skhcn.quangbinh.gov.vn · Web viewVới các đặc điểm về tổ thành, phẩm chất cây...

28
QUY HOẠCH VÙNG TRỒNG CAO SU XÃ PHÚ ĐỊNH, HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH Phan Thanh Quyết; Trần Thế Hùng; Cao Thị Thanh Thủy; Võ Văn Thiệp; Lương Văn Đức Khoa Nông Lâm Ngư - Trường Đại học Quảng Bình Tóm tắt: Những trận bão số 10, 11 đi qua, hàng vạn hecta cao su của người dân bị phá hủy hoang tàn, gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng, nhất là ở các xã Nam Trạch, Hòa Trạch, Phú Định và thị trấn Nông trường Việt Trung thuộc huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Người dân, cán bộ của các nông trường, công nhân làm cao su, hàng trăm người thi nhau chặt, đốn, cưa cây cao su thành từng khúc nhỏ đem đi bán làm củi mà cũng chẳng ai mua. Những năm trở lại đây người ta đang chặt đi tất cả những loại cây khác như tràm, bạch đàn, keo, thông, vườn cây ăn trái để trồng cao su chỉ vì “có nhiều nhà trồng cao su đang giàu lên”, mà không lường trước được hậu họa, thậm chí trồng khi chưa biết gì về cây cao su. Kết quả của bài báo bước đầu nêu lên được tính cấp thiết của việc quy hoạch vùng trồng cao su với những tiêu chí về thảm thực vật, đai cao, độ dốc và các chỉ tiêu về kỹ thuật. Đặc biệt, trong kết quả nghiên cứu đã ứng dụng công nghệ GIS và Viễn thám, kết hợp với điều tra khảo sát thực địa để xác định, cũng như xây dựng bản đồ vùng quy hoạch trồng cây cao su trên địa bàn nghiên cứu. Từ khóa: gis; viễn thám; quy hoạch; điều tra; thảm thực vật; hiện trạng; đai cao; độ dốc. 1. MỞ ĐẦU Huyện Bố Trạch là một huyện có nhiều tiềm năng về phát triển nông - lâm - ngư nghiệp và du lịch của tỉnh Quảng Bình, đặc biệt trong những năm qua với sự chuyển mình mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa chung của cả nước, bộ mặt huyện

Transcript of skhcn.quangbinh.gov.vn · Web viewVới các đặc điểm về tổ thành, phẩm chất cây...

Page 1: skhcn.quangbinh.gov.vn · Web viewVới các đặc điểm về tổ thành, phẩm chất cây gỗ, mật độ, trữ lượng, mật độ tái sinh, thảm thực bì và thực

QUY HOẠCH VÙNG TRỒNG CAO SU XÃ PHÚ ĐỊNH, HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH

Phan Thanh Quyết; Trần Thế Hùng; Cao Thị Thanh Thủy; Võ Văn Thiệp; Lương Văn Đức

Khoa Nông Lâm Ngư - Trường Đại học Quảng Bình

Tóm tắt: Những trận bão số 10, 11 đi qua, hàng vạn hecta cao su của người dân bị phá hủy hoang tàn, gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng, nhất là ở các xã Nam Trạch, Hòa Trạch, Phú Định và thị trấn Nông trường Việt Trung thuộc huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Người dân, cán bộ của các nông trường, công nhân làm cao su, hàng trăm người thi nhau chặt, đốn, cưa cây cao su thành từng khúc nhỏ đem đi bán làm củi mà cũng chẳng ai mua. Những năm trở lại đây người ta đang chặt đi tất cả những loại cây khác như tràm, bạch đàn, keo, thông, vườn cây ăn trái để trồng cao su chỉ vì “có nhiều nhà trồng cao su đang giàu lên”, mà không lường trước được hậu họa, thậm chí trồng khi chưa biết gì về cây cao su. Kết quả của bài báo bước đầu nêu lên được tính cấp thiết của việc quy hoạch vùng trồng cao su với những tiêu chí về thảm thực vật, đai cao, độ dốc và các chỉ tiêu về kỹ thuật. Đặc biệt, trong kết quả nghiên cứu đã ứng dụng công nghệ GIS và Viễn thám, kết hợp với điều tra khảo sát thực địa để xác định, cũng như xây dựng bản đồ vùng quy hoạch trồng cây cao su trên địa bàn nghiên cứu.

Từ khóa: gis; viễn thám; quy hoạch; điều tra; thảm thực vật; hiện trạng; đai cao; độ dốc.

1. MỞ ĐẦUHuyện Bố Trạch là một huyện có nhiều tiềm năng về phát triển nông -

lâm - ngư nghiệp và du lịch của tỉnh Quảng Bình, đặc biệt trong những năm qua với sự chuyển mình mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa chung của cả nước, bộ mặt huyện thay đổi nhanh chóng theo hướng giảm diện tích đất nông nghiệp, tăng diện tích đất phi nông nghiệp, chủ yếu là đất sử dụng vào mục đích công nghiệp và dịch vụ. Trong những năm gần đây, công tác quản lý về đất đai nói riêng và tình hình thực hiện pháp luật đất đai trên địa bàn huyện đã bắt đầu đi vào nề nếp. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, công tác quy hoạch sử dụng đất đai chưa tốt, chưa kịp thời; cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ cho công tác chưa đầy đủ, đồng bộ, đa số còn lạc hậu; trình độ, năng lực cán bộ làm công tác quản lý đất đai ở các cấp còn chưa cao, nhất là cán bộ địa chính cơ sở[2].

Xã Phú Định thuộc huyện Bố Trạch với tổng diện tích tự nhiên là 15.360ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp là 12.940ha, chiếm 84,25% diện

Page 2: skhcn.quangbinh.gov.vn · Web viewVới các đặc điểm về tổ thành, phẩm chất cây gỗ, mật độ, trữ lượng, mật độ tái sinh, thảm thực bì và thực

tích tự nhiên. Với lợi thế về địa hình đồi núi khuất gió và được che chắn bởi nhiều ngọn núi, do vậy đây là một trong những lợi thế phát triển cây cao su[5].

Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ Gis và Viễn thám để quy hoạch vùng trồng cao su sẽ góp phần giảm bớt công sức điều tra thực địa, mà còn tạo ra cơ sở dữ liệu với độ tin cậy cao. Sự kết hợp giữa công nghệ Gis, Viễn thám và điều tra thực địa để xây dựng bản đồ quy hoạch vùng trồng cao su là một trong những phương pháp tối ưu tạo nguồn cơ sở dữ liệu về vùng quy hoạch bằng dữ liệu thuộc tính giúp các nhà quản lý lâm nghiệp nói riêng và các nhà quản lý nói chung có nguồn cơ sở dữ liệu đáng tin cậy nhằm đánh giá và chọn được vùng trồng cao su thích hợp[4].

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các trạng thái thực bì đủ

tiêu chuẩn, nguồn ảnh Viễn thám, công cụ Gis và các điều kiện lập địa để quy hoạch trồng cao su trên địa bản nghiên cứu.

Phạm vi nghiên cứu xã Phú Định, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.Hình 1: Sơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu

2.2. Phương pháp nghiên cứu2.2.1. Phương pháp điều tra thực địaCông tác điều tra thực địa để xác định hiện trạng sử dụng đất được thực

hiện theo các bước sau:- Chuẩn bị bản đồ khoanh vẽ điều tra ngoại nghiệp+ Sử dụng ảnh vệ tinh Spot5 để làm cơ sở cho việc kiểm kê diện tích

các trạng thái rừng, tiến hành giải đoán ảnh để xác định ranh giới các trạng thái rừng trên ảnh.

+ Dựa vào bản đồ hiện trạng rừng được xây dựng từ kết quả giải đoán ảnh vệ tinh, tiến hành chồng xếp ranh giới các loại đất loại rừng sang bản đồ địa hình, bản đồ quy hoạch 3 loại rừng (hệ VN 2000), sau đó được in thành mảnh bản đồ để sử dụng trong điều tra, khoanh vẽ bổ sung ngoại nghiệp.

- Kiểm tra, khoanh vẽ bổ sung trên thực địa+ Trên bản đồ điều tra ngoại nghiệp, thiết kế các tuyến kiểm tra khoanh

vẽ bổ sung đi qua các loại đất, loại rừng trong phạm vi được điều tra, trên các tuyến kiểm tra tiến hành so sánh, đối chiếu tất cả các loại đất, loại rừng giữa bản đồ điều tra ngoại nghiệp với thực địa để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.

+ Trong quá trình kiểm tra, khoanh vẽ bổ sung, sử dụng máy định vị cầm tay (GPS) để xác định vị trí các lô khoanh vẽ, điều chỉnh ranh giới các

Page 3: skhcn.quangbinh.gov.vn · Web viewVới các đặc điểm về tổ thành, phẩm chất cây gỗ, mật độ, trữ lượng, mật độ tái sinh, thảm thực bì và thực

lô đã khoanh vẽ trên bản đồ ngoại nghiệp cho phù hợp với ranh giới trạng thái trên thực địa. Đối với những lô có sự sai khác giữa bản đồ ngoại nghiệp và thực tế tiến hành đo vẽ bằng GPS.

2.2.2. Phương pháp lập ô tiêu chuẩn khảo sát vùng trồng cao su* Điều tra khảo sát địa hìnhXác định các chỉ số về độ cao, độ dốc của các lô nằm trong vùng dự

kiến quy hoạch trồng cao su.Dùng máy định vị để xác định độ cao tuyệt đối trung bình của từng lô

rừng nằm trong dự kiến quy hoạch.* Điều tra đấtXác định các nhân tố độ dày tầng đất, tỷ lệ kết von, thành phần cơ giới

đất, đá lẫn trong đất, hàm lượng mùn tầng đất mặt.* Điều tra thảm thực vậtXác định các đặc trưng về tổ thành, trữ lượng, đặc điểm tái sinh của các

loại rừng, tái sinh trên đất trống.Trên cơ sở bản đồ hiện trạng đất đai, tài nguyên rừng tiến hành lập các ô

đo đếm trên diện tích rừng nghèo kiệt, rừng trồng, đất trống IC với dung lượng mẫu đo đếm bằng 2% tổng diện tích của từng lô trạng thái. Ô đo đếm được lập theo phương pháp điển hình cho từng lô trạng thái nhằm xác định chỉ tiêu về trữ lượng, thành phần loài cây, phẩm chất, thực trạng tái sinh... Ô đo đếm được áp dụng cho các loại đất, loại rừng như sau:

+ Đối với rừng trồng: tiến hành lập các ô đo đếm có diện tích 100m2 (10 x 10m), trong đó xác định các chỉ tiêu về: đường kính (D1,3) của những cây có đường kính ≥ 7cm, đo ở cấp kính 2cm, đo chiều cao vút ngọn 3 cây gần tâm của các ô đo đếm lấy đến 0,5m, xác định tên loài cây, phẩm chất cây theo 3 cấp: Tốt (A), Trung bình (B), Xấu (C).

+ Đối với rừng tự nhiên: Lập các ô đo đếm có diện tích 500m2 (20 x 25m), đo đếm các chỉ tiêu về đường kính (D1,3) của những cây có đường kính ≥ 10cm với cấp kính 2cm, chiều cao vút ngọn của 3 cây có các cấp kính khác nhau gần tâm của ô đo đếm đo đến 0,5m, xác định tên loài cây, phẩm chất cây theo 3 cấp: Tốt (A), Trung bình (B), Xấu (C). Đồng thời lập 04 ô thứ cấp ở 4 góc của ô đo đếm để điều tra tái sinh, mỗi ô thứ cấp có diện tích 4m2 (2 x 2m); trong các ô thứ cấp đo đếm toàn bộ cây tái sinh, xác định tên loài, phân theo phẩm chất, nguồn gốc và cấp chiều cao.

Nếu những lô nào đáp ứng đầy đủ các tiêu chí dưới đây thì lựa chọn để chuyển đổi sang trồng cao su:

- Tiêu chí về điều kiện tự nhiên, đất đai+ Độ cao tuyệt đối (so với mực nước biển): dưới 700m.

Page 4: skhcn.quangbinh.gov.vn · Web viewVới các đặc điểm về tổ thành, phẩm chất cây gỗ, mật độ, trữ lượng, mật độ tái sinh, thảm thực bì và thực

+ Độ dốc dưới 300.+ Độ dày tầng đất tối thiểu bằng 0,7m.+ Có khả năng thoát nước tốt, không bị ngập úng về mùa mưa.+ Thành phần cơ giới đất từ thịt nhẹ đến thịt nặng.+ Mức độ kết von, đá lẫn trong tầng đất canh tác ≤ 50%.+ Hàm lượng mùn tầng đất mặt > 1%, pHkcl từ 4,5 - 5,5.- Tiêu chí về loại đất, loại rừng+ Đất trống quy hoạch cho rừng sản xuất và đất khác thuộc các trạng

thái IA (Dạng thực bì là trảng cỏ), IB (Dạng thực bì là trảng cây bụi),và trạng thái IC (Dạng thực bì có cây cây gỗ rải rác) có mật độ tái sinh ≤ 1.000 cây/ha.

+ Rừng trồng thuộc đối tượng rừng sản xuất và đất khác.2.2.3. Phương pháp tính toán, xử lý số liệu- Diện tích các lô trạng thái rừng: được tính trực tiếp trên nền bản đồ

hiện trạng và bản đồ quy hoạch vùng chuyển đổi, việc tính toán diện tích được thực hiện bởi phần mềm Mapinfor, Excell. Kết quả tính toán được tập hợp vào các biểu tổng hợp.

- Trữ lượng các loại rừng: được tính toán dựa trên kết quả điều tra trên các ô đo đếm cho từng lô trạng thái. Việc xác định thể tích từng cây theo công thức V = GHF, trong đó:

- G là tiết diện ngang của cây tại D1,3.- H là chiều cao vút ngọn bình quân theo cấp kính của cây được đo trong các

ô đo đếm.- F là hình số (đối với rừng tự nhiên F=0,45; rừng trồng F=0,5).- Tổng hợp tổ thành tầng cây gỗ, cây tái sinh; phẩm chất cây gỗ và cây

tái sinh từ kết quả điều tra trên các ô đo đếm.- Tổng hợp số liệu, xác định diện tích trồng cao su.2.2.4. Phương pháp giải đoán ảnh vệ tinh+ Xây dựng mẫu khóa trong phòngBước này xây dựng chủ yếu dựa vào hệ thống phân loại các trạng thái

rừng và sử dụng đất và đặc trưng của ảnh vệ tinh SPOT5. Mỗi trạng thái có những biểu thị không hoàn toàn giống nhau trên ảnh do ảnh hưởng của chất không phản xạ trở lại của ánh sáng theo điều kiện địa hình khác nhau, biểu hiện rõ nhất đó là hướng phơi. Trong thực tế, mỗi trạng thái sẽ có một “khoảng” hiển thị màu trên ảnh, vì vậy, mỗi trạng thái phải xây dựng nhiều mẫu phân bố theo các hướng phơi khác nhau, kiểu địa hình khác nhau, các khu vực khác nhau... Các mẫu khóa ảnh phải được ghi lại tọa độ và mô tả

Page 5: skhcn.quangbinh.gov.vn · Web viewVới các đặc điểm về tổ thành, phẩm chất cây gỗ, mật độ, trữ lượng, mật độ tái sinh, thảm thực bì và thực

chi tiết về đặc trưng trên ảnh như màu sắc, cấu trúc, hình dạng... cũng như các đặc trưng không ảnh khác như: đặc trưng sinh thái, phân bố và mối quan hệ với các yếu tố tự nhiên, xã hội khác... Phải xây dựng hệ thống mẫu biểu thực địa để ghi lại kết quả quan sát ngoài thực địa của tưng mẫu khóa ảnh.

+ Điều tra ngoại nghiệpBước này được thực hiện nhằm khảo sát kiểm chứng và bổ sung các các

mẫu khóa ảnh đặc trưng nhất cho các trạng thái cần phân tích. Các mẫu khóa ảnh trong phòng sẽ được xác định vị trí chính xác ngoài thực địa bằng GPS. Tại các điểm mẫu khóa ảnh ngoài thực địa tiến hành:

Quan sát và nhận định chính xác tên trạng thái.Mô tả đối tượng quan sát.Chụp ảnh đối tượng quan sát, ghi lại thông tin ảnh chụp thực địa như:

tên trạng thái được chụp, hướng chụp, khoảng cách chụp, thời gian chụp,...Ghi lại kết quả quan sát, xác minh ngoài thực địa theo hệ thống mẫu

biểu.Tại thực địa, lập và đo đếm ô tiêu chuẩn diện tích 400m2 để tính toán

các nhân tố định lượng của trạng thái rừng như: Trữ lượng bình quân, tiết diện bình quân, đường kính bình quân, độ tàn che...

Bên cạnh đó, việc khảo sát ngoại nghiệp cũng sẽ giúp cho các đoán đọc viên có nhận biết chung về đặc điểm, phân bố của các trạng thái rừng và sử dụng đất trong khu vực nghiên cứu.

Đây là yếu tố rất quan trọng trong quá trình giải đoán ảnh sau này.+ Hoàn chỉnh mẫu khóa ảnhKết hợp kết quả xây dựng mẫu khóa ảnh trong phòng và kết quả

kiểm chứng, bổ sung ngoài thực địa để xây dựng bộ mẫu khóa ảnh hoàn chỉnh cho trạng thái rừng.

* Kiểm tra ngoại nghiệpMục đích:- Kiểm tra xác minh những đối tượng còn nghi ngờ chưa xác định được

trong quá trình giải đoán trong phòng.- Bổ sung, chỉnh sửa những đối tượng có sự sai khác giữa quá trình giải

đoán và thực tế.- Thu thập điểm thực địa phục vụ công tác đánh giá đọ chính xác của

bản đồ hiện trạng rừng và sử dụng đất.Chuẩn bị và tiến hành ngoại nghiệp:Công việc chuẩn bị bao gồm: (i) in bản đồ ngoại nghiệp, tức là bản đồ

giải đoán ảnh vệ tinh lần 1 được in trên nền địa hình có cùng tỷ lệ với bản đồ thành quả. (ii) Thiết kế các tuyến điều tra sao cho đi qua hết các trạng thái

Page 6: skhcn.quangbinh.gov.vn · Web viewVới các đặc điểm về tổ thành, phẩm chất cây gỗ, mật độ, trữ lượng, mật độ tái sinh, thảm thực bì và thực

rừng và sử dụng đất trong khu vực nghiên cứu và tập trung vào những đối tượng khó nhận biết hoặc chưa xác định được tên trong quá trình giải đoán ảnh trong phòng. Bên cạnh đó, xây dựng hệ thống mẫu biểu ngoại nghiệp để ghi lại kết quả kiểm tra ngoại nghiệp và thiết kế hệ thống điểm kiểm tra để phục vụ công tác đánh giá độ chính xác của bản đồ giải đoán. Hệ thống điểm kiểm tra được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên, trên cơ sở xác định ngẫu nhiên tọa độ của các điểm kiểm tra.

Công việc kiểm tra ngoại nghiệp sẽ được tiến hành trên các tuyến điều tra đã được xác định. Quá trình ngoại nghiệp sẽ được hợp tác với cán bộ kiểm lâm địa phương nhằm tận dụng những hiểu biết tường tận về thực địa, giúp quá trình kiểm tra diễn ra nhanh chóng, thuận tiện và đảm bảo độ chính xác cao. Trên các tuyến điều tra phải tiến hành so sánh đối chiếu tất cả các trạng thái rừng giữa bản đồ giải đoán và thực địa, đặc biệt tập trung vào một số đối tượng sau:

- Các đối tượng còn nghi ngờ trong quá trình giải đoán ảnh trong phòng.- Những đối tượng có sự sai khác trong khi giải đoán so với thực địa.Trên các tuyến điều tra, các điểm kiểm tra sẽ được thực hiện như sau:- Xác định chính xác bằng GPS.- Quan sát và nhận định chính xác tên của đối tượng quan sát.- Xác định nhanh một số nhân tố định lượng cho đối tượng quan sát: độ

tàn che, chiều cao, loài cây ưu thế...- Chụp ảnh đối tượng quan sát. Ghi lại thông tin về ảnh chụp thực địa

như: tên trạng thái được chụp, hướng chụp, khoảng cách chụp, thời gian chụp...

- Ghi lại kết quả quan sát, xác minh ngoài thực địa theo hệ thống mẫu biểu.

Sau quá trình kiểm tra ngoại nghiệp, toàn bộ các lô trạng thái đã được khoanh vẽ trong phòng đều được định tên chính xác.

Chỉnh lý, bổ xung bản đồ thành quả:Việc chỉnh lý bổ sung bản đồ thành quả sẽ dựa trên kết quả kiểm tra

ngoại nghiệp. Những đối tượng được chỉnh lý là những đối tượng còn nghi ngờ trong quá trình giải đoán và những đối tượng phát hiện có sự sai khác so với thực tế. Nếu khu vực nào có nhiều sự sai khác thì phải tiến hành giải đoán ảnh bổ sung nhằm tăng độ chính xác cho kết quả giải đoán.

Sau khi bản đồ thành quả được chỉnh lý và bổ sung, tiến hành kiểm tra và tạo vùng cho các lô trạng thái trên bản đồ. Đồng thời cũng phải gán thuộc tính cho từng lô trạng thái, thuộc tính dữ liệu phi không gian này bao gồm nhiều thông tin khác nhau mô tả cho lô trạng thái đó.

Page 7: skhcn.quangbinh.gov.vn · Web viewVới các đặc điểm về tổ thành, phẩm chất cây gỗ, mật độ, trữ lượng, mật độ tái sinh, thảm thực bì và thực

* Giải đoán ảnhSử dụng mẫu khóa ảnh đã được hoàn chỉnh, ảnh SPOT5 sau khi đã xử

lý và tăng cường để giải đoán xây dựng bản đồ hiện trạng rừng. Phương pháp giải đoán ảnh được áp dụng là giải đoán ảnh bằng mắt, khoanh vẽ trực tiếp trên màn hình máy tính. Phương pháp này được lựa chọn dựa trên đặc trưng của ảnh có độ phân giải cao SPOT5 (2,5m) là sự đồng nhất về phổ cho một trạng thái cần phân biệt là không cao nhưng cấu trúc không gian của ảnh lại rất rõ ràng; vì vậy, khi sử dụng phương pháp giải đoán ảnh số, dải phân bố của một trạng thái rất rộng, dẫn đến sự nhầm lẫn giữa các mẫu rất cao và kết quả phân loại sẽ cho ra kết quả có sai số lớn. Khi áp dụng phương pháp giải đoán ảnh bằng mắt kinh nghiệm của đoán đọc viên về ảnh cũng như về thực địa của khu vực nghiên cứu và hệ thống mẫu khóa ảnh đã được xây dựng sẽ giảm thiểu tối đa những hạn chế của phương pháp giải đoán ảnh số.

2.2.5. Phương pháp bản đồSau khi hoàn thiện việc điều tra, khảo sát hiện trạng tiến hành số hóa và

biên tập bản đồ hiện trạng đất đai, tài nguyên rừng làm cơ sở cho công tác quy hoạch vùng trồng cao su.

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU3.1. Ứng dụng Gis và Viễn thám xác định hiện trạng lớp phủ thực

vật.3.1.1. Ảnh vệ tinh SPOT-5 khu vực nghiên cứuẢnh vệ tinh được sử dụng trong nghiên cứu này là ảnh SPOT-5 có độ

phân giải 2,5m với ảnh Pan và 10m với ảnh đa phổ (MS). Ảnh chụp ở thời điểm là tháng 2 năm 2009. Ảnh được nắn về hệ VN-2000 ở mức 3, ảnh được tổ hợp màu tự nhiên và đã được trộn giữa ảnh Pan với MS. Trong đó, ảnh khu vực nghiên cứu bao gồm các mảnh có số hiệu là E48-69B và E48-57D.

Hình 2: Ảnh SPOT-5 khu vực xã Phú Định,huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

3.1.2. Xây dựng bộ mẫu khóa ảnhTheo phương pháp giải đoán ảnh, tất cả các trạng thái được phân tách

trên ảnh đều được dựa vào cơ sở biểu thị đặc trưng của các đối tượng điển hình (Mẫu khóa ảnh) cho trạng thái đó. Do vậy, mẫu khóa ảnh phải được xây dựng theo nguyên tắc phải đại diện cho đối tượng cần giải đoán.

Căn cứ vào hệ thống phân loại rừng và sử dụng đất và đặc tính của tổ hợp màu tự nhiên, tiến hành xây dựng mẫu khóa ảnh cho trạng thái rừng tự nhiên.

Bảng 1: Bộ mẫu khóa ảnh xã Phú Định, huyện Bố Trạch

Page 8: skhcn.quangbinh.gov.vn · Web viewVới các đặc điểm về tổ thành, phẩm chất cây gỗ, mật độ, trữ lượng, mật độ tái sinh, thảm thực bì và thực

3.1.3. Xây dựng lớp phủ thực vật từ ảnh Viễn thám

* Chọn mẫu phân loại

Vùng mẫu là vùng chọn để cho chương trình dựa vào đó để phân loại. Chính vì vậy mà ta cần chọn các vùng mẫu cho chính xác và phù hợp với mục đích cần phần loại, cần chọn lựa các vùng mẫu này ở ngoài thực địa và các tài liệu liên quan để có thể lấy vùng mẫu chuẩn. Ta có thể dùng ảnh phân loại theo phương pháp không kiểm định để ra ngoài thực địa chọn một cách hiệu quả. Việc chọn những ROI polygons này cần phải được tuân thủ theo tiêu chí là những vùng có đặc tính phổ đồng nhất và đặc trưng cho đối tượng cần phân loại. Những tính chất thống kê của các ROI polygons cần được xem xét để đảm bảo chất lượng của quá trình phân loại tiếp theo.

Trên nền bản đồ ảnh, kết hợp với những thông tin điều tra thực địa, bản đồ nền 3 loại rừng và các bản đồ liên quan, chúng tôi tiến hành khoanh vẽ cho các trạng thái trên ảnh tạo được bản đồ phân loại trạng thái rừng.

Hình 3: Chọn mẫu phân loại trên ảnh SPOT-5Để công tác lấy mẫu chính xác thì cần dựa vào khóa giải đoán các đối

tượng có trên ảnh, kết hợp với bản đồ hiện trạng rừng, điều tra thực địa.

Hình 4: Thống kê vùng mẫu phân loại* Tính toán sự khác biệt giữa các mẫu

Page 9: skhcn.quangbinh.gov.vn · Web viewVới các đặc điểm về tổ thành, phẩm chất cây gỗ, mật độ, trữ lượng, mật độ tái sinh, thảm thực bì và thực

Hình 5: Bảng so sánh sự khác biệt giữa các mẫu phân loạiQuan sát các giá trị trong hộp thoại này nhận thấy mỗi mẫu phân loại sẽ

được so sánh lần lượt với các mẫu còn lại. Cặp giá trị thể hiện sự khác biệt được đặt trong ngoặc sau các mẫu.

- Nếu cặp giá trị này nằm trong khoảng từ 1.9 đến 2.0 chứng tỏ các mẫu đã được chọn có sự khác biệt tốt.

- Nếu cặp giá trị này nằm trong khoảng từ 1.0 đến 1.9 thì nên chọn lại sao cho mẫu đó có sự khác biệt tốt hơn.

- Nếu có giá trị nhỏ hơn 1.0 ta nên gộp hai mẫu đó lại với nhau, tránh hiện tượng phân loại nhầm lẫn.

* Phân loại Sau khi chọn được mẫu phân loại, chúng ta tiến hành phân loại có

kiểm định theo phương pháp Maximum Likehood

Hình 5: Kết quả phân loại ảnh theo phương pháp Maximum LikelihoodPhương pháp này cho rằng các band phổ có sự phân bố chuẩn và các

pixel sẽ được phân loại vào lớp mà nó có xác suất cao nhất. Việc tính toán không chỉ dựa vào giá trị khoảng cách mà còn dựa vào cả xu thế biến thiên độ xám trong mỗi lớp. Đây là một phương pháp phân loại chính xác nhưng lại mất nhiều thời gian tính toán và phụ thuộc vào sự phân bố chuẩn của dữ liệu

* Xây dựng bản đồ lớp phủ rừng từ ảnh SPOT5Từ kết quả của phân loại ảnh, sau khi kiểm chứng mẫu khóa ảnh ngoài

thực địa, kết hợp với nguồn số liệu tin cậy của các đơn vị lâm nghiệp tại khu vực nghiên cứu, chúng tôi xây dựng được bản đồ lớp phủ thực vật rừng khu vực nghiên cứu.

Hình 6: Bản đồ lớp phủ thực vật xã Phú Định, huyện Bố Trạch

Page 10: skhcn.quangbinh.gov.vn · Web viewVới các đặc điểm về tổ thành, phẩm chất cây gỗ, mật độ, trữ lượng, mật độ tái sinh, thảm thực bì và thực

3.2. Đặc điểm các thảm thực vật có thể sự dụng quy hoạch trồng cao su

Qua điều tra trên các ô tiêu chuẩn thuộc các lô nằm trong vùng chuyển đổi từ đất lâm nghiệp và đất khác sang trồng cao su có được kết quả về đặc điểm thảm thực vật như sau.

* Đối với rừng tự nhiên nghèo kiệtRừng tự nhiên nghèo kiệt thuộc đối tượng rừng sản xuất và đất ngoài

quy hoạch 3 loại rừng, bao gồm trạng thái rừng nghèo kiệt (IIIA1) và rừng phục hồi sau nương rẫy (IIA). Những lô rừng này được phân bố rải rác trên toàn xã.

Trạng thái rừng nghèo kiệt có những đặc trưng chủ yếu sau:- Về tổ thành loài cây: phần lớn là những loài cây trong nhóm gỗ tạp (từ

nhóm VI đến VIII) như Nhọ nồi, Nhội, Ươi, Trường sâng, Mít nài, Gáo, Dung giấy, Mán đỉa ... và một số ít loài thuộc nhóm V như Dầu rái, Giẻ, Hoàng Linh, Gội tẻ, Thành ngạnh.

- Về phẩm chất cây gỗ: tỷ lệ cây có phẩm chất tốt chỉ chiếm 10%, hầu hết là cây có phẩm chất kém như bị rỗng ruột, cụt ngọn, sâu bệnh...

- Mật độ cây gỗ có đường kính trên 10cm: từ 50 - 120 cây/ha.- Trữ lượng: từ 12 - 87m3/ha.- Mật độ cây gỗ tái sinh có triển vọng (H≥ 1,5m): từ 130 - 500 cây/ha.- Thực bì và thực vật ngoại tầng: chủ yếu là cây bụi, dây leo, giang,

mây.Với các đặc điểm về tổ thành, phẩm chất cây gỗ, mật độ, trữ lượng, mật

độ tái sinh, thảm thực bì và thực vật ngoại tầng ở các lô rừng tự nhiên nghèo kiệt thì diện tích rừng này ít có khả năng phục hồi bằng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh như nuôi dưỡng, làm giàu. Những lô rừng này có đủ điều kiện để chuyển đổi sang trồng cao su theo các quy định tại Thông tư số 127/2008/TT-BNN ngày 31/12/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

* Đối với rừng trồngTrong vùng chuyển đổi có các loại rừng trồng thuộc đối tượng rừng sản

xuất và ngoài quy hoạch 3 loại. Cụ thể như sau:- Keo cấp tuổi II (Keo II): Với trữ lượng từ 20 - 60 m3/ha, phân bố rải

rác trên các khoảnh thuộc tiểu khu NTK và 249.- Keo cấp tuổi I (Keo I): Bao gồm diện tích rừng mới trồng năm 2010

và những diện tích trồng năm 2008, 2009 có D1,3 bình quân dưới 6cm, diện tích rừng này chưa có trữ lượng.

* Đối với đất trống

Page 11: skhcn.quangbinh.gov.vn · Web viewVới các đặc điểm về tổ thành, phẩm chất cây gỗ, mật độ, trữ lượng, mật độ tái sinh, thảm thực bì và thực

- Đất trống có cây bụi (IB): Có diện tích 41,5ha được phân bố ở tiểu khu 249 và NTK, thực vật che phủ chủ yếu là các loài cây bụi như thành ngạnh, trọng đũa...

- Đất trống có cây gỗ rải rác (IC): Có diện tích 1.794,9ha, phân bố ở hầu hết các khoảnh trong vùng chuyển đổi, thực vật che phủ chủ yếu là mây, giang và một số loài cây gỗ. Mật độ cây tái sinh có triển vọng (H≥1,5 m) từ 150 - 650 cây/ha.

3.3. Đánh giá về điều kiện địa hình, đất đai vùng trồng cao su* Điều kiện địa hình:- Đai cao: các lô thuộc vùng chuyển đổi nằm ở độ cao tuyệt đối từ 80 -

320m.- Độ dốc: lô có độ dốc thấp nhất 150, lô có độ dốc cao nhất 300.- Khả năng thoát nước tốt, không bị ngập úng.* Điều kiện đất đai:- Độ dày tầng đất: từ 1,0 - 1,5m.- Thành phần cơ giới đất: từ thịt nhẹ đến thịt trung bình.- Tỷ lệ kết von, đá lẫn trong tầng đất canh tác: 15 - 50%. - Hàm lượng mùn tầng đất mặt 1 - 3%, pHkcl từ 4,5 - 5,5.3.4. Quy trình và biện pháp kỹ thuật quy hoạch trồng cao su3.4.1. Khai hoang* Phân hạng đất trồng cao suCăn cứ kết quả điều tra về điều kiện đất đai, địa hình, khí hậu trên vùng

dự kiến trồng cao su, đối chiếu với tiêu chuẩn phân hạng đất trồng cao su của Tổng công ty Cao su Việt Nam (năm 2004) thì đất trong khu vực được phân ở hạng III.

* Đối tượng khai hoangCăn cứ vào kết quả điều tra thảm thực vật thì đối tượng khai hoang được

xếp ở loại IV và loại V.* Biện pháp khai hoang- Công tác khai hoang được thực hiện bằng thiết bị cơ giới kết hợp với thủ

công. - Công tác khai hoang chuẩn bị đất phải hoàn chỉnh trước vụ trồng mới

trên 60 ngày, cho rà gốc, gom dọn sạch rễ, chồi sau khi đào hố.

Page 12: skhcn.quangbinh.gov.vn · Web viewVới các đặc điểm về tổ thành, phẩm chất cây gỗ, mật độ, trữ lượng, mật độ tái sinh, thảm thực bì và thực

- Đất chuẩn bị trồng cần phải đảm bảo yêu cầu bảo vệ tầng đất mặt, có biện pháp chống úng, chống sói mòn, có mương thoát nước.

- Trong quá trình khai hoang cần kết hợp xây dựng hệ thống đường liên lô, đường lô.

3.4.2. Thiết kế xây dựng vườn cây- Do điều kiện địa hình trong khu vực nên khi thiết kế lô cần căn cứ vào

đặc điểm địa hình để phân chia lô cho phù hợp với điều kiện tự nhiên, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác sản xuất. Lô trồng cao su được giới hạn bởi hệ thống các đường liên lô và đường lô.

- Thiết kế lô trồng cao su phải tập trung, liền vùng, liền khoảnh thuận tiện cho việc bố trí đường vận chuyển và xây dựng các công trình bảo vệ vườn cây.

- Diện tích lô thiết kế: tối đa không quá 25ha và tối thiểu không quá 9ha tùy theo điều kiện địa hình.

2.4.3. Tạo bậc thang theo đường đồng mứcDo khu vực quy hoạch trồng cao su có độ dốc trên 150, vì vậy trước khi

trồng cao su cần tạo bậc thang theo đường đồng mức nhằm hạn chế xói mòn. Trên bậc thang cần tạo các rãnh ở phía trong, phía ngoài bậc thang cần tạo các bờ cao từ 20 - 40cm chạy dọc theo chiều dài để thu nước nhằm duy trì độ ẩm cho đất.

Việc tạo bậc thang được thi công bằng máy đối với những nơi có địa hình thuận lợi, ở những nơi có địa hình phức tạp việc tạo bậc thang được thực hiện bằng thủ công.

Bề rộng của bậc thang và độ dốc vào trong của bậc thang theo độ dốc địa hình và phương pháp thi công được đề xuất ở bảng 2.

Bảng 2: Thông số kỹ thuật thi công bề rộng bậc thang

Độ dốc của địa

hình

Độ dốc vào trong của bậc

thang

Bề rộng của bậc thangThi công bằng máy Thi công thủ công

≤ 200 5 - 80 2,5 - 3,0m 2,0 - 2,5m> 200 8 - 100 1,8 - 2,0m 1,8 - 2,0m2.4.4. Đào hố và lấp hố Sau khi tạo bậc thang, tiến hành đào hố trồng cây với các tiêu chuẩn

sau:

Page 13: skhcn.quangbinh.gov.vn · Web viewVới các đặc điểm về tổ thành, phẩm chất cây gỗ, mật độ, trữ lượng, mật độ tái sinh, thảm thực bì và thực

- Cự ly hố: hàng các hàng 6m, cây cách cây 3m.- Kích thước hố trồng: 60 x 60 x 60cm.- Phương thức đào hố: có thể dùng khoan máy hoặc đào bằng tay.- Sau khi đào hố, để 15 ngày, lấp hố bằng lớp đất mặt khoảng ½ hố, bón

lót 2kg phân hữu cơ vi sinh (hoặc 1-1,5kg phân hữu cơ vi sinh Komix) + 300gr lân và phủ lớp đất mặt đầy hố, cắm cọc giữa hố để đánh dấu điểm trồng sau này.

2.4.5. Trồng cây* Giống cây: - Sử dụng bộ giống cây cao su áp dụng cho khu vực Nam Trung Bộ giai

đoạn 2006 - 2010 ban hành kèm theo Quyết định số 82/QĐ-CSVN ngày 29/01/2008 của Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam.

- Mỗi lô chỉ được trồng một loại giống, không trồng liền vùng quá 200ha cho một loại giống.

- Các giống có thể sử dụng là: PB260, RRIM600, RRIV3, RRIC100, RRIC121, RRIM712, PB255, PB312, RRIV1, RRIV2, RRIV5.

* Phương thức, mật độ trồng:- Thiết kế hàng trồng theo đường đồng mức chủ đạo.- Áp dụng phương thức trồng stumpt trần, mật độ trồng 555 cây/ha (6m x

3m). - Phương pháp: Dùng cuốc móc đất lấp hố lên, có độ sâu dài hơn rễ đuôi

chuột cây stump; đặt tum thẳng xuống hố, mắt ghép quay về hướng gió chính lấp hố lại từng lớp đất, lấp tới đâu dậm kỹ tới đó để đất lấp chặt gốc tum; sau cùng lấp đất mặt cho đến ngang mí dưới mắt ghép, không để lồi cổ rễ lên mặt đất.

- Trồng dặm: Kể từ 20 ngày sau trồng phải kiểm tra, trồng dặm lại những cây chết hoặc mắt ghép chết bằng cây con có mức phát triển tương đương với cây trên vườn. Thời gian trồng dặm được tiến hành trong năm thứ nhất và năm thứ hai vào thời vụ trồng cây. Cây con trồng dặm phải đúng giống đã trồng trên vườn cây.

* Thời vụ trồng:Thời vụ trồng từ tháng 9 đến tháng 10, nên trồng vào những ngày có thời

tiết dâm mát và khi đất đủ ẩm.2.4.6. Chăm sóc Do toàn bộ diện tích quy hoạch trồng cao su thuộc cấp đất III nên thời gian

chăm sóc được thực hiện từ năm thứ nhất đến năm thứ 6 trên diện tích cao su được trồng hàng năm.

* Làm cỏ

Page 14: skhcn.quangbinh.gov.vn · Web viewVới các đặc điểm về tổ thành, phẩm chất cây gỗ, mật độ, trữ lượng, mật độ tái sinh, thảm thực bì và thực

Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản: Năm thứ nhất: Sau khi trồng cần tiến hành làm cỏ bồn 3 lần/năm, việc làm cỏ được thực hiện quanh gốc cây cao su với đường kính 2m; cỏ sát gốc cao su phải nhổ bằng tay, không dùng cuốc để tránh ảnh hưởng đến rễ cây; khi làm cỏ không được kéo đất ra khỏi gốc cao su. Từ năm thứ 2 đến năm thứ 5: làm cỏ 4 lần/năm, năm thứ 6 làm cỏ 2 lần/năm.

Trong thời kỳ kinh doanh: Làm sạch cỏ cách cây cao su mỗi bên 1m bằng thủ công hoặc bằng hóa chất diệt cỏ, tránh gây thương tổn cho thân, không kéo đất ra khỏi hàng. Đối với đất dốc chỉ làm cỏ bồn cách gốc 1m và phần còn lại trên hàng tiến hành phát cỏ. Thường xuyên phát cỏ giữa hàng cao su, giữ lại thảm cỏ dày từ 10 - 15cm để chống xói mòn. Không được cày giữa hàng cao su.

* Tủ gốcTrong hai năm đầu sau khi trồng, cần tiến hành tủ gốc giữ ẩm cho từng

cây cao su bằng dư thừa thực vật như cỏ dại, cây thảm phủ hoặc phụ phẩm từ cây trồng xen vào đầu mùa khô hàng năm. Trước khi tủ gốc phải xới phá váng lớp đất mặt, tủ dư thừa thực vật cách gốc cây cao su 10cm với bán kính tủ 1m, dày tối thiểu 10cm. Sau khi tủ xong, cần phủ lên trên lớp dư thừa thực vật một lớp đất dày 5cm.

* Tỉa chồi- Sau khi trồng phải cắt chồi thực sinh và chồi ngang kịp thời, để cho

chồi ghép phát triển tốt.- Tỉa cành tạo tán: cần thường xuyên kiểm tra cắt bỏ những cành lệch

tán, cành mọc tập trung, tạo tán ở độ cao 3m trở lên.2.4.7. Bón phân* Bón phân trong thời kỳ kiến thiết cơ bản- Bón thúc phân vô cơ:+ Lượng phân bón:Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản tiến hành bón thúc bằng phân vô cơ với

hạng mức trong từng thể hiện ở bảng 3.Bảng 3: Lượng phân vô cơ bón thúc cho các năm tuổi

Năm tuổi

Urê Phân lân nung chảy Clorua kalig/cây kg/ha g/cây kg/ha g/cây kg/ha

1 90 50 270 150 27 152 198 110 595 330 54 303 234 130 721 400 63 35

Page 15: skhcn.quangbinh.gov.vn · Web viewVới các đặc điểm về tổ thành, phẩm chất cây gỗ, mật độ, trữ lượng, mật độ tái sinh, thảm thực bì và thực

4 - 8 252 140 775 430 72 40+ Số lần bón phân:Phân vô cơ được bón từ 2 - 3 đợt/năm; năm đầu tiên thời gian giãn cách

giữa các lần bón ít nhất 1 tháng, các năm tiếp theo bón phân vào đầu và cuối mùa mưa.

+ Cách bón:Từ năm thứ nhất đến năm thứ tư: cuốc rãnh hình vành khăn hoặc bấu

bốn lỗ quanh gốc, theo hình chiếu của tán, rãnh rộng 20cm, sâu 10cm. Rải đều phân bón vào rãnh, lấp đất vùi kín phân. Năm đầu bón phân cách gốc cao su 30 - 40cm, mỗi năm sau nới rộng vùng bón phân ra xa hơn năm trước 20cm.

Khi vườn cao su giao tán (từ năm thứ 5 đến năm thứ 8): Rải đều phân thành băng rộng 1m giữa hai hàng cao su, xới nhẹ lấp phân, tránh làm đứt rễ.

- Bón thúc phân hữu cơ:Trong hai năm đầu trồng mới cần bổ sung thêm phân bón qua lá (Komix

- Rb qua lá pha với nồng độ 1/200 phun đều lên hai mặt lá, phun 4-6 lần/năm) sau khi cây đã đạt trên một tầng lá ổn định để cây mau bén rễ đâm chồi.

Ngoài sử dụng phân vô cơ bón thúc cần kết hợp sử dụng phân Komix chuyên dùng cho cao su kiến thiết cơ bản (5-5-3) từ năm thứ nhất đến năm thứ 6 với lượng phân thể hiện ở bảng 4.

Bảng 4: Lượng phân bón thúc hữu cơ sử dụng cho cao su

Loại phân Năm trồng

Lượng bón (g/cây/lần)

Komix chuyên dùng cho cao su KTCB (5-5-3)

Lần 1 Lần 21 200-300 (bón 3

lần/năm)2 1.000-1.200 700-900

3-6 1.400 1.000* Bón phân trong thời kỳ trong thời kỳ kinh doanh - Lượng phân bón:Trong thời kỳ kinh doanh tiến hành bón thúc bằng phân vô cơ với hạng

mức trong từng năm thể hiện ở bảng 5.Bảng 5: Lượng phân bón cho từng năm

Năm kinh

Urê Phân lân nung chảy hoặc phân lân hữu

Clorua kali

Page 16: skhcn.quangbinh.gov.vn · Web viewVới các đặc điểm về tổ thành, phẩm chất cây gỗ, mật độ, trữ lượng, mật độ tái sinh, thảm thực bì và thực

doanhcơ vi sinh

g/cây kg/ha g/cây kg/ha g/cây kg/ha1 - 10 350 196 900 500 270 15011 - 17 180 100 900 500 300 16718 - 20 180 100 900 500 300 167- Số lần bón phân:Phân được bón từ làm 2 đợt/năm vào đầu và cuối mùa mưa.- Cách bón: + Rải đều phân thành băng rộng 1m giữa hai hàng cao su, xới nhẹ lấp

phân, tránh làm đứt rễ.+ Lượng phân lân nung chảy và phân lân hữu cơ vi sinh được bón luân

phiên hàng năm.2.4.8. Phòng trừ bệnh hại Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, thường xuất hiện một số bệnh

hại làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất cây cao su. Vì vậy cần phải thường xuyên theo dõi và phát hiện bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời.

Các bệnh thường gặp ở cây cao su và cách phòng trừ:- Bệnh phấn trắng: Dùng thuốc Sumieght 0,2%; Kumulus 0,3%; bột lưu

huỳnh 9-12kg/ha. Xử lý định kỳ 7-10 ngày/lần, vào thời kỳ lá non chưa ổn định.

- Bệnh héo đen đầu lá: Dùng thuốc Vicarben50SC, Carbenzim 500FL nồng độ 2% Phun lên tán lá non, 7-10 ngày phun 1 lần.

- Bệnh rụng lá mùa mưa: Dùng thuốc Oxyclorua đồng 0,25%, Bordeaux 1%, Ridomil MZ 72 0,3 - 0,4%.

- Bệnh nấm hồng: Vệ sinh vườn cây, cắt đốt bỏ những cành chết do bệnh để hạn chế sự lây lan. Dùng thuốc Validacin 5L (thuốc đặc hiệu) 1,2%, dung dịch Bordeaux 1% (phun) và 5% (quét). Chu kỳ phun 10-15 ngày/ lần.

- Khô ngọn khô cành: Bón phân cân đối, diệt cỏ dại, phòng trị bệnh lá, không gây vết thương cho cây. Xử lý trực tiếp bằng cách cưa dưới vết bệnh 10 – 20cm một góc 450, bôi vaseline, dùng dung dịch nước vôi quét toàn bộ thân.

- Cháy nắng: Làm bồn tủ gốc kỹ vào mùa khô, quét nước vôi lên thân. Bôi vaseline lên vết bệnh ngăn chặn tấn công của nấm và côn trùng.

- Bệnh loét sọc mặt cạo và bệnh thối mốc mặt cạo: Không cạo khi cây còn ướt, không cạo phạm, cạo sát. Vệ sinh trừ cỏ dại thông thoáng vườn cây.

Page 17: skhcn.quangbinh.gov.vn · Web viewVới các đặc điểm về tổ thành, phẩm chất cây gỗ, mật độ, trữ lượng, mật độ tái sinh, thảm thực bì và thực

Thường xuyên kiểm tra phát hiện dịch bệnh, xử lý bôi thuốc kịp thời. Các thuốc như Ridomil 2-3%, Mexyl MZ 72 nồng độ 2%.

Ở những vùng thường xảy ra bệnh hoặc vườn cây có miệng cạo gần mặt đất phải bôi thuốc phòng định kỳ, bôi phòng 1 lần/tháng, có thể 2 lần/tháng vào những tháng mưa dầm. Cây bị bệnh nặng phải nghỉ cạo để hạn chế lây lan.

- Bệnh khô miệng cạo: Đảm bảo chế độ cạo S/2 d/3 6d/7. Chăm sóc, bón phân đầy đủ, nhất là khi vườn cây có sử dụng thuốc kích thích mủ.

Khi cây có biểu hiện bị bệnh phải ngưng cạo, dùng đót cứ 5cm chích thử một lỗ trên vỏ cạo phía dưới đường cạo để xác định ranh giới vùng bị khô, từ chỗ đó cạo song song với đường cạo cũ một đường tới gỗ để cách ly bệnh.

Cho cây bệnh nghỉ cạo 1-2 tháng, kiểm tra nếu cây khỏi bệnh thì cạo lại với cường độ cạo nhẹ…

- Bệnh nứt vỏ: Dùng thuốc trừ nấm có gốc Carbendazim (Vicarben 50HP, Bavistin 50FL… nồng độ 0,5% phun hết toàn bộ cây 2 tuần/ lần, phun 2-3 lần.

2.4.9. Bảo vệ vườn cây- Cần có biện pháp phòng cháy cao su bằng cách thường xuyên phát dọn

thực bì, tạo đường băng cản lửa, làm chòi canh, thường xuyên canh gác bảo vệ để phát hiện cháy kịp thời. Khi xảy ra cháy cần huy động lực lượng và trang thiết bị chữa cháy để dập lửa kịp thời.

- Do khu vực trồng cao su có các hộ dân chăn thả gia súc vì vậy cần phải xây dựng hệ thống rào, hào ngăn không cho gia súc vào khu vực trồng cao su.

3.5. Đánh giá thuận lợi và khó khăn trong công tác quy hoạch trồng cao su

3.5.1. Thuận lợi - Về điều kiện khí hậu, đất đai tương đối phù hợp với sự sinh trưởng và

phát triển của cây cao su.- Diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất trống đồi trọc qua điều tra

khảo sát hiện trạng cho thấy diện tích này có đủ khả năng để phát triển cây cao su với quy mô lớn.

- Vùng xã thuộc địa hình núi theo hình bát úp nằm sâu trong đất liền, vì vậy ít chịu ảnh hưởng của gió lớn và bão.

- Về hạ tầng cơ sở như giao thông, điện, nước nhìn chung bước đầu có thuận lợi.

Page 18: skhcn.quangbinh.gov.vn · Web viewVới các đặc điểm về tổ thành, phẩm chất cây gỗ, mật độ, trữ lượng, mật độ tái sinh, thảm thực bì và thực

- Có nguồn lao động tại chỗ dồi dào, các cấp chính quyền từ huyện đến xã và các thôn bản đã có sự đồng thuận, người dân nhiệt tình tham gia.

- Môi trường đầu tư thông thoáng, trật tự an toàn xã hội, an ninh chính trị luôn được giữ vững, người dân luôn chấp hành chủ trương, chính sách pháp luật của của Đảng và Nhà nước.

 3.5.2. Khó khăn- Địa hình phức tạp, một số nơi độ dốc tương đối lớn, không thuận lợi

cho việc khai hoang cơ giới trong quá trình làm đường lô, đường liên lô và điều kiện sản xuất sau này.

- Mùa khô hanh kéo dài, có gió Lào; chênh lệch nhiệt độ trong ngày và theo mùa lớn, thường có giá rét và sương muối ở một số tiểu vùng gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển cây trồng.

- Trình độ dân trí hạn chế, khả năng tiếp thu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để phát triển cây cao su sẽ gặp khó khăn.  

4. KẾT LUẬNPhát triển cây cao su là một trong những vấn đề quan trọng cần được sự

quan tâm, chiến lược phát triển của các cấp chính quyền, do vậy kết quả nghiên cứu đưa ra một số kết luận sau:

- Công tác điều tra khảo sát thực địa kết hợp với sử dụng công nghệ Gis và Viễn thám cho việc quy hoạch vùng trồng cao su bước đầu đã xác định được những diện tích có thể trồng cao su với những tiêu chí phù hợp với cây cao su như: độ cao, độ dốc, thảm thực vật,…

- Ảnh sử dụng trong đề tài là ảnh SPOT-5 có độ phân giải là 2,5m, thuộc loại ảnh có độ phân giải cao nên trong quá trình phân tích các nhân tố đã xác định được diện tích các thảm thực vật tương đối tập trung, kết hợp kiểm tra khảo sát thực địa để kiểm chứng đã tạo nên độ chính xác trong kết quả giải đoán. Đây là cơ sở quan trọng cho việc xác định diện tích các đối tượng cho quy hoạch trồng cao su, một trong những tiêu chí đòi hỏi diện tích phải phân bố tập trung.

- Sau khi xác định được vùng quy hoạch cho trồng cao su, kết quả nghiên cứu đã trình bày về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cao su phù hợp với địa phương về các chỉ tiêu kỹ thuật như: khai hoang, thiết kế xây dựng vườn cây, tạo bậc thang theo đường đồng mức, lượng phân bón, các bệnh thường gặp ở cây cao su,…

Tài liệu tham khảo: [1]: Trần Văn Hùng và cộng sự (2006), Công tác điều tra rừng Việt Nam.

Page 19: skhcn.quangbinh.gov.vn · Web viewVới các đặc điểm về tổ thành, phẩm chất cây gỗ, mật độ, trữ lượng, mật độ tái sinh, thảm thực bì và thực

[2]: Trung tâm Khí tượng Thủy văn tỉnh Quảng Bình (2006), Thu thập và chỉnh lý số liệu khí tượng thuỷ văn Quảng Bình từ 1956 đến năm 2005.

[3]: Trần Minh Đức, Lê Thị Diên và nnk. (2009). Kỹ thuật trồng một số cây rừng bản địa. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

[4]: Nguyễn Văn Lợi,2010. Gis trong Lâm nghiệp, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.[5]: Niên giám thống kê huyện Bố Trạch 2012.