Ị TRƯỜNG TIỀN TỆ 2 - srtc.org.vnsrtc.org.vn/images/uploaded/2018/BCTL thang 1.2018.pdfđà...

57
MC LC A. THTRƯỜNG TIN T.................................................................. 2 I. Thtrường tin t- tín dụng .....................................................2 II. Thtrường ngoi hối và vàng ...................................................5 B. THTRƯỜNG VN ....................................................................... 14 I. Thtrường chứng khoán .........................................................14 II. Thtrường Bất động sn .........................................................41 C. PHN HỒI CHÍNH SÁCH................................... ……………….45

Transcript of Ị TRƯỜNG TIỀN TỆ 2 - srtc.org.vnsrtc.org.vn/images/uploaded/2018/BCTL thang 1.2018.pdfđà...

MỤC LỤC

A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ .................................................................. 2

I. Thị trường tiền tệ - tín dụng ..................................................... 2

II. Thị trường ngoại hối và vàng ................................................... 5

B. THỊ TRƯỜNG VỐN ....................................................................... 14

I. Thị trường chứng khoán ......................................................... 14

II. Thị trường Bất động sản ......................................................... 41

C. PHẢN HỒI CHÍNH SÁCH ................................... ……………….45

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 1/2018

2

A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ

I. Thị trường tiền tệ - tín dụng

Thị trường tiền tệ - tín dụng thế giới

Nền kinh tế Mỹ đang phát triển tích cực, và Cục Dự trữ Liên

bang Mỹ (FED) vẫn đang tăng lãi suất theo đúng lộ trình mà họ đặt

ra. Tuy nhiên, thị trường tiền tệ Mỹ giai đoạn cuối tháng 1 đã chứng

kiến sự giảm điểm liên tục của đồng USD do quốc hội Mỹ gặp khó

khăn trong việc thống nhất gia hạn dự luật chi tiêu tạm thời cho

chính quyền tổng thống Donald Trump. Sau khi chính phủ liên bang

bị đóng cửa, hàng trăm ngàn nhân viên liên bang đã phải nghỉ việc

tạm thời và cả triệu quân nhân Mỹ phải thực hiện nhiệm vụ nhưng

không được trả lương.

Trung ương Châu Âu (ECB) vẫn giữ nguyên chính sách tiền

tệ và cho biết lãi suất sẽ được duy trì ở mức thấp thêm một thời gian

nữa sau khi chương trình mua trái phiếu kết thúc. Cơ quan thống kê

châu Âu (Eurostat) công bố báo cáo ngày 30/1 cho thấy, năm 2017,

tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Khu vực đồng tiền

chung châu Âu (Eurozone) đạt 2,5%, mức cao nhất trong 10 năm.

Với mức tăng trưởng ấn tượng và được đánh giá là tốt nhất kể từ

trước khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra, kinh tế

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 1/2018

3

Eurozone được coi là trung tâm của quá trình hồi phục kinh tế toàn

cầu trong năm 2017.

Ngân hàng Trung ương Nhật (BOJ) cũng giữ nguyên chính

sách tiền tệ nhưng bày tỏ lạc quan hơn về tình hình kinh tế của nước

này.

Trung Quốc vẫn theo đuổi chính sách tiền tệ thận trọng và

trung lập trong năm 2018, giữa lúc nền kinh tế lớn thứ hai thế giới

đang nỗ lực cân bằng đà tăng trưởng kinh tế với các biện pháp ngăn

chặn rủi ro. Ngày 13.1, Ủy ban Quản lý Ngân hàng Trung Quốc

(CBRC) cho biết, ưu tiên của cơ quan này sẽ bao gồm: tăng cường

giám sát hoạt động ngân hàng ngâm và các hoạt động trên thị

trường liên ngân hàng. Trung Quốc sẽ tăng cường giám sát trong

lĩnh vực ngân hàng trong năm nay để giảm rủi ro tài chính, nhà quản

lý ngân hàng của nước này cho biết, nhấn mạnh rằng cần có những

nỗ lực dài hạn để kiểm soát sự hỗn loạn của ngành ngân hàng. Tính

từ đầu năm 2018 tới nay, đồng NDT đã tăng 2,8% so với đồng USD

sau khi chứng kiến mức tăng 6,7% trong cả năm 2017. Tuy nhiên,

đà tăng này đang khiến thị trường đặt câu hỏi rằng liệu đồng NDT

có đang bước vào chu kỳ tăng quá "nóng" hay không, sau khi trải

qua 3 năm mất giá liên tiếp so với đồng USD

Thị trường tiền tệ - tín dụng trong nước

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 1/2018

4

Giữa tháng 1, Ngân hàng Nhà nước chính thức giảm lãi suất

cho vay trên thị trường mở (OMO) một bước nhẹ, giảm từ 5%/năm

xuống 4,75%/năm. Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 3/2014 nhà điều

hành chính sách tiền tệ mới điều chỉnh mức lãi suất này. Việc điều

chỉnh lãi suất OMO cũng diễn ra trước thềm mùa cao điểm thanh

toán và chi trả cuối năm, cận Tết Nguyên đán. đây là tín hiệu từ nhà

điều hành, cũng như mức điều chỉnh có tác dụng trực tiếp đối với

chi phí vay vốn của các thành viên tiếp cận kênh OMO khi nhu cầu

vốn mùa cao điểm thanh toán và chi trả đang đến gần.

Trong tháng 1, Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu các

tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chuyển dịch cơ

cấu tín dụng theo hướng ưu tiên tập trung vốn cho sản xuất, kinh

doanh. Văn bản trên yêu cầu các tổ chức tín dụng kiểm soát chặt chẽ

tốc độ tăng trưởng tín dụng theo đúng chỉ tiêu được giao, phù hợp

với các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, hoạt động

ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước cũng lưu

ý việc kiểm soát tốt chất lượng tín dụng tiêu dùng; nâng cao hiệu

quả công tác xét duyệt hồ sơ, đặc biệt là các điều kiện vay vốn để

hạn chế rủi ro phát sinh.

Đầu năm 2018, với lượng ngoại tệ mua vào liên tục với khối

lượng lớn trong năm trước, NHNN đã phải ráo riết hút bớt tiền về

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 1/2018

5

qua kênh tín phiếu, dù thời điểm Tết Nguyên đán đã đến gần - thời

điểm nhu cầu tiền và thanh toán tăng cao.

Biểu đồ 1: Diễn biến lãi suất trên thị trường liên ngân

hàng tháng 1/2018

Nguồn: sbv.gov.vn

II. Thị trường ngoại hối và vàng

1. Thị trường ngoại hối

Chỉ số USD – index trong tháng 1/2018 diễn biến với xu

hướng giảm là chính, đặc biệt giảm mạnh giai đoạn nửa sau của

tháng. Chỉ số đạt mức cao nhất tại 92,53 (ngày 09/1) và thấp nhất tại

89,07 (ngày 26/1).

0

1

2

3

4

5

6

2/1 6/1 10/1 14/1 18/1 22/1 26/1 30/1

Kì hạn qua đêm Kì hạn 1 tuần

Kì hạn 2 tuần Kì hạn 1 tháng

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 1/2018

6

Biểu đồ 2: Diễn biến chỉ số Dollar tháng 1/2018

Nguồn: investing.com

Đồng USD đã có một tháng sụt giảm mạnh trước các đồng

tiền chủ chốt khác. Các dấu hiệu khởi sắc ở các nền kinh tế châu

Âu, đặc biệt là Đức và Pháp, đang khiến nhà đầu tư chuyển hướng

sang đồng EUR thay vì đồng USD. Tuy nhiên, đà suy yếu của đồng

USD không thể dựa hoàn toàn vào những gì đang diễn ra ở nước

ngoài. Một số chuyên gia phân tích cho rằng tình trạng xáo trộn

chính trị ở Mỹ cũng khiến đồng USD tụt dốc. Đà suy giảm của đồng

đô la cho thấy yếu tố chi phối là chính trị và kinh tế, khi nhà đầu tư

ngày càng lo ngại về tình trạng hỗn loạn ở Washington DC. Trong

tháng, chỉ số đồng USD có lúc chạm mức thấp nhất 4 năm sau khi

Bộ trưởng Tài chính Mỹ nhận định đồng USD yếu hơn là tốt cho

thương mại. Đồng USD yếu hơn tạo ra cả lợi ích và vấn đề, và giá

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 1/2018

7

trị đồng USD không phải mối lo ngại. Tuy nhiên, nhà đầu tư vẫn

cảm thấy các chính sách truyền thống của Mỹ không còn ủng hộ

một đồng USD mạnh nữa.

Trong tháng, đồng EUR được giao dịch với giá trị có xu

hướng tăng so với đồng USD. Đồng EUR tăng mạnh lên mức cao

nhất 3 năm sau khi biên bản cuộc họp tháng 12 của Ngân hàng

Trung ương Châu Âu (ECB) đề cập tới một sự chuyển đổi chính

sách theo hướng thắt chặt tiền tệ. Trong khi đó, đồng bảng Anh

cũng tăng nhanh sau khi bộ trưởng tài chính Tây Ban Nha và Hà

Lan phát tín hiệu ủng hộ một cuộc rút lui khỏi EU (Brexit), theo

hướng tránh khỏi đóng cửa thương mại với đối tác lớn.

Trong tháng 1, Ngân hàng Trung ương Đức (Bundesbank)

đã quyết định thêm đồng Nhân dân tệ (NDT) vào dự trữ ngoại hối

nước mình, qua đó thúc đẩy vị thế quốc tế của đồng tiền này. Việc

đồng NDT giờ đã được thêm vào rổ SDR và ECB đã quyết định làm

điều tương tự là 2 yếu tố dẫn tới quyết định này của Bundesbank.

Theo ước tính của NHTW Đức, giá trị của đồng NDT không đem lại

lợi thế cạnh tranh cho các nhà xuất khẩu của Trung Quốc.

Đà tăng của đồng NDT diễn ra giữa bối cảnh đồng USD

trượt xuống mức thấp nhất 3 năm so với rổ các đồng tiền chủ chốt

sau bài phát biểu của Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ rằng đồng USD

yếu hơn sẽ tác động tích cực tới hoạt động thương mại của Mỹ và

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 1/2018

8

ông không lo ngại gì về xu hướng đi xuống của đồng bạc xanh. Tính

từ đầu năm 2018 tới nay, đồng NDT đã tăng 2,8% so với đồng USD

sau khi chứng kiến mức tăng 6,7% trong cả năm 2017.

Thị trường ngoại hối trong nước

Trong tháng 1/2018, tỷ giá USD/VND diễn biến ổn định. Tỷ

giá trung tâm giữa đồng VND và USD ngày 31/1 được Ngân hàng

Nhà nước công bố ở mức 22.441 đồng/USD. Với biên độ +/-3%

đang được áp dụng, tỷ giá trần mà các ngân hàng áp dụng ngày này

là 23.104 đồng/USD và tỷ giá sàn là 21.770 đồng/USD.

Biểu đồ 3: Diễn biến thay đổi tỷ giá USD/VND trong tháng

1/2018

-

5.000

10.000

15.000

20.000

25.000

02/01 06/01 10/01 14/01 18/01 22/01 26/01 30/01

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 1/2018

9

Nguồn: Vietcombank.com

Diễn biến tỷ giá những ngày đầu năm 2018 đang tiếp tục cho

thấy sự ổn định giống như năm 2017. Trong khi giá USD giao dịch

trên thị trường thế giới có một tháng giảm mạnh, thì tỷ giá

USD/VND giao dịch trong nước lại có một tháng diễn biến ổn định,

đặc biệt giá không đổi trong một tháng như biểu đồ trên là giá bán ra

đồng USD tại NH Vietcombank. Có được sự ổn định này, một phần

do chênh lệch giữa lãi suất VND và USD vẫn còn ở mức lớn

(khoảng 6-7%), nghiêng về việc nắm giữ VND, huy động ngoại tệ

tăng thấp, , cán cân thanh toán tổng thể tiếp tục thặng dư. Bên cạnh

đó, cơ chế tỷ giá trung tâm cũng tiếp tục là điểm nhấn hỗ trợ điều

hành tỷ giá.

Phát biểu mới đây tại hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân

hàng 2018, Thống đốc NHNN cho biết, NHNN tiếp tục bám sát diễn

biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ để chủ động điều hành đồng bộ, linh hoạt

các công cụ chính sách tiền tệ, hỗ trợ thanh khoản cho các TCTD

nhằm ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối, ổn định mặt bằng lãi

suất, tỉ giá, tạo điều kiện phấn đấu giảm lãi suất cho vay.

2.Thị trường vàng

Thế giới

Thị trường vàng thế giới trong tháng 1 năm 2018 diễn biến

với xu hướng chính là tăng. Trong tháng, giá vàng (giao ngay tại thị

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 1/2018

10

trường NewYork) lên cao nhất tại mức 1.346,50 USD/oz ngày 29/1

và thấp nhất là 1.302,50 USD/oz ngày 1/1. Tính chung cả tháng, giá

vàng thế giới đã tăng 3,03 %.

Biểu đồ 4: Diễn biến giá vàng thế giới tháng 1/2018

Nguồn: kitco.com

Tháng 1, thị trường vàng bất ngờ tỏa sáng khi có thêm 100

USD/oz trong vòng 6 tuần và tiến sát mức đỉnh năm 2017 tại

$1,359. Có 3 yếu tố tạo nên đà tăng này: đồng USD suy yếu, tiền ảo

trượt sâu và lợi tức trái phiếu gia tăng. Tất nhiên một đồng dollar

yếu thường có xu hướng hỗ trợ hàng hóa đi lên, rõ rệt nhất là giá

dầu. Chỉ cần nhìn vào diễn biến của vàng được định giá bằng các

đồng tiền khác, chúng ta sẽ thấy rõ xu hướng này. Thế nhưng, khi

xem xét giá vàng thông qua các đồng tiền khác, chúng ta thấy thị

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 1/2018

11

trường không hề đi lên đáng kể. Đà giảm của các đồng tiền ảo gần

đây có thể làm nổi bật sức hấp dẫn vốn có của vàng, thế nhưng, cái

“ao” tiền ảo vẫn còn quá nhỏ để có thể mang đến sự tác động. Một

yếu tố cơ bản gần đây liên quan tới giá vàng chính là việc lợi tức trái

phiếu gia tăng. Cụ thể, lợi tức trái phiếu 5 năm tại Mỹ đã điều chỉnh

từ mức 1.63% vào giữa năm 2017 lên tới 2.45% vào thời điểm hiện

tại. Tuy nhiên, kỳ vọng lạm phát leo cao không phải là nguyên nhân

chính dẵn dắt quý kim đi lên.

Vàng tăng giá còn do thị trường tiền số rớt thảm trong 2 tuần

qua sau khi Trung Quốc và Hàn Quốc có những biện pháp thặt chặt

quản lý thị trường này. Cùng lúc, thị trường vàng vật chất cũng

được củng cố khi sức cầu đối với vàng tăng lên tại khu vực châu Á

khi ngày Tết cận kề. Bên cạnh đó, thêm một nguyên nhân tác động

đến giá vàng tăng mạnh là do Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa có

đánh giá tác động của Luật Cải cách thuế tại Mỹ. Cụ thể, IMF đưa

ra những tác động tích cực của luật này trong ngắn hạn làm tăng

trưởng kinh tế, nhưng nó lại kéo giãn khoảng cách giàu nghèo ở

đây. Điều quan trọng, trong phát triển dài hạn sự tăng trưởng

nhanh kéo theo nợ sẽ gia tăng ở nhiều nơi trong đó Mỹ là nền kinh

tế lớn nhất thế giới sẽ không ngoại lệ. Việc tăng trưởng “nóng” còn

kéo theo các ngân hàng trung ương tăng lãi suất, do đó khiến cho

các khoản nợ lại lên nhanh. Chính những yếu tố này sẽ đẩy các nền

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 1/2018

12

kinh tế lại rơi vàng suy thoái nhanh chóng. Sự rủi ro của nền kinh tế

sẽ làm vàng thăng hoa.

Về diễn biến giá vàng trong ngắn hạn, theo các nhà phân

tích, nhiều khả năng sẽ không có biến động lớn do các nhà đầu tư

muốn tìm kiếm thêm manh mối về các chính sách của Mỹ. Kim loại

quý vẫn được ủng hộ sau khi quan chức Mỹ tuyên bố muốn ủng hộ

đồng dollar suy yếu vì sẽ có ích cho thương mại Mỹ. Bên cạnh đó,

sự sụt giảm của thị trường chứng khoán và bất ổn chính trị khiến

cho mặt hàng kim loại này trở nên hấp dẫn với các nhà đầu tư.

Trong nước

Chịu ảnh hưởng từ diễn biến giá vàng và giá USD trên thế

giới, giá vàng trong nước tháng 1/2018 diễn biến tăng giảm liên tục

trong biên độ hẹp. Giá vàng SJC tăng mạnh nhất lên 37,20 – 37,40

triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra) ngày 25/1 và thấp nhất tại

36,38 – 36,6 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra) ngày 10/1. Tính

đến cuối tháng 1, chỉ số giá vàng tăng 0,44% và USD giảm 0,02%

so với cùng kỳ năm trước.

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 1/2018

13

Biểu đồ 5: Diễn biến giá vàng trong nước tháng 1/2018

Nguồn: sjc.com.vn

Nối tiếp diễn biến tăng giảm đan xen của của giá vàng thế

giới, giá vàng trong nước tiếp tục có những điều chỉnh tương ứng.

Xu hướng giằng co đã không tạo ra được dấu ấn cho thị trường

vàng. Cũng bởi thế các nhà đầu tư tỏ ra chưa hứng thú vào việc

tham gia vào thị trường trong hai phiên gần đây.

Kết hợp với đà tăng nhanh của giá vàng thế giới, kim loại

quý trong nước phục hồi, vượt qua mức cao nhất trong 4 tháng qua,

diễn biến này khiến khoảng cách giữa hai thị trường trong nước và

quốc tế đảo vị trí cho nhau. Đã có lúc vàng thế giới có thời điểm

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 1/2018

14

thấp hơn giá trong nước khoảng 60.000 đồng/lượng (chưa bao gồm

phí thuế).

Đà tăng neo đậu ở hầu hết các phiên khiến tâm lý nhiều nhà

đầu tư trong nước vững vàng hơn. Niềm tin về sự khởi sắc của kim

loại quý khiến nhiều nhà đầu tư đưa ra những quyết định đầu tư

mạnh tay hơn ở cả chiều mua và chiều bán, trong đó xu hướng

khách bán vàng ra có phần chiếm ưu thế.

Nhìn chung, việc giá vàng tại mốc giá hiện tại đã duy trì

trong phần lớn thời gian của năm 2017. Sự ổn định này đã trở thành

“bình thường mới” của thị trường vàng trong nước, trong bối cảnh

Ngân hàng Nhà nước kiểm soát chặt hoạt động kinh doanh vàng từ

năm 2012 đến nay.

Thời điểm cuối năm, việc đầu tư hay bán vàng dự trữ vẫn

chưa xuất hiện. Lời khuyên đưa ra là các nhà đầu tư cần hết sức thận

trọng trong các giao dịch vàng số lượng lớn, tránh những diễn biến

không lường trước gây thiệt hại đáng kể.

B. THỊ TRƯỜNG VỐN

I. Thị trường chứng khoán

1. Thị trường chứng khoán thế giới

Biểu đồ 6: Biến động các chỉ số số Dow Jones công nghiệp (▬),

Nasdaq tổng hợp (▬) và S&P500 (▬) trong tháng 1/2018

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 1/2018

15

Nguồn: www.bloomberg.com

Trong phiên giao dịch đầu tiên của tháng 1 khởi đầu năm

2018, chứng khoán Mỹ tăng nhẹ, trong đó chỉ số Nasdaq Composite

lần đầu tiên vượt ngưỡng 7,000 điểm. Nhà đầu tư tỏ ra lạc quan rằng

2018 sẽ là năm thị trường leo dốc hơn nữa. Các chỉ số chứng khoán

chính đã khép lại năm 2017 với thành quả tốt nhất kể từ năm 2013.

Nhiều nhà đầu tư cho biết đà leo dốc này sẽ tiếp tục vào năm nay,

nhờ sự hỗ trợ từ việc thông qua luật cải cách thuế gần đây, vốn được

dự báo có thể thúc đẩy lợi nhuận cũng như nền kinh tế.

Ngày 26/1/2018, kết thúc tuần thứ 4 của tháng 1/2018 Phố

Wall chứng kiến chuỗi leo dốc 4 tuần tăng mạnh nhất kể từ năm

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 1/2018

16

2016, trong đó: Dow Jones tăng 2.08%, S&P tăng 2.22% và Nasdaq

tăng 2.31%

Một loạt báo cáo lợi nhuận lạc quan mới nhất, bao gồm từ

Intel và AbbVie, cùng với đà suy yếu của đồng USD đã nhấc bổng

các chỉ số chứng khoán chính trên Phố Wall lên mức đóng cửa kỷ

lục mới, theo Reuters. Cổ phiếu Intel tăng 10.55% lên 50.08

USD/cp sau khi chạm mức 50.15 USD/cp, mức cao nhất kể từ tháng

10/2000, sau khi kết quả cho thấy chiến lượng chuyển đổi kinh

doanh của công ty đạt hiệu quả cao. Cổ phiếu AbbVie tăng 13.77%

sau khi nhà sản xuất dược phẩm nâng dự báo lợi nhuận trong năm

2018 lên đáng kể với sự hỗ trợ từ luật cải cách thuế và cho biết công

ty hi vọng sẽ đẩy mạnh tăng trưởng cổ tức và mua lại cổ phần.

Đà tăng của cổ phiếu AbbVie đã giúp chỉ số y tế tiến 2.17%,

qua đó ghi nhận phiên tăng mạnh nhất kể từ tháng 11/2016, đồng

thời cũng là lĩnh vực có thành quả tốt nhất trong số 11 lĩnh vực

chính thuộc S&P 500. Thị trường dự báo tăng trưởng lợi nhuận

trong quý 4/2017 đạt 13.2%, theo dữ liệu từ Thomson Reuters.

Trong số 133 công ty thuộc S&P 500 đã báo cáo lợi nhuận, có đến

79.7% số công ty này có lợi nhuận vượt qua kỳ vọng của Phố Wall.

Lợi nhuận công ty lạc quan cho phép các nhà đầu tư thờ ơ

với chỉ số về tăng trưởng kinh tế thấp hơn kỳ vọng. Cụ thể, Bộ

Thương mại Mỹ cho biết GDP tăng 2.6% trong quý 4/2017, thấp

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 1/2018

17

hơn dự báo tăng 3% khi tốc độ chi tiêu tiêu dùng mạnh nhất trong 3

năm đã giúp kim ngạch nhập khẩu nhảy vọt.

Bên cạnh đó, đồng USD tiếp tục sụt giảm. Đồng bạc xanh đã

giảm 0.34% so với các đồng tiền chủ chốt khác. Đồng USD suy yếu

có xu hướng giúp các công ty đa quốc gia lớn của Mỹ được hưởng

lợi. Đồng USD ghi nhận tuần có thành quả tồi tệ nhất kể từ tháng

5/2017 sau khi nhận định từ các quan chức cấp cao của Mỹ tỏ ra ủng

hộ đà suy yếu của đồng tiền này.

Trong ngày Thứ Tư cuối cùng 31/1/2018, Chứng khoán Mỹ

tăng nhẹ, khi các chỉ số xóa bớt đà tăng đầu phiên sau khi Cục Dự

trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho biết lạm phát đang tăng trong năm nay,

qua đó cho thấy khả năng Cơ quan này có thể nâng lãi suất một lần

nữa vào tháng 3/2018. Trong tuyên bố sau cuộc họp chính sách 2

ngày, Fed đã giữ nguyên lãi suất nhưng lặp lại dự định nâng lãi suất

một cách từ từ. Fed đã nâng lãi suất 3 lần trong năm 2017 và dự báo

sẽ nâng lãi suất thêm 3 lần nữa vào năm 2018 ngay cả khi Cơ quan

này tiếp tục cắt giảm số dư trên bảng cân đối kế toán theo kế hoạch.

Góp phần củng cố quan điểm của Fed về một nền kinh tế

vững chắc, báo cáo của ADP trong ngày thứ Tư cho biết khu vực tư

nhân tại Mỹ đã tạo ra 234,000 việc làm trong tháng 1, cao hơn dự

báo tăng 185,000 việc làm từ các nhà phân tích.

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 1/2018

18

Vào ngày thứ Tư, đà tăng 4.9% của cổ phiếu Boeing đã tác

động tích cực nhất đến Dow Jones, qua đó giúp chỉ số này phục hồi

từ 2 phiên sụt giảm mạnh nhất kể từ tháng 9/2016.

Lĩnh vực công nghệ tác động tích cực nhất đến S&P 500

trong số 11 lĩnh vực chính thuộc chỉ số này.

Trong khi đó, nhóm cổ phiếu y tế tiếp tục gây sức ép đến cả

3 chỉ số chứng khoán chính. Chỉ số y tế thuộc S&P 500 sụt 1.5%.

Thị trường dự báo tăng trưởng lợi nhuận trong quý 4/2017

đạt 13.7%. Trong số các công ty thuộc S&P 500 đã báo cáo lợi

nhuận, có đến 80.5% số công ty này có lợi nhuận vượt qua kỳ vọng

của Phố Wall.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Tư, chỉ số Dow Jones tiến

73.74 điểm (tương đương 0.28%) lên 26,150.63 điểm, chỉ số S&P

500 nhích 1.47 điểm (tương đương 0.05%) lên 2,823.9 điểm và chỉ

số Nasdaq Composite cộng 9 điểm (tương đương 0.12%) lên

7,411.48 điểm.

Trong tháng 1, Dow Jones tăng 5.8%, S&P 500 tăng 5.6% và

Nasdaq Composite tăng 7.4%. Dow Jones và S&P 500 ghi nhận

tháng tăng mạnh nhất kể từ tháng 3/2016, trong khi Nasdaq

Composite có tháng leo dốc mạnh nhất kể từ tháng 10/2015.

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 1/2018

19

Số cổ phiếu tăng vượt số cổ phiếu giảm trên sàn New York

theo tỷ lệ 1.14:1. Trên sàn Nasdaq, tỷ lệ này là 1:1.61.

Khoảng 8.05 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên các sàn

giao dịch của Mỹ, cao hơn mức bình quân phiên trong hơn 20 phiên

vừa qua là 7.18 tỷ.

Khi mùa công bố báo cáo tài chính cho thấy những tín hiệu

tích cực và các chỉ số chứng khoán trên toàn cầu cũng liên tục lên

mức cao kỷ lục, nhà đầu tư rót vốn kỷ lục vào thị trường chứng

khoán trong tuần cuối tháng 1.

Bank of America Merrill Lynch cho biết trong tuần kết thúc

ngày 26/01/2018, nhà đầu tư đã rót 33.2 tỷ USD vào thị trường

chứng khoán.

Trong đó, thị trường chứng khoán Mỹ hút 7 tỷ USD, trong

khi nhà đầu tư rót 4.6 tỷ USD vào cổ phiếu châu Âu – cũng là đợt

rót vốn mạnh nhất trong 37 tuần vừa qua của khu vực này. Bên cạnh

đó, cổ phiếu ở thị trường mới nổi thu hút 8.1 tỷ USD.

Nhà đầu tư đã tận hưởng một khởi đầu năm đầy tốt đẹp khi

tăng trưởng kinh tế toàn cầu mạnh hơn và lợi nhuận doanh nghiệp

lạc quan đã đẩy các chỉ số chứng khoán lên mức cao nhất mọi thời

đại. Chỉ số MSCI ACWI – một chỉ số đo lường diễn biến của cổ

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 1/2018

20

phiếu thuộc thị trường mới nổi và thị trường đã phát triển – tăng

6.3% so với thời điểm đầu năm.

Việc liên tục đổ vốn vào các tài sản rủi ro đã khiến các chiến

lược gia từ Bank of America phải lên tiếng cảnh báo rằng họ nhận

thấy sẽ có đợt điều chỉnh trên thị trường chứng khoán, ít nhất là đối

với S&P 500, trong quý 1/2018. Chỉ báo Bull & Bear cho thấy tín

hiệu bán mạnh nhất kể từ tháng 3/2013.

Tâm lý hưng phấn không được thể hiện ở thị trường trái

phiếu doanh nghiệp, khi nhà đầu tư rút 2.5 tỷ USD ra khỏi thị

trường này.

Biểu đồ 7: Biến động các chỉ số FTSE 100 (▬), DAX (▬),

và CAC 40 (▬) trong tháng 1/2018

Nguồn: www.bloomberg.com

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 1/2018

21

Trong tháng 1/2018, thị trường chứng khoán châu Âu đã có

những phiên giao dịch ảm đạm. Ngày 15/1 trong bối cảnh thị trường

chứng khoán Mỹ đóng cửa nghỉ lễ Martin Luther King. Trên

sàn chứng khoán Frankfurt, chỉ số DAX 30 hạ 0,3% xuống

13.200,51 điểm, chỉ số CAC 40 tại Paris giảm 0,1% xuống 5.509,69

điểm, còn chỉ số FTSE 100 của London giảm 0,1% xuống 7.769,14

điểm, do thông tin Công ty xây dựng và dịch vụ Carillion của nước

Anh phá sản. Chỉ số tổng hợp EURO STOXX 50 tăng 0,2% lên

3.617,86 điểm. Carillion đã chính thức thông báo đóng cửa ngày

15/1 sau khi rơi vào tình trạng nợ nần chồng chất và không có được

sự trợ giúp tài chính từ chính phủ và các ngân hàng ở nước Anh. Giá

cổ phiếu của Carillion đã giảm 28,95% xuống 14,20 xu Anh. Trong

khi đó, đồng euro đã tăng lên mức cao nhất của ba năm là 1,2297

USD/euro nhờ thỏa thuận thúc đẩy kế hoạch cải cách liên minh của

Đức đã làm giới đầu tư bớt lo ngại về Khu vực sử dụng đồng tiền

chung châu Âu (Eurozone).

Trong phiên giao dịch 25/1, tại châu Âu, các chỉ số chứng

khoán đi xuống khi đồng euro lên giá, khiến các cổ phiếu dẫn dắt thị

trường rơi vào vùng đỏ, mặc dù số liệu kinh tế của Đức là tích cực.

Cụ thể, chỉ số FTSE 100 tại London (Anh) giảm 0,4%

xuống 7.615,84 điểm, chỉ số DAX 30 tại Frankfurt (Đức) giảm 0,9%

xuống 13.298,36 điểm, còn chỉ số CAC 40 tại Paris (Pháp) giảm

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 1/2018

22

0,3% xuống 5.481,21 điểm vào cuối phiên giao dịch. Chỉ số tổng

hợp EURO STOXX 50 giảm 0,6% xuống 3.630,15 điểm.

Ngày 29/1/2018, Tại châu Âu, chỉ số DAX 30 trên sàn

Frankfurt giảm 0,1% xuống 13.324,48 điểm, chỉ số CAC 40 tại

Paris giảm 0,1% xuống 5.521,59 điểm, trong khi chỉ số FTSE 100

tại London nhích nhẹ 0,1% lên 7.671,53 điểm. Chỉ số tổng hợp

EURO STOXX 50 giảm 0,1% xuống 3.642,91 điểm.

Chuyên gia Nicholas Colas thuộc DataTrek Research cho biết, báo

cáo lợi nhuận của các doanh nghiệp cho đến nay phần lớn đều nằm

trong dự đoán. Theo Art Hogan, chiến lược gia hàng đầu về thị

trường thuộc Wunderlich Securities, sau khi Phố Wall liên tục chinh

phục các đỉnh cao trong tháng đầu tiên của năm 2018, giới đầu tư lo

ngại rằng chứng khoán có thể được định giá ở mức cao nhất.

Biểu đồ 8: Biến động các chỉ số Nikkei 225 (▬), Hang

Seng (▬),và Kospi Composite (▬) trong tháng 1/2018

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 1/2018

23

Nguồn: www.bloomberg.com

Trong phiên giao dịch đầu tiên của năm 2018, các chỉ số trên

thị trường chứng khoán châu Á tăng nhẹ. Tâm lý lạc quan thể hiện

rõ ở thị trường Trung Quốc. Cụ thể, chỉ số Shanghai Composite tăng

0.99% và Shenzhen Composite cộng 0.44%.

Đáng chú ý nhất là chỉ số Hang Seng của Hồng Kông khởi

đầu năm 2018 với mức tăng 431.98 điểm (tương ứng 1.44%), khi

lĩnh vực bất động sản và ngân hàng leo dốc. Trong đó, cổ phiếu

Sunac nhảy vọt 9.58%, Country Garden tiến 9.26% và Tập đoàn

China Evergrande tăng 5.38%.

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 1/2018

24

Trong năm 2017, chỉ số Hang Seng đứng đầu về bảng xếp

hạng thành quả của các thị trường chứng khoán châu Á với mức

tăng 36%/năm.

Chỉ số Caixin PMI của Trung Quốc tháng 12/2017 công bố

trong ngày thứ Ba (02/01), – vốn tập trung vào hoạt động của các

doanh nghiệp quy mô nhỏ – ở mức 51.5, cao hơn cả dự báo 50.6 từ

cuộc thăm dò của Reuters. Điều này là nhờ sản lượng công nghiệp

và số đơn đặt hàng mới cao.

Trong khi đó, tại thị trường Australia, chỉ số ASX 200 lùi

0.14%, khi đà tăng của lĩnh vực viễn thông bị lấn át bởi đà sụt giảm

của nhóm cổ phiếu y tế và tài chính.

Trong khi đó, cổ phiếu của các nhà sản xuất vàng tiến 1.18%

khi kim loại quý này duy trì được đà tăng từ tuần trước. Cụ thể, cổ

phiếu Kingsgate 3.75% và cổ phiếu Newcrest cộng 1.36%.

Cổ phiếu ở khu vực châu Á đã tăng rất mạnh trong năm

2017, trong đó chỉ số MSCI khu vực châu Á-Thái Bình Dương

(ngoại trừ Nhật Bản) leo dốc hơn 30%.

Cổ phiếu châu Á có lẽ đang ở mức cao kỷ lục, nhưng theo

quan điểm của các chuyên gia phân tích, mùa công bố báo cáo lợi

nhuận – vốn diễn ra trong tuần này – có thể thúc đẩy thêm cho thị

trường chứng khoán khu vực châu Á.

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 1/2018

25

Ước tính lợi nhuận cho tất cả lĩnh vực ở châu Á trong 3

tháng cuối năm 2017 đều gia tăng, trong đó các cổ phiếu mang tính

chu kỳ được các chuyên gia phân tích nâng dự báo mạnh nhất, dựa

theo dữ liệu tổng hợp từ Bloomberg.

Dữ liệu trên cho thấy các công ty – thường có thành quả dựa

trên chu kỳ kinh tế và kinh doanh từ công nghệ và năng lượng cho

tới tiêu dùng và công nghiệp – được nâng ước tính lợi nhuận trung

bình là 5%, còn cao hơn cả mức tăng 4.4% của chỉ số MSCI khu

vực châu Á-Thái Bình Dương (ngoại trừ Nhật Bản).

Triển vọng lạc quan dành cho các cổ phiếu chu kỳ là một

dấu hiệu tích cực đối với thị trường châu Á, khi những cổ phiếu này

chiếm phần lớn chỉ số chuẩn khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Ngoài ra, đây cũng là một dấu hiệu cho thấy các chuyên gia phân

tích đang tỏ ra lạc quan về nền kinh tế toàn cầu.

Sanjay Mathur, Chuyên gia kinh tế trưởng tại Australia &

New Zealand Banking Group ở Singapore, cho hay: “Sự hồi phục

của nhóm cổ phiếu chu kỳ cho bạn biết rằng hoạt động thương mại

toàn cầu ngày càng cải thiện và thể hiện qua nhu cầu nội địa, qua đó

nâng cao nhu cầu đối với các hàng hóa đầu tư”.

Trong số các cổ phiếu được nâng dự báo, cổ phiếu công

nghệ của Đài Loan chiếm nhiều nhất, sau đó là cổ phiếu năng lượng

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 1/2018

26

của Nhật Bản và Hồng Kông. Cổ phiếu HTC Corp của Đài Loan,

Petronet LNG của Ấn Độ, China Oilfield Services và Meitu của

Trung Quốc là những cổ phiếu được điều chỉnh nâng dự báo lợi

nhuận nhiều nhất.

Đợt công bố báo cáo lợi nhuận quý 4/2017 được dự kiến bắt

đầu từ ngày thứ Ba với báo cáo của ông lớn điện thoại thông minh

Hàn Quốc Samsung Electronics. Hiện Samsung Electronics được dự

báo ghi nhận lãi ròng tăng 25% trong quý 4/2017, dựa trên ước tính

của các chuyên gia phân tích.

Một vài nhà bán lẻ và công ty sản xuất Nhật Bản – từ Tập

đoàn Aeon và FamilyMart UNY Holdings cho tới Tập đoàn Disco –

cũng công bố lợi nhuận trong tuần này. Ở Ấn Độ, Indusind Bank sẽ

khởi đầu mùa báo cáo lợi nhuận với báo cáo tài chính quý 3 – dự

kiến công bố vào ngày thứ Năm (11/01).

Mặc dù các chứng khoán châu Á có thể sẽ tiếp tục tăng giá,

nhưng vì mức giá rẻ tương đối cùng với các yếu tố cơ bản thúc đẩy

tăng trưởng mạnh trong khu vực nên nhiều khả năng thị trường

chứng khoán châu Á sẽ tiếp tục nới rộng đà tăng trong năm 2017,

theo phân tích của Han-Piow Liew, Trưởng Bộ phận Sản phẩm phái

sinh cổ phiếu tại văn phòng gia đình của Tolaram Group.

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 1/2018

27

Hiện nay, cổ phiếu châu Á có hệ số P/E là 16.5, thấp hơn so

với mức hơn 20 của MSCI châu Âu, S&P 500 và MSCI All-Country

World.

Ông Liew nhận định các rủi ro then chốt sẽ là Cục Dự trữ

Liên bang Mỹ (Fed) bất ngờ nâng lãi suất nhanh hơn và thu hẹp

nguồn cung tiền tệ nhanh hơn – một điều có thể thúc đẩy dòng vốn

chảy ra khỏi thị trường chứng khoán châu Á.

Phiên giao dịch cuối cùng của tháng 1, trên thị trường chứng

khoán Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 giảm 1.43%. Đà tăng đầu phiên

của nhóm ngành xe hơi đã bị xóa sạch sau khi cổ phiếu Toyota hạ

0.33% và Honda lùi 0.66%.

Tương tự, nhóm cổ phiếu công nghệ phần lớn đều suy yếu,

trong đó cổ phiếu của SoftBank lùi 1.74% và Sony giảm 1.78%. Cổ

phiếu của các công ty giao dịch chứng khoán và năng lượng cũng

bước vào phạm vi giảm giá.

Ở thị trường Hàn Quốc, chỉ số Kospi lùi 1.04% sau khi tăng

gần 1% trong phiên trước đó. Nguyên nhân chủ yếu là do sự suy yếu

của nhóm cổ phiếu công nghệ, trong đó công ty Samsung

Electronics lao dốc 2.23% và SK Hynix sụt 2.79%.

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 1/2018

28

Chỉ số ASX 200 của Australia giảm 0.87%, Hang Seng của

Hồng Kông mất 1.15% và Shanghai Composite của Trung Quốc hạ

0.95%.

2. Thị trường chứng khoán trong nước

Thị trường chứng khoán niêm yết:

Những con số dự báo về sức khỏe nền kinh tế Việt Nam

trong năm 2017 đều đạt được như kỳ vọng. Một bức tranh tươi sáng

về nội tại nền kinh tế đã tạo ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư bỏ

vốn vào thị trường Việt Nam.

Năm 2018 hứa hẹn có nhiều thuận lợi khi Việt Nam đẩy

mạnh cổ phần hóa, thoái vốn cùng với đó nền tài chính được củng

cố, hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng thì sẽ lại có thêm nhiều cơ hội mới

được mở ra.

Theo báo cáo “Tổng quan thị trường tài chính năm 2017”

của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, tăng trưởng kinh tế năm

2017 được dự báo cao hơn mức 6,7% và tăng hơn 0,49 điểm phần

trăm so với năm 2016. Kết quả này có được nhờ sự phục hồi mạnh

mẽ của khu vực nông, lâm, thủy sản và khu vực dịch vụ tiếp tục

tăng trưởng tốt.

Nền tảng vĩ mô tiếp tục được thiết lập vững chắc: lạm phát

ước khoảng 3,15% (năm thứ 4 liên tiếp dưới 5%); niềm tin của nhà

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 1/2018

29

đầu tư nước ngoài được củng cố khi vốn FDI, ODA đăng ký và giải

ngân tiếp tục tăng mạnh; cán cân thanh toán quốc tế tiếp tục thặng

dư, tỷ giá ổn định, dự trữ ngoại hối tăng lên mức kỷ lục 47 tỷ USD;

nợ công và cân đối ngân sách được kiểm soát…

Những con số trên cũng với những nỗ lực của cơ quan quản

lý điều hành thị trường trong năm 2017 được các chuyên gia nhận

định là tổng hòa những yếu tố tạo sức hấp dẫn cho nhà đầu tư nước

ngoài. Tuy nhiên, thực tế cho thấy còn những tồn tại được chỉ ra và

rất đáng phải lưu tâm. Dù thị trường chứng khoán vừa qua tăng

trưởng tốt nhưng có dấu hiệu cho thấy thị trường đang có “tín hiệu

nóng” khi giao dịch ký quỹ (margin) cao gấp hai lần năm 2016.

Tuy vậy, dòng tiền vẫn chưa tính hết từ ngân hàng vào cổ

phiếu ra sao hay cho vay tiêu dùng nhưng chạy vào bất động sản, cổ

phiếu. Điều này đã làm cho việc dẫn dòng vốn chưa được như ý

muốn.

Để xử lý vấn đề này thì trong lúc thị trường chứng khoán

tăng trưởng, việc tốt nhất là tiến hành cổ phần hóa nhanh chóng,

thúc đẩy cơ hội bán vốn giá cao, hút tiền…. Đây cũng là cơ hội để

năm 2018, các ngân hàng tăng vốn đáp ứng điều kiện theo quy định

Basel II và là thời điểm tốt để cải cách, giúp thị trường phát triển

bền vững hơn.

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 1/2018

30

Đề cập về vốn ngoại đổ vào thị trường chứng khoán 1,85 tỷ

USD năm 2017 (chưa kể M&A), chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành

lưu ý “đằng sau dòng tiền đó là ai, từ nước nào, từ ai và vượt câu

chuyện hiệu quả kinh tế thuần túy”. Việc bán cổ phần của Sabeco và

thu về 4,8 tỷ USD là tốt nhưng điều quyết định hơn là chi tiêu ra sao

và hiệu quả dài hạn của Sabeco thế nào.

Về ảnh hưởng của dòng vốn ngoại đổ vào nhiều khi năm

2018, Chính phủ đẩy mạnh lộ trình thoái vốn nhà nước nhiều hơn,

ông Đặng Ngọc Tú, Trưởng ban Nghiên cứu và Điều phối chính

sách tài chính (Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia), nhận định, điều

sẽ gây áp lực tăng giá lên đồng Việt Nam.

Nếu đồng Việt Nam lên quá cao sẽ khuyến khích nguồn lực

từ khu vực công nghiệp chế biến, chế tạo chảy sang khu vực dịch

vụ, nhất là bất động sản và nếu thái quá sẽ không mang lại hiệu quả

cho nền kinh tế.

Cũng theo dự báo của ông Tú, năm 2018 cán cân tài chính

tốt, không phụ thuộc vào tăng lãi suất trên thế giới và điều này có

được là lẽ là do nhà đầu tư nhìn triển vọng kinh tế Việt Nam hơn.

Vào phiên chiều 22/01, khi thị trường chứng khoán Việt

Nam chuẩn bị bước vào phiên khớp lệnh xác định giá đóng cửa

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 1/2018

31

(ATC) thì hệ thống giao dịch của HOSE gặp sự cố phải hủy phiên

ATC và ngừng giao dịch 2 phiên liền sau đó.

Đây là lần đầu tiên sự kiện này diễn ra trên thị trường chứng

khoán Việt Nam.

Giá tham chiếu cho phiên giao dịch ngày 25/01/2018 là giá

khớp lệnh cuối cùng trong ngày giao dịch 22/01/2018. Trong trường

hợp ngày 22/01/2018 không có giá khớp lệnh, giá tham chiếu cho

ngày giao dịch 25/01/2018 là giá đóng cửa của ngày 19/01/2018.

Trở lại với giao dịch chung của thị trường, VN-Index đã kết

thúc năm 2017 với đà tăng 48%, mức tăng cao nhất trong khoảng 10

năm trở lại đây. Thanh khoản bình quân mỗi phiên đạt gần 5,000 tỷ

đồng, tăng 63% so với năm 2016.

Những phiên giao dịch đầu năm 2018, thị trường lại tiếp tục

bứt phá trước sự hưng phấn của nhà đầu tư. Tính từ đầu năm đến hết

phiên 30/01/2018, chỉ số VN-Index đã tăng 10.48%, tổng khối

lượng giao dịch trung bình đạt hơn 296 triệu cp/phiên, tương ứng

giá trị 7,860 tỷ đồng/phiên. Đáng chú ý trước khi HOSE diễn ra sự

cố một ngày, thị trường đã bùng nổ với 1 phiên giao dịch trên

10,000 tỷ đồng.

Trong phiên giao dịch cuối cùng của tháng 1/2018, áp lực

bán bất ngờ gia tăng trên diện rộng sau khi VN-Index tiến sát

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 1/2018

32

ngưỡng 1.130 điểm. PVPower hoàn tất IPO với giá trúng thấp nhất

là 14.500 đồng/CP, giá bình quân là 14.938 đồng/CP.

Nhóm ngân hàng khởi đầu hết sức tích cực với nhiều mã

tăng tốt (BID, CTG, VPB, VCB,..). Tuy nhiên, ngoại trừ Cổ phiếu

VPB vẫn duy trì được sắc xanh, áp lực chốt lời tăng dần về cuối

phiên đã khiến các mã trên không thể giữ được đà tăng và quay đầu

giảm điểm trở lại: BID (-5%), STB (-5%), EIB (- 4,3%), CTG (3%),

MBB (-2,7%), VCB (-0,8%).

Giá dầu thô thế giới WTI tiếp tục giảm mạnh trước thông tin

sản lượng khai thác của Mỹ tăng trở lại đã tác động khiến hầu hết

nhóm cổ phiếu dầu khí chìm trong sắc đỏ ngay từ đầu phiên (PVD,

PVS, PVT, PVB, PVC,…), thậm chí PVD, PVS giảm mạnh xuống

mức giá sàn. Đáng chú ý, Cổ phiếu GAS đi ngược thị trường khi bất

ngờ lấy lại sắc xanh vào cuối phiên sáng và tăng mạnh lên mức giá

trần 124.600 đồng/cp – mức đỉnh mới kể từ khi niêm yết. Sau hàng

loạt thương vụ thoái vốn của PVN tại các công ty lớn, thị trường

đang kỳ vọng PVN sẽ tiến hành thoái 31,72% vốn tại GAS để đưa tỷ

lệ sở hữu về 65% theo lộ trình thoái vốn giai đoạn 2018-2019. –

Mặc dù tiếp tục thu hút dòng tiền lớn và nhiều cổ phiếu trong

nhóm bất động sản đã ghi nhận mức tăng tốt trong phiên nhưng áp

lực bán mạnh vào cuối phiên đã đẩy hàng loạt mã như Cổ phiếu

TDH, SCR, LDG,… giảm trên 4% khi đóng cửa. Đáng chú ý, KBC

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 1/2018

33

và DIG giảm xuống mức giá sàn với khối lượng khớp lệnh lớn, đạt

lần lượt 7,8 triệu đơn vị và 11,4 triệu đơn vị.

Thanh khoản tăng mạnh với tổng khối lượng giao dịch đạt

351,2 triệu đơn vị, tương đương giá trị giao dịch đạt 9.986 tỷ đồng.

Giao dịch thỏa thuận đóng góp 1.549 tỷ đồng với các thỏa thuận lớn

của NKG (502,4 tỷ đồng – 11,8 triệu đơn vị được thực hiện tại mức

giá trần), CMG (174,5 tỷ đồng – 6,1 triệu cổ phiếu tại mức giá sàn).

Những mã dẫn đầu về khối lượng khớp lệnh bao gồm STB (26,2

triệu), HAG (15,5 triệu), E1VFVN30 (6,8 triệu), CMG (6,1 triệu).

Cùng với giá trị mua ròng kỷ lục, số lượng nhà đầu tư nước

ngoài được Trung tâm lưu ký chứng khoán (VSD) cấp mã số giao

dịch cũng xác lập con số khá khủng. Trong tháng 1, VSD đã cấp mã

số giao dịch chứng khoán cho 659 nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm

58 tổ chức và 601 cá nhân, tăng mạnh so với tháng trước (447 mã số

giao dịch) và vượt xa cùng kỳ của những năm trước chỉ vài chục đến

hơn trăm mã số giao dịch.

Ngoài ra, VSD đã chấp thuận thay đổi thông tin cho 40 nhà

đầu tư nước ngoài gồm 8 tổ chức và 32 cá nhân, hủy mã số giao

dịch chứng khoán cho 03 nhà đầu tư gồm 1 tổ chức và 2 cá nhân.

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 1/2018

34

Qua đó, lũy kế đến hết tháng1, VSD đã cấp 24.162 mã số

giao dịch cho nhà đầu tư nước ngoài gồm 3.607 tổ chức và 20.555

cá nhân.

Được biết, cùng với dòng tiền trong nước sôi động, nhà đầu

tư nước ngoài cũng đã có tháng giao dịch mạnh với lượng, giá trị

mua và bán khủng. Tính chung trong tháng 1, khối ngoại đã mua

ròng gần 176 triệu đơn vị với tổng giá trị lên tới hơn 7.582 tỷ đồng,

trong đó riêng sàn HOSE mua ròng 177,83 triệu đơn vị, giá trị hơn

7.460 tỷ đồng.

Biểu đồ 9: Diễn biến hai chỉ số Vn-Index và HNX-Index trong

tháng 1/2018

Nguồn số liệu: HOSE, HNX

900

950

1000

1050

1100

1150

0

100

200

300

400

500

600

02

/01

08

/01

12

/01

18

/01

24

/01

30

/01

KLGD (Triệu cp)

VN- Index (điểm)

114 116 118 120 122 124 126 128

-

50

100

150

02

/01

08

/01

12

/01

18

/01

24

/01

30

/01

KLGD (Triệu cp)

HNX-Index (điểm)

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 1/2018

35

Tháng 1/2018, thị trường cổ phiếu niêm yết Sở GDCK Hà

Nội (HNX) có 1 doanh nghiệp niêm yết mới là Tổng công ty Thăng

Long - CTCP (TTL). Tính đến thời điểm cuối tháng 1 tổng số chứng

khoán niêm yết tại HNX là 385 mã cổ phiếu, với tổng khối lượng

niêm yết đạt 11.878 triệu cổ phiếu, tương ứng tổng giá trị niêm yết

toàn thị trường hơn 118,7 nghìn tỷ đồng. HNX Index đạt mức 125,9

điểm tại thời điểm đóng cửa phiên giao dịch ngày 31/1/2018, tăng

7,73% so với thời điểm cuối tháng 12/2017. Giá trị vốn hóa thị

trường đạt hơn 234.877 tỷ đồng, tăng 5,38% so với thời điểm cuối

tháng trước. Tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt hơn 1,8

tỷ cổ phiếu, giá trị giao dịch đạt 29.145 tỷ đồng. Tính bình quân,

khối lượng giao dịch đạt 83 triệu cổ phiếu/phiên (tăng 30% so với

tháng trước và gấp 3,25 lần so với cùng kỳ năm trước), giá trị giao

dịch đạt hơn 1.325 tỷ đồng/phiên (tăng 36% so với tháng trước và

gấp 5 lần so với cùng kỳ năm trước). Tháng này, nhà đầu tư nước

ngoài giao dịch tổng cộng 92,7 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị giao

dịch đạt hơn 2.141 tỷ đồng, trong đó giao dịch mua vào đạt hơn

856,1 tỷ đồng, giao dịch bán ra hơn 1.285 tỷ đồng.

Tháng 1/2018, tổng khối lượng hợp đồng giao dịch là

408,709 hợp đồng, tương ứng giá trị giao dịch theo mệnh giá đạt

hơn 43,376 tỷ đồng, tăng lần lượt 14% và 28% so với tháng trước.

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 1/2018

36

Khối lượng OI của toàn thị trường tính đến cuối tháng đạt 10,896

hợp đồng, tăng 35% so với cuối tháng 12/2017.

Theo thông tin công bố từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà

Nội (HNX), trong tháng 1/2018 có 1 mã sản phẩm là VN30F1801

đáo hạn ngày 18/01/2018 và HNX đã niêm yết bổ sung sản phẩm

thay thế là VN30F1809. Tại thời điểm cuối tháng 1 có 4 mã hợp

đồng được giao dịch là VN30F1802, VN30F1803, VN30F1806 và

VN30F1809.

Trong tháng, chỉ số thị trường cơ sở tăng nên giá các hợp

đồng tương lai đều tăng. Các hợp đồng tương lai kỳ hạn ngắn tiếp

tục giao dịch ở mức thấp hơn chỉ số VN30, thanh khoản tập trung

vào hợp đồng kỳ hạn ngắn.

Tổng khối lượng hợp đồng giao dịch trong tháng là 408,709

hợp đồng, tương ứng giá trị giao dịch theo mệnh giá đạt hơn 43,376

tỷ đồng, tăng lần lượt 14.29% và 28.4% so với tháng trước. Tính

bình quân, khối lượng giao dịch đạt 14,548 hợp đồng/phiên, giá trị

giao dịch theo quy mô danh nghĩa đạt gần 1,972 tỷ đồng/phiên; tăng

lần lượt 9.09% và 22.57% so với tháng trước. Đặc biệt phiên giao

dịch ngày 18/01 có khối lượng giao dịch hợp đồng nhiều nhất trong

tháng với 26,372 hợp đồng, tương ứng giá trị giao dịch 2,709.5 tỷ

đồng.

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 1/2018

37

Tổng hợp giao dịch toàn thị trường

TT Chỉ tiêu Đơn vị Tháng

12/2017

Tháng

1/2018

Tăng/giảm

(%)

1 Khối lượng

giao dịch

Hợp

đồng

357.612 408.709 14,29%

2 Giá trị giao

dịch

Tỷ đồng 33.781,57 43.376,29 28,40%

3 Khối lượng

OI (cuối kỳ)

Hợp

đồng

8.077 10.896 34,90%

Khối lượng mở (OI) toàn thị trường tiếp tục tăng mạnh so

với tháng trước, tính đến cuối ngày 31/01/2018, khối lượng OI của

toàn thị trường đạt 10,896 hợp đồng, tăng gần 35% so với cuối

tháng 12/2017.

Số lượng tài khoản giao dịch phái sinh được mở tiếp tục tăng

16.41% so với tháng trước, đạt 19,925 tài khoản. Hoạt động giao

dịch vẫn tập trung chủ yếu ở các nhà đầu tư cá nhân trong nước

(97.34%). Sự tham gia của nhà đầu tư tổ chức trong nước chỉ chiếm

khoảng 0.28% khối lượng giao dịch toàn thị trường. Hoạt động tự

doanh của các công ty chứng khoán tăng so với tháng 12/2017,

chiếm 2.29% khối lượng giao dịch. Khối lượng giao dịch của nhà

đầu tư nước ngoài trong tháng 1/2018 giảm so với tháng 12/2017,

đạt 775 hợp đồng, chiếm 0.09% khối lượng giao dịch toàn thị

trường.

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 1/2018

38

Thị trường UPCoM:

Trên thị trường UPCoM có 28 mã cổ phiếu đăng ký giao

dịch mới trong tháng 1/2018 nâng tổng số doanh nghiệp đăng ký

giao dịch trên thị trường này lên 713 doanh nghiệp (tính đến ngày

31/1/2018). Chỉ số UPCoM-Index đạt mức 59,46 điểm tại thời điểm

đóng cửa phiên giao dịch cuối tháng, tăng 8,28% so với thời điểm

cuối tháng trước. Giá trị vốn hóa thị trường UPCoM phiên giao dịch

cuối tháng đạt 714.940 tỷ đồng. Toàn thị trường có 477,7 triệu cổ

phiếu được chuyển nhượng, tương ứng với giá trị giao dịch đạt hơn

12.036 tỷ đồng. Tính bình quân, khối lượng giao dịch đạt 22 triệu cổ

phiếu/phiên (tăng 2,3% so với tháng trước và gấp 3 lần so với cùng

kỳ năm trước), giá trị giao dịch đạt hơn 547 tỷ đồng/phiên (tăng

11% so với tháng trước và gấp 4 lần so với cùng kỳ năm trước).

Tổng khối lượng giao dịch của nhóm cổ phiếu HNX30 đạt hơn 1,1

tỷ cổ phiếu, tương ứng với giá trị giao dịch đạt 23.247 tỷ đồng,

chiếm tỷ trọng 64,85% về khối lượng giao dịch và 79,76% giá trị

giao dịch toàn thị trường.

Biểu đồ 10: Diễn biến chỉ số UPCoM-Index tháng 1/2018

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 1/2018

39

Nguồn: HNX

Trong tháng 1/2018, Sở GDCK Hà Nội (HNX) đã tổ chức 4

phiên đấu giá cổ phần trong đó có 1 phiên bán cổ phần lần đầu ra

công chúng (IPO) của Công ty mẹ - Tổng Công ty Điện lực Dầu khí

Việt Nam và ba phiên đấu giá thoái vốn tại các công ty CTCP Đầu

tư Hạ tầng 18, CTCP Tin học Viễn thông Hàng không, CTCP Điện

tử Tin học Hóa chất. Tổng khối lượng cổ phần đưa ra đấu giá trong

4 phiên này đạt hơn 472,8 triệu cổ phần, tăng 29% so với tháng

12/2017. Các nhà đầu tư đã đặt mua với tổng khối lượng hơn 499,4

triệu cổ phần, cao hơn 6% so với khối lượng chào bán. Kết quả,

100% khối lượng chào bán, tương ứng hơn 472,8 triệu cổ phần đã

được bán hết cho nhà đầu tư, tương ứng tổng giá trị cổ phần trúng

giá đạt hơn 7.071 tỷ đồng (cao hơn 252,5 tỷ đồng so với mức giá

53

54

55

56

57

58

59

60

61

-

10

20

30

40

50 0

2/0

1

03

/01

04

/01

05

/01

08

/01

09

/01

10

/01

11

/01

12

/01

15

/01

16

/01

17

/01

18

/01

19

/01

22

/01

23

/01

24

/01

25

/01

26

/01

29

/01

30

/01

31

/01

KLGD (Triệu cp) UPCOM-INDEX (điểm)

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 1/2018

40

khởi điểm). Tính bình quân, giá trị cổ phần đấu giá thành công đạt

hơn 1.767 tỷ đồng/phiên, cao gấp 13 lần so với tháng 12/2017.

Điểm nhấn trong hoạt động đấu giá tháng 1/2018 của HNX là phiên

đấu giá IPO hơn 468,37 triệu cổ phần của Công ty mẹ - Tổng Công

ty Điện lực Dầu khí Việt Nam. Phiên đấu giá đã thu hút sự tham gia

của 1.981 nhà đầu tư (trong đó có 97 nhà đầu tư tổ chức), số lượng

nhà đầu tư tham dự cao nhất trong vòng 6 năm qua với số lượng đặt

mua đạt 491,44 triệu cổ phần. Phiên đấu giá đã bán hết 100% số cổ

phần chào bán cho 1.928 nhà đầu tư, thu về cho Nhà nước hơn

6.996 tỷ đồng, thặng dư vốn cổ phần đạt 2.312 tỷ đồng, chênh lệch

so với giá khởi điểm hơn 251,9 tỷ đồng. Đặc biệt nhà đầu tư nước

ngoài và nhà đầu tư tổ chức rất quan tâm cổ phiếu của Tổng Công ty

Điện lực Dầu khí Việt Nam, thể hiện qua khối lượng trúng giá của

nhà đầu tư nước ngoài lên đến 284,44 triệu cổ phần, tương đương

61% tổng số cổ phần trúng giá và có 94 tổ chức đã trúng giá trong

phiên đấu giá này.

Cũng trong ngày cuối cùng của tháng 1/2018, tại Sở GDCK

Hà Nội đã diễn ra phiên đấu giá thoái vốn của Bộ Quốc phòng tại

CTCP Điện tử Tin học Hóa chất với khối lượng cổ phần chào bán

2,55 triệu cổ phần, có 10 nhà đầu tư tham dự, khối lượng đặt mua

hợp lệ đạt hơn 5 triệu cổ phần, gấp gần 2 lần khối lượng chào bán.

Kết quả 100% cổ phần chào bán đã được bán hết cho 2 nhà đầu tư tổ

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 1/2018

41

chức và 8 nhà đầu tư cá nhân, thu về cho Bộ Quốc Phòng hơn 37,3

tỷ đồng, chênh lệch so với giá khởi điểm đạt 584 triệu đồng.

II. Thị trường Bất động sản

Đón dòng tiền cuối năm, thị trường bất động sản (TTBĐS)

tháng 1/2018 diễn ra sôi động. Nguồn cung và giao dịch ở các phân

khúc đều tăng nhiệt dịp này.

Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản vừa công bố,

tháng 1/2018, thị trường địa ốc Hà Nội ghi nhận khoảng 1.650 giao

dịch thành công, tương đương mức tăng 13,8% so với tháng

12/2017. TP.HCM ghi nhận khoảng 1.900 giao dịch thành công,

tương đương mức tăng 8,6% so với tháng 12/2017. Giới chuyên gia

cho rằng, dấu hiệu khởi sắc ngay từ tháng đầu năm mới có thể là chỉ

báo thị trường này sẽ tiếp tục phát triển ổn định trong thời gian tới.

Đầu năm 2018, thị trường bất động sản ghi nhận mức độ

tăng trưởng ổn định ở tất cả các phân khúc nhưng mức giá tăng,

giảm không đều ở các phân khúc. Đơn cử, mức giá sơ cấp trung

bình của phân khúc biệt thự, nhà liền kề đạt mức 3.600 USD/m2,

giá thứ cấp trung bình trên thị trường đạt 3.778 USD/m2 đất, tăng

3,5% so với năm 2016. Trong khi đó, mức giá sơ cấp trung bình thị

trường chung cư lại ở mức 1.344 USD/m2 giảm 2,4% theo năm.

Tổng lượng căn bán được đạt 32.905 căn, giảm 5% so với cùng kỳ

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 1/2018

42

năm 2016.

Tại những thị trường lớn như Hà Nội, TPHCM cho đến

những thị trường tỉnh lẻ như Biên Hòa, Long An, Hải Phòng...thì

càng về cuối năm số lượng dự án ra mắt càng hối hả. Sôi động nhất

là phân khúc căn hộ chung cư, biệt thự, rồi đến bất động sản nghỉ

dưỡng. Tỷ lệ căn hộ mới được tung ra thị trường trong thời gian gần

Tết tại Hà Nội luôn có xu hướng tăng. Số liệu 2017 cho thấy nguồn

cung chào bán mới trong Quý 1/2017 có 9.398 căn được chào bán

tại Hà Nội, tăng 3% theo quý. Tuy nhiên quan sát trên thị trường có

thể thấy, thời điểm này, số dự án mới được mở bán sát Tết đếm trên

đầu ngón tay. Hiện nay, các căn hộ đang mở bán và được nhiều

khách hàng lựa chọn đa phần là những dự án đã xây xong phần thô

hoặc đã tiến hành cất nóc như dự án TNR GoldSeason, The Legend,

Thanh Xuân Tower, Rivera Park (Thanh Xuân), Goldmark City…

Lý giải nguyên nhân này, một chuyên gia bất động sản cho

biết, các dự án đã cất nóc, hoàn thiện phần thô sẽ giúp khách hàng

không phải lo ngại vấn đề rủi ro khi mua bất động sản nhà ở hình

thành trong tương lai khi có thể kiểm chứng được chất lượng thực

tế, tất cả mọi chi tiết liên quan đến quy hoạch, chất lượng, thiết

kế…đều được nhìn nhận rõ. Thêm vào đó, đây cũng là một cách

giúp khách hàng đánh giá tiềm lực của chủ đầu tư.

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 1/2018

43

Năm 2018 được dự báo tiếp tục là một năm thành công đối

với thị trường bất động sản trên toàn quốc với bốn xu hướng chính.

Thứ nhất, thị trường bất động sản nhà, đất ở tiếp tục có sức

tiêu thụ tốt ở tất cả các phân khúc. Xu hướng chủ đạo là nguồn cung

nhà ở vừa túi tiền tiếp tục được duy trì trong khi nhà ở cao cấp sẽ có

nguồn cung hạn chế, nhất là tại Hà Nội vì đã không còn đủ quỹ đất

phù hợp để phát triển phân khúc này.

Thứ hai, nguồn cung năm nay dự kiến còn lớn hơn năm 2017

do có nhiều dự án đến thời điểm hoặc đủ điều kiện ra hàng. Tuy

nhiên, sức tiêu thụ có thể không tăng nhiều, dẫn đến cạnh tranh

trong việc bán hàng sẽ mạnh hơn. Giá bất động sản khó có sự tăng

đột biến nhưng dự báo mức tăng khoảng 5% cho cả năm.

Thứ ba, phân khúc căn hộ khách sạn (condotel) tiếp tục phát

triển mạnh tại các thành phố du lịch, đặc khu kinh tế mới thành lập.

Tuy nhiên sự phát triển ồ ạt loại hình này có thể làm dư cung cục bộ

trong ngắn hạn, dẫn đến khó có thể tăng giá. Quyền sở hữu lâu dài

đối với loại hình bất động sản condotel có được Quốc hội chấp

thuận hay không cũng là một rào cản tâm lý rất lớn đối với nhà đầu

tư. Các dự án bất động sản condotel đã được xây dựng trong thời

gian qua khi đưa vào sử dụng sẽ dẫn đến xu hướng giảm giá cho

thuê khách sạn, tăng chất lượng dịch vụ lưu trú, khuyến khích phát

triển du lịch trong và ngoài nước mạnh mẽ hơn nữa.

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 1/2018

44

Thứ tư, thị trường bất động sản sẽ không thể xảy ra bong

bóng hoặc sốt ảo do chất lượng kiểm soát rất tốt của nhà nước bằng

các chính sách kịp thời và các nhà đầu tư, phát triển bất động sản

cũng khá linh hoạt và nhạy bén trong việc đưa ra các dòng sản phẩm

phù hợp với nhu cầu thị trường.

Điểm nổi bật của thị trường lớn nhất phía Nam là tính thanh

khoản tăng cao, trong đó lượng giao dịch chủ yếu tập trung ở phân

khúc nhà ở thương mại trung và cao cấp. Ngoài ra, phân khúc nhà ở

thương mại quy mô vừa và nhỏ từ 1-2 phòng ngủ với giá bán trên

dưới 1 tỷ đồng/căn cũng rất được quan tâm nhưng do hạn chế về

nguồn cung nên có rất ít giao dịch.

Tại khu vực phía Bắc, đất nền các tỉnh ven Hà Nội như Bắc

Ninh, Thái Nguyên sôi nổi hoạt động giao dịch trong tháng 1. Đây

là 2 tỉnh dẫn đầu phía Bắc về thu hút FDI và có tốc độ tăng trưởng

kinh tế thuộc top đầu cả nước trong các năm qua. Đất nền Thái

Nguyên và Bắc Ninh đang thu hút mạnh giới đầu tư địa phương và

một lượng lớn nhà đầu tư đến từ Hà Nội và một số tỉnh lân cận.

Trong các đợt mở bán tháng 1, các dự án đất nền tại Thái Nguyên

đạt tỉ lệ tiêu thụ từ 60-70% giỏ hàng. Một trong những dự án đất nền

lớn nhất tại Bắc Ninh là Phúc Ninh, đến thời điểm tháng 1/2018,

80% sản phẩm của dự án đã được giao dịch thành công.

Nhận định:

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 1/2018

45

Năm 2018, thị trường bất động sản nhìn chung sẽ dẫn đầu

nhu cầu đầu tư. Tuy nhiên, ở các phân khúc khác nhau sẽ đón nhận

những chuyển biến riêng biệt, từ đó ảnh hưởng đến tâm lý chọn lựa

của nhà đầu tư. Cụ thể, căn hộ cao cấp với nguồn cung khá lớn trong

các năm trước, nhưng nhu cầu thuê không tương xứng sẽ có khả

năng bị giảm giá cục bộ. Bên cạnh đó, các căn hộ bình dân, trung

cấp, mặc dù vẫn có nhu cầu ổn định, nhưng sẽ có sự cạnh tranh giữa

các dự án về chất lượng sản phẩm và khuyến mãi. Đất nền vùng ven

ở những khu vực hạ tầng kết nối tốt và các khu vực kinh tế đang

được đầu tư phát triển vẫn thu hút mạnh các nhà đầu tư trung - dài

hạn.

C. PHẢN HỒI CHÍNH SÁCH

1. Nhà đầu tư mong cổ đông nhà nước “tất tay” thoái vốn

Năm 2017, theo Quyết định 1232/QĐ-TTg của Thủ tướng

Chính phủ, Nhà nước sẽ thoái vốn tại 135 doanh nghiệp. Nhưng

theo Bộ Tài chính, trên thực tế chỉ có 10 đơn vị thực hiện thoái vốn,

trong đó có 8 đơn vị nằm trong danh sách thoái vốn năm 2017 và 2

đơn vị nằm trong danh sách thoái vốn năm 2018.

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2018 tại

Bộ Tài chính và Bộ Công thương mới đây, Thủ tướng Chính phủ

Nguyễn Xuân Phúc dẫn kết quả thoái vốn tại Công ty cổ phần Sữa

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 1/2018

46

Việt Nam (Vinamilk) và Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước

giải khát Sài Gòn (Sabeco) như là hình mẫu thành công của các đợt

thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp đã cổ phần hóa, đang niêm

yết trên thị trường chứng khoán.

Riêng hoạt động thoái 53,59% cổ phần Sabeco trong tháng

12/2017 đã mang về cho Nhà nước 110.000 tỷ đồng, gấp 1,8 lần

mục tiêu thu ngân sách nhà nước đạt 60.000 tỷ đồng từ cổ phần hóa,

thoái vốn nhà nước năm 2017.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương trong năm

2017 phải tập trung thoái vốn như hình mẫu Vinamilk và Sabeco

nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho Nhà nước, đồng thời thúc đẩy

cải cách để doanh nghiệp hoạt động ngày một hiệu quả và minh

bạch.

Theo nhìn nhận của ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục

Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính, tiến độ thoái vốn nhà nước

chậm so với kế hoạch đề ra, nguyên nhân của tình trạng này là một

số bộ, ngành, địa phương còn bị động, chưa quyết liệt trong tổ chức

thực hiện thoái vốn.

Chia sẻ góc nhìn từ phía thị trường, ông Vương Tuấn

Dương, Phó giám đốc điều hành Tập đoàn VinaCapital cho rằng, thị

trường chứng khoán Việt Nam vẫn chưa có nhiều sự lựa chọn về

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 1/2018

47

hàng hóa cho nhà đầu tư. Nhiều cổ phiếu tốt đã hết “room” cho nhà

đầu tư nước ngoài, trong khi lượng cổ phần bán ra ở các đợt chào

bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) khi cổ phần hóa doanh

nghiệp nhà nước rất thấp, phổ biến từ 5 - 15%. 1

“Điều này rất khó thu hút các nhà đầu tư tổ chức lớn tham

gia rót vốn vào các đợt IPO, qua đó góp phần cải thiện hoạt động

công ty, tăng tính minh bạch và cạnh tranh cho doanh nghiệp”, ông

Dương nói.

Ông Dương cho rằng, nhà đầu tư hiện rất quan tâm đến tiến

trình thoái vốn, IPO các doanh nghiệp nhà nước. Quá trình này sẽ

sôi động hơn, thu hút nhiều dòng vốn lớn hơn nếu cổ đông nhà nước

công bố lộ trình cụ thể giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần tại các doanh

nghiệp về 0%.

Cùng quan điểm, ông Phạm Hồng Hải, Tổng giám đốc

HSBC Việt Nam nhìn nhận, quá trình cổ đông nhà nước thoái vốn

tại các doanh nghiệp vừa qua đã được thúc đẩy, nên dần gia tăng thu

hút nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư nước ngoài tham gia.

1 http://tinnhanhchungkhoan.vn/chung-khoan/nha-dau-tu-mong-co-dong-nha-nuoc-tat-tay-

thoai-von-216721.html

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 1/2018

48

Theo Quyết định 1232/QĐ-TTg, Nhà nước sẽ thoái vốn tại

406 doanh nghiệp trong giai đoạn 2017 - 2020, trong đó năm 2017

là 135 doanh nghiệp, năm 2018 là 181 doanh nghiệp, năm năm 2019

là 62 doanh nghiệp, năm 2020 là 28 doanh nghiệp.

Tuy nhiên, các đợt cổ đông nhà nước thoái vốn sẽ còn thu

hút nhiều nhà đầu tư tham gia hơn nữa nếu trong phương án thoái

vốn tại các doanh nghiệp đã niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên

sàn chứng khoán, hay các đợt IPO doanh nghiệp nhà nước cổ phần

hóa, cổ đông nhà nước thoái toàn bộ vốn tại những doanh nghiệp mà

Nhà nước không cần nắm cổ phần, hoặc cần nắm nhưng không chi

phối.

Liên quan đến giải pháp thúc đẩy tiến trình thoái vốn nhà

nước, đồng thời gia tăng tính hấp dẫn cho các đợt thoái vốn, giải

pháp mà nhà quản lý đang thúc đẩy, theo ông Tiến, là đôn đốc các

doanh nghiệp thoái toàn bộ vốn ở những doanh nghiệp không thuộc

danh mục Nhà nước cần nắm giữ cổ phần, để chuyển giao doanh

nghiệp cho khu vực tư nhân quản lý, đổi mới phát triển.

Nếu cơ quan quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp cố tình xây

dựng phương án thoái vốn theo hướng cổ đông nhà nước tiếp tục

nắm giữ cổ phần với tỷ lệ cao, không hấp dẫn nhà đầu tư tham gia,

dẫn đến kết quả thoái vốn không đạt, thì sẽ phải chịu trách nhiệm.

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 1/2018

49

2. Sửa thuế chứng khoán, cần sửa những bất cập thị

trường

Bộ Tài chính vừa có tờ trình Chính phủ một số quan điểm

trong việc xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật

Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật Thuế thu

nhập doanh nghiệp, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Thuế tài

nguyên và Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Liên quan đến thị

trường chứng khoán (TTCK), Bộ Tài chính đề xuất đổi mới cách thu

đối với hoạt động chuyển nhượng vốn.

Theo quy định hiện hành thì: “Thu nhập chịu thuế từ chuyển

nhượng vốn được xác định bằng giá bán trừ giá mua và các khoản

chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ chuyển nhượng

vốn. Đối với hoạt động chuyển nhượng chứng khoán, thu nhập chịu

thuế được xác định là giá chuyển nhượng từng lần...

Thu nhập từ chuyển nhượng vốn nộp thuế theo mức thuế

suất 20%, thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán nộp thuế theo

mức thuế suất 0,1%... Các cá nhân không cư trú nộp thuế với thuế

suất 0,1% trên số tiền mà cá nhân không cư trú nhận được từ việc

chuyển nhượng phần vốn”.

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 1/2018

50

Bộ Tài chính cho biết, trong thực tế hoạt động chuyển

nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán chưa niêm yết hoặc chưa

đăng ký giao dịch rất khó kiểm soát giá chuyển nhượng và chi phí 2

liên quan. Đại đa số trường hợp cá nhân chuyển nhượng vốn

đều khai chênh lệch bằng 0, dẫn đến thất thu thuế.

Có trường hợp doanh nghiệp chuyển nhượng chứng khoán

chưa niêm yết hoặc đăng ký giao dịch tại Sở GDCK đã lách thuế

bằng cách chuyển nhượng lòng vòng qua cá nhân với chênh lệch

bằng 0 để không phải nộp thuế, cá nhân khi chuyển nhượng cho đối

tượng khác lại chỉ phải nộp thuế 0,1% trên giá chuyển nhượng.

Trong lần sửa Luật này, Bộ Tài chính dự kiến, không chỉ tổ

chức nước ngoài sẽ chịu thuế suất 2% trên doanh thu, Bộ Tài chính

trình Chính phủ cho sửa đổi quy định mức thuế suất đối với thu

nhập từ chuyển nhượng vốn của cá nhân (cư trú và không cư trú) và

từ chuyển nhượng chứng khoán chưa niêm yết hoặc chưa đăng ký

giao dịch tại Sở GDCK ở mức 2% trên giá chuyển nhượng. Mức

2 http://tinnhanhchungkhoan.vn/chung-khoan/sua-thue-chung-khoan-can-sua-nhung-bat-

cap-thi-truong-214750.html

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 1/2018

51

thuế suất 0,1% chỉ áp dụng đối với thu nhập từ chuyển nhượng

chứng khoán niêm yết hoặc đăng ký giao dịch tại Sở GDCK.

Trước đó, trong cuộc tọa đàm cuối năm 2017 về TTCK,

nhiều tổ chức tài chính trung gian đã nêu lên những bất cập về chính

sách thuế hiện nay. Chẳng hạn, với loại hình quỹ đầu tư chỉ số ETF,

SSIAM cho rằng, hiện nhà đầu tư nội đang phải chịu 2 lần phí, 2 lần

thuế khi đầu tư công cụ này.

Nhà đầu tư tổ chức phải trả phí chuyển quyền sở hữu tại

Trung tâm Lưu ký 2 lần, một lần khi nhà đầu tư hoán đổi rổ chứng

khoán cơ cấu lấy chứng chỉ quỹ ETF sơ cấp và một lần khi thực

hiện hoán đổi chứng chỉ quỹ ETF lấy rổ chứng khoán cơ cấu, phí

mỗi lần là 0,05% giá trị hoán đổi.

Nhà đầu tư cá nhân cũng phải chịu 2 lần thuế khi thực hiện

hoán đổi danh mục chứng khoán cơ cấu lấy lô chứng chỉ quỹ ETF

và hoán đổi lô chứng chỉ quỹ ETF lấy danh mục chứng khoán cơ

cấu đều bị đánh thuế với mức thuế 0,1% tổng giá trị của chứng

khoán cơ cấu hoặc 0,1% giá trị chứng chỉ quỹ. SSIAM kiến nghị,

các mức phí chuyển quyền sở hữu và thuế (với nhà đầu tư cá nhân)

chỉ nên áp dụng 1 lần khi nhà đầu tư bán chứng chỉ quỹ ETF.

Góp ý từ CTCK MB (MBS) cho biết, đầu tư chứng khoán

phái sinh đang phải chịu thuế thu chưa đúng bản chất dòng thu

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 1/2018

52

nhập. Cụ thể, cách tính thuế hiện nay áp dụng được tính trên giá của

hợp đồng tương lai, trong khi đây không phải là thu nhập phát sinh

từ giao dịch chứng khoán phái sinh. MBS cho rằng, Bộ Tài chính

cần sửa lại chính sách thuế cho phù hợp, mà cụ thể là tính thuế trên

giá trị lãi của lệnh đóng vị thế.

CTCK Maybank Kim Eng (MBKE) thì cho rằng, với cách

tính thuế hiện nay, nếu nhà đầu tư bán cổ phiếu trong ngày giao dịch

không hưởng quyền sẽ phải chịu thuế cao gấp 3. Cụ thể, hiện nhà

đầu tư cá nhân bị tính thuế đầu tư vốn 5% trên giá trị cổ tức bằng

tiền mặt. Ví dụ, cổ phiếu A có giá 20.000 đồng và ngày 8/1/2017 là

ngày giao dịch không hưởng quyền chia cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ

10% từ doanh nghiệp.

Tiền cổ tức thực nhận (sau khi trừ thuế đầu tư vốn 5%) trên

mỗi cổ phần là 950 đồng/cổ phần. Giả sử phí giao dịch đang áp

dụng là 0,3%. Nếu nhà đầu tư bán ngày 7/1/2017, giá cổ phiếu là

20.000 đồng, trừ phí giao dịch 0,3% (60 đồng), thuế thu nhập từ

chuyển nhượng chứng khoán là 0,1%, số tiền nhà đầu tư nhận về là

19.920 đồng. Như vậy, tổng số thuế phải trả là 20 đồng.

Trường hợp bán cổ phiếu đúng ngày không hưởng quyền

(ngày 8/1/2017), giá bán sẽ bị điều chỉnh giảm theo giá trị cổ tức

được nhận, chỉ còn 19.000 đồng. Phí giao dịch vẫn là 0,3% (57

đồng), thuế thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán 0,1% (19

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 1/2018

53

đồng). Sau đó, nhà đầu tư được nhận cổ tức 1.000 đồng, khoản thu

nhập này chịu thuế đầu tư vốn 5% (50 đồng). Như vậy, tổng số tiền

được nhận sau khi trừ phí và 2 loại thuế là 19.874 đồng. Tổng 2 loại

thuế nhà đầu tư phải trả là 69 đồng, cao gấp hơn 3 lần số thuế phải

nộp nếu bán trước ngày giao dịch không hưởng quyền.

Việc Bộ Tài chính đề xuất Chính phủ việc sửa chính sách

thuế là một chuyển động tích cực cho kỳ vọng chính sách mới sẽ

chuẩn mực và khoa học hơn. Tuy nhiên, những bất cập cụ thể trên

TTCK rất cần được nhà quản lý xem xét, sửa đổi trong lần soạn thảo

quy định mới.

3. Thị trường chờ đợi T 0 và nâng hạng thị trường trong

năm 2018, Chủ tịch UBCK NN nói rằng đó là câu chuyện còn xa

Một trong những vấn đề quan trọng được các thành viên thị

trường kiến nghị UBCK Nhà nước trong hội nghị tổng kết mới đây

là việc thay đổi cơ chế giao dịch thị trường (giao dịch trong ngày,

cho vay chứng khoán, T+0...) và đẩy nhanh tiến độ việc nâng hạng

thị trường chứng khoán Việt Nam.

Trong bài chia sẻ tại hội nghị, ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ

tịch HĐQT CTCK Sài Gòn (SSI) cho rằng nâng hạng thị trường sẽ

là việc quan trọng trong năm 2018 để tiếp tục củng cố niềm tin của

nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 1/2018

54

Theo vị này, thời gian vừa qua UBCK đã có những giải pháp

rất tốt đối với nhiều vấn đề trên thị trường. Tuy nhiên, Chủ tịch SSI

cho rằng điều cần làm nhất vẫn là đẩy nhanh quá trình nâng hạng

cho TTCK Việt Nam. Trong đó, cách làm nhanh nhất là liệt kê tất cả

các yếu tố để thị trường được nâng hạng, sau đó tất cả cơ quan đứng

đầu, các đơn vị thành viên, các CTCK cùng nhau xem xét từng yếu

tố và lấy đó làm mục tiêu thực hiện.

"Nếu làm được, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ nghiễm

nhiên được nâng hạng. Khi đó, Việt Nam sẽ nâng cao uy tín đối với

các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài", ông Hưng nói.

Còn với VNDirect, ông Nguyễn Hoàng Giang, tổng giám

đốc công ty này cho rằng một trong những điều cần cải thiện trong

năm tới là thay đổi cơ chế giao dịch thị trường (giao dịch trong

ngày, cho vay chứng khoán, T+0...). 3

Theo ông Giang, hiện nay các sản phẩm mới của thị trường

như hợp đồng tương lai, chứng quyền có đảm bảo… là các sản

phẩm phái sinh thích hợp đối với nhà đầu tư tổ chức, còn cơ chế

3 http://cafef.vn/thi-truong-cho-doi-t-0-va-nang-hang-thi-truong-trong-nam-2018-chu-tich-

ubck-nn-noi-rang-do-la-cau-chuyen-con-xa-20180125092001304.chn

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 1/2018

55

giao dịch trong ngày, T+0 sẽ giúp các đơn vị cung cấp sản phẩm có

bảo hiểm, kiểm soát giảm thiểu rủi ro. Cùng quan điểm với CEO

VNDirect, ông Nhữ Đình Hòa, Tổng giám đốc CTCK Bảo Việt cho

rằng cần hoàn thiện và có lộ trình triển khai sớm giao dịch trong

ngày, T+0, cho vay chứng khoán…để thị trường giao dịch tích cực

hơn.

Tuy nhiên theo đánh giá của ông Trần Văn Dũng , Chủ tịch

Ủy ban chứng khoán Nhà nước (SSC) không nên quá lạc quan vào

tiến độ của những việc này, khi việc thực hiện ngay trong năm 2018

với cả nâng hạng thị trường và rút ngắn thời gian giao dịch về T+0

sẽ rất khó thực hiện.

Liên quan đến giao dịch trong ngày, T+0… ông Dũng cho

biết Ủy ban đang kết hợp với Trung tâm lưu ký đang nghiên cứu

triển khai. Nhưng thực tế, việc rút ngắn quy trình thanh toán và lưu

ký về mặt kỹ thuật là không dễ.

"Quy chế chuẩn giao dịch trên thị trường thế giới hiện vẫn là

giao dịch T+3. Không chỉ Việt Nam những thị trường lớn như Nhật

Bản cũng đang áp dụng cơ chế này. Điều này cho thấy việc rút ngắn

thời gian, kể cả xuống thêm một ngày cũng là rất khó", Chủ tịch

UBCKNN nói.

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 1/2018

56

Hiện nay Việt Nam đang áp dụng cơ chế thanh toán T+2,

nhưng việc chứng khoán về vào chiều ngày T+2 khiến người đứng

đầu SSC đánh giá "điều này nên hiểu là T+2,5 mới chính xác". Do

vậy, định hướng sắp tới của Ủy ban chứng khoán là cố gắng rút thời

gian giao dịch xuống còn T+2 một cách chính thức. Còn để rút

xuống T+1 và T+0, theo ông Dũng là điều rất khó có thể thực hiện

trong ngắn hạn.

Tương tự với câu chuyện nâng hạng thị trường chứng khoán

Việt Nam, theo người đứng đầu SSC, nhà đầu tư không nên quá lạc

quan vào điều này sẽ được thực hiện trong ngắn hạn.

"Ủy ban đặt mục tiêu phấn đấu đưa thị trường chứng khoán

Việt Nam vào danh sách xem xét nâng hạng của MSCI trong năm

2018 và 2019. Tuy nhiên quá trình để được chính thức nâng hạng

còn phải đợi thêm 1 năm theo dõi kể từ khi vào danh sách xem xét",

ông Dũng nói và cho rằng, câu chuyện Việt Nam chính thức được

nâng hạng từ thị trường cận biên (Frontier Market) lên thị trường

mới nổi (Emerging Market) sẽ không phải là câu chuyện trong 1-2

năm tới.

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 1/2018

57

Ghi chú

Xin vui lòng tham khảo thêm các “Báo cáo thị trường chứng

khoán” định kỳ hàng quý và các “Báo cáo chuyên đề” của phòng

Phân tích dự báo thị trường để có thêm thông tin và phân tích đầy

đủ.

Liên hệ

Phòng Phân tích & Dự báo Thị trường,

Trung tâm NCKH-ĐTCK (UBCKNN)

Số 234 Lương Thế Vinh, Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 04-35430667; Fax: 04-35535869

Email: [email protected]

Nhóm nghiên cứu

Ông. Phạm Quang Huy (TP)

Ths. Nguyễn Thị Trinh

CN. Phạm Thanh Phương

CN. Bùi Tuyết Hạnh