KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2018...

20
1 SỞ GD & ĐT ANGIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THPT TÂN CHÂU Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc SỐ : 457/KH THPTTC Tân Châu , ngày 10 tháng 09 năm 2018 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2018 2019 Thực hiện Chỉ thị số 2919/CT-BGDĐT ngày 10/08/2018 của Bộ GDĐT về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2018-2019 của ngành giáo dục; Căn cứ Hướng dẫn số số 19/HD-SGDĐT nga ̀ y 14/08/2018 của Sở GDĐT An Giang về thực hiện nhiệm vụ năm học 2018 2019; Hướng dẫn số 22/HD-SGDĐT nga ̀ y 21/08/2018 của Sở GDĐT về việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 201 82019 và Hướng dẫn của các Phòng- Ban chuyên môn khác của Sở GDĐT An Giang. Nhằm phát huy những kết quả đã đạt được trong năm học 2017 2018, tiếp tục nâng cao thành tích trong năm học mới. Trường THPT Tân Châu xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2018 2019 với những yêu cầu và nội dung như sau: I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU : 1/ Mục đích: * Nâng cao tinh thần, trách nhiệm của tập thể CB-GV-NV trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục của mình theo chỉ đạo, hướng dẫn của tỉnh và của ngành nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. * Tăng cường giáo dục ý thức học tập đúng đắn trong học sinh, thúc đẩy tinh thần vượt khó phấn đấu học tập- rèn luyện các mặt để xây dựng không khí học tập tích cực tạo điều kiện phát triển nhiều mặt cho các em. * Huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nhà trường đầu tư, chăm lo, hỗ trợ và tạo điều kiện cho trường xây dựng môi trường giáo dục tốt cho học sinh. 2/ Yêu cầu: * Tập thể CB-GV-NV phải có nhận thức đúng tinh thần đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục; thực hiện tốt nhiệm vụ được giao theo các nguyên tắc, quy định; đồng thời phát huy tính chủ động, sáng tạo để nâng cao hiệu quả hoạt động; * Có tinh thần đoàn kết nội bộ tốt để phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường phục vụ cho các hoạt động giáo dục xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh cho học sinh. II. NỘI DUNG THỰC HIỆN : A. Nhiệm vụ trọng tâm: 1. Nâng cao chất lượng đội ngũ chuẩn bị cho triển khai thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông ; đổi mới công tác giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phù hợp với định hướng của chương trình giáo dục phổ thông mới. 2. Tăng cường nền nếp, kỷ cương, tập trung nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản ; thực hiện quyền chủ động và nâng cao trách nhiệm của cán bộ chủ chốt; triển khai có hiệu quả phong trào thi đua "Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học" gắn với việc rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. 3. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học; thực hiện thường xuyên, hiệu quả các phương pháp, hình thức và kỹ thuật dạy học tích cực lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm.

Transcript of KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2018...

1

SỞ GD & ĐT ANGIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THPT TÂN CHÂU Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

SỐ : 457/KH – THPTTC Tân Châu , ngày 10 tháng 09 năm 2018

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2018 – 2019

Thực hiện Chỉ thị số 2919/CT-BGDĐT ngày 10/08/2018 của Bộ GDĐT về nhiệm

vụ chủ yếu năm học 2018-2019 của ngành giáo dục;

Căn cứ Hướng dẫn số sô 19/HD-SGDĐT ngay 14/08/2018 của Sở GDĐT An

Giang về thực hiện nhiệm vụ năm học 2018 – 2019; Hướng dẫn số 22/HD-SGDĐT ngay

21/08/2018 của Sở GDĐT về việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2018–

2019 và Hướng dẫn của các Phòng- Ban chuyên môn khác của Sở GDĐT An Giang.

Nhằm phát huy những kết quả đã đạt được trong năm học 2017 – 2018, tiếp tục

nâng cao thành tích trong năm học mới. Trường THPT Tân Châu xây dựng kế hoạch thực

hiện nhiệm vụ năm học 2018 – 2019 với những yêu cầu và nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU :

1/ Mục đích:

* Nâng cao tinh thần, trách nhiệm của tập thể CB-GV-NV trong thực hiện nhiệm

vụ giáo dục của mình theo chỉ đạo, hướng dẫn của tỉnh và của ngành nhằm nâng cao chất

lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.

* Tăng cường giáo dục ý thức học tập đúng đắn trong học sinh, thúc đẩy tinh thần

vượt khó phấn đấu học tập- rèn luyện các mặt để xây dựng không khí học tập tích cực và

tạo điều kiện phát triển nhiều mặt cho các em.

* Huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nhà trường đầu tư, chăm lo, hỗ trợ và

tạo điều kiện cho trường xây dựng môi trường giáo dục tốt cho học sinh.

2/ Yêu cầu:

* Tập thể CB-GV-NV phải có nhận thức đúng tinh thần đổi mới căn bản và toàn

diện giáo dục; thực hiện tốt nhiệm vụ được giao theo các nguyên tắc, quy định; đồng thời

phát huy tính chủ động, sáng tạo để nâng cao hiệu quả hoạt động;

* Có tinh thần đoàn kết nội bộ tốt để phối hợp các lực lượng giáo dục trong và

ngoài nhà trường phục vụ cho các hoạt động giáo dục xây dựng môi trường giáo dục lành

mạnh cho học sinh.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN :

A. Nhiệm vụ trọng tâm:

1. Nâng cao chất lượng đội ngũ chuẩn bị cho triển khai thực hiện đổi mới chương

trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông ; đổi mới công tác giáo dục hướng nghiệp và

định hướng phân luồng học sinh phù hợp với định hướng của chương trình giáo dục phổ

thông mới.

2. Tăng cường nền nếp, kỷ cương, tập trung nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản

lý; thực hiện quyền chủ động và nâng cao trách nhiệm của cán bộ chủ chốt; triển khai có

hiệu quả phong trào thi đua "Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học" gắn với việc rèn luyện

phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.

3. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ việc thực hiện chương trình giáo dục phổ

thông hiện hành theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học; thực hiện

thường xuyên, hiệu quả các phương pháp, hình thức và kỹ thuật dạy học tích cực lấy hoạt

động học của học sinh làm trung tâm.

2

4. Đa dạng hóa hình thức học tập, chú trọng các hoạt động trãi nghiệm, sáng tạo,

nghiên cứu khoa học của học sinh; đổi mới nội dung, phương thức đánh giá học sinh nhằm

phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo và rèn luyện phương pháp tự học, tăng cường kỹ

năng thực hành, vận dụng các kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.

5. Tăng cường cơ sở vật chất, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy

học và quản lý, nâng cao kỹ năng ứng dụng CNTT cho cán bộ, giáo viên trong bối cảnh

hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

B. Kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ cụ thể:

1. Các nhiệm vụ cụ thể :

1.1. Về thực hiện kế hoạch giáo dục

a) Tiếp tục thực hiện nghiêm túc, linh hoạt, sáng tạo chương trình, kế hoạch giáo

dục, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục.

* Các tổ chuyên môn tiếp tục rà soát phát hiện những bất cập của chương trình

hiện hành về nội dung, cấu trúc từ đó điều chỉnh xây dựng chương trình phù hợp với đơn

vị. Khi xây dựng điều chỉnh chương trình phải lưu ý:

- Đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ của từng cấp học trong

chương trình giáo dục phổ thông; phù hợp với Khung kế hoạch thời gian 37 tuần thực

học bao gồm việc ôn tập, kiểm tra định kỳ và thời gian dự trữ (học kỳ một: 19 tuần, học

kỳ hai: 18 tuần), đảm bảo thời gian kết thúc học kỳ một vào ngày 05/01/2019, kết thúc

học kỳ hai vào ngày 25/5/2019, tổng kết năm học vào tuần cuối tháng 5/2019.

- Góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng

lực học sinh; không cắt xén chương trình cơ học, tùy tiện; tích cực xây dựng các chủ đề

dạy học và tổ chức hoạt động trải nghiệm, sáng tạo.

- Đảm bảo tính pháp lý và cơ sở khoa học, được xây dựng từ tổ, nhóm

chuyên môn, có góp ý của cốt cán bộ môn và được lãnh đạo nhà trường phê duyệt trước

khi thực hiện. Đây là căn cứ để kiểm tra, giám sát, nhận xét, góp ý trong quá trình thực

hiện. Đối với lớp 12, không hoàn thành chương trình sớm hơn ngày 20/4/2019.

* Giáo viên quan tâm thiết kế lại các tiết học trong sách giáo khoa thành các bài

học theo chủ đề (có thể thiết kế trong mỗi môn học hoặc liên môn) để tổ chức cho học

sinh hoạt động tích cực, tự lực chiếm lĩnh kiến thức và vận dụng vào thực tiễn; chú trọng

lồng ghép vào các môn học giáo dục đạo đức và giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống,

hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật.

* Thực hiện dạy tự chọn theo hướng dẫn tại Công văn số 31/HD-SGDĐT ngày

26/8/2015 của Sở GDĐT; các môn tự chọn được xây dựng kế hoạch dạy học phải phù

hợp với nguyện vọng chính đáng của học sinh và thời lượng quy định; tiết dạy tự chọn

phải được thể hiện trên thời khóa biểu và trong sổ ghi đầu bài của lớp. Thực hiện nghiêm

túc nội dung giáo dục địa phương bao gồm các tiết dạy theo tài liệu và nội dung lồng

ghép; tiến tới biên soạn, điều chỉnh, bổ sung tài liệu giảng dạy cho năm tới.

* Nâng cao chất lượng và hiệu quả sinh hoạt tổ chuyên môn về đổi mới phương

pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo tinh thần Công văn số 1797/SGDĐT-GDTrH

ngày 13/11/2013 của Sở GDĐT về việc đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng

“nghiên cứu bài học”.

* Sắp xếp thời dụng biểu không dạy ngày thứ bảy và chủ nhật để dành cho thực

hiện các hoạt động giáo dục khác (Kiểm tra tập thể, các sinh hoạt khác); giáo viên bộ

môn chủ động bố trí thời gian để dạy bù những ngày nghỉ trong năm học hoặc tổ chức

dạy bù vào tuần dự trữ; không bố trí dạy bù vào ngày Chủ nhật và ngày nghỉ lễ.

b) Về nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh

* Tiếp tục bồi dưỡng chuẩn hóa năng lực đội ngũ giáo viên tiếng Anh, tăng số

học sinh và số lớp học tiếng Anh theo chương trình mới (chương trình 10 năm) theo

Công văn số 235/SGDĐT-GDTrH-GDTX ngày 12/2/2018 của Sở Giáo dục và Đào tạo.

3

* Những học sinh, lớp chưa được học chương trình tiếng Anh 10 năm tiếp tục

dạy theo chương trình hiện hành, nhưng đảm bảo dạy học và kiểm tra đánh giá theo định

hướng phát triển năng lực với 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc và viết; đồng thời chuẩn bị điều

kiện để năm học 2019-2020 chuyển sang dạy học theo chương trình mới.

* Tiếp cận đổi mới kiểm tra đánh theo định hướng phát triển năng lực học sinh

đối với môn tiếng Anh theo tinh thần của Công văn số 5333/BGDĐT-GDTrH ngày

29/9/2014, Công văn số 3333/BGDĐT-GDTrH ngày 07/7/2016 về việc sử dụng định

dạng đề thi đánh giá năng lực tiếng Anh dành cho học sinh phổ thông từ năm học 2015-

2016 của Bộ GDĐT và Công văn số 18/HD-SGDĐT ngày 15/8/2016 của Sở GDĐT về

việc hướng dẫn dạy học và kiểm tra đánh giá môn tiếng Anh cấp THCS và THPT. Lưu ý

chuẩn bị việc đánh giá năng lực đầu ra Bậc 3 đối với học sinh lớp 12 tham gia chương

trình mới để thúc đẩy đổi mới kiểm tra, đánh giá trong quá trính dạy học theo định hướng

phát triển kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh của học sinh và phấn đấu để năm học 2018-

2019 giữ vững điểm trung bình môn tiếng Anh trong kỳ thi THPT Quốc gia cao hơn mặt

bằng chung cả nước.

* Tăng cường hoạt động giao tiếp ngoại ngữ giữa giáo viên với học sinh trong

dạy học trên lớp; học sinh giao tiếp ngoại ngữ khi tham gia giờ học và sinh hoạt câu lạc

bộ; hàng tháng trong sinh hoạt tổ chuyên môn của giáo viên, ngoài nội dung sinh hoạt

hành chính, tổ phải chọn ít nhất 02 (hai) chủ đề chuyên môn/tháng để giáo viên sử dụng

ngoại ngữ trao đổi thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm nhằm tăng cường kỹ năng giao tiếp,

nghe, nói trong đội ngũ giáo giáo viên.

* Tiếp tục mở rộng dạy học song ngữ tiếng Anh đối với môn Toán và các môn

khoa học tự nhiên trên cơ sở đảm bảo điều kiện về năng lực giáo viên, trình độ ngoại ngữ

của học sinh. Về chương trình giảng dạy, các trường có thể dựa theo chương trình giáo

dục phổ thông Việt Nam hiện hành hoặc các chương trình giảng dạy của nước ngoài, kế

hoạch dạy học chương trình này phải được xây dựng ngay từ đầu năm học, được Sở (đối

với THPT) và phòng GDĐT (đối với THCS) phê duyệt.

* Tăng cường điều kiện dạy và học ngoại ngữ theo hướng ứng dụng CNTT, xây

dựng hệ thống hỗ trợ dạy và học ngoại ngữ trực tuyến và trên máy tính cho các cấp học

và các trang thiết bị thiết yếu để triển khai hoạt động dạy và học ngoại ngữ đáp ứng mục

tiêu đào tạo chung.

c) Về công tác giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông và phân luồng học

sinh trung học.

* Tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác giáo dục hướng nghiệp và định

hướng phân luồng học sinh; cung cấp rộng rãi thông tin về tình hình phát triển kinh tế- xã

hội, nhu cầu của thị trường lao động, nhằm định hướng các hoạt động giáo dục đáp ứng

yêu của thị trường lao động, phục vụ nhu cầu của địa phương.

* Đổi mới phương pháp và hình thức giáo dục hướng nghiệp, đáp ứng mục tiêu

phân luồng học sinh. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục hướng nghiệp,

phân công giáo viên sưu tầm tài liệu giáo dục hướng nghiệp, khởi nghiệp kinh doanh đưa

vào giảng dạy trong nhà trường, quan tâm những ngành nghề mũi nhọn của tỉnh (Nông

nghiệp công nghệ cao và Du lịch).

* Dựa vào chương trình dạy nghề phổ thông của Bộ GDĐT, rà soát, lựa chọn,

bổ sung các chương trình dạy nghề đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực và phẩm chất của

học sinh, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương và điều kiện dạy học của

nhà trường; tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị và đội ngũ giáo viên để nâng cao chất

lượng giáo dục nghề phổ thông.

* Tranh thủ sự tham gia giáo dục của các cơ sở dạy nghề, doanh nghiệp, các

nhà máy, khu công nghiệp, xí nghiệp, trang trại sản xuất sản phẩm nông nghiệp, sản

phẩm thủ công nghiệp, ban quản lý khu du lịch… trong việc giáo dục hướng nghiệp, khởi

nghiệp kinh doanh, quản lý; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, giáo viên làm công tác

4

giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công

tác tư vấn hướng nghiệp trong nhà trường.

* Định kỳ tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm giúp học sinh tiếp cận tìm

hiểu nghề nghiệp, cung cấp cho học sinh thông tin đầy đủ về nhu cầu việc làm, xu hướng

nghề nghiệp của xã hội để các em chọn nghề phù hợp năng lực bản thân và điều kiện gia

đình. Triển khai kế hoạch thực hiện Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14/5/2018 của Thủ

Tướng Chính phủ về Đề án giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh

trong giáo dục phổ thông.

d) Về dạy học và giáo dục tích hợp, lồng ghép

* Tiếp tục triển khai thực hiện tích hợp, lồng ghép giáo dục đạo đức, học tập và

làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; giáo dục pháp luật; giáo dục

phòng chống tham nhũng; giáo dục kỹ năng sống; chú trọng tuyên truyền, giáo dục chủ

quyền quốc gia về biên giới, biển đảo; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; bảo vệ

môi trường; đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên; ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng

tránh và giảm nhẹ thiên tai; giáo dục an toàn giao thông,… trong các bài học, môn học

phù hợp. Quan tâm cập nhật các nội dung học tập gắn với thời sự quê hương, đất nước, số

liệu thống kê đối với các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân,...

* Tiếp tục triển khai thực hiện việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy học theo

hướng dẫn số tại Công văn số 73/HD-BGDĐT-BVHTTDL ngày 16/01/2013 của liên Bộ

GDĐT, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch như: lồng ghép nội dung dạy học di sản văn hóa

vào các môn học và hoạt động giáo dục (Lịch sử, Địa lý, Âm nhạc, Mỹ thuật và một số

hoạt động giáo dục khác).

đ) Về tổ chức tuần lễ sinh hoạt đầu năm học mới

* Thực hiện tốt tuần “sinh hoạt đầu năm học mới” theo Công văn số 17/HD-

SGDĐT ngày 31/7/2018 của Sở GDĐT, quan tâm đối với các lớp đầu cấp nhằm giúp các

em làm quen với điều kiện học tập, sinh hoạt và tiếp cận phương pháp dạy học, giáo dục

trong môi trường mới.

* Tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của Ngày khai giảng, Lễ tri ân, Lễ chào cờ

Tổ quốc, hướng dẫn học sinh hát Quốc ca đúng quy định để hát tại các buổi lễ chào cờ

đầu tuần theo đúng nghi thức, thể hiện nhiệt huyết, lòng tự hào dân tộc của tuổi trẻ Việt

Nam.

* Hướng dẫn học sinh ôn luyện bài thể dục buổi sáng, bài thể dục giữa giờ theo

quy định. Duy trì nề nếp thực hiện các bài thể dục nói trên vận dụng vào luyện tập thường

xuyên trong suốt năm học phù hợp với điều kiện của nhà trường.

1.2. Về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá.

Tiếp tục thực hiện Hướng dẫn số 03/HD-SGDĐT ngày 02/03/2018 của Sở GDĐT

về việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển phẩm chất

và năng lực học sinh. Lưu ý một số nội dung sau:

a) Đối với phương pháp dạy học

* Tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực,

chủ động, sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học và vận dụng kiến thức kỹ năng của học

sinh ở tất cả các môn học và các hoạt động giáo dục.

* Đẩy mạnh việc vận dụng dạy học giải quyết vấn đề, các phương pháp thực

hành; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với nội dung bài học, tập trung dạy

cách học, cách nghĩ; bảo đảm cân đối giữa trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng và định

hướng thái độ, hành vi cho học sinh; chú ý việc tổ chức dạy học phân hoá phù hợp với

các đối tượng học sinh khác nhau, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ

máy móc.

* Phấn đấu thí điểm giáo dục STEM tại một số tổ có điều kiện.

b) Đối với hình thức tổ chức dạy học

5

* Tổ chức nhiều hình thức học tập, chú ý hoạt động trải nghiệm sáng tạo, hoạt

động nghiên cứu khoa học của học sinh; sử dụng các hình thức dạy học trên cơ sở ứng

dụng công nghệ thông tin và truyền thông như: trường học kết nối… Ngoài việc tổ chức

cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trên lớp, cần coi trọng giao nhiệm vụ và

hướng dẫn học sinh học tập ở nhà, ở ngoài nhà trường.

* Tích cực triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học đối với học sinh và tham

gia tốt Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học năm học 2018-2019 tổ

chức vào cuối tháng 12/2018.

* Khuyến khích tổ chức, thu hút học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm sáng

tạo thông qua việc tổ chức các hoạt động (kỳ thi, hội thi) góp phần phát triển năng lực

học sinh trên cơ sở tự nguyện của học sinh và cha mẹ học sinh, phù hợp với đặc điểm tâm

sinh lý và nội dung học tập.

* Các GVCN vận dụng điều kiện của nhà trường để thực hiện phong trào xây

dựng tủ sách lớp học, phát động tuần lễ “Hưởng ứng học tập suốt đời” và phát triển văn

hóa đọc gắn với xây dựng câu lạc bộ khoa học trong lớp.

c) Về kiểm tra, đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục

* Thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ đúng quy định, quy chế thi và kiểm tra ở tất

cả các khâu ra đề, coi, chấm và nhận xét, đánh giá học sinh; đảm bảo thực chất, khách

quan, trung thực, công bằng để đánh giá đúng năng lực và sự tiến bộ của học sinh; không

tổ chức kiểm tra khảo sát học sinh vào đầu năm học; không “làm tăng đột biến điểm

TBCM ở HKII” đối với khối 12 làm ảnh hưởng không tốt đến dư luận của ngành.

* Quan tâm sử dụng hình thức đánh giá thường xuyên đối với học sinh như:

đánh giá qua hồ sơ học tập, vở học tập, đánh giá qua việc học sinh báo cáo kết quả thực

hiện một dự án học tập, dự án nghiên cứu khoa học, kĩ thuật, báo cáo kết quả thực hành,

thí nghiệm; đánh giá qua bài thuyết trình (bài viết, bài trình chiếu, video clip…) và kết

quả thực hiện nhiệm vụ học tập để thay thế cho các bài kiểm tra thường xuyên hiện hành.

* Các tổ nghiêm túc xây dựng đề thi, kiểm tra cuối học kì, cuối năm học theo

ma trận và viết câu hỏi phục vụ ma trận đề. Đề kiểm tra bao gồm các câu hỏi, bài tập (tự

luận hoặc/và trắc nghiệm) theo 4 mức độ yêu cầu: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận

dụng cao. Căn cứ vào mức độ phát triển năng lực của học sinh ở từng học kỳ và từng

khối lớp, tổ chuyên môn xác định tỉ lệ các câu hỏi, bài tập theo 4 mức độ yêu cầu trong

các bài kiểm tra trên nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp với đối tượng học sinh và tăng dần

tỉ lệ các câu hỏi, bài tập ở mức độ yêu cầu vận dụng, vận dụng cao.

* Kết hợp một cách hợp lí giữa hình thức tự luận với trắc nghiệm khách quan,

giữa kiểm tra lí thuyết và kiểm tra thực hành trong các bài kiểm tra; tiếp tục nâng cao yêu

cầu vận dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn; tăng cường ra các câu hỏi mở, gắn với

thời sự quê hương, đất nước đối với các môn khoa học xã hội và nhân văn để học sinh

được bày tỏ chính kiến của mình về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội.

* Quan tâm tổ chức bồi dưỡng thực hành đối với các môn Vật lí, Hóa học, Sinh

học và thi nói đối với môn tiếng Anh trong Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh (tổ chức

trong tháng 4/2019); Kỳ thi chọn đội tuyển dự thi cấp quốc gia (tổ chức vào tháng

10/2018) và Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia cấp THPT (dự kiến tổ chức vào tháng

01/2019).

* Tăng cường tổ chức hoạt động đề xuất và lựa chọn, hoàn thiện các câu hỏi,

bài tập kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực để bổ sung cho thư viện câu hỏi của

nhà trường. Tăng cường xây dựng nguồn học liệu mở (thư viện học liệu) về câu hỏi, bài

tập, đề thi, kế hoạch bài học, tài liệu tham khảo có chất lượng trên trang “trường học kết

nối” (tại địa chỉ http://truonghocketnoi.edu.vn) của sở/phòng GDĐT và các trường học.

Cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh tích cực tham gia các hoạt động chuyên môn trên

trang mạng “Trường học kết nối” về xây dựng các chuyên đề dạy học tích hợp, liên môn;

6

đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển

năng lực học sinh.

* Tiến hành tự đánh giá lại trong năm học và mời đoàn đánh giá ngoài, thực

hiện đánh giá xét công nhận kết quả.

1.3. Về nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và nền nếp chuyên môn.

a) Về nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.

* Tổ chức triển khai tốt việc tập huấn lại tại đơn vị bằng nhiều hình thức khác

nhau (tổ chức lớp tập huấn, sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn, tổ chức hoạt động chuyên đề

…) những nội dung mà cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán đã tiếp thu trong các đợt bồi

dưỡng, tập huấn hè năm 2018 do Sở và các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức (dạy và học

theo phương pháp dạy học tích cực trong mô hình trường học mới, dạy học và kiểm tra

đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh, tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá

theo chuyên đề tích hợp, liên môn; tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo, các lớp bồi

dưỡng đổi mới PPDH tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông mới; các lớp dạy học ứng

dụng CNTT trong các môn học, xây dựng kế hoạch hoạt động và chuyên đề của tổ

chuyên môn, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá chương trình tiếng Anh 10 năm,

các lớp bồi dưỡng giáo viên môn Tin học; các lớp bồi dưỡng giáo dục kỹ năng sống cho

học sinh, đánh giá tiết dạy theo hướng phát triển nghề nghiệp môn tiếng Anh).

* Việc tổ chức bồi dưỡng thường xuyên đối với giáo viên theo hướng thực chất,

mang lại hiệu quả thiết thực. Đổi mới nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng giáo viên về

chuyên môn và nghiệp vụ theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT đúng theo Thông tư

của Bộ và hướng dẫn của Sở GDĐT; chú trọng công tác bồi dưỡng giáo viên cốt cán,

phát huy năng lực tự bồi dưỡng.

* Tiếp tục bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh theo chuẩn quy định của Bộ GDĐT

đáp ứng yêu cầu triển khai kế hoạch “Dạy và học ngoại ngữ giai đoạn 2016-2020” trong

đơn vị; những giáo viên chưa đạt chuẩn năng lực tiếng Anh hoặc chưa được bồi dưỡng về

phương pháp dạy tiếng Anh phải được ưu tiên bố trí hoặc tạo điều kiện để giáo viên được

học và tham gia các kỳ khảo sát năng lực; đồng thời giáo viên phải thường xuyên tự bồi

dưỡng để nâng cao trình độ đạt chuẩn và năng lực nghiệp vụ sư phạm.

* Lấy việc đổi mới sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học

là hình thức sinh hoạt chuyên môn chính trong trường, chú trọng đổi mới theo hướng tập

trung giúp đỡ đồng nghiệp về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá; tăng

cường sinh hoạt chuyên môn tại trường và tham gia tốt ở cụm Hội đồng bộ môn.

* Nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả của hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo

viên chủ nhiệm giỏi, cán bộ thư viện giỏi… Khuyến khích giáo viên tham gia tốt các

phong trào nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn dạy và học theo hướng thực chất, hiệu

quả và ứng dụng tốt tại đơn vị công tác, không chạy theo hình thức, thành tích trong thi

đua.

* Tham gia tốt các lớp bồi dưỡng, tập huấn dành cho giáo viên các môn thuộc

lĩnh vực Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội; ưu tiên lựa chọn nội dung được bồi dưỡng

là những vấn đề mới và bổ ích, xuất phát từ nhu cầu học tập của giáo viên; cung cấp

những thông tin mới nhất về thành tựu của khoa học kỹ thuật- công nghệ; những kiến

thức về lịch sử văn hóa của địa phương, đất nước và của nhân loại nhằm phục vụ tốt

giảng dạy trong tình hình mới.

b) Về quản lý đội ngũ giáo viên, nhân viên

* Công tác quản lý và điều hành hoạt động chuyên môn ở các tổ phải đảm bảo

đúng quy chế chuyên môn và quy định về quản lý của ngành, nề nếp kỷ cương trường

học phải được đảm bảo tốt.

* Phát huy vai trò tự chủ, sáng tạo và tự chịu trách nhiệm của các thành viên

trong đơn; hoạt động quản lý chuyên môn của đơn vị phải thực chất, hiệu quả, không

hình thức đối phó.

7

* BGH và các tổ trưởng quan tâm, kiểm tra đôn đốc, chấn chỉnh khắc phục

những tồn tại hạn chế, yếu kém về quản lý, về hoạt động chuyên môn của năm học trước;

biến quá trình kiểm tra thành quá trình tự kiểm tra, tự đánh giá của giáo viên trong việc

nâng cao chất lượng giảng dạy của mình.

c) Về thực hiện các quy định về chuyên môn

* Về soạn bài

Giáo viên phải có trách nhiệm soạn bài trước khi lên lớp, cần linh hoạt đổi

mới trong việc biên soạn giáo án cả về nội dung và hình thức; khuyến khích sự đầu tư

sáng tạo của giáo viên trong bài soạn theo hướng thực chất, hiệu quả.

* Về nâng cao chất lượng giờ dạy khi lên lớp

Giáo viên tích cực đổi mới phương pháp, quan tâm hoạt động học của học

sinh, thực hiện tốt đổi mới kiểm tra đánh giá. Tích cực sử dụng đồ dùng dạy học, ứng

dụng công nghệ thông tin một cách phù hợp, không lạm dụng.

* Về chấm và trả bài kiểm tra cho học sinh

- Bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ của học sinh phải đảm bảo đủ cơ số

điểm; sau khi chấm xong, giáo viên phải phát bài cho học sinh, dành thời gian để sửa bài,

nhận xét, hướng dẫn, sửa sai, động viên sự cố gắng, tiến bộ của học sinh. Đối với học

sinh có kết quả bài kiểm tra định kỳ không phù hợp với những nhận xét trong quá trình

học tập (quá trình học tập tốt nhưng kết quả kiểm tra quá kém), giáo viên cần phải tìm

hiểu kỹ nguyên nhân, nếu thấy cần thiết và hợp lý thì có thể báo cáo Hiệu trưởng cho học

sinh kiểm tra lại.

- Đối với những bài kiểm tra cần lưu ý để học sinh ghi nhớ và rút kinh

nghiệm cho lần làm bài sau, khi chấm bài này giáo viên phải ghi đầy đủ nhận xét.

* Về thực hiện hồ sơ, sổ sách

- Thực hiện hồ sơ, sổ sách đúng theo yêu cầu tại Công văn số 68/BGDĐT-

GDTrH ngày 07/01/2014 của Bộ GDĐT và các văn bản hướng dẫn của Sở GDĐT; tiếp

tục sử dụng hình thức liên lạc điện tử với gia đình học sinh, phiếu điểm điện tử, sổ điểm

điện tử và học bạ điện tử lớp 10, 11 nhằm giảm bớt công việc cho giáo viên. Không sử

dụng những loại hồ sơ, sổ sách ngoài quy định của Điều lệ, Quy chế do Bộ GDĐT ban

hành và các văn bản hướng dẫn.

- Thực hiện phân công và xác định trách nhiệm quản lý hồ sơ sổ sách cho

từng cá nhân, bộ phận cụ thể. Việc sửa chữa hồ sơ, sổ sách liên quan đến điểm số và kết

quả học tập của học sinh phải đảm bảo đúng theo quy định, tuyệt đối không tùy tiện sửa

chữa hồ sơ để thay đổi kết quả đánh giá học sinh.

- Định kỳ hoặc đột xuất, nhà trường tổ chức kiểm tra hồ sơ, sổ sách của

giáo viên, nhân viên; sau kiểm tra có nhận xét đánh giá việc sử dụng và bảo quản hồ sơ,

sổ sách để nhắc nhở làm căn cứ xét thi đua cuối năm.

* Về dự giờ và sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn

- Tiếp tuc đổi mới sinh hoạt tổ chuyển môn theo hướng thiết thực, hiệu quả;

không hành chính hóa việc sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn; thực hiện việc đánh giá, xếp

loại giờ dạy giáo viên trung học theo đúng yêu cầu tại Công văn số 56/HD-SGDĐT ngày

22/10/2015 của Sở GDĐT. Ban Giám hiệu trường phải thực hiện đầy đủ, có chất lượng

hoạt động dự giờ, thăm lớp, chia nhau dự ít nhất mỗi giáo viên 1 tiết trong năm học, để

thúc đẩy việc đổi mới dạy học nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy trên lớp của giáo viên.

- Các tổ nhóm/chuyên môn phải thường xuyên tổ chức các tiết dự giờ, sau

dự giờ có rút kinh nghiệm theo hướng nghiên cứu bài học. Trong năm học mỗi giáo viên

phải có 2 tiết thực hiện thao giảng về đổi mới PPDH để tổ và BGH dự rút kinh nghiệm;

mỗi giáo viên thực hiện ít nhất 4 bài giảng có ứng dụng CNTT và 14 tiết dự giờ đồng

nghiệp; tổ trưởng và tổ phó chia nhau dự giờ ít nhất 2 tiết dạy/giáo viên trong năm học.

* Về phân công giảng dạy trong nhà trường

8

Việc phân công giảng dạy đối với giáo viên trong đơn vị do Hiệu trưởng

quyết định trên cơ sở cân đối hợp lý về nhu cầu vị trí việc làm và nguồn ngân sách được

giao, được báo cáo cho Sở GDĐT theo dõi và phục vụ chông tác kiểm tra khi cần; đảm

bảo nguyên tắc: tham khảo ý kiến của tổ chuyên môn, dân chủ, công khai, phù hợp với

năng lực và kinh nghiệm chuyên môn; không để thừa giờ tập trung quá nhiều đối với một

người, một số người hoặc phân công thiếu khoa học, thừa giờ cục bộ làm phát sinh kinh

phí của đơn vị.

1.4. Về sử dụng CSVC, thiết bị dạy học, xây dựng trường chuẩn quốc gia.

a) Về sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

* BGH kiểm tra, rà soát thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; có kế

hoạch mua sắm, đầu tư trang bị cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, xây dựng phòng học bộ

môn, thư viện, nhà vệ sinh, cảnh quan sư phạm nhà trường bằng nguồn ngân sách, xã hội

hóa... nhằm chuẩn bị tốt điều kiện thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.

* Vận động, huy động các nguồn lực để xây dựng, cải tạo cảnh quan đạt tiêu

chuẩn xanh-sạch-đẹp, an toàn; xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh để thu hút học

sinh đến trường; tổ chức cho cán bộ, giáo viên và học sinh tham gia thực hiện các nhiệm

vụ phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương.

* Các tổ chuyên môn kiểm tra, rà soát thực trang thiết bị dạy học để lập danh mục

cơ bản thông tin cho giáo viên sử dụng; có kế hoạch sửa chữa và bổ sung kịp thời theo

danh mục thiết bị dạy học tối thiểu đã ban hành theo Thông tư số 19/2009/TT-BGDĐT

ngày 11/8/2009 và Thông tư số 01/2010/TT-BGDĐT ngày 18/01/2010 của Bộ GDĐT

đáp ứng yêu cầu dạy học chương trình phổ thông hiện hành, đồng thời chuẩn bị điều kiện

cho áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới.

* Thực hiện nghiêm túc việc đầu tư mua sắm thiết bị dạy học, học liệu các cơ sở

giáo dục trung học theo Công văn số 7842/BGDĐT-CSVCTBTH ngày 28/10/2013 của

Bộ GDĐT. Tăng cường bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của viên

chức làm công tác thiết bị dạy học; yêu cầu giáo viên tăng cường sử dụng thiết bị dạy học

của nhà trường để đảm bảo việc dạy học có chất lượng.

* Thực hiện nghiêm túc Công văn số 65/HD-SGDĐT ngày 12/11/2015 của Sở

GDĐT về việc hướng dẫn Quy trình tiếp nhận, nghiệm thu, lập sổ sách quản lý, trình tự -

thủ tục thanh lý các loại Sách - Thiết bị giáo dục năm học 2015-2016 và những năm tiếp

theo.

b) Về xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia

Có giải pháp nâng chất lượng chuẩn đã đạt để đến hết thời hạn 5 năm ( đến 2021)

được tiếp tục kiểm tra đề nghị công nhận lại lần thứ ba

1.5. Về công tác quản lý, kiểm tra nội bộ

Thực hiện tốt các Hướng dẫn của các phòng, ban chuyên môn nhằm đáp ứng yêu

cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục trung học, chuẩn bị điều kiện cho việc thực hiện

chương trình giáo dục phổ thông trong thời gian tới, trường THPT quan tâm nâng cao

hơn nữa trách nhiệm và năng lực quản trị nhà trường, trong đó tiếp tục tập trung vào một

số nội dung sau:

* Mỗi CBQL, giáo viên và nhân viên trong nhà trường nâng cao ý thức trách

nhiệm, phát huy đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động dạy học và giáo dục học sinh, thực

hiện nghiêm túc những chủ trương đổi mới của ngành.

* Tăng cường đổi mới quản lý việc thực hiện chương trình và kế hoạch giáo dục theo

hướng phân cấp, giao quyền tự chủ, thực hiện nghiêm kỷ cương nền nếp trong dạy học, kiểm

tra đánh giá và thi. Đề cao tinh thần đổi mới, sáng tạo trong quản lý và tổ chức hoạt động

giáo dục, hiện nghiêm túc, linh hoạt, sáng tạo chương trình, kế hoạch giáo dục nhằm nâng

cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục.

9

* Tích cực đầy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý hồ sơ sổ

sách chuyên môn, quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên, quản lý kết quả học tập và

rèn luyện của học sinh, sắp xếp thời khóa biểu, quản lý thư viện trường học.

* Chấp hành nghiêm túc biên chế dạy học theo quy định, xếp thời dụng biểu nghỉ

thứ bảy và chủ nhật để có thời gian tổ chức kiểm tra tập thể và các hoạt động giáo dục

khác; tổ chức phụ đạo học sinh yếu kém được quan tâm thực hiện, có kế hoạch dạy học

và phân công giảng dạy cụ thể; bồi dưỡng học sinh giỏi phải được các tổ đầu tư tốt coi

đây là nhiệm vụ chuyên môn của mình phải thực hiện .

* Tăng cường nề nếp, kỷ cương, đảm bảo giờ lao động, giáo viên xin nghỉ việc

riêng phải được đồng ý của BGH và tự bố trí giáo viên khác dạy thay; không tự ý cho học

sinh nghỉ và dạy bù sau đó; khi giáo viên đi công tác hoặc đi học phải báo tổ trưởng sắp

xếp giáo viên dạy thay.

* Nghiêm túc phối hợp hoạt động với Ban đại diện cha mẹ học sinh theo Thông tư

số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011 của Bộ GDĐT; phối hợp tốt với CĐCS và Đoàn

trường thực hiện các nhiệm vụ theo quy chế phối hợp đã được thống nhất. Thực hiện tốt

việc quản lý và sử dụng xuất bản phẩm tham khảo trong giáo dục phổ thông theo Thông tư

số 21/2014/TT-BGDĐT ngày 07/7/2014 của Bộ trưởng Bộ GDĐT.

* Thực hiện tốt việc quản lý dạy thêm, học thêm theo Thông tư số 17/2012/TT-

BGDĐT ngày 16/5/2012 của Bộ trưởng Bộ GDĐT và các quy định về dạy thêm, học

thêm của UBND tỉnh; quản lý tốt nề nếp chuyên môn và cơ sở vật chất, không cho cá

nhân thuê cơ sở vật chất của nhà trường để tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm.

* Thực hiện tốt việc nhập số liệu vào hệ thống EMIS, PMIS và cơ sở dữ liêu

online của Bộ GDĐT theo đúng tiến độ, đảm bảo tính chính xác của số liệu để khai thác

và sử dụng thống nhất bộ số liệu về: trường, lớp, học sinh, giáo viên… toàn ngành và

trong báo cáo các cấp.

* Xây dựng kế hoạch, chương trình công tác, quy định và quy chế để điều hành

hoạt động ở đơn vị; đề ra các giải pháp thực hiện các chỉ tiêu phấn đấu cụ thể, khả thi;

thường xuyên tổ chức kiểm tra đôn đốc, nhắc nhỡ việc thực hiện; chấp hành tốt khung kế

hoạch thời gian 37 tuần thực học bao gồm việc ôn tập, kiểm tra định kỳ và thời gian dự trữ

(học kỳ I: 19 tuần, học kỳ II: 18 tuần), đảm bảo thời gian kết thúc học kỳ I vào ngày 06-

01-2018, kết thúc học kỳ II vào ngày 26-5-2018, tổng kết năm học vào ngày cuối tháng 5-

2018.

* Xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch, chương trình công tác kiểm tra nội bộ khả thi

để thực hiện trong năm học 2018-2019. Tiếp tục thực hiện đánh giá CBQL và GV theo

chuẩn nghề nghiệp ở Thông tư 29/2009/TT-BGDĐT và Thông tư 30/2009/TT-BGDĐT

ngày 22/10/2009, theo Nghị định 56/2015/NĐ-CP của Thủ tướng chính phủ.

- Thực hiện tốt Điều lệ nhà trường, qui chế dân chủ cơ sở để đảm bảo kỷ

cương nề nếp. Xây dựng tốt nội qui, quy định và các quy chế để quản lý các hoạt động

theo hướng tăng cường nề nếp, kỷ cương và phối hợp tốt trong nhà trường. Thực hiện tốt

chế độ thủ trưởng, xây dựng các tổ chức chức năng để phát huy các thành viên tham gia

vào quá trình quản lý và qua đó phát huy năng lực hoạt động khác .

- Định kỳ tổ chức các hội nghị giao ban đánh giá, rút kinh nghiệm những việc

làm được và chưa làm được, trên cơ sở đó điều chỉnh kế hoạch, giải pháp phù hợp.

1.6. Công tác tài chính, thi đua, khen thưởng và thông tin báo cáo

* Thực hiện tốt công tác tài chính theo tinh thần Hướng dẫn số 20/HD-SGDĐT

ngày 15/08/2018; quản lý tốt các khoản tài trợ theo Thông tư số 29/2012/TT-BGDĐT ngày

10/9/2012 quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân

* Nghiêm túc thực hiện các quy định về tài chính của các cấp; tiếp tục sử dụng

Quy chế chi tiêu nội bộ giai đoạn 2016 – 2017 và tiến hành xây dựng Quy chế chi tiêu

nội bộ giai đoạn 2019 – 2021

10

* Thực hiện chủ đề thi đua "Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học" bằng các hoạt

động thiết thực; phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu công tác một cách thực chất; kiên quyết

khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục.

* Chấp hành chế độ báo cáo, thực hiện đầy đủ và đúng thời hạn. Sử dụng tốt hơn

hộp thư điện tử để thông tin liên lạc CB-GV-NV và quản lý hồ sơ chuyên môn theo tinh

thần hồ sơ điện tử.

2. Một số chỉ tiêu phấn đấu và một số giải pháp cơ bản thực hiện

Trong năm học 2018-2019 đơn vị phấn đấu đạt một số chỉ tiêu sau :

2.1.Về huy động, duy trì sĩ số, chống bỏ học : Huy động được 36 lớp với 1.479/1.475 học sinh đạt 100,27% theo kế hoạch

được giao (năm trước 36 lớp với 1.444/1.443 HS đạt 100,07%);

Chia ra :

+ Khối 10 : 12 lớp ( 507 học sinh ) / Kế hoạch 12 lớp (505 học sinh)

+ Khối 11 : 12 lớp ( 503 học sinh ) / Kế hoạch 12 lớp (500 học sinh)

+ Khối 12 : 12 lớp ( 469 học sinh ) / Kế hoạch 12 lớp (470 học sinh)

Tỷ lệ giảm trong năm học : không quá 1% ( năm trước 0,48% )

Trong đó không bỏ học ( năm trước 0,00% )

Giải pháp :

* Xử lý chặt chẽ tình hình nghỉ phép hàng ngày của học sinh và thông qua

phiếu xin phép nghỉ học phổ biến một số nét chính về nội quy để phối hợp với CMHS

trong giáo dục thực hiện nề nếp cho học sinh.

* Đội ngũ GVCN nắm bắt kịp thời tình hình học sinh của lớp để tổ chức

trong học sinh đi vận động và báo cho BGH danh sách học sinh có nguy cơ bỏ học kèm

theo lý do để BGH phối hợp với Ban ĐDCMHS hoặc địa phương xử lý kịp thời.

* Phối hợp với các xã phường để vận động, giúp đỡ và tạo điều kiện cho

học sinh bỏ học trở lại trường; thực hiện đúng các chế độ chính sách miễn, giảm học phí

và vận động các nguồn lực để hỗ trợ cho học sinh gặp khó khăn một cách kịp thời.

2.2. Về nâng cao chất lượng các mặt giáo dục:

a) Về giáo dục nề nếp - kỷ cương :

* CB-GV-NV không vi phạm đạo đức nhà giáo, phải làm gương để giáo

dục học sinh; xử lý học sinh vi phạm nội quy một cách nghiêm túc trong thời gian dạy

lớp theo nội quy, quy định của trường trên tinh thần “Dân chủ, kỷ cương, tình thương,

trách nhiệm và trung thực”.

* GVCN thường xuyên giáo dục, xử lý học sinh thực hiện chưa tốt nội quy,

quy định của trường; kết hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn, gia đình để có biện pháp

giáo dục tốt học sinh; quan tâm giáo dục đạo đức, nhân cách, kỹ năng sống cho học sinh.

Khi phối hợp với CMHS trong giáo dục phải có mặt học sinh và có biên bản ghi nhận

trách nhiệm của học sinh và gia đình.

* Nhà trường phối hợp tốt với địa phương, Ban ĐDCMHS, tổ chức Đoàn

trong xây dựng môi trường học tập thuận lợi cho học sinh; phân công lớp trực tuần luân

phiên, xây dựng Đội Học sinh tình nguyện tham gia giám sát sinh hoạt của các học sinh.

* Tiếp tục triển khai thực hiện Thông tư số 23/2012/TT-BCA ngày

27/04/2012 của Bộ Công an Quy định về khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan,

doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự” để hạn chế tối đa

các ảnh hưởng của các tệ nạn xã hội đối với học sinh.

b) Về giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống :

* Tỷ lệ xếp loại hạnh kiểm :

NĂM HỌC TỐT KHÁ TB YẾU

2017 – 2018 98.40% 1.32% 0.28% 0.00%

Phấn đấu 18 – 19 98,50% 1,0% 0,5% 0%

* Không có CB-GV-NV và học sinh sử dụng ma tuý .

11

* Nhà trường không có tệ nạn xã hội và không có vi phạm ATGT .

* Không có CB-GV-NV và học sinh hút thuốc lá trong trường Giải pháp :

* Thực hiện việc làm cụ thể, thiết thực trong “Học tập và làm theo tư tưởng,

đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm

gương đạo đức, tự học và sáng tạo” phù hợp với yêu cầu rèn luyện phẩm chất chính trị,

đạo đức lối sống của CBQL, GV, NV và học sinh ở đơn vị. Hàng tháng mỗi CB-GV-NV

đăng ký và thực hiện một việc làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác Hồ.

* Tiếp tục thực hiện tích hợp giáo dục đạo đức, học tập và làm theo tư tưởng,

đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; giáo dục pháp luật; giáo dục phòng chống tham nhũng;

chú trọng tuyên truyền, giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; sử dụng năng

lượng tiết kiệm và hiệu quả; bảo vệ môi trường; đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên;

giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo; ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng

tránh và giảm nhẹ thiên tai; giáo dục an toàn giao thông; hướng dẫn tổ chức tham quan,

học tập thông qua di sản, hoặc tại các cơ sở sản xuất kinh doanh,… theo hướng dẫn .

* Tăng cường trách nhiệm của nhà giáo trong giáo dục đạo đức, lối sống

cho học sinh khi đứng lớp; trong giáo dục ý thức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và

trong giáo dục tinh thần hết lòng hết sức phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân. Xây dựng

nhà giáo phải là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo, có tinh thần trách nhiệm cao

trước đơn vị và học sinh; có phẩm chất chính trị tốt, lối sống mẫu mực, có tinh thần cầu

tiến trong hoạt động; thực hiện tốt các chủ trương, đường lối chính sách của đảng, chấp

hành tốt các quy định của pháp luật và nội quy, quy chế của đơn vị .

* Tổ chức một số sinh hoạt cho học sinh ở Nhà truyền thống, để giáo dục

về lịch sử nhà trường về tấm gương tiêu biểu của các thế hệ thầy cô và học sinh, thúc đẩy

ý thức tu dưỡng đạo đức, tinh thần vươn lên trong học tập của học sinh; tổ chức gặp gỡ,

đối thoại và tư vấn học đường cho học sinh để tạo môi trường học tập thân thiện, tích cực

và hiệu quả cho học sinh.

* Tăng cường giáo dục tốt ý thức tuân thủ pháp luật của Nhà nước cho học

sinh; cho học sinh cam kết thực hiện một số điểm trong nội quy và các quy định khác.

Triển khai và tổ chức thực hiện việc giáo dục học sinh các quy định và quy tắc về an toàn

giao thông. Tăng cường vai trò của tổ chức Đòan trong lớp và nâng cao năng lực cho cán

bộ lớp để đấu tranh kịp thời với những sai phạm của học sinh.

* Phát huy vai trò tổ tư vấn học đường, tích cực xây dựng “Trường học

thân thiện, học sinh tích cực” với mục tiêu xây dựng môi trường giáo dục tốt, phát huy

vai trò tích cực, tự giác của học sinh để nâng cao chất lượng dạy học; giáo dục tinh thần

tự giác học tập cho học sinh, nâng cao việc giáo dục, rèn luyện thái độ, hành vi ứng xử

thân thiện trong nhà trường; ngăn ngừa, uốn nắn mọi thái độ, hành vi thiếu văn hóa; bài

trừ mọi hành vi bạo lực trong trường học.

* Hình thành cho học sinh ý thức và ý chí học tập vươn lên vì đất nước, vì

bản thân; ý thức tu dưỡng đạo đức, hành vi văn minh; tích cực tham gia công tác xã hội

và các hoạt động tình nguyện để nâng cao trách nhiệm của bản thân đối với gia đình, nhà

trường, địa phương và tổ quốc Việt Nam XHCN.

* Đánh giá GVCN dựa vào mức độ hoàn thành nhiệm vụ, ghi nhận và nhắc

nhỡ GVCN khi lớp mình có quá nhiều học sinh vi phạm nội quy hoặc để một học sinh vi

phạm nội quy quá nhiều lần. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế phối hợp, nhà

trường, gia đình và xã hội trong giáo dục học sinh; kiên quyết xử lý đối với học sinh vô lễ

và lười học .

c) Về giáo dục các môn văn hóa , khoa học :

* Tỷ lệ xếp loại học lực :

NĂM HỌC GIỎI KHÁ TB YẾU KÉM

12

2017 – 2018 39.60% 52.40% 8,00% 0.00% 0.07%

Phấn đấu 18–19 40,00% 52,00% 8,00% 0,00% 0.00%

* Tỷ lệ lưu ban: không có HS ở lại lớp (năm trước 0 HS, tỷ lệ 0,00%)

* Tỷ lệ TN.THPT : Phấn đấu tỷ lệ 100% ( năm trước 100,00% ) .

* Có ít nhất 20 lượt HS giỏi các môn văn hóa cấp tỉnh (năm trước 15 giải)

* Có ít nhất 15 giải cấp tỉnh ở các phong trào khác (năm trước 21 giải).

Giải pháp :

* GVBM đổi mới phương pháp dạy học theo hướng giúp học sinh cải tiến

phương pháp học, chủ động lĩnh hội kiến thức, biết tự học, chia sẻ với bạn phương pháp

học có hiệu quả; phải nắm thật chắc danh sách học sinh yếu- kém bộ môn mình để tổ

chức bồi dưỡng cho các em kịp thời, đúng điểm yếu và có các giải pháp khắc phục khác;

chuẩn bị tốt kiến thức cho học sinh khối 12 tham gia kỳ thi cuối cấp theo tinh thần đổi

mới.

* Thực hiện phong trào xây dựng tủ sách lớp học, phát động tuần lễ

“Hưởng ứng học tập suốt đời” và phát triển văn hóa đọc gắn với xây dựng câu lạc bộ khoa

học trong các nhà trường. Thu hút học sinh tham gia các hoạt động trải nghiệm sáng tạo

thông qua việc tổ chức các hoạt động (kỳ thi, hội thi) góp phần phát triển năng lực học

sinh trên cơ sở tự nguyện của học sinh và cha mẹ học sinh, phù hợp với đặc điểm tâm sinh

lý và nội dung học tập.

* Ban giám hiệu và tổ trưởng tăng cường kiểm tra nội bộ và xử lý kịp thời

các hoạt động dạy và học trên lớp, thực hiện biên bản ghi nhớ khi góp ý CB-VC để làm

căn cứ xây dựng đội ngũ; có biện pháp thúc đẩy đối với GVCN trong giáo dục học sinh

có ý thức học tập kém để không làm ảnh hưởng đến học tập của lớp. Tổ chức dự giờ một

cách thường xuyên để kịp thời chấn chỉnh hoạt động dạy và học và nâng cao chất lượng

giờ dạy .

* Giáo viên căn cứ vào kế hoạch dạy học đã được phê duyệt, dưới sự hướng

dẫn của tổ/nhóm chuyên môn thiết kế bài soạn và tiến trình dạy học cụ thể cho từng nội

dung tiết dạy, mỗi tiết dạy có thể chỉ thực hiện một hoặc một số bước trong tiến trình sư

phạm của bài học. Các nhiệm vụ học tập có thể thực hiện ở trong hoặc ngoài giờ trên lớp.

Cần chú trọng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh học ở nhà.

* Nâng cao vị trí, vai trò, trách nhiệm các tổ trưởng chuyên môn; tăng

cường quyền hạn cho tổ trưởng để lãnh đạo tốt hoạt động của tổ và nâng cao chất lượng

sinh hoạt tổ; BGH tham gia họp với các tổ để nắm bắt kịp thời các vướng mắc; tổ chức áp

dụng tốt các thành quả được Hội đồng bộ môn triển khai. Giáo viên tổ chức tiết dạy sao

cho lớp học sinh động, dễ hiểu; thiết kế bài dạy dẫn dắt tốt cho học sinh tìm hiểu, khám

phá kiến thức có trọng tâm làm cho học sinh yêu thích bộ môn và nắm vững bản chất

kiến thức.

* Thực hiện chung đề cho cả khối khi kiểm tra định kỳ và thi học kì

nghiêm túc ở một số môn cơ bản theo hướng nhẹ nhàng, kết hợp hợp lý hình thức kiểm

tra tự luận với trắc nghiệm khách quan có nhiều lựa chọn đúng, chống học tủ, học vẹt và

nâng cao yếu tố vận dụng; bố trí phòng kiểm tra định kỳ và thi học kì tách đối tượng học

sinh theo năng lực học tập, qua đó rèn luyện từng bước về tâm lý cho học sinh và đánh

giá sát khả năng của học sinh. BGH ủy quyền cho tổ trưởng kiểm duyệt đề của của giáo

viên trước khi giáo viên tổ chức cho học sinh kiểm tra.

* Tổ chức dạy dạy học chính khóa từ thứ hai đến thứ sáu, sinh hoạt dưới cờ

cả 3 khối lớp vào sáng thứ hai, dành thời gian ngày thứ bảy cho kiểm tra tập thể, bồi

dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo cho học sinh yếu kém và sinh hoạt chuyên môn; dạy các

môn tự chọn theo nhu cầu học sinh trang bị kiến thức cho các em được thuận lợi trong xét

tuyển vào ĐH- CĐ; thực hiện tăng tiết khối 12 lần lượt các môn trong năm học để hoàn

thành chương trình vào 20/04/2019

d) Về các mặt giáo dục khác :

13

* Đẩy mạnh hoạt động của Tổ Tư vấn hỗ trợ hình thành kỹ năng sống

cho học sinh và các tổ công tác khác để góp phần giáo dục tòan diện cho học sinh. Xây

dựng cho học sinh tác phong sinh hoạt tập thể, khả năng giao lưu ứng xử và ngày càng

tham gia nhiều vào các hoạt động của trường; tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng

sống theo Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/02/2014 của Bộ GDĐT

* Tổ chức dạy nghề phổ thông theo chương trình dạy nghề phổ thông của Bộ

GDĐT, rà soát xây dựng chương trình dạy nghề phổ thông lựa chọn, bổ sung mới sao cho

đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh, phù hợp với điều kiện

kinh tế - xã hội của địa bàn thị xã và điều kiện dạy học của nhà trường. Tăng cường cơ sở

vật chất, thiết bị và đội ngũ giáo viên để nâng cao chất lượng giáo dục nghề phổ thông.

* Tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác giáo dục hướng nghiệp và

định hướng phân luồng học sinh; xây dựng, tổ chức khai thác hiệu quả hệ thống thông tin về

giáo dục hướng nghiệp, tổ chức kết nối thông tin với cơ quan dự báo nhu cầu nhân lực, cơ sở

đào tạo nghề, doanh nhiệp nhằm giúp học sinh lựa chọn, giải đáp thắc mắc về xu hướng lựa

chọn nghề. Đổi mới nội dung, hình thức giáo dục hướng nghiệp theo hướng thực chất, hiệu

quả, tăng cường sự tham gia của cơ sở dạy nghề, doanh nghiệp. Kiện toàn và nâng cao

năng lực đội ngũ cán bộ, giáo viên làm công tác giáo dục hướng nghiệp, công tác tư vấn

hướng nghiệp trong nhà trường.

* Tổ chức truyên truyền, hướng dẫn, tư vấn để học sinh và cha mẹ học sinh

lựa chọn ngành học Đại học hoặc mục tiêu tốt nghiệp THPT để học nghề từ đó sắp xếp và

bố trí lớp học sao cho phù hợp. Liên kết với các nhà máy, khu công nghiệp, xí nghiệp,

trang trại sản xuất sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm thủ công nghiệp, ban quản lý khu du

lịch …để phối hợp tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm giúp học sinh tiếp cận tìm hiểu

nghề nghiệp tương lai.

* Triển khai thực hiện tích hợp, lồng ghép giáo dục đạo đức, học tập và

làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; giáo dục pháp luật; giáo dục

phòng chống tham nhũng; giáo dục kỹ năng sống; tuyên truyền, giáo dục chủ quyền quốc

gia về biên giới, biển đảo; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; bảo vệ môi trường;

đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên; ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và

giảm nhẹ thiên tai; giáo dục an toàn giao thông, ý thức giữ gìn vệ sinh nơi công cộng và

chăm sóc tốt cảnh quan của trường.

* Sử dụng hợp lý lao động của học sinh để chăm sóc cảnh quan của

trường. Cập nhật các nội dung học tập gắn với thời sự quê hương, đất nước, số liệu thống

kê đối với các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân... Tiếp tục triển khai thực hiện việc

sử dụng di sản văn hóa trong dạy học theo hướng dẫn số tại Công văn số 73/HD-BGDĐT-

BVHTTDL ngày 16/01/2013 của liên Bộ GDĐT, Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch như:

lồng ghép nội dung dạy học di sản văn hóa vào các môn học và hoạt động giáo dục (Lịch

sử, Địa lý và một số hoạt động giáo dục khác).

* Nâng cao ý thức, thái độ học tập của học sinh trong hoạt động hướng

nghiệp, ngoài giờ lên lớp, học nghề, học GDQP-AN và TD- TT; tổ chức Thể dục giữa

giờ, Hội thi ca- múa- nhạc, Hội Khỏe Phù Đổng cấp trường; tham gia tốt Hội thi ca- múa-

nhạc cấp tỉnh.

* Tham gia tốt các hoạt động do địa phương tổ chức, các hoạt động xã

hội từ thiện và đền ơn đáp nghĩa. Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục về dân số -KHHGĐ,

an tòan giao thông , phòng chống tội phạm, AIDS, ma tuý và các TNXH. GVCN phải

nắm bắt thông tin của nhà trường và học sinh để tổ chức giáo dục kịp thời học sinh lớp

mình, không để xảy ra mâu thuẩn kéo dài hoặc sự việc nghiêm trọng. Tổ chức tốt việc

phân công học sinh trực nhật và trực tuần có kiểm soát và xử lý .

đ) Công tác tổ chức, xây dựng đội ngũ :

Tổng số CB-GV-NV : 96 người (BGH: 4, GVBM: 83, NV: 6, BVPV : 3 )

14

Chia ra 11 tổ

- Tổ Văn phòng : 13 thành viên ( Có 4 đ/c BGH )

- Tổ Văn : 11 thành viên

- Tổ Sử - Địa : 8 thành viên

- Tổ GDCD- NGLL : 4 thành viên

- Tổ Tiếng Anh : 10 thành viên

- Tổ Toán : 14 thành viên

- Tổ Lý : 8 thành viên

- Tổ Hóa : 7 thành viên

- Tổ Sinh : 7 thành viên

- Tổ CN – Tin học : 7 thành viên

- Tổ TD - QP : 7 thành viên

+ Phấn đấu thực hiện SKKN, ĐDDH, NCKH, KTLM, chủ đề TH:

Đạt giải cấp Sở ít nhất 20 ( năm trước 16 giải )

+ Phấn đấu GV dạy giỏi :

- Cấp trường : 50 ( năm trước 50 )

- Cấp tỉnh : 01 giải ( nếu có tổ chức )

+ Phấn đấu GV chủ nhiệm giỏi :

- Cấp trường : 16 ( năm trước 15 GVCN )

- Cấp tỉnh : 1 ( nếu có tổ chức )

Giải pháp :

+ Tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi và giáo viên chủ nhiệm giỏi để thúc

đẩy phong trào thi đua dạy tốt. Kiên quyết đấu tranh với các hành vi dung túng, tiếp tay,

bao che các tiêu cực trong học đường, với CB-GV thiếu trách nhiệm trong giảng dạy, vô

cảm với học sinh và vi phạm đạo đức nhà giáo.

+ Tổ chức giao lưu kinh nghiệm công tác tổ trưởng với trường ngoài

tỉnh để tìm hiểu, cải tiến công tác quản lý tổ; phát huy vai trò của tổ chuyên môn trong tổ

chức bồi dưỡng, nâng cao tay nghề và quản lý chuyên môn sâu hơn.

+ Nghiên cứu và tổ chức thực hiện các “hoạt động trải nghiệm sáng

tạo”, bồi dưỡng CB-GV về năng lực nghiên cứu khoa học và hướng dẫn học sinh nghiên

cứu khoa học; mỗi CBQL và GV có trình độ thạc sỹ phải có ít nhất 1 nghiên cứu khoa

học hặc tham gia hướng dẫn ít nhất 1 dự án NCKH trong năm học; tổ chức cho học sinh

tham gia cuộc thi ”vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn”.

+ Thực hiện tốt Nghị quyết của Đảng ủy, giới thiệu nhân tố tích cực

cho Đảng ủy xem xét kết nạp. Giới thiệu CB-GV tham gia các lớp lý luận trung cấp và

sau Đại học để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu giáo dục hiện

tại.

+ Xây dựng tinh thần, thái độ toàn tâm toàn ý trong thực hiện nhiệm

vụ; tăng cường sử dụng thư viện, thiết bị và vi tính coi đây là trách nhiệm để làm gương

và thực hiện tốt hơn công việc cuả mình.

e) Công tác kiểm tra nội bộ - thi đua – khen thưởng :

Phấn đấu đạt danh hiệu thi đua như sau :

- CSTĐ cơ sở : 13 ( năm trước 12 )

- LĐTT : 83 ( năm trước 67 )

- Tổ LĐTT : 8 ( năm trước 6 )

Đơn vị phấn đấu danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”

Giải pháp :

+ Xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch kiểm tra nội bộ, chú trọng kiểm tra đột

xuất về chuyên môn và xử lý các phát sinh bằng biên bản ghi nhớ để chấn chỉnh kịp thời

các hạn chế và có cơ sở pháp lý để xử lý sau này .

15

+ Quan tâm củng cố hoạt động của Ban quản lý hoạt động dạy thêm và học

thêm trong cũng như ngòai nhà trường để công tác này đảm bảo đúng quy định.

+ Tranh thủ tốt các nguồn quỹ để xây dựng quỹ khen thưởng, từ đó tổ chức

các đợt thi đua phong trào để làm đòn bẩy thúc đẩy hoạt động ở đơn vị. Tổ chức tháng

Khuyến học từ 2/9 đến 2/10.

+ Thực hiện khen thưởng động viên kịp thời những giáo viên, học sinh có

thành tích tốt đồng thời xử lý nghiêm khắc đối với các trường hợp vi phạm có tính cố ý,

hệ thống, thường xuyên .

+ Lấy việc thực hiện nề nếp giảng dạy, kết quả điểm thi học kỳ hoặc thi cuối

cấp để làm căn cứ đánh giá hiệu quả giảng dạy cho GVBM.

+ Không xét thi đua cuối năm cho GVBM không sử dụng trang thiết bị và

đồ dùng dạy học của trường hiện có mà bản thân không có, CB-GV-NV không sử dụng

được máy vi tính, không thực hiện sự phân công, không đăng ký thi đua, không hoàn

thành nhiệm vụ, hút thuốc lá trong trường.

+ Thực hiện xét thi đua cuối năm theo quy trình do Sở GDĐT quy định; điều

chỉnh và triển khai bộ tiêu chí xét thi đua cho đơn vị (sau khi tham khảo ý kiến nội bộ và

được Hội đồng thi đua trường thông qua), không bỏ sót hoặc khen thưởng không đúng

người. Thực hiện chủ đề thi đua "Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học" bằng các hoạt động

thiết thực; phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu công tác một cách thực chất; kiên quyết khắc

phục bệnh thành tích trong giáo dục. Khuyến khích các tổ và cá nhân thực hiện tốt nền

nếp, kỷ cương, có nhiều mô hình đổi mới; vượt lên khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ

g) Công tác đầu tư CSVC, tham mưu và phối hợp:

- Phòng học : sắp xếp 36 phòng đủ bàn ghế trong đó 26 phòng có thiết bị

để ứng dụng CNTT trong giảng dạy .

- Phòng bộ môn : 7 phòng (1 Thư viện, 1 Anh, 2 Vi tính, 1 Lý, 1 Hóa, 1

sinh, 1 công nghệ)

- Thư viện : đạt chuẩn

Giải pháp + Tranh thủ sự lãnh đạo của Thị uỷ, UBND Thị xã và sở GD&ĐT để bổ sung

thêm các trang thiết bị ứng dụng CNTT ở các phòng học.

+ Vận động các doanh nghiệp (thông qua UBND thị xã) để bổ sung CSVC,

thiết bị dạy học bổ sung

h) Công tác tài chính và hành chính – phục vụ :

+ Đảm bảo nguyên tắc thu chi các loại phí theo tinh thần hướng dẫn của Sở

GD&ĐT và ngành Tài chính. Tham mưu, tranh thủ sử dụng tốt quỹ ngân sách.

+ Thực hiện thu đúng, thu đủ các loại phí để tạo công bằng trong tham gia

đóng góp, đảm bảo đúng và chính xác các đối tượng chính sách miễn giảm quy định .

+ Cải tiến tốt thủ tục và nâng cao tinh thần thái độ phục vụ các vụ việc hành

chính để đảm bảo tốt quyền lợi của học sinh và PHHS. Bảo quản và lưu trữ một cách

khoa học các hồ sơ học sinh và các công văn. Thực hiện tốt chế độ thông tin, báo cáo

thỉnh thị.

+ Thư viện và thiết bị phải phục vụ tốt cho hoạt động dạy và học, đảm bảo

kịp thời và bảo quản tốt. Hỗ trợ tốt cho học sinh nghèo và diện chính sách mượn SGK.

+ Đẩy mạnh hoạt động của Ban Biên tập cổng thông tin điện tử của trường

để giới thiệu quãng bá hoạt động và thông tin phục vụ công tác cho đơn vị.

i) Công tác phổ cập và xã hội hoá :

+ Phát huy hoạt động của Ban ĐDCMHS theo phương châm: Biết tình hình

đạo đức học tập của con em mình để phối hợp giáo dục; biết tình hình hoạt động và khó

khăn của nhà trường để có tham gia hỗ trợ; biết những chủ trương, chính sách về công tác

giáo dục để cùng thực hiện .

16

+ Tranh thủ phối hợp với các cơ quan, ban ngành hữu quan để giáo dục học

sinh tốt hơn và tạo điều kiện cho học sinh an toàn trên đường đi học, trong trường và các

địa điểm tổ chức hoạt động giáo dục khác; giữ tỷ lệ học sinh tham gia bảo hiểm y tế

100%.

+ Thực hiện công khai theo Quy chế thực hiện công khai của Bộ GDĐT ban

hành kèm theo Quyết định số 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2017.

+ Tích cực duy trì chất lượng dạy học không để học sinh lưu ban và hạn chế

đến mức thấp nhất học sinh bỏ học để công tác phổ cập giáo dục trung học vững chắc.

Tham gia tích cực trong điều tra và giới thiệu giáo viên tham gia giảng dạy các lớp khi có

yêu cầu .

+ Xây dựng Ban đại diện cha mẹ học sinh theo tinh thần điều lệ hiện hành

và tác động thường xuyên đến cha mẹ học sinh để phối hợp tốt trong giáo dục con em .

+ Tổ chức cho chi Hội Khuyến học của trường hoạt động tốt để hỗ trợ tích

cực cho các học sinh tài năng và học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

+ Tranh thủ tốt quỹ khuyến học và tài trợ của các cá nhân đơn vị để có nguồn

kinh phí hỗ trợ cho học sinh khá giỏi gặp khó khăn .

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1/ Các phó hiệu trưởng căn cứ vào nhiệm vụ được phân công và kế hoạch nầy để xây

dựng chương trình công tác và tổ chức các hoạt động cho các tổ chuyên môn và các bộ

phận.

2/ Các tổ trưởng chuyên môn triển khai công việc cho các thành viên, kiểm tra, ghi

nhận thành tích và nhắc nhở đồng nghiệp hoàn thành nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm

cao.

3/ Các CB-GV-NV của trường tham gia tích cực vào các hoạt động, phối hợp tốt với

nhau để tạo môi trường học tập thuận lợi nhất cho học sinh trong năm học.

Trên đây là kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2018 – 2019 của trường. Đề

nghị tất cả các thành viên chấp hành tốt, các CBQL và tổ trưởng chuyên môn có trách

nhiệm kiểm tra đôn đốc việc thực hiện và báo cáo kịp thời để tổ chức tốt các hoạt động.

HIỆU TRƯỞNG

Lê Công Cẩn

SỞ GD-ĐT ANGIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THPT TÂN CHÂU Độc Lập –Tự Do –Hạnh Phúc

17

CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC NĂM HỌC 2018 - 2019

STT NỘI DUNG Phụ Trách

Tháng 08/2018 : Tháng hành động VSNGD

1 - Triển khai nhiệm vụ năm học và tháng HĐVSNGD của ngành BGH

2 - Tổ chức quán triệt một số nhiệm vụ năm học mới ở đơn vị BGH

3 - Sắp xếp bàn ghế các phòng học, bố trí thêm 3 phòng học ở khu THTN cũ PHT

4 - Biên chế học sinh các lớp, bàn giao HS, xây dựng đội ngũ CB lớp PHT, GVCN

5 - Phân công giáo viên, xây dựng các biểu mẫu quản lý BGH – TT

6 - Sinh hoạt nội qui cho học sinh khối 10,11 và 12; cho HS cam kết về nội quy BGH + GVCN

7 - Tổng vệ sinh và lao động chuẩn bị khai giảng GVCN – HS

8 - Thực hiện hồ sơ sổ sách lớp và học sinh GVCN

9 - Tổ chức sắp xếp thư viện, thiết bị để phục vụ Cán bộ TV – TB

10 - Giao phiếu báo điểm THPTQG và GCN tốt nghiệp tạm thời cho học sinh Văn phòng

11 - Chuẩn bị dự thảo kế hoạch các loại Cốt cán

12 - Tổ chức tuần lễ sinh hoạt đầu năm học và giáo dục truyền thống của trường PHT

13 - Trao quà Tiếp bước đến trường cho học sinh nghèo và cận nghèo 10, l1, 12 BĐD và PHT

14

15

16

17

- Thực hiện thủ tục dạy bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường

- Kỷ niệm 130 năm ngày sinh Bác Tôn

- Thanh lý một số vật dụng hỏng, không sử dụng được nữa

- Xây bồn hoa khu Nhà Truyền thống và Niêm Sư Từ

PHT

BGH + ĐTN

Ban Thanh lý TS

Ban MSSCH

Tháng 9/2018 : Truyền thống nhà trường–Tháng bộ môn Hóa học

1 - Tổ chức khai giảng năm học 2018 – 2019 Tòan trường

2 - Xử lý kinh phí mua sắm, sửa chữa hè HT+KT

3

4

- Tổ chức Hội nghị cán bộ, viên chức và người lao động+ đăng ký thi đua

- Ổn định nề nếp các lớp, lập các đội HS trực, đội cờ đỏ

BGH và CĐCS

BGH + GVCN

5 - Triển khai tháng ATGT BGH-ĐTN

6 - Lên kế hoạch kiểm tra nội bộ và kiểm tra tập thể HKI BGH

7 - Tiếp tục bồi dưỡng HSG khối 12 đi thi vòng chọn đội tuyển quốc gia TT-GVBM

8 - Thực hiện kế hoạch chương trình và nội dung giảng dạy các môn Các TCM

9 - Tổ chức Hội nghị CMHS các lớp và Hội nghị Ban ĐDCMHS các lớp BGH và GVCN

10 - Điều chỉnh Quy chế chi tiêu nội bộ, các Quy định và Quy chế của đơn vị HT

11 - Duyệt kế hoạch các tổ và các bộ phận (15/9 đến 20/9 ) HT

12 - Phối hợp với các đòan thể thông qua chương trình công tác và ĐH chi đoàn BGH-ĐT

13 - Sinh hoạt chuyên đề môn Hóa học Tổ GDCD-NGLL

14 - Xét các trường họp miễn học TD và Thực hành GDQP BGH

15 - Thành lập các tổ công tác tham gia quản lý và giáo dục học sinh BGH

16 - Tổ chức chấm chọn sản phẩm tham dự thi Sáng tạo của TTN PHT+ GVBM

17 - Cho CB-GV-NV đăng ký một nội dung cải tiến, sáng kiến …. Toàn trường

18 - Lập danh sách học sinh khó khăn, học yếu các bộ môn để tổ chức đỡ đầu GVCN và GVBM

19 - Lập danh sách học sinh diện miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập Văn phòng

Tháng 10/2018 : Chăm ngoan, học giỏi – Tháng bộ môn TD - QPAN

1 - Chuẩn bị kế hoạch tổ chức Ngày NGVN 20/11 BGH

2 - Thực hiện hưởng ứng”Tuần lễ học tập suốt đời” BGH

3

4

- Giáo dục ý nghĩa ngày 15/10 và phát động thi đua 20/11

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho CB-GV

BGH

PHT

5 - Tổ chức hội thi GV dạy giỏi cấp trường chuẩn bị cho tham dự cấp tỉnh BGH-BTC

6 - Tổ chức chọn HS 10 và chọn lại HS 11 để bồi dưỡng đi thi HSG cấp tỉnh TT-GVBM

7 - Chọn HS dự thi Vận dụng KTLM… BGH-GVBM

8 - Chọn đội HS có khiếu TDTT để bồi dưỡng và lập đội để dự giao lưu BGH- PT TD

9 - Kiểm tra hồ sơ giảng dạy của giáo viên Ban KTNB

10 - Ghi sổ danh bạ học sinh mới tuyển Học vụ

11

12

- Tổ chức Đại hội Đoàn trường

-Thực hiện “cuộc vận động HT và LT TTĐĐPC HCM” trong HS

Đòan trường

Đoàn trường

13 - Đăng ký đề tài SKKN … và danh hiệu thi đua với Sở GD Đ/c Có

14 - Sinh hoạt chuyên đề môn Thể dục và Quốc phòng- An ninh Tổ Lý

18

15 - Thực hiện công khai theo Quy chế 36/2007 ngày 28/12/2017 của Bộ GDĐT HT

16 - Lập danh sách học sinh có nguy cơ bỏ học GVCN

17 - Tổ chức khám sức khỏe và tham quan cho GV và HS nhân kỷ niệm 20/10 CB-GV-NV-HS

18 - Xây dựng các kế hoạch văn nghệ cấp trường BGH

19 - Chấm chọn sản phẩm dự thi NCKH cấp trường PHT-GV-HS

20

21

- Gửi sản phẩm tham gia sản phẩm dự thi Sáng tạo TTN

- Tổ chức Thi nghề phổ thông và đưa HSG khối 12 thi chọn đội tuyển quốc gia

PHT

BGH và GVBM

Tháng 11/2018 : Tôn sư trọng đạo – Tháng bộ môn Ngữ văn

1 - Thực hiện liên lạc gia đình học sinh lần 1 GVCN

2 - Xây dựng kế hoạch tổ chức thi HKI BGH

3 - Tổ chức Hội KPĐ cấp trường, thi Hùng biện tiếng Anh cấp trường BGH

4 - Sinh hoạt ý nghĩa ngày 20/11 và tổ chức lễ kỷ niệm 20/11 BGH

5 - Kiểm tra hồ sơ quản lý Tổ của tổ trưởng BGH – TT

6 - Kiểm tra việc thực hiện chương trình và điểm số BGH

7 - Kiểm tra và điều chỉnh hồ sơ học sinh khối 12 BGH-HV

8 - Sinh hoạt chuyên đề môn Ngữ văn Tổ Tóan

9 - Kiểm tra hồ sơ chủ nhiệm của GVCN BGH

10 - Thực hiện tuần lễ Dân số – KHHGĐ, chấm chọn tập san chào mừng 20/11 BGH+BGK

11 - Tổ chức thi đua dạy tốt học tốt chào mừng ngày 20/11 BGH

12 - Chọn và bồi dưỡng HS thi Tin học trẻ và hoàn chỉnh hồ sơ thi KHKT của HS Tổ TH-CN + PHT

13 - Tổ chức Hội thi ca- múa- nhạc cấp trường GVCN và BVN

14

15

16

- Hoàn thành hồ sơ nâng lương trước thời hạn năm 2019

- Xây dựng kế hoạch ôn thi THPT quốc gia

- Tổ chức các hoạt động chuyên đề về công tác thư viện

HT

PHT

PHT + CBTV

Tháng 12/2018 : Uống nước nhớ nguồn

1 - Tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho HS BGH

2 - Tổ chức thi HKI BGH

3 - Sinh hoạt việc tính điểm TB và xếp loại học lực BGH

4 - Kiểm tra việc thực hiện cột điểm tối thiểu của GVBM BGH

5 - Lấy ý kiến GVBM và ĐT về việc xếp loại HK học sinh ở HKI GVCN

6 - Giáo dục và tổ chức thi tìm hiểu truyền thống QĐND ( 22/12 ) Đoàn TNCS

7 - Lập danh sách học sinh có nguy cơ bỏ học và HS yếu- kém GVCN

8 - Phúc tra hồ sơ giảng dạy và chủ nhiệm Ban KTNB

9 - Phân công bố trí giáo viên giảng dạy HKII BGH+TCM

10 - Chuẩn bị kiểm kê 0 giờ ngày 01/01/2019 BGH và các BP

11 - Rút kinh nghiệm công tác tổ chuyên môn và đổi mới PPGD BGH- TTCM

12 - Thu bản photo sổ hộ nghèo và cận nghèo của HS năm 2019 VP và GVCN

13 - Duyệt xếp loại hạnh kiểm học kỳ I HĐ xét duyệt

14 - Gửi sản phẩm dự thi nghiên cứu KHKT cấp tỉnh PHT +GV+ HS

15

16

17

18

- Chọn và bồi dưỡng HS dự thi VDKTLM để GQCTHTT

- Lập kế hoạch tổ chức hội thi Tìm hiểu CNDT cấp trường và cấp Thị xã

- Tổng kết hội thi giáo viên giỏi cấp trường,

- Chuẩn bị thi sáng tạo, tự làm thiết bị dạy học và thiết kế bài giảng e-Learning

PHT+ HS

PHT

PHT

PHT và GVBM

Tháng 01/2019 : Mừng Đảng, mừng xuân – Tháng bộ môn Tiếng Anh

1 - Tổ chức bồi dưỡng cho HS yếu, kém sau sơ kết HKI BGH và GVBM

2 - Mở hồ sơ mới VT

3 - Lên kế hoạch kiểm tra tập thể Học kì II PHT

4 - Giáo dục ý nghĩa ngày 9/1 Đòan TN

5 - Sơ kết lớp HKI và ghi vào hồ sơ học sinh lớp GVCN + GVBM

6 - Tu sửa bàn ghế và tài sản ở lớp GVCN và HS

7 - Chọn và bồi dưỡng học sinh thi hùng biện Tiếng Anh PHT và TT

8 - Tổ chức lễ sơ kết HKI BGH

9 - Liên lạc gia đình học sinh (Thông báo kết quả HKI) lần 2 GVCN

10 - Tổ chức hội thi tìm hiểu LSCNDT cấp trường và chuẩn bị thi cấp Thị xã BGH-ĐTN

11 - Tham gia ngày hội HS-SV ĐTN

19

12 - Lập danh sách học sinh khối 12 có nguy cơ hỏng tốt nghiệp GVCN

13 - Tổ chức kiểm kê 0 giờ ngày 01/01/2019 BGH và CBTB

14 - Xét kỷ niệm chương VSNGD BGH

15

16

17

- Tổ chức Hội trại Mừng xuân

- Tham gia thi hùng biện tiếng Anh các cấp

- Lên kế hoạch mua sắm, sửa chữa hè 2019

PHT và BTC

PHT và GV Anh

PHT và KT

Tháng 02/2019 : Mừng Đảng, mừng xuân– Tháng bộ môn Tiếng Anh

1 - Nghỉ và trực tết nguyên đán Mậu tuất BGH và NV

2 - Sinh hoạt chuyên đề môn Tiếng Anh Tổ Toán

3 - Nghiên cứu thống kê và điều chỉnh kế hoạch dạy, học BGH

4 - HS dự thi vận dụng KTLM để giải quyết các tình huống thực tiễn PHT+ HS

5 - Thông qua kế hoạch tổ chức sinh hoạt 26/3 Đòan TNCS

6 - Thu bằng TN.THCS và điều chỉnh bổ sung hồ sơ học sinh 12 GVCN-HV

7 - Giáo dục ý nghĩa ngày 3/2 Đòan TN

8 - Tổ chức giao lưu với một trường bạn và tham gia các hoạt động mừng xuân BGH

9 - Chấm chọn SKKN và NCKHSPƯD cấp trường để gửi thi cấp tỉnh HĐ chấm

10 - Củng cố nề nếp sau nghỉ tết, lập danh sách HS có nguy cơ bỏ học BGH và GVCN

11 - Kiểm tra việc thực hiện chương trình BGH

12 - Sơ kết thi đua HKI và thông qua tiêu chí TĐ năm học 2017-2018 HĐ TĐKT

13 - Lập nhu cầu vị trí việc làm BGH

14 - Tham dự hội thi Cội nguồn dân tộc cấp thị xã PHT+HS

15

16

17

- Tổ chức thi GVCN giỏi trường chuẩn bị thi cấp tỉnh - Dự thi sáng tạo, tự làm thiết bị dạy học và thiết kế bài giảng e-Learning

- Tham dự Hội thi Ca mua nhạc cấp tỉnh

Tháng 03/2019 : Tiến bước lên Đòan – Tháng hoạt động Đoàn TN

BGH

GVBM

BTC

1 - Liên lạc gia đình học sinh lần 3 GVCN

2 - Xây dựng kế hoạch thi HKII và kế hoạch ôn thi cuối cấp sau thi HKII BGH

3 - Kiểm tra chéo hồ sơ học sinh khối 12 GVCN+HV

4 - HS thi Tin học trẻ không chuyên cấp tỉnh PHT + HS

5 - Giáo dục ý nghĩa ngày 8/3 và tổ chức sinh hoạt kỷ niệm CĐCS

6 - Điều chỉnh hộ tịch trong hồ sơ học sinh khối 12 Minh

7 - Triển khai văn bản thuyên chuyển giáo viên BGH

8 - Thực hiện tháng Thanh niên, giáo dục ý nghĩa ngày 26/3 và tổ chức kỷ niệm ĐTN

9 - Kiểm tra việc thực hiện chương trình BGH

10 - Sinh hoạt chuyên đề Đoàn TNCS HCM và Kỹ năng sống cho học sinh BCH Đoàn trường

11 - Triển khai hồ sơ thi THPT quốc gia và tổ chức các hoạt động hướng nghiệp PHT

12

13

14

- Gửi SKKN dự thi cấp tỉnh

- Tham dự thi giải toán trên máy tính cầm tay cấp tỉnh

- Tham dự Tư vấn tuyển sinh

Tháng 04/2019 : Hòa bình và hữu nghị – Tháng bộ môn Sinh học

PHT

BTC và HS

ĐTN

1 - Kiểm tra tình hình thực hiện cột điểm tối thiểu BGH

2 - Chuyển hồ sơ giáo viên xin thuyên chuyển về Sở BGH

3 - Xây dựng kế hoạch và tổ chức thi HKII cho Khối 12 BGH

4 - Lấy ý kiến giáo viên và Đoàn thể về việc xếp loại hạnh kiểm HS GVCN

5 - Duyệt kết quả xếp loại hạnh kiểm học sinh K12 BGH

6 - Kiểm tra hồ sơ giảng dạy đợt 2 BGH + TT

7 - Tổ chức ôn thi cuối cấp và đưa HSG đi thi cấp tỉnh BGH

8 - Giáo dục ý nghĩa ngày 30/4 và 1/5 Đòan TN

9 - Xử lý các học sinh chưa nộp học phí GVCN

10 - Kiểm tra việc thực hiện chương trình BGH

11 - Sinh hoạt chuyên đề môn Sinh học Tổ Sinh

12 - Báo danh sách không tham gia coi, chấm thi cuối cấp về Sở BGH+TT

13 - Lập kế hoạch tuyển sinh lớp 10 và gửi nhu cầu giáo viên HT

14

15

- Tham dự Hội thi CB-GV thư viện giỏi

- Tổ chức các hoạt động tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh 12

CB TV

PHT

20

16 - Xây dựng kế hoạch tổ chức kiểm tra BDTX PHT

Tháng 05/2019 : Bác Hồ kính yêu

1 - Sinh hoạt qui chế thi THPT QG cho GV và HS BGH

2 - Tổ chức thi BDTX BGH

3 - Xây dựng và tổ chức lễ Tri ân, Trưởng thành cho học sinh BGH-GVCN-HS

4 - Tổ chức thi HKII cho khối 10 và 11 BGH

5 - Kiểm tra và hoàn chỉnh hồ sơ thi THPT QG BGH + GVCN

6 - Liên lạc gia đình học sinh lần 4 GVCN

7 - Duyệt kết quả xếp loại hạnh kiểm HKII cho Khối 10, 11 BGH

8 - Lên danh sách HS thi lại, ở lại và dự kiến ngày ôn tập và thi BGH

9 - Xét khen thưởng học sinh BGH+GVCN

10 - Tổng kết năm học 2018-2019 và báo cáo về Sở Toàn trường

11 - Phổ biến quyết định coi, chấm thi cuối cấp CB VT

12 - Tổng kết kiểm tra nội bộ BGH

13 - Lên kế hoạch trực hè trong CB-GV-CNV BGH

14 - Xét thi đua và đánh giá CB, VC HT và TT

15 - Thực hiện việc học ôn thi cuối cấp BGH

16 - Thông báo kế hoạch bồi dưỡng hè 2019 BGH

17 - Xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch sinh hoạt hè 2019 cho học sinh ĐTN

18 - Lên kế hoạch bảo quản tài sản và tu sửa hè 2019 BGH

19 - Triển khai việc quyên góp SGK và quần áo cũ tạng cho HS mới BGH

Tháng 06/2019 : Hè vui, khỏe và bổ ích

1 - Tham gia coi, chấm thi THPT QG BGH-GV

2 - Tổ chức phân công trực trường và bảo quản CSVC BGH

3 - Thực hiện hoàn chỉnh học bạ học sinh Khối 10,11 BGH

4 - Tổ chức tham quan nghỉ dưỡng cho CB-GV-CNV BGH+CĐ

5 - Tu sửa đồ dùng dạy học CB TB

6 - Nhận và chuyển đơn xin phúc khảo kỳ thi THPT QG HV

7 - Cấp chứng nhận TN.THPT tạm thời và phiếu điểm để xét tuyển ĐH- CĐ BGH+VP

8 - Tổ chức sinh hoạt hè cho HS BCĐ SHH

9 - Tham gia bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ hè HĐSP

10 - Hoàn thành hồ sơ thi đua khen thưởng HĐ TĐKT

11 - Tổ chức cải tạo, sửa chữa CSVC trong hè BGH

12 - Thực hiện thi tuyển sinh lớp 10 BGH

13 - Hoàn chỉnh hồ sơ đánh giá cuối năm theo chuẩn và NĐ 56 và chuẩn BGH

14 - Báo cáo kết quả BDTX về Sở BGH

Tháng 07/2019 : Hè vui, khỏe và bổ ích

1 - Gửi nhu cầu giáo viên năm học 2019-2020 BGH

2 - Chuẩn bị kế hoạch năm học 2019-2020 BGH

3 - Tu sửa CSVC trong hè BGH

4 - Tổ chức sinh hoạt hè theo kế hoạch BCĐ

5 - Tổ chức ôn tập cho học sinh diện thi lại BGH

6 - Tham gia bồi dưỡng chuyên môn và chính trị pháp luật hè CB-GV-CNV

7 - Duyệt kết quả tuyển sinh lớp 10 BGH + VP

8 - Chuẩn bị kế hoạch kiểm tra nội bộ BGH

9 - Dự hội nghị tổng kết năm học BGH

10

11

- Triển khai thực hiện tháng HĐVSNGD

- Chuẩn bị quà Tiếp bước đến trường cho HS nghèo và cận nghèo

BGH

BGH+BĐD CMHS

Tân Châu , ngày 10 tháng 09 năm 2018

Hiệu Trưởng