Ị TRƯỜNG TIỀN TỆ 2 - srtc.org.vnsrtc.org.vn/images/uploaded/2017/BaocaotomluocTTTC thang...

44
MC LC A. THTRƯỜNG TIN T.................................................................. 2 I. Thtrường tin t- tín dụng .....................................................2 II. Thtrường ngoi hối và vàng ...................................................8 B. THTRƯỜNG VN ....................................................................... 17 I. Thtrường chứng khoán .........................................................17 II. Thtrường Bất động sn .........................................................31 C. PHN HỒI CHÍNH SÁCH...................................... ……………..35

Transcript of Ị TRƯỜNG TIỀN TỆ 2 - srtc.org.vnsrtc.org.vn/images/uploaded/2017/BaocaotomluocTTTC thang...

MỤC LỤC

A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ .................................................................. 2

I. Thị trường tiền tệ - tín dụng ..................................................... 2

II. Thị trường ngoại hối và vàng ................................................... 8

B. THỊ TRƯỜNG VỐN ....................................................................... 17

I. Thị trường chứng khoán ......................................................... 17

II. Thị trường Bất động sản ......................................................... 31

C. PHẢN HỒI CHÍNH SÁCH ...................................... ……………..35

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 9/2017

2

A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ

I. Thị trường tiền tệ - tín dụng

Thị trường tiền tệ - tín dụng thế giới

Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) cho biết sẽ tăng lãi

suất cơ bản ít nhất một lần nữa trong năm nay và sẽ bắt đầu thu hẹp

bảng cân đối tài sản (BCĐTS) từ tháng 10/2017. Theo đó, FED dự

kiến cắt giảm khoảng 10 tỷ USD/tháng, sau đó cứ mỗi 3 tháng sẽ cắt

giảm thêm ít nhất khoảng 10 tỷ USD/tháng, nhưng tối đa 50 tỷ

USD/tháng cho tới khi BCĐTS của FED giảm xuống dưới 3 nghìn

tỷ USD vào năm 2020. Thu hẹp BCĐTS cũng là một chính sách thắt

chặt tiền tệ. Do đó, chính sách này của FED có thể sẽ ảnh hưởng

đến kinh tế Mỹ và kinh tế toàn cầu nhiều hơn so với việc tăng lãi

suất ngắn hạn.

27/9, Tổng thống Mỹ công bố gói cải cách thuế lớn nhất

trong vòng ba thập kỷ tại nước này. Theo đó, cắt giảm thuế doanh

nghiệp từ mức 35% xuống 20% và giảm thuế cho các công ty

chuyển lợi nhuận từ nước ngoài về Mỹ. Gói đề xuất mới sẽ mang lại

nhiều lợi ích cho tầng lớp trung lưu, hỗ trợ người lao động và kiến

tạo việc làm.

Trong tháng 9, Ngân hàng Trung ương châu Âu - ECB quyết

định giữ nguyên lãi suất tái cấp vốn ở mức 0%, lãi suất cho vay là

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 9/2017

3

0,25% và lãi suất tiền gửi là -0,4%. Ngoài ra, ECB vẫn tiếp tục duy

trì kế hoạch mua 60 tỷ EUR (72 tỷ USD)/tháng trái phiếu chính phủ

và doanh nghiệp tới tháng 12/2017 theo chương trình nới lỏng định

lượng. Tuy nhiên, trong bối cảnh lạm phát lõi của khu vực vẫn được

giữ ở mức 1,2%, cao hơn so với những năm qua.Ngân hàng Trung

ương Anh - BoE (14/9) quyết định tiếp tục duy trì lãi suất cơ bản ở

mức thấp 0,25%, đồng thời cho biết ngân hàng này có khả năng sẽ

tăng lãi suất trong thời gian tới, do tăng trưởng kinh tế và lạm phát

của nước này đều có xu hướng tăng, tạo thuận lợi để BoE tiến hành

một số biện pháp thắt chặt chính sách tiền tệ.

Ngày 30/9, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) khẳng

định thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng và trung lập, trong khi

vẫn đảm bảo tính thanh khoản về cơ bản ổn định. PBOC cho biết sẽ

tiếp tục nỗ lực cải thiện chính sách tiền tệ, trong khi vẫn duy trì sự

ổn định, phù hợp với một nền kinh tế tăng trưởng có thể chậm lại

song với chất lượng tăng trưởng cao hơn. Ngoài ra, ngân hàng trung

ương Trung Quốc cũng cho biết sẽ tối ưu hóa cơ cấu tài chính và tín

dụng thông qua thúc đẩy cấp vốn trực tiếp phù hợp với các yêu cầu

cải cách cơ cấu nguồn cung, đồng thời tiếp tục thúc đẩy cải cách hệ

thống tài chính, cải thiện hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực tài chính

để phục vụ tốt hơn cho nền kinh tế, trong khi tăng cường quản lý rủi

ro. Đồng thời nhấn mạnh Trung Quốc sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 9/2017

4

lãi suất theo cơ chế thị trường và cải thiện cơ chế hình thành tỷ giá

hối đoái đối với đồng NDT để duy trì lãi suất luôn ổn định ở mức

hợp lý và cân bằng.

Ngày 28/9, Ngân hàng Dự trữ New Zealand (RBNZ) quyết

định giữ nguyên lãi suất ở mức thấp kỷ lục 1,75% và phát tín hiệu

không kỳ vọng sẽ tăng lãi suất trong một thời gian do tăng trưởng

kinh tế yếu và lạm phát chậm lại.

Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc cho biết, thặng dư tài

khoản vãng lai của Hàn Quốc đạt 7,26 tỷ USD, thấp hơn so với mức

thặng dư 8,41 tỷ USD của cùng kỳ năm 2016 do thâm hụt trong lĩnh

vực dịch vụ gia tăng. Tính đến cuối tháng 8/2017, dự trữ ngoại tệ

của Hàn Quốc tăng lên mức cao kỷ lục 384,84 tỷ USD, tăng 1,08 tỷ

USD so với cuối tháng 7/2017, do sự tăng giá của các loại tiền

không phải là đồng USD.

Thị trường tiền tệ - tín dụng trong nước

Thị trường tín dụng tháng 9 tiếp tục đà tăng trưởng tốt thể

hiện xu hướng phát triển tích cực và khả năng hấp thụ vốn tương đối

tốt của nền kinh tế. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến

thời điểm 20/9/2017, tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt

11,02% (cùng kỳ năm trước tăng 10,46%); tổng phương tiện thanh

toán tăng 9,59% so với cuối năm 2016 (cùng kỳ năm trước tăng

11,76%);

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 9/2017

5

Tình hình cho vay một số lĩnh vực như chế tạo khai khoáng,

công nghiệp phụ trợ có mức tăng trưởng mạnh khi dư nợ tín dụng

tăng 18 – 19% so với cuối năm ngoái. Dư nợ cho vay lĩnh vực nông

nghiệp nông thôn tăng khoảng 10%, riêng lĩnh vực nông nghiệp

công nghệ cao theo chủ trương của Chính phủ cùng với gói tín dụng

nông nghiệp sạch, các ngân hàng đã cho vay hơn 35 nghìn tỷ đồng.

Về hoạt động huy động vốn của ngân hàng, số liệu thống kê

cho thấy huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 10,08% (cùng

kỳ năm trước tăng 12,02%). Như vậy, nhu cầu gửi tiền vào ngân

hàng đang tăng chậm hơn hẳn so với năm ngoái. Mức lãi suất tiền

gửi đang được ngân hàng đưa ra khá cạnh tranh và đem lại nhiều lựa

chọn cho người gửi tiền, trong đó lãi suất ngắn hạn đang được các

ngân hàng đẩy tăng nhẹ, lên mức cao nhất là 5,4-5,5%/năm.

Các tổ chức tín dụng đang tích cực thực hiện các chính sách

và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước về giảm lãi suất, như: giảm

0,5%/năm lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên;

đối với các khách hàng vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh được

giảm 0,5%-1%/năm. Đồng thời giảm lãi suất một số chương trình

cho vay trung và dài hạn đối với lĩnh vực ưu tiên xuống còn

8%/năm; đối với nhóm khách hàng có tình hình tài chính minh bạch,

lãi suất cho vay ngắn hạn từ 4%-5%/năm.

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 9/2017

6

Về nợ xấu, tính đến cuối tháng 9 năm 2017, VAMC đã giải

quyết khoảng 13.000 tỷ đồng, tương đương 572.69 triệu đô la Mỹ

nợ xấu và dự trù sẽ có thể giải quyết thêm 9.000 tỷ đồng nợ xấu, vào

khoảng xấp xỉ 400 triệu đô la trong quý IV, đạt mục tiêu đề ra của

năm 2017. Sau khi Nghị quyết 42/2017 của Quốc hội về thí điểm xử

lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng có hiệu lực từ ngày 15-8, nhiều

ngân hàng đã công bố thông tin bán đấu giá nhiều tài sản thế chấp

nhằm sớm cải thiện tình hình tài chính.

Biểu đồ 1: Diễn biến lãi suất trên thị trường liên ngân

hàng tháng 9/2017

Nguồn: sbv.gov.vn

0%

1%

1%

2%

2%

3%

1/9 6/9 11/9 16/9 21/9 26/9

Kì hạn qua đêm Kì hạn 1 tuần

Kì hạn 2 tuần Kì hạn 1 tháng

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 9/2017

7

Lãi suất trên thị trường trái phiếu và liên ngân hàng sau vài

tháng luôn được duy trì ở mức ổn đinh, đã có xu hướng tăng trở lại.

Đồng thời, lãi suất tiền gửi trên thị trường cấp 1 (thị trường ngân

hàng với các tổ chức kinh tế, dân cư) cũng gần như không giảm

thêm. Thống kê cho thấy lãi suất bình quân tiền gửi kỳ hạn dưới sáu

tháng trong tháng 9 đã tăng 0,03%, kỳ hạn từ 6-11 tháng tăng 0,02%

so với tháng 8. Thanh khoản thị trường vẫn có xu hướng dồi dào ở

các ngân hàng thương mại mặc dù NHNN không bơm ròng mạnh

tiền vào hệ thống thông qua OMO.

Trong quý III, tổng khối lượng TPCP do KBNN phát hành là

22.435 tỷ đồng, giảm mạnh so với mức 56.496 tỷ đồng trong quý I

và 69.247 tỷ đồng trong quý II. Đồng thời, mức phát hành này cũng

mới chỉ bằng 50% kế hoạch quý III. Tuy nhiên, xét chung trong 9

tháng đầu năm nay thì KBNN đã phát hành được tổng cộng 148.178

tỷ đồng, tương đương 80,8% kế hoạch năm. Con số này thấp hơn

40% so với mức cùng kỳ năm 2016 (249.880 tỷ đồng).

Diễn biến trên thị trường mở trong tháng 9 tiếp tục ảm đạm

như những tháng trước. Lãi suất trúng thầu có xu hướng giảm mạnh,

trong đó lãi suất kỳ hạn dài có mức độ giảm mạnh hơn hẳn so với kỳ

hạn ngắn. Cụ thể, lãi suất trúng thầu kỳ hạn 5 năm đã giảm từ mức

5,25% trong tháng 1 về mức 4,8%/năm trong tháng 9; kỳ hạn 7 năm

giảm từ 5,55% về mức 4,8%/năm. Tương tự, kỳ hạn 15 năm đã

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 9/2017

8

giảm từ mức 7,25% về mức 5,75%/năm. Trong khi đó, kỳ hạn 20

năm giảm từ mức 7,70% về mức 5,82%/năm và kỳ hạn 30 năm

giảm từ mức 7,98% xuống còn 6,1%/năm. Do diễn biến trên, chênh

lệch lãi suất giữa kỳ hạn dài và kỳ hạn ngắn có xu hướng thu hẹp.

II. Thị trường ngoại hối và vàng

1. Thị trường ngoại hối

Chỉ số USD – index trong tháng 9/2017 diễn biến với xu

hướng giảm giai đoạn đầu tháng sau đó có xu hướng chính là tăng

trong giai đoạn nửa sau của tháng 9. Chỉ số đạt mức cao nhất tại

93,97 (ngày 26/9) và thấp nhất tại 91.35 (ngày 8/9).

Biểu đồ 2: Diễn biến chỉ số Dollar tháng 9/2017

Nguồn: investing.com

Đầu tháng, thị trường tiền tệ chứng kiến sự giảm điểm liên

tục của đồng USD do sự căng thẳng tại bán đảo Triều Tiên khiến

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 9/2017

9

nhà đầu tư tăng cường mua vàng như tài sản trú ẩn an toàn. Tổng

thống Mỹ Donald Trump đe dọa sẽ tăng cấm vận kinh tế, ngưng làm

ăn với bất kỳ nước nào làm ăn với Triều Tiên kể cả Trung Quốc.

Bên cạnh đó, đồng USD suy yếu còn do giới đầu tư không tin Mỹ

có thể tăng lãi suất thêm 1 lần nữa trong năm nay trong bối cảnh nền

kinh tế lớn nhất thế giới vẫn chưa ổn định với các báo cáo việc làm

vẫn khá thất thường. Đồng USD đặc biệt giảm mạnh so với EUR

sau khi Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) quyết định giữ

nguyên lãi suất chủ chốt.

Tuy nhiên từ tuần thứ 2 của tháng 9 đến hết tháng, đồng

USD đã hồi phục và tăng điểm trở lại vào các ngày trong tuần sau

khi căng thẳng giữa Mỹ và Triều Tiên dần hạ nhiệt cũng như vấn đề

thiên tai đã được khống chế. Thị trường chứng khoán và đồng USD

tăng mạnh trở lại khi giới phân tích cho rằng thiệt hại do cơn bão

Irma gây ra đối với nền kinh tế Mỹ nói chung và ngành bảo hiểm

nói riêng thấp hơn dự kiến ban đầu. USD tăng so với các đồng tiền

chính trong rổ tiền tệ sau khi báo cáo số liệu về kinh tế Mỹ tháng 9

và quý 3 cho thấy nền kinh tế đang dần phục hồi. Ngoài ra, USD

tiếp tục đà tăng mạnh sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ

cho biết FED dự tính tăng lãi suất do các yếu tố gây áp lực lạm phát

đang mờ dần và nền kinh tế Mỹ đang có chiều hướng tích cực.

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 9/2017

10

Cuối tháng, đồng USD tiếp tục tăng nhẹ sau khi Bộ thương

mại cho biết kinh tế Mỹ tăng 3,1% trong quý hai, cao hơn so với dự

báo trước đó là 3%. Đà tăng của USD chủ yếu xuất phát từ các dấu

hiệu cho thấy FED sẽ nâng lãi suất lần nữa trong tháng 12 và 3 lần

trong năm tới. Ngoài ra, chính sách tài khóa cũng góp phần đẩy giá

USD sau khi Tổng thống Mỹ tiết lộ thêm chi tiết về kế hoạch cải

cách thuế, trong đó có việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ mức

35% xuống còn 20%.

Đồng EUR đã tăng giá 12% so với đồng USD kể từ đầu năm

đến nay, bất chấp FED tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ trở lại khi

đã 2 lần tăng lãi suất cơ bản trong năm nay. Đồng EUR cũng tăng so

với các ngoại tệ chủ chốt khác trong hơn 9 tháng qua, cụ thể tăng

8% so với bảng Anh, 7,4% so với yên Nhật, tăng 6,1% so với đô la

Úc và tăng gần 5% so với đô la Canada. Các chỉ số kinh tế của các

quốc gia trong khu vực đồng tiền chung châu Âu đã được cải thiện

đáng kể trong thời gian qua cùng với khả năng Ngân hàng Trung

ương châu Âu (ECB) có thể sớm thắt chặt chính sách trở lại là yếu

tố hỗ trợ tích cực cho đà phục hồi của đồng EUR.

Theo Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, kho dự trữ ngoại tệ

lớn nhất thế giới của nước này tăng thêm 17 tỷ USD trong tháng 9

lên 3.109 tỷ USD. Đây cũng là tháng thứ 8 liên tiếp dự trữ ngoại tệ

của Trung Quốc tăng. Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đang trở lại

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 9/2017

11

quỹ đạo tăng, một phần nhờ sự suy yếu của đồng USD, các biện

pháp kiểm soát vốn để ngăn dòng chảy ra nước ngoài, đặc biệt là sự

lên giá của đồng nhân dân tệ gần đây.

Thị trường ngoại hối trong nước

Trong tháng 9/2017, tỷ giá VNĐ/USD có biến động tăng

giảm trong biên độ hẹp giai đoạn đầu tháng và cuối tháng, giai đoạn

giữa tháng tỷ giá luôn được giữ ở mức ổn định. Tỷ giá trung tâm

giữa đồng VND và USD ngày 29/9 được Ngân hàng Nhà nước công

bố ở mức 22.470 đồng. Với biên độ +/-3% đang được áp dụng, tỷ

giá trần mà các ngân hàng áp dụng ngày cuối cùng của tháng là

23.144 đồng/USD và tỷ giá sàn là 21.796 đồng/USD.

Đồ thị 3: Diễn biến thay đổi tỷ giá USD/VND trong tháng

09/2017

Nguồn: Vietcombank.com

22.754 22.756 22.758 22.760 22.762 22.764 22.766 22.768 22.770 22.772

01/09 05/09 09/09 13/09 17/09 21/09 25/09 29/09

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 9/2017

12

Tỷ giá trung tâm của NHNN đã có diễn biến tăng đáng chú ý

trong những ngày cuối tháng 9 vừa qua, khi tăng thêm 22 đồng

trong ba ngày liên tiếp. Nhìn lại những tháng trước, tiền đồng dù

trượt giá so với USD nhưng thị trường ngoại hối vẫn được kiểm soát

ổn định. Ngoài ra, việc mua ròng trên thị trường ngoại hối để gia

tăng dự trữ ngoại tệ của NHNN đã giúp tăng lượng thanh khoản tiền

đồng cho các ngân hàng và đảm bảo lãi suất được ổn định.

Việc đồng USD tiếp tục duy trì ở mức thấp và Việt Nam suất

siêu trở lại trong tháng 8 và tháng 9 khiến áp lực lên VND giảm bớt.

Tổng kết 9 tháng Việt Nam chỉ nhập siêu 442 triệu USD.

Tuy nhiên, tình trạng tăng trưởng tín dụng ngoại tệ đột biến

trong 9 tháng qua so với cùng kỳ sẽ phần nào gây áp lực lên cầu

ngoại tệ trong giai đoạn cuối năm. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 9/2017

tăng 0,03% so với tháng trước, giảm 0,03% so với tháng 12/2016 và

tăng 1,78% so với cùng kỳ năm 2016. Cuối năm thường là giai đoạn

thị trường ngoại hối có nhiều biến động, do nhu cầu ngoại tệ tăng từ

các doanh nghiệp để nhập khẩu, hoàn trả các khoản vay ngoại tệ,

cũng như hoạt động đẩy mạnh kinh doanh ngoại tệ của các ngân

hàng nhằm tối đa hóa lợi nhuận trong những tháng cuối năm. Với

tình trạng tiền VND chịu áp lực mất giá thì lãi suất tiền đồng buộc

phải neo ở một mức hấp dẫn đủ để người gửi tiền không chuyển

sang đầu tư lướt sóng tỷ giá. Ngoài ra, việc Cục Dự trữ liên bang

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 9/2017

13

Mỹ (FED) đã thống nhất việc cơ quan này sẽ bắt đầu giảm số dư

trên bảng cân đối kế toán từ tháng 10 thông qua việc ngưng tái đầu

tư vào trái phiếu, cũng như củng cố thêm khả năng tăng lãi suất

thêm một lần nữa vào cuối năm nay. Như vậy, triển vọng tăng giá

trở lại của đồng đô la Mỹ trên thị trường quốc tế sẽ càng gây áp lực

lên tỷ giá USD/VND trong thời gian tới

2.Thị trường vàng

Thế giới

Thị trường vàng thế giới trong tháng 9 năm 2017 diễn biến

với xu hướng chính là giảm. Trong tháng, giá vàng (giao ngay tại thị

trường NewYork) lên cao nhất tại mức 1.348,6 USD/oz ngày 7/9 và

thấp nhất là 1.278,7 USD/oz ngày 28/9. Tính chung cả tháng, giá

vàng thế giới đã giảm 3,40 %.

Biểu đồ 4: Diễn biến giá vàng thế giới tháng 9/2017

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 9/2017

14

Nguồn: kitco.com

Tâm lý lạc quan về triển vọng kinh tế toàn cầu vẫn đang bao

phủ các thị trường, thúc đẩy các nhà đầu tư tiếp tục rời bỏ các tài

sản an toàn như vàng và yên Nhật để tìm đến với những tài sản rủi

ro song có mức sinh lời cao hơn như chứng khoán. Đồng yên Nhật

vì thế đã rơi xuống thấp nhất trong gần 7 tuần so với đồng USD; giá

vàng thế giới cũng giảm nhẹ khi bước vào tuần giao dịch mới. Hiện

giá vàng kỳ hạn tháng 12 đã giảm xuống còn 1.322,4 USD/oz, giảm

2,8 USD so với mức giá đóng cửa tuần trước đó. Giá vàng giao ngay

cũng rơi xuống quanh 1.318 USD/oz.

Việc giá vàng thế giới tiếp tục suy giảm cho dù Bắc Triều

Tiên bắn tiếp một quả tên lửa bay qua lãnh thổ Nhật Bản và đồng

USD suy yếu, đã khiến cho các nhà đầu tư và cả giới chuyên gia đều

tỏ ra băn khoăn về triển vọng của kim loại quý này. Đồng bạc xanh

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 9/2017

15

lên giá đã tạo sức ép lớn đến giá vàng thế giới. Sức ép càng lớn hơn

khi tâm lý lạc quan thúc đẩy các nhà đầu tư bán tháo các tài sản an

toàn như vàng và yên Nhật để mua vào các tài sản rủi ro song có

mức sinh lời cao hơn như chứng khoán.

Giá vàng thế giới vì thế tiếp tục lao dốc nhanh xuống quanh

1.285 USD/oz – thấp nhất trong 4 tuần qua. Hiện giá vàng kỳ hạn

tháng 12 đang dừng ở 1.286,5 USD/oz; trong khi giá vàng giao ngay

cũng rơi xuống quanh 1.284 USD/oz. Theo các nhà phân tích, giá

vàng thế giới vẫn đang chịu nhiều áp lực. Trong khi đó, căng thẳng

Mỹ - Bắc Triều Tiên, yêu tố chính hỗ trợ cho giá vàng thời gian qua,

vẫn không có biến động gì lớn ngoài cuộc khẩu chiến giữa hai bên

nên không có mấy tác động đến thị trường vàng.

Trong nước

Trong tháng 9, giá vàng trong nước diễn biến với xu hướng

chính là tăng trong nửa đầu tháng và giảm mạnh vào giai đoạn cuối

tháng. Giá vàng SJC tăng mạnh nhất lên 37,08 – 37,32 triệu

đồng/lượng (mua vào – bán ra) ngày 8/9 và thấp nhất tại 36,33 –

36,55 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra) ngày 28/9. Tính đến cuối

tháng 9, chỉ số giá vàng tăng 2,61% so với tháng trước; tăng 6,12%

so với tháng 12/2016; tăng 0,55% so với cùng kỳ năm trước. Chênh

lệch giá vàng trong nước và thế giới đã tăng lên. Hiện giá vàng

trong nước cao hơn thế giới 1,31 triệu đồng/lượng.

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 9/2017

16

Biểu đồ 5: Diễn biến giá vàng trong nước tháng 9/2017

Nguồn: sjc.com.vn

Trong bối cảnh nhu cầu vàng trong nước ảm đạm và tỷ giá

USD/VND ổn định, giá vàng trong nước đang chịu áp lực giảm từ

thị trường vàng thế giới. Giá vàng diễn biến tăng giảm đan xen tác

động khá lớn tới tâm lý nhà đầu tư. Giá vàng trong nước đang giảm

chậm hơn giá thế giới, thể hiện ở khoảng cách giá vàng trong nước-

quốc tế bị kéo giãn. Nhiều chuyên gia nhận định ở mức giá hiện tại

cũng có thể là cơ hội cho các nhà đầu tư tham gia thị trường. Đối

với nhà đầu tư đang có ý định mua vào nên theo sát diễn biến giá

theo từng ngày để lựa chọn thời điểm phù hợp, còn đối với nhà đầu

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 9/2017

17

tư đang nắm giữ vàng thì có thể chờ đợi hoặc xem xét bán ra những

mã giao dịch đã đạt kỳ vọng.

B. THỊ TRƯỜNG VỐN

I. Thị trường chứng khoán

1. Thị trường chứng khoán thế giới

Biểu đồ 6: Biến động các chỉ số số Dow Jones công nghiệp (▬),

Nasdaq tổng hợp (▬) và S&P500 (▬) trong tháng 9/2017

Nguồn: https://finance.yahoo.com/chart/

Các nền kinh tế chủ chốt trên thế giới tiếp tục xu hướng phục

hồi vững chắc. Nền kinh tế Mỹ vẫn duy trì được tỷ lệ thất nghiệp ở

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 9/2017

18

mức thấp (dưới 4,5%) liên tục trong 6 tháng qua và là giai đoạn có

tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất trong vòng 16 năm qua.

Ngay sau tuyên bố của Fed vào ngày 20 tháng 9 năm 2017

về việc quyết định giữ nguyên lãi suất và thông qua kế hoạch cắt

giảm số dư trên bảng cân đối kế toán bắt đầu từ tháng 10/2017, lợi

suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 2 năm tăng lên mức 1.451%,

mức cao nhất kể từ ngày 05/11/2008. Fed cho biết Cơ quan này sẽ

bắt đầu cắt giảm danh mục trái phiếu Chính phủ Mỹ và chứng khoán

có đảm bảo bằng các khoản thế chấp đang nắm giữ trị giá 4.2 ngàn

tỷ USD trong tháng 10/2017.

Nhóm cổ phiếu tài chính nhảy vọt sau tuyên bố của Fed khi

lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ leo dốc nhờ triển vọng nâng lãi

suất, trong khi lĩnh vực tiện ích suy yếu do lo ngại rằng lĩnh vực

phòng thủ trở nên kém hấp dẫn hơn khi lãi suất tăng.

Cụ thể, lĩnh vực tài chính tiến 0.6% khi các ngân hàng được

hưởng lợi từ việc nâng lãi suất. Lĩnh vực này đã tăng 8 phiên trong 9

phiên vừa qua và leo dốc 6.7% trong thời gian này.

Trong tháng 9, Dow Jones tăng 2.1%, S&P 500 tăng 1.9% và

Nasdaq Composite tiến 1.05%.

Dow Jones và S&P 500 đã tăng 8 quý liên tiếp, còn Nasdaq

Composite ghi nhận 5 quý tăng điểm liên tiếp. Cụ thể, trong quý 3,

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 9/2017

19

Dow Jones tăng 4.9%, S&P 500 tăng 4% và Nasdaq Composite vọt

5.8%.

Số cổ phiếu tăng vượt số cổ phiếu giảm trên sàn New York

theo tỷ lệ 1.50:1. Trên sàn Nasdaq, tỷ lệ này là 1.35:1.

Khoảng 6.01 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên các sàn

giao dịch của Mỹ, thấp hơn mức bình quân phiên trong hơn 20

phiên vừa qua là 6.25 tỷ, dữ liệu của Thomson Reuters cung cấp./.

Biểu đồ 7: Biến động các chỉ số FTSE 100 (▬), DAX (▬),

và CAC 40 (▬) trong tháng 9/2017

Nguồn: https://finance.yahoo.com/chart/

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 9/2017

20

Nền kinh tế khu vực Eurozone cũng có tỷ lệ thất nghiệp thấp

nhất kể từ năm 2009 (đạt mức 9,1%). Tại Châu Âu, Chỉ số STOXX

600 của Châu Âu tăng khoảng 1,1% tính từ đầu tháng. Các cổ phiếu

Đức, đại diện bởi chỉ số DAX, tăng khoảng 1,6% trong tuần sau

cuộc bầu cử của nước này vào ngày 24 tháng 9. Bà Angela Merkel

đã giành được chiến thắng và tiếp tục nhiệm kỳ thứ tư với tư cách là

Thủ tướng Đức, nhưng liên minh trung lập của bà đã thất thế trong

nghị viện. Bộ trưởng Tài chính Wolfgang Schäuble, một trong

những người ủng hộ tích cực cho hội nhập châu Âu, sẽ rời bỏ vị trí

của ông. Ở Tây Ban Nha, chứng khoán bất ổn khi đất nước chuẩn bị

cho cuộc trưng cầu dân ý về quyền độc lập của vùng Catalonia. Tuy

vậy chỉ số IBEX 35 của nước này vẫn tăng điểm trong tuần từ

10.271 lên 10.356 điểm (tăng 0,8%).

Biểu đồ 8: Biến động các chỉ số Nikkei 225 (▬), Hang

Seng (▬),và Kospi Composite (▬) trong tháng 9/2017

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 9/2017

21

Nguồn: https://finance.yahoo.com/chart/

Tại khu vực châu Á, kinh tế Nhật Bản tiếp tục duy trì được

sự ổn định nhờ cầu nội địa tăng mạnh, trong khi hoạt động của nền

kinh tế Trung Quốc đang có dấu hiệu trở nên hiệu quả hơn nhờ các

doanh nghiệp công nghiệp quy mô lớn có mức lợi nhuận tăng cao

(tăng 14,3%).

Đối với thị trường chứng khoán Nhật Bản, tuần cuối của

tháng 9 diễn ra tăng điểm nhẹ. Chỉ số Nikkei 225 tăng 60 điểm và

đóng cửa ở mức 20.356 điểm. Từ đầu năm đến nay, chỉ số Nikkei

tăng 6,5%, và chỉ số TOPIX Index đã tăng 10,3%. Đồng yên suy

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 9/2017

22

yếu và đóng cửa gần mức 112.5 yên/ đô la Mỹ, cao hơn 3,9% so hồi

đầu năm.

Chính trị là chủ đề đang được quan tâm ở Nhật Bản vào lúc

này. Thủ tướng Shinzo Abe đã cho giải tán Hạ viện vào ngày 28

tháng Chín và đã kêu gọi một cuộc bầu cử sơ bộ được tổ chức vào

ngày 22 tháng Mười. Abe nói rằng ông sẽ theo đuổi những chính

sách nền tảng bao gồm việc tăng cường sức mạnh nền kinh tế Nhật

Bản, giữ nguyên lập trường cứng rắn đối với Triều Tiên và tăng chi

tiêu cho giáo dục. Hiện nay theo kết quả thăm dò, đảng Dân chủ Tự

do của ông Abe đang có khoảng 44% phiếu phổ thông và vẫn còn

một phần lớn cử tri chưa quyết định.

Cuối cùng tại Trung Quốc, Chỉ số Hang Seng Index của

Trung Quốc đã giảm từ 27.851 xuống 27.554 điểm trong tuần cuối

tháng 9 (giảm 1,1%). Chủ đề chính trị đang chiếm trọn sự quan tâm

của công chúng tại Trung Quốc. Nước này đang gấp rút chuẩn bị

cho Đại hội Đảng Cộng sản vào tháng tới. Đại hội Đảng sẽ khai mạc

ngày 18 tháng 10, dự kiến sẽ củng cố quyền lực của Chủ tịch Tập

Cận Bình trong nhiệm kỳ 5 năm lần thứ hai và giới thiệu một nhóm

lãnh đạo mới. Đối với các nhà phân tích Trung Quốc, đại hội tạo cơ

hội hiếm hoi để hiểu về cải cách kinh tế và các tham vọng chính trị

của chính phủ Trung Quốc trong 5 năm tới.

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 9/2017

23

Về triển vọng kinh tế, nhiều nhà phân tích tin rằng Trung

Quốc sẽ khó khăn trong việc thắt chặt tài chính cho đến khi nền kinh

tế vượt mức tăng trưởng GDP 6,5%.

2. Thị trường chứng khoán trong nước

Thị trường chứng khoán niêm yết:

9 tháng đầu năm 2017, kinh tế Việt Nam có nhiều diễn biến

tích cực như: lạm phát tiếp tục được kiểm soát, thị trường tiền tệ, tín

dụng ổn định; GDP tăng 6,41% so với cùng kỳ năm 2016. Thị

trường chứng khoán Việt Nam đã ghi nhận sự phục hồi tích cực: các

chỉ số của cả 2 Sở giao dịch chứng khoán đều tăng mạnh, VN Index

đạt 810 điểm, mức cao nhất trong 9 năm qua; HNX Index đạt

107,66 điểm, vượt mốc 100 điểm kể từ tháng 2-2011.

Theo thống kê, vốn hóa thị trường các cổ phiếu trên sàn

chứng khoán TP. Hồ Chí Minh đến cuối quý III đạt 2,06 triệu tỷ

đồng. Trên sàn Hà Nội, giá trị vốn hóa các cổ phiếu niêm yết đạt

196 nghìn tỷ, trong khi giá trị cổ phiếu đăng ký giao dịch trên

UPCoM đã tăng 64,8% so với đầu năm lên gần 500 nghìn tỷ đồng.

Tổng cộng giá trị vốn hóa trên cả ba sàn đã đạt hơn 120 tỷ USD.

Thị trường chứng khoán phái sinh tăng trưởng tốt và ổn

định, thanh khoản tập trung vào các hợp đồng ngắn hạn, phù hợp

với thông lệ quốc tế. Tổng khối lượng giao dịch trong tháng 9 đạt

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 9/2017

24

131.903 hợp đồng (tương đương giá trị giao dịch 10.299 tỷ đồng),

tăng 127% so với tháng 8. Giá trị giao dịch bình quân phiên 515 tỷ

đồng, tăng 89% so với tháng 8... Số lượng tài khoản cuối tháng 9 đạt

9.679 tài khoản, tăng 34% so với cuối tháng 8.

Bên cạnh các chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ, các

giải pháp của Bộ Tài chính còn có sự chủ động và nỗ lực của các

thành viên thị trường và các Sở giao dịch chứng khoán đã tổ chức

thực hiện quyết liệt các giải pháp chiến lược đã được xây dựng

trong 2014-2016.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2017, tổng giá trị mua ròng của nhà

đầu tư nước ngoài ước đạt 1.450 triệu USD, gồm 790 triệu USD trái

phiếu, 660 triệu USD cổ phiếu. Giá trị mua ròng tăng gần 80% so

với cùng kỳ năm 2016. Riêng trong tháng 9, mua ròng của nhà đầu

tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán ước đạt 33 triệu USD,

trong đó bán ròng 12 triệu USD cổ phiếu và mua ròng 45 triệu USD

trái phiếu. Thế nhưng, giữa sàn HOSE và HNX, giao dịch của khối

ngoại đã có sự khác biệt rất lớn. Đặc biệt, trong khi sàn HOSE được

khối ngoại đẩy mạnh mua ròng đột biến thì sàn HNX đã không còn

được sự 'hậu thuẫn' từ khối nhà đầu tư nước ngoài.

Khác hoàn toàn so với những gì diễn ra trong 9 tháng đầu

năm 2016, khối ngoại bán ròng rất mạnh trên HOSE nhưng lại mua

ròng tương đối lớn trên HNX.

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 9/2017

25

Trên thị trường chứng khoán phái sinh, sự tham gia của nhà

đầu tư nước ngoài còn rất hạn chế. Thống kê của Ủy ban cho thấy từ

10/8 tới 22/9, giao dịch của khối ngoại chỉ chiếm 0,07% tổng giá trị

giao dịch toàn thị trường.

Tổng giá trị thị trường danh mục nắm giữ của nhà đầu tư

nước ngoài ước đạt 27,3 tỷ USD, tăng xấp xỉ 33,8% so với cuối năm

2016. Tỷ lệ sở hữu nước ngoài trên thị trường cổ phiếu ước đạt

19,2% và trên thị trường trái phiếu ước đạt 5,3%.

Hết tháng 9, thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua

3/4 chặng đường của năm 2017, kèm theo sự tăng trưởng vượt bậc

của hai chỉ số VN-Index và HNX-Index.

Theo đó, kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng

9/2017, chỉ số VN-Index ở mức 804,42 điểm và tăng 139,55 điểm

(21%) so với thời điểm cuối năm 2016. Cùng với đó, chỉ số HNX-

Index cũng đã tăng 27,54 điểm (34,4%) lên 107,66 điểm.

Thanh khoản trên cả hai sàn sụt giảm nhẹ. Theo đó, khối

lượng khớp lệnh trung bình phiên trên sàn HOSE đạt 141.9 triệu

đơn vị/phiên, sụt giảm 4.93% so với tuần giao dịch trước; trong khi

trên sàn HNX đạt 59.3 triệu cổ phiếu/phiên, sụt giảm 8.36%.

Xu hướng giằng co tiếp tục chiếm thế chủ đạo trên thị trường

trong tuần cuối của tháng 9. Các chỉ số thị trường chủ yếu dao động

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 9/2017

26

tăng/giảm điểm trong biên độ hẹp với hiện tượng phân hóa được

duy trì.

Nhóm Vốn hóa lớn vẫn là nhóm ảnh hưởng mạnh nhất lên

thị trường. Trạng thái phân hóa và đổi trụ liên tục diễn ra ở nhóm cổ

phiếu này qua các phiên. Trong đó, nổi bật nhất chính là hai đại diện

vốn hóa lớn ngành Bia là SAB và BHN. Khả năng biến động giá của

hai cổ phiếu này càng gia tăng mạnh hơn khi SAB và BHN đồng

loạt nhận được những thông tin hỗ trợ mạnh trong tuần qua.

Điểm chung của nhóm cổ phiếu này là dù cường độ dao

động giá diễn ra liên tục nhưng giao dịch lại khá ảm đạm. Dòng tiền

chảy vào nhóm cổ phiếu dẫn dắt vẫn khá yếu, thanh khoản các phiên

cũng không có sự ổn định mà biến động khá thất thường.

Các nhóm cổ phiếu có vốn hóa trung bình và nhỏ cũng

không thoát khỏi xu hướng chung khi tỷ lệ cổ phiếu tăng/giảm điểm

vẫn chưa thể đạt mức khả quan. Sự suy yếu của dòng tiền khiến giao

dịch của nhóm cổ phiếu này diễn ra tẻ nhạt.

Điểm tích cực nhất đó là dù thanh khoản trên thị trường phát

đi những tín hiệu tiêu cực nhưng tâm lý của giới đầu tư vẫn duy trì

sự ổn định cần thiết. Đã có thời điểm sức ép bên bán bất ngờ gia

tăng và tạo nên các nhịp thoái lui rất mạnh của chỉ số nhưng sự

hoảng loạn đã không diễn ra mà thay vào đó là lực cầu đỡ giá xuất

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 9/2017

27

hiện. Nhờ đó mốc 800 điểm của VN-Index được giữ vững khi kết

tuần giao dịch.

Biểu đồ 9: Diễn biến hai chỉ số Vn-Index và HNX-Index trong

tháng 9/2017

Nguồn số liệu: HOSE, HNX

Tháng 9/2017, thị trường cổ phiếu niêm yết có 1 mã cổ phiếu

niêm yết mới là CTCP Thép Mê Linh (MEL) nâng tổng số chứng

khoán niêm yết tại HNX tính đến thời điểm cuối tháng 9 là 379 mã

cổ phiếu, với tổng khối lượng niêm yết đạt 11.327 triệu cổ phiếu,

tương ứng tổng giá trị niêm yết toàn thị trường hơn 113,4 nghìn tỷ

đồng.

HNX Index đạt mức 107,66 điểm tại thời điểm đóng cửa

phiên giao dịch ngày 29/9/2017, tăng 3,5% so với thời điểm cuối

tháng 8. Giá trị vốn hóa thị trường đạt hơn 196.113 tỷ đồng, tăng

750

760770780

790800

0

20

40

60

80

01

/09

07

/09

12

/09

15

/09

20

/09

25

/09

28

/09

KLGD (Triệu cp)

VN- Index (điểm)

100

102

104

106

108

110

0

20

40

60

80

100

01

/09

08

/09

14

/09

20

/09

26

/09

KLGD (Triệu cp)

HNX-Index (điểm)

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 9/2017

28

2,9% so với tháng trước. Tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường

đạt hơn 1,1 tỷ cổ phiếu, giá trị giao dịch tương ứng đạt 13.246 tỷ

đồng.

Tính bình quân, khối lượng giao dịch đạt 56,7 triệu cổ

phiếu/phiên (giảm 7,5% so với tháng trước) và giá trị giao dịch đạt

662 tỷ đồng/phiên, tăng 7% so với tháng trước. Bình quân 9 tháng

đầu năm, khối lượng giao dịch bình quân đạt 55 triệu cổ phiếu/phiên

(tăng 15% so với cùng kỳ năm trước) và giá trị giao dịch đạt 587 tỷ

đồng/phiên, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm trước.

Tháng này, nhà đầu tư nước ngoài giao dịch tổng cộng 59,42

triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch đạt hơn 1.387 tỷ đồng,

trong đó giao dịch mua vào đạt 461,63 tỷ đồng, giao dịch bán ra

925,47 tỷ đồng.

Thị trường UPCoM:

Trên thị trường UPCoM có 14 mã cổ phiếu đăng ký giao

dịch mới trong tháng 9/2017 nâng tổng số doanh nghiệp đăng ký

giao dịch trên thị trường này lên 635 doanh nghiệp (tính đến ngày

29/9/2017).

Chỉ số UPCoM-Index đạt mức 54,39 điểm tại thời điểm

đóng cửa phiên giao dịch cuối tháng, giảm 0,1% so với thời điểm

cuối tháng trước. Giá trị vốn hóa thị trường UPCoM đạt 499.774 tỷ

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 9/2017

29

đồng. Toàn thị trường có 14,68 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng,

tương ứng với giá trị giao dịch đạt 214,96 tỷ đồng.

Tính bình quân, giá trị giao dịch đạt 153,3 tỷ đồng/phiên,

giảm 20% so với tháng trước. 9 tháng đầu năm, khối lượng giao

dịch bình quân đạt 10,6 triệu cổ phiếu/ phiên (tăng 27% so với cùng

kỳ năm trước) và giá trị giao dịch đạt 187 tỷ đồng/phiên, tăng 54%

so với cùng kỳ năm trước.

Tổng khối lượng giao dịch của nhóm cổ phiếu HNX30 đạt

440,94 triệu cổ phiếu, tương ứng với giá trị giao dịch đạt 7.097 tỷ

đồng, chiếm tỷ trọng 38,49% về khối lượng giao dịch và 53,58% giá

trị giao dịch toàn thị trường.

Biểu đồ 10: Diễn biến chỉ số UPCoM-Index tháng 9/2017

Nguồn: HNX

53,8

54,0

54,2

54,4

54,6

54,8

-

20,0

40,0

60,0

80,0

100,0

01

/09

05

/09

06

/09

07

/09

08

/09

11

/09

12

/09

13

/09

14

/09

15

/09

18

/09

19

/09

20

/09

21

/09

22

/09

25

/09

26

/09

27

/09

28

/09

29

/09

KLGD (Triệu cp) UPCOM-INDEX (điểm)

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 9/2017

30

Tháng 9/2017, tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX)

đã diễn ra 3 phiên đấu giá cổ phần thoái vốn tại CTCP Thuận An,

CTCP Đầu tư và Thương mại 319 và CTCP Du lịch Bưu điện.

Tổng khối lượng cổ phần đưa ra đấu giá trong tháng 9 đạt

hơn 14,8 triệu cổ phần, giảm 9,6% so với tháng 8. Các nhà đầu tư đã

đặt mua với tổng khối lượng hơn 51,9 triệu cổ phần, cao hơn 3,5 lần

so với khối lượng chào bán.

Kết quả, hơn 14,8 triệu cổ phần (tương đương 100% khối

lượng chào bán) đã được bán cho nhà đầu tư với tổng giá trị cổ phần

trúng giá hơn 413,3 tỷ đồng, cao hơn 202,9 tỷ đồng so với giá khởi

điểm. Trung bình một phiên, giá trị cổ phần đấu giá thành công đạt

hơn 137,7 tỷ đồng, cao hơn 3,1 lần so với tháng 8.

Đặc biệt, cả 3 phiên bán cổ phần thoái vốn trong tháng 9 đều

bán hết 100% số cổ phần chào bán, thặng dư vốn thu về cho nhà

nước và doanh nghiệp đạt hơn 264,8 tỷ đồng. Trong kế hoạch trong

tháng 10 có 4 doanh nghiệp đấu giá gồm: công ty cổ phần thủy điện

Hồ Bốn đấu giá ngày 3/10/2017 chào bán 216.000 cổ phần; công ty

cổ phần thủy điện Nậm Mức đấu giá ngày 3/10/2017 chào bán

588.000 cổ phần; công ty TNHH MTV In Tài chính ngày

13/10/2017 chào bán 9.800.000 cổ phần; Công ty cổ phần xăng dầu

dầu khí Thái Nguyên ngày 23/10/2017 chào bán 1.109.250 cổ phần.

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 9/2017

31

Trên thị trường trái phiếu, công tác huy động vốn kém thuận

lợi hơn trong tháng 9/2017 vừa qua do lãi suất đang tạo đáy và nhu

cầu đối với trái phiếu Chính phủ (TPCP) kỳ hạn từ 15 năm trở lên

giảm mạnh.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2017, Kho bạc Nhà nước huy động

được 147.129 tỷ đồng từ phát hành TPCP, hoàn thành 81,7% kế

hoạch năm 2017 (183.300 tỷ đồng).

Thị trường TPCP 9 tháng đầu năm cũng ghi nhận một số tín

hiệu tích cực với kỳ hạn phát hành bình quân TPCP đạt 13 năm, cao

nhất từ trước đến nay (tăng 4,32 năm so với mức 8,68 năm so với

2016). Cùng đó, lãi suất phát hành TPCP giảm ở tất cả các kỳ hạn so

với cuối 2016. Quan sát đường cong lợi suất TPCP cho thấy độ dốc

của lợi tức TPCP tháng 9 thoải hơn so với đầu năm, đặc biệt ở kỳ

hạn ngắn, phản ánh kỳ vọng về việc lạm phát có thể được kiểm soát

tốt trong năm 2017.

II. Thị trường Bất động sản

Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng

cho biết, lượng giao dịch bất động sản trong tháng 9/2017 có chiều

hướng chững lại và giảm so với tháng trước do ảnh hưởng của tâm

lý kiêng mua nhà trong thời gian này.

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 9/2017

32

Theo thống kê của Cục Quản lý nhà và thị trường bất động

sản, tính đến ngày 20/9, lượng tồn kho vẫn tiếp tục xu hướng giảm

nhưng đà giảm đang dần chậm lại. Tổng giá trị tồn kho bất động sản

còn khoảng 26.294 tỷ đồng, giảm 48,33% so với tháng 12/2015;

giảm 15,24% so với tháng 12/2016 và giảm 450 tỷ đồng so với 20/8.

Qua số liệu báo cáo của một số chủ đầu tư và một số sàn

giao dịch bất động sản, tại Hà Nội trong tháng 9/2017 có khoảng

1.200 giao dịch thành công, giảm 11% so với tháng 8/2017.

Lý giải về tình trạng này, các chuyên gia trong lĩnh vực bất

động sản cho rằng, giao dịch trên thị trường bị ảnh hưởng bởi tâm lý

tránh mua nhà trong tháng 7 âm lịch (tháng 9 dương lịch), cùng với

việc các chủ đầu tư đang triển khai các dự án mới để chuẩn bị cho

việc đưa hàng ra thị trường vào dịp cuối năm, không có dự án mới

được chào bán ra thị trường trong thời gian này.

Trong những tháng gần đây, tại Hà Nội, với việc nhiều dự án

chung cư trung và cao cấp được mở bán, nguồn cung lớn khiến

không ít dự án có hiện tượng giảm giá nhẹ (trên dưới 1%) trên thị

trường thứ cấp. Tuy nhiên, đối với thị trường sơ cấp, chủ đầu tư

không hạ giá bán mà cạnh tranh bằng các hình thức khác nhau như

tặng gói nội thất, chiết khấu cho người mua, miễn phí dịch vụ. Giá

nhà ở liền kề, biệt thự không có nhiều biến động, các giao dịch chủ

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 9/2017

33

yếu vẫn là các giao dịch thứ cấp do lượng cung sản phẩm này không

nhiều.

Tương tự, tại TP HCM, giá bán căn hộ chung cư không có

biến động. Nguyên nhân chính là do lượng giao dịch duy trì ổn định,

tiến độ xây dựng của các dự án được đảm bảo và các chính sách

thanh toán linh hoạt và kéo dài của chủ đầu tư. Tháng 9/2017 có

khoảng 1.300 giao dịch thành công, giảm 7% so với tháng 8/2017.

Tuy nhiên mức giảm nhẹ hơn so với thị trường Hà Nội.

Đối với phân khúc biệt thự, nhà ở liền kề và đất nền, do

nguồn cung mới không nhiều, lượng giao dịch trong thời gian qua

duy trì ổn định dẫn tới giá bán không biến động, không có hiện

tượng giảm giá. Nguồn cung chủ yếu của thị trường vẫn tới từ các

dự án đã được triển khai và chào bán từ giai đoạn trước. Đáng chú ý

là tình trạng nguồn cung căn hộ phân khúc trung - cao cấp nhiều,

thiếu nguồn cung căn hộ phân khúc bình dân, nhà ở xã hội.

Giao dịch thành công chủ yếu trong giai đoạn này vẫn là

phân khúc căn hộ cao cấp với mật độ xây dựng thấp, tỷ lệ không

gian xanh lớn, vị trí thuận lợi tại khu vực trung tâm như: dự án

Vinhomes Golden River (Quận 1), dự án Hà Đô Sentosa (Quận 10),

dự án Elite Park (quận Bình Thạnh). Các dự án căn hộ nhà ở với

diện tích vừa và nhỏ có giá bán trên dưới 1 tỷ đồng nhận được nhiều

sự quan tâm của thị trường, tuy nhiên nguồn cung rất hạn chế. Bên

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 9/2017

34

cạnh đó, thị trường đất nền, nhà ở liền kề, biệt thự tại khu vực các

quận mới, có hạ tầng tốt cũng là sản phẩm có lượng giao dịch tốt

trên thị trường trong giai đoạn này, như khu vực Quận 2, Quận 9.

Về giá cả, diễn biến thực tế trên thị trường cho thấy, giá bất

động sản trong tháng 9 không có biến động so với cùng kỳ tháng

trước.

Nhận định:

Thị trường bất động sản (BĐS) từ đầu năm 2017 đến nay đã

có tín hiệu hồi phục tích cực về thanh khoản và giá đã có xu hướng

tăng ở một số phân khúc, đặc biệt là phân khúc cao cấp. Nhiều

chuyên gia BĐS cho rằng, thị trường bất động sản nửa cuối năm

2017 vẫn là kênh thu hút nhà đầu tư cá nhân, nhưng sẽ phân hóa

mạnh và đi vào sự lựa chọn dựa trên nhu cầu và năng lực tài chính

của nhà đầu tư.

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 9/2017

35

C. PHẢN HỒI CHÍNH SÁCH

1. Nỗi... bâng khuâng của nhà đầu tư lớn

Từ năm 2012, thông điệp mời gọi nhà đầu tư chiến lược

tham gia mua cổ phần ở các doanh nghiệp (DN) lớn đã được nêu lên

ở nhiều diễn đàn, nhiều cấp quản lý. Tuy nhiên, tiến trình thực hiện

vẫn trì hoãn cho đến nay điển hình như:

Năm 2012, Việc PV Oil công bố việc sẽ bán tối đa 25% vốn

ra công chúng, trong đó dành 20% bán cho nhà đầu tư chiến lược.

Tuy nhiên, tiến trình thực hiện vẫn trì hoãn cho đến nay

Năm 2015, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam công

bố muốn bán 25% vốn cho công chúng, trong đó dành 20% bán cho

nhà đầu tư chiến lược, nhưng đến nay chưa thành hiện thực.

Nhiều DN lớn như Nhà máy Lọc dầu Bình Sơn, Tổng công

ty Hóa chất Việt Nam, Tổng công ty Ðiện lực dầu khí Việt Nam...

đã công bố việc cổ phần hóa từ lâu, nhưng đến nay vẫn.. chưa bán.

Trong việc mời gọi nhà đầu tư chiến lược, chỉ có một số DN thành

công, nhưng chưa thật trọn vẹn. Chẳng hạn, Vietcombank bán 15%

vốn cho Mizuho từ năm 2012, gần đây muốn bán thêm 7,7% vốn

cho nhà đầu tư khác, nhưng không thỏa thuận được về giá.

Vinamilk, Sabeco, Habeco... là những cái tên “hot” nhất trên thị

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 9/2017

36

trường bán vốn nhà nước, nhưng tỷ lệ chào bán và cách bán như thế

nào vẫn chưa tỏ tường với các nhà đầu tư.

Một rủi ro lớn khác là cách bán. Không ít DN đã bị đẩy giá

cổ phiếu lên quá cao khi chào bán một lượng nhỏ cổ phiếu qua đấu

giá trên sàn, vô hình trung “chặn cửa” nhà đầu tư lớn mua theo giá

đấu đó để vào DN. Quá trình xác định giá trị DN cũng như giá chào

bán chưa theo quy chuẩn quốc tế khiến đại đa số nhà đầu tư chuyên

nghiệp chỉ dừng ở mức quan tâm, chứ chưa thể rót được vốn.

Không hẹn mà gặp, tại cuộc hội thảo bàn về cổ phần hóa

DNNN dưới góc nhìn của nhà đầu tư nước ngoài tuần qua, chuyên

gia PwC, Vilaf, Freshfields Bruckhaus Deringer cùng nêu quan

điểm: Muốn tìm được nhà đầu tư chiến lược, điểm cốt yếu là tiến

trình bán vốn nhà nước phải minh bạch và DN phải chuẩn mực

trong cam kết phát triển.

Giải quyết nỗi... bâng khuâng của nhà đầu tư chuyên nghiệp

cách nào là một câu hỏi đáng đặt ra trong bối cảnh Chính phủ kiên

quyết tái cấu trúc DNNN với dự kiến thu về hàng trăm nghìn tỷ

đồng từ quá trình bán vốn. Hy vọng nhà quản lý sẽ sớm có những

giải pháp chính sách chuẩn mực, để dòng vốn “bâng khuâng” bao

năm đó sẽ ở lại, chứ không phải quay đi...

2. Treo cổ tức: Ai bù thiệt hại cho nhà đầu tư?

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 9/2017

37

Vào ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức bằng

tiền, thị giá cổ phiếu lập tức bị điều chỉnh giảm tương ứng với số

tiền cổ tức doanh nghiệp hứa trả, nhưng tiền chia cổ tức thì không

biết ngày nào mới về. May thì vài ngày, không may thì vài tháng,

thậm chí chưa biết bao giờ tiền cổ tức mới về, là những câu chuyện

rất thật trên TTCK Việt Nam.

Ngày 20/9/2017, Công ty cổ phần Thủy sản số 4 (mã TS4)

có công văn thông báo về việc Hội đồng quản trị Công ty đã họp (có

biên bản đính kèm thông báo, không có Nghị quyết) về việc thay đổi

thời gian chi trả cổ tức cho cổ đông. Theo Biên bản họp, do báo cáo

tài chính kiểm toán 6 tháng đầu năm 2017, lợi nhuận của Công ty

chưa đủ điều kiện chia cổ tức nên Công ty sẽ dời ngày thanh toán cổ

tức năm 2016 đến ngày 5/10/2018, thay vì ngày dự kiến là

29/9/2017.

Như vậy, những cổ đông đã có tên trong danh sách ngày

20/3/2017 theo thông báo của Hội đồng quản trị ngày 8/2/2017 sẽ

phải chờ đợi thêm ít nhất 1 năm nữa (sau khi đã phải chờ hơn nửa

năm như phương án ban đầu) để hy vọng nhận được cổ tức năm

2016.

Vì sao lại có sự trì hoãn này? Xét về sức khỏe tài chính, báo

cáo tài chính bán niên soát xét của Công ty cho thấy, TS4 có đủ

nguồn tiền để trả. Đến 3/6/2017, Công ty có trên 100 tỷ đồng tiền

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 9/2017

38

gửi có kỳ hạn, trong khi nhu cầu tiền phục vụ trả cổ tức chỉ hơn 8 tỷ

đồng. Tuy nhiên, Công ty lại không đủ điều kiện để trả cổ tức cho

cổ đông.

Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2016 cho thấy, TS4 bị lỗ

6,644 tỷ đồng, với Quỹ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày

31/12/2016 là -4,457 tỷ đồng. Đến hết 30/6/2017, Quỹ lợi nhuận sau

thuế chưa phân phối của Công ty vẫn là con số âm (-1,406 tỷ đồng),

dù kết quả kinh doanh 6 tháng hợp nhất lãi 3,051 tỷ đồng.1

Tại thời điểm ngày giao dịch không hưởng quyền, nhà đầu

tư đã bị trừ đi số tiền cổ tức họ dự kiến nhận được vào giá tham

chiếu. Điều này đồng nghĩa với việc, nhà đầu tư bị treo vốn. Cổ tức

càng bị chậm, nhà đầu tư càng bị thiệt. Với 8 tỷ đồng cổ tức đã bị

giảm trừ trên giá của TS4, tính theo thời gian chậm trả, nhà đầu tư

có thể bị mất tới hơn 600 triệu đồng tiền lãi suất (nếu tính lãi suất

5%/năm), tính từ thời điểm chốt quyền đến khi có thể nhận được.

1http://tinnhanhchungkhoan.vn/chung-khoan/treo-co-tuc-ai-bu-thiet-hai-cho-nha-dau-tu-

202476.html

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 9/2017

39

Thực tế, TS4 không phải là doanh nghiệp duy nhất mà nhà

đầu tư đã qua ngày chốt quyền, nhưng không nhận được tiền cổ tức.

Công ty cổ phần Thiết bị phụ tùng Sài Gòn (mã SMA) từng "ngâm"

cổ tức của nhà đầu tư với ngày đăng ký cuối cùng là 27/7/2012 đến

tận năm 2015 với lý do nguồn thu bị trễ.

Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển du lịch Vinaconex

cũng chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức năm 2010 từ ngày

3/4/2012, nhưng hết lần này đến lần khác khất nợ, hiện tiếp tục xin

nợ đến 30/3/2018…

Nếu không phải là doanh nghiệp đã niêm yết cổ phiếu,

chuyện trả cổ tức sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến quyền lợi nhà

đầu tư. Nhưng với các trường hợp đã niêm yết, đăng ký giao dịch

trên TTCK thì chi phí vốn nhà đầu tư lại là vấn đề đáng được quan

tâm. Những doanh nghiệp quy mô vốn nhỏ, tỷ lệ chia cổ tức thấp,

chi phí vốn bị mất đi không nhiều. Tuy nhiên, ở doanh nghiệp quy

mô vốn hàng nghìn tỷ đồng, khi cổ đông cũng bị nợ cổ tức sau chốt

quyền, thì ai sẽ phải là người chịu trách nhiệm?

Với trường hợp tạm ứng cổ tức bằng cổ phiếu trước khi có

báo cáo tài chính kiểm toán năm, trong hồ sơ xin phát hành, Ban

lãnh đạo công ty đại chúng thường phải có cam kết chịu trách nhiệm

về việc đủ nguồn thực hiện việc phát hành này. Tuy nhiên, thực hiện

cam kết này như thế nào lại chưa có ở đâu quy định.

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 9/2017

40

Nhiều ý kiến cho rằng, nhà quản lý nên cân nhắc bổ sung cơ

chế truy trách nhiệm cá nhân với các tình huống chốt danh sách cổ

tức để tạm ứng cổ tức bằng tiền trước thời điểm lập báo cáo tài

chính kiểm toán năm.

Cùng với đó, doanh nghiệp cần có cơ chế chịu trách nhiệm

về chi phí vốn, nếu đủ điều kiện chia cổ tức (về quỹ lợi nhuận, có

Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông), đã chốt danh sách nhận cổ tức,

nhưng không thu xếp được nguồn.

3. Thông tin miễn phí, vị đắng đầu tư

Trong thời đại thông tin bùng nổ trên mạng xã hội, lựa chọn,

xử lý và kiểm chứng thông tin là việc làm khó khăn, nhưng các

thông tin này ảnh hưởng không nhỏ đến các quyết định của nhà đầu

tư.

Theo ông Nguyễn Thế Minh, Phó giám đốc kiêm Trưởng

nhóm Phân tích thị trường vốn, Khối khách hàng cá nhân, Công ty

Chứng khoán Sài Gòn (SSI) cho biết, trong những năm gần đây, đặc

biệt là từ năm 2016, mạng xã hội được các môi giới sử dụng làm

công cụ để truyền thông chính sản phẩm của họ, khuyến nghị cho

nhà đầu tư, tạo ra xu hướng và ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của

nhà đầu tư cũng như quyết định giao dịch. Thực tế, có công ty

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 9/2017

41

chứng khoán phát triển sản phẩm macbook, mạng xã hội chuyên

dành cho các nhà đầu tư chứng khoán.

“Chứng khoán là thị trường nhạy cảm, tâm lý nhà đầu tư

biến động nhanh, nên những thông tin nhạy cảm tung ra có thể tác 2

động lớn đến thị trường, đặc biệt khi thị trường có thanh khoản lớn

như hiện nay”, ông Minh nói.

Việc làm chủ thông tin phụ thuộc nhiều vào vị thế của nhà

đầu tư, những nhà đầu tư nhỏ lẻ, ít vốn thường có phản ứng ngay lập

tức trước thông tin được coi là “nặng ký”, dù chưa biết thực hư và

hành động của họ thường là bán tháo khi thấy thông tin bất lợi.

“Bên cạnh những thông tin mà doanh nghiệp công khai minh

bạch, nhà đầu tư nên tìm đến những thông tin trên Sở giao dịch, báo

chí chính thống, các trang web uy tín…, đừng để mạng xã hội lái

thông tin”, ông Minh nói.

Thực tế, “không có bữa ăn nào miễn phí”, nhiều nhà đầu tư

đã nhận ra chân lý ấy sau nhiều lần vấp ngã từ những thông tin trên

mạng xã hội mà đưa ra quyết định nóng vội, sai lầm.

2 http://tinnhanhchungkhoan.vn/chung-khoan/thong-tin-mien-phi-vi-dang-dau-tu-

202765.html

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 9/2017

42

Ông Cao Minh Hoàng, Trưởng phòng Phân tích, Công ty

Quản lý quỹ IPAAM cho biết, thông tin miễn phí có từ rất lâu trên

thị trường thế giới. Tại Việt Nam, nhiều cổ phiếu gặp bất lợi trước

những thông tin xấu cổ phiếu PVX của Tổng công ty cổ phần Xây

lắp dầu khí Việt Nam, thậm chí bị hủy niêm yết như cổ phiếu PVA

của Tổng công ty Xây lắp dầu khí Nghệ An.

“Nhà đầu tư thường ví von, thủy triều lên, ai bơi càng mạnh,

càng quyết liệt thì sẽ sống khỏe, nhưng khi thủy triều rút, sóng đánh

mạnh thì mới biết giá trị thực của cổ phiếu. Rất nhiều nhà đầu tư có

những bài học đắt giá trong tiếp nhận thông tin và đầu tư, nhưng

lòng tham luôn lấn át và sai lầm luôn lặp lại”, ông Hoàng nói.

Cũng theo ông Hoàng, kênh truyền thông chính thống vẫn

quan trọng nhất và báo chính thống có độc giả trung thành vì những

giá trị mang lại. Sau thời gian đầu tư theo phong trào, trải qua những

thăng trầm, nhà đầu tư sẽ nhận ra được đâu là kênh thông tin cần tìm

đến. Không để mạng xã hội dẫn dắt mình, đó là vấn đề mấu chốt

nhất đối với các nhà báo trong thời buổi bùng nổ công nghệ và sự

phát triển của Facebook như hiện nay.

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng từng

nhận xét, vẫn còn tình trạng báo chí bị mạng xã hội dẫn dắt, những

bất cập trong việc sử dụng thông tin trên mạng xã hội của một số

phóng viên, nhà báo và đề nghị các cơ quan báo chí phải nhìn thẳng

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 9/2017

43

vào những khiểm khuyết, bất cập đó, phấn đấu thực hiện tốt nhiệm

vụ.

Ông Trần Bá Dung, Trưởng Ban Nghiệp vụ, Hội Nhà báo

Việt Nam nhìn nhận, nhiều cơ quan báo chí đang “chạy” theo mạng

xã hội, nhưng ở đây có hai mặt của một vấn đề.

Coi mạng xã hội là một kênh “tai mắt” của mình, theo dõi,

tìm hiểu các thông tin, diễn biến vụ việc và đi kiểm chứng thông tin.

Điều này có ý nghĩa tích cực trong nghiệp vụ khai thác thông tin.

Nhưng ngược lại, có những áp lực cuốn theo không tốt, phóng viên,

nhà báo không thể để mạng xã hội “lái” đi, hay phụ thuộc vào tính

áp đặt trên mạng xã hội.

“Đừng để mạng xã hội dẫn dắt nhà báo, thông tin số đông

chưa phải là chân lý, cần phải được kiểm chứng”, ông Trần Bá

Dung nhấn mạnh.

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 9/2017

44

Ghi chú

Xin vui lòng tham khảo thêm các “Báo cáo thị trường chứng

khoán” định kỳ hàng quý và các “Báo cáo chuyên đề” của phòng

Phân tích dự báo thị trường để có thêm thông tin và phân tích đầy

đủ.

Liên hệ

Phòng Phân tích & Dự báo Thị trường,

Trung tâm NCKH-ĐTCK (UBCKNN)

Số 234 Lương Thế Vinh, Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 04-35430667; Fax: 04-35535869

Email: [email protected]

Nhóm nghiên cứu

Ông. Phạm Quang Huy (TP)

Ths. Nguyễn Thị Trinh

CN. Phạm Thanh Phương

CN. Bùi Tuyết Hạnh