Khí Công Y Đạo VN · Web viewNơi đây phân hiểu thêm vai trò của Trung Đạo đối...

18
NHỮNG ĐIỀU CẦN PHÂN HIỂU VỀ ÂM DƯƠNG ---------o0o--------- Triết học Đông Phương với luận căn bản là “ Vạn vật đồng nhất thể ” ngụ ý vạn vật lớn nhất hoặc nhỏ nhất đều có 1 thể như nhau gọi là Thái Cực (cũng gọi là Đạo) tổng quát là Lưỡng Nghi (gồm 2 phần) có 1 Âm và 1 Dương. Xưa nay luận về Âm Dương rất nhiều, tản mác, làm cho người sau cảm thấy rối rắm mơ hồ, như là một vật không thể sờ nắm được. Nếu như nó là căn bản mà không thấu hiểu thì làm sao đi đến chỗ áp dụng cụ thể, khoa học được ? Luận ngắn này không dài dòng lý lẽ như xưa nay đã có mà chỉ tóm tắt các đặc tính CẦN & ĐỦ của nó ; Sự vật trong vũ trụ đồng có : Ngọn hiện tượng là Âm Dương Đối Lập gọi là Âm Dương tương đối. Gốc bản chất là Âm Dương Thống Nhất gọi là Âm Dương Hổ Căn, đồng có gốc tuyệt đối. Ngọn hiện tượng và Gốc bản chất của sự vật không thể chia lìa, nói cách khác Âm Dương Đối Lập và Âm Dương Thống Nhất cũng không thể chia lìa [phân biệt] gọi là Âm Dương Bình Hành. Toàn thể sự vật sinh hoạt do năng lực biến hóa của Âm Dương gọi là Âm Dương Tiêu Trưởng. Các đặc tính của Âm Dương kể trên là truyền thống, nhưng ngàn năm sau này thường có những nhầm lẫn đáng tiếc. 1. PHÂN HIỂU ÂM DƯƠNG TƯƠNG ĐỐI : Kinh Dịch truyền thống có 3 Thời loại chia theo sự triển khai : Tiên Thiên : triển khai từng 1 hào [phân 2, lưỡng nghi] do Thuận Đạo Lý có 6 hệ cũng gọi là 6 luân [hệ 1 hào có 2 quẻ 1

Transcript of Khí Công Y Đạo VN · Web viewNơi đây phân hiểu thêm vai trò của Trung Đạo đối...

Page 1: Khí Công Y Đạo VN · Web viewNơi đây phân hiểu thêm vai trò của Trung Đạo đối với Âm Dương. Giữa khoảng cách 2 xu hướng Âm Dương là một trung

NHỮNG ĐIỀU CẦN PHÂN HIỂU VỀ

ÂM DƯƠNG ---------o0o---------

Triết học Đông Phương với luận căn bản là “ Vạn vật đồng nhất thể ” ngụ ý vạn vật lớn nhất hoặc nhỏ nhất đều có 1 thể như nhau gọi là Thái Cực (cũng gọi là Đạo) tổng quát là Lưỡng Nghi (gồm 2 phần) có 1 Âm và 1 Dương. Xưa nay luận về Âm Dương rất nhiều, tản mác, làm cho người sau cảm thấy rối rắm mơ hồ, như là một vật không thể sờ nắm được. Nếu như nó là căn bản mà không thấu hiểu thì làm sao đi đến chỗ áp dụng cụ thể, khoa học được ? Luận ngắn này không dài dòng lý lẽ như xưa nay đã có mà chỉ tóm tắt các đặc tính CẦN & ĐỦ của nó ; Sự vật trong vũ trụ đồng có :

Ngọn hiện tượng là Âm Dương Đối Lập gọi là Âm Dương tương đối. Gốc bản chất là Âm Dương Thống Nhất gọi là Âm Dương Hổ Căn, đồng có gốc tuyệt đối. Ngọn hiện tượng và Gốc bản chất của sự vật không thể chia lìa, nói cách khác Âm Dương

Đối Lập và Âm Dương Thống Nhất cũng không thể chia lìa [phân biệt] gọi là Âm Dương Bình Hành.

Toàn thể sự vật sinh hoạt do năng lực biến hóa của Âm Dương gọi là Âm Dương Tiêu Trưởng.

Các đặc tính của Âm Dương kể trên là truyền thống, nhưng ngàn năm sau này thường có những nhầm lẫn đáng tiếc.

1. PHÂN HIỂU ÂM DƯƠNG TƯƠNG ĐỐI : Kinh Dịch truyền thống có 3 Thời loại chia theo sự triển khai : Tiên Thiên : triển khai từng 1 hào [phân 2, lưỡng nghi] do Thuận Đạo Lý có 6 hệ cũng gọi

là 6 luân [hệ 1 hào có 2 quẻ Âm Dương gọi là Lưỡng Nghi, hệ 2 hào có 4 quẻ Dương Nhiệt – Dương Hàn – Âm Nhiệt – Âm Hàn gọi là Tứ Tượng, hệ 3 hào có 8 quẻ Càn – Khôn – Chấn – Tốn – Khảm – Ly – Cấn - Đoài gọi là Bát Quái, hệ 4 hào có 16 quẻ là Tạng Tượng, hệ 5 hào có 32 quẻ, hệ 6 hào có 64 quẻ tượng Vạn Vật.

Trung Thiên : triển khai từng 2 hào [phân 4, tứ tượng] do Hiệp Đức Cơ có 3 hệ cũng gọi là 3 luân [hệ 2 hào có 4 quẻ là Tứ Tượng, hệ 4 hào có 16 quẻ là Tạng Tượng, hệ 6 hào có 64 quẻ là tượng Vạn Vật.

Hậu Thiên : triển khai từng 3 hào [phân 8, bát quái] do Tùy Thế Sự có 2 hệ cũng gọi là 2 luân [hệ 3 hào có 8 quẻ là Bát Quái, hệ 6 hào có 64 quẻ là tượng Vạn Vật].

1

Page 2: Khí Công Y Đạo VN · Web viewNơi đây phân hiểu thêm vai trò của Trung Đạo đối với Âm Dương. Giữa khoảng cách 2 xu hướng Âm Dương là một trung

ĐỒ HÌNH ĐẠI DIỄN

Đồ hình này biểu lộ con đường hai hướng ra vào của Âm Dương [Nhất Bản Tán Vạn Thù và Vạn Thù Qui Nhất Bản].

.

2

Page 3: Khí Công Y Đạo VN · Web viewNơi đây phân hiểu thêm vai trò của Trung Đạo đối với Âm Dương. Giữa khoảng cách 2 xu hướng Âm Dương là một trung

Âm Dương tương đối tức đối xứng nhau, đối lập nhau đúng hệ gọi là luân thường, sai hệ gọi là loạn luân. Ví dụ : Đạo Đức Kinh, chương 42 nói : “ Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật “. Nhiều người dịch là ‘ Đạo sinh một, một sinh hai, hai sinh ba, ba sinh vạn vật ‘ ; Một hai ba nếu được hiểu theo số lượng thì ý nghĩa quá là lờ mờ, làm sao mà ba sinh vạn vật ? Nhưng nếu dựa theo hệ Đại Diễn của Kinh Dịch thì đoạn này được phân hiểu hợp Tự Nhiên : Đạo sinh nhất : Đạo là Vô Cực sinh Thái Cực gồm Lưỡng Nghi là Nhất Âm Nhất Dương. Nhất sinh nhị : Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng. Nhị sinh tam : Tứ Tượng sinh Bát Quái. Tam sinh vạn vật : Bát Quái [tiểu thành] sinh Vạn Vật [64 quẻ đại thành]. Cũng tiếp theo chương trên, câu “Vạn vật phụ Âm nhi bão Dương, Xung khí dĩ vi hòa” có người dịch ‘Muôn vật đều cõng khí Âm, ôm khí Dương. Hai khí Âm Dương vốn xung nhau, lại kết hợp với nhau để điều hòa ‘. Như vậy rất là khó hiểu vì không rõ sự vật tại sao lại cõng khí Âm, ôm khí Dương ; tại sao lại kết hợp xung khí để điều hòa ? Phải chăng cần phân hiểu Âm Dương với thể, dụng của chúng mới có Âm ôm Dương và Dương cõng Âm ; Xung khí là khí đối lập giữa Âm Dương, dùng nó để thăng bằng và điều hòa Âm Dương nơi sự vật : Vạn vật phụ Âm nhi bão Dương : Muôn vật dùng Dương cõng Âm, dùng Âm ôm Dương. [đó là tượng tương giao của Âm Dương như Địa Thiên giao Thái và Thủy Hỏa Ký Tế]. Xung khí dĩ vi hòa : Xung khí là khí giữa hai cực Âm Dương đối lập, vạn vật dùng khí tương giao này để thống nhất mà đối lập. [hợp mà hòa].

Cụ Việt Nhân Lưu Thủy khẳng định “ Y Đạo từ trong Dịch Đạo đến “, người dặn dò : Nhất Âm Nhất Dương gọi là Đạo [Thể - Bất Dịch – Thái Cực thị sinh Lưỡng Nghi – Lưỡng

Nghi có 2 quẻ 1 hào ] thuộc loại Dịch TIÊN THIÊN. Nhị Âm Nhị Dương gọi là Khí [Tướng – Biến Dịch – Tứ Tượng có 4 quẻ 2 hào – Tứ Kinh

Khí Âm Dương Hàn Nhiệt] thuộc loại Dịch TRUNG THIÊN. Tam Âm Tam Dương gọi là Kinh [Dụng –Giản Dị - Bát Quái - Lục Khí –Lục Kinh – Lục Phủ -

Lục Tạng … ] thuộc loại Dịch HẬU THIÊN. Nhìn lại Đồ Đại Diễn liền thấy ý này phù hợp với Dịch Lý, cớ sao Y giới ngàn năm nay không hề thấu hiểu ? Thậm chí một Y gia nổi tiếng như Trần Tu Viên thời Thanh khi luận Âm Dương của vị thuốc Nhân Sâm còn phân loại nó tính Hàn là Âm và quả quyết là Âm Hàn (thay vì hiểu đúng là Dương Hàn). Xưa nay người học Dịch luận Tứ Tượng theo nghĩa chữ Âm Dương Thái Thiếu [Thái Dương là toàn Dương gồm 2 hào Dương, Thái Âm là toàn Âm gồm 2 hào Âm ; Thiếu Dương là Dương mới sinh gồm 1 hào Dương và 1 hào Âm, Thiếu Âm là Âm mới sinh gồm 1 hào Âm và 1 hào Dương. Theo nghĩa này 2 tượng Thái Dương và Thái Âm do thuần hào Dương hoặc Âm nên

3

Page 4: Khí Công Y Đạo VN · Web viewNơi đây phân hiểu thêm vai trò của Trung Đạo đối với Âm Dương. Giữa khoảng cách 2 xu hướng Âm Dương là một trung

không nhầm lẫn, riêng 2 tượng Thiếu Dương và Thiếu Âm vì không quyết định được các hào Âm Dương trên dưới nên có tranh cãi kéo dài].

THÁI DƯƠNG DƯƠNG THIẾU DƯƠNG

THÁI ÂM ÂM THIẾU ÂM

Đông Y luận Tứ Tượng theo Khí Âm Dương Hàn Nhiệt gồm có Thái Dương Hàn Khí gọi tắt là Dương Hàn, Dương Minh Táo Khí gọi tắt là Dương Nhiệt, Thiếu Âm Nhiệt Khí gọi tắt là Âm Nhiệt, Thái Âm Thấp Khí gọi tắt là Âm Hàn.

THÁI DƯƠNG HÀN KHÍ – DƯƠNG HÀN

DƯƠNG MINH TÁO KHÍ – DƯƠNG NHIỆT

THÁI ÂM THẤP KHÍ – ÂM HÀN

THIẾU ÂM NHIỆT KHÍ – ÂM NHIỆT

Đức Trọng Cảnh làm 2 sách Thương Hàn Luận và Tạp Bệnh Luận là ứng dụng loại Dịch Trung Thiên gồm Tứ Tượng tương ứng với Tứ Khí Tứ Kinh [4 quẻ 2 hào], Tạng Tượng tương ứng Tứ Kỳ Kinh và 12 Chính Kinh [16 quẻ 4 hào, 2 hào dưới là Kinh, 2 hào trên là Khí, tương ứng 16 Tứ Trung Hào nơi Kinh Dịch]. Kinh Dịch luận Âm Dương phân hiệp có 2 chiều rõ rệt gồm Đại Diễn là Nhất Bản Tán Vạn Thù với hướng phân nhị [Âm Dương đối lập] từ 1 hào ra 6 hào, và Tiểu Qui là Vạn Thù Qui Nhất Bản với hướng hiệp nhất [Âm Dương thống nhất] từ 6 hào vào 1 hào. Tên chính của Lưỡng Nghi là Âm Dương, còn từ Tứ Tượng trở đi đều có tên khác. Ví dụ : Tứ Tượng gọi theo Tứ Khí là Hàn phân Âm Dương có Âm Hàn Dương Hàn, Nhiệt phân Âm Dương có Âm Nhiệt Dương Nhiệt ; Bát Quái là 8 quẻ có tên theo Thể Dụng của Âm Dương như :

CÀN : toàn thể Tam Dương – Tượng Cha.

KHÔN : toàn thể Tam Âm – Tượng Mẹ.

CHẤN : thể Khôn dụng Dương tại Hạ - Tượng Trưởng Nam.

4

Thái Dương–Thái Âm thuần Âm Dương không lẫn lộn.

Thiếu Dương – Thiếu Âm có Âm Dương không quyết định được trên dưới dẫn tới tranh cãi kéo dài.

Page 5: Khí Công Y Đạo VN · Web viewNơi đây phân hiểu thêm vai trò của Trung Đạo đối với Âm Dương. Giữa khoảng cách 2 xu hướng Âm Dương là một trung

TỐN : thể Càn dụng Âm tại Hạ - Tượng Trưởng Nữ.

KHẢM : thể Khôn dụng Dương tại Trung – Tượng Trung Nam.

LY : thể Càn dụng Âm tại Trung – Tượng Trung Nữ.

CẤN : thể Khôn dụng Dương tại Thượng – Tượng Thiếu Nam.

ĐOÀI : thể Càn dụng Âm tại Thượng – Tượng Thiếu Nữ. (gọi thể dụng của Bát Quái theo Trời là Âm Dương, theo Đất là Cương Nhu, theo số Lão Thành của Dương là cửu [9], của Âm là lục [6] ). Kinh Dịch xưa nay không đề cập đến loại Dịch Trung Thiên có lẽ vì nó là cơ cấu của Dịch. Thử xét theo Tam Tài [Trời – Người – Đất ] Người là bầu trời đất nhỏ, Trời là Dương, Đất là Âm thì quả nhiên Người là động vật hội tụ năng lực của Âm Dương. Thử xét theo Tam Vận [Khai – Khu – Hạp] ứng với Tam Tài thì Khai Hạp là Âm Dương còn Khu là bản lề đóng mở cửa Âm Dương. Y học ứng dụng Dịch học mà suốt ngàn năm nay Dịch không có Thời Loại Trung Thiên tương ứng với Thời hiện tại và Vị trung ương thì làm sao còn đứng vững để luận về Âm Dương ?

2. PHÂN HIỂU ÂM DƯƠNG HỔ CĂN :Di truyền hiểu theo hiện tượng dễ thấy như Âm sinh Dương, Dương sinh Âm hoặc Âm Tiêu thì Dương cũng vong.Truyền thống biết bản chất khó thấy là Âm Dương của sự vật đồng có một gốc [căn] tuyệt đối.

Trong xã hội, vạn vật cũng như loài người tương giao hai chiều, ví dụ có Dương trên, Âm dưới thì Dương giáng, Âm thăng để tương giao ; nếu như Dương ngoài, Âm trong thì Dương nhập, Âm xuất để tương giao. Đối với toán học thì Dương có ký hiệu +, Âm có ký hiệu -, (đối lập) nhưng chúng cân bằng với ký hiệu =, (thống nhất). Trung Đạo giữa 2 cực Âm Dương tuy là đường kính thì cực Dương là bán kính có chiều hướng Tâm, cực Âm là bán kính có chiều ly Tâm. Trung Đạo giữa 2 cực tương đối (vòng tròn) và tuyệt đối (tâm) thì bán kính này cũng có 2 chiều hướng Tâm là Dương và ly Tâm là Âm. Âm Dương là hiện tượng tương đối của vạn vật, có gốc bản chất tuyệt đối gọi là Âm Dương Hổ Căn. TRUNG ĐẠO Giữa 2 cực Âm Dương Tương Đối Giữa 2 cực Tương Đối và Tuyệt Đối

5

=

+

-

TUYỆT ĐỐI

TƯƠNG ĐỐI

ÂM DƯƠNG

Page 6: Khí Công Y Đạo VN · Web viewNơi đây phân hiểu thêm vai trò của Trung Đạo đối với Âm Dương. Giữa khoảng cách 2 xu hướng Âm Dương là một trung

Trước hết, cần phân hiểu Trung Đạo giữa hai cực Âm Dương tương đối là đường kính một chiều mà hai hướng [Dương hướng Tâm và Âm ly Tâm] ; Trung Đạo giữa hai cực tuyệt đối và tương đối là bán kính nhưng có hai chiều Dương hướng Tâm và Âm ly Tâm. Thầy Siêu Thiền viết “Nguyên lý bất triệt để “ là luận Trung Đạo giữa hai cực Âm Dương tương đối ; Tiên sinh Oshawa thuật “ Vô song nguyên lý “ là luận Trung Đạo giữa hai cực tương đối và tuyệt đối, thoạt nhìn dường như khác nhau nhưng lại giống nhau ở chỗ đồng là bán kính mà năng lực Dương thì hướng Tâm, còn Âm thì ly Tâm. Tóm lại Âm Dương Hổ Căn tức là chúng đồng có một gốc tuyệt đối.

3. PHÂN HIỂU ÂM DƯƠNG BÌNH HÀNH : Di truyền hiểu theo hiện tượng dễ thấy là ngang bằng nhau nên bất kể trật tự vũ trụ từ đó nảy sanh tệ nạn ‘chồng chúa vợ tôi ’ thời phong kiến và các cuộc đấu tranh ‘đòi bình quyền ‘ thời tự do.Truyền thống vừa thấy được hiện tượng Âm Dương luân chuyển gọi là hành, lại vừa biết được bản chất thăng bằng của sự vật gọi là bình. Âm Dương đối lập hành tại vòng tròn đồng thời thống nhất tại Tâm.

4. PHÂN HIỂU ÂM DƯƠNG TIÊU TRƯỞNG :Di truyền hời hợt hiểu theo lý thuyết suông là ‘ Âm tiêu thì Dương trưởng, ngược lại Dương tiêu thì Âm trưởng ‘ nên không thể ứng dụng thực tiễn.Truyền thống hiểu cặn kẽ hơn là lý thuyết tương xứng với thực hành. Tiêu Trưởng tức là biến hóa, tuần hoàn tạo thành mọi sinh hoạt của sự vật trong môi trường sống.

Sự vật sinh hoạt trải qua tứ Thời [Nguyên – Hanh – Lợi – Trinh ; Sinh – Trụ - Dị - Diệt] là qui luật hằng thường của sự vật nhờ năng lực của vũ trụ và nó đồng một nhịp sinh động gọi là Khí Hóa ; Khí là gọi chung năng lực, Hóa là gọi theo tính năng của Âm Dương [Âm hóa Dương và ngược lại Dương biến Âm]. Tiêu là Giảm, Trưởng là Tăng, Âm Dương đối lập, hễ Âm giảm thì Dương tăng và ngược lại. Dương giảm thì Âm tăng. Tiêu Trưởng theo xu thế khai hạp, hòa bình, thăng bằng sống động chứ không phải tiêu vong như chết lặng. Cần xác quyết là thành tố Âm Dương của sự vật hoặc Tiêu giảm hoặc tăng Trưởng chớ không phải toàn thể Âm Dương vong

6

BÌNH

HÀNH

Page 7: Khí Công Y Đạo VN · Web viewNơi đây phân hiểu thêm vai trò của Trung Đạo đối với Âm Dương. Giữa khoảng cách 2 xu hướng Âm Dương là một trung

thoát như trường hợp bệnh chết [Âm vong thì Dương thoát, ngược lại Dương vong thì Âm cũng thoát]. Hiểu Âm Dương Tiêu Trưởng như vậy mới phù hợp qui luật bão toàn năng lượng của vũ trụ vạn vật. 5. VỊ THẾ CỦA ÂM DƯƠNG : Xưa nay do không phân hiểu đầy đủ nên có nhiều thắc mắc và tranh cãi, cần biết rõ vị thế của Âm Dương trong những trường hợp kể sau :

a) Âm Dương bất giao tức Âm Dương tại nguyên vị, chưa giao đại, tuần hoàn : Thái cực chia Âm Dương bằng đường kính dọc thì bên phải là Dương, bên trái là

Âm. Thái cực chia Âm Dương bằng đường kính ngang thì bên trên là Dương, bên dưới

là Âm. VÍ DỤ : Kinh Dịch có quẻ Thiên Địa Bỉ tức Dương vẫn ở trên, Âm vẫn ở dưới là tượng Âm Dương bất giao. Kinh nghiệm của những người vớt xác chết trôi cho biết “thấy xác nổi sấp là nam, ngữa là nữ “.

b) Âm Dương giao thái tức Âm Dương đã đổi ngôi vị. VÍ DỤ : Kinh Dịch có quẻ Địa Thiên Thái tức Dương đã ở dưới, Âm đã ở trên là tượng Âm Dương đã giao. Cũng do lý này, thuyết Ngũ vận lục khí tại Nội Kinh tức là Ngũ Hành của Đất đã giao với khí Trời làm thành Ngũ Vận, tức là Lục Khí của Trời đã giao với Đất làm thành Lục Khí ; từ đó khí lực bao quanh quả đất nuôi sống vạn vật là Khí Giao. Lão Tử Đạo Đức kinh, chương 42 nói “Muôn vật cõng khí Âm, ôm khí Dương….” là mô tả Âm Dương của sự vật đã giao nhau.

c) Âm Dương biến hóa [giao đại]: Âm ở dưới tiến lên trên để giao với Dương, quá trình này gọi là Hóa. Dương ở trên thoái xuống để giao với Âm, quá trình này gọi là Biến. Quá trình Âm hóa Dương gọi là tiến, quá trình Dương biến Âm gọi là thoái ; vắn

tắt gọi từ dưới lên trên thuộc Dương, từ trên xuống dưới thuộc Âm, cách gọi này không sai nhưng không mô tả được sự tiến thoái của Âm Dương mà người xưa trọng dụng các từ “Khí Hóa, Tiến Hóa, Văn Hóa … “ .

d) Âm Dương tuần hoàn : Sự biến hóa của Âm Dương liên tục trên một vòng không mối với hiện tượng Âm

thăng [lên] Dương giáng [xuống]. Vạn vật từ lớn nhất như vũ trụ đến nhỏ nhất như nguyên tử đều có một Thái Cực

nên hiện tượng thăng giáng của Âm Dương vô cùng mầu nhiệm, khó thấy biết. Dương liên kết với Âm bởi một đường gọi là Lạc và ngược lại. Ví như : nơi thân

người có Mạch Đốc thuộc Dương giao với Mạch Nhâm thuộc Âm bởi Lạc Trường Cường ; đối lại Mạch Nhâm thuộc Âm giao với Mạch Đốc thuộc Dương bởi Lạc

7

Page 8: Khí Công Y Đạo VN · Web viewNơi đây phân hiểu thêm vai trò của Trung Đạo đối với Âm Dương. Giữa khoảng cách 2 xu hướng Âm Dương là một trung

Hội Âm. Khi đã giao thì không còn có thể cố chấp là Dương chỉ ở trên đi xuống mà cũng có Dương theo Âm từ dưới đi lên.

e) Âm Dương tiên hậu : Người xưa có quan niệm thực tế truyền tụng nơi dân gian, Dương trên Âm dưới

nên gọi Nam là chồng, Nữ là vợ ; trong di chuyển chồng trước vợ sau là thể hiện lệ này.

Có thắc mắc về Âm Dương nơi thân người tại sao Mạch Đốc là Dương mà phần lớn ở cột sống sau lưng, tại sao Mạch Nhâm là Âm mà ở trước ngực bụng ? Thưa rằng : người là động vật 4 chân đã tiến hóa, 2 chân trước tiến hóa thành 2 tay, như vậy thì cột sống là Dương vẫn ở trên, ngực bụng là Âm ở dưới ; tiến tới trước là đầu, tiếp theo sau là chân.

6. VAI TRÒ CỦA TRUNG ĐẠO ĐỐI VỚI ÂM DƯƠNG : Học thuyết Âm Dương suốt xưa nay dần dần được luận thiên lệch theo hiện tượng Âm Dương đối lập dễ thấy còn bản chất Âm Dương thống nhất khó thấy của nó thì bị bỏ qua. Âm Dương tiêu trưởng là tính biến hóa của sự vật trong vũ trụ xét ra không cần đề cập, chỉ có 3 đặc tính ‘tương đối – hổ căn – bình hành’ trước khi bàn đến Trung Đạo cần được phân hiểu thêm :

a) Âm Dương tương đối với quan niệm Tam Tài :

Chúng ta thường quan niệm tinh thần là Dương tương đối với vật chất là Âm nhưng cần phân hiểu khi nói đến tinh thần thì nó đã gồm đủ Âm Dương vì thân thuộc Dương còn tinh thuộc Âm ; khi nói đến vật chất thì nó cũng gồm đủ Âm Dương vì vật thuộc Dương còn chất thuộc Âm.

b) Âm Dương hổ căn với quan niệm Nhất Tâm :

8

DƯƠNG

ÂM

DƯƠNG ÂM

DƯƠNG TRỜI THẦN VẬT

DƯƠNG ÂM NGƯỜI KHÍ LỰC

ÂM ĐẤT TINH CHẤT

NHẤT

ĐA

DƯƠNG TÙY DUYÊN

TÂM BẤT BIẾN

ÂM TÙY DUYÊN

Page 9: Khí Công Y Đạo VN · Web viewNơi đây phân hiểu thêm vai trò của Trung Đạo đối với Âm Dương. Giữa khoảng cách 2 xu hướng Âm Dương là một trung

Nhất Tâm là bất biến còn Âm Dương là Tùy Duyên.

c) Âm Dương bình hành với quan niệm Đạo Đời.

Đạo [tuyệt đối] bất biến còn Đời [tương đối] tùy duyên (Âm Dương biến hóa tùy sinh hoạt).

d) 2 chiều Âm Dương của Trung Đạo giữa 2 cực :

Luận về Âm Dương không sơ hốt nơi hiện tượng mà còn phải lưu ý đến bản chất của nó, đặc biệt là Trung Đạo giữa 2 cực hiện tượng và

bản chất của sự vật. Đọc kỹ Trung Dung của Nho Giáo và Trung Đạo của Phật Giáo thì rõ.

7. ÂM DƯƠNG TRONG ĐÔNG Y HIỆN NAY VÀ TRUYỀN THỐNG : Đông Y hiện nay tự hào với 4 sách cổ là Nội – Nạn – Thương – Kim nhưng từ lý thuyết đến thực hành nhận thấy có nhiều sai lệch so với truyền thống. Họ luận Bộ Vị chỉ có 2 phần Biểu Lý là ngọn hiện tượng của Âm Dương đối lập ; không có Bộ Vị Tấu là gốc bản chất của Âm Dương thống nhất. Luận Ngũ Hành tuy đủ 2 mặt sinh khắc nhưng không chú ý đến ngôi vị của Hành Thổ tại trung ương là cực thống nhất của 2 cặp Âm Dương Hành còn lại. Từ thiếu sót về gốc bản chất này (Âm Dương thống nhất) hiệp với việc không nắm biết Kinh Lạc nên không thấu hiểu vai trò trung hiện của 2 kinh Thiếu Dương và Khuyết Âm với 2 cặp Phủ Tạng Đởm -Tam Tiêu – Can – Bào Lạc. Chú trọng Âm Dương Ngũ Hành mà xem nhẹ Lục Khí là không khỏi có nhận định thiên lệch về cặp Âm Dương này, lại còn bỏ qua việc học Kinh Lạc là cốt lõi liên kết gốc và ngọn của Âm Dương nơi sự vật. Tất nhiên thực trạng này cần được bổ sung.

9

ĐẠO

ĐỜI

DƯƠNG TÙY DUYÊN

ĐẠO BẤT BIẾN

ÂM TÙY DUYÊN

TRUNG DƯƠNG ÂM

Trung Đạo giữa 2 cực Âm Dương và giữa 2 cực Tuyệt đối – Tương đối đã trình bày ở trên. Nơi đây phân hiểu thêm vai trò của Trung Đạo đối với Âm Dương. Giữa khoảng cách 2 xu hướng Âm Dương là một trung điểm, nối các điểm này thành một đường có 2 xu hướng, hướng tâm gọi là Dương, ly tâm gọi là Âm [Trung Đạo tất nhiên là đường liên kết giữa 2 cực tuyệt đối và tương đối.

DUNG

Page 10: Khí Công Y Đạo VN · Web viewNơi đây phân hiểu thêm vai trò của Trung Đạo đối với Âm Dương. Giữa khoảng cách 2 xu hướng Âm Dương là một trung

Đông Y truyền thống tuân thủ Âm Dương Quy Tán tại Kinh Dịch với quan niệm Tam Tài [Trời – Người – Đất], Trời Đất là cặp Âm Dương còn Người là vật có đủ Âm Dương hợp với thuyết “Vạn vật các hữu Thái Cực” hằng có xưa nay. Trong thân người có 3 thể ‘Thần – Khí – Tinh ‘ , 3 cặp Âm Dương Kinh Lạc, mỗi Kinh Lạc có 3 phần ‘Khí – Kinh – Lạc’ . Kinh Lạc hợp thành màn lưới làm nên bộ vị Tấu là một bộ vị đã được Nội Kinh nói đến [Tấu có 3 phần Tấu Bán Biểu -Tấu Bán Lý và Tấu toàn thân] ; cùng thể hiện luật Tam Tài nên Biểu cũng có 3 phần là Bì Phu (Hàn) – Cơ Nhục (Phong) – Tấu Biểu (Nhiệt) ; Lý cũng có 3 phần là Thượng Tiêu – Trung Tiêu – Hạ Tiêu và cũng do Âm Dương giao thái nên Thượng có 3 Tạng (Phế - Tâm – Bào Lạc) chủ Nhiệt, đối lại Hạ có 3 Phủ (Tam Tiêu – Bàng Quang – Đại Trường) chủ Hàn, Trung có 3 cặp Tạng Phủ (Tỳ Vỵ - Can Đởm – Thận Tiểu Trường) chủ Phong (gồm đủ các mặt Âm Dương Hàn Nhiệt). Tóm lại khảo sát Âm Dương nơi thân người cũng như nơi vạn vật phải gồm đủ 2 mặt ngọn hiện tượng đối lập và gốc bản chất thống nhất của nó thì mới là đầy đủ. 8. ĐẠO NGHĨA ÂM DƯƠNG TRONG XÃ HỘI HIỆN NAY :

Học tập Bản Nghĩa của Việt Nhân Lưu Thủy, tôi thấy cụ có đặt vấn đề “Đức Trọng Cảnh là người thuận cựu hoặc là cải tiến ? “. Trước khi học tập và dịch các di cảo của cụ, tôi cũng đắn đo suy gẫm lời phát biểu của một bác sỹ người Nga “phần đông các thầy Lang có khuyết điểm là vượt quá giới hạn của họ” . Tôi nhận thấy cụ Việt Nhân Lưu Thủy đã vượt quá giới hạn nhỏ bé của kiếp người để mở lòng đại dục, còn tôi thì tiếp nối đề xướng chấn hưng Đông Y của cụ, vượt quá cái lý luận thiếu sót của Đông Y hiện nay để tìm lại cội nguồn của một nền Đông Y đã có truyền thống từ Đức Trọng Cảnh. Chỗ vượt quá của chúng tôi có lẽ không giống như các thầy thuốc tự hào suông về học thuyết Âm Dương như hiện nay.

Tôi cũng nhận thấy nhiều thức giả hiện nay nhận định các khổ nạn, bệnh tật đương thời phần lớn do loài người đã chia lìa Đạo Nghĩa Âm Dương và chỉ còn xu thế bỏ Đạo giữ lấy Nghĩa mà thôi. Hầu hết người đời than rằng thời này là Mạt pháp, tôi không thấy chữ ‘Mạt’ có nghĩa suy tàn mà chỉ hiểu nó theo nghĩa ‘Bản Mạt’ (gốc ngọn). Ví như Đạo học là gốc, Khoa học là ngọn của một thân cây (gốc lìa ngọn thì chết khô, ngọn lìa gốc thì héo tàn).

- Bản chất của sự vật xưa không khác nay, Đông cũng như Tây đó là Đạo Âm Dương thống nhất.

- Hiện tượng của sự vật nay khác hẳn xưa, Tây không giống Đông đó là Nghĩa Âm Dương đối lập.

Kinh Dịch, Hệ Từ truyện có nói ‘Càn Khôn kỳ Dịch chi môn da, kỳ Dịch chi uẩn da ! ’hàm nghĩa :

- Càn Khôn là tượng Dịch phân ra 2 cửa Âm Dương đối lập.

- Càn Khôn cũng là tượng Dịch hiệp vào 1 túi Âm Dương thống nhất.

10

Page 11: Khí Công Y Đạo VN · Web viewNơi đây phân hiểu thêm vai trò của Trung Đạo đối với Âm Dương. Giữa khoảng cách 2 xu hướng Âm Dương là một trung

Lại nói ‘Âm Dương chi nghĩa chiếu nhật nguyệt’ hàm ý : ‘Nghĩa của Âm Dương đối lập như mặt trời mặt trăng’.

Suốt xưa nay truyền tụng nơi dân gian ý nghĩa ‘Một mà Hai, Hai mà Một’ , (một là Âm Dương thống nhất, hai là Âm Dương đối lập) biểu lộ cái Đạo Tam Cực gồm 2 cực Âm Dương và 1 cực Trung Hòa, với quan niệm Thống Nhất gọi là Đạo, Đối Lập gọi là Nghĩa. Chúng ta dễ dàng thấy :

- 1 Đạo Âm Dương thống nhất phân ra 2 Nghĩa Âm Dương đối lập.

- 2 Nghĩa Âm Dương đối lập hiệp vào 1 Đạo Âm Dương thống nhất.

Rõ ràng Trung Đạo giữa 2 cực tuyệt đối và tương đối có 2 chiều, chiều hướng tâm thuộc Dương gọi là Đạo và chiều ly tâm thuộc Âm gọi là Nghĩa; 2 chiều của Trung Đạo này là hằng thường. Nghĩa hiệp tức là Đạo ; Đạo phân tức là Nghĩa. Tương tự như vậy Đạo Nghĩa Âm Dương xưa nay cũng vậy, cho nên Đạo học với Khoa học làm sao có thể chia lìa ?

Trong xã hội hiện nay tại sao đầy dẫy khổ đau bệnh tật ? Thức giả cho là do Đạo Nghĩa suy tàn, nhưng là suy tàn như thế nào ? Ví như nay có thảm cảnh ly dị nhiều hơn xưa ? Thưa rằng : Nam Nữ hiệp lại thành Đạo vợ chồng, chỉ một thời gian ngắn không còn trọng Đạo mà chỉ chuyên bất hòa và đòi hỏi Nghĩa vụ của nhau. Các hiện tượng bạo lực như tự sát, giết người tập thể, trấn áp bất công đều phát sinh từ Nghĩa 1 chiều bỏ quên cả Đạo Âm Dương tương quan 2 chiều giữa Đạo Nghĩa Âm Dương là hòa bình (hòa tại Nghĩa đối lập và bình tại Đạo thống nhất).

Đạo học là học cái Đạo Âm Dương thống nhất, Khoa học là học cái Nghĩa Âm Dương đối lập. Qui nạp làm một thì gọi là đồng, phân tích làm hai hoặc nhiều hơn thì gọi là dị . Chủ quan đã xảy ra giữa nhà Đạo học và nhà Khoa học, nếu cứ khư khư một chiều quy nạp hoặc phân tích của mình thì làm thế nào có thể thông cảm nhau ?

Nhất nguyên gọi là Đạo, Nhị nguyên gọi là Đời (Nghĩa). Đạo Đời sao có thể chia lìa ? Cũng như Đạo học và Khoa học sao có thể chia lìa ? Âm Dương có hiệu năng tương ưng không những chỉ một ngành Y học mà còn đối với tất cả mọi ngành trong xã hội. Để cảm thông nhau tất nhiên nhà Đạo học cần hướng tới Khoa học và nhà Khoa học phải bắt tay nhà Đạo học như một vị Thiền Sư đã ưu tư làm luận.

9. PHÂN BIỆT DẪN ĐẾN CỰC ĐOAN : Người xưa thường nói “ Cô Dương bất sinh, độc Âm bất trưởng “. Cụ Lưu Thủy lại nhắc nhở “chia để hiểu [phân hiểu], không phải chia lìa [phân biệt]“. Âm Dương của một sự vật có hiện tượng tương đối đồng thời có bản chất tuyệt đối là định luật suốt xưa nay, khắp Đông Tây.

11

Page 12: Khí Công Y Đạo VN · Web viewNơi đây phân hiểu thêm vai trò của Trung Đạo đối với Âm Dương. Giữa khoảng cách 2 xu hướng Âm Dương là một trung

Dương ở trên nên từ trên xuống, Dương ở ngoài nên từ ngoài vào ; đối lại Âm ở dưới nên từ dưới lên, ở trong nên từ trong ra ; Âm thăng Dương giáng là qui luật đã định. Ví phỏng ngày nay có người nói ngược lại có lẽ chẳng nên bàn cãi mà phải nhận xét vấn đề này theo tự nhiên thì mới là khoa học ! Âm Dương nơi thân người, làm chủ bởi hai mạch Nhâm Đốc, sở dĩ gọi là Đốc vì nó thống lãnh hết thảy năng lực thuộc Dương, sở dĩ gọi là Nhâm vì nó nhậm lãnh hết thảy năng lực thuộc Âm. Mạch Đốc dọc theo xương sống từ trên xuống ; Mạch Nhâm ở tuyến giữa bụng ngực từ dưới lên. Sức xuống của Đốc nhờ mạch Đái hỗ trợ, sức lên của mạch Nhâm nhờ mạch Xung hỗ trợ ; lực vào của Dương và lực ra của Âm cũng tương tự ; vai trò của Kỳ Kinh Bát Mạch mà đại diện là tứ kỳ Kinh Nhâm – Đốc – Xung – Đái mà Đức Trọng Cảnh đã tường thuật là như vậy [Âm Dương là cặp song sinh không thể chia lìa mà rõ ràng chúng hỗ tương giao tế làm nên sức sống của muôn loài].

Giả như có người thắc mắc nếu mạch Đốc từ trên xuống, làm sao giải thích hiện tượng khi châm cứu có luồng khí từ dưới lên và trị được bệnh ở trên ? Thưa rằng : Mạch Đốc thuộc Dương là tương đối với mạch Nhâm thuộc Âm ; còn riêng nó cũng là một Thái Cực gồm đủ Âm Dương, thậm chí đến mỗi huyệt của nó cũng là 1 Thái Cực đủ tính Âm Dương, lên xuống. Huống chi phải nhận thấy Nhâm Đốc liền nhau nơi thân người như một vòng tuần hoàn không mối, thì ý nghĩa lên xuống của chúng đâu phải cố chấp là nhất định ? Âm Dương đối lập sở dĩ liên tiếp tuần hoàn không phải do chúng tự chủ mà do chúng đồng có 1 chủ thống nhất, tạm gọi là Trung Đạo, con đường 2 chiều phân thống nhất thành đối lập và hiệp đối lập thành thống nhất. Do đó người tìm hiểu Âm Dương không nên phân biệt để riêng thấy 1 chiều của Âm hoặc của Dương, của tương đối hoặc của tuyệt đối.

Giả như có người đọc Tạp Bệnh Luận, chương 19, tiết 335 thắc mắc khi thấy bệnh Phu Khuyết chân không đi lùi được, tại sao Châm trị nơi Kinh Túc Thái Dương Bàng Quang [huyệt Thừa Sơn]. Thưa rằng : Bản Nghĩa nói chương này luận bệnh của Túc Kinh gồm Túc Tam Dương từ đầu đến chân ra nơi huyệt Tĩnh Kim dẫn khí Trời giao với khí Đất ; Túc Tam Âm đưa khí Đất vào người nơi các huyệt Tĩnh Mộc để sẽ giao với khí Trời. Túc Kinh từ khoeo đến ngón chân là vùng có huyệt Ngũ Du ra vào nên có tác dụng điều chỉnh Ngũ Hành rất lớn. Châm Cứu nó để làm cho thăng bằng và điều hòa Âm Dương. Lại có thắc mắc vì tiết 336 lại nói về bệnh ở cánh tay ? Thưa rằng : ’ tuy luận bệnh của Túc Kinh nhưng trong một thể thống nhất sao có thể chia lìa Thủ Túc, cũng như sao có thể chia lìa Âm Dương ? ‘

Giả như có người thắc mắc vì Thận là Âm so với Tâm là Dương tại sao lại nói Thận khí có đủ Âm Dương nắm giữ sinh mạng của người ? Thưa rằng : ‘ Tâm là Dương mà chủ Vinh Huyết nuôi dưỡng toàn thân nên đối lại thì Thận là Âm mà chủ Vệ Khí bảo vệ toàn thân. Huống chi nếu Thiếu Âm Tâm đồng khí Dương Nhiệt với Thái Dương Tiểu Trường thì đối lại Thiếu Âm

12

Page 13: Khí Công Y Đạo VN · Web viewNơi đây phân hiểu thêm vai trò của Trung Đạo đối với Âm Dương. Giữa khoảng cách 2 xu hướng Âm Dương là một trung

Thận đồng khí Âm Hàn với Thái Dương Bàng Quang. Ngoài trách nhiệm chủ Vệ tác cường, Thận còn có trách nhiệm di truyền nòi giống, như vậy hiệu năng của Thận không phải nhỏ. Tóm lại, tìm hiểu Âm Dương không thể chia lìa chúng, cũng không thể chia lìa hiện tượng và bản chất của sự vật. Nếu để Tâm phân biệt ắt dễ sai lầm dẫn đến cực đoan và sinh ra tranh cãi.

10. NHẬN ĐỊNH : Âm Dương là cốt lõi của Triết học phương Đông, là nền tảng của mọi học thuật. Nếu không phân hiểu về 4 đặc tính của nó thì khó lòng tìm hiểu các môn học của phương Đông, đặc biệt là không đủ tri thức để học Đông Y. Cụ Lưu Thủy khẳng định ‘ Y Đạo từ Dịch Đạo đến ‘ thì tìm hiểu Âm Dương ắt phải thông đạt Dịch Lý và thấy được Trung Đạo giữa Âm Dương với vị thế tùy các trường hợp và Đạo Nghĩa của nó trong xã hội hiện nay. Ngày 18/09 - 05/10 - 26/10/2013 Huỳnh Hiếu Hữu

13