KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG LÀM BÀI THI MÔN NGỮ VĂN · pháp tu từ (so sánh, nhân hóa,...

29
CHƯƠNG TRÌNH LUYN THI THPT QG 2018 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY Moon.vn - Học để khẳng định mình 1 Hotline: 0432 99 98 98 KIN THỨC VÀ KĨ NĂNG LÀM BÀI THI MÔN NGỮ VĂN ID: 64335 PHẦN ĐỌC HIU Chuyên đề: TNG ÔN A. KIN THỨC CƠ BẢN - Các kiến thức cơ bản thí sinh cn nm vng: + Tiếng Vit: tloi (danh từ, động t, tính từ, hư từ…); các kiểu câu (câu đơn, câu phức, câu đặc bit, câu rút gn); các bin pháp tu t(so sánh, nhân hóa, n d, hoán dụ, phép đối, phép điệp…); các phong cách ngôn ngữ chức năng (PCNN sinh hoạt, PCNN nghthut, PCNN báo chí, PCNN chính lun, PCNN khoa học, PCNN hành chính)…; + Làm văn: các phương thức biểu đạt (miêu t, biu cm, ts, thuyết minh, nghlun, hành chính công v); các thao tác lp lun (gii thích, phân tích, chng minh, bác b, bình lun); các phép liên kết văn bản (chđề, logic; ni, lp, thế, liên tưởng, nghịch đối); cách trình bày đoạn văn (diễn dch, qui np, tng phân hp, móc xích, song hành); + Các tri thức đọc hiu vtác givà tác phm: tiu sử, con người, snghiệp văn học… của tác gi; xut x, hoàn cảnh ra đời, ý nghĩa nhan đề, bcục… của tác phẩm/ trích đoạn; + Lí luận văn học: văn bản văn học (các đặc điểm của văn bản văn học, mt skhái nim vni dung và hình thc của văn bản văn học như: đề tài, chđề, tư tưởng, cm hng nghthut, kết cu, nhân vt, ngôn ngữ…); phong cách nghệ thut (khái nim phong cách nghthut, vì sao người nghsĩ phải có phong cách nghthut?); tiếp nhận văn học… I. MT SBIN PHÁP TU TTT BIN PHÁP TU TKHÁI NIM VÍ DMINH HA GHI CHÚ 1 Tương phản Bin pháp tu ttrong đó các từ - Dc lên khúc khuu, dốc thăm thẳm

Transcript of KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG LÀM BÀI THI MÔN NGỮ VĂN · pháp tu từ (so sánh, nhân hóa,...

Page 1: KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG LÀM BÀI THI MÔN NGỮ VĂN · pháp tu từ (so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, phép đối, phép điệp…); các phong cách ngôn ngữ

CHƯƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2018 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 1 Hotline: 0432 99 98 98

KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG LÀM BÀI THI MÔN NGỮ VĂN

ID: 64335

PHẦN ĐỌC HIỂU

Chuyên đề: TỔNG ÔN

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

- Các kiến thức cơ bản thí sinh cần nắm vững:

+ Tiếng Việt: từ loại (danh từ, động từ, tính từ, hư từ…); các kiểu câu (câu đơn, câu phức, câu đặc biệt, câu rút gọn); các biện

pháp tu từ (so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, phép đối, phép điệp…); các phong cách ngôn ngữ chức năng (PCNN sinh hoạt, PCNN

nghệ thuật, PCNN báo chí, PCNN chính luận, PCNN khoa học, PCNN hành chính)…;

+ Làm văn: các phương thức biểu đạt (miêu tả, biểu cảm, tự sự, thuyết minh, nghị luận, hành chính công vụ); các thao tác lập luận

(giải thích, phân tích, chứng minh, bác bỏ, bình luận); các phép liên kết văn bản (chủ đề, logic; nối, lặp, thế, liên tưởng, nghịch đối);

cách trình bày đoạn văn (diễn dịch, qui nạp, tổng phân hợp, móc xích, song hành);

+ Các tri thức đọc hiểu về tác giả và tác phẩm: tiểu sử, con người, sự nghiệp văn học… của tác giả; xuất xứ, hoàn cảnh ra đời, ý

nghĩa nhan đề, bố cục… của tác phẩm/ trích đoạn;

+ Lí luận văn học: văn bản văn học (các đặc điểm của văn bản văn học, một số khái niệm về nội dung và hình thức của văn bản

văn học như: đề tài, chủ đề, tư tưởng, cảm hứng nghệ thuật, kết cấu, nhân vật, ngôn ngữ…); phong cách nghệ thuật (khái niệm phong

cách nghệ thuật, vì sao người nghệ sĩ phải có phong cách nghệ thuật?); tiếp nhận văn học…

I. MỘT SỐ BIỆN PHÁP TU TỪ

TT BIỆN PHÁP

TU TỪ KHÁI NIỆM VÍ DỤ MINH HỌA GHI CHÚ

1 Tương phản Biện pháp tu từ trong đó các từ - Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm

Page 2: KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG LÀM BÀI THI MÔN NGỮ VĂN · pháp tu từ (so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, phép đối, phép điệp…); các phong cách ngôn ngữ

CHƯƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2018 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 2 Hotline: 0432 99 98 98

(Đối lập) ngữ có điệu tính trái ngược

nhau. Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

(Quang Dũng, Tây Tiến)

- Dẫu xuôi về phương Bắc

Dẫu ngược về phương Nam

Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh một phương

(Xuân Quỳnh, Sóng)

2 Nói quá

Biện pháp tu từ phóng đại mức

độ, qui mô, tính chất của sự

vật, sự việc, hiện tượng được

miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn

tượng, tăng sức biểu cảm.

Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

(Hoàng Trung Thông, Bài ca vỡ đất)

3

Nói giảm,

nói tránh

Biện pháp tu từ dùng cách diễn

đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh

gây cảm giác quá đau buồn,

ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục,

thiếu lịch sự.

- Bác Dương thôi đã thôi rồi,

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.

(Nguyễn Khuyến, Khóc Dương Khuê)

- Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

(Quang Dũng, Tây Tiến)

4 So sánh

Là đối chiếu sự vật, sự việc này

với sự vật, sự việc khác có nét

tương đồng để làm tăng sức gợi

hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

- Con gặp lại nhân dân như nai về suối

Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa

Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa

Page 3: KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG LÀM BÀI THI MÔN NGỮ VĂN · pháp tu từ (so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, phép đối, phép điệp…); các phong cách ngôn ngữ

CHƯƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2018 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 3 Hotline: 0432 99 98 98

Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.

(Chế Lan Viên, Tiếng hát con tàu)

- Trên sông bỗng có những cái hút nước giống

như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn

bị làm móng cầu. Nước ở đây thở và kêu như

cửa cống cái bị sặc. Trên mặt cái hút xoáy tít

đáy, cũng đang lừ lừ những cánh quạ đàn.

Không thuyền nào dám men gần những cái hút

nước ấy, thuyền nào qua cũng chèo nhanh để

lướt quãng sông, y như là ô tô sang số ấn ga

cho nhanh để vút qua một quãng đường mượn

cạp ra ngoài bờ vực.

(Nguyễn Tuân, Người lái đò Sông Đà)

5 Nhân hóa

Là gọi hoặc tả con vật, cây cối,

đồ vật… bằng những từ ngữ

vốn được dùng để gọi hoặc tả

con người; làm cho thế giới

loài vật, cây cối, đồ vật… trở

nên gần gũi với con người.

- Gió theo lối gió mây đường mây

Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay.

(Hàn Mặc Tử, Đây thôn Vĩ Dạ)

- Rời khỏi kinh thành, sông Hương chếch về

hướng chính bắc, ôm lấy đảo Cồn Hến quanh

năm mơ màng trong sương khói, đang xa dần

thành phố để lưu luyến ra đi giữa màu xanh

biếc của tre trúc và của những vườn cau vùng

ngoại ô Vĩ Dạ. Và rồi, như sực nhớ lại một điều

gì chưa kịp nói, nó đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt

sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần

cuối ở góc thị trấn Bao Vinh xưa cổ. (Sông

Hương hiện lên như một sinh thể trữ tình sống

động.)

Page 4: KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG LÀM BÀI THI MÔN NGỮ VĂN · pháp tu từ (so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, phép đối, phép điệp…); các phong cách ngôn ngữ

CHƯƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2018 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 4 Hotline: 0432 99 98 98

(Hoàng Phủ Ngọc Tường,

Ai đã đặt tên cho dòng sông?)

6 Ẩn dụ

Hình thành trên cơ sở nhận

thức được sự tương đồng nào

đó giữa các đối tượng trong

hiện thực, từ đó chuyển tên gọi

từ đối tượng này sang đối

tượng khác, nhờ thế từ (tên gọi)

có nghĩa mới. Ẩn dụ đáp ứng

nhu cầu biểu hiện và nhu cầu

thẩm mĩ của con người trong

giao tiếp ngôn ngữ.

Thuyền ơi có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.

(Ca dao)

- Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

(Tố Hữu, Từ ấy)

- Ẩn dụ:

+ Dựa trên sự liên tưởng

giống nhau (liên tưởng

tương đồng) của hai đối

tượng bằng so sánh

ngầm.

+ Thường có sự chuyển

trường nghĩa.

- Hoán dụ:

+ Dựa trên sự liên tưởng

gần gũi (liên tưởng kế

cận) của hai đối tượng mà

không so sánh.

+ Không chuyển trường

mà cùng trong một

trường nghĩa.

7 Hoán dụ

Hình thành trên cơ sở nhận

thức được quan hệ tương cận

(liên quan đến nhau, hay đi đôi

với nhau) của các đối tượng

trong hiện thực, từ đó cũng có

sự chuyển tên gọi và từ được

dùng theo nghĩa mới. Hoán dụ

cũng đáp ứng nhu cầu biểu hiện

và nhu cầu thẩm mĩ của con

người trong giao tiếp.

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay

(Tố Hữu, Việt Bắc)

8 Phép điệp

Là biện pháp tu từ lặp lại một

yếu tố diễn đạt (vần, nhịp, từ,

cụm từ, câu) nhằm nhấn mạnh,

biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa, có

khả năng gợi hình tượng nghệ

thuật.

Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc

Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng.

(Hồ Chí Minh, Mộ)

Không phải cách điệp hay

đối nào cũng có giá trị tu

từ. Chỉ khi nào người viết

có dụng ý nhấn mạnh

cảm xúc hoặc gợi hình

ảnh, và dụng ý đó người

Page 5: KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG LÀM BÀI THI MÔN NGỮ VĂN · pháp tu từ (so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, phép đối, phép điệp…); các phong cách ngôn ngữ

CHƯƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2018 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 5 Hotline: 0432 99 98 98

9 Phép đối

Là cách xếp đặt từ ngữ, cụm từ

và câu ở vị trí cân xứng nhau

để tạo nên hiệu quả giống nhau

hoặc trái ngược nhau nhằm

mục đích gợi ra một vẻ đẹp

hoàn chỉnh và hài hòa trong

diễn đạt nhằm diễn đạt một ý

nghĩa nào đó.

Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám

Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn

(Hồ Xuân Hương, Tự tình bài II)

đọc có thể tiếp nhận thì

cách biểu đạt đó mới thực

sự là những phép đối tu

từ.

10

Sử dụng

thành ngữ,

điển cố

- Thành ngữ là những cụm từ

cố định, được hình thành trong

lịch sử và tồn tại dưới dạng sẵn

có, được sử dụng nguyên khối,

có ý nghĩa biểu đạt và chức

năng sử dụng tương đương với

từ.

- Điển cố là những sự vật, sự

việc trong sách vở đời trước,

hoặc trong đời sống văn hoá

dân gian, được dẫn gợi trong

văn chương, sách vở đời sau

nhằm thể hiện những nội dung

tương ứng.

Về hình thức, điển cố

không cố định mà có thể được

biểu hiện bằng từ, ngữ, hoặc

câu, nhưng về ý nghĩa thì điển

cố có đặc điểm hàm súc, ý vị,

có giá trị tạo hình tượng và

- Một duyên hai nợ âu đành phận

Năm nắng mười mưa dám quản công.

(Trần Tế Xương, Thương vợ)

- Hai câu thơ trong bài thơ Nhàn của Nguyễn

Bỉnh Khiêm (Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,/

Nhìn xem phú quí tựa chiêm bao) dẫn điển

Thuần Vu Phần uống rượu say nằm ngủ dưới

gốc cây hòe, rồi mơ thấy mình ở nước Hòe An,

được công danh phú quí rất mực vinh hiển. Sau

bừng mắt tỉnh dậy thì hóa ra đó là giấc mộng,

thấy dưới cành hòe phía nam chỉ có một tổ kiến

mà thôi. Điển này ý nói: phú quí chỉ là một giấc

chiêm bao.

Page 6: KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG LÀM BÀI THI MÔN NGỮ VĂN · pháp tu từ (so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, phép đối, phép điệp…); các phong cách ngôn ngữ

CHƯƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2018 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 6 Hotline: 0432 99 98 98

biểu cảm.

11

Tạo nhịp

điệu và âm

hưởng cho

câu

- Nhịp điệu và âm hưởng được

tạo ra do nhiều yếu tố như sự

ngắt nhịp, sự phối hợp âm

thanh, sự hòa phối ngữ âm của

từ ngữ...

- Cần cảm nhận và phân tích sự

phối hợp của các yếu tố trên và

luôn nhằm vào mục đích phục

vụ cho nội dung biểu đạt thông

tin, miêu tả, sắc thái biểu cảm,

thái độ của con người...

Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng

cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió,

cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc

nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông

Đà nào tóm được qua đấy.

(Nguyễn Tuân, Người lái đò Sông Đà)

12 Liệt kê

Kể ra hàng loạt sự vật, hiện

tượng, hoạt động, tính chất

tương đương, có quan hệ với

nhau nhằm nhấn mạnh hay tạo

giá trị biểu cảm.

Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả

tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải

để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.

(Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn Độc lập)

13 Chêm xen

Là xen vào trong câu một thành

phần câu được ngăn cách bằng

dấu phẩy, dấu gạch ngang hay

dấu ngoặc đơn để ghi chú một

cảm xúc hay một thông tin cần

thiết.

Bởi thế cho nên, chúng tôi, Lâm thời Chính

phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho

toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát li hẳn quan

hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp

ước mà Pháp đã kí về nước Việt Nam, xóa bỏ

tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước

Việt Nam.

(Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn Độc lập)

Page 7: KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG LÀM BÀI THI MÔN NGỮ VĂN · pháp tu từ (so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, phép đối, phép điệp…); các phong cách ngôn ngữ

CHƯƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2018 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 7 Hotline: 0432 99 98 98

II. CÁC PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHỨC NĂNG

TT Phong cách

ngôn ngữ Khái niệm

Các phương tiện diễn đạt

và đặc trưng cơ bản

Ví dụ

minh họa

1 Sinh hoạt

- Ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn

tiếng nói hằng ngày, dùng để

thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình

cảm… đáp ứng những nhu cầu

trong cuộc sống.

- Ngôn ngữ sinh hoạt tồn tại ở

hai dạng: nói (độc thoại, đối

thoại) và viết (nhật kí, hồi ức

cá nhân, thư từ).

- Tính cụ thể: cụ thể về hoàn cảnh, về con người, về

cách nói năng, từ ngữ diễn đạt.

- Tính cảm xúc: thể hiện qua giọng điệu; những từ

ngữ có tính khẩu ngữ và mang đậm cảm xúc; những

kiểu câu giàu sắc thái cảm xúc (câu cầu khiến, câu

cảm thán).

- Tính cá thể: thể hiện ở giọng nói của từng người;

cách dùng từ ngữ, cách lựa chọn kiểu câu…

Các cuộc trò

chuyện thường

ngày của chúng ta

với nhau, như con

cái trò chuyện với

cha mẹ, đồng

nghiệp trao đổi

công việc, bạn bè

tâm tình thủ thỉ

hoặc tranh luận...

2 Nghệ thuật

Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn

ngữ chủ yếu dùng trong các

tác phẩm văn chương, không

chỉ có chức năng thông tin mà

còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ

của con người; là ngôn ngữ

được tổ chức, xếp đặt, lựa

chọn, tinh luyện từ ngôn ngữ

thông thường và đạt được giá

trị nghệ thuật - thẩm mĩ.

- Tính hình tượng:

+ Thể hiện ở cách diễn đạt thông qua một hệ

thống các hình ảnh, màu sắc, biểu tượng… giúp

người đọc dùng tri thức, vốn sống của mình để liên

tưởng, suy nghĩ và rút ra những bài học nhân sinh

nhất định.

+ Để tạo ra tính hình tượng ngôn ngữ, người viết

thường dùng các phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ, so sánh,

nói quá, nói giảm nói tránh, điệp từ…

- Tính truyền cảm:

+ Thể hiện ở chỗ làm cho người đọc cùng vui

buồn, yêu thích, căm giận, tự hào… như chính người

Các văn bản văn

học: Truyện Kiều

(Nguyễn Du), Hai

đứa trẻ (Thạch

Lam), Vội vàng

(Xuân Diệu), Chí

Phèo (Nam Cao),

Đàn ghi ta của

Lor-ca (Thanh

Thảo)…

Page 8: KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG LÀM BÀI THI MÔN NGỮ VĂN · pháp tu từ (so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, phép đối, phép điệp…); các phong cách ngôn ngữ

CHƯƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2018 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 8 Hotline: 0432 99 98 98

viết. Sức mạnh của ngôn ngữ nghệ thuật chính là gọi

ra sự đồng cảm sâu sắc giữa người viết và người đọc.

+ Năng lực gợi cảm xúc của ngôn ngữ nghệ thuật

có được là nhờ sự lựa chọn ngôn ngữ miêu tả, bình

giá đối tượng khách quan (truyện và kịch) và tâm

trạng chủ quan (thơ trữ tình).

Ngôn ngữ thơ thường giàu hình ảnh, có khả

năng gợi cảm xúc tinh tế của con người.

Văn xuôi nghệ thuật cũng rất dồi dào cảm xúc.

Đó là nhờ sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa tự sự,

miêu tả với biểu cảm; phối hợp giữa các biện pháp

lặp từ vựng, lặp cú pháp để tạo nên nhịp điệu, tiết tấu

cho câu văn.

- Tính cá thể hóa:

+ Thể hiện ở khả năng vận dụng các phương tiện

diễn đạt chung (ngữ âm, từ vựng, cú pháp, tu từ…)

của cộng đồng vào việc xây dựng hình tượng nghệ

thuật của mỗi nhà văn, nhà thơ.

+ Thể hiện ở vẻ riêng trong lời nói của từng nhân

vật trong tác phẩm nghệ thuật.

+ Thể hiện ở nét riêng trong cách diễn đạt từng

sự việc, từng hình ảnh, từng tình huống khác nhau

trong tác phẩm.

3 Báo chí

Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ

dùng để thông báo tin tức thời

sự trong nước và quốc tế, phản

ánh chính kiến của tờ báo và

* Phương tiện diễn đạt

- Từ ngữ: Mỗi thể loại báo chí có một lớp từ vựng

đặc trưng.

Các bài báo thuộc

các thể loại tin vắn,

xã luận, phóng sự,

tiểu phẩm… trên

Page 9: KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG LÀM BÀI THI MÔN NGỮ VĂN · pháp tu từ (so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, phép đối, phép điệp…); các phong cách ngôn ngữ

CHƯƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2018 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 9 Hotline: 0432 99 98 98

dư luận quần chúng, nhằm

thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội.

Ngôn ngữ báo chí được sử

dụng ở những thể loại tiêu

biểu là bản tin, phóng sự, tiểu

phẩm…

- Ngữ pháp: Câu văn đa dạng nhưng ngắn gọn, sáng

sủa, mạch lạc để đảm bảo thông tin chính xác.

- Các biện pháp tu từ: Sử dụng các biện pháp tu từ từ

vựng (ẩn dụ, hoán dụ, đảo ngữ) và cú pháp (phối hợp

các câu ngắn, dài).

* Đặc trưng phong cách ngôn ngữ báo chí

- Tính thông tin thời sự:

+ Báo chí phải đảm bảo tính cập nhật thông tin

(cung cấp những thông tin mới nhất mà bạn đọc chưa

biết).

+ Các thông tin cập nhật này phải đảm bảo tính

đúng đắn và sự tin cậy nhất định.

- Tính ngắn gọn:

+ Là một đặc trưng hàng đầu của ngôn ngữ báo

chí.

+ Ngắn gọn nhưng phải đảm bảo đủ thông tin và

hàm súc.

- Tính sinh động, hấp dẫn:

+ Thể hiện ở nội dung thông tin mới mẻ, cách

diễn đạt ngắn gọn, sáng sủa, dễ hiểu; thể hiện ở khả

năng kích thích suy nghĩ tìm tòi của bạn đọc.

+ Thể hiện ở cách đặt tiêu đề cho bài báo.

báo giấy và báo

mạng.

4 Chính luận

Ngôn ngữ chính luận là ngôn

ngữ được dùng trong các văn

bản chính luận hoặc lời nói

* Phương tiện diễn đạt

- Từ ngữ: Sử dụng nhiều từ ngữ chính trị.

Các bài hịch, cáo,

chiếu, biểu, các

bản tuyên ngôn,

Page 10: KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG LÀM BÀI THI MÔN NGỮ VĂN · pháp tu từ (so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, phép đối, phép điệp…); các phong cách ngôn ngữ

CHƯƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2018 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 10 Hotline: 0432 99 98 98

miệng (khẩu ngữ) trong các

buổi hội nghị, hội thảo, nói

chuyện thời sự… nhằm trình

bày, bình luận, đánh giá những

sự kiện, những vấn đề về

chính trị, xã hội, văn hóa, tư

tưởng… theo một quan điểm

chính trị nhất định.

- Ngữ pháp: Câu có kết cấu chuẩn mực, gần với

những phán đoán logic trong một hệ thống lập luận,

các câu liên kết chặt chẽ với nhau; thường dùng câu

phức hợp có các từ liên kết.

- Biện pháp tu từ: Dùng các biện pháp tu từ giúp cho

lí lẽ, lập luận thêm hấp dẫn (dạng viết); ngữ điệu của

người nói góp phần thu hút sự chú ý của người nghe

(dạng nói).

* Đặc trưng phong cách ngôn ngữ chính luận

- Tính công khai về quan điểm chính trị:

Ngôn từ chính luận không chỉ có chức năng

thông tin một cách khách quan mà phải thể hiện

đường lối, quan điểm, thái độ chính trị của người viết

(người nói) một cách công khai, dứt khoát, không

che giấu, úp mở.

- Tính chặt chữ trong diễn đạt và suy luận:

Hệ thống luận điểm chặt chẽ, từng ý, từng câu,

từng đoạn được phối hợp với nhau một cách hài hòa,

mạch lạc.

- Tính truyền cảm, thuyết phục:

+ Ngôn ngữ chính luận là công cụ để trình bày,

thuyết phục, tạo nên sức hấp dẫn, lôi cuốn người đọc

(người nghe).

+ Giọng văn hùng hồn, tha thiết, bộc lộ nhiệt tình

của người viết; ngữ điệu, giọng nói góp phần hỗ trợ

cho lí lẽ, ngôn từ.

tuyên bố, bình

luận, xã luận, tham

luận…

Page 11: KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG LÀM BÀI THI MÔN NGỮ VĂN · pháp tu từ (so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, phép đối, phép điệp…); các phong cách ngôn ngữ

CHƯƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2018 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 11 Hotline: 0432 99 98 98

5 Khoa học

Ngôn ngữ khoa học là ngôn

ngữ được dùng trong giao tiếp

thuộc lĩnh vực khoa học, tiêu

biểu là trong các văn bản khoa

học.

- Tính khái quát, trừu tượng:

(Trừu tượng: không cụ thể, làm cho khó hiểu,

khó hình dung.)

+ Dùng nhiều thuật ngữ khoa học (từ chuyên

dùng trong từng ngành khoa học, dùng để biểu hiện

khái niệm khoa học) phải dùng đúng với khái

niệm khoa học mà nó biểu hiện.

+ Dùng các kí hiệu chữ số, sơ đồ, bảng biểu,

công thức...

+ Kết cấu của văn bản gồm các phần, chương,

mục, đoạn phục vụ cho hệ thống các luận điểm

khoa học từ lớn đến nhỏ, từ thấp đến cao, từ khái

quát đến cụ thể (hoặc ngược lại).

- Tính lí trí, logic:

(Lí trí: khả năng nhận thức bằng suy luận; logic:

liên kết chặt chẽ.)

+ Các từ ngữ chỉ dùng một nghĩa, không dùng từ

đa nghĩa, không dùng các biện pháp tu từ.

+ Câu văn phải chính xác, chặt chẽ, logic, là một

đơn vị thông tin dựa trên cú pháp chuẩn.

+ Các câu văn liên kết thành đoạn văn và phục

vụ cho lập luận khoa học. Cả văn bản được tổ chức

mạch lạc để phục vụ cho lập luận logic.

- Tính khách quan, phi cá thể:

(Khách quan: cái tồn tại bên ngoài, không phụ

Các báo cáo khoa

học, luận văn, luận

án, giáo trình, sách

giáo khoa, các bài

báo/ sách phổ biến

khoa học kĩ

thuật…

Page 12: KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG LÀM BÀI THI MÔN NGỮ VĂN · pháp tu từ (so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, phép đối, phép điệp…); các phong cách ngôn ngữ

CHƯƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2018 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 12 Hotline: 0432 99 98 98

thuộc vào ý chí con người; phi cá thể: không mang

tính cá nhân.)

+ Ngôn ngữ khoa học không mang sắc thái cá

nhân;

+ Từ ngữ, câu văn, kết cấu văn bản trong ngôn

ngữ khoa học thiên về tính khái quát, trí tuệ, logic, do

đó tính cá thể, tính biểu cảm không phải là đặc trưng

tất yếu.

6 Hành chính

Ngôn ngữ hành chính là ngôn

ngữ dùng trong các văn bản

hành chính để giao tiếp trong

phạm vi các cơ quan nhà nước

hay các tổ chức chính trị, xã

hội, kinh tế… (gọi chung là cơ

quan), hoặc giữa cơ quan với

cá nhân, hay giữa các cá nhân

với nhau trên cơ sở pháp lí.

- Tính khuôn mẫu thể hiện ở kết cấu 3 phần thống

nhất:

+ Phần mở đầu gồm: Quốc hiệu và tiêu ngữ; tên

cơ quan, tổ chức ban hành văn bản; địa điểm, thời

gian ban hành văn bản; tên văn bản- mục tiêu văn

bản.

+ Phần chính: nội dung văn bản.

+ Phần cuối: Địa điểm, thời gian (nếu chưa đặt ở

phần đầu); chữ kí và dấu (nếu có thẩm quyền).

- Tính minh xác:

+ Mỗi từ chỉ có một nghĩa, mỗi câu chỉ có một ý.

Tính chính xác về ngôn từ đòi hỏi đến từng dấu

chấm, dấu phẩy, con số, ngày tháng, chữ kí,…

+ Văn bản hành chính không được dùng từ địa

phương, từ khẩu ngữ, không dùng các biện pháp tu từ

hoặc lối biểu đạt hàm ý, không xóa bỏ, thay đổi, sửa

chữa.

- Tính công vụ:

Nghị định, nghị

quyết, thông tư,

giấy chứng nhận,

văn bằng, chứng

chỉ, đơn từ…

Page 13: KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG LÀM BÀI THI MÔN NGỮ VĂN · pháp tu từ (so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, phép đối, phép điệp…); các phong cách ngôn ngữ

CHƯƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2018 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 13 Hotline: 0432 99 98 98

+ Hạn chế tối đa những biểu đạt tình cảm cá

nhân.

+ Các từ ngữ biểu cảm nếu dùng cũng chỉ mang

tính ước lệ, khuôn mẫu như kính chuyển, kính mong,

trân trọng kính mời,…

+ Trong đơn từ của cá nhân, người ta chú trọng

đến những từ ngữ biểu ý hơn là các từ ngữ biểu cảm.

Chẳng hạn, trong đơn xin nghỉ học, xác nhận của cha

mẹ, bệnh viện có giá trị hơn những lời trình bày có

cảm xúc để được thông cảm.

+ Trong các văn bản của cơ quan hay tổ chức

chính trị, xã hội, kinh tế,... người kí văn bản không

phải kí với tư cách cá nhân mà với cương vị và trách

nhiệm của người đại diện cho cả cơ quan hay tổ chức

đó.

III. CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT

TT PHƯƠNG THỨC BIỂU

ĐẠT MỤC ĐÍCH GIAO TIẾP VÍ DỤ

1 Tự sự

(kể chuyện, tường thuật) Trình bày diễn biến sự việc. Tường thuật diễn biến trận đấu bóng đá.

2 Miêu tả Tái hiện trạng thái sự vật, con người. Tả những pha bóng đẹp trong trận đấu.

3 Biểu cảm Bày tỏ tình cảm, cảm xúc. Bày tỏ lòng yêu mến môn bóng đá, cầu thủ

bóng đá.

Page 14: KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG LÀM BÀI THI MÔN NGỮ VĂN · pháp tu từ (so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, phép đối, phép điệp…); các phong cách ngôn ngữ

CHƯƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2018 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 14 Hotline: 0432 99 98 98

4 Nghị luận Nêu ý kiến đánh giá, bàn luận.

Bác bỏ ý kiến cho rằng bóng đá là môn thể

thao tốn kém, làm ảnh hưởng không tốt đến

việc học tập và công tác của nhiều người.

5 Thuyết minh Giới thiệu đặc điểm, tính chất, phương

pháp.

Giới thiệu quá trình thành lập và thành tích

thi đấu của hai đội bóng.

6 Hành chính – công vụ

Trình bày ý muốn, quyết định nào đó, thể

hiện quyền hạn, trách nhiệm giữa người với

người.

Hai đội bóng muốn xin phép sử dụng sân

vận động của thành phố.

Lưu ý: Trong nhiều các văn bản/ đoạn trích, ranh giới giữa các phương thức biểu đạt không rõ ràng bởi các tác giả thường kết

hợp vận dụng các phương thức biểu đạt. Tuy nhiên, thường có một phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong mỗi văn bản/ đoạn

trích.

IV. CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN

TT THAO TÁC

LẬP LUẬN KHÁI NIỆM VÍ DỤ MINH HỌA

1 Chứng minh

Dùng dẫn chứng (chủ yếu)

và lí lẽ (hỗ trợ) để khiến

người đọc/ người nghe tin

một vấn đề nào đó mà người

nói/ viết khẳng định.

Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng

nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ

quan hệ với quốc gia trọng đại như thế, cho nên quí chuộng kẻ sĩ không

biết thế nào là cùng. Đã yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tước

trật. Ban ân rất lớn mà vẫn cho là chưa đủ. Lại nêu tên ở tháp Nhạn,

ban cho danh hiệu Long hổ, bày tiệc Văn hỉ. Triều đình mừng được

người tài, không có việc gì không làm đến mức cao nhất.

(Trích Hiền tài là nguyên khí của quốc gia – Thân Nhân Trung, theo

Ngữ văn 10, Tập hai, NXB Giáo dục, 2015, tr.31-32)

Page 15: KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG LÀM BÀI THI MÔN NGỮ VĂN · pháp tu từ (so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, phép đối, phép điệp…); các phong cách ngôn ngữ

CHƯƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2018 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 15 Hotline: 0432 99 98 98

2 Giải thích

Dùng lí lẽ (chủ yếu) và dẫn

chứng (hỗ trợ) để giảng giải

về các vấn đề liên quan đến

đối tượng một cách cụ thể,

rõ ràng cho người đọc/

người nghe hiểu một vấn đề

nào đó trong đời sống hoặc

trong văn học.

“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước

mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp.

(Trích Hiền tài là nguyên khí của quốc gia – Thân Nhân Trung, theo

Ngữ văn 10, Tập hai, NXB Giáo dục, 2015, tr.31)

3 Phân tích

Chia tách đối tượng thành

các yếu tố theo những tiêu

chí, quan hệ nhất định, đồng

thời đi sâu vào từng yếu tố,

từng khía cạnh, chú ý đến

mối quan hệ giữa các yếu tố

trong một chỉnh thể thống

nhất, nhằm giúp người đọc/

người nghe hiểu biết một

cách cặn kẽ, thấu đáo.

Thơ văn không lưu truyền hết ở đời là vì nhiều lí do:

Đối với thơ văn, cổ nhân ví như khoái chá, ví như gấm vóc; khoái chá là

vị rất ngon trên đời, gấm vóc là màu rất đẹp trên đời, phàm người có

miệng, có mắt, ai cũng quí trọng mà không vứt bỏ khinh thường. Đến

như văn thơ, thì lại là sắc đẹp ngoài cả sắc đẹp, vị ngon ngoài cả vị

ngon, không thể đem mắt tầm thường mà xem, miệng tầm thường mà

nếm được. Chỉ thi nhân là có thể xem mà biết được sắc đẹp, ăn mà biết

được vị ngon ấy thôi. Đấy là lí do thứ nhất làm cho thơ văn không lưu

truyền hết ở trên đời.

Nước ta từ nhà Lí, nhà Trần dựng nước đến nay, vẫn có tiếng là nước

văn hiến, những bâc thi nhân, tài tử đều đem sở trường của mình thổ lộ

ra lời nói, lẽ nào không có người hay? Những bâc danh nho làm quan to

ở trong quán, các, hoặc vì bận việc không rỗi thì giờ để biên tập, còn

viên quan nhàn tản chức thấp cùng những người phải lận đận về khoa

trường, thì đều không để ý đến. Đấy là lí do thứ hai làm cho thơ văn

không lưu truyền hết ở trên đời.

(Trích Tựa “Trích diễm thi tập” – Hoàng Đức Lương, theo Ngữ văn 10,

Tập hai, NXB Giáo dục, 2015, tr.28-29)

Page 16: KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG LÀM BÀI THI MÔN NGỮ VĂN · pháp tu từ (so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, phép đối, phép điệp…); các phong cách ngôn ngữ

CHƯƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2018 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 16 Hotline: 0432 99 98 98

4 So sánh

Đặt đối tượng đang nghiên

cứu trong tương quan với

đối tượng khác theo cùng

một bình diện, đánh giá trên

cùng một tiêu chí để thấy

được sự giống nhau và khác

nhau giữa chúng, đồng thời

phải nêu rõ ý kiến, quan

điểm của người nói/ người

viết.

Cái xã hội chủ nghĩa bên Âu châu rất thịnh hành như thế, đã phóng đại

ra như thế, thế mà người bên ta thì điềm nhiên như kẻ ngủ không biết gì

là gì. Thương hại thay! Người nước ta không hiểu cái nghĩa vụ loài

người ăn ở với loài người đã đành, đến cái nghĩa vụ mỗi người trong

nước cũng chưa hiểu gì cả. Bên Pháp, mỗi khi người có quyền thế, hoặc

chính phủ, lấy sức mạnh mà đè nén quyền lợi riêng của một người hay

của một hội nào, thì người ta hoặc kêu nài, hoặc chống cự, hoặc thị oai,

vận dụng kì cho đến được công bình mới nghe.

(Trích Về luân lí xã hội ở nước ta - Phan Châu Trinh, theo SGK Ngữ văn

11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2009, tr.85)

5 Bác bỏ

Dùng lí lẽ và chứng cứ để

gạt bỏ quan niệm, ý kiến sai

lệch hoặc thiếu chính xác…

từ đó nêu ý kiến đúng của

mình để thuyết phục người

đọc/ người nghe.

Nay trẫm đang ghé chiếu lắng nghe, ngày đêm mong mỏi, nhưng những

người học rộng tài cao chưa thấy có ai tìm đến. Hay trẫm ít đức không

đáng để phò tá chăng? Hay đang thời đổ nát chưa thể ra phụng sự

vương hầu chăng?

Kìa như, trời còn tăm tối, thì đấng quân tử phải trổ tài. Nay đương ở

buổi đầu của nền đại định, công việc vừa mới mở ra. Kỉ cương nơi triều

chính còn nhiều khiếm khuyết, công việc ngoài biên cương đương phải lo

toan. Dân còn nhọc mệt chưa lại sức, mà đức hóa của trẫm chưa kịp

thấm nhuần khắp nơi. Trẫm nơm nớp lo lắng, ngày một ngày hai vạn

việc nảy sinh. Nghĩ cho kĩ thì thấy rằng: Một cái cột không thể đỡ nổi

một căn nhà lớn, mưu lược một người không thể dựng nghiệp trị bình.

Suy đi tính lại trong vòm trời này, cứ cái ấp mười nhà ắt phải có người

trung thành tín nghĩa. Huống nay trên dải đất văn hiến rộng lớn như thế

này, há trong đó lại không có lấy một người tài danh nào ra phò giúp

cho chính quyền buổi ban đầu của trẫm hay sao?

(Trích Chiếu cầu hiền - Ngô Thì Nhậm, theo SGK Ngữ văn 11, Tập hai,

NXB Giáo dục, 2009, tr.69)

Page 17: KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG LÀM BÀI THI MÔN NGỮ VĂN · pháp tu từ (so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, phép đối, phép điệp…); các phong cách ngôn ngữ

CHƯƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2018 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 17 Hotline: 0432 99 98 98

6 Bình luận

Đề xuất, thuyết phục người

đọc/ người nghe tán đồng

với một nhận xét, đánh giá,

bàn luận của mình về một

vấn đề nào đó trong đời

sống hoặc trong văn học.

Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu.

Nhưng càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu

lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc

Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã

khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta

ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận.

(Trích Một thời đại trong thi ca - Hoài Thanh, theo Ngữ văn 11, Tập

một, NXB Giáo dục, 2009, tr.102)

Lưu ý: Trong các văn bản/ đoạn trích, người viết thường vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhằm dẫn dắt người đọc/ người

nghe đến một kết luận nào đó mà người viết/ người nói muốn đạt tới. Tuy nhiên, thường có một thao tác lập luận chính được sử dụng

trong mỗi văn bản/ đoạn trích.

V. CÁC CÁCH TRÌNH BÀY ĐOẠN VĂN/ PHƯƠNG PHÁP DỰNG ĐOẠN VĂN

TT PHƯƠNG PHÁP

DỰNG ĐOẠN KHÁI NIỆM

1 Diễn dịch Phương pháp trình bày ý từ luận điểm suy ra từ các luận cứ (từ ý tổng quát suy ra ý cụ thể).

2 Qui nạp Phương pháp trình bày ý từ các luận cứ rút ra những nhận định tổng quát rút ra luận điểm (từ các ý

cụ thể rút ra nhận định chung).

3 Tổng phân hợp Triển khai ý từ luận điểm suy ra các luận cứ, rồi từ các luận cứ khẳng định lại luận điểm. Qua mỗi

bước vấn đề được nâng cao hơn.

4 Song hành Trình bày ý giữa các câu ngang nhau (các câu đều là luận cứ). Luận điểm được rút ra từ việc tổng

hợp các ý của luận cứ (câu chủ đề ẩn).

5 Móc xích Triển khai ý bằng cách câu sau kế thừa và phát triển câu trước, luận cứ của câu trước tạo tiền đề

cho sự phát triển ý của câu sau và cứ như thế đến hết đoạn.

Page 18: KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG LÀM BÀI THI MÔN NGỮ VĂN · pháp tu từ (so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, phép đối, phép điệp…); các phong cách ngôn ngữ

CHƯƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2018 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 18 Hotline: 0432 99 98 98

VI. LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN

TT PHƯƠNG DIỆN LIÊN KẾT CÁC PHÉP LIÊN KẾT

1 Nội dung Chủ đề Các câu trong đoạn tập trung thể hiện một chủ đề.

Lo-gic Các câu trong đoạn được sắp xếp theo trật tự logic.

2 Hình thức

Phép nối Sử dụng các liên từ, quan hệ từ để liên kết các câu trong

đoạn.

Phép lặp Lặp lại yếu tố từ ngữ trong đoạn.

Phép thế Sử dụng các từ ngữ thay thế nhau, có ý nghĩa tương

đương.

Phép sử dụng các từ đồng

nghĩa, trái nghĩa, cùng

trường nghĩa

Sử dụng các từ ngữ cùng nghĩa, trái nghĩa hoặc có cùng

trường nghĩa.

B. KĨ NĂNG TRẢ LỜI PHẦN ĐỌC HIỂU

- Tập trung đọc kĩ các câu hỏi trước để xác định yêu cầu của câu hỏi, gạch chân các “từ khóa” của câu hỏi, sau đó đọc văn bản để

tìm nội dung câu trả lời.

- Chú ý thông tin nguồn dẫn văn bản/ đoạn trích bởi những thông tin này có thể hữu ích đối với thí sinh khi trả lời những câu hỏi

ví dụ như phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt.

- Phần thi Đọc hiểu cần được trả lời ngắn gọn, đúng và trúng mục đích hỏi, diễn đạt trong sáng, trình bày sạch sẽ.

- Lưu ý:

+ Với các câu hỏi ở mức độ nhận biết (câu 1, 2), thí sinh chú ý tìm, lựa chọn các thông tin phù hợp hiển thị trong văn bản/ đoạn

trích để trả lời. Nội dung thường được hỏi của loại câu hỏi này là: phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt của văn bản/ đoan

trích; đề tài, chủ đề, ý nghĩa nhan đề của văn bản/ đoạn trích; liệt kê các từ ngữ, hình ảnh thể hiện một nội dung nào đó; chỉ ra biện

pháp tu từ được sử dụng trong một từ ngữ, hình ảnh…

Page 19: KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG LÀM BÀI THI MÔN NGỮ VĂN · pháp tu từ (so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, phép đối, phép điệp…); các phong cách ngôn ngữ

CHƯƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2018 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 19 Hotline: 0432 99 98 98

+ Với các câu hỏi ở mức độ hiểu (câu 3), thí sinh không chỉ tìm thông tin mà còn cần kết nối các thông tin trong văn bản/ đoạn

trích với nhau để trả lời câu hỏi. Nội dung thường được hỏi của loại câu hỏi này là: thái độ, tình cảm của người viết đối với vấn đề/

nhân vật… được nói đến trong câu; giải thích ý nghĩa biểu đạt/ biểu cảm của từ ngữ; nêu hiệu quả nghệ thuật của một biện pháp tu từ

được sử dụng trong một câu thơ/ văn, trong một hình ảnh…

+ Với các câu vận dụng (câu 4), thí sinh cần huy động vận dụng các kiến thức phù hợp để đáp ứng yêu cầu câu hỏi.

Thí sinh nên trả lời các câu số 4 trong giới hạn cho phép của câu hỏi (không cần viết thành đoạn văn), không nên viết dài, dễ lạc

đề và mất thời gian cho những câu khác.

- Các câu hỏi đọc hiểu luôn được sắp xếp theo trình tự từ dễ đến khó, thí sinh nên trả lời lần lượt, tuần tự. Nếu câu nào cảm thấy

chưa trả lời được, các bạn có thể để cách một khoảng trống vừa đủ rồi làm tiếp những câu khác để tiết kiệm thời gian. Những câu để

trống này chúng ta sẽ trở lại sau khi hoàn thiện các câu hỏi tiếp theo.

<*> BÀI TẬP THỰC HÀNH

ĐỀ 01

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Xanh núi, xanh sông, xanh đồng, xanh biển…

(1) Lời bài hát ấy vốn chở theo mơ ước của một thế hệ vừa qua lửa đạn chiến tranh, đang mong mỏi "từ tro bụi ta lại xây dựng

mới/ Phố làng ta và cả những linh hồn". Lời bài hát ấy với thế hệ sau này chở theo mơ ước quê hương xứ sở mãi tươi đẹp trong lành.

Xanh của rừng cây là màu xanh lá, xanh của sông là màu xanh nước trong veo, xanh của đồng xanh là lúa ngậm đòng là rơm mới

mùa gặt, xanh của biển là trời cao của ta soi bóng biển cả của ta. Dù là sắc chàm hay sắc biển biếc, đều là xanh. Một chữ xanh nhắc

con người biết giữ gìn không gian sinh tồn, lao động, sáng tạo, giải trí.

(2) Với thời hiện đại, ước mơ đó là của bất cứ ai trên thế giới này, không chỉ cho quê xứ của mình, mà còn cho cả Trái Đất, cho

hành tinh xanh, cho loài người đời đời tiếp nối. Là xanh cho cả những tâm hồn, là sạch cho cả lối sống, là an lành cho cả không gian

sinh hoạt và hưởng thụ, sáng tạo văn hóa. Là xanh cho không chỉ giống người, còn cho cả muôn loài. Cho con chìa vôi vừa hót vừa

bay, cho con chiền chiện hót chi mà vang trời, cho cá lội bâng khuâng, cho nai ngơ ngác đạp lá vàng khô. Con người nương tựa vào

thiên nhiên, là một phần của thiên nhiên, đồng thời phải biết bảo vệ tự nhiên. Để cho Trái Đất thực sự là một khối màu xanh rất xanh

Page 20: KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG LÀM BÀI THI MÔN NGỮ VĂN · pháp tu từ (so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, phép đối, phép điệp…); các phong cách ngôn ngữ

CHƯƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2018 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 20 Hotline: 0432 99 98 98

trôi trong vũ trụ. Để cho khi đi hết một vòng đời, mỗi thế hệ đều có thể nở nụ cười trao truyền lại cho thế hệ tiếp nối một không gian

sống đầy hy vọng cùng lời nhắn nhủ không để đất nước điêu tàn, không để cho hành tinh điêu tàn.

(3) Mong mỏi xây dựng phố làng phải đi cùng với xây dựng linh hồn. Phát triển và thịnh vượng phải mang gương mặt con người.

Ai cũng có thể đọc được điều đó khi tìm về bài học của loài người từ thuở bước những bước đầu tiên khai phá nền văn minh công

nghiệp. Tin tức hằng ngày cũng cho ta biết nơi này có căn bệnh lạ, nơi kia có làng ung thư, những vịnh biển ô nhiễm thủy ngân gây

độc cho nhiều thế hệ sinh vật biển lẫn con người. Rồi cả những câu chuyện chuồn chuồn hai đầu nhưng không có cánh nơi vùng đất

chịu thảm họa hạt nhân. Những thảng thốt đó đều có thể u ám nhất thời, nhưng là cảnh báo cần thiết cho ta biết rút ra bài học, thay

đổi lối sống, cách ứng xử với tự nhiên, chuyển hóa chính mình. Đi tới không chỉ là bước từng bước chân, dù chậm rãi hay chạy nước

rút, dù khoan thai hay vội vã, đều phải biết khôn ngoan lựa chọn. Chọn sớm mai được tự mình hít thở, hay phải dùng mặt nạ dưỡng

khí. Chọn đêm về cùng giấc ngủ không mộng mị hay ác mộng và những cơn đau.

(4) Câu chuyện của mỗi quốc gia đều liên quan đến xanh. Quốc gia khôn ngoan chọn xanh để làm hoa tiêu định hướng cho tất cả.

Câu chuyện của mỗi cá nhân cũng gắn liền với xanh. Một chữ xanh đủ cho ta sống và hy vọng mỗi ngày.

Hà Nhân

(Theo Hoa học trò, số 1167, 04/7/2016, tr. 11)

Câu 1. Trong đoạn (1), tác giả đã gợi đến những sắc xanh nào?

Câu 2. Cụm từ ước mơ đó trong đoạn (2) thay thế cho diễn đạt nào trong đoạn (1)?

Câu 3. Trong đoạn (3), tác giả viết: Đi tới không chỉ là bước từng bước chân, dù chậm rãi hay chạy nước rút, dù khoan thai hay

vội vã, đều phải biết khôn ngoan lựa chọn. Chọn sớm mai được tự mình hít thở, hay phải dùng mặt nạ dưỡng khí. Chọn đêm về cùng

giấc ngủ không mộng mị hay ác mộng và những cơn đau.

Nêu sự lựa chọn của em? Lí giải vì sao em lại chọn như vậy?

Câu 4. Em có đồng tình với ý kiến cho rằng: "Một chữ xanh đủ cho ta sống và hy vọng mỗi ngày." không? Vì sao?

Câu 5. Theo em, mỗi chúng ta có thể làm gì để cho Trái Đất thực sự là một khối màu xanh rất xanh trôi trong vũ trụ?

Câu 6. Từ bài viết, em rút ra được bài học gì khi viết bài văn nghị luận xã hội?

ĐỀ 02

Page 21: KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG LÀM BÀI THI MÔN NGỮ VĂN · pháp tu từ (so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, phép đối, phép điệp…); các phong cách ngôn ngữ

CHƯƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2018 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 21 Hotline: 0432 99 98 98

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Cùng chuẩn bị bữa ăn cho chính mình

(1) Mùa Hè nắng nóng quá nên cả nhà biếng ăn. Ba mẹ có thể tự ép mình vào kỷ luật ngày ba bữa, giờ nào việc đó. Su và Kilo

còn bé nên không tự ép đã đành, hai anh em chỉ ăn một bữa, các bữa còn lại chỉ qua loa vài miếng gọi là.

(2) Rồi mẹ nghĩ ra cách dụ hai anh em vào việc chuẩn bị bữa ăn. Tham gia thật sự chứ chẳng phải chơi chơi. Ông em nhào bột

thì ông anh phải nặn thành bánh, cắt thành sợi. Thường thì việc nặn, cắt thành sợi không thú vị bằng việc nặn thành hình bông hoa,

con thú, Mặt Trăng, ngôi sao… Xong thì mẹ nấu, sau đó anh em phải tự bê bát ra bàn, dọn thìa, sắp đũa. Vèo cái, hai tô cháo bánh

canh lớn đã được anh em đánh chén hết veo. Chen vào bữa ăn là câu chuyện món ăn quê nhà. Vì sao trong có nhõn một bát mà tên

gọi lại kể đến ba món: Cháo, bánh và canh. Bữa ăn mùa nóng không còn khổ sở mà thành niềm vui. Niềm vui của việc được tham gia,

được góp phần, được thể hiện, được lựa chọn…

(3) "Được tham gia" là một nhu cầu của bất cứ ai. Nhiều khi một món khó ăn, nhưng được tham gia chuẩn bị khiến ta cảm thấy

dễ nuốt. Chính sách khô khan và khó nhằn nhưng nếu công dân được tham gia thảo luận, chuẩn bị, lựa chọn từ đầu thì nó trở nên "dễ

nuốt" đối với số đông. Cha mẹ cặm cụi bếp núc, phục vụ tận mồm con cái không đảm bảo được việc mang lại cảm giác ngon miệng

hay không. Việc lớp đau đầu, nhưng lớp trưởng A, B… biết khơi gợi cho "thần dân" vương quốc lớp mình tham gia thảo luận, lựa

chọn thì việc đau đầu trở nên thông suốt. Lớp trưởng chỉ làm một mình thì cả lớp có khi nhức óc mà bản thân cũng thấy cực thân. Ăn

một mình còn đau tức nữa là…

(4) Một trong những điểm hấp dẫn "chết người" của mạng xã hội là khiến cho ai bước vào ngay lập tức có cảm giác được tham

gia. Cái hân hoan được dự phần, cho dù nhiều khi chỉ là dự phần "chém gió", là cảm giác thần thánh. Nó khiến con người, già trẻ lớn

bé như ngang hàng, như bình đẳng trước mọi đề tài. Ai cũng được thảo luận, mọi ý kiến đều được nêu ra, nhiều ít khác nhau đều

được bấm nút thích. Nhiều người e ngại không gian ảo, so sánh chuyện này với những giá đồng, người tham gia thăng hoa vì được

làm ông hoàng bà chúa, sai khiến người khác trong chốc lát. Có thể là như vậy nhưng không hẳn vậy. Không mấy ai mong cầu sai

khiến hay làm ông hoàng bà chúa ở đây cả. Đơn giản chỉ là chất men của một không gian nơi người ta được nói chuyện, được thể

hiện, quan trọng nhất là được tham gia, được tôn trọng và học cách tôn trọng.

(5) Sống tức là đã tham gia vào một việc gì đó. Từ nho nhỏ như đi lại giao thông đến to lớn như là chuyện quốc gia đại sự, biển

đảo, quốc tế, bang giao chủ quyền… Từ nhỏ đến lớn, từ hiên nhà đến đại dương, chỉ khi nào ta sẵn lòng tham gia và biết đòi hỏi được

tham gia, ta mới thấy mỗi ngày sống thực sự ý nghĩa như ta hằng mong.

Hà Nhân

Page 22: KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG LÀM BÀI THI MÔN NGỮ VĂN · pháp tu từ (so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, phép đối, phép điệp…); các phong cách ngôn ngữ

CHƯƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2018 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 22 Hotline: 0432 99 98 98

(Theo Hoa học trò, số 1169, 18/7/2016, tr. 11)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong hai đoạn (1), (2).

Câu 2. Đọc đoạn (1), (2) và cho biết: Người mẹ đã làm gì để bữa ăn ngày nóng trở thành niềm vui của các con?

Câu 3. Em hiểu thế nào về cụm từ "được tham gia" mà bài viết đề cập tới?

Câu 4. Em nghĩ như thế nào về thực tế một số người đã từ chối quyền "được tham gia" vào những hoạt động, những công việc

chung… của cộng đồng, xã hội?

Câu 5. Bản thân em có nhận thấy ở mình nhu cầu "muốn tham gia" không? Hãy chia sẻ những cảm xúc của em khi "được tham

gia" vào một hoạt động/ công việc nào đó trong gia đình/ lớp học/ xã hội (nếu có).

ĐỀ 03

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Tại sao chúng ta vội vã?

“Tại sao chúng ta, tớ và cậu, lại không thể thong thả làm từng việc một nhỉ?” Bạn ngạc nhiên hỏi tôi như vậy.

Hai đứa cùng thích vừa phóng xe đến trường vừa lắng nghe một bài hát mới. Cùng thích xem phim không có thuyết minh để tranh

thủ học tiếng Anh.

Đến đi du lịch, tôi cũng chọn một nơi gần quê để ghé thăm ông bà. Còn bạn, đi làm thêm cũng muốn tìm một chỗ thật “hay ho”

để vừa kiếm tiền phụ bố mẹ chuyện sách vở, vừa học lấy cách người ta làm ăn.

Tại sao nhỉ?

Trên tờ Sinh Viên Việt Nam từng có một bài tôi rất thích, “Một ngày có hơn 24 giờ”, nói về cách con người sử dụng thời gian, họ

sắp xếp hợp lí để có thể làm nhiều việc cùng lúc.

Với những quãng thời gian nhân đôi, thậm chí nhân ba, con người có hơn 24h thực sự mỗi ngày, hơn 7 ngày mỗi tuần và hơn 12

tháng mỗi năm.

Page 23: KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG LÀM BÀI THI MÔN NGỮ VĂN · pháp tu từ (so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, phép đối, phép điệp…); các phong cách ngôn ngữ

CHƯƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2018 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 23 Hotline: 0432 99 98 98

Thomas Friedman1 viết trong cuốn “Thế giới phẳng” bàn về cách con người trên hành tinh luôn chia làm hai nửa Đêm - Ngày

này đang làm việc cùng nhau. Đó là khi nhân viên ở Đông bán cầu trở về nhà với người thân, những nhân viên ở Tây bán cầu sẽ nhận

lấy công việc còn dang dở. Vậy là bạn có thể ngủ yên dưới mái nhà của mình, còn công việc thì vẫn tiếp tục con đường của nó.

Cuộc sống hối hả như vậy, đang cần chúng ta đến vậy. Làm sao có thể không vội vã?

Nhưng đôi khi, bạn vẫn có những phút giây tĩnh lặng, xao lòng bởi những bài hát xưa cũ. Tôi cũng đã ngẩn ngơ như vậy khi nghe

lại những “cậu bé” nhà Moffatts2, hát trong một CD mà tôi đã mua từ rất lâu rồi:

Nếu cuộc đời là ngắn ngủi đến vậy

Tại sao bạn không để tôi yêu thương

Trước khi thời gian của chúng ta chảy cạn

Không ai có cơ hội lật ngược chiếc đồng hồ cát của mình, dù chỉ một lần.

Và cuộc sống tuyệt đẹp này, với mỗi chúng ta là duy nhất. Làm sao không tiếc nuối?

Lên năm tuổi, tôi được biết là Mẹ tôi, người mà tôi yêu nhất và cần nhất, một ngày nào đó sẽ rời khỏi thế gian này. Tôi đã khóc

khi xót xa hỏi Mẹ về ngày đó.

Mẹ tôi phì cười: “Sẽ còn rất lâu, rất lâu!”. Nhưng từ đó, nỗi buồn về một ngày, dù sẽ “rất lâu, rất lâu” sau này, không còn Mẹ

nữa, làm tôi yêu thương mẹ hơn gấp ngàn lần.

Cuộc sống này quả là quá ngắn ngủi để bày tỏ hết lòng yêu thương, dù chỉ với một người. Thử hỏi làm sao chúng ta không vội vã

yêu thương?

Cuộc sống chẳng hề đợi chúng ta, giữa những kế hoạch bộn bề, những ý định dở dang, những mong ước chưa thành, nó vẫn đòi

hỏi chúng ta nhiều điều một lúc.

Vừa yêu thương vừa sự nghiệp. Vừa cho mọi người vừa cho riêng mình. Vừa vì hiện tại vừa vì mãi mãi…

Cuộc sống này vô giá là bởi nó hữu hạn. Điều đó giải thích tại sao con người sải bước nhanh đến vậy trên những con đường, mải

mê làm việc đến vậy, say sưa sống và yêu thương đến vậy.

1 Thomas Fiedman (sinh năm 1953): Nhà báo, nhà bình luận người Mỹ.

2 The Moffatts: Ban nhạc Canada nổi tiếng gồm bốn thành viên trong một gia đình.

Page 24: KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG LÀM BÀI THI MÔN NGỮ VĂN · pháp tu từ (so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, phép đối, phép điệp…); các phong cách ngôn ngữ

CHƯƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2018 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 24 Hotline: 0432 99 98 98

(Theo Gửi bé Bống ở xứ sở niềm vui, Ngô Thị Phú Bình,

NXB Kim Đồng, 2016, tr. 191-195)

Câu 1. Chỉ ra 02 phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản.

Câu 2. Theo tác giả, vì sao chúng ta vội vã?

Câu 3. Văn bản thể hiện vẻ đẹp gì trong tâm hồn, nhân cách người viết?

Câu 4. Anh/Chị hãy phân biệt nhịp sống vội vã trong bài viết của Ngô Thị Phú Bình với lối sống gấp của một bộ phận trong giới

trẻ hiện nay.

ĐỀ 04

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Xong món giò xào, ông lại lúi húi làm món kẹo lạc. Mấy đứa cháu ríu rít quanh ông như bầy chim sẻ, chờ ông sai lấy cái muôi,

đôi đũa… hoặc chờ lúc ông không để ý, thì nhón một hạt lạc cho vào miệng nhai lỏn lẻn. Ông bảo, rang lạc dễ thôi nhưng phải thật

khéo thì lạc mới ngon. Lạc bị sống kẹo sẽ không bùi, lạc bị cháy kẹo sẽ khét. Vì vậy, phải canh lửa hơn cả canh… bọn trẻ con nhón

trộm lạc. Lạc chín rồi, ông cho vào giấy báo ủ kín, một lát nữa lạc sẽ giòn tan như tiếng cười trẻ nhỏ. Tiếp đến là công đoạn thắng

đường và mạch nha. Vì trước đây đường hiếm và đắt nên ông phải đặt mua đường cất trữ từ trước, nếu có nấu chè đỗ đen ngày hè

cũng chỉ dám cho đường đỏ thôi. Đường và mạch nha được thắng trên ngọn lửa liu riu như chị buồn ngủ ru em. Thứ mạch nha là

“mật mộng mạ” vàng óng như tơ tằm, sôi thở bong bong trên bếp. Ông đổ lạc đã xát vỏ lụa vào đảo nhanh rồi trút ra cái mâm gỗ đã

xoa bột khô chờ sẵn, dùng cái cán bằng gỗ nhãn nặng trịch cán phẳng mẻ kẹo. Phải cán thật nhanh tay, trước khi mạch nha đông

cứng im thin thít. Những hạt lạc tròn xoe như con ngươi nằm trong tròng mắt mạch nha văn vắt. Ông ngoại dùng dao khía từng mảnh

kẹo nhỏ đều tăm tắp, tôi giúp ông gói kẹo vào giấy bóng kính mỏng như cánh bướm, trong khi mấy đứa kia đang tranh nhau nhặt từng

mảnh kẹo vụn bỏ bảo miệng nhai lộc cộc, hết lời khen kẹo ngon quá, ông ơi.

(Trích Hương vị Tết ông ngoại, Hoàng Anh Tuấn,

theo http://baovannghe.com.vn, ngày 31/01/2017)

Câu 1. Đoạn trích trên đề cập đến nội dung nào?

Câu 2. Liệt kê các câu văn sử dụng phép so sánh trong đoạn trích. Nêu hiệu quả của một phép so sánh được sử dụng.

Page 25: KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG LÀM BÀI THI MÔN NGỮ VĂN · pháp tu từ (so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, phép đối, phép điệp…); các phong cách ngôn ngữ

CHƯƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2018 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 25 Hotline: 0432 99 98 98

Câu 3. Tìm các từ láy trong đoạn.

Câu 4. Đoạn trích thể hiện tình cảm gì của nhân vật "tôi" đối với ông ngoại?

Câu 5. Ghi lại ngắn gọn một kỉ niệm trong ngày Tết của em.

Câu 6. Ghi lại một kỉ niệm với một người thân yêu nhất của em.

ĐỀ 05

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

(1) Đời sống con ong để lại cho người đọc nó một bài học về kiên nhẫn, về cần lao, về tích lũy, về chế tạo và sáng tạo. Người ta

đã đánh dấu con ong, theo dõi nó, và thấy rằng cái giọt mật làm ra đó, là kết quả của 2.700.000 chuyến (bay) đi, đi từ tổ nó đến khắp

các nơi có hoa quanh vùng. Và trong một nửa lít mật ong đóng chai, phân chất ra được 5 vạn thứ hoa. Tính ra thành bước chân

người thì tổng cộng đường bay của con ong đó là 8.000.000 cây số.

(2) Giữa rừng Tây Bắc đầy hoa, đầy bướm, đầy ong, cái tôi thấy say say trong chính mình là mặc dầu không được một chuyến đi

bằng một đời ong, mình cũng là một con sinh vật đang nung một thứ mật gì. Sự tích lũy ở mình cũng ngày ngày có giọt ra mà phần

nào đem thơm thảo vào sự sống. Đối hoa xuân lắng ong mật mà thêm ngẫm tới đàn bướm tốt mã chấp chới bay, lộng lẫy những sắc

phấn của sáo ngữ ồn ào. Bướm phù phiếm cũng bay vào hoa, nhưng cặp cánh hào nhoáng cũng chẳng để lại gì. Từ ngày có lịch sử

tiến hóa của loài người, chưa ai dám nói đến mật bướm.

(Trích Tờ hoa, Nguyễn Tuân,

theo Văn học 12, tập một, NXB Giáo dục, 2000, tr. 271-272)

Câu 1. Theo tác giả, đời sống của con ong mang đến cho con người những bài học gì?

Câu 2. Để làm ra được giọt mật, con ong đã phải "vất vả", "cần mẫn" ra sao?

Câu 3. Thao tác lập luận nào được chủ yếu sử dụng trong đoạn (2)?

Câu 4. Theo anh/chị, thứ mật mà tác giả nghĩ rằng mình cũng đang nung là gì?

Câu 5. Anh/Chị có đồng tình với ý kiến cho rằng trong cuộc sống, chúng ta chỉ cần chăm chỉ, cần mẫn thì sẽ thành công hay

không? Vì sao?

Page 26: KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG LÀM BÀI THI MÔN NGỮ VĂN · pháp tu từ (so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, phép đối, phép điệp…); các phong cách ngôn ngữ

CHƯƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2018 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 26 Hotline: 0432 99 98 98

ĐỀ 06

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Mũi Cà Mau: mầm đất tươi non

Mấy trăm đời lấn luôn ra biển;

Phù sa vạn dặm tới đây tuôn,

Lắng lại; và chân người bước đến.

Tổ quốc tôi như một con tàu,

Mũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau

Những dòng sông rộng hơn ngàn thước,

Trùng điệp một màu xanh lá đước.

Đước thân cao vút, rễ ngang mình

Trổ xuống nghìn tay, ôm đất nước!

Tổ quốc tôi như một con tàu

Mũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau. (…)

(Trích Mũi Cà Mau, Xuân Diệu,

Văn học 12, tập một, NXB Giáo dục, 2000, tr.277)

Câu 1. Đoạn trích được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?

Câu 2. Chỉ ra các phương thức biểu đạt được kết hợp sử dụng trong đoạn trích.

Page 27: KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG LÀM BÀI THI MÔN NGỮ VĂN · pháp tu từ (so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, phép đối, phép điệp…); các phong cách ngôn ngữ

CHƯƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2018 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 27 Hotline: 0432 99 98 98

Câu 3. Nêu hiệu quả nghệ thuật so sánh trong điệp khúc Tổ quốc tôi như một con tàu.

Câu 4. Sự xuất hiện của các từ ngữ mấy trăm đời, vạn dặm, những, hơn ngàn thước, trùng điệp có ý nghĩa gì?

Câu 5. So sánh cách cảm nhận về đất nước của Xuân Diệu với cách cảm nhận về đất nước của Nguyễn Đình Thi trong Bài thơ

Hắc Hải: Việt Nam đất nước ta ơi/ Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn/ Cánh cò bay lả rập rờn/ Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm

chiều

Câu 6. Đoạn thơ bộc lộ tình cảm, thái độ gì của nhà thơ đối với đất nước?

Câu 7. Cảm nhận của anh/chị về hình ảnh thơ: Đước thân cao vút, rễ ngang mình/ Trổ xuống nghìn tay, ôm đất nước!.

ĐỀ 07

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Với nàng Tô Thị

(Phan Thị Thanh Nhàn)

Tôi trèo ba ngọn núi cao

Qua ba cửa động mới vào tới đây

Một mình đứng giữa trời mây

Thương ai hóa đá chẳng quay đầu về

Giọt sương vai áo đầm đìa

Hay là nước mắt thảm thê hỡi nàng?

Vời trông xa tít mênh mang

Mòn con mắt đợi bóng chàng biệt tăm

Page 28: KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG LÀM BÀI THI MÔN NGỮ VĂN · pháp tu từ (so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, phép đối, phép điệp…); các phong cách ngôn ngữ

CHƯƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2018 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 28 Hotline: 0432 99 98 98

Quản bao đường sá xa xăm

Vì nàng chia nỗi cảm thông bao đời

Tấc lòng đau đáu khôn nguôi

Bóng ai đã biệt cuối trời nhớ thương

Trách nàng Tô Thị Lạng Sơn

Nỡ đâu chỉ biết chôn chân ngóng chờ?

Tiếc rằng không gặp từ xưa

Lời khuyên liệu có bây giờ muộn chăng?

Xin đừng hóa đá đăm đăm

Hãy tìm nhau giữa tháng năm, giữa đời

Nàng ơi, xuống núi cùng tôi…

(Trích Thơ Phan Thị Nhanh Nhàn,

theo www.nhandan.com.vn, 09/4/2010)

Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Tìm các câu hỏi tu từ trong tác phẩm.

Câu 3. Bài thơ thể hiện tình cảm gì của nhà thơ đối với nàng Tô Thị?

Câu 4. Cảm nhận của anh/chị về khổ thơ cuối cùng trong bài.

ĐỀ 08

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Page 29: KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG LÀM BÀI THI MÔN NGỮ VĂN · pháp tu từ (so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, phép đối, phép điệp…); các phong cách ngôn ngữ

CHƯƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2018 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 29 Hotline: 0432 99 98 98

Vào khoảng cuối tháng ba, các cây sầu đâu ở vùng quê Bắc Bộ đâm hoa và người ta thấy hoa sầu đâu nở như cười. Hoa nhỏ bé,

lấm tấm mấy chấm đen nở từng chùm, đu đưa như võng mỗi khi có gió. Cứ đến tháng ba, nhớ đến sầu đâu là tôi cảm thấy thoang

thoảng đâu đây một mùi thơm mát mẻ, dịu dàng, mát mẻ còn hơn cả hương cau, mà dịu dàng có khi hơn cả mùi thơm hoa mộc. Mùi

thơm huyền diệu đó hòa với mùi của đất ruộng cày vỡ ra, mùi đậu đã già mà người nông phu hái về phơi nắng, mùi mạ non lên sớm

xanh màu hoa lí, mùi khoai sắn, mùi rau cần ở các ruộng xâm xấp nước đưa lên,… Bao nhiêu thứ đó, bấy nhiêu thương yêu, khiến

người ta cảm thấy như ngây ngất, như say say một thứ men gì.

(Theo Thương nhớ mười hai, Vũ Bằng, NXB Văn học, 2005, tr.54)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Hình ảnh hoa sầu đâu được miêu tả qua những từ ngữ nào?

Câu 3. Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu văn: Bao nhiêu thứ đó, bấy nhiêu thương yêu, khiến

người ta cảm thấy như ngây ngất, như say say một thứ men gì..

Câu 4. Ghi lại xúc cảm của anh/chị trước một loài hoa hay một khung cảnh mà anh/chị yêu thích.

Giáo viên Vũ Dung

Nguồn: Moon.vn