NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ GIỚI -...

19
1 NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ GIỚI Ths. Bs. Đỗ Việt Dũng biện soạn (Tài liệu lưu hành nội bộ) Tháng 12/2017

Transcript of NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ GIỚI -...

Page 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ GIỚI - csds.vncsds.vn/wp-content/uploads/2018/02/cac-khai-niem-co-ban-ve-gioi-.pdf · các khái niệm và qui định của xã hội Do yếu

1

NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ GIỚI

Ths. Bs. Đỗ Việt Dũng biện soạn (Tài liệu lưu hành nội bộ)

Tháng 12/2017

Page 2: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ GIỚI - csds.vncsds.vn/wp-content/uploads/2018/02/cac-khai-niem-co-ban-ve-gioi-.pdf · các khái niệm và qui định của xã hội Do yếu

2

1. Giới và Giới tính 1.1. Giới tính: Là thuật ngữ dùng để chỉ sự khá biệt sinh học giữa phụ nữ và nam giới (hay trẻ em trai và trẻ em gái).

Phụ nữ Nam giới

Có buồng trứng và mang thai Có tinh hoàn và tinh trùng

Tiết sữa cho con bú Mọc râu rậm ở cằm

Có âm đạo Có dương vật

Sự khác biệt về giới tính được biểu hiện trước hết ở cấu tạo của cơ thể, đặc điểm thể chất và sinh lý, chức năng sinh sản của phụ nữ và nam giới.

Các đặc điểm sinh học của phụ nữ hoặc nam giới được hình thành ngay từ khi sinh ra (bẩm sinh), không thay đổi theo thời gian (trừ trường hợp có sự can thiệp của tiến bộ khoa học) và các đặc điểm này có sự giống nhau giữa các nhóm dân tộc và các vùng địa lý.. 1.2. Giới: Là thuật ngữ dùng để chỉ các đặc điểm xã hội của phụ nữ và nam giới trong các mối quan hệ xã hội. Các đặc điểm này bao gồm vai trò, vị trí, trách nhiệm của phụ nữ và nam giới trong các mối quan hệ xã hội. Khi nói tới các đặc điểm giới không có ý ám chỉ sự khác biệt giữa phụ nữ và nam giới về mặt sinh học mà chính là sự khác biệt giữa phụ nữ và nam giới về vị trí, vai trò và trách nhiệm trong các mối quan hệ xã hội. Những đặc điểm giới (hay những dấu hiệu dùng để phân biệt giữa phụ nữ và nam giới trong các mối quan hệ xã hội) thường được xã hội hay cộng đồng gán cho người phụ nữ và nam giới. Những đặc điểm này xuất phát từ quan điểm hay mong đợi của cộng đồng nơi người phụ nữ và nam giới đó sinh sống. Mỗi cộng đồng hoặc khu vực địa lý hay nhóm dân tộc cụ thể, sẽ có những mong đợi hay quan điểm khác nhau về vai trò, vị trí và trách nhiệm của phụ nữ hay nam giới trong các mối quan hệ xã hội. Những quan điểm hay mong đợi của cộng đồng được hình thành và dần dần trở thành các chuẩn mực giới (hay định kiến giới) khiến tất cả mọi người trong cộng đồng đó tuân theo và chịu nhiều áp lực để thực hiện tốt theo các mong đợi đó của cộng đồng. Trong cuộc sống, người phụ nữ và nam giới trong cộng đồng thường được dạy dỗ và định hướng thực hiện theo những mong đợi hoặc “chuẩn mực” của cộng đồng đối với một người phụ nữ hay một người nam giới. Mặt khác, trong các quan hệ xã hội, phụ nữ và nam giới lại luôn phải điều chỉnh hành vi hoặc suy nghĩ của họ sao cho phù hợp với mong đợi của cộng đồng (hay chuẩn mực) mà cộng đồng mong muốn.

Page 3: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ GIỚI - csds.vncsds.vn/wp-content/uploads/2018/02/cac-khai-niem-co-ban-ve-gioi-.pdf · các khái niệm và qui định của xã hội Do yếu

3

1.3. So sánh giữa giới và giới tính

Sự khác biệt về Giới tính giữa nam và nữ Sự khác biệt về Giới giữa nam và nữ

Xuất hiện ngay từ khi sinh ra và thường đi theo suốt cuộc đời

Không có ngay khi mới sinh mà được hình thành dần dần và ngày một rõ nét thông qua quá trình học hỏi và tích luỹ các khái niệm và qui định của xã hội

Do yếu tố sinh học qui định (gene) Do xã hội qui định

Có sự đa dạng (có sự khác nhau giữa các vùng, miền, nhóm dân tộc...)

Đồng nhất (có sự giống nhau giữa vùng miền, nhóm dân tộc)

Không phụ thuộc vào sở thích cá nhân, môi trường văn hoá, xã hội, điều kiện kinh tế

Phụ thuộc vào sở thích cá nhân, môi trường văn hoá, xã hội, điều kiện kinh tế

Không thể hoặc rất khó thay đổi Có thể thay đổi.

2. Định kiến giới: Là nhận thức, quan điểm, thái độ, nhận định, đánh giá chưa đúng, thiên lệch hoặc tiêu cực của cộng đồng về đặc điểm, vị trí, vai trò, trách nhiệm, năng lực của phụ nữ và nam giới trong các mối quan hệ xã hội. Định kiến giới thường giới hạn ở những gì cộng đồng mong muốn hoặc cho phép nam giới hay phụ nữ thực hiện trong các quan hệ xã hội. Ví dụ về định kiến giới

Phụ nữ làm việc nhà tốt hơn nam giới

Nam giới làm lãnh đạo tốt hơn phụ nữ

Nam giới kiếm tiền nuôi vợ con Phụ nữ chăm con và làm việc nhà

Page 4: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ GIỚI - csds.vncsds.vn/wp-content/uploads/2018/02/cac-khai-niem-co-ban-ve-gioi-.pdf · các khái niệm và qui định của xã hội Do yếu

4

Định kiến giới thường gây áp lực cho cả phụ nữ và nam giới, vì cả hai phải luôn luôn nỗ lực để đạt được những mong đợi của xã hội. Khi một phụ nữ hay một người nam giới trong cộng đồng không đạt được những điều mà cộng đồng mong đợi đối với họ thường dễ bị cộng đồng phân biệt đối xử hoặc chê cười (ví dụ: cặp vợ chồng nào không sinh được con trai thì người vợ luôn bị gia đình nhà chồng trách móc là không biết đẻ và người chồng thì bị coi thường trong các mối quan hệ xã hội).

Sâu xa hơn, định kiến giới chính là nguyên nhân gốc rễ của tình trạng bất bình đẳng giới. Định kiến giới có thể tạo điều kiện cho phụ nữ hoặc nam giới chiếm giữ quyền lực cao hơn người còn lại. Định kiến giới sẽ cản trở phụ nữ hoặc nam giới tham gia vào quá trình ra quyết định, tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực. Đồng thời, định kiến giới đóng khuôn người phụ nữ và nam giới ở khía cạnh hay lĩnh vực hoặc công việc mà cộng đồng mong muốn, khiến cả phụ nữ và nam giới không có sự chia sẻ cũng như không phát huy hết khả năng của họ. Ví dụ:

Phụ nữ không được bầu làm lãnh đạo thôn do cộng đồng không tin rằng người phụ nữ có thể làm được vị trí này;

Phụ nữ không được mời tham gia các cuộc họp thôn vì cộng đồng nghĩ rằng họ không có kinh nghiệm và không quyết định được việc lớn như nam giới;

Phụ nữ không được tham gia thảo luận và ra quyết định các công việc quan trọng trong gia đình (mua đất đai) vì nam giới nghĩ rằng phụ nữ không hiểu biết;

Con gái không được thừa kế tài sản hoặc không được đi học lên cao như con trai vì quan niệm con gái đi lấy chồng sẽ là con nhà người khác.

Nam giới cố đẻ bằng được con trai, nếu không sẽ bị cộng đồng chê cười là không biết đẻ.

Nam giới phải luôn cố thể hiện họ là người mạnh mẽ và quyết đoán vì nếu không sẽ bị người khác khinh thường.

Nam giới không tham gia làm các công việc lặt vặt trong gia đình (giặt giũ, chăm con) vì quan niệm cho rằng đây là các công việc của phụ nữ.

Nam giới được phép đánh vợ, phụ nữ luôn phải biết nhẫn nhịn vì quan niệm nam giới có quyền hành và phụ nữ luôn sai trong mọi tình huống.

Trong ứng xử hàng ngày, chúng ta thường rất dễ có định kiến đối với phụ nữ hoặc nam giới trong các quan hệ xã hội nhưng chúng ta có thể không nhận ra hoặc không cho đây là vấn đề cần thay đổi.

Page 5: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ GIỚI - csds.vncsds.vn/wp-content/uploads/2018/02/cac-khai-niem-co-ban-ve-gioi-.pdf · các khái niệm và qui định của xã hội Do yếu

5

3. Nam tính và Nữ tính: Việc phân định thế nào là Nam tính, thế nào là Nữ tính là do xã hội quy định. Giá trị của người Nam thường được đề cao không chỉ trong gia đình mà còn cả ngoài cộng đồng và xã hội trong khi giá trị của người phụ nữ lại xã hội không đánh giá và nhìn nhận đúng mức. Ví dụ:

Nam Nữ

Người làm kinh tế Người quản lí chi tiêu trong gia đình

Đối ngoại (đảm bảo gia đình được coi trọng trong cộng đồng)

Đối nội (đảm bảo hạnh phúc, hoà thuận trong gia đình)

Người tạo dựng cơ sở vật chất trong gia đình

Người chăm sóc trong gia đình

Người làm việc nặng Người làm việc nhẹ

Duy trì dòng họ Không có vai trò trong duy trì dòng họ, chỉ có vai trò tại gia đình

Như vậy, Nam tính hay Nữ tính là phạm trù Giới và là một hình ảnh của một định kiến giới, việc định danh này tạo ra những hinh thức phân biệt đối xử khác dựa vào giới tính. Nó cũng là nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng giới và bạo lực Giới. 4. Vai trò giới và phân công lao động: Là những trách nhiệm mà xã hội mong đợi ở phụ nữ và nam giới. Vai trò Giới mang hàm ý là những công việc, nhiệm vụ mà nam giới và phụ nữ thực hiện hàng ngày. Các công việc mà người phụ nữ và nam giới thực hiện hiện rất đa dạng bao gồm: Vai trò sản xuất: Bao gồm các hoạt động nhằm tạo thu nhập, giúp cho sự thịnh vượng và phát triển kinh tế của gia đình và cộng đồng xã hội. Cả nam giới và phụ nữ đang tham gia thực hiện vai trò sản xuất nhưng giữa phụ nữ và nam giới có sự phân công lao động khác nhau.

Page 7: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ GIỚI - csds.vncsds.vn/wp-content/uploads/2018/02/cac-khai-niem-co-ban-ve-gioi-.pdf · các khái niệm và qui định của xã hội Do yếu

7

Vai trò cộng đồng: Là những hoạt động diễn ra ngoài phạm vi gia đình nhằm đáp ứng nhu cầu của cộng đồng, hoạt động này không mang lại thu nhập cho gia đình như các hoạt động như vui chơi, lễ hội, xây dựng đường làng, họp hội, trao đổi thông tin, giữ trật tự; vệ sinh nơi công cộng. Vai trò này còn liên quan đến việc quản lý và giữ gìn các nguồn tài nguyên cho sự tiêu thụ của cộng đồng như chất đốt, rừng, nguồn nước vv.

Đám cưới

Lễ hội

Làm vệ sinh thôn xóm

Họp thôn

Kinh nghiệm thực tế cho thấy sự phân công vai trò và nhiệm vụ của phụ nữ và nam giới trong cộng đồng thường chịu ảnh hưởng bởi các định kiến giới. Khi thực hiện các vai trò giới, phụ nữ hay nam giới thường bị chi phối hay ảnh hưởng bởi mong đợi của cộng đồng hơn là khả năng và năng lực thực tế của họ. Định kiến giới về vai trò của phụ nữ và nam giới khiến cho phụ nữ thường tham gia vào các công việc mang lại thu nhập thấp hơn nam giới, thậm chí cùng thực hiện một công việc giống nhau nhưng thu nhập của người phụ nữ vẫn thấp hơn nam giới. Tương tự, định kiến giới cũng khiến cho nhiều nam giới và phụ nữ nghĩ rằng có một số công việc sản xuất là công việc của nam giới và chỉ có nam giới mới làm được công việc đó và ngược lại có một số công việc sản xuất là công việc của phụ nữ và chỉ có phụ nữ mới làm được. Điều này đã hạn chế sự tham gia của phụ nữ hoặc nam giới vào một số loại hình công việc. (Ví dụ: phụ nữ rất ít được tham gia vào các lĩnh vực kỹ thuật, còn nam giới rất ít tham gia trong các lĩnh vực dệt may, sư phạm)..

Page 8: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ GIỚI - csds.vncsds.vn/wp-content/uploads/2018/02/cac-khai-niem-co-ban-ve-gioi-.pdf · các khái niệm và qui định của xã hội Do yếu

8

Cùng một công việc nhưng lương khác nhau

Công việc dành riêng cho nam giới

Do định kiến giới nên trong thực tế vai trò tái sản xuất (chăm con, dạy dỗ con cái) thường được gắn cho phụ nữ và cả phụ nữ và nam giới coi đó là công việc của phụ nữ. Người đàn ông rất ít tham gia các công việc này. Trong khi đó người phụ nữ lại ít được tham gia vào các hoạt động xã hội.

Các loại vai trò giới Đặc điểm Ví dụ

Vai trò sản xuất Bao gồm các hoạt động nhằm tạo thu nhập, cho sự thịnh vượng và phát triển kinh tế của gia đình và xã hội

Đi cày, đi cấy, gặt lúa, mua bán, vv..

Vai trò (tái sản xuất) sinh sản, nuôi dưỡng

Là hoạt động tạo, duy trì nòi giống và tái tạo sức lao động

Sinh con, nuôi dạy con cái, chăm sóc các thành viên trong gia đình, nội trợ vv..

Vai trò cộng đồng Là những hoạt động diễn ra ngoài phạm vi gia đình nhằm đáp ứng nhu cầu của cộng đồng, hoạt động này không mang lại thu nhập cho gia đình

Họp tổ dân phố, họp họp hội phụ nữ, họp trao đổi thông tin, tham dự các lễ hội, vv..

5. Nhu cầu giới:

Các mong muốn và đòi hỏi đặc trưng, khác biệt giữa nữ và nam trong một điều kiện hay hệ thống xã hội cụ thể. Việc tìm hiểu nhu cầu giới rất quan trong để xây dựng chính sách hay chương trình can thiệp hiệu quả. Vì nữ và nam có những nhu cầu riêng biệt nên việc chỉ dừng ở đánh giá nhu cầu cộng đồng nói chung mà không làm rõ nhu cầu giới có thể sẽ làm giảm hiệu quả của chính sách hay sự can thiệp. Cái mà chúng ta tưởng là nhu cầu của cộng đồng nhiều khi chỉ là nhu cầu của nam do nam giới thường là người đại diện gia đình tham gia các cuộc tham vấn cộng đồng. Nhu cầu giới có hai loại là nhu cầu giới thực tiễn và nhu cầu giới chiến lược.

Page 9: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ GIỚI - csds.vncsds.vn/wp-content/uploads/2018/02/cac-khai-niem-co-ban-ve-gioi-.pdf · các khái niệm và qui định của xã hội Do yếu

9

(Xem Nhu cầu giới thực tiễn và Nhu cầu giới chiến lược).

5.1. Nhu cầu giới thực tiễn

Những mong muốn và đòi hỏi cụ thể, thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày mang đặc trưng riêng của nữ và nam và có thể đáp ứng ngay được trong ngắn hạn. Do vai trò giới và phân công lao động theo giới của nữ và nam khác nhau nên nhu cầu giới thực tiễn của nữ và nam cũng khác nhau. Việc đáp ứng nhu cầu giới thực tiễn của nữ hoặc nam cũng khác nhau. Việc đáp ứng nhu cầu giới thực tiễn của nữ hoặc nam sẽ giúp họ thực hiện tốt hơn vai trò giới của mình nhưng có thể chưa làm thay đổi vai trò giới và quan hệ giới. Ví dụ

Phụ nữ mong muốn có nguồn nước sạch, nguồn chất đốt thuận lợi để lo bữa ăn cho gia đình, tắm rửa cho con, giặt giũ cho gia đình.

Nam giới quan tâm đến thủy lợi, công nghệ, kỹ thuật để làm tốt vai trò người lo kinh tế, người kiếm sống cho gia đình.

5.2. Nhu cầu giới chiến lược

Những yêu cầu, mong muốn của nữ hoặc nam mà khi được đáp ứng sẽ góp phần cải thiện địa vị của nữ hoặc nam, tạo nên quan hệ giới bình đẳng. Để đáp ứng được cần có thời gian dài hạn. Ví dụ

Những nhu cầu giới chiến lược của phụ nữ là nâng cao năng lực chuyên môn, giúp họ tự tin khi tham gia bàn bạc và ra quyết định về các vấn đề của gia đình, cơ quan, tổ chức, cộng đồng.

6. Công bằng giới Là một quá trình đối xử công bằng đối với nam giới và phụ nữ dựa trên sự thừa nhận có sự khác biệt các đặc điểm sinh học và xã hội của nam và nữ. Công bằng giới được hiểu là sự đối xử hợp lý với nam giới và phụ nữ; hay giữa trẻ em trai và trẻ em gái, bằng cách ghi nhận sự khác biệt và tạo điều kiện dựa trên sự khác biệt giữa phụ nữ và nam giới về nhu cầu, khả năng tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực, khả năng ra quyết định cũng như các yếu tố ảnh hưởng. Công bằng giới chính là xác định và thực hiện các biện pháp can thiệp phù hợp nhằm đảm bảo cho cả nam giới và phụ nữ, cả trẻ em trai và trẻ em gái đều có cơ hội và điều kiện tốt nhất để có thể tham gia hiệu quả vào các hoạt động của trường học và được hưởng lợi một cách bình đẳng từ các thành quả giáo dục.

Page 10: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ GIỚI - csds.vncsds.vn/wp-content/uploads/2018/02/cac-khai-niem-co-ban-ve-gioi-.pdf · các khái niệm và qui định của xã hội Do yếu

10

Bình đẳng giới là mục đích cuối cùng mà xã hội hay cộng đồng hướng tới và mong muốn đạt được; còn công bằng giới chính là cách thức hay biện pháp hay quá trình thực hiện để giúp đạt mục tiêu bình đẳng giới giữa phụ nữ và nam giới. 7. Bình đẳng giới: Là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện, cơ hội nhằm phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó. (Luật bình đẳng giới 2006) Trong đời sống sinh học cũng như xã hội, nam giới và nữ giới có những vai trò, chức năng và trách nhiệm không giống nhau. Do đó, Bình đẳng giới không phải là sự hoán đổi vai trò hay chức năng của nam giới cho phụ nữ và ngược lại. Bình đẳng giới cũng không phải là sự tuyệt đối hóa bằng con số hoặc tỉ lệ 50/50 giữa phụ nữ và nam giới trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, vai trò ở khía cạnh sinh học và xã hội. Bình đẳng giới là sự công nhận, thừa nhận và tôn trọng những điểm khác nhau giữa phụ nữ và nam giới trong việc thực hiện các vai trò sản xuất, tái sán xuất, vai trò chính trị và cộng đồng. Bình đẳng giới chính là tạo điều kiện và tạo cơ hội cho cả phụ nữ và nam giới phát huy tối đa khả năng và tiềm lực của họ để cùng phát triển và đảm bảo cho cả phụ nữ và nam giới được hưởng lợi như nhau trong quá trình phát triển.

Page 11: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ GIỚI - csds.vncsds.vn/wp-content/uploads/2018/02/cac-khai-niem-co-ban-ve-gioi-.pdf · các khái niệm và qui định của xã hội Do yếu

11

Khi nói đến bình đẳng giới nghĩa là sự bình đẳng trong các khía cạnh sau: Bình đẳng về cơ hội: Nam giới và phụ nữ; trẻ em trai và trẻ em gái đều phải được tạo điều kiện và cơ hội như nhau về các khía cạnh khác nhau của đời sống như lao động, học tập, vui chơi, giải trí... Trong lĩnh vực giáo dục, bình đẳng về cơ hội nghĩa là dù trẻ em trai hay trẻ em gái đều phải được đi học, đều được tham gia vào các hoạt động của trường học và đều phải được tạo điều kiện thuận lợi trong học tập.

Dù là con gái hay con trai đều phải được đi học Bình đẳng về quyền: Cả phụ nữ và nam giới hay trẻ em trai và trẻ em gái đều phải được hưởng các quyền cơ bản như đã ghi trong văn bản pháp luật và chính sách của nhà nước như quyền về bầu cử, quyền thừa kế; quyền sở hữu đất đai....

Bình đẳng về hưởng lợi: phụ nữ và nam giới, trẻ em trai và trẻ em gái đều phải được hưởng lợi một cách bình đẳng từ những thành quả của quá trình lao động và phát triển. Không có sự phân biệt kỳ thị dựa trên cơ sở giới tính.

Page 12: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ GIỚI - csds.vncsds.vn/wp-content/uploads/2018/02/cac-khai-niem-co-ban-ve-gioi-.pdf · các khái niệm và qui định của xã hội Do yếu

12

Nam giới chia sẻ công việc nhà với vợ

Bình đẳng về vị thế: phụ nữ/trẻ em gái và nam giới/trẻ em trai có địa vị bình đẳng với nhau. Phụ nữ không lệ thuộc vào nam giới. Ý kiến của cả hai đều được xem trọng. 8. Tiến trình hướng tới bình đẳng Giới: Để đi đến được Bình đẳng Giới là cả 1 quá trình dài lâu theo mô hình sau:

Thiếu nhạy cảm giới/Mù

Giới

Nhạy cảm giới

Đáp ứng giới/ trách

nhiệm giới

Hành động để thay đổi quan hệ

giới

8.1. Mù Giới: Đây chính là tình trạng chưa có hiểu biết đầy đủ về giới hoặc không nhận thấy tầm quan trọng của giới trong các hoạt động hàng ngày trong cộng đồng hoặc nơi làm việc/học tập. Mù giới là tình trạng không nhận ra sự khác biệt về nhu cầu, các yếu tố cản trở, khả năng ra quyết định và mức độ hưởng lợi hay tác động giữa phụ nữ và nam giới hay giữa trẻ em trai và trẻ em gái khi tiến hành các hoạt động can thiệp. Tình trạng mù giới là nguyên nhân của việc không quan tâm xem xét, tìm hiểu các vấn đề giới và thường đặt giới ra ngoài danh mục ưu tiên trong các can thiệp, đầu tư ngân sách... cũng như không xem xét giới trong các hoạt động lập kế hoạch can thiệp tại cộng đồng và nhà trường. Trong cộng đồng và công sở, đôi khi bản thân người dân và cán bộ, nhân viên (cả phụ nữ và nam giới) và các tổ chức, cơ quan đoàn thể do chưa được nâng cao nhận thức về giới cho nên đôi khi xảy ra tình trạng họ cho rằng không có vấn đề về giới trong cộng đồng hay nơi làm việc/học tập của họ nên không cần can thiệp hoặc chưa nhận thấy giới là vấn đề quan trọng cần phải quan tâm trong các hoạt động.

Page 13: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ GIỚI - csds.vncsds.vn/wp-content/uploads/2018/02/cac-khai-niem-co-ban-ve-gioi-.pdf · các khái niệm và qui định của xã hội Do yếu

13

8.2. Nhạy cảm Giới: Là nhận thức đầy đủ và đúng đắn sự khác biệt về nhu cầu hay mối quan tâm khác nhau giữa phụ nữ và nam giới, hay giữa trẻ em trai và trẻ em gái cũng như nhận ra những yếu tố cản trở riêng đối với phụ nữ hay nam giới; trẻ em gái hay trẻ em trai khi thu hút sự tham gia của họ vào các hoạt động tại trường học cũng như sự khác biệt trong khả năng ra quyết định giữa phụ nữ/ trẻ em gái và nam giới/trẻ em trai. Tuy nhiên, nhạy cảm giới mới chỉ dừng lại ở mức độ nhận thức được sự khác biệt nhưng chưa có biện pháp can thiệp. 8.3. Trách nhiệm Giới/Đáp ứng Giới: Là việc nhận thức được các vấn đề giới, khác biệt giới và nguyên nhân của những khác biệt, từ đó đưa ra biện pháp tích cực nhằm giải quyết và khắc phục bất bình đẳng trên cơ sở giới. Cần lưu ý rằng, biện pháp được tiến hành có thể đã làm thay đổi hoặc chưa làm thay đổi một cách hiệu quả và lâu dài các nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng giới. 8.4. Hành động để thay đổi quan hệ giới

Tích cực tìm hiểu các nguyên nhân sâu xa của bất bình đẳng giới và có hành động hiệu quả nhằm chuyển đổi quan hệ bất bình đẳng giữa nam và nữ, kết quả đem lại là quá trình chuyển đổi quan hệ giới: tức là vị thế của phụ nữ được cải thiện và bình đẳng giới được tăng cường.

Nguồn: Hướng dẫn lồng ghép giới trong hoạch định và thực thi chính sách - Uỷ ban Quốc gia

vì Sự tiến bộ của Phụ nữ 2004

CHUYỂN ĐỔI MỐI

QUAN HỆ GIỚI

ĐÁP ỨNG GIỚI

NHẠY CẢM GIỚI

MÙ GIỚI

Nhận thức được tầm quan trọng, chủ

động thực hiện chính sách và có được

mối quan hệ Giới bình đẳng

Nhận thức được tầm quan trọng, chủ

động thực hiện các hoạt động, chính

sách để cải thiện bất bình đẳng nhưng

có thể chưa đạt kết quả

Nhận thức được tầm quan trọng

nhưng chưa làm gì để cải thiện

Nhận thức được tầm quan trọng

nhưng chưa làm gì để cải thiện

Page 14: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ GIỚI - csds.vncsds.vn/wp-content/uploads/2018/02/cac-khai-niem-co-ban-ve-gioi-.pdf · các khái niệm và qui định của xã hội Do yếu

14

9. Lồng ghép giới

Là việc đưa góc nhìn giới vào một chương trình hay chính sách cụ thể nào đó với mục đích làm tăng hiệu quả của chính sách hay chương trình này thông qua đáp ứng nhu cầu giới và/ hoặc cải thiện quan hệ giới. Các chương trình hay chính sách nhằm cải hiện chính sách kinh tế, sức khỏe, đời sống có thể không đặt ra mục tiêu là hướng tới bình đẳng giới. Tuy nhiên, bất bình đẳng giới lại nằm trong nguyên nhân gốc rễ của hầu hết các vấn đề. Do vậy, việc xem xet mối quan hệ xã hội của nữ va nam cũng như các yếu tố ảnh hưởng sẽ giúp đưa ra các chiến lược và chính sách can thiệp hiệu quả nhất. Tùy mức độ đầu tư và thời gian của chương trình mà cải thiện quan hệ giới có thể đạt được thông qua lồng ghép giới, nhưng đây không nhất thiết phải là đầu ra của các hoạt động hay chương trình có lồng ghép giới. Ví dụ: Để tăng cường tình dục an toàn cho thanh thiếu niên, việc lồng ghép giới vào hoạt động đánh giá nhu cầu và can thiệp là quan trọng vì trong rất nhiều trường hợp, chính sự bất bình đẳng giữa nữ và nam chứ không phải là thiếu hụt kiến thức đã khiến các em gái không thương thuyết được việc sử dụng bao cao su. Việc lồng ghép giới trong hoạt động dự án được thể hiện như sau: Trong đánh giá nhu cầu: làm rõ sự khác nhau giữa nữ và nam về:

Quan hệ tình dục trước hôn nhân

Sử dụng bao cao su

Khả năng thương thuyết, trao đổi với bạn tình về tình dục và bao cao su

Khả năng tham gia vào hoạt động dự án. Trong thiết kế can thiệp:

Đáp ứng các nhu cầu cụ thể về kiến thức và kĩ năng của nữ và nam

Lập kế hoạch hoạt động dự án phù hợp với lịch sinh hoạt đặc thù của nữ và nam để các bạn có thể tham gia tối đa vào các dự án.

Trong theo dõi, giám sát và đánh giá:

Có các chỉ số theo dõi riêng biệt cho nhu cầu của nữ và nam

Có các chỉ số về cải thiện quan hệ giới

Có cả nữ và nam tham gia vào phát triển chỉ số

Có cả nữ và nam trong nhóm thực hiện theo dõi, giám sát và đánh giá. Với cách tiếp cận này có thể thấy rằng hoạt động lồng ghép giới sẽ làm tăng hiệu quả của can thiệp vì đáp ứng được nhu cầu cụ thể của nữ và nam. Tuy nhiên, chưa chắc chắn là các hoạt động này sẽ cải thiện quan hệ giới vì cải thiện quan hệ giới cần nhiều thời gian và liên quan đến sự thay đổi của cả môi trường xã hội, nơi làm việc, nhà trường và gia đình chứ không chỉ những đối tượng can thiệp của hoạt động.

Page 15: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ GIỚI - csds.vncsds.vn/wp-content/uploads/2018/02/cac-khai-niem-co-ban-ve-gioi-.pdf · các khái niệm và qui định của xã hội Do yếu

15

10. Văn hoa gia đinh va bạo lực giới, bất binh đẳng giơi ơ Việt Nam Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và giao lưu văn hóa toàn cầu thì nạn bạo hành đối với phụ nữ không đơn giản là vấn đề của riêng phụ nữ, mà đã trở thành mối quan tâm của tất cả chúng ta, bao gồm nam giới, phụ nữ, trẻ trai hay trẻ gái và cả người cao tuổi. “Những năm gần đây, chính phủ đã có nhiều tiến bộ trong việc thúc đẩy vấn đề bình đẳng giới nhưng còn rất nhiều phụ nữ Việt Nam vẫn gặp phải bạo hành gia đình và quan niệm lạc hậu về trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại" (Phát biểu của ông John Hendra, Điều Phối Viên Thường Trú Liên Hợp Quốc tại Việt Nam - Dân trí). Theo một nghiên cứu của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, 1/5 các cặp vợ chồng gặp phải vấn đề bạo lực gia đình. Mặc dù Luật phòng chống bạo lực gia đình của Việt Nam bắt đầu có hiệu lực từ tháng 8/2008, nhưng việc thực thi điều luật một cách có hiệu quả vẫn còn cần phải tăng cường nhiều giải pháp hơn nữa. Năm 2009, Tổ chức Liên Hợp Quốc tại Việt Nam cùng với 12 tổ chức khác sẽ cùng hợp tác với một số cơ quan của chính phủ triển khai một dự án liên kết nhằm nâng cao năng lực của các cán bộ nhà nước cấp trung ương và địa phương trong việc thực hiện luật phòng chống bạo lực gia đình và luật bình đẳng giới.

11. Ảnh hưởng của văn hóa đạo Nho, đạo Khổng và sự tồn tại lâu dài của Gia đình Việt

Nam truyền thống: Người Việt Nam từ xa xưa vẫn tôn vinh triết lý sống, "an bần lạc đạo" (chấp nhận sống nghèo, mà giữ lấy cái đạo làm người), nghĩa là vợ chồng cùng nhau thỏa mãn sống trong cảnh "một túp lều tranh với hai trái tim vàng". Do nhận thức còn hạn chế và chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo, các triều đại phong kiến dựa vào triết lý sống này để đưa ra những chính sách cai quản đất nước theo chế độ khép kín kiểu "bế quan tỏa cảng", lấy "nông vi bản" (nghề trồng lúa nước làm căn bản) để phát triển kinh tế và duy trì văn hóa làng xã làm nền tảng cho sự ổn định xã hội. Cho đến ngày nay, tư duy người Việt vẫn coi gia đình không chi gồm nhưng người co liên kêt với nhau bằng huyêt thông (cha con, anh chi em) va nghia tình (vợ chồng, con nuôi, bố me nuôi) ma con có sư hiên diên vô hinh cua tô tiên, cua nhưng ngươi ruôt thit đa khuât nhưng vẫn thương xuyên tham dư vào moi sinh hoat gia đinh như một thành viên quan trong, gân gũi ma thiêng liêng, có vai tro rât lơn đôi vơi đơi sông tinh thâncủa cac thành viên khac). Vị trí địa lý đặc thù tạo cho dân tộc Việt Nam những đợt tiếp xúc, giao lưu, kể cả các cuộc xâm lược từ bên ngoài đã làm nên diện mạo đời sống văn hóa của dân tộc có nhiều biến động trong lịch sử. Văn hoa va triêt ly Phât giao băng con đương tư Ân Đô đươc ngươi Viêt Nam tiêp cân tư rât sơm va đa mau chong đi vao đơi sông cua tâng lơp binh dân trong không gian văn hoa lang xa môt cach hôn nhiên, hoa binh. Tư tương nha Phât rât dê đi vao long ngươi va đươc cam nhân, tiêp biên môt cach sâu săc, nôi dung thuyêt giao nha Phât đươc biêu hiên môt cach tư nhiên qua moi lê thoi, nêp sông cua cac thanh viên gia đinh (theo ca nghia rông lân nghia hep). Chinh vi thê, gia đinh truyên thông cua ngươi Viêt đa sơm hinh thanh Đao thơ Mâu va Đao thơ cung tô tiên. Tiêp theo sau la sư ngư tri cua văn hoa Han – Nho, san phâm tinh thân co sưc manh va la trơ thu đăc lưc cho chê đô quân chu trong nên kinh tê tư cung tư câp cua xa hôi nông nghiêp, Nho giao rât thich hơp vơi giai câp thông tri trong viêc ap đăt va duy tri cac chinh sach “thu cưu” vao đơi sông văn hoa – xa hôi cua Viêt nam qua nhiêu thê ky. Tuy nhiên, nho giao cung đa co nhưng đong gop quan trong

Page 16: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ GIỚI - csds.vncsds.vn/wp-content/uploads/2018/02/cac-khai-niem-co-ban-ve-gioi-.pdf · các khái niệm và qui định của xã hội Do yếu

16

trong vân đê giao duc con ngươi vơi cai gôc xuât phat tư “giao duc gia đinh” dưa trên nhưng đinh chê cu thê, mang tinh thiêt thưc trong đời sống hàng ngày, vì thế nhiều nội dung luân lí của nho giáo vẫn còn giá trị trong đời sống hiện đại và được nhiều nước Châu Á chọn lọc khai thác như Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam... Ngày nay, vẫn còn trên 70% người dân Việt Nam làm nghề nông và vẫn sống ở nông thôn, tuy kiểu gia mở rông (từ 3 thế hê) không chiêm ty lê đa sô như trươc đây, nhưng lôi sống va nhưng phong tục, tập quán dựa trên mối liên hê huyết thông, tư trưc hệ vơi ông ba đên quan hệ dong họ (cùng một ông tô sinh ra) và rông hơn nưa la qua hê lang xa, công đông dân tôc (đai gia đinh theo nghĩa rông nhât) vẫn được duy trì. Sự tồn tại của tổ chức gia đình mở rộng với những qui định ràng buộc chặt chẽ theo dòng họ và bị chi phối bởi chế độ “gia trưởng” ngày nay không còn phù hợp với cuộc sống công nghiệp; đây là mâu thuẫn ẩn chứa nhiều yếu tố tiêu cực, trở thành lực cản trước sự tiến bộ xã hội. Điều này cũng giải thích được lý do mặc dù vấn đề bình đẳng giới và không bạo hành phụ nữ được đảm bảo trong luật pháp Việt Nam, nhưng hiện tượng bất bình đẳng và bạo lực vẫn tồn tại, thậm chí còn đang có chiều hướng gia tăng. Vì ảnh hưởng của lối sống kiểu gia đình truyền thống nên trong nhà có xảy ra bạo lực hay các hành vi thiếu bình đẳng thì các thành viên thường dấu kín, không nói với cha mẹ, bạn bè, không thông báo cho chính quyền địa phương với lối nghĩ “không muốn vạch áo cho người xem lưng”. 12. Phụ nữ trong phát triển

Cách tiếp cận trong đó phụ nữ được đưa vào các chương trình, can thiệp hay chính sách liên quan đến phát triển như là những chủ thể của hành động và đồng thời cũng là người hưởng lợi. Cách tiếp cận phụ nữ trong phát triển (tiếng Anh viết tắt là WID) là kết quả của việc nhận ra rằng bỏ qua sự tham gia của phụ nữ và không đáp ứng được nhu cầu giới của phụ nữ đã dẫn đến sự thất bại của rất nhiều chương trình phát triển. Chính vì quan niệm này mà các dự án áp dụng cách tiếp cận phụ nữ trong phát triển chỉ nhằm vào phụ nữ và phụ nữ tham gia với tư cách là thành viên và đối tượng hưởng lợi của chương trình. Cách tiếp cận phụ nữ trong phát triển thường sử dụng chiến thuật lồng ghép. Cách thức phổ biến nhất là lồng ghép việc đáp ứng các nhu cầu của phụ nữ về sức khỏe và văn hóa với các hoạt động phát triển kinh tế. Cách tiếp cận này không tính đến vai trò và trách nhiệm của nam giới, vì vậy, chưa giải quyết được các nguyên nhân sâu xa của tình trạng bất bình đẳng giới. Nhiều dự án áp dụng cách tiếp cận “phụ nữ trong phát triển” đã cải thiện tình trạng sức khỏe, thu nhập và nguồn lực cho người phụ nữ trong một thời gian ngắn, nhưng dự án thường gặp khó khăn trong việc duy trì các kết quả này. Ví dụ Một trong các chương trình do Hội phụ nữ thực hiện: Chương trình phát triển cộng đồng lồng ghép với kế hoạch hóa gia đình. Đây là chương trình sử dụng cách tiếp cận phụ nữ trong phát triển vì chương trình này chỉ chú ý đến sự tham gia của phụ nữ. Người triển khai và hưởng lợi của chương trình là phụ nữ. Mục đích của chương trình là giúp phụ nữ cải thiện vị thế trong gia đình và xã hội thông qua việc nâng cao điều kiện kinh tế và kiến thức về kế hoạch hóa gia đình. Hoạt động của dự án là tổ chức các nhóm tín dụng tiết kiệm cho phụ nữ vay vốn. Thông qua việc tham gia sinh hoạt của tổ nhóm tiết kiệm, tín dụng, phụ nữ được phổ biến kiến thức về sản xuất và kế hoạch hóa gia đình. Tuy nhiên chương trình chưa tác

Page 17: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ GIỚI - csds.vncsds.vn/wp-content/uploads/2018/02/cac-khai-niem-co-ban-ve-gioi-.pdf · các khái niệm và qui định của xã hội Do yếu

17

động nhiều đến nhận thức của nam giới, chưa có hoạt động để nam giới cũng hiểu rằng họ có trách nhiệm thực hiện kế hoạch hóa gia đình và cùng được hưởng lợi từ đó nên chưa thu hút được nam giới tham gia để đạt được và duy trì kết quả ở mức tốt hơn. 13. Phụ nữ Việt Nam trong gia đình truyền thống: Theo tư tưởng Nho giáo, mọi người trong xã hội đều bị trói buộc bởi năm mối quan hệ: vua - tôi, cha - con, vợ - chồng, anh - em, bạn - bè; năm mối quan hệ này phản ánh hiện thực hai mặt của cuộc sống là quan hệ gia đình và quan hệ xã hội. Trong xã hội phong kiến, mối quan hệ gia đình được củng cố bằng chế độ tông pháp (họ tộc) và chế độ gia trưởng, còn các quan hệ xã hội thì được duy trì bởi chế độ chính trị đẳng cấp. Đi cùng với các mối quan hệ đó là những qui định giao tiếp bắt buộc mà mỗi thành viên trong xã hội phải thực hiện. Quan niệm về một gia đình có trật tự, kỷ cương lại càng trở nên chặt chẽ và khắc nghiệt hơn, trong đó quyền hành của người cha, người chồng là tuyệt đối, vị thế của người phụ nữ, người vợ rất hạn chế. Thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến bị chèn ép theo những chế ước hết sức ngặt nghèo, một trong các đạo qui định người phụ nữ phải tuân thủ là “Đạo Tam tòng - Tứ Đức”. Tam tòng là tại gia tòng Phụ; xuất giá Tòng Phu; Phu tử tòng Tử (con gái còn ở trong gia đình phải nghe theo Cha, đi lấy chồng phải phụ thuộc vào Nhà Chồng, khi Chồng chết phải ở vậy và phụ thuộc vào người Con Trai). Theo Hán ngữ, chữ Tử nghĩa là con nói chung, nhưng trong Đạo Tam tòng, người con gái không được xếp ứng với nghĩa là con trong trường hợp này (Phu tử tòng Tử chỉ con trai) ; cách ứng xử như vậy đủ nói lên sự bất bình đẳng đối với phụ nữ trong xã hội phong kiến; ngày nay hiện tượng này tồn tại không nhiều nhưng vẫn tiềm ẩn trong ý thức của các thệ hệ còn ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo. Tứ Đức là Công – Dung – Ngôn – Hạnh; đây là 04 đức tính thiết yếu phải được dạy và học - hành đối với phụ nữ ngay từ khi còn nhỏ ở gia đình. Thực hành tứ đức có mặt tích cực là giúp người phụ nữ chăm chỉ và khéo léo trong lao động (công); biết giữ gìn thân thể, vẻ đẹp vốn có (dung); biết cách ứng xử giao tiếp qua ngôn ngữ, cử chỉ “lời ăn tiếng nói” (ngôn); và giữ được tư cách, đạo đức cần có ở người phụ nữ (hạnh). Mục đích của giáo dục Công – Dung – Ngôn – Hạnh trong xã hội cũ chủ yếu nhằm trang bị cho phụ nữ những kiến thức, kỹ năng hướng tới việc thực hiện bổn phận làm vợ, làm dâu khi lấy chồng. Nếu lược bỏ đi những mặt hạn chế ở tính mục đích và phương pháp giáo dục ngặt nghèo ở chế độ cũ thì Tứ Đức vẫn còn tác dụng tốt, duy trì được tố chất "nữ tính" của người phụ nữ Việt Nam. Mặt hạn chế trong nội dung giáo dục của Nho giáo nêu trên tạo ra một xã hội với những con người hoặc là bảo thủ, trì trệ, lạc hậu hoặc là nhẫn nhục, cam chịu và như vậy khó mà thi hành được sự bình đẳng trong quan hệ giữa phụ nữ và nam giới. Những quan hệ "ấm cúng" kiểu gia đình gia trưởng là tác nhân kìm hãm năng lực phát triển của con người cá nhân cả về trí tuệ và sự tham gia công việc xã hội; nó góp phần vào việc duy trì sự tồn tại lâu dài của kiểu gia đình truyền thống. 14. Bình đẳng giới trong cuộc sống gia đình thời kỳ công nghiệp hóa. Qua trinh công nghiêp hoa va hiên đai hoa tao cho gia đinh Viêt Nam điêu kiên tiêp thu nhưng gia tri văn hoa mơi cua xa hôi hiên đai, sư biên đôi vê quy mô, cơ câu va chưc năng cua gia đinh trong cuôc sông công nghiêp đang co nhưng chuyên biên tich cưc ơ môt sô gia

Page 18: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ GIỚI - csds.vncsds.vn/wp-content/uploads/2018/02/cac-khai-niem-co-ban-ve-gioi-.pdf · các khái niệm và qui định của xã hội Do yếu

18

tri văn hoa gia đinh; nhân thưc vê tinh yêu, hôn nhân co nhiêu biên đôi trong nhưng năm gân đây, tuôi kêt hôn lân đâu cua thanh niên, nhât la ơ phu nư đa đươc nâng cao, lam cho thiêu niên co nhiêu cơ hôi va thơi gian hoc tâp, tich luy đê chuân bi cho cuôc sông gia đinh tương lai.Ti lê sô phu nư đươc thưc hiên quyên binh đăng vê kinh tê, viêc lam va đươc thu hương thanh qua lao đông ngay cang cao; tư do trong tinh yêu va hôn nhân đươc tôn trong trên cơ sơ binh đăng giơi va đươc phap luât bao vê, góp phần nâng cao vị thế của người phụ nữ trong gia đình và xã hội. Mặc dù ngày càng có nhiều công cụ và các điều kiện giúp con người giảm nhẹ sức lao động, nhưng người phụ nữ ngoài việc tham gia công việc, đóng góp ngày càng nhiều vào nguồn thu nhập, vẫn phải đảm nhiệm hầu hết các công việc trong cuộc sống gia đình, do vậy họ có ít thời gian chăm sóc bản thân, tham gia công tác xã hội và hoạt động vui chơi giải trí. Một nghịch lý đang tồn tại là việc nội trợ, nuôi dạy con, chăm sóc các thành viên gia đình của phụ nữ thường bị coi là không có giá trị kinh tế, điều này được bộc lộ rõ chỉ từ khi xã hội thừa nhận sự hiện diện của "dịch vụ giúp việc gia đình" (ô shin). Ngoài ra, phụ nữ còn là nạn nhân chủ yếu của sự phân biệt đối xử, phải gánh chịu những lạm dụng về thể xác, tinh thần từ phía người đàn ông. Nhưng quan niệm va hanh vi không đung đăn vê tình yêu, tình dục, hôn nhân và gia đình được xuất hiện, phổ biến hoặc đưa tin hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng và mạng internet ở tất cả các quốc gia có điểm xuất phát là đề cao, coi trọng lôi sông thưc dung cá nhân, chôi bỏ cac chuân mực tốt đẹp cua gia đình trong bôi canh nên kinh tê thi trường, điều này làm cho đơi sông gia đinh hiện nay ân chưa nhiêu mâu thuân vơi mưc đô ngay cang phưc tap va diễn biên dươi nhiêu hinh thưc. Tinh trang ngoai tinh, kết hôn bât hợp lý, bạo lực gia đình, ly thân, ly hôn đang co chiều hương gia tăng ma nan nhân trươc hêt và chủ yếu vẫn la phu nư va tre em gai; cac kiểu sông gia đinh không binh thương so vơi lôi sông truyên thông đang nảy sinh và trơ thanh vân đê xa hôi nan giai như sống chung không kết hôn, không muốn sinh con, lối sống thử, sống độc thân hoặc kết hôn đồng tính mà hậu quả của nó để lại nhiều tiêu cực đối với việc ổn định thiết chế gia đình. Tại các nước công nghiệp phát triển, các vấn đề liên quan đến bình đẳng giới trong cuộc sống gia đình không phải không có những vấn đề mâu thuẫn cần phải giải quyết cho hiện tại và trong tương lai. Ở Mỹ vào những năm 1990, người dân đã phải lên tiếng về tình trạng là khi trẻ đi học về nhà, đã thưa dần những tiếng chào bố, hoặc chào mẹ vì tỉ lệ ly dị ngày càng cao; nam giới Hàn quốc hiện đang gặp khó khăn trong việc lập gia đình vì thiếu phụ nữ trong lứa tuổi kết hôn; vào khoảng năm 2020, Trung Quốc sẽ có tới 30 triệu thanh niên không lấy được vợ vì không có "đối tác", có nghĩa là tuổi trẻ khi đó sẽ gặp khủng hoảng trong việc tạo lập ra một thế hệ gia đình mới; trong khi đó các nhà quản lý và xã hội học khuyến cáo rằng không thể giải quyết tình trạng mất cân bằng giới tính của quốc gia bằng cách khuyến khích lấy vợ người nước ngoài một cách ồ ạt, thiếu thận trọng về các yếu tố văn hóa và thực hiện bình đẳng giới; hiện tại Phần Lan có đến 40% thanh niên sống độc thân, không lấy vợ, lấy chồng; điều này cho thấy khả năng tái tạo nguồn lao động trong tương lai sẽ bị gián đoạn và hậu quả để lại không chỉ dừng ở phạm vi một quốc gia; vì thế 50% trong tổng số hơn 5 triệu dân Phần Lan đang là lực lượng lao động để nuôi sống mình và duy trì đời sống xã hội; còn đất nước Nhật Bản rút ra được bài học kinh nghiệm muộn mằn là sau mấy chục năm thực hiện

Page 19: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ GIỚI - csds.vncsds.vn/wp-content/uploads/2018/02/cac-khai-niem-co-ban-ve-gioi-.pdf · các khái niệm và qui định của xã hội Do yếu

19

công nghiệp hóa thì cũng chính thời gian đó nước Nhật đã phá gần xong nền Văn hóa Dân tộc Phù tang. Viêt Nam la môt trong những quôc gia đâu tiên trên thê giơi ky kêt cac công ước quốc tê vê thực hiện quyền phụ nư va quyên tre em; viêc đưa nhưng tư tương tiên bô vê binh đăng giới vào gia đình ở môt quôc gia vôn chịu anh hương cua Nho giao co thê đươc coi la môt bươc tiên bô lơn, tao điều kiện vê măt phap lý đê nâng cao vi tri va vai tro cua ngươi phu nư trong gia đình. Đời sông xa hôi ơ thời ky công nghiêp và hâu công nghiêp đang vân đông, biên đôi hêt sưc phức tap và đa dang theo chiêu hương: nhiêu giá tri văn hóa gia đinh truyền thống không còn phù hơp, trong khi nhưng gia trị mơi lai chưa đươc đinh hinh; đây la mâu thuân cơ ban cân giai quyêt và la vân đê đăt ra cho cac nha quản ly xa hôi. Việc kết hợp hài hòa các giá trị văn hóa truyền thống với các giá trị hiện đại trên cơ sở bảo tồn bản sắc văn hóa và chủ động giao lưu với bên ngoài là giải pháp tích cực đưa dân tộc Việt Nam vượt qua những khó khăn, thách thức, khơi dậy được vai trò động lực của các giá trị truyền thống cho sự phát triển và tiến bộ xã hội, va ơ trong hoàn cảnh đó, phu nư Viêt Nam mới hoàn toan co quyên binh d8ang trong viêc quyêt đinh nhưng vân đê quan trong cua gia đinh, co cơ sơ pháp ly đê tư tin bươc ra ngoai canh cưa gia đinh, tham gia va đong gop tich cưc vaocông cuộc xây dưng và phat triên đât nươc. 15. Bình đẳng giới: Tại sao nam giới tham gia công tác bình đẳng giới lại quan trọng

Bình đẳng giới không thể đạt được trừ khi nam giới và trẻ em trai cảm thấy được thuyết phục về tầm quan trọng của các cơ hội bình đẳng cho nữ giới và trẻ em gái. Các chuyên gia cho rằng sự tham gia của nam giới là chìa khóa cho sự thành công của phong trào bình đẳng giới, nhưng việc thay đổi cấu trúc xã hội lâu nay và thuyết phục nam giới về tầm quan trọng của cơ hội bình đẳng cho nữ giới sẽ không dễ và không thể thực hiện một sớm một chiều. Một báo cáo mới đây của tổ chức Plan International cho thấy bình đẳng giới không thể đạt được trừ khi nam giới và trẻ em trai cảm thấy thuyết phục về tầm quan trọng của các cơ hội bình đẳng cho nữ giới và trẻ em gái. Cũng theo tổ chức Plan, khi nói đến bình đẳng giới đàn ông thường rơi vào ba loại:

Những đàn ông thừa nhận rằng nữ giới và trẻ em gái xứng đáng có quyền bình đẳng, nhưng họ lại sợ rằng trẻ em trai sẽ mất những cơ hội bình đẳng nếu trẻ em gái được hưởng những quyền lợi này,

Những đàn ông không tin vào quyền bình đẳng - là nhóm lớn nhất, và

Những đàn ông tin vào sự bình đẳng và hành động dựa vào niềm tin này – là nhóm nhỏ nhất.

Theo Edith Wanjohi, chuyên gia giới cho tổ chức Plan cho rằng chính sách thôi thì chưa đủ mà chúng ta cần phải tìm cách thức để thu hút sự tham gia của trẻ em trai và nam giới, có như vậy họ mới bắt đầu nhìn thấy những giá trị trong những cơ hội bình đẳng cho trẻ em gái.