GÓC NHÌN NĂM 2019 - mio.vinacapital.com · Nhận định thị trường 2019 I3 • Việc...

8
GÓC NHÌN NĂM 2019 Ngày 7-12-2018

Transcript of GÓC NHÌN NĂM 2019 - mio.vinacapital.com · Nhận định thị trường 2019 I3 • Việc...

Page 1: GÓC NHÌN NĂM 2019 - mio.vinacapital.com · Nhận định thị trường 2019 I3 • Việc tăng lãi suất của Fed và các yếu tố khác đã đẩy giá trị của

Nhận định thị trường 2019 I 1

GÓC NHÌN NĂM 2019Ngày 7-12-2018

Page 2: GÓC NHÌN NĂM 2019 - mio.vinacapital.com · Nhận định thị trường 2019 I3 • Việc tăng lãi suất của Fed và các yếu tố khác đã đẩy giá trị của

Nhận định thị trường 2019 I 2

Một vài Vấn Đề Chủ Chốt có Khả năng Tác Động Đến Nền Kinh Tế Và Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam

Chính phủ Việt Nam hiện đang làm khá tốt việc quản lý nền kinh tế: lạm phát được kiểm soát và tiền đồng đã ổn định hơn so với hầu hết các thị trường mới nổi trong năm 2018. Hơn nữa, một dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục đổ vào (khoảng 7%/GDP năm 2018), giúp ổn định tiền đồng trong nước và giúp thúc đẩy tăng trưởng tiêu dùng trong nước (những dòng chảy bền vững này được thúc đẩy bởi lực lượng lao động nhân công rẻ/chất lượng cao của Việt Nam và vị trí địa lý gần với chuỗi cung ứng của các nhà sản xuất khu vực, đặc biệt là trong ngành công nghiệp điện tử). Vì những lý do này, những yếu tố bên ngoài có thể có tác động nhiều hơn đến Việt Nam trong năm 2019 so với các vấn đề trong nước.

• Sự leo thang căng thẳng thương mại Mỹ-Trung (ví dụ, nếu Mỹ tăng thuế đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc từ 10% lên 25% trong Tháng 1) sẽ:

1) Gia tăng sự biến động của thị trường chứng khoán trên toàn cầu, bao gồm cả thị trường Việt Nam.

2) Khả năng dẫn đến sự mất giá của đồng Nhân Dân Tệ của Trung Quốc vượt qua mức ‘7’ được theo dõi (so với USD) mà chính phủ Trung Quốc tuyên bố sẽ bảo vệ.

• Sự mất giá của tiền tệ Trung Quốc vượt qua mức ‘7’ có thể làm mất giá đồng Nhân dân tệ vì các công ty Trung Quốc đã vay khoảng 3 nghìn tỷ USD khoản vay bằng USD trong 5 năm qua, và các khoản vay này sẽ càng ngày càng đắt đỏ hơn để trả, đó là điều tương tự dẫn đến sự mất giá mạnh của đồng Bhat Thái và đồng Rupee Indonesia trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á. Lưu ý các chi tiết về thời hạn của khoản nợ bằng USD mà các công ty Trung Quốc đang nợ là không rõ ràng, nhưng có thể giả định rằng kỳ hạn trung bình là khoảng 5 năm, phù hợp với sự gia tăng gần đây của các vụ vỡ nợ của công ty ở Trung Quốc.

• Kịch bản nêu trên sẽ ảnh hưởng một cách không cân đối đến thị trường chứng khoán Việt Nam vì nhà đầu tư trong nước có xu hướng đánh giá cao các tác động tiêu cực đến nền kinh tế của Việt Nam từ việc đồng Nhân Dân Tệ của Trung Quốc rớt giá.

• Chiến tranh thương mại sẽ có lợi cho Việt Nam trong dài hạn bởi điều này khuyến khích các công

GÓC NHÌN NĂM 2019

CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ-TRUNGty chuyển cơ sở sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam, nhưng nó cũng có thể có lợi cho Việt Nam trong ngắn hạn đến trung hạn khi các công ty Mỹ đặt hàng với các công ty Việt Nam thay vì các nhà cung cấp Trung Quốc để tránh thuế quan.

• Các công ty vận tải và khu công nghiệp Việt Nam có khả năng thu nhận được ngay những lợi ích của cuộc chiến tranh thương mại, so với các công ty trong các lĩnh vực khác của nền kinh tế Việt Nam, và như đã được báo cáo, các nhà cung cấp iPhone của Apple như GoerTek, Manwah và Pegatron là có khả năng di dời bộ máy sản xuất sang Việt Nam nếu thuế xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ tiếp tục tăng.

• Tăng trưởng của Trung Quốc đã chậm lại từ đầu năm 2018, trước khi Trump leo thang chiến tranh thương mại, bởi vì chính phủ Trung Quốc đã ồ ạt kích thích nền kinh tế của nước họ trong giai đoạn 2016-17 trước thềm của Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) vào cuối năm 2017 (nền kinh tế chậm lại vì kích cầu đã được gỡ bỏ). Một lý do khiến chính phủ Trung Quốc đánh giá quá cao nền kinh tế của đất nước trong năm 2016-17 là ông Tập Cận Bình, mong muốn quốc gia bãi bỏ giới hạn hai nhiệm kỳ của cấp lãnh đạo tại Đại Hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Kết quả chậm lại có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc (vốn đã tăng 21% trong 10 tháng đầu năm 2018 và chiếm 16% tổng xuất khẩu của Việt Nam).

Page 3: GÓC NHÌN NĂM 2019 - mio.vinacapital.com · Nhận định thị trường 2019 I3 • Việc tăng lãi suất của Fed và các yếu tố khác đã đẩy giá trị của

Nhận định thị trường 2019 I 3

• Việc tăng lãi suất của Fed và các yếu tố khác đã đẩy giá trị của chỉ số USD/DXY tăng 9% kể từ tháng 2 năm 2018. Đồng USD mạnh là điều không tốt cho các nền kinh tế và thị trường chứng khoán của các thị trường mới nổi vì nhiều lý do.

• Việt Nam đã chi khoảng 6 tỷ USD dự trữ ngoại hối để duy trì giá trị của Đồng VN trong mối quan hệ với đồng USD kể từ tháng 7, do đó làm cạn kiệt dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xuống còn khoảng 58 tỷ USD, tương đương 2,9 tháng nhập khẩu, so với mức tối thiểu ba tháng được đề xuất bởi Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF), Ngân hàng Thế giới và các tổ chức khác.

• Lưu ý rằng giá trị thị trường tự do của Đồng VN mất giá khoảng 3% tính từ đầu năm nay, và con số đó vốn đã không thay đổi nhiều từ giữa năm 2018, trong khi mức giảm giá của INR/IDR/PHP đã mất giá ở mức hai con số trong năm nay, trước khi hồi phục phần nào trong những tuần gần đây.

• Một số nước trong khu vực của Việt Nam đã buộc phải tăng lãi suất trong năm nay để bảo vệ đồng tiền của họ (Indonesia và Philippines + 1,75% pts và Ấn Độ + 0,5% pts), nhưng việc tăng lãi suất sẽ làm chậm tăng trưởng GDP của những nước này.

ĐỒNG USD MẠNH LÊN• Việt Nam không cần tăng lãi suất trong năm nay để bảo vệ đồng VN, một phần vì có khoảng 7 tỷ USD thặng dư thương mại trong 10 tháng đầu năm 2018 (hơn 3%/GDP). Chúng tôi hy vọng thặng dư thương mại tương đương đạt được trong năm 2019.

• Ngoài việc tăng lãi suất của Fed, các yếu tố khác hiện đang hỗ trợ giá trị của Đô la Mỹ bao gồm tranh chấp đang diễn ra giữa Ý và Châu Âu, liên quan đến kế hoạch chi tiêu hoang phí của chính phủ Ý (đang đè nặng lên đồng Euro), chiến tranh thương mại Mỹ-Trung (thuế lên hàng xuất khẩu của Trung Quốc làm giảm giá trị của đồng Nhân Dân Tệ) và sự thiếu hụt USD bên ngoài nước Mỹ, vào thời điểm các khoản nợ bằng mệnh giá USD bên ngoài Mỹ cũng tăng vọt. Lưu ý rằng các khoản nợ bằng USD bên ngoài Mỹ không còn tăng nữa, nhưng số tiền phục vụ hàng năm của các khoản nợ đó có thể vượt quá nửa nghìn tỷ đô la một năm, điều này giúp giải thích sự thiếu hụt USD tại các trung tâm tiền tệ ở London, Hong Kong, Singapore và các nơi khác.

• Tăng trưởng tỷ suất thu nhập trên cổ phần (EPS) của Việt Nam có khả năng giảm từ mức tăng trưởng 25% dự kiến trong năm 2018 xuống còn 12-13% trong năm 2019, mặc dù tăng trưởng EPS đang được thúc đẩy bởi các yếu tố không lặp lại trong năm nay, mà chúng tôi ước tính rằng EPS tăng trưởng sẽ đạt khoảng 15% trong năm 2018 nếu không có các yếu tố đó.

GIẢM TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG EPS• Các yếu tố một chiều thúc đẩy tăng trưởng EPS của Việt Nam trong năm 2018 bao gồm một loạt các khoản tăng lợi nhuận cụ thể của công ty, cũng như thu nhập khác thường trong lĩnh vực ngân hàng do: 1) thanh toán trả trước

Page 4: GÓC NHÌN NĂM 2019 - mio.vinacapital.com · Nhận định thị trường 2019 I3 • Việc tăng lãi suất của Fed và các yếu tố khác đã đẩy giá trị của

Nhận định thị trường 2019 I 4

2019 P/E

14

15.4

14

14

15.6

Việt Nam

Philippines

Thái Lan

Indonesia

Malaysia

Tăng trưởng EPS

12%

13%

9%

14%

7%

Tỉ lệ PEG

1.2

1.2

1.6

1.0

2.3Nguồn: Đội ngũ nghiên cứu VinaCapital ước tính cho Việt Nam, con số tương đương của Bloomberg cho các thị trường mới nổi như nhau

từ các công ty bảo hiểm quốc tế cho các ngân hàng trong nước , đổi lại những ngân hàng đó tham gia vào việc bán sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng ngân hàng của họ;và 2) một sự giảm khoảng 100-150 điểm cơ bản lãi suất trái phiếu trong Quý 1 đã tạo ra lợi nhuận lớn tại các ngân hàng chuyên giao dịch trái phiếu (lợi tức đã trở lại kể từ cuối năm 2017, nhưng các ngân hàng này đã chốt lợi nhuận trước khi lợi tức trái phiếu tăng trở lại); và 3) lợi nhuận từ việc thoái vốn trong đầu tư vốn cổ phần/công ty con.

• Một lý do khác mà chúng tôi dự đoán tăng trưởng thu nhập sẽ giảm lại trong năm tới là tăng trưởng cho vay toàn hệ thống có khả năng giảm từ 16% trong năm nay xuống còn 14% trong năm tới, điều này sẽ làm giảm mức tăng trưởng EPS cốt lõi của ngành ngân hàng khoảng 4% pts, các yếu tố khác không đổi. Lưu ý rằng cổ phiếu ngân hàng chiếm khoảng một phần tư vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam.

• Chúng tôi cũng hy vọng tăng trưởng thu nhập của các nhà phát triển bất động sản của Việt Nam sẽ giảm từ mức trên 100% trong năm 2018 (do mức tăng trưởng rất cao tại Vinhomes) xuống 17% vào năm 2019 khi hoạt động thị trường giảm lại sau nhiều năm hoạt động tăng vọt (tổng số đơn vị nhà ở phát triển mới được tung ra để bán mỗi năm tại TP.HCM và Hà Nội về cơ bản đã tăng gấp đôi từ năm 2014 đến 2017). Lưu ý rằng lĩnh vực bất động sản chiếm khoảng một phần tư vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam.

• Sự điều chỉnh gần đây trên thị trường chứng khoán Việt Nam một phần được thúc đẩy bởi những kỳ vọng giảm dần của các nhà phân tích về tăng trưởng EPS tại Việt Nam vào năm tới. Do đó, định giá thị trường

chứng khoán Việt Nam vẫn còn hợp lý so với các nước cùng thị trường mới nổi trong khu vực trên cơ sở tỷ lệ “Tăng Trưởng Thu Nhập Giá Cổ Phiếu” (PEG), như có thể thấy trong bảng dưới đây:

• Tăng trưởng EPS Việt Nam giảm phù hợp với xu hướng toàn cầu, một phần được thúc đẩy bởi kỳ vọng tăng trưởng thị trường toàn cầu năm 2019. Kỳ vọng tăng trưởng EPS ở Mỹ là trên 20% năm 2018, nhưng dưới 10% năm 2019.

• Đối chiếu với quan điểm trước, chúng tôi không mong chờ tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ chậm lại trong năm tới, nhưng vì yếu tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế Việt Nam không bắt kịp đầy đủ bởi các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, nên có sự khác biệt giữa kỳ vọng của chúng tôi về việc tăng trưởng thu nhập chậm lại, và tăng trưởng GDP ít nhiều không thay đổi trong năm 2019.

* Ví dụ, chúng tôi hy vọng sản lượng của ngành sản xuất Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ 12-13% trong cả năm 2018 và 2019, được thúc đẩy bởi dòng vốn FDI tiếp tục tăng.

* Chúng tôi ước tính rằng ngành sản xuất đóng góp khoảng 20% GDP của Việt Nam (cao hơn 16%/GDP ước tính chính thức), nhưng lợi ích của tốc độ tăng trưởng sản lượng sản xuất cao này ở Việt Nam chỉ được các công ty niêm yết nắm bắt một cách gián tiếp thông qua mức tiêu thụ cao hơn bởi công nhân nhà máy cho các sản phẩm tiêu dùng của Vinamilk, Thế Giới Di Động và các công ty khác, hoặc thông qua doanh thu cao hơn của các công ty logistics và khu công nghiệp.

Page 5: GÓC NHÌN NĂM 2019 - mio.vinacapital.com · Nhận định thị trường 2019 I3 • Việc tăng lãi suất của Fed và các yếu tố khác đã đẩy giá trị của

Nhận định thị trường 2019 I 5

• Một sửa đổi dự kiến đối với luật chứng khoán của Việt Nam đã được Bộ Tài chính (MoF) thảo luận từ đầu năm 2018, mặc dù cuộc thảo luận đã được trao đổi thêm từ Tháng 10 và các lãnh đạo của Bộ Tài chính đã công bốxuất bản bản dự thảo quy định mới vào Tháng 4 năm 2019, với hy vọng sẽ có luật mới được hoàn thiện vào Tháng 10 năm 2019 và hiệu lực vào giữa năm 2020.

• Các chủ đề quan trọng sẽ được đề cập trong sửa đổi có thể có đối với luật chứng khoán này vẫn còn rất mông lung - không ai biết những sửa đổi mới nào cho các quy định hiện hành mà Bộ Tài chính quy định - nhưng nhiều hy vọng và suy đoán rằng sẽ có một sửa đổi luật chứng khoán hiện hành có thể liên quan đến vấn đề Giới Hạn Sở Hữu Nước Ngoài (FOL) tại Việt Nam.

• Trong năm 2015, các hạn chế FOL đã được nới lỏng đối với các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, do đó hầu hết các công ty phi ngân hàng được phép tăng giới hạn sở hữu lên 100% (sở hữu nước ngoài trước đó là 49% cho các công ty này). Những ngoại lệ cho luật lệ mới là các ngân hàng ( giới hạn nước ngoài vẫn là 30%) và các công ty trong một số lĩnh vực hạn chế nhất định, như viễn thông, hàng không và phân phối dược phẩm.

• Theo các quy định sở hữu nước ngoài hiện hành, các công ty đủ điều kiện nâng tỷ lệ sở hữu nước ngoài của họ lên trên giới hạn 49% trước

LUẬT CHỨNG KHOÁN MỚIđó phải thực hiện một số động thái nhất định để tăng tỷ lệ của họ, bao gồm việc nắm giữ phiếu cổ đông. Nếu các công ty (đủ điều kiện) không thực hiện các bước cần thiết này, thì tỷ lệ sở hữu nước ngoài của họ vẫn ở mức 49%, theo quy định. Vấn đề là chỉ có khoảng 30 công ty của hơn 700+ công ty niêm yết của Việt Nam đã thực hiện các bước yêu cầu để nâng tỷ lệ sở hữu nước ngoài của họ lên trên 49%, vì vậy đạo luật năm 2015 không thực sự giúp thị trường chứng khoán Việt Nam hấp dẫn hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Đây là một trong những lý do chính khiến thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn được MSCI phân loại là thị trường “ cận biên”, chứ không phải thị trường “mới nổi”.

• Hy vọng rằng việc sửa đổi luật chứng khoán Việt Nam sẽ nâng mức “mặc định” tỷ lệ sở hữu nước ngoài (đối với các công ty trong các lĩnh vực không giới hạn tỷ lệ sở hữu ) lên 60% hoặc thậm chí cao hơn. Không có bất cứ điều gì cụ thể được đưa ra từ các cuộc thảo luận hiện tại về Luật chứng khoán mới cho đến cuối năm 2019, nhưng những tin đồn và thảo luận về chủ đề này có thể sẽ ảnh hưởng đến thị trường trong năm tới. Ngoài ra, việc thay đổi tỷ lệ sở hữu nước ngoài FOL sẽ giúp cho Việt Nam chuyển đổi từ thị trường “cận biên” sang thị trường “mới nổi” (như Pakistan đã chuyển đổi năm 2017), nhưng không chắc chắn là việc chuyển đổi sẽ đến sớm nhất vào trước năm 2020.

• Chính phủ Việt Nam không đạt được hết các mục tiêu đầy tham vọng của mình là cổ phần hóa và thoái vốn trong các Doanh Nghiệp Nhà Nước (SOE) trong năm nay. Với tốc độ hiện tại, rất có thể ít hơn 20% số lượng doanh nghiệp nhà nước dự kiến cổ phần hóa/thoái vốn trong năm 2018 sẽ thực sự được cổ phần hóa hoặc sẽ có số cổ phần đáng kể được bán cho các nhà đầu tư.

• Sự sốt sắng của nhà đầu tư nước ngoài đối với việc cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước và phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) là một trong những yếu tố chính

CỔ PHẦN HÓA BỊ TRÌ TRỆkhiến VN-Index tăng 48% trong năm 2017. Diễn biến không tốt của thị trường chứng khoán Việt Nam năm nay có lẽ là một lý do khiến Chính phủ không tích cực đẩy mạnh cổ phần hóa (đặc biệt là trong 6 tháng cuối năm 2018), tuy nhiên, các vấn đề khác bao gồm: các vấn đề định giá liên quan đến tài sản thuộc sở hữu của các doanh nghiệp nhà nước, các vấn đề quản lý - đặc biệt là các vấn đề liên quan đến nhân sự của các doanh nghiệp nhà nước - và tình trạng sở hữu đất đai không rõ ràng của các doanh nghiệp nhà nước (khu đất của Satra gần văn phòng Tòa nhà Sun Wah của chúng tôi là một ví dụ về tranh chấp quyền sở hữu, đã

Page 6: GÓC NHÌN NĂM 2019 - mio.vinacapital.com · Nhận định thị trường 2019 I3 • Việc tăng lãi suất của Fed và các yếu tố khác đã đẩy giá trị của

Nhận định thị trường 2019 I 6

trì hoãn việc cổ phần hóa và việc xây dựng khách sạn đáng lẽ đã được thực hiện tại vị trí cũ của Thương xá Tax).

• Một số nhà đầu tư nước ngoài lo ngại rằng việc định giá cao kéo theo một số doanh nghiệp chào bán của cả doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước (sau đó sự sụt giảm mạnh) hiện đang cản trở IPO và có thể tiếp tục hạn chế số lượng các giao dịch mới hấp dẫn sắp lên thị trường năm 2019. Trong trường hợp của các công ty thuộc phía tư nhân, vấn đề chủ yếu là do sự phấn khích quá mức của các nhà đầu tư nước ngoài đối với các công ty Việt Nam mới niêm yết, và thiếu một lượng tương đối các cổ phiếu chất lượng cao, thanh khoản tốt của các công ty có mức vốn hóa thị trường lớn, để đầu tư vào. Hai giao dịch IPO định giá cao khi nghĩ đến là Techcombank với mức giá khoảng 3x P/B và Vinhomes ở mức 4x P/B, cả hai đều diễn ra vào đầu năm nay.

• Ở một khía cạnh nào đó, vấn đề định giá cao đối các IPO nên được điều chỉnh lại (nghĩa là, định giá sẽ rơi vào mức được gọi là mức cân bằng thị trường, khi đó các giao dịch bắt đầu trở nên hấp dẫn trở lại). Thêm vào đó, một số nhà đầu tư hy vọng rằng các nhà quản lý chứng khoán Việt Nam sẽ thực hiện các bước khuyến khích “phương pháp dựng sổ” (book building) để chào bán cổ phiếu cho các nhà đầu tư, vì phương pháp này mang lại cho các nhà đầu tư tổ chức lớn nhiều đầu vào giá IPO, có thể dẫn đến việc định giá thực tế hơn. Tuy nhiên, trong khi nhiều nhà đầu tư coi phương pháp dựng sổ bảo lãnh phát hành vốn cổ phần phức tạp hơn các phương pháp khác, chúng tôi không bị thuyết phục rằng điều này sẽ giải quyết vấn đề định giá cao của IPO vì nhà đầu tư quá sốt sắng là nguyên nhân chính của việc định giá cao trong trường hợp các giao dịch công ty tư nhân (đặc biệt là trong trường hợp của hai giao dịch nêu trên).

• Việc định giá cao các doanh nghiệp nhà nước là do chiến lược của chính phủ, trong đó một phần tương đối nhỏ cổ phiếu đang lưu hành của công ty được niêm yết trên sàn giao dịch, và thậm chí một lượng mua khiêm tốn các nhà đầu tư nhỏ lẻ trong nước gửi giá cổ phiếu (và

định giá) của công ty mới được cổ phần hóa tăng vọt vì số lượng cổ phiếu trên thị trường có hạn để mua. Mặc dù chính phủ chưa bao giờ chính thức thừa nhận chiến lược này, nhưng rõ ràng ý định là để tăng định giá/giá cổ phiếu của công ty được đề cập càng cao càng tốt để chuẩn bị bán cổ phần lớn trong công ty đó cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài không quá nhạy cảm về giá. Chính phủ có thể từ “chối một cách hợp lý” khi đàm phán với các nhà đầu tư chiến lược vì họ có thể nói với các nhà đầu tư rằng họ không sẵn sàng bán cổ phần cho những nhà đầu tư đó với giá thấp hơn giá thị trường (mặc dù giá thị trường đã bị thổi phồng một cách giả tạo bởi trên thị trường có hạn của công ty mới được cổ phần hóa).

• Hơn nữa điểm cuối cùng, ví dụ rõ ràng nhất là việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước Bia Sabeco. Số cổ phiếu trên thị trường chứng khoán chỉ có 6% trong tổng số cổ phiếu đang lưu hành của công ty khi chính phủ ban đầu niêm yết công ty trên sàn giao dịch chứng khoán vào cuối năm 2016, với mức định giá P/E là 16x. Giá cổ phiếu của công ty sau đó tăng vọt, đẩy mức định giá lên mức đỉnh là 44x trong năm 2017, tạo điều kiện cho việc bán 54% cổ phần của Sabeco cho ThaiBev vào cuối năm 2017. SAB hiện giao dịch với mức định giá P/E 38x.

• ThaiBev không quá quan tâm đến việc định giá cao trả cho công ty vì họ coi Việt Nam là một phần trong chiến lược tăng trưởng dài hạn của mình và không giống như các nhà quản lý quỹ tài chính, công ty không phải đối mặt với việc biến động từng ngày của thị trường.

Page 7: GÓC NHÌN NĂM 2019 - mio.vinacapital.com · Nhận định thị trường 2019 I3 • Việc tăng lãi suất của Fed và các yếu tố khác đã đẩy giá trị của

Nhận định thị trường 2019 I 7

• Chi tiêu của Chính phủ Việt Nam cho phát triển cơ sở hạ tầng có thể sẽ chỉ đạt được khoảng một nửa ngân sách đã dự kiến trong năm 2018 (như đã làm trong năm 2017), do các vấn đề quan liêu khác nhau mà Bộ Đầu tư và Kế hoạch (MPI) đã làm việc trong năm.

• Chính phủ có nhiều dự án cơ sở hạ tầng đầy tham vọng đang trong quá trình thực hiện hoặc đang trong giai đoạn lập kế hoạch chi tiết, bao gồm tàu điện ngầm TP.HCM, sân bay Long Thành mới và đường cao tốc Bắc-Nam. Ngoài ra, mặc dù tụt rất xa so với mục tiêu chi tiêu cho cơ sở hạ tầng cả năm ngoái và năm nay, chi tiêu cơ sở hạ tầng ở Việt Nam đã tăng với tốc độ hai con số kể từ năm 2012.

• Nếu Bộ Kế hoạch & Đầu tư thành công trong việc sửa đổi luật đầu tư công của Việt Nam để hỗ trợ thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng của đất nước và Bộ KH & ĐT cũng có thể hợp tác thành công với

PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG CÓ THỂ THÚC ĐẨY CỔ PHẦN HÓA

Bộ Giao thông Vận tải, cũng như chính quyền địa phương có liên quan, thì Chính Phủ Việt Nam có thể nhận ra mình có một nhu cầu cấp thiết để kêu gọi vốn để đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng. Lưu ý rằng tỷ lệ nợ công trên GDP của quốc gia hiện tại là khoảng 61%, thấp hơn mức tối đa 65% theo quy định , do đó, việc tăng tốc phát triển cơ sở hạ tầng có thể sẽ buộc Chính phủ phải cổ phần hóa/doanh nghiệp nhà nước vào năm 2019.

• Liên quan đến nợ công của Việt Nam, lưu ý rằng khoảng 60% khoản nợ đó là bằng VND và 40% là bằng ngoại tệ (phần lớn là bằng USD) và trong số nợ ngoại tệ, khoảng một nửa là nợ những đơn vị cho vay ưu đãi như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và vốn ODA (nghĩa là khoảng 20% nợ công của Việt Nam, nợ bằng tiền nước ngoài là nợ của những đơn vị cho vay như vậy).

• Với triển vọng tương đối thận trọng như đã nêu ở trên, một số người tham gia thị trường dự đoán rằng cổ phiếu có vốn hóa trung bình có thể vượt trội trong năm 2019, sau một năm đầy thách thức đối với nhiều cổ phiếu trong năm 2018 liên quan đến các cổ phiếu của công ty vốn hóa lớn của Việt Nam (các nhà đầu tư nước ngoài sử dụngchiến lược “top-down” khi triển khai vốn vào các thị trường chứng khoán quy mô nhỏ hơn như Việt Nam, điều đó có nghĩa là họ chỉ đơn giản mua những công ty lớn nhất, thanh khoản nhất với độ nhạy thấp hơn để định giá và các cân nhắc yếu tố cơ bản khác).

• Những lý do tại sao một số nhà quan sát thị trường mong đợi cổ phiếu vốn hóa trung bình hoạt động tốt trong năm 2019 bao gồm:

CỔ PHIẾU CÓ VỐN HÓA TRUNG BÌNH

1) Nhiều nhà đầu tư trong nước không mong đợi cổ phiếu ngành ngân hàng và bất động sản - khoảng một nửa vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam - sẽ hoạt động tốt trong năm 2019, sau nhiều năm hoạt động mạnh mẽ, những nhà đầu tư này kỳ vọng sẽ xoay chuyển từ tên của những công ty vốn hóa lớn này sang những công ty vốn hóa trung bình (không có đủ những công ty vốn hóa lớn, giá hợp lý để dòng tiền đổ vào). Lưu ý rằng một số quỹ nội địa nổi tiếng đã (và tiếp tục) phân bổ đáng kể vào lĩnh vực bất động sản năm 2018.

2) Có một sự thừa nhận ngày càng lớn rằng nền kinh tế Việt Nam cuối cùng sẽ được hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, nhưng các công ty thực sự được niêm yết trên sàn chứng khoán (và sẽ thấy những lợi ích trước mắt nhất của cuộc chiến thương mại) có lẽ là các doanh nghiệp phát triển khu công nghiệp ( tức là di dời các nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam), các công ty logistics và các công ty trong ngành dệt may. Những lĩnh vực này được chi phối bởi tên các cổ phiếu công ty có vốn hóa trung bình. Tuy nhiên, điều quan

Page 8: GÓC NHÌN NĂM 2019 - mio.vinacapital.com · Nhận định thị trường 2019 I3 • Việc tăng lãi suất của Fed và các yếu tố khác đã đẩy giá trị của

Nhận định thị trường 2019 I 8

trọng cần lưu ý là lợi ích của cuộc chiến thương mại cuối cùng sẽ chuyển sang các công ty tiêu dùng, và các ngân hàng vốn hóa lớn và các nhà phát triển bất động sản khi các công ty FDI mở thêm nhà máy tại Việt Nam, sẽ hỗ trợ tiêu dùng của tầng lớp trung lưu mới nổi.

3) Các hoạt động kinh doanh cốt lõi của nhiều cổ phiếu vốn hóa trung bình của Việt Nam thực chất là phòng thủ vì các công ty này chủ yếu tập trung vào các khía cạnh thực chất của nền kinh tế hàng ngày sẽ tiếp tục hoạt động (và tăng trưởng) không suy giảm, dù nếu có nhiều biến động trên thị trường chứng khoán vào năm tới. Ví dụ, các công ty tập trung vào sản xuất bao bì cho tiêu dùng trong nước, thiết bị y tế/dược phẩm, bảo hiểm ô tô, v.v.

4) Lập luận ngược lại các điểm trên là sự biến động giá cổ phiếu các công ty vốn hóa trung bình ở Việt Nam có xu hướng được thúc đẩy bởi các nhà đầu tư nhỏ lẻ chiếm khoảng 85% khối lượng giao dịch thị trường chứng khoán hàng ngày trong nước, nhưng những nhà đầu tư này thường dựa vào khoản vay được mở rộng bởi người môi giới chứng khoánđể mua cổ phiếu của họ. Chúng tôi hy vọng cho vay ký quỹ sẽ bị hạn chế trong năm 2019 bởi: 1) khả năng tín dụng thấp hơn, do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có ý định giảm tăng trưởng tín dụng vào năm tới; và 2) lãi suất tăng.

© 2018 VinaCapital Group (VCG). All rights reserved. Những thông tin trong đây do Tập đoàn VinaCapital (VCG) soạn thảo và có thể được cập nhật, hoàn chỉnh, sửa đổi, điều chỉnh và xác nhận thêm mà không cần phải thông báo. Các thông tin trong tài liệu này không có bất kỳ hàm ý hay chỉ dẫn là đã được phê duyệt bởi bởi cơ quan có thẩm quyền. Thông tin không cấu thành hoặc hình thành nên một phần của bất kỳ chào bán nào hoặc gạ gẫm mua hoặc đăng ký mua bất kỳ cổ phiếu nào cũng như không tạo thành cơ sở hoặc liên quan đến hoặc hành động như là sự thuyết phục tham gia vào bất kỳ hợp đồng hoặc cam kết dưới bất kỳ hình thức nào. Đối với những thông tin dự báo dựa trên việc ước lượng hoặc ý kiến của VCG tại thời điểm thông tin được đưa ra, VCG sẽ không có nghĩa vụ xác nhận hoặc cập nhật những thông tin trong tương lai nếu sự ước lượng hoặc ý kiến về tình huống hoặc quản lý thay đổi.

Không có bất kỳ sự cam đoan, cam kết, bảo đảm hoặc chắc chắn nào dù là rõ ràng hay ngụ ý được đưa ra bởi hoặc thay mặt VCG hoặc các giám đốc, nhân viên, đối tác, người lao động, đại lý hoặc bên tư vấn hoặc bất kỳ người nào khác về sự chính xác hoặc hoàn chỉnh của những thông tin và ý kiến nêu ra tại đây và những người nói trên cũng sẽ không có bất kỳ trách nhiệm hoặc nghĩa vụ nào đối với những thông tin hoặc ý kiến này hoặc đối với bất kỳ lỗi, thiếu sót, tuyên bố sai, bất cẩn hoặc vấn đề nào khác đối với bất kỳ thông tin liên lạc nào bằng văn bản hoặc bằng cách khác.

Những thông tin này không được sao chép, chuyển giao lại cho bất kỳ người nào hoặc phát hành toàn bộ hoặc một phần vì bất kỳ mục đích gì. Thông qua việc chấp nhận văn bản này, Nhà đầu tư đồng ý bị ràng buộc bởi những hạn chế nêu trên. Không có trang nào hoặc bản sao nào được thực hiện hoặc chuyển đi hoặc giao trong phạm vi bất kỳ quyền tài phán nào nơi mà việc chuyển giao những tài liệu đó bị cấm theo luật chứng khoán hiện đang áp dụng. Việc không tuân thủ những hạn chế này có thể dẫn đến việc vi phạm luật chứng khoán quốc gia.

Thông Báo Miễn Trừ Trách Nhiệm