Thư tòa soạn - Tạp chí điện tử Người Làm...

64
Thư tòa soạn N hững ngày cuối năm Ất Mùi 2015 đang dần đi qua, một năm mới - năm Bính Thân sắp bắt đầu. Trong guồng quay của thời cuộc, Tạp chí Người Làm Báo đã đồng hành cùng bạn đọc thân thiết qua bao sự kiện trọng đại của đất nước và báo giới. Năm 2015 - kỷ niệm 90 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, cũng là cột mốc đánh dấu 65 năm phát triển và trưởng thành của Hội Nhà báo Việt Nam. Đại hội lần thứ X Hội Nhà báo Việt Nam thành công tốt đẹp, báo giới cả nước vui mừng khi chúng ta tổ chức thành công Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập và Đại hội đồng lần thứ 18 Liên đoàn các nhà báo ASEAN (CAJ) và chính thức đảm nhiệm chức Chủ tịch CAJ nhiệm kỳ 2015-2017. Năm 2015 - các nhà lãnh đạo ASEAN đã ký Tuyên bố Kuala Lumpur về Thành lập Cộng đồng ASEAN. Việc hình thành Cộng đồng ASEAN sẽ tiếp tục mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân và các nước thành viên, tạo điều kiện thuận lợi để tiếp cận thị trường, giảm giá thành hàng hóa, dịch vụ nhờ việc xóa bỏ thuế quan, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tạo thuận lợi đi lại. Năm 2015 - tình hình thế giới vẫn còn nhiều điều bất ổn, bức tranh chung vẫn còn đó những gam màu tối. Sự trỗi dậy của lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng khiến cộng đồng quốc tế hết sức lo ngại, đặt ra không ít thách thức cho an ninh toàn cầu. Năm 2015 vẫn là năm sôi động của đời sống báo chí nước nhà, mỗi người làm báo chúng ta càng tự hào với truyền thống vẻ vang, càng thấy rõ trách nhiệm đối với đất nước và dân tộc. Khép lại một năm phấn đấu quyết liệt, khởi đầu một năm mới hứa hẹn nhiều thắng lợi mới, thành công mới! NGườI LÀM BÁO TỔNG BIÊN TẬP PGS. TS. NGUYỄN THÀNH LỢI PHÓ TỔNG BIÊN TẬP TẠ VIỆT ANH TÒA SOẠN: Lô E2 (lầu 4), Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội ĐT: 04.6326.0874 Email: [email protected] Chi nhánh phía Nam: 226/23 Lê Văn Sỹ, Q.Tân Bình, TP. HCM ĐT - Fax: 08.3991.3424 Email: [email protected] website: nguoilambao.vn VPĐD tại Nghệ An Số 3 đường Lênin, TP. Vinh ĐT: 0913.016.119 - 038.860.182 VPĐD tại Khánh Hòa Chung cư 192 Dã Tượng, Vĩnh Nguyên, TP. Nha Trang ĐT - Fax: 058 3880399 Email: [email protected] VPĐD tại Phú Yên Số 02 Lý Tự Trọng, TP. Tuy Hòa ĐT: 0903.507.871 VP thuờng trú tại Thừa Thiên - Huế Số 73 Trần Thái Tông, phường Thủy Xuân, TP. Huế ĐT: 0914.173.461 Giấy phép xuất bản số 652/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 19/11/2015; Chế bản và in tại Xưởng in Tổng cục Kỹ thuật; Giá: 16.000 đồng

Transcript of Thư tòa soạn - Tạp chí điện tử Người Làm...

Page 1: Thư tòa soạn - Tạp chí điện tử Người Làm ...nguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so-382-12-2015.pdf · Thư tòa soạn N hững ngày cuối năm

Thư tòa soạn

N hững ngày cuối năm Ất Mùi 2015 đang dần đi qua, một năm mới - năm Bính Thânsắp bắt đầu. Trong guồng quay của thời cuộc, Tạp chí Người Làm Báo đã đồng hànhcùng bạn đọc thân thiết qua bao sự kiện trọng đại của đất nước và báo giới.

Năm 2015 - kỷ niệm 90 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, cũng là cột mốc đánh dấu65 năm phát triển và trưởng thành của Hội Nhà báo Việt Nam. Đại hội lần thứ X Hội Nhà báoViệt Nam thành công tốt đẹp, báo giới cả nước vui mừng khi chúng ta tổ chức thành công Lễkỷ niệm 40 năm Ngày thành lập và Đại hội đồng lần thứ 18 Liên đoàn các nhà báo ASEAN(CAJ) và chính thức đảm nhiệm chức Chủ tịch CAJ nhiệm kỳ 2015-2017.

Năm 2015 - các nhà lãnh đạo ASEAN đã ký Tuyên bố Kuala Lumpur về Thành lập Cộngđồng ASEAN. Việc hình thành Cộng đồng ASEAN sẽ tiếp tục mang lại nhiều lợi ích thiết thựccho người dân và các nước thành viên, tạo điều kiện thuận lợi để tiếp cận thị trường, giảm giáthành hàng hóa, dịch vụ nhờ việc xóa bỏ thuế quan, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tạo thuận lợi đi lại.

Năm 2015 - tình hình thế giới vẫn còn nhiều điều bất ổn, bức tranh chung vẫn còn đó nhữnggam màu tối. Sự trỗi dậy của lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng khiến cộng đồng quốctế hết sức lo ngại, đặt ra không ít thách thức cho an ninh toàn cầu.

Năm 2015 vẫn là năm sôi động của đời sống báo chí nước nhà, mỗi người làm báo chúngta càng tự hào với truyền thống vẻ vang, càng thấy rõ trách nhiệm đối với đất nước và dân tộc.Khép lại một năm phấn đấu quyết liệt, khởi đầu một năm mới hứa hẹn nhiều thắng lợi mới,thành công mới!

NGườI LÀM BÁO

TỔNG BIÊN TẬP PGS. TS. NGUYỄN THÀNH LỢI

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP TẠ VIỆT ANH

TÒA SOẠN: Lô E2 (lầu 4), Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội ĐT: 04.6326.0874Email: [email protected]

Chi nhánh phía Nam: 226/23 Lê Văn Sỹ, Q.Tân Bình, TP. HCMĐT - Fax: 08.3991.3424Email: [email protected]: nguoilambao.vn

VPĐD tại Nghệ AnSố 3 đường Lênin, TP. VinhĐT: 0913.016.119 - 038.860.182

VPĐD tại Khánh HòaChung cư 192 Dã Tượng, Vĩnh Nguyên, TP. Nha TrangĐT - Fax: 058 3880399Email: [email protected]

VPĐD tại Phú YênSố 02 Lý Tự Trọng, TP. Tuy HòaĐT: 0903.507.871

VP thuờng trú tại Thừa Thiên - HuếSố 73 Trần Thái Tông, phường Thủy Xuân, TP. HuếĐT: 0914.173.461

Giấy phép xuất bản số 652/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 19/11/2015; Chế bản và in tại Xưởng in Tổng cục Kỹ thuật; Giá: 16.000 đồng

Page 2: Thư tòa soạn - Tạp chí điện tử Người Làm ...nguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so-382-12-2015.pdf · Thư tòa soạn N hững ngày cuối năm

MỤC LỤC

NGƯỜI LÀM BÁO 12-20154

KỶ NIỆM 40 NĂMNGÀY THÀNH LẬPVÀ ĐẠI HỘI ĐỒNGLẦN THỨ 18 LIÊNĐOÀN CÁC NHÀBÁO ASEAN

5. Ngọc ThànhLiên đoàn các nhàbáo ASEAN đónggóp tích cực cho sựphát triển và nângcao vị thế của ASEAN

8. ***Nâng cao vị thế củaLiên đoàn các nhàbáo ASEAN vì sự pháttriển chung của khuvực Đông Nam Á

11. THÀNH NGỌCTất cả vì sự thịnhvượng của ASEAN

GÓC NHÌN BÁO CHÍ

14. ***Hơn 80 đại biểu thamgia Hội thảo “Báo chívà Mạng xã hội”

15. Hoàng LâmMạng xã hội - “nguồn tin” cho báochí hiện đại

19. Thành Huy LongBáo chí và mạng xãhội nhìn từ cuộcchiến chống khủng bố

VẤN ĐỀ SỰ KIỆN

23. Phạm Quốc Toàn “Lốc xoáy thời cuộc”và trách nhiệm củatruyền thôngBài 3: Truyền thông vìhòa bình, ổn định vàphát triển

43. Trung Hiếu - Đức LongXanh mãi một hồn thơkhông tuổi

44. Phan QuangĐẹp mãi nợ đời - tìnhngười

DIỄN ĐÀN LÀM BÁO

46. Nguyễn Văn HảiCần nhìn nhận kháchquan về quy hoạch báochí ở Việt Nam

48. Trương Thị KiênTrách nhiệm của báo chíđối với chính trị

51. Thiện VănGiấy giới thiệu hay “giấyphép con”?

52. Lê Văn ThiềngCái hay của một tácphẩm báo chí nghiệp vụngười làm báo

54. Tuệ Ninh Báo Đảng địa phương: Bắt mạch mạnh, yếu để thay đổi nghiên cứutrao đổi

58. ThS. Doãn Thị ThuậnKinh nghiệm quản lý báochí điện tử và thông tintrên Internet của một sốnước

ĐỜI VÀ NGHỀ

64. Ong Vò vẽVề sớm zậy?

BÁO CHÍ THẾ GIỚI

65. Hà GiangDi động hóa - một xuhướng của báo chí hiện đại

KỶ NIỆM 71 NĂM NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

(22/12/1944 - 22/12/2015)

27. Nguyễn Hà Thành“Vấn đề hôm nay” - Vì cuộc sống

là dòng chảy không ngừng

29. Văn HiềnĐại tá, nhà báo Thanh Đồng:

Trọn đời khắc họa Anh bộ đội Cụ Hồ

HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC HỘI

32. Hội Nhà báo Việt NamHãy chung tay “Góp báo xây Bảo tàng”

33. ***Ban Nghiệp vụ - Hội Nhà báo Việt Nam:

Hơn 20 Hội thảo nghiệp vụ và Giải báo chí

PHÓNG SỰ ẢNH

38. Trần HồngMột ngày trên đảo Trường Sa

CHÂN DUNG NHÀ BÁO

40. Quốc ToànCó một nhà báo như thế!

Page 3: Thư tòa soạn - Tạp chí điện tử Người Làm ...nguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so-382-12-2015.pdf · Thư tòa soạn N hững ngày cuối năm

NGƯỜI LÀM BÁO 12-2015 5

Liên đoàn các nhà báo ASEAN đóng góp tích cực cho sự phát triển

và nâng cao vị thế của ASEANNGỌC THÀNH

Từ ngày 25-29/11, tại Hà Nội, Liên đoàn các nhà báo ASEAN (CAJ) tổ chức kỷ niệm 40năm Ngày thành lập và Đại hội đồng lần thứ 18. Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Phó Thủ

tướng Vũ Đức Đam khẳng định, mục tiêu, phương châm hoạt động của CAJ có ý nghĩarất thiết thực đối với sự phát triển của ASEAN, góp phần tham gia giải quyết hiệu quả

những thách thức chung của khu vực.

Không ngừng nâng cao vị thếcủa CAJ trong khu vực

Tham dự Lễ kỷ niệm có TổngThư ký ASEAN Lê Lương Minh,ông Benny Antiporda, Chủ tịchCAJ nhiệm kỳ 2013-2015, hơn 30đại biểu quốc tế đến từ 7 nước

thành viên CAJ và các đại biểuTrung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc.

Tại Lễ kỷ niệm, Chủ tịch Hội Nhàbáo Việt Nam Thuận Hữu khẳngđịnh, gần 20 năm qua, Hội Nhà báoViệt Nam và giới báo chí Việt Namđã có nhiều đóng góp tích cực vào

hoạt động chung của Liên đoàn;cùng với báo chí các nước ASEANthực hiện sứ mệnh cao cả là góp phầnvào việc đảm bảo hòa bình, ổn định,an ninh và phát triển ở khu vực vàtrên thế giới.

Ngày nay, Cộng đồng ASEAN đã

KỶ NIỆM 40 NĂM NGÀY THÀNH LẬP VÀ ĐẠI HỘI ĐỒNG LẦN THỨ 18 LIÊN ĐOÀN CÁC NHÀ BÁO ASEAN

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng trao đổi với các đại biểu Liên đoàn các nhà báo ASEAN tại Nhà Quốc hội, ngày 26/11/2015 ẢNH: NT

Page 4: Thư tòa soạn - Tạp chí điện tử Người Làm ...nguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so-382-12-2015.pdf · Thư tòa soạn N hững ngày cuối năm

NGƯỜI LÀM BÁO 12-20156

trở thành một trung tâm kinh tếnăng động với hơn 600 triệu dân, cótiếng nói uy tín trên các diễn đànquốc tế và vai trò quan trọng vì hòabình, phát triển ở khu vực và trên thếgiới. Trong bối cảnh tình hình khuvực và quốc tế vẫn còn diễn biếnphức tạp, để giữ vững hòa bình, ổnđịnh, tạo môi trường thuận lợi chophát triển rất cần có vai trò, tráchnhiệm của CAJ, của báo chí cácnước ASEAN trong việc tăng cườngsự hiểu biết giữa các dân tộc, thúcđẩy hợp tác giữa các quốc gia, cũngnhư đề cao công lý trong giải quyếtcác tranh chấp, bất đồng bằng biệnpháp hòa bình, tuân thủ luật phápquốc tế.

Việt Nam đảm nhiệm chứcChủ tịch và Tổng thư ký CAJ

Tại Đại hội đồng CAJ lần thứ 18,Chủ tịch Hội Nhà báo Việt NamThuận Hữu đảm nhiệm chức vụ Chủtịch CAJ nhiệm kỳ 2015-2017 và PhóChủ tịch Thường trực Hội Nhà báoViệt Nam Hồ Quang Lợi đảm nhiệmchức vụ Tổng Thư ký Thường trựcCAJ nhiệm kỳ 2015-2017.

Phát biểu nhậm chức Chủ tịchCAJ, Chủ tịch Hội Nhà báo ViệtNam Thuận Hữu coi đây là mộtvinh dự, cũng là trách nhiệm to lớn,không chỉ với cá nhân mà còn chocả giới báo chí Việt Nam, đối với sựphát triển của cộng đồng báo chíASEAN nói chung. Chủ tịch CAJ

Thuận Hữu khẳng định sẽ nỗ lựccùng Ban Giám đốc Liên đoàn phốihợp chặt chẽ với các tổ chức thànhviên thúc đẩy và phát huy tráchnhiệm báo chí; vun đắp mối quanhệ chuyên môn của các nhà báotrong ASEAN với các tổ chức nhàbáo thế giới; tăng cường sự hiểu biếtgiữa các dân tộc trong ASEAN đểđẩy mạnh hợp tác, nhằm đạt sựthịnh vượng, công bằng và hòa bình.

Đại hội đồng CAJ lần thứ 18 đãthông qua “Chương trình hànhđộng nhiệm kỳ 2015 - 2017” với mụctiêu tăng cường sự đoàn kết và liênkết giữa các nhà báo, các tổ chứcbáo chí trong Cộng đồng ASEAN;tăng cường công tác đào tạo, bồi

Liên đoàn các nhà báo ASEAN và quá trình hội nhập khu vực của báo chí Việt NamlNgày 11/3/1975, Liên đoàn các nhàbáo ASEAN - Confederation of ASEANJournalists (CAJ) được chính thứcthành lập tại thủ đô Jakarta, Indonesiagồm 5 thành viên sáng lập: Hội nhàbáo Indonesia (PWJ), Hiêp hội Nhàbáo Quốc gia Malaysia (NUJM), Câulạc bộ báo chí quốc gia Philippines(NPC), Liên đoàn báo chí Thái Lan(CTJ) và Hiệp hội Nhà báo Quốc giaSingapore (SNUJ). l Qua 4 thập kỉ hoạt động và pháttriển, từ 5 nước thành viên sáng lập,hiện nay số thành viên chính thức củaCAJ là 7 thành viên, 3 thành viên liênkết và 5 quan sát viên đến từ các quốcgia ngoài khu vực. l Các nhà báo ASEAN đã cùng hợptác với nhau trên mọi lĩnh vực, đặcbiệt là về mặt nghiệp vụ nhằm tăngcường sức mạnh liên kết để xâydựng CAJ trở thành một tổ chức gắnkết, giúp nhau cùng phát triển, gópphần củng cố sự đoàn kết, tình hữunghị và quan hệ hợp tác giữa các

nhà báo nói riêng, và nhân dân trongkhu vực ASEAN nói chung.l Việt Nam là thành viên chính thứccủa Liên đoàn các nhà báo ASEAN từtháng 3/1996. Tại Đại hội đồng lần thứ11 ở Kuala Lumpur (Malaysia), Nhàbáo Phan Quang, Chủ tịch Hội Nhàbáo Việt Nam được bầu vào Ban Giámđốc CAJ.l Từ ngày 23-25/11/1999, Hội Nhà báoViệt Nam đăng cai tổ chức Kỳ họp đặcbiệt của Ban lãnh đạo CAJ tại thànhphố Hạ Long, Quảng Ninh và Hội nghị“Báo chí ASEAN thế kỉ XXI: Nhữngthách thức và triển vọng” tại Hà Nội;nhất trí ra “Tuyên bố Hà Nội của cácnhà báo ASEAN 1999” với 17 điều.l Từ ngày 24- 27/12/2003, Hội Nhà báoViệt Nam đăng cai tổ chức Đại hội đồngCAJ lần thứ 14 tại Hà Nội và tổ chức Hộithảo “Báo chí ASEAN đoàn kết, đổi mớivì sự ổn định và phát triển bền vữngcủa khu vực”. Đại hội đồng đã nhất tríthông qua Sáng kiến Hà Nội cho giaiđoạn 2003 - 2005 với phương châm

“Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hoàbình, ổn định và phát triển bền vững”.l Từ ngày 30/9 đến 4/10/2009, đoànđại biểu Hội Nhà báo Việt Nam dođồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viênTrung ương Đảng, Tổng Biên tập BáoNhân dân, Chủ tịch Hội Nhà báo ViệtNam làm Trưởng đoàn tham dự Đạihội đồng CAJ lần thứ 16 tại Malaysia. l Từ ngày 21-23/11/2013, đoàn đạibiểu Hội Nhà báo Việt Nam do đồngchí Hà Minh Huệ, Phó Chủ tịchThường trực dẫn đầu tham dự Đại hộiđồng CAJ lần thứ 17, tổ chức tại Thủđô Manila, Philippines.l Ngày 12/9/2014, Hội Nhà báo ViệtNam đăng cai tổ chức Hội nghị Bangiám đốc CAJ tại Hà Nội. Hội nghịthống nhất để Hội Nhà báo Việt Namđăng cai tổ chức Đại hội đồng CAJ lầnthứ 18 vào năm 2015; nhất trí bầuđồng chí Thuận Hữu, Chủ tịch Hội Nhàbáo Việt Nam đảm nhiệm chức PhóChủ tịch CAJ nhiệm kỳ 2013- 2015, ra“Tuyên bố Hà Nội” gồm 6 điều.

KỶ NIỆM 40 NĂM NGÀY THÀNH LẬP VÀ ĐẠI HỘI ĐỒNG LẦN THỨ 18 LIÊN ĐOÀN CÁC NHÀ BÁO ASEAN

Page 5: Thư tòa soạn - Tạp chí điện tử Người Làm ...nguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so-382-12-2015.pdf · Thư tòa soạn N hững ngày cuối năm

NGƯỜI LÀM BÁO 12-2015 7

dưỡng, trao đổi kinh nghiệm vànghiệp vụ giữa các nhà báo vì sựphát triển của khu vực.

Trong nhiệm kỳ 2015-2017, Liênđoàn cũng thúc đẩy việc hoàn tất vàđưa vào sử dụng Trung tâm Giáodục và Đào tạo Báo chí ASEAN(CAJET) tại Indonesia. Hội Nhàbáo Việt Nam đề xuất tổ chức Giảiảnh báo chí cho các nhà báo trongLiên đoàn với chủ đề “ASEAN -một Cộng đồng” để hưởng ứng sựhình thành Cộng đồng ASEAN vàocuối năm 2015.

Các hoạt động bên lề sự kiệnNhân dịp này, Ban tổ chức đã tổ

chức Cuộc thi ảnh báo chí với chủđề “CAJ tích cực nâng cao nhậnthức về biến đổi khí hậu” dành chotất cả các nhà báo trong khu vực.Mục đích của cuộc thi nhằm thúcđẩy người dân nâng cao nhận thứcvề tình trạng xấu đi của khí hậu

toàn cầu, nhất là trong khu vựcĐông Nam Á. Sau hơn 1 tuần phátđộng, Ban tổ chức đã nhận đượchơn 130 tác phẩm dự thi; 12 giámkhảo từ 6 nước thành viên đã chọn50 tác phẩm tốt nhất và trao tặng 8tác phẩm xuất sắc gồm: 01 giảiNhất, 01 giải Nhì, 01 giải Ba và 05giải Khuyến khích.

Cũng tại cuộc họp Đại hội đồng,Chủ tịch Hội Nhà báo Việt NamThuận Hữu đã trao tặng Kỷ niệmchương Vì sự nghiệp Báo chí ViệtNam cho ông Benny Antiporda,Chủ tịch Liên đoàn các nhà báoASEAN nhiệm kỳ 2013-2015 và ôngAkhmad Kusaeni, Tổng Thư kýLiên đoàn nhiệm kỳ 2013-2015.

Trước đó, chiều 26/11, Chủ tịchQuốc hội Nguyễn Sinh Hùng đãtiếp các đại biểu quốc tế nhân dịptới Hà Nội tham dự Lễ kỷ niệm 40năm Ngày thành lập CAJ và Đạihội đồng lần thứ 18.

Chào mừng các đại biểu sangthăm Việt Nam, tham quan NhàQuốc hội và dự thính Kỳ họp thứ10, Quốc hội Khóa XIII đang diễnra, thay mặt Quốc hội nước Cộnghòa XHCN Việt Nam, Chủ tịchQuốc hội Nguyễn Sinh Hùng gửiđến các vị khách quốc tế những lờichúc tốt đẹp.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn SinhHùng đề nghị các đại biểu sẽ tiếptục thảo luận, thực hiện tốt mụcđích, tôn chỉ của Liên đoàn, đónggóp vào tình đoàn kết cao cả của cácnước ASEAN, cũng như sự đónggóp của ASEAN với cộng đồng quốctế; góp phần đưa tiếng nói nhân dântới các nhà lãnh đạo các nướcASEAN cũng như thế giới, để cùngnhau giữ gìn hòa bình, cùng nhaubảo vệ an ninh, đoàn kết xây dựngmỗi nước, mỗi dân tộc và cộng đồngASEAN ngày càng phồn vinh n

Quang cảnh Đại hội đồng lần thứ 18 Liên đoàn các nhà báo ASEAN tại Hà Nội, 11/2015 ẢNH: SƠN HẢI

Page 6: Thư tòa soạn - Tạp chí điện tử Người Làm ...nguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so-382-12-2015.pdf · Thư tòa soạn N hững ngày cuối năm

NGƯỜI LÀM BÁO 12-20158

Nâng cao vị thế của Liên đoàn các nhà báo ASEAN vì sự phát triển

chung của khu vực Đông Nam ÁLễ kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập và Đại hội đồng lần thứ 18 Liên đoàn các nhà báo

ASEAN diễn ra tại Hà Nội từ ngày 25 - 29/11/2015 đã thành công tốt đẹp. Đây là sự kiện quantrọng của báo chí khu vực và của giới báo chí Việt Nam. Nhân dịp này, Tạp chí Người Làm Báo

đã có cuộc trao đổi với Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi, vừa được tín nhiệm bầu làm Tổng Thư ký Thường trực Liên đoàn các nhà báo ASEAN.

n Phóng viên (PV): Ý nghĩa đặc biệtvà tầm quan trọng của việc tổ chứcLễ kỷ niệm 40 năm Ngày thành lậpvà Đại Hội đồng lần thứ 18 Liênđoàn các Nhà báo ASEAN, thưa PhóChủ tịch Thường trực?l Nhà báo Hồ Quang Lợi: Liên đoàncác nhà báo ASEAN (CAJ) longtrọng tổ chức Lễ kỷ niệm 40 nămNgày thành lập và Đại hội đồng lầnthứ 18 tại Hà Nội, trùng với thờiđiểm những nhà lãnh đạo đứng đầuChính phủ các nước thành viên vừaký tuyên bố thành lập Cộng đồngASEAN tại Kuala Lumpur -Malaysia (ngày 22/11/2015). Dấu

mốc lịch sử mà các nước ASEAN vừađạt được đã đặt ra cho Liên đoànchúng ta trách nhiệm góp phần xâydựng ASEAN thành một thực thểgắn kết về chính trị - an ninh; liên kếtvề kinh tế; cùng hợp tác và chia sẻtrách nhiệm về văn hóa - xã hội.

Có thể nói, sự kiện Việt Namđăng cai tổ chức Lễ kỷ niệm 40 nămNgày thành lập và Đại hội đồngLiên đoàn các nhà báo ASEAN lầnthứ 18 vừa là dấu mốc quan trọngtrong tiến trình liên kết báo chí khuvực, đồng thời tạo thêm động lựccho CAJ bước sang giai đoạn pháttriển mới, nâng cao hơn nữa vai tròvà hiệu quả hoạt động của mình, bởiCAJ đang hướng đến mục tiêu trởthành một cộng đồng báo chíASEAN với tiêu chí lành mạnh, tựdo và có trách nhiệm. n PV: Xin đồng chí điểm qua nhữngnội dung và các vấn đề chính đượcđưa ra thảo luận và quyết định tạiĐại hội đồng lần thứ 18 này?l Nhà báo Hồ Quang Lợi: Ngay từ khithành lập vào ngày 11/3/1975 tại In-donesia, CAJ đã đề ra mục tiêu phấnđấu “đưa ASEAN đến gần trái tim vàkhối óc của người dân”, thực hiện các

nhiệm vụ cụ thể nhằm tăng cườngmối quan hệ hợp tác, hiểu biết vàgiúp đỡ lẫn nhau, nâng cao nghiệp vụđể phục vụ lợi ích của mỗi quốc gia,góp phần vào sự phồn vinh, thịnhvượng và ổn định của cả khu vực.

Để các mục tiêu đó đi vào thựcchất hơn, tại Đại hội đồng lần này,các nhà lãnh đạo báo chí khu vựcthêm một lần nữa khẳng định quyếttâm, nhận thức chung về sự cần thiếtphải gia tăng hợp tác và liên kết đểtranh thủ những cơ hội mới cũngnhư giải quyết các thách thức hiệnnay mà báo giới đang phải đối mặtbằng việc ra “Tuyên bố Hà Nội”ngày 27/11/2015. Trong đó, đặc biệtnhấn mạnh công tác đào tạo, traođổi kinh nghiệm cũng như trao đổiphóng viên; thông qua “Chươngtrình hành động nhiệm kỳ 2015 -2017” và quyết định thành lập “Bancố vấn” như đã quy định trong điềulệ của Liên đoàn. Đại hội đồng cũngnhất trí thúc đẩy việc kết nạp hộinhà báo các nước Campuchia,Myanmar và Brunei để tất cả cácnước ASEAN đều tham gia. Bên lềĐại hội đồng đã diễn ra các cuộctiếp xúc, trao đổi nghiệp vụ song

Nhà báo Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam

KỶ NIỆM 40 NĂM NGÀY THÀNH LẬP VÀ ĐẠI HỘI ĐỒNG LẦN THỨ 18 LIÊN ĐOÀN CÁC NHÀ BÁO ASEAN

Page 7: Thư tòa soạn - Tạp chí điện tử Người Làm ...nguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so-382-12-2015.pdf · Thư tòa soạn N hững ngày cuối năm

NGƯỜI LÀM BÁO 12-2015 9

phương giữa các nhà báo Việt Nam,Thái Lan, Philippines, Indonesia,Malaysia, Lào…

Các nhà lãnh đạo CAJ cũngthống nhất thúc đẩy cơ chế liên kết,tác động tới Ban Thư ký ASEAN đểCAJ được chấp nhận như một đốitác bên cạnh Cộng đồng ASEAN, cóvai trò nhất định, có tiếng nói chungvới chính phủ các nước về các vấn đềchính sách đối với báo chí, bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của nhàbáo, quyền hành nghề của phóngviên. CAJ sẽ thúc đẩy sự phát triểnbáo chí khu vực thông qua việc mởrộng quyền tiếp cận thông tin, cậpnhật công nghệ mới và bồi dưỡng,phát triển nguồn nhân lực. Cácthành viên CAJ nhìn nhận có mộtlợi thế để thúc đẩy mục tiêu này khiTổng Thư ký ASEAN hiện nay lànhà ngoại giao kỳ cựu Lê LươngMinh người Việt Nam.

Có thể nói, chương trình nghị sựtại Đại hội đồng lần thứ 18 đã thểhiện tầm nhìn mới của lãnh đạo báochí các nước thành viên, trong bốicảnh CAJ ngày càng đóng vai tròquan trọng đối với sự phát triển ởkhu vực, là đối tác tin cậy của nhiềutổ chức báo chí lớn.n PV: Phó Chủ tịch Thường trựcđánh giá như thế nào về quyết địnhgia nhập CAJ năm 1996 của ViệtNam? Đóng góp của Việt Nam đốivới sự phát triển của Liên đoàn trong20 năm qua? l Nhà báo Hồ Quang Lợi: Chúng tavui mừng và tự hào đã hoàn thành tốtcả về nội dung cũng như công tác tổchức và điều hành Lễ kỷ niệm 40năm Ngày thành lập và Đại hội đồnglần thứ 18 CAJ. Trưởng đoàn cácnước thành viên CAJ và đối tác đếntừ Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốcđều đánh giá cao công tác tổ chức,

điều hành hội nghị và vai trò dẫn dắtnăng động, khéo léo của chủ nhàViệt Nam. Ngoài ra, chúng ta cũngchủ động tổ chức các cuộc hội đàmvà tiếp xúc song phương, đạt nhiềuthoả thuận quan trọng, góp phần đưaquan hệ song phương giữa Hội Nhàbáo Việt Nam với nhiều nước pháttriển toàn diện và thực chất hơn.

Nếu chúng ta nhìn lại thời điểmnăm 1996, tôi cho rằng quyết địnhgia nhập CAJ rất quan trọng tạo cơhội cho báo chí Việt Nam hội nhậpkhu vực, tạo đà cho hội nhập quốctế, mở rộng hợp tác với các đối tácbáo chí lớn trên thế giới, đồng thờigóp phần để Việt Nam nâng cao vịthế hình ảnh của mình.

Tôi muốn nhấn mạnh đến tầmnhìn của Nhà báo lão thành rất cóuy tín Phan Quang, thời điểm ấy giữ

cương vị là Chủ tịch Hội Nhà báoViệt Nam.Gia nhập CAJ là quyếtđịnh đúng đắn, có ý nghĩa lịch sử,đánh dấu sự chuyển mình mạnh mẽcủa báo chí Việt Nam và được cácnước thành viên của Liên đoàn hếtsức ủng hộ.

Tính từ dấu mốc quan trọng ấy,đến tháng 3/2016 vừa tròn 20 nămViệt Nam gia nhập CAJ. Chúng tatừng bước phát huy được vai trò chủđộng, trách nhiệm và nỗ lực thúcđẩy môi trường báo chí tự do, mangtính xây dựng, chia sẻ và đề cao cácchuẩn mực đạo đức người làm báo.Thời gian tới, với trọng trách là Chủtịch CAJ, Việt Nam sẵn sàng đónggóp nhiều hơn nữa trong lĩnh vựcbáo chí truyền thông để góp phầnthúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội,nâng cao dân trí, bảo vệ và phát huynhững giá trị văn hoá dân tộc ViệtNam và cả của cộng đồng ASEAN. n PV: Thưa Phó Chủ tịch Thườngtrực, trước những thời cơ và tháchthức mới, CAJ phải làm gì để gắn kếtthành “Cộng đồng báo chí” khu vựcnhư một công cụ hỗ trợ, phục vụ sựphát triển?l Nhà báo Hồ Quang Lợi: Đối vớiHội Nhà báo Việt Nam, hợp tác vớiCAJ là một trong những ưu tiêntrong quan hệ đối ngoại của chúngta và luôn nhận sự quan tâm, ủng hộmạnh mẽ của lãnh đạo Đảng và Nhànước. Việc Chủ tịch Quốc hộiNguyễn Sinh Hùng dành thời giantiếp Đoàn đại biểu của CAJ tại Trụsở Quốc hội; Phó Thủ tướng Chínhphủ Vũ Đức Đam và Tổng Thư kýASEAN Lê Lương Minh đến dự vàphát biểu tại Lễ Kỷ niệm 40 nămNgày thành lập Liên đoàn đã khẳngđịnh điều ấy!

Nhìn nhận một cách khách quan,tại Hội nghị lần này, Việt Nam đã

40 năm qua, CAJ đang tíchcực làm sống động thêm tìnhđoàn kết, sự hiểu biết và tin cậylẫn nhau trong khu vực. Dẫnchứng sinh động nhất là việcviệc sửa đổi, bổ sung mộtkhoản trong Điều lệ, cho phépmột nước không phải là Thànhviên sáng lập như Hội Nhà báoViệt Nam có thể đảm nhậnchức Chủ tịch CAJ, một bước“đột phá” đảm bảo cho sự pháttriển ổn định và mở rộng trongtương lai của CAJ.

Sự kiện Chủ tịch Hội Nhàbáo Việt Nam Thuận Hữu đượcbầu làm Chủ tịch CAJ là kếtquả nỗ lực không ngừng củaViệt Nam gần 20 năm qua và làbiểu hiện sinh động của tìnhđoàn kết trong khu vực đượcvun đắp trong suốt gần nửa thếkỷ qua.

Page 8: Thư tòa soạn - Tạp chí điện tử Người Làm ...nguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so-382-12-2015.pdf · Thư tòa soạn N hững ngày cuối năm

NGƯỜI LÀM BÁO 12-201510

tạo được dấu ấn mạnh mẽ trong mộtsố vấn đề của CAJ. Ngài Chủ tịchCAJ nhiệm kỳ 2013 - 2015 BennyAntiporda cho rằng: Chúng ta đangchứng kiến sự chuyển biến sâu sắccủa Liên đoàn trong 40 năm qua,nhất là trong thời điểm hiện tại khiViệt Nam làm Chủ tịch CAJ. ViệtNam là một trong số ít các thànhviên CAJ hội tụ “đủ năng lực” thúcđẩy những sáng kiến hợp tác quantrọng. Ngay khi nhậm chức, đồng chíThuận Hữu Chủ tịch CAJ đã đề xuấtkế hoạch hành động hữu ích có tínhđịnh hướng được các nước thành viênCAJ và Ban Giám đốc ủng hộ mạnhmẽ và triển khai thực hiện.

Theo tôi, việc đồng chí ThuậnHữu chủ trì, điều hành thành côngLễ kỷ niệm 40 năm Ngày thành lậpvà Đại hội đồng lần thứ 18 CAJ, đảmnhận vai trò Chủ tịch Liên đoànnhiệm kỳ 2015 - 2017 chính là sự

khởi đầu thuận lợi, là tiền đề tốt đẹpcho một năm bận rộn, nhiều tháchthức nhưng cũng đem lại những cơhội to lớn để báo chí Việt Nam tăngcường hơn nữa hình ảnh, vai trò và vịthế của mình không chỉ trong khuvực Đông Nam Á mà cả trên cácdiễn đàn quốc tế.

Qua thực tiễn gần 20 năm tham giahợp tác CAJ, chúng ta đã nhận thứcđược đầy đủ hơn về những cơ hội vàthách thức, thuận lợi và khó khăn. Vớivị thế và uy tín của mình, Hội Nhàbáo Việt Nam sẽ tiếp tục tham giaCAJ với tinh thần chủ động, tích cựcvà có trách nhiệm. Bên cạnh đó, BanGiám đốc cũng sẽ đề ra các biện phápvà cách thức phù hợp với tính chất vàmức độ liên kết của từng thành viênđể phát huy được hiệu quả hoạt độngcủa Liên đoàn; đẩy mạnh hoạt độngtruyền thông về CAJ đến đông đảongười dân trong khu vực.

Tiến trình phát triển của CAJ suốt40 năm qua cho thấy, chỉ có đoàn kết,đồng thuận, hợp tác bình đẳng cùngcó lợi mới là mẫu số chung đưa Liênđoàn phát triển như hôm nay. MộtChủ tịch năng động, sáng tạo và có uytín cao không chỉ giúp CAJ phát triểnđúng hướng mà còn tạo ra sự đoànkết thống nhất trong tư tưởng và hànhđộng. Chúng ta tôn trọng những gì bèbạn đã hợp tác, giúp đỡ, nhưng đồngthời phải khẳng định tính nguyên tắc,hợp tác trên tinh thần tự lực, tựcường, cùng có lợi.

Chúng ta tin tưởng rằng, với tinhthần tích cực, với nỗ lực và quyết tâmcao, báo chí Việt Nam sẽ tiếp tụcphát huy vai trò của mình, đảmđương tốt trọng trách Chủ tịch Liênđoàn các nhà báo ASEAN nhiệm kỳ2015 - 2017 nn PV: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!

PV (thực hiện)

Các đại biểu tham dự Đại hội đồng lần thứ 18 Liên đoàn các nhà báo ASEAN diễn ra tại Hà Nội từ ngày 25 - 29/11/2015 ẢNH: PV

KỶ NIỆM 40 NĂM NGÀY THÀNH LẬP VÀ ĐẠI HỘI ĐỒNG LẦN THỨ 18 LIÊN ĐOÀN CÁC NHÀ BÁO ASEAN

Page 9: Thư tòa soạn - Tạp chí điện tử Người Làm ...nguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so-382-12-2015.pdf · Thư tòa soạn N hững ngày cuối năm

NGƯỜI LÀM BÁO 12-2015 11

ÔNG LÊ LƯƠNG MINH:“Các bạn hãy mở rộng sốlượng thành viên ra cả 10nước Đông Nam Á”

Người ta thường nói rằng, “Cuộcsống thực sự bắt đầu ở tuổi 40”. Đối vớiCAJ, điều này có thể được hiểu là mộtthời kỳ tăng trưởng, một kỷ nguyên mởrộng mới và một thời đại để gặt háinhững thành quả từ những gì đã đượcxây dựng nên trong những năm trướcđây. Với tư cách là một tổ chức giúp thúcđẩy các mối quan hệ gần gũi hơn giữacác nhà báo ASEAN, tôi khuyến khíchcác bạn mở rộng lượng thành viên ra cả10 nước Đông Nam Á để CAJ có thểphản ánh được đầy đủ hơn về Cộngđồng ASEAN. Nhân dịp này, tôi xin trântrọng gửi lời chúc mừng nồng ấm tớiCAJ vì những đóng góp của mình trongviệc xây dựng một cộng đồng ASEANhòa bình, thịnh vượng và hài hòa!

ÔNG HOÀNG TUẤN ANH:“Tiếp tục đóng góp chohoạt động của Liên đoàncác nhà báo ASEAN”

Những năm qua, báo chí Việt Namluôn theo sát các hoạt động văn hóa,thể thao và du lịch, phản ánh kịp thời tớicông chúng trong cả nước, đồng thờilàm cầu nối quảng bá văn hóa Việt Namra nước ngoài, giới thiệu những tinh hoavăn hóa khu vực và thế giới đến nhândân Việt Nam, giúp nhân dân các nướcASEAN cũng như trên thế giới hiểu hơnvề đất nước và con người Việt Nam.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và HộiNhà báo Việt Nam đã và sẽ tiếp tục đónggóp cho các hoạt động của CAJ, gópphần nâng cao vị thế của báo chí khuvực, đưa Cộng đồng ASEAN trở thànhmột thực thể gắn kết về chính trị - anninh; liên kết về kinh tế; cùng hợp tác vàchia sẻ trách nhiệm về văn hóa - xã hội.

ÔNG BENNY ATIPORDA:“Đối mặt với những tháchthức ở hiện tại và tươnglai vì sự thịnh vượng củakhu vực”

Sở dĩ CAJ tồn tại và phát triển trongsuốt 4 thập kỷ qua là nhờ cảm hứng vàđược dẫn lối bởi tinh thần đoàn kết dựatrên sự hiểu biết lẫn nhau, bất chấpnhững rào cản về chính trị, văn hóa, xã hộigiữa các quốc gia. Để chuẩn bị cho việchình thành Cộng đồng ASEAN vào cuốinăm nay, chúng ta - các sứ giả của sự thậtvà lẽ phải trong nhiệm vụ thông tin, cầnphải sát cánh cùng nhau để tận dụngđược thời cơ, hoàn thành các mục tiêulớn đã đề ra. Khi ấy, CAJ sẽ đóng vai trò làngười truyền thông điệp về tình đoàn kếttrong cộng đồng, gửi tới một thông điệptương lai tươi sáng cho người dân.

Thế giới luôn luôn thay đổi và pháttriển, phía trước CAJ còn rất nhiềuthách thức. Chúng ta cần kiên trì và đối

Tất cả vì sự thịnh vượng của ASEANTrong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập và Đại hội đồng lần thứ 18 Liên

đoàn các nhà báo ASEAN diễn ra tại Hà Nội, bên lề các phiên làm việc chính thức, PV Tạpchí Người Làm Báo đã ghi lại một số cảm nhận của các đại biểu là lãnh đạo Cao cấp

ASEAN, đại diện các nước thành viên, các đối tác liên kết của CAJ xung quanh việc ViệtNam đăng cai tổ chức sự kiện quan trọng nhất của báo giới trong khu vực...

Ông Lê Lương Minh, Tổng Thư ký ASEAN Ông Hoàng Tuấn Anh,Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Ông Benny Atiporda, Chủ tịch Liên đoàn các nhà báo ASEAN, nhiệm kỳ 2013 - 2015

Page 10: Thư tòa soạn - Tạp chí điện tử Người Làm ...nguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so-382-12-2015.pdf · Thư tòa soạn N hững ngày cuối năm

NGƯỜI LÀM BÁO 12-201512

mặt với tất cả những thách thức ở hiệntại và cả tương lai để theo đuổi nhữngmục tiêu cao cả vì hòa bình, ổn định vàthịnh vượng chung của cả khu vực.

Vẫn còn rất nhiều điều cần phải làm,bởi một số đồng nghiệp của chúng tatừ các nước ASEAN chưa phải là thànhviên của CAJ, họ đang cố gắng đến vớichúng ta và ngược lại. Tôi tin tưởngrằng, với cương vị Chủ tịch CAJ nhiệmkỳ 2015-2017, Chủ tịch Thuận Hữu sẽhoàn thành tốt sứ mệnh của mình, tiếptục đưa CAJ trở thành một tổ chức báochí vững mạnh và có uy tín trong khuvực và trên thế giới.

ÔNG CHAVARONGLIMPATTAMAPANEE:“Việc hình thành Cộng đồng ASEAN là thờicơ để CAJ mở rộng phạmvi hoạt động”

Tôi cho rằng, việc CAJ tổ chức Lễ kỷniệm 40 năm ngày thành lập và Đạihội đồng lần thứ 18 tại Hà Nội đã trởthành một sự kiện lịch sử, một dấumốc quan trọng trong tiến trình pháttriển 4 thập kỷ qua của CAJ. Trong bốicảnh Cộng đồng ASEAN sẽ hình thànhvào cuối năm nay chính là thời cơ đểCAJ mở rộng thành viên cũng như mởrộng tầm hoạt động của mình. Để làm

được điều đó, Ban Giám đốc CAJ cầnnỗ lực hơn nữa trong việc thúc đẩy sựphát triển báo chí của từng quốc giathành viên và tìm cách để nhân dâncác nước trong khu vực cảm nhận rõhơn sự hiện diện của Liên đoàn. Bêncạnh đó, các thành viên phải có sựđoàn kết, phối hợp để phục vụ mụctiêu chung của Cộng đồng ASEAN.Trong thời gian tới, Liên đoàn báo chíThái Lan sẽ phối hợp chặt chẽ với HộiNhà báo Việt Nam để làm tốt vai tròmới trong việc vun đắp mối quan hệchuyên môn giữa các nhà báo trongASEAN cũng như với các tổ chức báochí lớn trên thế giới vì sự thịnh vượng,công bằng và hoà bình.

BÀ VINEETA PANDEY:“Tôi cảm thấy rất hài lòngvề công tác tổ chức củaHội Nhà báo Việt Nam”

Nhiều năm gần đây, quan hệ hợptác trong lĩnh vực báo chí giữa ViệtNam và Ấn Độ ngày càng rộng mởqua việc hai bên cùng tham gia cácdiễn đàn, chương trình hợp tácchuyên ngành, từ đó kịp thời phục vụnhu cầu trao đổi thông tin, phát triểncác mối quan hệ kinh tế, xã hội và vănhoá giữa nhân dân Việt Nam và ẤnĐộ. Tôi thực sự ấn tượng và hài lòng

về công tác tổ chức của các bạn. Đâykhông chỉ là ấn tượng tốt của riêngtôi mà cũng là cảm nhận của cácthành viên khác. Từ các hoạt độngtiếp đón, hậu cần đến chương trìnhnghị sự đều diễn ra rất chuyênnghiệp, kỹ lưỡng và sát với thực tế.Chứng kiến các bạn chủ động đưa ranhiều sáng kiến có giá trị, hoàn tấtsoạn thảo nhiều văn kiện quan trọng,điều phối và xử lý phù hợp để đạt sựđồng thuận về nhiều quyết sách lớncủa CAJ, tôi tin tưởng rằng, với vai tròChủ tịch CAJ nhiệm kỳ 2015 - 2017,Việt Nam sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụcủa mình, đóng góp to lớn vào sựphát triển của CAJ trong tương lai.

ÔNG VILAYTHONG SISANONH:“Tôi đề cao các sáng kiếncủa Việt Nam tại Đại hộiđồng lần này”

Sau nhiều thập kỷ xây dựng, vớimục tiêu cao cả, với ý chí mạnh mẽvà nỗ lực to lớn của các quốc giathành viên, CAJ đã có những đónggóp quan trọng trong việc thúc đẩyhợp tác và kiến tạo mối quan hệgần gũi hơn giữa các nhà báo trongkhu vực, hướng tới một nền báo chílành mạnh, tự do và có trách nhiệm.

Ông Chavarong Limpattamapanee, Cố vấn Liên đoàn nhà báo Thái Lan

Ông Vilaythong Sisanonh, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Lào

Bà Vineeta Pandey, Phóng viên cao cấp Báo NgườiTiên phong, Ấn Độ

KỶ NIỆM 40 NĂM NGÀY THÀNH LẬP VÀ ĐẠI HỘI ĐỒNG LẦN THỨ 18 LIÊN ĐOÀN CÁC NHÀ BÁO ASEAN

Page 11: Thư tòa soạn - Tạp chí điện tử Người Làm ...nguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so-382-12-2015.pdf · Thư tòa soạn N hững ngày cuối năm

NGƯỜI LÀM BÁO 12-2015 13

Tôi đề cao các sáng kiến của ViệtNam tại Đại hội đồng lần này, bởi nórất phù hợp với xu thế phát triển củaLiên đoàn cũng như của báo chí khuvực trong thời gian tới, từ việc traođổi nghiệp vụ, trao đổi phóng viêngiữa các thành viên CAJ, đến việc hỗtrợ lẫn nhau trong vấn đề đào tạo.Sự hiếu khách của các bạn đã tạo cơhội cho chúng ta gặp gỡ tại Hà Nộiđể cùng nhau nhìn lại chặng đườngphát triển, tiếp tục sát cánh bênnhau đóng góp, cống hiến cho sựphát triển chung của ASEAN.

ÔNG BOB ISKADAR:“Chúng ta có điều kiện đểgiải quyết các vấn đề thuộcvề tương lai của CAJ”

Lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lậpCAJ và Đại hội đồng lần thứ 18 đã in đậmdấu ấn của Việt Nam, bởi các bạn đã làmrất tốt vai trò của mình. Tôi đã có 20 nămlàm việc tại CAJ, trùng với thời gian ViệtNam gia nhập Liên đoàn. Đó cũng làquãng thời gian tôi được chứng kiến cácbạn đã nỗ lực không ngừng, đóng góptích cực vào hoạt động chung của CAJ.Bằng uy tín, bằng tinh thần trách nhiệm,Hội Nhà báo Việt Nam đã giúp CAJ hiệndiện ngày càng rõ nét trong mắt các nhà

lãnh đạo cao cấp của Chính phủ ViệtNam cũng như trong khối ASEAN. Việcmột nước không phải là thành viên sánglập như Việt Nam được bầu làm tân Chủtịch CAJ đã nói lên điều đó.

Chúng ta đã đi cùng nhau trongmột quãng đường dài và gặt hái đượcnhiều thành công. Dù biết phía trướccòn nhiều thử thách, song tôi tin rằng,dưới sự dẫn dắt, điều hành của Chủ tịchCAJ Thuận Hữu, chúng ta sẽ có điềukiện giải quyết các vấn đề thuộc vềtương lai và tiếp tục gắn kết nhau trongmột tổ chức báo chí có vị trí ngày càngquan trọng ở khu vực ASEAN.

ÔNG CHIN SUNG CHEW:“Thành công hôm nay sẽ là nền tảng vững chắccho ngày mai “

Tôi thật sự ấn tượng với sự chânthành và mến khách của các bạn đãdành cho chúng tôi. Tôi cũng ấntượng với sự có mặt và phát biểucủa Phó Thủ tướng Chính phủ VũĐức Đam, Tổng Thư ký ASEAN LêLương Minh. Điều đó đã cho thấy sựquan tâm của lãnh đạo cấp cao ViệtNam và lãnh đạo cấp cao cộng đồngASEAN đối với hoạt động của báogiới trong khu vực.

Sau gần 20 năm tham gia CAJ,Việt Nam đã khẳng định được vị thếvà uy tín của mình bằng nhữnghành động đi vào thực chất. Tôi chorằng, việc Đại hội đồng CAJ lần thứ18 ra “Tuyên bố Hà Nội” nói lên ýnghĩa kế thừa, tiếp nối của tiến trìnhxây dựng CAJ qua 4 thập kỷ, đánhdấu sự chuyển mình mạnh mẽ củaCAJ trong thời gian tới. Thành cônghôm nay sẽ là nền tảng vững chắccho ngày mai. n

THÀNH NGỌC(thực hiện)

Ông Chin Sung Chew, Chủ tịch Hiệp hội Nhà báoQuốc gia Malaysia

Ông Bob Iskadar, Giám đốc CAJ, cố vấn Hội Nhà báo Indonesia

CHƯƠNG TRÌNH HÀNHĐỘNG CỦA LIÊN ĐOÀN CÁC NHÀ BÁO ASEAN

NHIỆM KỲ 2015 - 2017Mục tiêu: Tăng cường sự

đoàn kết và liên kết giữa các nhàbáo, các tổ chức báo chí trongCộng đồng ASEAN; Tăng cườngcông tác đào tạo, bồi dưỡng,trao đổi kinh nghiệm và nghiệpvụ giữa các nhà báo vì sự pháttriển của khu vực; Nâng cao vaitrò của CAJ trong khu vực và trênthế giới.

Giải pháp: Thúc đẩy từng tổchức thành viên CAJ đẩy mạnhcác hoạt động tại nước mình vàtích cực tham gia các hoạt độngchung của tổ chức. Bằng việc lựachọn các hoạt động và sự kiệncụ thể, các nước thành viên CAJkịp thời chuyển tải thông tin vềđất nước, con người ASEAN, thúcđẩy sự hợp tác và liên kết nhằmgóp phần tăng cường tình đoànkết, hòa bình, ổn định và pháttriển trong một thế giới nhiềubiến động.

Page 12: Thư tòa soạn - Tạp chí điện tử Người Làm ...nguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so-382-12-2015.pdf · Thư tòa soạn N hững ngày cuối năm

GÓC NHÌN NGƯỜI LÀM BÁO

NGƯỜI LÀM BÁO 12-201514

Hơn 80 đại biểu tham gia Hội thảo “Báo chí và Mạng xã hội”

Ngày 2/12, tại Hà Nội, Trungtâm Bồi dưỡng nghiệp vụbáo chí phối hợp với Tạp

chí Người Làm Báo tổ chức Hội thảovới chủ đề “Báo chí và Mạng xã hội”.

Hội thảo thu hút sự tham gia củacác nhà báo, nhà quản lý báo chí,lãnh đạo các Ban, đơn vị cơ quanTrung ương Hội Nhà báo Việt Nam,các giảng viên báo chí, lãnh đạo cáccấp Hội Nhà báo và đông đảo phóngviên đến từ các cơ quan thông tấn,báo chí Trung ương và địa phương…

19 tham luận được gửi tới Hộithảo là những kết quả nghiên cứuchuyên sâu của nhiều học giả, đúckết kinh nghiệm nghề nghiệp phongphú của nhiều nhà báo về mối tươngtác giữa báo chí và mạng xã hội.

Với ưu thế của một loại hình giaotiếp mới mẻ, có nhiều tiện ích, mạngxã hội là nơi để những người dùngtương tác, giao lưu với nhau và giúpbáo chí có thêm nguồn tin, là kênhphản hồi của công chúng. Song, bêncạnh đó mạng xã hội cũng tạo ranhững hệ lụy, thách thức không nhỏđối với báo chí như tốc độ đưa tin,tính tương tác và sự đa dạng của tintức, đặc biệt là vấn đề đạo đức nghềnghiệp của người làm báo.

Các đại biểu tham dự Hội thảođã tập trung thảo luận một số nộidung như hoạt động tác nghiệp củanhà báo, cách thu thập và xử lýnguồn tin qua mạng xã hội trongmôi trường truyền thông số; tráchnhiệm xã hội và đạo đức nghề

nghiệp của nhà báo khi tham giamạng xã hội; một số đề xuất để khaithác, sử dụng mạng xã hội, xây dựngbộ quy tắc ứng xử khi nhà báo khitham gia mạng xã hội...

Theo nhiều ý kiến tại Hội thảo, đểcó một môi trường truyền thông lànhmạnh, vai trò và ý thức của mỗi nhàbáo, công dân, cá nhân là rất quantrọng, thể hiện qua việc đề cao lươngtâm, đạo đức và trách nhiệm xã hội.Ngoài ra, trong xu thế tương tác giữabáo chí và mạng xã hội, nhà báo cầntrau dồi, nâng cao kiến thức và kỹnăng tác nghiệp trong môi trườngtruyền thông số. Nhà báo luôn phảitôn trọng sự thật, bởi sự thật là “sinhmệnh” của báo chí.

TIN, ẢNH: T-L

PGS.TS. Đinh Thị Thuý Hằng, Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí và PGS.TS. Nguyễn Thành Lợi, Tổng Biên tập Tạp chí Người Làm Báo -Hội Nhà báo Việt Nam đồng chủ trì Hội thảo.

ẢNH: TL

Page 13: Thư tòa soạn - Tạp chí điện tử Người Làm ...nguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so-382-12-2015.pdf · Thư tòa soạn N hững ngày cuối năm

NGƯỜI LÀM BÁO 12-2015 15

Mạng xã hội - “nguồn tin” cho báo chí hiện đại

HOÀNG LÂM

Không thể phủ nhận, sự ra đời, phát triển của mạng xã hội (MXH) đã giúp báo chí truyềnthông phát triển mạnh mẽ, nhưng cũng đặt ra thách thức chưa từng có đối với các cơquan báo chí và nhà báo. Trong kỷ nguyên số, không ít thông tin trên MXH thiếu chính

xác, sai sự thật, vô bổ…được nhà báo khai thác, sử dụng trong bài viết gây ra những hậuquả khôn lường, ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của giới báo chí. Hội thảo “Báo chí vàMạng xã hội” góp phần đi tìm lời giải xung quanh về kỹ năng cũng như đạo đức nghề

nghiệp của nhà báo khi sử dụng MXH hiện nay ở Việt Nam.

“Thế lực” mang tên mạng xã hội

Theo thống kê, hiện cả nước cóhơn 400 MXH được phép hoạt động.Tính đến tháng 9/2015, Việt Nam cóhơn 40 triệu người sử dụng Internetvà mỗi người đều có ít nhất một tàikhoản MXH nhờ chi phí truy cập In-

ternet và thiết bị đầu cuối giá thấp. PGS.TS. Đinh Thị Thúy Hằng,

Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡngnghiệp vụ báo chí - Hội Nhà báo ViệtNam cho rằng, trong kỷ nguyên sốhiện nay, sẽ là sai lầm nếu chúng tacoi nhẹ tầm quan trọng, cũng như sựtác động của MXH đến từng người

dân và xã hội. Mặc dù các nguồn tinđược lấy từ MXH khi đăng tải trêncác báo đã dấy lên các cuộc tranhluận lớn trong xã hội, nhưng nhiềunhà báo cho rằng, MXH đã và đanglà một nguồn tin tốt cho báo chí hiệnnay. Ví dụ gần nhất về tính thực tiễnvà tác động đến đời sống được thể

Các đại biểu tham dự Hội thảo “Báo chí và Mạng xã hội” tổ chức tại Hà Nội, ngày 2/12/2015 ẢNH: PV

Page 14: Thư tòa soạn - Tạp chí điện tử Người Làm ...nguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so-382-12-2015.pdf · Thư tòa soạn N hững ngày cuối năm

NGƯỜI LÀM BÁO 12-201516

hiện rất rõ trong vụ tỉnh An Giang kỷluật người chê chủ tịch tỉnh trên face-book, hay xa hơn, là vụ việc chặt câyxanh ở thủ đô Hà Nội,… Điều đócho thấy, ý kiến cá nhân trên mạngđã trở thành “vấn đề lớn” khi đượcbáo chí đăng tải, được xã hội quantâm và qua đó, có thể tác động đếnviệc thay đổi chính sách, quyết địnhcủa cơ quan lãnh đạo, quản lý.

Tuy nhiên, nhiều nhà báo, nhàkhoa học và các diễn giả tại Hội thảo“Báo chí và Mạng xã hội” đều chorằng, bên cạnh những lợi thế manglại, rõ ràng báo chí phải đối mặt vớisức ép cạnh tranh thông tin từ cáctrang MXH đang có sức lan tỏamạnh mẽ trên khắp thế giới. Chỉ cầnmột vài thiết bị cá nhân phổ biến nhưđiện thoại thông minh hay máy tínhbảng, thông tin và hình ảnh về một sựkiện hay nhân vật nào đó sẽ dễ dàngđược đưa lên Internet và nhanhchóng lan truyền với tốc độ chóngmặt, đến khắp nơi trên thế giới chỉtrong vài phần nghìn giây. Minhchứng cụ thể cho thấy, để có được 50triệu độc giả, thính giả, khán giả, báoin cần quãng đường 100 năm; radiocần 38 năm; tivi cần 14 năm, Internetcần 4 năm và facebook chỉ mất 2năm. Rõ ràng, lượng thông tin đượccập nhật như vũ bão trên các MXH,đặc biệt là facebook đã thực sự trởthành thách thức với báo chí.

Ngoài việc tạo ra sức ép cạnhtranh về tốc độ lan tỏa thông tin,MXH còn làm thay đổi cách thứclàm báo truyền thống khi một sốphóng viên, đặc biệt là phóng viêntrẻ đã từ bỏ cách thu thập, tiếp cậnvà thẩm định thông tin truyền thốngtrên thực tế, chuyển qua đi “săn” tintrên MXH. Thậm chí một số tờ báocũng chấp nhận cách thức khai thácthông tin này.

Tuy nhiên, do đặc điểm thông tinmở khiến MXH đang dần trở thành“một loại thuốc gây nghiện”, gópphần tiếp tay cho nhiều loại hình tộiphạm mới. PGS.TS. Nguyễn ThànhLợi, Tổng Biên tập Tạp chí NgườiLàm Báo lo ngại, nếu nhà báo sửdụng thông tin trên MXH bừa bãi,không kiểm chứng nguồn tin sẽ dẫnđến những hậu quả khó lường. Ôngcũng nêu một thực tế, đang có hiệntượng một vài tờ báo cung cấp “giáotrình tội phạm” cho dư luận bằngviệc miêu tả chi tiết, tỉ mỉ các hànhvi phạm tội.

Cùng quan điểm trên, nhà báoVũ Văn Tiến, Phó Tổng Biên tậpphụ trách Báo Điện tử Xây dựng(Bộ Xây dựng) cho rằng, MXHđang dần trở thành một “thế lực”thách thức báo chí hiện đại. Mộttrong những thách thức là việc mộtsố cơ quan báo chí bị đẩy vào tìnhthế luôn phải đuổi theo MXH, ăntheo và lệ thuộc MXH, đặc biệt lànhững tờ báo thiên về giải trí. Tuynhiên, ông Tiến cũng khẳng định,việc cấm hoặc hạn chế nhân viên,học sinh tham gia vào facebook khócó thể đem lại kết quả.

“Thế giới ảo”, hiểm họa thậtDù vẫn còn nhiều đánh giá khác

nhau về vai trò của MXH trong môitrường thông tin hiện nay, tuy nhiênđa số các ý kiến đều thống nhấtMXH là một xu hướng tiến bộ. Việcnhà báo khai thác, nắm bắt thôngtin từ MXH là cần thiết. Nhiều đạibiểu tham dự Hội thảo đánh giá,MXH thực sự sẽ là nơi mỗi ngườicầm bút có thể thu thập, phát hiệnvấn đề, tìm hiểu nhu cầu thông tincủa công chúng một cách nhanhnhất. Trên thực tế, từ thông tin trênmạng, nhiều nhà báo đã phát hiện

ra những đề tài nóng được dư luậnquan tâm, từ đó khai thác, chọn lọcvà triển khai đề tài thích hợp, đápứng nhu cầu độc giả.

Ở một góc tiếp cận mới, nhà báoPhan Hữu Minh, Ủy viên BanThường vụ, Trưởng ban Kiểm tra HộiNhà báo Việt Nam cho rằng, chúngta không nên quá bận tâm vào việcthông tin trên MXH có lấn át báo chíchuyên nghiệp hay không. Báo chíluôn có vị trí đích thực trong đời sốngxã hội. Để mất hình ảnh và uy tín,mất công chúng là lỗi của cơ quanbáo chí chứ không phụ thuộc vào cáchoạt động mang tính báo chí khác.Trong thời điểm hiện nay, chínhquyền và nhà chức trách cần nhanhchóng tiếp cận với cách hành xửkhách quan, trung thực, định hướngdư luận rõ ràng, mạch lạc và khônngoan, tránh hành xử theo kiểu hạnchế bưng bít hoặc điều hành việcthông tin theo hướng áp đặt, ôngPhan Hữu Minh chia sẻ.

Song, không phải nhà báo, tờ báonào cũng làm được điều đó. Áp lựccạnh tranh thông tin, sự dễ dãi vềnghiệp vụ, thậm chí cố tình phớt lờnhững nguyên tắc đạo đức nghềnghiệp để câu khách, dẫn đến tìnhtrạng lạm dụng MXH, đăng tảinhiều thông tin chưa được kiểmchứng, sai sự thật. Nhà báo Vũ TuấnAnh, Phó Chủ tịch Thường trực Hộinhà báo Thanh Hóa chia sẻ, khoảng1 năm trước, từ một status xuất hiệntrên facebook nói về tục lệ “ngủmái” độc đáo của người dân tộcThổ ở xã Yên Lễ, huyện Như Xuân,Thanh Hóa, phóng viên đã tận dụngtối đa và “bù đắp da thịt”, trở thànhmột bài báo “đình đám” trong dưluận khiến người dân địa phươngphản ứng, coi đó là sự vu khốngnhằm hạ giá phẩm hạnh của họ, bài

GÓC NHÌN NGƯỜI LÀM BÁO

Page 15: Thư tòa soạn - Tạp chí điện tử Người Làm ...nguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so-382-12-2015.pdf · Thư tòa soạn N hững ngày cuối năm

NGƯỜI LÀM BÁO 12-2015 17

Báo chí ngày càng bị chiphối nhiều hơn bởi cácnguồn tin từ mạng xã hội

Báo chí và cả người dùng mạngxã hội đang ngày càng dễ dàng xâmphạm đến hình ảnh, thông tin cánhân, doanh nghiệp hơn bao giờhết. Hành vi này đã gây ra hậu quảtrong một số trường hợp cụ thể. Dophải đưa nhanh, “nóng” nên báo chídễ dàng “vớ” phải tin giả, tin sai sựthật, tin cũ. Trong nhiều trường hợpdo phải tác nghiệp nhanh bỏ quanhiều quy trình kiểm soát, báo cáothông thường nên một số nhà báođã lợi dụng tin tố giác từ bạn đọchoặc phát hiện của mình để trục lợi,và hiện tượng này cũng đã xuất hiệnngày một nhiều.

Nhà báo không thể cónhững ý kiến, phát ngôntrái ngược, mâu thuẫnnhau

Thực tế, bất kỳ xã hội nào, cộngđồng nào cũng đều cần đến luậtpháp, quy định, quy ước mà mọithành viên cần tuân thủ thì mới ổnđịnh và phát triển bền vững. Nhàbáo luôn cần ý thức rằng, mìnhthuộc về một cơ quan báo chí, uytín cá nhân của mình luôn gắn liềnvới uy tín, danh dự của cơ quanbáo chí nơi mình công tác nênmọi hành động, phát ngôn, quanđiểm phải phù hợp với tôn chỉ,mục đích của cơ quan.

Những người làm báophải có ứng xử văn hóatrên mạng xã hội

Mạng xã hội đang dần trở thànhmột “thế lực” thách thức báo chí hiệnđại... Chính các nhà báo cũng là nhữngngười tham gia vào cộng đồng mạngxã hội để vừa tiếp cận, chắt lọc thôngtin, vừa cung cấp thông tin đến đôngđảo công chúng. Bối cảnh đó đòi hỏinhững người làm báo phải có ứng xửvăn hóa trên mạng xã hội. Nếu làmđược điều đó thì báo mạng điện tử,thậm chí là các trang mạng xã hội sẽtrở thành cánh tay nối dài cho báo chínói chung, làm cho thông tin chính trịxã hội được phổ biến sâu rộng hơntrong đời sống.

báo ở chừng mực nào đó đã độngchạm vào chính sách đại đoàn kếtdân tộc. “Người đứng đầu tòa soạnlúc đó phải một phen lao đao với 9bản tường trình, công văn giải đáptới nhiều cơ quan, phải đăng bài cáolỗi, tác giả của bài báo bị tòa soạncấm cửa vĩnh viễn”. MXH nếukhông cẩn trọng “sẽ trở thành gióđộc”, gây nguy hại đối với cộngđồng và cả xã hội. Những bài báokiểu này có thể thu hút một số độcgiả nào đó, song rõ ràng sẽ làm dài

thêm danh sách những sản phẩmbáo chí kém chất lượng, làm giảmsút lòng tin của bạn đọc, tự đánhmất vai trò định hướng dư luận củabáo chí trước công luận, ông VũTuấn Anh nhấn mạnh.

Ứng xử của nhà báo trướcthông tin trên mạng xã hội

Trong cuộc chạy đua thông tingay gắt giữa báo chí và MXH, báochí muốn tồn tại và phát huy hiệuquả không còn con đường nào khác

là phải xây dựng được niềm tin vớicông chúng. Công chúng luôn cầntới những tác phẩm báo chí có chấtlượng, chứ không phải những bàibáo chỉ để thỏa mãn sự tò mò, thóihiếu kỳ kiểu giật gân, câu khách.Nếu chúng ta nỗ lực hơn đem lạithông tin hữu ích nhiều chiều thìkhông lo ngại quyền năng báo chí bịlấn lướt. Công chúng chắc chắnkhông quay lưng với những thôngtin chuẩn xác mà báo chí đem lại.

Để làm được điều đó, chúng ta

Nhà báo Mai Phan Lợi, Phó Tổng thư ký tòa soạnBáo Pháp Luật TP. Hồ Chí Minh

Nhà báo Nguyễn Xuân Hồng, Trưởng phòng Thư ký tòa soạn, Báo Điện tử Chính phủ

Nhà báo Vũ Văn Tiến, Phó Tổng Biên tập (Phụ trách Báo Điện tử Xây dựng) - Bộ Xây dựng

Page 16: Thư tòa soạn - Tạp chí điện tử Người Làm ...nguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so-382-12-2015.pdf · Thư tòa soạn N hững ngày cuối năm

NGƯỜI LÀM BÁO 12-201518

phải tìm cách thích ứng với sự biếnđổi của công nghệ, nhu cầu củacông chúng trong tương lai nhưngvẫn phải đảm bảo những nguyên tắccơ bản của báo chí là tính chânthực, độ tin cậy của thông tin. Cáctòa soạn buộc phải “làm mới” bằngcách thay đổi quy trình sản xuất tinbài, nhất là tin bài “nóng”, xây dựngbộ quy tắc ứng xử và tác nghiệp chophóng viên, cộng tác viên đangtham gia MXH.

Phó Tổng Biên tập Báo Giaothông Nguyễn Thị Hồng Nga chorằng, trước mắt cần có bộ “Quy tắcứng xử và tác nghiệp” cho nhómcộng tác viên báo chí và nhà báo.Trong bộ quy tắc này nên đề cao tínhpháp lý, đạo đức của người tham giamạng xã hội, góp phần hạn chế tìnhtrạng xâm phạm đời tư cá nhân.

Xét cho cùng, dù nội dung đó nằmtrên trang báo của chúng ta hay đượcchuyển tải qua các MXH thì vẫn phải

đặt chất lượng, tính chuẩn xác lênhàng đầu trong một thế giới ảo đầyrẫy sự phức tạp, thật giả lẫn lộn.

Chúng ta đang sống trong thời đạibùng nổ thông tin - thời đại màtruyền thông xã hội đóng vai trò chủchốt. Truyền thông mạng xã hội là“con dao hai lưỡi”, vừa làm chúng tayêu, vừa khiến chúng ta hận. Đặc biệtlà văn hóa bạo lực mà những tờ báolá cải cực lực tuyên truyền đã tạo rasự ảnh hưởng đặc biệt tiêu cực cho sựhình thành nhận thức tự ngã, xâydựng nhân cách của vị thành niên -những con người chưa có nhiều kinhnghiệm sống và kỹ năng sống, rất dễbị ảnh hưởng, sa ngã bởi sự cám dỗ,lôi kéo từ bên ngoài. Chính vì lẽ đó,để giúp giới trẻ có thể phát triển lànhmạnh, nhà báo cần cẩn trọng trongviệc xử lý thông tin trên mạng xã hội,xây dựng xã hội thông tin lành mạnhđể đề phòng và ngăn ngừa tội phạm,duy trì trật tự xã hội. Ngoài việc tăng

cường giáo dục thanh thiếu niêntrong gia đình, nhà trường, chúng tacòn phải ngăn chặn một cách có hiệuquả các tờ báo đưa tin dạng “lá cải”,cơ quan báo chí cần tiên phong đi tìmnguyên nhân, bản chất và đưa ra cáchgiải quyết vấn đề này một cách nhânvăn để giúp xã hội hướng thiện, giúpthanh thiếu niên có môi trường pháttriển lành mạnh hơn.

Điều quan trọng hơn, các nhàbáo viết trên mạng xã hội cần thậntrọng khi đề cập những nội dungliên quan đến các thông tin khaithác được khi tác nghiệp. Đặc biệt,nhà báo cũng không nên đăng tảicác thông tin thu thập được nhưngkhông được cơ quan báo chí sửdụng trên các mạng xã hội cá nhâncủa mình. Hãy nhớ rằng, uy tín củacơ quan mình đang công tác có thểbị giảm, khi các quan điểm cá nhâncủa nhà báo được đưa lên các mạngxã hội n

Mạng xã hội giúp báo chí phát triển mạnh mẽ, nhưng cũng đặt ra thách thức lớn đối với các cơ quan báo chí và nhà báo ẢNH: MINH HỌA

GÓC NHÌN NGƯỜI LÀM BÁO

Page 17: Thư tòa soạn - Tạp chí điện tử Người Làm ...nguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so-382-12-2015.pdf · Thư tòa soạn N hững ngày cuối năm

NGƯỜI LÀM BÁO 12-2015 19

Báo chí và mạng xã hội nhìn từ cuộc chiến chống khủng bố

THÀNH HUY LONG

Cuộc chiến chống khủng bố đang trở thành chủ đề được dư luận và báo chí cácnước đặc biệt quan tâm. Ngày 5/12 vừa qua, lần đầu tiên kể từ năm 1920, tờ The NewYork Times (Mỹ) đã phá vỡ thông lệ, đăng bài xã luận với tựa đề “Bệnh dịch Súng ống”

(The Gun Epidemic) ngay trên trang nhất nhằm lên án chủ nghĩa khủng bố. Có thểthấy, trong bất cứ hoàn cảnh nào báo chí truyền thông có vai trò rất quan trọng

trong xã hội, nếu sử dụng “đúng” sẽ tạo được dư luận tốt, ngược lại trở thành “giáotrình gây án”, gây hậu quả nghiêm trọng.

Khủng bố - mối đe dọa toàn cầu

Vụ tấn công khủng bố ở Paris(Pháp) xảy ra chưa đầy 1 tháng,ngay trong tuần đầu của tháng 12lại xuất hiện thêm 3 vụ khủng bốgây chấn động toàn cầu.

Xét về hình thức biểu hiện củacác cuộc tấn công khủng bố có thểthấy, phần lớn là hình thức tấncông “những con sói đơn độc”,đằng sau luôn có mối liên hệ vớiIS, hành vi khủng bố đang từ “tựphát” chuyển sang “tự giác”. Cáccuộc tấn công khủng bố thời giangần đây xuất hiện một số đặc điểmmới: Kẻ tấn công không lấy việcbắt cóc con tin làm mục tiêu hàngđầu, không cho chính phủ các nướcthời gian đàm phán, trực tiếp ra tayvới người dân vô tội; Từ địa điểmtấn công, không chỉ bó hẹp trongmột số quốc gia nhất định; Từ côngcụ gây án, không còn bó hẹp trong

bom, thuốc nổ, từ dùng dao đếngây nổ cho máy bay, mục tiêu làgây sự hoảng loạn trong dư luận.Hiện tại, hoạt động chống khủngbố trên toàn cầu phải đối mặt với 5khó khăn lớn: Số lượng gia nhậplực lượng chủ nghĩa khủng bố nướcngoài tăng mạnh, tạo thành mối đedọa nghiêm trọng. Hiện tại cókhoảng 25.000 phần tử là thànhviên của nhóm “Phần tử chủ nghĩakhủng bố nước ngoài” thuộc hơn100 nước thành viên Liên hợp quốcvào lãnh thổ Iraq, Afghanistan,Yemen và Libya tham gia các hoạtđộng chống chính phủ và hoạtđộng bạo lực khủng bố cực đoanliên quan tới tổ chức al-Qaedahoặc tác chiến cho tổ chức này;Chủ nghĩa khủng bố mạng, cácphần tử khủng bố thông qua mạngInternet và các mạng xã hội pháttán trào lưu cực đoan; Phần tửkhủng bố “con sói đơn độc” len lỏi

khắp nơi trên thế giới, phát độngcác cuộc tấn công liều chết, chínhphủ các nước rất khó kiểm soát;Chủ nghĩa khủng bố và tội phạmxuyên quốc gia ngày càng có mốiliên hệ mật thiết với nhau. Tổ chứckhủng bố thông qua buôn lậu vũkhí, thuốc phiện, di dân trái phép,buôn bán cổ vật, kiểm soát dầu mỏvà nhiều hình thức phạm tội khác...để có nguồn kinh phí hoạt động;Phong trào chủ nghĩa cực đoanngày càng tác động mạnh đến côngchúng các nước, đặc biệt là ảnhhưởng tới đối tượng phụ nữ, thanhniên, thậm chí là trẻ em.

Chủ nghĩa khủng bố đang lợi dụng mạng xã hội để lộng hành

Khi chủ nghĩa khủng bố gặpmạng xã hội sẽ nảy sinh “phản ứnghóa học” như thế nào? Tờ TheKansas City Star của Mỹ ra ngày

Page 18: Thư tòa soạn - Tạp chí điện tử Người Làm ...nguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so-382-12-2015.pdf · Thư tòa soạn N hững ngày cuối năm

NGƯỜI LÀM BÁO 12-201520

6/12 đưa tin, hung thủ gây ra các vụtấn công bằng súng ở Mỹ nhiềunăm gần đây có một đặc điểmchung: Thông qua mạng xã hội tiếpnhận thông tin khủng bố hoặctuyên truyền hành vi tội lỗi. Hiệnnay, có khoảng hơn 300 tài khoảnID trên mạng xã hội tại Mỹ chuyên

phát tán các thông tin khủng bố.Tháng 8/2015, cựu phóng viên

Đài truyền hình CBS Vester LeeFlanagan II đã bắn chết 2 đồngnghiệp cũ ngay tại hiện trườngtruyền hình trực tiếp, hung thủ đãquay lại toàn bộ quá trình giếtngười của mình và đăng tải clip lên

mạng xã hội facebook. Hai thángsau, hung thủ Chris Harper Mercer26 tuổi ở bang Oregan đã cướp đi 9mạng người trong vụ tấn công bằngsúng tại trường học. Nguồn tin chobiết, trước khi gây án, hung thủ nàyđã từng “ngưỡng mộ” quá trìnhVester Lee Flanagan II truyền hìnhtrực tiếp vụ giết người, nói như thếcó thể thu hút sự chú ý của dư luận.

Ngày 3/6/2015, ông Jeffrey Felt-man - Phó Tổng thư ký phụ tráchcác vấn đề chính trị của Liên hợpquốc tham gia một hội nghị đặc biệtliên quan đến “Vai trò truy quét chủnghĩa khủng bố của truyền thông”do liên minh các nước Arab đềxướng và tổ chức tại trụ sở NewYork đã chỉ ra rằng, theo báo cáo

Cuối tháng 11/2015, Bộ Công an truy tìm ra ba học sinh ở Bình Định, Đắk Lắk và Bà Rịa - Vũng Tàu đã sử dụng mạng xã hộifacebook, mạo danh thành viên tổ chức khủng bố IS để đe dọa, kíchđộng khủng bố. Ba học sinh này đã trực tiếp thực hiện hành vichiếm dụng trái phép tài khoản facebook “Timz Zhunusov”, thay đổiảnh đại diện (avatar) bằng hình ảnh một thành viên IS và đăng nộidung kích động, đe dọa tấn công khủng bố bằng tiếng Arab (sửdụng Google Translate để dịch từ tiếng Việt).

Nỗi đau mất người thân trong vụ khủng bố đẫm máu ở thủ đô Paris (Pháp), ngày 14/11/2015 ẢNH: AFP

GÓC NHÌN NGƯỜI LÀM BÁO

Page 19: Thư tòa soạn - Tạp chí điện tử Người Làm ...nguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so-382-12-2015.pdf · Thư tòa soạn N hững ngày cuối năm

của Hội đồng Bảo an Liên hợpquốc, từ giữa năm 2014 đến cuốitháng 3/2015, số vụ tấn công khủngbố trên phạm vi toàn cầu tăng 70%;các tổ chức khủng bố mới nổi đanghoành hành như “Đảng Thanhniên” (Al-Shabaab) của Somali, tổchức khủng bố Boko Haram ởNigieria và IS đang thông qua mạngxã hội để tuyên truyền các tư tưởngcực đoan hoặc chiêu mộ nhân viên,đe dọa nghiêm trọng đến nền hòabình và an ninh quốc tế. Cộng đồngquốc tế cần đề ra chiến lược truyềnthông toàn cầu, đoàn kết các lựclượng xã hội, phá vỡ kênh truyền báthông tin cực đoan.

Ông Jeffrey Feltman cho biết:“Các phần tử bạo lực cực đoan

phát tán những thông tin lừa đảomang tính dụ dỗ trên Twitter,Youtube và các trang mạng xã hộikhác, những thông tin này có sứchút lớn với những thanh niên thíchtìm kiếm sự mạo hiểm và kíchthích. Hiện tại có gần 50.000 usertrên mạng Twitter công khai ủnghộ hoạt động của IS. Trung bìnhmỗi user có 1.000 fan theo dõi.Những trang mạng xã hội này tạokhông gian, môi trường cho nhữngthanh niên này trút bày sự bất mãnđối với xã hội, đồng thời cũngkhiến họ chịu ảnh hưởng của các tưtưởng cực đoan, tin rằng chỉ cóthông qua bạo lực và phá hoại mớicó thể tạo ra thế giới công bằng vàbình đẳng hơn.

Vai trò của báo chí khi đưatin về khủng bố

Mục đích hoạt động của báo chílà dùng sự thật để nói, tích cực đưatin về các sự kiện trong đời sống xãhội. Nhưng khi sự tự do này đe dọađến an ninh xã hội và sự an toàn vềtính mạng của dân chúng, nó cầnđược nằm trong khuôn khổ. Đặcbiệt, khi xảy ra các vụ khủng bố,báo chí cần nhận thức một cách rõràng, tỉnh táo về sự khác biệt giữasự kiện khủng bố và sự kiện tin tứcthông thường, sự kiện khủng bốlàm đảo lộn nghiêm trọng trật tựxã hội, gây thiệt hại nặng nề vềngười và của cho xã hội và dânchúng - đặc biệt là đương sự trongsự kiện. Chính vì lẽ đó, khi đưa tinvề vấn đề này, báo chí cần chú ýmột số điểm sau:

“Giảm van áp lực” khi sự kiệnkhủng bố mới xảy ra

Bản thân sự kiện khủng bố đã làmột tai nạn nghiêm trọng đối vớixã hội, bầu không khí trong dư luận

vốn đã cực kỳ căng thẳng, báo chívới vai trò là “cỗ máy” điều hòabầu không khí xã hội, không thểđẩy cục diện vào tình trạng căngthẳng hơn. Song song với việc phảnánh sự thật, báo chí cần quan tâmđến suy nghĩ, tâm trạng của ngườidân, giúp họ bình tĩnh trở lại và cócái nhìn sáng suốt về vấn đề. Báochí không nên trực tiếp đưa cậncảnh những hình ảnh chết chóc,không quay trực diện người bịnạn... Đồng thời, khi đưa tin,không nên cố tình thổi phồng, thêudệt sự thật, không nên vì câu viewmà cố tình dùng những từ ngữ bạolực. Đưa tin “giảm van áp lực”:Một là, giúp cho người dân bớt đisự hoảng loạn, bất an, đây là lươngtri xã hội mà báo chí cần phải có;Hai là, không để phần tử khủng bốlợi dụng, vì mục đích mà các phần

NGƯỜI LÀM BÁO 12-2015 21

Trong giờ vàng tối chủ nhật,ngày 6/12/2015, Tổng thống MỹB.Obama đã phát biểu bài diễnthuyết đặc biệt về chống khủngbố thông qua truyền hình. ÔngB.Obama nói:

“Chúng ta biết sự trỗi dậycủa IS có mối liên quantới hàng loạt biện phápcủa Mỹ vài năm gần đây”.

Ngày 2/12, vụ tấn côngbằng súng xảy ra ở California(Mỹ) khiến 14 người thiệtmạng; Ngày 5/12, 3 vụ đánhbom liều chết đã xảy ra trênđảo Koulfoua nằm bên phầnHồ Chad của Cộng hòa Chadkhiến ít nhất 30 người chết và130 người bị thương; Tối ngày5/12 xảy ra vụ khủng bố bằngsúng tại ga tàu điện ngầm Ley-tonstone của London (Anh),khiến 3 người bị thương. Clipmới nhất của lực lượng vũtrang Nhà nước Hồi giáo đãđưa ra lời đe dọa: “Chiến dịchtrả thù đã bắt đầu, máu sẽ đổ,nước Pháp chỉ là một sự khởiđầu mà thôi”. Noel sắp tới,bóng ma tấn công khủng bốđang bao trùm toàn cầu.

Page 20: Thư tòa soạn - Tạp chí điện tử Người Làm ...nguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so-382-12-2015.pdf · Thư tòa soạn N hững ngày cuối năm

tử khủng bố gây ra sự kiện khủngbố là tạo ra sự hoảng loạn trong xãhội, làm rúng động xã hội, nếu cốtình thêu dệt, đưa tin dồn dập, vôhình trung, báo chí lại trở thànhcông cụ tuyên truyền cho các phầntử khủng bố, biến thành “giáo trìnhgây án”, gây hậu quả nghiêm trọng.

Bài học xương máu từ vụ khủngbố bắt cóc con tin trường họcBeslan tại Cộng hòa Ossetia thuộcNga năm 2004 cho chúng ta thấyđược điều này. Ngày 9/1/2004, 32tay súng của phong trào ly khaiChechnya với vũ khí hạng nặng đãđột nhập vào trường và nổ súng.Những kẻ khủng bố bắt 1.100 contin vào phòng thể dục. Giới truyềnthông của Nga đã tranh nhau tườngthuật trực tiếp về sự kiện này, đồngthời phanh phui thân phận của mộtsố con tin, đưa tin chi tiết về hoạtđộng bố trí lực lượng của cảnh sátNga, và các phần tử khủng bố cómặt tại trường học Beslan đã theodõi được toàn bộ những bản tin này.Cuối cùng, những bản tin đó đãkhiến quá trình giải cứu con tin rơivào tình trạng bị động, gây ra thảmkịch 326 người dân vô tội - trong đóchủ yếu là phụ nữ và trẻ em thiệtmạng. Sau sự kiện này, dư luận xãhội cũng đã thảo luận rất nhiều vềvai trò của báo chí trong hoạt độngchống khủng bố. Đây cũng là bàihọc xương máu cho báo chí khi đưatin về các sự kiện đặc biệt này.

Thực hiện tốt vai trò “người địnhhướng dư luận”

Do người bị hại trong các sựkiện khủng bố hầu hết là dânthường, khi xảy ra các vụ tấn côngkhủng bố sẽ làm rúng động toàn xãhội, hình thành dư luận mạng trênquy mô lớn. Tốc độ lan truyềnchóng mặt của mạng Internet sẽ

khiến sự kiện khủng bố càng chấnđộng hơn. Trước cục diện hỗn loạnnày, chỉ có thông qua báo chí mớicó thể định hướng một cách hiệuquả cho công chúng.

Khi xảy ra khủng bố, báo chícần tập trung lên án hành vi của cácphần tử khủng bố, vạch trần nhữngthông tin liên quan đến tổ chứckhủng bố và phần tử khủng bố, đâylà thời cơ thích hợp để hình thànhmặt trận chống khủng bố trong toàndân. Động viên người dân đoàn kết,hỗ trợ những người bị hại, nâng caosự gắn kết trong quần chúng nhândân. Ở thời điểm nhạy cảm này, cácphương tiện truyền thông khôngnên đưa ra những suy luận võ đoánvề tính chất của sự kiện, mà cầndịch chuyển sự chú ý của côngchúng, để người dân nhanh chóngbình tĩnh trở lại, khắc phục tâm lýsợ hãi, hoảng loạn.

Làm tốt vai trò “máy hút bụi”trong dư luận sau khi sự kiện khủngbố xảy ra

Sự kiện khủng bố không giốngvới các sự kiện tin tức đơn thuần,các vụ khủng bố ảnh hưởng tới dưluận xã hội cả về chiều rộng lẫnchiều sâu. Do đó, báo chí cần theodõi, giám sát trường kỳ về dư luậnmạng. Khi sự kiện khủng bố đãxảy ra một thời gian, vẫn cần địnhhướng tích cực, xóa bỏ những ảnhhưởng tiêu cực. Một số phần tử

xấu hoặc thế lực phản động sẽtiếp tục mượn sự kiện để côngkích chính phủ, chỉ trích chế độ xãhội. Lúc này, báo chí cần sử dụngnhững ngôn luận chính thống lấnát những quan điểm sai trái,không khách quan.

Đối với sự kiện nhạy cảm như sựkiện khủng bố, dân chúng sẽ quantâm lâu dài đến các bản tin, sau khisự kiện xảy ra, người dân đặc biệtmuốn biết lập trường và hình thứcxử lý của chính phủ, xã hội đối vớisự kiện. Lúc này, báo chí vừa phảitiếp tục bám sát sự kiện, vừa giảithích để người dân thấu hiểu bảnchất của vấn đề. Đưa tin về nhữngcâu chuyện cảm động, tình hình cứutrợ, nêu cao tinh thần chính nghĩacủa dân tộc...

Trong thời đại bùng nổ thôngtin, tìm hiểu, thu thập tin tức trêncác phương tiện truyền thông đãtrở thành một phần không thểthiếu trong cuộc sống của ngườidân, truyền thông đã ảnh hưởngsâu rộng đến cuộc sống của mỗithành viên trong xã hội. Báo chícần phát huy sự ảnh hưởng củamình trong dân chúng, hỗ trợ hìnhthành mặt trận chống khủng bốtoàn dân. Trong tác nghiệp, báo chícần đưa tin một cách khách quan,để người dân nhận thức được đầyđủ diện mạo thật của các phần tửkhủng bố chống lại loài người n

NGƯỜI LÀM BÁO 12-201522

Bài xã luận (đăng trên The New York Times ngày 6/12/2015) chỉ rarằng, người dân bình thường mà được mua vũ khí một cách hợp pháp,trong khi những vũ khí này lại được thiết kế theo tốc độ và hiệu suấtgiết người tàn khốc, điều này không những khiến dư luận bất bình, màcòn là quốc nhục của nước Mỹ. Cũng ngày 6/12, tuần báo Focus củaĐức đưa tin, trong tương lai, có thể các vụ khủng bố diễn ra ngày càngnhiều hơn. Cộng đồng quốc tế cần đưa ra đối sách, truy quét tận gốcnhững phần tử này.

GÓC NHÌN NGƯỜI LÀM BÁO

Page 21: Thư tòa soạn - Tạp chí điện tử Người Làm ...nguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so-382-12-2015.pdf · Thư tòa soạn N hững ngày cuối năm

NGƯỜI LÀM BÁO 12-2015 23

VẤN ĐỀ SỰ KIỆN

Lịch sử nhân loại cho thấy, conngười tồn tại, phát triển, giao

tiếp và tương tác lẫn nhau, trước hếtlà nhờ vào hành vi truyền thông.Truyền thông được xem là cơ sở đểthiết lập các mối quan hệ giữa con

người với con người, là nền tảnghình thành cộng đồng, xã hội.Truyền thông là một trong nhữnghoạt động căn bản của một tổ chứcxã hội, cộng đồng. Được thông tin,tiếp cận thông tin là một trong

những quyền cơ bản của con người,được pháp luật bảo vệ. Truyềnthông đại chúng - còn gọi là báo chícó vai trò quan trọng, không thểthay thế, theo đó thông tin đượcxem là chức năng cơ bản của báo

“LỐC XOÁY THỜI CUỘC” VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA TRUYỀN THÔNG

BÀI 3: Truyền thông vì hòa bình, ổn địnhvà phát triển

PHẠM QUỐC TOÀN

Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã nhấn mạnh về vai trò và trách nhiệm củatruyền thông toàn cầu trước các “Lốc xoáy” - biến cố chính trị, xã hội, thời cuộc. Ông nói:

“Quyền thông tin, quyền được thông tin là một quyền cơ bản của con người. Truyền thông -báo chí bao giờ cũng đi liền với dư luận xã hội, tạo ra dư luận xã hội. Truyền thông cần hướng

tới cái thiện, hướng tới cuộc sống công bằng, nhân ái, vì hòa bình, ổn định và phát triển”.

Nhà báo tác nghiệp tại Trường Sa ẢNH: T.L

Page 22: Thư tòa soạn - Tạp chí điện tử Người Làm ...nguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so-382-12-2015.pdf · Thư tòa soạn N hững ngày cuối năm

NGƯỜI LÀM BÁO 12-201524

chí. Ngoài chức năng thông tin, báochí còn có chức năng giáo dục, giảitrí, thẩm mỹ, chức năng kinh tế,quản lý - định hướng dư luận xã hội.

Lịch sử phát triển báo chí thếgiới, nếu kể từ lúc xuất bản tờ báođầu tiên ở vùng Bremen - Cộng hòaLiên bang Đức - năm 1609, hoặc tờVonido - Italia - vào thế kỷ XVI, thìđến nay đã được mấy trăm năm.Lịch sử báo chí Việt Nam, nếu kể từlúc bắt đầu ra đời tờ Gia Định báonăm 1865 thì đến nay đã 150 năm.Lịch sử báo chí song hành cùng vớinhững tiến bộ của khoa học kỹthuật, sự phát triển của trình độ họcvấn. Cùng với sự ra đời các tờ báo,đội ngũ những người viết báo, làmbáo cũng xuất hiện; có đội ngũ viếtbáo, làm báo chuyên nghiệp và cónhững người viết báo, làm báonghiệp dư.

Sự phát triển của báo chí bắt đầulà từ báo in - công nghệ sản xuấtgiấy, công nghệ ấn loát. Đến lượt,báo nói - phát thanh; báo hình -truyền hình ra đời; hơn chục nămnay là sự phát triển kỳ diệu, mạnhmẽ của báo mạng điện tử, hìnhthành nên những cơ quan báo chíhội tụ đa phương tiện, hãng thôngtấn lớn, những tập đoàn báo chíxuyên quốc gia hùng mạnh. Báo chítrở thành binh chủng thông tin cósức mạnh làm khuynh đảo một đếchế. Cùng với hệ thống báo chítruyền thống là sự phát triển mạnhmẽ của mạng truyền thông xã hội,các báo mạng điện tử. Cách đâykhoảng 15 năm, người ta không thểhình dung nổi, chỉ một “đốm lửanhỏ”, báo chí và mạng truyền thôngxã hội có thể nhanh chóng thổibùng thành một đám cháy khổng lồlan rộng, không thể dập tắt, đặt thếgiới trước những thử thách khốc liệt

về sức mạnh và sự lan tỏa củatruyền thông và dư luận xã hội.

Thế giới hẳn không thể quêncuộc biến loạn chính trị - xã hộimang tên gọi thật mĩ miều “MùaXuân Arab” ở khu vực Bắc Phi vàTrung Đông suốt năm 2011, lại bắtđầu từ một “đốm lửa nhỏ” từ thủ đôTunis của Tunisia. Một thanh niênnghèo khó bán hàng rong bị cảnhsát ức hiếp, bị đánh đập và sỉ nhục.Do quá uất ức mà chàng thanh niênđó đã tẩm xăng, tự thiêu ngay trênđường phố, bên cạnh gánh hàngrong để lại. Mạng truyền thông xãhội, báo mạng điện tử, cùng các loạihình báo chí khác lập tức vào cuộc,kích động đám cháy bùng lên dữdội, lan nhanh, cả xã hội bị dồn nénnhư quả bom tấn nổ tung. Làn sóngtriệu triệu người ào ạt xuống đườngbiểu tình, tuần hành vây ráp và chỉtrong thời gian rất ngắn đã hạ bệ đếchế Hosni Mubarak, một trongnhững nhà lãnh đạo Ai Cập kỳ cựunhất, trong tay có đội quân cảnh sát,quân đội được trang bị tận răng, đủcác loại vũ khí hiện đại. Rõ ràng,cảnh sát, quân đội, từng núi vũ khíhiện đại khổng lồ của một đế chếhùng mạnh cũng đành cúi đầunhường bước, chào thua. Cuộc“Cách mạng Hoa Nhài” ở Tunisiađã đã lan nhanh, thổi bùng cuộc“Cách mạng Hoa Sen” ở Ai Cập,mà loại vũ khí “tác oai tác quái”cũng chính là sự kết nối từ báo chívà đặc biệt là mạng truyền thông xãhội. Hiệu ứng kiểu con bài domino,18/24 quốc gia Bắc Phi và TrungĐông chìm đắm trong những đámcháy lớn không gì có thể dập tắt,làm mọi hoạt động xã hội rối loạn,tê liệt, kinh tế điêu đứng.

Còn nhớ, đầu năm 2015, thế giớiđã bị lay chuyển từ vụ khủng bố của

hai anh em nhà Kouachi nhằm vàotòa soạn Tạp chí Charlie Hebdo củanước Pháp, 12 nhà báo đang làmviệc bị bắn chết. Trong đoàn quânxuống đường biểu tình khổng lồ cósự tham gia của Tổng thống Pháp,các chính khách, nhà lãnh đạo xãhội châu Âu nổi tiếng lên án mạnhmẽ cuộc khủng bố. Đoàn ngườixuống đường hô to các khẩu hiệubảo vệ quyền tự do ngôn luận. Cuộctấn công vào tòa soạn Tạp chí Char-lie Hebdo làm người ta nhớ đến lànsóng phẫn nộ bùng phát như vếtdầu loang trong thế giới Hồi giáosau khi một số tờ báo châu Âu đăngnhững bức biếm họa về đấng tiên triMohammed năm 2005. Đạo Hồicấm vẽ hình của nhà tiên tri; cácbức biếm họa đăng trên các báo bịcoi là nhạo báng nhà tiên tri và đạoHồi. Tôn trọng tự do ngôn luận, tựdo báo chí, nhưng không được vì thếmà báo chí, truyền thông lại chọcgiận, trêu tức, xúc phạm niềm tin tínngưỡng tôn giáo của người khác.

Nước Pháp là một trung tâm báochí lớn, phát triển lâu đời, báo chíra đời vào hàng sớm nhất châu Âu.Về Hồi giáo, nước Pháp có 5 triệungười, cả châu Âu có 20 triệu, thếgiới có 1,7 tỉ người. Chỉ cần một sốít, rất ít trong số họ bị kích động cótư tưởng Hồi giáo cực đoan, theochủ nghĩa khủng bố, ngả mũ kínhchào và chạy theo Nhà nước Hồigiáo tự xưng (IS), thì thế giới này sẽbiến loạn đến đâu. Ngày 13/11/2015,các phần tử khủng bố đã tổ chức khábài bản cuộc xả súng vào dân thườngở thủ đô Paris của nước Pháp, đẩynước này rơi vào thảm kịch, hàngtrăm người chết và bị thương. Đó làmột cơn “lốc xoáy”, một dấu mốclịch sử không thể quên mà chủ nghĩakhủng bố cực đoan đã chĩa vào thế

VẤN ĐỀ SỰ KIỆN

Page 23: Thư tòa soạn - Tạp chí điện tử Người Làm ...nguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so-382-12-2015.pdf · Thư tòa soạn N hững ngày cuối năm

NGƯỜI LÀM BÁO 12-2015 25

giới văn minh, đẩy nước Pháp và cảchâu Âu chìm đắm vào tang thương,với bao hệ lụy chính trị và xã hội.Giới truyền thông đã loan tin rấtnhanh đến mọi người, mọi nhà vềmột cuộc chiến tranh giữa lòng thủđô Paris. Truyền thông đã phác họasự nguy hiểm khôn lường của chủnghĩa khủng bố cực đoan, của Nhànước Hồi giáo tự xưng (IS), vẽ lênbức tranh đen tối của một châu Âuvăn minh và hiện đại.

***Những năm gần đây, cùng với các

“lốc xoáy thời cuộc” về chính trị, xãhội, kinh tế mang tầm toàn cầu,người ta chứng kiến cả những “lốcxoáy” báo chí - truyền thông. Cuộccạnh tranh gay gắt diễn ra giữa cáctờ báo, loại hình báo chí, tập đoànbáo chí - tổ hợp báo chí truyềnthông khổng lồ. Những cuộc sáp

nhập, thôn tính lẫn nhau, phá sản,vỡ nợ, những cuộc cải tổ quyết liệtđan xen nhau có tính sống còn ởngay các trung tâm báo chí hằngđầu thế giới. Trong bối cảnh hộinhập, toàn cầu hóa, đã diễn ra các“cuộc đấu” sống còn của các tậpđoàn báo chí truyền thông. Trongcuộc sát phạt này, kẻ mạnh chiếnthắng, kẻ yếu bị đè bẹp khôngthương tiếc.

Ở Việt Nam, báo chí xuất hiệnchậm hơn các nước phát triểnnhưng cũng đã có ít nhất 150 nămnay. Và một trong những sắc lệnhđầu tiên mà Chủ tịch Hồ Chí Minhký ngay sau khi thành lập nướcViệt Nam Dân chủ Cộng hòa là sắclệnh quy định chế độ báo chí củachế độ mới, chính thể mới. Ngày28/12/1989, Quốc hội nước ta thôngqua Luật Báo chí, quy định tính

chất và hoạt động báo chí của thờikỳ đất nước đổi mới. Điều cốt lõivà quan trọng nhất, báo chí nước takhông chỉ là cơ quan ngôn luận củaĐảng, Nhà nước, tổ chức chính trị -xã hội - nghề nghiệp mà còn là diễnđàn của nhân dân. Ngày 12/6/1999Luật Báo chí được sửa đổi, lần đầutiên báo điện tử trên mạng Internetchính thức được điều chỉnh trongluật. Tháng 11/2015, Quốc hộikhóa XIII bàn thảo Luật Tiếp cậnthông tin và sửa đổi Luật Báo chí2015-2016, xử lý mối quan hệ giữaquản lý và phát triển; Hoạt độngbáo chí trong bối cảnh truyềnthông xã hội bùng nổ mạnh mẽ;Báo chí phải được tạo điều kiệnthuận lợi để tự do ngôn luận, trongkhuôn khổ luật pháp.

Năm 2016, công cuộc đổi mới doĐảng ta khởi xướng và lãnh đạo, bắt

Phóng viên Duy Nghĩa và Chu Thái (Đài Truyền hình Việt Nam) tác nghiệp tại quảng trường Độc Lập - Kiép- Ucraina ẢNH: HOÀNG TRUNG KIÊN

Page 24: Thư tòa soạn - Tạp chí điện tử Người Làm ...nguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so-382-12-2015.pdf · Thư tòa soạn N hững ngày cuối năm

NGƯỜI LÀM BÁO 12-201526

đầu từ Đại hội VI của Đảng, năm1986, tròn 30 năm, với nhiều bài họcsâu sắc cả về lý luận và thực tiễn đờisống, xây dựng và phát triển đấtnước. Luồng gió đổi mới thổi vàođời sống báo chí, thúc đẩy đổi mớibáo chí vì sự nghiệp đổi mới đấtnước. Sự nghiệp xây dựng và bảo vệTổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩagặt hái nhiều thành tựu lịch sử tolớn, nhưng cũng đối mặt với nhiềuthử thách không nhỏ. Chủ quyềnbiển đảo thiêng liêng tại 2 quần đảoHoàng Sa, Trường Sa của Việt Nambị thách thức. Trung Quốc cưỡngchiếm đảo, bồi đắp các bãi đá ngầmxây dựng căn cứ quân sự. Quyền tựdo hàng hải, tự do hàng không trênBiển Đông bị đe dọa.

Thế giới phát triển trong bốicảnh diễn ra nhiều biến đổi ngàycàng sâu sắc, phức tạp, mau lẹ vớinhững thách thức khó lường, bởichủ nghĩa cường quyền áp đặt, chủnghĩa khủng bố, chủ nghĩa dân tộccực đoan, mầm móng thường trựcnhững cuộc xung đột sắc tộc, chiếntranh cục bộ nơi này, nơi kia, tranhchấp lãnh thổ, chủ quyền biển đảo.Trong sự nghiệp đổi mới đất nước,báo chí truyền thông đóng vai tròquan trọng. Trách nhiệm của báochí - truyền thông Việt Nam đứngtrước những nhiệm vụ mới, tráchnhiệm mới nặng nề.

Trước hết, trên hết báo chí cáchmạng Việt Nam là công cụ chính trịtư tưởng của Đảng Cộng sản ViệtNam, Nhà nước Cộng hòa Xã hộiChủ nghĩa Việt Nam, thông tin vàlan tỏa, định hướng dư luận đúngđắn nhanh nhạy, kịp thời các vấn đềquan trọng về đời sống chính trị,văn hóa, xã hội, kinh tế, thế giới, hộinhập quốc tế… Báo chí - truyềnthông Việt Nam còn là diễn đàn của

nhân dân, cầu nối giữa Đảng vàdân, chuyển tải đường lối, quanđiểm, Nghị quyết của Đảng, phápluật Nhà nước tới xã hội, côngchúng, tạo sức mạnh đồng thuậncủa xã hội - cộng đồng, tạo sự ổnđịnh chính trị xã hội, hướng tới mụctiêu xây dựng một nước Việt Namxã hội chủ nghĩa thống nhất, toànvẹn lãnh thổ, toàn vẹn chủ quyềnbiển đảo, dân giàu, nước mạnh, dânchủ, công bằng, văn minh.

Đội ngũ những người làm báo -trong một nền báo chí cách mạng,do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập,rèn luyện, như Người đã dặn dò, chỉbảo: Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩcách mạng, cây bút, trang giấy là vũkhí sắc bén của họ. Báo chí và độingũ những người làm báo tuyệt đốitrung thành với sự nghiệp xây dựngvà bảo vệ Tổ quốc, dưới sự lãnh đạocủa Đảng; luôn luôn gắn bó vớinhân dân, vì nhân dân; hành nghềtrung thực, khách quan, tôn trọngsự thật, vì lợi ích của đất nước; sốnglành mạnh, trong sáng, không lợidụng nghề nghiệp để vụ lợi; gươngmẫu chấp hành pháp luật, thực hiệntốt nghĩa vụ công dân, trách nhiệmxã hội; bảo vệ bí mật quốc gia, bảovệ nguồn tin, người cung cấp thôngtin cho báo chí; tôn trọng, đoàn kết,giúp đỡ đồng nghiệp; thường xuyênhọc tập nâng cao trình độ chính trị,chuyên môn nghiệp vụ; giữ gìn vàphát huy nền văn hóa dân tộc …

Những sự biến - những “Lốc xoáythời cuộc” kéo theo “Lốc xoáytruyền thông” trên thế giới thờigian gần đây cho chúng ta nhiều bàihọc quý giá cả về sự bùng nổ, pháttriển, chủ động kiểm soát dư luận xãhội, kiểm soát tình hình. Cuộc cạnhtranh báo chí - truyền thông mangtính sống còn; những trận “cuồng

phong” trên mạng truyền thôngmạng xã hội đặt ra những vấn đề rấtmới, nóng hổi tính thời sự về pháttriển đi liền với quản lý báo chí,quản lý tốt nhằm thúc đẩy sự pháttriển báo chí đúng hướng trong xuthế bùng nổ thông tin và hội nhậpbáo chí - truyền thông hiện nay.

Cố nhà báo Hữu Thọ, nhà vănhóa tư tưởng, cây đại thụ của báochí Việt Nam đương đại, từng tâmniệm: “Điều quan trọng trong suốtcuộc đời làm báo của mỗi nhà báolà phải chăm chú dồn tâm sức màviết báo, làm báo. Viết chưa haychưa sắc thì phải cố gắng để viếtcho hay cho sắc. Trong các bài viết,qua sự kiểm nghiệm trong cuộcsống, có sự kiện đúng, lại có sự kiệnchưa thật đúng, song trong tất cảmọi trường hợp đều phải được viếttừ lòng tin và sự trung thực” (HữuThọ, Công việc của Người viết báo -Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia).

“Lốc xoáy thời cuộc” dù có hungdữ tới đâu, thế giới dù có phát triểnnhư thế nào, chủ nghĩa cường quyềndù có quay quắt, tráo trở đến mứcnào - kể cả việc ở nơi này họ nói rấthay về đạo lý, lòng từ bi, tại nơikhác họ đã quay ngoắt 180 độ điềuhọ vừa nói ra - thì sự kiên trung,lòng dũng cảm, “Bút sắc, lòngtrong, tâm sáng” - sự trung thực củangười làm báo chân chính chỉ cómột, duy nhất. Nghĩa vụ công dân,trách nhiệm xã hội của người làmbáo - đội ngũ hơn 20 ngàn nhà báochúng ta là vậy, luôn luôn như vậy.

Những người làm báo chân chính- tất cả đều hướng tới một nền báochí truyền thông của nhân dân, vìnhân dân, do nhân dân, hướngthiện, phò chính trừ tà, vì hòa bình,ổn định và phát triển! n

TP. Hồ Chí Minh, ngày 1/12/2015

VẤN ĐỀ SỰ KIỆN

Page 25: Thư tòa soạn - Tạp chí điện tử Người Làm ...nguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so-382-12-2015.pdf · Thư tòa soạn N hững ngày cuối năm

NGƯỜI LÀM BÁO 12-2015 27

KỶ NIỆM 71 NĂM NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM (22/12/1944 - 22/12/2015)

“Vấn đề hôm nay” - Vì cuộc sống là dòngchảy không ngừng

NGUYỄN HÀ THÀNH

Các vấn đề xã hội, thực tế luôn là mối quan tâm lớn nhất của công chúng. Nếu các bảntin thực hiện nhiệm vụ cung cấp thông tin tổng hợp, đa chiều và cập nhật, thì những

chương trình chuyên đề là những vấn đề chuyên sâu, tập trung vào lĩnh vực nhất định.“Vấn đề hôm nay” - Truyền hình Quốc phòng gương mặt mới của báo chí Việt Nam đã ra

đời để giải mã những sự kiện - vẫn nóng hổi của hôm nay.

Bắt đầu từ “tên gọi”Cách đây 2 năm, những người làm

thời sự của kênh Quốc phòng ViệtNam ngồi bàn thảo để xây dựngkhung chương trình. Bên cạnh nhữngbản tin thời sự, những chương trìnhchuyên đề, phim tài liệu…mang đậmbản sắc quân đội, quốc phòng, chúngtôi nhận thấy cần có một chươngtrình chính luận xã hội mang tínhphản biện tạo dấu ấn riêng.

Sau khi bàn bạc, lên format, rồitính toán nhân lực sản xuất, đã hìnhthành một chương trình talk-showchính luận, thời lượng là 30 phút, 5ngày một tuần - trừ thứ bảy và chủnhật. Nhưng vấn đề là cái tên? Rấtnhiều tên gọi “hoành tráng” đã đượcnghĩ tới, như: “Điểm nóng”, “Thờiluận” (ghép hai khái niệm “thời sự”với “bình luận”); hay “Tâm điểm”hoặc “Bàn tròn thời sự”… Cuối cùng,cái tên “Vấn đề hôm nay” được chọn.Chúng ta sẽ nói về những vấn đề củangày hôm nay, của dòng thời sự hiệnnay - người nghĩ ra cái tên này giảithích, và tất cả đồng thuận.

Chương trình thoạt đầu được thựchiện trên cơ sở những phóng sự haynhất, có vấn đề nhất trong ngày, làmchất liệu cho 2 phóng viên trao đổi,

phân tích tại trường quay. Thế nhưngrất nhanh sau đó, cung cách này bộclộ những hạn chế. Bởi lẽ, dù sắc sảo,những phóng viên cũng không thể cókiến thức sâu rộng trên mọi lĩnh vực,

khiến nhiều nhận định trở thànhphiến diện, và hạn chế.

Một lần nữa, “Vấn đề hôm nay”thay đổi format. Các chuyên gia,nhân chứng, những nhà báo, nhàhoạt động xã hội, chính trị gia và cảngười dân có quan điểm, đều đượcmời đến trường quay. Chính họ lànhững người phân tích vấn đề,người dẫn chương trình chỉ đóng vaitrò làm cầu nối, đưa ra những câuhỏi, hoặc những quan điểm phảnbiện để cuộc trò chuyện đúnghướng, hấp dẫn hơn. Với sự thay đổi

Kênh truyền hình QPVN là cơquan ngôn luận của Quân ủyTrung ương, chính thức ra mắtngày 19/5/2013 do Trung tâmphát thanh truyền hình Quân độivà Tập đoàn viễn thông quân độicùng phối hợp sản xuất

Phóng viên Truyền hình Quốc phòng tác nghiệp tại hiện trường

Page 26: Thư tòa soạn - Tạp chí điện tử Người Làm ...nguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so-382-12-2015.pdf · Thư tòa soạn N hững ngày cuối năm

KỶ NIỆM 71 NĂM NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM (22/12/1944 - 22/12/2015)

này, “Vấn đề hôm nay” dần dần cókhán giả của mình, tồn tại trongmôi trường truyền hình cạnh tranhmạnh mẽ, hơn nữa chương trình lại“sinh sau đẻ muộn”.

Lắng nghe công chúng nóiChậm hơn các bản tin thời sự đầu

giờ, nhưng vẫn phải nóng hổi tínhthời sự, cân đối bài toán khó nàythực sự là một thử thách lớn. Nhưngkhó hơn cả, là những nhà báo trẻ,chúng tôi phải phân tích những vấnđề vừa vĩ mô, vừa chuyên sâu, vớinhững chuyên gia hàng đầu trongcác lĩnh vực. Lúc ấy, câu nói củaLarry King - người dẫn chương trìnhtalk-show mang tên chính ông(Larry King Live), suốt 50 năm chokênh CNN nổi tiếng thế giới, lại

nhắc nhở chúng tôi bài học nghềnghiệp. Larry King nói: “Mỗi ngàytôi đều tự nhắc mình: Tôi sẽ chẳnghọc được gì từ chính những điềumình nói cả. Tôi phải học hỏi. Vàcách học hỏi chính là lắng nghe”.

Một người nông dân trồng tỏi ở LýSơn dạy cho chúng ta về tầm nhìn vàsự dũng cảm khi một mình mang 8tấn tỏi từ đảo ra Hà Nội để đưa tớitay người tiêu dùng, phá thế bao tiêuép giá độc quyền của thương lái.

Một người mẹ chia sẻ, yêu thươngkhông chỉ có chiều chuộng, đó còn làsự đấu tranh để con mình cứng cáptrưởng thành, tự tin.

Một bệnh nhân ung thư dạy chochúng ta niềm hy vọng và lạc quankhông chết, mà nó tiếp nối trong yêuthương và khâm phục.

Cứ thế, chương trình “Vấn đềhôm nay” trưởng thành. Từ hìnhthức đến nội dung không ngừngthay đổi, nhanh hơn, ngắn gọn hơn,sử dụng những hình thức chuyển tảinội dung hiện đại hơn (infographic,tương tác với khán giả qua mạng xãhội…). Chương trình đã có lượngkhán giả trung thành và cũng nhậnkhông ít những góp ý, thậm chí phêbình mạnh mẽ từ khán giả. Nhưng,đó là điều đáng mừng, bởi như thếnghĩa là khán giả vẫn quan tâm,theo sát chương trình.

Hơn 2 năm, “Vấn đề hôm nay” tựhào luôn bám sát những vấn đề củahôm nay, giữ cho mình sự trongsáng, minh bạch và khách quan. Vìcuộc sống là dòng chảy không ngừng,sẽ không ngừng lại n

Page 27: Thư tòa soạn - Tạp chí điện tử Người Làm ...nguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so-382-12-2015.pdf · Thư tòa soạn N hững ngày cuối năm

NGƯỜI LÀM BÁO 12-2015 29

ĐẠI TÁ, NHÀ BÁO THANH ĐỒNG

Trọn đời khắc họa Anh bộ đội Cụ HồVĂN HIỀN

Các thế hệ làm báo Quân khu 4 thường nhắc tới đại tá, nhà báo Thanh Đồng như con daopha đắc dụng ở nhiều lĩnh vực, hoàn cảnh hoạt động báo chí trong không gian địa chí từ

Tam Điệp tới Bắc Hải Vân.

Trưởng thành từ mặt trận khói lửa

Nhà báo Thanh Đồng sớm có bàiđăng trên báo Cứu Quốc liên khu 4,tạp chí Sáng tạo, Tiền Phong, cơquan ngôn luận của Cục Chính trịLiên khu 4 mà các nhà văn, nhà thơ,nhạc sĩ tên tuổi như Hoàng TrungThông, Trần Hữu Thung, MinhHuệ, Nguyễn Văn Thương, HảiTriều, Lưu Quý Kỳ, Đặng ThaiMai…tham gia biên tập, tổ chứcxuất bản từ năm 1949-1952.

Đầu những năm 1960, tên của

ông xuất hiện đều đặn dưới các bàiviết trên báo Quân đội Nhân dân,Nhân Dân, Thống Nhất, TiềnPhong. Đề tài mà ông quan tâm làxây dựng lực lượng vũ trang, dânquân, tự vệ, nêu gương sản xuất,phục vụ chiến đấu ở Vĩnh Linh,miền Tây Nghệ An. Khi ông về đầuquân cho báo Quân khu 4 cũng làthời kỳ chiến tranh phá hoại miềnBắc lan rộng, khu 4 trở thành tiềntuyến của hậu phương miền Bắc,trực tiếp đánh giặc, chi viện sứcngười sức của cho chiến trường miền

Nam, chiến trường Lào. Ông tìnhnguyện vào mặt trận Vĩnh Linh -Quảng Trị với tư cách vừa là phóngviên chiến tranh vừa làm công táctuyên huấn. Ông gần như theo sátkhu đội trưởng Hoàng Đưởm, Bí thưTrần Đồng cùng tham gia xây dựngthế trận đánh địch, tổ chức sản xuấtdưới tầm bom, đạn và phát hiệnđiển hình chiến đấu giỏi, sản xuấtgiỏi vùng đất thép Vĩnh Linh. Nếukhông có những ngày bám trận địaphòng không của dân quân VĩnhLinh nơi chỉ cách căn cứ Mỹ - Ngụy

Đại tá, nhà báo Thanh Đồng (thứ 2 từ trái sang)

Page 28: Thư tòa soạn - Tạp chí điện tử Người Làm ...nguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so-382-12-2015.pdf · Thư tòa soạn N hững ngày cuối năm

NGƯỜI LÀM BÁO 12-201530

KỶ NIỆM 71 NĂM NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM (22/12/1944 - 22/12/2015)

Cồn Tiên, Dốc Miếu một tầm pháo,làm sao ông viết được thiên phóngsự sống động: “Ghi chép một ngàytrên trận địa”, khắc họa chân dungAnh hùng lực lượng vũ trang nhândân Trương Thị Khuê, người chỉ huykhẩu đội 12 ly 7 đánh trả máy bayphản lực Mỹ trên 200 trận…

Cũng tại vùng đất mà mọi hoạtđộng phải chuyển xuống địa đạo,ông tìm gặp những cán bộ, dânquân Vĩnh Chấp, Vĩnh Giang chèothuyền đưa vũ khí, lương thực vượtvòng vây tàu chiến giặc, chi viện chobộ đội bảo vệ đảo Cồn Cỏ, rồi luồnlách thủy lôi chuyển thương binh vềđất liền. Bài ký sự “Một chuyến rađảo” của ông được phát trên lànsóng Đài Tiếng nói Việt Nam, đượcđăng trên báo Quân đội Nhân dânđã gây xúc động không chỉ với quân,dân khu 4 trong những năm đánhMỹ khốc liệt. Bám sát lực lượng vậntải tuyến lửa, ông có bài phóng sựviết tại trận: “Xe ra tiền tuyến”,“Xuân đất lửa”… Phần lớn các tácphẩm báo chí của ông đều khắc họahình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ, cô dânquân tuyến lửa, bà mẹ vùng trọngđiểm sông Gianh, Nhật Lệ, Hồ Xá,Vĩnh Mốc, Gio Linh…

Cả đời dốc sức cho nghề báoKết thúc chiến tranh, Quân khu 4

bước vào thời kỳ khắc phục hậu quảtàn phá của bom, đạn, nhà báoThanh Đồng sớm tạo lập cho mìnhtâm thế thể hiện đề tài xây dựng,phát triển kinh tế. Ông có phóng sựkhiến dư luận quan tâm về lực lượngvũ trang Quân khu 4 khôi phụcđường tàu Thống Nhất tuyến MinhCầm - Tiêu An. Đọc phóng sự“Chiến sĩ với đường tàu”, có cảmnhận ông là một phần của côngtrường náo nức, hối hả chạy đua với

thời gian. Suốt hơn 200 ngày, gầnnhư lúc nào ông cũng có mặt trêncông trường mà đoàn Sông Lam B,đoàn Bông Lau B, Đoàn 214…trảidài đội hình khai thác đá, san lấp nềnđường, xây dựng 12 khu Ga đón tàu,320 cầu, cống vừa và nhỏ… để ngày7/12/1976, đoàn tàu Thống Nhấtbăng băng trên tuyến đường sắt vừahồi sinh, tiến về phương Nam.

Thế hệ cầm súng, cầm bút thời kỳchống Pháp, chống Mỹ, mấy ngườiđược học nghề bài bản. Nhà báoThanh Đồng cũng không là ngoạilệ. Trước khi cầm bút, ông phải cầmsúng, chống càn, phá vây từ chiếntrường Bình - Trị Thiên khói lửa.Cuộc sống vô cùng gian khổ, trậnchiến ác liệt và hình ảnh người línhCụ Hồ “Áo vải chân không đi lùnggiặc đánh” là nguồn sống, vẻ đẹpchân thực mà nhà báo, chiến sĩThanh Đồng khát khao thể hiệnsinh động trong từng câu chữ.

Là phóng viên, ông tìm mọi cáchcó mặt ở đầu nguồn sự kiện. Vớicương vị là Tổng biên tập, ông chỉnchu, mực thước không chỉ trong tổchức toà soạn, chỉ đạo thực hiện nộidung xuất bản. Khoảng thời gianông phụ trách báo Quân khu 4, khókhăn chồng chất, thiếu thốn phươngtiện, chưa có nhà in riêng cho báo,ông lặn lội trên chiếc xe đạp, vượtbiết bao trọng điểm đánh phá của

giặc Mỹ, từ Nghệ An ra Hà Nội xincấp phương tiện in ấn.

Ra nhà in báo Quân đội Nhândân, xin được thiết bị, ông lại bươnbả tới đoàn 22A xin cán bộ, chuyêngia kỹ thuật in về làm rường cột, xâydựng xưởng in Quân khu 4 tại nơi sơtán. Sức chịu đựng của ông đến kinhngạc. Không dưới 3 lần ông làm việcvà ngất trên bàn viết, phải cấp cứunhưng thoát nạn, ông lại hối hả vàoviệc. Nhìn ông gầy đét, nhỏ con, chỉcó đôi mắt lúc nào cũng ánh lênniềm đam mê cháy bỏng công việc,nhiều đồng nghiệp băn khoăn khônghiểu ông dồn nén, tích cóp nội lựcnào mà bền bỉ, dẻo dai đến vậy.

Nghỉ hưu từ năm 1990, ông đượcHội Cựu chiến binh Nghệ An mờiphụ trách bản tin Cựu chiến binh.Ông cùng nhà báo, đại tá Đậu KỷLuật lần lượt, đều kỳ mỗi tháng pháthành 2 vạn bản tin giới thiệu điểnhình và bài học xây dựng tổ chức Hội.

Không chỉ làm báo chuyênnghiệp 40 năm, nhà báo, đại táThanh Đồng đam mê nghiệp báocho tới tận ngày ông lâm bệnh nặng,không thể cầm bút. Ông về với thếgiới người hiền vào dịp cả nước kỷniệm chiến thắng Điện Biên Phủ,ngày 6/5/2011, để lại sự kính trọng,nuối tiếc về một phẩm chất, nhâncách làm báo chân chính không chỉvới thế hệ làm báo hôm nay n

Nhà báo Thanh Đồng, tên khai sinh là Phan Xuyến, sinh năm 1932,quê Thọ Linh, xã Quảng Sơn, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.Thời nhỏ, ông theo học trường trung học Pháp - Việt, học giỏi nênông nhận được học bổng của chính quyền bảo hộ. Ra trường ôngdạy bổ túc cho dân quê nghèo, tham gia Việt Minh, giành chính quyềntháng 8 năm 1945. Thế rồi mặt trận Huế vỡ, Bình - Trị - Thiên ngút trờikhói lửa, chết chóc, bom đạn. Ông tham gia quân đội, làm trợ lý tuyênhuấn từ huyện đội Quảng Trạch. Đây là cơ duyên để ông trở thànhcây bút chủ lực của Quân khu 4 vào những năm 1952 - 1955.

Page 29: Thư tòa soạn - Tạp chí điện tử Người Làm ...nguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so-382-12-2015.pdf · Thư tòa soạn N hững ngày cuối năm

NGƯỜI LÀM BÁO 12-2015 31

HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC HỘI

Nhận lời mời của Hội Nhà báo ViệtNam từ ngày 9 - 15/11/2015, đoàn đạibiểu Hội Nhà báo Hàn Quốc (JAK), doông Park Chong Ryul, Chủ tịch Hội dẫnđầu sang thăm làm việc tại Việt Namtheo chương trình hợp tác giữa JAK vàHội Nhà báo Việt Nam.

Tại buổi hội đàm giữa lãnh đạo haiHội, đồng chí Thuận Hữu - Ủy viênBan Chấp hành Trung ương Đảng,Tổng Biên tập báo Nhân Dân, Chủtịch Hội Nhà báo Việt Nam nhiệt liệtchúc mừng Đoàn đại biểu Hội Nhàbáo Hàn Quốc trở lại làm việc tại ViệtNam; cho rằng mối quan hệ hợp tácgiữa hai Hội Nhà báo trong 20 nămqua đã và đang phát triển tốt đẹp,góp phần củng cố quan hệ toàn diệngiữa hai nước.

Trong không khí cởi mở, thân tình,đồng chí Thuận Hữu đã khái quát 65năm xây dựng, phát triển và trưởng

thành của Hội Nhà báo Việt Nam; chiasẻ với phía bạn về tình hình báo chíViệt Nam hiện nay; hoạt động của HộiNhà báo Việt Nam, về chính sách vàđời sống báo chí; vai trò, vị thế của báochí và người làm báo trong đời sốngkinh tế, chính trị, xã hội của đất nước.

Thay mặt Đoàn đại biểu Hội Nhàbáo Hàn Quốc, ông Park Chong Ryulcảm ơn sự đón tiếp trọng thị và tìnhcảm tin cậy, nồng ấm mà lãnh đạo HộiNhà báo Việt Nam dành cho đoàn.Ông cho biết, thời gian qua, Hội Nhàbáo Hàn Quốc và Hội Nhà báo ViệtNam đã có những hoạt động hợp tácrất ý nghĩa, đem lại hiệu quả thiết thựcvà mong muốn mối quan hệ tốt đẹpnày sẽ phát triển bền vững vì mục tiêuphát triển chung của nhân dân hainước.

Để ghi nhận mối quan hệ thânthiết, tình hữu nghị giữa những người

làm báo và Hội Nhà báo hai nước,nhân dịp này, đồng chí Thuận Hữu đãtrao tặng Kỷ niệm chương Vì sựnghiệp báo chí của Hội Nhà báo ViệtNam cho ông Park Chong Ryul - Chủtịch Hội Nhà báo Hàn Quốc vì đã cónhiều đóng góp cho sự phát triển báochí cũng như tình hữu nghị giữa ViệtNam và Hàn Quốc. Chủ tịch Hội Nhàbáo Hàn Quốc Park Chong Ryul cũngtrao tặng Chủ tịch Hội Nhà báo ViệtNam Thuận Hữu Kỷ niệm chương Vìtình hữu nghị.

Trong thời gian ở Việt Nam, Đoànđại biểu Hội Nhà báo Hàn Quốc đãđến thăm và làm việc với Báo Quânđội Nhân dân, Cục Báo chí (Bộ TT-TT),Hội Nhà báo tỉnh Lào Cai, Hội Nhà báoTP. Đà Nẵng, thăm một số cơ sở kinhtế, văn hóa, điểm du lịch, danh thắngnổi tiếng của Việt Nam n

Tin, ảnh: PV

Đoàn đại biểu Hội Nhà báo Hàn Quốc thăm Việt Nam

Đoàn đại biểu Hội Nhà báo Hàn Quốc thăm và làm việc tại Hội Nhà báo Việt Nam, 11/2015

Page 30: Thư tòa soạn - Tạp chí điện tử Người Làm ...nguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so-382-12-2015.pdf · Thư tòa soạn N hững ngày cuối năm

NGƯỜI LÀM BÁO 12-201532

Hãy chung tay “Góp báo xây Bảo tàng”

Ngày 21/8/2014, Thủ tướng Chínhphủ đã ký Quyết định phê duyệt

Đề án Bảo tàng Báo chí Việt Nam.Theo lộ trình, Lễ khánh thành Bảotàng sẽ tổ chức vào dịp 21/6/2016.

Thời gian còn lại vô cùng ngắnngủi. Lịch sử 150 năm báo chí ViệtNam kể từ khi Gia Định báo - tờ báođầu tiên được xuất bản ở nước ta, lịchsử 90 năm báo chí cách mạng, là mộtphần lịch sử vẻ vang của đất nước,của tất cả các cơ quan báo chí, cácthế hệ làm báo và bạn đọc. Lịch sử ấycần phải được ghi lại, tỏa sáng dướimọi hình thức, đặc biệt ở Bảo tàngBáo chí.

Hội Nhà báo Việt Nam nhận thứcsâu sắc rằng, việc xây dựng Bảo tàngbáo chí Việt Nam là một công việctrọng đại, là tình cảm, trách nhiệmcủa thế hệ hôm nay đối với các thế hệtiền bối và hậu thế. Công việc đó chỉcó thể hoàn thành khi có sự góp sứccủa toàn xã hội.

Với bảo tàng, hiện vật là linh hồn.Từng thước phim, tờ báo, tấm ảnh,từng hiện vật dù nhỏ nhất, đơn giảnnhất liên quan đến nghề báo, ngườilàm báo…đều có giá trị lịch sử vô giá,không thể thay thế. Nhưng các hiệnvật đó hiện đang rải rác nhiều nơi,trong và ngoài nước, và đang có nguycơ mai một.

Chậm một chút, thờ ơ một chút, trễnải một chút, có thể thêm một tờ báoquý bị thất lạc. Thêm một bức ảnh giátrị bị hư hỏng. Thêm một hiện vật mấtdấu vết. Thêm một nhân chứng ra đi…Những con số 1 đó vô cùng quý giá. Vìnó góp phần làm nên những số nhiềumà một bảo tàng cần có.

Tháng 1/2015, Hội Nhà báo ViệtNam đã tổ chức thành công Lễ Phátđộng Hiến tặng hiện vật, tài liệu choBảo tàng ở khu vực phía Bắc.

Ngày 23/12/2015, Hội Nhà báo ViệtNam tổ chức Lễ Phát động Hiến tặnghiện vật, tài liệu cho Bảo tàng Báo chí

khu vực phía Nam - nơi khai sinh rabáo chí Việt Nam, nơi có những hoạtđộng báo chí sôi nổi, phong phú trongmọi thời kỳ. Đây sẽ là một hoạt độngtrọng điểm, hy vọng sẽ thu nhận đượcnhiều hiện vật, tài liệu giá trị. Mỗi tờbáo, mỗi tấm ảnh, mỗi hiện vật đượchiến tặng, sưu tầm hôm nay sẽ có giátrị như một “viên gạch” xây lên Bảotàng Báo chí Việt Nam, góp phần táihiện lịch sử báo chí nước nhà.

Hội Nhà báo Việt Nam kêu gọi cáchội nhà báo địa phương, các cơ quanbáo chí, các nhà báo và gia đình nhàbáo, các công chúng báo chí; đề nghịcác cấp, ngành hỗ trợ tối đa việc cungcấp những thông tin, hiện vật liênquan đến lịch sử báo chí nước nhà.Mọi thông tin, ý kiến đóng góp, hiệnvật tài liệu hiến tặng Bảo tàng Báo chíViệt Nam xin được gửi về Hội Nhà báoViệt Nam hoặc Hội Nhà báo tỉnh,thành nơi gần nhất.

HỘI NHÀ BÁO VIỆT NAM

DANH MỤC TÀI LIỆU HIỆN VẬT HIẾN TẶNG CHO BẢO TÀNG BÁO CHÍ VIỆT NAM

l Tài liệu, thông tin liên quan đến lịch sử báo chí và người làm báo tại địa phương; lBản gốc hoặc bản sao các ấn phẩm báo chí hoặc măng sét báo chí cổ, cũ từ trước Cách mạng tháng Tám, trongkháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và từ sau ngày miền Nam giải phóng đến nay;lCác công cụ in ấn và làm báo (báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử) từ thô sơ đến hiện đại từ trước Cách mạngtháng Tám đến nay;l Các dụng cụ, đồ nghề (bút, máy ảnh, máy chữ, máy quay phim, v.v..) của các nhà báo;l Những kỷ vật của các nhà báo: thư từ, nhật ký, sổ tay ghi chép, bản thảo các tác phẩm báo chí, đồ dùng sinhhoạt thời chiến tranh, các thẻ nhà báo; l Các văn bản của các cơ quan báo chí, quản lý báo chí, có giá trị hoặc ý nghĩa lịch sử, dù nhỏ;lẢnh báo chí, tư liệu ghi lại hình ảnh hoạt động báo chí và quản lý báo chí của những người làm báo ở các vùngmiền, qua các thời kỳ;l Các phần thưởng của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chứcxã hội… trong và ngoài nước dành cho những người làm báo và cơ quan báo chí qua các thời kỳ;l Hiện vật cần được ghi rõ tên, xuất xứ, người hoặc cơ quan sử dụng, thời gian được sử dụng.

HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC HỘI

Page 31: Thư tòa soạn - Tạp chí điện tử Người Làm ...nguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so-382-12-2015.pdf · Thư tòa soạn N hững ngày cuối năm

NGƯỜI LÀM BÁO 12-2015 33

Năm 2015 - năm có nhiều sự kiệnlớn của đất nước, của Hội, Ban

Nghiệp vụ đã chủ động tham mưu đềxuất và phối hợp với Văn phòng, cácđơn vị, thực hiện 11 cuộc hội thảonghiệp vụ quốc gia và quốc tế, 12 giảibáo chí.

Đó là các cuộc hội thảo, tọa đàmnghiệp vụ: Tạp chí trong bối cảnh cạnhtranh thông tin, Các xu hướng báo chíhiện đại, Viết về đề tài xây dựng Đảng,Về công tác biên tập, Báo chí về đề tàichiến tranh (Hội thảo Quốc tế), 90năm báo chí cách mạng Việt Nam -Truyền thống, bản lĩnh và tráchnhiệm,...

Ngoài nhiệm vụ thường trực Giảibáo chí quốc gia hằng năm (năm2015 là Giải lần thứ 9), Ban đã chủ trì

hoặc phối hợp chủ trì các Giải: 70năm Quốc hội Việt Nam, 70 nămngành Thanh tra, các giải chuyênngành về tiết kiệm năng lượng, vềngành Tài chính, ngành Ngân hàng,phòng chống tác hại của rượu bia, antoàn giao thông, hình ảnh đẹp ngườicông an nhân dân, tự hào nông dânViệt, Giải Đại Đoàn kết toàn dân tộc,Giải ảnh báo chí về biến đổi khí hậuLiên đoàn các nhà báo ASEAN(CAJ).

Trong năm 2015, Ban Nghiệp vụ đãbiên soạn và phối hợp xuất bản cuốnsách “Báo chí với biển, đảo” tập hợp gầntrăm tác phẩm báo chí viết về côngcuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo vàphát triển kinh tế biển của đất nước.

Ban cũng đã làm việc với một số cơquan báo chí và cấp Hội về việc phối

hợp tổ chức hoạt động nghiệp vụ,theo hướng Ban mời chuyên gia vàcác nhà báo có uy tín cùng làm việcvới cơ quan báo chí hoặc cấp Hội, traođổi, rút kinh nghiệm những vấn đềnghiệp vụ thực tế đang đặt ra chođơn vị, thảo luận giải pháp phát triểnnghiệp vụ,... Trong năm 2016, tiếp tụctổ chức Tọa đàm về một nhà báonguyên là lãnh đạo cấp cao của Hội.

Thực hiện Chương trình hànhđộng của CAJ nhiệm kì 2015 - 2017mà Hội Nhà báo Việt Nam là Chủ tịch,ngoài giải ảnh báo chí CAJ đã cótrong chương trình, Ban Nghiệp vụdự kiến đề xuất Lãnh đạo Hội tổ chứcmột số hoạt động nghiệp vụ báo chíkhu vực.

PV

BAN NGHIỆP VỤ - HỘI NHÀ BÁO VIỆT NAM:

Hơn 20 Hội thảo nghiệp vụ và Giải báo chí

TS. Trần Bá Dung, Trưởng Ban Nghiệp vụ phát biểu tại tọa đàm các xu hướng báo chí hiện đại, 2/2015

Page 32: Thư tòa soạn - Tạp chí điện tử Người Làm ...nguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so-382-12-2015.pdf · Thư tòa soạn N hững ngày cuối năm

NGƯỜI LÀM BÁO 12-201534

Sau hai ngày làm việc nghiêm túc(ngày 3 - 4/12/2015) với tinh thần

đoàn kết, đổi mới, dân chủ, Đại hộiHội Nhà báo tỉnh Thái Bình lần thứ VII(nhiệm kỳ 2015- 2020) đã kết thúcthành công. Dự Đại hội có các đồngchí: Hồ Quang Lợi - Phó Chủ tịchThường trực Hội Nhà báo Việt Nam,Đặng Trọng Thăng - Phó Bí thưThường trực Tỉnh ủy Thái Bình,Nguyễn Hoàng Giang - Phó Chủ tịchUBND tỉnh Thái Bình, lãnh đạo cácban, đơn vị của Trung ương Hội Nhàbáo Việt Nam, đại diện các báo, đài PT-TH, Hội Nhà báo các tỉnh, thành phốtrong khu vực phía Bắc cùng toàn thểhội viên Hội Nhà báo tỉnh Thái Bình.

Nhiệm kỳ 2011- 2015, Hội Nhà báotỉnh Thái Bình có nhiều đổi mới tronghoạt động. Tất cả các mục tiêu đề ratrong Đại hội lần thứ VI được triểnkhai và đạt được kết quả tốt. Các cơquan báo chí có bước phát triển

nhanh, mạnh, vững chắc. Đặc biệt,cùng với sự phát triển về cơ sở vậtchất, đội ngũ phóng viên cũng đãtăng về số lượng và chất lượng…Từnăm 2011- 2014, Hội Nhà báo tỉnhThái Bình đã đoạt 8 giải Báo chí Quốcgia. Các Chi hội và Hội Nhà báo tỉnhluôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ,được UBND tỉnh và Hội Nhà báo ViệtNam tặng Bằng khen...

Phát biểu tại Đại hội, Phó Chủ tịchThường trực Hội Nhà báo Việt NamHồ Quang Lợi khẳng định, báo chíThái Bình thời gian qua đã phát huytruyền thống của báo chí cách mạngViệt Nam, đóng góp tích cực vào sựphát triển kinh tế - xã hội của tỉnh vàsự phát triển của báo chí Việt Nam.Chúc mừng những thành tựu củabáo chí Thái Bình, đồng chí đề nghịtrong nhiệm kỳ tới, Hội Nhà báo tỉnhtiếp tục triển khai thực hiện tốt chủtrương, đường lối của Đảng, chính

sách, pháp luật của Nhà nước về hoạtđộng báo chí, nâng cao hơn nữa vaitrò của các cấp Hội Nhà báo, đáp ứngnhiệm vụ phát triển hội; Tranh thủ sựlãnh đạo của cấp ủy đảng, chínhquyền, sự giúp đỡ của Trung ương vàsự phối hợp của các ngành tạo điềukiện cho báo chí hoạt động hiệu quả;Bồi dưỡng tư tưởng đạo đức Hồ ChíMinh cho đội ngũ hội viên gắn vớitrách nhiệm xã hội của người làm báolàm cơ sở xây dựng củng cố hội vữngmạnh; Chú trọng nâng cao trình độchuyên môn nghiệp vụ, bản lĩnhchính trị, đạo đức nghề nghiệp củangười làm báo, xây dựng báo chí TháiBình hiện đại, trung thực, nhân văn.

Nhân dịp này, Hội Nhà báo ViệtNam đã trao tặng Bằng khen cho HộiNhà báo tỉnh Thái Bình vì những thànhtích xuất sắc trong hoạt động nghiệpvụ và công tác Hội. Tỉnh ủy, HĐND,UBND tỉnh đã trao tặng Hội Nhà báoThái Bình bức trướng mang dòng chữ“Hội Nhà báo tỉnh Thái Bình - Đoàn kết,đổi mới, phát triển”; Chủ tịch nước đãtrao tặng Huân chương Lao độngHạng ba cho đồng chí Lê ThanhThưởng - Phó Tổng Biên tập Báo TháiBình, nguyên Phó Chủ tịch Thườngtrực Hội Nhà báo tỉnh. Chủ tịch UBNDtỉnh tặng Bằng khen cho 10 cá nhânđoạt giải Báo chí Quốc gia năm 2014.

Đại hội đã bầu Ban Chấp hànhnhiệm kỳ 2015 - 2020 gồm 7 đồngchí. Đồng chí Vũ Anh Thao - Tỉnh ủyviên, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhàbáo Việt Nam, Tổng biên tập Báo TháiBình tái đắc cử chức danh Chủ tịchHội Nhà báo tỉnh Thái Bình nhiệm kỳ2015 - 2020; đồng chí Phí Văn Thànhtái cử chức danh Phó Chủ tịchThường trực Hội. Đại hội cũng bầuBan Kiểm tra của Hội Nhà báo tỉnhThái Bình nhiệm kỳ 2015 - 2020.

NGỌC LÀNH

ĐẠI HỘI HỘI NHÀ BÁO TỈNH THÁI BÌNH LẦN THỨ VII:

Đồng chí Vũ Anh Thao tái đắc cử chứcdanh Chủ tịch Hội nhiệm kỳ 2015- 2020

Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi và Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy ĐặngTrọng Thăng tặng hoa chức mừng Ban Chấp hành Hội Nhà báo tỉnh Thái Bình, nhiệm kỳ 2015 - 2020

HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC HỘI

Page 33: Thư tòa soạn - Tạp chí điện tử Người Làm ...nguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so-382-12-2015.pdf · Thư tòa soạn N hững ngày cuối năm

NGƯỜI LÀM BÁO 12-2015 35

Nhằm tiếp tục đẩy mạnh công táctuyên truyền chính sách, pháp

luật về bảo hiểm xã hội (BHXH), bảohiểm y tế (BHYT); góp phần thiết thựccổ vũ, động viên tầng lớp nhân dânvà mọi người lao động tích cực thamgia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,bảo hiểm thất nghiệp, ngày9/12/2015, tại Hà Nội, Bảo hiểm xã hộiViệt Nam phối hợp với Hội Nhà báoViệt Nam tổ chức Lễ phát động GiảiBáo chí toàn quốc về BHXH, BHYTnăm 2015 - 2016.

Tham dự Lễ Phát động có Phó Chủtịch Thường trực Hội Nhà báo ViệtNam Hồ Quang Lợi, Thứ trưởng - TổngGiám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn ThịMinh, lãnh đạo các ban, đơn vị thuộccơ quan Trung ương Hội và gần 200đại biểu, phóng viên, biên tập viêncủa các cơ quan thông tấn báo chí.

Giải báo chí toàn quốc về BHXH,BHYT năm 2015 - 2016 là Giải báo chíchuyên ngành, góp phần nâng cao

chất lượng thông tin, tuyên truyền vềBHXH, BHYT trên các phương tiệnthông tin đại chúng; ghi nhận, cổ vũđộng viên các cơ quan báo chí, cácnhà báo và các cộng tác viên có tácphẩm báo chí xuất sắc viết về BHXH,BHYT. Đây là giải có ý nghĩa quantrọng không chỉ với hoạt động báochí mà còn ý nghĩa thiết thực đối vớichiến lược an sinh xã hội và phát triểnkinh tế của đất nước.

Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhàbáo Việt Nam Hồ Quang Lợi cho biết,Hội Nhà báo Việt Nam sẽ chỉ đạo cáccấp Hội trong cả nước, động viên, cổvũ hội viên tham gia, đồng thời đềnghị các đơn vị chức năng của HộiNhà báo Việt Nam và BHXH Việt Namtiếp tục phối hợp chặt chẽ để giảiđược tiến hành đúng kế hoạch và cóchất lượng chuyên môn cao.

Đề cập tới ý nghĩa của Giải Báo chítoàn quốc về BHXH, BHYT; Thứ trưởng- Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam

Nguyễn Thị Minh nhấn mạnh, thựchiện nhiệm vụ Đảng và Chính phủgiao, thời gian qua, BHXH Việt Nam đãcó nhiều cố gắng trong tổ chức thựchiện chính sách BHXH, BHYT chonhân dân và người lao động trong cảnước.

Để có được những kết quả đó,trong những năm qua, các cơ quanthông tấn báo chí đã đóng vai trò làngười hướng dẫn, là cầu nối tuyêntruyền chủ trương, chính sách củaĐảng, pháp luật của Nhà nước, trongđó có chính sách, pháp luật về BHXH,BHYT đến với nhân dân cả nước. TổngGiám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn ThịMinh mong muốn, sẽ tiếp tục nhậnđược sự đồng hành của các cơ quanbáo chí truyền thông trong cả nướcnhằm đưa chính sách BHXH, BHYTđến với mọi người dân. Đây cũngchính là mục đích để BHXH Việt Namtổ chức Giải báo chí này

THÀNH NGỌC

THỂ LỆ GIẢI BÁO CHÍ TOÀN QUỐC VỀ BHXH, BHYT NĂM 2015 - 2016

Giải Báo chí được triển khai trên phạm vi toàn quốc với các loại hình báo chí được xét tham dự Giải bao gồm: Báoin (báo, tạp chí), báo nói (phát thanh) và báo hình (truyền hình), báo điện tử với các thể loại: Bài phản ánh, phỏngvấn, ghi chép, bình luận, chuyên luận, phóng sự, điều tra, bút ký báo chí, tọa đàm, giao lưu.l Với Tác phẩm báo in, tác giả có thể gửi nguyên bản gốc hoặc phô tô, ghi rõ tên báo và thời gian đăng tải; l Tác phẩm báo điện tử: in ra giấy khổ A4, ghi rõ tên báo, đường dẫn đến tác phẩm (link) và thời gian đăng tải;l Tác phẩm báo phát thanh, truyền hình: gửi đĩa ghi tiếng, ghi hình (USB, CD, VCD, DVD) có lời viết và lời bình, ghirõ chuyên mục, thời gian phát sóng (ngày, giờ, thời lượng phát sóng) in trên giấy A4 gửi kèm theo.lMỗi tác giả và nhóm tác giả được gửi tối đa 5 tác phẩm dự giải. Tác phẩm tham dự giải là sáng tạo lần đầu củatác giả, bản gốc, được các phương tiện thông tin đại chúng trong nước đăng tải, phát sóng kể từ ngày phát độnggiải đến hết ngày 31/10/2016 và chưa từng tham dự bất cứ cuộc thi nào.l Các tác phẩm tham gia dự thi gửi về: Ban Nghiệp vụ, Hội Nhà báo Việt Nam, 59 Lý Thái Tổ - Hà Nội, Email: [email protected], ĐT: 04.38.246.530 - 04.3935.1071. Ngoài bì thư ghi rõ: Tác phẩm tham dự “Giảibáo chí toàn quốc về BHXH, BHYT năm 2015-2016”.l Thời gian nhận tác phẩm: Từ ngày phát động đến hết ngày 31/10/2016 (tính theo dấu bưu điện).

Phát động Giải Báo chí toàn quốc về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Page 34: Thư tòa soạn - Tạp chí điện tử Người Làm ...nguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so-382-12-2015.pdf · Thư tòa soạn N hững ngày cuối năm

NGƯỜI LÀM BÁO 12-201536

Hơn chục năm nay, Hội Nhà báoHải Phòng luôn coi tiêu chí nâng

cao kỹ năng nghề nghiệp cho hội viên,nhà báo là mục tiêu phấn đấu để Hộithực sự xứng đáng là “ngôi nhà chung”của những người làm báo trên địa bànHải Phòng. Hàng năm, Hội Nhà báo HảiPhòng phối hợp với Trung tâm Bồidưỡng nghiệp vụ hoặc với Ban Nghiệpvụ của Hội Nhà báo Việt Nam, hoặc trựctiếp mời các nhà báo có uy tín trongbáo giới cả nước như nhà báo Trần ĐứcChính, nhà báo Hồ Quang Lợi, nhà báoTrần Bá Dung, nhà báo Đồng MạnhHùng, nhà báo Nguyễn Thành Phong,NSNA Vũ Huyến, nhà báo NguyễnThành Lợi…trực tiếp giảng dạy tại cáclớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho giới báochí ở Hải Phòng. Mỗi năm Hội mở từ 2-3 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên đề,nội dung chú trọng vào các thể loạibáo chí như: Phóng sự và phóng sự

điều tra cho các loại hình báo chí, Bìnhluận, Ký báo chí, Biên tập báo in, Biêntập báo điện tử, Phóng sự phát thanhthực tế, Báo chí đa phương tiện và tòasoạn hội tụ...Dù mỗi lớp chỉ học 2-3ngày nhưng ai cũng thấy bổ ích, bởi lẽgiảng viên không chỉ cung cấp kinhnghiệm trưởng thành từ nghề báo củamình mà còn cung cấp những thôngtin liên quan đến chuyên đề của báochí thế giới. Điểm đáng chú ý là ở nhiềulớp học số người đăng ký dự họcthường vượt quá số lượng dự kiến. Cólớp số người đến học vượt quá con số70, có lớp cả Ban biên tập và Ban Giámđốc cơ quan báo chí cũng đến dự họctừ đầu đến cuối buổi học. Điều đó chothấy, việc lựa chọn nội dung, giảng viênđã đáp ứng được nhu cầu của nhữngngười làm báo đất Cảng.

Năm 2015, năm diễn ra Đại hộiĐảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ

thành phố Hải Phòng lần thứ XV vàĐại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIInhiệm kỳ 2015-2020, Hội đã phátđộng cuộc thi báo chí viết về “Xâydựng Đảng”. Nhằm năng cao chấtlượng tác phẩm báo chí viết về xâydựng Đảng, Hội tổ chức Hội thảochuyên đề có sự tham dự của lãnhđạo các Ban xây dựng Đảng củathành ủy và cấp ủy các quận, huyện..

Nhờ coi trọng tiêu chí nâng caokỹ năng nghiệp vụ cho hội viên, nhàbáo và không bó hẹp đối tượng làhội viên thuộc Hội, nên nhữngngười làm báo trên địa bàn thànhphố Hải Phòng luôn dành cho Hộisự trân trọng, thân tình bằng ý thứcHội Nhà báo Hải Phòng là “ngôi nhàchung” của những người làm báođất Cảng n

HOÀNG THIỀNGThường trực Hội Nhà Báo Hải Phòng

Hội Nhà báo Hải phòng: Coi trọng nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho hội viên, nhà báo

Câu lạc bộ Ảnh báo chí trực thuộc Hội Nhà báo Hải Phòng họp mặt nhân Ngày Báo chí cách mạng 21/6/2015

HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC HỘI

Page 35: Thư tòa soạn - Tạp chí điện tử Người Làm ...nguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so-382-12-2015.pdf · Thư tòa soạn N hững ngày cuối năm

NGƯỜI LÀM BÁO 12-2015 37

THƯ MỜI ĐẶT MUA TẠP CHÍ NGƯỜI LÀM BÁO NĂM 2016

Tạp chí Người Làm Báo là cơ quan lý luận nghiệp vụ của Hội Nhà báo Việt Nam. Thời gian qua, Tạp chíNgười Làm Báo luôn là diễn đàn trao đổi nghiệp vụ uy tín của báo giới và hơn 22.000 hội viên, nhà báotrên cả nước. Để Tạp chí không ngừng phát triển, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của độc giả, Ban Biêntập rất mong nhận được sự hợp tác, giúp đỡ của quý cơ quan, quý bạn đọc trong việc đặt mua Tạp chíNgười Làm Báo. Chúng tôi coi đây là sự động viên khích lệ quý báu và tin tưởng rằng, với sự ủng hộ củaquý cơ quan, đơn vị và đông đảo bạn đọc, thời gian tới Tạp chí Người Làm Báo tiếp tục phấn đấu, khôngngừng nâng cao chất lượng nội dung, xứng đáng là cơ quan lý luận nghiệp vụ của Hội Nhà báo ViệtNam.

Ban Biên tập trân trọng thông báo kế hoạch xuất bản và giá bán Tạp chí trong năm 2016 nhưsau:

-Tạp chí Người Làm Báo xuất bản 1 tháng/1 kỳ, 68 trang in 4 màu, giấy đẹp, giá 16.000 đ/cuốn pháthành ngày 15 hàng tháng.

- Tạp chí Người Làm Báo số xuân 2016 (gộp 2 tháng 1+2), 112 trang in 4 màu, giấy couché, giá 39.000đ/cuốn, phát hành vào ngày 20/1/2016.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ: Phòng 401, Tòa nhà Hội Nhà báo Việt Nam, Lô E2, đường Dương Đình Nghệ, Cầu Giấy, Hà Nội; Số điện thoại tại Hà Nội: 0463.260.874 - 0977.552.610; Email: [email protected] (đ/c

Hương Lan)Số điện thoại Chi nhánh TP.HCM: 0839.913.424 - 0917.527.072; Email: [email protected]

(đ/c Ngọc Bích)Trân trọng cảm ơn và rất mong nhận được sự quan tâm, hợp tác của quý cơ quan!

Một triển lãm đáng nhớ

Công việc thường xuyên của Hộinhà báo địa phương trong một

năm, đó là tổ chức hội báo xuân, hộinghị, hội thảo, đi thực tế, gặp mặt báochí, xét giải thưởng, nghiệm thu tácphẩm chất lượng cao, kết nạp hộiviên, bồi dưỡng nghiệp vụ, xuất bảnấn phẩm và bình bầu khen thưởng,tặng kỷ niệm chương...Những sự vụnhư thế kể ra khá nhiều, khá cũ và dùthế nào thì đến cuối năm rồi cũngxong. Nhưng nghiêm túc nhìn lạinăm 2015 đầy sôi động thì thấy Hộicủa mình cũng đã làm được đôi việcđáng kể.

Năm 2015, nhân kỷ niệm 90 nămNgày Báo chí Cách mạng Việt Nam,

HNB Thừa Thiên Huế đã tổ chức mộtcuộc triển lãm để giới thiệu với côngchúng 90 tờ báo yêu nước và cáchmạng từ 1925, 1930, 1936, 1945, 1946,1960, 1973...với chủ đề: Thừa Thiên Huế:90 năm báo chí yêu nước và cách mạng.Triển lãm kéo dài 10 ngày để bạn đọc ởHuế kiểm chứng và giúp tìm thêmnguồn tư liệu. Nhờ thế mà sau triểmlãm chúng tôi đã nhận được một số tờbáo cũ từ những năm 1950, xuất bản ởHuế, do bạn đọc đem đến tặng. Triểnlãm đã gây được ấn tượng mạnh chongười xem về một chặng đường lịch sửcủa báo chí Thừa Thiên Huế và ViệtNam. Có một điều đặc biệt là tại triểnlãm này, nhiều nhà nghiên cứu lịch sử,

báo chí đã tiếp cận được nội dung củamột số tờ báo yêu nước và cách mạngnhư tờ Nhành Lúa, Sông Hương Tục Bản,Dân, Dân Tộc, Công Lý,... do những cánbộ cách mạng, trí thức, sinh viên, họcsinh yêu nước hoạt động bí mật tronglòng địch đảm nhiệm. Điều này đòi hỏibản lĩnh chính trị, kinh nghiệm nghềnghiệp và lòng yêu nước của người làmbáo hơn bất cứ hình thức xuất bản nàocủa tờ báo. Công việc tuy nhỏ nhưngđể làm được cũng phải có quyết tâmchính trị của cả tập thể, rất đáng trântrọng với lịch sử báo chí địa phương vàđối với những người đang hoạt độngtrong ngành báo chí n

DƯƠNG HOÀNG

HỘI NHÀ BÁO THỪA THIÊN HUẾ

Page 36: Thư tòa soạn - Tạp chí điện tử Người Làm ...nguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so-382-12-2015.pdf · Thư tòa soạn N hững ngày cuối năm

NGƯỜI LÀM BÁO 12-201538

PHÓNG SỰ ẢNH

Một ngày trên đảo Trường Sa

ĐẠI TÁ, NHÀ BÁO TRẦN HỒNG

Là nhà báo quân đội, tôi có vinh dự nhiều lần tiếp xúc với các chiến sĩTrường Sa. Nhưng lần đầu tiên đến với Trường Sa cách đây hơn 30 năm

vào tháng 4/1983 vẫn để lại trong tôi những kỉ niệm sâu đậm nhất.Tàu từ đất liền ra cập bến, chiếc xuồng nhôm của đảo ra áp tàu lớn đón

khách; lần lượt từng người xuống xuồng lên đảo, gặp sóng lớn, khách và chủphải vật lộn vất vả hàng giờ chúng tôi mới lên tới đảo.

Khác với mọi vùng, miền mà tôi đã đến, Trường Sa hân hoan đón kháchtừ đất liền ra, tất cả mọi người đều bận quần cộc, áo lót và mọi cử chỉ cũngkhác lạ: Ghì chặt nhau rất lâu tuỳ theo sự “cho phép” của con sóng.

Với tôi, một ngày ở đảo qua nhanh như chớp mắt. Những hình ảnh màtôi ghi lại sau đây chỉ là phần rất nhỏ mà quân, dân Trường Sa gắn bó bênnhau, vượt qua khó khăn, gian khổ, lao động quên mình xây dựng và pháttriển bền vững vùng đất, vùng trời thiêng liêng của Tổ quốc n

1: Đón khách.2: Chiến sỹ pháo binh huấn luyện.3: Chiến sỹ bộ binh luyện tập.4: Giữa 2 đợt luyện tập.

5: Những phút giây hiếm hoi của lính đảo vàđoàn văn công Quân chủng Hải quân.6: Cây bàng vuông và người chủ mới.7: Lính đảo tắm.8: Báo động

1

2

8

Page 37: Thư tòa soạn - Tạp chí điện tử Người Làm ...nguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so-382-12-2015.pdf · Thư tòa soạn N hững ngày cuối năm

NGƯỜI LÀM BÁO 12-2015 39

3 5

6

7

4

Page 38: Thư tòa soạn - Tạp chí điện tử Người Làm ...nguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so-382-12-2015.pdf · Thư tòa soạn N hững ngày cuối năm

CHÂN DUNG NHÀ BÁO

NGƯỜI LÀM BÁO 12-201540

Có một nhà báo như thế!QUỐC TOÀN

Chủ nhật, ngày 8/11/2015, tôicùng nhiều đồng nghiệp đếndự chương trình Giao lưu

Văn hóa, Giáo dục Đào tạo và Hộinhập Quốc tế 2015, do Tạp chí Dạyvà Học ngày nay - Cơ quan Đại diệnphía Nam phối hợp cùng Văn phòngTrung ương Hội Khuyến học ViệtNam tại phía Nam tổ chức. Nhà báoNgô Văn Hiền, Phó Tổng biên tậpTạp chí Dạy và Học ngày nay, Trưởngcơ quan Đại diện phía Nam, Trưởngban tổ chức chương trình. Gặp PGS.TS. Lương Ngọc Toản, nguyên Thứtrưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, PhóChủ tịch Trung ương Hội Khuyến họcViệt Nam tại khán phòng - nơi tổchức chương trình, ông đã nói ngay:

- Mình theo dõi chương trình nàytừ đầu. Sự chuẩn bị khá kỹ lưỡng,công phu chắc chắn sẽ tạo dấu ấn tốt.Cần ghi công đầu cho “Tư lệnh”-nhàbáo Ngô Văn Hiền.

Nghiệm lời nhận xét của PGS.TS.Lương Ngọc Toản, tôi bất ngờ vềnhững gì mà chương trình “Giao lưuVăn hóa, Giáo dục Đào tạo và Hộinhập Quốc tế” diễn ra, đạt được.Cuộc tọa đàm với thời lượng 90 phútvề chủ đề: “Cơ hội và thách thức củaViệt Nam khi hội nhập vào cộngđồng kinh tế ASEAN” diễn ra khá ấntượng. Các diễn giả lý giải nhiều vấnđề cởi mở, sâu sắc, thẳng thắn. Ýkiến của PGS. TS. Lương Ngọc Toản;TS - chuyên gia kinh tế Nguyễn HữuNguyên chỉ ra cơ hội và đặc biệt lànhững thách thức không nhỏ của quátrình hội nhập trong năm 2016.

Doanh nhân Nguyễn Thùy Liên, Chủtịch Hội đồng quản trị Công ty CP tưvấn và Đào tạo quản trị tinh thầnPROSELF trình bày ngắn gọn vềmột lĩnh vực đào tạo mới mà ít ngườiquan tâm, nhưng lại quan trọng, tácđộng đến sự thành bại trong hoạtđộng sản xuất kinh doanh của mộtdoanh nghiệp, đó là quản trị tinhthần. Tôi “tâm phục khẩu phục” vềcon mắt tinh đời của Trưởng ban tổchức - nhà báo Ngô Văn Hiền đã đưavào nội dung tọa đàm điều mà cácdoanh nhân Việt Nam còn ít quantâm đến.

Chương trình đã tôn vinh Top 50nhân tố điển hình vì sự nghiệp vănhóa, giáo dục Việt Nam; Trao tặngdanh hiệu Nhà văn hóa, giáo dụcxuất sắc, Ngôi trường đẹp và thânthiện, Chứng nhận thương hiệu uytín, doanh nhân văn hóa vì cộng đồng- năm 2015; Trao tặng 50 suất họcbổng cho các em học sinh nghèo,nhiều phần quà cho học sinh nghèovượt khó.

Sau chương trình này, nhà báoNgô Văn Hiền còn là người khởixướng và tổ chức cuộc hội thảo“Doanh nhân và nhà giáo với Sự

Nhà báo Ngô Văn Hiền tặng quà cho cháu bị bệnh bại não bẩm sinh ở huyện Lộc Ninh,tỉnh Bình Phước là con của một chiến sĩ bộ đội biên phòng

Page 39: Thư tòa soạn - Tạp chí điện tử Người Làm ...nguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so-382-12-2015.pdf · Thư tòa soạn N hững ngày cuối năm

NGƯỜI LÀM BÁO 12-2015 41

nghiệp Khuyến học - Khuyến tài”,nhân Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11;Trao học bổng và tặng quà học sinhnghèo vượt khó học tập tốt ở vùngsâu, vùng xa khu vực Đông Nam bộ,Tây Nam bộ… nhân dịp Tết BínhThân - 2016. Cựu chiến binh, nhàgiáo Dương Văn Đóa, Ủy viênThường vụ Trung ương Hội Khuyếnhọc Việt Nam, Giám đốc văn phòngphía Nam đánh giá: “Tạp chí Dạy vàHọc ngày nay từ tay không mà dựngnên cơ nghiệp, luôn giương cao ngọncờ khuyến học, khuyến tài, xây dựngxã hội học tập. Nhà báo Ngô VănHiền đam mê, sáng tạo, luôn đứng ởtuyến đầu, thực hiện nhiều chươngtrình hoạt động thiết thực, hiệu quả”.Một tạp chí chuyên ngành khuyếnhọc, hoạt động bằng phương thức xãhội hóa, hiện nay mỗi kỳ phát hànhgần 10.000 bản, mỗi tháng xuất bản 2kỳ; Trang Thông tin điện tử với hàngtrăm ngàn lượt bạn đọc truy cập mỗingày là thành tựu đáng nể trong bốicảnh cạnh tranh thông tin gay gắthiện nay. Nhà báo Ngô Văn Hiền đãkề vai sát cánh cùng GS.TS. NguyễnNhư Ý - vị thuyền trưởng Tổng biêntập đa tài - góp phần tạo nên diệnmạo mới của Tạp chí Dạy và Họcngày nay ở TP. Hồ Chí Minh và khuvực phía Nam.

Trong cuộc sống riêng và trênđường theo sự nghiệp làm báo, ít aibiết được nhà báo Ngô Văn Hiền đãphải vượt qua bao thử thách. Dù khókhăn ngặt nghèo đến mấy, anh cũngkhông buông bút, bỏ nghề. Ngô VănHiền sinh ra và lớn lên trong một giađình có truyền thống cách mạng tạimột làng quê nghèo ở huyện YênThành, tỉnh Nghệ An. Cha anh tòngquân giết giặc lúc 18 tuổi. Ông làchiến binh Ngô Văn Hữu, đau đáutấm lòng kiên trung: “Đã ra trận là

chết bỏ, sống mái với quân thù, đã đilà đến đích, đã đánh là thắng”. Ôngdũng cảm, dám chấp nhận hy sinh,dám nghĩ dám làm, dám chịu tráchnhiệm, trưởng thành trong đội hìnhchiến đấu của Sư đoàn 5 Quân Giảiphóng Miền Nam thời đánh Mỹ. Sauđại thắng mùa Xuân năm 1975, miềnNam hoàn toàn giải phóng, đất nướcthống nhất, cựu chiến binh Ngô VănHữu chuyển gia đình - kéo theo đàncon nhỏ vào tỉnh Đồng Nai lậpnghiệp. Gia đình đông anh em,miệng ăn núi lở, vất vả trăm bề.“Ruộng rẫy là chiến trường, cuốc càylà vũ khí”, cựu chiến binh Ngô VănHữu rèn giũa các con cuộc đời yêulao động, tự đứng lên bằng bàn taylao động và đôi chân của mình. NgôVăn Hiền, ngày cuốc rẫy, đêm thắpngọn đèn dầu leo lét học bài. Trờiphú cho trí thông minh, nhanh nhẹn,thêm vào đó là tố chất chuyên cần vàý chí đổi đời xứ Nghệ, Ngô Văn Hiềnhọc giỏi văn và toán. Anh thích viếtvăn, yêu nghề báo từ bé. Tuổi trưởngthành, Ngô Văn Hiền trở thànhphóng viên báo Sông Bé, sau khi táchtỉnh Sông Bé thành tỉnh Bình Dươngvà Bình Phước, Ngô Văn Hiền cùngmột số nhà báo trẻ tự nguyện theoTổng biên tập Hoàng Lâm lên ĐồngXoài gây dựng cơ nghiệp mới: BáoBình Phước.

Tổng biên tập báo Bình Phước,nhà báo Hoàng Lâm, thường nhắcđến phóng viên Ngô Văn Hiền, cấpdưới trực tiếp, như là một tấm gươngsáng về sự chịu thương chịu khó, ganlì và trung thực, trách nhiệm đếncùng với từng con chữ. Có lần xuốngcơ sở viết về một vụ tiêu cực trongngành cao su, Ngô Văn Hiền đượcmột vị chức sắc “ém” cho một baothư tiền. Dù lúc đó anh và gia đìnhrất khó khăn, nhưng Ngô Văn Hiền

từ chối. Đổi lại, anh có một phóng sựđiều tra, đưa vụ tiêu cực này ra ánhsáng. Thế mới biết, chiến binh chaNgô Văn Hữu đã đào luyện nên mộtchiến binh - nhà báo con Ngô VănHiền khí phách, không bẻ cong ngòibút để vụ lợi.

Gia đình cư ngụ tại một vùng sâu ởtỉnh Đồng Nai, giáp tỉnh Bình Thuận,Ngô Văn Hiền phóng chiếc xe máy càtàng về TP. Hồ Chí Minh quyết chílập thân, lập nghiệp. Anh nói: “Đãdấn thân vào nghề cầm bút, phải laomình, gắn với trung tâm báo chí năngđộng và đổi mới ở TP. Hồ Chí Minh”.Cha của Ngô Văn Hiền gắn cuộc đờivới binh nghiệp, Ngô Văn Hiền theotiếng gọi từ trái tim, anh đến thẳng63, Lý Tự Trọng, xin đầu quân chobáo Quân đội Nhân dân. Thời điểmđó Ngô Văn Hiền chỉ làm việc với tờbáo hàng đầu của quân đội theo chếđộ “phóng viên vòng ngoài”.Trong tácphẩm “Nghề báo - Nợ đời - tìnhngười”, các bậc đàn anh báo Quân độiNhân dân kể lại: Dù chỉ là “phóngviên vòng ngoài”, nhưng Ngô VănHiền là một mẫu nhà báo yêu nghềđến lạ. Đầu thập niên 90 của thế kỷXX, sau khi hệ thống chủ xã hội chủnghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ,những kẻ xu thời, trong đó có một sốsĩ quan chế độ cũ, hý hửng: “chủnghĩa xã hội ở Việt Nam sớm muộncũng sụp đổ theo”. Năm 1991, trướcthềm Đại hội VII của Đảng Cộng sảnViệt Nam, Ngô Văn Hiền nằm trongnhóm cây bút viết loạt bài về “Thếđứng của chế độ” và “Sức mạnh củađổi mới”. Là người hiểu nghề và saynghề, Ngô Văn Hiền ngày đêm la càkhắp nẻo đường thành phố, gặp đủmọi đối tượng để tìm “của độc”. Mộtđêm nọ, anh mang chai rượu “quốclủi” vào công viên Tao Đàn - TP. HồChí Minh, la cà trò chuyện với mấy

Page 40: Thư tòa soạn - Tạp chí điện tử Người Làm ...nguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so-382-12-2015.pdf · Thư tòa soạn N hững ngày cuối năm

NGƯỜI LÀM BÁO 12-201542

người đạp xích lô, xe thồ, trong đó có2 sĩ quan chế độ cũ. Vì quá mệt và đãkhuya, nhà báo ngủ bụi trên ghế đá,bị kẻ gian lột mất bóp tiền ít ỏi vàchiếc đồng hồ, thậm chí một tên sayxỉn còn định “xin anh tí tiết”! Nhữngbài viết của Ngô Văn Hiền và cácđồng nghiệp thời kỳ này trên báoQuân đội Nhân dân có tiếng vang,được bạn đọc trân trọng, ghi nhận.Lúc đó cuộc sống thiếu thốn, cơmkhông đủ no, áo không đủ mặc,nhưng Ngô Văn Hiền không lùi bước.Đại tá Nguyễn Vũ Linh, Trưởng cơquan đại diện báo Quân đội Nhândân lúc đó nghỉ hưu và được phâncông làm Phó Tổng biên tập phụtrách phía Nam báo Cựu Chiến BinhViệt Nam. Biết được sức viết và khảnăng “lì” trong tác nghiệp của cộngtác viên Ngô Văn Hiền, Đại táNguyễn Vũ Linh kéo Ngô Văn Hiềnđi theo mình. Và những năm thángdưới trướng bậc đàn anh dầy dạn kinhnghiệm Nguyễn Vũ Linh, Ngô VănHiền đã vượt lên chính mình, trởthành một cây bút tin cậy của báoCựu Chiến Binh Việt Nam.

Sau khi rời Báo Cựu Chiến Binh,Ngô Văn Hiền trở thành Phó Tổngbiên tập rồi Tổng biên tập Tạp chí Trithức và Công nghệ. Không chỉ trưởngthành về hoạt động phóng viên, biêntập viên, anh còn tích lũy thêm kinhnghiệm quản lý một cơ quan báo chí.Bằng kinh nghiệm, lòng say nghề,tinh thần trách nhiệm của một nhàbáo trước thời cuộc, nhận nhiệm vụPhó Tổng biên tập, Trưởng Cơ quanĐại diện phía Nam Tạp chí Dạy vàHọc ngày nay, nhà báo Ngô VănHiền đã phát huy những thế mạnhcơ bản, tạo nhiều dấu ấn cho sự pháttriển của một ấn phẩm có uy tín củaTrung ương Hội Khuyến học ViệtNam. Trong những thành công của tờ

báo này, phải kể đến chiến côngtrong cuộc chiến cam go chống tiêucực mà Đảng ta đã phát động. Dướisự chỉ đạo của Tổng biên tập GS.TS. Nguyễn Như Ý, Phó tổng biêntập Ngô Văn Hiền không chỉ “dámchống” mà còn “biết cách chống”tiêu cực sao cho hiệu quả. “Chống”nhưng đậm tính nhân văn, lấy “xây”để “chống”, không đao to búa lớn, đủchứng cứ, biết mười nói một. Có thểcoi đây là bài học nghiệp vụ mangtính tổng kết về những bài viết, ngườiviết chân chính chống tiêu cực.

Thật thiếu sót khi nói đến NgôVăn Hiền mà không nhắc đến hồnthơ lãng mạn ẩn dấu từ con tim mộtngười cầm bút. Anh đã có nhiều bàithơ về quê hương, đất nước, cuộc đờiđược xuất bản thành sách. Thơ NgôVăn Hiền bộc bạch nỗi lòng mộtcách dung dị, chân thành, thủychung. Anh căn dặn các con phải giữđạo hiếu, kính trọng ông bà: Ngàyxưa bà hát ầu ơi / Ru cho bố ngủ tuổithơ quê nhà / Lời ru ấm giọng dân ca /Đọng trong hồn bố, lan ra cuộc đời /Để nay bố được thành người / Biết đaukhổ, biết vui cười thế nhân… Đờingười, khi có ngôi nhà mới là cả mộthạnh phúc lớn vỡ òa, người Việt dùcòn nghèo khó vẫn thường đạm bạctổ chức bữa cơm tân gia cảm ơn bàcon họ hàng, bè bạn, ra mắt xómgiềng, nhà báo Ngô Văn Hiền mừngngôi nhà mới: Có nhà mới rồi / Tacàng phải phấn đấu nhiều nhiều nữa /Nghề nghiệp phải nâng cao / Sự nghiệpphải tiến lên / Giữ vững lòng son …Đêm dài thao thức nhớ Mẹ, Ngô VănHiền xúc cảm thành lời: Thương mẹnhiều sao con nỡ ngồi yên / Dù phongba bão tố giữa trời đêm / Con luôn cóĐảng trong trái tim và Mẹ …

Một buổi chiều giữa tháng11/2015, tôi gặp và trò chuyện với

Đại tá nhà báo Phạm Đình Trọng,sếp cũ của nhà báo Ngô Văn Hiềnthời kỳ anh làm việc tại Cơ quan Đạidiện phía Nam báo Quân đội Nhândân, ông nhận xét nhà báo Ngô VănHiền ngắn gọn: “Trung thực, thủychung, say nghề, dám làm dám chịu;biết chọn bạn để chơi, biết chọn thầyđể học ”. Nghiệm lại nhận xét củanguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục Đàotạo, Phó Chủ tịch Trung ương HộiKhuyến học Việt Nam Lương NgọcToản về nhà báo Ngô Văn Hiền, lúcTạp chí Dạy và Học ngày nay tổ chứcchương trình Giao lưu Văn hóa, Giáodục Đào tạo và Hội nhập quốc tế -2015, quả không sai.

Ngày 13/11/2015, gặp Ngô VănHiền trước khi anh đi Long Angiảng bài cho một lớp bồi dưỡngnghiệp vụ làm báo, Ngô Văn Hiềnnhỏ nhẹ nói với tôi, âu cũng là tâmniệm của anh suốt cả cuộc đời, tôixin ghi lại để kết thúc bài viết: “Bácơi, cuộc đời này, nghĩa tình là mãimãi, mọi thứ đều là thứ phù du. Emcó hai ông anh đồng nghiệp - mà sốphận của họ đã không may mắn, vềcõi vĩnh hằng khi tuổi nghề đang độchín, đó là Đại tá nhà báo NguyễnVũ Linh và Tổng biên tập nhà báoHoàng Lâm. Em đã bước qua tuổi56, rồi cũng có ngày đi theo họ. Lúcnày đây, em sẽ càng hết mình vớinghề báo và cả nghề khuyến học,khuyến tài - xây dựng xã hội học tập(cười). Và kiếp sau, nếu được chọnnghề, em sẽ vẫn chọn cái nghề báo,gian khó, hiểm nguy nhưng vui lắm”.

Có một nhà báo như thế! Nhà báoNgô Văn Hiền, người con yêu dấucủa quê hương xứ Nghệ là vậy. Contim anh luôn rộn ràng, thao thức.Trước mắt anh, bao công việc còn ấpủ, đợi chờ n

TP. HCM, ngày 15/11/2015

CHÂN DUNG NHÀ BÁO

Page 41: Thư tòa soạn - Tạp chí điện tử Người Làm ...nguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so-382-12-2015.pdf · Thư tòa soạn N hững ngày cuối năm

NGƯỜI LÀM BÁO 12-2015 43

BÁO CHÍ VỚI VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

Cụ Vương Nhân tên thật làVũ Chu Toàn sinh tại xãXuân Bái, huyện Thọ Xuân,

tỉnh Thanh Hoá, quê hương cótruyền thống văn hóa dân gian. Khácvới một số bậc cao niên thường thíchvui thú cảnh điền viên, nghỉ ngơi andưỡng, nhưng với cụ Toàn đã hơn 20năm qua, cụ không ngừng góp công,góp sức xây dựng thành công CLBthơ Người cao tuổi. Đây là mô hìnhtiêu biểu điển hình đầu tiên của xãXuân Bái mang lại niềm vui khôngnhỏ dành cho lớp người cao tuổi trênquê hương.

Cụ cũng là tác giả của nhiều tácphẩm thơ và truyện ngắn có giá trịnghệ thuật cao. Tiêu biểu nhất phảikể đến hai tập thơ “Tứ mã” và “Rautần” và một số tác phẩm thơ Đườngđã được Hội thơ Đường Việt Namlựa chọn in và phát hành trên toànquốc. Đặc biệt, năm ngoái, với bútdanh Vương Nhân, cụ Toàn đã vinhdự được nhận giảithưởng trong cuộc thiviết truyện ngắn tìmhiểu lịch sử quan hệ hữunghị Việt - Lào, Lào - Việt,do Ban Tuyên giáo tỉnhThanh Hoá tổ chức.

Thơ văn của tác giả VươngNhân rất đa dạng về hình thứcthể loại và phong phú về nội dung,tự nhiên đến dung dị, hồn hậu.Vừa qua cụ Toàn trình làng hơn

50 bài thơ in trong tập “ Rau tần”,gợi cho người đọc sự giản dị, sảngkhoái, phóng khoáng của một tâmhồn thi nhân tao nhã. Dường như tácgiả Vương Nhân đang tự vấn, đanglắng nghe tâm hồn mình - Một tìnhyêu quê hương, đất nước và conngười được kết hợp hài hoà với mộttâm hồn tươi trẻ.

Làm thơ từ thủa biết yêu trăng Muốn “tót” lên chơi với chị HằngKhốn nỗi đường xa muôn vạn dặmMắt nhìn theo hút mảnh sao bằng

Vô đề.

Với bút pháp uyên thâm “ý tạingôn ngoại”, ngôn từ trong sáng kếthợp với thủ pháp nghệ thuật tươngphản vô cùng sắc sảo, tác giả VươngNhân còn có nhiều tác phẩm đượcin trong Tuyển tập Thơ Đường chọnlọc. Ở đó, người đọc bắt gặp hìnhảnh tác giả Vương Nhân nặng lòngvới quê hương đất nước, thiết thavới tình yêu con người, gợi chochúng ta nhiều suy ngẫm sâu sa vàcả sự trải nghiệm tinh tế.

Không chỉ say văn, yêu thơ, cụToàn còn rất am hiểu nghệ thuật âmnhạc và hội hoạ. Bất kể bạn trẻ nàoyêu thích nghệ thuật hội hoạ và âmnhạc đến xin chỉ dạy, cụ đều chỉbảo, giúp đỡ nhiệt tình. Nhiều nămqua, cụ Vũ Chu Toàn đã đào tạođược không ít bạn trẻ yêu thích cácbộ môn này. Đã có không ít em nhỏđược cụ truyền dạy âm nhạc, hộihoạ nay đã thi đỗ vào các trườngĐại học, Cao đẳng, Trung cấp cácngành văn hoá nghệ thuật hội họavà kiến trúc trên toàn quốc.

Giờ đây, tác giả Vương Nhân đãngoài 90, tóc đã bạc trắng, song cụvẫn miệt mài lao động, vẫn viết lênnhững vần thơ dung dị, mộc mạc màthấm thía đến xao lòng… Nhữngvần thơ ấy phải chăng là chất, làhồn của quê hương Xứ Thanh n

Xanh mãi một hồn thơ không tuổiTRUNG HIẾU - ĐỨC LONG

Có một nhà thơ năm nay đã bước qua cái tuổi “xưa nay hiếm” từ lâu, song tâm hồn vẫn sôinổi, tươi trẻ như thủa đôi mươi. Ông vẫn đi lại hoạt động ở các Câu lạc bộ người cao tuổi, Câulạc bộ thơ của xã Xuân Bái, Thanh Hóa. Hằng ngày, ông vẫn đọc thơ, ngâm thơ, sẵn sàng nhập

cuộc với giới trẻ để truyền thụ nhạc họa. Người ta trìu mến gọi ông là Vương Nhân.

Cụ Vương Nhân đọc thơ Đường trong sân nhà ẢNH: VŨ THẢO

Page 42: Thư tòa soạn - Tạp chí điện tử Người Làm ...nguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so-382-12-2015.pdf · Thư tòa soạn N hững ngày cuối năm

SÁCH NHÀ BÁO

NGƯỜI LÀM BÁO 12-201544

Tập văn tuyển Có một ngàynhư thế - Đẹp mãi củaNguyễn Xuân Lương vừa ra

mắt bạn đọc là một cuốn sách đẹp.Đẹp về hình thức đã đành, đẹp hơnnhiều là nội dung, đẹp ở tấm lòngcủa tác giả đối với người, với đời.Hơn chục năm trở lại đây tôi đượcđọc Nguyễn Xuân Lương khá nhiềuqua những bài anh đăng trên cácbáo và tạp chí từ Bắc vào Nam, đọcxong lần nào cũng có cùng cảm nhậnthoáng chút băn khoăn. Lần này đọctập văn tuyển của anh, nói đọc lạicũng được bởi đây là tuyển tập, cảmnhận ấy đậm hơn bao giờ. Mừng anhnhiều mà cũng có hơi tiếc cho anh.Giá mà... Cuộc đời không có giá mà.Lịch sử càng không có giá mà. Bảnthân tôi từng khẳng định vậy quanhiều bài viết. Thế nhưng có phảitrong cuộc sống thường ngày củamỗi chúng ta, lòng ai chẳng có lúc áynáy hai chữ giá mà?

Giá mà cây bút Nguyễn XuânLương được đời dành cho nhiều thờigian vật chất hơn để anh thoải máirong ruổi theo đam mê của mình từkhi còn là anh bộ đội Cụ Hồ phơiphới tuổi hai mươi đã bộc lộ năngkhiếu văn chương qua nhật ký hànhquân, để rồi trở thành nhà báochuyên nghiệp mấy năm sau tại Đàiphát thanh quốc gia. Đời đây là... tổchức. Nguyên nhân sâu xa, tôi nghĩtại cốt cách của chính Nguyễn XuânLương. Anh chịu đọc, chịu ghi, chịuhọc hỏi, nhờ vậy thường xuyên tíchluỹ vốn kiến thức dày. Cách làm việccủa anh bài bản, chỉn chu. Hành xửcủa anh có lý có tình. Tầm nhìn củaanh thấy được cái đại cục mà vẫn rõtiểu tiết thường tình. Anh thành

thạo chế độ, chính sách văn phòng,quan hệ quốc tế. Và anh sẵn sàngphục vụ. Có phải vì vậy mà tổ chứcthường giao cho anh những công việcđòi hỏi trước hết cái nghiêm túc, cáichỉn chu, bài bản: chánh văn phòng,bí thư, trưởng ban đối ngoại. Phâncông anh phụ trách đối ngoại thì cóthể yên tâm, không lo vấp những sơxuất ngoài ý muốn đối với bạn bèquốc tế hay đồng nghiệp gần xa.Giao anh viết báo cáo tổng kết hoặcchuẩn bị đề dẫn hội thảo thì cầmchắc, dù thời gian hạn hẹp, tập thể sẽkhỏi phải chỉnh lý nhiều. Đã có lầntổ chức phân công anh phụ tráchmột tờ báo. Vừa làm xong đề ánphát triển, anh đã phải giã từ đi nhậnnhiệm vụ khác. Cá nhân tôi nhữngtháng năm công tác tại Bộ Thông tin,Hội Nhà báo... tôi biết ơn anhNguyễn Xuân Lương về sự chí tìnhcủa anh. Tuy nhiên, chuyện riêng tưgiữa bè bạn, không dám miên man.

Trở lại với tập văn tuyển Có mộtngày như thế... Nói đi, cần nghĩ lại.Tôi vừa nói mừng anh nhiều màcũng hơi tiếc cho anh. Giá anh cónhiều thời gian vật chất hơn, hẳncống hiến của Nguyễn Xuân Lươngcho báo chí, văn học còn đồ sộ gấpmấy. Thế nhưng chẳng phải ông chata thường dạy: văn hay chẳng lọ ngắndài. Còn thiên hạ đông tây kim cổvẫn tâm niệm: quý hồ tinh…?

Từ sau ngày được nghỉ hưu, nhàbáo Nguyễn Xuân Lương viếtnhiều, và càng viết cái thần cây bútcủa anh càng thêm khởi sắc, đọccàng thấy ngon lành - nói như lờinhà văn Đoàn Minh Tuấn “càng giàtrái càng ngọt”.

Ở trên tôi có nói tập văn tuyển

của Nguyễn Xuân Lương đẹp ở tấmlòng. Ngẫm nghĩ một chút về bố cụctập sách, ta sẽ thấy cung cách vàtâm tình người viết. Phần Một, tácgiả dành bảy bài liền nói lên lòngbiết ơn Bác Hồ và những thu hoạchkhi nghiên cứu, học tập và làm theođạo đức Hồ Chí Minh. Tiếp đó, kỷniệm về đại tướng Võ Nguyên Giáp,người sống mãi trong lòng nhândân. Và không thể thiếu, sự nghiệpân đức vị danh tướng thời vua LêLợi đánh đuổi quân Minh: Thái bảoHuân quận công Nguyễn TuấnThiện, người đất Hương Sơn, HàTĩnh, mà Nguyễn Xuân Lương làmột hậu duệ.

Phần Hai chọn một số bài tác giảviết về quê nhà, xứ sở: từ cái làng quênơi có bà ngoại cùng ngôi nhà cổ ôngcha để lại đến bà con họ hàng liệt sĩ,từ cái hói Trùa và sông Ngàn Phốđến Điện Biên Phủ và Điện BiênPhủ trên không.

Như thể chờ trả xong nghĩa vớiquê hương, tác giả mới dành PhầnBa cho việc vi vu các nẻo đường xaxứ người. Phải xuất hành từ HươngSơn và Ngàn Phố, phải có Phố Hiếncó Mai Châu trong người, mới có thểđàng hoàng gặp Paris và Thành Đô,Seoul hay Bangkok, Berlin hoặcPraha..., tôi nghĩ vậy có phải không,thưa nhà báo Nguyễn Xuân Lương?

Phần Bốn, tác giả dành cho nghềvà đồng nghiệp. Từ các nhà báo liệtsĩ và những tên tuổi thế hệ trên màông có dịp tiếp xúc: Hoàng Tùng,Quang Đạm, Trần Công Mân, TrầnLâm, Hoàng Phong... đến bạn bè

Đẹp mãi nợ đời - tình người *

* Đọc có một ngày như thế - Đẹp mãi,tập văn tuyển của Nguyễn Xuân Lương.

Page 43: Thư tòa soạn - Tạp chí điện tử Người Làm ...nguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so-382-12-2015.pdf · Thư tòa soạn N hững ngày cuối năm

NGƯỜI LÀM BÁO 12-2015 45

cùng lứa hoặc trẻ hơn: Đoàn MinhTuấn, Phạm Quốc Toàn, NguyễnHuy Thông..., với bất kỳ ai XuânLương cũng đằm thắm cảm tình.

Và như một sự tất nhiên, PhầnNăm, phần cuối, là cơ hội để tác giảtrải lòng qua những vần thơ làm vàolúc xế bóng cuộc đời, qua khỏi mốcxưa nay hiếm...

Tôi hoàn toàn chia sẻ những cảmnhận của ông bạn ở thành phố HồChí Minh, nhà văn Đoàn MinhTuấn, sau khi đọc các bài viết củaNguyễn Xuân Lương: chân thực,

nhạy bén thời sự, sắc sảo chính kiến,phong phú nội dung. Và tôi còn biếtnói gì hơn ngoài việc lặp lại nhận xétcủa cây đại thụ văn học, báo chí nayđã đi xa, nhà văn Tô Hoài: Đọc kýcủa Nguyễn Xuân Lương ta cảmnhư có cái gì đó cuồn cuộn bồngbềnh như dòng nước sông La, nhưcâu mở đầu bài hát để đời của nhạcsĩ Nguyễn Văn Tý phỏng lời thơ nhàcách mạng lão thành Nguyễn XuânLinh, người từng đảm đương nhiềutrọng trách, cuối đời trở về quê làmBí thư Tỉnh ủy: “Đi mô cũng nhớ về

Hà Tịnh...: Xin mạn phép thưa:“Tịnh” theo giọng nói dân gian chứkhông phải “Tĩnh” viết theo văn bảnpháp quy, thì mới thấm thía hết cáibồng bềnh cái mạnh mẽ của giónước sông La.

Đã đi vay thì vay cho trót. Tôi vayluôn ý của tác giả Nguyễn XuânLương làm đầu đề đôi điều cảmnhận sau khi gấp tập sách: “Nghềbáo là nợ đời, tình người”. Đúng vậy,và đẹp mãi tình và nợ của bất kỳ aiđã trót mang cái nghiệp vào thân n

PHAN QUANG

Ngày 11/12, Công ty TNHH Nhà nước mộtthành viên Yến sào Khánh Hòa (gọi tắt

là Công ty Yến sào Khánh Hòa) tổ chức Lễ kỷniệm 25 năm ngày thành lập và đón nhậndanh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổimới. Đây là phần thưởng cao quý của Đảngvà Nhà nước trao tặng cho tập thể côngnhân viên Công ty qua các thời kỳ, tạo độnglực mạnh mẽ cho Công ty vững bước trêncon đường hội nhập và phát triển.

Công ty Yến sào Khánh Hòa được thànhlập ngày 9/11/1990, với chức năng quản lý,khai thác sản phẩm yến sào và kinh doanh

xuất khẩu thu ngoại tệ. Khi mới thành lập,Công ty chỉ quản lý, bảo vệ 8 đảo yến với40 hang yến lớn nhỏ trong vịnh Nha Trang.Đến nay Công ty phát triển lên đến 26 đơnvị trực thuộc, 3 Công ty cổ phần thànhviên; quản lý, bảo vệ 32 đảo yến với 169hang yến lớn nhỏ trải dài hơn 100 km từhuyện Vạn Ninh đến TP. Cam Ranh. Năm1991, sản lượng yến sào khai thác đạt 1.531kg, đến năm 2015 đạt 3.401kg. Năm 2015,tổng doanh thu toàn Công ty ước đạt4.500 tỷ đồng, tăng hơn 1.700 lần so vớinăm 1991. Thời điểm mới thành lập, số

lượng cán bộ công nhân viên Công ty chỉcó 87 người nhưng đến nay đã tăng lên5.212 người; thu nhập trung bình hơn 8 triệu đồng/người/tháng.

Chính nhờ việc năng động sáng tạo,đồng tâm hiệp lực thực hiện thắng lợi nhiệmvụ chính trị, đạt được những thành tựu xuấtsắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh; dịpnày, Công ty Yến sào Khánh Hòa đã vinh dựđược Chủ tịch nước tặng danh hiệu Anhhùng Lao động thời kỳ đổi mới; Thủ tướngChính phủ tặng bằng khen cho 2 cá nhân;Ban Thường vụ Tỉnh ủy tặng Cờ thi đua choĐảng bộ Công ty; UBND tỉnh tặng Cờ thi đuacho Công ty, tặng bằng khen cho 8 tập thểvà 6 cá nhân có thành tích xuất sắc.

Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Lê ThanhQuang đề nghị, trong giai đoạn 2015 - 2020và những năm tiếp theo, Công ty Yến sàoKhánh Hòa phải chú trọng chiến lược pháttriển, đặc biệt là hoàn thành sắp xếp, tái cơcấu nhằm đưa doanh nghiệp hoạt động hiệuquả, tăng khả năng thích ứng với yêu cầucạnh tranh và hội nhập. Bên cạnh đó cần tiếptục nghiên cứu khoa học để bảo vệ và pháttriển quần thể chim yến gắn liền với sự hìnhthành và phát triển các hang nhân tạo trênđảo, phát triển nuôi chim yến trong nhànhằm nâng sản lượng, chất lượng khai thác.

VĨNH THÀNH

Công ty Yến sào Khánh Hòa đón nhậndanh hiệu Anh hùng Lao động

Đồng chí Lê Thanh Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy Khánh Hòa (phải) trao bằng chứngnhận danh hiệu Anh hùng Lao động cho tập thể Công ty Yến sào Khánh Hòa

Page 44: Thư tòa soạn - Tạp chí điện tử Người Làm ...nguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so-382-12-2015.pdf · Thư tòa soạn N hững ngày cuối năm

NGƯỜI LÀM BÁO 12-201546

Cần nhìn nhận khách quan về quy hoạch báo chí ở Việt Nam

NGUYỄN VĂN HẢI

Sau khi Bộ Thông tin và Truyền thông phổ biến Đề án quy hoạch phát triển và quản lýbáo chí toàn quốc đến năm 2025, một số tờ báo nước ngoài và trang mạng đã xuất hiệnnhững ý kiến phiến diện, phản ánh không đúng bản chất về đề án quy hoạch này.

Cái nhìn thiếu thiện chíKhông chỉ có những cái tiêu đề

giật gân như: “Quy hoạch báo chí đến2025 gây tranh cãi”, “Đề án quyhoạch lại báo chí của Việt Nam gâyhoang mang”, “Vạn người sẽ mất việctrong cuộc “quy hoạch” truyền thôngViệt Nam”…, một số tờ báo nướcngoài còn cố tình trích dẫn một số ýkiến cực đoan của một số “nhà đấutranh dân chủ” trong nước về đề ánquy hoạch báo chí. Không phải bâygiờ, mà đã từ lâu, những “nhà báo tựdo” vẫn thường có cái nhìn thiếukhách quan về bảo đảm tự do báo chí,tự do ngôn luận ở Việt Nam. Việc họnhìn nhận, đánh giá không đúng bảnchất của đề án quy hoạch báo chí lầnnày cũng không ngoài mục đích cố

tình đánh lạc hướng dư luận, làm chodư luận hiểu không đầy đủ, thấu đáovề ý nghĩa, tầm quan trọng cũng nhưmục đích lành mạnh của việc quyhoạch báo chí ở Việt Nam, qua đónhằm xuyên tạc chế độ chính trị củaViệt Nam.

Cần hiểu rõ những nội hàm củaquy hoạch báo chí

Ngay như tên gọi của đề án “Quyhoạch phát triển và quản lý báo chítoàn quốc đến năm 2025”, từ “pháttriển” đặt trước từ “quản lý”, nghĩa làquy hoạch trước hết nhằm hướngđến, tập trung ưu tiên để tạo điềukiện cho báo chí phát triển thuận lợi,phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệTổ quốc. Tuy nhiên, cũng như bất cứ

lĩnh vực nào muốn phát triển đúnghướng, lành mạnh phải gắn liền vớicông tác quản lý. Báo chí là lĩnh vựcđặc thù, hệ trọng, nhạy cảm nênkhông thể không gắn liền với sự quảnlý của Nhà nước. Do đó, nếu hiểu quyhoạch báo chí chỉ đơn thuần là “siếtchặt quản lý báo chí” là hạn hẹp, thôthiển.

Mặt khác, nội dung của đề án quyhoạch báo chí không dừng lại ở phạmvi, quan điểm, mục tiêu, định hướngquy hoạch đối với từng loại hình báochí (báo in, báo nói, báo hình, báođiện tử), mà quan trọng hơn đề áncòn xác định 9 giải pháp thực hiện,gồm: Thông tin, tuyên truyền; Xâydựng pháp luật, cơ chế, chính sách;Tổ chức bộ máy; Chỉ đạo, điều hành;

Độc giả tham quan và đọc báo tại Hội báo Xuân toàn quốc Ất Mùi 2015 tại Hà Nội

DIỄN ĐÀN LÀM BÁO

Page 45: Thư tòa soạn - Tạp chí điện tử Người Làm ...nguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so-382-12-2015.pdf · Thư tòa soạn N hững ngày cuối năm

NGƯỜI LÀM BÁO 12-2015 47

Nâng cao năng lực thực thi pháp luật;Đầu tư tài chính; Nguồn nhân lực báochí; Ứng dụng khoa học công nghệ;Hợp tác quốc tế về báo chí và thôngtin đối ngoại. Vì vậy, những ý kiếncho rằng quy hoạch báo chí chỉ là việcsắp xếp, điều chỉnh, tiết giảm các cơquan báo chí, thì chẳng khác nào“nhìn cây mà không thấy rừng”. Haynói cách khác, đó chỉ là cái nhìn hờihợt ở bên ngoài để thấy hiện tượngđơn lẻ mà không thấy hết và đánh giáthấu đáo vấn đề.

Mục đích của “Đề án quy hoạchphát triển và quản lý báo chí toànquốc đến năm 2025” là nhằm sắp xếp,cơ cấu lại hệ thống báo chí bảo đảmđủ số lượng gắn với đổi mới mô hìnhhoạt động, phát triển các loại hìnhbáo chí theo hướng chuyên nghiệp,hiện đại, đáp ứng nhu cầu thông tinlành mạnh, đa dạng, phong phú củacác tầng lớp nhân dân. Đề án quyhoạch báo chí có một số điểm nổi bậtsau:

Thứ nhất: Phủ rộng diện tích thôngtin, bảo đảm thông tin cho tất cả cácvùng, miền, khu vực, địa phươngtrong cả nước. Theo đó, 100% tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương đềucó ít nhất 1 cơ quan báo chí, 1 đàiphát thanh- truyền hình, 1 cơ quantạp chí về văn học nghệ thuật.

Thứ hai: Phủ rộng lĩnh vực thôngtin, bảo đảm thông tin cho tất cả cáclĩnh vực trong đời sống xã hội. Theođó, 100% bộ, ngành, đoàn thể Trungương ít nhất đều có 1 cơ quan báo chíin, 1 cơ quan tạp chí in. Những tổchức chính trị- xã hội- nghề nghiệp cósố lượng hội viên đông, phạm vi hoạtđộng rộng khắp, có sức lan tỏa lớntrong xã hội như Liên hiệp các HộiKhoa học kỹ thuật Việt Nam, Liênhiệp các Hội Văn học nghệ thuật ViệtNam, Hội Nhà báo Việt Nam, Hội

Nhà văn Việt Nam đều có 1 cơ quanbáo chí in, 1 cơ quan tạp chí in.

Thứ ba: Phủ diện thông tin cho cácđối tượng trong xã hội. Theo đó, tấtcả các giai cấp, tầng lớp, thành phần,giới tính trong xã hội (công nhân,nông dân, trí thức, cựu chiến binh,thanh thiếu niên, phụ nữ, công đoàn,các tôn giáo hoạt động hợp pháp…)đều có ít nhất 1 cơ quan báo chí (báochí in hoặc báo chí điện tử). Trong đóưu tiên bảo đảm thông tin cho đồngbào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùngxa. Hiện nay, nước ta có 20 đầu báođược cấp miễn phí cho bà con dân tộcthiểu số ở những địa bàn đặc biệt khókhăn, đã minh chứng điều này.

Thứ tư: Cùng với khai thác, pháthuy lợi thế của các cơ quan báo chícủa tỉnh, thành phố, bộ, ngành, đoànthể Trung ương và các tổ chức chínhtrị- xã hội- nghề nghiệp, sẽ đầu tư tậptrung ưu tiên nguồn lực để phát triểnmột số cơ quan báo chí chủ lực củaĐảng, Nhà nước và nhân dân thànhnhững tổ hợp truyền thông đaphương tiện, góp phần xây dựng nềntảng, môi trường thông tin lành mạnhcho đất nước và xã hội.

Thứ năm: Tiếp tục coi trọng cácloại hình báo chí (báo in, báo nói,báo hình, báo điện tử), trong đó sắpxếp, tinh giản một số cơ quan báo chíin gặp nhiều khó khăn trong hoạtđộng; đồng thời chú ý tạo điều kiệnthuận lợi hơn cho báo chí điện tửhoạt động đúng tôn chỉ, mục đích,chức năng, nhiệm vụ, đáp ứng nhucầu cập nhật thông tin nhanh nhạycủa công chúng trong thế giới thôngtin bùng nổ. Cách làm này là phùhợp với xu thế phát triển của báo chíthế giới hiện nay.

Như vậy, Đề án quy hoạch báo chílần này đã bao quát đầy đủ hơn vềbảo đảm thông tin ở tất cả các địa

bàn, các lĩnh vực, các đối tượng trongxã hội. Hay nói cách khác, thông quaquy hoạch báo chí vừa nhằm tránhtình trạng “khoảng trống thông tin”hoặc thông tin “chỗ thừa, nơi thiếu”,vừa bảo đảm cho thông tin đến đượcvới tất cả mọi người dân trên khắpmọi miền đất nước, từ đó tạo cơ hộicho mọi công dân được quyền tiếpcận, hưởng thụ thông tin- một trongnhững quyền căn bản của con ngườiđã được hiến định trong Hiến pháp2013.

Bảo đảm quyền lợi cho nhữngngười làm báo

Khi Đề án quy hoạch báo chí đượctriển khai, về cơ bản phần lớn nhữngngười làm báo vẫn yên tâm hoạt độngnghề nghiệp. Tuy nhiên, do sắp xếp,điều chỉnh một số cơ quan báo chínên khó tránh khỏi một bộ phận nhàbáo sẽ “dôi dư”. Nghề báo vốn lànghề chọn người rất khắt khe, nênqua đợt sắp xếp này, một số ngườilàm báo không có “duyên” với nghềcó thể tìm kiếm công việc khác thíchhợp hơn. Tuy vậy, các cơ quan chứcnăng, cơ quan chủ quản báo chí cũngsẽ tìm ra những giải pháp thấu lý, đạttình để giúp số người làm báo này vẫncó thể làm việc, cống hiến và pháttriển ở những vị trí, lĩnh vực phù hợp.Hơn nữa, như lãnh đạo Ban Tuyêngiáo Trung ương và Bộ Thông tin vàTruyền thông đã khẳng định: Việcquy hoạch, sắp xếp lại các cơ quanbáo chí sẽ được làm thận trọng, có lộtrình hợp lý, bước đi thích hợp; đồngthời luôn lắng nghe dư luận, lắngnghe các cơ quan báo chí để xử lýnhững vấn đề nảy sinh một cáchkhoa học, không gây xáo trộn đờisống báo chí, cố gắng tạo điều kiệntối đa để bảo đảm quyền lợi chonhững người làm báo n

Page 46: Thư tòa soạn - Tạp chí điện tử Người Làm ...nguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so-382-12-2015.pdf · Thư tòa soạn N hững ngày cuối năm

NGƯỜI LÀM BÁO 12-201548

Trách nhiệm của báo chí đối với chính trịTRƯƠNG THỊ KIÊN

Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông

Ngay từ khi mới ra đời, báo chí cách mạng Việt Nam đã công khai thừa nhận tính giai cấp,tính Đảng, tính chính trị. Trong hai cuộc kháng chiến, báo chí cách mạng đã góp phần quan

trọng vào thắng lợi của công cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Ngày nay,trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, vai trò, trách nhiệm của báo chí với chính trị

lại càng cần được chú trọng hơn bao giờ hết.

Khi nói về trách nhiệm chínhtrị của báo chí - thực chấtlà nói đến trách nhiệm,

năng lực của báo chí truyền thôngtrong việc thực hiện sứ mệnh làphương tiện, công cụ của Đảng,

Nhà nước nói chung, của từng nhântố trong hệ thống chính trị ViệtNam nói riêng trong các hoạt độnggiành, giữ và sử dụng quyền lực Nhànước. Trong thời đại ngày nay, báochí thực hiện trách nhiệm chính trị

của mình thông qua các nhiệm vụ. Thứ nhất, báo chí hỗ trợ đắc lực

Đảng, Nhà nước trong công táclãnh đạo, quản lý đất nước. Báo chíViệt Nam ngay từ khi ra đời đếnnay, luôn là công cụ, phương tiện

GS.TS. Vương Đình Huệ, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương trả lời phỏng vấn các cơ quan thông tấn,báo chí, truyền hình

NGUỒN: KINHTETRUNGUONG.VN

DIỄN ĐÀN LÀM BÁO

Page 47: Thư tòa soạn - Tạp chí điện tử Người Làm ...nguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so-382-12-2015.pdf · Thư tòa soạn N hững ngày cuối năm

NGƯỜI LÀM BÁO 12-2015 49

hỗ trợ đắc lực cho các nhiệm vụcách mạng của Đảng. Báo chí từlâu đã không chỉ là điều kiện cần,mà đã trở thành nội dung các quyếtđịnh của công tác lãnh đạo, quảnlý. Qua báo chí, Đảng, Nhà nướcnắm bắt kịp thời thực tiễn lao độngsản xuất của các tổ chức, cá nhân,của các bộ, ban, ngành, đoàn thểvới những đòi hỏi, thách thức,những biểu hiện tích cực và tiêucực; nắm bắt xu thế vận độngkhách quan của thời đại; nắm bắtdư luận xã hội, ý chí, nguyện vọng,tinh thần... của quần chúng nhândân, từ đó, đổi mới, sửa đổi chínhsách phù hợp với yêu cầu thực tiễn.Gần đây, ý kiến của nhân dân về dựthảo xử phạt xe không chính chủ,về dự án chặt 6.700 cây xanh ở HàNội, về sân bay Long Thành, về dựán lấp sông Đồng Nai… được phảnánh sâu rộng trên báo chí, đã gópnhững tiếng nói mạnh mẽ, có trọnglượng để các cơ quan chức năngđiều chỉnh các quyết định, cácchính sách.

Thứ hai, báo chí tích cực truyềnbá quan điểm của chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Gìngiữ và củng cố hệ tư tưởng Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, làmcho hệ tư tưởng này trở thành chủđạo trong đại bộ phận quần chúngnhân dân là vấn đề có ý nghĩa sốngcòn đối với sự tồn vong của chế độvà vận mệnh dân tộc. Những đợtsinh hoạt chính trị sâu rộng nhưHọc tập và làm theo tấm gương đạođức Hồ Chí Minh, những ngày lễtrọng đại như Ngày thành lập Đảng,Quốc khánh, Giải phóng Thủ đô, kỷniệm ngày sinh nhật C.Mác,Ănghen, Lênin, Hồ Chí Minh... làdịp báo chí cùng cả nước ôn lạinhững tư tưởng chính trị cách mạng

vĩ đại. Tuyên truyền sâu rộng, lặp đilặp lại như “mưa dầm thấm lâu”,kết hợp với phân tích, giải thích,động viên là phương thức đúng đắnmà báo chí đã làm, giúp hệ tư tưởngcủa Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởngHồ Chí Minh trở thành hệ tư tưởngchính thống của toàn thể dân tộcViệt Nam.

Thứ ba, kịp thời thông tin, tuyêntruyền đường lối, chủ trương, chínhsách, pháp luật của Đảng, Nhànước. Hầu như tất cả các dự thảoluật quan trọng, những chủ trương,chính sách lớn của Đảng, Nhà nước,của các bộ, ngành... đều được côngkhai thông tin trên báo chí. Dự thảosửa đổi Hiến pháp năm 2013 rồiđến toàn văn Hiến pháp sửa đổi,Luật biển đảo, Nghị định xử phạt xekhông chính chủ, Đề án quy hoạchbáo chí, Chương trình mục tiêuquốc gia về xoá đói giảm nghèo,Chương trình mục tiêu phát triểnkinh tế, Chương trình xây dựngnông thôn mới, các quyết sách quantrọng của Bộ Giáo dục, Bộ Y tế...đều được thông tin kịp thời, chínhxác, đa chiều đến quần chúng nhândân, giúp họ nắm bắt thông tin,thấm nhuần và tự giác thực hiệntheo đúng tinh thần chỉ đạo. Khôngnhững thế, nhân dân còn có thểđóng góp ý kiến, phản biện các dựthảo luật, các chính sách, giúpĐảng, Nhà nước, các bộ, ban, ngànhkịp thời điều chỉnh, sửa đổi, banhành mới sao cho sát hợp với quyluật phát triển và ý chí, nguyện vọngcủa nhân dân.

Thứ tư, báo chí giúp công chúngnhận thức đúng đắn các hiện tượng,bản chất, sự kiện đang diễn ra trongxã hội. Báo chí là một trường họcrộng lớn, một kho tàng tri thứckhổng lồ về xã hội, văn hoá, khoa

học, kỹ thuật, tri thức chính trị...Thông tin báo chí được kiểm chứng,đa dạng, phong phú, hấp dẫn, sinhđộng về mọi lĩnh vực, mọi vấn đề.Các cuộc thi tìm hiểu về biển, đảoViệt Nam; phong trào thi đua, họctập làm theo tấm gương đạo đức HồChí Minh; phong trào toàn dân đoànkết xây dựng đời sống văn hoá; cácchiến dịch truyền thông về văn hoágiao thông, chiến dịch tình nguyệnhè, hiến máu nhân đạo... do báo chíphát động hoặc đăng tải đã có sứclan tỏa mạnh mẽ trong nhân dânnhiều năm qua, góp phần thay đổinhận thức, thái độ, hành vi của côngchúng, từ đó, họ thay đổi hành viphù hợp với luật pháp, với các giá trịđạo đức và quy luật phát triển xã hội.

Thứ năm, báo chí tham gia đấutranh chống lại các quan điểm saitrái của các thế lực thù địch. Côngchúng được tiếp cận với nhiều bàiviết đanh thép, giàu tính khoa họcvà trí tuệ, lột trần bản chất sai trái,núp bóng tôn giáo, dân chủ của cácphần tử quá khích ở giáo xứ TháiHà, ở thành phố Đồng Hới, ở TâyNguyên... Nhiều bài viết đã đi vàotrái tim, khối óc của hàng triệu độcgiả như Trái với chức phận, đi ngượclại lợi ích dân tộc (Quân đội Nhândân), Gửi ông không muốn làmngười Việt (Thanh niên)... Báo chígiúp người dân nhận thức rõ hành visai trái của các đối tượng, nắm đượcbiện pháp xử lý, chính sách khoanhồng của Đảng, Nhà nước; đồngthời, cảnh báo, răn đe những hànhvi tương tự có thể xảy ra.

Thứ sáu, tham gia giám sát vàphản biện xã hội. Báo chí thực hiệnnăng lực giám sát xã hội thông quatai mắt của nhân dân, thông qua dưluận xã hội. Thời gian qua, báo chíđã phát hiện nhiều vụ tham nhũng,

Page 48: Thư tòa soạn - Tạp chí điện tử Người Làm ...nguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so-382-12-2015.pdf · Thư tòa soạn N hững ngày cuối năm

NGƯỜI LÀM BÁO 12-201550

tiêu cực, như vụ “con bạc triệu đô”Bùi Tiến Dũng và tiêu cực lớn ởPMU 18; Cán bộ lãnh đạo thị xã ĐồSơn chia chác hàng chục mảnh đấthàng tỷ đồng cùng bản án sơ thẩm“nhẹ như lông hồng”; Vấn đề nhàcông vụ biến thành nhà tư; Vụ “siêulừa” Nguyễn Đức Chi cùng đồngbọn; Vụ đề án tin học hóa các hoạtđộng hành chính (đề án 112); Côngty VEDAN và hóa chất Lâm Thaoxả nước thải; vụ án Vinalines…

Cùng với việc trực tiếp giám sát,báo chí trở thành diễn đàn để tất cảmọi công dân, tổ chức... thể hiệnquyền giám sát và phản biện xã hội,giải quyết các vấn đề chung của đấtnước. Nhờ báo chí, nhân dân đượcbày tỏ quan điểm, ý kiến, thể hiện

tài năng, tâm huyết, trí tuệ, tham giavào các tiến trình xã hội, giải quyếtnhiều vấn đề chung của đất nước.

*Để giúp báo chí thực hiện tốt

chức năng, nhiệm vụ đối với chínhtrị, Đảng, hệ thống chính trị đã cónhững tác động trở lại với báo chí.Cụ thể: Đảng định hướng chính trị,định hướng thông tin, lãnh đạothông qua tổ chức đảng và đội ngũcán bộ lãnh đạo cơ quan báo chítruyền thông; Nhà nước quản lý báochí - truyền thông: xây dựng Luật vàcác văn bản dưới luật về báo chítruyền thông; quản lý nội dungthông tin; khen thưởng, xử phạt; cấpvà thu hồi giấy phép hoạt động, thẻnhà báo; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

báo chí truyền thông...; Đảng, Nhànước và các tổ chức chính trị cungcấp thông tin chính xác, đầy đủ vàkịp thời về đường lối, chính sách vàtình hình thực tiễn cho báo chí -truyền thông...

Tóm lại, có thể nói, sự ổn định vềchính trị ở nước ta, nhận thức chínhtrị, thái độ chính trị và hành vichính trị đạt đến độ thống nhất caocủa nhân dân ta là minh chứng rõràng nhất cho tác động tích cực củabáo chí truyền thông đến đời sốngchính trị Việt Nam. Và ngược lại,báo chí nước ta nhờ thể chế chínhtrị tự do, công bằng, tiến bộ củaĐảng, hệ thống chính trị, đã cónhững phát triển với nhiều thànhtựu đáng tự hào n

DIỄN ĐÀN LÀM BÁO

Page 49: Thư tòa soạn - Tạp chí điện tử Người Làm ...nguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so-382-12-2015.pdf · Thư tòa soạn N hững ngày cuối năm

NGƯỜI LÀM BÁO 12-2015 51

Giấy giới thiệu hay “giấy phép con”?THIỆN VĂN

Mong muốn được tiếp cận thông tin rõ ràng, minh bạch là nhu cầu chính đángcủa người dân. Báo chí là một trong những phương tiện hữu hiệu nhất để chuyểntải kịp thời, chính xác những thông tin ấy. Một số cán bộ địa phương và cơ quanchức năng biết vậy, hiểu vậy, nhưng đôi khi lại có những thái độ, hành vi ứng xử

chưa đúng với báo chí cả về lý và tình.

Xã làng nghề K. vốn là“điểm nóng” về chuyển đổimục đích đất nông nghiệp

sang đất thổ cư, nên xảy ra tìnhtrạng khiếu kiện ồn ào mấy thángtrời. Biết sự việc đó, một cơ quanbáo Trung ương cử phóng viên về xãtìm hiểu thông tin để viết bài, nhưnglãnh đạo xã kiên quyết “hai không”:Không gặp, không cung cấp thôngtin cho báo chí. Phóng viên hỏi lýdo, đại diện “người phát ngôn” xãbảo: Do cấp trên quy định, muốnđược cung cấp thông tin từ lãnh đạoxã, ngoài giấy giới thiệu của cơ quanbáo chí, nhất thiết phải có giấy giớithiệu chính thức của Sở Thông tin vàTruyền thông tỉnh hoặc giấy giớithiệu của Phòng Văn hóa-Thông tinhuyện. Phóng viên hỏi lý do phải xinthêm giấy giới thiệu thì “người phátngôn” của xã lạnh lùng: “Đấy là quyđịnh của cấp trên”!

Phóng viên muốn gặp dân, xã vộiđiều động hai anh nhân viên công ankè kè đi bên cạnh. Gặp tình cảnhnày, phóng viên đành bất lực và…lên huyện. Đến Phòng Văn hóa-Thông tin huyện xin giấy giới thiệu,họ bảo “vấn đề này phức tạp lắm” và

đề nghị phóng viên sang xin giấy giớithiệu ở Ban Tuyên giáo Huyện ủy.Đến Ban Tuyên giáo Huyện ủy, đạidiện cơ quan này lại nói rằng, xã K.có vụ việc rất nhạy cảm, để có tínhpháp lý cao hơn, đề nghị phóng viênlên Sở Thông tin và Truyền thôngxin giấy giới thiệu! Lên tỉnh, ngườicủa Sở Thông tin và Truyền thônghứa sẽ cấp giấy giới thiệu cho phóngviên, nhưng đề nghị phải chờ đợimột, hai ngày nữa để xin ý kiến chỉđạo của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy!

Không chịu nổi cái lối đưa đẩyvòng vo khó chịu ấy, phóng viên“giả vờ” ra về, nhưng hôm sau bímật cải trang về với dân và âm thầmlàm một cuộc điều tra. Tuần sau,phóng viên đó đã cho đăng tải bàiviết nêu rõ những khuất tất về việcchuyển đổi sử dụng mục đích đấtđai của xã này. Bài báo nói đúng sựthật nên nhanh chóng lan truyềnrộng khắp, làm xôn xao dư luận cảhuyện, cả tỉnh. Lãnh đạo tỉnh đã racông văn yêu cầu phải làm rõ và xửlý trách nhiệm của những người cóliên quan.

Vốn là người cầu thị, tôn trọngbáo chí, sau khi biết chuyện phóng

viên phải qua mấy “cửa ải” màkhông xin được tờ giấy giới thiệu,người đứng đầu tỉnh này tỏ ra rấtkhông hài lòng về lối làm việc cửaquyền, quan liêu của một vài cơquan chức năng địa phương. Ôngnói, đại ý: Xã hội bùng nổ thôngtin, chỉ cần một chiếc điện thoạithông minh thì người dân cũng cóthể nắm được tình hình thời sự thếgiới trong giây lát. Việc yêu cầuphóng viên phải đến nhiều cơ quanxin giấy giới thiệu thực chất là việcđẻ ra “giấy phép con” để gây khódễ cho hoạt động báo chí. Việc làmnày vô hình trung đã hạn chế, ngăncản quyền tiếp cận thông tin củangười dân-một quyền cơ bản vàcũng là nhu cầu chính đáng, thiếtthân của người dân.

Mong sao, trường hợp đẻ ra “giấyphép con” gây cản trở hoạt độngbáo chí ở cơ quan chức năng địaphương nọ chỉ là cá biệt và sẽ khôngcòn tái diễn. Và cũng mong sao,trong xã hội ta luôn có những người“đứng mũi chịu sào” như vị lãnhđạo tỉnh đã biết ứng xử công tâm,đúng mực và có trách nhiệm đối vớibáo chí n

Page 50: Thư tòa soạn - Tạp chí điện tử Người Làm ...nguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so-382-12-2015.pdf · Thư tòa soạn N hững ngày cuối năm

NGƯỜI LÀM BÁO 12-201552

1.Mỗi người làm báo khi thểhiện tác phẩm phải bảo đảm

tính trung thực. Tác phẩm báo chíhàm chứa lượng thông tin về các sựkiện, các vấn đề nảy sinh trong cuộcsống một cách trọn vẹn, kịp thời,đảm bảo sự khách quan, trung thực,đúng bản chất, mang lại lợi ích thiếtthực cho công chúng. Cái hay củabáo chí không phải chỉ là hương,hoa, ý tưởng trầm sâu như cái haycủa văn chương, nghệ thuật, mà đóchính là sự tác động trực tiếp về nộidung tư tưởng tạo ra sự lan toảthông tin mang lại hiệu quả caotrong xã hội. Một tác phẩm báo chíhay bao giờ cũng có nội dung tưtưởng tốt, hình thức thể hiện phùhợp. Công chúng tiếp nhận tácphẩm báo chí có nhu cầu thoả mãnsự hưởng thụ cái hay về nội dung tưtưởng và hình thức thể hiện.

Nói tới công chúng là nói tới chủthể tiếp nhận tác phẩm báo chí.Một sản phẩm báo chí không phảichỉ thoả mãn nhu cầu thông tin củamột người mà của nhiều người tuỳtheo cấp độ thông tin và tính chấtxã hội của nó. Sức lan toả của thôngtin theo cả chiều sâu và chiều rộng.Chiều sâu bao giờ cũng là điều cầnthiết trước hết, có thể được coi lànguyên nhân và động lực tạo rachiều rộng, có sâu thì mới có rộng,

vì sâu nên mới rộng. Chiều sâu củatác phẩm báo chí chính là mục đíchthông tin được thẩm thấu thông quatừng đối tượng tiếp nhận, trong đócái hay giữ vai trò hạt nhân tạo nênsự bùng nổ và lan truyền thông tin,nói cách khác là sự lan tỏa thôngtin. Một tác phẩm báo chí càng haybao nhiêu, sức lan toả càng lớn, nócó thể vượt qua mọi chướng ngại đểđến với công chúng như không khítrong lành và cơm ăn, nước uốnghằng ngày.

2.Nội dung tư tưởng của tácphẩm báo chí nằm trong khối

lượng thông tin được biểu đạt vớichủ đích rõ ràng. Trong thời kỳ hộinhập và phát triển, chủ đích của

mọi hoạt động thông tin đều nhằmphục vụ mục tiêu dân giàu, nướcmạnh, xã hội công bằng, dân chủ,văn minh. Đó là mục tiêu chung củađất nước, của dân tộc, là tâm thếthời đại, tâm thức người dân, trongđó có người làm báo cách mạng.

Một tác phẩm báo chí hay phải làtác phẩm phát hiện được các giá trịthông tin mới phù hợp nhu cầu củasố đông độc giả. Các giá trị thông tinmới đó giúp cho công chúng nắm bắtkịp thời bản chất sự kiện để có nhữngphản ứng một cách tích cực. Phảnứng là một quá trình tiếp nhận, xử lý,hiện thực hoá các giá trị thông tin củatác phẩm báo chí trong cuộc sốngbằng những việc làm cụ thể như: học

Cái hay của một tác phẩm báo chí LÊ VĂN THIỀNG

Một tác phẩm báo chí độc đáo, mới mẻ, hoàn chỉnh và được xã hội thừa nhận bao giờcũng chứa đựng lượng thông tin có giá trị nhất, đó là tính chính xác, trung thực, tin cậy, hấp

dẫn, kịp thời, có hiệu quả và hiệu ứng xã hội cao.

Một tác phẩm báo chí độc đáo, mới mẻ chứa đựng thông tin có giá trị,chính xác tạo hiệu ứng xã hội cao

ẢNH: MINH HỌA

DIỄN ĐÀN LÀM BÁO

Page 51: Thư tòa soạn - Tạp chí điện tử Người Làm ...nguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so-382-12-2015.pdf · Thư tòa soạn N hững ngày cuối năm

NGƯỜI LÀM BÁO 12-2015 53

tập, vận dụng những phương pháp,cách làm mới, đồng thời tránh đượcnhững khuyết điểm, sai lầm trong tưduy và cách làm cũ kỹ, lạc hậu. Thướcđo giá trị hiện thực hoá phụ thuộchàm lượng sự thật và sự đúng đắnmang tính bản chất của tác phẩm báochí tác động vào đời sống, làm thayđổi hành vi, cách nghĩ của con ngườitrong các hoạt động chính trị, kinh tế,văn hoá, xã hội. Đó chính là tính hiệuquả của tác phẩm báo chí. Một tácphẩm báo chí hay là một tác phẩmbáo chí có hiệu quả xã hội cao. Đồngthời một tác phẩm báo chí có hiệuquả xã hội cao cũng là một tác phẩmbáo chí hay.

3.Làm báo là làm chính trị. Bảnchất chính trị là thể hiện và

khẳng định rõ chức năng lãnh đạovà vai trò cầm quyền của Đảng

Cộng sản Việt Nam; chức năng quảnlý, điều hành của Nhà nước; sự ổnđịnh và phát triển của đất nước.Hoạt động báo chí cần một đội ngũnhà báo có bản lĩnh chính trị, nghềnghiệp. Chính trị là hồn, cốt, độnglực, là mục tiêu của hoạt động báochí và hoạt động sáng tạo tác phẩmbáo chí. Sức mạnh của báo chí, cáihay của báo chí khởi nguồn từ việcnắm bắt, thông tin các sự kiện, vấnđề nảy sinh trong đời sống tuân theoquy luật khách quan của mọi sự vậnđộng, cũng là tuân theo các quy luậtchủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởngHồ Chí Minh chỉ ra.

Sự nghiệp cách mạng của Đảng,của dân tộc được thực thi bằng cuộcđấu tranh giai cấp, đấu tranh giảiphóng dân tộc, đấu tranh chống bấtcông, nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng

đất nước hướng tới các giá trị độc lập,thống nhất, dân giàu, nước mạnh, xãhội công bằng, dân chủ, văn minh.Nội dung chính trị được thẩm thấuvào từng tác phẩm báo chí thông quathế giới quan, nhân sinh quan, khảnăng chọn lựa, thể hiện tác phẩm củanhà báo. Mỗi sự kiện, mỗi vấn đềđược thể hiện trong tác phẩm đềuphải tuân theo tôn chỉ, mục đích,đường lối, chủ trương, chính sách củaĐảng và pháp luật của Nhà nước. Vìvậy, trước khi chọn lựa đề tài, ngườilàm báo phải tìm hiểu xem sự kiện đó,vấn đề đó nảy sinh có phù hợp vớiđường lối, chủ trương, chính sách củaĐảng và pháp luật của Nhà nước, phùhợp với mục đích, tôn chỉ của tòa soạnhay không? Đây là tiêu chí số 1 vàquan trọng nhất của cái hay trong tácphẩm báo chí n

Page 52: Thư tòa soạn - Tạp chí điện tử Người Làm ...nguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so-382-12-2015.pdf · Thư tòa soạn N hững ngày cuối năm

NGHIỆP VỤ NGƯỜI LÀM BÁO

NGƯỜI LÀM BÁO 12-201554

BÁO ĐẢNG ĐỊA PHƯƠNG:

Bắt mạch mạnh, yếu để thay đổiL.T.S Báo Đảng địa phương đang nỗ lực để nâng cao chất lượng thông tin, phục vụ bạn

đọc. Nhìn lại mình và dự tính cho những đổi thay sắp tới là nội dung cuộc trao đổi bàntròn dưới góc nhìn của 4 Tổng Biên tập (TBT): ông Trần Duy Hưng - TBT Báo Khánh Hòa, bàNguyễn Thị Hồng Hạnh - TBT Báo Thừa Thiên Huế, ông Đoàn Minh Phụng - TBT Báo Gia Lai

và ông Huỳnh Quốc Hoàng - Chủ tịch Hội Nhà báo Cần Thơ, nguyên TBT Báo Cần Thơ.Người Làm Báo xin giới thiệu cùng bạn đọc như gợi mở cho một vấn đề lâu nay vẫn

được quan tâm nhưng dường như chưa có lời giải thấu đáo.

n Phóng viên (PV): Nhiều bạn đọccho rằng, chất lượng thông tin trênbáo Đảng địa phương nói chung cònthấp, nhiều tác phẩm báo chí phảnánh chung chung, chưa có chiều sâu.Một câu trả lời khách quan nhất từphía ông/bà?l Ông Trần Duy Hưng: Đánh giá nàylà có cơ sở nhưng không hoàn toàn

xác đáng. Báo Đảng địa phương cónhiệm vụ phản ánh toàn diện hoạtđộng của địa phương mình, khôngthể chỉ chọn những sự kiện nóng,những vụ việc giật gân để thông tin.Việc phải đảm bảo thông tin trảirộng đối với tất cả các ngành, nhiềutin hội họp… khó có thể có chiềusâu. Tuy nhiên theo tôi biết, nhiều

báo đã nỗ lực cải tiến cách đưa tinđể khắc phục tình trạng này, tạo chomình bản sắc riêng. Báo nào cũngcó những phóng viên giỏi, nếu banbiên tập không tự bằng lòng vớinhững gì đã có, xây dựng được cơchế khuyến khích phóng viên, chấtlượng thông tin tờ báo ấy sẽ khác.l Bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh: Nói

Báo Đảng địa phương nỗ lực đổi mới về nội dung, hình thức để phục vụ bạn đọc tốt hơn ẢNH: MINH HỌA

Page 53: Thư tòa soạn - Tạp chí điện tử Người Làm ...nguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so-382-12-2015.pdf · Thư tòa soạn N hững ngày cuối năm

NGƯỜI LÀM BÁO 12-2015 55

thật là tôi vẫn cảm thấy chạnh lòngtrước câu hỏi của bạn. Tuy nhiên,đây là vấn đề cần được nhìn nhậnmột cách thẳng thắn. Từ khi bắt đầucông việc đến khi kết thúc mộtphiên trực xuất bản, điều mà chúngtôi luôn nghĩ đến là ngày mai, độcgiả sẽ đọc gì trên báo mình? Cũngchẳng thể nào nhẹ nhõm trong mỗiphiên hội ý, thảo luận đầu ngày nếubáo hôm ấy không có thông tin màbạn đọc muốn biết, muốn tìm.Chúng tôi gọi cái chung chung,thiếu chiều sâu mà bạn vừa đề cậptrên kia là một kiểu “ăn gian”...

Tuy nhiên, cũng phải xác định lạicái chung chung, cái thiếu chiều sâumà “nhiều người cho rằng” theocách nói của bạn là những cái chungchung, thiếu chiều sâu về vấn đề gì!Tôi nghĩ, mỗi tòa soạn báo đều cốgắng đem đến cho bạn đọc những gìtốt nhất mà mình có, dựa trên quanđiểm, tiêu chí và đối tượng độc giảmà mình hướng đến. Trong phạm vinày, những đánh giá của bạn đọcđòi hỏi mỗi tòa soạn báo một cáinhìn phải thật sự nghiêm túc vàthấu đáo hơn mỗi ngày.l Ông Đoàn Minh Phụng: Tôi nghĩ,không hẳn thế, “chất lượng thôngtin” trên một tờ báo phụ thuộc vàobạn đọc đánh giá. Ngoài ra, cầnhiểu khái niệm thế nào là thông tinchất lượng, có chiều sâu, làcao/thấp. Mỗi tờ báo có tôn chỉ,mục đích riêng, có đối tượng phụcvụ riêng. Tôi cho rằng, tờ báo đưathông tin đến đúng đối tượng màmình hướng đến, được bạn đọc củamình chấp nhận là đã tốt lắm rồi;“chất lượng cao” theo một nghĩanào đó (nếu có) mà bạn đọc tẩychay thì chất lượng để làm gì…

Nói thêm, có những tác phẩm(tin, bài) chỉ có một số ít bạn đọc

chú ý, song thông qua “loại bạnđọc” này làm cho thông tin ấy tácđộng, lan tỏa đến xã hội vô cùng tolớn, nhưng cũng có loại thông tin cóđến ngàn vạn bạn đọc chú ý, nhưngchẳng có ích gì cho xã hội, thậm chítác dụng ngược. Với chủ đề này,chúng ta cần có một cuộc trao đổiđến nơi đến chốn, nếu có dịp.l Ông Huỳnh Quốc Hoàng: Bản thântôi từng nhận được nhiều phản hồitừ bạn đọc cho rằng hiện nay, thôngtin đôi khi bị nhiễu đến nỗi họ khôngthể phân biệt được đâu là thực-hư,phải-trái; những lúc ấy, họ sẽ tìm đếnbáo Đảng để kiểm chứng. Nói nhưthế để thấy rằng việc đánh giá chấtlượng thông tin trên báo Đảng địaphương thấp là phiến diện. Rõ ràng,báo Đảng sẽ không là sự ưu tiên lựachọn với những người thích đọc tingiật gân, sự vụ… nhưng rõ ràng tínhxác thực, mức độ tin cậy của bạn đọcđối với thông tin trên báo Đảng thìhơn hẳn.

Nếu căn cứ theo đúng chức năngcủa báo chí là cơ quan ngôn luậncủa Đảng bộ, chính quyền và nhândân, đồng thời là cầu nối thông tingiữa Đảng, chính quyền với nhândân địa phương, để đánh giá thì tôicho rằng thông tin báo Đảng chấtlượng hơn, bởi sự chính xác, đúngmực, sát cơ sở; cách đưa tin gần gũi,thông tin có tác dụng định hướng dưluận, động viên, cổ vũ, chia sẻ kinhnghiệm, phản ánh những vấn đềphát sinh và khắc phục những hạnchế vướng mắc… để các chủ trương,chính sách của Đảng, pháp luật củaNhà nước triển khai trong thực tiễnđạt hiệu quả cao hơn, góp phầnthực hiện các mục tiêu phát triểncủa đất nước. Tuy nhiên, cũng phảithừa nhận rằng, xét về một số khíacạnh nào đó thì thông tin trên báo

Đảng địa phương còn hạn chế. Vídụ như: nặng về khen; chưa cónhiều bài đấu tranh chống thamnhũng, tiêu cực; đưa tin còn chậm,cách viết còn dài dòng, hình thứcchưa thực sự hấp dẫn... Điều đó đòihỏi hệ thống báo Đảng phải tiếp tụcđổi mới.n PV: Tờ báo mà ông/bà phụ tráchxử lý như thế nào trong việc lựa chọnđề tài, góc nhìn, cách tiếp cận chođội ngũ phóng viên để vừa bám sáttôn chỉ, mục đích vừa bảo đảm thờisự cũng như tính hấp dẫn của thôngtin…?l Ông Trần Duy Hưng: Bạn đọc củatờ báo có nhiều thành phần, mỗithành phần có một nhu cầu thôngtin riêng. Xác định vậy, nhưngchúng tôi luôn ưu tiên cho nhữngvấn đề liên quan trực tiếp đếnngười lao động, đặt mình là ngườitrong cuộc để tiếp cận. Chúng tôiquan niệm sự hấp dẫn của tác phẩmbáo chí chính là phát hiện đúng vấnđề, đánh động được sự quan tâmcủa xã hội, góp phần tạo nên kênhthông tin phản hồi hữu ích giúp chocác cấp chính quyền trong quá trìnhđiều hành, lãnh đạo. Hiện chúng tôitiến hành chấm điểm tác phẩmhàng tháng để tính định mức chophóng viên. Một bài chuẩn là đề tàimang tính phát hiện, thông tin đachiều, phải có ý kiến của cơ quanchức năng và mở ra hướng giảiquyết vấn đề. l Ông Huỳnh Quốc Hoàng: Chúngtôi không đánh giá cao nhữngphóng viên thụ động, làm việc theokiểu “cầm tay chỉ việc”, cũng khôngđồng ý nếu đội ngũ quản lý trongquá trình biên tập áp đặt cái nhìnchủ quan cá nhân của mình làmméo mó thực tiễn. Thay vào đó,chúng tôi khuyến khích phóng viên

Page 54: Thư tòa soạn - Tạp chí điện tử Người Làm ...nguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so-382-12-2015.pdf · Thư tòa soạn N hững ngày cuối năm

NGƯỜI LÀM BÁO 12-201556

đi cơ sở và mạnh dạn trình bày quanđiểm, góc nhìn của mình về vấn đề,sự kiện mà phóng viên tâm đắc;khen thưởng các tác phẩm có đề tàiphát hiện, được bạn đọc quan tâmhoặc có cách thể hiện độc đáo, ấntượng... trong các đợt xét khenthưởng tác phẩm hay định kỳ hằngquý của cơ quan. l Ông Đoàn Minh Phụng: Trước hếtđã là lãnh đạo một tờ báo thì phảilàm cho phóng viên (cả CTV) biếttiếp cận, xử lý thông tin mà họ cóđược, họ biết họ đang làm việc/viếtcho tờ báo mà họ đang phục vụ, tờbáo ấy cần ở họ điều gì trước thôngtin mà họ có, đối tượng phục vụ củatờ báo là ai chứ không phải hoàn toànphụ thuộc vào sự “chỉ dẫn” cụ thể củalãnh đạo tờ báo trước mỗi sự kiện.Việc cụ thể về mặt kỹ thuật đã có mộtbộ máy dưới quyền làm rồi.l Bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh: Kỹnăng và trải nghiệm thôi có khi vẫnchưa đủ. Chúng tôi luôn yêu cầuphóng viên phải tác nghiệp kỹ và cónhững góc nhìn sâu hơn về một vấnđề, sự kiện nào đó…n PV: Báo Đảng địa phương có thếmạnh gì và ông/bà đã xác lập vị trícũng như phát huy thế mạnh của tờbáo mình bằng cách nào? l Ông Đoàn Minh Phụng: Tôi khẳng

định, tờ báo Đảng địa phương cóthế mạnh riêng của mình mà khôngthể ai có được, đó là: Không ai hiểuta bằng ta! Người đứng đầu tờ báođịa phương cần biết và phát huy thếmạnh đó. l Bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh: Bêncạnh dòng chảy thời sự chủ lưu vàngay trong dòng thời sự chính, mỗitờ báo Đảng địa phương đều có chỗđứng khác với các tờ báo khác. Đólà những vấn đề của địa phương vàgóc nhìn về địa phương mà bạn đọctrong và ngoài địa phương quantâm. Tôi nghĩ, cách tổ chức thôngtin, chất lượng thông tin và hìnhthức mà nó chuyển tải chính là yếutố để tờ báo ấy xác lập vị trí củamình trong việc có được đón nhậnhay không ở bạn đọc.

Tổ chức các bài viết hay nhữngchuyên đề sâu về văn hóa, nghệthuật, du lịch, lễ hội, kinh tế xã hội…với sự tham gia của các cây bútgạo cội, nhiều cộng tác viên có têntuổi cả trong và ngoài nước là điềumà Báo Thừa Thiên Huế đã thựchiện trên Thừa Thiên Huế cuốituần. Ngay cả trên các số báo hàngngày, đây vẫn là điều mà chúng tôiđặt ra và hướng tới, nhưng tùy thuộcvào sự ưu tiên hơn về tính thời sự.Chúng tôi cũng rất chú ý đến việc

đầu tư cho các chuyên mục, tấtnhiên là với những yêu cầu khácnhau trong góc nhìn, đề tài, cáchthức thể hiện như là một cách tạonhững dấu ấn và xác lập chỗ đứngcủa Báo Thừa Thiên Huế tronglòng bạn đọc.l Ông Huỳnh Quốc Hoàng: Theo tôilà sự chuẩn xác, gần gũi, sát cơ sở vàbảo đảm tính phản biện xã hội tốt.Báo Đảng địa phương không đưa tinnhanh theo kiểu nghe ngóng dư luậnmà không kiểm chứng và cũngkhông thông tin về đời sống riêng tưcủa những người nổi tiếng… nhưngthông tin về những điển hình tiêntiến, về những vấn đề phát sinh ở cơsở, bức xúc trong nhân dân ở địaphương mình và hướng giải quyếtcủa ngành chức năng đối với nhữngvấn đề đó… thì phải thông tinnhanh nhất. Thế mạnh của Báo CầnThơ hiện nay cũng chính là mục tiêumà chúng tôi hướng đến trong tươnglai, đó là: “Báo Cần Thơ thông tinkịp thời tình hình thời sự mọi mặtcủa TP Cần Thơ, đồng bằng SôngCửu Long, toàn quốc và thế giới”. l Ông Trần Duy Hưng: Thế mạnh lớnnhất, theo tôi chính là có được nhữngthông tin chính thống của địaphương. Một sự việc xảy ra trên địabàn, nhiều báo cùng đưa tin, có

Ông Trần Duy Hưng TBT Báo Khánh Hòa

Ông Đoàn Minh PhụngTBT Báo Gia Lai

Ông Huỳnh Quốc Hoàng - Chủ tịch Hội Nhà báoCần Thơ, nguyên TBT Báo Cần Thơ

NGHIỆP VỤ NGƯỜI LÀM BÁO

Page 55: Thư tòa soạn - Tạp chí điện tử Người Làm ...nguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so-382-12-2015.pdf · Thư tòa soạn N hững ngày cuối năm

NGƯỜI LÀM BÁO 12-2015 57

những báo đưa theo cách suy đoándựa vào những hiện tượng, thậm chírủ nhau “đánh hội đồng” tạo áp lực.Riêng báo địa phương là người trongcuộc, được cung cấp thông tin đầy đủnên thông tin đưa ra khách quan,chính xác, giúp bạn đọc nhận thứcđược bản chất của vấn đề. KhánhHoà là địa bàn có nhịp độ phát triểnkinh tế - xã hội sôi động, do vậy córất nhiều vấn đề phát sinh. Báo đãtạo vị thế riêng chính từ những thôngtin thuyết phục, khách quan. Khi vụviệc xảy ra, trước cả “rừng” thông tin,nhiều bạn đọc đã tìm Báo KhánhHoà để đối chiếu.

Tuy nhiên, thế mạnh này cũngchính là “gót chân a-sin” của cácbáo địa phương. Không phải thôngtin nào cũng công khai trên mặtbáo được.n PV: Trong xu thế hội nhập, cạnhtranh thông tin, báo Đảng địaphương không thể không thay đổi.Vấn đề gì sẽ được Ban Biên tập tờbáo ông/bà ưu tiên hàng đầu để khởiđầu sự đổi thay này?l Ông Trần Duy Hưng: Sự đổi thaynào cũng bắt đầu từ nhân tố conngười. Chúng tôi đang tập trung xâydựng một đội ngũ tâm huyết, biếtlàm nghề, biết rút ra những kinhnghiệm từ thực tiễn. Những cải tiến

của báo thời gian qua tuy nhỏnhưng thể hiện tư duy chuyển đổi,thích ứng với sự thay đổi tất yếu đó.Về cụ thể, chúng tôi hiểu tương laicủa báo điện tử nên đang tập trungmọi nguồn lực để phát triển tờKhánh Hoà online.l Bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh: Tôinghĩ trước hết phải là phương thứctiếp cận bạn đọc. Phương thức nàybao gồm nhiều thứ và cũng khó cóthể phân định rạch ròi việc ưu tiênhàng đầu là gì. Thông tin tốt phải đicùng với một hình thức thể hiện tốt.Và hiển nhiên, để chuyển tải đượcnhững nội dung này, điều cơ bảnnhất phải là yếu tố con người, đượcđặt trong sự cộng hưởng và tương tácđa chiều ở một tòa soạn báo.

Đổi báo từ khổ lớn sang khổnhỏ, điều chỉnh lại maket cho sáng,rõ và bắt mắt hơn; ổn định makettừng trang; dung lượng thông tinngắn, gọn; duy trì hội ý đầu ngàyđể hoạch định và có sự điều chỉnhhợp lý bên cạnh các đề cương dàihơi khác như đề cương tuần, đềcương tháng là điều mà Báo ThừaThiên Huế đã thực hiện trong thờigian gần đây. Chúng tôi sẽ tiếp tụclắng nghe và phân tích các ý kiến từbạn đọc để tiếp cận với bạn đọchợp lý và tốt hơn.l Ông Huỳnh Quốc Hoàng: Tôi nghĩrằng việc “thay đổi” do con người làyếu tố quan trọng nhất. Con ngườikhông thay đổi, tư duy làm báokhông thay đổi thì công nghệ hiệnđại như thế nào đi nữa cũng khó cóthể đáp ứng yêu cầu hội nhập vàtrước sự cạnh tranh thông tin nhưhiện nay và ngày càng gay gắt trongtương lai.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, cho dùcó đổi mới như thế nào thì báo chícách mạng Việt Nam vẫn phải kiên

định mục tiêu lý tưởng của ĐảngCộng sản Việt Nam, thực hiện tốtchức năng báo chí là cơ quan ngônluận của đảng bộ, chính quyền vànhân dân, đồng thời là cầu nốithông tin giữa Đảng, chính quyềnvới nhân dân địa phương. Vì thế,việc nâng cao kỹ năng tác nghiệp,đổi mới phương thức làm báo phảiđồng thời với việc rèn luyện nângcao bản lĩnh, nhận thức và cả kỹnăng tư duy chính trị của đội ngũcán bộ, phóng viên; khơi dậy nhiệthuyết, sự đam mê và tinh thần dấnthân của đội ngũ những người làmbáo.l Ông Đoàn Minh Phụng: Việc nàykhông mới, đã là báo chí cái ưu tiênhàng đầu là thông tin, biết lựa chọnvà xử lý thông tin. Xin nói mọithông tin đều bình đẳng trước bạnđọc, vấn đề là biết lựa chọn nó đểcung cấp cho bạn đọc thông tin nàocó ích, nếu không muốn nói là…định hướng. Gia Lai, có thể nói làmột thị trường báo chí rất sôi động,nếu không biết cách “cạnh tranh”thì tờ báo của chúng tôi đã thất bạitừ lâu.

Lưu ý một chút, trong cạnh tranhcó sự hợp tác, biết nắm lấy quy luậtnày chắc chắn thành công. Báo GiaLai đã thành công trong việc này.Khái niệm “cạnh tranh” mà tôi đềcập, nên hiểu theo nghĩa rộng, thôngtin mà có ích cho bạn đọc, xin đừngnghĩ nó chỉ khung trong địa giớihành chính; mặc dù là báo địaphương, nhưng thông tin báo chíkhông có ranh giới hành chính.

Ý tưởng cần sự đổi thay ở báoĐảng địa phương rất đáng chú ý, giámà tới đây trên các tờ báo của Hộicó một Diễn đàn để thường xuyêntrao đổi việc này thì thật có ích! n

TUỆ NINH (thực hiện)

Bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh TBT Báo Thừa Thiên Huế

Page 56: Thư tòa soạn - Tạp chí điện tử Người Làm ...nguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so-382-12-2015.pdf · Thư tòa soạn N hững ngày cuối năm

NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI

NGƯỜI LÀM BÁO 12-201558

Kinh nghiệm quản lý báo chí điện tử và thông tin trên Internet

của một số nướcTHS. DOÃN THỊ THUẬN

(Vụ Báo chí - Xuất bản Ban Tuyên giáo Trung ương)

Nhận thức được vai trò và ảnh hưởng to lớn của báo chí, báo chí điện tử, nên hầu hết cácquốc gia trên thế giới đều có những quy định cụ thể để quản lý thông tin trên báo chí, báochí điện tử và Internet, thông qua các đạo luật, Hiệp hội báo chí và quy tắc đạo đức nghề

nghiệp. Cách thức tiến hành quản lý tuy có khác nhau, nhưng bản chất hoạt động báo chívẫn phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành.

Quản lý báo chí, báo chí điệntử của Trung Quốc

Trung Quốc được coi là một trongnhững nước có kinh nghiệm trongquản lý báo chí, nhất là báo chí điệntử, thông tin trên Internet.

Trước năm 1998, Trung Quốc quảnlý báo chí và hoạt động báo chí theocơ chế tập trung, có kế hoạch. Từnăm 1998 - 2003, Trung Quốc tiếnhành 3 đợt chỉnh đốn và cải cách báochí (1998-2000-2003), theo hướng cảicách thể chế và cơ chế quản lý phùhợp với nền kinh tế thị trường XHCNđặc sắc Trung Quốc. Báo chí hoạtđộng theo sự chỉ đạo của Đảng thôngqua Bộ Tuyên truyền và sự quản lýcủa Quốc Vụ Viện. Bộ Truyên truyềnthuộc Trung ương Đảng Cộng sảnTrung Quốc chỉ đạo báo chí bằngđường lối, công tác cán bộ, chỉ đạotrực tiếp các sự kiện quan trọng, phứctạp, nhạy cảm. Đơn vị trực tiếp giúpBộ Tuyên truyền và Quốc Vụ Viện là

Tổng Nha Báo chí - xuất bản. Cơquan này có nhiệm vụ kiểm soát nộidung các sản phẩm truyền thông. Quyđịnh của Trung Quốc cấm đưa nhữngthông tin phức tạp, nhạy cảm có ảnhhưởng xấu đến Đảng, Nhà nướcTrung Quốc.

Tính đến nay, Trung Quốc vẫnchưa có Luật Báo chí. Báo chí và xuấtbản được quản lý bằng các điều lệ,thông tư, nghị định… từ trung ươngđến cơ sở. Ở mỗi cấp quản lý, cơquan quản lý căn cứ quy định chungcủa trung ương (chủ yếu là căn cứvào các quy định trong Điều lệ quảnlý báo chí - xuất bản do Quốc Vụ việnban hành) và tình hình thực tế tại địaphương hay đơn vị để đưa ra các quyđịnh cụ thể về quản lý báo chí - xuấtbản. Tháng 3/2011, Quốc Vụ việnTrung Quốc ban hành Điều lệ sửa đổivề quản lý xuất bản. Trên cơ sở đó,các địa phương, ban ngành hoặc cơquan quản lý báo chí - xuất bản các

cấp ban hành thông tư, quy định chitiết về quản lý báo chí - xuất bản ởcấp mình, ví dụ như: Thông tư “Tăngcường công tác quản lý về tuyêntruyền quảng cáo trên báo chí” củathành phố Hàng Châu (Triết Giang);Thông tư về “Tăng cường công tácthông tin tuyên truyền đối ngoại trêncác phương tiện thông tin đại chúng”của thành phố Nam Kinh (TôChâu)…

Một trong những yêu cầu bắt buộcđối với hệ thống quy định về quản lýbáo chí, xuất bản các cấp ở TrungQuốc là phải tuyệt đối tuân thủ cácquy định của Hiến pháp và các điều lệ,kế hoạch, quy hoạch của cấp trên. Vớiphương thức quản lý như vậy, báo chíTrung Quốc tuy phát triển mạnh mẽnhưng rất nhất quán về phương thứccũng như nội dung và hình thức tuyêntruyền. Tuy chưa hoàn chỉnh pháp luậtvề báo chí, nhưng rõ ràng Đảng Cộngsản Trung Quốc và Chính phủ nước

Page 57: Thư tòa soạn - Tạp chí điện tử Người Làm ...nguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so-382-12-2015.pdf · Thư tòa soạn N hững ngày cuối năm

NGƯỜI LÀM BÁO 12-2015 59

này rất quan tâm đến vấn đề quản lýbáo chí.

Báo mạng điện tử Trung Quốc bắtđầu xuất hiện và phát triển từ nhữngnăm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX.Báo mạng điện tử được coi là loạihình chủ đạo của hình thái thông tintuyên truyền mới, nó làm thay đổi cơbản quan niệm và phương thức tuyêntruyền truyền thống. Trung Quốcquản lý thông tin trên mạng bằngLuật Internet. Theo đó, Luật quyđịnh những trang báo, tạp chí, trangthông tin điện tử... có nội dung phùhợp với tư tưởng, quan điểm chính trịcủa Đảng, Nhà nước Trung Quốcđược phép xuất bản trên mạng Inter-net. Đồng thời cấm lưu hành cáctrang tin, bài báo, bản tin... có nộidung đi ngược lại với quan điểm, tưtưởng của Đảng, Chính phủ và sựquan tâm của độc giả. Nội dung cơbản của Luật này nhằm khống chếcác thông tin độc hại có ảnh khôngtốt đến tư tưởng, chính trị, an ninh vàvăn hóa Trung Quốc.

Ngoài việc quản lý nội dung thôngtin trên Internet bằng Luật, TrungQuốc còn có các biện pháp ngoài luậtnhư xây dựng bức tường lửa “GreatWall Firewall”, giới công nghệ cácnước phương tây gọi nó là “Vạn LýTrường thành trên mạng”. Bức tườnglửa này được tạo dựng bởi những bứctường lửa chuẩn trên các proxy server(máy chủ), những bức tường nàyngăn việc truy cập tới các nội dungbằng cách chặn vào địa chỉ IP Routeđược chỉ định. Với hệ thống này,Chính phủ Trung Quốc hoàn toànchủ động trong việc tìm kiếm và ngănchặn các nguồn tin mà họ nghĩ rằngsẽ gieo rắc những tư tưởng không tốtcho người dân và gây ra những bất lợicho Chính phủ.

Bên cạnh việc sử dụng Great Wall

Firewall, Trung Quốc còn phát triểnmột dự án với tên gọi “Lá chắn”, hayGolden Shield. Dự án này là mộtphần của Great Wall Firewall. GoldenShield, đã được hoàn thành vào năm2005. Khác với công việc chính củaGreat Wall Firewall là ngăn chặn,Golden Shield tập trung vào việc giámsát và kiểm duyệt người dùng. Hệthống này được vận hành bởi Cục Anninh công cộng (PSB) và lực lượngcảnh sát Trung Quốc. Khi những nộidung, thông tin nhạy cảm được gửiqua mail hoặc đăng tải trên Internetbị phát hiện bởi Golden Shield, mộtvài lực lượng đặc biệt có thể được cửđến, nếu nghiêm trọng thì bị bắt giữngay để điều tra. Có thể nói rằng, vớisự xuất hiện của Great Wall Firewallvà Golden Shield Chính phủ TrungQuốc đang có trong tay một công cụđắc lực để vận hành Internet và báochí điện tử.

Gần đây, để ngăn chặn sự chốngphá trên mạng của một số nướcphương Tây và lực lượng thù địch, đặcbiệt là ngăn chặn sự tác động vào ýthức thế hệ trẻ những tư tưởng màChính phủ Trung Quốc cho là khôngcó lợi, Trung Quốc đưa ra “7 vạch đỏ”yêu cầu cán bộ, đảng viên và nhân dânthực hiện: (1) Đưa vào pháp luật đểquản lý Internet; (2) Bảo đảm quyềnlợi hợp pháp của công dân; (3) Kiênđịnh thực hiện xây dựng CNXH đặcsắc Trung Quốc; (4) Chống tin giả tạo;(5) Bảo vệ lợi ích của đảng và nhànước; (6) Bảo đảm an ninh trật tự xãhội; (7) Xây dựng đạo đức xã hội, lốisống văn hóa, truyền thống lịch sử.Đồng thời Trung Quốc đưa ra cáchquản lý mới về Internet: “Phát triển,vận dụng, quản lý”. Để thực hiện “6chữ” này phải có ý thức về “vạch đỏ”nhằm kiểm soát và quản lý bảo đảmtự do đầy đủ hơn về pháp luật. Trong

đó quản lý công nghệ thông tin có 4yêu cầu: (1) Máy chủ đặt trong nước;(2) Quản lý người dùng; (3) Tăngcường quản lý các phần mềm, ngườisử dụng phải đăng ký tên thật mớiđược sử dụng; (4) Quản lý Internetnhư dùng “hai tay” trong đó một tayphản bác các tin đồn làm tổn hại lợiích chung, còn một tay tích cực pháttriển, mạnh với phương châm lấy“xây” để “chống”.

Trung Quốc quản lý báo chí theo cơchế “ cơ quan chủ quản đồng thời làcơ quan xuất bản” mang đặc sắcTrung Quốc. Hạt nhân của chế độquản lý này là tăng cường sự quản lýcủa cơ quan chủ quản đối với báo chí,chịu trách nhiệm trực tiếp về địnhhướng nội dung và chất lượng thôngtin trên báo chí .

Kinh nghiệm từ Hàn QuốcHàn Quốc là quốc gia phát triển

rất mạnh về Internet và được đánhgiá có mức độ tự do báo chí cao,nhưng cũng như nhiều quốc gia khác,báo chí của Hàn Quốc vẫn chịu sựkiểm duyệt gắt gao của Chính phủ.Hầu hết những nội dung được kiểmduyệt đều liên quan đến CHDCNDTriều Tiên. Thậm chí còn có rất nhiềuđiều luật được sửa đổi chính thức đểthắt chặt những quy định này. Điều 5và 7, Luật An ninh Quốc gia cấm lưutrữ, tái xuất bản các ấn phẩm có ảnhhưởng tiêu cực đến an ninh quốc gia.Điều 47, Luật Truyền thông Điện tửquy định việc sản xuất và lưu hành cácbài báo sai sự thật là phạm pháp và cóthể bị xử phạt 4 năm tù trở lên. Điều44-47, cấm việc lưu hành trên mạngcác thông tin liên quan đến an ninhquốc gia và gây tổn hại đến ngườidân, kể cả khi những thông tin này làchính xác.

Ngoài hai nước kể trên, ở một số

Page 58: Thư tòa soạn - Tạp chí điện tử Người Làm ...nguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so-382-12-2015.pdf · Thư tòa soạn N hững ngày cuối năm

NGƯỜI LÀM BÁO 12-201560

nước, nhiều bộ trong Chính phủ(nội vụ, ngoại giao, quốc phòng,thông tin...) đều tiến hành côngviệc kiểm soát đối với báo chí. Vídụ, Quốc hội Mỹ có tiểu ban vềthông tin của Hạ viện để phân tíchvà kiểm tra các thông tin trên báochí trong thời gian có các cuộckhủng hoảng. Ủy ban liên bang vềthông tin của Mỹ có chức năngkhông chỉ thuần túy điều phối vềkỹ thuật. Nó được quyền 3 nămmột lần cấp giấy phép hoạt độngcho các đài phát thanh và truyềnhình dựa trên những đánh giá vềhoạt động của các đài này.

Ở một số nước cơ quan bưu điệnđược quyền quyết định không phổbiến những báo chí nào bị liệt vàoloại "có tính bạo động, kích động".Năm 1918, Quốc hội Mỹ đã thôngqua đạo luật cấm phổ biến bất kỳloại ấn phẩm nào phê phán hìnhthức lãnh đạo của nước Mỹ. ỞAnh, Bộ trưởng Bộ Bưu điện "cóquyền cấm phát hành bất kỳ tài liệunào và bất kỳ lúc nào cũng có thểthu hồi giấy phép hoạt động củaBBC hay IBA". Năm 1958, Chínhphủ Pháp ra sắc lệnh về việc các cơquan bưu điện không được quyềngửi đi những số báo không có lợicho Chính phủ.

Tóm lại, hoạt động quản lý nhànước đối với báo chí, báo chí điệntử bằng pháp luật là hoạt động phổbiến trên thế giới. Ở bất kỳ mộtquốc gia nào, dù thể chế chính trịcó khác nhau, nhưng đều phải cónhững biện pháp, quy định khácnhau để quản lý nhà nước bằngpháp luật trong lĩnh vực báo chí,báo chí điện tử. Tất nhiên, tùy theođiều kiện, khả năng và hoàn cảnhvề kinh tế, chính trị và xã hội củamỗi nước n

Điều kiện, tâm lý tiếp nhậnbáo chí của đồng bào

Tây Bắc và những vấn đềđặt ra đối với

người làm báo hiện nayPGS.TS. ĐẶNG THỊ THU HƯƠNG

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ban hànhnhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội

miền núi, trong đó có khu vực Tây Bắc theo 3 nguyên tắccơ bản là bình đẳng giữa các dân tộc, đoàn kết cả dân

tộc và hỗ trợ nhau cùng tiến bộ. Tuy nhiên, người dân TâyBắc vẫn đang đối diện với nhiều thách thức, bởi đây là

khu vực có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất nước, cơ sở hạ tầngyếu kém, số người dân sử dụng Internet tại nhà đều thấp

hơn nhiều so với các khu vực khác. Bài viết này là mộtphần kết quả khảo sát của đề tài QGTĐ 13.13 “Báo chí với

phát triển bền vững vùng Tây Bắc”.

Vấn đề tiếp nhận báo chí củangười dân Tây Bắc

Sự hiểu biết của các dân tộc thiểusố về các chính sách của Đảng vàNhà nước dành cho họ có tầm quantrọng to lớn đối với việc phát triểnkinh tế- xã hội địa phương. Nếukhông hiểu đúng và đầy đủ, ngườidân không thực hiện theo các chủtrương, chính sách đề ra, hoặc có thểcó những hành vi vi phạm, gây hậuquả xấu một cách vô ý thức (nhưtrồng và buôn bán, sử dụng thuốcphiện, phá rừng gây ô nhiễm môitrường,…), nghiêm trọng hơn, có thể

tạo điều kiện cho kẻ xấu lợi dụng,xuyên tạc, gây chia rẽ dân tộc, mất ổnđịnh khu vực.

Theo kết quả khảo sát, mức độhiểu biết các chủ trương, chính sáchcủa đồng bào dân tộc còn khá hạnchế. Chỉ có 1/3 số người được hỏi biếtvề 8 chính sách lớn của Đảng và Nhànước liên quan đến phát triển kinh tếmiền núi, nhiều nhất là chương trìnhxóa đói giảm nghèo, chính sách trồngrừng, phủ xanh đất trống đồi trọc,chính sách hỗ trợ đất sản xuất. Cácchính sách liên quan đến tái định cưđối với người các dân tộc di cư tự do,

NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI

Page 59: Thư tòa soạn - Tạp chí điện tử Người Làm ...nguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so-382-12-2015.pdf · Thư tòa soạn N hững ngày cuối năm

NGƯỜI LÀM BÁO 12-2015 61

chính sách chuyển đổi cây trồng, vậtnuôi… được ít người biết đến. Lý docơ bản nhất là trình độ học vấn củangười dân còn thấp, tỷ lệ mù chữ vàtái mù chữ cao, điều kiện tiếp xúc vớithông tin từ báo chí, phát thanh,truyền hình còn hạn chế (chỉ chiếm31%), và cách thức cơ bản nhất đểngười dân tiếp cận thông tin là từ sựphổ biến của cán bộ xã, thôn (47%).

Mặc dù có rất nhiều tờ báo inđược cấp miễn phí, nhưng tỷ lệ ngườiđọc báo không cao. Ngay cả tờ báodành riêng cho họ như tờ “Dân tộcvà Phát triển” cũng không thu hútđược độc giả, vì lối viết một chiều,nặng tính văn bản báo cáo. Nhiều bàiviết đề cập đến những vấn đề vĩ mô,trong khi đồng bào các dân tộc thiểusố có lối tư duy đơn giản, mộc mạc,muốn biết những gì gần gũi với cuộcsống của mình. Nội dung thông tinchiếm dung lượng nhiều nhất trênbáo chí dành cho đồng bào dân tộcthiểu số là thông tin giáo dục lòng tựhào dân tộc, giữ gìn và phát huy cácgiá trị văn hóa truyền thống, bài trừhủ tục lạc hậu... Các bài viết về vănhóa dân tộc thiểu số thường hấp dẫncông chúng với sự “huyền bí” của cácchi tiết. Tuy nhiên, nhiều bài viết quánhấn mạnh vào các yếu tố thần bí,hoặc gán cho chúng những ý nghĩatâm linh đặc biệt nào đó, trong khikhông phải chi tiết khác lạ nào cũngcó nguồn gốc tâm linh.

Số người nghe phát thanh cũngkhông nhiều, vì số hộ gia đình có máythu thanh chỉ chiếm 8,7%. Đa sốngười dân Tây Bắc xem truyền hình,nhưng nội dung và hình thức truyềntải thông tin chưa đáp ứng sự mongđợi của công chúng. Các chươngtrình truyền hình địa phương đượcđánh giá là đơn điệu trong cách thểhiện, thông tin chưa phong phú, hấp

dẫn, phần nhiều thông tin một chiều.Đa phần bà con xem VTV3 (85%),VTV1 (71%) và VTV2 (61%). Kênhtruyền hình VTV5 là kênh có thờilượng phát sóng nhiều nhất nhữngvấn đề liên quan đến đồng bào dântộc, chuyển tải rất nhiều thông tinquan trọng liên quan đến người dânđịa phương, nhưng chưa được ngườidân địa phương dành nhiều thời giantheo dõi. Tỷ lệ người xem kênhVTV5 chỉ đạt 51%, vì tín hiệu đườngtruyền kém, chương trình nghèo nàn,chất lượng chuyên môn chưa cao.Đây chính là một nguyên nhân khiếncho nhiều người dân Tây Bắc cho biếthọ không nắm được đầy đủ các thôngtin về chính sách kinh tế- xã hội củaĐảng và Nhà nước dành cho đồngbào dân tộc thiểu số.

Một số giải pháp trước mắtHiện nay, địa bàn miền núi không

chỉ thiếu thông tin, mà còn đang diễnra tranh chấp thông tin hết sức quyếtliệt, khi những phần tử xấu ở các địabàn dân tộc miền núi và các thế lựcphản động quốc tế đang ráo riết cáchoạt động lôi kéo đồng bào, chia rẽkhối đại đoàn kết dân tộc, gieo rắcmê tín dị đoan, sùng bái tà đạo,…Trong bối cảnh đó, cần rà soát, sắpxếp lại hệ thống báo chí dành chođồng bào dân tộc thiểu số. Đối vớibáo in, cần rà soát về số lượng, chủngloại ấn phẩm, phân bổ đối tượng,vùng được thụ hưởng miễn phí, bổsung thêm một số báo, tạp chí,…

nhằm đưa thông tin về chủ trương,đường lối, chính sách của Đảng vàNhà nước, các mô hình xóa đói giảmnghèo, nâng cao dân trí,… đến vớiđồng bào. Tập trung báo chí tại địađiểm thuận lợi như điểm sinh hoạtvăn hóa của thôn, làng, bản,.. hoặc ởbưu điện văn hóa xã, thư viện trongcác nhà trường,.. tạo điều kiện chomọi người đến đọc.

Mặt khác, cần tăng cường thu thanhcác chương trình văn nghệ bằng tiếngdân tộc, thu âm các bài dân ca để bổsung vào kho băng tư liệu, tổ chức cáccuộc thi sáng tác ca khúc mới. Tăngcường việc điều tra thính giả để nắmbắt nhu cầu, thói quen, tâm lý tiếpnhận của đồng bào, để từ đó, điềuchỉnh nội dung và phương thức truyềntải thông tin cho phù hợp nhất vớiđồng bào dân tộc thiểu số.

Ngoài ra, cần đổi mới, nâng caochất lượng, tăng thời lượng cácchương trình truyền hình địaphương, bên cạnh các chương trìnhthời sự, thời sự tổng hợp, chú trọngsản xuất các chương trình chuyên đề,giải trí, đồng thời đẩy mạnh thựchiện liên kết trong sản xuất chươngtrình. Đầu tư phát triển công nghệtruyền hình mới, phấn đấu để cótrình độ tương đương với công nghệtruyền hình của các tỉnh, thành trongcả nước và của các nước trong khuvực, chú trọng xu hướng hội tụ vớicác dịch vụ viễn thông - tin học -truyền hình trong phát triển côngnghệ n

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Một dân tộc dốt là mộtdân tộc yếu”. Báo chí dành cho đồng bào dân tộc thiểu số cần xungkích, sáng tạo trên lĩnh vực văn hóa thông tin để nâng cao dân trí,góp phần thực hiện thắng lợi công tác dân tộc trong tình hình mới

Page 60: Thư tòa soạn - Tạp chí điện tử Người Làm ...nguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so-382-12-2015.pdf · Thư tòa soạn N hững ngày cuối năm

NGƯỜI LÀM BÁO 12-201562

Thế mạnh “đi sau”Trong thời đại mà báo mạng điện tử,

truyền thông xã hội bùng nổ, sự chạyđua về xuất bản, cập nhật tin tức càngtrở lên khốc liệt hơn. Trong cuộc chạyđua ấy, báo in hoàn toàn lép vế nên phảitìm những cách thức mới để chuyển tảithông tin thiết thực, hiệu quả, đáp ứngyêu cầu ngày càng cao của bạn đọc. Mộttrong số đó là những thông tin chuyênsâu, hữu ích, bảo đảm sự tin cậy, có tínhđịnh hướng, thậm chí dẫn dắt độc giả,đó là hình thức thông tin chuyên đề(gồm các dạng phổ biến là: trangchuyên đề, loạt bài chuyên đề và sốchuyên đề).

Tại hội thảo về tương lai của báo chí(The Future of News) do Tạp chí Timetổ chức ngày 12/10/2011, nhà báoAyman Mohyeldin của Đài NBC News(Mỹ) chia sẻ: “Chúng ta đang quênmất rằng có một sự khác biệt rất lớngiữa thông tin và kiến thức. Nếu mộtquả bom phát nổ ở Afghanistan, mọingười sẽ biết ngay sau vài giây thôngqua Twitter, Facebook nhưng chắcchắn họ không biết quả bom đó có ýnghĩa thế nào? Vụ nổ đó có nguồn gốctừ đâu? Ai đã gây ra? Chuyện gì đang

xảy ra ở đó?... Và đó là công việc củabáo chí”. Từ sự phân tích này, nhà báoAyman Mohyeldin cho rằng, đã đếnlúc báo chí - truyền thông cần phảiquên đi cách làm báo cũ: Tập trungđưa tin mới nhất, nóng nhất. Ông lấyví dụ cách đưa tin của hàng loạt đàitruyền hình về cái chết của Steve Jobs- nhà sáng lập kiêm tổng giám đốchãng công nghệ Apple. Trong vụ này,tờ Time chủ định không “chạy đua” vớicác tờ báo khác trong việc đưa tinnhanh về Steve Jobs. Thay vào đó, tờbáo cho ra đời một ấn bản đặc biệt,khá đầy đủ về Steve Jobs chỉ sau đó vàigiờ. “Hãy nhớ rằng, dù bạn có nhanhđến đâu thì chỉ 2 ngày sau người ta đãkhông còn nói đến nó nữa. Nhiệm vụcủa chúng tôi không phải là thông báocho độc giả biết về cái chết của ông ấymà phải nói về cuộc đời ông ấy, về việcông ấy đã thay đổi thế giới của chúngta ra sao và điều gì sẽ xảy ra tiếp theokhi ông ấy không còn nữa. Nhu cầucủa độc giả là vô cùng và việc biết mộtthông tin nào đó không thể ngăn cảnhọ muốn biết thêm nữa”, Rick Stengel- Tổng Biên tập điều hành của Time -cho biết. Và đây cũng chính là tương

lai của báo chí. Những bài báo trauchuốt, sâu sắc, cẩn thận… vẫn luôn cóvị trí nhất định, nó buộc độc giả phảidừng lại để đọc từ đầu đến cuối.

Đầu năm 2015, làng báo thế giớixôn xao về lá thư mà Tổng Biên tậpNew York Times, ông Dean Baquetviết gửi nhân viên của tòa soạn, đề cậpđến những định hướng của tòa soạntrong tương lai, với tiêu đề “Chartingthe Future” (Tìm hướng cho tươnglai). Lá thư đề cập cuộc khủng hoảnglớn của tờ báo trong những năm 1970,khi bị rơi vào nợ nần bởi truyền hìnhlên ngôi, quảng cáo sụt giảm, nhiều cơquan báo chí khác phải đóng cửa...“Giữa lúc khủng hoảng, toà soạn khiđó có quyết định rất quan trọng - họnắm lấy quyền dẫn dắt tương lai đó.Bất chấp những chỉ trích, dè bỉu khi đóvề việc tờ New York Times từ bỏ lýtưởng của mình, toà soạn lập ra mụcfeature (phóng sự, ký sự, các bàichuyên sâu) mà đã cứu tờ báo, định racon đường giúp đưa tờ báo tới nhữngnăm huy hoàng nhất và khiến các bàiviết chúng ta có chiều sâu hơn cho bạnđọc mỗi ngày”, Dean Baquet viết. Vàông cũng tiết lộ rằng, những loạt bài

Thông tin chuyên đề - thế mạnh, hạn chế và mặt trái

THS. NGUYỄN TRI THỨC

Những năm gần đây, báo chí chịu sự tác động mạnh mẽ bởi toàn cầu hóa và mạng Inter-net. Đây vừa là cơ hội, nhưng cũng là thách thức không nhỏ đối với sự phát triển của báochí-truyền thông, đặc biệt là báo in. Thông tin chuyên đề từ lâu đã là một trong những thếmạnh của báo in, bởi sự phân tích chuyên sâu, tính lý giải, định hướng, dẫn dắt dư luận cao.

Thế nhưng, cũng có những hạn chế, mặt trái cần khắc phục...

NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI

Page 61: Thư tòa soạn - Tạp chí điện tử Người Làm ...nguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so-382-12-2015.pdf · Thư tòa soạn N hững ngày cuối năm

NGƯỜI LÀM BÁO 12-2015 63

chuyên đề, chuyên sâu vẫn sẽ là thếmạnh của tờ báo trong tương lai, vẫnđược tòa soạn chú trọng đầu tư.

Thực tế, qua nhiều cuộc khảo sát “bỏtúi” của tác giả bài viết với các đồngnghiệp, những nhà khoa học, sinh viênbáo chí hay độc giả, đa số đều cho rằng,thông tin chuyên đề vì đi sau, tập trungsâu vào một vấn đề, chủ đề nên có lợithế lớn trong việc phân tích, bình luận,lý giải vấn đề, sự kiện một cách thấuđáo, đa chiều, khách quan. Đặc biệt vớinhững tờ báo có uy tín, sự tin cậy củathông tin chuyên đề sẽ mang tính địnhhướng, dẫn dắt dư luận xã hội. Nhà báoHồng Thanh Quang - Tổng Biên tậpBáo Đại Đoàn kết cho biết: “Trên ấnphẩm An ninh thế giới cuối tháng màtôi từng được giao phụ trách thiết kế nộidung trong giai đoạn tới cuối năm 2014,chuyên đề là 2 trang giữa, tập hợp mộtchùm bài dành cho một chủ đề gì đóđang ăn khách... Trang chuyên đề nhưthế góp phần đưa ra những cái nhìn đachiều từ các nhân vật khác nhau, nhưngđều ít nhiều có liên quan tới chủ đề cầnnói tới. Theo tôi nghĩ, thông tin chuyênđề như thế rất có ích cho độc giả bởi cơhội phân tích, mổ xẻ vấn đề linh hoạt vàsâu sắc hơn”. Trong khi đó, ông LêQuốc Minh - Tổng Biên tập Báo điệntử Vietnamplus (Thông tấn xã ViệtNam) nhận xét: “Tổ chức thông tinchuyên đề là cách làm phổ biến vàtruyền thống của báo chí trong lịch sửphát triển. Mỗi số báo in đều cần có ítnhất một bài đinh hoặc loạt bài về vấnđề nổi bật, kể cả nhật báo. Đối với báotuần hay báo tháng thì chuyên đề lạicàng cần thiết bởi đó mới chính là điểmnhấn tạo sự khác biệt của mỗi tờ báo,nhằm thu hút độc giả của riêng mình”.

Đứng ở góc độ nhà khoa học, PGS,TS. Đỗ Thị Thu Hằng - Phó TrưởngKhoa Báo chí - Học viện Báo chí vàTuyên truyền đánh giá: “Chuyên đề là

một hình thức thông tin hiệu quả, phụcvụ tới mức độ đọc chi tiết và đọc sâucho công chúng báo in. Đó là một hìnhthức tổ chức nội dung đem lại năng lựccạnh tranh cho báo in trong bối cảnhtoàn cầu hóa, có sự biến đổi lớn về nhucầu và thị hiếu báo chí như giai đoạnhiện nay”...

Có thể khẳng định rằng, thông tinchuyên đề có những lợi thế không thểbàn cãi, nhưng nó cũng có không ít điềuđáng bận tâm...

Hạn chế và mặt trái đáng lên án

Cũng từ kết quả cuộc khảo sát “bỏtúi” kể trên, các ý kiến về những hạnchế cơ bản của thông tin chuyên đề kháchung, đó là: Không thời sự, kén đốitượng độc giả, dễ bị trùng lắp nếukhông tổ chức nội dung tốt, nhiều bàichuyên sâu, hàn lâm nên khó đọc... ÔngPhan Văn Tú - giảng viên Khoa Báochí-Truyền thông, Đại học Khoa học Xãhội-Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minhcho rằng: “Thông tin chuyên đề thiênvề lý lẽ, lý luận, trừu tượng nên kén bạnđọc... Một hạn chế khác của thông tinchuyên đề xuất phát từ chính tính chấtchuyên biệt của thông tin. Tổ chứcthông tin chuyên đề chính là đánh vào“phân khúc hẹp” của thị trường bạnđọc, khó có thể tìm các chuyên đề cóthể “làm dâu trăm họ” được”. Tương tự,nhà báo Mai Phan Lợi - Phó Tổng Thưký tòa soạn Báo Pháp luật Thành phốHồ Chí Minh - nhận xét: “Thông tinchuyên đề có những hạn chế: Chậmhơn thông tin thời sự; do có lượng thôngtin lớn nên kén bạn đọc, chỉ nhữngngười thật sự quan tâm đến nhữngchuyên đề mới đọc đến...”.

Trong khi đó, TS. Phạm Việt Dũng- Trưởng ban Kinh tế, Tạp chí Cộngsản - cho rằng: “Thông tin chuyên đềcó thể bị lạm dụng cho mục đích riêng

như quảng cáo, gây sức ép với doanhnghiệp… Nếu chủ đề được lựa chọnkhông tốt, việc chuẩn bị thông tinkhông đầy đủ, sâu sắc,… làm bạn đọckhông hài lòng, có thể dẫn đến tácdụng ngược từ người đọc đối với tờ báovà đội ngũ làm báo đó”. Hạn chế nàythực tế đã diễn ra từ lâu, và không phảilà cá biệt. Trong cuốn “Dọc đường tácnghiệp”, có in loạt bài 3 kỳ của các nhàbáo Ngọc Hà - Hoàng Mạnh Hà, đăngtrên báo Pháp luật Thành phố Hồ ChíMinh (ra các ngày 3, 5 và 7/5/2006) vớitựa đề “Tôi đi làm phóng viên chuyênđề”. Bài báo viết: “Chuyên đề thựcchất là cách làm của một vài người lợidụng danh nghĩa tờ báo, tạp chí chỉ đểtìm hợp đồng quảng cáo. Để thực hiện1 “chuyên đề”, nhân viên quảng cáocủa những tờ báo, tạp chí trên thườnglấy danh nghĩa phóng viên rồi xin côngvăn giới thiệu của tỉnh. Sau đó, họdùng giấy giới thiệu này như một lábùa để đi đến các doanh nghiệp épquảng cáo”.

Đầu năm 2015, làng báo Việt Namlại xôn xao về bài báo “Hai nữ nhà báoép hàng loạt xã phải chi tiền tuyêntruyền” đăng tải trên Báo Tiền phong.Bài báo viết: “Có trong tay hai công văndo Văn phòng Tỉnh ủy và các Huyện ủyyêu cầu hợp tác tuyên truyền, hai nữ“nhà báo” tự xưng là phóng viên và biêntập viên của Tạp chí Đối Ngoại đã đikhắp nơi ở Quảng Bình “ép” hàng loạtsở, ban, ngành, huyện, xã ký hợp đồngtuyên truyền, nếu không đủ tiền ký hợpđồng thì phải chi tiền hỗ trợ từ 500.000đồng đến 2 triệu đồng...”...

Có thể thấy, hạn chế của hình thứctuyên truyền này đã bị lợi dụng, biếnthành mặt trái đáng lên án và cần thiếtloại khỏi đời sống báo chí, tránh gây taitiếng, phương hại đến những nhà báochân chính cũng như nền báo chí cáchmạng nước nhà n

Page 62: Thư tòa soạn - Tạp chí điện tử Người Làm ...nguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so-382-12-2015.pdf · Thư tòa soạn N hững ngày cuối năm

NGƯỜI LÀM BÁO 12-201564

Về sớm zậy?Có lẽ không có nơi nào như ở xứ ta, nghèo vậy nhưng lúc nào, ở đâu cũng nhậu tới bến,

nhậu không say không về. Trưa, chiều, tối dọc ngang các quán xá, ăn nhậu cứ gọi là nườmnượp. Bàn nào bàn nấy, bia rượu rót xả láng. Nhậu tăng một chưa đã, chuyển tăng hai, rồi

qua tăng ba, tăng bốn, từ A tới Z…

Phó tổng biên tập M nổi tiếngbia rượu. Cũng may là ôngviết lách được, miệng nói tay

làm, chứ chỉ nhậu giỏi không thì vứt.Ông có bà vợ tuổi Cọp, nóng như hổcái. Gần như lần nào cũng vậy, cứnhậu sừng sừng, sau nửa đêm mớimò về là bà khóa trái cửa, bắt ôngngủ ngoài cổng. Tức máu, được mấy“bợm” kích cho, ông bỏ đi luôn, dọnra ngoài ở. Được 3 ngày, “hổ” đànhđến rước về, đêm nằm giảng giải choông mấy “hồi” về sự nguy hại củanhậu nhẹt. Ông nghe ra, bỏ hẳn cáccuộc nhậu mút chỉ cần câu. Khen cho“hổ” thế mà giỏi trị đức lang quân.

Phó giám đốc đài T thuộc cánh“bợm” viết, quay phim hay, đạodiễn truyền hình khá, cũng là“bợm” nhậu cừ khôi. Ông này thuộchạng sợ vợ, nên bữa nhậu nào cũngkết thúc trước 9 giờ đêm. Trước khivô nhậu, bao giờ ông cũng điệnthoại về nhà xin visa: “Hôm nay batrực mẹ nó nhé!”. Ai cũng khen, taynày thế mà khôn, biết viết mà cũngbiết lách. Có bữa, sa đà, vui bạn,ông zô đến 1 giờ sáng mới lê xác về.Bấm chuông, gõ cửa, bà vợ cao thủnày mở cổng, nói gọn lỏn một câu:

- Ui, anh yêu ơi, sao anh đi trựcvề sớm zậy! Thời khắc đầu tiên củamột ngày mới nè. Anh yêu, bênphòng biên tập điện thoại anh từnãy đến giờ nhắn qua họp giao banđầu giờ, anh qua đó họp nhé.

Nói chưa dứt câu, bà kéo cửakhóa lại lên giường khò tiếp. Phógiám đốc đài T biết bả chơi xỏmình, đành lặng lẽ qua phòng làmviệc ở cơ quan chiêu đãi mấy chúmuỗi vằn một bữa no nê. Sau lầnđó, thành viên hội nể vợ tởn đến giàvụ nhậu quá giao thừa

Không biết từ bao giờ, xuất phát từcơ quan báo chí nào, trong khối báoĐảng địa phương có phong trào “chơi với nhau, nối vòng tay lớn” hếtmình. Để giao lưu tưng bừng trướchết phải biết uống rượu. Nhậu tới bếntới bờ, nhậu chưa say chưa về. Mộtdạo, tổng biên tập một báo ở miềnTrung có thương hiệu “rèn cán, chỉnhquân” vào chiều thứ Sáu hàng tuần.Nhờ vậy, mà đội quân nhậu báo này,từ tướng đến quân cứ gọi là vô địch.Một phóng viên quê gốc Quảng Bình,khi mới đầu quân cho báo Z chỉ mộtly đế làng Vân là khuân lên giường,sau 2 năm “rèn cán, chỉnh quân” đãtrở thành kỳ phùng địch thù, mấy taychơi các báo bạn đến giao lưu cứ gọianh này là bậc đại sư phụ.

Có lẽ không có nơi nào như ở xứta, nghèo vậy nhưng lúc nào, ở đâucũng nhậu tới bến, nhậu không saykhông về. Trưa, chiều, tối dọc ngangcác quán xá, ăn nhậu cứ gọi là nườmnượp. Bàn nào, bàn nấy, bia rượu rótxả lảng. Nhậu tăng một chưa đã,chuyển tăng hai, rồi qua tăng ba, tăngbốn, từ A tới Z. Các cơ quan, ban

ngành, đoàn thể; các giới công, nông,thanh, phụ, trí thức, doanh nhân, nhàbáo, nhà văn, nghệ sĩ…ăn nhậu tuốttuồn tuột không trừ ai. Tất nhiênkhông phải mọi người đều thế, trongcộng đồng vẫn còn nhiều ngườikhông nhậu, không biết nhậu, nhậunhưng có giới hạn. Tuy nhiên, xu thếăn nhậu cộng đồng không vì thế màsuy giảm, rượu vào lời ra, cà khịanhau, rút dao đâm chém nhau, gâyán mạng đâu còn chuyện hiếm. Baông ở xã Long Sơn, Vũng Tàu thìuống rượu gần cả ngày, cả ba vị đượckhuân vào bệnh viện Bà Rịa lần lượtđi chầu bà tổ. Nhậu zậy mới là nhậu!

Nhậu nhẹt bê tha, thâm lạm côngquỹ và thời gian làm việc nơi côngsở. Nhiều địa phương chỉ thị côngchức, viên chức không uống biarượu, không tiếp khách bằng biarượu buổi trưa.

Bia rượu quá đà, nhậu nhẹt mútchỉ là một tệ nạn, một biểu hiệnkém văn minh, không văn hóa trongsinh hoạt cộng đồng.

Báo chí truyền thông rất cần lêntiếng phê phán tệ nhậu nhẹt. Nhàbáo càng phải là gương mẫu khôngnhậu nhẹt

Phó tổng biên tập M, phó giámđốc đài T, các cuộc nhậu kiểu “rèncán, chỉnh quân”, rất cần sự “thayđổi tư duy” để có những cuộc chỉnhsửa thật lực…dẹp nhậu! n

ONG VÒ VẼ

ĐỜI VÀ NGHỀ

Page 63: Thư tòa soạn - Tạp chí điện tử Người Làm ...nguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so-382-12-2015.pdf · Thư tòa soạn N hững ngày cuối năm

NGƯỜI LÀM BÁO 12-2015 65

Di động hóa - một xu hướng của báo chí hiện đại

HÀ GIANG

Trong thời thoái trào của báo in, giai đoạn bão hòa của báo điện tử, phiên bản báo điệntử trên điện thoại đang trở thành mục tiêu để các tập đoàn truyền thông toàn cầu đầu tư.

Chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh, bất kỳ ai cũng có thể tự sản xuất tin tức vàtruyền tin trên mạng xã hội như những nhà báo thực thụ. Đơn cử, như vụ tấn công khủng

bố liên hoàn tại Paris (Pháp) hôm 13/11 khiến hơn 130 người thiệt mạng, các trang tintruyền thống như CNN, BBC, AP đã thực hiện các phiên cập nhật trực tuyến thông tin củacác nhân chứng tại hiện trường được đưa từng giây, từng phút từ các tài khoản twitter hay

facebook. Nhờ những thông tin trên mạng xã hội, những câu chuyện cảm động về nạnnhân, về những anh hùng thầm lặng đã cứu sống sinh mạng của hàng ngàn người được

phát hiện và ngợi ca.

Báo chí đa nền tảng lên ngôiCuộc cách mạng của công nghệ

kỹ thuật số khiến doanh thu báo intoàn cầu liên tục sụt giảm, trong khibáo điện tử đang chịu sự cạnh tranhgay gắt từ mạng xã hội như Face-book, Twitter, Google+, Youtube…Và sự thay đổi trong cách thức tiếpcận, thu nhận thông tin của độc giả,khán giả hay nói cách khác là những“khách hàng” lớn nhất đã buộc cáccơ quan truyền thông phải đổi thayđể tồn tại.

Sự suy thoái của báo in tronghơn một thập kỷ qua là điều khôngphải bàn cãi nhưng những biến đổicủa công nghệ đã khiến báo chí đaphương tiện nhanh chóng thất thếtrước báo chí đa nền tảng. Là loạihình báo chí mà độc giả có thể tiếpcận mọi lúc mọi nơi trên tất cả cácnền tảng khác nhau với những thiếtbị khác nhau từ máy tính, thiết bị

cầm tay, rất dễ để lý giải sự “lênngôi” của báo chí đa nền tảngtrong thời đại ai cũng sở hữusmartphone.

Không khó để nhận ra, dù ngồitrên xe buýt, tàu điện ngầm, đi bộ,ăn trưa hay cả khi đã lên giườngngủ, hàng triệu người vẫn mang

theo điện thoại thông minh bênmình. Và với đặc thù nhỏ gọn, tíchhợp nhiều trình duyệt khác nhau vàđược người dùng mọi lúc, mọi nơi,báo điện tử trên smartphone đã trởthành loại hình báo chí phát triểnvới tốc độ chóng mặt. Vì thế, trêncác “app store”, ứng dụng đọc báocủa BBC, CNN, AP, The Guardianlà những sản phẩm “đắt hàng” nhất.

Không chỉ tự sản xuất, tự tiếpthị, cái bắt tay của một loạt tờ báolớn như The Washington Post, CBSvà Vogue với mạng xã hội Face-book Notify - một ứng dụng tậphợp tin tức đã phản ánh phần nàosự thức thời của các “gã khổng lồ”truyền thông về trào lưu cung cấpthông tin này. Với Notify, ngườidùng Facebook đăng ký theo dõicác trang mà họ quan tâm, sau đónhận được thông báo khi các trangtin này xuất bản tin bài mới. Cách

BÁO CHÍ THẾ GIỚI

Đọc báo trên điện thoại thông minh đang trở thànhthói quen của phần lớn độc giả

Page 64: Thư tòa soạn - Tạp chí điện tử Người Làm ...nguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so-382-12-2015.pdf · Thư tòa soạn N hững ngày cuối năm

BÁO CHÍ THẾ GIỚI

NGƯỜI LÀM BÁO 12-201566

làm này giúp cả bên cung cấp vàbên tiếp nhận tăng cơ hội gửi vànắm nguồn tin.

Trước Notify, Facebook đã tungra hàng loạt công cụ, tính năngnhằm tăng sức ảnh hưởng của mìnhtrong lĩnh vực báo chí, tin tức. Điểnhình như tính năng Instant Articlecho phép các nhà xuất bản nhúngcác bài viết vào bên trong ứng dụngFacebook chính từ đó tăng tốc độtải trang. Hay công cụ Signal chophép phóng viên sử dụng để theodõi những thông tin đang “gâybão” trên Facebook, Instagram...Với cách làm này, người dùngFacebook không phải mở riêngtrình duyệt web mới có thể đọc tintức nữa, có nghĩa là lượng độc giảcủa báo mạng điện tử truyền thốngsẽ bị thu hẹp.

Báo chí vì công chúngThực ra, ngay từ trước thời báo

chí trên smartphone làm mưa làmgió, ở châu Phi xa xôi, tin tức đã tìmđược cách riêng của mình để đếntay độc giả. Thành công từ mô hìnhbáo chí tại châu Phi - nơi báo in từlâu đã không thể tiếp cận người dânvì điều kiện địa lý, truyền thông đaphương tiện chẳng có “đất sống” do88% dân số không có điện thoạithông minh cho thấy, nếu vì côngdân, tìm ra được thông tin thiết yếuvới độc giả, báo chí vẫn có thể tồntại. Nhờ cung cấp các thông tin thiếtthực giúp ngăn chặn dịch bệnh vàtăng sản lượng sữa cho đàn bò,iCow - bản tin qua MMS đã trởthành món ăn tinh thần không thểthiếu của nông dân Kenya.

Tất nhiên, sự nở rộ của các ứngdụng báo chí trên các trang mạngxã hội với tính phổ dụng, độ tươngtác và tính đa dạng thông tin màbáo chí chính thống không theo kịpđã giúp những “nhà báo công dân”

có dịp tác nghiệp ở mọi nơi, mọilúc. Chỉ cần một chiếc điện thoạithông minh, bất kỳ ai cũng có thể tựsản xuất tin tức và truyền tin trênmạng xã hội.

Trước sự bùng phát của báo chíđa nền tảng và di động hóa là xu thếtất yếu của báo chí hiện đại, đã đếnlúc các cơ quan báo chí Việt Namthay đổi cách tiếp cận. Thay vì“găm” thông tin “nóng”, độc quyềnđể làm “đinh” cho báo giấy và tinnổi bật trên báo điện tử, cần phảiđưa lên báo điện tử trên phiên bảnmobile trước rồi mới đến báo điệntử truyền thống và cuối cùng mới làbáo in. Để thành công với một loạihình báo chí mới mẻ và đòi hỏi nềntảng kỹ thuật cao, rất cần nhữngbiên tập viên, nhất là cho phiên bảnbáo điện tử trên fanpage những kỹnăng về công nghệ, khả năngchuyên môn tìm kiếm và phát hiệnđề tài, rút tít, tìm hình ảnh… n

Các hãng truyền thông lớn đã mạnh tay đầu tư cho phiên bản báo điện tử trên điện thoại di động