pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học...

174
1 MC LC Câu 1: Thc cht cuc cách mng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hin? .................. 5 Câu 2. Tính độc lập tương đối ca ý thc xã hi đối vi tn ti xã hội? Ý nghĩa phương pháp lun? Xây dng YTXH mới? Ý nghĩa của vấn đề trong quá trình xây dng YTXH mới nước ta hin nay ...................................................................................................................................... 9 Câu 3. Phân tích cơ sở lý lun của quan điểm toàn diện. Ý nghĩa phương pháp luận ca quan điểm này ................................................................................................................................... 14 Câu 4. Quan điểm ca triết hc Mac-Lenin vbn chất con người? Ý nghĩa của nó vi vic phát huy nhân tcon người Vit Nam hin nay? ......................................................................... 17 Câu 5. Phân tích cơ sở lý lun của quan điểm phát triển. Ý nghĩa phương pháp luận ca quan điểm này ................................................................................................................................... 20 Câu 6. Tbn cht ca nhà nước XHCN, hãy lý gii vì sao lại đề ra ba nguyên tắc cơ bản trong xây dựng nhà nước VN hin nay?......................................................................................... 21 Câu 7. Ni dung nguyên tc thng nht gia lý lun và thc tiễn? Ý nghĩa của nguyên tc này trong vic khc phc bnh kinh nghim ca cán bộ, đảng viên nước ta hin nay? .............. 24 Câu 8. Vn dụng quan điểm Mác xít vmi quan hgiai cp và dân tc của Đảng ta trong cách mng VN? ................................................................................................................................ 27 Câu 9. Ni dung nguyên tc thng nht gia lý lun và thc tiễn? Ý nghĩa của nguyên tc này trong vic khc phc bệnh giáo điều ca cán bộ, đảng viên nước ta hin nay? ................... 30 Câu 10: Phân tích mi quan hbin chng gia kinh tế và chính trị. Ý nghĩa phương pháp luận .................................................................................................................................................. 33 Câu 11: Hãy phân tích đặc điểm Chnghĩa duy vật Mác xít, làm rõ tính triệt để ca nó? ..... 36 Câu 12: Hình thái kinh tế - xã hi là gì? Kết cu ca hình thái kinh tế - xã hi? Vì sao sphát trin ca các hình thái kinh tế - xã hi là quá trình lch s- tnhiên? Liên hvi quá trình phát triển theo định hướng XHCN nước ta. .................................................................................. 39 Câu 13. Phân tích tm quan trng ca chnghĩa duy vật mácxít trong vic xây dng thế gii quan khoa học cho đội ngũ cán bộ nước ta hin nay. ........................................................... 42 Câu 14. Phân tích ni dung quy lut vsphù hp ca QHSX với trình độ ca LLSX và svn dng quy lut này trong cách mng Vit Nam? ....................................................................... 45 Câu 15. Phân tích stác động trli ca ý thc xã hi ti tn ti xã hội và ý nghĩa của vấn đề đối với nước ta trong giai đoạn hin nay? ................................................................................ 48 Câu 16. Đồng chí hãy phân tích những đặc trưng cơ bản ca phđịnh bin chng?.............. 51 Câu 17. Đồng chí hãy phân tích những đặc trưng cơ bản ca mâu thun bin chng? ........... 52 Câu18. Mi quan hbin chng giữa cơ sở htng và kiến trúc thượng tầng. Ý nghĩa phương pháp lun? ................................................................................................................................ 54 Câu 19: Đề ra đường lối đổi mới, trong văn kiện Đại hội VI Đảng coi vic "phi luôn xut phát tthc tế, tôn trọng và hành động theo quy lut khách quan" là mt trong nhng bài hc kinh

Transcript of pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học...

Page 1: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

1

MỤC LỤC

Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? .................. 5

Câu 2. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội? Ý nghĩa phương pháp

luận? Xây dựng YTXH mới? Ý nghĩa của vấn đề trong quá trình xây dựng YTXH mới nước ta

hiện nay ...................................................................................................................................... 9

Câu 3. Phân tích cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện. Ý nghĩa phương pháp luận của quan

điểm này ................................................................................................................................... 14

Câu 4. Quan điểm của triết học Mac-Lenin về bản chất con người? Ý nghĩa của nó với việc phát

huy nhân tố con người ở Việt Nam hiện nay? ......................................................................... 17

Câu 5. Phân tích cơ sở lý luận của quan điểm phát triển. Ý nghĩa phương pháp luận của quan

điểm này ................................................................................................................................... 20

Câu 6. Từ bản chất của nhà nước XHCN, hãy lý giải vì sao lại đề ra ba nguyên tắc cơ bản trong

xây dựng nhà nước ở VN hiện nay? ......................................................................................... 21

Câu 7. Nội dung nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn? Ý nghĩa của nguyên tắc này

trong việc khắc phục bệnh kinh nghiệm của cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay? .............. 24

Câu 8. Vận dụng quan điểm Mác xít về mối quan hệ giai cấp và dân tộc của Đảng ta trong cách

mạng VN? ................................................................................................................................ 27

Câu 9. Nội dung nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn? Ý nghĩa của nguyên tắc này

trong việc khắc phục bệnh giáo điều của cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay? ................... 30

Câu 10: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và chính trị. Ý nghĩa phương pháp luận

.................................................................................................................................................. 33

Câu 11: Hãy phân tích đặc điểm Chủ nghĩa duy vật Mác xít, làm rõ tính triệt để của nó? ..... 36

Câu 12: Hình thái kinh tế - xã hội là gì? Kết cấu của hình thái kinh tế - xã hội? Vì sao sự phát

triển của các hình thái kinh tế - xã hội là quá trình lịch sử - tự nhiên? Liên hệ với quá trình phát

triển theo định hướng XHCN ở nước ta. .................................................................................. 39

Câu 13. Phân tích tầm quan trọng của chủ nghĩa duy vật mácxít trong việc xây dựng thế giới

quan khoa học cho đội ngũ cán bộ ở nước ta hiện nay. ........................................................... 42

Câu 14. Phân tích nội dung quy luật về sự phù hợp của QHSX với trình độ của LLSX và sự vận

dụng quy luật này trong cách mạng Việt Nam? ....................................................................... 45

Câu 15. Phân tích sự tác động trở lại của ý thức xã hội tới tồn tại xã hội và ý nghĩa của vấn đề

đối với nước ta trong giai đoạn hiện nay? ................................................................................ 48

Câu 16. Đồng chí hãy phân tích những đặc trưng cơ bản của phủ định biện chứng?.............. 51

Câu 17. Đồng chí hãy phân tích những đặc trưng cơ bản của mâu thuẫn biện chứng? ........... 52

Câu18. Mỗi quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Ý nghĩa phương

pháp luận? ................................................................................................................................ 54

Câu 19: Đề ra đường lối đổi mới, trong văn kiện Đại hội VI Đảng coi việc "phải luôn xuất phát

từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan" là một trong những bài học kinh

Page 2: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

2

nghiệm quý báu. Phân tích cơ sở triết học và thực tiễn của bài học trên và ý nghĩa của nó trong thực

tiễn cách mạng nước ta hiện nay .................................................................................................. 56

Câu 20: Trong bút ký triết học, Lênin viết: “Sự phát triển là một cuộc đấu tranh giữa các mặt

đối lập”. Giải thích luận điểm trên đây và nêu lên ý nghĩa của vấn đề này đối với việc “thực

hiện chế độ tự phê bình và phê bình trong Đảng” trong cuộc chỉnh đốn Đảng hiện nay? ...... 58

Câu 21: Trong bài "Diễn văn khai mạc lớp học lý luận khóa I trường Nguyễn Ái Quốc" ngày

7/9/1957 Bác Hồ cã viết: "Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của

chủ nghĩa Mác- Lênin. Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thành thực tiễn mù quáng, lý luận

mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông",Giải thích luận điểm trên đây và nêu ý nghĩa

của vấn đề này trong đấu tranh, khắc phục bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều của cán bộ hiện

nay. ........................................................................................................................................... 61

Câu 22: Trong tác phẩm: “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” LêNin viết:

“quan điểm về đời sống, về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và là cơ bản của lý luận nhận

thức”. Giải thích luận điểm trên và nói rõ ý nghĩa của vấn đề này trong thời kỳ công nghiệp hoá,

hiện đại hoá ở Việt Nam. ......................................................................................................... 63

Câu 23: Trong tác phẩm CNDV và CNKM phê phán LêNin viết:” Quan điểm về đời sống , về

thực tiễn phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận nhận thức “. Giải thích luận điểm

trên và nêu rõ ý nghĩa này trong việc phê phán bệnh giáo điều. .............................................. 66

Câu 24: Trong bài phát biểu tại Đại hội V của Đảng công nhân dân chủ xã hội Nga về '' thái độ

đối với Đảng t sản'', V.I Lê nin viết: ''...người nào bắt tay vào những vấn đề riêng trước khi giải

quyết các vấn đề chung, thì kẻ đó, trên mỗi bước đi, sẽ không tránh khỏi ''vấp phải'' những vấn

đề chung đó một cách không tự giác. Mà mù quáng vấp phải những vấn đề đó trong từng trường

hợp riêng, thì có nghĩa là đa chính sách của mình đến chỗ có những sự dao động tồi tệ nhất và

mất hẳn tính nguyên tắc''. ......................................................................................................... 69

Câu 25: Trong “ Luận cương về Phoiơbắc “ Mác viết: “ Vấn đề tìm hiểu xem tư duy của con

người có thể đạt tới chân lý khách quan không hoàn toàn không phải là vấn đề lý luận mà là vấn

đề thực tiến. Chính trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lý...” Phân tích luận

điểm trên và nêu ý nghĩa của nó đối với việc xửa đổi, bổ xung phát triển lý luận trong điều kiện

nước ta hiện nay. ...................................................................................................................... 72

Câu 26: Chủ Nghĩa Duy Vật Biện Chứng. Trong Bút ký triết học VI Lê Nin viết Sự phát

triển là một cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập. Giải thích luận điểm trên đây và nên lên ý

nghĩa của vấn đề này trong quá trình chủ động hội nhập kinh tế thế giới ở nước ta ? ............ 75

Câu 27 “Những quan hệ xã hội đều gắn liền mật thiết với những lực lượng sản xuất do đó có

được những lực lượng sản xuất mới, loài người đã thay đổi phương thức sản xuất của mình và

do thay đổi phương thức sản xuất, cách kiếm sống của mình, loài người thay đổi cả những quan

hệ xã hội của mình, cái cối xay bằng tay đưa lại xã hội có lãnh chúa. Cái cối xay chạy bằng hơi

nước đưa lại xã hội có nhà tư bản công nghiệp”. ..................................................................... 79

Câu 28: Trong tác phẩm "Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị", Mác viết: "Không một

hình thái nào diệt vong trước khi tất cả những lực lượng lượng sản suất mà hình thái xã hội đó

tạo địa bàn đầy đủ cho sự phát triển, vẫn chưa phát triển, và những quan hệ sản xuất mới, cao

hơn, cũng không bao giờ xuất hiện trước khi những điều kiện tồn tại vật chất của những quan hệ

đó chưa chín muồi trong lòng bản thân xã hội cũ". ................................................................. 82

Page 3: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

3

Câu 29: Trong văn kiện đại hội lần thứ IX Đảng ta đã khẳng định "Nội dung chủ yếu của đấu

tranh g/c trong g/đ hiện nay là thực hiện thắng lợi sự nghiệp CN hoá, hiện đại hoá theo định

hướng XHCN, khắc phục tình trạng nước nghèo, kém phát triển, thực hiện công bằng xã hội,

chống áp bức bất công đấu tranh ngăn chặn và khắc phục những tư tưởng và hành động tiêu

cực, sai trái đấu tranh làm thất bại âm mưu hành động chống phá của các thế lực thù địch, bảo

vệ độc lập dân tộc XD nước ta thành một nước XHCN phồn vinh nhân dân hạnh phúc". Hãy

vận dụng lý luận Mác xít về đấu tranh giai cấp để phân tích khẳng định trên và chỉ ra tính phức

tạp của cuộc đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay ? ............................................................... 86

Câu 30: Trong bài nói chuyện với anh, chị em học viên, cán bộ công nhân viên trường đại học

nhân văn Việt Nam ( khoá 3) ngày 18/1/1958, Bác Hồ viết: " Để cải tạo xã hội, một mặt phải

cải tạo vật chất như tăng gia sản xuất, một mặt phải cải tạo tư tưởng, nếu không có tư tưởng

XHCN thì không làm việc XHCN được ". Dựa vào mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và hình thức

xã hội, đồng chí hãy giải thích luận điểm trên và nêu ý nghĩa của vấn đề này trong thời kỳ CNH,

HĐH đất nước? ........................................................................................................................ 91

Câu 31: Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng Cộng sản Việt Nam có

viết: " Chủ trương xây dựng và phát triển nền kinh tế thị thường định hướng XHCN thể hiện tư

duy, quan niệm của Đảng ta về sự phù hợp giữa quan hệ quan hệ sản suất với tính chất và trình

độ của lực lượng sản xuất. Đó là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ đi

lên CNXH". .............................................................................................................................. 95

Câu 32: Tổng kết 10 năm đổi mới trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Đảng

ta coi “Kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị” là một trong những

bài học chủ yếu, đảm bảo thành công sự nghiệp phát triển đất nước trong thời kỳ mới (Văn kiện

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXBCTQG- HN- Tr14). Vận dụng lý luận về mối quan

hệ về cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng làm sáng tỏ bài học trên, đồng thời nêu ý nghĩa của

nó trong đổi mới chính trị ở nước ta hiện nay. ......................................................................... 99

Câu 33: “Những quan hệ xã hội đều gắn liền mật thiết với những lực lợng sản xuất. Do có được

những lực lượng sản xuất mới và do thay đổi phơng thức sản xuất, cách kiếm sống của mình,

loài người thay đổi cả quan hệ xã hội của mình. Cái cối xay bằng tay đa lại xã hội có lãnh chúa,

cái cối xay chạy bằng hơi nước đưa lại xã hội có nhà tư bản công nghiệp”. Giải thích luận điểm

trên và liên hệ với sự phát triển đất nớc theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở VN? .............. 102

Câu 34: Lê Nin khẳng định "Chỉ có đem qui những quan hệ xã hội vào những quan hệ sản xuất

và đem qui những quan hệ sản xuất vào trình độ của lực lượng sản xuất thì người ta mới có

được một cơ sở vững chắc để quan niệm sự phát triển của những hình thái kinh tế xã hội là một

quá trình lịch sử tự nhiên, và dĩ nhiên là không có một quan điểm như thế thì không thể có một

khoa học xã hội được”. (LêNin toàn tập, NXB TB, M, 1974). Phân tích luận điểm trên đây và

liên hệ với sự phát triển đất nước theo định hướng XHCN ở Việt Nam. .............................. 105

Câu 35: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với lý luận.Lý luận và vai trò của lý luận đối với

thực tiễn. Bệnh giáo điều và bệnh kinh nghiệm ..................................................................... 109

Câu 36: Quan điểm Mác xít về mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị. Quan điểm của đảng ta về

đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; Ý nghĩa phương pháp luận. ......................................... 112

Câu 37: Quan điểm của triết học Mác về con người. Vận dung quan điểm triết học Mác về bản

chất con người trong xây dựng con người Việt Nam hiện nay. ............................................. 117

Page 4: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

4

Câu 38: Vấn đề xây dựng con người mới và phát huy nhân tố con người ở Việt Nam hiện nay.

................................................................................................................................................ 119

Câu 39: Quan điểm Mác xít về nguồn gốc và bản chất của nhà nước. Tính tất yếu và bản chất

của nhà nước vô sản. Quan điểm của Mác về đổi mới nhà nước theo hướng xây dựng nhà nước

pháp quyền ở Việt Nam ......................................................................................................... 125

Câu 40: Định nghĩa giai cấp của Lê Nin, đặc trưng của giai cấp. Quan hệ giữa giai cấp và dân

tộc, nguồn gốc ra đời và điều kiện tồn tại của giai cấp trong lịch sử. Biểu hiện đặc thù của

Quan hệ giai cấp- dân tộc việt Nam ....................................................................................... 130

Câu 41: Khái niệm tồn tại xã hội (TTXH) và ý thức xã hội (YTXH). Quan hệ giữa TTXH và

YTXH. Xây dựng YTXH mới. ý nghĩa của việc xây dựng phương pháp luận trong quá trình xây

dựng YTXH ở nước ta hiện nay. ............................................................................................ 137

Câu 42. Nội dung, đặc điểm CNDV Mác xít. Vai trò của CNDV Mác xít trong việc chống

CNDV duy tâm duy ý chí. Ý nghĩa phương pháp luận của việc nắm vững quan hệ vật chất ý

thức ......................................................................................................................................... 145

Câu 43: Quan điểm toàn diện ; Quan điểm phát triển; Nội dung các quy luật (thống nhất và đấu

tranh của các mặt đối lập; (những thay đổi về lượng dẫn đễn những thay đổi về chất và ngước

lại; phủ định của phủ định) Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng; nguyên nhân –

kết quả; ................................................................................................................................... 151

Câu 44: Những tiền đề ra đời cho Triết học Mác................................................................... 159

Câu 45: Hình thái kinh tế xã hội ............................................................................................ 160

Câu 46. Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng .................................................................... 164

Câu 47: Phủ định biện chứng? Phủ định của Phủ định? Ý nghĩa của việc giải quyết mối quan hệ

giữa dân tộc và quốc tế, truyền thống và hiện đại ở nước ta? ................................................ 168

Câu 48: Thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập và ý nghĩa của vấn đề đối với việc giải

quyết mối quan hệ giữa xây dựng nền ktế độc lập, tự chủ đối với hội nhập ktế của nước ta? ....

................................................................................................................................................ 170

Page 5: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

5

Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện?

Trả lời:

1. Tính tất yếu lịch sử của sự ra đời triết học Mac.

Triết học Mac ko phải là một sphẩm có tính chất chủ quan, đồng thời cũng không phải từ

trên trời rơi xuống. Triết học Mac là sản phẩm tất yếu của lịch sử, nó ra đời do sự đòi hỏi của

thực tiễn KTXH, nó có nguồn gốc lý luận và có tiền đề khoa học tự nhiên. Nó được chuẩn bị

bởi những tiền đề sau:

a) Điều kiện KTXH

Triết học Mac ra đời gắn liền với điều kiện khách quan cuả sự phát triển KTXH lúc bấy giờ.

Thế kỷ XIX cũng là thời kỳ CNTB đã bộc lộ những mâu thuẫn XH sâu sắc. Đặc biệt là mâu

thuẫn giữa GCTS và GCVS. Mâu thuẫn ấy được biểu hiện thông qua các cuộc đấu tranh GC hết

sức quyết liệt ở Châu Âu (tiêu biểu là các cuộc đtranh of cnhân thợ dệt ở Lyon ở Pháp năm

1831 và 1834, phong trào hiến chương ở Anh cuối những năm 30 của thế kỷ XIX, cuộc khởi

nghĩa của cnhân thợ dệt Xi­lê­di ở Đức năm 1844. Vì là những cuộc đấu tranh mang t/c tự phát

nên tất cả đều thất bại.) trước tình hình trên cần phải có lý luận cách mạng khoa học cho cuộc

đấu tranh của GCCN, đồng thời đòi hỏi một sự kiến giải mới về sự ptriển của tự nhiên, XH và

tư duy. Và tất yếu xuất hiện một học thuyết mới, đó là học thuyết triết học khoa học do Mác và

Ăngghen đề xướng, sau này được Lê­nin phát triển.

b) Tiền đề về lý luận:

Triết học Mac kế thừa những tinh hoa tư tưởng của nhân loại trước Mác, đặc biệt và trực tiếp

nhất là:

- Kinh tế chính trị cổ điển Anh với những đại biểu xuất sắc là A.Xơmít và Đ. Ricácđô là một

nhân tố không thể thiếu được góp phần làm hình thành quan niệm duy vật về lịch sử của triết

học Mác (lý luận về giá trị và học thuyết giá trị lao động).

- Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp với những đại biểu tiêu biểu là Xanh Ximông và

S.Phuriê. Phê phán CNTB và tin vào một XH tốt đẹp hơn. Nhờ đó, triết học Mác trở thành vũ

khí lý luận cải tạo xã hội bằng cách mạng.

- Triết học cổ điển Đức, đầu tiên là Cantơ, sau đó là hai nhà triết học tiêu biểu là Hêghen và

Phoiơbâc, là nguồn gốc lý luận trực tiếp của triết học Mác.

Triết học Mac đã kế thừa có phê phán toàn bộ triết học trước đó, đặc biệt là triết học cổ điển

Đức. Triết học cổ điển Đức với hai thành tựu gắn liền với tên tuổi của đại biểu nổi tiếng đó là

Chủ nghĩa duy vật của Phơbách và phép biện chứng của Hêghen. Chính Mác và Ăngghen đã kế

thừa những lý luận tiến bộ của 2 vị tiền bối này nhưng phê phán t/c duy tâm trong phép biện

chứng của Hêghen và tính chất siêu hình trong CNDV của Phơbách để sáng tạo nên CNDV

biện chứng. Vì thế, triết học cổ điển Đức được coi là nguồn gốc lý luận trực tiếp cho sự ra đời

triết học Mác.

Cùng với triết học cổ điển Đức Mác và Ăngghen đã kế thừa những tư tưởng tiến bộ của

những nhà KTCT cổ điển Anh đặc biệt là học thuyết giá trị (Ricácđô, Ađamxmit) và những tư

tưởng tiến bộ của các nhà CNXH ko tưởng Pháp (Xanhximong, Phuriê Ôoen) để xây dựng

những quan điểm chính trị của mình.

Page 6: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

6

=> Đó là những tiền đề lý luận trực tiếp để Mác phát triển quan niệm DV triệt để và quan hệ

BCDV.

c) Tiền khoa học tự nhiên

­ Tiền đề KHTN của triết học Mác đó là những phát minh lớn của nhân loại gồm:

+ Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng của Mayơ;

+ Thuyết tiến hoá của Đácuyn;

+ Thuyết tế bào của Sláiđen và T. Svanơ

Với những phát minh đó khoa học đã vạch ra các sự vật hiện tượng trong thế giới vật chất

tồn tại vĩnh viễn có mối liên hệ thống nhất với nhau và luôn luôn vận động. Những phát minh

lớn của KHTN đó đã làm bộc lộ tính hạn chế, chật hẹp bất lực của phương pháp tư duy siêu

hình trong việc nhận thức thế giới đồng thời cung cấp cơ sở khoa học để phát triển tư duy biện

chứng và hình thành phép biện chứng duy vật.

=> Đó là cơ sở, những tiền đề KH trực tiếp cho sự ra đời TGQDV và PBCDV của TH Mác.

TH Mác cũng như toàn bộ chủ nghĩa Mác đã ra đời như một tất yếu lịch sử không những vì nó

một sự phản ánh thực tiễn xã hội, nhất là thực tiễn cách mạng của giai cấp công nhân mà còn là

sự phát triển hợp logíc của lịch sử tư tưởng nhân loại.

KL: Như vậy triết học mác cũng như CN Mác ra đời như một tất yếu lịch sử, ko những là sự

phản ánh thực tiễn xã hội, nhất là thực tiễn phong trào cách mạng của GCCN mà còn là sự

ptriển hợp logic của lịch sử tư tưởng nhân loại.

d) Vai trò nhân tố chủ quan của Mác và Angghen

C.Mác (5.5.1818 - 14.3.1883) sinh ra trong một gia đình lao động ở Đức, Mác được đến

trường đầy đủ, 23 tuổi bảo vệ Luận án TS luật.

Ph. Ăngghen (28.11.1820 - 5.8.1895) sinh trong một gia đình chủ xưởng dệt. Khác với

C.Mác, Ăng ghen không được đến trường đầy đủ, không có cơ hội tốt nghiệp trung học, học

nghề kinh doanh từ rất sớm.

Sau 3 lần gặp gỡ, đặc biệt là lần thứ 2, gần như Mác và Ăng ghen có cùng tư tưởng, quan

điểm, khát vọng, đó là:

+ Tình yêu thương những người công nhân nói riêng, những người lao động nói chưng, tinh

thần hy sinh không mệt mỏi vì sự nghiệp giải phóng họ;

+ Niềm tin sâu sắc vào lý tưởng CM của giai cấp công nhân;

+ Cùng sự thông minh hơn người

Đây là những nhân tố chủ quan đóng vai trò quan trọng nhất cho sự hình thành và phát triển

của CN Mác nói chung và TII Mác nói riêng

2. Sự ra đời của triết học Mac là một bước ngoặt cmạng trong triết học, điều đó được thể

hiện ở những điểm sau:

Thứ 1: C.Mác và Ph.Ănghen đã kế thừa một cách chọn lọc những thành tựu tư duy nhân loại

để sáng tạo nên chủ nghĩa duy vật triết học triệt để không điều hòa với chủ nghiã duy tâm và

phép siêu hình.

Page 7: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

7

* Lần đầu tiên trong lịch sử tiết học nhân loại, C.Mác và Ph.Ănghen đã giải thích được quy

luật phát triển của xã hội loài người một cách khoa học, khách quan toàn diện, lịch sử, cụ thể:

(Với việc khẳng định xã hội là một bộ phận đặc thù được tách ra khỏi tự nhiên, chủ nghĩa

duy vật lịch sử xem xét xã hội trong trạng thái biến đổi và phát triển không ngừng từ hình thái

xã hội thấp lên hình thái xã hội cao hơn, trong đó những giai đoạn lịch sử cụ thể là những nấc

thang phát triển của xã hội. Và sự phát triển đó của xã hội trên theo những quy luật khách quan

như một quá trình lịch sử - tự nhiên và nhấn mạnh vai trò của quần chúng nhân dân trong quá

trình đó…).

* Lần đầu tiên trong lịch sử triết học, ở trong triết học Mác có sự thống nhất giữa thế giới

quan khoa học với phép biện chứng. Và như vậy về nguyên tắc, với sự ra đời của triết học Mác,

Chủ nghĩa duy tâm với mọi biểu hiện của nó đã bị đuổi khỏi lĩnh vực xã hội học. Do vậy Lênin

đã khẳng định: “Triết học của Mác là chủ nghĩa duy vật triệt để nhất, hoàn bị nhất”.

* Và như vậy với việc sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử, C.Mác đã kết thúc thời kỳ

nghiên cứu xã hội, lịch sử một cách tùy tiện, lộn xộn mở ra một thời kỳ mới trong nghiên cứu

xã hội, lịch sử…

(Nói về điều này Lênin nhấn mạnh: “Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác là thành tựu vĩ đại

nhất của tư tưởng khoa học. Một lý luận khoa học kết sức hoàn chỉnh và chặt chẽ đã thay cho sự

lộn xộn và sự tùy tiện, vẫn ngự trị trong các quan niệm về lịch sử và chính trị từ trước đến nay).

Còn Ph.Ănghen thì ca ngợi: “Giống như Đacuyn đã tìm ra quy luật phát triển của thế giới

hữu cơ, Mác đã tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người”.)

Thứ 2: Với sự ra đời của triết học Mác, các quy luật vận động, phát triển của xã hội loài

người đã được lý giải, phân tích trên cơ sở của khoa học và thực tiễn.

* Về bản chất, triết học Mác là hệ thống lý luận khoa học và cách mạng, nó liên hệ mật thiết

với thực tiễn phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản và quần chúng nhân dân chống lại áp

bức, bóc lột và những bất công trong xã hội. Mỗi luận điểm của triết học Mác đều bao hàm việc

lý giải sự diệt vong tất yếu của xã hội tư bản và luận chứng cho sự ra đời của chủ nghĩa cộng

sản.

* (VD: Mác và Ănghen đã chứng minh một cách khoa học rằng: sự ra đời cũng như diệt

vong của chủ nghĩa tư bản là một tất yếu khách quan như nhau và đều do tất yếu kinh tế quy

định. Chính trị phát triển của kinh tế mà trước hết là của lực lượng sản xuất đến một trình độ

nhất định sẽ mâu thuẫn với những quan hệ sản xuất đã trở nên lỗi thời. Mâu thuẫn này đòi hỏi

phải được giải quyết để thúc đẩy kinh tế phát triển. Biểu hiện về mặt xã hội của mâu thuẫn này

chính là mâu thuẫn giữa giai cấp đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ - giai cấp công nhân

với giai cấp đại diện cho quan hệ sản xuất đã lỗi thời - giai cấp tư sản. Thông qua cách mạng xã

hội, mâu thuẫn được giải quyết, phương thức sản xuất mới ra đời.

Chính điều này đã thúc đẩy xã hội phát triển từ thấp đến cao.

Thứ 3: Sự ra đời của triết học Mác làm cho chủ nghĩa xã hội không tưởng có căn cứ để trở

thành chủ nghĩa xã hội khoa học.

* Sự ra đời của triết học Mác làm cho giai cấp công nhân - người đại diện cho lực lượng sản

xuất tiến bộ, hiện đại có được lý luận khoa học, cách mạng dẫn dắt trong cuộc đấu tranh giải

phóng bản thân và nhân loại.

Page 8: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

8

* Chính sự kết hợp giữa lý luận của chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng với

phong trào công nhân đã tạo nên bước chuyển biến về chất của phong trào công nhân từ tự phát

đến tự giác.

* Phong trào công nhân đã tìm thấy ở triết học Mác vũ khí tinh thần của mình còn triết học

Mác tìm thấy ở phong trào công nhân vũ khí vật chất của mình.

Thứ 4: Với sự sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, C.Mác

và Ph.Ănghen đã khắc phục được sự đối lập giữa triết học với hoạt động thực tiễn của con

người.

* Triết học Mác ra đời đã trở thành thế giới quan và phương pháp luận chung nhất của hoạt

động nhận thức và hoạt động thực tiễn, là công cụ quan trọng không những trong việc nhận

thức thế giới mà còn là công cụ cải biến thế giới của nhân loại tiến bộ.

Đúng như Mác từng nhận định: “Các nhà triết học đã chỉ giải thích thế giới bằng nhiều cách

khác nhau, song vấn đề là cải tạo thế giới”.

* Và thật vậy nói việc đưa phạm trù “thực tiễn” vào lý luận nhận thức nói riêng và vào triết

học nói chung . Mác và Ănghen đã làm cho triết học của 2 ông hơn hẳn về chất so với toàn bộ

triết học trước đó.

Thứ 5: Với sự sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, Mác và

Ănghen đã khắc phục được sự đối lập giữa triết học với các khoa học cụ thể (Hay có thể nói là:

Triết học Mác ra đời đã chấm dứt tham vọng coi triết học là “khoa học của mọi khoa học” của

triết học duy tâm).

* Trước khi triết học Mác ra đời thì triết học hoặc là hòa tan, ẩn giấu đằng sau các khoa học

khác hoặc là đối lập với chúng.

* Sự ra đời của triết học Mác đã chấm dứt mâu thuẫn giữa triết học với các khoa học cụ thể:

Quan hệ giữa triết học Mác với các khoa học cụ thể là quan hệ biện chứng tác động qua lại lẫn

nhau trong đó:

+ Triết học Mác đúng vai trò là thế giới quan phương pháp luận chung nhất cho các khoa học

cụ thể.

+ Các khoa học cụ thể cung cấp cho triết học Mác các cơ sở khoa học để triết học Mác khái

quát, đảm bảo tính duy vật.

Ý nghĩa của cuộc cách mạng trong TH Mác:

(Triết học là hệ thống quan điểm lý luận chung nhất về thế giới (bao gồm cả tự nhiên, xã hội

và con người) và mối quan hệ của con người với thế giới).

- Ý nghĩa pp luận: Sự kết hợp lý luận của CN Mác với phong trào công nhân đã tạo nên bước

chuyển biến về chất của phong trào CN, từ trình độ tự phát lên tự giác:

+ TH Mác là thế giới quan khoa học của giai cấp công nhân- một giai cấp cách mạng nhất,

tiến bộ nhất.

+ TH Mác đã chấm dứt tham vọng của nhiều nhà THDT coi TH là khoa học của các khoa

học.

+ TH là TGQKH và pp luận chung cần thiết cho sự phát triển của các khoa học.

Page 9: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

9

(Vận dụng: khủng hoảng TH, các nhà duy vật dao động trượt sang CNDT, CNDT cho ràng

vật chất không tồn tại... đưa đến định nghĩa vật chất của Lênin)

Ý nghĩa thực tiễn : Từ khi ra đời đến nay các nguyên lý của TH Mác vẫn còn nguyên giá trị

Các lực lượng thù địch vẫn luôn tấn công TH Mác do đó chúng ta cần bảo vệ, phát triển TH

Mác trong điều kiện mới cho phù hợp.

Câu 2. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội? Ý nghĩa

phương pháp luận? Xây dựng YTXH mới? Ý nghĩa của vấn đề trong quá trình xây dựng

YTXH mới nước ta hiện nay

Trả lời:

Khái niệm TTXH:

Là đời sống vật chất cùng những điều kiện sinh hoạt vật chất của XH. Những yếu tố cơ bản

thuộc TTXH gồm phương thức sản xuất vật chất của xã hội, điều kiện kt-tựnhiên, dân số (số

lượng dân số, mật độ dân số, chất lượng dân số). Các yếu tố này tồn tại ừọng sự thống nhất biện

chứng, tác động lẫn nhau, trong đó phương thức sản xuất vật chất là yếu tố cơ bản nhất. Trong

các yếu tố đó thì phương thức sản xuất đóng vai trò quyết định. Để thúc đẩy sự TTXH nói

chung trước hết phải thúc đẩy phương thức sản xuất.

Khái niệm YTXH:

Là toàn bộ những tư tưởng, quan điêm cùng những tình cảm, tâm trạng, truyền thống của

một cộng đồng xã hội, nảy sinh từ TTXH và phản ánh TTXH của họ trong những giai đoạn phát

triển nhất định.

Ý thức xã hội là lĩnh vực rất phức tạp, tủy theo từng góc độ xem xét mà ý thức xã hội có thể

chia thành các bộ phận khác nhau. Từ góc độ cộng đồng ý thức xác hội có thể chia thành ý thức

nông dân, công nhân, tư sản. Từ góc độ nội đugn phản ánh có theer chia thành ý thức xác hội

như ý thức chính trị, ý thức pháp quyền, ý thửc đạo đức, ý thức tôn giáo, ý thức khoa học, ý

thửc triết học... Theo trình độ phản ánh có ý thức thong thường và ý thửc khoa học.

Ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội, do tồn tại xã hội quyết định

Chủ nghĩa duy vật lịch sử đã chỉ rõ rằng: tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, ý thức xã

hội phản ánh tồn tại xã hội, phụ thuộc vào tồn tại xã hội. Nghĩa là tồn tại xã hội quyết định nội

dung phản ánh của ý thức xã hội: nó quyết định ý thức xã hội ở sự nghèo nàn, phong phú hay

đơn điệu trong nội dung phản ánh. Tồn tại xã hội cũng quyết định tính chất cách mạng hay phản

ánh cách mạng, đối kháng hay không đối kháng trong ý thức xã hội. Khi tồn tại xã hội thay đổi,

nhất là phương thức sản xuất thay đổi thì những tư tưởng và lý luận xã hội, những quan điểm về

chính trị pháp quyền, triết học, đạo đức, văn hóa nghệ thuật… sớm hay muộn cũng thay đổi

theo. Cho nên, chúng ta thấy ở những thời kỳ lịch sử khác nhau có những quan điểm, lý luận, tư

tưởng xã hội khác nhau thì đó chính là do những điều kiện khác nhau của đời sống vật chất

quyết định. Điều đó chứng tỏ: “Không phải ý thức của con người quyết định tồn tại của họ, trái

lại tồn tại xã hội của họ quyết định ý thức của họ”.

Triết học Mác Lênin với quan điểm về nguồn gốc ý thức không chỉ dừng lại ở chỗ xác định

sự phụ thuộc của ý thức xã hội vào tồn tại xã hội mà còn chỉ ra rằng: tồn tại xã hội quyết định ý

thức xã hội, không phải một cách đơn giản, trực tiếp mà thường thông qua các khâu trung gian.

Không phải bất cứ tư tưởng quan niệm, lý luận hình thái ý thức xã hội nào cũng phản ánh rõ

Page 10: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

10

ràng và trực tiếp những quan hệ kinh tế của thời đại, chỉ khi nào xét đến cùng thì mới thấy rõ

những mối quan hệ kinh tế được phản ánh bằng cách này hay cách khác trong các tư tưởng ấy.

Triết học Mác Lênin không xem ý thức xã hội như một yếu tố hoàn toàn thụ động mà trái lại

còn nhấn mạnh sự tác động tích cực trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội, phản ánh tồn

tại xã hội phụ thuộc vào tồn tại xã hội, nhấn mạnh tính độc lập tương đối của ý thức xã hội đối

với tồn tại xã hội.

Tính độc lập tương đối của YTXH được biểu hiện:

Khi khẳng định vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội, chủ nghĩa duy vật

lịch sử còn nhấn manh tính độc lập tương đối của ý thức xã hội trong mối quan hệ với tồn tại xã

hội. Tính độc lập tương đối biểu hiện ở những điểm sau đây:

1. Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội

Tính “thường lạc hậu” của ý thức xã hội nên hiểu theo nghĩa: ý thức xã hội thường ra đời sau

khi tồn tại xã hội đã ra đời và thường mất đi sau khi tồn tại xã hội đã mất đi.

Lịch sử xã hội cho thấy, nhiều khi xã hội cũ mất đi, thậm chí mất đi rất lâu, nhưng ý thức xã

hội do xã hội đó sinh ra vẫn tồn tại dai dẳng. Tính độc lập của ý thức xã hội thể hiện rõ nhất

trong lĩnh vực tâm lý xã hội: trong truyền thống tập quán, thói quen… V.I. Lênin cho rằng sức

mạnh tập quán được tạo ra qua nhiều thế kỷ là sức mạnh ghê gớm nhất. Khuynh hướng lạc hậu

của ý thức xã hội cũng biểu hiện rõ trong điều kiện xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhiều hiện

tượng ý thức có nguyên nhân sâu xa trong xã hội cũ vẫn tồn tại dai dẳng trong xã hội mới như

lối sống ăn bám, lười lao động, tham nhũng, chủ nghĩa cá nhân… Những ý thức lạc hậu, tiêu

cực không mất đi một cách dễ dàng. Vì vậy, trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới phải thường

xuyên tăng cường công tác tư tưởng, đấu tranh chống lại những âm mưu và hành động phá hoại

của các thế lực thù địch về mặt tư tưởng. Đồng thời kiên trì xoá bỏ những tàn dư ý thức cũ kết

hợp với phát huy những truyền thống tư tưởng tốt đẹp của dân tộc.

2. Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội

Triết học Mác Lênin khi khẳng định tính lạc hậu của ý thức xã hội so với tồn tại xã hội thì

đồng thời thừa nhận rằng trong những điều kiện nhất định, tư tưởng của con người, đặc biệt là

những tư tưởng khoa học tiên tiến có thể vượt trước sự phát triển của tồn tại xã hội. Tư tưởng

đó có thể dự báo được tương lai, có tác dụng chỉ đạo, tổ chức hoạt động thực tiễn của con

người, hướng hoạt động của con người vào giải quyết những nhiệm vụ mới do sự chín muồi của

đời sống vật chất tạo ra.

Sự ra đời, phát triển của chủ nghĩa Mác Lênin là một minh chứng. Chủ nghĩa Mác Lênin là

hệ tư tưởng của giai cấp công nhân - giai cấp cách mạng nhất của thời đại. Tuy ra đời vào thế

kỷ XIX, trong lòng chủ nghĩa tư bản nhưng chủ nghĩa Mác Lênin đã chỉ rõ qui luật của chủ

nghĩa tư bản nói riêng. Qua đó khẳng định rằng chủ nghĩa tư bản nhất định sẽ bị thay thế bằng

chủ nghĩa cộng sản mà giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội.

Triết học Mác Lênin khẳng định tư tưởng tiên tiến có thể đi trước tồn tại xã hội không có

nghĩa nói rằng trong trường hợp này ý thức xã hội không còn bị tồn tại xã hội quyết định nữa.

Tư tưởng khoa học tiên tiến không thoát ly tồn tại xã hội mà phản ánh sâu sắc tồn tại xã hội.

3.Tính kế thừa trong sự phát triển của ý thức xã hội

Kế thừa là qui luật chung của các sự vật, hiện tượng nên trong quá trình vận động của ý thức

Page 11: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

11

xã hội nó cũng phải có tính kế thừa. Mặt khác, sự tồn tại, phát triển của ý thức xã hội là phản

ánh tồn tại xã hội, mà tồn tại xã hội cũng có tính kế thừa, nó vận động liên tục nên ý thức xã hội

cũng phản ánh quá trình đó, nó có tính kế thừa.

Lịch sử phát triển đời sống tinh thần của xã hội cho thấy rằng những quan điểm lý luận của

mỗi thời đại không nảy sinh trên mặt đất trống không mà được tạo ra trên cơ sở kế thừa những

thành tựu lý luận của các thời đại trước. Ví dụ, chủ nghĩa Mác Lênin, kế thừa tinh hoa tư tưởng

của loài người đã đạt được trước đó mà trực tiếp là nền triết học cổ điển Đức, nền kinh tế chính

trị học cổ điển Anh và chủ nghĩa xã hội không tưởng ở Pháp.

Trong xã hội có giai cấp, tính kế thừa của ý thức xã hội gắn với tính giai cấp của nó. Những

giai cấp khác nhau kế thừa những nội dung ý thức khác nhau của các thời đại trước. Các giai

cấp tiên tiến kế thừa những di sản tư tưởng tiến bộ của xã hội cũ để lại.

Chính vì thế, nên khi tiến hành cuộc đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực ý thức xã hội thì không

những phải vạch ra tính chất phản khoa học, phản tiến bộ của những trào lưu tư tưởng phản

động trong điều kiện hiện tại, mà còn phải chỉ ra những nguồn gốc lý luận của nó trong lịch sử.

4. Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội

Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội cũng là một biểu hiện nữa của tính độc

lập tương đối của ý thức. Đây là qui luật phát triển của ý thức xã hội. Sự tác động qua lại giữa

các hình thái ý thức xã hội làm cho mỗi hình thái có những mặt, những tính chất không thể giải

thích được một cách trực tiếp bằng tồn tại xã hội hay bằng các điều kiện vật chất. Lịch sử phát

triển của ý thức xã hội cho thấy, thông thường ở mỗi thời đại, tuỳ theo hoàn cảnh lịch sử cụ thể,

có những hình thái ý thức xã hội nào đó nổi lên hàng đầu và tác động mạnh đến cách hình thái ý

thức khác.

Ở Hy Lạp cổ đại, triết học và nghệ thuật đóng vai trò đặc biệt quan trọng, còn ở Tây Âu thời

trung cổ, tôn giáo ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống tinh thần xã hội như triết học,

nghệ thuật, đạo đức, chính trị, pháp quyền, ở giai đoạn lịch sử sau này thì ý thức chính trị lại

đóng vai trò to lớn tác động đến các hình thái ý thức xã hội khác nhau.

Trong sự tác động lẫn nhau giữa các hình thái ý thức xã hội, ý thức chính trị có vai trò đặc

biệt quan trọng, ý thức chính trị của giai cấp cách mạng định hướng cho sự phát triển theo chiều

hướng tiến bộ của các hình thái ý thức khác.

5. Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội

Ph. Ăng ghen đã khẳng định “Sự phát triển về mặt chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo,

văn học, nghệ thuật…đều dựa vào sự phát triển kinh tế. Nhưng tất cả chúng cũng có ảnh hưởng

lẫn nhau và ảnh hưởng đến cơ sở kinh tế.” Mức độ ảnh hưởng của tư tưởng đối với sự phát triển

của xã hội phụ thuộc vào những điều kiện lịch sử cụ thể, vào tính chất các mối quan hệ kinh tế

mà trên đó tư tưởng nảy sinh, vào vai trò lịch sử của giai cấp mang ngọn cờ tư tưởng vào mức

độ phản ánh đúng đắn của tư tưởng đối với các nhu cầu phát triển xã hội, vào mức độ thâm

nhập của tư tưởng đó vào quần chúng. Vì vậy cần phân biệt vai trò của ý thức tư tưởng tiến bộ

và ý thức của tư tưởng phản tiến bộ đối với sự phát triển của xã hội.

Như vậy, nguyên lý của triết học Mác - Lênin về tính độc lập tương đối của ý thức xã hội chỉ

ra bức tranh phức tạp của lịch sử phát triển của ý thức xã hội và của đời sống tinh thần xã hội

nói chung. Nó bác bỏ mọi quan điểm siêu hình, máy móc tầm thường về mối quan hệ giữa tồn

Page 12: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

12

tại xã hội và ý thức xã hội. Đây cũng là cơ sở lý luận để quán triệt quan điểm của Đảng ta trong

việc kết hợp phát triển kinh tế với xây dựng nền văn hóa mới, và con người mới trong thời kỳ

quá độ đi lên CNXH.

Ý nghĩa phương pháp luận

Tồn tại xã hội và ý thức xã hội là hai phương diện thống nhất biện chứng của đời sống xã

hội. Vì vậy công cuộc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới phải được tiến hành đồng thời trên

cả hai mặt tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Cần thấy rằng, thay đổi tồn tại xã hội là điều kiện cơ

bản nhất để thay đổi ý thức xã hội; mặt khác, cũng cần thấy rằng không chỉ những biến đổi

trong tồn tại xã hội mới tất yếu dẫn đến những thay đổi to lớn trong đời sống tinh thần của xã

hội mà ngược lại, những tác động của đời sống tinh thần xã hội, với những điều kiện xác định

cũng có thể tạo ra những biến đổi mạnh mẽ, sâu sắc trong tồn tại xã hội.

Quán triệt nguyên tắc phương pháp luận đó trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở

nước ta, một mặt phải coi trọng cuộc cách mạng tư tưởng văn hoá, phát huy vai trò tác động

tích cực của đời sống tinh thần xã hội đối với quá trình phát triển kinh tế và công nghiệp hoá,

hiện đại hoá đất nước; mặt khác phải tránh tái phạm sai lầm chủ quan duy ý chí trong việc xây

dựng văn hoá, xây dựng con người mới. Cần thấy rằng chỉ có thể thực sự tạo dựng được đời

sống tinh thần của xã hội xã hội chủ nghĩa trên cơ sở cải tạo triệt để phương thức sinh hoạt vật

chất tiểu nông truyền thống và xác lập, phát triển được một phương thức sản xuất mới trên cơ

sở thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Tính kế thừa của ý thức xã hội có ý nghĩa rất to lớn đối với sự nghiệp xây dựng nền văn hóa

tinh thần của xã hội xã hội chủ nghĩa. V.I Lênin nhấn mạnh rằng, văn hóa xã hội chủ nghĩa cần

phải phát huy những thành tựu và truyền thống tốt đẹp nhất của nhân loại từ cổ chí kim trên cơ

sở thế giới quan Mác xít. Người nhấn mạnh: “Văn hoá vô sản phải là sự phát triển hợp qui luật

của tổng số những kiến thức mà loài người đã tích luỹ được dưới ách thống trị của xã hội tư

bản, xã hội của bọn địa chủ và xã hội của bọn quan liêu”. Nắm vững nguyên lý về tính kế thừa

của ý thức xã hội có một ý nghĩa quan trọng đối với công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay trên

lĩnh vực văn hóa, tư tưởng. Trong kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế, Đảng ta

khẳng định: “Phát triển văn hóa dân tộc đi đôi với mở rộng giao lưu văn hóa với nước ngoài,

vừa giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới.”

Ý thức xã hội mới là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền

thống... của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân tư tưởng là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phản

ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới.

Ý nghĩa của vấn đề này:

- Để tìm hiểu 1 hiện tượng ý thức, tư tưởng nào đó thì trước hết cần tim hiểu điều kiện

KTXH nảy sinh ý thức, tư tưởng đó.

- Ý thức lạc hậu, tiêu cực không mất đi một cách dễ dàng. Cho nên trong sự nghiệp xây dựng

xã hội mới phải thường xuyên tăng cường công tác tư tưởng, đấu tranh chống lại âm mưu và

hành động phá hoại của những lực lượng thù địch về mặt tư tưởng; kiên trì xoá bỏ những tàn dư

ý thức cũ.

- Xây đựng ý thức xã hội mới là một bộ phận không thể tách rời với công cuộc xây dựng nền

kinh tế mới, nền văn hóa mới, con người mới.

Page 13: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

13

- Phát huy vai trò của ý thức xã hội mới trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước./.

Xây dựng YTXH mới? Ý nghĩa của vấn đề trong quá trình xây dựng YTXH mới nước

ta hiện nay

- Ý thức xã hội mới là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền

thống... của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân tư tưởng là chủ nghĩa Mác-Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước phản ánh

lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới.

- Xây dựng YTXH mởi ở nước ta hiện nay:

+ Xây dựng ý thức xã hội mới là một bộ phận không thể tách rời với công cuộc xây dựng nền

KT mới, nền văn hoá mới, con người mới

Sự hình thành, củng cố và phát triển nền KT thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là cơ sở

vững chắc cho sự phát triển ý thức xã hội chủ nghĩa một cách sâu rộng và phổ biến trong đông

đảo quần chúng. Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa làm biến đổi căn bản những quan hệ KT của

xã hội; từ đó, tạo nên sự biến đổi căn bản trong đời sống tinh thần của xã hội.

+ Quá trình xây dựng ý thức xã hội mới là quá trình kết hợp giữa “xây” và “chống”

Xây dựng đời sống tinh thần của xã hội mới định hướng xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh vực.

Ý thức chính trị; ý thức pháp luật; ý thức đạo đức, xây những giá trị của xã hội mới, con người

mới… củng cố tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh sâu, rộng trong

quảng đại quần chúng.

Chống: suy thoái về tư tưởng chính trị trong một bộ phận cán bộ, đảng viên; tập quán, thói

quen truyền thống không phù hợp, lạc hậu; tâm lý thụ động, trông chờ, ỷ lại, xin cho, đối phó;

tâm lý của nền KT tiểu nông, sản xuất nhỏ.

+ Kế thừa và đổi mới trong quá trình xây dựng ý thức xã hội mới

Cần kế thừa một cách biện chứng và phát huy những giá trị truyền thống dân tộc, đồng thời,

kế thừa những giá trị mà nhân loại đã sáng tạo ra.

+ Phát huy vai trò của ý thức xã hội mới trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước:

(i) Cần đẩy mạnh nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, kịp thời làm sáng tỏ những vấn đề lý

luận mà cuộc sống đang đặt ra;

(ii) Tăng cường học tập lý luận, tuyên truyền, giáo dục, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ

nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, làm cho hệ tư tưởng của Đảng trở thành nền tảng và

kim chỉ nam cho nhận thức, hành động của toàn Đảng và nhân dân;

(iii) Trong công tác tư tưởng phải đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, phát huy vai trò của các

phương tiện thông tin đại chúng trong quá trình tuyên truyền, giáo dục ý thức xã hội mới.

* Ý nghĩa của vấn đề trong XD YTXH mới ở VN:

- Khi nghiên cứu các hiện tượng ý thức mới XHCN không được dừng lại ở các hiện tượng ý

thức mà phải đi sâu phát hiện những mâu thuẫn của đời sống xã hội là nảy sinh các hiện tượng ý

thức ấy.

- Muốn khắc phục các hiện tượng ý thức cũ, xây dựng ý thức mới phải chú ý tạo lập được

hiện thực đời sống, nó là mảnh đất tốt nảy sinh, tồn tại phát triển các hiện tượng ý thức .

Page 14: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

14

- Coi trọng cuộc cách mạng văn hóa-tư tưởng, có tác động rất mạnh trở lại hiện thực cuộc

sống. Có ý nghĩa đối với quá trình hình thành nền văn hóa mới, con người mới, ý thức mới về

XHCN.

Câu 3. Phân tích cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện. Ý nghĩa phương pháp luận

của quan điểm này

Trả lời:

1. Khái niệm:

+ Liên hệ: Là sự ràng buộc, quy định lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng và là sự tác động

qua lại giữa chúng.

+ MLH phổ biến dùng để chỉ sự liên hệ diễn ra ở nhiều sự vật, hiện tượng cả trong tự nhiên,

trong XH và trong tư duy (VD: các chung của 1 XH là lao động và ngôn ngữ..)

2. Cơ sở lý luận:

Cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.

- Nguyên tắc toàn diện trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn là một trong những

nguyên tắc phương pháp luận cơ bản, quan trọng của phép biện chứng duy vật. Nguyên tắc toàn

diện đòi hỏi, muốn nhận thức được bản chất của sự vật hiện tượng chúng ta phải xem xét sự tồn

tại củ nó trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, yếu tố, thuộc tính khác nhau trong tính

chỉnh thể của sự vật, hiện tượng ấy và trong mối liên hệ qua lại giữa sự vật hiện tượng đó với sự

vật, hiện tượng khác, tránh xem xét phiến diện một chiều.

- Nguyên tắc toàn diện đòi hỏi phải xem xét, đánh giá từng mặt, từng mối liên hệ, và phải

nắm được đâu là mối liên hệ chủ yếu, bản chất quy định sự vận động, phát triển của sự vật, hiện

tượng. Trong nhận thức, nguyên tắc toàn diện là yêu cầu tất yếu của phương pháp tiếp cận khoa

học, cho phép tính đến mọi khả năng của vận động, phát triển có thể có của sự vật, hiện tượng

đang nghiên cứu, nghĩa là cần xem xét sự vật, hiện tượng trong một chỉnh thể thống nhất với tất

cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính, cùng các mối quan hệ của chúng.

- Nguyên tắc toàn diện còn đòi hỏi để nhận thức được sự vật, hiện tượng chúng ta cần xem

xét nó trong mối liên hệ với nhu cầu thực tiễn của con người. Mối liên hệ giữa sự vật, hiện

tượng với nhu cầu của con người rất đa dạng.

- Nguyên tắc toàn diện đối lập với cách nhìn phiến diện, một chiều; đối lập với chủ nghĩa

chiết trung và thuật ngữ nguỵ biện.

MLH phổ biến thể hiện rõ nét nhất thông qua việc nhận thức các cặp phạm trù cơ bản của

phép biện chứng duy vật (6 cặp phạm trù: cái chung và cái riêng; nguyên nhân và kết quả; tất

nhiên ngẫu nhiên; nội dung hình thức; bản bất và hiện tượng).

a) Cặp phạm trù cái chung và cái riêng:

Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng để chỉ sự tồn tại của mình, vì vậy

chỉ có thể tìm ra ái chung trong cái riêng, từ những sự vậy và hiện tượng riêng lẻ để tìm ra cái

chung. Việc xây dựng kế hoạch, đề ra các chỉ tiêu,…phải xuất phát từ thực tiễn, xây dựng từ cơ

sở, không được xuất phát từ ý muốn chủ quan của người vạch ra kế hoạch.

Page 15: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

15

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng VN, Đảng đã vận dụng một cách khoa học mối quan hệ

giữa phạm trù cái chung và cái riêng để giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra, đặc biệt là

mối quan hệ giữa cá nhân với xã hội, quan hệ giữa quốc gia và quốc tế trong xu thế hội nhập,

toàn cầu hóa hiện nay.

b) Cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả:

Mối liên hệ nhân – quả có tính khách quan và phổ biến, nghĩa là không có sự tồn tại của sự

vật và hiện tượng nào trong thế giới vật chất lại không có nguyên nhân. Vì nguyên nhân luôn có

trước kết quả nên muốn tìm hiểu nguyên nhân của một hiện tượng nào đó cần tìm hiểu trong sự

kiện những mối liên hệ xảy ra trước khi hiện tượng đó xuất hiện.

Trong quá trình lãnh đạo CMVN nói chung, công cuộc đổi mới đất nước nói riêng, Đảng đã

vận dụng sáng tạo mối liên hệ giữa nguyên nhân và kết quả để giải quyết những vấn đề do thực

tiễn đất nước đặt ra, nhờ đó mà chúng ta thu được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử.

c) Cặp phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên:

Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, một mặt phải dựa vào cái tất nhiên, nhưng không

xem nhẹ cái ngẫu nhiên, vì cái ngẫu nhiên có ảnh hưởng tới sự phát triển của sự vật, do đó phải

chủ động phát hiện cái ngẫu nhiên với tư cách là nhân tố mới, nhân tố xuất phát của sự phát

triển tiếp theo. Vì tât snhiên không tồn tại thuần túy mà bộc lộ ra thông qua vô vàn cái ngẫu

nhiên, do vậy muốn nhận thức cái tất nhiên phải thông qua việc nghiên cứu, phân tích, so sánh

những cái ngẫu nhiên.

Trong những điều kiện nhất định, cái tất nhiên có thể biến thành cái ngẫu nhiên và ngược lại,

vì vậy cần tạo những điều kiện hoặc để cản trở hoặc để thúc đẩy sự chuyển hóa đó diễn ra sao

cho có lợi đối với sự phát triển.

d) Cặp phạm trù nội dung và hình thức:

Trong quá trình vận động và phát triển của sự vật, nội dung và hình thức luôn gắn bó chặt

chẽ với nhau, do có tính độc lập tương đối nên nội dung có thể tồn tại dưới nhiều hình thức

khác nhau, ngươic lại cùng một hình thức có thể thể hiện những nội dung khác nhau. Nội dung

quyết định hình thức nhưng hình thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại đối với nội

dung, do vậy trong hoạt động thực tiễn phải thường xuyên đối chiếu giữa nội dung và hình thức,

làm cho hình thức phù hợp với nội dung để thúc đẩy nội dung phát triển.

e) Cặp phạm trù bản chất và hiện tượng

Bản chất không tồn tại thuần túy mà tồn tại trong sự vật và biểu hiện thông qua hiên tượng.

Nhận thức bản chất của sự vật là một quá trình phức tạp đi từ hiện tượng đến bản chất, từ bản

chất ít sâu sắc đến bản chất sâu sắc hơn. Trong hoạt động thực tiễn không nên chỉ dựa vào hiện

tượng mà phải dựa vào bản chất của sự vật để xác định phương thức hoạt động cải tạo sự vật

đó.

f) Cặp phạm trù khả năng và hiện thực:

Khả năng và hiện thực tồn tại trong mối quan hệ biện chứng, không tách rời nhau, luôn

chuyển hóa lẫn nhau, hiên thực luôn được chuẩn bị bằng khả năng, còn khả năng luôn hướng tới

biến thành hiện thực. Trong đời sống xã hội, khả năng chỉ biến thành hiện thực, khi có điều kiện

khách quan và chủ quan chín muồi.

Page 16: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

16

3. Yêu cầu của quan điểm toàn diện:

- Một là phải xem xét sự vật trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, các yếu tố, các thuộc

tính khác nhau của nó;

- Hai là phải xem xét sự vật, hiện tượng này trong mối liên hệ với sự vật hiện tượng khác kế

cả khâu trung gian của nó;

- Ba là, để nhận thức đúng bản chất sự vật đòi hỏi phải xem xét nó trong mối liên hệ với nhu

cầu thực tiễn;

- Bốn là, Quan điểm toàn diện đòi hỏi không được bình quân, dàn đều khi xem xét sự vật mà

phảị có trọng tâm, trọng điểm. (Có xác định được vị trí, vai trò của các mối liên hệ mới nhận

thức được bản chất của sự vật, mới thấy được khuynh hướng vận động, phát triển của nó).

Quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, chủ nghĩa chiết trung và thuật ngụy

biện:

- Bệnh phiến diện: Xem xét, giải quyết sự vật (1) trong trạng thái cô lập; (2) chỉ thấy cái bộ

phận, không thấy cái toàn bộ, chỉ thấy mặt này, không thấy mặt kia, làm việc nọ bỏ việc kia...

(3) Cực đoan trong nhận thức và hành động.

- Chủ nghĩa chiết trung: Dung hòa, kết hợp một cảch vô nguyên tắc những cái không kết hợp

được với nhau.

- Thuật ngụy biện : Đánh tráo một cách có chủ định vị trí, vai trò mối liên hệ nhằm biện hộ

cho 1 cái gì đó, hay xuyên tạc một sự thật, một chân lý nào đó (tô hồng, bôi đen đối tượng).

4. Ý nghĩa phương pháp luận:

Khi đánh giá SV, HT trong sự vận động với các môi liên hệ, càng đánh giá nhiều mối liên hệ

bao nhiều thì kết quả đánh giá càng chỉnh xác bấy nhiêu. Bởi: Hiện tượng và bản chẩt của SV,

HT có thể mâu thuẫn với nhau nếu đánh giá 1 mối liên hệ. Tuy nhiên phả bám vào trọng tâm,

trọng điểm tránh bình quân dàn đều, phải xác định được cải nào là bản chất, cải nào là bên

trong.

- Khi xem xét toàn diện các mối liên hệ, ta sẽ rút ra được những mối liên hệ bản chất, chủ

yếu để từ đó hiểu được bản chất của SV.

- Từ quan điểm toàn diện gắn liền với quan điểm lịch sử - cụ thể, chúng ta đi đến nguyên tắc

đồng bộ trong hành động thực tiễn. Thực hiện quan điểm toàn diện góp phần khắc phục bệnh

phiến diện, lối sống suy nghĩ giản đơn. Đồng thời chống được chủ nghĩa chiết trung và thuật

ngụy biện.

Vận dụng:

Quan điểm toàn diện được Đảng ta quản triệt và thể hiện rất sinh động trong đường lối kháng

chiến toàn dân và toàn diện chống thực dân pháp; trong đường lối chống Mỹ: kết hợp sức mạnh

trong nước và sức mạnh thời đại, sức mạnh quân sự với sức mạnh chính trị, kinh tế, văn hóa,

ngoại giao,.... Nhờ có sức mạnh toàn diện, tổng hợp mà sự nghiệp giải phóng dân tộc đã giành

được thắng lợi hoàn toàn.

Ngày nay trong công cuộc đổi mới của đất nước, Đảng ta đã chủ trương đổi mới toàn diện,

đổi mới bao quát nhiều mặt, nhiều lĩnh vực của đời sống XH, song trong mỗi bước đi phải xác

Page 17: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

17

định đúng khâu then chốt, trọng tâm để tập trung sức giải quyết làm cơ sở đôi mới các khâu, các

lĩnh vực khác.

Câu 4. Quan điểm của triết học Mac-Lenin về bản chất con người? Ý nghĩa của nó

với việc phát huy nhân tố con người ở Việt Nam hiện nay?

Trả lời:

1. Quan điểm Macxit về bản chất con người

Lịch sử quá trình hình thành triết học Mác nói riêng, chủ nghĩa Mác nói chung đã chứng

tỏ một cách rõ ràng rằng: “Con người là điểm xuất phát và sự giải phóng con người là mục đích

cao nhất của triết học Mác”. Với quan điểm duy vật triệt để và phương pháp biện chứng, Mác

và Ăngghen đã tạo ra một bước ngoặt trong việc nhận thức bản chất con người. Hai ông cho

rằng, con người là sự thống nhất giữa mặt sinh vật và mặt xã hội, là một thực thể sinh vật - xã

hội.

- Mặt sinh vật trong bản chất con người được thể hiện, con người là một bộ phận của tự

nhiên, là kết quả của quá trình phát triển và tiến hóa lâu dài của môi trường tự nhiên; con người

chịu sự tác động của các quy luật sinh học, quy luật tự nhiên; con người có các nhu cầu tự nhiên

giống như các loài vật khác.

- Mặt tự nhiên không phải là yếu tố duy nhất quy định bản chất con người. Đặc trưng quy

định sự khác biệt giữa con người với thế giới loài vật là phương diện xã hội của nó. Con người

chỉ tồn tại với tư cách con người khi được sống trong môi trường xã hội; con người chịu sự tác

động của các quy luật xã hội. Bản chất xã hội của con người được hình thành và thể hiện tập

trung ở hoạt động lao động sản xuất. Điều đó có nghĩa là, con người sở dĩ trở thành con người

chính là ở chỗ nó không chỉ sống dựa vào tự nhiên mà còn cải tạo giới tự nhiên thông qua lao

động. Như vậy, lao động là yếu tố quyết định sự hình thành bản chất xã hội của con người.

- Sự thống nhất giữa mặt sinh vật và mặt xã hội: Mặt sinh vật là cơ sở, là tiền đề cho mặt

xã hội vì mặt sinh vật có trước; bộ não con người là cơ sở sinh học quan trọng tạo nên mặt xã

hội; những phẩm chất cá nhân của con người phụ thuộc vào di truyền sinh học; sự biến đổi mặt

sinh vật tác động đến sự thay đổi mặt xã hội; mặt sinh vật thể hiện qua các nhu cầu tự nhiên và

việc thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu này là cơ sở, mục đích cho sự phát triển và hoàn thiện

mặt xã hội của con người.

Còn mặt xã hội là phương thức, là điều kiện cho con người thỏa mãn nhu cầu sinh vật:

Con người muốn thỏa mãn nhu cầu sinh vật phải dựa vào lao động sản xuất; yếu tố xã hội góp

phần tăng thêm hoặc giảm đi sức mạnh của yếu tố sinh vật. Mặt sinh vật và mặt xã hội thống

nhất với nhau, hòa quyện vào nhau tạo thành con người tự nhiên - xã hội. Mặt sinh vật là cơ sở

tất yếu tự nhiên của con người, còn mặt xã hội là đặc trưng bản chất để phân biệt con người với

mọi sinh vật khác.

Con người là sản phẩm của tự nhiên và xã hội nên quá trình hình thành và phát triển của

con người luôn bị quyết định bởi ba hệ thống quy luật khác nhau nhưng thống nhất nhau:

+ Hệ thống quy luật tự nhiên như quy luật về sự phù hợp cơ thể với môi trường, quy luật

về sự trao đổi chất, về di truyền, biến dị, tiến hóa,… quy định phương diện sinh học của con

người.

Page 18: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

18

+ Hệ thống các quy luật tâm lý, ý thức hình thành và vận động trên nền tảng sinh vật của

con người nhu hình thành tình cảm, khát vọng, ý chí.

+ Hệ thống các quy luật xã hội quy định quan hệ xã hội giữa người với người.

Ba hệ thống quy luật trên cùng tác động tạo nên thể thống nhất hoàn chỉnh trong đời sống

con người bao gồm cả mặt sinh vật và mặt xã hội. Mối quan hệ sinh vật và xã hội là cơ sở để

hình thành hệ thống các nhu cầu sinh vật và nhu cầu xã hội trong đời sống con người như nhu

cầu ăn mặc, ở, nhu cầu tái sản xuất xã hội, nhu cầu tình cảm, nhu cầu thẩm mỹ và hưởng thụ

các giá trị tinh thần.

Trong khi phê phán những quan điểm của Phoiơbắc, xuất phát từ những cá thể cô lập,

Mác đưa ra luận điểm về bản chất con người: “Bản chất con người không phải là một cái trìu

tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng

hòa những mối quan hệ”. Luận điểm trên thể hiện ở những điểm cơ bản sau:

- Khi nói bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội, cũng có nghĩa là tất cả các

quan hệ xã hội đều góp phần hình thành bản chất con người, nhưng có ý nghĩa quyết định nhất

là quan hệ sản xuất. Bởi vì, các quan hệ khác đều trực tiếp hoặc gián tiếp chịu sự quy định của

quan hệ sản xuất.Quan hệ sản xuất là cơ sở, là nền tảng của đời sống xã hội.

- Luận điểm trên khẳng định rằng, không có con người trừu tượng, thoát ly mọi điều kiện,

hoàn cảnh lịch sử xã hội. Con người luôn cụ thể, xác định, sống trong một điều kiện lịch sử cụ

thể nhất định, một thời đại nhất định. Trong điều kiện lịch sử đó, bằng hoạt động thực tiễn của

mình, con người tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển cả thể lực và tư

duy trí tuệ. Chỉ trong toàn bộ các mối quan hệ xã hội đó (quan hệ giai cấp, dân tộc, thời đại,…

)con người mới bộc lộ toàn bộ bản chất xã hội của mình.

- Bản chất của con người không phải là cái duy nhất, mà là bộ phận chi phối trong chỉnh

thể cụ thể phong phú đa dạng. Bản chất một con người cụ thể là tổng hòa các mối quan hệ xã

hội “vốn có” của người đó và quy định những đặc điểm cơ bản chi phối mọi hành vi của người

đó. Còn tất cả hành vi của người đó bộc lộ ra bên ngoài là những hiện tượng biểu hiện bản chất

của họ.

- Con người là một thực thể sinh vật - xã hội. Thông qua hoạt động thực tiễn và hoạt động

xã hội, con người làm biến đổi đời sống xã hội, đồng thời cũng biến đổi chính bản thân mình.

Điều đó có nghĩa là thông qua hoạt động thực tiễn con người tiếp nhận bản chất xã hội của

mình.

Như vậy, bản chất con người không phải là trìu tượng mà là hiện thực, không phải là tự

nhiên mà là lịch sử, không phải là cái vốn có trong mỗi cá thể riêng lẻ mà là tổng hòa của toàn

bộ quan hệ xã hội. Con người với tư cách là sản phẩm của tự nhiên, là sự phát triển tiếp tục của

giới tự nhiên; là một thực thể xã hội được tách ra nhưu một lực lượng đối lập với giới tự nhiên.

Sự tác động qua lại giữa mặt sinh vật và mặt xã hội trong con người tạo thành bản chất người.

2. Ý nghĩa của vấn đề này trong phát huy nhân tố con người ở nước ta hiện nay

Nhân tố con người là hệ thống các yếu tố, các đặc trưng quy định vai trò của chủ thể tích

cực , sáng tạo của con người, bao gồm một chỉnh thể thống nhất giữa mặt hoạt động với tổng

thể các đặc trưng về phẩm chất, năng lực của con người trong một quá trình biến đổi và phát

triển xã hội nhất định.

Page 19: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

19

Phát huy nhân tố con người là chăm lo tạo ra những điều kiện cần thiết để mỗi người, mỗi

cộng đồng người thể hiện tối đa năng lực của mình trong lao động, trong hoạt động sáng tạo

nhằm đẩy mạnh sự phát triển kinh tế - xã hội vì hạnh phúc của mỗi con người. Đây chính làm

quá trình làm cho con người trở thành chủ thể có ý thức trong sáng tạo lịch sử. Trong sự nghiệp

xây dựng CNXH ở VN, con người vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể của xã hội, vừa là mục tiêu,

vừa là động lực của quá trình xây dựng xã hội mới. Sự phát triển kinh tế thị trường định hướng

XHCN, đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước theo lối “vượt trước, đi tắt, đón đầu” nhất thiết gắn với

phát triển con người, và coi con người là nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp đổi

mới.Đảng ta khẳng định lấp việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát

triển nhanh và bền vững. Tuy nhiên, nước ta là một nước có mật độ dân số đông, có truyền

thống cần cù, thông minh, sáng tạo nhưng nguồn lực con người chưa được đào tạo một cách bài

bản, có chất lượng, nhằm phù hợp với yêu cầu của CNH-HĐH, còn thiếu ý thức tổ chức kỷ luật,

thiếu kỹ năng làm việc. Để xây dựng con người Việt Nam mới trong giai đoạn đẩy mạnh sự

nghiệp CNH-HĐH cần thực hiện đồng bộ các vấn đề cơ bản sau:

- Một là, tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Kinh tế thị

trường không đối lập với CNXH mà là thành tựu phát triển của nền văn minh nhân loại, nó tồn

tại khách quan trong quá trình xây dựng CNXH. Tuy nhiên, kinh tế thị trường phải có sự quản

lý của Nhà nước.

- Hai là, nâng cao hiệu quả giáo dục, phát triển nguồn nhân lực. Phát triển kinh tế gắn liền

với tự do chính trị và tự do công dân. Đảng ta nhấn mạnh: phải phát triển nhanh nguồn lực nhất

là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục

quốc dân, gắn chặc chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển ứng dụng khoa học công nghệ.

- Ba là, giữ vững ổn định chính trị và mở rộng phát huy dân chủ. Ổn định chính trị là tiền

đề để phát triển và tiến bộ xã hội. Ở Việt Nam khi bước vào công cuộc đổi mới đã có sự kết hợp

giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm và từng bước đổi

mới chính trị, nhằm làm cho hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường

định hướng XHCN. Mục tiêu đổi mới hệ thống chính trị là nhằm thực hiện tốt dân chủ XHCN,

phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân.

- Bốn là, mở rộng giao lưu, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. Để đưa đất

nước đi lên tiến kịp trên con đường tiến hóa của nhân loại, đòi hỏi kết hơp việc tổng kết kinh

nghiệm trong nước và kinh nghiệm của thế giới. Không chỉ tìm phương thức, hình thức xây

dựng CNXH ở nội bộ nước mình, dân tộc mình, các nước XHCN mà còn tìm ngay trong các

nước TBCN. Tiếp thu có phê phán, chọn lọc những giá trị phong phú của loại người sẽ tạo

thành một động lực mạnh mẽ để hình thành từng bước một chủ thể mới của lịch sử - con người

VN mới, vừa mang bản chất của giai cấp công nhân, vừa đại diện cho sự phát triển của dân tộc.

- Năm là, đẩy mạnh việc đấu tranh chống tham nhũng, làm trong sạch bộ máy Đảng và

Nhà nước. Ở VN tham nhũng là một thách thức số một với dân tộc, với sự phát triển và định

hướng XHCN. Bài học của cuộc khủng hoảng XHCN ở các nước Đông Âu và Liên Xô vừa qua

cho thấy, các thế lực thù địch trong và ngoài nước đã lợi dụng sự tha hóa của cán bộ, đảng

viên, sự quan lieu của bộ máy nhà nước để tác dân với Đảng. Đây là nguyên nhân chủ yếu , trực

tiếp dẫn đến đổ vỡ của hệ thống XHCN trên toàn thế giới.

Page 20: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

20

Câu 5. Phân tích cơ sở lý luận của quan điểm phát triển. Ý nghĩa phương pháp luận

của quan điểm này

Trả lời:

1. Khái niệm:

+ Liên hệ: Là sự ràng buộc, quy định lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng và là sự tác động

qua lại giữa chúng.

+ MLH phổ biến dùng để chỉ sự liên hệ diễn ra ở nhiều sự vật, hiện tượng cả trong tự nhiên,

trong XH và trong tư duy (VD: các chung của 1 XH là lao động và ngôn ngữ..)

2. Cơ sở lý luận:

Theo triết học duy vật biện chứng, phát triển là một phạm trù triết học chỉ khái quát quá trình

vận động tiến lên từ thấp lên cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật. Nguồn gốc

của sự phát triển nằm ngay trong bản thân sự vật. Đó là mâu thuẫn trong bản thân sự vật. Quá

trình giải quyết liên tục những mâu thuẫn đó quy định sự vận động, phát triển của sự vật.

- Nguyên tắc phát triển cũng là một trong những nguyên tắc phương pháp luận cơ bản, quan

trọng của hoạt động nhận thức thực tiễn. Cơ sở lý luận của nguyên tắc phát triển là nguyên lý về

sự phát triển của phép biện chứng duy vật. Theo đó, sự phát triển là vận động tiến lên từ thấp

đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Phát triển là trường

hợp đặc biệt của sự đặc biệt của sự vận động và trong sự phát triển sẽ nảy sinh những tính quy

định quy định mới, cao hơn về chất, nhờ đó, làm cho cơ cấu tổ chức, phương thức tồn tại và vận

động của sự việc, hiện tượng cùng chức năng của nó ngày càng hoàn thiện hơn. Do vậy, để

nhận thức được sự tự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng chúng ta phải thấy được sự

thống nhất giữa sự biến đổi về lượng với sự biến đổi về chất trong quá trình phát triển, phải chỉ

ra được nguồn gốc và động lực bên trong, nghĩa là tìm ra và biết cách giải quyết mâu thuẫn,

phải xác định xu hướng phát triển của sự vật, hiện tượng do sự phủ định biện chứng quy định;

coi phủ định là tiền đề cho sự ra đời của sự vật hiện tượng mới.

- Nguyên tắc phát triển yêu cầu, khi xem xét sự vật, hiện tượng phải đặt nó trong trạng thái

vận động, biến đổi chuyển hoá để không chỉ nhận thức sự vật, hiện tượng trong trạng thái hiện

tại mà còn thấy được khuynh hướng phát triển của nó trong tương lai, nghĩa là phải phân tích để

làm rõ những biến đổi của sự vật, hiện tượng. Nguyên tắc phát triển yêu cầu, phải nhận thức sự

phát triển là quá trình trải qua nhiều giai đoạn từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém

hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Mỗi giai đoạn phát triển lại có những đặc điểm, tính chất, hình

thức khác nhau.

- Nguyên tắc phát triển đòi hỏi trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải nhạy

cảm với cái mới, sớm phát hiện ra cái mới, ủng hộ cái mới hợp quy luật, tạo điều kiện cho cái

mới đó phát triển thay thế cái cũ, phải chống lại quan điểm bảo thủ, trì trệ ...Sự thay thế cái cũ

bằng cái mới diễn ra rất phức tạp bởi cái mới phải đấu tranh chống lại cái cũ, chiến thắng cái cũ.

3. Yêu cầu của quan điểm phát triển.

- Khi nhận thức sự vật phải nhận thức nó trong sự vận động, phát triển, không nhìn nhận sự

vật đứng im, chết cứng, không vận động, không phát triển.

Page 21: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

21

- Quan điểm phát triển đòi hỏi phải chống lại quan điểm bảo thủ, trì trệ, ngại khó, ngại đổi

mới, dễ bằng lòng với thực tại.

- Nhận thức sự vật phải thấy được khuynh hướng phát triển của nó, để có những phương án

dự phòng. Có như vậy con người mới chủ động trong hoạt động tránh bớt được vấp váp, rủi ro;

nghĩa là, con người sẽ chủ động, tự giác hơn trong hoạt động thực tiễn.

- Phát triển là khó khăn, phức tạp. Vì vậy, trong nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn khi

gặp khó khăn, thất bại tạm thời phải bình tình;, tin tưởng vào tương lai. Như vậy, quan điểm

triết học Mác- Lênin về phát triển là cơ sở lý luận của quan điểm phát triển.

4. Ý nghĩa của nó đối với việc khắc phục bệnh chủ quan duy ý chí:

- Quan điểm phát triển là phương pháp khoa học giúp chúng ta hiểu được bản chất thực sự

của sự vật, từ đó ta tìm được biện pháp cải tạo sự vật theo đúng quy luật phát triền của chủng.

- Giúp ta tránh được tư tưởng hoang mang, dao động, bi quan trước những bước thụt lùi tạm

thời đi xuống của sv? xây dựng niềm tin vào cái mới nhất định thắng lọi.

- Khắc phục thái độ bảo thủ trì trệ, mà biểu hiện của nó là việc xem xét sự vật trong trạng

thái ngưng đọng, thỏa mãi với những cái đã có, an bài với trật tự hiện có, không muốn xáo ừộn

đổi mới.

- Khắc phục quan niệm giản đơn siêu hình về sự phát triển, được biểu hiện ở việc chỉ chú ý

sự biến đổi về lượng hay ngược lại không cảnh giác với sự biến đổi về lượng (mưu mẹo của tạo

hỏa) không chú ý đến sự biến đổi về lượng, (đốt cháy giai đoạn); thái đo tiêu cực, về mâu thuẫn

(lẩn tránh mâu thuẫn, giải quyết mâu thuẫn một cách cứng nhắc, siêu hình); chỉ biết phê phán

cái cũ không đề xuất cái mới, bảo vệ cái mới; tránh phủ định siêu hình, phủ định sạch trơn thiếu

sự kế thừa phái triển.

Vận dụng nguyên tắc phát triển vào việc nhận thức về con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội

chủ nghĩa ở nước ta có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Câu 6. Từ bản chất của nhà nước XHCN, hãy lý giải vì sao lại đề ra ba nguyên tắc

cơ bản trong xây dựng nhà nước ở VN hiện nay?

Trả lời:

Nhà nước là tổ chức chính trị của giai cấp thống trị về kinh tế nhằm bảo vệ vật tư hiện hành

và đàn áp sự phản kháng của giai cấp khác.

Bản chất của Nhà nước: Nhà nước chỉ là công cụ chuyên chính của 1 giai cấp, là quyền lực

chính trị cửa 1 giai cấp, là bộ máy ừấn áp của 1 giai cấp này đối vói 1 giai cấp khác. Do đó nhà

nước về bản chất là quyền lực chính trị của giai cấp thông thống trị, đàn áp sự phản kháng của

các giai câp và tầng lớp xã hội khác.

Bản chất của Nhà nước vô sản

Nhà nước vs là 1 NN kiểu mới là NN quá độ, là nửa NN, là NN không nguyên nghĩa. NN đỏ

vừa thực hiện chức năng bạo lực trấn áp (nhưng cái quan trọng hơn là) vừa thực hiện chức năng

tổ chức xây dựng là vấn đề đưa ra và thực hiện được một kiểu tổ chức laò động XII có năng

Page 22: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

22

suất cao. Lênin từng viết rằng: Xét đến cùng thì NSLĐ là cái quan trọng nhất, chủ yếu nhất cho

thắng lợi của chế độ XH mới.

Các Nhà nước kiểu chuyên chính vô sản trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

+ Nhà nước chuyên chính vô sản thích ứng với thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa tư bản lên chủ

nghĩa xã hội, được xác lập sau khi giai cấp vô sản lãnh đạo nhân dân làm cách mạng xoá bỏ

Nhà nước của giai cấp bóc lột , Nhà nước chuyên chính vô sản sẽ tự tiêu vong khi xây dựng

thành chủ nghĩa cộng sản.

+ Nhà nước chuyên chính vô sản mang bản chất giai cấp công nhân , được xây dựng và

hoàn thiện theo mục tiêu xây dựng và quản lý kinh tế - xã hội . Tổ chức nhân dân lao động xây

dựng thành công xã hội XHCN trên cơ sở liên minh công nông và trí thức và đặt dưới sự lãnh

đạo của chính Đảng của giai cấp công nhân.

+ Nhà nước chuyên chính vô sản không chỉ có chức năng trấn áp mọi thế lực chống đối công

cuộc CNXH , mà còn tổ chức xây dựng một xã hội mới CSCN

Quan điểm của Đảng ta về tính tất yếu và bản chất của NN XHCN VN

Nhà nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam - như Cương lĩnh xây dựng

đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) đã khẳng

định - là “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất

cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với

giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo”. Đó là nhà nước

thuộc phạm trù nhà nước vô sản, nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Hiểu thế nào? Nghĩa là dân có quyền lực cao nhất, vì tính giai cấp và tính nhân dân thống

nhất với nhau. Cụ thể là lợi ích của giai cấp vô sản thống nhất với lợi ích của nhân dân lao động

vì thế Nhà nước vô sản hoạt động bảo vệ lợi ích của giai cấp vô sản và cũng bảo vệ lợi ích nhân

dân lao động, đảng ta gọi là Nhà nước của dân, do dân, vì dân.

Sự khác nhau giữa nhà nước vô sản với nhà nước tư sản?

Vô sản: cơ sở CNXH thuộc về nhân dân, nhà nước quản lý. do đó không có sự đối kháng giai

cấp. Nhà nước vô sản đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân lao động, bảo vệ

quyền và lợi của nhân dân lao động và tất cả mọi thành viên trong xã hội.

Tư sản: cơ sở TBCN thuộc về tư nhân. Nhà nước tư sản đại điện cho quyền và lợi ích hợp

pháp của giai cấp tư sản.

Như vậy, tiền đề lý luận cũng như thực tiễn, cần phải thấy được sự thống nhất và sự khác

biệt giữa ba trình độ phát triển nhà nước cách mạng ở VN: nhà nước dân chủ nhân dân, nhà

nước XHCN trong thời kỳ quá độ, nhà nước XHCN hoàn toàn được xác lập trên cơ sở của

chính nó. Ở ba thời kỳ này nhà nước có cùng bàn chất, đều là quyền lực của nhân dân do Đảng

công sản lãnh đạo nên chúng thốngnhất với nhau. Đồng nhất nhà nước trong thời kỳ quá độ với

nhà nước dân chủ nhân dân là không thấy được cách mạng nước ta chuyển giai đoạn, không

thấy được sự biến đổi căn bản trong lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước. Ngược lại, muốn có

ngay một nhà nước đầy đủ tính chất XHCN tiên tiến, khi chưa có cơ sở KTXH tương ứng với

nó thì tả khuynh, ảo tưởng, duy ý chí. Quan lieu thiếu dân chủ, dân chủ hình thức, hoạt động

kém hiệu lực, hiệu quả - những khiếm khuyết đó của Nhà nước ta trong những thập kỷ vừa qua

có nguyên nhân từ những quan điểm sai lầm đó.

Page 23: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

23

Xây dựng nhà nước vô sản nhà nước xã hội chủ nghĩa là tất yếu khác quan ở Việt nam. vì nó

phù hợp với những quy luật khách quan của lịch sử, phù hợp với đặc điềm của cách mạng việt

nam. Tuy nhìẻn trong xây dựng; nhà nước cần quán triệt một số nguyên tăc sau:

Những nguyên tắc cơ bản trong xây dưng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

a) Xây dựng nhà nước dưới hình thức nhà nước pháp quyền

Trong bối cảnh hiện nay, việc xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa, chế độ dân chủ XHCN ở

nước ta là một quá trình lâu dài với chủ trương của Đảng là dân chủ hóa xã hội, dân chủ hóa tổ

chức và phương thức hoạt động của Nhà nước gắn liền với quá trình đổi mới căn bản tổ chức và

hoạt động của Nhà nước. Việc xây dựng cần có sự chuẩn bị về lý luận, thận trọng trong từng

bước đo tránh nôn nóng, chủ quan.

- Đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay:

+ Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân

+ Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan

nhà nước trong thực hiện ba quyền lập, hành, tư pháp.

+ Được tổ chức và hoạt động trên cơ sở hiến pháp và pháp luật.

+ Tôn trọng và đảm bảo quyền con người, quyền công dân.

+ Do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo, đảm bảo sự giám sát của nhân dân, sự phản biện xã

hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của mặt trận.

b) Phát huy chức năng xã hội trên cơ sở đảm bảo sự thống nhất giữa tính giai cấp và tính,

xã hội của Nhà nước.

- Xây dựng kiểu tổ chức lao động xã hội cao hơn vì lợi ích và sự tiến bộ của xã hội và quảng

đại. quần chúng lao động.

- Sứ mệnh của Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước có khả nâng thực hiện tốt chức năng

xã hội.

Để thực hiện được điều đó cần:

+ Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa Nhà nước với thị trường. Tức là NN quản lý điều

hành nền kt băng Pháp luật, quy hoạch, kê hoạch vả các công cụ điều tiêt ừên cơ sở tồn ứọng

các quy luật thị trường. Tăng cường công tác giám sát, nhất là thị trường tài chính

+ Xây dựng đồng bộ, nâng cao chất lượng và tổ chức thực hiện có hiệu quả hệ thống pháp

luật...

+ Xây dựng nền hành chính ứong sạch, vững mạnh, bảo đảm tính thống nhất, hiệu quả.. -

c) Xây dựng Nhà nước gắn liền với cuộc đấu tranh ngăn ngừa, khắc phục bệnh quan liêu.

- Tích cực phòng ngừa và kiên quyết đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, xem bệnh

quan liêu là nguy cơ lớn, do đó cần phải quyết tâm đấu tranh phòng chống căn bệnh này nhằm

xây dựng bộ máy lãnh đạo và quản lý trọng sạch, vững mạnh, khắc phục một trong những nguy

cơ lớn đe dọa sự sống còn của chế độ ta.

- Để NN ta thực sự là NN pháp quyền của dân, do dân và vì dân, trong giai đoạn trước mắt

chúng ta phải thực biện đồng bộ một loạt nhiệm vụ sau:

Page 24: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

24

- Đổi mới nâng cao chất lượng công tác lập pháp và giám sát tối cao của quốc hội đối với

toàn bộ hoạt động của NN5 cải cách nền hành chính NN, bao gồm cải cách thể chế hành chính,

tổ chức bộ máy và kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức, cải cách và hoạt động tư pháp.

- Đẩy mạnh đấu tranh chống bệnh quan liêu, tham nhũng trong bộ máy, mặt khác cần phải

kết hợp những biện pháp có tầm chiến lược nhằm vừa hoàn thiện cơ chế chính sách, kiện toàn

tổ chức xử lý nhiệm kịp thời mọi vi phạm, tội phạm.

Bằng việc thực hiện tổng hợp và đồng bộ những nhiệm vụ đó chúng ta sẽ từng bước hoàn

thiện NN XHCN VN để xây dựng thành công CNXH ở nước ta.

Câu 7. Nội dung nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn? Ý nghĩa của

nguyên tắc này trong việc khắc phục bệnh kinh nghiệm của cán bộ, đảng viên ở nước ta

hiện nay?

Trả lời:

1. Thực chất sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn

- Thực tiễn: Là một phạm trù TH chỉ toàn bộ hoạt động vật chất - cảm tính mang tính lịch sử

- xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên, xã hội.

Thực tiễn tồn tại 3 hình thức cơ bản:

+ Hoạt động SX vật chất (là HĐ thể hiện tính tự giác cao của con người...)

+ Hoạt động chính trị - xã hội

+ Hoạt động thực nghiệm khoa học (tạo ra các hoạt động trong các môi trường giả định,

không có sẵn trong tự nhiên).

- Lý luận: Lý luận là hệ thống những trí thức được khái quát từ kinh nghiệm thực tiễn phản

ánh mối liên hệ bản chất, tất nhiên mang tính quy luật của các sv, HT và được biểu đạt bằng hệ

thống các nguyên lý, quy luật phạm trù.

2. Nguyên tắc thống nhất giữa LL và TT:

a) Lý luận khoa học phải được hình thành trên cơ sở thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, bằng

con đường tổng kết thực tiễn:

- Thứ nhất, thực tiễn là cơ sở, động lực của LL:

Cơ sở: Con người thông qua thực tiễn tác động vào SVHT làm chúng bộc lộ thuộc tính, từ đó

có hiểu biết về SVHT và khái quát thành LL => Thực tiễn là vật liệu cho LL;

Động lực: Thực tiễn luôn đề ra nhu cầu, nhiệm vụ đòi hỏi con người phải giải quyết. Trên cơ

sở đó thúc đẩy nhận thức, lý luận phát triển. Thực tiễn còn quy định khuynh hướng phát triển

của lý luận. Hơn nữa, thực tiễn luôn luôn vận động, biến đổi, phát triển, luôn đòi hỏi phải được

khái quát, tổng kết làm giàu kinh nghiệm, phát triển lý luận, định hướng cho hoạt động thực tiễn

tiếp theo (thúc đẩy nhận thức, LL phát triển; quy định khuynh hướng, phát triển của LL).

TT là cơ sở góp phần rèn luyện giác quan của con người, làm cho chúng phát triển tinh tế

hơn, hoàn thiện hơn. Trên cơ sở đó giúp con người nhận thức hiệu quả hơn, khái quát lý luận

đúng đắn hơn. Thông qua hoạt động thực tiễn, con người cũng cải biến luôn chính bản thân

Page 25: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

25

mình, phát triển năng lực, trí tuệ của mình. Hoạt động thực tiễn còn là cơ sở chế tạo ra các công

cụ, phương tiện, thiết bị, máy móc hỗ trợ con người nhận thức hiệu quả hơn, khái quát lý luận

đúng đắn hơn.

- Thứ hai, thực tiễn là mục đích của LL:

Hoạt động nhận thức của con người từ đầu đã được quy định bởi nhu cầu thực tiễn - nhu cầu

sống, nhu cầu SXVC, nhu cầu cải tạo TN-XH. Để tồn tại, để sốn, con người phải tìm hiểu thế

giới xung quanh để có những hiểu biết nhất định về thế giới, trên cơ sở đó dần dần khái quát

những hiểu biết của mình thành lý luận để định hướng cho những nhu cầu này cũng như hoạt

động của mình. Như vậy, chính nhu cầu sống, nhu cầu sản xuất vật chất, cải tạo tự nhiên, xã hội

buộc con người phải tìm hiểu, nhận thức, khám phá thế giới xung quanh để có những hiểu biết

nhất định về thế giới xung quanh. Nghĩa là nhận thức của con người ngay từ đầu đã bị quy định

bởi nhu cầu thực tiễn. Lịch sử phát triển của nhân loại đã chứng tỏ, không có nhận thức vị nhận

thức, không có lý luận vị lý luận, chỉ có nhận thức vị thực tiễn, lý luận vị thực tiễn.

Tri thức là kết quả của nhận thức, những lý luận – kết quả của khái quát hóa kinhnghiệm

thực tiễn chỉ có giá trị, có ý nghĩa đích thực khi được vận dụng vào thực tiễn, phục vụ thực tiễn,

cụ thể là vận dụng vào sản xuất vật chất, cải tạo xã hội, v ào thực nghiệm khoa học phục vụ con

người.

- Thứ ba, thực tiễn là tiêu chuẩn đánh giá sự đúng, sai của chân lý:

Vì thực tiễn là hoạt động vật chất, nên mang tính khách quan: Theo triết học Mac-Lênin,

chân lý không phải bao giờ cũng thuộc về số đông; Chân lý cũng không phải là cái gì cũng hiển

nhiên; chân lý cũng không phải chỉ là cái có ích, có lợi. Chân lý là tri thức phản ánh đúng đắn

hiện thực khách quan và được thực tế kiểm nghiệm.

Thực tiễn là mục đích của nhận thức; thông qua thực tiễn con người có thể so sánh, đối

chiếu, khảo nghiệm nhận thức của mình trong thế giới khách quan. Có nhiều hoạt động thực

tiễn khác nhau, do vậy cũng có nhiều hình thức kiểm tra sự đúng, sai của lý luận khác nhau.

Việc sử dụng thực tiễn như phương thức kiểm tra chân lý, bác bỏ sai lầm cũng phải linh hoạt,

mềm dẻo, không được cứng nhắc.

=> Ý nghĩa phưong pháp luận: Phải có quan điểm thực tiễn trong nhận thức và hoạt động.

Quan điểm thực tiễn đòi hỏi nhận thức sự vật, nhận thức lý luận phải gắn với nhu cầu thực tiễn,

lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn đánh giá sự đúng sai của lý luận, chủ trương, đường lối, chính sách;

phải tăng cường tổng kết thực tiễn để kiểm tra lý luận, chủ trương, đường lối, chính sách và kịp

thời bổ sung, điều chỉnh, phát triển lý luận cũng như chủ trương, đường lối, chính sách cho phù

hợp với thực tiễn mới.

b) Thực tiễn luôn phải được chỉ đạo, soi đường, dẫn dắt bởi LLKH, nếu không sẽ là TT mù

quáng, mò mẫm:

Đúng như Chủ tich HCM thường nhắc nhở “Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành

thực tiễn mù quáng”

- LL đóng vai trò soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo thực tiễn: Lý luận khoa học thông qua thực tiễn

của con người góp phần làm biến đổi thế giới khách quan và biến đổi chính thực tiễn. Lý luận

khoa học vạch ra phương hướng, phương pháp cho hoạt động thực tiễn, nhằm biến đổi hiện

thực khách quan theo hướng tiến bộ vì lợi ích của con người. Nếu thực tiễn không được chỉ đạo,

Page 26: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

26

soi đường, dậ dắt bởi lý luận khách quan thì thực tiễn đó sẽ rơi vào mò mẫm, vòng vo, mất thời

gian, tốn công sức, tiền của, không hiệu quả.

- LLKH góp phần giáo dục, thuyết phục, động viên, tập hợp quần chúng để tạo thành phong

trào hoạt động thực tiễn rộng lớn. Lý luận khoa học góp phần định hướng cho quần chúng trong

cuộc sống và trong hoạt động thực tiễn. Do vậy, khi lý luận khoa học thâm nhập được vào đông

đảo quần chúng sẽ tạo thành sức mạnh vật chất vĩ đại, để cải tọa tự nhiên và xã hội phục vụ con

người.

- LL nếu phản ánh đúng quy luật vận động, phát triển của SV, TT sẽ góp phần dự báo, định

hướng đúng đắn cho hoạt động thực tiễn; giúp cho hoạt động TT bớt mò mẫm, vòng vo, chủ

động, tự giác hơn

- LLKH cung cấp cho con người những tri thức KH về TN, XH và về bản thân con người.

Trên cơ sở những tri thức khoa học đó, con người thông qua hoạt động thực tiễn làm biến đổi tự

nhiên, xã hội và bản thân phục vụ cho mục đích của mình.

- LL có tính độc lập tương đối với TT, do vậy có thể thông qua hoạt động TT tác động trở lại

LL, góp phần làm biến đổi TT.

=> Ý nghĩa phương pháp luận: Thấy được vai trò quan trọng của LLKH, trên cơ sở đó mỗi

cán bộ, đảng viên cần không ngừng học tập nâng cao trình độ LL. Tuy nhiên, khi học tập LL

cần tránh tuyệt đối hóa LL; học tập LL phải liên hệ với thực tiễn. Như HCM dạy “Lý luận rất

cần thiết nhưng nếu cách học tập không đúng thì sẽ không có kết quae. Do đó, trong lúc học tập

LL chúng ta cần nhấn mạnh lý luận phải liên hệ với thực tế”.

3. Ý nghĩa đối với việc ngăn ngừa khắc phục bệnh kinh nghiệm:

Bản chất: Bệnh kinh nghiệm là khuynh hướng tư tưởng tuyệt đối hóa kinh nghiệm cá biệt, cụ

thể (biến chúng thành những kinh nghiệm phổ biến nhằm áp dụng những kinh nghiệm này cho

mọi trường hợp, mọi điều kiện, mọi hoàn cảnh), hạ thấp và coi thường lý luận Biểu hiện - Coi

thường lý luận, coi thường học tập LL;

Cho kinh nghiệm là yếu tố duy nhất quyết định thành công trong nhận thức và hoạt động

thực tiễn;

- Không đánh giá đúng vai trò của đội ngũ tri thức.

- Nguyên nhân:

+ Ảnh hưởng tiêu cực là nền sản xuất nhỏ, lúa nước, theo chu kỳ, mùa vụ...tích lúy kinh

nghiệm, đề cao kinh nghiệm;

+ Ảnh hưởng của tư tưởng gia trưởng, phong kiến: Đạo tam cương ngũ thường; trọng nam

khinh nữ; học kinh nghiệm của người đi trước, coi thường tri thức...

+ Ảnh hưởng của chiến tranh du kích quá lâu dài: chiến tranh lâu dài không có thời gian học

lý luận, cho rằng chiến tranh không cần LL vẫn thắng Mỹ, Pháp...

Nhưng nguyên nhân cơ bản và trực tiếp là vi phạm nguyên tắc thống nhất giữa LL và TT,

hiểu vả vận dụng không đứng quan hệ biện chứng giữa LL và TT;

Giải pháp khắc phục:

+ Thực hiện thành công CNH, HĐH để khắc phục ảnh hưởng tiêu cực từ nền sản xuất nhỏ,

Page 27: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

27

tư tưởng gia trưởng, phong kiến;

+ Thường xuyên học tập để nâng cao trình độ LL;

+ Phải quán triệt nguyên tắc thống nhất giữa LL và thực tiễn (chứng minh kinh nghiệm bằng

khoa học, có cơ chế gắn LL với TT, giáo dục đào tạo với các cơ sở SXKD; lôi cuốn các nhà

hoạt động thực tiễn và LL cùng tổng kết TT một cách khách quan, có tính khái quát cao và có

mục đích...)

=> Tóm lại: Bệnh kinh nghiệm, bệnh giáo điều ở nước ta đều có một nguyên nhân chung là

vi phạm nguyên tắc thống nhất giữa LL và TT. Do đó để ngăn ngừa, hạn chế, khắc phục hai căn

bệnh này cần quán triệt nguyên tắc thống nhất giữa LL và TT.

Để quán triệt tốt nguyên tắc này cần:

- Thực hiện tốt trên thực tế phương châm học đi đôi với hành;

- LL liên hệ với thực tiễn

- Và đặc biệt cần tăng cường tổng kết thực tiễn. Để tổng kết TT có hiệu quả cần phải:

+ Quán triệt quan điểm khách quan;

+ Các kết luận rút ra từ tổng kết phải mang tính khái quái cao;

+ Mục đích của tổng kết phát đúng đắn.

Câu 8. Vận dụng quan điểm Mác xít về mối quan hệ giai cấp và dân tộc của Đảng ta

trong cách mạng VN?

Trả lời:

1. Khái niệm

- Định nghĩa giai cấp của V.I. Lê nin: “Những người khác nhau về địa vị của họ trong một hệ

thống sản xuất nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ (thường thường thì những

quan hệ này được pháp luật quy định và thừa nhận) đối với những tư liệu sản xuất, về vai trò

của họ trong tổ chức lao động xã hội, và như vậy là khác nhau về cách hưởng thụ và về phần

của cải ít hoặc nhiều mà họ được hưởng. Giai cấp là những tập đoàn người, mà tập đoàn này có

thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác, do chỗ các tập đoàn có địa vị khác nhau trong một

chế độ kinh tế - xã hội nhất định”.

Như vậy, giai cấp là những tập đoàn người khác nhau về địa vị trong một chế độ kinh tế - xã

hội nhất định. Địa vị của GC là tổng hợp toàn bộ những điều kiện vật chất cơ bản quy định sự

tồn tại của giai cấp ấy - được quyết định bởi mối quan hệ giữa người với người trong sở hữu

TLSX, tổ chức, quản lý SX và phân phối sản phẩm; do sự khác nhau đó, tập đoàn người này có

thể chiếm hữu kết quả lao động của tập đoàn người khác. Thực chất quan hệ của giai cấp là

thống trị và bị trị, điều hành và bị điều hành, bóc lột và bị bóc lột.

- Dân tộc: Là cộng động xã hội - tộc người ổn định, bền vững, cộng đồng về ngôn ngữ, công

đồng về lãnh thổ, cộng đồng về kinh tế, văn hóa, tâm lý, tính cách, cộng đồng về nhà nước và

pháp luật.

2. Mối quan hệ giữa GC và DT

Page 28: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

28

- Vai trò của GC đối với DT: Trong DT có nhiều GC, GC nào nắm giữ địa vị thống trị về KT

thì cũng giữ vai trò chi phối DT, cụ thể:

+ GC chi phối sắc thái DT: Trong DT có nhiều GC, GC nào nắm giữ địa vị thống trị về KT

sẽ đưa ra hệ thống luật pháp phù hợp với lợi ích của nó, nó buộc cả DT phải theo, dần dần nó

trở thành sắc thái DT;

+ GC chi phối tâm lý DT;

+ GC chi phối xu hướng DT: Nếu GC thống trị đưa ra đường lối, chính sách phát triển đúng

thì sẽ thúc đấy DT phát triển, ngược lại sẽ làm DT lầm vào trì trệ, khủng hoảng, thậm chí là

thảm họa.

- Sự tác động trở lại của DT đổi với GC: CN Mác khẳng định vai trò chi phối của GC đổi với

DT Iĩhưng không tuyệt đối hóa vai ừò của GC, mà đánh giá rất cao vai trò của DT. thấy rõ sự

tác động tích cực trở lại của DT đối với GC, biểu hiện:

+ Đặc điềm DT ảnh hưởng đến đặc điểm GC;

+ Trình độ của DT là cơ sở cho trình độ của GC;

+ DT là môi trường bản địa tạo nên kết cấu giai cấp và cũng là môi trường bản địa diễn ra

cuộc đấu tranh GC và CM xã hội.

3. Những biểu hiện đặc thù trong quan hệ giữa giai cấp và dân tộc ở Việt Nam

Ở Việt Nam, vấn đề quan hệ dân tộc và giai cấp hiện nay đang trở thành một trong những

vấn đề không chỉ có ý nghĩa thực tiễn trong chiến lược đại đoàn kết dân tộc, thực hiện dân giàu,

nước mạnh xã hội công bằng dân chủ, văn minh, mà còn nổi lên là một trong những vấn đề lý

luận cần nghiên cứu, nhận thức sâu sắc thêm.

a) Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách

mạng vô sản

- Đảng Cộng sản do Chủ tịch Hô Chí Minh sáng lập và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác -

Lênin để giải quyết đúng đắn quan hệ giữa đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc. Đảng đã

lãnh đạo cộng đồng dân tộc đứng lên đấu tranh giành quyền làm chủ vận mệnh của mình và đưa

cách mạng giải phóng dân tộc ở một nước thuộc địa vào quỹ đạo của cách mạng vô sản thế giới.

Ngày nay để làm tròn sứ mệnh lịch sử của mình giai cấp công nhân phải nắm lấy ngọn cờ dân

tộc để đưa cách mạng tiến lên.

b) Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là vấn đề xuyên suốt toàn bộ đường lối cách mạng

của Đảng

+Trong quan hệ giai cấp và dân tộc giải quyết vấn đề dân tộc trước vấn đề giai cấp.

+ Vấn đề dân tộc chỉ có thể được giải quyết từng bước và triệt để cùng với thắng lợi của

CNXH. CNXH có sức mạnh xóa bỏ áp bức giai cấp, đồng thời xoá bỏ áp bức dân tộc, bảo đảm

quyền của dân tộc tự do phát triển tất cả các giá trị của mình và độc lập dân tộc gắn liền với

CNXH trong cách mạng VN.

Chỉ có hoàn thành cách mạng giải phỏng dân tộc mới có điều kiện để tiến lên CNXH và chỉ

có cách mạng CNXH mới giữ vững đượe thành quả cách mạng giải phóng dân tộc, mới mang

lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người.

Page 29: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

29

Sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta đều phải kết hợp nhuần nhuyễn lợi ích của giai cấp với

lợi ích của dân tộc. Nền độc lập thật sự của dân tộc, tự do, sự giàu mạnh, văn minh và hạnh

phúc của nhân dân chỉ có thể đạt được 1 cách bền vững trong sự nghiệp cách mạng theo mục

tiều lý tưởng của giai cấp công nhân.

c) CM gỉải phóng dân tộc kết hợp với cách mạng vô sản chính quốc

+ Phải thực hiện sự liên minh giữa vô sản ở chính quốc với vô sản và nhân dân các nước

thuộc địa thì cách mạng mới thắng lợi

+ Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới. Thắng lợi của cách mạng

Việt Nam là góp phần vào thắng lợi của cách mạng thế giới.

ĐCS VN do HCM sáng lập đã vận dụng sáng tạo CN M-LN giải quyết đúng đắn quan hệ

giữa đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc, thực hiện nhất quán đường lối chiến lược giương

cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXII để lãnh đạo cộng đồng dân tộc đứng lên đấu tranh làm

chủ vận mệnh của mình

+ Trong công cuộc đối mới hiện nay, Đảng cs VN chủ trương kết hợp sức mạnh dân tộc và

sức mạnh thời đại, nám vững độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đó là đường lối đúng đắn đưa

cách mạng VN vượt qua khó khăn phúc tạp hiện nay để tiếp tục tiến lên.

d) Sau khỉ dân tộc được giải phóng phải quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Vấn để dân tộc chỉ có thể được giải phóng từng bước và triệt để cùng với thắng lợi của

CNXH. CNXH có sức mạnh xóa bỏ áp bức giai cấp, đồng thời xoá bỏ áp bức dân tộc, bảo đảm

quyền của các dân tọc tự do phát triển. Sau khi giành được độc lập, dân tộc được giải phóng

khỏi ách thống trị phải quá độ lên CNXH phù hợp với đặc điểm, tình hình đất nưởc, tránh giáo

điều, rập khuôn...

e) Sự nổi trội của tính dân tộc trong quan hệ giai cấp và dân tộc

Đấu tranh giai cấp hoà quyện chặt chẽ với đấu tranh dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử VN.

Lịch sử VN trước hết biểu hiện là lịch sử đấu tranh cho sự tồn tại của dân tộc, bảo vệ chủ quyền

quốc gia, bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc

Tinh thần dân tộc, chủ nghĩa yêu nước là nhân tố cơ bản trong bệ đỡ tư tưởng của hệ thống

chính trị VN.

Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để phát triển đất nước. Đây là vận dụng

sáng tạo của Đảng ta trong việc giải quyết vấn đề dân tộc trên lập trường cửa giai cấp công

nhân.

Đảng lãnh đạo phục vụ cho lợi ích của toàn dân tộc chứ không phải chỉ của giai công nhân,

đảng mang bản chất của giai cấp công nhân tức đảng mang trong mình thuộc tính với tư cách là

lực lượng tiên phong, điển hình, tiên tiến, cách mạng triệt để nhất..., giải phóng dân tộc khỏi ách

nô lệ thực dân và giải phóng GC khỏi ách, áp bức bóc lột.

Lợi ích dân tộc chân chính với lợi ích quốc tế của giai cấp công nhân không đối lập nhau.

+) Sự vận dụng của Đảng ta vào Việt Nam trong giai đoạn cách mạng hiện nay: Nhân tố

quan trọng đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi vẻ vang đó là ĐCSVN đứng đầu là HCM đã

giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa giai cấp, dân tộc và nhân loại trong từng điều kiện lịch sử

cụ thể. Nét đặc biệt nhất của việc giải quyết mối quan hệ đó là gắn liền độc lập dân tộc với chủ

Page 30: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

30

nghĩa xã hội. Mối liên hệ này xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam, chi phối các mặt khác

của cuộc cách mạng. - Để tận dụng thời cơ, đẩy lùi thách thức, đưa sự nghiệp cách mạng Việt

Nam tiến lên, vấn đế quan hệ giai cấp, dân tộc, nhân loại ở Việt Nam cần đảm bảo những nội

dung sau: + Giải quyết tốt mối quan hệ giai cấp với đoàn kết dân tộc. + Giải quyết mối quan hệ

giữa xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường với đoàn kết dân tộc + Giải quyết mối quan

hệ giữa giữ vững độc lập tự chủ với mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, phát huy sức mạnh nội

lực của dân tộc với tranh thủ sức mạnh của thời đại. trị mới.

Câu 9. Nội dung nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn? Ý nghĩa của

nguyên tắc này trong việc khắc phục bệnh giáo điều của cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện

nay?

Trả lời:

1. Thực chất sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn

- Thực tiễn: Là một phạm trù TH chỉ toàn bộ hoạt động vật chất - cảm tính mang tính lịch sử

- xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên, xã hội.

Thực tiễn tồn tại 3 hình thức cơ bản:

+ Hoạt động SX vật chất (là HĐ thể hiện tính tự giác cao của con người...)

+ Hoạt động chính trị - xã hội

+ Hoạt động thực nghiệm khoa học (tạo ra các hoạt động trong các môi trường giả định,

không có sẵn trong tự nhiên).

- Lý luận: Lý luận là hệ thống những trí thức được khái quát từ kinh nghiệm thực tiễn phản

ánh mối liên hệ bản chất, tất nhiên mang tính quy luật của các sv, HT và được biểu đạt bằng hệ

thống các nguyên lý, quy luật phạm trù.

2. Nguyên tắc thống nhất giữa LL và TT:

a) Lý luận khoa học phải được hình thành trên cơ sở thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, bằng

con đường tổng kết thực tiễn:

- Thứ nhất, thực tiễn là cơ sở, động lực của LL:

Cơ sở: Con người thông qua thực tiễn tác động vào SVHT làm chúng bộc lộ thuộc tính, từ đó

có hiểu biết về SVHT và khái quát thành LL => Thực tiễn là vật liệu cho LL;

Động lực: Thực tiễn luôn đề ra nhu cầu, nhiệm vụ đòi hỏi con người phải giải quyết. Trên cơ

sở đó thúc đẩy nhận thức, lý luận phát triển. Thực tiễn còn quy định khuynh hướng phát triển

của lý luận. Hơn nữa, thực tiễn luôn luôn vận động, biến đổi, phát triển, luôn đòi hỏi phải được

khái quát, tổng kết làm giàu kinh nghiệm, phát triển lý luận, định hướng cho hoạt động thực tiễn

tiếp theo (thúc đẩy nhận thức, LL phát triển; quy định khuynh hướng, phát triển của LL).

TT là cơ sở góp phần rèn luyện giác quan của con người, làm cho chúng phát triển tinh tế

hơn, hoàn thiện hơn. Trên cơ sở đó giúp con người nhận thức hiệu quả hơn, khái quát lý luận

đúng đắn hơn. Thông qua hoạt động thực tiễn, con người cũng cải biến luôn chính bản thân

mình, phát triển năng lực, trí tuệ của mình. Hoạt động thực tiễn còn là cơ sở chế tạo ra các công

Page 31: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

31

cụ, phương tiện, thiết bị, máy móc hỗ trợ con người nhận thức hiệu quả hơn, khái quát lý luận

đúng đắn hơn.

- Thứ hai, thực tiễn là mục đích của LL:

Hoạt động nhận thức của con người từ đầu đã được quy định bởi nhu cầu thực tiễn - nhu cầu

sống, nhu cầu SXVC, nhu cầu cải tạo TN-XH. Để tồn tại, để sốn, con người phải tìm hiểu thế

giới xung quanh để có những hiểu biết nhất định về thế giới, trên cơ sở đó dần dần khái quát

những hiểu biết của mình thành lý luận để định hướng cho những nhu cầu này cũng như hoạt

động của mình. Như vậy, chính nhu cầu sống, nhu cầu sản xuất vật chất, cải tạo tự nhiên, xã hội

buộc con người phải tìm hiểu, nhận thức, khám phá thế giới xung quanh để có những hiểu biết

nhất định về thế giới xung quanh. Nghĩa là nhận thức của con người ngay từ đầu đã bị quy định

bởi nhu cầu thực tiễn. Lịch sử phát triển của nhân loại đã chứng tỏ, không có nhận thức vị nhận

thức, không có lý luận vị lý luận, chỉ có nhận thức vị thực tiễn, lý luận vị thực tiễn.

Tri thức là kết quả của nhận thức, những lý luận – kết quả của khái quát hóa kinhnghiệm

thực tiễn chỉ có giá trị, có ý nghĩa đích thực khi được vận dụng vào thực tiễn, phục vụ thực tiễn,

cụ thể là vận dụng vào sản xuất vật chất, cải tạo xã hội, v ào thực nghiệm khoa học phục vụ con

người.

- Thứ ba, thực tiễn là tiêu chuẩn đánh giá sự đúng, sai của chân lý:

Vì thực tiễn là hoạt động vật chất, nên mang tính khách quan: Theo triết học Mac-Lênin,

chân lý không phải bao giờ cũng thuộc về số đông; Chân lý cũng không phải là cái gì cũng hiển

nhiên; chân lý cũng không phải chỉ là cái có ích, có lợi. Chân lý là tri thức phản ánh đúng đắn

hiện thực khách quan và được thực tế kiểm nghiệm.

Thực tiễn là mục đích của nhận thức; thông qua thực tiễn con người có thể so sánh, đối

chiếu, khảo nghiệm nhận thức của mình trong thế giới khách quan. Có nhiều hoạt động thực

tiễn khác nhau, do vậy cũng có nhiều hình thức kiểm tra sự đúng, sai của lý luận khác nhau.

Việc sử dụng thực tiễn như phương thức kiểm tra chân lý, bác bỏ sai lầm cũng phải linh hoạt,

mềm dẻo, không được cứng nhắc.

=> Ý nghĩa phưong pháp luận: Phải có quan điểm thực tiễn trong nhận thức và hoạt động.

Quan điểm thực tiễn đòi hỏi nhận thức sự vật, nhận thức lý luận phải gắn với nhu cầu thực tiễn,

lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn đánh giá sự đúng sai của lý luận, chủ trương, đường lối, chính sách;

phải tăng cường tổng kết thực tiễn để kiểm tra lý luận, chủ trương, đường lối, chính sách và kịp

thời bổ sung, điều chỉnh, phát triển lý luận cũng như chủ trương, đường lối, chính sách cho phù

hợp với thực tiễn mới.

b) Thực tiễn luôn phải được chỉ đạo, soi đường, dẫn dắt bởi LLKH, nếu không sẽ là TT mù

quáng, mò mẫm:

Đúng như Chủ tich HCM thường nhắc nhở “Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành

thực tiễn mù quáng”

- LL đóng vai trò soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo thực tiễn: Lý luận khoa học thông qua thực tiễn

của con người góp phần làm biến đổi thế giới khách quan và biến đổi chính thực tiễn. Lý luận

khoa học vạch ra phương hướng, phương pháp cho hoạt động thực tiễn, nhằm biến đổi hiện

thực khách quan theo hướng tiến bộ vì lợi ích của con người. Nếu thực tiễn không được chỉ đạo,

soi đường, dậ dắt bởi lý luận khách quan thì thực tiễn đó sẽ rơi vào mò mẫm, vòng vo, mất thời

Page 32: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

32

gian, tốn công sức, tiền của, không hiệu quả.

- LLKH góp phần giáo dục, thuyết phục, động viên, tập hợp quần chúng để tạo thành phong

trào hoạt động thực tiễn rộng lớn. Lý luận khoa học góp phần định hướng cho quần chúng trong

cuộc sống và trong hoạt động thực tiễn. Do vậy, khi lý luận khoa học thâm nhập được vào đông

đảo quần chúng sẽ tạo thành sức mạnh vật chất vĩ đại, để cải tọa tự nhiên và xã hội phục vụ con

người.

- LL nếu phản ánh đúng quy luật vận động, phát triển của SV, TT sẽ góp phần dự báo, định

hướng đúng đắn cho hoạt động thực tiễn; giúp cho hoạt động TT bớt mò mẫm, vòng vo, chủ

động, tự giác hơn

- LLKH cung cấp cho con người những tri thức KH về TN, XH và về bản thân con người.

Trên cơ sở những tri thức khoa học đó, con người thông qua hoạt động thực tiễn làm biến đổi tự

nhiên, xã hội và bản thân phục vụ cho mục đích của mình.

- LL có tính độc lập tương đối với TT, do vậy có thể thông qua hoạt động TT tác động trở lại

LL, góp phần làm biến đổi TT.

=> Ý nghĩa phương pháp luận: Thấy được vai trò quan trọng của LLKH, trên cơ sở đó mỗi

cán bộ, đảng viên cần không ngừng học tập nâng cao trình độ LL. Tuy nhiên, khi học tập LL

cần tránh tuyệt đối hóa LL; học tập LL phải liên hệ với thực tiễn. Như HCM dạy “Lý luận rất

cần thiết nhưng nếu cách học tập không đúng thì sẽ không có kết quae. Do đó, trong lúc học tập

LL chúng ta cần nhấn mạnh lý luận phải liên hệ với thực tế”.

3. Ý nghĩa đối với việc ngăn ngừa khắc phục bệnh giáo điều:

Bệnh giáo điều là khuynh hướng tư tưởng và hành động tuyệt đối hóa LL, coi thường, hạ

thấp TT, không đánh giá đúng vai trò của TT trong hoạt động nhận thức cũng như hoạt động lý

luận, hoặc áp dụng LL và kinh nghiệm không tính đến điều kiện thực tiễn lịch sử cụ thể.

- Biểu hiện:

+ Giáo điều LL (sách vở): Vận dụng LL không căn cứ vào điều kiện TT cụ thể; LL mà

không hiểu bản chất; “tầm chương, trích cú”, bệnh câu chữ.

+ Giáo điều kinh nghiệm: coi kinh nghiệm như 1 dạng LL (vận dựng kinh nghiệm của người

khác, ngành khác, địa phương khác vào nước mình nhưng không tính đến những điều kiện thực

tế lịch sử của mình).

- Nguyên nhân: Bênh giáo điều ở VN do các nguyên nhân sau:

+ Ảnh hưởng của cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp quá lâu,

+ Ảnh hưởng của tư tưởng tiêu tư sản, bệnh thành tích, bệnh hình thức;

+ Nguyên nhân cơ bản và trực tiếp là vi phạm nguyên tắc thống nhất giữa LL và TT, hiểu và

vận dụng không đúng quan hệ biện chứng giữa LL và TT;

- Giải pháp:

+ Hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN;

+ Khắc phục tư tưởng tiều tư sản, chủ nghĩa thành tích;, chủ nghĩa hình thức;

+ Thường xuyên tích lũy kinh nghiêm và vận dụng sáng tạo vào thực tiễn;

Page 33: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

33

+ Phải quán triệt nguyên tắc thống nhất giữa LL và TT, hiểu và vận dụng đúng mối quan hệ

biện chứng giữa LL và TT.

=> Tóm lại: Bệnh kinh nghiệm, bệnh giáo điều ở nước ta đều có một nguyên nhân chung là

vi phạm nguyên tắc thống nhất giữa LL và TT. Do đó để ngăn ngừa, hạn chế, khắc phục hai căn

bệnh này cần quán triệt nguyên tắc thống nhất giữa LL và TT.

Để quán triệt tốt nguyên tắc này cần:

- Thực hiện tốt trên thực tế phương châm học đi đôi với hành;

- LL liên hệ với thực tiễn

- Và đặc biệt cần tăng cường tổng kết thực tiễn. Để tổng kết TT có hiệu quả cần phải:

+ Quán triệt quan điểm khách quan;

+ Các kết luận rút ra từ tổng kết phải mang tính khái quái cao;

+ Mục đích của tổng kết phát đúng đắn.

Câu 10: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và chính trị. Ý nghĩa phương

pháp luận

Trả lời:

1. Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và chính trị.

Kinh tế và chính trị là hai mặt quan trọng nhất của đời sống xã hội, mối quan hệ giữa kinh

tế và chính trị quyết định tới sự vận động và phát triển của mọi xã hội.

a. Các khái niệm:

Vậy kinh tế là gì? Chính trị là gì? Tại sao nói mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị quyết

định tới sự vận động và phát triển của mọi xã hội?

Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, kinh tế hay những quan hệ kinh tế là cơ sở

quyết định của lịch sử, là những cách thức và phương thức mà những con người trong một xã

hội nhất định nào đó dùng để sản xuất và trao đổi sản phẩm với nhau. Thực chất của kinh tế là

giải quyết các mối quan hệ về lợi ích giữa người với người trong sản xuất nhàm giải phóng,

phát triển sản xuất.

Chính trị là mối quan hệ giữa các giai cấp, giữa các dân tộc, giữa các quốc gia có liên

quan tới vấn đề giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước, là biểu hiện tập trung của kinh tế, là

hoạt động chính trị thực tiễn của các giai cấp, các đảng phái, các nhà nước để hiện thực hóa lợi

ích cơ bản của mình trng mối tương quan với các chủ thể chính trị khác.

b. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về quan hệ giữa kinh tế và chính trị.

Vai trò quyết định của kinh tế đối với chính trị: Thực chất mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng

và kiến trúc thượng tầng là quan hệ giữa kinh tế và chính trị. Với tư cách là một yếu tố của kiến

trúc thượng tầng, chính trị sẽ do cơ sở kinh tế quyết định. Cơ sở kinh tế có vai trò rất to lớn đối

với tư tưởng chính trị và hệ thống tổ chức chính trị.Chính cơ sở kinh tế quy định sự xuất hiện,

quyết định nội dung, tính chất, mục tiêu, các nguyên tắc của chính trị. Cơ sở kinh tế thay đổi

quyết định đến sự thay đổi và phát triển của đường lối chính trị, hệ tư tưởng chính trị và cơ cấu

Page 34: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

34

của hệ thống chính trị. Kinh tế tác động đến chính trị với tư cách là một hệ thống chứ không

phải với tư cách là từng nhân tố rời rạc. Trong hệ thống này, lực lượng kinh tế nào giữ vai trò

thống trị sẽ quyết định đến kiến trúc thượng tầng kể cả tư tưởng lẫn thiết chế tương ứng.

Mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và chính trị đã được Lênin nêu lên hai luận điểm nền

tảng: Một là “Chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế”, Hai là “Chính trị không thể

không chiếm vị trí ưu tiên so với kinh tế”.

Chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế - điều đó có nghĩa là, so với kinh tế, chính trị là

sự phản ánh, là “tính thứ hai”; không có quan hệ chính trị và quy luật chính trị độc lập tuyệt đối

với các quan hệ và quy luật kinh tế cho nên mọi chính sách kinh tế đúng đắn đều phải xuất phát

từ tình hình hiện thực, phản ánh sát đúng với trạng thái hiện thực của nền kinh tế và chính sách

đó do tình hình kinh tế quyết định.

Tính độc lập tương đối của chính trị so với kinh tế: Chủ nghiã duy vật mácxit chỉ ra rằng,

chính trị nảy sinh trên nền tảng kinh tế, chịu sự quy định của kinh tế, song, nó lại mang tính độc

lập tương đối. Chính trị không phải là sản phẩm thụ động của kinh tế mà nó tác động trở lại rất

mạnh đối với kinh tế.Chính trị là nhân tố lãnh đạo kinh tế, vạch hướng đi cho kinh tế, tạo những

điều kiện chính trị, xã hội cho kinh tế phát triển.

Chính trị tác động trở lại với kinh tế có thể theo các hướng:

Một là: Cùng chiều với sự phát triển kinh tế, khi đó, chính trị có vai trò tích cực đối với sự

phát triển kinh tế - xã hội.

Hai là: Ngược chiều với sự phát triển kinh tế, khi đó, chính trị là một vật cản, kìm hãm sự

phát triển kinh tế - xã hội.

Ba là: Chính trị có khả năng hạn chế phần nào phạm vi tác động những khuynh hướng

phát triển này, hoặc có thể đẩy mạnh tác dụng của những khuynh hướng phát triển khác trong

một chế độ kinh tế nhất định.

Trong điều kiện của cách mạng xã hội chủ nghĩa, vị trí hàng đầu của chính trị so với kinh

tế được biểu hiện ở chỗ:

Việc giành và củng cố quyền lực chính trị cũng là để hình thành và phát triển nền kinh tế

XHCN (vì lợi ích của nhân dân lao động). Trong mối quan hệ đó, chính trị đóng vai trò quyết

định và có ý nghĩa to lớn đối với kinh tế.

Trong quan điểm chính trị, khi phân tích và giải quyết các vấn đề kinh tế, không thể

không đề cập đến vấn đề tổ chức và các vấn đề khác có liên quan đến chủ trương, chính sách,

đường lối cách mạng đề ra.

Trong sự lãnh đạo về mặt chính trị của Đảng cộng sản đối với các quan hệ kinh tế của nhà

nước luôn phải đặt nó trong mối quan hệ với các tổ chức kinh tế của quần chúng.

Trong sự lãnh đạo về mặt chính trị của Đảng cộng sản, để xác định chiến lược kinh tế,

phương hướng xã hội của sự phát triển kinh tế thì phải dựa vào mục đích cách mạng.

Bằng nhận thức khoa học về những xu hướng và quy luật kinh tế - xã hội khách quan,

chính trị có thể vận dụng tổng hợp một số quy luật, một số điều kiện để tăng cường tác động

của quy luật này, hạn chế tác động tiêu cực của quy luật khác nhẳm đưa đời sống kinh tế - xã

hội phát triển theo đúng quỹ đạo khách quan, đồng thời có lợi nhất cho chủ thể chính trị. Chỉ

Page 35: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

35

như vậy mới có thể làm cho sự tăng trưởng kinh tế đạt mục tiêu giải phóng con người, phát

triển tự do và toàn diện của con người.

Những biểu hiện trên chứng tỏ vị trí hàng đầu của chính trị so với kinh tế. Đó là một trong

những điều kiện tất yếu bảo đảm cho sự thống trị về mặt chính trị của giai cấp công nhân, đảm

bảo cho nhân dân lao động thực hiện có hiệu quả quyền lực chính trị và quản lý các quá trình

hoạt động của xã hội, trong đó có kinh tế, là nhân tố quan trọng để thực hiện lợi ích của giai cấp

công nhân, là đòi hỏi của xã hội để phát triển nền kinh tế có hiệu quả, vì lợi ích của tất cả mọi

thành viên trong xã hội. Nếu quan điểm chính trị sai lầm, nó có thể làm tiêu vong toàn bộ những

thành tựu kinh tế, làm cho nền kinh tế phát triển không đúng hướng XHCN. Tuy nhiên, chính

trị đưa lại khả năng can thiệp một cách tự giác vào các quá trình kinh tế, xã hội, từ vị trí hàng

đầu của chính trị so với kinh tế, chúng ta cần chống lại quan điểm tuyệt đối hóa vai trò của

chính trị, nếu không sẽ dẫn đến duy tâm chủ quan.

2. Ý nghĩa phương pháp luận

Kinh tế và chính trị thống nhất biện chứng với nhau trên nền tảng quyết định của kinh tế.

Đây là cơ sở phương pháp luận quan trọng trong việc nhận thức xã hội nói chung, nhận thức

công cuộc đổi mới ở Việt nam nói riêng.

Khi bước vào công cuộc đổi mới, Đảng ta đặc biệt nhấn mạnh đổi mới tư duy, nhất là đối

với cán bộ lãnh đạo, coi đó là tiền đề để đổi mới trong hiện thực. Nhấn mạnh như vậy là hết sức

cần thiết đối với thực tiễn nước ta để vượt ra khỏi thói quen tư duy cũ đang trói buộc chúng ta

khi đó. Tổng kết thực tiễn công cuộc đổi mới ở nước ta là cơ sở chủ yếu nhất để không ngừng

đổi mới và phát triển tư duy .

Vào những năm đầu của công cuộc đổi mới ở nước ta, khi mà Liên Xô và các nước xã hội

chủ nghĩa ở Đông Âu vấp phải những thất bại nặng nề, khi mà chúng ta giành được những

thắng lợi bước đầu, ở nước ta đã có quan điểm cho rằng nguyên nhân thất bại của chủ nghĩa xã

hội ở Liên Xô và Đông Âu là do ở các nước này đổi mới chính trị trước, đổi mới kinh tế sau ;

còn nguyên nhân thành công của công cuộc đổi mới ở Việt Nam là đổi mới kinh tế trước, đổi

mới chính trị sau. Quan điểm này xem qua tưởng là chính xác, nhưng đo vào phân tích sẽ thấy

nó không phù hợp với lý luận và thực tiễn.

Theo quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác-Lênin, mỗi khi chính trị không còn phù

hợp với kinh tế thì thay đổi về chính trị là điều kiện tiên quyết để thay đổi về kinh tế, thúc đẩy

kinh tế phát triển.

Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê-nin về mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị,

Hồ Chí Minh và Đảng ta nhận thấy rõ vai trò to lớn của chính trị trong phát triển kinh tế, đã vận

dụng sáng tạo những quan điểm đó vào thực tế của Việt Nam. Đảng ta luôn đặt mối quan hệ

giữa chính trị và kinh tế là mối quan hệ trọng tâm trong quá trình phát triển đất nước, giữ vững

ổn định chính trị để phát triển kinh tế, phát triển kinh tế để giữ vững ổn định chính trị đã trở

thành nguyên tắc trong quá trình Đảng lãnh đạo tiến trình cách mạng nước ta.

Trên cơ sở nhận thức đúng đắn hơn và đầy đủ hơn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi

lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Đại hội VI Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 12-1986) đã đề ra

đường lối đổi mới toàn diện đất nước nhằm thực hiện có hiệu quả hơn công cuộc xây dựng chủ

nghĩa xã hội.

Page 36: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

36

Cương lĩnh 1991 của Đảng khẳng định: "Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần

theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà

nước". Đại hội VIII của Đảng (tháng 6 - 1996) đưa ra một kết luận mới rất quan trọng: "Sản

xuất hàng hoá không đối lập với chủ nghĩa xã hội mà là thành tựu phát triển của nền văn minh

nhân loại, tồn tại khách quan, cần thiết cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và cả khi chủ

nghĩa xã hội đã được xây dựng". Nhưng lúc đó, cũng mới nói nền kinh tế hàng hoá, cơ chế thị

trường chưa dùng khái niệm "kinh tế thị trường".Phải đến Đại hội IX của Đảng (tháng 4-2001)

mới chính thức đưa ra khái niệm "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa". Đại hội

khẳng định phát triển kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa là đường lối chiến lược nhất quán, là

mô hình kinh tế tổng quát trong suốt thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Kết luận:

Mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị luôn luôn là vấn đề quan trọng nhất của các cuộc cải

cách và phát triển. Xử lý mối quan hệ này như thế nào là thước đo tầm vóc của đảng cầm quyền

về đối nội cũng như đối ngoại. Lịch sử cho thấy mối quan hệ kinh tế và chính trị trong cải cách

phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị trong nước và chịu tác động

ngày càng tăng của những biến đổi trên thế giới, nhất là ở giai đoạn hiện nay.

Câu 11: Hãy phân tích đặc điểm Chủ nghĩa duy vật Mác xít, làm rõ tính triệt để của

nó?

Trả lời:

Phép biện chứng duy vật được C.Mác, Ph.Ăngghen xây dựng và V.I.Lênin phát triển, là

một hệ thống lý luận khoa học phản ánh các quy luật chung nhất của sự vận động, phát triển của

tự nhiên, xã hội và tư duy, được thể hiện qua các nguyên lý, quy luật và các cặp phạm trù.

Đặc điểm của chủ nghĩa duy vật Macxit được thể hiện tập trung ở những điểm sau đây:

1-Chủ nghĩa duy vật Macxit có sự thống nhất giữa phép biện chứng và chủ nghĩa duy vật

. Trước khi triết học Mác ra đời, chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng thường tách rời

nhau. Mặc dầu trong nhiều học thuyết duy vật chứa đựng một số tư tưởng biện chứng nhưng do

hạn chế về lịch sử và trình độ phát triển của khoa học lúc đó nên chủ nghĩa duy vật về cơ bản

vẫn mang tính chất siêu hình.

Trong khi đó phép chứng lại được quan tâm nghiên cứu và phát triển trong một số hệ

thống triết học duy tâm. Hêghen là người có công lao to lớn trong việc khôi phục và phát triển

phép biện chứng, nhưng nó lại được thể hiện trong cái vỏ bọc duy tâm, thần bí.

Để xây dựng học thuyết triết học duy vật biện chứng, C.Mác và Ph.Ăngghen đã cải tạo

triệt để chủ nghĩa duy vật siêu hình và cả phép biện chứng duy tâm. Giải thoát chủ nghĩa duy

vật khỏi tính hạn chế siêu hình, máy móc và phép biện chứng khỏi thế giới quan duy tâm, triết

học mácxít đã tạo nên sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật và phương pháp biện

chứng. Do đó, chủ nghĩa duy vật mácxít là chủ nghĩa duy vật biện chứng

2- Chủ nghĩa duy vật Macxit là chủ nghĩa duy vật triệt để nghĩa là duy vật cả trong lĩnh

vực giải thích xã hội

Thiếu sót cơ bản của chủ nghĩa duy vật trước Mác là duy vật không triệt để, duy vật trong

việc nghiên cứu giới tự nhiên nhưng lại duy tâm khi xem xét đời sống xã hội nghĩa là họ chưa lí

Page 37: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

37

giải được cái gì là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội tức chưa tìm ra đâu là

vật chất dưới dạng xã hội

Sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử, C.Mác và Ph.ăngghen đã khắc phục một cách căn

bản thiếu sót trên đây, làm cho chủ nghĩa duy vật trở thành triệt để. Biểu hiện ở chủ nghĩa duy

vật Macxit đã tìm ra đâu là vật chất dưới dạng xã hội, đó chính là tồn tại xã hội và tồn tại xã hội

quyết định ý thức xã hội đồng thời ý thức xã hội có tác động trở lại tồn tại xã hội.Đó là một

cống hiến vĩ đại của C.Mác và Ph.ăngghen vào kho tàng lý luận triết học.

3- Chủ nghĩa duy vật Macsxit có sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, giữa tính cách

mạng và khoa học.

Các nhà triết học trước Mác đã giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau (Vd: Quan

điểm của các nhà triết học duy vật cổ đại giải thích thế giới bắt đầu từ những vật thể cụ thể cảm

tính; chủ nghĩa duy tâm giải thích thế giới là do lực lượng thần thánh, siêu nhiên sáng tạo ra…)

. Tuy nhiên, phải đến chủ nghĩa duy vật Macxit thì vấn đề nhận thức, giải thích và cải tạo thế

giới bằng hoạt động thực tiễn của con người mới được làm sáng tỏ.

Tính cách mạng và tính khao học trong chủ nghĩa duy vật Macxit không tách rời nhau.

Nghĩa là trong tính khoa học đã bao hàm và đòi hỏi tính cách mạng, Bởi lẽ, tính khoa học đòi

hỏi phải chỉ ra quy luật vận động khách quan của lịch sử, phải đấu tranh chống lại mọi sự bảo

thủ áp bức bất công nhằm cải tạo xã hội cũ, xây dựng chế độ xã hội mới. Ngược lại, trong tính

cách mạng lại bao hàm tính khoa học vì để chống xã hội cũ, xây dựng xã hội mới thì phải tôn

trọng và hành động theo quy luật khách quan, tức dựa vào khoa học.

4- Chủ nghĩa duy vật Macsxit là thế giới quan của giai cấp công nhân và nhân dân lao

động trên toàn thế giới.

Chủ nghĩa duy vật Macsxit là thế giới quan của giai cấp công nhân. Bởi lẽ:

-Triết học mácxít hình thành trên cơ sở khái quát những thành tựu khoa học, sự kế thừa có

phê phán những thành quả của các học thuyết triết học cũ và tổng kết thực tiễn đấu tranh của

giai cấp vô sản cách mạng trong những thập niên đầu thế kỷ XIX. Triết học Mác gắn bó khăng

khít với thực tiễn đấu tranh và sứ mệnh lịch sử vĩ đại của giai cấp vô sản. Như các nhà lý luận

mácxít đã khẳng định: Triết học Mác đã tìm thấy ở giai cấp vô sản vũ khí vật chất và giai cấp

vô sản đã tìm thấy ở triết học Mác vũ khí tinh thần.

- Triết học Mác là thế giới quan của giai cấp công nhân, giai cấp tiến bộ và cách mạng của

thời đại, có lợi ích phù hợp với lợi ích của nhân dân lao động. Nó trở thành vũ khí tư tưởng

trong cuộc đấu ttranh để giải phong giai cấp công nhân, nhân dân lao động toàn thế giới khỏi áp

bức bóc lột và xây dựng một xã hội tốt đẹp.

- Triết học Mác là hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, một hệ tư tưởng đã được luận

chứng bằng lý luận khoa học, phản ánh đúng đắn những quy luật khách quan của lịch sử. Vì

vậy, nó nó có sự thống nhất giữa tính đảng và tính khoa học, giữa tính thực tiễn và tính lý luận.

Nhờ đó mà triết học Mác mang sức mạnh cải tạo thế giới bằng thực tiễn cách mạng.

Tính triệt để của chủ nghĩa duy vật mac xít

Phép biện chứng duy vật được xây dựng trên cơ sở kế thừa có chọn lọc toàn bộ tri thức

của nhân loại, từ tri thức về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội đến tri thức về khoa học tư duy.

Để xây dựng phép biện chứng duy vật, C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin đã xuất phát từ những

Page 38: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

38

thành tựu khoa học, đặc biệt là những phát minh vạch thời đại của khoa học tự nhiên. Phép biện

chứng duy vật, như khẳng định của V.I.Lênin, là một học thuyết “hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và

không phiến diện” trong phản ánh sự vận động, phát triển của thế giới khách quan. Với bản chất

khoa học của mình, phép biện chứng duy vật đã và đang đóng vai trò thế giới quan, phương

pháp luận cho hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người.

- Trước mác: các nhà triết học chỉ duy vật một nửa, tức là duy vật trong giới tự nhiên, còn

trong lịch sử xã hội vẫn là duy tâm.

- Mác đã không chỉ duy vật trong giới tự nhiên mà còn duy vật trong lịch sử xã hội .

* Lần đầu tiên trong lịch sử tiết học nhân loại, C.Mác và Ph.Ănghen đã giải thích được

quy luật phát triển của xã hội loài người một cách khoa học, khách quan toàn diện, lịch sử, cụ

thể:

(Với việc khẳng định xã hội là một bộ phận đặc thù được tách ra khỏi tự nhiên, chủ nghĩa

duy vật lịch sử xem xét xã hội trong trạng thái biến đổi và phát triển không ngừng từ hình thái

xã hội thấp lên hình thái xã hội cao hơn, trong đó những giai đoạn lịch sử cụ thể là những nấc

thang phát triển của xã hội. Và sự phát triển đó của xã hội trên theo những quy luật khách quan

như một quá trình lịch sử - tự nhiên và nhấn mạnh vai trò của quần chúng nhân dân trong quá

trình đó…).

* Lần đầu tiên trong lịch sử triết học, ở trong triết học Mác có sự thống nhất giữa thế giới

quan khoa học với phép biện chứng. Và như vậy về nguyên tắc, với sự ra đời của triết học Mác,

Chủ nghĩa duy tâm với mọi biểu hiện của nó đã bị đuổi khỏi lĩnh vực xã hội học. Do vậy Lênin

đã khẳng định: “Triết học của Mác là chủ nghĩa duy vật triệt để nhất, hoàn bị nhất”.

* Và như vậy với việc sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử, C.Mác đã kết thúc thời kỳ

nghiên cứu xã hội, lịch sử một cách tùy tiện, lộn xộn mở ra một thời kỳ mới trong nghiên cứu

xã hội, lịch sử…

(Nói về điều này Lênin nhấn mạnh: “Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác là thành tựu vĩ

đại nhất của tư tưởng khoa học. Một lý luận khoa học kết sức hoàn chỉnh và chặt chẽ đã thay

cho sự lộn xộn và sự tùy tiện, vẫn ngự trị trong các quan niệm về lịch sử và chính trị từ trước

đến nay).

Còn Ph.Ănghen thì ca ngợi: “Giống như Đacuyn đã tìm ra quy luật phát triển của thế giới

hữu cơ, Mác đã tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người”.)

Từ bước đầu hình thành, trong suốt quá trình phát triển và ngay cả hiện nay, triết học duy

vật biện chứng đã phải đấu tranh không ngừng với nhiều trào lưu triết học, trào lưu tư tưởng đối

lập đủ mọi màu sắc. Tuy thế, quan điểm biện chứng về sự phát triển của thế giới “hầu như

không bị ai bác bỏ nữa”. Các triết gia ngoài mácxít, kể cả các triết gia tư sản hiện đại không thể

không “đồng ý” với phép biện chứng duy vật trên những nội dung cơ bản của nó, thậm chí

chính họ cũng đã từng không thể không vận dụng phép biện chứng trong những lĩnh vực khác

nhau nếu muốn hoạt động của mình đạt hiệu quả cao hơn. Cho dù như vậy, việc tiếp tục phải

tiếp cận những thành tựu khoa học hiện đại để “làm mới” phép biện chứng duy vật (cho dù chỉ

đối với những chất liệu chứng minh cho những khái niệm, phạm trù, quy luật của nó) vẫn là

một đòi hỏi thiết yếu của sự phát triển triết học.

Page 39: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

39

Rõ ràng, nếu khoa học tự nhiên thời kỳ C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin đã “đẻ ra chủ

nghĩa duy vật biện chứng” thì khoa học tự nhiên hiện đại đang tiếp tục “nuôi dưỡng” chủ nghĩa

duy vật biện chứng. Chủ nghĩa duy vật biện chứng nói chung và phép biện chứng duy vật nói

riêng là một hệ thống mở; sự đổi mới, không ngừng bổ sung trong thực tiễn là nhu cầu tự thân

của hệ thống lý luận này. Phép biện chứng duy vật không dung hòa sự khép kín, ngưng đọng,

bất biến. Việc phát triển phép biện chứng duy vật, việc làm phong phú nó, bổ sung vào nó

những luận điểm mới là một điều tất yếu hiển nhiên. Tuy nhiên, lâu nay, sự bổ sung, phát triển

lý luận duy vật biện chứng không nhiều.

Tóm lại, phép biện chứng duy vật Mác - xít là kết quả của sự chín muồi về mặt lịch sử của

nhận thức khoa học và của thực tiễn xã hội. Sự ra đời của nó đáp ứng nhu cầu về mặt lý luận

của giai cấp công nhân. Giai đoạn mới trong sự phát triển của phép biện chứng gắn với tên tuổi

của V.I.Lênin đã vận dụng thành công phép biện chứng Mác-xít trong cuộc cách mạng xã hội

chủ nghĩa tháng Mười Nga năm 1917. Sự phát triển của V.I.Lênin về phép biện chứng duy vật

thể hiện trong lý luận cách mạng xã hội chủ nghĩa như là một công cụ sắc bén để cải tạo thế

giới một cách cách mạng nhất.

Bằng việc trình bày lịch sử phát triển của phép biện chứng trong triết học, có thể khẳng

định: Xuyên suốt chiều dài lịch sử nhiều thế kỷ hình thành và phát triển từ phép biện chứng

tự phát, thô sơ cổ đại cho đến phép biện chứng duy tâm Hêghen của triết học cổ điển Đức và

đạt đến đỉnh cao là phép biện chứng duy vật mác - xít thì phép biện chứng luôn là công cụ

sắc bén, là chìa khoá giúp con người nhận thức và cải tạo thế giới để phục vụ nhu cầu chính

bản thân con người.

Câu 12: Hình thái kinh tế - xã hội là gì? Kết cấu của hình thái kinh tế - xã hội? Vì

sao sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là quá trình lịch sử - tự nhiên? Liên hệ

với quá trình phát triển theo định hướng XHCN ở nước ta.

Trả lời:

1. Khái niệm, cấu trúc hình thái kinh tế-xã hội

Xã hội là tổng thể của nhiều lĩnh vực với những mối quan hệ xã hội hết sức phức tạp. Vân

dụng phương pháp luận duy vật biện chứng vào phân tích đời sống xã hội, các nhà kinh điển

của chủ nghĩa Mác-Lênin đã đưa ra khái niệm hình thái kinh tế - xã hội.

Hình thái kinh tế - xã hội là một phạm trù cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để

chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã

hội đó phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất và với một kiến trúc thượng

tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy. Theo khái niệm trên thì kết cấu

của hình thái kinh tế - xã hội bao gồm:lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng

tầng.

2. Kết cấu của hình thái kinh tế - xã hội

Hình thái kinh tế - xã hội là một xã hội cụ thể có kết cấu phức tạp, gồm những yếu tố cơ bản

nhất là lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng trong sự liên hệ tác động

qua lại. Cụ thể:

Page 40: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

40

- Lực lượng sản xuất là nền tảng vật chất - kỹ thuật của mỗi hình thái kinh tế - xã hội. Sự phát

triển của hình thái kinh tế - xã hội xét đến cùng là do lực lượng sản xuất quyết định.

- Quan hệ sản xuất là quan hệ kinh tế cơ bản, quyết định tất cả mọi quan hệ xã hội khác, là tiêu

chuẩn khách quan để phân biệt chế độ xã hội này với chế độ xã hội khác. Mỗi hình thái kinh tế -

xã hội có một kiểu quan hệ sản xuất tương ứng với một trình độ nhất định của lực lượng sản

xuất.

- Những quan hệ sản xuất của một xã hội cụ thể hợp thành cơ sở hạ tầng, trên đó hình thành nên

kiến trúc thượng tầng xã hội, mà chức năng xã hội của nó là bảo vệ, duy trì và phát triển cơ sở

hạ tầng đã sinh ra nó. Ngoài những yếu tố cơ bản của xã hội trên còn có những quan hệ khác

như quan hệ dân tộc, quan hệ gia đình v.v..

3. Vì sao sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là quá trình lịch sử - tự

nhiên?

Mác viết “ tôi coi sự phát triển của hình thái kinh tế xã hội là một quá trình lịch sử tự

nhiên ”. sau này Lê-nin cũng khẳng định quan điểm trên đây của Mac khi viết:

“Chỉ có những quan điểm xã hội và những quan hệ sản xuất và đem quy những quan hệ

sản xuất vào trình độ của những lưc lượng sản xuất thì người ta mới có được cơ sở vững chắc

để quan niệm sự phát triển của những hình thái kinh tế xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên .

Quá trình lịch sử tự nhiên có nguồn gốc sâu xa ở sự phát triển của lực lượng sản xuất.

Những lực lượng sản xuất có được bằng tạo ra năng lực thực tiễn của con người song không

phải con người làm theo ý muốn chủ quan mà dựa trên những lực sản xuất đã đạt do thế hệ

trước tạo ra. Chính tính chất trình độ sản xuất đã quy định một cách khách quan hình thức của

quan hệ sản xuất quyết định quá trình vận động và phát triển của hình thái kinh tế xã hội như

một quá trình lịch sử tự nhiên.

Trong các quy luật khách quan chi phối sự hoạt động, phát triển của hình thái kinh tế xã

hội theo quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ phát triển của lực

lượng sản xuất là quan trọng nhất, có vai trò quyết định nhất. Một mặt của phương thức sản

xuất lực lượng sản xuất là yếu tố đảm bảo tính kế thừa trong sự phát triể tiến lên của xã hội, quy

định phương hướng sản xuất từ thấp đến cao. Mặt thứ hai của phương thức sản xuất - quan hệ

sản xuất biểu hiện tính gián đoạn trong sản xuất phát triển của lịch sử. Những quan hệ sản xuất

lỗi thời được xoá bỏ và thay thế bằng những kiểu quan hệ sản xuất mới cao hơn và hình thái

kinh tế xã hội mới cao hơn ra đời. Như vậy, sự xuất hiện, phát triển của hình thái kinh tế xã hội,

sự chuyển biến từ hình thái này sang hình thái khác cao hơn được giải thích trước hết bằng sự

tác động của quy luật trên. Đó là khuynh hướng tự tìm đường cho mình phát triển và thay thế

của các hình thái kinh tế xã hội.

4. Liên hệ với quá trình phát triển theo định hướng XHCN ở nước ta.

Sau khi thống nhất đất nước, cả nước đã quá độ đi lên CNXH, đảng ta luôn vận dụng lý

luận của chủ nghĩa M.Lênin trong đó có lý luận hình thái kinh tế xã hội vào việc đề ra các chủ

trương phát triển đất nước, tuy nhiên do chủ quan duy ý trí còn có quan niệm ẫu trí về CNXH

và lo lắng có ngay CNXH lên chúng ta mắc phải một số quyết điểm nghiêm trọng cả về lý luận

và thực tiễn.

+) Sự phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta bỏ qua chế độ tư bản chủ

nghĩa. Thực chất là hình thức quá độ gián tiếp đi lên xây dựng CNXH. Tức là chúng ta chỉ bỏ

Page 41: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

41

qua việc xác lập vị trí thống trị của QHSX và KTTT TBCN nhưng lại tiếp thu, kế thừa những

thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ TBCN, đặc biệt là khoa học và công nghệ để

phát triển nhanh LLSX, xây dựng nền kinh tế hiện đại. Sự vận động phát triên của XH có thê

vừa tuân tự, vừa có thê rút ngăn, bỏ qua 1 hoặc 1 vài HTKT-XH ở một số quốc gia, dân tộc.

Tuy nhiên, sự rút ngắn hay bỏ qua phải căn cứ vào điều kiện hiện tại của QG, DT, của thời đại

đã cho phép chưa. Động lực phát triển của XH nằm ngay trong lòng của XH.

Đối với Việt Nam: Đảng ta đã xác định: Lựa chọn con đường đi lên CNXH là một lựa

chọn đúng đắn phù hợp với xu thế phát triển thời đại và điều kiện lịch sử của cách mạng VN;

Đổi mới căn bản, toàn diện các lĩnh vực nhưng vẫn kiên định mục tiêu, con đường đã lựa chọn.

Tư duy về “bỏ qua” đã được thể hiện qua 2 giai đoạn: Trước đổi mới: “Bỏ qua” giai đoạn

phát triển của CNTB, tức là bỏ qua toàn bộ những gì liên quan đến CNTB kể cả những thành

tựu vô cùng to lớn mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ TBCN. Sau đổi mới: “Bỏ qua” chế độ

TBC, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của QHSX và KTTT của TBCN, nhưng tiếp thu,

kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ TBCN, đặc biệt là khoa học và

công nghệ để phát triển nhanh LLSX, xây dựng nền kinh tế hiện đại.

Điều kiện khách quan, chủ quan thực hiện sự phát triển “bỏ qua” ở VN:

+ Bối cảnh quốc tế: LLSX mang tính quốc tế hóa, toàn cầu hóa đang là xu thế phát triển

của thế giới đương đại (KQ); Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế để tranh thủ được LLSX

hiện đại, tiếp cận và kế thừa những tinh hoa của nhân loại để làm cơ sở vật chất cho CNXH

(CQ);

+ Điều kiện trong nước: CMVN do ĐCSVN lãnh đạo - điều kiện tiên quyết đi lên CNXH.

Có một nhà nước kiểu mới. NN của dân, do dân, vì dân. Có một hệ thống chính trị đủ mạnh (từ

trung ương đến địa phương) để đưa nền kinh tế đất nước theo định hướng XHCN.

+ Đảng khẳng định được vị thế lãnh đạo cách mạng, đất nước, có lý luận về CNXH, có

kinh nghiệm hơn 70 năm của CNXH (KQ);

+) Quá trinh phát triển theo định hướng XHCN ở nước ta gắn với quá trình phát triển nền

kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN. Điều này xuất phát từ nguyên nhân : Trình độ

LLSX hiện nay ở nước ta hiện nay rất đa dạng, không đồng đều, nhiều trình độ(Công cụ sản

xuất; Kinh nghiệm và kỹ năng của người lao động, Khoa học công nghệ chậm phát triển…) vì

vậy phải xây dựng QHSX đa dạng (đa dạng trong thành phần kinh tế, hính thức sở hữu, phân

phối). Mối quan hệ giữa sự phát triển của LLSX với xây dựng , hoàn thiện từng bước QHSX

trong thời kỳ quá độ có quan hệ chặt chẽ với nhau.

+) Quá trinh phát triển theo định hướng XHCN ở nước ta gắn với củng cố và hoàn thiện

kiến trúc thượng tầng xã hội chủ nghĩa.Cụ thể là phải hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa được xem là cơ sở vật chất, cơ sở kinh tế để củng cố và hoàn thiện

KTTT. Bên cạnh đó, phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với toàn bộ hệ thống chính trị;

đổi mới sự lãnh đạo của Đàng và xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, nâng cao sức chiến

đấu của Đảng. Cần đẩy mạnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; phát huy dân

chủ xã hội chủ nghĩa….

* Giải pháp:

Page 42: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

42

Phát triển, nâng cao trình độ LLSX (phát triển các yếu tố trong LLSX và điều chỉnh

QHSX phù hợp hơn (đặc biệt là QHPP SP).

Củng cố và nâng cao toàn bộ kiến trúc thượng tầng của quá trình xây dựng CNXH (cốt lõi

của toàn bộ KTTT là chính trị), cụ thể:

+ Xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh;

+ Đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng. Tăng cường mối

quan hệ giữa Đảng và Nhà nước. Nâng cao vai trò quản lý của NN, tránh trường hợp Đảng bao

biện, làm thay NN.

Kết luận:

Lý luận hình thành kinh tế xã hội là một trong những thành tựu khoa học mà C. Mác đã để

lại cho nhân loại. Chính nhờ xuất phát từ con người hiện thực - con người đang sống hiện thực

của mình, C. Mác đã vạch ra sản xuất vật chất là cơ sở đời sống xã hội. Xã hội là một hệ thống

mà trong đó quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản

xuất. Sự vận động và phát triển của Xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên. Các hình thành

kinh tế xã hội thay thế nhau từ thấp đến cao thông qua cách mạng xã hội. Sự vận động phát

triển của các hình thái kinh tế xã hội. Sự vận động phát triển của các hình thái kinh tế xã hội

vừa bị chi phối bởi các quy luật chung, vừa bị tác động bởi các điều kiện lịch sử cụ thể của từng

quốc gia, từng dân tộc.

Lý luận hình thái kinh tế xã hội cũng là phương pháp luận khoa học để ta phân tích công

cuộc xây dựng đất nước hiện nay, luận chứng được tất yếu của định hướng xã hội chủ nghĩa ở

Việt Nam. Phân tích đúng nguyên nhân của tình hình khủng hoảng kinh tế xã hội và chỉ ra

được: Đổi mới theo định hướng của xã hội vừa phù hợp với xu hướng phát triển thời đại vừa

phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam.

Như vậy có thể khẳng định rằng: Lý luận hình thái kinh tế xã hội vẫn giữ nguyên giá trị

khoa học và đúng thời đại của nó. Nó là phương pháp luận thực sự khoa học để phân tích thời

đại cũng như của công cuộc xây dựng đất nước hiện đại ở Việt Nam.

Câu 13. Phân tích tầm quan trọng của chủ nghĩa duy vật mácxít trong việc xây dựng

thế giới quan khoa học cho đội ngũ cán bộ ở nước ta hiện nay.

Chủ nghĩa duy vật mácxít là hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, một hệ tư tưởng đã được

luận chứng bằng khoa học, phản ánh những quy luật phát triển khách quan của lịch sử; có sự

thống nhất giữa phép biện chứng và chủ nghĩa duy vật; có sự thống nhất giữa lý luận với thực

tiễn, giữa tính cách mạng và tính khoa học.

Thế giới quan khoa học có vai trò đặc biệt quan trọng đối với con người, giúp người cán

bộ lãnh đạo quản lý có tầm nhìn rộng, bao quát, hiện thực hóa được đường lối chủ trương, chính

sách của Đảng, Nhà nước vào lĩnh vực mà mình phụ trách. Bởi vậy,vấn đề bồi dưỡng thế giới

quan khoa học trên nền tảng chủ nghĩa duy vật mácxít trở thành vấn đề cấp bách hơn bao giờ

hết.

1. Tầm quan trọng của chủ nghĩa duy vật mácxít trong việc xây dựng thế giới quan

khoa học cho đội ngũ cán bộ

* Chủ nghĩa duy vật mácxit là hạt nhân lý luận của thế giới quan khoa học

Page 43: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

43

Quan niệm về thế giới mang tính chất khoa học hiện nay đã có bước tiến khá xa trong

quá trình phát triển của mình. Nhưng cho đến nay khoa học vẫn chỉ chứng minh một điều:

trong vũ trụ không có gì khác ngoài những quá trình vật chất đang vận động. Vật chất thể hiện

dưới nhiều hình thức, muôn hình muôn vẻ, nhưng suy cho cùng, nó là thực tại khách quan, tồn

tại khách quan, ở bên ngoài và độc lập với ý thức con người. Thế giới thống nhất ở tính vật

chất của nó. Ngay ý thức suy cho cùng cũng chỉ là một thuộc tính đặc biệt của một vật chất

đặc biệt có tổ chức cao, đó là bộ óc con người. Như vậy, chỉ có một thế giới duy nhất và thống

nhất, đó là thế giới vật chất. Nó tồn tại vĩnh viễn, vô hạn, vô tận, không được sinh ra và không

bị mất đi. Đó là quan điểm mácxít về thế giới. Quan điểm này là hạt nhân của thế giới quan

khoa học hiện đại. Không chỉ quan niệm về tự nhiên mà quan niệm về con người của chủ

nghĩa duy vật mácxít cũng vẫn là hạt nhân trong thế giới quan khoa học hiện nay.

Tóm lại, cho đến nay, chù nghĩa duy vật mácxít vẫn là cơ sở hạt nhân của thế giới quan

khoa học hiện đại. Dĩ nhiên đi sâu vào thế giới quan này còn nhiều điểm phải bổ sung thêm

bằng các phát minh trong các khoa học cụ thể.

*Chủ nghĩa duy vật mácxít đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại thế giới quan

phản khoa học, thế giới quan duy tâm tôn giáo, chủ nghĩa duy vật tầm thường, chủ nghĩa

chủ quan, bệnh chủ quan duy ý chí

Chủ nghĩa duy vật tầm thường không thấy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của ý

thức con người nói riêng và loài người nói chung. Thế giới quan duy tâm tôn giáo lại ru ngủ con

người trước những bất công của xã hội, khiến con người yên phận, ngồi chờ, thiếu tính sáng

tạo. Thế giới quan phản khoa học không những không giúp con người có cuộc sống tốt hơn, mà

còn đưa họ vào những con đường lầm lỗi. Để khắc phục những thiếu sót đó, chúng ta phải tích

cực học tập, tuyên truyền chủ nghĩa duy vật mácxít.

Một sai lầm khá phổ biến ở nước ta và nhiều nước xã hội chủ nghĩa trước kia là mắc

phải bệnh chủ quan, duy ý chí, đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Bởi vậy, đấu tranh khắc

phục và ngăn chặn bệnh chủ quan duy ý chí có ý nghĩa rất quan trọng và đòi hỏi phải tiến hành

thường xuyên. Từ năm 1976-1986 (trước Đại hội VI) ta đã mắc những sai lầm nghiêm trọng mà

khuynh hướng tư tưởng chủ yếu của chúng ta là bệnh chủ quan duy ý chí, lối suy nghĩ và hành

động giản đom, nóng vội chạy theo nguyện vọng chủ quan. Điều này thể hiện ở nóng vội trong

cải tạo xã hội chủ nghĩa, chỉ xây dựng thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể, xóa bỏ mọi

thành phần kinh tế khác; có lúc đẩy mạnh quá mức việc xây dựng công nghiệp nặng; có nhiều

chủ trương sai trong cải cách tiền lương, giá cả, tiền tệ, tóm lại là vi phạm nhiều quy luật khách

quan. Mặt khác, còn có biểu hiện ở sự thoát ly cả lý luận khoa học lẫn thực tiễn đất nước, từ đổ

gây ra nhũng hậu quả nghiêm trọng, góp phần làm cho nền kinh tế, xã hội lâm vào tình trạng

khủng hoảng nghiêm trọng.

* Vai trò của thế giới quan khoa học trong xem xét, phân tích sự vật, hiện tượng

Thế gíới quan khoa học thể hiện ở quan điểm khách quan, quan điểm hàng đầu của triết học

mácxít, hệ quả tất yếu rút ra từ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa khách quan vả chủ

quan trong chủ nghĩa duy vật biện chứng - trong xem xét sự vật hiện tượng. Quan điểmkhách

quan trong nghiên cứu, xem xét sự vật hiện tượng đòi hỏi chúng ta phải tuân thủ một số yêu cầu

sau:

Thứ nhất, trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, mọi chủ trương, đường lối, kế hoạch,

Page 44: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

44

mục tiêu, chúng ta đều phải xuất phát từ thực tế khách quan, từ những điều kiện, tiền để vật chất

hiện có.

Thứ hai, chúng ta phải tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan, nếu không làm

như vậy, chúng ta sẽ phải gánh chịu những hậu quả tai hại khôn lường.

Thứ ba, nhận thức sự vật hiện tượng phải chân thực, đúng dấn, tránh tô hồng hoặc bôi đen

đối tượng, không được gán cho đối tượng cái mà nó không có.

Thứ tư, nhận thức, cải tạo sự vật hiện tượng nhìn chung phải xuất phát từ chính bản thân sự

vật hiện tượng đối với những thuộc tính, mối liên hệ bên trong vốn có của nó.

Thứ năm, chúng ta cần phái tránh chủ nghĩa chủ quan, bệnh chủ quan duy ý chí; chủ nghĩa

duy vật tầm thường, chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa khách quan.

Thứ sáu, quan điểm khách quan đòi hỏi phải phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức,

phát huy vai trò nhân tố con người, chống tư tưởng, thái độ thụ động, ỷ lại, ngồi chờ, bảo thủ,

tri trệ, thiếu tính sáng tạo; phải coi trọng vai trò của ý thức, coi trọng công tác tư tưởng và giáo

dục tư tưởng, coi trọng giáo dục lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đồng

thời, phải giáo dục và nâng cao trình độ tri thức khoa học, củng cố, bồi dưỡng nhiệt tình, ý chí

cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nói chung, nhất là trong điều kiện nền văn minh

trí tuệ, kinh tế tri thức, toàn cầu hóa hiện nay; coi trọng việc giữ gìn, rèn luyện phẩm chất đạo

đức cho cán bộ, đảng viên, bảo đảm sự thống nhất giữa nhiệt tình cách mạng và tri thức khoa

học.

Để thực hiện nguyên tắc khách quan và phát huy tính năng động của nhân tố chủ quan của

con người, chúng ta còn phải nhận thức và vận dụng đúng đắn lợi ích, phải biết kết hợp các loại

lợi ích khác nhau như lợi ích kinh tế, lợi ích chính trị, lợi ích tinh thần, lợi ích cá nhân, lợi ích

tập thể, lợi ích xã hội; phải có động cơ trong sáng, thái độ thật sự khách quan, khoa học, không

vụ lợi.

2. Nội dung xây dựng thế giới quan khoa học cho đội ngũ cán bộ ở nước ta hiện nay

Muốn xây dựng thế giới quan khoa học cho đội ngũ cán bộ ở nước ta hiện nay, chúng ta cần

phải tiến hành đồng bộ nhiều việc, giải quyết nhiều vấn đề như tuyên truyền, giáo dục, sự cố

gắng nỗ lực của mỗi bản thân, trang bị cho đội ngũ cán bộ tri thức khoa học kỹ thuật, đặc biệt là

trang bị một cách hệ thống, đầy đủ, chuẩn xác chủ nghĩa duy vật mácxít cho họ; mà muốn làm

được điều đó, chúng ta phải làm tốt một số việc sau:

Thứ nhất, nâng cao chất lượng học tập, nghiên cứu chủ nghĩa duy vật mácxít nói riêng, chủ

nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minhnói chung.

Thứ hai, phải tiếp thu những thành tựu, đặc biệt là những thành tựu của khoa học tự nhiên,

khoa học công nghệ, khoa học xã hội; tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

Thứ ba, phải đi sâu vào chuyên môn nghiệp vụ. Đội ngũ cán bộ hiện nay ở nước ta không

chi có lập trường chính trị, tư tưởng vững vàng, mà phải là những người chuyên môn giỏi,

không chỉ “hồng” mà còn “chuyên”, không chỉ có “tâm” mà còn phải có “tầm”.

Thứ tư, phải quán triệt quan điểm khách quan, quan điểm toàn diện, quan điểm phát triển,

quan điểm thực tiễn, quan điểm lịch sử cụ thể trong hoạt động nhận thức và cải tạo thực tiễn.

Thứ năm, chống chủ nghĩa chủ quan, bệnh chủ quan duy ý chí dưới mọi màu sắc; coi trọng

Page 45: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

45

công tác tư tưởng, chống các luận điểm xuyên tạc của các thế lực thù địch.

Thứ sáu, phải trau dồi đạo đức cách mạng; có lối sống lành mạnh trong sạch, lạc quan,

yêu đời. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm

nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang; rằng đạo đức cách mạng

không phải trên trời sa xuống; nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển

và củng cố; cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong.

Thứ bảy, phải vận dụng Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI về tự phê bình và

phê bình để kiểm điểm bản thân mỗi cán bộ một cách nghiêm túc và thực sự cầu thị.

Câu 14. Phân tích nội dung quy luật về sự phù hợp của QHSX với trình độ của

LLSX và sự vận dụng quy luật này trong cách mạng Việt Nam?

Trả lời: 1. Khái niệm:

+Lực lượng sản xuất (LLSX) biểu thị mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, thể hiện

năng lực của con người trong việc chinh phục giới tự nhiên, là nội dung của phương thức sản

xuất.Lực lượng sản xuất là nền tảng vật chất - kỹ thuật của mỗi hình thái kinh tế - xã hội. Hình

thái kinh tế xã hội khác nhau có lực lượng sản xuất khác nhau. Suy đến cùng, sự phát triển của

lực lượng sản xuất quyết định sự hình thành, phát triển và thay thế nhau của các hình thái kinh

tế - xã hội. LLSX là sự thống nhất hữu cơ giữa người lao động và tư liệu sản xuất, trước hết là

công cụ lao động, trong đó người lao động là yếu tố quan trọng nhất, còn công cụ sản xuất là

yếu tố động nhất.

Trình độ của LLSX thể hiện ở trình độ những yếu tố cấu thành nó như trình độ của công cụ

lao động, trình độ khoa học kỹ thuật, trình độ của người lao động.

+ Quan hệ sản xuất (QHSX) là khái niệm dùng để chỉ quan hệ giữa con người với con người

trong quá trình sản xuất vật chất, nó là hình thức của phương thức sản xuất, là cơ sở kinh tế, cơ

sở sâu xa của đời sống tinh thần. QHSX bao gồm quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan

hệ tổ chức quản lý và quan hệ phân phối sản phẩm. Ba quan hệ đó liên hệ khăng khít với nhau,

thống nhất với nhau tạo nên 1 hệ thống mang tính ổn định tương so với LLSX. Các quan hệ sản

xuất tạo thành cơ sở hạ tầng của xã hội và quyết định tất cả mọi quan hệ xã hội khác. Mỗi hình

thái kinh tế - xã hội có một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho nó. Quan hệ sản xuất là tiêu

chuẩn khách quan để phân biệt các chế độ xã hội.

2. Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

- LLSX và QHSX liên hệ mật thiết với nhau, không tách rời nhau. LLSX suy cho cùng quyết

định QHSX thể hiện ở chỗ:

+ Công cụ lao động với việc xác lập QHSX tương ứng (cốt lõi của LLSX);

+ Lực lượng sản xuất thay đổi, sớm muộn cũng kéo theo sự thay đổi của quan hệ sản xuất, vì

lực lượng sản xuất là nội dung, quan hệ sản xuất là hình thức, nội dung quyết định hình thức.

+ Trình độ khoa học kỹ thuật khác nhau cũng sẽ đưa lại cách thức tổ chức quản lý khác nhau.

- Quan hệ sản xuất cũng có tính độc lập tương đối và tác động trở lại lực lượng sản xuất.

+ QHSX có thể thay đổi nhanh, chậm, hoặc đi song hành với sự phát triển của lực Ịuợng sản

xuất; nhưng nhìn chung, nó thường thay đổi chậm so với trình độ phát triển của lực lượng sản

xuất.

Page 46: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

46

+ QHSX quy định trực tiếp mục đích xã hội của nền sản xuất (LLSX bị chi phối bởi vai trò

của người nắm trong tay toàn bộ TLSX).

+ Nếu phân phối hợp lý theo đúng mức lao động mà người ta bỏ ra thì có thể kích thích sự

hăng say làm việc, kích thích sáng chế phát minh, cải tiến công cụ, cải tiến kỹ thuật, khiến cho

lực lượng sản xuất phát triển.

Từ mối quan hệ biện chứng trên ta rút ra quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình

độ phát trỉển của lực lượng sản xuất: .

- Nếu QHSX phù hợp thì sẽ thúc đẩy cho LLSX phát triển, sự phù hợp đó thể hiện ở tổ chức

quản lý và phân phối sản phẩm. (Các yếu tố cấu thành của quan hệ sản xuất tạo địa bản lầy đủ,

tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng sản xuất phát triển, tạo điều kiện tối ưu cho việc kết hợp

giữa con người, tư liệu sản xuất và khoa học kỹ thuật, làm cho lực lượng sản xuất phát triển hết

khả năng của nó).

- Ngược lại, khi QHSX không phù hợp, tức nó ở một mức độ lạc hậu hơn so với trình độ

LLSX thì nó kìm hãm sự phát triển của LLSX. Trong cả trường hợp QHSX đi trước, vượt rất xa

so với trình độ LLSX thì nó cũng kìm hãm sự phát triển của LLSX.Khi QHSX trở thành xiềng

xích trói buộc LLSX thì đòi hỏi phải có 1 cuộc cách mạng XH để thay thế QHSX mới phù

hợp,vì xu hướng SX vật chất là không ngừng biến đổi và phát triển, sự biến đổi bao giờ cũng

bắt đầu bằng sự phát triển của LLSX mà trước hết là công cụ lao động. Mâu thuẫn giữa LLSX

(yếu tố động) và QHSX (yếu tố ổn định tương đối) gay gắt đến mức đòi hỏi khách quan phải

thay thế QHSX hiện có bằng QHSX mới.

- Con người hoặc không phát hiện được mâu thuẫn này, hoặc phát hiện được nhưng lại giải

quyết một cách sai lầm chủ quan, duy ý chí thì quan hệ sản xuất trở thành nhân tố phá hoại lực

lượng sản xuất.

Trong xã hội có giai cấp, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất thường biểu

hiện thành mâu thuẫn giai cấp, giữa giai cấp bảo thủ muốn duy trì quan hệ sản xuất lạc hậu với

giai cấp tiến bộ đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến.

- Ý nghĩa phương pháp luận:

+ Vì LLSX quyết định QHSX đối với quá trình sản xuất xã hội, cho nên trong hoạt động

thực tiễn cần coi trọng vị trí, vai trò của LLSX đối với QHSX. Muốn thúc đẩy quá trình sản

xuất xã hội cần phải phát huy vai trò của LLSX; cần phải ưu tiên, mở đường cho LLSX phát

triển tối đa.

+ Vì QHSX có sự tác động tích cực trở lại đối với LLSX (thể hiện thông qua sự phù hợp và

không phù hợp với trình độ LLSX) trong quá trình sản xuất xã hội, cho nên không được xem

thường, bỏ qua vai trò này và cần phải biết phát huy vai trò của QHSX nhằm tạo điều kiện, môi

trường thuận lợi cho LLSX phát triển.

+ Vì giữa LLSX và QHSX tồn tại trong mối quan hệ vừa thống nhất, vừa đấu tranh lẫn nhau,

cho nên cần phải tôn trọng quy luật này. Việc tôn trọng quy luật giúp chúng ta chủ động trong

việc giải quyết mối quan hệ cũng như có những biện pháp phù hợp nhằm thúc đẩy quá trình sản

xuất xã hội phát triển.

3. Sự vận dụng quy luật này ở nước ta:

- Trong thời kỳ trước Đại hội VI, Đảng ta đã có những sai lầm thiếu sót trong việc nhận thức

Page 47: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

47

và vận dụng quy luật XH, đặc biệt là sai lầm trong việc nhận thức và vận dụng quy luật QHSX

phù hợp với trình độ của LLSX. Biểu hiện những sai lầm thiếu sót biểu hiện tập trung trong

quan điểm chỉ đạo và chính sách cải tạo QHSX cũ, xây dựng QHSX mới. Đảng cho rằng

QHSX XHCN cần đi trước mở đường cho LLSX lạc hậu phát triển nhanh lên hiện đại. Dẫn đến

việc xây dựng QHSX mới mà không quan tâm đến việc phát triển LLSX, do đó đã kéo dài quá

lâu trình độ SX thấp, thủ công, đầu tư công nghiệp nặng không đúng hướng, đầu tư dàn đều,

tràn lan, không chú ý đầu tư chiều sâu mà chỉ đầu tư chiều rộng. Kết quả là khủng hoảng kinh

tế - xã hội trầm trọng, lạm phát đạt đến mức khủng khiếp 774%, sản xuất bị đình trệ.

- Từ đại hội Đảng VI: Để khắc phục những sai lầm trên và vận dụng hiệu quả quy luật này,

Đại hội VI của Đảng đã đề xuất quan điểm đổi mới toàn diện.Đảng đã căn cứ vào thực LLSX

hiện có của đất nước ta đối chiếu với lý luận QHSX và LLSX để xây dựng chế độ QHSX phù

hợp với trình độ LLSX ở nước ta. Cụ thể:

-Đảng chủ trương phải thiết lập từng bước QHSX XHCN từ thấp đến cao với sự đa dạng về

hình thức sở hữu, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN,

vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.

- Chủ trương nhấn mạnh phát triển nền kinh tế nhiều thành phần nhưng kinh tế nhà nước giữ

vai trò chủ đạo hỗ trợ các thành phần kinh tế khác phát triển. Chủ trương này đã khơi dậy tiềm

năng SX , khơi dậy năng lực sáng tạo, chủ động của các chủ thể lao động trong sản xuất kinh

doanh, thúc đẩy SX phát triển.

- “Phát triển LLSX hiện đại gắn liền với xây dựng QHSX mới phù hợp cả 3 mặt sở hữu,

quản lý và phân phối”. Đảng ta đã thừa nhận sự tồn tại của nhiều hình thức sở hữu và các loại

hình tổ chức kinh tế gắn liền với các hình thức sở hữu đó do lịch sử để lại, phù hợp với từng

thành phần kinh tế.

Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ TBCN trong điều kiện của trình độ phát

triển LLSX đa dạng, không đồng đều. Chính vì vậy, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là phải tiến

hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã

hội. Đó là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Mặt khác, tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát huy cao độ nội lực, tranh thủ tối

đa ngoại lực, không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân. Nhận thức đúng yêu cầu đó, trong

quá trình đổi mới, Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp thực hiện

CNH-HĐH để phát triển LLSX như: xác định rõ vị trí, vai trò của các thành phần kinh tế: kinh

tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tập thể không ngừng củng cố và phát triển, kinh tế nhà

nước cùng kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.

Kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

được khuyến khích phát triển…, tạo cơ sở củng cố, từng bước hoàn thiện QHSX mới.

Mục đích của việc xây dựng QHSX, phù hợp với trình độ phát triển của LLSX trong quá

trình CNH, HĐH là nhằm khai thác các lợi thế tiềm năng trong và ngoài nước, các thành phần

kinh tế vào phát triển kinh tế xã hội, ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân, thực hiện mục

tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Có thể khẳng định, đó là thành tựu

nổi bật nhất của sự nhận thức và vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh vào điều kiện kinh tế xã hội cụ thể của đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH.

Tóm lại, nhận thức và vận dụng đúng đắn quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của

Page 48: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

48

lực lượng sản xuất cùng các hệ thống, các quy luật KT-XH khác của nền kinh tế hàng hoá thị

trường dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý Nhà nước theo định hướng XHCN, nhất định chúng

ta sẽ thực hiện được mục tiêu dân giàu, nước mạnh, XH công bằng, dân chủ văn minh. Những

thành tựu to lớn mà chúng ta đã đạt được sau nhiều năm đổi mới là những minh chứng xác thực

nhất cho điều đó.

Câu 15. Phân tích sự tác động trở lại của ý thức xã hội tới tồn tại xã hội và ý nghĩa

của vấn đề đối với nước ta trong giai đoạn hiện nay?

Trả lời:

1. Khái niệm

- Tồn tại xã hội (TTXH): Là đời sống vật chất cùng những điều kiện sinh hoạt vật chất của

XH. Những yếu tố cơ bản thuộc TTXH gồm phương thức sản xuất vật chất của xã hội, điều

kiện kinh tế -tựnhiên, dân số (số lượng dân số, mật độ dân số, chất lượng dân số). Các yếu tố

này tồn tại trong sự thống nhất biện chứng, tác động lẫn nhau, trong đó phương thức sản xuất

vật chất là yếu tố cơ bản nhất. Trong các yếu tố đó thì phương thức sản xuất đóng vai trò quyết

định. Để thúc đẩy sự TTXH nói chung trước hết phải thúc đẩy phương thức sản xuất.

- Ý thức xã hội (YTXH): Là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm cùng những tình cảm, tâm

trạng, truyền thống của một cộng đồng xã hội, nảy sinh từ TTXH và phản ánh TTXH của họ

trong những giai đoạn phát triển nhất định. Ý thức xã hội là lĩnh vực rất phức tạp, tùy theo từng

góc độ xem xét mà ý thức xã hội có thể chia thành các bộ phận khác nhau. Từ góc độ cộng đồng

ý thức xác hội có thể chia thành ý thức nông dân, công nhân, tư sản. Từ góc độ nội dung phản

ánh có thể chia thành các hình thái ý thức xã hội như: ý thức chính trị, ý thức pháp quyền, ý

thức đạo đức, ý thức tôn giáo, ý thức khoa học, ý thức triết học... Theo trình độ phản ánh của

YTXH có: ý thức thông thường và ý thức khoa học.

2. Ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội, do tồn tại xã hội quyết định

Chủ nghĩa duy vật lịch sử đã chỉ rõ rằng: tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, ý thức xã

hội phản ánh tồn tại xã hội, phụ thuộc vào tồn tại xã hội. Nghĩa là tồn tại xã hội quyết định nội

dung phản ánh của ý thức xã hội: nó quyết định ý thức xã hội ở sự nghèo nàn, phong phú hay

đơn điệu trong nội dung phản ánh. Tồn tại xã hội cũng quyết định tính chất cách mạng hay phản

ánh cách mạng, đối kháng hay không đối kháng trong ý thức xã hội. Khi tồn tại xã hội thay đổi,

nhất là phương thức sản xuất thay đổi thì những tư tưởng và lý luận xã hội, những quan điểm về

chính trị pháp quyền, triết học, đạo đức, văn hóa nghệ thuật… sớm hay muộn cũng thay đổi

theo. Cho nên, chúng ta thấy ở những thời kỳ lịch sử khác nhau có những quan điểm, lý luận, tư

tưởng xã hội khác nhau thì đó chính là do những điều kiện khác nhau của đời sống vật chất

quyết định. Điều đó chứng tỏ: “Không phải ý thức của con người quyết định tồn tại của họ, trái

lại tồn tại xã hội của họ quyết định ý thức của họ”.

Triết học Mác-Lênin với quan điểm về nguồn gốc ý thức không chỉ dừng lại ở chỗ xác định

sự phụ thuộc của ý thức xã hội vào tồn tại xã hội mà còn chỉ ra rằng: tồn tại xã hội quyết định ý

thức xã hội, không phải một cách đơn giản, trực tiếp mà thường thông qua các khâu trung gian.

Không phải bất cứ tư tưởng quan niệm, lý luận hình thái ý thức xã hội nào cũng phản ánh rõ

ràng và trực tiếp những quan hệ kinh tế của thời đại, chỉ khi nào xét đến cùng thì mới thấy rõ

những mối quan hệ kinh tế được phản ánh bằng cách này hay cách khác trong các tư tưởng ấy.

Khi khẳng định vai trò quyết định của tồn tại xã hội với ý thức xã hội, còn ý thức xã hội là

Page 49: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

49

phản ánh tồn tại xã hội phụ thuộc vào tồn tại xã hội, triết học Mác Lênin không xem ý thức xã

hội như một yếu tố hoàn toàn thụ động mà trái lại còn nhấn mạnh sự tác động tích cực trở lại

của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội, nhấn mạnh tính độc lập tương đối của ý thức xã hội đối

với tồn tại xã hội.

3. Sự tác động trở lại của YTXH đối với TTXH

Chủ nghĩa duy vật lịch sử không những chống lại quan điểm duy tâm tuyệt đối hóa vai trò

của ý thức xã hội, mà còn bác bỏ quan điểm duy vật tầm thường, chủ nghĩa duy kinh tế,…là

những quan điểm không thấy hoặc phủ nhận tác dụng tích cực của ý thức xã hội trong đời sống

xã hội. Ăngghen viết: “Sự phát triển của chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo, văn học, nghệ

thuật,…đều dựa trên cơ sở phát triển kinh tế. Nhưng tất cả chúng cũng có ảnh hưởng lẫn nhau

và ảnh hưởng đến cơ sở kinh tế”. Mức độ ảnh hưởng của tư tưởng đối với sự phát triển của xã

hội phụ thuộc vào những điều kiện lịch sử cụ thể, vào tính chất các mối quan hệ kinh tế mà trên

đó tư tưởng nảy sinh, vào vai trò lịch sử của giai cấp mang ngọn cờ tư tưởng vào mức độ phản

ánh đúng đắn của tư tưởng đối với các nhu cầu phát triển xã hội, vào mức độ thâm nhập của tư

tưởng đó vào quần chúng. Vì vậy cần phân biệt vai trò của ý thức tư tưởng tiến bộ và ý thức của

tư tưởng phản tiến bộ đối với sự phát triển của xã hội.

Sự tác động trở lại của YTXH đối với TTXH diễn ra với nhiều khuynh hướng: có có thể thúc

đẩy XH phát triển phù hợp với quy luật, mang tính tích cực, nhanh hơn và ngược lại. Xu hướng,

phạm vi, cấp độ, hiệu quả tác động của YTXH phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó có những

yếu tố cơ bản như:

- Một là, trình độ phản ánh của YTXH đối với TTXH: Khi YTXH phản ánh đúng quy luật

vận động của TTXH, phản ánh đúng đắn các nhu cầu phát triển của TTXH, khi YTXH mang

tính khoa học, tiên bộ sẽ góp phần thúc đẩy XH phát triển và ngược lại.

- Hai là, vai trò lịch sử của giai cấp mang ngọn cờ tư tưởng: Sự phát triển của XH phụ thuộc

vào nhận thức và hành động của con người, trong đó giai cấp mang ngọn cờ tư tưởng (giai cấp

giữ vai trò là chủ thể của XH) giữ vai trò quan trọng. Nó thể hiện trong việc xây dựng, định

hướng quan niệm, tư tưởng, giá trị cho cộng đồng; trong việc tuyêntruyền, giao dục, quảng bá ý

thức xã hội, trong việc vận dụng, phát huy vai trò của YTXH,..

- Ba là, mức độ ảnh hưởng của YTXH trong quảng đại quần chúng: YTXH chỉ có thể phát

huy vai trò, sức mạnh của nó khi chi phối nhận thức, hành động của con người, của quảng đại

quần chúng. Mác nhấn mạnh: “…lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất, một khi nó thâm

nhập vào quần chúng”.

Ngoài ra, xu hướng, phạm vi, cấp độ và hiệu quả tác động của YTXH tới TTXH còn phụ

thuộc vào mức độ tương tác qua lại giữa các yếu tố tham gia vào quá trình đó.

4. Ý nghĩa phương pháp luận

Tồn tại xã hội và ý thức xã hội là hai phương diện thống nhất biện chứng của đời sống xã

hội. Vì vậy công cuộc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới phải được tiến hành đồng thời trên

cả hai mặt tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Cần thấy rằng, thay đổi tồn tại xã hội là điều kiện cơ

bản nhất để thay đổi ý thức xã hội; mặt khác, cũng cần thấy rằng không chỉ những biến đổi

trong tồn tại xã hội mới tất yếu dẫn đến những thay đổi to lớn trong đời sống tinh thần của xã

hội mà ngược lại, những tác động của đời sống tinh thần xã hội, với những điều kiện xác định

cũng có thể tạo ra những biến đổi mạnh mẽ, sâu sắc trong tồn tại xã hội.

Page 50: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

50

Quán triệt nguyên tắc phương pháp luận đó trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở

nước ta, một mặt phải coi trọng cuộc cách mạng tư tưởng văn hoá, phát huy vai trò tác động

tích cực của đời sống tinh thần xã hội đối với quá trình phát triển kinh tế và công nghiệp hoá,

hiện đại hoá đất nước; mặt khác phải tránh tái phạm sai lầm chủ quan duy ý chí trong việc xây

dựng văn hoá, xây dựng con người mới. Cần thấy rằng chỉ có thể thực sự tạo dựng được đời

sống tinh thần của xã hội xã hội chủ nghĩa trên cơ sở cải tạo triệt để phương thức sinh hoạt vật

chất tiểu nông truyền thống và xác lập, phát triển được một phương thức sản xuất mới trên cơ

sở thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Tính kế thừa của ý thức xã hội có ý nghĩa rất to lớn đối với sự nghiệp xây dựng nền văn hóa

tinh thần của xã hội xã hội chủ nghĩa. V.I Lênin nhấn mạnh rằng, văn hóa xã hội chủ nghĩa cần

phải phát huy những thành tựu và truyền thống tốt đẹp nhất của nhân loại từ cổ chí kim trên cơ

sở thế giới quan Mác xít. Người nhấn mạnh: “Văn hoá vô sản phải là sự phát triển hợp qui luật

của tổng số những kiến thức mà loài người đã tích luỹ được dưới ách thống trị của xã hội tư

bản, xã hội của bọn địa chủ và xã hội của bọn quan liêu”. Nắm vững nguyên lý về tính kế thừa

của ý thức xã hội có một ý nghĩa quan trọng đối với công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay trên

lĩnh vực văn hóa, tư tưởng. Trong kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế, Đảng ta khẳng

định: “Phát triển văn hóa dân tộc đi đôi với mở rộng giao lưu văn hóa với nước ngoài, vừa giữ gìn

và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới.”

5.Ý nghĩa của vấn đề đối với nước ta trong giai đoạn hiện nay

Ý thức xã hội mới là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền

thống... của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân tư tưởng là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đàng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phản ánh

lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới.

- Để tìm hiểu 1 hiện tượng ý thức, tư tưởng nào đó thì trước hết cần tìm hiểu điều kiện kinh

tế xã hội nảy sinh ý thức, tư tưởng đó.

- Ý thức lạc hậu, tiêu cực không mất đi một cách dễ dàng. Cho nên trong sự nghiệp xây dựng

xã hội mới phải thường xuyên tăng cường công tác tư tưởng, đấu tranh chống lại âm mưu và

hành động phá hoại của những lực lượng thù địch về mặt tư tưởng; kiên trì xoá bỏ những tàn dư

ý thức cũ.

- Xây dựng ý thức xã hội mới là một bộ phận không thể tách rời với công cuộc xây dụng nền

kinh tế mới, nền văn hóa mới, con người mới.

- Cùng với sự xây dựng và phát triển nền kinh tế, đồng thời phải tiến hành xây dựng và phát

triển đời sống văn hóa, đời sống tinh thần của xã hội. Với một số giải pháp chủ yếu:

+ Kế thừa và đổi mới trong quá trình xây dựng ý thức xã hội mới; phát huy những giá trị văn

hóa truyền thống của dân tộc.

+ Quá trình xây dựng ý thức xã hội mới là quá trình kết họp giữa “xây” và “chống”. Đấu

tranh khắc phục, loại bỏ những tàn dư, tư tưởng, phong tục, tập quán lạc hậu.

+ Biết phát hiện, ủng hộ, tạo điều kiện cho sự hình thành, phát triển của nhân tố văn hóa mới.

+ Đẩy mạnh tăng cường giáo dục, tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí

Minh, không ngừng bồi dưỡng nâng cao tính chất đạo đức cách mạng để nó trở thành nền tảng

của đời sống tinh thần của xã hội chúng ta hiện nay.

Page 51: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

51

+ Đẩy mạnh mở cửa giao lưu, hội nhập về văn hóa để tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại,

đồng thời đưa các giá trị văn hóa dân tộc hòa nhập vào nền văn hóa chung của nhân loại.

- Xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc: “Hướng mọi hoạt động văn hóa

vào việc xây dựng con người VN phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể

chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, bồi dưỡng các thành viên có lối sống văn hóa làm

cho gia đình thật sự là tổ ấm của mỗi người và là tế bào lành mạnh của xã hội". Đẩy mạnh

phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" ngăn chặn việc phục hồi các thủ

tục, khắc phục tình trạng mê tín đang có xu hướng lan rộng trong xã hội.

- Phát huy vai trò của ý thức xã hội mới trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước./.

Câu 16. Đồng chí hãy phân tích những đặc trưng cơ bản của phủ định biện chứng?

Trả lời:

Phủ định: thế giới vật chất vận động và phát triển không ngừng; một dạng vật chất nào đó

sinh ra; tồn tại, mất đi được thay thế bằng 1 dạng vật chất khác,triết học gọi sự thay thế đó là

phủ định, là 1 yếu tố phải có trong quá trình vận động và phát triển của vật chất.

Phép biện chứng duy vật không đề cập đến sự phủ định chung, mà chỉ nói đến sự phủ định

làm tiền đề,tạo điều kiện cho sự phát triển, cho cái mới ra đời thay thế cái cũ, đó là sự phủ định

biện chứng.

Phủ định biện chứng có những đặc điểm sau:

-Tính khách quan: những nhà triết học theo quan điểm siêu hình cho rằng phủ định là

nguyên nhân bên ngoài đưa lại, xem sự vật hiện tượng là cái bị cô lập, tách rời nhau,phép biện

chứng duy vật khẳng định nguyên nhân của phủ định để cái mới ra đời thay thế cái cũ chính là

kết quả giải quyết những mâu thuẫn bên trong sự vật, vì vậy phủ định có tính khách quan, là

yếu tố tất yếu của sự phát triển (ví dụ: CNXH phủ định chủ nghĩa tư bản chính là kết quả của

việc giải quyết mâu thuẫn cơ bản, vốn có, khách quan trong lòng xã hội tư bản, đó là mâu thuẫn

giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất).

-tính kế thừa: những nhà triết học theo quan điểm siêu hình, coi phủ định là xóa bỏ hoàn

toàn cái cũ, chấm dứt sự liên hệ,sự vận động và sự phát triển của bản thân sự vật; còn quan

điểm của những nhà triết học biện chứng duy vật thì phủ định biện chứng là kết quả của sự tự

thân phát triển để tạo cái mới, ko thể là 1 sự phủ định tuyệt đối, PĐ sạch trơn mà là sự PĐ có kế

thừa, cái mới ra đời trên cơ sở chọn lọc giữ lại và cải tạo những mặt còn thích hợp của cái cũ,

nó chỉ gạt bỏ đi những mặt tiêu cực, lỗi thời, lạc hậu, gây cản trở cho sự phất triển( ví dụ: sự

duy truyền của sinh vật; các hình thái kinh tế xã hội, trong xã hội loài người trong tư duy nhận

thức của con người)

2. Nội dung quy luật: Thế giới vận động ko ngwngf thông qua quá trình phủ định của

phủ định; tức là sự vật mới ra đồi như là kết quả của sự phủ định biện chứng cái cũ, rồi đến lược

nó bị cái mới hơn phủ định, cứ thế tạo ra khuynh hướng vận động và phát triển của sự vật từ

thấp đến cao 1 cách vô tận theo hình xoắn ốc; sau mỗi chu kỳ của sự phát triển, sự vật lại trở lại

cái ban đầu nhưng trên cơ sở mới, cao hơn.

Sự phát triển theo khuynh hướng phủ định của phủ đinh đã từng được các nhà biện

chứng tự phát nêu ra, song do chưa nhận thức sâu sắc tính biện chứng của quá trình phát triển

Page 52: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

52

nên đã tuyệt đối hóa tính ;lặp lại sau 1 chu kỳ phát triển, coi đó như là 1 quá trình diễn ra theo

vòng tròn khép kín.

Những nhà triết học duy vật biện chứng thì cho rằng sự vận động diễn ra theo nhiều xu

hướng, tính vô cùng vô tận của thế giới vật chất cũng được biểu hiện trong tính vô cùng vô tận

của các khuynh hướng vận động; theo đó sự vận động theo vòng tròn khép kín chỉ là 1 trong

những khuynh hướng có thể, đó ko phải là khuynh hướng duy nhất.

Sự phát triển biện chứng thông qua nhiều lần phủ định biện chứng, chính là sự thống

nhất loại bỏ, kế thừa và phát triển; mỗi lần phủ định biện chứng sẽ mang ;lại những nhân tố tích

cực mới; do đó sự phát triển thông qua những lần phủ định biện chứng sẽ tạo ra xu hướng tiến

lên ko ngừng; sự phát triển tiến lên ko ngừng đó, ko phái diển ra theo đường thẳng mà theo

đường xoắn ốc, mỗi vòn xoáy biểu hiện một trình độ cao hơn của sự phát triển.

Quy luật phủ định của phủ định biểu hiện sự phát triển do mâu thuẩn; mỗi lần phủ định

là kết quả đấu tranh chuyển hóa các mặt đối lập trong bản thân sự vật, sự phủ định lần thứ nhất

được thực hiện một cách căn bản sẽ làm cho sự vật cũ trở thành cái đối lập của mình; lần phủ

định tiêp theo dẫn đến sự ra đời của sự vật mới mang nhiều đặc trưng đối lập với cái trung gian,

như vậy về hình thức sẽ trở lại cái xuất phát nhưng về thực chất ko phải giống nguyên cái cũ,

mà dường như lặp lại cái cũ nhưng trên cơ sở cao hơn.

Số lượng các lần phủ định trong 1 chu kỳ phát triển cụ thể, trong thực tế có thể nhiều

hơn hay tùy theo tính chất của 1 quá trình phát triển cụ thể. (ví dụ: hạt lúa: 2, tơ tằm: 4)

3. Ý nghĩa phương pháp luận:

Quy luật phủ định của phủ định giúp ta hiểu biết 1 cách đúng đắn về xu hướng của sự

phát triển và được diển ra trong quá trình quanh co, phức tạp, đặc biệt là trong lĩnh vực đời sống

xã hội.

Quyluật phủ định của phủ định giúp ta có cái nhìn về xu thế của thời đại mà ta đang

sống, mặc dù hệ thống XHCN đã tan rã, qua đó xây dựng niềm tin tất thắng của CNXH đối với

CNTB.

Quy luật phủ định của phủ định giúp ta hiểu biết đầy đủ hơn về cái mới, cái mới là cái ra

đời phù hợp với quy luật phát triển của sự vật, nó luôn biểu hiện là giai đoạn cao về chất trong

sự phát triển, trong lĩnh vực tự nhiên cái mới ra đời mang tính tự phát, trong lĩnh vực xã hội cái

mới xuất hiện gắn liền với sự nhận thức và hoạt động có ý thức của con người, qua đó xây dựng

thái độ ủng hộ cái mới, đấu tranh loại trừ cái cũ trong đời sống xã hội.

Câu 17. Đồng chí hãy phân tích những đặc trưng cơ bản của mâu thuẫn biện chứng?

Trả lời:

a. Mâu thuẫn: Là hiện tượng khách quan và phổ biến. Mâu thuẫn là mối liên hệ tác động

qua lại giữa các mặt đối lập trong cùng một sự vật.

Mặt đối lập là những mặt, những thuộc tính có xu hứơng phát triển ngược chiều nhau, tồn tại

trong cùng một sự vật hiện tượng tác động biện chứng với nhau làm cho sự vật phát triển.

Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan và phổ biến

Mâu thuẫn là khách quan có nghĩa là mâu thuẫn là cái vốn có ở mọi sự vật hiện tượng. Mâu

thuẫn hình thành phát triển là do cấu trúc tự thân bên trong của sự vật quy định nó không phụ

Page 53: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

53

thuộc vào bất kỳ một lực lượng siêu tự nhiên nào và không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của

con người.

Mâu thuẫn là hiện tượng phổ biến có nghĩa là mâu thuẫn tồn tại trong tất cả các lĩnh vực

tự nhiên, xã hội và tư duy. Mâu thuẫn tồn tại từ khi sự vật xuất hiện cho đến khi kết thúc. Mâu

thuẫn tồn tại ở mọi không gian, thời gian, mọi giai đoạn phát triển. Mâu thuẫn này mất đi thì

mâu thuẫn khác lại hình thành. Trong mỗi sự vật không phải chỉ có một mâu thuẫn mà có thể có

nhiều mâu thuẫn vì sự trong cùng một lúc có thể có nhiều mặt đối lập.

Trong những điều kiện cụ thể khác nhau, mâu thuẫn thể hiện ra dưới nhiều hình thức đa

dạng và phong phú khác nhau:

+ Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài.

+ Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản

+ Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu

+ Mâu thuẫn đối kháng và không đối kháng.

Cần chú ý: Trong tư duy thông thường khi nói đến hai mặt đối lập là nói lên mâu thuẫn.

Còn trong tư duy biện chứng, không phải hai mặt đối lập nào cũng tạo nên mâu thuẫn mà chỉ

những mặt đối lập tác động biện chưngs với nhau tạo nên sự vật hiện tượng và tạo lên sự phát

triển mới được gọi là mâu thuẫn- mâu thuẫn biện chứng.

b)Các mặt đối lập của mâu thuẫn vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau.

Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa, ràng buộc quy định lẫn nhau làm tiền

đề tồn tại cho nhau của các mặt đối lập. Không có sự thống nhất của các mặt đói lập thì không

tạo ra sự vật.

Theo nghĩa hẹp sự thống nhất là sự đồng nhất, phù hợp ngang nhau của hai mặt đối lập đó

là trạng thái cân bằng của mâu thuẫn.

Sự thống nhất của các mặt đối lập là tạm thời tương đối, nghĩa là nó chỉ tồn tại trong một

thời gian nhất định, đó chính là trạng thái đứng im, ổn định tương đối của sự vật, tính tương đối

của sự thống nhất của các mặt đối lập làm cho thế giới vật chất phân hoá thành cacs bộ phận các

sự vật đa dạng phực tạp, gián đoạn.

Sự đấu tranh của các mặt đối lập là sự bài trừ gạt bỏ phủ định biện chứng lẫn nhau của

các mặt đối lập (Sự đấu tranh hiểu theo nghĩa tác động ảnh hưởng lẫn nhau của các mặt đối lập

chứ không phải theo nghĩa đen)

Sự đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối vĩnh viễn. Nó diễn ra liên tục trong suốt quá trình

tồn tại của sự vật kể cả trong trang thái sự vật ổn đinhj cũng như khi chuyển hoá nhảy vọt về

chất.

Sự đấu tranh của các mặt đối lập tạo lên tính chất tự thân, liên tục của sự vận động phát

triển của sự vật. Cũng vì vậy muốn thay đổi sự vật tì phải tăng cường sự đấu tranh.

Sự đấu tranh của các mặt đối lập là một quá trình phức tạp diễn ra từ thấp đến cao, gồm

nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại có những đặc điểm riêng. Giai đoạn đầu: Mâu thuẫn biểu hiện

ra ở sự khác nhau của hai mặt đối lập song không phải sự khác nhau nào cũng là mâu thuẫn mà

chỉ hai mặt khác nhau nào liên hệ hữu cơ với nhau trong một chỉnh thể có khuynh hướng phát

triển trái ngược nhau mới tạo thành giai đoạn đầu của maau thuẫn, trong giai đoạn này sự đấu

tranh chưa rõ và chưa gay gắt.

Page 54: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

54

+Giai đoạn sau: Trong quá trình phát triển của mâu thuẫn, sự khác nhau biến thành đối

lập, khi đó hai mặt đối lập càng rõ, càng sâu sắc thì sự đấu tranh giữa chúng ngày càng gay gắt

và quyết liệt, nếu có điều kiện chín muồi thì hai mặt chuyển hoá lẫn nhau và mâu thuẫn được

giải quyết.

c)Sự đấu tranh và chuyển hoá của các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực của sự phát triển.

Đấu tranh của các mặt đối lập gây ra những biến đổi của các mặt đối lập khi cuộc đấu

tranh của các mặt đối lập trỏ lên quyết liệt và có điều kiện chín muồi thì sự thống nhất của hai

cũ bị phá huỷ, các mặt đối lập chuyển hoá lẫn nhau. Sự chuyển hoá của các mặt đối lập chính là

lúc mâu thuẫn được giải quyết, sự vật cũ bị mất đi, sự vật mới xuất hiện. Các mặt đối lập có thể

chuyển hoá lẫn nhau với ba hình thức.

-Các mặt đối lập chuyển hoá lẫn nhau mặt đối lập này thành mặt đối lập kia và ngược lại

nhưng ở trình độ cao hơn về phương diện vật chất của sự vật. Ví dụ, Mâu thuẫn giữa vô sản và

tư sản biểu hiện thành cuộc cách mạng vô sản lật độ giai cấp tư sản

-Cả hai mặt đối lập đều mất đi và chuyển hoá thành mặt đối lập mới. Ví dụ Giải quyết

mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ (chế độ phong kiến) xã hội lại xuất hiện mâu thuẫn mới là

mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản (Chế độ TBCN).

-Các mặt đối lập thâm nhập vào nhau, cải biến lẫn nhau. Trong sự vật mới lại có mâu

thuẫn mới, các mặt đối lập trong mâu thuẫn mới lại đấu tranh với nhau, làm cho sự vật ấy lại

chuyển hoá thành sự vật khác tiến bộ hơn, cứ như vậy mà các sự vật hiện tượng thường xuyên

biến đổi và phát triển không ngừng, vì vậy, mâu thuẫn là nguồn gốc động lực của mọi quá trình

vận động phát triển của sự vật hiện tượng.

ý nghĩa phương pháp luận

Vì mâu thuẫn là hiện tượng khách quan và phổ biến, nên trong nhận thận thức và thực tiễn

phải tôn trọng mâu thuẫn, tức là không được lẩn tránh mâu thuẫn cũng như không được tạo ra

mâu thuẫn.

Vì mâu thuẫn là động lực của sự phát triển nên muốn thúc đẩy sự phát triển phải nhận

thức được mâu thuẫn và tìm cách giải quyết mâu thuẫn, phải tạo ra điều kiện thúc đẩy sự đấu

tranh của các mặt đối lập theo chiều hướng phát triển.

Vì mọi mâu thuẫn đều có quá trình phát sinh, phát triển và biến hoá. Vì sự vật khác nhau

thì mâu thuẫn khác nhau, mỗi mâu thuẫn lại có những đặc điểm riêng của nó. Do đó phải biết

phân tích cụ thể một mâu thuẫn cụ thể và tìm cách giải quyết mâu thuẫn.

Câu18. Mỗi quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Ý

nghĩa phương pháp luận?

Trả lời:

1. Khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội.

Cơ sở hạ tầng bao gồm quan hệ sản xuất thống trị, quan hệ sản xuất tàn dư và quan hệ sản

xuất mới (mầm mống quan hệ sản của xã hội sau). Ví dụ: trong cơ sở hạ tầng hiện nay ở Việt

Nam, về cơ bản có các kiểu quan hệ sản xuất sau: quan hệ sản xuất cũ là kiểu quan hệ sản xuất

phong kiến, tư bản chủ nghĩa; quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa là quan hệ sản xuất thống trị và

Page 55: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

55

mầm mống của quan hệ sản xuất cộng sản chủ nghĩa định hướng cho sự phát triển cơ sơ hạ tầng

xã hội chủ nghĩa hiện nay ở Việt Nam.

Trong mối quan hệ của các quan hệ sản xuất của cơ sở hạ tầng, thì quan hệ sản xuất thống

trị bao giờ cũng giữ vai trò qui định, chi phối các quan hệ sản xuất khác. Tương ứng với quan

hệ sản xuất trong cơ sở hạ tầng là các thành phần kinh tế khác nhau. Trong đó, quan hệ sản xuất

thống trị qui định các quan hệ sản xuất khác.

Đặc trưng, bản chất của một cơ sở hạ tầng do quan hệ sản xuất thống trị qui định. Ví dụ: quan

hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa hiện nay ở Việt Nam phản ánh bản chất kinh tế - xã hội hiện nay ở

nước ta. Tương ứng với các kiểu quan hệ sản xuất trong một cơ sở hạ tầng là các thành phần

kinh tế khác nhau.

Trong xã hội có giai cấp thì cơ sở hạ tầng mang tính giai cấp. Bởi, nó đều phản ánh và bảo

vệ lợi ích cho những giai cấp khác nhau.

Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những tư tưởng xã hội, những thiết chế tương ứng và

những quan hệ nội tại của nó được hình thành trên cơ sở hạ tầng nhất định.

Tư tưởng xã hội, là những hiện tượng xã hội được xây dựng trên một cơ sở hạ tầng nhất định.

Đó là chính trị, pháp quyền, đạo đức, triết học, khoa học, tôn giáo và thẩm mỹ. Thiết chế xã hội

tương ứng với tư tưởng xã hội trên là giai cấp, chính đảng, nhà nước, giáo hội và các tổ chức xã

hội khác…

Mỗi bộ phận khác nhau của kiến trúc thượng tầng đều có đặc điểm và qui luật riêng,

nhưng chúng đều có sự tác động biện chứng qua lại lẫn nhau khi phản ánh cơ sở hạ tầng. Trong

các bộ phận khác nhau đó, thì nhà nước, pháp luật và hệ tư tưởng của giai cấp thống trị là các

bộ phận quan trọng nhất trong xã họi có giai cấp. Đặc trưng, bản chất của một kiến trúc thượng

tầng do quan hệ sản xuất thống trị qui định.

Trong xã hội có giai cấp thì kiến trúc thượng tầng mang tính giai cấp, phản ánh tính giai

cấp ở trong cơ sở hạ tầng. Trong xã hội có giai cấp đối kháng thì bộ phận thể hiện quyền lực xã

hội quan trọng nhất là nhà nước - công cụ của giai cấp thống trị thể hiện quyền thống trị xã hội

của nó về mặt chính trị, pháp luật và các mặt quan hệ xã hội khác.

2. Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

a) Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối

với kiến trúc thượng tầng thể hiện ở chỗ, cơ sở hạ tầng nào thì kiến trúc thượng tầng ấy. Giai

cấp nào thống trị về mặt kinh tế thì đồng thời thống trị về mặt tinh thần. Cho nên, cơ sở hạ tầng

nào thì sẽ sinh ra một kiến trúc thượng tầng tương ứng.

Sự biến đổi của cơ sở hạ tầng tất yếu sẽ dẫn đến sự biến đổi của kiến trúc thượng tầng. Sự biến

đổi đó diễn ra trong một hình thái kinh tế - xã hội nhất định, hoặc giữa các hình thái kinh tế - xã

hội khác nhau. Khi cơ sở hạ tầng cũ mất đi thì kiến trúc thượng tầng do nó sinh ra cũng sẽ mất

theo và cơ sở hạ tầng mới xuất hiện thì một kiến trúc thượng tầng mới phù hợp với nó cũng xuất

hiện. Một khi cơ sở hạ tầng cũ mất đi thì kiến trúc thượng tầng của nó cũng mất theo. Song, có

những nhân tố riêng lẻ của kiến trúc thượng tầng cũ vẫn còn tồn tại rất lâu trong xã hội mới,

nhất là về mặt tư tưởng. Trong quá trình chuyển hoá giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

cũ và cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng mới bao giờ cũng bao hàm sự kế thừa lẫn nhau dưới

những hình thức cụ thể nào đó.

Page 56: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

56

b) Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng Các bộ phận khác

nhau của kiến trúc thượng tầng đều tác động trở lại cơ sở hạ tầng; nhưng nhà nước, pháp luật và

hệ tư tưởng chính trị của giai cấp thống trị tác động một cách trực tiếp và quan trọng nhất trong

xã hội có giai cấp đối kháng. Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng

cũng có thể thúc đẩy sự hoàn thiện và phát triển của cơ sở hạ tầng, đồng thời cũng có thể kìm

hãm sự phát triển của cơ sở hạ tầng. Nếu kiến trúc thượng tầng phản ánh đúng cơ sở hạ tầng và

thực hiện đúng các chức năng của nó đối với cơ sở hạ tầng thì nó củng cố bảo vệ và thúc đẩy sự

phát triển của cơ sở hạ tầng. Ngược lại, nó phản ánh không đúng đối với cơ sơ hạ tầng và không

thực hiện đúng các chức năng của nó đối với cơ sở hạ tầng thì lại kìm hãm sự phát triển của cơ

sở hạ tầng.

Câu 19: Đề ra đường lối đổi mới, trong văn kiện Đại hội VI Đảng coi việc "phải luôn

xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan" là một trong những

bài học kinh nghiệm quý báu. Phân tích cơ sở triết học và thực tiễn của bài học trên và ý nghĩa

của nó trong thực tiễn cách mạng nước ta hiện nay

1. Cơ sở triết học là mối quan hệ giữa vật chất và ý thức

* Lê nin định nghĩa:

- "Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan, được đem lại cho con người

trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào

cảm giác".

+ Vật chất là cái tồn tại khách quan bên ngoài ý thức và không phụt huộc vào ý thức, bất kể sự tồn

tại ấy con người đã nhận thức được hay chưa nhận thức được.

+ Vật chất là cái gây nên cảm giác ở con người khi gián tiếp hoặc trực tiếp tác động lên giác quan

của con người.

+ Cảm giác, tư duy, ý thức chỉ là sự phản ánh của vật chất.

+ Lênin đã thừa nhận rằng trong nhận thức luận, vật chất là cái thứ nhất, là nguồn gốc khách quan

của cảm giác, của ý thức. Lênin muốn nhấn mạnh rằng bằng những phương thức nhận thức khác nhau,

con người có thể nhận thức được thế giới vật chất.

- Ý thức là sự phản ánh mang tính sáng tạo thế giới vật chất vào bộ não con người thông qua hoạt

động thực tiễn.

+ ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Chủ quan theo nghĩa ý thức là hình ảnh của

sự vật được thực hiện trong bộ não con người, là sự phản ánh thế giới khách quan thông qua lăng kính

chủ quan của mỗi người gắn liền với hoạt động khái quát hoá, trừu tượng hoá, có định hướng, có lựa

chọn nhằm tạo ra những tri thức về sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan. Y thức là hình ảnh chủ

quan, hình ảnh tinh thần chứ không phải là hình ảnh vật lý. Y thức lấy thế giới khách quan làm tiền đề.

Nội dung của ý thức là do thế giới khách quan quy định.

+ Y thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan có nghĩa ý thức là sự phản ánh sáng tạo, tích

cực thế giới khách quan. Y thức là sự thống nhất của khách quan và chủ quan.

+ Phản ánh ý thức là sáng tạo do nhu cầu thực tiễn quy định. Nhu cầu thực tiễn đòi hỏi chủ thể phải

nhận thức cái được phản ánh. Sự sáng tạo của ý thức là sự sáng tạo của phản ánh, dựa trên cơ sở phản

ánh.

Page 57: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

57

+ Phản ánh ý thức là tích cực, sáng tạo, vì phản ánh đó bao giờ cũng dựa trên hoạt động thực tiễn

xã hội và là sản phẩm các quan hệ xã hội. ý thức chịu sự chi phối chủ yếu của các quy luật xã hội, do

nhu cầu giao tiếp xã hội và các điều kiện sinh hoạt hiện thực của con người quy định, ý thức mang bản

chất xã hội.

+ ý thức là một hiện tượng tâm lý xã hội có kết cấu rất phức tạp bao gồm nhiều thành tố khác nhau

có quan hệ với nhau. ở đây ccó thể chia cấu trúc của ý thức theo hai chiều:

Theo chiều ngang, ý thức bao gồm các yếu tố cấu thành như: tri thức, tình cảm, niềm tin, lý trí, ý

chí... Trong đó tri thức là yếu tố cơ bản, cốt lõi.

Theo chiều dọc, ý thức bao gồm các yếu tố như: tự ý thức, tiềm thức, vô thức...

* Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức:

- Vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức:

+ Vật chất có trước, ý thức có sau. Vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức và là nguồn gốc

sinh ra ý thức. Não người là dạng vật chất có tổ chức cao, là cơ quan phản ánh để hình thành ý thức. ý

thức tồn tại phụthuộc vào hoạt động thần kinh của bộ não trong quá trình phản ánh thế giới khách quan.

+ ý thức là sự phản ánhthế giới vậtchất vào não người, là hìnhảnh của thế giới khách quan. Thế

giới khách quan là nguồn gốc của ý thức, quyết định nội dung của ý thức.

- ý thức có tính dộc lập tương đối, tác động trở lại vật chất:

+ ý thức có tính độc lập tương đối so với vật chất, có tính năng động, sáng tạo nên có thể tác động

trở lại vật chất, góp phần cải biến thế giới khách quan thông qua hoạt động thực tiễn của con người.

+ Sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động của con người. Con người dựa

trên những tri thức của mình về thế giới khách quan, hiểu biết những quy luật khách quan, từ đó đề ra

mục tiêu, phương hướng, biện pháp thực hiện và ý chí thực hiện mục tiêu ấy.

+ Vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của ý thức con người trong quá trình cải tạo thế giới hiện

thực được phát triển đến mức độ nào chăng nữa vẫn phải dựa trên sự phản ánh thế giới khách quan và

các điều kiện khách quan.

2. Cơ sở thực tiễn:

Trong Báo cáo chính trị của Ban chấp hành TW Đảng cộng sản Việt Nam tại đại hội đại biểu toàn

quốc lần thứ 6 của Đảng đã phân tích rõ những nguyên nhân chủ quan và nêu rõ những sai lầm, khuyết

điểm trong hoạt động của Đảng, Nhà nước. Cụ thể như sau:

- Một là, về đánh giá tình hình, xác định mục tiêu và bước đi: chưa nhận thức đầy đủ thời kỳ quá độ

là một quá trình lịch sử tương đối dài, phải trải qua nhiều chặng đường. Mặt khác do tư tưởng chủ quan,

nóng vội, muốn bỏ qua những bước đi cần thiết.

VD: Đại hội IV: chưa xác định được mục tiêu của chặng đường đầu tiên, chủ trương đẩy mạnh

công nghiệp hoá, hiện đại hoá khi ta chưa có đủ các điều kiện, tiền đề, chậm đổi mới cơ chế quản lý

kinh tế...Đại hội V..

- Hai là, về bố trí cơ cấu kinh tế.

+ Cơ cấu sản xuất và đầu tư:

Page 58: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

58

Không kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu công nghiệp với nông nghiệp thành một cơ cấu hợp lý. VD:

Những năm 1976 - 1980 đề ra chỉ tiêu quá cao về xây dựng cơ bản thiên về công nghiệp nặng, những

công trình quy mô lớn. Trong đó không chú trọng khôi phục sản xuất, sắp xếp lại nền kinh tế...

Chưa sử dụng có hiệu quả những khả năng mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài.

- Ba là, về cải tạo XHCN, củng cố quan hệ sản xuất mới, sử dụng các thành phần kinh tế.

+ Có những biểu hiện nóng vội muốn xoá bỏ ngay các thành phần kinh tế phi XHCN nhanh chóng

biến tư bản tư nhân thành quốc doanh. Kinh tế tiểu sản xuất hàng hoá chưa lựa chọn được hình thức tổ

chức thích hợp. Xu hướng tổ chức ngay các Hợp tác xã có quy mô lớn không phù hợp với trang bị kỹ

thuật, trình độ quản lý...

+ Nội dung cải tạo quan hệ sản xuất: Chỉ nhấn mạnh việc thay đổi quan hệ sở hữu về tư liệu sản

xuất mà không coi trọng các vấn đề về tổ chức, quản lý và phân phối. Cách làm còn tiến hành theo kiểu

chiến dịch, phong trào gò ép chạy theo số lượng .

+ Sắp xếp các ngành và các cơ sở sản xuất chưa hợp lý, chậm thay đổi cơ chế quản lý kinh tế dẫn

đến làm suy yếu vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh.

+ Trong nhận thức và hành động: chưa thực sự thừa nhận cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở nước

ta còn tồn tại trong một thời gian dài. Chưa nắm vững và vận dụng đúng quy luật về sự phù hợp giữa

quan hệ sản xuất với tính chất, trình độ của lực lượng sản xuất.

-Bốn là, về cơ chế quản lý kinh tế:

+ Cơ chế tập trung quan liêu bao cấp về căn bản chưa bị xoá bỏ.

+ Do thiếu hiểu biết và kinh nghiệm quản lý, chưa chú trọng tổng kết kinh nghiệm thực tiễn nên

dẫn đến hai xu hướng: bảo thủ, trì trệ, không muốn đổi mới và xu hướng thứ hai là nóng vội, giản đơn,

muốn giải quyết xong mọi vấn đề trong một thời gian ngắn.

- Năm là, về phân phối lưu thông:

+ Do bố trí cơ cấu kinh tế, cơ chế quản lý không phù hợp nên dẫn đến sản xuất chậm phát triển mất

cân đối giữa cung- cầu.

+ Do chưa có chính sách cơ bản về tài chính gắn liền với chính sách đúng về giá cả - tiền tệ, tín

dụng, tiền lương. Các khoản chi của ngân sách mang nặng tính bao cấp, thường xuyên bội chi. Sử dụng

các nguồn vốn vay, viện trợ kém hiệu quả. Chưa tập trung được những nguồn thu quan trọng vào ngân

sách nhà nước... Từ đó dẫn đến thâm hụt ngân sách và lạm phát trầm trọng.

+ Việc giải quyết vấn đề giá - lương - tiền đã phạm phải sai lầm và phải gánh chịu hậu quả.

Sáu là, về thực hiện chuyên chính vô sản: còn buông lỏng làm cho pháp luật và kỷ cương của Nhà

nước bị vi phạm.

Câu 20: Trong bút ký triết học, Lênin viết: “Sự phát triển là một cuộc đấu tranh

giữa các mặt đối lập”. Giải thích luận điểm trên đây và nêu lên ý nghĩa của vấn đề này đối

với việc “thực hiện chế độ tự phê bình và phê bình trong Đảng” trong cuộc chỉnh đốn

Đảng hiện nay?

Phép biện chứng duy vật nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xó hội và tư

duy. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập (quy luật mâu thuẫn) là quy luật cơ

Page 59: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

59

bản nhất của phộp biện chứng duy vật. Trong bút ký triết học, Lênin viết: “Sự phát triển là một

cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập”.

Mặt đối lập là những mặt, những đặc điểm, những thuộc tính của sự vật hiện tượng mà trong

quá trình vận động, phát triển của sự vật hiện tượng, những mặt, những đặc điểm, những thuộc

tính này có xu hướng vận động, biến đổi trái ngược nhau. Ví dụ: cộng và trừ, nhân và chia, lực

hút và lực đẩy,…

Sự Thống nhất của các mặt đối lập có thể hiểu theo hai nghĩa. Theo nghĩa rộng, Sự thống

nhất của các mặt đối lập là sự không tách rời nhau, làm tiền đề, làm điều kiện tồn tại của nhau.

Không có sự thống nhất không tạo thành sự vật. Sự thống nhất này bị phá hủy, sự vật không tồn

tại nữa. Đó chính là sự thống nhất từ bên trong, do nhu cầu tồn tại, nhu cầu vận động và phát

triển của chính bản thân các mặt đối lập. Theo nghĩa hẹp, thống nhất là sự đồng nhất, sự phù

hợp, sự tác động ngang nhau. Đó là trạng thái cân bằng của mâu thuẫn và chỉ xẩy ra trong từng

giai đoạn phát triển cụ thể của sự vật.

Đấu tranh của các mặt đối lập là hai mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn biện chứng vận động

biến đổi theo khuynh hướng trái ngược nhau, phủ định lẫn nhau, lấn át nhau làm cho sự vật biến

đổi từng phần, từng bộ phận, từng thuộc tính, đến lúc nào đó biến đổi chuyển hóa thành sự vật

khỏc.

“Đấu tranh” giữa các mặt đối lập có nhiều hình thức. Nó phụ thuộc vào bản chất của mâu

thuẫn, trình độ phát triển của mâu thuẫn và hoàn cảnh lịch sử cụ thể khi giải quyết mâu thuẫn.

Đấu tranh giữa các mặt đối lập tạo thành các chất vô cơ khác hẳn cuộc đấu tranh giữa các mặt

đối lập của các cơ thể sống. Đấu tranh trong lĩnh vực tự nhiên hoàn toàn khác với đấu tranh

trong xã hội. Tuy nhiên, tính chất chung, cơ bản của mọi cuộc đấu tranh là đưa đến xóa bỏ

những cái cũ, cái không phự hợp, cái lỗi thời để tạo thành những cái mới.

Mâu thuẫn biện chứng là sự liên hệ, tác động lẫn nhau giữa các mặt đối lập. Mâu thuẫn biện

chứng không chỉ là sự phủ định, sự loại trừ lẫn nhau (đấu tranh) giữa các mặt đối lập mà nó còn

là sự nương tựa, dựa vào nhau giữa các mặt đối lập, vì vậy nó bao gồm cả sự thống nhất giữa

chỳng. Thống nhất là điều kiện của đấu tranh, đấu tranh là để đi tới giải quyết mâu thuẫn. Với

ý nghĩa đó, có thể nói, mâu thuẫn biện chứng là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập.

Thống nhất các mặt đối lập là tương đối, Đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối. Lênin

cho rằng: “Sự thống nhất của các mặt đối lập là có điều kiện, tạm thời thoáng qua, tương đối.

Sự đấu tranh của các mặt đối lập bài trừ lẫn nhau là tuyệt đối, cũng như sự phát triển, sự vận

động là tuyệt đối.” Nếu dựa vào luận điểm này thì có thể hiểu thống nhất là tương đối chỉ cú

nghĩa là sự “phự hợp”, “đồng nhất”, “tác động ngang nhau” của các mặt đối lập là tương đối.

Điều này có thể thấy dù ở mọi sự vật, hiện tượng. Sự thống nhất của các mặt đối lập chỉ có thể

xét về một mặt nào đó, một phương diện nào đó. Nếu “thống nhất là tuyệt đối” chúng không

còn là các mặt đối lập nữa.

Những người theo quan điểm siêu hình cho rằng phỏt triển chỉ là sự tăng lên hay giảm đi

thuần túy về lượng, không có sự thay đổi về chất. Tất cả tính muôn vẻ về chất của các sự vật

hiện tượng trên thế giới là sự nhất thành bất biến trong quá trình tồn tại của nú. Sự phỏt triển chỉ

là sự thay đổi về lượng của từng loại đang có, không có sự nảy sinh những loài mới với những

tính quy định mới về chất, có thay đổi về chất chăng nữa cũng chỉ diễn ra theo một vòng tròn

khép kín.

Page 60: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

60

Những người theo quan điểm duy tâm thường tìm nguồn gốc sự phát triển ở các lực lượng

siêu tự nhiên hay ở ý thức của con người. Hêghen lý giải sự phát triển của tự nhiên và xã hội do

ý niệm tuyệt đối qui định. Những người theo quan điểm duy tâm và tôn giáo tìm nguồn gốc sự

phát triển ở thần linh, ở thượng đế (lực lượng siêu tự nhiên, phi vật chất).

Theo quan điểm duy vật biện chứng, phát triển là một phạm trự triết học dựng để khái quát

quá trình vận động tiến lờn từ thấp đến cao, từ dơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến

hoàn thiện hơn.

Nguồn gốc của sự phát triển nằm ngay trong bản thân sự vật, do mâu thuẫn của bản thân sự

vật quy định. Phát triển là quá trình tự thân của mọi sự vật hiện tượng, là quá trình khách quan,

độc lập với ý thức con người. Sự phát triển có tính phổ biến nghĩa là diễn ra ở mọi lĩnh vực.

Tùy thuộc vào hình thức tồn tại cụ thể của các dạng vật chất, sự phát triển được thực hiện hết

sức khác nhau. Chẳng hạn, ở thế giới hữu cơ, phát triển thể hiện ở khả năng thích nghi của cơ

thể trước môi trường; ở khả năng tự sản sinh ra chính mình với trình độ ngày càng hoàn thiện

hơn. Trong xã hội, sự phát triển thể hiện ở khả năng chinh phục tự nhiên cải tạo xã hội nhằm

giải phóng con người. Trong tư duy, phát triển thể hiện ở khả năng nhận thức ngày càng sâu sắc

hơn, đúng đắn hơn.

Đấu tranh là động lực của sự phát triển. Trong thực tế do đồng nhất đấu tranh với mọi sự va

chạm, đụng độ, với những sự rối loạn, mất ổn định nên con người thường ác cảm với đấu tranh.

Trong thực tế nếu không có đấu tranh không sẽ không thể đưa đến sự phát triển. Chính thông

qua đấu tranh mà các mặt đối lập phải điều chỉnh lại cho phù hợp với sự vận động biến đổi của

chúng cũng như phù hợp với những điều kiện, hoàn cảnh lịch sử mới. Đấu tranh mới làm cho

cái cũ, cái lỗi thời có thể mất đi và cái mới, cái tiến bộ có thể ra đời. Trong xã hội có giai cấp

đối kháng, ở mỗi thời đại, nhờ có những cuộc đấu tranh của quần chúng mà giai cấp thống trị

phải điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội và điều đó làm cho các hình thái kinh

tế-xã hội vận động từ thấp đến cao. Trong mỗi tổ chức xã hội, trong mỗi con người nếu không

có sự đấu tranh giữa cái đúng và cái sai, giữa thiện và ác… sẽ không có bất kỳ sự phát triển nào.

Trong xã hội tư bản, nếu không có sự đấu tranh của giai cấp công nhân, thì làm sao có sự thay

đổi phương thức bóc lột, có sự chú ý đến việc thay thế thiết bị đã cũ, thay đổi điều kiện làm việc

của công nhân. Nhiều triều đại phong kiến đã thối nát, mục ruỗng đến cực độ, nhưng để xóa bỏ

nó vẫn tốn biết bao xương máu, vẫn cần biết bao sự hy sinh của những lực lượng tiến bộ. Cho

nên đấu tranh có một ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển.

Mâu thuẫn là khách quan là phổ biến và là nguồn gốc của sự vận động và phát triển vì vậy

chúng ta phải có thái độ tích cực đối với mâu thuẫn: Tích cực phát hiện và xử lý mâu thuẫn

nhằm thúc đẩy sự phát triển. Trong thực tiễn, trong nhận thức thì ở đâu, lúc nào cũng có mâu

thuẫn. Biết chấp nhận mâu thuẫn, giám đương đầu với mâu thuẫn (mâu thuẫn mà con người

tránh được nhưng vẫn giám chấp nhận).

Mâu thuẫn bao giờ cũng được giải quyết bằng hình thức đấu tranh, tuy nhiên phải xác định

điều kiện lịch sử cụ thể để đấu tranh cho phù hợp. Tuy nhiên phải tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử cụ

thể để có hình thức đấu tranh phù hợp. Đấu tranh nói ở đây là đấu tranh giữa các mặt đối lập tạo

thành mâu thuẫn chứ không phải dựng lực lượng khác ở bên ngoài để làm triệt tiêu đi một mặt

đối lập. Phải tìm được hình thức đấu tranh cho phù hợp là vấn đề có ý nghĩa lớn trong thực tiễn.

Đấu tranh trong tình hình hội nhập quốc tế hiện nay cần xác định đấu tranh là để hợp tác và

phát triển. Muốn phát triển phải hội nhập, phải hợp tác quốc tế và hội nhập khu vực. Tránh

Page 61: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

61

khuynh hướng chỉ nhấn mạnh hợp tác hoặc chỉ nhấn mạnh đấu tranh. Quan hệ với Trung Quốc

là một ví dụ…

Đấu tranh phê bình và tự phê bình trong Đảng là hết sức quan trọng. Từ trước đến nay Đảng

ta luôn đề cao đấu tranh, phê bình và tự phê bình trong Đảng. Đặc biệt thời kỳ công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đất nước toàn Đảng, toàn dân phải đấu tranh chống âm mưu diễn biến hòa bình của

các thế lực thự địch. Bọn phản động và tiêu cực trong nước có sự câu kết với bên ngoài có cả

chiến lược và âm mưu lâu dài nhiều hình thức hòng làm suy yếu, mất đoàn kết nội bộ trong

Đảng, làm giảm uy tín của Đảng trước nhân dân. Hiện nay có một bộ phận không nhỏ đảng viên

không còn giữ được phẩm chất của người đảng viên, mất sức chiến đấu. Nguy cơ chệch hướng

trong đầu tư phát triển kinh tế, quản lý xã hội, chệch hướng tư tưởng lập trường chính trị, lập

trường giai cấp. Chỉnh đốn Đảng và đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực là nhiệm vụ hết sức

khó khăn hiện nay đối với Đảng ta nói chung và với mỗi cán bộ đảng viên núi riêng. Nếu không

đấu tranh có hiệu quả, không loại trừ được tham ô, hối lộ (có người gọi là quốc nạn) thì Đảng

mất uy tín và nguy cơ mất vai trò lãnh đạo.

Câu 21: Trong bài "Diễn văn khai mạc lớp học lý luận khóa I trường Nguyễn Ái

Quốc" ngày 7/9/1957 Bác Hồ cã viết: "Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên

tắc căn bản của chủ nghĩa Mác- Lênin. Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thành thực

tiễn mù quáng, lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông",Giải thích luận

điểm trên đây và nêu ý nghĩa của vấn đề này trong đấu tranh, khắc phục bệnh kinh

nghiệm và bệnh giáo điều của cán bộ hiện nay.

Mác- Ăngghen đã kế thừa được những quan điểm duy vật của pho bách và pháp biện chứng

của Hêghen để phát triển thành chủ nghĩa duy vật biện chứng.

Phoiơbắc (1804-1872) là một trong những nhà triết học cú cụng trong việc chống lại

CNduy tâm và tôn giáo và đã khôi phục lại địa vị của CNDV thế kỷ XVII-XVIII, đưa ra được

những quan điểm duy vật về nhận thức gắn với nhiều thành tựu khoa học tự nhiên, vạch ra mối

liên hệ gắn bó giữa CN duy tâm và tôn giáo. ông chứng minh rằng Thế giới là vật chất, giới tự

nhiên không ai sáng tạo ra, nó tồn tại độc lập với ý thức. Mối quan hệ giữa VC và vận động,

thời gian, không gian, của Phoiơbắc đã khắc phục một bước những hạn chế của chủ nghĩa duy

vật cũ cơ giới tầm thường, tạo tiền đề cho các nhà triết học duy vật kế thừa và phát triển.

Hêghen (1770-1821) là nhà triết học duy tâm biện chứng. Ông đồng nhất giữa hoạt động

thực tiễn với hoạt động tinh thần với quan niệm: Thực tiễn là những hành động có ý chí của tư

tưởng, tinh thần, ý niệm, theo Hêghen thực tiễn chỉ là "hoạt động có ý chí của ý niệm". Mác đã

bác đi quan điểm duy tâm mà kế thừa phộp biện chứng của Hờghen để đưa ra quan điểm triết

học mới về L/L và thực tiễn, giải quyết 1 cách khoa học mối quan hệ biện chứng giữa L/L và

thực tiễn làm cho triết học Mác-Ăng ghen khác về căn bản những trào lưu triết học trước đó.

Theo quan điểm của triết học Mác thì "Thực tiễn là hoạt động vật chất cảm tính, có tính

lịch sử- xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội". Như vậy thực tiễn không phải

là toàn bộ hoạt động tự nhiên của con người mà chỉ là những hoạt động vật chất cảm tính nhằm

cải tạo tự nhiên và xã hội, đây là là những hoạt động mà con người dựng những lực lượng vật

chất, công cụ vật chất để tác động vào đối tượng vật chất để làm biến đổi nó, trên cơ sở đó làm

Page 62: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

62

biến đổi thế giới khách quan. Các hoạt động sản xuất vật chất này mang tính chủ động sáng tạo

bởi vậy nó là phương thức tồn tại cơ bản của con người. Hoạt động thực tiễn là hoạt động bản

chất nhất của con người, là hoạt động cơ bản, phổ biến của xã hội loài người và là phương thức

chủ yếu của mối quan hệ giữa con người với thế giới.

Thực tiễn là hành động mang tính lịch sử xã hội. Thực tiễn xét về nội dung cũng như về

phương thức thực hiện đều mang tính lịch sử xã hội. Đó là những hoạt động cơ bản, phổ biến

của cộng đồng xã hội chứ không phải là hoạt động của những cá nhân riêng lẻ hoặc hoạt động

chung chung trừu tượng mà nó luôn diễn ra trong các quan hệ nhất định với những hoàn cảnh

lịch sử cụ thể, nhất định. Thực tiễn tồn tại dưới nhiều hình thức, lĩnh vực khác nhau, rất đa dạng

nhưng có thể khái quát hoạt động thực tiễn có 3 dạng chính như: hoạt động sản xuất vật chất;

hoạt động chính trị xã hội; hoạt động thực nghiệm khoa học, 3 dạng hoạt động này không tách

rời nhau, luôn tác động qua lại và bổ xung lẫn nhau và là hoạt động khách quan.

Lý luận là một hệ thống những tri thức được khái quát từ thực tiễn phản ánh những mối

liờn hệ bản chất, những mối liên hệ tất nhiên mang tính quy luật của sự vật hiện tượng.

Xét về nguồn gốc lý luận hình thành từ thực tiễn trên cơ sở tổng kết những kinh nghiệm

thực tiễn. Bản thân lý luận không có sẵn trong tư duy mà nó được hình thành trên cơ sở khái

quát hóa, trừu tượng hóa những kinh nghiệm thực tiễn. Khác với những tri thức kinh nghiệm, lý

luận mang tính khái quát cao mang đến cho con người sự hiểu biết sâu sắc về tính tất nhiên, tính

quy luật của sự vật hiện tượng. Lý luận luận có tính hệ thống chặt chẽ, tính chính xác, lôgic và

độ tin cậy cao do đó phạm vi ứng dụng có tính phổ biến. Nhưng do tính dán tiếp- trừu tượng

cao và được hình thành thông qua tư duy của các nhà khoa học nên lý luận chứa đựng khả năng

xa rời thực tiễn chưa phù hợp với thực tiễn. vì vậy cần phải thông qua thực tiễn để kiểm

nghiệm, đánh giá tính đúng đắn, tính chân thực của những tri thức lý luận cũng như những

chính sách đã ban hành.

Theo Mác thì mọi tri thức của con người xét đến cựng đều bắt nguồn từ thực tiễn nên hoạt

động thực tiễn có vai trò rất quan trọng như: Thực tiễn là cơ sở là động lực của nhận thức; Thực

tiễn là mục đích của nhận thức; Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý bởi vậy giữa thực tiễn và

nhận thức cú mối quan hệ biện chứng với nhau trong đú quan điểm về đời sống, về thực tiễn

phải là quan điểm cơ bản và thứ nhất của lý luận và nhận thức (Mác). Thật vậy, nếu chỉ có hoạt

động thực tiễn đơn thuần thì không cú sự phát triển của nhận thức lý luận và nếu nhận thức lý

luận khụng dựa trên cơ sở hoạt động thực tiễn thì nhận thức lý luận đó không có cơ sở bởi vậy

Bác Hồ của chúng ta đã viết "Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản

của chủ nghĩa Mác- Lênin. Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thành thực tiễn mù quỏng, lý

luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông",

Trong quá trình xây dựng đất nước Việt Nam XHCN, chúng ta đã có thời gian quá coi

trọng kinh nghiệm thực tiễn và đó coi kinh nghiệm là tất cả, không thường xuyên tổng kết kinh

nghiệm để nâng lên trình độ lý luận, coi nhẹ lý luận, ngại học tập và nghiên cứu lý luận dẫn đến

bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa và những người mắc bệnh này thường bằng lòng với phương pháp

hoạt động cũ và bị chói buộc bởi những tình huống cá biệt nên hoạt động của họ bảo thủ trì trệ,

kém hiệu quả. ví dụ đưa tiểu đoàn trưởng vào làm giám đốc.

Nếu chỉ coi trọng công tác nghiên cứu lý luận thì dễ mắc phải bệnh giáo điều. Đây là một

căn bệnh do tuyệt đối hóa lý luận, đề cao quá mức lý luận, coi lý luận là tất cả nên dẫn đến coi

thường kinh nghiệm thực tiễn, tách rời lý luận với thực tiễn nên việc nắm lý luận chỉ dừng ở

Page 63: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

63

những nguyên lý chung chung trừu tượng, không chú ý đến những hoàn cảnh lịch sử cụ thể của

những nguyên lý ấy. Khi vận dụng thì dập khuân máy móc, thiếu sáng tạo, không căn cứ vào

hoàn cảnh cụ thể của sự vật hiện tượng trong công cuộc xây dựng đất nước do có 1 thời chúng

ta vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác có tính giáo điều, duy ý chí không thấy được sự vận

động của học thuyết Mác nên dẫn đến những trì trệ trong phát triển kinh tế… sau đó phải đổi

mới cho phù hợp.

Thực tiễn là cơ sở, là động lực là mục đích của nhận thức và cũng là tiêu chuẩn của chân lý

song nếu chỉ coi trọng thực tiễn mà không tổng kết rút kinh nghiệm thì sẽ dẫn đến bệnh kinh

nghiệm chủ nghĩa. Và ngược lại nếu chỉ coi trọng lý luận thì sẽ dẫn đến bệnh giáo điều. Nghiên

cứu và vận dụng đúng Chủ nghĩa Mác- Lênin chính là phải thực hiện có tính sáng tạo nguyên

tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Chính vì điều đó mà trong bài diễn văn khai mạc lớp

L/L khúa I 7/9/1957 Bác Hồ đã viết "…" để nhắc nhở cho những người làm công tác nghiên

cứu LL không được xa rời thực tiễn và hoạt động thực tiễn phải được tổng kết, bổ xung cho LL

mới là bước đi đúng của quá trình nâng cao nhận thức của người cộng sản.

Câu 22: Trong tác phẩm: “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”

LêNin viết: “quan điểm về đời sống, về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và là cơ bản

của lý luận nhận thức”. Giải thích luận điểm trên và nói rõ ý nghĩa của vấn đề này trong

thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam.

Qua nghiên cứu quan điểm Mác xít về thực tiễn cho thấy các trào lưu triết học trước đây;

kể cả triết học của PhoiơBắc nhà triết học người Đức, xem xét nhận thức tách rời thực tiễn của

con người. Không hiểu đúng vấn đề thực tiễn, không thấy được vai trò thực tiễn đối với nhà

nước. Khuyết điểm chủ yếu của chủ nghĩa duy vật trước Mác là thiếu quan điểm thực tiễn, vì

thế nó mang tính chất trực quan - Chủ nghĩa duy tâm đã đề cập đến vai trò tích cực sáng tạo của

con người, nhưng lại chỉ giới hạn tính tích cực sáng tạo đó trong lĩnh vực tinh thần. Chủ nghĩa

duy tâm đã tuyệt đối hoá yếu tố tinh thần, chỉ hiểu được thực tiễn như là hoạt động tinh thần và

như vậy thực chất là đã gạt bỏ vai trò của thực tiễn.

Trong lịch sử triết học, Mác là người đầu tiên nêu vai trò quyết định của thực tiễn đối với

nhận thức. Đưa phạm trù thực tiễn vào lý luận nhận thức là một bước chuyển biến cách mạng

trong lý luận về nhận thức nói riêng và trong triết học nói chung.

Theo quan niệm của triết học Mác về thực tiễn là kế thừa những yếu tố hợp lý khắc phục

những thiếu sót, hạn chế trong quan niệm về thực tiễn của các nhà triết học trước Mác, các nhà

kinh điển của chủ nghĩa Mác đã đưa ra quan điểm đúng đắn khoa học về thực tiễn và đã đưa

thực tiễn vào trong lý luận nhận thức và đã giải quyết một cách khoa học biện chứng giữa lý

luận và thực tiễn từ đó làm cho triết học Mác khác các quan điểm trước nó.

Thực tiễn là hoạt động vật chất cảm tính, có tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải

tạo tự nhiên và xã hội.

Như vậy đặc trưng cơ bản nhất của thực tiễn đó là hoạt động vật chất cảm tính của con

người đây là hoạt động của con người dùng lực lượng vật chất, dùng công cụ vật chất để tác

động vào đối tượng vật chất từ đó làm biến đổi, thay đổi thế giới khách quan. Hoạt động thực

tiễn là hoạt động bản chất nhất của con người, các hoạt động sản xuất vật chất này mang tính

chủ động sáng tạo, đó không phải là hoạt động mang tính bản năng, không phải hoạt động thụ

Page 64: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

64

động mà là hoạt động sáng tạo của con người vì vậy hoạt động ấy là phương thức tồn tại cơ bản

của con người và cùng là mối quan hệ giữa con người với tự nhiên.

Thực tiễn biểu hiện dưới nhiều hình thức. Hình thức đầu tiên của hoạt động thực tiễn, tạo

thành cơ sở của tất cả các hình thức khác của hoạt động sống của con người là hoạt động sản

xuất vật chất, hoạt động cải tạo xã hội bao gồm những hoạt động của con người trong lĩnh vực

chính trị - xã hội cùng là một dạng cơ bản của hoạt động thực tiễn. Những hoạt động thực

nghiệm khoa học cùng là một dạng đặc biệt của thực tiễn. Trong những hình thức đó, hoạt động

sản xuất vật chất là hoạt động cơ bản nhất vì nó quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội

loài người trong mọi thời kỳ lịch sử. Hơn nữa các hoạt động khác suy cho cùng là từ hoạt động

đó mà ra và nhằm phục vụ cho hạt động đó.

LêNin nói: “Quan điểm về đời sống về thực tiễn phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của

lý luận nhận thức”.

Nói đến phạm trù thực tiễn, cần lưu ý đến hai đặc trưng sau:

Thứ nhất: hoạt động thực tiễn là hoạt động vật chất của con người nhằm cải tạo tự nhiên

và xã hội. Nói hoạt động thực tiễn là hoạt động vật chất, điều đó có nghĩa là: trong hoạt động

thực tiễn, con người sử dụng những đối tượng vật chất, những phương tiện vật chất...để tác

động, trực tiếp làm thay đổi bản thân sự vật, trực tiếp cải tạo thế giới trong hiện thực. Nói đến

hoạt động vật chất, tức là nói đến sức mạnh vật chất, sức mạnh trực tiếp cải tạo thế giới của con

người. Trong qua trình hoạt động thực tiễn, con người đã tạo ra một hiện thực mới, một “thiên

nhiên thứ hai”, thế giới của văn hoá tinh thần và vật chất những điều kiện mới cho sự tồn tại và

phát triển của con người không có sẵn.

Thứ hai: hoạt động thực tiễn có tính lịch sử - xã hội. Tính xã hội của hoạt động thực tiễn

có nghĩa là hoạt động thực tiễn không chỉ là những hoạt động của từng con người riêng lẻ, mà là

hoạt động cơ bản của xã hội loài người. Xét từ nội dung cũng như từ phương thức thực hiện,

hoạt động thực tiễn mang tính xã hội. Hoạt động thực tiễn là một quá trình lịch sử của nó. Có

thể nói, thực tiễn là sản phẩm của lịch sử, nhưng mối quan hệ muôn vẻ và vô tận giữa con người

với tự nhiên và con người với con người. Mặt khác thực tiễn cũng có quá trình vận động biến

đổi và phát triển và trình độ phát triển của thực tiễn nó nói lên trình độ trinh phục tự nhiên cũng

như khả năng làm chủ xã hội của con người vì vậy thực tiễn mang tính lịch sử của xã hội, đó là

hai đặc trưng cơ bản của thực tiễn.

Thực tiễn là cơ sở và động lực chủ yếu của nhận thức. Bằng hoạt động thực tiễn, con

người trực tiếp tác động vào sự vật, bắt các sự vật, hiện tượng của thế giới phải bộc lộ những

thuộc tính và tính quy luật của chúng. Điều đó có nghĩa là thực tiễn đã cung cấp những tài liệu

làm cơ sở cho nhận thức. Tri thức của con người có thể thu nhận được dưới dạng trực tiếp từ

thực tiễn hoặc dưới dạng gián tiếp, nhưng xét đến cùng thì mọi tri thức của con người đều nảy

sinh từ thực tiễn. Không có thực tiễn thì con người sẽ không có nhận thức, không có hiểu biết.

Không có những kinh nghiệm thực tiễn thì cũng không có tri thức lý luận. Hơn nữa, chính trong

quá trình hoạt động thực tiễn mà con người hoàn thiện bản thân mình. Chính trong quá trình

hoạt động thực tiễn là cơ sở để phát huy tính tích cực sáng tạo của con người, là cơ sở của sự

phát triển trí tuệ con người. Thực tiễn không ngừng biến đổi và phát triển, luôn đặt ra những

vấn đề mới đòi hỏi nhận thức phải trả lời, đặt ra những nhiệm vụ và phương hướng phát triển

cho nhận thức, đòi hỏi những tri thức mới, những khái quát mới để lý giải những vấn đề mới

nảy sinh...đó chính là động lực thúc đẩy nhận thức phát triển. Trong lịch sử các môn khoa học

Page 65: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

65

nối tiếp nhau ra đời và phát triển trên cơ sở quá trình hoạt động thực tiễn của loài người, nhằm

đáp ứng nhu cầu do sự phát triển của thực tiễn đặt ra.

Ý nghĩa của vai trò thực tiễn trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam:

Quan điểm của thực tiễn đòi hỏi mỗi nhận thức lý luận, mỗi chủ trương chính sách đều

phải được hình thành từ thực tiễn dựa trên cơ sở thực tiễn bản thân đời sống, thực tế luôn vận

động biến đổi không ngừng do đó đòi hỏi chủ thể nhận thức thường xuyên đi sâu, đi sát thực

tiễn không ngừng bám sát thực tiễn. Coi trọng tổng kết thực tiễn mà điều chỉnh bổ sung cho phù

hợp với thực tiễn, đồng thời qua đó khắc phục tình trạng xa dân, bệnh quan liêu đang diễn ra

khá phổ biến hiện nay đó là quan điểm thực tiễn.

Trong sự nghiệp đổi mới của chúng ta hiện nay còn nhiều khó khăn, phức tạp, trong bối

cảnh thế giới có nhiều biến động khó lường. Do vậy sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng

và lãnh đạo, càng đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục đổi mới tư duy lý luận. Do vậy thống nhất giữa

lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác-LêNin. Quán triệt nguyên tắc

này có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng, như Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Thực tiễn không có

lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý

luận xuông”, văn kiện đại hội lần thứ VII của Đảng ta đã khẳng định: “Chỉ có tăng cường tổng

kết thực tiễn, phát triển lý luận thì công cuộc đổi mới của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá

mới trở thành hiện thực tránh được những sai lầm và những bước đi quanh so phức tạp”.

Để phát huy vai trò thực tiễn lý luận trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì thực

tiễn lý luận phải thực sự là cơ sở khoa học cho sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước.

Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã chỉ rõ: “Công tác thực tiễn lý luận trước hết hướng vào những

vấn đề do cuộc sống đặt ra, làm rõ căn cứ khoa học của các giải pháp, dự báo các xu hướng

phát triển góp phần bổ sung hoàn thiện đường lối của Đảng, làm cho ngày càng sáng tỏ con

đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta”. Từ đại hội lần thứ VI của Đảng đến nay, công tác

thực tiễn lý luận của Đảng đã có bước phát triển rõ rệt. quá trình lý luận thực tiễn của Đảng “đã

cung cấp nhiều luận cứ khoa học cho việc xây dựng, bổ sung và phát triển đường lối đổi mới

của Đảng; góp phần tăng cường sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. Để lý

luận làm tốt chức năng định hướng cho hoạt động thực tiễn của cán bộ đảng viên trong thời kỳ

công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam. Thì đòi hỏi Đảng ta phải kịp thời tổng kết rút ra

những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn. Để lý luận thực tiễn thực sự có tác dụng làm cơ sở

khoa học cho đường lối đổi mới của Đảng và quản lý của Nhà nước ta hiện nay.

Đúng như LêNin viết: “quan điểm về đời sống, về thực tiễn phải nlà quan điểm thứ nhất

và cơ bản của lý luận nhận thức” vì lý luận thực tiễn làm cơ sở khoa học cho việc định hướng

xã hội chủ nghĩa của công cuộc đổi mới. Sự nghiệp đổi mới của chúng ta không phải từ bỏ con

đường phát triển xã hội chủ nghĩa mà ngược lại phải khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã

hội với những bước đi, hình thức, biện pháp phù hợp. Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá

đất nước phải thực hiện trên cơ sở kế thừa, phát huy truyền thống quý báu của dân tộc. Bảo đảm

tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội; giữ gìn và phát huy bản sắc văn

hoá dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái. Phát triển kinh tế nhiều thành phần, nhưng phải kiên

trì chủ nghĩa Mác-LêNin và tư tưởng Hồ Chí Minh, giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ

nghĩa xã hội. Để làm tốt vai trò là cơ sở khoa học cho việc định hướng xã hội chủ nghĩa của sự

nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Quyết tâm thực hiện đường lối đổi mới của

Page 66: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

66

Đảng vì mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. (Liên hệ thực tế

của địa phương)

Câu 23: Trong tác phẩm CNDV và CNKM phê phán LêNin viết:” Quan điểm về

đời sống , về thực tiễn phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận nhận thức “. Giải

thích luận điểm trên và nêu rõ ý nghĩa này trong việc phê phán bệnh giáo điều.

Những quan niệm của CN duy vật trước Mác về thực tiến là:

Phơ Bách ( 1804-1872 ) là nhà triết học Đức và các nhà triết học duy vật trước Mác đã có

công trong việc chống lại những quan điểm của CNDV tôn giáo và đã khôi phục lại địa vị xứng

đáng của CNDV và họ đã đưa được những quan niệm duy vật về nhận thức, tuy nhiên những lý

luận của họ còn bộc lộ những hạn chế, những thiếu sót trong đó cai hạn chế lớn nhất chính là họ

không hiểu đúng vấn đề, thực tiễn, không thấy được vai trò của thực tiễn đối với nhận thức và

do vậy lý luận ấy là lý luận mang tính trực quan cảm tính....

Quan niệm về CNDV của Hêghen nhà triết học Đức (1770-1821) lại đề cao mặt năng

động tích cực chủ động trong hoạt động của con người và từ đó Hêghen quan niệm thực tiễn là

những hoạt động có ý thức của tư tưỏng, tinh thần của ý niệm.

Về quan niệm của triết học Mác và thực tiễn lại khẳng định ràng : Từ kế thừa những yếu

tố hợp lý khắc phục những thiếu sót, hạn chế trong quan niệm thực tiễn của các nhà triết học

trước đó, các nhà kinh điểm của CN Mác đã đưa ra những quan niệm đúng đắn KH và thực tiễn

và đã đưa thực tiễn vào trong lý luận nhận thức, đã giải quyết một cách KH mối quan hệ biện

chứng giữa các nhà KH biện chứng, từ đó làm cho triết học Mác LêNin khác với những quan

niệm trước đó là:

Những hoạt động vật chất cảm tính mang tính lịch sử XH của con người nhằm cải tạo TN

và XH có những luận chứng sau:

Đặc trưng cơ bản của thực tiễn đó là hoạt động vật chất cảm tính của con người nghĩa là

hoạt động mà con người dùng những lực lượng vật chất, dùng những công cụ vật chất đó tác

động vào đối tượng vật chất từ đó làm thay đổi, biến đổi thế giới khách quan và hoạt động SX

vật chất này là một hoạt động mang tính chủ động, sáng tạo đó không phải là những hoạt động

có tính bản năng, không phải là hoạt động thụ động mà là những hoạt động chủ động sáng tạo

cuả con người. Vì vậy những hoạt động ấy là phương thức tồn tại cơ bản của con người và cũng

là mối quan hệ giữa con người với TN.

Thực tiễn là những hoạt động mang tính lịch sử XH, thực tiễn xét về nội dung cũng như

về phương thức thực hiện thì đều mang tính lịch sử XH thực tiễn là những hoạt động cơ bản, là

những hoạt động chung, những hoạt động phổ biến của cộng đồng, của XH chứ không phải là

những hoạt động của những cá nhân riêng lẻ cũng không phải là những hoạt động chung chung

trìu tượng mà nó luôn được diễn ra trong những quan hệ XH nhất định với những hoàn cảnh

lịch sử XH nhất định, mặt khác khi thực tiễn cũng có quá trình vận động, biến dổi, và trình độ

PT của thực tiễn nó nói lên trình đồ chinh phục thiên nhiên, cũng như khả năng làm chủ XH của

con người. Chính vì vậy thực tiễn mang tính lịch sử XH.,

Các dạng hoạt động của thực tiễn rất đa dạng và tồn tại dưới nhiều hình thức, nhiều lĩnh

vực khác nhau, rất phong phú song có thể khái quát lại nó được thể hiện ở các dạng cơ bản là:

Page 67: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

67

Hoạt động SX vật chất đo là dạng cơ bản đầu tiên của thực tiễn: Hoạt động chính trị XH là dạng

cơ bản tiếp theo của hoạt động thực tiễn, hoạt động thực tiễn KH đây cũng là dạng cơ bản của

thực tiễn cùng với hoạt động SX vật chất, và các hoạt động chính trị XH... ba dạng hoạt động

trên không thể tách rời nhau, nó luôn tác động qua lại và bổ sung cho nhau nên các hoạt động

thực tiễn của con người cũng mang tính thực tế khách quan.

Về vai trò nhận thức với thực tiễn: Theo quan niệm của triết học Mác thì giữa thực tiễn

với nhận thức có mối quan hệ biện chứng với nhau, trong đó thì quan điểm về đời sống và thực

tiễn phải là quan điểm cơ bản và thứ nhất của lý luận và thực tiễn vì: Vai trò thực tiễn là cơ sở,

là động lực của nhận thức, có nghĩa là: Để tồn tại và phát triển thì con người phải tiến hành các

hoạt động lao động - SX... Chính thông qua các hoạt động SX ấy, các hoạt động thực tiễn ấy

nhằm cải tạo thế giới quan mà nhận thức con người ngày càng PT, thực tiễn nó cung cấp những

tài liệu, căn cứ, những cơ sở cho nhận thức lý luận và mọi tri thức của con người dù là trực tiếp

hay gián tiếp, dù là ở trình độ kinh nghiệm hay trình độ lý luận thì cũng đều được bắt nguồn từ

thực tế. Nguyên nhân là nếu không có thực tiễn thì không có nhận thức, không có lý luận. Mặt

khác trong quá trình hoạt động thực tiễn ấy nó làm biến đổi cả bản thân con người, nó góp phần

hoàn thiện giác quan cũng như là phát triển năng lực tư duy, năng lực nhận thức của con người,

tư tưởng luôn đặt ra những nhu cầu nhiệm vụ để phát triển nên đòi hỏi con người phải tổng kết

thực tiễn để rút ra những kết luận KH, rút ra những tri thức mới từ đó làm cho nhận thức ngày

càng phát triển và do vậy thực tiễn chính là cơ sở và động lực của nhận thức.

Thực tiễn còn là mục đích của nhận thức vì nhận thức lý luận có mục đích thì không phải

là nhận thức, lý luận không phải vì bản thân lý luận, tự nó tự nhận thức lý luận thì không thể cải

biến XH, vì vậy nhận thức phải trở về với thực tiễn, phải hướng vào giải đáp những đòi hỏi của

cuộc sống. Kết quả của nhận thức của lý luận phải hướng vào chỉ đạo định hướng của con

người vì vậy thực tiễn chính là mục đích và nhận thức của lý luận.

Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý: Theo quan niệm triết học Mác thì vấn đề tìm hiểu

xem tư duy của con người có đạt đến chân lý khách quan hay không hoàn toàn không phải là

vấn đề lý luận mà là vấn đề thực tiễn chính trong thực tiễn con người phải chứng minh chân lý.

Vì vậy thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, song cũng cần phải quan niệm tiêu chuẩn này một

cách chân lý thực tiễn, nghĩa là thực tiễn với tư cách là tiêu chuẩn của chân lý vừa mang tính

tương đối và tuyệt đối.

Tính tuyệt đối của thực tiễn với tư cách là tiêu chuẩn của chân lý, quan niệm thực tiễn là

tiêu chuẩn khách quan để kiểm nghiệm chân lý, ngoài nó ra thì không còn một tiêu chuẩn nào

khác có thể thay được.

Tính tương đối của thực tiễn và tính cách tà tiêu chuẩn của chân lý, thực tiễn không đứng

im, bất động mà luôn vận động biến đổi phát triển không ngừng vì vậy chính thực tiễn ấy không

cho phép những tri thức đã được kiểm nghiệm trước đó trở thành chân lý vĩnh viễn, chân lý

cuối cùng mà còn phải chịu sự kiểm nghiệm và thực tiễn. Kiểm nghiệm nhận thức qua thực tiễn

đây là một quá trình hết sức phức tạp vì vậy cần phải xem xét thực tiễn trong tính chỉnh thể của

nó, không được cắt xén thực tiễn một giai đoạn nào đó để kiểm nghiệm chân lý và thực tiễn với

thời gian càng dài, không gian càng rộng thì đánh giá chân lý càng chính xác.

Về nhận thức lý luận và vai trò của lý luận với thực tiễn thì quan niệm của triết học Mác

cho ràng: Nhận thức là quá trình phản ánh sáng tạo thế giới khách quan, trên cơ sở thực tiễn lịch

sử XH là: CN duy vật biện chứng thừa nhận ràng thế giới khách quan tồn tại bên ngoài độc lập

Page 68: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

68

với ý thức con người, thừa nhận vật chất có trước, ý thức có sau và ý thức chỉ là sự phản ánh

của thế giới vật chất mà thôi. CNDV biện chứng thừa nhận rằng con người có khả năng nhận

thức được thế giới khách quan và khẳng định về mặt nguyên tắc thì không có cái gì là không thể

nhận thức được, chỉ có những cái hiện nay con người chưa biết nhưng trong tương lai cùng với

sự phát triển của KH, của thực tiễn thì con người có thể nhận thức được.

CNDV biện chứng chỉ ra rằng nhận thức không phải là một hình ảnh nhất thời, không phải

là giản đơn thụ động mà đó là một quá trình phản ánh biện chứng, tích cực chủ động sáng tạo

thế giới khách quan, là qúa trình đi từ đơn giản đến phức tạp, từ hiện tượng đến bản chất, từ

chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Nên quá trình nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn dựa trên cơ

sở thực tiễn và thực tiễn là cơ sở chủ yếu nhất trực tiếp nhất của nhận thức.

Về khái niệm lý luận: Bác Hồ nói là: " Những tổng kết kinh nghiệm của loài người tổng

hợp những tri thức về tự nhiên XH trong qúa trình lịch sử của con người."

Quan niệm của Mác cho ràng: lý luận là một hệ thống những tri thức được khái quát từ

thực tiễn, phản ánh những mối liên hệ bản chất, những mối liên hệ cấp trên mang tính quy luật

của sự vật, hiện tượng khách quan.

Về đặc trưng hình thành khái niệm thì:

+ Xét về mặt nguồn gốc lý luận được hình thành từ thực tiễn, trên cơ sở tổng kết những

kinh nghiệm thực tiễn, bản thân lý luận không có sẵn, không phải là bẩm sinh trong mỗi con

người, mà lý luận được hình thành trên cơ sở khái quát hoá những kinh nghiệm thực tiễn.

+ Khác với những tri thức kinh nghiệm, lý luận mang tính trìu tượng mang tính khái quát

cao, nó mang đến cho con người sự hiểu biết sâu sắc về tính tự nhiên, tính quy luật của sự vật.

+ Lý luận có tính hệ thống chặt chẽ, có tính chính xác, tính logíc và có độ tin cậy cao. Do

đó phạm vi ứng dụng của lý luận nó cũng phổ biến hơn, rộng hơn so với kinh nghiệm.

Tuy nhiên do tính gián tiếp, tính trìu tượng cao là được hình thành thông qua tư duy của

các nhà lý luận, các nhà KH cho nên lý luận còn chứa đựng các khả năng xa với thực tiễn, chưa

phù hợp với thực tiễn. Chính vì vậy cần phải thông qua thực tiễn để kiểm nghiệm, để đánh giá

tính đúng đắn, tính chân thực của những tri thức lý luận cũng như những chính sách đã ban

hành.

Về vai trò của lý luận đối với thực tiễn được thể hiện: Lý luận là một hệ thống những tri

thức được khái quát từ thực tiễn, do thực tiễn quy định, nhưng lý luận một khi đã được hình

thành nó có tính độc lập tương đối so với thực tiễn, nó tác động trở lại so với thực tiễn, lý luận

có vai trò quan trọng góp phần làm thay đổi thực tiễn.

Một là: Lý luận có vai trò soi đường, dẫn dắt chỉ đạo thực tiễn, là kim chỉ nam cho hành

động thực tiễn, lý luận vạch ra phương hướng, nó xác định những phương pháp thích hợp cho

hoạt động thực tiễn nhằm cải tạo thế giới khách quan theo mục đích yêu cầu của con người.

Hai là: Lý luận có vai trò to lớn trong việc giáo dục, thuyết phục, tổ chức và tập hợp quần

chúng, định hướng cho hoạt động CM của quần chúng và lý luận một khi đã được quần chúng

nhận thức, thâm nhập vào phong trào CM của quần chúng thì sẽ trở thành lý luận vật chất to

lớn, thúc đẩy sự phát triển của thực tiễn.

Ba là: Lý luận do phản ánh quan hệ bản chất, mối liên hệ có tính quy luật của sự vật hiện

tượng khách quan, cho nên có khả năng dự báo, dự đoán xu hướng vận động của thực tiễn và lý

Page 69: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

69

luận giúp cho con người hoạt động chủ động hơn, tự giác hơn, khắc phục được tình trạng mò

mẫm, tính kính nghiệm chủ nghĩa.

ý nghĩa: Từ nghiên cứ vấn đề thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức nhằm

xây dựng những quan điểm của thực tiễn cho cán bộ đảng viên trong công tác lãnh đạo, công

tác quản lý vì yêu cầu của quan điểm thực tiễn đòi hỏi mọi nhận thức lý luận, mọi chủ trương

chính sách đều phải được hình thành từ thực tiễn, dựa trên cơ sở thực tiễn, bản thân đời sống

thực tiễn luôn vận động biến đổi và phát triển không ngừng, do đó nó đòi hỏi chủ thể nhận thức

phải thường xuyên đi sâu đi sát thực tiễn, không ngừng gắn bó với PT thực tiễn và coi trọng

tổng kết thực tiễn. Qua tổng kết thực tiễn mà điều chỉnh bổ sung, hoàn chỉnh nhận thức lý luận

sao cho phù hợp với thực tiễn. Đồng thời qua đó cũng nhằm khắc phục tình trang xa dân, bệnh

quan liêu đang diễn ra và khá phổ biến hiện nay đó là:

Căn bệnh kinh nghiệm CN mà chúng ta thường mắc phải nếu ta không nhận thức và thực

hiện đúng quy luật thì sẽ dẫn đến nếu chỉ coi trọng kinh nghiệm thực tiễn và không ngừng tích

cóp vốn kinh nghiệm quý báu ấy, song nếu chỉ dựa vào kinh nghiệm, nếu thoả mãn với kinh

nghiệm của bản thân, coi kinh nghiệm là tất cả, không thường xuyên tổng kết những kinh

nghiệm để nâng cao trình độ lý luận, coi nhẹ lý luận ngại học tập và nghiên cứu lý luận thì sẽ

dẫn đến bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa và những người mắc bệnh kinh nghiệm CN thường bằng

lòng với cách thức phương pháp hoạt động cũ kỹ và họ trói buộc bởi những tình huống cá biệt,

do đó hoạt động của họ trì trệ, bảo thủ kém hiệu quả.

Căn bệnh giáo điều: Với thái độ thực sự coi trọng lý luận thì đòi hỏi chúng ta phải ngăn

ngừa bệnh giáo điều đang là một căn bệnh tuyệt đối hoá lý luận, đề cao quá mức lý luận, coi lý

luận là tất cả dẫn đến coi thường kinh nghiệm thực tiễn, tách rời lý luận với thực tiễn. Việc nắm

lý luận chỉ dừng ở nguyên lý chung chung, trìu tượng không chú ý đến hoàn cảnh lịch sử cụ thể

của những nguyên lý ấy, vận dụng dập khuôn máy móc, thiếu sáng tạo không căn cứ vào hoàn

cảnh cụ thể.

Câu 24: Trong bài phát biểu tại Đại hội V của Đảng công nhân dân chủ xã hội Nga

về '' thái độ đối với Đảng t sản'', V.I Lê nin viết: ''...người nào bắt tay vào những vấn đề

riêng trước khi giải quyết các vấn đề chung, thì kẻ đó, trên mỗi bước đi, sẽ không tránh

khỏi ''vấp phải'' những vấn đề chung đó một cách không tự giác. Mà mù quáng vấp phải

những vấn đề đó trong từng trường hợp riêng, thì có nghĩa là đa chính sách của mình đến

chỗ có những sự dao động tồi tệ nhất và mất hẳn tính nguyên tắc''.

Giải thích luận điểm trên và nói rõ ý nghĩa của vấn đề này trong thời kỳ đổi mới ở Việt

Nam.

Luận điểm của Lê nin chính là quan điểm triết học duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác

Lê nin về cái chung, cái riêng và mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng. Trong thế giới khách

quan mọi sự vật hiện tợng tồn tại luôn có cái giống nhau, những cái được lặp lại ở các sự vật và

những cái khác nhau. Khi con người nhìn thấy và nhận thức được sự giống và khác nhau giữa

các sự vật là con người đã thấy được mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng.

Vậy cái chung là gì? cái riêng là gì? giữa chúng có mối quan hệ nh thế nào? theo quan

điểm triết học duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác Lê nin:

1. Cái riêng:

Page 70: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

70

* Cái riêng là một phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá

trình hay một hệ thống các sự vật tạo thành một chỉnh thể tồn tại tương đối độc lập với các cái

riêng khác. Ví dụ một ngôi nhà cụ thể.

* Cái chung là phạm trù triết học dùng chỉ những mặt, những thuộc tính được lặp lại trong

một số hay nhiều sự vật, hiện tượng, quá trình. Ví dụ: Thuộc tính là chung tâm chính trị, kinh tế

văn hoá của cả một quốc gia của thủ đô.

2. Cái đơn nhất, cái đặc thù, cái phổ biến.

Theo triết học duy vật biện chứng:

* Cái đơn nhất là những đặc điểm, những thuộc tính vốn có chỉ của một sự vật, một hiện

tượng và không lặp lại ở bất cứ sự vật, một hiện tượng và không đưc lặp lại ở bất cứ sự vật, hiện

tượng nào khác. Ví dụ như vân tay ở từng người; số điện thoại v..v..

* Cái đặc thù là cái lặp lại ở một số sự vật và hiện tượng. Cái đặc thù còn được hiểu là

hình thức biểu hiện của cái phổ biến trong cái riêng.

* Cái phổ biến là cái lặp lại ở tất cả các sự vật và hiện tượng.

Phép biện chứng duy vật khẳng định sự tồn tại khách quan của cả cái phổ biến lẫn cái đặc

thù và cái đơn nhất. Trong tính hiện thực của nó, chúng không tồn tại tách rời nhau. Cái phổ

biến, cái đặc thù, cái đơn nhất là 3 mặt cấu thành một chỉnh thể thống nhất của sự vật, hiện tư-

ợng hay một quá trình (cái riêng).

Trong qúa trình vận động và phát triển của sự vật, trong điều kiện nhất định, cái đơn nhất

có thể ''trở thành'' cái đặc thù; Cái đặc thù ''trở thành'' cái phổ biến và ngược lại.

3. Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng.

Cái chung chỉ sự tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng. Điều đó có nghĩa là cái chung

chỉ tồn tại trong cái riêng chứ không tồn tại biệt lập, lơ lửng ở đó bên ngoài cái riêng.

* Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ đến cái chung, vì bất cứ cái riêng nào cũng đều

tồn tại trong muôn vàn mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng, quá trình khác. Có sự liên hệ ấy

là vì giữa chúng có những điểm giống nhau (cái chung) nhất định.

Cái chung là một bộ phận của cái riêng, cái riêng không gia nhập hết vào cái chung. Do

đó cái riêng phong phú hơn cái chung, cái chung nghèo hơn cái riêng.

4. ý nghĩa phương pháp luận.

Đối với nhận thức:

- Vì cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng nên muốn phát hiện ra cái

chung, cần xuất phát từ những cái riêng, từ những sự vật, hiện tượng, quá trình riêng lẻ cụ thể

chứ không thể xuất phát từ ý muốn chủ quan của con người.

- Nắm được cái chung là chìa khoá để phát hiện và giải quyết những vấn đề riêng.

Đối với hoạt động thực tiễn:

- Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng như một bộ phận của cái riêng. Vì vậy, bất cứ luận

điểm chung nào khi áp dụng vào từng trường hợp riêng cũng cần được cá biệt hoá. Nếu không

chú ý sự cá biệt đó, đem áp dụng nguyên xi cái chung, tuyệt đối hoá cái chung sẽ rơi vào sai

Page 71: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

71

lầm giáo điều. Ngược lại, nếu xem thường cái chung, chỉ chú ý đến cái đơn nhất, tuyệt đối hoá

cái đơn nhất sẽ dẫn đến vo nguyên tắc, xét lại.

- Vì cái riêng không tồn tại ở bên ngoài mối liên hệ dẫn tới cái chung, cho nên để giải

quyết những vấn đề riêng một cách có hiệu quả, không thể lảng tránh việc giải quyết những vấn

đề chung - những vấn đề lý luận liên quan với các vấn đề riêng đó.

- Trong hoạt động thực tiễn cần tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cái đơn nhất hợp quy luật

phát triển chuyển thành cái chung và ngược lại, chuyển cái chung không còn hợp quy luật phát

triển thành cái đơn nhất.

Trong thời đại ngày nay, thời đại toàn cầu hoá, vấn đề học tập cái chung của thế giới là

hết sức cần thiết. Song, mặt khác cũng cần thấy rõ cái riêng bao giờ cũng phong phú hơn cái

chung nên phải luôn chú ý khai thác nguồn sức mạnh dân tộc, phát huy tiềm năng, thế mạnh của

từng địa phơng, từng tập thể và từng con người. Làm được điều đó sẽ góp phần thúc đẩy sự

phát triển của đất nước trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.

Sự kết hợp hài hoà giữa cái chung và cái riêng vừa phát huy năng lực, thế mạnh của từng

dân tộc, từng con ngời, đồng thời vẫn khai thác được sức mạnh, trí tuệ của nhân loại, của cộng

đồng trong quá trình phát triển xã hội. Nếu tuyệt đối hoá cái chung, sự phát triển trở nên đơn

điệu, nghèo nàn. Nếu tuyệt đối hoá cái riêng sẽ không có những giải pháp mang tính tổng thể,

thậm chí có thể trở thành cá nhân chủ nghĩa, cục bộ, địa phương hoặc chủ nghĩa dân tộc hẹp

hòi.

Đối với thực tiễn cách mạng Việt Nam sau khi giành thắng lợi trong cuộc cách mạng giải

phóng dân tộc bớc vào xây dựng Chủ nghĩa xã hội đã mắc một số sai lầm như áp dụng dập

khuôn máy móc mô hình Chủ nghĩa xã hội nói chung mà không tính đến điều kiện cụ thể của

Việt nam nên đã làm cho nền kinh tế lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Nhận thức rõ sai lầm

Đảng ta đã kịp thời khắc phục và tiến hành công cuộc đổi mới kể từ Đại hộ VI của Đảng cộng

sản Việt nam. Với đường lối đúng đắn của các Đại hội VI, VII, VIII, IX đất nước ta đã có nhiều

đổi mới thu được nhiều thành tựu lớn lao trong kính tế cũng như trong đời sống văn hoá xã hội.

Để tiếp tục công cuộc đổi mới nghị quyết của Đại hội IX Đảng cộng sản Việt nam đã xác định:

''...trong quá trình đổi mới phải kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội trên nền

tảng Chủ nghĩa Mác Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh... đổi mới phải kết hợp sức mạnh dân tộc

với sức mạnh thời đại....'' (báo cáo của Ban chấp hành trung ơng đảng khoá VIII về các văn kiện

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX); ''... phát huy cao độ nội lực đồng thời tranh thủ nguồn lực

bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh có hiệu quả bền vững ...''

(trích: Đường lối, chiến lược phát triển kinh tế xã hội tại báo cáo của Ban chấp hành trung ơng

đảng khoá VIII về các văn kiện Đại hội đảng lần thứ IX). Với đường lối đó đảng ta đã xác định

rõ sự phát triển của Việt nam không thể tách rời sự phát triển chung của khu vực và của thế

giới, hay nói cách khác đảng ta đã xác định rõ muốn phát triển kịp với thời đại thì ngoài tự thân

vận động (cái riêng) cần phải tranh thủ sự hỗ trợ và thúc đẩy của khu vực, của quốc tế (cái

chung).

Về lợi ích giai cấp với vai trò là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt nam đảng xác

định: ''Trong thời kì quá độ có nhiều hình thức sở hữu vê tư liệu sản xuất nhiều thành phần kinh

tế, giai cấp, tầng lớp xã hội nhưng cơ cấu, tình chất, vị trí các giai cấp trong xã hội đã thay đổi

nhiều cùng với những biến đổi to lớn về kinh tế, xã hội... Lợi ích giai cấp công nhân thống nhất

với lợi ích của toàn dân tộc trong mục tiêu chung là độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã

Page 72: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

72

hội, dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh...'' (trích: Báo cáo Ban chấp

hành trung ương đảng khoá VIII về các văn kiện Đại hội đảng lần thứ IX). Với đường lối đã xác

định đó đảng ta đã chỉ rõ lợi ích của giai cấp công nhân (cái riêng) là phù hợp với lợi ích của

toàn dân tộc (cái chung).

Câu 25: Trong “ Luận cương về Phoiơbắc “ Mác viết: “ Vấn đề tìm hiểu xem tư duy

của con người có thể đạt tới chân lý khách quan không hoàn toàn không phải là vấn đề lý

luận mà là vấn đề thực tiến. Chính trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân

lý...” Phân tích luận điểm trên và nêu ý nghĩa của nó đối với việc xửa đổi, bổ xung phát

triển lý luận trong điều kiện nước ta hiện nay.

Trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, những hoạt động mang tính lý luận và

thực tiễn luôn đóng vai trò quan trọng trong công cuộc cải tạo, trinh phục thiên nhiên phục vụ

cuộc sống của con người. Nhưng nhận thức của con người về lý luận và thực tiễn qua từng giai

đoạn lịch sử với những trường phái, quan niệm khác nhau về vai trò của lý luận và thực tiến.

Chỉ đến khi Mác và Ăng ghen đưa ra một quan điểm đúng đắn về khoa học về thực tiễn cũng

như vai trò của nó đối với nhận thức và sự phát triển cuả xã hội. Với việc đưa phạm trù thực

tiễn vào lý luận nhận thức, Mác và ăng ghen đã chứng minh tính khoa học, hơn hẳn về chất so

với toàn bộ triết học trước đó, Theo quan niệm triết học của chủ nghĩa Mác- Lênin, thực tiễn là

hoạt động vật chất cảm tính, có tính lịch sử xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã

hội. Để nhấn mạnh và làm rõ vấn đề trên, trong “ luận cương về Phoiơbắc “ Mác viết: “ Vấn đề

tìm hiểu xem tư duy của con người có thể đạt tới chân lý khách quan không, hoàn toàn không

phải là vấn đề lý luận mà là vấn đề thực tiễn. chính trong thực tiến mà con người phải chứng

minh chân lý....”

Thực tiễn không phải là toàn bộ hoạt động của con người, mà chỉ là những hoạt động vật

chất cảm tính của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội. Con người dùng những lực lượng

vật chất, cộng cụ vật chất để tác động vào đối tượng vật chất từ đó làm thay đổi ( biến đổi ) thế

giới khách quan. Hoạt động sản xuất vật chất nay là một hoạt động mang tính chủ động, sáng

tạo, đó không phải là những hoạt động mang tính bản năng, những hoạt động thụ động mà là

những hoạt động chủ động sáng tạo của con người vì vậy hoạt động ấy là phương thức tồn tại

cơ bản của con người và cũng là mối quan hệ giữa con người với tự nhiên.

Hoạt động thực tiễn mang tính lịch sử - xã hội : Thực tiễn xét về nội dung cũng như về

phương thức thực hiện đều mang tính lịch sử, xã hội, thực tiễn là những hoạt động cơ bản là

những hoạt động chung, những hoạt động mang tính phổ biến của cộng đồng, của xã hội chứ

không phải là những hoạt động của cá nhân riêng lẻ, cũng không phải là những hoạt động chung

chung trừu tượng mà nó luôn được diễn ra trong những quan hệ xã hội nhất định với những

hoàn cảnh lịch sử cụ thể nhất định. Mặt khác thực tiễn cũng có quá trình vận động biến dổi và

phát triển, trình độ phát triển của thực tiễn nói lên trình độ trinh phục tự nhiên, cũng như nói lên

khả năng làm chủ xã hội của con người vì vậy các hoạt động thực tiễn mang tính lịch sử xã hội.

Thực tiễn tồn tại dưới nhiều hình thức, lĩnh vực khác nhau, phong phù và đa dạng nhưng

khái quát lại bao gồm những hình thức cơ bản. Hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động cải tạo

chính trị, xã hội và hoạt động thực nghiệm khoa hoạc. Trong đó hoạt động sản xất vật chất là cơ

sở cho sự tồn tại, phát triển của xã hội loài người, là cơ sở cho sự tồn tại của các hình thức hoạt

Page 73: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

73

động thực tiễn khác của con người. Chính qua hoạt động đó mà có thể phân biệt con người, xã

hội loài người với thế giới động vật.

Hoạt động cả tạo chính trị xã hội là dạng cơ bản tiếp theo của hoạt động thực tiến, nó thể

hiện tính mục đích, tính tự giác cao của con người nhằm biến đổi, cải tạo xã hội, phát triển các

thiết chế xã hội, các quan hệ xã hội. Nó bao gồm các hoạt động như đấu tranh giai cấp, đấu

tranh giải phóng dân tộc, đấu tranh cho hoà bình dân chủ, tiến bộ xã hội... thông qua các hoạt

động này con người có thể làm thay đổi các quan điểm xã hội, thay đổi các thiết chế xã hội, từ

đó làm thay đổi một chế độ xã hội nhất định.

Hoạt động thực nghiệm khoa học là một dạng cơ bản, đặc biệt của hoạt động thực tiến. Đó

là hoạt động được con người tiến hành trong điều kiện nhân tạo, để nhận thức, cải tạo tự nhiên

và xã hội theo mục đích của mình. Cùng với hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị xã

hội, hoạt động thực nghiệm khoa học đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã

hội...trong hoạt động thực tiễn, 3 dạng hoạt động trên có mối quan hệ khăng khít không tách rời

nhau, luôn tác động, bổ sung lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển.

Theo quan niệm của triết học Mác- Lênin, giữa thực tiễn và lý luận có mối quan hệ biến

chứng với nhau, trong đó quan điểm về thực tiễn phải là quan điểm cơ bản, thứ nhất của lý luận

về nhận thức... trong đó thực tiễn đóng vai trò quan trọng có tính quyết định đối với nhận thức.

Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức: Để tồn tại và phát triển con người phải tiến

hành các hoạt động lao động sản xuất, cải tạo tự nhiên và xã hội. Chính thông qua các hoạt

động lao động sản xuất ấy, thông qua các hoạt động thực tiễn đó, nhằm cải tạo thế giới khách

quan mà nhận thức của con người ngày càng phát triển. Rõ ràng con người quan hệ với thế giới

khách quan xung quanh không phải bắt đầu bằng lý luận mà bằng và thông qua các hoạt động

thực tiễn. Thực tiễn cung cấp các tư liệu, căn cứ, cơ sở cho nhận thức lý luận. Bằng hoạt động

thực tiễn, con người tác động vào thế giới khách quan, làm cho thế giới khách quan phải bộc lộ

những thuộc tính, những tính chất, những quy luật để con người nhận thức. Như vậy mọi tri

thức của con người dù là trực tiếp hay gián tiếp, dù ở trình độ kinh nghiệm, hay ở trình độ lý

luận cũng đều bắt nguồn từ thực tiễn. Nghĩa là không có thực tiễn không có nhận thức, không

có lý luận. Mặt khác trong quá trình hoạt động thực tiễn ấy nó làm biến đổi, hoàn thiện các giác

quan, phát triển năng lực tư duy, năng lực nhận thức của con người. Thực tiễn còn đặt ra nhu

cầu, nhiệm vụ phương hướng phát triển của nhận thức. Nó đòi hỏi phải tổng kết, phải khái quát

thực tiễn để rút ra những kết luận khoa học, rút ra những tri thức mới, từ đó làm cho nhận thức

ngày càng phát triển.

Thực tiễn là mục đích của nhận thức: Nhận thức lý luận không có mục đích tự thân, nghĩa

là nhận thức không phải vì nhận thức, lý luận không phải vì tự thân lý luận. Nhận thức mà

không nhằm mục đích phục vụ thực tiễn sẽ mất phương hướng, bế tắc. Nhận thức lý luận tự nó

không cải biến xã hội vì vậy nhận thức trở về với thực tiễn để hướng vào trả lời những bức xúc

của thực tiễn cuộc sống. kết quả của nhận thức, của lý luận phải hướng vào để định hướng chỉ

đạo hoạt động của con người, chính vì vậy thực tiễn chính là mục đích của nhận thức.

Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý: Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác- Lênin vấn đề

tìm hiểu xem tư duy của con người có đạt đến chân lý khách quan hay không, hoàn toàn không

phải là vấn đề lý luận, mà chính là vấn đề thực tiễn. Chính trong thực tiễn con người phải chứng

minh chân lý. Tri thức của con người là kết quả của quá trình nhận thức, những tri thức đó phải

ánh đúng hoặc không đúng hiện thực khách quan. Chỉ có thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất để

Page 74: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

74

kiểm tra chân lý. Thông qua thực tiễn, con người có thể chứng minh, kiêm nghiệm chân lý, qua

đó có thể là tiêu chuẩn của chân lý vừa có tính tuyệt đối vừa có tính tương đối. Tính tuyệt đối

của thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan duy nhất để kiểm nghiệm chân lý, ngoài thực tiễn ra

không còn một tiêu chuẩn nào khác thay thế được. Tính tương đối của thực tiễn với tư cách là

tiêu chuẩn của chân lý thể hiện ở chỗ, thực tiễn cho phép những tri thức đã được kiểm nghiệm

trước đó trở thành chân lý vĩnh viễn, chân lý cuối cùng mà phải chịu sự kiêm nghiệm của thực

tiễn tiếp theo. Do đó “ Không bao giờ có thể xác nhận hoặc bác bỏ một cách hoàn toàn một biểu

tượng nào đó của con người, dù biểu tượng ấy là thế nào chăng nữa". Chính vì vậy xem xét

thực tiễn trong không gian càng rộng, trong thời gian càng dài, trong chỉnh thể thì càng thấy rõ

đâu là chân lý đâu là sai lầm.

Nghiên cứu vai trò của thực tiễn đối với nhận thức lý luận, nhằm xây dựng quan điểm

thực tiễn cho cán bộ đảng viên trong công tác lãnh đạo, quản lý. Từ quan điểm về thực tiễn, đặt

ra đòi hỏi mọi nhận thức lý luận, mọi chủ trương chính sách đều phải được xây dựng, hình

thành từ thực tiễn của cuộc sống, dựa trên cơ sở thực tiễn, bản thân đời sống, thực tiễn luôn vận

động và phát triển không ngừng. Do đó nó đòi hỏi chủ thể nhận thức phải thường xuyên đi sâu

đi sát thực tiễn, gắn bó với sự phát triển của thực tiễn và coi trọng việc tổng kết thực tiễn. Qua

tổng kết mà bổ sung cho nhận thức lý luận, đề ra chủ trương chính sách cho phù hợp với thực

tiễn sinh động của cuộc sống. Đồng thời qua đó khắc phục tình trạng xa dời dân, xa dời thực

thế, bệnh quan liêu đang diễn ra khá phổ biến hiện nay.

Từ nhận thức về vai trò và ý nghĩa của thực tiễn đối với lý luận nhận thức và trong thực

tiễn khách quan của cuộc sống, nhất là trong công cuộc đổi mới của nước ta trong 20 năm qua.

Văn kiện đại hội lần thứ VII của Đảng khẳng định: “ Chỉ có tăng cường tổng kết thực tiễn, phát

triển lý luận thì công cuộc đổi mới trở thành hoạt động tự giác, chủ động sáng tạo bớt được

những sai lầm và những bước đi quanh co phức tạp “. Những thành quả đạt được cả về lý luận

và thực tiễn trong 20 năm đổi mới ở nước ta, đã khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng cộng

sản VN. Đã giải quyết một cách đúng đắn mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn của

CMVN. Chúng ta đã khắc phục được bệnh giáo điều, đó là bệnh cường điệu hoá lý luận, coi

thường thực tế, áp dụng lý luận một cách máy móc, coi lý luận như một vấn đề đã song xuôi

hoàn chỉnh, không tính đến việc mọi lý luận phải được bổ sung cho hoàn chỉnh. Từ đó đề ra các

chủ trương chính sách phù hợp với điều kiện hoàn cảnh thực tế trong nước cũng như tình hình

quốc tê, khắc phục được sự trì trệ, lạc hậu kéo theo sự khủng hoảng chung của xã hội, tạo ta

được động lực phát triển mới cho đất nước.

Đồng thời với sự đổi mới về tư duy, về nhận thức chúng ta cũng khắc phục được bệnh

kinh nghiệm chủ nghĩa. Đó là sự tuyệt đối hoá kinh nghiệm, chỉ dựa vào kinh nghiệm không

thường xuyên tổng kết kinh nghiệm để khái quát nâng lên trình độ lý luận, coi nhẹ lý luận, bằng

lòng với cách thức hoạt động cũ, bị trói buộc với những tình huống cá biệt thể hiện tính bảo thủ,

trì trệ, kém hiệu quả.

Quán triệt sự thống nhất giữ thực tiễn và lý luạn, đảm bảo cho sự đúng đắn và phù hợp khi

đề ra đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và NN từng thời kỳ đáp ứng yêu cầu công

cuộc xây dựng và bảo vệ TQ, Đảng đã đề ra nhiệm vụ: “ Coi trọng tổng kết thực tiễn trong

nghiên cứ lý luận và trong hoạt động của các cấp uỷ đảng, coi tổng kết thực tiễn là nhiệm vụ

thường xuyên của các cấp, các ngành". Trong quá trình thực hiện ta phải tôn trọng thực tiễn đặt

thực tiễn đúng với vị trí là “Tiêu chuẩn của chân lý". Để xem xét bổ sung cho lý luận phát

Page 75: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

75

triên, đồng thời là tiêu chuẩn đánh giá sự đúng đắn về nội dung các văn bản của NN ban hành

để quản lý và thúc đẩy XHPT./.

Câu 26: Chủ Nghĩa Duy Vật Biện Chứng. Trong Bút ký triết học VI Lê Nin

viết Sự phát triển là một cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập. Giải thích luận điểm trên

đây và nên lên ý nghĩa của vấn đề này trong quá trình chủ động hội nhập kinh tế thế giới

ở nước ta ?

Sự phát triển là cuộc đấu tranh của các mặt đối lập là sự loại trừ bãi xích lẫn nhau giữa các

mặt đối lập. Đấu tranh của các mặt đối lập có nhiều hình thức, nó phụ thuộc vào bản chất của

mâu thuẫn, trình độ phát triển của mâu thuẫn và hoàn cảnh lịch sử cụ thể khi giải quyết mâu

thuẫn.

Vậy: Đấu tranh của các mặt đối lập là những mặt, những đặc điểm, những thuộc tính của

sự vật hiện tượng mà trong quá trình tồn tại vận động phát triển của các sự vật những mặt,

những đặc điểm thuộc tính này có su hướng vận động biến đổi trái ngược nhau.

Các mặt đối lập biện chứng nó là những mặt, những đặc điểm, những thuộc tính khác

nhau, tính chất trái ngược nhau và những đối lập bao giờ cũng liên kết gắn bó chặt chẽ với nhau

cùng duy trì sự tồn tại, phát triển của sự vật.

Dẫn đến mâu thuẫn biện chứng đó là một cấu kết bao gồm hai mặt đối lập biện chứng, hai

mặt đối lập biện chứng này ràng buộc với nhau, quy định lẫn nhau đồng thời tác động qua lại

lẫn nhau, cả hai mặt đối lập này cùng duy trì sự tồn tại và duy trì sự phát triển của sự vật.

Ví dụ:

Trong sản xuất có nhiều loại mâu thuẫn như Kinh tế - Chính trị - văn hoá, đó là những su

thế trái ngược nhau.

Về lĩnh vực sản xuất, giữa quan hệ sản xuất - lực lượng sản xuất có lúc không phù hợp.

Trong lĩnh vực chính trị tư tưởng có những quan điểm trái ngược nhau.

Mâu thuẫn biện chứng mang tính khách quan tồn tại những mâu thuẫn trong tự nhiên,

trong đời sống xã hội đó là quy luật không phải là khách quan. Còn mâu thuẫn biện chứng tồn

tại mang tính phổ biến, tất cả các sự vật hiện tượng đều mang tính mâu thuẫn và được xác định

trong điều kiện không gian, thời gian cụ thể.

Đấu tranh giữa các mặt đối lập thể hiện qua nội dung của quy luật về sự thống nhất của

các mặt đối lập, có ý nghĩa hai mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn biện chứng liên hệ chặt chẽ với

nhau, ràng buộc lẫn nhau, quy định lẫn nhau, mặt này tồn tại trên cơ sở mặt kia cùng tồn tại, cả

hai mặt đều có vai trò duy trì sự tồn tại của sự vật.

Sự thống nhất của các mặt đối lập với tư cách là những nhân tố, những bộ phận, những

thuộc tính có khuynh hướng vận động, hay những đặc điểm trái ngược nhau, chúng không phải

chỉ có sự thống nhất với nhau, đấu tranh với nhau mà còn chuyển hoá lẫn nhau.

Sự thống nhất của các mặt đối lập có hai nghĩa rộng và hẹp.

Theo nghĩa hẹp: Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự đồng nhất, sự phù hợp, nghĩa là

hai mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn biện chứng, trên cơ sở những thuộc tính cơ bản đối lập

nhau, cả hai mặt đối lập còn có thể có những thuộc tính khác giống nhau, có thể sâm nhập sang

nhau, có thể chuyển hoá lẫn nhau.

Page 76: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

76

Sự phù hợp của các mặt đối lập tạo cho sự tiền đề phát triển điều đó thể hiện trong quy

luật sản xuất, đó là tìm ra được một quy luật hình thức tổ chức sản xuất, quan hệ sản xuất phù

hợp lực lượng sản xuất mà ta gọi là quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất. Do vậy sự

tác động ngang nhau của các mặt đối lập có nghĩa là hai mặt đối lập, có vai trò vị trí ngang

nhau, bằng nhau.

Các mặt đối lập không chỉ thống nhất và đấu tranh với nhau mà còn chuyển hoá lẫn nhau

đó là quá trình thẩm thấu những nhân tố, những thuộc tính của nhau, sự chuyển hoá này là kết

quả của những tác động qua lại thường xuyên giữa các mặt đối lập, là sự thống nhất và đấu

tranh giữa chúng. Sự chuyển hoá có thể diễn ra dưới hai hình thức chuyển hoá từng phần và

chuyển hoá toàn bộ.

Ví dụ: Lực ly tâm - Lực hướng tâm là ngang nhau. Trong quá trình trao đổi chất, đồng hoá

- dị hoá có những lúc hai mặt này ngang nhau.

Trong quá trình lao động sản xuất và tiêu dùng. Theo nghĩa rộng, sự thống nhất của các

mặt đối lập là sự không tách rời nhau, làm tiền đề làm điều kiện tồn tại của nhau, không có sự

thống nhất không tạo thành sự vật. Sự thống nhất này bị phá huỷ, sự vật không tồn tại nữa, sự

thống nhất này là sự thống nhất từ bên trong, do nhu cầu tồn tại, nhu cầu vận động và phát triển

của chính bản thân các mặt đối lập.

Ví dụ: Nhà tư bản cần đến người công nhân chính vì công nhân là lực lượng đem lại lợi

nhuận cho nhà tư bản. Còn người công nhân làm thuê cho nhà tư bản, đó là nhu cầu sống của

họ, tồn tại của họ vì họ không có tư liệu sản xuất.

Vì vậy: Sự thống nhất của các mặt đối lập tạo ra sự ổn định tương đối của sự vật.

Sự thống nhất của các mặt đối lập tạo tiền đề điều kiện cho quá trình phát triển, vận động.

Đấu tranh giữa các mặt đối lập có mối quan hệ hợp thành mâu thuẫn biện chứng đó là:

Mâu thuẫn biện chứng là sự liên hệ tác dộng lẫn nhau giữa các mặt đối lập, mâu thuẫn biện

chứng không chỉ là phủ định, loại trừ nhau vì vậy mâu thuẫn biện chứng là một kết cấu bao gồm

hai mặt đối lập biện chứng này ràng buộc với nhau, quy định lẫn nhau, đồng thời tác động qua

lại lẫn nhau, cả hai mặt đối lập này cùng duy trì sự tồn tại và duy trì sự phát triển của sự vật. Do

đó mâu thuẫn biện chứng là nguồn gốc của mọi sự vận động và phát triển.

Thống nhất của các mặt đối lập là tương đối, đấu tranh giữa các mặt đối lập là tuyệt đối.

Vì khi nói về đấu tranh giữa các mặt đối lập chủ nghĩa Mác có hai luận điểm quan trọng, luận

điểm thứ nhất khẳng định thống nhất là tương đối, còn đấu tranh là tuyệt đối, trong bút ký triết

học Lê Nin viết “ Sự thống nhất phù hợp đồng nhất, tác động ngang nhau của các mặt đối lập

có điều kiện, tạm thời, thoảng qua, tương đối. Sự đấu tranh của các mặt đối lập bài trừ lẫn

nhau là tuyệt đối, cũng như sự phát triển, sự vận động là tuyệt đối".

Sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, làm cho các mặt đối lập chuyển hoá, sự

chuyển hoá của các mặt đối lập diễn ra dưới nhiều hình thức đó là chuyển hoá từng mặt, từng

khía cạnh của mặt đối lập này sang mặt đối lập khác, các mặt đối lập đều bị tiêu diệt và chuyển

thành những mặt đối lập mới.

Ví dụ: Khi chế độ chiếm hữu nô lệ tan giã, cả hai giai cấp chủ nô và nô lệ căn bản bị triệt

tiêu, hai giai cấp mới là địa chủ phong kiến và nông dân hình thành.

Page 77: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

77

Như vậy: Thông qua sự tác động qua lại của các mặt đối lập mà mọi sự vật luôn luôn vận

động biến đổi phát triển.

Đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc của sự vận động, phát triển, được thể hiện

trong các quan điểm sau:

Quan điểm duy tâm Hêghen đã nói đến sự Đồng nhất biện chứng theo nghĩa tự đồng

nhất” là sự đồng nhất bao trùm trong nó những mầm mống không đồng nhất, không có sự đồng

nhất tuyệt đối, chỉ có sự đồng nhất bao trùm sự khác biệt và sự khác biệt có thể chuyển thành

đối lập và mâu thuẫn. Hê Ghen kết luận Tất cả mọi sự vật có tính chất mâu thuẫn trong bản

thân nó” và Mâu thuẫn đó chính là cái làm cho thế giới vận động trên thực tế, “Mâu thuẫn là

nguồn gốc của tất cả mọi vận động và của tất cả mọi sức sống; chỉ trong chừng mực một vật

chứa đựng trong bản thân nó một mâu thuẫn, thì nó mới vận động, mới có xung lực và hoạt

động”. Lý luận của Hê Ghen đã có những phát hiện thực sự sâu sắc về sự tồn tại của mâu thuẫn

cũng như vai trò của nó.

Các Mác, Ăng Ghen, Lê Nin đã kế thừa tư tưởng biện chứng về mâu thuẫn, tổng kết thực

tế của lịch sử loài người, khái quát những thành tựu khoa học, để luận giải mâu thuẫn một cách

khoa học và vận dụng lý luận để phân tích xã hội tìm ra phương thức cải tạo nó.

Trên cơ sở xác định rõ quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, Chủ nghĩa

Mác đã làm rõ thực chất của mâu thuẫn thông qua phân tích bản chất của các mặt đối lập và

mối quan hệ.

Do đó đấu tranh của các mặt đối lập có nghĩa là hai mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn biện

chứng vận động theo khuynh hướng trái ngược nhau, tính chất trái ngược nhau, dẫn đến bài trừ

lẫn nhau, phủ định lẫn nhau, lấn át lẫn nhau, làm cho sự vật biến đổi từng phần, từng bộ phận,

từng thuộc tính đến lúc nào làm cho sự vật biến dổi thành cái khác tạo ra sự vận động phát triển,

sự biến đổi các sự vật.

Mâu thuẫn vận động biến đổi từ thấp đến cao, từ ít đến nhiều, lúc đầu sự vật trở thành

thuộc tính, su hướng trái ngược, sau đó do tính chất trái ngược các mặt đối lập dẫn đến mâu

thuẫn, ngày càng phát triển, ngày càng dẫn đến trái ngược nhiều hơn, ngày càng cao hơn, khi

mâu thuẫn đã vận động chín mùi đến đỉnh cao, thì sự vật sẽ giải quyết mâu thuẫn. Trong tự

nhiên việc giải quyết mâu thuẫn là tuân theo các quy luật tự nhiên, còn trong lĩnh vực xã hội -

chính trị - kinh tế - văn hoá vẫn xuất hiện mà việc giải quyết mâu thuẫn phải thông qua nhận

thức, tổ chức hoạt động thực tiễn của con người để giải quyết mâu thuẫn.

Đấu tranh giữa các mặt đối lập và giải quyết mâu thuẫn dẫn đến sự chuyển hoá của các

mặt đối lập, việc giải quyết mâu thuẫn làm kết cấu mâu thuẫn thay đổi sự chuyển hoá của các

mặt đối lập diễn ra thông qua nhiều hình thức khác nhau. Do đó đấu tranh của các mặt đối lập

dẫn đến sự biến đổi của các sự vật đó là sự phát triển.

Ví dụ: Trong xã hội khi làm cách mạng tư sản lật đổ xã hội phong kiến, dẫn đến một kết

cấu giai cấp mới.

Như vậy: Đấu tranh của các mặt đối lập tạo ra nguồn gốc động lực của sự phát triển, Lê

Nin kết luận “Phát triển là một cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập”.

Do vậy: Quy luật mâu thuẫn chỉ ra nguồn gốc động lực của sự phát triển giúp ta giải thích

đúng các hiện tượng tự nhiên và đời sống xã hội, giúp chúng ta cải tạo tổ chức hoạt động thực

Page 78: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

78

tiễn cho xã hội. Quy luật mâu thuẫn chỉ ra sự vật hiện tượng là quy luật khách quan do đó chúng

ta không sợ mâu thuẫn mà phải chủ động tìm tòi nghiên cứu để tìm ra được mâu thuẫn và có tìm

được mâu thuẫn mới phân tích đúng loại mâu thuẫn để rút ra được những giải pháp giải quyết

hợp lý.

Mâu thuẫn là khách quan và phổ biến, mâu thuẫn là nguồn gốc vận động phát triển vì vậy

phải có thái độ tích cực đối với mâu thuẫn. Trên cơ sở tuỳ từng loại mâu thuẫn có biện pháp giải

quyết xử lý khác nhau cho phù hợp với từng điều kiện, từng loại mâu thuẫn.

Mâu thuẫn bao giờ cũng phải giải quyết bằng hình thức đấu tranh, tuy nhiên phải xác định

rõ lịch sử cụ thể để đấu tranh cho phù hợp, đấu tranh giữa các mặt đối lập cấu thành mâu thuẫn

chứ không phải dùng lực lượng nào khác bên ngoài để làm triệt nhau đi, về mặt đối lập.

Quá trình chủ động hội nhập kinh tế thế giới ở nước ta:

Mâu thuẫn biện chứng là sự liên hệ, tác động lẫn nhau giữa các mặt đối lập, mâu thuẫn

biện chứng không chỉ là sự phủ định, sự loại trừ lẫn nhau (đấu tranh), đấu tranh giữa các mặt

đối lập, mà còn là sự nương tựa dựa vào nhau giữa các mặt đối lập, vì vậy nó bao gồm cả sự

thống nhất giữa chúng, thống nhất là điều kiện của đấu tranh để đi tới giải quyết mâu thuẫn, do

vậy có thể nói mâu thuẫn là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập, cũng là nguồn gốc của mọi sự

vận động và phát triển.

Qua nội dung trên, Đảng - Nhà nước ta chủ động hội nhập kinh tế thế giới vì: Con đường

đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên Chủ nghĩa xã hội, bỏ qua việc xác lập vị trí thống

trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa. Chính vì vậy đường lối phát

triển kinh tế cùng với việc đẩy mạnh Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá, Đảng ta nhất quán chính

sách phát triển kinh tế nhiều thành phần đã được đề cập từ Đại hội VI - VII - VIII đến Đại hội

IX, Đảng ta không chỉ khẳng định việc thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều

thành phần mà còn nhấn mạnh các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật, đều là bộ phận

cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển

lâu dài hợp tác cạnh trang lành mạnh. Trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, đây là

bước chuyển biến quan trọng của Đảng ta về thời kỳ quá độ cũng như về vai trò của các thành

phần kinh tế.

Trong công cuộc đổi mới xã hội hiện nay, Đảng tiến hành đổi mới đồng bộ, trước hết là

đổi mới kinh tế, đổi mới cơ cấu kinh tế, đổi mới cơ chế quản lý… làm cho nền kinh tế nước ta

phát triển hoà nhập được với trình độ phát triển kinh tế khu vực và thế giới. Trên cơ sở đổi mới

về phát triển kinh tế, Đảng - Nhà nước đổi mới về quan điểm chính trị tạo điều kiện thuận lợi

cho đổi mới kinh tế, nhằm đảm bảo ổn định lâu dài.

Trong điều kiện trong nước và quốc tế hiện nay muốn đổi mới kinh tế - chính trị phải thực

hiện đường lối mở cửa một cách sáng tạo để khai thác tối đa sức mạnh thời đại, hoà nhập với

cộng đồng thế giới mà không hoà tan.

Quá trình đổi mới kinh tế - chính trị nước ta về hội nhập kinh tế thế giới đã được các nước

trong khu vực và các nước trên thế giới ủng hộ đầu tư để làm ra nhiều của cải vật chất, đây là

những điều kiện thuận lợi nước ta phát triển kinh tế để đưa đất nước xây dựng chủ nghĩa xã hội

thực sự làm cho dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh.

Page 79: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

79

Bên cạnh những thuận lợi về phát triển kinh tế vẫn còn có những tiêu cực khó khăn trong

quá trình hội nhập đó là các mặt hàng sản xuất để xuất khẩu có những nước ép giá, cấm xuất.

Trong nước còn có những tiêu cực như: tham nhũng, làm thất thoát tài sản lớn của Nhà nước.

Về chính trị: Nhận thức của một số quần chúng, đảng viên có những quan điểm đối lập

với Đảng, Nhà nước có những lối sống, mâu thuẫn trong lĩnh vực đời sống xã hội. Về chế độ

chính sách, đối lập viết bài chống lại Đảng ta. Khi đó vấn đề dân tộc, tôn giáo đã gây ra khó

khăn cho Đảng, Nhà nước ta.

Do vậy, trong quá trình đổi mới chủ động hội nhập kinh tế thế giới ở nước ta, đưa ra Nghị

quyết Trung ương 6 (lần 2) đẩy mạnh công cuộc xây dựng chỉnh đốn đảng ngăn chặn đẩy lùi tệ

tham nhũng, lãng phí. Quy định 19 của Bộ Chính trị về những điều đảng viên không được làm

và các nghị quyết, chỉ thị của Đảng nhằm nâng cao nhận thức cho mỗi đảng viên trong công

cuộc đổi mới của Đảng để phát triển Kinh tế , văn hoá xã hội, quốc phòng, an ninh.

Qua đó, Đảng và Nhà nước ta luôn duy trì mặt tích cực, đấu tranh ngăn chặn những tiêu

cực để mở rộng quan hệ khu vực hoá toàn cầu nhằm ngày càng đổi mới và phát triển kinh tế

trong quá trình chủ động hội nhập

Câu 27 “Những quan hệ xã hội đều gắn liền mật thiết với những lực lượng sản xuất

do đó có được những lực lượng sản xuất mới, loài người đã thay đổi phương thức sản xuất

của mình và do thay đổi phương thức sản xuất, cách kiếm sống của mình, loài người thay

đổi cả những quan hệ xã hội của mình, cái cối xay bằng tay đưa lại xã hội có lãnh chúa.

Cái cối xay chạy bằng hơi nước đưa lại xã hội có nhà tư bản công nghiệp”.

Giải thích luận điệu trên và nói rõ yêu cầu đối với việc phát triển lực lượng sản xuất ở nước

ta hiện nay.

Trong quá trình phát triển, lịch sử loài người đã chứng minh những quan hệ xã hội đều gắn

liền mật thiết với những lực lượng sản xuất, nó có vai trò quyết định dịch chuyển một tương lai

quá khứ thay một chế độ cũ thành một chế độ mới khi mâu thuẫn bên trong đã chín muồi. Do

đó Mác và Ăng ghen đã chỉ cho chúng ta thấy “Những quan hệ xã hội đều gắn liền mật thiết với

những lực lượng sản xuất do đó có được những lực lượng sản xuất mới, loài người đã thay đổi

phương thức sản xuất của mình và do thay đổi phương thức sản xuất, cách kiếm sống của mình,

cái cối xay bằng tay đưa lại xã hội có lãnh chúa, cái cối xay chạy bằng hơi nước đưa lại xã hội

có nhà tư bản công nghiệp”.

Để giải quyết được luận điểm trên của Mác và Ăng ghen chúng ta cần làm rõ những nhận

thức cơ bản về phương thức sản xuất; quy luật và những mối quan hệ của chúng để vận dụng và

những yêu cầu với việc phát triển của lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay.

Phương thức sản xuất là cách thức mà con ngời tiến hành sản xuất ra của cải vật chất phù

hợp với giai đoạn lịch sử xã hội loài người.

Phương thức sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến kết cấu giai cấp, tính chất mối quan hệ giữa

các giai cấp cũng như các quan điểm về chính trị, pháp quyền, đạo đức…Khi phương thức sản

xuất mới ra đời thay thế phương thức sản xuất cũ lỗi thời thì sớm hay muộn sẽ có sự thay đổi cơ

bản từ kết cấu kinh tế đến kết cấu giai cấp; từ các quan điểm chính trị xã hội đến các tổ chức xã

hội…

Page 80: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

80

Lực lượng sản xuất là sự kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản xuất, trước hết là công

cụ lao động để tạo ra một sức sản xuất nhất định. Như vậy lực lượng sản xuất gồm TLSX và

người lao động với kỹ năng, kinh nghiệm lao động của họ.

Người lao động với tư cách là chủ thể của sản xuất vật chất, tác động vào đối tượng lao động

để tạo ra của cải vật chất, sáng tạo ra công cụ lao động, với ý nghĩa đó người lao động là nhân

tố chủ yếu, hàng đầu của lực lượng sản xuất.

Công cụ lao động là nhân tố quan trọng của lực lượng sản xuất. Công cụ lao động là khí quan

vật chất “nói dài” “ nhân lên” sức mạnh của con người trong quá trình lao động biến đổi thế

giới tự nhiên, nó là yếu tố đóng vai trò quyết định trong tư liệu sản xuất.

Trong thời đại ngày nay khoa học đang ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp

những thành tựu của khoa học được vận dụng nhanh chóng và rộng rãi vào sản xuất. Tri thức

khoa học cũng là một bộ phận quan trọng trong kinh nghiệm, kỹ năng của người lao động.

Các yếu tố của lực lượng sản xuất có quan hệ tác động biện chứng lẫn nhau. Trong đó người

lao động đóng vai trò quan trọng hàng đầu.

Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất vật bao gồm: Các

quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất; các quan hệ trong tổ chức, quản lý sản xuất; các quan

hệ trong phân phối sản phẩm lao động.

Quan hệ sản xuất do con người sáng tạo ra, song nó được hình thành một cách khách quan

khong phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Quan hệ sản xuất mang tính ổn định

tương đối trong bản chất xã hội và tính phong phú đa dạng trong hình thức biểu hiện

Những quan hệ trên có quan hệ hữu cơ nhau với nhau trong đó quan hệ sở hữu đối với TLSX

giữ vai trò quyết định bởi lẽ ai nắm được TLSX trong tay thì người đó sẽ quyết định việc tổ

chức, quản lý sản xuất cũng như phân phối sản phẩm lao động.

Cũng như lực lượng sản xuất, QHSX thuộc lĩnh vực đời sống vật chất của xã hội. Tính vật

chất của QHSX thể hiện ở chỗ chúng tồn tại khách quan, độc lập với ý muốn chủ quan của con

người.

Sự tác động lẫn nhau giữa lực lượng sản xuất và QHSX biểu hiện quan hệ mang tính biện

chứng. Quan hệ này biểu hiện ở quy luật cơ bản nhất của sự vận động của đời sống xã hội. Quy

luật về sự phù hợp của QHSX với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

Khi trình độ lực lượng sản xuất còn thủ công thì tính chất của nó là tính chất cá nhân. Nó thể

hiện ở chỗ chỉ một người có thể sử dụng được rất nhiều công cụ khác nhau trong quá trình sản

xuất để tạo ra sản phẩm như vật tất yếu dẫn đến quan hệ sản xuất sở hữu mang tính tư nhân về

TLSX.

Khi sản xuất bằng máy ra đời, trình độ lực lượng sản xuất công nghiệp đòi hỏi không thể một

người có thể đảm nhiệm được tất cả các khâu của quá trình sản xuất, mà mỗi người chỉ phụ

trách được một khâu trong dây chuyền sản xuất. Như vậy, quá trình sản xuất đòi hỏi phải nhiều

người tham gia, sản phẩm lao động là thành quả của nhiều người ở đây lực lượng sản xuất đã

mang tính xã hội hoá tất yếu một QHSX thích hợp với nó phải là QHSX mang tính xã hội về tư

liệu sản xuất.

Do vậy quan hệ sản xuất được hình thành, biến đổi phát triển dưới ảnh hưởng quyết định của

lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất là yếu tố động, cách mạng nhất của quá trình sản xuất.

Page 81: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

81

Nó là nội dung của qúa trình sản xuất. Còn QHSX là yếu tố tương đối ổn định nó là hình thức

xã hội của quá trình sản xuất. Trong mối quan hệ này lực lượng sản xuất quyết định QHSX.

Lực lượng sản xuất phát triển thì sớm hay muộn QHSX cũng biến đổi theo phù hợp với trình

độ phát triển của lực lượng sản xuất khi trình độ của lực lượng sản xuất phát triển đến mức độ

nào đó sẽ mâu thuẫn với QHXS hiện có. Điều này đòi hỏi phải xoá bỏ QHSX cũ hình thành

QHSX mới phù hợp hơn và lực lượng sản xuất thúc đẩy phương thức sản xuất mới ra đời. Sự

tác động trở lại của QHSX đối với lực lượng sản xuất.

Nếu QHSX phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất sẽ tạo địa bàn rộng lớn

cho lực lượng sản xuất phát triển khi ấy QHSX sẽ tạo điều kiện, thúc đẩy lực lượng sản xuất

phát triển sẽ kìm hãm cản trở sự phát triển của lực lượng sản xuất.

Sự tác động của QHSX tới lực lượng sản xuất còn thể hiện ở chỗ nó quy định mục đích sản

xuất ảnh hưởng tới thái độ lao động của người lao động, kích thích hoặc kìm hãm việc cải tiến

công cụ lao động cũng như việc áp dụng thành tựu khoa hoạc vào sản xuất,

Trong xã hội có giai cấp đối kháng thì mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và QHXS biểu

hiện thành mâu thuẫn giai cấp và chỉ thông qua đấu tranh gia cấp mới giải quyết được mâu

thuẫn này. Quy luật phổ biến trong mọi xã hội, làm cho xã hội loài người phát triển từ thấp lên

cao.

Quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất còn biểu hiện đó là:

- Xu hướng của sản xuất vật chất là không ngừng biến đổi và phát triển. Sự biến đổi đó bao

giờ cũng bắt đầu bằng sự biến đổi và phát triển của lực lương sản xuất mà trước hết là công cụ

lao động. Công cụ phát triển dẫn đến mâu thuẫn gay gắt với quan hệ sản xuất hiện có và xuất

hiện đòi hỏi khách quan phải xóa bỏ quan hệ sản xuất cũ, thay bằng quan hệ sản xuất mới. Như

vậy, quan hệ sản xuất vốn là hình thức phát triển của lực lượng sản xuất, nhưng do mâu thuẫn

của lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất nên quan hệ sản xuất lại trở thành xiềng xích kìm

hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Phù hợp và không phù hợp là biểu hiện mâu thuẫn

biện chứng của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, tức là sự phù hợp trong mâu thuẫn và

bao hàm mâu thuẫn.

- Khi phù hợp cũng như lúc không phù hợp với lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất luôn

có tính độc lập tương đối đối với lực lượng sản xuất. Điều đó thể hiện trong nội dung sự vận tác

động trở lại đối với lực lượng sản xuất, quy định mục đích xã hội của sản xuất, xu hướng phát

triển của quan hệ lợi ích, từ đó hình thành những yếu tố hoặc thúc đẩy, hoặc kìm hãm sự phát

triển của lực lượng sản xuất.

- Sự tác động trở lại nói trên của quan hệ sản xuất bao giờ cũng thông qua các quy luật kinh

tế xã hội, đặc biệt là quy luật kinh tế cơ bản.

- Phù hợp và không phù hợp giữa lực lương sản xuất và quan hệ sản xuất là tính khách quan

và phổ biến của mọi phương thức sản xuất. Sẽ không đúng nếu quan niệm trong chủ nghĩa tư

bản luôn diễn ra "không phù hợp", còn dưới chủ nghĩa xã hội luôn "phù hợp" giữa quan hệ sản

suất với lực lượng sản xuất.

Nước ta trước đổi mới (năm 1986) đã có những biểu hiện vận dụng chưa đúng quy luật này.

Điều này biểu hiện ở việc chủ quan, nóng vội trong việc xây dựng QHXS XHCN mà không tính

tới trình độ của lực lượng sản xuất của nước ta. Vì trình độ cũng như tính chất của lực lượng

Page 82: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

82

sản xuất ở nước ta vừa thấp, vừa không đồng đều nên không thể nóng nội và nhất loại xây dựng

QHSX một thành phần dựa trên cơ sở chế độ công hữu XHCN về tư liệu sản xuất như trước kia

làm như vậy là đẩy QHXS đi quá xa so với lực lượng sản xuất.

Chúng ta thực hiện đổi mới từ năm 1986 đến nay dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN, nước ta

chọn con đường phát triển kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN. Điều này là hoàn toàn

đúng với quy luật về sự phù hợp của QHSX với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

Tại các Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII và VIII Đảng ta đã chủ trương phát triển nền

kinh tế nhiều thành phần là đúng với quy luật quan hệ sản xuất biện chứng giữa lực lượng sản

xuất và quan hệ sản xuất. Đường lối đó xuất phát từ trình độ và tính chất của lực lượng sản xuất

vừa thấp, vừa không đồng đều nên không thể nóng vội và nhất loạt xây dựng quan hệ sản xuất

một thành phần dựa trên cơ sở chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất như trước

kia. Làm như vậy là đẩy quan hệ sản xuất đi quá xa so với trình độ lực lượng sản xuất. Thực

hiện nền kinh tế nhiều thành phần theo đường lối đổi mới của Đảng đã và đang khơi dậy tiềm

năng của sản xuất, khơi dậy năng lực sáng tạo, chủ động của các chủ thể lao động trong sản

xuất kinh doanh thúc đẩy sản xuất phát triển.

Với nền kinh tế sản xuất hàng hóa nhiều thành phần tự nó chứa đựng mâu thuẫn. Có những

thành phần kinh tế, vì lợi ích của mình có thể hoạt động hướng tư bản chủ nghĩa. Thành phần

kinh tế nhà nước và kinh tế hợp tác xã là nền tảng của nên kinh tế nhưng chưa thích nghi với cơ

chế thị trường, làm ăn còn kém hiệu quả, nên ở đây diễn ra cuộc đấu ttranh "định hướng" gay

gắt. Vì vậy, để thực hiện được sự định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện nền kinh tế nhiều

thành phần; sự không đồng đều về trình độ của lực lượng sản xuất đòi hỏi phải có sự đa dạng

phong phú của QHSX, phải đổi mới cả kiến trúc thượng tầng và phải đảm bảo sự lãnh đạo của

Đảng và quản lý của Nhà nước giữ vai trò quyết định.

Câu 28: Trong tác phẩm "Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị", Mác viết:

"Không một hình thái nào diệt vong trước khi tất cả những lực lượng lượng sản suất mà

hình thái xã hội đó tạo địa bàn đầy đủ cho sự phát triển, vẫn chưa phát triển, và những

quan hệ sản xuất mới, cao hơn, cũng không bao giờ xuất hiện trước khi những điều kiện

tồn tại vật chất của những quan hệ đó chưa chín muồi trong lòng bản thân xã hội cũ".

Giải thích luận điểm trên và liên hệ với chủ ttrương thực hiện cơ cấu kinh tế nhiều thành

phần định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta?

Mỗi một hình thái kinh tế - xã hội có một phương thức sản xuất riêng. Chính vì vậy, trong

tác phẩm "Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị", Mác viết: "Không một hình thái nào diệt

vong trước khi tất cả những lực lượng lượng sản suất mà hình thái xã hội đó tạo địa bàn đầy đủ

cho sự phát triển, vẫn chưa phát triển, và những quan hệ sản xuất mới, cao hơn, cũng không bao

giờ xuất hiện trước khi những điều kiện tồn tại vật chất của những quan hệ đó chưa chín muồi

trong lòng bản thân xã hội cũ".

Để làm rõ nội dung trên chúng ta cần khái quát những vẫn đề cơ bản sau:

Phương thức sản xuất là cách thức mà con người tiến hành sản xuất ra của cải vật chất phù

hợp với giai đoạn lịch sử xã hội.

Phương thức sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến kết cấu giai cấp, tính chất mối quan hệ

giữa các giai cấp cũng như các quan điểm về chính trị, pháp quyền, đạo đức…Khi phương thức

sản xuất mới ra đời thay thế phương thức sản xuất cũ lỗi thời thì sớm hay muộn sẽ có sự thay

Page 83: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

83

đổi cơ bản từ kết cấu kinh tế đến kết cấu giai cấp; từ các quan điểm chính trị xã hội đến các tổ

chức xã hội…

Lực lượng sản xuất là sự kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản xuất, trước hết là công

cụ lao động để tạo ra một sức sản xuất nhất định. Như vậy lực lượng sản xuất gồm TLSX và

người lao động với kỹ năng, kinh nghiệm lao động của họ.

Người lao động với tư cách là chủ thể của sản xuất vật chất, tác động vào đối tượng lao

động để tạo ra của cải vật chất, sáng tạo ra công cụ lao động, với ý nghĩa đó người lao động là

nhân tố chủ yếu, hàng đầu của lực lượng sản xuất.

Công cụ lao động là nhân tố quan trọng của lực lượng sản xuất. Công cụ lao động là khí

quan vật chất “nói dài” “ nhân lên” sức mạnh của con người trong quá trình lao động biến đổi

thế giới tự nhiên, nó là yếu tố đóng vai trò quyết định trong tư liệu sản xuất.

Trong thời đại ngày nay khoa học đang ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp

những thành tựu của khoa học được vận dụng nhanh chóng và rộng rãi vào sản xuất. Tri thức

khoa học cũng là một bộ phận quan trọng trong kinh nghiệm, kỹ năng của người lao động.

Các yếu tố của lực lượng sản xuất có quan hệ tác động biện chứng lẫn nhau. Trong đó

người lao động đóng vai trò quan trọng hàng đầu.

Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất vật chất bao

gồm: Các quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất; các quan hệ trong tổ chức, quản lý sản xuất;

các quan hệ trong phân phối sản phẩm lao động.

Quan hệ sản xuất do con người sáng tạo do con người sáng tạo ra, song nó được hình thành

một cách khách quan không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Quan hệ sản xuất

mang tính ổn định tương đối trong bản chất xã hội và tính phong phú đa dạng trong hình thức

biểu hiện

Những quan hệ trên có quan hệ hữu cơ nhau với nhau trong đó quan hệ sở hữu đối với

TLSX giữ vai trò quyết định bởi lẽ ai nắm được TLSX trong tay người đó sẽ quyết định việc tổ

chức, quản lý sản xuất cũng như phân phối sản phẩm lao động.

Cũng như lực lượng sản xuất, QHSX thuộc lĩnh vực đời sống vật chất của xã hội. Tính vật

chất của QHSX thể hiện ở chỗ chúng tồn tại khách quan, độc lập với ý muốn chủ quan của con

người.

Sự tác động lẫn nhau giữa lực lượng sản xuất và QHSX biểu hiện quan hệ mang tính biện

chứng. Quan hệ này biểu hiện ở quy luật cơ bản nhất của sự vận động của đời sống xã hội. Quy

luật về sự phù hợp của QHSX với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

Khi trình độ lực lượng sản xuất còn thủ công thì tính chất của nó là tính chất cá nhân. Nó

thể hiện ở chỗ chỉ một người có thể sử dụng được rất nhiều công cụ khác nhau trong quá trình

sản xuất để tạo ra sản phẩm như vật tất yếu dẫn đến quan hệ sản xuất sở hữu mang tính tư nhân

về TLSX.

Khi sản xuất bằng máy ra đời, trình độ lực lượng sản xuất công nghiệp đòi hỏi không thể

một người có thể đảm nhiệm được tất cả các khâu của quá trình sản xuất, mà mỗi người chỉ phụ

trách được một khâu trong dây chuyền sản xuất như vậy quá trình sản xuất đòi hỏi phải nhiều

người tham gia, sản phẩm lao động là thành quả của nhiều người ở đây lực lượng sản xuất đã

Page 84: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

84

mang tính xã hội hoá tất yếu một QHSX thích hợp với nó phải là QHSX mang tính xã hội về tư

liệu sản xuất.

Do vậy quan hệ sản xuất được hình thành, biến đổi phát triển dưới ảnh hưởng quyết định

của lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất là yếu tố động, cách mạng nhất của quá trình sản

xuất. Nó là nội dung của qúa trình sản xuất. Còn QHSX là yếu tố tương đối ổn định nó là hình

thức xã hội của quá trình sản xuất. Trong mối quan hệ này lực lượng sản xuất quyết định

QHSX.

Lực lượng sản xuất phát triển thì sớm hay muộn QHSX cũng biến đổi theo phù hợp với

trình độ phát triển của lực lượng sản xuất khi trình độ của lực lượng sản xuất phát triển đến mức

độ nào đó sẽ mâu thuẫn với QHXS hiện có. Điều này đòi hỏi phải xoá bỏ QHSX cũ hình thành

QHSX mới phù hợp hơn và lực lượng sản xuất thúc đẩy phương thức sản xuất mới ra đời. Sự

tác động trở lại của QHSX đối với lực lượng sản xuất.

Nếu QHSX phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất sẽ tạo địa bàn rộng lớn

cho lực lượng sản xuất phát triển khi ấy QHSX sẽ tạo điều kiện, thúc đẩy lực lượng sản xuất

phát triển sẽ kìm hãm cản trở sự phát triển của lực lượng sản xuất.

Sự tác động của QHSX tới lực lượng sản xuất còn thể hiện ở chỗ nó quy định mục đích sản

xuất ảnh hưởng tới thái độ lao động của người lao động, kích thích hoặc kìm hãm việc cải tiến

công cụ lao động cũng như việc áp dụng thành tựu khoa hoạc vào sản xuất,

Trong xã hội có giai cấp đối kháng thì mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và QHXS biểu

hiện thành mâu thuẫn giai cấp và chỉ thông qua đấu tranh gia cấp mới giải quyết được mâu

thuẫn này. Quy luật phổ biến trong mọi xã hội, làm xã hội loài người phát triển từ thấp lên cao.

Khi trình độ LLSX còn thủ công thì tính chất của nó là tính chất cá nhân. Nó thể hiện ở chỗ

chỉ một người có thể sử dụng được rất nhiều công cụ khác nhau trong quá trình sản xuất để tạo

ra sản phẩm. Như vậy, tất yếu dẫn đến quan hệ sản xuất sở hữu mang tính tư nhân về tư liệu sản

xuất.

Đến khi sản xuất bằng máy ra đời, trình độ lực lượng sản xuất công nghiệp đòi hỏi không

thể một người có thể đảm nhiệm được tất cả các khâu của quá trình sản xuất, mà mỗi người chỉ

phụ trách được một khâu trong dây truyền sản xuất. Như vậy, quá trình sản xuất đòi hỏi phải

nhiều người tham gia, sản phẩm lao động là thành quả của nhiều người. Ở đây lực lượng sản

xuất đã mang tính xã hội hóa, tất yếu một quan hệ sản xuất thích hợp với nó phải là quan hệ sản

xuất mang tính xã hội về tư liệu sản xuất.

Quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất còn biểu hiện đó là:

- Xu hướng của sản xuất vật chất là không ngừng biến đổi và phát triển. Sự biến đổi đó bao

giờ cũng bắt đầu bằng sự biến đổi và phát triển của lực lương sản xuất mà trước hết là công cụ

lao động. Công cụ phát triển dẫn đến mâu thuẫn gay gắt với quan hệ sản xuất hiện có và xuất

hiện đòi hỏi khách quan phải xóa bỏ quan hệ sản xuất cũ, thay bằng quan hệ sản xuất mới. Như

vậy, quan hệ sản xuất vốn là hình thức phát triển của lực lượng sản xuất, nhưng do mâu thuẫn

của lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất nên quan hệ sản xuất lại trở thành xiềng xích kìm

hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Phù hợp và không phù hợp là biểu hiện mâu thuẫn

biện chứng của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, tức là sự phù hợp trong mâu thuẫn và

bao hàm mâu thuẫn.

Page 85: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

85

- Khi phù hợp cũng như lúc không phù hợp với lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất luôn

có tính độc lập tương đối đối với lực lượng sản xuất. Điều đó thể hiện trong nội dung sự vận tác

động trở lại đối với lực lượng sản xuất, quy định mục đích xã hội của sản xuất, xu hướng phát

triển của quan hệ lợi ích, từ đó hình thành những yếu tố hoặc thúc đẩy, hoặc kìm hãm sự phát

triển của lực lượng sản xuất.

- Sự tác động trở lại nói trên của quan hệ sản xuất bao giờ cũng thông qua các quy luật kinh

tế xã hội, đặc biệt là quy luật kinh tế cơ bản.

- Phù hợp và không phù hợp giữa lực lương sản xuất và quan hệ sản xuất là tính khách quan

và phổ biến của mọi phương thức sản xuất. Sẽ không đúng nếu quan niệm trong chủ nghĩa tư

bản luôn diễn ra "không phù hợp", còn dưới chủ nghĩa xã hội luôn "phù hợp" giữa quan hệ sản

suất với lực lượng sản xuất.

Hình thái kinh tế - xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ một xã

hội cụ thể ở trong một giai đoạn phát triển lịch sử nhất định, với những quan hệ sản xuất đặc

trưng của nó phù hợp với lực lượng sản xuất ở một trình độ phát triển nhất định và một kiến

trúc thượng tầng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất đó.

Hình thái kinh tế - xã hội có kết cấu phức tạp nhưng gồm các yếu tố cơ bản nhất là lực

lượng sản xuất, các quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng. Ba yếu tố này có quan hệ tác

động qua lại lẫn nhau, trong đó:

- Quan hệ sản xuất là "bộ xương", là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt hình thái kinh tế -

xã hội này với hình thái kinh tế xã hội khác. Nó đóng vai trò chi phối và quyết định các quan hệ

xã hội khác của xã hội.

- Lực lượng sản xuất là nền tảng vật chất - kỹ thuật của mỗi hình thái kinh tế - xã hội. Sự

phát triển của các hình thái kinh tế xã hội, xét đến cùng là lực lượng sản xuất quyết định.

- Kiến trúc thượng tầng: tổng thể các quan hệ sản xuất của một xã hội cụ thể hợp thành cơ

sở hạ tầng của xã hội đó, mà trên đó hình thành một kiểu kiến trúc thượng tầng tương ứng.

Chức năng chính trị - xã hội của kiến trúc thượng tầng này là duy trì, bảo vệ, phát triển cơ sở hạ

tầng cùng kiến trúc thượng tầng cũ.

Ngoài ba yếu tố cơ bản trên, khi xem xét một hình thái kinh tế-xã hội cần phải chú ý tới các

yếu tố khác như quan hệ giai cấp, dân tộc, gia đình, quốc tế…

Sự thay thế nhau và sự phát triển của các hình thái kinh tế-xã hội trong lịch từ thấp lên cao

là do những quy luật khách quan chi phối, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con

người.

Nguồn gốc của sự vận động phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội ở chính trong lòng

nó. Đó là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất; mâu thuẫn giữa cơ sở hạ tầng

và kiến trúc thượng tầng; mâu thuẫn giữa các giai cấp trong xã hội có có giai cấp… Giải quyết

các mâu thuẫn trên đã làm cho lịch sử phát triển của xã hội trải qua các giai đoạn nối tiếp từ

thấp lên cao. Tương ứng với mỗi giai đoạn đó là một hình thái kinh tế-xã hội. Như vậy, sự vận

động thay thế nhau của các hình thái kinh tế - xã hội là quá trình lịch sử - tự nhiên, không phụ

thuộc vào ý muốn chủ quan của con người.

Sự phát triển của các hình thái kinh tế xã hội vừa có tính phổ biến, vừa có tính đặc thù.

Tính đặc thù thể hiện ở chỗ, trong cùng mộ một giai đoạn lịch sử như nhau nhưng các dân tộc

Page 86: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

86

có thể không cùng một hình thái kinh tế-xã hội; thậm chí trong cùng một hình thái kinh tế xã

hội nhưng ở mỗ dân tộc, mỗ nước cũng có thể có sự phát triển không như nhau… Nhưng dù có

đặc thù đến đâu chăng nữa, thì sự thay thế nhau của các hình thái kinh tế-xã hội từ thấp lên cao

vẫn là một quá trình lịch sử - tự nhiên.

Đội hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) Đảng ta phân tích, nhận định phải đổ mới tư duy

kinh tế chứ không tư duy chung chung. Chuyển sang đổi mới cơ cấu kinh tế từ một thành phần

sang nền kinh tế với cơ cấu nhiều thành phần để phù hợp với trình độ lực lượng lượng sản xuất

thấp.

Chuyển đổi cơ chế quan liêu bao cấp sang một cơ chế năng động, vận hành của thị trường.

Thay đổi chế độ chia đều sang sang một cơ chế phân phối theo hiệu quả của sản xuất, kinh

doanh, công lao, trình độ và theo sự đóng góp để kích thích người lao động hăng xay sản xuất.

Chuyển từ sở hữu tư liệu sản xuất một ông chủ sang đa chủ sưở hữu nhằm tạo tạo ra sự kích

thích. Chuyển từ tư duy thành phần kinh tế trung gian tư nhân đưa lên kinh tế xã hội chủ nghĩa

xóa bỏ kinh tế trung gian cho nên phải thiết lập kinh tế tư nhân.

Chuyển đổi tư duy công nghiệp hóa, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, mở rộngquy mô

để chuyển sang tư duy công nghiệp hóa, hiện đại hóa bằng kỹ thuật đón đầu khoa học công

nghệ cập nhật.

Chuyển tư duy đóng kín cửa sang tư duy mở cửa để hội tụ những sức mạnh tinh hoa thế

giới, ngoài Asêan, sang Đông Bắc Á cho đến ra nhập WTO. Đây cũng là một vận hội nhiều

song thách thức cũng không nhỏ.

Đổi mới kiến trúc thượng tầng, chỉnh đốn Đảng Cộng sản. Nghĩa là nâng tầm lãnh đạo của

Đảng ở tầm cao mới tức là lãnh đạo nền kinh tế vận hành tri thức, cải cách nền hành chính.

Xuất phát từ hình thái kinh tế xã hội, Đảng ta tiến hành đổi mới, tiến hành công nghiệp hóa,

hiện đại hóa nền kinh tế không chỉ ở thành thị mà cải tạo nông nghiệp nông thôn, không ngừng

hoàn thiện quan hệ sản suất với nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Đổi mới quan hệ đối

ngoại, cùng với nó là đổi mới nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc để từng bước xây dựng hình

thái kinh tế xã hội định hướng xã hội chủ chủ nghĩa ở Việt Nam thành một nước dân giàu, nước

mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh.

Câu 29: Trong văn kiện đại hội lần thứ IX Đảng ta đã khẳng định "Nội dung chủ

yếu của đấu tranh g/c trong g/đ hiện nay là thực hiện thắng lợi sự nghiệp CN hoá, hiện đại

hoá theo định hướng XHCN, khắc phục tình trạng nước nghèo, kém phát triển, thực hiện

công bằng xã hội, chống áp bức bất công đấu tranh ngăn chặn và khắc phục những tư

tưởng và hành động tiêu cực, sai trái đấu tranh làm thất bại âm mưu hành động chống

phá của các thế lực thù địch, bảo vệ độc lập dân tộc XD nước ta thành một nước XHCN

phồn vinh nhân dân hạnh phúc". Hãy vận dụng lý luận Mác xít về đấu tranh giai cấp để

phân tích khẳng định trên và chỉ ra tính phức tạp của cuộc đấu tranh giai cấp ở nước ta

hiện nay ?

Đấu tranh giai cấp là những cuộc đấu tranh có ý nghĩa cách mạng, nhằm xoá bỏ những

chế độ xã hội, những g/c đã lỗi thời, thay đổi quan hệ sản xuất để tạo cho lực lượng sản xuất

phát trỉển. Với ý nghĩa đó quan điểm Mác xít cho rằng trong xã hội có giai cấp đấu tranh giai

cấp là động lực phát triển lịch sử. Nhận thức đúng tính chất, nội dung và hình thức của cuộc đấu

tranh giai cấp, đồng thời áp dụng vào điều kiện thực tế của Việt Nam. Trong văn kiện đại hội

Page 87: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

87

lần thứ IX Đảng ta đã khẳng định "Nội dung chủ yếu của đấu tranh g/c trong g/đ hiện nay là

thực hiện thắng lợi sự nghiệp CN hoá, hiện đại hoá theo định hướng XHCN, khắc phục tình

trạng nước nghèo, kém phát triển, thực hiện công bằng xã hội, chống áp bức bất công đấu tranh

ngăn chặn và khắc phục những tư tưởng và hành động tiêu cực, sai trái đấu tranh làm thất bại

âm mưu hành động chống phá của các thế lực thù địch, bảo vệ độc lập dân tộc XD nước ta

thành một nước XHCN phồn vinh nhân dân hạnh phúc".

Để là rõ nội dung trên chúng ta sẽ khái quoát những vấn đề về giai cấp, đấu tranh giai cấp

trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể ở nước ta như sau:

Trước triết học Mác ra đời đã có những quan niệm khác nhau nhưng chưa khoa học về

giai cấp. Chẳng hạn có người phân chia giai cấp theo tài năng, theo chủng tộc, theo sở thích,

nghề nghiệp… Nhưng quan niệm này này chưa phân biệt được một cách thực sự khoa học khác

nhau về chất giữa các giai cấp.

Do vậy Lê nin đã đưa ra một định nghĩa rất khoa học về giai cấp: "Người ta gọi giai cấp,

những tập đoàn to lớn gồm những người khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản

xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ (thường thường thì những

quan hệ này được pháp luật quy định và thừa nhận) đối với những tư liệu sản xuất, về vai trò

của họ trong tổ chức lao động; và như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của

cải xã hội ít hoặc nhiều mà họ được hưởng. Giai cấp là những tập đoàn người, mà tập đoàn này

thì họ có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác, do chỗ các tập đoàn đó có địa vị khác nhau

trong một chế độ kinh tế xã hội nhất định".

Như vậy, giai cấp có những đặc trưng cơ bản chung nhất. Đó là những tập đoàn người to

lớn khác nhau về địa vị trong hệ thống sản xuất xã hội, đó là:

Khác nhau về quan hệ đối với tư liệ sản xuất; khác nhau về cách vai trò trong tổ chức lao

động xã hội, trong tổ chức quản lý sản xuất; khác nhau về cách thức và quy mô thu nhập của cải

xã hội. Trong đó, sự khác nhau về quan hệ đối với tư liệu sản xuất đóng vai trò quyết định địa vị

của giai cấp trong hệ thống sản xuất xã hội.

Do vậy, sự khác nhau giữa các tập đoàn người về địa vị trong một chế đọ kinh tế-xã hội

tất yếu dẫn đến tập đòan này có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác. Đó là bản chất của

quan hệ giai cấp đối kháng.

Từ sự khác nhau về ba quan hệ kinh tế nêu trên, các giai cấp sẽ có sự khác nhau về lối

sống, tâm lý xã hội và hệ tư tưởng.

Nếu giai cấp gắn liền và trực tiếp tham gia vào một hệ thống sản xuất xã hội nhất định thì

tầng lớp không tham gia trực tiếp vào hệ thống sản xuất xã hội.

Định nghĩa của Lê nin về giai cấp cho tới nay vẫn giữ nguyên ý nghĩa lý luận, thực tiễn và

khoa học. Nó cho ta cơ sở khoa học để phân biệt các giai cấp; phân tích quan hệ giai cấp trong

liên minh hoặc đấu tranh giai cấp. Đồng thời, nó bác bỏ mọi quan niệm sai lầm chưa khoa học

khác về giai cấp.

Về đấu tranh giai cấp. Theo Lênin là: "Đấu tranh của một bộ phận nhân dân này chống

một bộ phận nhân dân khác. Đấu tranh của quần chúng bị áp bức chống bọn có đặc quyền, áp

bức và bọn ăn bám, cuộc đấu tranh của công nhân làm thuê hay những người vô sản, chống giai

cấp tư sản". Như vậy đấu tranh giai cấp xét về thực chất là cuộc đấu tranh giữa các giai cấp, lực

Page 88: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

88

lượng xã hội có lợi ích căn bản (lợi ích kinh tế) đối lập nhau không thể điều hoà với nhau được,

đỉnh cao của đấu tranh giai cấp là cách mạng xã hội.

Đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của xã hội có giai cấp.

Nguồn gốc sâu xa của đấu tranh giai cấp là mâu thuẫn giữa QHSX đã lỗi thời, lạc hậu với

LLSX phát triển dẫn đến làm thay đổi QHSX; thay đổi phương thức sản xuất.

Biểu hiện mâu thẫn thông qua quan hệ giai cấp đó là các giai cấp thống trị và bị thống trị

có lợi ích căn bản đối lập nhau. Một bên nắm hết TLSX và bóc lột với một bên không có TLSX

và bị bóc lột.

Giai cấp thống trị bảo vệ lợi ích của họ thông qua bộ máy nhà nước. Công cụ bạo lực để

trấn áp giai cấp những người làm thuê.

Muốn thay đổi phương thức sản xuất phải thay đổi bộ máy Nhà nước, thay đổi giai cấp

thống trị bằng cách mạng, bằng đấu tranh giành lấy quyện về giai cấp mình và xây dựng xã hội

mới thì quan hệ sản xuất mới phù hợp thúc đẩy sản xuất phát triển. Vì thế đấu tranh giai cấp là

động lực cho sự phát triển của xã hội (một trong những động lực quan trong nhất) của xã hội có

giai cấp đối kháng.

Cách mạng tư sản lật đổ chế độ phong kiến, cách mạng vô sản lật đổ tư bản.

Đấu tranh giai cấp diễn ra với nhiều hình thức khác nhau: Đấu tranh kinh tế thì đòi các

quyền lợi về kinh tế. Đấu tranh trí tuệ là hình thức đấu tranh cao nhất của giai cấp vô sản chống

chủ nghĩa tư bản, mục tiêu giành chính quyền về giai cấp công nhân và những người lao động

xây dựng xã hội mới thay cho Tư Bản. Đấu tranh tư tưởng nhằm vạch trần bản chất bóc lột của

xã hội tư bản, làm cho giai cấp công nhân giác ngộ làm cách mạng giải phóng mình, đấu tranh

tự giác để có đường lối đúng đắn. Mục tiêu đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản là xây dựng

thành công chủ nghĩa xã hội, giải phóng con người.

Trong quá trình đấu tranh giai cấp các giai cấp đều tập hợp lực lượng khác nhau về phía

mình đây được gọi là liên minh giai cấp, các giai cấp có lợi ích căn bản không đối lập nhau

thường liên minh với nhau.

Cuộc đấu tranh giai cấp ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay xét đến cùng đấu tranh để xã

hội phát triển mà cụ thể là sản xuất phát triển, kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hoá ... đều phát

triển để giải quyết những vấn đề trên chúng ta phải thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp

hoá hiện đại hoá theo định hướng XHCN.

Cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam đã thắng lợi nhưng đấu tranh giai cấp ở Việt

Nan vẫn là tất yếu vẫn gay go phức tạp vì vẫn còn những lực lượng, những giai cấp, những tầng

lớp xã hội vẫn muốn chống phá cách mạng Việt Nam đi ngược lại lợi ích của dân tộc. Chúng ta

đang ở thời kỳ quá độ xây dựng XHCN cho nên vẫn còn đấu tranh giữa cái cũ và cái mới giữa

các tiến bộ và cái lạc hậu, giữa 2 con đường tự giác lên CNHX và tự phát lên TBCN, giữa mặt

tiền tệ của kinh tế thị trường và mặt tiêu cực của nó. Tất cả những điều này nói lên rằng cuộc

đấu tranh của chúng ta vẫn là tất yếu khách quan.

Đối với Việt Nam cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra phức tạp nguyên nhân do tình hình thế

giới và trong nước diễn ra phức tạp cụ thể : Hệ thống XHCN tan rã, CNTB phục hồi nhất định ở

1 số mặt, các thế lực thù địch tấn công các nước XHCN trong đó có Việt Nam ... Trong nước thì

đời sống nhân dân vẫn còn khó khăn giai cấp vô sản xuất thân từ nông dân nên mang tính tự

Page 89: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

89

phát sản xuất nhỏ, tuỳ tiện, hậu quả nặng nề của chiến tranh để lại... do đó cuộc đấu tranh giai

cấp diễn ra trên cả 3 lĩnh vực kinh tế, chính trị và văn hoá tử tưởng. Đảng ta đã nhận thức đúng

đắn tính chất, nội dung cuộc đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay từ đó kiên định mục tiêu, con

đường CNXH đồng thời có định hướng chiến lược mềm dẻo, linh hoạt trong sách lược đấu

tranh đảm bảo sự thống nhất giữa g/c và nhân loại, giai cấp và dân tộc trong đấu tranh.

Nội dung chủ yếu của đấu tranh g/c trong giai đoạn hiện nay là thực hiện thắng lợi sự

nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng XHCN bởi vì : Sự nghiệp CNH và HĐH

theo định hướng XHCN nó giải quyết được những vấn đề cơ bản, chủ yếu đưa nước ta ra khỏi

tình trạng kém phát triển nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của nhân dân.

Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc

phòng an ninh... được tăng cường. Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN được hình

thành về cơ bản vị thế của nước ta trên trường Quốc tế được nâng cao. Mục tiêu định hướng

XHCN là dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ và văn minh phù hợp với lợi ích của

đại đa số nhân dân các dân tộc Việt Nam.

Theo triết học Mác xít cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản phát

triển tất yếu dẫn đến cách mạng vô sản. Sau khi giai cấp vô sản giành được chính quyền, đấu

tranh giai cấp chưa biến mất mà tiếp tục diễn ra gay go phức tạp trong điều kiện mới trên tất cả

cac lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội văn hoá tư tưởng. Lê nin cho rằng CNXH chỉ giành được

thắng lợi triệt để khi g/c công nhân lãnh đạo đông đảo quần chúng nhân dân xây dựng thành

công phương thức sản xuất mới, bảo đảm CNXH tạo ra được năng xuất lao động cao hơn

CNTB. Mục tiêu này chưa được thực hiện thì khả năng phục hồi CNTB ở đây vẫn còn rất lớn.

Các thế lực tư bản quốc tế ra sức ngăn cản g/c công nhân đã nắm chính quyền xây dựng thành

công CNXH bằng nhiều phương tiện và thủ đoạn từ bao vây cấm vận, can thiệp quân sự ( diễn

biến hoà bình ).

Đảng ta đã vận dụng lý luận Mác xít về đấu tranh g/c, phân tích điều kiện thực tế của Việt

Nam để khẳng định nội dung chủ yếu của đấu tranh giai cấp của nước ta trong giai đoạn hiện

nay là thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH và HĐH theo định hướng XHCN là hoàn toàn đúng

đắn .

Đối với nước ta hiện nay : Do biến đổi của thời đại, vấn đề g/c và đấu tranh g/c diễn ra

phức tạp nó thể hiện nội dung đấu tranh và hình thức đấu tranh.

Đấu tranh g/c là tất yếu khách quan trong xã hội còn phân chia g/c chứ không phải ý muốn

chủ quan của riêng ai. Thực tế khẳng định chủ nghĩa đế quốc không từ bỏ âm mưu chống phá

cách mạng nước ta, chúng đang sử dụng hàng loạt các biện pháp và âm mưu phá hoại nhiều mặt

thực hiện "diễn biến hoà bình " đối với nước ta. Như vậy việc xây dựng cơ cấu g/c cũng như

xác định nội dung và đặc điểm của đấu tranh giai cấp ở nước ta trong giai đoạn hiện nay là vẫn

đề phải tiếp tục giải quyết trên cơ sở giữ vững định hướng và có tư duy mới vấn đề ở đây là

phải nhận thức cho đúng tính chất, nội dung, hình thức của cuộc đấu tranh xử lý đúng đắn các

quan hệ xã hội giai cấp.

Chúng ta đang "thực hiện sự quá độ lên XHCN bỏ qua chế độ TBCN" chứ không phải là

"thực hiện thời kỳ quá độ mà xuất phát từ CNTB lên CNXH" trong quá trình đó nhất thiết phải

phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần trong đó có thành phần kinh tế tư bản tư nhân

mà theo cách nói của Lê nin đó là sử dụng công nghiệp tư bản nhà nước làm khâu trung gian,

đưa nền sản xuất nhỏ đi lên CNXH, và tất yếu nảy sinh mâu thuẫn khách quan giữa 2 khuynh

Page 90: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

90

hướng phát triển kinh tế đó là khuynh hướng tự giác "chủ động, có điều khiển, có mục đích"

theo định hướng XHCN và khuynh hướng tự phát TBCN - 1 đặc tính vốn có của nền sản xuất

nhỏ. Sự phát triển của các thành phần kinh tế khác (kể cả kinh tế nhà nước và kinh tế hợp tác)

cũng như của toàn bộ nền kinh tế quốc dân không thể tách rời việc giải quyết mâu thuẫn đó.

Cuộc đấu tranh giữa 2 con đường, con đường XHCN và con đường TBCN cũng là biểu

hiện của đấu tranh g/c trong thời kỳ quá độ ở nước ta. Đây là cuộc đấu tranh giữa các nhân tố

thúc đẩy đất nước phát triển theo định hướng XHCN với các nhân tố tự phát TBCN. Các nhân

tố tự phát TBCN này được những thế lực thù địch với độc lập dân tộc và CNXH lợi dụng phục

vụ mục tiêu của chúng. Cuộc đấu tranh giữa 2 khuynh hướng phát triển trên đây diễn ra hàng

ngày, hàng giờ trên tất cả các lĩnh vực, trước hết là lĩnh vực kinh tế, lĩnh vực tư tưởng và lĩnh

vực trật tự xã hội. Tuyệt đại đa số trong cộng đồng dân tộc Việt Nam bao gồm giai cấp công

nhân, g/c nông dân, tầng lớp tri thức, tầng lớp lao động khác, tầng lớp tư sản dân tộc, các nhân

sỹ yêu nước tán thành mục tiêu định hướng XHCN - dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,

dân chủ, văn minh. Tuy nhiên, 1 bộ phận nhỏ trong xã hội vì quyền lợi ích kỷ, vì hận thù giai

cấp, đã và đang liên kết với các thế lực phản động quốc tế chống lại sự nghiệp CM của nhân

dân ta. Có thể khái quát đấu tranh g/c trong thời kỳ quá độ nước ta trước kết là cuộc đấu tranh

dươí nhiều hình thức giữa 1 bên là quần chúng nhân dân lao động, các lực lượng xã hội đi theo

con đường dẫn đến mục tiêu XHCN, đoàn kết trong mặt trận thống nhất dân tộc do Đảng lãnh

đạo, với 1 bên là các thế lực, các tổ chức, các phần tử chống độc lập dân tộc và CNXH, chống

Đảng, phá hoại trật tự xã hội và an ninh Quốc gia. Các thế lực phản động trong nước và quốc tế

chống lại con đường XHCN chủ yếu thông qua "diễn biến hoà bình" nhằm thủ tiêu sự lãnh đạo

của Đảng cộng sản, làm tan rã hệ tư tưởng tiến tới lật đổ chính quyền nhân dân bằng nhiều hình

thức khác nhau.

Như vậy, cuộc đấu tranh cho mục tiêu XHCN của chúng ta hiện nay để chiến thắng

khuynh hướng tư bản chủ nghĩa là nhiệm vụ cơ bản của đấu tranh g/c. Mâu thuẫn giữa g/c công

nhân, nhân dân lao động với tầng lớp tư bản, tuy mang t/c mâu thuẫn giữa lao động và bóc lột

lao động, song trong điều kiện thời kỳ quá độ ở nước ta lại là mâu thuẫn trong nội bộ quần

chúng nhân dân. Kinh tế tư bản tư nhân là bộ phận không thể thiếu trong nền kinh tế nhiều

thành phần và tầng lớp tư sản tiến bộ có vai trò tích cực trong sự nghiệp phát triển kinh tế. ở

đây, lợi ích hợp pháp của các nhà tư sản căn bản thống nhất với lợic ích chung của cộng đồng.

Đây là mặt thống nhất giữa g/c công nhân, nhân dân lao động với tầng lớp tư sản. Quan hệ giữa

g/c công nhân, nhân dân lao động với tâng lớp tư sản là quan hệ vừa hợp tác vừa đấu tranh để

phấn đấu cho mục tiêu là xây dựng XH dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.

Chính vì vậy, đấu tranh g/c ở nước ta hiện nay có nội dung chủ yếu là "Thực hiện thắng

lợi sự nghiệp CNH, HĐH theo định hướng XHCN, khắc phục tình trạng nước nghèo, kém phát

triển, thực hiện công bằng xã hội, chống áp bức, bất công. Đấu tranh ngăn chặn và khắc phục

những tư tưởng và hành động tiêu cực, sai trái: Đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành

động chống phá của các thế lực thù địch, bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng nước ta thành một

nước XHCN phồn vinh, nhân dân hạnh phúc".

Tất cả những thực tế vừa nêu giúp chúng ta quán triệt sâu sắc và chấp hành đúng đắn

chính sách kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN của Đảng, giúp chúng ta chủ động,

tự giác và tỉnh táo trước những tác động tiêu cực thuộc mặt trái của cơ chế thị trường. Và, sẽ là

ảo tưởng nếu cho rằng xã hội ta hiện nay không còn sự khác biệt giai cấp, không còn mâu thuẫn

Page 91: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

91

g/c và do đó không có đấu tranh g/c. Nhưng, sẽ là hết sức sai lầm nếu phân chia các g/c thành 2

lực lượng xã hội đối lập. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải vận dụng quan điểm Mác xít về g/c và

đấu tranh g/c 1 cách hết sức sáng tạo. Có như vậy mới tránh được những khuynh hướng cực

đoan sai lầm hữu khuynh hoặc tả khuynh trong cuộc đấu tranh g/c hiện nay.

Câu 30: Trong bài nói chuyện với anh, chị em học viên, cán bộ công nhân viên

trường đại học nhân văn Việt Nam ( khoá 3) ngày 18/1/1958, Bác Hồ viết: " Để cải tạo xã

hội, một mặt phải cải tạo vật chất như tăng gia sản xuất, một mặt phải cải tạo tư tưởng,

nếu không có tư tưởng XHCN thì không làm việc XHCN được ". Dựa vào mối quan hệ

giữa tồn tại xã hội và hình thức xã hội, đồng chí hãy giải thích luận điểm trên và nêu ý

nghĩa của vấn đề này trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước?

Trong công cuộc xây dựng XHCN là vấn đề hết sức khó khăn, là cuộc CM làm thay đổi

hàng loạt về đời sống vật chất của xã hội cũng như cải tạo hệ tư tưởng để hệ tư tưởng trở thành

hệ tư tưởng khoa học, tiến kịp xã hội, phản ánh và có vai trò tích cực thúc đẩy hoạt động của

con người sản xuất ra của cải vật chất đáp ứng sự phát triển của xã hội. Vì vậy trong công cuộc

xây dựng XHCN Đảng xác định cuộc CM tư tưởng văn hoá có 1 vị trí đặc biệt quan trọng. Xác

định tầm quan trọng, ý nghĩa của cuộc CM cải tạo xã hội và cải tạo tư tưởng của Việt Nam

trong thời kỳ quá độ lên CNXH, chính vì vậy trong bài nói chuyện với anh, chị em học viên,

cán bộ công nhân viên trường đại học nhân văn Việt Nam ( khoá 3 ) ngày 18/1/1958, Bác Hồ

viết:

" Để cải tạo xã hội, một mặt phải cải tạo vật chất như tăng gia sản xuất, một mặt phải cải

tạo tư tưởng, nếu không có tư tưởng XHCN thì không làm việc XHCN được".

Từ luận điểm trên, cải tạo xã hội chính là cải tạo đời sống vậ chất và những điều kiện sinh

hoạt vật chất của xã hội hay nói cách khác theo chủ nghĩa duy vật đó chính là tồn tại xã hội. Cải

tạo tư tưởng mà Bác muốn nói đến chính là cải tạo mặt tinh thần của đời sống xã hội trong thời

kỳ xây dựng CNXH, nó chính là khái niệm ý thức xã hội mà chủ nghĩa duy vật lịch sử đã đề cập

đến.

Muốn hiểu sâu sắc luận điểm trên chúng ta cần dựa vào mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và

ý thức xã hội để sáng tỏ vấn đề này chúng ta phân tích như sau:

Tồn tại xã hội là phạm trù chỉ toàn bộ đời sống vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật

chất của xã hội. Tồn tại xã hội bao gồm các yếu tố: Phương thức sản xuất vật chất, điều kiện tự

nhiên - hoàn cảnh địa lý, dân số và mật độ dân cư. Trong đó phương thức sản xuất vật chất là

yếu tố quyết định, 2 yếu tố còn lại có vai trò quan trọng. Ngoài các yếu tố cơ bản trên, khi nói

tới tồn tại xã hội cần phải lưu ý tới các quan hệ vật chất khác như quan hệ g/c, dân tộc, quốc

tế...

ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm những quan điểm, tư tưởng

cùng những tình cảm, tâm trạng... nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong

những g/đ phát triển lịch sử nhất định. Ý thức xã hội là một hiện tượng phức tạp, tuỳ theo góc

độ xem xét, người ta có thể phân ý thức xã hội thành: ý thức thông thường (theo trình độ) và ý

thức lý luận, tâm lý xã hội và hệ tư tưởng xã hội (Theo cấp độ). Quan hệ biện chứng giữa tồn tại

xã hội và ý thức xã hội:

Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hôi: nhìn chung tồn tại xã hội nào thì ý thức xã hội ấy.

Khi tồn tại xã hội thay đổi (nhất là phương thức sản xuất) thì những tư tưởng, tình cảm, tâm

Page 92: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

92

trạng... (ý thức xã hội) sớm hay muộn sẽ thay đổi theo. Tồn tại xã hội quyết định nội dung, tính

chất, đặc điểm xu hướng phát triển của các hình thái ý thức xã hội. Nếu tồn tại xã hội còn phân

chia g/c thì ý thức xã hội cũng mang tính g/c.

Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội : ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã

hội do nó không phản ánh kịp tồn tại xã hội, do sự lạc hậu của 1 số ý thức xã hội như ý thức tôn

giáo, do sức ỳ của tâm lý, của thói quen, do 1 số lực lượng bảo thủ trong xã hội muốn duy trì

những ý thức xã hội lạc hậu. ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội do tính năng động

của nó (khi vượt trước nó vẫn bị quy định bởi tồn tại xã hội). Tính kế thừa của ý thức xã hội

trong sự phát triển của mình. Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội. Sự tác động

trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội (có thể tác động tích cực, tiêu cực). Mức độ và

hiệu quả tác động của ý thức xã hội phụ thuộc vào các yếu tố: Tính đúng đắn, khách quan, khoa

học mà ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội. Mức độ thâm nhập của ý thức xã hội vào quần

chúng nhân dân. Mức độ vận dụng đúng đắn, sáng tạo ý thức xã hội của chủ thể lãnh đạo quản

lý. Nắm vững mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội có 1 ý nghĩa quan

trọng đó là: nghiên cứu ý thức xã hội không được dừng lại ở các hiện tượng ý thức mà phải đi

sâu nghiên cứu tồn tại xã hội. Muốn phát triến ý thức xã hội xã hội chủ nghĩa về lâu dài phải

phát triển cơ sở vật chất xã hội của nó. Phải thấy được tầm quan trọng và ý nghĩa của ý thức xã

hội đối với quá trình hình thành nền văn hoá mới và con người mới.

Như vậy, theo chủ nghĩa duy vật lịch sử giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội có một mối

quan hệ khăng khít với nhau hay nói cách khác muốn cải tạo tư tưởng XHCN phải cải tạo xã

hội XHCN hai cuộc cách mạng này phải được tiến hành đồng thời cùng phát triển. Thay đổi đời

sống vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội là điều kiện cơ bản để thay đổi tư

tưởng xã hội. ý thức xã hội ảnh hưởng tích cực đến đời sống xã hội theo Ăng ghen "sự phát

triển của chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo, văn học nghệ thuật... đều dựa trên sự phát triển

kinh tế. Nhưng tất cả chúng có ảnh hưởng lẫn nhau và ảnh hưởng đến cơ sở kinh tế". Vì vậy

nguyên lý của chủ nghĩa duy vật lịch sử chỉ ra tầm quan trọng đặc biệt của việc xây dựng văn

minh, tinh thần trong công cuộc xây dựng CNXH. Khi xây dựng CNXH thì tư tưởng XHCN

cũng không thể để nó phát triển tự phát mà phải có sự chủ động, có điều khiển, có mục đích

theo định hướng XHCN (hay nói theo cách của Bác là phải cải tạo tư tưởng để nó trở thành tư

tưởng XHCN). Có như vậy thì cách mạng XHCN mới thành công ở Việt Nam.

Dựa vào mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội của chủ nghĩa duy

vật lịch sử kết hợp với tình hình thực tế của đất nước ta trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH thì

luận điểm của Bác Hồ "Để cải tạo xã hội, một mặt phải cải tạo vật chất như tăng gia sản xuất,

một mặt phải cải tạo tư tưởng, nếu không có tư tưởng XHCN thì không làm việc XHCN được".

Hoàn toàn đúng, nó có mức độ ảnh hưởng lớn. Đồng thời nó chỉ ra vị trí vai trò đặc biệt quan

trọng của việc xây dựng văn hoá mới, con người mới đáp ứng và thực hiện thành công công

cuộc xây dựng xã hội mới.

Trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước đòi hỏi tiền hành đồng thời 3 cuộc cách mạng: cách

mạng KHKT, cách mạng tư tưởng văn hoá, cách mạng quan hệ sản xuất, trong đó cách mạng

KHKT là then chốt. CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện cac hoạt động sản

xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang

sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên

tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của sự nghiệp và tiến bộ khoa học, công nghệ, tạo ra năng

Page 93: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

93

xuất lao động xã hội cao. CNH, HĐH là tất yếu đối với những nước có nền kinh tế kém phát

triển quá độ lên CNXH đối với nước ta CNH, HĐH có những đặc điểm riêng cụ thể là một

nước nghèo nông nghiệp lạc hậu, 80 % dân số là nông dân, từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị

trường hơn thế CNH, HĐH ở nước ta diễn ra trong bối cảnh quốc tế có nhiều diễn biến phức

tạp... xuất phát từ tình hình kinh tế xã hội của đất nước Đảng ta đã đề ra mục tiêu CNH, HĐH ở

nước ta: Xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ

cấu kinh tế hợp lý quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản

xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh giữ vững dân giàu nước mạnh xã

hội công bằng dân chủ văn minh. Vậy, theo quan điểm duy vật lịch sử CNH, HĐH đất nước

thiết lập tồn tại xã hội mới vì vậy ý thức xã hội cũng thay đổi theo tồn tại xã hội hay nói cách

khác xã hội đổi mới nhận thức tư tưởng, trình độ lực lượng sản xuất cũng thay đổi, để cải tạo

được xã hội trên mọi lĩnh vực phù hợp với thời kỳ CNH, HĐH đất nước.

Nghiên cứu mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội nó có ý nghĩa quan trong

trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước. Mối quan hệ này nó thể hiện ngay cả trong quá trình hình

thành ý thức XHCN. Ý thức xã hội chủ nghĩa bắt nguồn từ ý thức cách mạng của giai cấp vô

sản, hình thành và phát triển trong cuộc đấu tranh chống chế độ tư bản, đồng thời ý thức XHCN

là sự kế tục lý tưởng XH cao đẹp về bình đẳng xã hội trong lịch sử tư tưởng của nhân loại.

Sự hình thành củng cố và phát triển của XHCN là cơ sở vững chắc cho sự phát triển ý

thức xã hội chủ nghĩa một cách sâu rộng và phổ biến trong đông đảo quần chúng. Cuộc cách

mạng XHCN làm biến đổi căn bản những quan hệ kinh tế của xã hội từ đó taạo nên sự biến đổi

căn bản trong đời sống tinh thần của xã hội sự biến đổi như vậy là quá trình liên tục, lâu dài

bao gồm cả 1 thời kỳ lịch sử trong thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH là nội dung chủ yếu của

quá trình hình thành nền văn hoá mới và con người mới của xã hội xã hội chủ nghĩa.

Tuy nhiên, ý thức XHCN không thể chỉ hình thành một cách tự phát mà phải là kết quả

của sự hoạt động tự giác (mà theo luận điểm của Bác Hồ đó là phải cải tạo tư tưởng) của công

tác giáo dục xã hội và sự rèn luyện tự giác của cá nhân. Quá trình xây dựng ý thức XHCN nói

chung và ý thức XHCN ở Việt Nam nói riêng là quá trình đấu tranh gay go phức tạp và gian

khổ khắc phcụ những tư tưởng tập quán lạc hậu, chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân,

đồng thời chống lại tư tưởng phản động làm thất bại cuộc tiến công về tư tưởng của các thế lực

phản cách mạng. Muốn vậy trước hết phải làm cho chủ nghĩa Mác Lê Nin hệ tư tưởng của g/c

công nhân trở thành nền tảng tư tưởng của CM trên cơ sở xây dựng đời sống tinh thần của xã

hội xã hội chủ nghĩa.

Trong khi đoạn tuyệt triệt để nhất với những "tư tưởng cổ truyền" các hệ tư tưởng của g/c

bóc lột ý thức XHCN kế thừa 1 cách đầy đủ nhất những truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh

hoa của nhân loại, nâng chúng nên tầm cao mới. Việc xây dựng ý thức XHCN có tầm quan

trọng lớn lao như vậy là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp nên chỉ có thể thực hiện thành công với

sự lao động đúng đắn của Đảng cộng sản, đội tiên phong CM của g/c cách mạng cũng là đội

tiên phong của toàn dân tộc, Đảng cũng chỉ hoàn thành sứ mệnh đó bằng cách làm cho hoạt

động lao động trở thành 1 quá trình trong đó có sự thống nhất giữa cải tạo XHCN và tự cải tạo

chính mình.

Quan điểm duy vật lịch sử về ý thức xã hội giúp ta thấy rõ vị trí và vai trò đặc biệt quan

trọng của việc xây dựng văn hoá tinh thần trong công cuộc xây dựng xã hội mới. Đồng thời

giúp ta tránh rơi vào chủ nghĩa chủ quan duy ý chí trong việc thực hiện nhiệm vụ đó. Trong

Page 94: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

94

đường lối cách mạng XHCN ở miền Bắc cũng như đường lối tiền hành cách mạng XHCN trên

phạm vi cả nước trước đây, Đảng ta đã khẳng định rằng cách mạng về tư tưởng, văn hoá có vị

trí đặc biệt quan trọng". Đồng thời, vận dụng quan điểm duy vật lịch sử, Đảng cũng chỉ ra rằng,

thay đổi tồn tại xã hội là điều kiện cơ bản để thay đổi ý thức xã hội của con người. Vì vậy, xây

dựng con người mới phải được tiến hành đồng thời.

Tuy vậy, trên thực tế, bệnh chủ quan duy ý chí đã dẫn đến nhiều sai lầm, khuyết điểm cả

trên lĩnh vực kinh tế cũng như lĩnh vực văn hoá, tư tưởng. Từ đó, đời sống tinh thần của xã hội

chịu tác động tiêu cực từ 2 phía: Tác động trực tiếp từ khuyết điểm của công tác tư tưởng và tác

động gián tiếp nhưng rất to lớn do sự khủng hoảng kinh tế gây ra.

Trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta xem đổi mới kinh tế là cơ sở, song không hề hạ thấp vai

trò của nhân tố tư tưởng, tinh thần, hơn nữa, còn cho rằng, trước hết phải đổi mới tư duy lý

luận. Tuy nhiên, ở một số người đã nảy sinh khuynh hướng coi nhẹ vai trò của nhân tố tư tưởng,

chính trị và đạo đức. Đó là những sai lầm nguy hại trong điều kiện hiện nay, khi đất nước ta mở

cửa, hội nhập vào quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, khi mà nền kinh tế thị trường

không chỉ có tác động tích cực mà còn là môi trường thuận lợi cho sự phát sinh những hiện

tượng tiêu cực về đạo đức, tinh thần. Trong khi đó chủ nghĩa đế quốc lại rất chú trọng những

biện pháp tấn công vào tư tưởng, lối sống trong chiến lược "diễn biến hoà bình ". Cần phải thấy

rằng, việc xem văn hoá là nhân tố nội sinh, giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc là một nhân tố

đảm bảo cho một dân tộc thực hiện mở cửa hội nhập một cách thành công... là những kết luận

được thừa nhận trên thế giới.

Do vậy, chỉ có thực hiện tốt việc xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản

sắc dân tộc, như Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá

VIII), mới làm cho việc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta đi theo định

hướng XHCN. Mặt khác, chỉ có quán triệt quan điểm duy vật lịch sử về ý thức xã hội mới giúp

chúng ta tránh tái phạm sai lầm của bệnh chủ quan duy ý chí trong việc xây dựng nền văn hoá

mới.

Kế thừa là 1 tính quy luật phổ biến của phát triển và có vai trò nổi trội trong sự phát triển

của ý thức xã hội. Như vậy kế thừa truyền thống dân tộc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong

việc xây dựng nền văn hoá mới.

Trong công cuộc đổi mới của đất nước ta hiện nay, việc kế thừa và đổi mới truyền thống

dân tộc càng trở lên quan trọng. "Trong điều kiện kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế

phải dặc biệt quan tâm giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hoá dân tộc, kế thừa và phát huy truyền

thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và lòng tự hào dân tộc. Tiếp thu tinh hoa các dân tộc trên thế

giới, làm giàu đẹp thêm nền văn hoá Việt Nam". Tinh thần yêu nước nồng nàn, lòng tự hào dân

tộc của nhân dân ta đã là sức mạnh vô địch trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm,

ngày nay còn phải biến thành sức mạnh to lớn để chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu, đưa đất nước

tiến lên CNXH. Truyền thống cần cù lao động phải được phát huy thành sức mạnh sáng tạo

thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Lòng nhân ái khoan dung, ý thức cộng

đồng gắn bó được nâng cao với sự phát triển cá nhân của mỗi thành viên cộng đồng, đồng thời

phải đóng vai trò là nhân tố tích cực trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, v.v.."Đứng

trước những khó khăn, thách thức, những biến động phức tạp của tình hình thế giới và khu vực,

Đảng ta kiên định xây dựng và thực hiện các chủ trương, chính sách đổi mới đúng đắn, phát huy

những truyền thống quý báu của dân tộc và những thành tựu cách mạng đã đạt được, giữ vững

Page 95: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

95

độc lập dân tộc, vững bước đi lên CNXH ". Kiên quyết đấu tranh chống lại những tư tưởng

phản động, tiêu cực chống phá Công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta.

Việc xây dựng tư tưởng cho nhân dân về con đường đi lên CNXH, đi theo con đường đổi

mới mà Đảng ta đang thực hiện, chúng ta phải thấm nhuần sâu sắc và luôn luôn nhận thức đúng

đắn, nghiêm túc chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh để định hướng mục tiêu xây

dựng thành công CNXH

Câu 31: Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng Cộng sản Việt

Nam có viết: " Chủ trương xây dựng và phát triển nền kinh tế thị thường định hướng

XHCN thể hiện tư duy, quan niệm của Đảng ta về sự phù hợp giữa quan hệ quan hệ sản

suất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Đó là mô hình kinh tế tổng quát của

nước ta trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH".

Giải thích cơ sở khoa học của chủ trương trên, nêu rõ những thuận lợi, khó khăn và những

biện pháp để thực hiện chủ trương này.

Xây dựng và phát nền kinh tế nhiều thành phần, định hướng XHCN là một chủ trương đúng

đắn, chính vì vậy: Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng Cộng sản Việt

Nam có viết: " Chủ trương xây dựng và phát triển nền kinh tế thị thường định hướng XHCN thể

hiện tư duy, quan niệm của Đảng ta về sự phù hợp giữa quan hệ quan hệ sản suất với tính chất

và trình độ của lực lượng sản xuất. Đó là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ

quá độ đi lên CNXH".

Để giải quyết những vấn đề trên chúng ta cần khái quát một số nội dung cơ bản về quy luật

QHSX phù hợp với LLSX.

Phương thức sản xuất là cách thức mà con người tiến hành sản xuất ra của cải vật chất phù

hợp với giai đoạn lịch sử xã hội.

Phương thức sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến kết cấu giai cấp, tính chất mối quan hệ

giữa các giai cấp cũng như các quan điểm về chính trị, pháp quyền, đạo đức…Khi phương thức

sản xuất mới ra đời thay thế phương thức sản xuất cũ lỗi thời thì sớm hay muộn sẽ có sự thay

đổi cơ bản từ kết cấu kinh tế đến kết cấu giai cấp; từ các quan điểm chính trị xã hội đến các tổ

chức xã hội…

Lực lượng sản xuất là sự kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản xuất, trước hết là công

cụ lao động để tạo ra một sức sản xuất nhất định. Như vậy lực lượng sản xuất gồm TLSX và

người lao động với kỹ năng, kinh nghiệm lao động của họ.

Người lao động với tư cách là chủ thể của sản xuất vật chất, tác động vào đối tượng lao

động để tạo ra của cải vật chất, sáng tạo ra công cụ lao động, với ý nghĩa đó người lao động là

nhân tố chủ yếu, hàng đầu của lực lượng sản xuất.

Công cụ lao động là nhân tố quan trọng của lực lượng sản xuất. Công cụ lao động là khí

quan vật chất “nói dài” “ nhân lên” sức mạnh của con người trong quá trình lao động biến đổi

thế giới tự nhiên, nó là yếu tố đóng vai trò quyết định trong tư liệu sản xuất.

Trong thời đại ngày nay khoa học đang ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp

những thành tựu của khoa học được vận dụng nhanh chóng và rộng rãi vào sản xuất. Tri thức

khoa học cũng là một bộ phận quan trọng trong kinh nghiệm, kỹ năng của người lao động.

Page 96: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

96

Các yếu tố của lực lượng sản xuất có quan hệ tác động biện chứng lẫn nhau. Trong đó

người lao động đóng vai trò quan trọng hàng đầu.

Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất vật chất bao

gồm: Các quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất; các quan hệ trong tổ chức, quản lý sản xuất;

các quan hệ trong phân phối sản phẩm lao động.

Quan hệ sản xuất do con người sáng tạo do con người sáng tạo ra, song nó được hình thành

một cách khách quan không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Quan hệ sản xuất

mang tính ổn định tương đối trong bản chất xã hội và tính phong phú đa dạng trong hình thức

biểu hiện

Những quan hệ trên có quan hệ hữu cơ nhau với nhau trong đó quan hệ sở hữu đối với

TLSX giữ vai trò quyết định bởi lẽ ai nắm được TLSX trong tay người đó sẽ quyết định việc tổ

chức, quản lý sản xuất cũng như phân phối sản phẩm lao động.

Cũng như lực lượng sản xuất, QHSX thuộc lĩnh vực đời sống vật chất của xã hội. Tính vật

chất của QHSX thể hiện ở chỗ chúng tồn tại khách quan, độc lập với ý muốn chủ quan của con

người.

Sự tác động lẫn nhau giữa lực lượng sản xuất và QHSX biểu hiện quan hệ mang tính biện

chứng. Quan hệ này biểu hiện ở quy luật cơ bản nhất của sự vận động của đời sống xã hội. Quy

luật về sự phù hợp của QHSX với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

Khi trình độ lực lượng sản xuất còn thủ công thì tính chất của nó là tính chất cá nhân. Nó

thể hiện ở chỗ chỉ một người có thể sử dụng được rất nhiều công cụ khác nhau trong quá trình

sản xuất để tạo ra sản phẩm như vật tất yếu dẫn đến quan hệ sản xuất sở hữu mang tính tư nhân

về TLSX.

Khi sản xuất bằng máy ra đời, trình độ lực lượng sản xuất công nghiệp đòi hỏi không thể

một người có thể đảm nhiệm được tất cả các khâu của quá trình sản xuất, mà mỗi người chỉ phụ

trách được một khâu trong dây chuyền sản xuất như vậy quá trình sản xuất đòi hỏi phải nhiều

người tham gia, sản phẩm lao động là thành quả của nhiều người ở đây lực lượng sản xuất đã

mang tính xã hội hoá tất yếu một QHSX thích hợp với nó phải là QHSX mang tính xã hội về tư

liệu sản xuất.

Do vậy quan hệ sản xuất được hình thành, biến đổi phát triển dưới ảnh hưởng quyết định

của lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất là yếu tố động, cách mạng nhất của quá trình sản

xuất. Nó là nội dung của qúa trình sản xuất. Còn QHSX là yếu tố tương đối ổn định nó là hình

thức xã hội của quá trình sản xuất. Trong mối quan hệ này lực lượng sản xuất quyết định

QHSX.

Lực lượng sản xuất phát triển thì sớm hay muộn QHSX cũng biến đổi theo phù hợp với

trình độ phát triển của lực lượng sản xuất khi trình độ của lực lượng sản xuất phát triển đến mức

độ nào đó sẽ mâu thuẫn với QHXS hiện có. Điều này đòi hỏi phải xoá bỏ QHSX cũ hình thành

QHSX mới phù hợp hơn và lực lượng sản xuất thúc đẩy phương thức sản xuất mới ra đời. Sự

tác động trở lại của QHSX đối với lực lượng sản xuất.

Nếu QHSX phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất sẽ tạo địa bàn rộng lớn

cho lực lượng sản xuất phát triển khi ấy QHSX sẽ tạo điều kiện, thúc đẩy lực lượng sản xuất

phát triển sẽ kìm hãm cản trở sự phát triển của lực lượng sản xuất.

Page 97: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

97

Sự tác động của QHSX tới lực lượng sản xuất còn thể hiện ở chỗ nó quy định mục đích sản

xuất ảnh hưởng tới thái độ lao động của người lao động, kích thích hoặc kìm hãm việc cải tiến

công cụ lao động cũng như việc áp dụng thành tựu khoa hoạc vào sản xuất,

Trong xã hội có giai cấp đối kháng thì mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và QHXS biểu

hiện thành mâu thuẫn giai cấp và chỉ thông qua đấu tranh gia cấp mới giải quyết được mâu

thuẫn này. Quy luật phổ biến trong mọi xã hội, làm xã hội loài người phát triển từ thấp lên cao.

Khi trình độ LLSX còn thủ công thì tính chất của nó là tính chất cá nhân. Nó thể hiện ở chỗ

chỉ một người có thể sử dụng được rất nhiều công cụ khác nhau trong quá trình sản xuất để tạo

ra sản phẩm. Như vậy, tất yếu dẫn đến quan hệ sản xuất sở hữu mang tính tư nhân về tư liệu sản

xuất.

Đến khi sản xuất bằng máy ra đời, trình độ lực lượng sản xuất công nghiệp đòi hỏi không

thể một người có thể đảm nhiệm được tất cả các khâu của quá trình sản xuất, mà mỗi người chỉ

phụ trách được một khâu trong dây truyền sản xuất. Như vậy, quá trình sản xuất đòi hỏi phải

nhiều người tham gia, sản phẩm lao động là thành quả của nhiều người. Ở đây lực lượng sản

xuất đã mang tính xã hội hóa, tất yếu một quan hệ sản xuất thích hợp với nó phải là quan hệ sản

xuất mang tính xã hội về tư liệu sản xuất.

Mỗi hình thành thái kinh tế - xã hội có một phương thức sản xuất riêng. Đó là cách thức

con người thực hiện quá trình sản xuất vật chất ở một giai đoạn lịch sử nhất định. Phương thức

sản xuất vật chất là sự thống nhất biện chứng của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.

- Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Trình độ lực

lượng sản xuất thể hiện trình độ chinh phục tự nhiên của con người trong một giai đoạn lịch sử

nhất định. Lực lượng sản xuất là sự kết hợp giữa lao động với tư liệu sản xuất, trước hết là công

cụ lao động. Ngoài ra công cụ lao động, trong tư liệu sản xuất còn có đối tượng lao động.

Phương tiện sản xuất (đường sá, cầu cống, xe cộ, bến cảng, hệ thống kho chứa…) là yếu tố

quan trọng của lực lượng sản xuất.

Trong thời đại ngày nay, khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Nó vừa là

ngành sản xuất riêng, vừa thâm nhập vào các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất, đem lại sự

thay đổi về chất của lực lượng sản xuất. Các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất tác động lẫn

nhau một cách khách quan làm cho lực lượng sản xuất trở thành yếu tố động nhất.

- Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong sản xuất vật chất, thể hiện ở quan

hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức quản lý và trao đổi hoạt động với nhau

và quan hệ phân phối sản phẩm. Trong quan hệ sản xuất, quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất giữ

vị trí quy định các quan hệ khác.

Quan hệ sản xuất do con người tạo ra, song nó được hình thành một cách khách quan không

phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người.

Giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất có mối quan hệ biện chứng.

Khi trình độ lực lượng sản xuất còn thủ công thì tính chất của nó là tính chất cá nhân. Nó

thể hiện ở chỗ chỉ một người có thể sử dụng rất nhiều công cụ khác nhau trong quá trình sản

xuất để tạo ra sản phẩm. Như vậy tất yếu dẫn đến quan hệ sản xuất sở hữu mang tính tư nhân

(với nhiều hình thức) về tư liệu sản xuất.

Page 98: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

98

Khi sản xuất bằng máy ra đời, trình độ lực lượng sản xuất công nghiệp đòi hỏi không thể

một người có thể đảm nhiệm được tất cả các khâu của quá trình sản xuất, mà mỗi người chỉ phụ

trách được một khâu trong dây truyền sản xuất. Như vậy, quá trình sản xuất đòi hỏi phải nhiều

người tham gia, sản phẩm lao động là thành quả của nhiều người. Ở đây, lực lượng sản xuất đã

mang tính xã hội hóa, tất yếu một quan hệ sản xuất thích hợp với nó phải là quan hệ sản xuất

mang tính xã hội về tư liệu sản xuất.

Xu hướng của sản xuất vật chất là không ngừng biến đổi và phát triển. Sự biến đổi đó bao

giờ cũng bắt đầu bằng sự biến đổi và phát triển của lực lượng sản xuất mà trước hết là công cụ

lao động. Công cụ phát triển dẫn đến mâu thuẫn gay gắt với quan hệ sản xuất hiện có và xuất

hiện đòi hỏi khách quan phải xóa bỏ quan hệ sản xuất cũ, thay thế bằng quan hệ sản xuất mới.

Như vậy quan hệ sản xuất vốn là hình thức phát triển của lực lượng sản xuất (phù hợp), nhưng

do mâu thuẫn của lực lượng sản xuất (động) với quan hệ sản xuất (ổn định tương đối) nên quan

hệ sản xuất lại trở thành xiềng xích kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất (không phù

hợp). Phù hợp và không phù hợp là biểu hiện mâu thuẫn biện chứng của lực lượng sản xuất và

quan hệ sản xuất, tức là phù hợp trong mâu thuẫn và bao hàm mâu thuẫn.

- Khi phù hợp cũng như lúc không phù hợp với lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, quan

hệ sản xuất luông có tính độc lập tường đối đối với lực lượng sản xuất. Điều đó thể hiện trong

nội dung sự tác động trở lại đối với lực lượng sản xuất, quy định mục đích xã hội của sản xuất,

xu hướng phát triển của quan hệ sản xuất lợi ích, từ đó hình thành những yếu tố hoặc thúc đẩy,

hặc kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.

- Phù hợp và không phù hợp giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là khách quan và

phổ biến của phương thức sản xuất. Sẽ không đúng nếu quan niệm trong chủ nghĩa tư bản luôn

diễn ra "không phù hợp", còn dưới chủ nghĩa xã hội luôn phù hợp giữa quan hệ sản xuất với lực

lượng sản xuất.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII đã có chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều

thành phần là đúng với quy luật quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản

xuất. Đường lối đó xuất phát từ trình độ và tính và tính chất của lực lượng sản xuất vừa thấp,

vừa không đồng đều nên không thể nóng vội và nhất loạt xây dựng quan hệ sản xuất một thành

phần dựa trên cơ sở chế độ công hữu về tư liệu sản xuất như trước kia. Làm như vậy là đẩy

quan hệ sản xuất đi quá xa so với trình độ lượng sản xuất. Thực hiện nền kinh tế nhiều thành

phần theo đường lối đổi mới của Đảng đã và đang khơi dậy tiềm năng của sản xuất, khơi dậy

năng lực sáng tạo, chủ động của các chủ thể lao động trong sản xuất phát triển.

Nền kinh tế sản xuất hàng hóa nhiều thành phần tự nó chứa đựng mâu thuẫn. Có những

thành phần kinh tế, vì lợi ích của mình có thể hoạt động theo hướng tư bản chủ nghĩa. Thành

phần kinh tế nhà nước và kinh tế hợp tác xã là nền tảng của nền kinh tế nhưng chưa thích nghi

với cơ chế thị trường, làm ăn còn kém hiệu quả, nên ở đây diễn ra cuộc đấu tranh "định hướng"

gay gắt. Vì vậy, để thực hiện được sự định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện nền kinh tế

nhiều thành phần thì bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước giữ vai trò quyết

định.

Sau năm 1976, chúng ta tổng kết bài học kinh nghiệm do làm sai quy luật, chủ quan, duy ý

chí không thừa nhận nền kinh tế thị trường, kinh tế nhiều thành phần dẫn đến mô hình kinh tế

áp đặt, chủ quan, cơ cấu kinh tế sai lầm dẫn đến suy thoái sản xuất. Cho nên phải tiến hành đổi

mới cơ chế kinh tế cho phù hợp. Thừa nhận kinh tế thị trường, nhiều thành phần là phù hợp với

Page 99: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

99

quy luật ở nước ta nhưng phải đảm bảo định hướng XHCN, có sự quản lý của Nhà nước bằng

hệ thống pháp luật. Song chúng ta cũng gặp những khó khăn cần được giải quyết một cách đồng

bộ đó là : sự tác động mặt trái của khinh tế thị trường, kinh tế nhiều thành phần, rồi là lối sống

và đạo đức xã hội; sự cạnh tranh không lành mạnh đãn đến tham nhũng, tiêu cực.

Do vậy, về chủ trương và phương hướng chúng ta cần phải nâng cao vai trò lãnh đạo của

Đảng, sự điều hành có hiệu quả của Nhà nước. Thực hiện cải cách bộ máy Nhà nước một cách

toàn diện, hoàn thiện cơ chế chính sách kinh tế - xã hội, chống quan liêu, tham nhũng; thực hiện

nghiêm túc việc xây dựng chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khóa

VIII.

Câu 32: Tổng kết 10 năm đổi mới trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

VIII, Đảng ta coi “Kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị” là

một trong những bài học chủ yếu, đảm bảo thành công sự nghiệp phát triển đất nước

trong thời kỳ mới (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXBCTQG- HN-

Tr14). Vận dụng lý luận về mối quan hệ về cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng làm

sáng tỏ bài học trên, đồng thời nêu ý nghĩa của nó trong đổi mới chính trị ở nước ta hiện

nay.

Đảng ta trong quá trình lãnh đạo đất nước và phát triển kinh tế- xã hội, xây dựng chủ

nghĩa xã hội, Đảng ta đã có những đường lối, chủ trương đúng đắn, đưa nền kinh tế nước ta

thoát khỏi khủng hoảng; an ninh chính trị ổn định và hiện đang là một trong những quốc gia

tăng trưởng kinh tế khá ở khu vực.

Thật vậy, trong tổng kết 10 năm đổi mới văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII

khẳng định: “Kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, lấy đổi mới

kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị” là một trong những bài học chủ

yếu, đảm bảo thành công của sự nghiệp phát triển đất nước trong thời kỳ đổi mới.

Để làm sáng tỏ nội dung trên, trước hết chúng ta những nội dung về cơ sở hạ tầng, kiến

trúc thường tầng; mối quan hệ biện cứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thường tầng; cơ sở hạ

tầng và kiến trúc thượng tầng XHCN ở nước ta. Đồng thời liên hệ với quá trình đổi mới trong

cả hệ thống chính trị nước ta hiện nay.

Cơ sở hạ tầng là tổng hợp các quan hệ sản xuất hợp thành kết cấu kinh tế của một xã hội

nhất định. Cơ sở hạ tầng bao gồm quan hệ sản xuất thống trị; quan hệ sản xuất tàn dư; quan hệ

sản xuất mầm mống tồn tại thực trong một kết cấu kinh tế của một xã hội cụ thể. Đặc trưng cho

tính chất của một cơ sở hạ tầng d quan hệ sản xuất thống trị quy định. Tức là, cái giữ địa vị chi

phối, vai trò chủ đạo và tác dụng quyết định đối với toàn bộ cơ sở hạ tầng là quan hệ sản xuất

thống trị. Tuy nhiên, quan hệ sản xuất tàn dư và mầm mống cũng có vai trò quan trọng.

Kiến trúc thường tầng là toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp luật, triết học, đạo đức,

tôn giáo, nghệ thuật… với những thiết chế tương ứng như nhà nước, đảng phái, giáo hội, các

đoàn thể, hiệp hội được hình tành trên cơ sở hạ tầng nhất định.

Mỗi yếu tố của kiến trúc thượng tầng có những đặc điểm riêng, quy luật phát triển riêng

riêng, nhưng liên hệ, tác đọng, ảnh hưởng lẫn nhau và cùng nảy sinh trên cơ sở hạ tầng nhất

định, phản ánh cơ sở hạ tầng đó. Trong đó, nhà nước là một thiết chế có vai trò đặc biệt quan

trọng. Chính nhờ nhà nước mà tư tưởng của giai cấp thống trị mới thống trị được toàn toàn bộ

đời sống xã hội.

Page 100: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

100

Kiến trúc thượng tầng của xã hội có các giai cấp đối kháng bao gồm hệ tư tưởng và thiết

chế của giai cấp thống trị; tàn dư của các quan điểm chính trị - xã hội của giai cấp trong xã hội

cũ; các quan điểm và thiết chế của giai cấp mới ra đời. Tất nhiên, hệ tư tưởng của giai cấp thống

trị giữ vai trò quy định tính chất của kiến trúc thượng tầng. Tính giai cấp của kiến trúc thường

tầng thể hiện rõ ở sự đối lập về quan điểm tư tưởng của các giai cấp đối kháng. Mâu thuẫn trong

kiến trúc tầng cũng bắt nguồn từ mâu thuẫn trong cơ sở hạ tầng.

Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng có mối quan hệ biện có mối quan hệ biện chứng đó

là:

Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng. Cơ sở hạ tầng nào thì sẽ "sinh" ra kiến

trúc thượng tầng như thế. Bởi lẽ, quan hệ sản sản xuất quyết định các quan hệ xã hội khác. Mâu

thuẫn trong đời sống kinh tế, xét đến cùng, quyết định mâu thuẫn trong lính vực chính trị - tư

tưởng. Cuộc đấu tranh giai cấp trong lĩnh vực tư tưởng là biểu hiện của những đối kháng trong

đời sống kinh tế.

Cơ sở hạ tầng quyết định sự hình thành, tính chất của kiến trúc thượng tầng. Cơ sở hạ tầng

biến đổi, sơm hay muộn cũng dẫn đến những biến đổi của kiến trúc thường. Sự quyết định của

cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng diễn ra phức tạp trong quá trình chuyển từ hình thái

kinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế - xã hội khác

Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng thể hiện ở chức năng

xã hội của nó. Nghĩa là, kiến trúc thượng tầng thực hiện sự bảo vệ, duy trì, củng cố, phát triển

cơ sở hạ tầng đã "sinh" ra nó; hoặc đấu tranh xóa bỏ cơ sở hạ tầng cũng như kiến trúc thượng

tầng cũ.

Các bộ phận khác nhau của kiến trúc thượng tầng đều tác động đến cơ sở hạ tầng dưới

nhiều hình thức khác nhau. Bản thân các yếu tố, các bộ phận của kiến trúc thượng tâng cũng tác

động qua lại lẫn nhau. Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng theo hai hướng, hoặc là kìm

hãm, hoặc là thúc đẩy sự phát triển của cơ sở hạ tầng. Khi kiến trúc thượng tầng tác động cùng

chiều với các quy luật kinh tế khách quan, nó sẽ thúc đẩy cơ sở hạ tầng phát triển. Ngược lại, sã

kìm hãm sự phát triển của cơ sở hạ tầng.

Thực tế đã chứng minh rằng, lực lượng sản xuất phát triển bao giờ cũng kéo theo sự biến

đổi về QHSX và sự phát triển của QHSX kéo theo sự phát triển của KTTT. Sự thay đổi này dẫn

đến hình thái kinh tế thay đổi và như vậy, đứng về lý luận và thực tiễn, Đảng ta đã có bước đột

phá quan trọng, chuyển hẳn từ tư duy trừu tượng sang tư duy kinh tế. Lấy đổi mới kinh tế làm

trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị, coi kinh tế và chính trị có mối quan hệ gắn bó

với nhau. Nhìn lại chặng đường đầu tiên của quá trình đổi mới, đất nước ta ở trong hoàn cảnh là

một nước có nền kinh tế lạc hậu, trình độ dân trí thấp, ý thức pháp luật còn kém. Nước ta chưa

trải qua chế độ tư bản chủ nghĩa, nghĩa là chưa có nền công nghiệp hiện đại, tức là chưa có tiền

đề về vật chất của CNXH. Trình độ của lực lượng sản xuất thấp, không đồng đều. Năng lực

quản lý kinh tế, quản lý xã hội thấp, chưa có cách tổ chức quản lý công nghiệp. Như vậy, các

yếu tố cấu thành hình thái kinh tế- xã hội như: lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, kiến trúc

thượng tầng đều ở trình độ thấp, thời kỳ qúa độ lên CNXH, CNCS còn nhiều yếu tố bất cập,

một sự bất cập không đồng bộ. Tuy nhiên, những bất cập này không phải là không vượt qua

được. Để vượt qua khó khăn, khắc phục những quan niệm cũ về “bỏ qua” CNTB một cách đơn

giản, đồng thời phát huy cao vai trò nhân tố chủ quan, phân tích đầy đủ đặc điểm thời đại, tình

hình đất nước, nhận thức và vận dụng sáng tạo các quy luật kinh tế - xã hội khách quan, đặc biệt

Page 101: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

101

là quy luật: “Quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất, trình độ của lực lượng sản xuất để đưa ra

đường lối đúng đắn, nhằm xây dựng đất nước giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh trong

điều kiện mới”.

Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng trong quá trình phát triển kinh tế nhiều thành phần

định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay đó là cơ sở hạ tầng được thiết lập trên cơ sở

TLSX thuộc về toàn dân. Các yếu tố sở hữu trong quan hệ sản xuất cũng thuộc về toàn dân.

Nhà nước là công cụ quyền lực của nhân dân lao động. trong thời kỳ quá độ cho nên sự tồn tại

của nhiều QHSX là một tất yếu. Do vậy, tồn tại nhiều thành phần kinh tế là đúng với quy luật

khách quan.

Chúng ta đang phát triển kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN. Nghĩa là cơ sở hạ

tầng của nước ta hiện nay là kết cấu kinh tế nhiều thành phần. Trong đó, kinh tế Nhà nước, kinh

tế hợp tác xã đóng vai trò chủ đạo. Với một cơ sở hạ tầng mang tính chất quá độ và kết cấu kinh

tế đan xen nhiều thành phần thì kiến trúc thượng tầng cũng phải xây dựng, củng cố, đổi mới cho

phù hợp với cơ sở hạ tầng.

tuy vậy, cũng cần chú ý: Phát triển kinh tế nhiều thành phần không có nghĩa là nhất thiết

phải đa nguyên chính trị. Bởi lẽ, trong kết cấu kinh tế nhiều thành phần ở nước ta thì kinh tế nhà

nước, kinh tế tập thể đóng vai trò chủ đạo. Các thành phần kinh tế khác đều hoạt động trong

khuôn khổ pháp luật. Tuy nhiên, nhu cầu khách quan đặt ra là kiến trúc thượng tầng của nước ta

phải được đổi mới, phải phát triển theo hướng nâng cao chất lượng hoàn thành chức năng xã hội

của mình bỏa vệ, duy trì, phát triển cơ sở hạ tầng đã "sinh" ra nó.

Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự

quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN và sự vận dụng lý luận, hình thái kinh tế- xã hội

trong điều kiện mới. Đây là một chủ trương đúng đắn của Đảng ta.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã phân tích đặc điểm thời đại, tình hình

kinh tế- xã hội của đất nước đã đưa ra quyết định đổi mới, mà trước hết là đổi mới tư duy. Từ

đổi mới tư duy trừu tượng chuyển sang đổi mới tư duy kinh tế. Từ đổi mới tư duy kinh tế sang

đổi mới cơ cấu kinh tế: chuyển nền kinh tế một thành phần sang nền kinh tế nhiều thành phần,

phù hợp với trình độ thấp, không đều của lực lượng sản xuất. Từ đổi mới cơ cấu kinh tế chuyển

sang đổi mới cơ chế quản lý; chuyển cơ chế quản lý hành chính tập trung quan liêu bao cấp

sang cơ chế quản lý kinh tế thị trường nhằm phát huy mọi tiềm lực (nội lực, ngoại lực) của các

thành phần kinh tế, khai thác tiềm lực kinh tế có yếu tố nước ngoài để phát triển lực lượng sản

xuất. Từ đổi mới cơ chế quản lý chuyển sang đổi mới phương thức phân phối; chuyển phương

thức phân phối theo hiệu quả của sản xuất kinh doanh. Chuyển mục tiêu nền sản xuất là sản

xuất ra những “sản phẩm” để chia nhau theo bìa, tem phiếu sang sản xuất hàng hóa tuân theo

quy luật giá trị. Điều này đã kích thích sản xuất, kích thích người lao động ứng dụng khoa học,

công nghệ để tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao.

Cùng với đổi mới những yếu tố cơ bản của quan hệ sản xuất, chúng ta cần đổi mới tư duy

về công nghiệp hoá, chuyển tư duy công nghiệp hoá là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá

độ và “ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý” sang chủ trương công nghiệp hoá

gắn liền với hiện đại hoá. Đồng thời, chuyển từ cơ chế “đóng kín” với thế giới bên ngoai sang

cơ chế “mở” để Việt nam hội nhập với cộng đồng quốc tế. Chủ trương đó phù hợp với thời đại

ngày nay là: lực lượng sản xuất quốc tế hoá, giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng, quan hệ quốc

tế ngày càng đa dạng.

Page 102: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

102

Đồng thời với những đổi mới về kinh tế, Đảng ta đã từng bước đổi mới chính trị (chỉnh

đốn Đảng CSVN), nhằm nâng lên tầm cao mới để lãnh đạo đất nước đi lên CNXH bằng chí

thức và cải cách nền hành chính quốc gia, đổi mới trong quan hệ đối ngoại. Đổi mới văn hoá

theo tinh thần Nghị quyết TW5 để từng bước xây dựng hình thái kinh tế- xã hội, định hướng

XHCN ở Việt nam.

Sự vận dụng ngày càng đúng đắn hơn lý luận hình thái kinh tế- xã hội trong những năm

đổi mới vừa qua đã đem lại cho chúng ta những thành tựu to lớn và có ý nghĩa rất quan trọng,

đời sống các tầng lớp nhân dân được cải thiện. Đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế- xã

hội, vượt qua được cơn trấn động chính trị và sự hẫng hụt về thị trường do những biến động ở

Liên Xô và các nước Đông Âu gây ra... “Tình hình chính trị- xã hội cơ bản ổn định, quốc

phòng- an ninh được tăng cường. Sức mạnh về mọi mặt của nước ta đã lớn mạnh hơn nhiều so

với 10 năm về trước”- Văn kiện ĐHĐBTQ lần thứ IX, NXBCTQG, Hà nội, Tr 18-19.

Nền kinh tế của nước ta hiện nay đang là một trong những nước phát triển nhanh ở khu

vực Đông Nam Á, GDP bình quân tăng trên 7%/năm. Đời sống của nhân dân ngày càng được

cải thiện, chính trị ổn định, an ninh quốc phòng được giữ vững. Vị thế của Việt Nam trên

trường quốc tế ngày càng được củng cố và nâng lên ở tầm cao mới./.

Câu 33: “Những quan hệ xã hội đều gắn liền mật thiết với những lực lợng sản xuất.

Do có được những lực lượng sản xuất mới và do thay đổi phơng thức sản xuất, cách kiếm

sống của mình, loài người thay đổi cả quan hệ xã hội của mình. Cái cối xay bằng tay đa lại

xã hội có lãnh chúa, cái cối xay chạy bằng hơi nước đưa lại xã hội có nhà tư bản công

nghiệp”. Giải thích luận điểm trên và liên hệ với sự phát triển đất nớc theo định hướng xã

hội chủ nghĩa ở VN?

Trong quá trình phát triển, lịch sử loài người đã chứng minh những quan hệ xã hội đều gắn

liền mật thiết với những lực lượng sản xuất, nó có vai trò quyết định dịch chuyển một tương lai

quá khứ thay một chế độ cũ thành một chế độ mới khi mâu thuẫn bên trong đã chín muồi. Do

đó Mác và Ăng ghen đã chỉ cho chúng ta thấy “Những quan hệ xã hội đều gắn liền mật thiết với

những lực lượng sản xuất do đó có được những lực lượng sản xuất mới, loài người đã thay đổi

phương thức sản xuất của mình và do thay đổi phương thức sản xuất, cách kiếm sống của mình,

cái cối xay bằng tay đưa lại xã hội có lãnh chúa, cái cối xay chạy bằng hơi nước đưa lại xã hội

có nhà tư bản công nghiệp”.

Để giải quyết được luận điểm trên của Mác và Ăng ghen chúng ta cần làm rõ những nhận

thức cơ bản về phương thức sản xuất; quy luật và những mối quan hệ của chúng để vận dụng và

những yêu cầu với việc phát triển của lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay.

Phương thức sản xuất là cách thức mà con ngời tiến hành sản xuất ra của cải vật chất phù

hợp với giai đoạn lịch sử xã hội loài người.

Phương thức sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến kết cấu giai cấp, tính chất mối quan hệ giữa

các giai cấp cũng như các quan điểm về chính trị, pháp quyền, đạo đức…Khi phương thức sản

xuất mới ra đời thay thế phương thức sản xuất cũ lỗi thời thì sớm hay muộn sẽ có sự thay đổi cơ

bản từ kết cấu kinh tế đến kết cấu giai cấp; từ các quan điểm chính trị xã hội đến các tổ chức xã

hội…

Page 103: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

103

Lực lượng sản xuất là sự kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản xuất, trước hết là công

cụ lao động để tạo ra một sức sản xuất nhất định. Như vậy lực lượng sản xuất gồm TLSX và

người lao động với kỹ năng, kinh nghiệm lao động của họ.

Người lao động với tư cách là chủ thể của sản xuất vật chất, tác động vào đối tượng lao động

để tạo ra của cải vật chất, sáng tạo ra công cụ lao động, với ý nghĩa đó người lao động là nhân

tố chủ yếu, hàng đầu của lực lượng sản xuất.

Công cụ lao động là nhân tố quan trọng của lực lượng sản xuất. Công cụ lao động là khí quan

vật chất “nói dài” “ nhân lên” sức mạnh của con người trong quá trình lao động biến đổi thế

giới tự nhiên, nó là yếu tố đóng vai trò quyết định trong tư liệu sản xuất.

Trong thời đại ngày nay khoa học đang ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp

những thành tựu của khoa học được vận dụng nhanh chóng và rộng rãi vào sản xuất. Tri thức

khoa học cũng là một bộ phận quan trọng trong kinh nghiệm, kỹ năng của người lao động.

Các yếu tố của lực lượng sản xuất có quan hệ tác động biện chứng lẫn nhau. Trong đó người

lao động đóng vai trò quan trọng hàng đầu.

Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất vật bao gồm: Các

quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất; các quan hệ trong tổ chức, quản lý sản xuất; các quan

hệ trong phân phối sản phẩm lao động.

Quan hệ sản xuất do con người sáng tạo ra, song nó được hình thành một cách khách quan

khong phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Quan hệ sản xuất mang tính ổn định

tương đối trong bản chất xã hội và tính phong phú đa dạng trong hình thức biểu hiện

Những quan hệ trên có quan hệ hữu cơ nhau với nhau trong đó quan hệ sở hữu đối với TLSX

giữ vai trò quyết định bởi lẽ ai nắm được TLSX trong tay thì người đó sẽ quyết định việc tổ

chức, quản lý sản xuất cũng như phân phối sản phẩm lao động.

Cũng như lực lượng sản xuất, QHSX thuộc lĩnh vực đời sống vật chất của xã hội. Tính vật

chất của QHSX thể hiện ở chỗ chúng tồn tại khách quan, độc lập với ý muốn chủ quan của con

người.

Sự tác động lẫn nhau giữa lực lượng sản xuất và QHSX biểu hiện quan hệ mang tính biện

chứng. Quan hệ này biểu hiện ở quy luật cơ bản nhất của sự vận động của đời sống xã hội. Quy

luật về sự phù hợp của QHSX với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

Khi trình độ lực lượng sản xuất còn thủ công thì tính chất của nó là tính chất cá nhân. Nó thể

hiện ở chỗ chỉ một người có thể sử dụng được rất nhiều công cụ khác nhau trong quá trình sản

xuất để tạo ra sản phẩm như vật tất yếu dẫn đến quan hệ sản xuất sở hữu mang tính tư nhân về

TLSX.

Khi sản xuất bằng máy ra đời, trình độ lực lượng sản xuất công nghiệp đòi hỏi không thể một

người có thể đảm nhiệm được tất cả các khâu của quá trình sản xuất, mà mỗi người chỉ phụ

trách được một khâu trong dây chuyền sản xuất. Như vậy, quá trình sản xuất đòi hỏi phải nhiều

người tham gia, sản phẩm lao động là thành quả của nhiều người ở đây lực lượng sản xuất đã

mang tính xã hội hoá tất yếu một QHSX thích hợp với nó phải là QHSX mang tính xã hội về tư

liệu sản xuất.

Do vậy quan hệ sản xuất được hình thành, biến đổi phát triển dưới ảnh hưởng quyết định của

lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất là yếu tố động, cách mạng nhất của quá trình sản xuất.

Page 104: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

104

Nó là nội dung của qúa trình sản xuất. Còn QHSX là yếu tố tương đối ổn định nó là hình thức

xã hội của quá trình sản xuất. Trong mối quan hệ này lực lượng sản xuất quyết định QHSX.

Lực lượng sản xuất phát triển thì sớm hay muộn QHSX cũng biến đổi theo phù hợp với trình

độ phát triển của lực lượng sản xuất khi trình độ của lực lượng sản xuất phát triển đến mức độ

nào đó sẽ mâu thuẫn với QHXS hiện có. Điều này đòi hỏi phải xoá bỏ QHSX cũ hình thành

QHSX mới phù hợp hơn và lực lượng sản xuất thúc đẩy phương thức sản xuất mới ra đời. Sự

tác động trở lại của QHSX đối với lực lượng sản xuất.

Nếu QHSX phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất sẽ tạo địa bàn rộng lớn

cho lực lượng sản xuất phát triển khi ấy QHSX sẽ tạo điều kiện, thúc đẩy lực lượng sản xuất

phát triển sẽ kìm hãm cản trở sự phát triển của lực lượng sản xuất.

Sự tác động của QHSX tới lực lượng sản xuất còn thể hiện ở chỗ nó quy định mục đích sản

xuất ảnh hưởng tới thái độ lao động của người lao động, kích thích hoặc kìm hãm việc cải tiến

công cụ lao động cũng như việc áp dụng thành tựu khoa hoạc vào sản xuất,

Trong xã hội có giai cấp đối kháng thì mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và QHXS biểu

hiện thành mâu thuẫn giai cấp và chỉ thông qua đấu tranh gia cấp mới giải quyết được mâu

thuẫn này. Quy luật phổ biến trong mọi xã hội, làm cho xã hội loài người phát triển từ thấp lên

cao.

Quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất còn biểu hiện đó là:

- Xu hướng của sản xuất vật chất là không ngừng biến đổi và phát triển. Sự biến đổi đó bao

giờ cũng bắt đầu bằng sự biến đổi và phát triển của lực lương sản xuất mà trước hết là công cụ

lao động. Công cụ phát triển dẫn đến mâu thuẫn gay gắt với quan hệ sản xuất hiện có và xuất

hiện đòi hỏi khách quan phải xóa bỏ quan hệ sản xuất cũ, thay bằng quan hệ sản xuất mới. Như

vậy, quan hệ sản xuất vốn là hình thức phát triển của lực lượng sản xuất, nhưng do mâu thuẫn

của lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất nên quan hệ sản xuất lại trở thành xiềng xích kìm

hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Phù hợp và không phù hợp là biểu hiện mâu thuẫn

biện chứng của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, tức là sự phù hợp trong mâu thuẫn và

bao hàm mâu thuẫn.

- Khi phù hợp cũng như lúc không phù hợp với lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất luôn

có tính độc lập tương đối đối với lực lượng sản xuất. Điều đó thể hiện trong nội dung sự vận tác

động trở lại đối với lực lượng sản xuất, quy định mục đích xã hội của sản xuất, xu hướng phát

triển của quan hệ lợi ích, từ đó hình thành những yếu tố hoặc thúc đẩy, hoặc kìm hãm sự phát

triển của lực lượng sản xuất.

- Sự tác động trở lại nói trên của quan hệ sản xuất bao giờ cũng thông qua các quy luật kinh

tế xã hội, đặc biệt là quy luật kinh tế cơ bản.

- Phù hợp và không phù hợp giữa lực lương sản xuất và quan hệ sản xuất là tính khách quan

và phổ biến của mọi phương thức sản xuất. Sẽ không đúng nếu quan niệm trong chủ nghĩa tư

bản luôn diễn ra "không phù hợp", còn dưới chủ nghĩa xã hội luôn "phù hợp" giữa quan hệ sản

suất với lực lượng sản xuất.

Nước ta trước đổi mới (năm 1986) đã có những biểu hiện vận dụng chưa đúng quy luật này.

Điều này biểu hiện ở việc chủ quan, nóng vội trong việc xây dựng QHXS XHCN mà không tính

tới trình độ của lực lượng sản xuất của nước ta. Vì trình độ cũng như tính chất của lực lượng

Page 105: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

105

sản xuất ở nước ta vừa thấp, vừa không đồng đều nên không thể nóng nội và nhất loại xây dựng

QHSX một thành phần dựa trên cơ sở chế độ công hữu XHCN về tư liệu sản xuất như trước kia

làm như vậy là đẩy QHXS đi quá xa so với lực lượng sản xuất.

Chúng ta thực hiện đổi mới từ năm 1986 đến nay dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN, nước ta

chọn con đường phát triển kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN. Điều này là hoàn toàn

đúng với quy luật về sự phù hợp của QHSX với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

Tại các Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII và VIII Đảng ta đã chủ trương phát triển nền

kinh tế nhiều thành phần là đúng với quy luật quan hệ sản xuất biện chứng giữa lực lượng sản

xuất và quan hệ sản xuất. Đường lối đó xuất phát từ trình độ và tính chất của lực lượng sản xuất

vừa thấp, vừa không đồng đều nên không thể nóng vội và nhất loạt xây dựng quan hệ sản xuất

một thành phần dựa trên cơ sở chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất như trước

kia. Làm như vậy là đẩy quan hệ sản xuất đi quá xa so với trình độ lực lượng sản xuất. Thực

hiện nền kinh tế nhiều thành phần theo đường lối đổi mới của Đảng đã và đang khơi dậy tiềm

năng của sản xuất, khơi dậy năng lực sáng tạo, chủ động của các chủ thể lao động trong sản

xuất kinh doanh thúc đẩy sản xuất phát triển.

Với nền kinh tế sản xuất hàng hóa nhiều thành phần tự nó chứa đựng mâu thuẫn. Có những

thành phần kinh tế, vì lợi ích của mình có thể hoạt động hướng tư bản chủ nghĩa. Thành phần

kinh tế nhà nước và kinh tế hợp tác xã là nền tảng của nên kinh tế nhưng chưa thích nghi với cơ

chế thị trường, làm ăn còn kém hiệu quả, nên ở đây diễn ra cuộc đấu ttranh "định hướng" gay

gắt. Vì vậy, để thực hiện được sự định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện nền kinh tế nhiều

thành phần; sự không đồng đều về trình độ của lực lượng sản xuất đòi hỏi phải có sự đa dạng

phong phú của QHSX, phải đổi mới cả kiến trúc thượng tầng và phải đảm bảo sự lãnh đạo của

Đảng và quản lý của Nhà nước giữ vai trò quyết định.

Câu 34: Lê Nin khẳng định "Chỉ có đem qui những quan hệ xã hội vào những quan

hệ sản xuất và đem qui những quan hệ sản xuất vào trình độ của lực lượng sản xuất thì

người ta mới có được một cơ sở vững chắc để quan niệm sự phát triển của những hình

thái kinh tế xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên, và dĩ nhiên là không có một quan

điểm như thế thì không thể có một khoa học xã hội được”. (LêNin toàn tập, NXB TB, M,

1974). Phân tích luận điểm trên đây và liên hệ với sự phát triển đất nước theo định hướng

XHCN ở Việt Nam.

Lê Nin - vị lãnh tụ xuất sắc của phong trào Cộng sản - người đưa học thuyết Mác thành

hiện thực cuộc sống. Khi nghiên cứu về vấn đề này đã khẳng định: “Chỉ có đem qui những quan

hệ xã hội vào những quan hệ sản xuất và đem qui những quan hệ sản xuất vào trình độ của lực

lượng sản xuất thì người ta mới có được một cơ sở vững chắc để quan niệm sự phát triển của

những hình thái kinh tế xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên, và dĩ nhiên là không có một

quan điểm như thế thì không thể có một khoa học xã hội được”.

Để giải quyết nội dung trên ta cần làm rõ khái niêm hình thái kinh tế - xã hội và sự phát tiển

của các hình thái kinh tế - xã hội.

Hình thái kinh tế - xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ một xã

hội cụ thể ở trong một giai đoạn phát triển lịch sử nhất định, với những quan hệ sản xuất đặc

Page 106: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

106

trưng của nó phù hợp với lực lượng sản xuất ở một trình độ phát triển nhất định và một kiến

trúc thượng tầng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất đó.

Hình thái kinh tế - xã hội có kết cấu phức tạp nhưng gồm các yếu tố cơ bản nhất là lực

lượng sản xuất, các quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng. Ba yếu tố này có quan hệ tác

động qua lại lẫn nhau, trong đó:

- Quan hệ sản xuất là "bộ xương", là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt hình thái kinh tế -

xã hội này với hình thái kinh tế xã hội khác. Nó đóng vai trò chi phối và quyết định các quan hệ

xã hội khác của xã hội.

- Lực lượng sản xuất là nền tảng vật chất - kỹ thuật của mỗi hình thái kinh tế - xã hội. Sự

phát triển của các hình thái kinh tế xã hội, xét đến cùng là lực lượng sản xuất quyết định.

- Kiến trúc thượng tầng: tổng thể các quan hệ sản xuất của một xã hội cụ thể hợp thành cơ

sở hạ tầng của xã hội đó, mà trên đó hình thành một kiểu kiến trúc thượng tầng tương ứng.

Chức năng chính trị - xã hội của kiến trúc thượng tầng này là duy trì, bảo vệ, phát triển cơ sở hạ

tầng cùng kiến trúc thượng tầng cũ.

Ngoài ba yếu tố cơ bản trên, khi xem xét một hình thái kinh tế-xã hội cần phải chú ý tới các

yếu tố khác như quan hệ giai cấp, dân tộc, gia đình, quốc tế…

Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng. Cơ sở hạ tầng nào thì sẽ "sinh" ra kiến

trúc thượng tầng như thế. Bởi lẽ, quan hệ sản sản xuất quyết định các quan hệ xã hội khác. Mâu

thuẫn trong đời sống kinh tế, xét đến cùng, quyết định mâu thuẫn trong lính vực chính trị - tư

tưởng. Cuộc đấu tranh giai cấp trong lĩnh vực tư tưởng là biểu hiện của những đối kháng trong

đời sống kinh tế.

Cơ sở hạ tầng quyết định sự hình thành, tính chất của kiến trúc thượng tầng. Cơ sở hạ tầng

biến đổi, sơm hay muộn cũng dẫn đến những biến đổi của kiến trúc thường. Sự quyết định của

cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng diễn ra phức tạp trong quá trình chuyển từ hình thái

kinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế - xã hội khác

Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng thể hiện ở chức năng

xã hội của nó. Nghĩa là, kiến trúc thượng tầng thực hiện sự bảo vệ, duy trì, củng cố, phát triển

cơ sở hạ tầng đã "sinh" ra nó; hoặc đấu tranh xóa bỏ cơ sở hạ tầng cũng như kiến trúc thượng

tầng cũ.

Các bộ phận khác nhau của kiến trúc thượng tầng đều tác động đến cơ sở hạ tầng dưới

nhiều hình thức khác nhau. Bản thân các yếu tố, các bộ phận của kiến trúc thượng tâng cũng tác

động qua lại lẫn nhau. Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng theo hai hướng, hoặc là kìm

hãm, hoặc là thúc đẩy sự phát triển của cơ sở hạ tầng. Khi kiến trúc thượng tầng tác động cùng

chiều với các quy luật kinh tế khách quan, nó sẽ thúc đẩy cơ sở hạ tầng phát triển. Ngược lại, sã

kìm hãm sự phát triển của cơ sở hạ tầng.

Thực tế đã chứng minh rằng, lực lượng sản xuất phát triển bao giờ cũng kéo theo sự biến

đổi về QHSX và sự phát triển của QHSX kéo theo sự phát triển của KTTT. Sự thay đổi này dẫn

đến hình thái kinh tế thay đổi và như vậy, đứng về lý luận và thực tiễn, Đảng ta đã có bước đột

phá quan trọng, chuyển hẳn từ tư duy trừu tượng sang tư duy kinh tế. Lấy đổi mới kinh tế làm

trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị, coi kinh tế và chính trị có mối quan hệ gắn bó

với nhau. Nhìn lại chặng đường đầu tiên của quá trình đổi mới, đất nước ta ở trong hoàn cảnh là

Page 107: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

107

một nước có nền kinh tế lạc hậu, trình độ dân trí thấp, ý thức pháp luật còn kém. Nước ta chưa

trải qua chế độ tư bản chủ nghĩa, nghĩa là chưa có nền công nghiệp hiện đại, tức là chưa có tiền đề

về vật chất của CNXH. Trình độ của lực lượng sản xuất thấp, không đồng đều. Năng lực quản lý

kinh tế, quản lý xã hội thấp, chưa có cách tổ chức quản lý công nghiệp. Như vậy, các yếu tố cấu

thành hình thái kinh tế- xã hội như: lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, kiến trúc thượng tầng

đều ở trình độ thấp, thời kỳ qúa độ lên CNXH, CNCS còn nhiều yếu tố bất cập, một sự bất cập

không đồng bộ. Tuy nhiên, những bất cập này không phải là không vượt qua được. Để vượt qua

khó khăn, khắc phục những quan niệm cũ về “bỏ qua” CNTB một cách đơn giản, đồng thời phát

huy cao vai trò nhân tố chủ quan, phân tích đầy đủ đặc điểm thời đại, tình hình đất nước, nhận

thức và vận dụng sáng tạo các quy luật kinh tế - xã hội khách quan, đặc biệt là quy luật: “Quan hệ

sản xuất phù hợp với tính chất, trình độ của lực lượng sản xuất để đưa ra đường lối đúng đắn,

nhằm xây dựng đất nước giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh trong điều kiện mới”.

Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng trong quá trình phát triển kinh tế nhiều thành phần

định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay đó là cơ sở hạ tầng được thiết lập trên cơ sở

TLSX thuộc về toàn dân. Các yếu tố sở hữu trong quan hệ sản xuất cũng thuộc về toàn dân. Nhà

nước là công cụ quyền lực của nhân dân lao động. trong thời kỳ quá độ cho nên sự tồn tại của

nhiều QHSX là một tất yếu. Do vậy, tồn tại nhiều thành phần kinh tế là đúng với quy luật khách

quan.

Chúng ta đang phát triển kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN. Nghĩa là cơ sở hạ

tầng của nước ta hiện nay là kết cấu kinh tế nhiều thành phần. Trong đó, kinh tế Nhà nước, kinh

tế hợp tác xã đóng vai trò chủ đạo. Với một cơ sở hạ tầng mang tính chất quá độ và kết cấu kinh

tế đan xen nhiều thành phần thì kiến trúc thượng tầng cũng phải xây dựng, củng cố, đổi mới cho

phù hợp với cơ sở hạ tầng.

tuy vậy, cũng cần chú ý: Phát triển kinh tế nhiều thành phần không có nghĩa là nhất thiết

phải đa nguyên chính trị. Bởi lẽ, trong kết cấu kinh tế nhiều thành phần ở nước ta thì kinh tế nhà

nước, kinh tế tập thể đóng vai trò chủ đạo. Các thành phần kinh tế khác đều hoạt động trong

khuôn khổ pháp luật. Tuy nhiên, nhu cầu khách quan đặt ra là kiến trúc thượng tầng của nước ta

phải được đổi mới, phải phát triển theo hướng nâng cao chất lượng hoàn thành chức năng xã hội

của mình bỏa vệ, duy trì, phát triển cơ sở hạ tầng đã "sinh" ra nó.

Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự

quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN và sự vận dụng lý luận, hình thái kinh tế- xã hội

trong điều kiện mới. Đây là một chủ trương đúng đắn của Đảng ta.

Thực tế lịch sử đã chứng minh quan hệ sản xuất bao giờ cũng là tiêu chuẩn khách quan để

phân định sự khác nhau về bản chất xã hội này với một xã hội khác. Tất nhiên một quan hệ sản

xuất bao giờ cũng đặt trên trình độ của một lực lượng sản xuất nhất định và lực lượng sản xuất

xét cho cùng giữ vai trò quy định quan hệ sản xuất. Khi lực lượng sản xuất phát triển kéo theo

sự đòi hỏi về quan hệ sản xuất phù hợp để lực lượng sản xuất phát triển. Quan hệ sản xuất là

quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất vật chất, là quan hệ cơ bản chi phối mọi

quan hệ xã hội. Nó là bộ xương của hình thái kinh tế- xã hội, là cơ sở khách quan để phân biệt

hình thái kinh tế- xã hội này với hình thái kinh tế- xã hội khác. Quan hệ sản xuất được hình

thành một cách khách quan trong quá trình sản xuất vật chất xã hội, không phụ thuộc vào ý

muốn chủ quan của con người, mà chỉ phụ thuộc vào tính chất và trình độ phát triển của lực

lượng sản xuất. Bởi vậy lực lượng sản xuất quyết định cả sự vận động, phát triển của hình thái

Page 108: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

108

kinh tế- xã hội. Lịch sử phát triển của xã hội loài người thực chất là lịch sử của sự phát triển của

sản xuất vật chất, sự biến đổi và tiến bộ không ngừng của lực lượng sản xuất và do đó kéo theo

sự thay thế lẫn nhau của các quan hệ sản xuất, các phương thức sản xuất. Phương thức sản xuất

thay đổi kéo theo toàn bộ trật tự xã hội thay đổi, tức là sự thay thế các hình thái kinh tế- xã hội.

Theo quy luật hình thái kinh tế- xã hội sau cao hơn, tiến bộ hơn hình thái kinh tế- xã hội trước

nó. Nói cách khác, sự thay thế của các hình thái kinh tế- xã hội trong lịch sử là một quá trình

phát triển từ thấp đến cao theo quy luật khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của

con người. Đó là một quá trình tiến hóa bao hàm những bước nhảy vọt tạo nên sự tiến bộ của

lịch sử loài người.

Lịch sử phát triển của xã hội loài người nói chung phải trải qua các hình thái kinh tế- xã hội

một cách tuần tự từ thấp đến cao, song lịch sử nhân loại cũng không loại trừ sự phát triển đặc

thù của những quốc gia, dân tộc trong hoàn cảnh lịch sử nhất định có thể “bỏ qua” hình thái

kinh tế- xã hội này để nhảy vọt lên hình thái kinh tế- xã hội cao hơn chẳng hạn như thổ dân

châu úc, châu Mỹ đi từ chế độ nô lệ lên thẳng chủ nghĩa tư bản và đã đạt được nhiều thành tựu

lớn.

Nước Việt Nam chúng ta, sau khi hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc- dân chủ, dưới sự

lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, dân tộc Việt Nam đã thực hiện thành công cuộc cách

mạng dân tộc dân chủ để đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nền sản xuất phong kiến và nửa thuộc

địa “bỏ qua” giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư

bản chủ nghĩa, tạo ra sự biến đổi về chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực là một sự nghiệp rất

khó khăn, phức tạp, có sự đan xen và đấu tranh quyết liệt giữa cái mới và cái cũ, giữa chủ nghĩa

xã hội với cái không phải là chủ nghĩa xã hội, phải sử dụng một số hình thức trung gian, cho

nên tất yếu phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài, với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ

chức kinh tế, xã hội có tính chất quá độ. Như chúng ta phải chấp nhận nhiều hình thức sở hữu

về tư liệu sản xuất, nhiều thành phần kinh tế, nhiều giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau.

Vận dụng sáng tạo học thuyết duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác- LêNin về hình thái

kinh tế- xã hội với các mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất,

giữa hạ tầng cơ sở và thượng tầng kiến trúc trong bối cảnh lịch sử mang tính đặc thù của Việt

Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam đã và đang lãnh đạo nhân dân Việt Nam thực hiện mục tiêu dân

giàu nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, tiến bộ. Trong quá trình vận động cũng

có lúc do chủ quan, duy ý chí, đảng ta đã quá coi trọng quan hệ sản xuất, đặt quan hệ sản xuất đi

trước một bước so với lực lượng sản xuất. Không dựa trên những điều kiện cụ thể, thực tiễn của

đất nước với những tư liệu và trình độ lao động hiện có trong sự phát triển của lực lượng sản

xuất để thiết lập quan hệ sản xuất phù hợp nên đã có giai đoạn đất nước ta lâm vào khủng hoảng

kinh tế với mức độ lạm phát có tốc độ “phi mã”. Do sớm nhận ra sự chủ quan nên đảng ta đã

khởi xướng và lãnh đạo nhân dân thực hiện công cuộc đổi mới từ Đại hội Đảng toàn quốc lần

thứ VI (năm 1986). Sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác -LêNin với tư tưởng Hồ Chí Minh

trong công cuộc đổi mới xây dựng đất nước của Đảng đã đưa nhân dân ta vượt qua nhiều thử

thách bước vào giai đoạn quá độ để xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Trong quá trình đổi mới, xuất phát từ đặc điểm Việt Nam là một nước sản xuất nhỏ, thấp. vì

thế không thể nhanh chóng bỏ qua các nấc thang của sự phát triển mà phải thực hiện đúng các

quy luật kinh tế từ sản xuất nhỏ đi lên sản xuất lớn. Chúng ta phải vận dụng đúng quy luật

QHSX phải phù hợp với tính chất trình độ LLSX, trong đó, LLSX còn thấp không thể bỏ qua

Page 109: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

109

kinh tế thị trường và kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN và dưới sự quản lý của Nhà

nước. Trước yêu cầu của thực tiễn, kinh tế thị trường là quy luật tất yếu. Thực hiện kinh tế

nhiều thành phần để nhằm khai thác mọi tiềm năng phát triển, khai thác tài nguyên, con người

lao động. Mở rộng quan hệ quốc tế, hợp tác đầu tư; tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến của

thế giới; đẩy nhanh tiến trình ra nhập WTO; tiến hành từng bước để thực hiện CNH, HĐH đất

nước, xây dựng thành công CNXH./.

Câu 35: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với lý luận.Lý luận và vai trò của lý

luận đối với thực tiễn. Bệnh giáo điều và bệnh kinh nghiệm

1. Thực tiễn: Là những hoạt động vật chất có tính chất lịch sử - xã hội của con người,

nhằm cải tại tự nhiên xã hội.

Phạm trù thực tiễn bao hàm các nội dung sau:

- Một là, thực tiễn không bao gồm toàn bọ hoạt động của con người mà chỉ là những hoạt

động vật chất, hay nói theo thuật ngữ của C. Mác là hoạt động cảm tính của con người.

- Hai là, thực tiễn là hoạt động vật chất có tính chất loài (loài người). Hoạt động vật chất

đó không chỉ tiến hành bằng từng con người riêng lẻ, mà bằng hoạt động đông đảo của quần

chúng nhân dân trong xã hội.

- Ba là, thực tiễn là những hoạt động vật chất có mục đích của con người nhằm cải tạo tự

nhiên và xã hội.

2. Các hình thức cơ bản của thực tiễn:

Gồm 3 hình thức cơ bản:

- Hình thức cơ bản đầu tiên của hoạt động thực tiễn là hoạt động sản xuất vật chất. Đây là

hình thức hoạt động thực tiễn nguyên thủy nhất và cơ bản nhất. Đó là “hoạt động đưa con người

từ một trạng thái thú vật lên trạng thái con người”, là cơ sở vật chất quyết định các hình thức

khác của hoạt động thực tiễn.

- Hình thức cơ bản thứ hai của hoạt động thực tiễn là hoạt động chính trị, xã hội. Hình

thức hoạt động này xuất hiện khi xã hội có phân chia giai cấp, đó là hoạt động đấu tranh giai

cấp, đấu tranh giải phóng dân tộc, đấu tranh chính trị, đấu tranh cho hòa bình, cách mạng xã

hội…

- Thứ ba, cùng với sự ra đời và phát triển của khoa học, một hình thức cơ bản nữa của

thực tiễn cũng xuất hiện, đó là hoạt động thực hiệm khoa học.

Cần chú ý rằng, chỉ có hoạt động thực nghiệm khoa học, chứ không phải toàn bộ hoạt

động khoa học là hoạt động thực tiễn. Bởi vì, trong hoạt động khoa học, có hoạt động lý luận.

3. Khái niệm lý luận:

Sự phát triển của nhận thức loài người tất yếu dẫn đến sự xuất hiện lý luận. Cho nên lý

luận là sản phẩm phát triển cao của nhận thức, thể hiện trình độ cao nhất của nhận thức.

Lý luận là một hệ thống những tri thức về tự nhiên và xã hội được khái quát từ thực tiễn

phản ánh những mối liên hệ bản chất, tất yếu những mối liên hệ bản chất, tất yếu, những tính

quy luật của thế giới khách quan được biểu đạt bằng hệ thống nguyên lý, quy luật, phạm trù.

Page 110: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

110

4. Mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn

Lý luận được hình thành trong mối liên hệ với thực tiễn, thực tiễn và lý luận có mối liên

hệ biện chứng với nhau, tác động qua lại nhau; trong đó thực tiễn giữ vai trò quyết định lý luận

và lý luận có sự tác động to lớn trở lại thực tiễn.

- Vai trò của thực tiễn đối với lý luận: Thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích chủ yếu và

trực tiếp của nhận thức, lý luận, khoa học.

+ Thực tiễn là cơ sở của nhận thức, lý luận, khoa học (trang 158, GT).

+ Thực tiễn là động lực của nhận thức lý luận, khoa học. (trang 159, GT)

+ Thực tiễn là mục đích của nhận thức, lý luận, khoa học (trang 160, GT).

+ Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý (trang 160, 161).

- Vai trò của lý luận đối với thực tiễn:

+ Thứ nhất, lý luận khái quát những kinh nghiệm thực tiễn, lý luận soi đường, dẫn dắt,

chỉ đạo thực tiễn, điều chỉnh hoạt động thực tiễn đạt kết quả cao …

+ Thứ hai, lý luận góp phần vào tổ chức, giáo dục, thuyết phục quần chúng, lý luận xâm

nhập vào quần chúng càng rộng, tác động của nó đến thực tiễn càng mạnh.

+ Thứ ba, lý luận có thể dự báo tương lai, sự tác động trở lại của lý luận đối với thực

tiễn theo hai hướng:

* Một là, nếu lý luận phản ánh đúng thực tiễn, góp phần thuc đẩy thực tiễn phát triển

* Hai là, nếu lý luận phản ánh sai thực tiễn, kìm hãm sự phát triển của thực tiễn.

=> Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn:

+ Thứ nhất, mọi lý luận phải xuất phát từ thực tiễn, phải phục vụ thực tiễn, được kiểm

nghiệm trong thực tiễn, được phát triển, bổ sung qua thực tiễn.

+ Thứ hai, mọi thực tiễn phải được soi sáng bởi lý luận phải được lý luận dẫn đường.

5. Những biểu hiện và nguyên nhân:

* Những nguyên nhân cơ bản của bệnh kinh nghiệm:

- Bệnh kinh nghiệm là khuynh hướng tư tưởng tuyệt tối hóa kinh nghiệm, coi thường lý

luận khoa học, khuếch đại vai trò thực tiễn để hạ thấp vai trò lý luận.

- Kinh nghiệm là rất quý, góp phần thành công trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định và là

cơ sở để khái quát lý luận. Tuy nhiên, nếu tuyệt đối hóa kinh nghiệm một nơi, một lúc nào đó,

xem thường lý luận sẽ rơi vào bệnh kinh nghiệm và sẽ thất bại trong thực tiễn khi điều kiện,

hoàn cảnh thay đổi. Nguyên nhân của bệnh kinh nghiệm là do yếu kém về lý luận, cụ thể:

+ Nguyên nhân chủ quan: dễ thỏa mãn với vốn kinh nghiệm bản thân, ngại học lý luận,

không chịu nâng cao trình độ lý luận, coi thường khoa học kỹ thuật, coi thường giới trí thức,

thiếu nhìn xa trông rộng, dễ bảo thủ trì trệ.

+ Nguyên nhân khách quan: sự tồn tại phổ biến nền sản xuất nhỏ, trình độ dân trí thấp,

khoa học – kỹ thuật chưa phát triển, Nho giáo phong kiến còn ảnh hưởng nặng nề.

Con người Việt Nam vốn mang đậm nét "tư duy kinh nghiệm". Vì vậy, mặc dù đã được

Page 111: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

111

trang bị chủ nghĩa Mác -Lênin, đặc biệt là phép biện chứng duy vật, nhưng ở một số nhà quản

lý của chúng ta ít nhiều vẫn mắc bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa. Với căn bệnh này, trong hoạt

động thực tiễn, họ đã rơi vào tình trạng mò mẫm, sự vụ, tuỳ tiện, tự ti, không nhất quán trong

việc thi hành các chủ trương, chính sách của Nhà nước, làm ảnh hưởng đến tiến trình phát triển

kinh tế - xã hội, và bản thân họ cũng trở nên bảo thủ, lạc hậu và trì trệ bởi phương pháp hành

động cũ kỹ. Hậu quả đó sẽ trở lên nghiêm trọng hơn khi bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa đan kết

chặt chẽ với bệnh chủ quan duy ý chí.

* Những nguyên nhân cơ bản của bệnh giáo điều:

- Bệnh giáo điều là khuynh hướng tư tưởng cường điệu vai trò lý luận, coi nhẹ thực tiễn,

tách rời lý luận khỏi thực tiễn, thiếu quan điểm lịch sử - cụ thể, áp dụng kinh nghiệm một cách

rập khuôn, máy móc.

- Biểu hiện của bệnh giáo điều là bệnh sách vở, nắm lý luận chỉ dừng ở câu chữ theo kiểu

“tầm chương trích cú”; hiểu lý luận một cách phiến diện, hời hợt, biến lý luận thành tín điều và

áp dụng lý luận một cách máy móc; vận dụng sai lý luận vào thực tiễn, không bổ sung, điều

chỉnh lý luận. Nguyên nhân của bệnh giáo điều là do yếu kém về lý luận, cụ thể:

+ Hiểu lý luận bằng kinh nghiệm, hiểu lý luận một cách đơn giản, phiến diện, cắt xén, sơ

lược…

+ Xuyên tạc, bóp méo lý luận…

Trước đây chúng ta đã nhận thức giáo điều mô hình chủ nghĩa xã hội của Liên Xô, bởi coi

đó là kiểu mẫu duy nhất mà không tính đến điều kiện đặc thù của Việt Nam. Rất tiếc, khi phát

hiện ra sai lầm, chúng ta đã chậm khắc phục, sửa chữa, nên căn bệnh này vẫn còn tác động tiêu

cực đến sự phát triển của đất nước .

6. Khắc phục bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều có hiệu quả:

Để khắc phục triệt để bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều, chúng ta cần phải quán triệt

nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong triết học Mác – Lênin. Cụ thể:

- Bám sát thực tiễn, lý luận phải gắn liền với thực tiễn, thường xuyên kiểm tra trong thực

tiễn và không ngừng phát triển cùng thực tiễn, tăng cường học tập nâng cao trình độ lý luận, bổ

sung, vận dụng lý luận phù hợp với thực tiễn;

- Phải coi trọng lý luận và công tác lý luận; nâng cao dân trí, đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục

và đào tạo, phổ biến rộng rãi tri thức khoa học – công nghệ…;

- Phải đổi mới công tác lý luận của Đảng dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư

tưởng Hồ Chí Minh. Quán triệt nhiệm vụ, hướng nghiên cứu chủ yếu và phương châm lớn chỉ

đạo hoạt động lý luận của Đảng;

- Hoàn thiện cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì kinh tế thị trường luôn

vận động và biến đổi, đòi hỏi mọi thành phần, mọi chủ thể kinh tế phải năng động, sáng tạo,

phải thường xuyên bám sát thị trường để ứng phó cho phù hợp

- Phải đổi mới tư duy lý luận, khắc phục sự lạc hậu của lý luận, thu hẹp khoảng cách giữa

lý luận và thực tiễn bằng cách:

+ Từ bỏ lối nghiên cứu kinh viện, tư biện;

Page 112: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

112

+ Thường xuyên đối chiếu lý luận với cuộc sống, vận dụng lý luận vào hoàn cảnh thực tế

của nước ta;

- Coi trọng và thường xuyên tổng kết thực tiễn, qua đó sửa đổi, phát triển lý luận đã có, bổ

sung hoàn chỉnh đường lối, chính sách, hình thành lý luận mới, quan điểm mới để chỉ đạo sự

nghiệm đổi mới xã hội.

Như vậy, nắm vững phép biện chứng duy vật sẽ giúp cho chủ thể vừa ngăn ngừa, khắc

phục những khuynh hướng tư duy sai lầm, vừa nâng cao năng lực tư duy, tạo khả năng giải

quyết đúng đắn những vấn đề do thực tiên đặt ra.

Tóm lại, trước những thách thức của thời kỳ đổi mới và hội nhập, trước thực trạng trình

độ lý luận của đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay, cần thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí

Minh là học lý luận, gắn lý luận với thực tiễn, học “để làm việc, làm người, làm cán bộ”. Bởi

vậy, mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi người phải coi trọng và quán triệt nguyên tắc “học đi đôi với

hành, lý luận gắn liền với thực tiễn”. Đồng thời, lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí

Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động; và hơn bao giờ hết, đội ngũ

cán bộ, đảng viên của Đảng không chỉ thấm nhuần Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí

Minh, mà còn phải dám nghĩ, dám làm, để lãnh đạo quần chúng, biến đường lối của Đảng thành

kết quả và thành công trong cuộc sống./.

Câu 36: Quan điểm Mác xít về mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị. Quan điểm của

đảng ta về đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; Ý nghĩa phương pháp luận.

Bài làm:

1. Khái niệm:

- Kinh tế: Là hoạt động sản xuất tạo ra của cải vật chất của con người; là toàn bộ phương

thức sản xuất và trao đổi của một chế độ xã hội; là sự thống nhất các quan hệ sản xuất dựa trên

trình độ nhất định của LLSX, tạo thành kết cấu kinh tế của một chế độ xã hội.

- Chính trị: Là quan hệ giữa các giai cấp, các lực lượng xã hội, các quốc gia trong việc

giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước.

2. Mỗi quan hệ biện chứng giữa kinh tế và chính trị:

Quan hệ kinh tế và chính trị là quan hệ cơ bản, cốt lõi của quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và

kiến trúc thượng tầng. Bởi vậy, giữa kinh tế và chính trị có quan hệ biện chứng với nhau, trong

đó kinh tế quyết định chính trị và chính trị có tác dụng trở lại to lớn, mạnh mẽ đối với kinh tế.

Mỗi quan hệ đó thể hiện như sau:

* Vai trò quyết định của kinh tế đối với chính trị:

- Trong quan hệ giữa kinh tế và chính trị, kinh tế là cái có trước chính trị, quyết định chính

trị, thể hiện:

+ Kinh tế là nội dung vật chất của chính trị; các quy luật kinh tế, lợi ích kinh tế, hiệu quả

kinh tế, xét đến cùng là nhân tố quyết định ra đời, vận động, diệt vong của các hiện tượng chính

trị;

+ Tư tưởng, quan điểm, các tổ chức chính trị là sự phản ánh cơ sở kinh tế, thực trạng kinh

tế, có nền tảng từ hoạt động kinh tế tạo thành nên chúng, là những biểu hiện khác của kinh tế.

Vì vậy, xét đến cùng sự ra đời, vận động, phát triển của chính trị, quá trình chính trị là do cơ sở

Page 113: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

113

kinh tế, thực trạng kinh tế, đời sống kinh tế, lợi ích kinh tế quyết định.

- Nhà nước là tổ chức chính trị của giai cấp thống trị về kinh tế nhằm duy trì trật tự xã hội

trong khuôn khổ nhất định theo lợi ích của giai cấp cầm quyền. Vì vậy, sự ra đời, tồn tại, phát

triển và nội dung, phương thức hoạt động của nó xét cho đến cùng là do kinh tế và phục vụ kinh

tế.

- Chính trị phản ánh kinh tế, biểu hiện tập trung của kinh tế, phản ánh cô đọng, trực tiếp

cơ sở kinh tế. Tuy nhiên, quá trình hình thành, tồn tại, vận động biến đổi của chính trị còn bị chi

phối, ảnh hưởng của các yếu tố khác của các bộ phận của kiến trúc thượng tầng, đồng thời có sự

kế thừa do lợi ích của giai cấp cầm quyền chi phối.

* Chính trị tác động trở lại kinh tế: Sự tác động trở lại của kinh tế biểu hiện ở một số nội

dung cơ bản sau:

- Chính trị với tư cách gồm hệ tư tưởng, quan điểm cùng thiết chế, các tổ chức của giai

cấp thống trị sẽ tác động trở lại đối với kinh tế thông qua việc hoạch định đường lối, chính sách,

luật pháp, thông qua quyền lực NN các giai cấp, lực lượng xã hội, thành phần kinh tế phải tuân

thủ hướng phục vụ lợi ích giai cấp.

- Mọi cải biến chế độ xã hội đều thông qua chính trị. Tính tất yếu của sự thay đổi về kinh

tế tự nó không thể thực hiện mà phải thực hiện thông qua các chủ thể chính trị, đó là các giai

cấp, các tổ chức đảng phái và lực lượng xã hội. Với ý nghĩa này chính trị có thể làm thay đổi

kinh tế.

- Sự tác động của chính trị đối với kinh tế theo chiều hướng tích cực và tiêu cực. Nếu

đường lối, tổ chức bộ máy, cơ chế, chủ trương, chính sách, hoạt động của chính trị… phản ánh

đúng thực trạng kinh tế, quy luật kinh tế, nhu cầu lợi ích kinh tế của giai cấp, cộng đồng, lực

lượng xã hội thì sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội. Ngược lại….

* Mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị trong quá trình đổi mới ở Việt

Nam - PGS.TS Trần Văn Phòng

Giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị là một nội dung cốt lõi

quan trọng trong các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng ta từ khi đổi mới đến nay. Sự

nhận thức và giải quyết đúng đắn vấn đề này của Đảng cũng là khâu đột phá trong tư duy và

thực tiễn lãnh đạo sự nghiệp đổi mới của Đảng.

Thời kỳ trước đổi mới, về nhận thức, chúng ta đã nhấn mạnh quá mức vai trò kiến trúc

thượng tầng, coi chính trị là thống soái, quyết định kinh tế và tất cả các lĩnh vực của đời sống xã

hội; chưa đánh giá đúng vai trò của kinh tế trong quan hệ với chính trị. Về cơ chế, chúng ta

cũng nhận thức một cách đơn giản về tác động của kiến trúc thượng tầng chính trị đối với cơ sở

kinh tế. Chính trị can thiệp quá sâu vào các quá trình kinh tế - xã hội bằng hệ thống những

mệnh lệnh chủ quan của các cơ quan quản lý các cấp. Và thiết chế, bộ máy hành chính còn quan

liêu, cửa quyền, cồng kềnh, kém hiệu quả.

Từ khi đổi mới đến nay, về quan điểm Đảng ta chủ trương “Kết hợp ngay từ đầu đổi mới

kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới

chính trị”1. Đây là nhận thức đúng cả về mặt lý luận cả về mặt thực tiễn.

Khái niệm “đổi mới kinh tế” qua các văn kiện của Đảng được hiểu là quá trình chuyển đổi

nền kinh tế từ cơ chế tập trung, bao cấp chủ yếu dựa trên chế độ sở hữu toàn dân và tập thể sang

Page 114: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

114

nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà

nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam theo định hướng XHCN. Đó là bước

chuyển từ nền kinh tế cơ bản là “khép kín” sang nền kinh tế “mở” đối với khu vực và thế giới,

kết hợp tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, thực hiện công bằng xã hội, bảo vệ môi

trường sinh thái và từng bước đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Khái niệm “đổi mới chính trị” qua các văn kiện của Đảng được hiểu là đổi mới tư duy

chính trị về CNXH; đổi mới cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của hệ thống chính trị, trước hết

là đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng; đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước

XHCN nhằm giữ vững ổn đinh chính trị để xây dựng chế độ XHCN ngày càng vững mạnh;

thực hiện tốt nền dân chủ XHCN nhằm phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân trong quá

trình xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN và phát triển kinh tế-xã hội dưới sự lãnh đạo của

Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong quá trình đổi mới, Đảng ta cho rằng ổn định chính trị không có nghĩa là bảo thủ, trì

trệ, ngược lại nó có vai trò quan trọng đảm bảo điều kiện cho các lĩnh vực khác phát triển, làm

cho quá trình đổi mới trở nên toàn diện hơn. Ổn định chính trị cũng đồng thời góp phần tăng

cường vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của

nhân dân trong quá trình đổi mới đất nước.

Để giữ vững ổn định chính trị, tư tưởng trong Đảng và trong nhân dân, Hội nghị lần thứ 6

Ban Chấp hành Trung ương khoá VI (3-1989) quyết định các nguyên tắc cơ bản để chỉ đạo toàn

bộ quá trình đổi mới theo đúng định hướng XHCN: “Đổi mới tư duy là nhằm khắc phục những

quan niệm không đúng, làm phong phú những quan niệm đúng về thời đại, về chủ nghĩa xã hội,

vận dụng sáng tạo vào phát triển chứ không phải xa rời những nguyên lý của chủ nghĩa Mác -

Lênin”.

Về mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, Hội nghị lần 6 Ban Chấp hành

Trung ương khoá VI đã chỉ rõ: “Chúng ta tập trung sức làm tốt đổi mới kinh tế, đồng thời từng

bước đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của các tổ chức chính trị. Không thể tiến hành

cải cách hệ thống chính trị một cách vội vã khi chưa đủ căn cứ, mở rộng dân chủ không có giới

hạn, không có mục tiêu cụ thể và không đi đôi với tập trung thì dẫn đến sự mất ổn định về chính

trị, gây thiệt hại cho sự nghiệp đổi mới” 2. Một bước đi cực kỳ đứng đắn và thể hiện được bản

lĩnh chính trị của Đảng ta biểu hiện bằng nghị quyết hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung

ương khoá VI (8-l989) về công tác tư tưởng trong bối cảnh quốc tế vô cùng phức tạp khi đó:

"Chế độ chính trị của chúng ta là chế độ làm chủ của nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của

Đảng... Chúng ta không chấp nhận chủ nghĩa đa nguyên chính trị, không để cho các tổ chức

chống đối chủ nghĩa xã hội ra đời và hoạt động, không coi việc thực hiện chính sách kinh tế

nhiều thành phần là thực hiện chủ trương đa nguyên về kinh tế” 3.

Chủ trương giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị được tiếp

tục nhấn mạnh trong văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VII: “Phải tập trung sức

làm tốt đổi mới kinh tế, đáp ứng những đòi hỏi cấp bách của nhân dân về đời sống, việc làm và

các nhu cầu xã hội khác, xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, coi đó là điều

kiện quan trọng để tiến hành thuận lợi đổi mới trong lĩnh vực chính trị. Đồng thời với đổi mới

kinh tế, phải từng bước đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị, phát

huy ngày càng tốt quyền làm chủ và năng lực sáng tạo của nhân dân trên các lĩnh vực chính trị,

kinh tế, văn hoá, xã hội” 4. Kinh nghiệm thành công của sự kết hợp đổi mới kinh tế và đổi mới

Page 115: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

115

chính trị được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng khẳng định: “Kết hợp chặt chẽ

ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời

từng bước đổi mới chính trị”5.

Đó là những quan điểm đúng đắn của Đảng ta phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của

nhân dân lao động, những quan điểm này tiếp tục được khẳng định trong các kỳ Đại hội IX, X

với mục tiêu: “đổi mới toàn diện, đồng bộ, có kế thừa, có bước đi, hình thức và cách làm phù

hợp. Phải đổi mới từ nhận thức, tư duy đến hoạt động thực tiễn; từ kinh tế, chính trị, văn hóa,

đối ngoại đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; từ hoạt động lãnh đạo của Đảng, quản lý

của nhà nước đến hoạt động cụ thể trong từng bộ phận của hệ thống chính trị”6. Đại hội XI của

Đảng đã đưa ra quan điểm về đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị: “Đổi mới chính trị phải

đồng bộ với đổi mới kinh tế theo lộ trình thích hợp, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị

trường xã hội chủ nghĩa, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, xây dựng Nhà nước pháp

quyền xã hội chủ nghĩa, mở rộng dân chủ trong Đảng và trong xã hội gắn với tăng cường kỷ

luật, kỷ cương..”7. Như vậy,về đổi mới kinh tế, Đại hội XI của Đảng tập trung vào đổi mới để

hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường XHCN. Để hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường XHCN,

Đại hội XI của Đảng chủ trương:

Thứ nhất, Đảng ta coi hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đồng bộ và hiện đại là tiền đề

quan trọng thúc đẩy quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, ổn định

kinh tế vĩ mô.

Thứ hai, đổi mới việc xây dựng và thực thi luật pháp cho cạnh tranh bình đẳng, minh

bạch, giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

Thứ ba, đổi mới công tác quy hoạch, kế hoạch, điều hành phát triển kinh tế theo cơ chế thị

trường.

Thứ tư, chú ý đặc biệt trong việc thực hiện chính sách tài chính, tiền tệ bảo đảm phát triển

lành mạnh nền kinh tế.

Thứ năm, tạo lập đồng bộ và vận hành thông suốt các loại thị trường: Thực hiện tốt năm

giải pháp này sẽ góp phần trực tiếp hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường XHCN. Đây là nhiệm

vụ trọng tâm của đổi mới kinh tế giai đoạn này.

Về đổi mới chính trị, Đại hội XI của Đảng tập trung 3 yếu tố cơ bản, trọng yếu là đổi mới

phương thức lãnh đạo của Đảng; xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN; mở rộng dân chủ

trong Đảng và trong xã hội gắn với tăng cường kỷ luật, kỷ cương. Đây là balĩnh vực cơ bản,

trọng yếu mang tính đột phá trong đổi mới chính trị. Trong đó, đổi mới phương thức lãnh đạo

của Đảng là cấp thiết và hàng đầu.

Về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, Đại hội XI chủ trương:

Thứ nhất, rà soát, bổ sung, điều chỉnh, ban hành mới, xây dựng đồng bộ hệ thống các quy

chế, quy định, quy trình công tác để đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động

của hệ thống chính trị.

Thứ hai, khắc phục tình trạng Đảng bao biện làm thay, hoặc buông lỏng lãnh đạo các cơ

quan quản lý nhà nước.

Thứ ba, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể

nhân dân.

Page 116: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

116

Thứ tư, đổi mới phong cách, lề lối làm việc của các cơ quan lãnh đạo của Đảng từ trung

ương đến địa phương cơ sở; cải cách thủ tục hành chính trong Đảng.

Thứ năm, đổi mới cách ra nghị quyết, tổ chức thực hiện nghị quyết, kiểm tra, sơ kết, tổng

kết việc thực hiện nghị quyết.

Đối với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, Đại hội XI của Đảng chủ trương:

Thứ nhất, nâng cao nhận thức về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN.

Thứ hai, tiếp tục đối mới tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước.

Thứ ba, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực đáp ứng yêu cầu

trong tình hình mới.

Thứ tư, tích cực thực hành tiết kiệm, phòng ngừa và kiên quyết chống tham nhũng, lãng

phí.

Đối với việc mở rộng dân chủ trong Đảng và trong xã hội gắn với tăng cường kỷ luật, kỷ

cương. Đại hội XI chủ trương:

Thứ nhất, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ XHCN, trước hết là thực hiện dân

chủ trong Đảng.

Thứ hai, có cơ chế cụ thể để nhân dân thực hiện quyền làm chủ trực tiếp của mình; chống

tập trung, quan liêu, khắc phục dân chủ hình thức.

Thứ ba, phát huy dân chủ đi đôi với đề cao trách nhiệm công dân, kỷ luật, kỷ cương; phê

phán, nghiêm trị hành vi vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, những hành vi lợi dụng dân chủ

vì mục đích xấu.

Điều quan trọng là Đại hội XI của Đảng nhấn mạnh phải lấy mục tiêu xây dựng nước Việt

Nam XHCN dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh “làm tiêu chuẩn cao nhất để

đánh giá hiệu quả của quá trình đổi mới và phát triển”8 nói chung, đổi mới kinh tế và đổi mới

chính trị ở nước ta nói riêng. Tiêu chí này chỉ rõ mục đích của đổi mới kinh tế và đổi mới chính

trị của Đảng ta.

Trong những năm đổi mới, sự kết hợp hài hòa giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị đã

đem lại bước chuyền biến tích cực đối với đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước, với

những thành tựu nổi bật là:

Thứ nhất, thành công lớn nhất và quan trọng nhất có ý nghĩa sống còn đối với dân tộc Việt

Nam là chúng ta tiến hành quá trình đổi mới không phải bắt đầu từ việc “đổi mới” trong lĩnh

vực chính trị như ở Liên Xô và các nước XHCN khác ở Đông Âu, cũng không đồng thời “đổi

mới” ngay lập tức cả hai lĩnh vực chính trị lẫn kinh tế. Chúng ta rất tỉnh táo và đủ bản lĩnh giữ

vững ổn định chính trị, giữ vững sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản để làm trục đỡ chính trị cho

việc điều chỉnh và đổi mới kinh tế.

Thứ hai, nhờ có định hướng chính trị rõ ràng, bằng các chính sách chuyển đổi cơ chế và

cơ cấu phù hợp với yêu cầu khách quan của thực tiễn, kinh tế của nước ta tăng trưởng vượt bậc,

đời sống của nhân dân được cải thiện rỡ rệt. Người dân tin tưởng vào đường lối đổi mới khi

nhận thấy lợi ích của mình được đảm bảo. Nhờ có tư duy mới và dựa vào lợi ích của nhân dân

nên đường lối đổi mới đã gắn chặt với thực tiễn đất nước, mang “hơi thở” cuộc sống. Bằng các

chủ trương, chính sách vừa có tính định hướng, vừa cụ thể thiết thực, đường lối đổi mới của

Page 117: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

117

Đảng đã đi vào cuộc sống, tạo tiền đề để giải phóng sức sản xuất xã hội, phát huy tinh thần sáng

tạo, tính tích cực chính trị của nhân dân. Nhân dân chủ động tham gia vào đời sống kinh tế, đời

sống chính trị để xây dựng, phát triển kinh tế, bảo vệ chế độ đã, đang đảm bảo lợi ích cho họ.

Nhờ vậy, “Sau 20 năm hiện Cương lĩnh, chúng ta đã giành được những thành tựu to lớn, có ý

nghĩa lịch sử. Đất nước thực hiện thành công bước đầu công cuộc đổi mới, ra khỏi tình trạng

kém phát triển; đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết

toàn dân tộc được củng cố, tăng cường”9.

Bên cạnh những thành công vừa nêu trên, việc vận dụng và xử lý mối quan hệ biện chứng

giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị của chúng ta còn có nhiều đem cần phải cố gắng hoàn

thiện hơn nữa. Đổi mới là cả một quá trình lâu dài và phức tạp do thực tiễn luôn vận động và

thay đổi. Đường lối đổi mới và định hướng đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị của Đảng cần

phải khẳng định là đúng đắn, tuy nhiên vấn đề lại là hiệu quả của việc thực thi đường lối đó trên

từng giai đoạn cụ thể, trong từng cách làm cụ thể, của từng mối quan hệ cụ thể. Đại hội XI của

Đảng thắng thắn nhìn nhận về hạn chế trong đổi mới chính trị so với đổi mới kinh tế: “Nền dân

chủ xã hội chủ nghĩa và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc chưa được phát huy đầy đủ. Công

tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đổi mới, nâng cao chất

lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân chuyển biến chậm”10; “Xây dựng

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa chưa theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế và quản lý đất

nước”11; “công tác xây dựng Đảng còn nhiều hạn chế, yếu kém, chậm được khắc phục”12 .

Những hạn chế của đổi mới chính trị trong mọi quan hệ với đổi mới kinh tế này đã cản trở quá

trình đổi mới kinh tế, thậm chí kìm hãm kinh tế phát triển. Vấn đề đổi mới chính trị chưa thực

sự có hiệu quả một phần do chúng ta chưa làm rõ và phân định dứt khoát chức năng lãnh đạo

của Đảng với chức năng quản lý của Nhà nước. Mặt khác, trong đổi mới chính trị chúng ta mới

chỉ tập trung nhấn mạnh ý nghĩa của đổi mới tư duy về chính trị chứ chưa thực sự tiến hành đổi

mới ở con người chính trị-chủ thể hoạt động chính trị và cơ chế hoạt động có hiệu quả của hệ

thống chính trị.

Do vậy, để đất nước phát triển hơn nữa cần tiếp tục nhận thức và giải quyết tốt mối quan

hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị. Đây cũng là thực chất, yêu cầu, nội dung của một

trong tám mối quan hệ lớn trong thời kỳ quá độ lên CNXH nước ta mà Đảng ta đã đề ra cần giải

quyết đúng đắn.

Câu 37: Quan điểm của triết học Mác về con người. Vận dung quan điểm triết học

Mác về bản chất con người trong xây dựng con người Việt Nam hiện nay.

Chưa có chủ nghĩa nào lại quan tâm đầy đủ đến vận mệnh của con người như chủ nghĩa

Mác - Lênin. Lịch sử quá trình hình thành triết học Mác nói riêng, chủ nghĩa Mác nói chung, đã

chứng tỏ một cách rõ ràng rằng: Con người là điểm xuất phát và sự giải phóng con người là

mục đích cao nhất của triết học Mác.

Tư tưởng nhân văn, nhân đạo đó đã trở thành ánh sáng soi đường cho hành động thực tiễn

của giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới trong công cuộc đấu tranh xoá bỏ xã

hội cũ xây dựng xã hội mới - xã hội cộng sản chủ nghĩa.

- Bản chất con người

Page 118: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

118

Trong lịch sử tư tưởng có rất nhiều cách tiếp cận vấn đề con người. Phật giáo xem con

người khác con vật ở chỗ có tâm và có thức. Tuy vậy tâm đó chỉ là một cái gì huyền bí, không

sinh ra từ bất cứ một cái gì nhưng lại là nguồn gốc của mọi cái, nguồn gốc của thế giới và mọi

vật và thức đó chỉ là sự giác ngộ về tâm linh, giác ngộ về sự phát triển huyền bí mà được gọi là

con người.

Các nhà tư tưởng duy tâm trong Nho giáo đi tìm bản chất con người ở phương diện đạo

đức Mạnh Tử cho bản bản tính con người là thiện. Tính thiện bắt nguồn từ tâm, nhờ tâm mà

phân biệt được phải trái, thiện, ác. Luận điểm của Mặc tử, Tuân tử khác về bản chất so với luận

điểm của các nhà duy tâm, có yếu tố hợp lý. Trong điều kiện lịch sử xã hội phương Đông lúc

đó, những quan điểm này được xem như là một cống hiến cho sự nhận thức về con người và

bản chất con người.

Ở phương Tây, một số trào lưu triết học lại giải thích bản chất con người từ góc độ những

điểm chung của mọi sinh vật trên trái đất. Bản chất đó là bản tính tự nhiên, là những nhu cầu

thuộc về sự duy trì thể xác và dục vọng đề phát triển nòi giống; hoặc tìm kiếm bản chất con

người trong khuôn khổ cá nhân riêng lẻ, nghĩa là con người bị tách khỏi mối quan hệ xã hội

hiện thực của nó. Tính chất siêu hình của các quan điểm này về bản chất con người biểu hiện ở

chỗ coi bản chất là cái vốn có trừu tượng và quy nó về bản chất tự nhiên, tách khỏi xã hội và trở

nên bất biến.

Phoi-ơ-bắc đã phê phán chủ nghĩa duy tâm của Hêghen, ông đã đạt tới chủ nghĩa duy vật,

khi khẳng định vật chất không phải là sản phẩm của tinh thần mà chính tinh thần là sản phẩm

tối cao của vật chất. Song ông không giữ được quan điểm duy vật của mình, không đi vào phân

tích những vấn đề về bản chất con người.

- Quan điểm mácxít về bản chất con người

Con người là sự thống nhất giữa mặt sinh vật và mặt xã hội là một thực thể sinh vật – xã

hội.

Con người là trung tâm, là mục tiêu của tất cả các công trình nghiên cứu của Mác. Với

quan điểm duy vật triệt để và phương pháp biện chứng, C.Mácvà Ph.ăngghen đã tạo ra một

bước ngoặt trong việc nhận thức bản chất con người. Các ông xuất phát từ con người hiện thực,

con người thực tiễn và thông qua hoạt động vật chất cải tạo hiện thực của con người để xem xét

bản chất con người. Đó là một động vật có tính xã hội với tất cả những nội dung văn hoá - lịch

sử của nó. Con người sống dựa vào tự nhiên như hết thẩy mọi sinh vật khác. Yếu tố sinh vật

trong con người là điều kiện đầu tiên quy định sự tồn tại của con người. Vì vậy, có thể nói: giới

tự nhiên là “thân thể vô cơ của con người”; con người là một bộ phận của tự nhiên; là kết quả

của quá trình phát triển.

Khác với tự nhiên, xã hội không thể có trước con người mà đã ra đời cùng với con người,

xã hội cũng không phải là cái gì trừu tượng, bất biến mà mỗi hình thái kinh tế – xã hội, chỉ

thích hợp với một phương thức sản xuất nhất định. Nhân tố quyết định phương thức sản xuất

phát triển lại là lực lượng sản xuất, bao gồm con người và công cụ lao động. Như thế, không

phải cái gì khác mà chính là con người, cùng với những công cụ do họ chế tạo ra, đã quyết định

sự sự thay đổi bộ mặt xã hội. Vậy xã hội đã sản xuất ra con người với tính cách là con người

như thế nào thì con người cũng sản xuất ra xã hội như thế.

Page 119: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

119

Mác đã đưa ra luận điểm nổi tiếng về bản chất con người: "Bản chất con người không

phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất

con người là tổng hoà những quan hệ xã hội"(1). Luận điểm trên thể hiện những điểm cơ bản

sau:

- Luận đề trên khẳng định rằng, không có con người trừu tượng, thoát ly mọi điều kiện,

hoàn cảnh lịch sử xã hội. Con người luôn luôn cụ thể, xác định, sống trong một điều kiện lịch

sử cụ thể nhất định, một thời đại nhất định.

- Khi nói bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội, cũng có nghĩa là tất cả các

quan hệ xã hội đều góp phần hình thành bản chất con người, nhưng có ý nghĩa quyết định nhất

là quan hệ sản xuất.

Các quan hệ xã hội không phải chỉ xét ở quan hệ trong từng hình thái xã hội riêng biệt mà

còn khái quát những quan hệ xã hội chung thể hiện qua từng chế độ, thời đại riêng biệt. Quan hệ

xã hội vừa diễn ra theo chiều ngang (đương đại) vừa theo chiều dọc lịch sử. Các quan hệ xã hội

quy định bản chất con người bao gồm cả quan hệ xã hội hiện tại và quan hệ xã hội truyền thống,

bởi trong lịch sử của mình con người bắt buộc phải kế thừa di sản của những thế hệ trước nó.

Trong lĩnh vực văn hoá tinh thần có những truyền thống thúc đẩy con người vươn lên,

nhưng cũng có những truyền thống "đè nặng lên những con người đang sống". Do đó khi xem

xét bản chất con người không nên tách rời hiện tại và quá khứ.

- Cái bản chất không phải là cái duy nhất, mà là bộ phận chi phối trong chỉnh thể cụ thể

phong phú đa dạng. Bản chất và thể hiện bản chất của con người có khác biệt. Bản chất một con

người cụ thể là tổng hoà các quan hệ xã hội "vốn có" của con người đó và quy định những đặc

điểm cơ bản chi phối mọi hành vi của con người đó. Còn tất cả những hành vi của người đó bộc

lộ ra bên ngoài là những hiện tượng biểu hiện bản chất của họ.

- Con người là một thực thể sinh vật - xã hội. Thông qua hoạt động thực tiễn và hoạt động

xã hội, con người làm biến đổi đời sống xã hội, đồng thời cũng biến đổi chính bản thân mình.

Điều đó cũng có nghĩa là thông qua hoạt động thực tiễn con người tiếp nhận bản chất xã hội của

mình.

Như vậy, bản chất con người không phải là trừu tượng mà là hiện thực, không phải là tự

nhiên mà là lịch sử, không phải là cái vốn có trong mỗi cá thể riêng lẻ mà là tổng hoà của toàn

bộ quan hệ xã hội. Đây là phát hiện có giá trị to lớn của Mác về bản chất con người.

Câu 38: Vấn đề xây dựng con người mới và phát huy nhân tố con người ở Việt Nam

hiện nay.

- Vấn đề xây dựng con người mới

Lịch sử nhân loại, xét đến cùng, là lịch sử giải quyết vấn đề con người, từng bước thoát

khỏi thần quyền và bạo quyền để đi đến mục tiêu cuối cùng là phát triển toàn diện cá nhân trong

xã hội văn minh. Không một dân tộc nào tồn tại và phát triển lại không chú ý tới vấn đề con

Page 120: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

120

người, có điều là khác nhau ở mục đích và phương pháp giải quyết mà thôi. Ngày nay, ở nước

ta, cùng với quá trình đổi mới toàn diện đất nước và bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp

hóa, hiện đại hóa việc xây dựng con người Việt Nam hiện đại là yêu cầu cấp bách. Khẳng định

điều đó là do:

Thứ nhất, con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của quá trình đổi mới. Mục tiêu xây

dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam như Đảng ta chỉ rõ: Xã hội mà nhân dân ta xây dựng là một

xã hội mà trong đó, con người được giải phóng, nhân dân lao động làm chủ đất nước, có nền

kinh tế phát triển cao và có nền văn hóa tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, mọi người có cuộc

sống ấm no, tự do hạnh phúc, công bằng xã hội và dân chủ được đảm bảo. Một xã hội “ai cũng

có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành, xã hội công bằng, văn minh”. Mục tiêu trên cho

thấy, sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế xã hội phải hướng tới con người, vì tự do và hạnh

phúc của con người. Phát triển con người là đặc trưng bản chất của công cuộc đổi mới, là mục

tiêu, động lực cơ bản của quá trình này. Hiểu động lực ở đây không có nghĩa là sử dụng con

người như một phương tiện để có xã hội mới, mà là quá trình hình thành con người Việt Nam

mới, cũng chính là quá trình xây dựng xã hội mới. Quá trình xây dựng con người Việt Nam

hiện đại cũng là quá trình tạo ra động lực cho xã hội phát triển.

Ở đây, xây dựng con người Việt Nam hiện đại từ con người cũ, những con người mang

theo những “vết tích của xã hội cũ đã đẻ ra nó” về mọi phương diện: Kinh tế, đạo đức, trí tuệ.

Nói chủ động, tích cực, tức là nói tới việc tổ chức và lãnh đạo quá trình hình thành và phát triển

con người Việt Nam hiện đại một cách tự giác, gắn liền với quá trình xây dựng cơ cở vật chất -

kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Vì con người

hiện đại không thể hình thành bên ngoài công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tách rời khỏi thực tiễn

đấu tranh cách mạng. Và, sự thống nhất giữa cá nhân và xã hội cũng là một động lực thường

xuyên, quan trọng và không thể thiếu được của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong

quá trình đó, tính chủ động sáng tạo và tợ giác của toàn dân từng bước được phát huy mạnh mẽ.

Mặt khác công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta là quá trình xây dựng một lực lượng sản xuất

hiện đại, trong đó con người là lực lượng sản xuất hàng đầu. Công nghiệp hóa,hiện đại hóa ở

nước ta hiện nau khác thời kỳ trước là ngoài việc phát triển có kế hoạch theo định hướng xã hội

chủ nghĩa, còn lấy nhân tố thị trường để điều tiết nền kinh tế. Muốn nâng cao khả năng cạnh

tranh của nền kinh tế, yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh là chính con người, Con người là

chủ thể tạo ra động lực phát triển của lực lượng sản xuất. Như vậy, chính con người cùng với

những công cụ do nó chế tạo ra, đã quyết định thay đổi của bộ mặt xã hội, quyết định thành

công của quá trình đổi mới.

Thứ hai, con người vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể của quá trình đẩy mạnh công nghiệp

hóa,hiện đại hóa.

Con người không thể chọn cho mình một xã hội để sinh ra, cũng như con cái không có

quyền chọn cha mẹ vậy. Song xã hội phải đào luyện nhưng con người phù hợp với yêu cầu tồn

tại và phát triển của nó. Đành rằng con người là sản phẩm của hoàn cảnh, nhưng hoàn cảnh lại

do chính con người tái tạo ra. Sự phù hợp giữa con người và hoàn cảnh chỉ được hiểu thông qua

hoạt động thực tiễn mà thôi. Quyết định luận lịch sử không phủ nhận hay hạ thấp vai trò sáng

tạo tự do của con người, có điều là tự do và sáng tạo là hiểu biết và hành động theo cái tất yếu

vật chất bên ngoài mà thôi.

Page 121: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

121

Ngày nay, trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa, con người không chỉ là

chủ thể của hoạt động sản xuất vật chất, là yếu tố hàng đầu, đóng vai trò quyết định trong lực

lượng sản xuất xã hội, mà hơn nữa, nó còn đóng vai trò là chủ thể hoạt động của quá trình lịch

sử của mình. Trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa, cá nhân vừa là sản phẩm,

vừa là chủ thể sáng tạo nội dung các quan hệ xã hội, vừa bị quy định, vừa “tự do”, và theo một

ý nghĩa nào đó, vừa là điểm kết thúc, vừa là điểm xuất phát.

Do vậy, đổi mới ngày nay không phải là chỉ làm ra và đem lại cho con người những điều

con người mong muốn, mà chủ yếu là khơi dậy trong con người lòng tự hào, niềm tin, ý chí và

nhiệt tình cách mạng để con người tự mình làm ra tất cả. Vì thế, việc tạo ra môi trường thuận

lợi để xây dựng con người Việt Nam hiện đại có phẩm chất, năng lực nhất định phải được coi là

yêu cầu cấp bách trong quá trình công nghiệp hóa,hiện đại hóa.

Thứ ba, phát huy nguồn lực con người là vấn đề chiến lược trong quá trình đẩy mạnh công

nghiệp hóa,hiện đại hóa.

Chúng ta chỉ có một lối ra - lối ra duy nhất trong thời đại cách mạng khoa học và công

nghệ hiện đại là phát huy nguồn lực con người “Sự đi lên của chúng ta phải dựa vào thế mạnh

duy nhất của mình đó là con người Việt Nam, trí tuệ Việt Nam, tiềm năng chất xám Việt Nam.

Nghị quyết hội nghị lần thứ hai ban chấp hành Trung ương khóa XIII: “muốn tiến hành công

nghiệp hóa,hiện đại hóathắng lợi phải phát triển ngành giáo dục - đào tạo, phát huy nguồn lực

con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững” khái niệm nguồn lực ở đây được

hiểu là toàn bộ những yếu tố và quá trình đã, đang và sẽ có khả năng tạo ra sức mạnh cho sự

phát triển và trong những điều kiện thích hợp, thúc đẩy quá trình cải tiến xã hội của mỗi quốc

gia, dân tộc. Nú không chỉ bao quát một phạm vi rộng lớn, hàm chứa những yếu tố đã và đang

tạo nên sức mạnh trong thực tế, mà còn cả yếu tố mới ở dạng tiềm năng. Nó không chỉ nói lên

sức mạnh, mà còn chỉ ra nơi bắt đầu, nơi phát sinh hoặc nơi có thể cung cấp sức mạnh.

Như vậy, khái niệm nguồn lực con người được hiểu là tổng hòa các tiêu chí của con người

và tổ chức xã hội có thể khai thác và thu hút vào quá trình phát triển xã hội.

Phát huy nguồn lực con người thể hiện ở ba mặt: Phát triển nguồn nhân lực, sử dụng

nguồn nhân lực và nuôi dưỡng môi trường cho nguồn nhân lực.

Kết quả của gần 30 năm tiến hành đổi mới đã chứng minh đường lối đúng đắn của Đảng

ta là tất cả xuất phát từ con người, do con người, và vì con người. Chính vì vậy, việc phát huy

nguồn lực con người cần phải được coi là vấn đề chiến lược của công cuộc đổi mới, là vấn đề

sống còn của đất nước, là yêu cầu cấp bách của sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóahiện

nay.

- Nhân tố con người và những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy nhân tố con người

Khái niệm nhân tố con người

Trong thời gian gần đây, xuất hiện nhiều khái niệm: phát triển người, nhân tố con người,

nguồn nhân lực, nguồn lực con người, chiến lược con người... Phát triển nguồn lực con người,

hoặc phát triển nguồn nhân lực, cùng với phát triển người là những khái niệm hình thành và

phát triển trên thế giới, chủ yếu trong thập niên 70 của thế kỷ trước, dựa trên quan niệm mới về

phát triển và vị trí con người trong sự phát triển

Page 122: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

122

Phát triển người tựu trung là gia tăng giá trị cho con người, giá trị tinh thần, giá trị đạo

đức, giá trị thể chất, vật chất. Con người ở đây được xem xét như một tài nguyên, một nguồn

lực. Vì thế, phát triển người hoặc phát triển nguồn lực con người trở thành một lĩnh vực nghiên

cứu hết sức cần thiết trong hệ thống phát triển các loại nguồn lực như vật lực, tài lực, nhân lực,

trong đó phát triển nguồn nhân lực giữ vai trò trung tâm.

Việc nhận thức đúng đắn về khái niệm nhân tố con người là sự phát triển sáng tạo quan

điểm Mác - Lênin về con người với tư cách là người sáng tạo có ý thức, là chủ thể của lịch sử.

Đối với khái niệm nhân tố con người, ngày nay đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước đề

cập với những góc độ khác nhau, cách tiếp cận khác nhau. Có tác giả đề cập dưới góc độ quản

lý, có tác giả đề cập dưới góc độ phân tích tâm lý - xã hội. Trong tài liệu triết học - xã hội về

nhân tố con người cũng nổi lên nhiều cách tiếp cận khác nhau. Tựu trung lại, có hai cách tiếp

cận chính:

Thứ nhất, coi nhân tố con người như là hoạt động của những con người riêng biệt, những

năng lực và khả năng của họ do các nhu cầu và lợi ích cũng như tiềm năng trí lực và thể lực của

mỗi người quyết định.

Thứ hai, coi nhân tố con người như là một tổng hoà các phẩm chất thuộc tính, đặc trưng,

năng lực đa dạng của con người, biểu hiện trong các dạng thức hoạt động khác nhau.

Như vậy, cái chung trong các quan niệm này là coi nhân tố con người về bản chất là nhân

tố xã hội, quy định vai trò chủ thể của con người. Nhưng sự khác nhau là, quan niệm thứ nhất

lấy hoạt động làm đặc trưng cơ bản, còn phẩm chất, năng lực được thể hiện trong hoạt động.

Quan niệm thứ hai, lấy đặc trưng cơ bản là những phẩm chất năng lực, còn hoạt động là sự thể

hiện nó.

Từ đây có thể đưa ra một quan niệm chung đầy đủ hơn về nhân tố con người là: nhân tố

con người là hệ thống các yếu tố, các đặc trưng quy định vai trò của chủ thể tích cực, sáng tạo

của con người, bao gồm một chỉnh thể thống nhất giữa mặt hoạt động với tổng hoà các đặc

trưng về phẩm chất, năng lực của con người trong một quá trình biến đổi và phát triển xã hội

nhất định.

Nhân tố con người là khái niệm không chỉ để phân biệt nhân tố "người" với các yếu tố

khác: kinh tế, chính trị, xã hội... trong đời sống xã hội, mà quan trọng hơn là để khẳng định vai

trò của nhân tố "người" đối với các yếu tố dó. Tức là không có khái niệm nhân tố con người

tách khỏi hoạt động, dù đó là hoạt động trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội.

- Những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy nhân tố con người

Phát huy nhân tố con người thực chất là chăm lo tạo ra những điều kiện cần thiết để mỗi

người, mỗi cộng đồng người thể hiện tối đa năng lực của mình trong lao động, trong hoạt động

sáng tạo nhằm đẩy mạnh sự phát triển kinh tế - xã hội vì hạnh phúc của mỗi con người. Đây

cũng chính là quá trình làm cho mỗi con người trở thành chủ thể có ý thức trong sáng tạo lịch

sử. Và không phải đến chủ nghĩa xã hội mới bàn đến chiến lược con người, khai thác yếu tố

người, vì trong lịch sử, không chế độ nào tồn tại lại không nhắc đến yếu tố người, nhưng có

điều là, khai thác, phát huy theo lợi ích giai cấp nào và bằng phương thức nào. Thực chất chiến

lược con người là tạo ra môi trường xã hội kích thích con người hoạt động sáng tạo và thoả mãn

nhu cầu tối đa của con người trong những điều kiện lịch sử cụ thể. Đó là môi trường kinh tế xã

hội, môi trường chính trị xã hội, môi trường văn hoá xã hội.

Page 123: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

123

Trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, con người vừa là sản phẩm, vừa

là chủ thể của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình xây dựng xã hội mới. Sự

phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại

hoá đất nước theo lối "vượt trước, đi tắt, đón đầu" nhất thiết gắn liền với phát triển con người,

và coi con người là nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp đổi mới. Đảng ta khẳng định lấy

việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững.

Để xây dựng con người Việt Nam mới trong giai đoạn đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp

hoá, hiện đại hoá cần thực hiện đồng bộ các vấn đề cơ bản sau:

Một là, tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế

thị trường không đối lập với chủ nghĩa xã hội mà là thành tựu phát triển của nền văn minh nhân

loại, nó tồn tại khách quan trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, kinh tế thị

trường phải có sự quản lý của Nhà nước. Thực tiễn đã chứng minh, những chính sách kinh tế

của Đảng và Nhà nước ta trong gần 30 năm đổi mới vừa qua đã tạo nên động lực kinh tế giải

phóng sức sản xuất, trực tiếp thúc đẩy kinh tế phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây

dựng con người Việt Nam mới.

Hai là, nâng cao hiệu quả giáo dục, phát triển nguồn nhân lực. Phát triển kinh tế gắn liền

với tự do chính trị và tự do công dân. Do đó, sự phát triển nguồn lực con người và giáo dục

được coi là yếu tố quan trọng to lớn đối với tiến bộ kinh tế và tiến bộ xã hội. Đầu tư vào con

người là cơ sở chắc chắn nhất cho sự phát triển. Vì thế, ngày nay, cùng với việc đổi mới công

nghệ, phải chú ý đổi mới công tác giáo dục, với phương châm: "Giáo dục cái mà đất nước cần,

chứ không phải giáo dục cái mà ta có". Mặt khác, giáo dục toàn diện: giáo dục chính trị, giáo

dục lao động nghề nghiệp, giáo dục đạo đức, phải sử dụng nhiều hình thức giáo dục đào tạo đa

dạng phong phú, tạo điều kiện cho con người tự giác, tự giáo dục, chủ động sáng tạo. Đầu tư

cho giáo dục được coi là đầu tư cơ bản, đầu tư cho tái sản xuất sức lao động, đầu tư cho tương

lai. Không phải ngẫu nhiên mà ở nước ngoài, trong kế hoạch phát triển đất nước, nhiều quốc gia

đều đặt giáo dục vào hệ thống ba chiến lược: giáo dục - khoa học và mở cửa.

Đại hội XI của Đảng, trong ba đột phá chiến lược, Đảng ta nhấn mạnh: phải phát triển

nhanh nguồn lực nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và

toàn diện nền giáo dục quốc dân, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển ứng

dụng khoa học công nghệ. Những quan điểm trên là cơ sở định hướng cho quá trình chúng ta có

những giải pháp đúng đắn nhằm đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân

lực cao, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của khoa học công nghệ.

Có thể nói, sự lạc hậu về giáo dục - đào tạo sẽ phải trả giá đắt trong cuộc chạy đua của

những thập niên đầu thế kỷ XXI mà thực chất là chạy đua về trí tuệ và phát triển giáo dục - đào

tạo trong cách mạng khoa học và công nghệ.

Ba là, ổn định chính trị và mở rộng phát huy dân chủ. Bất kỳ một quốc gia dân tộc nào, dù

ở chế độ chính trị nào cũng cần có sự ổn định chính trị - xã hội. Bởi vì, đó là tiền đề để phát

triển và tiến bộ xã hội. ổn định chính trị, trước hết thể hiện sự ổn định hệ thống chính trị, cơ cấu

hợp lý và thể chế chính trị hoàn chỉnh. ở Việt Nam, khi bước vào công cuộc đổi mới, vấn đề

quan trọng được đặt ra giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị là phải có sự kết hợp ngay từ

đầu, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, và từng bước đổi mới chính trị, nhằm làm cho hệ thống

chính trị phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó

cũng là quá trình củng cố và phát triển hệ thống chính trị từ nền tảng kinh tế của nó. Mục tiêu

Page 124: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

124

đổi mới hệ thống chính trị là nhằm thực hiện tốt dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy đầy đủ

quyền làm chủ của nhân dân.

Bốn là, mở rộng giao lưu, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. Để tạo điều kiện

cho con người Việt Nam sáng tạo tránh được những sai lầm quanh co, để đưa đất nước đi lên

tiến kịp trên con đường tiến hoá của nhân loại, đòi hỏi phải kết hợp việc tổng kết kinh nghiệm

trong nước và kinh nghiệm của thế giới. Không chỉ tìm phương thức, hình thức xây dựng chủ

nghĩa xã hội ở nội bộ nước mình, dân tộc mình, các nước xã hội chủ nghĩa mà còn tìm ngay

trong các nước tư bản chủ nghĩa. Tiếp thu có phê phán, chọn lọc những giá trị phong phú của

loài người sẽ tạo thành một động lực mạnh mẽ để hình thành từng bước một chủ thể mới của

lịch sử - con người Việt Nam mới, vừa mang bản chất giai cấp công nhân, vừa đại biểu cho sự

phát triển của dân tộc. Và chắc chắn rằng "Thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ nhân dân ta tiếp tục giành

thêm nhiều thắng lợi to lớn trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đưa

nước ta sánh vai cùng các nước phát triển trên thế giới"(1).

Năm là, Đẩy mạnh việc đấu tranh tham nhũng, làm trong sạch bộ máy Đảng và Nhà nước.

Việc con người có thể phát huy mạnh mẽ năng lực hành động tự do sáng tạo đến đâu phụ

thuộc vào bản chất của chế độ xã hội. Nhưng trong hiện thực cụ thể, điều ấy phụ thuộc trực tiếp

trước tiên vào tổ chức hoạt động của bộ máy chính trị. Vì thế việc xây dựng bộ máy chính trị có

ý nghĩa cực kỳ quan trọng. ở đây, đấu tranh chống tham nhũng làm trong sạch bộ máy Đảng và

Nhà nước đang là yêu cầu cấp bách. Tham nhũng là hiện tượng xã hội có nguồn gốc lịch sử, nó

xuất hiện khi xã hội loài người phân chia thành giai cấp nhà nước. Tham nhũng hiện nay có mặt

ở mọi chính thể, mọi thể chế chính trị của mọi quốc gia trên thế giới. ở Việt Nam, tham nhũng

là một thách thức số một với dân tộc, với sự phát triển và định hướng xã hội chủ nghĩa.

Bài học của những cuộc khủng hoảng xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu, sự tan rã của

Đảng và Nhà nước Liên Xô vừa qua cho thấy, các thế lực thù địch trong và ngoài nước đã lợi

dụng sự tha hoá của cán bộ đảng viên, sự quan liêu của bộ máy nhà nước để tách dân với Đảng.

Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu, trực tiếp dẫn đến đổ vỡ chủ nghĩa xã hội.

Để từng bước đạt kết quả trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, làm trong sạch bộ máy

nhà nước, cần giải quyết những vấn đề sau:

Thứ nhất, phải kiên quyết làm nghiêm từ trong Đảng ra, từ trên xuống và phải xử lý kịp

thời, nghiêm minh, đúng pháp luật các vụ việc, nhất là các vụ nghiêm trọng, không phân biệt kẻ

vi phạm ở cương vị cấp bậc nào. Đây là khâu đột phá có thể lâu, cần phải làm và sẽ làm. Nó sẽ

tạo ra hiệu quả chính trị xã hội lớn nhất và nhanh nhất.

Thứ hai, xóa bỏ cách tổ chức bộ máy khiến cho cán bộ, đảng viên trở thành tầng lớp đặc

quyền, đặc lợi, tách rời quần chúng. Bởi vì cách tổ chức bộ máy cũ mà chủ yếu là cơ chế quản

lý hành chính quan liêu bao cấp tạo điều kiện cho bất cứ ai khi có một vị trí nào đó trong bộ

máy nhà nước mà mất cảnh giác thì có thể đặc quyền đặc lợi. Vì thế, phải làm sao thay đổi tổ

chức bộ máy để xoá bỏ tệ nạn đặc quyền, đặc lợi, từ đó gắn bó mật thiết với quần chúng, phục

vụ quần chúng. Tuy nhiên, đây là một công việc phải được tiến hành một cách công phu, kiên

trì, liên tục và quyết tâm cao. Bởi vì, xoá bỏ đặc quyền đặc lợi là cuộc đấu tranh gay go phức

Page 125: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

125

tạp giữa cái tiến bộ và cái lạc hậu, cái mới và cái cũ, đạo đức cách mạng và chủ nghĩa cá nhân.

Kinh nghiệm cho thấy, chiến thắng tiêu cực ở người khác, ngoài xã hội tuy đã khó, nhưng còn

dễ hơn nhiều việc chiến thắng tiêu cực của chính mình.

Thứ ba, đẩy mạnh việc giáo dục và tự giáo dục đạo đức cách mạng trong cán bộ, đảng

viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo quản lý. Thông qua thực tiễn, cơ chế dân chủ hóa để sàng lọc,

sắp xếp đội ngũ cán bộ là khâu có ý nghĩa quan trọng nhất định hướng cho việc giáo dục, đào

tạo cũng như cho việc tự vươn tới sự phát triển các phẩm chất nhân cách của cá nhân.

Thứ tư, phát huy sức mạnh tổng hợp của quần chúng và cơ quan thông tin trong giám sát

và đấu tranh chống tham nhũng. Trong công tác chống tham nhũng, đòi hỏi đổi mới nâng cao

hiệu quả công tác thông tin, nhấn mạnh tính công khai, phát huy vai trò thanh tra nhân dân. Kết

hợp sức mạnh tổng hợp các lực lượng chống tham nhũng, tạo điều kiện cho quần chúng tham

gia kiểm kê, giám sát tư liệu sản xuất, giám sát tổ chức quản lý lao động xã hội, giám sát phân

phối sản phẩm. Không phải là ngoại lệ, tham nhũng ở nước ta hiện nay vẫn là biểu hiện sự tha

hoá của Nhà nước cho dù chỉ là một bộ phận công chức nhà nước tham nhũng. Nghị quyết

Đảng nhấn mạnh: "Hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật, nhất là về kinh tế, tài chính, về cơ

chế, giải pháp phòng ngừa, cơ chế giám sát phản biện của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân"1.

Vì vậy, cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở nước ta mang tính chính trị trực tiếp, có ý nghĩa

quyết định trực tiếp thành công trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.

Câu 39: Quan điểm Mác xít về nguồn gốc và bản chất của nhà nước. Tính tất yếu

và bản chất của nhà nước vô sản. Quan điểm của Mác về đổi mới nhà nước theo hướng

xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam

1. Nhà nước là gì

Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm

vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội với mục

đích bảo về địa vị của giai cấp thống trị trong xã hội.

2. Chức năng cơ bản của NN

- Tiếp cận từ phạm vi lãnh thổ và quyền lực NN thì NN có chức năng đối nội và đối

ngoại.

+ NN thực hiện chức năng đối nội nhằm duy trì trật tự kinh tế, xã hội, chính trị và những

trật tự khác hiện có trong xã hội theo lợi ích của gia cấp cầm quyền, dù lợi ích đó có được luật

hóa hay chưa.

+ NN thực hiện chức năng đối nội là nhằm bảo vệ lãnh thổ quốc trong mọt số trường hợp,

nhằm mở mang lãnh thổ và quan hệ với các nước khác vì lợi ích của giai cấp thống trị cũng như

của quốc gia – khi lợi ích quốc gia không mâu thuẫn với lợi ích của giai cấp thống trị đó.

- Tiếp cận từ bản chất của quyền lực chính trị, thì NN có chức năng thống trị và chức năng

xã hội. (KN chức năng xã hội, nội dung chức năng xã hội của nhà nước, sự cần thiết của chức

năng xã hội)

+ Chức năng thống trị chính trị là việc thực hiện lợi ích của giai cấp cầm quyền.

Page 126: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

126

+ Chức năng xã hội là việc NN thực hiện lợi ích chung của toàn xã hội với tư cách là cơ

quan công quyền trong cung cấp các dịch vụ công.

* Mỗi quan hệ giữa chức năng thống trị và chức năng xã hội: Chức năng thống trị quyết

định chức năng xã hội; còn chức năng xã hội là phương thức, là điều kiện để thực hiện chức

năng thống trị.

3. Bản chất của nhà nước:

Nhà nước là sản phẩm của giai cấp xã hội

– Quyền lực về kinh tế: Có vai trò rất quan trọng nó cho phép người nắm giữ kinh tế thuộc

mình phải chịu sự chi phối của họ về mọi mặt.

– Quyền lực về chính trị: Là bạo lực của các tổ chức này đối với giai cấp khác.

– Quyền lực về tư tưởng: Giai cấp thống trị trong xã hội đã lấy tư tưởng của mình thành hệ tư

tưởng trong xã hội .

* Bản chất của xã hội

– Nhà nước còn bảo vệ lợi ích của người dân trong xã hội.

– Nhà nước là một tổ chức duy nhất có quyền lực chính trị một bộ máy chuyên làm cưỡng

chế và chức năng quản lý đặc biệt để duy trì trật tự xã hội.

– Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội.

Phân tích bản chất:

1/ Nhà nước là quyền lực chính trị của 1 giai cấp nhất định. Đó là giai cấp thống trị về

kinh tế. Nói cách khác Nhà nước là công cụ chuyên chính của 1 giai cấp.

Có thời kỳ Nhà nước có nhiều giai cấp tham gia, đây là phản ảnh sự tương quan lực lượng

nhất định nhưng cuối cùng nó vẫn chuyển hóa về 1 giai cấp nhất định đó là giai cấp thống trị về

kinh tế.

Nhà nước là 1 bộ máy từ trung ương đến địa phương, chứ không phải 1 vài cá nhân và

bộ máy ấy xuyên suốt, thống nhất, bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị về kinh tế.

Ở đây ta cần Chú ý:

Thứ nhất là: Bản chất giai cấp của Nhà nước trong mối quan hệ giữa các hình thức biểu

hiện của nó. Nhà nước hiện nay có Nhà nước quân chủ vàhà nhà nước cộng hòa. Trong nhà

nước Quân chủ có nhà nước quân chủ chuyên chế và nhà nước quân chủ lập hiến. Nhà nước

quân chủ chuyên chế là nhà nước có quyền lực thuộc về nhà vua hoặc 1 nhóm người. Nhà nước

Quân chủ lập hiến thì nhà vua đứng cao nhất nhưng không thực quyền mà thực quyền thuộc về

Quốc hội, nghị viện, chính phủ hoặc nội các. Ví dụ như Vương quốc Thủy điển, Anh, Thái

Lan. Bản chất và hình thức của các nhà nước này không giống nhau. Để biết bản chất nhà nước

đó ta phải tìm về cơ sở hạ tầng, tìm về quan hệ sản xuất thống trị. Vì vậy, thủy điển, Anh, Thái

Lan là các nhà nước tư sản.

Thứ 2: Bản chất Nhà nước thể hiện quan hệ giữa hai chức năng: chức năng giai cấp và

chức năng xã hội. Chức năng giai cấp muốn thực hiện được phải thông qua chức năng xã hội.

Ví dụ: Mỹ đánh Yrac phải nhân danh xã hội, nhân danh nhân đạo, nhân danh dân chủ. Đây là

tiền lệ xấu, lấy nhân quyền trên chủ quyền.

Page 127: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

127

Bản chất của Nhà nước vô sản:

Trong xã hội đã hình thành 3 kiểu Nhà nước của giai cấp bóc lột: đó là Nhà nước chủ nô,

Nhà nước phong kiến, Nhà nước tư sản, Mà các nhà kinh điển cho rằng Nhà nước kiểu cũ. Nhà

nước vô sản là Nhà nước kiểu mới. mới vì mọi quyền lực Nhà nước là quyền lực chính trị của

nhân dân dân lao động. Nghĩa là Dân có quyền lực cao nhất, vì tính giai cấp và tính nhân

dân thống nhất với nhau. Cụ thể là lợi ích của giai cấp vô sản thống nhất với lợi ích của nhân

dân lao động vì thế Nhà nước vô sản hoạt động bảo vệ lợi ích của giai cấp vô sản và cũng bảo

vệ lợi ích nhân dân lao động, đảng ta gọi là Nhà nước của dân, do dân, vì dân.

4. Quan điểm của Đảng về đổi mới nhà nước, xây dựng nhà nước pháp quyền

Chủ trương đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam với

những đặc trưng đã nêu ở trên vẫn tiếp tục được khẳng định tại Đại hội XI của Đảng, trong đó

Đảng ta đặc biệt chú ý đến việc “nâng cao năng lực quản lý và điều hành của Nhà nước theo

pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và kỷ luật, kỷ cương”(3).

Qua quá trình đổi mới và phát triển nhận thức lý luận của Đảng ta về nhà nước pháp

quyền xã hội chủ nghĩa, có thể thấy:

Một là, Đảng đã chỉ rõ tính tất yếu khách quan của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền

xã hội chủ nghĩa Việt Nam và coi đó là yêu cầu, nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước.

Hai là, nhận diện được hình hài của nhà nước pháp quyền: là phương thức tổ chức dân

chủ quyền lực nhà nước mà theo đó pháp luật là cơ sở cho việc thực hiện quyền lực cũng như

thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mọi chủ thể trong xã hội.

Ba là, nhất quán chỉ rõ bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là

nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân

dân.

Bốn là, nhận rõ đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền là tính pháp chế, khẳng định

vai trò, vị trí của pháp luật trong quản lý nhà nước và xã hội, tính tối cao của Hiến pháp trong

đời sống xã hội.

Năm là, xác định được cơ chế vận hành của các cơ quan quyền lực nhà nước: quyền lực

nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện các

quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Sáu là, thấy rõ yêu cầu mở rộng dân chủ đồng thời với việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương,

giáo dục đạo đức trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Bảy là, khẳng định nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với

Nhà nước trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều đó

không chỉ mang tính nguyên tắc được khẳng định từ lý luận Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí

Minh, mà còn là kết luận chắc chắn được rút ra từ thực tiễn cách mạng Việt Nam từ khi Đảng ra

đời đến nay. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Việt Nam là nhằm bảo đảm cho nhà nước mang bản chất của giai cấp công nhân, thực sự là nhà

nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Sự lãnh đạo của Đảng tạo điều kiện phối hợp và

phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, giúp nhà nước hoàn thành mọi nhiệm vụ

của mình và giữ vững tính chất xã hội chủ nghĩa của nhà nước pháp quyền.

Một số vấn đề đặt ra hiện nay

Page 128: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

128

Bên cạnh những kết quả đã đạt được về mặt lý luận, thực tiễn xây dựng nhà nước pháp

quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong những năm đổi mới đã bộc lộ không ít những vấn đề

cần phải giải quyết cả về lý luận lẫn thực tiễn.

Về phương diện lý luận, cần giải quyết một số vấn đề sau:

Một là, cần xác định rõ những đặc trưng xã hội chủ nghĩa của nhà nước pháp quyền mà

chúng ta đang xây dựng. Một số ý kiến cho rằng, nếu chỉ dựa trên cơ sở tính pháp chế và dân

chủ thì bất cứ nhà nước pháp quyền nào cũng như vậy. Còn nói đến cơ sở kinh tế của nhà nước

pháp quyền của chúng ta là ở tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường thì

vẫn chưa rõ và có phần khiên cưỡng, thiếu sức thuyết phục. Trong khi chính tính định hướng xã

hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường cũng chưa được được làm rõ về mặt lý luận, thì có nên

chăng lấy điều đó để lý giải cho một vấn đề chưa rõ khác? Hơn nữa, khi nền kinh tế - tức cơ sở

hạ tầng mới chỉ là định hướng xã hội chủ nghĩa, thì nhà nước - tức kiến trúc thượng tầng có thể

gọi là xã hội chủ nghĩa được không hay cũng chỉ mang tính định hướng xã hội chủ nghĩa? Đó là

vấn đề đặt ra cần được lý giải một cách khoa học. Chính vì trong lịch sử chưa từng có một nhà

nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đích thực, cho nên trong lý luận về nhà nước pháp quyền vẫn

còn một mảng trống mà chúng ta cần bổ sung và phát triển.

Hai là, cần làm rõ cơ chế phân công, phối hợp giữa các cơ quan quyền lực nhà nước

trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Cần làm sáng tỏ “tính độc lập

tương đối” của mỗi quyền, sự chế ước lẫn nhau giữa các nhánh quyền lực, bảo đảm quyền lực

không bị tha hóa và bị lạm dụng. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để tránh chồng chéo cũng như

tránh lạm quyền trong hoạt động của các cơ quan nhà nước.

Ba là, làm sáng tỏ hơn nữa mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước. Vấn đề đặt ra là chỉ ra

được phạm vi tác động của Đảng cầm quyền đối với các cơ quan quyền lực nhà nước, chỉ rõ sự

tối cao của pháp luật, tránh sự can thiệp tùy tiện của Đảng đối với hoạt động của các cơ quan

quyền lực nhà nước, tránh sự bao biện, ôm đồm, không tôn trọng luật pháp.

Bốn là, làm rõ cơ chế bảo đảm quyền kiểm tra, giám sát của nhân dân, của Mặt trận, của

các đoàn thể chính trị - xã hội đối với hoạt động của Nhà nước. Sở dĩ vấn đề này được đặt ra là

vì, mọi quyền hành chỉ thuộc về nhân dân khi có một cơ chế thích hợp để nhân dân có thể trực

tiếp giám sát các hoạt động của Quốc hội và đại biểu Quốc hội, của hội đồng nhân dân và đại

biểu hội đồng nhân dân các cấp, cũng như giám sát mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước và

công chức nhà nước. Phải có cơ chế thích hợp để cử tri có thể bày tỏ sự tín nhiệm hay bất tín

nhiệm của mình đối với các đại biểu mà mình bầu ra, tạo điều kiện để các đại biểu gắn bó hơn

với cử tri, đề cao ý thức trách nhiệm của người đại diện nhân dân.

Năm là, đổi mới tư duy pháp lý trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật của nước

ta. Mặc dầu trong gần 30 năm đổi mới toàn diện của đất nước, chúng ta đã có nhiều đổi mới

trong lĩnh vực lập pháp, song hệ thống luật pháp của chúng ta cho đến nay vẫn tỏ ra chưa theo

kịp thực tiễn và còn nhiều bất cập. Do vậy, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay,

yêu cầu đổi mới tư duy pháp lý lại được đặt ra một cách cấp thiết hơn, nhằm xây dựng hệ thống

luật pháp của Việt Nam một cách hoàn chỉnh và ổn định hơn, làm cơ sở cho Nhà nước pháp

quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Đổi mới tư duy pháp lý cần hướng đến giải quyết những nhiệm vụ như xác định mô hình

luật pháp của nước ta; nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm trong và ngoài nước trong lĩnh vực xây

Page 129: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

129

dựng và thực thi các thể chế pháp lý, để tiếp thu có chọn lọc các giá trị và kinh nghiệm trong

lĩnh vực này; đổi mới công tác kế hoạch lập pháp; thay đổi quan niệm về quy mô các đạo luật,

nên tập trung xây dựng và thông qua các đạo luật có quy mô điều chỉnh hẹp. Một đạo luật với ít

các điều khoản sẽ được nhanh chóng xây dựng, đáp ứng kịp thời các nhu cầu điều chỉnh pháp

luật, dễ dàng tương thích với các không gian pháp lý quốc tế. Tính hữu ích của một đạo luật ít

điều khoản không chỉ được thể hiện ở sự gọn nhẹ về nội dung, dễ xây dựng, mà còn thể hiện ở

việc dễ kiểm soát tính đồng bộ và thống nhất, dễ sửa đổi khi có nhu cầu và dễ áp dụng trên thực

tế.

Về phương diện thực tiễn, cần giải quyết một số vấn đề như:

Đẩy mạnh việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ

nghĩa, nghĩa là xây dựng và phát triển kinh tế bền vững.

Tập trung giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc như xóa đói, giảm nghèo, xóa dần

khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, giữa thành thị và nông thôn, giữa

miền xuôi và miền ngược, vấn đề tạo công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, khám chữa bệnh

cho người nghèo…

Tăng cường kỷ cương phép nước, phải kiên quyết đấu tranh chống lại những hiện tượng vi

phạm pháp luật mà nổi bật là tham nhũng và buôn lậu, xâm phạm các quyền tự do, dân chủ của

công dân; làm hàng giả, trốn, gian lận thuế… gây tổn thất lớn cho Nhà nước và nhân dân. Thực

hiện chế độ công khai, minh bạch về kinh tế, tài chính, về cơ chế chính sách, về quản lý và sử

dụng đất đai, tài sản công, về công tác cán bộ,…

Tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật. Bên cạnh việc xây dựng pháp luật, việc thực hiện

pháp luật cũng có vai trò hết sức quan trọng trong xây dựng nhà nước pháp quyền, hệ thống

pháp luật có thể rất đầy đủ, hoàn thiện nhưng việc thực hiện không nghiêm thì cũng không thể

nói đến sự hiện diện của nhà nước pháp quyền.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và giáo dục ý thức chấp hành pháp

luật. Thực tiễn cho thấy rằng, một trong những nguyên nhân của việc thực hiện pháp luật chưa

tốt là do kiến thức về luật pháp chưa tốt, nhiều người dân chưa am hiểu về luật pháp, chưa ý

thức được sự cần thiết phải chấp hành luật, hoặc do không nắm được luật nên vi phạm mà

không biết. Chính vì vậy, để tăng cường việc thực thi pháp luật, cần đẩy mạnh công tác tuyên

truyền, phổ biến pháp luật và giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, chú trọng sự tham gia của

các phương tiện thông tin đại chúng, của các đoàn thể chính trị - xã hội cũng như bộ máy chính

quyền các cấp và cuối cùng là siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, để mệnh lệnh hành chính

luôn được chấp hành một cách nghiêm túc và thông suốt từ trung ương đến cơ sở.

Tăng cường hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân các cấp, của các cơ quan và từng

đại biểu hội đồng nhân dân, nhằm kiểm tra, đánh giá việc chấp hành Hiến pháp, luật, pháp lệnh

và các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan có thẩm quyền cấp trên; kiểm tra, đánh giá và

kết luận, xử lý đối với việc thực hiện các nghị quyết của hội đồng nhân dân.

Tăng cường đạo đức công vụ của cán bộ, công chức. Đây là vấn đề được đặt ra hết sức

bức thiết nhằm ngăn chặn và hạn chế những tiêu cực, tình trạng sách nhiễu, quan liêu, tham

nhũng,… trong các cơ quan nhà nước. Thực tiễn cho thấy, dù hệ thống văn bản quy phạm pháp

luật có đạt đến độ hoàn hảo tuyệt đối, quy chế, quy tắc ứng xử của cơ quan quản lý nhà nước có

đạt đến độ hoàn mỹ thì cũng khó có thể đem lại hiệu quả như mong muốn nếu như trong quá

Page 130: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

130

trình thực thi công vụ, cán bộ, công chức không thực hiện nghiêm pháp luật, chấp hành không

đúng quy chế, quy tắc ứng xử đã được thể chế hóa.

Đổi mới và chỉnh đốn Đảng. Đây không phải là một vấn đề mới vì nó được đặt ra một

cách thường xuyên, liên tục, theo yêu cầu của thực tiễn. Tuy nhiên, trước thực trạng yếu kém và

bất cập của các tổ chức Đảng, sự thoái hóa, tụt hậu và biến chất của một bộ phận không nhỏ cán

bộ, đảng viên như hiện nay, thì vấn đề đổi mới và chỉnh đốn Đảng lại được đặt ra một cách bức

thiết hơn bao giờ hết. Đổi mới và tự chỉnh đốn Đảng gồm nhiều nội dung như: Đổi mới công

tác tư tưởng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức cách mạng, phòng, chống tham nhũng, lãng phí; đổi

mới công tác tổ chức, bộ máy của Đảng và của hệ thống chính trị; công tác cán bộ, công tác

kiểm tra, giám sát; công tác quần chúng,… Chỉ có tiến hành đồng bộ những nội dung đó mới

làm cho Đảng ngày càng vững mạnh hơn, đủ năng lực lãnh đạo công cuộc xây dựng nhà nước

pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Như vậy, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là tất yếu khách quan đối với

Việt Nam. Tuy nhiên, cũng cần xác định rằng, đây là sự nghiệp dài lâu của toàn Đảng, toàn dân,

bởi vì trong việc này còn ngổn ngang nhiều vấn đề mà chúng ta cần phải giải quyết cả về

phương diện lý luận lẫn thực tiễn. Những vấn đề đó không phải dễ gì một sớm một chiều mà

giải quyết được. Để đạt tới một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa theo đúng nghĩa của nó

cần có sự nỗ lực rất lớn của Đảng và Nhà nước, sự đầu tư về trí tuệ, sức người, sức của, của

toàn xã hội./.

Câu 40: Định nghĩa giai cấp của Lê Nin, đặc trưng của giai cấp. Quan hệ giữa giai

cấp và dân tộc, nguồn gốc ra đời và điều kiện tồn tại của giai cấp trong lịch sử. Biểu hiện

đặc thù của Quan hệ giai cấp- dân tộc việt Nam

1. Định nghĩa gia cấp của Lênin: Giai cấp là những tập đoàn to lớn gồm những người khác

nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về

quan hệ của họ đối với những tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội,

khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải ít hay nhiều mà họ được hưởng. Giai cấp

là những tập đoàn người, mà tập đoàn này có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác, do chỗ

các tập đoàn đó có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế xã hội nhất định.

2. Đặc trưng của giai cấp:

- Một là, đặc trưng khái quát của giai cấp đó là: Những tập đoàn đông đảo, khác nhau về địa

vị của họ một một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử;

- Hai là, đặc trưng cụ thể của giai cấp đó là các giai cấp khác nhau về quan hệ đối với tư

liệu sản xuất (sự khác nhau đó được pháp luật quy định và thừa nhận). Về vai trò trong tổ chức

lao động xã hội, trong tổ chức, quản lý sản xuất. Về phương thức và quy mô thu nhập của cải xã

hôi.

- Ba là, bản chất của quan hệ bóc lột giữa các giai cấp là do sự khác biệt về địa vị giữa các

giai cấp trong một chế độ kinh tế - xã hội nhất định nên giai cấp này có thể chiếm đoạt lao động

của giai cấp khác.

Ngoài những đặc trưng trên, các giai cấp còn khác nhau ở lối sống, tâm lý, tư tưởng, tình

cảm… Những đặc trưng này, xét cho đến cùng nảy sinh từ điều kiện kinh tế. Vì vậy, suy đến

Page 131: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

131

cùng, sự khác biệt giữa các giai cấp là ở địa vị kinh tế.

Giai cấp và dân tộc quan hệ mật thiết với nhau song đó là những phạm trù chỉ các quan hệ

xã hội khác nhau, có vai trò lịch sử khác nhau và không thể thay thế được nhau.

Giai cấp và dân tộc sinh ra và mất đi không đồng thời. Trong lịch sử nhân loại nói chung,

giai cấp có trước dân tộc hàng nghìn năm song khi giai cấp mất đi thì dân tộc sẽ vẫn còn tồn tại.

Sẽ không hiểu được bản chất của vấn đề dân tộc, mối quan hệ phức tạp giữa giai cấp và

dân tộcnếu không nhận rõ vai trò của nhân tố kinh tế - xã hội, của nhân tố giai cấp. Quan hệ giai

cấp - với tư cách là sản phẩm trực tiếp của phương thức sản xuất trong xã hội có giai cấp - là

nhân tố xét đến cùng có vai trò quyết định đối với sự hình thành dân tộc, đối với xu hướng phát

triển của dân tộc, quy định tính chất mối quan hệ giữa các dân tộc.

Bản chất xã hội của dân tộc được quy định bởi phương thức sản xuất thống trị trong dân

tộc, bởi quan hệ giai cấp do phương thức sản xuất ấy sản sinh ra. Áp bức giai cấp là nguyên

nhân căn bản, sâu xa của áp bức dân tộc. Hiện tượng dân tộc này thống trị, áp bức dân tộc khác

trong lịch sử, về thực chất là giai cấp thống trị của dân tộc này áp bức bóc lột dân tộc khác mà

bộ phận bị áp bức, bóc lột nặng nề nhất là nhân dân lao động. Nhân tố giai cấp là nhân tố cơ bản

trong phong trào giải phóng dân tộc. Giai cấp nào lãnh đạo phong trào; những giai cấp, liên

minh giai cấp nào là lực lượng nòng cốt của phong trào là những vấn đề trọng yếu của cách

mạng giải phóng dân tộc.

Trong khi nhấn mạnh vai trò của nhân tố giai cấp, triết học Mác - Lênin không xem nhẹ

nhân tố dân tộc. Vấn đề dân tộc là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu của cách mạng

vô sản song nó chỉ được nhận thức và giải quyết đúng đắn trên lập trường của giai cấp cách

mạng nhất - giai cấp công nhân.

Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân về bản chất mang tính chất quốc tế và đoàn kết

quốc tế là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi cuối cùng của sự nghiệp giải phóng

những ngưòi lao động. C. Mác - ăngghen và V.I. Lênin thường xuyên nhấn mạnh rằng giai cấp

công nhân các nước, trước hết là các nước tư bản lớn, phải thoát khỏi những thiên kiến của chủ

nghĩa dân tộc tư sản. Các nhà sáng lậpchủ nghĩa Mác - Lênin chỉ rõ rằng Đảng của giai cấp

công nhân không lúc nào được coi nhẹ việc giáo dục chủ nghĩa quốc tế chân chính cho quần

chúng nhân dân, nhưng giai cấp công nhân không được quên rằng cuộc đấu tranh giải phóng

của họ có tính chất dân tộc. Dân tộc là địa bàn trực tiếp của cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp

công nhân. Vì vậy, "giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải giành lấy chính quyền, phải tự

vươn lên thành giai cấp dân tộc, phải tự mình trở thành dân tộc"1.

Nếu như áp bức giai cấp là nguyên nhân sâu xa của áp bức dân tộc thì áp bức dân tộc tác

động mạnh mẽ trở lại đối với áp bức giai cấp. Nó nuôi dưỡng áp bức giai cấp và làm sâu sắc

thêm áp bức giai cấp. Từ giữa thế kỷ XIX, C.Mác đã phân tích cho thấy việc Anh thống trị

Ailen không làm nhẹ bớt ách áp bức giai cấp ở Anh mà trái lại còn làm cho nó trầm trọng thêm.

Ông nhấn mạnh rằng: một dân tộc đi áp bức dân tộc khác, dân tộc ấy không thể có tự do được.

Tác động trở lại của áp bức dân tộc đối với áp bức giai cấp (ở "chính quốc") càng thể hiện rõ

trong thời đại đế quốc chủ nghĩa. Chủ nghĩa đế quốc phải lấy việc bóc lột các dân tộc chậm phát

triển làm tiền đề tồn tại của nó.

Mối quan hệ giữa đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc không phải chỉ có một chiều là

đấu tranh giai cấp tác động vào đấu tranh dân tộc mà còn có chiều ngược lại: đấu tranh dân tộc

Page 132: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

132

tác động vào đấu tranh giai cấp. Nếu dân tộc chưa có độc lập thống nhất thì giai cấp đại biểu

cho phương thức sản xuất mới muốn trở thành "giai cấp dân tộc" phải đi đầu trong cách mạng

giải phóng dân tộc, phải thực hiện trước tiên nhiệm vụ khôi phục độc lập, thống nhất dân tộc. Vì

vậy, thành quả đầu tiên của cách mạng tư sản giữa thế kỷ XIX ở các nước Italia, Đức, áo, Ba

Lan là độc lập, thống nhất dân tộc. Giai cấp tư sản khi còn là giai cấp cách mạng đã nêu cao vấn

đề dân tộc để tập hợp quần chúng đấu tranh giành và giữ chính quyền tư sản. Khi giai cấp tư sản

trở thành giai cấp thống trị thì "lợi ích dân tộc" mà giai cấp tư sản nêu lên ngày càng lộ rõ thực

chất của nó là lợi ích tư sản, chủ yếu là lợi ích của đại tư sản. Trong thời đại đế quốc chủ nghĩa,

các cuộc đấu tranh giải phòng dân tộc có vai trò hết sức to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của

giai cấp công nhân trên toàn thế giới. Tư tưởng biện chứng về giải quyết mối quan hệ giữa đấu

tranh giải phóng dân tộc và đấu tranh giải phóng giai cấp trên phạm vi toàn cầu cũng như

trong từng quốc gia dân tộc trong thời đại đế quốc chủ nghĩa là một bộ phận quan trọng của chủ

nghĩa Lênin. Năm 1920, V.I.Lênin đưa ra khẩu hiệu nổi tiếng mà ngày nay vẫn giữ nguyên giá

trị: "Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại". Ông đã đánh giá đúng đắn

vai trò cách mạng có ý nghĩa thời đại của các dân tộc bị áp bức, chỉ ra sứ mệnh lịch sử của giai

cấp công nhân, các dân tộc bị áp bức là nắm ngọn cờ dân tộc để lãnh đạo quần chúng làm cách

mạng. Đồng thời ông còn chỉ rõ nhiệm vụ của giai cấp công nhân các nước tư bản, đế quốc là vì

lợi ích căn bản của chính mình, phải ra sức ủng hộ cách mạng giải phóng dân tộc. Muốn đưa

phong trào cách mạng tiến lên, giai cấp công nhân mỗi nước và chính đảng của nó phải tự mình

chứng tỏ là người đại biểu chân chính của dân tộc, phải kết hợp chặt chẽ lợi ích giai cấp và lợi

ích dân tộc, đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc

3. Biểu hiện đặc thù quan hệ giai cấp-dân tộc ở Việt Nam : Ở Việt Nam, vấn đề quan hệ

dân tộc và giai cấp hiện nay đang trở thành một trong những vấn đề không chỉ có ý nghĩa thực

tiễn trong chiến lược đại đoàn kết dân tộc, thực hiện dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng dân

chủ, văn minh, mà còn nổi lên là một trong những vấn đề lý luận cần nghiên cứu, nhận thức sâu

sắc thêm.

Vậy trong cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng quan hệ này thế

nào, và ngày nay đang nổi lên vấn đề gì trong mối quan hệ dân tộc và giai cấp ở các lĩnh vực

kinh tế, chính trị, văn hóa.

- Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách

mạng vô sản

Đảng Cộng sản do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác -

Lênin để giải quyết đúng đắn quan hệ giữa đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc. Đảng đã

lãnh đạo cộng đồng dân tộc đứng lên đấu tranh giành quyền làm chủ vận mệnh của mình và đưa

cách mạng giải phóng dân tộc ở một nước thuộc địa vào quỹ đạo của cách mạng vô sản thế giới.

Khi nói cách mạng vô sản là con đường cứu nước và giải phóng dân tộc, ở đây không phải

là sự sắp đặt chủ quan tùy ý mà là sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, giữa khách quan với

chủ quan. Nó là một sự khẳng định một hướng đi mới, nguyên tắc chiến lược mới, mục tiêu và

giải phóng hoàn toàn mới, khác hẳn về chất so với lãnh tụ của phong trào yêu nước đó ở Việt

Nam. Mấu chốt là vấn đề dân tộc bao giờ cũng gắn liền với giai cấp.

Thật vậy, nghiên cứu các cuộc cách mạng dân chủ tư sản Mỹ (1776), Pháp (1789), lãnh tụ

Nguyễn Ái Quốc nhận thấy các cuộc cách mạng này tuy nêu khẩu hiệu “tự do”, “bình đẳng”,

nhưng không đưa lại tự do, bình đẳng thực sự cho quần chúng lao động. Tuy khâm phục các

Page 133: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

133

cuộc cách mạng ấy, nhưng Nguyễn Ái Quốc cho rằng đó là cách mạng chưa đến nơi. Vì thế

Nguyễn Ái Quốc đã tích cực tham gia hoạt động đấu tranh trong phong trào giải phóng của các

dân tộc bị áp bức, phong trào giải phóng giai cấp công nhân ở các nước tư bản. Chính vì vậy mà

Nguyễn Ái Quốc đã tìm đến với cách mạng tháng Mười Nga, đến với Lênin, như một tất yếu

lịch sử1. Đặc biệt sau khi đọc sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về dân tộc và thuộc địa của

V.I.Lênin, Người đã thấy rõ hơn con đường đúng đắn mà cách mạng Việt Nam sẽ trải qua.

Người khẳng định: “Chỉ có CNXH, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp

bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”2, rằng: “Muốn cứu nước và giải

phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”3.

Như vậy, cuộc cách mạng mà nhân dân ta cần tiến hành không thể là cách mạng tư sản

kiểu cũ mà phải là một cuộc “cách mạng đến nơi”, cách mạng triệt để, cuộc cách mạng lấy công

nông làm gốc, một cuộc cách mạng giành chính quyền về tay nhân dân. Trong tác phẩm Đường

cách mệnh, Người viết: “Chúng ta đã hy sinh làm cách mệnh, thì nên làm cho đến nơi, nghĩa là

làm sao cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít

người. Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc4. Và Trong tất cả

các giai đoạn cách mạng có một bản chất chung không thay đổi: chính quyền nhà nước thuộc

về đa số dân chúng, chính quyền của công nhân, nông dân và tất cả những ai là “bầu bạn” của

công nông. Chính quyền ta khác về bản chất với nhà nước “dân chủ” chung chung mà thực chất

là quyền lực trong tay “một số ít người”.

Dân tộc từ đây gắn liền với giai cấp vô sản, do giai cấp vô sản đại biểu. Ngày nay, để làm

tròn sứ mệnh lịch sử của mình giai cấp công nhân phải nắm lấy ngọn cờ dân tộc để đưa cách

mạng tiến lên, chỉ có giai cấp vô sản với tư cách là giai cấp đứng trung tâm của thời đại mới, là

giai cấp duy nhất có khả năng giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, ngọn cờ độc lập và chủ

quyền dân tộc, ngọn cờ tiến bộ và phồn vinh của dân tộc. Ở đây, cần lưu ý một điều quan trọng:

sự sụp đổ mô hình xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu cuối thế kỷ XX làm đảo lộn lớn thế

giới, nhưng thời đại với tính chất là thời đại quá độ từ CNTB lên chủ nghĩa xã hội sau cách

mạng Tháng Mười Nga năm 1917 thì không thay đổi5.

- Độc lập dân tộc gắn lền với chủ nghĩa xã hội là vấn đề xuyên suốt toàn bộ đường lối

cách mạng Việt Nam

Vấn đề dân tộc chỉ có thể được giải quyết từng bước và triệt để cùng với thắng lợi của chủ

nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội có sức mạnh xóa bỏ áp bức giai cấp, đồng thời xóa bỏ áp bức

dân tộc, bảo đảm quyề của dân tộc tự do phát triển tất cả các giá trị của mình. Và, độc lập dân

tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trong cách mạng Việt Nam.

Khi nói độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, đây không chỉ là nguyên tắc mà còn

là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ đường lối cách mạng Việt Nam … Đó là con đường phát triển

xã hội có tính chất rút ngắn biện chứng mang tính lịch sử - cụ thể và hợp quy luật - hiện thân

sinh động sâu sắc của tư tưởng Hồ Chí Minh - hiện thực tất yếu và sáng tạo của chủ nghĩa Mác

- Lênin trong thực tiễn Việt Nam. Đó cũng chính là con đường nhỏ trong con đường lớn toàn

1Xem Nguyễn Duy Quý (2005), Mối quan hệ biện chứng giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp trong tư tưởng Hồ

Chí Minh ,T/c Triết học, số 5, tr.11,12. 2Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, H. 1996, t10, tr.28 33 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, H. 1996, t9, tr.314 4Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, H. 1995, t10, tr.270 5Nguyễn Đức Bìn: Độc lập dân tộc với CNXH, quan hệ giai cấp và dân tộc ở Việt Nam, Tc LLCT số 8/2008 tr.10.

Page 134: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

134

nhân loại tất yếu tiến lên chủ nghĩa xã hội, một bộ phận, một biểu hiện cụ thể của xu thế phát

triển tất yếu của thời đại quá độ từ CNTB lên chủ nghĩa xã hội. Lịch sử cách mạng Việt Nam đã

chứng minh điều đó. Ngay từ khi mới thành lập, trong Chính cương vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc

khởi thảo đã khẳng định: “Chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để

đi tới xã hội cộng sản”6. Như vậy là, lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng Việt Nam, với Hồ Chí

Minh sự nghiệp đấu tranh giai phóng dân tộc gắn liền với cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cuộc

cách mạng này kết hợp trong bản thân nó tiến trình của hai sự nghiệp giải phóng: giải phóng

dân tộc khỏi ách nô lệ thực dân và giải phóng giai cấp khỏi ách áp bức, bóc lột. Vấn đề dân tộc

được giải quyết trên lập trường của giai cấp công nhân - điều đó phù hợp với xu thế thời đại, và

lợi ích của các giai cấp và lực lượng tiến bộ trong dân tộc. Ở đây, cách mạng xã hội chủ nghĩa

là kế tiếp ngay khi cách mạng dân chủ nhân dân thắng lợi và giữa hai cuộc cách mạng này

không có một bức tường nào ngăn cách. Và, chỉ có hoàn thành cách mạng giải phóng dân tộc

mới có điều kiện để tiến lên chủ nghĩa xã hội và chỉ có cách mạng xã hội chủ nghĩa mới giữ

vững được thành quả cách mạng giải phóng dân tộc, mới mang lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh

phúc cho mọi tầng lớp nhân dân, mới có độc lập dân tộc thực sự.

Tuy thế, trong những năm gần đây, ở nước ta đã nảy sinh ý kiến cho rằng: mối quan hệ

giữa vấn đề dân tộc với vấn đề giai cấp luận chứng trong chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ

Chí Minh chỉ đúng với một số nước khác nào đó; còn ở Việt Nam vốn là một nước thuộc địa

nửa phong kiến, vấn đề dân tộc bao giờ cũng chi phối, khi nào Đảng nhấn mạnh vấn đề giai cấp

thì đều dẫn đến sai lầm. Có người thậm chí phê phán chủ nghĩa Mác trong Tuyên ngôn của

Đảng Cộng sản đã tuyệt đối hóa vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp. Từ đó, họ đề xuất ý kiến

theo hướng nhấn mạnh một chiều vấn đề dân tộc, tách vấn đề dân tộc khỏi vấn đề giai cấp

không lấy quan điểm giai cấp làm quan điểm cơ sở, lập trường để xem xét, giải quyết vấn đề

dân tộc. Mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” được họ đồng

tình, những giải quyết theo hướng phi giai cấp, nghĩa là không nhất thiết phải theo định hướng

xã hội chủ nghĩa. Như vậy lại rơi vào cực đoan khác của sai lầm cũ từ chỗ tuyệt đối hóa yếu tố

giai cấp, coi nhẹ vấn đề dân tộc, yếu tố dân tộc, coi nhẹ lợi ích dân tộc, đặc điểm dân tộc, truyền

thống dân tộc, chủ quyền quốc gia, nay lại coi nhẹ vấn đề giai cấp, tách giai cấp khỏi dân tộc.

Thực chất là họ bác bỏ đường lối giải quyết vấn đề dân tộc theo lập trường của giai cấp công

nhân. Quan điểm nêu trên rõ ràng là không phù hợp với thực tiễn của lịch sử cách mạng Việt

Nam. Thực tiễn đó đã chỉ ra rằng, trong bất cứ giai đoạn nào, sự nghiệp cách mạng của nhân

dân ta đều phải kết hợp nhuần nhuyễn lợi ích của giai cấp với lợi ích của dân tộc. Nền độc lập

thật sự của dân tộc, tự do, sự giàu mạnh, văn minh và hạnh phúc của nhân dân chỉ có thể đạt

được một cách bền vững trong sự nghiệp cách mạng theo mục tiêu lý tưởng của giai cấp công

nhân. Bởi vậy, ngay từ khi còn khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới, Đảng ta đã xác định

rõ: đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa mà là quan điểm đúng đắn hơn về

chủ nghĩa xã hội và thực hiện mục tiêu ấy bằng những hình thức, những bước đi và biện pháp

phù hợp.

Ngày nay, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đang thể hiện giá trị trường tồn,

nhất là trong bối cảnh các dân tộc đang đứng trước những thách thức cực kỳ nguy hiểm, khi các

Page 135: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

135

thế lực hiếu chiến dựa vào tiềm lực quân sự hiện đại tiến hành chiến tranh xâm lược những

nước có chủ quyền, bất chấp luật pháp quốc tế.

Những thành tựu kinh tế, xã hội, chính trị của đất nước ta trong gần 70 năm qua, đặc biệt

là trong nămgần 30 thực hiện công cuộc đổi mới, không thể có được và không thể giữ được nếu

không có sự lãnh đạo của Đảng. Sự lãnh đạo của Đảng và quyền lực Nhà nước ở trong tay quần

chúng nhân dân là tiền đề chính trị, là điều kiện tiên quyết để đất nước phát triển theo định

hướng xã hội chủ nghĩa . Chính vì thế kẻ thù của độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội chĩa mũi

nhọn công kích vào vai trò lãnh đạo của Đảng. Nói xây dựng chủ nghĩa xã hội và định hướng

xã hội chủ nghĩa mà không chủ trương giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, củng cố chính

quyền nhân dân, thì chỉ là ảo tưởng. Việc truyền bá quan điểm “dân chủ” đa nguyên, đa đảng

đối lập chỉ là sự chuẩn bị về tư tưởng mở đường cho việc thay đổi chế độ chính trị, chấm dứt

định hướng xã hội chủ nghĩa theo kịch bản mà các thế lực chống đọc lập dân tộc và chủ nghĩa

xã hội mong muốn.

- Cách mạng giải phóng dân tộc kết hợp với cách mạng vô sản chính quốc

Phải thựchiện sự liên minh giữa vô sản ở chính quốc với vô sản và nhân dân các nước

thuộc địa thì cách mạng mới thắng lợi.

Cách mạng thuộc địa, cách mạng giải phóng dân tộc không phải là nhân tố bị động phụ

thuộc một chiều vào cách mạng vô sản ở nước tư bản phát triển, trái lại, vẫn có thể chủ động

tiến lên giành thắng lợi thậm chí có thể thắng lợi trước, từ đó góp phần hỗ trợ tích cực cho cách

mạng ở các nước tư bản.

Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập đã vận dụng sáng tạo chủ

nghĩa Mác - Lênin giải quyết đúng đắn quan hệ giữa đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc,

thực hiện nhất quán đường lối chiến lược giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã

hội để lãnh đạo cộng đồng dân tộc đứng lên đấu tranh làm chủ vận mệnh của mình.

Ngay từ những năm 20 của thế kỷ XX, Hồ Chí Minh nhận định rằng, cách mạng vô sản ở

các nước tư bản và cách mạng giải phóng dân tộc phải như "đôi cánh của một con chim". Qua

nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, Người đã đi đến kết luận rất cơ bản: "Muốn cứu nước

và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản"1.

Người còn nhấn mạnh: cách mạng thuộc địa, cách mạng giải phóng dân tộc thời đại ngày

nay không phải là nhân tố bị động phụ thuộc một chiều vào cách mạng vô sản ở nước tư bản

phát triển, trái lại, cách mạng ở nước thuộc địa có thể thành công trước cách mạng ở "chính

quốc". Những quan điểm trên là những nội dung quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh, tư

tưởng chỉ đạo cách mạng Việt Nam trong gần 70 năm qua. Tư tưởng đó dẫn dắt dân tộc Việt

Nam từ một dân tộc thuộc địa trở thành dân tộc đầu tiên ở Đông Nam Á, đập tan xiềng xích của

chủ nghĩa thực dân. Một trong những bài học lớn nhất của cách mạng Việt Nam là bài học về sự

kết hợp chặt chẽ, nhuần nhuyễn đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc, giải phóng dân tộc và

giải phóng xã hội. Và trong công cuộc đổi mới hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương

kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, nắm vững độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội,

đó là đường lối đúng đắn đưa cách mạng Việt Nam vượt qua khó khăn phức tạp hiện nay để tiếp

tục tiến lên.

1Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.9, tr. 314.

Page 136: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

136

- Sau khi dân tộc được giải phóng phải quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Vấn đề dân tộc chỉ có thể được giải phóng từng bước và triệt để cùng với thắng lợi của

chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội có sức mạnh xóa bỏ áp bức giai cấp, đồng thời xóa bỏ áp

bức dân tộc, bảo đảm quyền của các dân tộc tự do phát triển tất cả các giá trị của mình. Vì thế,

sau khi độc lập dân tộc được giải phóng ách thống trị ngoại bang, khỏi chế độ thuộc địa, phải

quá độ lên chủ nghĩa xã hội phù hợp với đặc điểm, tình hình đất nước, tránh giáo điều dập

khuôn, những hình thức, bước đi biện pháp của những nước khác. Ngày nay, Đảng Cộng sản

Việt Nam chủ trương kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, nắm vững độc lập dân tộc

và chủ nghĩa xã hội, đó là đường lối đúng đắn đưa cách mạng Việt Nam vượt qua khó khăn

phức tạp để tiếp tục tiến lên.

Cần phê phán quan điểm cho rằng: con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội có tác

dụng diệu kỳ trong giải phóng dân tộc, nhưng ngày nay không còn thích hợp nữa. Từ đó họ cho

rằng, không cần đặt vấn đề mục tiêu chủ nghĩa xã hội mà chỉ cần mục tiêu độc lập dân tộc và

tiến bộ xã hội là đủ. Ý kiến này “quên” một điều căn bản: con đường độc lập dân tộc và chủ

nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân và là nguyên tắc định hướng đúng đắn cách mạng Việt

Nam.

Ở đây, “định hướng xã hội chủ nghĩa” không phải là “vòng kim cô” không cho phép đổi

mới tư duy kìm hãm sự phát triển của đất nước. Thực tế chứng minh 25 năm qua chúng ta đã

tiến hành đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Các nhà quan sát phương Tây, các tổ chức

kinh tế tài chính quốc tế như WB, IMF… đều thừa nhận Việt Nam là một trong những nước có

tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới. Cụ thể là trong 5 năm 1991 – 1995 GDP tăng

bình quân 8,2%; 1996-2000 tăng bình quân 7%; 2001 – 2005 tăng bình quân 7,5%, trong đó

năm 2005 tăng 8,5%. Trong gần 25 năm qua kinh tế tăng trưởng nhanh nhất không phải những

nước tư bản, mà là những nước xã hội chủ nghĩa đang đổi mới thành công, đó là Trung Quốc và

Việt Nam.

- Sự nổi trội của tính dân tộc trong quan hệ giai cấp và dân tộc

Sự nổi trội của tính dân tộc trong quan hệ với tính giai cấp là một đặc trưng trong sự phát

triển Việt Nam cả trong lịch sử và cả trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Khẳng định điều này

không có nghĩa là tách rời tính giai cấp với tính dân tộc, hoặc phủ nhận tính giai cấp mà tuyệt

đối hóa tính dân tộc mà sự nổi trội này không làm thay đổi tính giai cấp là cơ sở trong việc giải

quyết quan hệ dân tộc và quốc tế. Sự nổi trội của tính dân tộc thể hiện:

- Đấu tranh giai cấp hòa quyện chặt chẽ với đấu tranh dân tộc suốt chiều dài lịch sử Việt

Nam. Lịch sử Việt Nam trước hết biểu hiện lịch sử đấu tranh cho sự tồn tại của dân tộc, bảo vệ

chủ quyền quốc gia, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. Chẳng hạn, ở các triều đại phong kiến

trước đây, tính dân tộc thể hiện rõ nét hơn tính giai cấp của một nhà nước phong kiến như ta

thường thấy ở Trung Quốc hoặc Nhật Bản. Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời xây

dựng trên nền tảng lý luận Mác – Lênin, coi tính giai cấp là vấn đề có tính nguyên tắc, những

nhà nước đó trên thực tế sinh ra nhờ kết quả thắng lợi của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân

tộc do giai cấp công nhân lãnh đạo chống ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân nước ngoài.

Tinh thần dân tộc, chủ nghĩa yêu nước là nhân tố cơ bản trong bệ đỡ tư tưởng của hệ

thống chính trị Việt Nam. Khi mất nước, người Việt Nam không chấp nhận sự đô hộ của ngoại

bang, nhất tề đứng lên chống lại để giành độc lập. Khi đất nước giành được chủ quyền các nhà

Page 137: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

137

nước Việt Nam phát triển rực rỡ, gắn liền với các chiến công chống xâm lược, giành độc lập

dân tộc. Tám lần trong 8 thế kỷ các nhà nước Việt Nam thắng giặc ngoại bang đều do biết phát

huy sức mạnh của toàn dân tộc. Tư tưởng yêu nước, yêu dân tộc đã trở thành giá trị hàng đầu

trong giá trị tư tưởng văn hóa Việt Nam.

Ngày nay, giai cấp vô sản và hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản lãnh đạo chỉ hoàn

thành sứ mệnh lịch sử của mình khi hệ thống đó là biểu tượng sôi động của khối đại đoàn kết

dân tộc, là công cụ để phát huy cao độ sức mạnh dân tộc. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức

mạnh thời đại để phát triển đất nước. Đây là sự vận dụng sáng tạo của Đảng ta trong việc giải

quyết vấn đề dân tộc trên lập trường của giai cấp công nhân.

Điều đó càng cho thấy sự cần thiết phải tiếp tục nghiên cứu, học tập, quán triệt chủ nghĩa

Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và giai cấp trong tình hình mới, làm cơ

sở vững chắc cho việc vận dụng, hoạch định, tổ chức và thực hiện đường lối, chính sách của

Đảng và Nhà nước để đưa dân tộc ta vượt qua mọi thử thách, vững bước trong quá trình xây

dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Những nội dung trên đây hoàn toàn đúng đắn và có tính nguyên tắc trong quan hệ dân tộc

và giai cấp định hướng cho quá trình đi lên của cách mạng Việt Nam.

Câu 41: Khái niệm tồn tại xã hội (TTXH) và ý thức xã hội (YTXH). Quan hệ giữa

TTXH và YTXH. Xây dựng YTXH mới. ý nghĩa của việc xây dựng phương pháp luận

trong quá trình xây dựng YTXH ở nước ta hiện nay.

I/ khái niệm ý thức xã hội và tồn tại xã hội

Ý thức xã hội là do tồn tại xã hội sinh ra. Vì vậy, để hiểu Ý THỨC XÃ HỘI là gì trước

tiên cần hiểu TỒN TẠI XÃ HỘI :

1/ Tồn tại xã hội là phạm trù chỉ toàn bộ đời sống vật chất và những điều kiện vật chất của

xã hội. Bao gồm hoàn cảnh địa lý, dân cư và phương thức sản xuất. Trong đó phương thức sản

xuất giữ vai trò quyết định.

2. ý thức xã hội là thuộc lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm tư tưởng cùng

những tình cảm tâm trạng, nẩy sinh từ tồn tại xã hội và phản ảnh tồn tại xã hội trong những giai

đoạn phát triển lịch sử xã hội nhất định.

Phân tích:

Ý thức xã hội là thuộc Lĩnh vực đời sống tinh thần: Đời sống con người chia làm 2 loại,

đời sống vật chất và đời sống tinh thần.

Đời sống tinh thần Bao gồm ý thức xã hội và hoạt động của con người trong lĩnh vực tinh

thần. Vì thế ý thức xã hội chỉ là một bộ phận của đời sống tinh thần

Ý thức xã hội bao gồm những quan điểm tư tưởng, tình cảm, tâm trạng phản ánh tồn tại xã

hội nhất định - theo từng giai đoạn.

Ý THỨC XÃ HỘI rất phong phú và đa dạng có thể phân chia như sau:

* Kết cấu của Ý THỨC XÃ HỘI

ý thức xã hội rất đa dạng. Có nhiều cách chia, cách chia phổ biến nhất là theo cấp độ có

tâm lý xã hội, hệ tư tưởng.

Page 138: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

138

Thứ nhất: Tâm lý xã hội là Bao gồm toàn bộ những tình cảm, tâm trạng, tập quán... của

cộng đồng người được hình thành 1 cách tự phát từ cuộc sống con người.

Tâm lý xã hội biểu hiện rất phức tạp bởi ở những cộng đồng người khác nhau, ở những

điều kiện khác nhau, cuộc sống khác nhau sẽ biểu hiện khác nhau.

Tâm lý xã hội có tính lây lan, trong quá trình phản ánh tồn tại xã hội nó có sự truyền cảm

lây lan

Thứ 2: hệ tư tưởng là những quan điểm tư tưởng đã được khái quát hóa hệ thống hóa dưới

dạng các học thuyết về chính trị, pháp quyền, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo, khoa học…

+ Hệ tư tưởng hình thành tự giác trong quá trình tích cực của tư duy.

+Hệ tư tưởng của giai cấp thống trị là hệ tư tưởng thống trị.

+Hệ tư tưởng không đồng nhất với chân lý. Hệ tư tưởng phản ánh đúng hiện thực mới là

chân lý. Cònành

+ Ý thức xã hội vừa có tính giai cấp vừa có tính nhân loại.

-Ngoài ra còn chia ý thức xã hội thành ýthức xã hội thông thường và ý thức lý luận

Thứ nhất Ý thức xã hội thông thườnglà những tri thức, những quan niệm của con người

hình thành một cách trực tiếp trong hoạt động thực tiễn hàng ngày, chưa được hệ thống hoá,

khái quát hoá.

VÍ DỤ : Trời chuẩn bị mưa, thông thường mọi người đi ra ngoài, có ý thức mang theo áo

mưa

Thứ 2: Ý thức lý luậnlà những tư tưởng quan điểm được hệ thống hoá, khái quát hoá thành

các học thuyết xã hội và được trình bày dưới dạng những khái niệm, phạm trù, quy luật.

VÍ DỤ : Bác Hồ đưa ra lý luận về xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì

dân.

* Tính giai cấp của ý thức xã hội

- Khi nào xuất hiện giai cấp, Nhà nước, khi đó ý thức xã hội mang tính giai cấp.

- Giai cấp nào nắm quyền thống trị thì ý thức xã hội phục vụ cho giai cấp đó

- Hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin phục vụ cho giai cấp công nhân và NHÂN

DÂN LAO ĐỘNG vì học thuyết của nó mang bản chất của Giai cấp công nhân.

II/ Quan hệ biện chứng:

1/ Vai trò quyết định của tồn tại xã hội với ý thức xã hội:

Thứ nhất: Nhìn chung tồn tại xã hội nào thì ý thức xã hội ấy. Ví dụ trong chiến tranh, thời

kỳ bao cấp, thời kỳ đổi mới thì ý thức xã hội mỗi thời kỳ là khác nhau.

Thứ 2: khi tồn tại xã hội thay đổi (nhất là khi phương thức sản xuất thay đổi) thì những

tư tưởng tình cảm tâm trạng của ý thức xã hội sớm muộn cũng thay đổi theo.

Thứ 3: tồn tại xã hội quyết định nội dung, tính chất, đặc điểm xu hướng phát triển của các

hình thái ý thức xã hội

Page 139: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

139

Thực chất quan hệ vật chất quyết định ý thức xã hội. Ví dụ: tranh chấp nẩy sinh chủ yếu

là do lợi ích kinh tế.

2/ Tính độc lập tương đối :

a/ Vì sao ý thức xã hội có tính độc lập tương đối: có 3 lý do sau:

Thứ nhất: Ý thức xã hội có cấu trúc phức phạp, chịu tác động của nhiều yếu tố cả vật chất

và tinh thần, cả truyền thống và hiện đại, vì thế nó có tính độc lập tương đối.

Thứ 2: Mỗi hình thái ý thức xã hội phản ánh 1 lĩnh vực của đời sống xã hội, nó có quy

luật “riêng: loric của nó. Vì thế trong quá trình phản ánh tồn tại xã hội nó có tính độc lập tương

đối.

Thứ 3: trong xã hội có những lực lượng muốn níu kéo ý thức xã hội đó vì động chạm lợi

ích của họ.

b/ Tính độc lập tương đối biểu hiện như thế nào:

Thứ nhất: Tính lạc hậu (đi sau) bảo thủ vì ý thức phản ảnh không thực cuộc sống. Do sức

ỳ của tâm lý. Do có những lực lượng níu kéo.

Thứ 2: Ý thức xã hội có tính kế thừa: trong quá trình phản ánh xã hội đã có kế thừa

những tư tưởng tích cực trước đó. Tuân theo Quy luật phủ định của phủ định

Thứ 3: Tính vượt trước: tồn tại xã hội chưa có nhưng ý thức xã hội đã có. Vượt trước có

Vượt trước trên cơ sở khách quan , vượt trước ảo tưởng .

Thứ 4: Sự tác động lẫn nhau giữa các hình thái ý thức xã hội,đặc biệt là yếu tố chính trị.

Thứ 5: sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội: sự tác động theo hai

hướng, nếu ý thức xã hội tiến bộ thì thúc đẩy tồn tại xã hội phát triển, nếu ý thức xã hội lạc hậu

thì cản trở. Sự phụ thuộc trên 3 yếu tố:

+ Tính đúng đắn khách quan khoa học của bản thân ý thức xã hội đó phản ánh tồn tại xã

hội.

+ phụ thuộc ý thức ấy thâm nhập vào quần chúng nhân dân đến đâu

+ phụ thuộc mức độ vận dụng đúng đắn sáng tạo của chủ thể lãnh đạo quản lý.

III: Ý nghĩa phương pháp luận:

Thứ nhất, tồn tại xã hội đóng vai trò quyết định ý thức xã hội, tức mặt đời sống tinh thần

của xã hội. Vì vậy, muốn xoá bỏ hình thái ý thức xã hội cũ lỗi thời, lạc hậu, bảo thủ, trì trệ thì

trước hết phải cải tạo tồn tại xã hội sinh ra nó.

Thí dụ: muốn thay đổi tư duy manh mún, nhỏ lẻ của người nông dân thì cần phải đưa công

nghiệp hoá, hiện đại hoá cùng với các tiến bộ khoa học kỹ thuật ứng dụng vào trong sản xuất

nông nghiệp. Từ đó, sẽ làm thay đổi cách nghĩ, cách làm thủ công, truyền thống của người nông

dân sang làm ăn lớn trên cơ sở áp dụng những tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại vào sản

xuất nông nghiệp cho năng suất cao.

Thứ hai, ý thức xã hội có sự tác động trở lại tồn tại xã hội. Vì vậy, cần đấu tranh chống lại

các tư tưởng bảo thủ, lạc hậu, phản tiến bộ, phản khoa học nhằm thúc đẩy xã hội phát triển.

Page 140: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

140

Thí dụ: cần đấu tranh chống lại các tư tưởng ngại đổi mới, chậm đổi mới, chậm áp dụng

các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Thứ ba, ý thức xã hội có tính kế thừa. Vì vậy, trong quá trình phát triển cần phải kế thừa

những giá trị truyền thống của dân tộc và không ngừng tiếp thu, ứng dụng những thành tựu văn

hoá, khoa học kỹ thuật và công nghệ của nhân loại vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao

động; góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu: "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân

chủ, văn minh".

Thứ tư, ý thức xã hội có tính vượt trước, dự báo xu hướng vận động và phát triển của xã

hội tương lai.

Vì vậy, cần phải tích cực đẩy mạnh nghiên cứu khoa học nhằm phát hiện những quy luật

vận động, phát triển khách quan của tự nhiên, xã hội và con người. Từ đó, Đảng và Nhà nước

cần có cơ chế, chính sách và giải pháp khoa học nhằm thúc đẩy sự tiến bộ và phát triển của xã

hội; đồng thời ngăn ngừa được những nguy cơ xấu phát sinh trong đời sống xã hội như: bão lụt,

động đất, sóng thần, dịch bệnh, khủng hoảng toàn cầu...

Thứ năm,nghiên cứu các hình thái xã hội, trong đó, ý thức chính trị, ý thức pháp luật ảnh

hưởng trực tiếp đến đời sống xã hội, đến việc hình thành ý thức công dân và thực hành ý thức

xã hội. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta cần tích cực tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính

sách và pháp luật của Nhà nước vào trong đời sống xã hội.

IV. Y nghia voi nuoc ta hien nay

Trong công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng ý thức xã hội mới là vấn đề bức thiết. Xây

dựng ý thức xã hội mới là sự nghiệp của toàn dân, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, trên cơ sở

xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, vận dụng sáng tạo và phát

triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và “chống”.

Xây dựng ý thức xã hội mới, chúng ta cần phải đẩy mạnh công cuộc xây dựng đời sống kinh tế

mới, văn hoá mới, con người mới; không ngừng hoàn thiện ý thức xã hội theo hướng khoa học,

cách mạng, tiến bộ; đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức xã hội mới.

Trong sự phát triển của mỗi cá nhân, ngoài các yếu tố thuận về chủ thể, họ còn bị chi phối

bởi quan điểm, tư tưởng, tình cảm, tâm trạng, truyền thống của cộng đồng, tức là bị chi phối bởi

ý thức xã hội. Vì vậy, khi ý thức xã hội tiến bộ, lành mạnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát

triển của cá nhân và ngược lại. Bởi thế, muốn xây dựng xã hội mới, tất yếu phải xây dựngý thức

xã hội mới và việc xây dựng ý thức xã hội mới trở thành một nhiệm vụ của công cuộc xây dựng

xã hội mới.

Có thể hiểu ý thức xã hội mới mà chúng ta đang xây dựng là toàn bộ quan điểm, tư tưởng,

tình cảm, tâm trạng... của xã hội mới mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí

Minh, đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân

nhằm phục vụ công cuộc xây dựng xã hội mới. Trên thực tế, ý thức xã hội mới đó biểu hiện rất

phong phú, đa dạng. Ngoài hệ tư tưởng, nó còn được biểu hiện ra ở tâm trạng, tình cảm, nhu

cầu và cả thói quen, phong tục, tập quán của cộng đồng xã hội.

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Đảng ta đã xác định: "Xã hội xã hội chủ nghĩa mà

Đảng, Nhà nước và nhân dân ta xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân

chủ, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất

hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nền văn

Page 141: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

141

hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc

sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình

đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng tiến bộ; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; có quan hệ hữu

nghị và hợp tác với các nước trên thế giới"(1). Có thể nói, mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa mà

Đảng ta đã xác định đó là định hướng có tính chiến lược trong việc xây dựng ý thức xã hội mới

ở nước ta hiện nay.

Cùng với định hướng cơ bản trong việc phát triển các lĩnh vực của đời sống xã hội, Văn

kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X cũng tiếp tục khẳng định một số định hướng lớn trong

quá trình xây dựng ý thức xã hội mới. Vấn đề này có thể khái quát lại trên một số điều cơ bản

sau:

Thứ nhất, xây dựng ý thức xã hội mới là sự nghiệp của toàn dân, đặt dưới sự lãnh đạo của

Đảng Cộng sản Việt Nam.

Về bản chất, xã hội mới là xã hội dân chủ mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định:

"I - NƯỚC TA LÀ NƯỚC DÂN CHỦ : Bao nhiêu quyền lợi đều vì dân. ; Bao nhiêu

quyền hạn đều của dân ; Công cuộc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân ; Sự nghiệp

kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân ; Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do

dân cử ra ; Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực

lượng đều ở nơi dân"(2).

Đây là tư tưởng cơ bản khẳng định chủ thể tích cực cũng là đối tượng phục vụ chính của

xã hội mới. Ý thức xã hội mới phản ánh lợi ích của nhân dân và chính do nhân dân xây dựng.

Tinh thần này được thể hiện trong các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước, trong các

chính sách cụ thể của từng ngành, từng địa phương. Vì vậy, mọi chủ trương, chính sách của

Đảng, pháp luật của Nhà nước đều có sự tham gia xây dựng của nhân dân, phản ánh lợi ích của

nhân dân. Nhân dân có quyền và trách nhiệm trong việc xây dựng, hoạch định và thi hành các

chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; xây dựng, tuyên truyền, quảng bá, phát triển ý

thức xã hội mới.

Như vậy, có thể nói, sự nghiệp đổi mới không thể thành công nếu thiếu sự đóng góp của

nhân dân; công cuộc xây dựng nền văn hoá mới, bảo tồn giá trị truyền thống dân tộc, kế thừa

những cái tốt, lọc bỏ những thói hư tật xấu, chống sự xuyên tạc, bóp méo của các thế lực thù

địch không thể thành công nếu thiếu sự đóng góp của nhân dân. Mặt khác, phải thấy rằng, việc

xây dựng ý thức xã hội mới cũng không thể thành công nếu thiếu sự lãnh đạo của Đảng Cộng

sản - đội tiên phong của giai cấp cách mạng, cũng là đội tiên phong của toàn dân tộc, bởi Đảng

ta là một tổ chức chính trị bao gồm những cá nhân ưu tú nhất của xã hội.

Tuy nhiên, để làm tốt vai trò lãnh đạo, Đảng phải đổi mới, tự chỉnh đốn nhằm nâng cao

năng lực, sức chiến đấu mà trước hết là bản lĩnh chính trị, trình độ trí tuệ của Đảng.

Thứ hai, xây dựng ý thức xã hội mới trên cơ sở đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng và phát

triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm cho văn hoá thực sự trở thành mục

tiêu, động lực của phát triển, thành nền tảng tinh thần của xã hội.

Sự phát triển xã hội không chỉ có đời sống vật chất, mà còn có đời sống tinh thần. Đó là

hai mặt không thể thiếu và giữa chúng có sự gắn bó, tác động tương hỗ có thể làm giàu, phong

phú cho nhau và cũng có thể kìm hãm nhau trong quá trình phát triển. Bên cạnh kinh tế, văn hoá

Page 142: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

142

luôn đóng vai trò quyết định trong quá trình phát triển và sự trường tồn của mỗi quốc gia, dân

tộc. Hơn nữa, từ trong bản chất, văn hoá đã mang tính nhân văn, chứa đựng cái đúng, cái tốt, cái

đẹp được cộng đồng dân tộc sáng tạo, lưu giữ, truyền lại cho thế hệ sau thành truyền thống văn

hoá, thành hồn thiêng dân tộc. Các truyền thống này được chuyển tải vào các lĩnh vực chính trị,

đạo đức, pháp luật, nghệ thuật, tôn giáo, v.v. tạo thành môi trường văn hoá nuôi dưỡng đời sống

tinh thần mỗi cá nhân và cả cộng đồng. Trong điều kiện hiện nay, văn hoá còn đóng vai trò

quan trọng trong việc điều tiết nền kinh tế thị trường theo hướng phát triển bền vững, hạn chế

bớt những mặt trái của kinh tế thị trường. Chính vì vậy, xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên

tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là nội dung cốt lõi trong đời sống tinh thần xã hội, là nhiệm vụ

quan trọng trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới.

Quan điểm xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đã được

Đảng ta đề cập đến từ rất sớm, được phản ánh trong Đề cương văn hóa Việt Nam (năm 1943),

trong các văn kiện sau đó của Đảng. Ngay trong Đề cương văn hoá Việt Nam, Đảng ta đã xác

định văn hoá là một trong ba mặt trận: kinh tế, chính trị, văn hoá và ba mặt trận này có quan hệ

biện chứng với nhau, tạo thành động lực đưa cách mạng tới thành công. Và cũng ở đây, văn hoá

được xác định "gồm cả tư tưởng, học thuật, nghệ thuật". Như vậy, văn hóa là cốt lõi của ý thức

xã hội và xây dựng nền văn hóa mới là cốt lõi của việc xây dựng ý thức xã hội mới. Với quan

niệm đó, Đảng ta đã xác định ba phương châm xây dựng văn hóa mới là: dân tộc, khoa học và

đại chúng. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được

thông qua tại Đại hội VII (1991), Đảng ta đã chỉ rõ, xã hội mà chúng ta xây dựng là xã hội có

nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Mốc đánh giá sự đổi mới toàn diện trong tư duy

về văn hóa của Đảng thể hiện ở Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII - Về xây dựng và phát triển

nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong Văn kiện này, Đảng ta đã khẳng

định: trong quá trình xây dựng nền văn hóa mới, chúng ta không chỉ chú ý giữ gìn, kế thừa

những giá trị và bản sắc văn hóa dân tộc, mà còn phải chú trọng tiếp thu, kế thừa tinh hoa văn

hóa của nhân loại.

Thứ ba, xây dựng ý thức xã hội mới gắn với tăng cường học tập lý luận, tuyên truyền, giáo

dục, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, làm cho hệ

tư tưởng của Đảng trở thành nền tảng và kim chỉ nam cho nhận thức, hành động của toàn

Đảng và nhân dân.

Bài học đầu tiên từ 5 bài học lớn mà Đảng ta đã rút ra sau 20 năm đổi mới là: "Trong quá

trình đổi mới phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ

nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh". Đây không phải là chủ trương mới, bởi tinh thần

này đã được Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra ngay từ những ngày đầu cách mạng. Năm

1939, khi đưa ra quan điểm của mình về đường lối, chủ trương của Đảng trong thời kỳ Mặt trận

Dân chủ (1936-1939), Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: " Phải tổ chức học tập có hệ thống chủ nghĩa

Mác - Lênin để nâng cao trình độ văn hóa và chính trị cho các đảng viên"(3). Khi cuộc kháng

chiến chống thực dân Pháp đi vào giai đoạn quyết định, trong Báo cáo chính trị tại Đại hội

Đảng toàn quốc lần thứ II, Người đã khẳng định: "Học tập chủ nghĩa, dùi mài tư tưởng, nâng

cao lý luận, chỉnh đốn tổ chức - là những việc cần kíp của Đảng"(4). Tại Đại hội Đảng toàn

quốc lần thứ III, trong Diễn văn khai mạc, một lần nữa, Người khẳng định: "Chúng ta phải ra

sức học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tăng cường giáo dục tư tưởng trong Đảng"(5). Vấn đề này

tiếp tục được Đảng ta khẳng định qua các thời kỳ cách mạng. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện

nay, nó được coi là một nội dung quan trọng trong công tác xây dựng Đảng. Bởi lẽ, để giữ vững

Page 143: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

143

vai trò lãnh đạo của Đảng, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, bên cạnh yêu cầu về năng

lực, trình độ chuyên môn, đạo đức cách mạng, đảng viên còn phải có phẩm chất chính trị tốt,

kiên định lập trường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội... Do vậy, xây dựng ý thức xã hội mới

cần tiếp tục tăng cường hoạt động lý luận, nghiên cứu sâu rộng và có những bổ sung về lý luận

để làm phong phú kho tàng tri thức của chủ nghĩa Mác - Lênin trong tình hình mới.

Thứ tư, xây dựng ý thức xã hội mới cần ý thức sâu sắc sự kết hợp chặt chẽ

giữa “xây” và“chống”.

Ý thức xã hội mới là cốt lõi trong đời sống tinh thần xã hội mới; nó không hình thành một

cách tự phát trong lòng xã hội cũ; nó cần được chủ động nhận thức, xây dựng, truyền bá thành ý

thức chung của con người trong xã hội mới, thành động lực tinh thần của con người trong quá

trình xây dựng xã hội mới. Vì vậy, cần xây dựng ý thức xã hội mới đáp ứng nhu cầu phát triển

đất nước trong thời kỳ đổi mới và hội nhập. Trước hết, đó là tri thức, tình cảm, quyết tâm kiên

định con đường xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo

của Đảng. Bên cạnh đó, cần trang bị cho con người những tri thức mới của thời đại, tri thức về

kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, đặc biệt là những tri thức về khoa học và công nghệ... Đó là

yêu cầu tiên quyết trong quá trình xây dựng xã hội ta hiện nay. Đi cùng với nó là việc bồi

dưỡng lý tưởng sống, hoài bão, ước mơ, khát vọng cống hiến, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ.

Ngoài ra, cần đẩy mạnh việc xây dựng và phát huy ý thức làm chủ trong nhân dân, bồi dưỡng

và phát huy lòng yêu nước, ý thức về dân tộc và tinh thần đoàn kết dân tộc; nâng cao ý thức

phòng chống tham nhũng, lãng phí, trước hết là trong đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Cùng với việc xây dựng, bồi dưỡng ý thức xã hội mới, cần chống những biểu hiện cản trở

sự nghiệp xây dựng đó. Về hệ tư tưởng, đó là việc tập trung khắc phục tình trạng suy thoái về tư

tưởng chính trị trong một bộ phận cán bộ, đảng viên với các biểu hiện như: dao động về lý

tưởng, mục tiêu và con đường phát triển của dân tộc; phủ nhận thành quả cách mạng và giá trị

truyền thống của dân tộc; thiếu thống nhất với các quan điểm, chủ trương của Đảng, từ đó nói

và làm không theo đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước; ý thức mất cảnh giác trước âm

mưu và thủ đoạn “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch; không kịp thời và kiên quyết

phê phán, đấu tranh với những ý kiến, quan điểm sai trái... Tại hội nghị Ban Chấp hành Trung

ương lần thứ chín, khoá IX, Đảng ta đã nhấn mạnh: "Thường xuyên chỉ đạo uốn nắn những

nhận thức lệch lạc, mơ hồ, những biểu hiện dao động về tư tưởng, suy giảm niềm tin vào chủ

nghĩa xã hội và sự lãnh đạo của Đảng, đấu tranh không khoan nhượng chống chủ nghĩa cá nhân,

những biểu hiện cơ hội, thực dụng, bè phái, cục bộ, phê phán bác bỏ các quan điểm sai trái thù

địch, chủ động đối phó với các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân

tộc và nhân quyền chống phá cách mạng nước ta"(6).

Không dừng ở góc độ hệ tư tưởng, trong tâm lý xã hội cũng cần có những biểu hiện phải

khắc phục. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở: “Thói quen và truyền thống lạc hậu cũng là kẻ

địch to; nó ngấm ngầm ngăn trở cách mạng tiến bộ”(7). Hiện nay, chúng ta cần phải khắc phục

những biểu hiện tâm lý vốn được coi là hậu quả của nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp -

tâm lý thụ động, trông chờ, ỷ lại, xin cho, đối phó; khắc phục tâm lý của nền kinh tế tiểu nông,

sản xuất nhỏ lâu dài của lịch sử và hiện vẫn còn tồn tại là tâm lý lạc hậu, kinh nghiệm chủ

nghĩa, tuỳ tiện, đố kỵ, coi thường pháp luật và cả những tâm lý vốn khá phổ biến ở những nước

chịu nhiều ảnh hưởng của Nho giáo, như tâm lý trọng nam khinh nữ, tâm lý gia trưởng... Đặc

Page 144: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

144

biệt, trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, những tâm lý này còn có nhiều biểu hiện, biến

tướng và gây hậu quả nặng nề, biến họ thành những kẻ cơ hội, cá nhân chủ nghĩa, v.v..

Xây dựng ý thức xã hội mới là quá trình lâu dài, phức tạp, để có hiệu quả, chúng ta phải

thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

Thứ nhất, đẩy mạnh công cuộc xây dựng đời sống kinh tế mới, văn hoá mới, con người

mới. Nghiên cứu sự vận động của lịch sử qua các thời kỳ, C.Mác và Ph.Ăngghen đã khái quát:

“Không phải ý thức của con người quyết định tồn tại của họ; trái lại, tồn tại xã hội của họ quyết

định ý thức của họ”(8). Ý thức xã hội mới luôn bị chi phối bởi điều kiện sinh hoạt vật chất, điều

kiện kinh tế của xã hội mới. Vì vậy, xây dựng ý thức xã hội mới phải bắt đầu từ việc xây dựng

đời sống vật chất của xã hội mới. Những biểu hiện lệch lạc trong đời sống tinh thần ở xã hội ta

thời gian qua có nguyên nhân từ những yếu kém trong công tác tư tưởng, nhưng cũng có

nguyên nhân từ những kết quả còn rất hạn chế trong việc xây dựng nền kinh tế mới. Bên cạnh

đó, xây dựng ý thức xã hội mới cũng phụ thuộc rất nhiều vào kết quả xây dựng nền văn hoá

mới, con người mới, bởi giữa kinh tế, văn hoá và con người luôn có mối liên hệ chặt chẽ, gắn

bó mật thiết với nhau, chi phối và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.

Thứ hai, không ngừng hoàn thiện ý thức xã hội mới theo hướng khoa học, cách mạng, tiến

bộ, đáp ứng yêu cầu xây dựng xã hội mới, con người mới.

Về mặt lý luận, chúng ta cần đẩy mạnh nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, kịp thời làm

sáng tỏ những vấn đề lý luận mà cuộc sống đang đặt ra, như vấn đề phát triển kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa, vấn đề xây dựng Đảng cầm quyền trong điều kiện kinh tế nhiều

thành phần, vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa...

Mặt khác, chúng ta cũng cần chú trọng vấn đề kế thừa và đổi mới những giá trị truyền

thống của dân tộc. Đó không chỉ là sự gìn giữ, bảo lưu các giá trị truyền thống, mà còn phải tiếp

thu có chọn lọc các giá trị tinh thần được du nhập từ bên ngoài. Quá trình này cần được nhìn

nhận một cách cụ thể trong điều kiện cụ thể ở nước ta hiện nay. Lòng yêu nước nồng nàn, lòng

tự hào dân tộc là những giá trị tinh thần truyền thống, song trong điều kiện hiện nay, nó cần

được thể hiện ở tinh thần cần cù, sáng tạo, ý chí quyết tâm vượt khó để cải tạo cuộc sống, đưa

đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu. Tinh thần đoàn kết dân tộc phải được thể hiện

thành tinh thần đồng thuận trên cơ sở giải quyết hài hoà lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng,

xoá bỏ mặc cảm về thành phần, giai cấp, dân tộc, tôn giáo vì một nước Việt Nam độc lập, thống

nhất, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Thứ ba, tăng cường công tác tư tưởng phải đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, phát huy vai

trò của các phương tiện thông tin đại chúng trong quá trình tuyên truyền, giáo dục ý thức xã hội

mới.

Trong công tác tư tưởng, chúng ta cần bám sát thực tiễn, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng

và tìm ra những vướng mắc trong tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân để kịp thời giải

đáp. Tăng cường vai trò của báo chí, của các phương tiện thông tin đại chúng khác trong việc

tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, định hướng dư luận theo chiều

hướng tích cực, đồng thời phê phán những quan điểm sai trái, luận điệu phản động. Trong công

tác giáo dục, tuyên truyền chủ nghĩa Mác -Lênin, cần tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp

và hình thức để việc tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác -Lênin hiệu quả hơn.

Page 145: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

145

Thứ tư, phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, mở rộng dân chủ, khơi dậy tính chủ động, tự

giác của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân.

Xây dựng ý thức xã hội mới là quá trình đấu tranh gay go, phức tạp nhằm khắc phục

những tư tưởng, tập quán lạc hậu, làm thất bại cuộc tấn công về tư tưởng của các thế lực phản

động, kế thừa những giá trị tích cực trong truyền thống và hình thành ý thức xã hội mới. Đây là

quá trình lâu dài, phức tạp, đòi hỏi tính tự giác cao. Vì vậy, thông qua chủ trương, chính sách,

Đảng cần phải khắc phục những biểu hiện của khuynh hướng coi nhẹ vai trò của nhân tố tư

tưởng, chính trị, đạo đức. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức

trong các cơ quan báo chí, khắc phục những biểu hiện lệch lạc trong hoạt động báo chí, xuất

bản, văn hoá, văn nghệ, nhất là những biểu hiện xa rời tôn chỉ, mục đích, chạy theo thị hiếu thấp

kém... Cùng với sự lãnh đạo của Đảng, cần mở rộng các hình thức dân chủ để nhân dân có thể

tham gia vào quá trình xây dựng ý thức xã hội mới một cách chủ động và trực tiếp.

Sự nghiệp xây dựng ý thức xã hội mới phải là quá trình tự giác, cần sự đóng góp của tất cả

mọi người, trong đó đội ngũ cán bộ, đảng viên, các chủ thể lãnh đạo, quản lý có vai trò đặc biệt

quan trọng.

Câu 42. Nội dung, đặc điểm CNDV Mác xít. Vai trò của CNDV Mác xít trong việc

chống CNDV duy tâm duy ý chí. Ý nghĩa phương pháp luận của việc nắm vững quan hệ

vật chất ý thức

A.Noi cung cua chu nghia duy vat macxit

Thế giới xung quanh có thể chia thành lĩnh vực lớn tự nhiên và tinh thần, tồn tại và tư

duy, vật chất và ý thức, triết học với nhiệm vụ là giải thích thế giới cũng phải đề cập đến hai

vấn đề lĩnh vực này.

Theo ănghen vấn đề lớn, cơ bản của triết học là mỗi quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa

tồn tại và tư duy.

Vấn đề cơ bản của triết học gồm hai mâu thuẫn:

Mặt 1: giữa vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào?

Mặt 2: con người có khả năng nhận thức thế giới hay không.

Đó là vấn đề cơ bản của triết học vì:

Thứ nhất: căn cứ vào cách trả lời hai câu hỏi trên (cách giải quyết hai mặt của vấn đề cơ

bản của triết học) ta có thể biết được nhà triết học này, hệ thống triết học này là tư duy hay duy

tâm (mặt1).

+ chủ nghĩa duy vật cho rằng: ý thức có trước vật chất và quyết định vật.

+chất chủ nghĩa duy tâm chia thành hai trường phái:

Duy tâm khách quan ý niệm tuyệt đối quyết định vật chất.

Duy tâm chủ quan ý thức cảm giác của con người quyết định vật chất.

Những nhà triết học thừa nhận vật chất hoặc tinh thần quyết định được gọi là triết học

nhất nguyên. còn những nhà triết học thừa nhận cả vật chất và tinh thần quyết định ta gọi là triết

học nhị nguyên. triết học nhị nguyên cuối cùng cũng sẽ rơi vào chủ nghĩa duy tâm.

Page 146: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

146

Cũng căn cứ vào cách trả lời vấn đề cơ bản của triết học (mặt 2) mà ta biết được nhà triết

học đó theo thuyết khả tri hay bất khả tri.

+ Thuyết khả tri cho rằng con người có khả năng nhận thức thế giới

+ Thuyết bất khả tri (không thể không biết) cho rằng con người không có khả năng nhận

thức thế giới.

Như vậy vấn đề cơ bản của triết học là tiểu chuẩn để phân biệt các trường phái triết học

trong lịch sử.

Thứ 2: Bất cứ nhà triết học nào cũng phải giải đáp vấn đề mỗi quan hệ giữa vật chất và ý

thức xây dựng học thuyết của mình, vật chất và ý thức là hai phạm trù của triết học cơ bản bao

quát một sự vật, hiện tượng trong giới khách quan.

Thứ 3: Đó là vấn đề chung nó mãi mãi tồn tại cùng với con người và xã hội loại người.

Tiếp thu tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen, trên cơ sở khái quát những thành tựu mới

nhất của khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, về mặt triết học trên cơ sở phê

phán những quan điểm duy tâm và siêu hình về vật chất, Lênin đã đưa ra định nghĩa về vật chất

như sau:

A* Nội dung định nghĩa vật chất của V.I.Lênin:

“Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho

con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại

không lệ thuộc vào cảm giác” (V.I.Lênin toàn tập, T.18, NXB Tiến bộ, Matxcơva, 1980,

tr.151).

* Phân tích định nghĩa vật chất của V.I.Lênin:

Trong định nghĩa trên, chúng ta cần phân tích những nội dung chủ yếu sau đây:

a. “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan…”

- “Vật chất” là một phạm trù khái quát nhất, rộng nhất của lý luận nhận thức.

+ Phạm trù vật chất phải được xem xét dưới góc độ của triết học, chứ không phải dưới góc

độ của các khoa học cụ thể. Điều này sẽ giúp chúng ta tránh được sai lầm khi đồng nhất phạm

trù vật chất trong triết học với các khái niệm vật chất thường dùng trong các khoa học cụ thể

hoặc đời sống hằng ngày.

+ Không thể định nghĩa phạm trù vật chất theo phương pháp thông thường. Về mặt nhận

thức luận, Lênin chỉ có thể định nghĩa phạm trù vật chất trong quan hệ với phạm trù đối lập của

nó, đó là phạm trù ý thức (phương pháp định nghĩa thông qua cái đối lập với nó). (Xem thêm

chương khái niệm ở giáo trình Lôgic hình thức)

Khi định nghĩa vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan, Lênin

đã bỏ qua những thuộc tính riêng lẻ, cụ thể, nhiều màu, nhiều vẻ của các sự vật, hiện tượng, mà

nêu bật đặc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất có ở tất cả các sự vật, hiện tượng trong thế giới hiện

thực khách quan. Đó là đặc tính “tồn tại với tư cách là thực tại khách quan”, tồn tại ở ngoài ý

thức con người và độc lập với ý thức. Đặc tính này là dấu hiệu cơ bản để phân biệt vật chất với

cái không phải là vật chất.

Page 147: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

147

- Tính trừu tượng của phạm trù vật chất: Phạm trù vật chất khái quát đặc tính chung nhất

của mọi khách thể vật chất xét trong quan hệ với ý thức nên về hình thức nó là cái trừu tượng.

Vì thế, không được đồng nhất vật chất với các dạng cụ thể của nó giống như quan niệm của các

nhà duy vật trước Mác.

b. Thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác.

Trong phần này, Lênin đã giải quyết được những điều sau đây:

- Thứ nhất, Lênin đã giải quyết được mối quan hệ giữa tính trừu tượng và tính hiện thực

cụ thể cảm tính của phạm trù vật chất. Vật chất không phải tồn tại vô hình, thần bí mà tồn tại

một cách hiện thực, được biểu hiện cụ thể dưới dạng các sự vật, hiện tượng cụ thể mà các giác

quan của chúng ta có thể nhận biết một cách trực tiếp hay gián tiếp.

- Thứ hai, Lênin đã giải quyết được mặt thứ nhất của vấn đề cơ bản triết học trên lập

trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Thực tại khách quan đưa lại cảm giác cho con người,

chứ không phải cảm giác (ý thức) sinh ra thực tại khách quan. Điều đó có nghĩa là, vật chất là

cái có trước và đóng vai trò quyết định, nội dung khách quan của ý thức.

c. Thực tại khách quan được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại

không lệ thuộc vào cảm giác.

Đến đây, Lênin đã khẳng định rằng con người có khả năng nhận thức được thế giới hiện

thực khách quan. Tức là Lênin đã giải quyết được mặt thứ hai của vấn đề cơ bản triết học trên

lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng.

* Ý nghĩa của định nghĩa vật chất của V.I.Lênin:

- Giải quyết một cách đúng đắn vấn đề cơ bản của triết học trên lập trường chủ nghĩa

duy vật và biện chứng.

- Khắc phục được những quan niệm trực quan, siêu hình, máy móc về vật chất của chủ

nghĩa duy vật trước Mác và những biến tướng của nó trong trào lưu triết học tư sản hiện đại.

- Chống lại tất cả các quan điểm duy tâm và tạo ra căn cứ vững chắc để nghiên cứu xã

hội.

- Khẳng định thế giới vật chất là khách quan và vô cùng, vô tận, luôn luôn vận động và

phát triển không ngừng nên nó đã có tác dụng định hướng, cổ vũ các nhà khoa học khi sâu vào

nghiên cứu thế giới vật chất, để ngày càng làm phong phú thêm kho tàng tri thức của nhân loại.

Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, ý thức của con người là sản phẩm của quá trình phát

triển tự nhiên và lịch sử-xã hội. Do đó, muốn hiểu được nguồn gốc và bản chất của ý thức, cần

phải xem xét trên cả mặt tự nhiên và xã hội.

B. Nguồn gốc ý thức:

1. Nguồn gốc tự nhiên:

a. Ý thức là thuộc tính phản ánh của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ não người.

- Phản ánh là thuộc tính chung của vật chất. Phản ánh đó là năng lực giữ lại, tái hiện lại

của hệ thống vật chất này những đặc điểm của hệ thống vật chất khác và ngược lại. Nó được

thực hiện trong sự tác động qua lại giữa các hệ thống vật chất.

Page 148: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

148

- Thuộc tính phản ánh của vật chất có quá trình phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản

đến phức tạp, từ chưa hoàn chỉnh đến ngày càng hoàn thiện hơn.

+ Phản ánh của giới vô sinh. Phản ánh này đơn giản, thụ động, không có chọn lọc.

+ Trên cơ sở phản ánh của thế giới vô sinh xuất hiện một hình thức phản ánh mới cao

hơn về chất, đó là phản ánh của giới hữu sinh. Hình thức phản ánh này gắn liền với quá trình

chuyển hóa từ giới vô sinh qua giới hữu sinh. Hình thức này có quá trình phát triển lâu dài từ

thấp đến cao: kích thích, cảm ứng, tâm lý sơ cấp của động vật và cùng với quá trình vượn biến

thành người, phản ánh của động vật cấp cao chuyển hóa thành phản ánh ý thức của con người.

Như vậy, ta thấy rằng các dạng vật chất có trình độ tiến hóa càng cao thì sự phản ánh

càng cao; ý thức chỉ xuất hiện cùng với sự xuất hiện dạng vật chất có tổ chức cao là bộ não của

con người, chứ không phải với mọi dạng vật chất; ý thức chỉ là thuộc tính phản ánh của vật

chất, do đó, không được đồng nhất vật chất với ý thức và cũng không được tách ý thức ra khỏi

vật chất.

b. Khách thể vật chất bên ngoài

Bộ não con người với tư cách là hệ thống phản ánh. Vì vậy, muốn có ý thức thì phải có

sự tác động của khách thể vật chất bên ngoài vào bộ não của con người.

Thế nhưng, tại sao con vật cũng có sự tác động của khách thể vật chất bên ngoài lên bộ

não của nó mà lại không có ý thức? Sở dĩ như vậy là vì khác với tâm lý động vật, ý thức con

người ngoài nguồn gốc tự nhiên còn có nguồn gốc xã hội.

2. Nguồn gốc xã hội.

Sự ra đời của ý thức gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của bộ não con người

dưới ảnh hưởng của lao động và ngôn ngữ.

a. Lao động:

- Lao động là phương thức tồn tại cơ bản đầu tiên của con người, là hoạt động đặc thù

của con người, làm cho con người khác với tất cả các động vật khác.

+ Trong lao động, con người đã biết chế tạo ra các công cụ lao động và sử dụng các

công cụ đó để tạo ra của cải vật chất.

+ Lao động là hành động có mục đích, tác động vào thế giới khách quan nhằm thỏa mãn

nhu cầu của con người. Do đó, ý thức con người phản ánh một cách tích cực, chủ động và sáng

tạo.

- Trong quá trình lao động, bộ não con người phát triển và ngày càng hoàn thiện, làm

cho khả năng tư duy trừu tượng của con người cũng ngày càng phát triển.

- Lao động ngay từ đầu đã liên kết mọi thành viên trong xã hội với nhau, làm nảy sinh ở

họ nhu cầu giao tiếp. Vì vậy, ngôn ngữ ra đời và không ngừng phát triển cùng với lao động.

b. Ngôn ngữ:

- Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu thứ hai, là “vỏ vật chất” của tư duy, là phương tiện, là

công cụ để con người giao tiếp trong xã hội, phản ánh khái quát sự vật, tổng kết kinh nghiệm

thực tiễn và trao đổi chúng giữa các thế hệ.

Page 149: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

149

- Ý thức là một hiện tượng xã hội, do đó, nếu không có ngôn ngữ thì ý thức không thể

hình thành và phát triển được.

- Chính vì vậy, Ph.Ăngghen đã khẳng định rằng: “Sau lao động, đồng thời với lao động

là ngôn ngữ,.. đó là hai sức kích thích chủ yếu của sự chuyển biến bộ não của loài vật thành bộ

não của con người, tâm lý động vật thành ý thức” (Ph.Ăngghen: Biện chứng của tự nhiên, NXB

Sự thật, Hà Nội,1974, tr. 257)

II. Bản chất của ý thức:

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, ý thức là sự phản ánh thế giới khách

quan vào bộ não người thông qua hoạt động thực tiễn, nên bản chất của ý thức là hình ảnh chủ

quan của thế giới khách quan, là sự phản ánh sáng tạo, tích cực và chủ động về thế giới khách

quan. Đó chính là sự khác biệt rất cơ bản của ý thức con người so với tâm lý động vật và sự

“suy nghĩ” của máy móc.

Phản ánh của ý thức là sáng tạo, vì nó bao giờ cũng do nhu cầu thực tiễn quy định. Song,

sự sáng tạo của ý thức là sự sáng tạo của sự phản ánh, trong khuôn khổ và theo tính chất của

quy luật phản ánh.

Con người khác với động vật là thông qua hoạt động thực tiễn có mục đích, có định

hướng, tác động vào sự vật, hiện tượng trong thế giới, buộc chúng phải bộc lộ đặc tính, kết cấu,

quy luật lao động để phản ánh và nhận thức. Khi con người nhận thức được quy luật, thì con

người vận dụng tri thức đó vào việc cải biến thế giới khách quan nhằm phục vụ cho cuộc sống

của mình.

C Đặc điểm cơ bản của triết học Mác-Lênin.

- triết học Mác-Lênin so với các giai đoạn phát triển tư tưởng triết học trong lịch sử có

những đặc điểm sau:

1. Sự thống nhất giữa tính Đảng và tính khoa học:

Tính Đảng trong triết học là lập trường thế giới quan, triết học đó đứng trên lập

trường thế giới quan nào, bảo vệ lợi ích cho giai cấp nào.

Triết học Mác-Lênin gắn liền với giai cấp vô sản. Mác viết: vũ khí vật chất của triết

học là giai cấp vô sản, cũng giống như vũ khí tinh thần của giai cấp vô sản là triết học, triết học

Mác-Lênin là thế giới quan của giai cấp vô sản, giai cấp tiến bộ và cách mạng nhất trong thời

đại ngày nay. Nó là vũ khí tinh thần sắc bén để họ chiến thắng kẻ thù, giải phóng mình và giải

phóng nhân loại.

Giai cấp vô sản tuyên bố rõ tính Đảng của mình là triết học duy vật biện chứng và kiên

quyết đấu tranh để bảo vệ tính Đảng đó. Giai cấp tư sản và các giai cấp bóc lột khác không dám

tuyên bố công khai tính Đảng trong triết học của mình và lợi ích của chúng là dựa trên sự áp

bức bóc lột. Giai cấp tư sản tìm mọi cách để che giấu tính Đảng của mình và cho rằng triết học

của chúng là siêu giai cấp, là khoa học phục vụ lợi ích chung của xã hội. Theo họ tính Đảng

mâu thuẫn với tính khoa học, đã có tính Đảng thì không còn tính khách quan. Điều đó đúng với

triết học của giai cấp bóc lột nói chung vì lợi ích của họ mâu thuẫn với lợi ích của quảng đại

quần chúng lao động. Cho nên đứng trên lập trường của giai cấp tư sản thì không phản ánh

đúng quy luật khách quan của xã hội. Thật vậy, giai cấp tư sản khó có thể thừa nhận sự tất yếu

khách quan là xã hội tư bản cũng như bất kỳ xã hội nào đều có sự ra đời, phát triển và diệt

Page 150: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

150

vong, dứt khoát sẽ phải có một xã hội mới cao hơn ra đời that thế nó. Chủ nghĩa duy vật biện

chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử đã vạch ra chân lý đó cho nên giai cấp tư sản rất căm ghét

và thù địch với triết học Mác-Lênin.

Chỉ có đứng trên lập trường của giai cấp vô sản thì mới nhận thức được đầy đủ đúng

đắn những quy luật phát triển của xã hội loại người, giai cấp vô sản là giai cấp tiến bộ nhât,

cách mạng nhất trong thời đại ngày nay. Lợi ích của nó phù hợp với lợi ích của quảng đại quần

chúng nhân dân lao động, phù hợp với sự phát triển không ngừng của lịch sử. Sứ mệnh của giai

cấp vô sản là cùng với quảng đại nhân dân lao động đấu tranh cải tạo xã hội, xây dựng thành

công xã hội mới. Muốn vậy phải nhận thức đúng quy luật phát triển của lịch sử, phân tích đúng

điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội và các quan hệ khác của nước mình, tiếp thu có phê phán

kinh nghiệm của lịch sử,.... từ đó mà đề ra đường lối chiến lược, sách lược đúng đắn thúc đẩy

lịch sử tiến lên.

Như vậy, tính Đảng và tính khoa học được thống nhất trong triết học Mác-Lênin. Tính

Đảng càng cao thì tính khoa học càng sâu. Nó kiên quyết chống lại mọi thế giới quan và

phương pháp nhận thức đối lập với nó, đối lập với chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa

duy vật lịch sử.

Trong “luận cương về Phoiơbắc” C. Mác viết : “ các nhà triết học đã chỉ biết giải thích

thế giới bằng nhiều cách khác nhau song vấn đề là cải tạo thế giới”.

Muốn cải tạo thế giới thì phải có sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Sự ra đời của

triết học Mác-Lênin là sự khái quát cao những kinh nghiệm thực tiễn đấu tranh cách mạng của

giai cấp vô sản và những thành tựu của các bộ môn khoa học cụ thể. Nó luôn luôn phát triển

cùng với sự phát triển không ngừng của thực tiễn xã hội. Thực chất triết học Mác-Lênin là kế

thừa có phê phán và cách mạng các tư tưởng triết học trong lịch sử nhân loại.

Trong khi khẳng định ý nghĩa quyết định của thực tiễn đó với sự hình thành lý luận

khoa học nói chung triết học nói riêng, Mác, Ăngghen, Lênin đồng thời nhấn mạnh vai trò quan

trọng của lý luận đối với thực tiễn. Lý luận cách mạng có ý nghĩa to lớn trong việc giác ngộ, tập

hợp tổ chức, đồng viên quần chúng, hướng dẫn cuộc đấu tranh của quần chúng đến thắng lợi

“chống có lý luận cách mạng thì thì không có phong trào cách mạng” lý luận cách mạng khi

thâm nhập vào quần chúng nó có sức mạnh như sức mạnh vật chất.

Lý luận và thực tiễn tuy khác nhau nhưng có quan hệ biện chứng với nhau. Đây là

nguyên tắc cơ bản của triết học Mác-Lênin. Nghiên cứu triết học Mác-Lênin phải thấm nhuần

nguyên tắc này. Cần phải vận động lý luận triết học và thực tiễn để giải quyết những yêu cầu

của thực tiễn đặt ra. Đồng thời phải bám sát thực tiễn, từ thực tiễn mà khái quát thành lý luận

mới. Một mặt bổ sung vào kho tàng lý luận, mặt khác làm cho lý luận phát triển cùng với sự

phát triển không ngừng của thực tiễn xã hội. Thực tiễn-lý luận-thực tiễn,..... đó là con đường

phát triển biện chứng của lý luận và thực tiễn.

D. Tính sáng tạo của triết học Mác.

Bản chất của triết học Mác-Lênin là sáng tạo. Lênin coi phép biện chứng duy vật là

linh hồn của chủ nghĩa Mác. Triết học Mác-Lênin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận

của toàn bộ chủ nghĩa Mác-Lênin cũng như tất cả các lĩnh vực nhận thức khoa học.

Triết học Mác-Lênin khẳng định rằng: tất cả mọi sự vật hiện tượng của thế giới khách

quan đều vận động và biến đổi không ngừng. Điều đó đòi hỏi tư duy con người muốn phản ánh

Page 151: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

151

chúng tất yếu phải mềm dẻo năng động. Mọi sự ngưng đọng, trì trệ giáo điều máy móc bảo

thùđều trái với bản chất phê phán và cách mạng của triết học Mác, trái với tính sáng tạo vốn có

của nó.

Tính sáng tạo của triết học Mác-Lênin gắn liền với quan điểm lịch sử cụ thể, khi xem

xét các sự vật, hiện tượng đòi hỏi phải phân tích cụ thể tình hình, chính nó là: linh hồn sống của

chủ nghĩa Mác. Phải đặt nó vào trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể, trong thời gian và không gian

xác định bất cứ sự nhận thức nào tách khỏi điều kiện hoàn cảnh lịch sử đều trở thành vô nghĩa

trống rỗng. Chân lý bao giờ cũng cụ thể không có chân lý chung chung, trựu tượng.

Tính sáng tạo của triết học Mác-Lênin gắn liền với quan điểm thực tiễn, lấy thực tiễn

sinh động phong phú làm cơ sở nguồn gốc động lực mục đích, tiểu chuẩn của nhận thức. Nêu

thoát ly thực tiễn thì lý luận trở nên khô khan nghèo nàn, mang tính chất tư biện thuần tuý.

Tính sáng tạo của triết học Mác-Lênin đòi hỏi không bao giờ được xem nó như là học

thuyết vạn nang đã hoàn thiện, hoàn mĩ mà luôn luôn phải bổ sung phát triển không ngừng cho

phù hợp với hiện thực khách quan sinh động.

Tính sáng tạo đối với giáo điều, rập khuôn máy móc. Song sáng tạo lại không đồng nghĩa

với chủ quan tuỳ tiện mà sáng tạo phải phù hợp với yêu cầu thực tiễn đạt ra, phù hợp với quy

luật khách quan của lịch sử, góp phần thúc đẩy lịch sử tiên lên.

Câu 43: Quan điểm toàn diện ; Quan điểm phát triển; Nội dung các quy luật (thống

nhất và đấu tranh của các mặt đối lập; (những thay đổi về lượng dẫn đễn những thay đổi

về chất và ngước lại; phủ định của phủ định) Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và

cái riêng; nguyên nhân – kết quả;

A. Quan điểm toàn diện

Cơ sở lý luận, nội dung, ý nghĩa của quan điểm toàn diện:

đặc trưng khác nhau); Khắc phục tình trạng nguỵ biện (biến cái không cơ bản thành cơ

bản); Khắc phục tình trạng chiết trung (gắn kết những nhân tố không có liên hệ nội tại với nhau

thành một chỉnh thể)

Trong cải tạo thế giới: việc quán triệt quan điểm toàn diện sẽ giúp cho việc đánh giá, nhận

xét, nhìn nhận sự vật hiện tượng một cách hệ thống đồng bộ, đồng thời nắm vững bối cảnh, quá

trình biến đổi của sự vật hiện tượng và xu hướng phát triển của sự vật hiện tượng, từ đó có hệ

thống các chính sách, biện pháp, phương tiện tác động phù hợp, trong đó có những khâu đột

phá, trọng tâm, trọng điểm; đồng thời có tính mềm dẻo, linh hoạt khi tình hình thay đổi.

Nguyên tắc phát triển trong nhận thức và nhận thức

Quan điểm phát triển là phải xem xét sv Quan điểm toàn diện là quan điểm khi xem xét và

nghiên cứu sự vật, hiện tượng phải nghiên cứu tất cả các mặt, các yếu tố, kể cả các mặt khâu

trung gian, trực tiếp và gián tiếp có liên quan đến sự vật, từ tri thức một mặt đến tri thức nhiều

mặt về sv từ đó khái quát lại, rút ra cái bản chất nhất của nó.

Cơ sở lýluận của nguyên tắc toàn diện là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. quan điểm

toàn diện đòi hỏi, muốn nhận thức được bản chất của sự vật hiện tượng chúng ta phải xem xét

sự tồn tại của nó trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, yếu tố, thuộc tính khác nhau trong

Page 152: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

152

tính chỉnh thể của sự vật, hiện tượng ấy và trong mối liên hệ qua lại giữa sự vật hiện tượng đó

với sự vật, hiện tượng khác, tránh xem xét phiến diện một chiều.

- Quan điểm toàn diện đòi hỏi phải xem xét, đánh giá từng mặt, từng mối liên hệ, và phải

nắm được đâu là mối liên hệ chủ yếu, bản chất quy định sự vận động, phát triển của sự vật, hiện

tượng.

- Quan điểm toàn diện đối lập với cách nhìn phiến diện, một chiều; đối lập với chủ nghĩa

chiết trung và thuật ngữ nguỵ biện.

Yêu cầu:

- Để nhận thức đúng đắn về sv, h/tg đòi hỏi chúng ta phải xem xét nó trong sự liên hệ, tác

động qua lại với sv, h/tg khác chứ khg đc tách nó ra khỏi sv, h/tg khác.

- Xem xét toàn diện các mối liên hệ nhưng phải đ/giá đúng vị trí, vai trò của từng mối liên

hệ, tránh xem xét 1 cách bình quân, dàn trải thiếu trọng tâm trọng điểm;

- Từ bàn chất của sv phải quay lại hiểu rõ toàn bộ sv trên cơ sở mối liên hệ bản chất chủ

yếu với các mối liên hệ khác đảm bảo tính đồng bộ, tính hệ thống

Ý nghĩa: Khắc phục cách nhìn phiến diện (chỉ nhìn nhận một hoặc một vài liên hệ; đánh

giá cào bằng những ra đời trong bối cảnh nào, đã trải qua những giai đoạn tiến hóa cơ bản ra

sao, trạng thái hiện có như thế nào từ đó dự báo được triển vọng của nó.

B. quan điểm phát triển

Cơ sở lý luận của quan điểm phát triển là nguyên lý về sự phát triển của phép biện chứng

duy vật. Theo đó, sự phát triển là vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp,

từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn (tự nhiên, xh, tư duy). Phát triển là trường hợp đặc biệt

của sự đặc biệt của sự vận động và trong sự phát triển sẽ nảy sinh những tính quy định mới, cao

hơn về chất, nhờ đó, làm cho cơ cấu tổ chức, phương thức tồn tại và vận động của sự việc, hiện

tượng cùng chức năng của nó ngày càng hoàn thiện hơn.

Yêu cầu:

- Quan điểm phát triển yêu cầu, khi xem xét sự vật, hiện tượng phải đặt nó trong trạng thái

vận động, biến đổi chuyển hoá để không chỉ nhận thức sự vật, hiện tượng trong trạng thái hiện

tại mà còn thấy được khuynh hướng phát triển của nó trong tương lai, nghĩa là phải phân tích để

làm rõ những biến đổi của sự vật, hiện tượng.

- Sự vận động và phát triển của sv, h/tg là một quá trình chứa đựng mâu thuẫn. Việc gq

mâu thuẫn làm cho sv vận động, p/triển vì vậy chúng ta phải biết phát hiện mâu thuẫn, tìm cách

gq mâu thuẫn, xác định xu hướng phát triển của sự vật, hiện tượng do sự phủ định biện chứng

quy định; coi phủ định là tiền đề cho sự ra đời của sự vật hiện tượng mới để thúc đẩy sự vận

động, p/triển của sv, h/tg.

- Quan điêm phát triển yêu cầu, phải nhận thức sự phát triển là quá trình trải qua nhiều

giai đoạn từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Mỗi

giai đoạn phát triển lại có những đặc điểm, tính chất, hình thức khác nhau.

Ý nghĩa: Quan điểm phát triển giúp chúng ta hiểu được bản chất thực sự của sv, tìm được

biện pháp cải tạo sv, h/tg theo đúng quy luật phát triển của chúng.

Page 153: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

153

Giúp ta tránh tư tưởng hoang mang, dao động bi quan trước những bước thụt lùi tạm thời

đi xuống của sv, xây dựng niềm tin vào cái mới nhấ định thắng lợi, ủng hộ cái mới hợp quy

luật, tạo điều kiện cho cái mới đó phát triển thay thế cái cũ, phải chống lại quan điểm bảo thủ,

trì trệ.

Tránh tư tưởng ảo tưởng (vì sự p/triển của sv rất phức tạp), tránh tư tưởng bi quan chán

nản, cái mới hợp quy luật thắng lợi là tất yếu, cái cũ, cái lạc hậu tồn tại chỉ tạm thời nó nhất

định sẽ mất đi.

C. Nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, ý nghĩa của việc nắm

vững quy luật này trong hoạt động thực tiễn.

1. Để nắm vững được nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập

chúng ta cần nắm vững một số khái niệm cơ bản sau:

Mặt đối lập: là những thuộc tính, những quá trình có khuynh hướng phát triển đối lập

nhau tạo nên sự tồn tại của sự vật và hiện tượng.

Mặt mâu thuẫn: là khái niệm chỉ sự liên hệ tác động lẫn nhau của các mặt đối lập, mỗi

mâu thuẫn là một cặp mặt đối lập trong cùng một sự vật vừa thống nhất với nhau vừa thường

xuyên đấu tranh với nhau.

Sự thống nhất của các mặt đối lập: là sự ràng buộc lẫn nhau nương tựa vào nhau của các

mặt đối lập mặt này lấy mặt kia làm tiền đề để tồn tại cho mình.

Sự đấu tranh của các mặt đối lập: là sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ và phủ định

lẫn nhau, sự chuyển hoá lẫn nhau của các mặt đối lập.

2. Nội dung quy luật:

Mọi sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan đều là thể thống nhất của các mặt đối lập.

Hai mặt đối lập của sự vật hiện tượng thống nhất với nhau của hai mặt trong sự vật. Sự khác

nhau đó dần chuyển thành sự đối lập. Khi đó mâu thuẫn bộc lộ rõ hai mặt đối lập đấu tranh với

nhau. Sự đấu tranh phát triển đến gay gắt lên đến đỉnh cao thì xảy ra xung đột giữa hai mặt của

mâu thuẫn. Hai mặt đó chuyển hoá lẫn nhau trong những điều kiện nhất định tức là mâu thuẫn

được giải quyết. Kết thúc sự thống nhất cũ của các mặt đối lập, một sự thống nhất mới xuất

hiện, các mặt đối lập lại đấu tranh với nhau, mâu thuẫn lại phát triển và lên đến đỉnh cao thì

được giải quyết. Đó là sự chuyển hoá lẫn nhau của các mặt đối lập diễn ra thường xuyên làm

cho sự vật vận động phát triển không ngừng đó là quy luật vốn có của mọi sự vật hiện tượng.

Sự chuyển hoá các mặt đối lập là tất yếu và diễn ra muôn hình muôn vẻ. Đối với các sự vật

khác nhau sự chuyển hoá của các mặt đối lập cũng khác nhua, có 2 hình thức cơ bản:

- Mặt đối lập này tức chuyển thành mặt đối lập kia sang cái đối lập với mình.

- Cả hai mặt đối lập đều chuyển hoá thành cái khác, lên hình thức cao hơn.

3. ý thức của việc nắm vững quy luật này:

- Mâu thuẫn là khách quan và phổ biến chúng ta phải biết phân tích các mặt đối lập tìm ra

mâu thuẫn của nó có như vậy mới nắm được bản chất của sự vật hiện tượng mới tìm ra khuynh

hướng vận động và phát triển của chúng để có biện pháp cải tạo sự vật.

Page 154: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

154

- Phương pháp phân tích mâu thuẫn: vì trong sự vật có nhiều mâu thuẫn có vai trò vị trí

khác nhau do đó phải biết phân tích mâu thuẫn cụ thể, tìm cách giải quyết cụ thể đối với từng

mẫu thuẫn theo quy tắc phân tích cụ thể mọi tình hình cụ thể.

- Phương pháp giải quyết mâu thuẫn:

+ Mâu thuẫn có quá trình phát triển cho nên nó được giải quyết khi đã có đủ điều kiện để

giải quyết . Việc giải quyết mâu thuẫn phải tuân theo quy luật khách quan.

+ Mâu thuẫn phải được giải quyết bằng con đường đấu tranh các hình thức đấu tranh cũng

phải khác nhau để phù hợp với từng loại mâu thuẫn.

+ Mâu thuẫn phải được giải quyết một cách cụ thể. Có nhiều hình thức đấu tranh giữa các

mặt đối lập nên chúng ta phải căn cứ vào tình hình cụ thể để lựa chọn hình thức đấu tranh phù

hợp nhất.

D.nội dung quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đễn những thay đổi về chất và ngước

lại ý nghĩa của việc nắm vũng quy luật này trong thực tiễn.

1. Để nắm được quy luật cần phải nắm được các khái niệm cơ bản sau:

* khái niệm chất: chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định bên trong vốn

có của sự vật, là tổng hợp những thuộc tính làm cho nó và phân biệt nó với sự vật khác.

* Khái niệm lượng: Lượng là một phạm trù triết học chỉ tính quy định vốn có của sự vật

nhưng chưa nó sự khác nhau căn bản giữa nó với sự vật khác mà chỉ nói lên quy mô, trình độ,

số lượng, mức độ phát triển của sự vật.

* Khái niệm độ: Độ là mối liên hệ quy định lẫn nhau của chất và lượng. Nó là giới hạn mà

trong đó tuy lượng đã thay đổi sự vật vẫn còn là nó chưa biến thành cái khác.

* Khái niệm nhảy vọt: sự biến đổi về chất gọi là nhảy vọt, đó là bước ngoặt trong sự biến

đổi dần dần về lượng.

* Khái niệm điểm nút: giới hạn mà đến đó xảy ra nhảy vọt gọi là điểm nút.

2. Phân tích nội dung quy luật lượng chất.

a. Những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất.

Quá trình vận động- phát triển của sự vật diễn ra bằng cách lượng đổi dẫn đến chất đổi. Sự

vật tồn tại trong sự thống nhất giữa chất và lượng. Chất lượng tác động qua lại lẫn nhau lượng

biến đổi dần dần (tăng hoặc giảm trong giới hạn đó). Sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi

hoàn toàn về chất, nhưng ảnh hưởng đến trạng thái của chất. Lượng phát triển đến một mức độ

nhất định hết giới hạn đó thì đó chính là điểm nút ở đây xảy ra nhảy vọt. Đó là sự chuyển biến

về chất, chất cũ mất đi chất mới ra đời thay thế sự vật cũ mất đi, nhường chỗ cho sự vật mới ra

đời. Nhảy vọt kết thúc một giai đoạn biến đổi về lượng, nó là sự gián đoạn trong quá trình vận

động liên tục của sự vật nhưng nó không chấm dứt sự vận động mà chỉ chấm dứt một dạng tồn

tại của sự vật, chấm dứt một giai đoạn vận động nảy sinh một giai đoạn vận động khác.

b. Chất mới ra đời tác động đến sự biến đổi của lượng. Chất mới ra đời tạo một sự thống

nhất mới giữa chất lượng và độ mới.

Chất mới hình thành lại quy định sự biến đổi của lượng, sự ảnh hưởng của chất đến lượng

có thể biểu hiện ở quy mô, mức độ nhịp điều phát triển của lượng mới. Trong sự vật mới lượng

Page 155: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

155

lại tiếp tục biến đổi dần dần đến hết giới hạn đó, đó là điểm nút ở đây lại xảy ra nhảy vọt và có

sự chuyển biến về chất, chất mới ra đời sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời thay thế cho nó. sự ra

đời của chất mới lại tác động đến sự biến đổi của lượng mới, cụ thể như vậy, hiện tượng vận

động phát triển lúc thì dần dần về lượng, lúc thì nhảy vọt về chất.

3. ý nghĩa của việc nắm vững quy luật này trong hoạt động thực tiễn:

- Việc nắm vững mỗi quan hệ biện chứng giữa thay đổi về chất của ý nghĩa phương pháp

luận quan trọng cho chúng ta nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động nhận thức cũng như

hoạt động thực tiễn.

+ Trong hoạt động thực tiễn nhất là trong đấu tranh cách mạng phải biết chớp thời cơ và

tận dụng thời cơ nhằm tạo nên sự phát triển.

+ Chống quan điểm sai lầm của chủ nghĩa cải lương, chủ nghĩa xét lại hữu khuynh cũng

như chủ nghĩa vô chỉnh phủ tả khuynh.

+ Quan điểm của chủ nghĩa xét lại hữu khuynh, cải lương phủ nhận tính tất yếu của bước

quá độ mang tính cách mạng, chỉ thừa nhận tiến hoá là hình thức thay đổi duy nhất của xã hội.

- Chủ nghĩa vô chỉnh phủ, chủ nghĩa cơ hội tả khuynh phủ nhận hình thức phát triển mang

tính liên tục chỉ thừa nhận những bước nhảy có tính chất cách mạng “ mang tính phiêu lưu”.

Quan điểm chủ quan nôn nóng cũng là biểu hiện của nó.

- Nắm vững quy luật này có ý nghĩa to lớn trong việc xem xét và giải quyết những vấn đề

của công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay. Việc thực hiện thành công quá trình đổi mới toàn

diện tất cả các mặt của đời sống xã hội sẽ tạo ra bước nhảy về chất của toàn bộ xã hội nước ta

nói chung.

E. Nội dung cơ bản của quy luật phủ định của phủ định

a. Khái niệm phủ định:

Phủ định là sự xoá bỏ một sự vật, hiện tượng bằng một hình thức nào đó, là sự thay thế sự

vật này bằng sự vật khác, là sự mất đi của cái này để ra đời cái khác.

+ Đặc điểm:

So với phủ định thông thường thì phủ định biện chứng có những đặc điểm sau:

- Phủ định biện chứng là sự phủ định tự thân được thực hiện do mâu thuẫn bên trong.

Những nhân tố bên ngoài chỉ tham gia vào như là lực hích, là môi trường tạo điều kiện cho sự

phủ định đó diễn ra nhanh hơn hoặc có khi kìn hãm.

- Phủ định biện chứng là một quá trình vừa loại bỏ vừa kế thừa, trong đó mặt kế thừa là

quan trọng. Những yếu tố được kế thừa khi gia nhập vào cái mới phải biến hình và vận động

theo quy luật của cái mới. Nhờ sự kế thừa mà sự phát triển của sự vật luôn luôn được xuất phát

từ nấc thang cao nhất của thế kỷ trước để tiến lên.

- Phủ định biện chứng là một vòng khâu trong quá trình phát triển của chính sự vật đó,

quá trình này là vô tận trong đó có sự liên tục chuyển hoá từ hình thái tồn tại này sang hình thái

tồn tại khác để tự làm phong phú chính bản thân mình.

Ăngghen viết: “Hãy lấy ví dụ một hạt đại mạch. Có hàng nghìn triệu hạt đại mạch giống

nhau được xảy ra, nấu chín và đem làm bia, rồi tiêu dùng đi. Nhưng nêu một hạt mạch như thế

Page 156: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

156

gặp những điều kiện bình thường đối với nó, nếu nó rơi vào một miếng đất thích hợp, thì nhở

ành hưởng của sức nóng và độ ẩm, đối với nó sẽ diễn ra một sự biến hoá riêng, nó nảy mầm, hạt

đại mạch biến đi không còn là hạt đại mạch nữa, nó bị phủ định, bị thay thế bởi một cái cây do

nó để ra, đây là sự phủ định đại mạch”.

b. Nội dung cơ bản của quy luật phủ định của phủ định:

* Phủ định: Là khái niệm triết học nhằm để chỉ ra sự ra đời của sự vật mới trên cơ sở mất

đi của sự vật cũ.

* Phủ định biện chứng là sự tự phủ định, là sự phủ định tạo điều kiện cho sự phát triển

tiếp sau. Sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan luôn vận động phát triển liên tục không

ngừng. Mỗi chu kỳ một vòng khâu của sự vận động phát triển của sự vật bao gồm hai lần phủ

định và ba giai đoạn: giai đoạn khẳng định, giai đoạn phủ định và giai đoạn phủ định của phủ

định. Qua hai lần phủ định sự vật hoàn thành được một chu kỳ phát triển của nó. Sự phủ định

lần thứ nhất tạo ra sự đối lập với sự vật ban đầu, đó là một bước trung gian trong sự phát triển.

Sự phủ định lần thứ hai tái lập lại cái ban đầu, nhưng trên cơ sở mới cao hơn, nó thể hiện bước

tiến của sự vật. Sự phủ định lần thứ hai này được gọi là phủ định của phủ định. Phủ định của

phủ định xuất hiện với tư cách là cái tổng hợp tất cả các yếu tố tích cực đã được phát triển từ

trước trong cái khẳng định ban đầu và trong cái phủ định lần thứ nhất, cái tổng hợp này là sự

thống nhất biện chứng tất cả những yếu tố tích cực trong các giai đoạn trước và những yếu tố

mới xuất hiện trong quá trình phủ định. Cái tổng hợp có nội dung toàn diện và phong phú hơn

không còn phiến diện như trong cái khẳng định ban đầu và cái phủ định lần thứ nhất. Phủ định

của phủ định kết thúc một chu kỳ phát triển đồng thời lại là điểm xuất phát của một chu kỳ phát

triển về sau.

* Đặc điểm quan trọng nhất của quy luật phủ định của phủ định chính là sự phát triển

dương như quay trở lại cái cũ nhưng trên cơ sở cao hơn.

c. ý nghĩa của việc nắm vững quy luật này trong hoạt động thực tiễn:

- Phát triển là khuynh hướng tất yếu của các sự vật, hiện tượng do đó phải tin tưởng vào

cái mới nhất định sẽ thay thế cái cũ, cái tiến bộ nhất định sẽ chiến thắng cái lạc hậu.

- Biết phát triển ra cái mới: tích cực ủng hộ cái mới đấu tranh cho cái mới thắng lợi, tạo

mọi đều kiện cho cái mới ra đời và chiến thắng cái cũ, cái lạc hậu vì khi mới ra đời cái mới bao

giờ giả tạo cái cũ đội lốt cái mới.

- Phát triển đó là khuynh hướng của các sự vật, hiện tượng nhưng không có nghĩa là sự

phát triển theo đường thẳng tắp mà sự phát triển đó theo con đường “xoáy óc” đó khi có những

bước lùi tạm thời vì vậy phải chống quan điểm lạc quan quá mức hoặc thái độ bảo thủ trì trệ.

F. Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng

1. Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những mối

quan hệ giống nhau ở nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ.

2. Cái riêng là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình

riêng lẻ nhất định.

3. Cái đơn nhất là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá

trình riêng lẻ nhất định.Cặp phạm trù cái riêng và cái chung trong triết học gắn liền với “bộ ba”

phạm trù là cái đơn nhất, cái đặc thù, cái phổ biến. Cái đơn nhất là phạm trù triết học dùng để

Page 157: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

157

chỉ những mặt, những thuộc tính… chỉ có ở một sự vật, một kết cấu vật chất. Những mặt,

những thuộc tính ấy không được lặp lại ở bất kỳ sự vật, hiện tượng hay kết cấu vật chất nào

khác. Cái đặc thù là phạm trù triết học chỉ những thuộc tính… chỉ lặp lại ở một số sự vật, hiện

tượng hay kết cấu vật chất nhất định của một tập hợp nhất định. Cái phổ biến là phạm trù triết

học được hiểu như cái chung của tập hợp tương ứng.

Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng, cái đơn nhất

Phép biện chứng duy vật cho rằng, cái riêng và cái chung đều tồn tại khách quan và giữa

chúng có sự thống nhất biện chứng. Cụ thể:

1. Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng. Điều đó có nghĩa là không có

cái chung thuần tuý, trừu tượng tồn tại bên ngoài cái riêng.

Ví dụ: Thuộc tính cơ bản của vật chất là vận động. Vận động lại tồn tại dưới các hình

thức riêng biệt như vận động vậy lý, vận động hoá học, vận động xã hội v.v..

2. Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung. Điều đó có nghĩa là không có cái

riêng độc lập thuần tuý không có cái chung với những cái riêng khác.

Ví dụ: Các chế độ kinh tế – chính trị riêng biệt đều bị chi phối với các quy luật chung của xã hội

như quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất.

3. Cái chung là bộ phận của cái riêng, còn cái riêng không gia nhập hết vào cái chung.

Cái riêng phong phú hơn cái chung, vì ngoài những đặc điểm gia nhập vào cái chung, cái riêng

còn có những đặc điểm riêng biệt mà chỉ riêng nó có. Cái chung là cái sâu sắc hơn cái riêng bởi

vì nó phản ánh những mặt, những thuộc tính, nhưng mỗi liên hệ bên trong, tất nhiên, ổn định,

phổ biến tồn tại trong cái riêng cùng loại. Cái chung gắn liên hệ với cái bản chất, quy định sự

tồn tại và phát triển của sự vật.

4. Cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hoá lẫn nhau; có thể coi đây là sự chuyển hoá

giữa hai mặt đối lập. Sự chuyển hoá giữa cái đơn nhất và cái chung diễn ra theo hai hướng: cái

đơn nhất biến thành cái chung, làm sự vật phát triển và ngược lại, cái chung biến thành cái đơn

nhất làm cho sự vật dần dần mất đi.

Mối quan hệ này được cái chung, cái riêng và cái đơn nhất thể hiện:

Cái riêng = cái chung + cái đơn nhất

Ý nghĩa phương pháp luận

– Cái chung chỉ tồn tại thông qua cái riêng. Chỉ có thể tìm cái chung trong cái riêng chứ

không thể ở ngoài cái riêng

– Bất cứ cái chung nào khi áp dụng vào từng trường hợp riêng cũng cần được cá biệt hoá.

Nếu đem áp dụng nguyên xi cái chung, tuyệt đối hoá cái chung dễ dẫn đến sai lầm tả khuynh

giáo điều.

Nếu xem thường cái chung, chỉ chú ý đến cái đơn nhất dễ dẫn đến sai lầm hữu khuynh xét

lại

– Trong quá trình phát triển của sự vật, trong những điều kiện nhất định cái đơn nhất có

thể biến thành cái chung và ngược lại cái chung có thể biến thành cái đơn nhất. Trong hoạt động

thực tiễn cần tạo điều kiện thuận lợi cho cái đơn nhất chuyển thành cái chung nếu cái đơn nhất

Page 158: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

158

có lợi cho con người. Và ngược lại biến cái chung thành cái đơn nhất nếu cái chung tồn tại bất

lợi cho con người

* Hoạt động thực tiễn vạn dụng cặp phạm trù này vào trong quá trình nhận thức và đánh

giá các sự vật hiện tượng một cách khách quan và khoa học

G.nguyên nhân và kết quả

1. Nguyên nhân là phạm trù triết học dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong

một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra một sự biến đổi nhất định.

2. Kết quả là phạm trù triết học dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫn

nhau của các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau.

– Khác với nguyên nhân, nguyên cớ cũng là một sự kiện nào đó trực tiếp xảy ra trước kết

quả, nhưng không sinh ra kết quả, có liên hệ với kết quả nhưng là mối liên hệ bên ngoài không

bản chất.

VD: “Sự kiện Vinh Bắc Bộ”, vào tháng 8/1964, từ đó Mỹ ném bom miền Bắc là nguyên

cơ, còn nguyên nhân thực sự là do bản chất xâm lược của đế quốc Mỹ.

– Điều kiện là tổng hợp những hiện tượng không phụ thuộc vào nguyên nhân, nhưng có tác

dụng đối với sự nảy sinh kết quả.

VD: Nhiệt độ, áp suất, chất xúc tác là những điều kiện không thể thiếu của một số phản

ứng hoá học

Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả

1. Nguyên nhân sinh ra kết quả, vì vậy nguyên nhân bao giờ cũng có trước kết quả. Còn

kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau nguyên nhân. Chỉ những mối liên hệ trước sau về mặt thời

gian có quan hệ sản sinh mới là mối liên hệ nhân quả.

2. Trong hiện thực, mối liên hệ nhân quả biểu hiện rất phức tạp: một kết quả có thể do

nhiều nguyên nhân và một số nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả.

– Nếu các nguyên nhân tác động cùng chiều thì có xu hướng dẫn đến kết quả nhanh hơn.

– Nếu các nguyên nhân tác động ngược chiều thì làm cho tiến trình hình thành kết quả chậm

hơn. Thậm chí triệt tiêu tác dụng của nhau.

3. Giữa nguyên nhân và kết quả có tính tương đối, có sự chuyển hoá, tác động qua lại tạo

thành chuỗi liên hệ nhân – quả vô cùng vô tận.

Ý nghĩa phương pháp luận

– Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn cần tôn trọng tính khách quan của mối liên hệ

nhân quả.

– Muốn cho hiện tượng nào đó xuất hiện cần tạo nguyên nhân cùng những điều kiện cho

nguyên nhân đó phát huy tác dụng. Ngược lại, muốn hiện tượng nào đó mất đi thì phải làm mất

nguyên nhân tồn tại của nó.

– Phải biết xác định đúng nguyên nhân để giải quyết vấn đề nảy sinh vì các nguyên nhân

có vai trò không như nhau.

Page 159: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

159

– Kết quả có thể tác động trở lại nguyên nhân. Do đó, trong hoạt động thực tiễn cần khai

thác, tận dụng những kết quả đã đạt được để thúc đẩy nguyên nhân tác động theo hướng tích

cực.

Câu 44: Những tiền đề ra đời cho Triết học Mác

1. Điều kiện kinh tế-xã hội:vào những năm 40 của thế kỷ XIX chủ nghĩa tư bản đã trở

thành hệ thống kinh tế thống trị ở các nước Tây Âu, giai cấp vô sản đã bước lên vũ đài chính trị

như một lực lượng độc lập. Mâu thuẫn xã hội và đấu tranh giữa lực lượng lao động (bị bóc lột)

và tư bản (bóc lột) trong xã hội tư bản ngày càng trở nên sâu sắc về tính chất xã hội của sản

xuất và hình thức chiếm hữu tư nhân, mâu thuẫn này không thể điều hoà được giữa giai cấp vô

sản và tư sản. Giai cấp vô sản đã ý thức được quyền lợi cơ bản của mình và tiến hành các cuộc

đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, tuy nhiên các hình thức đấu tranh còn mang tính bột phát, có

nơi và có thời gian đã rơi vào bế tắc. Yêu cầu phải có một lý luận dẫn đường. Vì vậy, những

tiền đề kinh tế – xã hội trên đây dẫn đến sự ra đời của triết học Mác … để giải quyết đúng đắn

những vấn đề lịch sử đặt ra.

2) Tiền đề lý luận

a) C.Mác và Ph.Ăngghen đã kế thừa triết học cổ điển Đức, đặc biệt là phép biện chứng

duy tâm và tư tưởng duy vật về những vấn đề cơ bản của triết học để xây dựng nên phép biện

chứng duy vật và mở rộng nhận thức sang cả xã hội loài người, làm cho chủ nghĩa duy vật trở

nên hoàn bị và triệt để.

b) Kinh tế chính trị học Anh mà đặc biệt là lý luận về kinh tế hàng hóa; học thuyết giá trị

thặng dư là cơ sở của hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa. Đó còn là việc thừa nhận các quy luật

khách quan của đời sống kinh tế xã hội, đặt quy luật giá trị làm cơ sở cho toàn bộ hệ thống kinh

tế và rằng, do đó chủ nghĩa tư bản là vĩnh cửu.

c) Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp với những dự đoán thiên tài mà trước hết là lịch sử

loài người là một quá trình tiến hóa không ngừng, chế độ sau tiến bộ hơn chế độ trước; rằng sự

xuất hiện các giai cấp đối kháng trong xã hội là kết quả của sự chiếm đoạt; đồng thời phê phán

chủ nghĩa tư bản là ở đó con người bị bóc lột và lừa bịp, chính phủ không quan tâm tới dân

nghèo. Khẳng định xã hội xã hội chủ nghĩa là xã hội công nghiệp mà trong đó, công nông

nghiệp đều được khuyến khích, đa số người lao động được bảo đảm những điều kiện vật chất

cho cuộc sống v.v là cơ sở để chủ nghĩa Mác phát triển thành lý luận cải tạo xã hội.

3) Tiền đề khoa học tự nhiên.

a) Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lương đã dẫn đến kết luận triết học là sự phát

triển của vật chất là một quá trình vô tận của sự chuyển hoá những hình thức vận động của

chúng.

b) Thuyết tế bào xác định sự thống nhất về mặt nguồn gốc và hình thức giữa động vật và

thực vật;

c) Thuyết tiến hoá của Đác uyn đã khắc phục được quan điểm cho rằng giữa thực vật và

động vật không có sự liên hệ; là bất biến; do Thượng Đế tạo ra và đem lại cho sinh học cơ sở

khoa học, xác định tính biến dị và di truyền giữa các loài.

Page 160: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

160

Tóm lại: Chủ nghĩa Mác ra đời là một tất yếu lịch sử. Sự ra đời của nó không những do nhu cầu

khách quan của thực tiễn xã hội lúc bấy giờ, do sự kế thừa những thành tựu trong lý luận và

được kiểm chứng bằng các thành tựu của khoa học, mà còn do bản thân sự phát triển của lịch sử

đã tạo ra những tiền đề khách quan cho sự ra đời của nó.

Ý nghĩa của sự ra đời chủ nghĩa Mác: tạo ra bước ngoặt, cuộc cách mạng trong tư tưởng

khoa học của nhân loại, vì:

- Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, C.Mác và AG đã giải thích được quy luật phát triển

của xã hội loại người một cách khoa học, khách quan, toàn diện, lịch sử - cụ thể.

- Các quy luật vận động, phát triển của xã hội loài người đã được lý giải, phân tích trên cơ

sở khoa học và thực tiễn. Họ đã chứng minh sự ra đời cũng như diệt vong của CNTB là 1 tất

yếu như nhau, đều do yếu tố kinh tế quy định.

- Làm cho chủ nghĩa xã hội không tưởng có căn cứ khoa học để trở thành CNXH KH.

- Làm cho giai cấp công nhân, người đại diện cho LLSX hiện đại, tiến bộ, có được lý luận

khoa học, cách mạng dẫn dắt trong cuộc đấu tranh giải phóng bản thân và giải phóng nhân loại

(tạo ra bước chuyển về chất của phong trào từ tự phát lên tự giác) CN Mác đã nhìn ra được sứ

mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp vô sản từ đó đề ra chiến lược, sách lược, con đường,

biện pháp để giải phóng xã hội, giai cấp, dân tộc, con người khỏi áp bức, bóc lột bất công.

- Thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật với phương pháp biện chứng, lý luận với thực tiễn,

tính đảng với tính khoa học, là học thuyết mở, luôn tự đổi mới và phát triển cùng sự phát triển

tư tưởng của nhân loại.

Câu 45: Hình thái kinh tế xã hội

1. Khái niệm hình thái kinh tế – xã hội : Hình thái kinh tế – xã hội là một phạm trù của

chủ nghĩ duy vật lịch sử, dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn phát triển lịch sử nhất định, với

một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó phù hợp với lực lượng sản xuất ở một trình

độ nhất định và với một kiến trúc thượng tầng được xây dựng lên trên những quan hệ sản xuất

đó

2. Kết cấu của hình thái kinh tế – xã hội Hình thái kinh tế – xã hội là một xã hội cụ thể có

kết cấu phức tạp, gồm những yếu tố cơ bản nhất là lực lượng sản xuất, quanh hệ sản xuất và

kiến trúc thượng tầng trong sự liên hệ tác động qua lại.

– Lực lượng sản xuất là nền tảng vật chất – kỹ thuật của mỗi hình thái kinh tế – xã hội. Sự

phát triển của hình thái kinh tế – xã hội xét đến cùng là do lực lượng sản xuất quyết định.

– Quan hệ sản xuất là quan hệ kinh tế cơ bản, quyết định tất cả mối quan hệ xã hội khác,

là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt chế độ xã hội này với chế độ xã hội khác. Mỗi hình thái

kinh tế – xã hội có một kiểu quan hệ sản xuất tương ứng với một trình độ nhất định của lược

lượng sản xuất.

– Những quan hệ sản xuất của một xã hội cụ thể hợp thành cơ sở hạ tầng, trên đó hình

thành nền kiến trúc thượng tầng xã hội, mà chức năng xã hội của nó là bảo vệ, duy trì và phát

triển cơ sở hạ tầng đã sinh ra nó.

Page 161: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

161

Ngoài những yếu tố cơ bản của xã hội trên còn có những quan hệ khác như quan hệ dân

tộc, quan hệ gia đình v.v..

3.Sự phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên

Với học thuyết hình thái kinh tế – xã hội, C.Mác và Ph.Ăngghen đã tạo ra một cuộc cách

mạng thật sự trong triết học, đã “tống cổ chủ nghĩa duy tâm ra khỏi hầm trú ẩn cuối cùng của

nó, đó là lĩnh vực xã hội” và đưa đến cho khoa học xã hội một phương pháp nghiên cứu thật sự

khoa học. Cho đến nay học thuyết ấy vẫn còn tràn đầy sức sống và vẫn giữ được những giá trị

đích thực của nó:

- Sự vận động, phát triển và thay thế nhau của các hình thái kinh tế – xã hội trong lịch sử

do sự tác động của các quy luật khách quan chi phối. Các yếu tố cơ bản hợp thành một hình thái

kinh tế – xã hội có quan hệ biện chứng với nhau hình thành nên những quy luật phổ biến của xã

hội: quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản

xuất, quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng v.v.. Chính do sự tác động của các

quy luật đó, mà các hình thái kinh tế – xã hội vận động phát triển và thay thế nhau từ thấp lên

cao như một quá trình lịch sử tự nhiên.

- Trong các quy luật khách quan chi phối sự vận động và phát triển của các hình thái kinh

tế – xã hội thì quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực

lượng sản xuất có vai trò quyết định nhất. Nó vừa bảo đảm tính kế thừa trong sự phát triển tiến

lên của xã hội, vừa biểu hiện tính gián đoạn trong sự phát triển của lịch sử.

- Quá trình phát triển lịch sử tự nhiên được quy định bởi những quy luật chung cho chúng

ta thấy lôgíc của lịch sử thế giới. Những quá trình lịch sử cụ thể vô cùng phong phú, có hàng

loạt những yếu tố làm cho quá trình lịch sử đa dạng và thường xuyên biến đổi.

4.Ý nghĩa của học thuyết Mác – Lênin về hình thái kinh tế – xã hội

- Việc vạch ra nguồn gốc, động lực bên trong của sự phát triển xã hội, những nguyên

nhân và cơ sở của sự xuất hiện và biến đổi của các hiện tượng xã hội đã biến xã hội học thành

một khoa học thật sự, khác phục mọi quan điểm duy tâm về lịch sử.

- Là công cụ lý luận giúp chúng ta nhận thức những quy luật phổ biến đang tác động và

chi phối sự vận động của xã hội. Vũ trang cho chúng ta phương pháp khoa học để nghiên cứu

xã hội.

- Là cơ sở lý luận của việc hoạch định các đường lối cách mạng của các đảng cộng sản.

5. quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất :

Lực lượng sản xuất : Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự

nhiên, thể hiện trình độ chinh phục tự nhiên của con người. Đó là kết quả của năng lực thực tiễn

của con người trong quá trình tác động vào tự nhiên tạo ra của cải vật chất bảo đảm cho sự tồn

tại và phát triển của loài người. Lực lượng sản xuất bao gồm: tư liệu sản xuất và thói quen lao

động. Các yếu tố của lực lượng sản xuất có quan hệ với nhau. Sự phát triển của lực lượng sản

xuất là sự phát triển của tư liệu lao động thích ứng với bản thân người lao động, với trình độ

văn hoá, khoa học, kỹ thuật của họ. Năng suất lao động là thước đo trình độ phát triển của lực

lượng sản xuất. Đồng thời, xét đến cùng, đó là nhân tố quan trọng nhất cho sự thắng lợi của một

trật tự xã hội mới

Page 162: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

162

Ngày nay khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Những thành tựu của khoa học

được vận dụng nhanh chóng và rộng rãi vài sản xuất, có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ sản xuất

phát triển; những tư liệu sản xuất, những tiến bộ của công nghệ và phương pháp sản xuất là kết

quả vật chất của nhận thức khoa học. Thời đại ngày nay tri thức khoa học trở thành một bộ phận

cần thiết của kinh nghiệm và tri thức của người sản xuất v.v.. và được phát triển mạnh mẽ. Đó

là lực lượng sản xuất to lớn thúc đẩy quá trình phát triển tiến bộ xã hội trên thế giới.

Quan hệ sản xuất : Quan hệ giữa người và người trong quá trình sản xuất được gọi là quan

hệ sản xuất. Cũng như lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất thuộc lĩnh vực đời sống vật chất của

xã hội. Tính vật chất của quan hệ sản xuất thể hiện ở chỗ chúng tồn tại khách quan độc lập với ý

thức con người. Quan hệ sản xuất bao gồm: quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất; quan hệ về tổ

chức quản lý trong sản xuất; quan hệ phân phối sản phẩm. Ba mặt trên có quan hệ hữu cơ với

nhau trong đớ quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất giữa vai trò quyết định. Bản chất của bất cứ

kiểu quan hệ sản xuất nào trước hết do quan hệ chiếm hữu tư liệu sản xuất quyết định.

Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng

sản xuất :

- Quan hệ sản xuất được hình thành, biến đổi, phát triển dưới ảnh hưởng quyết định của

lực lượng sản xuất. – Lực lượng sản xuất là yếu tố đông nhất và cách mạng nhất, là nội dung

của phương tức sản xuất, còn quan hệ sản xuất là yếu tố tương đối ổn định, là hình thức xã hội

của phương thức sản xuất. Trong mối quan hệ giữa nội dung và hình thức thì nội dung quyết

định hình thức. – Lực lượng sản xuất phát triển thì quan hệ sản xuất biến đổi theo phù hợp với

tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Sự phù hợp đó làm cho lực lượng sản xuất tiếp tục

phát triển. Khi tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất phát triển đến mức nào đó sẽ mâu

thuẫn với quan hệ sản xuất hiện có, đòi hỏi xoá bỏ quan hệ sản xuất cũ để hình thành quan hệ

sản xuất mới phù hợp với lực lượng sản xuất đang phát triển, làm phương thức sản xuất cũ mất

đi, phương thức sản xuất mới xuất hiện… – Sự phát triển của lực lượng sản xuất từ thấp đến cao

qua các thời kỳ lịch sử khác nhau đã quyết định sự thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ

sản xuất mới cao hơn, đưa loài người trải quan nhiều hình thái kinh tế – xã hội khác nhau từ

thấp lên cao, với những kiểu quan hệ sản xuất khác nhau.

- Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất : Quan hệ sản xuất phù

hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất sẽ tạo địa bàn rộng lớn cho sự phát triển

của lực lượng sản xuất, trờ thành động lực cơ bản thúc đẩy, tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất

phát triển. Khi quan hệ sản xuất đã lỗi thời, lạc hậu không còn phù hợp với tính chất và trình độ

của lực lượng sản xuất thì nó trở thành xiềng xích trói buộc, kìm hãm sự phát triển của lực

lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất, sở dĩ có thể tác động (thúc đẩy kìm hãm) sự phát triển của

lực lượng sản xuất, vì nó quy định mục đích của sản xuất; ảnh hưởng đến thái độ lao động của

quảng đại quần chúng; kích thích hoặc hạn chế việc cải tiến công cụ, việc áp dụng thành tựu

khoa học – kỹ thuật vào sản xuất, việc hợp tác và phân công lao động, v.v..

Trong xã hội có giai cấp đối kháng, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản

xuất biểu hiện thành mâu thuẫn giai cấp và chỉ thông qua đấu tranh giai cấp mới giải quyết

được mâu thuẫn đó để đưa xã hội tiến liên.

Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản

xuất biểu hiện sự vận động nội tại của phương thức sản xuất khác cao hơn. Quy luật này là quy

luật phổ biến tác động trong mọi xã hội, làm cho xã hội loài người phát triển từ thấp đến cao.

Page 163: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

163

VD: Sự vận dụng quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ

của lực lượng sản xuất ở nước ta: Nước ta chọn con đường xã hội chủ nghĩa bỏ qua chế độ tư

bản chủ nghĩa từ một nước công nghiệp lạc hậu với lực lượng sản xuất đậm chất nông nghiệp

với quan hệ làm chung, chia đều nên đã gặp phải những khó khăn lớn trong những năm trước

năm 1986; sau năm 1986 lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, quan hệ sản xuất cũng đa

dạng hơn nên sau hơn 15 năm, nước ta đã từ một nước nông nghiệp lạc hậu chuyển dần lên

thành một nước công hoá.

BÀI VIẾT THAM KHẢO

Biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất có tính quy luật này cũng tác

động mạnh mẽ vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Từ lý luận và thực tiễn cho

chúng ta thấy rằng, lực lượng sản xuất chỉ có thể phát triển khi có một quan hệ sản xuất phù

hợp với nó. Còn quan hệ sản xuất lạc hậu hơn, hoặc “tiên tiến” (theo ý muốn chủ quan của con

người) hơn so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất thì nó sẽ kìm hãm sự phát triển của

lực lượng sản xuất. Do đó, trong công cuộc đổi mới kể từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI

(1986), VII (1991), VIII (1996) và lần thứ IX (2001), Đảng ta đã “chủ trương thực hiện nhất

quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ

chế thị trườmg có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đó chính là nền

kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” (1).

Đường lối đó xuất phát từ trình độ lực lượng sản xuất ở nước ta vừa thấp kém, vừa không

đồng đều nên chúng ta không thể nóng vội, chủ quan như trước đây để xây dựng một quan hệ

sản xuất dựa trên chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Như thế, sẽ đẩy quan

hệ sản xuất vượt quá xa (không phù hợp) so với lực lượng sản xuất vốn có của chúng ta. Vì vậy,

thực hiện nhất quán và lâu dài nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần định hướng xã hội chủ

nghĩa mà Đảng ta đã đề ra trong công cuộc đổi mới đất nước là nhằm khơi dậy tiềm năng của

sản xuất, khơi dậy năng lực sáng tạo, chủ động, kích thích lợi ích… đối với các chủ thể lao

động trong quá trình sản xuất, kinh doanh để thúc đẩy sản xuất phát triển theo đúng mục đích

của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là “Phát triển lực lượng sản

xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao

đời sống nhân dân. Phát triển lực lượng sản xuất hiện đại gắn liền với xây dựng quan hệ sản

xuất mới phù hợp trên cả ba mặt sở hữu, quản lý và phân phối”(2).

Đối với nước ta, từ một nước nông nghiệp lạc hậu, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, do

vậy, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, đi đôi với việc củng cố và hoàn thiện quan hệ

sản xuất thì điều cần thiết và có tính quyết định là chúng ta phải phát triển lực lượng sản xuất.

Muốn phát triển lực lượng sản xuất thì không có con đường nào khác là phải tiến hành công

nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đảng ta đã khẳng định: “về thực chất, công nghiệp hoá, hiện đại hóa

là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản

lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính, sang sử dụng một cách phổ biến sức

lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát

triển công nghiệp và tiến bộ khoa học, công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao” (1).

Quan niệm ấy về công nghiệp hóa, hiện đại hóa cho thấy vấn đề then chốt của quá trình

này ở một nước nông nghiệp lạc hậu là cải biến lao động thủ công thành lao động sử dụng kỹ

thuật tiên tiến trong toàn bộ nền kinh tế để đạt được năng suất lao động xã hội cao. Song, đó

không chỉ là sự tăng thêm một cách giản đơn tốc độ và tỷ trọng của sản xuất công nghiệp trong

Page 164: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

164

nền kinh tế, mà còn là cả một quá trình chuyển dịch cơ cấu, gắn liền với đổi mới công nghệ, tạo

nền tảng cho sự tăng trưởng bền vững và có hiệu quả cao của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Công nghiệp hóa phải đi đôi với hiện đại hóa, kết hợp với những bước tiến tuần tự về công

nghệ, tận dụng để phát triển chiều rộng, với việc tranh thủ những cơ hội đi tắt, đón đầu để phát

triển chiều sâu, tạo nên những mũi nhọn theo trình độ tiến triển của khoa học, công nghệ trong

khu vực và trên thế giới.

Như vậy, có thể nói, công nghiệp hóa ở nước ta hiện nay là một quá trình rộng lớn và

phức tạp, được triển khai đồng thời với quá trình hiện đại hóa và luôn gắn bó với quá trình

hiện đại hóa. Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ấy phải thật sự lấy phát triển giáo dục –

đào tạo, khoa học và công nghệ làm nền tảng và động lực. Phát triển giáo dục – đào tạo nhằm

nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi về nguồn

nhân lực của công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thực hiện mục tiêu “dân

giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”.

Câu 46. Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

1. Cơ sở hạ tầng

– Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một xã

hội nhất định. Khái niệm cơ sở hạ tầng phản ánh chức năng xã hội của các quan hệ xã hội nhất

định. Khái niệm cơ sở hạ tầng phản ánh chức năng xã hội của các quanh hệ sản xuất với tư cách

là cơ sở kinh tế của các hiện tượng xã hội.

– Cơ sở hạ tầng bao gồm quan hệ sản xuất thống trị, nhưng quan hệ sản xuất là tàn dư của

xã hội trước và những quan hệ sản xuất là mầm mống của xã hội sau. Đặc trưng cho tính chất

của một cơ sở hạ tầng do quan hệ sản xuất thống trị quy định.

– Trong xã hội có đối kháng giai cấp thì tính chất của sự đối kháng giai cấp và sự xung

đột giai cấp bắt nguồn từ trong cơ sở hạ tầng.

2. Kiến trúc thượng tầng

– Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm tư tưởng xã hội, những thiết chế

tương ứng và những quan hệ nội tại của thượng tầng hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất

định.

– Mỗi yếu tố của kiến trúc thượng tầng có đặc điểm riêng, có quy luật phát triển riêng

nhưng có liên hệ tác động lẫn nhau và đều nảy sinh trên cơ sở hạ tầng, phản ánh cơ sở hạ tầng,

trong đó nhà nước là bộ phận có quyền lực mạnh mẽ nhất của kiến trúc thường tầng. Chính nhò

có nhà nước mà tư tưởng của giai cấp thống trị mới thống trị được toàn bộ đời sống xã hội.

– Kiến trúc thượng tầng của xã hội có đối kháng giai cấp bao gồm hệ tư tưởng và thể chế

của giái cấp thống trị, tàn dư của các quan điểm của xã hội trước, các quan điểm và tổ chức của

các giai cấp mới ra đời, quan điểm tư tưởng của các tầng lớp trung gian. Hệ tư tưởng của giai

cấp thống trị quyết định tính chất cơ bản của kiến trúc thượng tầng trong một hình thái xã hội

nhất định. Tính chất đối kháng về quan điểm tư tưởng và cuộc đấu tranh tư tưởng của giai các

giai cấp đối kháng phản ánh tính chất đối kháng của cơ sở hạ tầng.

3. Quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

Page 165: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

165

Mỗi hình thái kinh tế – xã hội có cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của nó, giữa

chúng có mỗi quan hệ biện chứng với nhau, trong đó cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng

tầng và kiến trúc thượng tầng tác động trở lại cơ sở hạ tầng.

a. Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng

– Cơ sở hạ tầng sinh ra kiến trúc thượng tầng. Cơ sở hạ tầng của một xã hội nhất định như

thế nào, tính chất của nó ra sao, giai cấp đại diện cho nó thế nào thì hệ thống tư tưởng chính trị,

pháp quyền, đạo đức, triết học, v.v.. và các quan hệ; các thể chế tương ứng với những tư tưởng

ấy cũng như vậy.

– Cơ sở hạ tầng quyết định sự biến đổi của kiến trúc thượng tầng. Sự biến đổi đó xảy ra

trong mỗi hình thái kinh tế – xã hội, cũng như từ hình thái kinh tế – xã hội này sang hình thái

kinh tế – xã hội khác. Trong xã hội có đối kháng giai cấp, sự biến đổi đó diễn ra thông qua cuộc

đấu tranh giai cấp gay go, phức tạp.

– Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc tượng tầng là quy luật phổ biến của mỗi hình thái

kinh tế – xã hội.

b. Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng

– Sự tác động tích cực của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng thể hiện trước hết ở

chức năng chính trị – xã hội của kiến trúc thượng tầng nhằm bảo vệ, duy trì, củng cố và phát

triển cơ sở hạ tầng sinh ra nó; đấu tranh xoá bỏ cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng cũ.

– Các bộ phận khác nhau của kiến trúc thượng tầng đều tác động đến cơ sở hạ tầng bằng

nhiều hình thức khác nhau, trong đó nhà nước giữ vai trò đặc biệt quan trọng có tác động to lớn

nhất và trực tiếp đối với cơ sở hạ tầng.

– Trong mỗi hình thái kinh tế – xã hội, kiến trúc thượng tầng có những quá trình biến đổi

nhất định. Quá trình đó càng phù hợp với cơ sở hạ tầng thì sự tác động của nó đối với cơ sở hạ

tầng càng có hiệu quả; ngược lại, quá trình đó không theo cùng chiếu với quy luật vận động của

cơ sở hạ tầng thì nó sẽ cản trở sự phát triển của cơ sở hạ tầng.

– Trong thời đại ngày nay, vai trò của kiến trúc thượng tầng tăng lên rõ rệt, càng thể hiện

với tư cách là một yếu tố tác động mạnh mẽ đến tiến trình lịch sử. Song nếu quá nhấn mạnh

hoặc thổi phồng vai trò của kiến trúc thượng tầng đến mức phủ định tính tất yếu kinh tế của xã

hội, thì sẽ rơi vào chủ nghĩa duy tâm chủ quan, duy ý trí.

VD: Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng trong thời kỳ quá độ ở nước ta

– Cơ sở hạ tầng trong thời ký quá độ ở nước ta bao gồm các kiểu quan hệ sản xuất gắn

liền với các hình thức sở hữu tương ứng với các thành phần kinh tế khác nhau, thậm chí đối lập

nhau, cùng tồn tại trong một cơ cấu kinh tế thống nhất theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

– Về xây dựng kiến trúc thượng tầng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là hệ thống chính trị xã

hội mang tính chất giai cấp công nhân, do đội tiền phong của nó là Đảng cộng sản Việt Nam.

Các tổ chức, bộ máy tạo thành hệ thống chính trị – xã hội không tồn tại như một mục đích tự

thân mà vì phục vụ con người, thực hiện cho được lợi ích và quyền lực thuộc về nhân dân lao

động.

Vai trò của nhà nước đối với cơ sở hạ tầng

Page 166: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

166

- Trong kiến trúc thượng tầng, Nhà nước là yếu tố tác động mạnh nhất đối với cơ sở hạ

tầng, làm chức năng bảo vệ, duy trì quyền sở hữu tư liệu sản xuất và lợi ích của giai cấp thống

trị thông qua bộ máy quyền lực Nhà nước, bao gồm: cảnh sát, nhà tù, trại giam, quân đội, vũ khí

tự vệ và chiến đấu.

+ Các yếu tố khác như: triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật, khoa học cũng tác động

đến cơ sở hạ tầng, nhưng chúng đều bị nhà nước và pháp luật chi phối.

+ Kiến trúc thượng tầng có sự tác động mạnh mẽ đối với sự phát triển của kinh tế - xã hội,

nhưng bản thân nó không làm thay đổi được tiến trình phát triển khách quan của xã hội.

+ Xét đến cùng kinh tế là nhân tố quan trọng quyết định đối với kiến trúc thượng tầng.

Nếu Kiến trúc thượng tầng kìm hãm sự phát triển của kinh tế - xã hội, thì sớm hay muộn sẽ bị

thay thế bằng kiến trúc thượng tầng mới, tiến bộ nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng ở nước ta hiện nay.

- Cơ sở hạ tầng ở nước ta hiện nay nằm trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một

nền kinh tế phát triển còn thấp kém. Đó là một cơ cấu kinh tế bao gồm nhiều thành phần.

Liên hệ: Nhiều thành phần kinh tế với những hình thức tổ chức kinh doanh đa dạng, đan

xen hỗn hợp: Thành phần kinh tế nhà nước ; Thành phần kinh tế tập thể; thành phần kinh tế tư

bản nhà nước; thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ; kinh tế hỗn hợp

+ Các thành phần kinh tế được tổ chức thành một cơ cấu kinh tế thống nhất vận hành theo

định hướng XÃ HỘI CHỦ NGHĨA do kinh tế NHÀ NƯỚC quyết định. Thành phần kinh tế

NHÀ NƯỚC , tức là thành phần kinh tế định hướng XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ngày càng giữ vai

trò chủ đạo trong đời sống xã hội.

+ Tính đa dạng, phức tạp và đan xen của cơ sở hạ tầng quy định tính phức tạp nhiều mặt

của kiến trúc thượng tầng ở nước ta, được biểu hiện cụ thể trên lĩnh vực đời sống tinh thần của

xã hội.

+ Kết cấu của kiến trúc thượng tầng được quy định bởi hệ tư tưởng Mác - Lênin và tư

tưởng Hồ Chí Minh. Đó là nền tảng tư tưởng duy nhất chỉ đạo toàn bộ đời sống xã hội đặt dưới

sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam mang bản chất của giai cấp công nhân.

Ý nghĩa:

- Kiến trúc thượng tầng là do cơ sở hạ tầng sinh ra. Vì vậy, phải xây dựng và hoàn thiện

một hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách, đầu tư chiến lược phù hợp với cơ sở hạ tầng, tức là

phù hợp với quan hệ sản xuất hiện tồn và cơ cấu thành phần kinh tế nhằm kích thích sản xuất,

nâng cao năng suất lao động.

LIÊN HỆ : Ở Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI chỉ ra: “Xây dựng

cơ chế vận hành của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền

lực nhà nước đều thuộc về nhân dân; quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối

hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Hoàn thiện hệ

thống pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi của các quy định trong văn bản pháp luật. Xây dựng,

hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp trong các hoạt động và quyết định

của các cơ quan công quyền”

Page 167: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

167

- Cơ sở hạ tầng đóng vai trò quyết định đối với kiến trúc thượng tầng. Vì vậy, để củng cố

kiến trúc thượng tầng vững mạnh thì cần phải mở rộng và phát huy vai trò của các quan hệ sản

xuất trong đời sống xã hội, cụ thể:

+ Thực hiện mở rộng, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần đặt dưới sự quản lý của Nhà

nước.

+ Thực hiện đa dạng hoá các hình thức sở hữu, tổ chức quản lý, phân phối sản phẩm nhằm

bảo đảm lợi ích cho các giai cấp, tầng lớp trong xã hội. Qua đó, sẽ kích thích, mở đường cho lực

lượng sản xuất phát triển, góp phần củng cố kiến trúc thượng tầng và tình hình an ninh chính trị

của quốc gia.

- Trong quan hệ sản xuất bao gồm: quan hệ sản xuất tàn dư, quan hệ sản xuất thống trị và

mầm mống của quan hệ sản xuất tương lai.

+ Nhà nước và các tổ chức xã hội cần có cơ chế, chính sách loại bỏ dần các quan hệ sản

xuất tàn dư, lạc hậu và củng cố vững chắc quan hệ sản xuất thống trị hiện tồn

+ Từng bước ưu tiên phát triển những quan hệ sản xuất mới tiến bộ, khoa học nhằm

thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, nâng cao năng suất lao động. Qua đó, góp phần củng cố

kiến trúc thượng tầng vững mạnh.

2. vận dụng cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng vào trong đổi mới chính trị ở Việt

Nam:

- Thực hiện đổi mới trên nền tảng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đổi

mới có bước đi, lộ trình, kế hoạch trên tinh thần Đảng lãnh đạo, NHÀ NƯỚC quản lý, nhân

dân lao động làm chủ.

Đổi mới toàn diện cả kinh tế và chính trị. Trước hết, Đổi mới kinh tế, từ nền kinh tế tập

trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng chủ nghĩa xã hội. Trong đó Cơ

sở hạ tầng Việt Nam hiện nay là cơ sở hạ tầng quá độ bao gồm nhiều loại hình quan hệ sản

xuất. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo kinh tế hợp tác làm nền tảng, đó là nguyên tắc.

Tăng trưởng kinh tế gắn với công bằng tiến bộ xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái. Ví dụ:

công nghiệp hóa gắn với sản xuất nông nghiệp hiện đại, giải quyết đời sống cho người lao động

Thứ 2 là: đổi mới chính trị: Đổi mới chính trị không phải thay đổi chế độ chính trị mà đổi

mới tư duy chính trị về Chủ nghĩa xã hội.

Đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị giới sự lãnh đạo của Đảng mà thực chất là đẩy

mạnh dân chủ hóa.

Cụ thể là nâng cao hiệu quả sự lãnh đạo của đảng với các thành viên trong hệ thống chính

trị và giải quết tốt mối quan hệ giữa các thành viên, thực chất là đẩy mạnh dân chủ hóa chủ

nghĩa xã hội.

Kiến thức thượng tầng của Việt Nam hiện nay:về mặt chính trị nước ta đang xây dựng

định hướng xã hội chủ nghĩa, lấy chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉ

nam là nền tảng tư tưởng, là cơ sở chiến lược, sách lược cách mạng cho Đảng lãnh đạo, thể chế

Việt Nam là thể chế nhất nguyên chính trị. Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ

nghĩa do dân vì dân.

Chúng ta đổi mới toàn diện, nhưng đổi mới kinh tế là trọng tâm, chính trị là từng bước.

Page 168: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

168

Câu 47: Phủ định biện chứng? Phủ định của Phủ định? Ý nghĩa của việc giải quyết

mối quan hệ giữa dân tộc và quốc tế, truyền thống và hiện đại ở nước ta?

1. Phủ định biện chứng

Khái niệm

Phủ định: là khái niệm chỉ sự thay thế sự vật này bằng sự vật khác trong quá trình vận

động và phát triển.

Phủ định biện chứng là phạm trù triết học dùng để chỉ sự tự phủ định, sự phủ định tạo tiền

đề cho sự phát triển tiếp theo của sự vật, sự phủ định tạo tiên đề cho cái mới ra đời thay thế cái

cũ, lực lượng phủ định ở ngay trong bản thân sự vật.

(Khác với Phủ định siêu hình là sự phủ định sạch trơ, sự phủ định không tạo tiền để cho

sự phát triển tiếp theo, không tạo cho cái mới ra đời, lực lượng phủ định ở bên ngoài sự vật).

Đặc điểm : Phủ định biện chứng có các đặc điểm cơ bản:

+ Mang tính khách quan do mẫu thuẫn của bản thân sự vật quy định

+ Nó mang tính kế thừa, kế thừa có chọn lọc, "lọc bỏ" chứ không phải phủ định sạch trơn

hoặc kê thừa nguyên xi, máy móc.

+ Tính phổ biến: Phủ định biện chứng tồn tại cả trong tự nhiên, xã hội và tư duy.

2. Phủ định của Phủ định

Khái niệm: Phủ định của phủ định là khái niệm dùng để chỉ sự vận động, phát triển của sự

vật thông qua hai lần phủ định biện chứng, dường như quay trờ lại điểm xuất phát ban đầu

nhung ở trình độ mợị.

Phủ định lần thứ nhất làm cho sự vật cũ trở thành cái đối lập với sự vật mới

Những lần phủ định tiếp theo, đến một lúc nào đó sẽ ra đời sự vật mới mang nhiều đặc

trưng giống với sự vật ban đầu (xuất phát), nhưng ở trình độ mới.

Sự phủ định của phủ định là giai đoạn kết thúc một chu kỳ phát triển, đồng thời lại là điểm

xuất phát của một chu kỳ phát triển tiếp theo, tạo ra đường xoáy ốc của sự phát triển. Mỗi

đường mới của đường xoáy ốc thể hiện một trình độ cao hơn của sự phát triển. Sự nối tiếp nhau

của các vòng xoáy ốc thể hiện tính vô tận của sự phát triển.

(Lưu ý: trong hiện thực, một chu kỳ phát triển của sự vật có thể bao gồm nhiều lần phủ

định biện chứng. Nhưng ít nhât đê thực hiện một chu kỳ phải thông qua hai lân phủ định biện

chứng. Ví dụ, con tăm thực hiện một chu kỳ phát triển, qua 4 lần phủ định biện chứng. Nhưng ít

nhất để thực hiện một chu kỳ phải thông qua hai lần phủ định biện chứng).

Nội dung quy luật phủ định của phủ định

Quy luật phủ định của phủ định dùng để chỉ cách thức của sự vận động, phát triển của sự

vật, thông qua hai lần phủ định biện chứng, sự vật dường như quay ừở lại điểm xuất phát ban

đầu nhưng ở trình độ mới.

Phủ định của phủ định là giai đoạn kết thúc một chu kỳ phát triển, đồng thời lại là điểm

xuất phát của một chu kỳ phát triển tiểp theo, tạo ra đường xoáy ốc của sự phát triển.

Page 169: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

169

+ Đường xoáy ốc không phải là con đường đi lên cụ thể của các sự vật mà thực chất là

quá trình vận động vừa "lặp lại", vừa nâng cao trong quá trình vận động của các sự vật hiện

tượng.

+ Mỗi vòng mới của đường xoáy ốc thể hiện một trình độ cao hơn của sự phát triển.

Chính quan niệm này đã khắc phục được những tư tưởng siêu hình về sự phái triển - sự

phát triền theo vòng tròn hay sự vận động theo đường thẳng đơn thuần và vì vậy nó có ý nghĩa

phương pháp luận quan trọng đối với những hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của

con người

Ý nghĩa phương pháp luận

Quy luật phủ định của phủ định cho ta cơ sở để hiểu sự ra đời của cái mới, môi liên hệ

giữa cái mới và cái cũ.

Phải hiểu phát triển không phải là đường thẳng mà theo đường xoáy ốc đi lên. Do vậy,

ừong nhận thức và hoạt động thực tiễn cần bình tính, chủ động, khắc phục khó khăn để thực

hiện mục tiêu, nhiệm vụ

Quy luật này cho ta cơ sở để chống chủ nghĩa hư vô. Đồng thời, phải biết kế thừa, chọn

lọc trong quá trnh phát triển.

2. Ý nghĩa của việc giải quyết mối quan hệ giữa dân tộc và quốc tế, truyền thống và hiện

tại ở nước ta?

Loại bỏ những cái lạc hậu, không còn phù họp, đồng thời cũng kế thừa, thâu nhận có chọn

lọc những giá trị hiện đại. Trong truyền thống cũng vậy, có những yếu tố vẫn có giá trị tích cực,

góp phần ỉàm ổn định và phát triển xã hội hiện tại; nhưng cũng có những yếu tố đã lạc hậu, trở

thành lực cản tiến trình phát triển của xã hội.

Hồ Chí Minh đã lên án những thói quen, hủ tục lạc hậu trong việc ma chay, cưới xin, bệnh

quan liêu hách dịch, tham lam, đố kỵ, hẹp hòi, thói gia trưởng, coi thường phụ nữ, V.V.. Người

coi đây cũng là những kẻ địch, mỗi người cần phải cảnh giác phòng trừ, loại bỏ. Trong trường

họp này, những yếu tố truyền thống lạc hậu phải được thay thế bằng những giá trị mới, hiện đại

hơn, văn minh han.

Sức mạnh của cái mới, của những giá trị hiện đại là tất yếu khách quan. Tuy nhiên, với Hồ

Chí Minh, không phải trong bất cứ hoàn cảnh nào, cái mới, cái hiện đại cũng mang giá trị tích

cực. Nói cách khác, cái mới, cái hiện đại phải phù họrp với điều kiện cụ thể của mỗi khu vực,

mỗi quốc gia. Bài học của nhiều nước XHCN trong việc quá nhấn manh vai trò của quan hệ sản

xuất mới XHCN đối với lực lượng sản xuất trong thế kỷ XX đã cho thấy rõ điều này. Chính vói

tầm nhìn vượt trước như vậy, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ thực hiện đời sống mới “không phải cái gì

cũng làm mới,,(4) và nhấn mạnh “Cái gì mới mà hay, thì ta phải làm”(5). Điều này cũng đồng

thời có nghĩa là cái gì mới, hiện đại mà không hay thì cần phải tránh.

Với quan niệm như ừên, khi lựa chọn mô hình phát triển tương lai của dân tộc Việt Nam,

Hồ Chí Minh đã không chọn con đường của Cách mạng Mỹ và Cách mạng Pháp. Bởi lẽ Người

nhận rõ đó là những cuộc “cách mệnh không đến nơi”, cách mạng rồi nhưng quyền không giao

cho dân chúng số nhiều, mà nằm trong tay một số ít người. Từ sự phân tích sâu sắc thực tiễn,

Hồ Chí Minh xác định rõ rằng chỉ có Cách mạng Tháng Mười Nga mới xứng đáng là tấm

Page 170: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

170

gương cho dân tộc Việt Nam học tập noi theo. Bởi vì, đó là cuộc cách mạng đã thành công và

thành công đến nơi, đã thực sự mang lại hạnh phúc, tự do, bình đẳng cho đại đa số người dân.

Truyền thống là cơ sở để tiếp thu hiện đại. Quá trình du nhập những giá trị hiện đại không

thể thiếu cơ sở, tiền đề của sự phù hợp với các yếu tố truyền thống. Vai trò này được biểu hiện

cụ thể ở hai khía cạnh: Một là các yểu tố nội tại tương thích với các giá trị hiện đại được du

nhập vào, chẳng hạn như để có thể du nhập chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam thì phải có

giai cấp công nhân và phong trào công nhân; Hai là thông qua truyền thống làm cầu nối,

phương tiện để chuyển tải, du nhập các giá trị hiện đại, chẳng hạn như trường họp của Phật

giáo, Nho giáo, Đạo giáo khi truyền bá vào Việt Nam đều phải thông qua lăng kính truyền

thống của dân tộc là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và chủ nghĩa yêu nước truyền thống.

Câu 48: Thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập và ý nghĩa của vấn đề đối với

việc giải quyết mối quan hệ giữa xây dựng nền ktế độc lập, tự chủ đối với hội nhập ktế của

nước ta?

1. Thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập

Đây chính là nội dung của quy luật thống nhất và đẩu tranh của các mặt đôi lập, là một

trong 3 quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật. Quy luật này chỉ ra nguồn gốc vận động,

phát triên của sự vật, hiện tượng. Đây là quy luật cơ bản nhất, là hạt nhân của phép biện chứng.

a) Các khái niệm:

Để hiểu được quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập chúng ta phải hiểu

được các khái niệm của nó.

Mặt đổi lập biện chứng là phạm trù triết học chỉ những mặt có đặc điểm, thuộc tính, tính

quy định có khuynh hướng phát triển trái ngược nhau tồn tại khách quan trong sự vật.

Mâu thuẫn biện chứng là sự liên hệ tác động qua lại lẫn nhau của hai mặt đôi lập biện

chứng. Mâu thuẫn được hình thành từ hai mặt đối lâp nhưng không phải bất kỳ hai mặt đôi lậ

nào cũng tạo thành mâu thuân. Chỉ khi hai mặt đôi lập cùng tồn tại trong cùng một sự vật, trong

cùng một thời gian, vì cùng một mối liên hệ và thường xuyên tác động qua lại lẫn nhau mới tạo

thành mâu thuẫn.

Thống nhất của các mặt đổi lập được hiểu theo 3 nghĩa:

Thứ nhất, các mặt đối lập nương tựa vào nhau, làm điều kiện, tiền đề tồn tại cho nhau.

Thứ hai, giữa hai mặt đối lập có những yếu tố đồng nhất, giống nhau, tương đồng nhau,

do vậy chúng có thể chuyển hoá cho nhau.

Sự chuyển hoá của các mặt đổi lập diễn ra dưới nhiều hình thức.

+ Hình thức thứ nhất là chuyển hoá từng mặt, từng khía cạnh của mặt đối lập này sang

mặt đối lập khác.

+ Hình thức thứ hai là có thể mặt đối lập này chuyển thành mặt đối lập khác.

+ Hình thức thứ ba là có thể cả hai mặt đối lập đều bị triệt tiêu và chuyển thành những mặt

đôi lập mới.

Thứ ba, giữa hai mặt đối lập có trạng thái cân bằng, tác động ngang nhau.

Page 171: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

171

Đẩu tranh của các mặt đối lập là sự tác động lẫn nhau, bài trừ, phủ định lẫn nhau, là sự

triên khai của các mặt đối lập.

Chính thông qua đấu tranh mà các mặt đối lập phải điều chỉnh lại cho phù hợp với sự vận

động biên đôi của chúng cũng như phù họp với những điêu kiện, hoàn cảnh lịch sử mới. Chính

đâu tranh mới làm cho những cái cũ, cái lôi thời có thê mât đi và cái mới, cái tiên bộ có thê ra

đời. Trong các xã hội có giai câp đôi kháng, ở môi thời đại, nhờ có những cuộc đâu tranh của

quân chúng nhân dân mà giai câp thống trị phải điều chỉnh lại các mối quan hệ kinh tế, chính

trị, xã hội và điều đó đã làm cho các hình thái kinh tế - xã hội vận động từ thấp đến cao.

Đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối, vì nó diễn ra thường xuyên, liên tục, trong tât

cả quá trình vận động, phát triển cua sự vật; ngay trong sự thống nhất của các mặt đối lập cũng

hàm chứa những nhân tố phá vỡ sự thống nhất đó. Vì vậy, thống nhất của các mặt đối lập là

tương đổi. Mọi sự thống nhất của các mặt đối lập chi có thể xét về một mặt nào đó, một phương

diện nào đó mà thôi.

b) Mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và sự phát triển

Theo nghĩa chung nhât mâu thuân là sự tác động qua lại của các mặt đôi lập. Theo nghĩa

thứ hai, mâu thuẫn là sự bất đồng, sự không phù hợp, sự mất cân bằng giữa các mặt đối lập.

Nói mâu thuẫn là nguồn gốc của sự phát triển không có nghĩa là tuyệt đối hoá vai trò của

mâu thuẫn, là đề cao mâu thuẫn, vấn đề chính ở đây là muốn khẳng định rằng, có mâu thuẫn

mới có đâu tranh và chi có đấu tranh mới tạo ra sự phát triển như phần trên đã đề cập. Tuy

nhiên, mỗi sự vật không phải chỉ có một mâu thuẫn mà có thể có rất nhiều mâu thuẫn và vai trò

của các mâu thuẫn này đối với sự phát triên của sự vật không giống nhau. Vì vậy, triết học mác-

xít đã chia mâu thuẫn thành các loại khác nhau.

Phân loại mâu thuẫn:

Căn cứ vào quan hệ đối với sự vật được xem xét, người ta chia thành mâu thuẫn thành bên

trong và mâu thuẫn bên ngoài.

+ Mâu thuẫn bên trong là sự tác động qua lại giữa các mặt, các khuynh hướng đôi lập

nhau của cùng một sự vật.

+ Mâu thuẫn bên ngoài là sự tác động qua lại giữa các mặt, các khuynh hướng đối lập

nhau của các sự vật khác nhau.

Sự phân chia thành mâu thuẫn bên trong và bên ngoài chỉ có tính tương đối. Trong mối

liên hệ này một mâu thuẫn nào đó được coi là mâu thuẫn bên trong, nhưng trong mối liên hệ

khác lại được coi là mâu thuẫn bên ngoài.(Vdụ, mâu thuẫn giữa con người và tự nhiên nếu ta

lấy con người và tự nhiên làm sự vật thì đó là mâu thuẫn bên ngoài. Nhưng nếu ta lấy mối liên

hệ giữa hệ thiên hà và mặt trời làm sự vật thì đó có thể là mthuẫn bên trong hệ thiên hà mặt trời

của chúng ta)

Mâu thuẫn bên trong đóng vai ừò quyết định trực tiếp đối với sự vận động phát triển của

sự vật. Mâu thuẫn bên ngoài đóng vai trò quan trọng nhưng chỉ phát huy tác dụng thông qua

mâu thuẫn bên trong. Giải quyết mâu thuẫn bên trong không thể tách rời việc giải quyết mâu

thuẫn bên ngoài. Giải quyết mâu thuẫn bên ngoài là điều kiện để giải quyết mâu thuẫn bên

trong.

Page 172: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

172

Căn cứ vào ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển của sự vật, người ta chia thành mâu

thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản.

+ Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn quy định bản chất của sự vật và tồn tại trong suốt quá

trình tồn tại của sự vật.

+ Mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn đặc trưng cho một phương diện nào đó của sự vật

và quy định sự vận động phát triển của phương diện đó của sự vật.

Căn cứ vào vai trò cùa mâu thuẫn đối với sự vận động và phát triển của sự vật trong một

giai đoạn phát triển nhất định, người ta chia: mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn không chủ yếu.

+ Mâu thuẫn chủ yếu là mthuẫn nổi lên hàng đầu ở một gđoạn ptriển nhất định của sự vật.

+ Mâu thuẫn không chủ yếu là mâu thuẫn mà việc giải quyết nó không quyết định việc

giải quyết các mâu thuẫn khác ở giai đoạn đó của sự vật.

Căn cứ vào tính chất của các quan hệ lợi ích, người ta chia thành mâu thuẫn đối kháng và

mâu thuẫn không đối kháng.

+ Mâu thuẫn đổi khảng là mâu thuẫn giữa những giai cấp, tập đoan người, những nhóm xã

hội có lợi ích cơ bản đôi lập nhau không thê điêu hoà. Ví dụ, mâu thuân giữa tư sản và vô sản

trong xã hội tư bản chủ nghĩa.

+ Mâu thuẫn không đổi kháng là mâu thuẫn giữa những lực lượng, khuynh hướng xã hội

có đối lập về lợi ích nhưng đó không phải là lợi ích cơ bản, mà chỉ là lợi ích cục bộ, tạm thời.

Ví dụ, mâu thuẫn giữa công nhân và nong dân về những lợi ích tạm thòi nào đó.

b) Nội dung của quy luật: Mọi sự vật đều chứa đựng những mặt có khuynh hướng biến

đổi ngược chiều nhau gọi là những mặt đối lập. Mối liên hệ của hai mặt đối lập tạo nên mâu

thuẫn. Khi các mặt đối lập thống nhất vói nhau thi sự vật còn là nó. Khi các mặt đối lập đấu

tranh lẫn nhau thì sự thống nhất cũ của sự vật mất đi, xuất hiện sự thống nhất mới, sự vật mới ra

đời thay thế sự vật cũ. Sự thống nhất mới này lại mâu thuẫn nhau, rồi lại được giải quyết, cứ

như vậy sự vật vận động, biến đổi, phát triển, cái mới ra đời thay thế cái cũ.

2. Ý nghĩa phương pháp luận:

Nguồn gốc của sự vận động và phát triển của sự vật phải xuất phát từ chính nó.

Mâu thuẫn là khách« quan, phổ biến nên nhận thức và giải quyết mâu thuẫn là cần thiết,

không nên sợ mâu thuẫn, không né tránh mâu thuẫn.

Trong hoạt động thực tiễn phải biết xác định trạng thái chín muồi của mâu thuẫn để giải

quyết bàng phương pháp phù họp, kịp thời

Việc phân tích và giải quyết mâu thuẫn không phải chỉ đòi hỏi sự nhiệt tình, hăng hái mà

phải có sự hiểu biết, có tri thức khoa học, có vốn sống nhất định. Thiếu tri thức và vốn sống cần

thiết sẽ không nhận thức đúng được bản chất của mâu thuẫn và do đó cũng không thực sự hiểu

biết được thế giới khách quan, không đề ra được những phương thức giải quyết các vấn đề đặt

ra một cách có hiệu quả.

Lịch sử phát triển của xã hội loài người thực chất là lịch sử phát hiện và giải quyết các

mâu thuẫn. Năng lực của một cán bộ lãnh đạo quản lý trước hết phải là năng lực phát hiện ra

các mâu thuẫn và tổ chức chỉ đạo quần chúng nhân dân giải quyết các mâu thuẫn đó. Chính vì

Page 173: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

173

vậy, đường lối cách mạng Việt Nam từ khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đòi đến nay bao giờ

cũng dựa trên cơ sở của việc phân tích những mâu thuẫn ở Việt Nam và trên thế giới. Không

căn cứ vào các mâu thuẫn, cần phải giải quyết, một đất nước, một dân tộc, một Đảng không thể

tìm ra những giải pháp tích cực nhất để vượt qua những thách thức, tiếp tục phát triển ữong quá

trình thực hiện những nhiệm vụ mà lịch sử đặt ra.

3. Liên hệ với việc giải quyết mối quan hệ giữa xây dựng nền kinh tế đôc lập, tự chủ đối

vói hội nhập kỉnh tế của nước ta

Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ là yêu cầu của độc lập, tự chủ của quốc gia, có độc

lập về kinh tế mới độc lập về chính trị (nền tảng vật chất) và mới có ổn định XH.

Hội nhập qtế là xu thế khách quan ừong đó sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế ngày càng

tăng.

=> Nhu cầu độc lập kinh tế và hội nhập quốc tế là xuất phát từ thực tiễn, có tính nguyên

tắc.

Mặt thống nhất giữa độc lập, tự chủ kỉnh tế và hội phập quốc tế:

Hội nhập quốc tế là là phương tiện để tận dụng ngoại lực, phát huy nội lực, hai nhiệm vụ

này là tiền đề tồn tại của nhau.

Chỉ có một nền kinh tế độc tập,tự chủ mới có đủ tư cách và khả năng hội nhập quốc tế, từ

đó rút ngắn con đường phát triển để giữ vững độc lập, tự chủ.

Mặt đấu tranh

Thực tiễn hội nhập quốc tế ngày càng bộc lộ rõ tính chất thiếu công bằng: ừong khi các

quốc gia công nghiệp phát triển chịu nhiều thua thiệt, gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau vê kinh tê,

suy giảm (hạn chê) độc lập tự chủ về kinh tê của các nước, dẫn đên sự lũng đoạn của các công

ty xuyên quôc gia trên nhiêu mặt, cơ cấu kinh tế bất hợp lý và những nguy cơ khác.

Tại Việt Nam nền kinh tế kém phát triển: Cơ sở vật chất kỹ thuật trình độ thấp, kết cấu hạ

tầng lạc hậu, phân công lao động kém, chuyển dịch cơ cấu chậm, thị trường không đồng bộ, sản

xuất hàng hóa nhỏ phổ biến, quản lý nhà nước về kinh tế-xã hội còn yếu, nếu mở cửa thị trường

thì sẽ khó cạch tranh hoặc chảy máu chất sám.

Giải quyết mâu thuẫn:

Trên cơ sở thống nhất là tương đối, đấu tranh là tuyệt đối nên phải bảo đảm nguyên tắc lợi

ích quốc gia là cao nhất. Các mối quan hệ với các nước khác phải được xem xét đánh giá trên

tiêu chuẩn có bảo đảm được lợi ích phát triển đất nước không?

Tuy nhiên bảo đảm tính độc lập tự chủ về đường lối kinh tế không có nghĩa là chủ quan

duy ý chí mà là thuận theo xu thế phát triển chung của thế giới, tiếp thu có chọn lọc các lý

thuyết, mô hinh, kinh nghiệm phát triển quốc tế, không giáo điều, rập khuôn, máy móc. Chiến

lược kinh tế phải được xây dựng đồng bộ với chiến lược phát triển xã hội và chiến lược hội

phập quốc tế, phù họp với điều kiện cụ thể của VN trong từng giai đoạn phát triển.

Đê đảm bảo tận dụng được yêu tô tích cực của hội nhập quôc tê phải tăng sức cạnh tranh

của nên kinh tế (thể chế, pháp luật, cơ cẩu kinh tế, nguồn nhân lực..), đảm bảo hài hòa mối quan

hệ giữa giữ vững độc lập tự chủ và tích cực chủ động hội nhập quốc tế. Nói cách khác, xây

dựng kinh tế độc lập tự chủ trước hết là độc lập tự chủ về đường lối phát triển theo định hướng

Page 174: pokeultra.com€¦ · 1 MỤC LỤC Câu 1: Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ..................5 Câu 2. Tính độc lập

174

XHCN, đẩy mạnh CNH-HĐH, tạo tiềm lực kinh tế, KH-CN, cơ sở vật chất kỹ thuật đủ mạnh,

cơ cấu kinh tế hợp lý, có hiệu quả và sức cạnh tranh.