TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an....

189
BVĂN HÓA, THTHAO VÀ DU LCH BGIÁO DC VÀ ĐÀO TO TRƯỜNG ĐẠI HC VĂN HÓA HÀ NI ********** NGUYN THSONG THƯƠNG ĐỜI SNG VĂN HÓA CA CƯ DÂN ÓC EO TÂY NAM B(Qua tư liu kho chc) LUN ÁN TIN SĨ VĂN HÓA HC HÀ NI – 2015

Transcript of TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an....

Page 1: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

**********

NGUYỄN THỊ SONG THƯƠNG

ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA CƯ DÂN ÓC EO Ở TÂY NAM BỘ

(Qua tư liệu khảo cổ học)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

HÀ NỘI – 2015

Page 2: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

**********

NGUYỄN THỊ SONG THƯƠNG

ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA CƯ DÂN ÓC EO Ở TÂY NAM BỘ

(Qua tư liệu khảo cổ học)

Chuyên ngành : Văn hóa học Mã số : 62310640

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Nguyễn Văn Cần 2. TS. Lê Thị Liên

HÀ NỘI – 2015

Page 3: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học

của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Văn Cần và

TS. Lê Thị Liên. Các số liệu, hình ảnh và kết quả nghiên cứu của

luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Song Thương

Page 4: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

1

MỤC LỤC

Trang MỞ ĐẦU 3 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ MIỀN TÂY NAM BỘ VÀ LỊCH SỬ

NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ÓC EO

8 1.1. Những khái niệm liên quan đến đề tài 8 1.2. Điều kiện hình thành văn hóa Óc Eo 13 1.3. Lịch sử nghiên cứu và các dấu tích văn hóa Óc Eo 23 Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỜI SỐNG VĂN HÓA VẬT CHẤT CỦA

CƯ DÂN ÓC EO

58 2.1. Đời sống sinh hoạt 58 2.2. Đời sống mưu sinh 78 Chương 3: ĐẶC ĐIỂM ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA

CƯ DÂN ÓC EO

109 3.1. Tín ngưỡng, tôn giáo 109 3.2. Nghệ thuật 125 3.3. Phong tục, tập quán 133 3.4. Chữ viết 138 3.5. Giải trí 140 Chương 4: VĂN HÓA ÓC EO Ở TÂY NAM BỘ TRONG BỐI CẢNH

GIAO LƯU VĂN HÓA VỚI CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG

144 4.1. Tây Nam Bộ và mạng lưới thương mại trên biển giai đoạn thiên niên kỷ I sau Công nguyên

144

4.2. Văn hóa Óc Eo giao lưu, tiếp biến với các nền văn hóa khác 146 4.3. Sự suy tàn của văn hóa Óc Eo 159 KẾT LUẬN 164 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 172 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 173 PHỤ LỤC 187

Page 5: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DSVH : Di sản Văn hóa

ĐSVH : Đời sống văn hóa

BTLS HCM : Bảo tàng lịch sử tại thành phố Hồ Chí Minh

BTĐT : Bảo tàng Đồng Tháp

BTAG : Bảo tàng An Giang

BTKG : Bảo tàng Kiên Giang

BTCT : Bảo tàng Cần Thơ

NPHMVKCH : Những phát hiện mới về khảo cổ học

ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long

TNB : Tây Nam Bộ

NXB : Nhà xuất bản

VHNT : Văn hóa Nghệ thuật

VHTT : Văn hóa Thông tin

VH, TT & DL : Văn hóa, Thể thao và Du lịch

CTQG : Chính trị Quốc gia

KHXH : Khoa học Xã hội

HN : Hà Nội

SCN : Sau Công nguyên

TCN : Trước Công nguyên

LLCT : Lý luận chính trị

Tp.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh

PL : Phụ lục

Page 6: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

3

MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA LUẬN ÁN 1.1. Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới khoa học biết đến

từ cuối thế kỷ XIX. Tên gọi của nền văn hóa này do nhà khảo cổ học người Pháp

Louis Malleret đặt ra sau cuộc khai quật vào tháng 4 năm 1944 ở cánh đồng Óc Eo

(Thoại Sơn - An Giang). Cho đến nay, hàng loạt di tích ở khắp các tỉnh TNB khác

được khai quật. Các di tích khai quật đã làm lộ diện về sự tồn tại của một nền văn hóa

khảo cổ, đều có chung đặc điểm, tính chất văn hóa với khu di tích Óc Eo (An Giang).

Văn hóa Óc Eo tồn tại trong một không gian rộng và một thời gian dài, trải

qua nhiều thời kỳ khác nhau; nó được nhìn nhận là chứng cứ vật chất của một

“vương quốc” lớn có địa vực bao trùm cả một vùng Nam Đông Dương mà thư tịch

cổ Trung Quốc gọi là “Phù Nam”. Bên cạnh đó, khu di tích Óc Eo luôn được coi

như một điểm giao hội của văn hóa Đông - Tây, là “kho” hàng hoá lớn trên con

đường thương mại quốc tế, giữa hai châu lục Âu - Á. Cho đến nay, hàng trăm di

tích Óc Eo đã được phát hiện, phân bố trên diện rộng, rộng hơn về không gian,

nhiều hơn về số lượng các di tích phát hiện trước năm 1975. Thêm vào đó, số lượng

các hiện vật đã được phát hiện, sưu tầm ngày một nhiều, hiện đang lưu giữ trong

các bảo tàng trung ương và bảo tàng các tỉnh, tiêu biểu là Bảo tàng Lịch sử Việt

Nam tại TP.HCM, BTAG, BTKG, BTCT, BTĐT, BTLA...

1.2. Các nguồn tư liệu quan trọng trên giúp cho các nhà nghiên cứu tìm hiểu

nhiều lĩnh vực khác nhau về văn hóa Óc Eo. Đến nay, đã có hàng ngàn bài viết, sách

chuyên khảo, kỷ yếu hội nghị và các báo cáo khảo sát điều tra liên quan tới nền văn

hóa Óc Eo. Đây là kết quả nghiên cứu của nhiều học giả trong và ngoài nước, nội

dung bao gồm: thông báo các phát hiện mới; tình trạng của các di tích, các loại hình

di vật phát lộ; nghiên cứu các vấn đề về nguồn gốc hình thành, sự phát triển của văn

hóa Óc Eo; các quan hệ giao lưu văn hóa và thương mại với bên ngoài... Một số khía

cạnh về đời sống văn hóa xã hội của cư dân được đề cập tới qua việc nghiên cứu các

tài liệu lịch sử và so sánh với tài liệu khảo cổ học.

Page 7: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

4

Những thành quả này của các nhà khoa học về văn hóa Óc Eo rất đáng trân

trọng. Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu nói trên mới chủ yếu là dưới góc độ các

nghiên cứu khảo cổ học. Việc tìm hiểu khối tư liệu khảo cổ học từ hướng tiếp cận văn

hóa học còn rất hạn chế. Việc nghiên cứu phạm vi phân bố, nội dung và đặc điểm,

niên đại và quá trình phát triển của các di tích, cội nguồn và truyền thống của văn hóa

Óc Eo... trong mối liên hệ với cư dân - chủ nhân của nền văn hóa này còn chưa đầy

đủ. Những vấn đề lịch sử liên hệ văn hóa Óc Eo với các thể chế chính trị đương thời

như nước Phù Nam, đến Chân Lạp... vẫn cần tiếp tục tìm tòi, lý giải, minh định.

Trong đó, vấn đề mối quan hệ giữa con người với dấu tích văn hóa mà cư dân Óc Eo

để lại; vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị DSVH đó trong thời kỳ đẩy mạnh công

nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế đang là những vấn đề có ý nghĩa khoa học

và thực tiễn nhất cần được làm sáng tỏ.

Với những lý do trên, tác giả mong muốn sẽ có những khám phá, cách tiếp

cận mới về văn hóa Óc Eo ở TNB.

2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

2.1. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu các mặt đời sống văn hóa (đời sống vật chất và đời sống tinh

thần) của cư dân Óc Eo ở miền TNB thông qua việc phân tích, diễn giải các nguồn

tư liệu khảo cổ học.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hoá các tư liệu và kết quả nghiên cứu văn hóa Óc Eo cả về mặt

khảo cổ lẫn các nghiên cứu của các học giả trong cũng như ngoài nước, nhằm cung

cấp cho các nhà khoa học nguồn tư liệu cập nhật về văn hóa Óc Eo.

- Trên cơ sở nguồn tư liệu văn hóa Óc Eo, luận án hướng tới việc phân định

các di tích di vật là minh chứng cho đời sống văn hóa xã hội Óc Eo. Từ đó, tìm hiểu

đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Óc Eo trong khung cảnh chung của quá

trình phát triển từ giai đoạn tiền - sơ sử lên hình thức tổ chức nhà nước ở miền

TNB; tìm hiểu sự biến đổi văn hóa của cư dân Óc Eo ở miền TNB trong quá trình

giao lưu thương mại với các nền văn minh khác, nhằm xác định những nét đặc

trưng của cư dân Óc Eo ở miền TNB.

Page 8: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

5

- Bằng phương pháp tiếp cận văn hóa học, công trình làm rõ những khía

cạnh đời sống văn hóa xã hội của cư dân Óc Eo ở miền TNB, góp phần nâng cao

nhận thức về đời sống văn hóa của cư dân Óc Eo ở một giai đoạn lịch sử quan trọng

của vùng đất này.

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là các tư liệu khảo cổ học, bao gồm các di

tích trọng điểm, các sưu tập hiện vật trong các bảo tàng, các bài báo cáo khảo cổ

học, các công trình nghiên cứu di tích, di vật dưới góc độ khảo cổ học…

- Bên cạnh đó, các tư liệu thành văn như: thư tịch cổ và các công trình

nghiên cứu có liên quan đến đời sống văn hóa của cư dân Óc Eo ở miền TNB là

những tài liệu bổ trợ, soi rọi thêm cho tư liệu khảo cổ học.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Dấu vết của văn hóa Óc Eo được phát hiện trong phạm vi

rất rộng, bao trùm hầu hết các tỉnh Nam Bộ. Trong luận án này, tác giả sẽ tập trung

nghiên cứu các khía cạnh đời sống văn hóa của cư dân Óc Eo ở các tỉnh miền TNB,

bao gồm các tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng

Tháp, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu,

trong đó, tập trung ở ba tỉnh có các di tích văn hóa Óc Eo tiêu biểu nhất là: An

Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang.

- Về thời gian: Việc phân kỳ các giai đoạn của văn hóa Óc Eo còn chưa

được giải quyết triệt để cho nên luận án tập trung tìm hiểu văn hóa Óc Eo chủ yếu ở

giai đoạn từ khoảng thế kỷ II đến thế kỷ VII, là thời kỳ hình thành rõ nét và phát

triển những đặc trưng cơ bản của nền văn hóa này.

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và

duy vật lịch sử trong nghiên cứu văn hóa quá khứ, nhằm nhìn nhận và đánh giá

khách quan, khoa học về DSVH.

4.2. Văn hóa học là một lĩnh vực rộng lớn và phức tạp, cần được áp dụng

nhiều phương pháp và có hướng tiếp cận đa ngành và liên ngành. Tuy nhiên, các

Page 9: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

6

phương pháp nghiên cứu được lựa chọn tuỳ vào từng đối tượng cụ thể. Do đối

tượng đặc thù của luận án là các tư liệu khảo cổ học (di tích, các sưu tập di vật trong

bảo tàng và các tư liệu viết có liên quan), luận án sử dụng các phương pháp nghiên

cứu của chuyên ngành dân tộc học, xã hội học và nhân học. Đặc biệt là sử dụng

nhân học biểu tượng vào quá trình thu thập, phân tích tư liệu. Trong đó, các phương

pháp định tính và định lượng trên cơ sở quan sát, mô tả, thống kê, chụp ảnh v.v.

được đặc biệt chú trọng.

Mặc dù phương pháp phỏng vấn không được áp dụng cho các đối tượng khảo

cổ học, tác giả luận án đã tham gia một số đợt khảo sát khảo cổ học tới các di tích và

các bảo tàng, thảo luận cùng với các nhà khảo cổ học về mối liên hệ của các bộ sưu

tập với di tích và địa tầng khảo cổ học, cũng như môi trường sinh thái cổ. Từ đó có cơ

sở để phân tích và phục dựng lại đời sống văn hóa của một xã hội nay không còn.

4.3. Trong quá trình phân tích tư liệu khảo cổ học, việc đối chiếu và so sánh

với các nguồn sử liệu và tư liệu thành văn khác được thực hiện trên cơ sở áp dụng

một số kết quả nghiên cứu đa ngành về lịch sử nghệ thuật, tôn giáo tín ngưỡng,

phương thức sản xuất, giao lưu văn hóa … nhằm nhận ra hệ thống các hình thái

biểu thị giá trị của xã hội và cư dân Óc Eo.

5. NHỮNG KẾT QUẢ VÀ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN

5.1. Luận án tổng hợp, hệ thống hoá tư liệu khảo cổ học, kết quả nghiên cứu

văn hóa Óc Eo và các nguồn tư liệu khác, nhằm cung cấp một cách cập nhật và có

hệ thống nguồn tư liệu về văn hóa Óc Eo ở TNB; giúp cho việc nhận thức nội dung

văn hóa Óc Eo ở TNB được rõ ràng hơn, nhất là lĩnh vực đời sống văn hóa - xã hội.

5.2. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, so sánh, đối chiếu những dấu tích

khảo cổ học và các sưu tập di vật của cư dân Óc Eo được phát hiện ở miền TNB,

luận án cung cấp những kiến giải về đời sống vật chất, tinh thần và làm rõ các đặc

điểm của nó nhằm có cái nhìn khách quan, toàn diện về bức tranh văn hóa thời sơ

sử ở TNB, Việt Nam.

5.3. Bằng việc so sánh, đối chiếu với các tư liệu ở các khu vực khác, luận án

xác định những đặc trưng văn hóa của cư dân Óc Eo ở TNB và sự biến đổi đời sống

văn hóa của cư dân Óc Eo trong quá trình giao lưu với các cư dân láng giềng.

Page 10: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

7

5.4. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ cung cấp và góp thêm tư liệu cho việc

tìm hiểu văn hóa Óc Eo ở TNB, lịch sử văn hóa miền TNB nói chung, phổ biến kiến

thức văn hóa - lịch sử Óc Eo cho nhân dân miền TNB, nhân dân cả nước và bạn bè

quốc tế, góp phần cung cấp các kiến giải và luận cứ khoa học cho việc bảo tồn và

phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ mở cửa, hội nhập quốc tế hiện nay.

6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án

được trình bày trong 4 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan về miền Tây Nam Bộ và lịch sử nghiên cứu văn hóa

Óc Eo

Chương 2: Đặc điểm đời sống văn hóa vật chất của cư dân Óc Eo

Chương 3: Đặc điểm đời sống văn hóa tinh thần của cư dân Óc Eo

Chương 4: Văn hóa Óc Eo ở Tây Nam Bộ trong bối cảnh giao lưu văn hóa

với các nước láng giềng

Page 11: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

8

Chương 1

TỔNG QUAN VỀ MIỀN TÂY NAM BỘ

VÀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ÓC EO

1.1. Những khái niệm liên quan đến đề tài

Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ. Tiếp cận văn hóa Óc Eo dưới

góc độ văn hóa học, cần làm rõ một số khái niệm: Văn hóa, văn hóa khảo cổ, văn

hóa Óc Eo, đời sống văn hóa. Chúng tôi xin đề cập một cách khái lược về những

khái niệm này để làm công cụ lý luận cho nội dung luận án.

Văn hóa là sản phẩm của con người, là hệ quả của sự tiến hoá nhân loại.

Ngay những bước đi lịch sử đầu tiên của mình, loài người đã gắn liền với văn hóa.

Nhờ có văn hóa mà con người trở nên độc đáo trong thế giới sinh vật và khác biệt

so với những con vật khác trong thế giới động vật. Theo Từ điển tiếng Việt (Viện

Ngôn ngữ học, Hà Nội, 2000) [33,tr.35-36] thì từ văn hóa có 5 nghĩa:

1. Tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng

tạo ra trong quá trình lịch sử (Thí dụ: kho tàng văn hóa Việt Nam).

2. Những hoạt động của con người nhằm thoả mãn nhu cầu đời sống tinh

thần – nói một cách tổng quát (Thí dụ: phát triển văn hóa).

3. Tri thức, kiến thức khoa học (Thí dụ: Trình độ văn hóa).

4. Trình độ cao trong sinh hoạt văn hóa xã hội, biểu hiện của văn minh (Thí

dụ: sống có văn hóa).

5. Nền văn hóa của một thời kỳ lịch sử cổ xưa được xác định trên cơ sở tổng

thể những di vật tìm thấy được có những đặc điểm giống nhau (Thí dụ: văn

hóa Đông Sơn).

Như vậy, có thể thấy văn hóa là một thuật ngữ đa nghĩa, thường được xem

xét trên nhiều khía cạnh khác nhau. Đến nay đã có hàng trăm định nghĩa về văn hóa,

trong đó có rất nhiều định nghĩa được các nhà khoa học ghi nhận, được nhiều giáo

trình công bố, mà chúng tôi thấy phù hợp với nội dung của luận án.

Quan niệm văn hóa của nguyên Tổng Giám đốc UNESCO Federico Mayor

nêu ra nhân dịp phát động “Thập kỷ thế giới phát triển văn hóa” (1988 - 1997):

Page 12: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

9

Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát và sống động mọi mặt của

cuộc sống (của mỗi cá nhân và cả cộng đồng) đã diễn ra trong quá khử cũng

như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành một hệ

thống các giá trị, truyền thống thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó, từng dân

tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình [3, tr.15].

Với ý nghĩa đó, văn hóa có mặt trong bất cứ hoạt động nào của con người, dù

đó là hoạt động sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần hay trong quan hệ giao tiếp ứng

xử xã hội. Trong quá khứ hay hiện tại, văn hóa là những hệ thống có giá trị; là cái

bản sắc của mỗi cộng đồng, dân tộc; là cái không thể lẫn vào đâu được. Như vậy,

theo Từ điển tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học, Hà Nội, 2000) văn hóa ở đây được

hiểu theo nghĩa thứ nhất là kho tàng văn hóa.

Hay một quan niệm về văn hóa của Hồ Chí Minh được nhiều nhà khoa học

nhắc đến trong những năm gần đây:

Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và

phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật khoa học, tôn giáo, văn

học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các

phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn

hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu

hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu của

đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn [99, tr.431].

Vậy với khái niệm này, văn hóa ở đây được hiểu theo nghĩa thứ hai, là do con

người sáng tạo ra, nhằm thích ứng với nhu cầu của cuộc sống. Nó là sản phẩm của

con người và chỉ dành riêng cho con người, cộng đồng người; nó được sinh ra, tồn tại

và phát triển với con người. Ngay cả những khía cạnh nhỏ nhặt nhất của cuộc sống

cũng mang những dấu hiệu văn hóa. Con người vừa là khách thể, vừa là chủ thể của

sự phát triển, hay vừa là mục tiêu, vừa là phương tiện, điều đó chứng tỏ, con người và

môi trường văn hóa có mối quan hệ mật thiết với nhau.

Theo Phan Ngọc, khái niệm văn hóa dùng để chỉ trình độ phát triển về vật

chất và tinh thần của những xã hội, dân tộc, bộ lạc cụ thể; đôi khi theo nghĩa hẹp,

văn hóa chỉ liên quan đến đời sống tinh thần của con người [102, tr.14-17].

Page 13: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

10

Nhìn chung, các định nghĩa về văn hóa hiện nay rất đa dạng, mỗi định nghĩa

đề cập đến những dạng thức hoặc những lĩnh vực khác nhau trong văn hóa. Từ góc độ

tiếp cận và mục đích nghiên cứu của mình, các nhà khoa học đã cố gắng làm sáng tỏ

những yếu tố căn cốt nhất của văn hóa. Còn theo quan điểm của tôi, với hướng nghiên

cứu một nền văn hóa khảo cổ, thì Văn hóa là hệ thống các giá trị vật chất (văn hóa vật

thể) và tinh thần (phi vật thể) do con người sáng tạo ra trong quá trình lao động, sản

xuất, được tích luỹ từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Ở đây, tôi xem xét các giá trị tinh thần không phải ở những phong tục tập

quán, tôn giáo tín ngưỡng và những giá trị văn hóa hiện hữu, mà tiếp cận nó thông

qua những sản phẩm vật chất (văn hóa vật thể) đã nằm sâu dưới lòng đất để làm rõ

yếu tố tinh thần trong đó.

Khảo cổ học là ngành khoa học nghiên cứu những nền văn hóa của loài

người qua quá trình phục chế, tìm hiểu tài liệu và phân tích những dữ liệu như: di vật,

di tích, hài cốt… Mục đích của khảo cổ học là đưa ra những lời giải đáp đầy đủ về

nguồn gốc, sự phát triển và tiến trình tiến hoá, bề dày lịch sử của loài người và của

văn hóa loài người. Đây là môn khoa học duy nhất đã thu thập và giải mã những

thông tin về thời tiền sử. Nó giúp cho con người hiểu biết về đời sống văn hóa - xã

hội của cư dân cổ đại [101, tr.29].

Văn hóa khảo cổ: là nền văn hóa của một thời kỳ lịch sử cổ xưa được xác

định trên cơ sở tổng thể của một nhóm di tích khảo cổ có những đặc điểm giống

nhau, phân bố liền khoảnh, tồn tại trong một khung thời gian nhất định, có một số

về đặc trưng di tích, di vật ổn định phân biệt rõ với các văn hóa khác và chủ nhân

của chúng thường là một tộc người nhất định [118, tr.14-15].

Trong một nền văn hóa khảo cổ có thể tồn tại nhiều loại hình văn hóa khác

nhau. Mỗi loại hình văn hóa đều phản ánh những đặc tính của địa phương một cách

rõ nét. Để xác định được một nền văn hóa khảo cổ, cần phải nghiên cứu một tập hợp

các di tích khảo cổ, xác định giữa chúng có chung những đặc trưng, tính chất, niên

đại, chủ nhân, nguồn gốc, các giai đoạn phát triển… Khi nghiên cứu nền văn hóa

khảo cổ có thể phác thảo diện mạo văn hóa, làm rõ đời sống vật chất, tinh thần và

các hình thái kinh - tế xã hội của cư dân cổ.

Page 14: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

11

Văn hóa Óc Eo: “Óc Eo” là tên gọi của một địa danh thuộc xã Vọng Khê,

huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Khái niệm“Văn hóa Óc Eo” được hiểu là một nền

văn hóa khảo cổ, có những đặc điểm chung về di tích, di vật, được L. Malleret đặt

ra sau cuộc khai quật vào năm 1944. Nền văn minh này được hình thành và phát

triển từ thế kỷ I đến thế kỷ VII SCN. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học dựa vào

các kết quả khai quật khảo cổ đã chứng minh văn hóa Óc Eo là sản phẩm vật chất

của Vương quốc Phù Nam.

Theo các nhà nghiên cứu, Phù Nam là tên gọi theo cách phát âm “founan”

của người Trung Hoa. Còn phiên âm của tiếng Khmer cổ là “bnam”, ngày nay gọi là

“phnom” có nghĩa là “núi”. Vua Phù Nam có nghĩa như “vua núi” theo tiếng Phạn là

“parvatabhûpala”, tiếng Khmer là “kurung bnam” [56, tr.84]. Vương quốc Phù Nam

được coi là thể chế nhà nước đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á. Nó hình thành từ thế

kỷ I SCN, suy vong từ khoảng thế kỷ VI và mất hẳn từ thế kỷ VII.

Phù Nam được hình thành trên cơ sở kết hợp giữa một bộ lạc Môn cổ sống

bằng nghề săn bắn, thu hoạch lâm sản và một bộ lạc Nam Đảo làm nông nghiệp, đánh

cá và buôn bán trên biển. Phù Nam là đế chế bao gồm nhiều tiểu vương quốc và lãnh

địa. Trong mỗi tiểu vương quốc thường có một vị tiểu vương làm thủ lĩnh lãnh đạo

các thủ lĩnh khác (chư hầu). Lãnh vực của vương quốc Phù Nam bao trùm một vùng

rộng lớn, gồm phía Nam Việt Nam, Malaysia, một phần Campuchia và Thái Lan.

Đời sống văn hóa là thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến ở Việt Nam từ

những năm 80, tuy nhiên đến nay, vẫn chưa có một định nghĩa nào thống nhất, có

tính chất thuyết phục.

Theo tác giả Trần Độ thì “phải hiểu đời sống văn hóa theo nghĩa rộng, không

bó hẹp tính văn hóa vào một số lĩnh vực đời sống văn hóa nào đó mà coi đời sống

văn hóa là một khái niệm rộng rãi, bao quát mọi mặt của đời sống xã hội: sản xuất,

trao đổi, tiêu dùng, nhận thức, sáng tạo” [36; tr.24].

Theo GS.TS Hoàng Vinh “đời sống văn hóa là một bộ phận của đời sống xã

hội, mà đời sống xã hội là một phức thể của những hoạt động sống của con người,

nhằm đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần của nó”. Trong đó “Nhu cầu vật

Page 15: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

12

chất được đáp ứng làm cho con người tồn tại như một sinh thể, còn nhu cầu tinh

thần giúp cho con người tồn tại như một sinh thể xã hội, tức một nhân cách văn

hóa” [153, tr.149]. Như vậy, ở đây tác giả nhìn nhận đời sống văn hóa gắn liền với

những nhu cầu cơ bản của con người, con người không thể tách rời hai nhu cầu thiết

yếu, đó là nhu cầu về vật chất và tinh thần. Tuy nhiên, sự phân biệt này cũng chỉ có

ý nghĩa tương đối vì thực chất, nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần thường thống

nhất với nhau trong hoạt động sống của con người.

Theo GS. TS Đỗ Huy “đời sống văn hóa là hoạt động sản xuất của con người

trong một hình thái kinh tế xã hội nhất định. Sản xuất của con người không chỉ duy

nhất tạo ra cuộc sống cá nhân, còn tạo ra đời sống nhiều người khác. Hoạt động sản

xuất vật chất cũng như hoạt động sản xuất tinh thần đều tạo ra những mối quan hệ,

ra các hình thức giao tiếp mới” [141, tr.15]. Như vậy, với quan điểm này, tác giả

cho rằng, đời sống văn hóa phải bắt nguồn từ hoạt động sống của con người. Theo

tác giả, “để hình thành đời sống văn hóa thì phải hình thành đời sống của con

người”, vì con người là một thực thể văn hóa.

Ngoài ra, còn có rất nhiều quan điểm khác nhau về đời sống văn hóa, mỗi

quan điểm đều có lý luận và thực tiễn riêng. Tuy nhiên, có thể hiểu đời sống văn

hóa là toàn bộ hoạt động văn hóa của con người, đáp ứng nhu cầu văn hóa vật chất

và tinh thần nhằm duy trì cuộc sống của con người. Đời sống văn hóa và đời sống

xã hội có sự giao thoa với nhau, song điểm khác biệt là đời sống văn hóa gạn lọc

dần những yếu tố phản tiến bộ của đời sống xã hội, nhằm đảm bảo các giá trị văn

hóa được biểu hiện ở mức độ cao nhất.

Đời sống văn hóa của một cộng đồng được thể hiện qua đời sống văn hóa vật

chất và đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng đó.

Đời sống văn hóa vật chất tồn tại hữu hình dưới dạng các sản phẩm văn hóa

vật thể như các công trình kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ, tác phẩm văn học, di tích lịch

sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, cổ vật, bảo vật, các di tích khảo cổ học…

Đời sống văn hóa tinh thần không hiện hữu một cách cố định, tồn tại dưới

dạng các quan niệm về giá trị và chuẩn mực xã hội, được ghi nhận và lưu truyền

trong ký ức của xã hội. Đó là các huyền thoại, truyền thuyết, lễ hội, tín ngưỡng dân

Page 16: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

13

gian, anh hùng dân tộc, nhân thần có công dựng nước và giữ nước, loại hình nghệ

thuật trình diễn như vũ điệu, âm nhạc, hò vè, sân chơi cổ truyền, đờn ca tài tử…;

các giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc như chủ nghĩa yêu nước, truyền thống nhân

đạo, ý thức cộng đồng, tinh thần khoan dung, đề cao nghĩa tình, đạo lý, lạc quan,

yêu đời. Đó là các giá trị về đạo đức, pháp lý và thẩm mỹ của dân tộc như lương

tâm, phẩm giá, danh dự, trách nhiệm…Với đề tài này thì đời sống văn hóa tinh thần

(những phong tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng, các loại hình nghệ thuật…) được

thể hiện thông qua các di vật, tức là thông qua đời sống vật chất.

Như vậy, đời sống văn hóa mà chúng ta hiểu ở đây là một lát cắt trong đời

sống chung của xã hội. Nó là tổng hoà của những yếu tố đời sống vật chất và đời

sống tinh thần do con người sáng tạo ra.

1.2. Điều kiện hình thành văn hóa Óc Eo

1.2.1. Điều kiện tự nhiên

Vùng ĐBSCL ngày nay là địa phận của 13 tỉnh, thành phố gồm: Long An,

Tiền Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, An Giang, Kiên

Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau, với diện tích tự nhiên khoảng

40.604 km2. Phía Đông Bắc giáp vùng Đông Nam Bộ, Tây Bắc giáp Campuchia, Tây

Nam giáp vịnh Thái Lan, Đông Nam giáp Biển Đông. Được xác định từ vĩ độ 8030’

Bắc - 10040’ Bắc và kinh độ 104026’ Đông - 106040’ Đông. Nằm trong vùng khí hậu

nhiệt đới ẩm với tính chất cận xích đạo, có nền nhiệt độ cao và ổn định. Nhiệt độ

trung bình phổ biến khoảng từ 25 - 280C. Một năm chia làm hai mùa: mùa mưa từ

tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4.

Vùng TNB có hai con sông lớn chảy qua: sông Tiền (ở phía Bắc) và sông

Hậu (ở phía Nam) là hạ lưu của hệ thống sông Mê Kông bắt nguồn từ Tây Trạng

(Trung Quốc).

Sông Tiền nhận 2/3 lưu lượng nước của sông Mê Kông, từ biên giới Campuchia

đến cửa sông dài khoảng 200 km, chạy qua các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long,

Trà Vinh, Bến Tre. Đến Cai Lậy (Tiền Giang), sông Tiền chia làm bốn con sông đổ ra

biển bằng 6 cửa: sông Mỹ Tho (Cửa Đại, Cửa Tiểu); sông Cổ Chiên (cửa Cổ Chiên,

cửa Cung Hầu); sông Hàm Luông (cửa Hàm Luông) và sông Ba Lai (cửa Ba Lai).

Page 17: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

14

Sông Hậu chảy qua An Giang (Châu Đốc, Long Xuyên), đến Cần Thơ chia

thành nhiều nhánh làm ranh giới tự nhiên giữa các tỉnh Đồng Tháp và Cần Thơ,

Vĩnh Long và Cần Thơ, Hậu Giang và Vĩnh Long, Trà Vinh và Sóc Trăng rồi hội

nhập lại, cuối cùng đổ ra biển Đông bằng cửa Ba Thắc (bị bồi lấp vào khoảng

những năm 70 của thế kỷ XIX), cửa Định An và cửa Tranh Đề.

Ngoài ra, còn có một số sông như: sông Vàm Cỏ Đông, sông Vàm Cỏ Tây;

sông Sở Thượng, sông Sở Hạ; sông Giang Thành; sông Châu Đốc; sông Cái Lớn,

sông Cái Bé... và một hệ thống kênh đào chằng chịt thuận tiện cho việc đi lại và sản

xuất nông nghiệp của cư dân nơi đây.

TNB là sản phẩm bồi lắng phù sa của sông Mê Kông và bồi dần qua những

kỷ nguyên thay đổi mực nước biển. Qua từng giai đoạn kéo theo sự hình thành

những giồng cát dọc theo bờ biển. Những hoạt động hỗn hợp của sông và biển đã

hình thành những vạt đất phù sa phì nhiêu dọc theo ven sông lẫn một số giồng cát

ven biển và đất phèn trên trầm tích đầm mặn trũng thấp như vùng Đồng Tháp Mười,

tứ giác Long Xuyên - Hà Tiên, Tây Nam sông Hậu và bán đảo Cà Mau. Địa hình

khá bằng phẳng với đa phần diện tích có cao độ nằm khoảng 0,5 - 1,5m, thấp dần

theo hướng Bắc - Nam và Tây - Đông.

Dựa theo đặc tính về địa hình, TNB có thể được chia thành hai vùng chính.

Đó là vùng cửa sông, ven biển và vùng ngập lũ:

Vùng cửa sông, ven biển có địa hình khá bằng phẳng và thấp. Khu vực có

địa hình cao hơn là do quá trình hình thành các giồng cát ở cửa sông (Tiền Giang,

Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng…), có độ cao từ 0,75 - 1,81m so với mực nước biển;

khu vực có địa hình thấp hơn bởi quá trình bồi lắng trầm tích phù sa (khu vực Bán

đảo Cà Mau, ven vịnh Thái Lan), có độ cao từ 0,25 - 0,50m so với mực nước biển.

Vùng ngập lũ nằm phía Bắc và Tây Bắc TNB, chủ yếu thuộc các tỉnh Long

An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang, An Giang và Kiên Giang. Các khu vực

dọc sông Hậu và sông Tiền có địa hình tương đối cao hơn (1 - 3m) do quá trình bồi

đắp phù sa. Dựa vào phân vùng sinh thái đất nông nghiệp, vùng ngập lũ TNB có thể

chia thành 4 tiểu vùng chính: Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên, khu vực Tây

sông Hậu và khu vực giữa sông Tiền - sông Hậu [5, tr.3-4].

Page 18: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

15

Quá trình hình thành và biến đổi của vùng TNB cùng với những đặc điểm về

môi trường sinh thái là một trong những yếu tố rất cần thiết để hiểu hơn về sự phân

bố và cuộc sống của các cộng đồng cư dân vùng này qua các thời kỳ lịch sử.

Theo các nhà địa chất, quá trình hình thành vùng đất TNB diễn ra trong thời

gian khá dài và phức tạp, chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như: quá trình biển tiến,

biển thoái, vận động của vỏ trái đất qua hàng trăm triệu năm, các hoạt động bào

mòn và tích tụ… đã tạo nên những vùng sụt lún như vùng Đồng Tháp Mười hay

vùng trồi lên cao như dãy Bảy Núi (An Giang), đảo Phú Quốc (Kiên Giang)…

Trong đó, các đợt biển tiến, biển thoái có tác động mạnh mẽ nhất đến sự hình thành

vùng đất Nam Bộ [PL1.2, tr.190].

Đợt biển tiến đầu tiên cách nay khoảng 11.000 đến 6.000 năm thì đạt đến

mức cực đại, cao hơn mực nước biển hiện tại 4 - 5m. Thời điểm đó, toàn vùng TNB

ngày nay tràn ngập nước mặn, trở thành vịnh biển nông rộng lớn. Những ngọn đồi,

quả núi trong vùng Bảy Núi (An Giang), Hà Tiên (Kiên Giang) đều trở thành những

hòn đảo nhấp nhô trong vịnh biển. Giai đoạn biển tiến này đã phân hoá đồng bằng

thành nhiều vùng có đặc điểm khác nhau: biển nông, biển nông ven bờ, đầm lầy ven

biển… Tại các vùng biển nông ven bờ động vật thân mềm, da gai, san hô phát triển

rất phong phú... Đặc biệt, thời kỳ này hình thành và phát triển phong phú thực vật

nhiệt đới, tạo điều kiện cho sự hình thành các vùng chứa than bùn rộng lớn ở thời

kỳ tiếp theo [27, tr.18; 30, tr.16]…

Sau khi biển tiến đạt đến cực đại (+4 đến +5m), thì bắt đầu rút liên tục khỏi

đồng bằng (khoảng 1.600 năm) và dừng ở mực cao +2m (trong vòng 700 năm). Quá

trình mực nước biển rút và sự bồi lắng của phù sa mới từ hệ thống sông Mê Kông,

miền TNB bắt đầu xuất lộ, hình thành nên các thềm phù sa ở độ cao +3, +2m lấn ra

phía biển [27, tr.18]. Quá trình này được thể hiện khá rõ trên các giồng cát từ Cai

Lậy trở xuống phía nam (có tuổi C14 khoảng 4.000 - 4.500 năm). Các giồng cát này

có hướng song song với đường bờ hiện tại. Khi mực nước biển rút đã để lại các vùng

đầm lầy rộng lớn thuận lợi cho sự phát triển của thực vật tạo than... [34, tr.16-17].

Sau đó, nước biển tiếp tục hạ thấp với tốc độ nhanh hơn (khoảng 250 năm),

đây được xem là đợt biển thoái đầu tiên. Từ năm 1650 - 1400 TCN (3650 - 3400

Page 19: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

16

năm cách nay), mực nước biển từ độ cao khoảng +2m đã hạ thấp dưới mực nước

biển hiện nay. Khi mực nước biển hạ thấp đến độ cao 1,5 - 1m thì cửa biển Châu

Đốc, sông Mê Kông tách chia hai nhánh, đồng thời chuyển dòng chảy theo Tây Bắc

- Đông Nam. Hai dòng chảy này về sau trở thành hai con sông chính ảnh hưởng lớn

đến sự hình thành và phát triển chung diện mạo của toàn vùng TNB… Tuy nhiên,

phải tiếp tục trải qua quá trình trên dưới ngàn năm, sau đợt biển tiến, biển thoái thứ

hai, vào khoảng TCN, bề mặt vùng TNB mới thực sự hiện rõ nét [27, tr.19].

Đợt biển thoái thứ ba kéo dài khoảng 500 năm đầu Công nguyên (từ năm 50

TCN đến năm 500 SCN) có thể được xem là thời điểm mở đầu một thời kỳ mới

trong quá trình hình thành vùng TNB ngày nay. Thời điểm đó, mực nước biển từ độ

cao +0,4m (50 năm TCN) hạ thấp dần dưới mực nước biển hiện tại là -0,8m, vùng

TNB theo đó lại được mở rộng thêm về phía Đông nhờ nước biển rút dần. Phù sa

của các dòng chảy ngày càng bồi tụ mạnh về phía biển.

Tiếp đến, từ khoảng giữa thế kỷ VI, lại bắt đầu đợt biển tiến mới kéo dài đến

800 năm (từ khoảng năm 550 đến khoảng năm 1150 SCN), với mực nước biển dâng

cao trung bình +0,8m. Nước mặn đã tràn ngập các vùng đất thấp ven biển, có thể xâm

nhập sâu vào những vùng trũng không có hệ thống giồng cát che chắn (vùng rừng U

Minh, Tứ Giác Long Xuyên). Ngoài ra, nước mặn còn theo các sông rạch, lan toả

vào các vùng trũng trong lòng châu thổ (vùng Đồng Tháp Mười). Sự xâm nhập của

nước biển đã ảnh hưởng đến cảnh quan tự nhiên, môi trường sinh thái tại những địa

bàn thấp trũng của châu thổ. Đến giữa thế kỷ XII về sau, mực nước biển dần hạ thấp

rồi dừng lại ở mức hiện tại. Vùng TNB bước vào thời kỳ phát triển mới theo chiều

hướng không ngừng mở rộng, phù hợp với quy luật tự nhiên của nó [27, tr.20-21].

Theo thư tịch cổ: Khang Thái và Chu Ứng là quan triều đình nhà Ngô thời

Tam Quốc (230 - 280) được cử đi sứ đến nước Phù Nam. Khi về nước, hai vị quan

này viết một vài quyển sách nói về chuyến đi của mình đến đất nước Phù Nam như:

Phù Nam ký, Phù Nam thổ tục, Phù Nam thổ tục truyện, Phù Nam dị vật chí. Tuy

nhiên, các sách này đều đã thất lạc, chỉ còn biết đến qua các trích dẫn trong một số

thư tịch cổ được ghi chép từ thế kỷ V - VI SCN như: Lương Thư, Nam Tề Thư, Tuỳ

Thư, Đường Thư... Những nội dung này đã cho chúng ta những hình dung về địa

Page 20: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

17

hình, thiên nhiên và môi trường sinh thái vùng TNB thời bấy giờ (tương đương với

thời kỳ biển thoái kéo dài khoảng 800 năm SCN).

Theo Nam Tề Thư: Nước Phù Nam ở phía Nam quận Nhật Nam, trong vịnh

lớn phía Tây biển lớn, diện tích rộng hơn 3.000 dặm, nước ấy có một con sông lớn

chảy theo hướng tây ra biển [120, tr.268]. Theo Lương thư: Nước phù Nam cách

Nhật Nam khoảng 7.000 dặm, ở phía Tây Lâm Ấp, cách nước ấy 3.000 dặm. Kinh

thành cách biển 500 dặm. Trong nước có con sông lớn, rộng 10 dặm, chảy theo

hướng Tây Bắc sang phía Đông đổ ra biển. Diện tích cả nước rộng hơn 3.000 dặm.

Đất đai nước ấy thấp và bằng phẳng. Khí hậu và phong tục giống như Lâm Ấp [120,

tr.273]. Sách Tam Tạng kinh - Cao Tăng truyện còn có đoạn bổ sung “Phù Nam là

cửa biển có ngàn con sông” [27, tr.23].

Dựa vào những mô tả khái quát về nước Phù Nam qua các ghi chép của thư

tịch cổ Trung Quốc, đa số các nhà khoa học đều có chung nhận định: vị trí của nước

Phù Nam nằm ở phía Nam Đông Dương, phía Nam quận Nhật Nam (một phần đất

phía Nam Việt Nam xưa) và Lâm Ấp (Nam Trung Bộ Việt Nam ngày nay). Trong

đó, vịnh lớn phía Tây biển lớn là vịnh Thái Lan; con sông lớn, rộng 10 dặm chảy

theo hướng Tây đổ ra biển (hoặc chảy theo hướng Tây Bắc sang phía Đông rồi đổ ra

biển) tương ứng với phần hạ lưu sông Mê Kông, với đất đai thấp, trũng và bằng

phẳng. Có thể suy đoán đây là vùng TNB ngày nay. Từ đó có thể cho rằng, vào

khoảng thế kỷ V - VI vùng TNB đã hình thành, với đồng bằng rộng lớn (có phần

trũng thấp). Bên cạnh đó, theo thư tịch cổ, kinh thành cách biển 500 dặm (trên 200

km), chứng tỏ là vùng đất được con người khai phá với quy mô khá rộng lớn.

Đến thời kỳ tiếp theo, vùng đất này được xem là vùng đất của Thuỷ Chân Lạp,

Tuỳ thư mô tả nước này có bờ biển bao quanh và có nhiều hồ lớn. Tân Đường thư khi

viết về Thuỷ Chân Lạp thì viết là vùng đầm lầy rộng lớn. Theo mô tả như trên vào

khoảng thế kỷ VII - IX, vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn từ bằng phẳng, mênh mông,

nhiều sông ngòi đã bị biến thành nhiều hồ lớn, vùng đầm lầy rộng [27, tr.23-24].

Sự biến động này có thể liên quan trực tiếp đến đợt biển tiến thứ tư dâng cao đến +1m

diễn ra cùng thời.

Page 21: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

18

Một số thư tịch cổ ghi lại cảnh quan vùng TNB từ thế kỷ XII trở về sau đều

có những mô tả khá giống nhau như: ký sự của Châu Đạt Quan trong“Chân Lạp

phong thổ ký” có đoạn viết: Từ Chân Bồ (Bà Rịa hay Vũng Tàu) theo hướng

Khôn-Thân (Tây Nam - 1/6 Nam), đi ngang qua biển Côn Lôn và vào cửa sông.

Sông này có hàng chục ngả, nhưng chỉ có thể vào được cửa thứ tư (Cửa Tiền

Giang vào Mỹ Tho ngày nay), các ngả khác có nhiều bãi cát thuyền lớn không đi

được. Nhìn lên bờ thấy toàn là cây mây cao vút, cổ thụ, cát vàng, lau sậy trắng,

thoáng qua không dễ gì biết được lối vào [116, tr.22]. Có đoạn khác lại viết: Bắt

đầu vào Chân Bồ hầu hết cả vùng đều là bụi rậm của khu rừng thấp, những cửa

rộng của con sông lớn chạy dài hàng trăm dặm, bóng mát um tùm của những cây

cổ thụ và cây mây dài tạo thành nhiều chỗ trú xum xuê. Tiếng chim hót và thú vật

kêu vang dội khắp nơi. Vào nửa đường trong cửa sông, mới thấy lần đầu cánh

đồng ruộng bỏ hoang, không có một gốc cây nào. Xa hơn tầm mắt chỉ toàn là cỏ

cây đầy rẫy. Hàng trăm hàng ngàn trâu rừng tụ họp từng bầy trong vùng này. Tiếp

đó, nhiều con đường dốc đầy tre chạy dài hàng trăm dặm [116, tr.73]… Đây là

quang cảnh của vùng TNB mà Châu Đạt Quan ghi lại trong chuyến đi sứ đến nước

Chân Lạp vào khoảng năm 1296 - 1297 SCN.

Vào cuối thế kỷ XVIII, trong cuốn sách “Phủ biên tạp lục”, Lê Quý Đôn có

những mô tả: Phủ Gia Định, đất Đồng Nai, từ cửa biển Cần Giờ, Soài Lạp, Cửa Đại,

Cửa Tiểu… toàn là rừng rậm hàng mấy trăm dặm [27, tr.24]. Qua mô tả từ các thư

tịch cổ cho thấy, từ thế kỷ thứ XII đến cuối thế kỷ XVIII vùng TNB phát triển theo

chiều hướng ngày càng hoang dã, cảnh vật thiên nhiên như chưa từng có ai khai phá.

Về khí hậu, theo các nhà nghiên cứu, những đặc điểm của các nhóm cổ sinh

đặc biệt là bào tử phấn hoa, cùng với đặc điểm của lớp vỏ phong hoá cổ có thể xác

định được khí hậu thời kỳ Pleistocen ở đồng bằng Nam Bộ có chế độ nhiệt đới gió

mùa rất rõ [34, tr.16-17]. Thảm thực vật toàn vùng đã phản ánh điều kiện khí hậu

thời kỳ Óc Eo mang tính nhiệt đới có sự xen kẽ nóng khô và nóng ẩm.

Như vậy, có thể thấy, điều kiện thiên nhiên và khí hậu những thế kỷ đầu

Công nguyên không khác nhiều so với ngày nay.

Page 22: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

19

1.2.2. Dân cư

Qua các phát hiện khảo cổ học có thể thấy, con người đã có mặt trên vùng

đất Nam Bộ từ rất sớm. Trong quá trình phát triển (từ thời kỳ đồ đá cũ tiến đến thời

kỳ kim khí), con người nơi đây đã để lại trên vùng đất Nam Bộ một nền văn minh

rực rỡ. Vậy chủ nhân của nền văn minh đó (Óc Eo) là ai? Câu hỏi này được nhiều

học giả nghiên cứu, lý giải và tranh luận, đến nay vẫn chưa có lời giải đáp thoả

đáng. Việc nghiên cứu dân cư Óc Eo từ khối tư liệu khảo cổ học lại càng gặp nhiều

khó khăn hơn do các tư liệu nhân chủng phát hiện trong các cuộc khai quật quá ít ỏi,

một số khu mộ được phát hiện là chủ yếu là mộ hoả táng khiến cho việc xác định

nhân chủng khó có kết quả chính xác và tin cậy. Tuy nhiên, bằng những tư liệu hiện có,

công trình cố gắng khái quát những nét cơ bản nhất về cư dân Óc Eo ở Tây Nam Bộ.

Trong các đợt khai quật những di chỉ sớm, thuộc giai đoạn tiền Óc Eo ở vùng

Nam Bộ, các nhà khảo cổ học đã phát hiện một số mộ huyệt đất. Đây có thể coi là

nguồn tư liệu xác thực nhất, để xác định lớp người đầu tiên sinh sống ở vùng Nam

Bộ Việt Nam ngày nay.

Tại di tích An Sơn (có niên đại 3820±70 BP và 2775±50 BP) vào những năm

1978, 2004, 2007, 2009 các nhà khảo cổ học đã phát hiện 35 mộ táng và nhiều di

cốt nằm rải rác trong các hố khai quật. Qua giám định về cổ nhân học cho biết,

những di cốt này thuộc nhiều lứa tuổi (từ trẻ nhỏ 2 - 3 tuổi đến người lớn trên 50

tuổi), giới tính khác nhau (có nam, có nữ) và đều thuộc giống người có tên khoa học

là Indonesien [18]. Như vậy từ những phát hiện trên, có thể xác định, người

Indonesien chính là lớp người đầu tiên mở đất, lập nghiệp ở vùng đất này. Đặc biệt,

các di cốt người phát hiện trong cuộc khai quật tại An Sơn năm 2009 đã được phân

tích bằng nhiều phương pháp khác nhau. Kết quả cho thấy có 3 người trưởng thành

(1 nữ 40-49 tuổi, 1 nữ 20-29 tuổi, 1 nam 30-39 tuổi), 3 trẻ em từ 1-4 tuổi và 1 thiếu

niên từ 10-14 tuổi. Việc phân tích nhân chủng cũng đi đến nhận định rằng trong khi

người An Sơn có các chỉ số răng gần gũi với răng của cư dân Jomon và Hoà Bình

thời kỳ Holocene, các số đo sọ cũng cho thấy sự gần gũi với cư dân Đông Sơn thời

kỳ Đồ Đồng, người Việt và những người Đông Á hiện đại. Điều đó gợi ý rằng cư

dân An Sơn bảo lưu một số đặc điểm gien của các nhóm cư dân bản địa Đông Nam

Page 23: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

20

Á sớm hơn, nhưng cũng xuất phát từ một quá trình di cư từ các khu vực khác của

Đông Á [155, tr.165].

Tại địa điểm Giồng Phệt (Thành phố Hồ Chí Minh), trong đợt khai quật

tháng 2 năm 1993 đã phát hiện 59 mộ chum nhưng cho đến nay, chưa có kết quả

xác định. Vào tháng 4 năm 1993, các nhà khảo cổ tiếp tục phát hiện 5 mộ táng và 1

mộ vò, tuy nhiên, các di cốt không còn nguyên vẹn. Đến cuối năm 1993, cũng tại

địa điểm này, các nhà khảo cổ học tiếp tục phát hiện 3 mộ đất và 3 mộ chum. Trong

đó, có một bộ di cốt có hộp sọ còn tương đối nguyên được xác định giới tính nam,

khoảng 50-60 tuổi, có quan hệ gần gũi với sọ của người Mongoloid, cư dân Đông

Sơn (nhóm loại hình Đông Nam Á).

Tại địa điểm Giồng Cá Vồ, các cuộc khai quật trong các năm 1993, 1994 và

1997 đã phát hiện 359 mộ chum và mộ đất, trong đó 24 sọ (13 sọ nam và 11 sọ nữ)

đã được Nguyễn Lân Cường đưa đi nghiên cứu. Tuy nhiên chỉ 6 sọ có đủ yếu tố xác

định nhân chủng, trong đó có 5 sọ nữ khá gần với những sọ nữ thuộc nhóm loại

hình Đông Nam Á của văn hóa Đông Sơn có đặc trưng của chủng tộc Mongoloid

Nam Á [19, tr.187].

Tại địa điểm Lộc Giang (Long An) đã phát hiện một hộp sọ của phụ nữ

khoảng 30 - 35 tuổi trong tầng văn hóa Óc Eo. Tuy không còn nguyên vẹn, song

Nguyễn Lân Cường cho rằng sọ có một số nét của người Mongoloid [19, tr.185].

Tại khu vực Gò Rạch Rừng, huyện Mộc Hoá, Long An, nhân dân đã phát

hiện 8 bộ xương cốt cùng với một số đồ trang sức bằng đá, mảnh gốm, xương động

vật. Trong đó, có 3 sọ có thể nghiên cứu được: 1 sọ của một người phụ nữ khoảng

25 tuổi, cao 1,54m; 1 sọ của một người nam giới khoảng 60 tuổi, cao 1,65m; 1 sọ

của một người phụ nữ khoảng 65 tuổi, cao 1,57m; Nguyễn Quang Quyền cho rằng

họ thuộc loại hình “thượng cổ” gần giống với Melanesien. Tuy nhiên, Nguyễn Lân

Cường có các số đo hơi khác và cho rằng đây chính là những người Indonesien cổ.

Năm 1997 tại địa điểm Gò Ô Chùa, các nhà khảo cổ học đã phát hiện 2 di cốt

(trong số 12 di cốt) được xác định là của một cá thể nam, khoảng 40 tuổi, cao 1,67m

và một cá thể nam, khoảng 18-20 tuổi, cao 1,63m. Sọ của hai cá thể này gần nhất

với sọ người Việt [19, tr.182].

Page 24: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

21

Tại di tích Cạnh Đền (Trăm Phố), Malleret phát hiện 7 sọ người và được xác

định là thuộc thời đại Đồng – Đá, cách ngày nay 4000 năm. Theo E. Genet Varcin,

đây là những sọ của người Indonesien. Hai sọ và một số xương cốt do các nhà khảo

cổ học Việt Nam phát hiện sau này, cũng trong khu vực phát hiện được nhóm di cốt

nói trên, được Nguyễn Quang Quyền cho là có các đặc điểm của người Thượng

(Indonesien), với nhiều đặc điểm của đại chủng Australoid [59, tr.247-250].

Tại di tích Gò Tháp, các nhà khảo cổ học cũng đã phát hiện một số di cốt

người cổ. Trong đó, sọ kí hiệu ĐT.84.TS.X.03 có dáng rất giống sọ Cạnh Đền (sọ

Thnal Mroy 24.359, nữ 30 tuổi). Lê Trung Khá cho rằng, sọ ở Gò Tháp và Cạnh

Đền thuộc cùng thời kì văn hóa Óc Eo hay sớm muộn hơn đôi chút, có nhiều nét

tương tự sọ nữ cổ ở An Sơn và Samrongsen và mang đặc điểm của người Thượng,

nhóm người được xếp vào tiểu chủng hay loại hình nhân chủng Indonesien. Di duệ của

lớp người này hiện nay vẫn còn ở Đông Nam Á lục địa và hải đảo [59, tr.247-250].

Một sọ cổ (OE84.TS.X01) của cá thể nam, khoảng 30 tuổi phát hiện ở Lung

Lớn cũng có dáng dấp giống sọ Gò Tháp nhưng kích thước lớn và thô hơn. Kết quả

nghiên cứu cho thấy sọ có thể có cùng niên đại với sọ Gò Tháp và Cạnh Đền, thuộc

chủng Indonesian [59, tr.247-250].

Tại di tích Nhơn Thành (Cần Thơ), phát hiện 1 sọ nam khoảng 55-60 tuổi và 2 sọ

trẻ em khoảng 8-11 tuổi, được Nguyễn Quang Quyền xác định thuộc loại hình Thượng

hoặc Việt. Cũng tại di tích này, 2 sọ khác của một nam và một nữ, đều ở độ tuổi 60

được Nguyễn Lân Cường và nguyễn Kim Thuỷ xác định thuộc nhóm người Việt.

Tại địa điểm Gò Cây Tung (An Giang), trong các cuộc khai quật năm 1993-

1994 đã phát hiện 19 ngôi mộ và có tới 23 cá thể, có niên đại khoảng thế kỉ 6-5

TCN đến 4-5 SCN. Các di cốt đã được xác định gồm 7 nữ, 9 nam và 7 cá thể không

xác định, hầu hết các cá thể ở độ tuổi 20-50, 1 cá thể gần 70 tuổi. Các sọ thuộc loại

ngắn, mặt thuộc loại rộng trung bình, nghiêng về hẹp ở nữ và rộng ở nam, được cho

là gần gũi với sọ của cư dân Thái Lan, Việt và cư dân Đông Sơn cổ (nhóm loại hình

Đông Nam Á), khác biệt hẳn với người Thượng và người Khmer [19, tr.188-189].

Như vậy, từ những nghiên cứu nhân chủng, chủ yếu phát hiện trong các di

tích tiền Óc Eo và Óc Eo sớm, có thể thấy sự có mặt của nhiều nhóm tộc người khác

Page 25: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

22

nhau trên vùng đất Nam Bộ. Trong đó, các nhà nghiên cứu nhân chủng cho rằng,

nét nổi bật của cư dân cổ ở vùng Nam Bộ là những người Mongoloid gần gũi với

người Việt, nhóm loại hình Đông Nam Á của người Đông Sơn.

Khi nói về chủ nhân của nền văn hóa Óc Eo, thư tịch Trung Hoa cho biết

người Phù Nam có nước da đen, tóc quăn, mặt tròn, mũi ngắn. Nam sử và Thông chí

cũng mô tả người Phù Nam nước da đen, xấu, búi tóc (có lẽ là chỉ phụ nữ, như Lương

thư cũng nói đến), vẽ mình, ở trần, đi chân đất. Những mô tả này cho thấy những

phong tục gần gũi với các nhóm cư dân vùng Tây Nguyên (người Thượng), theo chế

độ mẫu hệ, vốn là hậu duệ của lớp cư dân bản địa có nguồn gốc từ sự kết hợp giữa các

tộc người nói tiếng Nam Đảo với các tộc người nói tiếng Môn-Khmer [132, tr.50-55].

Ngoài ra, qua các ghi chép của sứ thần Trung Hoa, truyền thuyết và bia kí, có

thể thấy rằng từ khoảng đầu Công nguyên người Ấn Độ đã có mặt trên vùng đất

này. Điều này được thể hiện trước hết qua cuộc hôn nhân của thủ lĩnh địa phương

(Liễu Diệp) với giới quý tộc người Ấn Độ (Hỗn Điền). Những dấu tích sớm của các

ngôi nhà lợp ngói kiểu Ấn Độ, các loại đồ gốm cao cấp có bề mặt miết bóng màu

vàng bò (buff ware) kiểu Ấn phủ thành lớp dày trong hố khai quật tại Gò Tư Trâm

cho thấy ở đây có thể đã có những kiều dân Ấn hoặc ít nhất là những người mang

hai dòng máu Ấn và bản địa. Từ những đồ trang sức và một số điêu khắc thể hiện

sâu đậm những ảnh hưởng Ấn Độ, có thể cho rằng đã có các nhóm thợ thủ công

người Ấn cư trú trong vùng. Các giáo sĩ và nhà sư người Ấn không chỉ theo các con

tàu đi truyền giáo, mà còn định cư một số nơi trong vùng Đông Nam Á, trong đó có

vùng đất Nam Bộ. Họ đặc biệt được coi trọng trong triều đình Phù Nam. Vào năm

484, vua Jayavarman (Đồ Gia Bạt Ma) còn cử nhà sư Na Gia Tiên (Nagasena) sang

sứ Trung Quốc. Từ các nguồn tư liệu trên, không thể phủ nhận rằng có một số

lượng cư dân gốc Ấn đáng kể trong thành phần dân cư nơi đây.

Ngoài ra, các tác phẩm mang tính chất tôn giáo, những tượng đất nung nhỏ

hoặc các hình nhân phát hiện ở Óc Eo (An Giang), Nhơn Thành (Cần Thơ), Gò

Tháp (Đồng Tháp), cho thấy yếu tố của các nhóm cư dân ngoại lai từ Trung Hoa và

các khu vực khác. Các điêu khắc tôn giáo cũng đã phản ánh phần nào thành phần

dân cư trong cộng đồng Óc Eo. Điều này được thể hiện qua các điêu khắc của hai vị

Page 26: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

23

thần Vishnu và Siva trong khoảng nửa đầu thiên niên kỷ I với khuôn mặt khá nặng

nề, có đôi má bầu, mũi to, mặt hơi ngắn. Từ thế kỉ 7 trở đi, phát triển các điêu khắc

nhân thể có khuôn mặt vuông vức hơi dài, trán phẳng. Có thể cho rằng đây là các

hình ảnh của hai tộc người khác nhau trong xã hội Óc Eo.

Từ những kết quả phân tích cổ nhân học, khảo cổ học và tư liệu của thư tịch

cổ Trung Hoa cho thấy chủ nhân nền văn hóa Óc Eo - Phù Nam là người bản địa

thuộc chủng Indonesien. Trong quá trình phát triển, họ có sự tiếp xúc và cộng cư

với những yếu tố nhân chủng khác tạo nên cộng đồng cư dân Óc Eo cùng nhau xây

dựng nên vương quốc Phù Nam hùng mạnh.

1.3. Lịch sử nghiên cứu và các dấu tích văn hóa Óc Eo

1.3.1. Lịch sử nghiên cứu

Lịch sử phát hiện và nghiên cứu nền văn hóa Óc Eo ở đồng bằng Nam Bộ

không phải là một quá trình liên tục về thời gian. Nó được biết đến từ rất sớm qua

các thư tịch cổ Trung Quốc. Người đầu tiên thu thập và dịch những tư liệu này

chính là nhà nghiên cứu người Pháp P.Pelliot. Ông đã thu thập từ 22 tư liệu cổ

Trung Quốc liên quan đến vương quốc Phù Nam. Đây là nguồn tư liệu chữ viết quý

giá, các thông tin vô cùng phong phú, cho ta thấy được toàn cảnh đời sống xã hội

của cư dân Phù Nam lúc bấy giờ. Hầu hết các nhà nghiên cứu sau này đều sử dụng

nguồn tư liệu này để nghiên cứu, xem nó như là một công cụ hữu hiệu để tìm hiểu

về vương quốc cổ đại này. Tuy nhiên, những thông tin từ các thư tịch khá phức tạp,

vì có phần ghi trực tiếp qua các sứ giả, qua quan hệ bang giao, có phần ghi qua

những truyền thuyết trong khu vực, những lời kể gián tiếp, hoặc người sau chép lại

người trước [73, tr.178]…, không phải là những chứng cứ xác thực để xác minh

nền văn minh cổ đại này.

Đến nửa sau thế kỷ XVIII đầu thế XIX, nhiều nhà nghiên cứu người Pháp và

các học giả phương Tây đã phát hiện một số bia ký và thu thập hàng loạt di vật khảo

cổ học có niên đại khoảng thế kỷ I đến thế kỷ X SCN ở nhiều tỉnh Nam Bộ: năm

1879, A.Corre đã lượm được một số cổ vật và thấy hai tấm bia đá khắc chữ Phạn;

đến năm 1912, O.Connel đã phát hiện một pho tượng thần Vishnu khổng lồ; trong

các năm 1922, 1928, 1936 Suzanne, Karpeles, Jean Bouchot, F.Fraisse, H.Parmenlier

Page 27: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

24

đã lần lượt tìm thấy nhiều di tích, di vật mà phần lớn là tượng thần, linh vật thờ

bằng đá, tấm đá có chạm trổ. Những di vật này chủ yếu nằm ở khu vực Ba Thê.

Điều này đã phần nào chứng minh cho giả định ở vùng ĐBSCL đã từng có một

vương quốc tồn tại mà thư tịch cổ Trung Quốc nhắc đến là “vương quốc Phù Nam”.

Cũng trong khoảng thời gian này, ở vùng đồng bằng miền Tây như Cạnh

Đền, Tân Long, Prasat pream Loven (Gò Tháp), di tích những đường nước cổ từ

Angkor Borei đến Ba Thê cũng đã được phát hiện. Chính từ những phát hiện này đã

thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp, trong đó, nhà

khảo cổ học người Pháp L. Malleret - là người có những đóng góp quan trọng trong

việc phát hiện và có những nghiên cứu tiên phong cho nền văn hóa này.

Những năm sau đó (1938 - 1945), L.Malleret và các cộng sự đã tổ chức

nhiều cuộc thăm dò, khảo sát, khai quật và phát hiện nhiều di tích mới ở vùng đồng

bằng châu thổ sông Cửu Long. Đến năm 1959 - 1963, những nghiên cứu trước đó

của ông, chủ yếu là cuộc khai quật ở Óc Eo, lần lượt được giới thiệu trong 4 tập

sách: “L’archéologie du Delta du Mékong”. Tập I (1959) mô tả khá chi tiết các loại

hình di tích, di vật được phát hiện ở vùng Hậu Giang. Tập II (1960) trình bày những

nghiên cứu của mình về các hiện vật thu được, đặc biệt là đồ gốm. Tập III (1962)

khảo cứu các loại hình đồ trang sức bằng kim loại quý, đá quý… Tập IV (1963)

ngoài phần trình bày những phát hiện mới ở vùng Tiền Giang, ông còn phân tích

diện mạo của nền văn minh Óc Eo ở vùng ĐBSCL. Công trình này (4 tập) đã công

bố những phát hiện, mở ra hướng nghiên cứu mới cho các nhà khoa học. Nhiều dấu

vết kiến trúc bằng gạch, bằng đá; nhiều cọc gỗ, nhà sàn; nhiều di vật bằng gốm, đất

nung, đá, đồng, chì, thiếc, vàng, bạc, đá quý, thuỷ tinh…; nhiều tàn tích thực vật,

xương cốt động vật nằm trong hai lớp cư trú khác nhau, ở độ sâu từ 0,60 - 2,20m đã

được L.Malleret phân tích, từ đó đưa ra nhận định: Óc Eo là một đô thị có hoạt

động mậu dịch, thương mại - là một thành phố cảng có vị trí quan trọng về kinh tế,

văn hóa và chính trị. Tại địa điểm di tích Óc Eo đã có một quá trình cư trú lâu dài

và đây được coi là một cảng biển quốc tế đặc biệt phát triển lúc bấy giờ. Thông qua

các hiện vật, nội dung của tập sách đã đề cập đến một số vấn đề liên quan đến đời

sống của cư dân Óc Eo. Tuy nhiên, tập sách chủ yếu trình bày những phát hiện khảo

Page 28: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

25

cổ ở vùng châu thổ sông Cửu Long trong vòng mấy chục năm trước đó. Còn rất

nhiều vấn đề mang tính chất khoa học về nền văn hóa này chưa được làm rõ như

phạm vi phân bố, đặc điểm, nội dung, quá trình phát triển và suy vong của văn hóa

Óc Eo. Vấn đề cuội nguồn và mối liên hệ của văn hóa Óc Eo với vương quốc Phù

Nam, Chân Lạp và Chămpa… vẫn cần chúng ta tiếp tục tìm tòi, nghiên cứu.

Từ sau các hoạt động nói trên của các nhà khảo cổ người Pháp, vì chiến tranh

và các lý do khác nhau nên trong vài thập niên sau đó, không có một cuộc khai quật,

nghiên cứu nào về văn hóa Óc Eo ở vùng TNB. Các công trình nghiên cứu trước đó

chỉ mang tính chất mô tả, giới thiệu, giải thích sơ lược dưới nhiều giác độ khác nhau

về nền văn hóa Óc Eo ở miền TNB, là hướng gợi mở cho các công trình nghiên cứu

tiếp theo, chưa đi sâu vào phân tích từng khía cạnh và minh định một cách có hệ

thống về nền văn hóa này.

Sau năm 1975, khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước hoà bình

thống nhất, việc nghiên cứu các nền văn hóa cổ trong cả nước được nhiều cơ quan

khoa học, cơ quan quản lý nhà nước và các nhà khoa học, các cuộc hội thảo đặc biệt

quan tâm. Không ít nghiên cứu sinh chọn những vấn đề có liên quan đến nền văn

hóa Óc Eo làm đề tài nghiên cứu của luận án. Có nhiều NXB, tạp chí khoa học đã

đăng tải những công trình nghiên cứu của các tác giả viết về văn hóa Óc Eo như

Đào Linh Côn, Lê Xuân Diệm, Võ Sĩ Khải, Lê Thị Liên, Nguyễn Thị Hậu, Bùi Phát

Diệm, Đặng Văn Thắng…; một số cơ quan quản lý nhà nước, viện nghiên cứu

chuyên ngành cũng đã triển khai nghiên cứu các đề tài, dự án cấp Nhà nước, cấp bộ

như Viện Khảo cổ học, Viện KHXH tại TP.HCM… Đến nay, có thể cho rằng, đã có

hàng trăm công trình nghiên cứu liên quan đến từng mặt của văn hóa Óc Eo, trong

đó, chủ yếu là của các nhà khảo cổ học nghiên cứu về các di tích, di vật đang nằm

sâu dưới lòng đất. Bức tranh về vương quốc Phù Nam và nền văn minh Óc Eo ngày

càng hiện ra một cách rõ ràng hơn.

- Nghiên cứu về đời sống văn hóa vật chất của văn hóa Óc Eo

Về lương thực, thực phẩm: Đã được một số tác giả nhắc đến qua việc phát

hiện dấu tích lúa gạo và các loại xương động vật trong các di tích cư trú. Trong một

bài viết, Võ Sĩ Khải đã đề cập đến, Óc Eo “là một xã hội nông nghiệp trồng lúa

Page 29: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

26

nước, lương thực chính hiển nhiên là cơm. Thức ăn gồm cả các loại thịt rừng, hải

sản và thú nuôi (tôm, cá, sò, ốc, trâu, bò, hươu, nai, lợn rừng, lợn nhà, chó và cả

voi), các loại rau củ (dừa, trám, củ năng...)” [65, tr.399]. Trong một nghiên cứu

khác, tác giả cùng với Lê Xuân Diệm, Đào Linh Côn cũng đã khẳng định việc “phát

hiện dấu vết của nhiều cánh hoa, cọng hoa và lá cây tương đối còn nguyên dạng” và

hàng chục tiêu bản xương răng động vật như: “lợn rừng, lợn nhà, hươu đầm lầy,

voi, trâu, bò, cá sấu, cá, rùa, chuột...” [26, tr.429].

Tuy nhiên, trong những công trình này, các tác giả chỉ đề cập đến các dấu

tích lúa gạo, di cốt động vật, các loại rau củ... dưới dạng báo cáo khảo cổ học hoặc

là những phát hiện mới về mặt khảo cổ học. Đây sẽ là những cứ liệu xác thực nhất

mà luận án kế thừa nhằm làm rõ những đặc trưng trong văn hóa ẩm thực của cư dân

Óc Eo ở miền TNB.

Về trang phục, theo Võ Sĩ Khải, trang phục của cư dân Óc Eo có sự khác

biệt, tuỳ theo tầng lớp trong xã hội mà có những cách mặc khác nhau “phụ nữ mặc

váy dài, phần trên để trần hoặc phủ kín; đàn ông đóng khố ngắn, phần trên để trần,

cả nam lẫn nữ đều đeo nhiều đồ trang sức, bùa đeo” [149, tr.399]. Theo các tác giả

Lê Thị Liên [85], Lê Xuân Diệm, Đào Linh Côn, Võ Sĩ Khải [26], có thể nhận biết

trang phục trong xã hội Óc Eo thông qua các tượng người, tượng thần và tượng

Phật. Tượng nam thần và nữ thần đều có trang phục tương đối giống nhau: đầu đội

mũ, phần trên cơ thể để trần, phía dưới quấn sampot (nam) hay mặc váy (nữ) và đeo

thắt lưng. Với tượng Phật, tác giả chia làm hai loại trang phục: Loại thứ nhất khoác

áo cà sa hở một bên vai; loại thứ hai khoác áo cà sa kín hai vai, dài đến mắt cá chân.

Như vậy, qua những di vật tìm thấy ở các di tích cư trú, di tích kiến trúc văn

hóa Óc Eo như các pho tượng người, tượng thần, tượng Phật và các hình vẽ trên một

số di vật khác các tác giả đã đưa ra những nhận định về trang phục của cư dân Óc Eo.

Tuy nhiên, những nhận định này chỉ được các tác giả nhắc đến một cách khái quát

trong quá trình phân tích các di vật. Tác giả luận án dựa vào các báo cáo khảo cổ,

những nhận định của các tác giả đi trước về trang phục của các vị thần, phật để phân

tích các loại trang phục của cư dân Óc Eo, thông qua đó làm rõ thái độ ứng xử của

con người với môi trường tự nhiên vùng TNB những thế kỷ đầu Công nguyên.

Page 30: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

27

Về cư trú, các tác giả Lê Xuân Diệm, Đào Linh Côn, Võ Sĩ Khải [26] đã lần

lượt liệt kê các di chỉ cư trú, kiến trúc tôn giáo, mộ táng trong văn hóa Óc Eo. Theo

các tác giả, cư dân Óc Eo chủ yếu sống trên nhà sàn, có một số dấu vết của kiến trúc

gạch ngói, nhưng đó có thể là kiến trúc của các đền thờ. Tác giả Lê Thị Liên cũng

cho rằng, “kiến trúc nhà sàn là một trong những hình thức cư trú của cư dân Óc Eo”

còn cấu trúc kiên cố chủ yếu ở “trên gò hoặc vùng cao, dấu vết kiến trúc chỉ được

nhận thấy qua các mảnh gạch vỡ trong tầng văn hóa hoặc trên bề mặt” [80, tr.437-

442]. Còn theo Võ Sĩ Khải, cư dân Óc Eo sống chủ yếu trên nhà sàn hoặc thuyền

bè, chỉ có những ngôi đền, chùa mới được xây dựng kiên cố [149, tr.400]. Cũng trên

quan điểm cư dân Óc Eo cư trú trên nhà sàn, Huỳnh Công Bá cho rằng, “cư trú trên

nhà sàn là một truyền thống lâu đời” và họ còn biết “đắp đất thành các gò rộng hàng

hécta làm nền móng cho kiến trúc đền thờ hay khu mộ táng” [1, tr.288].

Những công trình này đã đề cập đến một số hình thức cư trú của cư dân Óc

Eo như: cư trú trên nhà sàn, thuyền bè và nền gạch. Tuy nhiên, nó chỉ dừng lại ở

việc nêu lên một cách sơ lược về các hình thức cư trú, chứ chưa đi sâu phân tích, lý

giải tại sao cư dân Óc Eo lại chọn những hình thức cư trú này. Trên cơ sở các công

trình đi trước, tác giả luận án sẽ kế thừa, làm rõ hơn về mô hình cư trú, các hình thức

cư trú và thái độ ứng xử của con người đối với môi trường tự nhiên mà họ đang sinh

sống thông qua việc lựa chọn các hình thức cư trú thích hợp với môi trường sống.

Về giao thông, Các tác giả Võ Sĩ Khải [65], Đào Linh Côn [14] đều cho rằng,

cư dân Óc Eo đi lại bằng cả đường thuỷ (đường biển, đường sông và các kênh đào)

lẫn đường bộ (sử dụng các loài voi, ngựa và có thể cả trâu bò). Các tác giả khẳng

định rằng, giao thông đường sông và đường biển trong thời đại Óc Eo khá phát triển

và đóng vai trò thiết yếu trong việc giao lưu văn hóa, kinh tế giữa các vùng trong

khu vực với nhau. Đặc biệt, theo Bùi Phát Diệm, chức năng của hệ thống kênh đào

không chỉ là tiêu, thoát nước cho đồng bằng ngập nước mà còn phục vụ rất hữu hiệu

cho việc đi lại. Người ta còn “thiết kế nhiều con tàu có thể di chuyển trên chính

những dòng kênh đó” [152, tr.363].

Trong một công trình khác [148], Dương Văn Truyện, Võ Sĩ Khải, Lưu

Nghĩa cho rằng, những di chỉ khảo cổ học thuộc văn hóa Óc Eo phần lớn được phân

Page 31: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

28

bố ở các điểm tụ, đầu mối của những tuyến giao thông và được nối liền với nhau

bằng những đường nước cổ tạo thành một hệ thống đường thuỷ rộng lớn trên phần

châu thổ phía nam sông Hậu.

Về phương tiện giao thông, hiện nay, 3 di tích văn hóa Óc Eo đã tìm thấy

dấu tích thuyền gỗ. Đó là địa điểm Xoa Ảo, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang.

Tại đây, Phan Thanh Toàn và các đồng nghiệp ở BTKG đã phát hiện phần mũi

thuyền gỗ, đầu mũi thuyền có xích và neo sắt, trong thuyền tìm thấy khá nhiều gốm

Óc Eo và tiền Óc Eo. Do chưa khai quật nên di tích tại thời lấp lại [139, tr.706-708].

Phát hiện thuyền thứ hai ở Giàn Gừa, Kiến Lương, Kiên Giang và thứ ba là ở xã

Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ. Những phát hiện này được

Nguyễn Quốc Mạnh, khoa Khảo cổ, trường Đại học KHXH Tp. Hồ Chí Minh công

bố trong các bài báo cáo khảo cổ học.

Những phát hiện và các công trình nghiên cứu này sẽ là gợi ý quan trọng, là

chứng cứ xác thực để chúng tôi mạnh dạn đưa ra những lý giải của mình trong vấn

đề đi lại của cư dân Óc Eo.

Về các ngành sản xuất, thông qua những di vật phát hiện được có thể thấy,

các ngành nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp đặc biệt phát triển.

Các tác giả đều cho rằng, nông nghiệp có vị trí, vai trò quan trọng trong sự

phát triển kinh tế - xã hội của cư dân Óc Eo, đặc biệt là nền nông nghiệp lúa nước.

Theo Võ Sĩ Khải “cảng thị Óc Eo đã hình thành từ một xã hội nông nghiệp lúa

nước, thuộc dạng trồng lúa đầm lầy với một hệ thống kênh đào hỗ trợ cho cây lúa”,

cư dân Óc Eo đã biết cấy các loại lúa (Oryza sativa) và khai thác các loại lúa trời

(Oryza prosativa và Oryza nivara proparte). Tác giả còn khẳng định “nền kinh tế

nông nghiệp của cư dân Óc Eo đã thoát khỏi tình trạng tự phát, đã có tính cộng

đồng, có tổ chức quy mô rộng lớn trên toàn miền TNB vào những thế kỷ đầu Công

nguyên” [149, tr.394-395].

Theo tác giả Huỳnh Công Bá [1] và Đinh Trung Kiên [67]: Óc Eo chính là

quê hương của các loài lúa nổi, người Óc Eo có thể trồng nhiều loại lúa khác nhau,

còn có thể làm nương rẫy, khai thác thuỷ, hải sản. Còn tác giả Nguyễn Xuân Hiển

thì cho rằng, nghề trồng lúa ở ĐBSCL đã phát triển từ rất sớm, khoảng từ thế kỷ I

Page 32: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

29

đến thế kỷ VII SCN. “Nghề trồng lúa có nhiều phần chắc chắn là một nội dung

chính của hoạt động nông nghiệp, chi phối toàn bộ hoạt động này trong một môi

trường phổ biến là sình lầy, ẩm thấp” [38, tr.239].

Cùng chung quan điểm này, tác giả Đào Linh Côn [14] cho rằng, xã hội Óc Eo

đã có nghề trồng lúa phát triển ở cả vùng cao lẫn vùng thấp. Trong đó, tác giả đã phân

tích bốn khía cạnh của nghề nông: nghề trồng lúa của cư dân Óc Eo đã phát triển

đến một trình độ nhất định, họ biết sản xuất nhiều giống lúa khác nhau (lúa cạn, lúa

nước và lúa nổi); có hệ thống kênh đào chằng chịt trên khắp vùng, vừa đáp ứng nhu

cầu trong sinh hoạt, giao thông, vừa đáp ứng nhu cầu tưới tiêu cho nghề nông; nghề

làm vườn trồng các loại cây ăn củ, ăn quả, trồng hoa đã khá phát triển (dừa, cau,

mãng cầu xiêm, các loại hoa sen, Actisô, cúc...); nghề nông phát triển, lương thực

dồi dào là cơ sở cho hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển theo…

Để so sánh sự khác nhau trong sản xuất nông nghiệp của một số nước thuộc

vùng Nam Bộ cổ đại, Lê Thị Liên và Tống Trung Tín cho rằng, Phù Nam và Chân

Lạp đều là những nước có nền nông nghiệp phát triển. Trong đó, “Người Phù Nam

trồng lúa nước đại trà, phải đương đầu với việc thoát thuỷ cho cả một vùng đất châu

thổ rộng lớn hơn là việc dẫn thuỷ nhập điền”; còn “Người Chân Lạp, trái lại, quen

khai thác đất núi đồi, lợi dụng nước thiên nhiên chảy theo sườn dốc. Họ phải dự trữ

nước mùa mưa để tưới ruộng vào mùa khô” [4, tr.19].

Trong khuôn khổ các bài báo cáo khoa học, bài tạp chí, những kiến thức mà

các tác giả đưa ra là những thông tin khoa học, với cách lý giải xác đáng. Các tác

giả không chỉ dựa vào những dấu tích lúa gạo mà còn dựa vào các tư liệu thư tịch cổ

để lý giải, phân tích. Vì vậy, đây là những tư liệu quan trọng bên cạnh tư liệu khảo

cổ học, để giúp chúng tôi mạnh dạn thực hiện luận án của mình.

Về thủ công nghiệp, tác giả Võ Văn Khải [64] khẳng định, các nghệ nhân ở

đây có tay nghề rất cao, có thể nói đã đạt đến trình độ tinh xảo. Bằng chứng là

những vật dụng trong sinh hoạt thường ngày và trong sản xuất hay những đồ trang

sức được các nghệ nhân trang trí bằng nhiều đề tài hoa văn từ đơn giản đến tinh vi.

Theo tác giả, người thợ thủ công ở đây đã để lại những dấu ấn riêng của cá nhân và

của nhóm thợ. Còn theo tác giả Đào Linh Côn [14], có thể phân loại được nhiều

Page 33: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

30

ngành nghề: mộc, đá, tạc tượng, xây dựng, đóng thuyền, gốm, dệt, đúc thuỷ tinh,

luyện kim... Thời kỳ này đã có những người thợ với tay nghề khéo léo và sự phân

công lao động rõ ràng trong từng ngành nghề. Tuy nhiên, những công trình này

cũng chỉ đề cập một cách khái quát, chưa đi sâu phân tích sự thể hiện của từng

ngành nghề thông qua các di vật. Những gợi ý của những công trình trên có ý nghĩa

quan trọng để luận án kế thừa và có hướng đi đúng đắn.

Theo tác giả Vương Thu Hồng, “ngay từ đầu Công nguyên, vùng Đồng Tháp

Mười đã có một cụm di tích xưởng chế tác hạt chuỗi và đồ kim hoàn có mối quan hệ

gần với di chỉ Óc Eo (An Giang), Giồng Phệt, Giồng Cá Vồ (Cần Giờ, Tp. HCM) và có

mối quan hệ xa với các di chỉ sản xuất hạt chuỗi nổi tiếng của Thái Lan [150, tr.823].

Khi phân tích các loại hình gốm ở di chỉ cư trú Gò Tháp, Nguyễn Quốc

Mạnh [95] khẳng định, đồ gốm trong di tích Gò Tháp rất đa dạng, phong phú về

chủng loại cũng như công dụng của nó, được thể hiện qua các hiện vật: bình, nồi,

vò, chậu có quai cầm, bát bồng, bát, tô nhỏ, nắp đậy, ly cốc, chum nhỏ, chai gốm, cà

ràng, khuôn làm gốm. Đồ gốm ở đây được sản xuất rất tinh xảo; hoa văn đa dạng về

loại hình, “được tạo bởi nhiều kỹ thuật tạo văn khắc khác nhau, gồm: văn đập, in,

vạch, đắp nổi, cắt lộng và vẽ - tô màu” [tr.78] đã thể hiện được tay nghề điêu luyện

của người thợ làm gốm. Tác giả khẳng định rằng, “đồ gốm được sản xuất tại chỗ”,

tuy nhiên, nó lại được “tiếp nhận mạnh mẽ các yếu tố văn hóa từ bên ngoài, đặc biệt

là từ văn hóa Ấn Độ” [tr.122].

Các công trình nêu trên đã đề cập đến các ngành nghề thủ công một cách khá

cụ thể, thông qua việc phân tích các di vật được phát hiện. Đây là tài liệu liên quan,

xuyên suốt đề tài. Bởi các di vật được phát hiện và những phân tích trong các công

trình trên không chỉ sử dụng cho các ngành nghề thủ công mà còn là minh chứng

cho những phong tục, tập quán, tôn giáo tín ngưỡng, giao lưu văn hóa mà luận án sẽ

choc hiện. Các tác giả mô tả, phân tích các di vật để người đọc thấy được sự phát

triển phong phú, đa dạng của nhiều ngành nghề thủ công khác nhau và làm tăng tính

tin cậy của tư liệu. Nhưng điều mà chúng tôi còn thấy trăn trở ở đây chính là cách

giải mã văn hóa của các di vật tìm thấy trong văn hóa Óc Eo. Nhìn chung, các di vật

còn ẩn chứa nhiều ý nghĩa hơn thế.

Page 34: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

31

Cùng với nông nghiệp, thương nghiệp cũng phát triển rực rỡ trong xã hội Óc

Eo. Tại đây đã xuất hiện những trung tâm thương mại mang tầm cỡ quốc tế, điều

này được các tác giả Hà Văn Tấn [148], Võ Sĩ Khải [150] chứng minh qua một số

di vật ngoại nhập phát hiện trong các di tích Óc Eo. Các tác giả Cao Xuân Phổ [113,

tr.238], Bùi Phát Diệm [150] cũng cho rằng, Óc Eo đã từng phồn thịnh trong 4 thế

kỷ đầu Công nguyên, họ đã biết tổ chức thu mua các loại hàng hoá từ sản phẩm thô

đến qua chế biến; trao đổi hàng hoá thông qua các thương nhân bên ngoài. Theo các

tác giả, “Sự thịnh vượng của Óc Eo chủ yếu là dựa trên buôn bán” và sự suy thoái

của Óc Eo chủ yếu cũng chỉ vì dựa trên buôn bán”. Tuy nhiên, sự suy thoái của

vương quốc Phù Nam không chỉ vì sự suy thoái nền thương nghiệp mà còn nhiều lý

do khác. Song các bài viết này là những tư liệu quý giá, gợi ý cho nghiên cứu của

chúng tôi trong việc tìm hiểu về nguyên nhân suy vong của vương quốc Phù Nam

và tầm quan trọng của việc giao thương đối với Phù Nam và các quốc gia cổ đại.

- Nghiên cứu về đời sống văn hóa tinh thần của cư dân Óc Eo

Khi nghiên cứu về tôn giáo và tín ngưỡng của cư dân, các tác giả đều thống

nhất, thời kỳ này, cả Phật giáo và Hindu giáo đều đã phát triển một cách mạnh mẽ.

Điều này được tác giả Lê Thị Liên [85; 139] phân tích một cách khá cụ thể trong một

số công trình đã công bố. Theo tác giả, khi lan truyền đến vùng ĐBSCL thì Phật giáo

và Hindu giáo đã biến đổi không còn giống như nơi phát sinh nữa. Đồng nhất quan

điểm này, tác giả Trương Sỹ Hùng [51] cho rằng, ở Phù Nam, các tôn giáo được du

nhập từ rất sớm, chủ yếu là Ấn Độ giáo và sau đó là Phật giáo. Ấn Độ giáo có vai trò

rất quan trọng trong đời sống của cư dân Phù Nam. Theo tác giả, khi được du nhập

vào vùng đất này, các tôn giáo đều được thế tục hoá, bản địa hoá cho phù hợp với đời

sống văn hóa và con người nơi đây.

Nghiên cứu về Phật giáo Việt Nam, Nguyễn Duy Hinh [40] cho rằng, Phật

giáo truyền trực tiếp từ Ấn Độ vào Việt Nam rất sớm, sau đó mới tiếp thu một số

ảnh hưởng của Phật giáo Trung Quốc. Cảng thị Óc Eo được xem là trung tâm thương

mại quốc tế, các thuyền buôn muốn đến Trung Quốc đều phải qua cảng Óc Eo. Theo

ông, “Cửa biển Óc Eo là nơi thuyền buôn từ Ấn Độ đến đậu. Nhiều nhà sư Ấn Độ

mang theo kinh Phật cung cấp nguồn tư liệu cho người Phù Nam…” [tr.169-170].

Page 35: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

32

Trong công trình này, tác giả còn cho rằng, Phù Nam và Trung Quốc có mối quan hệ

rất mật thiết thể hiện qua việc các “kinh Phật được đưa từ Phù Nam sang triều đình

nhà Lương để dịch” [tr.163]. Tuy nhiên, công trình chỉ giới thiệu một cách sơ lược

mối quan hệ của Phật giáo giữa hai nước, còn mối quan hệ đó diễn ra như thế nào và

sự thể hiện mối quan hệ đó qua các di vật thì chưa được đề cập đến. Đây là khoảng

trống cho luận án tiếp tục nghiên cứu.

Trong bài viết đăng trên tạp chí Khảo cổ học, tác giả Đặng Văn Thắng và Võ

Thị Huỳnh Như [127], Dương Thị Ngọc Minh [98] khẳng định, Gò Tháp là một

trung tâm tôn giáo của cư dân Óc Eo ở miền TNB. Các tác giả đã thống kê một số

lượng lớn các di vật tìm thấy để chứng minh cho điều này.

Chúng tôi được chỉ dẫn và kế thừa nhiều qua những lý giải, phân tích sâu sắc

từ các công trình này. Bên cạnh hệ thống các tượng thờ trong các bảo tàng, các bài

viết này góp thêm những thông tin, minh chứng cho những nhận định mà chúng tôi

sẽ phân tích trong luận án.

Khi nghiên cứu về nghệ thuật, Lê Thị Liên [85] đã phân tích những nét đặc

sắc của tượng tròn và phù điêu, trang trí trên vật liệu kiến trúc và các hiện vật nhỏ.

Tác giả đã chia sự phát triển nghệ thuật ở khu vực này ra làm bốn thời kỳ: thời kỳ

thứ nhất, từ khởi đầu đến thế kỷ IV SCN; thời kỳ thứ hai, từ thế kỷ V đến đầu thế

kỷ VII SCN; thời kỳ thứ ba, từ cuối thế kỷ VII đến thế kỷ VIII SCN; thời kỳ thứ tư,

vào thế kỷ IX đến thế kỷ X. Công trình này đã phân tích một cách sâu sắc, cụ thể

các trường phái nghệ thuật Phật giáo và Hindu giáo ở vùng ĐBSCL.

Theo tác giả Lê Xuân Diệm “các tượng thần được tạc với trình độ nghệ thuật

cao, điêu luyện, với tầm vóc lớn... thể hiện đầy đủ trình độ cao của nghệ thuật tạc

tượng và phản ánh tập trung nhất sự phát triển của Ấn Độ giáo trong cộng đồng

người sáng tạo nên nền văn hóa Óc Eo” [148, tr.57-58]. Cũng quan điểm này, Võ Sĩ

Khải [64] đã phân tích những biểu hiện nghệ thuật trong văn hóa Óc Eo. Trước hết

là nghệ thuật trang trí, công trình đi sâu vào phân tích tính nghệ thuật và trình độ

thẩm mỹ của các đề tài hoa văn được trang trí trên các vật dụng gốm, đồ trang sức

của cư dân Óc Eo. Ngoài ra, công trình còn đề cập đến tính thẩm mỹ trong các

phong cách nghệ thuật tạc tượng của văn hóa Óc Eo.

Page 36: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

33

Tác giả Trương Sỹ Hùng cho rằng, nghệ thuật Ấn Độ giáo và Phật giáo trước

thế kỷ X ở Đông Nam Á nói chung, miền Nam Việt Nam (Phù Nam) nói riêng đã

đạt được những thành tựu đáng kể. Đó là sự xuất hiện hàng loạt những pho tượng

mang phong cách nghệ thuật Amaravati và Gupta… Sự hiện diện này chứng tỏ, nền

văn minh Ấn Độ đã có mặt ở đây từ rất sớm, đặc biệt nghệ thuật Ấn Độ đã “gieo

mầm” làm nền tảng cho giai đoạn sau, nghệ thuật bản địa sẽ “nhân giống”. Theo tác

giả, tất cả những tác phẩm nghệ thuật nơi đây đều “được diễn tả bằng những hình

khối cơ thể no đầy, tạo dáng khoẻ với nét mặt mơ mộng… tác phẩm chịu ảnh hưởng

của nghệ thuật Gupta và hậu Gupta rõ nét. Bước đầu những đặc tính của nền nghệ

thuật bản địa đã được thể hiện trên từng chi tiết” [51, tr.370].

Những công trình này làm điểm tựa vững chắc cho luận án khi nghiên cứu về

nghệ thuật của cư dân Óc Eo, đặc biệt là công trình “Nghệ thuật Phật giáo và

Hindu giáo ở ĐBSCL trước thế kỷ X” của tác giả Lê Thị Liên. Bởi lẽ, nghệ thuật Óc

Eo chủ yếu được thể hiện qua các đề tài tôn giáo.

Về phong tục tập quán, đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một

cách hệ thống. Một số phong tục được đề cập sơ lược trong thư tịch cổ. Chỉ có cách

thức mai táng được rất nhiều tác giả đề cập đến, đặc biệt là trong các báo cáo khảo

cổ học về loại hình mộ táng, hay các tư liệu thư tịch cổ Trung Hoa cũng từng nhắc

đến vấn đề này. Trong các công trình, các tác giả miêu tả một cách cụ thể về hình

dáng huyệt, xây cất bằng gạch, đá hoặc ghép bằng thanh gỗ và chôn theo loại hình

nào, trong các hố huyệt mộ chôn theo những vật tuỳ táng gì.

Tác giả Đào Linh Côn đã phân tích từ quá trình phát hiện, cấu tạo của các

loại hình mộ nơi đây cho đến các vật tuỳ táng chôn theo ở di tích Nền Chùa. Tác giả

cho rằng, “Trong các huyệt mộ, ở đáy hộc hoặc đáy huyệt thường có ít than tro. Đó

là dấu tích thể hiện những mộ ở khu di tích Nền Chùa được chôn theo tục hoả táng”

[148, tr.187].

Nguyễn Thị Lệ Hằng [146] cũng giới thiệu sơ lược quan niệm về cái chết và

tục hoả táng của người Ấn Độ và Phù Nam để đưa ra sự so sánh về điểm khác biệt:

đối với người Phù Nam sau khi chết được thiêu và cho tro cốt vào tope hay stupa rồi

xây huyệt mộ chôn cất kiên cố để trường tồn với thời gian; người Ấn Độ thì xem

Page 37: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

34

nước là một chất thiêng liêng, có thể tẩy uế thân xác và linh hồn, cho nên sau khi

hoả táng, tro cốt được đem rải xuống sông.

Còn các tác giả Lương Ninh, Võ Sĩ Khải thì cho rằng, người Phù Nam có

“phong tục để tang thì cắt tóc, cạo râu; tang lễ thì có 4 cách: thuỷ táng, hoả táng, thổ

táng, điểu táng” [104, tr.21]. Cư dân cổ nơi đây quan niệm “cái chết là một chuyến

đi, đi đến một thế giới khác” [65, tr.62], nên khi chết họ chôn theo các vật dụng

thường ngày, những biểu tượng thần linh và vật điêu khắc thể hiện cảnh vật, hoạt

động chăn nuôi, sản xuất...

Nguyễn Văn Long [88] đã phân tích cấu trúc các ngôi mộ ở đây và thống kê

các vật tuỳ táng. Từ đó, tác giả đưa ra giả thuyết “người chết đã được cúng, tế, hoả

thiêu rồi đem chôn”. Bên cạnh đó, Nguyễn Lân Cường [46], Huỳnh Phước Huệ

[146] lại cho rằng, cư dân cổ Nam Bộ thường có hai hình thức mai táng là hung

táng trong chum và huyệt mộ đất.

Tác giả Nguyễn Trung Chiến và Lê Hải Đăng [10] lại bắt đầu từ việc thống kê

các địa điểm di tích mộ táng trên các hải đảo vùng biển miền Nam Việt Nam theo

trục dọc từ biển Đông đến vịnh Thái Lan đã chỉ ra sự phân bố các di tích, dung lượng,

số lượng, tình trạng phát hiện, nghiên cứu và bảo tồn các di tích.

Qua các cuộc khai quật mộ táng, các tác giả có những giả thuyết về cách

thức chôn cất của cư dân Óc Eo. Tuy nhiên, các bài viết chỉ dừng lại ở việc miêu tả

các ngôi mộ, số lượng các vật tuỳ táng dưới góc độ khảo cổ, chưa làm rõ được

những phong tục tập quán trong việc chôn cất người chết của cư dân nơi đây, và

việc chôn cất như vậy đã nói lên điều gì. Đó chính là những khoảng trống mà luận

án cần tiếp tục nghiên cứu.

Chữ viết của cư dân Óc Eo chủ yếu được nhận biết qua các bản văn khắc,

trên những miếng vàng, miếng niêm hàng... Phạm Đức Dương cho rằng, nền văn

hóa Ấn Độ được chuyển tải qua con đường truyền giáo và buôn bán hoà bình. Vì

vậy, con đường tiếp xúc ngôn ngữ và văn tự chủ yếu qua đạo Bàlamôn, đạo Phật.

Từ những thế kỷ đầu Công nguyên, vương quốc Phù Nam tiếp nhận nhiều yếu tố

văn hóa Ấn Độ. Các tôn giáo đóng vai trò quốc giáo. Con đường vay mượn ngôn

ngữ được chuyển tải qua chữ viết trước hết là các kinh sách. Các vua quan bản địa

Page 38: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

35

đều thiết lập chế độ vương quyền kết hợp với thần quyền, do đó, nhà vua cùng với

tăng lữ rất giỏi ngôn ngữ và văn tự Ấn Độ. Chính quyền triều đình và tăng lữ đã du

nhập hệ thống chữ viết miền Đông Nam Ấn Độ thuộc kiểu chữ Brahmi, “chữ

Brahmi thể hiện ngôn ngữ Sanskrit, là chữ của thần linh” [32, tr.230]. Cũng với

quan điểm này, Võ Sĩ Khải cho rằng, “chữ viết ở vùng châu thổ sông Mekong vào

khoảng đầu Công nguyên là một sản phẩm của sự giao lưu văn hóa do các thương

nhân, các tu sĩ Phật giáo và Ấn giáo đem đến. Văn tự ở di tích Óc Eo là loại chữ

Phạn cổ” [65, tr.49].

Tác giả Đào Linh Côn, Bùi Xuân Long cho rằng, trong số 8 bản văn khắc chữ

Phạn cổ trên đá phát hiện ở Gò Tháp, có 7 bản nói đến vấn đề liên quan đến tôn giáo

tín ngưỡng, chỉ có một bản là liệt kê các loại tô, thuế mà các làng xã phải đóng góp

cho một ngôi đền, được định niên đại vào thế kỷ VI - VII [150; tr.878-879]. Còn các

tác giả Bùi Phát Diệm, Đào Linh Côn, Vương Thu Hồng đề cập đến bản minh văn

xuất hiện ở Gò Xoài. Các tác giả đưa ra nhiều cách lý giải khác nhau, nhưng đều

thống nhất đây là một bài kệ Pháp thân trong kinh Phật. Theo các tác giả, bản minh

văn này “được viết bằng ngôn ngữ Pali lai (hybrid Phali) có dấu vết Sanskrit và một

thứ văn tự Deccan (Nam Ấn) [25, tr.195-196].

Nhìn chung, những công trình trên chủ yếu là các bài viết mang tính chất

giới thiệu khái quát về chữ viết trên các bia ký ở miền TNB. Đây là những định

hướng quan trọng giúp chúng tôi hiểu sâu sắc hơn khi tiếp xúc với các bản minh

văn cổ. Đặc biệt, trong một công trình nghiên cứu chuyên biệt về chữ viết cổ tác giả

Thái Văn Chải [9] đã thống kê, phân tích, nhận định và giới thiệu một số bia ký ở Đông

Dương. Đây là nguồn tư liệu quý giá, tác giả đã kế thừa và tiếp thu có phê phán, chọn

lọc những thành tựu nghiên cứu về chữ viết của cư dân Óc Eo ở TNB.

- Mối quan hệ giữa các nước trong khu vực với vương quốc Phù Nam

Từ những kết quả khai quật cho thấy, chủ nhân nền văn hóa Óc Eo - Phù

Nam có quan hệ kinh tế và văn hóa với các nước trong khu vực. Phạm Đức Dương

đã phân tích khá đa chiều để giải thích những vấn đề về ngôn ngữ, văn hóa ở Đông

Nam Á; minh chứng về sự giao lưu văn hóa giữa các tộc người và xem Đông Nam

Á là ngã tư đường của sự giao lưu; phân tích sự tiếp xúc văn hóa giữa Việt Nam,

Page 39: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

36

Đông Nam Á với Trung Hoa và Ấn Độ thời cổ đại. Tác giả cho rằng, nhờ tính cởi

mở, không kỳ thị các tôn giáo mà cư dân Óc Eo đã tiếp nhận các tôn giáo, khoa học

kỹ thuật, nghệ thuật, văn hóa... đến từ bên ngoài và đồng thời, bản địa hoá những

yếu tố văn hóa ngoại lai tạo nên một nét văn hóa rất riêng của cư dân nơi đây.

Tác giả Ngô Văn Doanh cũng đã đề cập đến vai trò của Ấn Độ đối với sự ra

đời các quốc gia Hindu giáo cổ đại đầu tiên ở Đông Nam Á, phân tích vai trò của

Brahman trong việc truyền bá và phổ biến văn hóa, tôn giáo... Tuy nhiên, chỉ có ở

Phù Nam, những người Bàlamôn (Brahman) Ấn Độ mới trở thành các vị vua quan

trọng của vương quốc. Tác giả còn cho rằng, “để củng cố và phát triển nhà nước của

mình, các vị vua của vương quốc Phù Nam đã tiếp nhận những thành tựu của Ấn

Độ về tổ chức vương quyền. Vì vậy mà, dù không phải là thuộc địa của Ấn Độ,

vương quốc Phù Nam vẫn tiếp nhận những thành tựu về mọi mặt chính trị, xã hội và

văn hóa của Ấn Độ để xây dựng đất nước của mình” [30, tr.26] phù hợp với hoàn

cảnh lịch sử của địa phương.

Các tác giả Lương Ninh [110], Bùi Phát Diệm [150] cho rằng, cư dân Óc Eo

có mối quan hệ rộng rãi với các nước Đông Nam Á, Ấn Độ, Trung Quốc, Vịnh

Bengal, La Mã và các nước Địa Trung Hải... Từ các hiện vật lạ, có nguồn gốc xuất

xứ từ bên ngoài được phát hiện trong các di chỉ thuộc văn hóa Óc Eo, các tác giả

cho rằng, những hiện vật này chủ yếu được đưa đến đây qua giao lưu mua bán, có

một số di vật được chế tạo tại chỗ với kỹ thuật được du nhập từ các nước bên ngoài.

Nói về khả năng tiếp nhận nền văn hóa từ bên ngoài, Hà Văn Tấn [148],

Đặng Ngọc Kính cũng cho rằng, sự hình thành của nước Phù Nam dựa vào hai yếu

tố nội sinh và ngoại sinh. Yếu tố nội sinh là bắt nguồn từ nền văn hóa tiền sử và bắt

đầu có mối quan hệ với Trung Hoa, Đông Sơn vào thời kỳ sắt sớm; yếu tố ngoại

sinh “chính là sự vay mượn từ Ấn Độ những yếu tố kiến trúc thượng tầng như kết

cấu nhà nước, chữ viết và tôn giáo” [152, tr.368].

Hai tác giả Lê Đình Phụng và Nguyễn Thị Lệ Hằng [146] cho rằng, hai vùng

văn hóa Champa và Óc Eo được hình thành và phát triển trên cơ sở văn hóa tín

ngưỡng bản địa, đồng thời tiếp thu nền văn hóa Ấn Độ nên hai nền văn hóa có mối

quan hệ mật thiết với nhau.

Page 40: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

37

Khi nói đến mối quan hệ giữa Óc Eo và Ấn Độ, tác giả G.Coedès cho rằng,

“Đây không chỉ là một ảnh hưởng đơn thuần, mà là của một công cuộc thực dân hoá

thực thụ” [56, tr.51]. Tác giả phân tích khái niệm về Ấn Độ hoá, và đưa ra những

nguyên nhân của việc bành trướng, phương thức và những tuyến đường bành

trướng của người Ấn Độ, mức độ thâm nhập của nền văn minh Ấn Độ vào các xã

hội bản địa, trong đó có Phù Nam.

Cũng nói về mối quan hệ này, tác giả Geetesh Sharma cho rằng, “Phù Nam

là một quốc gia có tổ chức đầu tiên ở vùng Đông Nam Á và là một cầu nối quan

trọng nhất trong thương mại hàng hải giữa các nước phương Đông với phương Tây”

[57, tr.57].

Ngoài ra, còn một số công trình nghiên cứu có liên quan ở nhiều góc độ khác

nhau, có thời gian tồn tại song song, có nền văn hóa tương đồng với nền văn hóa Óc

Eo...; phân tích vị trí địa lý, địa hình, đặc điểm và môi trường vùng đất Nam Bộ thời

cổ đại, cũng như những nghiên cứu, thống kê dưới góc độ tài liệu khảo cổ học thông

qua các di vật tìm thấy, nghiên cứu từng di tích riêng lẻ của các tác giả trong nước,

ngoài nước.

Từ sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, nền

văn hóa cổ Óc Eo ngày càng được quan tâm, các công trình nghiên cứu văn hóa Óc

Eo càng ngày nhiều. Tất cả các công trình nghiên cứu đã được công bố trên đều rất

có ý nghĩa, góp phần quan trọng trong việc bổ sung những kiến thức cho luận án cả

về phương diện nhận định lẫn cung cấp tư liệu. Liên quan đến vấn đề đời sống văn

hóa của cư dân Óc Eo, nhiều vấn đề được gợi mở, chủ yếu là phân tích các di tích di

vật dưới góc độ khảo cổ học, hoặc chỉ nghiên cứu văn hóa Óc Eo dưới cái nhìn

riêng lẻ, từng mảng, chưa đi sâu nghiên cứu đời sống văn hóa Óc Eo trong cái nhìn

tổng thể dưới góc độ văn hóa học. Vì vậy, khi nghiên cứu văn hóa Óc Eo thì đời

sống văn hóa của cư dân Óc Eo ở miền TNB là khoảng trống mà chúng tôi cần tiếp

tục nghiên cứu trong luận án của mình.

Tóm lại, trên cơ sở tổng quan những nội dung và kết quả chính của các công

trình nghiên cứu liên quan đến đề tài đời sống văn hóa của cư dân Óc Eo, cho thấy:

những công trình nghiên cứu chuyên biệt, mang tính học thuật về đời sống văn hóa

Page 41: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

38

của cư dân Óc Eo không nhiều. Phần lớn các công trình tập trung tiếp cận dưới góc

độ nghiên cứu khảo cổ học, hoặc theo hướng nghiên cứu lịch sử, rất ít nghiên cứu

theo hướng văn hóa học. Tiếp cận văn hóa Óc Eo dưới góc nhìn văn hóa học là

mảng đề tài mới lạ. Các tài liệu hiện có chủ yếu chỉ nằm trong phạm vi một bài báo,

các báo cáo khảo cổ, chỉ mang tính khai mở, nhỏ lẻ, chưa mang tính hệ thống trong

nghiên cứu. Có lẽ, vì văn hóa Óc Eo mới được các học giả phương Tây phát hiện và

nghiên cứu từ năm 1944, chỉ sau 1975 các học giả Việt Nam mới bắt đầu nghiên

cứu. Hơn nữa, văn hóa Óc Eo là nền văn hóa khảo cổ bị chôn vùi dưới lòng đất, chủ

nhân của nó hiện nay không tồn tại. Vì thế rất khó xác định được một cách đầy đủ,

chính xác đời sống văn hóa của cư dân Óc Eo diễn ra như thế nào. Tuy nhiên,

những thành quả nghiên cứu của các công trình đi trước sẽ là những viên gạch đặt

nền móng cho các công trình nghiên cứu tiếp theo, có tác dụng định hướng, gợi mở

các hướng nghiên cứu mới, là nguồn tư liệu bổ ích và quý giá để các công trình

nghiên cứu tiếp theo có thể kế thừa.

1.3.2. Các dấu tích văn hóa Óc Eo

1.3.2.1. Các loại hình di tích và đặc trưng phân bố

Văn hóa Óc Eo tồn tại trong một không gian văn hóa rộng lớn, với một thời

gian dài phản ánh nhiều thời kỳ [PL4, tr.258]. Qua quá trình nghiên cứu có thể thấy

sự phân bố các di tích văn hóa Óc Eo rộng khắp cả vùng miền Tây và miền Đông

Nam Bộ, trong đó, tập trung nhiều nhất ở miền TNB. Có thể phân chia những di

tích này thành các tiểu vùng cùng với những đặc điểm riêng của nó:

- Một số cảng thị

Phù Nam được nhìn nhận là một “vương quốc” cổ đại đầu tiên được hình

thành ở Đông Nam Á, từng thống trị cả một vùng Nam Đông Dương. Dưới thời kỳ

cai trị của Phạm Sư Man (220 - 225), vương quốc Phù Nam đã kiểm soát cả vùng

đất phía Nam Trung Bộ (Việt Nam), về phía Tây đến thung lũng sông Mê Nam

(Thái Lan), về phía Nam đến gần phía Bắc bán đảo Malaysia [1, tr.349]. Đến giữa

thế kỷ III - VI, Phù Nam khống chế nền thương nghiệp hàng hải ở Đông Nam Á

và bành trướng các lãnh thổ trong khu vực, trở thành một đế chế hùng mạnh trong

khu vực.

Page 42: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

39

Với một đế chế hùng mạnh, mang nhiều yếu tố của văn hóa biển như Phù

Nam, việc hình thành các khu cảng thị là điều tất yếu. Các khu cảng thị của Phù

Nam không chỉ có những cảng biển quốc tế, mà còn hình thành những cảng thị dọc

các con sông, ven biển. Những cảng thị ven sông, ven biển có vai trò rất quan trọng

trong việc giao lưu, buôn bán với các vùng trong khu vực, hay còn gọi giao lưu,

buôn bán nội địa. Những cảng thị ven sông đồng thời cũng là những khu xưởng chế

tác thủ công quan trọng của Phù Nam như: di tích Nhơn Thành (Cần Thơ), Gò Hàng

(Long An)… Theo giới nghiên cứu khảo cổ di tích Nhơn Thành (Cần Thơ), có

nhiều hoạt động sống, không gian sống của cộng đồng cư dân bản địa mang sắc thái

của một “đô thị sông nước” thời cổ, phản ánh đặc trưng của một vùng cư trú chủ

yếu trên sông rạch, có quan hệ giao thương chặt chẽ với các di tích khác ở vùng Tứ

giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười. Di tích này thể hiện tầm vóc của một trung

tâm dân cư, thương mại phát triển của văn hóa Óc Eo.

Di tích Óc Eo được nhìn nhận là cảng thị quốc tế quan trọng nhất của vương

quốc Phù Nam; nó luôn giữ vai trò là trung tâm kinh tế, văn hóa; là trạm dừng chân

trên tuyến đường biển nối liền Nam Á và Bắc Á với hai trung tâm văn minh lớn của

nhân loại là Ấn Độ và Trung Hoa. Tại đây, các nhà khảo cổ học phát hiện nhiều dấu

hiệu của một cảng thị có sự giao lưu rộng rãi với bên ngoài. Trước hết, về vị trí địa

lý, khu di tích Óc Eo từng nằm ngay cạnh bờ biển. Các hiện vật được phát hiện

trong các di tích đã cho thấy một cảng thị có quan hệ rộng rãi với bên ngoài được

thể hiện rất rõ nét: đó là hai chiếc huy chương vàng đúc nổi hình Hoàng đế La Mã;

chiếc gương đồng thời Hán; một chiếc đèn kiểu Ba Tư; các đồng tiền được cắt tư,

cắt tám, những miếng niêm hàng và nhiều hiện vật ngoại nhập khác… Đây là những

vật được đưa đến từ nhiều nơi trên thế giới, chứ không phải sản xuất tại chỗ. Qua đó

cho thấy, tính chất cảng thị của di tích Óc Eo được thể hiện rất rõ.

Cạnh Đền (Trăm Phố) thuộc xã Vĩnh Phong, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên

Giang, được coi là một thành phố cảng thị ven biển quan trọng của vương quốc Phù

Nam. Nó nằm ở vị trí ven biển phía Nam, cách khu di tích Óc Eo - Ba Thê khoảng

90 km. Trong đợt khai quật năm 1981 và năm 1986, đã ghi nhận ở vùng đất thấp

dưới chân các “gò nổi” có dấu vết cư trú nhà sàn, cọc gỗ cắm dưới đáy các mương

Page 43: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

40

nước, nhiều mảnh gốm, trái cây, hạt lúa, di cốt người, xương động vật; loại hình di

tích xưởng thủ công làm đồ sắt, đồ trang sức bằng vàng, bạc, đá quý, thuỷ tinh;

những kiến trúc đền đài, mộ táng… Đặc biệt, trong phạm vi Cạnh Đền, các nhà

khảo cổ học đã thu thập được rất nhiều di vật liên quan đến hoạt động giao lưu

nhiều mặt với Ấn Độ và Phương Tây. Đó là những con dấu bằng đá quý, bằng kim

loại, trên mặt có khắc chạm hình người, hình động vật, chữ cổ [15]… Qua đó có thể

thấy, Cạnh Đền là một cửa ngõ quan trọng của vương quốc Phù Nam trong việc

giao thương với thế giới bên ngoài.

Như vậy, có thể thấy trên vùng đất thấp ở miền TNB vào những thế kỷ đầu

Công nguyên, đã hình thành các khu cảng thị quan trọng, có mối quan hệ giao lưu buôn

bán rộng rãi với các nước trong khu vực và quốc tế. Sự hình thành các thành phố cảng

thị chắc hẳn được đặt trên một nền kinh tế phát triển; các hoạt động thủ công phong

phú, có trình độ kỹ thuật cao; các hoạt động buôn bán diễn ra sôi nổi, sầm uất.

- Một số khu trung tâm tôn giáo, chính trị

Vương quốc Phù Nam chịu ảnh hưởng một cách sâu sắc bởi văn hóa Ấn Độ,

nó được xem là một trong những “quốc gia Ấn Độ hoá ở Viễn Đông” đầu tiên. Sự

ảnh hưởng này được thể hiện trong tất cả các mặt đời sống của cư dân nơi đây:

chính trị, kỹ thuật, văn hóa, tôn giáo, phong tục... Trong đó, tôn giáo đóng vai trò

quan trọng nhất, nó chi phối toàn bộ mọi hoạt động khác. Chính vì thế, trong vương

quốc lúc bấy giờ đã hình thành nên những trung tâm tôn giáo, chính trị quan trọng

như di tích Gò Tháp, Đá Nổi, Gò Xoài...

Di tích Gò Tháp (Prasat Pram Loven) là tên gọi chung cho một khu vực gồm

nhiều gò nhỏ nằm trên một giồng đất rộng thuộc ấp 1, xã Tân Kiều, huyện Tháp

Mười, tỉnh Đồng Tháp. Đây là một tập hợp gồm nhiều công trình kiến trúc mang

tính chất tôn giáo như: kiến trúc Gò Tháp Mười - được xem là đền thờ thần Vishnu;

di tích 10GT.H11 và di tích Bà Chúa Xứ - được xem đền thờ thần Surya; các di tích

93GT.M1, 93GT.M2, 93GT.M3, 93GT.M4, 93GT.M5 và 10GT.H10 - đền thần

Vishnu và thần Siva; Gò Minh Sư - đền thần Siva [127, tr.71-90]... Trong các di tích

này, xuất hiện dày đặc các di vật, tượng thờ hoặc các hoá thân của các vị thần, phật.

Đặc biệt, tại đây, các nhà khảo cổ học còn tìm được 8 bản văn khắc. Trong đó, có

Page 44: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

41

bản văn khắc (ký hiệu K5) nhắc đã tới việc hoàng tử Gunavarman thuộc dòng tộc

Kaundinya cho dựng một tượng đôi bàn chân của thần Vishnu, người được mệnh

danh là Sri Cakratirtha. Văn bia còn cho biết, đây chính là vùng đầm lầy được chinh

phục bởi vua Phù Nam và phong cho con trai là Gunavarman cai quản. Như vậy, có

thể xem, di tích Gò Tháp là một trung tâm tôn giáo, chính trị quan trọng của vương

quốc Phù Nam.

Di tích Nền Chùa (Tà Keo) thuộc xã Tân Hội, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên

Giang. Nơi đây từng được xem là trung tâm thương mại lớn nhất vùng Đông Nam

Á lúc bấy giờ. Qua các đợt khảo sát, L.Malleret đã cho rằng, di tích này được coi là

“tiền cảng” của “thành phố cảng Óc Eo” [15], là một trung tâm văn minh và là vùng

cảng thị cực Tây Nam của vương quốc Phù Nam. Sự cường thịnh của nền văn minh

này được thể hiện qua các dấu tích để lại.

Đặc biệt, nơi đây phát hiện nền móng của một ngôi đền khá lớn được xây

bằng đá, dạng hình chữ nhật dài 25,6m, rộng 16,3m [16, tr.335]. Toàn bộ phía trên

đã bị sụp đổ, đá được phủ lên toàn bộ mặt gò. Nền móng được nện chặt bằng đất sét

rất vững chắc, có tác dụng chống nước muối ngấm vào. Bên ngoài có một chiếc

linga bị vỡ còn phân nửa bằng sa thạch, cao khoảng 1m cùng với nhiều hiện vật

khác như linga, yoni bằng đá, con dấu khắc hình thuyền, hình ốc, bùa đeo đúc hình

người, mảnh gốm có hình nghệ nhân chơi đàn, nhiều hạt chuỗi, đá quý… Tại đây,

19 ngôi mộ hoả táng cũng được phát hiện. Trong các ngôi mộ có chôn theo nhiều lá

vàng mỏng có in hình người, hình thần, hình bò Nandin, rùa, rắn, những đồng tiền,

nhẫn, đá quý…

Như vậy, di tích Nền Chùa ngoài những dấu tích của cư trú, cảng thị thì còn

có nhiều dấu tích của một trung tâm tôn giáo. Di tích có vai trò rất quan trọng, phản

ánh nhiều mặt về hoạt động kinh tế, tôn giáo, tín ngưỡng của cư dân nơi đây.

Di tích Gò Xoài nằm trong quần thể di tích Bình Tả, thuộc xã Đức Hoà Hạ,

huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Đây là một quần thể di tích có từ thời tiền sử tới sơ

sử, được phân bố theo các trục lộ cổ và sông Vàm Cỏ Ðông. Cụm di tích này có

niên đại từ thế kỷ I đến thế kỷ VII SCN bao gồm các di tích như: Gò Xoài, Gò

Đồn, Gò Năm Tước.

Page 45: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

42

Di tích Gò Xoài được xây bằng gạch, có dạng gần vuông với mỗi cạnh dài

khoảng 20 mét, nền móng của di tích có cấu tạo rất chắc chắn và phức tạp, gồm

nhiều loại vật liệu khác nhau như cuội basalt (badan), sỏi đỏ, cát trắng… Kiến trúc

Gò Xoài có hố thờ hình vuông, cạnh 2,2m; sâu trên 2,5m, ở gần đáy hố thờ đã phát

hiện được tro và một bộ sưu tập hiện vật quý giá gồm nhiều mảnh vàng nhỏ, mỏng

khắc chạm hình những linh vật như rùa, rắn, voi; những chiếc nhẫn và mề đay nạm

đá quý; một bản văn minh Pali lai gồm 5 dòng: dòng thứ nhất ghi một đoạn Pháp

Thân Kệ, dòng thứ hai ghi một đoạn Kinh Pháp Cú (cả hai đoạn minh văn trên đều

thuộc về Phật giáo), dạng mẫu tự trên minh văn này được nhận định thuộc loại mẫu

tự Nam Ấn (Deccan), thế kỷ VIII - IX SCN [93]. Căn cứ trên các sưu tập di vật,

dạng thể và quy mô của các kiến trúc và nhất là nội dung của bản minh văn đã phát

hiện tại di tích Gò Xoài, có thể nhận định rằng, đây là một trong những di tích quan

trọng của văn hóa Óc Eo.

- Các khu cư trú chủ yếu

Cư dân Óc Eo ở TNB thường cư trú trong những vùng thuộc châu thổ thấp

trũng miền Tây sông Hậu, vùng rừng U Minh, vùng Đồng Tháp Mười. Những loại

hình di tích này có đặc điểm chung là phân bố trên các gò đất sét pha cát, diện tích

rộng trung bình từ 1.000 - 6.000m2, có tầng văn hóa mỏng, đã bị xáo trộn do mưa lũ

hoặc do nhiều lý do khác nhau, đặc biệt là việc canh tác của con người hiện nay trên

bề mặt di chỉ. Trong tầng văn hóa của các di tích này, ngoài mảnh gốm thô, mịn,

mang đặc điểm của truyền thống gốm Óc Eo, ít tìm thấy hiện vật bằng kim loại

hoặc đá quý.

Di tích cư trú là loại hình di tích quan trọng, nhưng cho đến nay, loại hình

này ít được khai quật, nghiên cứu triệt để. Qua nhiều cuộc khảo sát và kết quả một

số cuộc khai quật cho thấy, cư dân Óc Eo cư trú trên nhiều địa hình khác nhau, cuộc

sống của con người khá đa dạng, phong phú và đã có những biểu hiện của một cuộc

sống ổn định (tầng văn hóa cư trú dày trên dưới 1m, mạng lưới thuỷ lợi rộng lớn.

Ngoài các dấu tích nhà sàn còn có nhiều kiến trúc bằng vật liệu nặng…). Những di

tích ở miền TNB phần lớn được phân bố tại các tụ điểm, đầu mối của những tuyến

giao thông và được nối liền với nhau bằng những kênh đào cổ tạo thành một hệ

Page 46: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

43

thống đường thuỷ rộng lớn, nhất là trên phần châu thổ phía nam sông Hậu. Các di

tích cư trú tiêu biểu ở vùng TNB:

- Di tích gò Cây Da nằm trong quần thể di tích Óc Eo - Ba Thê, thuộc huyện

Thoại Sơn, tỉnh An Giang có tầng văn hóa dày trung bình từ 1m trở lên, nằm dưới

lớp đất màu xám đen chứa mảnh gốm, gạch vỡ, xương động vật, công cụ bằng gỗ,

bát gáo dừa, cọc gỗ, vò gốm thô, chum nhỏ, nồi đáy tròn. Tại đây, đã phát hiện

nhiều dấu vết của kiến trúc nhà sàn (có thể được dựng trên mặt đất hoặc trên mặt

nước), với những cọc gỗ tập trung thành nhóm trên cánh đồng, ven chân gò và cả

dưới lòng lung, có độ sâu từ 2,2m trở xuống với sự hiện diện của những vùng than

tro, than cục, những mảnh gốm vỡ lớn, những hố tròn, vùng đất cháy đen cùng với

những di vật như bánh chì, hạt cườm, xương răng động vật [11, tr.369].

- Di chỉ cư trú Gò Minh Sư (Gò Tháp) nay thuộc xã Tân Kiều, huyện Tháp

Mười, tỉnh Đồng Tháp. Qua kết quả khai quật cho thấy, Gò Minh Sư gồm 3 tầng

văn hóa, mỗi tầng có một đặc trưng riêng, trong đó, tầng văn hóa 1 và 2 mang tính

chất của di tích cư trú và đền tháp. Tầng văn hóa thứ 2 tập trung nhiều cọc nhà sàn,

mảnh gốm, mai rùa và xương răng động vật…

- Di tích Gò Thành: Di tích Gò Thành thuộc ấp Tân Thành, xã Tân Thuận

Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. Năm 1987, Viện KHXH tại TP.HCM đã

khai quật và phát hiện 12 hố thờ và mộ có dạng hình giếng nằm rải rác trên mặt gò

và nhiều mảnh gốm, bình có vòi, vỏ trái cây, thanh gỗ có vết gia công, xương trâu

bò, xương cá cùng nhiều vết than củi, than tro. Tại hố thám sát 89-GT.TS dưới độ

sâu 1,7m đã phát hiện được dấu vết của một lớp lá dừa nước lẫn phía dưới là những

thanh gỗ có vết gia công [26, tr.160] cùng với những vết tích của quá trình cư trú và

sinh hoạt của cư dân Óc Eo. Như vậy có thể đoán định, di tích Gò Thành ngoài khu

đền tháp còn có tính chất là khu cư trú, tập trung dân cư Óc Eo sinh sống. Ngoài các

dấu tích trên gò, dấu tích cư trú còn được phát hiện phân bố rải rác trên các cánh

ruộng xung quanh.

- Các khu xưởng chế tác thủ công

Trong văn hóa Óc Eo, các ngành nghề thủ công đặc biệt phát triển. Điều này

có thể dễ dàng nhận thấy, phần lớn các di tích thuộc văn hóa Óc Eo đều phát hiện

Page 47: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

44

dấu tích của xưởng thủ công. Trong đó, nghề chế tác kim hoàn là phát triển nhất, để

lại nhiều dấu vết trong các di tích, tạo thành những khu chế tác thủ công quan trọng

trong văn hóa Óc Eo. Di tích xưởng thủ công kim hoàn thường lưu lại dấu tích ở lớp

đất văn hóa cư trú, thành những vũng, ô có diện tích không lớn. Trong những vũng, ô

đó thường tích tụ ở mật độ cao những hạt vàng nhỏ như trứng cá, những mạt, bụi, lá

vàng nhỏ, các mảnh nguyên liệu đá quý, tinh thể thạch anh; thậm chí, có cả những

dụng cụ làm đồ kim hoàn. Theo thống kê sơ bộ, có đến 30/45 di tích có dấu tích liên

quan đến hoạt động của nghề thủ công [17, tr.415]. Loại di tích này thường được phát

hiện trong các vùng thấp trũng như ở di tích Óc Eo, Phum Quao, Đá Nổi… (An

Giang), Nền Chùa, Cạnh Đền (Kiên Giang), Vĩnh Hưng (Bạc Liêu), Nhơn Thành

(Cần Thơ), Gò Tháp (Đồng Tháp), Gò Hàng, Gò Dung (Long An)… Đặc biệt, tại di

tích Gò Hàng (còn gọi là “Cánh đồng vàng”) thuộc địa phận xã Vĩnh Đại, huyện Vĩnh

Hưng, tỉnh Long An có dấu tích của xưởng chế tác kim hoàn. Trên bề mặt di tích có

nhiều di vật như gốm, cọc gỗ, nhiều hạt chuỗi bằng thuỷ tinh, đất nung, đá quý, đặc

biệt là nhiều mạt vàng nhỏ li ti như trứng cá, vàng cám và các loại đồ vật kim loại

khác… Tại một địa điểm gần trung tâm của gò, còn phát hiện được một “sàn” rất

cứng cùng nhiều mảnh gốm mịn kết dính ở phần địa tầng bị xáo trộn [26, tr.160].

Như vậy, có thể nghĩ rằng, Gò Hàng là nơi có di tích thủ công kim hoàn và sản xuất

gốm lớn nhất, sản phẩm đa dạng, số lượng lớn. Những năm 80 của thế kỷ XIX, hàng

ngàn người từ khắp nơi về đây để đào bới, có nhiều người đã giàu lên nhờ vào công

việc này. Cũng chính vì vậy mà di tích bị xáo trộn và huỷ hoại nghiêm trọng.

Đồ gốm trong văn hóa Óc Eo được phát hiện rất nhiều, phức tạp và đa dạng

về loại hình, chất liệu, kỹ thuật chế tác và cả về hoa văn trang trí. Trong từng di tích

có sự khác nhau về số lượng, nhưng có những đặc điểm khá giống nhau về nội

dung. Điều này cho thấy, nghề sản xuất gốm thời kỳ này rất phát triển, tuy nhiên, nó

không tạo thành những khu xưởng chế tác thủ công với quy mô lớn. Các xưởng sản

xuất đồ gốm thường nằm trong các khu cư trú hoặc các trung tâm thương mại.

Chẳng hạn, trong các khu di tích lớn như Óc Eo, Cạnh Đền, Gò Tháp… đã có dấu

tích của xưởng làm đồ gốm, gồm có những dụng cụ làm gốm như: bàn xoa, bàn

dập, bàn xoay và nhiều bán thành phẩm khác.

Page 48: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

45

1.3.2.2. Các loại hình di vật tiêu biểu

Các loại di vật trong văn hóa Óc Eo đã được phát hiện, thu thập từ đầu thế kỷ

XIX, với số lượng lớn, phong phú các chủng loại với các chất liệu khác nhau như:

đá, đất nung, đồng, sắt, vàng, gỗ… Số lượng di vật được phát hiện, công bố và lưu

giữ đến nay có tới hàng nghìn, bao gồm các hiện vật được phát hiện trong các đợt

khai quật và các hiện vật sưu tầm trong nhân dân. Vì nhiều nguyên nhân khác nhau,

nên hiện nay chưa có một thống kê chính thức về các hiện vật được phát hiện trong

các di tích thuộc văn hóa Óc Eo. Theo số liệu của BTLS HCM hiện có khoảng

1.860 di vật đang được bảo quản tại đây, trong đó, có hơn 500 di vật sưu tầm, khai

quật từ sau năm 1975. Chỉ riêng ở BTLA, bộ sưu tập về đá ngọc đã lên đến 695 di

vật, chế tác từ 6 chất liệu với 20 loại hình khác nhau [1, tr.277-278]. Ngoài ra, số

lượng di vật được trưng bày trong nhà truyền thống ở các tỉnh, cũng như những bộ

sưu tập của tư nhân chiếm số lượng đáng kể với nhiều hiện vật có giá trị.

- Gốm là di vật quan trọng, được tìm thấy nhiều nhất trong văn hóa Óc Eo, nó

gắn liền với đời sống sinh hoạt thường nhật của cư dân nơi đây, cũng như phản ánh

nhiều mặt đời sống văn hóa - xã hội của con người trong từng giai đoạn tồn tại và

phát triển trên vùng đất này. Đồ gốm có mặt hầu hết trong các di tích thuộc văn hóa

Óc Eo ở ĐBSCL, nhưng nhiều nhất là trong các di tích cư trú và các ngôi mộ táng.

Qua các cuộc khai quật, các nhà khoa học đã phát hiện hàng nghìn di vật gốm liên

quan đến hoạt động sản xuất cũng như sinh hoạt hàng ngày như nồi, nồi nấu kim loại,

vò, bình kendi, chậu rửa… Tuy nhiên, đồ gốm còn nguyên vẹn không nhiều, chủ yếu

là những mảnh gốm được đập nhỏ chôn theo người chết? với quan niệm để cho

những người đã mất sang thế giới bên kia sử dụng.

Tại các di tích như Óc Eo, Gò Tháp, Nền Chùa, Giồng Xoài… các nhà khảo

cổ học đã phát hiện được nhiều loại hình gốm tiêu biểu như các loại gốm đồ gia

dụng, đồ thờ cúng và công cụ sản xuất.

+ Đồ gốm gia dụng:

Hũ, lọ là những đồ đựng có nhiều kích cỡ to nhỏ, loại hình, kiểu dáng khác

nhau phù hợp với nhu cầu cất trữ các loại đồ ăn, hạt giống của mỗi gia đình. Có

những cái miệng nhỏ, cổ ngắn, bản miệng loe cong (như ở Gò Hàng), cũng có

Page 49: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

46

những cái cổ cao, chân đế thấp, đường kính miệng rộng (như ở Gò Xoài)… Nhưng

đa số hũ, lọ gốm trong văn hóa Óc Eo đều có thân phình rộng, chiều rộng của thân

luôn lớn hơn chiều cao [PL2.1, h18-21, tr.196]. Thân thường được trang trí bởi các

hoa văn hình tam giác, hình sóng nước hoặc các đường tròn đồng tâm…

Ấm (bình có vòi, Kendi) [PL2.1, h28-32, tr.198] là hiện vật đặc trưng, rất phổ

biến trong văn hóa Óc Eo ở vùng đồng bằng Nam Bộ. Mọi người thường biết đến

chiếc bình có vòi như là một loại đồ dùng đựng rượu hoặc nước trong việc thờ

cúng, tuy nhiên, nó còn được dùng đựng hay để đun nước uống...

Chai gốm là loại đồ đựng khá độc đáo, được phát hiện chủ yếu ở di tích Nền

Chùa, Gò Tháp và Giồng Xoài. Có hình dáng, kích thước gần giống nhau: có miệng

cao, mép miệng tròn và như trào ra ngoài, cổ hẹp, thân hình ống tròn dài, đáy tròn.

Trên thân trang trí hoa văn chải thô xiên theo chiều dọc. Chất liệu là đất sét pha cát

trộn bã thực vật, xương gốm màu xám đen hoặc xám nâu, áo ngoài màu đỏ son có

nhiều chỗ bị tróc, còn lại màu xám nhạt.

Chậu có quai cầm có nhiều loại hình, kiểu dáng khác nhau nhưng có chung

một đặc điểm là được sản xuất bằng gốm thô, dày, xương gốm màu xám đen, áo

gốm màu đỏ gạch, miệng loe. Chiếc chậu có quai cầm được phát hiện tại Gò Tháp,

hiện được lưu giữ tại BTĐT (BTĐT.CV.1131/Gm.50.2), có kích thước và hình

dáng khá độc đáo. Chậu có miệng loe xiên, bẻ hai gờ gấp khúc, thân và đáy tròn,

sâu lòng, trên vành miệng có một quai cầm lớn.

Tô, bát, đĩa được phát hiện chủ yếu ở Gò Tháp, An Giang và Long An. Qua

các hiện vật cho thấy, trong văn hóa Óc Eo có rất nhiều bát nhỏ được sản xuất, với

những kích cỡ khác nhau như bát nhỏ, bát vừa, tô, đĩa. Những di vật này thường

được làm bằng loại gốm mịn, kỹ thuật nặn bằng bàn xoay, những chiếc bát thô,

nặng, áo gốm dễ bong tróc, không bóng, không trang trí hoa văn. Ở Gò Minh Sư đã

phát hiện một chiếc bát bồng. Đây là chiếc bát bồng còn nguyên vẹn nhất được tìm

thấy ở miền TNB, được trang trí 3 hàng chấm màu nâu đen ở vành miệng, có chân

đế thấp, miệng loe cong.

Nồi là loại hình được tìm thấy rất nhiều trong các di tích thuộc văn hóa Óc

Eo, nhưng đa số đều bị vỡ. Chúng có sự khác nhau về kiểu dáng, kích thước nhưng

Page 50: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

47

đều có chung một đặc điểm là miệng loe, cổ lượn, bụng nở, đáy tròn rất thuận tiện

trong việc đun nấu. Phía trên thân thường được trang trí các loại hoa văn in thừng,

hoa văn chải tạo thành những đường xiên chéo hoặc đường dọc.

Bếp lò (cà ràng) [PL2.1, h11, tr.194] là loại bếp lò gốm đã được tìm thấy rất

nhiều trong các di tích thuộc văn hóa Đồng Nai thời tiền sử, đồng thời, đây cũng là

di vật tiêu biểu được tìm thấy trong nhiều các di tích thuộc văn hóa Óc Eo. Tuy chỉ

còn các mảnh vỡ nhưng có thể nhận dạng di vật này qua sự so sánh với loại bếp lò

bằng gốm hiện nay vẫn phổ biến ở ĐBSCL, được người Khmer gọi là “cà

ràng”. Bếp lò bằng gốm xuất hiện trong nhiều di tích cư trú và cả trong mộ

táng (với chức năng là đồ tuỳ táng), trở thành di vật đặc trưng của văn hóa Óc Eo.

Nắp đậy được phát hiện rất nhiều trong các di tích văn hóa Óc Eo với các

kiểu dáng, kích thước và chức năng khác nhau. Đây là đồ dùng phổ biến, được tìm

thấy hầu như ở khắp các di tích văn hóa Óc Eo ở vùng đồng bằng miền TNB, và là

một trong những loại hình đồ gốm điển hình của nền văn hóa này.

Đèn gốm là di vật khá hiếm, chỉ mới tìm thấy ở các di tích Óc Eo và Nền

Chùa. Nó được làm bằng đất, chắc nặng, đế hình đĩa có vành, đường kính lớn hơn

đĩa đèn. Phía trên đặt một đĩa đèn đường kính nhỏ hơn đế, đĩa này có chỗ lõm để

gác bấc đèn. Có thể có các loại đĩa đèn đơn giản hơn, chỉ nhận rõ bằng một phần

lõm nhỏ ở phía trên.

+ Các di vật gốm được sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo hoặc dùng để thờ

cúng thường được làm bằng các loại gốm mịn. Cũng chính vì chịu ảnh hưởng của

những quy định tôn giáo mà các loại hình gốm thuộc dòng gốm mịn có tính ổn định

và thống nhất cao về mặt loại hình và có mặt hầu hết ở các di tích thuộc văn hóa Óc

Eo ở miền TNB. Về cơ bản, cấu trúc loại hình, chất liệu hầu như không thay đổi,

luôn tuân thủ theo một khuôn mẫu được định sẵn. Những di vật gốm này “có xuất

xứ từ Ấn Độ, có đặc điểm riêng khác hẳn loại đồ gốm bản địa. Xương của gốm

thường mịn do nguyên liệu được sàng lọc kỹ, tạo dáng khá cận thận và cầu kỳ” [28,

tr.327-328]. Việc tìm thấy nhiều mảnh vỡ của một số loại đồ đựng có áo phủ ngoài,

xương gốm cứng, chắc quanh khu vực các di tích kiến trúc và mộ táng, cùng với

một số hình chạm dập bình, bình có vòi trên đồ trang sức, trên vàng lá… khiến ta

Page 51: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

48

nghĩ rằng, đây là loại đồ gốm được sản xuất để phục vụ các tầng lớp trên và dùng

trong các nghi lễ tôn giáo. Trong văn hóa Óc Eo xuất hiện một số đồ dùng được sử

dụng trong nghi lễ tôn giáo như:

Bình Kendi (gồm kendika và kendi) vừa là đồ gia dụng (kendi), vừa sử dụng

trong các nghi lễ tôn giáo, thờ cúng (chủ yếu là kendika, cũng có khi cả kendi).

Bình Kendi có hình dáng rất đặc trưng, được tìm thấy rất nhiều trong văn hóa Óc

Eo. Đây là loại hình tiêu biểu cho sản phẩm chịu ảnh hưởng của đồ gốm Ấn Độ cả

về chất liệu, kỹ thuật cũng như tạo hình. Bình được làm bằng loại gốm mịn, thân

hình cầu, phình tròn ở giữa, thu nhỏ ở cổ và đáy bình. Miệng bình loe cong, nhiều

chiếc có hoa văn khắc vạch tam giác hay sóng nước ở thân, có chiếc tô màu đỏ (thổ

hoàng) hay màu đen chì rất đẹp. Những bình Kendi này thường được tìm thấy trong

các phế tích đền tháp, hầu hết bị gãy vòi hoặc xuất hiện trên các điêu khắc ở trong

tay các vị thần hay Bồ Tát. Tại Gò Tháp còn tìm thấy một cái còn nguyên, là vật

cầm trên cánh tay trái của tượng thần. Điều này chứng tỏ bình Kendi chắc chắn

được sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo Bàlamôn.

Ly (cốc có đế cao hay cốc chân đế con tiện) là một trong những hiện vật đặc

trưng của văn hóa Óc Eo ở vùng đồng bằng thấp, được tìm thấy khá nhiều trong các

di tích Óc Eo, Nền Chùa, Gò Hàng và Cạnh Đền... Nó trông giống ly uống sam-

panh ngày nay, kiểu dáng hiện đại, có thân hình bán cầu, chân đế rộng, mép đế xiên

gần ngang, khoảng tiếp giáp giữa thân và đế thóp mạnh, trên thân không có trang trí

hoa văn. Chất liệu là đất sét mịn được người thợ gạn lọc kỹ, không có tạp chất, kỹ

thuật nặn bằng bàn xoay, độ nung cao. Xương và áo gốm có cùng màu hồng gạch,

hồng vàng, trắng xám hoặc xám ghi.

Những chiếc nắp gốm hình tháp có trổ các lỗ nhỏ ở phía trên để thoát hơi khi

sử dụng, có thể được dùng để đậy bình đốt hương trong các nghi lễ hoặc thờ cúng

được tìm thấy rất nhiều trong các di tích thuộc văn hóa Óc Eo.

+ Ngoài đồ gốm gia dụng và đồ gốm dùng trong nghi lễ tôn giáo, còn có các

loại công cụ sản xuất bằng gốm như nồi nấu kim loại, bàn dập, chì lưới và dọi xe chỉ…

Nhìn chung, qua tập hợp đồ gốm tìm được trong các di tích ở miền TNB đã

cho thấy tính kết nối truyền thống của đồ gốm thuộc giai đoạn tiền sử ở vùng Nam

Page 52: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

49

Đông Dương. Đồ gốm ở đây có những nét giống với gốm Samrong Sen và gốm Sa

Huỳnh, cũng như đồ gốm ở một vài địa điểm khác của Đông Nam Á, kể cả gốm

Đông Sơn ở miền Bắc [124, tr.837]. Tuy nhiên, những điểm gần gũi với gốm Đông

Nam Á không làm mất đi bản sắc của đồ gốm Óc Eo ở miền TNB. Tính bản địa (địa

phương) của đồ gốm Óc Eo ở miền TNB cũng được thể hiện rất rõ qua các di vật

gốm tìm được. Đó là những đồ gốm có cổ và miệng hẹp hay những chiếc ấm có vòi,

những chiếc cà ràng, nồi có nắp đậy ngửa… phù hợp cho cư dân sống trên ghe

xuồng sông nước.

- Các điêu khắc, chủ yếu bằng chất liệu đá và gỗ được phát hiện nhiều trong

các di tích thuộc văn hóa Óc Eo ở miền TNB. Nó thường là những di vật thờ, tượng

thờ Phật giáo và Hindu giáo, được phát hiện trong các di tích có tính chất là trung

tâm tôn giáo, kinh tế, chính trị quan trọng như di tích: Gò Tháp, Gò Thành, Đá Nổi,

Óc Eo… Ngoài ra, các loại hình di vật này trong nhiều trường hợp có liên quan khá

chặt chẽ với các phế tích kiến trúc quan trọng, chẳng hạn như các tượng Vishnu

phát hiện ở Gò Tháp Mười (Gò Tháp, Đồng Tháp), một số tượng phát hiện ở Gò

Thành (Tiền Giang), Nền Chùa (Kiên Giang)… Các điêu khắc này được tìm thấy

trong văn hóa Óc Eo rất phong phú, đa dạng cả về số lượng lẫn loại hình.

+ Tượng Phật giáo: chủ yếu xuất hiện các loại tượng Phật với các chất liệu

và kiểu dáng khác nhau. Trong đó, tượng Phật bằng gỗ được phát hiện nhiều nhất.

Tượng nằm rải rác trong các di tích Óc Eo ở miền TNB, tập trung nhiều nhất ở tỉnh

Đồng Tháp, là nơi có nhiều loại gỗ quý, hiếm. Theo các nguồn tư liệu, hiện nay, “có

khoảng 28 pho tượng và 2 bàn tay tượng Phật bằng gỗ được phát hiện ở ĐBSCL.

Trong đó, Gò Tháp là nơi xuất lộ nhiều tượng gỗ nhất, có 22 tượng và mảnh vỡ”

[85, tr.42]. Phần lớn, các tượng đều trong tình trạng bị gãy vỡ, mất đầu, mất cánh

tay hoặc bệ tượng do thời gian và điều kiện môi trường, cũng có tượng bị sơn phết (2

tượng được phát hiện tại Gò Tháp) nên rất khó nhận ra được đặc trưng của chúng.

Tượng Phật bằng đá mặc dù khó thể hiện hơn các chất liệu mềm khác, nhưng

là di vật được phát hiện khá nhiều (có khoảng 22 tượng và mảnh vở [85, tr.48])

trong các di tích Óc Eo ở vùng TNB. Phần lớn là các tượng trôi nổi, không nằm

trong địa tầng khảo cổ. Các tượng được thể hiện trong nhiều tư thế khác nhau,

Page 53: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

50

nhưng nhiều nhất vẫn là ở tư thế ngồi thiền, nét mặt mang dáng vẻ của cư dân Đông

Nam Á, mũi nở, miệng rộng.

Tượng Phật bằng đồng chiếm số lượng ít, hình khối nhỏ, nhưng vẫn thể hiện

được đầy đủ chân dung với gương mặt từ bi, nhân hậu. Loại tượng Phật bằng đồng

hiện nay mới chỉ phát hiện được 2 tượng còn nguyên vẹn và 1 đầu tượng. Đầu

tượng bằng đồng được phát hiện tại di tích Ba Thê, có niên đại khoảng thế kỷ II -

III. Hai tượng còn lại được phát hiện tại Gò Cây Thị (Óc Eo - An Giang), đều có tư

thế đứng trên toà sen, đỉnh đầu có chóp nhọn tròn, tóc xoăn mịn từng cụm nhỏ, nét

mặt hiền từ, mắt khép hờ, có niên đại khoảng thế kỷ V. Hiện nay, các tượng này

được trưng bày tại BTAG và BTLS HCM.

Tượng Phật bằng đất nung tìm được không nhiều, loại này mới chỉ tìm thấy 2

tượng màu xám ở Gò Tháp, tượng bị vỡ mất đầu và chân. Tuy nhiên, qua những

phần còn lại của tượng cho thấy, tượng Phật này được thể hiện trong tư thế ngồi

thiền, hai chân vuông góc với đùi, niên đại của nó có thể vào thế kỷ VII.

Các vị Bồ Tát: Cùng với sự phát triển của Phật giáo ở Ấn Độ và Trung Hoa,

Phật giáo Đại thừa xuất hiện làm thay đổi đời sống tinh thần của cư dân vương quốc

Phù Nam. Đó là sự “xuất hiện của các vị Bồ Tát (Bodhisattva), những người đã giác

ngộ Phật đạo nhưng từ chối cõi Niết Bàn và nguyện dẫn dắt chúng sinh đi theo

chính đạo” [85, tr.56]. Cho đến nay, người ta mới chỉ bắt gặp sự có mặt của hai vị là

Quan Thế Âm Bồ Tát (Avalokitesvara, đôi khi là sự kết hợp dưới dạng Lokesvara)

và Di Lặc Bồ Tát (Maitreya).

Quan Thế Âm Bồ Tát: hiện nay chỉ mới phát hiện 2 tượng, cả hai đều được

làm bằng đồng. Tượng thứ nhất phát hiện tại di tích Óc Eo (An Giang), tượng này

rất nhỏ, chỉ mang tích chất phù điêu, khoảng thế kỷ IV - V. Tượng thứ hai được

phát hiện ở chùa Ông Đùng (Trà Vinh) có niên đại muộn hơn, khoảng thế kỷ VII

[85, tr.56] với khuôn mặt đầy đặn, tóc xoăn được búi cao, trang phục dài tới đầu gối.

Di Lặc Bồ Tát chỉ phát hiện được 3 tượng ở ĐBSCL. Các tượng đều có niên

đại muộn, khoảng cuối thế kỷ VI đầu thế kỷ VII: tượng thứ nhất được phát hiện ở

Văt Cett Dei (Trà Vinh), khuôn mặt thon tròn, thân hình nở nang, vai rộng, ngực nở,

phía dưới quấn sampot ngắn đến gối, trên không mặc áo; Tượng thứ hai phát hiện

Page 54: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

51

được ở Trung Điền (Vĩnh Long), mặt tròn to, bụng hơi phệ, cơ bắp nổi rõ, tượng có

sự hoà lẫn giữa hai yếu tố Vishnu và Maitreya [PL2.12, h.4, tr.229]; tượng thứ ba

do một người dân tìm thấy ở Rạch Giá [PL2.12, h.10, tr.231], trang phục lộng lẫy,

quý phái, có đeo trang sức như vòng cổ, dây thắt lưng và vương miện [85, tr.56-57].

+ Tượng Hindu giáo: Hindu giáo luôn là tôn giáo chính, lớn nhất và có ảnh

hưởng sâu sắc đến mọi tầng lớp nhân dân Ấn Độ. Trong Hindu giáo, các vị thần đã

được trừu tượng hoá thành những biểu tượng, tượng trưng cho những hiện tượng

thiên nhiên được quy tụ lại thành tam vị nhất thể (Trimurti), đó là Braham, Shiva,

Vishnu, đại diện cho ba lực lượng phổ biến của vũ trụ: sáng tạo, bảo vệ và huỷ diệt.

Đây cũng là ba vị thần tối cao của Ấn Độ giáo. Tượng Hindu giáo được tìm thấy

khá nhiều trong các di tích văn hóa Óc Eo, trong đó, tượng thần Vishnu, Siva và

Brahma được tìm thấy nhiều nhất.

Trong đó, Tượng thần Vishnu được phát hiện rất nhiều (khoảng 54 tượng và

một số mảnh vỡ), nhưng hầu hết đều trong tình trạng bị hư hại, không còn nguyên

vẹn. Đa số tượng được làm bằng đá, chỉ có 1 tượng duy nhất làm bằng đồng được

phát hiện ở Kiên Giang.

Tượng thần Siva xuất hiện ít hơn, đa số tượng xuất hiện ở giai đoạn rất muộn

(khoảng thế kỷ XII - XIII).

Tượng thần Brahma: Cho đến nay, ở vùng ĐBSCL mới chỉ phát hiện khoảng

4 tượng. Tất cả đều được thể hiện dưới hình thức vị thần có 4 khuôn mặt nhìn ra 4

hướng với đầu đội mũ trụ cao, thu nhỏ dần lên, tóc dài uốn cao tới đỉnh, gương mặt

thanh tú. Tượng đáng chú ý nhất được phát hiện ở phía nam gò Giồng Xoài thuộc

khu di tích Óc Eo - Ba Thê. Tượng được làm bằng đá sa thạch, có niên đại khoảng

thế kỷ VI - VII. Tượng bị vỡ chỉ còn đầu, phần vai và một phần ngực bên phải. Một

tượng đồng ở khu vực Tháp Vĩnh Hưng, tượng bị gãy phần thân chỉ còn lại phần đầu.

Tượng thần Surya: Cho đến nay, có 4 tượng thần Surya được phát hiện.

Tượng thứ nhất được phát hiện ở Tháp Mười (Đồng Tháp) bị gãy hai tay và chân,

hiện đang được trưng bày tại BTLS HCM. Tượng thứ hai được phát hiện ở Ba Thê

(An Giang) [PL2.12, h.2, tr.229]. Hai tượng còn lại đều được phát hiện ở Tây Ninh,

đều đã bị gãy tay chân.

Page 55: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

52

Tượng thần Ganesa trong các di tích ở ĐBSCL phát hiện không nhiều, chủ

yếu ở các di tích Trường Sơn, Gò Thành, Cát Tiên, Óc Eo… Trong số 9 tượng được

tìm thấy ở vùng ĐBSCL thì có 7 tượng trong tư thế đứng, còn 2 tượng ngồi.

Tượng nam thần: Tượng nam thần được tìm thấy rất nhiều trong các di tích

Óc Eo ở ĐBSCL. Tất cả các tượng này đều trong tình trạng bị gãy, vỡ, mất đầu,

chân tay, không còn rõ các biểu tượng. Các tượng mới liên tục được phát hiện trong

các đợt khảo sát, khai quật cho nên việc phân loại cũng như thống kê số lượng

tượng một cách đầy đủ khó mà thực hiện được. Tuy nhiên, dựa vào những đặc

điểm, trang phục, có thể chia tượng thành ba nhóm: tượng mặc trang phục dày

nhiều nếp gấp, trong tư thế đứng chống nạnh; tượng nam thần mặc dhoti; Các tượng

nam thần đứng thẳng, mặc sampot [85, tr.105].

Tượng nữ thần: Giống tượng nam thần, các tượng nữ thần cũng trong tình

trạng gãy vỡ, nên rất khó xác định một cách chính xác tên gọi và các đặc trưng của

nó. Bên cạnh đó, các tượng nữ thần trong văn hóa Óc Eo thường có xu hướng

Vishnu hoá, nên việc nhận diện tượng càng khó hơn. Tuy nhiên, dựa vào đặc điểm

một số tượng chưa bị vỡ có thể thấy có các tượng nữ thần sau:

Nữ thần Mahisasuramardini: Đây là loại tượng được phát hiện nhiều nhất

trong số các nữ thần ở ĐBSCL, tượng thường trong thế đứng, có 4 tay cầm các biểu

tượng, đứng trên bệ có hình đầu trâu hoặc trên lưng trâu. Tượng được phát hiện ở

nhiều địa điểm khác nhau như: Kè Một phát hiện 1 tượng bằng đồng, thế kỷ VI - VII,

ở Cát Tiên phát hiện được tượng nữ thần đứng trên lưng 1 con trâu khoảng thế kỷ VII;

và một số địa điểm khác như An Giang, Trà Vinh [85, tr.107]…

Nữ thần Laksmi: Ở ĐBSCL, tượng nữ thần Laksmi được tìm thấy không

nhiều, đa số đều bị gãy, vỡ do thời gian. Các tượng thường có chung một đặc trưng,

đó là hông nở, ngực đầy đặn, tượng thường được làm bằng chất liệu đá. Trong số

những tượng nữ thần Laksmi được tìm thấy ở ĐBSCL, thì chỉ có duy nhất tượng ở Sóc

Trăng còn nguyên vẹn (nay được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ Thuật).

Các tượng nữ thần khác: Ngoài những tượng có đặc điểm riêng có thể nhận

biết và phân loại được, còn có một số tượng do gãy vỡ chỉ còn lại đầu hoặc thân nên

khó có thể xếp vào đó là tượng của thần nào như đầu tượng ở Gò Tháp có khuôn mặt

Page 56: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

53

thon, dài, “lông mày, mũi và đôi mắt thể hiện một vẻ đẹp nhẹ nhàng thánh thiện” [85,

tr.110]; hay tượng được phát hiện ở Châu Đốc, An Giang bị gãy mất đầu, chỉ còn

ngang ngực trở xuống, rất có thể đây là tượng của nữ thần Uma.

Nhìn chung, các tượng nam thần, nữ thần ở ĐBSCL xuất hiện khá nhiều,

nhưng thường trong tình trạng bị gãy, vỡ khó xác định được tên gọi cho tượng.

Tượng nam thần xuất hiện trong cả ba giai đoạn, mỗi giai đoạn mang một đặc trưng

riêng, còn các tượng nữ thần chủ yếu xuất hiện trong thế kỷ VI - VIII, đều có xu

hướng nhấn mạnh tính nữ, mang tính phồn thực với bộ ngực đầy đặn, hông to, thân

hình nở nang của cư dân nông nghiệp.

+ Các linh vật (linga, linga-yoni, yoni, bệ thờ) là những sưu tập hiện vật đặc

sắc, phổ biến được phát hiện nhiều trong các di tích thuộc văn hóa Óc Eo ở miền

TNB. Cho đến nay, số lượng các loại di vật này có khoảng 60 cái đã được thống kê,

phân loại, trong đó, linga có khoảng 22 cái; linga-yoni có khoảng 10 bộ; yoni có

khoảng 18 cái và nhiều loại bệ thờ khác [26, tr.306-328]. Ngoài ra, còn nhiều di vật

nằm rải rác trong nhiều bảo tàng, nhà văn hóa hoặc trong nhà dân nên chưa thống

kê, phân loại, thu gom được. Các sưu tập di vật này có kích thước lớn nhỏ khá

chênh lệch nhau, được làm bằng các loại chất liệu khác nhau như: đá hoa cương, sa

thạch, diệp thạch, đá thuỷ tinh, đất nung…

- Công cụ sản xuất trong văn hóa Óc Eo được phát hiện không nhiều, nhưng

có nhiều loại khác nhau, phản ánh những hoạt động sản xuất phong phú của cư dân

nơi đây.

Đá có lỗ được tìm thấy không nhiều, chủ yếu ở di tích Óc Eo (3 bản), được

làm bằng loại diệp thạch màu xám tro, dạng hình khối chữ nhật dẹt, bị gãy vỡ. Trên

bề mặt của các khối đá này có 2 - 3 lỗ hình bán cầu nằm thành hàng. Có thể đây là

những lỗ khuôn đúc các vật hình bán cầu hoặc là loại đồ nghề của những người thợ

kim hoàn.

Khuôn đúc hoặc khuôn ép được phát hiện trong các di tích Óc Eo, Gò Tháp

và Nhơn Thành. Trong đó, có hai khuôn ở Óc Eo và Gò Tháp được làm bằng sa

thạch màu xám, dạng hình khối chữ nhật dẹt. Trên bề mặt có hình vật đúc là một

khuyên tai hình con cá ngựa tương tự khuyên tai bằng chì tìm thấy ở di tích Đá Nổi.

Page 57: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

54

Khuôn ở di tích Nhơn Thành được làm bằng loại diệp thạch, dạng hình khối vuông

dẹt, trên mặt khuôn là một tập hợp nhiều loại hình vật đúc như 2 hình nhẵn, 1

khuyên tai tròn, một khuyên tai hình con đỉa, 1 bùa đeo hình chữ nhật, 1 dây chuyền

đúc liền với 7 hạt hình bán cầu, 1 hình con hươu ngẩng cao cổ, 1 hình lá và dây

cách điệu, 1 hình đúc con bò bị vỡ còn lại hai chân sau [26, tr.376]. Ngoài ra, còn có

một vài khuôn đúc có hình con vật đúc bị vỡ không nhận được hình dạng của nó.

Đá dùng làm mặt giáp khuôn được phát hiện ở di tích Nhơn Thành. Trong đó

có 2 tiêu bản nguyên, 1 vỡ, được làm bằng loại diệp thạch màu xám xanh, dạng hình

khối vuông dẹt, kích thước mỗi cạnh rộng từ 10cm đến 13cm, dày từ 1cm đến 1,4cm

[26, tr.377]. Cả ba hiện vật trên đều có một mặt nhẵn, một mặt có hoa văn trang trí ở

xung quanh rìa cạnh, gồm những hình bông hoa bốn cánh, những đường chéo cắt

nhau, hình tam giác cân và hình những đường dích dắc đơn giản.

Nồi nấu kim loại có dáng nhỏ, có khi chỉ bằng một chiếc chum nhỏ, miệng

hơi thu hẹp, bụng nở ở gần đáy, thân thẳng đứng, đáy bằng ngang. Nồi có thân thấp,

xương gốm khá dày, đặc biệt là ở phần đáy, mặt trong tương đối phẳng, giữa lòng

đáy có dấu tay ấn thành lỗ sâu, mặt ngoài không trang trí hoa văn. Chất liệu là đất sét

pha cát, xương gốm màu xám tro, mặt ngoài màu xám trắng, kỹ thuật nặn bằng tay.

Bàn dập là loại dụng cụ có hình nấm làm bằng chất liệu đất sét lọc kỹ, khá

mịn, màu trắng ngà hay hồng nhạt, rất nhẹ, thuận lợi cho người thợ làm gốm khi cầm.

Mặt xoa hình tròn cong lồi có hoa văn khắc chìm khá sắc nét kiểu chân chim, dấu

nhân hay những đường tròn đồng tâm, cũng có chiếc mặt để trơn láng không có hoa

văn. Có một lỗ nhỏ xuyên dọc chính giữa tay cầm đến tâm mặt xoa.

Chì lưới thu thập trong các di tích Óc Eo (11) và Gò Tháp (2) [26, tr.377].

Bao gồm các loại hình thỏi dài, bánh dẹt chữ nhật, bánh dẹt bầu dục, bánh tròn, hình

cầu và hình viên trụ. Phần lớn các chì lưới đều có rãnh sâu chạy quanh thân, không

có hoặc có từ 2 - 4 lỗ tròn xuyên qua thân để buộc dây. Được làm bằng đất sét mịn

hoặc đất sét pha cát với các màu gạch, xám đen, xám trắng, xám nâu, được nung ở

nhiệt độ khá cao.

Dọi xe sợi [PL2.3, h.21, tr.206] được tìm thấy 32 chiếc, nằm rải rác trong các di

tích Óc Eo, Nền Chùa, Gò Tháp, Cạnh Đền, nhiều nhất là ở Gò Thành [26, tr.377].

Page 58: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

55

Chúng gồm các loại: hình quả trám, bán cầu, nón cụt, hình cầu hai đầu dẹt… được

làm bằng loại đất sét mịn, nung ở nhiệt độ cao, rất chắc. Nhiều chiếc có mặt ngoài

khá láng, có các màu đen, xám nâu và xám nhạt, trên thân có lỗ xuyên trục dọc.

Bàn dập: Bàn dập hình nấm phát hiện được 12 chiếc trong các di tích Óc Eo,

Nền Chùa, Cạnh Đền, Thạnh Trungvà Gò Tháp. Còn bàn dập hình e-líp, tìm thấy 8

cái ở các di tích Gò Thành, Cạnh Đền [26, tr.379-381]. Phần lớn những hiện vật này

đều bị gãy một đầu, trên thân được trang trí hoa văn vạch những đường xiên chạy

song song và chéo nhau, tạo thành ô hình bình hành. Chất liệu là đất sét pha cát

mịn, màu đỏ hồng, đỏ sẫm và màu trắng mốc.

- Các loại di vật nhỏ: Các loại hình di vật nhỏ như đồ trang sức, tấm niêm

hàng, tiền… được phát hiện tập trung trong các trung tâm sản xuất và buôn bán, trao

đổi lớn như: Óc Eo, Nền Chùa, Cạnh Đền, Gò Hàng. Các thánh tích tôn giáo phát

hiện tại chỗ trong các trung tâm đền tháp như Gò Tháp, Đá Nổi, Gò Xoài, Nền Chùa.

Đồng tiền là loại di vật hiếm, chiếm số lượng khá ít trong các di tích văn hóa Óc

Eo nhưng chúng có giá trị nghiên cứu lớn. Cùng với con dấu, sự có mặt của đồng tiền

luôn gắn với một xã hội văn minh, có nền kinh tế thị trường [26, tr.377].

Tấm niêm hàng có khi được gọi là bùa hoặc cặp chì (niêm hàng), được làm

bằng chất liệu chì, có loại có chữ, cũng có loại không có chữ. Những tấm niêm hàng

được tìm thấy khá nhiều trong di tích Óc Eo. Theo G.Coedè, căn cứ những chữ

Phạn khắc trên các di vật, thì có lẽ đây là dấu niêm phong các gói hàng chuyên chở

từ nơi này đến nơi khác. Có chữ nêu lên một yêu cầu thận trọng như apramadam

(chú ý), đánh dấu bản sao, lưu Upamité (giống nhau), hoặc đánh dấu quyền sở hữu

dhanapaté (chủ nhân) [92, tr.389]… tất cả những chữ này đều có ý nghĩa giao dịch,

khẳng định chủ quyền.

Đồ trang sức trong văn hóa Óc Eo có số lượng lớn, nhiều loại hình với

những chất liệu khác nhau. Về mặt chất liệu, đồ trang sức khá phong phú, đa dạng

gồm vàng, bạc, đá quý, mã não. Từ những chất liệu đó, người thợ thủ công chế thạo

thành các đồ trang sức như vòng tay, khuyên tai, hạt chuỗi, vật đeo, nhẫn… Sưu tập

hiện vật lần đầu tiên về văn hóa Óc Eo với 1.062 hạt ngọc, 1.311 di vật vàng nặng

tới 1.120gram do L.Malleret công bố đã cho thấy, đồ trang sức là nét đặc sắc của

Page 59: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

56

nền văn hóa này. Vàng là đồ trang sức phổ biến trong văn hóa Óc Eo. Vàng được

gia công thành các loại: lá dát mỏng có khắc hình tượng Phật, tượng thần, chim,

thú, cá; nhẫn, vật đeo, khuyên tai…

Ngoài ra, các nhà khảo cổ học còn phát hiện nhiều vật dụng ngoại nhập như:

2 huy chương vàng đúc nổi hình Hoàng đế La Mã Antoninus (138 - 161) và

M.Aurelius (161 - 180), một đèn đồng Ba Tư kiểu dáng Sassanid (226 - 652), một

phần chiếc gương đồng Trung Quốc thời hậu Hán (25 - 220), một chữ Mã Lai khắc

trên mặt nhẫn ngọc, 12 mảnh thiếc làm nhẫn, dây chuyền, vòng tay khắc chữ

Brahmi [110, tr.39].

Nhìn chung, các di vật ở đây đa dạng về loại hình với trình độ về kỹ thuật và

thẩm mỹ cao, có những sắc thái riêng, độc đáo, thể hiện yếu tố văn hóa của từng

vùng, đồng thời, cũng có những đặc trưng chung của văn hóa Óc Eo ở TNB. Các di

vật là những tư liệu để tìm hiểu các ngành nghề thủ công, những phong tục tập quán

trong xã hội của cư dân Óc Eo cũng như mối quan hệ với các nước láng giềng.

Chính nó đã góp phần khẳng định nhiều mặt hoạt động của đời sống trong các di

tích văn hóa Óc Eo.

Tiểu kết

Trong chương này, chúng tôi đã hệ thống hoá các khái niệm có liên quan đến

đề tài như Văn hóa, Đời sống văn hóa, Văn hóa khảo cổ và Văn hóa Óc Eo để hiểu

được bản chất của nó, từ đó, có hướng đi đúng đắn. Các khái niệm này có tính chất

“chìa khoá” mở ra hướng nghiên cứu cho đề tài về đời sống văn hóa của cư dân Óc

Eo ở miền TNB. Nó đem đến sự thống nhất tạm thời, tránh hiểu lầm trong khuôn

khổ một luận án tiến sĩ chuyên ngành Văn hóa học.

ĐBSCL hay còn gọi là TNB là một vùng châu thổ mới được hình thành

khoảng hơn 3.000 năm. Trải qua quá trình bồi lắng phù sa của sông Mê Kông và

những đợt biển tiến, biển thoái, sự vận động của vỏ trái đất hàng trăm triệu năm đã

hình thành nên vùng châu thổ phì nhiêu như hiện nay. Nơi đây có khí hậu nhiệt đới

gió mùa, tạo điều kiện thuận lợi cho một nền văn minh đô thị - thương mại phát

triển rực rỡ từ những thế kỷ đầu Công nguyên.

Page 60: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

57

Từ tài liệu nhân chủng, chủ yếu phát hiện trong các di tích tiền Óc Eo và Óc

Eo sớm, có thể thấy sự có mặt của nhiều nhóm tộc người khác nhau trên vùng đất

Nam Bộ. Trong đó, nhóm người Indonesien chính là lớp người đầu tiên mở đất, lập

nghiệp trên mảnh đất này. Trong quá trình phát triển, họ có sự tiếp xúc và cộng cư

với những yếu tố nhân chủng khác tạo nên cộng đồng cư dân Óc Eo cùng nhau xây

dựng nên vương quốc Phù Nam hùng mạnh.

Những phát hiện và nghiên cứu khảo cổ học là nguồn tài liệu vô cùng quý

giá, là cơ sở để nghiên cứu đời sống văn hóa của cư dân Óc Eo ở miền TNB. Trên

cơ sở bức tranh tổng quan những nội dung và kết quả chính của các công trình

nghiên cứu liên quan đến đề tài đời sống văn hóa của cư dân Óc Eo, những thành

quả nghiên cứu của các công trình đi trước sẽ là những viên gạch đặt nền móng, chỉ

dẫn, định hướng, gợi mở, mở ra hướng nghiên cứu mới. Những di vật, hiện vật đã

được phát hiện và công bố là cơ sở cho những nhận định, nghiên cứu về đời sống

vật chất, tinh thần của cư dân Óc Eo ở miền TNB.

Page 61: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

58

Chương 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỜI SỐNG VĂN HÓA VẬT CHẤT CỦA CƯ DÂN ÓC EO

2.1. Đời sống sinh hoạt

2.1.1. Ăn uống

Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa cổ, chủ nhân của nó đã đi đâu, ở đâu đến

nay không ai biết một cách chính xác. Vì vậy, để xác định cư dân Óc Eo ở miền

TNB ăn cái gì? ăn như thế nào? (cách chế biến), ăn bằng cái gì? uống gì? là một vấn

đề không dễ dàng. Tuy nhiên, dựa vào những tài liệu khảo cổ học, thư tịch cổ Trung

Quốc và một nghề nông phát triển (sẽ được đề cập trong những phần sau) có thể

đoán định một cách khái quát về những thói quen ăn uống của cư dân Óc Eo ở miền

TNB trong mười thế kỷ đầu Công nguyên.

Tập quán ăn uống của một cộng đồng cư dân phụ thuộc vào nhiều yếu tố

khác nhau. Trong đó, môi trường tự nhiên là yếu tố quan trọng nhất quyết định các

món ăn, cách thức và thói quen ăn… của cộng đồng cư dân đó.

Cư dân Óc Eo là cộng đồng sống trong vùng chịu ảnh hưởng bởi khí hậu

nhiệt đới gió mùa và hệ sinh thái đa dạng, phong phú, phù hợp cho các loại cây cối

phát triển. Lượng phù sa từ các con sông bồi đắp hằng năm làm cho ruộng đồng

thêm màu mỡ. Qua các phát hiện khảo cổ học và bảng phân tích kích thước của vỏ

trấu [PL5, tr.257] cho thấy, nghề trồng lúa nước ở vùng ĐBSCL mười thế kỷ đầu

Công nguyên đã rất phát triển, với nhiều giống lúa khác nhau, chủ yếu là giống lúa

gạo tẻ, họ “trồng một năm thu hoạch ba năm” (Tấn Thư). Cư dân nơi đây còn biết

tách các hạt lúa để nấu thành cơm. Điều này được thể hiện qua việc phát hiện

nhiều dấu tích của lúa gạo, vỏ trấu trong các di tích Gò Tháp, Óc Eo, Nền Chùa

[PL2.9, h.4-5, tr.224]… Bên cạnh đó, các sử liệu Trung Quốc cũng đề cập đến một

số phong tục của người Phù Nam liên quan đến truyền thống ăn cơm như trong

quyển Ngoại quốc truyện: “Khi trong nhà một người Phù Nam mất đồ đạc, gia chủ

lấy một hũ cơm đem vào đền thờ nhờ Thần Thánh bắt kẻ trộm” [53, tr.18]. Như

vậy, từ những phát hiện khảo cổ đến những ghi chép của thư tịch cổ, có thể khẳng

định, nguồn lương thực chính nuôi sống cư dân Óc Eo là lúa gạo (gạo tẻ).

Page 62: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

59

Ngoài ra, trong thành phần lương thực và thực phẩm của cư dân Óc Eo, có

thể còn sử dụng các loại hoa màu khác như khoai lang, khoai mì, khoai mỡ… hoặc

xay các loại gạo thành bột để chế biến các loại bánh, làm cho bữa ăn thêm phong

phú. Tuy nhiên, đây chỉ là suy đoán, cho đến nay, chưa có một phát hiện nào liên

quan đến các loại lương thực và cách chế biến này.

Nguồn lương thực, thực phẩm thường bị chi phối bởi môi trường khí hậu, đất

đai của từng địa phương. Vùng ĐBSCL là vùng đất màu mỡ, phì nhiêu do được phù sa

bồi đắp hàng năm, thuận lợi cho cây cối phát triển. Điều này đã được chứng minh qua

kết quả phân tích bào tử phấn hoa trong địa tầng một số di tích ở sườn núi Ba Thê cho

thấy, nơi đây có nhiều họ - bộ như: rau giền (Amaranthacées); trúc đào (Apocynacées

t. Alysia); Boraginacées; cẩm chướng (Caryophyllacées); rau muối (Chénopodiacées);

cúc Composées (Asteraceae, Anthemidae); thông (conifères); cói (Cypéracées); thầu

dầu (Euphorbiacées); huệ tây (liliacées); mã đề (plantaginacées); poaceae; rau răm

(polygonacées); táo ta (rhamnacées); cà phê (rubiacées); đậu (légumineuses); dương

xỉ (fougèré); cọ (palmées); bần (sonneratia); họ sonneratiacées và họ gai [96].

Như vậy từ những kết quả này cho thấy, các loại rau, củ, quả ở đây rất phong

phú, đa dạng. Cư dân Óc Eo có thể trồng các loại rau hoặc cũng có thể hái những

loại rau dại xung quanh nhà để bổ sung nguồn dinh dưỡng cho bữa ăn.

Bên cạnh đó, còn có các loại hoa quả để bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng,

làm cho bữa ăn của thêm phong phú. Điều này đã được chứng minh qua đợt thám

sát năm 2011, tại Gò Tư Trâm (Ba Thê, An Giang), các nhà khảo cổ đã phát hiện

các loại hạt trái cây [PL2.9, h.8, tr.224] ở độ sâu 3m. Ngoài ra, hình ảnh các loại trái

cây cũng được thấy trên các lá vàng chôn trong các ngôi mộ táng. Với những phát

hiện này đã chứng minh cho những gì thư tịch cổ nhắc đến: nơi đây được xem là

vùng đất của các loại hoa quả như dừa, xoài, cam, quýt, bòn bon, dâu da…

Được hình thành từ những vùng đất phù sa mới phì nhiêu, các nhánh sông

lớn nhỏ của hệ thống sông Mê Kông đổ ra biển, cùng với hệ thống các con kênh đào

chằng chịt của ĐBSCL đã tạo điều kiện cho các loài thuỷ hải sản sinh sôi, tạo nguồn

thức ăn dồi dào cho cư dân nơi đây. Cùng với cơm, cư dân Óc Eo đã đánh bắt tôm,

cua, cá… sẵn có trong tự nhiên để phục vụ cho bữa ăn của mỗi gia đình. Điều này

Page 63: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

60

được chứng minh qua việc tìm thấy nhiều dấu vết của các loài thuỷ hải sản như

xương cá, mai rùa [PL2.9, h.2, tr.223], vỏ ốc, nghiêu, hàu [PL2.9, h.6, tr.224]…

trong các di tích cư trú, trong các đống rác bếp cùng thời.

Những lúc bắt được nhiều tôm cá, họ có thể chế biến thành thức ăn khô, hay

làm mắm. Dấu tích của những món ăn này chính là sự xuất hiện của những chiếc hũ,

lọ với nhiều kích cỡ to, nhỏ, kiểu dáng khác nhau [PL2.1, h26, tr.197]. Có những cái

miệng nhỏ, cổ ngắn, bản miệng loe cong (như ở Gò Hàng), cũng có những cái cổ cao,

chân đế thấp, đường kính miệng rộng (như ở Gò Xoài)… Nhưng đa số hũ, lọ, vò gốm

trong văn hóa Óc Eo đều có thân phình rộng, kích thước chiều rộng của thân luôn

lớn hơn chiều cao, miệng thu nhỏ [PL2.1, h.18, tr.196]. Tuỳ vào loại hình, kích cỡ

của hũ, lọ, cư dân Óc Eo sử dụng chúng cho những mục đích khác nhau. Những

chiếc hũ lớn có thể dùng để làm mắm - một trong những món ăn được cư dân Óc Eo

xưa kia cũng như cư dân Nam Bộ ngày nay ưa thích, đây cũng là một trong những

cách tích trữ thực phẩm những lúc bắt được nhiều thuỷ hải sản. Cũng có khi những

chiếc hũ có kích thước lớn hơn được dùng để đựng hạt giống...

Bên cạnh đó, thịt cũng là một loại thực phẩm được cư dân nơi đây chú trọng.

Họ có thể chăn nuôi gà, chó, heo hoặc săn bắt các loại thú rừng như hươu, nai… để

bổ sung nguồn thực phẩm cho gia đình. Minh chứng cho giả thuyết này chính là dấu

tích của các loại xương, răng gia súc, gia cầm [PL2.9, h.1-7, tr.213-224] mà các nhà

khảo cổ học đã phát hiện trong các đống rác bếp trong di tích cư trú.

Như vậy, có thể thấy, cơ cấu bữa ăn của cư dân Óc Eo không khác nhiều so

với ngày nay. Họ ăn cơm, rau là chính, sau đó đến tôm cá là nguồn thực phẩm sẵn

có trong thiên nhiên, và cuối cùng mới đến thịt.

Các loại lương thực, thực phẩm có thể đã được người dân nơi đây chế biến

theo nhiều cách khác nhau. Điều này được thể hiện trước hết qua nhiều loại hình

gốm gia dụng. Một số nồi nhỏ, đáy sâu có thể được dùng để nấu cơm, canh; nồi lớn,

miệng rộng, hay đồ gốm đáy rộng, thành thấp có thể nấu hoặc xào các loại rau, củ

[PL2.1, h.4-6, tr.193]. Ngoài ra, với những chiếc cà ràng [PL2.1, h.11, tr.194]

được phát hiện rộng khắc các di tích Óc Eo ở TNB, nó được sử dụng để nấu chín

các món ăn.

Page 64: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

61

Bên cạnh đó, những chiếc tô, bát, đĩa là vật dụng để đựng thức ăn không thể

thiếu trong môi trường khí hậu nóng, oi và thích ứng với cơm - thứ sản phẩm của nền

nông nghiệp lúa nước. Nó là một trong những loại đồ dùng thiết yếu trong đời sống

xã hội, có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống sinh hoạt của cư dân Óc Eo ở

miền TNB, mà qua đó, những phong tục và tập quán ẩm thực được thể hiện một

cách rõ nét nhất. Có những chiếc bát, cốc nhỏ, giống với kích thước những chiếc bát

đựng nước chấm ngày nay, có thể chúng được dùng đựng nước chấm, đựng cơm và

cũng có thể được dùng để uống nước, uống rượu [PL2.1, h1-3, tr.192]. Ngoài ra,

còn có loại bát (tô) lớn hơn có thể dùng để đựng canh. Những di vật bát, đĩa, tô

bằng gốm cho thấy, đó là những chiếc bát thô, nặng, áo gốm dễ bong tróc, không

bóng, không trang trí hoa văn. Ở Gò Minh Sư đã phát hiện một chiếc bát bồng, có

thể cũng được dùng với mục đích đựng cơm hoặc canh. Đây là chiếc bát bồng còn

nguyên vẹn nhất được tìm thấy ở miền TNB, có chân đế thấp, miệng loe cong.

Gia vị: cư dân Óc Eo có thể đã sử dụng các loại gia vị trong chế biến món ăn.

Các nhà khảo cổ học đã phát hiện nhiều chiếc hũ, lọ nhỏ bằng gốm trong các di tích

cư trú, có thể nó được dùng để đựng gia vị trong nấu nướng [PL2.1, h.16-17, tr.196].

Bên cạnh đó, các loại gia vị là một trong những đặc sản của cư dân vùng Đông Nam

Á nói chung, cư dân Óc Eo nói riêng. Nó trở thành loại hàng hoá đặc biệt, được đưa

đến các nền văn minh ở châu Âu và Tây Á, rồi tiếp tục theo bờ Đông châu Phi đến

trung tâm văn hóa cổ đại ở Ai Cập và Lưỡng Hà. Là nơi cung cấp các nguồn hàng

gia vị như ở Phù Nam, thì chắc hẳn cư dân nơi đây đã sử dụng các loại gia vị trong

việc chế biến các món ăn.

Như vậy, từ việc phát hiện nhiều loại hình gốm và các loại gia vị có thể đoán

định, trong bữa ăn của cư dân Óc Eo ở miền TNB có thể được chế biến thành nhiều

món khác nhau, trong đó, có thể có món cơm, canh, kho hoặc luộc. Ngoài ra, có thể

còn nhiều cách chế biến khác (nướng, hấp, gỏi, làm khô) mà chứng cứ khảo cổ học

chưa đủ để xác minh.

Đồ uống: có một số ý kiến cho rằng, cư dân Óc Eo có thói quen dự trữ nước

mưa, nước ao hồ, nước sông để uống, ít khi đun nấu. Điều này có thể đúng và hiện

nay, cư dân ở TNB vẫn thường dự trữ nước mưa để uống. Tuy nhiên, cũng có thể

Page 65: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

62

họ sử dụng các loại lá để nấu nước uống. Điều này được thể hiện qua việc phát hiện

nhiều chiếc ấm (bình có vòi, Kendi) trong các di tích Óc Eo ở vùng đồng bằng Nam

Bộ. Khi nói đến chiếc bình Kendi, người ta thường nghĩ đến một loại đồ dùng đựng

rượu hoặc nước trong việc thờ cúng, ngoài ra, nó còn được dùng đựng hoặc đun nước

uống hàng ngày... Việc tìm thấy mảnh vỡ của những chiếc ấm gốm (gốm thô dùng để

đun nấu) ở Gò Tháp và Nhơn Thành (Cần Thơ) có vòi rót [PL2.1, h.27-32, tr.196] và

thân được đục những lỗ tròn đều nhau có chức năng lọc, chứng tỏ họ đã dùng những

chiếc ấm này cùng những loại cây để nấu nước uống, hoặc pha nước giống như ấm

pha trà ngày nay. Việc phát hiện những chiếc ấm cùng những nhận định của các nhà

khoa học cũng cho rằng: cư dân Óc Eo đã trồng các loại hoa sen, hoa súng, hoa

Actisô, hoa cúc, hoa trang, hoa cẩm chướng... [14, tr.123], có thể suy đoán cư dân

Óc Eo đã sử dụng các loại lá, hoa để nấu uống.

Ngoài ra, cư dân Óc Eo còn biết chế biến các loại rượu. Theo sử liệu Phù

Nam, nơi đây còn “có loại cây để làm rượu giống cây lựu. Người ta lấy mật và bông

để vào lu nhiều ngày thì hoá thành rượu” [53, tr.12]. Như vậy, loại hình chai bình,

vò gốm [PL2.1, h.24-25, tr.197] đã được phát hiện là bằng chứng thiết thực nhất

cho giả thuyết này. Các loại chất lỏng như nước, rượu, dầu là rất cần thiết cho đời

sống của mọi người dân, đặc biệt là những người sống trên thuyền bè, nay đây mai

đó, không phải lúc nào cũng có thể dừng lại để mua bán. Việc dự trữ các loại nhu

yếu phẩm này là rất cần thiết, nhưng không phải dễ dàng đối với những người sống

trên thuyền bè, trên nhà sàn như họ. Mặc dù chưa có sự thống nhất về ý kiến của

các nhà nghiên cứu nhưng có thể cho rằng, bình kendi, vò, lu… là những vật đã

được sử dụng với rất nhiều công dụng khác nhau như đựng nước, rượu, dầu… Đây

là loại đồ đựng rất tiện dụng cho những người sống trên thuyền bè, sông nước như

cư dân Óc Eo. Họ có thể đổ các chất lỏng vào trong, rồi lấy dây buộc vào cổ miệng

chai treo trên thuyền mà không bị vỡ lúc di chuyển trên sông nước. Loại đồ đựng

này được phát hiện chủ yếu ở di tích Nền Chùa, Gò Tháp và Giồng Xoài.

2.1.2. Trang phục

Nhu cầu về mặc xuất hiện sau nhu cầu ăn uống, nhưng không kém phần quan

trọng trong quá trình phát triển của loài người. Áo quần trong giai đoạn đầu của loài

Page 66: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

63

người không chỉ có tác dụng che chắn những bộ phận của cơ thể mà còn có tác dụng

chống lại thời tiết, đối phó với các loại côn trùng, ruồi, muỗi - nhất là trong một môi

trường mà “muỗi kêu như sáo thổi” như vùng ĐBSCL. Ngoài ra, trang phục còn thể

hiện trình độ phát triển của con người trong từng giai đoạn lịch sử.

Cho đến nay, chưa có một tài liệu nào viết về cách ăn mặc, đầu tóc của cư dân

Óc Eo một cách đầy đủ, cụ thể. Tuy nhiên, thông qua một vài gợi ý từ thư tịch cổ

Trung Quốc và hệ thống các tượng thờ Phật giáo, Hindu giáo cùng những di vật là đồ

trang sức có thể cho ta đoán định được một hình ảnh tương đối về cách ăn mặc, đầu

tóc của cư dân vùng ĐBSCL trong những thế kỷ đầu Công nguyên.

Đầu tóc: Qua các di vật để lại cho thấy, cư dân Óc Eo thường có những cách thể

hiện kiểu tóc khác nhau, ít nhất là có sự phân biệt giữa đầu tóc của nam và nữ.

Đối với đàn ông, qua một số hình ảnh như tượng thờ, hình mặt người, các bức

phù điêu… cho thấy, đàn ông trong xã hội Óc Eo thường có mái tóc cắt ngắn. Cụ thể,

bức chân dung hình người đàn ông đắp nổi bằng đất nung được phát hiện tại Óc Eo -

Ba Thê [PL2.4, h.4, tr.207] cho thấy, tóc của người này được cắt ngắn, xoăn, có màu

đen. Cũng trong một hình khác ở BTAG [PL2.4, h.5, tr.208] cho thấy, tóc được cắt

cao qua hai tai, hơi xoăn. Ngoài ra, một đầu nam thần được tìm thấy ở An Giang

[PL2.4, h.7, tr.208] cho thấy, tóc xoăn, ngắn, để lộ hai lỗ tai, tạo thành từng lọn nhỏ.

Như vậy, qua một số hình ảnh trên cho thấy, đa số các tượng nam thần đều có mái tóc

cắt ngắn, để hở hai tai, một số kiểu tóc được làm theo tiêu chí chung của tôn giáo.

Chẳng hạn như tượng Phật thường có mái tóc xoăn; thần Siva tóc tết hoặc để tự

nhiên, đôi khi lại thể hiện là các lọn tóc hình con rắn; thần Vishnu thường đội mũ trụ.

Ở Nam Việt Nam cũng như trong nghệ thuật tiền Ăngkor ở Campuchia, sự thể hiện

tóc của các thần có thể đã phản ánh kiểu tóc mà cư dân cũng từng ưa chuộng.

Một cách thể hiện khác được thấy qua hình mặt người ở BTĐT [PL2.4, h.8, tr.208]

với mái tóc được búi cao, đầu đội mũ. Tượng bị bào mòn bởi thời gian nên không rõ

mặt mũi, không phân biệt được nam hay nữ. Hay tấm phù điêu một nam, một nữ

đang ngồi ân ái được tìm thấy ở Óc Eo, An Giang [PL2.4, h.6, tr.208], người nam

nhìn không rõ, nhưng có thể được thể hiện với mái tóc ngắn, còn người nữ tóc

ngang vai hoặc quấn ngang vai.

Page 67: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

64

Đặc biệt, kiểu tóc được búi về một bên hoặc tết đuôi sam, sau đó quấn quanh

đầu có thể là kiểu tóc đặc trưng của phụ nữ Óc Eo. Những kiểu tóc này được tìm

thấy rất nhiều trong các tượng nữ thần và hình mặt người. Trong một di vật đầu

người mặt sư tử, được tìm thấy ở Óc Eo, An Giang cho thấy, tóc được tết thành đuôi

sam sau đó quấn tròn, búi cao sang bên phải. Hình mặt người phụ nữ được trưng

bày tại BTAG [PL2.4, h.3, tr.207], tóc cũng được quấn tròn, búi sang bên trái tạo

thành hình xoáy trôn ốc rất đẹp. Hay một số tượng nữ thần Laksmi tóc được vuốt

lên thành búi trên đầu và buông thành các lọn lớn hai lớp, kết thúc trên đỉnh bằng

một vành tròn trơn. Kiểu tóc này gần gũi với một số tượng Hindu giáo với lối tóc tết

buông thành nhiều lọn quanh đầu [85, tr.109]. Đầu tượng nữ thần được phát hiện ở

di tích Gò Tháp [PL2.12, h.6, tr.230]; tượng thần Brahma được phát hiện ở Giồng

Xoài, Óc Eo [PL2.12, h.5, tr.230], có lối “vuốt tóc thành búi cao trên đỉnh và buộc

ngang bằng những sợi ruy băng, có khi được trang trí các viên ngọc tròn” [85, tr.110].

Với lối buộc tóc này đã thể hiện được những nét gần gũi với các tượng thần Siva ở

Kausambi (Ấn Độ) thuộc nghệ thuật Gupta thế kỷ III-IV. Tuy nhiên, vẫn có nhiều

sự biến đổi trong cách thể hiện. Việc kéo dài chiều cao của búi tóc, những đường

tóc dọc có độ lớn, độ sâu vừa phải và dây ruy băng được trang trí nhẹ nhàng, kết hợp

với nét thanh mảnh trên khuôn mặt tạo cho pho tượng một vẻ đẹp nữ tính rất duyên

dáng [85, tr.110]. Đa số tượng Phật được phát hiện ở Nền Chùa, Kiên Giang đều có

kiểu tóc xoắn ốc được thể hiện bằng các chấm li ti, chỏm Usnisa nổi cao [85, tr.54].

Như vậy, kiểu tóc búi cao hoặc một bên (trái hoặc phải) có thể là kiểu phổ biến nhất

trong giới nữ của cư dân Óc Eo trong cả giai đoạn sớm và giai đoạn muộn.

Ngoài ra, còn một kiểu tóc khác là búi trễ sau gáy. Kiểu tóc này được thấy ở

hình người phụ nữ chơi đàn trên mảnh gốm ở BTKG và trên mảnh vàng phát hiện ở

Gò Xoài, Long An [PL2.11, h.7, tr.228]. Trên một mảnh gốm mịn ở Nền Chùa

[PL2.4, h.9, tr.209] có đắp nổi hình hai nhạc công, một nam, một nữ. Nhân vật nữ

tóc búi sau gáy, còn nhân vật nam do quấn khăn trên đầu nên không thấy rõ mái tóc.

Có thể đây là kiểu tóc dành cho những người phụ nữ thuộc tầng lớp thường dân hay

các nhạc công, vũ nữ... trong xã hội Óc Eo?

Page 68: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

65

Như vậy, có thể thấy, những kiểu tóc cắt ngắn, búi trễ sau gáy, búi cao hay

tết tóc đuôi sam là những kiểu tóc đã xuất hiện trong đời sống của cư dân Óc Eo.

Những kiểu tóc này phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện sản xuất và những

sinh hoạt của người dân nơi đây. Nó thể hiện sự thích ứng của con người với môi

trường tự nhiên nơi đây.

Mũ đội đầu: Các tượng thần Hindu thường có những chiếc mũ hình ống tròn,

đôi khi có những hoa văn khác nhau. Các tượng thần Vishnu ở vùng ĐBSCL đa số

là những chiếc mũ hình ống, ít hoa văn. Riêng tượng Vishnu ở Óc Eo, An Giang có

chiếc mũ khá đặc biệt với hình ống dẹt, chỉ gắn trên đỉnh đầu có dây buộc xuống

cằm, để lộ một phần đầu trơn nhẵn. Tượng thần Harihara ở Ba Thê, An Giang

[PL2.12, h20, tr.234] đội chiếc mũ hình ống, chia thành hai nửa. Một bên được

trang trí như những lọn tóc, nửa còn lại không có hoa văn cho thấy sự kết hợp giữa

hai vị thần Vishnu và Siva. Tượng thần Brahma được tìm thấy ở Ba Thê, An Giang

có ba đầu với ba chiếc mũ có hoa văn rất đẹp. Như vậy cho thấy, mỗi vị thần đều có

những chiếc mũ riêng. Điều này chứng tỏ trong xã hội Óc Eo, rất có thể những

chiếc mũ đại diện cho các tầng lớp trong xã hội, nhất là những người theo Hindu

giáo. Mỗi tầng lớp trong xã hội có thể được quy định bởi những chiếc mũ có hình

dáng, hoa văn khác nhau.

Bên cạnh đó, cư dân Óc Eo còn có thể quấn những chiếc khăn làm thành mũ

đội đầu được thấy ở trong hình mảnh gốm mịn ở Nền Chùa (Kiên Giang) như đã đề

cập ở trên. Trên khăn đã được quấn thành chiếc mũ còn được trang trí nhiều đồ

trang sức rất đẹp.

Như vậy, có thể nói rằng, lối để tóc trần hoặc búi sau gáy (nữ) hay cuốn lại

bằng khăn (nam) rất phổ biến trong cư dân Óc Eo. Ngoài ra, sử liệu Trung Hoa còn

nhắc đến kiểu “tóc để xoã trên lưng” (Lương Thư) [53, tr.14] nhưng không đề cập

đến kiểu tóc để xoã ngang vai là kiểu của nam hay nữ. Rất có thể kiểu tóc này

không có sự phân biệt của nam hay nữ mà được cả nam và nữ bình dân sử dụng.

Trong khi đó, người quyền quý, có nhiều kiểu tóc khác nhau, sử dụng khăn, ruy

băng, chuỗi ngọc, mũ… để trang trí.

Page 69: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

66

Trang phục: Theo truyền thuyết thời kỳ đầu lập quốc, người dân Phù Nam lúc

ban đầu có tục “xăm mình và trần truồng, tóc để xoã trên lưng và không biết quần áo

gì cả” [53, tr.14]. Nhưng sau khi lấy Liễu Diệp làm vợ, Hỗn Điền “không thích thân

hình loã lồ (của vợ) nên lấy vải (tức xà rông) luồn qua đầu” [2, tr.155]. Tuy nhiên,

trong các di tích Óc Eo xuất hiện rất nhiều dọi xe sợi, với kiểu dáng khác nhau,

chứng minh cho nghề dệt đã rất phát triển. Đặc biệt, thời kỳ này có thể các loại vải

được dệt ra với nhiều loại dày, mỏng, kẻ ngang, kẻ sọc, kẻ ô vuông và có thể đã có

những hoa văn khác nhau. Như vậy, có thể thấy, cư dân Óc Eo, mặc không phải chỉ

để che chắn mà còn để làm đẹp. Vải có thể đã được các thợ nhuộm nhuộm thành

nhiều màu sắc với những hoạ tiết khác nhau. Theo Nam Tề Thư, Lương Thư ghi lại

rằng: con trai nhà giàu cắt gấm thành từng tấm mà quấn ngang, người nghèo thì lấy

vải bố che thân [2, tr.155]. Như vậy cho thấy, trong cách ăn mặc của cư dân Óc Eo đã

có sự phân chia giàu nghèo rất rõ nét.

Ngoài ra, trang phục của cư dân Óc Eo còn để lại những dấu vết đáng tin cậy

trên các tượng thần, phật và qua những hình người khắc hoạ trên vàng được phát hiện

trong các di chỉ mộ táng. Những bộ trang phục trên các tượng thần rất phong phú, đa

dạng. Tuỳ vào giới tính, địa vị xã hội…, các bức tượng có những cách thể hiện trang

phục khác nhau. Những trang phục có hoa văn kẻ ô vuông, kẻ ngang, kẻ sọc có thể là

của những người có địa vị trong xã hội, những người thuộc tầng lớp trên. Trang phục

của những nô lệ, người thuộc tầng lớp dưới được thể hiện một cách đơn giản hơn.

Điều này đã được thể hiện qua một pho tượng đồng được coi là tượng người nô lệ

được phát hiện ở di tích Óc Eo, An Giang. Tượng có thân dưới đóng khố, dây buộc

trước bụng, thả dài đến chân, mình để trần, chân đất, không đeo đồ trang sức. Một

hình phụ nữ chạm nổi trên tấm thiếc được coi là thuộc tầng lớp dưới, tầng lớp lao

động, phía trên để trần, phía dưới mặc váy. Hay hình hai nhạc công gồm một nam,

một nữ dập trên đồ gốm phát hiện được ở khu di tích Nền Chùa [PL2.4, h.9, tr.209]

có thể thuộc tầng lớp giữa. Trong đó, hình nữ có tóc búi trễ sau gáy, thân trên để

trần, cổ và tay đeo nhiều vòng trang sức, thân dưới mặc váy dài, mỏng, có nếp gấp

nhỏ; hình nam đầu đội mũ vải, thân trên để trần, cổ đeo vòng, ngồi trong tư thế

chống chéo chân nên không nhận biết được đồ mặc bên dưới [14, tr.129].

Page 70: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

67

Các tượng nam thần hầu như có lối trang phục gần giống nhau. Các thần

Vishnu, Siva, Brahma, Harihara và các nam thần khác đều để mình trần, phía dưới

quấn xà rông hoặc sampot, có dây buộc ngang bụng [PL2.4, h.10, tr.209]. Trang

phục của nam có nhiều kiểu khác nhau, có thể chia thành hai nhóm: nhóm khố ngắn

đến đầu gối và nhóm dài đến chân.

Các tượng nữ thần đều để mình trần, để lộ bộ ngực đầy đặn, phía dưới mặc

váy dài phủ đến chân, có dây buộc ở eo [PL2.12, h.13-14, tr.232]. Chẳng hạn như

hình chạm người đàn bà trên lá vàng ở Đá Nổi mình đển trần, dưới mặc váy mỏng

để lộ những đường nét của cơ thể. Đây có thể là nữ thần Devata hoặc vũ nữ Apsara.

Ngoài ra, trên nhiều lá vàng phát hiện được trong các di chỉ mộ táng

85ĐN.M2 và 85ĐN.M3 có chạm hình người hoặc thần, khoác trên người một số

kiểu trang phục khác lạ: hình 10 người có đội mũ, mình để trần hay có mặc áo bó

sát thân, dưới mặc quần, đi một loại giày giống ủng; hình 7 người có trang phục khá

giống nhau như đầu đội mũ vải hoặc vấn khăn, mặc áo có xẻ giữa và bó sát mình,

quần giống như quần xà cạp, bên hông phải có đeo một túi vải nhỏ. Những kiểu

trang phục này chắc hẳn có nguồn gốc từ bên ngoài. Đó là lối trang phục của những

“ngoại kiều”, quý tộc, tăng lữ từ phương Bắc đến sinh sống hoặc truyền đạo ở đây.

Còn đối với các tượng Phật, có hai kiểu trang phục khác nhau: Các pho

tượng bằng gỗ thường là trang phục dài đến gót chân. Nhiều tượng còn có dấu vết

của một loại áo khoác rộng. Trên một tượng Phật bằng đồng tìm thấy ở Gò Cây Thị

thuộc khu di tích Óc Eo [PL2.12, h.17, tr.233] có trang phục thân trên là áo nhiều

lớp, bên ngoài khoác áo cà sa dài đến bàn chân.

Các tượng thần, Phật thường không mang giày dép, tuy nhiên, các lá vàng

được chôn trong mộ táng ở di tích Đá Nổi đã đề cập ở trên, có hình người đi một

loại giày giống ủng. Điều này cũng đã được sử liệu Trung Hoa ghi lại “năm thứ 6

triều Thái Khương (285) vương quốc Phù Nam dâng lễ cống 100 đôi giày gọi là

Bảo hương lý” [53, tr.21]. Như vậy, thời kỳ này cư dân Óc Eo có thể đã sử dụng

những đôi giày để đi lại.

Từ những quan sát nói trên, có thể xác định được rằng, vào thời đại Óc Eo,

trang phục đã khá phổ biến trong mọi tầng lớp xã hội. Đó là kiểu trang phục mộc

Page 71: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

68

mạc, bình dị, giống nhau từ người đến thần với đặc điểm chung là mình trần, chân

đất, tai, cổ và tay thường có đeo đồ trang sức; nam đóng khố hay vấn sampot, nữ

mặc váy, thường là dài xuống đến chân. Nhìn chung, đây là lối ăn mặc truyền thống

của cư dân vùng Đông Nam Á, vốn đã có từ trước đó trong các cộng đồng cư dân cổ

sống ở vùng khí hậu nhiệt đới. Tuy nhiên, những kiểu trang phục này chưa hẳn đã

tiêu biểu cho mọi tầng lớp cư dân mà có thể chỉ đại diện cho một tầng lớp nhất định

trong xã hội Óc Eo. Các nghệ nhân bản địa đã khóac lên mình vị thần những bộ

trong phục có thể do họ tưởng tượng ra hoặc từng thấy nó trong xã hội, với mong

muốn, những vị thần linh có thể phù hộ cho họ cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Trang sức có thể coi là một bộ phận của trang phục. Người Óc Eo rất thích

đeo đồ trang sức, họ đeo trang sức lên tay, tai, cổ và cả trên đầu. Nếu cư dân tiền Óc

Eo chủ yếu đeo các loại đồ trang sức bằng đá, xương thì đến thời kì này, trang sức

của họ phong phú về chủng loại, đa dạng về chất liệu như vàng, đồng, thuỷ tinh, đá

quý… Đặc biệt là trang sức bằng vàng rất phát triển, được chế tác cầu kỳ hơn trước.

Đối với người Óc Eo, đeo đồ trang sức nhiều khi không phải chỉ làm đẹp

mà còn để khẳng định vị trí xã hội, sự giàu sang của mình. Điều này được thể hiện

qua những đồ trang sức được chế tác cầu kỳ, tinh xảo với chất liệu vàng, đá quý là

chủ yếu. Chẳng hạn, những chiếc nhẫn được gắn đá quý [PL2.7, h.7, tr.218] rất

tinh tế, sang trọng; hay những chiếc vòng tay bằng vàng có chạm nổi hình cánh

hoa [PL 2.7, h.6, tr.218].

Đặc biệt, đeo đồ trang sức đối với cư dân Óc Eo nhiều khi còn thể hiện niềm

tin, tôn thờ tôn giáo của mình. Điều này được thể hiện rõ qua những chiếc nhẫn có

chạm hình bò Nandin [PL2.7, h9, tr.218], là vật cưỡi của thần Siva, hay những đôi

khuyên tai có hình vòi voi, được chạm khắc nhiều hoa văn rất đẹp [PL2.7, h.12, tr.219].

Phải chăng đây cũng là một hình thức thể hiện tín ngưỡng phồn thực của cư dân

nông nghiệp?

Ngoài ra, có thể nhận thấy sở thích đeo các loại đồ trang sức được thể hiện

trên những bức tượng tròn ở vùng ĐBSCL. Những bức tượng thần được đeo nhiều

vòng trên cổ, tay và chân. Chẳng hạn trên tượng thần Siva phát hiện ở Gò Đồn

(Long An [PL2.12, h.15, tr.232] cổ đeo ba vòng hạt chuỗi hình tròn rất đẹp, trên búi

Page 72: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

69

tóc cũng được trang trí bởi các hạt chuỗi, sau lưng được trang trí một bông hoa to;

hình ảnh này cũng được thấy trên mảnh gốm mịn ở Nền Chùa [PL2.4, h.9, tr.209]

với nhiều lớp hạt chuỗi được đeo trên cổ và tay của người phụ nữ chơi đàn.

Nhìn chung, từ những hiện vật khai quật cũng như từ tư liệu thư tịch cổ

Trung Hoa có thể hình dung trang phục của cư dân Óc Eo: phụ nữ mặc váy dài,

phần trên để trần hoặc phủ kín; đàn ông đóng khố ngắn, phần trên để trần, cả nam

lẫn nữ đều đeo nhiều đồ trang sức, bùa đeo. Người giàu có dùng trang sức vàng, bạc,

kim cương, đá quý; người nghèo đeo trang sức bằng đồng, thiếc, các loại hợp kim

chì, thuỷ tinh, đất nung… Đó cũng là trang phục của thần linh, nam và nữ [65, tr.53].

Thông qua trang phục, có thể thấy được phần nào trình độ phát triển của xã hội Óc

Eo, có sự phân hoá giàu nghèo rõ rệt, đồng thời vừa phản ánh quan niệm thẩm mỹ

của cư dân vùng nhiệt đới nóng ẩm nơi đây.

2.1.3. Nơi ở

2.1.3.1. Không gian

Nhìn vào bản đồ di tích khảo cổ học [PL1.1, tr.188] có thể nhận thấy địa bàn

phân bố của văn hóa Óc Eo khá rộng khắp trên cả vùng Đông và TNB. Trong đó,

miền TNB là nơi tập trung nhiều nhất các di tích với các loại hình khác nhau. Tuỳ

theo điều kiện tự nhiên của từng vùng, các di tích có sự phân bố khác nhau: trên các

giồng đất ven sông, các gò cao vùng đồng bằng và các gò thấp dọc triền sông. Dù

phân bố ở các gò cao hay ven các con sông, ven biển thì hình thức cư trú theo mô

hình “vệ tinh” cũng được cư dân Óc Eo chọn lựa. Nghĩa là xung quanh các trung

tâm đô thị có các khu dân cư, sản xuất nông nghiệp, sản xuất các loại hàng thủ

công, cũng có thể là các địa điểm trao đổi, mua bán bao quanh, tạo thành “vệ tinh”.

Các khu trung tâm thường là nơi tập trung hoạt động chính trị, văn hóa, tôn giáo và

có cả các xưởng sản xuất thủ công quan trọng. Chẳng hạn:

Khu di tích Óc Eo - Ba Thê được coi là một trung tâm kinh tế, chính trị, tôn

giáo - văn hóa quan trọng nhất của cư dân Óc Eo ở vùng ĐBSCL; là trung tâm

quyền lực lớn trong giai đoạn từ thế kỷ V đến thế kỷ VII. Nơi đây còn có cảng biển

quốc tế, có sự giao lưu buôn bán với các nước trên thế giới. Theo Louis Malleret,

xung quanh di tích Óc Eo - Ba Thê trong vòng 20km có khoảng 5 di tích: tích Lung

Page 73: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

70

Giầy Mé cách 2km về phía Bắc; di tích Định Mỹ cách 3km về phía tây Bắc; di tích

Lung Mốp Văn cách 8km về phía Tây Bắc; di tích Lung Lỗ - Mô; di tích Tráp Đá

cách núi Ba Thê 12km về phía Đông Bắc; 2 di tích Lung Giếng Đá và Tà Kêv cách

12km về phía Tây Nam, di tích Đá Nổi cách 20km về phía Đông. Như vậy, khu di

tích Óc Eo được coi là trung tâm và các di tích này là những điểm “vệ tinh” có vai

trò “hậu cứ” trong phức hợp di tích Óc Eo - Ba Thê. Đây là hình thức cư trú nổi bật

và rõ nét nhất theo mô hình vệ tinh.

Khu di tích Gò Tháp - Tháp Mười được coi là khu trung tâm quan trọng thứ

hai. Nó là di tích lớn nhất trong vùng Đồng Tháp Mười, là trung tâm tôn giáo, văn

hóa, chính trị của cả một vùng rộng lớn. Nơi đây có các loại hình cư trú trên nhà sàn

dựng trên cọc gỗ, các loại di tích xưởng thủ công chuyên làm đồ trang sức bằng

vàng, tượng gỗ và di tích kiến trúc… Khu di tích Gò Tháp cùng với các di tích như:

Phú Long, Mỹ Tây 3, Gò Dung, Gò Hàng, Gò Đế, Gò Vĩnh Châu A, Trấp Gáo

Miễu… hợp thành một cụm nằm giữa Đồng Tháp Mười, trong đó, khu di tích Gò

Tháp đóng vai trò là trung tâm, các di tích trong địa phận Long An và cánh đồng

phía bắc Gò Tháp đóng vai trò là “hậu cứ”.

Di tích Cạnh Đền (Vĩ Thuận, Kiên Giang) phân bố trên phạm vi rộng đến

hàng trăm hecta, nơi đây được coi là một tiền cảng quan trọng của vùng. Nó nằm ở

ví trí ven biển phía Nam, đóng vai trò là một trung tâm, bao quanh bởi các di tích vệ

tinh như: Kè Một, Nền Vua, Vĩnh Hưng, Vương Miếu…

Như vậy có thể thấy, cư dân Óc Eo thường chọn những nơi cao ráo, thậm chí

là sườn núi để sinh sống, nhưng bao giờ cũng nằm ven biển, cạnh những con sông

hoặc có những mương nước, luôn tuân thủ nguyên tắc mô hình cư trú “trung tâm”

và “vệ tinh” như đã chứng minh.

2.1.3.2. Các loại nhà ở

Với một môi trường mang tính đặc thù, miền TNB mười thế kỷ đầu Công

nguyên là vùng đồng bằng thấp, sình lầy và nhiều tháng trong năm bị ngập nước, lại

có hệ thống sông ngòi dày đặc. Để thích ứng với điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt

đó, cư dân Óc Eo đã cố gắng thích ứng và tìm cách khắc phục bằng nhiều hình thức,

đặc biệt là trong lĩnh vực cư trú.

Page 74: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

71

Nhà sàn:

Nhà sàn là một loại kiến trúc được làm bằng vật liệu nhẹ, dựng trên hệ thống

cọc gỗ, nhưng rất tiếc, phần trên của những ngôi nhà này đã bị huỷ hoại theo thời

gian. Chúng ta chỉ biết đến loại kiến trúc này thông qua dấu tích là những khúc cây,

cọc gỗ, ván sàn mục nát, chìm nổi trong lớp đất có chứa tàn tích sinh hoạt cùng thời

như di cốt động vật, thực phẩm, vật dụng, phế phẩm… Đây là được coi là hình thức

cư trú khá phổ biến, thậm chí thông dụng trong đời sống của cư dân Óc Eo, đặc biệt

là từ thế kỷ IV đến thế kỷ VII SCN được phát triển, mở rộng trên các cánh đồng thấp.

Có thể thấy, cư trú trên nhà sàn là một truyền thống lâu đời của cư dân Đông

Nam Á, là “một phong tục chung vừa độc đáo mà cũng mang tính chất đặc trưng

nổi bật nhất của toàn khu vực” [86, tr.41]. Dù ở vùng cao hay vùng thấp, thì cư trú

trên những chiếc nhà sàn vẫn được xem là sự lựa chọn tối ưu của cư dân vùng khí

hậu nhiệt đới gió mùa, quanh năm ẩm ướt. Các dấu tích cọc nhà sàn được tìm thấy

một số nơi trong thời đại kim khí ở miền Đông Nam Bộ và những vùng ngập mặn

ven biển như TP.HCM, Nhơn Trạch, Bà Rịa Vũng Tàu… Tuy nhiên, đến thời kỳ Óc

Eo, hình thức cư trú này mới thực sự mở rộng về quy mô và mật độ, trở thành đặc

trưng trong đời sống của con người vùng ĐBSCL.

Căn cứ vào những tài liệu thám sát và khai quật khảo cổ đã cho thấy, các dấu

tích của nhà sàn được tìm thấy nhiều trong các vùng có địa hình thấp, trũng như

vùng tứ giác Long Xuyên, rừng U Minh, lòng chảo Ô Môn - Phụng Hiệp, Đồng

Tháp Mười. Có thể gọi đây là loại hình cư trú vùng “nước nổi”, mà tập trung nhất là

tại các khu di tích: Óc Eo (An Giang), Lung Giầy Mé (An Giang), Tráp Đá (An

Giang), Cạnh Đền (Kiên Giang), Gò Tháp (Đồng Tháp) [151, tr.311]... Việc phát

hiện những cọc gỗ ở Giồng Xoài năm 2000 và một đoạn cọc gỗ dài 2,45m, đường

kính khoảng 0,4m bằng gỗ dầu [PL2.5, h7, tr.2011] được khai quật vào năm 2001

tại gò Óc Eo [PL2.5, h.2, tr.210]; hay dấu vết của một căn nhà nhỏ nằm sát bờ lung

Giếng Đá đã được tìm thấy với những cột gỗ đường kính 0,1m và những thanh gỗ

đường kính 0,05m đến 0,06m [27] đã cho thấy sự xuất hiện của những ngôi nhà sàn

với nhiều kích cỡ khác nhau. Những cọc gỗ thường được vót nhọn một đầu để cắm

sâu dưới bùng đất, phía trên thân gỗ thường có các khấc ngoàm [PL2.5, h 2-3, tr.210]

Page 75: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

72

để làm chỗ tựa, buộc dây cho các đòn tay nằm ngang. Một số cọc gỗ được đục lỗ để

các thanh xà ngang xuyên qua đó nhằm tăng khả năng chống lại sức nước.

Tại Nền Chùa, dấu vết những cột nhà sàn nằm dọc theo Lung Lớn (Lung

Giếng Đá) nối liền với khu di tích Óc Eo và rải rác trên cánh đồng thấp xung quanh

gò Nền Chùa. Những cột này thường có đường kính từ 0,1m - 0,3m; cột dài nhất mà

phần trên đã bị huỷ còn đo được dài 2,86m [61]. Và những dấu vết mái nhà lợp bằng

lá dừa nước cũng đã ghi nhận được ở di tích Gò Thành cho thấy một khái niệm tương

đối về kích thước của những ngôi nhà gỗ, có thể phần đầu cột rời được chạm trổ và

mái được lợp bằng lá dừa nước - là một loại cây mọc rất nhiều ở vùng TNB.

Trong cuộc khai quật tại di tích Gò Tháp vào năm 1993, các nhà khảo cổ học

đã tìm thấy hình ảnh của một ngôi nhà sàn tương đối cụ thể chạm trên một lá vàng

chôn trong phế tích 93GT.M3 [14, tr.128]. Đó là một ngôi nhà sàn nhỏ, có bốn cột,

nóc nhọn, mái xiên gần thẳng, đứng cạnh một gốc dừa lớn.

Như vậy, qua những hiện vật thật liên quan đến những ngôi nhà của cư dân

Óc Eo còn quá ít, chất lượng kém, vì chủ yếu là các cọc gỗ dễ bị gãy mục do thời

gian. Tuy nhiên, qua việc phát hiện những dấu vết của cột nhà sàn, sàn gỗ, mái nhà

bằng lá dừa trong các di chỉ cư trú, đến hình ảnh trên mảnh vàng, chúng ta đã có

được hình ảnh tương đối của nhà sàn trong văn hóa Óc Eo. Đó là kiểu nhà có cột và

sàn bằng gỗ, mái lợp bằng lá dừa nước, thuộc loại nhà sàn có mái dốc, tương tự như

kiểu nhà sàn đúc trên trống đồng Đông Sơn của người Việt cổ và giống như loại nhà

sàn, nhà mồ mà ngày nay vẫn còn thấy ở các dân tộc Bơhna, Giarai và nhiều dân tộc

ở Tây Nguyên [14, tr.128].

Đối với một cộng đồng cư dân sống trên vùng sình lầy, hệ thống sông ngòi

chằng chịt, lại là vùng đồng bằng thấp, thường xuyên bị ngập nước như vùng châu

thổ Cửu Long, thì sự lựa chọn cư trú trên nhà sàn đã trở thành một mô thức cư trú

không thể khác được của cư dân Óc Eo. Đó cũng chính là thái độ ứng xử khôn

ngoan của người dân với môi trường tự nhiên nơi đây. Hình thức cư trú trên nhà sàn

có nhiều thuận lợi, vừa mát mẻ, thoáng đãng lại có thể ứng phó với khí hậu nhiệt

đới có độ ẩm cao. Đặc biệt, khi sống trên các vùng đất cao ráo, nhà sàn có thể ngăn

cản thú dữ và côn trùng, còn ở những vùng trũng thấp lại dùng chiếc “chân cao” để

Page 76: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

73

ứng phó với ngập lụt quanh năm. Khi nước lên, những chiếc “chân” của ngôi nhà

sàn có thể nâng ngôi nhà lên cao, khi nước xuống có thể hạ thấp ngôi nhà xuống

theo con nước, rất thuận lợi. Ngoài ra, nhà sàn với kết cấu mái dốc, có thể tránh

được tác hại của những cơn mưa dông hay nắng nóng kéo dài ở vùng ĐBSCL. Cư

dân nơi đây đã tận dụng được nguồn gỗ, tre nứa và lá dừa nước dồi dào, sẵn có để

làm nên những ngôi nhà mang đặc trưng trong phong tục cư trú của vùng sông nước

ĐBSCL những thế kỷ đầu Công nguyên.

Hình thức cư trú này đã thể hiện tư tưởng “sống chung với lũ” của cư dân

vùng ĐBSCL từ những năm đầu Công nguyên, đến bây giờ, người dân nơi đây vẫn

tiếp tục kế thừa và phát triển. Đây là thái độ ứng xử với tự nhiên đúng đắn mà khoa

học ngày nay đã chứng minh.

- Nhà trệt: Một thái độ khác thể hiện rõ nét sự nỗ lực khắc phục khó khăn từ

thiên nhiên của cư dân Óc Eo, đó là hình thức cư trú trên các khu vực có địa hình

cao, trên các gò, gò đất đắp hoặc giồng đất… Hình thức cư trú này được xem là

phương pháp hữu hiệu nhất của thời đại để khắc phục nền đất sình lầy, tạo ra những

điểm tựa cố định, vững chắc nhằm bảo vệ, chống lại sự tàn phá của nước ngầm và

nước lũ trong điều kiện cụ thể của đồng bằng châu thổ thấp ven biển, bị ngập nước

nhiều tháng trong năm [1, tr.287]. Họ đã chủ động cải thiện, khắc phục những khó

khăn, khắc nghiệt của điều kiện tự nhiên bằng cách đắp nền đất, gạch cao tại những

nơi cư trú cho phù hợp với môi sinh của mình. Theo tài liệu khảo cổ học, cư dân Óc

Eo đã đào đất tại chỗ hoặc mang đất nơi khác đến để đắp nền cao lên, tạo thành gò

trước khi xây những công trình kiến trúc. Có những gò đất đắp rộng hàng ngàn

hécta làm nền móng cho kiến trúc cư trú, đền thờ hay khu mộ táng như Gò Cây

Tung (An Giang).

Những dấu tích của loại hình cư trú này còn lưu lại dưới các lớp đất văn

hóa có chứa những tàn tích sinh hoạt, mà chủ yếu là mảnh gốm. Hình thức cư trú

này được phát hiện chưa nhiều, song đã có mặt ở nhiều nơi trên vùng ĐBSCL.

Trong vùng thấp trũng, thường thấy loại cư trú trên gò nổi như Gò Da (Giồng

Cát - Óc Eo), Giồng Xoài (Óc Eo - Kiên Giang), Gò Me, Gò Sành (An Giang)

[151, tr.311].

Page 77: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

74

Tại đây, họ đã đào những hồ, bàu nước để dùng cho sinh hoạt thường ngày.

Dấu tích những hồ, bàu nước còn được lưu lại ở một số di tích vùng cao như Bàu

Thành (Đồng Nai), Phước Chỉ, Phước Hưng, Đức Hoà … hay giồng đất ven biển

như Trà Cú. Đặc biệt, trong vùng trũng thấp Đồng Tháp Mười, các nhà khảo cổ học

cũng đã phát hiện một bàu nước nằm trong khu vực di tích Gò Tháp. Những bàu

nước này thường có hình chữ nhật, rộng khoảng trên 100m2, thậm chí cả 1.000m2 (ở

Trà Cú). Theo tư liệu cổ Trung Hoa, những bàu nước này là nguồn cung cấp nước

cho sinh hoạt hàng ngày của cư dân Phù Nam, “họ đã không đào giếng, nhiều chục

nóc nhà thường dùng chung một hồ nước” (Lương Thư) [2, tr.150].

Như vậy, việc đào những bàu, hồ trữ nước đã khắc phục sự khan hiếm nguồn

nước sinh hoạt cho những cư dân sống ở vùng cao và ven biển trong thời gian hạn

hán, giúp cho cư dân Óc Eo trên địa hình cao thuộc vùng đồi gò bán sơn địa và

vùng đất giồng không bị lệ thuộc vào nguồn nước sông, lạch như trước. Điều này

một lần nữa thể hiện sự ứng phó nhanh nhạy của cư dân Óc Eo đối với môi trường

tự nhiên. Khi được cung cấp đầy đủ nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt cũng như

sản xuất, đã tạo một tâm lý ổn định cho các cộng đồng cư dân ở vùng châu thổ xây

dựng cuộc sống định cư ổn định.

- Sống trên các thuyền bè: Bên cạnh lối sống định cư trên các nhà sàn hay

các ngôi nhà được đắp nền gạch một cách kiên cố, thì có thể có một bộ phận cư dân

Óc Eo sống trôi nổi trên các thuyền bè như một số cư dân Nam Bộ ngày nay.

Nếu chỉ dựa vào tài liệu khảo cổ học, khó có thể khẳng định được hình thức

cư trú trên thuyền bè. Tuy nhiên, có thể suy đoán từ việc có một phận dân cư với vai

trò vận chuyển hàng hoá giữa các vùng trong một thời gian dài, họ đã phải sống trên

các thuyền bè để tiện cho việc mua các loại hàng hoá đem đến các nơi trong vùng

để bán lại. Điều này cũng đã được nhận thấy trên thuyền phát hiện ở Phong Điền

(Cần Thơ) với một số đồ gốm sinh hoạt, trong đó, có những chiếc bình cổ cao dùng

để buộc dây tiện cho việc đi lại trên sông nước.

Tóm lại, cư dân Óc Eo là một cộng đồng cư dân có cuộc sống ổn định, sống

định canh, định cư trên mảnh đất của mình. Họ sống trên cả nhà sàn cũng như trên

nền đất đắp cao thành gò hoặc sống trên thuyền bè. Cư dân Óc Eo đã biết khắc phục

Page 78: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

75

những khó khăn, thích ứng với điều kiện tự nhiên (để tạo dựng một cuộc sống ổn

định), tạo cho mình một môi trường và không gian cư trú thoả mãn yêu cầu ngày

càng cao của cuộc sống. Họ đã lợi dụng địa hình sông rạch tự nhiên để khai đào

(thông) nhiều đường nước, xây dựng hệ thống thuỷ lợi dài hàng trăm km. Chính hệ

thống thuỷ lợi đã giúp cư dân nơi đây có được hệ thống giao thông đường thuỷ phát

triển, điều kiện thuỷ văn và môi trường sinh thái được khắc phục, đáp ứng nhu cầu

về nước ngọt.

2.1.4. Đi lại

Cư dân Óc Eo phân bố trên địa bàn rộng lớn ở vùng đồng bằng Nam Bộ với

nhiều địa hình khác nhau từ vùng cao đến vùng thấp trũng với nhiều sông rạch, ven

biển. Các cộng đồng cư dân văn hóa Óc Eo có mối liên hệ mật thiết với nhau bằng

đường sông, đường biển và đường bộ với các phương tiện là thuyền bè và gia súc:

voi, ngựa, trâu, bò.

Về đường thuỷ: Nếu cư dân Đông Sơn sống theo làng xóm trên các vùng đất

cao ráo, vùng phù sa, thì cư dân Óc Eo chủ yếu sống dọc theo các kênh rạch, sông

ngòi. Các con kênh là những đại lộ nối liền các vùng với nhau, tạo thành một mạng

lưới giao thông chằng chịt trên toàn vùng châu thổ sông Cửu Long. Cư dân Óc Eo đã

thích ứng, biến những hạn chế của vùng sông nước thành thế mạnh của mình để tồn

tại, phát triển và tạo nên một sắc thái văn hóa riêng biệt. Những dấu ấn của văn hóa

sông nước thể hiện rất rõ nét trong đặc trưng văn hóa của cư dân Óc Eo ở miền TNB.

Theo tài liệu khảo cổ, ở miền TNB đã tìm thấy dấu vết của những kênh đào

cổ toả rộng trên vùng đồng bằng, nối liền các di tích khảo cổ Óc Eo với nhau. Trong

đó, những con kênh ở Óc Eo, Tà Keo, Đá Nổi và Định Mỹ có vai trò đặc biệt quan

trọng đối với toàn vùng. Bởi lẽ, Óc Eo nguyên là một thành phố rộng lớn, xưa kia là

nơi tiếp giáp các đường lớn trong việc trao đổi hàng hoá, và còn là một hải cảng

quốc tế quan trọng của vương quốc Phù Nam. Thành phố này được nối liền với Núi

Sập và Định Mỹ bởi hai con kênh số 19 và 20, rồi thông ra biển bằng con kênh số

16. Con kênh này (số 16) kéo dài lên Mắc-cần-dưng và sông Bassac (sông Hậu).

Thành phố còn liên lạc với Ankor Borei bằng con kênh số 4 và nối thông với Đá

Nổi. Trước đây, con kênh số 4 kéo dài lên tận vùng Giồng Đá, nhằm theo một

Page 79: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

76

hướng Trăm Đường [91, tr.178-179]. Những kênh đào này không chỉ phục vụ nhu

cầu thuỷ lợi tưới tiêu cho nông nghiệp, mà còn là một hệ thống giao thông đường

thuỷ rộng lớn phục vụ cho việc giao lưu, buôn bán giữa các vùng và các nước trong

khu vực. Từ vùng Óc Eo - Ba Thê, có thể cho thuyền chạy dọc các con kênh đến

các nơi trong khu vực, thậm chí lên đến vùng TP.HCM, Đồng Nai…

Bên cạnh dấu tích của các con kênh, còn có vết tích thuyền cổ ở nhiều nơi

trên vùng TNB như: Nền Chùa, Cạnh Đền (Kiên Giang); Nhơn Trạch (Cầm Thơ),

Bến Tre, Óc Eo - Ba Thê (An Giang). Trong đó, chiếc thuyền được phát hiện ở xã

Nhơn Trạch, huyện Phong Điền, Cần Thơ là thuyền độc mộc có độ dài tối thiểu là

5,4m, có những thanh ngang để cho người đi thuyền ngồi lên, còn khá nguyên vẹn

[PL2.6, h.3, tr.214]. Qua kết quả phân tích C14 cho thấy, chiếc thuyền này có niên

đại vào khoảng thế kỷ IV - V SCN. Hay tại địa điểm Xoa Ảo, huyện Kiến Lương,

tỉnh Kiên Giang, Phan Thanh Toàn và các đồng nghiệp ở Bảo tàng Kiên Giang đã

phát hiện phần mũi của một chiếc thuyền bằng gỗ, đầu mũi thuyền có xích và neo sắt,

trong thuyền tìm thấy khá nhiều gốm Óc Eo. Do chưa khai quật nên di tích tạm thời

lấp lại [139; tr.706-708]. Cũng ở Kiên Giang (Giàn Gừa, huyện Kiên Lương, Kiên

Giang) các nhà khảo cổ đã phát hiện được một số dấu tích thuyền [PL2.6, h.4, tr.215].

Một số dấu tích thuyền cũng được phát hiện ở Bến Tre, trong đó, chiếc được phát

hiện ở xã Tiên Thuỷ - huyện Châu Thành, Bến Tre với chiều dài 8,65m, rộng 64 -

67cm, cao 28 - 30cm, thành dày 5cm, thuộc kiểu thuyền độc mộc giống với thuyền

đã phát hiện ở Cần Thơ và nhiều mảnh thuyền độc mộc khác cũng đã được phát

hiện ở Đồng Tháp và Đá Nổi (An Giang). Thuyền độc mộc là phương tiện khá phổ

biến của cư dân cổ đại ở các nước Đông Nam Á, có thể cũng đã phổ biến trong đời

sống cư dân Óc Eo ở vùng ĐBSCL những thế kỷ đầu Công nguyên.

Dấu tích thuyền còn được thể hiện qua một con dấu khắc hình thuyền có cột

buồm và cờ gió, được phát hiện tại khu di tích Nền Chùa (Kiên Giang). Có thể là

những con thuyền như thế này đã được các thương nhân sử dụng để buôn bán với

các nước, lưu thông trên biển xa.

Ngoài ra, trong văn hóa Óc Eo đã phát hiện hàng loạt các di chỉ kiến trúc và

mộ táng xây bằng vật liệu nặng với hàng chục, hàng trăm khối đá, gạch, cát, nằm

Page 80: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

77

giữa vùng trũng thấp hay dọc theo những đường nước cổ. Để xây dựng chúng,

những vật liệu xây dựng chỉ có thể đã được vận chuyển bằng thuyền, bè trên các

con kênh mà cư dân nơi đây đã đào.

Như vậy, với những phát hiện này là bằng chứng cụ thể, bổ sung cho những

ghi chép mà thư tịch cổ Trung Hoa từng nói đến việc “thuyền họ đóng dài tới 8, 9

trượng, lòng thuyền rộng 6, 7 thước, đầu và đuôi giống hình con cá” (Nam Tề Thư)

hay việc nhà vua Phù Nam (Phạm Man) đóng thuyền to vượt biển lớn đánh chiếm

hơn 10 nước phiên thuộc (Lương Thư) [120, tr.171-274]…

Qua những phân tích trên có thể thấy, thuyền có vai trò rất quan trọng trong

đời sống của cư dân Óc Eo. Nó không chỉ là phương tiện để lưu thông, buôn bán mà

có thể còn dùng trong chiến tranh bảo vệ lãnh thổ cũng như đi chinh phục các nước.

Từ đó có thể đoán định, trong thời đại Óc Eo, giao thông vận chuyển bằng đường

sông và đường biển khá sôi động, đóng vai trò quan trọng trong việc giao lưu kinh

tế, văn hóa giữa các vùng.

Như vậy, có thể thấy rằng, cư dân Óc Eo là những nhà trị thuỷ giỏi. Họ đã

biết khai thông và đào những đường nước phục vụ cho giao thông và thoát nước

trong mùa ngập úng, điều tiết thuỷ lợi cho hoạt động nông nghiệp; biết nắm bắt và

hiểu sâu rộng về điều kiện tự nhiên. Điều này đã tạo nên mối quan hệ hài hoà giữa

con người và môi trường sống. Đó là thái độ tôn trọng, thích ứng và khắc phục

những bất cập của tự nhiên, biến nó thành những lợi thế của vùng đồng bằng sông

nước Cửu Long; là biểu hiện của thái độ ứng xử khôn ngoan giữa con người với

môi trường sống.

Về đường bộ: Cư dân Óc Eo chủ yếu sống dọc các con kênh rạch, phương

tiện vận chuyển chủ yếu là thuyền bè. Bên cạnh đó, để vận chuyển các loại hàng

hoá trên địa hình cao, bằng phẳng rất có thể người Óc Eo đã sử dụng sức kéo của

nhiều loại động vật khác nhau như: voi, ngựa, trâu, bò... Điều này đã được chứng

minh qua việc tìm thấy nhiều xương, răng của các loại động vật này trong các di chỉ

cư trú và nhiều khắc hoạ hình các con voi, ngựa, trâu, bò... cùng với nhiều hình

bánh xe trên các lá vàng chôn trong các ngôi mộ [14, tr.127] hay đền tháp. Trong

các loại động vật này, loài voi được coi là phương tiện giao thông quan trọng nhất

Page 81: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

78

trên đường bộ. Theo các thư tịch cổ Trung Hoa “Nhà vua đi ra ngoài thì cưỡi voi,

đàn bà cũng cưỡi voi” (Nam Tề Thư, Lương Thư) [2, tr.152]. Voi còn được dùng

trong vận chuyển tải vật trên các vùng địa hình phức tạp, dùng trong chiến tranh

(Tân Đường Thư) [2, tr.152]. Nó là phương tiện hữu hiệu nhất trong việc di chuyển

chiến lược trên các vùng rừng rậm, đồi núi.

Bên cạnh đó, ngựa và trâu, bò cũng được nuôi để sử dụng trong việc vận

chuyển trên đường bộ. Có thể, cư dân Óc Eo đã sử dụng các loại xe cộ để chuyên

chở hàng hoá. Điều này được chứng minh khi các nhà khảo cổ học đã phát hiện một

trục bánh xe bằng gỗ lớn tại Long An [PL2.6, h5, tr.216], giống như phương tiện

vận chuyển cổ truyền (xe trâu, xe bò, cộ trâu…) của người Khmer hiện nay đang sử

dụng. Hay một bánh xe bằng đá được phát hiện ở di tích Óc Eo và nhiều bánh xe

khắc trên vàng khác cũng được tìm thấy trong các di tích Óc Eo [PL2.6, h.6, tr.216].

Tuy nhiên, bánh xe này có thể không phải dùng trong vận chuyển mà nó có tính

chất tôn giáo nhiều hơn.

Đặc biệt, trong một minh văn ở Đá Nổi (An Giang) đã ghi lại việc cư dân Óc

Eo làm các con đường để thuận tiện trong việc đi lại giao bang với các nước như

Champa [2, tr.152-153].

Như vậy, có thể nói rằng, xã hội Óc Eo đã rất phát triển. Họ đã đạt được

nhiều thành tựu trong việc cải tạo điều kiện sống, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ

cho nhu cầu cuộc sống ngày một phát triển. Họ không chỉ biết làm thuyền để đi trên

sông, trên biển; đào các con kênh dài hàng trăm km để đi lại và phục vụ tưới tiêu, mà

còn biết làm đường ở những nơi khô ráo để đi lại, trao đổi và giao lưu với các nước.

2.2. Đời sống mưu sinh

2.2.1. Nông nghiệp

Vương quốc Phù Nam được hình thành từ những vùng đất phù sa phì nhiêu dọc

các con sông lớn và các giồng cát ven biển, địa hình tương đối bằng phẳng, chịu ảnh

hưởng của gió mùa nhiệt đới, với 6 tháng mùa mưa và 6 tháng mùa khô. Đây cũng là

vùng có quần thể động thực vật phong phú. Trên cơ sở điều kiện sống cùng môi trường

sinh thái như vậy đã tạo thuận lợi cho nông nghiệp phát triển, với các ngành nghề:

trồng lúa, trồng cây ăn củ, cây ăn quả và cho cả chăn nuôi, săn bắt, đánh cá…

Page 82: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

79

2.2.1.1. Nghề trồng lúa

Trong nông nghiệp, cây lúa luôn giữ vai trò chủ đạo trong đời sống của cư

dân vùng ĐBSCL từ xưa tới nay. Trong một môi trường phổ biến là sình lầy, ẩm

thấp, đất đai màu mỡ, phì nhiêu. Sau mỗi lần lũ về lại đi, đã cung cấp phù sa cho

ruộng đồng, tạo điều kiện cho nghề trồng lúa phát triển có thể chi phối toàn bộ hoạt

động nông nghiệp nơi đây.

Tài liệu khảo cổ học đã cho chúng ta nhiều bằng chứng đáng tin nhất về nghề

trồng lúa cổ ở ĐBSCL. Thời kỳ này, trong xã hội Óc Eo nghề trồng lúa rất có thể đã

phát triển ở cả vùng cao lẫn vùng thấp. Điều này đã được các nhà nghiên cứu chứng

minh qua việc tìm thấy trong tầng văn hóa khảo cổ, trên đồ gốm, gạch có rất nhiều

dấu tích của vỏ trấu, lúa và cả hạt gạo trong các di tích thuộc văn hóa Óc Eo khắp

các tỉnh miền TNB cả vùng cao lẫn vùng thấp như di tích Giồng Cát, Óc Eo (Ba

Thê), Gò Tháp, Nền Chùa (Kiên Giang)…

Lần đầu tiên tại Giồng Cát, L.Malleret phát hiện một chiếc nồi gốm cổ, bên

trong là những hạt thóc gạo đã cháy hoàn toàn. Nhưng lúc đó, do những mẫu thóc

gạo này ở tình trạng không tốt nên ông không chú ý, và sau đó đã bị thất lạc. Đến

năm 1944, trong lúc tiến hành cuộc khai quật khảo cổ học đầu tiên ở vùng Óc Eo,

một lần nữa, ông lại phát hiện một số hạt thóc bị cháy đen, lẫn cùng với xương trâu

bò [92, tr.97]. Nhưng lần này cũng không được nghiên cứu do bị thất lạc trong viện

bảo tàng. Mãi đến năm 1979, Võ Sĩ Khải và Đỗ Đình Truật (Viện KHXH tại

TP.HCM) đã điều tra thám sát vùng Ba Thê - Óc Eo và thu được 2 mảnh đất nung

có lẫn vỏ trấu chưa bị cháy, 4 vỏ trấu khá hoàn chỉnh, dạng hạt thon và 1 mảnh trấu

lẫn trong vụn gạch có dạng hạt dài. Theo ông, những hạt lúa này rất có thể là loại

lúa trồng, vì chúng không có râu. Đến năm 1982, trong đợt khai quật năm ở di chỉ

Nền Chùa (Kiên Giang), Võ Sĩ Khải và những người cộng tác cũng đã phát hiện 3

hạt thóc rời (1 hạt lép còn nguyên, 1 lép bị mủn và 1 chắc còn nguyên) có vỏ vàng

sẫm, đôi chỗ sẫm nâu, hạt thon. Năm 1983, Lê Xuân Diệm và những người cộng tác

trong lúc điền dã cũng phát hiện được một số hạt thóc cháy hoàn toàn ở độ sâu 3m,

dưới chân gò mộ A1, trong vùng Ba Thê - Óc Eo thuộc tỉnh An Giang. Có những

hạt rời và những hạt dính nhau thành tảng (nhỏ) [38, tr.239]… Những năm gần đây,

Page 83: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

80

hàng loạt các dấu tích về lúa gạo trong các di tích khảo cổ trên khắp các tỉnh

ĐBSCL [PL2.9, h.4-5, tr.224] được phát hiện. Bên cạnh việc phát hiện các hạt lúa

trong các di tích, các nhà khảo cổ học còn phát hiện một số mảnh thực vật, theo suy

đoán rất có thể là lá lúa. Điều này chứng tỏ rằng, trên châu thổ sông Cửu Long,

nghề trồng lúa đã được hình thành và phát triển ngay những năm đầu Công nguyên.

Bên cạnh đó, với truyền thống làm gốm trộn vỏ trấu đã xuất hiện từ khoảng

thế kỷ II TCN và đã được duy trì, tiếp nối trong suốt thời tiền sử muộn cho đến thời

kỳ văn hóa Óc Eo. Như vậy, với cứ liệu này cho thấy, nghề trồng lúa đã xuất hiện

khá sớm ở đồng bằng Nam Bộ.

Điểm nổi bật của nghề trồng lúa ở vùng ĐBSCL là sự xuất hiện khá nhiều

giống lúa khác nhau [PL5, tr.257]: loại hạt tròn cỡ lớn, hạt dài, loại lúa hoang dại,

lúa nổi [2, tr.125]… Loại lúa hạt tròn cỡ lớn là lúa cạn, vốn được trồng rộng rãi ở

vùng “ruộng chờ mưa” trên địa hình đồi gò bán sơn địa. Loại lúa hạt dài là lúa nước

được du nhập từ Ấn Độ, trồng ở những nơi đất khô ráo. Loại lúa nổi là lúa chịu

nước, phù hợp ở những vùng thấp trũng, thường xuyên ngập nước nhiều tháng trong

năm như vùng ĐBSCL; người ta gieo trước khi nước bắt đầu lên, cây lúa lớn dần

theo mực nước, khi lúa chín, họ bơi thuyền ra cắt lấy bông, những hạt rụng xuống

lại tiếp tục mọc vào những mùa năm sau [106, tr.126-127]. Loại lúa mọc hoang dại,

con người không cần phải trồng cũng như chăm sóc. Giống lúa này ngày nay gọi là

“lúa ma” hoặc “lúa trời” chỉ xuất hiện ở vùng Đồng Tháp Mười. Tất cả những giống

lúa này được trồng bằng kỹ thuật, phương thức canh tác, địa hình và được khai thác

theo những cách thức khác nhau, làm nên sự phong phú cho nghề trồng lúa ở vùng

ĐBSCL vào những thế kỷ đầu Công nguyên.

Điều này cũng đã được các thư tịch cổ Trung Quốc ghi chép lại, cư dân Óc

Eo ở vùng ĐBSCL trồng nhiều giống lúa khác nhau, có những loại “một năm trồng,

ba năm thu hoạch” (Tấn Thư), hay “một năm cấy ba năm thu hoạch” (Tân Đường

thư). Trong Chân Lạp phong thổ ký, Châu Đạt Quan đã ghi rõ: người dân ở đây có

thể làm ba hay bốn mùa trong một năm, những nhà nông còn biết tính theo thời tiết

để biết lúc nào lúa chín và khi nào con nước lên xuống để có thể chọn giống lúa phù

hợp với từng loại ruộng. Họ không dùng trâu bò để kéo cày; các dụng cụ làm nông

Page 84: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

81

như cày, bừa, liềm, hái có cách chế tạo rất đặc biệt. Làm ruộng và trồng rau đều

không dùng phân bón, vì sợ không được sạch. Ở đây còn có một loại ruộng bãi,

không gieo mà tự mọc, nước cao đến đâu thì lúa mọc cao đến đó [116, tr.68-72].

Như vậy, theo nguồn tư liệu này, nghề lúa ở ĐBSCL mười thế kỷ đầu Công nguyên

đã rất phát triển, người nông dân ở đây đã có những kỹ năng, kinh nghiệm sản xuất,

nắm được quy luật tự nhiên cũng như đặc điểm của từng loại đất ruộng để chọn

giống lúa, điều tiết lịch thời vụ cho phù hợp.

Có thể thấy, ở vùng ĐBSCL, nghề trồng lúa đã phát triển một cách mạnh mẽ

từ thời kỳ Óc Eo. Thời kỳ này, lúa gạo đã trở thành nguồn lương thực chính để nuôi

sống con người nơi đây. Nghề trồng lúa không chỉ tác động mạnh đến đời sống vật

chất, mà còn tác động đến đời sống tinh thần của cư dân Óc Eo. Con người nơi đây

đã biết sử dụng các kỹ thuật để trồng lúa, đặc biệt, nghề lúa nước mới khởi sự ở

vùng thấp châu thổ. Nó đã nhanh chóng phát triển, làm thay đổi cơ bản nhiều lĩnh

vực đời sống con người và xã hội, bắt đầu hình thành một nền văn minh nông

nghiệp lúa nước, tiếp nối nền văn minh lúa cạn vẫn phát triển ở vùng Đồng Nai.

Trong quá trình làm nông nghiệp, cư dân Óc Eo có thể đã phải sử dụng

những dụng cụ lao động để phát quang, dọn đất làm ruộng và trồng các loại cây…

Đáng tiếc là cho đến nay, dấu tích của công cụ lao động, nông cụ trong văn hóa Óc

Eo rất hạn chế, các dấu tích thường không rõ ràng, khó xác định thuộc loại nào. Có

thể xảy ra một số trường hợp sau:

Thứ nhất, rất có thể cư dân Óc Eo đã sử dụng những nguyên liệu nguồn gốc

thực vật sẵn có trong tự nhiên (trong đó, gỗ, tre, nứa là chính) để chế tác nông cụ,

chẳng hạn như nọc gỗ cấy lúa của người Việt xưa ở vùng ĐBSCL vẫn dùng

[PL2.3, h.16, tr.205], hiện nay còn lưu giữ tại BTĐT hoặc những công cụ tương tự

mà chúng ta chưa biết đến. Theo thời gian, cùng tác động phá hoại của khí hậu, môi

trường nhiệt đới nóng ẩm, các loại công cụ này không để lại dấu vết trong lòng đất.

Đây là một giả thuyết dễ được chấp nhận nhất. Bởi lẽ, nó phù hợp với hoàn cảnh,

môi trường, khí hậu lúc bấy giờ.

Thứ hai, do đây là vùng sình lầy, ẩm thấp, cư dân Óc Eo có thể đốt đồng và

xạ lúa thẳng xuống ruộng như hiện nay người dân ở miền TNB vẫn đang làm, nên

Page 85: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

82

các công cụ lao động không được sử dụng. Sau khi lúa chín, có thể cũng không cần

phải sử dụng công cụ lao động để thu hoạch, vì “ở Đông Nam Á, đối tượng thu

hoạch là lúa nước, giai đoạn đầu công cụ thu hoạch không phải là chuyện thiết yếu.

Tư liệu dân tộc học cho biết ở Tây Nguyên… các dân tộc còn dùng tay để tuốt”

[147, tr.342], cũng giống như việc thu hoạch lúa trời ở vùng ĐBSCL, họ chỉ cần

rung cây lúa để cho những hạt chín rụng xuống. Đây là một trong những nét văn

hóa đặc sắc trong việc trồng lúa trời (lúa ma) của người dân vùng TNB. Tuy nhiên,

giả thuyết này có thể chỉ đúng với việc thu hoạch “lúa ma” (lúa trời) và một số loại

lúa nước, còn đối với lúa ruộng khô hoặc một số hoạt động nông nghiệp khác không

thể không dùng công cụ lao động, chỉ có điều là chưa được phát hiện và nghiên cứu.

Thứ ba, có thể trong một vài trường hợp, họ đã dùng những công cụ lao động

như rìu bôn bằng đá, đồng, sắt như giai đoạn sớm ở miền Đông Nam Bộ, nhưng do

ĐBSCL là vùng ẩm thấp, sình lầy, có nhiều vùng bị nhiễm phèn, nhiễm mặn làm

cho công cụ bằng kim loại dễ bị huỷ hoại theo thời gian, nên hiện nay chưa tìm thấy

hoặc chỉ tìm thấy những dấu hiệu của công cụ mà không thể khẳng định đó thuộc

loại nào, hình dáng và chức năng của chúng. Chẳng hạn việc phát hiện “một cục xỉ

quặng và một công cụ bằng sắt (0,25m), cái soi loại công cụ gì”. Hay tại Giồng Cát,

trong hố khai quật L.Malleret đã tìm thấy “rất nhiều các hay cái thuốn có đuốc tra

cán” [91, tr.312], tuy nhiên, ông cũng không dám chắc chắn đó là loại công cụ thời

kỳ Óc Eo, chỉ biết rằng, nó rất khác với những công cụ hiện nay.

Như vậy, có thể khẳng định, nghề trồng lúa trong xã hội Óc Eo chắc chắn đã

rất phát triển. Tuy nhiên, việc người dân nơi đây sản xuất như thế nào, sử dụng nông

cụ gì, đến nay vẫn còn là một khoảng trống, nguồn tư liệu khảo cổ chưa thể xác định

được. Có thể trong một số công việc họ đã sử dụng các loại công cụ bằng tre, nứa,

gỗ… cũng có những công việc phải dùng các loại công cụ bằng kim loại như việc

chặt gỗ, đẽo gọt cây làm công cụ, phát quang… hoặc trong một vài trường hợp không

cần phải sử dụng nông cụ như xạ lúa, thu hoạch lúa trời?

2.2.1.2. Nghề làm vườn, trồng cây ăn quả

ĐBSCL là vùng chịu ảnh hưởng bởi khí hậu nhiệt đới gió mùa, thiên nhiên

đã ban tặng cho cư dân nơi đây một hệ sinh thái rất độc đáo. Đó là hệ sinh thái vừa

Page 86: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

83

có rừng với một quần thể động thực vật vô cùng phong phú, có rừng ngập mặn ven

biển và hệ sinh thái nông nghiệp phù hợp cho các loại cây cối phát triển. Trước khi

nghề nông (trồng lúa) ra đời, con người đã biết săn bắt, hái lượm và chủ yếu sống

bằng rau, củ, quả trên rừng; cua, ốc, cá dưới sông. Trước khi họ chuyển sang sống

bằng nghề nông, chắc hẳn cư dân nơi đây đã thuần dưỡng một số các loại cây sẵn có

trong thiên nhiên để phục vụ cho cuộc sống định cư. Vì thế, việc trồng cây ăn quả

và các loại rau, củ có thể xuất hiện ở vùng này rất sớm. Điều này được thể hiện qua

việc phát hiện những dấu tích thực vật trong các di tích cư trú, di chỉ mộ táng và đặc

biệt là việc tìm thấy hình ảnh của nhiều loại thực vật chạm trên các lá vàng chôn

trong những ngôi mộ táng.

Qua kết quả phân tích bào tử phấn hoa trong địa tầng một số di tích ở sườn núi

Ba Thê và một số di tích khác ở TNB cho thấy, hệ thực vật ở đây là thực vật nhiệt

đới, với các loài cây thân gỗ xen lẫn với thực vật thân thảo và dương xỉ. Trong đó,

xuất hiện nhiều họ - bộ như: rau giền (Amaranthacées); trúc đào (Apocynacéest.

Alysia); Boraginacées; cẩm chướng (Caryophyllacées); rau muối (Chénopodiacées)

cúc Composées (Asteraceae, Anthemidae); thông (conifères); cói (Cypéracées); thầu

dầu (Euphorbiacées); huệ tây (liliacées); mã đề (plantaginacées); poaceae; rau răm

(polygonacées); táo ta (rhamnacées); cà phê (rubiacées); đậu (légumineuses); dương

xỉ (fougèré); cọ (palmées); bần (sonneratia); họ sonneratiacées và họ gai [96] như đã đề

cập phía trên; hay một số cây ăn quả như Rutaceae (cam/ chanh), Mangifera (xoài),

Nypa (dừa nước) [55, tr.57]. Năm 2011, trong lần thám sát tại di tích Gò Tư Trâm

(Thoại Sơn, An Giang), các nhà khảo cổ học đã phát hiện các loại trái cây dưới độ

sâu 3m, hiện đang được trưng bày trong BTAG [PL2.9, h.8, tr.224]. Sự phát hiện

này đã chứng minh cho sự tồn tại của các loại cây ăn trái ở vùng TNB những thế kỷ

đầu Công nguyên. Có thể là những loại cây trồng này không phải đến thời Óc Eo

mới được trồng, mà chúng đã được trồng từ trước, ở thời kỳ sớm hơn.

Ngoài ra, nhiều loại hình trái cây được chạm, vẽ trên những lá vàng được

phát hiện ở di tích Đá Nổi (Kiên Giang), Gò Tháp (Đồng Tháp), bao gồm các loại:

mãng cầu xiêm; trên thân trái cây có nhiều chấm nhỏ, có thể là trái bình bát; một

loại trái cây giống với trái dừa hoặc trái cau, có mũ chụp ở đầu cuống; trái gần tròn,

Page 87: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

84

cuống ngắn, có thể đây là trái cam hay hồng xiêm (sa-pô) và một chùm có 4 trái nhỏ

gần tròn có thể nho hoặc dâu da [17, tr.379].

Đặc biệt là dấu tích của cây dừa, dừa nước và cau xuất hiện rất nhiều trong

các di tích như Gò Cây Tung, Gò Tư Trâm, Linh Sơn Nam (An Giang), Gò Tháp

(Đồng Tháp), Lò Gạch (Long An)… Tại di tích Nhơn Thành, trong đợt khai quật

năm 2012, các nhà khảo cổ học còn phát hiện rất nhiều cột gỗ được làm từ cây đước

(Rhizophora), dừa nước (Nypa) và cau (Arecacatechu), các cọc gỗ có vết chặt rất rõ.

Kết quả xác định niên đại các cọc gỗ này là 1660 ± 50 cách ngày nay và thân dừa có

niên đại 1600 ± 50 cách ngày nay [55, tr.55]. Bên cạnh đó, trong bản minh văn K6

được tìm thấy trong di tích Gò Tháp (đã bị thất lạc), đã ghi lại “việc hiến dâng cho

thần một số nô lệ cùng 400 cây cau và 40 cây dừa trong khuôn viên của ngôi đền và

trên đất xóm làng chung quanh” [17, 241]. Qua đó có thể thấy, hai loại cây này đã

được cư dân Óc Eo trồng và sử dụng trên phạm vi rộng. Đây là chứng cứ xác thực

nhất cho những gì thư tịch cổ viết: nghề làm vườn trồng các loại cây ăn trái đã được

người Óc Eo triển khai trên một quy mô lớn, có những vườn dừa, vườn cau trồng

đến 300, 400 cây (Nam Tề Thư, Lương Thư). Với quy mô đó, nó không chỉ phục vụ

nhu cầu dinh dưỡng cho con người, sử dụng thân cây để làm nhà ở, mà rất có thể

trồng để phục vụ cho việc buôn bán, cống nộp.

Ngoài ra, cây mía cũng là loại cây được trồng phổ biến ở Phù Nam. Cây mía

ở đây “có kích thước lớn, mỗi trượng có ba đốt, khi nắng nóng thì quắt lại, khi có

gió mùa thì uốn cong xuống” (Ngô Quân tuyển tập). Mía được dân chúng làm vật

phẩm dâng lên vua Phù Nam (Lương Thư).

Như vậy cho thấy, các loại cây trồng ở vùng ĐBSCL thời kỳ này rất phong

phú, đa dạng. Chúng bao gồm các giống cây dừa, cau, mãng cầu xiêm, cam, quýt,

bòn bon, dâu da, cây vừng, thốt nốt, xoài, chuối… Ngoài ra, còn có một số loại cây,

hoa khác như: hoa sen, hoa súng, hoa atisô, hoa cúc, hoa trang, hoa cẩm chướng...

Những loại cây trồng này không những có tác dụng bổ sung nguồn năng lượng cho

đời sống vật chất của xã hội, có thể được dùng để dâng lên vua hay để buôn bán,

đồng thời, chúng còn là những thứ quan trọng được “dùng làm vật phẩm trong việc

cúng tế các thần linh” [14, tr.123] của cư dân Óc Eo.

Page 88: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

85

Nhìn chung, nghề trồng cây lương thực và cây ăn trái ở thời kỳ này rất phong

phú, về chủng loại, mở rộng về địa bàn. Có thể thời kỳ này đã có những người chỉ

chuyên trồng các loại cây ăn trái, trở thành một kế sinh nhai. Sản phẩm của nghề

này gia tăng rất nhiều về mặt số lượng, trong đó, chủ yếu là mía, đường, cau...

Những sản phẩm này đã có thể đảm bảo cho cuộc sống con người được đầy đủ hơn.

2.2.1.3. Chăn nuôi, đánh bắt

Trồng lúa và các loại rau, củ của cư dân Óc Eo là nhằm cố gắng đảm bảo nhu

cầu lương thực, còn về thực phẩm thì có lẽ họ phải dựa vào thiên nhiên là chính.

Đánh bắt thuỷ, hải sản: Cho đến nay, chưa có tài liệu nào nói về nghề đánh

bắt thuỷ, hải sản của cư dân Óc Eo. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng, với cư dân

sống chủ yếu trên sông nước, ven biển thì việc đánh bắt các loại thuỷ hải, sản là

hoạt động kinh tế không thể thiếu.

Vào những thế kỷ đầu Công nguyên, ĐBSCL là vùng được thiên nhiên ưu

đãi, nơi đây có nhiều tôm cá, các loại lâm, ngư sản vô cùng phong phú, cư dân nơi

đây đã biết tận dụng nguồn lợi từ thiên nhiên đó để phát triển nghề đánh bắt thuỷ

hải sản, nhờ đó mà họ đã nuôi sống gia đình và xã hội. Họ bắt các loài nhuyễn thể,

giáp xác với các loài Cyrena, Paludine, Tronycidae làm thực phẩm, tàn tích còn lưu

lại thành những lớp rất dày trong các đống rác bếp ở Óc Eo. Đối với các loại như

tôm, cá, họ thường dùng các loại lưới có cột chì lưới để đánh bắt. Những chiếc chì

lưới này [PL2.3, h.22, tr.206] được tìm thấy rất nhiều ở một số di tích như Nền

Chùa, Óc Eo, Đá Nổi…

Bên cạnh việc tận dụng nguồn lợi thuỷ sản trong tự nhiên như đánh bắt tôm,

cá, rùa… nước ngọt, thì hoạt động đánh bắt hải sản có lẽ cũng được cư dân nơi đây

thực hiện. Mặc dù ở vùng ĐBSCL, dấu tích của việc đánh bắt hải sản chưa được thể

hiện một cách rõ nét, song rất có thể, việc phát hiện những dấu tích của vỏ hàu,

nghiêu, sò, ốc, càng cua nằm rải rác trong tầng văn hóa của một số di tích thuộc văn

hóa Óc Eo ở miền Đông Nam Bộ như di tích Giồng Cá Vồ, Giồng Phệt hoặc xa hơn

là những gò vỏ sò trong các di tích trên bờ biển Trung Bộ, cho đến tận di tích Đa

Bút, Câu Giát [93, tr.204], cho ta liên tưởng đến cuộc sống của cư dân Óc Eo ở

vùng miền TNB cũng có thể đã xuất hiện nghề đánh bắt hải sản làm nguồn thực

Page 89: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

86

phẩm. Đặc biệt là sự xuất hiện các loại hình đồ trang sức được làm từ các loại vỏ

nhuyễn thể như ốc, hàu, nghiêu và các đồ trang sức bằng vàng được thể hiện theo

hình dáng của loại rùa Trionyx hay các hiện vật khác được thể hiện dưới hình con

cá ngựa và một số loại cá khác [93, tr.203] ở các di tích sớm… càng chứng tỏ nghề

đánh bắt hải sản của cư dân Óc Eo ở miền TNB đã xuất hiện.

Săn bắt và chăn nuôi: Việc săn bắt và chăn nuôi đã phổ biến ở thời bấy giờ,

đặc biệt là vùng Đồng Tháp Mười. Bên cạnh nguồn cá, tôm, rùa, rắn… rất phong

phú, nơi đây còn có nhiều loài muông thú tập trung sinh sống. Nhiều loại động vật

dã sinh cũng được săn bắt làm thực phẩm và phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của con

người như các loại bò rừng, heo rừng, hươu, hoẵng, voi, ngựa... Tại Gò Ô Chùa, các

nhà khảo cổ đã phát hiện trên 300 viên bi gốm, có lẽ người xưa bắn chim bằng

những viên đạn gốm như tài liệu dân tộc học từng đề cập đến [49, tr.117-118].

Ngoài ra, họ còn dùng những mũi tên bằng xương, bằng đồng (tìm thấy khuôn đúc

mũi tên đồng) để săn, bẫy thú rừng. Điều này được thể hiện qua việc tìm thấy những

di cốt động vật hoang dã với số lượng lớn trong tầng văn hóa của các di chỉ cư trú

như di tích Gò Tháp, Óc Eo [PL2.9, h.1-3, tr.223]… Ngoài ra, những hình động vật

chạm trên vàng lá chôn trong các di chỉ mộ táng như: voi, ngựa, hươu, nai, cá sấu,

rùa, rắn… cũng là chứng cứ xác thực cho phép xác định trong thời kỳ Óc Eo, nghề

săn bắt là một trong những hoạt động kinh tế khá phát triển.

Tuy nhiên, nghề săn bắt và hái lượm có thể không phải là nghề chính của cư

dân Óc Eo, nó chỉ là nghề bổ trợ, tăng thêm thu nhập cho cuộc sống của cư dân nơi

đây. Bởi lẽ, bên cạnh nghề trồng lúa đã phát triển, cư dân Óc Eo còn biết chăn nuôi

các loại gia súc, gia cầm. Những hình ảnh này còn ghi lại trên các lá vàng phát hiện

trong các ngôi mộ hoả táng ở Nền Chùa, Đá Nổi, Gò Tháp, Kè Một, Gò Thành… Đó

là hình ảnh đàn bò đang gặm cỏ, đứng cạnh cây dừa nước, hoặc đang nằm dưới

những bông sen; hình bò mẹ, ngựa mẹ đang đứng cho con bú; hình những con voi

chạm với nhiều tư thế khác nhau trên những lá vàng “trấn” trong các ngôi mộ; hình

gà như đang vỗ cánh [14, tr.123] hoặc các di cốt động vật như chó nhà, heo nhà, gà

nhà và mèo nhà trong các di tích cư trú. Họ nuôi các loại gia súc, gia cầm không chỉ

để bổ sung nguồn thực phẩm cho cuộc sống, mà còn dùng vào nhiều mục đích khác

Page 90: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

87

nhau như: nuôi gà, nuôi heo để “chơi chọi gà, chọi heo”; nuôi cá sấu, thú dữ để

dùng vào việc xét xử tội phạm; nuôi voi dùng làm phương tiện phục vụ cho việc đi

lại, chiến tranh, có khi còn được dùng làm vật cống phẩm [2, tr.127]. Có thể thấy

rằng, voi là một loại động vật có vai trò vô cùng quan trọng, không thể thiếu trong

đời sống xã hội Óc Eo.

Từ đó có thể thấy rằng, hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm của cư dân Óc

Eo đã phát triển trên quy mô lớn và rất đa dạng, thậm chí, có vài khâu đã được

chuyên môn hoá hoặc có tổ chức riêng, như việc cư dân Óc Eo đã phát triển mạnh

việc nuôi bò đàn, trâu đàn và cả dê. Việc chăn nuôi đã có quy mô lớn đến mức, “chỉ

một chủ trại đã có thể hiến cho thần 60 con bò, 2 con trâu, 30 con dê trong một dịp

lễ và một chủ khác hiến cả 100 con bò, 20 con trâu” [2, tr.127]. Việc chăn nuôi ở

thời kỳ này đã đáp ứng các nhu cầu khác nhau của đời sống xã hội, tuy nhiên, mục

tiêu chính và quan trọng hàng đầu của chăn nuôi vẫn là tăng cường đàn gia súc, đáp

ứng nhu cầu về thực phẩm cho cuộc sống.

2.2.1.4. Thuỷ lợi

Những con kênh đào cổ ở Nam Bộ lần đầu tiên được nhà địa lý Pháp Piere Paris

nhắc đến vào năm 1929. Tuy nhiên, do không có chứng cứ thuyết phục nên ít được

quan tâm tới. Đến năm 1944, trong khi khai quật Óc Eo, L. Malleret một lần nữa đã

dùng không ảnh để chụp, phục dựng lại hệ thống kênh đào nối liền cảng thị Óc Eo

với Angkor Borei (Cămpuchia). Đến năm 2003, Eric Bourdonneau ở Đại học Paris I,

Pantheon Sorbonne (Pháp) tiến hành kiểm chứng bằng cách chụp không ảnh và lấy

mẫu xác định niên đại C14 một số đoạn kênh, đã xác định tuổi của các đoạn kênh

khoảng từ thế kỷ III - VII, tức trùng với thời kỳ cực thịnh đến suy vong của Phù Nam

[77, tr.222-224]. Hay tác giả Lê Xuân Thuyên cũng đã phân tích địa chất môi trường

lòng kênh cổ và hào luỹ ở vùng Tứ Giác Long Xuyên cũng đã xác định thuộc tầng

văn hóa Óc Eo [136]. Những nghiên cứu gần đây của Manguin (năm 2004) đều xác

nhận, sự bắt đầu mạng lưới kênh mương và kiến trúc tôn giáo rơi vào giai đoạn Óc

Eo, có niên đại C14 bắt đầu từ khoảng thế kỷ II đến thế kỷ IV [77, tr.225].

Như vậy, với những kết quả này cho phép xác định, các con kênh toả ra trên

khắp vùng ĐBSCL là sản phẩm của vương quốc Phù Nam. Hệ thống kênh đào này

Page 91: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

88

có vai trò rất quan trọng trong đời sống của cư dân Óc Eo, có thể đáp ứng nhu cầu

sử dụng nguồn nước trong sinh hoạt, nhu cầu tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp

và nhu cầu giao thông. Đặc biệt, cư dân Óc Eo sống trong điều kiện thường xuyên

bị ngập nước. Những lúc con nước lên có thể gây ngập úng cả một vùng rộng lớn.

Để hạn chế những thiệt hại do thuỷ triều lên xuống, họ đã đào những con kênh

thoát nước - dẫn nước và còn để dùng trong việc đi lại. Những con kênh đào này

tạo thành một mạng lưới giao thông chằng chịt nối liền những vùng cư trú lại với

nhau. Dấu tích để lại là những “con kênh Kiên Giang - Minh Hải chạy qua các khu

di tích Núi Sam, Bảy Núi, Óc Eo, con kênh Lung Giếng Đá từ di chỉ Tráp Đá (An

Giang) đến khu di tích Nền Chùa (Kiên Giang) dài khoảng 30km; kênh số 01(tên

mới) chạy từ Tri Tôn, từ đông sang tây dài khoảng 16km, ngay ở khu Óc Eo - Núi

Sập - Định Mỹ” [115, tr.25].

Với một khối lượng kênh đào như như vậy cho thấy, thời kỳ này, thuỷ lợi đã

rất phát triển. Các con kênh đào không chỉ nhằm phục vụ giao thông mà còn để

thoát nước những lúc thuỷ triều lên, dẫn nước trong mùa khô hạn để tưới tiêu cho

đồng ruộng. Qua đó, có thể thấy được nền kinh tế nông nghiệp của cư dân Óc Eo đã

qua khỏi tình trạng tự phát, có tính cộng đồng rất cao, có tổ chức chặt chẽ và quy

mô rộng lớn trên toàn miền TNB vào những thế kỷ đầu Công nguyên. Đây là một

trong những thành tựu nổi bật nhất của Phù Nam. Bởi lẽ, trong vùng Đông Nam Á

lục địa, xuất hiện nhiều vùng có nền nông nghiệp lúa nước phát triển như sông

Châu Giang (Trung Quốc), sông Hồng, sông Mã (Việt Nam), sông Me Nam (Thái

Lan)… Tuy nhiên, với một hệ thống kênh đào chằng chịt, có chức năng tưới tiêu,

thoát nước và nối liền các trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị lại với nhau thành

một đặc trưng của nhà nước cổ đại thì chỉ xuất hiện ở Phù Nam.

Tóm lại, trong lĩnh vực hoạt động nông nghiệp, cư dân văn hóa Óc Eo đã đạt

được nhiều thành tựu to lớn, để lại những dấu ấn rõ nét cho nền văn hóa này. Họ

trồng lúa nước hoặc lúa rẫy và nhiều loại ngũ cốc, cây ăn trái với quy mô lớn, vận

dụng kỹ thuật mới, biết làm thuỷ lợi, đào kênh mương dẫn nước tưới tiêu cho đồng

ruộng… tạo ra khối lượng nông sản dồi dào, đa dạng đáp ứng nhu cầu và làm tiền

đề cho sự phát triển của xã hội.

Page 92: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

89

2.2.2. Các nghề thủ công

Bên cạnh sản xuất nông nghiệp, các nghề thủ công của cư dân Óc Eo ở miền

TNB cũng là một hoạt động khá phát triển. Qua những di vật như các công cụ sản

xuất, các loại sản phẩm, đồ trang sức… cho thấy, trong thời đại Óc Eo, các ngành

nghề thủ công đã rất đa dạng, phong phú như: nghề làm gốm, làm gạch, dệt, mộc,

điêu khắc tạc tượng, luyện kim, kim hoàn, chế biến thuỷ tinh…

2.2.2.1. Nghề làm đất nung

- Nghề sản xuất gốm: Đồ gốm là di vật quan trọng, được tìm thấy nhiều nhất

trong văn hóa Óc Eo. Các sản phẩm bằng gốm gắn liền với đời sống sinh hoạt thường

nhật của cư dân nơi đây, cũng như phản ánh nhiều mặt đời sống văn hóa - xã hội của

con người trong từng giai đoạn tồn tại và phát triển trên vùng đất này.

Các di vật gốm có mặt hầu hết trong các di tích thuộc văn hóa Óc Eo ở

ĐBSCL, nhưng nhiều nhất là trong các di tích cư trú và các ngôi mộ táng. Qua các

cuộc khai quật, các nhà khoa học đã phát hiện nhiều dấu vết của lò sản xuất gốm và

khuôn sản xuất đồ gốm, dụng cụ làm gốm như bàn xoa [PL2.3, h.1-4, tr.202], bàn

dập, trụ của bàn xoay và nhiều bán thành phẩm ở một số di tích như: Óc Eo (Ba

Thê), Cạnh Đền, Nền Vua (Kiên Giang), Gò Tháp... Tại khu di tích Gò Tháp, “lần

đầu tiên thuộc văn hóa Óc Eo phát hiện được khuôn làm nắp vung. Nó cho thấy

chắc chắn tại khu di tích này, đồ gốm được sản xuất tại chỗ” [95, tr.120]. Một số

nơi cũng đã tìm thấy những “sàn đất nung cứng” được đoán định dấu vết của hiện

trường nung đồ gốm theo kiểu “lộ thiên” [2, tr.133] như ở di tích Gò Đế, Gò Hàng

(Long An).

Về chất liệu: Kết quả nghiên cứu cho thấy, đồ gốm thuộc giai đoạn Óc Eo

được chế tác từ đất sét xuất phát từ sự phân huỷ của các loại đá hoa cương trong

vùng và những chất liệu có nguồn gốc phù sa, xương gốm khá mịn, gốm màu đỏ

hay nâu hồng hoặc xám đen, trừ các chén nhỏ và nồi nấu kim loại cứng chắc như

sành do xương gốm pha nhiều sạn sỏi nên có màu xám. Đồ gốm trong văn hóa Óc

Eo có cả gốm thô và gốm mịn.

Về kỹ thuật sản xuất: Đồ gốm trong văn hóa Óc Eo có sự phát triển về kỹ

thuật, cũng như chủng loại, tuy nhiên, quy trình sản xuất như thế nào đến nay vẫn

Page 93: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

90

chưa xác định được đầy đủ. Các nhà nghiên cứu cho rằng, nguyên liệu chủ yếu

được khai thác tại địa phương, với kỹ thuật nung ngoài trời. Theo kết quả phân tích

thành phần hoá học của đồ gốm ở đây cho thấy: loại đất để làm gốm đều là đất sét

pha cát có nguồn gốc phù sa, tuỳ từng loại mà người ta cho các phụ gia khác nhau.

Chẳng hạn, những dụng cụ dùng để nấu nướng thường trộn nhiều cát thô; còn

những đồ gốm gia dụng đều làm từ đất sét khá thuần lại được lọc kỹ, chế tạo bằng

bàn xoay kết hợp dải cuộn, xương gốm rất mịn và chắc. Gốm thường có màu trắng

ngà, hồng nhạt hay nâu đỏ. Loại hình phổ biến là các kiểu hũ, bình, nắp lõm, cốc

chân cao… đặc biệt là loại bình ấm có vòi và nắp hình tháp được coi là đặc trưng

của đồ gốm trong văn hóa Óc Eo. Đồ gốm Óc Eo thường được nặn tay, bàn xoay,

dập khuôn và dải cuộn. Trong đó, kỹ thuật bàn xoay là phổ biến nhất.

Như vậy, nghề gốm ở vùng ĐBSCL những thế kỷ đầu Công nguyên đã rất

phát triển, nó được coi là một trong những nghề phát triển nhất trong văn hóa Óc Eo.

- Nghề làm gạch, ngói: Để phục vụ cho việc xây dựng các đền tháp và công

trình kiến trúc có quy mô lớn, việc sản xuất vật liệu xây dựng đã trở thành một nghề

quan trọng trong đời sống của cư dân Óc Eo.

Làm gạch: Là nghề có thể chỉ mới xuất hiện vào khoảng đầu Công nguyên

với sự du nhập của văn minh Ấn Độ. Đây là loại vật liệu chính được dùng để xây

dựng các công trình kiến trúc tôn giáo, mộ táng... trong văn hóa Óc Eo ở khắp các

tỉnh miền TNB. Số lượng gạch nung xuất hiện trong văn hóa Óc Eo rất nhiều, quy

mô của các kiến trúc bằng gạch lớn, thậm chí khá đồ sộ. Theo tư liệu khảo cổ học,

những viên gạch được sử dụng trong xây dựng kiến trúc Óc Eo được chế tác tại chỗ

với loại đất sét bản địa, nhưng theo tiêu chuẩn của gạch Ấn Độ: chiều dài gấp hai

lần chiều rộng và gấp bốn lần bề dày. Nó chỉ tiếp thu về mặt hình thức cũng như kỹ

thuật làm gạch của người Ấn Độ chứ không phải là gạch ngoại nhập. Gạch thời kỳ

này được làm từ loại đất sét pha cát mịn, có trộn các loại phụ gia như vỏ trấu, bột

gạch, cát; có các màu đỏ gạch, đỏ nhạt, xám vàng hay xám trắng; kích thước khá

lớn, có những viên kích thước 40cm x 20cm x 10cm [17, tr.384-385].

Nghề sản xuất ngói: Song song với nghề làm gạch, nghề làm ngói ở vùng

ĐBSCL xuất hiện rất sớm. Đây là hiện vật được tìm thấy khá nhiều trong một số di

Page 94: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

91

tích như: Óc Eo - Ba Thê, Gò Tháp, Bầu Xã Keo, Gò Thành… Ngói có nhiều loại

khác nhau, có thể thấy loại ngói hình thang, sắp nóc, lá đề, nửa lá đề, hình lòng

máng cạn, hình chữ U, chữ L, hình chữ nhật… ở nhiều nơi trong các di tích kiến

trúc thời kỳ Óc Eo. Nghề làm ngói tuy không phải là nghề phổ biến ở vùng ĐBSCL

thời kỳ Óc Eo, nhưng cũng khá phát triển với nhiều kiểu dáng khác nhau, kỹ thuật

đã phổ biến dùng khuôn kết hợp với tay. Chúng có những nét đặc trưng, gắn liền

với điều kiện và văn hóa, kỹ thuật tại chỗ ở vùng sông nước miền TNB những thế

kỷ đầu Công nguyên.

Mặc dù, mới du nhập nhưng có thể nói, nghề sản xuất gạch ngói ở ĐBSCL

những thế kỷ đầu Công nguyên đóng vai trò khá quan trọng và phát triển một cách

nhanh chóng theo nhu cầu phát triển của nền văn minh đô thị lúc bấy giờ. Nghề này

ra đời nhằm phục vụ các công trình xây dựng thành quách, kiến trúc đền đài, nhà cửa

và lăng tẩm… Với trình độ sản xuất vật liệu xây dựng, mà cụ thể là sản xuất gạch

ngói đạt kỹ thuật cao nên người Óc Eo có thể sản xuất được các loại gạch đặc chủng

với kích thước cực lớn nhưng vẫn đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật [1, tr.285].

2.2.2.2. Nghề chế tác đá

Chế tác đá là một nghề thủ công truyền thống, vô cùng quan trọng trong đời

sống của cư dân Óc Eo, đáp ứng nhu cầu của con người trong đời sống sản xuất vật

chất cũng như đời sống tinh thần xã hội. Trong các di tích thuộc văn hóa Óc Eo, sản

phẩm bằng đá được tìm thấy khá phổ biến, nhiều nhất là trong các kiến trúc đền đài,

sinh hoạt tôn giáo và cả trong sinh hoạt hàng ngày.

Chế tác đồ đá gia dụng: các sản phẩm đá dùng trong sinh hoạt hàng ngày đã

suy giảm nhiều, không còn phổ biến trong đời sống xã hội của cư dân Óc Eo.

Những công cụ bằng đá đã được thay thế bằng công cụ bằng sắt, đồng. Các vật

dụng sinh hoạt bằng đá dường như chỉ gồm có các loại cối, chày, trục quay, lăn, bàn

nghiền…, trong đó, chày nghiền là phổ biến nhất. Nó được sử dụng trong việc

“nghiền các loại dược liệu (hạt, quả, củ) hoặc nghiền bột màu để tô vẽ các tượng”

[2, tr.135]. Nhìn chung, nghề làm đá chuyên sản xuất đồ đá gia dụng thời kỳ này

không phát triển, chỉ phần nào giữ được vai trò của mình trong một số lĩnh vực

công cụ sản xuất thủ công.

Page 95: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

92

Chế tác đá xây dựng: Bên cạnh nghề làm gạch ngói, nghề làm đá xây dựng

thời kỳ này cũng rất phát triển. Tại di tích Ba Thê, Giồng Cát, Gò Tháp phát hiện các

hòn đá lớn có vết gia công, một số phiến đá được đẽo gọt, trang trí khá đẹp; những

cột đá lớn vuông cạnh có mộng, chốt để nối theo chiều cao ở Gò Tháp [11, tr.380];

những cột trụ bằng đá chạm khắc hoa văn được tìm thấy khắp các tỉnh miền TNB

[PL2.5, h.9-11, tr.212]. Ngoài ra, các nhà khảo cổ học còn tìm thấy rất nhiều những

tấm mi cửa [PL2.5, h14-16, tr.213] và mảnh trang trí kiến trúc trong các di tích văn

hóa Óc Eo. Nó được làm bằng loại đá sa thạch, đa số bị vỡ theo thời gian. Điều này

cho thấy, kiến trúc đền tháp thời kỳ Óc Eo rất phát triển, có quy mô lớn, nguyên liệu

xây dựng chủ yếu bằng gạch và đá, dấu tích để lại nay chỉ còn là nền móng.

Ngoài ra, nhóm thợ chuyên chế tác tượng đá, làm đồ trang sức bằng đá…

cũng rất phát triển ở thời kỳ này. Tuy nhiên, nhóm thợ chuyên chế tác những sản

phẩm này đã đạt đến trình độ điêu khắc nghệ thuật, nên có thể xếp vào nghề điêu

khắc và làm đồ trang sức.

Như vậy, trên thực tế, thời kỳ Óc Eo, nghề chế tác đá đã chuyển sang bước

ngoặt mới trước sự phát triển của kim loại. Trong thời kỳ này, những công cụ đá

gần như đã mất hẳn, ngoại trừ một số đồ đá mà đồ kim loại không thể thay thế được

như bàn mài, bàn nghiền, bàn xoay, cối đá, khuôn đúc… Ngược lại, số lượng những

vật dụng kiến trúc, tượng thờ, vật thờ bằng đá và những đồ trang sức bằng đá quý

đã rất phổ biến, xâm nhập vào mọi ngõ ngách đời sống của cư dân nơi đây. Những

người thợ làm nghề đá gia dụng thời kỳ này có thể đã chuyển sang làm nghề tạc

tượng, gia công đồ trang sức bằng các loại đá quý và làm nghề đá xây dựng.

2.2.2.3. Nghề dệt

Nghề dệt ra đời từ rất sớm và khá phát triển, ngay từ thời kỳ đồng thau - sắt

sớm ở lưu vực sông Đồng Nai và các nền văn hóa tương đương ở những khu vực

khác như Đông Sơn, sớm hơn là Phùng Nguyên, đã tìm thấy nhiều dọi xe sợi bằng

đất nung và dấu vết in thừng trên nhiều loại đồ gốm. Đến thời kỳ Óc Eo, cho đến nay,

các nhà khoa học vẫn chưa tìm thấy dấu vết của vải và khung cửi trong nền văn hóa

này. Có thể do cấu tạo bằng gỗ, tre, nứa (khung cửi) và nguyên liệu dệt từ thiên nhiên

(vải) dễ bị phân huỷ theo thời gian, vì vậy, những di vật này không để lại dấu vết

Page 96: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

93

trong các di tích. Tuy nhiên, dựa vào những phát hiện khảo cổ, có thể suy đoán, nghề

dệt vải đã tồn tại và rất phát triển ở thời kỳ này.

Qua các đợt khai quật, thám sát các nhà khảo cổ đã tìm thấy rất nhiều dọi xe

sợi trong các di chỉ cư trú và mộ táng ở Óc Eo, Nền Chùa, Cạnh Đền, Gò Tháp, Gò

Thành… Sự phát triển đáng kể về mặt số lượng dọi xe chỉ trong các di tích này cho

thấy, nghề dệt đã rất phát triển. Có địa điểm tìm thấy hàng chục chiếc (tại Óc Eo

L.Malleret tìm được 40 chiếc [92, tr.213]), với kiểu dáng và loại hình khác nhau như

hình quả trám, bán cầu, nón cụt, cầu hai đầu dẹt [PL2.3, h20, tr.206]… Loại phổ biến

nhất ở Óc Eo là hình bán cầu, kết hợp với một mặt hình nón cụt. Hầu hết chúng được

làm từ loại đất sét mịn, độ nung cao, cứng chắc, được trang trí bằng những đường

vòng tròn khắc chìm, đồng tâm [11, tr.386]. Với sự xuất hiện dày đặc của những

chiếc dọi xe chỉ ở một số di tích như Óc Eo cho thấy, nghề dệt trong thời kỳ Óc Eo đã

rất phát triển, có thể đã có sự chuyên môn hoá cao, hình thành những xưởng dệt sản

xuất vải cho cả xã hội lúc bấy giờ.

Đặc biệt, thời kỳ này, có thể các loại vải được dệt ra với nhiều loại dày,

mỏng, kẻ ngang, kẻ sọc, kẻ ô vuông và nhiều hoa văn khác. Tại di tích Óc Eo,

L.Malleret đã phát hiện được một chiếc hộp, đoán định dùng để in hoa văn trên vải.

Trên chiếc hộp có khắc hình hoa tám cánh trên đường chéo và trục các ngăn hình

vuông. Chiếc hộp được làm bằng đất xốp pha nhiều cát làm cho mặt hộp có độ

nhám để có thể giữ được thuốc nhuộm lâu hơn [92, tr.218]. Qua đó có thể thấy,

nghề dệt thời kỳ Óc Eo đã rất phát triển, việc mặc các trang phục không chỉ để che

chắn mà còn là để làm đẹp. Vải có thể đã được nhuộm thành nhiều màu sắc với

những hoạ tiết khác nhau.

2.2.2.4. Nghề rèn, đúc kim loại

Ngành luyện kim thời kỳ này có thể nói đã có bước phát triển, tuy nhiên sự

phát triển ở đây không đồng đều giữa các ngành nghề. Các vật dụng phục vụ sinh

hoạt hàng ngày của cư dân Óc Eo bằng kim loại như: sắt, đồng, vàng, bạc được phát

hiện không nhiều. Một số đồ dùng bằng đồng, bạc, vàng được sử dụng trong nghi lễ

tôn giáo, còn kim loại sắt ít thấy trong đồ gia dụng, có thể dùng để chế tạo công cụ

lao động là chính.

Page 97: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

94

Nghề chế tác đồ đồng: Đồ đồng ít xuất hiện trong hoạt hàng ngày của cư dân

Óc Eo. Có lẽ do tác động của axit khoáng, hữu cơ, trên vùng đất ẩm phèn và những

vùng có muối biển do thuỷ triều lên xuống nên những đồ dùng bằng kim loại đã bị

phân huỷ theo thời gian. Cũng có thể do người dân nơi đây sử dụng các đồ đồng cũ

đúc chảy để chế tác thành đồ mới vì vùng ĐBSCL hoàn toàn không có tài nguyên về

kim khoáng [92, tr.223-224]. Trong đợt khai quật ở di tích Óc Eo, L.Malleret đã phát

hiện những mảnh hydrocacbonat đồng mục nát, hễ đụng tay vào là rã hết [92, tr.223].

Chính vì thế mà cho đến nay, người ta chỉ mới biết đến một số vật dụng bằng đồng

như lưỡi câu, mũi nhọn, lưỡi dao, búa nhỏ, giá kê đèn, đặc biệt là ba chiếc ly đồng

duy nhất được tìm thấy trong di tích Lưu Cừ còn khá nguyên vẹn. Tuy nhiên, có thể

khẳng định, nghề đúc đồng ở thời kỳ này đã rất phát triển, “đạt đến trình độ kỹ thuật -

nghệ thuật cao” [2, tr.136]. Điều này được thể hiện qua các sản phẩm như tượng thần,

tượng người, tượng thú, giá đèn, đèn… bằng đồng được tìm thấy trong các di tích

thuộc văn hóa Óc Eo. Đặc biệt là giá kê đèn, đèn [PL2.2, h.2-4, tr.200] được thiết kế

với hình dáng con người, thú, chim rất độc đáo, mang giá trị nghệ thuật cao, có thể sử

dụng làm đồ trang trí.

Bên cạnh các vật dụng bằng đồng, các nhà khảo cổ học còn tìm thấy những

dấu tích cho thấy nơi đây chắc chắn nghề luyện đồng thau đã tồn tại như khuôn đúc,

các thỏi đồng to nhỏ khác nhau, miếng đồng, dây đồng… nằm rải rác trong một số

di tích như Óc Eo, Định Mỹ, Lưu Cừ… Tại di tích Óc Eo và Định Mỹ, các nhà khảo

cổ học còn phát hiện rất nhiều những mảnh đồng, dưới hình thức nén, có trọng

lượng lên đến 50 gram hoặc những mẫu dài, mảnh dẹt, viên hình tròn… Đặc biệt,

tại di tích Óc Eo, L.Malleret đã phát hiện “những chảo đúc bằng đất nung, trong đó

ít ra là có một chiếc đã đựng đồng chảy, căn cứ trên vết đồng chảy còn thấy rõ trên

miệng chảo và một lớp cùi cacbonat đồng còn dính ở mặt trong” [92, tr.191-292].

Hay tại di tích Cổ Sơn Tự nhà khảo cổ học Nhật Bản Nishimura Masanari đã phát

hiện được chiếc khuôn đúc đồng. Những chi tiết trên khuôn đúc đồng cho thấy, nó

dùng để đúc các loại công cụ có hình như chiếc rìu. Qua đó cho thấy, trong văn hóa

Óc Eo nghề đúc đồng mặc dù không phát triển như ở văn hóa Đông Sơn, nhưng

chắc chắn đã tồn tại và phát triển đến một mức nhất định nào đó.

Page 98: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

95

Nghề chế tác đồ sắt: Cũng có nghi ngờ rằng, ở vùng ĐBSCL những thế kỷ

đầu Công nguyên, người dân Óc Eo không biết đến nghề rèn đúc sắt. Nghề rèn đúc

sắt và đồ sắt trong văn hóa Óc Eo ít được chú ý đến. Vì số vật dụng bằng sắt bảo tồn

được hình dáng hầu như rất ít, các quặng hoặc gỉ sắt cũng không nhiều. Tuy nhiên,

có thể khẳng định, nghề rèn đúc sắt ở vùng ĐBSCL có thể đã xuất hiện rất sớm, từ

những thế kỷ đầu Công nguyên, được tiếp nối từ truyền thống chế tác đồ sắt từ văn

hóa Đồng Nai. Có thể vì đồ sắt là kim loại dễ bị huỷ hoại theo thời gian. Nguyên

nhân chính là đất ở vùng ĐBSCL vừa chua, vừa mặn, lại luôn bị ngập nước nên dấu

tích của chúng để lại không nhiều, đa số đều bị gỉ sét, rất khó nghiên cứu. Các dấu

vết từ những di vật của nghề luyện sắt như quặng sắt, cặn, bọt sắt, dây sắt, ống thổi

bể… được phát hiện ở một số di tích như Cạnh Đền, Óc Eo (Ba Thê), Định Mỹ cho

thấy nghề rèn sắt ở đây đã phát triển. Trong đó, tại di tích Óc Eo (Ba Thê), người ta

đã phát hiện được các dụng cụ như dao có lưỡi cong và đục vũm, cuốc [2, tr.137].

Bên cạnh đó, dấu tích của các dụng cụ bằng sắt cũng đã được phát hiện ở

một số địa điểm ở TNB. Tại địa điểm Xoa Ảo, huyện Kiến Lương, tỉnh Kiên Giang,

các nhà khảo cổ đã phát hiện phần mũi của một chiếc thuyền bằng gỗ, đầu mũi

thuyền có xích và neo sắt; hay “một cục xỉ quặng và một công cụ bằng sắt (0,25m)”

và “rất nhiều các hay cái thuốn có đuốc tra cán” [91, tr.312] đã tìm thấy ở Giồng

Cát. Điều này cũng được thư tịch cổ Trung Quốc nhắc đến việc dùng đồ sắt để bọc

những chỗ hiểm của thuyền, dùng xích sắt nung đỏ để xử tội kẻ gian, dùng đồ sắt để

dâng lên thần linh…

Như vậy, từ đó có thể suy luận, nghề rèn đúc sắt xuất hiện từ rất sớm và đã

được sử dụng trong đời sống của cư dân Óc Eo.

2.2.2.5. Nghề chế tác đồ trang sức

- Nghề kim hoàn: Có thể nói, nghề kim hoàn là một trong những nghề phát

triển mạnh mẽ nhất trong xã hội Óc Eo thời bấy giờ và đã đạt đến trình độ hoàn

thiện. Sự tinh xảo trên một số đồ trang sức thể hiện rõ nét tài hoa cũng như trình độ

kỹ thuật của người thợ kim hoàn đương thời. Sự phát triển rực rỡ của nghề kim

hoàn để lại dấu tích trên vùng ĐBSCL một cách rõ nét.

Page 99: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

96

Trước hết là số lượng di vật bằng vàng: Các di vật bằng vàng được tìm thấy

rất nhiều trong văn hóa Óc Eo, có những địa điểm, các di vật xuất hiện với số lượng

lớn, được xem là “Cánh đồng vàng”. Bộ sưu tập trước những năm 1975 lên đến

1.311 đồ trang sức bằng vàng [150, tr.922]. Từ sau 1975 trở lại đây, các loại hiện

vật trên cũng tiếp tục được tìm thấy trong các di tích văn hóa Óc Eo. Đặc biệt, tại di

chỉ Đá Nổi An Giang khai quật năm 1983, đã “phát hiện 317 hiện vật bằng vàng,

phần lớn là những lá vàng mỏng có chạm hình người, thần linh, động vật trong

thiên nhiên và động vật biểu tượng của các thần linh, thảo mộc, vật thể và chữ viết,

gồm những biểu tượng Ấn giáo, nhưng được đặt trong một khung cảnh thiên nhiên

bản địa” [150, tr.922]. Điều này cũng được L.Malleret khẳng định “mặc dù có mang

phong cách Ấn Độ, đồ vàng của chúng rõ ràng là sản phẩm của công nghiệp địa

phương” [93, tr.3].

Ngoài ra, biểu hiện cho thấy nghề kim hoàn đã phát triển một cách mạnh mẽ

là sự phát hiện những dấu tích của các xưởng thủ công. Những dấu tích này thường

được lưu lại trong lớp đất văn hóa cư trú, thành những vũng, ô có diện tích không

lớn. Trong những vũng, ô đó thường tích tụ ở mật độ cao các hạt vàng nhỏ như

trứng cá, mạt, bụi vàng rơi vãi trong lúc gia công, những chiếc nồi có thể dùng để

đúc vàng, đá thử vàng, thỏi vàng và một ít đồ trang sức đang được chế tác dang

dở… Loại di tích này hầu như chỉ mới phát hiện trong các khu di tích ở vùng thấp

trũng như ở Óc Eo, Phum Quao, Đá Nổi (An Giang), Nền Chùa, Cạnh Đền (Kiên

Giang), Vĩnh Hưng (Bạc Liêu), Nhơn Thành (Cần Thơ), Gò Tháp (Đồng Tháp), Gò

Hàng, Gò Dung (Long An). Trong đó, di tích Óc Eo và Gò Hàng là hai nơi có di

tích thủ công kim hoàn lớn rộng nhất, số lượng các di vật lớn, mẫu mã sản phẩm đa

dạng [28, tr.311]. Trong một nghiên cứu khác, Lương Ninh cũng từng cho rằng:

“Có rất nhiều cửa hàng, cửa hiệu chế tác đồ trang sức mà mấy cái nồi nấu kim loại

quý, búa, đá thử lửa cùng với vụn vẩy vàng vương vãi trên thảm cát” [110, tr.39].

Từ những dấu tích này cho thấy, nghề kim hoàn không còn là một hiện tượng đơn

lẻ, mà nó đã đạt đến trình độ chuyên môn hoá trong sản xuất cũng như tiêu thụ, nó

đã hình thành những “phường lò thợ kim hoàn thời cổ” [91, tr.332].

Page 100: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

97

Về kỹ thuật sản xuất, qua những sản phẩm phát hiện được trong các di chỉ

mộ táng như khuyên tai, bông tai, nhẫn, mặt đeo hình bông hoa, hình ngọn lửa có

đính đá quý cùng với nhiều lá vàng dát mỏng hoặc rất mỏng, cắt thành hình bông

hoa, chạm dập thành hình người, động vật, thảo mộc, chữ viết… đã cho phép xác

định người thợ kim hoàn thời kỳ Óc Eo “thành thạo về tất cả các phương pháp chế

tác đồ vàng bạc cổ truyền” [93, tr.8]. Họ biết dùng búa để dát mỏng các thỏi vàng,

kéo thành dây, cắt lá vàng thành những sợi nhỏ, dũa, đúc bằng khuôn. Đặc biệt là

cách dát những hạt tròn nhỏ nổi trên đồ trang sức là một công đoạn khá phức tạp,

đòi hỏi kỹ thuật đạt đến trình độ điêu luyện mới có thể thực hiện được, nhưng đã

được cư dân nơi đây thực hiện một cách thuần thục. Điều này cho thấy, nghề kim

hoàn ở đây đã rất phát triển.

Về nguyên liệu, mặc dù cho đến nay, chưa tìm ra mỏ khai thác vàng thời Óc

Eo, nhưng có thể nói rằng, “trong thời cổ đại, miền này có thể là một trong những

kim thổ” [93, tr.4] quan trọng của thế giới. Có lẽ, chính vì vậy mà Ấn Độ “bành

trướng” về phía Đông, mở rộng giao thương với Phù Nam ngay từ thế kỷ I SCN.

Trong tác phẩm “Các nhà nước Ấn Độ hoá” G.Coedes cho rằng, mục đích của

những người Ấn Độ đến đây là vàng chứ không phải bành trướng, tìm kiếm thuộc

địa. Như vậy, có thể nghĩ rằng, những đồ trang sức bằng vàng của cư dân Óc Eo

được chế tạo từ nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau, trước hết là nguồn nguyên liệu

của địa phương và sau đó có thể có cả nguyên liệu ngoại nhập được các thương

nhân đưa đến. Nhờ bàn tay khéo léo, những người thợ kim hoàn đã tạo ra những sản

phẩm độc đáo, phù hợp với nhu cầu của thị trường các nước.

Nghề kim hoàn chủ yếu là gia công đồ trang sức quý phục vụ cho các tầng

lớp trên, sản xuất các lá vàng để làm tài sản cất giữ và có thể còn được dùng trong

việc mua bán, trao đổi. Họ không chỉ sử dụng trang sức bằng vàng cho người sống,

trong tôn giáo, tín ngưỡng của mình mà còn dùng cho người chết làm vật chôn theo.

Như vậy, có thể nói, vàng là kim loại rất quan trọng trong đời sống và nghề kim

hoàn đặc biệt phát triển trong xã hội của cư dân Óc Eo ở miền TNB trong những thế

kỷ đầu Công nguyên.

Page 101: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

98

- Sản xuất đồ trang sức thuỷ tinh: Nghề làm đồ trang sức bằng thuỷ tinh

xuất hiện khoảng từ thế kỷ V, IV TCN ở vùng miền Đông Nam Bộ [72], sau đó, đã

nhanh chóng ảnh hưởng, lan toả đến nhiều nơi trong vùng, trong đó có vùng TNB

vào khoảng thế kỷ II SCN. Qua các đợt khai quật, trong các di tích văn hóa Óc Eo,

đã phát hiện rất nhiều những chiếc vòng, nhẫn, bông tai, dây chuyền, hạt chuỗi bằng

các chất liệu đá, mã não, thạch anh, thuỷ tinh… với nhiều màu sắc, kích cỡ, kiểu

dáng khác nhau.

Nguồn nguyên liệu có thể được đưa từ Ấn Độ sang, một số được khai thác và

sản xuất cùng các xưởng chế tác đồ trang sức thuỷ tinh trong vùng eo đất ngăn giữa

vịnh Xiêm và Ấn Độ Dương như Khao Sam Kaeo, Phu Khao Thong hoặc ở các

xưởng Đồng Tháp, Long An [77, tr.238]. Tại di tích Gò Ô Chùa (Long An), các nhà

khảo cổ học đã phát hiện nhiều dấu vết của giọt thuỷ tinh nóng chảy và cả những

mẫu thuỷ tinh nguyên liệu [54, tr.287]. Điều này càng chứng tỏ nghề sản xuất thuỷ

tinh đã tồn tại ở đây từ rất sớm.

Như vậy, các sản phẩm trang sức bằng thuỷ tinh là do người Óc Eo tự chế

tác được, chủ yếu được làm bằng kỹ thuật ép khuôn và gia công sau khi gỡ khuôn.

Sản phẩm thuỷ tinh ở đây còn khá nhiều bọt và ở dạng sợi, ngoại trừ loại hình

khuyên tai có chất lượng cao hơn. Tại di tích Cạnh Đền (Kiên Giang), các nhà khảo cổ

phát hiện chiếc bông tai bằng thuỷ tinh với nhiều màu sắc rất đẹp [PL2.7, h.14, tr.220].

Người thợ có thể chủ động tạo màu cho thuỷ tinh từ khi trộn phối liệu sống hoặc

ngay khi tạo dáng. Các hiện vật trang sức thuỷ tinh Óc Eo, trong đó có nhẫn và các

hạt chuỗi luôn được đánh giá cao về trình độ thẩm mỹ.

- Nghề làm đồ trang sức bằng đá quý: Mặc dù đồ trang sức bằng thuỷ

tinh đã xuất hiện, tuy nhiên, đồ trang sức bằng đá quý trong văn hóa Óc Eo vẫn tiếp

tục giữ vai trò chủ đạo trong loại hình đồ trang sức. Đồ trang sức bằng đá chủ yếu

được chế tác từ các loại đá quý như mã não, thạch anh, ngọc thạch, kim cương, hổ

phách... Loại hình trang sức này xuất hiện trong các di tích thuộc văn hóa Óc Eo

bao gồm khuyên tai, vòng tay, hạt chuỗi, mặt nhẫn…

Kỹ thuật chế tác chủ yếu vẫn là ghè, đẽo, cưa, khoan, mài, đánh bóng, nhưng

mọi thao tác đều rất hoàn thiện; độ tinh tế thể hiện trên từng sản phẩm. Có thể nói,

Page 102: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

99

nghề trang sức bằng đá trong văn hóa Óc Eo đã đạt đến trình độ cao về mỹ thuật, điển

hình nhất là chiếc khuyên tai hình đầu thú; hay kỹ thuật khắc chìm cũng rất phát triển.

Điều này được thể hiện qua đồ trang sức làm bằng mã não và pha lê có khắc chìm

hình sư tử và hình người ngồi được phát hiện trong di chỉ Óc Eo (An Giang), có niên

đại khoảng thế kỷ VI, hiện đang được lưu giữ tại BTLS HCM. Bên cạnh đó còn có

các hạt chuỗi được gia công rất công phu, có lỗ xuyên qua vô cùng nhỏ, chứng tỏ

phải sử dụng những chiếc mũi khoan rất nhỏ, sắc và tay nghề của người thợ phải đạt

đến trình độ điêu luyện mới có thể tạo ra những sản phẩm độc đáo, tinh tế như vậy.

- Nghề làm đồ trang sức bằng các loại chất liệu khác: Ngoài nghề làm đồ

trang sức bằng vàng, đá quý và thuỷ tinh thường thấy trong văn hóa Óc Eo còn có

nghề làm đồ trang sức bằng đất nung và vỏ các loại nhuyễn thể… Đồ trang sức làm

từ vỏ nhuyễn thể (vỏ tridacna derasa, ốc mặt trăng) xuất hiện khá sớm trong văn hóa

Sa Huỳnh. Đến văn hóa Óc Eo, vẫn được tiếp nối truyền thống đó, tuy nhiên những

đồ trang sức làm bằng chất liệu này được tìm thấy không nhiều.

Đến những thế kỷ đầu Công nguyên, nghề làm đồ trang sức đã rất phát triển,

tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị thẩm mỹ, rất có thể những đồ trang sức bằng đất

nung và các loại vỏ nhuyễn thể chỉ được dùng cho người nghèo, người có địa vị

thấp kém trong xã hội.

Tóm lại, trong quá trình phát triển xã hội, với sự xuất hiện hàng loạt các công

xưởng chuyên sản xuất, chế tạo đồ trang sức, chứng tỏ rằng, con người ở thời đại

Óc Eo đã tiến lên một trình độ cao hơn (đã có sự phân hoá và phân công lao động

trong xã hội) trong lĩnh vực sản xuất thủ công nghiệp. Nó phản ánh nhu cầu ngày

càng cao và đa dạng của con người; sự phát triển, phồn thịnh của xã hội.

2.2.2.6. Nghề mộc

Cùng với nghề điêu khắc, tạc tượng trong văn hóa Óc Eo, nghề mộc ra đời từ

rất sớm và phát triển một cách mạnh mẽ. Ngoài những tượng gỗ, dấu vết của đồ gỗ

như cột nhà sàn, sàn gỗ, cột tạo thành hình linga, hình con tiện, trụ lan can, trục

bánh xe, thuyền bè cùng với nhiều thanh gỗ gọt đẽo vuông vức được xếp trong một

số ngôi mộ hoả táng… cũng đã được phát hiện rải rác trong các di tích Óc Eo. Điều

này chứng tỏ, nghề mộc đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống hàng ngày

Page 103: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

100

của cư dân Óc Eo. Những trụ lan can, trục bánh xe, thuyền bè hay các loại tượng

Phật bằng gỗ là những sản phẩm của người thợ thủ công đã đạt đến trình độ chuyên

môn hoá cao [14, tr.126].

Đặc biệt, trong môi trường sông nước như vùng ĐBSCL, chiếc thuyền có vai

trò cực kỳ quan trọng trong đời sống của cư dân Óc Eo. Vì thế, nghề đóng thuyền

chắc chắn đã ra đời và rất phát triển trong xã hội này. Sự phát triển của nghề này

được chứng minh qua vết tích của những chiếc thuyền [PL2.6, h.1-4, tr.214-215]

được phát hiện ở An Giang, Kiên Giang, Tiền Giang (Đá Nổi), Cần Thơ, Bến Tre,

Long An, Đồng Tháp… hoặc các di vật có hình con thuyền như con dấu...

Qua dấu tích của những con thuyền đã được phát hiện, có thể đoán định kỹ

thuật đóng thuyền thời kỳ này chủ yếu bằng cách chọn những cây to, khoét rỗng

thân, sau đó đóng hai thanh gỗ phía hai đầu mũi thuyền. Với kỹ thuật này, chủ yếu

cho ra những sản phẩm là những chiếc thuyền nhỏ, thuyền độc mộc. Đối với

những chiếc thuyền lớn, có thể chở cả trăm người như thư tịch cổ Trung Quốc

từng nhắc đến “thuyền (Phù Nam) có chiều dài 7,8 trượng, rộng 6,7 thước, đầu

như đuôi cá” hay “nước Phù Nam đẵn gỗ làm thuyền, chiều dài đến 12 tầm, rộng 6

thước, đầu đuôi như cá, dùng sắt bọc những nơi hiểm yếu. Chiếc lớn chở cả trăm

người” [2, tr.136]… hiện nay chưa tìm thấy dấu vết. Tuy nhiên, có thể những chiếc

thuyền này đã được cư dân Óc Eo đóng và sử dụng để đi lại, nhưng do các cuộc khai

quật hiện này chủ yếu diễn ra ở vùng cao, vùng đồi, gò; còn vùng bến cảng, sông

chưa khai quật nhiều. Những thông tin này cũng là gợi ý cho các nhà khảo cổ học tiếp

tục nghiên cứu và tìm ra những con thuyền lớn, được sử dụng đi lại trên vùng biển xa

với kỹ thuật đóng thuyền phức tạp hơn, bổ sung cho giả thuyết nghề đóng thuyền có

thể đã rất phát triển trên vùng ĐBSCL những thế kỷ đầu Công nguyên.

Như vậy, có thể nói, nghề đóng thuyền phát triển đã tạo điều kiện thuận lợi

cho việc vận chuyển, giao thông, trao đổi giữa các vùng nội địa và thế giới bên ngoài,

làm các hoạt động kinh tế của cư dân Óc Eo càng thêm phong phú.

2.2.2.7. Điêu khắc

Nghề điêu khắc là một nghề không chỉ đòi hỏi người thợ phải có trình độ kỹ

thuật cao, nghệ thuật tinh tế mà còn phải thông hiểu thần thái của mỗi vị thần muốn

Page 104: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

101

thể hiện. Mặc dù, đòi hỏi khắt khe, nhưng nghề điêu khắc lại là một trong những

nghề phát triển rực rỡ nhất trong văn hóa Óc Eo, đã tạo được dấu ấn riêng trong

nghề điêu khắc tạc tượng ở vùng ĐBSCL ngay từ thế kỷ II - III SCN. Các sản phẩm

điêu khắc đa số mang tính chất tôn giáo. Hàng loạt tượng tròn và các sản phẩm

mang tính tôn giáo được tìm thấy trong các di tích văn hóa Óc Eo. Tượng tròn

thường được tạc thành khối, gồm những tượng của Hindu giáo và Phật giáo, trong

đó, nhiều nhất là các tượng Hindu giáo. Các linh vật như linga, yoni cũng được tìm

thấy khá phổ biến ở miền TNB, đa số đều nguyên dạng. Sự xuất hiện nhiều loại

tượng trong các di tích đã cho thấy đây là một “nghề được trọng dụng nhất” [22,

tr.167]. Kỹ thuật điêu khắc của các nghệ nhân thời kỳ này đã đạt trình độ cao. Điều

này được thể hiện qua những sản phẩm mang tính chất tôn giáo như các pho tượng,

các vật thiêng…, đặc biệt là những sản phẩm được làm từ chất liệu cứng chắc như đá.

Bên cạnh đó, sự điêu luyện của thợ điêu khắc còn được thể hiện qua các di

vật là đồ trang sức như vòng tay, khuyên tai, nhẫn… Những người thợ chạm khắc

trên đá và thợ chuyên chạm lộng trên đá quý kết hợp với thợ kim hoàn tạo ra những

đồ trang sức cao cấp phục vụ cho tầng lớp thượng lưu trong xã hội và có thể dùng

để thờ cúng các thần linh trong các đền đài. Những người thợ điêu khắc này có thể

thực hiện với nhiều kích cỡ khác nhau và trên nguyên liệu đa dạng: đất nung, đá

quý, vàng bạc và thuỷ tinh. Như vậy có thể thấy, vào thời kỳ này, nghề điêu khắc đã

rất phát triển, đạt tới trình độ khá cao.

Ngoài những ngành nghề nói trên, trong xã hội Óc Eo còn tồn tại một số

nghề khác như xây dựng, đan lát… Đặc biệt là nghề xây dựng, có thể đã phát triển

vượt bậc so với trước, không chỉ số lượng các ngôi đền tháp được dựng lên rất

nhiều, mà kết cấu, kiểu dáng kiến trúc ngày một phức tạp [22, tr.167]. Minh chứng

rõ nhất là khu phế tích nền móng Gò Tháp Mười, Bà Chúa Xứ (Đồng Tháp) được

bố trí cân đối, hài hoà, có quy mô rộng lớn, kiến trúc vững chắc. Đây là công trình

xây dựng được coi là tiên tiến trong các kiến trúc tôn giáo thời bấy giờ. Các kiến

trúc ở Gò Trâm Quỳ và xa hơn là Bình Thạnh (Tây Ninh) có bố cục cùng loại

nhưng về quy mô, kích thước nhỏ hơn.

Page 105: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

102

Thủ công nghiệp chỉ có thể phát triển khi mà sản xuất nông nghiệp đạt đến

một mức thặng dư có thể nuôi sống được những người không trực tiếp sản xuất

lương thực và thực phẩm. Điều kiện tồn tại của nó chính là sự khéo léo tay nghề của

người thợ thủ công, nguồn nguyên liệu phong phú và có thị trường để tiêu thụ sản

phẩm. Mỗi người thợ thủ công ở đây có một thói quen trong việc chế tác sản phẩm

và cách suy nghĩ riêng về những vật do mình tạo ra. Những thói quen và suy nghĩ

đó có thể là độc đáo, nhưng cũng có thể là do học hỏi, trao đổi và được truyền cho

những người thợ khác cùng ngành nghề, dẫn đến một loại tâm lý “phường hội trong

xã hội Óc Eo” [64, tr.343-344], nên mỗi di vật, ta có thể nhận ra một số thuộc tính

chung của nó.

Trong thời kỳ này, tuy mới chỉ có 3 nghề: kim hoàn, làm đất nung và rèn đúc

kim loại là có những hiện vật có tính chất dụng cụ chế tác, nhưng chúng ta có thể

chắc chắn rằng, một số nghề thủ công của cư dân Óc Eo đã rất phát triển, họ có thể

nắm chắc nền tảng kỹ thuật của từng nghề. Đồng thời, thể hiện tài trí và sự sáng tạo

của mình trong quá trình tạo ra các sản phẩm. Họ sử dụng từng loại chất liệu phù hợp

trong từng ngành nghề và để lại những sản phẩm đặc trưng. Đây chính là những đóng

góp của cư dân Óc Eo vào kho tàng DSVH Việt Nam.

2.2.3. Thương nghiệp

Vương quốc Phù Nam tồn tại từ thế kỷ I - VII SCN, là một vương quốc có

một nền thương nghiệp phát triển rực rỡ, với sự phong phú, đa dạng các sản phẩm.

Qua nguồn tư liệu khảo cổ học, thư tịch cổ Trung Quốc cho thấy, vương quốc Phù

Nam không chỉ giao thương, phát triển nền thương nghiệp trong nội địa mà còn có sự

giao lưu, buôn bán rộng rãi với thế giới bên ngoài từ rất sớm, khoảng thế kỷ I - II SCN.

2.2.3.1. Buôn bán tại chỗ và với các cộng đồng cư dân láng giềng

Vương quốc Phù Nam còn có một nền nông nghiệp khá phát triển với nghề

trồng lúa nước, mía đường; một bộ phận nông dân trồng vườn, chăn nuôi, đánh bắt

thuỷ sản… Sản phẩm hàng nông sản phong phú, có những vườn cây ăn trái lên đến

hàng trăm cây. Điều đó cho thấy, nền kinh tế nông nghiệp của cư dân Óc Eo đã

vượt xa nền kinh tế tự cung tự cấp và đã chuyển sang nền kinh tế hàng hoá. Những

hoạt động mua đi, bán lại các mặt hàng thiết yếu của cuộc sống như nước ngọt,

Page 106: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

103

muối, gạo, đường… của cư dân Óc Eo có thể đã diễn ra rất nhộn nhịp thời bấy giờ.

Đối với những vùng ven biển ngập mặn quanh năm không thể tiến hành các hoạt

động nông nghiệp thì việc trao đổi lương thực, thực phẩm mà họ không thể trồng

được có lẽ đã diễn ra thường xuyên. Đồng thời, họ cũng mang những sản vật đã

khai thác được từ môi trường tự nhiên đem đổi lấy những sản phẩm mình không thể

sản xuất ra.

Ngoài ra, hoạt động mua bán ruộng đất thời kỳ này có thể cũng đã được tiến

hành. Trên nhiều văn minh có ghi lại việc trao đổi, mua bán ruộng đất đã diễn ra rất

phổ biến. Tuỳ vào từng loại ruộng mà đưa ra các mức giá khác nhau. Việc mua bán

ruộng đất căn bản dựa trên mức hoa lợi là lúa gạo, rồi quy đổi ngang giá bằng đơn

vị “tam-lin” bạc. Một văn minh ghi rõ “giá ruộng ở Ten Hvar Paren và ở Tem

Mahanavami bằng lượng thóc trị giá 10 tam-lin bạc. Ruộng gần Padmodthava bằng

5 tam-lin bạc. Ruộng gần Travan Tman 10 tam-lin bạc…” [2, tr.141]. Như vậy, thời

kỳ này đã xuất hiện quyền sở hữu ruộng đất. Có thể nói, ruộng đất là tài sản rất

quan trọng đối với người dân nơi đây, và nó cũng đã trở thành một loại hàng hoá có

thể mua đi, bán lại.

Bên cạnh đó, các ngành sản xuất thủ công cũng đặc biệt phát triển với sự đa

dạng của các sản phẩm. Các xưởng thủ công đạt đến trình độ chuyên môn hoá như

nghề gốm, kim hoàn, điêu khắc… và được sản xuất với số lượng lớn. Cùng với sự

phong phú các sản phẩm, “những cửa hàng, cửa hiệu” [110, tr.39] ra đời phục vụ

cho nhu cầu đời sống của cư dân tại chỗ, tạo tiền đề cho nền kinh tế thương nghiệp

của cư dân Óc Eo ngày càng phồn thịnh, trở thành một đô thị sầm uất lúc bấy giờ.

Một số sản phẩm từ những “cửa hàng, cửa hiệu” này có thể được vận chuyển đến

các vùng lân cận để buôn bán. Lương thư đã miêu tả hoạt động buôn bán sầm uất

của cư dân Óc Eo “các nước ngoài biên cảnh đi lại buôn bán rất thường xuyên…,

chợ ở đây là chốn đông tây giao hội, mỗi ngày có hơn 10.000 người” [2, tr.141].

Qua đó có thể thấy rằng, việc buôn bán của cư dân nơi đây diễn ra rất sôi nổi, người

dân làm ăn phát đạt. Lúc bấy giờ, Phù Nam được coi như là kho chứa hàng quan

trọng của các thương nhân, vừa là nơi dừng chân để bổ sung nguồn lương thực, thực

phẩm cũng như các loại hàng hoá khác. Họ buôn bán, trao đổi với cư dân địa

Page 107: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

104

phương, tạo điều kiện cho nền thương nghiệp nội địa thêm phồn thịnh, sớm trở

thành một trung tâm thương mại.

Phương tiện vận chuyển hàng hoá phục vụ hoạt động buôn bán chủ yếu là

thuyền. Nam Bộ là nơi có hệ thống sông ngòi dày đặc, rất thuận lợi cho việc lưu

thông bằng đường thuỷ. Hệ thống sông Đồng Nai, sông Cửu Long và các kênh rạch

chằng chịt tạo thành một mạng lưới giao thông bằng đường thuỷ liên kết các vùng

lại với nhau, làm cho việc giao thương buôn bán lúc bấy giờ dễ dàng hơn. Bên cạnh

đó, để thuận lợi luân chuyển hàng hoá, giao thương với những vùng lân cận, người

dân Phù Nam đã xây dựng một hệ thống kênh đào rất công phu toả ra các di tích

trong khu vực, nối liền vùng lương thực Angkor Borei với hải cảng Óc Eo [66,

tr.370]. Chính các con sông và hệ thống kênh rạch đã giúp vùng đất này hình thành

nên các cảng thị giao lưu buôn bán trong nội địa, còn các cửa biển mở ra con đường

giao lưu với các nước trong khu vực và các vùng xa khác hơn.

Ngoài ra, những đồng tiền xuất hiện là bằng chứng xác thực nhất cho thấy,

vương quốc Phù Nam có nền thương nghiệp phát triển. Các nhà khảo cổ học đã

tìm thấy những đồng tiền được cắt tư, cắt tám trong các di tích thuộc văn hóa Óc

Eo như: Nền Chùa (3), Đá Nổi (3), Kè Một (2) và Gò Hàng (4) [26, tr.337-338].

Những đồng tiền được cắt nhỏ này [PL2.10, h.1, tr.225] có thể được dùng làm tiền

lẻ để mua bán hàng hoá có giá trị nhỏ hoặc dùng để thối lại. Sự có mặt của những

đồng tiền luôn gắn liền với một xã hội văn minh cùng nền kinh tế thị trường phát

triển ở mức độ khá cao. Ở đây đã xuất hiện những đồng tiền chỉ dùng trong phạm vi

lãnh thổ vương quốc Phù Nam như các loại tiền Pegu và Dvaravati. Đặc biệt, tiền 8

con gà trống bằng bạc là những đồng tiền được đúc bản địa và tiêu dùng nội địa

[110, tr.41-42]. Như vậy cho thấy, hoạt động buôn bán tại chỗ thời kỳ này diễn ra

rất sầm uất và có sự phân biệt với hoạt động ngoại thương.

Những di vật hình tròn hoặc hình đa giác có chu vi đều đặn được làm bằng

thiếc, giống như quả cân dùng để mua bán trên thị trường cũng được tìm thấy trong

các di tích Óc Eo. Theo L.Malleret, nếu đích thật đây là những quả cân, thì những di

vật này được dùng để cân những hàng hoá có giá trị cao trên thị trường, nhưng

trọng lượng thấp như vàng [92, tr.407].

Page 108: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

105

Ngoài ra, các nhà khảo cổ học còn tìm thấy nhiều lá vàng dát mỏng trong các

di chỉ mộ táng, tập hợp thành những bộ sưu tập lá vàng có hình dạng, kích thước và

trọng lượng gần giống nhau. Trong đó, có nhiều lá bị rách, nhàu nát, tương tự như

tờ giấy bạc cũ… Như vậy, ngoài dùng tiền làm phương tiện để trao đổi hàng hoá,

vàng cũng có thể đã được người dân Óc Eo dùng cho mục đích này. Có thể nói,

vàng vừa là hàng hoá, đồng thời là vật trung gian môi giới trong trao đổi hàng hoá,

giúp quá trình này diễn ra dễ dàng hơn.

2.2.3.2. Ngoại thương - Buôn bán trên biển với các vùng xa

Bên cạnh hoạt động trao đổi, buôn bán trong nội địa và cộng đồng cư dân

láng giềng thì hoạt động kinh tế “ngoại thương”, chủ yếu là buôn bán trên biển với

các vùng xa, sớm được thực hiện và nhanh chóng phát triển thành một trung tâm

thương mại quốc tế, có quan hệ rộng rãi với bên ngoài. Điều này được thể hiện qua

việc các nhà khảo cổ học đã khai quật và thu nhặt được rất nhiều các loại di vật có

nguồn gốc ngoại nhập trong các di tích văn hóa Óc Eo được đưa đến từ nhiều quốc

gia khác nhau như: nhẫn vàng chạm hình bò thần (mandin), ngọc chạm hình phụ nữ

tế thần lửa (Ấn Độ); huy chương vàng chạm hình vua Antonin le Pieux (152 SCN),

đồng tiền vàng chạm hình Maac Aurèle, viên ngọc mã não chạm hình chuột kéo xe có

gà ngồi trên... (La Mã); mảnh gương đồng thời Hậu Hán (25-220) [PL2.2, h.6, tr.201],

tượng Phật bằng đồng thời Nguỵ (386 - 557) [113, tr.232]. Như vậy có thể thấy,

thời kỳ này, chắc chắn cư dân Óc Eo đã có quan hệ giao thương với các nước như

Ấn Độ, Trung Quốc và một số nước phương Tây. Thương nhân nước ngoài thường

đến đây để mua vàng, bạc, lụa và các loại lâm sản như trầm hương, ngà voi, chim

công cùng một số mặt hàng đồ thủ công như trang sức bằng vàng, bạc, thuỷ tinh…

Những sản phẩm này, có loại thô, cũng có loại đã được gia công, chế tạo thành

những sản phẩm độc đáo, được thị trường thế giới ưa chuộng.

Các hoạt động ngoại thương này có lẽ đã diễn ra từ nhiều thế kỷ TCN, khi cư

dân ven biển ở châu thổ sông Cửu Long bắt đầu tiếp xúc với các thương nhân bên

ngoài. Khi đế quốc La Mã mở rộng giao thương buôn bán với Ấn Độ qua biển Ả

Rập thì con đường thương thuyền Ấn Độ - Trung Hoa được nối dài từ Đông sang

Tây đến các thương cảng trong vịnh Ba Tư hay trên bờ Biển Đỏ. Sự nối dài này làm

Page 109: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

106

cho hoạt động giao thương đường biển trở nên nhộn nhịp, các quốc gia ven biển

như Phù Nam trở nên năng động và nhanh chóng trở thành hải cảng phồn thịnh,

giàu có từ những thế kỷ đầu Công nguyên. Một trong những lý do giúp cho Phù

Nam trở thành cảng biển quốc tế vào khoảng thế kỷ I - II SCN chính là vì đường bộ

giữa Đông và Tây bị cắt đứt do nạn cướp bóc, các tàu thuyền phải đi qua eo Kra

[113, tr.237]. Lúc này, cảng thị Óc Eo là nơi thuận lợi cho việc buôn bán, là trạm

dừng chân, nơi trung chuyển của đường buôn bán Đông - Tây nên việc giao thương

của cư dân Óc Eo có nhiều thuận lợi; chủng loại và số lượng hàng hoá lưu thông

ngày một lớn. Trong số các loại hàng hoá (tơ lụa, kim loại, đồ gốm, trang sức, đá

quý, ngọc trai, gỗ, các loại gia vị, hương liệu…) thì gia vị và hương liệu là mặt hàng

được các thương nhân nước ngoài chú ý nhất, trở thành đối tượng giao thương trên

toàn cầu. Các tàu thuyền của những thương nhân nói tiếng Malayo - Polynesian từ

Đông Nam Á đã dừng chân nơi đây để tiếp tế lương thực, nước ngọt và mua những

những sản phẩm rất được ưa chuộng của cư dân Óc Eo như xà cừ, đồi mồi, ngọc trai,

san hô, mật ong, sáp ong, tổ yến… đem bán sang thị trường các nước như Trung

Quốc, Ấn Độ, một số nước Phương Tây và đến tận bờ biển Châu Phi. Trong thư tịch

cổ Trung Quốc cũng nói đến diện mạo thương mại của đất nước này “Nước sản xuất

vàng, bạc, đồng, thiếc, trầm hương, mộc hương, ngà voi, chim công lông biếc, anh vũ

năm sắc… buôn bán, trao đổi lấy vàng, bạc, tơ, lụa trắng và màu” [110, tr.40]. Chính

những thương nhân này đã tạo điều kiện cho nền thương mại Óc Eo đặc biệt phát

triển, trở thành một cảng thị quốc tế trong những thế kỷ đầu Công nguyên.

Song song với việc tìm thấy những hiện vật của các nước tại di tích Óc Eo,

ngược lại, nhiều sản phẩm kiểu Óc Eo cũng được phát hiện ở nhiều nơi trên thế

giới: có 3 chiếc phù điêu đất nung ở Chansen (Thái Lan), 4 hạt ngọc chuỗi ở Kuala

Selinging (Malaysia), 5 hạt ở Cánh đồng Chum (Lào) [113, tr.233]; bộ sưu tập tiền

với những đồng tiền được cắt tư, cắt tám tìm thấy ở Óc Eo cũng được phát hiện khá

phổ biến ở nhiều di tích ven vịnh Thái Lan, bán đảo Mã Lai, Myanma, xa hơn là Ba

Tư và vùng Địa Trung Hải. Qua đó cho thấy, cả một dòng thương nghiệp nối liền

Óc Eo với Ấn Độ Dương bằng đường biển thông qua vịnh Thái Lan và có thể cả

đường bộ theo đường nội địa.

Page 110: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

107

Như vậy, qua những phân tích trên có thể thấy, đặc trưng nổi bật trong đời

sống vật chất của cư dân Óc Eo chính là sự tương thích giữa con người với môi

trường đồng bằng sông nước. Mặc dù, sự tương thích này cũng có mặt trong các

nền văn hóa khác, nhưng chỉ ở cư dân Óc Eo, yếu tố sông nước mới nổi lên thành

một đặc trưng chủ đạo, chi phối toàn bộ cuộc sống cũng như các thành tố văn hóa

của các cộng đồng cư dân sống trên vùng ĐBSCL những thế kỷ đầu Công nguyên.

Dòng chảy của sông Mê Kông có tốc độ dâng nước và tốc độ dòng chảy thấp, cư

dân Óc Eo đã tận dụng nguồn nước này, đào các con kênh dài hàng trăm km để đưa

nước ngọt và phù sa vào ruộng những lúc hạn hán, thoát lũ những lúc nước lên và

còn dùng để đánh bắt thuỷ sản... Không chỉ thế, sông nước nơi đây còn là tiền đề

phát triển các nghề buôn bán trên sông, vận tải đường sông... Cho nên, không ở đâu

yếu tố nước được thể hiện rõ nét, trở thành một yếu tố quan trọng cấu thành đặc

trưng của văn hóa như nơi đây. Đây cũng chính là thái độ ứng xử độc đáo mà trong

đó, thiên nhiên và con người đã thích nghi, sống hoà hợp gắn bó với nhau. Thái độ

ứng xử của cư dân Óc Eo không chỉ được thể hiện qua tính chất thích nghi, sự

nương nhờ, khai thác tự nhiên một cách thuần tuý mà còn là quá trình cải tạo, khắc

phục tự nhiên để tạo nên một môi trường sống hài hoà, thân thiện.

Tiểu kết

Có thể thấy, trong đời sống sinh hoạt và sản xuất ra của cải vật chất, cư dân

Óc Eo đã thể hiện thái độ ứng xử hoà hợp, đồng thời, cũng rất linh hoạt với môi

trường tự nhiên. Vào những thế kỷ đầu Công nguyên, cư dân Óc Eo đã chinh phục

đồng bằng thấp vùng châu thổ sông Cửu Long. Họ đến đây không chỉ để ăn, ở, khai

thác sản vật tại chỗ, mà còn làm nên một nền nông nghiệp đặc biệt phát triển. Điều

kiện thổ nhưỡng, khí hậu nơi đây thuận lợi cho việc sinh trưởng của nhiều loại cây

trồng, nhất là cây lúa. Tài liệu thư tịch cổ nói đến việc cư dân Phù Nam sống khá

sung túc bằng nghề trồng lúa như việc “gieo giống một năm gặt ba năm”. Ngoài

trồng lúa, vùng ĐBSCL còn là nơi thuận lợi cho việc trồng trọt các loại cây ăn quả,

cũng là nơi có nguồn thuỷ, hải sản phong phú, đa dạng, đã tạo điều kiện cho cư dân

nơi đây khai thác nguồn lợi này. Chì lưới và hình ảnh các loài thuỷ sản như cá, ốc,

Page 111: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

108

rắn được thể hiện trên các đồ trang sức đã phần nào phản ánh sự gắn bó giữa con

người với môi trường sinh thái nơi đây. Các loại gia súc, gia cầm cũng đã được

chăn nuôi để bổ sung nguồn thực phẩm cho cuộc sống. Việc săn bắt thú rừng trên

những vùng đất cao rất được chú trọng.

Về cư trú, cư dân Óc Eo chủ yếu sống trên nhà sàn dựng ven lung lạch hoặc

trên các đồi, gò đất hơi cao. Dấu tích, vật dụng sinh hoạt của họ đã khá nhiều trong

các di tích cư trú của văn hóa Óc Eo. Họ đã bám trụ ở đây hàng thế kỷ và trở thành

chủ nhân của vùng đất mới với nhiều sáng tạo mới. Họ đã tạo ra các sản phẩm vật

chất phục vụ đời sống, phù hợp với điều kiện tự nhiên nơi đây. Chẳng hạn như loại

bình đựng nước có buộc dây có thể đi trên tàu thuyền mà không sợ đổ, loại cà ràng,

đèn cổ cao có chân đế rộng có thể đứng vững chắc trên mọi địa hình.

Qua các hiện vật tìm được trong văn hóa Óc Eo đã cho thấy, thời kỳ này, thủ

công nghiệp đặc biệt phát triển. Có thể liệt kê đến cả chục ngành nghề, trong đó,

quan trọng hơn cả là nghề điêu khắc, rèn đúc kim loại, xây dựng, mộc, dệt… Đặc

biệt là nghề làm đồ trang sức và nghề gốm đã phát triển ở trình độ cao. Các ngành

nghề thủ công trong văn hóa Óc Eo phát triển đã tạo ra nhiều loại sản phẩm phục vụ

cuộc sống định cư của cư dân nơi đây.

Hơn nữa, cư dân Óc Eo đã góp phần tổ chức được ở đây, trong vùng sình lầy

châu thổ sông Cửu Long, những hoạt động mậu dịch quốc tế trên địa bàn rộng rãi,

đưa vương quốc Phù Nam trở thành một “quốc gia - đô thị” có thế lực nhất vùng

Đông Nam Á, kiểm soát con đường hương liệu lúc bấy giờ. Họ đã góp phần xây

dựng nên những khu dân cư, những tụ điểm giao thương ven các sông rạch, điển

hình như là di tích Óc Eo. Chính sự giao thương bằng đường biển thuận lợi đã góp

phần thúc đẩy nền kinh tế Óc Eo phát triển, làm cho đời sống vật chất cũng như tinh

thần của cư dân Óc Eo ngày càng được nâng cao.

Page 112: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

109

Chương 3

ĐẶC ĐIỂM ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA CƯ DÂN ÓC EO

3.1. Tín ngưỡng, tôn giáo

Tín ngưỡng, tôn giáo là một vấn đề thuộc về lĩnh vực tâm linh, vô cùng nhạy

cảm. Theo GS, TS Ngô Đức Thịnh:

Tín ngưỡng, tôn giáo là một bộ phận của đời sống văn hóa tinh thần con

người mà ở đó, con người cảm nhận được sự tồn tại của các vật thể, lực

lượng siêu nhiên, mà những cái đó chi phối, khống chế con người, nó nằm

ngoài giới hạn hiểu biết của con người hiện tại; sự tồn tại của các phương

tiện biểu trưng giúp con người thông quan với các thực thể, các sức mạnh

siêu nhiên đó; đó là chất kết dính, tập hợp con người thành một cộng đồng

nhất định và phân định với cộng đồng khác. Tất cả những niềm tin, thực

hành và tình cảm tôn giáo, tín ngưỡng trên đều sản sinh và tồn tại trong một

môi trường tự nhiên, xã hội và văn hóa mà con người đang sống, theo cách

suy nghĩ và cảm nhận của nền văn hóa đang chi phối họ [133, tr.10].

Như vậy, để hiểu được một nền văn hóa thì việc nghiên cứu đời sống tâm

linh của cộng đồng, dân tộc đó là rất quan trọng. Nhưng để có thể nhận biết được tất

cả ý nghĩa, niềm tin và cách thức thờ cúng của họ, đặc biệt là đối với đời sống tinh

thần của một xã hội mà cư dân của nó đã biến mất một cách bí ẩn, chỉ để lại những

dấu vết đã bị chôn vùi dưới lòng đất hơn 1000 năm như văn hóa của cư dân Óc Eo

là một điều không dễ dàng.

Tuy nhiên, những hiện vật sẽ là chứng cứ phản ánh trung thực nhất về các vấn

đề của quá khứ. Vì vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu, lý giải các hiện vật như: lá vàng,

tượng thờ, bùa đeo… của cư dân Óc Eo sẽ giúp chúng ta hiểu biết thêm đời sống tinh

thần của cư dân thời bấy giờ. Trong hàng ngàn di vật văn hóa Óc Eo có đến hàng

trăm các loại phù điêu, tượng tròn với các chất liệu đồng, đá, gỗ, đất nung... Điều đó

cho thấy, đời sống tinh thần của cư dân văn hóa Óc Eo rất phong phú, đa dạng.

Qua những di vật như tượng thờ và các bản văn minh thu thập được trong di

tích văn hóa Óc Eo, cho thấy, thời kỳ này, tín ngưỡng, tôn giáo đã phát triển mạnh

Page 113: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

110

mẽ và chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống của mọi tầng lớp người

dân nơi đây. Ngoài những tín ngưỡng bản địa phổ biến ở Đông Nam Á như tín

ngưỡng phồn thực, sùng bái tự nhiên… thì Hindu giáo và Phật giáo là hai tôn giáo

du nhập vào vùng đất này khá sớm, đã được các tầng lớp cư dân vùng TNB tiếp

nhận, tin tưởng và tôn thờ.

3.1.1. Tín ngưỡng bản địa

Vương quốc Phù Nam là một vương quốc hùng mạnh, có nền nông nghiệp

lúa nước phát triển, có sự giao thương với bên ngoài, đặc biệt với các nước Đông

Nam Á và Ấn Độ. Nơi đây, Phật giáo và Hindu giáo đã phát triển một cách mạnh

mẽ ngay những thế kỷ đầu Công nguyên. Có lẽ, chính vì vậy mà những tín ngưỡng

bản địa dường như bị lu mờ trước hai tôn giáo lớn của thế giới, làm cho người ta dễ

quên đi những tín ngưỡng bản địa vốn có. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng, ngay

thời kỳ đầu hình thành nhà nước sơ khai, cư dân nơi đây đã có một hệ thống thần

thoại ổn định, in dấu ấn đa thần giáo một cách rõ nét. Nhiều tín ngưỡng bản địa đã

được hoà lẫn với Phật giáo và Bàlamôn giáo để trở thành hệ thống tín ngưỡng tôn

giáo vừa mang tính bản địa, vừa mang tính ngoại lai.

Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên: Mọi tín ngưỡng đều là kết quả từ sự đúc kết các

mối quan hệ của con người với hiện thực khách quan. Chính đặc điểm của điều kiện

tự nhiên và xã hội là cơ sở hình thành nên các tín ngưỡng [42, tr.30].

Vùng ĐBSCL những thế kỷ đầu Công nguyên là một vùng đất mới. Cuộc

sống của cư dân nơi đây gặp không ít khó khăn, thách thức, con người thường

xuyên phải đối mặt với thiên nhiên; đời sống của họ lệ thuộc chủ yếu vào thiên

nhiên, đặc biệt là việc sản xuất nông nghiệp, luôn gắn chặt với giới tự nhiên mà cụ

thể là cây, cỏ, thời tiết, đất đai, nước… Chính thiên nhiên là nơi che chở, cung cấp

nguồn của cải nuôi dưỡng sự sống của con người và cũng chính thiên nhiên là

những thế lực to lớn có thể cướp đi sự sống của con người. Mối quan hệ giữa con

người và môi trường tự nhiên được coi là mối quan hệ chính yếu, là nhân tố quyết

định đến mọi quan hệ xã hội khác. Do đó, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên trên vùng

đất này càng đậm nét hơn bao giờ hết, người dân Óc Eo bên cạnh sự sợ hãi có phần

yêu quý, tôn thờ tự nhiên.

Page 114: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

111

Với tư duy “vạn vật hữu linh” (animism), thuyết “vật linh” hay thuyết “duy

linh” của cư dân nông nghiệp, cư dân Óc Eo tin rằng, không có sự tách biệt giữa thế

giới vật chất và linh hồn. Họ tin có sự tồn tại một thế giới tinh thần trong các loài

động vật, cây cối, đá, các yếu tố địa chất như núi, sông, hay các thực thể tự nhiên

như sấm, gió, bóng râm... Tuy nhiên, trong một nền văn hóa khảo cổ, với sự phát

triển rực rỡ của hai tôn giáo lớn của thế giới, các di tồn không đầy đủ nên người ta

khó có thể phục dựng được đầy đủ các khía cạnh của tín ngưỡng bản địa. Song, từ

các di tích, di vật phát hiện được có thể thấy được một số yếu tố sau:

Các nhà khảo cổ học đã phát hiện rất nhiều những hình mặt trời, mặt trăng,

nước, lửa, cây cỏ, động vật… được vẽ trên các mảnh vàng đặt trong lòng các tháp.

Điều này cho thấy, ngoài việc có liên quan đến các tôn giáo mới được du nhập,

đồng thời cũng phản ánh bóng dáng tín ngưỡng sùng bái tự nhiên của cư dân bản

địa đã được cư dân nơi đây tin tưởng và thờ cúng.

Tục thờ núi: Những ngọn núi cao luôn được coi là chốn linh thiêng, nơi

thông linh giữa trời và đất, nơi các thần thánh ngự trị. Tại các ngọn núi như: Ba Thê

- Linh Sơn, Núi Sam, Bảy Núi, (An giang), núi Bà Đen (Tây Ninh), Hòn Sóc (Kiên

Giang)… các nhà khảo cổ học đã phát hiện nhiều dấu vết cư trú từ rất sớm. Ngoài

việc chọn cư trú trên những ngọn núi cao để tránh nước, có thể họ còn tin rằng, nơi

đây có những vị thần linh thiêng ngự trị, có thể phù hộ cho họ được bình yên, đem

lại những điều tốt đẹp cho cuộc sống con người.

Khi Phật giáo và Hindu giáo du nhập vào vùng đất này, những ngọn núi cao

vẫn tiếp tục được lựa chọn. Cư dân nơi đây tiếp tục xây dựng nhiều đền tháp để thờ

cúng các vị thần mới du nhập. Cho đến ngày nay, những ngọn núi này vẫn được cư

dân trong cả nước thờ cúng, lễ bái trong những ngày lễ, tết. Họ đến đây để cầu

mong các vị thần núi che chở cho gia đình được khoẻ mạnh, làm ăn phát đạt…

Như vậy, có thể thấy, những tập tục, nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng nguyên

thuỷ về tục thờ thần núi đã ăn sâu trong tiềm thức con người nơi đây từ lâu đời.

Xuyên suốt từ thời nguyên thuỷ cho đến ngày nay, tín ngưỡng thờ núi vẫn tồn tại và

ngày càng phát triển.

Page 115: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

112

Tục thờ đá: Có thể nói rằng, đá là chất liệu đầu tiên gắn với con người từ xã

hội nguyên thuỷ sang xã hội văn minh. Thời đại đồ đá trải dài nhất trong lịch sử loài

người (khoảng vài triệu đến tám vạn năm TCN). Với một khoảng thời gian như vậy,

ấn tượng về đá trong con người chắc hẳn phải rất sâu sắc. Với quan niệm “vạn vật

hữu linh”, con người cho rằng: giữa đá và linh hồn con người có mối liên quan chặt

chẽ với nhau. Đá cũng là sự sống, cũng có phần hồn, phần xác như con người và đá

được coi là phương tiện để truyền đạt mong muốn của con người với các thế lực

siêu nhiên khác. Thờ đá là một trong những tín ngưỡng nguyên thuỷ phổ biến trên

thế giới, cầu mong sự che chở, bảo vệ cho mỗi con người và cộng đồng của họ được

yên bình. Họ cho rằng, các công cụ bằng đá không chỉ đơn thuần là công cụ lao

động, mà chúng còn có ý nghĩa ma thuật và luôn được họ mang theo bên mình để

trừ tà hoặc tránh sự làm hại của ma quỷ [50].

Qua các cuộc khai quật di chỉ sớm ở ĐBSCL, các nhà nghiên cứu đã phát

hiện trong khu vực phế tích của các tháp, hay trong khu vực mộ táng và cư trú đều

có những viên cuội tự nhiên, đá thạch anh trong suốt hay các viên đá có màu sắc,

hình dáng rất đặc biệt… Điều này cho thấy, đá có ý nghĩa rất quan trọng đối với

người dân nơi đây. Có thể những viên đá này đã được cư dân Óc Eo lựa chọn, thờ

cúng như cư dân cổ đại ở vùng Đông Nam Á. Khi thờ cúng một hòn đá, họ luôn tin

rằng, viên đá sẽ giúp họ tránh được mọi tai hoạ. Chính niềm tin vào sức mạnh thần

lực của vị thần trú ngụ trong những hòn đá sẽ là nguồn động viên để họ có thêm

lòng dũng cảm, sự bình tĩnh, vượt qua những khó khăn, gian khổ, trở ngại mà họ

đang phải đối mặt.

Đặc biệt, trong các đợt khai quật dưới chân di chỉ cư trú Gò Minh Sư (Gò

Tháp, Đồng Tháp) vào tháng 4 năm 2003, các nhà khảo cổ học phát hiện 18 ngôi

mộ, trong đó đều có những viên sỏi nhỏ được chôn cùng những đồ tuỳ táng khác.

Điều này cho thấy, trong đời sống của cư dân nơi đây, đá không chỉ để sử dụng

trong lao động sản xuất hay mang theo bên mình để cầu mong sự may mắn như một

số dân tộc khác, mà nó còn được dùng trong các nghi lễ tôn giáo: tang ma (tìm thấy

trong mộ táng), lễ cầu nguyện của đạo Hindu (tìm thấy trong Ao Thần, Gò Tháp)

[129]... Các viên đá không chỉ là những “chiếc bùa bình an” cho người sống mà còn

dùng cho cả người chết. Có thể, cư dân Óc Eo đã thực hành nhiều nghi lễ tôn giáo và

Page 116: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

113

tín ngưỡng dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng qua thời gian, chúng ta khó có

thể hình dung tường tận những nghi thức mà họ đã thực hiện. Tuy nhiên, qua những

di vật để lại cho thấy, tín ngưỡng thờ đá phản ánh tính chất thờ tự nhiên khá rõ.

Như vậy, trước khi chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, cư dân Phù Nam giai

đoạn đầu đã tồn tại tín ngưỡng bái vật giáo với tục thờ đá, thờ sinh thực khí bằng đá

cuội tự nhiên; những hình tượng thảo mộc, cầm thú trên hiện vật tìm thấy có thể đã

có biểu tượng lâu đời trước khi có biểu tượng của Siva và các tượng của Hindu giáo

và Phật giáo.

Tín ngưỡng phồn thực

Vương quốc Phù Nam nằm trong bối cảnh chung của các nước Đông Nam Á

(trồng lúa nước), nên tín ngưỡng phồn thực, cầu mong mùa màng tốt tươi có lẽ

không có xa lạ. Có thể khẳng định rằng, tín ngưỡng phồn thực tồn tại trong cơ tầng

văn hóa của cư dân Óc Eo cũng như các nước Đông Nam Á từ thời nguyên thuỷ,

trước khi có ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ. Nó được thể hiện dưới nhiều hình thức

khác nhau như: thờ sinh thực khí nam và nữ, thờ hành vi giao phối… Cũng có thể,

chính vì thế mà cư dân nơi đây dễ dàng tiếp nhận Hindu giáo với những biểu tượng

tương tự truyền thống tín ngưỡng của họ.

Từ khi Ấn Độ giáo vào vùng ĐBSCL, tục thờ linga, yoni (biểu tượng của

thần Siva) đã kết hợp chặt chẽ với tục thờ sinh thực khí bản địa và trở nên phổ biến

rộng rãi trong mọi tầng lớp cư dân nơi đây. Có lẽ chính vì thế mà các nhà khảo cổ

học đã tìm thấy rất nhiều linga, yoni được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau

ở trong các di tích Óc Eo. Biểu hiện rõ ràng nhất tính bản địa của tín ngưỡng phồn

thực là những chiếc linga, yoni được tìm thấy rất nhiều trong các di tích Óc Eo giai

đoạn sớm như di tích Óc Eo, Gò Cao Su (Long An), Giồng Cá Vồ, Giồng Phệt (Cần

Giờ - TP.HCM), Nhơn Thành (Cần Thơ), Gò Tháp… Có những chiếc linga có thể

xác định niên đại từ thế kỷ I, II trước và SCN. Đa số những linga, yoni giai đoạn

này đều được chế tác bằng đá cuội, granit, đá cát các loại… với hình dáng sơ sài, tự

nhiên hay được tạo tác thêm để thể hiện hình linga, mang ý nghĩa của tín ngưỡng

phồn thực. Hiện nay, các di vật đá vẫn còn có mặt ở nhiều nơi và được cư dân các

tỉnh miền TNB thờ phụng với tên gọi ông Tà (Neak tà).

Page 117: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

114

Những đoá hoa sen, hoa súng nở trong bình nước được chạm khắc trên các lá

vàng cũng có thể là một hình thức thờ nước. Bởi lẽ, các lá vàng chôn trong các ngôi

mộ táng hay các đền tháp, ngoài khắc hình hoa sen, hoa súng, thì thường là khắc vật

cưỡi, hoá thân của các vị thần (trong đó nhiều nhất là thần Vishnu) nhằm thể hiện

một tín ngưỡng, tôn giáo nào đó. Bên cạnh đó, nước là thành phần không thể thiếu

trong đời sống con người, đặc biệt là cư dân làm nông nghiệp. Nước giúp cho cây

cối tốt tươi, cũng là một dạng của tín ngưỡng phồn thực.

Các viên sỏi hình hạt đỗ, các chuỗi hạt... cũng có thể là một hình thức thể

hiện tín ngưỡng phồn thực của cư dân Óc Eo. Khi thờ những vật thiêng này, họ tin

là có thể thúc đẩy sự sinh sôi nảy nở, đẩy lùi sự đói kém…

Như vậy, tín ngưỡng phồn thực của cư dân Óc Eo chủ yếu được thể hiện qua

những linga, yoni hoặc những viên cuội tự nhiên có hình dáng giống chiếc linga, ít

xuất hiện những hành vi giao phối như trong văn hóa Đông Sơn. Tín ngưỡng phồn

thực luôn hiện hữu trong tâm thức của cư dân nơi đây. Họ đã thần thánh hoá và thờ

phụng những vật dễ liên tưởng đến sự sinh sản để cầu xin sự nảy nở sinh sôi, mùa

màng tốt tươi.

Qua đó, có thể thấy rằng, trước khi Ấn Độ giáo và Phật giáo đặt chân và phát

triển một cách mạnh mẽ trên vùng đất này, thì cư dân Phù Nam đã có những niềm

tin, tín ngưỡng riêng của mình. Những tín ngưỡng này không những không bị mất

đi, ngược lại, nó rất phát triển, phát triển một cách mạnh mẽ cùng với các tôn giáo

mới. Cư dân Óc Eo vừa thờ thần Siva, Vishnu, Phật, Bồ Tát… nhưng cũng không

quên quan tâm đến những tín ngưỡng truyền thống của các cư dân cổ đại ở Đông

Nam Á như: tín ngưỡng bái vật giáo với tục thờ đá cuội tự nhiên, hình tượng thảo

mộc, cầm thú…; tín ngưỡng phồn thực. Chúng hoà nhập vào nhau, tạo nên màu sắc

huyền bí, đa dạng, đặc sắc khó bóc tách, khó phân biệt một cách rõ ràng đâu là tín

ngưỡng bản địa, đâu là tôn giáo ngoại lai trong đời sống tín ngưỡng của cư dân nơi

đây. Đây chính là thái độ ứng xử rất linh hoạt của cư dân Óc Eo trước những tôn

giáo mới và tín ngưỡng bản địa. Nó thể hiện tính dung hợp, dễ tiếp nhận một cách

rõ nét trong tư duy của cư dân Óc Eo.

Page 118: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

115

3.1.2. Đạo Bàlamôn

Đạo Bàlamôn là phiên âm của từ Brahman, ra đời từ thế kỷ I TCN, về sau cải

biến thành đạo Hindu (thế kỷ VII). Đây là một trong những tôn giáo lớn nhất, xuất

phát từ Ấn Độ theo con đường thương mại du nhập vào Phù Nam và nhiều nước

khác ở Đông Nam Á. Các đạo sĩ Bàlamôn đã theo thuyền buôn đến đây và cùng với

cư dân bản địa lập nên vương quốc Phù Nam, ít nhất là từ thế kỷ I SCN. Sau đó, họ

“sửa đổi tất cả các luật lệ, theo hệ thống cai trị của người Ấn và tự cho mình là

người bênh vực thánh ngữ Veeda” [53]. Nhà vua còn mời nhiều tu sĩ Bàlamôn ở Ấn

Độ sang truyền bá đạo mới và tặng nhiều quyền lợi, chức tước [51, tr.27]. Bàlamôn

giáo đã nhanh chóng bắt rễ sâu vào trong mọi ngõ ngách đời sống của cư dân Óc

Eo. Đến khoảng thế kỷ III, vương quốc Phù Nam đã có quan hệ khá thân thiết với

Ấn Độ và Trung Quốc. Vua Phantan cũng phái sứ thần của mình sang Ấn Độ, được

vua Murunda đón tiếp nồng nhiệt. Lúc ra về được nhà vua trao bốn con ngựa thiện

chiến đem về tặng vua Phù Nam [51, tr.27]. Như vậy, đạo Bàlamôn từ buổi đầu du

nhập đã trở thành quốc giáo và có tác động mạnh mẽ đến đời sống của cư dân nơi

đây, các “đạo sĩ Bàlamôn nắm vương quyền lẫn thần quyền” [2, tr.157]. Điều này

được thể hiện qua một số yếu tố sau:

Nơi thờ tự: Bất kỳ một tôn giáo nào, dù lớn hay nhỏ đều có quy định về nơi

thờ tự nhất định. Nơi thờ tự có thể xem là nơi quan trọng nhất đối với bất kỳ một

tôn giáo, tín ngưỡng nào. Đó là chốn linh thiêng, là nơi các thánh thần ngự trị. Cho

nên, việc nghiên cứu đời sống tôn giáo, tín ngưỡng của một cộng đồng cư dân trong

quá khứ không thể không nhắc đến nơi thờ tự.

Bàlamôn giáo thường được thờ trong các ngôi đền tháp. Dấu tích các ngôi

đền tháp Bàlamôn giáo được phát hiện nhiều nơi trên vùng ĐBSCL như ở di tích

Gò Tháp, Nền Chùa, Óc Eo... Các ngôi đền tháp này thường có kiến trúc gạch đá

hỗn hợp, với quy mô lớn; kỹ thuật xây nền và tường gạch dày đặc theo những bình

đồ bí ẩn, lối lắp ráp những phiến đá granit lớn bằng mộng, chốt. Do điều kiện địa

tầng của châu thổ đang hình thành và do môi trường thường xuyên ngập nước ở

miền TNB nên phần lớn các đền tháp này chỉ còn lại phần nền móng và các phế tích

gạch đá. Các đền tháp này được làm bằng những loại vật liệu như gạch, đá, cát

Page 119: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

116

(được gọi là kiến trúc nặng) hoặc dùng nguyên liệu cọc gỗ, lá lợp (kiến trúc nhẹ);

nhưng cũng có khi kết hợp cả kiến trúc nặng và nhẹ. Đây có thể là những công trình

được người dân hoặc là chính quyền xây dựng. Chính vì vậy, quy mô các công trình

kiến trúc này khá lớn, xây dựng hết sức công phu. Nguyên vật liệu chủ yếu bằng

gạch, đá… nhất là phần nền móng được gia cố một cách cẩn thận. Cột trụ của các

ngôi đền thường được trang trí nhiều hoa văn khác nhau [PL2.5, h.9-11, tr.212], trên

các ngôi đền có những tấm mi cửa được chạm khắc rất công phu [PL2.5, h14-16, tr.213],

có khi là hình các vị thần. Chẳng hạn, tại di tích Gò Tháp, các nhà khảo cổ học phát

hiện một góc của tấm mi cửa có khắc nổi một vị thần đang nhảy múa trên bệ

[PL2.5, h.12, tr.213]. Đến nay, tất cả những tấm mi cửa được phát hiện ở TNB đều

được chạm khắc rất công phu. Điều đó cho thấy, các ngôi đền thờ rất quan trọng đối

với cư dân Óc Eo nơi đây.

Các công trình xây dựng bằng gạch thường có bình diện hình vuông, hình

vuông “bẻ góc” hoặc chữ nhật; diện tích không lớn, phần nền móng xây nổi cao,

phần thân có tường gạch bao quanh, dựng đứng, thu nhỏ phần trên thành hình chóp

tháp. Chính giữa lòng tháp thường có dựng đài thờ; phía dưới có cấu trúc “hố

thiêng” hoặc “giếng thiêng”; trong lòng “hố thiêng” đặt “trụ giới” chìm sâu trong

lòng đất, có chôn theo tổ hợp vật thiêng (lá vàng, đồ trang sức, đá quý…).

Ngoài ra, cư dân nơi đây có thể thờ các vị thần linh của họ trong những ngôi

đền nhỏ làm bằng các chất liệu đơn giản như tre, gỗ hoặc có thể được thờ cúng

trong mỗi gia đình. Tuy nhiên, đây mới là giả thuyết, chưa có chứng cứ xác thực để

chứng minh điều này.

Tượng thờ là bằng chứng xác thực nhất để đánh giá sự tồn tại và phát triển

của một tôn giáo. Bởi lẽ, đối với một nền văn hóa khảo cổ, hệ thống tượng thờ là

nơi biểu hiện tập trung rõ nét nhất đời sống tâm linh cũng như trình độ nghệ thuật

của họ. Trong các di tích văn hóa Óc Eo, các nhà khảo cổ tìm thấy khá nhiều tượng

Bàlamôn giáo. Chúng bao gồm các tượng thần Brahma, Vishnu, Siva, Surya,

Ganesa và các nam thần, nữ thần… Trong đó, thần Vishnu được tìm thấy nhiều

nhất. Điều này cho thấy, đây là vị thần có vai trò rất quan trọng trong đời sống của

người dân nơi đây.

Page 120: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

117

Tượng thần Vishnu [PL2.12, h.8, tr.230] thường đứng trên bệ, đầu đội mũ

hình trụ, có bốn tay, một tay cầm bánh xe (Chakra) thể hiện quyền năng duy trì sự

vận động; một tay cầm vỏ ốc (Sankha) biểu tượng nguồn gốc của sự sống, sự

chuyển động, sinh sôi nảy nở của muôn loài; tay cầm quả cầu (Bhu) tượng trưng

cho trái đất; tay đặt lên cây chuỳ dài tượng trưng cho sức mạnh, đôi khi tay cầm hoa

sen. Những ý nghĩa tượng trưng của các vật cầm trên tay cho thấy, Vishnu là một vị

thần rất quan trọng, có nhiều quyền năng. Đấy là một trong ba vị tối linh; là vị thần

Bảo hộ cho con người nơi đây được bình yên, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, tránh

mọi tai ương. Có lẽ chính những quyền năng của thần Vishnu phù hợp với nguyện

vọng, tâm tư của người dân nơi đây, nên thần được cư dân Óc Eo thờ phụng rất

nhiều, chủ yếu dưới hình thức nhân dạng. Trong khi đó, hình thức nhân dạng của

thần Huỷ diệt (Siva) và thần Sáng tạo (Brahmâ) rất ít được thể hiện.

Bên cạnh đó, sự kết hợp giữa hai vị thần Siva và thần Vishnu (Harihara)

[PL2.12, h.20-21, tr.234] cũng được tìm thấy trong văn hóa Óc Eo, đáng tiếc là

không một tượng nào còn nguyên vẹn. Một số tượng thần Harihara được tìm thấy ở

An Giang đều bị vỡ, chỉ còn lại đầu tượng.

Surya là thần Mặt trời, nhưng các phát hiện về vị thần này không nhiều. Tại

hố khai quật số 11 thuộc di tích Gò Tháp, các nhà khảo cổ học phát hiện được dấu

hiệu “đền thờ thần Surya”. Chứng cứ thể hiện rõ nét nhất chính là ở cách sắp xếp

nơi thờ hình tròn, nhọn dần về phía đáy và một mảnh vàng có hình tám tia, một

mảnh vàng có hình tia mặt trời. Ngoài ra, các nhà khảo cổ cũng đã tìm thấy tượng

thần Surya bằng đá tại Gò Tháp có niên đại thế kỷ VI, hiện đang được lưu giữ tại

BTLS HCM và tượng ở Óc Eo, Ba Thê [PL2.12, h.2, tr.229]. Các tượng thần Surya

được phát hiện trên vùng ĐBSCL không nhiều, nhưng có đặc điểm chung là đều

trong thế đứng có vầng hào quang phía sau mũ. Trên vầng hào quang đôi khi có

những đường kẻ như tia nắng mặt trời. Mình thần khoác một chiếc áo choàng dài

phủ đùi hoặc để mình trần, vận sarong. Hai tay cầm hai nụ sen giơ ngang vai, biểu

tượng của bình minh.

Ganesa [PL2.12, h.23, tr234] là vị thần trí năng, vị thần đảm bảo cho sự

thành công trong sự tồn tại của trần thế, cũng như trong đời sống tâm linh của con

Page 121: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

118

người. Thần có thể mang lại của cải cho mọi người, giúp họ tránh được những tai

ương, những điều không may mắn trong cuộc sống. Tượng thần Ganesa trong các di

tích ở ĐBSCL phát hiện không nhiều, tiêu biểu có các tượng từ di tích Trường Sơn,

Gò Thành và Cát Tiên. Tượng thường được thể hiện với đầu đội nón hình chóp, có

trang trí hoa văn đơn giản (hình sóng nước). Cũng có những tượng thần Ganesa đầu

để trần, không đội nón như các pho tượng ở BTAG, BTLA. Thần Ganesa trong văn

hóa Óc Eo đều có một điểm chung: mình người, đầu voi, bụng rất to, hai mắt mở to,

hai vành tai rộng và lớn, vòi vểnh về phía tay trái.

Tượng nam, nữ thần [PL2.12, h.12-14, tr.231-232] được tìm thấy rất nhiều

trong các di tích Óc Eo ở ĐBSCL. Tất cả các tượng này đều trong tình trạng bị gãy

vỡ mất đầu, chân tay, không còn rõ các biểu tượng, nên rất khó xác định được một

cách chính xác tên gọi và các đặc trưng của nó. Bên cạnh đó, các tượng nữ thần

trong văn hóa Óc Eo thường có xu hướng Vishnu hoá, nên việc nhận diện tượng càng

khó hơn.

Sự xuất hiện phong phú, đa dạng với số lượng lớn các tượng Bàlamôn cho

thấy, thời kỳ này, đạo Bàlamôn rất phát triển. Đặc biệt, việc các tượng thờ (trong đó

có cả tượng Phật giáo) được Vishnu hoá càng cho thấy Vishnu giáo trong đời sống

của cư dân Óc Eo ở miền TNB là chiếm một vị trí vô cùng quan trọng.

Ngoài ra, tượng thờ trong văn hóa Óc Eo được phát hiện với nhiều kích

thước khác nhau. Có một số tượng có kích thước rất lớn, bằng người thật hoặc lớn

hơn, có thể được sử dụng trong điện thờ chính của địa phương, cũng có thể được

chế tác riêng cho những ngôi đền cấp độ nhà nước, ngôi đền của vua và hoàng hậu

thường đến cúng bái. Những tượng có kích thước nhỏ hơn (trung bình, nhỏ) có thể

được đưa vào phối thờ trong các điện lớn ở các trung tâm tôn giáo, hoặc thờ chính

trong những ngôi đền nhỏ hơn (có thể gia đình, làng). Có những tượng rất nhỏ (chỉ

khoảng 18-19cm) có thể do các cá nhân cúng vào các ngôi đền, hoặc được mang

theo trên đường hành hương, buôn bán. Điều này càng chứng minh cho nhận định,

Hindu giáo có ảnh hưởng rộng rãi trong mọi tầng lớp của cư dân Óc Eo. Các tượng

thờ được phát hiện rất sớm, từ thế kỷ IV - V SCN, đặc biệt phát triển từ thế kỷ V

đến VIII - IX.

Page 122: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

119

Vật thờ (hình tượng, biểu tượng Bàlamôn giáo): Các vị thần Bàlamôn giáo

ngoài được thể hiện dưới hình thức nhân dạng, còn được thể hiện qua các hình

tượng, biểu tượng khác nhau. Các biểu tượng, hình tượng này được tìm thấy với số

lượng lớn trong các di tích, đặc biệt là phế tích đền tháp. Đa số những biểu tượng,

hình tượng này được làm thành những lá vàng, dùng để làm vật dâng cúng trong các

đền thờ Bàlamôn giáo và làm vật chôn theo. Chúng được khắc thành nhiều đề tài

khác nhau, nhưng đều liên quan đến các vị thần Bàlamôn giáo.

Các hoá thân của thần Vishnu được phát hiện nhiều trong di các tích vùng

ĐBSCL, trong đó, nhiều nhất vẫn là di tích Đá Nổi, Gò Tháp. Thần hiện ra với hàng

chục hoá thân để mang lại hạnh phúc cho kẻ khác. Khi Thần hoá thân thành hình

rùa Kurma để nâng trái đất khỏi chìm xuống biển, cứu vớt những sinh linh cùng tài

sản của họ bị chìm dưới nước sâu; Vishnu hoá thành loài cá Matsya là để cứu loài

người khỏi nạn đại hồng thuỷ; hay hoá thân dưới dạng lợn đực (để cứu nữ thần Đất

khỏi bị chìm trong nạn đại hồng thuỷ)… Các hoá thân này của thần Vishnu thường

có liên quan đến nạn lũ lụt. Phải chăng đây chính là ước mơ của người dân nơi đây,

họ mong muốn sẽ được cứu thoát khỏi cảnh lũ lụt hàng năm ở vùng ĐBSCL, khi

thờ các hoá thân của thần Vishnu?

Ngoài các hoá thân của thần Vishnu, các biểu tượng và vật cưỡi của vị thần

này cũng được thể hiện một cách phong phú, đa dạng như hình: bánh xe, con ốc,

bàn chân, rắn, chim thần Garuda, hoa sen, gậy quyền… Mỗi biểu tượng đều có

những giá trị riêng, thể hiện mong ước của cư dân nơi đây khi thờ phụng trong các

thần điện của mình.

Vishnu và Siva là hai vị thần phổ biến, được cư dân Óc Eo ở vùng ĐBSCL

thờ cúng nhiều nhất. Trong khi thần Vishnu được thể hiện chủ yếu dưới hình thức

nhân dạng thì thần Siva được thể hiện chủ yếu bằng biểu tượng Sivalinga. Một số

khá lớn linga, yoni, linga - yoni cùng các bệ thờ đã được phát hiện ở ĐBSCL với

nhiều loại hình, kiểu dáng, kích thước khác nhau. Theo thống kê chưa đầy đủ, trước

năm 1975, đã phát hiện được 121 hiện vật, phần lớn tập trung ở miền tây sông Hậu.

Sau năm 1975, khoảng 100 hiện vật đã được phát hiện, bao gồm một lượng lớn

mảnh vỡ và nhiều đá thờ có hình dạng và kích thước khác nhau [85, tr.82]. Điều này

Page 123: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

120

cho thấy, trong đời sống của cư dân Óc Eo, tín ngưỡng thờ thần Siva chiếm ưu thế

so với Vishnu. Tín ngưỡng thờ Siva ở đây thường được thể hiện dưới dạng thờ

linga, yoni, linga - yoni cùng nhiều tượng thờ, vật thờ liên quan đến thần Siva.

Chúng có có mặt tại đây từ rất sớm, niên đại từ khoảng thế kỷ I SCN, phát triển

mạnh mẽ từ khoảng thế kỷ III - VIII. Trong số những vật thờ này, thì hình thức thờ

linga, linga - yoni còn có ý nghĩa là biểu tượng cho dương tính, cho sự kết hợp giữa

âm và dương. Hầu như trong các di tích văn hóa Óc Eo đều có sự xuất hiện của nó.

Có thể do hình thức thờ phụng này có sự gần gũi, tương đồng với truyền thống thờ

sinh thực khí của cư dân bản địa, tượng trưng cho sự màu mỡ, sinh sôi nảy nở nên

nó dễ dàng được chấp nhận trong mọi tầng lớp cư dân, đặc biệt nhóm cư dân làm

nông nghiệp.

Việc tìm thấy nhiều tượng thờ, vật thờ liên quan đến Vishnu và Siva có lẽ là

sự thể hiện lòng ngưỡng mộ những kỳ tích của các vị thần này trong việc cứu giúp

nhân loại diệt trừ quỷ dữ và lòng khao khát tiến tới cuộc sống tốt đẹp [14, tr.132-

133]. Điều này phù hợp với hoàn cảnh sống của con người nơi đây. Họ cần một chỗ

dựa, một niềm tin để vượt qua những nguy hiểm, cạm bẫy trên rừng, dưới nước và

cả những khắc nghiệt của thiên nhiên. Họ mặc nhiên chấp nhận cả hai vị thần này

trong thần điện của mình, thần Vishnu là vị thần bảo vệ cuộc sống ấm no và những

tài sản họ đã làm ra, còn thần Siva sẽ trừng phạt những kẻ ác trong xã hội [140,

tr.336]. Hai vị thần này có khi còn được kết hợp thành thần Hari - Hara (Hari là

Vishnu, Hara là Siva). Điều này cho thấy, ngoài ước mơ được che chở, họ còn

mong muốn có sự công bằng xã hội. Tuy nhiên, thần Hari - Hara không được thờ

phổ biến trong văn hóa Óc Eo. Song, sự kết hợp này đã nói lên tư tưởng dung hoà,

linh hoạt của con người nơi đây không chỉ trong cuộc sống mà cả đối với tôn giáo.

Ngoài ra, cư dân Óc Eo ở miền TNB còn thờ các vị thần khác thuộc Bàlamôn

giáo như tín ngưỡng thờ thần Brahma [PL2.12, h.22, tr.234] là biểu tượng cho sự

vĩnh hằng và đấng tối cao, thần Surya - thần Mặt trời, thần Ganesa - Phúc thần

[PL2.12, h.23, tr.234], các nam thần và nữ thần… Tuy nhiên, các vị thần này không

phổ biến, tượng của các vị thần này tìm thấy không nhiều, nhưng cũng thấy được

phần nào sự phong phú trong đời sống tinh thần của cư dân Óc Eo ở ĐBSCL.

Page 124: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

121

Đặc biệt, trong năm 2013, đoàn khai quật khảo cổ học của Trường Đại học

Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP.HCM đã tiến hành khảo sát

và khai quật khu vực cư trú Gò Minh Sư. Tại đây, các nhà khảo cổ đã phát hiện di

tích Ao Thần nằm ngay phía Đông đền thần Gò Minh Sư, gần khu vực cổng vào của

kiến trúc. Đặc điểm ao Thần là phía trong tường được kè bằng lớp gạch vụn và đất

sét, bên ngoài xây các hàng gạch với kiểu xếp gạch so le và đổ cát giữ cho tường

không đổ vào bên trong ao. Nhờ vậy mà ao này sử dụng hàng ngàn năm nhưng

tường không bị sạt lở. Theo các nhà nghiên cứu, Ao Thần này có chức năng chứa

nước sinh hoạt, dùng cho các nghi lễ thờ cúng trong đền, đồng thời, có thể nó còn

có chức năng là nơi tẩy uế cho các tín đồ đạo Hindu trước khi vào đền thần cầu

nguyện. Do trong hố phát hiện được một khối lượng hiện vật phong phú, ngoài

mảnh vỡ của bình, nồi, cà ràng, bi gốm, dọi se sợi, bàn xoa gốm còn có mảnh vỡ

của các loại gốm trang trí kiến trúc, và một số gốm phục vụ trong nghi lễ như đĩa

đèn, chân đèn, vòi bình được tạo hình ngỗng thần Hamsa, 4 hạt chuỗi, 1 mảnh thuỷ

tinh trong suốt, thỏi kim loại nhỏ dạng tròn dài và 1 mảnh vàng lá chạm hình hoa

sen. Trong ao còn có nhiều xơ dừa, mo dừa nên có thể đoán định cư dân xưa đã

dùng các vật dụng bằng dừa để thực hiện nghi lễ tẩy trần hoặc ban phúc. Còn các

tầng lớp tăng lữ có thể dùng bình kendi để múc nước phục vụ các nghi lễ trong đền

[129]. Với phát hiện này đã dần hé lộ một số nghi thức đã được thực hiện trong các

nghi lễ Hindu giáo.

Như vậy, có thể nói rằng, Bàlamôn giáo (và sau đó là Hindu giáo) đã chi

phối sâu sắc đến đời sống tinh thần của cư dân Óc Eo, đồng thời, tác động mạnh mẽ

đến mọi lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chính trị của cư dân nơi đây. Hindu giáo đã giữ

vai trò quyết định trong việc tạo ra sự chuyển biến về các mối quan hệ trong xã hội

của cư dân Óc Eo. Hindu giáo tồn tại và phát triển qua các thời kỳ của vương quốc

Phù Nam, khoảng thời gian từ thế kỷ I - VII, và tiếp tục phát triển những giai đoạn

tiếp theo. Thực tế đã khẳng định, trong suốt thời kỳ này, Hindu giáo đã xâm nhập và

phổ biến rộng rãi, tạo được thiện cảm trong lòng dân chúng bản địa, đã thiết lập

được một số mạng lưới các đền tháp Hindu giáo trong khu toàn vực và để lại cho

ngày nay số lượng lớn các tượng thờ, vật thờ ở khắp các tỉnh miền TNB.

Page 125: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

122

3.1.3. Đạo Phật

Cùng với Bàlamôn giáo, Phật giáo có mặt trên vùng ĐBSCL từ rất sớm vào

khoảng thế kỷ II SCN [85, tr.208] và phát triển một cách mạnh mẽ với cả hai tông

phái, mở đầu là phái Theravada (Tiểu thừa) và sau đó là phái Mahayana (Đại thừa).

Các tượng Phật giáo tuy phát hiện không nhiều, không phong phú như Bàlamôn

giáo, nhưng Phật giáo có vai trò không kém phần quan trọng trong đời sống của cư

dân Óc Eo ở miền Tây Nam Bộ. Điều này được chứng minh qua các tư liệu khảo cổ

và thư tịch cổ Trung Quốc để lại.

Các tư liệu khảo cổ học cho thấy, Phật giáo đã có mặt ở nhiều nơi khắp các

tỉnh miền TNB, bao gồm tượng Phật bằng gỗ, bằng đá với những kiểu dáng và kích

thước khác nhau. Tượng có niên đại từ thế kỷ II đến thế kỷ VII. Theo thống kê chưa

đầy đủ, hiện nay, có khoảng 65 tượng Phật giáo (tượng Phật và tượng Bồ Tát) [85,

tr.208] với các kiểu dáng, chất liệu khác nhau. Trong đó, tượng Phật bằng gỗ được

tìm thấy nhiều nhất và xuất hiện khá sớm so với các loại tượng khác (cả Phật giáo

và Hindu giáo). Tượng Phật bằng gỗ tìm thấy chủ yếu trong các di tích Óc Eo ở

vùng đồng bằng thấp miền tây sông Hậu và vùng trũng Đồng Tháp Mười. Các pho

tượng phát hiện ở Óc Eo (An Giang), Gò Tháp (Đồng Tháp) và Mỹ Thạnh Đông

(Long An) được giám định là có niên đại sớm nhất, khoảng thế kỷ II - IV SCN. Phật

giáo tiếp tục phát triển mạnh mẽ đến thế kỷ VIII SCN và đến thế kỷ IX - X hầu như

là biến mất, trong khi Hindu giáo vẫn tiếp tục phát triển.

Các pho tượng Phật bằng đá, được tìm thấy trong phạm vi rộng hơn, nằm rải

rác khắp các tỉnh miền TNB. Ngoài ra, còn thấy các loại tượng Phật bằng đá trên

vùng đất giồng ven biển và vùng lưu vực sông Đồng Nai - Vàm Cỏ [14, tr.132-133].

Cho đến nay, có khoảng 22 tượng và mảnh vỡ tượng Phật bằng đá được phát hiện

với nhiều kiểu dáng khác nhau. Các tượng Phật bằng đá xuất hiện rất sớm, từ thế kỷ

II, tượng Phật bằng đá đã có mặt tại vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, giai đoạn này (từ thế

kỷ II - IV), tượng Phật bằng đá không nhiều, chủ yếu là loại tượng Phật ngồi thiền.

Từ thế kỷ V trở đi, loại tượng Phật này được tìm thấy với số lượng lớn, phong phú

và đa dạng về kiểu dáng, chủng loại. Điều này cho thấy, thời kỳ này Phật giáo đã

phát triển một cách mạnh mẽ hơn.

Page 126: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

123

Các tượng Đức Phật bằng kim loại hay đất nung cũng được phát hiện ở vùng

ĐBSCL, nhưng số lượng không nhiều, thường là những bức tượng có kích thước

nhỏ hoặc rất nhỏ. Tượng Phật bằng đồng được phát hiện ở Gò Cây Thị (Óc Eo - An

Giang) [PL2.12, h.17, tr.233] chỉ cao 29 cm; còn tượng Phật bằng đất nung phát

hiện tại di tích Gò Tháp (Đồng Tháp) cao 12,2cm [85; tr.195]. Có thể những bức

tượng này (kim loại) được các thương nhân mang từ nơi khác đến, hoặc được người

dân dùng để thờ cúng trong gia đình (tượng bằng đất nung). Tuy nhiên, đây cũng

chỉ là giả thuyết, chưa có bằng chứng xác thực.

Đến thế kỷ IV - V, Phật giáo phát triển một cách mạnh mẽ. Tượng Phật có

mặt khắp nơi trên vùng ĐBSCL, với kích thước lớn nhỏ khác nhau. Có những tượng

cao lớn như người thật, đặc biệt là tượng Phật bằng gỗ mang kí hiệu BTLS/MBB

3445 được tìm thấy ở Gò Tháp cao đến 2,91m, hay tượng Phật bằng gỗ phát hiện ở

Giồng Xoài (An Giang) cao 2,23m. Ngoài ra còn nhiều tượng Phật bằng cao trên

1,3m như tượng ở Đá Nổi (1,33m). Đặc biệt là ở Gò Tháp - nơi được coi là xưởng

chế tác tượng Phật bằng gỗ, xuất hiện nhiều loại tượng cao lớn (tượng mang kí hiệu

BTĐT cao 1,62m; BTĐT CV1251/DDM368 cao 1,80m…). Với những bức tượng

đồ sộ như vậy, có thể nó được thờ trong những ngôi chùa lớn, có nhiều người thờ

cúng, còn những bức tượng nhỏ hơn cũng có thể được thờ trong gia đình hoặc được

những thương nhân đến từ Trung Quốc, Ấn Độ mang theo.

Ngoài ra, thời kỳ này, Phật giáo đã có những trung tâm chuyên chế tác các

loại tượng Phật bằng gỗ phục vụ cho người dân trong khu vực. Dấu tích của những

trung tâm này chính là các tượng gỗ đang chế tác dở được phát hiện ở Nhơn Thành,

Giồng Xoài (An Giang) và Gò Tháp (Đồng Tháp). Trong đó, vùng Đồng Tháp

Mười được xem là nơi chế tác các loại tượng Phật cho toàn vùng ĐBSCL, thậm chí

cho các vùng lân cận. Theo các nhà nghiên cứu, vùng Đồng Tháp Mười là nơi có

nguồn nguyên liệu gỗ phong phú, nơi đây phát hiện số lượng lớn các loại tượng

Phật bằng gỗ lớn nhỏ khác nhau, có những tượng đang được chế tác dở. Qua thống

kê, ở di tích Gò Tháp có 24 tượng Phật (trong tổng số 55 tượng ở vùng ĐBSCL),

trong đó có đến 20 tượng bằng chất liệu gỗ. Các loại tượng Phật bằng chất liệu đá

đã được người dân vùng ĐBSCL chế tác tại chỗ, bằng các nguyên liệu của địa

Page 127: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

124

phương (đá cát, đá sa thạch trắng xám, đá xanh…). Qua đó càng cho thấy, Phật giáo

đã rất phát triển ở vùng ĐBSCL từ những thế kỷ đầu Công nguyên. Tuy không

được thờ cúng nhiều như Bàlamôn giáo, nhưng Phật giáo có vai trò quan trọng vào

từng giai đoạn nhất định. Theo bảng thống kê (về kích thước, số lượng của tượng)

[PL3.1, tr.236-241], có thể đoán định Phật giáo phát triển nhất vào khoảng thế kỷ V -

VI. Thời kỳ này, vai trò của Phật giáo đối với đời sống tinh thần của cư dân Óc Eo là

vô cùng quan trọng.

Bên cạnh đó, tài liệu đề cập đến mối quan hệ bang giao giữa Phù Nam và

Trung Quốc đã được nhiều thư tịch cổ Trung Quốc nhắc đến, đặc biệt trong Lương

Thư từng nhắc đến chuyến thăm Trung Quốc của hai nhà sư Phù Nam, đánh dấu

mối quan hệ giữa hai vương quốc: Năm 503, theo lời mời của triều đình nhà Lương,

vua Phù Nam đã lần lượt phái hai nhà sư là Sanghapala (Tăng Già Bà La) và

Mandra (Man Đà La) mang kinh Phật từ Phù Nam sang Trung Hoa dịch. Hai nhà sư

này lưu trú tại Phù Nam Quán. Tăng Mandra đã dịch được tất cả 3 bộ 11 quyển, còn

tăng Sanghapala dịch được tổng cộng 10 bộ 32 quyển. Vua Phù Nam còn gửi sang

triều đình nhà Lương pho tượng Phật bằng san hô [40, tr.162-164]. Các kinh do hai

nhà sư dịch đều được mang từ Phù Nam sang, điều này cho thấy, trước đó ở Phù

Nam, những bộ kinh này đã được người Phù Nam học tập, phổ biến. Phật giáo Phù

Nam (cả Đại thừa và Tiểu thừa) vào khoảng thế kỷ IV - V đã rất phát triển, nó được

truyền trực tiếp từ Ấn Độ sang, chứ không chỉ được truyền bá từ phía Bắc. Điều này

cho thấy, thời kỳ này (thế kỷ IV - VI), Phật giáo phát triển rực rỡ.

Đặc biệt, việc phát hiện các loại tượng Bồ Tát (Bodhisattva) đã chứng minh sự

có mặt của Phật giáo Đại thừa ở vùng ĐBSCL từ những thế kỷ đầu Công nguyên.

Tuy nhiên, các tượng Bồ Tát không nhiều và xuất hiện muộn hơn tượng Phật. Pho

tượng Bồ Tát được phát hiện sớm nhất nơi đây là khoảng cuối thế kỷ IV đầu thế kỷ

V, với một tượng bằng đồng nhỏ, mang tính chất phù điêu, được phát hiện ở Óc Eo

(An Giang). Đặc biệt là tượng Di Lặc (Maitreya) [PL2.12, h.9, tr.231] được phát

hiện ở Trung Điền (Vĩnh Long) có búi tóc cao gần giống chiếc mũ trụ và có gậy

chống giống như Vishnu. Sự kết hợp này cũng được tìm thấy ở tượng Quan Thế

Âm Bồ Tát (Avalokitesvara) ở Rạch Giá (Kiên Giang) [PL2.12. h.10, tr.231] với

Page 128: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

125

chiếc gậy chống của thần Vishnu. Như vậy, có thể thấy rằng, ở đây có sự hoà trộn

các yếu tố Hindu giáo và Phật giáo. Sự pha trộn này thể hiện tính cởi mở, dung hợp

và sự sáng tạo của cư dân Óc Eo ở TNB trong việc tiếp nhận các luồng tư tưởng,

tôn giáo mới đến từ Ấn Độ. Đây cũng chính là nét đặc trưng trong đời sống tinh

thần của cư dân Óc Eo ở TNB, mà không một “quốc gia Ấn Độ hoá” nào có được.

Như vậy, có thể thấy, ít nhất là vào khoảng thế kỷ IV - V, giữa vương quốc

Phù Nam và Trung Hoa có mối quan hệ rất mật thiết với nhau. Phật giáo thời kỳ

này phát triển một cách mạnh mẽ, có vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống của

cư dân Óc Eo. Các tượng Phật giáo có mặt khắp nơi trên vùng đất miền TNB. Có

thể nói, Phật giáo là một phần không thể thiếu trong mối quan hệ bang giao giữa hai

nước, sự trao đổi Phật pháp của các cao tăng giữa hai nước diễn ra thường xuyên.

Việc bang giao với nhà vua Trung Quốc rất có thể do các nhà sư thực hiện. Điều

này chứng tỏ, ở vương quốc Phù Nam, Phật giáo đã tham gia vào các hoạt động của

triều đình, đặc biệt trong lĩnh vực ngoại giao với Trung Hoa và đã có các nhà sư

uyên bác giảng.

3.2. Nghệ thuật

Trình độ nghệ thuật của cư dân Óc Eo được thể hiện trên nhiều loại hiện vật

khác nhau như các đồ dùng bằng gốm, các vật dụng bằng đá và bằng kim loại trong

sinh hoạt hằng ngày… Trong đó, nổi bật nhất là nghệ thuật trang trí trên đồ trang

sức, chạm khắc trên vàng, tạc tượng. Đặc điểm chung của nghệ thuật Óc Eo là kết

hợp truyền thống văn hóa bản địa của vùng Đông Nam Á với những yếu tố văn hóa

mới du nhập, tạo nên một nền nghệ thuật đặc sắc cư dân Óc Eo.

Nghệ thuật trang trí trên đồ trang sức, chạm khắc trên vàng: Cư dân Óc

Eo rất thích đeo nhiều đồ trang sức lên người. Đồ trang sức còn được dùng cho cả

người sống lẫn người chết. Họ còn dùng những lá vàng được chạm khắc hình các vị

thần để thờ cúng trong các thần điện. Vì vậy, chạm khắc trên vàng đã trở thành một

loại hình nghệ thuật phổ biến trong đời sống của cư dân Óc Eo. Theo thống kê chưa

đầy đủ, cho đến nay, có khoảng hơn 1.000 mảnh vàng nhỏ có chạm khắc được phát

hiện [85, tr.125]. Nhiều mảnh vàng có hình vẽ và chữ viết được tiếp tục phát hiện

trong các cuộc khai quật gần đây. Các đề tài thể hiện vô cùng phong phú, nội dung

Page 129: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

126

chủ yếu liên quan đến hai tôn giáo lớn là Phật giáo và Hindu giáo. Kỹ thuật chạm

khắc rất tinh xảo, họ thường dùng một công cụ, có thể bằng kim loại nhọn đầu để

vạch lên những miếng vàng đã được dát mỏng. Đặc biệt tại di tích Đá Nổi (An

Giang) đã phát hiện trên một số mảnh vàng có in hình nổi rất tinh tế, sinh động của

thần Vishnu và Garuda. Phương pháp này cũng được tìm thấy trên một số mảnh

vàng ở các di tích khác như Gò Tháp (Đồng Tháp), Gò Xoài (Long An), Lưu Cừ

(Trà Vinh) [PL2.11, tr.227-228].

Trong văn hóa Óc Eo còn phát hiện rất nhiều đồ trang sức bằng vàng có

khảm đá quý rất đẹp [PL2.7, h.7, tr.218]. Kỹ thuật khảm đá quý lên các đồ trang sức

của cư dân Óc Eo cũng rất tinh tế, đạt trình độ kỹ thuật cao. Có giả thuyết cho rằng,

những người thợ kim hoàn nơi đây đã sử dụng một loại chất gọi là “khằng”, một

loại hỗn hợp có thể nóng chảy với thành phần nhựa cây để tạo nên các đồ trang sức

bằng vàng cầu kỳ, tinh tế [85, tr.126]. Có những con dấu, đồ trang sức (mặt nhẫn)

được làm bằng vàng có khảm đá quý ở giữa rất tinh xảo như hình con dấu ở Cạnh

Đền (Kiên Giang) hay mặt nhẫn được phát hiện ở Nền Chùa (Kiên Giang).

Ngoài ra, nơi đây còn phát hiện nhiều loại đồ trang sức như nhẫn, hoa tai,

bùa đeo... có kỹ thuật đúc và chạm khắc rất tinh tế. Có những hiện vật được chạm

trổ rất sâu và mịn như hình người phát hiện ở Nền Chùa (Kiên Giang). Nội dung

của những hình chạm khắc trên vàng rất phong phú, đặc biệt là biểu tượng và hoá

thân của các vị thần.

Những lá vàng và các loại đồ trang sức tìm được trong di tích Óc Eo đã phần

nào phản ánh trình độ điêu luyện của những người thợ kim hoàn nơi đây. Điều này

cũng được thư tịch cổ Trung Quốc khẳng định “họ thích điêu khắc và dùng đục

chạm trổ rất khéo” [53, tr.102]. Qua đó, có thể thấy, những người thợ ở đây có trình

độ thẩm mỹ rất cao, họ đã tiếp thu kỹ thuật chạm khắc của người Ấn Độ để chế tạo

ra những sản phẩm phù hợp với sở thích của dân bản địa. Hẳn những nghệ nhân kim

hoàn Phù Nam không chỉ am hiểu nền triết học Ấn Độ, thấm nhuần tinh thần dân

tộc mà ẩn chứa trong đấy là khát vọng sáng tạo để đưa nền văn hóa dân tộc lên tầm

cao mới. Đó là linh hồn của cư dân Óc Eo, là nếp sống, nếp nghĩ và đã trở thành

phong tục tập quán không thể mất đi trong quá trình tiếp nhận nền văn hóa Ấn Độ.

Page 130: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

127

Nghệ thuật tạc tượng: Tượng thờ và linh vật thờ ở ĐBSCL trong suốt 10 thế

kỷ đầu Công nguyên được tìm thấy rất nhiều trong các di tích thuộc văn hóa Óc Eo

và rải rác trên khắp vùng Nam bộ cả miền Tây và miền Đông, chủ yếu là tượng Phật

giáo và Hindu giáo với nhiều chất liệu khác nhau như: gỗ, đá, đất nung, kim loại…

Phần lớn những sản phẩm nghệ thuật được chế tác tại chỗ nhưng chịu ảnh hưởng

phong cách nghệ thuật từ các nền văn hóa bên ngoài, có thể được du nhập vào đồng

bằng châu thổ sông Cửu Long vào khoảng cuối thế kỷ III đầu thế kỷ IV. Nghệ thuật

tạc tượng trong văn hóa Óc Eo ở ĐBSCL chủ yếu là tượng tròn của Bàlamôn giáo

và Phật giáo.

Giai đoạn phát triển rực rỡ nhất nghệ thuật điêu khắc Phật giáo và Hindu của

cư dân Óc Eo ở ĐBSCL là khoảng từ thế kỷ V đến thế kỷ VII. Ở thời kỳ này, nghệ

thuật điêu khắc có được sự đa dạng về loại hình và hình thức thể hiện. Các nghệ

nhân nơi đây đã thể hiện được phong cách riêng của mình, tạo ra những “sản phẩm

của nền nghệ thuật bản địa” [51, tr.369], trên cơ sở tiếp thu thường xuyên những

yếu tố nghệ thuật từ bên ngoài, thông qua con đường giao lưu buôn bán và trao đổi

hàng hoá (chủ yếu bằng đường biển), góp phần làm giàu thêm văn hóa bản địa. Đây

cũng chính là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự hình thành, phát

triển các trung tâm tôn giáo - văn hóa - kinh tế - chính trị lớn ở vùng đất này trong

những thế kỷ đầu Công nguyên.

Nghệ thuật điêu khắc Phật giáo ở vùng ĐBSCL ra đời rất sớm, từ những

thế kỷ đầu Công nguyên và nhanh chóng phát triển đến đỉnh cao. Các loại tượng

Phật giáo được tìm thấy khá nhiều, tạo được phong cách nghệ thuật độc đáo, đặc

trưng cho nghệ thuật tạc tượng của cư dân Óc Eo ở miền TNB. Đặc biệt là tượng

Phật bằng gỗ ở Gò Tháp, “vừa phản ánh đặc tính nhạy cảm, dễ tiếp thu các luồng

ảnh hưởng nghệ thuật mới, vừa bộc lộ những nét bản địa chân chất, bền vững

trong sự sáng tạo đa dạng” [85, tr.58]. Các loại tượng Phật bằng gỗ thường có

khuôn mặt trái xoan, vẻ mặt hiền từ, thân hình mềm mại. Rất có thể đây là dụng ý

của các nghệ nhân, muốn đem đến cho Đức Phật một hình ảnh đẹp, tạo cảm giác

gần gũi, thân thiết với người dân bản xứ, khiến họ dễ dàng chấp nhận và tiếp nhận

một tôn giáo mới.

Page 131: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

128

Căn cứ vào đặc điểm, tư thế của tượng, có thể thấy, tượng Phật bằng gỗ

thường được tạc theo hai phong cách: Phong cách nghệ thuật Amaravati có pha đôi

nét nghệ thuật thời Gupta, thường có chỏm Usnisa hơi nhọn, tai dài, miệng mỉm

cười, đứng trên bệ toà sen, một tay đỡ các nếp áo, một tay đưa lên phía trước trong

tư thế thuyết pháp, khoác áo cà sa để lộ một bên vai [PL2.12, h.16, tr.233]. Một số

tượng có sự pha trộn với phong cách nghệ thuật Hy Lạp cổ đại, dáng mảnh mai,

hông hơi lệch về bên phải; phong cách thứ hai thể hiện những yếu tố gần gũi với

nghệ thuật Dravavati, khoác áo cà sa kín hai vai, cả hai tay đều trong tư thế ban ân.

Chính từ những phong cách tượng Phật bằng gỗ trong văn hóa Óc Eo đã cung cấp

thêm cứ liệu về “sự phát triển của trung tâm Phật giáo Phù Nam” [1, tr.280].

Nếu tượng Phật bằng gỗ chủ yếu tìm thấy ở vùng Đồng Tháp Mười, hầu hết

được tạc trong tư thế đứng, thì tượng Phật bằng đá được tìm thấy khắp các tỉnh

ĐBSCL, ngoài một số pho tượng tạc trong tư thế đứng thẳng, đứng lệch hông theo

truyền thống tượng gỗ [PL2.12, h.19, tr.233], còn có nhiều tượng ở tư thế ngồi trên

toà sen hoặc ngồi kiểu đại sư (tượng Phật bằng đá ở Sơn Thọ, Trà Vinh), hai tay

trong tư thế thiền định hoặc đặt trên hai đầu gối. Trong đó, nhiều tượng thể hiện

được phong cách riêng của mình, có đường nét cơ thể giống người bản địa như các

pho tượng Phật ngồi thu thập ở di tích Óc Eo, Đá Nổi, Gò Tháp…

Bên cạnh hình tượng Đức Phật, các hình tượng Bồ Tát tuy phát hiện không

nhiều, nhưng đã thể hiện được trình độ thẩm mỹ của cư dân Óc Eo. Các tương Bồ

tát có chất lượng nghệ thuật cao, góp phần tạo nên những kiệt tác nghệ thuật ở

ĐBSCL vào thế kỷ VI - VII, với một phong cách riêng mà các nhà nghiên cứu cho

là thuộc “nghệ thuật Phù Nam” [85, tr.58].

Từ cuối thế kỷ VII, vai trò của Phật giáo trong đời sống của cư dân Óc Eo

dần bị mất đi, nghệ thuật điêu khắc của tôn giáo này suy thoái nhanh chóng và hầu

như biến mất sau thế kỷ VIII. Tuy nhiên, giai đoạn này cũng chứng kiến sự phát

triển hưng thịnh của Phật giáo Đại thừa, lấy hình tượng Avalokitesvara và Maitreya

làm đối tượng thờ chính. Sự pha trộn các yếu tố tiếu tượng giữa Vishnu - Maitreya

và Siva – Avalokitesvara là một biểu hiện mang tính thời sự trong việc tiếp thu các

luồng tư tưởng tôn giáo mới từ Ấn Độ, vừa thể hiện sự bản địa hoá nhanh chóng cả

hình thức nghệ thuật lẫn nội dung tôn giáo [85, tr.58].

Page 132: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

129

Về nghệ thuật điêu khắc Hindu giáo: Nghệ thuật tạc tượng ở ĐBSCL có thể

đã xuất hiện từ rất sớm, các tượng thần Hindu giáo có mặt trong nhiều di tích trung

tâm thuộc văn hóa Óc Eo, với nghệ thuật tạc tượng tròn là chủ yếu. Sự phát triển

của nghệ thuật tạc tượng và sự thay đổi về phong cách có thể được nhận biết thông

qua việc phân tích các yếu tố về chất liệu, kỹ thuật thể hiện bề mặt, hình dáng,

đường nét cơ thể, khuôn mặt, trang phục và trang sức.

Về kỹ thuật, tượng Hindu giáo thường có giá đỡ phía sau thay cho vách tựa

của truyền thống nghệ thuật Ấn Độ cổ. Các tượng thường trong tư thế đứng thẳng

trên bệ có chốt. Mặc dù cách thể hiện các đặc điểm nhân dạng với những phong

cách khác nhau, tuy nhiên, có nhiều đặc điểm trên khuôn mặt từ giai đoạn đầu đến

những tượng được coi là muộn vẫn mang nét gần gũi với cư dân bản địa. Điều này

được thể hiện một cách rõ nét trên các tượng thần Vishnu ở ĐBSCL: Chẳng hạn,

một tượng thần Vishnu được tìm thấy ở Gò Tháp, cao khoảng 1,48m, có các nét

thanh tú, mềm mại: khuôn mặt thon dài, cằm tròn, mắt nhỏ hơi dài, miệng mỉm cười,

cơ thể cường tráng. Trang phục là sampot trơn, dài xuống ống chân, được cuộn lại,

tạo thành một dải trơn không xếp nếp. Tượng có những đặc điểm gần giống với

phong cách Phnom Da, nhưng mang sắc thái riêng biệt của người dân bản địa.

Đặc biệt là tượng Vishnu bằng đá lớn, được vớt dưới sông Đồng Nai. Tượng

được xem là sản phẩm nghệ thuật tôn giáo vào loại đẹp và hiếm thấy trong bộ sưu tập

tượng tròn cổ trong văn hóa Óc Eo. Tượng được tạc theo tư thế đứng, có bốn tay, đầu

đội mũ, quấn sampot đơn giản xếp hình dẻ quạt, nét mặt thanh thoát, môi nở nụ cười

hiền hoà. Tượng mang đậm dấu ấn của phong cách nghệ thuật Phnom Da, nhưng có

thể đã được giản lược khung giá đỡ hoặc vẫn sử dụng nhưng đã gãy mất thanh đỡ, chỉ

còn dấu vết ngang đầu làm lộ rõ khối hình tròn.

Ngoài ra, nghệ thuật điêu khắc được thể hiện trên các tượng như Siva,

Brahma, Ganesa trong Hindu giáo cũng đã phản ánh một nền nghệ thuật đạt đến

đỉnh cao của nghệ thuật cổ đại, đồng thời, là sự kết tinh giữa nghệ thuật và tín

ngưỡng tôn giáo cùng với sự hoàn thiện về mặt mỹ thuật, đã để lại một dấu ấn sâu

sắc cho đến ngày nay.

Page 133: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

130

Như vậy, có thể thấy rằng, nghệ thuật điêu khắc Hindu giáo trong văn hóa

Óc Eo đã đạt đến trình độ thẩm mỹ cao, họ đã tiếp thu các kỹ thuật chạm khắc của

Ấn Độ một cách sáng tạo, thông qua việc cải tiến những hoạ tiết vốn có và bổ sung

những yếu tố mới để tạo ra những sản phẩm phù hợp với trình độ cũng như “gu”

thẩm mỹ của người dân địa phương, góp phần làm phong phú thêm cho kho tàng

nghệ thuật Óc Eo.

Nhìn chung, qua những pho tượng phát hiện ở vùng ĐBSCL, có thể nhận

thấy, nghệ thuật tạc tượng thời Óc Eo đã phát triển một cách mạnh mẽ, phản ánh

nhu cầu thẩm mỹ và tôn giáo không thể thiếu trong đời sống của cư dân nơi đây,

đặc biệt là các tượng từ thế kỷ VI - VII. Các tượng Phật giáo và Hindu giáo thường

được thể hiện theo xu hướng hiện thực. Những người thợ thủ công có thể lược bớt

những yếu tố không cần thiết, tạo ra những bức tượng sống động. Tượng Phật được

tạc trong tư thế nghiêm trang, vẻ mặt biểu hiện sự khoan dung, nhân hậu. Các vị

thần trong Hindu giáo thường có xu hướng Vishnu hoá tiêu chí tiếu tượng. Phong

cách nghệ thuật này dường như đã kết hợp với yếu tố văn hóa ngoại nhập, được các

nghệ nhân cải biến cho phù hợp với truyền thống văn hóa bản địa, tạo thuận lợi cho

việc truyền bá tôn giáo vào đời sống của con người nơi đây. Điều này cho thấy sự

nảy nở và phát triển của một nền nghệ thuật đặc sắc, tư duy nghệ thuật độc đáo,

phong cách tạo hình riêng biệt của văn hóa Óc Eo.

Giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của nghệ thuật điêu khắc Hindu giáo và Phật

giáo ở đây là từ thế kỷ V - VII. Sự đa dạng về loại hình và hình thức thể hiện đã

phản ánh sự phức tạp và đan xen của các nguồn gốc ảnh hưởng, trong đó chủ yếu là

nghệ thuật Ấn Độ, đồng thời, vẫn thể hiện rõ xu hướng hiện thực - bản địa hoá các

hình tượng tôn giáo Ấn Độ. Về loại hình, không chỉ có tượng và biểu tượng thần

phật mà còn có nhiều hình tượng linh thú, thần thoại trong điện thờ Ấn Độ giáo và

Phật giáo. Đặc biệt, trong văn hóa Óc Eo có những pho tượng Phật bằng gỗ khá lớn

và độc đáo như bộ sưu tập tượng gỗ ở di tích Gò Thành. Truyền thống nghệ thuật

tượng cổ ở Nam Bộ còn được duy trì và phát triển trong giai đoạn sau, từ thế kỷ

VIII trở đi mà nhiều nhà nghiên cứu tạm gọi là “giai đoạn hậu Óc Eo”. Nghệ thuật

Phật giáo và Ấn Độ giáo đến vùng ĐBSCL thông qua giao lưu trao đổi các vật

Page 134: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

131

phẩm chủ yếu bằng đường biển, chúng góp phần làm giàu thêm văn hóa bản địa và

là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự hình thành, phát triển các trung

tâm tôn giáo - văn hóa - kinh tế - chính trị lớn ở vùng đất này trong những thế kỷ

đầu Công nguyên.

Ngoài ra, nét đặc sắc của nền nghệ thuật Óc Eo còn được thể hiện trên nhiều

loại hiện vật khác nhau như tạo hình trên các đồ dùng bằng gốm, các trụ đá… Trong

đó, nổi bật nhất là nghệ thuật trang trí trên đồ gốm. Trên một bình gốm ở được phát

hiện Cạnh Đền, có nặn thành hình đầu con ngỗng. Hay trên mảnh gốm ở Nền Chùa,

Kiên Giang có đắp nổi hình một đôi nam nữ đang ngồi chơi đàn [PL2.4, h.9, tr.209]

trên nền chấm tròn đều nhau, tạo nên bố cục hợp lý, đẹp mắt.

Như vậy, có thể thấy, đặc điểm chung của nghệ thuật Óc Eo là kết hợp

truyền thống văn hóa bản địa của vùng Đông Nam Á với những yếu tố văn hóa mới

du nhập, tạo nên một nền nghệ thuật đặc sắc của văn hóa Óc Eo. Những nét đặc sắc

trong tư duy nghệ thuật của cư dân cổ ĐBSCL đã phản ánh nhu cầu thẩm mỹ không

thể thiếu đối với con người và nhu cầu diễn đạt tư tưởng tôn giáo và tư tưởng đạo

đức cộng đồng của cư dân Óc Eo, thể hiện trên hàng trăm di tích và hàng ngàn di

vật khảo cổ được phát hiện cho tới nay.

Âm nhạc, múa hát:

Ngay từ những buổi đầu hình thành nhà nước sơ khai, văn hóa Ấn Độ đã du

nhập, ảnh hưởng một cách sâu sắc đến đời sống của cư dân Óc Eo. Nó đã đóng một

vai trò cực kỳ quan trọng, và có những ảnh hưởng sâu đậm trong tâm thức mỗi

người dân nơi đây. Các tăng ni Phật giáo cùng với những giáo sĩ Bàlamôn đã mang

theo những phong tục tập quán, tiếng nói, cả những điệu múa, các hình thức kịch

bản biểu diễn, các nhạc cụ và một hệ nguyên lý thẩm mỹ được định hình trong đất

nước Ấn Độ. Những tư tưởng đó được các nhà vua hợp thức hoá thành công cụ để

trị vì vương quốc của mình. Nhà vua được đồng nhất với các vị thần trong thần điện

Ấn Độ giáo, và được thờ dưới hình thức là một pho tượng hoặc là biểu tượng được

đặt trong các ngôi đền của vương quốc.

Múa là loại hình nghệ thuật rất được coi trọng trong xã hội Óc Eo, nó xuất

hiện từ rất sớm trên mảnh đất mang đậm chất Ấn giáo này. Điều này được thể hiện

Page 135: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

132

trên tấm mi cửa phát hiện ở Gò Tháp (Đồng Tháp) [PL2.5, h.12, tr.212], với hình

ảnh một người đang nhảy múa, đây có thể là hình ảnh của các vị thần. Tương truyền

rằng, điệu múa đầu tiên là do thần Siva thực hiện. Đó là nhịp điệu hình thành, sáng

tạo ra thế giới. Thế giới được tạo ra từ chính ngọn lửa sinh ra từ bàn tay của thần

Siva trong khi múa, và cũng chính ngọn lửa này đã huỷ diệt thế giới. Từ điệu múa

này mà Siva được mệnh danh là thần sáng tạo và thần huỷ diệt. Vì vậy, trong các

buổi lễ trọng đại của triều đình, hay các nghi lễ thờ cúng không thể thiếu những

điệu múa. Nó chính là lễ vật để dâng lên các vị thần linh, là phương tiện hữu hiệu để

giao cảm với thần linh [135, tr.83].

Trong một số bia kí (K389, K24, K51, K129, K137, K155…) có ghi tên của

nhạc cụ, nhạc công, vũ nữ đã cho thấy sự xuất hiện của môn nghệ thuật ca múa

trong xã hội Óc Eo. Đặc biệt, trong văn bia K555 tại Angkor Borei, Tà Keo người ta

thấy trong các lễ vật dâng lên các vị thần linh có một danh sách những vũ nữ ca

múa giỏi cùng những nhạc cụ. Danh sách này gồm: 6 vũ nữ, 11 ca sĩ, 2 nhạc công

chơi đàn kanjan, 1 người chơi đàn vina và 1 chơi đàn lalv [2, tr.157-164]. Điều đó

cho thấy, nghề ca múa trong xã hội Óc Eo rất được xem trọng, được coi là điệu múa

của thần linh, điệu múa sáng tạo thế giới, điều này khác với tư tưởng của Trung

Hoa, xem nghề ca múa là “xướng ca vô loài”.

Theo tài liệu khảo cổ học, trong xã hội Óc Eo đã xuất hiện nhiều loại nhạc cụ

khác nhau. Tại ấp Nhơn Thành, xã Nhơn Nghĩa, huyện Châu Thành A, Cần Thơ các

nhà khảo cổ học phát hiện một chiếc kèn nhỏ [PL2.12, h.2, tr.229], hiện đang được

trưng bày tại BTCT. Có thể đây là một loại đồ chơi của trẻ em (cũng có ý kiến cho

rằng, đây là chiếc hoa tai của cư dân Óc Eo). Chiếc kèn có hình dáng như chiếc

saxophon ngày nay.

Trên lá vàng tìm thấy trong mộ ở Đá Nổi có chạm hình một chiếc đàn vina

có hình chữ nhật với nhiều đường vạch ngang, đầu dài và hẹp giống hình cái lược bí

có cán. Trong Hindu giáo, đàn vina (cithare) là biểu trưng của nữ thần Sarasvati, vợ

thần Brahma, đồng thời, cũng là biểu tượng của Kinnara. Nữ thần Sarasvati là thần

hùng biện, âm nhạc và khoa học. Các loại nhạc cụ như xập xõa, lục lạc bằng đồng

cũng được tìm thấy trong di tích Óc Eo, Ba Thê. Như vậy cho thấy, thời kỳ này, âm

Page 136: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

133

nhạc có thể đã rất phát triển. Có thể âm nhạc trở thành một môn nghệ thuật đặc biệt,

dành cho giới quý tộc và để dâng lên các vị thần linh trong những lúc tế lễ.

Ngoài ra, loại hình nghệ thuật này còn được dùng trong các buổi tiếp đãi sứ

đoàn của các nước. Điều này đã được thư tịch cổ Trung Hoa ghi chép một cách rõ

ràng, cụ thể: Tại xứ Phù Nam đã có đào kép. Họ diễn xướng rất hay khiến cho nhiều

người trong sứ đoàn Túc Thận (Thời Tấn - Trung Quốc) đã mượn y phục của họ

(Tống Thư). Một số nước chư hầu của Phù Nam cũng đã có những đoàn ca múa

nhạc được nuôi dưỡng trong cung đình. Vào một dịp đón sứ thần Trung Hoa là

Thường Tuấn, vua nước Xích Thổ đã sai 100 người thổi tù và, đánh trống, tấu nhạc

Thiên Trúc mừng khách và còn sai dàn nhạc nữ tấu nhạc từng hồi để chiêu đãi (Tuỳ

Thư). Trong nước Bàu Bàn có các loại nhạc khí như tỳ bà, sáo ngang, xập xõa bằng

đồng, trống sắt (Đường Thư) [2, tr.157].

Có thể thấy, loại hình nghệ thuật ca múa này đã rất phát triển trong xã hội Óc

Eo. Nó có thể coi là môn “nghệ thuật xa xỉ”, chỉ phục vụ cho giới quý tộc, thờ cúng

thần linh và dùng trong việc tiếp đãi khách trong cung đình. Loại hình nghệ thuật

này có thể nói đã đạt đến đỉnh cao của các loại hình nghệ thuật. Họ biết tổ chức các

đoàn lên đến cả trăm người, có sự phân công chuyên môn như: có những người

chuyên hát, múa hoặc đánh đàn. Họ biết hoá trang và có những bộ trang phục riêng

dành cho hoạt động biểu diễn.

3.3. Phong tục, tập quán

Phong tục, tập quán là những hoạt động sống, liên quan đến vòng đời của

con người, như phong tục về sinh đẻ, cưới xin, ma chay… Tuy nhiên, với nguồn tư

liệu hiện có rất khó có thể phác thảo hết được những phong tục tập quán của cư dân

Óc Eo ở miền tây Nam Bộ.

Tục lệ ma chay là phong tục duy nhất để lại dấu vết rõ nét trong hệ thống

những phong tục tập quán của cư dân Óc Eo ở miền Tây Nam Bộ. Nó thể hiện thái

độ ứng xử của con người với con người, giữa cõi sống và cõi chết. Mỗi dân tộc có

một quan niệm, một hình dung riêng về cái chết. Tuỳ vào từng quan niệm mà họ có

những tục lệ, cách ứng xử với người chết khác nhau, từ đó cách thức mai táng cũng

khác nhau.

Page 137: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

134

Xuất phát từ quan niệm “vạn vật hữu linh”, ngay từ thời nguyên thuỷ, cư

dân Đông Nam Á đều tin rằng, mỗi người sinh ra và mất đi ra đều có linh hồn.

“Hồn” có quan hệ mật thiết đối với mỗi con người. Linh hồn là thứ tồn tại vĩnh

cửu. Khi nó cư trú trong thể xác con người thì nó chiếm hữu, điều khiển mọi suy

nghĩ và hành động của người đó. Nếu hồn thoát khỏi xác thì con người sẽ chết.

Nhưng chết không có nghĩa là hết. Người chết có thể “về với tổ tiên, ông bà nơi

chín suối. Do có hồn nên người chết vẫn có thể thường xuyên đi về phù hộ độ trì

cho con cháu ở dương gian” [12, tr.201]. Quan niệm này chính là cơ sở ra đời

những phong tục ma chay trong đời sống cư dân Đông Nam Á thời cổ đại.

Vương quốc Phù Nam nằm trong cơ tầng văn hóa Đông Nam Á, đối với cư

dân nơi đây, tục lệ ma chay rất quan trọng trong đời sống của họ. Theo Lương thư,

“tục chôn cất người chết ở Phù Nam có 4 cách: thuỷ táng (thả thi thể xuống sông),

hoả táng (thiêu xác), địa táng (chôn thi hài), điểu táng (để thi thể ngoài trời cho

chim rỉa xác)” [140, tr.332]. Tuy nhiên, dấu tích rõ ràng về phong tục này qua các

cuộc khai quật có thể thấy, cư dân Óc Eo có hai hình thức mai táng chủ yếu: hoả

táng và địa táng, trong đó hoả táng để lại nhiều dấu vết rõ ràng hơn.

Hoả táng: theo quan niệm của những dân tộc chịu ảnh hưởng Ấn Độ giáo,

cái chết chính là nơi nương náu cuối cùng, là chốn vĩnh hằng của con người, mà

thân xác chỉ còn được giữ lại với tư cách tượng trưng bằng một nhúm than tro. Phù

Nam là một vương quốc chịu ảnh hưởng sâu đậm bởi Ấn Độ giáo, trong đó, tục hoả

táng để lại nhiều dấu vết rõ nét nhất. Tục hoả táng được coi là hình thức mai táng

phổ biến trong cư dân Óc Eo. Nó thường được tổ chức theo nghi thức của những

người theo Bàlamôn giáo, Phật giáo. Khi người thân trong gia đình, dòng họ mất,

họ thường đưa lên giàn hoả thiêu chất củi để đốt. Sau khi thân xác cháy thành tro,

những người trong gia đình có thể cho than tro vào một chiếc chum hay tháp, chôn

trong mộ có hộc vuông được xây kiên cố cùng một số đồ tuỳ táng. Những ngôi mộ

này thường được đắp bằng nhiều lớp đất sét, cát, gạch, đá... trên một gò đất cao,

được xử lý đất đắp rất phức tạp: có lớp bằng phẳng, có lớp xéo, có lớp chồng chéo...

Ở trung tâm của mỗi ngôi mộ có khối trụ vuông bằng gạch, gỗ hay đá (ở Óc Eo),

bên trong lấp đầy cát trắng, xung quanh thường được gia cố bằng một khối lượng

Page 138: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

135

lớn gồm hàng tấn đá tảng hay gạch vỡ và cát có chất kết dính [64, tr.313] như khu

mộ NC82BCX-A nằm trong khu di tích Gò Tháp (Đồng Tháp) hay một số mộ táng

ở Óc Eo (An Giang); Đá Nổi (An Giang); Nền Chùa, Cạnh Đền, Kè Một (Kiêng

Giang); Gò Thành, Nhơn Thành (Tiền Giang)...

Như vậy, có thể thấy rằng, trong các di tích Óc Eo, những ngôi mộ táng được

xây dựng một cách đồ sộ, kiên cố hơn những ngôi nhà ở của người sống. Họ xây

các mộ huyệt kiên cố với mong muốn mộ được trường tồn với thời gian, cũng đồng

nghĩa với mong muốn linh hồn được bảo vệ, trường tồn.

Địa táng không được phát hiện nhiều như hoả táng, tuy nhiên, đây cũng là

một hình thức mai táng hết sức quan trọng, thể hiện một cách nhìn, một phong tục

chôn cất đã từng tồn tại trong đời sống của cư dân Óc Eo ở miền TNB. Có thể do

cách thức chôn cất của địa táng (mộ đất - người chết được đặt trong huyệt, thường

không có áo quan, chỉ có một số đồ tuỳ táng), do vậy, khi các nhà khảo cổ khai quật

loại mộ này thường không tìm thấy xương cốt, hoặc chỉ còn vài mảnh xương và đồ

tuỳ táng nên rất khó xác định. Tuy nhiên, phát hiện gần đây của các nhà khảo cổ

học trong lớp sinh thổ hố 02OE.H2 ở Gò Tư Trâm “một ngôi huyệt mộ hình chữ

nhật, dưới đáy còn in dấu chiếu cói và chất hữu cơ màu trắng” [17, tr.20], đã góp

thêm tư liệu cho hình thức mai táng này. Như vậy, ở ngôi mộ này, không tìm thấy

xương, nhưng những chất hữu cơ màu trắng trong mộ có thể là xương cốt đã bị

phân huỷ. Đặc biệt, trước khi chôn cất thi thể đã được quấn bằng chiếu cói. Điều

này cho thấy, trước khi chôn cất người chết cư dân Óc Eo đã sử dụng chiếu (hoặc

một loại giống chiếu) để quấn thi thể người chết lại.

Tại chân Gò Minh Sư (Gò Tháp, Đồng Tháp), trong đợt khai quật năm 2003,

các nhà khảo cổ học phát hiện được 21 ngôi mộ. Trong đó, có một số ngôi mộ được

xác định chôn mộ huyệt đất, bởi sự xuất lộ các mảnh xương sọ, xương chi. Các mộ

được chôn quay đầu về hướng bắc, đông và đông bắc. Hình thức mai táng này (địa

táng) cũng được thấy ở giai đoạn sớm, tại An Sơn, các nhà khảo cổ học đã khai quật

3 ngôi mộ còn nguyên di cốt, trong đó có hai ngôi mộ được chôn quay đầu về

hướng nam, nằm ngửa, chân tay duỗi thẳng [140, tr.330]. Địa táng là hình thức mai

táng rất phổ biến trong đời sống của cư dân Đông Nam Á cổ xưa. Có thể nó mang

Page 139: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

136

nhiều ý nghĩa riêng, khó giải thích hết được. Song cũng có thể, trong đó có quan

niệm con người được sinh ra từ cát bụi, khi chết lại trở về cát bụi của người xưa.

Một hình thức mai táng rất đặc biệt, đó là tục chôn cất người chết nối tiếp

nhau. Hình thức này được các nhà khảo cổ học phát hiện ở Rạch Rừng với 8 trong 3

di cốt nguyên vẹn được chôn trong tư thế đặt nằm sấp, người hơi gập xuống, hai tay

để giữa hai đùi và ba người được chôn nối tiếp nhau trên một đường thẳng, đầu

người sau tiếp theo chân người trước, quay đầu về hướng đông. Trên tay chân đeo

vòng bằng đá, đầu cũng được đeo nhiều đồ trang sức và những hạt chuỗi bằng

xương là trang sức trên áo [140, tr.330]. Hình thức mai táng này, cho đến nay, mới

chỉ phát hiện duy nhất ở Rạch Rừng. Có thể đây là một hình thức cúng tế chứ không

phải là một tập tục chôn cất của cư dân Óc Eo.

Với niềm tin về một thế giới bên kia đang tồn tại, chờ đợi con người từ thế

giới bên này đến cư ngụ, trong phong tục chôn cất người chết của cư dân Óc Eo, đồ

tuỳ táng là một trong những đồ vật quan trọng, không thể thiếu khi chôn cất người

thân của mình. Những đồ tuỳ táng là sự chuẩn bị cho tương lai để sử dụng ở thế giới

bên kia. Vì vậy, dù người giàu hay người nghèo đều được chôn theo các vật dụng

cần thiết cho cuộc sống. Chẳng hạn, họ tin rằng, khi sang thế giới bên kia vẫn phải

lao động sản xuất, tạo ra của cải nuôi bản thân (họ chôn theo các loại dụng cụ lao

động, sản xuất...); vẫn phải ăn uống (chén bát, nồi, cà ràng...); vẫn cần phải làm đẹp

(đồ trang sức); hay họ vẫn cần có những vị thần linh phù hộ khi bước sang cuộc

sống mới (những lá vàng có in hình hoặc liên quan đến các vị thần linh như Vishnu,

Siva...). Điều đặc biệt, trong hầu hết những ngôi mộ của cư dân Óc Eo đều có

những viên sỏi được chôn theo. Có thể, nó có một ý nghĩa tâm linh nào đó rất quan

trọng đối với họ mà chúng ta cần thời gian nghiên cứu tiếp.

Như vậy, qua đó cho thấy, nhân sinh quan, thế giới quan của cư dân Óc Eo ở

miền TNB không khác với quan niệm của những cư dân khác ở vùng Đông Nam Á

cổ đại. Họ cho rằng, khi chết là bước sang một thế giới khác, cũng giống như thế

giới họ đang ở, chứ không phải sẽ trở thành những vị thần linh có quyền năng vô

biên để phù hộ những người đang sống. Tuy nhiên, những đồ vật chôn theo này

thường được đập nhỏ, rải đều trong mộ.

Page 140: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

137

Có thể dựa vào những đồ tuỳ táng được chôn trong các ngôi mộ để phân biệt

mộ của những người thuộc tầng lớp trên, tầng lớp tăng lữ với mộ của những người

bình dân, nô lệ. Qua phân tích những di vật trong các ngôi mộ táng, các nhà khảo cổ

phát hiện, có một số ít ngôi mộ chôn theo số lượng lớn đồ vật có giá trị, cùng với

không ít sản phẩm tiêu biểu cho trình độ kỹ thuật cao được du nhập từ nước ngoài

thời bấy giờ. Hay mộ táng ở Gò Thành (Tiền Giang) cũng cho thấy, hài cốt của

người chết chỉ còn lại dưới dạng than tro với những di vật tìm thấy trong các ngôi

mộ, chắc hẳn đây là táng thức của tầng lớp đẳng cấp tăng lữ, hoặc những người giàu

có, là tín đồ của đạo Bàlamôn và đạo Phật... Như vậy, có thể thấy, qua các ngôi mộ

không chỉ hiểu được những phong tục tập quán, mà còn có thể nhận biết phần nào

thân thế, địa vị xã hội của chủ nhân, sự phân hoá giàu nghèo sâu sắc trong xã hội

của cư dân Óc Eo ở miền TNB.

Đặc biệt, trong văn hóa Óc Eo không có những nghĩa địa tách rời, riêng biệt,

các ngôi mộ được chôn rải rác trong các khu cư trú. Điều này được thấy rõ nhất ở di

tích Gò Tháp, Gò Minh Sư với các ngôi mộ được tập trung thành một khu vực liền

kề nơi cư trú.

Phong tục chôn cất của cư dân Óc Eo rất phong phú, đa dạng. Có thể họ còn

có nhiều nghi thức, nghi lễ cho người chết. Nhưng do thời gian, những phong tục,

nghi thức đó đã bị vùi lấp cùng chủ nhân của nó, khó có thể làm sáng tỏ được. Tuy

nhiên, chúng ta có thể khẳng định rằng, cư dân Óc Eo đã có những tập tục, những

quan niệm nhất định trong phong tục chôn cất người chết. Cái chết đối với họ là

một sự giải thoát, đưa họ về với thế giới vĩnh hằng.

Phong tục đeo nhiều đồ trang sức của cư dân Óc Eo được thể hiện rất rõ qua

các bức tượng và số lượng lớn đồ trang sức được phát hiện trong các di tích Óc Eo

đã được chứng minh ở trên.

Ngoài ra, còn một số phong tục, tập quán của cư dân Óc Eo đã được các sứ

giả Trung Hoa mô tả lại như: khi thiết triều, nhà vua ngồi nghiêng một bên, chân

phải co lên, chân trái buông thõng xuống đất một cách thoải mái, còn trong cuộc

sống thì người Phù Nam rất đơn giản, nhưng họ không trộm cắp hay [1, tr.367]. Tuy

nhiên, những phong tục này khó có thể chứng minh bằng tư liệu khảo cổ học.

Page 141: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

138

3.4. Chữ viết

Chữ viết là hệ thống ký hiệu, là phương tiện để ghi lại thông tin. Trong lịch

sử phát triển của xã hội loài người, chữ viết có một vai trò rất to lớn, nó trở thành

công cụ duy nhất để con người có thể truyền đạt cho nhau những kinh nghiệm sản

xuất và đấu tranh. Đây là dấu hiệu của một cộng đồng cư dân đã bước vào thời kỳ

lịch sử.

Vùng châu thổ sông Cửu Long được xem là nơi hội tụ của nhiều nền văn

hóa; nơi gặp gỡ, tiếp xúc của nhiều ngôn ngữ, nhiều tộc người, đặc biệt là nền văn

minh Ấn Độ. Chữ viết xuất hiện trên vùng đất này từ những năm đầu Công nguyên,

là kiểu chữ Brahmi của vua Ấn Độ. Những thương nhân và thuỷ thủ đã đưa các nhà

sư và những vị Bàlamôn từ Ấn Độ đi cùng để giúp họ một số nghi thức cầu nguyện,

hoặc để những nhà truyền giáo Ấn Độ đi cùng thuyền buôn cập bến dừng chân,

truyền những tôn giáo mới vào vùng đất này. Những người này đã mang theo chữ

viết Ấn Độ. Khi người dân bản xứ chấp nhận tôn giáo mới cũng là lúc họ chấp nhận

loại chữ viết này. Đó là dạng chữ Brahmi, theo ngôn ngữ Sanskrit, có niên đại sớm

nhất được xác định trên những cổ vật Óc Eo từ thế kỷ I và có sự tiếp nhận liên tục

đến thế kỷ VI SCN. Mẫu tự Brahmi gồm có 6 nguyên âm và 30 phụ âm [9, tr.39].

Cư dân Óc Eo những thế kỷ đầu Công nguyên đã tiếp nhận chữ viết từ Ấn

Độ và dần xây dựng nên một hệ thống chữ viết để ghi lại tiếng nói của mình. Chữ

Brahmi với ngôn ngữ Sanskrit là ngôn ngữ chính thức trong vương quốc Phù Nam.

Cư dân nơi đây sử dụng ngôn ngữ Sanskrit để chạm khắc những chỉ dụ trên bia đá,

trên khung cửa của những ngôi đền, trên kim khí bằng sắt, đồng, vàng, hoặc trên

những miếng đất nung…

Bia ký là một trong những di vật quan trọng nhất ghi lại những phong tục tập

quán, đặc trưng văn hóa của cư dân cổ cũng như lịch sử của vùng đất. Rất nhiều tấm

bia ký ở thời kỳ Phù Nam được tìm thấy khắp các tỉnh Nam Bộ, Nam Trung Bộ Việt

Nam, Campuchia, Lào… nhưng chúng ta có thể phân làm 6 loại chữ viết [9, tr.36]:

- Bia ký có nét chữ Brahmi cổ nhất được tìm thấy ở Võ Cạnh (Nha Trang).

- Bia ký sử dụng những nét chữ đầu hộp mang tên nhà vua Bhadravarman.

Loại bia này xuất phát từ chữ viết bia ký Vātātaka của Ấn Độ.

Page 142: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

139

- Chữ viết trên bia ký Phú Hữu và bia ký Long An tương tự chữ viết bia ký

Pallava.

- Những chữ viết trên bia ký Đồng Tháp Mười và bia ký Ta Prohm cùng

loại với chữ viết bia ký Pallava. Nó được chạm khắc rất tinh xảo.

- Chữ viết hình tròn được người ta tìm thấy ở những bia ký trong thời kỳ

đầu Công nguyên. Nét chữ chạm khắc rất thô.

- Chữ viết có hình thon dài, giống với chữ viết Amarāratī như bia ký Phu

Lokhon.

Qua đó cho thấy, những chữ viết trên bia ký Phù Nam đều có mối liên hệ mật

thiết với chữ viết Ấn Độ. Thời kỳ đầu chữ khắc trên đá còn thô, nhưng từ thế kỷ IV

trở đi, các chữ viết có phần sắc sảo hơn. Đặc biệt, từ thế kỷ VII SCN trở về sau, bia

ký ở vùng này có bước phát triển mạnh mẽ, có nhiều nét chữ khác với nguồn gốc

ban đầu [9, tr.37]. Nội dung trên các tấm bia ký ở vùng miền TNB đa số đề cập đến

những nội dung tôn giáo, lễ vật dâng cúng hoặc tán dương các vị vua, nhân vật quan

trọng, người đứng đầu cai trị vùng đất hay những người chạm khắc. Duy chỉ có bia

ký nằm ở xã Mỹ Hưng, huyện Bình Phú, tỉnh Long An là cột mốc chỉ rõ địa phận

“đây là biên giới của Rajaputra Kompon Do” [9, tr.262].

Ngoài ra, dấu tích chữ viết của cư dân Óc Eo còn được thể hiện trên những

miếng vàng được tìm thấy trong các ngôi mộ táng. Theo thống kê không đầy đủ, có

khoảng 35 lá vàng được khắc chữ cổ [17, tr.382]. Trong đó, di tích được phát hiện

nhiều nhất là di tích Đá Nổi với 31 lá vàng, Gò Tháp có 3 lá, Gò Xoài có 1 lá. Hầu

hết những lá vàng này đều được khắc dạng chữ Brahmi, theo ngôn ngữ Sanskrit,

trong đó có 5 lá vàng được khắc chữ riêng biệt.

Tại di tích Óc Eo (Ba Thê), các nhà khảo cổ cũng đã tìm thấy 1 chiếc nhẫn

mặt ngọc có khắc chữ Mã Lai, 12 mảnh thiếc có khắc chữ Brahmi [110, tr.39].

Những mảnh thiếc này có thể dùng để làm đồ trang sức như: nhẫn, dây chuyền,

vòng tay… Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, những di vật này được các thương

nhân mang đến. Đó chính là sự giao lưu, mua bán với các nước bên ngoài chứ

không phải là sản phẩm bản địa, không phải do cư dân Óc Eo chạm khắc. Chính sự

giao lưu buôn bán này đã tạo điều kiện cho chữ viết ở vùng đất này ngày một phát

Page 143: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

140

triển, có sự tiếp xúc với các ngôn ngữ khác nhau, tạo nên xu hướng biến đổi, có

nhiều nét khác biệt so với chữ của Ấn Độ.

Như vậy, có thể thấy rằng, chữ viết có mặt trên vùng ĐBSCL từ rất sớm. Tuy

nhiên, kiểu chữ viết này có thể không được phổ biến trong đời sống của cư dân Óc

Eo mà chỉ sử dụng cho tầng lớp trên, tầng lớp tăng lữ. Điều này được thể hiện qua

nội dung của những chữ khắc trên vàng cũng như trên các văn bia tìm thấy trong

các di tích thuộc văn hóa Óc Eo ở miền TNB. Các bản văn minh này thường “liên

quan đến việc sinh hoạt cung đình, đến tôn giáo, đẳng cấp xã hội, mang màu sắc

văn hóa Ấn Độ, không tiêu biểu cho tầng lớp nhân dân lao động” [8, tr.47-51].

3.5. Giải trí

Vương quốc Phù Nam được đánh giá là một vương quốc phát triển mạnh mẽ

thời bấy giờ. Cư dân phồn thịnh, sung túc, các ngành nông nghiệp, thủ công nghiệp,

thương nghiệp đều phát triển ở mức cao. Nhu cầu của người dân lúc này không chỉ

là cái ăn cái, mặc mà còn xuất hiện nhiều trò chơi, giải trí khác nhau.

Chơi chọi gà, đấu lợn có thể đã rất phổ biến trong xã hội Óc Eo. Tuy nhiên,

những trò giải trí này rất khó chứng minh qua các tài liệu khảo cổ, nó chỉ được nhắc

đến trong các tài liệu của thư tịch cổ Trung Hoa. Theo Nam Tề Thư, người Óc Eo

rất thích chơi chọi gà, đấu lợn [120, tr.271]. Họ nuôi rất nhiều lợn, gà để chọn

những con khoẻ mạnh nhất đem thi đấu. Tuy thư tịch cổ Trung Hoa không miêu tả

kỹ hơn về các trận đấu, nhưng chắc chắn sẽ thu hút được rất nhiều người dân đến

xem, có thể sẽ có những phần thưởng nhất định cho những con thắng.

Trong đợt khai quật gần đây (năm 2013) tại di tích Gò Tháp, các nhà khảo cổ

học lần đầu tiên tìm thấy những thông tin về hoạt động giải trí. Các trò chơi tưởng

chừng chỉ xuất hiện vào thời hiện đại, lại có mặt trong tầng văn hóa của cư dân Óc

Eo. Đó là sự xuất hiện các con cờ Ấn Độ và xúc xắc hay còn gọi là xí ngầu (tên gọi

ngày nay) [PL2.13, h.2, tr.235]. Có thể nói, đây là những con cờ và xúc xắc cổ nhất

được tìm thấy cho tới nay, cũng là lần đầu tiên tìm thấy trong văn hóa Óc Eo. Con

xúc xắc được làm bằng đất nung với các nút khác nhau ở sáu mặt. Sự phát hiện này

đã làm phong phú thêm những hiểu biết về đời sống tinh thần của cư dân nơi đây.

Tuy nhiên, trò chơi này có phổ biến hay không, có lẽ là một câu hỏi khó mà giải

Page 144: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

141

thích được. Đến nay, các nhà khảo cổ học mới chỉ phát hiện duy nhất một con xúc

xắc và một quân cờ trong hố khai quật ở di tích Gò Tháp. Tuy nhiên, chúng ta vẫn

có thể khẳng định, chơi cờ hay chơi xúc xắc cũng là một hình thức giải trí đã xuất

hiện trong đời sống của cư dân Óc Eo. Nó được chơi như thế nào và phổ biến

không, hay chỉ là một vật ngoại nhập, do những người nước ngoài mang đến đang là

những nghi vấn cần có thời gian nghiên cứu.

Ngoài ra, phải kể đến việc chơi các loại nhạc cụ đã được cư dân Óc Eo yêu

thích, đặc biệt là tầng lớp trên. Âm nhạc là một môn nghệ thuật cũng là một hình

thức giải trí của tầng lớp thượng lưu có trong xã hội. Chỉ khi xã hội phát triển đến

một trình độ nhất định thì loại hình giải trí này mới ra đời, nó được xem là một loại

hình nghệ thuật đặc sắc trong đời sống của cư dân nơi đây. Vì vậy, hát múa cũng

được xem là một loại hình giải trí, nhưng chủ yếu chỉ dành cho các tầng lớp quý tộc,

sử dụng trong triều đình và để dâng lên các vị thần linh.

Trẻ con cũng có những trò chơi riêng của mình như chơi “đồ hàng”. Điều

này được thể hiện qua việc phát hiện trong các di tích khảo cổ học một số chén bát

rất nhỏ. Theo các nhà nghiên cứu thì đây được coi là một trong những đồ chơi của

trẻ con thời bấy giờ.

Trên đây là những trò chơi, trò giải trí đã xuất hiện, có thể rất phổ biến trong

đời sống của cư dân Óc Eo những thế kỷ đầu Công nguyên. Nhưng chắc chắn rằng,

đây chưa phải là tất cả những trò giải trí tồn tại trong đời sống xã hội của cư dân Óc

Eo. Có thể còn nhiều trò giải trí khác, nhưng do sự huỷ hoại của thời gian, cho nên

những trò chơi, trò giải trí không được thể hiện qua các hiện vật.

Như vậy, có thể thấy văn hóa Óc Eo là một phức hệ văn hóa đa dạng, vốn sản

sinh từ yếu tố bản địa, với nền văn minh sông nước, kết hợp với văn hóa ngoại lai,

trong đó chủ yếu ảnh hưởng bởi văn minh Ấn Độ. Vì vậy, trong đời sống tinh thần

của cư dân Óc Eo đã có sẵn những tín ngưỡng bản địa đã giao lưu mật thiết với

những tôn giáo mới du nhập từ Ấn Độ. Hệ quả là hầu như không có hiện tượng văn

hóa nào còn nguyên tính chất bản địa, mà luôn có bóng dáng của những nền văn

hóa ngoại lai, đã hội tụ, tạo nên sự phong phú đa dạng trong đời sống tinh thần của

cư dân nơi đây.

Page 145: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

142

Tiểu kết

Do lịch sử văn hóa Óc Eo đã lùi sâu vào quá khứ, những thăng trầm của nền

văn hóa này chỉ lưu lại qua những dấu tích khảo cổ học. Vì vậy những giải mã văn

hóa phi vật thể của cư dân Óc Eo cũng chỉ mới bước đầu phác thảo sơ lược. Tuy

nhiên, bằng những cố gắng, luận án dựa vào các tư liệu khảo cổ học để mạnh dạn

đưa ra những giả thuyết mang đặc trưng cơ bản nhất về đời sống tinh thần của cư

dân nơi đây.

Đời sống tinh thần của cư dân Óc Eo những thế kỷ đầu Công nguyên rất

phong phú và đa dạng. Thời kỳ này, người dân nơi đây không còn chỉ lo cái ăn, cái

mặc mà đã bắt đầu có nhu cầu về thưởng thức cái đẹp. Các loại hình nghệ thuật nơi

đây đã rất phát triển, nổi bật nhất là nghệ thuật trang trí trên đồ trang sức, chạm

khắc trên vàng, tạc tượng… Họ đã tiếp nhận một cách linh hoạt các kỹ thuật cũng

như tinh thần nghệ thuật Ấn Độ và kết hợp với nghệ thuật bản địa, để tạo ra những

sản phẩm mang đặc trưng riêng của cư dân Óc Eo. Ngoài ra, các trò chơi như đá gà,

đấu lợn cũng được cư dân Óc Eo thường xuyên tổ chức để giải trí. Đặc biệt, thời kỳ

này, chữ viết đã trở thành công cụ để con người truyền đạt những kinh nghiệm sản

xuất và đấu tranh.

Trong đời sống tinh thần của cư dân Óc Eo, ngoài thờ Phật giáo và Hindu

giáo đã rất phát triển, các tín ngưỡng bản địa vẫn được cư dân lưu giữ, cùng tồn tại

song song với các tôn giáo ngoại nhập. Những tượng thờ Phật giáo và Hindu được

phát hiện rộng khắp ở vùng ĐBSCL cho phép chúng ta nghĩ rằng, đại bộ phận cư

dân của nền văn hóa này đã theo đạo Bàlamôn và đạo Phật, “trong một chừng mực

nào đó, có thể coi tôn giáo như là một lối sống trong việc thờ phụng các vị thần

linh, các đức Phật và nghi lễ giữ một vai trò rất quan trọng” [14, tr.134-135]. Nhà

nước đều trọng dụng cả hai tôn giáo này và coi đó như là công cụ duy trì sự tồn tại

và phát triển của đất nước. Ngoài ra, có thể đạo Phật còn là một chiến lược ngoại

giao mà vua Phù Nam đã sử dụng trong việc bang giao với Trung Quốc. Đó chính là

những nét đặc thù của tôn giáo và cũng chính là thái độ ứng xử rất linh hoạt của cư

dân Óc Eo trước những tôn giáo mới và tín ngưỡng bản địa. Nó thể hiện tính dung

hợp, dễ tiếp nhận một cách rõ nét.

Page 146: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

143

Bên cạnh đó, văn hóa ứng xử của cư dân Óc Eo đối với người chết được thể

hiện một cách rõ nét qua các hiện vật thu được trong các ngôi mộ táng. Cư dân Óc

Eo thường chôn theo rất nhiều đồ tuỳ táng, chủ yếu là những lá vàng có khắc hình

bò, rùa, rắn, cá, ốc, đinh ba…; những viên sỏi, đồ trang sức và các loại đồ gia dụng

khác. Những ngôi mộ đã được khai quật chủ yếu được chôn theo tục hoả táng, một

số mộ còn lại chôn theo tục địa táng, không thấy dấu vết của điểu táng và thuỷ táng

mà thư tịch cổ Trung Hoa từng nhắc đến. Bên trong mộ có nhiều hiện vật chôn theo

cho thấy, họ rất coi trọng cái chết.

Có thể nói, giao lưu, tiếp biến văn hoá chính là một trong những đặc trưng cơ

bản nhất trong đời sống tinh thần của cư dân Óc Eo. Trong đó, sự tiếp nhận văn hóa

Ấn Độ để lại dấu ấn rõ nét nhất. Tuy nhiên, cư dân Óc Eo chỉ tiếp thu những yếu tố

đáp ứng các nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần mình. Nó khiến cho văn hóa Óc

Eo ở TNB vừa tương đồng, lại vừa khác biệt với các nền văn hóa khác.

Page 147: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

144

Chương 4

VĂN HÓA ÓC EO Ở TÂY NAM BỘ TRONG BỐI CẢNH GIAO LƯU

VĂN HÓA VỚI CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG

4.1. Tây Nam Bộ và mạng lưới thương mại trên biển giai đoạn thiên niên

kỷ I sau Công nguyên

Cùng với các khu vực khác trên đất nước Việt Nam, TNB nằm ở phía Nam

bán đảo Đông Dương, giữa Đông Nam Á và Đông Á; giữa lục địa và Thái Bình

Dương, được biển bao quanh từ hai phía. Đặc điểm kiến tạo địa chất và quá trình

biển tiến, biển thoái đã tạo nên nhiều vụng ven bờ và các đảo cho tàu thuyền neo

đậu và trú bão trên con đường hàng hải.

TNB còn được coi là ngã tư đường của sự giao lưu Đông Tây, mà trước hết

là sự giao lưu giữa hai nền văn minh lớn Ấn Độ và Trung Hoa; nằm trên con đường

biển nối liền Ấn Độ, Trung Quốc qua tới Trung Cận Đông. Đây là hai trung tâm văn

hóa của thế giới, có sự phát triển và ảnh hưởng sâu rộng đến các vùng lân cận. Ngay

từ thế kỷ I, “con đường mậu dịch hàng hải giữa đế quốc La Mã tại Châu Âu và

Trung Hoa đã được thiết lập. Thuỷ lộ xuyên qua hải phận Đông Nam Á, phát sinh

từ việc các thương nhân tại bờ biển phía đông Ấn Độ muốn tìm đến trực tiếp nguồn

cung cấp tơ lụa từ Trung Hoa” [152, tr.369]. Hải Cảng Óc Eo của vương quốc Phù

Nam là điểm dừng chân cho chặng đường buôn bán trên biển từ Ấn Độ đến Trung

Hoa và ngược lại [PL1.3, tr.191]. Tàu thuyền khởi hành từ các hải cảng gần cửa

sông Hằng Hà, chạy dọc theo bờ biển của vịnh Bengal cho đến khi gặp bán đảo Mã

Lai, từ đó trung chuyển qua eo đất Kra, rồi dọc theo bờ biển của vịnh Thái Lan cho

đến khi tới Phù Nam [152, tr.369]. Sau khi đến vùng TNB, họ dừng chân nơi đây

một thời gian để tiếp tế lương thực cũng như chờ cho thời tiết thuận lợi, rồi lên

chiếc thuyền khác để làm một cuộc du hành đến Trung Hoa. Mặc dù, băng qua bán

đảo Mã Lai tại eo đất Kra đòi hỏi việc bốc dỡ, vận tải trên đất liền nhưng so với

việc lái thuyền chạy qua bán đảo Mã Lai với eo biển nông, đầy bãi đá ngầm và xoáy

nước nguy hiểm, thì an toàn hơn nhiều.

Page 148: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

145

Vùng TNB là xứ sở chịu ảnh hưởng gió mùa và chế độ dòng hải lưu. Gió

mùa tạo ra hai mùa: mùa mưa và mùa khô, với khả năng lợi dụng sức gió điều khiển

giao thông đường thuỷ bằng thuyền buồm, duy trì một hệ thống trao đổi từ Tây

Nam đến Đông Bắc (từ tháng 4 đến tháng 10) rồi từ Đông Bắc đến Tây Nam (vào

giữa tháng 10 đến tháng 4 sang năm), trong thời hạn một năm theo thường lệ. Chế

độ dòng hải lưu và chế độ gió định kỳ đã điều khiển việc giao thông đường thuỷ từ

miền duyên hải Châu Phi, nước Ả Rập, vịnh Ba Tư, Ấn Độ và Trung Quốc giúp cho

các thương nhân thuận lợi trong việc trao đổi các loại hàng hoá. Cảng biển Óc Eo

của vương quốc Phù Nam là chỗ nghỉ giữa hai chặng đó. Chính nhờ vào yếu tố tự

nhiên này (chế độ các dòng hải lưu và chế độ gió định kỳ) mà vương quốc Phù Nam

trở thành một quốc gia có nền hải thương (buôn bán trên biển) phát triển rực rỡ lúc

bấy giờ [32, tr.250]. Buôn bán phát triển, các loại hàng hoá phong phú, đã làm thay

đổi bộ mặt của cả vương quốc, Phù Nam nhanh chóng trở thành cường quốc lớn

mạnh thống trị cả vùng Nam Đông Dương.

Bên cạnh đó, TNB là vùng đồng bằng châu thổ trẻ; có địa hình bằng phẳng

và thấp dưới 10m; là sản phẩm bồi lắng phù sa của hệ thống sông Mê Kông và

sông Sài Gòn từ khoảng 7.000 năm trở lại đây, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại

cây trái phát triển, đặc biệt là cây lúa. Nguồn thực phẩm từ các loại động vật cũng

vô cùng phong phú. Nơi đây cũng là một vùng đồng bằng mới được hình thành do

mực nước biển rút vào thời kỳ 2000 năm cách ngày nay, rất thuận lợi cho cho việc

giao lưu trên con đường Đông - Tây. Đây chính là điểm dừng chân/ cảng biển an

toàn, nơi cung cấp lương thực, nước ngọt lý tưởng cho các chuyến buôn bán dài

ngày trên biển và là nơi có nguồn hàng lâm thổ sản phong phú để các thương nhân

lựa chọn.

Để thuận lợi cho việc luân chuyển hàng hoá giữa các vùng với nhau, cư dân

Óc Eo đã xây dựng một hệ thống kênh đào rất công phu, nối liền Angkor Borei

(Campuchia) với các di tích ở miền TNB. Họ có thể cho thuyền chạy sâu vào đất

liền theo các con kênh đào để giảm chi phí bốc dỡ hàng hoá khi phải lưu chuyển

trên cạn. Chính điều này giúp cho vương quốc Phù Nam trở thành một quốc gia có

nền thương nghiệp phát triển, có sự giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế

giới từ những thế kỷ đầu Công nguyên.

Page 149: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

146

Như vậy, có thể thấy vùng TNB có vài trò rất quan trọng trong mạng lưới

thương mại trên biển những năm đầu Công nguyên. Tận dụng lợi thế về vị trí địa lý,

khí hậu và nguồn tài nguyên, cư dân Óc Eo đã có điều kiện để giao lưu, tiếp biến

những tinh hoa văn hóa của thế giới bên ngoài, đưa nền thương nghiệp phát triển rực

rỡ, làm cho đời sống vật chất và tinh thần người dân nơi đây phong phú, đa dạng hơn.

4.2. Văn hóa Óc Eo giao lưu, tiếp biến với các nền văn hóa khác

4.2.1. Giao lưu văn hóa với miền Trung và miền Bắc Việt Nam

Việt Nam có đường bờ biển dài với nhiều vụng, đảo ven bờ và các cửa sông,

thuận tiện cho việc giao thông trên biển. Ngay từ xa xưa, các nhóm cư dân bản địa

đã thường xuyên có các hoạt động giao lưu và trao đổi văn hóa bằng đường biển và

đường sông. Nhờ đó, họ tiếp nhận và chia sẻ các thành tựu văn hóa, góp phần hình

thành và phát triển nên những quốc gia và nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam.

Những dấu tích khảo cổ học rất phong phú và đa dạng đã phát hiện được từ nhiều di

tích ven biển, cũng như dọc theo các dòng sông vào sâu trong đất liền, cung cấp

nhiều chứng cứ quan trọng cho việc nghiên cứu mối quan hệ giao lưu giữa các quốc gia

cổ đại ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam Việt Nam với các nước trong khu vực.

Các học giả cho rằng, từ 3.000 năm cách ngày nay, đã có những người đi

biển, lái buôn hoặc kiều dân lui tới và dần dần thiết lập các cơ sở ở vùng hải đảo và

đất liền Đông Nam Á [161, tr.10-118]. Tuy nhiên, mối quan hệ này chỉ thật sự phát

triển vào thời đại kim khí, đặc biệt vào giai đoạn muộn. Trong nhiều di tích khảo cổ

học quan trọng của thời kỳ này xuất lộ những di vật thể hiện các mối giao lưu văn

hóa rộng rãi giữa các vùng với nhau và với thế giới bên ngoài. Các di tích ở vùng

gần cửa sông, trên các cồn cát ven biển hay các đồng bằng nhỏ trước núi ven biển ở

thời kỳ này không chỉ là các địa điểm có tính chất dừng chân hay điểm trung

chuyển ven biển mà còn là những trung tâm lớn, thông thương với các vùng sâu

trong đất liền bằng các con sông và với nhiều vùng khác bằng các tuyến hải lộ.

Những thế kỷ trước SCN, trên lãnh thổ Việt Nam tồn tại 3 nền văn minh

Đông Sơn, Sa Huỳnh và Óc Eo (vào giai đoạn sớm - tiền Óc Eo). Đây đều là

những trung tâm có sự giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Sự xuất hiện kiểu mộ chum/vò trong các di tích Làng Cả, Làng Vạc, Đồng Mỏm,

Page 150: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

147

Hoàng Lý… (Bắc Bộ); cũng như cá di tích Hậu Xá, An Bàng, Gò Mả Vôi, Tiên

Lãnh (Nam Trung Bộ); di tích Hàng Gòn, Dầu Giây, Giồng Cá Vồ, Giồng Phệt…

(Đông Nam Bộ); ở di tích Trà Dôm, Bàu Cạn, Lung Leng (Tây Nguyên); di tích

Linh Sơn, Gò Tháp, Nhơn Thành (TNB) là những minh chứng thiết thực nhất cho

sự giao lưu giữa các nền văn hóa với nhau.

Một số loại hình di vật như hạt chuỗi đá quý, đá màu, thuỷ tinh, vàng, gương

đồng… có mặt trong cả ba nền văn minh Đông Sơn, Sa Huỳnh và Óc Eo. Điều đó

cho thấy, mối quan hệ giao lưu giữa các vùng đã diễn ra một cách mạnh mẽ. Cư dân

các quốc gia cổ đại giao lưu, trao đổi, buôn bán với nhau trực tiếp theo con đường

ven biển, hoặc gián tiếp qua các hệ thống sông tới các di tích sâu hơn trong đất liền.

Những sản phẩm mang đặc trưng văn hóa Sa Huỳnh (khuyên tai hai đầu thú), văn

hóa Hán (gương đồng, một số loại hình gốm), và các đồ trang sức ngoại nhập (hạt

chuỗi hình tròn hoặc hình quả nhót bằng đá mã não, serpentine, amethyst, cristal từ

Địa Trung Hải và Ấn Độ), được cư dân ở hai bên cửa sông Đồng Nai tiếp nhận và

có lẽ cũng là người trung gian chuyển tiếp vào sâu hơn dọc theo sông Đồng Nai, lên

tới vùng Bình Dương (di tích Phú Chánh), Lâm Đồng (di tích Phù Mỹ) và qua hệ

thống sông Vàm Cỏ, vào vùng Đồng Tháp Mười (di tích Gò Ô Chùa, Gò Hàng, các

dấu tích văn hóa sớm ở Gò Tháp)…

Qua những chứng cứ khảo cổ học đã cho thấy, sự tồn tại và phát triển của

các quốc gia cổ đại ở các khu vực khác nhau trên lãnh thổ Việt Nam, cũng được

nhận thấy trên nhiều khu vực Đông Nam Á, đều có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho

sự hoạt động của các tuyến giao thương trên biển. Sự phát triển văn hóa, xã hội và

kinh tế, đặc biệt là thương mại trên biển, đã thúc đẩy các quốc gia cổ đại ngày một

lớn mạnh bởi sự vững chắc về năng lực tổ chức xã hội, ảnh hưởng chủ yếu từ nền

văn minh Ấn Độ. Mô hình tổ chức xã hội của Ấn Độ chủ yếu dựa vào tư tưởng và

tôn giáo mà các nhà truyền giáo cùng những thương nhân đã mang đến bằng đường

biển. Phù Nam là chính thể sớm nhất được biết tới như là một cường quốc hải

thương, đặc biệt phát triển vào thế kỷ III SCN theo các tư liệu thư tịch Trung Hoa,

với các dấu tích khảo cổ học phong phú và giàu có nhất xuất lộ từ Nam Việt Nam

và nhiều loại hình di vật tương đồng được phát hiện rộng rãi ở nhiều di tích thuộc

Page 151: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

148

Đông Nam Á. Tuy nhiên, các chứng tích khảo cổ học vô cùng phong phú gợi ý sự

có mặt của nhiều chính thể thuộc các cấp độ khác nhau, ít nhất là vào đầu thiên niên

kỷ I SCN ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Phần lớn trong số này đã bị các lớp

văn hóa Hán che phủ một cách cưỡng bức. Chỉ có Lâm Ấp thoát khỏi một cách

nhanh chóng vào thế kỷ II SCN, chắc chắn có phần góp sức to lớn của kinh tế

thương mại và giao lưu văn hóa trên biển, để hình thành nên nền văn minh Champa

rực rỡ trong nửa sau thiên niên kỷ I SCN.

Kết quả của hoạt động giao lưu thương mại trên biển suốt hành trình dài từ

thời kỳ Đá mới đến nửa đầu thiên niên kỷ I SCN, đã góp phần tạo cơ hội cho các cư

dân bản địa tiếp nhận nhiều kiến thức, kỹ thuật, công nghệ mới. Đồng thời, nhu cầu

về hàng hoá, lương thực, thực phẩm và các đồ tiêu dùng khác đã góp phần thúc đẩy

các nền kinh tế địa phương khởi sắc. Mật độ dân cư ngày càng tập trung đông hơn

dọc bờ biển và những cửa sông quan trọng. Cho đến những thế kỷ đầu Công

nguyên, các chứng cứ khảo cổ học đã cho thấy, nông nghiệp phát triển mạnh mẽ,

với các kỹ năng xử lý và khai thác nguồn nước độc đáo của các cư dân miền Trung

và hệ thống kênh đào phát triển rộng khắp trên vùng đồng bằng Nam Bộ giúp cho

nông nghiệp, đặc biệt là nghề trồng lúa phát triển, đồng thời, giúp cho sự giao lưu

giữa các nhóm cư dân được dễ dàng hơn. Vai trò và vị trí của những người đứng

đầu các nhóm cư dân, thường là liên quan đến thương mại và giao lưu trao đổi

chính trị, ngoại giao, văn hóa có thể nhận thấy rõ nét thông qua mức độ giàu có của

các đồ ngoại nhập xuất lộ trong các khu mộ táng (Việt Khê, Lai Nghi…). Lúc này,

các ngành thủ công phát triển mạnh mẽ. Người thợ thủ công thời kỳ này đã có thể

tạo ra những đồ trang sức bằng thuỷ tinh, mà kỹ thuật kéo ống để tạo ra các hạt

chuỗi hình trụ tròn nhỏ được truyền bá từ Nam Ấn Độ. Dấu tích sản xuất được thấy

ở di tích Giồng Cá Vồ (Cần Giờ), Óc Eo (An Giang), Gò Tháp (Đồng Tháp) và

nhiều di tích ở Nam Thái Lan. Dấu vết xỉ còn được thấy trong các khu vực cư trú và

cả trong các mộ táng (di chỉ cư trú và mộ táng chân Gò Minh Sư, Gò Tháp, Đồng

Tháp) [158, tr.232-244].

Điêu khắc đá và gỗ cũng là một ngành thủ công ra đời và đặc biệt phát triển.

Nó là những sản phẩm quan trọng của quá trình giao lưu văn hóa giữa các quốc gia

Page 152: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

149

cổ đại. Với nghề mộc, kỹ thuật ghép gỗ bằng mộng cắt và chốt rời ở mộ thuyền

Động Xá (Thế kỷ II SCN), cũng được thấy sử dụng trong việc ghép các cánh tay

vào thân tượng Phật bằng gỗ ở Gò Tháp, một khu vực xuất lộ dấu tích xưởng điêu

khắc gỗ của thời kỳ văn hóa Óc Eo [159].

Như vậy, có thể thấy, bên cạnh việc tiếp thu nhiều kiến thức và kỹ thuật khác

nhau từ Ấn Độ, sự giao lưu văn hóa với các quốc gia cổ đại khác đã khiến cho cư

dân cổ vùng đồng bằng sông Mê Kông, cũng như cư dân vùng đồng bằng sông

Hồng, tiếp nhận được những kỹ thuật từ vùng địa Trung Hải từ những thế kỷ đầu

Công nguyên.

Vào những thế kỷ cuối TCN và những thế kỷ đầu SCN, con đường thương

mại mà Việt Nam là điểm dừng chân quan trọng giữa vùng Đông Á và thế giới Địa

Trung Hải, đi qua Ấn Độ và Đông Nam Á, hoạt động rất sôi nổi. Vùng châu thổ

sông Hồng, ở nhiều mức độ khác nhau, đã chia sẻ và tiếp nhận các ảnh hưởng văn

hóa từ bên ngoài. Trong khi kỹ thuật đóng thuyền ở mộ thuyền Việt Khê chia sẻ kỹ

thuật truyền thống, sử dụng chốt gỗ, buộc dây phổ biến ở Đông Nam Á, tồn tại từ

3.000 năm TCN đến 1.200 năm SCN [162], thì kỹ thuật đóng thuyền sử dụng mộng

cắt và gắn chốt rời của các mộ thuyền Động Xá và Yên Bắc (niên đại xác định vào

thế kỷ II SCN) được cho là tương tự kỹ thuật truyền thống của châu Âu và Tây Á.

Những con thuyền thời kỳ sớm của Ai Cập và Châu Âu sử dụng kỹ thuật này trong

khoảng thời gian 1.300 năm TCN hay sớm hơn và kéo dài tới năm 700 SCN. Rất

nhiều tàu có nguồn gốc Ai Cập, La Mã, trong đó, đáng chú ý nhất là các tàu

Kyrenia, Madrague de Giens, Antikythera I and Caesarea, có niên đại 300 TCN -

100 SCN, sử dụng kỹ thuật như ở Động Xá và Yên Bắc. Điều đáng chú ý là trong

khi các mộng và chốt của Động Xá và Yên Bắc có kích thước nhỏ, thì ở các tàu kể

trên, chúng có kích thước lớn hơn nhiều. Sự khác biệt đó được cho là quy định bởi

kích thước của các con tàu lớn được chế tạo cho những chuyến đi xa trên biển. Còn

ở Bắc Việt Nam, những con thuyền nhỏ ở Động Xá và Yên Bắc phù hợp với việc đi

lại trong sông [163]. Thuyền độc mộc là một phương tiện truyền thống phổ biến

trên thế giới nói chung và Đông Nam Á nói riêng. Những con thuyền sớm nhất

Page 153: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

150

được phát hiện ở Đan Mạch, cách ngày nay 8.300 - 7.200 năm đã chứng minh điều

đó. Nó là phương tiện đi lại quan trọng của cư dân vùng hải đảo châu Á Thái Bình

Dương và quần đảo Hawai. Gần đây, ngày càng nhiều thuyền độc mộc và các mảnh

vỡ [PL2.6, h.1-h4, tr.214-215] được phát hiện ở khu vực Huế, Đồng Nai, Tiền

Giang, Bến Tre, An Giang. Một số có thể thuộc niên đại rất muộn, căn cứ vào các di

vật đi kèm. Sự có mặt của loại thuyền này ở vùng ven biển Tiền Giang, cho thấy, có

khả năng chúng không chỉ được dùng trên sông mà còn được dùng cho các chuyến

đi ven biển [131].

Ngoài ra, những di vật ngoại nhập như tiền Ngũ thù, lục lạc [PL2.13, h.3, tr.235],

chuông đồng và gương đồng Trung Quốc [PL2.2, h.6, tr.201] là một trong số những

dấu hiệu về sự phát tán các thành quả của văn minh Trung Hoa trong khu vực quốc

gia cổ đại trên lãnh thổ Việt Nam và Đông Nam Á. Hay là một pho tượng Phật đồng

[PL2.12, h.17, tr.233], có kích thước nhỏ bé được phát hiện ở Gò Cây Thị, Óc Eo.

Phong cách thể hiện cho thấy, đây là hình mẫu tiêu biểu của nghệ thuật thời Bắc

Nguỵ [85, tr.27-29].

Như vậy, từ các chứng cứ khảo cổ học có thể thấy, từ rất sớm, cư dân Phù

Nam đã có các hoạt động trao đổi với các nhóm cư dân cổ ở Việt Nam và Đông

Nam Á bằng đường biển, đường sông. Việc trao đổi hàng hoá là yếu tố quan trọng

góp phần thúc đẩy sự phát triển nhiều ngành sản xuất thủ công bản địa, tăng cường

sức sản xuất và số lượng sản phẩm, nâng cao đời sống người dân nơi đây.

4.2.2. Văn hóa cư dân Óc Eo trong mối quan hệ với Đông Nam Á

Các dân tộc ở khu vực Đông Nam Á đã từng có những cuộc tiếp xúc và trao

đổi sản phẩm với nhau từ hơn 5 thế kỷ TCN. Đặc biệt, trong khu vực Châu Á đã

hình thành và phát triển hai nền văn hóa lớn. Đó là văn hóa Hoa Hạ (Trung Nguyên,

Trung Quốc) và văn hóa Ấn Hà (vùng sông Indus, Ấn Độ). Hai nền văn hóa này là

hai trung tâm văn hóa lớn của thế giới đã phát triển ảnh hưởng về phương Nam,

phương Đông. Từ đấy bắt đầu diễn ra quá trình giao lưu, tiếp xúc văn hóa - tộc

người với các cộng đồng cư dân trong vùng, góp phần làm cho nội hàm văn hóa vật

thể của các cộng đồng cư dân nơi đây, trong đó có Nam Bộ (Việt Nam) thêm phong

phú, đa dạng [29, tr.30].

Page 154: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

151

Sự tiếp xúc, giao lưu văn hóa của cư dân Óc Eo với các nước Đông Nam Á

không chỉ là sự ảnh hưởng lan toả văn hóa trong khu vực, mà sự giao lưu được thể

hiện rõ nét qua các cuộc buôn bán, trao đổi hàng hoá. Vào những thế kỷ trước và

SCN, con đường thương mại quốc tế chủ yếu đi qua vùng phía Nam bán đảo Đông

Dương và vùng hạ lưu các con sông Chao Phraya [68, tr.3], tức là đi qua vương

quốc Phù Nam và Đốn Tốn của người Môn. Vì vậy, vương quốc Phù Nam có vai

trò rất quan trọng, là trung gian trong các mối quan hệ thương mại và trao đổi văn

hóa giữa các nước trong khu vực. Nhiều di chỉ ở Myanmar, Thái Lan, Campuchia

như Beikthano, U Thong, Chansen, Klong Thom (Khuan Luk Pak)... có những điểm

khá tương đồng với văn hóa Óc Eo ở Việt Nam về hình dạng, loại hình hiện vật. Đó

chính là dấu hiệu cho thấy sự giao lưu văn hóa đã diễn ra giữa các nước.

Đồ trang sức bằng vàng được chế tác rất tinh xảo, là một trong những sản

phẩm đặc trưng của cư dân Óc Eo. Chúng đều là những sản phẩm được chế tác tại

chỗ, sau đó được tiêu thụ rộng rãi ở các nước láng giềng. Điều này đã được chứng

minh qua việc tìm thấy các hiện vật này ở một số nước Đông Nam Á, như loại vòng

hở hình bầu dục được tìm thấy ở Indonesia và miền duyên hải Luzo (Philippines);

loại “vòng nặng” được tìm thấy ở Philippines và Java; loại vòng có hình chữ D

cũng đã được tìm thấy ở phía Đông Java... Trong cuốn “Vàng cổ Java” (Old

Javanese gold, 1989) của tác giả John N.Milksic đã nêu lên khá cụ thể về đồ vàng

Óc Eo ở Java và những ảnh hưởng của Óc Eo đến đồ trang sức bằng vàng ở Java

trong giai đoạn từ thế kỷ II - VII SCN [17, tr.74].

Những đồng tiền Óc Eo là hiện vật thể hiện sự giao lưu, buôn bán giữa các

nước trong khu vực một cách rõ nét nhất. Tại nhiều di tích ở các nước trong khu

vực Đông Nam Á như Thái Lan, Myanmar, Campuchia, Lào... các nhà khảo cổ học

đã tìm thấy những đồng tiền Óc Eo được làm bằng kim loại, chủ yếu bằng bạc, trên

bề mặt có in hình con ốc hoặc hình mặt trời. Trong một bài viết “Tiền cổ ở Thái Lan

trong thế kỷ VI - thế kỷ X” trên tạp chí Thái Lan có tên “The Silpakom Journal” (tập

IV, số 2/1991) đã đề cập đến việc tìm thấy nhiều đồng tiền Óc Eo - loại tiền có biểu

tượng hình con ốc ở các di tích như Chainat, Nakhon Pakhom và Suphanburi [17,

tr.76]. Những đồng tiền tương tự cũng được tìm thấy ở một số di tích khác như U

Page 155: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

152

Thong, Ku Bua, Prahma Tir Dong Khon, U Ta Pa... Những đồng tiền được cắt tư,

cắt tám để làm tiền lẻ như những đồng tiền ở di tích Óc Eo, Tráp Đá, Đá Nổi (An

Giang) cũng đã được phát hiện trong một số di tích khác ở Thái Lan. Trên bề mặt có

in hình những vị vua, hình con ốc (sankha) hay hình Srivatsa. Điều này đã giúp cho

chúng ta có thêm những chứng cứ xác thực nhất về sự giao lưu, buôn bán giữa các

nước Đông Nam Á những thế kỷ đầu Công nguyên.

Một số hiện vật khác như đồ gốm, hạt chuỗi... của cư dân Óc Eo có những

điểm giống hoặc gần giống với các nước trong khu vực. Chẳng hạn, đồ gốm trong

di tích Angkor Borei, U Thong có những đặc điểm khá giống với gốm Óc Eo, đó là

xương gốm mịn, đôi khi khá cứng chắc; gốm thường có màu hồng, hồng cam, vàng

nhạt, xám... được làm bằng đất sét, sàng lọc kỹ; sử dụng kỹ thuật bàn xoay; hoa văn

trang trí giống với hoa văn trong văn hóa Óc Eo. Những loại đồ gốm mang đặc

trưng của gốm Óc Eo như cốc chân cao, bát miệng rộng, chai lọ, bình có vòi, nắp

đậy... cũng xuất hiện trong các di tích này. Các loại hạt chuỗi màu đen có in hình

chim và bông hoa, hạt chuỗi hình trụ tròn bằng thuỷ tinh, hay hạt chuỗi bằng ngọc

có chạm hình rùa... cũng được tìm thấy ở di tích Óc Eo, U Thong và Klong Thom.

Một số con dấu có in dòng chữ “Datravayam” (vật này được ban tặng) bằng chữ

Brahmi (Phạn), giống con dấu ở Óc Eo cũng được tìm thấy ở di tích Klong Thom.

Ngoài ra, tại các di tích Óc Eo, các nhà khảo cổ đã phát hiện nhiều di vật

mang đặc trưng của nền văn hóa đến từ các nước trong khu vực Đông Nam Á như:

gương đồng thời Hán, có xuất xứ từ vùng Nam Trung Hoa; tượng Phật thời Bắc

Nguỵ (thế kỷ IV - V SCN) và những đồ trang sức gồm nhiều chủng loại (hạt chuỗi,

nhẫn bằng đá quý, đá màu, thuỷ tinh, vàng...) có nguồn gốc từ nền văn minh Ấn Hà.

Đây đều là những sản phẩm cao cấp, được các thương nhân mang tới trong quá

trình giao lưu, buôn bán và chỉ sử dụng trong giới thượng lưu lúc bấy giờ. Hay tại di

tích Gò Cây Tung, các nhà khảo cổ đã tìm được khá nhiều rìu tứ giác và bôn có mỏ

[46, tr.329]. Đó là loại công cụ bằng đá được sử dụng phổ biến ở Malaysia và Java

cùng thời.

Chính vì có những nét tương đồng giữa các nền văn hóa trong khu vực, nên

có tác giả cho rằng, một số di tích ở Đông Nam Á thuộc nền “văn minh Phù Nam”.

Page 156: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

153

Chẳng hạn J.Boisselier cho rằng, di tích U Thong (Thái Lan) và Óc Eo (Việt Nam)

có chung một nền văn hóa gọi chung là Phù Nam. Ngay cả L.Malleret cũng cho

rằng, “Óc Eo có điểm giống Samrong Sen về loại tô có chân, giống Sa Huỳnh về

cây giá nến, giống Đông Sơn ở một dạng hoa văn hình tròn có chấm, nhưng giống

Thượng Lào hơn cả về loại vò. Ông còn thấy Óc Eo có nhiều nét gần gũi với văn

hóa vùng hải đảo Đông Nam Á, dựa trên các hạt trang sức bằng ngọc, bằng thuỷ

tinh và dựa trên kiến trúc” [148, tr.248]. Đó là các chứng cứ xác thực nhất về sự

giao lưu, tiếp xúc văn hóa - tộc người với nhau trong khu vực, đã diễn ra từ rất sớm.

Những di tích này có đặc điểm chung là đều nằm trong những thung lũng phì nhiêu

của các sông lớn, tạo điều kiện cho thuyền bè đi lại một cách dễ dàng. Nhờ đó, đã

giúp cho các quốc gia cổ đại ở Đông Nam Á có điều kiện phát triển nền nông

nghiệp và thương nghiệp một cách mạnh mẽ ngay từ những thế kỷ đầu Công

nguyên, làm cho đời sống của cư dân nơi đây ngày càng được nâng cao.

4.2.3. Văn hóa Óc Eo giao lưu, tiếp biến với Ấn Độ và các nền văn hóa khác

Khi phân tích đặc trưng và xu hướng phát triển của văn hóa Óc Eo, ta thấy có

những đặc điểm giống nhau với các nước láng giềng về tôn giáo, tín ngưỡng, nghệ

thuật điêu khắc, các hình thức mai táng, những hình thức sinh hoạt hằng ngày và

các hoạt động kinh tế… Tuy nhiên, với những tư liệu hiện nay, vẫn chưa thể cho

chúng ta một hình ảnh rõ nét về mối quan hệ này, nhưng điều có thể khẳng định là

giữa văn hóa cư dân Óc Eo và các nước láng giềng như Chămpa, phía Bắc Việt

Nam, các nước Đông Nam Á… đặc biệt là Ấn Độ, có những mối liên hệ mật thiết

với nhau. Thông qua những lần tiếp xúc như trao đổi mua bán, những cuộc xâm

lược hay bang giao giữa các nước… các nhóm cư dân đã để lại nơi đây một nền văn

hóa đa dạng và phong phú, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển về văn hóa - xã

hội của cư dân Óc Eo.

Sự hình thành nhà nước Phù Nam và một số nước Đông Nam Á chính là sự

vay mượn hình thức tổ chức nhà nước, tư tưởng, tôn giáo, chữ viết... từ Ấn Độ diễn

ra trong quá trình tiếp xúc, giao lưu và buôn bán của những thương nhân đến từ Ấn

Độ và một số nước khác. Mối quan hệ, giao lưu này được thể hiện qua sự tiếp nhận

các yếu tố:

Page 157: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

154

4.2.3.1. Sự tiếp biến các yếu tố văn hóa vật chất

Vương quốc Phù Nam có một cảng thị quốc tế là Óc Eo. Ở đây diễn ra quá

trình tiếp xúc khá sớm giữa nhà nước Phù Nam với các nước khác. Trong những

hiện vật khai quật được ở Óc Eo có hiện vật của các vương triều Ấn Độ, Trung Á,

Đông Hán và Bắc Nguỵ, La Mã… Đặc biệt, ngay từ những thế kỷ đầu Công

nguyên, “người Ấn Độ đã mang đến đây kỹ thuật làm thuyền đi biển, phát triển

ngành thương nghiệp và kỹ thuật nông nghiệp khô với chiếc cày do bò kéo” [32,

tr.230], làm cho đời sống của người dân Phù Nam ngày một sung túc, phồn thịnh.

Tuy nhiên, do vương quốc Phù Nam hiện nay không còn tồn tại, chủ nhân của nền

văn hóa này cũng không còn, cho nên khi nói đến sự tiếp biến các yếu tố vật chất

như phương thức canh tác, cũng như kỹ thuật nông nghiệp chưa có cứ liệu rõ ràng

để chứng minh. Nhưng cũng có một số yếu tố thể hiện rõ mối quan hệ này như:

Kỹ thuật chế tác đồ thủ công: Về kỹ thuật chế tác đồ thủ công cho đến nay,

rất nhiều hiện vật vẫn chưa xác định được là do ảnh hưởng của nền văn minh Ấn Độ

hay chỉ là sự trao đổi, mua bán. Nhưng nhìn chung, chúng ta không thể phủ nhận có

sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ về lĩnh vực này. Đối với các di vật có nguồn gốc

Ấn Độ, chúng ta có thể phân biệt thành 3 loại chủ yếu [151, tr.326-328]:

Thứ nhất, những vật phẩm có nguồn gốc ngoại nhập, được các thương nhân

mang đến từ các nước khác như: chiếc nhẫn mặt ngọc được tìm thấy ở Óc Eo (Ba

Thê) có khắc chữ La Mã hay các con dấu được viết bằng các kiểu văn tự Ấn Độ…

Đây là những di vật có được qua quá trình trao đổi mua bán. Những loại hiện vật

này có giá trị rất lớn, chỉ dành riêng cho các tầng lớp quý tộc, những thương nhân

giàu có.

Thứ hai, những vật phẩm kiểu Ấn Độ nhưng được sản xuất, chế tác tại Óc Eo

như các công trình kiến trúc tôn giáo (đền đài, mộ táng...), đồ kim hoàn... Đây là

những sản phẩm của sự giao lưu, tiếp biến văn hóa của cư dân Óc Eo và các nền

văn hóa khác, đặc biệt là Ấn Độ.

Thứ ba, những sản phẩm chịu ảnh hưởng Ấn Độ nhưng đã có phần pha trộn

truyền thống địa phương như bình có vòi, các loại nắp đậy bằng gốm... được cải

biên cho phù hợp với điều kiện tại chỗ. Chính những sản phẩm ngoại nhập được địa

Page 158: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

155

phương hoá cùng với những yếu tố bản địa đã tạo nên những đặc điểm riêng, độc

đáo của văn hóa Óc Eo.

Như vậy cho thấy, sự giao lưu, tiếp biến những kỹ thuật chế tác đồ thủ công

của Ấn Độ đã tạo nên sự thay đổi rất lớn trong sản xuất thủ công cũng như đời sống

của cư dân Óc Eo. Từ những thói quen ở nhà sàn, làm nhà bằng tre nứa chuyển sang

xây dựng những đền đài; từ chuyên sản xuất gốm thô sang sản xuất gốm mịn; đặc

biệt là kỹ thuật làm đồ kim hoàn đã đạt đến trình độ điêu luyện. Nó có tác dụng rất

lớn, không chỉ thúc đẩy các nghề thủ công phát triển, nâng cao trình độ kỹ thuật sản

xuất mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân Óc Eo từ những thế kỷ đầu

Công nguyên.

Về kiến trúc: Cư dân Óc Eo đã dựa trên kiến trúc truyền thống của họ là gỗ,

tre, lá để tiếp nhận kiến trúc gạch, đá xây dựng nên những đền tháp tôn giáo. Những

kiểu kiến trúc đền tháp được phát hiện ở các di tích thuộc văn hóa Óc Eo như: Gò

Tháp (Đồng Tháp), Óc Eo (An Giang), Nền Chùa (Kiên Giang)... chính là sự tiếp

thu kiến trúc của Ấn Độ. Kiến trúc của cư dân Óc Eo có đặc điểm là những đền tháp

đứng riêng lẻ hoặc hợp thành từng cụm, hầu hết đều xây bằng gạch. Một số điện thờ

vẫn giữ được các yếu tố Ấn Độ như cách đặt các thánh tích trong lòng các ngôi

tháp. Do phía trên bị tàn phá bởi thời gian nên không thấy được phần kiến trúc này,

tuy nhiên, có thể thấy sự thay đổi trong đời sống xã hội Óc Eo. Lúc này, chắc chắn

họ còn có thêm một nghề thủ công mới, đó là sản xuất vật liệu xây dựng phục vụ

cho việc xây dựng các đền tháp.

Về thương nghiệp: Các nhà khảo cổ học đã phát hiện nhiều di vật mang đậm

dấu ấn văn hóa Ấn Độ như những mảnh bia ký ghi chữ Ấn Độ, tượng Hindu giáo và

Phật giáo chịu ảnh hưởng của nghệ thuật Ấn Độ trong các di tích Óc Eo. Theo

Lương Thư (502 - 556), có một cộng đồng buôn bán người Tamil (Đông Ấn) là một

nhánh của phường buôn Ấn Độ và “có vương quốc Touen Sium, chư hầu của nước

Phù Nam giáp với Ấn Độ (phía Tây) có chợ trời biên giới buôn bán Đông - Tây có

ngày lên tới 10.000 người và không thiếu một thứ hàng hoá gì” [32, tr.251]. Chữ

viết kiểu Tamil phát hiện trên một mảnh gốm ở Phu Khao Thong (Thái Lan) là

chứng cứ khảo cổ học cho ghi chép này. Qua đó, có thể thấy, một nền thương

Page 159: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

156

nghiệp phát triển rực rỡ lúc bấy giờ trên vùng đất Nam Bộ những thế kỷ đầu Công

nguyên và tạo điều kiện cho sự tiếp biến đa dạng về văn hóa vật chất, làm cho đời

sống người dân nơi đây ngày một nâng cao.

4.2.3.2. Sự tiếp biến các yếu tố văn hóa tinh thần

Nhờ tính cởi mở, ít kỳ thị với các tư tưởng và tôn giáo mới, cư dân Óc Eo đã

tiếp nhận các yếu tố văn hóa đến từ Ấn Độ. Cùng với các nhân tố văn hóa kèm theo,

các tôn giáo đã có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn hóa tinh thần của cư dân nơi

đây. Các thể chế nhà nước cùng với chữ viết, những tri thức khoa học, văn hóa,

nghệ thuật… được cư dân Óc Eo tiếp nhận, đồng thời bản địa hoá tạo nên những nét

rất riêng.

Về ngôn ngữ, chữ viết: Khác với sự tiếp xúc văn hóa Hán - Việt ở phía Bắc

Việt Nam, vương quốc Phù Nam tiếp xúc văn hóa Ấn Độ không chịu sự thống trị

của Ấn Độ. Nền văn hóa Ấn Độ được chuyển tải qua con đường truyền giáo và

buôn bán hoà bình. Vì vậy, con đường tiếp xúc ngôn ngữ và văn tự chủ yếu qua đạo

Bàlamôn, đạo Phật, “Chữ viết ở vùng châu thổ sông MêKông vào khoảng đầu Công

nguyên là một sản phẩm của sự giao lưu văn hóa do các thương nhân, các tu sĩ Phật

giáo và Ấn giáo đem đến” [64, tr.49].

Từ những ngày đầu lập quốc, vương quốc Phù Nam đã đi theo mô hình nhà

nước của Ấn Độ, bên cạnh các tôn giáo đóng vai trò quốc giáo, nền giáo dục Ấn Độ

cũng được sao phỏng nơi đây. Con đường vay mượn ngôn ngữ được chuyển tải

trước hết là qua các kinh, sách, sau đó mới đến giáo dục. Các vương triều Phù Nam

đều thiết lập chế độ vương quyền kết hợp với thần quyền. Do đó, nhà vua cùng với

tăng lữ rất giỏi ngôn ngữ và văn tự Ấn Độ. Chính quyền, triều đình và tăng lữ đã du

nhập hệ thống chữ viết Brahmi và ngôn ngữ Sanskrit của Ấn Độ.

Tư tưởng tôn giáo: Sau khi Hỗn Điền - một tu sĩ Bàlamôn từ Ấn Độ theo

thuyền buôn tới Phù Nam, rồi làm vua của nước này đã “tuỳ theo luật Ấn Độ mà

sửa đổi lại nền nếp trong nước”. Bàlamôn giáo trở thành quốc giáo, thâu tóm cả

vương quyền lẫn thần quyền. Siva giáo với biểu tượng linga, yoni và Vishnu giáo

với các biểu tượng con ốc, bánh xe, quả cầu, cây gậy được phổ biến rộng khắp

vùng ĐBSCL. Sự kết hợp giữa hình tượng Siva và Vishnu tạo thành thần Harihara

Page 160: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

157

(Hari = Vishnu + Hara = Siva) có ý nghĩa là thần hộ mạng cho cư dân Phù Nam,

được thờ rộng rãi trong nhân dân.

Khoảng từ thế kỷ II trở đi, đạo Phật cũng được du nhập vào Phù Nam và phát

triển mạnh cho đến thế kỷ VII - VIII. Tuy không giữ vị trí quan trọng như Bàlamôn

giáo, nhưng đạo Phật có tác động tích cực đến đời sống của cư dân Óc Eo, tạo được

mối quan hệ giao lưu rộng rãi với các nước trong khu vực: Nam Tông với các nước

Nam Á, Bắc Tông với Trung Quốc và các nước thuộc khu vực chịu ảnh hưởng văn

hóa Hán (Đông Á). Dù là Bắc Tông hay Nam Tông, khi đến vùng TNB đều được cư

dân nơi đây bản địa hoá cho phù hợp với điều kiện sống của họ.

Khi đánh giá về ảnh hưởng của Ấn Độ đối với các quốc gia cổ đại trong khu

vực Đông Nam Á, G.Coedes cho rằng: “ảnh hưởng của nền văn minh Ấn Độ chủ

yếu là sự bành trướng của một nền văn hóa có tổ chức, dựa trên quan điểm của Ấn

Độ về vương quyền, có đặc trưng là những lễ thức thờ cúng Hindu giáo hoặc Phật

giáo” [30, tr.19].

Về nghệ thuật: Phù Nam có nền nghệ thuật tạo hình phát triển rực rỡ, chịu

ảnh hưởng bởi các trào lưu nghệ thuật ở Ấn Độ. Cũng như Ấn Độ, nghệ thuật Phù

Nam hầu hết đều phục vụ cho một tôn giáo nhất định, do yêu cầu của tôn giáo đó

mà thể hiện, chủ yếu từ hai tôn giáo Phật giáo và Hindu giáo. Những hiện vật được

tìm thấy ở các di tích Óc Eo là các vật nhỏ, mảnh vàng và một số loại tiền bằng kim

loại đều có nhiều hình vẽ thể hiện những biểu tượng tôn giáo, biểu tượng Ujain,

hình cá và hình đinh ba được thấy trên các mảnh tiền dập (punch - marked coins) -

một loại tiền được sử dụng rộng rãi ở Ấn Độ. Rõ ràng, từ cái nôi của nghệ thuật

điêu khắc Ấn Độ, đã có các mối quan hệ thông qua những con đường buôn bán giao

thương và các mối quan hệ chính trị tới vùng đất này.

Nghệ thuật trong Phật giáo có thể đã được đem đến và thể hiện ở đây từ rất

sớm. Tuy nhiên, cho đến nay, do sự phát hiện rời rạc của các tư liệu, chúng ta chưa

thể nhận diện hết các giá trị của nghệ thuật Phật giáo được thể hiện trên các hiện

vật. Trong các di tích ở An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp đã phát hiện với số

lượng lớn các loại tượng Phật, với nét mặt thanh thoát, dáng vẻ nhẹ nhàng. Đặc biệt

là những tượng Phật gỗ ở Gò Tháp chịu ảnh hưởng từ các trung tâm nghệ thuật nổi

Page 161: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

158

tiếng như Gandhara, Mathura và các trung tâm nghệ thuật giai đoạn sớm ở vùng

Andhara (Nam Ấn).

Nghệ thuật Gupta ở miền Bắc và nghệ thuật Pallava ở miền Nam Ấn cũng

ảnh hưởng rất lớn đến nghệ thuật của văn hóa Óc Eo. Bên cạnh việc tiếp thu liên tục

những ảnh hưởng mới, các nghệ nhân bản địa tiếp tục sáng tạo và định hình những

nét phong cách riêng của mình về trang phục, đặc điểm nhân thể và các tiêu chí tiếu

tượng. Có thể nói nghệ thuật của Gupta và Pallava đã cung cấp những yếu tố và

hình mẫu cơ bản nhất để hình thành nên hệ thống tiếu tượng Hindu giáo và Phật

giáo ở ĐBSCL. Đồng thời sự giao lưu thường xuyên với nhiều khu vực khác nhau

trên tiểu lục địa Ấn Độ đã khiến cho nhiều dòng ảnh hưởng cùng gặp gỡ tại đây.

Điểm độc đáo của nghệ nhân là từ những tiêu bản Ấn Độ, họ biết tiếp thu có chọn

lọc để tạo nên những phong cách khác nhau theo truyền thống văn hóa của địa

phương [85, tr.178-179].

4.2.3.3. Sự tiếp biến các yếu tố văn hóa xã hội

Vương quốc Phù Nam là một quốc gia ngay buổi đầu đã được xây dựng trên

cơ sở một nền nông nghiệp trồng lúa khá phát triển, bắt nguồn từ ruộng nương của

cư dân Môn - Khmer kết hợp với nghề đi biển cổ truyền của cư dân Nam Đảo. Trên

cơ sở đó, các tu sĩ Bàlamôn từ Ấn Độ đến, với kinh nghiệm tổ chức nhà nước của

mình, đã góp phần quan trọng trong việc tổ chức vương quốc Phù Nam mô phỏng

theo mô hình Ấn Độ trên tất cả các mặt: tổ chức chính trị, thiết chế xã hội, đô thị

hoá, giao thông, kỹ thuật công nghiệp cùng một hệ thống tôn giáo và các nền văn

hóa kèm theo, trong đó, đạo Bàlamôn là tối thượng, chữ Brahmi và ngôn ngữ

Sanskrit là của thần linh... Trong xã hội, chia làm bốn tầng lớp: tăng lữ; quý tộc

(vua chúa, quan lại); thương nhân, nông dân, thợ thủ công; nô lệ. Như vậy, xã hội

Phù Nam có sự phân chia giai cấp một cách rõ rệt.

Về tư tưởng chính trị, cũng giống như Ấn Độ và theo truyền thống của Ấn

Độ, lịch sử chính trị của vương quốc Phù Nam là lịch sử mở mang đất đai, thôn tính

các vương quốc láng giềng. Điều cần lưu ý là do cơ chế của Bàlamôn giáo và “theo

mô hình văn hóa Ấn Độ quá thiên về thần quyền thiếu một tầng lớp thế tục lo việc

cai trị nên rất khó xây dựng một quốc gia thống nhất bền vững” [32, tr.230].

Page 162: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

159

4.3. Sự suy tàn của văn hóa Óc Eo

Phù Nam là vương quốc từng tồn tại từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ VII SCN.

Theo thư tịch cổ Trung Quốc, trong thời kỳ hưng thịnh, vương quốc này về phía

đông, đã kiểm soát cả một vùng rộng lớn. Phía Nam là vùng Trung Bộ (Việt Nam),

phía tây đến thung lũng sông Mê Nam (Thái Lan), về phía nam đến phần phía bắc

bán đảo Malaysia. Có khoảng 10 “nước” phải cống nộp và bị kiểm soát về đối ngoại

[128, tr.58]. Với một vương quốc phồn thịnh và một nền văn minh đồ sộ như vậy,

nhưng không hiểu vì sao lại bị chôn vùi dưới lòng đất? Hiện vẫn chưa có lời giải

thích nào có tính thuyết phục cao. Tuy nhiên, có một số giả thuyết được đưa ra

nhằm giải thích nguyên nhân của sự biến mất này:

Thứ nhất, có ý kiến cho rằng, sự mất tích của vương quốc Phù Nam là do

thiên tai (có thể là do một trận động đất hay đại hồng thuỷ) gây nên. Sở dĩ có các

nhà khoa học đưa ra giả thuyết này vì khi khai quật di tích Óc Eo (An Giang), các

nhà khảo cổ học phát hiện những hiện vật được bày ra một cách la liệt. Điều này có

thể chứng minh, dân chúng đã hấp tấp rời bỏ một cách vội vàng đến nỗi những đồ

quý giá như nữ trang, vàng bạc cũng không kịp mang theo. Đồng ý với quan điểm

này, L. Malleret cho rằng, vùng Óc Eo hằng năm đều chịu cảnh ngập lụt, bằng

chứng là những cọc nhà sàn được tìm thấy trong lòng đất. Riêng Óc Eo bị vùi lấp có

lẽ do một trận lũ lụt lớn làm cho bùn lầy, phù sa tràn ngập xuống thành phố. Thiên

tai có thể xảy ra vào khoảng cuối thế kỷ VII. Quan sát xung quanh, người ta thấy ở

những nơi thấp, lớp phù sa lầy lối 2 thước, nơi cao (đất giồng) lối 6 tấc. Trung bình

mỗi năm, sông Cửu Long bồi một lớp đất dày từ 0,0005 đến 0,00016 [53, tr.35].

Nhưng theo nhiều nhà khoa học thế giới thì kỷ tan rã băng hà cuối cùng cách

đây ít ra cũng đã 8.000 năm. Những trận động đất hay những cơn sóng thần cục bộ

xảy ra ở thời kỳ này khó có khả năng xoá được cả một vương quốc như Phù Nam.

Thứ hai, cũng có ý kiến cho rằng, Phù Nam biến mất là do đại dịch bệnh gây

nên. Tuy nhiên, ý kiến này bị các nhà khoa học phản đối một cách mạnh mẽ. Bởi lẽ,

qua các cuộc khai quật, các nhà khảo cổ học cho biết, họ tìm thấy những bộ hài cốt cổ

không có dấu hiệu bị nhiễm dịch bệnh và đều được mai táng đàng hoàng trong mộ.

Page 163: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

160

Thứ ba, Phù Nam biến mất là do những cuộc ngoại xâm tàn sát. Và nghi vấn

ngoại bang ấy chính là người Giava (Mã Lai). Theo PGS, TS Ngô Văn Lệ thì “Từ

nửa thế kỷ VIII vùng hạ lưu sông Cửu Long rơi vào cảnh bi thảm, bị thuỷ quân

Giava đánh phá, lại bị ngập lụt và nước phù sa bồi lấp, cả vùng đất Nam Bộ trở nên

hoang phế” [78, tr.44]. Nhưng thư tịch cổ không thấy ghi như thế và cũng chưa tìm

được chứng cứ để xác định...

Phù Nam là một vương quốc phồn thịnh, từng tồn tại trong lịch sử Đông

Nam Á những thế kỷ đầu Công nguyên. Việc biến mất một cách đột ngột, bí hiểm

của vương quốc này để lại nhiều nghi vấn và tranh luận cho thế hệ sau. Mỗi một

cách giải thích đều có lý do riêng, giúp chúng ta đến gần hơn với sự thật lịch sử.

Cũng như một số tác giả khác, tôi cho rằng, sự suy tàn dẫn đến sụp đổ và biến mất

của vương quốc Phù Nam - đế chế hùng mạnh một thời, không chỉ do một, hai

nguyên nhân mà là sự tổng hợp của nhiều nguyên nhân:

Trước hết là nguyên nhân từ yếu tố tự nhiên: Lịch sử hình thành vùng đất

Nam Bộ được các nhà địa chất học ghi nhận đã trải qua 4 đợt biển tiến và 3 đợt biển

thoái. Trong đó, giai đoạn Holocen muộn có một đợt biển tiến quy mô nhỏ, gọi là

biển tiến Holocen IV, được xác nhận là nhân tố ảnh hưởng đến sự tồn vong của

nước Phù Nam [73]. Đợt biển tiến Holocen IV diễn ra từ khoảng thế kỷ IV đến giữa

thế kỷ XII với mực nước cao trung bình là 0,8m (thế kỷ VII) so với mực nước hiện tại.

Như vậy, yếu tố thiên tai ở đây không phải là do một trận đại hồng thuỷ ập

xuống một cách bất ngờ mà có thể là do đợt biển tiến Holocen IV, nước biển dâng

cao nhấn chìm một phần TNB, trong đó, hai tỉnh Long An và Đồng Tháp gần như

nằm sâu dưới đáy biển. Điều này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền nông

nghiệp và kinh tế cảng thị của Phù Nam, gây nên sự khủng hoảng và suy yếu nền

kinh tế - xã hội.

Nguyên nhân thứ hai là do sự thay đổi con đường mậu dịch trên biển, Phù

Nam mất đi vị trí chiến lược của mình, làm cho nền thương nghiệp của đất nước bị

suy thoái.

Như trên đã đề cập, Phù Nam được biết đến trong lịch sử là một cường quốc về

thương nghiệp, từng khống chế nền thương nghiệp hàng hải ở khu vực Đông Nam Á.

Page 164: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

161

Con đường giao thương giữa các đế quốc La Mã, Ấn Độ và Trung Hoa đều đi qua

vương quốc Phù Nam. Tuy nhiên, bắt đầu thế kỷ V trở đi, bối cảnh mậu dịch có nhiều

biến chuyển gây nhiều bất lợi và tổn hại cho vị trí thương mại của Phù Nam.

Nguyên nhân trước hết là do sự phát triển của nghề hàng hải và kinh tế của

các nước trong khu vực Đông Nam Á lục địa và hải đảo. Lúc này, kinh nghiệm đi

biển cũng như công nghệ đóng tàu của các nước có bước phát triển mạnh mẽ, họ

đóng những con tàu có thể chở hàng hoá với số lượng lớn đi xuyên qua những vùng

nước sâu một cách dễ dàng. Các thuỷ thủ không còn phải chở hàng hoá băng qua eo

Kra để đến Phù Nam nữa, mà chuyển dần xuống phía nam qua eo biển Malacca

(Maleka) và Sunda để đến với một trong những cảng tại Biển Đông, rút ngắn hành

trình, mở rộng phạm vi buôn bán hơn. Hải trình này ngày càng được nhiều thuỷ thủ

lựa chọn, đóng vai trò chi phối trên con đường biển từ Thái Bình Dương sang Ấn

Độ Dương, từ Trung Quốc qua Đông Nam Á sang Ấn Độ. Chính điều này làm cho

hoạt động thương mại của Phù Nam giảm sút, nền mậu dịch đối ngoại bị ảnh hưởng

nghiêm trọng, làm suy yếu nền kinh tế của vương quốc và cả đế chế nói chung.

Một nguyên nhân khác cũng cần được đề cập đến là sự suy thoái nền kinh tế

Phù Nam và những biến chuyển trong nhu cầu hàng hoá của con đường thương mại

trên biển. Thế kỷ VI đã chứng kiến một biến chuyển kinh tế quan trọng, ngành

trồng dâu nuôi tằm, phục vụ cho nghề dệt lụa đã được thiết lập tại các vùng đất của

phía đông Địa Trung Hải. Lụa của Trung Hoa vẫn còn là một vật phẩm quan trọng

trong mậu dịch đường trường nhưng không còn là động lực thúc đẩy các con đường

buôn bán trên đất liền cũng như trên biển. Nhu cầu thị trường lúc này nhắm vào

Đông Nam Á với sản vật chính là vàng và gia vị - những sản phẩm thế mạnh của

quần đảo Mã Lai và miền Trung Việt Nam [71, tr.83]. Bên cạnh đó, vào khoảng

giữa thế kỷ VI, nước Phù Nam nhanh chóng bước vào thời kỳ suy thoái nghiêm

trọng. Theo kết quả nghiên cứu điều kiện tự nhiên cho thấy, sự đổi dòng của các

con sông, sự hình thành các cồn cát… đã làm mất đi vai trò của các kênh rạch tự

nhiên và nhân tạo, làm cô lập một số vùng. Công tác thuỷ nông không được coi

trọng, khiến cho những trận lũ lụt của sông Mê Kông, gây tai hoạ khủng khiếp cho

các cánh đồng ruộng trũng, biến những vùng đồng bằng vốn phì nhiêu thành những

Page 165: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

162

đầm lầy ở miền hạ lưu sông Mê Kông. Vương quốc Phù Nam lúc này chỉ tập trung

phát triển ở một số đô thị lớn đông dân cư, còn cuộc sống ở các vùng nông thôn

rộng lớn thì không quan tâm, Phù Nam đã không còn đủ sản vật để cung cấp cho

nhu cầu thị trường thế giới.

Nguyên nhân thứ ba dẫn đến sự sụp đổ của vương quốc Phù Nam chính là

do mô hình tổ chức nhà nước lỏng lẻo, dựa trên quan hệ thuần phục là chủ yếu.

Sự hình thành Phù Nam cũng như một số quốc gia cổ đại ở Đông Nam Á là

sự liên minh những bộ lạc với nhau, tạo nên một khối liên kết về chính trị. Trong

một vương quốc, quyền lực sẽ tập trung vào những người ưu việt, có năng lực, tài

năng, có thể thuyết phục người khác tin vào tài năng phi thường của họ. Tài năng ở

đây chính là năng lực tôn giáo. Chính niềm tin tôn giáo là sức mạnh, là chỗ dựa cho

thể chế chính trị đương thời. Mô hình tổ chức của đế chế Phù Nam chủ yếu dựa trên

quan hệ thuần phục dưới những hình thức và mức độ khác nhau với nước tôn chủ

[74, tr.13]. Với tư tưởng bành trướng, Phù Nam đã dùng sức ép về kinh tế, sức

mạnh quân sự để chinh phục các nước láng giềng làm thuộc quốc, cống nộp các loại

hàng hoá. Theo Lương Thư, “Man (Phạm Man, Phạm Sư Man) là một người khoẻ

mạnh, dũng cảm, có mưu lược, đã dùng lực lượng quân sự tấn công các nước lân

cận, bắt họ phải thuần phục rồi tự xưng là Phù Nam Đại vương. Tiếp đó lại đóng

thuyền lớn, đi khắp Trướng hải, tấn công và khuất phục được hơn mười nước như

Khuất Đôn Côn, Cửu Trĩ, Điển Tôn… mở mang đất đai năm sáu nghìn dặm” [70,

tr.34]. Mặc dù chinh phục được nhiều nước chư hầu, lại có những hạm đội hùng

mạnh, nhưng do quan hệ thuần phục lỏng lẻo, giới cầm quyền đế chế Phù Nam

không thể kiểm soát các thuộc quốc như trước. Vì vậy, mỗi khi các nước thành viên

phát triển và lớn mạnh thì mâu thuẫn trong nội bộ phát sinh và làm suy yếu đế chế

Phù Nam. Theo các nguồn sử liệu, khoảng thế kỷ V, nhiều thuộc quốc của Phù Nam

như Xích Thổ (một chi nhánh của Phù Nam), Chân Lạp (một thuộc quốc của Phù

Nam)… đã đạt đến sự thống nhất, quyền lực chính trị đã được tập trung, có ảnh

hưởng với những nước xung quanh. Một số tiểu vương tách khỏi sự bảo hộ của Phù

Nam, thậm chí, xuất hiện nhiều nhóm phái chống đối, ly khai cát cứ thành những

vùng độc lập.

Page 166: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

163

Bên cạnh đó, cơ chế quản lý và vận hành của đế chế Phù Nam mang nặng

tính chất liên kết kinh doanh, thương mại, rất linh hoạt nhưng cũng rất lỏng lẻo

[128, tr.62]. Sức mạnh kinh tế Phù Nam có được chủ yếu là nhờ vào lợi thế về vị trí

địa lý, hệ thống các sông, kênh đào và cảng biển quốc tế hợp thành một mạng lưới

giao thông hoàn chỉnh, vừa tương hỗ, vừa nối kết với nhau. Nhưng khi Phù Nam

không thể chi phối con đường thương mại trên biển cũng là lúc mất đi vai trò của

mình đối với các thuộc quốc.

Sau 6 thế kỷ hình thành và phát triển, đến cuối thế kỷ VI đầu thế kỷ VII đế

chế Phù Nam và các thuộc quốc của đế chế này bắt đầu từng bước suy yếu, Chân

Lạp đã nổi lên chinh phục và hợp nhất thành quốc gia Khmer, mà Bhavaraman I có

thể coi là người sáng lập. Đây cũng chính là nguyên nhân quan trọng nhất làm cho

Phù Nam - một đế chế hùng mạnh, từng thống trị cả vùng Nam Đông Dương dần

biến mất trong lịch sử các nước Đông Nam Á.

Tiểu kết Qua các tư liệu khảo cổ học có thể thấy, từ rất sớm, những nhóm cư dân cổ

trên lãnh thổ Việt Nam và các nước Đông Nam Á, nhờ vào điều kiện tự nhiên thuận

lợi đã có những hoạt động trao đổi với thế giới bên ngoài bằng đường biển. Tuy

nhiên, phải tới thiên niên kỷ I TCN, các hoạt động này mới được kết nối vào mạng

lưới giao thương rộng khắp giữa phương tây và phương đông. Cùng với việc trao

đổi hàng hoá, các kỹ thuật cũng được chuyển tải, tiếp nhận và cải biến. Đây là yếu

tố quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển và chuyên môn hoá nhiều ngành sản

xuất thủ công bản địa, tăng cường sức sản xuất và số lượng sản phẩm. Song song

với đó là sự thúc đẩy các ngành nông nghiệp và khai thác phát triển, sản xuất nông

nghiệp bắt đầu mang tính hàng hoá, nơi đây trở thành nơi cung cấp lương thực, thực

phẩm, hàng thủ công và lâm thổ sản cho các nhà buôn khi dừng chân giữa những

chuyến đi dài.

Như vậy, có thể nói giao lưu, tiếp biến văn hóa là một trong những yếu tố

quan trọng, có vai trò rất lớn vào việc hình thành vương quốc Phù Nam. Tuy nhiên,

nguồn lực chủ yếu để hình thành một văn minh có nền thương nghiệp phát triển rực

rỡ lại chính là những nhân tố nội tại của cư dân Óc Eo.

Page 167: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

164

KẾT LUẬN

1. Trên vùng đất Nam Bộ, văn hóa Óc Eo đã hình thành, phát triển và toả

sáng. Con người nơi đây đã khai phá đất đai, tạo dựng cuộc sống, tiếp thu và phát

triển một nền văn minh tương đối cao trong hơn 5 thế kỷ. Thông qua những tài liệu

khảo cổ học đã cho phép phác hoạ một cách khái quát bức tranh về đời sống của cư

dân Óc Eo ở miền TNB:

Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, nó được nhìn nhận là chứng cứ

vật chất của vương quốc Phù Nam; là quốc gia cổ đại đầu tiên được hình thành ở

Đông Nam Á.Phù Nam được hình thành từ rất sớm, vào khoảng cuối thế kỷ I đầu

thế kỷ II, với tư cách là một bộ phận tiên tiến thời bấy giờ, nó chinh phục các lãnh

thổ xung quanh và nhanh chóng trở thành một đế quốc cổ đại. Nó tồn tại cho đến

thế kỷ VII thì bước vào giai đoạn suy vong rồi tan rã hoàn toàn.

Vương quốc Phù Nam phân bố trên một địa bàn rộng lớn, về phía Đông đã

kiểm soát cả vùng đất Nam Trung bộ (Việt Nam), về phía Tây đến thung lũng sông

Mê Nam (Thái Lan), về phía Nam đến gần phía Bắc bán đảo Malaysia. Tuy nhiên,

địa bàn trung tâm của nước Phù Nam vẫn là vùng hạ lưu và vùng tam giác của châu

thổ sông Cửu Long, trên một vùng khí hậu nóng ẩm, sình lầy, đất thấp nhưng phì

nhiêu, thảo mộc quanh năm xanh tốt (lúa, mía và các thứ cây ăn quả nhiệt đới); rừng

có nhiều gỗ quý như trầm hương. Gia súc thì không khác với ngày nay mấy; cầm

thú thuần hoá có voi, rùa, công két ngũ sắc; dã thú có cá sấu, tê giác... Khoáng sản

gồm nhiều loại như quặng kim loại, ngọc, đá quý và kim cương.

Văn hóa Óc Eo ở miền TNB từ những thế kỷ đầu Công nguyên đã đạt được

một số thành tựu quan trọng về các mặt sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp,

thương nghiệp cũng như về tổ chức đời sống xã hội.

Cư dân Óc Eo đã tự tạo cho mình một cuộc sống tương đối ổn định, phong

phú. Họ biết tận dụng những thức ăn sẵn có bằng cách triển khai các hoạt động săn

bắt, hái lượm theo phổ rộng, và chăn nuôi nhiều loại động vật, trồng nhiều loại cây

để bổ sung nguồn lương thực, thực phẩm cho cuộc sống. Họ biết đào kênh dẫn thuỷ

nhập điền, tưới tiêu cho ruộng đồng, phát triển nghề trồng lúa nước, đồng thời, cũng

là phương tiện giao thông hữu hiệu cho người dân nơi đây.

Page 168: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

165

Hình thức cư trú trên nhà sàn là truyền thống cư trú bản địa của cư dân Óc

Eo. Loại kiến trúc này còn lưu lại nhiều dấu vết ở các địa điểm trong vùng đầm lầy,

thấp trũng, ngập nước ven sông, ven bờ biển cổ trong các di chỉ thuộc thời đại kim

khí trước đó và liên tục kế thừa nhiều thế kỷ SCN ở vùng duyên hải và châu thổ

sông Cửu Long. Còn ở những giồng đất cao, họ biết đắp nền làm nhà trệt. Những

hình thức cư trú này đã thể hiện rất rõ văn hóa ứng xử linh hoạt của cư dân Óc Eo

với môi trường tự nhiên.

Các nghề thủ công ở Phù Nam rất phong phú và đa dạng với trình độ và quy

mô khác nhau, phản ánh một số đặc điểm địa lý tự nhiên - môi trường, kỹ thuật sản

xuất và trong một chừng mực nào đó, là tư duy thẩm mỹ, trí thông minh sáng tạo

của tộc người trong quá trình thích ứng với môi trường tự nhiên và xã hội. Các nghề

thủ công đã tạo ra rất nhiều sản phẩm nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng, sinh hoạt

hàng ngày của cư dân nơi đây. Các loại công cụ sản xuất, vật liệu, đồ trang trí mỹ

nghệ có giá trị văn hóa và hàng hoá cao, trong khuôn khổ của nền sản xuất tiền công

nghiệp, gắn chặt với hoạt động nông nghiệp qua các giai đoạn lịch sử.

Với vị trí của một thương cảng toạ lạc tại địa điểm trung gian của “Con

đường tơ lụa trên biển”, cư dân Óc Eo đã sớm tiếp xúc với nhiều nền văn hóa trên

thế giới. Điều này đã khiến cho nhiều học giả xem Óc Eo là một trung tâm liên thế

giới của vương quốc Phù Nam. Quan hệ thương mại giữa Óc Eo với thế giới bên

ngoài sớm được chứng minh qua những hiện vật được phát hiện trong các di tích Óc

Eo như hai đồng tiền vàng La Mã, gương đồng thời Hán, đồ trang sức hai đầu thú…

Có thể nói, thủ công nghiệp, thương nghiệp đã đóng vai trò quan trọng bậc nhất

trong việc hình thành nên các thị tứ và các đô thị thời cổ đại trên vùng đất Nam Bộ,

mà Óc Eo (An Giang) là một ví dụ.

Đời sống tinh thần của cư dân Óc Eo thời kỳ này cũng vô cùng phong phú,

đa dạng.

Về tín ngưỡng, tôn giáo, cư dân Óc Eo ở vùng ĐBSCL có sự hội nhập giữa

tín ngưỡng dân gian với các nước cổ đại cùng thời. Cùng với các tín ngưỡng bản

địa, hai tôn giáo Phật giáo và Hindu giáo đã phát triển một cách mạnh mẽ trên vùng

đất này. Các vị thần Hindu rất phong phú và đa dạng, trong đó thần Vishnu được

thờ cúng rộng rãi nhất. Còn thần Siva được thờ chủ yếu dưới hình thức linga và

Page 169: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

166

yoni. Đạo Phật cũng có mặt ở đây từ rất sớm, khoảng thế kỷ II với 2 phái Đại thừa

và Tiểu thừa, được chứng minh qua các di vật: tượng Phật Thích Ca, Quan Âm và

tượng Di Lặc Bồ Tát… Các vị thần, Phật xuất hiện trong các di tích với số lượng

lớn, nhiều chủng loại, cho thấy đời sống tâm linh của cư dân nơi đây vô cùng phong

phú, đa dạng.

Bên cạnh đó, các loại hình nghệ thuật thời kỳ này đã rất phát triển. Đó là nền

nghệ thuật đặc trưng bởi kỹ thuật chạm khắc trên khuôn đúc, tạo ra những hình ảnh

được cách điệu, ổn định và có tính tiêu chuẩn hoá. Bằng những hình ảnh nghệ thuật

này, nghệ nhân Phù Nam truyền đạt một quan niệm nằm trong thế quan tôn giáo,

tiêu biểu cho xã hội nông nghiệp, thương nghiệp và thủ công nghiệp phát triển.

Thêm vào đó là sự tiếp nhận một cách linh hoạt các kỹ thuật cũng như tinh thần

nghệ thuật Ấn Độ kết hợp với nghệ thuật bản địa, để tạo ra những sản phẩm mang

đặc trưng của cư dân Óc Eo từ những thế kỷ đầu Công nguyên.

Quan niệm về thế giới quan, nhân sinh quan của cư dân Óc Eo cũng được thể

hiện rất rõ qua văn hóa ứng xử với người đã chết. Dưới con mắt của người dân nơi

đây - những tín đồ theo Ấn Độ giáo thì cái chết là khởi nguồn của mọi niềm hạnh

phúc, an lạc, là được về với một thế giới khác tốt đẹp hơn. Chính vì thế mà đồ tuỳ

táng trong các ngôi mộ cổ rất phong phú, đa dạng.

Luận án xem xét văn hóa Óc Eo trong bối cảnh giao lưu thương mại đã tác

động đến đời sống của người dân nơi đây một cách toàn diện. Nhờ lợi thế nhiều

mặt, đặc biệt là điều kiện tự nhiên mà vương quốc Phù Nam nhanh chóng có sức

hút đối với thương nhân nhiều nơi trên thế giới. Phù Nam trở thành nơi dừng chân

trên con đường buôn bán Đông - Tây, họ mang tới nhiều “đồ lạ” để đổi lấy sản vật

địa phương. Người dân nơi đây đã khéo léo tiếp thu tinh hoa của các nền văn hóa

khác, nhất là văn hóa Ấn Độ để tạo ra diện mạo mới, mang một sắc thái riêng. Trải

qua hàng ngàn năm tích luỹ của cải và trau dồi trí tuệ, bước vào thiên niên kỷ mới

SCN, cư dân nơi đây đã hội đủ điều kiện để thành lập nên những nhà nước sớm, có

tổ chức xã hội ngày càng hoàn chỉnh hơn, chia sẻ những thành tựu về tôn giáo, nghệ

thuật, chữ viết… của các nền văn minh lớn, tạo đà cho sự phát triển của một quốc

gia hùng mạnh trong khu vực. Phù Nam luôn luôn nỗ lực tham gia vào các hoạt

Page 170: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

167

động trên biển và lớn mạnh thêm từ đó. Sự suy giảm các điều kiện thuận lợi và

những nguyên nhân làm thay đổi môi trường phát triển hàng hải cũng là những tác

nhân tác động không nhỏ vào sự suy tàn của nền văn hóa và văn minh Phù Nam.

2. Giá trị của di sản văn hóa Óc Eo trong kho tàng văn hóa dân tộc

Đối với lịch sử - văn hóa dân tộc: Các di tích, di vật thuộc văn hóa Óc Eo đã

được phát hiện ở vùng đồng bằng trũng thấp miền TNB, cùng với những sử liệu

Trung Hoa đã góp phần minh chứng cho một nền văn hóa - văn minh từng tồn tại

trên đất nước Việt Nam vào những thế kỷ đầu Công nguyên. Họ vốn là chủ nhân

của nền văn hóa Đồng Nai (người Mã Lai) - một nền văn hóa đạt trình độ khá cao ở

vùng miền Đông Nam Bộ, họ dần dần thâm nhập xuống vùng đất TNB để tìm sản

vật, cùng với những người đến từ vùng biển nói ngôn ngữ Nam Đảo sinh sống trên

vùng đất mới. Tại đây, họ tiếp tục tạo nên một nền văn hóa đa dạng đạt đến trình độ

cao về mọi mặt.

Giá trị của nền văn hóa Óc Eo để lại cho các thế hệ sau là rất lớn. Bởi lẽ, Phù

Nam được coi là một trong ba quốc gia hình thành sớm nhất Đông Nam Á từ thế kỷ

I SCN; cũng là một trung tâm chính trị quyền lực lớn mạnh, có tầm ảnh hưởng lớn

tới các nước trong khu vực, đã từng kiểm soát cả vùng Nam Đông Dương. Đây là

một quốc gia có nền kinh tế, mậu dịch hàng hải đặc biệt phát triển thời bấy giờ, trở

thành một cường quốc quân sự - chính trị, hình thành một nền văn hóa Phù Nam cổ

và lan toả đến các vùng lân cận, mà ngày nay còn để lại nhiều dấu ấn sâu sắc.

Trước hết, mặc dù cư dân Phù Nam dù không phải là người sáng tạo ra chữ

viết, nhưng họ đã vay mượn chữ của người Ấn Độ, chữ Brahmi theo ngôn ngữ

Sanskrit để ghi lại những sự kiện quan trọng về chính trị, tôn giáo còn lưu lại cho

đến ngày nay. Đây là một cứ liệu lịch sử vô cùng quan trọng, xác thực để những

người hôm nay có thể tìm hiểu về nền văn minh và những giá trị mà họ để lại.

Về tôn giáo, cư dân Phù Nam đã sớm có tín ngưỡng bản địa. Trong quá trình

phát triển, họ đã tiếp thu cả hai tôn giáo của nền văn minh Ấn Độ: Hindu giáo và

Phật giáo. Điều này làm cho đời sống tinh thần của họ vốn đã phong phú lại càng

thêm đa dạng, tạo dấu ấn đặc sắc cho nền văn hóa Óc Eo, để lại nhiều di vật có giá

trị lịch sử, văn hóa, khoa học cho ngày nay.

Page 171: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

168

Về nghệ thuật, cư dân Phù Nam đã sớm có một nền nghệ thuật phát triển.

Đặc biệt, nghệ thuật chạm khắc đã đạt đến một trình độ cao và được biểu hiện trên

nhiều hiện vật khác nhau, từ các vật dụng bằng đá, gốm, và các tác phẩm điêu khắc,

kiến trúc đến những đồ trang sức tinh vi.

Như vậy, có thể thấy rằng, văn hóa Óc Eo thực chất là sản phẩm vật chất của

vương quốc cổ Phù Nam tồn tại sáu thế kỷ đầu Công nguyên, với những địa điểm

phát hiện trải rộng hầu khắp châu thổ sông Cửu Long mà nền tảng của nó là miền

Tây sông Hậu. Nền văn hóa này tồn tại và phát triển, rực rỡ và đa dạng, tinh tế và

độc đáo cùng với không gian và thời gian của vương quốc Phù Nam. Nó còn có ảnh

hưởng lan toả ra bên ngoài châu thổ, để lại nhiều dấu tích cho đến ngày nay.

Từ những điều đó đã cho thấy vị trí và tầm quan trọng của nền văn hóa Óc

Eo vô cùng to lớn; là nền văn minh cổ nằm trên vùng châu thổ ĐBSCL. Những giá

trị văn hóa đặc sắc này là chính là một phần nằm trong dòng chảy của tiến trình văn

hóa Việt Nam. Văn hóa Óc Eo (vương quốc Phù Nam) cũng như văn hóa Sa Huỳnh

(vương quốc Champa) đều là một phần không thể thiếu trong lịch sử cổ đại Việt

Nam. Đây chính là tính đa tuyến của lịch sử Việt Nam mà trong dòng chảy của nó

ngoài dòng chủ lưu là nền văn hóa Văn Lang - Âu Lạc thì Chămpa và Phù Nam là

hai dòng hội nhập tạo nên toàn bộ lịch sử Việt Nam. Trong một bài phát biểu tổng

kết hội thảo khoa học “Văn hóa Óc Eo và vương quốc Phù Nam”, GS Phan Huy Lê

từng nói rằng: “Lãnh thổ của mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới đều trải qua những

biến động, khi mở rộng, khi bị thu hẹp và có hướng bị thu hẹp, có hướng được mở

mang, thậm chí có trường hợp bị thôn tính và sáp nhập vào nước khác. Không có một

lãnh thổ quốc gia bất biến, lãnh thổ là sản phẩm lịch sử gắn kết với công cuộc xây

dựng và bảo vệ đất nước của các cộng đồng quốc gia, dân tộc. Quá trình hình thành

và xác lập lãnh thổ Việt Nam cũng không ngoài quy luật chung đó” [75, tr.395].

Như vậy, có thể khẳng định rằng, văn hóa Óc Eo trên vùng đất Nam Bộ, văn

hóa Champa ở miền Trung Việt Nam cùng với lịch sử của các vương quốc này là

một bộ phận của văn hóa và lịch sử văn hóa Việt Nam tạo nên sự đa dạng, phong

phú trong một chỉnh thể nền văn hóa Việt Nam.

Page 172: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

169

Đối với sự phát triển kinh tế - xã hội vùng TNB: Ngay từ những năm đầu của

thế kỷ XX, những cổ vật đầu tiên của văn hóa Óc Eo đã được phát hiện trên cánh

đồng Óc Eo thuộc xã Vọng Thê - huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Sự phong phú về

loại hình, độc đáo về chất liệu và vẻ đẹp rực rỡ của mỹ thuật chế tác, nên đã lôi cuốn

sự chú ý của nhiều học giả nổi tiếng như: G.Coedès, L.Malleret, H.Parmentier…

Từ sau năm 1975, diện mạo văn hóa Óc Eo ngày càng rõ nét, hàng ngàn hiện

vật làm bằng các chất liệu như vàng, bạc, đồng, thiếc, chì, thuỷ tinh, đá, gỗ, gốm…

đang được bảo quản và trưng bày tại bảo tàng ở các tỉnh Nam Bộ. Đây là nguồn tài

liệu chủ yếu giúp các nhà khoa học nghiên cứu về nhiều mặt đời sống cư dân văn

hóa Óc Eo. Bản thân nó chứa đựng những giá trị vô cùng to lớn của dân tộc trong

quá khứ; là tài sản vô giá của thời đại trước để lại; là một nguồn lực quan trọng để

phát triển kinh tế - xã hội vùng TNB. Bởi trong bản thân mỗi di vật đều chứa đựng

tâm hồn, in dấu những nét đẹp văn hóa phong phú, đa dạng, muôn sắc màu của một

đế chế hùng mạnh tồn tại trên đất Nam Bộ, từng thống trị cả vùng Nam Đông

Dương. Đây chính là nguồn lực phong phú, góp phần vào sự phát triển kinh tế, đưa

vùng TNB thoát ra khỏi cảnh nghèo nàn lạc hậu. Bởi lẽ, những DSVH Óc Eo thông

qua các hoạt động kinh tế, du lịch, dịch vụ đang là một trong những nguồn thu hút

vốn đầu tư nước ngoài khá lớn. Nó không chỉ tạo điều kiện cho ngành kinh tế du

lịch phát triển mà còn tác động đến sự tăng trưởng các ngành kinh tế khác.

3. Kiến nghị về bảo tồn và phát huy DSVH Óc Eo ở miền TNB

Văn hóa Óc Eo đã được UNESCO công nhận là DSVH thế giới. Việc bảo

tồn, khai thác di sản văn hóa này một cách đúng mực, tương xứng với tầm vóc của

nó là vấn đề bức thiết, cần được sự quan tâm của các ngành, các cấp.

Từ năm 1975 đến nay, công cuộc nghiên cứu về văn hóa Óc Eo đã có những

bước tiến khá dài, các di tích, di vật được phát hiện ngày càng nhiều trên các tỉnh,

thành Nam Bộ. Những di vật đó không chỉ được phát hiện qua các cuộc khai quật của

các nhà khảo cổ học, mà còn được dân chúng tìm thấy ngẫu nhiên hoặc do những kẻ

săn lùng cổ vật bán lại. Nhiều di vật được các bảo tàng địa phương thu mua, bảo quản.

Tuy nhiên, do nguồn kinh phí hạn chế, trình độ quản lý có hạn, nhiều di vật Óc Eo có

giá trị trôi nổi khắp nơi, gây nhiều khó khăn trong việc thu mua và bảo quản.

Page 173: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

170

Một thực tế đang diễn ra ở các di tích thuộc văn hóa Óc Eo, cũng như nhiều

di tích khảo cổ khác là các nhà nghiên cứu không có điều kiện để khảo sát, khai

quật, nghiên cứu, nhưng những kẻ chuyên săn lùng cổ vật thì lại đang đào bới khắp

nơi. Nhiều hiện vật có giá trị được bán cho những người chuyên thu mua cổ vật rồi

bán lại cho tư nhân hoặc các bảo tàng với giá cao. Đặc biệt, một số cổ vật bằng

vàng được những người dân đem bán cho tiệm vàng để đúc thành những đồ trang

sức khác bán lại.

Một vấn đề không kém phần quan trọng, đó là các địa phương “đua nhau”

xây dựng di tích để phát triển du lịch trong khi chưa có những khảo sát tổng thể. Có

những di tích khi đào bới để xây dựng mới phát hiện phía dưới là một địa tầng văn

hóa với hàng trăm di vật có giá trị. Việc phát triển du lịch theo phong trào với

những nguồn lợi trước mắt, không theo một quy trình, quy định cụ thể, không có

tầm nhìn chiến lược cũng đang dần phá hoại các di tích một cách nghiêm trọng.

Như vậy, có thể thấy rằng, việc quản lý DSVH Óc Eo vẫn còn nhiều vấn đề bất

cập. Để bảo tồn và phát huy mạnh mẽ giá trị di sản văn hóa Óc Eo ở ĐBSCL, các tỉnh,

thành phố trong khu vực cần có sự phối hợp triển khai một số hoạt động như sau:

Vấn đề cấp bách hiện nay là chúng ta phải tiến hành khảo, sát tổng thể các di

tích ở miền TNB, đánh dấu và lập bản đồ di tích trước khi tiến hành bất cứ một cuộc

khai quật hay xây dựng nào. Tránh xây dựng các loại kiến trúc nặng trong khu vực

di tích hoặc những nơi gần di tích mà chưa có những thăm dò, rà soát của những

người có chuyên môn.

Nhanh chóng xây dựng một đội ngũ những nhà nghiên cứu chuyên sâu, cơ

quan nghiên cứu nhằm nghiên cứu các di tích, di vật đã được khai quật và các tư

liệu văn tự, đặc biệt là văn bia cổ. Làm rõ các giá trị, nội dung của văn hóa Óc Eo

nhằm giúp người dân hiểu rõ để có những định hướng đúng đắn, tự nguyện tham

gia bảo tồn, khai thác, phát huy DSVH Óc Eo phục vụ phát triển du lịch dịch vụ,

nâng cao chính đời sống vật chất, tinh thần của họ.

Đào tạo và sử dụng những người có trình độ chuyên môn, có sự hiểu biết sâu

rộng về nền văn hóa này trong việc bảo tồn, phát huy di tích. Một thực trạng hiện

nay là những người tham gia vào công tác quản lý ở địa phương, hoặc làm trong các

Page 174: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

171

ban quản lý di tích nhưng không có sự hiểu biết về di tích, không được đào tạo bài

bản hoặc thuộc những chuyên ngành khác cũng được tham gia vào công tác này.

Một số di tích được xây dựng phát triển du lịch nhưng không có người hướng dẫn,

hoặc có thì không đủ sức thuyết phục. Du khách đến tham quan không được hướng

dẫn, không thỏa mãn nhu cầu mở mang sự hiểu biết nên không mong muốn trở lại

hoặc giới thiệu cho người khác đến tham quan. Xây dựng một đội ngũ hướng dẫn

viên am hiểu văn hóa Óc Eo là rất cần thiết. Muốn thế, cần phải trang bị cho họ tri

thức lịch sử nhất định về vấn đề này.

Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần có chính sách đầu tư thích hợp để giúp các

địa phương khẩn trương tu bổ các di tích văn hóa Óc Eo trọng điểm, đồng thời đầu

tư cho việc mua hiện vật thuộc văn hóa Óc Eo đang còn tồn trữ trong nhân dân các

địa phương.

Trong thời gian tới, kết quả nghiên cứu văn hóa Óc Eo cần được đưa vào

thực tiễn dưới những hình thức, như: tổ chức các hoạt động hội thảo, toạ đàm; đưa

lịch sử, văn hóa Óc Eo vào chương trình giảng dạy phần lịch sử địa phương ở các

nhà trường phổ thông, đại học, cao đẳng dưới hình thức thích hợp. Kết hợp với đó

là tổ chức những báo cáo chuyên đề, trưng bày, trình chiếu tư liệu, hiện vật về văn

hóa Óc Eo - Phù Nam rộng rãi trong cộng đồng. Mở các lớp tập huấn cho lãnh đạo

các địa phương, cán bộ văn hóa, đội ngũ hướng dẫn viên nhằm trang bị những tri

thức cơ bản về văn hóa Óc Eo - Phù Nam. Chỉ trên cơ sở hiểu biết vấn đề, hành

động bảo tồn, khai thác, phát huy di sản văn hóa mới có hiệu quả lâu dài.

Sau hàng ngàn năm bị hoang phế, chịu sự tàn phá của thiên nhiên (lũ lụt, sự

bồi lấp của phù sa), của con người và xã hội (chiến tranh), văn hóa Óc Eo giờ đây

chỉ còn là những phế tích và các “mảnh vụn”. Đó là những chứng cứ xác thực nhất

góp phần làm sáng tỏ quá trình khai phá, mở mang và phát triển vùng đất Nam Bộ.

Việc sưu tầm, lưu giữ, nghiên cứu và bảo tồn di tích - di vật văn hóa Óc Eo là một

vấn đề rất quan trọng cần được sự quan tâm của các ngành, các cấp và người dân

Nam Bộ. Bởi lẽ, văn hóa Óc Eo chứa đựng những giá trị lớn về vật chất và tinh

thần, có ý nghĩa quan trọng đối với công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế- xã hội

ở Nam Bộ hiện nay.

Page 175: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

172

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

1. Nguyễn Thị Song Thương (2010), “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa

trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, (310), tr.70-74.

2. Nguyễn Thị Song Thương (2010), “Di sản văn hóa Gò Tháp, giá trị và tiềm năng”,

Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, (314), tr.17-21.

3. Nguyễn Thị Song Thương (2014), “Vài nét về đồ gốm trong văn hóa Óc Eo”,

Tạp chí Di sản Văn hóa, (356), tr.55-60.

4. Nguyễn Thị Song Thương (2014), “Giao lưu, tiếp biến văn hóa Ấn Độ và văn

hóa Óc Eo”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, (356), tr.13-17.

5. Nguyễn Thị Song Thương (2014), “Văn hóa mưu sinh của cư dân Óc Eo ở

miền Tây Nam Bộ”, Tạp chí Nghiên cứu Văn hóa, (12), tr.28-35.

6. Nguyễn Thị Song Thương (2014), “Một số hoạt động kinh tế nông nghiệp trong

văn hóa Óc Eo ở miền Tây Nam Bộ”, Tạp chí Khảo cổ học, (5), tr.50-57.

7. Nguyễn Thị Song Thương (2015), “Tín ngưỡng, tôn giáo của cư dân Óc Eo qua

tài liệu khảo cổ học”, Tạp chí Nghiên cứu Văn hóa, (12), tr.18-26.

Page 176: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

173

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Huỳnh Công Bá (2008), Lịch sử văn hóa Việt Nam, NXB Thuận hoá.

2. Nguyễn Công Bình, Lê Xuân Diệm, Mạc Đường (1990), Văn hóa và cư dân

ĐBSCL, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

3. Trần Văn Bính - chủ biên (2006), Lý luận Văn hóa và Đường lối văn hóa của Đảng,

Giáo trình hệ cao cấp chính trị, NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội.

4. Bộ Khoa học Công nghệ và Hội Khoa học lịch sử Việt Nam (2005), Lịch sử vùng

đất Nam Bộ đến cuối thế kỷ XIX, Kỷ yếu hội thảo Khoa học tại thành phố

Hồ Chí Minh.

5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Viện Kinh tế và Quy hoạch thuỷ sản

(2009), Quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản vùng ĐBSCL đến năm

2015 định hướng đến năm 2020, Hà Nội.

6. Các Hiến chương quốc tế về bảo tồn và trùng tu (2004), NXB Xây dựng, Hà Nội.

7. Hà Văn Cẩn (2010), “Di tích kiến trúc văn hóa Óc Eo tại tỉnh Bến Tre”, Tạp chí

Khảo cổ học, (6), tr.27-35.

8. Thái Văn Chải (1986), “Chữ cổ trên những hiện vật vàng ở di chỉ Đá Nổi, huyện

Thoại Sơn (An Giang)”, Tạp chí Khảo cổ học, (4), tr. 47-51.

9. Thái Văn Chải (2009), Nghiên cứu chữ viết cổ trên bia ký ở Đông Dương, NXB

Khoa học Xã hội, Hà Nội.

10. Nguyễn Trung Chiến, Lê Hải Đăng (2011), “Các loại hình mộ táng và phương

thức chôn cất của cư dân tiền - sơ sử trên các hải đảo ven biển miền Nam

Việt Nam”, Tạp chí Khảo cổ học, (2), tr.15-33.

11. Hoàng Xuân Chinh (2009), Các nền văn hóa cổ Việt Nam (từ thời nguyên thuỷ

đến thế kỷ 19), NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

12. Mai Ngọc Chừ (2009), Văn hóa và ngôn ngữ phương Đông, NXB Phương

Đông, Hà Nội.

13. Đào Linh Côn (1985), Báo cáo khai quật di tích Đá Nổi, Tư liệu Viện Khoa học

Xã hội, thành phố Hồ Chí Minh.

Page 177: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

174

14. Đào Linh Côn (1995), Mộ táng trong văn hóa Óc Eo, Luận án phó tiến sĩ khoa

học lịch sử, Viện Khoa học Xã hội thành phố Hồ Chí Minh.

15. Đào Linh Côn (2004), Một số di tích tiêu biểu của văn hóa Óc Eo trên đất Nam

Bộ, trong Văn hóa Óc Eo và Vương quốc Phù Nam - Kỷ yếu hội thảo nhân

60 năm phát hiện văn hóa Óc Eo (1944 - 2004), NXB Thế giới, Hà Nội.

16. Đào Linh Côn (2009), Nhìn lại một số di tích quan trọng ở Nam Bộ, trong Hội

thảo khoa học Văn hóa Óc Eo - Nhận thức và giải pháp bảo tồn, phát huy

giá trị di tích, thành phố Long Xuyên.

17. Đào Linh Côn, Lê Xuân Diệm (2009), Giá trị văn hóa Óc Eo ở miền Tây Nam

Bộ, Đề tài khoa học cấp bộ, thành phố Hồ Chí Minh.

18. Nguyễn Lân Cường (2005), Báo cáo về di cốt người cổ ở di tích An Sơn, tư liệu

Bảo tàng Long An.

19. Nguyễn Lân Cường (2008), Di cốt người cổ ở Nam Bộ, trong Văn hóa Óc Eo và

Vương quốc Phù Nam - Kỷ yếu hội thảo khoa học nhân 60 năm phát hiện

văn hóa Óc Eo (1944-2004), NXB Thế Giới, Hà Nội, tr.177-199.

20. Nguyễn Mạnh Cường, Hà Văn Cẩn, Báo cáo điều tra khai quật di chỉ khảo cổ học

Cạnh Đền, Thư viện Khảo cổ học, Ký hiệu HS356, tài liệu đánh máy.

21. Bùi Phát Diệm, Đào Linh Côn, Vương Thu Hồng (2001), Khảo cổ học Long An

những thế kỷ đầu Công nguyên, Sở Văn hóa Thông tin Long An - Bảo

tàng Long An, Long An.

22. Bùi Phát Diệm (2003), Di tích văn hóa Óc Eo ở An Giang, Luận án tiến sĩ khảo

cổ học, Viện Khoa học Xã hội thành phố Hồ Chí Minh.

23. Lê Xuân Diệm (1983), Báo cáo kết quả khảo sát và khai quật di chỉ Ba Thê - Óc

Eo, Viện Khoa học Xã hội thành phố Hồ Chí Minh, tài liệu đánh máy.

24. Lê Xuân Diệm (1984), Báo cáo khai quật di tích Ba Thê - Óc Eo (Thoại Sơn - An

Giang), Tư liệu Viện Khoa học Xã hội thành phố Hồ Chí Minh.

25. Lê Xuân Diệm (1984), Óc Eo - một đô thị xưa hay một trung tâm văn hóa cổ,

trong Văn hóa Óc Eo và các văn hóa cổ ở ĐBSCL, Sở Văn hóa và Thông

tin An Giang.

Page 178: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

175

26. Lê Xuân Diệm, Đào Linh Côn, Võ Sĩ Khải (1995), Văn hóa Óc Eo những khám

phá mới, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

27. Lê Xuân Diệm (2004), Quá trình hình thành châu thổ sông Cửu Long (tiếp cận

từ địa-sử học và thư tịch học), trong Văn hóa Óc Eo và vương quốc Phù

Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học nhân 60 năm phát hiện văn hóa Óc Eo

(1944-2004), NXB Thế giới, Hà Nội.

28. Lê Xuân Diệm (2008), Ba mươi năm khám phá và nghiên cứu văn hóa Óc Eo,

trong Một số vấn đề khảo cổ học ở miền Nam Việt Nam, tập 3, NXB Khoa

học Xã hội, Hà Nội.

29. Lê Xuân Diệm (2011), Thử đề xuất vài khác biệt lớn về văn hóa - xã hội giữa

thời tiền sử muộn và thời sơ sử ở Nam Bộ, Việt Nam, trong Một số vấn đề

khảo cổ học ở Miền Nam Việt Nam, tập 4, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

30. Ngô Văn Doanh (2011), “Những ảnh hưởng của Ấn Độ đến đời sống chính trị - xã

hội Đông Nam Á thời cổ”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, (01), tr.19.

31. Nguyễn Thị Kim Dung (1996), Công xưởng và kỹ thuật chế tạo đồ trang sức bằng

đá thời đại đồng thau ở Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

32. Phạm Đức Dương (2007), Bức tranh ngôn ngữ - văn hóa tộc người ở Việt Nam

và Đông Nam Á, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

33. Phạm Đức Dương (2013), Từ văn hóa đến văn hóa học, NXB Văn hóa Thông tin,

Hà Nội, tr.35-36.

34. Nguyễn Địch Dỹ, Đinh Văn Thuận (2004), Lịch sự phát triển cổ địa lý trong kỷ

đệ tứ ở đồng bằng Nam Bộ, trong Văn hóa Óc Eo và vương quốc Phù Nam -

Kỷ yếu hội thảo khoa học nhân 60 năm phát hiện văn hóa Óc Eo (1944-

2004), NXB Thế giới, Hà Nội.

35. Nguyễn Tấn Đắc (2010), Văn hóa Đông Nam Á, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

36. Trần Độ - chủ biên (1984), Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, NXB Văn hóa,

Hà Nội.

37. Nguyễn Thị Hậu, Lê Thanh Hải (2010), Khảo cổ học bình dân Nam Bộ Việt Nam từ

thực nghiệm đến lý thuyết, NXB Tổng hợp, thành phố Hồ Chí Minh.

Page 179: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

176

38. Nguyễn Xuân Hiển (1984), Nghề trồng lúa cổ ở Óc Eo, trong Văn hóa Óc Eo và

các văn hóa cổ ở ĐBSCL - Sở văn hóa và Thông tin An Giang.

39. Nguyễn Hữu Hiếu (2010), Diễn trình văn hóa Đồng bằng sông Cửu Long, NXB

Thời Đại, Hà Nội.

40. Nguyễn Duy Hinh (1999), Tư tưởng Phật giáo Việt Nam, NXB Thanh Niên,

Hà Nội.

41. Diệp Đình Hoa (1978), “Nền văn minh nông nghiệp của cư dân thời đại đồng và

sơ kỳ thời đại đồ sắt ở miền Đông Nam Bộ”, Tạp chí Dân tộc học, (03).

42. Lê Như Hoa (2001), Tín ngưỡng dân gian Việt Nam, NXB Văn hóa Thông tin,

Hà Nội.

43. Nguyễn Đức Hoà (2012), “Những vấn đề liên quan đến tư liệu giảng dạy lịch sử

Phù Nam và Campuchia cổ trung đại”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, (03).

44. Trịnh Thị Hoà (1995), “Các di tích Văn hóa Óc Eo - vài suy nghĩ”, Tạp chí

Khảo cổ học, (02).

45. Nguyễn Phi Hoanh (1984), Mỹ thuật Việt Nam, NXB thành phố Hồ Chí Minh.

46. Hội Khoa học lịch sử Việt Nam (2004), Văn hóa Óc Eo và Vương quốc Phù

Nam - Kỷ yếu hội thảo khoa học nhân 60 năm phát hiện văn hóa Óc Eo

(1944 - 2004), NXB Thế giới, Hà Nội.

47. Hội Khoa học lịch sử Việt Nam (2006), Lược sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam,

NXB Thế giới, Hà Nội.

48. Vương Thu Hồng (2007), “Di tích văn hóa tiền Óc Eo ở Long An với mối quan

hệ xa - gần trên vùng châu thổ sông Cửu Long”, Tạp chí Khảo cổ học, (04).

49. Vương Thu Hồng (2008), Di tích Gò Ô Chùa (Vĩnh Hưng - Long An), Luận văn thạc

sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh.

50. Nguyễn Việt Hùng (2010), “Tục thờ đá trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam”,

http://vanhoahoc.vn/nghien-cuu/van-hoa-viet-nam/van-hoa-to-chuc-doi-

song-ca-nhan/1700-nguyen-viet-hungtuc-tho-da-trong-tin-nguong-dan-

gian-viet-nam.html, truy cập ngày 15 tháng 01 năm 2015.

51. Trương Sỹ Hùng (2010), Tôn giáo trong đời sống văn hóa Đông Nam Á, NXB

Văn hóa Thông tin và Viện Văn hóa, Hà Nội.

Page 180: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

177

52. Phạm Minh Huyền (1996), Văn hóa Đông Sơn tính thống nhất và đa dạng,

NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

53. Lê Hương (1974), Sử liệu Phù Nam, Nguyên Nhiều, Sài Gòn.

54. Nguyễn Thị Hoài Hương, Tokusawa Keiichi, Yuko Hirano (2011), Nghiên cứu

kỹ thuật chế tạo thuỷ tinh cổ qua sưu tập trang sức tại bảo tàng lịch sử

Việt Nam TP.HCM, trong Một số vấn đề Khảo cổ học ở miền Nam Việt

Nam, tập 4, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

55. Nguyễn Thị Mai Hương, Lê Thị Liên (2013), “Môi trường Tây Nam Bộ qua kết

quả phân tích bào tử phấn hoa ở một số di chỉ văn hóa Óc Eo”, Tạp chí

Khảo cổ học (số 2), tr.43-59.

56. G.E. Coedès (2011), Cổ sử các quốc gia Ấn Độ hoá Viễn Đông, NXB Thế giới,

Hà Nội, Nguyễn Thừa Hỷ dịch.

57. Geetesh Sharma (2012), Những dấu vết văn hóa Ấn Độ tại Việt Nam, NXB Văn

hóa Văn nghệ, thành phố Hồ Chí Minh.

58. Lương Văn Kế (2007), Thế giới đa chiều, NXB Thế giới, Hà Nội.

59. Lê Trung Khá (1985), Về những sọ cổ mới phát hiện ở An Giang và Đồng Tháp

trong Những phát hiện mới về Khảo cổ học năm 1984, tr. 247-250.

60. Lê Trung Khá (1989), Tổng quan về di cốt người cổ và động vật cổ ở khu di tích

Cạnh Đền (đợt thám sát tháng 3 và 4/1986), Tư liệu Viện Khoa học Xã hội,

thành phố Hồ Chí Minh.

61. Võ Sĩ Khải (1983), Báo các khai quật khu di tích Nền Chùa (xã Tân Hội, huyện

Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang), Viện Khoa học Xã hội thành phố Hồ Chí

Minh, tài liệu đánh máy.

62. Võ Sĩ Khải (1984), Báo cáo sơ bộ khai quật đợt 1 di chỉ Miếu Bà Chúa Xứ,

huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, Tư liệu Viện Khoa học Xã hội thành

phố Hồ Chí Minh.

63. Võ Sĩ Khải (1986), Khảo sát di tích Cạnh Đền, Kiên Giang 1986, Tư liệu Viện

Khảo cổ học.

64. Võ Sĩ Khải (1997), Văn hóa Óc Eo - hai mươi năm nhìn lại, trong Một số vấn đề

Khảo cổ học ở miền Nam Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

Page 181: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

178

65. Võ Sĩ Khải (2008), Văn hóa Óc Eo sáu mươi năm nhìn lại trong Văn hóa Óc Eo

và vương quốc Phù Nam - Kỷ yếu hội thảo khoa học nhân 60 năm phát

hiện văn hóa Óc Eo (1944 - 2004), NXB Thế giới, Hà Nội.

66. Đặng Ngọc Khánh (2011), Lý thuyết của Jared Diamond về sự sụp đổ của các xã

hội và trường hợp vương quốc Phù Nam, trong Một số vấn đề khảo cổ học ở

miền Nam Việt Nam, tập 4, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

67. Đinh Trung Kiên (2009), “Tìm hiểu nền văn minh Đông Nam Á”, NXB Giáo

dục Việt Nam, Hà Nội

68. Nguyễn Văn Kim (2008), “Thể chế biển Srivijana và các mối quan hệ khu vực”,

Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, (01), tr.3.

69. Nguyễn Văn Kim (2011), “Mối quan hệ giữa Lục Chân Lạp và Thuỷ Chân Lạp”,

Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, (01).

70. Nguyễn Văn Kim (2011), “Dấu ấn cổ sơ của các xã hội Đông Nam Á”, Tạp chí

Nghiên cứu Đông Nam Á, (11), tr.34.

71. Đặng Ngọc Kính (2012), “Lý thuyết của Jared Diamond về sự sụp đổ của các xã

hội và trường hợp Phù Nam”, Tạp chí Khảo cổ học, (01), tr.83.

72. Nguyễn Trường Kỳ (1996), Đồ thuỷ tinh cổ ở Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội,

Hà Nội.

73. Phan Huy Lê (2007), Lịch sử văn hóa Việt Nam tiếp cận bộ phận, NXB Giáo dục,

Hà Nội.

74. Phan Huy Lê (2007), “Qua di tích văn hóa Óc Eo và thư tịch cổ thử nhận diện

nước Phù Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, 379 (11), tr.13.

75. Phan Huy Lê (2008), Bài phát biểu tổng kết hội thảo khoa học Văn hóa Óc Eo

và vương quốc Phù Nam - Kỷ yếu hội thảo khoa học nhân 60 năm phát

hiện văn hóa Óc Eo (1944 -2004), NXB Thế giới, Hà Nội.

76. Phan Huy Lê (2009), Lịch sử vùng đất Nam Bộ đến cuối thế kỷ XIX, trong Hội

Khoa học Lịch sử Việt Nam: Một số vấn đề lịch sử vùng đất Nam Bộ đến

cuối thế kỷ XIX, NXB Thế giới, Hà Nội.

77. Phan Huy Lê (2011), Đề án Khoa học xã hội cấp Nhà nước, Quá trình hình

thành và phát triển vùng đất Nam Bộ, Hà Nội.

Page 182: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

179

78. Ngô Văn Lệ (2012), “Về mối quan hệ cội nguồn của cư dân Nam Bộ thời cổ đại

với một số tộc người ở Tây Nguyên”, Tạp chí Phát triển Khoa học và

Công nghệ, 16 (X1/2012), tr.41-47.

79. Vũ Đức Liêm (2011), “Tiếp cận khu vực học trong nghiên cứu cổ sử Đông Nam Á:

trường hợp Srivijaya”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, (9).

80. Lê Thị Liên, Nguyễn Hai Nghĩa (1984), Về nhóm hiện vật bằng đồng phát hiện

được ở An Giang, Những phát hiện mới về khảo cổ học, Hà Nội.

81. Lê Thị Liên, Phạm Thị Hồ (1995), Khai quật khu di tích Đá Nổi huyện Tân

Hiệp (Kiên Giang), Những phát hiện mới về khảo cổ học, Hà Nội.

82. Lê Thị Liên (1997), Về vật liệu hợp mái của các kiến trúc trong Văn hóa Óc Eo,

trong Một số vấn đề về khảo cổ học miền Nam Việt Nam, NXB Khoa học

Xã hội, Hà Nội.

83. Lê Thị Liên, M.Witzet (2000), Thêm một cách đọc chữ viết trên các lá vàng ở

khu mộ Đá Nổi (An Giang), Những phát hiện mới về khảo cổ học, Hà Nội.

84. Lê Thị Liên, Trần Văn Nam, Võ Tánh Nghĩa, Nguyễn Thị Bé Tư, Phạm Như Hồ,

Lương Ninh, Nguyễn Đình Bướng (2001), Những hiện vật đáng chú ý qua

khai quật di chỉ Gò Tháp (1-2001), Những phát hiện mới về khảo cổ học,

Hà Nội.

85. Lê Thị Liên (2006), Nghệ thuật Phật giáo và Hindu giáo ở ĐBSCL trước thế kỷ X,

NXB Thế giới, Hà Nội.

86. Lê Thị Liên (2008), “Tính thống nhất trong đa dạng của văn hóa truyền thống

Đông Nam Á”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, (08), tr.41.

87. Lê Thị Liên, Lê Xuân Diệm (2014), “Tiếp xúc và giao lưu văn hóa Ấn Độ - Đông

Nam Á: Chứng tích từ Nam Việt Nam những thế kỷ trước, sau Công nguyên”,

Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, (03).

88. Nguyễn Văn Long (1984), Khai quật những gò đá ở khu di tích Óc Eo (Thoại

Sơn - An Giang), Tư liệu Viện Khoa học Xã hội thành phố Hồ Chí Minh.

89. Nguyễn Văn Long (1984), Báo cáo thám sát quanh chân núi Ba Thê - Óc Eo

(An Giang), Tư liệu Viện Khoa học Xã hội thành phố Hồ Chí Minh.

Page 183: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

180

90. Nguyễn Văn Long (1997), Di tích văn hóa Óc Eo miền Đông Nam Bộ - Những

phát hiện mới ở Đồng Nai, Luận án phó tiến sĩ khoa học lịch sử, Viện

Khoa học Xã hội thành phố Hồ Chí Minh.

91. Louis Malleret (1960), L’Archéologie du delta du Mékong - Volume XLIII - La

civilisation mat érialle d’Oc - Eo. École Francaise d’Extrêmxe orient,

Pari (Bảo tàng Lịch sử Việt Nam dịch).

92. Louis Malleret (1959 - 1963), L’Archéologie du delta du Mékong - 2 ème partie.

Volume II - La civilisation mat érialle d’Oc - Eo. École Francaise

d’Extrêmxe orient, Pari (Bảo tàng Lịch sử Việt Nam dịch).

93. Louis Malleret (1959 - 1963), L’Archéologie du delta du Mékong - 3 ème partie.

Volume II - La civilisation mat érialle d’Oc - Eo. École Francaise

d’Extrêmxe orient, Pari (Bảo tàng Lịch sử Việt Nam dịch).

94. Nguyễn Đức Lưu, Bùi Phát Diệm (1989), Thám sát một số di tích thuộc văn hóa

Óc Eo ở Đồng Tháp Mười (Long An), Tư liệu Viện Khoa học Xã hội thành

phố Hồ Chí Minh.

95. Nguyễn Quốc Mạnh (2009), Đồ Gốm Óc Eo trong di chỉ cư trú khu di tích Gò

Tháp (huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp), Luận văn thạc sĩ sử học,

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh.

96. Phạm Đức Mạnh (2010), “Các phức hệ di tích văn hóa thời tiền sử - cổ sử trên

đất An Giang (Việt Nam)”, Tạp chí Khảo cổ học, (01).

97. Phạm Đức Mạnh (2010), “Ứng dụng GIS trong xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu

đề tài: Những di tích khảo cổ học văn hóa Óc Eo - hậu Óc Eo ở An Giang”,

Tạp chí Khảo cổ học, (05).

98. Dương Thị Ngọc Minh (2011), “Vishnu giáo ở vùng đất Đồng Tháp qua các tài

liệu khảo cổ”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, (07), tr.42-45.

99. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 3, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

100. Hà Hữu Nga (2001), Văn hóa Bắc Sơn, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

101. Nguyễn Xuân Ngọc (2013), Văn hóa Đa Bút tiếp cận văn hóa học tiền sử,

NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

Page 184: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

181

102. Phan Ngọc (1994), Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới, NXB Văn hóa

Thông tin, Hà Nội.

103. Lương Ninh (1984), Văn hóa cổ ĐBSCL trong quan hệ khu vực tộc người,

trong Văn hóa Óc Eo và các văn hóa cổ ở ĐBSCL, Sở văn hóa và Thông

tin An Giang.

104. Lương Ninh, Vương quốc Phù Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

105. Lương Ninh (2001), “Về vấn đề tộc người Phù Nam và cư dân ở Nam Bộ -

Việt Nam”, Tạp chí Dân tộc học, (02).

106. Lương Ninh (2005), Vương quốc Phù Nam - Lịch sử và Văn hóa, NXB Văn

hóa Thông tin, Hà Nội.

107. Lương Ninh (2006), Vương quốc Champa, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

108. Lương Ninh - chủ biên (2008), Lịch sử Đông Nam Á, NXB Giáo dục, Hà Nội.

109. Lương Ninh (2011), “Tiền tệ Phù Nam”, Tạp chí Khảo cổ học, (02), tr.68-76.

110. Lương Ninh (2011), “Óc Eo - cảng thị quốc tế của vương quốc Phù Nam”,

Tạp chí Khảo cổ học, (03), tr.39- 42.

111. Nishimura Masanari (2002), Những đặc trưng và phân kỳ giai đoạn đồ gốm di

chỉ Nhơn Thành (Cần Thơ), Những phát hiện mới về khảo cổ học, Hà Nội.

112. Nishimura Masanari (2003), Nhận thức bước đầu về đồ gốm địa điểm chân Gò

Minh Sư (Gò Tháp - Đồng Tháp), Những phát hiện mới về khảo cổ học,

Hà Nội.

113. Cao Xuân Phổ (1984), Óc Eo trong sự phát triển thương mại ở Đông Nam Á,

trong Văn hóa Óc Eo và các văn hóa cổ ở ĐBSCL, Sở văn hóa và Thông

tin An Giang.

114. Cao Xuân Phổ (1994), “Văn hóa biển ở Đông Nam Á”, Tạp chí Nghiên cứu

Đông Nam Á, (04).

115. Cao Xuân Phổ (2009), Óc Eo, một trung tâm văn hóa - thương mại ở Nam

Đông Dương trong 6 thế kỷ đầu Công nguyên, trong Hội thảo khoa học

Văn hóa Óc Eo - nhận thức và giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di tích,

thành phố Long Xuyên.

Page 185: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

182

116. Châu Đạt Quan (2007), Chân Lạp phong thổ ký, NXB Văn Nghệ, thành phố

Hồ Chí Minh, Lê Hương dịch.

117. Trịnh Sinh, Nguyễn Văn Huyên (2001), Trang sức của người Việt cổ, NXB

Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.

118. Nguyễn Khắc Sử (2007), “Tản mạn đôi điều về di sản nhân ngày Di sản văn

hóa Việt Nam”, Tạp chí Di sản văn hóa, (04), tr.14-15.

119. Nguyễn Khắc Sử (2010), “Văn hóa Sa Huỳnh - văn hóa Lung Leng: Những

mối liên hệ”, Tạp chí Khảo cổ học, (05), tr.64-78.

120. Nguyễn Hữu Tâm (2004), Khái quát về Phù Nam - Chân Lạp qua ghi chép của

các thư tịch cổ Trung Quốc, trong Văn hóa Óc Eo và vương quốc Phù Nam -

Kỷ yếu hội thảo khoa học nhân 60 năm phát hiện văn hóa Óc Eo (1944-2004),

NXB Thế giới, Hà Nội.

121. Bùi Thị Tân (2012), “Quan hệ thương mại Đàng Trong với Chân Lạp và Xiêm

La thế kỷ XVII - XVIII”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, (04), tr.48-54.

122. Hà Văn Tấn (1985), “Miền Nam Việt Nam trong bối cảnh tiền sử Đông Nam Á”,

Tạp chí Khảo cổ học, (03).

123. Hà Văn Tấn - chủ biên (1994), Văn hóa Đông Sơn ở Việt Nam, NXB Khoa

học Xã hội, Hà Nội.

124. Hà Văn Tấn - chủ biên (1998), Theo dấu các văn hóa cổ, NXB Khoa học Xã

hội, Hà Nội.

125. Hà Văn Tấn (1999), Khảo cổ học Việt Nam - thời đại kim khí Việt Nam, tập 2,

NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

126. Đặng Quang Thành, Lưu Hoàng Chương, Phan Công Khanh (2003), Một số

vấn đề về văn hóa và lý luận văn hóa hiện nay, NXB Giáo dục, Hà Nội.

127. Đặng Văn Thắng, Võ Thị Huỳnh Như (2012), “Trung tâm tôn giáo Gò Tháp

(Đồng Tháp)”, Tạp chí Khảo cổ học, (06), tr.71-90.

128. Đặng Văn Thắng (2013), “Óc Eo - Ba Thê trong vương quốc Phù Nam”, Tạp

chí Khảo cổ học, (03), tr.58-62.

129. Đặng Văn Thắng (2013), Báo cáo khảo cổ học khai quật Gò Minh Sư (Gò Tháp,

Đồng Tháp).

Page 186: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

183

130. Lê Ngọc Thắng (2009), Văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Nam Bộ Việt Nam,

NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

131. Nguyễn Mạnh Thắng (2013), Thuyền độc mộc Tân Điền - Tiền Giang, trong

Những phát hiện mới về Khảo cổ học năm 2012, NXB Khoa học Xã hội,

Hà Nội.

132. Ngô Đức Thịnh (2010), “Bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống các tộc

người ở Tây Nguyên”, Tạp chí Phát triển kinh tế và xã hội Đà Nẵng, (02

và 03), tr.50-55.

133. Ngô Đức Thịnh - chủ biên (2012), Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam,

NXB Trẻ, Hà Nội.

134. Lục Đức Thuận, Võ Quốc Kỳ (2009), Tiền cổ Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam,

Hà Nội.

135. Nguyễn Phan Thọ (2010), Nghệ thuật truyền thống Đông Nam Á, NXB Chính

trị Quốc gia, Hà Nội.

136. Lê Xuân Thuyên (2005), “Áp dụng các phân tích địa chất môi trường để xác định

lòng kênh cổ thuộc văn hóa Óc Eo”, Tạp chí Khảo cổ học, (04) , tr.76-82.

137. Tống Trung Tín, Bùi Minh Trí, Nguyễn Minh Sang (1996), Khai quật di tích

Gò Cây Tung (An Giang) lần thứ hai trong Những phát hiện mới về Khảo

cổ học năm 1995, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr. 233.

138. Phan Thanh Toàn (2011), “Khảo cổ học tiền sử An Giang và vấn đề nguồn

gốc văn hóa Óc Eo”, Tạp chí Khảo cổ học, (01), tr.16-26.

139. Phan Thanh Toàn, Huỳnh Kim Bảng, Lâm Thành Trung (2013), “Phát hiện di

tích Óc Eo ở Hà Tiên (Kiên Giang)”, trong Những phát hiện mới về khảo

cổ học 2013, tr.706-708.

140. Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia - Viện Khoa học Xã hội

thành phố Hồ Chí Minh (1997), Một số vấn đề khảo cổ học ở miền Nam

Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

141. Trường Đại học Văn hóa Hà Nội (2015), Kỷ yếu hội thảo khoa học Những vấn

đề lý luận và thực tiễn về đời sống văn hóa, môi trường văn hóa.

Page 187: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

184

142. Mai Văn Tùng (2012), “Quá trình xác lập kinh tế nông nghiệp sớm ở Việt

Nam và Đông Nam Á”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, (09), tr.9-16.

143. Trịnh Cao Tưởng (1994), Văn hóa Óc Eo - Nhận thức sau ba mùa điền dã

khảo cổ học, Bài viết tham dự hội thảo Khoa học về Óc Eo tại Đại học

Hawai - Hoa Kỳ.

144. Nguyễn Duy Tỳ, Nguyễn Phụng Anh (1995), Những hiện vật văn hóa Óc Eo ở

Bảo tàng tỉnh Cần Thơ, Bảo tàng tỉnh Cần Thơ.

145. Uỷ ban Khoa học Kỹ thuật, Sở Văn hóa Thông tin - Thể dục Thể thảo An

Giang (1992), Khảo cổ An Giang Văn hóa Óc Eo, Thông tin chuyên đề.

146. Uỷ ban nhân dân tỉnh An Giang - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2009),

Hội thảo khoa học Văn hóa Óc Eo - Nhận thức và giải pháp bảo tồn, phát

huy giá trị di tích, thành phố Long Xuyên.

147. Viện Bảo tàng lịch sử Việt Nam - Bảo tàng lịch sử Việt Nam thành phố Hồ

Chí Minh (1998), Khảo cổ tiền sử và sơ sử thành phố Hồ Chí Minh, thành

phố Hồ Chí Minh.

148. Viện Khoa học Xã hội thành phố Hồ Chí Minh - Uỷ ban nhân dân tỉnh An

Giang (1984), Văn hóa Óc Eo và các văn hóa cổ ở đồng bằng sông Cửu Long,

Sở Văn hóa và Thông tin An Giang xuất bản.

149. Viện Khoa học Xã hội thành phố Hồ Chí Minh - Trung tâm nghiên cứu khảo

cổ học (2004), Một số vấn đề khảo cổ học ở Miền Nam Việt Nam, NXB

Khoa học Xã hội, Hà Nội.

150. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam - Viện Khảo cổ học (2005), Một thế kỷ Khảo

cổ học Việt Nam, tập 2, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

151. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam - Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ (2008),

Một số vấn đề khảo cổ học ở miền Nam Việt Nam, tập 3, NXB Khoa học

Xã hội, Hà Nội.

152. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam - Viện phát triển bền vững vùng Nam Bộ (2011),

Một số vấn đề khảo cổ học ở miền Nam Việt Nam, tập 4, NXB Khoa học

Xã hội, Hà Nội.

Page 188: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

185

153. Hoàng Vinh (1995), Tổ chức xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, trong Đường

lối văn hóa văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB Văn hóa Thông tin,

Hà Nội.

154. Nguyễn Thị Vân (2012), “Ảnh hưởng của Hindu giáo đối với kiến trúc và điêu

khắc của một số vương quốc cổ Đông Nam Á”, Tạp chí Nghiên cứu Đông

Nam Á, (09), tr.46-53.

Tiếng Anh

155. Bellwood, Peter, et. al 2011. An Son and the Neolithic of Southern Vietnam,

AP, Vol. 50 (1&2), Spring/ Fall 2011, 144-175.

156. G.E. Coedès (1931), Deux Isncriptions Sanskrites du Fou-nan, BEFEO,

T.XXXI.

157. Vo Si Khai 2003. The Kingdom of Fu Nan and the culture of Oc Eo. In J. C.

M. Khoo (ed.), Art & Archaeology of Fu Nan: Pre-Khmer Kingdom of the

Lower Mekong Valley, pp. 35-86. Bangkok: Orchid Press.

158. Le Thi Lien 2006. Excavations at Minh Su Mound, Go Thap site, Dong Thap

Province, South Vietnam, Uncovering Southeast Asia’s past - Selected

papers from the 10th International Conference of the European

Association of Southeast Asian Archaeologists, NUS Press, Singapore.

159. Lê Thị Liên, Nguyễn Thị Bé Tư (2011), Chứng tích chế tác điêu khắc ở di tích

Gò Tháp [Evidence of stone sculpture manufacturing from Go Thap site],

paper presented in the annual conference “New Discoveries in

Archaeology of 2010”.

160. Miksic, J. N. 2003. Introduction: The Beginning of Trade in Ancient Southeast

Asia: the Role of Oc Eo and the Lower Mekong River, Art and

Archaeology of Fu Nan, Edited by Jame C. M. Khoo, The Southeast Asian

Ceramic Society, Bangkok, Thailand, pp.1-34.

161. Moorhead, A History of Malaya and her Neibours, 1957, Vol. I, pp. 10 -118.

162. Peter Bellwood, Judith Cameron, Nguyen Viet, Bui Van Liem 2007 Ancient

Boats, Boat Timbers, and Locked Mortise-and-Tenon Joints from

Page 189: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - huc.edu.vnhuc.edu.vn/userfiles/assets/Luan an. (9-11-2015).pdf · Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới

186

Bronze/Iron-Age Northern Vietnam, The International Journal of Nautical

Archaeology (2007) 36.1: 2-20, The Nautical Archaeology Society,

Blackwell Publishing Ltd; Wei Weiyan and Shiung Chung-Ching 2014.

Viet Khe Burial 2: Identifying the Exotic Bronze Wares and Assessing

Cultural Contact between Dong Son and Yue Cultures, Bài trình bày tại

Hội nghị IPPA lần thứ 20, Siem Riep, 13-17/1/2014.

163. Peter Bellwood et. al. 2007.

164. P.Pelliot, Le Fou-nan, BEFO III, 1931.

165. Southern institute for social sciences - Archaeological research centre (2012),

Results report on the exigency excavation of a dugout boat a Nhon Trach

archaeological relic area (Phong Dien district - Can Tho city) (august 2012),

Ho Chi Minh city.