LỜI MỞ ĐẦUthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/khaosatmoi... · Web viewLỜI MỞ...

139
Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU...................................................3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI........................................3 II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI......................................... 4 III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU....................................4 IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI..................5 V. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.............................5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN....................................... 6 I. DU LỊCH MÔI TRƯỜNG.......................................6 I.1 Một số khái niệm cơ bản về du lịch................6 I.1.1 Khách Du Lịch......................................6 I.1.2 Các công ty cung cấp sản phẩm và dịch vụ du lịch. . .6 I.1.3 Chính phủ tại địa bàn du lịch ....................6 I.1.4 Dân chúng địa phương...............................7 I.2 Các điều kiện cần thiết về môi trường cho hoạt động du lịch................................................... 8 I.2.1 Vị trí địa lý......................................8 I.2.2 Môi trường địa chất................................9 I.2.4 Môi trường nước...................................10 I.2.5 Môi trường sinh học...............................10 I.2.6 Tai biến môi trường...............................11 I.3 Phát triển bền vững du lịch......................12 I.3.1 Định nghĩa phát triển bền vững du lịch............12 I.3.2 Phát triển bền vững du lịch dưới góc độ môi trường 13 I.4 Du lịch sinh thái................................14 II. TÁC ĐỘNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐẾN MÔI TRƯỜNG..............16 II.1 Tác động tích cực...............................16 II.2 Tác động tiêu cực...............................17 III . TỔNG QUAN DU LỊCH ĐÀ LẠT – LÂM ĐỒNG.................18 III.1 Điều kiện tự nhiên Đà Lạt – Lâm Đồng...........18 III.2 Vai trò của Du lịch đối với phát triển kinh tế của Đà lạt................................................... 22 III.3 Hiện trạng du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng...........24 GVHD: ThS. Bùi Nguyễn Lâm Hà SVTH: Cao Thị Thanh Thuận 1

Transcript of LỜI MỞ ĐẦUthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/khaosatmoi... · Web viewLỜI MỞ...

Page 1: LỜI MỞ ĐẦUthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/khaosatmoi... · Web viewLỜI MỞ ĐẦU 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 4 III. NỘI DUNG

Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................................3

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI......................................................................................................3II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI.........................................................................................................4III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...........................................................................................4IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI................................................5V. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI........................................................................5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.............................................................................................6I. DU LỊCH MÔI TRƯỜNG.................................................................................................6

I.1 Một số khái niệm cơ bản về du lịch........................................................................6I.1.1 Khách Du Lịch........................................................................................................6I.1.2 Các công ty cung cấp sản phẩm và dịch vụ du lịch.................................................6I.1.3 Chính phủ tại địa bàn du lịch .................................................................................6I.1.4 Dân chúng địa phương............................................................................................7

I.2 Các điều kiện cần thiết về môi trường cho hoạt động du lịch..............................8I.2.1 Vị trí địa lý..............................................................................................................8I.2.2 Môi trường địa chất.................................................................................................9I.2.4 Môi trường nước....................................................................................................10I.2.5 Môi trường sinh học..............................................................................................10I.2.6 Tai biến môi trường...............................................................................................11

I.3 Phát triển bền vững du lịch...................................................................................12I.3.1 Định nghĩa phát triển bền vững du lịch.................................................................12I.3.2 Phát triển bền vững du lịch dưới góc độ môi trường.............................................13

I.4 Du lịch sinh thái......................................................................................................14II. TÁC ĐỘNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐẾN MÔI TRƯỜNG...................................16

II.1 Tác động tích cực....................................................................................................16 II.2 Tác động tiêu cực....................................................................................................17

III . TỔNG QUAN DU LỊCH ĐÀ LẠT – LÂM ĐỒNG..................................................18 III.1 Điều kiện tự nhiên Đà Lạt – Lâm Đồng................................................................18 III.2 Vai trò của Du lịch đối với phát triển kinh tế của Đà lạt.......................................22 III.3 Hiện trạng du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng.................................................................24

CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHU DU LỊCH THÁC CAM LY VÀ THÁC DATANLA...................................................................26

I. MỘT VÀI NÉT VỀ KHU DU LỊCH..............................................................................26 I.1 Khu du lịch thác Cam Ly.........................................................................................26 I.2 Khu du lịch thác Datanla..........................................................................................27

II. HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG TẠI 2 KHU DU LỊCH.................28 II.1 Hiện trạng chất thải rắn...........................................................................................28

II.1.1 Phương pháp thực hiện........................................................................................28II.1.2 Kết quả khảo sát...................................................................................................30

II.2 Hiện trạng chất lượng nước tại hai khu du lịch.......................................................44

GVHD: ThS. Bùi Nguyễn Lâm Hà SVTH: Cao Thị Thanh Thuận1

Page 2: LỜI MỞ ĐẦUthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/khaosatmoi... · Web viewLỜI MỞ ĐẦU 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 4 III. NỘI DUNG

Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

II.2.1 Phương pháp nghiên cứu......................................................................................44II.2.1.1 Tìm hiểu chung về hiện trạng chất lượng nước tại hai khu du lịch..................44II.2.1.2 Lấy mẫu nước và tiến hành phân tích trong phòng thí nghiệm.........................44II.2.2 Kết quả khảo sát chất lượng nước........................................................................45

CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI 2 KHU DU LỊCH..........55I. NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG DU LỊCH...............................................55

I.1 Luật môi trường về bảo vệ môi trường trong du lịch................................................55 I.2 Nội dung QLNN về bảo vệ môi trường du lịch.........................................................55 I.3 Tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường tại khu du lịch...............................58

II. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI 2 KHU DU LỊCH....................................................59 II.1 Nhiệm vụ của ban quản lý khu du lịch.....................................................................59 II.2 Những quy định về bảo vệ môi trường....................................................................60 II.3 Các chương trình môi trường trong khu du lịch......................................................60 II.4 Nhận xét hiện trạng quản lý môi trường tại khu du lịch..........................................61

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG TẠI KHU DU LỊCH......................................................................................62

I. GIẢI PHÁP TRƯỚC MẮT.............................................................................................62 I.1 Cần thành lập bộ phận quản lý môi trường..............................................................62 I.2 Giải quyết các vấn đề môi trường đang tồn tại.........................................................63 II.3 Lập các quy định về bảo vệ môi trường trong khu du lịch đối với du khách.........63 I.4 Đối với thác Cam Ly................................................................................................63

II. GIẢI PHÁP LÂU DÀI...................................................................................................64 II.1 Giải pháp tổ chức quản lý du lịch...........................................................................64

II.1.1 Cải tiến và hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý:...................................................64II.1.2 Kết hợp với các Phân các cấp quản lý, các tổ chức xã hội am hiểu môi trường để cùng giải quyết các vấn đề ô nhiễm...............................................................................64

II.2 Các giải pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường du lịch......................................65II.2.1 Giáo dục du khách................................................................................................65II.2.2 Giáo dục cộng đồng địa phương..........................................................................66II.2.3 Giáo dục trong trường học...................................................................................66

II.3 Giải pháp hành chính..............................................................................................67 III.4 Đề xuất phát triển du lịch sinh thái đối với khu du lịch thác Datanla...................68

III.4.1 Những nguyên tắc cơ bản về thế nào là du lịch sinh thái thực sự......................68III.4.2 Những điều kiện phù hợp để phát triển Datanla thành khu du lịch sinh thái.....69III.4.3 Hướng phát triển sinh thái cho khu du lịch thác Datanla...................................75

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................................83I. KẾT LUẬN...................................................................................................................83II. KIẾN NGHỊ....................................................................................................................84

TÀI LIỆU THAM KHẢO:........................................................................................856

GVHD: ThS. Bùi Nguyễn Lâm Hà SVTH: Cao Thị Thanh Thuận2

Page 3: LỜI MỞ ĐẦUthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/khaosatmoi... · Web viewLỜI MỞ ĐẦU 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 4 III. NỘI DUNG

Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

LỜI MỞ ĐẦU

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Du lịch ngày nay đã trở thành một ngành kinh tế phát triển nhanh và chiếm vị trí

quan trọng trong cơ cấu kinh tế của nhiều quốc gia. Việt Nam là một nước được biết

đến với các danh lam thắng cảnh nổi tiếng được thế giới công nhận là di sản văn hoá

thế giới: Vịnh Hạ Long, Phong Nha, Kẻ Bàng, Thánh Địa Mĩ Sơn, Cố Đô Huế, Phố Cổ

Hội An, Nhã Nhạc Cung Đình Huế… Cùng với điều kiện tự nhiên phong phú và đa

dạng Việt Nam đã và đang là điểm đến lý tưởng của bạn bè du khách quốc tế. Một

trong những điểm đến thu hút lượng khách du lịch khá lớn hàng năm ở nước ta đó là

thành phố du lịch Đà Lạt.

Đà lạt là một thành phố miền núi nằm ở Nam Tây nguyên, có khí hậu ôn hòa mát

mẻ quanh năm, cảnh quan tự nhiên xinh đẹp thơ mộng, có những công trình kiến trúc

đặc sắc… nên từ lâu Đà Lạt là trung tâm du lịch nghỉ dưỡng lớn và nổi tiếng của cả

nước và khu vực. Hiện nay tại rất nhiều vùng, điểm du lịch truyền thống, nổi tiếng và

có nhiều tiềm năng đã và đang phải chịu những áp lực khá lớn từ các khía cạnh môi

trường. Đặc biệt là những khu vực đó xuất hiện ngày càng mạnh các hiện tượng, các

quá trình ô nhiễm, sự xuống cấp nhanh chóng của điều kiện môi trường kinh tế, xã hội

và nhân văn, sự suy giảm tới mức báo động của nhiều dạng tài nguyên, các yếu tố môi

trường tự nhiên, sinh thái... Đứng trước thực tế trên, để có thể phát triển ngành kinh tế

này thì những vần đề về môi trường cũng cần phải được đặt ra và giải quyết một cách

nghiêm túc, đầy đủ sao cho vừa phát triển, vừa khai thác với hiệu quả cao nhất về du

lịch nhưng lại phải đảm bảo sự phát triển lâu dài.

Để phát triển bền vững giữa du lịch và môi trường trên địa bàn Đà Lạt cần có cái

nhìn tổng quan nhất về môi trường tại các khu du lịch. Có phương pháp quản lý tốt hơn

các thành phần môi trường đặc trưng tại khu du lịch.

GVHD: ThS. Bùi Nguyễn Lâm Hà SVTH: Cao Thị Thanh Thuận3

Page 4: LỜI MỞ ĐẦUthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/khaosatmoi... · Web viewLỜI MỞ ĐẦU 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 4 III. NỘI DUNG

Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

Chính vì mục đích muốn truyền tải một phần nào về tình hình môi trường du lịch

hiện nay tại Đà Lạt, sinh viên lựa chọn thực hiện đề tài: “Khảo sát hiện trạng chất

lượng môi trường một số khu du lịch trên địa bàn Đà Lạt” làm đề tài khóa luận tốt

nghiệp. Đề tài xoay quanh vấn đề về hiện trạng chất lượng môi trường tại khu du lịch,

và làm sao để vấn đề bảo vệ môi trường tại khu du lịch được tốt hơn? Do hạn chế về

mặt kiến thức và thời gian có hạn nên đề tài chỉ thực hiện được trên hai khu du lịch

Thác Datanla và khu du lịch thác Cam Ly.

Bố cục của luận văn gồm:

Lời mở đầu

Chương 1: Tổng quan

Chương 2: Hiện trạng chất lượng môi trường tại hai khu du lịch

Chương 3: Hiện trạng quản lý môi trường tại hai khu du lịch

Chương 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại hai khu du lịch

Kết luận và kiến nghị

II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI

Khảo sát, đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường và thực trạng công tác quản

lý môi trường tại khu du lịch thác Datanla và thác Cam Ly

III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Khảo sát, đo đạc các thông số môi trường đặc trưng: nước, chất thải rắn.

- Hiện trạng chất lượng môi trường tại khu du lịch.

- Tìm hiểu thực trạng quản lý môi trường của khu du lịch

- Đề xuất các phương án nâng cao hiệu quả quản lý môi trường

GVHD: ThS. Bùi Nguyễn Lâm Hà SVTH: Cao Thị Thanh Thuận4

Page 5: LỜI MỞ ĐẦUthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/khaosatmoi... · Web viewLỜI MỞ ĐẦU 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 4 III. NỘI DUNG

Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

1. Phạm vi nghiên cứu

- Khu du lịch Thác Datanla

- Khu du lịch Thác CamLy

2. Đối tượng nghiên cứu

- Các thành phần môi trường

+ Các thông số đặc trưng trong môi trường nước: DO, COD, nitrat, phosphat, TS,

TDS, TSS.

+ Chất thải rắn trong khu du lịch : thành phần, tính chất, nguồn phát thải.

- Chương trình quản lý môi trường

V. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Để giải quyết tốt các nội dung nghiên cứu đặt ra và phù hợp với đối tượng và phạm

vi nghiên cứu đề tài, trong quá trình thực hiện đã sử dụng đến các phương pháp nghiên

cứu sau:

- Phân tích tổng hợp tài liệu

- Phỏng vấn trực tiếp : các nhà quản lý khu du lịch, nhân viên khu du lịch, khách

du lịch

- Khảo sát đo đạc và thu mẫu thực tế tại mỗi khu du lịch

- Phân tích trong phòng thí nghiệm (So sánh và đánh giá kết quả dựa vào QCVN

2008)

- Thống kê và xử ký số liệu

GVHD: ThS. Bùi Nguyễn Lâm Hà SVTH: Cao Thị Thanh Thuận5

Page 6: LỜI MỞ ĐẦUthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/khaosatmoi... · Web viewLỜI MỞ ĐẦU 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 4 III. NỘI DUNG

Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

I. DU LỊCH MÔI TRƯỜNG

I.1 Một số khái niệm cơ bản về du lịch

Tổng thống Mexico Gustavo Diaz Ordaz đã từng nói: “Thế giới đừng bao giờ coi

du lịch chỉ đơn thuần là một ngành kinh doanh, mà phải coi đây là một phương thức để

con người có thể biết và hiểu lẫn nhau; việc hiểu được nhau của con người là bản chất

quan trọng nhất của thế giới thực tại”.

Du lịch có thể được định nghĩa là ngành khoa học, nghệ thuật và ngành kinh doanh

bằng cách thu hút và chuyên chở khách thăm quan, cung cấp nơi ăn nghỉ và đáp ứng

nhu cầu và ước muốn của du khách một cách tốt nhất.

Bốn mối liên hệ khác nhau của du lịch được phân biệt như sau:

I.1.1 Khách Du Lịch (The Tourist)

Khách du lịch có nhiều nhu cầu khác nhau về tinh thần về vật chất và muốn nhận

được sự thoả mãn. Bản chất của những vấn đề này sẽ có quyết định rất lớn trong việc lựa

chọn những điểm đến và các hoạt động vui chơi khác.

I.1.2 Các công ty cung cấp sản phẩm và dịch vụ du lịch (The business providing

tourist goods and services)

Những nhà kinh doanh coi du lịch là cơ hội để kiếm lời bằng cách cung cấp sản

phẩm và dịch vụ mà thị trường khách du lịch yêu cầu.

I.1.3 Chính phủ tại địa bàn du lịch (The government of the host community or

area)

Các nhà chính trị quan niệm ngành du lịch như một nhân tố thịnh vượng trong nền

kinh tế dưới thể chế của họ. Mối tương quan giữa chúng có quan hệ tới những thu nhập

mà công dân của họ nhận được từ ngành kinh doanh này. Các nhà chính trị cũng chú trọng

tới doanh thu về ngoại tệ có được từ du lịch quốc tế cũng như là khoản thuế thu được từ

tiêu dùng của du khách dù là trực tiếp hay gián tiếp.

GVHD: ThS. Bùi Nguyễn Lâm Hà SVTH: Cao Thị Thanh Thuận6

Page 7: LỜI MỞ ĐẦUthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/khaosatmoi... · Web viewLỜI MỞ ĐẦU 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 4 III. NỘI DUNG

Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

I.1.4 Dân chúng địa phương (The host community)

Người dân địa phương thường quan niệm ngành du lịch là nhân tố văn hoá và tạo

việc làm. Vấn đề quan trọng ảnh hưởng tới nhóm này đó là sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa

rất nhiều người nước ngoài và dân địa phương. Ảnh hưởng này có thể có lợi, có thể có

hại, hoặc cả hai.

Chính vì vậy, du lịch được định nghĩa là toàn bộ những hiện tượng và các mối quan hệ

phát sinh từ việc trao đổi qua lại giữa khách du lịch, doanh nghiệp, chính phủ, và cộng

đồng dân chúng địa phương trong quá trình thu hút và tiếp đón những du khách này.

Một số khái niệm của Tổ chức Du lịch Thế giới – WTO (World Trade

Organisation) về du lịch đã được Liên Hợp Quốc thừa nhận:

Du khách quốc tế (International Tourist)

Là một người lưu trú trong một thời kỳ ít nhất là 1 đêm, không vượt quá 1 năm.

Du khách trong nước (Domestic Tourist):

Là một người đang sống trong một quốc gia, không kể quốc tịch nào, đi đến một

nơi khác trong quốc gia đó khác nơi tường trú hiện tại trong thời gian ít nhất là 24 giờ

và không vượt qua 1 năm với bất cứ mục đích gì ngoài làm việc để lĩnh lương ở nơi

đến.

Những thuật ngữ được Uỷ Ban Thống Kê Liên Hợp Quốc (United Nations

Statistical Commission) công nhận ngày 4/4/1993 theo đề nghị của WTO để thống nhất

việc soạn thảo thống kê du lịch.

Du lịch quốc tế (International Tourism):

+ Khách du lịch nước ngoài vào trong nước (Inbound Tourism): Gồm những người

từ nước ngoài đến thăm một quốc gia.

+ Khách du lịch trong nước ra nước ngoài (Outbound Tourism): Gồm những người

đang sống trong một quốc gia đi viếng thăm nước ngoài.

Du lịch của người dân trong nước (Internal Tourism):

Gồm những người đang sống trong một quốc gia đi thăm quan trong nước.

GVHD: ThS. Bùi Nguyễn Lâm Hà SVTH: Cao Thị Thanh Thuận7

Page 8: LỜI MỞ ĐẦUthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/khaosatmoi... · Web viewLỜI MỞ ĐẦU 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 4 III. NỘI DUNG

Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

Du lịch trong nước (Domestic Tourism):

Gồm Inbound Tourism cộng với Internal Tourism. Đây là thị trường cho các cơ sở

lưu trú trong nước và các nguồn thu hút khách du lịch của một quốc gia.

Du lịch quốc gia (National Tourism):

Gồm Outbound Tourism cộng với Internal Tourism. Đây là thị trường cho các đại lý

lữ hành và các hãng hàng không.

Du lịch là một tổng thể các hoạt động, dịch vụ và các ngành công nghiệp đem lại

hoạt động du lịch. Du lịch liên quan đến giao thông đi lại, nghỉ ngơi, ăn uống, mua

sắm, giải trí, những tiện nghi du lịch, và những dịch vụ hiếu khách khác dành cho

những khách lẻ hay đoàn đi du lịch. Nó bao gồm tất cả những nhà cung ứng và các

dịch vụ dành cho khách. Du lịch là toàn bộ ngành công nghiệp du lịch thế giới, khách

sạn, vận chuyển, và tất cả các thành phần khác, gồm cả chương trình xúc tiến phục vụ

nhu cầu và mong muốn của du khách. Cuối cùng, du lịch là tổng các tiêu dùng của du

khách trong vùng lãnh thổ của một nước hoặc vùng thuộc chính phủ hoặc khu vực

kinh tế của các quốc gia tiếp giáp nhau.

I.2 Các điều kiện cần thiết về môi trường cho hoạt động du lịch

I.2.1 Vị trí địa lý

Vị trí địa lý của các khu du lịch có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển du lịch.

Vị trí của các khu du lịch càng gần các thị trường tiềm năng thì càng thuận tiện và thu

hút nhiều du khách. Bởi vì nếu khoảng cách này quá xa thì sẽ ảnh hưởng tới sự chi trả

của du khách cho vận chuyển, ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như mất thời gian tham

quan của du khách. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp ngoại lệ vì khoảng cách càng

xa thì càng có sức hấp dẫn cao đối với những du khách có khả năng chi trả cao, có tính

hiếu kì vì sự tương phản và khác lạ của nơi tham quan và nơi ở của du khách.

GVHD: ThS. Bùi Nguyễn Lâm Hà SVTH: Cao Thị Thanh Thuận8

Page 9: LỜI MỞ ĐẦUthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/khaosatmoi... · Web viewLỜI MỞ ĐẦU 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 4 III. NỘI DUNG

Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

I.2.2 Môi trường địa chất

Địa hình của một khu vực là sản phẩm của các quá trình địa chất lâu dài, là một

thành phần quan trọng của tự nhiên và là nơi diễn ra mọi hoạt động của con người. Đặc

điểm hình thái của địa hình và các dạng đặc biệt của địa hình là những yếu tố quan

trọng góp phần tạo nên phong cảnh và sự đa dạng cảnh quan của khu vực đó. Địa hình

của một khu du lịch càng đa dạng, độc đáo và tương phản thì càng có sức hấp dẫn đối

với du khách. Thực tế du khách rất thích những nơi vừa có sự kết hợp của nhiều dạng

địa hình thể hiện được vẻ đẹp hùng vĩ của và thơ mộng của thiên nhiên, vừa có khí hậu

mát mẻ, không khí trong lành. Đặc biệt của địa hình đồi núi (Sa Pa, Tam Đảo, Lang

Biang…) địa hình kiểu Karstơ (Hạ Long, Phong Nha)

Đây là một trong những nhân tố quan trọng kiểm soát về mặt môi trường tự nhiên,

ảnh hưởng đến đất đai, động thực vật... Thông thường thì những nơi có khí hậu và thời

tiết đặc trưng,dễ chịu thì sẽ có sức lôi cuốn du khách ở những nơi khác hơn là những

nơi có thời tiết khắc nghiệt. Nói chung thì mỗi loại hình du lịch khác nhau thường đòi

hỏi những điều kiện khí hậu khác nhau. Khách du lịch biển sẽ ưa thích những điều kiện

khí hậu như: số giờ nắng trong ngày nhiều; không có mưa hoặc mưa ít trong thời vụ du

lịch; nhiệt độ của không khí trung bình; nhiệt độ nước biển từ 20 0C đến 25 0C. Không

chỉ vậy, mà tổ hợp của sự thay đổi theo mùa rõ rệt của các đới nhiệt độ cũng ảnh hưởng

đến sự phát triển và các hoạt động của ngành du lịch. Sự thay đổi này sẽ quyết định

tính đa dạng của các loại hình vui chơi giải trí của khu du lịch. Trong việc đáp ứng các

nhu cầu và thỏa mãn của du khách thì khu du lịch có càng nhiều khả năng cung cấp các

dịch vụ vui chơi giải trí đa dạng thì càng thu hút được nhiều du khách hơn. Ngoài ra

điều kiện thời tiết và khí hậu còn ảnh hưởng đến việc thực hiện các chuyến du lịch

hoặc các hoạt động về du lịch.

Những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như bão, lũ lụt, khô hạn cũng gây ảnh

hưởng xấu đến hoạt động du lịch.

GVHD: ThS. Bùi Nguyễn Lâm Hà SVTH: Cao Thị Thanh Thuận9

Page 10: LỜI MỞ ĐẦUthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/khaosatmoi... · Web viewLỜI MỞ ĐẦU 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 4 III. NỘI DUNG

Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

Một nhân tố cũng không kém phần quan trọng trong du lịch là chất lượng không khí

của khu du lịch. Môi trường không khí ảnh hưởng đến việc quy hoạch các khu du lịch

nghỉ dưỡng, đến tổ chức mùa vụ khai thác du lịch. Những biến động của môi trường

không khí như sự biến động về chế độ nhiệt, mưa, ẩm, gió… Gây ra nhiều biến động

đến đời sống sản xuất của cả nhân loại trong đó có cả hoạt động du lịch.

I.2.4 Môi trường nước

Môi trường nước bao gồm nguồn nước mưa, nước mặt, nước ngầm. Trong đó

nguồn nước mặt có vai trò vô cùng quan trọng vì nó liên quan trực tiếp đến việc phát

triển giao thông vận chuyển của du khách bằng đường thủy, khả năng cung cấp nước

và chất lượng nước ( nước ngọt, nước biển, nước khoáng…) phục vụ cho nhu cầu: sinh

hoạt, vui chơi, giải trí và tắm biển, nghỉ dưỡng, chữa bệnh của du khách. Không những

vậy mà môi trường nước còn kết hợp với các cảnh quan khác tạo nên những cảnh quan

vô cùng sống động và hấp dẫn du khách. Đồng thời môi trường nước còn có tác dụng

lọc khí, tạo một môi trường không khí trong lành, dễ chịu. Ngoài ra, nguồn tài nguyên

nước mặt còn là nơi diễn ra các hoạt đông vui chơi, giải trí của du khách như các hoạt

động thể thao, du ngoạn, tham quan sông nước, câu cá, tắm biển, lướt sóng…

I.2.5 Môi trường sinh học

Đa dạng sinh học là mức độ phong phú của sự sống, là toàn bộ tài nguyên thiên

nhiên do tất cả các dạng sống trên trái đất tạo nên. Đa dạng sinh học bao gồm tất cả các

loài sinh vật từ bé đến lớn đang sống trên trái đất, tất cả các gen có trong các loài đó,

các hệ sinh thái, môi trường sống được tạo nên do các loài khác nhau sống chung trong

những điều kiện nhất định của một vùng hay một khu vực nào đó. Trong môi trường

sinh học thì động vật và thực vật hoang dã có ý nghĩa quan trọng đối với giải trí và du

lịch của con người. Đồng thời, đa dạng sinh học còn tạo sự hấp dẫn trong hoạt động du

lịch. Thực tế cho thấy rằng ở khu vực càng có đa dạng sinh học cao thì càng có sức thu

hút du khách đến tham quan, du lịch, nghiên cứu.

GVHD: ThS. Bùi Nguyễn Lâm Hà SVTH: Cao Thị Thanh Thuận10

Page 11: LỜI MỞ ĐẦUthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/khaosatmoi... · Web viewLỜI MỞ ĐẦU 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 4 III. NỘI DUNG

Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

Trong phát triển du lịch, các vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên có ý

nghĩa rất lớn vì ở đó có sự tập trung đa dạng sinh học cao với nhiều loài động thực vật

đặc hữu, quý hiếm. Một trong những mục tiêu xây dựng hệ thống vườn quốc gia nói

trên là bảo vệ các khu cảnh quan tự nhiên, phục vụ mục đích khoa học, giáo dục và du

lịch sinh thái. Tuy nhiên những điểm du lịch ở các khu bảo tồn cũng tiềm ẩn nhiều

nguy cơ độc hại từ các loại côn trùng độc, rắn độc, cá độc… có thể gây nguy hiểm đến

tính mạng của du khách. Vì vậy mà các khu du lịch này cũng cần có những thiết bị,

dụng cụ để bảo vệ du khách khỏi những nguy hiểm đó.

I.2.6 Tai biến môi trường

Tai biến môi trường là các sự cố hay các rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của

con người, hoặc do biến đổi bất thường của thiên nhiên, gây suy thoái môi trường

nghiêm trọng. Ví dụ như: hạn hán, bão lụt, động đất…và các sự cố môi trường do con

người gây ra như: rò rỉ hóa chất độc hại, cháy nổ, sử dụng bom nguyên tử…bất kỳ loại

tai biến nào cũng có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho du lịch nếu chúng làm thay

đổi các điều kiên tự nhiên, xã hội và làm xáo trộn các hoạt động du lịch. Tai biến môi

trường sẽ làm giảm chất lượng môi trường du lịch, ảnh hưởng đến tính mạng du khách,

tác động xấu đến tâm lý du khách, làm cho họ cảm thấy bất an khi lưu lại điểm du lịch

đó. Vì vậy, cùng với những biện pháp và nỗ lực chung để hạn chế các tai biến môi

trường như sự sẵn sàng trong tình trạng đối phó với thiên tai, cũng cần có những

nghiên cứu đánh giá và quan trắc mang tính khoa học cao nhằm thành lập các bản đồ,

sơ đồ phân vùng tai biến các nguy cơ, sự cố nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả trong

các hoạt động phát triển du lịch. Ngoài ra còn cần phải xây dựng các hệ thống cảnh

báo, dự báo sớm các chỉ thị về tai biến để làm cho du khách thực sự an tâm. Hơn nữa,

phải luôn coi trọng các vấn đề liên quan đến an ninh và an toàn cho du khách cũng như

cho toàn xã hội.

GVHD: ThS. Bùi Nguyễn Lâm Hà SVTH: Cao Thị Thanh Thuận11

Page 12: LỜI MỞ ĐẦUthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/khaosatmoi... · Web viewLỜI MỞ ĐẦU 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 4 III. NỘI DUNG

Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

I.3 Phát triển bền vững du lịch.

I.3.1 Định nghĩa phát triển bền vững du lịch

Theo Hội đồng Thế giới về Môi trường và phát triển thì "Phát triển bền vững là sự

phát triển đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại khả năng của các thế hệ

tương lai trong đáp ứng các nhu cầu của họ". Sự phát triển của một quốc gia phải được

đảm bảo một cách thống nhất và đồng thời trên 3 mặt: kinh tế, xã hội và môi trường.

Bền vững về kinh tế thể hiện một cách khái quát ở sự ổn định và không ngừng gia

tăng sức sản xuất của quốc gia, thông thường được hiển thị bằng chỉ tiêu tổng sản

phẩm quốc gia trên đầu người (GDP/người). Bền vững ở xã hội thể hiện ở sự phân chia

thu nhập và phúc lợi xã hội, thông thường được hiển thị bằng tính công bằng trong

phân bố các tầng lớp giàu nghèo trong xã hội. Bền vững về môi trường thể hiện ở sự sử

dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và điều kiện môi trường xã hội, phục vụ

nhu cầu các thế hệ hiện tại mà vẫn để lại cho các thế hệ tương lai những tài nguyên và

điều kiện môi trường cần thiết cho sự phát triển của họ. Ngày nay song song với việc

phát triển du lịch là đi đôi với việc tàn phá môi trường tự nhiên xung quanh. Những

việc phá hoại môi trường này chỉ đem lại cho quốc gia và doanh nghiệp một chút ít lợi

ích trước mắt, còn về lâu dài đây chính là mối nguy hại đe dọa đến sự sống còn của

môi trường. Cho nên chủ trương của Tổng cục du lịch Việt Nam hiện nay khuyến

khích các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành tập trung vào phát triển du lịch bền vững

hay còn gọi "du lịch sinh thái", "du lịch xanh". Ở đây hàm hai ý nghĩa, đó là khái niệm

về tính " liên tục" và khái niệm về tính "bảo tồn". Để làm được điều đó thì phải có

chiến lược lâu dài về việc bảo vệ môi trường xã hội nói chung và môi trường du lịch

nói riêng.

Phát triển du lịch môi trường bao gồm các yếu tố như sau: khai thác và phát triển tài

nguyên, bảo tồn sinh thái, khống chế sự thay đổi của môi trường sinh thái đồng thời

bảo vệ duy trì cân bằng môi trường tự nhiên, đồng thời khôi phục những nguồn tài

nguyên đã bị huỷ hoại. Tức khi có mục tiêu phát triển một khu du lịch nào đó, chúng ta

GVHD: ThS. Bùi Nguyễn Lâm Hà SVTH: Cao Thị Thanh Thuận12

Page 13: LỜI MỞ ĐẦUthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/khaosatmoi... · Web viewLỜI MỞ ĐẦU 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 4 III. NỘI DUNG

Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

phải xây dựng kế hoạch phát triển dựa trên những đặc trưng thế mạnh của khu vực đó,

đồng thời phải có quyết định đúng đắn trong việc có ứng dụng những yếu tố trên.

I.3.2 Phát triển bền vững du lịch dưới góc độ môi trường

Theo tổ chức du lịch thế giới (WTO) thì : " phát triển du lịch bền vững là việc phát

triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu về hiện tại của du khách và người

dân bản địa, trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên

cho phát triển du lịch trong tương lai ".

Sự phát triển với quy mô lớn và tốc độ nhanh, mạnh của ngành Du lịch Việt Nam

trong những năm gần đây đã và đang gây ra những bất cập, những hạn chế về môi

trường. Sự phát triển ngành Du lịch luôn có mối liên hệ mật thiết, chặt chẽ với sự phát

triển kinh tế - xã hội chung của từng vùng và của cả nước, liên quan đến các công việc

cụ thể, các quá trình khai thác tài nguyên môi trường. Trên cơ sở phương pháp tiếp cận

nghiên cứu tổng hợp, áp dụng các tiêu chí, các nguyên tắc và những giải pháp phát

triển bền vững kinh tế xã hội chung, môi trường du lịch nói riêng. Môi trường du lịch

có hấp dẫn khách du lịch hay không trước tiên phải kể đến các yếu tố tài nguyên du

lịch. Khi mà đời sống của con người ngày càng tăng thì nhu cầu đi du lịch càng cao.

Quanh năm suốt tháng phải tiếp xúc với bụi bẩn, ồn ào của chốn đô thị, những ngày

nghỉ con người ta muốn thoát khỏi cuộc sống bình thường đó, và họ đi du lịch. Chỉ đến

những nơi có thiên nhiên đẹp, trong lành và yên tĩnh sẽ thoả mãn được nhu cầu của họ.

Chính vì điều đó, môi trường rất quan trọng trong kinh doanh du lịch. Sự suy giảm về

trữ lượng và chất lượng của các tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa cơ bản đối với cuộc

sống của con người như: đất đai, nước, rừng, thuỷ sản, khoáng sản và các dạng tài

nguyên năng lượng. Sự suy thoái này trong thập kỷ 21 có khả năng dẫn tới tình trạng

thiếu thốn nghiêm trọng về lương thực, hay về các nhu cầu cần thiết của con người nói

chung. Ô nhiễm môi trường sống của con người với tốc độ nhanh và phạm vi lớn hơn

trước. Không khí, nước, đất đai, các đô thị, khu công nghiệp, vùng ven biển, đại dương

ngày càng bị ô nhiễm, ảnh hưởng xấu đến không chỉ ngành du lịch, mà còn nguy hại

GVHD: ThS. Bùi Nguyễn Lâm Hà SVTH: Cao Thị Thanh Thuận13

Page 14: LỜI MỞ ĐẦUthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/khaosatmoi... · Web viewLỜI MỞ ĐẦU 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 4 III. NỘI DUNG

Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

hơn đó là sức khoẻ, đời sống của con người cũng như sự suy tồn và phát triển của các

sinh vật khác trên trái đất. Để phần nào khắc phục được những bất cập trên thì cần

đảm bảo sự cân đối hài hoà giữa phát triển du lịch với các kế hoạch, các phương án quy

hoạch phát triển các ngành kinh tế khác theo một nội dung thống nhất trong phát triển

kinh tế xã hội chung của từng vùng nghiên cứu và cho toàn lãnh thổ của đất nước.

Trong nguyên tắc này cần chú ý tới việc xem xét tỷ trọng của ngành du lịch, đánh giá

thực trạng cũng như dự kiến khả năng phát triển trên quan điểm kiểm soát, khống chế

chung, xuất phát từ khía cạnh quản lý khai thác hợp lý nguồn tài nguyên và môi

trường du lịch.

Du lịch và môi trường có mối quan hệ rất gắn bó với nhau, cũng như mối quan hệ

giữa con người và môi trường. Môi trường cung cấp nơi cư trú và các điều kiện cho

cuộc sống con người và muôn loài sinh vật; môi trường cũng là nơi tiếp nhận, lưu trữ

và xử lý những gì mà con người và các sinh vật khác thải ra. Chừng nào còn giữ được

sự cân bằng giữa các quá trình đó thì sự sống trong thiên nhiên và cuộc sống của con

người vẫn có thể tiếp tục duy trì bình thường. Nhưng nếu sự cân bằng đó bị phá vỡ mà

chủ yếu do con người gây ra, thì việc duy trì sự sống và cuộc sống bị đe doạ.

I.4 Du lịch sinh thái

Đây là loại hình du lịch ngày càng được ưa chuộng và phát triển với tốc độ nhanh

trên phạm vi toàn thế giới. Theo định nghĩa của Hiệp hội Du lịch sinh thái thế giới

(Ecotorism society): "Du lịch sinh thái là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên

nhiên, là nơi bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương". Cùng

với khai thác tài nguyên du lịch thì con người phải quan tâm đến sự tồn tại và phát triển

của môi trường tự nhiên bằng các biện pháp lâu dài. Khi mà khoa học công nghệ ngày

càng phát triển, kèm theo sự ra đời của các loại máy móc thì mặt trái của vấn đề ô

nhiễm môi trường và suy thoái hệ sinh khí quyển ngày càng cao. Làm cho tài nguyên

du lịch ngày càng bị cạn kiệt, mất đi thẩm mĩ của nó… Loại hình du lịch sinh thái thực

GVHD: ThS. Bùi Nguyễn Lâm Hà SVTH: Cao Thị Thanh Thuận14

Page 15: LỜI MỞ ĐẦUthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/khaosatmoi... · Web viewLỜI MỞ ĐẦU 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 4 III. NỘI DUNG

Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

chất là loại có quy mô không lớn, nhưng có tác dụng hoà nhập với môi trường tự nhiên

ở điểm du lịch, khu du lịch và nền văn hoá ở đó. Chính loại hình du lịch này Tổ chức

Du lịch thế giới đã khẳng định đối với các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu

hiện tại của du khách cùng người dân ổ vùng có du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng

Đồng thời chú trọng việc tôn tạo nhằm bảo tồn các nguồn tài nguyên du lịch để có

điều kiện phát triển hoạt động của du lịch trong tương lai.

Loại hình du lịch sinh thái có nhiệm vụ: bảo tồn tài nguyên của môi trường tự nhiên;

bảo đảm đối với du khách về các đặc điểm của môi trường tự nhiên mà họ đang chiêm

ngưỡng; thu hút tích cực sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương trong việc quản

lý bảo vệ và phát triển du lịch đang triển khai thực hiện trong điểm du lịch, khu du lịch

Qua các yêu cầu nhiệm vụ đề ra nói lên loại hình du lịch sinh thái vừa bảo đảm sự

hài lòng đối với du khách ở mức độ cao để tạo lập sự hấp dẫn đối với họ, đồng thời qua

du khách quảng bá uy tín của điểm du lịch, khu du lịch. Từ đó ngành du lịch có điều

kiện bảo đảm và nâng cao hiệu quả của hoạt động du lịch và cũng là cơ hội tăng thu

nhập từ hoạt động du lịch đối với các nhóm dân cư trong cộng đồng địa phương, cũng

tức là có điều kiện thuận lợi về xã hội hoá thu nhập từ du lịch. Cho đến nay vẫn chưa

có sự xác định hoàn hảo về loại hình du lịch sinh thái. Loại hình du lịch này vẫn còn

mới mẻ, mặc dù những năm 1997-1998 Tổ chức Du lịch thế giới và Liên Hợp Quốc đã

nêu một số quan điểm chuyển mạnh sang loại hình du lịch sinh thái phù hợp với điều

kiện mới của sự phát triển du lịch. Nói chung du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa

vào những hình thức truyền thống sẵn có, nhưng có sự hoà nhập vào môi trường tự

nhiên và nền văn hoá bản địa, du khách có thêm những nhận thức về đặc điểm của môi

trường tự nhiên, về những nét đặc thù vốn có văn hoá cổ điển, vùng, khu du lịch và có

phần trách nhiệm tự giác để không xảy ra những tổn thất, xâm hại đối với môi trường

tự nhiên và nền văn hoá sở tại.

GVHD: ThS. Bùi Nguyễn Lâm Hà SVTH: Cao Thị Thanh Thuận15

Page 16: LỜI MỞ ĐẦUthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/khaosatmoi... · Web viewLỜI MỞ ĐẦU 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 4 III. NỘI DUNG

Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

II. TÁC ĐỘNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐẾN MÔI TRƯỜNG

Hoạt động du lịch luôn luôn gắn liền với việc khai thác các tiềm năng tài nguyên

môi trường tự nhiên như cảnh đẹp hùng vĩ của núi sông biển….các giá trị văn hoá,

nhân văn. Trong nhiều trường hợp, hoạt động du lịch tạo nên những môi trường nhân

tạo như công viên vui chơi giải trí, nhà bảo tàng, làng văn hoá…trên cơ sở của một hay

tập hợp các đặc tính của môi trường tự nhiên như một hang động, một quả đồi, một

khúc sông, một khu rừng…hay một đền thờ, một quần thể di tích.

Việc thu hút du khách, tạo nên công ăn việc làm cho người dân, kích thích sự phát

triển của các làng nghề thủ công truyền thống, cải thiện đời sống cộng đồng người dân

địa phương…là hệ quả tích cực của tác động du lịch đến môi trường. trong quá trình

phát triển, mối quan hệ nhân quả giữa môi trường và hoạt động du lịch rất chặt chẽ, vì

vậy sự suy giảm chất lượng của môi trường sẽ dẫn đến sự giảm sút sức hút của hoạt

động du lịch

II.1 Tác động tích cực

- Hoạt động du lịch tạo ra hiệu quả tốt đối với việc sử dụng hợp lý và bảo vệ tối ưu

các nguồn tài nguyên và môi trường du lịch góp phần tích cực vào việc bảo tồn các

vườn quốc gia, các khu bảo tồn tự nhiên, các khu rừng văn hóa – lịch sử - môi

trường, tu bổ, bảo vệ hệ thống đền đài lịch sử, kiến trúc mỹ thuật. Ở Việt Nam hiện

nay đã xác định và đưa vào bảo vệ cấp độ quốc gia 105 khu rừng đặc dụng ( trong

đó có 16 vườn quốc gia, 55 khu bảo tồn tự nhiên và 34 khu rừng – văn hóa – lịch sử

môi trường.

- Tăng thêm mức độ đa dạng sinh học tại những điểm du lịch nhờ những dự án có các

công viên cảnh quan, khu nuôi chim thú hoặc bảo tồn đa dạng sinh học thông qua

nuôi trồng nhân tạo phục vụ du lịch.

- Bổ sung vẻ đẹp cảnh quan cho khu vực phát triển du lịch nhờ các dự án thường có

yêu cầu tạo thêm các vườn cây, công viên cảnh quan, hồ nước, thác nước nhân tạo.

GVHD: ThS. Bùi Nguyễn Lâm Hà SVTH: Cao Thị Thanh Thuận16

Page 17: LỜI MỞ ĐẦUthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/khaosatmoi... · Web viewLỜI MỞ ĐẦU 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 4 III. NỘI DUNG

Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

- Du lịch góp phần tích cực tu sửa phát triển cảnh quan đô thị, cảnh quan tại các điểm

du lịch như tu sửa nhà cửa thành những cơ sở du lịch mới, cải thiện môi trường cho

cả du khách và cư dân địa phương bằng cách gia tăng phương tiện vệ sinh công

cộng, đường sá thông tin, năng lượng, nhà cửa xử lí rác và nước thải được cải thiện,

dịch vụ môi trường được cung cấp. Hạn chế các lan truyền ô nhiễm cục bộ trong

khu dân cư nếu như các giải pháp hạ tầng, kỹ thuật đồng bộ được áp dụng

- Đối với các làng chài ven biển trong khu vực được xác định phát triển thành các

khu du lịch biển.

- Tăng hiệu quả sử dụng đất nhờ sử dụng quỹ đất còn trống chưa được sử dụng hiệu

quả. Giảm sức ép do khai thác tài nguyên quá mức từ các hoạt động dân sinh kinh

tế tại các khu vực phát triển du lịch nếu như các giải pháp kỹ thuật trong cấp thoát

nước được sử dụng.

- Du lịch phát triển đưa đến sự kiểm soát ở các điểm du lịch nhằm bảo vệ môi trường.

II.2 Tác động tiêu cực

Hoạt động du lịch có tác động đến môi trường về nhiều mặt:

- Diện tích đất đai bị khai phá để xây dựng cơ sở hạ tầng, như làm đường giao thông,

khách sạn, các công trình thể thao, các khu vui chơi giải trí. . . Phá hoại hoặc làm

tổn hại tới cảnh quan thiên nhiên, các hệ sinh thái.

- Tác động xấu đến tài nguyên nước đặc biệt là các chất thải, các chất gây ô nhiễm do

các khách sạn nhà hàng, các hoạt động vận tải thuỷ và khách du lịch tạo nên.

- Ô nhiễm do rác thải bừa bãi tại các địa điểm du lịch, vui chơi giải, ảnh hưởng tới vệ

sinh công cộng và môi trường, gây cảm giác khó chịu cho du khách.

- Bụi và các chất gây ô nhiễm không khí xuất hiện chủ yếu là do các hoạt động giao

thông, do sản xuất và sử dụng năng lượng. tăng cường sử dụng giao thông cơ giới là

nguyên nhân đáng kể gây nên bụi bặm và ô nhiễm môi trường. trạng thái ồn ào phát

sinh do việc tăng cường sử dụng các phương tiện cơ giới như thuyền, phà gắn máy,

GVHD: ThS. Bùi Nguyễn Lâm Hà SVTH: Cao Thị Thanh Thuận17

Page 18: LỜI MỞ ĐẦUthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/khaosatmoi... · Web viewLỜI MỞ ĐẦU 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 4 III. NỘI DUNG

Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

xe máy…cũng như hoạt động của du khách tại các điểm du lịch tạo nên những hậu

quả trước mắt cũng như lâu dài

- Ô nhiễm môi trường sống cùng với việc mất đi những cảnh quan thiên nhiên, những

khu đất chăn nuôi là những nhân tố làm cho một số loài thực vật và động vật dần

dần bị mất nơi cư trú. Một số hoạt động thái quá của du khách như chặt cây bẻ

cành, săn bắn chim thú tại những khu rừng tự nhiên cũng là nguyên nhân làm giảm

sút cả số lượng lẫn chất lượng sinh vật trong phạm vi khu du lịch.

- Một số hoạt động thái quá của du khách như chặt cây bẻ cành, săn bắn chim thú tại

những khu rừng tự nhiên cũng là nguyên nhân làm giảm sút cả số lượng lẫn chất

lượng sinh vật trong phạm vi khu du lịch.

III . TỔNG QUAN DU LỊCH ĐÀ LẠT – LÂM ĐỒNG

III.1 Điều kiện tự nhiên Đà Lạt – Lâm Đồng

Lâm Đồng là tỉnh miền núi phía Nam Tây Nguyên có độ cao trung bình từ 800 -

1.000 m so với mặt nước biển với diện tích tự nhiên 9.772,19 km2; địa hình tương đối

phức tạp chủ yếu, là bình sơn nguyên, núi cao đồng thời cũng có những thung lũng nhỏ

bằng phẳng đã tạo nên những yếu tố tự nhiên khác nhau về  khí hậu, thổ nhưỡng, thực

động vật... và những cảnh quan kỳ thú cho Lâm Đồng.

- Phía đông giáp các tỉnh Khánh Hoà và Ninh Thuận

- Phía tây nam giáp tỉnh Đồng Nai

- Phía nam – đông nam giáp tỉnh Bình Thuận

- Phía bắc giáp tỉnh Đắc Lắc

Lâm Đồng nằm trên 3 cao nguyên và là khu vực đầu nguồn của 7 hệ thống sông

lớn; nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam – là khu vực năng động, có tốc độ

tăng trưởng kinh tế cao và là thị trường có nhiều tiềm năng lớn. Toàn tỉnh có thể chia

thành 3 vùng với 5 thế mạnh: Phát triển cây công nghiệp dài ngày, lâm nghiệp, khoáng

sản, du lịch - dịch vụ và chăn nuôi gia súc.

GVHD: ThS. Bùi Nguyễn Lâm Hà SVTH: Cao Thị Thanh Thuận18

Page 19: LỜI MỞ ĐẦUthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/khaosatmoi... · Web viewLỜI MỞ ĐẦU 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 4 III. NỘI DUNG

Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

Địa hình

Đặc điểm chung của Lâm Đồng là địa hình cao nguyên tương đối phức tạp, chủ

yếu là bình sơn nguyên, núi cao đồng thời cũng có những thung lũng nhỏ bằng phẳng

đã tạo nên những yếu tố tự nhiên khác nhau về khí hậu, thổ nhưỡng, thực động vật... và

những cảnh quan kỳ thú cho Lâm Đồng.

Đặc điểm nổi bật của địa hình tỉnh Lâm Đồng là sự phân bậc khá rõ ràng từ bắc

xuống nam.

- Phía bắc tỉnh là vùng núi cao, vùng cao nguyên Lang Biang với những đỉnh cao

từ 1.300m đến hơn 2.000m như Bi Đúp (2.287m), Lang Biang (2.167m).

- Phía đông và tây có dạng địa hình núi thấp (độ cao 500 – 1.000m).

- Phía nam là vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Di Linh – Bảo Lộc và bán bình

nguyên.

Địa chất

Tham gia vào cấu trúc địa chất tỉnh Lâm Đồng bao gồm các đá trầm tích, phun

trào, xâm nhập có tuổi từ Jura giữa đến Đệ Tứ. Các trầm tích, phun trào được phân ra

14 phân vị địa tầng có tuổi và thành phần đá khác nhau. Các đá xâm nhập trong phạm

vi tỉnh Lâm Đồng thuộc 4 phức hệ: Định Quán, đèo Cả, Cà Ná, Cù Mông.

Địa phận tỉnh Lâm Đồng nằm ở phía đông nam đới Đà Lạt. Đới này là một khối vỏ

lục địa Tiền Cambri bị sụt lún trong Jura sớm – giữa và phần lớn diện tích đới bị hoạt

hoá magma kiến tạo mạnh mẽ trong Mesozoi muộn và Kainozoi

Thổ nhưỡng

Lâm Đồng có diện tích đất 977.219,6 ha, chiếm 98% diện tích tự nhiên, bao gồm 8

nhóm đất và 45 đơn vị đất:

Nhóm đất phù sa (fluvisols)

Nhóm đất glây (gleysols)

Nhóm đất mới biến đổi (cambisols)

Nhóm đất đen (luvisols)

GVHD: ThS. Bùi Nguyễn Lâm Hà SVTH: Cao Thị Thanh Thuận19

Page 20: LỜI MỞ ĐẦUthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/khaosatmoi... · Web viewLỜI MỞ ĐẦU 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 4 III. NỘI DUNG

Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

Nhóm đất đỏ bazan (ferralsols)

Nhóm đất xám (acrisols)

Nhóm đất mùn alit trên núi cao (alisols)

Nhóm đất xói mòn mạnh (leptosols)

Nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa biến thiên theo

độ cao, trong năm có 2 mùa rõ rệt; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng

12 đến tháng 4 năm sau.

Nhiệt độ thay đổi rõ rệt giữa các khu vực, càng lên cao nhiệt độ càng giảm. Nhiệt

độ trung bình năm của Tỉnh dao động từ 18 – 250C, thời tiết ôn hòa và mát mẻ quanh

năm, thường ít có những biến động lớn trong chu kỳ năm..

Lượng mưa trung bình 1.750 – 3.150 mm/năm, độ ẩm tương đối trung bình cả năm

85 – 87%, số giờ nắng trung bình cả năm 1.890 – 2.500 giờ, thuận lợi cho phát triển du

lịch nghỉ dưỡng và phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc ôn đới. Đặc biệt

Lâm Đồng có khí hậu ôn đới ngay trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình và nằm

không xa các trung tâm đô thị lớn và vùng đồng bằng đông dân.

Thủy văn

Lâm Đồng là Tỉnh nằm trong hệ thống sông Đồng Nai, có nguồn nước rất phong

phú, mạng lưới suối khá dày đặc, tiềm năng thuỷ điện rất lớn, với 73 hồ chứa nước, 92

đập dâng.

Sông suối trên địa bàn Lâm Đồng phân bố khá đồng đều, mật độ trung bình

0,6km/km2 với độ dốc đáy nhỏ hơn 1%. Phần lớn sông suối chảy từ hướng đông bắc

xuống tây nam.

Do đặc điểm địa hình đồi núi và chia cắt mà hầu hết các sông suối ở đây đều có lưu

vực khá nhỏ và có nhiều ghềnh thác ở thượng nguồn.

GVHD: ThS. Bùi Nguyễn Lâm Hà SVTH: Cao Thị Thanh Thuận20

Page 21: LỜI MỞ ĐẦUthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/khaosatmoi... · Web viewLỜI MỞ ĐẦU 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 4 III. NỘI DUNG

Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

Dân tộc, dân cư

Dân số toàn tỉnh có đến 31/12/2005 là 1.169.851 người, trong đó dân số nông thôn

649.412 người, chiếm 61,47%. Mật độ dân số 118 người/km2.

Lâm Đồng là miền đất hội tụ nhiều dân tộc anh, em trong cả nước với trên 40 dân

tộc khác nhau cư trú và sinh sống, trong đó đông nhất người Kinh chiếm khoảng 77%,

đến người K’Ho chiếm 12%, Mạ chiếm 2,5%, Nùng chiếm gần 2%, Tày chiếm 2%,

Hoa chiếm 1,5%, Chu-ru 1,5% ..., còn lại các dân tộc khác có tỷ lệ dưới 1% sống thưa

thớt ở các vùng xa, vùng sâu trong Tỉnh.

Lễ hội, rượu cần và dệt thổ cẩm là nét đặc trưng cho văn hóa dân tộc thiểu số tại

Lâm Đồng.

Từ Tp. Hồ Chí Minh, đi ô tô theo quốc lộ 20 chừng 300km là đến Đà Lạt. Con

đường sẽ đưa du khách lên cao dần, cao dần và khi chạm vào Đà Lạt ở thác Prenn thì

trước mặt du khách đã là ngút ngàn rừng thông hai lá, ba lá. Đi sâu vào thành phố Đà

Lạt, du khách sẽ khám phá một "bảo tàng" của các thác nước, những hồ đẹp, thung

lũng hoa và đồi cỏ.

Nếu đi theo đường 27 từ Phan Rang ngược sông Dinh lên, sau khi vượt qua những

khu di tích lịch sử của nước Chămpa xưa và những cánh đồng khô ráo quanh năm,

chúng ta đứng trên đèo Ngoạn Mục với bức tranh thiên nhiên hùng vĩ trước mắt.

Thành phố Đà Lạt hơn 100 năm tuổi, đang trở thành một trong những địa danh du

lịch hấp dẫn nhất đối với du khách trong và ngoài nước, một thành phố nghỉ mát lâu

đời ở nước ta. Đà Lạt nổi tiếng về hồ, về thác nước và rừng thông. Những hồ đẹp ở Đà

Lạt là hồ Xuân Hương, hồ Than Thở, hồ Đa Thiện, hồ Vạn Kiếp, hồ Mê Linh. Những

hồ này nằm ngay trong thành phố, tên thơ mộng như cảnh hồ thơ mộng, mỗi hồ gắn với

một truyền thuyết xa xưa. Du khách đến Đà Lạt vừa thăm viếng, vừa thưởng thức

những sản phẩm Đà Lạt bao gồm nhiều loại trái cây: hồng, mận, đào, bơ, nhiều món ăn

dân tộc độc đáo và các hàng lưu niệm của riêng vùng Đà Lạt.

GVHD: ThS. Bùi Nguyễn Lâm Hà SVTH: Cao Thị Thanh Thuận21

Page 22: LỜI MỞ ĐẦUthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/khaosatmoi... · Web viewLỜI MỞ ĐẦU 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 4 III. NỘI DUNG

Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

Vẻ đẹp của Đà Lạt còn được ngợi ca nhiều và hấp dẫn du khách bởi hàng trăm,

ngàn loại hoa, loại phong lan độc đáo. Hoặc lấy giống từ nhiều nơi như: Pháp, Anh, Hà

Lan, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông, Ấn Độ, Italy,...như hoa hồng, hoa bất tử, hoa đỗ

quyên, hoa xác pháo, hoa tư tưởng, hoa trà mi, mi mô da, mai anh đào, thủy tiên

trắng...

Khách sạn du lịch đầu tiên ở Đà Lạt được xây dựng từ năm 1907, đó là ngôi nhà gỗ

mang tên khách sạn Hồ (Hôtel du Lac). Ngày nay, đến Đà Lạt du khách sẽ cảm nhận

có một nét kiến trúc rất nên thơ, lộng lẫy mà kín đáo qua ngôi biệt thự ẩn mình trong

cây lá hoặc rực rỡ bởi được phủ lên cả một rừng hoa.

III.2 Vai trò của Du lịch đối với phát triển kinh tế của Đà lạt

Với lợi thế về khí hậu, địa hình cảnh quan thiên nhiên cùng nền văn hóa phong phú, lâu

đời, mang đậm bản sắc tây nguyên, kết hợp các lợi thế về vị trí địa lý và khí hậu đã tạo

nên cho Lâm Đồng nói chung và Đà Lạt nói riêng ưu thế về phát triển du lịch.

Du lịch đóng góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế Đà Lạt.

Bảng1.1: Tăng trưởng và đóng góp trong mức tăng trưởng GDP của Lâm Đồng

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 Ước 2010

Bình quân 2006-20101. tăng trưởng kinh tế GDP(%)

Tổng số 18,2 14,4 13,9 12,2 13,3 14,5

- Khu vực nông,lâm nghiệp,thủy sản 12,2 12,5 7,7 9,4 9,0 10,2- Khu vực công nghiệp-xây dựng 33,5 13,6 21,9 16,4 18,5 20,6- Khu vực dịch vụ 20,1 20,9 21,8 17,3 17,0 19,4

2. Đóng ghóp tăng trưởng GDP(%)- Khu vực nông,lâm nghiệp,thủy sản 7,4 7,2 4,4 5,0 4,7 7,7

- Khu vực công nghiệp-xây dựng 7,1 3,2 5,2 4,2 4,8 3,7

- Khu vực dịch vụ 3,7 3,9 4,3 3,7 3,8 3,1

GVHD: ThS. Bùi Nguyễn Lâm Hà SVTH: Cao Thị Thanh Thuận22

Page 23: LỜI MỞ ĐẦUthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/khaosatmoi... · Web viewLỜI MỞ ĐẦU 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 4 III. NỘI DUNG

Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

Hình 1.1: Biểu đồ giá trị sản xuất theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế

Hình 1.2: Biểu đồ tỷ lệ đóng góp của các ngành theo giá trị sản xuất

GVHD: ThS. Bùi Nguyễn Lâm Hà SVTH: Cao Thị Thanh Thuận23

Page 24: LỜI MỞ ĐẦUthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/khaosatmoi... · Web viewLỜI MỞ ĐẦU 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 4 III. NỘI DUNG

Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

Bảng 1.2: Kết quả hoạt động du lịch trong giai đoạn 2006 – 2010

Chỉ tiêu ĐVT Năm2006 2007 2008 2009

1. Lượng khách Ngàn lượt 1.848 2.200 2.300 2.500Khách quốc tế Ngàn lượt 97 120 120 130Khách nội địa Ngàn lượt 1.751 2.080 2.180 2.3702. Ngày lưu trú bình quân Ngày 2,3 2,3 2,3 2,43. Doanh thu xã hội từ du lịch Tỷ đổng 1.663 3.000 3.220 3.4004. Đầu tư Tỷ đồng 500 900 900 1.300Khu, điểm du lịch Tỷ đồng 70 250 250 150Cơ sở lưu trú Tỷ đồng 400 600 550 900Vận chuyển và hạ tầng du lịch Tỷ đồng 30 50 100 2505. Tổng cơ sở lưu trú Cơ sở 715 767 675 686Khách sạn 1-5 sao Khách sạn 54 69 79 98Số phòng Phòng 10.000 12.000 11.000 11.1206. Công suất sử dụng phòng % 55 57,5 52 56Lao động ngành trực tiếp Người 5.800 6.000 7.000 7.500

( Niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng năm 2009)

Nhìn chung du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng trong thời gian qua đã đạt được nhiều

thành tựu đáng kể, xứng đáng là ngành kinh tế trọng điểm của thành phố Đà lạt nói

riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung.

III.3 Hiện trạng du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng

Nếu xét về lượng khách, số lượt khách đến Lâm Đồng có tăng theo từng năm. Cụ

thể, năm 2006 đạt trên 1,7 triệu lượt khách, năm 2007 đạt 2,2 triệu lượt, 6 tháng đầu

năm 2008 đạt xấp xỉ 1,2 triệu lượt khách. Tuy vậy, nếu xét trên bình diện chung, những

dịp lễ tết, khách đến Đà Lạt - Lâm Đồng suy giảm, lượng khách không tấp nập và đông

đúc như những năm về trước, nhiều khách sạn ở khu vực trung tâm vẫn trống phòng

Thời gian gần đây, chỉ có khu biệt điện Trần Lệ Xuân được coi là điểm du lịch mới

xuất hiện, Thung Lũng Vàng là điểm đến mang tính sinh thái thú vị, máng trượt tại

GVHD: ThS. Bùi Nguyễn Lâm Hà SVTH: Cao Thị Thanh Thuận24

Page 25: LỜI MỞ ĐẦUthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/khaosatmoi... · Web viewLỜI MỞ ĐẦU 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 4 III. NỘI DUNG

Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

thác Datanla đem lại cảm giác phiêu lưu cùng một số môn thể thao mạo hiểm phục vụ

khách nước ngoài.

Vấn đề đặt ra ở đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng kém hấp dẫn du lịch Đà Lạt

là gì và cách khắc phục nó.

Thực tế, thế mạnh về khí hậu và cảnh quan vẫn không thể giúp Đà Lạt - Lâm Đồng

ghi điểm với du khách trong thời gian gần đây. Một khi điều kiện hạ tầng còn chưa đáp

ứng, dịch vụ du lịch không mới lạ, không đặc sắc, không cạnh tranh được với các điểm

du lịch khác trong nước… thì việc giữ chân khách và thu hút thêm khách trong nước

còn khó khăn, chưa kể đến khách quốc tế. Sự bình bình và thiếu đột phá, chỉ tận dụng

lợi thế có sẵn sẽ không tạo nên sức mạnh cho Đà Lạt - Lâm Đồng

Một nguyên nhân quan trọng và đang là vấn đề bức xúc cho các nhà quản lý du lịch

nói riêng và ban lãnh đạo thành phố nói chung đó là tình trạng xuống cấp nặng nề về

môi trường của một số khu du lịch.

Việc xây dựng cơ sở lưu trú du lịch sẽ kéo theo những tác hại,ảnh hưởng nguồn

nước, gây tiếng ồn, phá vỡ cảnh quan, tạo nước thải, rác thải. Đặc biệt phát thải CO2

của khách du lịch gấp 5 lần so với hàng năm của cư dân trong nước công nghiệp.

Bên cạnh đó khách du lịch tiêu thụ nước tại các điểm đến gấp 3-4 lần so với cư dân

địa phương.

Lượng khách du lịch trung bình tăng, tỉ lệ thuận với một số tác động của kinh

doanh lưu trú du lịch đến môi trường như: tiêu thụ tài nguyên, tạo chất thải, phát sinh

tiếng ồn, phát sinh nhiệt. tuy nhiên ý thức bảo vệ môi trường của các tổ chức và cá

nhân liên quan lại rất thấp như; các doanh nghiệp du lịch chỉ chủ ý đến các biện pháp

BVMT ít đầu tư như nâng cao ý thức về BVMT cho khách, nhân viên,nhưng thiếu các

chương trình thiết thực, thiếu và hiệu lực yếu về những chế tài đối với những hành vi vi

phạm, xâm hại đến môi trường.

GVHD: ThS. Bùi Nguyễn Lâm Hà SVTH: Cao Thị Thanh Thuận25

Page 26: LỜI MỞ ĐẦUthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/khaosatmoi... · Web viewLỜI MỞ ĐẦU 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 4 III. NỘI DUNG

Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG

KHU DU LỊCH THÁC CAM LY VÀ THÁC DATANLA

I. MỘT VÀI NÉT VỀ KHU DU LỊCH

I.1 Khu du lịch thác Cam Ly

Thác Cam Ly nằm trên dòng suối Cẩm Lệ, cách trung tâm thành phố Đà Lạt hơn

2km về phía tây.

Ngọn thác hùng vĩ gắn với quang cảnh của các đồi thông bao quanh đã tạo nên một

thắng cảnh khó quên trong lòng du khách khi tới Đà Lạt. Một dòng suối đổ vào hồ ở

phía bắc, một dòng khác từ hồ chảy ra ở phía nam luồn dưới một cây cầu, ở gần bến xe.

Chân cầu là đập ngăn dòng suối lại để điều hoà mực nước hồ. Cả hai dòng suối đều

mang tên Cam Ly. Dòng chảy ra lượn về phía tây, khi cách hồ 2km phải vượt qua một

đoạn suối bị chặn ngang bởi những tảng đá hoa cương lớn, thác Cam Ly có với độ cao

khoảng 30m.

Theo truyền thuyết mà các già làng ở đây kể lại thì tên Cam Ly có nguồn gốc từ

tiếng K'Ho. Khi dòng Cẩm Lệ chảy ngang qua một ngôi làng của một bộ tộc người Lạt,

vị tù trưởng người K' Ho của tộc Lạt đó có tên K' Mly nên dân trong vùng lấy tên ông

đặt cho dòng suối nước của họ để ghi nhớ công lao của chủ làng đã cai quản buôn làng

tươi đẹp .Và lâu ngày người ta đọc thành Cam Ly. Thác Cam Ly trước đây còn gắn với

một khu rừng thông bên cạnh, được mang tên "rừng ái ân" (boie d'ramour) nhưng ngày

nay khu rừng ấy không còn nữa. Dòng thác thiếu nước về mùa khô nhưng mùa mưa

nước chảy cuồn cuộn, từng khối nước khổng lồ đổ xuống dữ dội.

Do nguồn nước thải của thành phố đổ về nên thác ngày càng ô nhiễm nặng, dòng

nước lòng thác đã đổi thành một màu đen đậm, nhiều đoạn nước có màu đen và sủi bọt

bẩn dạt thành từng đám, sủi lên phần hồ dưới chân thác.

GVHD: ThS. Bùi Nguyễn Lâm Hà SVTH: Cao Thị Thanh Thuận26

Page 27: LỜI MỞ ĐẦUthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/khaosatmoi... · Web viewLỜI MỞ ĐẦU 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 4 III. NỘI DUNG

Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

Giữa dòng túi ni lông, giẻ rách lẫn cây cối trôi lềnh bềnh. Lượng rác thải nhiều

khiến dòng nước tắc nghẽn, rác mắc vào các tảng đá và rễ cây hai bên bờ. Chính vì thế,

du khách không thể đến gần thác bởi mùi xú uế bốc lên.

Đơn vị quản lý trực tiếp của khu du lịch Thác Cam Ly là Công ty Dịch vụ Du lịch

Đà Lạt. Hiện nay đang tìm cách cải tạo, khắc phục dòng thác và vẫn triển khai hoạt

động kinh doanh cho khách tham quan.

Tình trạng ô nhiễm môi trường ở thác Cam Ly đang ở mức báo động nếu không có

sự can thiệp của chính quyền thành phố thì việc thác trở thành… “Kênh Nhiêu Lộc

trong lòng Đà Lạt” sẽ không có gì xa xôi.

I.2 Khu du lịch thác Datanla

Truyền thuyết của người Lạch, người Chil rằng: Ngày xưa Datanla là nơi dũng sĩ

Lang của bộ tộc Lạch đã đánh thắng 2 con rắn tinh, 7 chó sói cứu Bian và lũ làng người

Chil thoát nạn. Từ đó Bian đem lòng yêu Lang dù khác bộ tộc.Hai người thường hẹn

hò gặp nhau ở dòng thác Đatanla vào những đêm sáng để tâm tình. Sau đó, đôi tình

nhân này quyết định đi đến cái chết bên nhau để phản đối lại luận tục khắt khe của bộ

tộc không cho phép họ lấy nhau làm thức tỉnh làng K'Zềnh, cha của nàng Bian dẫn đến

sự đoàn kết, thống nhất của các bộ tộc Lạch, Chil, Srê trên Cao nguyên Lang Biang

Công ty Du lịch Lâm Đồng đưa vào khai thác hệ thống máng trượt ống tại thác

Datanla - loại hình vui chơi cảm giác mạnh được ưa chuộng trên thế giới.

Máng có chiều dài 1.000m uốn lượn quanh các sườn núi, có hệ thống phanh cảm

biến để hãm bớt tốc độ của những xe đi quá nhanh nhằm giữ khoảng cách an toàn giữa

các xe.

Datanla chào đón du khách với 7 tầng thác hùng vĩ. Dòng nước chảy qua sườn núi

đá hoa cương rồi dội xuống những phiến đá lớn tung bọt trắng xóa, ẩn hiện cầu vồng

bảy sắc ngoạn mục.

GVHD: ThS. Bùi Nguyễn Lâm Hà SVTH: Cao Thị Thanh Thuận27

Page 28: LỜI MỞ ĐẦUthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/khaosatmoi... · Web viewLỜI MỞ ĐẦU 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 4 III. NỘI DUNG

Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

Cty TNHH Thương mại dịch vụ du lịch Hồng Bàng… Huấn luyện viên hướng dẫn

du khách các thao tác luồn dây, móc đai; thực tập leo núi bằng dây và đai an toàn ở

sườn núi thấp có độ dốc khoảng 30 độ. Sau khi đã thành thục, du khách sẽ chinh phục

vực Tử Thần sâu chừng 50m với vách núi cao sừng sững, dựng đứng.

II. HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG TẠI 2 KHU DU

LỊCH

II.1 Hiện trạng chất thải rắn.

II.1.1 Phương pháp thực hiện.

a. Quan sát thực tế, lấy ý kiến của đóng góp của khách du lịch về vấn đề rác thải

tại khu du lịch.

b. Hỏi trực tiếp ban quản lý khu du lịch và nhân viên khu du lịch những vấn đề liên

quan đến chất thải rắn

c. Xác định thành phần chất thải rắn

- Tìm hiểu các nguồn phát sinh chất thải rắn trong khu du lịch.

Tiến hành thu thập mẫu rác tại khu du lịch, đối với thác Datanla thu thập mẫu có

khối lượng 40kg, với thác Cam Ly mẫu có khối lượng 30kg ,tập trung các nguồn lại

với nhau. Do tính chất phát thải là ít, nên để đạt được khối lượng mẫu phân tích và tính

toán, phải tập trung thu gom rác trong ba ngày. Trước khi tiến hành tập trung rác, đã

lây hết số rác còn lại trước đó.

Đối với rác dân cư thải ra, chủ yếu là trôi theo dòng chảy, nên phải tiến hành vớt

rác lên, và để khô, giảm thể tích rác do nước

- Sau khi thu mẫu tiến hành phân tích bằng phương pháp sau

Xáo trộn rác bằng kỹ thuật “Một phần tư” , sau đó tiến hành các bước:

- Đổ nhẹ mẫu chất thải rắn vào phòng thí nghiệm có thể tích đã biết cho đến khi

chất thải đầy đến miệng thùng.

- Nâng thùng chứa lên cách mặt sàn khoảng 30 cm và thả rơi tự do, lặp lại 04 lần.

GVHD: ThS. Bùi Nguyễn Lâm Hà SVTH: Cao Thị Thanh Thuận28

Page 29: LỜI MỞ ĐẦUthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/khaosatmoi... · Web viewLỜI MỞ ĐẦU 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 4 III. NỘI DUNG

Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

- Tiếp tục làm đầy thùng bằng cách đổ thêm mẫu chất thải rắn vào thùng thí

nghiệm để bù vào phần chất thải đã đè xuống.

- Cân và ghi khối lượng của cả thùng thí nghiệm và chất thải rắn.

- Trừ khối lượng cân được ở trên cho khối lượng của thùng thí nghiệm

được khối lượng của phần chất thải thí nghiệm.

- Chia khối lượng tính từ bước trên cho thể tích của thùng thí nghiệm ta được

khối lượng của phần chất thải rắn thí nghiệm.

- Lập lại thí nghiệm ít nhất hai lần để có giá trị trọng lượng riêng trung bình.

d. Dụng cụ

- Cân 50 kg

- Xô đựng rác hình nón cụt có m = 0,8 kg

- Dụng cụ đảo rác

- Xô hình nón cụt với chiều cao: h = 40 cm

- Bán kính đáy nhỏ: r = 12 cm

- Bán kính đáy lớn: R = 17 cm

- Thể tích : V = 3,14*h*(r2+r*R+R2) = 3,14*40*(122 + 12*17 + 172)

= 80007,2 (cm3)

GVHD: ThS. Bùi Nguyễn Lâm Hà SVTH: Cao Thị Thanh Thuận29

Page 30: LỜI MỞ ĐẦUthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/khaosatmoi... · Web viewLỜI MỞ ĐẦU 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 4 III. NỘI DUNG

Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

II.1.2 Kết quả khảo sát

II.1.2.1 Thực trạng công tác thu gom

a. Hiện trạng thu gom

Thác Cam Ly và thác Datanla đều kết hợp với công ty môi trường đô thị để quản lý

chất thải rắn.

Riêng thác Datanla được kết hợp với khu du lịch Hồ Tuyền Lâm để thu chung một

tuyến. Sơ đồ thu gom rác được sơ lược qua sơ đồ sau:

Hình 2.1: Sơ đồ thu gom rác tại khu du lịch

Thác Cam Ly

Do tính chất rác trong thác Cam Ly được phát thải chủ yếu tại hai nguồn: trong

khuôn viên khu du lịch và do rác sinh hoạt của người dân đổ về thác. Vấn đề thu gom

rác thải sinh hoạt của người dân gặp nhiều khó khăn. Vì thu gom rác từ dưới dòng

nước lên, nên việc thu gom phụ thuộc vào nhiều yếu tố: thời tiết lúc thu gom, dòng

chảy của nước lúc thu gom, phụ thuộc và mùa mưa và mùa khô, và phụ thuộc vào mức

độ phát thải của người dân. Vào mùa mưa thì việc thu gom không triệt để. Hơn nữa,

GVHD: ThS. Bùi Nguyễn Lâm Hà SVTH: Cao Thị Thanh Thuận30

Nguồn phát thải

Lao công thu gom Điểm tập kết rác

Xe thu gom của CT môi trường đô thị

Bãi rác thành phố

Người thu mua phế liệu

Khu tái chế rác

Page 31: LỜI MỞ ĐẦUthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/khaosatmoi... · Web viewLỜI MỞ ĐẦU 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 4 III. NỘI DUNG

Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

việc thu gom do nhân viên khu du lịch thực hiện thủ công, nên một mặt không đảm bảo

an toàn, ảnh hưởng sức khỏe người lao động, và mặt khác không đạt hiệu quả cao. Do

đó, rác vẫn bị cuốn theo dòng chảy và đổ xuống thác, gây ô nhiễm cho nguồn nước,

mất đi vẻ đẹp của khu du lịch. Làm khu du lịch kém hấp dẫn đối với khách du lịch.

Đối với rác phát sinh trong khu du lịch: với một lượng rác không nhiều, rác được tổ

lao công thu gom và cho vào các thùng rác cố định đặt trong khu du lịch.

Với rác tự nhiên: lá cây, cành cây, được thu gom lại và đốt đi đó là hình thức chính

tại khu du lịch

Đối với chai lọ nhựa và giấy được thu gom riêng, được chuyển đến những người

thu lượm vé chai và đem đi tái chế. Hàng ngày rác được tập trung lại cho công ty môi

trường đô thị thu gom. Khu du lịch quản lý chất thải rắn kết hợp với công ty môi

trường đô thị, dưới hình thức hợp đồng theo năm. Tuy ban quản lý đã đưa ra nhiều biện

pháp để thu gom rác triệt để hơn, và ngăn rác cuốn theo dòng chảy xuống thác, nhưng

không đạt kết quả như mong muốn vì phụ thuộc rất nhiều vào ý thức của người dân.

Do vậy để làm tốt công tác thu gom rác trong khu du lịch thì vấn đề đặt ra là làm

sao để nâng cao ý thức của người dân, chấm dứt tình trạng xả rác không hợp lý của

người dân. Đây là một vấn đề rất khó giải quyết, không riêng gì đối với ban quản lý

khu du lịch, mà các nhà lãnh đạo Tỉnh cũng hết sức quan tâm, nhưng vẫn chưa đưa

được ra hướng giả quyết tốt. Yêu cầu cấp bách bây giờ là kết hợp, hỗ trợ cùng hợp tác

của các cấp, các ngành và của chính cộng đồng.

Đối với thác Datala

Thác datanla nằm tách biệt với khu vực dân cư sinh sống, nguồn phát thải rác chủ

yếu do hoạt động của khách du lịch và nhân viên trong khu du lịch. Mặt khác khu du

lịch Datanla cũng phát triển các dịch vụ du lịch, như hoạt động chạm gỗ, bán cây cảnh,

dịch vụ ăn uống, nên rác phát sinh từ các hoạt động này cũng khá nhiều.

Cũng như thác Cam ly, thác Datanla thu gom rác chủ yếu do đội lao công của khu

du lịch thu gom bằng hình thức thủ công.

GVHD: ThS. Bùi Nguyễn Lâm Hà SVTH: Cao Thị Thanh Thuận31

Page 32: LỜI MỞ ĐẦUthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/khaosatmoi... · Web viewLỜI MỞ ĐẦU 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 4 III. NỘI DUNG

Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

Rác thải phát sinh tư các khu nhà nghỉ, khu ăn uống, vui chơi, giải trí, các bãi đậu

xe…được thu gom theo phương án: rác được chứa trong các túi ni-lông buộc kín và đặt

trong các thùng rác chuyên dùng có nắp đậy bố trí tại nơi quy định. Hàng ngày, xe thu

gom rác sẽ đến thu gom tại từng nơi và chuyển về nhà chứa rác trung chuyển của toàn

khu. Việc thu gom rác sẽ được tiến hành thường xuyên vào những giờ vắng khách và

các xe vận chuyển rác luôn được che kín để tránh rơi vãi.

Khu du lịch sẽ bố trí đủ số lượng thùng rác mini dọc theo các tuyến đường trong

toàn khu du lịch và đặc biệt sẽ tăng cường số lượng thùng chứa rác vào các ngày lễ, tết

vốn thường có số lượng du khách tăng vọt.

Tại nhà chứa rác trung chuyển, vào cuối mỗi ngày, xe chở rác chuyên dụng của

công ty dịch vụ môi trường đô thị thành phố Đà Lạt sẽ thu gom và chuyển toàn bộ

lượng rác thải trên về bãi chôn lấp chất thải rắn quy định.

Ngoài ra, do đây là khu du lịch theo hướng sinh thái nên việc giữ gìn mỹ quan,

nghiêm cấm tình trạng vứt rác bừa bãi là hết sức quan trọng. Ban quản lý dự án sẽ có

những biển báo kêu gọi tinh thần giữ gìn vệ sinh chung trong khu du lịch và thiết lập

những quy định xử phạt cụ thể nhằm hạn chế tình trạng một số du khách thiếu ý thức

xả rác bừa bãi gây mất vệ sinh.

Rác được tập trung và được công ty môi trường đô thị thu gom chung cùng rác thải

thành phố.

Vấn đề khó khăn nhất trong việc thu gom rác của khu du lịch đó là tính chất địa

hình. Việc xả rác có đúng nơi quy định hay không phụ thuộc rất nhiều vào ý thức của

du khách. Từ điểm cổng khu du lịch đến dòng thác phải đi qua con đường dài, tuy có

bố trí các thùng rác nhưng rác hầu như cũng không được xả đúng nơi quy định.

Vì vậy vấn đề đặt ra ở đây là làm sao để quản lý việc xả rác

Mặt khác xung quanh khu du lịch là rừng, do đó, rác tự nhiên như lá cây, cành cây

nhiều và hầu như phải được thu dọn hàng ngày. Loại rác này được thu gom riêng và xử

lý chủ yếu bằng hình thức đốt.

GVHD: ThS. Bùi Nguyễn Lâm Hà SVTH: Cao Thị Thanh Thuận32

Page 33: LỜI MỞ ĐẦUthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/khaosatmoi... · Web viewLỜI MỞ ĐẦU 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 4 III. NỘI DUNG

Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

b. Khả năng đáp ứng công tác thu gom

Thiết bị thu gom

Vì thu gom tại khu du lịch chủ yếu bằng thủ công nên phương tiện thu gom khá đơn

giản: chổi, xẻng,quần áo bảo hộ lao động, đôi ủng, gang tay…

Ngoài ra hệ thống thùng rác trong khu du lịch cũng khá đầy đủ.

Tại khu du lịch thác Cam Ly có 9 thùng rác được bố trí khá hợp lý, trong đó có 4

thùng rác di động, do thành phố cấp, còn lại là thùng rác cố định làm bằng xi măng

Còn tại khu du lịch thác Datanla thùng rác làm bằng chất liệu tre, nan, thân thiện với

môi trường, song vì hầu như khách du lịch không sử dụng tới những thùng rác này,

việc xả rác không đúng nơi quy định trong khu du lịch vẫn còn tồn tại.

Theo đánh giá của tổ lao công tại mỗi khu du lịch thì thiết bị thu gom khá là đầy đủ, và

công việc không quá tải, hàng ngày vẫn thu gom được hết rác trong thời gian quy định.

Thành phần và tần suất thu gom

Tại mỗi khu du lịch có tổ lao công riêng biệt để làm vệ sinh môi trường khu du lịch.

Theo ý kiến của lao công, thì số người làm việc đáp ứng được khối lượng công việc.

Trong khu du lịch thác Cam Ly tổ môi trường gồm 11 người trong đó:

- 3 người chuyên bên quét dọn trong khuôn viên khu du lịch

- 2 người chuyên bên chăm sóc cây trong khu du lịch

- 6 người bên việc ươm trồng cây để cung cấp cho khu du lịch

Trong thác Datanla tổ môi trường gồm 9 người trong đó:

- 5 người chuyên bên quét dọn trong khuôn viên khu du lịch

- 2 người làm vệ sinh máng trượt

- 2 người chăm sóc cây trong khu du lịch

Ngoài ra tại khu du lịch thác Cam Ly, vì khu du lịch nằm trong thành phố nên rác được

công ty môi trường thu gom kết hợp hàng ngày cùng rác thành phố

Đối với khu du lịch thác Datan la thì tần suất thu gom ít hơn, 3 ngày/lần

GVHD: ThS. Bùi Nguyễn Lâm Hà SVTH: Cao Thị Thanh Thuận33

Page 34: LỜI MỞ ĐẦUthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/khaosatmoi... · Web viewLỜI MỞ ĐẦU 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 4 III. NỘI DUNG

Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

c. Thái độ của nhà quản lý, tổ lao công, bộ phận thu gom đối với công tác thu gom

chất thải rắn

Thái độ của nhà quản lý

Thông qua hỏi trực tiếp các nhà quản lý và nhân viên trong khu du lịch về vấn đề

chất thải rắn nhận thấy: những nhà quản lý khu du lịch đã quan tâm đến việc quản lý

rác thải trong khu du lịch. Song vì không có bộ phận chuyên trách riêng biệt nên nắm

bắt các vấn đề một cách chung chung và chưa sát sao. Mặt khác những nhà quản lý khu

du lịch chưa có đây đủ kiến thức chuyên môn bên môi trường nên khi gặp các vấn đề

phát sinh thì chưa có hướng giải quyết cụ thể.

Như trường hợp thác Cam Ly, tuy nhận ra vấn đề, xả rác bừa bãi xuống dòng sông

của người dân là vấn đề nghiêm trọng và ảnh hưởng rất lớn đến môi trường của khu du

lịch. Song các giải pháp đặt ra lại chỉ xoay quanh khu du lịch, chú trọng đến vấn đề vớt

rác tại khu du lịch mà không có giải pháp nào ngăn chặn việc xả rác của người dân.

Nếu người dân vẫn cứ xả rác thì dù mọi giải pháp đưa ra tại khu du lịch tốt tới đâu vẫn

không thể ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường.

Thái độ của tổ môi trường trong khu du lịch

Tổ môi trường làm việc trong khu du lịch và nhận lương từ tổng công ty chi trả.

Theo điều tra phỏng vấn thì họ đều hài long với mức lương nhận được và có thái độ tốt

trong việc hoàn thành công việc của mình. Họ cũng có những ý kiến cụ thể trong việc

làm sao để cải thiện việc thu gom rác tốt hơn, bảo vệ môi trường khu du lịch.

Thái độ của các cá nhân buôn bán trong khu du lịch:

Chấp hành tốt việc đảm bảo vệ sinh môi trường trong khu du lịch

Thái độ của khách du lịch

Khách du lịch là đối tượng ảnh hưởng lớn đến không chỉ riêng vấn đề chất thải rắn

mà chung cả vấn đề bảo vệ môi trường. Thái độ tích cực hay tiêu cực của khách du lịch

đối với các vấn đề môi trường ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công tác môi trường.

GVHD: ThS. Bùi Nguyễn Lâm Hà SVTH: Cao Thị Thanh Thuận34

Page 35: LỜI MỞ ĐẦUthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/khaosatmoi... · Web viewLỜI MỞ ĐẦU 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 4 III. NỘI DUNG

Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

Vì tính chất đa thành phần và khả năng nhận thức khác nhau của mỗi du khách nên

khách du lịch có ảnh hưởng rất lớn đến việc quản lý rác.

Thái độ người dân sống bên xung quanh khu du lịch với việc xả rác

Đây là yếu tố ảnh hưởng riêng đối với thác Cam Ly. Ban quản lý cũng đã thực hiện

một cuộc điều tra về ý thức xả rác của người dân sinh sống hai bên dòng sông đổ về

thác. Qua thăm dò ý kiến trực tiếp từ người dân và việc thực tế quan sát kết quả cho

thấy:

- Một số có ý thức tốt trong việc xả rác và bảo vệ môi trường. Một số trực tiếp tham

gia vào vận động cùng thôn xóm không xả rác bừa bãi.

- Nhưng phần lớn ý thức xả rác của người dân còn kém, họ còn xả rác lung tung

không đúng vị trí quy định. Rác được xả trực tiếp ngay xuống long sông, và không

chỉ riêng những người dân sống hai bên, mà còn có rác xả từ những nơi khác đến.

- Không có vị trí xả rác cố định. Theo như ban quản lý, khi hỏi đến việc: họ có biết

tình trạng ô nhiễm ở thác Cam Ly hay không? Phần lớn đều trả lời có, và còn biết

một trong những nguyên nhân chính là do chất thải sinh hoạt của cư dân trực tiếp

đổ về. Vậy nhưng tình trạng xả rác bừa bãi vẫn không kết thúc.

- Cư dân cũng có rất nhiều ý kiến về tình trạng ô nhiễm tại dòng sông trong tình trạng

như hiện nay và cũng đã nhiều lần có kiến nghị lên thành phố để tìm cách giải quyết

song vẫn đề vẫn chưa được giải quyết.

Theo kết quả điều tra về tình trạng ô nhiễm và ý thức xả rác đúng nơi quy định thì

thống kê được số liệu sau:

- Có 40 % số người được hỏi có ý thức tốt

- 20 % bình thường

- 33 % chưa tốt

- 7 % có ý kiến không rõ ràng

GVHD: ThS. Bùi Nguyễn Lâm Hà SVTH: Cao Thị Thanh Thuận35

Page 36: LỜI MỞ ĐẦUthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/khaosatmoi... · Web viewLỜI MỞ ĐẦU 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 4 III. NỘI DUNG

Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

40%

20%

33%

7%

TốtBình thường

Chưa tốt

Khác

Hình 2.2: Biểu đồ đánh giá hiệu ý thức bảo vệ môi trường của người dân

(Nguồn: Ban quản lý khu du lịch)

Thông qua kết quả trên có thể cho thấy ý thức xả rác của người dân ảnh hưởng rất lớn

đến tình trạng ô nhiễm tại thác Cam Ly. Dù ban quản lý khu du lịch có cố gắng khắc

phục đến đâu thì đó cũng chỉ là những giải pháp tạm thời cuối xả thải, mà không có sự

tham gia của cộng đồng. Ý thức của người dân có tác động rất lớn với việc cải thiện

tình hình ô nhiễm như hiện nay. Cần có kế hoạch hành động từ các nhà quản lý khu du

lịch và các nhà quản lý thành phố để sớm khắc phục tình trạng trên.

II.1.2.2 Kết quả thành phần chất thải rắn

a. Đối với thác Cam Ly

Nguồn phát thải

Trong những năm gần đây nguồn nước tại thác Cam Ly đang bị ô nhiễm nặng nên

hoạt động du lịch kém phát triển, lượng khách đến tham quan cũng giảm đáng kể. Do

đó lượng rác phát sinh từ du khách không đáng kể.

Trong khu du lịch các hoạt động bên dịch vụ kém phát triển, chỉ có một quán bán

nước uống, và hai quầy bán quần áo lưu niệm.

Nguồn phát sinh rác thải chủ yếu là do rác sinh hoạt của các hộ dân sống hai bên

dòng sông thải ra và đổ về thác.

GVHD: ThS. Bùi Nguyễn Lâm Hà SVTH: Cao Thị Thanh Thuận36

Page 37: LỜI MỞ ĐẦUthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/khaosatmoi... · Web viewLỜI MỞ ĐẦU 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 4 III. NỘI DUNG

Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

Đa phần là rác vô cơ, bao bì, túi nilong. Ngoài ra còn có giấy, rác văn phòng.

Hình 2.3: Nguồn phát sinh chất thải rắn tạo khu du lịch thác Cam Ly

Qua khảo sát tính toán ta có kết quả tỷ lệ phát sinh chất thải giữa các nguồn như sau:

Bảng 2.1: Tỷ lệ phát sinh chất thải rắn giữa các nguồn ở thác Cam Ly

Nguồn Tỷ lệ (%)

Văn phòng 7,8

Nhân viên 4,7

Khách du lịch 11

Rác tự nhiên 12,9

Dân cư 49,3

Quán nước 9,1

Kinh doanh dịch vụ 5,2

Nhận xét: Nguồn thải chủ yếu là rác thải sinh hoạt của dân cư theo dòng chảy đổ

về. Vì vậy để giải quyết được vấn đề chất thải rắn trong khu du lịch thác Cam Ly cần

GVHD: ThS. Bùi Nguyễn Lâm Hà SVTH: Cao Thị Thanh Thuận37

Văn phòng

Nguồn phát sinh

Dân cưKhách du lịch

Nhân viên khu du lịch

Quán nướcKinh doanh dịch vụ

Rác tự nhiên

Page 38: LỜI MỞ ĐẦUthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/khaosatmoi... · Web viewLỜI MỞ ĐẦU 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 4 III. NỘI DUNG

Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

phải quan tâm đến sự phát thải và chương trình nâng cao nhận thức của cộng đồng

trong việc thải bỏ chất thải sinh hoạt của người dân sống xung quanh khu dịch.

Thành phần chất thải rắn

- Thành phần từng loại rác tính toán với khối lượng mẫu là 30 kg.

Bảng 2.2: Tỷ lệ phần trăm rác tại KDL thác Cam Ly

Thành phần Khối lượng (kg) Phần trăm

Nhựa, bao nilong 10,68 35,60

Giấy, vỏ đồ hộp 2,45 8,16

Vải gia 5,7 19,00

Kim loại 0,9 3,02

Rác hữu cơ 7,3 24,35

Thủy tinh, mảnh vụn 1,22 4,05

Các tạp chất khác 1,75 5,82

GVHD: ThS. Bùi Nguyễn Lâm Hà SVTH: Cao Thị Thanh Thuận38

Page 39: LỜI MỞ ĐẦUthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/khaosatmoi... · Web viewLỜI MỞ ĐẦU 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 4 III. NỘI DUNG

Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

So sánh phần trăm tỷ lệ rác

Hình 2.4: Biểu đồ so sánh phần trăm các loại rác trong KDL Cam Ly

Khối lượng riêng của rác

Bảng2.3: Khối lượng riêng các loại rác ở thác Cam Ly

STT Thành phần KL ban đầu (kg)

KL rác đã trừ xô (kg)

Chiều cao xô (cm)

r (cm)

R (cm)

Thể tích xô(cm3)

Khối lượng riêng (kg/cm3)

1 Nhựa, bao nilong

5,2 4,4 45 14 20 123778,8 3,55.10-5

2 Giấy, vỏ đồ hộp

2,1 1,3 45 14 20 123778,8 1,05.10-5

3 Vải gia 6,3 5,5 45 14 20 123778,8 4,44.10-5

4 Rác hữu cơ 3,6 2,8 45 14 20 123778,8 2,26.10-5

5 Thủy tinh, mảnh vụn

7,0 6,2 45 14 20 123778,8 5,00.10-5

6 Hỗn hợp 4,7 3,9 45 14 20 123778,8 3,15.10-5

GVHD: ThS. Bùi Nguyễn Lâm Hà SVTH: Cao Thị Thanh Thuận

Thác CamLy

35.6

8.1619

3.02

24.35

4.055.82 Nhựa, bao nilong

Giấy, vỏ đồ hộp

Vải gia

Kim loại

Rác hữu cơ

Thủy tinh, mảnh vụn

Các tạp chất khác

39

Page 40: LỜI MỞ ĐẦUthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/khaosatmoi... · Web viewLỜI MỞ ĐẦU 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 4 III. NỘI DUNG

Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

Nhận xét: - Rác tại khu du lịch thác Cam Ly chủ yếu là rác trôi theo dòng nước

về, nên có độ ẩm cao, do đó khối lượng riêng khá lớn.

b. Tại khu du lịch thác Datanla

Nguồn phát thải

Khu du lịch thác Datanla là khu du lịch có lượng khách hàng ngày khá đông, hoạt

động ăn uống và dịch vụ trong khu du lịch khá nhiều. Do vậy nguồn rác thải chủ yếu là

do khách du lịch thải ra, kinh doanh dịch vụ, ăn uống. Ngoài ra còn lượng lớn rác tự

nhiên do xung quanh khu du lịch là rừng. Rác phát sinh tại khu du lịch chủ yếu là rác

sinh hoạt của du khách và của cán bộ công nhân viên. Rác sinh ra gồm nhiều loại như

giấy gói, báo nilon, chai, hộp nhựa, xốp…có nguồn phát sinh hết sức phân tán.

Với số lượng du khách ước tính hàng năm khoảng 800000 – 1000000 người thì

khối lượng rác lên tới 240.000 – 300.000 kg/năm. Nếu không có biện pháp thu gom và

xử lý chất thải rắn hàng ngày sẽ gây nên tình trạng mất vệ sinh do tồn đọng. gây ảnh

hưởng tới cảnh quan du lịch, đặc biệt là cần quản lý chặt chẽ tránh tình trạng rác bị xả

thải khu du lịch. Rác thải khi bị rơi xuống thác hoặc theo nước mưa hay gió cuốn trôi

gây mất mỹ quan khu du lịch.

Khu du lịch là một bộ phận của tuyến du lịch Hồ Tuyền Lâm, do đó các vấn đề môi trường

nói chung và vấn đề chất thải rắn nói riêng được quản lý cùng tuyến lớn.

Chất thải rắn nguy hại:

Chất thải rắn nguy hại có thể phát sinh từ hoạt động của khu du lịch rất ít, không

đáng kể. Chất thải loại này bao gồm các loại giẻ lau dính nhớt, các thùng đựng dầu

nhớt từ quá trình bảo trì vệ sinh máng trượt, phương tiện đi lại, các loại bao bì, chai lọ

của các thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật chăm sóc cây…

Các chất nguy hại này mặc dù rất ít nhưng nếu không được thu gom, xử lý đúng quy

định sẽ gây ô nhiễm đất và dễ bị cuốn trôi theo địa hình dốc của khu vực.

GVHD: ThS. Bùi Nguyễn Lâm Hà SVTH: Cao Thị Thanh Thuận40

Page 41: LỜI MỞ ĐẦUthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/khaosatmoi... · Web viewLỜI MỞ ĐẦU 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 4 III. NỘI DUNG

Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

Hình 2.5: Sơ đồ nguồn phát sinh rác tại thác Datanla

Bảng2.4: Tỷ lệ phát sinh chất thải rắn giữa các nguồn của khu DL Datanla

Nguồn phát sinh Tỷ lệ (%)Văn phòng 19,5Khách du lịch 22,5Kinh doanh dịch vụ 8,9Nhân viên khu du lịch 21,7Quán ăn uống 15,1Tự nhiên 12,3

Thành phần chất thải rắn

- Thành phần rác tính toán được trong khối lượng mẫu 40 kg

Bảng 2.5: Tỷ lệ phần trăm chất thải rắn tại KDL thác Datanla

Thành phần Khối lượng (kg) Phần trăm (%)

Nhựa, bao nilong 6,04 15,1

Giấy, vỏ đồ hộp 7,18 17,96

Rác hữu cơ 19,65 49,12

Thủy tinh, mảnh vụn 3,22 8,05

Các tạp chất khác 3,91 9,77

GVHD: ThS. Bùi Nguyễn Lâm Hà SVTH: Cao Thị Thanh Thuận41

Văn phòng

Nguồn phát sinhTự nhiênKhách du lịch

Nhân viên khu du lịch

Quán ăn uốngKinh doanh dịch vụ

Page 42: LỜI MỞ ĐẦUthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/khaosatmoi... · Web viewLỜI MỞ ĐẦU 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 4 III. NỘI DUNG

Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

So sánh tỷ lệ phần trăm chất thải rắn

Hình 2.6: Biểu đồ so sánh tỷ lệ phần trăm rác trong khu du lịch thác Datanla

- Khối lượng riêng của rác

Bảng 2.6: Khối lượng riêng các thành phần chất thải rắn tại KDL thác Datanla

STT Thành phần

KL ban đầu (kg)

KL rác đã trừ xô (kg)

Chiều cao xô (cm)

r (cm)

R (cm)

Thể tích xô(cm3)

Khối lượng riêng (kg/cm3)

1 Nhựa, bao nilong

4,3 3,5 45 14 20 123778,8 2,83.10-5

2 Giấy, vỏ đồ hộp

2,7 1,9 45 14 20 123778,8 1,53.10-5

3 Rác hữu cơ

7,5 6,7 45 14 20 123778,8 5,41.10-5

4 Thủy tinh, mảnh vụn

6,5 5,7 45 14 20 123778,8 4,60.10-5

5 Hỗn hợp 4,9 4,1 45 14 20 123778,8 3,31.10-5

GVHD: ThS. Bùi Nguyễn Lâm Hà SVTH: Cao Thị Thanh Thuận

Thác Datanla

15.1

17.96

49.12

8.05

9.77

Nhựa, bao nilong

Giấy ,vỏ đồ hộp

Rác hữu cơ

Thủy tinh, mảnh vụn

Các thành phần khác

42

Page 43: LỜI MỞ ĐẦUthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/khaosatmoi... · Web viewLỜI MỞ ĐẦU 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 4 III. NỘI DUNG

Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

So sánh phần trăm rác tại hai khu du lịch:

0

10

20

30

40

50

60

Nhựa,bao

nilong

Giấy, vỏđồ hộp

Vải gia Kim loại Ráchữu cơ

Thủytinh,

mảnhvụn

Các tạpchấtkhác

thác CamLy

thác Datanla

Hình 2.7: Biểu đồ so sánh tỷ lệ phần trăm rác tại hai khu du lịch.

Nhận xét:

- Qua biểu đồ thấy phần trăm các loại rác ở hai khu du lịch khá chênh lệch nhau.

- Ta thấy tỷ lệ nhựa bao nilong ở khu vực thác Cam Ly lớn hơn nhiều so với thác

Datanla vì ở thác Cam Ly ngoài rác do du khách và nhân viên khu du lịch thải ra

còn một phần lớn rác do người dân đổ về, và chủ yếu là bao bì, túi nilong.

- Còn đối với rác hữu cơ, ở thác Datanla lượng rác hữu cơ lớn hơn nhiều so với

khu du lịch thác Cam Ly vì ở khu du lịch thác Datanla dịch vụ ăn uống phát

triển hơn nhiều và do tính chất rừng nên một lượng lớn rác lá cây,cành cây cũng

được thu gom.

GVHD: ThS. Bùi Nguyễn Lâm Hà SVTH: Cao Thị Thanh Thuận43

Page 44: LỜI MỞ ĐẦUthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/khaosatmoi... · Web viewLỜI MỞ ĐẦU 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 4 III. NỘI DUNG

Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

II.2 Hiện trạng chất lượng nước tại hai khu du lịch

II.2.1 Phương pháp nghiên cứu

II.2.1.1 Tìm hiểu chung về hiện trạng chất lượng nước tại hai khu du lịch

- Quan sát thực tế, tìm hiểu các nguồn phát thải nước

- Thu thập các ý kiến, nhận xét trực tiếp từ ban quản lý khu du lịch và nhân viên

làm việc trong khu du lịch

- Thu thập ý kiến, nhận xét của du khách về chất lượng nước tại khu du lịch

II.2.1.2 Lấy mẫu nước và tiến hành phân tích trong phòng thí nghiệm

a. Xác định số mẫu mỗi khu du lịch

- Tại khu du lịch thác Cam Ly tiến hành lấy 4 mẫu đặc trưng

- Tại khu du lịch thác Datanla tiến hành lấy 2 mẫu

- Bảng Các vị trí thu mẫu và ký hiệu mẫu

Bảng 2.7: Vị trí thu mẫu

TT Vị trí thu mẫu Ký hiệu mẫu

A. Tại thác Datanla

1 Đầu thác Datanla D1

2 Cuối thác Datanla D2

Tại thác Cam Ly

1 Thượng lưu thác C1

2 Hồ chứa C2

3 Hồ nuôi cá C3

4 Cuối dòng chảy thác CamLy C4

b. Tiến hành lấy mẫu

- Lấy mẫu theo TCVN 5996 – 1995. (Tiêu chuẩn chất lượng nước lấy mẫu,

hướng dẫn lấy mẫu ở sông suối)

GVHD: ThS. Bùi Nguyễn Lâm Hà SVTH: Cao Thị Thanh Thuận44

Page 45: LỜI MỞ ĐẦUthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/khaosatmoi... · Web viewLỜI MỞ ĐẦU 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 4 III. NỘI DUNG

Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

- Lấy mẫu bề mặt theo phương pháp thủ công. Nhúng xô xuống ngay dưới mặt

nước, ở độ sâu khoảng 20 – 30 cm.Đựng mẫu trong can nhựa ( vệ sinh sạch và

được tráng bằng nước cất) có thể tích 2 L.

- Tại mỗi khu du lịch tiến hành lấy mẫu trong một buổi

c. Phân tích phòng thí nghiệm và tính toán kết quả

Phân tích các thông số trong phòng thí nghiệm dựa vào:

- TCVN 5494-1996 (ISO 5815-1989): Chất lượng nước - Xác định oxy hòa tan

bằng phương pháp Winkler

- TCVN 6491-1995 (ISO 6060-1989): Chất lượng nước – Xác định nhu cầu oxy

hóa học bằng phương pháp Bichromat

- TCVN 6180-1995 (ISO 7890-1989): Chất lượng nước: Xác định nitrat phương

pháp trắc quang so màu.

- Xác định tổng chất rắn lơ lửng bằng phương pháp cô cạn

- Xác định chất rắn huyền phù bằng phương pháp lọc qua giấy lọc có kích thước

0,45µm

- Xác định phoshat bằng phương pháp trắc quang so màu.

II.2.2 Kết quả khảo sát chất lượng nước

II.2.2.1 Hiện trạng chung

a. Tại Thác Datanla

Nước phát sinh tại khu du lịch thác Datanla được thu gom và xử chung với hệ thống

nước tại cụm khu du lịch Hồ Tuyền Lâm.

- Nguồn phát sinh và lưu lượng nước thải.

Nguồn thứ nhất: nước thải phát sinh từ khu trung tâm ( khu trung tâm đón tiếp và các

khu ăn uống, dịch vụ, khu vui chơi…) Với lưu lượng nước cấp cho hoạt động du lịch

vào năm ổn định cho từng phân khu, lưu lượng nước thải tính toán được tính bằng 80%

tổng lượng nước cấp.

GVHD: ThS. Bùi Nguyễn Lâm Hà SVTH: Cao Thị Thanh Thuận45

Page 46: LỜI MỞ ĐẦUthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/khaosatmoi... · Web viewLỜI MỞ ĐẦU 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 4 III. NỘI DUNG

Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

Nguồn thứ hai: nước thải phát sinh từ các hầm tự hoại đặt tại các nhà vệ sinh bố trí rải

rác trong khu du lịch… lưu lượng nước thải phát sinh từ nguồn này rất thấp, ước tính

khoảng 0,5 m3/bể tự hoại.

Nguồn thứ ba: nước thải công nghiệp từ các công trình xử lý của nhà máy cấp nước

khu du lịch, với lưu lượng khoảng 4 % công suất nhà máy xử lý nước, cụ thể là khoảng

4%*10.000m3/ngày = 400 m3/ngày.

Mặt khác, trong các loại hình vui chơi của khu du lịch, hoạt động ăn uống trong khu du

lịch, rác tahir du khách xả xuống hồ…khiến chất lượng nước hồ có khuynh hướng tăng

ô nhiễm nếu không có biện pháp kiểm soát hữu hiệu.

- Tính chất nước thải và tải lượng ô nhiễm

Đối với nước thải phát sinh từ hoạt động khu du lịch phần lớn nước thải là nước

thải sinh hoạt. Trong thành phần của nước thải sinh hoạt tuy không chứa các hóa chất

độc hại như thuốc bảo vệ thực vật hay kim loại nặng như trong nước thải công nghiệp,

nhưng cũng có thể gây một số tác động tiêu cực đến chất lượng nguồn tiếp nhận nếu

không được xử lý đúng mức.

Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải được tính trên cơ sở tải lượng ô nhiễm và

khối lượng nước thải. Mỗi ngày mỗi người có thể sử dụng từ 50 đến 500 L nước vào

mục đích sinh hoạt tùy thuộc vào mức sử dụng và khả năng đáp ứng. Khối lượng nước

sử dụng cho sinh hoạt càng lớn thì nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải càng nhỏ

do được pha loãng. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt tại khu được

tính toán với giả thiết mỗi ngày mỗi người sử dụng trung bình khoảng 100 L nước vào

mục đích sinh hoạt.

GVHD: ThS. Bùi Nguyễn Lâm Hà SVTH: Cao Thị Thanh Thuận46

Page 47: LỜI MỞ ĐẦUthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/khaosatmoi... · Web viewLỜI MỞ ĐẦU 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 4 III. NỘI DUNG

Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

Bảng 2.8: Tải lượng chất ô nhiễm trong nước thải.

Chaát oâ nhieãm

Taûi löôïng oâ nhieãmTrung bình 1 ngöôøi

(g/ngöôøi/ngaøy)Toaøn boä khu du

lòch (kg/naêm)BOD5 45 – 54 36.000 – 54.000COD

(dicromate) 72 – 102 57.600 – 102.000Chaát raén lô

löûng (SS) 70 – 145 56.000 – 145.000Daàu môõ 10 – 30 8.000 – 30.000Toång Nitô 06 – 12 4.800 – 12.000Amoniac 2,4 - 4,8 1.920 – 4.800Toång phot

pho 0,8 - 4,0 640 – 4.000

Các chất hữu cơ có trong nước thải sinh hoạt chủ yếu là các loại carbonhydrate,

protein, lipid là các chất dễ bị vi sinh vật phân hủy. Khi phân hủy thì vi sinh vật cần lấy

oxy hòa tan trong nước để chuyển hóa các chất hữu cơ nói trên thành CO2, N2, H2O,

CH4…chỉ thị cho lượng chất hữu cơ có trong nước thải có khả năng bị phân hủy hiếu

khí bởi vi sinh vật chính là chỉ số BOD5. Chỉ số BOD5 biểu diễn lượng oxy cần thiết

mà vi xinh vật phải tiêu thụ để phân hủy lượng chất hữu cơ có trong nước thải. Như

vậy chỉ số này càng cao càng cho thấy lượng chất hữu cơ có trong nước thải càng lớn,

oxy hòa tan trong nước thải ban đầu bị tiêu thụ nhiều hơn, mức độ ô nhiễm của nước

thải cao hơn.

Đối với nước mưa, bản thân nước mưa không làm ô nhiễm môi trường, nước mưa

chảy tràn qua các địa hình dốc cuốn theo tầng đất phủ các mặt sườn đồi có địa hình dốc

cuốn theo các lớp đất mùn trên mặt xuống đường thoát nước và tiêu thoát đúng, sẽ gây

nên tình trạng xói mòn đất viên đồi và gây ứ đọng nước mưa ảnh hưởng xấu đến môi

trường.

GVHD: ThS. Bùi Nguyễn Lâm Hà SVTH: Cao Thị Thanh Thuận47

Page 48: LỜI MỞ ĐẦUthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/khaosatmoi... · Web viewLỜI MỞ ĐẦU 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 4 III. NỘI DUNG

Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn được ước tính như sau:

Tổng nitơ : 0,5 1,5 mg/lPhotpho : 0,004 0,03 mg/lCOD : 10 20 mg/l

Tổng chất rắn lơ lửng : 10 20 mg/lVới nồng độ các chất ô nhiễm như trên nếu so với nước thải sinh hoạt thì nước mưa

được xem là khá sạch. Xử lý nước thải khu du lịch

- Đối với nguồn phân tán.

Nước thải phát sinh từ các nhà vệ sinh bố trí rải rác trong khu du lịch sẽ được xử lý cục bộ bằng bể tự hoại 3 ngăn xây ngầm dưới mỗi nhà vệ sinh. Nước sau khi qua bể tự hoại sẽ cho thấm tự nhiên vào đất qua hệ thống ống phân phối đục lỗ đặt ngầm. Phương pháp này có ưu điểm là tận dụng nước thải để tăng độ ẩm tự nhiên của đất. Ngoài ra, các vi sinh vật trong đất sẽ sử dụng lượng chất hữu cơ còn lại trong nước thải sinh hoạt đã được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại ( với lượng thấp, bảo đảm không gây mùi hôi thối khi phân hủy trong môi trường đất ẩm) tạo mùn và góp phần tăng độ phì cho đất rừng.

- Đối với nguồn tập trung.Vì lưu lượng nước thải phát sinh khá lớn và vị trí phát sinh nước thải được phân bố trên một diện tích rộng, do đó việc thu gom toàn bộ nước thải về một trạm xử lý nước thải tập trung là rất tốn kém và chi phí cao. Ngoài ra, mặc dù khu du lịch hoạt động quanh năm nhưng lượng khách du lịch tập trung theo mùa nên lưu lượng nước thải phát sinh dao động mạnh vào các mùa khác nhau trong năm.

GVHD: ThS. Bùi Nguyễn Lâm Hà SVTH: Cao Thị Thanh Thuận48

Page 49: LỜI MỞ ĐẦUthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/khaosatmoi... · Web viewLỜI MỞ ĐẦU 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 4 III. NỘI DUNG

Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

Công nghệ xử lý

Hình 2.8: Sơ đồ hệ thống thu gom nước của tuyến du lịch Hồ Tuyền Lâm_Datanla

b. Tại Thác Cam Ly

Là lưu vực suối trực tiếp nhận nguồn nước thải sinh hoạt của các khu dân cư trên

lưu vực. Trong những năm trở lại đây tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại thác Cam Ly

lại ngày một trầm trọng hơn. Đặc biệt trong thời gian trở lại đây, nguồn nước đã màu

đen ngòm và bốc mùi hôi thối.

Lượng nước tại Cam Ly phụ thuộc vào lượng nước từ đập Hồ Xuân Hương chảy

về. Vì lưu lượng nước không ổn định, đặc biệt là vào mùa khô, lượng nước ít, thậm chí

không có nước chảy về, nên thác chỉ còn là nước sinh hoạt của dân cư đổ về làm cho

nguồn nước đen ngòm, bọt trắng xóa và gây mùi khó chịu, làm mất cảnh quan, và ảnh

hưởng đến sức khỏe của nhân viên và du khách du lịch.

Đây không phải là vấn đề riêng của các nhà quản lý khu du lịch thác Cam Ly mà là

vấn đề chung cho các nhà quản lý khu du lịch và ban lãnh đạo thành phố.

GVHD: ThS. Bùi Nguyễn Lâm Hà SVTH: Cao Thị Thanh Thuận49

Nước thải từ KDL thác Datanla

Nước thải từ KDL Hồ tuyền Lâm

Nước thải nhà bếp

Nước thải nhà vệ sinh

Nước thải từ nhà bếp

Nước thải từ nhà vệ sinh

Bể tách dầu Bể tự hoại

Trạm bơm của hệ thống xử lý nước thải

Page 50: LỜI MỞ ĐẦUthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/khaosatmoi... · Web viewLỜI MỞ ĐẦU 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 4 III. NỘI DUNG

Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

Nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt của nhân viên trong khu du lịch được lấy từ hệ

thống nước cấp thành phố.

Nguồn nước sử dụng cho việc tưới cây cảnh trong khuôn viên khu du lịch bơm từ

hồ chứa nước ở hạ lưu của thác.

Vì hoạt động trong khu du lịch không nhiều, nhất là hiện nay lượng khách du lịch giảm

đi đáng kể, nên vấn đề nước thải do khách du lịch và nhân viên thải ra không đáng kể.

Nước thải trong khu du lịch có 2 nguồn chính:

- Nước thải từ nhà vệ sinh được thu gom theo hệ thống thu gom nước thải thành phố

- Nước thải từ hoạt động tưới và chăm sóc cây. Nước sau khi tưới xong lại thấm

xuống đất và tiếp tục đổ xuống dòng thác.

- Nước mưa chảy tràn cũng chảy theo tự nhiên không có hệ thống thu hồi.

Với tình trạng ô nhiễm nặng như vậy, mới đây ban quản lý khu du lịch đã xin lãnh đạo

thành phố cấp kinh phí để xây dựng dự án đập cao su ngay thượng lưu thác. Với mục

đích cải thiện nguồn nước, nhanh chóng đem lại vẻ đẹp của khu du lịch.

Dự án đã được phê duyệt và ngày 1-4, Công ty CP Dịch vụ du lịch Đà Lạt (Dalat

TSC) đã đưa vào hoạt động đập cao su phía thượng nguồn ngọn thác .Công trình do

Công ty CP Tư vấn xây dựng Trí Việt (TPHCM) thiết kế, lắp đặt với tổng vốn đầu tư

gần 2 tỷ đồng. Đập có chiều dài 17,5 m chắn ngang suối Cam Ly nhằm tích nước và

điều tiết nước cho thắng cảnh này vào mùa khô. Hiện lượng nước về thác Cam Ly

trong mùa khô quá ít, kèm theo nhiều chất thải, rác thải nên thác bị ô nhiễm nghiêm

trọng.

Tuy xây xong đập cao su nhưng tình trạng ô nhiễm nước thì vẫn không có thay đổi.

Việc lắp đập chỉ là giải pháp tránh cho rác thải theo dòng nước đổ vào thác, còn việc ô

nhiễm đầu nguồn vẫn tồn tại, rác thải vẫn tiếp tục bị đổ xuống dòng sông, và không có

giải pháp nào để thay đổi.Theo lãnh đạo Công ty Dalat TSC cho biết, sắp tới đơn vị sẽ

đầu tư lưới chắn rác để ngăn lượng rác đổ về thác.

GVHD: ThS. Bùi Nguyễn Lâm Hà SVTH: Cao Thị Thanh Thuận50

Page 51: LỜI MỞ ĐẦUthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/khaosatmoi... · Web viewLỜI MỞ ĐẦU 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 4 III. NỘI DUNG

Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

Ngày 2-4, Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng đã cho xả 50.000 m3 nước từ hồ Xuân

Hương về thác Cam Ly. Tuy nhiên vấn đề vẫn không mấy khả quan.Tình trạng ô

nhiễm nước ở thác Cam Ly đang trong mức báo động mạnh, trong thời gian sắp tới, sẽ

có nhiều dự án triển khai để khắc phục các vấn đề ở đây.

II.2.2.2 Kết quả phân tích trong phòng thí nghiệm

Kết quả tổng hợp các thông số nghiên cứu

Bảng 2.9: Kết quả tổng hợp thông số ô nhiễm

Thông số

Ký hiệu mẫu QCVN C1 C2 C3 C4 D1 D2 (A) (B)

DO 2,37 1,55 2,3 3,33 6,7 5,2 >= 5 >=2COD 16 38,4 22,4 16 9,6 6,4 10 - 15 30 – 35NO3

- 0,91 1,13 0,65 0,47 0,39 0,32 2 - 5 10 – 15PO4

3- 0,38 0,74 0,58 0,31 0,02 0,03 0,1-0,2 0,3–0,5TSS 90 120 100 80 10 30 - -SS 79 105 85 67 6 29 20-30 80-100DS 11 15 15 13 4 1 - -

Hình 2.9: Biểu đồ so sánh giá trị DO đo được với QCVN

GVHD: ThS. Bùi Nguyễn Lâm Hà SVTH: Cao Thị Thanh Thuận51

DO

0

1

2

3

4

5

6

7

8

C1 C2 C3 C4 D1 D2

DOmẫu

QCVN(B)

QCVN(A)

Page 52: LỜI MỞ ĐẦUthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/khaosatmoi... · Web viewLỜI MỞ ĐẦU 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 4 III. NỘI DUNG

Phosphat

0

0.1

0.2

0.3

0.4

0.5

0.6

0.7

0.8

C1 C2 C3 C4 D1 D2

PO43-

QCVN(A)

QCVN(B)

Nitrat

0

0.5

1

1.5

2

2.5

C1 C2 C3 C4 D1 D2

NO3-

QCVN(B)

Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

COD

05

1015202530354045

C1 C2 C3 C4 D1 D2

CODmẫu

QCVN(B)

QCVN(A)

Hình 2.10: Biểu đồ so sánh giá trị COD đo được với QCVN

Hình 2.11: Biểu đồ so sánh giá trị PO43- đo được so với QCVN

Hình 2.12: Biểu đồ so sánh giá trị NO3- so với QCVN

GVHD: ThS. Bùi Nguyễn Lâm Hà SVTH: Cao Thị Thanh Thuận52

Page 53: LỜI MỞ ĐẦUthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/khaosatmoi... · Web viewLỜI MỞ ĐẦU 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 4 III. NỘI DUNG

Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

TSS

0

20

40

60

80

100

120

140

C1 C2 C3 C4 D1 D2

TSSmẫu

QCVN(B)

QCVN(A)

Hình 2.13: Biểu đồ so sánh giá trị TSS đo được so với QCVN

Nhận xét: Qua kết quả phân tích ta thấy:

Tại thác Cam Ly

- So sánh nồng độ các chỉ tiêu ô nhiễm với tiêu chuẩn nước thải được phép xả thải

cho thấy nước thải sinh hoạt phát sinh từ khu du lịch có nồng độ các chất ô nhiễm

hầu như đều cao hơn tiêu chuẩn quy định, đặc biệt là vấn đề thừa dinh dưỡng cao,

có khả năng gây phú dưỡng.

- Hầu hết nồng độ các thông số ô nhiễm ở thác Cam Ly đều vượt QCVN loại A nhiều

lần. Đặc biệt là nồng độ oxy hòa tan rất thấp, một số vị trí thấp hơn QCVN cho

phép ở loại B.

- Đối với mẫu C3 (vị trí giữa hồ ở hại lưu thác đổ xuống) hầu hết các giá trị đều vượt

chuẩn. Chứng tỏ ô nhiễm ở đây rất cao. Có thể giải thích vì trong thời điểm khảo

sát, lưu lượng nước ở thác rất ít, do đó, nước bị tồn động và khó thoát.

- Trong thời gian này thác Cam Ly đang bị ô nhiễm nặng về nguồn nước.

- Giá trị chất rắn lơ lửng cao, vì bị ô nhiễm bởi chất thải sinh hoạt của người dân theo

dòng nước đổ về thác.

GVHD: ThS. Bùi Nguyễn Lâm Hà SVTH: Cao Thị Thanh Thuận53

Page 54: LỜI MỞ ĐẦUthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/khaosatmoi... · Web viewLỜI MỞ ĐẦU 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 4 III. NỘI DUNG

Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

Tại thác Datanla

- Nồng độ các thông số ở thác Datanla đều đạt chuẩn. Chất lượng nước chưa bị ô

nhiễm, song so sánh giá trị ở hai vị trí, thượng lưu thác và cuối dòng nước chảy ra

khỏi du lịch, các giá trị ở vị trí D2 luôn lớn hơn D1.

Tác động của các chất hữu cơ: Việc ô nhiễm hữu cơ sẽ dấn đến suy giảm nồng độ

oxy hòa tan trong nước do vi sinh vật sử dụng oxy hòa tan để phân hủy các chất hữu

cơ. Nồng độ oxy hòa tan dưới 50 % bão hòa có khả năng gây ảnh hưởng tới sự phát

triển của sinh vật. Oxy hòa tan giảm không chỉ gây tác hại nghiêm trọng đến tài nguyên

thủy sinh mà còn làm giảm khả năng tự làm sạch của nguồn nước.

Tác động của chất rắn lơ lửng: Các chất rắn lơ lửng hạn chế độ sau tầng nước được

ánh sang chiếu xuống, gây ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của tảo, rong rêu…Chất

rắn lơ lửng cũng là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên thủy sinh đồng thời

gây tác hại về mặt cảm quan ( tăng độ đục của nguồn nước) và gây bồi lắng.

Tác động của các chất dinh dưỡng ( N, P): Sự có mặt của N, P trong nước sẽ tác

động tới năng suất sinh học của nguồn nước. Sự có mặt của các hợp chất N gây cạn

kiệt nguồn oxy hòa tan trong nước do xảy ra quá trình biến đổi N. Hàm lượng N, P

trong nguồn nước cao có thể gây ra sự phát triển bùng nổ của tảo ( hiện tượng phú

dưỡng ) ảnh hưởng xấu tới chất lượng nước của hồ.

Chất lượng môi trường tại khu du lịch đang có chiều hướng đi xuống. Đặc biệt tại

thác Cam Ly, các thành phần môi trương đang đi xuống trầm trọng tác động đến cảnh

quan khu du lịch và ảnh hưởng tới sức khỏe của du khách du lịch, nhân viên khu du

lịch và dân cư sinh sống xung quanh. Nếu không có biện pháp xử lý các vấn đề môi

trường đang tồn tại thì việc phát triển du lịch là rất khó khăn. Cần ý thức được mục

đích phát triển bền vững giữa du lịch và môi trường.

CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI 2

KHU DU LỊCH.

GVHD: ThS. Bùi Nguyễn Lâm Hà SVTH: Cao Thị Thanh Thuận54

Page 55: LỜI MỞ ĐẦUthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/khaosatmoi... · Web viewLỜI MỞ ĐẦU 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 4 III. NỘI DUNG

Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

I. NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG DU LỊCH

I.1 Luật môi trường về bảo vệ môi trường trong du lịch.

Bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch

1. Tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác khu du lịch, điểm du lịch phải thực hiện các biện

pháp bảo vệ môi trường sau đây:

a) Niêm yết quy định về bảo vệ môi trường tại khu du lịch, điểm du lịch và hướng dẫn

thực hiện;

b) Lắp đặt, bố trí đủ và hợp lý công trình vệ sinh, thiết bị thu gom chất thải;

c) Bố trí lực lượng làm vệ sinh môi trường.

2. Khách du lịch có trách nhiệm thực hiện các quy định sau đây:

a) Tuân thủ nội quy, hướng dẫn về bảo vệ môi trường của khu du lịch, điểm du lịch;

b) Vứt chất thải vào thiết bị thu gom chất thải đúng nơi quy định;

c) Giữ gìn vệ sinh nơi tham quan du lịch;

d) Không được xâm hại cảnh quan, khu bảo tồn thiên nhiên, di sản tự nhiên, các loài

sinh vật tại khu du lịch, điểm du lịch;

3. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan

ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan chỉ đạo,

hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch theo quy

định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

I.2 Nội dung QLNN về bảo vệ môi trường du lịch.

Bảo vệ môi trường là những hoạt động góp phần giữ cho môi trường trong lành, sạch

đẹp, cải thiện sự xuống cấp của môi trường, bảo đảm cân bằng sinh thái, ngăn chăn,

khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai

thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

Như vậy những nội dung QLNN cơ bản về bảo vệ môi trường du lịch sẽ bao gồm :

- Xây dựng chính sách, quy chế về bảo vệ môi trường du lịch

GVHD: ThS. Bùi Nguyễn Lâm Hà SVTH: Cao Thị Thanh Thuận55

Page 56: LỜI MỞ ĐẦUthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/khaosatmoi... · Web viewLỜI MỞ ĐẦU 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 4 III. NỘI DUNG

Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

- Xây dựng chiến lược và kế hoạch hành động về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du

lịch.

- Xây dựng và ban hành quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch.

- Tổ chức hoạt động phòng chống ô nhiễm môi trường :

Đây là một trong những nội dung quan trọng cơ bản của công tác bảo vệ môi

trường du lịch. Những hoạt động chính của nội dung bảo vệ môi trường du lịch này bao

gồm :

- Thu gom và xử lý chất thải từ hoạt động du lịch (rác thải, nước thải).

- Hạn chế và xử lý chất thải khí từ các hoạt động du lịch như vận chuyển khách du

lịch, vận hành hệ thống làm lạnh tại các cơ sở dịch vụ du lịch, v.v.

- Thực hiện đảm bảo vệ sinh môi trường ở các khu, điểm thăm quan du lịch.

- Thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đối với các dự án phát triển du

lịch.

- Sử dụng các công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch nhằm hạn chế chất thải từ hoạt

động du lịch ra môi trường.

- Tổ chức hoạt động phòng chống, hạn chế tác động sự cố môi trường

- Phối hợp với các ngành chức năng bảo vệ các công trình phòng chống sự cố môi

trường; không vận chuyển, sử dụng, cất giữ các chất độc hại, chất dễ gây cháy nổ

có khả năng gây sự cố môi trường.

- Phối hợp với các ngành chức năng thu gom, xử lý các chất độc hại đến môi trường

do hậu quả của các sự cố như tràn dầu, rò rỉ hoá chất, phóng xạ, v.v. ở những khu

vực diễn ra hoạt động du lịch.

- Tổ chức hoạt động phòng chống, hạn chế tai biến môi trường :

Phối hợp với các ngành chức năng, các địa phương bảo vệ các công trình BVMT,

công trình có liên quan đến BVMT.

Tham gia các hoạt động hạn chế, phòng chống xói mòn, sụt lở, trượt đất, phèn hoá,

mặn hoá, ngọt hoá, đá ong hoá, sình lầy hoá, sa mạc hoá.

GVHD: ThS. Bùi Nguyễn Lâm Hà SVTH: Cao Thị Thanh Thuận56

Page 57: LỜI MỞ ĐẦUthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/khaosatmoi... · Web viewLỜI MỞ ĐẦU 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 4 III. NỘI DUNG

Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

- Tổ chức thực hiện hạn chế sự suy thoái và bảo vệ phát triển các hệ sinh thái :

- Không đốt phá rừng, khai thác bừa bãi các nguồn nước trong hoạt động phát triển

du lịch.

- Tăng cường trồng cây xanh trong các khu vực diễn ra hoạt động du lịch.

- Sử dụng tiết kiệm nguyên liệu tự nhiên trong hoạt động phát triển du lịch.

- Tổ chức thực hiện bảo vệ đa dạng sinh học

- Khuyến khích phát triển du lịch sinh thái.

- Phối hợp với các ngành chức năng và địa phương bảo vệ các giống, loài thực vật,

động vật hoang dã trong lãnh thổ diễn ra hoạt động du lịch.

- Không khai thác, kinh doanh các loài thực vật, động vật quý hiếm trong danh mục

quy định của Chính phủ (Nghị định số 48/2002/NĐ – CP ngày 22/4/2002).

- Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức xã hội về môi trường du lịch :

Tham gia các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về môi trường trong xã

hội, đặc biệt đối với khách du lịch và cộng đồng địa phương nơi diễn ra các hoạt động

du lịch.

- Đóng góp cho những nỗ lực giáo dục, tuyên truyền về bảo vệ môi trường như tổ

chức Tuần lễ xanh tại các trọng điểm du lịch.

- Tham gia thực hiện những cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường : Công ước về

giảm khí thải vào bầu khí quyển; Công ước về bảo vệ các loài chim di cư

(RAMSA); Công ước về chống buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã

có nguy cơ tuyệt chủng (CITES), v.v.

- Tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp lý về bảo vệ

môi trường du lịch.

I.3 Tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường tại khu du lịch.

Tổng cục Du lịch thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường du

lịch chịu trách nhiệm :

GVHD: ThS. Bùi Nguyễn Lâm Hà SVTH: Cao Thị Thanh Thuận57

Page 58: LỜI MỞ ĐẦUthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/khaosatmoi... · Web viewLỜI MỞ ĐẦU 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 4 III. NỘI DUNG

Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

- Phối hợp với các bộ ngành chức năng xây dựng các văn bản pháp quy, các hướng

dẫn về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch và trình Chính phủ ban hành theo

quy định của pháp luật.

- Xây dựng chiến lược và kế hoạch hành động về bảo vệ môi trường du lịch phù hợp

với Chiến lược phát triển ngành và Luật BVMT.

- Tổ chức các lớp tập huấn về công tác BVMT du lịch cho các cán bộ quản lý, điều

hành doanh nghiệp du lịch.

- Phối hợp với các ban ngành chức năng tổ chức hoạt động thanh tra, kiểm tra việc

chấp hành các quy định về BVMT du lịch và các nội dung của Luật BVMT có liên

quan đến hoạt động du lịch.

- Phối hợp với các ban ngành chức năng và các địa phương tổ chức thực hiện các

biện pháp phòng chống ô nhiễm, suy thoái môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học do

tác động của hoạt động du lịch; xử lý và khắc phục hậu quả của tai biến, sự cố môi

trường có ảnh hưởng đến hoạt động phát triển du lịch ở các trọng điểm du lịch cấp

quốc gia.

- Phối hợp với các ban ngành chức năng, các địa phương tổ chức các hoạt động tuyên

truyền, nâng cao nhận thức xã hội về nhiệm vụ bảo vệ môi trường du lịch.

Thực hiện công tác hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường du lịch ở tầm

quốc gia.

- Tổ chức công tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi

trường du lịch ở tầm quốc gia và các trọng điểm du lịch.

Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở các địa phương thực hiện chức năng quản lý

nhà nước về bảo vệ môi trường du lịch nêu trên trên địa bàn địa phương mình.

Các doanh nghiệp du lịch có nhiệm vụ chấp hành và thực hiện đầy đủ các quy định,

quy chế về bảo vệ môi trường du lịch được ban hành, trước hết là Quy chế về BVMT

trong lĩnh vực du lịch tại Quyết định số 02/2003/QĐ-BTNMT ngày 29/7/2003 của Bộ

trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường và Chỉ thị số 07/2000/CT-TTg ngày 30/3/2000 của

GVHD: ThS. Bùi Nguyễn Lâm Hà SVTH: Cao Thị Thanh Thuận58

Page 59: LỜI MỞ ĐẦUthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/khaosatmoi... · Web viewLỜI MỞ ĐẦU 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 4 III. NỘI DUNG

Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

Thủ tướng Chính phủ về tăng cường giữ gìn trật tự, trị an và về sinh môi trường tại

các địa điểm tham quan du lịch cũng như các nội dung có liên quan trong Luật Bảo vệ

Môi trường Việt Nam năm 1993.

II. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI 2 KHU DU LỊCH.

II.1 Nhiệm vụ của ban quản lý khu du lịch.

- Tuy không có ban chuyên trách bên môi trường riêng tại khu du lịch nhưng các vấn

đề môi trường được quản lý lồng ghép trong các hoạt động môi trường.

- Hoạt động dưới sự chỉ đạo của tổng công ty Cổ Phần Du Lịch và Dịch Vụ Đà Lạt.

Các vấn đề môi trường được trực tiếp thông qua ban lãnh đạo của tổng công ty.

- Trước tiên la hoạt động đúng với luật môi trường và các quy định chung của nhà

nước về quản lý môi trường du lịch.

- Ban quản lý khu du lịch nắm bắt các vấn đề môi trường kịp thời và cùng các cơ

quan chức năng giải quyết khi có vấn đề xảy ra.

- Trong tình trạng ô nhiễm hiện nay của thác Cam Ly ban quản lý cùng cơ quan nhà

nước có thẩm quyền đưa ra các phương án để giải quyết.

- Tình trạng của thác Cam Ly đòi hỏi sự kết hợp quản lý của ban quản lý khu du lịch,

ban môi trường của tỉnh và sự kết hợp cùng thực hiện của cộng đồng.

- Đưa ra các quy định đúng đắn về trách nhiệm bảo vệ môi trường đối với nhân viên

và du khách.

- Thường xuyên kiểm tra sự chấp hành của nhân viên, và quan sát thái độ của du

khách đối với việc thực hiện.

- Thường xuyên đánh giá và kiểm tra mức độ phù hợp của các quy định và bổ sung

các quy định còn thiếu.

II.2 Những quy định về bảo vệ môi trường.

GVHD: ThS. Bùi Nguyễn Lâm Hà SVTH: Cao Thị Thanh Thuận59

Page 60: LỜI MỞ ĐẦUthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/khaosatmoi... · Web viewLỜI MỞ ĐẦU 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 4 III. NỘI DUNG

Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

Nhân viên khu du lịch và du khách khi tới khu du lịch phải thực hiện đúng các quy

định về bảo vệ môi trường:Có ý thức bảo vệ môi trường trong khu du lịch.

- Xả rác đúng nơi quy định.

- Không vứt rác bừa bãi trong khuôn viên du lịch và dòng thác.

- Không đi và dẫm lên cỏ trong khu du lịch.

- Không ngắt hoa bẻ cành trong khu du lịch.

- Nhắc nhở những du khách đi cùng khi vi phạm quy định.

- Có đóng góp thêm cho khu du lịch về vấn đề môi trường.

- Khi cắm trại trong khu du lịch thì phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ sau khi dở trại.

- Tham gia các chương trình bảo vệ môi trường cùng khu du lịch trong các ngày lễ

lớn.

II.3 Các chương trình môi trường trong khu du lịch.

Tổ chức và hưởng ứng các hoạt động trong ngày môi trường thế giới

- Ban quản lý phát động nhân viên khu du lịch, tổ chức đoàn tham gia các buổi tuyên

truyền môi trường cùng địa phương

- Có tổ chức các buổi phát động nhân viên đóng góp ý tưởng về môi trường du lịch

Tổ chức các buổi chủ nhật xanh trong khuôn viên khu du lịch cho nhân viên

- Trồng cây xanh trong khuôn viên du lịch

- Treo băng rôn, biểu ngữ, …trong khu du lịch để thu hút sự quan tâm của du khách

về môi trường

- Trong ngày lễ đoàn, nhân viên khu du lịch kết hợp cùng đoàn phường đi vận động

tuyên truyền người dân không xả rác

Có buổi kiểm tra chất lượng môi trường ở khu vực ăn uống

Tổ chức tuyên truyền nhận thức của du khách du lịch và cộng đồng dân cư sinh

sống

Có các chương trình cải thiện môi trường cụ thể như:

GVHD: ThS. Bùi Nguyễn Lâm Hà SVTH: Cao Thị Thanh Thuận60

Page 61: LỜI MỞ ĐẦUthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/khaosatmoi... · Web viewLỜI MỞ ĐẦU 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 4 III. NỘI DUNG

Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

- Tại thác Cam Ly để chống ô nhiễm dòng thác đã cho lắp đặt đập cao su với số vốn

2 tỷ đồng

- Thường xuyên có các bộ phận chuyên trách môi trường của Tỉnh về tiến hành lấy

mẫu nước phân tích và tìm phương hướng cải thiện nguồn nước

- Tại thác Datanla có các chương trình bảo vệ rừng và có xu hướng tiến tới du lịch

sinh thái

II.4 Nhận xét hiện trạng quản lý môi trường tại khu du lịch

Những mặt làm được

- Thực hiện theo nội dung quy định của nhà nước về bảo vệ môi trường du lịch.

- Có quy định bảo vệ môi trường rõ ràng cho du khách.

- Nhận dạng được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường trong phát triển du

lịch.

- Các nhà quản lý quan tâm đến hiện trạng môi trường và cùng các cơ quan có chức

năng giải quyết các sự cố môi trường.

- Đánh giá được tầm quan trọng của nhận thức du khách trong công tác BVMT.

- Phối hợp với các ngành chức năng, các địa phương bảo vệ các công trình BVMT,

công trình có liên quan đến BVMT

Những mặt chưa làm được

- Chưa có cơ quan chức năng chuyên trách bên môi trường nên chưa có sự quản lý

đồng bộ các vẫn đề môi trường.

- Tuy đã nhận thức được tầm quan trọng của môi trường nhưng do vẫn còn xem nhẹ

các vấn đề môi trường nên khi xảy ra sự cố khó khăn trong việc giải quyết. Vẫn

hoạt động theo kiểu chữa bệnh hơn phòng bệnh. Khi các vẫn đề ô nhiễm môi

trường trong tình trạng ô nhiễm nặng mới tìm cách khắc phục, nên tốn kém và mất

thời gian, mặt khác còn làm cho sự phát triển của khu du lịch đi xuống trầm trọng.

GVHD: ThS. Bùi Nguyễn Lâm Hà SVTH: Cao Thị Thanh Thuận61

Page 62: LỜI MỞ ĐẦUthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/khaosatmoi... · Web viewLỜI MỞ ĐẦU 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 4 III. NỘI DUNG

Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

- Các biện pháp khắc phục chưa hiệu quả,việc phòng ngừa vấn đề môi trường chưa

cụ thể.

- Còn quá ít các hoạt động vì môi trường

- Đặc biệt các chương trình môi trường kết hợp với du khách hầu như chưa có.

- Việc quảng bá bảo vệ môi trường trong khu du lịch còn thiếu.

- Nhận ra được nhiệm vụ to lớn của cộng đồng trong việc cải thiện môi trường nhưng

lại chưa đưa ra được các yếu tố quan trọng để kết hợp bảo vệ môi trường giữa du

khách và khu du lịch, giữa cộng đồng và môi trường du lịch.

- Hầu như không có báo cáo chất lượng môi trường du lịch.

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ

CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG TẠI KHU DU LỊCH

Để thực hiện tốt vấn đề bảo vệ môi trường trong phát triển du lịch thì khu du lịch thác

Cam Ly và thác Datanla nói riêng, du lịch Đà Lạt nói chung cần đưa ra được những

giải pháp khả thi trong việc quản lý chất lượng môi trường để đạt hiệu quả cao

hơn.“Làm cách nào để phát triển du lịch nhanh, mạnh, hiệu quả và bền vững”, sau đây

đề tài xin được đưa ra một số đề xuất như sau:

I. GIẢI PHÁP TRƯỚC MẮT

I.1 Cần thành lập bộ phận quản lý môi trường

- Tại khu du lịch cần có người phụ trách quản lý về môi trường.

- Tổ chức tập huấn cho đội thu gom rác thải về kỹ thuật thu gom, phân loại rác, có

trách nhiệm trong công việc của mình và chịu sự quản lý của cán bộ quản lý.

- Tổ chức tập huấn cho cán bộ môi trường để nâng cao trình độ chuyên môn, khả

năng quản lý mình:

GVHD: ThS. Bùi Nguyễn Lâm Hà SVTH: Cao Thị Thanh Thuận62

Page 63: LỜI MỞ ĐẦUthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/khaosatmoi... · Web viewLỜI MỞ ĐẦU 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 4 III. NỘI DUNG

Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

+ Công nhân trực tiếp làm việc thu gom rác phải được phải được quan tâm nhiều hơn,

cần có bảo hộ lao động cho phù hợp.

+ Giáo dục tuyên truyền nâng cao nhận thức cho du khách và người dân thực hiện nếp

sống văn minh, không đổ rác và vứt rác bừa bãi.

I.2 Giải quyết các vấn đề môi trường đang tồn tại

- Thu gom triệt để chất thải rắn trong khu du lịch

- Quản lý tốt việc sử dụng nước và các nguồn thải ra dòng thác

II.3 Lập các quy định về bảo vệ môi trường trong khu du lịch đối với du khách

- Xem xét mức độ phù hợp của các quy định

- Loại bỏ các quy định thích hợp và bổ sung các quy định còn thiếu.

- Cần kiểm tra, quan sát thái độ của du khách đối với bảo vệ môi trường

- Cần có bảng thông báo rõ ràng, và bổ sung thêm các băng rôn, biểu ngữ…

I.4 Đối với thác Cam Ly

- Vấn đề quan trọng là cải thiện nguồn nước

- Cần đánh giá lợi ích của các dự án đang thực hiện có khả quan hay không?

- Ban quản lý cần kiểm tra chặt chẽ trong sự thay đổi chất lượng nước

- Tìm cách quản lý xả rác bừa bãi của người dân bằng nhiều hình thức: kết hợp vận

động nhân dân khu phố, họp phường để triển khai, phát động bằng băng rôn biểu

ngữ, giúp người dân nhận thức vai trò của mình trong bảo vệ môi trường và sự phát

triển của khu du lịch

GVHD: ThS. Bùi Nguyễn Lâm Hà SVTH: Cao Thị Thanh Thuận63

Page 64: LỜI MỞ ĐẦUthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/khaosatmoi... · Web viewLỜI MỞ ĐẦU 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 4 III. NỘI DUNG

Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

II. GIẢI PHÁP LÂU DÀI

II.1 Giải pháp tổ chức quản lý du lịch.

II.1.1 Cải tiến và hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý:

- Một trong những mặt còn hạn chế của hai khu du lịch trong việc quản lý đó là chưa

có bộ phận chuyên trách bên môi trường. Vì vậy cần thành lập bộ phận phụ trách

các vấn đề môi trường, am hiểu các các vấn đề môi trường để sớm có những giải

pháp cải thiện môi trường tốt hơn và tránh tình trạng xử lý cuối đường ống các vấn

đề môi trường.

- Giải pháp tổ chức quản lý môi trường du lịch phải có sự liên kết chặt chẽ giữa việc

quy hoạch dự án du lịch và các cơ quan chức năng như Văn phòng chính phủ, Bộ

Kế hoạch đầu tư, Bộ khoa học công nghệ, Bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ

Thương mại, Bộ Nông nghiệp, bộ Lâm nghiệp, Bộ Thủy sản, Bộ Xây dựng, Bộ

Giao thông vận tải Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn, Viện chiến lược, . . .

- Sau khi nghiên cứu, xác định giá trị của tài nguyên chỉ định rõ nhiệm vụ quản lý

bảo vệ và khai thác từ cấp cơ sở, đơn vị khai thác, địa phương sở hữu đến Bộ Tài

nguyên và môi trường và các cơ quan chức năng liên quan.

- Áp dụng các hình thức khen thưởng cho các đối tượng có vai trò tích cực, xử phạt

các hành vi, hoạt động ảnh hưởng tiêu cực tác động đến tài nguyên và môi trường

du lịch.

II.1.2 Kết hợp với các Phân các cấp quản lý, các tổ chức xã hội am hiểu môi

trường để cùng giải quyết các vấn đề ô nhiễm

- Nhóm chuyên gia tư vấn: gồm các cán bộ khoa học kỹ thuật chuyên nghiệp hàng

đầu trong bảo tồn , tiến hành đề xuất ý kiến , trợ giúp kỹ thuật bảo tồn.

- Nhóm kỹ thuật quy hoạch : đảm nhiệm công tác quy hoạch, theo dõi, giám sát chỉ

đạo việc quy hoạch.

GVHD: ThS. Bùi Nguyễn Lâm Hà SVTH: Cao Thị Thanh Thuận64

Page 65: LỜI MỞ ĐẦUthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/khaosatmoi... · Web viewLỜI MỞ ĐẦU 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 4 III. NỘI DUNG

Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

- Tổ ngoại vi: do các nhà sinh thái học, du lịch học, xã hội học, chuyên gia tổ chức du

lịch trong và ngoài nước tham gia các công trình quy hoạch, bảo tồn tài nguyên môi

trường du lịch.

- Các cơ quan chức năng quản lý: gồm các Ủy ban nhân dân cấp xã phường, cho đến

Bộ tài nguyên và môi trường, Bộ văn hóa thể thao và du lịch, và các ban ngành

đoàn thể có liên quan trong công cuộc quản lý, đầu tư tôn tạo và bảo tồn giá trị của

môi trường du lịch.

II.2 Các giải pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường du lịch

Đối với việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường du lịch không chỉ giới hạn là giáo

dục ý thức cho du khách du lịch mà chúng ta cần có cái nhìn tổng quan để hiểu rằng, ý

thức và nhận thức của con người được hình thành từ nhỏ. Vì vậy đây là một giải pháp

lâu dài.

II.2.1 Giáo dục du khách

Thông qua bảng thông báo, các băng rôn, biểu ngữ, và sự hướng dẫn trực tiếp của

hướng dẫn viên cùng nhân viên khu du lịch hướng dẫn khách những điều cần làm và

những điều không nên làm về phương diện môi trường ở những điểm tham quan du

lịch. Làm cho khách du lịch nhận thức được những tác động tiềm tàng và trách nhiệm

của họ đối với cộng đồng địa phương nơi họ đến.

Cung cấp cho khách du lịch những thông tin đầy đủ nhất và không thiên lệch để họ

có thể hiểu mọi khía cạnh môi trường có liên quan đến chuyến du lịch, giúp họ có được

sự lựa chọn thích hợp.

Cung cấp đầy đủ thông tin cho du khách về việc cần tôn trọng những di sản văn hóa

và cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, môi trường, thuần phong mỹ tục nơi

đến du lịch.

Thực hiện nội qui, qui chế của khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch, cơ sở lưu

trú du lịch về việc bảo vệ môi trường du lịch.

GVHD: ThS. Bùi Nguyễn Lâm Hà SVTH: Cao Thị Thanh Thuận65

Page 66: LỜI MỞ ĐẦUthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/khaosatmoi... · Web viewLỜI MỞ ĐẦU 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 4 III. NỘI DUNG

Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

II.2.2 Giáo dục cộng đồng địa phương

Thông báo cho cộng đồng địa phương về những lợi ích tiềm tàng cũng như những

thay đổi tiềm ẩn do hoạt động phát triển du lịch gây nên, qua đó cùng cộng đồng địa

phương xác định những phương án phát triển phù hợp, đảm bảo việc khai thác có hiệu

quả những tiềm năng về tài nguyên, đem lại lợi ích cho người dân và sự phát triển bền

vững của du lịch.

Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào việc triển khai thực hiện

các dự án phát triển du lịch trên địa bàn của họ.

Trao đổi thường xuyên với cộng đồng địa phương bằng nhiều hình thức như hội

họp, gặp gỡ… Ngay trong quá trình qui hoạch, lập dự án phát triển du lịch, bảo vệ môi

trường du lịch để giúp người dân hiểu rõ trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ môi

trường du lịch.

II.2.3 Giáo dục trong trường học

Đây là giải pháp mang tính tiềm ẩn, nuôi dưỡng những nhà quản lý du lịch am hiểu

về các vấn đề môi trường.

Những nhân lực được đào tạo bài bản sẽ là những người trực tiếp hoạt động trong

môi trường du lịch, trực tiếp tiếp xúc với du khách nhiều hơn, nên là người có khả năng

thay đổi thái độ cho du khách về môi trường.

Xây dựng các chương trình nhỏ để tuyên truyền về môi trường ngay trong các

chuyến đi cùng lớp.

Cần được đặt trong các tình huống cụ thể để giải quyết và trực tiếp đưa ra phương

pháp xử lý.

Đưa những vấn đề về tài nguyên, môi trường, văn hóa và xã hội vào các chương

trình đào tạo để phát triển nguồn nhân lực của ngành.

Trong quá trình đào tạo cần chú trọng nâng cao hiểu biết về bản chất phức tạp của

du lịch hiện đại trong mối quan hệ với tài nguyên và môi trường, đề cao ý thức trách

nhiệm và tự hào của mỗi người.

GVHD: ThS. Bùi Nguyễn Lâm Hà SVTH: Cao Thị Thanh Thuận66

Page 67: LỜI MỞ ĐẦUthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/khaosatmoi... · Web viewLỜI MỞ ĐẦU 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 4 III. NỘI DUNG

Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

II.3 Giải pháp hành chính

Theo qui hoạch, kế hoạch, bảo đảm hài hòa giữa kinh tế, xã hội và môi trường, phát

triển có trọng tâm theo hướng du lịch văn hóa – lịch sử, du lịch sinh thái, bảo tồn, tôn

tạo, phát huy giá trị của tài nguyên du lịch, tạo điều kiện phát huy mọi nguồn lực, tăng

cường đầu tư phát triển du lịch để đảm bảo du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của đất

nước là một trong những yêu cầu được đặt ra khi xây dựng luật du lịch năm 2005.

Vấn đề bảo vệ môi trường du lịch là một trong những vấn đề được quan tâm trong

luật du lịch. Điều 9 của luật du lịch qui định cụ thể: trách nhiệm của các bộ, cơ quan

ngang bộ, ủy ban nhân dân các cấp, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, khách du lịch,

cộng đồng dân cư địa phương và các tổ chức, cá nhân khác trong việc bảo vệ môi

trường du lịch.

Bảo vệ môi trường du lịch ( điều 9 của luật du lịch)

Môi trường tự nhiên, môi trường xã hội nhân văn cần được bảo vệ, tôn tạo và phát triển

nhằm bảo đảm môi trường du lịch xanh, sạch, đẹp,an ninh, an toàn, lành mạnh và văn

minh.

Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình ban hành các

qui định nhằm bảo vệ, tôn tạo và phát triển môi trường du lịch.

Ủy ban nhân dân các cấp có biện pháp để bảo vệ, tôn tạo và phát triển môi trường du

lịch phù hợp với thực tế địa phương.

Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch trách nhiệm thu gom, xử lí các loại chất thải

phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh, khắc phục tác động tiêu cực do hoạt

động của con người gây ra đối với môi trường, có biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội

trong chính sách kinh doanh của mình.

Khách du lịch, cộng đồng dân cư địa phương và các tổ chức, cá nhân khác có trách

nhiệm bảo vệ và giữ gìn cảnh quan môi trường, bản sắc văn hóa, thuần phong mỹ tục

của dân tộc, có thái độ ứng xử văn minh, lịch sự nhằm nâng cao hình ảnh con người và

du lịch Việt Nam.

GVHD: ThS. Bùi Nguyễn Lâm Hà SVTH: Cao Thị Thanh Thuận67

Page 68: LỜI MỞ ĐẦUthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/khaosatmoi... · Web viewLỜI MỞ ĐẦU 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 4 III. NỘI DUNG

Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

Trách nhiệm bảo vệ môi trường du lịch còn được qui định tại một số điều khác của

luật như vấn đề qui hoạch du lịch theo qui định tại điều 18, qui hoạch phát triển du lịch

phải đảm bảo nguyên tắc bảo vệ, phát triển tài nguyên du lịch và môi trường, giữ gìn

và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. điều 19 qui định trong qui hoạch du lịch phải có

nội dung đánh giá tác động môi trường và các giải pháp bảo vệ tài nguyên du lịch và

môi trường.

Trong các qui định về nhiệm vụ của khách du lịch, các tổ chức, cá nhân kinh doanh

du lịch cũng đều có nghĩa vụ bảo vệ môi trường.

Vấn đề bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch:

Điều 45, 50, 52 luật qui định doanh nghiệp lữ hành có trách nhiệm mua lẻ bảo hiểm bắt

buộc cho du khách là người Việt Nam đi du lịch nước ngoài…

III.4 Đề xuất phát triển du lịch sinh thái đối với khu du lịch thác Datanla

III.4.1 Những nguyên tắc cơ bản về thế nào là du lịch sinh thái thực sự

- Du lịch sinh thái phải phù hợp với những nguyên tắc tích cực về môi trường,

tăng cường và khuyến khích trách nhiệm đạo đức đối với môi trường tự nhiên .

- Du lịch sinh thái là không được làm tổn hại đến tài nguyên, môi trường, những

nguyên tắc về môi trường không những chỉ áp dụng cho những nguồn tài nguyên bên

ngoài (tự nhiên và văn hoá) nhằm thu hút khách mà còn bên trong của nó.

- Du lịch sinh thái phải tập trung vào các giá trị bên trong hơn là các giá trị bên

ngoài và thúc đẩy sự công nhận các giá trị này.

- Các nguyên tắc về môi trường và sinh thái cần phải đạt lên hàng đầu do đó mỗi

người khách du lịch sinh thái sẽ phải chấp nhận tự nhiên theo đúng nghĩa của nó và

chấp nhận sự hạn chế của nó hơn là làm biến đổi môi trường cho sự thuận tiện cá nhân.

- Du lịch sinh thái phải đảm bảo lợi ích lâu dài đối với tài nguyên, đối với địa

phương và đối với ngành (lợi ích về bảo tồn hoặc lợi ích về kinh tế, văn hoá, xã hội hay

khoa học ).

GVHD: ThS. Bùi Nguyễn Lâm Hà SVTH: Cao Thị Thanh Thuận68

Page 69: LỜI MỞ ĐẦUthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/khaosatmoi... · Web viewLỜI MỞ ĐẦU 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 4 III. NỘI DUNG

Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

- Du lịch sinh thái phải đưa ra những kinh nghiệm đầu tay khi tiếp xúc với môi

trường tự nhiên, đó là những kinh nghiêm được hoà đồng làm tăng sự hiểu biết hơn là đi

tìm cái lạ cảm giác mạnh hay mục đích tăng cường thể trạng cơ thể.

- Ở đây những kinh nghiệm có tác động lớn và có nhận thức cao nên đòi hỏi sự

chuẩn bị kỹ càng của cả người hướng dẫn và các thành viên tham gia .

- Cần có sự đào tạo đối với tất cả các ban ngành chức năng: địa phương, chính

quyền, tổ chức đoàn thể, hãng lữ hành và các khách du lịch (trước, trong và sau chuyến

đi).

- Thành công đó phải dựa vào sự tham gia của địa phương, tăng cường sự hiểu

biết và sự phối hợp với các ban ngành chức năng.

- Các nguyên tắc về đạo đức, cách ứng sử và nguyên tắc thực hiện là rất quan

trọng. Nó đòi hỏi cơ quan giám sát của ngành phải đưa ra các nguyên tắc và các tiêu

chuẩn được chấp nhận và giám sát toàn bộ các hoạt động.

Là một hoạt động mang tính chất quốc tế, cần phải thiết lập một khuôn khổ quốc

tế cho ngành.

III.4.2 Những điều kiện phù hợp để phát triển Datanla thành khu du lịch

sinh thái

III.4.2.1 Những điều kiện về khí hậu.

a. Nhiệt độ không khí

Nhiệt độ là yếu tố tạo nên vùng phân bố và sự phân tầng nơi khu trú của sinh vật

trong nước cũng như trên cạn. Nhiệt độ trung bình năm: 17,9oC, trung bình tháng cao

nhất: 19,2 oC, trung bình tháng thấp nhất: 15,8 oC. Nhiệt độ tối cao tuyệt đối: 29,8 oC, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối: 4,3 oC

GVHD: ThS. Bùi Nguyễn Lâm Hà SVTH: Cao Thị Thanh Thuận69

Page 70: LỜI MỞ ĐẦUthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/khaosatmoi... · Web viewLỜI MỞ ĐẦU 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 4 III. NỘI DUNG

Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

Baûng 4.1: Đặc trưng nhiệt độ theo không khíNhieät ñoä(0C)

Thaùng Naêm1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Trung bình

15,8 17,0 18,0 19,2 19,2 19,0 18,6 18,5 18,4 18,0 17,2 16,2 17,9

TB max 22,3 23,9 25,1 25,4 24,6 23,4 23,0 22,5 22,9 22,6 21,8 21,2 23,2TB min 11,5 11,7 12,9 14,6 16,1 16,3 16,0 16,1 15,8 14,9 14,4 12,9 14,4

Nguoàn: Ñaøi KTTV Khu vöïc Taây Nguyeân, thôøi kyø quan traéc 1978-2003.

b. Độ ẩm, mây và nắng

Cũng như nhiệt độ, các yếu tố độ ẩm, mây, nắng, có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trinh

lan truyền, chuyển hóa các chất ô nhiễm trong không khí và nguồn nước, ảnh hưởng

đến quá trình trao đổi nhiệt của sinh vật. Độ ẩm đặc trưng cho lượn hơi nước chứa

trong không khí, là yếu tố đặc biệt đối với sinh thái học vì nó làm thay đổi hiệu ứng

của nhiệt độ. Vào mùa khô, thời tiết vẫn mát mẻ.

Độ ẩm tương đối trung bình năm (Utb) là 83,2 %. Ba tháng ẩm nhất là tháng 7, 8, 9,

trong đó tháng 9 độ ẩm đạt cực đại (89,4%). Thời kỳ khô với mùa ít mưa (từ tháng 11

đến tháng 4), trong đó tháng 2 có độ ẩm cực tiểu (74,2%). Độ ẩm tuyệt đối cực đại là

100%, độ ẩm tuyệt đối cực tiểu là 9,0% (tháng 3).

Tổng giờ nắng toàn năm: 2.358 giờ. Từ tháng 12 đến tháng 3 nắng nhiều, số giờ nắng

từ 231 – 276 giờ/tháng. Tháng 9 nắng ít nhất, số giờ nắng chỉ 129 giờ/tháng.

Lượng mây trung bình năm: 6,9 phần mười bầu trời. Ba tháng giữa mùa khô (tháng 1,

2, 3) là thời kỳ ít mây.

Baûng 4.2: Độ ẩm không khí và số giờ nóng trong năm

Ñaëc tröng

Thaùng Naêm1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Utb (%) 76,4 74,2 75,4 85,8 85,8 88,0 88,3 89,1 89,4 87,6 83,8 80,2 83,2

GVHD: ThS. Bùi Nguyễn Lâm Hà SVTH: Cao Thị Thanh Thuận70

Page 71: LỜI MỞ ĐẦUthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/khaosatmoi... · Web viewLỜI MỞ ĐẦU 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 4 III. NỘI DUNG

Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

Umin TÑ

17,5 13,0 9,0 20,0 34,0 47,0 43,0 48,0 51,0 39,0 27,0 24,0 9,0

Tnaéng (h)

276 231 255 196 196 158 161 142 129 150 173 255 2358

Nguoàn: Ñaøi KTTV Khu vöïc Taây Nguyeân, thôøi kyø quan traéc 1978-2003.

c. Tốc độ gió và hướng gió

Gió là yếu tố quan trọng trong quá trình phát tán các chất ô nhiễm trong khí quyển. Khi

vận tốc gió càng lớn, khả năng phát tán bụi và chất ô nhiễm càng xa, khả năng pha

loãng với không khí sạch càng lớn. Khi tốc độ gió nhỏ hoặc gần bằng không (lặng gió),

các chất ô nhiễm sà xuống mặt đất, gây nên tình trạng ô nhiễm cao.

Có thể chia gió thành 3 thời kỳ:

- Thời kỳ lặng gió: Tháng 3 và 4, tốc độ gió trung bình tháng 1,2 – 1,6 m/s, tần suất

lặng gió trên 50%.

- Thời kỳ gió nhẹ: Tháng 1, 2, 5, 9 và 10, tốc độ gió trung bình tháng là 1,7 – 2,1 m/s,

tần suất lặng gió 35 – 45%

- Thời kỳ gió mạnh: Tháng 6, 7, 8 và 11, 12, tốc độ trung bình tháng 2,7 – 3,5 m/s,

tần suất lặng gió 15 – 30%. Thời kỳ gió mạnh ở khu vực này có 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Do ảnh hưởng của trường gió Tây hoạt mạnh vào các tháng 6, 7, 8.

Tốc độ gió trung bình 2,7 – 3,2 m/s, mạnh nhất quan sát được là 20 m/s.

+ Giai đoạn 2: Tháng 11, 12, khi gió mùa Đông Bắc tràn về mạnh ở phía Bắc thì

xuất hiện giai đoạn gió mạnh thứ hai. Ảnh hưởng của trường gió này khá rõ nát, tốc

độ gió trung bình 3,2 – 3,5 m/s, mạnh nhất quan sát được là 30 m/s. Gió mạnh xảy

ra từng đợt liên tục, mỗi đợt kéo dài vài ba ngày, có khi tới 5, 6 ngày.

Baûng 4.3: Tốc độ gió và hướng gió thịnh hànhÑaëc tröng

Thaùng Naêm1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

GVHD: ThS. Bùi Nguyễn Lâm Hà SVTH: Cao Thị Thanh Thuận71

Page 72: LỜI MỞ ĐẦUthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/khaosatmoi... · Web viewLỜI MỞ ĐẦU 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 4 III. NỘI DUNG

Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

Vtb (m/s)

2,1 1,7 1,6 1,2 1,8 2,7 2,8 3,2 1,8 1,8 3,2 3,5 2,3

Höôùng TH

NE NE NE E W W W W W NE NE NE NE,W

Vmax 25 22 20 16 16 20 18 18 18 18 24 30 30Nguoàn: Ñaøi KTTV Khu vöïc Taây Nguyeân, thôøi kyø quan traéc

1978-2003.d. Độ bốc hơi

Baûng 4.4:Độ bốc hơi tương đối và bốc hơi mặt nước theo tháng

Ñaëc tröng

Thaùng Naêm1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Etb (mm)

98,1 105,6

115,0

78,2 62,6 51,8 51,0 48,0 43,0 52,4 74,9 91,1 871,6

En (mm)

127,6

137,3

149,5

101,7

81,4 67,4 66,3 62,4 55,9 68,2 97,4 118,4

1133,1

Nguồn: Đài KTTV Khu vực Tây Nguyên, thời kỳ quan trắc 1952 – 2003

Lượng mưa trung bình theo tháng quan trắc tại trạm Đá Lạt liên tục trong thời kỳ từ

1952 đến 2003 trình bày trong 4.5. Lượng mưa năm trung bình là 1.828,6 mm, lớn

nhất: 3.396 mm (1997), nhỏ nhất: 1.127,9 mm (1965). Lượng mưa từng năm cụ thể dao

động trong phạm vi từ -700 mm đến +1.500 mm giá trị trung bình nhiều năm.

Số ngày mưa năm trung bình là 165 ngày, số ngày mưa tháng lớn nhất là 24 ngày

(tháng 9), số ngày mưa tháng nhỏ nhất là 2 ngày (tháng 1). Lượng mưa trong mùa mưa

rất lớn, chiếm 88,6% lượng mưa toàn năm. Chế độ mưa theo mùa ảnh hưởng rất lớn

đến hoạt động du lịch và hình thành nên mùa du lịch. Đây là đặc điểm riêng cần lưu ý

khi tổ chức các hoạt động kinh doanh du lịch.

Bảng 4.5: Phân phối lượng mưa trong năm

Thaùng

GVHD: ThS. Bùi Nguyễn Lâm Hà SVTH: Cao Thị Thanh Thuận72

Page 73: LỜI MỞ ĐẦUthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/khaosatmoi... · Web viewLỜI MỞ ĐẦU 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 4 III. NỘI DUNG

Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

Ñaëc tröng

Naêm

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Rtb (mm)

6,2 15,560,5163,7

220,5

201,4

218,0

248,2

301,4

267,0

95,730,41828,6

Nguồn: Đài KTTV Khu vực Tây Nguyên, thời kỳ quan trắc 1952 – 2003

GVHD: ThS. Bùi Nguyễn Lâm Hà SVTH: Cao Thị Thanh Thuận73

Page 74: LỜI MỞ ĐẦUthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/khaosatmoi... · Web viewLỜI MỞ ĐẦU 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 4 III. NỘI DUNG

Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

III.4.2.2 Điều kiện về tài nguyên sinh vật cạn

a. Các khu hệ thực vật

Thác Datanla với diện tích hơn 5 ha, trong đó diện tích thực vật rừng chiếm diện tích

chủ yếu. Khu hệ thực vật đa dạng và phong phú: cây gỗ lớn, cây gỗ nhỏ, cây bụi.

Đến nay đa dạng sinh học tại thác Datanla chưa được nghiên cứu có hệ thống, tuy

nhiên qua một số khảo sát, điều tra riêng lẻ có thể khẳng định rằng khu vực này có tính

đa dạng sinh học cao.

Bảng 4.6: Hệ thực vật trong vùng nghiên cứu

Ngaønh Hoï LoaøiGYNOSPERMAE Thöïc vaät khuyeát

LYCOPODIOPHYTA Thoâng ñaát 2 2 POLYDIOPHYTA Khuyeát döông xæ 18 21 CYCADOPHYTA Tueá 1 1 GNETOPHYTA Daây gaém 1 1 PINOPHYTA Thoâng 4 14

MAGIOSPERMAE Thöïc vaät haït kín DICOTYLEDONAE Thöïc vaät hai laù

maàm 85 258

MONOCOTYLEDON Thöïc vaät moät laù maàm

12 68

TOÅNG 123 363Bảng 4.7: Tổng hợp taxon khu hệ động vật

STT Ngaønh Boä Hoï Loaøi1 Thuù 9 19 312 Chim - - 713 Boø saùt 2 7 154 Löôõng cö 1 5 17

GVHD: ThS. Bùi Nguyễn Lâm Hà SVTH: Cao Thị Thanh Thuận74

Page 75: LỜI MỞ ĐẦUthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/khaosatmoi... · Web viewLỜI MỞ ĐẦU 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 4 III. NỘI DUNG

Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

Kết quả nghiên cứu cho phép nhận định rằng khu hệ động vật hoang dã của khu du lịch

khá đa dạng về thành phần loài, một số loài có tập tính sinh sống ở các quần cư như nơi

trống, trảng cỏ, cây bụi, thì mật độ tương đối cao

b. Tài nguyên thiên nhiên

- Datanla là một khu chức năng đầy đủ, có thể hoạt động độc lập mang chức năng

chủ yếu là vui chơi giải trí gồm các hoạt động gắn với thác: leo núi, thám hiểm,

ngắm cảnh. Diện tích 5 ha.

- Nằm cách xa khu dân cư, là khu vực quy hoạch bảo vệ nghiêm ngặt, hạn chế

mức thấp nhất tác động của con người.

- Là khu vực cùng tuyến với khu du lịch Hồ Tuyền Lâm nên kết hợp được nhiều

hoạt động dã ngoại chung cho du khách.

- Diện tích thác Datanla còn trống nhiều nên có thể quy hoạch phát triển du lịch

sinh thái với các hoạt động bổ ích cho du khách.

c. Tài nguyên con người

- Đội ngũ nhân viên của khu du lịch dồi dào, còn trẻ, có trình độ và có đam mê

với công việc. Đây là một điều kiện tốt để nâng cao chất lượng quản lý khu du

lịch.

- Khu du lịch thác Datanla được đánh giá là một trong những khu du lịch có

lượng khách đông nên được ban quản lý du lịch tỉnh quan tâm và thu hút nhiều

dự án đầu tư. Một trong những dự án đó là đầu tư nguồn nhân lực, chú trọng đến

đào tạo kiến thức về quản lý. Vì vậy có thể kết hợp đào tạo kiến thức môi trường

nói riêng và kiến thức về du lịch sinh thái nói chung.

GVHD: ThS. Bùi Nguyễn Lâm Hà SVTH: Cao Thị Thanh Thuận75

Page 76: LỜI MỞ ĐẦUthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/khaosatmoi... · Web viewLỜI MỞ ĐẦU 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 4 III. NỘI DUNG

Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

III.4.3 Hướng phát triển sinh thái cho khu du lịch thác Datanla

III.4.3.1 Các hình thức du lịch sinh thái

Một điều kiện thuận lợi cho thác Datanla phát triển du lịch sinh thái đó là nằm cùng

tuyến du lịch thác Fren và Hồ Tuyền Lâm nên ngoài những hoạt động sinh thái tại khu

du lịch có thể kết hợp cùng 2 điểm du lịch còn lại.

Quy hoạch phát triển du lịch sinh thái với các hoạt động:

a. Dã ngoại

Sản phẩm du lịch chủ yếu là tham quan thắng cảnh núi và thác, cảnh đẹp của rừng. Với

địa hình đồi núi của khu du lịch các thắng cảnh sẽ có nhiều góc cạnh để nhìn ngắm và

thăm quan

b. Tham quan nghiên cứu

Khu du lịch có nhiều tiềm năng để thu hút sự quan tâm của khách du lịch đến từ trong

nước đặc biệt là du khách nước ngoài. Đối tượng tham gia sẽ là các chuyên gia trong

và ngoài nước đi nghiên cứu tìm hiểu các hệ động thực vật, các nhà côn trùng học, sinh

vật học, lâm học, khảo cổ học…, các đoàn sinh viên, học sinh tham quan học hỏi

Cần khai thác vẻ đẹp của rừng trong khu du lịch,vì vậy cần quy hoạch lối đi trong rừng

như vậy có thể cho du khách đi bộ trong rừng: môi trường, cảnh quan, đặc điểm địa

hình và đặc điểm của rừng. Hệ thực vật trong rừng rất thích hợp với các đối tượng

tham gia là các đoàn học sinh, sinh viên, cán bộ công nhân chức, các đoàn du lịch trong

và ngoài nước yêu thích thiên nhiên. Mục đích tham quan nghiên cứu, dã ngoại, rèn

luyện sức khỏe và tận hưởng khí trời.

c. Leo núi

Tại thác có các hẻm vực thích hợp cho hình thức leo núi mạo hiểm với các dụng cụ

chuyên dụng, đây là loại hình du lịch được khách quốc tế ưa thích, mục đích là chinh

phục đỉnh núi cao và hiểm trở với các dụng cụ leo núi mạo hiểm và là cơ hội thử thách

sức khỏe và lòng dũng cảm.

GVHD: ThS. Bùi Nguyễn Lâm Hà SVTH: Cao Thị Thanh Thuận76

Page 77: LỜI MỞ ĐẦUthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/khaosatmoi... · Web viewLỜI MỞ ĐẦU 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 4 III. NỘI DUNG

Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

d. Tham quan bản làng dân tộc

Hoạt động này có thể kết hợp cùng khu du lịch Hồ Tuyền Lâm. Việc thăm bản làng

dân tộc sẽ được kết hợp trong tua du lịch sinh thái. Du khách sẽ có cơ hội tìm hiểu về

văn hóa địa phương, tập tục sinh hoạt, sản xuất, hoạt động lễ hội… Loại hình này thu

hút được nhiều đối tượng khách du lịch sinh thái

e. Thám hiểm

Du khách có thể thử mạo hiểm với dòng thác ba tầng bằng trò chơi vượt thác. Hoặc

khu rừng rậm, núi cao cũng phù hợp loại hình này.

f. Cắm trại

Khu du lịch có vị trí thuận lợi gần thành phố Đà Lạt, có cảnh quan thiên nhiên hoang

dã, không khí trong lành, thuận lợi để phát triển các hoạt động cắm trại. Hoặc có thể

kết hợp cùng khu du lịch Hồ Tuyền Lâm.

g. Du thuyền, câu cá

Hoạt động này kết hợp cùng khu du lịch Hồ Tuyền Lâm để du khách có thể hưởng trọn

vẹn một chuyến du lịch sinh thái đặc biệt.

h. Khu công viên hoa

Nên tạo nên một công viên hoa thu nhỏ, đẹp và mang tính chất hoang dã, tạo cho du

khách cảm giác thư giản thoải mái khi nghỉ chân.

Để đảm bảo tính chất sinh thái, cần hạn chê tối đa mức độ ảnh hưởng, không được làm

thay đổi thiên nhiên chung quanh, cũng như không được làm giảm giá trị của thiên

nhiên khu vực.

Các thiết kế cần thiết nên tận dụng tối đa vật liệu thân thiện với môi trường: đá, gỗ, tre,

gạch… màu sắc hài hòa không có màu tương phản. Kiến trúc mô phỏng dân dã tại địa

phương sẽ gây được ấn tượng tốt.

GVHD: ThS. Bùi Nguyễn Lâm Hà SVTH: Cao Thị Thanh Thuận77

Page 78: LỜI MỞ ĐẦUthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/khaosatmoi... · Web viewLỜI MỞ ĐẦU 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 4 III. NỘI DUNG

Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

III.4.3.2 Các giải pháp phát triển du lịch sinh thái

Những giải pháp cần thiết để phát triển du lịch sinh thái là cần có những văn bản

pháp quy tạo hành lang môi trường pháp lý cho hoạt động du lịch sinh thái có cơ hội

phát triển, đồng thời nên có những cơ chế, chính sách ưu đãi dành riêng cho loại hình

du lịch sinh thái mới mẻ mà tiềm năng của nó rất lớn chưa được khai thác có hiệu quả

đồng thời cần có sự phối hợp tốt giữa các cơ quan quản lý và du lịch với các bộ, các

ngành, các địa phương quản lý có hiệu quả. Việc sử dụng, khai thác tài nguyên thiên

nhiên môi trường sinh thái vào mục đích du lịch theo những mục tiêu, định hướng đã

đề ra.

Cụ thể là:

a. Giáo dục - đào tạo và tuyên truyền về du lịch sinh thái

Giải pháp thiết yếu nhất chính là tuyên truyền, giáo dục về du lịch sinh thái cho

một loạt các đối tượng liên quan đến du lịch sinh thái. Đối tượng giáo dục bao gồm:

các nhà quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên, các hướng dẫn viên, các nhà hoạch định

chính sách liên quan đến bảo tồn và du lịch, cộng đồng địa phương, khách du lịch trong

và ngoài nước.

Bằng cách tuyên truyền, giáo dục các vấn đề khúc mắc khác có thể được dễ dàng

tháo gỡ. Chẳng hạn như giáo dục tuyên truyền đối với các nhà hoạch định chính sách

và các nhà quản lý khu bảo tồn thiên nhiên có thể làm cho họ quan tâm hơn đến việc

quy hoạch cho du lịch sinh thái. Đối với họ cần phải không chỉ chú trọng tới lợi ích bảo

tồn của du lịch sinh thái mà nên nhấn mạnh đến tiềm lực kinh tế mà du lịch sinh thái có

thể mang lại cho bảo tồn. Cũng cần phải lưu ý họ về tầm quan trọng của sự tham gia

của cộng đồng địa phương vào các hoạt động của khu bảo tồn.

Đào tạo hướng dẫn viên du lịch nên được tiến hành chính quy trong các trường

địa học, cao đẳng và trung cấp du lịch. Nên ưu tiên đào tạo các hướng dẫn viên địa

phương. Tuy nhiên trước mắt nếu người dân địa phương chưa có điều kiện tham dự

GVHD: ThS. Bùi Nguyễn Lâm Hà SVTH: Cao Thị Thanh Thuận78

Page 79: LỜI MỞ ĐẦUthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/khaosatmoi... · Web viewLỜI MỞ ĐẦU 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 4 III. NỘI DUNG

Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

khoá đào tạo chính quy thì các điểm du lịch sinh thái nên tổ chức đào tạo ngắn hạn cho

họ tại địa phương.

Khách thăm quan là một đối tượng giáo dục hiển nhiên. Bản thân giáo dục tại

hiện trường cho du khách cũng nằm trong định nghĩa của du lịch sinh thái. Hay nói

cách khác giáo dục về thiên nhiên là một phần tạo nên du lịch sinh thái. Những nội

dung giáo dục phải phù hợp, giúp du khách liên hệ trực tiếp những điều họ đã từng

nghe, từng đọc với những điều mắt thấy tai nghe khi họ đến thăm khu bảo tồn thiên

nhiên. Nếu làm được việc này du khách sẽ ý thức hơn trong khi tiếp xúc với động vật

hoang dã, và họ sẽ thấy chuyến đi của mình bổ ích hơn và sẽ mong muốn trở lại hoặc

đến một khu thiên nhiên khác để học được những điều tương tự.

Đối với cộng đồng địa phương, chương trình giáo dục phải dựa trên nhiều hình

thức, không thể tập trung họ lại, dạy cho họ một mớ lý thuyết về bảo tồn và sự cần thiết

của bảo tồn. Nên sử dụng những hình thức dễ hiểu, dễ nhớ chẳng hạn như băng hình,

slade, tranh, ảnh, các chương trình biểu diễn văn nghệ, v.v. Giáo dục cộng đồng địa

phương trước hết tập trung vào đối tượng chủ chốt là những nhà lãnh đạo địa phương

(huyên, xã ), những người có uy tín trong cộng đồng chẳng hạn như những người lớn

tuổi, những người có trình độ học vấn như thầy giáo, những người đứng đầu các tổ

chức đoàn thể quần chúng như đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân … Nếu có

thể tuyên truyền giáo dục cho các đối tượng này thì việc giáo dục cho toàn thể cộng

đồng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều bởi họ luôn được dân nghe theo. Nên lấy người địa

phương làm nhà quản lý khu du lịch sinh thái nếu có thể .

b. Kết hợp sự tham gia của công đồng địa phương

Giáo dục công đồng phải đi đôi với hỗ trợ phát triển cộng đồng và phát huy bản

sắc văn hoá của cộng đồng địa phương.

Sự thật này dẫn đến một giải pháp khác cho vấn đề phát triển du lịch sinh thái,

vấn đề tạo việc làm, phát triển sản xuất nông lâm nghiệp và ngành nghề cho nhân dân

dịa phương. Do du lịch sinh thái liên quan đến văn hoá địa phương, nên khuyến khích

GVHD: ThS. Bùi Nguyễn Lâm Hà SVTH: Cao Thị Thanh Thuận79

Page 80: LỜI MỞ ĐẦUthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/khaosatmoi... · Web viewLỜI MỞ ĐẦU 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 4 III. NỘI DUNG

Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

phát triển những ngành nghề thủ công truyền thống như dệt đồ thổ cẩm, sản xuất đồ

lưu niệm bằng mây, tre, đá…Văn hoá dân tộc là một hấp dẫn đối với khách du lịch sinh

thái, do đó nên khuyến khích các hoạt động này vừa như là một hình thức để gìn giữ

bản sắc văn hoá vừa là một hình thức tăng thu nhập cho nhân dân địa phương.

Hiện tại các dự án phát triển du lịch đang được triển khai ở các khu bảo tồn thiên

nhiên nhưng hiệu quả của các hoạt động du lịch tới đời sống cư dân và bảo tồn chưa

được nhiều. Người ta cho rằng du lịch sinh thái thường là phương tiện để đạt được hai

mục tiêu là phát triển cộng đồng và bảo tồn thiên nhiên. Nhưng thực tế cộng đồng địa

phương thường bị đứng ngoài các dự án du lịch. Trong lĩnh vực du lịch nếu thiếu sự

tham gia của công đồng địa phương thì du lịch đồng nghĩa với tác động tiêu cực đối

với kinh tế xã hội. Một thực tế đang diễn ra hàng ngày là những người dân sống ở vùng

đệm và trong các khu bảo tồn vẫn đang khai thác các tài nguyên, lâm sản. Nguyên nhân

chủ yếu vẫn là đời sống của họ vẫn còn nhiều khó khăn thiếu thốn .

Để thu hút cộng đồng địa phương vào các dự án du lịch sinh thái, Ban quản lý các

khu bảo tồn thiên nhiên cần phải phối hợp với các bên liên quan triển khai các công

việc sau:

- Nghiên cứu phát triển các ngành nghề sản xuất nông lâm nghiệp, nghề thủ công

mỹ nghệ truyền thống, bản sắc văn hoá, phong tục tập quán, lễ hội và nâng cao trình độ

dân trí của địa phương.

- Tổ chức giáo dục cho nhân dân địa phương để nâng cao nhận thức bảo tồn thiên

nhiên, bảo vệ môi trường bằng các phương tiện thông tin địa chúng, tài liệu, tờ rơi, hay

mở các lớp tập huấn, câu lạc bộ.

- Mở các lớp tập huấn về du lịch sinh thái, nghiệp vụ du lịch, ngoại ngữ, đào tạo

hướng dẫn viên du lịch cho địa phương.

- Xây dựng quy hoạch du lịch với sự tham gia của cộng đồng ngay từ đầu. Hình

thành các phân khu cung cấp dịch vụ, các tuyến thăm quan với các sản phẩm văn hoá

địa phương.

GVHD: ThS. Bùi Nguyễn Lâm Hà SVTH: Cao Thị Thanh Thuận80

Page 81: LỜI MỞ ĐẦUthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/khaosatmoi... · Web viewLỜI MỞ ĐẦU 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 4 III. NỘI DUNG

Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

c. Quy hoạch tổng thể các điểm, khu du lịch sinh thái

Cần phải có bản đồ du lịch sinh thái cho các khu bảo tồn thiên nhiên nơi có tiến

hành du lịch sinh thái. Bản đồ du lịch sinh thái vừa là phương tiện hướng dẫn khách du

lịch vừa là một công cụ bảo tồn đảm bảo du khách đi đúng chỗ đúng hướng và cung

cấp cho họ những thông tin thú vị về khu bảo tồn thiên nhiên họ tới thăm.

Nên có hệ thống thu lệ phí vào cổng và các lệ phí khác như lệ phí thuê dụng cụ, lệ

phí sử dụng bến bãi. Việc quy định mức lệ phí cũng cần phải cân nhắc kỹ càng . Nên

đặt mục tiêu rõ ràng cho việc thu lệ phí: cần thu lệ phí để bù đắp cho chi phí du lịch

của địa điểm, để tăng tối đa lợi nhuận, hay một mục đích nào khác. Mức lệ phí phải

được xác định dựa vào mục tiêu của việc thu lệ phí, có thể dược xác định theo nhiều

cách khác nhau như đánh giá thị trường, điều tra nhu cầu du khách, phân tích đường

cầu, hoặc quản lý là đấu giá dựa trên cơ sở thị trường.

d. Tiếp thị du lịch sinh thái

Mặc dù với những sản phẩm tốt nhất mà không được đối tượng nó phục vụ biết

đến thì không thể bán được sản phẩm đó. Tiềm năng là vây nhưng nếu không tiếp thị

quảng cáo du lịch sinh thái thì không ai có thể biết được địa điểm du lịch sinh thái lý

tưởng. Đó là đối với người nước ngoài, còn đối với du lịch trong nước những người đã

biết quá rõ hoặc dã được nghe kể về các điểm thiên nhiên nổi tiếng của nước mình, thì

nên chú trọng hơn vào việc tiếp thị, quảng cáo mang tính giáo dục.

e. Các nguyên tắc chỉ đạo

Các khu bảo tồn thiên nhiên nên có những nguyên tắc chỉ đạo đối với các hoạt

động du lịch sinh thái vừa có thể quảng cáo cho du lịch sinh thái, vừa phổ biến những

diều nên hay không nên làm ở khu thiên nhiên cũng như trong quá trình tổ chức du lịch

sinh thái. Nên có những nguyên tắc chỉ đạo cho các đối tượng khác nhau: chẳng hạn

như du khách, cộng đồng địa phương, các tổ chức điều hành du lịch, các lãnh đạo địa

phương, các công ty du lịch .

GVHD: ThS. Bùi Nguyễn Lâm Hà SVTH: Cao Thị Thanh Thuận81

Page 82: LỜI MỞ ĐẦUthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/khaosatmoi... · Web viewLỜI MỞ ĐẦU 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 4 III. NỘI DUNG

Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

Nguyên tắc lãnh đạo còn được coi là một trong những công cụ đánh giá, giám sát

và quản lý điểm du lịch sinh thái. Nguyên tắc chỉ đạo không tốn thời gian và nguồn lực

như những công cụ có hiệu lực tương tự khác như: đánh giá tác động môi trường, quản

lý tác động du khách, giới hạn của thay đổi có thể chấp nhận, và khả năng tải. Vì vậy

trong khi cố gắng thiết lập hệ thống để sử dụng các công cụ khác, phương pháp quản lý

du khách hữu hiệu nhất là sử dụng nguyên tắc chỉ đạo.

Nguyên tắc chỉ đạo có thể do các tổ chức/nhóm khác nhau soạn thảo: các nhà

quản lý, ngành du lịch, các nhà điều hành du lịch, các nhóm hướng dẫn viên, cộng

đồng dịa phương. Các tổ chức/nhóm có thể kết hợp với nhau để làm việc này.

f. Tăng cường công tác điều tra nghiên cứu tài nguyên và xây dựng chương

trình giáo dục môi trường

Chúng ta thường nhắc đến sự phong phú về tài nguyên hay sự đa dạng sinh học

cao của nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, nhưng khi cần sưu tầm các tài liệu, báo cáo

khoa học thì quả là khó khăn . Các kết quả điều tra nghiên cứu tài nguyên ngoài việc

phục vụ cho công tác quản lý bảo tồn cồn được sử dụng để soạn thảo các văn bản

thuyết minh du lịch. Hiện nay các chương trình giáo dục, diễn giải môi trường còn

ngèo nàn vì còn thiếu nhiều thông tin khoa học chính xác của các khu bảo tồn thiên

nhiên. Cần phải có chính sách khuyến khích, huy động sự tham gia của các viên nghiên

cứu, các trường đại học vào công tác nghiên cứu diều tra tài nguyên khu bảo tồn thiên

nhiên.

g. Phái triển cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng là những hấp dẫn thứ cấp bổ sung cho các hấp dẫn chính là tài

nguyên thiên nhiên của các khu bảo tồn thiên nhiên. Nếu không có các hấp dẫn thứ cấp

này sẽ mất đi một số lượng không nhỏ những du khách cần đến chúng như một điều

kiện cho chuyến đi của mình. Tuy nhiên hạ tầng cơ sở cũng như các phương tiện phục

vụ nên sử dụng công nghệ hợp môi trường và mang tính tự nhiên. Các phương tiện

phục vụ nên được xây dựng từ các nguyên liệu và sử dụng các kiến trúc địa phương,

GVHD: ThS. Bùi Nguyễn Lâm Hà SVTH: Cao Thị Thanh Thuận82

Page 83: LỜI MỞ ĐẦUthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/khaosatmoi... · Web viewLỜI MỞ ĐẦU 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 4 III. NỘI DUNG

Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

nhưng không được làm cạn kiệt nguồn tài nguyên của địa phương. Sử dụng các phương

tiện phục vụ mang tính địa phương, người dân sẽ không cảm thấy nền văn hoá của họ

bị chà đạp, mặt khác họ còn có cảm giác như mình là người chủ thực sự của điểm du

lịch sinh thái. Điều này rất có ý nghĩa đối với việc tranh thủ sự ủng hộ đối với các hoạt

động và dịch vụ du lịch .

Các ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng bao gồm

- Thiết kế và xây dựng nơi ăn nghỉ cho khách theo kiểu nhà nghỉ sinh thái.

- Xây dựng các tuyến đường nội bộ, đường mòn thiên nhiên với hệ thống chỉ

dẫn/chỉ báo đầy đủ cả về số lượng và nội dung.

- Xây dựng trung tâm đón khách, trung tâm giáo dục môi trường.

h. Huy động vốn đầu tư và chính sách đầu tư

Nhà nước nên có một chính sách khuyến khích dầu tư vào các địa điểm du lịch

sinh thái. Nếu đầu tư tốt du lịch sinh thái có thể đem lại nguồn lợi lớn bổ sung cho

ngân sách quốc gia và cộng đồng địa phương. Giá trị kinh tế của du lịch sinh thái theo

ước tính của nhiều chuyên gia là rất đáng kể mặc dù họ cho rằng việc xác định nó là

không đơn giản. Tuy nhiên du lịch sinh thái không cần đầu tư nhiều trên phương diện

tiền vốn, vì đa số khách du lịch sinh thái đều có xu hướng muốn sống hoà đồng với

thiên nhiên hơn là sống trong những khách sạn đắt tiền. Tuy nhiên việc thiết kế cho du

lịch sinh thái lại cần đầu tư nhiều về thời gian và nỗ lực của nhiều lĩnh vực chuyên môn

khác nhau. Vì thế nếu muốn phát triển được du lịch sinh thái nhà nước cần phải có đầu

tư thích đáng. Cần có chính sách khuyến khích cho việc đầu tư vào cộng đồng địa

phương để họ phát triển các dịch vụ du lịch sinh thái, bằng cách này du lịch sinh thái sẽ

mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng địa phương.

GVHD: ThS. Bùi Nguyễn Lâm Hà SVTH: Cao Thị Thanh Thuận83

Page 84: LỜI MỞ ĐẦUthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/khaosatmoi... · Web viewLỜI MỞ ĐẦU 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 4 III. NỘI DUNG

Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊI. KẾT LUẬN

Sự phát triển du lịch phụ thuộc vào nhiều yếu tố: sự hấp dẫn của tài nguyên du lịch, cơ

sở hạ tầng, quy mô và chất lượng khách sạn, các khu vui chơi giải trí, năng lực của đội ngũ

những người làm du lịch…, và đặc biệt đó là sự bền vững về môi trường.

Từ những kết quả đã nghiên cứu đề tài đưa ra các kết luận sau:

Đối với thác Datanla:

- Chất lượng môi trường nói chung là tốt, vấn đề chất thải rắn được thu gom khá

triệt để. Chất thải phát sinh trong khu du lịch chủ yếu từ hoạt động của du khách.

Các thông số khảo sát về chất lượng nước đều nằm đạt chuẩn, chưa có dấu hiệu

của sự ô nhiễm.

- Vấn đề quản lý môi trường trong khu du lịch cũng được quan tâm song vẫn chưa

có bộ phận quản lý các vấn đề môi trường.

- Các hoạt động vì môi trường còn rất ít, thiếu các chương trình truyền thông về

vấn đề bảo vệ môi trường đối với du khách và chính nhân viên trong khu du lịch.

- Du lịch sinh thái là một trong những hướng phù hợp đối với thác Datanla để phát

triển bền vững giữa hoạt động du lịch và môi trường.

Đối với thác Cam Ly:

- Các vấn đề môi trường tại khu du lịch thác Cam Ly đang gây ra nhiều thách thức

cho ban quản lý du lịch trong việc xử lý và ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động du lịch,

sức khỏe du khách, nhân viên du lịch và cộng đồng. Tình trạng ô nhiễm môi trường

ở đây đang ở mức báo động.

- Kết quả phân tích về chất lượng nước hầu như chỉ đạt mức thấp nhất của quy chuẩn

kỹ thuật cho phép ở loại B. Đặc biệt một số vị trí bị ô nhiễm nặng, như ở vị trí C2

(hồ đọng) nồng độ oxy hòa tan là 1,55 thấp hơn cả ngưỡng cho phép ở loại B.

- Nếu không có giải pháp xử lý kịp thời thì thác Cam Ly sẽ bị ô nhiễm hữu cơ nặng,

và dễ bị phú dưỡng hóa.

GVHD: ThS. Bùi Nguyễn Lâm Hà SVTH: Cao Thị Thanh Thuận84

Page 85: LỜI MỞ ĐẦUthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/khaosatmoi... · Web viewLỜI MỞ ĐẦU 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 4 III. NỘI DUNG

Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

- Lượng chất thải rắn phát sinh do hoạt động du lịch thì không nhiều và được thu

gom triệt để, song vấn đề khó khăn nhất ở đây là lượng rác thải sinh hoạt của người

dân sinh sống dọc hai bên đổ về thác. Ban quản lý gặp rất nhiều khó khăn trong

việc thu gom loại rác này. Hiện nay thác Cam Ly vẫn chưa tìm ra được biện pháp

nào hiệu quả để ngăn chặn sự thải bỏ của người dân. Vấn đề chính ở đây là, nếu rác

thải của người dân vẫn tiếp tục đổ về vấn đề ô nhiễm sẽ ngày càng cao. Do đó vấn

đề quản lý chất thải rắn nói chung đang là thách thức lớn đối với khu du lịch.

- Khu du lịch chưa có bộ phận riêng về quản lý môi trường, còn thiếu các cán bộ

chuyên ngành về môi trường.

- Có quá ít các hoạt động bên môi trường, đặc biệt là các chương trình nâng cao ý

thức bảo vệ môi trường du lịch của người dân sinh sống xung quanh.

- Các dự án khắc phục tình trạng ô nhiễm hiện nay đang mang nặng tính chất chữa

bệnh, giải quyết vấn đề trước mắt mà thiếu đi cái nhìn tổng thể. Ví dụ dự án đập cao

su, sau khi lắp đặt, sẽ ngăn được một lượng rác đổ xuống dòng thác, song vẫn

không khắc phục được tình trạng ô nhiễm vốn có, rác vẫn tiếp tục được thải bỏ và

dòng thác vẫn bị ô nhiễm.

- Hoạt động phát triển du lịch ở thác Cam Ly đang bị kìm hãm nhiều vì các vấn đề

môi trường phát sinh. Ban quản lý khu du lịch đang cố gắng khắc phục tình trạng

này để sớm đưa hoạt động du lịch trở lại bình thường.

2. KIẾN NGHỊ

Để cải thiện các vấn đề môi trường còn tồn tại tại các khu du lịch và tạo được phát

triển bền vững giữa môi trường và du lịch đề tài có một số kiến nghị sau:

- Vấn đề bảo vệ môi trường cần được đặt là một trong những mục tiêu chính phát

triển du lịch.

- Cần có ban chuyên trách bên môi trường trong mỗi khu du lịch để quản lý tốt

hơn các vấn đề môi trường và có hướng giải quyết sớm, không nên để tình trạng

GVHD: ThS. Bùi Nguyễn Lâm Hà SVTH: Cao Thị Thanh Thuận85

Page 86: LỜI MỞ ĐẦUthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/khaosatmoi... · Web viewLỜI MỞ ĐẦU 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 4 III. NỘI DUNG

Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

ô nhiễm nặng mới giải quyết, tốn kém về tiền bạc và thời gian, không đạt hiệu

quả cao, và còn làm du lịch không phát triển.

- Cần đào tạo và hướng dẫn cho nhân viên du lịch các kiến thức về bảo vệ môi

trường.

- Tổ chức và lồng ghép các hoạt động bảo vệ môi trường trong các hoạt động vui

chơi của du khách

- Đào tạo các lớp học cho hướng dẫn viên du lịch về việc quảng bá bảo vệ môi

trường tới du khách trong các tour du lịch.

- Nhận thức tầm quan trọng sự tham gia bảo vệ môi trường du lịch của cộng

đồng.

GVHD: ThS. Bùi Nguyễn Lâm Hà SVTH: Cao Thị Thanh Thuận86

Page 87: LỜI MỞ ĐẦUthienthu.weebly.com/uploads/4/8/6/9/4869850/khaosatmoi... · Web viewLỜI MỞ ĐẦU 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 4 III. NỘI DUNG

Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Phạm Trung Lương - Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, NXB Giáo

Dục, năm 2000

2. Lê Văn Thắng (chủ biên ) - Giáo trình du lịch và môi trường , NXB Đại Học

Quốc Gia Hà Nội, 2008

3. Hệ thống các văn bản hiện hành về quản lý du lịch, NXBCTQG, 1997.

4. Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh lâm đồng giai đoạn 2006 – 2010

5. Báo cáo hiện trạng Hồ Tuyền Lâm.

6. Luật môi trường.

7. Thị Trường Du lịch - PTS Nguyễn Văn Lưu - NXBGD, 1998

8. QCVN08:2008/BTNMT

9. Thế Đạt, Du lịch và du lịch sinh thái, NXB Lao Động Hà Nội, 2003

10. Phạm Trung Lương, Du lịch sinh thái, những vấn đề lý luận và thực tiễn

11. Tạp chí Tài nguyên và Môi trường 6/2004

http://moitruong.mt.gov.vn

www.moitruongdulich.com.vn

www.vqg.com.vn

www.vietnamtourism.com.vn

GVHD: ThS. Bùi Nguyễn Lâm Hà SVTH: Cao Thị Thanh Thuận87