NGHI£N CøU §ÆC §IÓM H×NH TH¸I §éNG M¹CH PHÕ QU¶N ë … · phát đòi hỏi phải...

3
Y häc thùc hµnh (755) sè 3/2011 29 khi bệnh nhân xuất hiện triệu chứng đau thắt ngực tái phát đòi hỏi phải chụp lại ĐMV và phát hiện tái hẹp là 22,58 ± 17,22 tháng. Bệnh nhân có triệu chứng tái phát sớm nhất là 4 tháng, muộn nhất là 84 tháng (7 năm). Khi phân tích sâu hơn chúng tôi nhận thấy th ời gian bị tái hẹp của 60 bệnh nhân trong nghi ên cứu l à khác nhau tùy thuộc vào vị trí nhánh ĐMV được can thiệp. Thời gian bị tái hẹp trung bình khi can thiệp thân chung ĐMV trái là 11,67 ± 4,93 tháng, sớm hơn so với nhóm bệnh nhân được can thiệp ĐM li ên thất trước, ĐM V phải và ĐM mũ (p < 0,05). Khi tìm hiểu mối liên quan giữa thời điểm phát hiện tái hẹp và loại stent được sử dụng, loại thuốc được bọc trên stent, chúng tôi không thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,99 và 0,51). Kết quả này của chúng tôi khác với các nghi ên cứu ở nước ngoài. Các nghiên cứu này cho thấy thời điểm bị tái hẹp của stent bọc thuốc và stent thường rất khác nhau [1]. Theo chúng tôi sự khác biệt này là do các nghiên cứu ở nước ngoài đã tiến hành chụp lại ĐMV để phát hiện tái hẹp theo định kỳ ngay cả khi bệnh nhân không có triệu chứng. Còn trong nghiên cứu của chúng tôi, do điều ki ện thực tế ở nước ta nên chỉ chụp lại ĐMV để phát hi ện tái hẹp khi bệnh nhân có triệu chứng đau thắt ngực tái phát. KẾT LUẬN Tổn thương ĐMV ở những bệnh nhân bị tái hẹp sau đặt stent có đặc điểm là: bị tổn thương nhiều nhánh (1,9 ± 0,86 nhánh), ĐM liên thất trước chiếm 50%, tổn thương dài (chiều dài trung bình của các tổn thường bị tái hẹp là 30,14 ± 5,72 mm), trong đó tổn thương dài > 20 mm chiếm tỷ lệ 97%, đường kính ĐMV so sánh l à 3,01 ± 1,34 mm. TÀI LI ỆU THAM KHẢO 1. Henricus J. Duckers, Elizabeth G. Nabel, et al. Essential of Restenosis. Humana Press. 2007. 2. De Labriolle A, Bonello, et al. Clinical presentation and outcome of patients hospitalized for symptomatic in-stent restenosis treated by percutaneous coronary intervention: comparison between drug-eluting stents and bare-metal stents. Arch Cardiovas Dis. 2009;102:209-17. 3. Solinas E, Dangas G, et al. Angiographic patterns of drug-eluting stents restenosis and one-year outcome after treatment with repeated percutaneous coronary intervention. Am J Cardiol 2008;102:311-315. 4. Giglioli C, Valente S, et al. An angiographic evaluation of restenosis rate at six-month follow-up of patients with ST-elevation myocardial infarction submitted to primary percutaneous coronary intervention. Int J Cardiol. 2009; 131:362-9. 5. Eric J. Topol. Textbook of interventional cardiology. Saunders Elsevier 2008. NGHI£N CøU §ÆC §IÓM H×NH TH¸I §éNG M¹CH PHÕ QU¶N ë BÖNH NH¢N UNG TH¦ PHÕ QU¶N Tạ Bá Thắng - Bệnh viện 103-HVQY TÓM TẮT Mc tiêu: Xác định đặc điểm hình thái ĐMPQ và mi liên quan gi ữa thay đổi hình thái ĐMPQ với giai đoạn bnh, hình nh tổn thương trên Xquang và nội soi phế qun bnh nhân UTPQ. Đối tượng và phương pháp nghiên cu: Nghiên cu ti ến cu 29 bệnh nhân được chẩn đoán xác đị nh là UTPQ (tui trung bình 65,8 ± 8,9, nam 23, n6) điều trti khoa Lao và bnh phi Bnh vin 103 t8/2009 đến tháng 9/2010. Chụp ĐMPQ bng máy chp mch kĩ thuật sxóa nn. Kết qu: 100% bệnh nhân có thay đổi hình thái ĐMPQ phối hp, trong đó tăng sinh mạch ngoi vi, giãn cung, thân xon vn chi ếm tlcao (72,4%-93,1%). Nhóm bnh nhân giai đoạn IIIB, IV và có tổn thương bóng mờ tròn trên Xquang đều gp phbi ến các loại thay đổi hình thái động mch phế qun (66,6%-95,6%). Kết lun: bnh nhân UTPQ có sbiến dạng và tăng sinh mạch Tkhóa: Động mch phế quản, ung thư phế qun SUMMARY STUDY THE CHARACTERISTIC OF BRONCHIAL ARTERY MORPHOLOGY IN PATIENTS WITH LUNG CANCER Purpose: To determine the characteristic of bronchial artery morphology and the relation between bronchial artery morphology and stages of disease, signs of chest X-ray and bronchoscopy in patients with lung cancer. Sbjects and method: A prospective study was carried out on 29 patients with lung cancer (23 males, 6 females; mean age 65.8 ± 8.9 years) treated at department of Tuberculosis and Lung disease, Hospital 103 from august 2009 to September 2010. Bronchial artery angiography was performed by digital subtraction angiography. Result: 100% patients had various morphological changes: 72.4% - 93.1% of patients had bronchial artery hypertrophy and hypervascularity with shunting arc. 66.6%-95.6% of patients with end stage and round opacity in chest X-ray had various morphological changes. Conclusion: Patients with lung caner were angiogenesis and morphological changes of bronchial arteries Keywords: Bronchial artery, Lung cancer ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư phế qun (UTPQ) là bnh lý ác tính gp tl cao, tiên lượng xu và là nguyên nhân tvong hàng đầu trong các bệnh ung thư trên thế gi ới: Theo ước tính khong 1,2 triệu người một năm và là loại ung thư hay gp nht nam gi ới, đứng thhai ngi i sau ung thư vú [1,7]. Gần đây đã phát tri ển các phương pháp điều trmới như các nhóm thuốc hóa cht thế hmi, điều trđích phân tử, điều trti ch(can thi p qua ni soi, can thi p mạch .v.v.) đã góp phần nâng làm thay đổi tiên lượng ca UTPQ. Các nghiên cu hi ện nay đang

Transcript of NGHI£N CøU §ÆC §IÓM H×NH TH¸I §éNG M¹CH PHÕ QU¶N ë … · phát đòi hỏi phải...

Page 1: NGHI£N CøU §ÆC §IÓM H×NH TH¸I §éNG M¹CH PHÕ QU¶N ë … · phát đòi hỏi phải chụp lại ĐMV và phát hiện tái hẹp là 22,58 ± 17,22 tháng. Bệnh nhân

Y häc thùc hµnh (755) – sè 3/2011

29

khi bệnh nhân xuất hiện triệu chứng đau thắt ngực tái phát đòi hỏi phải chụp lại ĐMV và phát hiện tái hẹp là 22,58 ± 17,22 tháng. Bệnh nhân có triệu chứng tái phát sớm nhất là 4 tháng, muộn nhất là 84 tháng (7 năm).

Khi phân tích sâu hơn chúng tôi nhận thấy thời gian bị tái hẹp của 60 bệnh nhân trong nghiên cứu là khác nhau tùy thuộc vào vị trí nhánh ĐMV được can thiệp. Thời gian bị tái hẹp trung bình khi can thiệp thân chung ĐMV trái là 11,67 ± 4,93 tháng, sớm hơn so với nhóm bệnh nhân được can thiệp ĐM liên thất trước, ĐM V phải và ĐM mũ (p < 0,05).

Khi tìm hiểu mối liên quan giữa thời điểm phát hiện tái hẹp và loại stent được sử dụng, loại thuốc được bọc trên stent, chúng tôi không thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,99 và 0,51). Kết quả này của chúng tôi khác với các nghiên cứu ở nước ngoài. Các nghiên cứu này cho thấy thời điểm bị tái hẹp của stent bọc thuốc và stent thường rất khác nhau [1]. Theo chúng tôi sự khác biệt này là do các nghiên cứu ở nước ngoài đã tiến hành chụp lại ĐMV để phát hiện tái hẹp theo định kỳ ngay cả khi bệnh nhân không có triệu chứng. Còn trong nghiên cứu của chúng tôi, do điều kiện thực tế ở nước ta nên chỉ chụp lại ĐMV để phát hiện tái hẹp khi bệnh nhân có triệu chứng đau thắt ngực tái phát.

KẾT LUẬN Tổn thương ĐMV ở những bệnh nhân bị tái hẹp sau

đặt stent có đặc điểm là: bị tổn thương nhiều nhánh (1,9 ± 0,86 nhánh), ĐM liên thất trước chiếm 50%, tổn thương dài (chiều dài trung bình của các tổn thường bị tái hẹp là 30,14 ± 5,72 mm), trong đó tổn thương dài > 20 mm chiếm tỷ lệ 97%, đường kính ĐMV so sánh là 3,01 ± 1,34 mm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Henricus J. Duckers, Elizabeth G. Nabel, et al.

Essential of Restenosis. Humana Press. 2007. 2. De Labriolle A, Bonello, et al. Clinical

presentation and outcome of patients hospitalized for symptomatic in-stent restenosis treated by percutaneous coronary intervention: comparison between drug-eluting stents and bare-metal stents. Arch Cardiovas Dis. 2009;102:209-17.

3. Solinas E, Dangas G, et al. Angiographic patterns of drug-eluting stents restenosis and one-year outcome after treatment with repeated percutaneous coronary intervention. Am J Cardiol 2008;102:311-315.

4. Giglioli C, Valente S, et al. An angiographic evaluation of restenosis rate at six-month follow-up of patients with ST-elevation myocardial infarction submitted to primary percutaneous coronary intervention. Int J Cardiol. 2009; 131:362-9.

5. Eric J. Topol. Textbook of interventional cardiology. Saunders Elsevier 2008.

NGHI£N CøU §ÆC §IÓM H×NH TH¸I §éNG M¹CH PHÕ QU¶N ë BÖNH NH¢N UNG TH¦ PHÕ QU¶N

Tạ Bá Thắng - Bệnh viện 103-HVQY

TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định đặc điểm hình thái ĐMPQ và mối

liên quan giữa thay đổi hình thái ĐMPQ với giai đoạn bệnh, hình ảnh tổn thương trên Xquang và nội soi phế quản ở bệnh nhân UTPQ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu 29 bệnh nhân được chẩn đoán xác định là UTPQ (tuổi trung bình 65,8 ± 8,9, nam 23, nữ 6) điều trị tại khoa Lao và bệnh phổi Bệnh viện 103 từ 8/2009 đến tháng 9/2010. Chụp ĐMPQ bằng máy chụp mạch kĩ thuật số xóa nền. Kết quả: 100% bệnh nhân có thay đổi hình thái ĐMPQ phối hợp, trong đó tăng sinh mạch ngoại vi, giãn cuống, thân xoắn vặn chiếm tỉ lệ cao (72,4%-93,1%). Nhóm bệnh nhân ở giai đoạn IIIB, IV và có tổn thương bóng mờ tròn trên Xquang đều gặp phổ biến các loại thay đổi hình thái động mạch phế quản (66,6%-95,6%). Kết luận: ở bệnh nhân UTPQ có sự biến dạng và tăng sinh mạch

Từ khóa: Động mạch phế quản, ung thư phế quản SUMMARY STUDY THE CHARACTERISTIC OF BRONCHIAL

ARTERY MORPHOLOGY IN PATIENTS WITH LUNG CANCER

Purpose: To determine the characteristic of bronchial artery morphology and the relation between bronchial artery morphology and stages of disease, signs of chest X-ray and bronchoscopy in patients with

lung cancer. Sbjects and method: A prospective study was carried out on 29 patients with lung cancer (23 males, 6 females; mean age 65.8 ± 8.9 years) treated at department of Tuberculosis and Lung disease, Hospital 103 from august 2009 to September 2010. Bronchial artery angiography was performed by digital subtraction angiography. Result: 100% patients had various morphological changes: 72.4% - 93.1% of patients had bronchial artery hypertrophy and hypervascularity with shunting arc. 66.6%-95.6% of patients with end stage and round opacity in chest X-ray had various morphological changes. Conclusion: Patients with lung caner were angiogenesis and morphological changes of bronchial arteries

Keywords: Bronchial artery, Lung cancer ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư phế quản (UTPQ) là bệnh lý ác tính gặp tỉ lệ

cao, tiên lượng xấu và là nguyên nhân tử vong hàng đầu trong các bệnh ung thư trên thế giới: Theo ước tính khoảng 1,2 triệu người một năm và là loại ung thư hay gặp nhất ở nam giới, đứng thứ hai ở nữ giới sau ung thư vú [1,7]. Gần đây đã phát triển các phương pháp điều trị mới như các nhóm thuốc hóa chất thế hệ mới, điều trị đích phân tử, điều trị tại chỗ (can thiệp qua nội soi, can thiệp mạch .v.v.) đã góp phần nâng làm thay đổi tiên lượng của UTPQ. Các nghiên cứu hiện nay đang

Page 2: NGHI£N CøU §ÆC §IÓM H×NH TH¸I §éNG M¹CH PHÕ QU¶N ë … · phát đòi hỏi phải chụp lại ĐMV và phát hiện tái hẹp là 22,58 ± 17,22 tháng. Bệnh nhân

Y häc thùc hµnh (755) – sè 3/2011

30

tập chung vào cơ chế phân tử của UTPQ, đặc biệt là nghiên cứu về quá trình tạo mạch để hiểu rõ cơ chế xâm lấn và di căn xa, cũng như để làm cơ sở cho các phương pháp điều trị tại chỗ và điều trị kháng tạo mạch trong UTPQ [1,9]. Chụp động mạch phế quản (ĐMPQ) ra đời từ những năm 70, hiện nay kĩ thuật chụp mạch kĩ thuật số xóa nền cho phép đánh giá các biến đổi hình thái của ĐMPQ một cách chi tiết và giúp cho việc can thiệp mạch điều trị hiệu quả cao hơn. Gây tắc ĐMPQ hoặc dùng các tác nhân ức chế quá trình tạo mạch làm hạn chế nguồn nuôi dưỡng khối u đang là các phương pháp tiềm năng điều trị UTPQ trong tương lai. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là: Xác định đặc điểm hình thái ĐMPQ và mối liên quan giữa thay đổi hình thái ĐMPQ với giai đoạn bệnh, hình ảnh tổn thương trên Xquang và nội soi phế quản ở bệnh nhân UTPQ.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu: Gồm 29 bệnh nhân được

chẩn đoán xác định là UTPQ, tuổi trung bình 65,8 ± 8,9, nam 23 và nữ 6, điều trị tại khoa Lao và bệnh phổi - Bệnh viện 103 từ 8/2009 đến tháng 9/2010.

Chẩn đoán xác định UTPQ dựa vào chẩn đoán mô bệnh học (+). Loại trừ bệnh nhân có chống chỉ định với soi phế quản, chụp ĐMPQ và có các bệnh phổi - phế quản mạn tính kết hợp (Giãn phế quản, lao phổi).

2. Phương pháp nghiên cứu: - Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang - Các bệnh nhân được khám lâm sàng, làm các xét

nghiệm thường quy, chụp Xquang phổi chuẩn, cắt lớp vi tính, nội soi phế quản sinh thiết, sinh thiết phổi qua thành ngực để chẩn đoán xác định bệnh và lựa chọn bệnh nhân chụp ĐMPQ

- Chụp ĐMPQ theo kỹ thuật chụp mạch qua da (Seldinger), tiến hành trên máy chụp mạch một bình diện Integris Allura (Hãng Philips-CHLB Đức), tại khoa chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện 103: Chọc động mạch đùi, luồn catheter Cobra và chụp mạch cản quang bằng thuốc Telebrex . Phân tích và đánh giá đặc điểm hình thái ĐMPQ theo các nội dung:

+ Vị trí xuất phát (ngang đốt sống lưng-D), số lượng ĐMPQ

+ Thay đổi hình thái ĐMPQ: Giãn cuống, thân kéo dài xoắn vặn, tăng sinh mạch ngoại vi

+ Mối liên quan giữa thay đổi hình thái ĐMPQ với giai đoạn bệnh, hình ảnh tổn thương trên Xquang và nội soi phế quản

- Đánh giá thay đổi hình thái ĐMPQ theo phân loại của Rémy J. (1986) [8]. Phân loại hình thái tổn thương trên Xquang gồm các hình ảnh: Bóng mờ dạng tròn, xẹp phổi, giống viêm phổi. Phân loại hình ảnh tổn thương trên nội soi phế quản theo Shure.D (1987): Hình ảnh thâm nhiễm, u sùi, chít hẹp phế quản. Phân loại giai đoạn TNM của UTPQ theo WHO (1999).

- Xử lí số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bảng 1. Đặc điểm tuổi và giới Nhóm tuổi Nam Nữ Tổng Tỷ lệ (%)

40 ≤ 60 5 2 7 24,13 60 – 70 13 3 16 55,17

> 70 5 1 6 20,68

Trung bình 23 6 29 100 65,8 ± 8,9

Tuổi trung bình của bệnh nhân là 65,8 ± 8,9, nhóm tuổi từ 60-70 chiếm nhiều nhất (55,17%). Nam gặp 23, nữ 6, tỉ lệ nam/nữ: 3,83/1.

Bảng 2. Số lượng và vị trí ĐMPQ

Vị trí Số lượng ĐMPQ

DIV DV Khác Tỷ lệ

1 2 16 3 21 (72,4%) 2 0 5 3 8 (27,6%)

Tổng 2 (6,8%) 21 (72,4%) 6 (20,6%) 100% Vị trí xuất phát của ĐMPQ ngang mức đốt sống Dv

gặp tỷ lệ nhiều nhất (72,4%) và tỷ lệ bệnh nhân có 1 ĐMPQ chiếm 72,4%, không có trường hợp nào gặp nhiều hơn 2 ĐMPQ.

Bảng 3. Thay đổi hình thái ĐMPQ

Tỉ lệ Hình thái ĐMPQ

Số lượng Tỷ lệ (%)

Giãn cuống 21 72,41 Thân xoắn vặn 24 82,7

Tăng sinh ngoại vi 27 93,1 Chảy máu 7 24,13

Tổn thương phối hợp 29 100 100% bệnh nhân có thay đổi hình thái ĐMPQ kiểu

phối hợp, trong đó tăng sinh mạch ngoại vi, giãn cuống, thân xoắn vặn chiếm tỉ lệ cao (72,4%-93,1%). Tổn thương chảy máu ĐMPQ chỉ gặp 24,13%.

Bảng 4. Mối liên quan giữa hình thái ĐMPQ và giai đoạn bệnh.

Giai đoạn

ĐMPQ I - IIIA (n=06)

IIIB-IV (n=23)

Tổng

Giãn cuống 3 (50%) 18 (78,6%) 21 Thân xoắn vặn 3 (50%) 21 (91,3%) 24

Tăng sinh ngoại vi 5 (83,3%) 22(95,6%) 27 Chảy máu 2 (33,3%) 5 (21,7%) 7

Nhóm bệnh nhân giai đoạn muộn (giai đoạn IIIB, IV),

hình ảnh ĐMPQ giãn cuống, thân xoắn vặn và tăng sinh gặp phổ biến (78,6%-95,6%). Nhóm bệnh nhân ở giai đoạn I-IIIA chủ yếu gặp tăng sinh ĐMPQ ngoại vi (83,3%).

Bảng 5. Mối liên quan giữa hình thái ĐMPQ và hình ảnh tổn thương trên Xquang

Xquang

ĐMPQ Bóng mờ tròn n=18

Xẹp phổi n=9

Viêm phổi n=8

Tổng

Giãn cuống 12 (66,6%) 5 (55,5%) 4 (50%) 21 Thân xoắn vặn 16 (88,8%) 4 (44,4%) 4 (50%) 24

Tăng sinh ngoại vi

16 (88,8%) 6 (66,6%) 5 (62,5%) 27

Chảy máu 3 (16,6%) 2 (22,2%) 2 (25%) 7 Ở nhóm bệnh nhân có tổn thương bóng mờ tròn trên

Xquang gặp hình ảnh ĐMPQ giãn cuống, thân xoắn vặn và tăng sinh phổ biến (66,6%-88,8%). Ở nhóm bệnh nhân có tổn thương xẹp phổi và viêm phổi trên Xquang, hình ảnh tăng sinh mạch ngoại vi gặp chủ yếu (62,5%-66,6%).

Page 3: NGHI£N CøU §ÆC §IÓM H×NH TH¸I §éNG M¹CH PHÕ QU¶N ë … · phát đòi hỏi phải chụp lại ĐMV và phát hiện tái hẹp là 22,58 ± 17,22 tháng. Bệnh nhân

Y häc thùc hµnh (755) – sè 3/2011

31

Bảng 6. Mối liên quan giữa hình thái ĐMPQ và hình ảnh nội soi phế quản

Nội soi PQ ĐMPQ

U sùi n=04

Chít hẹp n=12

Thâm nhiễm n=18

Tổng

Giãn cuống 2 6 13 21 Thân xoắn vặn 3 5 16 24

Tăng sinh ngoại vi

2 8 17 27

Chảy máu 1 1 05 7 Các hình ảnh giãn cuống, thân xoắn vặn và tăng

sinh ngoại vi ĐMPQ đều gặp nhiều ở mọi hình ảnh tổn thương trên nội soi nhưng chưa thấy sự khác biệt biến đổi hình thái ĐMPQ theo hình ảnh nội soi phế quản (P>0,05).

BÀN LUẬN: 1. Thay đổi hình thái ĐMPQ ở bệnh nhân UTPQ: Về vị trí xuất phát và số lượng ĐMPQ chúng tôi nhận

thấy: ĐMPQ xuất phát ở vị trí ngang mức đốt sống DV gặp tỷ lệ nhiều nhất (72,4%) và tỷ lệ bệnh nhân có 1 ĐMPQ chiếm 72,4%, không có trường hợp nào gặp nhiều hơn 2 ĐMPQ. Rémy J. (1973) thấy 90% ĐMPQ xuất phát từ DV [8]. Ngô Đình Trung (2008) gặp 82% bệnh nhân ho máu có từ 1-2 ĐMPQ ở một bên phổi [2]. Theo các nghiên cứu trên thế giới thì vị trí xuất phát phổ biến nhất của ĐMPQ ở ngang mức đốt sống DV và có một ĐMPQ ở một bên phổi [4, 5, 7]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng thấy tương tự nhận xét của các tác giả.

Tất cả bệnh nhân trong nghiên cứu đều có biến đổi hình thái ĐMPQ kiểu phối hợp, trong đó gặp phổ biến là tăng sinh mạch ngoại vi (93,1%). Theo Witt C. (2000) hiện tượng tăng sinh mạch ngoại vi của ĐMPQ gặp 100% ở UTPQ có ho máu [10]. Tạ Bá Thắng và cs (2009) thấy 100% UTPQ có ho máu gặp tăng sinh mạch ngoại vi [3]. Điều này chứng tỏ cơ chế tăng sinh mạch có vai trò rất quan trọng đến sự phát triển của khối u trong UTPQ.

Theo Kerbel R.S. (2008) cơ chế tăng sinh mạch máu trong UTPQ liên quan đến yếu tố tăng trưởng nội mạch (Vascular endothelial growth factor -VEGF) và đây cũng là cơ sở cho việc phát triển các thuốc kháng quá trình tạo mạch [9].

2. Mối liên quan giữa thay đổi hình thái ĐMPQ với giai đoạn bệnh, hình ảnh tổn thương trên Xquang và nội soi phế quản:

Ở nhóm bệnh nhân giai đoạn muộn (giai đoạn IIIB, IV), hình ảnh ĐMPQ giãn cuống, thân xoắn vặn và tăng sinh ngoại vi gặp phổ biến (78,6%-95,6%). Nhóm bệnh nhân ở giai đoạn I-IIIA chủ yếu gặp tăng sinh ĐMPQ ngoại vi (83,3%). Theo Eric K.H. (2010) gặp 40-50% bệnh nhân UTPQ được chẩn đoán ở giai đoạn muộn và thời gian sống thêm liên quan chặt chẽ với hiện tượng tăng sinh mạch ở khối u [4].

Ở nhóm bệnh nhân có tổn thương bóng mờ tròn trên Xquang gặp hình ảnh ĐMPQ giãn cuống, thân xoắn vặn và tăng sinh phổ biến (66,6%-88,8%). Ở nhóm bệnh nhân có tổn thương xẹp phổi và viêm phổi trên Xquang, hình ảnh tăng sinh mạch ngoại vi gặp chủ yếu (62,5%-66,6%). Tổn thương trên Xquang là bóng mờ dạng tròn gặp phố biến và đây cũng là tổn thương đặc trưng có vai trò định hướng chẩn đoán chính trên Xquang ở bệnh nhân UTPQ [5]. Hình ảnh tăng sinh mạch ngoại vi của ĐMPQ gặp với tỷ lệ cao ở cả 3 loại tổn thương Xquang,

chứng tỏ hiện tượng tăng sinh mạch máu cho khối u rất phong phú.

Trên hình ảnh nội soi phế quản chúng tôi nhân thấy tổn thương thâm nhiễm niêm mạc phế quản gặp 18/29 bệnh nhân, hình ảnh u sùi trong lòng phế quản chỉ gặp 4/29 bệnh nhân. Các biến đổi hình thái ĐMPQ đều gặp chủ yếu ở mọi hình ảnh tổn thương trên nội soi nhưng chưa thấy sự khác biệt biến đổi hình thái ĐMPQ theo hình ảnh nội soi phế quản (P>0,05). Tuy nhiên các hình ảnh nội soi phế quản mới chỉ đánh giá được sự xâm lấn tại chỗ của UTPQ và chúng tôi cũng chưa đánh giá được sự biến đổi vi mạch của các tổn thương xâm lấn này nên chưa đánh giá được chính xác mối liên quan giữa hiện tương tăng sinh mạch và hiện tượng xâm lấn tại chỗ trong UTPQ. Vấn đề này cần phải tiếp tục nghiên cứu thêm.

KẾT LUẬN: Qua nghiên cứu đặc điểm hình thái của ĐMPQ trên

hình ảnh chụp mạch kĩ thuật số xóa nền ở 18 bệnh nhân UTPQ, bước đầu chúng tôi nhân thấy:

- Vị trí xuất phát của động mạch phế quản ngang mức đốt sống Dv gặp tỷ lệ nhiều nhất (72,4%) và tỷ lệ bệnh nhân có 1 động mạch phế quản chiếm 72,4%.

- 100% bệnh nhân có thay đổi hình thái ĐMPQ phối hợp, trong đó tăng sinh mạch ngoại vi, giãn cuống, thân xoắn vặn chiếm tỉ lệ cao (72,4%-93,1%).

- Nhóm bệnh nhân ở giai đoạn IIIB, IV và có tổn thương bóng mờ tròn trên Xquang đều gặp phổ biến các loại thay đổi hình thái động mạch phế quản (66,6%-95,6%).

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Công Toàn, Hoàng Đình Chân, Ung thư phổi,

NXB y học, 2008, trang 7-20; 399-430. 2. Ngô Đình Trung, Kết quả gây tắc động mạch phế

quản điều trị ho máu ở một số bệnh phổi-phế quản, Luận văn thạc sỹ y học, Học viện Quân y, 2008.

3. Tạ Bá Thắng, Nguyễn Huy Lực, Đồng Khắc Hưng, Đỗ Quyết, Thay đổi hình thái động mạch phế quản và kết quả gây tắc ĐMPQ điều trị ho máu ở bệnh nhân giãn phế quản, Tạp chí y dược học quân sự, Tập 33, Số chuyên đề lao và bệnh phổi, 2008.

4. Erick K.H et al. Handbook of evidence based dadiation oncology, Second edition, Spinger science, Philadelphia 2010.

5. Jita J., Crundwell N., Chest X-xay in clinic, Spinger science, Philadelphia 2009, p 90-103.

6. Karen L.S et al., Bronchial artery embolization: experience with 54 patients. Clinical investigations, Chest, March 2002.

7. Peter B., Gandini B., Gray N., Epidemiology of lung cancer: a century of great success and ignominious failure, Textbook of Lung Cancer, Informa heathcare, Wasington 2009.

8. Rémy J., Voisin C. et al., Treatment by embolization of severe or repeated hemoptysis associated with systemic hypervascularization, Presse Med., 1986 (11), p19-23.

9. Robert S. Kerbel P.D., Tumor Angiogenesis, N. Engl. J. Med. 2008, 358:2039-2049

10. Witt C., Schmidt B., Geisler A., et al., Value of bronchial artery embolization with platinum coils in tumorous pulmonary bleeding, Eur. J. Cancer 2000.