MARKET STRATEGY DAILY: Hướng tới mốc tâm lý 1 · Biên bản cuộc họp của Ủy ban...

9
www.mbs.com.vn Giải pháp kinh doanh chuyên biệt MARKET STRATEGY DAILY: Hướng tới mốc tâm lý 1.000 điểm Báo cáo chi tiết 21/02/2019 Din biến thtrường: Thị trường chứng khoán trong nước tiếp tục nối dài chuỗi tăng điểm sang phiên thứ 4 liên tiếp, đây cũng là phiên tăng thứ 8 trong 9 phiên gần nhất. Chỉ số VNIndex đang hướng tới mốc 1.000 điểm sau khi vượt đường trung bình 200 ngày kể từ phiên 18/2. Đà tăng của thị trường phần lớn đến từ các nhóm cổ phiếu trụ cũng như nhóm bluechips, trong khi các nhóm midcap và smallcap trong trạng thái giảm. Chốt phiên, VNIndex tiến thêm gần 17 điểm (tương đương 1,75%) lên 987,57 điểm, gần với mức đỉnh hồi đầu tháng 10. Thanh khoản phiên này được đẩy lên mức cao, giá trị khớp lênh đạt 3.968 tỷ đồng so với mức 3.200 tỷ đồng ngày hôm qua. Điểm tích cc trong phiên hôm nay là khi ngoi vn tiếp tc mua ròng trên c3 sàn vi tng giá trgn 300 tđồng, tp trung chyếu vào E1VFVN30, HPG, MSN…và là phiên mua ròng th10 liên tiếp. Thị trường đang trong một khoảng GAP rộng tới 20 điểm, phiên này thị trường đã đi gần hết khoảng GAP mà không gặp phải áp lực cản nào đáng kể. Bình thường nếu đi vào vùng GAP như thế này thì thị trường cũng cần tích lũy để tạo đà bứt phá, tuy nhiên ở thời điểm hiện tại với mức tăng liên 7/8 phiên gần như liên tục mà thị trường vẫn băng băng lấp GAP là điều không tưởng, chỉ có thể nói thị trường quá khỏe. Chỉ còn hơn 12 điểm nữa là thị trường vượt mốc tâm lý 1.000 điểm, tuy nhiên giữa chỉ số thị trường và mặt bằng cổ phiếu đang có sự phân kỳ rõ rệt, nếu nhìn vào mức tăng của chỉ số thì nhà đầu tư rất dễ bị ảo giác. Cp nht thông tin doanh nghip: GMD: Chúng tôi khuyến nghMUA đối vi cphiếu GMD ca CTCP Gemadept vi giá mục tiêu 34.200 đồng/cphiếu, tăng 24% so vi mức giá 27.600 đồng ngày 21/02/2019. Giá mục tiêu tương ng vi P/E forward khong 17,4 ln. Tin tc thế gii: Biên bn cuc hp ca y ban hoạch định chính sách Cc dtrliên bang M(FOMC) mới được công bđã nêu bật được thách thc truyền đạt thông tin mà Fed phải đối mt trong bi cnh các điều kin kinh tế phân hóa và suy yếu rõ nét đang đồng thi xy ra ti nhiu nn kinh tế ln trên thế gii. Vì vy, các thtrường tài chính có thstri qua mt phép thngay sau khp ti ca Fed vào tháng Ba này. Và dưới đây là lý do ti sao: Nhận định thtrường HĐTL: Phiên giao dch cui cùng ca hợp đồng khn tháng 2 chng kiến đà hồi phc mnh mca VN30F1902 khi hợp đồng này phi đuổi kịp để thu hp khong cách chênh lch vi chscơ sở. Trong khi đó, 3 hợp đồng còn li chghi nhn mức tăng từ 4,5 đến 8,3 điểm. Đóng cửa, VN30F1903 tăng 0,92% lên 910,8 điểm, hin đang thấp hơn 15,29 điểm so vi VN30. Tng thanh khon ngày hôm nay gim 9,5% so với phiên trước, chđạt 90.354 hợp đồng được khp lnh trong phiên. Din bi ến chsVN-INDEX Diễn biến thị trường Chỉ số Index Change % Chg VNIndex 987.57 16.99 1.75 HNXIndex 106.11 -0.19 -0.18 VN30 926.09 14.29 1.57 HN30 193.93 0.76 0.40 Thanh khoản thị trường Chỉ số KLGD Giá tr% Chg VNIndex 178.58 4,463.10 4.51 HNX 30.38 455.41 4.51 VN30 63.24 2,565.03 19.10 Upcom 8.82 193.33 -8.03 Giá trị giao dịch NĐTNN Chỉ số Mua Bán Ròng VNIndex 1064.60 806.28 258.32 HNX 53.65 30.30 23.35 Upcom 40.37 28.78 11.59 Chỉ số định giá Chỉ số Vốn hóa PE PB VNIndex 3179.22 16.59 2.57 HNXIndex 196.18 8.65 1.01 Upcom 990.09 6.44 0.76 Ngun: MBS tng hp

Transcript of MARKET STRATEGY DAILY: Hướng tới mốc tâm lý 1 · Biên bản cuộc họp của Ủy ban...

Page 1: MARKET STRATEGY DAILY: Hướng tới mốc tâm lý 1 · Biên bản cuộc họp của Ủy ban hoạch định chính sách Cục dự trữ liên bang Mỹ (FOMC) mới được

www.mbs.com.vn Giải pháp kinh doanh chuyên biệt

MARKET STRATEGY DAILY: Hướng tới mốc tâm lý 1.000 điểm

Báo cáo chi tiết 21/02/2019

Diễn biến thị trường: Thị trường chứng khoán trong nước tiếp tục nối dài chuỗi tăng

điểm sang phiên thứ 4 liên tiếp, đây cũng là phiên tăng thứ 8 trong 9 phiên gần nhất. Chỉ số VNIndex đang hướng tới mốc 1.000 điểm sau khi vượt đường trung bình 200 ngày kể từ phiên 18/2. Đà tăng của thị trường phần lớn đến từ các nhóm cổ phiếu trụ cũng như nhóm bluechips, trong khi các nhóm midcap và smallcap trong trạng thái giảm. Chốt phiên, VNIndex tiến thêm gần 17 điểm (tương đương 1,75%) lên 987,57 điểm, gần với mức đỉnh hồi đầu tháng 10.

Thanh khoản phiên này được đẩy lên mức cao, giá trị khớp lênh đạt 3.968 tỷ đồng so với mức 3.200 tỷ đồng ngày hôm qua. Điểm tích cực trong phiên hôm nay là khối ngoại vẫn tiếp tục mua ròng trên cả 3 sàn với tổng giá trị gần 300 tỷ đồng, tập trung chủ yếu vào E1VFVN30, HPG, MSN…và là phiên mua ròng thứ 10 liên tiếp.

Thị trường đang trong một khoảng GAP rộng tới 20 điểm, phiên này thị trường đã đi gần hết khoảng GAP mà không gặp phải áp lực cản nào đáng kể. Bình thường nếu đi vào vùng GAP như thế này thì thị trường cũng cần tích lũy để tạo đà bứt phá, tuy nhiên ở thời điểm hiện tại với mức tăng liên 7/8 phiên gần như liên tục mà thị trường vẫn băng băng lấp GAP là điều không tưởng, chỉ có thể nói thị trường quá khỏe. Chỉ còn hơn 12 điểm nữa là thị trường vượt mốc tâm lý 1.000 điểm, tuy nhiên giữa chỉ số thị trường và mặt bằng cổ phiếu đang có sự phân kỳ rõ rệt, nếu nhìn vào mức tăng của chỉ số thì nhà đầu tư rất dễ bị ảo giác.

Cập nhật thông tin doanh nghiệp: GMD: Chúng tôi khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu GMD của CTCP

Gemadept với giá mục tiêu 34.200 đồng/cổ phiếu, tăng 24% so với mức giá 27.600 đồng ngày 21/02/2019. Giá mục tiêu tương ứng với P/E forward khoảng 17,4 lần.

Tin tức thế giới: Biên bản cuộc họp của Ủy ban hoạch định chính sách Cục dự trữ

liên bang Mỹ (FOMC) mới được công bố đã nêu bật được thách thức truyền đạt thông tin mà Fed phải đối mặt trong bối cảnh các điều kiện kinh tế phân hóa và suy yếu rõ nét đang đồng thời xảy ra tại nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới. Vì vậy, các thị trường tài chính có thể sẽ trải qua một phép thử ngay sau kỳ họp tới của Fed vào tháng Ba này. Và dưới đây là lý do tại sao:

Nhận định thị trường HĐTL: Phiên giao dịch cuối cùng của hợp đồng kỳ hạn tháng 2 chứng

kiến đà hồi phục mạnh mẽ của VN30F1902 khi hợp đồng này phải đuổi kịp để thu hẹp khoảng cách chênh lệch với chỉ số cơ sở. Trong khi đó, 3 hợp đồng còn lại chỉ ghi nhận mức tăng từ 4,5 đến 8,3 điểm. Đóng cửa, VN30F1903 tăng 0,92% lên 910,8 điểm, hiện đang thấp hơn 15,29 điểm so với VN30. Tổng thanh khoản ngày hôm nay giảm 9,5% so với phiên trước, chỉ đạt 90.354 hợp đồng được khớp lệnh trong phiên.

Diễn biến chỉ số VN-INDEX

Diễn biến thị trường Chỉ số Index Change % Chg

VNIndex 987.57 16.99 1.75

HNXIndex 106.11 -0.19 -0.18

VN30 926.09 14.29 1.57

HN30 193.93 0.76 0.40

Thanh khoản thị trường Chỉ số KLGD Giá trị % Chg

VNIndex 178.58 4,463.10 4.51

HNX 30.38 455.41 4.51

VN30 63.24 2,565.03 19.10

Upcom 8.82 193.33 -8.03

Giá trị giao dịch NĐTNN Chỉ số Mua Bán Ròng

VNIndex 1064.60 806.28 258.32

HNX 53.65 30.30 23.35

Upcom 40.37 28.78 11.59

Chỉ số định giá

Chỉ số Vốn hóa PE PB

VNIndex 3179.22 16.59 2.57

HNXIndex 196.18 8.65 1.01

Upcom 990.09 6.44 0.76

Nguồn: MBS tổng hợp

Page 2: MARKET STRATEGY DAILY: Hướng tới mốc tâm lý 1 · Biên bản cuộc họp của Ủy ban hoạch định chính sách Cục dự trữ liên bang Mỹ (FOMC) mới được

2 MBS Market Strategy Daily

21.02.2019

NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG: Hướng tới mốc tâm lý 1.000 điểm Chỉ số chứng khoán toàn cầu, MSCI World All countries đã vượt qua mức cản “ma thuật” 500 điểm sau 3 lần thất bại, chưa đầy 2 tháng mức vốn hóa đã tăng thêm 9 nghìn tỷ USD. Đêm qua, thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục tăng điểm, sau khi biên bản từ cuộc họp chính sách tiền tệ gần đây nhất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tái khẳng định quan điểm "kiên nhẫn" về tăng lãi suất. Trong khi lĩnh vực thương mại tiếp tục phát đi thông tin mới. Tổng thống Donald Trump ngày 20/2 nói rằng Mỹ sẽ áp thuế quan bổ sung lên ôtô nhập khẩu từ châu Âu nếu hai bên không đi đến được một thỏa thuận thương mại. Hôm thứ Ba, ông Trump nói đàm phán thương mại Mỹ-Trung đang diễn ra tốt đẹp và để ngỏ khả năng gia hạn đàm phán. Ông Trump nói mốc thời gian 1/3 để hai bên đạt thỏa thuận không phải là một "ngày thần kỳ". Mỹ và Trung Quốc đã bắt đầu phác thảo ra những cam kết về nguyên tắc để giải quyết những vấn đề khó nhằn nhất trong cuộc xung đột thương mại hiện nay, đánh dấu một bước tiến mạnh mẽ hướng tới việc chấm dứt chiến tranh thương mại vốn đã kéo dài 7 tháng ròng rã Thị trường chứng khoán Châu Á hôm nay có diễn biến trái chiều khi chứng khoán Trung Quốc đóng cửa trong trạng thái giảm trong phi phần lớn các chỉ số chính khác vẫn giữ được đà tăng trong hơn 4,5 tháng qua. Thị trường Hồng Kông và Nhật Bản có mức tăng lần lượt 0,4% và 0,26% trong khi thị trườn Trung Quốc giảm 0,34%. Thị trường chứng khoán trong nước tiếp tục nối dài chuỗi tăng điểm sang phiên thứ 4 liên tiếp, đây cũng là phiên tăng thứ 8 trong 9 phiên gần nhất. Chỉ số VNIndex đang hướng tới mốc 1.000 điểm sau khi vượt đường trung bình 200 ngày kể từ phiên 18/2. Đà tăng của thị trường phần lớn đến từ các nhóm cổ phiếu trụ cũng như nhóm bluechips, trong khi các nhóm midcap và smallcap trong trạng thái giảm. Chốt phiên, VNIndex tiến thêm gần 17 điểm (tương đương 1,75%) lên 987,57 điểm, gần với mức đỉnh hồi đầu tháng 10. Trong khi đó, rổ VN30 cũng tăng thêm 14,29 điểm (tương đương 1,57 điểm) để vượt mốc 926 điểm. Toàn thị trường ghi nhận 123 mã tăng/170 mã giảm, cùng chung trạng thái với nhóm midcap với 24 mã tăng/38 mã giảm và smallcap với 40 mã tăng/72 mã giảm. Trong khi đó rổ VN30 lại có số mã tăng áp đảo, bình quân cứ hơn 3 mã tăng mới có 1 mã giảm. Động lực chính giúp chỉ số tăng điểm hôm nay đến từ 2/3 nhóm cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất thị trường là Vingroup và Thực phẩm. Các cổ phiếu như VHM tăng trần, VRE tăng 5,92% và VIC tăng 1,63% giúp nhóm này có mức tăng mạnh nhất thị trường, đóng góp tới 1,03% trong mức tăng của VNIndex và 0,67% trong mức tăng của VN30. Nhóm Thực phẩm có mức tăng mạnh thứ 2 thị trường với VNM tăng 3,85%, MSN tăng 4,3% và SAB tăng 1,64%...Trong khi đó nhóm ngân hàng, nhóm còn lại trong 3 nhóm cố vốn hóa lớn chỉ có mức tăng nhẹ với VCB, BID, VPB,…tăng còn CTG, TCB lại giảm. Thanh khoản phiên này được đẩy lên mức cao, giá trị khớp lênh đạt 3.968 tỷ đồng so với mức 3.200 tỷ đồng ngày hôm qua. Thanh khoản tăng mạnh đã đẩy phần lớn thanh khoản ở các nhóm cổ phiếu tăng, ngoại trừ 3 nhóm là: Tài nguyên, Bảo hiểm, ô tô và phụ tùng.

Top NĐTNN mua ròng

Mã Giá đóng cửa

% thay đổi

Giá trị ròng (Tỷ VNĐ)

HPG 32.70 1.55 74.00

MSN 89.70 4.30 52.80

SSI 27.90 1.45 40.21

BID 34.25 0.74 31.09

GEX 23.60 -0.63 25.71

Top NĐTNN bán ròng

Mã Giá đóng cửa

% thay đổi

Giá trị ròng (Tỷ VNĐ)

VJC 119.00 -0.67 -76.88

GAS 97.20 1.25 -43.51

DHG 97.50 1.35 -37.98

FLC 5.31 -0.75 -18.01

HDB 29.80 0.34 -13.14

Page 3: MARKET STRATEGY DAILY: Hướng tới mốc tâm lý 1 · Biên bản cuộc họp của Ủy ban hoạch định chính sách Cục dự trữ liên bang Mỹ (FOMC) mới được

3 MBS Market Strategy Daily

21.02.2019

Điểm tích cực trong phiên hôm nay là khối ngoại vẫn tiếp tục mua ròng trên cả 3 sàn với tổng giá trị gần 300 tỷ đồng, tập trung chủ yếu vào E1VFVN30, HPG, MSN…và là phiên mua ròng thứ 10 liên tiếp. Trong đó, lực mua tập trung vào một số cổ phiếu như E1VFVN30 (86,28 tỷ), HPG (74,05 tỷ đồng), MSN (53,33 tỷ), VNM (43,83 tỷ đồng), SSI (40,23 tỷ đồng). Ở chiều ngược lại, VJC là cổ phiếu khối ngoại bán ròng mạnh nhất với 76,89 tỷ đồng. Xếp tiếp theo trong top bán ròng lần lượt là GAS (43,63 tỷ đồng), DHG (37,97 tỷ đồng), CTG (20,32 tỷ đồng), FLC (18 tỷ đồng),… Tóm lại, thị trường đang hướng đến mốc 1.000 điểm với sự dẫn dắt của dòng cổ phiếu trụ. Với sự luân phiên của nhóm này thì các mốc cản chỉ là thứ yếu, chừng nào nhóm này yếu hay điều chỉnh là câu hỏi khó nếu các mã vẫn có sự đồng thuận như phiên hôm nay. Thị trường đang trong một khoảng GAP rộng tới 20 điểm, phiên này thị trường đã đi gần hết khoảng GAP mà không gặp phải áp lực cản nào đáng kể. Bình thường nếu đi vào vùng GAP như thế này thì thị trường ít nhất cũng cần tích lũy để tạo đà bứt phá, tuy nhiên ở thời điểm hiện tại với mức tăng liên 7/8 phiên gần như liên tục mà thị trường vẫn băng băng lấp GAP là điều không tưởng, chỉ có thể nói thị trường quá khỏe. Chỉ còn hơn 12 điểm nữa là thị trường vượt mốc tâm lý 1.000 điểm, tuy nhiên giữa chỉ số thị trường và mặt bằng cổ phiếu đang có sự phân kỳ rõ rệt, nếu nhìn vào mức tăng của chỉ số thì nhà đầu tư rất dễ bị ảo giác.

Page 4: MARKET STRATEGY DAILY: Hướng tới mốc tâm lý 1 · Biên bản cuộc họp của Ủy ban hoạch định chính sách Cục dự trữ liên bang Mỹ (FOMC) mới được

4 MBS Market Strategy Daily

21.02.2019

Cập nhật thông tin doanh nghiệp - GMD Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019E

Doanh thu (tỷ đồng) 3.586 3.742 3.984 2.686 2.715

Tăng trưởng y.o.y (%) - 4,3% 6,5% -32,6% 1,1%

LNST (tỷ đồng) 402 390 508 1.830 584

Tăng trưởng y.o.y (%) - -3,2% 30,3% 274,4% -68,1%

Biên lợi nhuận ròng (%) 11,2% 10,4% 12,7% 68,1% 21,5%

ROE (%) 7,6% 6,7% 6,7% 26,7% 7,5%

EPS (đồng) 3.444 2.172 2.132 1.930* 1.968

(*) Đã loại trừ EPS từ hoạt động thoái vốn

Chúng tôi khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu GMD của CTCP Gemadept với giá mục tiêu 34.200 đồng/cổ phiếu, tăng 24% so với mức giá 27.600 đồng ngày 21/02/2019. Giá mục tiêu tương ứng với P/E forward khoảng 17,4 lần.

Từ tháng 2/2018 cảng Nam Đình Vũ được đưa vào khai thác cùng với hai cảng Nam Hải và Nam Hải Đình Vũ của Gemadept tại Hải Phòng đã ghi nhận tổng sản lượng hàng hóa thông qua đạt trên 1 triệu TEU, tăng trưởng 21% so với cùng kỳ. Năm 2019, chúng tôi cho rằng cảng Nam Đình Vũ sẽ có thể hoạt động toàn công suất giai đoạn 1 là 600.000 TEU/năm, góp phần vào gia tăng sản lượng của công ty và là yếu tố cơ bản thúc đẩy tăng trưởng doanh thu của GMD.

LNST năm 2018 đạt gần 1.900 tỷ đồng, gấp 3,3 lần năm trước Quý 4/2018, doanh thu thuần của GMD đạt 687 tỷ đồng giảm 34,8% so với cùng kỳ năm trước do không còn nguồn doanh thu từ mảng logistics đã thoái vốn. Do đó lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 172,6 tỷ đồng, giảm 16% so với cùng kỳ.

Lũy kế năm 2018, GMD đạt gần 2.686 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 32,6% so với năm trước. Trong đó doanh thu hoạt động khai thác cảng đạt 2.301 tỷ đồng, tăng 25,4%. Doanh thu hoạt động hoạt động logistics (dịch vụ vận tải, dịch vụ đại lý, cho thuê tài sản…) chỉ đạt 382 tỷ đồng, bằng 17,7% cùng kỳ năm trước do công ty không còn ghi nhận doanh thu hợp nhất từ các công ty con đã bị thoái vốn. Việc chuyển nhượng vốn đầu tư tại các công ty TNHH CJ - Gemadept Logistics Holdings, TNHH CJ - Gemadept Shipping Holdings và CTCP Tiếp vận và Cảng quốc tế Hoa Sen – Gemadept trong 6 tháng đầu năm giúp doanh thu hoạt động tài chính của công ty đạt gần 1.618 tỷ đồng (với 1.578,8 tỷ đồng là lợi nhuận chuyển nhượng vốn đầu tư. Đồng thời GMD cũng hoàn nhập hơn 109 tỷ đồng dự phòng các khoản đầu tư tài chính.

Kết quả, LNTT và LNST của công ty lần lượt đạt 2.182 tỷ đồng, và 1.899,9 tỷ đồng, gấp 3,3 lần lợi nhuận năm 2017, vượt 2,4% kế hoạch lợi nhuận cả năm.

Page 5: MARKET STRATEGY DAILY: Hướng tới mốc tâm lý 1 · Biên bản cuộc họp của Ủy ban hoạch định chính sách Cục dự trữ liên bang Mỹ (FOMC) mới được

5 MBS Market Strategy Daily

21.02.2019

Kết quả kinh doanh theo quý của Gemadept

Cơ cấu doanh thu theo quý của Gemadept

Nguồn: GMD

Động lực tăng trưởng chính đến từ hoạt động khai thác cảng Ngành cảng biển Việt Nam tiếp tục duy trì triển vọng khả quan trong năm 2019. Theo Cục Hàng hải Việt Nam, năm 2018, hệ thống cảng biển Việt Nam đã có được sự tăng trưởng tích cực với tổng sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam ước đạt gần 597 triệu tấn, riêng lượng hàng container qua cảng đạt xấp xỉ 17,7 triệu TEUs, tăng lần lượt 11% và 20% so với năm 2017. Công suất của cảng được khai thác tới 95 - 98%. Cục Hàng hải đã đặt mục tiêu năm 2019, sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam sẽ tiếp tục tăng mạnh, đạt khoảng 640 triệu tấn tăng 7,2%, trong đó sản lượng hàng hóa container ước khoảng hơn 190 triệu tấn thông qua.

Sau khi thoái vốn khỏi các hoạt động kinh doanh ngoài cốt lõi, mảng khai thác cảng đã trở thành động lực tăng trưởng chính của Gemadept. Năm 2018, doanh thu hoạt động khai thác cảng đạt 2.301 tỷ đồng, chiếm 86% tổng doanh thu của công ty, tăng trưởng 25,4% so với năm 2017. Đồng thời, biên lợi nhuận hoạt động này cũng được cải thiện từ 38,7% năm 2017 lên 39,4% năm 2018. Trong đó, kết quả kinh doanh này có sự đóng góp không nhỏ của cảng Nam Đình Vũ giai đoạn 1 mới được đưa vào khai thác từ quý 1/2018. Theo thông tin từ Gemadept, cảng mới Nam Đình Vũ đã ghi nhận lợi nhuận ngay trong năm đầu tiên đi vào khai thác và cùng với hai cảng Nam Hải, Nam Hải Đình Vũ đạt được trên 1 triệu TEU tổng sản lượng hàng hóa thông qua, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước.

Năm 2019, chúng tôi cho rằng gia tăng sản lượng và duy trì biên lợi nhuận cao sẽ là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận của GMD. Cụ thể, cảng Nam Đình Vũ sẽ hoạt động toàn công suất giai đoạn 1 là 600.000 TEU/năm, giúp gia tăng sản lượng hàng hóa thông qua và hỗ trợ hai cảng đang hoạt động vượt quá công suất của Gemadept tại cụm cảng Hải Phòng. Ngoài ra, ở khu vực phía Nam, GMD cũng vừa thực hiện tăng vốn điều lệ Công ty TNHH Cảng Phước Long thêm 100 tỷ đồng nhằm mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh của cảng này. Trên cơ sở đó, sản lượng hàng hóa thông qua cảng Phước Long cũng sẽ tăng trưởng trong năm nay, đóng góp vào tăng trưởng tổng doanh thu của toàn công ty.

Cảng Nam Đình Vũ giai đoạn 2 được khởi công xây dựng từ quý 3/2018, dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2019 và có khả năng đưa vào khai thác vào đầu năm 2020. Với công suất thiết kế của giai đoạn 2 tương đương giai đoạn 1, hoạt động vận hành cụm cảng Nam Đình Vũ sẽ gia tăng sản lượng và cải thiện hơn nữa doanh thu của GMD trong tương lai.

-50%

0%

50%

100%

150%

200%

0

200

400

600

800

1000

1200Q1

/201

3Q2

/201

3Q3

/201

3Q4

/201

3Q1

/201

4Q2

/201

4Q3

/201

4Q4

/201

4Q1

/201

5Q2

/201

5Q3

/201

5Q4

/201

5Q1

/201

6Q2

/201

6Q3

/201

6Q4

/201

6Q1

/201

7Q2

/201

7Q3

/201

7Q4

/201

7Q1

/201

8Q2

/201

8Q3

/201

8Q4

/201

8

Doanh thu thuần Biên lợi nhuận gộpBiên lợi nhuận ròng

-

200

400

600

800

1,000

1,200 Doanh thu HĐ logistics Doanh thu HĐ khai thác cảng

Page 6: MARKET STRATEGY DAILY: Hướng tới mốc tâm lý 1 · Biên bản cuộc họp của Ủy ban hoạch định chính sách Cục dự trữ liên bang Mỹ (FOMC) mới được

6 MBS Market Strategy Daily

21.02.2019

Tin tức thế giới: Biên bản họp Fed nhấn mạnh những thách thức kinh tế toàn cầu. Dường như biên bản kỳ họp 29-30/01 của Ủy ban hoạch định chính sách Cục dữ trữ liên bang Mỹ (FOMC) đã đề cập đến mọi vấn đề đang tồn tại trên thị trường hiện nay. Theo nội dung được công bố chiều thứ Tư hôm qua, đứng trên cơ sở độc lập, có thể Fed đang muốn giữ các thị trường tài chính ổn định một cách tương đối sau những biến động trồi sụt mạnh của thị trường do thiếu thông tin rõ ràng từ phía Fed. Cụ thể, chứng khoán Mỹ đã phải trải qua một làn sóng bán tháo mạnh mẽ khi thị trường cho rằng Fed sẽ mạnh tay thắt chặt chính sách tiền tệ trong năm 2019, tuy nhiên, tháng 1 vừa qua thị trường đã bật tăng trở lại nhờ vào niềm tin Fed sẽ đảo chiều chính sách và tiếp tục nới lỏng tiền tệ. Biên bản cuộc họp mới được công bố đã nêu bật được thách thức truyền đạt thông tin mà Fed phải đối mặt trong bối cảnh các điều kiện kinh tế phân hóa và suy yếu rõ nét đang đồng thời xảy ra tại nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới. Vì vậy, các thị trường tài chính có thể sẽ trải qua một phép thử ngay sau kỳ họp tới của Fed vào tháng Ba này. Và dưới đây là lý do tại sao:

Trong 4 yếu tố chính có thể ảnh hưởng tới quyết định đảo chiều chính sách của Fed vào tháng Một, hai yếu tố về nền kinh tế nội địa của Mỹ gồm sự lạc quan về sức khỏe kinh tế Mỹ và tiềm năng gia tăng năng suất sản xuất, dường như đều không mang tính quyết định đến việc Fed tuyên bố sẽ “kiên nhẫn” trong lộ trình tăng lãi suất và “linh hoạt” về chính sách tự động cắt giảm quy mô bảng cân đối tài sản. Thực vậy, mặc dù biên bản họp chính sách có đề cập đến rủi ro sụt giảm giá (downside risks), nhưng khó có thể không nhận thấy rằng các nhà hoạch định chính sách Fed vẫn duy trì quan điểm tích cực khi nói về hoạt động kinh tế (“tăng trưởng ở tốc độ vững chắc”), thị trường lao động (“mạnh mẽ”, gia tăng số lượng việc làm) và lạm phát (“gần ngưỡng lạm phát mục tiêu cân đối 2% của Ủy ban”).

Trái lại, hai yếu tố khác gồm quan ngại về sự suy giảm các điều kiện kinh tế toàn cầu và ảnh hưởng tiềm năng từ đà lao dốc của thị trường tài chính trong quý 4/2018, có vẻ đã nhận được nhiều sự chú ý của FOMC hơn bình thường. Các quan chức Fed đã chỉ ra cụ thể Trung Quốc và Châu Âu; và “nhấn mạnh sự cần thiết phải theo dõi cấu trúc và diễn biến trên thị trường tài chính”, điều mà có thể đã góp phần gây ra “tình trạng khan hiếm thanh khoản” trên thị trường một vài tháng trước.

Điều này trái ngược với xu hướng trong quá khứ khi các yếu tố trong nước chiếm ưu thế nhiều hơn hoặc khi các quan chức Fed ngần ngại nêu bật hai yếu tố quốc tế như trên vì họ sợ sẽ bị nhận chỉ trích rằng đang cố gắng trở thành “ngân hàng trung ương của thế giới”…

Nhấn mạnh tất cả những điều này là thách thức trong quá trình bình thường hóa chính sách tiền tệ giữa bối cảnh các điều kiện kinh tế toàn cầu phân hóa và suy yếu rõ nét. Đó là còn chưa kể đến những rủi ro liên quan đến căng thẳng thương mại (những rủi ro này được đề cập trong biên bản tại phần “nhiều những bất chắc, bao gồm những vấn đề liên quan đến sự thay đổi chính sách của chính phủ Mỹ và nước ngoài, vẫn đang chờ đợi biện pháp giải quyết”). Cần nhắc lại rằng tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ bị kìm hãm bởi đà suy yếu quốc tế đang ngày một gia tăng, và không có gì cho thấy rằng sự cân bằng có thể được duy trì chung cho tất cả các quốc gia trên thế giới. Ngoài ra, các doanh nghiệp cấu thành các chỉ số chứng khoán chính phải chịu rủi ro từ các yếu tố quốc tế nhiều hơn so với toàn bộ nền kinh tế nói chung. Và không một quốc gia nào

Page 7: MARKET STRATEGY DAILY: Hướng tới mốc tâm lý 1 · Biên bản cuộc họp của Ủy ban hoạch định chính sách Cục dự trữ liên bang Mỹ (FOMC) mới được

7 MBS Market Strategy Daily

21.02.2019

muốn thấy tiền tệ của mình định giá cao hơn các ngoại tệ khác, khiến cơ chế điều chỉnh giá trên thị trường không thể phát huy tác dụng.

Với những yếu tố này, Fed sẽ bị khống chế trong việc phụ thuộc vào dữ liệu kinh tế. Tuy nhiên, thị trường đã nhanh chóng đi đến kết luận rằng sự thay đổi giọng điệu của Fed trong tháng 1 ngụ ý rằng họ sẽ không chỉ tạm dừng tăng lãi suất trong năm nay và cắt giảm lãi suất vào năm 2020 mà còn sớm chấm dứt hoạt động cắt giảm quy mô bảng cân đối tài sản. Nhiều người kỳ vọng rằng cuộc họp FOMC tiếp theo (có công bố biểu đồ dotplot) sẽ cho thấy đường lãi suất dự kiến đi ngang và sau đó giảm dần theo thời gian. Kỳ họp chính sách của FOMC vào tháng 3 này cũng được kỳ vọng sẽ cung cấp thông tin chi tiết về thời điểm và cách thức các nhà hoạch định chính sách sẽ “dừng cắt giảm bảng cân đối tài sản của Fed vào cuối năm nay”.

Điều này khiến thách thức truyền đạt thông tin của Fed thậm chí còn cấp bách hơn. Ngân hàng trung ương Mỹ đã đột ngột thay đổi từ giọng điệu hết sức gay gắt (thực hiện tăng lãi suất 4 lần trong năm 2018 và nhắc đi nhắc lại nhiều lần về chính sách tự động cắt giảm quy mô bảng cân đối tài sản) – sang giọng điệu mềm mỏng hơn khi sử dụng các từ ngữ như “kiên nhẫn” và “linh hoạt”. Bây giờ các nhà hoạch định chính sách chắc chắn sẽ muốn ổn định kỳ vọng của thị trường trong khi lấy lại quyền kiểm soát việc quyết định chính sách của mình. Nhưng bất kỳ tín hiệu nào khiến thị trường nghi ngờ vào lập trường mềm mỏng của Fed có thể gây ra những biến động mạnh và dấy lên những quan ngại về nguy cơ lặp lại những hoảng loạn trên thị trường như trong quý 4/2018 vừa qua.

Tóm lại, Fed sẽ hy vọng rằng phát ngôn của các nhà hoạch định chính sách trong thời gian tới, cùng với những dữ liệu kinh tế sắp được công bố (bao gồm báo cáo việc làm tháng 2), sẽ giúp giảm nguy cơ truyền đạt thông tin sai lệch từ phía ngân hàng trung ương đến thị trường. Nếu không, sẽ không ngạc nhiên gì nếu Fed quyết định để cho thị trường tự suy diễn những thông tin họ nhận được và cuối cùng kết thúc bằng một đợt hỗn loạn, bất ổn mới trên thị trường tài chính.

Nguồn: Bloomberg

Page 8: MARKET STRATEGY DAILY: Hướng tới mốc tâm lý 1 · Biên bản cuộc họp của Ủy ban hoạch định chính sách Cục dự trữ liên bang Mỹ (FOMC) mới được

8 MBS Market Strategy Daily

21.02.2019

DIỄN BIẾN CHỈ SỐ CHỨNG KHOÁN

Index Last Change % Adv/Dcl Vol (mil) P/E P/B YTD

VNIndex 987.57 16.99 1.75 137/152 144.21 16.59 2.57 10.65

HNXIndex 106.11 -0.19 -0.18 70/79 30.64 8.65 1.01 1.80

VN30 926.09 14.29 1.57 18/8 53.10 14.10 2.51 8.32

HN30 193.93 0.76 0.40 4.49

Upcom 55.54 0.07 0.12 76/66 10.20 6.44 0.76 5.13

Shanghai 2751.80 -9.42 -0.34 719/693 24,597.17 12.92 1.43 10.34

Nikkei 225 21464.23 32.74 0.15 152/66 615.07 15.84 1.65 7.24

S&P 500 2784.70 4.94 0.18 324/176 566.12 18.47 3.29 11.08

Vàng 1336.21 -2.23 -0.17 4.19

Dầu WTI 57.18 0.02 0.03 25.92

Đồ thị so sánh VNINDEX và thị trường Thái Lan, DowJones, HangSheng

-100.00

-50.00

0.00

50.00

100.00

VJC

GAS

DHG

FLC

HDB

EIB

NVL

VHC

HCM

DCM

NT2

VHM

STB

POW

PVD

GEX

BID

SSI

MSN HPG

Top mua bán NĐTNN (tỷ đồng)

-10,000.00 20,000.00 30,000.00 40,000.00 50,000.00 60,000.00

Giá trị mua ròng lũy kế 2 sàn giao dịch (tỷ đồng)

Page 9: MARKET STRATEGY DAILY: Hướng tới mốc tâm lý 1 · Biên bản cuộc họp của Ủy ban hoạch định chính sách Cục dự trữ liên bang Mỹ (FOMC) mới được

9 MBS Market Strategy Daily

21.02.2019

Liên hệ trung tâm nghiên cứu:

Trần Hoàng Sơn Trưởng bộ phận/Kiểm soát [email protected]

Ngô Quốc Hưng Chuyên Viên Nghiên cứu cao cấp [email protected]

Phạm Văn Quỳnh Chuyên viên Nghiên cứu [email protected]

Nguyễn Quỳnh Hoa Chuyên viên Nghiên cứu [email protected]

Nguyễn Hòa Hợp Chuyên viên Nghiên cứu [email protected]

Nguyễn Thị Hải Hà Chuyên viên Nghiên cứu [email protected]

Hệ Thống Khuyến Nghị: Hệ thống khuyến nghị của MBS được xây dựng dựa trên mức chênh lệch của giá mục tiêu 12 tháng và giá cổ phiếu trên thị trường tại thời điểm đánh giá

Xếp hạng Khi (giá mục tiêu – giá hiện tại)/giá hiện tại

MUA >=20%

KHẢ QUAN Từ 10% đến 20%

PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG Từ -10% đến +10%

KÉM KHẢ QUAN Từ -10% đến - 20%

BÁN <= -20%

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN MB (MBS)

Được thành lập từ tháng 5 năm 2000 bởi Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), Công ty CP Chứng khoán MB (MBS) là một trong 5 công ty chứng khoán đầu tiên tại Việt Nam, Sau nhiều năm không ngừng phát triển, MBS đã trở thành một trong những công ty chứng khoán hàng đầu Việt Nam cung cấp các dịch vụ bao gồm: môi giới, nghiên cứu và tư vấn đầu tư, nghiệp vụ ngân hàng đầu tư, và các nghiệp vụ thị trường vốn.

Mạng lưới chi nhánh và các phòng giao dịch của MBS đã được mở rộng và hoạt động có hiệu quả tại nhiều thành phố trọng điểm như Hà Nội, TP, HCM, Hải Phòng và các vùng chiến lược khác. Khách hàng của MBS bao gồm các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức, các tổ chức tài chính và doanh nghiệp. Là thành viên Tập đoàn MB bao gồm các công ty thành viên như: Công ty CP Quản lý Quỹ đầu tư MB (MB Capital), Công ty CP Địa ốc MB (MB Land), Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản MB (AMC) và Công ty CP Việt R,E,M,A,X (Viet R,E,M). MBS có nguồn lực lớn về con người, tài chính và công nghệ để có thể cung cấp cho Khách hàng các sản phẩm và dịch vụ phù hợp mà rất ít các công ty chứng khoán khác có thể cung cấp.

MBS tự hào được nhìn nhận là:

Công ty môi giới hàng đầu, đứng đầu thị phần môi giới từ năm 2009. Công ty nghiên cứu có tiếng nói trên thị trường với đội ngũ chuyên gia phân tích có kinh nghiệm, cung cấp các sản phẩm nghiên cứu về kinh tế và thị trường chứng khoán; Nhà cung cấp đáng tin cậy các dịch vụ về nghiệp vụ ngân hàng đầu tư cho các công ty quy mô vừa.

Tuyên bố miễn trách nhiệm: Bản quyền năm 2014 thuộc về Công ty CP Chứng khoán MB (MBS). Những thông tin sử dụng trong báo cáo được thu thập từ những nguồn đáng tin cậy và MBS không chịu trách nhiệm về tính chính xác của chúng. Quan điểm thể hiện trong báo cáo này là của (các) tác giả và không nhất thiết liên hệ với quan điểm chính thức của MBS. Không một thông tin cũng như ý kiến nào được viết ra nhằm mục đích quảng cáo hay khuyến nghị mua/bán bất kỳ chứng khoán nào. Báo cáo này không được phép sao chép, tái bản bởi bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào khi chưa được phép của MBS.

MBS HỘI SỞ

Tòa nhà MB, số 3 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội ĐT: + 84 4 3726 2600 - Fax: +84 3726 2601 Webiste: www.mbs.com.vn