Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội...

24
Nhà thờ Thánh Jeanne d’Arc ( Ngã Sáu ) - 1 - TỔNG GIÁO PHẬN THÀNH PHỐ HỐ CHÍ MINH BẢN TIN GIÁO XỨ JEANNE D’ARC (NGÃ SÁU) : 116A Hùng Vương, Phường 9, Quận 5. : 38557616. Giờ Thánh Lễ : - Chúa Nhật : 5g00; 7g00; 9g00; 16g00 Chầu Thánh Thể : 15g15 - Ngày thường : 5g00; 17g00 * Thứ Bảy đầu tháng : Chầu Thánh Th: 11g00 Giờ Giải Tội : Sau Thánh lễ, ai muốn xƣng tội, xin trình Linh mục đƣợc rõ. Số 85 (Năm thứ 8) Tháng 05, 2016 Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội lần thứ 50 Truyền thông & Lòng Thương xót: Một cuộc gặp gỡ đem lại hoa trái Anh chị em thân mến, Năm Thánh Lòng Thương Xót mời gọi tất cả chúng ta suy gẫm về mối tương quan giữa truyền thông và lòng thương xót. Giáo hội, trong sự hiệp thông với Chúa Kitô là hiện thân sống động Lòng Thương Xót của Chúa Cha, được kêu gọi thực thi lòng thương xót

Transcript of Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội...

Page 1: Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội ...tonggiaophansaigon.com/sites/default/files/Documents/201604/TIN … · tim con người và nâng đỡ họ trên con

Nhà thờ Thánh Jeanne d’Arc ( Ngã Sáu ) - 1 -

TỔNG GIÁO PHẬN THÀNH PHỐ HỐ CHÍ MINH

BẢN TIN GIÁO XỨ JEANNE D’ARC (NGÃ SÁU)

: 116A Hùng Vương, Phường 9, Quận 5.

: 38557616.

Giờ Thánh Lễ: - Chúa Nhật : 5g00; 7g00; 9g00; 16g00

Chầu Thánh Thể : 15g15

- Ngày thường : 5g00; 17g00

* Thứ Bảy đầu tháng :

Chầu Thánh Thể : 11g00

Giờ Giải Tội: Sau Thánh lễ, ai muốn

xƣng tội, xin trình Linh mục đƣợc rõ.

Số 85 (Năm thứ 8) Tháng 05, 2016

Sứ điệp Ngày Thế giới

Truyền thông Xã hội lần thứ 50

Truyền thông & Lòng Thương xót:

Một cuộc gặp gỡ đem lại hoa trái Anh chị em thân mến,

Năm Thánh Lòng Thương Xót mời gọi tất cả chúng ta suy gẫm về

mối tương quan giữa truyền thông và lòng thương xót. Giáo hội,

trong sự hiệp thông với Chúa Kitô là hiện thân sống động Lòng

Thương Xót của Chúa Cha, được kêu gọi thực thi lòng thương xót

Page 2: Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội ...tonggiaophansaigon.com/sites/default/files/Documents/201604/TIN … · tim con người và nâng đỡ họ trên con

Nhà thờ Thánh Jeanne d’Arc ( Ngã Sáu ) - 2 -

như là nét đặc trưng của tất cả những gì mình là và mình làm. Điều

chúng ta nói và cách chúng ta nói, từng lời nói và cử chỉ của chúng

ta, phải diễn tả lòng thương xót, nhân từ và tha thứ của Thiên Chúa

đối với mọi người. Tự bản chất, tình yêu là truyền thông; tình yêu

dẫn đến mở ra và chia sẻ. Nếu con tim và hành động của chúng ta

được lòng bác ái và tình yêu Thiên Chúa thúc đẩy, thì việc truyền

thông của chúng ta sẽ có được sức mạnh của Thiên Chúa.

Là con cái của Thiên Chúa, chúng ta được kêu gọi truyền thông với

mọi người, không trừ ai. Một cách đặc biệt, ngôn ngữ và hoạt động

của Giáo hội đều nhằm thông truyền lòng thương xót, chạm đến trái

tim con người và nâng đỡ họ trên con đường tiến về cuộc sống sung

mãn mà Chúa Giêsu Kitô được Chúa Cha sai đến để mang sự sống

ấy cho tất cả mọi người. Điều này có nghĩa là chính chúng ta phải

sẵn sàng đón nhận hơi ấm của Mẹ Hội Thánh và chia sẻ cho mọi

người, để họ nhận biết và yêu mến Chúa Giêsu. Hơi ấm ấy làm cho

những lời đức tin được vững vàng và thắp lên “ánh lửa” trong lời

rao giảng và chứng tá làm cho chúng trở nên sống động.

Truyền thông có sức mạnh bắc những nhịp cầu, thúc đẩy gặp gỡ và

hoà nhập, làm cho xã hội được phong phú. Đẹp biết bao khi thấy

mọi người thận trọng lựa lời và cử chỉ, để vượt qua những hiểu lầm,

để chữa lành những ký ức đau thương và xây dựng hoà bình và hoà

hợp. Lời nói có thể bắc những nhịp cầu nối giữa các cá nhân, các

gia đình, các nhóm xã hội và các dân tộc với nhau. Điều này là có

thể được, cả trong thế giới vật chất và thế giới kỹ thuật số.

Thế nên lời nói và hành động của chúng ta phải làm sao để giúp tất

cả chúng ta thoát khỏi cái vòng lẩn quẩn của sự lên án và trả thù cứ

luôn gài bẫy các cá nhân và các quốc gia khi kích động những lời lẽ

hận thù. Trái lại, lời nói của người Kitô hữu phải làm cho tình hiệp

thông được lớn lên và, cả khi phải mạnh mẽ lên án điều ác, lời ấy

cũng không hề tìm cách phá vỡ các mối tương quan và sự truyền

thông.

Vì thế, tôi muốn mời gọi mọi người thiện chí khám phá lại sức mạnh

của lòng thương xót có sức chữa lành các mối tương quan đã đổ vỡ

và khôi phục hoà bình và hoà hợp giữa các gia đình và các cộng

đồng. Mọi người chúng ta đều biết rằng có biết bao cách để các vết

thương xưa cũ và những mối bất hoà dai dẳng có thể gài bẫy các cá

Page 3: Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội ...tonggiaophansaigon.com/sites/default/files/Documents/201604/TIN … · tim con người và nâng đỡ họ trên con

Nhà thờ Thánh Jeanne d’Arc ( Ngã Sáu ) - 3 -

nhân, không cho họ truyền thông và hoà giải với nhau. Điều này

cũng đúng đối với các mối quan hệ giữa các dân tộc. Trong mọi

trường hợp, lòng thương xót có thể tạo ra một phương cách nói

chuyện và đối thoại mới, như Shakespeare đã diễn tả rất tài tình:

“Lòng thương xót không phải là điều gượng gạo. Lòng thương xót

như hơi mát của mưa rơi xuống mặt đất. Lòng thương xót là một

phúc lành kép: nó chúc lành cho cả người ban lẫn người nhận”

(Người lái buôn thành Venise, Hồi IV, Cảnh I).

Mong sao ngôn ngữ chính trị và ngoại giao của chúng ta sẽ lấy cảm

hứng từ lòng thương xót, vốn chẳng bao giờ mất đi niềm hy vọng.

Đặc biệt tôi kêu gọi những ai có trách nhiệm trong các tổ chức và

trong lĩnh vực chính trị, những ai có trách nhiệm hướng dẫn công

luận, hãy luôn để ý đến cách nói của mình về những người có suy

nghĩ hay hành động khác với mình và về những người có thể đã mắc

sai lầm. Thật dễ dàng chiều theo cám dỗ khai thác những tình huống

như vậy để thổi bùng ngọn lửa của sự hồ nghi, sợ hãi và hận thù.

Thay vì làm như thế, hãy can đảm hướng mọi người vào tiến trình

hoà giải; và chính sự táo bạo tích cực và sáng tạo ấy sẽ đem lại các

giải pháp thực sự cho các cuộc xung đột cũ và cơ hội xây dựng hoà

bình lâu dài. “Phúc thay ai xây dựng hoà bình, vì họ sẽ được gọi là

con Thiên Chúa” (Mt 5, 7-9).

Tôi mong muốn biết bao rằng cung cách truyền thông của chúng ta,

cũng như công việc phục vụ của các mục tử trong Giáo hội, không

bao giờ tỏ ra tự cao tự đại, đắc thắng trước đối phương, hoặc khinh

rẻ những người bị thế giới coi như vất đi và dễ dàng bị loại bỏ!

Lòng thương xót có thể giúp giảm bớt đi những nghịch cảnh của

cuộc sống và đem lại ấm áp cho những ai chỉ còn biết sự lạnh lùng

của bản án. Ước gì cung cách truyền thông của chúng ta giúp vượt

qua não trạng phân cách rạch ròi người tội lỗi với những người

công chính. Chúng ta có thể và phải phán xét những hoàn cảnh của

tội phạm –như bạo lực, tham nhũng và bóc lột– nhưng chúng ta

không được phán xét những con người, vì chỉ có Thiên Chúa mới có

thể nhìn thấu tâm hồn của họ. Bổn phận của chúng ta là bảo ban

những ai lầm lạc, tố cáo tội ác và bất công của một số lối ứng xử, để

giải thoát các nạn nhân và nâng dậy những ai té ngã. Tin mừng

Gioan nói với chúng ta rằng “sự thật sẽ giải thoát anh em” (Ga 8,

Page 4: Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội ...tonggiaophansaigon.com/sites/default/files/Documents/201604/TIN … · tim con người và nâng đỡ họ trên con

Nhà thờ Thánh Jeanne d’Arc ( Ngã Sáu ) - 4 -

32). Sự thật tối thượng là Chúa Kitô, lòng thương xót dịu dàng của

Người là thước đo cách thức chúng ta loan báo sự thật và lên án bất

công. Nghĩa vụ chính của chúng ta là bảo vệ sự thật với lòng bác ái

(Ep 4, 5). Chỉ những lời nói ra bằng tình yêu cùng với sự hiền lành

và lòng thương xót mới có thể chạm vào trái tim tội lỗi của chúng ta.

Những lời nói và cử chỉ khắc nghiệt hay răn dạy đạo đức có nguy cơ

đẩy ra xa hơn những người mà chúng ta muốn dẫn đưa họ đến chỗ

hoán cải và tự do, làm tăng thêm ý muốn từ khước và phòng vệ của

họ.

Có người cho rằng một quan điểm xã hội bắt nguồn nơi lòng thương

xót sẽ chỉ mang tính lý tưởng vô vọng hoặc khoan dung thái quá.

Nhưng chúng ta hãy thử nhớ lại kinh nghiệm đầu tiên của chúng ta

về những mối tương quan trong gia đình mà xem. Cha mẹ chúng ta

yêu thương và quý trọng chúng ta vì chính chúng ta, chứ không phải

vì khả năng hay thành công của chúng ta. Lẽ tự nhiên các bậc cha

mẹ đều muốn điều tốt nhất cho con cái mình, nhưng tình yêu của họ

không bao giờ phụ thuộc vào việc phải đạt được những mục tiêu nào

đó. Mái ấm gia đình là nơi chúng ta luôn được đón nhận (Lc 15, 11-

32). Tôi muốn khích lệ tất cả anh chị em hãy nhìn xã hội không phải

như một nơi mà những kẻ xa lạ ganh đua nhau để tìm cách thống trị,

nhưng trước hết như một mái ấm hay một gia đình, nơi cánh cửa

luôn mở rộng và ai cũng thấy mình được đón nhận.

Để được như thế, điều thiết yếu là phải lắng nghe. Truyền thông

nghĩa là chia sẻ, và chia sẻ đòi hỏi lắng nghe và đón nhận. Lắng

nghe không chỉ đơn giản là nghe. Nghe là tiếp nhận thông tin, còn

lắng nghe là truyền thông, và đòi hỏi sự gần gũi. Lắng nghe giúp

chúng ta có thái độ đúng đắn, ra khỏi tình trạng thụ động của người

nghe nhìn hay người tiêu thụ. Lắng nghe cũng có nghĩa là biết chia

sẻ những thắc mắc và nghi ngờ, cùng đi cận kề bên nhau, để rũ bỏ

mọi đòi hỏi quyền lực và dùng khả năng và ân ban của mình mà

phục vụ công ích.

Lắng nghe chẳng bao giờ là dễ dàng. Lắm khi giả điếc lại dễ hơn.

Lắng nghe nghĩa là chú tâm, muốn hiểu biết, để lượng giá, để tôn

trọng và suy nghĩ về những gì người khác nói. Lắng nghe cũng

giống như một thứ tử đạo hay hy sinh, khi chúng ta cố gắng bắt

chước Môsê đứng trước bụi cây đang cháy: phải bỏ dép ra khi đứng

Page 5: Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội ...tonggiaophansaigon.com/sites/default/files/Documents/201604/TIN … · tim con người và nâng đỡ họ trên con

Nhà thờ Thánh Jeanne d’Arc ( Ngã Sáu ) - 5 -

trên “đất thánh” của cuộc gặp gỡ với một người đang nói với tôi

(Xh 3, 5). Biết cách lắng nghe là một ân huệ lớn lao, đó là ơn chúng

ta cần cầu xin và rồi phải nỗ lực hết sức để thực thi.

Email, tin nhắn, mạng xã hội và trò chuyện cũng có thể là những

hình thức truyền thông đầy tính nhân văn. Không phải là công nghệ

xác định truyền thông có xác thực hay không, mà là trái tim con

người và khả năng của con người biết sử dụng một cách khôn ngoan

các phương tiện sẵn có. Các mạng xã hội có thể giúp cho những mối

tương quan được dễ dàng và thúc đẩy thiện ích của xã hội, nhưng

chúng cũng có thể làm gia tăng sự phân cực và chia rẽ giữa các cá

nhân và các nhóm. Thế giới kỹ thuật số là một quảng trường, là nơi

gặp gỡ mà ở đó người ta có thể yêu thương hay gây đau thương,

tham gia một cuộc thảo luận bổ ích hay ném đá nhau tàn nhẫn. Tôi

cầu xin cho Năm Thánh này, khi được sống với lòng thương xót,

“giúp chúng ta cởi mở hơn trong việc đối thoại, để có thể hiểu biết

và cảm thông nhau nhiều hơn; mong sao Năm Thánh sẽ giải toả mọi

thái độ khép kín và thiếu tôn trọng, cũng như loại bỏ mọi hình thức

bạo lực và kỳ thị” (Misericordiae Vultus, 23). Internet có thể giúp

chúng ta trở nên những công dân tốt hơn. Việc tham gia các mạng

kỹ thuật số đòi hỏi chúng ta phải có trách nhiệm đối với người thân

cận của mình – dù chúng ta không nhìn thấy họ nhưng họ vẫn có

thật và có một phẩm giá phải được tôn trọng. Internet có thể được

sử dụng một cách khôn ngoan để xây dựng một xã hội lành mạnh và

mở ra để sẻ chia.

Truyền thông, dù ở đâu và bằng cách nào, cũng mở ra những chân

trời rộng lớn hơn cho nhiều người. Đây là quà tặng của Thiên Chúa

kèm theo một trách nhiệm lớn lao. Tôi muốn dùng từ “sự gần gũi”

để nói về sức mạnh truyền thông này. Cuộc gặp gỡ giữa truyền

thông và lòng thương xót sẽ mang lại hoa trái vì nó tạo nên được sự

gần gũi để chăm sóc, an ủi, chữa lành, đồng hành và chung vui với

nhau. Trong một thế giới vụn vỡ, phân mảnh và phân cực, truyền

thông với lòng thương xót nghĩa là giúp kiến tạo sự gần gũi lành

mạnh, tự do và huynh đệ giữa các con cái Thiên Chúa và mọi người

anh chị em của chúng ta trong một gia đình nhân loại duy nhất.

Vatican, ngày 24 tháng Giêng 2016

Giáo Hoàng PHANXICÔ

Page 6: Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội ...tonggiaophansaigon.com/sites/default/files/Documents/201604/TIN … · tim con người và nâng đỡ họ trên con

Nhà thờ Thánh Jeanne d’Arc ( Ngã Sáu ) - 6 -

TIN TỨC

GIÁO XỨ :

- Tối thứ sáu ngày 01/4, Cha xứ dâng giờ Chầu Thánh Thể theo ý

của Đức Giáo Hoàng với chủ đề Lòng Chúa Thƣơng Xót.

- Ngày 29/4, Lễ kỷ niệm 46 năm thụ phong Linh mục của cha sở

Antôn Hơn, giáo dân tham dự Thánh lễ và hiệp thông cầu nguyện

cho cha.

TỔNG GIÁO PHẬN :

- Tối thứ sáu ngày 01/4, toàn thể các Nhà thờ trong TGP cử hành giờ

Chầu Thánh Thể với chủ đề Lòng Chúa Thƣơng Xót theo ý Đức

Giáo Hoàng.

- Đại lễ Lòng Chúa Thƣơng Xót (LCTX), đƣợc cử hành lúc 17g30

ngày 03/4/2016, tại Trung tâm Mục vụ TGP, số 06 bis Tôn Đức

Thắng, Phƣờng Bến Nghé, Quận 1, TPHCM. Đại lễ LCTX TGP

diễn ra từ 14g30 đến 19g00, do Ban Chấp hành (BCH) cộng đoàn

LCTX TGP tổ chức. Đến tham dự có khoảng 7.000 ngƣời gồm mọi

thành phần Dân Chúa của TGP.TPHCM và của các giáo phận lân

cận nhƣ: Xuân Lộc, Vĩnh Long, Phan Thiết, Bà Rịa, Phú Cƣờng, Mỹ

Tho, Đà Lạt, Cần Thơ, Long Xuyên… Đây là đại lễ LCTX đƣợc tổ

chức lần thứ IX tại TTMV TGP.TPHCM, cũng là cao điểm của Năm

Thánh ngoại thƣờng LTX.

- Hằng năm cứ vào dịp lễ Truyền Tin, năm nay Lễ đƣợc dời vào

ngày 04/4, còn gọi là lễ Acies, hội viên Legio Mariae ở khắp nơi sẽ

lập lại lời hứa Dâng mình cho Đức Mẹ. Từng ngƣời đứng trƣớc

tƣợng Đức Mẹ, tay cầm cán Vaxilium (cờ hiệu), cúi mình và đọc

chậm rãi: “Lạy Nữ Vƣơng là Mẹ con, toàn thân con thuộc về Mẹ và

mọi sự của con là của Mẹ”.

- “Phàm ai suy niệm Lời Chúa để viết thánh ca, để hát thánh ca,

chính là anh em, chị em của nhau vậy” - Đấy là ý tƣởng mà linh

mục nhạc sĩ Kim Long đã chia sẻ trong Thánh lễ giỗ 20 năm nhạc sĩ

Viết Chung (Giuse Đỗ Đức Trung) tại nhà nguyện cổ của Trung tâm

Page 7: Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội ...tonggiaophansaigon.com/sites/default/files/Documents/201604/TIN … · tim con người và nâng đỡ họ trên con

Nhà thờ Thánh Jeanne d’Arc ( Ngã Sáu ) - 7 -

Mục vụ TGP.TPHCM, bắt đầu lúc 18g00 ngày 11/04/2016. Thánh lễ

do Đức cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản - chủ tịch Ủy ban Thánh

nhạc - chủ sự. Đồng tế với ngài có Đức cha Giuse Vũ Duy Thống,

Giám mục Giáo phận Phan Thiết, linh mục nhạc sƣ Kim Long, linh

mục nhạc sĩ Nguyễn Duy và một số linh mục. Hiệp dâng Thánh lễ

có hơn 300 thân hữu và 100 ca viên ca đoàn Vƣợt Qua.

- Sứ điệp ngày Quốc tế Ơn gọi 2016 đã đặc biệt đƣợc nhấn mạnh

trong buổi canh thức và cầu nguyện - nhân ngày Quốc tế Ơn gọi lần

thứ 53 - đƣợc tổ chức vào lúc 19g00 ngày 13.04.2016 tại Đại Chủng

viện Thánh Giuse Sài Gòn.

GIÁO HỘI :

VIỆT NAM :

- Ủy Ban Truyền Thông Xã Hội thuộc HĐGMVN tổ chức Hội Ngộ

Truyền Thông 2016, từ ngày 30/3 đến ngày 1/4, tại Trung Tâm Hành

Hƣơng Đức Mẹ Bãi Dâu Vũng Tàu. Tham dự Hội Ngộ thƣờng niên

có 40 thành viên, gồm Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tƣớc - Chủ Tịch

Ủy Ban Mục Vụ Truyền Thông, Lm Giuse Vũ Hữu Hiền -Tổng Thƣ

Ký UBTTXH, các linh mục đặc trách truyền thông của 24 Giáo phận

(vắng: GP Nha Trang, Đà Nẵng), đại biểu của một số Dòng Tu và

khách mời. Đến phát biểu và chia sẻ trong Hội Ngộ năm nay có Đức

TGM Phaolô Bùi Văn Đọc, Chủ tịch HĐGMVN, Lm GB Trần

Thanh Thế - Radio Veritas, đại diện Nhà xuất bản sách Hoàng mai.

- Đại Lễ Lòng Chúa Thƣơng Xót, cao điểm của Năm Thánh ngoại

thƣờng LTX, đã đƣợc cử hành trên khắp Giáo Hội Việt Nam, với ơn

Toàn xá theo ý Đức Giáo Hoàng.

- Bắt đầu từ ngày 4 tháng 4 năm 2016, Quý Đức Tổng, Đức Hồng Y,

Quý Đức cha về dự hội nghị kỳ I Hội Đồng Giám Mục Việt Nam

năm 2016, diễn ra tại Giáo Phận Thái Bình. Hội nghị kết thúc vào

ngày 8 tháng 4.

- Hội nghị thƣờng niên kỳ I của Hội đồng Giám mục năm nay diễn

ra tại Toà Giám mục Giáo phận Thái Bình, số 6 Trần Hƣng Đạo,

Thành phố Thái Bình, từ ngày 04 đến 08 tháng Tƣ, trong tuần thứ

hai sau Phục sinh. Các Đức giám mục 26 giáo phận của Việt Nam,

ngoại trừ Đức cha Giuse Trần Xuân Tiếu giáo phận Long Xuyên vì

Page 8: Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội ...tonggiaophansaigon.com/sites/default/files/Documents/201604/TIN … · tim con người và nâng đỡ họ trên con

Nhà thờ Thánh Jeanne d’Arc ( Ngã Sáu ) - 8 -

lý do sức khỏe không thể tham dự, đã quy tụ về đông đủ từ chiều thứ

Hai 04 tháng Tƣ. Sau bế mạc Hội nghị, các Đức cha tham dự Thánh

lễ kỷ niệm 80 năm thành lập Giáo phận Thái Bình và Cắt băng

khánh thành Nhà chung Giáo phận.

- Thánh lễ nhậm chức giám mục chính tòa giáo phận Lạng Sơn-Cao

Bằng của Đức cha Giuse Châu Ngọc Tri đã diễn ra tại Nhà thờ

Chánh tòa Lạng Sơn - Cao Bằng vào thứ Bảy lúc 10 giờ, ngày

09/4/2016. Đức Tổng Leopoldo chủ sự nghi thức cùng với hai Đức

Giám mục phụ tá là Đức Tổng Giám mục Huế Phanxicô Xaviê Lê

Văn Hồng và Đức Giám mục Thanh Hóa Giuse Nguyễn Chí Linh.

- Thánh lễ nhậm chức giám mục chính tòa giáo phận Đà Nẵng của

Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân đã diễn ra tại Nhà thờ Chánh tòa Đà

Nẵng vào thứ Ba lúc 10 giờ, ngày 12/4/2016. Đức Tổng Leopoldo

chủ sự nghi thức cùng với hai Đức Giám mục “phụ tá” là Đức Giám

mục Quy Nhơn Mátthiêu Nguyễn Văn Khôi và Đức Giám mục phụ

tá Hƣng Hóa Anphongsô Nguyễn Hữu Long.

- “Diễn tấu theo tinh thần Bình ca” là đề tài do linh mục nhạc sĩ

Xuân Thảo, OFM trình bày trong buổi Hội thảo Thánh nhạc toàn

quốc lần thứ 38 do Ủy ban Thánh nhạc (UBTN), trực thuộc Hội

đồng Giám mục Việt Nam, tổ chức vào ngày 12.4.2016 tại Trung

tâm Mục vụ Tổng giáo phận TP.HCM.

- Bài ca chính thức của Ngày Giới trẻ Thế giới lần thứ 31 tại

Krakow, Ba Lan vào tháng 7 tới, có nhan đề “Phúc cho ai xót

thƣơng”, cũng là chủ đề của Ngày Giới trẻ Thế giới “Phúc thay ai

thƣơng xót ngƣời, vì họ sẽ đƣợc Thiên Chúa xót thƣơng” (Mt 5,7).

Tác giả bài ca này (nhạc và lời) là Jakub Blycharz, một luật sƣ sống

tại Krakow. Ngày 15-08-2015, WHĐ đã giới thiệu phiên bản tiếng

Việt của bài thánh ca này do Giang Tâm thực hiện. Nay lại xin giới

thiệu bản thu âm tiếng Việt. Bản thu âm tiếng Việt đƣợc thực hiện

với sự giúp đỡ của Dàn hợp xƣớng Công giáo Trẻ Hà Nội. Bản thu

âm mang chút giai điệu âm nhạc Việt Nam, thể hiện tinh thần giới

trẻ dân tộc Việt, hòa nhập vào một sự kiện của Giáo hội hoàn vũ.

HOÀN CẦU :

- Sau khi đã chìa tay cho các thành viên của Huynh đoàn linh mục

Thánh Piô X (SSPX) nhân dịp Năm Thánh Lòng Thƣơng Xót, Đức

Page 9: Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội ...tonggiaophansaigon.com/sites/default/files/Documents/201604/TIN … · tim con người và nâng đỡ họ trên con

Nhà thờ Thánh Jeanne d’Arc ( Ngã Sáu ) - 9 -

Thánh Cha Phanxicô đã gặp Bề trên Tổng quyền của Huynh đoàn

này trong khuôn khổ các cuộc thảo luận không chính thức về việc

Huynh đoàn tái hội nhập với Roma.

- Ngày thứ Sáu 08 tháng Tƣ 2016, Toà Thánh đã công bố Tông huấn

về gia đình, một văn kiện rất đƣợc mong đợi của Đức Thánh Cha

Phanxicô, tổng hợp những ý kiến tham khảo ngƣời Công giáo ở

khắp nơi trên thế giới trong gần ba năm qua, cũng nhƣ những nội

dung đã thảo luận tại hai Thƣợng Hội đồng Giám mục về Gia đình:

Khoá ngoại thƣờng (tháng Mƣời 2014) với chủ đề “Các thách đố

mục vụ về gia đình trong bối cảnh của công cuộc loan báo Tin

Mừng” và Khoá thƣờng lệ (tháng Mƣời 2015) với chủ đề “Ơn gọi và

sứ mạng của gia đình trong Giáo hội và trong thế giới ngày nay”.

Tông huấn có nhan đề “Amoris Laetitia” (Niềm vui tình yêu), khẳng

định giáo huấn của Giáo hội rằng gia đình bền vững là nền tảng xây

dựng một xã hội lành mạnh và là nơi trẻ em học biết yêu thƣơng, tôn

trọng và tƣơng tác với những ngƣời khác.

- Ngày thứ Tƣ 13-04-2016, Hội đồng Hồng y Tƣ vấn đã kết thúc

khoá họp thứ 14. Đức Thánh Cha Phanxicô đã tham dự tất cả các

phiên họp với các Hồng y, trừ buổi sáng thứ Tƣ phải chủ tọa buổi

Tiếp kiến chung. Khoá họp kéo dài ba ngày, từ hôm thứ Hai 11-04,

vắng mặt Đức hồng y Oswald Gracias vì lý do sức khỏe. Trong khoá

họp lần trƣớc (tháng Hai 2016), Đức hồng y Gracias cũng đã không

thể tham dự.

- Ngày 16 tháng Tƣ 2016, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến trại tị

nạn Moria, điểm chính trong chuyến viếng thăm của ngài tới đảo

Lesbos, Hy Lạp. Cùng với Đức Thƣợng phụ Constantinopolis và

Đức Tổng giám mục Athina, Đức Thánh Cha đã chào thăm những

ngƣời di dân ở trong một căn lều lớn: những ngƣời lớn và trẻ em đến

từ Afghanistan, Syria, Iraq hay Pakistan. Nhiều ngƣời đã hôn tay

Đức Thánh Cha và kể cho ngài nghe câu chuyện của họ. Có ngƣời

cảm động đến rơi lệ. Sau đó ba nhà lãnh đạo tôn giáo đã có bài phát

biểu. Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng vẫn còn nhiều việc

phải làm để bảo đảm các di dân đƣợc đón tiếp cách xứng đáng.

- Chuyến viếng thăm ngắn ngủi của Đức Thánh Cha Phanxicô trong

ngày thứ Bảy 16 tháng Tƣ 2016 tại đảo Lesbos, Hy Lạp đã kết thúc,

để lại niềm xúc động sâu xa cho những ngƣời tị nạn tại đây. Chiếc

Page 10: Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội ...tonggiaophansaigon.com/sites/default/files/Documents/201604/TIN … · tim con người và nâng đỡ họ trên con

Nhà thờ Thánh Jeanne d’Arc ( Ngã Sáu ) - 10 -

máy bay chở Đức Thánh Cha rời Lesbos trở về Roma đã cất cánh

lúc 15g30 giờ địa phƣơng. Để bày tỏ tình liên đới với những ngƣời

phải rời bỏ quê hƣơng tị nạn chiến tranh, Đức Thánh Cha đã mời

mƣời hai ngƣời tị nạn trong đó có 6 trẻ em cùng đi với ngài. Đây là

ba gia đình Hồi giáo đã trốn chạy khỏi Syria sau khi các ngôi nhà

của họ ở Damascus và Deir Azzor bị bom phá hủy; hiện thành phố

Deir Azzor đang bị quân Daesh bao vây. Ban đầu các gia đình này

sẽ đƣợc Cộng đồng Sant „Egidio đón tiếp, sau đó sẽ nhận đƣợc sự

trợ giúp đầy đủ của Tòa Thánh Vatican để giúp họ hòa nhập với

cuộc sống quê hƣơng mới của mình.

- Thứ năm 21.4, đúng một năm ngày Đức ông Phêrô Nguyễn Văn

Tài, nguyên Giám đốc Chƣơng trình và Trƣởng Ban Việt Ngữ Đài

Phát Thanh Chân Lý Á Châu, qua đời, Đài Phát Thanh Chân Lý Á

Châu (RVA) tại Philippines đã phối hợp với Trung Tâm Truyền

Thông Thánh Giuse Freinademetz, tổ chức một buổi hội thảo để

tƣởng nhớ và ghi nhận những đóng góp của Đức ông Phêrô cho

ngành truyền thông tại Á châu nói chung, cách riêng tại Việt Nam.

Tham dự ngày hội thảo tƣởng nhớ này có khoảng 100 ngƣời, bao

gồm tất cả nhân viên của Đài Chân Lý Á Châu, một số sinh viên và

giáo sƣ ngành mục vụ truyền thông xã hội thuộc Trƣờng Đại học

Giáo hoàng Santo Tomas, và một số linh mục tu sĩ sinh viên đang

theo học tại Philippines. Đặc biệt, có sự hiện diện của Đức cha Mylo

Hubert C. Vergara, giám mục giáo phận Pasig, Chủ tịch Ủy Ban

Truyền Thông Xã hội trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Philippines,

Đức cha Ramón Cabrera Argüelles, Tổng giám mục Tổng giáo phận

Lipa, Đức cha Antonio R. Tobias, giám mục giáo phận Novaliches

sở tại, và cha Franz-Josef Eilers, SVD., nguyên Tổng Thƣ ký Văn

Phòng Truyền Thông Xã Hội thuộc Liên Hội Đồng Giám Mục Á

Châu.

- ĐHY Peter Turkson, Chủ tịch Hội Đồng Toà Thánh Công Lý và

Hoà Bình, đã đƣa ra lời kêu gọi thăng tiến một nền tài chánh quốc tế

có tinh thần trách nhiệm và ý thức luân lý để loại trừ tình trạng bất

bình đẳng xã hội và phát huy một việc phát triển có thể chịu đựng

nổi trong bài phát biểu tại phiên họp về phát triển có thể chịu đựng

nổi do Liên Hiệp quốc triệu tập tại New York hôm 21 tháng 4 vừa

qua.

Page 11: Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội ...tonggiaophansaigon.com/sites/default/files/Documents/201604/TIN … · tim con người và nâng đỡ họ trên con

Nhà thờ Thánh Jeanne d’Arc ( Ngã Sáu ) - 11 -

- Trong một cuộc nói chuyện dành cho hãng Thông tấn Công giáo

Hoa kỳ ngày hôm 21/4, Đức Cha Bernt Eidsvig, Giám mục giáo

phận Oslo cho biết: hàng giáo sĩ của Na-uy sẽ không chủ sự các lễ

cƣới dân sự nữa, sau khi Công nghị của các lãnh đạo Giáo hội Tin

lành Luther đã bỏ phiếu tiến hành chấp nhận hôn nhân đồng tính ở

Na-uy. Quyết định này đƣợc chấp nhận với đa số phiếu trong cuộc

họp hàng năm của Giáo hội Tin lành Luther. Trƣớc đó vào năm

2014, một đề nghị tƣơng tự đã bị Công nghị từ chối. Ở một số quốc

gia, Hôn phối đƣợc cử hành bởi các lãnh đạo Giáo hội theo nghi

thức tôn giáo đƣợc nhìn nhận có giá trị dân sự. Đức Cha Bernt

Eidsvig cho biết là ngài sẽ phải xin phép Tòa Thánh.

- ĐTC Phanxicô khích lệ các thành viên phong trào Canh tân đặc

sủng Thánh Linh dấn thân làm chứng cho Lòng Thƣơng Xót Chúa

qua các hoạt động hòa giải và phục vụ tha nhân. ĐTC đã đƣa ra lời

khích lệ trên đây trong điện tín, do ĐHY Pietro Parolin Quốc Vụ

Khanh Toà Thánh ký, gửi ĐC Francesco Lambiasi Giám Mục

Rimini, nơi Phong trào tổ chức mừng kỷ niệm 39 năm thành lập.

- Bầu không khí lễ hội đang diễn ra tại Roma, đặc biệt là đƣờng Hòa

giải với 72 ngàn thiếu niên từ 13 đến 16 tuổi, trong đó có khoảng

1000 em ngoài nƣớc Ý, về Roma để tham dự cuộc hành hƣơng quốc

tế nhân dịp Ngày Năm Thánh dành cho Thiếu Niên hôm 23/4. Các

em đƣợc các giáo xứ vùng Roma và hơn 200 cộng đoàn đáp lời kêu

gọi của Ủy ban Giới trẻ giáo phận Roma tiếp đón. Cũng trong ngày

hôm đó, Lễ Thánh George, bổn mạng của mình, Đức Thánh Cha

Phanxicô đã tặng cho các em một món qua đặc biệt. Đó là sự xuất

hiện bất ngờ của ngài để giải tội cho một số em. Ngài đã giải tội cho

16 bạn trẻ từ lúc 11.30 đến 12.45.

- Các Giám Mục Anh quốc tán đồng tuyên bố của Quốc hội lên án

nhà nƣớc Hôi IS tội diệt chủng đối với các Kitô hữu, ngƣời Yazidi

và các nhóm thiểu số khác bên Trung Đông.

(Xem thêm tin tức trên các website: tonggiaophansaigon.com,

hdgmvietnam.org, vi.radiovaticana.va, conggiao.info,

cgvdt.vn, baoconggiao.com; ngoài ra mọi ngƣời có thể xem

thêm các video clip về Đức Giáo Hoàng trên trang youtube

chính thức của toà thánh Vaitcan: youtube.com/user/vatican)

Page 12: Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội ...tonggiaophansaigon.com/sites/default/files/Documents/201604/TIN … · tim con người và nâng đỡ họ trên con

Nhà thờ Thánh Jeanne d’Arc ( Ngã Sáu ) - 12 -

GƯƠNG THÁNH NHÂN

THÁNH NÊRÊÔ VÀ THÁNH ACHILÊÔ,

Tử đạo

Ngày 12 - 5

Những gì chúng ta biết về hai vị tử đạo của thế kỷ thứ nhất là từ các

lời chứng của Thánh Giáo Hoàng Damasus trong thế kỷ thứ tƣ, và

đƣợc ghi khắc trên tấm bia để tƣởng nhớ hai ngài. Nhƣng điều dẫn

giải này chỉ xảy ra sau cái chết của các ngài đến 300 năm.

Ðức Damasus kể rằng Nêrêô và Achillêô là binh lính của đạo quân

Rôma và nhiệm vụ của họ là bách hại ngƣời Kitô Giáo. Có lẽ hai

ngài chẳng có gì chống đối đạo và cũng không muốn đổ máu ngƣời

vô tội, nhƣng họ tuân lệnh chỉ vì sợ chết. Nói cho cùng, đó là nhiệm

vụ của một ngƣời lính.

Chúng ta không rõ hai ngài đã trở lại đạo nhƣ thế nào, chỉ biết đó là

một "phép lạ đức tin." Sau phép lạ này, hai ngài quăng vũ khí và trốn

ra khỏi trại, vứt bỏ áo giáp và gƣơm đao để mặc lấy đời sống mới

trong Ðức Kitô. Vì đã từng là những kẻ bách hại, có lẽ các ngài biết

rõ hơn ai hết về sự đau khổ đang chờ đợi ngƣời Kitô. Tuy nhiên, đức

tin đã chiến thắng sự sợ hãi cái chết, và sự chiến thắng của đức tin là

sự ngọt ngào nhất mà các ngài chƣa bao giờ đƣợc cảm nghiệm.

Chúng ta biết là các ngài đã tử đạo, nhƣng Ðức Damasus không cho

biết chi tiết nhƣ thế nào. Sau này, truyền thuyết nói rằng các ngài

phục vụ dƣới quyền bà Flavia Domitilla, là cháu gái của Hoàng Ðế

Domitian, và đã bị lƣu đầy và bị hành quyết cùng với bà khi chính

bà này trở lại đạo. Truyền thuyết này có lẽ phát xuất từ sự kiện là hai

ngài đã đƣợc chôn cất trong một hầm mộ đƣợc gọi là nghĩa trang

Domitilla.

Lời Bàn

Nhƣ trong trƣờng hợp của các vị tử đạo tiên khởi, Giáo Hội chỉ biết

bám víu vào chút ký ức sơ sài giữa những dữ kiện mù mờ của lịch

sử. Nhƣng đó là một khích lệ lớn lao cho tất cả Kitô Hữu khi biết

Page 13: Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội ...tonggiaophansaigon.com/sites/default/files/Documents/201604/TIN … · tim con người và nâng đỡ họ trên con

Nhà thờ Thánh Jeanne d’Arc ( Ngã Sáu ) - 13 -

rằng chúng ta có một di sản quý báu. Những anh chị của chúng ta

trong Ðức Kitô cũng đã sống ở một thế giới giống nhƣ chúng ta -

chủ nghĩa quân phiệt, chủ nghĩa vật chất, hung bạo và hoài nghi - tuy

nhiên các ngài đã biến đổi tâm hồn nhờ sự hiện diện của Ðấng Hằng

Sống. Sự can đảm của chúng ta cũng đƣợc phấn khích bởi các anh

hùng liệt nữ, là những ngƣời đã ra đi trƣớc chúng ta và đã đƣợc ghi

dấu đức tin nhờ mang lấy thƣơng tích của Ðức Kitô.

THÁNH AUGUSTINE ở CANTERBURY

(? - 605)

Ngày 27 - 5

Vào năm 596, một nhóm đan sĩ 30 ngƣời khởi hành từ Rôma đi

truyền giáo cho ngƣời Anglo-Saxon ở Anh. Dẫn đầu là Augustine,

bề trên đan viện Thánh Anrê ở Rôma. Nhƣng khi đến Gaul (Pháp)

họ nghe những câu chuyện dã man về ngƣời Anglo-Saxon cũng nhƣ

sự nguy hiểm của các luồng nƣớc ở eo biển, họ quay trở về Rôma và

gặp vị Giáo hoàng đã sai họ đi - Thánh Grêgôriô Cả - và Đức giáo

hoàng cho biết sự lo sợ của họ thì vô căn cứ.

Một lần nữa Augustine lại ra đi, và lần này cả nhóm đã vƣợt qua eo

biển và cập bến đất Kent thuộc về Vua Ethelbert, là ngƣời ngoại

giáo kết hôn với một Kitô Hữu, bà Bertha, công chúa nƣớc Pháp.

Vua Ethelbert tiếp đón họ nồng hậu, thiết lập cho họ nơi cƣ trú ở

Canterbury và trong năm ấy, vào Chúa Nhật Hiện Xuống năm 597,

chính nhà vua đã đƣợc rửa tội.

Sau khi đƣợc tấn phong làm Giám mục ở Pháp, Ðức Augustine trở

lại Canterbury, là nơi ngài thiết lập giáo phận và khởi công xây dựng

Vƣơng cung Thánh đƣờng. Khi số tín hữu ngày càng gia tăng, các

giáo phận khác đƣợc ngài mở thêm ở Luân Ðôn và Rochester.

Cuộc đời Ðức Augustine cũng gặp nhiều thất bại. Những cố gắng

hòa giải giữa Kitô Hữu Anglo-Saxon và Kitô Hữu Briton bản xứ đã

kết thúc trong thất bại đau buồn. Ðức Augustine cũng không thuyết

phục đƣợc ngƣời Briton từ bỏ một số phong tục khác biệt với Rôma

và quên đi những cay đắng để giúp ngài Phúc âm hóa ngƣời Anglo-

Saxon, là kẻ xâm lăng đã dồn ngƣời Briton về miền Tây.

Page 14: Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội ...tonggiaophansaigon.com/sites/default/files/Documents/201604/TIN … · tim con người và nâng đỡ họ trên con

Nhà thờ Thánh Jeanne d’Arc ( Ngã Sáu ) - 14 -

Sau những thất bại, Ðức Augustine đã khôn ngoan hơn để ý đến các

nguyên tắc truyền giáo - đối với thời bấy giờ, thật sáng suốt mà Ðức

Giáo Hoàng Grêgôriô Cả đề nghị: Hãy thanh tẩy thay vì tàn phá các

đền thờ và các phong tục ngoại giáo; hãy du nhập các nghi thức và

ngày lễ của ngƣời ngoại giáo vào ngày lễ Kitô Giáo; duy trì các

truyền thống địa phƣơng càng nhiều càng tốt.

Sau tám năm đến Anh, sự thành công của Ðức Augustine tuy hạn

hẹp nhƣng sau này đã đem lại kết quả tốt đẹp là cả nƣớc Anh đã tòng

giáo. Quả thật, Thánh Augustine đáng đƣợc gọi là "Tông Ðồ của

Anh Quốc".

Lời Trích

Trong một lá thƣ gửi cho Thánh Augustine, Ðức Giáo Hoàng

Grêgôriô Cả viết: "Ai muốn trèo ngọn núi cao thì phải đi từng bƣớc,

chứ đừng có nhảy".

LỊCH CÔNG GIÁO

THÁNG 05-2016

Ý cầu nguyện :

- Ý chung : Cầu cho các phụ nữ trong xã hội : Xin cho mỗi

quốc gia trên thế giới biết tôn vinh và kính trọng ngƣời phụ nữ,

và xin cho sự đóng góp quan trọng của họ đƣợc đánh giá đúng

mức.

- Ý truyền giáo : Cầu cho việc cầu nguyện bằng Kinh Mân

Côi được mến chuộng : Xin cho hết thảy mọi gia đình, mọi

cộng đoàn và mọi nhóm biết siêng năng lần chuỗi Mân Côi, để

cầu nguyện cho công cuộc rao giảng Tin Mừng và hòa bình.

THÁNG KÍNH ĐỨC MẸ

Page 15: Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội ...tonggiaophansaigon.com/sites/default/files/Documents/201604/TIN … · tim con người và nâng đỡ họ trên con

Nhà thờ Thánh Jeanne d’Arc ( Ngã Sáu ) - 15 -

“Các tín hữu hãy nhớ rằng lòng tôn sùng chân chính không hệ

tại tình cảm chóng qua và vô bổ, cũng không hệ tại một sự dễ

tin phù phiếm, nhưng phát sinh từ một đức tin chân thật. Đức

tin dẫn chúng ta đến chỗ nhìn nhận địa vị cao cả của Mẹ Thiên

Chúa, và thúc đẩy chúng ta lấy tình con thảo yêu mến Mẹ

chúng ta và noi gương các nhân đức của Mẹ” (GH 67).

01-05 CHÚA NHẬT VI PHỤC SINH. Thánh vịnh tuần II.

02-05 Thứ Hai. Thánh Athanasiô, giám mục, tiến sĩ Hội Thánh.

Lễ nhớ.

03-05 Thứ Ba. THÁNH PHILIPPHÊ VÀ THÁNH GIACÔBÊ,

TÔNG ĐỒ. Lễ kính.

05-05 Thứ Năm đầu tháng.

06-05 Thứ Sáu đầu tháng. Kiệu Thánh Tâm Chúa Giêsu.

07-05 Thứ Bảy đầu tháng. Kiệu Đức Mẹ Maria.

Chiều : LỄ VỌNG CHÚA THĂNG THIÊN.

08-05 CHÚA NHẬT VII PHỤC SINH. CHÚA THĂNG THIÊN.

Lễ trọng. Lễ cầu cho giáo dân (Lễ họ).

09-05 Thứ Hai. Thánh vịnh tuần I.

12-05 Thứ Năm. Thánh Nêrêô và Thánh Achilêô, tử đạo. Thánh

Pancratiô, tử đạo.

13-05 Thứ Sáu. Đức Mẹ Fatima.

14-05 Thứ Bảy. THÁNH MATTHIA, TÔNG ĐỒ. Lễ kính.

Chiều : LỄ VỌNG CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG.

15-05 CHÚA NHẬT CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG. Lễ

trọng. Lễ cầu cho giáo dân (Lễ họ).

MÙA THƯỜNG NIÊN

(sau Chúa Nhật Hiện Xuống)

16-05 Thứ Hai. Tuần VII Thƣờng Niên. Thánh vịnh tuần III.

Page 16: Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội ...tonggiaophansaigon.com/sites/default/files/Documents/201604/TIN … · tim con người và nâng đỡ họ trên con

Nhà thờ Thánh Jeanne d’Arc ( Ngã Sáu ) - 16 -

18-05 Thứ Tƣ. Thánh Gioan I, Giáo hoàng, tử đạo.

20-05 Thứ Sáu. Thánh Bernađinô Siena, linh mục.

21-05 Thứ Bảy. Thánh Christôphôrô Magallnanes, linh mục, và

các bạn, tử đạo.

22-05 CHÚA NHẬT VIII THƯỜNG NIÊN. CHÚA BA NGÔI. Lễ

trọng. Lễ cầu cho giáo dân (Lễ họ).

23-05 Thứ Hai. Thánh vịnh tuần IV.

25-05 Thứ Tƣ. Thánh Bêđa Khả Kính, linh mục, tiến sĩ Hội Thánh.

Thánh Grêgôriô VII, Giáo hoàng. Thánh Maria Magđalêna

Pazzi, trinh nữ.

26-05 Thứ Năm. Thánh Philipphê Nêri, linh mục. Lễ nhớ.

27-05 Thứ Sáu. Thánh Augustinô Cantuariô.

29-05 CHÚA NHẬT IX THƯỜNG NIÊN. MÌNH VÀ MÁU

THÁNH CHÚA KITÔ. Lễ trọng. Lễ cầu cho giáo dân (Lễ

họ).

30-05 Thứ Hai. Thánh vịnh tuần I. Thánh Jeanne d’Arc, trinh

nữ, tử đạo. BỔN MẠNG GIÁO XỨ. Lễ nhớ.

31-05 Thứ Ba. ĐỨC MARIA ĐI THĂM VIẾNG BÀ ÊLISABETH.

Lễ kính.

GÓC SUY TƯ

ÔI ÔNG CHA SỞ !

Làm cha sở…ôi thật là khổ sở.

Nếu hòa đồng bị than thở : không nghiêm.

Còn cƣơng nghị thì bị chê liền : khó tính.

Khi giảng dài bị cho là : tra tấn.

Giảng ngắn gọn thì than thở : qua loa.

Làm việc xông pha thì bị chê là: bày vẽ.

Page 17: Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội ...tonggiaophansaigon.com/sites/default/files/Documents/201604/TIN … · tim con người và nâng đỡ họ trên con

Nhà thờ Thánh Jeanne d’Arc ( Ngã Sáu ) - 17 -

Đơn giản, sơ mi thì lại nói Cha : trẻ hóa.

Sống chiêm niệm bị đánh giá nấp : ở nhà.

Không rƣợu, không chè thì bị coi là : giữ kẽ.

Có chút rƣợu bia bị lên án : rƣợu chè.

Nếu nghỉ ngơi lại bị chê : làm biếng.

Còn siêng làm thì mang tiếng : bao sân.

Chịu khó tiếp dân, bị coi lƣời : cầu nguyện.

Còn ít tiếp dân, Cha mang tiếng : quan liêu.

Làm việc năng nổ, thì bị xếp loại : kiêu.

Giáo xứ có bề gì lại mang tai tiếng: yếu.

Làm cha sở ôi thật là khổ sở.

Nhƣng khổ sở là muôn thuở thế gian.

Vậy xin cha chớ vội than van.

Còn nhiệm sở tức là còn khổ sở.

Vì những niềm đau và biết bao gian khó.

Đang mong Cha soi rọi mối tình trời.

Đem Phúc âm cho nhân thế nơi nơi.

Cho reo vui muôn tiếng cƣời cứu độ.

Còn nhiệm sở nghĩa là còn bóng tối.

Cần nơi Cha nguồn cội suối tâm linh.

Soi chiếu đƣờng đi ánh sáng Tin Mừng.

Cho rạng ngời ánh thiều quang chân lý.

Còn nhiệm sở, còn nhiều điều suy nghĩ.

Còn lo lắng, còn nặng gánh khổ sầu.

Nào ai hiểu: làm Linh Mục dễ đâu.

Khi giáo dân luôn khẩn cầu ơn thánh.

Còn nhiệm sở, còn nặng vai gồng gánh.

Lúa chín mênh mông, thiếu vắng thợ tài.

Page 18: Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội ...tonggiaophansaigon.com/sites/default/files/Documents/201604/TIN … · tim con người và nâng đỡ họ trên con

Nhà thờ Thánh Jeanne d’Arc ( Ngã Sáu ) - 18 -

Khôn ngoan, thánh thiện, sức khỏe dẻo dai.

Đem ơn Chúa đến mọi nơi mọi chỗ.

Làm cha sở…cho dù rất là khổ sở.

Cũng là đƣờng luôn rạng rỡ hân hoan.

Khổ vì yêu, vì trách nhiệm cƣu mang.

Là Mục tử dƣỡng nuôi đoàn chiên Chúa.

Làm Cha sở ôi muôn vàn khổ sở.

Cha là ngƣời Chúa muôn thuở yêu thƣơng.

(Thế Nhân sƣu tầm)

Một số câu nói đáng nhớ của Mẹ Angelica,

Nữ tu dòng Thánh Clara Hèn mọn Sùng kính Thánh Thể,

Người nổi tiếng thế giới như vị sáng lập mạng lưới Công giáo

toàn cầu của hệ thống truyền hình Lời vĩnh cửu (EWTN)

Mẹ Angelica, một nữ tu dòng Thánh Clara Hèn mọn Sùng kính

Thánh Thể, đã từ trần vào lúc 5 giờ chiều giờ địa phƣơng ngày

Chúa nhật Phục sinh 27 tháng 3 vừa qua, hƣởng thọ 92 tuổi.

Không bao giờ chịu làm việc gì trong phạm vi nhỏ hẹp. Mẹ rất nổi

tiếng về khả năng tránh đỡ những vặn vẹo tấn công bất ngờ, đƣa ra

một câu hài hƣớc hay một nhận xét dí dỏm để đƣa ngƣời nghe vào

vấn đề một cách khôn ngoan. Sau cơn đột quỵ, vị sáng lập hệ thống

truyền hình Lời vĩnh cửu EWTN đã vắng mặt hơn một thập kỷ,

nhƣng những nhận xét của Mẹ nhƣ những mũi tên vẫn nhắm trúng

đích. Bài viết sƣu tầm ở đây một số câu, hầu hết đƣợc trích từ trong

quyển Tập sách nhỏ của Mẹ Angelica về những bài học cuộc sống

và tu đức hàng ngày.

Sự hoán cải:

Ngay cả quỷ sứ cũng tin có Thiên Chúa. Tin là phải thay đổi đời

sống.

Đức tin:

Page 19: Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội ...tonggiaophansaigon.com/sites/default/files/Documents/201604/TIN … · tim con người và nâng đỡ họ trên con

Nhà thờ Thánh Jeanne d’Arc ( Ngã Sáu ) - 19 -

Đức tin giống nhƣ một chân đứng trên đất, một chân trong không

khí và một cảm giác nôn nao trong bụng.

Đức thanh sạch:

Nếu bạn theo Chúa, Ngƣời chẳng bao giờ cho bạn thấy điểm đích.

Đó là quãng đƣờng dài đức tin.

Sự tín thác:

Nếu bạn không sẵn sàng làm những điều kỳ cục, Thiên Chúa sẽ

chẳng bao giờ làm điều phi thƣờng.

Tính cẩn trọng:

Hãy cẩn thận, ai cũng lê cái xác không ra chợ.

Tình yêu:

Tình yêu không phải là cảm xúc; nó là một quyết định.

Lòng thương xót:

Bạn không thể lên thiên đàng mà còn ghét ai đó. Hãy tha thứ ngay

bây giờ.

Tính nóng giận:

Thánh Giê-rô-ni-mô thƣờng tự phạt mình bằng một cục đá mỗi lần

ngài nổi nóng, tôi mà làm nhƣ ngài thì tôi chết từ lâu rồi.

Chiến đấu:

Nếu bạn đƣợc trao một cây Thánh giá, hãy vác đi. Nó sẽ giúp bạn

nên thánh.

Tính chân thành:

Ai nói thật với bạn là yêu bạn. Ai nói với bạn những gì bạn thích

nghe là họ yêu chính họ.

Về lỗi phạm:

Mỗi giây phút cuộc sống ví nhƣ giọng Chúa nói bên tai, “Này con,

Ta biết lần trƣớc con đã làm rối tung mọi thứ lên, nhƣng đây là cơ

hội mới cho con.”

Page 20: Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội ...tonggiaophansaigon.com/sites/default/files/Documents/201604/TIN … · tim con người và nâng đỡ họ trên con

Nhà thờ Thánh Jeanne d’Arc ( Ngã Sáu ) - 20 -

Tính tự kiêu:

Nếu bạn suy ngẫm về sự khiêm nhƣờng của Đức Giê-su trong phép

Thánh Thể, làm sao bạn dám bào chữa cho tính tự kiêu của mình?

Tính can đảm dám chấp nhận:

Phải gan góc lắm mới dám chịu đau cả ngày.

Với kẻ thù địch:

Đừng nói, “Nếu không vì ngƣời đó tôi đã là thánh rồi.” Nhƣng, nhờ

ngƣời đó bạn có thể nên thánh.

Mở rộng tâm hồn cho Chúa:

Những dự tính, những kế hoạch, những ƣớc mơ của bạn phải luôn

to lớn hơn bạn, để Chúa có chỗ mà hoạt động.

Tính bền bỉ:

Đức tin cho bạn sự khởi đầu. Hy vọng giúp bạn tiến bƣớc. Tình yêu

đƣa bạn về đích.

Thánh đức:

Thánh đức là một cuộc chiến đẹp vô cùng.

Sự chết:

Tôi đoán cái chết giống nhƣ vầy: hoàn tất mọi việc và có thể nhìn

lại những cuộc chiến trong đời mình và mới hiểu ra rằng Chúa là

ngƣời bạn đồng hành chung thủy nhất.

Sự phục vụ:

Chúa luôn tìm những ngƣời ngớ ngẩn. Một ngƣời ngớ ngẩn chả

phân định đƣợc việc gì là không thể. Chúa dùng những ngƣời ngớ

ngẩn, và tôi là ngƣời đó.

Tính thế tục:

Thiên Chúa muốn bạn có mặt trong thế giới này nhƣng lại phải

khác biệt với thế giới vì bạn phải thay đổi nó. Hãy thực hiện thật

xuất sắc.

Page 21: Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội ...tonggiaophansaigon.com/sites/default/files/Documents/201604/TIN … · tim con người và nâng đỡ họ trên con

Nhà thờ Thánh Jeanne d’Arc ( Ngã Sáu ) - 21 -

GÓC HỌC HỎI I. Tư Tế, Chức Tư Tế : Sacerdotium

Tƣ: chịu trách nhiệm; Tế: dùng lễ vật mà dâng cúng. Chức Tƣ Tế:

nhiệm vụ lo việc thờ phƣợng (phụ trách việc tế lễ) trong các tôn

giáo.

Trong Cựu Ƣớc, chức tƣ tế đƣợc dành riêng cho chi tộc Lêvi. Các tƣ

tế chuyên lo giữ gìn thánh điện và dâng hy lễ. Dân Israel là vƣơng

quốc tƣ tế (Xh 19, 6) của Thiên Chúa. Đây là nguồn gốc của chức tƣ

tế cộng đồng trong Tân Ƣớc.

Tất cả mọi tín hữu trong Hội Thánh, những ngƣời đã lãnh Bí tích

Thánh Tẩy, nhờ việc xức dầu của Thánh Thần đƣợc tham dự vào

chức tƣ tế của Đức Kitô, Vị Tƣ Tế Duy Nhất (GLHTCG 1161)

“Chức tƣ tế cộng đồng của các tín hữu đƣợc thực hiện qua việc làm

tăng trƣởng ân sủng Phép Rửa, đời sống đức tin cậy mến, đời sống

theo Chúa Thánh Thần” (GLHTCG 1547).

Ngoài chức tƣ tế cộng đồng, còn có chức tƣ tế thừa tác là những

ngƣời đƣợc tuyển chọn, huấn luyện và thánh hiến nhờ Bí tích

Truyền Chức Thánh (Giám mục, Linh mục). Họ đƣợc Thiên Chúa

mời gọi để đảm nhận việc “phục vụ chức tƣ tế cộng đồng, giúp làm

tăng trƣởng ân sủng Phép Rửa của mọi Kitô hữu” (GLHTCG 1547).

(x. Truyền Chức Thánh, Bí tích)

II. Vinh Quang : Gloria

Vinh: vẻ vang; quang: sáng. Vinh quang là sự vẻ vang đƣợc nhìn

nhận và ca ngợi.

Vinh quang có gốc tiếng Hipri là Kabod (có trọng lƣợng).

Trong Cựu ƣớc, vinh quang là một sự can thiệp lẫy lừng của Thiên

Chúa: “các ngƣơi sẽ xem thấy vinh quang của Đức Chúa” (Xh 16, 7)

Tân ƣớc, nhất là Phúc âm Gioan cho thấy vinh quang của Thiên

Chúa tỏ hiện nơi Chúa Giêsu Kitô, cách riêng trong Cuộc Thƣơng

Khó của Ngƣời: “Lạy Cha, giờ đã đến! Xin Cha tôn vinh Con Cha

để Con Cha tôn vinh Cha” (Ga 17, 1). Sauk hi đã trải qua đau khổ,

Page 22: Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội ...tonggiaophansaigon.com/sites/default/files/Documents/201604/TIN … · tim con người và nâng đỡ họ trên con

Nhà thờ Thánh Jeanne d’Arc ( Ngã Sáu ) - 22 -

thử thách và cái chết, Ngƣời sống lại và hiển trị tron vinh quang, với

tƣ cách là “Đức Chúa hiển vinh” (1 Cr 2, 8).

Hội Thánh luôn tuyên xƣng và mong đợi ngày Chúa lại đến cách

vinh quang trong ngày cánh chung. Theo gƣơng Chúa Giêsu, Hội

Thánh chỉ viên mãn trong vinh quang Thiên quốc, sau khi đã trải qua

các thử thách, bắt bớ, bách hại trên trần thế này (GLHTCG 1062).

III. Vĩnh Cửu : Aeternitas

Vĩnh: mãi mãi; cửu: lâu. Vĩnh cửu là rất lâu dài, mãi mãi.

Vĩnh cửu còn gọi là đời đời, nghĩa là không có khởi đầu, không có

kết thúc, không phụ thuộc thời gian và không gian.

Vĩnh cửu là một thuộc tính của Thiên Chúa, vì Ngài là “Thiên Chúa

vĩnh cửu” (El o lam; St 21, 33) “Đấng Hiện Hữu” (YHWH; Xh 3,

14), là Đấng tự hữu, Đấng luôn luôn có. Chỉ Thiên Chúa mới có tính

vĩnh cửu cách tuyệt đối. Ngài là “Alpha và Omega…là Khởi nguyên

và Tận cùng” (Kh 22, 13).

Tính vĩnh cửu của Thiên Chúa đƣợc diễn tả trong tình yêu trung tín

và giao ƣớc vững bền: “Muôn ngàn đời, Chúa vẫn trọn tình thƣơng”

(Tv 136).

Thiên Chúa nhân hậu muốn con ngƣời trở thành nghĩa tử và thông

phần vào sự sống vĩnh cửu của Ngài. Sự sống vĩnh cửu là một trong

những điều cốt yếu của đức tin Kitô giáo và đã bắt đầu ở đời này,

khi con ngƣời nhận biết Thiên Chúa và Đấng Ngài sai đến là Đức

Giêsu Kitô (Ga 17, 3).

(X. Hiện hữu của Thiên Chúa, Sự Hiện hữu; Siêu việt của Thiên

Chúa, Sự Vĩnh hằng).

IV. Vĩnh Hằng : Aeternitas

Vĩnh: lâu dài; hằng: trƣờng tồn.

Vĩnh hằng là tình trạng lâu dài, trƣờng tồn, không bị thay đổi theo

không gian và thời gian, không lệ thuộc và quá khứ, hiện tại và

tƣơng lai.

Vĩnh hằng là phẩm tính của Thiên Chúa, ngoài ra, linh hồn, thân xác

con ngƣời sau khi đƣợc phục sinh, và Nƣớc Trời là những thực tại

cũng đƣợc thông dự vào tính vĩnh hằng của Thiên Chúa.

(X. Vĩnh Cửu)

Page 23: Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội ...tonggiaophansaigon.com/sites/default/files/Documents/201604/TIN … · tim con người và nâng đỡ họ trên con

Nhà thờ Thánh Jeanne d’Arc ( Ngã Sáu ) - 23 -

NỤ CƯỜI THƯ GIÃN Tạ ơn Chúa

Một gã cao bồi kia đi lạc trong vùng sa mạc suốt mấy ngày trời…

Cuối cùng hắn lết vào một ngôi làng nọ chẳng có ai chịu giúp đỡ, chỉ

có vị linh mục quản xứ rộng lòng bác ái cho hắn ăn uống lại sức…

Trƣớc khi lên đƣờng, hắn ngỏ lời xin cha xứ cho hắn mƣợn con

ngựa để tiếp tục hành trình. Cha xứ vốn hảo tâm liền bảo hắn:

- Đƣợc thôi con, nhƣng có một điều cha phải nói cho con biết, là con

ngựa này đã quen nghe lệnh của cha là khi cha bảo nó rằng “Tạ ơn

Chúa” thì nó mới chịu chạy, còn khi cha nói “Amen” thì nó dừng lại.

Anh chàng cao bồi liền rối rít cám ơn cha xứ, mừng quá chẳng nghe

kỷ lời cha dặn, nhảy tót lên lƣng ngựa, hắn bảo con ngựa: Tạ ơn

Chúa. Thế là con ngựa bắt đầu cất bƣớc. Hắn khoái chí liền nói liên

tục: “Tạ ơn Chúa, tạ ơn Chúa, tạ ơn Chúa…”. Con ngựa nghe thế

sang số, dọt hết ga. Đang ngon trớn, bỗng hắn nhìn thấy phía trƣớc

là một cái bờ vực thẩm, hắn rối lên, bảo con ngựa: “Dừng lại…dừng

lại…stop…stop…” nhƣng con ngựa vẫn cứ tiếp tục phóng nhanh

nhƣ bay. May thay, hắn sực nhớ lại lời cha xứ dạy, liền la lớn lên:

“Amen, Amen” con ngựa gồng mình thắng gấp, dừng lại đƣợc đứng

ngay bên mép bờ vực. Hoản hồn hoản vía vì vừa thoát khỏi nguy

hiểm, hắn liền chấp tay trƣớc ngực, ngƣớc mắt lên trời, miệng liên

tục đọc: Tạ Ơn Chúa, Tạ Ơn Chúa. Thế là con ngựa liền…phóng

ào…xuống vực thẳm ngay phía trƣớc…!

Sheep là con gì?

Trong giờ anh văn, khi giảng nghĩa đến chữ sheep, cô giáo nói:

- Các em thƣờng thấy chữ này trong cái mềm và đôi khi có cả hình

của nó nữa. Vậy sheep là con gì?

- Dạ, là con rệp ạ! Một học sinh nhanh nhẩu trả lời.

Không quan tâm

Page 24: Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội ...tonggiaophansaigon.com/sites/default/files/Documents/201604/TIN … · tim con người và nâng đỡ họ trên con

Nhà thờ Thánh Jeanne d’Arc ( Ngã Sáu ) - 24 -

:

-

.

- ?

-

Nam thì sao?

-

.

- ?

- , chúng tôi không quan tâm.

Đánh lạc hướng chuyên gia

Hai tên trộm đang hì hục mở một cái két sắt trong nhà băng. Thấy

lâu, một thằng hỏi:

- Tại sao mày lại dùng chân để mở?

- Làm thế này lâu hơn vài phút nhƣng sẽ khiến cho bọn chuyên gia

về dấu tay phải phát điên lên đấy!

Có gì cho nấy

Một ngƣời thƣợng lãnh bí tích Rửa tội. Cha hỏi:

- Con xin gì cùng Hội Thánh Chúa?

Tân tòng thƣa:

- Cha có gì cho nấy.

Năm Thánh

Lòng Thương Xót Chúa &

Tân Phúc-âm-hóa đời sống xã hội

LƯU HÀNH NỘI BỘ