Toøa soaïn: E-mail:...

8
NHÔÙ LÔØI BAÙC DAÏY 2 Chúng ta hay nể nả. Mình chỉ biết mình thanh liêm là đủ - Quan niệm: Thanh cao tự thủ không đủ. Tất cả chúng ta phụ trách trước nhân dân trong anh em phải có phê bình và tự phê bình... phải mở cửa khuyến khích lãnh đạo phê bình và tự phê bình. 3 (XEM TRANG 4) (XEM TIẾP TRANG 2) (XEM TIẾP TRANG 2) (XEM TRANG 5) ° Tối ngày 13/11/2014, tại thôn 3, xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương đã tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với sự tham dự của đồng chí Hà Phước Toản - UVBTV, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ huyện Lạc Dương, cùng đông đảo bà con nhân dân địa phương. Trong những năm qua, nhân dân thôn 3 cùng với toàn thể nhân dân xã Đạ Sar huyện Lạc Dương đã thực hiện có hiệu quả nhiều cuộc vận động thi đua yêu nước, đặc biệt là cuộc vận động “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, tập trung phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, đưa bộ mặt kinh tế - xã hội của thôn cũng như trong toàn xã ngày càng phát triển, cơ sở hạ tầng được xây dựng khang trang, đường làng ngõ xóm xanh, sạch, đẹp. Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Hà Phước Toản - Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy đã ghi nhận những thành tích của nhân dân thôn 3, xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương,... Tưng bừng Ngày hội Đại đoàn kết ở các khu dân cư trong tỉnh Để chuẩn bị cho kỳ họp thứ 11 của HĐND tỉnh Lâm Đồng khóa VIII sắp tới, các đại biểu HĐND tỉnh đã tiếp xúc với cử tri tại các địa phương. Tại các điểm tiếp xúc, đại biểu HĐND tỉnh thông báo với cử tri tình hình khái quát về kinh tế - xã hội của tỉnh đã đạt được trong năm 2014; thông báo nội dung và chương trình kỳ họp sắp tới của HĐND tỉnh; đồng thời, lắng nghe ý kiến và tâm tư, nguyện vọng của cử tri. ° TẠI HUYỆN BẢO LÂM: Ngày 12/11/2014, Đoàn đại biểu HĐND tỉnh gồm ông Nguyễn Đức Thịnh - UVBTV, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy; ông Trần Văn Hiệp - TUV, Phó Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và ông Phan Văn Đa - TUV, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư… đã tiếp xúc với cử tri thị trấn Lộc Thắng và các xã Lộc Quảng, Lộc Tân, Lộc Thành. Kiến nghị tại các điểm tiếp xúc, cử tri thị trấn và các xã nêu những vấn đề liên quan đến đường giao thông nông thôn (tuyến tỉnh lộ 55 đi Lộc Thành, Lộc Nam xuống cấp trầm trọng); ô nhiễm trên tuyến đường Lạc Long Quân); kinh phí giải tỏa đền bù (khu tái định cư Dự án Bauxit Nhôm); nguồn điện yếu và nước sinh hoạt bị ô nhiễm,... Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc với cử tri tại các địa phương Sáng 14/11/2014, tại thành phố Đà Lạt, Đảng ủy Trường Đại học Đà Lạt đã tổ chức Hội thảo công tác tuyên giáo trong các trường cao đẳng, đại học năm 2014. Phát biểu khai mạc hội thảo, Tiến sĩ Nguyễn Duy Mậu - Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Đà Lạt đã nhấn mạnh: Công tác tuyên giáo là một trong những lĩnh vực công tác cực kỳ quan trọng trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta, là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với mọi thắng lợi của cách mạng nước ta trong suốt gần 80 năm qua dưới ngọn cờ quang vinh của Đảng. Hơn lúc nào hết, trong giai đoạn cách mạng mới, công tác tuyên giáo nói chung và công tác tuyên giáo trong các trường cao đẳng, đại học nói riêng cần phải có những đổi mới, bứt phá quyết liệt để ngang tầm với yêu cầu mới. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong các nhà trường là bộ phận cấu thành của quá trình tổ chức dạy và học; là yếu tố quan trọng góp phần hình thành nhân cách, phẩm chất, lối sống cho sinh viên. Vì vậy, hơn lúc nào hết, đổi mới công tác tuyên giáo... Hội thảo công tác tuyên giáo trong các trường cao đẳng, đại học (XEM TIẾP TRANG 2) Đà lạt: Xây dựng trường học đạt chuẩn văn hóa để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện (Lời phát biểu trong phiên họp Hội đồng Chính phủ tháng 11/1950) Luật Báo chí phải tạo động lực để báo chí phát triển Làm hồng khô phong cách Nhật 5 Sức bật của một ngôi trường vùng xa ° Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Văn Việt tặng bức tranh “Bác Hồ với Bác Tôn” cho thôn Tân Hường 2 (Tp. Bảo Lộc). BAÙO LAÂM ÑOÀNG PHAÙT HAØNH THÖÙ HAI, THÖÙ TÖ, THÖÙ SAÙU VAØ CUOÁI TUAÀN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, Ñöôøng daây noùng: 3811383 - 01645477577 4174 THÖÙ HAI 17-11-2014 Toøa soaïn: 8 QUANG TRUNG - ÑAØ LAÏT Ñieän thoaïi: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] KỶ NIỆM 45 NĂM THỰC HIỆN DI CHÚC CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH Kỷ NIệM 84 NăM NGàY THàNH LậP MặT TRậN DâN TộC THốNG NHấT VIệT NAM (18/11/1930 - 18/11/2014), CHàO MừNG NGàY HộI đạI đOàN KếT TOàN DâN TộC Nỗ lực để xứng đáng với vai trò, vị thế mới

Transcript of Toøa soaïn: E-mail:...

NHÔÙ LÔØI BAÙC DAÏY

2

Chúng ta hay nể nả. Mình chỉ biết mình thanh liêm là đủ - Quan niệm: Thanh cao tự thủ không đủ. Tất cả chúng ta phụ trách trước nhân dân trong anh em phải có phê bình và tự phê bình... phải mở cửa khuyến khích lãnh đạo phê bình và tự phê bình.

3

(XEM TRANG 4)

(XEM TIẾP TRANG 2)

(XEM TIẾP TRANG 2)

(XEM TRANG 5)

° Tối ngày 13/11/2014, tại thôn 3, xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương đã tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với sự tham dự của đồng chí Hà Phước Toản - UVBTV, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ huyện Lạc Dương, cùng đông đảo bà con nhân dân địa phương.

Trong những năm qua, nhân dân thôn 3 cùng với toàn thể nhân dân xã Đạ Sar huyện Lạc Dương đã thực hiện có hiệu quả nhiều cuộc vận động thi đua yêu nước, đặc biệt là cuộc vận động “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, tập trung phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, đưa bộ mặt kinh tế - xã hội của thôn cũng như trong toàn xã ngày càng phát triển, cơ sở hạ tầng được xây dựng khang trang, đường làng ngõ xóm xanh, sạch, đẹp. Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Hà Phước Toản - Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy đã ghi nhận những thành tích của nhân dân thôn 3, xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương,...

Tưng bừng Ngày hội Đại đoàn kết ở các khu dân cư trong tỉnh

Để chuẩn bị cho kỳ họp thứ 11 của HĐND tỉnh Lâm Đồng khóa VIII sắp tới, các đại biểu HĐND tỉnh đã tiếp xúc với cử tri tại các địa phương. Tại các điểm tiếp xúc, đại biểu HĐND tỉnh thông báo với cử tri tình hình khái quát về kinh tế - xã hội của tỉnh đã đạt được trong năm 2014; thông báo nội dung và chương trình kỳ họp sắp tới của HĐND tỉnh; đồng thời, lắng nghe ý kiến và tâm tư, nguyện vọng của cử tri.

° TẠI HUYỆN BẢO LÂM: Ngày 12/11/2014, Đoàn đại biểu HĐND tỉnh gồm ông Nguyễn Đức Thịnh - UVBTV, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy; ông Trần Văn Hiệp -

TUV, Phó Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và ông Phan Văn Đa - TUV, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư… đã tiếp xúc với cử tri thị trấn Lộc Thắng và các xã Lộc Quảng, Lộc Tân, Lộc Thành.

Kiến nghị tại các điểm tiếp xúc, cử tri thị trấn và các xã nêu những vấn đề liên quan đến đường giao thông nông thôn (tuyến tỉnh lộ 55 đi Lộc Thành, Lộc Nam xuống cấp trầm trọng); ô nhiễm trên tuyến đường Lạc Long Quân); kinh phí giải tỏa đền bù (khu tái định cư Dự án Bauxit Nhôm); nguồn điện yếu và nước sinh hoạt bị ô nhiễm,...

Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc với cử tri tại các địa phương

Sáng 14/11/2014, tại thành phố Đà Lạt, Đảng ủy Trường Đại học Đà Lạt đã tổ chức Hội thảo công tác tuyên giáo trong các trường cao đẳng, đại học năm 2014.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Tiến sĩ Nguyễn Duy Mậu - Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Đà Lạt đã nhấn mạnh: Công tác tuyên giáo là một trong những lĩnh vực công tác cực kỳ quan trọng trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta, là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với mọi thắng lợi của cách mạng nước ta trong suốt gần

80 năm qua dưới ngọn cờ quang vinh của Đảng. Hơn lúc nào hết, trong giai đoạn cách mạng mới, công tác tuyên giáo nói chung và công tác tuyên giáo trong các trường cao đẳng, đại học nói riêng cần phải có những đổi mới, bứt phá quyết liệt để ngang tầm với yêu cầu mới. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong các nhà trường là bộ phận cấu thành của quá trình tổ chức dạy và học; là yếu tố quan trọng góp phần hình thành nhân cách, phẩm chất, lối sống cho sinh viên. Vì vậy, hơn lúc nào hết, đổi mới công tác tuyên giáo...

Hội thảo công tác tuyên giáo trong các trường cao đẳng, đại học

(XEM TIẾP TRANG 2)

Đà lạt:

Xây dựng trường học đạt chuẩn văn hóa để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

(Lời phát biểu trong phiên họp Hội đồng Chính phủ tháng 11/1950)

Luật Báo chí phải tạo động lực để báo chí phát triển

Làm hồng khô phong cách Nhật

5 Sức bật của một ngôi trường vùng xa

° Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Văn Việt tặng bức tranh “Bác Hồ với Bác Tôn” cho thôn Tân Hường 2 (Tp. Bảo Lộc).

BAÙO LAÂM ÑOÀNG PHAÙT HAØNH THÖÙ HAI, THÖÙ TÖ, THÖÙ SAÙU VAØ CUOÁI TUAÀNwww.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, Ñöôøng daây noùng: 3811383 - 01645477577

4174 THÖÙ HAI 17-11-2014

Toøa soaïn: 8 QUANG TRUNG - ÑAØ LAÏTÑieän thoaïi: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

KỶ NIỆM 45 NĂM THỰC HIỆN DI CHÚC CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

Kỷ niệm 84 năm ngày thành lập mặt trận Dân tộc thống nhất Việt nam (18/11/1930 - 18/11/2014), chào mừng ngày hội đại đoàn Kết toàn Dân tộc

Nỗ lực để xứng đáng với vai trò, vị thế mới

thÖÙ hAI 17 - 11 - 20142

... không đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân và các vấn đề an sinh xã hội... Những vấn đề thuộc thẩm quyền giải quyết của huyện đã được lãnh đạo huyện Bảo Lâm giải trình. Những vấn đề còn lại được các đại biểu HĐND tỉnh tiếp thu và sẽ kiến nghị tại kỳ họp cuối năm của HĐND tỉnh khóa VIII (dự kiến tổ chức vào ngày 8 - 9/12/2014).

° TẠI HUYỆN DI LINH: Trước đó, vào ngày 11/11, 2 tổ đại biểu HĐND tỉnh (tổ 10 và tổ 11) đã tiếp xúc với cử tri tại các xã Tân Lâm, Hòa Nam, Tân Châu và Gung Ré.

Tại các xã nói trên, cử tri đã kiến nghị những vấn đề còn bất cập liên quan đến xây dựng nông thôn mới; tình trạng đường giao thông và đường điện nhiều nơi đã xuống cấp; thiếu nhà sinh hoạt cộng đồng (hội trường thôn); một số cơ sở sản xuất, chăn nuôi và tình trạng xả rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường; việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và việc chi trả tiền hỗ trợ sinh viên còn chậm trễ… Nhiều ý kiến đã được lãnh đạo địa phương giải trình. Những ý kiến liên quan đến HĐND tỉnh đã được các đại biểu giải thích, ghi nhận và sẽ giải quyết theo thẩm quyền.

XUÂN LONG - HẢI UYÊN

... trong các trường đại học, cao đẳng là yêu cầu cấp thiết.

Với ý nghĩa đó, Hội thảo đã thu hút 17 bản tham luận đến từ các ban, ngành, địa phương; Học viện Lục quân; các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn thành phố Đà Lạt; và hàng chục trường đại học liên kết đến từ thành phố Hồ Chí Minh, miền Trung và Tây Nguyên... đã tập trung phân tích, làm rõ thực trạng công tác tuyên giáo hiện nay và đề xuất những giải pháp đổi mới công tác tuyên giáo, nhất là công tác tuyên giáo trong các trường đại học, cao đẳng... LHT

... mong muốn nhân dân thôn 3 và toàn thể cán bộ và nhân dân xã Đạ Sar tiếp tục phát huy tinh thần đại đoàn kết, vượt qua khó khăn, giúp đỡ nhau trong đời sống, lao động sản xuất phát triển kinh tế gia đình, để xây dựng cuộc sống ngày càng ổn định, phát triển.

Dịp này, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Hà Phước Toản đã trao tặng bức ảnh Bác Hồ - Bác Tôn, biểu trưng cho tình đoàn kết dân tộc cho cán bộ và nhân dân thôn 3, xã Đạ Sar và phần quà trị giá 5 triệu đồng.

° Sáng 14/11/2014, bà Hoàng Thị Thu Hồng - UVBTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, đã đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với đông đảo bà con thôn 5 (xã Lộc An).

Tại đây, sau phần văn nghệ chào mừng, Phó Trưởng Ban Công tác Mặt trận thôn 5 vui mừng báo cáo: Thôn 5 hiện có 136 hộ, với 605 nhân khẩu. Bà con trong thôn có đời sống ổn định. Hiện, trong thôn chỉ còn 3 hộ nghèo. Năm 2014, nhân dân thôn 5 đã đóng góp trên 600 triệu đồng, gần 5.000 ngày công và hiến hơn 2ha đất để xây dựng nông thôn mới; 100% hộ hoàn thành các chỉ tiêu đóng góp trong các cuộc vận động “Vì người nghèo”, “Ủng hộ Trường Sa”… Trong năm 2014, qua bình xét, thôn 5 có 102 gia đình đạt chuẩn “gia đình văn hóa”; còn Chi bộ thôn đạt TSVM tiêu biểu.

Phát biểu tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, bà Hoàng Thị Thu Hồng đánh giá cao sự nỗ lực của nhân dân thôn 5 trong phát triển sản xuất, trong việc thực hiện các phong trào thi đua, nhất là Cuộc vận động TDĐKXDĐSVH ở khu dân cư và Phong trào xây dựng nông thôn mới. Bà Hoàng Thị Thu Hồng nhấn mạnh, thời gian tới, để Cuộc vận động TDĐKXDĐSVH ở khu dân cư đạt hiệu quả cao hơn, Chi bộ, Ban Công tác Mặt trận thôn, Ban Nhân dân thôn nên lồng ghép với các phong trào và các cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Vì người nghèo”, “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”...

° Sáng 15/11/2014, ông Đoàn Văn Việt - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đã đến dự Ngày hội Đại đoàn kết các dân tộc tại thôn Tân Hương 2 (xã Lộc Thanh, TP Bảo Lộc) nhân kỷ niệm 84 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2014).

Tại Ngày hội, thôn Tân Hương 2 đã tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ và ôn lại truyền thống của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam. Phát huy tinh thần đại đoàn kết các dân tộc, nhân dân thôn Tân Hương 2 đã tích cực thực hiện có hiệu quả các phong trào xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nông thôn mới và các cuộc vận động khác. Hiện tại, thôn Tân Hương 2 có 287 hộ, gần 1.100 nhân khẩu. Bà con trong thôn chủ yếu sản xuất nông nghiệp với cây trồng chính là chè và cà phê. Trong những năm qua, bà con trong thôn biết chú trọng đầu tư và chăm lo phát triển sản xuất nên đời sống ổn định. Đến nay, số hộ giàu và khá của thôn chiếm hơn 90%, chỉ còn 5 hộ nghèo (chiếm 1,7%); 92% hộ dân trong thôn đạt “gia đình văn hóa”. Đặc biệt, trong Chương trình xây dựng nông thôn mới, người dân rất tích cực tham gia. Đến nay, bà con trong thôn đã đóng góp 1,8 tỷ đồng và hiến đất để làm đường giao thông…

Ông Đoàn Văn Việt đã đánh giá cao những kết quả mà thôn Tân Hương 2 cũng như xã Lộc Thanh đã đạt được trong thời gian qua, nhất là phong trào phát triển sản xuất và xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, ông Đoàn Văn Việt rất mong muốn bà con ngày càng nâng cao tinh thần đoàn kết, phát huy sức mạnh toàn dân để thực hiện có hiệu quả các phong trào, các cuộc vận động, nhằm góp phần cùng với cả xã Lộc Thanh sớm hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới; kinh tế, xã hội phát triển và giữ vững được an ninh, trật tự tại địa phương.

NGUYệt tHU - tRỊNH CHU - ĐÔNG ANH

Luật Báo chí được Quốc hội khóa VIII thông qua ngày 28/12/1989 và tại kỳ họp thứ 5, ngày 12/6/1999, Quốc hội

đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí. Luật Báo chí đã tạo hành lang pháp lý để hoạt động báo chí Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Theo báo cáo tổng kết của Bộ Thông tin và Truyền thông, qua hơn 15 năm thi hành, Luật Báo chí đã phát huy tác dụng tích cực, tạo điều kiện cho báo chí Việt Nam phát triển cả về số lượng ấn phẩm, loại hình báo chí và chất lượng thông tin, góp phần phục vụ có hiệu quả sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế. Quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí của nhân dân được bảo đảm và phát huy trong khuôn khổ Hiến pháp và luật định. Hiểu rõ về quyền được thông tin, người dân đã phát huy tinh thần làm chủ qua việc thực hiện quyền kiến nghị, phê bình, khiếu nại, tố cáo; được phản hồi thông tin không chính xác theo quy định pháp lý. Báo chí cũng đã thực hiện tốt vai trò phản biện và giám sát xã hội, kịp thời đề xuất xây dựng và chỉnh sửa chính sách, pháp luật...

Tuy nhiên, thực tế việc thi hành Luật Báo chí vẫn còn nhiều hạn chế: một số địa phương, đơn vị, cá nhân chưa thực hiện đầy đủ các quy định pháp luật, né tránh, tìm cách không cung cấp thông tin cho báo chí. Nhiều trường hợp còn cản trở tác nghiệp báo chí, thu giữ phương tiện làm việc của phóng viên, thậm chí có trường hợp phóng viên còn bị hành hung. Mặc dù nhiều hành vi cản trở tác nghiệp báo chí đã bị xử lý nghiêm nhưng cũng có trường hợp việc xử lý chưa thỏa đáng gây bất bình trong dư luận, nhất là trong giới báo chí. Bên cạnh những ưu điểm, thành tích hoạt động, báo chí và công tác quản lý Nhà nước về báo chí còn một số hạn chế, bất cập như: nhiều về số lượng cơ quan báo chí nhưng chất lượng chưa tương xứng, còn chồng chéo về tôn chỉ mục đích, nội dung, đối tượng phục vụ; có xu hướng “thương mại hóa” trong hoạt động báo chí; có hiện tượng cá nhân chi

phối báo chí và điều này đã làm giảm chất lượng chính trị, chất lượng văn hóa, chất lượng khoa học… Bên cạnh đó, lãnh đạo một số cơ quan báo chí còn buông lỏng công tác quản lý, giáo dục chính trị cho đội ngũ cán bộ phóng viên, biên tập viên. Quy trình duyệt bài chưa được coi trọng và thực hiện thiếu nghiêm túc, cá biệt có trường hợp không qua thẩm định, xác minh dẫn đến một số cơ quan báo chí đưa thông tin sai, thậm chí vi phạm pháp luật. Thực tiễn hoạt động báo chí hiện nay đã đặt ra nhiều vấn đề mới vượt ra ngoài quy định của Luật Báo chí hiện hành. Yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn hội

nhập sâu rộng, tinh thần Hiến pháp 2013 cũng đòi hỏi rà soát, sửa đổi, bổ sung khung khổ pháp luật để báo chí cách mạng Việt Nam có điều kiện phát triển và thực hiện sứ mệnh của mình.

Tại hội nghị, đại diện các cơ quan báo chí đã có nhiều ý kiến đánh giá về tình hình thực hiện Luật Báo Chí và đóng góp ý kiến sửa đổi Luật Báo chí sắp tới. Đa số ý kiến đã tập trung vào một số vấn đề chính như: Quy hoạch báo chí, việc cung cấp thông tin cho báo chí, vấn đề bảo đảm tài chính chi tiêu, nhân lực quản lý, bảo đảm an toàn cho nhà báo... Nhiều vấn đề mới của đời sống báo chí được đặt ra như: cơ quan báo chí thực hiện nhiều loại hình, mô hình tập

đoàn truyền thông; vấn đề liên kết trong hoạt động báo chí; vấn đề tài chính đối với cơ quan báo chí; vai trò cơ quan chủ quản, tên gọi và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan báo chí; chức năng giám sát, phản biện của báo chí… Từ đó đưa ra các kiến nghị, giải pháp sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển của báo chí trong bối cảnh toàn cầu hóa thông tin trên cơ sở quán triệt sâu sắc tinh thần chỉ đạo của Ðảng và các quy định khác của pháp luật. Ðặc biệt, góp ý cho luật sửa đổi, đại diện nhiều cơ quan báo chí nhấn mạnh cần có quy định, chế tài cụ thể xử phạt cơ quan không cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ cho báo chí. Cho tới nay, chưa có quy định cụ thể, chi tiết nào về việc xử phạt những cơ quan hay cá nhân không cung cấp thông tin cho báo chí theo luật định.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhấn mạnh: Việc sửa đổi Luật Báo chí cần đảm bảo nguyên tắc báo chí cách mạng đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, đồng thời tạo điều kiện cho các cơ quan báo chí phát triển mạnh mẽ hơn, phục vụ tốt hơn cho việc thực hiện, hoạch định các đường lối, chính sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước trong xây dựng, bảo vệ đất nước; để nhân dân thông qua báo chí, thực hiện tốt hơn quyền làm chủ. Trên tinh thần đó, trong quá trình soạn dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi), Bộ Thông tin và Truyền thông cần huy động sự tham gia của đông

đảo những người làm báo đóng góp ý kiến kịp thời và đúng mực, đặc biệt là những vấn đề nóng đang được quan tâm.

Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cũng chỉ đạo, trong thời gian tới cần bám sát các quy định của Hiến pháp 2013. Một yêu cầu xuyên suốt khác là phải thể chế hóa tốt hơn, cụ thể hóa, chi tiết hóa tốt hơn các quan điểm của Đảng về công tác báo chí. Báo chí phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, hoạt động theo pháp luật, phát triển báo chí đi đôi với quản lý tốt báo chí. Xây dựng Luật Báo chí không chỉ để quản lý báo chí mà phải tạo động lực để báo chí phát triển.ª

Luật Báo chí phải tạo động lực để báo chí phát triểnª LAN HỒ

Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son tại Hội nghị tổng kết 15 năm thi hành Luật Báo chí vừa được tổ chức tại Hà Nội.

Tính đến 31/12/2013, cả nước có 838 cơ quan báo chí với 1.111 ấn phẩm, trong đó có 199 cơ quan báo in và 639 tạp chí, chiếm 76%. Hàng năm, số lượng bản báo được phát hành ở nước ta khoảng hơn 650 triệu bản, bình quân có trên 7,22 bản/người/năm. Về báo điện tử, có 90 cơ quan báo điện tử, 207 trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí. Về phát thanh truyền hình, cả nước có 67 đài phát thanh, truyền hình; 179 kênh truyền hình quảng bá; 73 kênh truyền hình và 9 kênh phát thanh trên hệ thống truyền hình trả tiền...

Năm 1999 cả nước chỉ có 8.000 nhà báo được cấp thẻ thì đến nay đã có gần 18.000 nhà báo được cấp thẻ và khoảng 5.000 phóng viên đang hoạt động báo chí nhưng chưa đủ điều kiện cấp thẻ nhà báo.

Tổ chức hội nghị tập huấn báo cáo viên công đoàn 2014

Hội nghị tập huấn này đã được Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức tại Đà Lạt ngày 14/11 với hơn 100 cán bộ CĐ là chủ tịch, phó chủ tịch LĐLĐ và CĐ ngành giáo dục các huyện và TP; CĐ Viên chức và CĐ ngành trực thuộc LĐLĐ tỉnh; các chủ tịch hoặc phó chủ tịch CĐCS trực thuộc LĐLĐ các huyện, TP; các chủ tịch hoặc phó chủ tịch CĐCS trực thuộc LĐLĐ tỉnh; và chuyên viên các ban của LĐLĐ tỉnh. Tại hội nghị tập huấn, các học viên đã được hai báo cáo viên Bùi Thanh Long (Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy) và Nguyễn Thành Trì (Trưởng phòng Tuyên truyền Sở Tư pháp Lâm Đồng) truyền đạt các chuyên đề: “Công tác tuyên truyền trong tình hình mới và một số kỹ năng về công tác tuyên truyền” (báo cáo viên Bùi Thanh Long), “Nội dung và phương pháp chuẩn bị đề cương một buổi tuyên truyền miệng” và “Phương pháp trình bày bài tuyên truyền miệng” (báo cáo viên Nguyễn Thành Trì). Hội nghị tập huấn này là một trong những hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình “Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền giáo dục trong CNVCLĐ tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2013 - 2018” của Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh Lâm Đồng. K.D

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Đức Trọng đạt 95% dự toán

Văn phòng UBND huyện Đức Trọng cho biết, 10 tháng đầu năm, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện được 471,855 tỷ đồng, đạt 95% dự toán giao và tăng 32% so cùng kỳ năm 2013. Trong đó, thu ngân sách nhà nước do tỉnh quản lý được 237 tỷ đồng, đạt 152% dự toán giao, nhưng thu ngân sách nhà nước do huyện quản lý chỉ mới được 234,727 tỷ đồng, đạt 69% dự toán giao, cụ thể: Thu từ thuế và phí 139,743 tỷ đồng, đạt 74% dự toán giao; thu từ cấp đất, cho thuê đất, bán nhà sở hữu nhà nước 42,708 tỷ đồng, đạt 48% dự toán giao; thu từ biện pháp tài chính 52,276 tỷ đồng, đạt 86% dự toán giao.

Huyện Đức trọng xác định ngoài việc huyện chỉ đạo ngành thuế phối hợp với các ngành chức năng, các địa phương cơ sở có biện pháp tăng cường thu đúng, thu đủ các loại thuế, phí, thu bằng biện pháp tài chính, huyện đề nghị Sở Tài nguyên - Môi trường cần đẩy nhanh tiến độ thẩm định, định giá, từ đó Đức Trọng tổ chức bán đấu giá đất thành công, góp phần thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt chỉ tiêu dự toán giao trong năm 2014. HOàNG ĐạI HUYNH

Tưng bừng Ngày hội Đại đoàn kết... (TIẾP TRANG 1)

Đại biểu... (TIẾP TRANG 1)

Hội thảo... (TIẾP TRANG 1)

thôøi söï - chính trò

THÖÙ HAI 17 - 11 - 2014THÖÙ HAI 17 - 11 - 20142 3 KINH TEÁ

Làm hồng khô theo phong cách Nhật chính là một món quà của Cơ quan phát triển quốc tế Nhật Bản (JICA) tặng

người trồng hồng Đà Lạt. Chị Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Giám đốc Trung tâm Nông nghiệp Đà Lạt cho biết, khi tới thăm Đà Lạt, đại diện của JICA rất thích khi biết Đà Lạt cũng có một vùng hồng nổi tiếng, tương tự với thành phố Iida, thuộc tỉnh Nagano miền trung Nhật Bản. Iida còn nổi tiếng với những trái hồng khô - hoshigaki, được làm bằng cách phơi trong không khí, không cần qua sấy lửa. Vậy là JICA quyết tâm giúp người Đà Lạt khôi phục vùng chuyên canh hồng, trong đó có việc chế biến hồng tươi thành hồng khô theo phong cách Nhật. Nhiều cán bộ kỹ thuật và nông dân Đà Lạt đã được JICA đưa sang Iida học tập về phương pháp canh tác, quy hoạch, chăm sóc cây hồng cũng như chế biến trái hồng khô. Sau hai năm, công nghệ làm hồng khô theo phong cách Nhật Bản đã bắt đầu được lan rộng, một số hộ đã chế biến số lượng lớn và đã có sản phẩm bán ra thị trường. So với cách sấy hồng truyền thống của cư dân Đà Lạt, làm hồng theo phong cách Nhật rất khác biệt và thực sự là một cách làm hoàn toàn mới, lạ và rất thân thiện với môi trường.

Anh Lê Tuấn Anh, cán bộ Phòng Kinh tế thành phố Đà Lạt, người đã trực tiếp học tập tại Iida, Nagano kể lại những kỹ thuật cơ bản về cách làm hồng khô của người Nhật. Đầu tiên là chọn hồng, những trái hồng được chọn là hồng tươi, trái màu vàng cam, cứng chắc tay, không dập, không có vết côn trùng cắn. Hồng được hái xuống với một đoạn cuống còn trên trái. Sau đó, hồng được rửa sạch, để ráo và gọt vỏ. Hồng đã

gọt vỏ được treo trên dây thành chuỗi, phơi trong khoảng thời gian 3-4 tuần. Nơi phơi hồng yêu cầu phải không có ánh sáng trực tiếp, thoáng gió và không bị mưa. Ở Nhật Bản, nơi phơi hồng thường là các nhà kính, tương tự nhà kính trồng rau, hoa của nông dân Đà Lạt. Với Đà Lạt, có thể tận dụng các mái hiên, sân thượng có mái che để phơi hồng. Sau thời gian 3-4 tuần, trái hồng từ từ héo lại, ngả màu nâu và đã có thể ăn được. Công đoạn cuối cùng là giúp trái hồng lên men. Một trong những cách lên men phổ biến nhất là bỏ trái hồng vào rổ rồi xóc đều, trái hồng qua vận động sẽ lên men, sinh ra một lớp đường trắng bao phủ quanh trái. Hoặc làm theo hướng sản xuất lớn thì bỏ mẻ hồng vào máy quay li tâm, cách này sẽ giúp trái hồng mềm đều, lên men nhanh và ngọt. Lúc này, trái hồng phủ men trắng sẽ đẹp, ngon và có thể bảo quản khá lâu.

Thay đổi thói quen làm hồng khô, nhiều nông dân Đà Lạt đã bắt tay vào làm hồng khô theo phong cách Nhật. Chị Trần Thúy Vân, nông dân xã Trạm Hành đã làm hồng khô mùa này là mùa thứ hai. Chị cho biết, làm hồng khô kiểu Nhật ở Đà Lạt quan trọng nhất là vấn đề thời tiết. Mùa

hồng thường trùng với mùa mưa Đà Lạt, độ ẩm lớn nên khi treo hồng dễ thối, hỏng. Bởi vậy, chị Vân thường chọn làm hồng khô vào cuối mùa, chọn những cây hồng vuông đồng chín muộn, độ ngọt vừa phải làm hồng khô, thời tiết cũng thuận lợi hơn so với hồng đúng mùa. Một kg hồng khô cần 6-7kg hồng tươi, trong quá trình làm số hồng bị hư khá nhiều nên giá càng tăng. Bởi vậy, nếu 1kg hồng khô làm theo cách sấy truyền thống giá từ 100-120 ngàn đồng thì hồng khô theo phong cách Nhật giá tới 200-250 ngàn đồng/kg. Tuy nhiên, do sản lượng chưa nhiều và du khách rất thích hồng khô theo phong cách Nhật nên cũng chưa

có đủ hàng để đáp ứng. Ngoài chị Vân, còn nhiều hộ khác như anh Trần Quang Phi Phương (Trại Mát), anh Nguyễn Trần Đức Toàn (Xuân Thọ)... cũng làm hồng khô theo phong cách Nhật với số lượng lớn cung cấp cho thị trường.

Không chỉ giúp người dân Đà Lạt có thêm một sản phẩm hồng khô đặc sắc, JICA còn đang xúc tiến việc giúp Đà Lạt xây dựng thương hiệu cho hồng, giúp vùng hồng Đà Lạt được biết đến và đánh giá đúng với tiềm năng. Và hi vọng cùng với những thương hiệu rau, hoa, cây hồng Đà Lạt sẽ được vinh danh, xứng với công lao chăm sóc của những người nông dân hai sương một nắng chăm sóc cho loài cây đặc sản của vùng đất cao nguyên.ª

Làm hồng khô phong cách Nhậtª DIỆP QUỲNH

°Sản phẩm hồng khô theo phong cách Nhật Bản.

Đà Lạt không chỉ được người sành ăn biết đến với rau ôn đới, dâu tây mà còn có những trái hồng nổi tiếng. Hồng Đà Lạt có thể ăn theo nhiều cách, hồng chín đỏ ngọt lịm, hồng giòn ngọt mát, hồng khô dẻo quánh. Những lò sấy hồng Đà Lạt đã cho ra đời những trái hồng sấy có thể để lâu, để du khách mang theo như một món quà đặc biệt. Và một vài năm nay, hồng khô Đà Lạt có thêm một phong cách mới: phong cách Nhật. Không cần sấy, chỉ với không khí và nắng trời, những trái hồng Đà Lạt tươi ngon cũng tự biến mình thành những trái hồng khô nâu, ngọt đậm đà và an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.

Sổ tay

Tiêu chí thứ 13Trong bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới (NTM), tiêu

chí thứ 13 có nội dung về hình thức tổ chức sản xuất quy định: “Có tổ hợp tác hoặc hợp tác xã hoạt động có hiệu quả”. Đây quả thực là một tiêu chí khó đạt trong xây dựng NTM cho các địa phương tỉnh Lâm Đồng; trong đó, Lạc Dương là một ví dụ.

Theo số liệu của UBND huyện Lạc Dương, hiện trên địa bàn huyện này có 5 tổ hợp tác, 1 chi nhánh hợp tác xã và 1 hợp tác xã. Lạc Dương là huyện có đến 75,01% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số. Bởi vậy, nhận định của lãnh đạo huyện này đưa ra là hoàn toàn có cơ sở: “Sản xuất nông nghiệp của huyện vẫn còn lạc hậu, nhỏ lẻ, manh mún, hiệu quả chưa cao, thiếu bền vững...; chưa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thị trường, chưa có mô hình liên kết sản xuất thực sự hiệu quả và bền vững”. Cụ thể hơn, trong tổng số các tổ hợp tác, chi nhánh hợp tác và hợp tác xã hiện có trên địa bàn huyện Lạc Dương hiện chỉ có Chi nhánh Hợp tác xã Anh Đào (Đà Lạt) là “làm ăn có hiệu quả”. Từ tình hình thực tế này, mới đây, huyện Lạc Dương đặt ra quyết tâm: “Củng cố và phát triển tổ chức và hoạt động của kinh tế tập thể, kinh tế trang trại, phấn đấu đến năm 2017 toàn bộ 5 xã đều đạt tiêu chí 13 “hình thức tổ chức sản xuất”. Để toàn bộ 5 xã đều đạt tiêu chí thứ 13 về NTM, Lạc Dương quyết tâm: Đến 2017, cả huyện có 20 trang trại được cấp giấy chứng nhận (hiện toàn huyện chỉ mới có 3 trang trại được cấp giấy chứng nhận). Cùng đó, ngay trong năm 2015 tới đây, mỗi xã có ít nhất 1 tổ hợp tác; và, con số này của năm 2020 là 3 - 5. Về hợp tác xã, chỉ tiêu của huyện đưa ra là đến năm 2017, mỗi xã có ít nhất 1 hợp tác xã hoạt động trên lĩnh vực nông nghiệp có hiệu quả. Để đạt được mục tiêu này, Lạc Dương đã đề ra nhiều giải pháp kèm trên các lĩnh vực như đào tạo nguồn nhân lực, vốn, liên kết sản xuất và tạo thị trường tiêu thụ sản phẩm, khoa học và công nghệ...

Ngày 5/11/2014, UBND huyện Lạc Dương ban hành văn bản “Kế hoạch thực hiện tiêu chí số 13 “Hình thức tổ chức sản xuất” trong bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới” để các địa phương, ban ngành của huyện phấn đấu, thực hiện. Nhìn rộng ra phạm vi toàn tỉnh, hầu hết các địa phương của Lâm Đồng đều gặp khó khăn về tiêu chí thứ 13 trong xây dựng NTM giống như Lạc Dương. Thực tế cho thấy, việc thành lập các tổ hợp tác hoặc hợp tác xã ở các xã không khó nhưng vấn đề là ở chỗ “hoạt động có hiệu quả”. Kinh nghiệm của nhiều địa phương chỉ ra rằng việc thành lập tổ hợp tác hoặc hợp tác xã phải dựa vào thế mạnh của chính địa phương mình. Hy vọng Lạc Dương đi đúng theo hướng này để tránh tình trạng lập ra cho có tổ hợp tác hoặc hợp tác xã nhưng cuối cùng vẫn không đạt được tiêu chí thứ 13 trong xây dựng NTM bởi các tổ hợp tác hoặc hợp tác xã đó hoạt động không có hiệu quả.

KHẮC DŨNG

Với lối canh tác cũ, kém hiệu quả nên thu nhập trên ruộng vườn của đồng bào vùng sâu, vùng xa của Đơn

Dương đạt thấp, đời sống khó khăn. Vì vậy, thời gian qua, huyện Đơn Dương đã thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong vùng ĐBDTTS. Nhờ đó đời sống của đồng bào không ngừng được nâng lên. Những diện tích cây trồng truyền thống kém hiệu quả trước đây như sắn, ngô, lúa một vụ đã được bà con ĐBDTTS trên địa bàn huyện Đơn Dương chuyển đổi sang trồng rau, hoa và áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Hiện nay, diện tích trồng rau màu hàng năm trong vùng ĐBDTTS Đơn Dương là hơn 3 ngàn ha. Trong đó, có khoảng 1 ngàn ha được sản xuất trong nhà lưới, nhà kính, phủ bạt với hệ thống tưới phun tự động theo hướng nông nghiệp công nghệ cao. Nhiều hộ ĐBDTTS đã áp dụng cơ giới hóa trong các khâu sản xuất nông nghiệp để giảm bớt sức người và tăng hiệu quả sản xuất.

Nhìn chung, chương trình phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi với sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp, các ngành tại địa phương đã có tác động to lớn đến đời sống, sản xuất của người dân vùng ĐBDTTS. Qua đó, đã làm thay đổi tập quán canh tác lạc hậu, nâng cao khả năng tiếp thu, ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất nông nghiệp của nông dân vùng ĐBDTTS trong huyện. Giá trị sản xuất nông nghiệp trên đơn vị diện tích của đồng bào tại địa phương không ngừng được nâng lên, hiện nay bình quân đạt khoảng 120 triệu đồng/ha/năm. Ông Đinh Ngọc Hùng - Chủ tịch UBND huyện Đơn Dương cho biết: “Nhờ chương trình nông nghiệp công nghệ cao gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi mà đời sống kinh tế của bà con ĐBDTTS tại địa phương được nâng lên rõ rệt. Nhiều hộ dân trong vùng đồng bào không những thoát nghèo bền vững mà đã vươn lên làm giàu chính đáng. Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục tuyên truyền, vận động, hỗ trợ để đồng bào mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây

trồng, áp dụng sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao để nâng cao thu nhập trên đơn vị diện tích”. Trong 5 năm qua, thông qua các chương trình, Nhà nước đã đầu tư gần 18 tỷ đồng để hỗ trợ cho gần 2 ngàn hộ đồng bào nghèo Đơn Dương phát triển sản xuất. Từ đó, số hộ nghèo trong vùng ĐBDTTS trên địa bàn ngày một giảm. Nếu như năm 2009, tỷ lệ hộ nghèo trong vùng ĐBDTTS huyện Đơn Dương là 28,68% thì đến nay còn dưới 9%.

Với sự hỗ trợ của Nhà nước cũng như nỗ lực vươn lên bằng việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất của người dân thời gian qua nên đời sống bà con vùng ĐBDTTS ngày một phát triển. Bộ mặt nông thôn vùng ĐBDTTS cũng khởi sắc rõ nét. Hi vọng trong thời gian tới, chương trình nông nghiệp công nghệ cao gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong vùng ĐBDTTS của huyện Đơn Dương tiếp tục được triển khai hiệu quả. Qua đó để người dân tự lực vươn lên phát triển kinh tế, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.ª

Đưa nông nghiệp công nghệ cao về vùng sâuª DUY DANHHuyện Đơn Dương (Lâm

Đồng) có 18 dân tộc anh em cùng sinh sống với dân số hơn 100 ngàn người. Trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 30%, chủ yếu là đồng bào gốc Tây Nguyên như Chu Ru, Cờ Ho, Cill… Thời gian qua, huyện Đơn Dương đã chú trọng đầu tư, phát triển sản xuất đưa nông nghiệp công nghệ cao về vùng sâu, vùng xa để nâng cao đời sống người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS).

°Nông nghiệp công nghệ cao đã được đưa về vùng sâu, vùng xa của huyện Đơn Dương và giúp người dân nâng cao thu nhập đời sống.

4 thÖÙ hai 17 - 11 - 2014 vaên hOÙa - xaõ hOäi

(xem tiếp trang 6)

PV: Thưa ông, ông có thể khái quát sơ bộ về lịch sử Ngày thành lập MTDTTNVN và ý nghĩa của Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc?

Ông Phạm Kim Khang: Cách đây 84 năm, trước yêu cầu, nhiệm vụ bức thiết của cách mạng, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị thành lập Hội Phản đế Đồng minh, hình thức đầu tiên của Mặt trận Thống nhất Việt Nam, nhằm tập hợp các giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo, đảng phái; nhân sỹ, trí thức, người tiêu biểu các thành phần trong xã hội, không phân biệt vị trí xã hội và quyền lợi khác nhau, để quy tụ thành một khối đoàn kết, thống nhất vì mục tiêu cao cả là “Giải phóng dân tộc, tiến bộ xã hội”.

Sự ra đời của tổ chức Mặt trận đã đánh dấu bước phát triển về chất phong trào yêu nước của nhân dân ta; trải qua những chặng đường lịch sử vẻ vang của dân tộc, ở mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn cách mạng, MTDTTNVN có những hình thức, tên gọi khác nhau để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, nhưng đều nhằm mục đích xây dựng, tập hợp các tầng lớp nhân dân thành một khối đoàn kết, thống nhất về ý chí và hành động, tạo thành sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc để hoàn thành những mục tiêu cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng, lãnh đạo và tổ chức thực hiện; MTTQ Việt Nam đã có những cống hiến xứng đáng vào sự nghiệp vĩ đại của dân tộc, trở thành một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Nỗ lực để xứng đáng với vai trò, vị thế mớiª Nguyệt thu (Thực hiện)

Nhân kỷ niệm 84 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (MTDTTNVN), hướng tới Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc (18/11), để giúp bạn đọc có cái nhìn sâu sắc hơn về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của MTTQ trong giai đoạn hiện nay, phóng viên báo Lâm Đồng có cuộc phỏng vấn ông Phạm Kim Khang - UVBTV, Chủ tịch UBMTTQ tỉnh về những nội dung, ý nghĩa trọng đại này.

Trong giai đoạn hiện nay, MTTQ Việt Nam tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lực, tự cường; phát huy dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội, đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước, tạo thành sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tham gia thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, giữ vững độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

“Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc” ở khu dân cư 18/11 hàng năm, là đợt sinh hoạt chính trị - xã hội sâu rộng tại cộng đồng dân cư, là dịp để các khu dân cư ôn lại lịch sử, truyền thống vẻ vang của MTDTTNVN, đồng thời nhìn lại kết quả một năm phấn đấu trong công tác, lao động sản xuất, học tập và tham gia thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động; bình xét các danh hiệu thi đua, biểu dương, khen thưởng những tập thể, gia đình và cá nhân tiêu biểu; tổ chức cho nhân dân thảo luận, bàn bạc dân chủ để đưa ra các mục tiêu phấn đấu trong năm tới.

Ở tỉnh ta, “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc” hàng năm luôn nhận được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, các đồng chí lãnh đạo cùng về dự với bà con, cùng tham dự phần nghi lễ và phần hội sôi nổi, phát huy những nét đẹp văn hóa, bản sắc dân tộc qua nghi thức đâm trâu, mừng lúa mới, liên hoan bữa cơm đoàn kết… tạo nên một ngày hội thực sự là ngày hội của toàn dân.

PV: Vai trò, vị thế của MTTQ Việt Nam ngày càng nâng cao, nhất là khi Hiến pháp năm 2013 đi vào cuộc sống. Ông có thể cho biết cụ thể hơn về nội dung này?

Ông Phạm Kim Khang : Đại hội MTTQ Việt Nam tỉnh Lâm Đồng lần thứ VII, nhiệm kỳ 2014 - 2019 đã xác định chủ đề là: “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của MTTQ Việt Nam, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội, xây dựng tỉnh Lâm Đồng phát triển toàn diện”. Với nội dung chủ đề đại hội lần này, MTTQ

° Ông Phạm Kim Khang.

Việt Nam tỉnh đã cân nhắc rất kỹ lưỡng, nhằm làm sao cụ thể hóa được việc triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013 đi vào cuộc sống, trong đó cần phải thực hiện tốt chức năng tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; chức năng giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã được ghi trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, XI; trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển 2011) và đã được thể chế hóa trong Điều 9 Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. Trong thời gian tới, MTTQ Việt Nam tỉnh sẽ tập trung đổi mới mạnh mẽ nội dung và phương thức hoạt động nhằm phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện tốt chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, tăng cường đồng thuận xã hội, phát huy dân chủ, thực hiện giám sát và phản biện xã hội, tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh...

Gặp mặt cán bộ, công chức Mặt trận tỉnh qua các thời kỳ

Chiều ngày 14/11/2014, Ban Thường trực UBMTTQ tỉnh tổ chức gặp mặt cán bộ, công chức Mặt trận tỉnh đang cư trú trên địa bàn thành phố Đà Lạt qua các thời kỳ nhân kỷ niệm 84 năm Ngày thành lập MTDTTNVN, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc. Tham dự buổi gặp mặt có đại diện Ban Thường trực UBMTTQ tỉnh; đồng chí Huỳnh Minh Xuyến - nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch MTTQ tỉnh; đồng chí Hồ Ngọc Thắng - nguyên UVBTV, nguyên Chủ tịch UBMTTQ tỉnh; các đồng chí nguyên là chủ tịch, Phó chủ tịch UBMTTQ; cán bộ công chức Mặt trận qua các thời kỳ. Thay mặt Ban Thường trực MTTQ, ông Đường Anh Ngữ - Phó Chủ tịch Thường trực UBMTTQ tỉnh đã phát biểu chúc mừng và ghi nhận những đóng góp to lớn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo Mặt trận qua các thời kỳ đã góp phần vào công cuộc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong tỉnh thời gian qua. Đồng chí cũng nhấn mạnh, để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quan trọng mà Đảng giao phó, bên cạnh việc kế thừa, tiếp nối truyền thống, phát huy những thành quả của Mặt trận qua các thời kỳ, đòi hỏi đội ngũ cán bộ Mặt trận các cấp phải không ngừng rèn luyện, học tập, trau dồi, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, hội đủ bản lĩnh chính trị và phẩm chất đạo đức để đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Nhân dịp này, Ban Thường trực MTTQ tỉnh đã tặng quà chúc mừng các đồng chí nguyên lãnh đạo, cán bộ công chức Mặt trận tỉnh các thời kỳ nhân kỷ niệm 84 năm Ngày thành lập MTDTTNVN. Nguyệt thu

(xem tiếp trang 6)

Kỷ niệm 84 năm ngày thành lập mặt trận Dân tộc thống nhất Việt nam (18/11/1930 - 18/11/2014), chào mừng ngày hội đại đoàn Kết toàn Dân tộc

Mặt trận Tổ quốc - nơi khởi nguồn, phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc

ª NguyỄN VĂN hƯƠNg

V iệt Nam là một quốc gia có 54 dân tộc anh em cùng chung sống. Quá trình dựng nước

và giữ nước đã cố kết con người Việt Nam thành một khối thống nhất và sự đoàn kết thống nhất các dân tộc đã trở thành sức mạnh tiềm năng, là quy luật tồn vong và phát triển của dân tộc ta. Truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam được hình thành từ cội nguồn lịch sử sâu xa; đó là cùng chung một Lạc Long Quân và Âu Cơ đẻ ra trăm trứng, trăm con; cùng một Vua Hùng có công dựng nước và có ngày giỗ Tổ Hùng Vương,...Yêu nước của người Việt Nam xuất phát từ tình cảm cộng đồng “làng”, từ tình ruột thịt, nghĩa đồng bào…phát triển thành tư tưởng và chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. Chính chủ nghĩa yêu nước, khát vọng độc lập, tự do là cơ sở vững chắc của tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, là nét đặc sắc của văn hóa Việt Nam. Trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, ông cha ta đều lấy mẫu số chung là đoàn kết tất cả các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam để tập hợp và phát huy sức mạnh toàn dân tộc.

Kế thừa, phát huy truyền thống của dân tộc, từ năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã giương cao ngọn cờ đại đoàn kết toàn dân tộc. Tháng 10/1930, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thông qua Luận cương chính trị, đồng thời ra “Án nghị quyết về vấn đề phản đế”.

Lịch sử dựng nước và giữ nước của nhân dân ta đã cho thấy thời kỳ nào mà nhân dân đoàn kết trên dưới một lòng thì đất nước ổn định và phát triển thịnh vượng; ngược lại thì xã hội sẽ mâu thuẫn, rối ren, lòng dân ly tán, đất nước suy vi, kẻ thù rình rập, dẫn đến nguy cơ mất nước. Rõ ràng rằng, suốt cả mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, đoàn kết luôn là cội nguồn sức mạnh bảo đảm mọi thắng lợi của dân tộc Việt Nam.

Ngày 18/11/1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra chỉ thị thành lập Hội Phản đế đồng minh. Đó là hình thức tổ chức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, đánh dấu bước trưởng thành về nhận thức và chỉ đạo thực tiễn của Đảng ta trong quá trình tổ chức và xây dựng Mặt trận Dân tộc thống nhất. Trong mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn cách mạnh, Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam có những hình thức, tên gọi khác nhau cho phù hợp với nhiệm vụ, như: Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương; Mặt trận Dân tộc thống nhất phản đế; Mặt trận Việt Nam độc lập Đồng Minh; Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam; từ tháng 3/1951, lấy tên là Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam. Đại hội Mặt trận Dân tộc

thống nhất họp tại Hà Nội 10/9/1955 đã quyết định thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và thông qua Cương lĩnh nhằm đoàn kết mọi lực lượng dân tộc, dân chủ và hoà bình trong cả nước để đấu tranh chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai. Từ yêu cầu nhiệm vụ của cách mạng miền Nam, ngày 20/12/1960, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời nhằm đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân với mục tiêu đấu tranh đánh đổ chế độ độc tài tay sai của đế quốc Mỹ, “Thống nhất tổ quốc!” . Ngày 20/4/1968, Liên minh các lực lượng dân tộc dân chủ và hoà bình Việt Nam ra đời, mục đích là đoàn kết, tranh thủ thêm tầng lớp trí thức, tư sản dân tộc tiến bộ ở thành thị, mở rộng thêm mặt trận chống Mỹ cứu nước. Sau khi thống nhất đất nước,

từ ngày 31/1 đến 4/2/1977, tại Hội trường Thống Nhất, thành phố HCM, Đại hội Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam quyết định thống nhất 3 tổ chức mặt trận ở hai miền thành Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Tuy mỗi thời kỳ cách mạng tổ chức Mặt trận có tên gọi khác nhau nhưng đều nhằm mục đích xây dựng, tập hợp các tầng lớp nhân dân thành một khối đoàn kết, thống nhất về ý chí và hành động, tạo thành sức mạnh để hoàn thành những mục tiêu cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra. Điểm qua các hình thức, tên gọi của tổ chức Mặt trận, chúng ta nhận thấy Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một tổ chức được Đảng ta thành lập từ rất sớm, lịch sử của Mặt trận được gắn liền với lịch sử của Đảng, của dân tộc, luôn đồng hành cùng với sự phát triển của cách mạng Việt Nam. Việc tên gọi của tổ chức Mặt trận được thay đổi qua mỗi thời kỳ cách mạng cho phù hợp với nhiệm vụ đặt ra, nhằm mục đích toàn kết, tập hợp ngày càng rộng rãi các giai cấp, tầng lớp trong xã hội, góp phần phát triển lực lượng, đưa cách mạng đi đến thắng lợi cuối cùng. Mặt trận

Tổ quốc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc trước đây, cũng như trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN hiện nay, luôn là một tổ chức chính trị - xã hội nòng cốt của Đảng; tôn chỉ, mục đích chính trị không thay đổi, thực sự là một tổ chức, một ngôi nhà chung của đại đoàn kết các dân tộc; là tổ chức tập hợp, phát triển và phát huy sức mạnh Việt Nam, được Đảng tin tưởng và nhân dân yêu quý.

Sự ra đời và không ngừng phát triển của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là kết quả mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiếp thu, kế thừa, bổ sung, phát triển truyền thống đoàn kết của dân tộc lên một tầm cao mới. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm tiếp thu tư tưởng lấy dân làm gốc của ông cha ta; Người nhận thức rõ sức mạnh đoàn kết của toàn dân phải bắt đầu từ dân, có dân thì có tất cả. Ngay từ đầu của sự nghiệp cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Sự nghiệp làm nên bởi chữ đồng, toàn dân đồng tâm, hiệp lực thì nhất định chiến thắng”...

5 thÖÙ hai 17 - 11 - 2014 vaên hOÙa - xaõ hOäi

“Phong trào xây dựng “Trường học đạt chuẩn văn hóa” tại Đà Lạt được lồng ghép với các cuộc vận động, các phong trào thi đua trọng tâm của ngành Giáo dục đã góp phần đáng kể đến việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đồng thời, tạo sự chuyển biến tích cực trong tư tưởng, nhận thức và ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh”, ông Nguyễn Vĩnh Phúc - Phó Chủ tịch UBND, Trưởng Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” thành phố Đà Lạt khẳng định.

Với tổng số 63/74 trường học trên địa bàn thành phố Đà Lạt đăng ký xây dựng “Trường học đạt chuẩn văn hóa” trong năm

học 2013 - 2014, đến cuối năm học, có 57 trường được công nhận đạt chuẩn văn hóa. “Tham gia phong trào này, Ban Giám hiệu và Công đoàn trường luôn tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nên tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn của trường ngày càng tăng. 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường đều hoàn thành nhiệm vụ, tham gia tích cực các buổi sinh hoạt học tập chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước, các lớp tập huấn do ngành và thành phố tổ chức. 100% cán bộ, giáo viên, công nhân viên đều đăng ký thi đua, xây dựng chương trình rèn luyện của bản thân gắn với việc thực hiện tốt công tác chuyên môn”, cô Trần Thị Tân - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Trãi chia sẻ.

Năm học 2013 - 2014, với việc đổi mới phương pháp, hình thức dạy học nhằm kích thích khả năng, phát huy tính tích cực chủ động học tập của học sinh bằng nhiều biện pháp cụ thể nên chất lượng giáo dục của thành phố có sự chuyển biến tốt hơn. Số học sinh vi phạm kỷ luật giảm; tỷ lệ học sinh xếp hạnh kiểm tốt, khá, số học sinh giỏi, học sinh tiên tiến ở các cấp học tăng hơn so với năm học trước. Tình trạng

học sinh bỏ học, nhất là ở các trường vùng ven thành phố và các trường có đông học sinh đồng bào DTTS, đã giảm đáng kể. Tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi vào lớp 1 đạt 100%, tỷ lệ tốt nghiệp THCS, THPT đạt trên 95%. Bên cạnh đó, việc ứng dụng CNTT vào quản lý, giảng dạy được tích cực triển khai và trở thành công việc thường xuyên. Các trường đã tận dụng các nguồn kinh phí để đầu tư trang thiết bị về CNTT phục vụ công tác dạy và học. Qua thống kê, có trên 85% giáo viên sử dụng vi tính khá thành thạo trong soạn giảng.

Việc xây dựng trường học văn minh, xanh - sạch - đẹp - an toàn tiếp tục được các trường quan tâm; từ đó đã đầu tư, tôn tạo cảnh quan môi trường như bổ sung thêm nhiều bồn hoa, cây xanh, cây cảnh, xây dựng các công trình mới, sửa chữa, nâng cấp phòng học, nhà vệ sinh… Các trường thường xuyên phối hợp tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hội thảo, các đợt nói chuyện chuyên đề… góp phần nâng cao ý thức của học sinh, tạo điều kiện để học sinh nâng cao kỹ năng sinh hoạt, kỹ năng sống và ý thức chấp hành pháp luật cũng như các quy định của ngành, của địa phương.

100% cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường đều tham gia sinh hoạt ở khu dân cư và đều đạt danh hiệu gia đình văn hóa. Công tác xã hội, từ thiện, nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa, khuyến học, khuyến tài, bảo trợ, giúp đỡ học sinh nghèo vượt khó, phong trào “Trường giúp trường” được các tổ chức đoàn thể nhà trường tích cực phối hợp triển khai với nhiều hình thức phong phú, sáng tạo và đạt nhiều kết quả. Tổng số tiền và hiện vật của công tác này trong năm học 2013 - 2014 đã huy động được trên 3 tỷ đồng. “Phong trào xây dựng trường học đạt chuẩn văn hóa không chỉ là xây dựng môi trường văn hóa, tư tưởng đạo đức, lối sống lành mạnh, văn minh, thân thiện tại trường học mà còn góp phần xây dựng thành phố Đà Lạt trở thành thành phố du lịch văn minh, thân thiện, hiền hòa, mến khách”, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Lạt Nguyễn Vĩnh Phúc cho biết.ª

Đà Lạt: Xây dựng trường học đạt chuẩn văn hóa để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

ª tuấN hƯƠNg

° Xây dựng trường học đạt chuẩn văn hóa tạo nên môi trường sư phạm văn minh, thân thiện. (Ảnh: Học sinh Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm hát múa “Con cháu Lạc Hồng” tại Hội khỏe Phù Đổng thành phố Đà Lạt năm 2014).

Hơn cả một tấm lòng “trồng người”Đã gần 3 năm từ ngày nhận quyết định về làm

hiệu trưởng ngôi trường mới thành lập tại xã Đạ R’sal, huyện Đam Rông, thầy giáo Nguyễn Văn Dũng vẫn nhớ như in cái buổi đầu “khó khăn chồng chất khó khăn” ấy. Đó là năm học 2012- 2013, chỉ 3 tháng sau khi UBND tỉnh quyết định thành lập Trường THPT Phan Đình Phùng với địa bàn tuyển sinh ở 3 xã: Đạ R’sal, Liêng Srônh và Rô Men. Thầy Dũng nhớ lại “Ngày đó trường mới thành lập 3 tháng, phải vật lộn với những khó khăn bước đầu đầy thách thức. Phòng học và nơi làm việc phải mượn tạm Văn phòng Ban Quản lý rừng Sêrêpôk và Hội trường thôn Tân Tiến, thiếu thốn lắm, đến tháng 12 trường mới xây xong”. Vậy mà năm học ấy vẫn có 91% học sinh xếp loại hạnh kiểm khá trở lên, 41% học sinh học lực khá trở lên, 4 học sinh giỏi cấp tỉnh.

“Trái ngọt” đầu tiên ấy chính là thành quả của những ngày nỗ lực của tập thể giáo viên và học sinh của trường. Được vun xới bởi những tấm lòng của những người chọn nghề “trồng người” nơi đây và người đi đầu chính là thầy Hiệu trưởng Nguyễn Văn Dũng. Ở những tháng đầu tiên trường đi vào hoạt động, một số thủ tục chưa hoàn thành nên thiếu thốn kinh phí, thầy Dũng đứng ra tạm ứng tiền để các giáo viên và nhà trường chi tiêu. Rồi khi trường mới xây hoàn thành (tháng 12/2012) với 5 phòng học và 3

văn phòng, thầy Hiệu trưởng lại tự bỏ tiền xây dựng 2 phòng trọ và một phòng học cho trường sử dụng miễn phí, cũng chỉ vì “thầy lo cho chỗ ở bước đầu của các giáo viên và muốn các em có thêm phòng phụ đạo, bồi dưỡng học sinh giỏi” - thầy Dũng bộc bạch.

Khi hoạt động của trường dần ổn định, để phát triển cơ sở vật chất, thầy Nguyễn Văn Dũng lại hiến mảnh đất rộng 675m2 của gia đình để xây dựng dãy nhà công vụ cho giáo viên từ nguồn hỗ trợ xây dựng của công đoàn ngành giáo dục. Tháng 5/2014 một công trình với “5 phòng ở đủ tiêu chuẩn, hệ thống công trình phụ, giếng đào và nhà để xe, tường rào chính thức đi vào hoạt động, ai cũng mừng cả” - thầy Dũng kể lại. Cũng từ những nghĩa cử cao đẹp ấy của thầy hiệu trưởng mà tập thể giáo viên ở đây thêm vững lòng bước tiếp chặng đường đầy thử thách nhưng cũng đầy hy vọng phía trước. Bởi: “Thầy thực sự là

tấm gương cho chúng tôi noi theo, thầy làm tất cả vì học sinh, vì sự phát triển của nhà trường và chúng tôi thấy mình cũng cần cùng thầy để cố gắng đưa trường đi lên hơn nữa. Với tôi đây như là gia đình thứ 2 của mình” - cô giáo Nguyễn Thị Lan, giáo viên Trường THPT Phan Đình Phùng chia sẻ.

Không ngừng vươn lênĐất không phụ lòng người, cây không phụ công

người chăm sóc, cũng chính từ những tấm lòng và tâm huyết của tập thể giáo viên nhà trường mà các em học sinh cũng gắng học chăm, vâng lời. Kết quả, Trường THPT Phan Đình Phùng là một trong những trường có tỷ lệ 100% học sinh đậu tốt nghiệp THPT năm học 2013 - 2014.

Theo báo cáo từ Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng: Năm học 2013- 2014, quy mô của trường được nâng lên đáng kể, tổng số học sinh đầu năm học là 314 em với 4 lớp 10, 3 lớp 11 và 2 lớp 12, tỉ lệ duy trì sĩ số đạt 98,08%; tổng số giáo viên, cán bộ, công nhân viên nhà trường là 28 người. Với sự nỗ lực của cả thầy và trò, năm học 2013 - 2014, trường có trên 92% học sinh xếp loại hạnh kiểm khá, 37,4% học sinh xếp loại học lực khá, giỏi, 32 học sinh đạt giỏi toàn diện; có 3 học sinh đoạt giải nhì, ba cấp tỉnh môn văn, địa lý, toán và 2 học sinh đoạt giải nhì giải toán qua mạng. Tất cả các kết quả đều vượt chỉ tiêu được đề ra. Không những vậy, đội ngũ cán bộ, giáo viên của nhà trường cũng không ngừng trau dồi, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Năm học 2013-2014, trường có 18 cán bộ, giáo viên, công nhân viên là lao động tiên tiến, 5 giáo viên giỏi cấp trường, 5 giáo viên đạt nghiệp vụ sư phạm trẻ.

Với những kết quả bước đầu đạt được ấy, tập thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên Trường THPT Phan Đình Phùng vẫn không ngừng nhắc nhở nhau cùng tiếp tục cố gắng, từng bước hoàn thiện và ổn định cả cơ sở vật chất cũng như chất lượng dạy và học. Hiệu trưởng Nguyễn Văn Dũng chia sẻ: “Trong mọi điều kiện, chúng tôi luôn nhắc nhở và cùng nhau quyết tâm cố gắng, đưa giáo dục huyện và tỉnh nhà đi lên, truyền đạt kiến thức cho các em học sinh vùng sâu cùng xa”.

Nhận xét về Trường THPT Phan Đình Phùng, ông Đặng Trọng Giang - Chánh Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng cho biết: “Tuy thành lập chưa lâu và nằm ở vùng xa, đời sống tương đối khó khăn nhưng tập thể giáo viên, học sinh Trường THPT Phan Đình Phùng đã thật sự nỗ lực và đáng được tuyên dương. Vượt lên mọi khó khăn để hoàn thành các nhiệm vụ năm học mà ngành giáo dục đề ra và tích cực tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ mới là thành quả đáng ghi nhận của trường”.

Con đường “trồng người” của các thầy cô giáo Trường THPT Phan Đình Phùng nơi huyện xa Đam Rông sẽ vẫn còn nhiều thử thách. Nhưng những “trái thơm” đầu mùa mà các giáo viên nơi đây có được sẽ là động lực và hy vọng để họ bước tiếp, các nhà giáo đang “trồng” bằng chính những tấm lòng chân thành mà cao cả. ª

Sức bật của một ngôi trường vùng xaª DiỄm thƯƠNg

Năm học 2014 - 2015 là năm học thứ ba của thầy và trò Trường THPT Phan Đình Phùng, ngôi trường mới thành lập ở huyện nghèo Đam Rông. Vượt qua những nhọc nhằn của buổi đầu thiếu thốn trăm bề, thầy và trò nơi mảnh đất còn nhiều khó khăn ấy đã tạo dấu ấn mang tên “THPT Phan Đình Phùng” trong nền giáo dục của tỉnh. Tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014, trường là một trong những trường có tỷ lệ học sinh tốt nghiệp 100% của tỉnh.

Trường THPT Phan Đình Phùng thành lập theo Quyết định số 1114/QĐUB ngày 21/5/2012 của UBND tỉnh Lâm Đồng. Trường nằm trên địa bàn thôn Tân Tiến, xã Đạ R’sal, huyện Đam Rông.

° Các em học sinh Trường

Tiểu học Lý Thường Kiệt -

Đà Lạt múa mừng

Ngày Nhà giáo Việt Nam

20-11. Ảnh:

THanH Toàn

THÖÙ HAI 17 - 11 - 2014THÖÙ HAI 17 - 11 - 20146 7 ÑÔØI SOÁNG - PHAÙP LUAÄT

Thực hiện Đề án Quốc gia “Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi dạy con tốt”, chiều 12/11/2014, tại Công ty TNHH MerKaVa (Khu Công nghiệp Lộc Sơn, Bảo Lộc), LĐLĐ tỉnh phối hợp với LĐLĐ thành phố Bảo Lộc đã tổ chức Diễn đàn “Xây dựng gia đình công nhân lao động nuôi dạy con tốt”. Tham dự có ông Shi Sun - Tổng Giám đốc Công ty MerKaVa và hơn 350 công nhân của Công ty.

Bà Vũ Thị Minh Hạnh - Trưởng Ban Tuyên giáo Nữ công LĐLĐ tỉnh, cho biết: “Đây là lần đầu tiên diễn đàn được tổ chức cho công nhân lao động trong khu công nghiệp. Mục đích là để giúp anh chị em công nhân ý thức được vai trò của gia đình và việc nuôi dạy con cái; củng cố, bồi

dưỡng kiến thức về giới, giới tính, Luật Hôn nhân Gia đình, Luật Bảo vệ bà mẹ và trẻ em”.

Tại Diễn đàn, LĐLĐ thành phố Bảo Lộc đã tổ chức các hoạt động giao lưu, học tập về các nội dung kể trên, dưới hình thức hỏi, đáp trắc nghiệm; chuyên gia tư vấn và giải đáp thắc mắc về các vấn đề gia đình, xã hội.

Công ty MerKaVa vừa mới thành lập tổ chức công đoàn được 2 tháng; là công ty có 100% vốn đầu tư của Hàn Quốc, chuyên kinh doanh và xuất khẩu các mặt hàng may gia công, xuất sang các thị trường Mỹ, Anh, Úc. Công ty có hơn 500 công nhân lao động; trong đó, có gần 150 lao động là đồng bào DTTS. HẢI UYÊN

LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH: Tổ chức diễn đàn “Xây dựng gia đình công nhân lao động nuôi dạy con tốt”

°Đại diện Tổng LĐLĐ Việt Nam và LĐLĐ TP Bảo Lộc trao quà cho công nhân là đồng bào DTTS.

Chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, trong 2 ngày 14 và 15/11, tại Trường CĐSP Đà Lạt đã diễn ra hội thao và hội diễn văn nghệ khối các trường ĐH, CĐ và TCCN trên địa bàn tỉnh. Tham dự có hơn 160 vận động viên và 220 diễn viên là cán bộ, giáo viên, công nhân viên và sinh viên (CB - GV - CNV - SV) đến từ 9 trường ĐH, CĐ, TCCN. 3 môn thể thao trong hội thao gồm: bóng chuyền, bóng bàn và cầu lông được các vận động viên tham gia với tinh thần đoàn kết, trung thực, đã đem lại cho khán giả những “pha” thi đấu sôi nổi, hấp dẫn. Những tiết mục hát, múa ca ngợi Đảng,

Bác Hồ, tình yêu quê hương, đất nước và người giáo viên được các trường dàn dựng công phu… Hội thao và hội diễn văn nghệ là một trong hai hoạt động truyền thống của khối thi đua các trường ĐH, CĐ, TCCN trong tỉnh, bên cạnh hội thảo khoa học sẽ diễn ra vào tháng 5/2015. Đây là sân chơi lành mạnh, bổ ích dành cho CB - GV - CNV - SV, qua đó, tạo điều kiện cho các trường tăng cường mối đoàn kết, giao lưu, học hỏi, rèn luyện thân thể để phục vụ sự nghiệp “trồng người”. Chương trình do Viettel Lâm Đồng tài trợ.

TUẤN HƯƠNG

Hội thao và hội diễn văn nghệ khối các trường ĐH, CĐ và TCCN tỉnh Lâm Đồng

3 tháng vừa qua, Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng đã kiểm tra 21 công ty sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất chè olong và chè đen làm nguyên liệu chế biến xuất khẩu trên địa bàn. Nhìn chung nhờ khép kín quy trình từ sản xuất đến chế biến theo hợp đồng xuất khẩu ổn định, nên hầu hết sản phẩm đầu ra của chè olong và chè đen Lâm Đồng luôn được phía nhập khẩu kiểm soát chặt chẽ chất lượng an toàn thực phẩm, đảm bảo các chỉ tiêu dư lượng đều nằm trong “thông số” cho phép, đồng thời tuân thủ đúng thời gian cách ly thuốc bảo vệ thực vật trước khi thu hoạch… Tuy nhiên, Chi cục cũng đã

chỉ ra những sai sót trong năm 2014 đối với một vài công ty cần khắc phục như: sử dụng 30 hoạt chất với 44 tên thương mại không đăng ký sử dụng phòng trừ dịch hại trên cây chè, vẫn còn 2 công ty thu mua chè nguyên liệu trôi nổi trên thị trường, nhưng không tiến hành kiểm tra phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật… Dự kiến từ đầu năm 2015 trở đi, Chi cục sẽ trực tiếp lấy mẫu chè búp tươi tại các điểm thu mua hàng tháng để phân tích, phát hiện ngăn chặn và xử lý kịp thời tình trạng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng an toàn.

VŨ VĂN

Kiểm tra việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây chè Lâm Đồng

Ngày 14/11, Trung tâm Y tế Dự phòng Lâm Đồng tổ chức sơ kết chiến dịch tiêm vắc xin sởi - rubella cho trẻ từ 1 - 14 tuổi đợt 1 năm 2014 - 2015. Chiến dịch đợt 1 triển khai từ ngày 18/10 - 31/10/2014 cho trẻ từ 1 - 5 tuổi theo phương thức đồng loạt với 480 điểm tiêm chủng, gồm 147 trạm y tế, 291 điểm tiêm tại trường học, 10 phân trạm y tế; 32 điểm tiêm chủng tại hội trường UBND xã, phường, hội trường

thôn, nhà trẻ, nhóm trẻ. Kinh phí sử dụng trong chiến dịch đợt 1 gần 3 tỷ đồng. Kết quả, chiến dịch đã tiêm chủng cho 111.348 trẻ, đạt tỉ lệ 95,77%; có 4.824 trẻ tạm hoãn tiêm và 230 trường hợp chống chỉ định (không tiêm). Cơ quan chức năng đánh giá chiến dịch đạt mục tiêu đề ra, đúng tiến độ, đảm bảo an toàn tiêm chủng, không xảy ra sai sót chuyên môn.

DIỆU HIỀN

Tỉ lệ tiêm vắc xin sởi - rubella đợt 1 đạt 95,77%

... PV: Lâm Đồng là địa phương

hội tụ 43 dân tộc anh em cùng sinh sống, việc khơi dậy và phát huy tinh thần đại đoàn kết là vô cùng quan trọng. Vậy MTTQVN tỉnh đã làm gì để khơi dậy và phát huy tinh thần nói trên?

Ông Phạm Kim Khang: Lâm Đồng là tỉnh nam Tây Nguyên, là nơi định cư của 43 dân tộc anh em; trong đó, các dân tộc thiểu số chiếm trên 22,8%. Mỗi dân tộc có những phong tục, tập quán riêng, song có một điểm chung là các dân tộc luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, cùng chung một mục tiêu là phát huy truyền thống đoàn kết, vượt mọi khó khăn, xây dựng quê hương ngày càng phát triển.Trong những năm qua, công tác vận động, tập hợp, phát huy vai

trò người tiêu biểu trong dân tộc, trong tôn giáo luôn được triển khai một cách sâu, rộng; công tác tuyên truyền được chú trọng đổi mới về nội dung, phương thức tổ chức phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ. Kết quả cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Ngày vì người nghèo”, ủng hộ “Quỹ vì Trường Sa”, xây dựng nông thôn mới, phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc… là minh chứng rõ tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau của nhân dân các dân tộc trong thời gian qua.

Thời gian tới, MTTQ Việt Nam tỉnh sẽ tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động, nâng cao hiệu quả các hoạt động giám sát và phản biện xã hội. Tiếp tục phối hợp với các tổ chức thành viên các cấp đa dạng hóa hình thức tập

hợp, tăng cường sự đồng thuận xã hội, phát huy sức mạnh khối đoàn kết toàn dân tộc; tập hợp đội ngũ người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, chức sắc các tôn giáo, tham gia tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do MTTQ Việt Nam phát động, đẩy mạnh phong trào thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo nhanh và bền vững, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội MTTQ Việt Nam tỉnh lần thứ VII, nhiệm kỳ 2014 - 2019 đã đề ra.

PV: Xin cảm ơn ông đã trả lời phỏng vấn!ª

Nỗ lực... (TIẾP TRANG 4)

Mặt trận Tổ quốc... (TIẾP TRANG 4)

Khoảng 17 giờ ngày 14/11/2014, sau giờ tan học, 2 học sinh lớp 9 Trường Cấp I, II Đạ Tồn (huyện Đạ Huoai) là Dương Nguyễn Nghiệp và Nguyễn Văn Thương cùng với một số bạn rủ nhau ra tắm sông Đạ Quay (chảy qua địa bàn xã Đạ Tồn). Khi đang bơi trong bờ, Nghiệp và Thương rủ nhau bơi ra giữa dòng và bị nước cuốn trôi mất tích. Ngay khi nhận được tin báo, người dân và lực lượng chức năng địa phương đã tổ chức tìm kiếm. Đến 21 giờ tối cùng

ngày, vẫn chưa tìm thấy 2 nạn nhân. Vị trí khúc sông xảy ra tai nạn nằm cách trường không xa. Ngay trong đêm, người thân và lực lượng chức năng vẫn tiếp tục tìm kiếm 2 em dọc theo 2 bên bờ sông.

Trước đó, ngày 18/9, cũng trên sông Đạ Quay, đoạn qua xã Hà Lâm (huyện Đạ Huoai), 1 học sinh lớp 11 Trường THPT Đạ M’ri là Hoàng Anh Tuyên cũng đã bị chết đuối khi cùng các bạn tắm sông. ĐÔNG ANH

Tắm sông, 2 học sinh mất tích

Huyện ủy Đạ Tẻh vừa có công văn gửi đến các cơ quan, đơn vị trong huyện yêu cầu tăng cường trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong giải quyết đơn thư. Theo đó, trên địa bàn huyện vẫn còn tình trạng một số cơ quan, đơn vị thiếu trách nhiệm trong giải quyết đơn thư của người dân trong một số vụ việc; giải quyết chậm, để kéo dài, đùn đẩy trách nhiệm, không hướng dẫn cụ thể để người dân đi lại nhiều lần, một số vụ sau giải quyết không trả lời hoặc trả lời chậm

kết quả. Điều này đã dẫn đến tình trạng đơn thư vượt cấp. Để khắc phục tình trạng này, Huyện ủy Đạ Tẻh yêu cầu các cấp ủy, chính quyền, cơ quan đơn vị ở địa phương cần tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu, đơn thư gửi đến phải được nghiên cứu kỹ về nội dung, thẩm quyền giải quyết, hướng dẫn tận tình để người dân hiểu. Việc giải quyết đơn thư phải kịp thời, giải quyết tận gốc, sau giải quyết phải trả lời kết quả giải quyết bằng văn bản cho người dân. VT

ĐẠ TẺH: Tăng cường trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong giải quyết đơn thư

Rạng sáng ngày 15/9/2014, trên Quốc lộ 20 (thuộc địa phận TP Bảo Lộc và Đèo Bảo Lộc), đã xảy ra 2 vụ lật xe tải liên tiếp, khiến giao thông ách tắc cục bộ nhiều giờ đồng hồ.

Lúc 4 giờ ngày 15/9, tại km 111 Quốc lộ 20 (thuộc địa phận xã Đại Lào, TP Bảo Lộc) đã xảy ra 1 vụ lật xe tải chở bột giặt OMO. Tại thời điểm này, xe tải mang biển số 49C 01455 đang lưu thông theo hướng TP Hồ Chí Minh - TP Bảo Lộc. Khi đến địa điểm trên, xe bị mất lái lao vào trước cổng nhà của một hộ dân bên phải đường rồi lật nghiêng. Tại hiện trường, xe tải bị hư hỏng, hàng trăm thùng bột giặt đổ ra đường. Rất may, vụ tai

nạn không gây thương vong về người.Sau đó khoảng 1 giờ đồng hồ, tại km 101

(trên Đèo Bảo Lộc, thuộc địa phận huyện Đạ Huoai), tiếp tục xảy ra 1 vụ lật xe tải chở cao lanh. Lúc này, xe tải 49C 03524 chở khoảng 60 tấn cao lanh đang lưu thông theo hướng Bảo Lộc - TP HCM. Khi đang đổ đèo, thì xe bị bể hộp số và gãy cầu trước rồi lật nhào qua phần đường bên phải. Rất may, tài xế chỉ bị thương nhẹ.

Do 2 vụ tai nạn xảy ra trong thời gian gần nhau nên gây khó khăn cho công tác cứu hộ và làm ách tắc giao thông cục bộ nhiều giờ. KHÁNH PHÚC

Hai vụ lật xe tải liên tiếp trên Quốc lộ 20

... Từ lý luận và thực tiễn cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết thành một chân lý: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta, đoàn kết luôn gắn liền với thắng lợi.

Tiếp thu tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta luôn luôn xác định trách nhiệm lớn lao là phải kế thừa, phát huy và không ngừng phát triển truyền thống về Đại đoàn kết toàn dân tộc và coi đây là một nhiệm vụ chiến lược quan trọng của cách mạng Việt Nam. Thực tiễn cách mạng Việt Nam trong gần 80 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, truyền thống đại đoàn kết dân tộc đã được phát huy cao độ, tạo thành sức mạnh vĩ đại; làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công; trường kỳ, gian khổ, kiên cường suốt 30 năm kháng chiến chống thực dân Pháp,

đế quốc Mỹ, giành lại độc lập, tự do cho đất nước; thực hiện công cuộc đổi mới đất nước giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử…

Trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, nhằm mục tiêu xây dựng nước Việt Nam “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, vì hạnh phúc của nhân dân, quan điểm về đại đoàn kết các dân tộc của Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục được Đảng ta coi trọng và đề cao. Điều này được thể hiện một cách rõ ràng, nhất quán trong Cương lĩnh và các văn kiện Đại hội Đảng. Hiện nay, việc thực hiện đường lối, chính sách dân tộc đúng đắn “Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng phát triển” đang được toàn Đảng, toàn dân, toàn quân coi trọng và tích cực triển khai thực hiện; vừa góp phần phát triển

kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh, làm thất bại âm mưu chống phá của kẻ thù, vừa góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết lên một tầm cao mới.

Phát huy truyền thống dân tộc, thực hiện lời dạy của Bác Hồ, Đảng và nhân dân ta không ngừng xây dựng Mặt trận Tổ quốc lớn mạnh, đủ uy tín và khả năng phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc; kiên quyết đấu tranh chống lại các thế lực thù địch có âm mưu và hành động phá hoại sự đoàn kết; từ đó củng cố, tăng cường hơn nữa sự thống nhất trong Đảng, đoàn kết gắn bó chặt chẽ giữa Đảng với nhân dân và đoàn kết mọi người Việt Nam trong nước cũng như ngoài nước, tạo thành một khối thống nhất vững chắc để tiếp tục đưa đất nước vượt qua khó khăn, thách thức, phát triển nhanh và bền vững.ª

thÖÙ hai 17 - 11 - 2014 7 tOØa sOaïn & baïn ñOïc

CÔNG BỐ QUY HOẠCH CHI TIẾTKHU CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG

CÔNG NGHỆ CAO ĐÀ LẠT, TỈ LỆ 1/500Ban hành kèm theo Quyết định số 2097/QĐ-UBND ngày 06/10/2014 của

Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng.Vị trí: Tiểu khu 114B, 144A - xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng. Quy mô: 221,32ha - cách trung tâm thành phố Đà Lạt 12km.Chức năng (thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học và nông nghiệp ứng dụng

công nghệ cao): - Hoạt động nghiên cứu, triển khai và phát triển công nghệ.- Phát triển nguồn nhân lực công nghệ cao.- Chuyển giao công nghệ.- Đào tạo và huấn luyện nông dân.- Sản xuất và thương mại hóa các sản phẩm công nghệ cao.- Ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao.- Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ.- Kêu gọi thu hút đầu tư trong và ngoài nước.Bản đồ quy hoạch chi tiết được trưng bày công khai tại khu vực dự án, tại

UBND xã Đạ Sar và tại UBND huyện Lạc Dương.Xin trân trọng thông báo để các tổ chức, cơ quan, đơn vị liên quan và nhân

dân trong vùng quy hoạch biết, thực hiện và giám sát thực hiện.Địa chỉ liên hệ:

BAN QUẢN LÝ KHU CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO ĐÀ LẠT

35 Trần Hưng Đạo - Đà Lạt - Lâm ĐồngĐT: 063.3824943. Website: http://dalathtp.vn

Tôi xin thay mặt cho gia đình tang hiếu chân thành tri ân và cảm tạ

- Kính bạch quý chư tôn Đức, quý chư Hòa Thượng, Thượng tọa, Đại đức, tăng ni, sư cô chùa Linh Thứu, Chùa Phổ Minh Quang; Cùng Quý Đạo tràng, Ban nghi lễ chùa Linh Thứu; Ban Hộ niệm Diệu Âm thành phố Đà Lạt.

Văn phòng Tỉnh ủy Lâm Đồng; Huyện ủy Đức Trọng

Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ và ban, ngành, đoàn thể phường 9;

Hội chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đầy thành phố Đà lạt;

Hội Người cao tuổi phường 9;Hội đồng gia tộc Nguyễn Phước, xã Điện Hồng,

huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam;Hội Đồng hương QNĐN TP Đà Lạt; Hội Đồng

hương QNĐN phường 9;Công ty Dalat HasFarm; Công ty TNHH Thành Bưởi;

- Câu lạc bộ Bóng bàn phường 9; Tập thể lớp học sinh K 23 Trường Đại học Đà Lạt; cửa hàng Thành Danh; Tổ dân phố 1 Phan Chu Trinh;

Quý sui gia, thông gia, bà con nội, ngoại, thân bằng quyến thuộc gần xa, bà con xóm giềng cùng toàn thể anh chị em bạn bè thân thiết.

Đã đến thăm hỏi, phúng điếu, chia buồn và tiễn đưa linh cữu của cụ bà: Thái Thị Phước, Pháp danh (Thị Hậu), sinh năm 1926 (Bính Dần) tại xã Điện Hồng, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam; Thường trú tại 1/10 Trần Quý Cáp, phường 9, TP Đà Lạt; là mẹ, cô, dì, bà nội, bà ngoại, bà cố của gia đình chúng tôi đến nơi an nghỉ cuối cùng tại Nghĩa trang Du Sinh, thành phố Đà Lạt.

Trong lúc tang gia bối rối, việc tổ chức tang lễ không thể tránh khỏi những sơ suất, kính mong tất cả quý vị niềm tình lượng thứ.

Con trai trưởng: NGUYễN PHƯớC Cùng tang gia đồng cảm tạ

Tóm tắt những nội dung sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 151/2014/TT-BTC

ngày 10/10/2014 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thi hành Nghị định

số 91/2014/NĐ-CP (tiếp theo)

3. Không tính vào thu nhập khác (để tính thuế TNDN) đối với chênh lệch do đánh giá lại tài sản theo quy định của pháp luật khi cổ phần hóa, sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp 100% vốn nhà nước.

(Sửa đổi khoản 14 điều 7)4. Thay đổi tăng thêm thời gian được miễn thuế TNDN đối với

các khoản thu nhập từ:- Thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và công nghệ được

miễn thuế trong thời gian thực hiện hợp đồng và tối đa không quá 3 năm (quy định cũ là tối đa không quá 1 năm) kể từ ngày bắt đầu có doanh thu từ thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

- Từ bán sản phẩm làm ra từ công nghệ mới lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam được miễn thuế tối đa không quá 5 năm (quy định cũ là tối đa không quá 1 năm) kể từ ngày có doanh thu từ bán sản phẩm.

- Từ bán sản phẩm sản xuất thử nghiệm trong thời gian sản xuất thử nghiệm theo quy định của pháp luật (quy định cũ là được miễn thuế tối đa không quá 1 năm kể từ ngày có doanh thu từ bán sản phẩm).

(Sửa đổi khoản 3 điều 8)5. Quy định về thu nhập miễn thuế đối với thu nhập từ hoạt

động có thu do thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao của các quỹ tài chính Nhà nước được sửa đổi lại là “do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định hoặc quyết định được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật” thay vì “theo quy định của pháp luật, các quỹ này được thành lập và có cơ chế chính sách hoạt động theo quy định của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ” trước đây.

(Sửa đổi khoản 9 điều 8)(Còn nữa)

CụC thuế Lâm ĐồNg

Thông báo đăng ký hoạt động văn phòng công chứng(Đối với Văn phòng Công chứng do một công chứng viên thành lập)

- Tên gọi đầy đủ: Văn phòng Công chứng Đạ Huoai- Tên giao dịch bằng tiếng nước ngoài: Da Huoai Notarial office- Địa chỉ trụ sở: 48, Hùng Vương, tổ dân phố 4, thị trấn Mađaguôi, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng.Email: [email protected] Trưởng Văn phòng công chứng:Họ và tên: Nguyễn Thanh Hải Nam, nữ: NamNgày sinh: 5/12/1956 Dân tộc: KinhCMND số: 250340092 Ngày cấp: 10/9/2011Nơi cấp: Công an tỉnh Lâm Đồng- Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: 98, thôn Liên Trung, xã Tân Hà, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng.Quyết định bổ nhiệm Công chứng viên số: 1146/QĐ-BTP do Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp ngày 22/5/2014.- Quyết định cho phép thành lập Văn phòng Công chứng số 1896/QĐ-UBND ngày 15/9/2014

CẢM TẠ

ø

THÖÙ HAI 17 - 11 - 20148 8

Căn cứ công văn số 988/LAĐ-TTGSNH ngày 07/11/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Lâm Đồng về việc chấp thuận thay đổi địa điểm trụ sở Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Lâm Đồng;

Căn cứ Quyết định số 1609/QĐ-HĐQT-TCCB&ĐT ngày 27/10/2014 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam về việc thay đổi địa điểm trụ sở chi nhánh;

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Lạt (Vietcombank Đà Lạt) xin trân trọng thông báo đến Các cơ quan và Quý khách hàng, kể từ ngày 17/11/2014 Vietcombank Đà Lạt chúng tôi thay đổi địa điểm trụ sở chi nhánh như sau:

Địa điểm cũ: Số 01 Lê Hồng Phong, phường 4, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Địa điểm mới: Số 33 Nguyễn Văn Cừ, phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Vietcombank Đà Lạt trân trọng thông báo!

Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam

THÔNG BÁOV/v Thay đổi địa điểm trụ sở chi nhánh

1. Tên doanh nghiệp có cổ phần được chào bán: CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA ĐÀ LẠT2. Địa chỉ: 9K Hai Bà Trưng, P.6, Tp. Đà Lạt3. Ngành nghề kinh doanh chính: trồng rừng và chăm sóc rừng, chăn nuôi bò; kinh doanh nông sản, vật tư, thiết bị

chuyên dùng phục vụ ngành trồng trọt, chăn nuôi; trồng trọt; chế biến sữa; chế biến rau quả đông lạnh..4. Vốn điều lệ thực góp hiện tại: 70.500.000.000 đồng5. Vốn của Công ty TNHH MTV Bò sữa TP Hồ Chí Minh tại Công ty cổ phần Sữa Đà Lạt: 3.769.220.000 đồng (tính

theo mệnh giá)6. Đối tượng tham dự đấu giá: Nhà đầu tư là tổ chức và cá nhân trong, ngoài nước theo quy định tại Điều 6 Nghị định

số 59/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 07 năm 2011 của Chính phủ.7. Tổ chức tư vấn: Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam Chi nhánh TP Hồ Chí Minh8. Cổ phần bán đấu giá:- Loại cổ phần: cổ phần phổ thông - Mệnh giá: 10.000 đồng/cổ phần- Tổng số lượng cổ phần bán đấu giá: 376.922 cổ phần- Giá khởi điểm: 40.000 đồng/cổ phần9. Đăng ký tham gia đấu giá, nộp tiền đặt cọc:

9.1. Đăng ký tham gia đấu giá:- Thời gian: từ ngày 17/11/2014 đến ngày 05/12/2014- Địa điểm: Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam Chi nhánh TP HCM- Địa chỉ: 49 Tôn Thất Đạm, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

9.2. Nộp tiền đặt cọc:- Thời gian: từ ngày 17/11/2014 đến ngày 05/12/2014- Người thụ hưởng: Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam Chi nhánh TP HCM- Địa chỉ: 49 Tôn Thất Đạm, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh- Tài khoản số: 10.20.100000.96515 tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh TP. Hồ Chí MinhNội dung nộp tiền/chuyển tiền: Họ và tên/tên tổ chức, Số CMND hoặc số Hộ chiếu/Số ĐKKD (ngày cấp và nơi

cấp); Nộp tiền đặt cọc mua… cổ phần của Công ty TNHH MTV Bò sữa TP HCM tại Công ty Cổ phần Sữa Đà Lạt10. Thời gian và địa điểm nộp Phiếu tham dự đấu giá: Theo Quy chế bán đấu giá cổ phần của Công ty TNHH MTV

Bò sữa TP HCM tại Công ty Cổ phần Sữa Đà Lạt 11. Tổ chức đấu giá: - Thời gian: 14h00 ngày 11/12/2014- Địa điểm: Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam Chi nhánh TP HCM - 49 Tôn Thất

Đạm, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh12. Thời gian nộp tiền mua cổ phần: từ ngày 12/12/2014 đến ngày 25/12/201413. Thời gian hoàn trả tiền đặt cọc: từ ngày 12/12/2014 đến ngày 22/12/2014° Thời gian thực hiện là: sáng từ 8h30 - 11h00, chiều từ 13h30 - 16h00 các ngày làm việc trong tuần.° Nhà đầu tư tham gia đấu giá mua cổ phần có thể nhận Bản công bố thông tin, Quy chế bán đấu giá cổ phần trên

website của Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh(www.vietinbanksc.com.vn)

BÁN ĐẤU GIÁ CỔ PHẦN CỦA CÔNG TY TNHH MTVBÒ SỮA TP HCM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA ĐÀ LẠT

(Theo Nghị quyết số 47/NQ-HĐTV ngày 04/06/2014 của Hội đồng thành viên Công ty TNHH MTV Bò sữa TP HCM)

GIAÙ2.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: NGUYEÃN VAÊN HÖÔNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT