Bài Đánh Giá Việc Học Tập An Ma 17–Mô Rô Ni 10 Mẫu A

16
I Bài Đánh Giá Việc Học Tập An Ma 17–Mô Rô Ni 10 Mẫu A Sách Mặc Môn Sách Học Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý Do Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô Xuất Bản • Salt Lake City, Utah © 2017 by Intellectual Reserve, Inc. All rights reserved. Phê chuẩn bài tiếng Anh: 8/16 Phê chuẩn bài dịch: 8/16 Bản dịch Book of Mormon: Alma 17–Moroni 10 Learning Assessment, Form A Vietnamese • PD60002566c04 435

Transcript of Bài Đánh Giá Việc Học Tập An Ma 17–Mô Rô Ni 10 Mẫu A

Page 1: Bài Đánh Giá Việc Học Tập An Ma 17–Mô Rô Ni 10 Mẫu A

I

Bài Đánh Giá Việc Học Tập An Ma 17–Mô Rô Ni 10 Mẫu A

Sách Mặc Môn

Sách Học Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý

Do Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô Xuất Bản • Salt Lake City, Utah© 2017 by Intellectual Reserve, Inc. All rights reserved. Phê chuẩn bài tiếng Anh: 8/16 Phê chuẩn bài dịch: 8/16

Bản dịch Book of Mormon: Alma 17–Moroni 10 Learning Assessment, Form A Vietnamese • PD60002566c04 435

Page 2: Bài Đánh Giá Việc Học Tập An Ma 17–Mô Rô Ni 10 Mẫu A

II

MỤC LỤC

Tập Tài Liệu của Giảng Viên

Tài Liệu Hướng Dẫn Trả Lời Đúng cho Phần 1: Chọn Câu Trả Lời Đúng trong Số Nhiều Câu Trả Lời .......1

Tài Liệu Hướng Dẫn Trả Lời Đúng cho Phần 2: Giải Thích Giáo Lý ...........................................................4

Tập Bài Đánh Giá Việc Học Tập của Học Sinh

Tờ Giấy Trả Lời cho Bài Đánh Giá Việc Học Tập An Ma 17–Mô Rô Ni 10, Mẫu A ......................................7

Phần 1: Chọn Câu Trả Lời Đúng trong Số Nhiều Câu Trả Lời Để Chọn......................................................8

Phần 2: Giải Thích Giáo Lý .......................................................................................................................11

Phần 3: Các Bài Khảo Sát về Niềm Tin và Áp Dụng ................................................................................13

Page 3: Bài Đánh Giá Việc Học Tập An Ma 17–Mô Rô Ni 10 Mẫu A

1

Tài Liệu Hướng Dẫn Trả Lời Đúng cho Phần 1: Chọn Câu Trả Lời Đúng trong Số Nhiều Câu Trả LờiCùng với cả lớp xem lại các câu trả lời trong số nhiều câu trả lời để chọn. Yêu cầu học sinh tự chấm điểm những câu trả lời của mình khi các anh chị em đọc to những câu trả lời. Yêu cầu họ viết chữ X bên cạnh con số của mỗi câu hỏi mà họ làm sai. Trong khi xem lại các câu trả lời đúng, học sinh không nên thay đổi câu trả lời của họ trên tờ giấy trả lời hoặc không nên đánh dấu X trong vòng tròn. Những lời giải thích và các câu hỏi có thể xem lại được cung cấp để giúp đỡ anh chị em khi xem lại bài đánh giá về việc học tập. Đừng đọc to mỗi lời giải thích hoặc câu hỏi có thể xem lại.

Trong lúc xem lại, hãy sử dụng các phương pháp giảng dạy hữu hiệu để giúp học sinh hiểu, giải thích, chia sẻ, và làm chứng về các giáo lý và nguyên tắc phúc âm. Việc mời học sinh tham gia trong một lần xem lại hữu hiệu là một phần quan trọng của bài đánh giá việc học tập và sẽ giúp gia tăng sự cải đạo của họ.

1. Kết quả của việc dân An Ti Nê Phi Lê Hi trở nên được cải đạo theo Chúa là gì?

(c) Họ không bao giờ sa ngã nữa. (Xin xem An Ma 23:5–13.)

Câu hỏi có thể xem lại: Các em thường sử dụng những từ nào để mô tả một người được cải đạo theo Chúa?

2. Khi An Ma so sánh lời của Thượng Đế với một hạt giống, thì bước đầu tiên ông đưa ra để nuôi dưỡng đức tin của chúng ta là gì?

(b) Muốn tin. (Xin xem An Ma 32:27.)

Câu hỏi có thể xem lại: Việc trắc nghiệm những lời nói của Đấng Ky Tô có nghĩa là gì?

3. Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô là loại hy sinh nào?

(c) Một sự hy sinh vô hạn và vĩnh cửu. (Xin xem An Ma 34:9–10.)

Câu hỏi có thể xem lại: Các em cảm thấy như thế nào khi biết rằng Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô là vô hạn và vĩnh cửu?

4. Khi nào là thời gian tốt nhất để cho các em học cách tuân giữ các lệnh truyền của Thượng Đế?

(a) Trong thời niên thiếu của mình. (Xin xem An Ma 37:35.)

Câu hỏi có thể xem lại: Tại sao là điều quan trọng cho các em để tạo ra các thói quen về sự ngay chính cá nhân bây giờ?

5. Sự sinh sản là một khả năng thiêng liêng mà chỉ được sử dụng khi .

(b) người nam và người nữ đã được kết hôn hợp pháp với tư cách là vợ chồng (Xin xem An Ma 39:9.)

Câu hỏi có thể xem lại: Chúa đã đặt ra các tiêu chuẩn nào cho chúng ta để vẫn luôn được trong sạch về mặt tình dục?

6. Sự phục sinh là gì?

(a) Sự tái hợp giữa linh hồn và thể xác, với tất cả mọi việc được phục hồi lại trong hình thể thích hợp và trọn vẹn. (Xin xem An Ma 40:21–26.)

Câu hỏi có thể xem lại: Tại sao các em biết ơn về sự phục sinh?

7. Điều nào trong số những điều sau đây KHÔNG cần phải có để nhận được lòng thương xót và thỏa mãn những đòi hỏi của công lý?

(c) Sự hoàn hảo. (Xin xem An Ma 42:15–31.)

Câu hỏi có thể xem lại: Việc biết rằng Đấng Cứu Rỗi đã sẵn lòng chịu đau khổ thay cho các em để các em có thể được tha thứ nếu hối cải thì có ý nghĩa gì đối với các em?

8. Một lý do mà 2.000 chiến sĩ trẻ tuổi đã chiến thắng dân La Man là gì?

(c) Họ đã thi hành chính xác theo mọi mệnh lệnh. (Xin xem An Ma 57:21.)

Câu hỏi có thể xem lại: Các em thấy được những điểm tương đồng nào giữa những trận chiến của các chiến sĩ trẻ tuổi với kẻ thù của họ và những trận chiến của chúng ta với kẻ nghịch thù?

Tập Tài Liệu của Giảng Viên

Page 4: Bài Đánh Giá Việc Học Tập An Ma 17–Mô Rô Ni 10 Mẫu A

2

9. Lẽ thật nào được giảng dạy trong Hê La Man 5:12?

(c) Chúng ta phải xây đắp đức tin của mình trên những lời dạy của Chúa Giê Su Ky Tô. (Xin xem Hê La Man 5:12.)

Câu hỏi có thể xem lại: Xây dựng nền móng của mình trên Chúa Giê Su Ky Tô có nghĩa là gì?

10. Dân Nê Phi liên tục trải qua một chu kỳ của tính kiêu ngạo và sự hủy diệt. Điều gì có thể giúp các em tránh được chu kỳ của tính kiêu ngạo và sự hủy diệt này?

(b) Tính khiêm nhường. (Xin xem Hê La Man 11.)

Câu hỏi có thể xem lại: Chúng ta có thể làm gì để được khiêm nhường hơn?

11. Chúng ta có thể học được lẽ thật nào từ việc ứng nghiệm của những lời tiên tri về sự giáng sinh của Chúa Giê Su Ky Tô?

(c) Chúa sẽ làm ứng nghiệm tất cả những lời mà Ngài đã phán qua các vị tiên tri của Ngài. (Xin xem 3 Nê Phi 1:1–2.)

Câu hỏi có thể xem lại: Các em đã nhận được các phước lành nào vì đã tuân theo lời khuyên dạy của các vị tiên tri và sứ đồ hiện đại?

12. Đấng Cứu Rỗi có thường xuyên làm theo ý muốn của Cha Thiên Thượng không?

(b) Luôn luôn. (Xin xem 3 Nê Phi 11:10–11.)

Câu hỏi có thể xem lại: Các em có thể làm gì trong cuộc sống của mình để tuân théo ý muốn của Cha Thiên Thượng?

13. Theo như 3 Nê Phi 12:48, chúng ta được truyền lệnh phải làm gì?

(b) Noi theo tấm gương hoàn hảo của Chúa Giê Su Ky Tô. (Xin xem 3 Nê Phi 12:48.)

Câu hỏi có thể xem lại: Các em noi theo gương của Chúa Giê Su Ky Tô bằng cách nào?

14. Tại sao tất cả những lời cầu nguyện, các phước lành và các giáo lễ của chức tư tế cần phải được thực hiện trong danh của Chúa Giê Su Ky Tô?

(a) Ngài là Đấng trung gian của chúng ta với Cha Thiên Thượng. (Xin xem 3 Nê Phi 18:15, 20–21.)

Câu hỏi có thể xem lại: Các em cảm thấy như thế nào khi biết rằng Đấng Cứu Rỗi là Đấng trung gian của chúng ta?

15. Dấu hiệu nào trong số các dấu hiệu sau đây mà cho thấy rằng Chúa đang làm tròn lời hứa của Ngài để quy tụ gia tộc Y Sơ Ra Ên trong những ngày sau cùng?

(c) Sự ra đời của Sách Mặc Môn. (Xin xem 3 Nê Phi 21:1–11.)

Câu hỏi có thể xem lại: Có khi nào các em đã thấy Sách Mặc Môn giúp mang những người khác đến cùng Đấng Ky Tô không?

16. Kết quả của sự hối cải, việc chịu phép báp têm, và kiên trì đến cùng là gì?

(b) Chúng ta sẽ đứng vô tội trước Thượng Đế để được phán xét. (Xin xem 3 Nê Phi 27:16.)

Câu hỏi có thể xem lại: Đấng Cứu Rỗi đóng vai trò nào trong việc giúp chúng ta đứng vô tội trước Cha Thiên Thượng của chúng ta?

17. Đấng Cứu Rỗi đang mời gọi chúng ta làm điều gì trong 3 Nê Phi 27:20?

(c) Hãy hối cải và đến cùng Ngài. (Xin xem 3 Nê Phi 27:20.)

Câu hỏi có thể xem lại: Làm thế nào Ân tứ Đức Thánh Linh đã ban phước cho cuộc sống của các em và giúp các em đến cùng Đấng Ky Tô?

18. Vai trò của chúng ta với tư cách là dân giao ước của Chúa là gì?

(a) Chúng ta mang trách nhiệm để ban phước cho tất cả các quốc gia. (Xin xem 3 Nê Phi 29.)

Câu hỏi có thể xem lại: Các em có thể làm gì để ban phước cho những người xung quanh mình với phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô?

19. Thượng Đế làm cho các phép lạ xảy ra trong cuộc sống của chúng ta tùy theo .

(c) đức tin của chúng ta (Xin xem Mặc Môn 9:20.)

Câu hỏi có thể xem lại: Các em có thể làm gì để củng cố đức tin của mình?

Page 5: Bài Đánh Giá Việc Học Tập An Ma 17–Mô Rô Ni 10 Mẫu A

3

20. Đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô là gì?

(b) Hy vọng về những điều có thật nhưng không thấy được. (Xin xem Ê The 12:6.)

Câu hỏi có thể xem lại: Việc có được đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô đã ban phước cho cuộc sống của các em như thế nào?

21. Theo như Ê The 12:27, Chúa hứa gì với những tín đồ khiêm nhường và trung thành về những yếu kém của họ?

(a) Ngài sẽ làm những điều yếu kém trở nên mạnh mẽ trong họ. (Xin xem Ê The 12:27.)

Câu hỏi có thể xem lại: Bằng cách nào Chúa đã giúp các em khắc phục những điều yếu kém của các em?

22. Ai có thể ban cho ân tứ Đức Thánh Linh?

(b) Một người nắm giữ Chức Tư Tế Mên Chi Xê Đéc. (Xin xem Mô Rô Ni 2.)

Câu hỏi có thể xem lại: Tại sao là điều quan trọng để hiểu được giáo lý của chức tư tế?

23. Điều gì phải xảy ra cho một cá nhân để nhận được một chức phẩm tư tế?

(c) Cá nhân này được sắc phong bởi một người có thẩm quyền. (Xin xem Mô Rô Ni 10:3.)

Câu hỏi có thể xem lại: Chức tư tế đã ban phước cho cuộc sống của các em như thế nào?

24. Phước lành đã được hứa trong những lời cầu nguyện của Tiệc Thánh là gì?

(a) Chúng ta có thể luôn luôn có được Thánh Linh ở cùng chúng ta. (Xin xem Mô Rô Ni 4:- 5.)

Câu hỏi có thể xem lại: Các em đã thấy các phước lành nào trong cuộc sống của mình bằng cách tuân giữ giao ước các em lập trong Tiệc Thánh?

25. Theo như Mô Rô Ni, trách nhiệm của chúng ta đối với các tín hữu khác của Giáo Hội là gì?

(c) Nuôi dưỡng phần thuộc linh của họ bằng lời của Thượng Đế. (Xin xem Mô Rô Ni 6:4.)

Câu hỏi có thể xem lại: Các tín hữu khác của Giáo Hội đã giúp củng cố chứng ngôn của các em như thế nào?

26. Chúng ta được hứa điều gì về sự tha thứ?

(b) Nếu tìm kiếm sự tha thứ với ý định chân thật, thì chúng ta sẽ được tha thứ. (Xin xem Mô Rô Ni 6:5–9.)

Câu hỏi có thể xem lại: Các em cảm thấy như thế nào khi biết rằng Chúa sẽ tha thứ cho các em bất cứ lúc nào các em hối cải?

27. Làm thế nào chúng ta có thể yêu thương những người khác bằng tình yêu thương thanh khiết của Đấng Ky Tô?

(c) Cầu nguyện để nhận được ân tứ về lòng bác ái. (Xin xem Mô Rô Ni 7:45, 47–48.)

Câu hỏi có thể xem lại: Các em đã được ban phước như thế nào nhờ ân tứ về lòng bác ái?

28. Theo như Mô Rô Ni, làm thế nào các em đạt được một chứng ngôn về Sách Mặc Môn?

(b) Đọc sách đó, suy ngẫm về lòng thương xót của Thượng Đế, và cầu vấn Thượng Đế với ý định chân thật để biết là sách đó có chân chính không. (Xin xem Mô Rô Ni 10:3–5.)

Câu hỏi có thể xem lại: Việc đọc, suy ngẫm, và cầu nguyện về Sách Mặc Môn đã ảnh hưởng đến cuộc sống của các em như thế nào?

Học sinh sẽ tự sửa các câu trả lời ngắn của họ cho các câu hỏi 29–32 bằng cách sử dụng “Tài Liệu Hướng Dẫn Trả Lời Đúng cho Phần 2: Giải Thích Giáo Lý.” Học sinh ghi lại các câu trả lời tự chấm điểm của họ theo các con số tương ứng trên tờ giấy trả lời của họ.

Page 6: Bài Đánh Giá Việc Học Tập An Ma 17–Mô Rô Ni 10 Mẫu A

4

Tài Liệu Hướng Dẫn Trả Lời Đúng cho Phần 2: Giải Thích Giáo Lý

Những chỉ dẫn cho học sinh:So sánh câu trả lời của các em với chi tiết được liệt kê trong các câu 29–32 dưới đây, và xác định xem câu trả lời của các em có bao gồm điểm chính của giáo lý được liệt kê không.

29. Ba nguyên tắc về Việc Đạt Được Sự Hiểu Biết Thuộc Linh trong Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý là hành động bằng đức tin, xem xét các khái niệm và các câu hỏi với một quan điểm vĩnh cửu, và tìm cách hiểu thêm qua các nguồn tài liệu đã được Chúa quy định. Chia sẻ một ví dụ về cách các em đã sử dụng một trong các nguyên tắc này để giải đáp một câu hỏi hoặc vấn đề mà các em gặp phải.

Các em có thể đã viết một điều gì đó tương tự với một trong những lời phát biểu sau đây:• Tôi đã quyết định hành động bằng đức tin và hối cải mỗi ngày trong những lời cầu nguyện của mình. Tôi đã nhận

thấy rằng tôi có Thánh Linh ở với tôi nhiều hơn và tôi cảm thấy vui vẻ hơn.• Tôi đã có một số câu hỏi về giáo lý về gia đình, và tôi đã chọn xem xét những câu hỏi của tôi với một quan điểm vĩnh

cửu. Tôi đã tập trung vào việc tìm hiểu toàn bộ kế hoạch cứu rỗi, và việc đó đã giúp tôi trả lời những câu hỏi cụ thể của tôi về giáo lý về gia đình.

• Tôi đã bắt đầu hướng tới những lời của các vị tiên tri và sứ đồ để trả lời những câu hỏi của tôi thay vì internet. Tôi đã nhận thấy rằng khi tôi nghiên cứu các bài nói chuyện đại hội trung ương thì tôi có thể tìm thấy những lời giải đáp cho mối quan tâm của tôi.

Tự chấm điểm câu trả lời của các em: a. Có, tôi đã giải thích phần này trong câu trả lời của tôi. b. Không, tôi đã bỏ sót phần này trong câu trả lời của tôi.

30. Chia sẻ một nguyên tắc phúc âm hoặc lẽ thật các em đã học được từ việc nghiên cứu về lần hiện đến của Đấng Cứu Rỗi cùng dân Nê Phi (xin xem 3 Nê Phi 11–26). Giải thích cách mà nguyên tắc hoặc lẽ thật này đã ảnh hưởng đến cuộc sống của các em.

Các em có thể đã viết một điều gì đó tương tự với một trong những lời phát biểu sau đây:• Khi biết được cách lắng nghe tiếng nói của Chúa qua Đức Thánh Linh, thì chúng ta sẽ có thể hiểu được sự truyền

đạt của Ngài ban cho chúng ta. Giống như dân Nê Phi, tôi có thể học cách nhận ra tiếng nói của Chúa, và khi làm như vậy, tôi sẽ có những kinh nghiệm thuộc linh kỳ diệu.

• Chúa Giê Su Ky Tô mời gọi tôi tiếp nhận một chứng ngôn cá nhân rằng Ngài là Đấng Cứu Rỗi của tôi. Tôi nghĩ rằng thật là điều kỳ diệu khi Đấng Cứu Rỗi dường như luôn luôn có thời gian dành cho các cá nhân và giúp mỗi người đạt được một chứng ngôn về Ngài. Tôi rất thích khi Ngài cho phép dân Nê Phi chạm tạy vào các vết thương của Ngài và khi Ngài đã nói chuyện với trẻ em. Ngài đã giúp tôi củng cố chứng ngôn của mình về Ngài trong học kỳ này.

Tự chấm điểm câu trả lời của các em: a. Có, tôi đã giải thích phần này trong câu trả lời của tôi. b. Không, tôi đã bỏ sót phần này trong câu trả lời của tôi.

31. Giải thích điều mà các em đã học được về kế hoạch cứu rỗi từ việc nghiên cứu Sách Mặc Môn của các em. Hãy gồm vào việc hiểu biết của các em về kế hoạch cứu rỗi đã ảnh hưởng như thế nào đến những lựa chọn hàng ngày của các em hoặc có thể giúp các em trả lời những câu hỏi mà người khác có thể có.

Các em có thể đã viết một điều gì đó tương tự với một trong những lời phát biểu sau đây:• Trong cuộc sống tiền dương thế, Cha Thiên Thượng đã giới thiệu một kế hoạch để cho chúng ta có thể trở nên giống

như Ngài, và nhận được cuộc sống vĩnh cửu. Kế hoạch này giúp chúng ta hiểu được việc chúng ta từ đâu đến, tại sao chúng ta ở trên thế gian này đây, và chúng ta sẽ đi đâu khi qua đời. Kế hoạch cứu rỗi làm cho các mối quan hệ gia đình của tôi có thể tiếp tục suốt thời vĩnh cửu.

Giảng viên: Đưa cho học sinh một bản hướng dẫn này trước khi họ bắt đầu xem lại bài đánh giá việc học tập của họ.

Page 7: Bài Đánh Giá Việc Học Tập An Ma 17–Mô Rô Ni 10 Mẫu A

5

• Cha Thiên Thượng muốn chúng ta được hạnh phúc và trở về sống với Ngài một lần nữa. Để giúp chúng ta làm điều này, Ngài đã ban cho chúng ta kế hoạch cứu rỗi. Kế hoạch này giúp chúng ta biết rằng chúng ta đã sống với Thượng Đế trong cuộc sống tiền dương thế, chúng ta ở trên thế gian này để học cách tuân theo các giáo lệnh của Ngài, và chúng ta sẽ trở lại nơi hiện diện của Ngài sau khi cuộc sống này để được phán xét. Nếu chúng ta sống ngay chính, Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô làm cho chúng ta có thể hối cải và sống với Cha Thiên Thượng trong thời vĩnh cửu. Tôi có những lựa chọn tốt hơn trong cuộc sống của mình khi tôi ghi nhớ kế hoạch này.

• Kế hoạch cứu rỗi là kế hoạch mà Cha Thiên Thượng đã ban cho chúng ta để chúng ta có thể trở nên giống như Ngài. Chúa Giê Su Ky Tô là nhân vật chính trong kế hoạch đó, và chính là nhờ vào Sự Chuộc Tội của Ngài mà chúng ta có thể khắc phục được tội lỗi của chúng ta. Kế hoạch này giúp chúng ta hiểu điều chúng ta cần phải làm và con người chúng ta phải trở thành để có được cuộc sống vĩnh cửu. Tôi tìm thấy nhiều hạnh phúc và niềm vui hơn trong cuộc sống của mình khi tôi tuân theo kế hoạch cứu rỗi.

Tự chấm điểm câu trả lời của các em: a. Có, tôi đã giải thích phần này trong câu trả lời của tôi. b. Không, tôi đã bỏ sót phần này trong câu trả lời của tôi.

32. Viết về cách thức mà một người hay một sự kiện từ việc các em nghiên cứu Sách Mặc Môn đã ảnh hưởng đến các em trong học kỳ này. Hãy cho biết cách mà một người hoặc sự kiện đã ảnh hưởng đến những lựa chọn hàng ngày của các em hoặc đã trả lời cho một câu hỏi các em. (Những tùy chọn có thể gồm có các chương nói về chiến tranh và ảnh hưởng của bọn cướp Ga Đi An tôn hoặc Sa Mu Ên người La Man, Anh của Gia Rết, Mặc Môn, và Mô Rô Ni).

Các em có thể đã viết một điều gì đó tương tự với một trong những lời phát biểu sau đây:• Tôi thích câu chuyện về Mô Rô Ni và ông đã trung tín biết bao cho dù tất cả mọi người xung quanh ông đều tà ác.

Chắc hẳn sẽ là cô đơn và khó khăn để chống lại điều ác trong thời kỳ của Mô Rô Ni, nhưng ông đã can đảm đứng lên. Điều này giúp tôi nhận ra rằng tôi cũng có thể can đảm đứng lên ngay cả khi cảm thấy rất cô đơn.

• Tôi thích các chương về chiến tranh vì nhiều điểm tương tự và các nguyên tắc liên quan đến cuộc chiến hiện nay của chúng ta chống lại điều tà ác. Khi tuân theo các nguyên tắc trong các chương này, tôi cũng có thể được củng cố chống lại cám dỗ. Ví dụ, nếu tôi sống xứng đáng với Đức Thánh Linh, thì Ngài sẽ giúp tôi chuẩn bị để chống lại sự cám dỗ trong những cách mà tôi chưa từng làm trước đó, cũng giống như Lãnh Binh Mô Rô Ni đã chuẩn bị cho dân của ông theo những cách mà họ chưa từng làm trước đó.

Tự chấm điểm câu trả lời của các em: a. Có, tôi đã viết về một người hoặc sự kiện từ Sách Mặc Môn mà đã ảnh hưởng đến tôi trong học kỳ này. b. Không, tôi đã không viết về một người hoặc sự kiện từ Sách Mặc Môn mà đã ảnh hưởng đến tôi trong học kỳ này.

Page 8: Bài Đánh Giá Việc Học Tập An Ma 17–Mô Rô Ni 10 Mẫu A

6

Bài Đánh Giá Việc Học Tập An Ma 17–Mô Rô Ni 10 Mẫu A

Sách Học Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý

Mỗi học sinh sẽ cần một bản sao các trang sau đây.

Các trang cho “Phần 1: Chọn Câu Trả Lời Đúng trong Số Nhiều Câu Trả Lời” có thể được ghim vào với nhau, hai trang cho “Phần 2: Giải Thích Giáo Lý” có thể được ghim vào với nhau hoặc in hai mặt, và hai trang cho “Phần 3: Các Bài Khảo Sát về Niềm Tin và Áp Dụng” có thể được ghim vào với nhau hoặc in hai mặt, nhưng tờ giấy trả lời nên là một trang rời và riêng biệt.

Sách Mặc Môn

Tập Bài Đánh Giá Việc Học Tập của Học Sinh

Page 9: Bài Đánh Giá Việc Học Tập An Ma 17–Mô Rô Ni 10 Mẫu A

7

29. a b

30. a b

31. a b

32. a b

0 0 0 0 0

1 1 1 1 1

2 2 2 2 2

3 3 3 3 3

4 4 4 4 4

5 5 5 5 5

6 6 6 6 6

7 7 7 7 7

8 8 8 8 8

9 9 9 9 9

1

2

3

4

1. a b c

2. a b c

3. a b c

4. a b c

5. a b c

6. a b c

7. a b c

8. a b c

9. a b c

10. a b c

11. a b c

12. a b c

13. a b c

14. a b c

15. a b c

16. a b c

17. a b c

18. a b c

19. a b c

20. a b c

21. a b c

22. a b c

23. a b c

24. a b c

25. a b c

26. a b c

27. a b c

28. a b c

Tờ Giấy Trả Lời cho Bài Đánh Giá Việc Học Tập An Ma 17–Mô Rô Ni 10, Mẫu ATên học sinh:  Số câu trả lời đúng: /32

Những Chỉ DẫnSử dụng bút chì để đánh dấu câu trả lời của các em bằng cách điền vào hình tròn giống như thế này •, chứ không giống như thế này .

Xóa sạch tất cả những chỗ sai. Điền vào phần thông tin ở cột bên trái. Số nhận dạng của chương trình là con số có năm chữ số trên các bản báo cáo ghi danh trong sổ WISE (Lớp Giáo Lý và Viện Giáo Lý Toàn Cầu).

Số Nhận Dạng Chương Trình(hãy hỏi giảng viên)

Các em đã ghi danh học lớp giáo lý bao nhiêu năm rồi?(gồm vào năm hiện hành)

Những Chỉ Dẫn về “Phần 2: Giải Thích Giáo Lý”:Sử dụng “Sự Hướng Dẫn Trả Lời Đúng cho Phần 2: Giải Thích Giáo Lý” để đánh giá điều các em đã viết trong câu trả lời giải thích giáo lý của các em.

Page 10: Bài Đánh Giá Việc Học Tập An Ma 17–Mô Rô Ni 10 Mẫu A

8

Phần 1: Chọn Câu Trả Lời Đúng trong Số Nhiều Câu Trả Lời Để Chọn• Đừng sử dụng thánh thư của các em khi làm bài đánh giá này.• Khi các em làm bài đánh giá, hãy đánh dấu câu trả lời của các em ở trên tờ giấy trả lời đã được cung cấp. Đừng viết

trên mẫu này.• Sử dụng bút chì mà có thể tô đậm các vòng tròn. Điền vào mỗi câu đã có ý định trả lời bằng cách tô đậm trên tờ giấy trả

lời của các em. Đừng sử dụng cây bút chì màu đỏ dùng để đánh dấu thánh thư. Xóa sạch tất cả những chỗ sai.

Nếu các em gặp khó khăn trong việc làm bài đánh giá việc học tập này theo cách truyền thống, xin hãy nói chuyện với giảng viên của các em để tìm ra cách tốt nhất nhằm giúp các em thành công.

Những chỉ dẫn:Chọn MỘT câu trả lời đúng cho các câu hỏi 1–28. Cho biết câu trả lời của các em trên tờ giấy trả lời.

1. Kết quả của việc dân An Ti Nê Phi Lê Hi trở nên được cải đạo theo Chúa là gì? a. Họ được biến hóa và cất lên trên trời. b. Không một ai trong số họ bị dân La Man giết cả. c. Họ không bao giờ sa ngã nữa.

2. Khi An Ma so sánh lời của Thượng Đế với một hạt giống, thì bước đầu tiên ông đưa ra để nuôi dưỡng đức tin của chúng ta là gì?

a. Đọc thánh thư. b. Muốn tin. c. Xin các vị lãnh đạo chức tư tế giúp đỡ.

3. Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô là loại hy sinh nào? a. Một sự hy sinh có giới hạn và tạm thời. b. Một sự hy sinh của con người. c. Một sự hy sinh vô hạn và vĩnh cửu.

4. Khi nào là thời gian tốt nhất để cho các em học cách tuân giữ các lệnh truyền của Thượng Đế? a. Trong thời niên thiếu của mình. b. Lúc đi truyền giáo. c. Khi là một người thành niên.

5. Sự sinh sản là một khả năng thiêng liêng mà chỉ được sử dụng khi  . a. các em cảm thấy rằng hoàn cảnh và ước muốn của mình sẽ biện minh cho việc sử dụng khả năng đó b. một người nam và người nữ đã được kết hôn hợp pháp với tư cách là vợ chồng c. một cặp vợ chồng yêu thương và chung thủy với nhau

6. Sự phục sinh là gì? a. Một sự tái hợp giữa linh hồn và thể xác, với tất cả mọi việc được phục hồi lại trong hình thể thích hợp và trọn vẹn. b. Một sự thay đổi qua Đức Thánh Linh mà cho phép chúng ta thấy được các nhân vật thiên thượng. c. Một sự thay đổi trong tâm trí mà mang đến cho chúng ta một cái nhìn mới mẻ về Thượng Đế, về bản thân mình và về

thế gian.

7. Điều nào trong số những điều sau đây KHÔNG cần phải có để nhận được lòng thương xót và thỏa mãn những đòi hỏi của công lý?

a. Sự Hối Cải. b. Sự Chuộc Tội. c. Sự Hoàn Hảo.

8. Một lý do mà 2.000 chiến sĩ trẻ tuổi đã chiến thắng dân La Man là gì? a. Họ trông cậy vào sức mạnh vô song và kỹ năng của mình. b. Họ buông vũ khí của mình xuống và hiệp nhất trong lời cầu nguyện. c. Họ đã thi hành theo mọi mệnh lệnh một cách rất chính xác.

Page 11: Bài Đánh Giá Việc Học Tập An Ma 17–Mô Rô Ni 10 Mẫu A

9

9. Lẽ thật nào được giảng dạy trong Hê La Man 5:12? a. Gia đình là trọng tâm kế hoạch của Đấng Sáng Tạo dành cho số mệnh vĩnh cửu của con cái Ngài. b. Nếu tiếp nhận các giáo lễ và sống trung tín theo các giao ước của mình thì chúng ta có thể thừa hưởng được cuộc

sống vĩnh cửu. c. Chúng ta phải xây đắp đức tin của mình trên những lời dạy của Chúa Giê Su Ky Tô.

10. Dân Nê Phi liên tục trải qua một chu kỳ của tính kiêu ngạo và sự hủy diệt. Điều gì có thể giúp các em tránh được chu kỳ của tính kiêu ngạo và sự hủy diệt này?

a. Sự giàu có. b. Tính khiêm nhường. c. Những người khác.

11. Chúng ta có thể học được lẽ thật nào từ việc ứng nghiệm của những lời tiên tri về sự giáng sinh của Chúa Giê Su Ky Tô?

a. Các cá nhân rất giỏi trong việc dự đoán những dấu hiệu về các sự kiện trọng đại. b. Đấng Cứu Rỗi đã làm ứng nghiệm hầu hết những lời tiên tri của các thánh tiên tri. c. Chúa sẽ làm ứng nghiệm tất cả những lời mà Ngài đã phán qua các vị tiên tri của Ngài.

12. Đấng Cứu Rỗi có thường xuyên làm theo ý muốn của Cha Thiên Thượng không? a. Hầu như luôn luôn. b. Luôn luôn. c. Đôi khi.

13. Theo như 3 Nê Phi 12:48, chúng ta được truyền lệnh phải làm gì? a. Lắng nghe theo Thánh Linh để làm việc thiện. b. Noi theo tấm gương hoàn hảo của Chúa Giê Su Ky Tô. c. Đừng cố gắng chạy mau hơn sức mình có thể chạy được.

14. Tại sao tất cả những lời cầu nguyện, các phước lành và các giáo lễ của chức tư tế cần phải được thực hiện trong danh của Chúa Giê Su Ky Tô?

a. Ngài là Đấng trung gian của chúng ta với Cha Thiên Thượng. b. Ngài là người đầu tiên được phục sinh. c. Ngài không có tội.

15. Dấu hiệu nào trong số các dấu hiệu sau đây mà cho thấy rằng Chúa đang làm tròn lời hứa của Ngài để quy tụ gia tộc Y Sơ Ra Ên trong những ngày sau cùng?

a. Sự trở lại của gia tộc Y Sơ Ra Ên để phục hồi các chìa khóa gắn bó. b. Sự trở lại từ thiên thượng của thành Giê Ru Sa Lem đã được chuyển hóa. c. Sự ra đời của Sách Mặc Môn.

16. Kết quả của sự hối cải, việc chịu phép báp têm, và kiên trì đến cùng là gì? a. Chúng ta sẽ bước vào ngục tù linh hồn để chờ được phục sinh. b. Chúng ta sẽ đứng vô tội trước Thượng Đế để được phán xét. c. Chúng ta sẽ nhận được sự thịnh vượng trong cuộc sống này.

17. Đấng Cứu Rỗi đang mời gọi chúng ta làm điều gì trong 3 Nê Phi 27:20? a. Cầu vấn với đức tin. b. Tìm kiếm vương quốc của Thượng Đế trước hết. c. Hối cải và đến cùng Ngài.

18. Vai trò của chúng ta với tư cách là dân giao ước của Chúa là gì? a. Chúng ta mang trách nhiệm để ban phước cho tất cả các quốc gia. b. Chúng ta phải sống xứng đáng với thượng thiên giới để một ngày nào đó trở thành một phần tử của gia tộc Y Sơ Ra Ên. c. Chúng ta phải giữ mình tách rời khỏi dân nào mà không thuộc vào gia tộc Y Sơ Ra Ên.

19. Thượng Đế làm cho các phép lạ xảy ra trong cuộc sống của chúng ta tùy theo  . a. sự hiểu biết của chúng ta b. ước muốn của chúng ta c. đức tin của chúng ta

Page 12: Bài Đánh Giá Việc Học Tập An Ma 17–Mô Rô Ni 10 Mẫu A

10

20. Đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô là gì? a. Cảm thấy trong sạch sau khi chúng ta hối cải. b. Hy vọng về những điều có thật nhưng không thấy được. c. Tình yêu thương thanh khiết của Chúa Giê Su Ky Tô.

21. Theo như Ê The 12:27, Chúa hứa gì với những tín đồ khiêm nhường và trung thành về những yếu kém của họ? a. Ngài sẽ làm cho những yếu kém trở nên mạnh mẽ trong họ. b. Ngài sẽ luôn luôn soi dẫn họ. c. Ngài sẽ miễn cho họ khỏi nỗi đau đớn và đau khổ.

22. Ai có thể ban cho ân tứ Đức Thánh Linh? a. Một người nắm giữ Chức Tư Tế A Rôn. b. Một người nắm giữ Chức Tư Tế Mên Chi Xê Đéc. c. Chỉ có vị giám trợ hoặc chủ tịch chi nhánh.

23. Điều gì phải xảy ra cho một cá nhân để nhận được một chức phẩm tư tế? a. Cá nhân này được ban cho một phước lành tộc trưởng. b. Cá nhân này nhận được một phước lành về sức khỏe từ một người có thẩm quyền. c. Cá nhân này được sắc phong bởi một người có thẩm quyền.

24. Phước lành đã được hứa trong những lời cầu nguyện của Tiệc Thánh là gì? a. Chúng ta có thể luôn luôn có được Thánh Linh ở cùng chúng ta. b. Chúng ta có thể chạy mà không mệt nhọc. c. Các cửa sổ trên trời sẽ được mở ra và các phước lành được trút xuống trên chúng ta.

25. Theo như Mô Rô Ni, trách nhiệm của chúng ta đối với các tín hữu khác của Giáo Hội là gì? a. Giúp họ đạt được mọi ước muốn mà họ có. b. Chỉnh sửa họ bất cứ khi nào chúng ta thấy họ chọn sai. c. Nuôi dưỡng phần thuộc linh của họ bằng lời của Thượng Đế.

26. Chúng ta được hứa điều gì về sự tha thứ? a. Chỉ một số người nào đó hối cải mới sẽ được tha thứ. b. Nếu tìm kiếm sự tha thứ với ý định chân thật, thì chúng ta sẽ được tha thứ. c. Chúng ta sẽ được tha thứ một số lần giới hạn.

27. Làm thế nào chúng ta có thể yêu thương những người khác bằng tình yêu thương thanh khiết của Đấng Ky Tô? a. Hãy là một người giải hòa. b. Đừng chọn sa vào vòng vô tín ngưỡng. c. Cầu nguyện để nhận được ân tứ về lòng bác ái.

28. Theo như Mô Rô Ni, làm thế nào các em đạt được một chứng ngôn về Sách Mặc Môn? a. Nghiên cứu sách đó trong 30 phút mỗi ngày. b. Đọc sách đó, suy ngẫm về lòng thương xót của Thượng Đế, và cầu vấn Thượng Đế với ý định chân thật để biết là

sách đó có chân chính không. c. Hiểu được những sự kiện xung quanh sự ra đời của sách đó.

Xin hãy tiếp tục đến “PHẦN 2: Giải Thích Giáo Lý.” Các mục 29–32 sẽ được hoàn tất khi các em đánh giá câu trả lời của mình cho các câu hỏi giải thích giáo lý.

Page 13: Bài Đánh Giá Việc Học Tập An Ma 17–Mô Rô Ni 10 Mẫu A

11

Phần 2: Giải Thích Giáo LýTên học sinh: 

Những chỉ dẫn:Đối với các câu 29–32, các em sẽ trả lời cho các câu hỏi giải thích giáo lý. Các em sẽ hoàn tất tờ giấy trả lời của mình sau khi đã viết và tự chấm điểm các câu trả lời giải thích giáo lý của mình. Các em có thể sử dụng những kinh nghiệm cá nhân, các đoạn giáo lý thông thạo, những lời giải thích ngắn về lẽ thật, và chứng ngôn của các em trong câu trả lời của mình. Các câu trả lời của các em sẽ chỉ được chấm điểm theo nội dung (chứ không phải theo cấu trúc, ngữ pháp, chính tả, độ dài, hoặc mức độ trôi chảy).

Các câu hỏi giải thích giáo lý:

29. Ba nguyên tắc về Việc Đạt Được Sự Hiểu Biết Thuộc Linh trong Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý là hành động bằng đức tin, xem xét các khái niệm và các câu hỏi với một quan điểm vĩnh cửu, và tìm cách hiểu thêm qua các nguồn tài liệu đã được Chúa quy định. Chia sẻ một ví dụ về cách các em đã sử dụng một trong các nguyên tắc này để giải đáp một câu hỏi hoặc vấn đề mà các em gặp phải.

30. Chia sẻ một nguyên tắc phúc âm hoặc lẽ thật các em đã học được từ việc nghiên cứu về lần hiện đến của Đấng Cứu Rỗi cùng dân Nê Phi (xin xem 3 Nê Phi 11–26). Giải thích cách mà nguyên tắc hoặc lẽ thật này đã ảnh hưởng đến cuộc sống của các em.

Page 14: Bài Đánh Giá Việc Học Tập An Ma 17–Mô Rô Ni 10 Mẫu A

12

31. Giải thích điều mà các em đã học được về kế hoạch cứu rỗi từ việc nghiên cứu Sách Mặc Môn của các em. Hãy gồm vào việc hiểu biết của các em về kế hoạch cứu rỗi đã ảnh hưởng như thế nào đến những lựa chọn hàng ngày của các em hoặc có thể giúp các em trả lời những câu hỏi mà người khác có thể có.

32. Viết về cách thức mà một người hay một sự kiện từ việc các em nghiên cứu Sách Mặc Môn đã ảnh hưởng đến các em trong học kỳ này. Hãy cho biết cách mà một người hoặc sự kiện đã ảnh hưởng đến những lựa chọn hàng ngày của các em hoặc đã trả lời cho một câu hỏi các em. (Những tùy chọn có thể gồm có các chương nói về chiến tranh và ảnh hưởng của bọn cướp Ga Đi An tôn hoặc Sa Mu Ên người La Man, Anh của Gia Rết, Mặc Môn, và Mô Rô Ni).

Page 15: Bài Đánh Giá Việc Học Tập An Ma 17–Mô Rô Ni 10 Mẫu A

13

Phần 3: Các Bài Khảo Sát về Niềm Tin và Áp DụngBài Khảo Sát về Niềm Tin và Bài Khảo Sát về Áp Dụng là các bài khảo sát tự nguyện, vô danh. Các câu trả lời chân thật của các em cho những câu hỏi khảo sát sẽ giúp các em suy ngẫm về niềm tin và sự áp dụng các giáo lý và các nguyên tắc sau đây.

Bài Khảo Sát về Niềm Tin

Đọc mỗi lời phát biểu dưới đây, và chọn câu trả lời nào mô tả các em. Sau đó đánh dấu câu trả lời của các em vào chỗ trống. Có hai câu trả lời cho mỗi lời phát biểu.

Tôi __________ biết điều này là có thật. Các em quan tâm bao nhiêu đến giáo lý này?

biết tin có tin phần nào

không biết nếu

Giáo lý này rất quan trọng đối với tôi.

Giáo lý này quan trọng đối với tôi.

Giáo lý này có phần nào quan trọng đối với tôi.

Giáo lý này không quan

trọng đối với tôi.

1. Việc nhận được sự hiểu biết thuộc linh đòi hỏi một ước muốn chân thành để biết được lẽ thật.

◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦

2. Chúa Giê Su Ky Tô là Đấng trung gian của chúng ta với Cha Thiên Thượng.

◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦

3. Qua lòng khiêm nhường và sự hối cải, tôi có thể tránh và khắc phục được tính kiêu ngạo.

◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦

4. Bất cứ khi nào chúng ta hối cải với ý định chân thật thì chúng ta được tha thứ.

◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦

5. Thượng Đế làm tròn tất cả những lời của Ngài phán qua các vị tiên tri. ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦

6. Tôi phải tuân giữ các giao ước của mình để nhận được cuộc sống vĩnh cửu.

◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦

7. Nếu tôi trung thành tuân giữ giao ước về Tiệc Thánh thì tôi luôn luôn có thể có Thánh Linh ở cùng tôi.

◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦

8. Những khả năng thiêng liêng về sự sinh sản chỉ phải được sử dụng giữa một người nam và người nữ đã cưới hỏi hợp pháp với tư cách là vợ chồng.

◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦

9. Nếu chúng ta tuân theo Thượng Đế, thì Ngài sẽ hỗ trợ chúng ta trong những thử thách của chúng ta.

◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦

10. Sách Mặc Môn được viết ra để thuyết phục tất cả mọi người rằng Chúa Giê Su là Đấng Ky Tô.

◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦

Xin hãy tiếp tục Bài Khảo Sát về Việc Áp Dụng.

Page 16: Bài Đánh Giá Việc Học Tập An Ma 17–Mô Rô Ni 10 Mẫu A

14

Bài Khảo Sát về Việc Áp Dụng

Đọc mỗi lời phát biểu dưới đây, và chọn câu trả lời nào mô tả các em. Sau đó đánh dấu câu trả lời của các em vào chỗ trống. Có hai câu trả lời cho mỗi lời phát biểu.

Các em quan tâm bao nhiêu đến lẽ thật này? Các em áp dụng lẽ thật này ở mức độ thường xuyên như thế nào?

Lẽ thật này rất quan trọng đối với tôi.

Lẽ thật này quan trọng đối với tôi.

Lẽ thật này có phần nào quan trọng đối với tôi.

Lẽ thật này không quan

trọng đối với tôi.

Thường xuyên và đều đặn

Thường xuyên Đôi khi

Rất hiếm hoặc không

bao giờ

Sách Mặc Môn giảng dạy về tầm quan trọng của __________.

11. nuôi dưỡng lời của Thượng Đế trong lòng chúng ta để gia tăng đức tin của chúng ta

◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦

12. sống cuộc sống của chúng ta theo gương của Đấng Cứu Rỗi ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦

13. củng cố các tín hữu Giáo Hội với lời của Thượng Đế ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦

14. trở nên được cải đạo theo Chúa Giê Su Ky Tô ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦

15. chia sẻ phúc âm để ban phước cho tất cả các quốc gia ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦

16. làm cho cuộc sống của chúng ta phù hợp với những lời giảng dạy của các vị tiên tri và sứ đồ

◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦

17. tuân giữ các giao ước của chúng ta để cho các giáo lễ của chúng ta được ấn chứng và ràng buộc trên thiên thượng

◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦

18. trung tín tuân giữ giao ước về tiệc thánh ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦

19. bênh vực gia đình, tự do và tôn giáo của chúng ta ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦

20. học hỏi trong thời niên thiếu của chúng ta để tuân giữ các lệnh truyền của Thượng Đế

◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦ ◦

Sau khi các em hoàn tất bài khảo sát này, hãy dành ra một phút để viết ra điều các em cảm thấy sẽ giúp gia tăng chứng ngôn của các em về những giáo lý và nguyên tắc này. Những ý kiến này có thể đặt ra một mục tiêu để bắt đầu thực hiện một số sinh hoạt mà được gồm vào trong bài khảo sát thường xuyên hơn hay chân thành hơn hoặc để chia sẻ điều các em biết về phúc âm với bạn bè hay gia đình hoặc ở nhà thờ.