Báo cáo tóm lượ · Báo cáo tóm lược TTTC tháng 04/2015 3 A. THỊ TRƯỜNG TIỀN...

22

Transcript of Báo cáo tóm lượ · Báo cáo tóm lược TTTC tháng 04/2015 3 A. THỊ TRƯỜNG TIỀN...

Page 1: Báo cáo tóm lượ · Báo cáo tóm lược TTTC tháng 04/2015 3 A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ I. Thị trường tiền tệ - tín dụng Thị trường tiền tệ - tín
Page 2: Báo cáo tóm lượ · Báo cáo tóm lược TTTC tháng 04/2015 3 A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ I. Thị trường tiền tệ - tín dụng Thị trường tiền tệ - tín

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 04/2015

2

MỤC LỤC

A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ ................................................................. 3

I. Thị trường tiền tệ - tín dụng ................................................... 3

II. Thị trường ngoại hối và vàng................................................ 11

B. THỊ TRƯỜNG VỐN ....................................................................... 16

I. Thị trường chứng khoán ....................................................... 16

II. Thị trường BĐS ...................................................................... 20

Page 3: Báo cáo tóm lượ · Báo cáo tóm lược TTTC tháng 04/2015 3 A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ I. Thị trường tiền tệ - tín dụng Thị trường tiền tệ - tín

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 04/2015

3

A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ

I. Thị trường tiền tệ - tín dụng

Thị trường tiền tệ - tín dụng thế giới

Trong 6 tháng đầu tài khóa 2015, thực hiện từ tháng 10/2014 đến tháng 3/2015, tổng thu

ngân sách của chính phủ liên bang đạt 1.420 tỷ USD, tăng 7,3% so với cùng kỳ tài khóa

2014.Trong khi đó, tổng chi ngân sách 6 tháng là 1.859 tỷ USD, tăng 7,1% so với tài khóa

trước.Như vậy, trong 6 tháng đầu của tài khóa 2015, cán cân thu chi ngân sách của Mỹ bị thâm

hụt 439,47 tỷ USD, tăng 6% so với mức thâm hụt 413,3 tỷ USD cùng kỳ của tài khóa 2014.

Tháng Ba vừa qua là tháng chính phủ liên bang Mỹ có mức thâm hụt cán cân thu chi lớn

nhất, tới 52,91 tỷ USD, do là tháng chính phủ hoàn trả thuế cho người lao động và các doanh

nghiệp.Việc chi cho dịch vụ chăm sóc y tế và sức khỏe, thường gọi là Medicare và Medicaid,

cùng với dịch vụ an sinh xã hội lần lượt tăng 11,2% và 4,0% là một nguyên nhân chính làm tăng

mức thâm thủng ngân sách trong nửa đầu tài khóa 2015.

Theo đánh giá của Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đà phục hồi của nền kinh tế lớn

nhất thế giới tuy vẫn được duy trì, nhưng giá đồng USD tăng và giá dầu giảm đã có những tác

động không nhỏ đối với khu vực sản xuất của Mỹ trong ba tháng đầu năm nay.Sản lượng công

nghiệp của nước Mỹ trong tháng Ba vừa qua giảm tới 0,6% so với mức tăng 0,1% trong tháng

Hai. Đây là mức sụt giảm sản lượng công nghiệp lớn nhất của Mỹ trong vòng hơn hai năm rưỡi

qua, thấp hơn cả mức dự báo giảm 0,3% của các chuyên gia kinh tế.

Hoạt động khoan thăm dò dầu khí giảm tới 17,7% và sản lượng khai khoáng giảm 0,7% là

nguyên nhân chính làm sụt giảm mạnh sản lượng của toàn bộ ngành công nghiệp.Giá dầu thô trên

thị trường thế giới giảm 69,8% kể từ tháng 6/2014 buộc các tập đoàn công ty thăm dò dầu khí của

Mỹ, trong ba tháng đầu năm nay, phải cho ngừng hoạt động hoặc cắt giảm vốn đầu tư vào các dự

án.Bên cạnh đó, đồng USD tăng giá 13% so với các đồng ngoại tệ mạnh khác kể từ tháng 6/2014,

nhu cầu hàng hóa và dịch vụ của thị trường toàn cầu không cao cộng với thời tiết mùa Đông

2014-2015 khắc nghiệt chưa từng có trong nhiều thập kỷ cũng là những nguyên nhân làm chậm

đà phục hồi của nền kinh tế và làm giảm sản lượng khu vực công nghiệp.

Trước tình hình đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vừa hạ dự báo về đà tăng trưởng của

thị trường lao động và nền kinh tế Mỹ, tín hiệu cho thấy cơ quan này có thể đợi cho đến ít nhất

quý 3 mới bắt đầu nâng lãi suất.Fed cho biết: “Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) dự tính

thời điểm thích hợp cho việc nâng phạm vi mục tiêu đối với lãi suất quỹ liên bang là khi chứng

kiến sự cải thiện hơn nữa trên thị trường lao động và có lý do để tin rằng lạm phát sẽ trở lại mục

tiêu 2% trong trung hạn”.

Nhưng không giống như tuyên bố chính sách trong cuộc họp vào tháng 03/2015, Fed đã

loại trừ khả năng sẽ không tiến hành nâng lãi suất trong cuộc họp đình kỳ tiếp theo.Điều này có

thể khiến quyết định nâng lãi suất vào tháng 6 tới là khả thi, tuy nhiên các số liệu kinh tế có thể sẽ

không cho phép điều này xảy ra.Theo báo cáo được Bộ Thương mại Mỹ công bố sáng ngày thứ

Page 4: Báo cáo tóm lượ · Báo cáo tóm lược TTTC tháng 04/2015 3 A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ I. Thị trường tiền tệ - tín dụng Thị trường tiền tệ - tín

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 04/2015

4

Tư, nền kinh tế Mỹ chỉ đạt mức tăng trưởng 0.2% trong quý đầu tiên của năm 2015, thấp hơn so

với kỳ vọng tăng trưởng 1% của các nhà kinh tế và tốc độ tăng trưởng 2.2% trong quý 4/2014.

Fed cũng thừa nhận rằng: "Đà tăng trưởng kinh tế đã chậm lại trong suốt các tháng mùa

đông, một phần nguyên nhân là do sự tác động của các yếu tố tạm thời". Trước đó, trong tháng

03/2015, Fed đã mô tả đà tăng trưởng kinh tế đang ở mức độ vừa phải.Các nhà kinh tế xem tháng

09/2015 như là thời điểm có nhiều khả năng nhất cho việc tăng lãi suất, trong khi các nhà đầu tư

lại dự báo một thời điểm muộn hơn, với hợp đồng tương lai hướng tới tháng 12/2015.

Ngân hàng Trung ương Mỹ (Fed) luôn xem xét kỹ lưỡng việc điều chỉnh lãi suất cơ bản

bởi quyết định này ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Mỹ và thị trường tài chính toàn cầu.Chủ

tịch Fed chi nhánh New York, nhận định như vậy ngày 20/4 về kế hoạch tăng lãi suất cơ bản hiện

ở mức gần 0% được thể chế tài chính này áp dụng từ tháng 12/2008.Thời điểm Fed tăng lãi suất

và sẽ phụ thuộc vào tình hình thực tế của nền kinh tế đầu tàu thế giới cũng như phản ứng của thị

trường tài chính.

Trước đó, trong báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã cảnh

báo những tác động tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu nếu Fed điều chỉnh chính sách lãi suất cơ

bản mà thể chế tài chính này áp dụng suốt hơn 7 năm qua. Việc Fed tăng lãi suất sẽ đẩy đồng

USD tăng giá mạnh so với các ngoại tệ khác, khiến các khoản vay mượn bằng đồng USD sẽ đắt

hơn và gây khó khăn cho các nước đã vay quá nhiều USD khi giá đồng bạc xanh còn rẻ và lãi

suất ở Mỹ thấp.

Đối với các nền kinh tế mới nổi, việc Fed tăng lãi suất sẽ khiến những nước này có nguy

cơ đối mặt với tình trạng "chảy máu" vốn do dòng vốn đầu tư có xu hướng quay trở lại các nền

kinh tế phát triển để tìm kiếm sự an toàn.

Trong khi đó, tại thị trường Châu Âu, thành công của chương trình bơm số tiền trị giá

1.100 tỷ euro (1.200 tỷ USD) của Ngân hàng Trung ương châu Âu đã đem lại một số thông tin

tốt. Bên cạnh đó, ECB đã mua gần 61 tỷ EUR (tương đương 66 tỷ USD) trái phiếu Chính phủ và

các tài sản khác trong tháng 3, vượt mục tiêu đặt ra trong tháng đầu tiên thực hiện chương trình

nới lỏng định lượng (QE) nhằm khôi phục nền kinh tế Eurozone. Trước những thông tin cho rằng

Chương trình của Ngân hàng Trung ương châu Âu có cách hoạt động tương tự như các

chương trình nới lỏng định lượng của Mỹ và Anh, bằng cách bơm tiền vào thị trường thông qua

việc mua trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp, qua đó kéo lãi suất cho vay xuống thấp,

nhất là tại Pháp và Đức, cũng như thúc đẩy dòng tín dụng dễ dàng hơn.

Kể từ đầu năm 2015 đến nay, đồng euro đã mất 11% giá trị so với USD và điều này tạo

thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu

(Eurozone), đồng thời thúc đẩy tăng trưởng và khiến chi phí mua hàng từ nước ngoài đắt đỏ hơn,

qua đó nâng tỷ lệ lạm phát lên và đẩy lùi nguy cơ giảm phát.

Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi vừa lên tiếng bác bỏ đồn

đoán về khả năng kết thúc sớm chính sách tiền tệ siêu lỏng, đồng thời khẳng định chính sách này

Page 5: Báo cáo tóm lượ · Báo cáo tóm lược TTTC tháng 04/2015 3 A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ I. Thị trường tiền tệ - tín dụng Thị trường tiền tệ - tín

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 04/2015

5

đang thúc đẩy sự phục hồi của nền kinh tế khu vực.Ông khẳng định chương trình này sẽ kéo dài ít

nhất là đến tháng 9/2016 và cho đến khi lạm phát tiến gần tới mục tiêu 2% của ECB.

Theo thống kê mới nhất, lạm phát ở Khu vực sử dụng đồng euro là - 0,1%, thấp hơn nhiều

so với mục tiêu.Tại cuộc họp vừa diễn ra, Hội đồng điều hành ECB cũng quyết định giữ nguyên

lãi suất tái cấp vốn ở mức thấp kỷ lục 0,05%.

Về vấn đề hỗ trợ Hy Lạp, các nhà hoạch định chính sách của ECB đã phê chuẩn chương

trình cho vay khẩn cấp tới 74 tỷ euro cho các ngân hàng Hy Lạp và không đặt ra thời hạn cho

việc kết thúc chương trình này.

Eurostat cho biết mặc dù chính phủ các nước đã có nhiều nỗ lực trong việc kìm chế chi

tiêu công, song nhịp độ tăng trưởng kinh tế thấp và nhu cầu tiêu dùng yếu vẫn khiến tỷ lệ nợ công

tiếp tục tăng cao. Năm ngoái, chi tiêu công của các nước trong Eurozone tương đương 49% GDP,

trong khi thu ngân sách chỉ đạt 46,6% GDP. Tỷ lệ này trong EU lần lượt là 48,1% và 45,2%

GDP.

Cũng theo số liệu của Eurostat, chỉ có 4 trong 19 quốc gia thành viên Eurozone có tỷ lệ nợ

công/GDP dưới ngưỡng 60% được quy định trong Hiệp ước Maastricht. Trong khi đó, nếu tính

rộng ra cả Liên minh châu Âu (EU), có tới 16 trong tổng số 28 nước thành viên vượt trần nợ công

quy định trong hiệp ước này.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) mới đây đã cảnh báo rằng cùng với nguy cơ giảm phát, gánh

nặng nợ công ở các nước phát triển là mối đe dọa lớn nhất đối với nền kinh tế toàn cầu.

Biểu đồ 1: Lãi suất đồng USD và EUR trên Thị trường liên ngân hàng London tháng 4/2015

USD EUR

Nguồn: homefinance.nl

Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) vừa hạ lãi suất lần thứ 3 trong năm 2015 và cho biết

sẽ sẵn sàng nới lỏng chính sách hơn nữa khi các tín hiệu mới nhất cho thấy kinh tế Nga đang ổn

định chỉ 5 tháng sau khi khủng hoảng tiền tệ kết thúc.Theo đó, CBR đã hạ mạnh lãi suất cơ bản

bớt 1.5% xuống còn 12.5% trong ngày thứ Năm và cho biết cơ quan này có thể tiếp tục cắt giảm

Page 6: Báo cáo tóm lượ · Báo cáo tóm lược TTTC tháng 04/2015 3 A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ I. Thị trường tiền tệ - tín dụng Thị trường tiền tệ - tín

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 04/2015

6

lãi suất khi lạm phát suy yếu. Theo CBR, một trong những nguyên nhân khiến ngân hàng này hạ

lãi suất là diễn biến khả quan của đồng rúp.

Hiện đồng tiền này đã tăng khoảng 55% so với đồng USD từ mức thấp kỷ lục xác lập vào

tháng 12/2014 lên 51.23 rúp/USD. Trước khi CBR hạ lãi suất, đồng rúp được giao dịch tại mức

51.75 USD.Động thái cắt giảm lãi suất trong ngày thứ Năm là đúng như kỳ vọng khi các nhà

chức trách Nga cho biết giai đoạn tồi tệ nhất của khủng hoảng kinh tế bắt nguồn từ các hình phạt

của phương Tây và giá dầu thấp đã kết thúc.

Về phía Nhật Bản, Thăm dò của Reuters cho thấy kinh tế Nhật Bản tăng quý thứ 2 liên

tiếp trong quý 1, do sự phục hồi của xuất khẩu và đầu tư kinh doanh, cho thấy sự phục hồi ổn

định từ suy giảm sau khi tăng thuế doanh thu.Tiêu dùng cá nhân, chiếm khoảng 60 % của GDP,

được dự kiến sẽ có một mức tăng hàng quý là 0,2%, chậm lại so với sự gia tăng 0,5% trong quý 4

năm ngoái.Người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu của họ do tăng thuế doanh thu đã làm tăng giá trên

diện rộng, vượt mức lương và cắt giảm thu nhập thực tế, làm ảnh hưởng tới việu chi tiêu.Nhu cầu

bên ngoài được xem là có khả năng lấy đi 0,1% tăng trưởng GDP. Một đồng Yên ( JPY) thấp sẽ

giúp đẩy mạnh xuất khẩu, nhưng nhập khẩu tăng nhanh hơn xuất khẩu, dẫn đến tiêu cực.

Dữ liệu từ Bộ tài chính dự kiến phát hành cho thấy thặng dư tài khoản vãng lai đã tăng

lên2,0601 nghìn tỷ Yên ( 17,18 tỉ USD) trong tháng 3, vượt mức 2 nghìn tỷ Yên lần đầu tiên kể

từ tháng 9 năm 2010, hỗ trợ bởi tăng thu nhập và cải thiện cán cân thương mại.Ngân hàng Nhật

Bản dự kiến sẽ cho thấy giá bán buôn giảm 2,1% trong năm tính đến tháng 4, giảm lần đầu tiên

kể từ tháng 3/2013, một phần là do giảm dần ảnh hưởng của việc tăng thuế doanh thu. Trong

tháng này, các cuộc thăm dò cho thấy, chỉ số giá hàng hóa công ty (CGPI), được dự báo tăng

0,1%.

Trung Quốc vừa mới cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc hồi đầu tuần, giới phân tích cho rằng

Trung Quốc vẫn còn cất giữ 3.700 tỷ USD.Cuối ngày 20/4, NHTW Trung Quốc (PBOC) thông

báo cắt giảm 1 điểm phần trăm đối với tỷ lệ dự trữ bắt buộc, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng

11/2008. Theo số liệu thống kê, Trung Quốc vẫn còn 23.000 tỷ nhân dân tệ dự trữ. Chính sách cắt

giảm tỷ lệ dữ trự bắt buộc của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) có hiệu lực từ 20/4. Hơn

1 nghìn tỷ Nhân dân tệ (tương dương gần 200 tỷ USD) vừa được bơm vào thị trường nhằm thúc

đẩy kinh tế Trung Quốc. Tuy nhiên, giới phân tích lo ngại, Trung Quốc sẽ rơi vào “Bẫy thiên nga

đen” sau chính sách này.

Động thái này xuất hiện sau khi Trung Quốc công bố mức tăng trưởng GDP quý 1 chỉ đạt

7%, thấp nhất trong vòng 6 năm qua. “Việc cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc giống như tiếp thêm

dầu vào lửa cho thị trường chứng khoán đang bùng nổ. Nếu không có thêm các quy định hợp lý,

số tiền bơm vào thị trường từ chính sách này có thể dẫn đến bong bóng đầu cơ trên thị trường

chứng khoán và tạo thành “bẫy thiên nga đen” cho hệ thống tài chính của Trung Quốc”. Viễn

cảnh khủng hoảng, rối loạn tài chính này không chỉ ảnh hưởng đến Trung Quốc mà có thể lan

rộng ra toàn cầu.

Page 7: Báo cáo tóm lượ · Báo cáo tóm lược TTTC tháng 04/2015 3 A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ I. Thị trường tiền tệ - tín dụng Thị trường tiền tệ - tín

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 04/2015

7

Giới chuyên gia kinh tế dự đoán ngân hàng trung ương tại các nền kinh tế châu Á mới nổi

sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất trong thời gian tới, song lại tỏ ra hoài nghi về hiệu quả của biện pháp

đó.Theo kết quả cuộc khảo sát giới chuyên gia kinh tế, do hãng Reuters thực hiện trên phạm vi

toàn châu Á, gần như tất cả các ngân hàng trung ương trong khu vực, trừ New Zealand và Hàn

Quốc, đều có ý định tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ trong thời gian tới.

Theo đó, Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBoC) có khả năng cắt giảm cả hai tỷ lệ lãi

suất chủ chốt vào cuối tháng Sáu này và ngay sau đó sẽ hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR). Trước đó,

PBoC cũng đã tiến hành giảm 25 điểm cơ bản lãi suất cho vay trong tháng trước và cắt giảm 1

điểm phần trăm RRR trong tuần trước.Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI), vừa tiến hành 2 lần cắt

giảm tỷ lệ lãi suất trong tháng Một, cũng có khả năng một lần nữa tiếp tục cắt giảm lãi suất trong

tháng Sáu tới và sau đó sẽ hạ tỷ lệ REPO trong năm nay.

Tuy nhiên, vẫn còn tâm lý hoài nghi về hiệu quả của các biện pháp đó. Một cuộc khảo sát

thực hiện ba tháng trước cho thấy dự đoán trung bình về tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát

của tất cả các nền kinh tế mới nổi trong ASEAN, bao gồm cả Nhật Bản, đã giảm. Điều này đồng

nghĩa với việc các biện pháp kích thích kinh tế có thể sẽ không mang lại hiệu quả cao như các

nhà hoạch định chính sách và giới đầu tư kỳ vọng.

Giới chuyên gia dự đoán kinh tế Australia và Hàn Quốc sẽ tăng trưởng chậm hơn trong

năm nay và năm sau. Kinh tế Ấn Độ dự đoán tăng 7,4% trong tài khóa này và 7,8% trong tài khóa

2016, tuy nhiên kết quả trên vẫn dựa trên việc RBI sẽ tiến hành ít nhất hai lần cắt giảm lãi suất

nữa trong năm nay. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán Ấn Độ sẽ đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế

nhanh nhất thế giới trong tài khóa này.

Lạm phát ở châu Á được dự đoán sẽ “hạ nhiệt” trong năm nay, đáng chú ý là tại Australia

và New Zealand với mức dưới 2%. Mặc dù tỷ lệ lạm phát ở Mỹ cũng được dự đoán ở mức thấp,

giới chuyên gia kinh tế vẫn cho rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tiến hành nâng lãi suất

trong năm nay.

Cùng nhận định này, Ngân hàng Thế giới (WB) vừa hạ thấp dự đoán tăng trưởng kinh tế

năm 2015 đối với các nước đang phát triển ở Đông Á, kể cả Trung Quốc, đồng thời cảnh báo

những rủi ro “đáng kể” phát sinh từ những yếu tố bất ổn trên thế giới, trong đó có những tác động

tiềm tàng từ việc đồng USD mạnh lên và khả năng lãi suất của Mỹ tăng cao.Trong đó có Trung

Quốc, dự kiến tăng trưởng 6,7% trong hai năm 2015 và 2016, thấp hơn mức tăng trưởng 6,9%

năm 2014. Con số này thấp hơn mức dự đoán tăng 6,9% năm 2015 và 6,8% năm 2016 do WB

đưa ra hồi tháng 10/2014.

Trong khi đó, kinh tế của các nền kinh tế đang phát triển ở Đông Á và Thái Bình Dương,

không tính Trung Quốc, dự kiến tăng trưởng 5,1% năm 2015 và 5,4% năm 2016, cao hơn mức

tăng tương ứng 4,6% năm 2014.Malaysia, quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất khu vực này, có

thể tăng chậm lại trong năm 2015 khi giá dầu rẻ tác động tiêu cực tới hoạt động đầu tư vào lĩnh

vực năng lượng và tiêu dùng cá nhân sụt giảm do việc áp dụng thuế tiêu dùng từ tháng 4/2015.

Page 8: Báo cáo tóm lượ · Báo cáo tóm lược TTTC tháng 04/2015 3 A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ I. Thị trường tiền tệ - tín dụng Thị trường tiền tệ - tín

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 04/2015

8

Tuy nhiên, theo chiều hướng ngược lại, Với dân số gần 650 triệu người, thị trường tiềm

năng của ASEAN là lớn hơn nhiều so với Liên minh châu Âu (EU) và Bắc Mỹ, và chỉ sau Trung

Quốc và Ấn Độ. Bộ trưởng Văn phòng Thủ tướng Chính phủ Malaysia Wee Ka Siong cho biết

nếu ASEAN là một thực thể kinh tế chung, nó sẽ là nền kinh tế lớn thứ bảy trên thế giới với GDP

kết hợp đạt 2.400 tỷ USD trong năm 2013, và có thể trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới vào

năm 2050 nếu xu hướng này tiếp tục phát triển.

Thị trường tiền tệ - tín dụng trong nước

Tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2015 tiếp tục chuyển biến và đạt

được kết quả tích cực trên hầu hết các lĩnh vực. Theo đó, kinh tế vĩ mô ổn định tốt hơn, các cân

đối kinh tế lớn được bảo đảm. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 chỉ tăng 0,14%, 4 tháng tăng

0,04% - thấp nhất hơn 10 năm trở lại đây.

Bên cạnh đó, kinh tế tiếp tục phát triển tích cực ở tất cả các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực sản

xuất công nghiệp. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tiếp tục xu hướng tăng, 4 tháng tăng 9,4%,

trong đó công nghiệp chế biến chế tạo tăng hơn 10%. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực

hiện đạt 4,2 tỷ USD, tăng 5%; vốn ODA giải ngân đạt hơn 550 triệu USD, tăng 11,4%. Tổng mức

bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 4 tháng tăng 8,84%.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, nổi lên một số hạn chế, khó khăn như nhập siêu gia

tăng, có thể sẽ tạo sức ép lên tỷ giá và cán cân thanh toán quốc tế; việc tiêu thụ một số mặt hàng

nông sản khó khăn…

Về nhiệm vụ tái cơ cấu, Chính phủ tục tái cơ cấu đầu tư công đồng thời với việc khẩn

trương chuẩn bị Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020; tập trung giải ngân vốn ODA và tính

toán vốn đối ứng đầy đủ cho các dự án quan trọng, trọng điểm. Bên cạnh đó, các Bộ trưởng phải

quyết liệt chỉ đạo tái cơ cấu DNNN và trọng tâm là kế hoạch cổ phần hóa. Đồng thời đẩy nhanh

tiến độ Đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng giai đoạn 2 đã được thông qua gắn với quyết liệt xử

lý nợ xấu. “Kiên quyết không để lặp lại tình trạng ngân hàng thương mại yếu kém”.

Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) nhận định lãi suất tín dụng khó giảm

thêm khi quá trình tái cấu trúc ngân hàng và xử lý nợ xấu gặp nhiều vướng mắc, chưa dứt điểm.

Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước vẫn giữ lãi suất điều hành không đổi trong quý I/2015

cho thấy chưa có sức ép buộc phải điều chỉnh lãi suất các lãi suất quan trọng. Mặt bằng lãi suất

TPCP kỳ hạn 5 năm là 5,3%/năm; kỳ hạn 10 năm là 6,4%/năm và kỳ hạn 15 năm 7,2%/năm, với

xu hướng giảm đang chậm lại. Như vậy, lãi suất dài hạn cho doanh nghiệp tư nhân (có rủi ro cao

hơn) sẽ phải cao hơn mức này và lãi suất vẫn là một ràng buộc với khu vực tư nhân khi dư địa

giảm thêm lãi suất tín dụng không có nhiều khi hệ thống ngân hàng vẫn đang tự xử lý nợ xấu và

tái cấu trúc.

Một quy định nổi bật trong Thông tư 36 là Ngân hàng Nhà nước đột ngột nới rộng giới

hạn tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, từ 30% áp dụng nhiều năm qua lên tới

Page 9: Báo cáo tóm lượ · Báo cáo tóm lược TTTC tháng 04/2015 3 A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ I. Thị trường tiền tệ - tín dụng Thị trường tiền tệ - tín

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 04/2015

9

60%. Như vậy, việc nâng mạnh giới hạn đó khiến tháng 4/2015 trở nên rất đáng chú ý trong hoạt

động của các tổ chức tín dụng.

Lần đầu tiên sau nhiều năm các tổ chức tín dụng mới mạnh dạn đẩy mạnh việc sử dụng vốn

ngắn hạn cho vay trung dài hạn. Theo Thông tư 09, từ 1/4/2015, cơ chế được cơ cấu lại nợ mà

không phải chuyển nhóm chính thức phải ngừng lại. Các tổ chức tín dụng có thể xem xét các khoản

vay ngắn hạn có nguy cơ trở thành nợ xấu, nắm lấy “cơ hội cuối cùng” trước khi ngừng cơ chế để

chuyển thành nợ trung dài hạn, qua đó tránh áp lực phải ghi nhận nợ xấu.

Kể từ tháng cuối của Quý I/2015, các tổ chức tín dụng (TCTD) cho biết nhu cầu vay vốn đã

có biểu hiện tăng tốc và có thể sẽ là nhu cầu gia tăng mạnh nhất trong năm 2015. Đó là một phần

kết quả điều tra xu hướng kinh doanh đối với các TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài của

Việt Nam quý II/2015, vừa được Vụ Dự báo, thống kê (Ngân hàng Nhà nước) công bố.

Về nhu cầu của khách hàng, đa số các TCTD nhận định nhu cầu của khách hàng đối với sản

phẩm dịch vụ ngân hàng trong 2 tháng đầu năm tiếp tục tăng trưởng nhẹ so với quý trước, trong đó

nhu cầu gửi tiền được đánh giá là tăng cao nhất. Điều này cũng khá phù hợp với tình hình thực tế

khi sau Tết Nguyên Đán, nền kinh tế có nhiều nguồn tiền nhàn rỗi gửi vào hệ thống ngân hàng. Tuy

nhiên, kể từ tháng cuối của Quý I/2015, các TCTD cho biết nhu cầu vay vốn đã có biểu hiện tăng

tốc và có thể sẽ là nhu cầu gia tăng mạnh nhất trong năm 2015.

Về mức giá sản phẩm dịch vụ, trong 2 quý đầu năm 2015, 63% TCTD cho biết đã hoặc dự

kiến sẽ giữ nguyên các mức giá sản phẩm dịch vụ, 25-30% TCTD đã hoặc dự kiến sẽ giảm giá bình

quân các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, tập trung chủ yếu vào giảm nhẹ lãi suất biên (39% TCTD)

và giữ ổn định mức phí dịch vụ (80,5% TCTD). Tính đến cuối năm 2015, 43% TCTD dự kiến “giữ

nguyên” mức giá bình quân sản phẩm dịch vụ của mình so với năm 2014, 38% TCTD dự kiến

“giảm nhẹ”.

Kết quả điều tra cũng cho thấy, tình hình kinh doanh của ngành ngân hàng tiếp tục xu

hướng cải thiện trong Quý I/2015 và được kỳ vọng cải thiện rõ nét trong quý II và cả năm 2015 so

với năm 2014, với rủi ro của các nhóm khách hàng được kỳ vọng tiếp tục giảm, nhu cầu của khách

hàng đối với sản phẩm, dịch vụ tài chính, ngân hàng được kỳ vọng gia tăng, đặc biệt nhu cầu vay

vốn được kỳ vọng gia tăng mạnh trong năm 2015, thanh khoản ngân hàng duy trì ở trạng thái tốt,

nợ xấu có xu hướng giảm về mức mục tiêu; đồng thời, các quy định mới về đảm bảo an toàn hoạt

động ngân hàng của NHNN được các TCTD đánh giá là ảnh hưởng tích cực đến hoạt động kinh

doanh của mình.

Từ đầu tháng 4 đến nay, một số NH thương mại tiếp tục điều chỉnh lãi suất huy động đầu

vào theo hướng giảm dần ở các kỳ hạn thêm 0,1%-0,3%/năm, thu hẹp khoảng cách giữa khối NH

thương mại quốc doanh và NH cổ phần. Đáng nói gần đây, trên biểu lãi suất của một số NH thương

mại xuất hiện mức lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 hoặc 13 tháng, cao hơn nhiều so với mặt bằng chung

từ 7%-7,5%/năm.

Page 10: Báo cáo tóm lượ · Báo cáo tóm lược TTTC tháng 04/2015 3 A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ I. Thị trường tiền tệ - tín dụng Thị trường tiền tệ - tín

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 04/2015

10

Đối với kỳ hạn 13 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ của ngân hàng VIB: Áp dụng cho khoản tiền gửi

tiết kiệm với mức gửi từ 50 tỷ đồng trở lên. Trường hợp khách hàng gửi tiết kiệm có kỳ hạn rút

trước hạn sẽ hưởng lãi suất không kỳ hạn tương ứng với loại tiền gửi của khách hàng.

Đối với kỳ hạn 13 tháng, lãi cuối kỳ của ngân hàng EximBank: Đối với tài khoản tiền gửi,

tiết kiệm mở mới với mức gửi từ 500 tỷ đồng trở lên: 7,5%/năm. Đối với các trường hợp tái tục

tài khoản tiền gửi, tiết kiệm 13 tháng, lãi cuối kỳ; Nếu số dư tái tục ≥ 500 tỷ đồng, áp dụng theo

lãi suất 7,5%/năm. Nếu số dư tái tục lãi suất cuối kỳ của kỳ hạn 12 tháng là 5,8%/năm.

Trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất của tất cả các kì hạn trong có xu hướng tăng ở

thời kỳ đầu, đi ngang ở 2 tuần giữa và giảm về cuối tháng (xem biểu đồ 2)

Biểu đồ 2: Diễn biến lãi suất trên thị trường liên ngân hàng tháng 04/2015

Nguồn: sbv.gov.vn

Theo đó, tổng doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng trong tuần 3 bằng VND đạt

xấp xỉ 111.144 tỷ đồng (bình quân 22.229 tỷ đồng/ngày), tăng 9.405 tỷ đồng so với tuần từ 06/4 –

10/4/2015;Doanh số giao dịch bằng USD quy đổi ra VND đạt 48.849 tỷ đồng (bình quân khoảng

9.770 tỷ đồng/ngày), giảm 435 tỷ đồng so với tuần trước đó.

Theo kỳ hạn, các giao dịch VND chủ yếu tập trung vào kỳ hạn qua đêm (chiếm 41% tổng

doanh số giao dịch VND) và 1 tuần ( chiếm 40%).Đối với giao dịch USD, các kỳ hạn có doanh số

lớn nhất là kỳ hạn qua đêm và 1 tuần với tỷ trọng lần lượt là 53% và 21% tổng doanh số giao dịch

bằng USD.

Về lãi suất bình quân liên ngân hàng, đối với các giao dịch bằng VND, lãi suất bình quân

trên thị trường liên ngân hàng tăng ở tất cả các kỳ hạn chủ chốt.Cụ thể, lãi suất bình quân kỳ hạn

qua đêm tăng đến mức 4,51%/năm, tăng 1,39%/năm so với tuần trước đó. Lãi suất bình quân các kỳ

hạn còn lại từ 1 tháng trở xuống dao động trong khoảng 4,80%/năm đến 5,06%/năm.

Thống kê giao dịch trong tháng (từ ngày 01 – 27/04) tổng doanh số giao dịch bằng VNĐ

trên thị trường liên ngân hàng đạt 391.891 tỷ đồng, tương đương với doanh số giao dịch bình quân

1 ngày đạt 20.622 tỷ đồng. Do trong tháng 4 có tuần nghỉ Lễ nên tổng lượng giao dịch chỉ bằng gần

80% so với tháng 3. Giao dịch chủ yếu tập trung ở các kì hạn ngắn như qua đêm, 1 tuần và 2 tuần.

Cụ thể, doanh số giao dịch của kỳ hạn 1 tuần với doanh số cao nhất đạt 136.783 tỷ đồng (chiếm

35%), tiếp đến là kỳ hạn qua đêm với tỷ trọng 131.501 tỷ đồng (chiếm 34%) và kì hạn 2 tuần với

Page 11: Báo cáo tóm lượ · Báo cáo tóm lược TTTC tháng 04/2015 3 A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ I. Thị trường tiền tệ - tín dụng Thị trường tiền tệ - tín

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 04/2015

11

doanh số 73.684 tỷ đồng (chiếm 19%). Tỷ lệ doanh số giao dịch các kỳ hạn từ 1 tháng trở xuống

đạt 341.968 tỷ đồng (chiếm 87%). Trên thị trường mở tháng 04/2015 (xem biểu đồ 3).

Biểu đồ 3: Diễn biến thị trường mở tháng 04/2015

Nguồn: Tổng hợp

Sau tuần đầu tiên hút ròng, thì tuần thứ 2 và 3 NHNN đã hút ròng khoảng 17.000 tỷ đồng

thông qua kênh tín phiếu. Do nhu cầu thanh toán của các doanh nghiệp và người dân dịp Lễ 30/4

và 01/05 tăng cao là nguyên nhân khiến nhu cầu vay vốn của hệ thống ngân mạnh trong vài tuần

gần đây. Sau khi các ảnh hưởng liên quan đến dịp Lễ qua đi, giao dịch trên thị trường OMO sẽ hạ

nhiệt dần và ổn định trở lại.

II. Thị trường ngoại hối và vàng

1. Thị trường ngoại hối

Thị trường ngoại hối quốc tế

Chỉ số USD Index trong tháng 4/2015 diễn biến với xu hướng tăng giảm liên tục so với

nhiều đồng tiền khác trong bối cảnh kinh tế Mỹ cũng như nhiều nước trên thế giới có nhiều tín hiệu

tốt xấu đan xen. Chỉ số đạt mức cao nhất tại 99,51 ngày 13/4 và thấp nhất tại 94,81 ngày 30/4.

Trong nhóm các đồng tiền mạnh, USD giảm 4,11% so với EUR, giảm 3,14% so với GBP, giảm

1,66% so với CHF, giảm 1,2% so với JPY và giảm 5,03% so với AUD.

Biểu đồ 4 : Diễn biến chỉ số Dollar tháng 4/2015

Nguồn: www.marketwatch.com

Page 12: Báo cáo tóm lượ · Báo cáo tóm lược TTTC tháng 04/2015 3 A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ I. Thị trường tiền tệ - tín dụng Thị trường tiền tệ - tín

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 04/2015

12

Đầu tháng, chỉ số USD Index có vài phiên giảm nhẹ, sau đó tăng mạnh so với các ngoại tệ

khác, tiêu biểu là đồng EUR khi đồng tiền này đã có những thời điểm giảm quá nhanh so với

USD khiến sự mất lòng tin vào đồng EUR ngày càng cao, đồng thời diễn biến suy thoái ở Châu

Âu chưa có biện pháp giải quyết triệt để. Cuối tháng, đồng USD có xu thế giảm so với các đồng

tiền khác trong rổ tiền tệ khi các thông tin quan trọng của nền kinh tế Mỹ được công bố không

tích cực. GDP quý I của Mỹ chỉ đạt mức tăng trưởng 0,2%, thấp hơn so với dự báo trung bình là

1% và mức tăng 2,2% của quý IV/2014. Ngoài ra, chỉ báo thâm hụt ngân sách Mỹ tiếp tục tạo sức

ép lên đồng tiền nước này. Tuy nhiên, chỉ báo trên thị trường lao động tích cực đã giúp đồng tiền

này giảm không giảm sâu, tính trung bình cả tháng 4, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp ở mức

279,500 đơn, thấp nhất kể từ tháng 5/2000.

Giá trị đồng EUR đặc biệt tăng cao so với USD giai đoạn cuối tháng trước tình hình kinh

tế tích cực tại khu vực châu Âu. Tỷ lệ lạm phát tại Eurozone đứng ở mức 0% trong tháng 4, lần

đầu tiên khu vực này thoát khỏi tỷ lệ lạm phát âm từ đầu năm đến nay. Trong khi đó, nền kinh tế

Tây Ban Nha ghi nhận tốc độ tăng trưởng cao trong quý I vừa qua với mức tăng 0,9%. Ngoài ra,

với khả năng Hy Lạp sẽ đạt được thỏa thuận với các chủ nợ để sớm được giải ngân khoản tiền

hơn 7 tỷ euro cũng ảnh hưởng tích cực đến đồng EUR.

Trong khi đó, thị trường tiền tệ gần như không chịu ảnh từ các số liệu kinh tế Nhật Bản

được thông báo như chỉ số lạm phát, chi tiêu hộ gia đình và tỷ lệ thất nghiệp. Động thái của Ngân

hàng Trung ương Nhật khi liên tục hạ giá đồng JPY để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và kích thích

tiêu dùng trong nước đã khiến các nền kinh tế trong khu vực bị ảnh hưởng.

Ngày 16/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết sẽ xem xét để bổ sung đồng Nhân dân tệ

của Trung Quốc vào giỏ định giá Quyền rút vốn đặc biệt (SDR). SDR là một quỹ dự trữ tiền tệ

quốc tế được tạo ra bởi IMF vào năm 1969. Hiện nay, giỏ SDR bao gồm 4 đồng tiền: USD, Euro,

Bảng Anh và Yên Nhật. Điều kiện để một đồng tiền được đưa vào giỏ SDR dựa trên năng lực

xuất khẩu của nước mà đồng tiền được ban hành và khả năng sử dụng đồng tiền như một loại tiền

tệ quốc tế. Nếu đồng nhân dân tệ được bổ sung vào giỏ SDR sẽ tăng cường ảnh hưởng của Trung

Quốc lên khu vực tài chính quốc tế.

Thị trường ngoại hối trong nước

Trong tháng 4, tỷ giá USD/VND diễn biến theo xu hướng chung là tăng, đặc biệt tăng

mạnh giai đoạn giữa tháng. Tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa đồng VND và USD do Ngân

hàng Nhà nước (NHNN) công bố vẫn ổn định ở mức 21.458 đồng/USD, mức giá sàn - trần tương

ứng là 21.240-21.673 đồng/USD. Sở giao dịch NHNN tiếp tục áp giá mua vào USD 21.350

đồng/USD và bán ra ở mức 21.600 đồng/USD. Tháng 4, chỉ số giá USD tăng 0,74% so với tháng

trước.

Page 13: Báo cáo tóm lượ · Báo cáo tóm lược TTTC tháng 04/2015 3 A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ I. Thị trường tiền tệ - tín dụng Thị trường tiền tệ - tín

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 04/2015

13

Biểu đồ 5: Diễn biến thay đổi tỷ giá USD/VND trong tháng 4/2015

Nguồn: Vietcombank.com

Mặc dù tỷ giá đã được điều chỉnh thêm 1% vào đầu năm 2015 và NHNN cam kết không

điều chỉnh quá 2% trong năm nay, nhưng tỷ giá vẫn chịu nhiều áp lực tăng giá trong tháng 4.

Trong đó, diễn biến tăng giá mạnh của đồng USD so với các ngoại tệ khác và kỳ vọng về việc

FED sẽ sớm tăng lãi suất đồng USD trong vài tháng tới, cũng như dư địa điều chỉnh tỷ giá trong

nước không còn nhiều sau khi đã được điều chỉnh 1% vào tháng 1/2015 là những nguyên nhân

chính khiến tỷ giá tăng thời gian qua.

Tuy nhiên, thống kê trong nước cho thấy, các yếu tố cung - cầu ngoại tệ về cơ bản không

có biến động lớn, cán cân thanh toán tổng thể của Việt Nam vẫn tiếp tục thặng dư khoảng 2,8 tỉ

đô la Mỹ trong quí I năm 2015, kiều hối vẫn tiếp tục tăng, do đó, có thể thấy, tỷ giá tăng trong

tháng là do yếu tố tâm lý trước xu hướng tăng giá mạnh của đồng USD trên thị trường thế giới,

chứ không phải do vấn đề cung cầu ngoại hối trong nước.

Trong ngắn hạn, NHNN vẫn sẽ giữ chính sách ổn định tỷ giá với khoảng biến động không

quá 2%. Tuy nhiên, đồng USD trên thị trường thế giới dự kiến tiếp tục tăng giá, cùng với xu

hướng nhập siêu trong nước tăng trở lại sẽ dẫn tới áp lực nhiều hơn đến tỷ giá USD/VND trong

thời gian tới. Thêm vào đó, việc tỷ giá tăng là điều khó tránh khỏi, do sự lên giá của đồng USD

trên thế giới nhưng lại ổn định với VND ảnh hưởng bất lợi đến xuất khẩu của Việt Nam, nhất là

trong bối cảnh nhiều quốc gia đã phá giá đồng nội tệ để hỗ trợ hàng hóa của nước mình.

2.Thị trường vàng

Thế giới

Thị trường vàng thế giới trong tháng 4/2015 diễn biến với xu hướng chung là tăng và đứng

ở mức trên 1.200 USD/ounce giai đoạn nửa đầu tháng, tuy nhiên sau đó giá vàng lại giảm mạnh

vào giai đoạn nửa sau của tháng. Trong tháng, giá vàng (giao ngay tại thị trường NewYork) lên

cao nhất tại mức 1.214,3 USD/oz ngày 28/4 và thấp nhất là 1.180,4 USD/oz ngày 24/4. Tính

chung cả tháng, giá vàng thế giới đã tăng 0,14%.

21,595

21,600

21,605

21,610

21,615

21,620

21,625

21,630

21,635

21,640

1/4 6/4 11/4 16/4 21/4 26/4

Page 14: Báo cáo tóm lượ · Báo cáo tóm lược TTTC tháng 04/2015 3 A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ I. Thị trường tiền tệ - tín dụng Thị trường tiền tệ - tín

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 04/2015

14

Biểu đồ 6: Diễn biến giá vàng thế giới tháng 4/2015

Nguồn: kitco.com

Đầu tháng, giá vàng bật lên nhờ đồng USD yếu đi. Bên cạnh đó, tăng trưởng sản xuất tại

Mỹ cũng giảm mạnh hơn dự đoán trong tháng 4, doanh số bán nhà mới cũng giảm mạnh nhất hơn

một năm trong tháng 3 cũng tác động tích cực đến xu hướng đầu tư vào vàng của giới đàu tư thế

giới.

Tuy nhiên đà tăng không kéo dài, giai đoạn cuối tháng, giá vàng thế giới giảm mạnh một

phần chịu tác động khi Uỷ ban thị trường mở (FOMC) trong cuộc họp của Cục dự trữ liên bang

(FED) cho biết sự suy yếu nền kinh tế nước này trong quý I chỉ là tạm thời và tin tưởng rằng nền

kinh tế sẽ tăng tốc trong quý II. Ngoài ra, vấn đề nợ của Hy Lạp có dấu hiệu tích cực hơn khi lợi

suất trái phiếu của nước này đã giảm mạnh từ mức cao của tuần trước. Song song đó, giá dầu thô

đang xuống mức thấp đã tạo áp lực giảm giá lên vàng. Trong khi đó, nhu cầu vật chất tại quốc gia

tiêu thụ số một thế giới - Ấn Độ được dự báo yếu đi sau lễ Akshaya Tritiya.

Trong nước

Chịu ảnh hưởng lớn từ diễn biến giá vàng thế giới, giá vàng trong nước tháng 4/2015 diễn

biến với xu hướng chung là tặng mạnh giai đoạn đầu tháng, sau đó giảm mạnh trong giai đoạn

nửa sau tháng. Giá vàng SJC tăng mạnh nhất lên 35,28 – 35,4 triệu đồng/lượng (mua vào - bán

ra) ngày 6/4 và thấp nhất tại 34,95 – 35,07 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra) ngày 25/4. Tính

chung cả tháng, chỉ số giá vàng giảm 1,04% so với tháng trước.

Biểu đồ 7: Diễn biến giá vàng trong nước tháng 4/2015

Nguồn: sjc.com.vn

Page 15: Báo cáo tóm lượ · Báo cáo tóm lược TTTC tháng 04/2015 3 A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ I. Thị trường tiền tệ - tín dụng Thị trường tiền tệ - tín

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 04/2015

15

Giá vàng trong nước biến động theo giá vàng thế giới, những ngày đầu tháng giá vàng

tăng, tuy nhiên sau vài phiên giá vàng lại giảm. Có thể thấy, từ đầu năm đến nay, giá vàng miếng

trong nước ít thay đổi, giá chủ yếu xoay quanh mốc 35 triệu đồng một lượng.

Tháng 4, giá vàng trong nước luôn theo sát và có cùng diễn biến với giá vàng thế giới,

nhưng chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới vẫn tiếp tục ở mức khá cao,

khoảng 4,2 triệu đồng/lượng.

Page 16: Báo cáo tóm lượ · Báo cáo tóm lược TTTC tháng 04/2015 3 A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ I. Thị trường tiền tệ - tín dụng Thị trường tiền tệ - tín

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 04/2015

16

B. THỊ TRƯỜNG VỐN

I. Thị trường chứng khoán

1. Thị trường chứng khoán thế giới

Thị trường chứng khoán Mỹ trong tháng 4 diễn biến theo chiều hướng tích cực. Định

hướng lãi suất mới của Fed đẩy chứng khoán Mỹ tăng điểm. Theo thông báo chính sách tháng 3,

các nhà hoạch định chính sách Mỹ khẳng định sẽ không vội vàng nâng lãi suất dù đã gỡ bỏ quan

điểm "kiên nhẫn" trong định hướng lãi suất, với nguyên nhân chính là kinh tế Mỹ vẫn chưa đủ

mạnh mẽ để thắt chặt chính sách trong năm nay. Bên cạnh đó, sự phục hồi của giá dầu giúp cổ

phiếu năng lượng đảo chiều, qua đó giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm. Một số thông tin vĩ mô

cũng ủng hộ cho thị trường trong giai đoạn này, có thể kể đến như: (a) Sự phục hồi của thị trường

lao động Mỹ. Sau tháng 3 tăng trưởng chậm chạp, thị trường lao động Mỹ cải thiện mạnh mẽ hơn

trong tháng 4 khi tổng số việc làm còn trống đang ở mức cao nhất 14 năm. Mặt khác càng về giữa

năm, thời tiết sẽ không còn là trở ngại đối với hoạt động sản xuất của doanh nghiệp cũng như nhu

cầu tiêu dùng của người dân. Khi đó, nhu cầu tuyển dụng nhân viên có thể sẽ tăng mạnh; (b) Thị

trường Mỹ cũng đón nhận tin tức khả quan về tình hình bán lẻ và giá bán buôn. Doanh số bán lẻ

tại Mỹ tăng 0,9% trong tháng 3 sau khi liên tiếp giảm trong 3 tháng trước đó. Trong cùng kỳ, giá

bán buôn tại Mỹ cũng tăng lần đầu tiên trong 5 tháng qua. Về góc độ vi mô, thị trường chứng

khoán Mỹ giao dịch sôi động hơn khi bước vào mùa báo cáo tài chính hàng quý. Lợi nhuận khả

quan của các doanh nghiệp niêm yết đã giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm. Chứng khoán Mỹ gần

chạm tới kỷ lục với chỉ số Nasdaq đóng cửa cao nhất kể từ năm 2000. Nhóm cổ phiếu công nghệ

tăng điểm mạnh, đồng thời các cổ phiếu Coca-Cola và McDonald cũng tăng vọt sau khi công bố

kết quả kinh doanh. Trong số các công ty đã công bố, có tới gần 80% có lợi nhuận vượt dự báo

trong khi khoảng xấp xỉ 50% có doanh thu vượt dự báo.

Tại châu Âu, diễn biến tại các thị trường chứng khoán lớn của khu vực theo chiều hướng

tăng trưởng. Thị trường phản ánh tích cực với một số thông tin vĩ mô quan trọng. Ủy ban Chính

sách Tiền tệ thuộc Ngân hàng Trung ương Anh đã quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức

thấp kỷ lục 0,5%. Lãi suất cơ bản của Anh đã xuống mức 0,5% từ tháng 3/2009 khi nền kinh tế

Anh rơi vào tình trạng suy thoái. Và, bất chấp đà phục hồi khả quan của nước này, cơ quan điều

hành vẫn giữ nguyên lãi suất ở mức thấp kỷ lục này. Bên cạnh đó, sự phục hồi kinh tế đã xuất

hiện tại các quốc gia Eurozone. Tăng trưởng đang quay trở lại khi tất cả chỉ số lòng tin kinh

doanh và các hộ gia đình đang có xu hướng tăng. Sự phục hồi này bắt nguồn từ nhu cầu tiêu thụ

và chi tiêu tiêu dùng. Để giúp kinh tế Eurozone tăng trưởng trở lại, ECB đã triển khai chương

trình nới lỏng định lượng (QE) trị giá hơn 1.000 tỷ euro, bắt đầu từ tháng Ba vừa qua, nhằm mua

vào lượng trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp trị giá 60 tỷ euro/tháng và kéo dài cho

đến ít nhất tháng 9/2016. Trong bối cảnh đồng euro yếu và giá năng lượng sụt giảm, kế hoạch của

ECB là bơm thật nhiều tiền vào nền kinh tế. Dễ dàng nhận thấy rằng hiện chứng khoán châu Âu

đang rất nóng. Kể từ khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) công bố kế hoạch kích thích

kinh tế vào giữa tháng 1/2015, các TTCK của khu vực này đã đạt được đà tăng ấn tượng. Trong

lúc giá cổ phiếu Mỹ có vẻ đắt đỏ, nhà đầu tư nhận thấy cơ hội ở cổ phiếu châu Âu. Diễn biến trên

Page 17: Báo cáo tóm lượ · Báo cáo tóm lược TTTC tháng 04/2015 3 A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ I. Thị trường tiền tệ - tín dụng Thị trường tiền tệ - tín

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 04/2015

17

thị trường tiền tệ đã giúp các doanh nghiệp châu Âu hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư vì sản phẩm

của họ rẻ hơn so với sản phẩm của các doanh nghiệp Mỹ. Xuất khẩu của châu Âu đang trên đà

gia tăng và kinh tế Eurozone đang bộc lộ tín hiệu cải thiện. Một trong những khoản đầu tư nóng

cho nhà đầu tư hiện nay là các quỹ hoán đổi danh mục (ETF) đang nắm giữ cổ phiếu châu Âu. Từ

đầu năm đến nay, lượng vốn đầu tư rót vào các quỹ ETF này đã gia tăng gấp đôi so với cùng kỳ

năm ngoái.

Tại châu Á, diễn biến của các thị trường chứng khoán lớn của khu vực cũng khá lạc quan

nhờ những tác động tích cực của chính sách tiền tệ nới lỏng đang được thực hiện tại các quốc gia

này. Quốc hội Nhật Bản ngày 9/4 đã kích hoạt gói ngân sách kỷ lục 96.340 tỷ yên, tương đương

803,45 tỷ USD, cho tài khóa 2015, bắt đầu từ ngày 1/4/2015, nhằm phục hồi kinh tế Nhật Bản

đồng thời cũng để theo đuổi mục tiêu phục hồi nền tài chính nước này. Đây được xem là gói ngân

sách lớn nhất trong lịch sử Nhật Bản. Trong khi đó tại Trung Quốc, NHTW Trung Quốc giảm tỷ

lệ dự trữ bắt buộc mạnh nhất từ khủng hoảng 2008. Theo đó, tỷ lệ dự trữ bắt buộc giảm 100 điểm

cơ bản xuống 18,5%, bắt đầu có hiệu lực từ ngày mai 20/4. Đây là lần hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc thứ

2 của Trung Quốc trong vòng 2 tháng nhằm tăng thanh khoản giúp thúc đẩy tăng trưởng của nền

kinh tế lớn thứ 2 thế giới thông qua thúc đẩy hoạt động cho vay của ngân hàng. Đặc biệt, đây là

đợt cắt giảm mạnh nhất kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 cho thấy nỗ lực vực dậy nền

kinh tế đang tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc. Tại thị trường chứng khoán Hồng Kông, giới

đầu tư đổ vốn mạnh vào thị trường sau quyết định mở rộng quy mô chương trình liên kết chứng

khoán từ ngày 27/3 của Ủy ban chứng khoán Trung Quốc. Hang Seng theo đó trở thành chỉ số

chứng khoán tăng mạnh nhất thế giới từ đầu tháng 4. Thị trường chứng khoán Singapore cũng

tăng điểm mạnh.Tại Hàn Quốc, kể từ giữa năm 2014 Hàn Quốc đã thực hiện nhiều biện pháp nới

lỏng tệ, trong đó đã liên tục thực hiện cắt giảm lãi suất trong các tháng 8, tháng 10/2014 và tháng

3/2015. Sau lần cắt giảm lãi suất cuối cùng thì hiện tại lãi suất cơ bản tại Hàn Quốc đang ở mức

thấp kỷ lục 1,75%. Những động thái chính sách này nhằm thúc đẩy tăng trưởng tiêu dùng nội địa,

từ đó hỗ trợ tăng trưởng kinh tế vẫn đang ở mức thấp. Quyết sách này cũng có tác động hỗ trợ rất

nhiều đối với đồng nội tệ Hàn Quốc. Với sự giảm giá của đồng Won so với đồng USD, xuất khẩu

của Hàn Quốc vào Mỹ đang thể hiện nhiều tín hiệu tích cực khi thặng dư thương mại của Hàn

Quốc vào Mỹ trong nửa cuối năm 2014 đạt 15 tỷ USD, gấp gần 3 lần so với mức thặng dư đạt

được của cùng kỳ năm trước.

2. TTCK trong nước

Thị trường chứng khoán niêm yết:

Thị trường chứng khoán tháng 4 diễn biến theo chiều hướng khá tích cực.

Trên sàn HOSE, chỉ số VN-Index tăng 4,36% trong tháng 4, chốt phiên cuối tháng ở mức

562,4 điểm. KLGD cổ phiếu bình quân mỗi phiên đạt mức 86,92 triệu cổ phiếu, giảm 13,8% so

với KLGD bình quân trong tháng 3. GTGD cổ phiếu bình quân mỗi phiên đạt 1.531 tỷ đồng,

giảm 14,8% so với GTGD bình quân trong tháng 3.

Page 18: Báo cáo tóm lượ · Báo cáo tóm lược TTTC tháng 04/2015 3 A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ I. Thị trường tiền tệ - tín dụng Thị trường tiền tệ - tín

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 04/2015

18

Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index tăng 2,83% trong tháng 4, chốt phiên cuối tháng ở mức

82,75 điểm. KLGD cổ phiếu bình quân mỗi phiên đạt 41,38 triệu cổ phiếu, giảm 3,68% so với

KLGD bình quân trong tháng trước. GTGD cổ phiếu bình quân mỗi phiên đạt mức 516 tỷ đồng,

giảm 7,31% so với GTGD bình quân trong tháng trước.

Biểu đồ 8: Diễn biến hai chỉ số VN-Index và HNX-Index trong tháng 4/2015

Nguồn số liệu: HOSE; HNX

Trong tháng 4 vừa qua, thị trường mặc dù tăng lên về mặt điểm số nhưng tính thanh

khoản có xu hướng giảm xuống, thể hiện qua sự sụt giảm của cả khối lượng giao dịch và giá trị

giao dịch. Lực bắt đáy không quá mạnh khi sự e ngại của giới đầu tư vẫn đang ở mức cao trước

việc khối ngoại bất ngờ rút vốn mạnh khỏi thị trường trong tháng 3. Trái ngược với trạng thái khá

thận trọng của các nhà đầu tư nội, giao dịch khối ngoại trong tháng 4 tỏ ra khá tích cực với việc

mua ròng tổng cộng 1.844,46 tỷ đồng. Theo đó, họ mua ròng hơn 1.644 tỷ đồng trên HOSE và

hơn 200 tỷ đồng trên HNX. Hoạt động mua ròng mạnh mẽ của khối ngoại góp phần tác động tích

cực về mặt điểm số của thị trường.

Một số yếu tố chi phối xu hướng tăng của TTCK Việt Nam trong tháng 4 vừa qua có thể

kể đến như:

- Tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường cũng cho thấy

nhiều điểm sáng. Kết quả kinh doanh quý 1/2015 được kỳ vọng khả quan. Yếu tố mùa vụ Tết âm

lịch giúp các ngành như dịch vụ giải trí, thực phẩm đồ uống, vận tải... được hưởng lợi và được

dòng tiền trên thị trường hướng đến.

- Giá dầu giảm mạnh được kỳ vọng sẽ giúp các doanh nghiệp giảm bớt chi phí, điều chỉnh

giảm giá bán và kích thích tiêu dùng.

- Bên cạnh những thông tin liên quan đến kết quả kinh doanh quý 1/2015 thì thông tin về

chia cổ tức, kế hoạch kinh doanh trong năm 2015, kế hoạch phát hành tăng vốn từ các cuộc họp

ĐHCĐ cũng được giới đầu tư chú ý.

- Về góc độ vĩ mô, kết thúc quý I, tình hình kinh tế vĩ mô vẫn phát đi tín hiệu tích cực.

Điển hình là GDP quý I-2015 tăng 6,03% so cùng kỳ năm 2014, mức tăng cao nhất của quý I

trong 5 năm qua. Kèm với đó là chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 9,1%, tổng mức bán lẻ

- 20,000,000 40,000,000 60,000,000 80,000,000 100,000,000 120,000,000 140,000,000

520

530

540

550

560

570

580

KLGD (cp) VN-Index (điểm)

-

10,000,000

20,000,000

30,000,000

40,000,000

50,000,000

60,000,000

70,000,000

78

79

80

81

82

83

84

01/04 08/04 15/04 22/04

KLGD (cp) HNX-Index (điểm)

Page 19: Báo cáo tóm lượ · Báo cáo tóm lược TTTC tháng 04/2015 3 A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ I. Thị trường tiền tệ - tín dụng Thị trường tiền tệ - tín

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 04/2015

19

hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng 10% so cùng kỳ. Ngoài ra, lạm phát tiếp tục ở mức thấp, chỉ

tăng 0,74% so cùng kỳ năm 2014.

Bên cạnh những thông tin hỗ trợ, thị trường cũng đối mặt với một số yếu tố tiêu cực. Tỷ

giá diễn biến theo chiều hướng tăng mạnh, giá USD đã tăng vọt lên mức cao trong suốt nhiều

tháng qua, có lúc đã tiệm cận mức trần tạo ra áp lực điều chỉnh tỷ giá; Nguy cơ nợ xấu có thể tăng

cao khi các ngân hàng phải thực hiện đầy đủ các quy định về phân loại nợ trong Thông tư

02. (Thông tư số 09/2014/TT-NHNN được ban hành nhằm sửa đổi, bổ sung Thông tư số

02/2013/TT-NHNN, trong đó có quy định về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm

nợ, đã hết hiệu lực vào ngày 01/04/2015). Ngoài ra, quá trình tái cấu trúc lại một số ngân hàng

thương mại yếu kém cũng tác động tới tâm lý nhà đầu tư. Xu hướng cấu trúc lại danh mục đầu tư

của nhà đầu tư nước ngoài thông qua việc bán ra các cổ phiếu cũng tác động nhất định đến tâm lý

nhà đầu tư trong nước. Thêm vào đó, sự kỳ vọng vào các sản phẩm, chính sách mới về thị trường

chứng khoán chưa được đáp ứng cũng ảnh hưởng nhất định đến thị trường.

Thị trường UPCoM và OTC:

Trong tháng 4 vừa qua, thị trường UPCoM diễn biến giằng co theo xu hướng đi ngang.

Chỉ số UPCoM-Index đóng cửa phiên cuối tháng ở mức 63,41 điểm, giảm 2,34% so với cuối

tháng trước. KLGD bình quân mỗi phiên trong tháng đạt 3,13 triệu cổ phiếu, tăng 24% so với

tháng trước. GTGD bình quân ở mức 41 tỷ đồng, giảm nhẹ 7% so với tháng trước.

Biểu đồ 9: Diễn biến chỉ số UPCoM-Index tháng 4/2015

Nguồn: HNX

Thị trường sơ cấp:

Đối với hoạt động huy động vốn thông qua đấu giá cổ phần, trong tháng 4, tổng lượng vốn

huy động được từ hai sàn đạt mức 607,5 tỷ đồng. Con số này không biến động nhiều so với các

tháng trước.

Đối với thị trường trái phiếu, trong tháng 4, tổng lượng tiền huy động được là 8,52 nghìn tỷ

đồng. Lượng vốn huy động được trong tháng 4 vừa qua có xu hướng sụt giảm so với các tháng

trước. Lãi suất trúng thầu có xu hướng tăng nhẹ.

0

5,000,000

10,000,000

15,000,000

20,000,000

25,000,000

62

62.5

63

63.5

64

64.5

01/04 08/04 15/04 22/04

KLGD (cp) Upcom - index

Page 20: Báo cáo tóm lượ · Báo cáo tóm lược TTTC tháng 04/2015 3 A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ I. Thị trường tiền tệ - tín dụng Thị trường tiền tệ - tín

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 04/2015

20

II. Thị trường BĐS

Tin nổi bật

Trong tháng 4, Chính phủ giao Bộ Xây dựng rà soát, đánh giá tình hình thực hiện chính

sách nhà ở xã hội, đề xuất các giải pháp tổng thể để triển khai có hiệu quả; chỉ đạo rà soát việc

thành lập, thực hiện chức năng nhiệm vụ của các Ban quản lý dự án, công trình xây dựng; phối

hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục tháo gỡ khó khăn về tín dụng cho bất động sản,

tạo điều kiện cho thị trường phục hồi và phát triển lành mạnh, thực chất.

Trên thị trường bất động sản, tồn kho tiếp tục giảm mạnh. Tổng giá trị tồn kho tính tới

ngày 20/4/2015 còn khoảng 68.782 tỷ đồng. Cụ thể, con số này đã giảm 59.766 tỷ đồng (giảm

46,49%) so với quý I/2013 và giảm 1.921 tỷ đồng so với thời điểm 20/3/2015. Trong đó, tồn kho

nhà thấp tầng 9.426 căn, tương đương với 16.347 tỷ đồng; tồn kho căn hộ chung cư là 13.671

căn, tương đương 20.885 tỷ đồng; tồn kho đất nền thương mại là 1.637.782m2, tương đương với

4.545 tỷ đồng; tồn kho đất nền nhà ở 8.388.976m2, tương đương 27.005 tỷ đồng. Bộ Xây dựng

cũng cho biết, tổng giá trị tồn kho BĐS tại địa bàn tp. Hà Nội tính tới ngày 20/4/2015 còn khoảng

8.869 tỷ đồng, giảm 8.191 tỷ đồng (giảm 48,01%) so với quý I/2013 và giảm 136 tỷ đồng so với

tháng liền kề trước đó. Tại Tp.HCM, tổng giá trị tồn kho BĐS còn khoảng 13.528 tỷ đồng. Con

số này giảm 15.214 tỷ đồng (giảm 52,93%) so với quý I/2013 và giảm 528 tỷ đồng so với thời

điểm 20/3/2015.

Theo Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng, trong tháng 4/2015

lượng giao dịch bất động sản (BĐS) thành công tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể,

tại Hà Nội, có khoảng 1.600 giao dịch thành công, tăng khoảng 10% so với tháng trước, gấp 2 lần

lượng giao dịch so với cùng kỳ năm trước; tại tp.HCM, có khoảng 1.500 giao dịch thành công,

tăng gần 15% so với tháng trước, tăng gần 2 lần so với cùng kỳ năm 2014.

Tuy chưa đến thời điểm Luật Nhà ở sửa đổi với những chính sách cho người nước ngoài

và người Việt ở nước ngoài mua nhà tại Việt nam chính thức có hiệu lực, nhưng một số doanh

nghiệp bất động sản đã bắt đầu các thủ tục cần thiết cho đối tượng tiềm năng này. Một số doanh

nghiệp còn dùng hình thức cho đối tượng khách hàng này đặt cọc 30% dưới hình thức hợp đồng

“hứa mua hứa bán” để giữ chỗ.

Tin Thị trường

Thị trường bất động sản ấm dần lên, lượng thanh khoản trong giao dịch cũng tăng đáng

kể. Nguồn cung ra thị trường cũng tăng với đủ các phân cấp nhà ở. Đặc biệt, một số phân khúc

như căn hộ diện tích nhỏ, các dự án có vị trí tốt dễ cho thuê, dự án của các chủ đầu tư uy tín, triển

khai đúng tiến độ có lượng giao dịch tốt nhất.

Thị trường căn hộ tiếp tục bùng nổ với số lượng giao dịch lớn. Đặc biệt là giá bán ở nhiều

dự án có xu hướng tăng mặc dù nguồn cung căn hộ vẫn liên tiếp được bổ sung. Nguyên nhân của

sự hồi phục trên thị trường là do lòng tin người mua đối với thị trường được cải thiện cũng như kì

vọng thị trường sẽ phục hồi và tăng trưởng trong năm nay. Thị trường căn hộ trong tháng 4 đã

Page 21: Báo cáo tóm lượ · Báo cáo tóm lược TTTC tháng 04/2015 3 A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ I. Thị trường tiền tệ - tín dụng Thị trường tiền tệ - tín

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 04/2015

21

đón nhận một lượng lớn nguồn cung, trong đó nguồn cung căn hộ trung và cao cấp chiếm đa số.

Tại tp. HCM, gần 1.000 căn hộ được chào bán trong tháng 4 vừa qua, nâng nguồn cung căn hộ

tính trong 4 tháng đầu năm tại Tp.HCM lên 5.194 căn. Nguồn cung căn hộ chủ yếu đến từ các dự

án mới đưa ra thị trường và các block mới của các dự án hiện hữu. Đa số các dự án tham gia thị

trường từ đầu năm đến nay có giá dao động từ 20 – 40 triệu đồng/m2. Trong nguồn cung căn hộ 4

tháng đầu năm, có 2.718 căn hộ cao cấp, 1.720 căn hộ trung cấp nhưng chỉ có 756 căn hộ bình

dân. Tại Hà Nội, có khoảng 1.220 căn hộ gia nhập thị trường, nâng tổng nguồn cung căn hộ 4

tháng đầu năm tại Hà Nội lên 3.348 căn. Dù có nhiều dự án mở bán nhưng đa phần các dự án đều

là dự án cũ mở bán đợt mới hoặc dự án cũ đổi tên, có ít các dự án mới.

Phân khúc nhà liền kề, tại Hà Nội, giá chào bán thứ cấp bình quân theo quý giảm 0,4%

đối với biệt thự và tăng 0,2% đối với nhà liền kề trong quý 1/2015. Đối với nhà biệt thự, mức giá

chào bán sơ cấp bình quân đạt cao nhất 110 triệu VND/m² ở quận Tây Hồ, đối với nhà liền kề,

mức giá chào bán sơ cấp bình quân cao nhất đạt 180 triệu VND/m2 ở quận Cầu Giấy. Trong khi

đó, tạo tp.HCM, phân khúc này lại tạo nên cơn sốt với giao dịch tăng mạnh gấp 7 lần. Tổng lượng

giao dịch ở phân khúc biệt thự/nhà liền kề tăng 580% theo năm. Nhà liền kề chiếm ưu thế với

84% lượng giao dịch. Về nguồn cung, sẽ có khoảng 53.700 căn được đưa ra thị trường từ 142 dự

án trong năm 2015.

Về thị trường văn phòng cho thuê, giá thuê và công suất thuê tại thị trường Hà Nội đều

tăng, với lượng giao dịch lớn tập trung tại khu phía Tây. Về nguồn cung, từ quý 2/2015 trở đi, thị

trường sẽ đón nhận khoảng 1,4 triệu m² sàn văn phòng từ 130 dự án. Từ giờ đến cuối năm 2015,

thị trường sẽ đón nhận khoảng 265.000 m² sàn từ 20 dự án.

Nhận định: Thị trường Bất động sản đang có những chuyển biến mới sau một loạt những

chính sách hỗ trợ thị trường. Ngoài ra, thị trường bất động sản còn được hỗ trợ bởi nhiều dòng

vốn khác từ ngân hàng, FDI, kiều hối. Do đó, dự đoán thị trường bất động sản trong các tháng

tới sẽ tiếp tục phục hồi.

Page 22: Báo cáo tóm lượ · Báo cáo tóm lược TTTC tháng 04/2015 3 A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ I. Thị trường tiền tệ - tín dụng Thị trường tiền tệ - tín

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 04/2015

22

Ghi chú

Xin vui lòng tham khảo thêm các “Báo cáo thị trường chứng khoán” định kỳ hàng quý và

các “Báo cáo chuyên đề” của phòng Phân tích dự báo thị trường để có thêm thông tin và phân

tích đầy đủ.

Liên hệ

Phòng Phân tích & Dự báo Thị trường,

Trung tâm NCKH-ĐTCK (UBCKNN)

Số 234 Lương Thế Vinh, Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 04-35430667; Fax: 04-35535869

Email: [email protected]

Nhóm nghiên cứu

Ông. Phạm Quang Huy (TP)

Cn. Đỗ Huy Hoàng

Cn. Phạm Thanh Phương

Cn. Lê Thị Trang