MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 - baohiemxahoi.gov.vn

84
1 MC LC MĐẦU ....................................................................................................................... 7 1. Lý do xây dng đề án. ................................................................................................ 7 2. Gii hn ca đề án. ..................................................................................................... 8 3. Cơ sđể xây dng đề án. ........................................................................................... 8 3.1. Cơ skhoa hc ........................................................................................................ 8 3.2. Cơ schính tr, pháp lý ........................................................................................... 8 3.3. Cơ sthc tin ...................................................................................................... 10 4. Mc tiêu ca đề án. .................................................................................................. 11 5. Cách tiếp cn, phương pháp nghiên cu, kthut sdng: .................................... 11 6. Đối tượng nghiên cu:.............................................................................................. 13 7. Kết qunghiên cu................................................................................................... 13 8. Dkiến kết cu báo cáo đề án:................................................................................. 14 CHƯƠNG 1. TNG QUAN NGHIÊN CU ........................................................... 15 1.1. Mt sni dung vBHYT, độ bao phBHYT. ................................................... 15 1.1.1. Khái nim BHYT, BHYT toàn dân và các khái nim khác có liên quan BHYT15 1.1.1.1. BHYT là gì? .................................................................................................... 15 1.1.1.2. Có nhng hình thc BHYT sau:...................................................................... 15 1.1.2. Mt skhái nim khác: ...................................................................................... 17 1.1.3. Vai trò và li ích ca BHYT trong đời sng ca người dân .............................. 17 1.1.3.1. Vì sao phi có chính sách BHYT .................................................................... 17 1.1.3.2. BHYT là mt ngun quan trng trong kinh phí dành cho CSSK ca quc gia. ...................................................................................................................................... 19 1.1.4. Bn cht ca BHYT. .......................................................................................... 20 1.1.5. Vai trò ca BHYT .............................................................................................. 21 1.1.6. Chc năng ca BHYT. ....................................................................................... 22 1.2. Kiến thc tng quanWebGIS ................................................................................ 23 1.2.1. Khái nim vhthng thông tin địa lý GIS, các thành phn và ng dng. ....... 23 1.2.1.1. Khái nim vGIS ............................................................................................ 23 1.2.1.2.Các thành phn cơ bn trong GIS .................................................................... 24 1.2.1.3. Ti sao phi sdng GIS ................................................................................ 27 1.2.1.4. ng dng ca GIS ........................................................................................... 27 1.2.2. WebGIS - công nghGIS qua mng .................................................................. 28 1.2.2.1.WebGIS là gì? .................................................................................................. 28

Transcript of MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 - baohiemxahoi.gov.vn

Page 1: MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 - baohiemxahoi.gov.vn

1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 7 1. Lý do xây dựng đề án. ................................................................................................ 7 2. Giới hạn của đề án. ..................................................................................................... 8 3. Cơ sở để xây dựng đề án. ........................................................................................... 8 3.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................................ 8 3.2. Cơ sở chính trị, pháp lý ........................................................................................... 8 3.3. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................... 10 4. Mục tiêu của đề án. .................................................................................................. 11 5. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng: .................................... 11 6. Đối tượng nghiên cứu: .............................................................................................. 13 7. Kết quả nghiên cứu ................................................................................................... 13 8. Dự kiến kết cấu báo cáo đề án: ................................................................................. 14 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ........................................................... 15 1.1. Một số nội dung về BHYT, độ bao phủ BHYT. ................................................... 15 1.1.1. Khái niệm BHYT, BHYT toàn dân và các khái niệm khác có liên quan BHYT 15 1.1.1.1. BHYT là gì? .................................................................................................... 15 1.1.1.2. Có những hình thức BHYT sau: ...................................................................... 15 1.1.2. Một số khái niệm khác: ...................................................................................... 17 1.1.3. Vai trò và lợi ích của BHYT trong đời sống của người dân .............................. 17 1.1.3.1. Vì sao phải có chính sách BHYT .................................................................... 17 1.1.3.2. BHYT là một nguồn quan trọng trong kinh phí dành cho CSSK của quốc gia. ...................................................................................................................................... 19 1.1.4. Bản chất của BHYT. .......................................................................................... 20 1.1.5. Vai trò của BHYT .............................................................................................. 21 1.1.6. Chức năng của BHYT. ....................................................................................... 22 1.2. Kiến thức tổng quanWebGIS ................................................................................ 23 1.2.1. Khái niệm về hệ thống thông tin địa lý GIS, các thành phần và ứng dụng. ....... 23 1.2.1.1. Khái niệm về GIS ............................................................................................ 23 1.2.1.2.Các thành phần cơ bản trong GIS .................................................................... 24 1.2.1.3. Tại sao phải sử dụng GIS ................................................................................ 27 1.2.1.4. Ứng dụng của GIS ........................................................................................... 27 1.2.2. WebGIS - công nghệ GIS qua mạng .................................................................. 28 1.2.2.1.WebGIS là gì? .................................................................................................. 28

Page 2: MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 - baohiemxahoi.gov.vn

2

1.2.2.2. Kiến trúc WebGIS ........................................................................................... 28 1.2.2.3.Kiến trúc triển khai ........................................................................................... 30 1.2.2.4. Chiến lược phát triển ....................................................................................... 31 1.2.2.4.1. Chiến lược thuần chủ .................................................................................... 31 1.2.2.4.2.Chiến lược thuần khách ................................................................................. 32 1.2.2.4.3. Chiến lược kết hợp chủ khách (Server and client processes) ....................... 33 1.2.3.ArcGIS Server và ASP.NET ............................................................................... 33 1.2.3.1. ArcGIS Server ................................................................................................. 33 1.2.3.1.1. Những đặc điểm chính của ArcGIS Server .................................................. 34 1.2.3.1.2.Tại sao sử dụng ArcGIS Server ..................................................................... 35 1.2.3.1.3.Những ai sử dụng ArcGIS Server? ................................................................ 35 1.2.3.1.4. Các phiên bản của ArcGIS Server ................................................................ 35 1.2.3.1.5. Phát triển với ArcGIS Server để xây dựng ứng dụng Web .......................... 36 1.2.3.2. ASP.NET ......................................................................................................... 37 1.3.Thực trạng về ứng dụng WebGIS hiện nay ở Việt Nam và khả năng ứng dụng trong công tác phát triển đối tượng tham gia BHYT trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. .... 38 CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BHYT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA; XÂY DỰNG DỮ LIỆU VỀ ĐỘ BAO PHỦ BHYT ........................................................... 41 2.1. Thực trạng phát triển BHYT hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa ................ 41 2.2. Thực trạng về cơ sở dữ liệu dân số; người dân tham gia BHYT; độ bao phủ BHYT trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. ....................................................................................... 43 2.3. Những hạn chế trong việc công bố thông tin về người dân tham gia BHYT. ....... 44 2.4. Những hạn chế trong việc cung cấp thông tin về các cơ sở KCB BHYT, thông tin về chính sách BHYT .................................................................................................... 45 2.5. Quy trình chuẩn hóa dữ liệu người tham gia BHXH, BHYT ............................... 45 2.5.1. Đối với đơn vị sử dụng lao động ........................................................................ 45 2.5.2. Đối với cơ quan BHXH ...................................................................................... 46 2.6. Xây dựng quy trình tách dữ liệu người tham gia BHYT theo kết cấu: Tỉnh; huyện, thị xã, TP; xã, phường, thị trấn. Trên cơ sở đó xác định chính xác người dân tham gia BHYT theo từng địa bàn. ............................................................................................. 47 2.6.1. Các bước kiểm tra thống kê đối tượng tham gia BHYT theo phường. .............. 47 2.6.2. Nội dung, quy trình, các bước đưa dữ liệu vào bảng biểu của từng huyện, thị, TP ...................................................................................................................................... 49 2.6.3. Nội dung, quy trình, các bước đưa dữ liệu vào bảng biểu tổng hợp chung toàn tỉnh ................................................................................................................................ 51 2.7. Mô tả bản chất của quy trình tách dữ liệu ............................................................. 52

Page 3: MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 - baohiemxahoi.gov.vn

3

2.8. Điểm mới của quy trình lọc, tách, tổng hợp dữ liệu BHXH, BHYT .................... 52 2.9. Hiệu quả của quy trình lọc, tách, tổng hợp dữ liệu BHXH, BHYT ...................... 53 2.9.1. Tổng hợp những lợi ích mang lại ....................................................................... 53 2.9.2. Thống kê điển hình về độ bao phủ BHYT trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa (năm 2014). ............................................................................................................................ 54 2.10. Kết quả thu được điển hình về độ bao phủ BHYT trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa năm 2015 ...................................................................................................................... 54 2.10.1. Độ bao phủ BHYT năm 2015 theo thống kê của BHXH tỉnh Khánh Hòa (bao gồm cả thẻ BHYT của thân nhân quân đội do Bộ Quốc phòng phát hành). ................ 54 2.10.2. Độ bao phủ BHYT năm 2015 theo tính toán của nhóm tác giả sau khi đã rà soát, tách theo địa chỉ từng xã, phường theo từng huyện, thị, TP. ............................... 55 2.10.3. Độ bao phủ BHYT năm 2015 theo tính toán của nhóm tác giả sau khi đã rà soát, tách theo địa chỉ từng xã, phường theo từng huyện, thị, TP . .............................. 56 2.10.4. Độ bao phủ BHYT năm 2015 theo tính toán của nhóm tác giả sau khi đã rà soát, tách theo địa chỉ từng xã, phường theo từng huyện, thị, TP, so sánh với số liệu mà cơ quan BHXH Khánh Hòa công bố. ..................................................................... 57 2.11. Kết quả thu được điển hình về độ bao phủ BHYT trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa sau khi đề án được thực hiện năm 2016 ....................................................................... 57 2.11.1. Độ bao phủ BHYT năm 2016 theo thống kê của BHXH tỉnh Khánh Hòa ..... 57 2.11.2. Độ bao phủ BHYT năm 2016 theo tính toán của nhóm tác giả sau khi đã rà soát, tách theo địa chỉ từng xã, phường theo từng huyện, thị, TP. Số liệu tính đến tháng 9/2016. .......................................................................................................................... 58 2.11.3. Độ bao phủ BHYT năm 2016 theo tính toán của nhóm tác giả sau khi đã rà soát, tách theo địa chỉ từng xã, phường theo từng huyện, thị, TP ............................... 58 2.11.4. Độ bao phủ BHYT năm 2016 theo tính toán của nhóm tác giả sau khi đã rà soát, tách theo địa chỉ từng xã, phường theo từng huyện, thị, TP (đã bao gồm số người đã tham gia BHYT là thân nhân quân đội do Bộ Quốc phòng phát hành), so sánh với số liệu mà cơ quan BHXH Khánh Hòa công bố ......................................................... 59 2.12. Xây dựng công cụ cung cấp, cập nhật dữ liệu về các chỉ tiêu bao phủ BHYT để chuyển tải lên WebGIS. ............................................................................................... 64 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU; TỔ CHỨC THỰC HIỆN .................... 66 3.1. Tiến trình thiết kế cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin địa lý trên nền Web về độ bao phủ BHYT trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa (GISBHYT Khánh Hòa) ............................. 66 3.1.1. Mô tả môi trường và ngôn ngữ lập trình ............................................................ 66 3.1.2. Các yêu cầu về bảo mật, giao diện, tính mở của hệ thống ................................. 66 3.1.3. Thiết kế cơ sở dữ liệu GISBHYT Khánh Hòa ................................................... 66 3.1.3.1. Chuẩn hóa dữ liệu không gian: ........................................................................ 66 3.1.3.2. Cơ sở toán học của dữ liệu .............................................................................. 67 3.1.3.3. Các lớp dữ liệu GIS trong hệ thống ................................................................. 68

Page 4: MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 - baohiemxahoi.gov.vn

4

3.1.4. Xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ độ bao phủ BHYT ............................................ 72 3.2. Phân tích mô hình hệ thống WebGIS BHYT Khánh Hòa ..................................... 73 3.3. Thiết kế chức năng, giao diện hệ thống WebGIS BHYT Khánh Hòa đáp ứng công tác tuyên truyền, giới thiệu chính sách pháp luật và hướng dẫn người dân tham gia BHYT, xác định độ bao phủ BHYT trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa .............................. 74 3.3.1. Phân tích yêu cầu xây dựng phần mềm .............................................................. 74 3.3.2. Thiết kế chức năng hệ thống GIS BHYT Khánh Hòa ........................................ 75 3.3.2.1. Xây dựng nhóm chức năng quản trị hệ thống ................................................. 75 3.3.2.2. Xây dựng nhóm chức năng tra cứu thông tin bản đồ trên internet (WebGIS BHYTKH) .................................................................................................................... 76 3.3.2.3. Cấu trúc tổ chức của phần mềm ...................................................................... 76 3.3.3. Thiết kế giao diện hệ thống GIS BHYT Khánh Hòa ......................................... 77 3.3.3.1. Giao diện người dùng internet ......................................................................... 77 3.3.3.2. Giao diện quản trị hệ thống ............................................................................. 78 3.4. Tổ chức thực hiện đề án……..…..……………………………………………. 80 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................... 81 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………....……………………………83

Page 5: MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 - baohiemxahoi.gov.vn

5

MỤC LỤC HÌNH VẼ

Hình 1- 1 Mô phỏng hệ thống thông tin địa lý ............................................................. 24Hình 1- 2 Mô phỏng các thành phân cơ bản trong GIS ............................................... 24Hình 1- 3 Minh họa Vector và Raster .......................................................................... 25Hình 1- 4 Các lớp thông tin trong hệ thống ................................................................. 27Hình 1- 5 Các bước xử lý trong ứng dụng WebGIS ..................................................... 29Hình 1- 6 Các dạng yêu cầu từ phía client ................................................................... 30Hình 1- 7 Cấu hình chiến lược Server site ................................................................... 31Hình 1- 8 Cấu hình chiến lược Client site .................................................................... 32Hình 1- 9 Client site và Server site .............................................................................. 33Hình 1- 10 Các phiên bản của ArcGIS Server ............................................................ 36

Hình 3- 1 Chuyển định dạng Microstration sang định dạng Mapinfo ......................... 67Hình 3- 2 Chuyển từ định dạng *.tab sang định dạng ESRI Shapefile (*.shp) ............ 72Hình 3- 3 Tạo cơ sở dữ liệu Geodatabase bằng phần mềm ArcGIS ............................ 73Hình 3- 4 Mô hình hệ thống webgis độ bao phủ BHYT tỉnh Khánh Hòa ..................... 73Hình 3- 5 Mô hình phát triển ứng dụng của hệ thống .................................................. 74Hình 3- 6 Cấu trúc tổ chức Phân hệ người dùng WebGIS BHYTKH .......................... 76Hình 3- 7 Cấu trúc tổ chức phân hệ quản trị hệ thống ................................................ 76Hình 3- 8 Giao diện người dùng tra cứu thông tin độ bao phủ BHYT trên WebGIS BHYTKH ....................................................................................................................... 77Hình 3- 9 Giao diện danh mục các cơ sở khám chữa bệnh BHYT ............................... 77Hình 3- 10 Giao diện thống kê độ bao phủ BHYT ....................................................... 78Hình 3- 11 Giao diện cập nhật thông tin cho WebGIS BHYT KH ............................... 78Hình 3- 12 Giao diện cập nhật thông tin danh mục bệnh viện .................................... 79Hình 3- 13 Giao diện cập nhật thông tin chính sách BHYT ........................................ 79

Page 6: MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 - baohiemxahoi.gov.vn

6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu/Viết tắt Giải thích/Tên đầy đủ

BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế BHTN Bảo hiểm thất nghiệp KCB Khám chữa bệnh ASXH An sinh xã hội CSSK Chăm sóc sức khỏe NSNN Ngân sách nhà nước CB, CCVC Cán bộ, công chức, viên chức CCHC Cải cách hành chính CNTT Công nghệ thông tin CSDL Cơ sở dữ liệu UBND Ủy ban nhân dân SDLĐ Sử dụng lao động

Page 7: MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 - baohiemxahoi.gov.vn

7

MỞ ĐẦU 1. Lý do xây dựng đề án.

Trong những năm gần đây, cùng với lộ trình BHYT toàn dân, có khá nhiều báo cáo, công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề BHYT, trong đó tập trung vào đánh giá thực trạng tham gia và thụ hưởng chế độ BHYT, tìm ra các nguyên nhân, rào cản của việc tham gia và thụ hưởng chế độ BHYT trong KCB và đưa ra nhiều khuyến nghị nhằm đưa BHYT đến gần người dân hơn. Có khá nhiều công trình nghiên cứu ở nhiều địa bàn khác nhau nhưng kết quả tương đối tương đồng: độ bao phủ BHYT còn thấp, đặc biệt là BHYT tự đóng, đa phần người dân chỉ mua BHYT tự đóng khi có bệnh; có nhiều yếu tố tác động đến tỷ lệ tham gia BHYT, trong đó có 2 yếu tố liên quan có thể thay đổi, cải thiện dưới góc độ tác động về mặt xã hội, thứ nhất là hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện Luật BHYT và các văn bản liên quan đến thực hiện chính sách BHYT; thứ hai là công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về Luật BHYT. Để công tác tuyên truyền đạt hiệu quả tốt nhất thì việc cung cấp đầy đủ thông tin về dân số, dân số tham gia BHYT, dân số chưa tham gia BHYT mà đặc biệt là nhóm đối tượng hộ gia đình trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Việc tuyên truyền ngoài các giải pháp truyền thống thì trong thời đại công nghệ thông tin phát triễn mạnh mẽ cần thiết phải được ứng dụng nhằm đảm bảo thông tin được đến với mọi người dân, mọi cấp, ngành thật nhanh chóng, chính xác, dễ tiếp cận và theo hướng thân thiện.

Theo “Báo cáo kết quả nghiên cứu khả năng thực hiện BHYT toàn dân” đã thống kê mô tả khá chi tiết hệ thống BHYT Việt Nam theo tiến trình lịch sử từ khi Điều lệ BHYT đầu tiên được ban hành vào năm 1992, trải qua những Nghị định, thông tư sửa đổi cho đến hiện nay. Qua phân tích hệ thống chính sách BHYT, nhóm tác giả đã hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện Luật BHYT và các văn bản liên quan đến thực hiện chính sách BHYT chưa đồng bộ, hoàn thiện. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng phản ánh rằng hiệu quả của công tác tuyên truyền, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, tổ chức xã hội, người dân còn hạn chế. (Tống Thị Song Hương và cộng sự. 2011).

Báo cáo “Hướng tới BHYT toàn dân tại Việt Nam: Đánh giá và lựa chọn” (World Bank, 2014) đưa ra một cái nhìn tổng quát về quá trình thực hiện BHYT và cách lựa chọn cải cách quan trọng để thực hiện BHYT toàn dân. Tuy nhiên, nhiều thách thức đặt ra: tỷ lệ tham gia còn thấp, ngay cả nhóm bắt buộc làm việc trong lĩnh vực chính thức. Do đó, một trong những đề xuất được đưa ra là mở rộng bao phủ bằng cách tăng cường thông tin, giáo dục, truyền thông về BHYT cho cả cơ sở y tế và đối tượng thụ hưởng; khuyến khích tham gia mua BHYT cho cả hộ gia đình.

Theo quy định của Luật BHYT và các văn bản quy phạm pháp luật về BHYT thì hộ gia đình tham gia BHYT bao gồm toàn bộ người có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú. Với quy định toàn bộ người có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú (100% thành viên gia đình phải tham gia BHYT) đã tạo tiền đề quan trọng nhằm hướng đến mục tiêu BHYT toàn dân. Tuy nhiên, để phát triển, mở rộng đối tượng tham gia BHYT theo phương thức tự đóng thì địa phương (huyện, thị, thành phố; xã, phường, thị trấn) hết sức lúng túng vì không xác định rõ được số người dân đã tham gia BHYT, người dân chưa tham gia BHYT thuộc dân số của địa phương mình. Trên thực tế, người dân thuộc dân số địa phương A khi đến làm ăn ở địa phương B và được cơ quan BHXH ở địa phương B phát hành thẻ thì ghi nhận là dân số của địa phương B đã tham gia BHYT. Như vậy, kết quả thống kê bao phủ BHYT ở từng địa phương là sai lệch.

Page 8: MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 - baohiemxahoi.gov.vn

8

Để có cơ sở cho việc lập kế hoạch cụ thể cho từng địa bàn về việc bao phủ BHYT theo lộ trình BHYT toàn dân, rất cần thiết có những cơ sở dữ liệu thông tin địa lý về độ bao phủ BHYT (GIS BHYT) hỗ trợ cho việc tra cứu nhanh chóng, chính xác và trực quan. Ngày nay, cùng với sự phát triển của Internet, công nghệ GIS được phát triển theo hướng tích hợp GIS trên nền Web hay còn gọi là WebGIS.

Công nghệ WebGIS cung cấp khả năng quản lý thông tin lãnh thổ trên cơ sở tích hợp các thông tin bản đồ và thông tin thuộc tính của đối tượng trên nền Web có thể trở thành một hướng đi mới mang lại hiệu quả cao trong lĩnh vực BHXH, BHYT. Để phát triển BHXH, BHYT cần có một hệ thống thông tin nhanh, đầy đủ và thân thiện nhằm hỗ trợ, cung cấp các thông tin BHXH, BHYT cần thiết cả về thuộc tính lẫn địa điểm cho người dân…. 2. Giới hạn của đề án.

Nghiên cứu đến các xã, phường của tỉnh Khánh Hòa. Nghiên cứu về lĩnh vực BHYT.

3. Cơ sở để xây dựng đề án. 3.1. Cơ sở khoa học Hai mươi hai năm xây dựng và trưởng thành, toàn hệ thống BHXH Khánh Hòa

đã có những bước phát triển đáng kể, từ nguồn nhân lực chỉ có 5 người, chưa có trụ sở làm việc, đến nay có 250 CB-CCVC, với cơ sở vật chất, trang thiết bị ngày càng hiện đại hơn. Suốt thời qua, cả bộ máy cứ lao vào công việc, việc càng ngày nhiều hơn, yêu cầu xã hội cần được đáp ứng về ASXH ngày càng khắt khe hơn. Hai mươi hai năm qua đi, nhiều thứ vẫn còn ngỗn ngang, vẫn còn phải tiếp tục đổi mới và hoàn thiện vì mục tiêu ASXH. Cả về lý thuyết lẫn thực tiễn, cả những thành công và vấp váp trong suốt hai mươi hai năm qua là cơ sở khoa học quý giá buộc toàn hệ thống BHXH Khánh Hòa phải cải cách, đổi mới, hoàn thiện hơn. Tập trung CSDL toàn hệ thống, ứng dụng CNTT phục vụ CCHC, khắc phục những hạn chế trong quản lý đã đến lúc phải làm.

3.2. Cơ sở chính trị, pháp lý - Nghị quyết số 21/NQ-TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự

lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 – 2020; - Luật BHYT số 46/2014/QH13 ngày 13/6/2014; - Quyết định số 538/QĐ-TTg ngày 29/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê

duyệt Đề án Thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân giai đoạn 2012 - 2015 và 2020; - Quyết định số 1584/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về

việc giao chỉ tiêu thực hiện BHYT giai đoạn 2015-2020 cho UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Quyết định số 1167/QĐ-TTg ngày 28/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh giao chỉ tiêu thực hiện BHYT giai đoạn 2016-2020;

- Nghị định số 105/2014/NĐ-CP ngày 15/11/2014 của Chính phủ hướng dẫn một số điều Luật BHYT;

- Thông tư liên tịch 41/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 24/11/2014 hướng dẫn thực hiện BHYT;

Page 9: MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 - baohiemxahoi.gov.vn

9

- Quyết định số 959/QĐ-BHXH ngày 09/9/2015 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Ban hành Quy định về quản lý thu BHXH, BHYT, BHTN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT;

- Quyết định số 1599/QĐ-BHXH ngày 28/10/2016 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam về việc Ban hành Quy định hoạt động Đại lý thu BHXH, BHYT

- Chương trình hành động số 15-CTr/TU ngày 01/7/2013 Tỉnh ủy Khánh Hòa về việc “Thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị; Quyết định số 3027-QĐ/UBND ngày 12/12/2013 của UBND Tỉnh Khánh Hòa về việc Ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 15-Ct/TU ngày 01/7/2013 của Tỉnh ủy; Quyết định số 3537/QĐ-UBND của UBND tỉnh Khánh Hòa ngày 24/12/2014 về việc ban hành quy chế phối hợp thực hiện Luật BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 3642/QĐ-UBND ngày 27/12/2014 của UBND tỉnh Khánh Hòa V/v Phê duyệt Kế hoạch thực hiện đề án BHYT toàn dân giai đoạn 2015 – 2020 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

- Văn bản số 3435/UBND-VX ngày 11/06/2014 của UBND tỉnh Khánh Hòa V/v tăng cường thực hiện chính sách BHXH, BHYT.

- Văn bản số 4593/UBND-VX ngày 31/07/2014 của UBND tỉnh Khánh Hòa V/v kế hoạch thực hiện BHYT toàn dân tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2014-2015 và những năm tiếp theo.

- Văn bản số 8355/UBND-VX ngày 30/12/2014 của UBND tỉnh Khánh Hòa V/v thực hiện Quyết định số 32/QĐ-TTg ngày 27/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 22/2014/TT-BLĐTBXH ngày 29/8/2014 của Bộ Lao động – TB và XH về điều tra hộ gia đình nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình.

- Văn bản số 1867/UBND-VX ngày 30/03/2015 của UBND tỉnh V/v đưa chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN vào chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của tỉnh.

- Văn bản số 3659/UBND-TH ngày 10/6/2015 của UBND tỉnh Khánh Hòa Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 – 2020.

- Văn bản số 5449/UBND-VX ngày 18/8/2015 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc lập danh sách đối tượng tham gia BHYT.

- Văn bản số 6359/UBND-VX ngày 23/9/2015 của UBND tỉnh Khánh Hòa V/v triển khai thực hiện Quyết định số 1584/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao chỉ tiêu thực hiện BHYT giai đoạn 2015-2020.

- Văn bản số 6586/UBND-VX ngày 02/10/2015 của UBND tỉnh Khánh Hòa V/v chấp hành pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN.

- Văn bản số 6903/UBND-VX ngày 15/10/2015 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc lập danh sách đối tượng tham gia BHYT.

- Văn bản số 8251/UBND-VX ngày 01/12/2015 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc thực hiện chính sách pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN.

- Văn bản 9542/UBND-KGVX ngày 25/11/2016 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc kiện toàn Ban chỉ đạo phát triển BHYT toàn dân.

Page 10: MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 - baohiemxahoi.gov.vn

10

3.3. Cơ sở thực tiễn - Hiện tại toàn hệ thống BHXH Khánh Hòa được trang bị 11 máy chủ, mỗi CB-CCVC được trang bị 01 máy vi tính, mỗi đơn vị được trang bị 01 máy laptop.

- BHXH Khánh Hòa đã có hệ thống mạng LAN cơ bản gồm hơn 200 node mạng tại Văn phòng BHXH Tỉnh và BHXH các huyện, thị, TP. Đã triển khai mạng WAN kết nối từ tỉnh xuống huyện.

- Đội ngũ kỹ sư tin học 30 người, cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. - Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến CCHC; đổi mới CNTT phục vụ

quản lý BHXH, BHTN, BHYT của Chính phủ; Ngành BHXH Việt Nam; UBND tỉnh Khánh Hòa đã được ban hành, hướng dẫn thực hiện.

- Việc ứng dụng CNTT để thay đổi quy trình tác nghiệp truyền thống, hướng tới văn phòng ít giấy tờ, họp trực tuyến đang là mục tiêu chính của Đảng và Nhà nước ta nói chung và của ngành BHXH nói riêng đặc biệt quan tâm. Trong những năm qua, hoạt động ứng dụng CNTT của BHXH Khánh Hòa đã có những chuyển biến tích cực, nhưng từng ấy là chưa đủ. - Đến cuối năm 2015, tỷ lệ dân số tham gia BHYT bình quân chung cả nước đạt 79% dân số, tuy nhiên tỉnh Khánh Hòa chỉ đạt 72% dân số tham gia BHYT. Dân số toàn tỉnh là 1.205.672 người, số người đã tham gia BHYT là 869.708 người (bao gồm cả thân nhân quân đội). Trong đó: số người phải tham gia BHYT theo phương thức tự đóng (hộ gia đình là 319.835 người, số đã tham gia là 183.393 người, đạt tỷ lệ 57.34%; Có 41.403 người thuộc hộ gia đình cận nghèo tham gia BHYT, đạt tỷ lệ 55.57%; 192.724 học sinh – sinh viên tham gia BHYT, đạt tỷ lệ 93.55%; Đã phát hành 13.271 thẻ BHYT cho người dân xã đảo theo Quyết định số 317/QĐ-TTg ngày 07/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Phát triển y tế biển, đảo Việt Nam đến 2020”. Có 136.442 người dân thuộc nhóm đối tượng tự đóng BHYT chưa tham gia BHYT, đây là thách thức lớn đối với tỉnh Khánh Hòa trong thực hiện lộ trình BHYT toàn dân.

- Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo BHYT năm 2014, từ 01/01/2015 những người có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú phải tham gia BHYT theo diện hộ gia đình, nếu chưa tham gia BHYT theo loại hình nào. Tham gia BHYT theo hộ gia đình là một trong những điểm mới quan trọng của Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT. Quy định này sẽ là giải pháp khắc phục một phần tình trạng lựa chọn ngược, chỉ ốm đau mới tham gia BHYT; tăng diện bao phủ, tạo cơ sở thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân; đảm bảo mọi người dân đều được chăm sóc sức khỏe, góp phần đảm bảo ASXH.

- Hiện tại, BHXH Khánh Hòa đang tiến hành thực hiện hoàn chỉnh cơ sở dữ liệu về BHYT, theo đó bổ sung đầy đủ các trường dữ liệu của từng người tham gia BHYT: Họ, tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, chứng minh nhân dân, quan hệ với chủ hộ, địa chỉ tạm trú, thường trú, ... Theo đó, địa chỉ trong cơ sở dữ liệu và in trên thẻ đều đủ thông tin: số nhà; thôn, tổ; xã, phường, thị trấn; huyện, thị, TP; tỉnh và dấu cách giữa các lớp địa chỉ là dấu (,).

Như vậy, cùng với việc điều tra, thu thập thông tin, hoàn chỉnh cơ sở dữ liệu về dân số; người dân chưa tham gia BHYT; người dân đã tham gia BHYT; hệ thống

Page 11: MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 - baohiemxahoi.gov.vn

11

thông tin về đại lý thu BHXH, BHYT; thông tin về quyền và lợi ích khi tham gia BHYT để trên cơ sở đó đưa cơ sở dữ liệu lên WebGIS là hết sức cần thiết và quan trọng. Xây dựng trang WebGIS hỗ trợ cho cơ quan BHXH và mọi tổ chức, cá nhân; các cấp chính quyền, hộ gia đình, từng người dân; đại lý thu; ... thuận lợi trong việc quản lý, cập nhật, xác định đúng đối tượng và phát triển BHXH, BHYT.

Cung cấp thông tin bằng hình ảnh trực quan, sinh động, dễ hiểu về độ bao phủ BHYT trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, trên cơ sở đó giúp mở rộng đối tượng tham gia BHYT, tiến tới BHYT toàn dân. 4. Mục tiêu của đề án.

4.1.Mục tiêu tổng quát. Thiết kế và xây dựng trang WebGIS phục vụ công tác phát triển đối tượng tham

gia BHYT trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. 4.2.Mục tiêu cụ thể + Đánh giá thực trạng độ bao phủ BHYT trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. + Phân tích thiết kế hệ thống mô hình ứng dụng công nghệ WebGIS trong tuyên

truyền, giới thiệu chính sách, pháp luật, hướng dẫn người dân tham gia BHYT và xây dựng cơ sở dữ liệu về người dân tham gia, chưa tham gia BHYT.

+ Thiết kế chức năng, giao diện trang WebGIS đáp ứng công tác tuyên truyền, giới thiệu chính sách, pháp luật và hướng dẫn người dân tham gia BHYT. 5. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng:

5.1. Chọn lựa công nghệ xây dựng hệ thống Ngôn ngữ lập trình: Đề án sẽ sử dụng nền tảng .NET để thiết kế Hệ thống và phát triển ứng dụng Web với các lý do như sau: Nền tảng lập trình .NET được đào tạo phổ biến trong nhà trường và môi trường phát triển các ứng dụng hướng đối tượng thân thiện, do được hỗ hỗ trợ nhiều tính năng từ thư viện có sẵn; Cấu trợ nhiều tính năng từ thư viện có sẵn; Cấu trúc WebSite được lập trình với mô hình MVC (Models, Views, Controllers) phân chia rõ ràng và dễ kiểm tra lỗi; Hệ quản trị cơ sở dữ liệu: Giải pháp xây dựng CSDL trong hệ quản trị SQL Server được ưu tiên lựa chọn hơn so với các hệ quản trị CSDL khác với lý do sau: Với đặc điểm ứng dụng được lập trình trên nền tảng .NET thì việc kết nối, truy xuất và hiển thị thông tin thuộc tính hoàn toàn bằng Tiếng Việt trên bảng mã Unicode diễn ra tốt nhất trong SQL Server mà không cần cài đặt thêm thư viện kết nối như trong CSDL PostGreSQL/PostGIS; SQL Server 2008 có 2 kiểu dữ liệu không gian (spatial data) là Geometry và Geography, trong đó kiểu dữ liệu Geometry mô tả dữ liệu hình học trong một hệ tọa độ Euclidean hai chiều và được dùng để lưu trữ dữ liệu bản đồ chuẩn không gian Open Geospatial Consortium (Peter DeBetta et al., 2008; Trịnh Thế Tiến, 2009). Công nghệ GIS phát triển trên nền Web: Bộ thư viện GIS mã nguồn mở SharpMap được lựa chọn xây dựng bản đồ trực tuyến với các ưu điểm sau: Đây là phần mềm có mã nguồn được cộng đồng phát triển bằng ngôn ngữ CSharp dựa trên nền .NET với các phiên bản ngày càng được hoàn thiện từ 0.9 đến 2.0; SharpMap cho phép kết nối được nhiều CSDL không gian như Shapefile, PostGreSQL/PostGIS, Oracle, SQL Server, OLEDB, SpatiaLite và nhiều kiểu dữ

Page 12: MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 - baohiemxahoi.gov.vn

12

liệu GIS khác ở dạng GDAL/OGR để xây dựng các ứng dụng bản đồ trên desktop và internet một cách sinh động.

5.2. Nguồn dữ liệu xây dựng hệ thống Nguồn dữ liệu phục vụ xây dựng hệ thống được phân tích, tổng hợp từ csdl thẻ

BHYT của BHXH tỉnh Khánh Hòa, dữ liệu dân cư của Cục dân số, dữ liệu hộ khẩu của Công an và số liệu điều tra bổ sung của nhóm nghiên cứu bao gồm:

Dữ liệu nền: Bản đồ hành chính tỉnh Khánh Hòa. Dữ liệu không gian: Tên xã, phường, thị trấn - huyện; quy mô dân số; số

người đã tham gia BHYT; độ bao phủ BHYT; đại lý BHYT;.... 5.3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thực hiện và vận hành triển khai sử dụng hệ thống được thể hiện

tóm tắt qua sơ đồ

Thu thập nguồn dữ liệu: Dữ liệu thứ cấp về nền bản đồ hành chính; dữ liệu

thẻ BHYT thu thập tại BHXH tỉnh Khánh Hòa; dữ liệu dân cư được thu thập tại Cục Dân số.

Phân tích hệ thống: Nhằm mô tả hệ thống, vẽ sơ đồ và đặc tả luồng xử lý dữ liệu giữa các tác nhân tác động đến hệ thống. Đây là khâu quan trọng để thiết kế và phát triển kiến trúc của toàn hệ thống.

Page 13: MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 - baohiemxahoi.gov.vn

13

Chuẩn hoá dữ liệu không gian và thuộc tính: Sử dụng phần mềm MapInfo để số hóa bản đồ, cập nhật tọa độ điểm GPS vào bản đồ và chuyển các lớp bản đồ không cùng hệ quy chiếu về một hệ quy chiếu (hệ VN 2000 đang được sử dụng). Số liệu thống kê trên giấy được nhập vào một khung nhập liệu mã hóa tên cột trên phần mềm Excel.

Xây dựng cơ sở dữ liệu: Dữ liệu bản đồ trên MapInfo được chuyển về định dạng ESRI Shapefile và nạp dữ liệu ESRI Shapefile này vào trong CSDL.

Xây dựng ứng dụng web tích hợp GIS: Lập trình C# trên nền ASP.NET MVC kết nối đến CSDL, thiết kế giao diện và chức năng truy vấn của website. Đồng thời, viết mã lệnh đưa từng lớp bản đồ lên Website sử dụng thư viện bản đồ SharpMap. Thư viện SharpMap được xem như một máy chủ dịch vụ bản đồ (Web Map Service - WMS) nhằm tận dụng khả năng truy vấn và quản lý dữ liệu hiệu quả của bộ thư viện này.

Vận hành hệ thống WebGIS trong môi trường mạng trực tuyến: Hệ thống này được cài đặt vào máy chủ (Server) và vận hành thử nghiệm với địa chỉ tên miền truy cập: www.gisbhyt.bhxhkhanhhoa.gov.vn, cho phép các cơ quan quản lý truy xuất vào hệ thống để xem các thông tin về bản đồ độ bao phủ BHYT trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa nhằm phổ biến thông tin về BHYT, giúp các cơ quan quản lý có số liệu tốt cho việc lập kế hoạch phát triển BHYT toàn dân. Đồng thời, người dân có thể truy cập vào website tra cứu thông tin về BHYT như: chính sách BHYT, địa chỉ các đại lý thu,... 6. Đối tượng nghiên cứu:

Ứng dụng tin học trong phân tích dữ liệu độ bao phủ BHYT; tuyên truyền chế độ BHYT; cung cấp thông tin đại lý BHXH, BHYT. 7. Kết quả nghiên cứu

Báo cáo kết quả đề án bao gồm: -Báo cáo “Đánh giá thực trạng công tác phát triển đối tượng tham gia BHYT

trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa”. - Báo cáo “Nghiên cứu phân tích thiết kế hệ thống mô hình ứng dụng công nghệ

WebGIS trong tuyên truyền, giới thiệu chính sách, pháp luật và hướng dẫn người dân tham gia BHYT”.

- Báo cáo “Thiết kế chức năng, giao diện hệ thống WebGIS BHYT Khánh Hòa đáp ứng công tác tuyên truyền, giới thiệu chính sách pháp luật và hướng dẫn người dân tham gia BHYT, xác định độ bao phủ BHYT trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa”.

- Báo cáo tổng hợp của đề án. - Báo cáo kết quả nghiên cứu: + Giao diện trang Web cho người dùng. + Giao diện trang chủ. + Giao diện các trang thông tin.

Page 14: MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 - baohiemxahoi.gov.vn

14

8. Dự kiến kết cấu báo cáo đề án: Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, đề án kết cấu 3 chương, cụ

thể: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu. Chương 2: Đánh giá thực trạng công tác phát triển đối tượng tham gia BHYT

trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa Chương 3: Kết quả nghiên cứu; Tổ chức thực hiện.

Page 15: MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 - baohiemxahoi.gov.vn

15

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Một số nội dung về BHYT, độ bao phủ BHYT. 1.1.1. Khái niệm BHYT, BHYT toàn dân và các khái niệm khác có liên quan

BHYT 1.1.1.1. BHYT là gì?

Trên thế giới có nhiều khái niệm khác nhau về BHYT, nhưng mục đích chung của BHYT đều giống nhau, đó là huy động nguồn tài chính để chi trả chi phí KCB cho người tham gia khi bị ốm đau, bệnh tật.

Khái niệm BHYT, theo Từ điển bách khoa Việt Nam, “là loại bảo hiểm do Nhà nước tổ chức, quản lý nhằm huy động sự đóng góp của cá nhân, tập thể và cộng đồng xã hội để chăm lo sức khỏe, khám bệnh và chữa bệnh cho nhân dân".1 Cũng như hầu hết các quốc gia trên thế giới, Việt Nam thừa nhận quan điểm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) với cách tiếp cận BHYT là một nội dung thuộc ASXH và là loại hình bảo hiểm phi lợi nhuận, nhằm đảm bảo chi phí y tế cho người tham gia khi gặp rủi ro, ốm đau, bệnh tật.

Theo Luật BHYT do Quốc hội ban hành ngày 14/11/2008, BHYT là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực CSSK, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định của Luật.2 Về cơ bản, đó là một cách dành dụm một khoản tiền trong số tiền thu nhập của mỗi cá nhân hay mỗi hộ gia đình để đóng vào quỹ do Nhà nước đứng ra quản lý, nhằm giúp mọi thành viên tham gia quỹ có ngay một khoản tiền trả trước cho các cơ sở cung cấp dịch vụ CSSK, khi người tham gia không may ốm đau phải sử dụng các dịch vụ đó, mà không phải trực tiếp trả chi phí KCB. Cơ quan BHXH sẽ thanh toán khoản chi phí này theo quy định của Luật BHYT.

1.1.1.2. Có những hình thức BHYT sau: - BHYT bắt buộc: ở các quốc gia trên thế giới khi mới thực hiện BHYT đều có hình thức BHYT bắt buộc, trong đó đối tượng bắt buộc là những người có thu nhập ổn định tại khu vực lao động chính thức, có trách nhiệm phải tham gia BHYT theo Luật. - BHYT tự nguyện: ai thích tham gia thì tham gia, không bắt buộc. - BHYT bắt buộc toàn dân: là dạng BHYT bắt buộc (đóng theo thu nhập hoặc theo mức lương tối thiểu) và áp dụng với mọi người dân, ở Việt Nam đang từng bước thực hiện hình thức này.

Có nhiều cách khác nhau để tiếp cận với thuật ngữ BHYT toàn dân. Về cơ bản, đây là chương trình bảo hiểm nhằm đảm bảo cho tất cả mọi người

dân được tiếp cận với các dịch vụ y tế cơ bản. BHYT toàn dân là mọi người dân đều được quyền tham gia và được bảo vệ bởi hệ thống BHYT. BHYT toàn dân có nghĩa là tất cả mọi người có thể tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng mà không cần phải lo sợ tới gánh nặng từ tài chính mang lại.

Theo quan điểm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), vấn đề BHYT toàn dân phải được tiếp cận đầy đủ trên cả ba phương diện về CSSK toàn dân, bao gồm: (1) Bao phủ

1 Từ điển bách khoa Việt Nam, Hà Nội, 1995. 2 Điều 2 khoản 1 Luật BHYT số 25/2008/QH12 ngày 14/11/2008.

Page 16: MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 - baohiemxahoi.gov.vn

16

về dân số, tức là tỷ lệ dân số tham gia BHYT; (2) Bao phủ gói quyền lợi về BHYT, tức là phạm vi dịch vụ y tế được đảm bảo; và (3) Bao phủ về chi phí hay mức độ được bảo hiểm để giảm mức chi trả từ tiền túi của người bệnh. (Xem hình dưới)

Khái niệm không gian 3 chiều của bao phủ BHYT toàn dân3 Theo quy định của Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân ban hành ngày 30/6/1989,4

mọi người dân có quyền được CSSK và tiếp cận dịch vụ y tế. Sử dụng cơ chế tài chính y tế thông qua BHYT để đạt được mục tiêu CSSK toàn dân. Thực tế là phạm vi quyền lợi và mức độ được bảo hiểm có ảnh hưởng quan trọng đến mở rộng bao phủ BHYT. Tuy nhiên, xuất phát từ thực tế điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam hiện nay, vấn đề thực hiện BHYT toàn dân hướng tới việc gia tăng tỷ lệ dân số tham gia BHYT được xác định là mục tiêu ưu tiên hàng đầu, trước khi cân nhắc mở rộng phạm vi quyền lợi và mức độ được bảo hiểm.

Luật BHYT năm 2008 quy định: “BHYT toàn dân là việc các đối tượng quy định trong Luật này đều tham gia BHYT”.5

BHYT toàn dân là một cột trụ của chính sách ASXH nước ta, vì mục tiêu phát triển bền vững, đảm bảo công bằng trong CSSK nhân dân.

Đảng, nhà nước, chính phủ và chính quyền các cấp luôn quân tâm đến chính sách BHYT. Nghị quyết số 15-NQ/TW, ngày 01/6/2012 của Ban Chấp hành Trung ương khoá XI về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 – 2020 khẳng định quan điểm chỉ đạo “Hệ thống ASXH phải đa dạng, toàn diện, có tính chia sẻ giữa Nhà nước, xã hội và người dân, giữa các nhóm dân cư trong một thế hệ và giữa các thế hệ; bảo đảm bền vững, công bằng” và đặt mục tiêu “Phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 50% lực lượng lao động tham gia BHXH; 35% lực lượng lao động tham gia BHTN ”. Nghị quyết số 21- NQ/TW, ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 – 2020 tiếp tục khẳng định: “Phấn đấu đến năm 2020, có khoảng 50% lực lượng lao động tham gia BHXH, 35% lực lượng lao động tham gia BHTN; trên 80% dân số tham gia BHYT”; Quyết định số 1167/QĐ-TTg ngày 28/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh giao chỉ tiêu thực hiện BHYT giai đoạn 2016-2020, theo đó đến năm 3 Nguồn: Phan Văn Toàn, Lộ trình/Chiến lược tiến tới BHYT toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020, Tài liệu Hội thảo tập huấn "Tìm hiểu các chiến lược tăng cường tiếp cận thuốc cứu mạng" do Trung tâm Hỗ trợ sáng kiến phát triển cộng đồng (SCDI) tổ chức ngày 27 - 28/8/2013. 4 Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân ngày 30/6/1989. 5 Điều 2 khoản 2 Luật BHYT số 25/2008/QH12 ngày 14/11/2008.

1. Tăng tỷ lệ bao phủ

3. Tăng tỷ lệ chi trả

2. Mở rộng gói dịch vụ

2

3

1

Page 17: MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 - baohiemxahoi.gov.vn

17

2020 tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 90%. Chương trình hành động số 15-CTr/TU ngày 01/7/2013 Tỉnh ủy Khánh Hòa về việc “Thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị” cũng xác định rõ: phấn đấu đến năm 2020, có khoảng 50% lực lượng lao động tham gia BHXH, 35% lực lượng lao động tham gia BHTN; trên 80% dân số tham gia BHYT”.

1.1.2. Một số khái niệm khác: - Quỹ BHYT là quỹ tài chính được hình thành từ nguồn đóng BHYT và các

nguồn thu hợp pháp khác, được sử dụng để chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người tham gia BHYT, chi phí quản lý bộ máy của tổ chức BHYT và những khoản chi phí hợp pháp khác liên quan đến BHYT.

- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đầu tiên theo đăng ký của người tham gia BHYT và được ghi trong thẻ BHYT.

- Giám định BHYT là hoạt động chuyên môn do tổ chức BHYT tiến hành nhằm đánh giá sự hợp lý của việc cung cấp dịch vụ y tế cho người tham gia BHYT, làm cơ sở để thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT.

- Hộ gia đình tham gia BHYT: bao gồm toàn bộ người có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú.

- Gói dịch vụ y tế cơ bản do quỹ BHYT chi trả là những dịch vụ y tế thiết yếu để chăm sóc sức khỏe, phù hợp với khả năng chi trả của quỹ BHYT.

- Thông tuyến KCB BHYT: Đây là quy định mới hết sức quan trọng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia BHYT trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế. Cụ thể, từ ngày 01/01/2016 sẽ mở thông tuyến giữa xã, huyện trên cùng địa bàn tỉnh cho người tham gia BHYT. Với người thuộc hộ gia đình nghèo, người dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng khó khăn đặc biệt, huyện đảo, xã đảo có cơ chế được mở thông tuyến khám chữa bệnh từ xã, huyện, tỉnh lên trung ương trên phạm vi cả nước. Từ 01/01/2021 mở thông tuyến tỉnh trên toàn quốc và nâng mức hưởng đối với người tham gia BHYT tự đi điều trị nội trú tại tuyến tỉnh và trung ương.

1.1.3. Vai trò và lợi ích của BHYT trong đời sống của người dân BHYT là một trong những chính sách ASXH quan trọng, mang tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc, thể hiện sự tương thân tương ái, chia sẻ rủi ro giữa người khỏe với người ốm, giữa người trẻ với người già, giữa người có thu nhập cao với người có thu nhập thấp. Đồng thời thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước nhằm hướng tới công bằng trong CSSK, góp phần đảm bảo ASXH cho mọi người dân. Công tác tuyên truyền về BHYT có một tầm quan trọng đặc biệt trong quá trình thực hiện chính sách này. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra mục đích của tuyên truyền là làm cho “ dân biết, dân hiểu, dân tin và dân làm theo”.

1.1.3.1. Vì sao phải có chính sách BHYT - BHYT là một giải pháp tạo ra công bằng trong CSSK, góp phần giảm nghèo

đói. Bệnh tật là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến rủi ro trong cuộc sống; bệnh tật có thể xảy ra với bất cứ ai, bất cứ nơi nào và khi nào, mang lại những hậu quả không dự đoán được về nhiều mặt (cả về sức khỏe cũng như về mặt kinh tế, xã hội, đặc biệt là nghèo đói). Lúc còn trẻ và khỏe mạnh thì có sức khỏe để tự mưu sinh, nhưng lúc mắc bệnh tật, đặc biệt là các bệnh nguy hiểm, hay lúc về già, khả năng lao động kém, dễ ốm đău thì thu nhập sẽ giảm sút. Vì vậy một câu hỏi đặt ra với

Page 18: MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 - baohiemxahoi.gov.vn

18

mọi người là những lúc như vậy lấy nguồn tiền nào để KCB. Phần đông người bệnh đều có nỗi lo về tính mạng của mình trước bệnh tật, nhưng kèm theo một nỗi lo không kém nặng nề là lo tiền để chữa bệnh. Xét trên phương diện của từng cá nhân hay từng hộ gia đình, thì chi phí cho CSSK nói chung và KCB nói riêng sẽ là một khoản chi rất lớn so với thu nhập tính trên đầu người. Vì vậy ngoài việc làm mất sức lao động và gây ra nghèo đói, bệnh tật còn làm cho nghèo đói do chi phí cao cho KCB, mà mỗi một cá nhân hay mỗi hộ gia đình khó vượt qua nổi; nhiều hộ gia đình nhất là các hộ nghèo muốn KCB phải đi vay nợ và sau đó chỉ có nghèo hơn. Do đó chức năng của y tế: Bảo vệ sức khỏe cho người bệnh; đồng thời phải bảo vệ người bệnh không bị nghèo hóa.

Mặt khác, trên phạm vi toàn xã hội, một thực tế không thể phủ nhận, đó là tổng kinh phí hàng năm cần thiết cho việc CSSK nói chung và KCB nói riêng đã tăng lên đáng kể. Sỡ dĩ như vậy là vì: dân số tăng nhanh (mỗi năm dân số nước ta tăng gần bằng số dân của một tỉnh), bệnh tật mà hiện nay loài người đang phải đối phó ngày càng phức tạp (tỷ lệ mắc các bệnh ác tính tăng lên, nguy cơ bị các bệnh nguy hiểm ngày càng nhiều, những căn bệnh mới xuất hiện như HIV/AIDS, SARS, H5N1…), giá các dịch vụ y tế ngày càng cao (do áp dụng nhiều kỹ thuật hiện đại kết hợp với khuynh hướng thương mại hóa không tránh khỏi trong kinh tế thị trường)…. Gần như không một quốc gia nào lại còn có thể dùng ngân sách nhà nước để bao cấp hoàn toàn cho CSSK. Vì vậy phải huy động sự đóng góp của người dân khi sử dụng các dịch vụ CSSK. Người dân có hai cách đóng góp, chi trả các chi phí dịch vụ CSSK: Cách trả sau: tức là lấy tiền của mình hoặc gia đình mình thanh toán trực tiếp cho cơ sở dịch vụ sau khi sử dụng dịch vụ (dịch vụ hết bao nhiêu thì mình tự trả bấy nhiêu, người nào lo người ấy); Cách trả trước: tức là đóng góp hay để dành một khoản tiền trích từ nguồn thu nhập hàng tháng ngay từ lúc trẻ, khỏe vào Quỹ BHYT khi ốm đau hay về già thì Quỹ BHYT (tùy theo quy chế của Quỹ) sẽ thay người bệnh chi trả toàn bộ hay chi trả phần lớn khoản thanh toán cho cơ sở cung cấp dịch vụ. Cách trả trước mang tính ưu việt hơn cách trả sau ở chỗ: trả sau là do tự mình trả, nhưng nếu là một khoản tiền lớn thì không thể có ngay, vì vậy đối với người nghèo thì phải đi vay và càng rơi vào cảnh nghèo đói, người thuộc tầng lớp trung lưu cũng có thể rơi xuồng tầng lớp nghèo. Do đó người ta ví cách trả này là “cạm bẫy của sự đói nghèo”. Trong khi đó do cách tích góp, để dành từng tháng và đóng vào Quỹ BHYT, khi cần một khoản tiền lớn để sử dụng dịch vụ CSSK thì Quỹ sẽ cung cấp và người bệnh không phải bỏ tiền túi ra hay không phải đi vay nợ. Người bệnh nghèo sẽ không bị nghèo hơn và người thuộc tần lớp trung lưu không bị rơi xuống tầng lớp nghèo. BHYT là giải pháp hữu hiệu tránh được nghèo đói do chi phí cao khi sử dụng các dịch vụ CSSK. Trả sau là do tự mình trả, nên người trả nhiều hay trả ít thì mỗi người phải tự lo. Nếu phải trả nhiều thì tự mình phải chịu và không có ai giúp đỡ. Trong khi đó với hình thức trả trước cho Quỹ BHYT thì Quỹ sẽ chi trả, người bệnh ít chịu gánh nặng tài chính khi phải chi trả nhiều (tất nhiên không phải là tất cả mà có mức độ nhất định, người ta gọi là “trần” thanh toán). Do đó Quỹ BHYT mang tính chia sẻ giữa người chưa bị bệnh và người đang bị bệnh, giữa người bệnh ít với người bệnh nhiều. Hơn thế, nếu thực hiện BHYT bắt buộc (tức là đóng phí BHYT theo thu nhập, người giầu đóng nhiều, người nghèo đóng ít) thì ngoài việc chia sẻ trên đây còn có sự chia sẻ giữa người giầu với người nghèo. Do đó BHYT (đặc biệt là BHYT bắt buộc toàn dân) là một hoạt động mang tính nhân đạo cao nhất trong các hoạt động nhân đạo.

Page 19: MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 - baohiemxahoi.gov.vn

19

Theo số liệu báo cáo của BHXH Việt Nam và BHXH tỉnh Khánh Hòa thì chi phí KCB BHYT hàng năm là rất lớn, tăng nhanh. Trong năm 2014, toàn ngành BHXH Việt Nam thanh toán chi phí KCB BHYT cho trên 135 triệu lượt người, tăng 7,4 triệu lượt người, với số tiền 44,4 nghìn tỷ đồng. Nhìn chung, chất lượng công tác giám định được nâng lên; công tác tham gia đấu thầu mua thuốc, giải quyết những khó khăn vướng mắc trong KCB BHYT được triển khai tốt; Quỹ BHYT tiếp tục được cân đối. Năm 2015, ngành BHXH Việt Nam tổ chức ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT với 2.089 cơ sở y tế, trong đó: Cơ sở y tế công lập: 1.688 cơ sở, ngoài công lập: 401 cơ sở ; Cơ sở KCB tuyến trung ương: 69, tuyến tỉnh: 536, tuyến huyện: 1.206, tuyến xã (Y tế cơ quan): 278 cơ sở. Thông qua việc ký hợp đồng với các đơn vị này tổ chức KCB tại 9.496 trạm y tế xã. Việc đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu được tập trung chủ yếu tại tuyến huyện và tuyến xã (huyện 35,1%, xã 42,5%). Số lượng thẻ đăng ký KCB ban đầu tại tuyến tỉnh 20,7%, còn lại tuyến Trung ương là 1,7%. Số lượt khám bệnh, chữa bệnh BHYT toàn Ngành tăng dần qua các năm, năm 2012, 2013, 2014 lần lượt là 121,9 triệu,129,6 triệu, 135 triệu lượt, năm 2015 trên 150 triệu lượt người. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT tăng từ 31,4 nghìn tỷ năm 2012 lên 44,4 nghìn tỷ năm 2014, năm 2015 trên 50 nghìn tỷ đồng, giúp người có thẻ BHYT ngày càng tiếp cận nhiều hơn với các dịch vụ y tế. Năm 2014, toàn hệ thống BHXH Khánh Hòa đã thực hiện: Tổng số lượt người KCB trong năm: 2.262.015 lượt người, trong đó: 2.070.599 lượt KCB ngoại trú và 191.416 lượt điều trị nội trú, tăng 11% so với năm 2013 (2.262.015/2.037.380), tổng số chi BHYT 520.736 triệu đồng. Trong năm 2015, tổng chi KCB BHYT là 617.000 triệu đồng.

1.1.3.2. BHYT là một nguồn quan trọng trong kinh phí dành cho CSSK của quốc gia. Bất kỳ quốc gia nào cũng chỉ có hai nguồn kinh phí dành cho CSSK:

(1).NSNN (bao gồm thuế, các khoản viện trợ, vốn vay) (2).Nguồn do dân đóng, được chia thành nguồn dân trả trước dưới dạng BHYT và nguồn dân trả sau còn gọi là nguồn do dân tự trả trực tiếp (hay nguồn từ túi của người bệnh).

Điều quan trọng trong nhận thức là mỗi nguồn có một ý nghĩa khác nhau và vai trò khác nhau đối với tính chất Công bằng trong CSSK.

NSNN (chủ yếu là thuế, nhất là nguồn thuế đánh vào các sản phẩm có hại cho sức khỏe như thuốc lá, rượu bia…) là nguồn quan trọng do nằm trong sự quản lý của Nhà nước nên Nhà nước có thể chủ động điều phối và phân bổ cho các vùng, các đối tượng cần ưu tiên trong CSSK.

BHYT là nguồn do dân đóng và một phần từ NSNN đóng góp vào, quỹ BHYT mang tính chia sẻ cộng đồng rất cao (chia sẻ giữa người giầu với người nghèo, giữa người đang tuổi lao động với trẻ em và người già, với mỗi cá nhân thì đó là sự dành dụm và tích lũy lúc khỏe, lúc trẻ cho sự rủi ro vì bệnh tật và già nua).

Trái với BHYT, cách chi trả trực tiếp từ túi người bệnh là cách chi trả mang tính cá nhân và không thể hiện sự chia sẻ cộng đồng; hơn thế nó là “cạm bẫy của sự

Page 20: MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 - baohiemxahoi.gov.vn

20

đói nghèo” làm cho người bệnh và gia đình họ bị nghèo đi. Chính vì thế, hệ thống y tế của một quốc gia có thể bảo vệ người dân khỏi nghèo đói và giữ vững công bằng hay không bằng tỷ lệ giữa nguồn do người bệnh tự chi trả trực tiếp với tổng các nguồn kinh phí dành cho y tế.

Chính với lý do đó, BHYT là một nguồn tài chính rất quan trọng dành cho CSSK để làm cho hệ thống y tế theo đúng định hướng công bằng.

Nếu không có thẻ BHYT, mọi chi phí KCB người bệnh phải tự trả. Chi phí y tế đối với người mắc bệnh hiểm nghèo, những gia đình không có điều kiện kinh tế là những “chi phí thảm họa” và nó có thể khiến người dân bình thường, thậm chí khá giả trở thành người nghèo chỉ sau một vài lần điều trị bệnh.

Đặc biệt, chính sách BHYT ở Việt Nam có những ưu việt của loại hình BHYT xã hội, với mức đóng rất thấp bằng 4,5% lương cơ sở. Thậm chí, các nhóm đối tượng được NSNN hỗ trợ đóng hoặc được giảm trừ khi tham gia theo hộ gia đình thì mức đóng còn thấp hơn rất nhiều, nhưng mức hưởng của người tham gia lại tính theo mức độ bệnh tật, quyền lợi mở rộng theo nhóm đối tượng, thời gian tham gia BHYT. Trong nhiều trường hợp, Quỹ BHYT đã chi trả hàng trăm triệu đồng cho một đợt điều trị.

Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT (Luật BHYT 2014), hiện nay quyền lợi KCB BHYT còn được mở rộng phạm vi chi trả, bao gồm: KCB, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ và sinh con; chi phí vận chuyển đối với một số nhóm đối tượng. Ngoài ra, Quỹ BHYT chi trả đối với các trường hợp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tai nạn giao thông, tự gây thương tích và điều trị lác, cận thị, tật khúc xạ mắt đối với trẻ em dưới 6 tuổi…

1.1.4. Bản chất của BHYT. BHYT trước hết là một bộ phận quan trọng của hệ thống ASXH. Cùng với

các hệ thống ASXH và hệ thống cứu trợ xã hội, hoạt động BHYT nói riêng và hoạt động của BHXH nói chung đã thực sự trở thành nền móng vững chắc cho sự bình ổn xã hội. Chính vì vai trò quan trọng của BHYT, cho nên mọi quốc gia trên thế giới hoạt động BHYT luôn do nhà nước đứng ra tổ chức thực hiện theo hệ thống pháp luật về BHYT.

Là một chính sách xã hội, BHYT vừa mang tính chất xã hội, vừa mang bản chất kinh tế.

- Bản chất xã hội. BHYT là loại hình bảo hiểm vì mục tiêu ASXH. Bản chất xã hội của BHYT

được thể hiện trên các khía cạnh sau: + Thứ nhất, là sự bảo trợ của Nhà nước về chăm sóc y tế dành cho các thành

viên tham gia thể hiện BHYT một bộ phận quan trọng trong chính sách xã hội của mỗi quốc gia nhằm đảm bảo một trong những quyền thiêng liêng của con người, đó là quyền được chăm sóc y tế. Bảo vệ và CSSK không phải thuần túy chỉ là trách nhiệm của mỗi cá nhân riêng lẻ, mà là trách nhiệm chung của cả cộng đồng. CSSK trước tiên thuộc về mỗi cá nhân, nhưng vẫn cần sự trợ giúp mang tính nhà nước. Ở đó Nhà nước giữ vai trò quan trọng, là người tổ chức, quản lí và bảo trợ.

+ Thứ hai, Là sự liên kết, chia sẻ mang tính cộng đồng giữa các thành viên trong xã hội. Bên cạnh sự trợ giúp mang tính Nhà nước, tính chất xã hội của BHYT còn thể hiện ở sự chia sẻ, liên kết của các thành viên trong xã hội thông qua đóng góp

Page 21: MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 - baohiemxahoi.gov.vn

21

dựa trên thu nhập. Các thành viên trong xã hội tham gia đóng góp một phần thu nhập vào quỹ chung để chăm sóc y tế cho bản thân mình và cho các thành viên khác. Một quỹ chung cho CSSK sẽ điều tiết để nhiều người chưa hoặc không ốm đau cho người ốm, người ốm nhẹ giúp người ốm nặng.

Tính xã hội tương trợ cộng đồng nhân văn của BHYT còn thể hiện ở sự đoàn kết xã hội trong chăm sóc y tế. Chăm sóc y tế thông qua BHYT không phân biệt đóng nhiều hay ít, không phân biệt thành phần xã hội, tôn giáo, giai cấp mà phụ thuộc vào mức độ rủi ro về bệnh tật. Như vậy bản chất xã hội của BHYT thể hiện sự trợ giúp mang tính Nhà nước và sự tương hỗ mang tính cộng đồng. BHYT thể hiện bản chất nhân đạo và trình độ văn minh của xã hội phát triển.

- Bản chất kinh tế. BHYT là một chính sách xã hội, hoạt động vì mục tiêu trợ giúp xã hội, không

vì lợi nhuận nhưng nó lại mang yếu tố kinh tế, thuộc phạm trù kinh tế – y tế. Thực hiện BHYT có hiệu quả là thực hiện một bài toán kinh tế y tế. BHYT có chức năng làm nhiệm vụ phân phối lại thu nhập. Có thể thấy được điều này nay chính trong bản chất xã hội ở sự tương trợ xã hội mang tính cộng đồng của BHYT. Có hai góc độ thể hiện chính đó là sự phân phối trực tiếp và sự phân phối gián tiếp. Phân phối trực tiếp thể hiện ở sự chuyển phần thu nhập của người tạm thời khỏe mạnh sang người đang ốm, của người bệnh nhẹ sang người bệnh nặng, của người trẻ sang người già yếu, thông qua sự điều hành luân chuyển của chính phần thu nhập đóng trực tiếp cho quỹ BHYT. Phân phối gián tiếp thể hiện ở sự hỗ trợ giữa người giàu và người nghèo, người thu nhập cao và người thu nhập thấp.

1.1.5. Vai trò của BHYT Thứ nhất, BHYT là nguồn hỗ trợ tài chính giúp người tham gia khắc phục

những khó khăn về kinh tế khi bất ngờ ốm đau, bệnh tật. Bởi vì trong quá trình điều trị bệnh chi phí rất tốn kém ảnh hưởng đến ngân sách gia đình, trong khi đó thu nhập của họ bị giảm đáng kể thậm chí mất thu nhập.

Thứ hai, Góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước. quốc gia trên thế giới thường có các khoản chi từ ngân sách cho hệ thống y tế. Tuy nhiên ở một số quốc gia khác, đặc biệt là những quốc gia đang phát triển các khoản chi này thường chưa đáp ứng được nhu cầu ngành y. Ở phần lớn quốc gia, chính phủ chỉ đầu tư khoảng 60% ngân sách y tế. Có nhiều biện pháp mà chính phủ nước ta đã thực hiện để giải quyết vấn đề này, như sự đóng góp của cộng đồng xã hội, trong đó có biện pháp thu viện phí của người đến khám, chữa bệnh. Nhưng đôi khi biện pháp này lại vấp phải vấn đề trở ngại từ mức sống của dân cư. Vì vậy, biện pháp hiệu quả nhất là thực hiện BHYT để giảm gánh nặng cho NSNN, khắc phục sự thiếu hụt về tài chính, đáp ứng nhu cầu KCB ngày càng tăng của người dân.

Thứ ba, BHYT góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và thực hiện công bằng xã hội trong CSSK nhân dân, thể hiện rõ nét tính nhân đạo, công bằng xã hội sâu sắc. Những người tham gia BHYT, dù ở địa vị, hoàn cảnh nào, mức đóng là bao nhiêu, khi ốm đau cũng nhận được sự chăm sóc y tế bình đẳng như nhau, xóa bỏ khoảng cách giàu nghèo khi thụ hưởng chế độ KCB. Sự thiếu hụt trong ngân sách thực tế đã không đảm bảo nhu cầu KCB. Số lượng và chất lượng cơ sở vật chất trang thiết bị của ngành y tế không những không theo kịp sự phát triển nhu cầu KCB của người

Page 22: MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 - baohiemxahoi.gov.vn

22

dân mà còn bị giảm sút. Vì vậy thông qua việc đóng góp vào quỹ BHYT sẽ hỗ trợ ngân sách y tế, nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng phục vụ của ngành y.

Thứ tư, BHYT nâng cao tính cộng đồng và gắn bó mọi thành viên trong xã hội. Trên cơ sở quy luật số lớn, phương châm của BHYT là “ mình vì mọi người, mọi người vì mình”, “lá lành đùm lá rách”, “lá rách ít đùm lá rách nhiều”. Vì vậy mọi thành viên trong xã hội gắn bó và tính cộng đồng được nâng cao đặc biệt là giúp giáo dục trẻ em ngay từ khi còn nhỏ tuổi tính cộng đồng thông qua loại hình BHYT học sinh, sinh viên.

Thứ năm, BHYT làm tăng chất lượng KCB và quản lí y tế thông qua hoạt động quỹ BHYT đầu tư. Lúc đó trang thiết bị về y tế sẽ hiện đại hơn, có kinh phí để sản xuất các loại thuốc đặc trị khám chữa bệnh hiểm nghèo, có điều kiện nâng cấp các cơ sở KCB một cách hệ thống và hoàn thiện hơn, giúp người dân đi KCB được thuận lợi. Đồng thời đội ngũ cán bộ y tế được đào tạo tốt hơn, các y bác sĩ có điều kiện nâng cao tay nghề, tích lũy kinh nghiệm, có trách nhiệm đối với công việc hơn, dẫn đến sự quản lý dễ dàng và chặt chẽ hơn trong KCB.

Thứ sáu, Chỉ tiêu phúc lợi xã hội trong mỗi nước cũng biểu hiện trình độ phát triển của nước đó. Do vậy, BHYT là một công cụ vĩ mô của nhà nước để thực hiện tốt phúc lợi xã hội, đồng thời tạo nguồn tài chính hỗ trợ, cung cấp cho hoạt động CSSK của người dân.

Thứ bảy, BHYT còn góp phần đề phòng và hạn chế những bệnh hiểm nghèo theo phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Với việc kết hợp với các cơ sở KCB BHYT kiểm tra sức khỏe, từ đó phát hiện bệnh hiểm nghèo và có phương pháp chữa trị kịp thời, tránh được những hậu quả xấu.

Thứ tám, BHYT còn góp phần đổi mới cơ chế quản lý, cụ thể: Để có một lực lượng lao động trong xã hội có thể lực và trí lực, không thể không chăm sóc cho bà mẹ và trẻ em, không thể để NLĐ làm việc trong điều kiện không đảm bảo vệ sinh, môi trường ô nhiễm….Vì thế việc chăm lo bảo vệ sức khỏe là nhiệm vụ của mỗi người, mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp và cũng là nhiệm vụ chung của xã hội. Thông qua BHYT, mạng lưới KCB sẽ được sắp xếp lại, sẽ không còn phân tuyến theo địa giới hành chính một các máy móc, mà phân theo kỹ thuật. đảm bảo thuận lợi cho người bệnh, tạo điều kiện cho họ lựa chọn cơ sở điều trị có chất lượng phù hợp.

BHYT ra đời đòi hỏi người được sử dụng dịch vụ y tế và người cung cấp dịch vụ này phải biết rõ chi phí của một lần KCB đã hợp lí chưa, chi phí cho quá trình vận hành bộ máy của khu vực KCB đã đảm bảo chưa, những chi phí đó phải được hạch toán và quỹ bảo hiểm phải được trang trải, thông đó đòi hỏi cơ chế quản lý của ngành y tế phải đổi mới, để tạo ra chất lượng mới trong dịch vụ y tế phù hợp với tiến trình đổi mới đất nước và định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

1.1.6. Chức năng của BHYT. BHYT là một chính sách kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, góp phần ổn định đời sống xã hội và mang tính nhân văn cao cả. Do vậy, BHYT có một số chức năng sau: BHYT là một hoạt động dịch vụ: Thực vậy khi có người tham gia BHYT thì cơ quan BHYT có nhiệm vụ phục vụ người được bảo hiểm trong suốt thời gian hợp đồng có hiệu lực. Khi hợp đồng thực hiện, cơ quan BHYT có nhiệm vụ theo dõi việc thực hiện hợp đồng để người được bảo hiểm đảm bảo và tài chính khi bị ốm đau và thực hiện chi trả chi phí KCB cho người tham gia BHYT. Mục đích của BHYT là nhằm

Page 23: MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 - baohiemxahoi.gov.vn

23

đảm bảo sự tiếp cận dịch vụ y tế và công bằng trong KCB cho người tham gia. Hoạt động BHYT không vì mục đích lợi nhuận mà vì mục đích xã hội. Khác với BHYT thương mại, BHYT thương mại là hoạt động kinh doanh vì mục đích lợi nhuận và nó chỉ cung cấp dịch vụ cho nhóm thu nhập khá, không bao gồm cung cấp dịch vụ y tế cho người nghèo, cho đối tượng được ưu đãi như trong BHXH về y tế. BHYT là một công cụ an toàn: Vì khi bị ốm đau, bệnh tật, nhất là trong trường hợp bệnh hiểm nghèo hoặc thời gian KCB kéo dài. Khi đó người bệnh và gia đình họ phải mất một khoản chi phí lớn, có thể họ có khả năng thanh toán được hoặc họ sẽ lâm vào tình trạng kiệt quệ về kinh tế. Nhưng khi tham gia BHYT người bệnh sẽ được trả hoàn toàn hoặc một phần chi phí KCB. Như vậy sẽ bớt được phần nào gánh nặng về tài chính cho người bệnh cũng như nhân thân của họ. Vì vậy, thông qua việc chi trả trước quỹ BHYT, người tham gia BHYT sẽ thoát khỏi nỗi lo lắng khi bị ốm đau bệnh tật, đặc biệt trong trường hợp bệnh nặng phải sư dụng các dịch vụ y tế có chi phí cao.

BHYT là một công cụ tiết kiệm: Khi tham gia BHYT mọi người đều có nghĩa vụ đóng góp phí. Và từ đây hình thành lên quỹ BHYT, quỹ này dùng để chi trả các chi phí KCB cho bệnh nhân tham gia BHYT, phần còn lại có thể đem đi đầu tư để đảm bảo và tăng trưởng quỹ. Việt Nam đang từng bước tiếp cận với mục tiêu BHYT toàn dân, góp phần thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, phát triển kinh tế và bảo đảm chính sách ASXH phù hợp xu thế chung của thế giới. BHYT Việt Nam đang từng bước thay thế cơ chế bao cấp trong KCB bằng việc Nhà nước tăng đầu tư ngân sách để hỗ trợ cho người dân, đồng thời huy động nguồn lực từ xã hội, người dân và cộng đồng để tham gia BHYT. Với định hướng đúng và sự nỗ lực của Nhà nước, các cấp, các ngành, tỷ lệ dân số tham gia BHYT đã tăng nhanh. Người tham gia bảo hiểm được hưởng dịch vụ KCB, kỹ thuật y tế hiện đại, chất lượng hơn, được cung ứng thuốc kịp thời, kể cả thuốc mới, hiệu quả giúp hàng triệu lượt người vượt qua ốm đau và các căn bệnh mãn tính, nan y, hiểm nghèo. Quỹ BHYT đang dần trở thành nguồn tài chính cơ bản phục vụ cho hoạt động của các bệnh viện, góp phần giảm mức chi trả từ tiền túi của người bệnh cho công tác CSSK. Chính sách BHYT Việt Nam đã bảo đảm nguyên tắc chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia BHYT, đồng thời cũng đảm nhận nhiều chính sách phúc lợi xã hội khác.

1.2. Kiến thức tổng quanWebGIS 1.2.1. Khái niệm về hệ thống thông tin địa lý GIS, các thành phần và ứng

dụng. 1.2.1.1. Khái niệm về GIS

Hệ thông tin địa lý (GIS – Geographical Information System), đó là một hệ thống tin có khả năng thu thập, cập nhật, phân tích và quản trị, biểu diễn dữ liệu địa lý phục vụ giải quyết các bài toán ứng dụng có liên quan đến vị trí địa lý trên bề mặt trái đất hoặc được định nghĩa như là một hệ thông tin với khả năng truy nhập, tìm kiếm, phân tích, xử lý và truy xuất dữ liệu địa lý nhằm hỗ trợ cho công tác quản lý, quy hoạch và quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

Page 24: MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 - baohiemxahoi.gov.vn

24

Hình 1- 1 Mô phỏng hệ thống thông tin địa lý

Công nghệ GIS kết hợp các thao tác cơ sở dữ liệu thông thường (như cấu trúc hỏi đáp) và cho phép phân tích thống kê, phân tích địa lý, phân tích các sự kiện, dự đoán tác động và hoạch định chiến lược. Những khả năng này là sự phân biệt của GIS với các hệ thống thông tin khác và khiến cho GIS có phạm vi ứng rộng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

1.2.1.2.Các thành phần cơ bản trong GIS Hệ thống thông tin địa lý bao gồm các thành phần sau: phần cứng, phần mềm,

cơ sở dữ liệu, con người và phương thức tổ chức.

Hình 1- 2 Mô phỏng các thành phân cơ bản trong GIS

a. Phần cứng Phần cứng hệ thống thông tin địa lý có thể là một máy tính, hoặc một hệ thống

máy tính và các thiết bị ngoại vi.

Page 25: MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 - baohiemxahoi.gov.vn

25

b. Phần mềm Phần mềm hệ thông tin địa lý bao gồm hệ điều hành hệ thống, phần mềm quản

trị cơ sở dữ liệu, phần mềm hiển thị đồ hoạ…Thông thường dựa trên mục tiêu xây dựng cơ sở dữ liệu người ta lựa chọn các giải pháp cho phần cứng và phần mềm hệ thống thông tin địa lý.

c. Cơ sở dữ liệu Cơ sở dữ liệu là các thông tin được lưu dưới dạng số theo một khuân dạng nào

đó mà máy tính có thể hiểu và đọc được . CSDL trong hệ thông tin địa lý bao gồm các dữ liệu không gian (đó là các dữ liệu điểm-Point, đường-Line, vùng-Polygon) và các dữ liệu thuộc tính (các dữ liệu dạng chữ- số, dữ liệu multimedia…) và mối quan hệ giữa hai loại dữ liệu này.

Dữ liệu không gian: Bản đồ là bản vẽ trong đó thể hiện hình ảnh các đối tượng thực tế trên bề mặt quả đất thông qua các ký hiệu riêng rẽ, các đối tượng trên bản đồ được xác định về mặt vị trị không gian trong một hệ tọa độ thống nhất.

Bản đồ số là dạng bản đồ được thành lập trong máy tính ở dạng số với các cấu trúc mà máy tình hiểu được.

Có 6 loại thông tin trong bản đồ số dùng hiển thị hình ảnh bản đồ và ghi chú của chúng như sau:

- Đường (Line): Là một đường thẳng, đường thẳng được tạo lên từ hai điểm trở lên có toạ độ xác định.

- Điểm (Point): Các đối tượng có ý nghĩa là một chấm trên bản đồ, có toạ độ xác định trong một hệ toạ độ.

- Vùng (Region): Là một đường khép kín được tô màu hoặc trải nền bên trong. - Ô lưới (Grid cell): Các ô lưới của ảnh. - Ký hiệu (Symbol): Bao gồm các ký hiệu. - Ghi chú (Text). Hệ thống thông tin địa lý sử dụng hai mô hình dữ liệu cơ bản để biểu diễn các

đặc trưng không gian: Mô hình dữ liệu Raster và mô hình dữ liệu Vector.

Hình 1- 3 Minh họa Vector và Raster

Page 26: MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 - baohiemxahoi.gov.vn

26

Mô hình dữ liệu quyết định cách thức mà dữ liệu cấu trúc, lưu trữ, xử lý và phân tích trong một hệ thống thông tin địa lý. Mô hình dữ liệu Raster sử dụng lưới để thể hiện đặc trưng không gian. Mô hình Vector sử dụng các điểm tọa độ của chúng để xây dựng các đặc trưng không gian như điểm, đường và vùng. Các đặc trưng dựa trên mô hình dữ liệu Vector được coi như các đối tượng riêng biệt trong không gian. Nhiều hệ thống thông tin địa lý sử dụng cả hai mô hình dữ liệu Vector và Raster.

Dữ liệu phi không gian: Số liệu thuộc tính phi không gian mô tả các thông tin về đặc tính của các hình ảnh bản đồ. Chúng được liên kết với các hình ảnh không gian thông qua các chỉ số xác định chung, thông thường gọi là mã địa lý (GeoCode) được lưu trữ trong cả hai bản ghi không gian và phi không gian.

Số liệu thuộc tính phi không gian bao gồm các định tính và số liệu hình ảnh, điểm, đường, vùng hoặc mạng lưới lưu trữ trong các cơ sở dữ liệu.

Hệ thống thông tin địa lý có thể xử lý các thông tin thuộc tính riêng rẽ và tạo ra các bản đồ trên cơ sở các giá trị thuộc tính. Phần lớn các phần mềm thông tin địa lý cũng có thể hiển thị các thông tin thuộc tính như là các ghi chú trên bản đồ hoặc là các tham số điều khiển cho việc lựa chọn hiển thị các ký hiệu bản đồ.

Mối quan hệ giữa dữ liệu phi không gian và không gian: Bản đồ không chỉ thể hiện các lớp các đối tượng hình học mà mỗi đối tượng này còn được gắn với một tập các thuộc tính dữ liệu thống kê khác.

Mỗi đối tượng hình học có một mã nhận diện dùng để liên kết với một bản ghi trong cơ sở dữ liệu quan hệ.Các dữ liệu địa lý được tổ chức nhờ mô hình quan hệ địa lý và Topo.

Lớp các vùng (layer), đường (line), điểm (point) liên kết với các thuộc tính tương ứng. Những mô hình liên kết đó thể hiện cách quản lý vị trí, quan hệ không gian của các đặc trưng điểm, đường và vùng. Đồng thời cho phép quản lý hiệu quả các đặc tính của các đặc trưng đó.

Dữ liệu bản đồ dựa theo các đối tượng (điểm, đường, đa giác, ...) ứng với mỗi đối tượng tương ứng sẽ có số hiệu riêng để có thể quy chiếu các dữ liệu phi hình học bao gồm các dữ liệu thống kê lưu trữ trong các tệp khác nhau của cơ sở dữ liệu.

d. Con người Như ta đã biết, đối với một tổ chức không phải chỉ đơn giản mua một hệ thống

phần cứng và một vài phần mềm nào đó là đủ, nó đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ kỹ thuật, đó là các chuyên viên tin học, các nhà lập trình và các chuyên gia về các lĩnh vực khác nhau, họ những người trực tiếp thiết kế, xây dựng và vận hành hệ thống thông tin địa lý.

e. Phương thức tổ chức Trên cơ sở các định hướng, chủ trương ứng dụng của các nhà quản lý, các

chuyên gia chuyên ngành sẽ quyết định xem GIS sẽ được xây dựng theo mô hình ứng dụng nào, lộ trình và phương thức thực hiện như thế nào, hệ thống được xây dựng sẽ đảm đương được các chức năng trợ giúp quyết định gì, từ đó có những thiết kế về nội dung, cấu trúc các hợp phần của hệ thống cũng như đầu tư tài chính…

Page 27: MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 - baohiemxahoi.gov.vn

27

1.2.1.3. Tại sao phải sử dụng GIS Xét trên phương diện những ngành nghề sử dụng có liên quan đến bản đồ thì

GIS với hệ thống phần mềm có thể kết nối thông tin về vị trí địa lý của sự vật với những thông tin về bản thân sự vật. Khác với bản đồ trên giấy, GIS có thể tổ hợp nhiều lớp thông tin, mỗi loại thông tin trên bản đồ có thể bố trí trên một lớp riêng, người sử dụng có thể tương tác trực tiếp với các lớp thông tin thông qua các thao tác bật tắt theo nhu cầu.

Hình 1- 4 Các lớp thông tin trong hệ thống Điểm mạnh của GIS so với các bản đồ giấy chính là khả năng cập nhật dữ liệu

nhanh và cho phép thực hiện các phép phân tích không gian và chọn những thông tin cần theo mục đích sử dụng. Có vai trò quan trọng trong quy hoạch và quản lý môi trường, quản lý địa giới hành chính…

1.2.1.4. Ứng dụng của GIS Ngày nay, GIS được áp dụng trong hầu khắp các lĩnh vực khoa học và công

nghệ, phục vụ những nhu cầu rất cấp thiết của con người. Mặc dù rất đa dạng và phong phú, các ứng dụng GIS có thể được phân thành ba nhóm, căn cứ vào mức độ và phạm vi áp dụng chúng, bao gồm các ứng dụng loại kiểm kê, các ứng dụng loại phân tích và các ứng dụng loại quản lý.

Các ứng dụng kiểm kê: Một dự án GIS thường được bắt đầu bằng công tác kiểm kê các đối tượng nghiên cứu tại khu vực đã lựa chọn, (chẳng hạn các loại rừng, thuỷ văn, sử dụng đất, v.v...). Các đối tượng này được biểu diễn trong môi trường GIS dưới dạng các lớp thông tin địa lý. Các ứng dụng trong giai đoạn này chủ yếu tập trung vào việc cập nhật và đơn giản hoá các quy trình thu thập dữ liệu.

Các ứng dụng phân tích: Sau khi đã hoàn thành giai đoạn kiểm kê, các kỹ thuật phân tích không gian và phân tích thống kê của công nghệ GIS sẽ cho phép thực hiện một loạt tra vấn phức tạp đối với các lớp thông tin chứa dữ liệu chuyên đề.

Các ứng dụng quản lý: Các kỹ thuật phân tích không gian và xây dựng mô hình ở mức độ cao hơn sẽ hỗ trợ cho các quyết định của các nhà quản lý, lãnh đạo các ban ngành và các cấp chính quyền. Trong giai đoạn này của dự án GIS, trọng tâm của các

Page 28: MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 - baohiemxahoi.gov.vn

28

ứng dụng đã chuyển từ công tác thu thập dữ liệu sang các thao tác xử lý, phân tích và mô hình hoá để giải quyết các vấn đề bức xúc của thế giới thực.

1.2.2. WebGIS - công nghệ GIS qua mạng 1.2.2.1.WebGIS là gì?

GIS có nhiều định nghĩa nên WebGIS cũng có nhiều định nghĩa. Nói chung, các định nghĩa của WebGIS dựa trên những định nghĩa đa dạng của GIS và có thêm các thành phần của Web (web component). Sau đây là một số định nghĩa về WebGIS:

- WebGIS là một hệ thống phức tạp cung cấp truy cậptrên mạng với những chức năng như là bắt giữ hình ảnh (capturing), lưu trữ, hợp nhất dữ liệu (integrating), thao tác dữ liệu (manipulating), phân tích và hiền thị dữ liệu không gian. - WebGIS là hệ thống thông tin địa lý được phân bố thông qua hệ thống mạng máy tính phục vụ cho việc hợp nhất, phân tán (disseminate), giao tiếp với các thông tin địa lý được hiền thị trên World Wide Web. Trong cách thực hiện nhiệm vụ phân tích GIS, dịch vụ này gần giống như kiến trục Client-Server của Web. Xử lý thông tin địa lý được chia thành các nhiệm vụ ở phía server và phía client. Điều này cho phép người dùng có thể truy xuất, thao tác và nhận kết quả từ việc khai thác dữ liệu GIS từ trình duyệt web của họ mà không phải trả tiền cho phần mềm GIS.

Một client tiêu biểu là trình duyệt web và server-side bao gồm một Webserver có cung cấp một chương trình phần mềm WebGIS. Client thường yêu cầu một ảnh bản đồ hay vừa xử lý thông tin địa lý qua Web đến server ở xa. Server chuyển đổi yêu cầu thành mã nội bộ và gọi những chức năng về GIS bằng cách chuyển tiếp yêu cầu tới phần mềm WebGIS. Phần mềm này trả về kết quả, sau đó kết quả này được định dạng lại cho việc trình bày bời trình duyệt hay những hàm từ các plug-in hoặc Java applet. Server sau đó trả về kết quả cho client hiển thị, hoặc gửi dữ liệu và các công cụ phân tích đến client để dùng ở phía client. Phần lớn sự chú ý gần đây là tập trung vào việc phát triển các chức năng GIS trên Internet. WebGIS có tiềm năng lớn trong việc làm cho thông tin địa lý trở nên hữu dụng và sẵn sàng đưa tới số lượng lớn người dùng trên toàn thế giới. Thách thức lớn của WebGIS là việc tạo ra một hệ thống phần mềm không phụ thuộc vào platform và chạy trên chuẩn giao thức mạng TCP/IP, có nghĩa là khả năng WebGIS được chạy trên bất kỳ trình duyệt web của bất kỳ máy tính nào nối mạng internet. Đối với vấn đề này, các phần mềm GIS phải được thiết kết lại để trở thành ứng dụng WebGIS theo các kỹ thuật mạng internet.

1.2.2.2. Kiến trúc WebGIS Kiến trúc xuất bản web của hệ thống dữ liệu không gian cũng gần giống như

kiến trúc dành cho một hệ thông tin web cơ bản khác, ngoại trừ có ứng dụng GIS sử dụng các kỹ thuật khác. Có nhiều dạng của việc xuất bản web cho thông tin không gian, phần phức tạp nhất sẽ được trình bày ở đây để có cái nhìn tổng quát hơn về kiến trúc của chúng.

Cơ sở dữ liệu không gian sẽ được dùng để quản lý và truy xuất dữ liệu không gian, được đặt trên data server. Nơi lưu trữ (clearing house) được dùng để lưu trữ và duy trì những siêu dữ liệu (metadata) về dữ liệu không gian tại những data server khác nhau. Dựa trên những thành phần quản lý dữ liệu, ứng dụng server và mô hình server được dùng cho ứng dụng hệ thống để tính toán thông tin không gian thông qua các

Page 29: MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 - baohiemxahoi.gov.vn

29

hàm cụ thể. Tất cả các kết quả tính toán của ứng dụng server sẽ được gửi đến web server để thêm vào các gói HTML, gửi cho phía client và hiển thị nơi trình duyệt web.

Các bước xử lý trong ứng dụng WebGIS Người sử dụng trình duyệt web ở phía client (thường là giao diện đồ họa).

Hình 1- 5 Các bước xử lý trong ứng dụng WebGIS

Client gửi yêu cầu của người sử dụng thông qua các giao thức HTTP đến webserver.

Web server nhận yêu cầu của người dùng gửi đến từ phía client, xử lý và chuyển tiếp yêu cầu đến ứng dụng trên server có liên quan.

Application server (chính là các ứng dụng GIS) nhận các yêu cầu cụ thể đối với ứng dụng và gọi các hàm có liên quan đến tính toán xử lý. Nếu có yêu cầu dữ liệu nó sẽ gửi yêu cầu dữ liệu đến data exchange server (server trao đổi dữ liệu).

Data exchange server nhận yêu cầu dữ liệu và tìm kiếm vị trí của những dữ liệu này sau đó gửi yêu cầu dữ liệu đến server chứa dữ liệu (data server) tương ứng cần tìm.

Data server dữ liệu tiến hành truy vấn lấy ra dữ liệu cần thiết và trả dữ liệu này về cho data exchange server.

Page 30: MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 - baohiemxahoi.gov.vn

30

Data exchange server nhận dữ liệu từ nhiều nguồn data server khác nhau nằm rải rác trên mạng. Sắp xếp dữ liệu lại theo logic của yêu cầu dữ liệu, sau đó gửi trả dữ liệu về cho application server.

Application server nhận dữ liệu trả về từ các data exchange server và đưa chúng đến các hàm cần sử dụng, xử lý chúng tại đây và kết quả được trả về cho web server.

Web server nhận kết quả xử lý, thêm vào các ngữ cảnh web (HTML, ASP,PHP…) để có thể hiển thị được trên trình duyệt và cuối cùng gửi trả kết quả về cho trình duyệt dưới dạng các trang web.

Hình 1- 6 Các dạng yêu cầu từ phía client 1.2.2.3.Kiến trúc triển khai

Hoạt động của WebGIS mang mô hình của một trang web động. Có nghĩa là sẽ được chia ra làm 2 phần: Các họat động ở phía Client (client-side) và các hoạt động phía Server (server-side).

-Thuần khách Họat động ở phía client được dùng để tiếp nhận những yêu cầu tương tác với

bản đồ, những điều khiển trực tiếp của người dùng để tương tác với server thông qua trình duyệt web.Các trình duyệt web chủ yếu sử dụng ngôn ngữ HTML để định dạng trang web (theo ngôn ngữ lập trình mạng hay sử dụng đó là HTML template). Kèm theo đó là các plug-in, ActiveX và các mã Applet (Javascript) được đính kèm vào trang web để có thể tăng tính tương tác một cách linh động với người dùng.

- Thuần chủ Server side gồm có các thành phần: Webserver, Application server, Data server

và Clearinghouse…

Page 31: MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 - baohiemxahoi.gov.vn

31

Với ứng dụng WebGIS thì Server side có nhiệm vụ lưu trữ các dữ liệu không gian, nhận những yêu cầu từ Client và thực hiện xử lý tính toán sau đó kết quả sẽ được trả về cho client side. Web server được sử dụng để phục vụ cho các ứng dụng web, nó sử dụng phương thức truyền tin HTTP để giao tiếp với client. Các yêu cầu được nhận và biên dịch, sau đó sẽ sử dụng những chức năng ứng dụng thông qua các giao tiếp mạng

Application server là các ứng dụng được dùng để gọi các hàm xử lý GIS, gửi yêu cầu lấy dữ liệu đến clearninghouse. Data server là phần cơ bản của hầu hết các hệ thống thông tin địa lý dùng để quản lý và điểu khiển truy cập dữ liệu. Clearninghouse được dùng để chứa dữ liệu về không gian được quản lý bởi các data server.

1.2.2.4. Chiến lược phát triển 1.2.2.4.1. Chiến lược thuần chủ

Các chiến lược này tập trung cung cấp dữ liệu GIS và phân tích trên một máy chủ (Server). Máy chủ này có khả năng truy cập dữ liệu và phần mềm để giải quyết yêu cầu của máy khách. Máy khách sẽ chỉ sử dụng rất ít tiến trình, chủ yếu là gửi các yêu cầu và hiển thị kết quả.

Hình 1- 7 Cấu hình chiến lược Server site

Ưu điểm: - Nếu máy chủ có khả năng xử lý cao được dùng, người dùng sẽ truy cập được các dữ liệu lớn và phức tạp thay vì phải xử lý trên máy khách. - Nếu máy chủ có khả năng xử lý cao được dùng, các chức năng phân tích GIS phức tạp sẽ được xử lý nhanh hơn thay vì xử lý trên máy khách.

Nhược điểm: - Bất cứ các yêu cầu dù lớn hay nhỏ đều phải được gửi về cho máy chủ xử lý

và các kết quả cũng được gửi trả lại cho máy khách hiển thị thông qua Internet.

Page 32: MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 - baohiemxahoi.gov.vn

32

- Ảnh hưởng đến băng thông khi truyền tải dữ liệu lớn. - Không tận dụng được ưu thế của máy cục bộ. Chiến lược này thường được sử dụng cho các hệ thống lớn trên toàn cầu.

1.2.2.4.2.Chiến lược thuần khách Chiến lược này chuyển đổi các yêu cầu sang được xử lý tại máy khách. Máy

khách phải có khả năng đủ mạnh để xử lý các yêu cầu này.Thay vì phải bắt máy chủ xử lý tất cả thì một số chức năng GIS sẽ được tải về máy khách, trú ngụ ở đó và dữ liệu được xử lý tại máy khách.

Hình 1- 8 Cấu hình chiến lược Client site Ưu điểm: - Sử dụng được ưu thế của máy khách. - Người dùng có thể điều khiển được các điều khiển xử lý dữ liệu. - Người dùng có thể làm việc mà không cần phải gửi và nhận các yêu cầu qua

Internet. Nhược điểm: - Việc tải các chức năng từ máy chủ như các Applets có thể bị trì hoãn, kéo dài. - Các dữ liệu lớn và phức tạp sẽ khó được xử lý trên máy khách nếu máy khách

không đủ mạnh. - Các thủ tục GIS phức tạp sẽ khó thực hiện trên máy khách nếu máy khách

không đủ mạnh. - Người dùng sẽ không được huấn luyện (đào tạo) nếu muốn dùng dữ liệu hoặc

các chức năng phân tích. Chiến lược này thường được sử dụng cho các hệ thống nhỏ trong phạm vi cục

bộ.

Page 33: MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 - baohiemxahoi.gov.vn

33

1.2.2.4.3. Chiến lược kết hợp chủ khách (Server and client processes) Nếu dùng chiến lược thuần chủ hoặc thuần khách thì sẽ gặp các giới hạn: - Nếu các chiến lược thuần chủ đòi hỏi phải chuyển tải thường xuyên, thì các

tác vụ của nó sẽ dễ làm tổn thương đến băng thông và đường truyền Internet. - Các chiến lược thuần khách thì lại có thể chiếm hết tài nguyên của máy khách.

Một số tác vụ sẽ thực hiện rất chậm do sự không phù hợp giữa các yêu cầu của các tiến trình và khả năng của máy.

Hình 1- 9 Client site và Server site Server side và thuần khách có thể kết hợp với nhau để cho ra các kết quả lai

phù hợp với khả năng của server và client. - Các tác vụ đòi hỏi sử dụng database hoặc phân tích phức tạp sẽ được gán trên

máy chủ. - Các tác vụ nhỏ sẽ được gán ở máy khách. Trong trường hợp này, cả máy chủ và máy khách cùng chia sẽ thông tin với

nhau về sức mạnh và khả năng của chúng, do đó dữ liệu và applets có thể được gán sao cho tối ưu nhất.

1.2.3.ArcGIS Server và ASP.NET 1.2.3.1. ArcGIS Server

ArcGIS Server là nền tảng để xây dựng hệ thống thông tin địa lý (GIS) có quy mô lớn, trong đó các ứng dụng GIS được quản lý tập trung, hỗ trợ đa người dùng, tích hợp nhiều chức năng GIS mạnh và được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn công nghiệp. ArcGIS Server quản lý các nguồn dữ liệu địa lý như bản đồ, số liệu không gian …

Đây là một hệ thống phân phối gồm nhiều thành phần có thể triển khai trên nhiều máy khác nhau. Mỗi thành phần này nắm giữ một vai trò cụ thể trong quá trình quản lý, hoạt động hoặc ngừng hoạt động, cân bằng nguồn tài nguyên cung cấp cho một hay nhiều server. Các thành phần của ArcGIS Server bao gồm:

Máy chủ GIS (GIS Server): Lưu trữ và chạy các ứng dụng server. Máy chủ GIS bao gồm một máy chủ SOM (Server Object Manager) và một hoặc nhiều máy chủ SOC khác (Server Object Containers).

Page 34: MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 - baohiemxahoi.gov.vn

34

Máy chủ Web (Web Server): Lưu trữ các ứng dụng và dịch vụ Web có sử dụng các thành phần chạy trên máy chủ GIS.

Trình duyệt Web: Được dùng để kết nối đến các ứng dụng Web chạy trên máy chủ Web.

Các ứng dụng Desktop: Kết nối theo giao thức truyền dẫn siêu văn bản (HTTP) đến các dịch vụ Web chạy trên máy chủ Web hoặc kết nối trực tiếp đến máy chủ GIS thông qua môi trường mạng LAN hay WAN.

1.2.3.1.1. Những đặc điểm chính của ArcGIS Server Ø Khung GIS chuẩn ArcGIS Server cung cấp một framework chuẩn dùng cho việc phát triển các

ứng dụng trên máy chủ GIS. Bộ phần mềm GIS phổ biến nhất hiện nay (ArcView®, ArcEditorTM, ArcInfo®) cũng được xây dựng dựa trên cùng một nền tảng. ArcGIS Server không những có thể mở rộng ra mà còn cung cấp rất nhiều chức năng mạnh cho phép các lập trình viên không phải mất nhiều thời gian nghiên cứu, xây dựng các chức năng GIS từ đầu.

Ø Chi phí thấp ArcGIS Server có khả năng hỗ trợ các ứng dụng lớn như xây dựng Web GIS,

chạy trên nhiều máy chủ, hỗ trợ đa người dùng. Công nghệ ADF không giới hạn bản quyền. Điều này cho phép các ứng dụng server có thể chạy trên nhiều máy chủ Web, do đó làm giảm giá thành, chỉ phụ thuộc vào số lượng người dùng.

Ø Các ứng dụng Web ArcGIS Server cung cấp một bộ các Web controls. Các Web controls này làm

đơn giản đi các công đoạn xây dựng tích hợp bản đồ vào các ứng dụng Web, giúp cho các lập trình viên tập trung vào xây dựng các chức năng GIS theo mục đích của mình.

Ø Các mẫu ứng dụng Web ArcGIS Server cung cấp khá nhiều mẫu ứng dụng Web. Lập trình viên có thể

sử dụng những mẫu này kết hợp với các Web controls để tạo ra các ứng dụng Web theo mục đích của mình hoặc cũng có thể dùng để tham khảo.

Ø Hỗ trợ đa nền ArcGIS Server ADF dành cho Java chạy trên nhiều hệ điều hành sử dụng kiến

trúc của UNIX và hỗ trợ một số lượng lớn các Web server. Bản thân GIS Server được hỗ trợ cho Windows, Sun Solaris và Red Hat Linux.

ADF dành cho .NET chỉ chạy được trên một số hệ điều hành Windows. Tham khảo tại http://support.esri.com để biết thêm thông tin về những hệ điều hành nào được hỗ trợ.

Ø Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình ArcGIS Server hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình, bao gồm cả .NET và Java để

phát triển các ứng dụng, dịch vụ Web. Sử dụng COM và .NET cho phép mở rộng ArcGIS Server các tính năng theo yêu cầu riêng, ngoài ra COM, .NET, Java, và C++ còn được dùng để xây dựng các ứng dụng Desktop client. Điều này cho phép các đối tượng được lập trình bằng nhiều công cụ và các lập trình viên không nhất thiết phải biết nhiều ngôn ngữ lập trình.

Page 35: MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 - baohiemxahoi.gov.vn

35

Ø Các phần mở rộng của ArcGIS Server Bộ công cụ cho lập trình viên sử dụng ArcGIS Server còn kèm theo các chức

năng mở rộng của ArcGIS 3D AnalystTM, ArcGIS Spatial Analyst và ArcGIS StreetMapTM

Ø Cung cấp nhiều tài nguyên cho các lập trình viên Bộ công cụ phát triển ArcGIS Server cung cấp một hệ thống trợ giúp dựa theo

các sơ đồ mô hình đối tượng (OMDs), các mẫu ứng dụng Web và cả các đoạn mã lập trình mẫu giúp cho các lập trình viên dễ dàng tiếp cận, sử dụng.

1.2.3.1.2.Tại sao sử dụng ArcGIS Server ArcGIS Server cho phép các lập trình viên và các nhà thiết kế hệ thống triển khai quản lý tập trung GIS. Điều này sẽ làm giảm bớt giá thành cho những người sử dụng GIS và có thể mở rộng khả năng hỗ trợ người dùng, tiết kiệm giá thành cài đặt phần mềm trên từng máy. Cùng với khả năng hỗ trợ với các dịch vụ Web, ArcGIS Server có thể tích hợp lý tưởng với các hệ thống thông tin khác như các cơ sở dữ liệu quan hệ, các máy chủ Web, và các máy chủ lớn.

ArcGIS Server được bổ sung thêm vào gia đình sản phẩm các ứng dụng chạy trên server của ESRI đó là ArcIMS, ArcSDE, và ArcGIS Server. ArcIMS cho phép xuất bản các bản đồ và metadata dựa trên nền Web rất tốt, ArcGIS Server quản lý tập trung các ứng dụng GIS cao cấp. ArcSDE quản lý truy cập dữ liệu dành cho ArcGIS Server và ArcIMS

1.2.3.1.3.Những ai sử dụng ArcGIS Server? Nhóm sử dụng các ứng dụng Web: Nhóm người này chỉ cần có trình duyệt Web

là có thể kết nối và tương tác với các dịch vụ, ứng dụng Web GIS mà không đòi hỏi phải biết về GIS.

Nhóm phát triển các ứng dụng và dịch vụ Web: Sử dụng ADF để xây dựng các ứng dụng và dịch vụ Web dựa trên nền .NET hoặc Java. Xây dựng các ứng dụng Web dành cho người dùng ArcGIS Desktop kết nối đến qua mạng Internet, tích hợp các chức năng của GIS và có thể được sử dụng trong các chương trình khác.

Nhóm sử dụng các sản phẩm ArcGIS Desktop: Nhóm người này có thể dùng các phần mềm ArcMap hay ArcCatalog kết nối và tải dữ liệu từ máy chủ qua mạng LAN hay Internet. Thiết kế và xây dựng dữ liệu cho các ứng dụng của ArcGIS Server.

Nhóm phát triển ArcGIS Desktop, ArcGIS Engine : Nhóm người này có thể phát triển các ứng dụng có khả năng kết nối đến GIS server và chạy các thành phần ArcObject trên server. Cho phép tích hợp các chức năng trên desktop với các chức năng trên server.

Nhóm quản lý server: Nhóm này sử dụng ArcCatalog kết nối đến máy chủ qua mạng nội bộ, quản lý server cũng như các ứng dụng chạy trên server, thêm hoặc gỡ bỏ các máy con vào hệ thống, phân quyền truy cập và sử dụng dữ liệu…

1.2.3.1.4. Các phiên bản của ArcGIS Server Trong quá trình xây dựng và phát triển, nắm bắt được nhu cầu của khách hàng

và để phục vụ tốt hơn, ArcGIS Server các phiên bản mới đã phân khúc 3 dòng sản phẩm khác nhau là: Advanced, Standard và Basis (Hình 1 - 10).

Page 36: MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 - baohiemxahoi.gov.vn

36

Mỗi một trong 3 phiên bản trên đều phân thành nhiều cấp độ: Workgroup và Enterprise.

Với cấp Workgroup, hệ thống chỉ cho phép tối đa 10 kết nối, giới hạn người sử dụng trên hệ thống Microsoft SQL Server Express, giới hạn dung lượng bộ nhớ 2GB và dữ liệu không gian là 4GB.

Với cấp Enterprise, ArcGIS Server không giới hạn số lượng người sử dụng thông qua các kết nối, ngoài ra hệ thống hỗ trợ được các hệ quản trị cơ sở dữ liệu rất đa dạng như IBM DB2, IBM Informix, tất cả các phiên bản của Microsoft SQL Server, Oracle, dung lượng bộ nhớ và lưu trữ dữ liệu không gian là không giới hạn, hoạt động theo mô hình mạng máy trạm/máy chủ (Clients/Server).

Hình 1- 10 Các phiên bản của ArcGIS Server

(Nguồn: Kevin Amstrong, ArcGIS Server 9.2, A Comprehensive Overview, ESRI) 1.2.3.1.5. Phát triển với ArcGIS Server để xây dựng ứng dụng Web

Xây dựng các ứng dụng trên nền JavaScript (Building JavaScript applications): Nếu bạn muốn nhúng các chức năng xem bản đồ nhẹ vào một ứng dụng Web, hoặc nếu bạn chỉ mới bắt đầu với sự phát triển ArcGIS Server, xem xét sử dụng ArcGIS JavaScript API. Nó miễn phí để sử dụng và triển khai các ứng dụng được xây dựng với API này. Tất cả bạn cần là một Server ArcGIS sẵn có bản đồ và công cụ bạn có thể sử dụng trong các ứng dụng của bạn. ArcGIS JavaScript API được hỗ trợ bởi một kết thúc hồi REST API mà có thể lấy thông tin từ máy chủ. Khi bạn chạy ứng dụng, mã chạy trong trình duyệt của người dùng thay vì phải chạy trên máy chủ. ArcGIS JavaScript API được xây dựng trên đỉnh của bộ công cụ Dojo JavaScript, do đó bạn không phải lo lắng về sức chứa của trình duyệt trong mã của bạn. Bạn có thể sử dụng ArcGIS JavaScript API khi bạn có ít hoặc không có kinh nghiệm lập trình. Sao chép và dán mã ví dụ vào trang HTML của bạn để thêm các chức năng thao tác bản đồ.

Xây dựng các ứng dụng trên nền Flex (Building Flex Applications): Sử dụng các API ArcGIS Flex để truy cập bản đồ và chức năng xử lý dữ liệu trong ứng dụng Web. API này cho phép bạn truy cập vào các dịch vụ xuất bản với ArcGIS Server 9.3 trong các ứng dụng sử dụng nền tảng Adobe Flex Framework.

Xây dựng các ứng dụng trên nền Silverlight (Building Silverlight applications): Tương tự như các API ArcGIS cho Flex, các API ArcGIS cho Microsoft Silverlight cho phép bạn xây dựng các ứng dụng thực hiện lập bản đồ, truy vấn và xử lý dữ liệu.

Page 37: MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 - baohiemxahoi.gov.vn

37

Làm việc với Microsoft Silverlight API cung cấp một trải nghiệm người dùng phong phú trên Web.

Xây dựng các ứng dụng Web trên nền NET (Building .NET Web applications): Nếu bạn muốn xây dựng các ứng dụng Web mà tận dụng ASP.NET, hoặc nếu yêu cầu của bạn vượt quá khả năng của các API JavaScript, thì hãy xem xét sử dụng ArcGIS

Server Web Application Developer Framework (ADF). Các ADF Web cung cấp các công cụ và mẫu cho phát triển NET Web. Ứng dụng trong Microsoft Visual Studio.

1.2.3.2. ASP.NET Trong nhiều năm qua, ASP đã được cho rằng đó thực sự là một lựa chọn hàng

đầu cho người phát triển web trong việc xây dựng những web sites trên nền máy chủ web Windows bởi nó vừa linh hoạt mà lại đầy sức mạnh. Đầu năm 2002, Microsoft đã cho ra đời một công nghệ mới đó chính là ASP.NET. Đây thực sự là một bước nhảy vượt bậc của ASP cả về phương diện tinh tế lẫn hiệu quả cho những người phat triển. Nó tiếp tục cung cấp khả năng linh động về mặt hỗ trợ ngôn ngữ, nhưng hơn hẳn về mặt lĩnh vực ngôn ngữ script vốn đã trở nên hoàn thiện và trở thành ngôn ngữ cơ bản của những người phát triển. Việc phát triển trong ASP.NET không chỉ yêu cầu hiểu biết về HTML và thiết kế web mà còn khả năng nắm bắt những khái niệm của lập trình và phát triển hướng đối tượng.

ASP.NET là một kỹ thuật thuần chủ (server-side) ASP.NET là một kỹ thuật server-side. Hầu hết những người thiết kế web bắt

đầu sự nghiệp bằng việc học các kỷ thuật client-side như HTML, JavaScript và Cascading Style Sheets (CSS). Khi một trình duyệt web yêu cầu một trang web được tạo ra bởi các kỷ thuật thuần khách, web server đơn giản lấy các files mà được yêu cầu và gửi chúng xuống. Phía client chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc đọc các định dạng trong các files này và biên dịch chúng và xuất ra màn hình.

Với kỹ thuật server-side như ASP.NET thì hoàn toàn khác, thay vì việc biên dịch từ phía client, các đoạn mã server-side sẽ được biên dịch bởi web server. Trong trường hợp này, các đoạn mã sẽ được đọc bởi server và dùng để phát sinh ra HTML, JavaScript và CSS để gửi cho trình duyệt. Chính vì việc xử lý mã xảy ra trên server nên nó được gọi là kỹ thuật server-side.

ASP là một kỹ thuật dành cho việc phát triển các ứng dụng web Một ứng dụng web đơn giản chỉ các trang web động. Các ứng dụng thường

được lưu trữ thông tin trong cơ sở dữ liệu và cho phép khách truy cập có thể truy xuất và thay đổi thông tin. Nhiều kỹ thuật và ngôn ngữ lập trình khác cũng đã được phát triển để tạo ra các ứng dụng web như PHP, JSP, Ruby on Rails, CGI và ColdFusion. Tuy nhiên thay vì trói buộc ta vào một ngôn ngữ và một công nghệ nhất định, ASP.NET cho phép ta viết ứng dụng web bằng các loại ngôn ngữ lập trình quen thuộc khác nhau.

ASP.NET sử dụng .NET Framework, .NET Framework là sự tổng hợp tất các các kỷ thuật cần thiết cho việc xây dựng một ứng dụng nền desktop, ứng dụng web, web services…. thành một gói duy nhất nhằm tạo ra cho chúng khả năng giao tiếp với hơn 40 ngôn ngữ lập trình.

Page 38: MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 - baohiemxahoi.gov.vn

38

Sự thật là có rất nhiều kỹ thuật server-side với điểm mạnh và điểm yếu riêng nhưng ASP.NET có những tính năng gần như là duy nhất:

ASP.NET cho phép ta sử dụng ngôn ngữ lập trình mà ta ưa thích hoặc gần gũi với chúng. Hiện tại, thì .NET Framework hỗ trợ trên 40 ngôn ngữ lập trình khác nhau mà đa phần đều có thể được sử dụng để xây dựng nên những web sites ASP.NET. Chẳng hạn như C# (C sharp) và Visual Basic.

Nhưng trang ASP.NET được Compiled chứ không phải là Interpreted. Khác với các trang ASP được Interpreted, điều này có nghĩa là mỗi lần người dùng yêu cầu một trang, máy chủ sẽ đọc các đoạn mã vào bộ nhớ, xử lý cách thức thực thi các đoạn mã và thực thi chúng. Đối với ASP.NET, máy chủ chỉ càn xử lý cách thức thực thi một lần duy nhất. Đoạn mã sẽ được Compiled thành các files mã nhị phân cái mà được thực thi rất nhanh mà không cần phải đọc lại. Chính điều này tạo ra bước tiến nhảy vọt về hiệu suất so với ASP

ASP.NET đã có khả năng toàn quyền truy xuất tới các chức năng của .NET Framework. Hỗ trợ XML, web services, giao tiếp với CSDL, email… và rất nhiều các kỹ thuật khác được tích hợp vào .NET, giúp ta tiết kiệm được công sức. ASP.NET cho phép ta phân chia các đoạn mã server-side và HTML. Khi ta phải làm việc với cả đội ngũ lập trình và thiết kế, sự tách biệt này cho phép các lập trình viên chỉnh sửa server-side code mà không cần dính dáng gì tới đội ngũ thiết kế.

ASP.NET giúp cho việc tái sử dụng những yếu tố giao diện người dùng trong nhiều web form vì nó cho phép chúng ta lưu các thành phần này một cách độc lập. Ta có được một công cụ tuyệt vời hỗ trợ phát triển các ứng dụng ASP.NET hoàn toàn miễn phí, đó là Visual Web Developer, một trình soạn thảo trực quan mạnh mẽ có tính năng Code Autocompletion, Code Format, Database Integration Functionality, Visual HTML editor, Debugging…

1.3.Thực trạng về ứng dụng WebGIS hiện nay ở Việt Nam và khả năng ứng dụng trong công tác phát triển đối tượng tham gia BHYT trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

Cùng với sự bùng nổ về công nghệ Internet, GIS cũng đã phát triển công nghệ cho phép chia sẻ thông tin thông qua Internet bằng cách kết hợp GIS và Web để tạo thành WebGIS.

WebGIS có tiềm năng lớn trong công việc làm cho thông tin địa lý trở nên hữu dụng và sẵn sàng tới số lượng lớn người sử dụng trên thế giới. Với việc sử dụng bản đồ trực tuyến, giải pháp này sẽ giúp khách hàng có thể cập nhật dữ liệu lên bản đồ để phục vụ cho mục đích quản lý.

WebGIS là chức năng bổ sung cho GIS hoạt động trong môi trường rộng hơn thông qua mạng và được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong thương mại, quản lý nhà nước và giáo dục. Nhiều ứng dụng sẽ được chạy trên mạng nội bộ trong doanh nghiệp và cơ quan chính phủ như là một phương tiện phân phối và sử dụng dữ liệu không gian địa lý chung.

Thường xuyên cập nhật bản đồ và cơ sở dữ liệu: Với một hệ thống dựa trên Server, tất cả các bản đồ và dữ liệu khác được duy trì tập trung. Khi máy chủ được cập nhật, tất cả mọi người ngay lập tức sử dụng thông tin cập nhật trong ngày.

Page 39: MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 - baohiemxahoi.gov.vn

39

Một số yêu cầu của người sử dụng bản đồ là đơn giản và trực tiếp. Bản đồ dựa trên Web giúp cho những người sử dụng phi kỹ thuật tự thực hiện mà không phải chờ đợi.

WebGIS được ứng dụng ngày càng nhiều ở các nước phát triển như: Hoa Kỳ, Nhật Bản,… các ứng dụng WebGIS đưa vào thực tế mang lại nhiều hiệu quả về kinh tế - xã hội – môi trường cho nhiều cường quốc, trong đó có hệ thống WebGIS hỗ trợ phát triển cộng đồng tại tỉnh Shimane - Nhật Bản, được phát triển bởi Trung tâm nghiên cứu vùng núi (Mountainous Region Research Center – MRRC). Một số ứng dụng của webGIS: - Ứng dụng webGIS vào tìm kiếm dịch vụ y tế: Cung cấp các trạm Y tế gần nhất, hướng dẫn lái xe đến trạm Y tế, thông tin đầy đủ về các dịch vụ y tế, thông tin về các chuyên khoa khám chữa bệnh. - Tìm kiếm các trạm ATM trong thành phố: Cung cấp đầy đủ hệ thống ATM trong toàn thành phố, tìm kiếm trạm ATM gần nhất, theo dõi lượng tiền mặt trong thẻ ATM để kịp thời bổ sung và phân phối theo nhu cầu của khách hàng. - Hệ thống quản lý đại lý bán hàng: Hệ thống hỗ trợ việc tìm kiếm thông tin các điểm đại lý. Thông tin về doanh số, phân loại đại lý. Tìm đường tới các đại lý gần nhất. Hiện nay, có nhiều đề án, nghiên cứu ứng dụng của GIS, WEBGIS mang lại nhiều lợi ích trong các hoạt động về phòng cháy, chữa cháy; quảng bá, tìm kiếm điểm du lịch; ... : 1. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ GIS trong công tác chữa cháy khẩn cấp ở Quận Cầu Giấy, Thanh Xuân và Đống Đa, Hà Nội của tác giả Nguyễn Bá Duy và cộng sự (2014), Khoa Trắc Địa, Trường Đại học Mỏ - Địa chất. Nghiên cứu đã đưa ra khả năng ứng dụng của công nghệ GIS trong xây dựng cơ sở dữ liệu và các giải pháp nhanh nhằm phục vụ công tác chữa cháy khẩn cấp khu vực đô thị cho cơ quan phòng cháy chữa cháy như việc xác định các tuyến đường tối ưu từ vị trí của Trụ sở cơ quan phòng cháy chữa cháy tới vị trí có sự cố cháy nổ. Với việc sử dụng chức năng truy vấn (query), vị trí xảy ra cháy nổ và việc xác định các tuyến đường tối ưu được mô hình hóa dựa trên khoảng cách, thời gian, độ dốc của đường bộ và sự chậm trễ trong thời gian di chuyển. Ngoài việc sử dụng những phép phân tích không gian và thuộc tính này để kịp thời đáp ứng công tác chữa cháy khẩn cấp, cơ quan phòng cháy chữa cháy còn có thể thực hiện phân tích về số lượng và phân bố không gian của khu vực lấy nước chữa cháy (Trụ nước chữa cháy, hệ thống thủy văn). 2. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ WEBGIS quản lý dữ liệu thủy lợi tại Thành phố Cần Thơ của tác giả Lê Văn Thạnh và cộng sự (2013), Khoa Môi trường & Tài nguyên Thiên nhiên, Trường Đại học Cần Thơ. Nghiên cứu đã xây dựng ứng dụng cung cấp các số liệu thống kê và bản đồ trực tuyến về các công trình kênh rạch, đê bao và cống thủy lợi. Thiết kế hoàn chỉnh công cụ tìm kiếm và cập nhật dữ liệu thủy lợi dưới dạng không gian và thuộc tính cho từng đối tượng. 3. Ứng dụng công nghệ mã nguồn mở xây dựng WebGIS thông tin hành chính Thành phố Hồ Chí Minh của tác giả Lê Văn SONY (2014), Trường Đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ mã nguồn mở xây dựng WebGIS

Page 40: MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 - baohiemxahoi.gov.vn

40

thông tin hành chính Thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu hành chính từ cấp quận/huyện đến cấp phường/xã trực thuộc Thành phố; Thành lập trang WebGIS thông tin hành chính với nhiều chức năng: tương tác bản đồ, tìm kiếm, hiển thị, truy vấn và cập nhật thông tin; WebGIS hỗ trợ công tác quản lý dữ liệu và phục vụ nhu cầu tra cứu thông tin hành chính cho người sử dụng, đặc biệt là những người chưa được đào tạo về GIS. Giao diện đơn giản, dễ sử dụng và đạt hiệu quả cao. WebGIS được xem là một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý, theo dõi dữ liệu thông tin; tuyên truyền, giới thiệu chính sách, pháp luật, hướng dẫn người dân tham gia BHYT và xây dựng CSDL về người dân tham gia, chưa tham gia BHYT theo từng địa bàn.

WebGIS hoàn toàn có thể cung cấp cho người sử dụng một phương tiện tìm hiểu, tìm kiếm về BHXH, BHYT một cách nhanh chóng, hiệu quả và thân thiện. Về độ bao phủ BHYT, chưa có bất kỳ địa phương nào sử dụng WebGIS để kỹ thuật hóa số liệu và xây dựng bản đồ web cho việc quản lý, theo dõi, cập nhật và khai thác dữ liệu thông tin.

Cùng với việc điều tra, thu thập thông tin, hoàn chỉnh CSDL về dân số; người dân chưa tham gia BHYT; người dân đã tham gia BHYT; hệ thống thông tin về đại lý thu BHXH, BHYT; thông tin về quyền và lợi ích khi tham gia BHYT để trên cơ sở đó đưa cơ sở dữ liệu lên WebGIS là hết sức cần thiết và quan trọng. Xây dựng trang WebGIS hỗ trợ cho cơ quan BHXH và mọi tổ chức, cá nhân; các cấp chính quyền, hộ gia đình, từng người dân; đại lý thu; ... thuận lợi trong việc quản lý, cập nhật, xác định đúng đối tượng và phát triển BHXH, BHYT.

WebGIS cung cấp thông tin bằng hình ảnh trực quan, sinh động, dễ hiểu về độ bao phủ BHYT trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, trên cơ sở đó giúp mở rộng đối tượng tham gia BHYT, tiến tới BHYT toàn dân.

Page 41: MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 - baohiemxahoi.gov.vn

41

CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BHYT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA;

XÂY DỰNG DỮ LIỆU VỀ ĐỘ BAO PHỦ BHYT 2.1. Thực trạng phát triển BHYT hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa Để có thể đạt được mục tiêu về BHYT toàn dân thì việc phát triển BHYT hộ gia

đình là yêu cầu, điều kiện, yếu tố cần phải đạt được. Tuy nhiên, việc phát triển BHYT hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa gặp phải những khó khăn sau:

Không thể xác định được chính xác số người thuộc hộ gia đình phải tham gia BHYT là bao nhiêu; cụ thể là những ai; ở phường, xã nào. Việc xác định số người phải tham gia BHYT hộ gia đình dựa vào dân số; số người đã tham gia BHYT ở các nhóm đối tượng khác; CSDL về người tham gia BHYT cơ quan BHXH đang quản lý.

Dân số do Cục Thống kê tỉnh cung cấp tuy cũng xác định được ở cấp độ xã, phường nhưng cụ thể từng người thì không xác định được. Cơ sở dữ liệu về người tham gia BHYT do cơ quan BHXH quản lý thì thiếu thông tin: thiếu ngày, tháng sinh; thiếu địa chỉ hộ khẩu thường trú, tạm trú; không xác định được người dân tham gia BHYT theo địa bàn huyện, thị, thành phố. Vì thế việc xác định số người phải tham gia BHYT theo hộ gia đình đến cấp xã, phường chỉ mang tính ước lượng.

Năm 2016, BHXH Khánh Hòa đã thực hiện giao chỉ tiêu phát triển BHYT hộ gia đình cho các đại lý thu, theo từng xã, phường, thị trấn. Số liệu giao của năm 2016 dựa vào số đã đạt được của năm 2015 cộng thêm tỷ lệ tăng ước tính. Khi thực hiện so sánh số liệu giao chỉ tiêu với số liệu sau khi thực hiện đề án này nhận thấy có sự sai lệch khá lớn. Có những xã, phường giao số phải phát triển BHYT hộ gia đình nhiều hơn số người thuộc hộ gia đình phải tham gia BHYT; có những xã, phường thì giao quá thấp so với tiềm năng phải phát triển.

Tham gia BHYT theo hộ gia đình gặp nhiều khó khăn trong việc xác định hộ và tổ chức kê khai, lập danh sách theo hộ. Hộ gia đình không chỉ đơn giản là những người có tên trong sổ hộ khẩu thường trú hay tạm trú. Trên thực tế, có người vẫn có tên trong sổ hộ khẩu nhưng thực tế không thường xuyên ở nhà do đi làm ăn xa, đi du học, người đã đi lấy chồng, lấy vợ hoặc đã chết nhưng chưa cắt khẩu. Ngược lại, có nhiều người sống trong gia đình nhưng không có tên trong sổ hộ khẩu như người giúp việc, con cháu ở quê ra làm ăn, học đại học, bố mẹ ra ở với con nhưng hộ khẩu lại ở quê. Có gia đình chỉ sống trong 01 địa chỉ nhưng vì nhiều lý do lại tách ra thành 02 hoặc nhiều sổ hộ khẩu,...

Trong cùng hộ khẩu có nhiều đối tượng tham gia BHYT: hưu trí, cán bộ viên chức, người có công, học sinh, trẻ em dưới 06 tuổi... với các mức đóng, mức hỗ trợ, trách nhiệm đóng BHYT khác nhau. Đồng thời, những người trong hộ gia đình có thẻ BHYT không cùng giá trị sử dụng; hưu trí có hạn thẻ phổ biến 03 năm, trẻ em dưới 06 tuổi có hạn thẻ đến khi trẻ đủ 72 tháng tuổi, nếu chưa đến đầu năm học thì được kéo dài đến tháng 09 của năm nhập học lớp một... vì vậy, có người thẻ còn hạn nên không đưa vào danh sách cấp thẻ đợt này, có người thẻ đã hết hoặc sắp hết hạn sử dụng phải được cấp ngay, có người được thay đổi nhóm đối tượng, thay đổi mức quyền lợi như viên chức thành hưu trí, trẻ em dưới 06 tuổi thành học sinh...; tất cả các tình huống trên làm cho việc lập danh sách cấp thẻ, danh sách cấp bổ sung từng đợt trong năm theo hộ gia đình trở nên phức tạp, dễ bị sai sót hoặc trùng lặp.

Page 42: MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 - baohiemxahoi.gov.vn

42

Quyết định phê duyệt danh sách hộ nghèo hàng năm ở nhiều địa phương chỉ xác định số hộ, không xác định được số người nghèo cụ thể nên việc rà soát người đã có thẻ thuộc đối tượng khác, từ đó lọc ra đối tượng cấp thẻ BHYT người nghèo sẽ gặp khó khăn, không kịp thời. Danh sách thay đổi hàng năm và phê duyệt chậm, thông thường danh sách cho năm sau phải được phê duyệt từ Quý IV năm trước nhưng có năm đến Quý I của năm mới phê duyệt xong danh sách của năm đó; việc rà soát để lên danh sách cấp thẻ tiếp theo lại mất thêm nhiều thời gian, đối tượng phải chờ đợi trong khi thẻ cũ đã hết hạn sử dụng, khi đó người thuộc hộ gia đình cũng chưa tham gia BHYT vì chưa biết hộ mình đã thoát nghèo hay còn là hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Việc phân công cán bộ lập danh sách cấp thẻ BHYT theo hộ gia đình ở xã, phường còn bất cập do thiếu người chuyên trách; cán bộ phải kiêm nhiệm nhiều việc khác, không đủ thời gian; đồng thời công việc còn mới mẻ nên chưa có kinh nghiệm; một số địa phương có địa bàn vùng sâu vùng xa, vùng xã đảo, huyện đảo đi lại khó khăn; biểu mẫu sổ sách chưa được hướng dẫn chi tiết đầy đủ và phù hợp... là những vướng mắc phổ biến trong việc tổ chức thực hiện lập danh sách cấp thẻ BHYT theo hộ gia đình.

Theo quy định hiện hành thì người dân muốn tham gia BHYT tự kê khai mà không phải kèm hồ sơ chứng minh tình trạng tham gia BHYT của tất cả các thành viên trong gia đình, nội dung tự kê khai sẽ hậu kiểm sau này. Song, trên thực tế các đại lý thu vì lo ngại khi tham gia BHYT hộ gia đình từ người thứ hai trở đi được giảm trừ mức đóng BHYT, nếu không kiểm soát được việc tự kê khai của hộ gia đình có chính xác hay không thì sau này đại lý thu phải chịu trách nhiệm với mức đóng giảm trừ, vì thế các đại lý vẫn yêu cầu hộ gia đình tham gia BHYT kèm hồ sơ chứng minh. Việc này gây khó khăn, rườm rà về thủ tục, khiến nhiều người dân bức xúc, ít mặn mà khi quyết định tham gia BHYT. Mặc khác, kinh tế của đại bộ phận hộ gia đình còn gặp nhiều khó khăn, không đủ đóng một lúc cho toàn thành viên trong hộ gia đình.

Một số đối tượng người nước ngoài đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam ví dụ như người Camphuchia, người Hoa…, không có quốc tịch Việt Nam, được cấp thẻ thường trú, tạm trú; người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam có đăng ký tạm trú theo nơi cư trú của vợ hoặc chồng là người Việt Nam, chưa rõ có thuộc đối tượng tham gia BHYT không.

UBND xã, phường chưa xác định đầy đủ trách nhiệm trong việc lập danh sách tham gia BHYT theo hộ gia đình thuộc địa phương quản lý theo quy định của Luật BHYT. Những khó khăn trong thực hiện phát triển BHYT hộ gia đình từ phía các Đại lý thu:

UBND xã, phường là Đại lý thu BHXH, BHYT ký hợp đồng với cơ quan BHXH huện, thị, thành phố. Tuy nhiên, trong thời gian qua UBND các xã, phường chưa thực sự quan tâm đến hoạt động Đại lý, giao khoán cho nhân viên thực hiện, nhất là công tác tuyên truyền vận động nhân dân về chính sách BHYT còn hạn chế, chưa có kế hoạch tổ chức tuyên truyền thường xuyên, chưa lồng ghép phối hợp công tác vận động khác, dẫn đến tình trạng người dân tham gia BHYT theo hộ gia đình ít, người dân chưa hiểu hết ý nghĩa, tầm quan trọng, các chế độ quyền lợi quy định của Luật BHYT, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật BHYT.

Page 43: MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 - baohiemxahoi.gov.vn

43

Nhân viên Đại lý thu do UBND xã, phường lựa chọn, tuy có trình độ, thâm niên công tác lâu năm, nhưng do kiêm nhiệm nhiều việc dẫn đến việc nắm bắt không đầy đủ về chính sách BHYT, BHXH để tuyên truyền cho người dân.

Nhiều hộ gia đình không còn là đối tượng cận nghèo, nhưng thực tế không có đủ tiền để tham gia BHYT, mặc dù họ có nhận thức được quyền lợi của mình khi tham gia BHYT. Đây là những đối tượng rủi ro trong quá trình xét giảm nghèo khi mà họ chưa thực sự thoát nghèo.

Đại lý thu Bưu điện không đạt hiệu quả như kỳ vọng; nhân viên đại lý thu bưu điện nắm bắt Luật về BHXH, BHYT còn hạn chế, chủ yếu lo cho nghiệp vụ ngành Bưu điện là chính, thiếu sâu sát, gần gũi, vận động người dân tham gia BHYT. Ngành Bưu điện cũng chưa thực hiện giao chỉ tiêu thu cho từng Đại lý.

Một số nhân viên đại lý thu không thường xuyên có mặt tại địa điểm đặt Đại lý thu nên khi người dân đến mua thẻ không tiếp cận được, phải đi lại nhiều lần.

Đa số người dân mong đợi có được Đại lý thu của Ngành BHXH, đặt tại trụ sở BHXH từng cấp để tiện cho việc mua thẻ, nhận trực tiếp thẻ, an tâm khi nộp tiền, tránh phải đi lại khi phải làm việc với các loại hình đại lý khác.

Ngành chưa xây dựng được phần mềm quản lý để rà soát, tách, phân loại từng nhóm đối tượng tham gia BHYT theo địa chỉ hộ khẩu thường trú để phục vụ cho quản lý và chuyển dữ liệu cho xã, phường nên công tác quản lý gặp khó khăn.

Theo quy định của BHXH Việt Nam về hồ sơ Đại lý thu phải có bảng cam kết bồi thường khi để xảy ra thất thoát tiền thu BHXH, BHYT. Đối với UBND các xã, phường là đơn vị hành chính hoạt động từ nguồn tiền do ngân sách nhà nước cấp. Vì vậy, việc cam kết chịu trách nhiệm này đã làm khó khăn cho UBND các xã, phường trong việc lựa chọn giới thiệu nhân viên thu, không phát triển được mạng lưới nhân viên chỉ bó hẹp trong phạm vi cán bộ làm việc tại UBND. Từ đó công tác vận động tuyên truyền trong nhân dân tham gia BHYT bị hạn chế, ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện chính sách BHYT toàn dân.

2.2. Thực trạng về cơ sở dữ liệu dân số; người dân tham gia BHYT; độ bao phủ BHYT trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Trước năm 2016, việc xác định tỷ lệ bao phủ BHYT được dựa trên số thẻ BHYT do BHXH huyện, thị, TP đã phát hành so với dân số của từng địa phương. Như vậy, với cách thống kê này thì không thể xác định được dân số của từng huyện, thị, TP thực sự tham gia BHYT là bao nhiêu. Dữ liệu về người tham gia BHYT cũng không chính xác: Thiếu ngày tháng sinh; địa chỉ ghi trên thẻ chỉ ở mức độ 02 cấp: huyện và tỉnh, có trường hợp địa chỉ ghi theo hộ khẩu thường trú, có trường hợp ghi theo địa chỉ nơi đơn vị đóng chân, địa chỉ của trường học; thiếu thông tin về thân nhân. Vì thế, khi cơ quan BHXH cung cấp dữ liệu người dân tham gia BHYT để làm cơ sở xác định xã đủ điều kiện là xã đạt chuẩn nông thôn mới ở tiêu chí về tỷ lệ bao phủ BHYT không chính xác. Dữ liệu về độ bao phủ BHYT không đủ tin cậy để Hội đồng nhân dân các cấp đưa vào chỉ tiêu kinh tế - xã hội của từng địa phương; khi giao chỉ tiêu về phát triển đối tượng tham gia BHYT cho các cấp, ngành thiếu chính xác, dẫn đến tranh cãi và khó thực hiện được trong thực tế. Dữ liệu thẻ BHYT thiếu thông tin, không đạt chuẩn dẫn đến việc rà soát trùng thừa thẻ BHYT của các nhóm đối tượng được NSNN hỗ trợ kinh phí mua thẻ BHYT gặp nhiều khó khăn; công tác tổng hợp, thống kê, đánh

Page 44: MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 - baohiemxahoi.gov.vn

44

giá về chi phí KCB BHYT cũng gặp khó khăn; việc tra cứu thông tin người tham gia BHYT gặp nhiều trở ngại.

Nhiều đơn vị SDLĐ, đơn vị quản lý đối tượng vẫn chưa cung cấp hoặc cung cấp chưa đầy đủ, chi tiết và chính xác các thông tin yêu cầu quản lý mà chỉ mới cung cấp được năm sinh (đối với đối tượng chỉ tham gia BHYT), địa chỉ liên hệ theo đơn vị làm việc, trường học, địa bàn cấp xã, phường, thị trấn. Vì vậy việc giải quyết chế BHXH, BHYT gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, thậm chí gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động, của đối tượng.

Công cụ phần mềm cảnh báo, rà soát trùng, thừa thẻ BHYT không phát huy được tác dụng khi rà soát những người có cùng họ, tên; ngày tháng năm sinh nhưng địa chỉ giống nhau (cùng địa chỉ nơi đơn vị, trường đóng chân).

Không thực hiện tách được người tham gia BHYT theo địa chỉ hộ khẩu thường trú, nên không xác định được tỷ lệ bao phủ BHYT theo từng địa phương.

Không cung cấp được dữ liệu chính xác về người tham gia BHXH, BHYT dẫn đến hoạch định chính sách, gợi ý chính sách dễ sai lệnh.

Thực hiện báo cáo lấy số liệu người tham gia BHYT theo phường để xác định tình hình tham gia BHYT để có kế hoạch phát triển đối tượng tham gia BHYT. Hiện tại phần mềm SMS không có chức năng thống kê người đang tham gia BHYT theo phường vì khi nhập thông tin cá nhân không có quản lý dữ liệu phường, dữ liệu phường được tích hợp trong địa chỉ hộ khẩu. Để giải quyết những tồn tại, vướng mắc trên, việc xây dựng, hoàn chỉnh cơ sở dữ liệu người tham gia BHYT; ứng dụng CNTT trong thực hiện, rà soát, tách và tổng hợp người tham gia BHYT theo từng xã, phường là cần thiết và phải nhanh chóng được thực hiện. Đến giữa năm 2016, trong giai đoạn triển khai thực hiện đề án này, BHXH Khánh Hòa đã hoàn chỉnh được dữ liệu: 125.756 người tham gia BHXH; 849.403 người tham gia BHYT. BHXH Khánh Hòa đã có hệ thống mạng LAN cơ bản gồm hơn 250 node mạng tại Văn phòng BHXH Tỉnh và BHXH các huyện, thị, TP. Đã triển khai mạng WAN kết nối từ tỉnh xuống huyện. Trên cơ sở đó đã xây dựng được cơ sở dữ liệu về BHXH, BHYT trong toàn tỉnh.

2.3. Những hạn chế trong việc công bố thông tin về người dân tham gia BHYT.

Thông tin về người dân tham gia BHYT, độ bao phủ BHYT thông thường chỉ được các cơ quan quản lý nhà nước về BHYT và cơ quan BHXH cung cấp ở cấp độ huyện, thị, thành phố; tỉnh. Thông tin cung cấp thường là thông tin cũ, mang tính ước lượng, thiếu cập nhật thường xuyên. Chính quyền địa phương các cấp; các ngành; các tổ chức cơ sở đảng ... muốn có được thông tin phục vụ cho công tác điều hành, hoạch định chính sách, tuyên truyền cho người dân thì phải truyền đạt để cấp dưới báo lên, đến khi có được báo cáo thì đã rất chậm trễ. Các trường học, những nhà nghiên cứu độc lập, ... muốn có được số liệu về BHYT để phục vụ nghiên cức, đánh giá những tác nhân có tác động đến ASXH cũng gặp khó khăn. Các đại lý thu, hàng ngày đi tiếp xúc trực tiếp với dân để tuyên truyền, phát triển BHYT hộ gia đình cũng hết sức mơ hồ về dân số, người dân đã tham gia BHYT ở địa bàn mình chính xác là bao nhiêu.

Page 45: MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 - baohiemxahoi.gov.vn

45

2.4. Những hạn chế trong việc cung cấp thông tin về các cơ sở KCB BHYT, thông tin về chính sách BHYT

Người dân khi quyết định tham gia BHYT, điều họ quan tâm nhất là KCB ở đâu, chất lượng phục vụ như thế nào, tuyến khám chữa bệnh là như thế nào, những thông tin này nhận được từ đâu. Những thông tin này chính quyền địa phương, các đại lý thu, và cả một số nhân viên của cơ quan BHXH cũng còn mập mờ. Muốn có được thông tin thì tự mỗi người, đơn vị quan tâm tự mày mò tìm hiểu, hỏi han, ... Vì thế việc cung cấp thông tin về cơ sở KCB BHYT, tuyến chuyên môn, chính sách BHYT cần phải được đảm bảo nhanh chóng, thuận lợi và cập nhật thường xuyên.

2.5. Quy trình chuẩn hóa dữ liệu người tham gia BHXH, BHYT Để có thể tập trung được CSDL, khai thác dữ liệu phục vụ yêu cầu quản lý thì

việc hoàn chỉnh, bổ sung dữ liệu theo chuẩn là cần thiết và được thực hiện trước khi làm những công đoạn khác. Chuẩn hóa CSDL được thực hiện như sau:

2.5.1. Đối với đơn vị sử dụng lao động Các đơn vị SDLĐ, đơn vị quản lý đối tượng rà soát và cung cấp cho cơ quan

BHXH đầy đủ thông tin về ngày tháng năm sinh, hộ khẩu thường trú và địa chỉ liên hệ của NLĐ tham gia BHXH, BHYT và của đối tượng chỉ tham gia BHYT như sau:

1. Đối với người lao động đang tham gia BHXH, BHYT các đơn vị SDLĐ rà soát để bổ sung (theo mẫu): ngày tháng năm sinh, hộ khẩu thường trú, địa chỉ liên hệ (nếu ở tại nơi đăng ký hộ khẩu thường trú thì địa chỉ liên hệ là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nếu ở tại nơi đăng ký hộ khẩu tạm trú thì địa chỉ liên hệ là nơi đăng ký hộ khẩu tạm trú). Trường hợp đối tượng chỉ có năm sinh đề nghị gửi kèm giấy tờ để chứng minh.

2. Khi lập danh sách đề nghị tham gia BHXH, BHYT cho người lao động (danh sách tăng mới), lập danh sách đề nghị cấp thẻ BHYT cho các đối tượng chỉ tham gia BHYT, các đơn vị phải ghi đầy đủ, chính xác: ngày tháng năm sinh, hộ khẩu thường trú, địa chỉ liên hệ (nếu ở tại nơi đăng ký hộ khẩu thường trú thì địa chỉ liên hệ là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nếu ở tại nơi đăng ký hộ khẩu tạm trú thì địa chỉ liên hệ là nơi đăng ký hộ khẩu tạm trú). Trường hợp đối tượng chỉ có năm sinh đề nghị gửi kèm giấy tờ để chứng minh.

3. Về cách ghi hộ khẩu thường trú và địa chỉ liên hệ: - Đối với người sinh sống tại các đô thị thì ghi rõ: số nhà, tên đường phố (hoặc

tên khóm, tổ dân phố), tên phường (hoặc tên thị trấn), tên quận (hoặc tên huyện, tên thành phố trực thuộc tỉnh), tên thành phố trực thuộc trung ương (hoặc tên tỉnh).

- Đối với người sinh sống tại vùng nông thôn, miền núi thì ghi rõ: tên thôn (hoặc tên ấp, xóm, làng, bản, đội…), tên xã, tên huyện (hoặc tên thành phố trực thuộc tỉnh); tên tỉnh (hoặc tên thành phố trực thuộc trung ương).

- Ghi đầy đủ địa chỉ theo nội dung trên theo cùng một font chữ Times New Roman, không viết tắt riêng tên xã (hoặc tên phường, thị trấn), tên huyện (hoặc tên quận, thành phố trực thuộc tỉnh), tên tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương) thì chỉ cần ghi tên địa danh (không cần ghi các từ về cấp hành chính như xã, phường, thị trấn, huyện,quận, tỉnh, thành phố trước tên địa danh để hạn chế số ký tự cũng như phục vụ cho công tác thống kê sau này).

Page 46: MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 - baohiemxahoi.gov.vn

46

- Thống nhất sử dụng dấu phẩy ( , ) để làm làm dấu cách giữa các cụm từ thông tin về số nhà, đường phố (thôn, đội, khóm, tổ dân phố), xã (phường, thị trấn), huyện (thành phố trực thuộc tỉnh, quận), tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương).

- Ví dụ cách ghi hộ khẩu thường trú và địa chỉ liên hệ của ông Nguyễn Văn A: + Hộ khẩu thường trú ghi như sau: 25/520, Đường Lê Hồng Phong, Phước Long, Nha Trang, Khánh Hòa. (không ghi nhà số 25/520 – Đường Lê Hồng Phong – Phường Phước Long –

Thành phố Nha Trang – Tỉnh Khánh Hòa). + Địa chỉ nơi ở hiện tại ghi như sau: Nếu Ông A sống tại nơi đăng ký hộ khẩu thường trú thì địa chỉ liên hệ chính là

nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, ghi giống như trên. Nếu Ông A có hộ khẩu tạm trú khác với hộ khẩu thường trú, thì ghi địa chỉ liên hệ theo nơi đăng ký tạm trú như sau:

Thôn Phú Ân Nam, Diên An, Diên Khánh, Khánh Hòa. (không ghi là Thôn Phú Ân Nam- Xã Diên An-Huyện Diên Khánh- Tỉnh Khánh

Hòa). + Đối với người lao động đang tham gia BHXH, BHYT các đơn vị SDLĐ rà

soát để bổ sung cả Hộ khẩu thường trú và Địa chỉ liên hệ theo mẫu. + Đối với đối tượng tham gia BHXH tăng mới, thì Hộ khẩu thường trú ghi mục

06 và Địa chỉ liên hệ ghi tại mục 07 trong TỜ KHAI theo mẫu 01 A01-TS (hoặc mẫu A02-TS nếu tham gia BHXH tự nguyện).

+ Đối với đối tượng chỉ tham gia BHYT, thì Hộ khẩu thường trú ghi tại cột 6 và Địa chỉ liên hệ ghi tại cột 18 (cột Ghi chú) trong DANH SÁCH NGƯỜI CHỈ THAM GIA BHYT (mẫu D03-TS) 4. Riêng các đối tượng chỉ tham gia BHYT, các đơn vị quản lý đối tượng cung cấp địa chỉ đầy đủ, chính xác theo nội dung nêu trên khi có phát sinh.

2.5.2. Đối với cơ quan BHXH 1. Phòng Thu, BHXH các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với Phòng Công

nghệ - Thông tin để lọc, xác định các trường hợp còn thiếu ngày tháng năm sinh, hộ khẩu thường trú, địa chỉ liên hệ (theo hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú) và yêu cầu các đơn vị quản lý đối tượng, đơn vị SDLĐ cung cấp bổ sung đầy đủ theo mẫu kèm theo văn bản hướng dẫn đã gởi cho các đơn vị SDLĐ, đơn vị quản lý đối tượng.

Cán bộ thu nhập (import) dữ liệu thẻ vào chương trình SMS phải chú ý đến hộ khẩu thường trú (hoặc tạm trú) đúng vào mục địa chỉ hồ sơ cá nhân. Không đồng nhất mục hộ khẩu thường trú và địa chỉ trên trang cá nhân.

2. Phòng Thu, BHXH các huyện, thị xã, thành phố hướng dẫn nhắc nhở các đơn vị SDLĐ, đơn vị quản lý đối tượng khi lập danh sách đề nghị tham gia BHXH, BHYT cho người lao động (danh sách tăng mới), lập danh sách đề nghị cấp thẻ BHYT cho các đối tượng chỉ tham gia BHYT, các đơn vị phải ghi đầy đủ, chính xác: ngày tháng năm sinh, hộ khẩu thường trú, địa chỉ liên hệ (theo hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú).

Page 47: MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 - baohiemxahoi.gov.vn

47

3. Phòng Tiếp nhận và Quản lý Hồ sơ, cán bộ Tiếp nhận hồ sơ tại BHXH các huyện, thị xã, thành phố khi tiếp nhận hồ sơ phải kiểm tra kỹ, và yêu cầu các đơn vị quản lý đối tượng, đơn vị SDLĐ phải ghi đầy đủ, chi tiết các thông tin theo quy định nêu trên. Kiên quyết trả lại các hồ sơ không có đủ thông tin.

4. Cán bộ Cấp Sổ- Thẻ khi in sổ BHXH, in thẻ BHYT lưu ý phải chọn dữ liệu sao cho:

- Sổ BHXH được in theo hộ khẩu (Trường hợp mục hộ khẩu để trống thì phần mềm sẽ tự động chọn địa chỉ để in sổ).

- Thẻ BHYT được in theo mục địa chỉ. Số ký tự tối đa là 48 (font mặc định 12), trường hợp địa chỉ dài hơn 48 ký tự thì phần mềm QLST tự động co nhỏ lại thành font 05 với số ký tự tối đa là 70, địa chỉ in trên thẻ BHYT sẽ bị mất phần ký tự thứ 71 trở đi (nếu địa chỉ dài hơn 70 ký tự).

5. Đối với địa chỉ của đối tượng chỉ tham gia BHYT, Phòng thu, BHXH các huyện thị thông báo, kiểm tra nhắc nhở để các đơn vị quản lý đối tượng thực hiện đúng. Phòng Tiếp nhận & Quản lý Hồ sơ lưu ý nhắc cán bộ thực hiện đúng quy định nêu trên.

Từng cán bộ thu, cán bộ quản lý nhóm đối tượng chỉ tham gia BHYT phải đảm bảo hoàn chỉnh dữ liệu theo các nội dung trên của những đơn vị, nhóm đối tượng do mình quản lý đầy đủ, chính xác. 6. Dữ liệu được cập nhật theo các nội dung nêu trên được chuyển giao, lưu trữ, tập trung, khai thác, sử dụng theo quy định pháp luật hiện hành.

2.6. Xây dựng quy trình tách dữ liệu người tham gia BHYT theo kết cấu: Tỉnh; huyện, thị xã, TP; xã, phường, thị trấn. Trên cơ sở đó xác định chính xác người dân tham gia BHYT theo từng địa bàn.

2.6.1. Các bước kiểm tra thống kê đối tượng tham gia BHYT theo phường. - Màn hình chính à chọn “danh sách”

Lưới 1

Lưới 2

Lưới 3

Page 48: MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 - baohiemxahoi.gov.vn

48

- Chuyên viên nhập mã khối (AA,AB,HZ…) - Nhấn nút “danh sách chi tiết” - Hệ thống hiển thị thông tin trong các lưới 1, lưới 2, lưới 3

Kết quả hiển thị trên màn hình

- Lưới 1 hiển thị tất các người đang tham gia khối được chọn. - Lưới 2 hiển thị người đang tham gia có địa chỉ hộ khẩu trống hay địa chỉ sai định

dạng thuộc tỉnh khánh hòa. - Lưới 3 hiển thị người đang tham gia không thuộc tỉnh khánh hòa - Nhấn “Xuất excell”, “Xuất excell lỗi”, “Xuất excell ngoại tỉnh” đễ xuất ra file

excell gởi cho bộ phận thu sửa lại thông tin địa chỉ. - Sau khi đã sửa địa chỉ hộ khẩu xong, nhấn “danh sách chi tiết”, nếu sửa hết, lưới 2

không hiển thị thông tin và lưới 3 chỉ hiển thị những thẻ ngoại tỉnh đúng - Nhấn “danh sách tổng hợp” để lấy số lượng tham giá theo phường xã.

Page 49: MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 - baohiemxahoi.gov.vn

49

- Nhấn “Xuất excell” xuất dữ liệu tổng hợp ra file excell. Kết quả thống kê số người tham gia BHYT theo phường.

2.6.2. Nội dung, quy trình, các bước đưa dữ liệu vào bảng biểu của từng huyện,

thị, TP Cán bộ CNTT xuất tất cả các mã khối có trong dữ liệu ra file excel (như hình

dưới xuất dữ liêu khối AA)

Page 50: MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 - baohiemxahoi.gov.vn

50

Sau khi đã xuất dữ liệu các khối cán bộ CNTT copy cột “soluongthamgia” vào file excel mẫu, ta sẽ có file tổng hợp số lượng người tham gia BHYT theo khối và theo phường (như hình dưới)

Chuyển nội dùng file trên thành file “Thống kế số lượng tham gia BHYT theo

địa bàn Xã, Phường” cho Huyện

Page 51: MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 - baohiemxahoi.gov.vn

51

2.6.3. Nội dung, quy trình, các bước đưa dữ liệu vào bảng biểu tổng hợp chung toàn tỉnh

Cán bộ CNTT từng huyện gởi file “Thống kê số lượng tham gia BHYT theo địa bàn Xã, Phường” về cho tỉnh.

Cán bộ Tỉnh tập hợp dữ liệu các Huyện và dữ liệu của BHXH Tỉnh thành file “Thống kê số lượng tham gia BHYT theo địa bàn Xã, Phường” cho toàn tỉnh (kết quả như sau)

Page 52: MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 - baohiemxahoi.gov.vn

52

2.7. Mô tả bản chất của quy trình tách dữ liệu - Tạo cơ sở dữ liệu (csdl) đặt tên QLHSCN tại BHXH Huyện, trong csdl này

tạo bảng dmxa (danh mục xã) chứa toàn bộ dữ liệu xã (phường) cả nước, đồng thời tạo các từ khóa “ten_tinh_vt”, “tên_huyen_vt”, “tên_phuong_vt”. - Kết nối các bảng trong csdl MISBHXH_HUYEN (HOSOCN, HSC47_DTL) để lấy danh sách người tham gia BHYT.

Cấu trúc CSDL

2.8. Điểm mới của quy trình lọc, tách, tổng hợp dữ liệu BHXH, BHYT Phần mềm SMS chưa quản lý địa chỉ hồ sơ cá nhân theo xã (phường) vì vậy

không thể thống kê số lượng người tham gia BHYT theo phường được. Điểm mới của quy trình là tạo một bảng danh mục xã chứa toàn bộ dữ liệu xã

(phường) cả nước, đồng thời tạo các từ khóa “ten_tinh_vt”, “tên_huyen_vt”, “tên_phuong_vt” (Như hình dưới)

Page 53: MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 - baohiemxahoi.gov.vn

53

Lấy địa chỉ trong hồ sơ cá nhân chuyển đổi thành chuỗi không dấu không

khoảng trắng, cắt các từ “xã (phường)”, “Huyện”, “Tỉnh” sau đó đối chiếu với dữ liệu các cột “ten_tinh_vt”, “tên_huyen_vt”, “tên_phuong_vt” trong bảng danh mục xã, để lấy ra được mã tỉnh, mã huyện, mã xã.

Điểm mới của quy trình là phát hiện ra những địa chỉ sai thông tin, cán bộ thu xuất danh sách và hoàn chỉnh đia chỉ hồ sơ

VD : Địa chỉ : 34/3 Nguyễn thiện thuật, Tân lập, Nha Trang, Khánh Hòa B1: chuyển thành địa chỉ không dấu và không khoảng trắng “34/3nguyenthienthuan,tanlap,nhatrang,khanhhoa” B2: Cắt tỉnh, huyện, xã nhờ vào dấu “,”, Tỉnh “khanhhoa”, Huyện “nhatrang”,

xã “tanlap” B3: Đối chiếu các từ khóa trên với dử liệu trong bảng danh mục xã: các cột

“ten_tinh_vt”, “tên_huyen_vt”, “tên_phuong_vt”, nếu khớp đứng lấy mã tỉnh, mã huyện, mã xã

B4: kết quả: mã tỉnh : 56, mã huyện: 01, mã xã: 13. Phần mềm cũng giải quyết được vấn đề bảo mật thông tin các máy chủ bằng

cách cho người quản trị mạng mã hóa file cấu hình không cho người dùng nhìn thấy địa chỉ IP máy chủ, đề phòng dữ liệu máy chủ bị đánh cấp.

2.9. Hiệu quả của quy trình lọc, tách, tổng hợp dữ liệu BHXH, BHYT 2.9.1. Tổng hợp những lợi ích mang lại

- Giúp chuẩn hóa được dữ liệu phục vụ công tác quản lý, thống kê, tra cứu, … liên quan đến người tham gia BHXH, BHYT.

- Giúp xác định được tỷ lệ bao phủ BHYT theo từng địa phương. - Phục vụ công tác cảnh báo, rà soát thẻ BHYT trùng, thừa hiệu quả. - Phục vụ công tác cảnh báo, rà soát sổ BHXH trùng, thừa hiệu quả. Đảm bảo

việc cấp lại sổ; gộp sổ được nhanh chóng, thuận lợi và chính xác.

Page 54: MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 - baohiemxahoi.gov.vn

54

- Phần mềm đã giúp chuyên viên tìm ra những địa chỉ hộ sai, hiệu chỉnh để có được dữ liệu hoàn thiện

- Phần mềm giúp chuyên viên thống kê được số đối tượng tham gia BHYT theo phường chính xác, nhanh chống và tiện lợi. - Tránh được tiêu cực trong công tác quản lý; giúp cho việc tập trung CSDL, chuẩn hóa dữ liệu được hiện thực hóa.

- Lợi ích xã hội: Phù hợp với xu thế ứng dụng CNTT trong công tác hành chính nhà nước. - Ước tính hàng năm số tiền làm lợi do cảnh báo được thẻ trùng, thừa khoản 200 triệu đồng do hạn chế phát hành thẻ trùng; giảm thiểu hao tốn nguồn lực rà soát thẻ trùng.

- CSDL thẻ BHYT chuẩn hóa là cơ sở để kết nối; so sánh; đối chiếu với dữ liệu điều tra hộ gia đình tham gia BHYT, trên cơ sở đó bổ sung dữ liệu hộ gia đình tham gia BHYT được chính xác, đầy đủ, đồng bộ.

- Phần mềm đã được áp dụng tại BHXH Nha Trang; thử nghiệm thành công tại BHXH các huyện, thị, TP và đang được triển khai cho toàn tỉnh.

2.9.2. Thống kê điển hình về độ bao phủ BHYT trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa (năm 2014).

TT Đơn vị Dân số

Số dân số đã tham gia

BHYT

Tỷ lệ % tham gia BHYT

1 TP Nha Trang 405.493 326.042 80,41 2 TP Cam Ranh 125.903 76.097 60,44 3 Huyện Cam Lâm 104.970 64.387 61,34 4 Huyện Vạn Ninh 131.394 66.471 50,59 5 Thị xã Ninh Hòa 239.737 126.397 52,72 6 Huyện Khánh Sơn 22.775 20.876 91,66 7 Huyện Khánh Vĩnh 35.727 32.671 91,45 8 Huyện Diên Khánh 136.803 70.066 51,22

9 Đối tượng khác không do BHXH KH phát hành thẻ 21.317

Tổng cộng 1.202.802 804.324 66,87 2.10. Kết quả thu được điển hình về độ bao phủ BHYT trên địa bàn tỉnh

Khánh Hòa năm 2015 2.10.1. Độ bao phủ BHYT năm 2015 theo thống kê của BHXH tỉnh Khánh

Hòa (bao gồm cả thẻ BHYT của thân nhân quân đội do Bộ Quốc phòng phát hành).

THỐNG KÊ DỰA THEO SỐ LIỆU DO BHXH HUYỆN, THỊ, TP PHÁT HÀNH THẺ BHYT MÀ KHÔNG CẦN PHÂN BIỆT NGƯỜI ĐƯỢC

PHÁT HÀNH THẺ THUỘC ĐỊA PHƯƠNG NÀO.

Page 55: MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 - baohiemxahoi.gov.vn

55

STT Địa phương Dân số Số thẻ thẻ

BHYT phát hành

Tỷ lệ dân số tham gia BHYT

(%)

1 TP. Nha Trang 405.998 345.241 85

2 TP. Cam Ranh 125.920 88.148 70

3 Huyện Vạn Ninh 131.316 75.172 57

4 Thị xã Ninh Hoà 239.672 146.529 61

5 Huyện Khánh Vĩnh 36.712 34.226 93

6 Huyện Diên Khánh 137.606 81.957 60

7 Huyện Khánh Sơn 23.226 22.131 95

8 Huyện Cam Lâm 105.222 76.304 73

Toàn tỉnh 1.205.672 869.708 72

Thông tin về độ bao phủ BHYT mà cơ quan BHXH Khánh Hòa công bố nêu trên được tính toán theo số thẻ BHYT do từng BHXH huyện, thị, TP phát hành. Với cách tính toán này thì không xác định được người dân của địa phương A đến địa phương B công tác, học tập đã tham gia BHYT để tính số liệu độ bao phủ bHYT cho địa phương A. Cách tính toán này dẫn đến sai lệch trong xác định tỷ lệ bao phủ BHYT của từng địa phương. 2.10.2. Độ bao phủ BHYT năm 2015 theo tính toán của nhóm tác giả sau khi đã rà soát, tách theo địa chỉ từng xã, phường theo từng huyện, thị, TP. Số liệu tính toán này không bao gồm số người đã tham gia BHYT là thân nhân quân đội do Bộ Quốc phòng phát hành (Bộ Quốc phòng chỉ cung cấp tổng số thẻ phát hành theo từng huyện, thị, TP mà không cung cấp danh sách chi tiết nên không thực hiện rà, tách theo địa chỉ xã, phường). Cách thống kê này đã xác định chính xác tỷ lệ dân số tham gia BHYT theo từng xã, phường, thị trấn; huyện, thị, TP.

Page 56: MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 - baohiemxahoi.gov.vn

56

STT ĐƠN VỊ

Số người đã tham gia BHYT (người)

Dân số (người)

Tỷ lệ (%)

Số người chưa tham Gia

BHYT

1 TP. Nha Trang 301.028 405.998 74 104.970

2 TP. Cam Ranh 84.418 125.920 67 41.502

3 Huyện Vạn Ninh 89.376 131.316 68 41.940

4 Thị xã Ninh Hoà 152.019 239.672 63 87.653

5 Huyện Khánh Vĩnh 32.862 36.712 90 3.850

6 Huyện Diên Khánh 90.082 137.606 65 47.524

7 Huyện Khánh Sơn 21.286 23.226 92 1.940

8 Huyện Trường Sa 107

9 Huyện Cam Lâm 78.225 105.222 74 26.997

TỔNG CỘNG 849.403 1.205.672 70 356.269

2.10.3. Độ bao phủ BHYT năm 2015 theo tính toán của nhóm tác giả sau khi đã rà soát, tách theo địa chỉ từng xã, phường theo từng huyện, thị, TP (đã bao gồm số người đã tham gia BHYT là thân nhân quân đội do Bộ Quốc phòng phát hành).

STT ĐƠN VỊ Dân số Thẻ BHYT

tách theo xã, phường

Tổng dân số tham gia BHYT

(cả thẻ do Bộ QP phát hành)

Tỷ lệ dân số tham

gia BHYT

1 TP. Nha Trang 405.998 301.028 310.013 76

2 TP. Cam Ranh 125.920 84.418 88.163 70

3 Huyện Vạn Ninh 131.316 89.376 90.658 69

4 Thị xã Ninh Hoà 239.672 152.019 154.547 64

5 Huyện Khánh Vĩnh 36.712 32.862 33.048 90

6 Huyện Diên Khánh 137.606 90.082 91.518 67

7 Huyện Khánh Sơn 23.226 21.286 21.415 92 8 Huyện Cam Lâm 105.222 78.225 80.346 76

Toàn tỉnh 1.205.672 849.296 869.708 72

Page 57: MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 - baohiemxahoi.gov.vn

57

2.10.4. Độ bao phủ BHYT năm 2015 theo tính toán của nhóm tác giả sau khi đã rà soát, tách theo địa chỉ từng xã, phường theo từng huyện, thị, TP (đã bao gồm số người đã tham gia BHYT là thân nhân quân đội do Bộ Quốc phòng phát hành), so sánh với số liệu mà cơ quan BHXH Khánh Hòa công bố.

STT ĐƠN VỊ

Theo thống kê của BHXH Khánh Hòa

Theo tính toán của nhóm tác giả Đề án

Dân số

Số thẻ BHYT

phát hành

Tỷ lệ dân số tham gia

BHYT

Thẻ BHYT theo xã, phường

Tổng dân số tham gia BHYT (cả thẻ do Bộ QP phát hành)

Tỷ lệ dân số tham gia

BHYT

1 TP. Nha Trang 405.998

345.241

85,0

301.028 310.013

76,4

2 TP. Cam Ranh 125.920

88.148

70,0

84.418 88.163

70,0

3 H. Vạn Ninh 131.316

75.172

57,2

89.376 90.658

69,0

4 TX. Ninh Hoà 239.672

146.529

61,1

152.019 154.547

64,5

5 H. Khánh Vĩnh 36.712

34.226

93,2

32.862 33.048

90,0

6 H. Diên Khánh 137.606

81.957

59,6

90.082 91.518

66,5

7 H. Khánh Sơn 23.226

22.131

95,3

21.286 21.415

92,2

8 H. Cam Lâm 105.222

76.304

72,5

78.225 80.346

76,4

Toàn tỉnh 1.205.672

869.708

72,1

849.296 869.708

72,1

2.11. Kết quả thu được điển hình về độ bao phủ BHYT trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa sau khi đề án được thực hiện năm 2016 2.11.1. Độ bao phủ BHYT năm 2016 theo thống kê của BHXH tỉnh Khánh Hòa (bao gồm cả thẻ BHYT của thân nhân quân đội do Bộ Quốc phòng phát hành). Số liệu tính đến tháng 9/2016.

STT ĐƠN VỊ Dân số Số thẻ BHYT phát hành

Tỷ lệ dân số tham gia BHYT

1 TP Nha Trang 408.426 386.113 95 2 TP Cam Ranh 126.670 95.550 75 3 Huyện Vạn Ninh 132.104 90.410 68 4 Thị xã Ninh Hòa 241.111 162.330 67 5 Huyện Khánh Vĩnh 36.932 35.781 97 6 Huyện Diên Khánh 138.422 86.740 63 7 Huyện Khánh Sơn 23.365 22.190 95 8 Huyện Cam Lâm 105.847 80.395 76

Tổng cộng 1.212.877 959.509 79

Page 58: MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 - baohiemxahoi.gov.vn

58

2.11.2. Độ bao phủ BHYT năm 2016 theo tính toán của nhóm tác giả sau khi đã rà soát, tách theo địa chỉ từng xã, phường theo từng huyện, thị, TP. Số liệu tính đến tháng 9/2016.

Số liệu tính toán này không bao gồm số người đã tham gia BHYT là thân nhân quân đội do Bộ Quốc phòng phát hành.

STT ĐƠN VỊ Dân số Thẻ BHYT theo xã, phường

Tỷ lệ dân số tham gia BHYT

1 TP Nha Trang 408.426 317.216 78 2 TP Cam Ranh 126.670 96.325 76 3 Huyện Vạn Ninh 132.104 94.644 72 4 Thị xã Ninh Hòa 241.111 183.296 76 5 Huyện Khánh Vĩnh 36.932 35.524 96 6 Huyện Diên Khánh 138.422 105.524 76 7 Huyện Khánh Sơn 23.365 22.507 96 8 Huyện Cam Lâm 105.847 83.962 79

Tổng cộng 1.212.877 938.998 77

2.11.3. Độ bao phủ BHYT năm 2016 theo tính toán của nhóm tác giả sau khi đã rà soát, tách theo địa chỉ từng xã, phường theo từng huyện, thị, TP (đã bao gồm số người đã tham gia BHYT là thân nhân quân đội do Bộ Quốc phòng phát hành). Số liệu tính đến tháng 9/2016.

STT ĐƠN VỊ Dân số Thẻ BHYT

theo xã, phường

Tổng dân số tham gia BHYT (gồm cả thẻ do

Bộ QP phát hành)

Tỷ lệ dân số tham gia BHYT

1 TP Nha Trang 408.426 317.216 326.201 80 2 TP Cam Ranh 126.670 96.325 100.070 79 3 Huyện Vạn Ninh 132.104 94.644 95.926 73 4 Thị xã Ninh Hòa 241.111 183.296 185.824 77 5 Huyện Khánh Vĩnh 36.932 35.524 35.710 97 6 Huyện Diên Khánh 138.422 105.524 106.960 77 7 Huyện Khánh Sơn 23.365 22.507 22.636 97 8 Huyện Cam Lâm 105.847 83.962 86.182 81

Tổng cộng 1.212.877 938.998 959.509 79

Page 59: MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 - baohiemxahoi.gov.vn

59

2.11.4. Độ bao phủ BHYT năm 2016 theo tính toán của nhóm tác giả sau khi đã rà soát, tách theo địa chỉ từng xã, phường theo từng huyện, thị, TP (đã bao gồm số người đã tham gia BHYT là thân nhân quân đội do Bộ Quốc phòng phát hành), so sánh với số liệu mà cơ quan BHXH Khánh Hòa công bố. Số liệu tính đến tháng 9/2016.

STT Địa phương

Theo thống kê của BHXH Khánh Hòa

Theo tính toán của nhóm tác giả Đề án

Dân số

Số thẻ BHYT

phát hành

Tỷ lệ dân số tham gia

BHYT

Thẻ BHYT theo xã, phường

Tổng dân số tham gia

BHYT (gồm cả thẻ do Bộ QP phát

hành)

Tỷ lệ dân số

tham gia BHYT

1 TP Nha Trang 408.426 386.113 95

317.216

326.201 80

2 TP Cam Ranh 126.670

95.550 75

96.325

100.070 79

3 Huyện Vạn Ninh 132.104

90.410 68

94.644

95.926 73

4 Thị xã Ninh Hòa 241.111

162.330 67

183.296

185.824 77

5 Huyện Khánh Vĩnh 36.932

35.781 97

35.524

35.710 97

6 Huyện Diên Khánh 138.422

86.740 63

105.524

106.960 77

7 Huyện Khánh Sơn 23.365

22.190 95

22.507

22.636 97

8 Huyện Cam Lâm 105.847

80.395 76

83.962

86.182 81

Tổng cộng 1.212.877 959.509 79 938.998

959.509 79

THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG THAM GIA BHYT THEO ĐỊA BÀN XÃ, PHƯỜNG NĂM 2016

(Số liệu tính đến tháng 9/2016.)

STT MÃ HUYỆN MÃ XÃ ĐƠN VỊ SỐ LƯỢNG

I NHA TRANG, KHÁNH HÒA 317.216

1 01 01 VÜnh Hoµ 13.325

2 01 02 VÜnh H¶i 18.107

3 01 03 VÜnh Ph�íc 18.477

4 01 04 Ngäc HiÖp 12.805

5 01 05 VÜnh Thä 5.944

6 01 06 X�¬ng Hu©n 7.217

Page 60: MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 - baohiemxahoi.gov.vn

60

7 01 07 V¹n Th¾ng 8.893

8 01 08 V¹n Th¹nh 8.591

9 01 09 Ph¬ng Sµi 10.477

10 01 10 Ph�¬ng S¬n 6.012

11 01 11 Ph�íc H¶i 15.051

12 01 12 Ph�íc T©n 11.407

13 01 13 Léc Thä 12.547

14 01 14 Ph�íc TiÕn 8.251

15 01 15 T©n LËp 11.574

16 01 16 Ph�íc Hßa 9.759

17 01 17 VÜnh Nguyªn 16.742

18 01 18 Ph�íc Long 19.594

19 01 19 VÜnh Tr�êng 12.409

20 01 20 VÜnh L�¬ng 10.567

21 01 21 VÜnh Ph�¬ng 9.775

22 01 22 VÜnh Ngäc 10.448

23 01 23 VÜnh Th¹nh 9.358

24 01 24 VÜnh Trung 6.541

25 01 25 VÜnh HiÖp 6.543

26 01 26 VÜnh Th¸i 6.505

27 01 27 Ph�íc §ång 14.569

Ngo¹ i tØnh 15.728

II CAM RANH, KHÁNH HÒA 96.325

1 02 01 Cam NghÜa 9.589

2 02 02 Phóc B¾c 8.635

3 02 03 Cam Phóc Nam 4.481

4 02 04 Cam Léc 6.911

5 02 05 Cam Phó 5.643

6 02 06 Ba Ngßi 9.070

7 02 07 Cam ThuËn 6.686

8 02 08 Cam Lîi 6.085

9 02 09 Cam Linh 6.094

10 02 21 Cam Thµnh Nam 3.649

11 02 23 Cam Ph�íc §«ng 11.516

12 02 24 Cam ThÞnh T©y 5.409

13 02 25 Cam ThÞnh §«ng 5.228

14 02 26 Cam LËp 1.432

15 02 27 Cam B×nh 5.582

16 Ngo¹ i tØnh 315

III VẠN NINH, KHÁNH HÒA 94.644

1 03 01 V¹n Gi· 16.915

2 03 02 §¹i L·nh 6.724

3 03 03 V¹n Ph�íc 5.297

4 03 04 V¹n Long 4.913

Page 61: MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 - baohiemxahoi.gov.vn

61

5 03 05 V¹n B×nh 5.759

6 03 06 V¹n Thä 4.162

7 03 07 V¹n Kh¸nh 3.474

8 03 08 V¹n Phó 9.158

9 03 09 V¹n L�¬ng 8.838

10 03 10 V¹n Th¾ng 10.926

11 03 11 V¹n Th¹nh 6.643

12 03 12 Xu©n S¬n 3.026

13 03 13 V¹n H�ng 8.803

14 Ngo¹ i tØnh 6

IV NINH HÒA, KHÁNH HÒA 183.296

1 04 01 Ninh HiÖp 18.001

2 04 02 Ninh S¬n 4.532

3 04 03 Ninh T©y 5.216

4 04 04 Ninh Th�îng 4.884

5 04 05 Ninh An 10.201

6 04 06 Ninh H¶i 6.562

7 04 07 Ninh Thä 6.101

8 04 08 Ninh Trung 4.806

9 04 09 Ninh Sim 7.073

10 04 10 Ninh Xu©n 7.995

11 04 11 Ninh Th©n 6.656

12 04 12 Ninh Diªm 8.066

13 04 13 Ninh §«ng 4.573

14 04 14 Ninh Thñy 9.333

15 04 15 Ninh §a 8.851

16 04 16 Ninh Phông 9.550

17 04 17 Ninh B×nh 8.523

18 04 18 Ninh Ph�íc 3.887

19 04 19 Ninh Phó 5.346

20 04 20 Ninh T©n 2.345

21 04 21 Ninh Quang 10.189

22 04 22 Ninh Giang 6.360

23 04 23 Ninh Hµ 6.189

24 04 24 Ninh Hng 4.864

25 04 25 Ninh Léc 6.024

26 04 26 Ninh Ých 5.417

27 04 27 Ninh V©n 1.398

Ngo¹ i tØnh 354

V KHÁNH VĨNH, KHÁNH HÒA 35.524

1 05 01 Kh¸nh VÜnh 4.016

2 05 02 Kh¸nh HiÖp 3.654

3 05 03 Kh¸nh B×nh 4.148

4 05 04 Kh¸nh Trung 2.871

Page 62: MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 - baohiemxahoi.gov.vn

62

5 05 05 Kh¸nh §«ng 2.533

6 05 06 Kh¸nh Th�îng 2.373

7 05 07 Kh¸nh Nam 1.894

8 05 08 S«ng CÇu 937

9 05 09 Giang Ly 1.521

10 05 10 CÇu Bµ 2.621

11 05 11 Liªn Sang 1.811

12 05 12 Kh¸nh Thµnh 1.847

13 05 13 Kh¸nh Phó 3.134

14 05 14 S¬n Th¸i 2.140

15 Ngo¹ i tØnh 24

VI DIÊN KHÁNH, KHÁNH HÒA 105.524

1 06 01 Diªn Kh¸nh 16.170

2 06 02 Diªn L©m 3.631

3 06 03 Diªn §iÒn 8.217

4 06 04 Diªn Xu©n 4.067

5 06 05 Diªn S¬n 8.133

6 06 06 Diªn §ång 2.590

7 06 07 Diªn Phó 7.928

8 06 08 Diªn Thä 3.342

9 06 09 Diªn Ph�íc 4.192

10 06 10 Diªn L¹c 6.670

11 06 11 Diªn T©n 2.324

12 06 12 Diªn Hßa 4.151

13 06 13 Diªn Th¹nh 4.606

14 06 14 Diªn Toµn 4.726

15 06 15 Diªn An 8.200

16 06 16 Diªn B×nh 3.082

17 06 17 Diªn Léc 2.391

18 06 18 Suèi HiÖp 6.901

19 06 19 Suèi Tiªn 3.784

20 Ngo¹ i tØnh 419

VII KHÁNH SƠN, KHÁNH HÒA 22.507

1 07 01 T« H¹p 4.110

2 07 02 Thµnh S¬n 3.019

3 07 03 S¬n L©m 2.602

4 07 04 S¬n HiÖp 1.654

5 07 05 S¬n B×nh 2.891

6 07 06 S¬n Trung 2.275

7 07 07 Ba Côm B¾c 4.477

8 07 08 Ba Côm Nam 1.476

9 Ngo¹ i tØnh 3

VIII TRƯỜNG SA, KHÁNH HÒA 99

1 08 01 Trêng Sa 32

Page 63: MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 - baohiemxahoi.gov.vn

63

2 08 02 Song Tö T©y 34

3 08 03 Sinh Tån 33

4 Ngo¹ i tØnh 0

IX CAM LÂM, KHÁNH HÒA 83.962

1 09 01 Cam T©n 6.592

2 09 02 Cam Hoµ 10.564

3 09 03 Cam H¶i §«ng 2.350

4 09 04 Cam H¶i T©y 4.084

5 09 05 S¬n T©n 1.070

6 09 06 Cam HiÖp B¾c 2.679

7 09 07 Cam §øc 10.656

8 09 08 Cam HiÖp Nam 4.522

9 09 09 Cam Ph�íc T©y 6.031

10 09 10 Cam Thµnh B¾c 9.975

11 09 11 Cam An B¾c 5.286

12 09 12 Cam An Nam 4.634

13 09 13 Suèi C¸t 8.028

14 09 14 Suèi T©n 7.315

15 Ngo¹ i tØnh 176

TỔNG CỘNG 939.097

BÁO CÁO ĐIỂN HÌNH 01 ĐƠN VỊ CẤP HUYỆN BÁO CÁO TÌNH HÌNH NGƯỜI DÂN THAM GIA BHYT THEO PHƯƠNG THỨC TỰ ĐÓNG NĂM 2016 – HUYỆN CAM LÂM

Xã, phường Dân số Số người đã

tham gia BHYT

Người dân phải tham gia BHYT theo Hộ

Người dân đã tham gia

BHYT theo Hộ GĐ

Tỷ lệ người HGĐ tham gia BHYT

(%) Huyện Cam lâm X· Cam T©n 8,112 6,592 3,247 1727 53,19 X· Cam Hßa 13,661 10,564 6,411 3314 51,69 X· Cam H¶i §«ng 3,067 2,350 1,324 607 45,85 X· Cam H¶i T©y 5,442 4,084 2,520 1162 46,11 X· S¬n T©n 1,071 1,070 1 0 0,00 X· Cam HiÖp B¾c 3,099 2,679 1,255 835 66,53 ThÞ trÊn Cam §øc 15,443 10,656 8,058 3469 43,05 X· Cam HiÖp Nam 5,265 4,522 1,910 1291 67,59 X· Cam Ph�íc T©y 7,033 6,031 1,339 337 25,17 X· Cam Thµnh B¾c 13,782 9,975 5,716 2468 43,18 X· Cam An B¾c 5,763 5,286 1,221 744 60,93 X· Cam An Nam 4,945 4,634 979 668 68,23 X· Suèi C¸t 9,475 8,028 2,463 1016 41,25 X· Suèi T©n 9,689 7,315 3,467 1093 31,53

CỘNG 105,847 83,786 39,911 18,731 46,93

Page 64: MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 - baohiemxahoi.gov.vn

64

2.12. Xây dựng công cụ cung cấp, cập nhật dữ liệu về các chỉ tiêu bao phủ BHYT để chuyển tải lên WebGIS.

Viết tool công cụ phục vụ cập nhật dữ liệu đầu vào. Phần mềm cho phép người dùng cập nhật hàng loạt thông tin tham gia BHYT Xã phường từ file excel import mẫu (như hình dưới).

Việc import từ file excell giúp người dùng tốn rất ít thời gian nhập liệu và dữ

liệu nhập vào chính xác. Mô tả bản chất của phần mềm:

- Cập nhập dữ liệu từ file excel vào table “PHUONGXA” dựa vào khóa “MaXaPhuong” - Kết nối bảng trong cơ sở dử liệuWEBGIS (QUANHUYEN,PHUONGXA) để cập nhật thông tin tham gia BHYT.

Page 65: MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 - baohiemxahoi.gov.vn

65

Cấu trúc CSDL

- Mở phần mềm à nhấn “Import” để chọn file excell à nhấn “Số liệu” để hiện

thị thông tin từ file excell lên màn hình à nhấn “Cập nhật” để cập nhật dử liệu trên màn hình vào cơ sở dữ liệu.

- Màn hình chính

Page 66: MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 - baohiemxahoi.gov.vn

66

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU; TỔ CHỨC THỰC HIỆN 3.1. Tiến trình thiết kế CSDL hệ thống thông tin địa lý trên nền Web về độ

bao phủ BHYT trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa (GISBHYT Khánh Hòa) 3.1.1. Mô tả môi trường và ngôn ngữ lập trình

Môi trường phát triển ứng dụng bao gồm công cụ phát triển và các chuẩn công nghệ mở ưu tiên lựa chọn bao gồm:

- Bộ thư viện lập trình GIS mã nguồn mở: DotSpatial. - Môi trường lập trình .NET - Ngôn ngữ lập trình C#.NET. - Hệ quản trị CSDL SQL Server Express 2008.

3.1.2. Các yêu cầu về bảo mật, giao diện, tính mở của hệ thống - An toàn: tuyệt đối an toàn về mặt dữ liệu. Phải có các phương án sao lưu và

phục hồi CSDL, dự phòng trường hợp xấu nhất xảy ra. Trong trường hợp này, dữ liệu vẫn phải đảm bảo tính đúng đắn, phục hồi nguyên vẹn.

- Dễ sử dụng: hệ thống phục vụ cho mọi đối tượng người sử dụng có mức độ sử dụng máy tính khác nhau, do đó phần mềm phải dễ sử dụng và cần đơn giản hóa vai trò của người quản trị và dễ dàng sử dụng đối với lớn người sử dụng đầu cuối. Để làm được điều đó, Hệ thống phải có tính chủ động cao. Hệ thống cần phân ra các mức lớn người sử dụng. Có 2 loại đối tượng sử dụng chính: quản trị hệ thống, người sử dụng khai thác.

- Khả năng mở rộng: hệ thống thông tin địa lý về độ bao phủ BHYT tỉnh Khánh Hòa là bước đầu xây dựng CSDL GIS quản lý các thông tin về độ bao phủ BHYT, các cơ sở KCB tại tỉnh Khánh Hòa và chính sách BHYT. Do đó, hệ thống cần phải tính đến hướng mở rộng trong tương lai: + Chia sẻ cơ sở dữ liệu GISBHYTKhanhHoa; + Hệ thống cần có khả năng mở rộng trong tương lai để thay đổi hoặc nâng cấp đáp ứng kịp thời những yêu cầu thực tế.

3.1.3. Thiết kế cơ sở dữ liệu GISBHYT Khánh Hòa 3.1.3.1. Chuẩn hóa dữ liệu không gian:

Bản đồ số nền sử dụng trong đề tài về độ bao phủ BHYT trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa được xây dựng dựa trên nền bản đồ địa chính cơ sở tỷ lệ 1/10.000 đến 1/5.000 hệ VN2000, kinh tuyến trục 108o15’, múi chiếu 3o. Quá trình xây dựng được thực hiện qua các bước sau:

Bước 1: Chuyển dữ liệu định dạng Microstration sang định dạng Mapinfo Sử dụng công cụ Universal Translator được tích hợp trong phần mềm Mapinfo

để thực hiện việc chuyển đổi.

Page 67: MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 - baohiemxahoi.gov.vn

67

Hình 3- 1 Chuyển định dạng Microstration sang định dạng Mapinfo

Bước 2: Tách lớp dữ liệu Sau khi dữ liệu được chuyển sang định dạng Mapinfo (*.tab), các đối tượng đồ

họa được gộp chung vào một lớp theo kiểu dữ liệu (điểm, đường, vùng, text). Để thuận lợi cho việc biên tập, quản lý, phân tích dữ liệu nhóm nghiên cứu đã tiến hành chọn, tách các đối tượng và lưu thành các lớp dữ liệu khác nhau như: giao thông, thủy hệ, hành chính...

Bước 3: Tạo vùng, chuẩn hóa dữ liệu không gian Các đối tượng như sông suối 2 nét, hồ ao, vùng hành chính, đường giao thông 2

nét... sau khi chuyển sang Mapinfo chỉ thể hiện là các đường line khép kín, vì vậy cần phải tạo vùng cho các lớp này. Việc tạo vùng và hiệu chỉnh dữ liệu không gian được thực hiện thông qua các thanh công cụ hiệu chỉnh dữ liệu có sẵn trên phần mềm Mapinfo.

Dữ liệu sau khi được tách lớp, tạo vùng cần được kiểm tra kỹ trước khi nhập thuộc tính, một số tiêu chí kiểm tra như:

- Các đối tượng dạng đường chỉ được vẽ ở dạng Polyline, vẽ liên tục, không đứt đoạn, chồng đè lên nhau.

- Các đối tượng dạng vùng (polygon) phải được vẽ ở dạng polygon. Những đối tượng dạng vùng phải là các vùng khép kín, giữa 2 vùng không có khoảng hở, chồng đè lên nhau.

- Các đối tượng trên bản đồ phải thể hiện đúng lớp, màu sắc, lực nét và các thông số thuộc tính theo quy định.

3.1.3.2. Cơ sở toán học của dữ liệu Dữ liệu GIS về độ bao phủ BHYT trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa được áp dụng

hệ tọa độ VN-2000. Cơ sở toán học theo cơ sở dữ liệu nền, với tỷ lệ áp dụng là 1:10.000 đến 1:5000, có thông tin chi tiết như sau:

Page 68: MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 - baohiemxahoi.gov.vn

68

Phép chiếu bản đồ: Projection

Phép chiếu hình trụ ngang (Transverse_Mecator)

Mô hình toán học Elipsoid

WGS-84

Độ dịch Đông: False_Easting

500.000 (m)

Độ dịch Bắc: False_North

0 (m)

Kinh tuyến trục Central_Meridian

108o15’

Hệ số biến dạng: Scale_Factor

0.9999

Vĩ tuyến gốc: Latitude_Of_Origin

0 (Xích đạo)

Đơn vị chiều dài: Linear Unit

Meter (m)

Múi chiếu (chiếu 3 độ) Projection Zone

491

3.1.3.3. Các lớp dữ liệu GIS trong hệ thống Dữ liệu GIS các đối tượng trong hệ thống có đặc tính đồ họa hình học như sau:

STT Tên lớp dữ liệu GIS (Feature Class)

Dữ liệu không gian

Dữ liệu phi không gian

1 QuanHuyen Vùng (polygon)

2 PhuongXa Vùng (polygon)

3 GiaoThong Đường (Polyline)

4 DiemThuBaoHiem Điểm (Point)

5 ChinhSachBHYT Bảng (Table)

6 DanhMucBenhVien Bảng (Table)

Page 69: MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 - baohiemxahoi.gov.vn

69

- Lớp hành chính huyện, thị xã, thành phố

Tên lớp dữ liệu GIS: QuanHuyen Đặc tính đồ họa: Vùng (polygon) Mô tả thông tin lớp hành chính huyện, thị xã, thành phố

Tên trường Kiểu dữ liệu Mô tả trường

OBJECTID ObjectID Mã đối tượng

MaTinh CharacterString Mã tỉnh

TenTinh CharacterString Tên tỉnh

MaHuyen CharacterString Mã huyện

TenHuyện CharacterString Tên huyện

DienTich Integer Diện tích

DanSo Integer Dân số

SoNguoiDTGBHYT Integer Số người đã tham gia BHYT

NguoiCNPTGBHYT Integer Người CN phải tham gia BHYT

NguoiCNDTGBHYT Integer Người CN đã tham gia BHYT

NguoiDanPTGBHYTTPTTD Integer Người dân phải tham gia BHYT

theo phương thức tự đóng

NguoiDanDTGBHYTTPTTD Integer Người dân đã tham gia BHYT theo

phương thức tự đóng

TiLeNguoiHGDTGBHYT Integer Tỷ lệ người HGĐ tham gia BHYT

GhiChu CharacterString Ghi chú

Page 70: MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 - baohiemxahoi.gov.vn

70

- Lớp hành chính phường, xã

Tên lớp dữ liệu GIS: PhuongXa Đặc tính đồ họa: Vùng (polygon) Mô tả thông tin lớp hành chính phường, xã

Tên trường Kiểu dữ liệu Mô tả trường

OBJECTID ObjectID Mã đối tượng

MaHuyen CharacterString Mã huyện

TenHuyện CharacterString Tên huyện

MaPhuongXa CharacterString Mã phường, xã

TenPhuongXa CharacterString Tên phường, xã

DienTich Integer Diện tích

DanSo Integer Dân số

SoNguoiDTGBHYT Integer Số người đã tham gia BHYT

NguoiCNPTGBHYT Integer Người CN phải tham gia BHYT

NguoiCNDTGBHYT Integer Người CN đã tham gia BHYT

NguoiDanPTGBHYTTPTTD Integer Người dân phải tham gia BHYT

theo phương thức tự đóng

NguoiDanDTGBHYTTPTTD Integer Người dân đã tham gia BHYT theo

phương thức tự đóng

TiLeNguoiHGDTGBHYT Integer Tỷ lệ người HGĐ tham gia BHYT

DiaChiDaiLyThu1 CharacterString Địa chỉ đại lý thu BHYT 1

DiaChiDaiLyThu2 CharacterString Địa chỉ đại lý thu BHYT 2

GhiChu CharacterString Ghi chú

Page 71: MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 - baohiemxahoi.gov.vn

71

- Lớp Đường giao thông

Tên lớp dữ liệu GIS: GiaoThong Đặc tính đồ họa: Đường (polyline) Mô tả thông tin lớp Đường giao thông

Tên trường Kiểu dữ liệu Mô tả trường

OBJECTID ObjectID Mã đối tượng

TenHuyện CharacterString Tên huyện

TenPhuongXa CharacterString Tên phường, xã

TenDGT CharacterString Tên Đường giao thông

GhiChu CharacterString Ghi chú

- Lớp Điểm thu bảo hiểm Tên lớp dữ liệu GIS: DiemThuBaoHiem Đặc tính đồ họa: Điểm (point) Mô tả thông tin lớp Điểm thu bảo hiểm

Tên trường Kiểu dữ liệu Mô tả trường

OBJECTID ObjectID Mã đối tượng

MaHuyen CharacterString Mã huyện

TenHuyện CharacterString Tên huyện

MaPhuongXa CharacterString Mã phường, xã

TenPhuongXa CharacterString Tên phường, xã

TenDaiLyThu CharacterString Tên đại lý thu bảo hiểm

DiaChi CharacterString Địa chỉ đại lý

SoDienThoai CharacterString Số điện thoại

Fax CharacterString Số Fax

Page 72: MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 - baohiemxahoi.gov.vn

72

3.1.4. Xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ độ bao phủ BHYT Dữ liệu GIS về độ bao phủ BHYT sau khi được biên tập, tách lớp, kiểm tra, chuẩn hóa về mặt không gian và thuộc tính trên phần mềm Mapinfo với định dạng (*.tab) sẽ được chuyển sang định dạng ESRI Shapefile (*.shp) để đưa vào cơ sở dữ liệu GIS. Thực hiện qua các bước sau: - Sử dụng chức năng “Universal Translater”, khai báo các thông số và chọn định dạng dữ liệu đầu ra cần chuyển là *.shp

Hình 3- 2 Chuyển từ định dạng *.tab sang định dạng ESRI Shapefile (*.shp)

- Sử dụng phần mềm ArcGIS để tạo cơ sở dữ liệu và nạp các dữ liệu đã chyển ở bước trên vào Geodatabase về độ bao phủ BHYT trên hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server 2008 và tiến hành các bước tiếp theo để xây dựng WebGIS.

Page 73: MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 - baohiemxahoi.gov.vn

73

Hình 3- 3 Tạo cơ sở dữ liệu Geodatabase bằng phần mềm ArcGIS 3.2. Phân tích mô hình hệ thống WebGIS BHYT Khánh Hòa

Mô hình hệ thống tích hợp công nghệ GIS, WEBGIS độ bao phủ BHYT tại tỉnh Khánh Hòa như sau:

1. Phân hệ hiện thị thông tin trên môi trường internet WEBGIS: cho người dùng truy cập và tra cứu trong tin;

2. Phân hệ quản trị: dùng cho người quản trị hệ thống.

Hình 3- 4 Mô hình hệ thống webgis độ bao phủ BHYT tỉnh Khánh Hòa

Ứng dụng webgis Server trên IIS 7

ArcGIS Server

Geodatabase Server (SQL2008): Quản lý CSDL webgis BHYT Khánh Hòa

Người dùng internet

Admin

Page 74: MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 - baohiemxahoi.gov.vn

74

Hệ thống được phát triển gồm các thành phần sau: 1. ArcGIS server: Lưu trữ bản đồ nền, các lớp dữ liệu không gian và phi không

gian 2. Máy chủ Geodatabase Server: Lưu trữ Geodatabase với dữ liệu không gian

GIS và các lớp dữ liệu của các đối tượng hệ thống webgis độ bao phủ BHYT tỉnh Khánh Hòa phục vụ cho việc truy cập của người dùng qua internet;

3. Ứng dụng Server GIS: Tiếp nhận các yêu cầu từ người dùng, khai thác cơ sở dữ liệu GIS từ máy chủ để thực hiện các bài toán phục vụ công tác tra cứu quản lý thông tin BHYT trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

3.3. Thiết kế chức năng, giao diện hệ thống WebGIS BHYT Khánh Hòa đáp ứng công tác tuyên truyền, giới thiệu chính sách pháp luật và hướng dẫn người dân tham gia BHYT, xác định độ bao phủ BHYT trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

3.3.1. Phân tích yêu cầu xây dựng phần mềm

Hình 3- 5 Mô hình phát triển ứng dụng của hệ thống

WebGIS độ bao phủ BHYT tỉnh KH

Quản trị hệ thống

Tầng giao diện

Tầng CSDL

CSDL nền GISKHANHHOA

CSDL độ bao phủ BHYT

- CSDL độ bao phủ BHYT tỉnh Khánh Hòa và chính sách BHYT;

- CSDL bản đồ nền tỉnh Khánh Hòa; - Hệ quản trị SQL Server 2008

Page 75: MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 - baohiemxahoi.gov.vn

75

Tầng cơ sở dữ liệu: -Hệ thống CSDL GIS thiết kế và cài đặt trên hệ quản trị dữ liệu Microsoft SQL Server Express phiên bản 2008 trở lên; -Mô hình CSDL GIS và cấu trúc dữ liệu GIS thiết kế tuân theo chuẩn của GISKhanhHoa nhằm hướng đến tích hợp vào hệ thống thông tin địa lý tỉnh Khánh Hòa.

Tầng ứng dụng: -Tầng ứng dụng phát triển theo giải pháp: phần mềm ứng dụng theo mô hình Client/Server; -Giải pháp phần mềm ứng dụng khai thác CSDL GIS của hệ thống phát triển dựa trên bộ công cụ mã nguồn mở DotSpatial của tổ chức OSGeo. Ngôn ngữ lập trình C#, Net Framework 4.0, bộ công cụ lập trình Microsoft Visual Studio 2010 Express.

Tầng giao diện: - Giao diện WebGIS cho phép người dùng tra cứu các thông tin về độ bao phủ BHYT trực tiếp trên bản đồ, các chính sách BHYT và danh mục cơ sở khám chữa bệnh BHYT. - Giao diện Admin, cho phép người nhân viên cập nhật các thông tin lên hệ thông WebGIS BHYT tỉnh Khánh Hòa. - Giải pháp xây dựng giao diện phần mềm phục vụ dựa trên môi trường Webform. Giao diện tiếng Việt theo chuẩn Unicode TCVN 6909:2001.

3.3.2. Thiết kế chức năng hệ thống GIS BHYT Khánh Hòa 3.3.2.1. Xây dựng nhóm chức năng quản trị hệ thống

- Đăng nhập hệ thống; - Hủy quyền đăng nhập; - Phóng to và thu nhỏ bản đồ; - Di chuyển bản đồ trên màn hình; - Hiển thị vừa khung màn hình; - Khung nhìn trước và khung nhìn sau; - Cập nhật dữ liệu không gian thông tin độ bao phủ BHYT lớp Huyện, Thị xã, Thành phố; - Cập nhật dữ liệu không gian thông tin độ bao phủ BHYT lớp Phường, Xã; - Thống kê theo huyện, xã; - Quản lý chính sách BHYT; - Quản lý danh mục bệnh viện; - Tìm kiếm; - Thoát ứng dụng.

Page 76: MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 - baohiemxahoi.gov.vn

76

3.3.2.2. Xây dựng nhóm chức năng tra cứu thông tin bản đồ trên internet (WebGIS BHYTKH)

- Phóng to và thu nhỏ bản đồ; - Di chuyển bản đồ trên màn hình;

- Hiển thị vừa khung màn hình; - Khung nhìn trước và khung nhìn sau; - Cập nhật dữ liệu không gian thông tin độ bao phủ BHYT lớp Huyện, Thị xã, Thành phố; - Cập nhật dữ liệu không gian thông tin độ bao phủ BHYT lớp Phường, Xã; - Thống kê theo huyện, xã; - Tìm kiếm.

3.3.2.3. Cấu trúc tổ chức của phần mềm

Hình 3- 6 Cấu trúc tổ chức Phân hệ người dùng WebGIS BHYTKH

Hình 3- 7 Cấu trúc tổ chức phân hệ quản trị hệ thống

Page 77: MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 - baohiemxahoi.gov.vn

77

3.3.3. Thiết kế giao diện hệ thống GIS BHYT Khánh Hòa Nhóm nghiên cứu đã đưa ra thiết kế giao diện của phần mềm sao cho trực quan,

dễ sử dụng và gần gũi với người dùng. Theo đó phần mềm sẽ hướng người sử dụng khai thác thông tin về BHYT trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa từ phương thức truyền thống (thông qua bảng biểu, báo cáo,…) sang tra cứu, tìm kiếm trực tiếp trên nền bản đồ thông tin địa lý trên nền web (WebGIS BHYT tỉnh KH). Một số hình ảnh giao diện như sau:

3.3.3.1. Giao diện người dùng internet

Hình 3- 8 Giao diện người dùng tra cứu thông tin độ bao phủ BHYT trên WebGIS

BHYTKH

Hình 3- 9 Giao diện danh mục các cơ sở khám chữa bệnh BHYT

Page 78: MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 - baohiemxahoi.gov.vn

78

Hình 3- 10 Giao diện thống kê độ bao phủ BHYT 3.3.3.2. Giao diện quản trị hệ thống

Hình 3- 11 Giao diện cập nhật thông tin cho WebGIS BHYT KH

Page 79: MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 - baohiemxahoi.gov.vn

79

Hình 3- 12 Giao diện cập nhật thông tin danh mục bệnh viện

Hình 3- 13 Giao diện cập nhật thông tin chính sách BHYT 3.4. Tổ chức thực hiện đề án.

- Phòng Quản lý thu và BHXH các huyện, thị, TP chịu trách nhiệm trong việc chuẩn hóa dữ liệu người tham gia BHXH, BHTN, BHYT theo đúng chuẩn. 6 tháng một lần thực hiện rà soát, tách dữ liệu: dân số; người dân đã tham gia BHYT, người dân chưa tham gia BHYT; người thuộc hộ gia đình phải tham gia BHYT, người thuộc hộ gia đình chưa tham gia BHYT theo các cấp độ: xã, phường, thị trấn; huyện, thị xã, thành phố; Tỉnh.

- BHXH các huyện, thị, TP chịu trách nhiệm cập nhật dữ liệu vào trang Web theo hướng dẫn của BHXH tỉnh Khánh Hòa.

Page 80: MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 - baohiemxahoi.gov.vn

80

- Phòng Giám định BHYT chịu trách nhiệm cung cấp thông tin về cơ sở KCB BHYT (khi có thay đổi) để Phòng CNTT cập nhật vào trang Web.

- Phòng QLT chịu trách nhiệm cập nhật thông tin liên quan đến chế độ BHYT khi có thay đổi.

- Phòng CNTT chịu trách nhiệm thực hiện tập trung CSDL, chịu trách nhiệm về tính an toàn, bảo mật; cập nhật thường xuyên dữ liệu; hướng dẫn các cá nhân, đơn vị liên quan trong việc thực hiện lưu trữ, bảo mật, khai thác, sử dụng CSDL; yêu cầu các đơn vị, cá nhân liên quan cung cấp dữ liệu kịp thời. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện lưu trữ, bảo mật, khai thác, sử dụng CSDL tại Văn phòng BHXH tỉnh và BHXH các huyện, thị, TP.

- Cán bộ phụ trách công tác lập danh sách đối tượng đề nghị cấp thẻ BHYT; danh sách, dữ liệu đề nghị cấp thẻ phải kiểm tra chính xác, đầy đủ các thông tin: ngày, tháng, năm sinh, họ và tên, địa chỉ (theo chuẩn quy định), giới tính; đối với trẻ em dưới 6 tuổi phải chính xác ngày sinh, ghi tên cả cha, mẹ hoặc người giám hộ; đối với đối tượng khác phải ghi số chứng minh nhân dân, thông tin chủ hộ. - BHXH tỉnh Khánh Hòa ban hành văn bản công bố địa chỉ trang WebGIS BHYT Khánh Hòa; hướng dẫn các tổ chức, đơn vị, các cấp, ngành, đại lý thu truy cập vào trang web để khai thác dữ liệu.

Page 81: MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 - baohiemxahoi.gov.vn

81

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1.Kết luận:

Đề án đã đóng góp vào việc xây dựng CSDL hoàn chỉnh về người tham gia BHXH, BHTN, BHYT trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

Đề án đã ứng dụng CNTT xây dựng công cụ thực hiện rà soát, lọc, thống kê được dữ liệu người dân thuộc nhóm đối tượng hộ gia đình đã tham gia BHYT, chưa tham gia BHYT theo các cấp độ: xã, phường, thị trấn; huyện, thị, TP; Tỉnh.

Kết quả của đề án là một WebGIS BHYT tỉnh Khánh Hòa hoàn chỉnh. Phần mềm đã được triển khai ứng dụng tại BHXH tỉnh Khánh Hòa. Nhóm

nghiên cứu đã tiến hành lấy góp ý và tiếp nhận thông tin phản hồi từ cán bộ trực tiếp sử dụng phần mềm là phù hợp và áp dụng được để phục vụ tốt hơn trong công tác nghiệp vụ.

Phần mềm phát triển theo hướng mở và khả năng tích hợp hệ thống cao, nên cho phép tùy biến khi có nhu cầu phát sinh. Đây cũng là giải pháp nhóm nghiên cứu hướng đến, cũng như mong muốn của ngành BHXH tỉnh Khánh Hòa.

Đề án góp phần thổi luồng sinh khí mới trong mọi hoạt động của cơ quan BHXH Khánh Hòa, hướng đến mục tiêu đảm bảo, đáp ứng tốt nhất về ASXH trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, mang đến sự hài lòng tối ưu cho mọi tổ chức, cá nhân, khách hàng.

Đề án đóng góp vào việc mở ra hướng mới trong nghiên cứu nhằm phục vụ công tác quản lý về BHXH, BHYT được tốt nhất hướng đến mục tiêu BHYT toàn dân, BHXH cho mọi người lao động. 4.2. Kiến nghị: Việc mở rộng đề án này để áp dụng cho các nhiệm vụ về BHXH, BHTN; áp dụng cho các tỉnh bạn cần được ngành quan tâm thực hiện.

Page 82: MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 - baohiemxahoi.gov.vn

82

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Bá Duy và cộng sự (2014), Nghiên cứu ứng dụng công nghệ GIS trong

công tác chữa cháy khẩn cấp ở Quận Cầu Giấy, Thanh Xuân và Đống Đa, Hà Nội. 2. Trần Thị Kim Liên (2014), Ứng dụng WebGIS xây dựng bản đồ tra cứu thông

tin du lịch tỉnh Bình Thuận. 3. Lê Văn Thạnh và cộng sự (2013), Nghiên cứu ứng dụng công nghệ WEBGIS

quản lý dữ liệu thủy lợi tại Thành phố Cần Thơ. 4. Lê Văn SONY (2014), Ứng dụng công nghệ mã nguồn mở xây dựng WebGIS

thông tin hành chính Thành phố Hồ Chí Minh. 5. Bảo hiểm xã hội Khánh Hoà, 2014. Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện BHYT,

công tác tuyên truyền vận động tham gia BHYT, Lễ meeting Ngày bảo hiểm Y tế Việt Nam 1/07/2014.

6. Bảo hiểm xã hội Khánh Hoà, 2015. Báo cáo tình hình triển khai Luật BHYT sửa đổi.

7. Bộ Y tế, Nhóm Đối tác Y tế (2011), Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2007 – 2013.

8. Bộ Y tế. Đề án thực hiện lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế giai đoạn 2012-2015 và 2020

9. Giang Thanh Long (2009), Bảo hiểm y tế Việt Nam: thực trạng, thách thức và các khuyến nghị chính sách.

10. Hà Đức Anh (2011), Bảo hiểm y tế xã hội-công cụ để đạt được bảo hiểm y tế toàn dân và kết quả chăm sóc sức khỏe công bằng hơn. Unicef.

11. Nguyễn Hiền Phương (2006), Bảo hiểm y tế trong hệ thống an sinh xã hội Việt Nam, Tạp chí Luật học số 10/2006.

12. Nguyễn Thị Tứ (2007), Phát triển và hoàn thiện hệ thống bảo hiểm y tế tại Việt Nam,

13. Tống Thị Song Hương và cộng sự (2011), Báo cáo kết quả nghiên cứu khả năng thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân.

14. World Bank (2014), Việt Nam - bảo hiểm y tế xã hội đạt nhiều thành tựu, nhưng còn thách thức trong bảo hiểm toàn dân. World Bank (2014), Tiến tới bao phủ Bảo hiểm y tế toàn dân.

15. Quốc hội (2008), Luật BHYT số 25/2008/QH12 ngày 14/11/2008. 16. Quốc hội (2014), Luật BHYT số 46/2014/QH13 ngày 13/6/2014. 17. Bộ Chính trị (2012), Nghị quyết số 21/NQ-TW ngày 22/11/2012 về tăng cường

sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 – 2020. 18. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 538/QĐ-TTg ngày 29/3/2013 phê duyệt

Đề án Thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân giai đoạn 2012 - 2015 và 2020. 19. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 1584/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 về việc

giao chỉ tiêu thực hiện BHYT giai đoạn 2015-2020 cho UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Page 83: MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 - baohiemxahoi.gov.vn

83

20. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 1167/QĐ-TTg ngày 28/6/2016 về việc điều chỉnh giao chỉ tiêu thực hiện BHYT giai đoạn 2016-2020.

21. Chính phủ, Nghị định số 105/2014/NĐ-CP ngày 15/11/2014 hướng dẫn một số điều Luật BHYT.

22. Bộ Tài chính, Bộ Y tế, Thông tư liên tịch 41/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 24/11/2014 hướng dẫn thực hiện BHYT.

23. Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, Quyết định số 959/QĐ-BHXH ngày 09/9/2015 Ban hành Quy định về quản lý thu BHXH, BHYT, BHTN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT.

24. Tổng giám đốc BHXH Việt Nam, Quyết định số 1599/QĐ-BHXH ngày 28/10/2016 về việc Ban hành Quy định hoạt động Đại lý thu BHXH, BHYT.

25. Tỉnh ủy Khánh Hòa, Chương trình hành động số 15-CTr/TU ngày 01/7/2013 về việc “Thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị”.

26. UBND Tỉnh Khánh Hòa, Quyết định số 3027-QĐ/UBND ngày 12/12/2013 về việc Ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 15-Ct/TU ngày 01/7/2013 của Tỉnh ủy.

27. UBND tỉnh Khánh Hòa, Quyết định số 3537/QĐ-UBND của ngày 24/12/2014 về việc ban hành quy chế phối hợp thực hiện Luật BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn tỉnh.

28. UBND tỉnh Khánh Hòa, Quyết định số 3642/QĐ-UBND ngày 27/12/2014 V/v Phê duyệt Kế hoạch thực hiện đề án BHYT toàn dân giai đoạn 2015 – 2020 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

29. UBND tỉnh Khánh Hòa, Văn bản số 3435/UBND-VX ngày 11/06/2014 V/v tăng cường thực hiện chính sách BHXH, BHYT.

30. UBND tỉnh Khánh Hòa, Văn bản số 4593/UBND-VX ngày 31/07/2014 V/v kế hoạch thực hiện BHYT toàn dân tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2014-2015 và những năm tiếp theo.

31. UBND tỉnh Khánh Hòa, Văn bản số 8355/UBND-VX ngày 30/12/2014 V/v thực hiện Quyết định số 32/QĐ-TTg ngày 27/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 22/2014/TT-BLĐTBXH ngày 29/8/2014 của Bộ Lao động – TB và XH về điều tra hộ gia đình nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình.

32. UBND tỉnh Khánh Hòa, Văn bản số 1867/UBND-VX ngày 30/03/2015 V/v đưa chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN vào chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của tỉnh.

33. UBND tỉnh Khánh Hòa, Văn bản số 3659/UBND-TH ngày 10/6/2015 về việc Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 – 2020.

34. UBND tỉnh Khánh Hòa, Văn bản số 5449/UBND-VX ngày 18/8/2015 về việc lập danh sách đối tượng tham gia BHYT.

35. UBND tỉnh Khánh Hòa, Văn bản số 6359/UBND-VX ngày 23/9/2015 V/v triển khai thực hiện Quyết định số 1584/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao chỉ tiêu thực hiện BHYT giai đoạn 2015-2020.

Page 84: MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 - baohiemxahoi.gov.vn

84

36. UBND tỉnh Khánh Hòa, Văn bản số 6586/UBND-VX ngày 02/10/2015 V/v chấp hành pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN.

37. UBND tỉnh Khánh Hòa, Văn bản số 6903/UBND-VX ngày 15/10/2015 về việc lập danh sách đối tượng tham gia BHYT.

38. UBND tỉnh Khánh Hòa , Văn bản số 8251/UBND-VX ngày 01/12/2015 về việc thực hiện chính sách pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN.

39. UBND tỉnh Khánh Hòa, Văn bản 9542/UBND-KGVX ngày 25/11/2016 về việc kiện toàn Ban chỉ đạo phát triển BHYT toàn dân.