MỘT SỐ CÂY THUỐC, VỊ THUỐC CÓ TÁC DỤNG THAY THẾ …

70
MỘT SỐ CÂY THUỐC, VỊ THUỐC CÓ TÁC DỤNG THAY THẾ SỪNG TÊ GIÁC Dù ¸N PHßNG, CHèNG BU«N B¸N TR¸I PH¸P LUËT C¸C LOμI §éNG, THùC VËT HOANG D· 02/2021

Transcript of MỘT SỐ CÂY THUỐC, VỊ THUỐC CÓ TÁC DỤNG THAY THẾ …

Page 1: MỘT SỐ CÂY THUỐC, VỊ THUỐC CÓ TÁC DỤNG THAY THẾ …

1

MỘT SỐ CÂY THUỐC, VỊ THUỐC CÓ

TÁC DỤNG THAY THẾ SỪNG TÊ GIÁC

Dù ¸N PHßNG, CHèNG BU«N B¸N TR¸I PH¸P LUËT

C¸C LOµI §éNG, THùC VËT HOANG D·

02/2021

Page 2: MỘT SỐ CÂY THUỐC, VỊ THUỐC CÓ TÁC DỤNG THAY THẾ …

2

BAN TÁC GIẢ

PGS.TS. Phạm Thanh Huyền

PGS.TS. Nguyễn Văn Tập

PGS.TS. Nguyễn Thượng Dong

PGS.TS. Nguyễn Phương Dung

ThS. Nguyễn Quỳnh Nga

ThS. Phan Văn Trưởng

Tài liệu này do Nhóm tác giả xây dựng với sự hỗ trợ của Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) thông qua Dự án Phòng, chống buôn bán trái pháp luật các loài động, thực vật hoang dã. Nội dung trong tài liệu là của các tác giả và không phản ánh quan điểm của Chính phủ Việt Nam, USAID hoặc Chính phủ Hoa Kỳ. Các trang thông tin về tê giác và các thông điệp do Dự án phòng, chống buôn bán trái pháp luật các loài động, thực vật hoang dã cung cấp.

Page 3: MỘT SỐ CÂY THUỐC, VỊ THUỐC CÓ TÁC DỤNG THAY THẾ …

3

LỜI NÓI ĐẦU

Trong một số tài liệu về y học cổ truyền có đề cập đến vị

thuốc “Tê giác” vốn được lấy từ sừng của nhiều loài tê giác. “Tê

giác” có vị đắng, tính hàn, thuộc nhóm thuốc thanh nhiệt lương

huyết, và được sử dụng để chữa sốt rét, giải nhiệt, tiêu đờm,

chữa thổ huyết, sáng mắt, an thần, chữa viêm khớp… Tuy

nhiên, vì lợi ích kinh tế, người ta đã sử dụng sừng tê giác với

nhiều công dụng khác nhau và việc kinh doanh này đã đẩy loài

tê giác đối mặt với sự giảm sút số lượng nghiêm trọng và thậm

chí còn đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng.

Mặc dù pháp luật trên Thế giới và Việt Nam nghiêm cấm

các hành vi quảng cáo, mua bán, tàng trữ, vận chuyển động vật

hoang dã quý, hiếm, nguy cấp trong đó có tê giác với các mức

phạt khá cao nhưng tình trạng này vẫn đang tiếp tục xảy ra.

Nếu như không có biện pháp ngăn chặn tình trạng này,

nhiều loài động vật sẽ sớm biến mất trên thế giới, theo sau đó

sẽ là sự đứt gãy của các mắt xích trong hệ sinh thái, ảnh

hưởng tới việc phát triển không chỉ của các loài động vật trong

chuỗi thức ăn, mà còn trong các loài thực vật có liên quan. Điều

này cũng sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của ngành y học cổ

truyền nói riêng, cũng như ảnh hưởng tới cuộc sống của con

người trên toàn cầu.

Ngành y học cổ truyền với vị trí quan trọng trong công tác

chăm sóc sức khỏe cũng có vai trò hết sức quan trọng trong

việc ngăn chặn tình trạng buôn bán động vật hoang dã, góp

phần bảo vệ các loài này, bảo vệ sự toàn vẹn của hệ sinh thái

cũng chính là bảo vệ sự bền vững của ngành y học cổ truyền

trong tương lai.

Trong các sách y học cổ truyền cũng cho thấy có rất nhiều

dược liệu có tác dụng rất tương tự các tác dụng của động vật

Page 4: MỘT SỐ CÂY THUỐC, VỊ THUỐC CÓ TÁC DỤNG THAY THẾ …

4

hoang dã, mà việc sử dụng không ảnh hưởng tiêu cực đến

thiên nhiên, vì vậy không cần kê đơn thuốc có thành phần từ

động vật hoang dã nguy cấp, như sừng tê giác hay vảy tê tê.

Chính vì vậy, với mục đích góp phần bảo tồn loài tê giác

và nâng cao nhận thức về những quy định bảo vệ các loài động

vật hoang dã nói chung và loài tê giác nói riêng, nhóm tác giả

biên soạn cuốn tài liệu một số cây thuốc, vị thuốc có tác dụng

tương đồng có thể thay thế sừng tê giác để giới thiệu đến các

thầy thuốc, sinh viên ngành đông y quan tâm để tham khảo và

sử dụng.

Page 5: MỘT SỐ CÂY THUỐC, VỊ THUỐC CÓ TÁC DỤNG THAY THẾ …

5

5 HÀNH ĐỘNG

CỦA THẦY THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN để bảo vệ các loài động vật hoang dã

Không sư dung, mua ban, tang trư trai phap luât cac san

phâm tư cac loai động vât hoang dã.

Không kê đơn thuôc co cac san phâm tư động vât hoang da

trai phap luât.

Không tặng quà/ tư chôi quà tặng là các san phâm tư động

vât hoang da trai phap luât.

Giai thich cho ngươi bênh va gia đinh vê viêc không sư dung

san phâm động vât hoang da trai phap luât đê tri bênh.

Tham gia nghiên cưu va phô biên cac loai phương thuôc

thay thê cho cac san phâm tư động vât hoang dã nguy câp, quy, hiêm.

Page 6: MỘT SỐ CÂY THUỐC, VỊ THUỐC CÓ TÁC DỤNG THAY THẾ …

6

Nguồn: Uwe Gunther

Tê giác là động vật ăn cỏ, chúng giúp cho cây phát triển trong phạm vi kiểm soát, đồng thời giúp phát tán hạt, duy trì các khu vực rừng và đồng cỏ nơi chúng sinh sống.

Loài tê giác đã có mặt trên thế giới hơn 50 triệu năm. Từ

đầu thế kỷ 20 đến nay, số tê giác trên thế giới đã giảm tới

94% do bị săn bắt bất hợp pháp và mất nơi cư trú.

Page 7: MỘT SỐ CÂY THUỐC, VỊ THUỐC CÓ TÁC DỤNG THAY THẾ …

7

MỤC LỤC

Lời nói đầu ................................................................................ 3

5 Hành động của thầy thuốc y học cổ truyền để bảo vệ các

loài động vật hoang dã ............................................................. 5

1. Bạch cập ............................................................................... 9

2. Bạch đồng nữ ......................................................................11

3. Bạch hoa xà thiệt thảo .........................................................13

4. Cam thảo đất .......................................................................15

5. Câu đằng .............................................................................17

6. Cỏ nhọ nồi ...........................................................................19

7. Cỏ tranh ...............................................................................21

8. Cối xay .................................................................................23

9. Cúc hoa ...............................................................................25

10. Dành dành .........................................................................27

11. Đại thanh ...........................................................................30

12. Đan sâm ............................................................................32

13. Địa hoàng ..........................................................................34

14. Hoa hòe .............................................................................38

15. Hoàng bá ...........................................................................40

16. Hoàng liên ..........................................................................42

17. Huyền sâm .........................................................................46

18. Huyết dụ ............................................................................48

19. Ngọc trúc ...........................................................................50

Page 8: MỘT SỐ CÂY THUỐC, VỊ THUỐC CÓ TÁC DỤNG THAY THẾ …

8

20. Ngưu bàng .........................................................................52

21. Phục linh ............................................................................54

22. Trắc bách ...........................................................................56

23. Xuyên tâm liên ...................................................................58

Tài liệu tham khảo ...................................................................61

Page 9: MỘT SỐ CÂY THUỐC, VỊ THUỐC CÓ TÁC DỤNG THAY THẾ …

9

1. BẠCH CẬP

Tên gọi khác: Liên cập thảo.

Tên khoa học: Blettila striata (Thunb.) Reichb. f.

Đồng danh: Limodorum citriatum Thunb.

Epidendrum tuberosum Lour.

Cymbidium hyacinthinum Smith.

Bletia hyacinthina (Smith) R.Br.

Họ thực vật: Phong lan - Orchidaceae.

Đặc điểm hình thái:

Thuộc loại Lan địa sinh. Cây thảo, sống nhiều năm, cao 30- 40 cm. Thân rễ dạng thân bọng (pseudobulb) hình cầu dẹt, đường kính 2,0 - 2,5 cm; thường phân 2 nhánh ngang mập, các nhánh này sau cũng mọc lên thân mang lá. Lá 3 - 5, có bẹ tạo thành thân giả; phiến lá hình thuôn, nhọn hai đầu, dài 12 - 22 cm, rộng 2 - 3 cm, nhiều gân dọc.

Hình 2. A - Cây con; B - Củ tươi.

Cụm hoa chùm, mọc ở ngọn, 3 - 6 hoa màu hồng tím; lá bắc sớm rụng; bao hoa gồm 6 mảnh của lá đài và cánh hoa, cánh môi dài 2,5 cm, thùy giữa hình lòng máng, màu tím đậm, mép uốn nếp. Nhị có bao phấn hình tròn; bầu hình thuôn. Quả nang. Hạt nhiều, nhỏ.

Mùa hoa quả: Hoa tháng 5 - 7; Quả tháng 6 - 10.

Page 10: MỘT SỐ CÂY THUỐC, VỊ THUỐC CÓ TÁC DỤNG THAY THẾ …

10

Mùa thu hái và cách thu hái: Vào mùa thu (tháng 9-10), khi

cây bắt đầu vàng úa và quả già. Đào lấy cả củ, cắt bỏ phần

thân và rễ; rửa sạch; ngâm nước sôi 3 - 4 phút, sau đổ ra, để

nguội đem phơi hay sấy khô.

Phân bố và sinh thái: Rải rác ở một số địa phương thuộc vùng

núi, có độ cao 800 – 1,500 m: Sa Pa (Lào Cai) (?); Bắc Yên

(Sơn La); Trạm Tấu, Mù Cang Chải (Yên Bái); Mẫu Sơn (Lạng

Sơn) ... Trên thế giới có ở Trung Quốc, Nhật Bản (?).

Bạch cập là cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng.

Cây thường mọc lẫn với các loại cây cỏ thấp ở ven đồi, trảng

cây bụi nhỏ trên đất sau nương rẫy. Ra hoa quả hàng năm.

Phần trên mặt đất (thân mang lá) lụi hàng năm vào mùa đông

và mọc lại vào giữa mùa xuân năm sau. Trồng được bằng hạt

và “củ” con.

Bộ phận dùng: Thân rễ (củ) khô, đã chế biến (Rhizoma Bletillae).

Thành phần hóa học: Vị thuốc Bạch cập chứa chủ yếu tinh

bột, tinh dầu và chất nhầy. Chất nhầy là polysacharid có tên gọi

là bletilamanan (gồm manosa và glucosa với tỷ lệ 4:1);

batatasin và 3-0-methylbatatasin, ngoài ra còn có

biphenanthren có tác dụng kháng khuẩn. Người ta cho rằng,

chất nhầy có khả năng tạo thành lớp màng láng được lỗ thủng

dạ dày, kết hợp với tác dụng sinh cơ và kháng khuẩn giúp cho

dạ dày nhanh hồi phục.

Công dụng: Dùng trong các trường hợp ho ra máu, nôn ra

máu, chấn thương chảy máu, da nứt nẻ, nhọt độc viêm tấy.

Tính vị, quy kinh: Khổ, cam, sáp, vi hàn. Vào kinh Phế, Vị.

Tác dụng: Thu liễm chỉ huyết, sinh cơ tiêu sưng.

Liều lượng, cách dùng: 6 - 15 g/ngày, dạng sắc hoặc bột;

uống hoặc dùng ngoài.

Chú ý:

Không dùng cho người Phế Vị thực hỏa; Bạch cập kị Ô

đầu, Phụ tử, Thiên hùng.

Tác dụng cầm máu của Bạch cập thông qua cơ chế ức chế kết tập tiểu cầu.

Page 11: MỘT SỐ CÂY THUỐC, VỊ THUỐC CÓ TÁC DỤNG THAY THẾ …

11

2. BẠCH ĐỒNG NỮ

Tên gọi khác: Mò trắng, Vậy trắng, Lẹo trắng.

Tên khoa học: Clerodendrum chinense var. simplex

(Mold.) s. L. Chen.

Đồng danh: Clemodendrum philippinum Schauer var. simplex Mold.

Clerodendrum fragrans Schauer in DC.

Họ thực vật: Cỏ roi ngựa - Verbenaceae.

Đặc điểm hình thái:

Cây bụi, cao 0,5 - 1,5 m. Cành non gần như vuông, có lông tơ mịn màu trắng ngà; cành già gần như nhẵn, màu xanh nâu. Lá đơn, mọc đối, phiến lá hình trứng hoặc gần hình tim, rộng 8 - 20 cm; chóp lá nhọn, gốc lá hơi lõm hình tim, mép xẻ răng cưa đều; mặt trên nháp, màu xanh xám; mặt dưới có lông tơ và có tuyến gần cuống; gân bên 4 - 5 đôi, 3 gân gốc; cuống lá dài 3 - 10 cm, có lông. Cụm hoa ở đỉnh cành, dày, cuống có lông. Lá bắc giống hình mác - thuôn, màu xanh xám, giữa có các gân. Hoa đơn. Đài hình phễu, có lông và có tuyến ở phía ngoài, xẻ 5 thùy hình mác, dài 10 -16 mm. Tràng màu phớt hồng hay trắng, ống tràng dài 2 - 2,5 cm, nhẵn, xẻ 5 thùy phía trên, thùy hình bầu dục dài 8 - 10 mm. Nhị 4, thò ra khỏi ống tràng; chỉ nhị đính trên ống tràng. Vòi nhụy dài bằng nhị, đỉnh xẻ 2 thùy. Quả hạch gần hình cầu.

Mùa hoa quả: Hoa tháng 6 - 8; Quả tháng 7 - 10.

Mùa thu hái và cách thu hái: Vào cuối mùa hè hay đầu mùa

thu. Thu hái lá bánh tẻ hay cả cành mang lá; rửa sạch, để ráo nước, băm nhỏ, phơi hay sấy khô.

Phân bố và sinh thái: Phân bố ở hầu khắp các tỉnh và thành

phố như tỉnh Lào Cai, Sơn La (Sông Mã, Mộc Châu), Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Nội, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai. Trên thế giới cây còn có ở Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Indonexia.

Page 12: MỘT SỐ CÂY THUỐC, VỊ THUỐC CÓ TÁC DỤNG THAY THẾ …

12

Hình 3. A - Cây có hoa; B - Dược liệu

Bạch đồng nữ là cây ưa ẩm, ưa sáng và hơi chịu bóng.

Cây thường mọc lẫn với các loại cây bụi nhỏ ở ven đồi, bờ

nương rẫy, bờ rào và bãi hoang quanh làng. Cây tái sinh tự

nhiên bằng hạt và mọc cây chồi từ phần gốc còn lại. Cây trồng

được bằng hạt.

Bộ phận dùng: Lá bánh tẻ hay cả phần cành mang lá băm

nhỏ, đã khô (Herba Clerodendri chinense).

Thành phần hóa học: Bạch đồng nữ chứa flavonoid, tanin,

coumarin, acid nhân thơm, aldehyd nhân thơm và dẫn chất

amin có nhóm carboxyl. Người ta đã phân lập và xác định cấu

trúc được một số hợp chất như clerodendrol, acasetin, và

mesoinositol.

Công dụng: Dùng trong các trường hợp khí hư bạch đới, viêm

loét tử cung, kinh nguyệt không đều, cao huyết áp, mụn nhọt lở

ngứa

Tính vị, quy kinh: Vi khổ, lương. Vào kinh Tâm, Tỳ.

Tác dụng: Thanh nhiệt giải độc, khu phong trừ thấp, tiêu viêm.

Liều lượng, cách dùng: 10 - 12 g/ngày, sắc hoặc hoàn. Nấu

nước rửa vết thương, mụn nhọt lở ngứa.

Chú ý: Dược liệu có tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa,

kháng khuẩn, hạ huyết áp, bảo vệ gan, hạ đường huyết và natri

máu, bảo vệ thần kinh.

Page 13: MỘT SỐ CÂY THUỐC, VỊ THUỐC CÓ TÁC DỤNG THAY THẾ …

13

3. BẠCH HOA XÀ THIỆT THẢO

Tên gọi khác: Cỏ lưỡi rắn hoa trắng, An điền bò.

Tên khoa học: Hedyotis diffusa Willd.

Đồng danh: Oldenlandia diffusa (Willd.) Roxb.

Họ thực vật: Cà phê - Rubiaceae.

Đặc điểm hình thái:

Cây thảo, phân nhánh nhiều, sống 1 năm, cao 20 - 25 cm; thân và cành tiết diện vuông, nhẵn. Lá mọc đối, gần như không cuống; phiến lá hình mác thuôn, nhọn đầu, kích thước 10-25 x 2 - 4 mm; 1 gân chính, rõ ở mặt dưới lá. Lá kèm nhỏ, xẻ răng cưa ở đầu.

Cụm hoa gồm 1 - 2 cái mọc ở kẽ lá, có cuống mảnh. Đài 4 cánh nhỏ, có lông mi ở mép. Tràng hoa hình ống, xẻ 4 cánh hoa màu trắng hay phớt hồng. Nhị 4, đính ở họng ống tràng. Bầu 2 ô, đầu nhụy chẻ đôi. Quả khô, lá đài tồn tại bao quanh quả. Hạt nhỏ, màu nâu đen, có cạnh.

Hình 4. A - Cây mọc tự nhiên; B - Dược liệu

Mùa hoa quả: Hoa tháng 5 - 7; Quả tháng 6 - 8 (có sự chênh lệch giữa cây mọc ở các tỉnh phía Bắc và phía Nam).

Mùa thu hái và cách thu hái: Khi cây bắt đầu ra hoa. Nhổ cả

cây, có thể cắt bỏ rễ, rửa sạch, để ráo nước, sau đem phơi hay sấy (ở nhiệt độ 50-60°C), cho đến khô.

Phân bố và sinh thái: Ở Việt Nam, cây phân bố rộng rãi

khắp các tỉnh, từ vùng núi có độ cao khoảng 800 m (ở phía nam) xuống vùng trung du, đồng bằng và cả các đảo lớn. Bạch hoa xà thiệt thảo cũng phân bố ở khắp các quốc gia nhiệt đới châu Á.

Page 14: MỘT SỐ CÂY THUỐC, VỊ THUỐC CÓ TÁC DỤNG THAY THẾ …

14

Bạch hoa xà thiệt thảo là cây ưa ẩm, ưa sáng và hơi chịu

bóng. Cây thường mọc trên các bãi đất hoang quang làng bản,

ở vườn gia đình, ven đường đi, bãi bồi ven sông và chỗ đất

thấp trên nương rẫy. Hàng năm, cây mọc từ hạt vào mùa xuân,

sinh trưởng nhanh trong vụ xuân - hè, sau mùa hoa quả, cây tự

tàn lụi. Hạt giống phát tán ra xung quanh sẽ nảy mầm vào đầu

năm sau. Cây trồng được bằng hạt.

Bộ phận dùng: Toàn cây, đã làm khô (Herba Hedyotis diffusae).

Thành phần hóa học: Bạch hoa xà thiệt thảo là vị thuốc quan

trọng trong các bài thuốc chữa ung thư của YHCT Trung Quốc.

Đến nay người ta đã biết 171 hợp chất chứa trong cây thuốc

này thuộc các nhóm osid, iridoid, triterpen, flavonoid,

anthraquinon, acid phenolic, alcaloid tinh dầu, polysacharid và

coumarin. Các hợp chất osid như asperulosid, scandosid

methyl esther… Hợp chất methylanthraquinon có tác dụng ức

chế nhiều dòng tế bào ung thư. Flavonoid và polysacharid đã

được chứng minh là có tác dụng tăng cường miễn dịch, còn

hợp chất asperulosid có tác dụng chống viêm.

Công dụng: Dùng trong các trường hợp ho, hen suyễn do Phế

thực nhiệt, lâm lậu do Bàng quang thấp nhiệt, viêm amidan,

viêm họng cấp, sang chấn, rắn độc cắn, mụn nhọt ung bướu,

dương hoàng (viêm gan cấp).

Tính vị, quy kinh: Cam, khổ, hàn. Quy vào kinh Can, Vị, Đại

trường, Tiểu trường

Tác dụng: Thanh nhiệt giải độc, lợi niệu thông lâm, tiêu sưng

tán kết.

Liều lượng, cách dùng: 15 - 60 g/ngày (khô), hoặc 60 - 320

g/ngày (tươi) sắc uống. Dùng ngoài dạng tươi, giã nát đắp tại chỗ.

Chú ý: Dược liệu có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm, ức

chế nguyên bào sợi, điều hòa miễn dịch, bảo vệ thần kinh; là

một thành phần chính trong các bài thuốc điều trị ung thư trực

tràng, ức chế một số dòng tế bào ung thư (bạch cầu, gan, phổi,

vú, tử cung, tuyến tiền liệt, tủy…).

Page 15: MỘT SỐ CÂY THUỐC, VỊ THUỐC CÓ TÁC DỤNG THAY THẾ …

15

4. CAM THẢO ĐẤT

Tên gọi khác: Cam thảo nam, Thổ cam thảo, Dã cam thảo...

Tên khoa học: Scoparia dulcis L.

Họ thực vật: Hoa mõm chó - Scrophulariaceae.

Đặc điểm hình thái:

Cây thảo, sống một năm, cao 0,4 - 1,0 m. Cây mọc thẳng, phân cành, gốc hóa gỗ, ngọn và cành non có tiết diện vuông. Lá mọc đối hay vòng 3 cái, cuống rất ngắn, phiến lá hình mác ngược, thuôn dần về gốc, mép lá ở phía đầu xẻ răng cưa nông.

Cụm hoa gồm 1 - 3 cái mọc ở kẽ lá, có cuống mảnh. Đài hoa hình chén, xẻ 4 cánh nhọn. Tràng hoa màu trắng, hình ống ngắn, đầu xẻ 4 thùy gần bằng nhau. Nhị 4 thò ra khỏi ống tràng. Bầu nhỏ. Quả nang, hình cầu, có đài và vòi nhụy cùng tồn tại. Hạt rất nhỏ, màu nâu đen.

Mùa hoa quả: Kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9 (tùy theo vùng).

Mùa thu hái và cách thu hái: Khi cây bắt đầu có hoa và quả

non. Cắt lấy phần thân và cành mang lá hoặc nhổ cả cây (nếu lấy cả rễ), rửa sạch, để ráo nước, băm thành đoạn dài 3,0- 3,5 cm; phơi hay sấy khô (ở nhiệt độ 50-60°C).

Phân bố và sinh thái: Ở Việt Nam, Cam thảo đất phân bố rải

rác gần như khắp các tỉnh, ngoại trừ vùng núi cao trên 1.500m. Cây cũng có mặt ở các quốc gia vùng nhiệt đới châu Á và phía Nam Trung Quốc. Cam thảo đất là cây ưa ẩm và ưa sáng, song có thể hơi chịu bóng; thường mọc trên đất ẩm, lẫn với các cây cỏ nhỏ khác ở ven đường đi, các bãi hoang quanh làng, bãi bồi ven sông, nương rẫy và ven đồi. Cây mọc từ hạt hàng năm vào giữa mùa xuân, sau mùa hoa quả, cây tự tàn lụi, hạt giống phát tán xuống đất sẽ nảy mầm vào đầu năm sau. Trồng được bằng hạt.

Bộ phận dùng: toàn bộ phần thân, cành mang lá và có thể cả rễ, đã khô (Herba et radix Scopariae).

Thành phần hóa học: Cam thảo đất chứa các nhóm chất

diterpen, flavonoid và acid hữu cơ. Các diterpen bao gồm

Page 16: MỘT SỐ CÂY THUỐC, VỊ THUỐC CÓ TÁC DỤNG THAY THẾ …

16

scoparinol, dulanol, scopadulin…Các flavonoid là hymenoxin, apigenin, luteolin, scutelarein, scutelarin, linarin, vitexin, isovitexin. Các acid hữu cơ gồm acid betulinic, acid dulcisic, acid ifflaionic.

Hình 7. A - Cành mang hoa, quả; B - Dược liệu khô

Công dụng: Dùng trong các trường hợp rong kinh, ban chẩn,

ho do Phế nhiệt, viêm họng, tiêu chảy.

Tính vị, quy kinh: Cam, vi khổ, hàn. Vào kinh Tỳ, Vị, Phế, Can.

Tác dụng: Nhuận Phế, thanh nhiệt tiêu độc, lợi niệu.

Liều lượng, cách dùng: 8 - 12 g/ngày (khô), sắc hoặc hãm

uống; 20 - 40 g/ngày (tươi), ép lấy nước uống.

Chú ý: Dược liệu có tác dụng kháng viêm, hạ sốt, kháng

khuẩn, diệt ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum, hạ

đường huyết, ức chế chất thúc đẩy khối u TPA, gây độc 6 dòng tế bào ung thư dạ dày (SCL, SCL-6, SCL-37'6, SCL-9, Kato-3 và NUGC-4), hợp lực với acyclovir và ganciclovir.

Page 17: MỘT SỐ CÂY THUỐC, VỊ THUỐC CÓ TÁC DỤNG THAY THẾ …

17

5. CÂU ĐẰNG

Tên gọi khác: Dây móc câu, Dang quéo, Móc ó, Vuốt...

Tên khoa học: Uncaria rhynchophylla (Miq.) Jacks.

Đồng danh: Nauclea rhynchophylla Miq.

Họ thực vật: Cà phê- Rubiaceae.

Đặc điểm hình thái:

Cây bụi mọc dựa, có thân và cành vươn dài; cành non và ngọn có tiết diện vuông, có lông nhỏ; ở các mấu của thân và cành có gai lớn dạng móc cong, mọc ra từ kẽ lá. Lá có cuống ngắn, mọc đối; lá kèm sớm rụng; phiến lá hình bầu dục, nhọn đầu, kích thước 7-12 x 3-7 cm, màu xanh, mặt trên nhẵn bóng.

Cụm gồm nhiều hoa, tụ tập thành hình cầu, mọc ở đầu cành và kẽ lá gần đầu cành. Đài nhỏ hình chén, 5 răng. Tràng hoa hình ống, màu hồng nhạt, miệng xẻ thành 5 thùy tròn. Nhị 5, đính ở ống tràng, Bầu có cuống dài vượt khỏi ống hoa. Quả nang, hình thuôn dẹt. Hạt nhiều, nhỏ, có cánh.

Một số loài Câu đằng khác (Uncaria macrophylla Wall. ex Roxb.; U. pedicellata Roxb.; U. homomala Miq.) cũng được dùng.

Mùa hoa quả: Kéo dài từ tháng 3 đến tháng 9.

Hình 8. A - Cành mang hoa; B - Cành có móc câu

Page 18: MỘT SỐ CÂY THUỐC, VỊ THUỐC CÓ TÁC DỤNG THAY THẾ …

18

Mùa thu hái và cách thu hái: Vào cuối mùa hè hoặc đầu mùa

thu. Dùng dao hay kéo cắt cành, cắt lấy đoạn cành ngắn có 2 móc câu hai bên, sau đem phơi hay sấy khô.

Phân bố và sinh thái: Ở Việt Nam, Loài Câu đằng trên, mới

thấy phân bố ở một số điểm thuộc vùng núi có độ cao khoảng 1.000m trở lên: Bát Xát, Bắc Hà (Lào Cai); Quản Bạ (Hà Giang), Kỳ Sơn (Nghệ An)... Trên thế giới loài Câu đằng này ghi nhận có ở Trung Quốc, Lào... Câu đằng là cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng. Cây thường mọc ở ven rừng ẩm, xen với các loại cây bụi hay cây gỗ nhỏ khác ở rừng thứ sinh. Cây ra hoa quả hàng năm. Tái sinh tự nhiên bằng hạt và mọc cây chồi từ gốc còn lại sau khi bị chặt phá. Có thể trồng được bằng hạt và cành giâm (có dùng chất kích thích ra rễ).

Bộ phận dùng: Phần móc câu của cành, đã phơi khô (Ramulus

Cum Unco Uncariae).

Thành phần hóa học: Hai alcaloid quan trọng nhất được xem

như hoạt chất là rhynchophylin và isorhynchophylin. Liều nhỏ rhynchophylin đã có tác dụng gây hưng phấn trung khu hô hấp, làm giãn mạch máu ngoại biên, gây hạ huyết áp, lãm giãn vi huyết quản. Các alcaloid trong Câu đằng được sắp xếp theo các nhóm: Nhóm oxindol gồm rhynchophylin, isorhynchophylin, corynoxein, isocorynoxein. Nhóm corynan gồm corynanthein, dihydrocorynanthein, hissutein và hirsutin. Nhóm oxayohimban gồm akumigin, strictosamid và rhynchophin.

Công dụng: Dùng trong các trường hợp đau đầu, chóng mặt,

hoa mắt, ù tai, sốt cao, kinh giật.

Tính vị, quy kinh: Cam, lương. Vào kinh Can, Tâm bào.

Tác dụng: Bình Can, tức phong, trấn kinh.

Liều lượng, cách dùng: 12 - 16 g/ngày, sắc không quá 10 phút.

Chú ý: Thận trọng khi dùng cho người không có phong nhiệt,

thực nhiệt.

Dược liệu có tác dụng hạ huyết áp, điều hòa rối loạn lipid máu, chủ yếu là triglycerid.

Page 19: MỘT SỐ CÂY THUỐC, VỊ THUỐC CÓ TÁC DỤNG THAY THẾ …

19

6. CỎ NHỌ NỒI

Tên gọi khác: Cỏ mực, Hạn liên thảo.

Tên khoa học: Eclipta prostrata (L.) L.

Đồng danh: Verbesina prostrata L.;

Eclipta erecta L.

E. alba (L.) Hassk.

Họ thực vật: Cúc- Asteraceae.

Đặc điểm hình thái:

Cây thảo, sống nhiều năm, phân nhánh bò lan trên mặt đất, nhưng phần ngọn có thể vươn cao 15 - 30 cm. Thân và cành tiết diện tròn, màu lục hay nâu tía, có nhiều lông nhám. Lá mọc đối, kích thước 2 - 7 x 1-2 cm; hình mác dài, nhọn đầu, mép có răng cưa rất nhỏ, có lông nhám.

Cụm hoa đầu, hình bán cầu, đường kính 1,0 - 1,2 cm, có cuống dài tới 3 cm, có lông. Lá bắc thuôn nhọn, mặt ngoài có lông. Hoa màu trắng; hoa cái dạng lưỡi nhỏ, xếp ở vòng ngoài; hoa lưỡng tính ở trong, ống tràng hình trụ, đầu xẻ 5 thùy; nhị ngắn, đầu nhụy cũng ngắn, ở bên trong ống. Quả bế, hình bầu dục thuôn, màu đen, dài 3 mm.

Mùa hoa quả: Kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 (tùy theo vùng).

Mùa thu hái và cách thu hái: Khi bắt đầu có hoa. Cắt toàn bộ

phần thân và cành mang lá, loại bỏ cỏ rác, rửa sạch, để ráo nước, sau đem phơi hay sấy khô (ở nhiệt độ 50 - 60°C).

Phân bố và sinh thái: Ở Việt Nam, Cỏ nhọ nồi phân bố gần

như khắp các tỉnh và thành phố trong cả nước. Cây cũng có ở các quốc gia thuộc vùng Đông Nam Á và nam Trung Quốc.

Cỏ nhọ nồi là cây ưa ẩm và ưa sáng. Cây thường mọc trên đất ẩm ở ven đường, vườn gia đình, bờ ruộng, bãi sông và nương rẫy thấp. Cỏ nhọ nồi ra hoa quả nhiều hàng năm. Tái sinh tự nhiên bằng hạt và mọc cây chồi từ phần còn lại sau khi bị cắt. Trồng được bằng hạt và giâm cành.

Page 20: MỘT SỐ CÂY THUỐC, VỊ THUỐC CÓ TÁC DỤNG THAY THẾ …

20

Hình 10. A - Cành mang hoa; B - Dược liệu khô

Bộ phận dùng: Toàn bộ phần thân và cành mang lá, khô (Herba Ecliptae).

Thành phần hóa học: Wedelolacton là dẫn chất coumestan có

trong Cỏ nhọ nồi có tác dụng bảo vệ gan. Tác dụng cầm máu theo cơ chế của vitamin K gây tăng lượng prothrombin (1g bột Cỏ nhọ nồi =1,33mg vitamin K). Khi dùng dài ngày có tác dụng chống choáng phản vệ, kháng histamin và chống việm. Các glucosid với khung olean là các eclata saponin là glucosid của acid echinocystic. Ba hợp chất triterpen glucosid là ecliptasaponin A, B, C. Ngoài ra còn chứa tinh dầu, chất đắng và một lượng nhỏ alcaloid ecliptin và nicotin.

Công dụng: Dùng trong các trường hợp Can Thận âm hư, huyết

nhiệt, ho ra máu, chảy máu cam, xuất huyết dưới da, nôn ra máu, đại tiện ra máu, tiểu tiện ra máu, bang huyết, rong huyết.

Tính vị, quy kinh: Cam, toan, hàn. Vào kinh Can, Thận.

Tác dụng: Lương huyết chỉ huyết, bổ Can Thận.

Liều lượng, cách dùng: 12 - 20 g/ngày, sắc hoặc hãm uống.

Chú ý: Không dùng cho người Tỳ Vị hư hàn, tiêu chảy phân sống.

Dược liệu có tác dụng bảo vệ gan, phòng loãng xương, thải độc tế bào, hạ đường huyết, kháng viêm, kháng khuẩn, điều hòa lipid máu, giúp mọc tóc, chống lão hóa và bảo vệ thần kinh.

Page 21: MỘT SỐ CÂY THUỐC, VỊ THUỐC CÓ TÁC DỤNG THAY THẾ …

21

7. CỎ TRANH

Tên gọi khác: Cỏ tranh săng, Nhả cà, Bạch mao căn...

Tên khoa học: Imperata cylindrica (L.) Beauv.

Đồng danh: Lagurus cylindricus L.

Họ thực vật: Lúa - Poaceae.

Đặc điểm hình thái:

Cây thảo, sống nhiều năm, mọc tản thành đám, cao 0,6-1,2 m. Thân rễ mọc dưới mặt đất, phân nhánh ngang chằng chịt, gồm nhiều lóng, màu trắng ngà, rỗng giữa, bao bởi các lá vảy màu nâu nhạt. Lá có bẹ, phiến lá hình dải, thuôn hẹp, mép có răng cưa nhỏ sắc; lưỡi bẹ mềm, có lông màu trắng.

Cụm hoa chùy, mọc ở ngọn, gồm nhiều hoa mọc dày đặc thành bông dài 7 - 15 cm. Các bông nhỏ mọc thành từng đôi, màu tím hồng, có lông tơ mịn; mày hoa mềm, màu lục nhạt, có lông; nhị 2, chỉ nhị dài, bao phấn màu nâu tím. Quả dĩnh thuôn nhỏ (dạng quả thóc).

Mùa hoa quả: Kéo dài từ cuối mùa hè đến đầu mùa đông.

Mùa thu hái và cách thu hái: Mùa thu. Đào lấy toàn bộ phần

thân rễ dưới mặt đất. Rũ sạch đất, cắt bỏ lá, rễ và lá vảy, rửa sạch. Có thể cắt thành đoạn dài 20 cm, để sau khi phơi khô, buộc lại thành bó cho dễ cất giữ và bảo quản.

Hình 5. A - Cây mọc tự nhiên; B - Thân rễ (dược liệu)

Page 22: MỘT SỐ CÂY THUỐC, VỊ THUỐC CÓ TÁC DỤNG THAY THẾ …

22

Phân bố và sinh thái: Ở Việt Nam, cây phân bố rộng rãi khắp

các tỉnh, từ vùng núi có độ cao khoảng 1300 m trở xuống, đến đồng bằng và hải đảo. Cỏ tranh cũng phân bố ở nhiều quốc gia nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Cỏ tranh là cây có sức sống dai, ưa sáng và chịu hạn. Cây có thể mọc ở trên nhiều loại đất khác nhau, kể cả đất nghèo dinh dưỡng và chua. Cây bị coi là loại cỏ dại khó diệt trừ, do nhanh chóng lấn át các cây trồng.

Bộ phận dùng: Thân rễ khô (Bạch mao căn - Rhizoma

Imperatae cylindricae).

Thành phần hóa học: Rễ Cỏ tranh có chứa các hợp chất như

arundoin, fermenol, sisiarenol, các biphenyl ether như cylindren, cylindol A và B, các lignin như gravinon A, B và coixol. Ngoài ra còn có các sesquiterpen cylendren, đường toàn phàn, đường khử và đường chuyển hóa.

Công dụng: Dùng trong các trường hợp nôn ra máu, chảy máu

cam, tiểu tiện ra máu, sốt khát nước bứt rứt, vàng da, phù thũng do viêm thận cấp, tiểu khó và buốt.

Tính vị, quy kinh: Cam, hàn. Vào kinh Phế, Vị, Bàng quang.

Tác dụng: Lương huyết, cầm huyết, thanh nhiệt, lợi tiểu.

Liều lượng, cách dùng: 9 - 20 g/ngày (khô), hoặc 30 - 60

g/ngày (tươi), sắc uống.

Chú ý: Không dùng cho người hư hỏa, không thực nhiệt. Thận

trọng khi dùng cho phụ nữ có thai.

Dược liệu có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm, ức chế một số dòng tế bào ung thư vú MCF-7, ung thư đại tràng HT-29.

Page 23: MỘT SỐ CÂY THUỐC, VỊ THUỐC CÓ TÁC DỤNG THAY THẾ …

23

8. CỐI XAY

Tên gọi khác: Giằng xay, Quýnh ma, Kim hoa thảo...

Tên khoa học: Abutilon indicum (L.) Sweet.

Đồng danh: Sida indica L.

Abutilon indicum var. populifolium

(Lamk.) Wight et Arn.

A. indicum var. indicum K.M.Feng.

Họ thực vật: Bông- Malvaceae.

Đặc điểm hình thái:

Cây bụi, cao 1,2 - 2,5 m, phân cành nhiều, phủ lông mềm và lông hình sao màu trắng. Lá mọc so le; có cuống dài 6-10 cm; phiến lá hình tim, đầu nhọn, mép lá khía răng cưa, cả 2 mặt đều phủ lông mềm màu trắng xám.

Hoa màu vàng, mọc đơn độc ở kẽ lá gần đầu cành; cuống dài có đốt. Đài hoa hình chén, 5 cánh, mặt ngoài có lông ngắn. 5 cánh hoa hình tam giác ngược, đầu cánh hoa hơi lõm giữa. Nhị nhiều, mọc trên trục có lông. Bầu có lông, vòi nhụy xẻ nhiều nhánh. Quả liệt, gồm nhiều phân quả xếp xít nhau như mặt cối xay, phần lưng các phân quả phủ lông mịn, đầu có mỏ nhọn. Hạt nhiều, hình thận, màu nâu đen, nhẵn.

Mùa hoa quả: Hoa tháng 6 - 7; quả tháng 7 - 10.

Mùa thu hái và cách thu hái: Khi bắt đầu có hoa. Cắt toàn bộ

phần thân và cành mang lá, băm nhỏ, sau đem phơi khô.

Phân bố và sinh thái: Ở Việt Nam, cây Cối xay phân bố rải

rác ở vùng núi thấp xuống trung du và đồng bằng, thuốc các tỉnh Tuyên Quang, Yên Bái, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hòa Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa... Cây Cối xay cũng có ở nhiều quốc gia thuộc vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Cây Cối xay ưa ẩm và ưa sáng; thường mọc trên đất ẩm xen lẫn với các cây cỏ khác trong các lùm bụi quanh làng, ven bờ sông, bờ nương rẫy... Cây ra hoa quả nhiều hàng năm. Tái sinh tự nhiên bằng hạt và trồng được bằng hạt.

Page 24: MỘT SỐ CÂY THUỐC, VỊ THUỐC CÓ TÁC DỤNG THAY THẾ …

24

Hình 11. A - Cành mang hoa và quả; B - Dược liệu

Bộ phận dùng: Toàn bộ phần cành mang lá, khô (Herba Abutili indici).

Thành phần hóa học: Cây Cối xay chứa flavonoid, hợp chất

phenol, acid amin, acid hữu cơ và đường. Các hợp chất flavonoid là gossypin, gossypitin, cyanidin-3-rutinosid. Hạt chứa 5% dầu béo. Lá chứa chất nhầy. Rễ chứa một ít alcaloid chưa xác định.

Công dụng: Dùng trong các trường hợp cảm nhiệt, sốt cao,

đau đầu, ù tai, điếc, sốt vàng da, nước tiểu vàng đỏ, tiểu buốt, tiểu rắt, phù thũng, lở ngứa, dị ứng,

Tính vị, quy kinh: Cam, bình. Vào kinh Tâm, Đởm.

Tác dụng: Giải biểu nhiệt, hoạt huyết, lợi tiểu.

Liều lượng, cách dùng: 8 - 12 g/ngày, sắc uống.

Chú ý: Dược liệu có tác dụng kháng viêm giảm đau, điều hòa

lipid máu, bảo vệ gan, hạ đường huyết, lợi tiểu, long đờm, tẩy giun sán, tăng cường chức năng sinh dục (điều trị hiếm muộn).

Page 25: MỘT SỐ CÂY THUỐC, VỊ THUỐC CÓ TÁC DỤNG THAY THẾ …

25

9. CÚC HOA

Tên gọi khác: Cúc hoa vàng, Kim cúc, Dã cúc, Khổ ý.

Tên khoa học: Chrysanthemum indicum L.

Đồng danh: Chrysanthemum indicum var. coreanum H. L'eville;

Chrysanthemum indicum var. edule Kitamura;

Dendranthera indicum (L.) Des Moul.

Họ thực vật: Cúc - Asteraceae.

Đặc điểm hình thái:

Cây thảo, sống nhiều năm, phân cành nhiều, cao tới 60 cm. Vỏ thân và cành già màu xám có vết nứt dọc, ngọn và cành non màu xanh, có lông nhỏ. Lá có cuống, mọc so le, phiến lá thường chia thành 5 thùy, mép có răng cưa, mặt trên màu xanh lục, mặt dưới hơi bạc màu.

Cụm hoa đầu, hình bán cầu, đường kính 1,2 - 1,7 cm, màu vàng, mọc ở đầu cành hay kẽ lá gần đầu cành. Tổng bao lá bắc, hình vảy nhọn đầu, gồm 4 hàng. Hoa cái ở vòng ngoài hình lưỡi nhỏ; các hoa lưỡng tính ở trong, hình ống, đầu xẻ 5 thùy, núm nhụy có lông tơ. Quả bế, hình trụ, dài khoảng 1,5 mm, không có mào lông.

Mùa hoa quả: Tháng 9 - 11.

Mùa thu hái và cách thu hái: Khi hoa nở rộ. Hái cả cụm hoa,

sau đó cần phơi hay sấy ngay (ở nhiệt độ 50 - 60°C), đến khô. Hiện nay Cúc hoa thường được sấy nhanh, bởi công nghệ sấy lạnh ở áp suất cao, dược liệu khô vẫn giữ nguyên màu vàng và mùi thơm đặc trưng.

Phân bố và sinh thái: Cúc hoa là cây trồng lâu đời ở một số

địa phương, thuộc đồng bằng và trung du Bắc Bộ để làm thuốc. Cây cũng được trồng làm cảnh ở khắp nơi. Cúc hoa cũng là cây thuốc trồng lâu đời ở Trung Quốc và Ấn Độ.

Page 26: MỘT SỐ CÂY THUỐC, VỊ THUỐC CÓ TÁC DỤNG THAY THẾ …

26

Hình 12. A - Cây đang có hoa; B - Hoa tươi

Cúc hoa là cây ưa ẩm và ưa sáng. Cây được trồng thuần loại trên đất vốn trồng lúa và hoa màu. Cây trồng vào tháng 6-7, trồng bằng nhánh, tách ra từ gốc, đến tháng 9 hoặc tháng 10 cho thu hoạch hoa. Cây có hiện tượng bán tàn lụi vào mùa đông và từ gốc sẽ mọc lên nhiều chồi vào đầu năm sau.

Bộ phận dùng: Cụm hoa khô (Flos Chrysanthemi indici).

Thành phần hóa học: Thành phần chính của Cúc hoa là tinh

dầu, carotenoid, sesquiterpen và flavonoid. Tinh dầu chứa chủ yếu alpha và beta pinen. Các carotenoid bao như chrysanthemoxanthin. Còn flavonoid bao gồm acaciin, luteolin, glucopiranoid và chrysanthemin. Ngoài ra, còn có các acid phenolic như acid chlorogenic…

Công dụng: Dùng trong các trường hợp tăng huyết áp, đau

đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, cảm nhiệt, đau mắt đỏ, chảy nước mắt, đinh độc, mụn nhọt, sưng đau.

Tính vị, quy kinh: Cam, vi khổ, lương. Vào kinh Phế, Thận, Can.

Tác dụng: Thanh nhiệt giải độc, tán phong nhiệt, thanh Can

minh mục.

Liều lượng, cách dùng: 8 - 30 g/ngày, thuốc sắc, thuốc bột.

Chú ý: Không dùng cho người Tỳ hư, tiêu chảy.

Dược liệu có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm, kháng khuẩn, bảo vệ da, điều hòa miễn dịch, bảo vệ gan.

Page 27: MỘT SỐ CÂY THUỐC, VỊ THUỐC CÓ TÁC DỤNG THAY THẾ …

27

10. DÀNH DÀNH

Tên gọi khác: Chi tử.

Tên khoa học: Gardenia augusta (L.) Merr.

Đồng danh: Vacneria augusta L.; Gardenia

jasminoides J. Ellis

G. florida L.

Họ thực vật: Cà phê- Rubiaceae.

Đặc điểm hình thái:

Cây bụi phân cành nhiều, cao1-2m, phần thân và cành

già có vỏ màu nâu, nứt nẻ; cành non nhẵn. Lá có cuống ngắn,

mọc đối hay vòng 3; phiến lá hình mác, thuôn dần về gốc, đầu

tù, nhẵn cả 2 mặt, kích thướ 5-9 x 2-3 cm. Lá kèm gần hình

ống, mỏng.

Hoa to, mọc đơn độc ở đầu cành, màu trắng và có mùi

thơm. Đài 6 cánh tồn tại cùng quả. Tràng hoa hình ống, đầu xẻ

thành 6 cánh hoa hình mác ngược. Nhị 6 đính ở miệng ống

tràng; bầu thuôn. Quả hình trứng đều, có 6 gờ dọc, khi chín

màu vàng, cơm quả màu đỏ. Hạt dẹt, nhiều, màu vàng.

Một số loài Dành dành khác (Gardenia annamensis

Pitard; G. obtusifolia Roxb. ex Kurz; G. stenophylla Merr...)

cũng được dùng.

Mùa hoa quả: Hoa tháng 3 - 5; Quả tháng 7 - 9.

Mùa thu hái và cách thu hái: Vào cuối mùa hè hoặc đầu mùa

thu, khi quả già bắt đầu chín vàng. Hái cả quả, đem về ủ cho

chín đều, sau dùng dao tách bỏ vỏ, lấy khối hạt đem phơi hay

sấy khô (ở 50 - 60°C). Có trường hợp phơi quả còn cả vỏ, khi

dùng mới tách bỏ vỏ.

Phân bố và sinh thái: Ở Việt Nam, cây vốn phân bố tự nhiên

rải rác ở các tỉnh từ Thừa Thiên Huế trở ra, nhưng nay được

trồng ở nhiều nơi khác nhau. Trên thế giới, Dành dành có ở

Nam Trung Quốc, Lào và Campuchia... Cây ưa ẩm và ưa sáng.

Trong tự nhiên, loài này thường mọc lẫn với các cây bụi nhỏ ở

ven bờ ao, bờ kênh rạch, lùm bụi quanh làng hay ở ven đồi cây

Page 28: MỘT SỐ CÂY THUỐC, VỊ THUỐC CÓ TÁC DỤNG THAY THẾ …

28

bụi. Cây ra hoa quả nhiều hàng năm. Tái sinh tự nhiên bằng

hạt và mọc cây chồi từ gốc sau khi bị chặt. Trồng được bằng

hạt và giâm cành.

Hình 10. A - Cành mang hoa và quả; B - Quả chín;

C - Chi tử (dược liệu)

Bộ phận dùng: Khối hạt hay cả quả khô (Fructus Gardeniae).

Thành phần hóa học: Glucosid tạo ra màu vàng của chi tử là

gardenin, khi thủy phân cho phần genin là gardenidin có công

thức cấu tạo tương tự như croxitin, hoạt chất của vị thuốc hồng

hoa. Nhóm chất chính và quan trọng trong chi tử là iridioid

glycosid như gardosid, shanzhisid, geniposid, acid geniposidic,

genipingentiobiosid, scandosid và gardenosid. Ngoài ra chi tử

còn chứa tinh dầu.

Công dụng:

- Dùng Sinh chi tử (quả Dành dành khô) trong các trường

hợp sốt cao, co giật, mắt đỏ sưng đau, tiểu ít, nước tiểu đỏ.

- Dùng Chi tử (quả Dành dành khô) sao vàng để điều trị

viêm gan, vàng da, viêm túi mật.

- Dùng Tiêu chi tử (quả Dành dành sao đen) trong các

trường hợp nôn ra máu, cháy máu cam, tiểu tiện ra máu, đại

tiểu tiện ra máu.

Page 29: MỘT SỐ CÂY THUỐC, VỊ THUỐC CÓ TÁC DỤNG THAY THẾ …

29

Tính vị, quy kinh: Khổ, hàn. Vào kinh Tâm, Phế, Tam tiêu.

Tác dụng: Thanh nhiệt giáng hỏa, lợi tiểu, lương huyết chỉ huyết.

Liều lượng, cách dùng: 6 - 9 g/ngày, sắc uống.

Chú ý: Không dùng cho người Tỳ Vị hư hàn, tiêu hóa kém,

tiêu chảy.

Dược liệu có tác dụng hạ đường huyết, chống xơ vữa

động mạch, kháng viêm, kháng ung thư, chống oxy hóa, chống

huyết khối, kháng khuẩn, chống trầm cảm, bảo vệ thần kinh,

gan, dạ dày, võng mạc, thận, da...

Page 30: MỘT SỐ CÂY THUỐC, VỊ THUỐC CÓ TÁC DỤNG THAY THẾ …

30

11. ĐẠI THANH

Tên gọi khác: Bọ mẩy, Đắng cảy...

Tên khoa học: Clerodendrum cyrtophyllum Turcz

Họ thực vật: Cỏ roi ngựa - Verbenaceae.

Đặc điểm hình thái:

Cây bụi nhỏ, phân cành nhiều, cao tới 0,8 - 1,2 m. Ngọn và cành non có lông nhỏ, sau nhẵn; vỏ thân màu nâu xám. Lá mọc đối, có cuống; phiến lá hình bầu dục hay hình thuôn, đầu nhọn, kích thước 5-15 x 3-7 cm, vò nát có mùi hôi đặc trưng.

Hình 14. A - Ngọn cây mang hoa; B - Rễ

Cụm hoa hình xim, mọc ở đầu cành, phân nhiều nhánh mang hoa, tạo nên mặt phẳng. Lá bắc nhỏ. Đài hoa 5 răng, màu xanh, có lông. Tràng hoa hình ống, màu trắng. Nhị 5, thò khỏi ống tràng. Bầu nhẵn. Quả mọng, hình cầu, đường kính 4-5 mm, có đài tồn tại, khi chín màu lam. Hạt nhỏ.

Mùa hoa quả: Tháng 5 - 9.

Mùa thu hái và cách thu hái: Gần như quanh năm, song nên

thu rễ vào mùa thu hay mùa đông, khi quả đã chín và phát tán hạt. Đào xung quanh gốc, nhổ lấy toàn bộ bộ rễ; chặt bỏ phần

Page 31: MỘT SỐ CÂY THUỐC, VỊ THUỐC CÓ TÁC DỤNG THAY THẾ …

31

gốc và thân, rũ sạch đất cát; đưa về rửa sạch, băm nhỏ thành đoạn dài 2 - 3 cm, đem phơi hay sấy khô.

Phân bố và sinh thái: Đại thanh phân bố phổ biến ở hầu hết

các tỉnh, từ vùng núi thấp có độ cao khoảng 600 m trở xuống, đến vùng trung du, đồng bằng và cả ở hải đảo. Trên thế giới loài này cũng có mặt ở hầu hết các quốc gia nhiệt đới Đông Nam Á và nam Trung Quốc.

Cây ưa ẩm, ưa sáng, song cũng có thể hơi chịu bóng khi mọc lẫn với các cây cỏ khác. Tái sinh tự nhiên bằng hạt và mọc cây chồi từ gốc sau khi bị chặt. Có thể trồng dễ dàng bằng hạt.

Bộ phận dùng: Rễ khô (Radix Clerodendri cyrtophylli), lá

(Folium Clerodendri cyrtophylli).

Thành phần hóa học: Đại thanh chứa alcaloid, flavonoid (đặc

biệt chất quercetin phân lập được từ rễ); một chất đắng clerodin và cabruvin. Thân chứa cyrtophylon A và B, teuvincenon F, uncinaton, sugiol, friedelin, clerodolon và clerodolol.

Công dụng: Dùng trong các trường hợp thực nhiệt, cảm sốt,

ban chẩn, sốt xuất huyết, viêm họng, chảy máu chân răng, nhọt độc.

Tính vị, quy kinh: Khổ, hàn. Vào kinh Tâm, Vị

Tác dụng: Thanh nhiệt giải độc, lương huyết chỉ huyết, khử ứ.

Liều lượng, cách dùng: 6 - 20 g/ngày, thuốc sắc hoặc nấu

nước tắm trị bệnh ngoài da.

Chú ý: Không dùng cho người Tỳ Vị hư hàn, tiêu chảy.

Dược liệu có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, chống oxy hóa.

Page 32: MỘT SỐ CÂY THUỐC, VỊ THUỐC CÓ TÁC DỤNG THAY THẾ …

32

12. ĐAN SÂM

Tên gọi khác: Đơn sâm, Xích sâm, Huyết sâm.

Tên khoa học: Salvia miltiorrhiza Bunge.

Họ thực vật: Bạc hà - Lamiaceae.

Đặc điểm hình thái:

Cây thảo, sống nhiều năm, có phân cành, cao tới 40-80 cm. Rễ củ màu đỏ, mập, hình trụ, dài 10-30 cm, đường kính 0,5-1,3 cm, phân nhánh. Thân non và cành có tiết diện hình vuông, có lông mềm. Lá mọc đối, phiến lá kép lông chim 1 lần, 3-5 lá chét hình trứng, mép có răng cưa, hai mặt có lông mềm.

Hình 13. A - Cây có hoa; B - Rễ mới đào chưa rửa

Cụm hoa hình bông, mọc ở đầu cành và kẽ lá, gồm nhiều vòng xít nhau, mỗi vòng có 3-9 hoa, màu tím nhạt ngả sang màu xanh lơ; tràng hoa hình ống, đầu xẻ thành 2 môi, môi trên dài hơn môi dưới; nhị 3; bầu nhỏ, có long. Quả khô, có long, khi già tự mở. Hạt nhỏ, màu nâu đen.

Mùa hoa quả: Tháng 6 - 10.

Mùa thu hái và cách thu hái: Mùa đông (tháng 11 - 12). Cắt

bỏ phần thân cành trên mặt đất, cuốc xung quanh gốc, nhổ lấy cả bộ rễ, sau cắt bỏ gốc và rễ con, đưa về xưởng rửa sạch đất cát, cắt thành đoạn, phơi hoặc sấy khô.

Phân bố và sinh thái: Đan sâm vốn mọc tự nhiên ở miền trung

Trung Quốc, Nhật Bản. Cây cũng đã được đưa vào trồng trọt

Page 33: MỘT SỐ CÂY THUỐC, VỊ THUỐC CÓ TÁC DỤNG THAY THẾ …

33

phổ biến từ lâu đời tại Trung Quốc, Nhật Bản và bán đảo Triều Tiên. Đan sâm được nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam 2 lần. Lần đầu vào thập kỷ 70 trước kia, nhưng chưa đưa ra sản xuất. Lần gần đây vào thập kỷ 90, hạt giống từ 2 nguồn Nhật Bản và Trung Quốc, hiện được trồng thành công ở một số tỉnh miền núi phía bắc: Hà Giang (Quản Bạ), Lào Cai (Bắc Hà, Sa Pa), Sơn La (Mộc Châu)...

Đan sâm là cây ưa ẩm, ưa sáng và ưa vùng có khí hậu mát; nhiệt độ trung bình năm khoảng 18-19°C. Cây trồng bằng hạt hay bằng đầu mầm rễ củ vào cuối năm nay, cho thu hoạch vào cuối năm sau.

Bộ phận dùng: Rễ củ khô (Radix Salviae miltiorrhizae).

Thành phần hóa học: Thành phần chính của Đan sâm là các

diterpen còn gọi là các tanshinon I, II, III, các hợp chất phenol và acid salvianolic A, B, C. Cao chiết và các tanshinon có tác dụng bổ tim, tăng tuần hoàn máu qua tim, chống đông tụ, giãn mạch, an thần, kháng khuẩn. Các tanshinon làm tăng lưu thống máu trong động mạch vành, tăng cường chức năng tim. Đan sâm có tác dụng làm tăng tuần hoàn máu, nhưng khác với các dược liệu khác là tốt cho động mạch vành, mở rộng động mạch vành và tăng lượng máu về tim. Ngoài ra trong Đan sâm còn có tinh dầu và vitamin E.

Công dụng: Dùng trong các trường hợp kinh nguyệt không

đều, đau bụng kinh, bế kinh, huyết ứ trệ, đau thắt ngực, mất ngủ, Tâm phiền.

Tính vị, quy kinh: Khổ, vi hàn. Vào kinh Tâm, Can

Tác dụng: Hoạt huyết thông kinh, trấn thống, thanh Tâm lương

huyết.

Liều lượng, cách dùng: 9 - 15 g/ngày, thuốc sắc

Chú ý: Dược liệu có tác dụng chống oxy hóa, hạ huyết áp,

giảm nguy cơ hình thành cục máu đông, giảm cholesterol, tăng HDL, cải thiện xơ gan, cải thiện thị lực ở người tổn thương võng mạc do đái tháo đường.

Tác dụng phụ nghiêm trọng là liệt thần kinh mặt ngoại biên. Không dùng chung với Lê lô và các thuốc chuyển hóa bởi enzyme CYP450 như các thuốc chống đông máu (warfarin, heparin, clopidogrel…), digoxin, NSAID, midazolam... Không nên sử dụng cho phụ nữ đang mang thai.

Page 34: MỘT SỐ CÂY THUỐC, VỊ THUỐC CÓ TÁC DỤNG THAY THẾ …

34

13. ĐỊA HOÀNG

Tên khoa học: Rehmannia glutinosa (Gaertn.) Libosch.

Đồng danh: Digitalis glutinosa Gaertn.

Rehmannia chinensis Libosch. Ex

Fisch. et Meyer

Họ thực vật: Hoa mõm chó - Scrophulariaceae.

Đặc điểm hình thái:

Cây thảo, cao 20 - 30 cm, sống nhiều năm, nhưng phần

trên mặt đất lụi hàng năm vào mùa đông. Rễ củ hình trụ, màu

nâu hồng, mập, có cuống. Lá mọc đối chữ thập, tập trung sát

mặt đất; phiến lá hình bầu dục, thuôn dần về gốc, đầu tù, kích

thước 7-20 x 2-4 cm, mép lá xẻ răng cưa tù; gân mạng lõm,

làm cho mặt lá không phẳng và có lông.

Cụm hoa chùm ở ngọn; cuống cụm hoa như là phần thân

kéo dài, 20-30 cm, phủ lông mềm; hoa màu đỏ nâu, mọc ở kẽ

lá bắc dạng lá; đài hình chén, có lông; tràng hoa hình ống,

miệng xẻ 5 cánh tròn; nhị 2; bầu nhỏ, vòi nhụy hình chỉ. Quả

bế, gần hình cầu, có vòi nhụy tồn tại. Hạt nhỏ, nhiều, màu đen.

Mùa hoa quả: Tháng 6 - 9.

Mùa thu hái và cách thu hái: Mùa thu, khi phần trên mặt đất

bắt đầu tàn lụi. Cắt bỏ phần trên mặt đất; dùng cuốc bới xung

quanh, nhổ cả khóm rễ củ. Đem về cắt rời từng củ, loại bỏ rễ

con; rửa sạch, để ráo nước, sau đó đem chế biến thành 2 vị

thuốc khác nhau Sinh địa và Thục địa. Trong đó, chế biến Sinh

địa bằng cách: đem phơi cả củ hay sấy gần khô, bổ đôi thấy

đen, mềm, lại đem phơi hay sấy đến khô thật.

Phân bố và sinh thái: Địa hoàng vốn mọc tự nhiên ở các tỉnh

Giang Tô, Hồ Bắc, Hồ Nam, Liêu Ninh, khu tự trị Nội Mông...

(Trung Quốc) và cũng được đưa vào trồng trọt từ lâu. Địa

hoàng được nhập trồng vào Việt Nam vào khoảng năm 1957

hay 1958. Cây ưa ẩm, ưa sáng và sinh trưởng mạnh trong điều

kiện khí hậu mát mẻ. Vì thế, Địa hoàng được trồng chủ yếu ở

các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc Bộ (Phú Thọ, Vĩnh Phúc,

Page 35: MỘT SỐ CÂY THUỐC, VỊ THUỐC CÓ TÁC DỤNG THAY THẾ …

35

Bắc Ninh, Nam Định, Thái Bình, Hà Nam...). Cây trồng bằng củ

con, vào vụ thu - đông (sau khi gặt lúa mùa), cho thu hoạch củ

vào mùa thu năm sau.

Hình 24. A - Cây trồng; B - Củ đã được chế thành Thục địa

Bộ phận dùng: Rễ củ đã chế biến - Sinh địa (Radix Rehmanniae glutinosae).

Thành phần hóa học: Rễ củ Địa hoàng tươi (sinh địa) chứa

các nhóm chất iridoid glucosid, ionon glucosid, các loại đường trong đó bao gồm cả manitol và stachyosa, các acid amin, acid béo. Phạm Xuân Sinh và cộng sự đã chứng minh trong củ Địa hoàng chứa 0,3% hợp chất catapol. Các iridoid glucosid quan trọng là catapol, rehmanniosid A, B, C, D, rehmaglutin A, B, C, D. Các ionon glacosid như rehmaionosid A, B, C. các monoteropen glucosid như rehmapicrosid.

Công dụng: Dùng trong các trường hợp ôn bệnh vào dinh

huyết, hầu họng sưng đau, huyết nhiệt, khô tân dịch gây xuất huyết (chảy máu cam, nôn ra máu, ban chẩn...), kinh nguyệt không đều, động thai.

Tính vị, quy kinh: Cam, khổ, hàn. Vào kinh Tâm, Can, Thận.

Page 36: MỘT SỐ CÂY THUỐC, VỊ THUỐC CÓ TÁC DỤNG THAY THẾ …

36

Tác dụng: Tiên Địa hoàng thanh nhiệt lương huyết. Sinh địa tư

âm dưỡng huyết.

Liều lượng, cách dùng: 12 - 24 g/ngày, thuốc sắc, hoặc thuốc

hoàn.

Chú ý: Thận trọng với người Tỳ hư, đầy bụng, đại tiện lỏng,

dương hư, nhiều đàm, thấp nhiệt.

Dược liệu có tác dụng hạ đường huyết, giảm suy thoái tế bào tụy, điều hòa mỡ máu, chống oxy hóa, điều hòa nội môi, tăng cường miễn dịch, bảo vệ tim mạch, thần kinh, tăng chất lượng xương…

Page 37: MỘT SỐ CÂY THUỐC, VỊ THUỐC CÓ TÁC DỤNG THAY THẾ …

37

Page 38: MỘT SỐ CÂY THUỐC, VỊ THUỐC CÓ TÁC DỤNG THAY THẾ …

38

14. HOA HÒE

Tên gọi khác: Hòe hoa, Hòe mễ...

Tên khoa học: Styphnolobium japonicum (L.) Schott.

Đồng danh: Sophora japonica L.

Họ thực vật: Đậu - Fabaceae.

Đặc điểm hình thái:

Cây gỗ nhỏ, thường cao 4-6 m, nhưng cũng có thể tới gần 10 m, phân cành nhiều và vỏ thân và cành già nhiều vết nứt nẻ. Lá kép lông chim, mọc so le; gồm 9-15 lá chét mọc đối, phiến lá chét mỏng hình bầu dục hoặc ô van thuôn, đầu nhọn, gốc tròn, mặt trên xanh lục, mặt dưới nhạt hơn.

Hình 15. A - Cành mang nụ và hoa; B - Nụ khô

Cụm hoa mọc ở đầu cành, dạng chùm, dài tới hơn 20 cm, phân nhánh. Hoa nhỏ màu trắng hoặc ngà vàng; đài hình chuông, nhẵn; cánh hoa có móng, cánh cờ hình tim rộng; nhị 10; bầu thuôn có vòi nhụy dài. Quả đậu, dài 2,5 - 4,5 cm, thắt lại giữa các hạt. Hạt hơi dẹt, màu đen bóng.

Mùa hoa quả: Hoa: tháng 5 - 6 (7). Quả: tháng 7 - 9 (10).

Mùa thu hái và cách thu hái: Giữa tháng 5 đến hết tháng 6

hoặc kéo dài thêm (tùy vùng trồng). Khi chùm hoa có vài hoa bắt đầu nở và phần lớn các nụ đã lớn, có màu trắng xanh (sắp vào giai đoạn hoa nở rộ). Hái cả chùm hoa, đem phơi trên nong, nia hay sấy ngay (ở 50 - 60°C). Sau 1 nắng (sau ngày

Page 39: MỘT SỐ CÂY THUỐC, VỊ THUỐC CÓ TÁC DỤNG THAY THẾ …

39

phơi đầu tiên), đem vò nhẹ cho nụ rụng ra, loại bỏ toàn bộ cuống; tiếp tục phơi thêm 2 - 3 nắng nữa cho khô thật. Hiện nay, nụ Hòe còn được sấy lạnh ở áp xuất cao, giữ nguyên được màu sắc, mùi vị và chất lượng cao.

Phân bố và sinh thái: Cây Hòe (Hoa hòe) có nguồn gốc ở

Nhật Bản và bán đảo Triều Tiên. Cây đã được đưa vào trồng ở

đây từ lâu đời và còn du nhập sang một số quốc gia khác. Hòe

được trồng khá phổ biến ở các tỉnh phía Nam Trung Quốc và

Bắc Việt Nam.

Hòe là cây ưa sáng, ưa ẩm khi còn nhỏ, sau lớn có thể

hơi chịu hạn. Ở Việt Nam, cây được trồng rải rác nhiều nơi,

nhưng tập trung nhiều ở tỉnh Thái Bình, Nam Định, Bắc Giang,

Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Điện Biên...

Bộ phận dùng: Nụ hoa (Flos Styphnolobii japonici imaturi).

Thành phần hóa học: Hoa hòe chứa 20 - 30% rutin (vitamin P)

tan trong 10.000 phần nước, 650 phần rượu, tan nhiều trong

cồn và dung dịch kiềm nhẹ. Khi tan trong dụng dịch kiềm, vòng

cromen bị phá hủy, dung dịch có màu vàng, thêm acid thì kết

tủa. Ngoài rutin và quercetin hoa hòe còn chứa genistein,

sophoricosid, sophorabiosid và kaemferol. Hạt chứa 1,75%

flavonoid, trong đó có 0,5% rutin và một ít alcaloid. Ngoài ra nụ

hòe còn chứa betulin.

Công dụng: Dùng trong các trường hợp xuất huyết, chảy máu

cam, ho ra máu, băng huyết, đại tiện ra máu, tiểu tiện ra máu,

đau đầu, chóng mặt, đỏ mắt.

Tính vị, quy kinh: Khổ, vi hàn. Vào kinh Can, Đại trường.

Tác dụng: Lương huyết chỉ huyết, thanh Can tả hỏa.

Liều lượng, cách dùng: 6 - 12 g/ngày, sắc hoặc hãm lấy nước

uống. Sao đen khi dùng để cầm máu.

Chú ý: Không dùng cho người không thực hỏa.

Dược liệu có tác dụng chống oxy hóa, giảm stress, kháng

viêm, kháng khuẩn, kháng vi rút, chống loãng xương, chống

oxy hóa, hạ đường huyết.

Page 40: MỘT SỐ CÂY THUỐC, VỊ THUỐC CÓ TÁC DỤNG THAY THẾ …

40

15. HOÀNG BÁ

Tên gọi khác: Hoàng nghiệt, Quan Hoàng bá.

Tên khoa học: Phellodendron amurense Rupr.

Họ thực vật: Cam - Rutaceae.

Đặc điểm hình thái:

Cây gỗ, cao 6 - 7 m và cũng có thể tới gần 20 m; phân cành nhiều; vỏ dày, màu vàng, vị đắng, lớp vỏ ngoài màu nâu đen hay xám, nứt nẻ. Lá kép lông chim lẻ, daì 20 - 30 cm, gồm 4-6 đôi lá chét mọc đối; phiến lá chét hình mác hay bầu dục, nhọn đầu.

Hình 16. A - Cây mọc tự nhiên; B - Vỏ tươi

Hoa đơn tính khác gốc. Cụm hoa hình chùy, mọc ở đầu cành; đài hình chén, 5 răng; 5 cánh hoa màu vàng xanh (vàng chanh); hoa đực có 5 nhị, chỉ nhị dài bằng hoặc hơn cánh hoa; hoa có núm nhụy gần hình cầu, có chất dính, bầu tròn, nhẵn. Quả hình cầu, đường kính 0,6 - 0,7 cm, khi chín màu đen; 2 - 3 hạt, nhẵn, màu nâu.

Mùa hoa quả: Hoa: tháng 5 - 7. Quả già: tháng 11 - 12.

Page 41: MỘT SỐ CÂY THUỐC, VỊ THUỐC CÓ TÁC DỤNG THAY THẾ …

41

Mùa thu hái và cách thu hái: Cây trồng ở Việt Nam, 10 - 15

tuổi cho thu hoạch vỏ. Mùa thu hoạch vào tháng 10 - 12. Chặt cả cây, khoanh thân và cành thành từng đoạn 30-50 cm để dễ bóc vỏ. Vỏ bóc xong cần lấy dao đẽo bỏ lớp vỏ ngoài (lớp bần), chỉ lấy phần vỏ nạc có màu vàng, độ dày 3 - 8 mm. Sau đem phơi hay sấy ở nhiệt độ 50 - 60°C đến khô.

Phân bố và sinh thái: Hoàng bá vốn mọc tự nhiên ở vùng Viễn

Đông Nga, Đông Bắc Trung Quốc, Triều Tiên và Nhật Bản. Hiện cây này cũng được trồng nhiều ở các quốc gia này.

Hoàng bá được nhập nội vào Việt Nam năm 1963. Cây ưa sáng và ưa khí hậu mát quanh năm, nên chỉ có thể trồng được ở vùng núi cao hơi lạnh, như Sa Pa, Bắc Hà (Lào Cai), Đồng Văn, Mèo Vạc (Hà Giang), Sìn Hồ (Lai Châu)... Cây có hiện tượng rụng lá vào mùa đông. Ra hoa nhiều hàng năm, thụ phấn nhờ côn trùng và gió. Cây trồng bằng hạt.

Bộ phận dùng: Vỏ thân và vỏ cành khô (Cortex Phellodendri).

Thành phần hóa học: Thành phần chủ yếu trong Hoàng bá là

berberin (1,6-3%) và một ít palmatin, obakunon, obakulacton. Các chất này quyết định tác dụng của Hoàng bá. Hoàng cầm, Hoàng liên, Hoàng bá đều là các vị thuốc hàn, nhưng Hoàng cầm mạnh về thanh hỏa ở Tâm, Hoàng liên mạnh về thanh nhiệt ở Phế, còn Hoàng bá thì thanh nhiệt ở hạ tiêu. Sau này người ta còn phát hiện thấy Hoàng bá chứa jatrorrhizin, phellodendrin, magnoflorin vad candicina.

Công dụng: Dùng trong các trường hợp âm hư phát sốt,

xương đau âm ỉ, ra mồ hôi trộm, viêm tiết niệu, tả lỵ thấp nhiệt, vàng da, mụn nhọt lở ngứa.

Tính vị, quy kinh: Khổ, hàn. Vào kinh Thận, Bàng quang.

Tác dụng: Thanh nhiệt táo thấp, tư âm giáng hỏa, giải độc.

Liều lượng, cách dùng: 6 - 12 g/ngày, thuốc sắc, bột, hoặc

hoàn.

Chú ý: Không dùng cho người Tỳ Vị hư hàn, tiêu hóa kém, đại

tiện lỏng.

Dược liệu có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, độc tế bào, hạ huyết áp, điều hòa nhịp tim, chống oxy hóa và hạ sốt.

Page 42: MỘT SỐ CÂY THUỐC, VỊ THUỐC CÓ TÁC DỤNG THAY THẾ …

42

16. HOÀNG LIÊN

Tên gọi khác: Hoàng liên chân gà, Phàng lình.

Thuộc chi Hoàng liên (Coptis), họ Mao lương

(Ranunculaceae) ở Việt Nam có 2 loài Coptis chinensis Franch.

và Coptis quinquesecta Wang. Cả 2 loài đều thuộc diện rất

hiếm gặp ở Việt Nam, song loài thứ 1 (C. chinensis Franch.) có

kích thước thân rễ rất nhỏ, nên ở đây chỉ đề cập loài thứ 2.

Tên khoa học: Coptis quinquesecta Wang.

Họ thực vật: Mao lương - Ranunculaceae.

Đặc điểm hình thái:

Cây thảo, sống nhiều năm, cao 20 - 35 cm (40 cm). Thân

rễ thô, mọc ngang, phân nhánh, gồm nhiều đốt ngắn, bẻ ra thấy

màu vàng, vị rất đắng. Lá kép chân vịt, gồm 3 - 5 cái, mọc

thẳng từ thân rễ; có cuống mảnh, nhẵn. Phiến lá kép gồm 5 lá

chét; lá chét hình thoi nhọn, gốc lá lệch, lá chét giữa lớn hơn 4

lá chét bên; các lá chét xẻ thùy răng không đều, mép có răng

cưa.

Cụm hoa mọc thẳng từ kẽ lá, gồm 3 - 9 hoa, cuống cụm

hoa cao bằng hay vượt khỏi tán lá. Hoa nhỏ, màu vàng lục; lá

bắc nhỏ, 5 lá đài hẹp, nhọn, ngắn hơn 5 cánh hoa; nhị nhiều;

bầu nhỏ, nhiều lá noãn. Quả nang, thuôn, dài gần 1cm, có các

khía dọc, khi già tự mở; hạt nhiều, nhỏ.

Mùa hoa quả: Kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10.

Mùa thu hái và cách thu hái: Mùa thu. Đào xung quanh gốc,

nhổ cả khóm; cắt bỏ phần trên mặt đất (lá), các rễ con và lá vảy

bám trên thân rễ; rửa sạch, để ráo nước; sau phơi hay sấy ở

nhiệt độ 50 - 60°C đến khô.

Phân bố và sinh thái: Trên thế giới, loài Hoàng liên kể trên nới

chỉ thấy phân bố ở tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và ở Việt Nam

cũng chỉ thấy ở vùng núi cao Hoàng Liên sơn (Lào Cai và Lai

Châu). Cây đặc biệt ưa ẩm và ưa bóng, mọc bám vào vách đá

hay gốc cây, trên đỉnh núi, ở độ cao trên 2,000 – 2,500 m;

quanh năm có mây mù, nhiệt độ trung bình năm ước tính chỉ

Page 43: MỘT SỐ CÂY THUỐC, VỊ THUỐC CÓ TÁC DỤNG THAY THẾ …

43

vào khoảng 12 - 14°C. Tái sinh tự nhiên bằng hạt và mọc cây

chồi từ thân rễ. Cả 2 loài Hoàng liên kể trên đều thuộc diện bị

đe dọa cao (CR-Critically Endangered), được ưu tiên bảo vệ ở

Việt Nam (Nguyễn Tập, 2007 & 2019).

Hình 17. A - Cây tươi; B - Thân rễ

Dược liệu hay còn gọi là “Vị thuốc Hoàng liên bắc” sử dụng ở Việt Nam hiện nay chủ yếu nhập khẩu từ cây trồng ở Trung Quốc, song không rõ từ loài nào (Thuộc chi Coptis ở Trung Quốc có 6 loài).

Bộ phận dùng: Thân rễ khô (Rhizoma Coptidis).

Thành phần hóa học: Thành phần chính trong Hoàng liên là

các alcaloid như berberin, palmatin và jatrorrhizin. Trong quá trình chế biến các hợp chất này không bị biến đổi. Theo quy định của Dược điển Việt Nam thì hàm lượng của berberin phải bằng hoặc lớn hơn 4%. Ngoài ra còn có obacunon, obaculacton và acid ferulic.

Công dụng: Dùng trong các trường hợp viêm ruột, tả, lỵ, bồn

chồn mất ngủ do Tâm hỏa thịnh, đau mắt đỏ, xuất huyết, nôn ra máu, chảy máu cam.

Tính vị, quy kinh: Khổ, hàn. Vào kinh Tâm, Tỳ, Vị, Can, Đởm,

Đại trường.

Page 44: MỘT SỐ CÂY THUỐC, VỊ THUỐC CÓ TÁC DỤNG THAY THẾ …

44

Tác dụng: Thanh nhiệt táo thấp, thanh Tâm trừ phiền, thanh

Can minh mục, tả hỏa, giài độc.

Liều lượng, cách dùng: 2 - 12 g/ngày, sắc uống. Sao cháy khi

dùng để cầm máu.

Chú ý: Không dùng cho người âm hư phiền nhiệt, Tỳ Vị hư

hàn, phụ nữ mới sinh con.

Dược liệu có tác dụng kháng viêm, kháng vi khuẩn, kháng vi rút, kháng nấm, hạ đường huyết, điều hòa lipid máu, bảo vệ tim mạch, bảo vệ thận, kháng ung thư.

Hoàng liên ức chế CYP2D6, CYP2D6, CYP2C9, CYP3A4 (13), không nên dùng chung với các thuốc được chuyển hóa bởi các enzym này.

Page 45: MỘT SỐ CÂY THUỐC, VỊ THUỐC CÓ TÁC DỤNG THAY THẾ …

45

Page 46: MỘT SỐ CÂY THUỐC, VỊ THUỐC CÓ TÁC DỤNG THAY THẾ …

46

17. HUYỀN SÂM

Tên gọi khác: Hắc sâm, Nguyên sâm, Giác sâm, Quảng Huyền sâm.

Tên khoa học: Scrophularia ningpoensis Hemsl.

Họ thực vật: Hoa mõm chó - Scrophulariaceae.

Đặc điểm hình thái:

Cây thảo sống nhiều năm, cao 1,5-2,0 m, phân cành kiểu lưỡng phân; nhưng phần thân và cành trên mặt đất lụi hàng năm vào mùa đông. Rễ củ hình trụ, nạc, dài 10-20 cm, đường kính 2-3 cm, vỏ màu vàng nâu, trong màu đen nhất là khi củ đã khô. Thân non và cành tiết diện vuông, có lông, sau nhẵn. Lá mọc đối; phiến lá hình mác thuôn, nhọn đầu, mép xẻ răng cưa, có lông nhỏ ở mặt dưới.

Cụm hoa mọc ở ngọn và đầu cành thành hình chùy, gồm các xim tán, cuống có lông. Đài hình chén, màu xanh. Tràng hoa, hình ống ngắn, màu nâu tím, xẻ 5 thùy, thùy dưới bẻ cong xuống. Nhị gồm 2 cái dài và 2 cái ngắn thoái hóa. Bầu nhẵn. Quả hình cầu, đường kính 0,3 - 0,4 cm, có đài tồn tại, khi chín màu đen. Hạt nhiều, nhỏ, màu đen.

Mùa hoa quả: Kéo dài từ tháng 6 đến tháng 10.

Hình 18. A - Phần ngọn mang hoa; B - Củ tươi; C - Dược liệu khô

Page 47: MỘT SỐ CÂY THUỐC, VỊ THUỐC CÓ TÁC DỤNG THAY THẾ …

47

Mùa thu hái và cách thu hái: Mùa thu hoặc đầu mùa đông, khi

quả đã già. Cắt bỏ thân cành từ gốc, đào xung quanh, nhổ cả khóm; cắt lấy từng củ, bỏ rễ con; rửa sạch; sau đem thái lát mỏng, phơi hay sấy khô ở nhiệt độ 50-60°C.

Phân bố và sinh thái: Huyền sâm vốn mọc tự nhiên ở Trung

Quốc và đã được đưa vào trồng từ lâu đời ở nhiều tỉnh phía nam. Cây nhập nội và được trồng thành công ở một số tỉnh miền núi phía bắc nước ta, từ thập kỷ 60 trước kia. Huyền sâm là cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng. Cây ưa khí hậu mát của vùng núi có độ cao trên 1.000 m, nên đã được trồng tại các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Hòa Bình (Hang Kia - Pà Cò, huyện Mai Châu). Cây trồng bằng hạt, cho thu hoạch sau 1 năm.

Bộ phận dùng: Rễ củ khô (Radix Scrophulariae).

Thành phần hóa học: Theo học thuyết “dấu hiệu” của châu Âu

vào thế kỷ thứ 16, Huyền sâm được cho là vị thuốc chữa bệnh tràng nhạc. Rễ Huyền sâm chứa các iridoid như aucubin, harpagosid, harpagid, scrophularin, catalpol, các flavonoid, các glucosid trợ tim và các acid phenolic. Ngoài ra còn có alcalod, tinh dầu và caroten.

Công dụng: Dùng trong các trường hợp sốt cao, sốt về chiều,

viêm họng, phát ban, mụn nhọt, mẩn ngứa.

Tính vị, quy kinh: Khổ, hàm, hàn. Vào kinh Phế, Thận.

Tác dụng: Lương huyết giải độc, tư âm giáng hỏa.

Liều lượng, cách dùng: 8 - 15 g/ngày, sắc uống.

Chú ý: Không dùng cho người Tỳ Vị hư hàn, đại tiện lỏng.

Không dùng chung với Lê lô.

Dược liệu có tác dụng kháng viêm, thúc đẩy tế bào tự chết theo chương trình (apoptosis), kháng khuẩn, chống oxy hóa, giảm đau, bảo vệ thần kinh, giúp vết thương mau liền miệng.

Page 48: MỘT SỐ CÂY THUỐC, VỊ THUỐC CÓ TÁC DỤNG THAY THẾ …

48

18. HUYẾT DỤ

Tên gọi khác: Long huyết, Phất dủ đỏ.

Tên khoa học: Cordyline fruticosa (L.) Goepp.

Đồng danh: Convallaria fruticosa L.

Cordyline terminalis (L.) Kunth.

Họ thực vật: Huyết giác - Dracaenaceae.

Đặc điểm hình thái:

Cây thân cột nhỏ, cao 1 - 3 m, đường kính 1,0 - 2,5 cm, thường ít phân nhánh, trên thân có các vết sẹo lá. Lá tập trung ở ngọn, xếp thành 2 dãy, có cuống dạng bẹ; phiến lá màu đỏ tía, hình mũi giáo thuôn, kích thước 20-40 x 4,0-6,0 cm.

Hình 19. A - Phần ngọn và lá; B - Dược liệu

Cụm hoa hình chùm dày, mọc ở ngọn, phân nhánh. Hoa nhỏ, lưỡng tính, cuống ngắn, lá bắc nhỏ, bao hoa gồm 6 mảnh, xếp 2 vòng, màu đỏ nhạt, ở giữa màu vàng; nhị 6, đính ở ống hoa; bầu thượng, hình trứng, nhẵn. Quả gần hình cầu, đường kính 6-8 mm, có 3 gờ nông; hạt thường 1, thuôn, bóng.

Mùa hoa quả: Hoa: tháng 9 - 11, quả: tháng 10 đến tháng 2 năm sau.

Page 49: MỘT SỐ CÂY THUỐC, VỊ THUỐC CÓ TÁC DỤNG THAY THẾ …

49

Mùa thu hái và cách thu hái: Lá, thu quanh năm nhưng tốt

nhất vào mùa thu. Khi thu hái lấy cả bẹ lá, rửa sạch, để ráo nước, phơi hay sấy khô ở nhiệt độ 50-60°C. Khi sử dụng mới đem cắt nhỏ.

Phân bố và sinh thái: Chưa rõ nguồn gốc, chỉ biết rằng

cây được trồng phổ biến ở các nước nhiệt đới Đông Nam Á, Nam Á và Nam Trung Quốc, để làm cảnh và làm thuốc. Ở Việt Nam, Huyết dụ được trồng ở khắp các địa phương, trừ vùng núi cao lạnh trên 1.000 m. Cây trồng bằng cách cắm cành.

Bộ phận dùng: Lá khô (Folium Cordylinae).

Thành phần hóa học: Còn rất ít công trình nghiên cứu thành

phần hóa học của cây Huyết dụ. Cho đến nay người ta mới biết lá cây này có chứa các hợp chất phenol, acid amin, đường và hợp chất màu anthocyan.

Công dụng: Dùng trong các trường hợp ho ra máu, rong kinh,

băng huyết, lậu huyết, kinh nguyệt quá nhiều, lỵ ra máu, phong thấp, đau nhức xương, chấn thương sưng đau, viêm ruột, ho gà ở trẻ em..

Tính vị, quy kinh: Vi cam, bình. Vào kinh Can, Thận.

Tác dụng: Lương huyết chỉ huyết, tán ứ, chỉ thống.

Liều lượng, cách dùng: 10-15 g/ngày (khô) sắc uống; 20-

25 g/ngày (tươi), sắc hoặc giã nát ép lấy nước uống.

Chú ý: Không dùng cho phụ nữ sắp sinh hoặc sau sinh bị

sót nhau.

Dược liệu có tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa, ức chế tế bào ung thư dạ dày, hạ đường huyết, hạ mỡ máu.

Page 50: MỘT SỐ CÂY THUỐC, VỊ THUỐC CÓ TÁC DỤNG THAY THẾ …

50

19. NGỌC TRÚC

Tên khoa học: Polygonatum odoratum (Mill.) Druce.

Đồng danh: Convallaria odorata Mill.

Polygonatum officinale All.

Họ thực vật: Mạch môn - Convallariaceae.

Đặc điểm hình thái:

Cây thảo, sống nhiều năm, mọc nghiêng, không phân nhánh, cao 30-50 cm. Thân rễ hình trụ, nạc. gồm nhiều đốt, phân nhánh, nằm ngang. Lá gần như không có cuống, mọc so

le, thành 2 dãy; phiến lá dày, hình bầu dục hay trứng thuôn, nhọn đầu, kích thước 5-12 x 3-5 cm; mặt trên xanh lá mạ, mặt

dưới nhạt hơn.

Cụm hoa mọc từ kẽ lá, dạng tán, gồm 2 - 3 (5) hoa trên một cuống chung. Hoa lưỡng tính, màu trắng ngà, bao hoa gồm

6 mảnh xếp 2 vòng, phần gốc dính nhau tạo thành ống, dài 1,2 cm, phần đầu của các mảnh bao hoa hình tam giác; nhị 6,

đính ở trong ống hoa; bầu thượng, hình trứng, nhẵn. Quả hình cầu, đường kính 5 mm, chín màu xanh đen. Hạt 6-9.

Mùa hoa quả: tháng 6 - 9 (10).

Mùa thu hái và cách thu hái: Thân rễ thu hái vào mùa thu hay

đầu mùa đông. Đào xung quanh, nhổ cả khóm, cắt bỏ phần

thân mang lá và rễ con; bẻ rời các nhánh, rửa sạch, để ráo nước; đem đồ chín, kết hợp phơi nắng và lăn cho mềm, sau

phơi tiếp hay đưa vào sấy khô, ở nhiệt độ 50-60°C.

Phân bố và sinh thái: Cây vốn mọc tự nhiên khá phổ biến ở

Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Mông Cổ và Nga. Tuy nhiên

do nguồn cung cấp từ tự nhiên hạn chế, nên Ngọc trúc cũng đã được đưa vào trồng nhiều ở Trung Quốc, Triều Tiên và Nhật

Bản. Ở Việt Nam, không rõ Ngọc trúc được nhập nội từ bao giờ, song chỉ biết rằng, cây được trồng rải rác, từ lâu đời, trong

cộng đồng người Dao Đỏ (Sa Pa - Lào Cai), H'mông và người Hoa (Quản Bạ và Đồng Văn - Hà Giang).

Ngọc trúc là cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng; cây còn ưa vùng có khí hậu mát quanh năm, nên chỉ thấy được

Page 51: MỘT SỐ CÂY THUỐC, VỊ THUỐC CÓ TÁC DỤNG THAY THẾ …

51

trồng ở một số huyện vùng cao của 2 tỉnh Hà Giang và Lào Cai.

Cây trồng bằng nhánh con, sau 1-2 năm thì cho thu hoạch.

Hình 20. A - Các khóm được trồng ở vườn; B - Dược liệu

Bộ phận dùng: Thân rễ khô (Rhizoma Polygonati odorati).

Thành phần hóa học: Ngọc trúc chứa các glucosid như

convallamarin, convallarin có tác dụng cường tim. Các flavonoid bao gồm vitexin, kaemferol, kaemferitrin và các nguyên tố vi và đa lượng. Ngoài ra Ngọc trúc còn chứa odoranan, polygonumfructan và saponin steroid như polyfurosid.

Công dụng: Dùng trong các trường hợp ho khan, họng khô

miệng khát, sốt nóng âm ỉ về đêm, ra mồ hôi trộm, tiêu hóa kém do Vị âm hư, ăn nhiều mau đói do Vị nhiệt.

Tính vị, quy kinh: Cam, lương. Vào kinh Phế, Vị.

Tác dụng: Dưỡng âm nhuận táo, sinh tân chỉ khát.

Liều lượng, cách dùng: 6 - 12 g/ngày, sắc uống.

Chú ý: Không nên dùng cho người dương suy âm thịnh, Tỳ hư

đờm thấp.

Dược liệu có tác dụng kháng viêm, hạ sốt, hạ đường huyết, chống sốt rét, chống co giật, ức chế urease, lợi tiểu, giãn phế quản, khí quản, cầm tiêu chảy, giảm co thắt, kháng ung thư, kháng nấm, kháng khuẩn.

Page 52: MỘT SỐ CÂY THUỐC, VỊ THUỐC CÓ TÁC DỤNG THAY THẾ …

52

20. NGƯU BÀNG

Tên khoa học: Arctium lappa L.

Đồng danh: Arctium leiospermum Juz. et Serg.

A. majus Burnh.

Họ thực vật: Cúc - Asteraceae.

Đặc điểm hình thái:

Cây thảo, có thể sống nhiều năm, cao 1,0 - 1,6 m, phân cành hướng lên trên; cành và ngọn non có rãnh dọc, màu tím nâu hay tía, phủ lông mềm. Lá có cuống dài 7 - 12 cm, mọc đối chữ thập ở gốc và so le ở thân; phiến lá hình tim, kích thước 20-40 x 10-20 cm, gốc lá xẻ 2 thùy sâu, mép lá có răng cưa nhỏ và uốn lượn, mặt trên màu xanh, nhẵn, mặt dưới màu trắng xám, có lông.

Cụm hoa đầu, đường kính 2,5 - 3,2 cm, tập trung thành ngù ở đầu cành; tổng bao - lá bắc hình chỉ, nhiều, màu xanh nhạt; hoa hình ống màu tía hồng, đầu xẻ 5 thùy nhọn. Quả bế, hình trứng thuôn, màu nâu xám hay nâu đen, có khía dọc, dài khoảng 7-8 mm, đường kính 2-3 mm.

Mùa hoa quả: Thông thường cây 2 năm tuổi mới ra hoa quả. Hoa tháng 6-7, quả già tháng 9-10.

Mùa thu hái và cách thu hái: Gần cuối mùa thu, khi quả già.

Hái cả chùm quả, đem về ủ 1 - 2 ngày cho chín đều, sau đem phơi hay sấy khô ở 50 - 60°C; sau đó đêm rũ lấy hạt (quả), loại bỏ tạp chất, có thể phơi hoặc sấy lại trong vòng 1 - 2 giờ, trước khi đóng gói.

Bên cạnh hạt (quả), rễ Ngưu bàng cũng được sử dụng, nhưng rễ thu hoạch vào cuối năm đầu tiên (cây trồng đủ 1 năm tuổi).

Phân bố và sinh thái: Trên thế giới, Ngưu bàng phân bố rộng

rãi ở Trung Quốc, Nhật Bản và các quốc gia khác ở vùng Nam Á và Nam châu Âu. Cây đã được đưa vào trồng ở Trung Quốc nhằm thu được dược liệu có chất lượng đồng đều. Ngưu bàng được nhập nội vào Việt Nam năm 1958. Cây ưa khí hậu ẩm mát, nên sinh trưởng phát triển tốt ở khu vực Sa Pa (Lào Cai). Gần đây được đưa ra trồng sản xuất ở huyện Bát Xát (Lào Cai).

Page 53: MỘT SỐ CÂY THUỐC, VỊ THUỐC CÓ TÁC DỤNG THAY THẾ …

53

Hình 22. A - Cành mang hoa và quả, B - Quả khô (dược liệu)

Bộ phận dùng: Qủa khô (Fructus Arctii lappae).

Thành phần hóa học: Ngưu bàng tử chứa nhiều chất thuộc

nhóm glucosid đắng, flavonoid, tanin, polyacetylen, tinh dầu và một lượng lớn inulin. Các lignin có công thức cấu tạo đặc biệt, chủ yếu gồm 2 nhóm arctiin và lapaol. Các flavonoid thuộc nhóm fukinon, ngoài ra còn chứa acid hữu cơ mà trong công thức cấu tạo không có nhóm OH. Rễ Ngưu bàng chứa tới 50% inulin và polyacetylen.

Công dụng: Dùng trong các trường hợp cảm phong nhiệt, sởi,

ho đờm, viêm sưng hầu họng, quai bị, lở ngứa, nhọt độc, táo bón do nhiệt.

Tính vị, quy kinh: Tân, khổ, hàn. Vào kinh Phế, Vị.

Tác dụng: Giải biểu nhiệt, tuyên Phế, giải độc, thông lợi hầu

họng, nhuận trường.

Liều lượng, cách dùng: 6 - 12 g/ngày, sắc uống.

Chú ý: Không dùng cho người Tỳ Vị hàn thấp, tiêu chảy.

Dược liệu có tác dụng tăng chức năng sinh dục, hạ đường huyết, chống oxy hóa, chống ung thư, kháng viêm, bảo vệ dạ dày, bảo vệ gan, kháng khuẩn.

Thận trọng khi sử dụng chung với các thuốc tác động lên quá trình đông máu, như: aspirin, clopidogrel, diclofenac, ibuprofen, naproxen, dalteparin, enoxaparin, heparin, warfarin…

Page 54: MỘT SỐ CÂY THUỐC, VỊ THUỐC CÓ TÁC DỤNG THAY THẾ …

54

21. PHỤC LINH

Tên khoa học: Poria cocos Wolf.

Đồng danh: Wolfiporia cocos Ryvar. et Gilb.

Họ thực vật: Nấm lỗ - Polyporiaceae.

Đặc điểm hình thái:

Thuộc nhóm nấm lớn, ký sinh hoặc hoại sinh trên rễ hay gốc một số loài thông (Pinus massoniana Lamb.; P. densiflora Sieb. et Zucc; P. yunnanensis Franch.; P. thunbergii Parl). Thể quả (khối nấm) hình khối to nhỏ không đều, từ cỡ nắm tay cho tới 5 kg. Mặt ngoài thể quả màu nâu đen, sần sùi, đôi khi tạo thành các u lồi; mặt cắt thể quả chứa chất bột lổn nhổn, gồm sợi nấm, bào tử hay cuống đảm tử. Nếu mặt cắt màu trắng gọi là “Bạch phục linh” hay “Bạch linh”, màu nâu xám hay hồng xám là “Xích phục linh” hay “Xích linh”; còn loại có rễ Thông xuyên qua (đúng hơn do thể quả phát triển ôm lấy rễ Thông) thì gọi là “Phục thần”.

Mùa hoa quả: Hiện chưa rõ mùa xuất hiện của bào tử.

Mùa thu hái và cách thu hái: Ở Việt Nam chưa phát hiện thấy

nấm Phục linh, nên tạm thời không đề cập đến mục này.

Hình 23. Phục linh (dược liệu)

Phân bố và sinh thái: Nấm Phục linh tự nhiên được biết có ở

Trung Quốc, Nhật Bản và Viễn đông Liên bang Nga. Nơi có

Page 55: MỘT SỐ CÂY THUỐC, VỊ THUỐC CÓ TÁC DỤNG THAY THẾ …

55

nấm Phục linh tự nhiên thuộc vùng ôn đới ấm, nhưng về mùa đông lạnh có băng tuyết. Từ nhiều năm nay, nấm Phục linh đã được đưa vào nuôi trồng ở Trung Quốc và Nhật Bản. Nấm trồng được từ 2 năm trở lên mới cho thu hoạch.

Ở Việt Nam, chưa phất hiện thấy nấm Phục linh trong tự nhiên. Theo một vài tài liệu cho rằng, nấm Phục linh có ở các rừng Thông thuộc tỉnh Hà Giang, Thanh Hóa, Gia Lai và Lâm Đồng, song không đề cập cụ thể, nên chưa đủ sự tin cậy.

Bộ phận dùng: Thể quả khô (Sclerotium Poriae cocos).

Thành phần hóa học: Phục linh chứa nhiều polysacharid beta-

pachynan, acid tumulosic và lecithin. Beta-pachynan bao gồm các đường pachymosa, glucosa, fructosa, chất này chiếm tới 91% bao gồm pachymaran liên kết ở beta-(1-3) và các mạch nhánh có liên kết beta-(1-6). Pachymaran có tác dụng kháng ung thư mạnh. Ngoài ra phục linh còn chứa rất nhiều các chất thuộc nhóm acid hữu cơ như acid pachynic.

Công dụng: Dùng trong các trường hợp thủy thũng, tiểu ít,

đánh trống ngực, mất ngủ, kém ăn, đại tiện phân lỏng.

Tính vị, quy kinh: Cam, đạm, bình. Vào kinh Tâm, Phế, Thận,

Tỳ, Vị.

Tác dụng: Lợi thủy thẩm thấp, kiện Tỳ hòa Vị, ninh Tâm an thần.

Liều lượng, cách dùng: 9 - 15 g/ngày, thuốc sắc, hoặc bột.

Chú ý: Không dùng cho người âm hư không thấp nhiệt, tiểu

tiện quá nhiều. Phục linh kị giấm, trà.

Dược liệu có tác dụng chống khối u, kháng khuẩn, chống oxy hóa, kháng viêm, điều hòa miễn dịch, bảo vệ gan thận.

Page 56: MỘT SỐ CÂY THUỐC, VỊ THUỐC CÓ TÁC DỤNG THAY THẾ …

56

22. TRẮC BÁCH

Tên gọi khác: Trắc bá, Bá tử, Co tòng péc (Thái).

Tên khoa học: Platycladus orientalis (L.) Franco.

Đồng danh: Thuja orientalis L.

Biota orientalis (L.) Endl.

Platycladus stricta Spach.

Họ thực vật: Hoàng đàn - Cupressaceae.

Đặc điểm hình thái:

Cây gỗ, tùy theo nơi mọc và lứa tuổi mà có chiều cao chỉ từ vài mét đến vài chục mét (20 m ở Bắc Mỹ). Cây phân cành nhiều, tán lá hình tháp. Thân và cành lớn hơi vặn vẹo; vỏ dày, màu nâu hay nâu đen, nứt nẻ. Cành mang lá hơi dẹt, xếp thành mặt phẳng theo hướng thẳng đứng. Lá mọc đối, hình vảy, đầu nhọn, màu xanh đậm và hơi gồ ghề ở cả hai mặt.

Cơ quan sinh sản (gọi là “nón”) đơn tính, cùng gốc. Nón hạt phấn (nón đực) hình đuôi sóc, màu vàng chanh, mọc ở đầu cành. Nón hạt (nón cái) gần hình cầu, màu xanh, khi kết “quả” có dạng gần hình cầu, màu xanh lơ; khi già màu nâu, gồm nhiều vảy nở bung ra. 1 - 3 hạt, hình trứng, dài 5 - 7 mm, đường kính 3 - 4 mm, vỏ ngoài nhẵn và cứng.

Mùa có nón sinh sản: Ra nón vào khoảng tháng 3-4; nón già vào khoảng tháng 9-10.

Mùa thu hái và cách thu hái: Vào mùa thu (tháng 9 - 10), khi

nón hạt già từ màu xanh chuyển sang màu vàng nâu. Nón hạt thu được đem ủ (2 - 3 ngày) cho nón chín đều, phơi khô, đập nhẹ, sàng sảy lấy hạt sạch. Hạt phơi tiếp cho khô để cất giữ. Khi dùng mới đem ra chế biến.

Phân bố và sinh thái: Chi Platycladus (họ Hoàng đàn -

Cupressaceae) chỉ có 1 loài Trắc bách diệp kể trên, vốn phân bố tự nhiên ở vùng Bắc Mỹ và Đông Á, hiện được trồng khắp nơi, trong đó có Việt Nam. Ở Việt Nam, cây thường được trồng ở đình, chùa, nơi công cộng hay trong các dinh thự để làm cảnh, lấy lá và hạt làm thuốc. Trắc bách diệp là cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu hạn. Cây trồng được bằng hạt và giâm cành.

Page 57: MỘT SỐ CÂY THUỐC, VỊ THUỐC CÓ TÁC DỤNG THAY THẾ …

57

Hình 1. A - Cành mang nón hạt già; B - Bá tử nhân

Bộ phận dùng: Nhân hạt phơi khô đã qua chế biến bằng Bá tử nhân (Semen Platycladi orientalis).

Thành phần hóa học: Lá trắc bá chứa tinh dầu (0,6-1%);

flavonoid (1,7%); lipid và acid hữu cơ. Tinh dầu lá chứa chủ yếu

fenchon, camphor, borneol acetat và terpineol, trong khi đó tinh

dầu quả chứa tới 40 thành phần trong đó chủ yếu là alpha

cedrol. Các flavonoid gồm myricetin, hinokiflavon, amentoflavon

và quercitrin. Hạt (Bá tử nhân) chứa 25% lipid toàn phần. Từ

dầu béo người ta đã phân lập được acid 5, 11, 14,

17-eicosatetraenoic. Từ vỏ quả đã phân lập được acid

15-hydroxypinusolidic và 5-hydroxy-7,4’-dimethoxyflavon.

Công dụng: Dùng trong các trường hợp hư phiền mất ngủ, hồi

hộp đánh trống ngực, âm hư, ra nhiều mồ hôi, táo bón.

Tính vị, quy kinh: Cam, bình. Vào kinh Tâm, Thận, Đại trường.

Tác dụng: Dưỡng Tâm an thần, nhuận trường, giải kinh.

Liều lượng, cách dùng: 3 - 12 g/ngày, sao qua, sắc uống.

Chú ý: Không dùng cho người tiêu chảy, đàm thấp.

Page 58: MỘT SỐ CÂY THUỐC, VỊ THUỐC CÓ TÁC DỤNG THAY THẾ …

58

23. XUYÊN TÂM LIÊN

Tên khoa học: Andrographis paniculata (Burm.f.) Nees.

Đồng danh: Justicia paniculata Burm.f.;

Andrographis subspathulata C.B. Clarke

Họ thực vật: Ô rô - Acanthaceae.

Đặc điểm hình thái:

Cây thảo, sống một năm, cao 0,4-1,0 m. Thân tiết diện vuông, mọc thẳng đứng, phân nhiều cành lưỡng phân, nhẵn. Lá mọc đối, cuống ngắn, hình mác thuôn về 2 đầu, kích thước 3-10 x 1-3 cm, không lông.

Hình 25. A - Cây sắp ra hoa; B - Dược liệu

Cụm hoa chùm, thưa, mọc ở đầu cành và kẽ lá gần ngọn.

Hoa nhỏ màu trắng điểm những đốm màu hồng tím; đài có 5

răng nhỏ, có lông; tràng hoa hợp ở gốc thành ống, đầu xẻ

thành 2 môi, môi trên hẹp, môi dưới xẻ 3 thùy tròn; nhị 2; bầu 2

ô. Quả nang, hình thuôn dài 1,5 cm, có lông, khi chín tự mở

bằng 2 mảnh. Hạt nhỏ, nhiều.

Mùa hoa quả: Hoa tháng 6-7, quả già tháng 9-11.

Page 59: MỘT SỐ CÂY THUỐC, VỊ THUỐC CÓ TÁC DỤNG THAY THẾ …

59

Mùa thu hái và cách thu hái: Giữa mùa hè, khi cây bắt đầu có

hoa và có lượng lá xanh nhiều nhất trong năm. Cắt toàn bộ

phần thân và cành mang lá, nếu có dính đất cát, cần rửa sạch,

trước khi băm nhỏ thành đoạn dài 3-4 cm, sau đem phơi hay

sấy (50 - 60°C) đến khô.

Phân bố và sinh thái: Trong các tài liệu (Đỗ Huy Bích et al,

2004; Trần Kim Liên, 2005; Hu, J.Q. & Danien, T.F., 2011),

đều cho rằng cây Xuyên tâm liên có nguồn gốc ở Đông Nam

Á, trong đó có Việt Nam và cũng đang được trồng ở các quốc

gia này.

Xuyên tâm liên là cây ưa ẩm, ưa sáng. Hạt giống gieo vào

đầu mùa xuân, sau khoảng 3 tháng đã cho thu hoạch.

Bộ phận dùng: Cành mang lá phơi khô (Herba Andrographis).

Thành phần hóa học: Xuyên tâm liên chứa 2 nhóm chất chính

là diterpen lacton và flavonoid. Diterpenlacton quan trọng nhất

là andrographolid. Hàm lượng andrographolid trong lá xuyên

tâm liên là 2,6%. Các flavonoid trong lá xuyên tâm liên là 7-0-

methylwogonin, wogonin, oroxylin A, apigenin-7,4’-dimethyl

ether, andrographin, paniculin và mono-0-methylwithin. Ngoài

ra còn có hai polysacharid acid là PA và PB.

Công dụng: Dùng trong các trường hợp viêm ruột, lỵ cấp tính,

viêm phổi, viêm họng, ho, ho gà, viêm amidan, viêm gan vi rút,

viêm tiết niệu, mụn nhọt, ung thũng đinh độc, bị rắn độc cắn.

Tính vị, quy kinh: Khổ, hàn. Vào kinh Phế, Can, Tỳ.

Tác dụng: Thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt táo thấp, thanh

trường chỉ lỵ, thanh Phế chỉ khái.

Liều lượng, cách dùng: 4 - 16 g/ngày, thuốc sắc, hoặc thuốc

bột. Giã nát lá tươi (20 - 40 g) đắp vết thương hoặc vắt lấy

nước rửa mụn nhọt, lở ngứa.

Chú ý: Không dùng kéo dài, vì ảnh hưởng tiêu hóa.

Dược liệu có tác dụng kháng viêm, hạ đường huyết, giảm

suy thoái tế bào tụy, điều hòa mỡ máu, chống oxy hóa, điều

Page 60: MỘT SỐ CÂY THUỐC, VỊ THUỐC CÓ TÁC DỤNG THAY THẾ …

60

hòa nội môi, tăng cường miễn dịch, bảo vệ tim mạch, thần kinh,

giảm loãng xương…

Không nên dùng chung với các thuốc hạ huyết áp

(captopril, enalapril (Vasotec)), losartan, valsartan, diltiazem,

Amlodipine, hydrochlorothiazide, furosemide..); chống đông

máu (NSAID, dalteparin, enoxaparin, heparin, warfarin…), ức

chế miễn dịch (azathioprine, basiliximab, cyclosporine,

daclizumab, tacrolimus, sirolimus , corticosteroid…).

Page 61: MỘT SỐ CÂY THUỐC, VỊ THUỐC CÓ TÁC DỤNG THAY THẾ …

61

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Andrew Chevallier, 2006, Dược thảo toàn thư, phiên bản

tiếng Việt, NXB TP HCM, các trang: 175, 263, 382.

2. Viện dược liệu và các đồng tác giả khác (2004), Cây

thuốc và Động vật làm thuốc Việt Nam, T.I. NXB. KH &

KT, Hà Nội.

3. Viện dược liệu và các đồng tác giả khác (2004), Cây

thuốc và Động vật làm thuốc Việt Nam, T.II. NXB. KH &

KT, Hà Nội.

4. Lê Kim Biên (2007), Thực vật chí Việt Nam, Asteraceae,

T.7. NXB. KH & KT, Hà Nội.

5. Bộ Y tế nước CHXHCN Việt Nam (2017). Dược Điển Việt

Nam, xuất bản lần thứ năm, tập II. NXB Y học, Hà nội.

6. Tào Duy Cần, 2006, Thuốc Nam Thuốc Bắc và các

phương thang chữa bệnh, NXB KH&KT, Tr.24

7. Võ Văn Chi (1997). Từ điển cây thuốc Việt Nam. NXB. Y

học, Hà Nội; trang: 9001-902.

8. Trịnh Thị Điệp, Nguyễn Thượng Dong, 2013, Nghiên cứu

quy trình chiết xuất ở quy mô pilot hợp chất lacton từ

xuyên tâm liên làm thuốc điều trị lao kháng thuốc, báo

cáo kết quả đề tài cấp nhà nước thuộc chương trình hóa

dược Bộ Công thương.

9. Nguyễn Thị Đỏ (2005), Paris polyphylla Smith -

Trilliaceae. Trong: Nguyễn Tiến Bân (chủ biên), Danh lục

các loài thực vật Việt Nam, T.III: 458 NXB. Nông nghiệp,

Hà Nội.

10. Nguyễn Thị Đỏ (2007). Thực vật chí Việt Nam - bộ

Liliales, Tập 8; NXB. KH & KT, Hà Nội.

11. Nguyễn Thượng Dong, 295 cây thuốc bài thuốc hay và

một số vị thuốc chữa ung thư, tài liệu chưa xuất bản.

Page 62: MỘT SỐ CÂY THUỐC, VỊ THUỐC CÓ TÁC DỤNG THAY THẾ …

62

12. Nguyễn Phương Dung (2016), Dược học cổ truyền, Nhà

xuất bản Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh.

13. Nguyễn Đăng Khôi (2003); Fabaceae. Trong: Nguyễn

Tiến Bân (chủ biên) và các đồng tác giả khác; Danh lục

các loài thực vật Việt Nam, Tập II: 848. NXB. Nông

nghiệp, Hà Nội.

14. Nguyễn Khắc Khôi & Nguyễn Thị Đỏ (2005), Imperata

cylindrica (L.) Beauv. -Poaceae. Trong: Nguyễn Tiến Bân

(chủ biên), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, T.III: 881

NXB. Nông nghiệp, Hà Nội.

15. Trần Kim Liên (2005) Acanthaceae. Trong: Nguyễn Tiến

Bân (chủ biên) và các Đồng Tác giả khác; Danh lục các

loài thực vật Việt Nam, T.III: 251-252. NXB. Nông

nghiệp, Hà Nội.

16. Lê Kim Loan, 2019, Nghiên cứu phát triển nguồn gen

dược liệu và sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh ung thư từ

cây thuốc bán chi liên, bạch hoa xà thiệt thảo và nấm linh

chi tại Lào Cai và vùng Tây Bắc, Báo cáo kết quả đề tài

cấp Nhà nước vùng Tây Bắc.

17. Trần Ngọc Ninh (2005), Rubiaceae. Trong: Nguyễn Tiến

Bân (chủ biên), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, T.III

NXB. Nông nghiệp, Hà Nội.

18. Vũ Xuân Phương (2005), Scoparia dulcis L. -

Sccrophulariaceae. Trong: Nguyễn Tiến Bân (chủ biên),

Danh lục các loài thực vật Việt Nam, T.III: 222-223; NXB.

Nông nghiệp, Hà Nội.

19. Vũ Xuân Phương (2005); Verbenaceae. Trong: Nguyễn

Tiến Bân (chủ biên) và Các Đồng Tác giả khác; Danh lục

các loài thực vật Việt Nam, Tập III: 289. NXB. Nông

nghiệp, Hà Nội.

20. Vũ Xuân Phương (2007), Thực vật chí Việt Nam -

Verbenaceae, T.6:120-122. NXB. KH & KT, Hà Nội.

21. Nguyễn Tập (2007). Cẩm nang cây thuốc cần bảo vệ ở

Việt Nam. Mạng lưới LSNG Việt Nam & IUCN xuất bản.

Trang 89-90.

Page 63: MỘT SỐ CÂY THUỐC, VỊ THUỐC CÓ TÁC DỤNG THAY THẾ …

63

22. Nguyễn Tập (2019). Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam

năm 2019. Tạp chí Dược liệu, tập 24, số 6/2019:

319-328.

23. Trung dược đại từ điển (1997). NXB Khoa học kĩ thuật

Thượng Hải.

24. Viện Dược liệu, 2004, Cây thuốc và Động vật làm thuốc

ở Việt Nam, NXB KH&KT, Tập I, các trang: 221, 526,

574, 774, 971, 1021.

25. Hy Lãn Hoàng Văn Vinh, 2006, Cây thuốc vị thuốc Đông

y, NXB Hà Nội, các trang: 51, 291, 312, 362, 738, 759,

1246, 1288, 1316, 1545, 1814.

26. Đỗ Thị Xuyến (2017), Thực vật chí Việt Nam, Malvaceae,

T.17: 57-58. NXB. KHTN & CN, Hà Nội.

Page 64: MỘT SỐ CÂY THUỐC, VỊ THUỐC CÓ TÁC DỤNG THAY THẾ …

64

Tiếng Anh

27. A.Chev.. Lim, T.. (2015). Cordyline fruticose, Edible Medicinal and Non Medicinal Plants (pp.627-632);

10.1007/978-94-017-9511-1_18.

28. Al-Snafi, Ali (2014), The Pharmacological Importance and Chemical Constituents of Arctium Lappa. A Review.

International Journal for Pharmaceutical Research Scholars. 3. 663-670.

29. Anzheng Nie, Yanhui Chao, Xiaochuan Zhang, Wenrui Jia, Zheng Zhou and Chunsheng Zhu (2020), Phytochemistry and Pharmacological Activities of

Wolfiporia cocos (F.A. Wolf) Ryvarden & Gilb, Front.

Pharmacol., 505249.

30. Bao, B. & Vincent, M.A. (2010). Styphnolobium japonicum (L.) Schott, on Fabaceae; In: Wu, Z.Y; Raven,

P.H. & Hong, D.Y. (eds.), Flora of China, vol. 10: 85, 92-

93. Science Press (Beijing) & Missouri Botanical Garden

Press (St. Louis).

31. Chen L, Li M, Yang Z, Tao W, Wang P, Tian X, Li X, Wang W. Gardenia jasminoides Ellis:

Ethnopharmacology, phytochemistry, and pharmacological and industrial applications of an

important traditional Chinese medicine. J

Ethnopharmacol. 2020 Jul 15;257:112829. doi:

10.1016/j.jep.2020.112829. Epub 2020 Apr 18. PMID: 32311486.

32. Chen S.C. & Tomura, M.N.(2000); Polygonatum on Liliaceae, in: Wu, Z.Y.& Raven (eds.). Flora of China,

Vol. 24: 223 & 226. Science Press (Beijing) & Missouri

Botanical Garden Press (St. Louis).

33. Chen, R., He, J., Tong, X., Tang, L., & Liu, M. (2016). The Hedyotis diffusa Willd. (Rubiaceae): A Review on

Phytochemistry, Pharmacology, Quality Control and

Pharmacokinetics. Molecules (Basel, Switzerland), 21(6), 710.

34. Chen, X.L. & Gilbert, M.G. (1994), Clerodendrum - Verbenaceae. In: Wu, Z.Y. & Raven, P.H. (eds.). Flora of China, Verbenaceae ... Solanaceae, Vol. 17: 34-36.

Science Press (Beijing) & Missouri Botanical Garden Press (St. Louis).

Page 65: MỘT SỐ CÂY THUỐC, VỊ THUỐC CÓ TÁC DỤNG THAY THẾ …

65

35. Chen, X.Q.; Stephan, W.G. & Cribe, P.J. (2009), Blettila striata (Thunb.) Reichb. f. - Orchidaceae. In: Wu, Z.Y.; Raven, P.H. & Hong, D.Y. (Eds.). Flora of China, Cupressaceae, Vol. 25: 8, 210. Science Press (Beijing) & Missouri Botanical Garden Press (St. Louis).

36. Fouedjou, Romuald & Nguelefack-Mbuyo, Elvine & Ponou, Beaudelaire & Nguelefack, Télesphore Benoit & Barboni, Luciano & Tapondjou, Leon. (2016). Antioxidant Activities and Chemical Constituents of Extracts from Cordyline fruticosa (L.) A. Chev. (Agavaceae) and Eriobotrya japonica (Thunb) Lindl, (Rosaceae). Pharmacologia. 7. 103-113. 10.5567/pharmacologia.2016.103.113.

37. Fu, D.Z. & Robinson, O.R. (2001). Coptis quinquesecta Wang, on Ranunculaceae; In: Wu, Z.Y; Raven, P.H. & Hong, D.Y. (eds.), Flora of China, vol.6: 305-307.

Science Press (Beijing) & Missouri Botanical Garden Press (St. Louis).

38. Fu, L.G; Yong, F.Y; Adams, R.P. & Farjon, A. (1999), Platycladus orientalis (L.) Franco - Cupressaceae. In: Wu, Z.Y.; Raven, P.H. & Hong, D.Y. (Eds.). Flora of China, Cupressaceae, Vol. 4: 62 & 64. Science Press (Beijing) & Missouri Botanical Garden Press (St. Louis).

39. He, Xirui & Bai, Yajun & Zhao, Zefeng & Wang, Xiaoxiao & Fang, JiaCheng & Huang, Linhong & Zeng, Min & Zhang, Qiang & Zhang, Yajun & Zheng, Xiaohui. (2016). Local and traditional uses, phytochemistry, and pharmacology of Sophora japonica L.: A review. Journal of Ethnopharmacology. 187. 10.1016/j.jep.2016.04.014.

40. Hong, D.U; Yang, H.B.; Jin, C.L.; Fischer, M.A.; Holmgren, N.H. & Mill., R.R.(1998), Scrophulariaceae, in: Wu, Z.Y. & Raven, P.H. (eds.). Flora of China, Vol. 18:

53, 56. Science Press (Beijing) & Missouri Botanical Garden Press (St. Louis).

41. Hong, D.Y; Yang, H.B.; Zin, C.L.; Fischer, M.A.; Holmgren, N.H. & Mill, R.R. (1998). Scrophularia ningpoensis Hemsl., on Scrophulariaceae; In: Wu, Z.Y; Raven, P.H. (eds.), Flora of China, vol.18: 11, 13.

Science Press (Beijing) & Missouri Botanical Garden Press (St. Louis).

42. Hu, J.Q. & Danien, T.F. (2011); Andrographis on Acanthaceae, in: Wu, Z.Y.; Raven, P.H. & Hong, D.Y.

Page 66: MỘT SỐ CÂY THUỐC, VỊ THUỐC CÓ TÁC DỤNG THAY THẾ …

66

(eds.). Flora of China, Vol. 473-474. Science Press

(Beijing) & Missouri Botanical Garden Press (St. Louis).

43. Hui Wang, Wei Mu, Hongcai Shang, Jia Lin and Xiang Lei (2019), The Antihyperglycemic Effects of Rhizoma Coptidis and Mechanism of Actions: A Review of Systematic Reviews and Pharmacological Research,

BioMed Research International, vol. 2014, ID 798093, 10 pages, 2014.

44. Huiyan Jiang, Yao Xu, Congyong Sun, Michael Adu‐Frimpong, Jiangnan Yu, Wenwen Deng, Ximing Xu (2018), Physicochemical properties and antidiabetic effects of a polysaccharide obtained from Polygonatum odoratum, International Journal of Food Science and

Technology, 53(12): 2810-2822.

45. Jin Wang, Lin Wang, Guan-Hua Lou, Hai-Rong Zeng, Ju Hu, Qin-Wan Huang, Wei Peng & Xiang-Bo Yang (2019), Coptidis Rhizoma: a comprehensive review of its traditional uses, botany, phytochemistry, pharmacology and toxicology, Pharmaceutical Biology, 57:1, 193-225.

46. Khan, Shakeel & Shahid, Sammia & Ahmad, Waqar & Ullah, Sami. (2017). Pharmacological Importance of Clerodendrum Genus: A Current Review. International Journal of Pharmaceutical Science and Research. 2. 22-30

47. Krishna Murtl, Mayank Panchal, Poonam Taya and Raghuveer Singh (2012). Pharmacological Properties of Scoparia dulcis: A Review. Pharmacologia, 3: 344-347.

48. Kwok AH, Wang Y, Ho WS. (2016), Cytotoxic and pro-oxidative effects of Imperata cylindrica aerial part ethyl acetate extract in colorectal cancer in vitro. Phytomedicine. 23(5):558-65. Epub 2016 Mar 3. PMID:

27064015.

49. Li, X.W. & Hedge, I.C. (1994); Salvia on Lamiaceae, in: Wu, Z.Y.& Raven (eds.). Flora of China, Vol. 17: 195 & 222. Science Press (Beijing) & Missouri Botanical Garden Press (St. Louis).

50. Liang, S.J. & Soukup (2000), Paris - Liliaceae. In: Wu, Z.Y. & Raven, P.H. (eds.). Flora of China, Liliaceae, Vol.

24: 88, 90. Science Press (Beijing) & Missouri Botanical Garden Press (St. Louis).

51. LiFeng Yuan, YuanZhai JiaXu, Wei-FengYao. Yu-DanCao, Fang-FangCheng, Bei-HuaBao, LiZhang

Page 67: MỘT SỐ CÂY THUỐC, VỊ THUỐC CÓ TÁC DỤNG THAY THẾ …

67

(2019), A review on traditional uses, phytpchemistry and pharmacology of Eclipta prostrata (L.) L., Journal of Ethnopharmacology. 245, 112109.

52. Nguyen TH, Nachtergael A, Nguyen TM, Cornet V, Duez P, Muller M, Ly Huong DT, Kestemont P. (2020), Anti-inflammatory properties of the ethanol extract from Clerodendrum cyrtophyllum Turcz based on in vitro and in vivo studies. J Ethnopharmacol. 23;254:112739. Epub 2020 Mar 3. PMID: 32142867.

53. Ni Wayan Bogoriani, Ni Made Suaniti, Anak Agung Bawa Putra, Kadek Dwi Pradnya Lestari (2019), The Activity of Cordyline Terminalis’s Leaf Extract as Antidiabetic in Obese Wistar Rats, International Journal of Pharmaceutical Research & Allied Sciences, 8(2):206-213.

54. Oly, W.T., W. Islam, P. Hasan and S. Parween (2011), Antimicrobial activity of Clerodendrum viscosum vent. (Verbenaceae). Int. J. Agric. Biol., 13: 222-226.

55. Pari Tamri (2019), A mini-review on phytochemistry and pharmacological activities of Scrophularia striata, J Herbmed Pharmacol.; 8(2): 85-89.

56. Phatak, Rohan. (2015). Phytochemistry, Pharmacological Activities and Intellectual Property Landscape of Gardenia jasminoides Ellis: a Review. Pharmacognosy Journal. 7. 254-265. 10.5530/pj.2015.5.1.

57. Qian Ran, Jin Wang, Lin Wang, Hai-rong Zeng, Xiang-bo Yang and Qi-wan Huang (2019), Rhizoma coptidis as a Potential Treatment Agent for Type 2 Diabetes Mellitus and the Underlying Mechanisms: A Review, Front.

Pharmacol.

58. Ru-Xue Zhang, Mao-Xing Li, Zheng-Ping Jia (2008), Rehmannia glutinosa: Review of botany, chemistry and pharmacology, Journal of Ethnopharmacology; 117(2):199-214.

59. Saboon & Bibi, Yamin & Arshad, Muhammad & Sabir, Sidra & Amjad, Muhammad Shoaib & Ahmad, Ejaz & Khalil, Sunbal. (2016). Pharmacology and biochemistry of Polygonatum verticillatum: A review. Journal of Coastal Life Medicine. 4. 406-415. 10.12980/jclm.4.2016J5-228.

60. Shamim Ahmad Shah, P.B. Mazumder, M. Dutta Choudhury (2012). Medicinal properties of Paris

Page 68: MỘT SỐ CÂY THUỐC, VỊ THUỐC CÓ TÁC DỤNG THAY THẾ …

68

polyphylla Smith: A review. Journal of Herbal Medicine and Toxicology. 6 (1) 27-33.

61. Shao-Ru Chen,Ling Chai,Jing Zhao, Yitao Wang &Ying Wang (2018), Overview of pharmacological activities of

Andrographis paniculata and its major compound andrographolide.

62. Shekshavali, T. & Sayeed, Roshan. (2016). A Review on Pharmacological Activities of Abutilon indicum (Atibala).

Research Journal of Pharmacology and

Pharmacodynamics. 8. 171. 10.5958/2321-5836.2016.00031.8.

63. Shen, X., Eichhorn, T., Greten, H. J., & Efferth, T. (2012). Effects of Scrophularia ningpoensis Hemsl. on Inhibition of Proliferation, Apoptosis Induction and NF-κB Signaling

of Immortalized and Cancer Cell Lines. Pharmaceuticals

(Basel, Switzerland), 5(2), 189-208.

64. Siyao Hu, Huali Zuo, Jin Qi, Yuanjia Hu and Boyang Yu (2019), Analysis of Effect of Schisandra in the Treatment

of Myocardial Infarction Based on Three-Mode Gene Ontology Network, Front. Pharmacol.

65. Sudha Ravi, Kaleena. P. K, Babu. M , Janaki. A , Velu. K and Elumalai. D (2018), Phytochemical screening, antioxidant and anticancer potential of Imperata

cylindrica (L.) Raeusch against human breast cancer cell line (MCF-7), International Journal of Pharmacy and

Biological Sciences. 8(3): 938-945.

66. Sun, F.J. & Chen, Han & Wang, C.F. & Yan, X.S.. (2010). Effect of Semen Platycladi Saponins and Semen

Platycladi oil on improvement of sleep. World Journal of Integrated Traditional and Western Medicine. 5. 394-395.

67. Sun, Yue & Lenon, George & Yang, Angela. (2019). Phellodendri Cortex A Phytochemical, Pharmacological,

and Pharmacokinetic Review. Evidence-based

Complementary and Alternative Medicine. 45.

10.1155/2019/7621929.

68. Thabit, S., Handoussa, H., Roxo, M., Cestari de Azevedo, B., S E El Sayed, N., & Wink, M. (2019). Styphnolobium japonicum (L.) Schott Fruits Increase Stress Resistance and Exert Antioxidant Properties in

Caenorhabditis elegans and Mouse Models. Molecules

(Basel, Switzerland), 24(14), 2633.

Page 69: MỘT SỐ CÂY THUỐC, VỊ THUỐC CÓ TÁC DỤNG THAY THẾ …

69

69. Tian Zhenhua, Zhang Shiming, Wang Huanjuan, Chen Zhenshan, Sun Mengjia, Sun Linlin, Gong Lili, Li Yunlun, Jiang Haiqiang (2020), Intervention of Uncaria and Its Components on Liver Lipid Metabolism in Spontaneously Hypertensive Rats, Frontiers in Pharmacology, Vol 11, p 910

70. Vadnere Gautam P, Pathan Aslam R, Kulkarni Bharti U and Abhay Kumar Singhai (2013), Abutilons indicum Linn: a phytopharmacological review, International journal of research in pharmacy and chemistry, 3(1): 153-156

71. Xia, N.H.; Liu, Y.H & Richard, M.,K.(2008); Schisandra on Schisandraceae, in: Wu, Z.Y.& Raven (eds.). Flora of China, Vol. 7: 41, 43, 46. Science Press (Beijing) & Missouri Botanical Garden Press (St. Louis). t

72. Yanhao Shao, Yunda Sun, Ding Li and Yiping Chen (2020), Chrysanthemum indicum L.: A Comprehensive Review of its Botany, Phytochemistry and Pharmacology, The American Journal of Chinese Medicine, 48(4):871-897.

73. Zhang, Chen & Zeng, Rui & Liao, Zhencheng & Fu, Chaomei & Luo, Hui & Yang, Hanshuo & Qu, Yan. (2017). Bletilla striata Micron Particles Function as a Hemostatic Agent by Promoting Rapid Blood Aggregation. Evidence-Based Complementary and Alternative Medicine. 2017. 1-8. 10.1155/2017/5820405.

74. Zhang, D.X. & Harley, T.G. (2008). Phellodendron amurense Rupr. on Rutaceae; In: Wu, Z.Y; Raven, P.H. & Hong, D.Y. (eds.), Flora of China, vol.11: 75-76. Science Press (Beijing) & Missouri Botanical Garden Press (St. Louis).

75. Zhou J, Yang Q, Zhu X, Lin T, Hao D, et al. (2020) Antioxidant activities of Clerodendrum cyrtophyllum Turcz leaf extracts and their major components. PLOS ONE 15(6): e0234435.

76. Zhu Shi & Werner, G. (2011), Arctium on Asteraceae, in: Wu, Z.Y.; Raven, P.H. & Hong, D.Y. (Eds.). Flora of China, Asteraceae, Vol. 20-21: 152-153. Science Press (Beijing) & Missouri Botanical Garden Press (St. Louis).

77. Zhu Shi; Humphries, Ch. J. & Gilbert, M.G. (2011), Chrysanthemum on Asteraceae, in: Wu, Z.Y.; Raven, P.H. & Hong, D.Y. (Eds.). Flora of China, Asteraceae,

Page 70: MỘT SỐ CÂY THUỐC, VỊ THUỐC CÓ TÁC DỤNG THAY THẾ …

70

Vol. 20-21: 669 & 671. Science Press (Beijing) & Missouri Botanical Garden Press (St. Louis).

78. Zhu, H., Wang, Y., Liu, Z., Wang, J., Wan, D., Feng, S., Yang, X., & Wang, T. (2016). Antidiabetic and antioxidant effects of catalpol extracted from Rehmannia glutinosa (Di Huang) on rat diabetes induced by streptozotocin and high-fat, high-sugar feed. Chinese medicine, 11, 25.

Trang web

https://www.drugs.com/npp/danshen.html

https://www.webmd.com/vitamins/ai/ingredientmono