Tập huấn đội điều tra GIÁM SÁT DINH DƯỠNG: Tài liệu học...

46
M03 - 1 Tập huấn đội điều tra GIÁM SÁT DINH DƯỠNG: Tài liệu học viên Tài liệu tham khảo KPC Training Module 2: Training Supervisors and Interviewers Nhóm biên soạn: Khoa Giám Sát và Chính Sách Dinh Dưỡng - Viện Dinh Dưỡng Hà Nội, tháng 6 - 2014

Transcript of Tập huấn đội điều tra GIÁM SÁT DINH DƯỠNG: Tài liệu học...

Page 1: Tập huấn đội điều tra GIÁM SÁT DINH DƯỠNG: Tài liệu học viênviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M03 - Tai lieu Hoc vien... · Bộ câu hỏi GSDD

M03 - 1

Tập huấn đội điều tra GIÁM SÁT DINH DƯỠNG:

Tài liệu học viên

Tài liệu tham khảo

KPC Training Module 2: Training Supervisors and Interviewers

Nhóm biên soạn:

Khoa Giám Sát và Chính Sách Dinh Dưỡng - Viện Dinh Dưỡng

Hà Nội, tháng 6 - 2014

Page 2: Tập huấn đội điều tra GIÁM SÁT DINH DƯỠNG: Tài liệu học viênviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M03 - Tai lieu Hoc vien... · Bộ câu hỏi GSDD

M03 - 2

Mục lục: Tóm Tắt Bài giảng 1 - Giới thiệu phương pháp tập huấn ..............................................................................................................4

TT 2-1: Mục tiêu lớp tập huấn .............................................................................................................................................4

TT 2-2: Thời gian biểu lớp tập huấn ..................................................................................................................................5

Bài giảng 2 – Thông tin về điều tra giám sát của tỉnh ...................................................................................................6

TT 2-3: Tóm tắt điều tra GSDD tại tỉnh __________________ .................................................................................6

Bài giảng 3 – Tổ chức đội điều tra.........................................................................................................................................7

TT 2-4: Vai trò của các thành viên đội điều tra giám sát ............................................................................................7

TT 2-5: Vai trò và nhiệm vụ của đội trưởng ....................................................................................................................9

TT 2-6: Vai trò và nhiệm vụ của điều tra viên .............................................................................................................. 10

Bài giảng 5 - Bộ câu hỏi điều tra ......................................................................................................................................... 11

TT 2-7: Bộ câu hỏi điều tra GSDD .................................................................................................................................... 11

TT 2-8: Các chỉ số của chương trình dinh dưỡng quốc gia và thông tin thu thập bằng công cụ GSDD 20

Bài giảng 6 – Kỹ thuật phỏng vấn ...................................................................................................................................... 23

TT 2-12: Kỹ thuật phỏng vấn ............................................................................................................................................. 23

TT 2-12a: Trình tự phỏng vấn cho trẻ uống trong ngày hôm qua (8.2) ............................................................ 25

TT 2-12a: Trình tự phỏng vấn cho trẻ ăn trong ngày hôm qua (8.3) .................................................................. 26

Bài giảng 7 – Bảo vệ đối tượng tham gia điều tra ........................................................................................................ 27

TT 2-13: Các lý do phải giữ bí mật cá nhân .................................................................................................................. 27

TT 2-14: Phiếu đồng ý tham gia ....................................................................................................................................... 28

Bài giảng 8 – Các tài liệu hỗ trợ điều tra .......................................................................................................................... 29

TT 2-15: Các tài liệu hỗ trợ cho điều tra GSDD ........................................................................................................... 29

Bài giảng 9 – Giám sát hỗ trợ nâng cao chất lượng điều tra .................................................................................... 31

TT 2-17: Bảng kiểm đánh giá nâng cao chất lượng .................................................................................................. 31

TT 2-18: Kiểm tra lỗi tại thực địa ...................................................................................................................................... 32

TT 2-19: Phiếu nhật ký điều tra ........................................................................................................................................ 33

TT 2-20: Phản hồi cho điều tra viên ................................................................................................................................ 34

TT 2-21: Hướng dẫn thực hành "3 D" ............................................................................................................................. 35

Bài giảng 10 – Cân đo nhân trắc......................................................................................................................................... 36

TT2-22: Cân trẻ theo phương pháp mẹ bồng con .................................................................................................... 36

TT 2-23: Đề cương cân đo trẻ ........................................................................................................................................... 38

Bài giảng 11 – Chuẩn hóa cân đo ...................................................................................................................................... 39

TT 2-24: Phiếu chuẩn hóa cân đo .................................................................................................................................... 39

Bài giảng 13 – Đánh giá lớp học ......................................................................................................................................... 41

Page 3: Tập huấn đội điều tra GIÁM SÁT DINH DƯỠNG: Tài liệu học viênviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M03 - Tai lieu Hoc vien... · Bộ câu hỏi GSDD

M03 - 3

TT 2-25: Phiếu đánh giá lớp tập huấn ........................................................................................................................... 41

Bài giảng 14 – Phụ lục cân đo nhân trắc, đánh giá phiếu điều tra......................................................................... 42

TT 2-26a: Sơ đồ quy trình đo chiều dài nằm ............................................................................................................... 42

TT 2-26b: Sơ đồ quy trình đo chiều cao ........................................................................................................................ 42

TT 2-27: Đề cương đo chiều cao/ chiều dài ................................................................................................................. 44

TT 2-30: Phiếu nhận xét công cụ điều tra..................................................................................................................... 45

TT 2-31: Phiếu liệt kê từ vựng địa phương ................................................................................................................... 46

Page 4: Tập huấn đội điều tra GIÁM SÁT DINH DƯỠNG: Tài liệu học viênviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M03 - Tai lieu Hoc vien... · Bộ câu hỏi GSDD

M03 - 4

Bài giảng 1 - Giới thiệu phương pháp tập huấn

TT 2-1: Mục tiêu lớp tập huấn

Sau lớp tập huấn, Đội trưởng và Điều tra viên sẽ:

1) Hiểu được tại sao thông tin thu thập trong điều tra có liên quan đến mục tiêu của chương trình dinh dưỡng quốc gia

2) Tìm hiểu các thông tin liên quan đến chuẩn bị vật tư, tài liệu và thời gian cần thiết cho quá trình điều tra

3) Xem xét từng câu hỏi của bộ câu hỏi GSDD, mục đích câu hỏi để xác định chỉ số nào và tại sao chỉ số thu thập lại quan trọng đối với chương trình dinh dưỡng quốc gia

4) Học được các kỹ năng cần thiết khi sử dụng công cụ hỗ trợ điều tra, từ vựng địa phương và phiếu chấp thuận của đối tượng

5) Thực hành sử dụng bộ câu hỏi điều tra GSDD và Bảng kiểm đánh giá chất lượng như các công cụ điều tra

6) Học được các kỹ năng giám sát, phỏng vấn và kỹ thuật điều tra đúng

Page 5: Tập huấn đội điều tra GIÁM SÁT DINH DƯỠNG: Tài liệu học viênviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M03 - Tai lieu Hoc vien... · Bộ câu hỏi GSDD

M03 - 5

TT 2-2: Thời gian biểu lớp tập huấn Thời gian Bài giảng Giờ

Ngày 1 Sáng 8:00 - 8:05 Khai mạc 0:05 8:05 - 8:35 1 Giới thiệu phương pháp tập huấn 0:30 8:35 - 9:00 2 Vai trò và mục đích của điều tra giám sát dinh dưỡng

hàng năm (GSDD) 0:25

9:00 - 9:30 3 Chức năng nhiệm vụ của Chuyên trách dinh dưỡng tỉnh, đội trưởng và điều tra viên 0:30

9:30 - 10:00 4 Chọn mẫu và Tổ chức điều tra 0:30 10:00 - 10:15 Giải lao giữa giờ 0:15 10:15 - 11:30 5 Giới thiệu bộ câu hỏi GSDD 2014 1:15

Chiều 14:00 - 15:30 6 Kỹ năng phỏng vấn điều tra 1:30 15:30 - 15:45 Giải lao giữa giờ 0:15 15:45 - 17:30 7 Thực hành phỏng vấn, đóng vai 1:45

Ngày 2

Sáng 8:00 - 8:15 Tóm tắt các bài giảng ngày 1 0:15 8:15 - 8:45 8 Sử dụng tài liệu hướng dẫn và tài liệu hỗ trợ điều tra 2014,

bí mật cá nhân, sử dụng bảng kiểm 1:00

8:45 - 9:15 9 Phương pháp cân đo nhân trắc 1:00 9:15 - 9:30 Giải lao giữa giờ 0:15 9:30 - 10:30 10 Thực hành cân đo nhân trắc và chuẩn hóa 1:00

10:30 - 11:30 11 Thực hành mô hình điều tra thực địa 1:00 Chiều

14:00 - 16:00 12 Thảo luận và rút kinh nghiệm sau thực hành Xây dựng chương trình tập huấn điều tra viên tại tuyến tỉnh

2:00

16:00 - 17:00 Đánh giá lớp học và bế mạc 1:00

Page 6: Tập huấn đội điều tra GIÁM SÁT DINH DƯỠNG: Tài liệu học viênviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M03 - Tai lieu Hoc vien... · Bộ câu hỏi GSDD

M03 - 6

Bài giảng 2 – Thông tin về điều tra giám sát của tỉnh

TT 2-3: Tóm tắt điều tra GSDD tại tỉnh __________________

Điều tra GSDD hàng năm (đang được VDD chuẩn hóa) là một quá trình thu thập thông tin dinh dưỡng tại cộng đồngcủa từng nămtừ đónhằm đánh giá tiến trình thay đổi củacác vấn đề trongmục tiêu quốc gia 2011-2020(mới chỉ tập trung ở tình trạng dinh dưỡng của trẻ em), quá trình tiến bộ về hiểu biết, thực hành đúng trong chăm sóc và nuôi dưỡng trẻvà độ bao phủ của các các can thiệp dinh dưỡng sức khỏe quan trọng.

Bộ câu hỏi GSDD đã được hiệu chỉnh lại theo hướng các hoạt động can thiệp của chương trình dinh dưỡng. Điều tra GSDD có thể được tiến hành trước khi bắt đầu dự án, sau khi kết thúc dự án và theo dõi đinh kỳ hàng năm. Để tiến hành điều tra GSDD sẽ cần các đội điều tra của các tỉnh (bao gồm đội trưởng và điều tra viên) và nhóm kỹ thuật (Viện Dinh dưỡng).

Điều tra GSDD năm 2014 được tiến hành trên toàn quốc có các mục tiêu sau đây:

1) Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5tuổi theo mục tiêu giảm dần tỷ lệ suy dinh dưỡng và khống chế tỷ lệ trẻ bị thừa cân béo phì;

2) Đánh giá độ bao phủ củachương trình can thiệp cho bà mẹ sau sinh và trẻ uống vitamin A;

3) Đánh giá sự thay đổi hành vi trong việc phòng chống thiếu sắt và vi chất;

4) Đánh giá sự thay đổi hành vi trong nuôi con bằng sữa mẹ và cho trẻ nhỏ ăn bổ sung;

5) Hỗ trợ nâng cao năng lực thu thập thông tin, phân tích và sử dụngcủa mạng lưới dinh dưỡng tuyến tỉnh trong xây dựng chiến lược can thiệp dinh dưỡng tại địa phương,

6) Góp phần vào sự phối hợp giữa Chương trình Dinh dưỡng Quốc gia với các Bộ ngành trung ương, địa phương, và các đối tác quốc tế.

Điều tra GSDD sẽ được tiến hành từ tháng 7 cho đến hết tháng 10 năm 2013. Tại tỉnh _tên tỉnh_ điều tra GSDD sẽ được tiến hành từ <Ngày_bắt_đầu>cho đến <Ngày_kết_thúc> do <số_đội> đội điều tra. Số trẻ điều tra là 1530 trẻ dưới 5 tuổi cùng với việc phỏng vấn bà mẹ của các trẻ trên. Các đối tượng được chọn từ 30 xã/phường của từng tỉnh, chọn ngẫu nhiên theo phương pháp chọn mẫu hệ thống tỷ lệ theo dân số. Trong số 1530 trẻ sẽ chọn theo tỷ lệ185 trẻ dưới 6 tháng tuổi(12%), 690trẻ từ 7-24 tháng tuổi (45%),và 655 trẻ từ 25-60 tháng tuổi (43%)

Điều tra viên và đội trưởng các đội điều tra sẽ được tập huấn trong hai ngày <Thời gian>. Trong thời gian đó buổi cuối cùng sẽ đi thực hành điều tra tại xã.

<Lịch cụ thể của tập huấn và điều tra tại tỉnh>

Yêu cầu các học viên của các tỉnh xây dựng lịch điều tra của tỉnh mình.

Page 7: Tập huấn đội điều tra GIÁM SÁT DINH DƯỠNG: Tài liệu học viênviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M03 - Tai lieu Hoc vien... · Bộ câu hỏi GSDD

M03 - 7

Bài giảng 3 – Tổ chức đội điều tra

TT 2-4: Vai trò của các thành viên đội điều tra giám sát Các thành viên cơ bản của điều tra GSDD bao gồm:

1) Giảng viên điều tra giám sát của tỉnh (Các học viên trong lớp này)

2) Nhóm kỹ thuật (Khoa Giám sát dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng)

3) Giám sát viên (Tỉnh, Trung ương và Khu vực)

4) Chuyên trách điều tra

5) Đội trưởng

6) Điều tra viên

7) Nhập liệu (Khoa Giám sát dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng)

Nhóm kỹ thuật nòng cốt bao gồm Chuyên trách điều tra thực địa và Chuyên trách quản lý số liệu là các cán bộ thuộc khoa Ggiám sát dinh dưỡng, Viện Dinh Dương, Bộ Y tế và một số chuyên gia dinh dưỡng từ các tổ chức đối tác trong các hoạt động can thiệp có liên quan đến sức khỏe bà mẹ và trẻ em.

Nhóm kỹ thuật nòng cốt sẽ chịu trách nhiệm xây dựng các công cụ điều tra, phương pháp chọn mẫu, tiêu chuẩn kỹ thuật đối với các trang thiết bị phục vụ điều tra. Các thành viên của nhóm kỹ thuật nòng cốt cũng có chức năng như Giám sát viên Trung ương.

Chuyên tráchđiều tra thực địa sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc đảm bảo tiến hành điều tra theo khung thời gian cho phép cũng như ra các quyết định trong quản lý khác.

Chuyên trách quản lý số liệu sẽ chịu trách nhiệm quá trình nhập liệu trên máy tính và là người có trình độ về quản lý số liệu cũng như thống kê tin học. Chuyên trách quản lý số liệu chịu trách nhiệm giám sát quá trình nhập liệu, làm sạch số liệu, kiểm tra chất lượng số liệu và tiến hành phân tích số liệu.

Trong điều tra GSDD, chuyên trách dinh dưỡng của Trung tâm T tế dự phòng các tỉnh sẽ đóng vai trò của Giảng viên, Phụ trách điều tra và Chuyên trách điều tra tuyến tỉnh.

1) Với chức năng là giảng viên điều tra GSDD của tỉnh, chuyên trách dinh dưỡng sẽ chịu trách nhiệm tập huấn cho đội trưởng và điều tra viên trước khi tỉnh tiến hành điều tra GSDD.

2) Với chức năng Chuyên trách điều tra, chuyên trách dinh dưỡng sẽ nhận danh sách cụm (xã/phường) điều tra từ Viện Dinh dưỡng. Họ sẽ là người trực tiếp hoặc cùng đội trưởng chọn 3 thôn/tổ dân số từ danh sách các thôn/ tổ dân phố của các xã được chọn trong điều tra GSDD hàng năm.

3) Trong quá trình điều tra, với chức năng Giám sát viên tuyến tỉnh, chuyên trách dinh dưỡng sẽ tiến hành giám sát quá trình thu thập thông tin của các đội điều tra tại ít nhất 3 cụm trong tổng số 30 cụm (10% được giám sát)

Điều tra viên là người do Giám sát viên tuyến tỉnh tuyển chọn (từ các cán bộ trong Trung tâm Ytế dự phòng hoặc Trung tâm Sức khỏe sinh sản nếu có sự phối hợp giữa hai trung tâm này của tỉnh).

Điều tra viên chịu trách nhiệm phỏng vấn đối tượng là bà mẹ hoặc người chăm sóc trẻ bằng phiếu

Page 8: Tập huấn đội điều tra GIÁM SÁT DINH DƯỠNG: Tài liệu học viênviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M03 - Tai lieu Hoc vien... · Bộ câu hỏi GSDD

M03 - 8

điều tra GSDD - và cân đo nhân trắc.

Người nhập liệudo Chuyên trách quản lý số liệutuyển chọn và tập huấn.

Ngườinhập liệuchịu trách nhiệm nhập phiếu bằng phần mềm do Chuyên trách quản lý số liệu cung cấp và chất lượng của các thông tin được nhập so với phiếu gốc.

Page 9: Tập huấn đội điều tra GIÁM SÁT DINH DƯỠNG: Tài liệu học viênviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M03 - Tai lieu Hoc vien... · Bộ câu hỏi GSDD

M03 - 9

TT 2-5: Vai trò và nhiệm vụ của đội trưởng

Vai trò đội trưởng rất quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng của số liệu thu thập. Do nhiều hoạt động của chương trình dinh dưỡng sẽ dựa trên các số liệuthu thập từ điều tra GSDD nên việc giám sát là hết sức cần thiết.

Đội trưởng:

1) Là người động viên và nâng cao hiệu quả của điều tra viên.

2) Xác định đối tượng điều tra và kiểm tra xác định đúng cụm, thôn/ tổ dân phố theo danh sách của Chuyên trách dinh dưỡng tỉnh cung cấp.

3) Quan sát (hoặc phỏng vấn lại nếu cần thiết) khoảng 10% số cuộc phỏng vấn để đảm bảo độ tin cậy và chất lượng của các cuộc phỏng vấn.

4) Kiểm tra lại tất cả các phiếu điều tra trước khi đội rời khỏi xã/ phường điều tra, sửa lại các lỗi được phát hiện để giảm sai số do mất số liệu hoặc số liệu bất hợp lý.

5) Hỗ trợ và giải quyết các vấn đề xảy ra trong quá trình phỏng vấn, cân đo nhân trắc cũng như giải đáp các câu hỏi liên quan đến điều tra GSDD.

6) Ghi chép các vấn đề hoặc tình huống bất thường trong nhật ký điều tra thực địa.

7) Hướng dẫn lại kỹ thuật phỏng vấn hoặc cân đo nhân trắc cho điều tra viên nếu cần thiết.

8) Biết cách giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình điều tra tại thực địa

9) Trung thực với các quy tắc đề ra trong đề cương điều tra GSDD.

Page 10: Tập huấn đội điều tra GIÁM SÁT DINH DƯỠNG: Tài liệu học viênviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M03 - Tai lieu Hoc vien... · Bộ câu hỏi GSDD

M03 - 10

TT 2-6: Vai trò và nhiệm vụ của điều tra viên

Công việc của điều tra viên tác động trực tiếp lên chất lượng của số liệu. Điều quan trọng nhất đối với điều tra viên là điều tra đúng đối tượng và tuân thủ theo các bước trong phỏng vấn cũng như cân đo nhân trắc.

Điều tra viên:

1) Xác định đúng đối tượng là trẻ dưới 5 tuổi và bà mẹ của trẻ (hoặc người chăm sóc trẻ nếu trẻ không có mẹ sống cùng)

2) Nhắc lại với đối tượng được phỏng vấn về sự tự nguyện tham gia của đối tượng và tính bảo mật (tính không xác định đối tượng phỏng vấn của thông tin thu thập); xác nhận sự đồng ý tham gia của đối tượng và đảm bảo tính không xác định của phiếu.

3) Giữ thái độ trung gian khi hỏi phỏng vấn (Không phản ứng khi đối tượng trả lời đúng hoặc sai hoặc không đúng cách)

4) Kiên nhẫn khi hỏi, giải thích nếu chưa hiểu câu hỏi nhưng không gợi ý câu trả lời

5) Hỏi theo kiểu phỏng vấn, không hỏi theo tra hỏi; chỉ sử dụng câu hỏi dò như "Còn gì nữa...", "chị khẳng định là..." chỉ khi nào cần thiết.

6) Tuân thủ thứ tự của quy trình đánh dấu bảng kiểm các loại thực phẩm ăn trong ngày hôm qua

7) Chỉnh lại câu hỏi theo từ ngữ địa phương đã được xây dựng trong lớp tập huấn

8) Chú ý chuyển câu, nhảy câu theo phiếu sau khi có câu trả lời của người được phỏng vấn.

9) Điền phiếu đầy đủ và cẩn thận, kiểm tra và sửa lỗi điền phiếu trước khi di chuyển sang cụm điều tra khác

10) Cân đo nhân trắc theo đúng quy trình với độ chính xác cao nhất

11) Nộp trả phiếu cho đội trưởng - người sẽ kiểm tra điền phiếu đầy đủ, rõ ràng ngay tại thực địa.

12) Phản ảnh ngay cho đội trưởng mọi vấn đề liên quan đến quá trình điều tra hoặc chất lượng số liệu

(Tìm lại đối tượng nếu đội trưởng yêu cầu làm rõ các thông tin đã điền trong phiếu)

Page 11: Tập huấn đội điều tra GIÁM SÁT DINH DƯỠNG: Tài liệu học viênviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M03 - Tai lieu Hoc vien... · Bộ câu hỏi GSDD

M03 - 11

Bài giảng 5 - Bộ câu hỏi điều tra

TT 2-7: Bộ câu hỏi điều tra GSDD

Page 12: Tập huấn đội điều tra GIÁM SÁT DINH DƯỠNG: Tài liệu học viênviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M03 - Tai lieu Hoc vien... · Bộ câu hỏi GSDD

M03 - 12

Page 13: Tập huấn đội điều tra GIÁM SÁT DINH DƯỠNG: Tài liệu học viênviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M03 - Tai lieu Hoc vien... · Bộ câu hỏi GSDD

M03 - 13

Page 14: Tập huấn đội điều tra GIÁM SÁT DINH DƯỠNG: Tài liệu học viênviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M03 - Tai lieu Hoc vien... · Bộ câu hỏi GSDD

M03 - 14

Page 15: Tập huấn đội điều tra GIÁM SÁT DINH DƯỠNG: Tài liệu học viênviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M03 - Tai lieu Hoc vien... · Bộ câu hỏi GSDD

M03 - 15

Page 16: Tập huấn đội điều tra GIÁM SÁT DINH DƯỠNG: Tài liệu học viênviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M03 - Tai lieu Hoc vien... · Bộ câu hỏi GSDD

M03 - 16

Page 17: Tập huấn đội điều tra GIÁM SÁT DINH DƯỠNG: Tài liệu học viênviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M03 - Tai lieu Hoc vien... · Bộ câu hỏi GSDD

M03 - 17

Page 18: Tập huấn đội điều tra GIÁM SÁT DINH DƯỠNG: Tài liệu học viênviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M03 - Tai lieu Hoc vien... · Bộ câu hỏi GSDD

M03 - 18

Page 19: Tập huấn đội điều tra GIÁM SÁT DINH DƯỠNG: Tài liệu học viênviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M03 - Tai lieu Hoc vien... · Bộ câu hỏi GSDD

M03 - 19

Page 20: Tập huấn đội điều tra GIÁM SÁT DINH DƯỠNG: Tài liệu học viênviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M03 - Tai lieu Hoc vien... · Bộ câu hỏi GSDD

M03 - 20

TT 2-8: Các chỉ số của chương trình dinh dưỡng quốc gia và thông tin thu thập bằng công cụ GSDD

Chỉ số của chương trình Các câu hỏi của GSDD

Mục tiêu 1: Cải thiện tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em.

Giảm tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn ở phụ nữ tuổi sinh đẻ xuống còn 15% vào năm 2015 và dưới 12% vào năm 2020.

3.4 - Cân nặng của bà mẹ

3.5 - Chiều cao của bà mẹ

Giảm tỷ lệ trẻ có cân nặng sơ sinh thấp (dưới 2500 gam) xuống dưới 10% vào năm 2015 và dưới 8% vào năm 2020.

4.3 - Cân nặng của trẻ khi sinh

Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống còn 26% vào

năm 2015 và xuống còn 23% vào năm 2020.

1.3 - Ngày điều tra

3.3 - ngày sinh của trẻ

3.5 - Chiều cao/ dài của trẻ

Giới tính của trẻ

Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống 15% vào năm 2015 và giảm xuống 12,5% vào năm 2020.

1.3 - Ngày điều tra

3.3 - ngày sinh của trẻ

3.4 - Cân nặng của trẻ

Giới tính của trẻ

Đến năm 2020, chiều cao của trẻ 5 tuổi tăng từ 1,5cm - 2cm cho cả trẻ trai và gái;

1.3 - Ngày điều tra

3.3 - ngày sinh của trẻ

3.5 - Chiều cao/ dài của trẻ

Giới tính của trẻ

Khống chế tỷ lệ béo phì ở trẻ em dưới 5 tuổi ở mức dưới 5% ở nông thôn và dưới 10% ở thành phố lớn vào năm 2015 và tiếp tục duy trì đến năm 2020.

3.4 - Cân nặng của trẻ

3.5 - Chiều cao/ dài của trẻ

Giới tính của trẻ

Vòng cánh tay

Mục tiêu 2: Phòng chống suy dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em, nâng cao tầm vóc người Việt Nam

Tổ chức các hoạt động tư vấn về dinh dưỡng bao gồm: chế độ dinh dưỡng, chế độ nghỉ ngơi, kiến thức về việc bổ sung viên sắt/viên đa vi chất phòng chống thiếu máu thiếu sắt trong quá trình theo dõi thai nghén;

Rà lại các câu về tư vấn 9.2.

Nhiều IYCF, thiếu nghỉ ngơi, uống viên sắt, đa vi chất

Hỗ trợ và thúc đẩy nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và ăn bổ sung hợp lý cho trẻ dưới 2 tuổi;

Các biến đã có theo cách tính chỉ số IYCF của WHO

Page 21: Tập huấn đội điều tra GIÁM SÁT DINH DƯỠNG: Tài liệu học viênviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M03 - Tai lieu Hoc vien... · Bộ câu hỏi GSDD

M03 - 21

Chỉ số của chương trình Các câu hỏi của GSDD

Bổ sung các sản phẩm dinh dưỡng giàu chất dinh dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng nặng được điều trị trong bệnh viện và cơ sở y tế tuyến tỉnh, thành phố, quận/huyện và phường/xã;

<Công cụ khác>

Xây dựng và phổ biến phác đồ điều trị suy dinh dưỡng nặng trong các cơ sở điều trị nhi khoa trên địa bàn thành phố và tại cộng đồng;

<Công cụ khác>

Xây dựng câu lạc bộ dinh dưỡng để chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc dinh dưỡng nhằm nâng cao kiến thức và thực hành dinh dưỡng vì sự phát triển của thai nhi;

Câu 9.2 - thêm nguồn là câu lạc bộ dinh dưỡng

Chăm sóc sức khoẻ và dinh dưỡng hợp lý cho phụ nữ mang thai, góp phần phòng chống suy dinh dưỡng thấp còi và nâng cao tầm vóc;

5.5 - 5.7 Bổ sung sắt, đa vi chất khi mang thai.

Theo dõi biểu đồ tăng trưởng của trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt đối với trẻ < 2 tuổi kèm theo tư vấn giúp trẻ tăng trưởng bình thường;

9.2J - Thông tin về sự tăng trưởng và phát triển của trẻ

Xây dựng kế hoạch, sản xuất và cung cấp các sản phẩm dinh dưỡng thích hợp cho người dân, đặc biệt các bà mẹ, trẻ em các vùng bị thiên tai bão lụt và các đối tượng đặc biệt khác.

<Công cụ khác>

Mục tiêu 3: Cải thiện tình trạng vi chất dinh dưỡng

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi có hàm lượng vitamin A huyết thanh thấp (<0,7 μmol/L) giảm xuống dưới 10% vào năm 2015 và dưới 8% vào năm 2020.

<Công cụ khác>

Tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai giảm còn 28% vào năm 2015 và 23% năm 2020.

<Công cụ khác>

Tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi giảm còn 20% vào năm 2015 và 15% năm 2020.

<Công cụ khác>

Đến năm 2015, tỷ lệ hộ gia đình dùng muối i-ốt hàng ngày đủ tiêu chuẩn phòng bệnh (≥ 20 ppm) đạt > 90%,

9.3 Gia đình có dùng muối hoặc bột canh có trộn I ốt

Chờ sử dụng 9.4 - Kết quả kiểm tra muối I ốt

mức trung vị i-ốt niệu của bà mẹ có con dưới 5 tuổi đạt từ 10 đến 20 g/dl và tiếp tục

<Công cụ khác>

Page 22: Tập huấn đội điều tra GIÁM SÁT DINH DƯỠNG: Tài liệu học viênviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M03 - Tai lieu Hoc vien... · Bộ câu hỏi GSDD

M03 - 22

Chỉ số của chương trình Các câu hỏi của GSDD

duy trì đến năm 2020.

Mục tiêu 4: Phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng

Phòng chống thiếu vitamin A: bổ sung vitamin A liều cao 2 lần/nămcho trẻ em 6- 36 tháng tuổi

4.4 - Trong 6 tháng qua, cháu (TÊN) có uống Vitamin A

Bổ sung vitamin A liều cao cho bà mẹ trong vòng 1 tháng sau khi sinh

5.1 Sau khi sinh cháu nhỏ nhất, chị có uống viên Vitamin A

trẻ em dưới 5 tuổi có nguy cơ cao thiếu vitamin A (trẻ bị suy dinh dưỡng, tiêu chảy, sởi, viêm cấp đường hô hấp)

<Công cụ khác>

Phòng chống thiếu máu do thiếu sắt: bổ sung viên sắt/acid folic cho phụ nữ có thai, phụ nữ tuổi sinh đẻ.

5.5 - Trong 6 tháng qua, chị có uống viên sắt hoặc sắt folat không? Nếu CÓ, số tháng được uống?

Triển khai việc tẩy giun định kỳ cho trẻ em từ 2 đến 5 tuổi và phụ nữ độ tuổi sinh đẻ dựa trên hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế;

4.7 - Trong 6 tháng qua, cháu (TÊN) có được tẩy giun không?

5.2 - Trong 6 tháng qua, chị có uống thuốc tẩy giun không?

Phòng chống rối loạn do thiếu I-ốt: vận động người dân sử dụng muối có bổ sung I-ốt;

9.3 - Gia đình có dùng muối hoặc bột canh có trộn I ốt khi nấu ăn hoặc pha chấm không?

Giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh muối I-ốt;

<Công cụ khác>

Xây dựng chính sách hỗ trợ cho người nghèo, vùng khó khăn tiếp cận muối có tăng cường I-ốt

<Công cụ khác>

Có trong tổng điều tra 2009

Tăng cường vi chất vào thực phẩm: tăng cường vi chất vào bột mỳ, vitamin A vào dầu ăn, sắt vào nước chấm và các thực phẩm khác.

<Công cụ khác>

Vì vậy nên tách hai câu 8.3A và 8.3B trong trường hợp có bổ sung vi chất vào bột mỳ sau này

Sản xuất và cung ứng muối I-ốt cho người ăn, tăng cường sản xuất các thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng.

<Công cụ khác>

Page 23: Tập huấn đội điều tra GIÁM SÁT DINH DƯỠNG: Tài liệu học viênviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M03 - Tai lieu Hoc vien... · Bộ câu hỏi GSDD

M03 - 23

Bài giảng 6 – Kỹ thuật phỏng vấn

TT 2-12: Kỹ thuật phỏng vấn Người phỏng vấn tốt:

1) Tự giới thiệu bản thân, hoặc theo tài liệu hướng dẫn.

2) Nêu tên cơ quan tổ chức tiến hành điều tra và mục đích của cuộu điều tra.

3) Giữ bản chất bảo mật của cuộc điều tra. Nếu có người không liên quan xung quanh nơi phỏng vấn, lịch sự mời họ ra khỏi khu vực phỏng vấn.

4) Giải thích cho người trảlời phỏng vấn về sự tự nguyện khi tham gia điều tra, các câu trả lời của họ sẽ được giữ kín, lấy chứng nhận chấp thuận tham gia trước khi bắt đầu phỏng vấn.

5) Sử dụng câu hỏi như đã được in trong phiếu.

6) Nói to và rõ. Hỏi các câu hỏi với thái độ tôn trọng người trả lời.

7) Nhìn thẳng vào mắt người trả lời phỏng vấn sau khi đặt câu hỏi(không chỉ chăm chú nhìn vào bộ câu hỏi.)

8) Giữ thái độ trung lập khi ghi nhận câu trả lời. (Không cười, khen hoặc sửa lại câu trả lời của người được phỏng vấn. Không nói ngụ ý câu trả lời của người này tốt hơn câu trả lời của người kia.)

9) Hỏi dò “còn gì nữa không?” sau mỗi câu trả lời trong trường hợp câu có nhiều khả năng trả lời không gợi ý.

10) Nhắc lại chính xác câu hỏi như đã in trong phiếu nếu như người được phỏng vấn vẫn giữ yên lặng sau khi câu hỏi đã được hỏi.

11) Sử dụng bảng nháp 8.2 và 8.3 để hỏi loại thực phẩm của trẻ được ăn trong ngày hôm qua theo trình tự thời gian. Sử dụng các bảng kiểm tiếp theo để đánh dấu và kiểm tra tránh bỏ sót.

12) Thay đổi trình tự câu chữ mà vẫn không thay đổi nghĩa chỉ trong trường hợp người được phỏng vấn vẫn không hiểu sau khi đã nhắc lại nguyên văn câu hỏi in trong phiếu.Ví dụ, sau khi người phỏng vấn hỏi hai lần "Con chị có ăn cà rốt hay khoai tây hôm qua trong cả ngày và đêm?" và người được phỏng vấn vẫn trả lời "Tôi không hiểu", thì người phỏng vấn tốt không được hỏi "Con chị có ăn cà rốt hay khoai lang?" (Thay đổi ý nghĩa câu hỏi: khoai tây thành khoai lang và ý là hỏi con chị đã bao giờ ăn chưa thay vì ngay hôm qua) mà thay vào đó hỏi "Ngày hôm qua, từ sáng hôm qua đến sáng hôm nay, con chị có ăn cà rốt hay khoai tây không?"

13) Không bao giờ đặt câu hỏi có gợi ý trả lời. Ví dụ, đối tượng trả lời "gần đây cháu có bị ỉa chảy" , người phỏng vấn không được hỏi "Ý chị nói là trẻ bị tiêu chảy trong hai tuần qua phải không?". Thay vào đó, hãy hỏi "Ý chị gần đây là bao lâu rồi? - mấy tuần hay là mấy ngày?"

14) Không bao giờ tự suy đoán câu trả lời khi chưa hỏi.Ví dụ, Nếu người được phỏng vấn nói là

Page 24: Tập huấn đội điều tra GIÁM SÁT DINH DƯỠNG: Tài liệu học viênviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M03 - Tai lieu Hoc vien... · Bộ câu hỏi GSDD

M03 - 24

không cho trẻ uống nước thì cũng suy ra không cho trẻ uống nước chè hoặc uống côca.

15) Không bao giờ hỏi câu hỏi đóng trong khi vẫn có thể hỏi được bằng câu hỏi mở. Ví dụ, thay vì hỏi "cháu dưới hai mươi bốn tháng tuổi phải không" thì hỏi "Cháu năm nay bao nhiêu tuổi?"

16) Nếu có thể, hãy sử dụng tên hoặc/và giới của trẻ (con trai/ con gái) khi hỏi.

17) Dò hỏi cho câu trả lời chính xác. Ví dụ, nếu một câu trả lời có vẻ là không phù hợp với thông tin trước đó hoặc nếu có một số lý do khác để nghi ngờ một câu trả lời, người phỏng vấn cố gắng tìm ra sự thật bằng cách hỏi người được phỏng vấn một câu hỏi khác. Tuy nhiên, người phỏng vấn vẫn không nên quá dai dẳng bởi vì người trảlời phỏng vấn lại có thể thay đổi câu trả lời chỉ để làmngười phỏng vấn hài lòng.

18) Nếu phải phiên dịch thì phải kiểm tra câu dịch không làm chuyển ý của câu hỏi so với câu hỏi gốc.

Page 25: Tập huấn đội điều tra GIÁM SÁT DINH DƯỠNG: Tài liệu học viênviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M03 - Tai lieu Hoc vien... · Bộ câu hỏi GSDD

M03 - 25

TT 2-12a: Trình tự phỏng vấn cho trẻ uống trong ngày hôm qua (8.2) No Điều tra viên Đối tượng Ghi nháp Bảng kiểm

A Hỏi: Xin chị nhớ lại khi cháu (TÊN) thức dậy sáng hôm qua, cháu làm gì? cháu có được uống gì không?

Trả lờI: 1) Không uống gì B 2) Có A1

A1 Hỏi: Xin chị cho biết cụ thể cháu uống những gì lúc đó? Trả lờI: tự kể… 1) Sữa bột/ sữa nước/ sữa chua Vạch dấu cột tương ứng 2) Đồ uống khác Ghi cụ thể tiếp A2

A2 Hỏi: Cháu còn được uống gì nữa không?

Trả lời: 1) Có A1 2) Không còn gì nữa B

B Hỏi: Sau đó trẻ làm gì? Cháu có được uống gì không? Trả lờI: 1) Không uống gì B 2) Có B1 3) Cháu đi ngủ cho đến sáng B3

B1 Hỏi: Xin chị cho biết cụ thể cháu uống những gì lúc đó? Trả lờI: tự kể… 1) Sữa bột/ sữa nước/ sữa chua Vạch dấu cột tương ứng 2) Đồ uống khác Ghi cụ thể tiếp B2

B2 Hỏi: Cháu còn được uống gì nữa không?

Trả lời: 1) Có B1 2) Không còn gì nữa B 3) Cháu đi ngủ cho đến sáng B3

B3 Chuyển từ nháp xuống bảng kiểm: 1) Các loại sữa: Đếm số lần uống. Nếu có, ghi số lần 2) Nước/ đồ uống:

a) Nếu có tên trong liệt kê: khoanh tròn tên thực phẩm, khoanh mã (1)

b)Không có tên trong liệt kê: Ghi tên vào cột tên thực phầm và khoanh (1)

C Hỏi: Từ khi cháu (TÊN) thức dậy sáng hôm qua đến khi cháu thức dậy sáng hôm nay cháu có được uống (TÊN NHÓM THỰC PHẨM CHƯA ĐƯỢC KỂ RA) không?

Trả lời: 1) Có Khoanh (1) B3 2) Không Khoanh (0) C

3) Không còn TP chưa đánh dấu Q8.3

Page 26: Tập huấn đội điều tra GIÁM SÁT DINH DƯỠNG: Tài liệu học viênviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M03 - Tai lieu Hoc vien... · Bộ câu hỏi GSDD

M03 - 26

TT 2-12a: Trình tự phỏng vấn cho trẻ ăn trong ngày hôm qua (8.3) No Điều tra viên Đối tượng Ghi nháp Bảng kiểm

A Hỏi: Xin chị nhớ lại khi cháu (TÊN) thức dậy sáng hôm qua, cháu đã làm gì? Cháu có được ăn không?

Trả lờI: 1) Không ăn gì B 2) Có A1

A1 Hỏi: Xin chị cho biết cụ thể cháu ăn những gì lúc đó? Trả lờI: tự kể… 1) Thực phẩm đơn lẻ Ghi cụ thể A3 2) Món ăn Ghi tên món A2

A2 Hỏi: Món cho cháu ăn đó gồm những gì? Trả lờI: tự kể… 1) Thực phẩm đơn lẻ Ghi cụ thể A3 2) Món ăn Ghi tên món A2

A3 Hỏi: Khi đó cháu còn được ăn gì nữa không?

Trả lời: 1) Có A1 2) Không còn gì nữa B

B Hỏi: Sau đó trẻ làm gì? Cháu có được ăn gì không? Trả lờI: 1) Không ăn gì B 2) Có B1 3) Cháu đi ngủ cho đến sáng B3

B1 Hỏi: Xin chị cho biết cụ thể cháu ăn những gì lúc đó? Trả lờI: tự kể… 1) Thực phẩm đơn lẻ Ghi cụ thể B3 2) Món ăn Ghi tên món B2

B2 Hỏi: Món cho cháu ăn đó gồm những gì? Trả lờI: tự kể… 1) Thực phẩm đơn lẻ Ghi cụ thể B3 2) Món ăn Ghi tên món B2

B3 Hỏi: Khi đó cháu còn được ăn gì nữa không?

Trả lời: 1) Có B1 2) Không còn gì nữa B 3) Cháu đi ngủ cho đến sáng B4

B4 Chuyển từ nháp xuống bảng kiểm: 1) Nếu có tên trong liệt kê: khoanh tròn tên thực phẩm, khoanh mã (1) 2) Không có tên trong liệt kê: Ghi tên vào cột tên thực phầm và khoanh (1)

C Hỏi: Từ khi cháu (TÊN) thức dậy sáng hôm qua đến khi cháu thức dậy sáng hôm nay cháu có được ăn (TÊN NHÓM THỰC PHẨM CHƯA ĐƯỢC KỂ RA) không?

Trả lời: 1) Có Khoanh (1) B4 2) Không Khoanh (0) C

3) Không còn TP chưa đánh dấu kiểm tra lại các nhóm từ A-R trước khi chuyển câu tiếp theo

Page 27: Tập huấn đội điều tra GIÁM SÁT DINH DƯỠNG: Tài liệu học viênviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M03 - Tai lieu Hoc vien... · Bộ câu hỏi GSDD

M03 - 27

Bài giảng 7 – Bảo vệ đối tượng tham gia điều tra

TT 2-13: Các lý do phải giữ bí mật cá nhân Nếu bạn không đảm bảo được bí mật của người trả lời phỏng vấn:

1) Người trả lời có thể từ chối cuộc phỏng vấn.

2) Bạn có thể không có được câu trả lời đúng sự thật. Nếu người trả lời cảm thấy tính riêng tư không được đảm bảo trong quá trình phỏng vấn, hoặccó thể do dự khi cung cấp những thông tin mà có thể làm hại thanh danh của mình nếu để cho người ngoài biết.

3) Điều này có thể gây tổn hại cho chính chương trình hoặc dự án. Nếu người dân không còn tin vào các nhân viêncủa dự án vì có vấn đề với thông tin riêng tư, chương trình hoặc dự án có thể sẽ không còn được người dân ủng hộ cho các hoạt động của dự án.

4) Điều này có thể làm hại đến người trả lờiphỏng vấn. Ví dụ, một phụ nữ sử dụng biện pháp tránh thai mà không cho chồng biết, việc tiết lộ thông tin này có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của người trả lời nếu người chồng biết được.

5) Người trả lời phỏng vấn có thể không yên tâm vì người phỏng vấn có thể báo lại cho chính quyền hoặc mất đi quyền lợi họ có thể có.

Chú ý: Bí mật riêng tư của người trả lời phỏng vấn phải được đảm bảo bằng cách "mời" những người tò mò ở quanh nơi phỏng vấn rời xa nơi phỏng vấn để đảm bảo không có thông tin bị lọt ra ngoài.

Page 28: Tập huấn đội điều tra GIÁM SÁT DINH DƯỠNG: Tài liệu học viênviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M03 - Tai lieu Hoc vien... · Bộ câu hỏi GSDD

M03 - 28

TT 2-14: Phiếu đồng ý tham gia

Người phỏng vấn: Tự giới thiệu mình với quý đối tượng trả lời phòng vấn bằng cách giới thiệu như sau:

Xin chào (anh/chị). Tôi tên là _____________, tôi là cán bộ của <Tên cơ quan>. Tôi xin cảm ơn anh/chị

đã nhận lời tham gia cuộc điều tra này. Tôi xin phép được phỏng vấn anh/chị về tình hình sức khỏe của

chị và của bécon dưới năm tuổi của chị. Thông tin do chị cung cấp sẽ được sử dụng để xây dựng các kế

hoạch can thiệp nhằm nâng cao sức khỏe trẻ em.

Lần phỏng vấn này thường kéo dài _____ phút. Tất cả thông tin nào do chị cung cấp sẽ được giữ kín, không cho bất cứ người ngoài nào biết. Việc tham gia vào cuộc điều tra này là hoàn toàn tự nguyện và anh/chị có thể quyết định trả lời câu hỏi hoặc từ chối không trả lời tất cả các câu hỏi. Tuy nhiên, chúng tôi hy vọng anh/chị sẽ tham gia đầy đủ vào cuộc điều tra này vì các thông tin anh/chị cung cấpsẽ rất quan trọng.

Đến đây, anh/chị có thắc mắc gì về cuộc điều tra này không? Anh/Chị có vui lòng trả lời phỏng vấn chứ?

ĐÓI TƯỢNG ĐỒNG Ý TRẢ LỜI PHỎNG VẤN

ĐÓI TƯỢNG KHÔNG ĐỒNG Ý TRẢ LỜI PHỎNG VẤN

Chữ ký của người trả lời phỏng vấn:

Ngày: __ __/__ __/__ __

Tên người trả lời phỏng vấn: ____________________

Page 29: Tập huấn đội điều tra GIÁM SÁT DINH DƯỠNG: Tài liệu học viênviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M03 - Tai lieu Hoc vien... · Bộ câu hỏi GSDD

M03 - 29

Bài giảng 8 – Các tài liệu hỗ trợ điều tra

TT 2-15: Các tài liệu hỗ trợ cho điều tra GSDD

Mã bảng kiểm

Tên tài liệu Thời điểm Đối tượng

BK01 BẢNG KIỂM TRƯỚC KHI ĐIỀU TRA THỰC ĐỊA Trước điều tra ĐTV, ĐT

BK02 BẢNG KIỂM CỦA ĐỘI TRƯỞNGTRƯỚC KHI ĐIỀU TRA THỰC ĐỊA

Trước điều tra ĐT

BK03A PHIẾU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÂN ĐO NHÂN TRẮC

Khi cân đo ĐT, GSV

BK03B PHIẾU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG PHỎNG VẤN Khi phỏng vấn ĐT, GSV

BK04 DANH SÁCH ĐÔI TƯỢNG ĐIỀU TRA 30 CỤM Trong điều tra ĐT

BK08 PHIẾU MÃ TỈNH/ THÀNH PHỐ VÀ MÃ DÂN TỘC Trong điều tra ĐT, ĐTV

BK09 BẢNG CHUYỂN ĐỔI NĂM SINH ÂM LỊCH SANG TUỔI DÂN SỐ

Trong điều tra ĐT, ĐTV

BK10A (1-10)

BẢNG TRA THÁNG TUỔI VÀ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA TRẺ DƯỚI 5 TUỔI (từ tháng 6 đến tháng 10/2014)

Sau cân đo, Trước phản hồi

ĐT, NT

BK10B BẢNG TRA TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CÂN THEO CAO

Sau cân đo, Trước phản hồi

ĐT, NT

BC01 BÁO CÁO KẾT QUẢ TIẾN HÀNH ĐIỀU TRA THỰC ĐỊA Sau điều tra ĐT

Từ viết tắt: ĐT= Đội trưởng, ĐTV = Điều tra viên phỏng vấn, NT= Điều tra viên cân đo nhân trắc

GSV= Giám sát viên

Ghi chú: Có thể thay đổi danh sách tài liệu cho phù hợp với hoàn cảnh

Page 30: Tập huấn đội điều tra GIÁM SÁT DINH DƯỠNG: Tài liệu học viênviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M03 - Tai lieu Hoc vien... · Bộ câu hỏi GSDD

M03 - 30

Page 31: Tập huấn đội điều tra GIÁM SÁT DINH DƯỠNG: Tài liệu học viênviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M03 - Tai lieu Hoc vien... · Bộ câu hỏi GSDD

M03 - 31

Bài giảng 9 – Giám sát hỗ trợ nâng cao chất lượng điều tra

TT 2-17: Bảng kiểm đánh giá nâng cao chất lượng

Sử dụng bảng kiểm BK03A, BK03B

Quan sát và đánh giá ít nhất 1 một cuộc phỏng vấn của mỗi điều tra viên trong đội. Sử dụng bảng kiểm này trong khi quan sát cuộc phỏng vấn. Trong khi quan sát, không nói hoặc nhắc nhở điều tra viên dù họ có mắc lỗi. Điền lại bảng kiểm sau khi kết thúc phỏng vấn.Trao đổi riêng với với điều tra viên đó, thảo luận về cả những điểm mạnh và những điểm cần phải làm cho tốt hơn. Cần nhớ rằng: Mục đích của bảng kiểm này là để ghi nhận chất lượng của điều tra viên, khuyến khích điều tra viên tiếp tục duy trì những điểm đã làm tốt, và để hoàn thiện hơn kỹ năng của điều tra viên

Page 32: Tập huấn đội điều tra GIÁM SÁT DINH DƯỠNG: Tài liệu học viênviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M03 - Tai lieu Hoc vien... · Bộ câu hỏi GSDD

M03 - 32

TT 2-18: Kiểm tra lỗi tại thực địa

Đội trưởng không thể có khả năng quan sát tất cả các cuộc phỏng vấn của đội mình. Tuy nhiên, đội trưởng sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra lỗicủa tất cả các phiếu phỏng vấn.Họ sẽ phải kiểm tra ngay khi còn ở thực địa và mọi vấn đề phải giải quyết ngay lập tức. Ghi lại và đánh dấu bằng bút màu hoặc bút chì các vấn đề trên phiếu và ký hoặc ký hiệu trên trang cuối là phiếu đã được kiểm tra.

Nội dung kiểm tra bộ câu hỏi điều tra GSDD

Đội trưởng cần kiểm tra lại phiếu vừa mới hoàn thành phỏng vấn theo các nội dung sau:

1) Tháng tuổi của trẻ điều tra không quá 59 tháng

2) Không còn câu hỏi nào trên phiếu để trống hoặc bỏ sót nếu không có điều kiện nhảy

3) Vào mã trả lời sai

4) Câu trả lời rõ ràng (Hiểu được nội dung trả lời) - Câu trả lời không rõ ràng nếu không cung cấp được thông tin tương ứng với câu hỏi hoặc để trống

5) Sai bước nhảy các câu hỏi trong phiếu

6) Lựa chọn "Khác" không đúng (Nội dung mô tả khác đã có trong mã lựa chọn khác

7) Các câu trả lời hoặc mã lựa chọn nằm ngoài giới hạn thực tế hoặc thiếu lôgic

8) Các câu trả lời mâuthuẫn; ví dụ: điều tra viên đánh dấu cả hai mục trẻ được "bú mẹ hoàn toàn" và được cho "ăn bổ sung"

Nếu có thể, đội trưởng cần trao đổi với điều tra viên trước khi rời khỏi thực địa để họ có thể dễ dàng quay lại tìm người trả lời phỏng vấn nếu phát hiện có các câu chưa trả lời. Mọi lỗi phát hiện đều phải sử dụng như các cơ hội học tập và rút kinh nghiệm.

Page 33: Tập huấn đội điều tra GIÁM SÁT DINH DƯỠNG: Tài liệu học viênviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M03 - Tai lieu Hoc vien... · Bộ câu hỏi GSDD

M03 - 33

TT 2-19: Phiếu nhật ký điều tra Tên đội trưởng: ____________________________________________________ ________________________

Têncác điều tra viên: ________________________________________________ ________________________

_________________________________________________________________________________________

Ngày điều tra: ____/____/_____________

Cụm điều tra: _________________________________________

Số bà mẹ phỏng vấn: _____

Số bà mẹ còn thiếu: _____

Số bà mẹ từ chối: _____

Số phiếu phỏng vấn hoàn thành: _____

Số cuộc phỏng vấn được đội trưởng quan sát: _____

Các vấn đề phát hiện trong ngày Biện pháp giải quyết Hỗ trợ cần thiết

Các vấn đề đặc biệt trong ngày: _______________________________________________________________

_________________________________________________________________________________________

_________________________________________________________________________________________

_________________________________________________________________________________________

_________________________________________________________________________________________

_________________________________________________________________________________________

Page 34: Tập huấn đội điều tra GIÁM SÁT DINH DƯỠNG: Tài liệu học viênviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M03 - Tai lieu Hoc vien... · Bộ câu hỏi GSDD

M03 - 34

TT 2-20: Phản hồi cho điều tra viên

• Về nguyên tắc, phản hồi riêng cho từng điều tra viên. Đội trưởng có thể phản hồi những điểm tốt (biểu dương) chung cho cả đội.

• Ghi nhận những điểm tốt, những điểm đã có tiến bộ. Nói chung, tỷ lệ giữa số điểm tốt được ghi nhận với số điểm chưa tốt được phản hồi theo tỷ lệ 3: 1 để cho điều tra viên không bị mất cân bằng.Dựa vào các điểm tốt để bình luận sự tiến bộ của điều tra viên. Luôn động viên họ.

• Khi điều tra viên thực hiện một công đoạn nào đó bị sai hoặc chưa đúng, phản hồi lại một cách mang tính xây dựng (Ví dụ, dùng câu nghi vấn "Anh/ chị nghĩ gì về cách giới tự giới thiệu của mình?" thay cho câu khẳng định "Anh/ chị không tự giới thiệu hoăc hoàn toàn sai cách"). Về tâm lý mọi người thường dễ chịu hơn khi tự mình nói ra lỗi của mình hơn là để người khác vạch ra lỗi của mình. Điều này cũng giúp cho các điều tra viên có thói quen tự kiểm điểm bản thân để làm tốt hơn.

Trước khi kết thúc phần phản hồi cho điều tra viên:

• Yêu cầu điều tra viên tóm tắt lại vài điểm mà họ đã làm tốt và những điểm sẽ cần phải khắc phục trong tương lai. Tin chắc điều tra viên đã ghi nhận được mọi điều

• Yêu cầu điều tra viên tỏ thái độ sẽ cố gắng khắc phục các nhược điểm bằng lời.

Nếu cần, đưa ra một kế hoạch đơn giản để có thể khắc phục được nhược điểm. (Ví dụ: tự thực hành một và kỹ năng phỏng vấn cho thành thạo trước khi quay lại phỏng vấn đối tượng.)

Page 35: Tập huấn đội điều tra GIÁM SÁT DINH DƯỠNG: Tài liệu học viênviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M03 - Tai lieu Hoc vien... · Bộ câu hỏi GSDD

M03 - 35

TT 2-21: Hướng dẫn thực hành "3 D"

Thực hành này sẽ phải quay vòng 3 lần .

• Vòng #1, một học viên đóng vai "Điều tra viên" có đeo ký hiệu "Điều tra viên" trên người và một học viên khác đóng vai người trả lời phỏng vấn và có đeo ký hiệu "Bà mẹ".

• "Bà mẹ" trả lời phỏng vấn của "Điều tra viên" và điều tra viên điền lại câu trả lời vào bảng copy của phiếu TT2-7: Phiếu điều tra GSDD. "Bà mẹ" thỉnh thoảng đưa ra những tình huống trả lời khó, trả lời mập mờ hoặc vờ không hiểu câu hỏi. (Tuy nhiên, "Bà mẹ" không đưa ra những tình huống khó nhưng phi thực tế)

• Người thứ 3 trong "bộ ba" này sẽ đóng vai "đội trưởng" quan sát "điều tra viên" và sử dụng TT 2-17: Bảng kiểm đánh giá nâng cao chất lượng để phát hiện lỗi trong quá trình phỏng vấn phiếu GSDD.

• Sau khi kết thúc phỏng vấn, Giảng viên dừng phỏng vấn và để thời gian cho "Đội trưởng" phản hồi lại cho "điều tra viên” theo phương pháp mô tả trong TT 2-20: Phản hồi cho điều tra viên.

Lặp lại vòng #1 thêm hai lần nữa và các học viên đổi vai cho nhau. Sau ba vòng thì mỗi học viên đều đã được trải nghiệm làm "điều tra viên", "bà mẹ" và "đội trưởng".

Page 36: Tập huấn đội điều tra GIÁM SÁT DINH DƯỠNG: Tài liệu học viênviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M03 - Tai lieu Hoc vien... · Bộ câu hỏi GSDD

M03 - 36

Bài giảng 10 – Cân đo nhân trắc

TT2-22: Cân trẻ theo phương pháp mẹ bồng con Kỹ thuật cân trừ bì với sự hỗtrợ của nhân viên y tế hoặc người trợ giúp cân trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh

Ghi chú: là biểu tượng chỉ một bà mẹ và đứa trẻ, biểu tượng xuất hiện bên trái màn hình khi cân bắt đầu hoạt động.

Bật cân lên bằng cách che pin mặt trời khoảng gần 1 giây.

Màn hiện sẽ hiện ra sau đó là .

Đợi đến khi màn hình hiện trước khi bước lên cân. Che pin mặt trời khoảng gần 1 giây

Cân đang chuẩn bị được sử dụng.

Cân đã sẵn sàng để sử dụng.

Yêu cầu người trợ giúp đứng lên cân Đảm bảo là pin mặt trời không bị che khuất bởi váy áo hay chân người trên cân. Số cân nặng của người trợ giúp sẽ hiện lên trên màn hình trong vòng 2 giây.

GHI CHÚ: Đối tượng cân phải đứng yên trên cân.

Cân nặng của người trợ giúp sẽ xuất hiện trên màn hình.

Người trợ giúp vẫn đứng yên trên cân, che pin mặt trời đi khoảng gần 1 giây. Màn hình sẽ hiện ra . Hình bà mẹ bế đứa trẻ có nghĩa là cân đã tự điều chỉnh, ghi nhớ/ẩn số cân nặng của của người trợ giúp và chuẩn bị cân trẻ.

Che pin mặt trời khoảng gần 1 giây để bỏ qua cân nặng của người trợ giúp. Sau đó màn hình sẽ

hiện ra .

Lúc này người trợ giúp có thể xuống cân để đón đứa trẻ hoặc bà mẹ đưa trẻ cho người trợ giúp bế. Khi người trợ giúp xuống cân để đón đứa trẻ màn hình sẽ hiện .

Khi người trợ giúp xuống cân, màn hình sẽ có biểu tượng , tức là cân đã tự ghi nhớ/ẩn để bỏ qua cân nặng của người trợ giúp.

Page 37: Tập huấn đội điều tra GIÁM SÁT DINH DƯỠNG: Tài liệu học viênviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M03 - Tai lieu Hoc vien... · Bộ câu hỏi GSDD

M03 - 37

Sau khi người trợ giúp bước lại lên cân và bế đứa trẻ, chỉ có cân nặng của đứa trẻ hiện lên.

Ghi lại số cân của trẻ.

GHI CHÚ: Cân sẽ hiện lên số cân của trẻ cho đến khi pin mặt trời bị che đi hoặc khi người trợ giúp đưa trả đứa trẻ cho bà mẹ.

Lúc này người trợ giúp có thể bế đứa trẻ và bước lại lên cân. Trên màn hình chỉ hiện lên số cân nặng của trẻ.

Sau khi trẻ được đưa trả lại cho bà mẹ, màn hình sẽ tiếp tục hiện lên (chừng nào mà người trợ giúp còn tiếp tục đứng trên cân). Nếu người trợ giúp bước khỏi cân để bế đứa trẻ khác, màn hình sẽ hiện.

Khi người trợ giúp trả lại trẻ cho người khác bế, màn hình sẽ hiện.

Lặp lại bước 4 và 5 để cân đứa trẻ khác.

Ghi nhớ: Cân sẽ tự động tắt 2 phút sau khi cân. Nếu vậy thì làm theo hướng dẫn để bật lại cân.

Các điểm cần lưu ý trong kỹ thuật cân trừ bì

Cân nặng của người bế trẻ sẽ hiện lên (sau đó được ghi nhớ/ẩn đi) trước khi bế trẻ để cân.

Người đứng trên cân và có cân nặng được ghi nhớ/ẩn đi cũng chính là người bế trẻ để cân.

Trọng lượng trẻ cần ít nhất là 2kg khi người trợ giúp đứng trên cân và đón trẻ.Nếu người trợ giúp bước xuống cân khi cân hiện(trạng thái ghi nhớ/ẩn cân nặng của người đó) thì tiếp theo có thể cân được trẻ dưới 2 kg.

Trạng thái ghi nhớ/ẩn cân nặng có thể được bỏ đi khi che pin mặt trời hoặc chờ đến khi cân tắt tự động.Màn hình sẽ luôn hiện nếu có vật nặng mới lên cân nhỏ hơn cân nặng đang ghi nhớ/ẩn.

Page 38: Tập huấn đội điều tra GIÁM SÁT DINH DƯỠNG: Tài liệu học viênviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M03 - Tai lieu Hoc vien... · Bộ câu hỏi GSDD

M03 - 38

TT 2-23: Đề cương cân đo trẻ

Đề cương cân trẻ

1) Cần bao nhiêu điều tra viên để cân trẻ?

2) Cân đối tượng được thực hiện vào lúc nào trong quy trình điều tra?

3) Bà mẹ/ người chăm sóc trẻ phải làm gì khi cân trẻ?

4) Anh/ chị cần làm gì với trẻ khi cân trẻ?

5) Điều gì anh/ chị phải nói với bà mẹ/ người chăm sóc trẻ?

6) Có những điều gì anh/ chị cần phải lưu ý khi cân trẻ?

Các bước cân đo:

1) Những việc gì anh/ chị phải làm đầu tiên?

2) Những việc gì anh/ chị phải làm tiếp theo?

3) Anh/ chị đọc kết quả cân đo như thế nào?

4) Anh/ chị ghi lại kết quả cân đo như thế nào?

5) Phương pháp nào tốt nhất để huấn luyện điều tra viên cân đo?

Page 39: Tập huấn đội điều tra GIÁM SÁT DINH DƯỠNG: Tài liệu học viênviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M03 - Tai lieu Hoc vien... · Bộ câu hỏi GSDD

M03 - 39

Bài giảng 11 – Chuẩn hóa cân đo

TT 2-24: Phiếu chuẩn hóa cân đo Họ tên người đo: __________________________________________________

Mã số: ___ ____

Ngày đo: _____/_____/__________

Trẻ số Cân nặng (kg) Chiều cao/ dài (cm)

1

,

,

2 ,

,

3 ,

,

4 ,

,

5 ,

,

6 ,

,

7 ,

,

8 ,

,

9 ,

,

10 ,

,

Ghi chú:

Mô phỏng theo mẫu: “How to Weigh and Measure Children” I.J. Shorr, UN, New York, 1986

Page 40: Tập huấn đội điều tra GIÁM SÁT DINH DƯỠNG: Tài liệu học viênviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M03 - Tai lieu Hoc vien... · Bộ câu hỏi GSDD

M03 - 40

Page 41: Tập huấn đội điều tra GIÁM SÁT DINH DƯỠNG: Tài liệu học viênviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M03 - Tai lieu Hoc vien... · Bộ câu hỏi GSDD

M03 - 41

Bài giảng 13 – Đánh giá lớp học

TT 2-25: Phiếu đánh giá lớp tập huấn Đánh giá các hoạt động của lớp tập huấn theo quan điểm của anh/ chị.

Anh/ chị có hiểu được các bài giảng trong lớp tập huấn này không?

Những bài giảng nào khó hiểu nhất và tại sao? _____________________________________________

__________________________________________________________________________________

__________________________________________________________________________________

Các bài giảng trong lớp tập huấn này có ích lợi gì không?

Những bài giảng nào có ích nhất và tại sao? _______________________________________________

__________________________________________________________________________________

__________________________________________________________________________________

Anh/ chị có hài lòng với lớp tập huấn này không?

Anh/ chị có góp ý gì với phương pháp giảng dạy của lớp tập huấn này?

__________________________________________________________________________________

__________________________________________________________________________________

__________________________________________________________________________________

Anh/ chị có góp ý gì thêm với nội dung, hình thức hoặc về tổ chức, hậu cần của lớp tập huấn này?

__________________________________________________________________________________

__________________________________________________________________________________

__________________________________________________________________________________

__________________________________________________________________________________

1. Không hiểu

2. Hiểu được rất ít

3. Hiểu một nửa

4. Hiểu gần hết

5. Hiểu tất cả

1. Không có ích

2. Một ít

3. Một nửa

4. Gần hết

5. Hoàn toàn có ích

1. Không hài lòng

2. Một ít

3. Một nửa

4. Gần hết

5. Rất hài lòng

Page 42: Tập huấn đội điều tra GIÁM SÁT DINH DƯỠNG: Tài liệu học viênviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M03 - Tai lieu Hoc vien... · Bộ câu hỏi GSDD

M03 - 42

Bài giảng 14 – Phụ lục cân đo nhân trắc, đánh giá phiếu điều tra

TT 2-26a: Sơ đồ quy trình đo chiều dài nằm

Page 43: Tập huấn đội điều tra GIÁM SÁT DINH DƯỠNG: Tài liệu học viênviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M03 - Tai lieu Hoc vien... · Bộ câu hỏi GSDD

M03 - 43

TT 2-26b: Sơ đồ quy trình đo chiều cao

Page 44: Tập huấn đội điều tra GIÁM SÁT DINH DƯỠNG: Tài liệu học viênviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M03 - Tai lieu Hoc vien... · Bộ câu hỏi GSDD

M03 - 44

TT 2-27: Đề cương đo chiều cao/ chiều dài 1) Cần bao nhiêu người để đo chiều cao/ chiều dài trong GSDD?

2) Chiều cao/ chiều dài được đo vào thời điểm nào của quá trình điều tra GSDD?

3) Cần phải yêu cầu bà mẹ/ người chăm sóc trẻ làm những gì khi đo chiều cao/ chiều dài của trẻ?

4) Anh/ chị phải làm gì với trẻ khi đo chiều cao/ chiều dài của trẻ?

5) Anh/ chị sẽ nói gì với bà mẹ/ người chăm sóc trẻ khi đo chiều cao/ chiều dài của trẻ?

6) Có những điều gì anh/ chị cần phải quan tâm khi cân đo trẻ?

Các bước thực hiện khi đo chiều cao/ chiều dài:

1) Việc đầu tiên trước khi đo chiều cao/ dài anh chị cần phải làm gì?

2) Việc tiếp theo anh chị cần phải làm gì?

3) Khi đo chiều cao đứng của trẻ, phần nào của cơ thể trẻ sẽ phải chạm vào mặt thước?

4) Khi đo chiều dài nằm của trẻ, những động tác nào sẽ giúp cho trẻ cố định sau khi đặt trẻ nằm thẳng trên mặt thước?

5) Hướng mặt của trẻ được xác định như thế nào?

6) Anh/ chị đọc kết quả đo ở đâu trên thước ?

7) Anh/ chị ghi lại kết quả đo chiều cao/ chiều dài như thế nào?

8) Cách nào là cách tốt nhất để tập huấn phương pháp đo chiều dài/ chiều cao?

Page 45: Tập huấn đội điều tra GIÁM SÁT DINH DƯỠNG: Tài liệu học viênviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M03 - Tai lieu Hoc vien... · Bộ câu hỏi GSDD

M03 - 45

TT 2-30: Phiếu nhận xét công cụ điều tra (Phiếu được dùng để phản ảnh các vấn đề liên quan đến bộ câu hỏi như câu hỏi không rõ ràng, lủng củng, khái niệm khó hiểu đối với đối tượng, dễ hiểu nhầm sai nghĩa, đọc không thuận, không phù hợp thuật ngữ địa phương.)

Câu hỏi (Trang, sô mã câu hỏi, nội dung) Các vấn đè Đề xuât thay đổi

Họ và tên người đề xuất: ___________________________

Nơi công tác: ___________________________

Ngày đề xuất: ____/____/_____________

Page 46: Tập huấn đội điều tra GIÁM SÁT DINH DƯỠNG: Tài liệu học viênviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M03 - Tai lieu Hoc vien... · Bộ câu hỏi GSDD

M03 - 46

TT 2-31: Phiếu liệt kê từ vựng địa phương (Phiếu được dùng để liệt kê các từ vựng dùng ở địa phương.)

Câu hỏi (Trang, sô mã câu hỏi, nội dung) Từ gốc Từ địa phương

Họ và tên người đề xuất: ___________________________

Nơi công tác: ___________________________

Ngày đề xuất: ____/____/_____________