nguồn gốc từ tiếng Hán, và cũng khó phân biệt được đâu là sự tương tự tình cờ, đâu là trường hợp vay mượn thật sự.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Alves, Mark J., Categories of grammatical Sino-Vietnamese vocabulary, The Mon-Khmer

studies journal, số 37, tr. 217–237, 2007.

Page 14: (Prepublication draft in Tạp Chí Ngôn Ngữ, No. 10, pages 3 ... · Đây cũng có thể là trường hợp của những từ công cụ ngữ pháp, và tiếng Việt đã

2. Alves, Mark J., Grammatical Sino-Tai vocabulary and implications for ancient Sino-Tai sociolinguistic contact, trình bày tại the 48th International conference on Sino-Tibetan languages and linguistics (ICSTLL 48), University of California at Santa Barbara, 21/8–23/8, 2015.

3. Alves, Mark J., Identifying early Sino-Vietnamese vocabulary via linguistic, historical, archaeological, and ethnological data, Bulletin of Chinese linguistics, số 9.2, tr. 264–295, 2017.

4. Baxter, William H. and Laurent Sagart, Old Chinese: a new reconstruction, Oxford University Press, 2014.

5. Baxter, William H. and Laurent Sagart, 2014, Baxter-Sagart old chinese reconstruction, version 1.1, Online, http://ocbaxtersagart.lsait.lsa.umich.edu/BaxterSagartOCbyMandarinMC2014-09-20.pdf.

6. de Behaine, Pierre Pigneaux, Tự vị Annam Latinh, 1772–1773 (Dictionarium anamitico latinum, 1772–1773), (Hồng Nhuệ và Nguyễn Khắc Xuyên giới thiệu và phiên dịch sang tiếng Anh), Nxb Trẻ, 1999.

7. Bùi Thị Hoàng Anh, Nhìn lại các cách hành chức của cũng và vẫn (Considering the functions of cũng ‘also’ and vẫn ‘still’), Ngôn ngữ, số 12, 2016, tr. 46–60, 2016.

8. The Chinese Text Project, http://ctext.org, 2006–2016. 9. DeLancey, Scott, On the origins of Sinitic, Proceedings of the 23rd North American

conference on Chinese linguistics (NACCL-23), 2011, Tập 1, (Zhuo Jing-Schmidt chủ biên), University of Oregon, Eugene, tr. 51–64, 2011.

10. Ferlus, Michel, Lexique de racines Proto Viet-Muong (Từ vựng proto Vietic), không xuất bản, online, http://sealang.net/monkhmer/database, 2007.

11. Haudricourt, André G., Comment reconstruire le Chinois archaïque, Word số 10.2–3, tr. 351–364, 1954.

12. Haudricourt, André G., Two-way and three-way splitting of tonal systems in some far eastern languages (Christopher Court phiên dịch sang tiếng Anh), A Conference on Tai phonetics and phonology, (Jimmy G. Harris and Richard B. Noss chủ biên), 58–86, Mahidol University, 1972.

13. Heine, Bernd and Tania Kuteva, World lexicon of grammaticalization, Cambridge University Press, 2002.

14. Hopper, Paul J. and Elizabeth Closs Traugott, Grammaticalization, Cambridge University Press, 1994.

15. Lê Đình Khẩn, Từ vựng gốc Hán trong Tiếng Việt, Nxb Đại Học Quốc Gia Hồ Chí Minh, 2002. 16. Li, Fang-Kuei, Fang-Kuei Li: Studies on Archaic Chinese, (G. L. Mattos phiên dịch sang

tiếng Anh), Monumenta serica, số 31, tr. 219–287, 1974–1975. 17. Lien, Chinfa, The development of grammatical function words 乞, 度, 共, 將 and 力 in

Southern Min as attested in Li4 Jing4 Ji4 荔鏡記, Third international conference on sinology, linguistics: the development of modern Chinese syntax, Academia Sinica, tr. 28, Hội Thảo của Academia Sinica and National Science Council, 29/6–1/7, 2000.

18. Liu, Jian and Alain Peyraube, History of some coordinative conjunctions in Chinese, Journal of Chinese linguistics số 22.2, tr. 179–201, 1994.

19. Matisoff, J., Tonogenesis in Southeast Asia, Consonant types and tone, Southern California occasional papers in linguistics (Larry M. Hyman chủ biên), University of California in Los Angeles, số 1, tr. 71–95, 1973.

Page 15: (Prepublication draft in Tạp Chí Ngôn Ngữ, No. 10, pages 3 ... · Đây cũng có thể là trường hợp của những từ công cụ ngữ pháp, và tiếng Việt đã

20. Mei, Tsu-Lin (Mai Tổ Lân), Tones and prosody in Middle Chinese and the origin of the rising tone, Harvard journal of asiatic studies, số 30, tr. 86–110, 1970.

21. Nguyễn Hữu Vinh và Trần Đình Hoành, Cư Trần Lạc Đạo Phú 居塵樂道賦 (Đọc Nôm, chú thích, viết lại bằng tiếng Việt hiện đại, và dịch sang tiếng Anh), không xuất bản, online, https://dotchuoinon.files.wordpress.com/, (Accessed 2/2 2017), 2013.

22. Nguyễn Ngọc San, Tìm hiểu tiếng Việt lịch sử, Nxb Đại Học Sư Phạm, 2003. 23. Nguyễn Phú Phong, Negation in Vietnamese and in some of the Viet-Muong languages, Pan-

Asiatic linguistics: proceedings of the fourth international symposium on languages and linguistics, January 8–10, 1996, Tập II, tr. 563–568. Thailand: Mahidol University at Salaya, Institute of Language and Culture for Rural Development, 1996.

24. Nguyễn Tài Cẩn, Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1979.

25. Nguyễn Tài Cẩn, Giáo trình lịch sử ngữ âm Tiếng Việt, Hà Nội: Nxb Giáo Dục, 1995. 26. Nguyễn Văn Lợi, Tiếng Rục, Hà Nội: Nxb Khoa Học Xã Hội, 1993. 27. Norde, Muriel and Karin Beijering, Facing interfaces: A clustering approach to

grammaticalization and related changes, Folia Linguistica số 48.2 (2014), tr. 385–424, Mouton de Gruyter – Societas Linguistica Europaea, 2014.

28. Phan, John Duong, Lacquered words: the evolution of Vietnamese under Sinitic influences from the 1st century BCE through the 17th century CE, luận án tiến sĩ, Cornell University, 2013.

29. Pulleyblank, Edwin G., The consonantal system of Old Chinese, Part II, Asia minor, số 9, tr. 206–265,1962.

30. Ratliff, Martha, Hmong-Mien Language History, Pacific Linguistics (Canberra, Australia), 2010.

31. Schuessler, Axel, ABC etymological dictionary of Old Chinese, University of Hawaii Press, 2007.

32. Schneider, Paul, Dictionnaire historique des ideogrammes Vietnamiens, Nice, France: Universite de Nice-Sophia Antipolis, Unité de Recherches Interdsciplinaires sur l’Asie du Sud Est, Madagascar et les Iles de l’Océan Indien, 1992.

33. Starostin, Sergei, in the Starling Etymological Database, online, (Accessed: 19/1 January 2017), 1998 – 2003.

34. Trần Trí Dõi, Một vài vấn đề nghiên cứu so sánh - lịch sử nhóm ngôn ngữ Việt - Mường, Nxb Đại Học Quốc Gia Hà nội, 2011.

35. Trần Trọng Dương, Nguyễn Trãi Quốc Âm từ điển: a dictionary of 15th century ancient Vietnamese, Nxb Tự Điển Bách Khoa, 2014.

36. Tryon, Ray, Sources of Middle Chinese Phonology: a prolegomenon to the study of Vietnamized Chinese, luận án thạch sĩ: Southern Illinois University, 1979.

37. Vietnamese Nôm Preservation Foundation, Another Nôm Lookup Tool, online, 1999–2017. 38. Wáng Li Lì (王力) [Vương Lộc], Hànyǔ Yuèyǔ Yánjiū (汉语越语研究) [Nghiên cứu về tiếng

Hán và tiếng Việt], Língnán Xuébào (岭南学报), số 9.1.1–96, 1948. 39. Zhengzhang, Shangfang (郑张尚芳), Shànggǔ yīnxì (上古音系) [Âm vị học Hán cổ], 上海敬

育出版社 (Nxb Kính Dục Thượng Hải), 2003. 40. Zhu, Xiaonong, Tonogenesis, trong Encyclopedia of Chinese Language and Linguistics (Rint

Sybesma chủ biên), (Accessed: 9/11/2016), http://dx.doi.org/10.1163/2210-7363_ecll_COM_00000427, xuất bán online 2015.