Học phần 1 Bài 5 Lần khám đầu tiên cho bệnh nhân nhiễm HIV · HAIVN Tập huấn...

36
HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 1 Hướng dẫn Giảng viên Bài 5: Lần khám đầu tiên cho bệnh nhân nhiễm HIV 95 Học phần 1 Bài 5 Lần khám đầu tiên cho bệnh nhân nhiễm HIV Tổng thời gian: 90 phút Mục đích: Mục đích của phần này là giúp học viên có khả năng nắm được những gì họ cần tìm hiểu và hỏi trong lần tiếp xúc đầu tiên với một bệnh nhân nhiễm HIV. Mục tiêu: Kết thúc bài này, học viên sẽ có khả năng: Giải thích được các nguyên tắc để làm tốt việc chăm sóc kéo dài Mô tả được cách tiến hành buổi thăm khám đầu tiên cho một bệnh nhân nhiễm HIV Giải thích được cách theo dõi một bệnh nhân sau lần thăm khám đầu tiên Tổng quan bài học Bước Thời gian Hoạt động/ Phương pháp Nội dung Nguồn lực cần thiết 1 5 phút Trình bày Giới thiệu, Mục tiêu học tập (Slide 1-2) Máy chiếu và máy tính xách tay 2 10 phút Trình bày, Thảo luận Mối quan hệ, Làm tốt chăm sóc kéo dài (Slide 3-10) Máy chiếu và máy tính xách tay Tài liệu phát tay 5.1 3 25 phút Trình bày, Động não Những nội dung của lần khám đầu tiên (Slide 11-22) Máy chiếu và máy tính xách tay Tài liệu phát tay 5.2a Tài liệu phát tay 5.2b Tài liệu phát tay 5.2c Tài liệu phát tay 5.2d 4 45 phút Hoạt động nhóm nhỏ Hoạt động đóng vai: Hỏi tiền sử bệnh (Slide 23) Máy chiếu và máy tính xách tay Tài liệu phát tay 5.3 Tài liệu thực hành 5.4 5 5 phút Trình bày Những điểm chính (Slide 24-25) Máy chiếu và máy tính xách tay

Transcript of Học phần 1 Bài 5 Lần khám đầu tiên cho bệnh nhân nhiễm HIV · HAIVN Tập huấn...

Page 1: Học phần 1 Bài 5 Lần khám đầu tiên cho bệnh nhân nhiễm HIV · HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 1 Hướng dẫn Giảng viên Bài 5: Lần khám

HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 1 Hướng dẫn Giảng viên Bài 5: Lần khám đầu tiên cho bệnh nhân nhiễm HIV 95

Học phần 1 Bài 5 Lần khám đầu tiên cho bệnh nhân nhiễm HIV

Tổng thời gian: 90 phút

Mục đích: Mục đích của phần này là giúp học viên có khả năng nắm được những gì họ cần tìm hiểu và hỏi trong lần tiếp xúc đầu tiên với một bệnh nhân nhiễm HIV. Mục tiêu: Kết thúc bài này, học viên sẽ có khả năng:

• Giải thích được các nguyên tắc để làm tốt việc chăm sóc kéo dài • Mô tả được cách tiến hành buổi thăm khám đầu tiên cho một bệnh nhân nhiễm HIV • Giải thích được cách theo dõi một bệnh nhân sau lần thăm khám đầu tiên

Tổng quan bài học

Bước Thời gian Hoạt động/

Phương pháp Nội dung Nguồn lực cần thiết

1 5 phút Trình bày Giới thiệu, Mục tiêu học tập (Slide 1-2)

Máy chiếu và máy tính xách tay

2 10 phút Trình bày, Thảo luận

Mối quan hệ, Làm tốt chăm sóc kéo dài (Slide 3-10)

Máy chiếu và máy tính xách tay Tài liệu phát tay 5.1

3 25 phút Trình bày, Động não

Những nội dung của lần khám đầu tiên (Slide 11-22)

Máy chiếu và máy tính xách tay Tài liệu phát tay 5.2a Tài liệu phát tay 5.2b Tài liệu phát tay 5.2c Tài liệu phát tay 5.2d

4 45 phút Hoạt động nhóm nhỏ

Hoạt động đóng vai: Hỏi tiền sử bệnh (Slide 23)

Máy chiếu và máy tính xách tay Tài liệu phát tay 5.3 Tài liệu thực hành 5.4

5 5 phút Trình bày Những điểm chính (Slide 24-25) Máy chiếu và máy tính xách tay

Page 2: Học phần 1 Bài 5 Lần khám đầu tiên cho bệnh nhân nhiễm HIV · HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 1 Hướng dẫn Giảng viên Bài 5: Lần khám

HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 1 Hướng dẫn Giảng viên Bài 5: Lần khám đầu tiên cho bệnh nhân nhiễm HIV 96

Nguồn lực cần thiết

• Bảng lật, giấy, bút viết bảng và băng dính che • Máy chiếu và máy tính xách tay • Các slide • Tài liệu phát tay 5.1: Những nguyên tắc để làm tốt chăm sóc kéo dài • Tài liệu phát tay 5.2a: Bảng kiểm cho lần khám đầu tiên: tiền sử bệnh • Tài liệu phát tay 5.2b: Bảng kiểm cho lần khám đầu tiên: Khám thực thể • Tài liệu phát tay 5.2c: Bảng kiểm cho lần khám đầu tiên: Xét nghiệm, Đánh giá và Điều

trị • Tài liệu phát tay 5.2d: Bảng kiểm cho lần khám đầu tiên: Tư vấn, Hỗ trợ và Theo dõi • Tài liệu phát tay 5.3: Tình huống đóng vai: Hỏi tiền sử bệnh • Tài liệu thực hành 5.4: Bảng kiểm cho người quan sát

Page 3: Học phần 1 Bài 5 Lần khám đầu tiên cho bệnh nhân nhiễm HIV · HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 1 Hướng dẫn Giảng viên Bài 5: Lần khám

HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 1 Hướng dẫn Giảng viên Bài 5: Lần khám đầu tiên cho bệnh nhân nhiễm HIV 97

Mở bài

Chỉ dẫn cho Giảng viên: Bước 1 (5 phút)

Trình bày slide 1-2 sử dụng ghi chú dành cho giảng viên để định hướng trình bày.

Sli

de

1

M1-05-Lần khám đầu tiên đối với bệnh nhân

nhiễm HIV-VIE

HAIVN Học phần 1, Chỉnh sửa tháng 4/2012

Sli

de

2

Page 4: Học phần 1 Bài 5 Lần khám đầu tiên cho bệnh nhân nhiễm HIV · HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 1 Hướng dẫn Giảng viên Bài 5: Lần khám

HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 1 Hướng dẫn Giảng viên Bài 5: Lần khám đầu tiên cho bệnh nhân nhiễm HIV 98

Chỉ dẫn cho Giảng viên: Bước 2 (10 phút)

Trình bày slide 3-10 sử dụng ghi chú dành cho giảng viên và Tài liệu phát tay 5.1 để định hướng trình bày và hoạt động động não.

Sli

de

3

GIẢI THÍCH rằng nhiễm HIV là khó điều trị vì

một loạt các lí do:

• Nó đòi hỏi theo dõi suốt đời với các phác đồ

điều trị phức tạp

• Tuân thủ điều trị là cần thiết nhưng khó duy

trì lâu dài

• Kỳ thị và phân biệt đối xử, cũng như các yếu

tố văn hóa xã hội khác, làm cho việc điều trị

khó khăn hơn

HỎI học viên đâu là những yếu tố văn hóa xã

hội đề cập đến trong ý thứ ba (những yếu tố có

thể ảnh hưởng tới sự thành công của điều trị).

DÀNH thời gian để học viên trả lời

ĐƯA RA câu trả lời khi cần, bằng cách giải thích

rằng một số yếu tố văn hóa xã hội ảnh hưởng tới

điều trị HIV bao gồm:

• Nghèo khổ

• Kỳ thị

• Phân biệt đối xử

• Dùng ma túy và rượu

Page 5: Học phần 1 Bài 5 Lần khám đầu tiên cho bệnh nhân nhiễm HIV · HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 1 Hướng dẫn Giảng viên Bài 5: Lần khám

HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 1 Hướng dẫn Giảng viên Bài 5: Lần khám đầu tiên cho bệnh nhân nhiễm HIV 99

Sli

de

4

GIẢI THÍCH cho học viên rằng giao tiếp hiệu

quả không chỉ là cung cấp thông tin hoặc cho lời

khuyên. Nó bao gồm việc đặt câu hỏi, lắng nghe

cẩn thận, cố gắng hiểu những khúc mắc hoặc nhu

cầu của bệnh nhân, thể hiện thái độ ân cần và

giúp giải quyết vấn đề.

CHỈ RA rằng:

• Giao tiếp hiệu quả bắt đầu khi người cung

cấp dịch vụ nhanh chóng khám bệnh nhân và

giải quyết bệnh nhân với thái độ tôn trọng.

• Giao tiếp hiệu quả không chỉ cần để trao đổi

thông tin về chăm sóc và điều trị, mà điều

quan trọng là khuyến khích bệnh nhân quay

lại khám lần sau.

• Các khảo sát đã cho thấy rằng một trong

những lý do chính khiến bệnh nhân ngừng

điều trị là thái độ của nhân viên y tế.

• Bệnh nhân ngừng điều trị thường cho biết

rằng nhân viên y tế đã thô lỗ, vội vàng và

dường như quá bận khi chăm sóc.

Slid

e 5

GIẢI THÍCH rằng xây dựng mối quan hệ là giai

đoạn đầu tiên của giao tiếp hiệu quả, bao gồm:

• Chào hỏi, đón tiếp, mời ngồi và thể hiện

rằng mình quan tâm và có thời gian dành cho

bệnh nhân.

Page 6: Học phần 1 Bài 5 Lần khám đầu tiên cho bệnh nhân nhiễm HIV · HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 1 Hướng dẫn Giảng viên Bài 5: Lần khám

HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 1 Hướng dẫn Giảng viên Bài 5: Lần khám đầu tiên cho bệnh nhân nhiễm HIV 100

Sli

de

6

GIẢI THÍCH rằng những công cụ bằng lời và

không lời có thể được sử dụng để đảm bảo mức

độ thoải mái và quan tâm của bệnh nhân

CHỈ RA tầm quan trọng của việc sử dụng ngôn

ngữ đơn giản, dễ hiểu và hạn chế tối đa dùng

những thuật ngữ y tế và từ chuyên môn. Người

cung cấp dịch vụ cần cố gắng sử dụng ngôn ngữ

cùng trình độ với bệnh nhân

Sli

de

7

HỎI học viên câu hỏi trên slide.

DÀNH thời gian để học viên trả lời.

VIẾT câu trả lời của học viên lên bảng lật

SỬ DỤNG thảo luận để dẫn dắt hai slide tiếp

theo.

Sli

de

8

Page 7: Học phần 1 Bài 5 Lần khám đầu tiên cho bệnh nhân nhiễm HIV · HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 1 Hướng dẫn Giảng viên Bài 5: Lần khám

HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 1 Hướng dẫn Giảng viên Bài 5: Lần khám đầu tiên cho bệnh nhân nhiễm HIV 101

Sli

de

9

GIỚI THIỆU học viên tham khảo Tài liệu phát

tay M1 S5.1: Các nguyên tắc để làm tốt được

chăm sóc lâu dài.

GIẢI THÍCH rằng bởi vì điều trị HIV kéo dài

suốt đời và thường bị các yếu tố xã hội, kì thị và

phân biệt đối xử làm cho phức tạp, kết quả đạt

được tốt nhất khi nhân viên y tế, bệnh nhân và

gia đình bệnh nhân cùng phối hợp với nhau như

một nhóm.

HỎI học viên, “ai có thể tham gia nhóm chăm

sóc đa ngành cho người nhiễm HIV?”

DÀNH thời gian cho học viên trả lời.

VIẾT câu trả lời lên bảng lật.

SỬ DỤNG thảo luận để dẫn dắt slide tiếp sau.

Sli

de

10

GIẢI THÍCH rằng nhóm đa ngành là một cách

tiếp cận hiệu quả với chăm sóc và điều trị những

người bị bệnh mạn tính như HIV. Mỗi thành viên

trong nhóm có một vài trò trong điều trị lâu dài

cho bệnh nhân.

Page 8: Học phần 1 Bài 5 Lần khám đầu tiên cho bệnh nhân nhiễm HIV · HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 1 Hướng dẫn Giảng viên Bài 5: Lần khám

HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 1 Hướng dẫn Giảng viên Bài 5: Lần khám đầu tiên cho bệnh nhân nhiễm HIV 102

Page 9: Học phần 1 Bài 5 Lần khám đầu tiên cho bệnh nhân nhiễm HIV · HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 1 Hướng dẫn Giảng viên Bài 5: Lần khám

HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 1 Hướng dẫn Giảng viên Bài 5: Lần khám đầu tiên cho bệnh nhân nhiễm HIV 103

Tài liệu phát tay 5.1 Những nguyên tắc để làm tốt Chăm sóc kéo dài

1. Xây dựng tốt mối quan hệ điều trị với bệnh nhân

2. Lắng nghe những khúc mắc của bệnh nhân mà không phán xét

3. Tăng cường giáo dục và khuyến khích sự tham gia tích cực của bệnh nhân trong quá

trình chăm sóc

4. Khích lệ sự tham gia của những người hỗ trợ điều trị: gia đình, bạn bè và giáo dục

viên đồng đẳng

5. Kết nối bệnh nhân với cộng đồng và hỗ trợ tại nhà

6. Cung cấp tư vấn và các hỗ trợ giúp tuân thủ điều trị tốt hơn

7. Làm việc theo nhóm lâm sàng với điều dưỡng, tư vấn viên và các nhân viên y tế

khác (tiếp cận nhóm đa ngành)

Page 10: Học phần 1 Bài 5 Lần khám đầu tiên cho bệnh nhân nhiễm HIV · HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 1 Hướng dẫn Giảng viên Bài 5: Lần khám

HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 1 Hướng dẫn Giảng viên Bài 5: Lần khám đầu tiên cho bệnh nhân nhiễm HIV 104

Page 11: Học phần 1 Bài 5 Lần khám đầu tiên cho bệnh nhân nhiễm HIV · HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 1 Hướng dẫn Giảng viên Bài 5: Lần khám

HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 1 Hướng dẫn Giảng viên Bài 5: Lần khám đầu tiên cho bệnh nhân nhiễm HIV 105

Chỉ dẫn cho Giảng viên: Bước 3 (25 phút)

Trình bày slide 11-22 sử dụng ghi chú dành cho giảng viên và Tài liệu phát tay 5.2a, 5.2b, 5.2c và 5.2d để định hướng trình bày và hoạt động động não.

Sli

de

11

HỎI học viên câu hỏi trong slide.

DÀNH thời gian cho học viên trả lời.

VIẾT câu trả lời lên bảng lật, ghi thành một

danh mục.

SỬ DỤNG thảo luận để dẫn dắt vào những slide

tiếp theo.

Sli

de

12

GIẢI THÍCH rằng lần khám đầu tiên sẽ bao

gồm lấy bệnh sử và khám thực thể một cách toàn

diện. Sẽ mất nhiều thời gian hơn lần khám theo

dõi, nhưng sẽ thu thập được tất cả những thông

tin cần thiết để lập kế hoạch điều trị và cung cấp

những tư vấn và giáo dục phù hợp cho bệnh nhân

và gia đình họ.

Page 12: Học phần 1 Bài 5 Lần khám đầu tiên cho bệnh nhân nhiễm HIV · HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 1 Hướng dẫn Giảng viên Bài 5: Lần khám

HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 1 Hướng dẫn Giảng viên Bài 5: Lần khám đầu tiên cho bệnh nhân nhiễm HIV 106

Sli

de

13

GIẢI THÍCH rằng những slide tiếp theo sẽ xem

xét từng nội dung.

GIỚI THIỆU học viên tham khảo Tài liệu phát

tay 5.2a: Bảng kiểm cho lần khám đầu tiên:

Bệnh sử, Tài liệu phát tay 5.2b: Bảng kiểm

cho lần khám đầu tiên: Khám thực thể, Tài

liệu phát tay 5.2c: Bảng kiểm cho lần khám

đầu tiên: Xét nghiệm, Đánh giá và Điều trị, và

Tài liệu phát tay 5.2d: Bảng kiểm cho lần

khám đầu tiên: Tư vấn, Hỗ trợ và Theo dõi để

có thêm thông tin về từng nội dung.

Sli

de 1

4

GIẢI THÍCH rằng để sàng học lao, phải hỏi tất

cả bệnh nhân xem có các triệu chứng sốt, ho, vã

mồ hôi, hoặc sụt cân hay không.

GIẢI THÍCH rằng việc rà soát các hệ cơ quan

phải nêu ra được những triệu chứng toàn thân

như sốt, vã mồ hôi đêm và sụt cân cũng như các

triệu chứng khu trú. Bệnh nhân bị suy giảm miễn

dịch tiến triển phải được hỏi cụ thể về các triệu

chứng và dấu hiệu phổ biến liên quan tới HIV

như thay đổi thị giác, tưa, nuốt khó/nuốt đau, ho,

thở nông, tiêu chảy, phát ban da, đau đầu, mất

tập trung, yếu cơ hoặc giảm vận động.

Sli

de

15

GIẢI THÍCH rằng trong phần tiền sử bệnh, bác

sĩ nên xem xét chi tiết về tiền sử nhiễm HIV.

GIẢI THÍCH rằng khi hỏi tiền sử bệnh, các nhà

lâm sàng cần tập trung vào các bệnh kèm theo

thường gặp, đặc biệt là những bệnh có thể ảnh

hưởng tới việc lựa chọn điều trị ARV hoặc đáp

ứng với điều trị ARV. Những bệnh này bao gồm

lao, viêm gan virus, bệnh lây truyền qua đường

tình dục và bệnh tâm thần.

Page 13: Học phần 1 Bài 5 Lần khám đầu tiên cho bệnh nhân nhiễm HIV · HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 1 Hướng dẫn Giảng viên Bài 5: Lần khám

HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 1 Hướng dẫn Giảng viên Bài 5: Lần khám đầu tiên cho bệnh nhân nhiễm HIV 107

Sli

de

16

GIẢI THÍCH rằng việc biết tiền sử điều trị ARV

là quan trọng để đánh giá về điều trị ARV và

quyết định về phác đồ điều trị ARV phù hợp cho

bệnh nhân.

NHẮC NHỞ học viên rằng một tiền sử bệnh

hoàn chỉnh bao gồm tất cả các điều trị cổ truyền,

bổ sung, thay thế hoặc tự mua thuốc.

Sli

de 1

7

GIẢI THÍCH rằng điều quan trọng là phải hiểu

cơ cấu hỗ trợ hiện có đối với bệnh nhân, tình

trạng công việc và hoàn cảnh sống và tình trạng

kinh tế của bệnh nhân. Tất cả những yếu tố này

đều quan trọng khi xem xét đến tuân thủ điều trị

HIV.

GIẢI THÍCH rằng bác sĩ cần hỏi bệnh nhân về

hành vi tình dục trong quá khứ và hiện tại, bao

gồm sử dụng bao cao su và tránh thai.

• Biết về tiền sử tình dục và hành vi tình dục

hiện tại là quan trọng để tư vấn cho bệnh

nhân về phòng lây truyền HIV cho những

người khác.

Slid

e 1

8

GIẢI THÍCH rằng bác sĩ cần hỏi về việc sử

dụng rượu và ma túy.

• Đang chích ma túy có thể dẫn đến lây truyền

HIV cho những người khác cũng như tăng

nguy cơ mắc viêm gan C và các bệnh lây

truyền qua đường máu khác.

• Sử dụng đồ uống có cồn làm tăng tiến triển

bệnh gan do viêm gan B hoặc viêm gan C.

Page 14: Học phần 1 Bài 5 Lần khám đầu tiên cho bệnh nhân nhiễm HIV · HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 1 Hướng dẫn Giảng viên Bài 5: Lần khám

HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 1 Hướng dẫn Giảng viên Bài 5: Lần khám đầu tiên cho bệnh nhân nhiễm HIV 108

Sli

de

19

Sli

de

20

GIẢI THÍCH rằng có thể thực hiện xét nghiệm

bổ sung tùy thuộc vào nguồn lực của phòng

khám và kế hoạch điều trị. Một số xét nghiệm bổ

sung bao gồm:

• Sàng lọc giang mai (RPR/VDRL)

• Lipid

• Creatinine (nếu dự định điều trị TDF)

GIẢI THÍCH rằng nếu nghi ngờ lao dựa vào

sàng lọc triệu chứng thì cần tiến hành xét nghiệm

thêm

• Chụp Xquang phổi

• AFB đờm

Sli

de 2

1

Page 15: Học phần 1 Bài 5 Lần khám đầu tiên cho bệnh nhân nhiễm HIV · HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 1 Hướng dẫn Giảng viên Bài 5: Lần khám

HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 1 Hướng dẫn Giảng viên Bài 5: Lần khám đầu tiên cho bệnh nhân nhiễm HIV 109

Sli

de

22

NHẤN MẠNH tầm quan trọng của việc cung

cấp tư vấn và hỗ trợ cho bệnh nhân trong lần

khám đầu tiên.

Page 16: Học phần 1 Bài 5 Lần khám đầu tiên cho bệnh nhân nhiễm HIV · HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 1 Hướng dẫn Giảng viên Bài 5: Lần khám

HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 1 Hướng dẫn Giảng viên Bài 5: Lần khám đầu tiên cho bệnh nhân nhiễm HIV 110

Page 17: Học phần 1 Bài 5 Lần khám đầu tiên cho bệnh nhân nhiễm HIV · HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 1 Hướng dẫn Giảng viên Bài 5: Lần khám

HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 1 Hướng dẫn Giảng viên Bài 5: Lần khám đầu tiên cho bệnh nhân nhiễm HIV 111

Tài liệu phát tay 5.2a: Bảng kiểm cho lần khám đầu tiên: Tiền sử bệnh

Hỏi về Bệnh sử: Lý do chính đi khám (tức là tại sao bệnh nhân đến phòng khám hôm nay?)

o Miêu tả o Thời điểm o Sự tiến triển của các triệu chứng o Các triệu chứng kèm theo

Điều trị hiện tại Sàng lọc triệu chứng lao

o Sốt o Ho o Vã mồ hôi đêm o Sụt cân

Hỏi về tiền sử HIV và tiền sử bệnh: Tiền sử HIV

o Yếu tố nguy cơ nhiễm HIV o Ngày chẩn đoán o Ước đoán thời điểm nhiễm HIV o Số lượng tế bào CD4 (lần đầu, thấp nhất và gần đây nhất) o Tải lượng virus (nếu có điều kiện) o Các nhiễm trùng cơ hội o Bệnh ác tính liên quan tới AIDS o Các triệu chứng liên quan tới AIDS (ví dụ như suy mòn)

Tiền sử bệnh o Lao (chẩn đoán và điều trị lao trước đây và bây giờ) o Viêm gan do virus o Bệnh lây truyền qua đường tình dục o Bất thường phiến đồ pap cổ tử cung và hậu môn o Yếu tố nguy cơ tim mạch o Suy thận o Viêm dây thần kinh (bệnh lý thần kinh)

Các tiền sử khác o Tiền sử bệnh tâm thần o Tiền sử tiêm chủng

Hỏi về các loại thuốc: Tiền sử và Hiện tại:

Tiền sử điều trị ARV o Phác đồ trước đó o Đáp ứng về số lượng CD4 và tải lượng virus o Các tác dụng phụ hoặc độc tính có ý nghĩa o Tuân thủ điều trị o Kết quả xét nghiệm kháng thuốc (nếu có điều kiện)

Page 18: Học phần 1 Bài 5 Lần khám đầu tiên cho bệnh nhân nhiễm HIV · HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 1 Hướng dẫn Giảng viên Bài 5: Lần khám

HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 1 Hướng dẫn Giảng viên Bài 5: Lần khám đầu tiên cho bệnh nhân nhiễm HIV 112

o Nguyên nhân của việc ngừng hoặc chuyển phác đồ Tiền sử điều trị lao:

o Ngày và thời gian dùng phác đồ o Phác đồ điều trị o Lý do ngừng hoặc thay đổi điều trị

Tiền sử điều trị viêm gan (vi dụ như lamivudine để điều trị HBV) Điều trị nghiện ma túy (ví dụ như methadone) Các thuốc hiện tại

o Thuốc bác sĩ kê đơn o Thuốc tự mua o Thảo dược hoặc thuốc cổ truyền

Hỏi về Dị ứng thuốc: Liệt kê tất cả các dị ứng thuốc và các phản ứng bất lợi

o Tên thuốc o Loại phản ứng và mức độ nặng

Hỏi về tiền sử kinh tế xã hội:

Tình trạng hôn nhân Con cái Kế hoạch hóa gia đình

o Tránh thai o Kế hoạch có con trong tương lai

Nhà ở/tình trạng sống Những thành viên khác trong gia đình cũng bị nhiễm HIV Các hỗ trợ về xã hội và tài chính từ gia đình, bạn bè và những người khác Tình trạng việc làm và tiền sử nghề nghiệp

Hỏi về tiền sử tình dục:

Số lượng bạn tình Giới tính và kiểu bạn tình Sử dụng bao cao su

Hỏi về tiền sử sử dụng chất gây nghiện: Hiện tại hoặc tiền sử sử dụng:

o Chích ma túy o Thuốc lá o Đồ uống có cồn: bia, rượu vang, rượu o Lạm dụng thuốc bán theo đơn o Thuốc phiện, heroin o Thuốc kích thích –giống như chất gây nghiện (ví dụ thuốc lắc, đá) o Cần sa

Page 19: Học phần 1 Bài 5 Lần khám đầu tiên cho bệnh nhân nhiễm HIV · HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 1 Hướng dẫn Giảng viên Bài 5: Lần khám

HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 1 Hướng dẫn Giảng viên Bài 5: Lần khám đầu tiên cho bệnh nhân nhiễm HIV 113

Tài liệu phát tay 5.2b: Bảng kiểm cho lần khám đầu tiên: khám thực thể

Kiểm tra: Dấu hiệu sinh tồn:

o Huyết áp

o Nhiệt độ

o Mạch, nhịp thở

Toàn thân:

o Chiều cao và cân nặng

o Hình dáng cơ thể (loạn dưỡng mỡ)

Mắt, đánh giá:

o Mất thị lực

Miệng họng, đánh giá:

o Sức khỏe răng miệng

o Bệnh candida ở miệng, bạch sản lông trong miệng

Hạch

Tim, thông tin nền về:

o Biến chứng tim mạch với điều trị ARV

o Viêm nội tâm mạc ở người tiêm chích ma túy

Ngực và phổi, đánh giá:

o Âm bất thường như tiếng rale hoặc ran ngáy

o Vú to hoặc có khối

Bụng, đánh giá:

o Mật độ, kích thước và hình dạng gan và lách

o Mềm hay cứng

o Sờ thấy khối hoặc hạch

Hậu môn sinh dục, đánh giá:

o Bệnh do herpes simplex (HSV)

o giang mai

o bệnh do virus u nhú ở người (HPV), ung thư hậu môn

o Các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục khác

Da (toàn thân), đặc biệt đánh giá:

o herpes zoster (giời leo) đang hoạt động hoặc trước kia

o dấu hiệu của bệnh gan

o Ung thư mô liên kết Kaposi

o Viêm da tiết bã nhờn

o Vị trí chích của người tiêm chích ma túy (IDU)

Chân, đánh giá:

o phù

o loạn dưỡng mỡ

o khả năng vận động

Thần kinh, đánh giá:

o Tình trạng tâm thần

o Yếu, tê

Page 20: Học phần 1 Bài 5 Lần khám đầu tiên cho bệnh nhân nhiễm HIV · HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 1 Hướng dẫn Giảng viên Bài 5: Lần khám

HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 1 Hướng dẫn Giảng viên Bài 5: Lần khám đầu tiên cho bệnh nhân nhiễm HIV 114

Page 21: Học phần 1 Bài 5 Lần khám đầu tiên cho bệnh nhân nhiễm HIV · HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 1 Hướng dẫn Giảng viên Bài 5: Lần khám

HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 1 Hướng dẫn Giảng viên Bài 5: Lần khám đầu tiên cho bệnh nhân nhiễm HIV 115

Tài liệu phát tay 5.2c: Bảng kiểm cho lần khám đầu tiên: Xét nghiệm, Đánh giá và Điều trị

Thực hiện những xét nghiệm sau:

Đối với tất cả bệnh nhân:

o Kháng thể HIV để khẳng định

o Công thức máu (CBC)

o Số lượng CD4

o ALT

o HBsAg

o Anti-HCV

Nếu nghi ngờ bị lao:

o X quang phổi

o Soi đờm

Trong một số trường hợp:

o RPR/VDRL

o Lipid

o Creatinine

o Glucose

Các xét nghiệm bổ sung dựa vào các triệu chứng của bệnh nhân và/hoặc khám thực thể

Để đánh giá và chẩn đoán bệnh nhân:

Xác định giai đoạn lâm sàng

Đánh giá sự hiện diện của các NTCH

Xác định nhu cầu làm thêm thăm dò phát hiện lao

Đánh giá nhu cầu dự phòng NTCH

Xác định các bệnh kèm theo

Đánh giá chỉ định điều trị ARV

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng

Để điều trị bệnh nhân:

Điều trị NTCH nếu có

Giải quyết các vấn đề bệnh cấp tính khác

Bắt đầu dự phòng cotrimoxazole khi có chỉ định

Tiếp tục dự phòng thứ phát khi có chỉ định

Bổ sung vitamin nếu cần

Giới thiệu khám chuyên khoa khác hoặc bệnh viện tuyến trên

Xem xét tiêm chủng nếu có chỉ định

Page 22: Học phần 1 Bài 5 Lần khám đầu tiên cho bệnh nhân nhiễm HIV · HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 1 Hướng dẫn Giảng viên Bài 5: Lần khám

HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 1 Hướng dẫn Giảng viên Bài 5: Lần khám đầu tiên cho bệnh nhân nhiễm HIV 116

Page 23: Học phần 1 Bài 5 Lần khám đầu tiên cho bệnh nhân nhiễm HIV · HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 1 Hướng dẫn Giảng viên Bài 5: Lần khám

HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 1 Hướng dẫn Giảng viên Bài 5: Lần khám đầu tiên cho bệnh nhân nhiễm HIV 117

Tài liệu phát tay 5.2d: Bảng kiểm cho lần khám đầu tiên: Tư vấn, Hỗ trợ và Theo dõi

Tư vấn và hỗ trợ:

Hỗ trợ để:

Khuyến khích bộc lộ chẩn đoán HIV cho gia đình, bạn bè và bạn tình Đề nghị vợ/chồng, con cái và bạn tình xét nghiệm HIV Cung cấp thông tin về việc tham gia câu lạc bộ người nhiễm HIV Tư vấn về dự phòng lây truyền HIV Cung cấp thông tin về nhiễm HIV Rà soát kế hoạch điều trị Thảo luận tầm quan trọng của việc tuân thủ điều trị Đánh giá hỗ trợ điều trị và những cản trở cho việc tuân thủ điều trị Thảo luận về mang thai và kế hoạch hóa gia đình Giới thiệu hỗ trợ cộng đồng và chăm sóc tại nhà nếu cần Cung cấp tư vấn bổ sung về:

o Vệ sinh o Thói quen lành mạnh hàng ngày, như liên quan tới ngủ, dinh dưỡng, thể dục o Ngừng hút thuốc o Lạm dụng chất gây nghiện

Theo dõi:

Khuyên bệnh nhân quay lại phòng khám trong vòng một tuần để:

Đánh giá đáp ứng với điều trị NTCH và các vấn đề bệnh khác Đánh giá tuân thủ thuốc Thông báo kết quả xét nghiệm và phản hồi từ các chuyên khoa khác Đánh giá nhu cầu bắt đầu điều trị ARV Xây dựng và thảo luận kế hoạch điều trị Bắt đầu tập huấn tuân thủ điều trị khi có chỉ định điều trị ARV Cung cấp tư vấn và hỗ trợ tiếp tục

Page 24: Học phần 1 Bài 5 Lần khám đầu tiên cho bệnh nhân nhiễm HIV · HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 1 Hướng dẫn Giảng viên Bài 5: Lần khám

HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 1 Hướng dẫn Giảng viên Bài 5: Lần khám đầu tiên cho bệnh nhân nhiễm HIV 118

Page 25: Học phần 1 Bài 5 Lần khám đầu tiên cho bệnh nhân nhiễm HIV · HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 1 Hướng dẫn Giảng viên Bài 5: Lần khám

HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 1 Hướng dẫn Giảng viên Bài 5: Lần khám đầu tiên cho bệnh nhân nhiễm HIV 119

Chỉ dẫn cho Giảng viên: Bước 4 (45 phút)

Trình bày slide 23 sử dụng ghi chú dành cho giảng viên, Tài liệu phát tay 5.2a, 5.2b, 5.2c, 5.2d và 5.3, và Tài liệu thực hành 5.4 để định hướng hoạt động đóng vai.

Slid

e 2

3

Chuẩn bị trước – chia ra các vai bác sĩ và bệnh

nhân để sẵn sàng đưa tài liệu phát tay cho họ.

CHIA học viên làm nhóm 3 người.

GIỚI THIỆU học viên tham khảo lại Tài liệu

phát tay 5.2a, 5.2b, 5.2c, và 5.2d để dùng làm

bảng kiểm trong khi đóng vai.

GIỚI THIỆU học viên tham khảo Tài liệu phát

tay 5.3: Các tình huống cho hoạt động đóng

vai: Lấy bệnh sử.

YÊU CẦU học viên quyết định ai trong nhóm

mình sẽ đóng vai bệnh nhân, ai sẽ đóng vai nhà

lâm sàng và ai sẽ là người quan sát. Người quan

sát có thể nhận xét vào Tài liệu thực hành 5.4:

Bảng kiểm dành cho người quan sát.

GIẢI THÍCH rằng vai trò của nhà lâm sàng là

lấy bệnh sử người bệnh.

GIẢI THÍCH rằng các nhóm nên đi từng phần

đóng vai, mỗi phần khoảng 10 phút và quay vòng

cho từng người. Như thế – người làm nhà lâm

sàng trước, thì sẽ làm bệnh nhân cho lượt đóng

vai thứ hai và sau đó làm người quan sát cho

lượt thứ ba, và các học viên khác trong nhóm đó

sẽ quay vòng tương tự như thế

DÀNH 30-40 phút cho phần đóng vai theo nhóm

nhỏ.

TẬP HỢP nhóm lại và hỏi học viên cảm nhận

như thế nào.

HƯỚNG DẪN thảo luận ngắn.

Page 26: Học phần 1 Bài 5 Lần khám đầu tiên cho bệnh nhân nhiễm HIV · HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 1 Hướng dẫn Giảng viên Bài 5: Lần khám

HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 1 Hướng dẫn Giảng viên Bài 5: Lần khám đầu tiên cho bệnh nhân nhiễm HIV 120

Page 27: Học phần 1 Bài 5 Lần khám đầu tiên cho bệnh nhân nhiễm HIV · HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 1 Hướng dẫn Giảng viên Bài 5: Lần khám

HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 1 Hướng dẫn Giảng viên Bài 5: Lần khám đầu tiên cho bệnh nhân nhiễm HIV 121

Tài liệu phát tay 5.3: Các tình huống cho hoạt động đóng vai

Đóng vai – Hỏi tiền sử bệnh #1

---------------------------------------------------------------------------------------------------------

Hướng dẫn đóng vai – Bệnh nhân Anh/chị sẽ đóng vai một bệnh nhân đến khám lần đầu tiên ở phòng khám ngoại trú. Công việc của bác sĩ là hỏi anh/chị những câu hỏi để xác định tại sao anh/chị đến phòng khám ngày hôm nay. Anh/chị sẽ trả lời dựa vào tình huống dưới đây: Anh/chị là một nam giới 23 tuổi tên là Hùng vẫn đang chích ma túy không thường xuyên trong năm qua. Một vài tháng trước, anh xuất hiện ho và sau hai tuần không đỡ thì đến phòng khám. Lúc đó họ chẩn đoán anh bị nhiễm HIV và lao. Họ đã bắt đầu điều trị lao mà giờ anh vẫn đang uống và bác sỹ nói với anh rằng anh cũng nên bắt đầu điều trị ARV sớm. Thực sự anh đang thấy rất yếu và có những vấn đề khi làm việc. Anh đã tiết lộ cho vợ rằng mình HIV dương tính. Chị ấy rất buồn, nhưng quyết định không rời bỏ anh. Chị ấy chưa xét nghiệm cho bản thân và đã ốm 3 tháng nay. Anh nghĩ chị ấy phải dùng thuốc, nhưng không biết làm thế nào để đủ tiền mua. Hãy thoải mái đưa thêm các chi tiết vào tình huống để giúp anh/chị có thể trả lời những câu hỏi của bác sĩ.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Hướng dẫn cho Bác sĩ Hướng dẫn đóng vai – Bác sĩ Anh/chị sẽ đóng vai một người bác sĩ. Anh/chị biết rằng Hùng là một bệnh nhân mới đến gặp anh/chị trong lần khám đầu. Nhiệm vụ của anh chị là hỏi tiền sử bệnh để xác định kế hoạch điều trị và theo dõi. Tham khảo Tài liệu phát tay 5.2a: Bảng kiểm cho lần khám đầu tiên: Tiền sử bệnh, Tài liệu phát tay 5.2b: Bảng kiểm cho lần khám đầu tiên: Khám thực thể, Tài liệu phát tay 5.2c: Bảng kiểm cho lần khám đầu tiên: Xét nghiệm, Đánh giá và Điều trị, và Tài liệu phát tay 5.2d: Bảng kiểm cho lần khám đầu tiên: Tư vấn, Hỗ trợ và Theo dõi để có thêm hướng dẫn về hỏi tiền sử, đánh giá bệnh nhân mới nói chung. Chỉ tập trung vào hỏi tiền sử và không khám thực thể, đánh giá toàn thân hoặc làm các xét nghiệm ban đầu. Hỏi Hùng một số câu hỏi trong danh mục để xác định những hành động can thiệp sẽ làm. Anh/chị cũng phải đảm bảo trả lời tất cả những câu hỏi và thắc mắc của bệnh nhân.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------- Hướng dẫn Đóng vai – Người quan sát Anh/chị sẽ quan sát cuộc gặp mà không cắt ngang. Sử dụng Tài liệu thực hành 5.4: Bảng kiểm dành cho người quan sát như một bảng kiểm của cuộc gặp đó. Nhớ rằng công việc của người bác sĩ là xác định những vấn đề chính của Hùng và xác định các hành động can thiệp. Đảm bảo ghi lại các kỹ năng giao tiếp hiệu quả và những điểm vai bác sĩ có thể làm tốt hơn. Phản hồi vào cuối phần đóng vai, bắt đầu bằng việc nhận xét về các bước đã làm tốt. Đưa ra lời khuyên cho bác sĩ nếu có bất kỳ bước nào bị bỏ sót hoặc có thể làm tốt hơn.

Page 28: Học phần 1 Bài 5 Lần khám đầu tiên cho bệnh nhân nhiễm HIV · HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 1 Hướng dẫn Giảng viên Bài 5: Lần khám

HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 1 Hướng dẫn Giảng viên Bài 5: Lần khám đầu tiên cho bệnh nhân nhiễm HIV 122

Page 29: Học phần 1 Bài 5 Lần khám đầu tiên cho bệnh nhân nhiễm HIV · HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 1 Hướng dẫn Giảng viên Bài 5: Lần khám

HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 1 Hướng dẫn Giảng viên Bài 5: Lần khám đầu tiên cho bệnh nhân nhiễm HIV 123

Đóng vai - Hỏi tiền sử bệnh #2

----------------------------------------------------------------------------------------------------- Hướng dẫn đóng vai – Bệnh nhân Anh/chị sẽ đóng vai bệnh nhân mới được chẩn đoán nhiễm HIV. Công việc của bác sĩ là hỏi các câu hỏi về sức khỏe trước đây và hiện tại cũng như đánh giá những hành vi nguy cơ hiện có của anh/chị. Anh/chị sẽ trả lời dựa vào tình huống dưới đây: Anh/chị là nam giới 25 tuổi tên là Bình. Anh vừa được chẩn đoán nhiễm HIV. Anh tới trung tâm VCT sau khi bạn mình xét nghiệm dương tính. Anh là một người chích ma túy và thường xuyên dùng chung kim tiêm với người bạn này cũng như với nhiều người bạn khác nữa. Anh đã kết hôn và có hai con, một con 4 tuổi và một con 7 tuổi. Gia đình anh chưa biết kết quả xét nghiệm HIV của anh và vợ anh cũng chưa từng đi xét nghiệm HIV. Trong 3 tuần qua anh cảm thấy không khỏe. Anh bị ho dai dẳng và sụt 5 cân. Hãy thoải mái thêm vào những chi tiết giúp anh/chị có thể trả lời được những câu hỏi của bác sĩ.

---------------------------------------------------------------------------------------------------- Hướng dẫn dành cho bác sĩ Hướng dẫn đóng vai – Bác sĩ Anh/chị sẽ đóng vai của người bác sĩ. Anh/chị biết rằng Bình là bệnh nhân mới vừa xét nghiệm HIV dương tính. Nhiệm vụ của anh chị là hỏi tiền sử bệnh để xác định kế hoạch điều trị và theo dõi. Tham khảo Tài liệu phát tay 5.2a: Bảng kiểm cho lần khám đầu tiên: Tiền sử bệnh, Tài liệu phát tay 5.2b: Bảng kiểm cho lần khám đầu tiên: Khám thực thể, Tài liệu phát tay 5.2c: Bảng kiểm cho lần khám đầu tiên: Xét nghiệm, Đánh giá và Điều trị, và Tài liệu phát tay 5.2d: Bảng kiểm cho lần khám đầu tiên: Tư vấn, Hỗ trợ và Theo dõi để có thêm hướng dẫn về việc hỏi tiền sử và đánh giá bệnh nhân mới nói chung. Chỉ tập trung vào hỏi tiền sử và không khám thực thể, đánh giá toàn thân hoặc làm các xét nghiệm ban đầu. Hỏi Bình một số câu hỏi trong danh mục để xác định những hành động can thiệp sẽ làm. Anh/chị phải đảm bảo trả lời tất cả những câu hỏi và thắc mắc của bệnh nhân. ---------------------------------------------------------------------------------------------------- Hướng dẫn Đóng vai – Người quan sát Anh/chị sẽ quan sát cuộc gặp mà không cắt ngang. Sử dụng Tài liệu thực hành 5.4: Bảng kiểm dành cho người quan sát như một bảng kiểm của cuộc gặp này. Nhớ rằng công việc của người bác sĩ là xác định những vấn đề chính của Bình và xác định các hành động can thiệp. Đảm bảo ghi lại các kỹ năng giao tiếp hiệu quả và những điểm bác sĩ có thể làm tốt hơn. Phản hồi vào cuối tình huống đóng vai, bắt đầu bằng việc nhận xét về các bước đã làm tốt. Đưa ra lời khuyên cho bác sĩ nếu có bất kỳ bước nào bị bỏ sót hoặc có thể làm tốt hơn.

Page 30: Học phần 1 Bài 5 Lần khám đầu tiên cho bệnh nhân nhiễm HIV · HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 1 Hướng dẫn Giảng viên Bài 5: Lần khám

HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 1 Hướng dẫn Giảng viên Bài 5: Lần khám đầu tiên cho bệnh nhân nhiễm HIV 124

Page 31: Học phần 1 Bài 5 Lần khám đầu tiên cho bệnh nhân nhiễm HIV · HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 1 Hướng dẫn Giảng viên Bài 5: Lần khám

HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 1 Hướng dẫn Giảng viên Bài 5: Lần khám đầu tiên cho bệnh nhân nhiễm HIV 125

Đóng vai – Hỏi tiền sử bệnh #3

---------------------------------------------------------------------------------------------------- Hướng dẫn đóng vai – Bệnh nhân Anh/chị sẽ đóng vai một bệnh nhân lần đầu tiên đến một phòng khám ngoại trú. Công việc của bác sĩ là hỏi những câu hỏi để xác định tại sao anh/chị đến phòng khám ngày hôm nay. Anh/chị sẽ trả lời dựa vào tình huống dưới đây: Anh/chị là nam giới 45 tuổi tên là Duật. Anh được chẩn đoán nhiễm HIV 5 năm trước. Tại thời điểm đó, anh đã đến khám tại một phòng khám ngoại trú ở tỉnh khác. Số lượng CD4 lúc đó khoảng 500 và vì vậy anh không được khuyến cáo điều trị phác đồ nào. Tuy nhiên, anh muốn điều trị, vì vậy anh đã mua thuốc ARV tại một nhà thuốc tư nhân. Anh nhớ là uống hai loại thuốc khác nhau nhưng không nhớ tên chính xác của thuốc. Anh uống khoảng 9 tháng rồi ngừng lại vì anh bị thất nghiệp và không đủ tiền đề mua thuốc nữa. Anh đến phòng khám ngoại trú hôm nay vì gần đây anh cảm thấy yếu và bị sụt cân. Hãy thoải mái thêm vào những chi tiết giúp anh/chị có thể trả lời được những câu hỏi của bác sĩ.

---------------------------------------------------------------------------------------------------- Hướng dẫn cho Bác sĩ Hướng dẫn đóng vai – Bác sĩ Anh/chị sẽ đóng vai của người bác sĩ. Anh/chị biết rằng Duật là bệnh nhân mới đến gặp anh/chị trong lần khám đầu. Nhiệm vụ của anh chị là hỏi tiền sử bệnh để xác định kế hoạch điều trị và theo dõi. Tham khảo Tài liệu phát tay 5.2a: Bảng kiểm cho lần khám đầu tiên: Tiền sử bệnh, Tài liệu phát tay 5.2b: Bảng kiểm cho lần khám đầu tiên: Khám thực thể, Tài liệu phát tay 5.2c: Bảng kiểm cho lần khám đầu tiên: Xét nghiệm, Đánh giá và Điều trị, và Tài liệu phát tay 5.2d: Bảng kiểm cho lần khám đầu tiên: Tư vấn, Hỗ trợ và Theo dõi để có thêm hướng dẫn về việc hỏi tiền sử và đánh giá bệnh nhân mới nói chung. Chỉ tập trung vào hỏi tiền sử và không khám thực thể, đánh giá toàn thân hoặc làm các xét nghiệm ban đầu. Hỏi Duật một số câu hỏi trong danh mục để xác định những hành động can thiệp sẽ làm. Anh/chị phải đảm bảo trả lời tất cả những câu hỏi và thắc mắc của bệnh nhân. ---------------------------------------------------------------------------------------------------- Hướng dẫn Đóng vai – Người quan sát, sẵn sàng Anh/chị sẽ quan sát cuộc gặp mà không cắt ngang. Sử dụng tài liệu thực hành 5.4: Bảng kiểm dành cho người quan sát như một bảng kiểm của cuộc gặp này. Nhớ rằng công việc của người bác sĩ là xác định những vấn đề chính của Duật và xác định các hành động can thiệp. Đảm bảo ghi lại các kỹ năng giao tiếp hiệu quả và những điểm bác sĩ có thể làm tốt hơn. Phản hồi vào cuối tình huống đóng vai, bắt đầu bằng việc nhận xét các bước đã làm tốt. Đưa ra lời khuyên cho bác sĩ nếu có bất kỳ bước nào bị bỏ sót hoặc có thể làm tốt hơn.

Page 32: Học phần 1 Bài 5 Lần khám đầu tiên cho bệnh nhân nhiễm HIV · HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 1 Hướng dẫn Giảng viên Bài 5: Lần khám

HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 1 Hướng dẫn Giảng viên Bài 5: Lần khám đầu tiên cho bệnh nhân nhiễm HIV 126

Page 33: Học phần 1 Bài 5 Lần khám đầu tiên cho bệnh nhân nhiễm HIV · HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 1 Hướng dẫn Giảng viên Bài 5: Lần khám

HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 1 Hướng dẫn Giảng viên Bài 5: Lần khám đầu tiên cho bệnh nhân nhiễm HIV 127

Tài liệu thực hành 5.4: Bảng kiểm dành cho người quan sát

Đóng vai

Nhiệm vụ chính Giải quyết nhiệm vụ?

Nhận xét và Khuyến nghị

Lấy bệnh sử/tiền sử đầy đủ

Lý do chính đi khám

Bệnh sử

Sàng lọc triệu chứng lao

Tiền sử y khoa, đặc biệt

o Tiền sử HIV

o Tiền sử NTCH

o Tiền sử lao

o Bệnh lây truyền qua đường tình dục

Các loại thuốc

o Hiện tại

o Tiền sử ARV

Hỏi tiền sử xã hội và tiền sử gia đình

Hoàn cảnh gia đình

Xét nghiệm HIV cho thành viên gia đình

Việc làm, thu nhập của bản thân và gia đình

Các nghĩa vụ tài chính (học phí, v.v)

Hỏi tiền sử về tình dục

Số lượng bạn tình

Giới tính và kiểu bạn tình

Sử dụng bao cao su

Hỏi tiền sử lạm dụng chất gây nghiện

Chích ma túy

Dùng chung bơm tiêm hoặc kim tiêm

Sử dụng chất có cồn

Chiến lược giao tiếp

Đón tiếp và chào hỏi

Sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu

Thể hiện sự tôn trọng và chăm chú lắng nghe

Thái độ không phán xét

Page 34: Học phần 1 Bài 5 Lần khám đầu tiên cho bệnh nhân nhiễm HIV · HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 1 Hướng dẫn Giảng viên Bài 5: Lần khám

HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 1 Hướng dẫn Giảng viên Bài 5: Lần khám đầu tiên cho bệnh nhân nhiễm HIV 128

Nhận xét chung:

____________________________________________________________________________________

____________________________________________________________________________________ ____________________________________________________________________________________

____________________________________________________________________________________ ____________________________________________________________________________________

____________________________________________________________________________________ ____________________________________________________________________________________

Page 35: Học phần 1 Bài 5 Lần khám đầu tiên cho bệnh nhân nhiễm HIV · HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 1 Hướng dẫn Giảng viên Bài 5: Lần khám

HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 1 Hướng dẫn Giảng viên Bài 5: Lần khám đầu tiên cho bệnh nhân nhiễm HIV 129

Chỉ dẫn cho Giảng viên: Bước 5 (5 phút)

Trình bày slide 24-25 sử dụng ghi chú dành cho giảng viên để định hướng trình bày.

Sli

de

24

Sli

de

25

Page 36: Học phần 1 Bài 5 Lần khám đầu tiên cho bệnh nhân nhiễm HIV · HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 1 Hướng dẫn Giảng viên Bài 5: Lần khám

HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 1 Hướng dẫn Giảng viên Bài 5: Lần khám đầu tiên cho bệnh nhân nhiễm HIV 130