CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG...

32

Transcript of CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG...

Page 1: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BT_28_Layout4.pdf · lượngcủaBảntin.Mọiýkiếnđónggóp,thưtừ,tin,bàixingửivề:
Page 2: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BT_28_Layout4.pdf · lượngcủaBảntin.Mọiýkiếnđónggóp,thưtừ,tin,bàixingửivề:

Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thươngcó nhiệm vụ thực thi Luật Cạnh tranh, Pháp lệnh về Bảo vệ người tiêu dùng, Pháp lệnh Chống bán phá giá,Pháp lệnh Chống trợ cấp và Pháp lệnh tự vệ.

Với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Nghị định số 06/2006/NĐ-CP ngày 9 tháng 1 năm2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy và duy trì môi trường cạnh tranh hiệu quảcho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của doanh nghiệp vàngười tiêu dùng.

Lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh gồm một Cục trưởng do Thủ tướng bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởngBộ Công Thương, và một số Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm

l Thúc đẩy tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh, hiệu quả l Bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và người tiêu dùng trước

những hành vi hạn chế cạnh tranhl Chống các hành vi phản cạnh tranh l Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùngl Hỗ trợ cho ngành sản xuất trong nước phòng, chống các vụ

kiện bán phá giá, trợ cấp và tự vệ của nước ngoài.

CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG THƯƠNG

BỘ CÔNG THƯƠNG

CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

CỤC QUẢN LÝCẠNH TRANH

Lãnh đạo Cục

Ban Điều tra vụ việchạn chế cạnh tranh

Ban Điều tra và xử lýcác hành vi cạnh tranh

không lành mạnh

Ban Giám sát và quảnlý cạnh tranh

Ban Xử lý chống bánphá giá, chống trợ cấp

và tự vệ

Ban Hợp tác quốc tế

Trung tâm Thông tincạnh tranh

Trung tâm Đào tạođiều tra viên

Văn phòng

Văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh

Văn phòng đại diện tại TP. Đà Nẵng

Ban Bảo vệ người tiêu dùng

Page 3: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BT_28_Layout4.pdf · lượngcủaBảntin.Mọiýkiếnđónggóp,thưtừ,tin,bàixingửivề:

BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯờI TIÊU dùNG

Của Cục Quản lý cạnh tranh

Giấy phép xuất bản số 10/GP-XBBTCấp ngày 20/01/2011

Phát­hành­vào­ngày­20­hàng­tháng

NGƯờI CHịU TRáCH NHIệm xUẤT BẢNBẠCH VĂN MỪNG

Cục­trưởng­Cục­Quản­lý­cạnh­tranh­-­Bộ­Công­thương

BAN BIÊN TẬPNGUYỄN PHƯƠNG NAM, LÊ PHÚ CƯỜNG,

NGUYỄN THàNH HẢi, ĐỖ VĂN HÙNG,NGUYỄN THỊ THÚY

HỘI đồNG Cố vẤNTRƯƠNG ĐÌNH TUYỂN

Nguyên­Bộ­trưởng­Bộ­Thương­mạiPGS. TS. LÊ DANH VĨNH

Thứ­trưởng­Bộ­Công­ThươngGS. TS. HOàNG ĐỨC THÂNĐại­học­Kinh­tế­Quốc­dân­

PGS. TS. NGUYỄN NHƯ PHÁTViện­Nhà­nước­và­Pháp­luật­

TS. BÙi NGUYÊN KHÁNH Viện­Nhà­nước­và­Pháp­luật­

Cộng tác viên ở nước ngoàiLÊ THàNH ViNH

Nghiên­cứu­sinh­chuyên­ngành­Luật­ĐH­Monash,­AustraliaDANiEL VANHOUTTEĐại­học­Tự­do,­Bỉ

Tổ chức sản xuất và phát hànhTRUNG TÂm THÔNG TIN CẠNH TRANH (CCId)

25 Ngô Quyền - Hà NộiĐT: (04) 2220 5305 * Fax: (04) 2220 5303

Email: [email protected]

đại diện tại TP. Hồ Chí minhTầng 6, số 8 Nam Kỳ Khởi Nghĩa - TP. HCM

Phát hành tạiCông ty phát hành báo chí Trung ương

Ban­Biên­tập­Bản­tin­Cạnh­tranh­và­Người­tiêu­dùng­xin­trân­trọng­cảm­ơn­và­nghiêm­túc­tiếp­thu­ý­kiến­đóng­góp­của­độc­giả­nhằm­nâng­cao­chấtlượng­của­Bản­tin.­Mọi­ý­kiến­đóng­góp,­thư­từ,­tin,­bài­xin­gửi­về:­

Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng25 Ngô Quyền - Hoàn Kiếm - Hà Nội

ĐT: (04) 2220 5009 * Fax: (04) 2220 5303 * Email: [email protected]

­Thư­Ban­biên­tậpMua bán và sáp nhập (M&A) là hoạt động mang tính chiến lược lâu

dài của doanh nghiệp dựa trên sự thay đổi về cấu trúc, tài chính và cáchthức quản lý của công ty nhằm củng cố sự tăng trưởng của công ty màkhông phải thiết lập một tổ chức kinh doanh khác. Thực tế thị trườngcho thấy M&A là một trong những con đường đầu tư hiệu quả nhất vànhanh nhất vì giảm thiểu việc sử dụng các nguồn lực cũng như thời gian,giảm thiểu những trở ngại trong kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong giai đoạn hội nhập sâu rộng của kinh tế của Việt Nam, hoạtđộng M&A diễn ra khá sôi động trên khắp các lĩnh vực của nền kinh tế.Những hiệu quả do hoạt động này mang lại đã được kiểm chứng thôngqua những thương vụ M&A lớn trong thời gian vừa qua.

Về phía các cơ quan quản lý nhà nước, việc quản lý và định hướngcho sự phát triển của hoạt động M&A mang ý nghĩa rất quan trọng trongviệc tạo dựng môi trường lành mạnh, hiệu quả, đảm bảo cho sự thànhcông của các hoạt động M&A và cuối cùng là mang lại lợi ích cho doanhnghiệp và xã hội.

Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng số 28, tháng 8 năm 2011 sẽ gửitới độc giả thông tin về các hoạt động M&A diễn ra trong nước và quốctế cũng như những hoạt động của các cơ quan, tổ chức liên quan tronglĩnh vực M&A.

BAN BIÊN TẬP

Page 4: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BT_28_Layout4.pdf · lượngcủaBảntin.Mọiýkiếnđónggóp,thưtừ,tin,bàixingửivề:

v C A4 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 28 - 2011

Trong số này BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯờI TIÊU dùNG

5 m&A

15 TIN TỨC - SỰ KIệN

18 TRANG QUốC TẾ

21 HỎI đáP

24 NGHIÊN CỨU - TRAO đỔI

22 PHáP LUẬT vỀ CẠNH TRANH

30 TẢN mẠN

Page 5: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BT_28_Layout4.pdf · lượngcủaBảntin.Mọiýkiếnđónggóp,thưtừ,tin,bàixingửivề:

v C A 5CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 28 - 2011

MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP (M&A)

Trong tình trạng suy thoái kinhtế, nhiều doanh nghiệp ViệtNam, lớn và nhỏ, nhìn vào thị

trường M&A (mua bán và sáp nhập)như cái phao cuối cùng trước nhữngcơn sóng lớn của nền kinh tế. Nhưngcó 7 rào cản lớn có thể "giết chết" cácphi vụ M&A mà các DN cần phải tìmcách vượt qua.

Trong tình trạng suy thoái kinh tế,nhiều doanh nghiệp Việt Nam, lớn vànhỏ, nhìn vào thị trường M&A (sápnhập và mua lại) như cái phao cuốicùng trước nhũng cơn sóng lớn củanền kinh tế. Niềm hy vọng thườngnằm vào các đối tác và nhà đầu tưnước ngoài, nhằm đem lại cho họkhông những nguồn tài chính cầnthiết mà còn thêm vào đó nhữngcông nghệ hiện đại, thương hiệu tốtvà thị trường thế giới. Nếu không câuđược con cá nước ngoài nào, cácdoanh nghiệp gặp khó khăn đànhphải quay lại với những đối thủ hoặcđối tác ở Việt Nam. Họ chắc phải báncông ty rẻ hơn (người Việt với nhauthì biết "tẩy" của nhau quá nhiều),dưới những điều kiện khắt khe hơnvà thường mất đi quyền quản lý đứacon tinh thần của họ.

Nhưng dù với đối tác nào, việcM&A tại Việt Nam vẫn gặp rất nhiềurào cản, khiến tỷ lệ thành đạt củagiao dịch, cũng như sự sáp nhập của2 công ty khác văn hóa sau khi hoàntất giao dịch, sẽ gặp nhiều thách thứclớn lao cho cả 2 bên mua và bán.Trong nội dung bài này, chỉ liệt kê 7rào cản chính yếu mà 2 bên phảiđương đầu. Nhiều yếu tố khác dùnhỏ hơn cũng có thể "giết" một giaodịch hoặc làm vụ việc M&A trở thànhác mộng cho 2 bên sau khi hoàn tất.Sự chuẩn bị tinh thần và tài lực để giảiquyết và vượt qua 7 rào cản này cóthể là vấn đề sinh tử của M&A tại ViệtNam.

1. Tư duy và văn hóa.Doanh nghiệp Á Đông thường

dựa quyết định quan trọng vào trực

giác, sĩ diện và cảm quan cá nhânnhiều hơn là các đồng nghiệp bên ÂuMỹ, Ở các xứ này, chiến lược định vịcủa công ty, sản phẩm độc đáo, chỉ sốtài chính ROi (return on invesment),giá thị trường, thương hiệu hay côngnghệ đặc thù là những thành tốchính. Nhưng ở Việt Nam, ngoài cácyếu tố trên, doanh nhân Việt Namcòn lưu ý đến quan hệ giữa 2 bên,vấn đề sĩ diện "bị" mua, hay đôi khi,lợi ích cá nhân còn quan trọng hơnmục tiêu của công ty.

Văn hóa Á Đông đặt nặng liên hệgia đình nên phần lớn những doanhnghiệp vừa và nhỏ vẫn là một thựcthể do "gia đình trị". Mỗi người ViệtNam là một ông trời con (dưới mắthọ) nên sự sáp nhập bình đẳng và lâudài giữa 2 doanh nghiệp Việt Nam làđiều khó xảy ra. Thường thường thì"cá lớn nuốt cá bé" (mua lại chứkhông sáp nhập), nhưng những concá bé lại có nhiều thủ thuật có thểlàm cho cá lớn bị mắc nghẹn hay đaudạ dầy liên tục.

Với các đối tác nước ngoài thìdoanh nghiệp Việt Nam rất sẵn lòngsáp nhập toàn phần hay bán phần(một hình thức của đầu tư FDi) vì họnghĩ là người nước ngoài chưa quenbiết với môi trường kinh doanh nộiđịa, nên thường trả giá cao hơn và dễbị lợi dụng trong việc điều hành hằngngày.

2. minh bạch và trungthực

Rào cản thứ hai là những số liệuvề tài chính và hoạt động mà cácdoanh nghiệp Việt Nam công bố. Rấtnhiều báo cáo được ngụy tạo và cheđậy, khiến bức tranh toàn cảnh khómà hình dung. Quan trọng hơn lànhững khoản nợ, những tiêu sản bịche dấu, những tài sản đựơc thổiphồng, việc thiếu thuế chính phủ,

hay việc giấy phép không rõ ràng.Chưa nói đến việc bán xong mộtdoanh nghiệp rồi, người chủ cũ chobà con thiết lập một công ty tương tựkhác để cạnh tranh.

Doanh nhân Việt Nam cũng bịtiếng xấu là hay "nổ" về khả năng vàtiềm lực. Với pháp luật Âu Mỹ, khicông bố chỉ 90% sự thực cũng bị kếttội là "nói dối" (full disclosure). Khôngcó minh bạch trung thực, thì việc liêndoanh khó tồn tại lâu dài. Khi nhà đầutư đã mất niềm tin, thì sớm muộn gì,họ cũng phải bỏ chạy.

3. Khía cạnh pháp lýMột đồng nghiệp người Áo của

tôi bay qua Việt Nam để khảo sát (duediligence) về một công ty Việt Namông muốn mua. Sau khi nghe luật sưgiảng về 7 đạo luật có thể ảnh hưởngđến việc hoàn tất giao dịch, ông taxin cáo lỗi để về khách sạn ngủ tiếp.Ông nói qua luật ở đây sao quá rắc rốivà nhiều mâu thuẫn, ông ta khôngbao giờ hiểu nổi.

Nói tổng quát, việc giao dịch mualại một công ty nhỏ của ông (chỉ 8triệu USD) phải chịu sự chi phối của 7luật khác nhau: Luật Doanh nghiệp,Luật Đầu tư, Luật Cạnh tranh, LuậtChứng khoán, Luật Môi trường, LuậtMua bán tài sản, Luật Nhà đất; chưakể đến những thông tư nghị định cóthể ban hành bất cứ lúc nào. Để đi lọt7 cửa này, vị luật sư tiên đoán là phảimất hơn 2 năm, nếu không trả phíbôi trơn. Lần chót, tôi nghe ông vừamua xong một doanh nghiệp kháccùng tầm cỡ ở Thái Lan (giao dịch chỉmất 4 tháng).

Ngay cả khi 2 bên đều là doanhnghiệp trong nước, các thủ tục pháplý cũng không dễ dàng gì. Mọi chậmtrễ về thời gian đều tốn kém và có thểlàm người mua hay bán mất động lựcvà đổi ý.

Những rào cản khi thực hiện M&A tại Việt Nam

Page 6: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BT_28_Layout4.pdf · lượngcủaBảntin.Mọiýkiếnđónggóp,thưtừ,tin,bàixingửivề:

1. vimpelcom trả 196triệu đôla mỹ để nâng tỷ lệsở hữu trong mạng viễnthông Beeline

V i m p e l -Com vừatuyên bố tậpđoàn này sẽtăng thêmđầu tư vàoliên doanh sởhữu mạng diđộng Beeline

với nguồn vốn dự tính lên tới 500triệu USD cho đến năm 2013.

Ngày 26 tháng 4 năm 2011, Vim-pelCom, một trong những hãng viễnthông lớn của Nga, đăng thông báo(tiếng Anh) trên website nội bộ khẳngđịnh rằng tập đoàn này đã đạt thỏathuận với đối tác Việt Nam (Tổngcông ty Viễn thông Toàn Cầu – GTEL)về kế hoạch đầu tư cho Công ty liêndoanh GTEL-Mobile mà theo đó Vim-pelCom có thể cung cấp khoản đầutư tài chính lên tới 500 triệu USD đếnnăm 2013.

GTEL-Mobile là công ty liên doanhgiữa VimpelCom và GTEL để triển khaimạng di động Beeline – mạng diđộng thứ 7 ở Việt Nam ra mắt vàotháng 7 năm 2009 với đầu số 0199 vàmới đây có thêm một dải số của đầusố 099 (dải số 0996).

Trong thông cáo trên website,VimpelCom cho biết hãng này đãhoàn tất giai đoạn đầu tiên của kếhoạch đầu tư bằng việc chi ra 196triệu USD để tăng số cổ phần trongliên doanh GTEL-Mobile từ 40% lên49%. Đối tác Việt Nam của Vimpel-

Tổng hợp CÁC THƯơNG Vụ M&A 7 tháng đầu năm 2011

v C A6 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 28 - 2011

4. định giá doanh nghiệpDoanh nhân Việt Nam thường

định giá mua bán trên số tiền họ đãđầu tư (cost). Trong khi đó, người ÂuMỹ lại dựa vào giá thị trường (market)hay dòng tiền (cash flow). Đây thườnglà một mâu thuẫn khó giải quyết nếucác con số này cách biệt nhau quá xa.

Một vài doanh nghiệp lớn nhiềuhiểu biết có thể đồng ý sử dụng mộtnhà định giá độc lập (independentappraiser), nhưng phí tổn và nghi ngạithường làm doanh nhân Việt Nam(bán hay mua) không đồng ý.

Một yếu tố nữa là việc định giá cáctài sản vô hình (công nghệ, thươnghiệu, kinh nghiệm know-how...) gâyrất nhiều tranh cãi vì doanh nhân ViệtNam vẫn chưa hình dung rõ ràng vềgiá trị hay những thực thi về bảnquyền trí tuệ.

5. vốn tài trợHiện nay, các giao dịch M&A

thường dựa vào vốn tài trợ của ngânhàng, các quỹ đầu tư hay việc bán cổphiếu, trái phiếu ra sàn chứng khoánhay các khoản tiền riêng của công ty.Những hình thức tài trợ theo dạngđòn bẫy (leveraged buy-out) vẫnchưa đuợc phổ thông và khiến nhiềudoanh nhân Việt Nam (bên bán) nghingại.

Trong tình huống mà lãi suất lênđến 20% tại ngân hàng, các quỹ đầutư tại Việt Nam đã cạn kiệt tiền dưthừa và sàn chứng khoán suy sụpkhông có thanh khoản, thì việc tài trợcho dịch vụ M&A sẽ rất khó khăn. Tôithường cổ súy giải pháp "Niêm yết tạisàn Mỹ", nhưng doanh nhân ViệtNam không mặn mà lắm vì thiếu sựhiểu biết.

6. đội ngũ tư vấnMột giao dịch M&A thường cần

rất nhiều nhà tư vấn độc lập vì ít côngty nào có đủ nhân lực với khả năng vàkinh nghiệm để hoàn tất. Thôngthường, chúng ta phải nhờ đến tưvấn về pháp lý, về ngân hàng đầu tư(investment banker), về kiểm toán, vềđịnh giá, về thông tin đại chúng(PR)...Quan trọng hơn nữa, là mộtcông ty escrow (họ đứng giữa đểnhận tiền người mua và bảo đảm làgiấy tờ sang nhượng công ty hay tàisản phù hợp với luật lệ và hợp đồng).Tổng số các chi phí này khá cao, cóthể lên đến 15% giá giao dịch chodịch vụ nhỏ (dưới 10 triệu USD) và 5%cho giao dịch lớn (trên 200 triệu

USD). Doanh nhân VN thường khôngchịu trả các phí này.

Tại Âu Mỹ, các M&A nhỏ dưới 10triệu USD thường do những nhà môigiới thương mại (business broker)làm trung gian. Các nhà môi giới nàyphải học và thi đậu mới được cấpchứng chỉ hành nghề. Tại VN, có rấtnhiều "cò" tương tự, nhưng họ khôngcó chức năng hay kinh nghiệm vàcũng không được đào tạo.

7. Hậu giao dịchVấn đề lớn nhất sau khi sáp nhập

hay mua lại là làm sao để 2 công tyvới 2 văn hóa khác nhau cùng chuyểnhành trên cùng một kế hoạch. Sẽ córất nhiều đụng chạm giữa các vị quảnlý và nhân viên 2 bên, giữa quyền lợiriêng từ từng cá nhân, giữa những thịphần và thương hiệu đối chọi. Nếukhông khéo giải quyết, công ty sẽmất rất nhiều thì giờ cũng như nhânlực, đồng nghĩa với việc mất mátdoanh thu và lợi nhuận.

KếtChiến thuật M&A được rất nhiều

doanh nhân Việt Nam lên kế hoạchcho các năm tới. Tuy nhiên, vì nhữngrào cản này, nhiều doanh nghiệp sẽthất vọng. Theo TS. Phạm Trí Hùngcủa indochine Law, chỉ có khoảng35% các giao dịch M&A tại Việt Namlà được hoàn tất tốt đẹp. Tôi nghĩ consố này không tượng trưng cho hìnhảnh toàn cảnh, vì T.S Hùng chỉ tínhđến những thương vụ lớn hơn 10triệu USD. Nếu gom cả thì nhữngdoanh nghiệp vừa và nhỏ, tôi nghĩcon số đúng hơn là dưới 10%. Thựcsự, nếu không chuẩn bị đầy đủ vàhiểu rõ những chướng ngại vật, cácdoanh nhân Việt Nam sẽ bỏ rất nhiềuthì giờ và tiền bạc vào một chiếnthuật không hiệu quả.

Một khảo cứu khác của công ty tưvấn McKinsey cho thấy trong nhữnggiao dịch M&A thành công, chỉ có26% là đem lại lợi ích (tính bằngdoanh thu và thị phần) cho bên mua.Còn lại, rất nhiều việc mua lại đã làmlãng phí tiền bạc và cơ hội của cáccông ty chỉ muốn tăng trưởng, bấtchấp giá phải trả.

Để kết luận, M&A là một vũ khíbén nhọn để phát triển công ty chongười mua, hay để thoái vốn với bênbán. Vì bén nhọn, nên nếu không cẩnthận, cả 2 bên sẽ bị đứt tay dễ dàng.

LÊ dUY(Nguồn­VEF.VN)

MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP (M&A)

Page 7: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BT_28_Layout4.pdf · lượngcủaBảntin.Mọiýkiếnđónggóp,thưtừ,tin,bàixingửivề:

Com là GTEL hiện chiếm 51% cổ phần trong liêndoanh GTEL-Mobile. Cùng với việc tăng đầu tư,các đối tác trong GTEL-Mobile cũng thống nhấtđể VimpelCom đảm nhận việc quản lý hoạt độngcủa liên doanh.

Trong tương lai, theo thông cáo trên website,VimpelCom đã đồng ý đầu tư thêm 304 triệu USDvào liên doanh GTEL-Mobile, qua đó tăng số cổphần của tập đoàn này trong liên doanh từ 49%lên 65%.

VimpelCom là một trong những nhà cung cấpdịch vụ viễn thông lớn trên thế giới. Hãng nàyhiện đang cung cấp dịch vụ viễn thông băngrộng, di động và điện thoại cố định ở Nga,Ukraine, Kazakhstan, Uzbekistan, Tajikistan, Ar-menia, Georgia, Kyrgyzstan, Việt Nam, Cambodia,Lào, Algeria, Bangladesh, Pakistan, Burundi, Zim-babwe, Namibia, Cộng hòa Trung Phi, italia vàCanada.

Vào thời điểm khai trương mạng di động Bee-line, VimpelCom tuyên bố đầu tư 267 triệu USD,tương đương với 40% cổ phần trong liên doanhGTEL-Mobile. Ở thời điểm đó, VimpelCom cũngcam kết sẽ đầu tư khoảng 1,8 tỷ USD vào Beelinetrong vòng 15 năm với tham vọng thu hútkhoảng 20 triệu thuê bao di động.

2. mount Kellett mua 20% cổ phầncủa masan Resources với giá 100triệu USd

Hoạt động khai thác dự kiến bắt đầu vào năm2013 và một khi đượcđưa vào hoạt độnghoàn chỉnh, mỏ sẽ tạora doanh thu 300 triệuUSD/năm.

Theo WSJ đưa tin,công ty quản lý quỹ củaMỹ Mount Kellett Capi-tal Management LP đãmua lại 20% cổ phần

(tương đương 100 triệu USD) tạiMasan Resources - công ty thành viêncủa Masan Group (mã MSN).

Masan Resources là công ty sởhữu 100% quyền khai thác mỏ von-fram Núi Pháo nằm ở tỉnh TháiNguyên phía Bắc Hà Nội. Sau giaodịch trên, Masan Group sẽ nắm 64%cổ phần của Masan Resources. CònMount Kellent và Tiberon Mineralsnắm lần lượt là 16% và 20%. Tuynhiên, Masan Group có quyền chọnmua số cổ phần mà Tiberon Mineralsnắm giữ trong 3 năm tới với giá trị từ60-90 triệu USD. Ngoài ra, Tập đoànMasan cho biết đã ký thỏa thuận vớiNgân hàng Phát triển Việt Nam đểgiành được hạn mức tín dụng 120triệu USD trong 8 năm. Theo Aker So-lutions ASA, các mỏ lộ thiên cókhoảng 55,4 triệu tấn quặng đã đượckiểm chứng và có thể duy trì khaithác trong khoảng hơn 16 năm.

Tập đoàn Masan đã đầu tư 150triệu USD vào mỏ Núi Pháo. JP Mor-gan tư vấn cho tập đoàn Masan.Khoảng 80% tiền đền bù tái định cưđã được hoàn thành 7 tháng trướcthời hạn.

Hoạt động khai thác dự kiến bắtđầu vào năm 2013 và một khi đượcđưa vào hoạt động hoàn chỉnh, mỏsẽ tạo ra doanh thu 300 triệuUSD/năm. Khoảng một nửa doanhthu dự kiến đến từ vonfram.

3. Kohlberg KravisRoberts KKR mua 10% cổphần của masan Consumervới giá 159 triệu USd mỹ

Ngày 7 tháng 4 năm 2010, Ủy banChứng khoán Nhà nước nhận đượcđầy đủ Hồ sơ đăng ký chào bán cổphần riêng lẻ của CTCP Hàng Tiêudùng Masan (Masan Consumer).

Theo đó, Masan Consumer sẽchào bán riêng lẻ 14.444.444 cổ phầncho nhà đầu tư chiến lược; lượng cổphiếu này tương đương 10% vốnđiều lệ sau khi phát hành.

Ngày 13 tháng 4 năm 2011, theotin từ Tập đoàn đầu tư KohlbergKravis Roberts (KKR), KKR đã ký kết với

Tập đoàn Masan về việc sẽ mua số cổphần trên với giá 159 triệu USD. Đâylà khoản đầu tư đầu tiên của KKR tạiViệt Nam và là khoản đầu tư thứ 4 tạiĐông Nam Á.

Như vậy, qua thương vụ này cóthể thấy Masan Consumer được địnhgiá gần 1,6 tỷ USD. Và giá KKR trả chomỗi cổ phiếu Masan Consumer làhơn 11 USD, tương ứng hơn 220.000đồng/cp. Trên thị trường OTC, cổphiếu này hiện ở mức 150.000đồng/cp.

Hiện tại, vốn điều lệ của MasanConsumer là 1.300 tỷ đồng.

Masan Consumer - tên cũ là CTCPThực phẩm Masan/Masan Food - làcông ty con của CTCP Tập đoànMasan (MSN), hoạt động chính tronglĩnh vực sản xuất mì ăn liền (Omachi,Tiến Vua), nước chấm (Chinsu, NamNgư)… Sau khi phát hành cho KKRthì tỷ lệ nắm giữ của Tập đoàn Masantại Masan Consumer sẽ giảm từ86,6% xuống 78%. Năm 2010, theokết quả hợp nhất, Masan Consumerđạt 5.586 tỷ đồng doanh thu thuần,tăng 41% so với năm 2009. Lợi nhuậnsau thuế thuộc về cổ đông công tymẹ đạt 1.253 tỷ đồng (EPS đạt 9.851đồng), tăng 89% so với mức 664 tỷđồng của năm 2009.

KKR (www.kkr.com) được thànhlập vào năm 1976 và được điều hànhbởi Henry Kravis và George Roberts.Đây là tập đoàn quản lý tài sản hàngđầu thế giới với tổng tài sản quản lýđến cuối năm 2010 là 61 tỷ USD.

Đội ngũ của KKR hiện có hơn 600người và 14 văn phòng trên toàn thếgiới, KKR quản lý tài sản thông quamột loạt các quỹ đầu tư và các tàikhoản bao gồm nhiều loại tài sản.KKR chuyên đầu tư vào các doanhnghiệp hàng đầu trong nhiều nhiềulĩnh vực như sản xuất hàng tiêu dùng,bán lẻ. Công ty hiện niêm yết tại SởGDCK New York (NYSE) với mã chứngkhoán KKR.

4. vOF bán 23,6% cổphần tại Halico cho diageovới 5,6 triệu USd

Ngày 1 tháng7 năm 2011, Hộiđồng Quản trịCông ty Cổ phầnCồn rượu Hà Nội(Halico) đã nhậnđược hồ sơ chàomua công khaicổ phần của

lớN NHấT VIệT NAM

v C A 7CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 28 - 2011

Page 8: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BT_28_Layout4.pdf · lượngcủaBảntin.Mọiýkiếnđónggóp,thưtừ,tin,bàixingửivề:

Streetcar investment Holding – mộtcông ty con tại Singapore của Tập đoànđồ uống Anh quốc Diageo.

Theo đó, Halico nhận được đề nghịchào mua 1.031.289 cổ phần, tươngđương gần 5,07% tổng số cổ phần đanglưu hành của Halico từ Streetcar invest-ment Holding Pte.Ltd (Streetcar) với mứcgiá là 213.600 đồng/cổ phần.

Halico là công ty sản xuất rượu vớisản phẩm được biết đền nhiều nhất làVodka Hà Nội. Streetcar là công ty concủa Diageo. Diageo là tập đoàn đồ uốngsở hữu các thương hiệu rượu JohnnieWalker, Guiness, Smirnoff, J&B, Baileys,Cuervo Tanqueray và Captain Morgan.Các sản phẩm của Diageo được bán trên180 nước trên thế giới.

Mức giá chào mua 213.600 đồng/cổphần này chính bằng giá mà Streetcar đãmua thành công 4.986.711 cổ phần củaHalico trên thị trường OTC vào ngày 21/5vừa qua.

Streetcar hiện đang nắm giữ4.986.711 cổ phần, chiếm 24,93% vốnđiều lệ, qua đợt chào mua này nhằmtăng lượng cổ phần nắm giữ lên 6 triệucổ phần, tương đương 30% vốn điều lệcủa Halico.

Thời điểm chào mua dự kiến từ ngày21 tháng 7 đến ngày 19 tháng 8 năm2011. Đại lý thực hiện đợt chào mua nàylà Công ty Cổ phần Chứng khoán ThăngLong (TLS).

Halico hiện có vốn điều lệ 200 tỷđồng, trụ sở chính đặt tại 94 Lò Đúc, HaiBà Trưng, Hà Nội., là công ty con củaTổng công ty Bia rượu nước giải khát HàNội (Habeco). Hiện Habeco đang nắmgiữ 54,3% cổ phần của Halico.

5. Tập đoàn hóa mỹ phẩmvà thực phẩm Ấn độ maricomua 85% của nhà sản xuấtxmen ICP

T h e obáo chíẤn Độ,Marico đãmua lạicổ phần

chi phối tại Công ty CP Sản xuất hàng giadụng Quốc tế (iCP) từ Mekong Capital vàBankinvest với giá 60 triệu USD, trở thànhđối tác chiến lược của công ty này, nắmgiữ 85% cổ phần.

Được thành lập năm 2001, iCP đượcbiết đến nhiều qua thương hiệu chămsóc cá nhân cho nam X-Men, hiện dẫnđầu trong ngành chăm sóc tóc. Ngoàingành hóa mỹ phẩm, iCP còn thànhcông trong ngành mỹ phẩm cao cấp quathương hiệu L’Ovite và thực phẩm thôngqua thương hiệu Thuận Phát.

Marico là một trong những tập đoànhàng tiêu dùng và dịch vụ hàng đầu ở ẤnĐộ với doanh số hàng năm khoảng 700triệu USD. Marico niêm yết tại Ấn Độ vàcó các sản phẩm và dịch vụ bao gồm hóamỹ phẩm và chăm sóc sắc đẹp. Ngoài thịtrường trong nước, các sản phẩm củaMarico còn có mặt tại hơn 25 quốc gia.

6. Tập đoàn Hàn Quốc chi73,6 triệu USd mua cổ phần chiphối megastar

Công ty CJ CGV, một trong nhữngcông ty điện ảnh uy tín nhất thế giới,công bố đã mua công ty cổ phần truyềnthông Megastar với giá 73,6 triệu USD.

Cụ thể, CJ CGV mua lại 92% cổ phầncủa Envoy Media Partners, hiện đang sởhữu 80% cổ phần của công ty truyềnthông Megastar. Công ty Văn hóaPhương Nam (PNC) vẫn nắm số cổ phầncòn lại.

Với 7 rạp chiếu phim và 54 phòngchiếu tại thành phố Hà Nội và Hồ ChíMinh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Megastarnắm 60% thị phần và có doanh thu năm2010 đạt 23 triệu USD. Megastar mở rạpchiếu phim đầu tiên tại Hà Nội vào năm2006 theo hình thức liên doanh giữaMedia Partners và công ty Việt Nam.

Từ năm 2006, CJ CGV không ngừngmở rộng hoạt động ra nước ngoài với 7phòng chiếu tại Trung Quốc và 1 tại Mỹvà đang cố gắng tiếp tục bành trướng ranước ngoài.

CJ CGV nhấn mạnh rằng với dân sốkhoảng 90 triệu người và tăng trưởngdoanh thu phòng vé năm 2010 lên tới20%, ngành kinh doanh phim ảnh tại Việtnam đang bước vào thời kỳ tăng trưởngdài hạn. Thế nhưng hiện tại mới chỉ có 50rạp chiếu phim và khoảng 150 phòngchiếu tại Việt Nam, phần lớn các rạp cóhạ tầng rất kém.

Một chiến lược gia tại CJ CGV cho biếtthương vụ này dự kiến hoàn thành trongtừ 6 đến 8 tuần tới.

Vụ thâu tóm này đồng nghĩa với việcphần lớn các rạp chiếu phim của ViệtNam sẽ nằm dưới sự kiểm soát của côngty Hàn Quốc. Năm 2008, công ty LotteShopping/Lotte Entertainment, mộttrong những công ty truyền thông vàkinh doanh siêu thị lớn tại Hàn Quốc, đãmua lại công ty Diamond Cinema JointVenture sở hữu 6 trung tâm đa chứcnăng tại thành phố Hồ Chí Minh và ĐàNẵng.

Ngành công nghiệp phim ảnh ViệtNam đã gần như “diệt vong” vào thậpniên 1980 và 1990 khi người tiêu dùngtoàn xem phim đĩa và mất thói quen đixem phim. Tuy nhiên hiện nay doanh thuphòng vé ước tăng khoảng 20%/năm.

7. Ebay mua lại 20% cổphiếu PeaceSoft

Ngày 15 tháng 3, eBay và Công ty CPGiải pháp phần mềm Hòa Bình (Peace-Soft) đã ký thỏa thuận đầu tư, theo đóeBay mua gần 20% cổ phiếu của Peace-Soft để trở thành nhà đầu tư chiến lược.

Việc đầu tư của eBay sẽ giúp Peace-Soft đạt được mục tiêu cung cấp chongười dùng trong nước một điểm đếnduy nhất nhưng đáp ứng đầy đủ nhu cầuvề thương mại điện tử, phục vụ mọi nhucầu về khảo giá, mua sắm, bán lẻ, quảngcáo và thanh toán trực tuyến cho các cánhân và doanh nghiệp tại Việt Nam,đồng thời kết nối với các thị trường nước

ngoài. Nguồn vốn đầu tư từ eBay khôngnhững giúp PeaceSoft phát triển mạnhmẽ thương mại điện tử trong nước màcòn mở rộng ra thị trường quốc tế với vaitrò là cầu nối thương mại thông quamạng lưới toàn cầu của eBay.

Số tiền đầu tư vào Peacesoft khôngđược tiết lộ.

Thị trường thương mại điện tử ở ViệtNam đang tăng trưởng khả quan với gần1/3 dân số Việt Nam sử dụng mạng in-ternet. Theo thống kê của iDC, 58% sốngười dùng internet Việt Nam được hỏicho biết họ đã từng ra một quyết địnhmua sắm nào đó nhờ thông tin qua

v C A8 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 28 - 2011

MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP (M&A)

Page 9: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BT_28_Layout4.pdf · lượngcủaBảntin.Mọiýkiếnđónggóp,thưtừ,tin,bàixingửivề:

Theo PwC, trong năm tháng đầunăm 2011, thị trường M&A tại HoaKỳ tiếp tục hồi sinh kể từ xuất phát

điểm năm 2010. Tổng giá trị giao dịchtăng và đạt mức 454 tỷ USD tính từ đầunăm đến nay, tăng 39% so với cùng kỳnăm ngoái.

Nguồn tiền mặt mạnh hơn trongbảng cân đối kế toán đã giúp cácdoanh nghiệp phục hồi trong hoạtđộng kinh doanh và thực hiện các giaodịch M&A.

“Các doanh nghiệp nổi lên từ cuộcsuy thoái kinh tế như những lực lượngthống trị trong các giao dịch trên thịtrường giao dịch cổ phiếu, kết quả củaquá trình tái cấu trúc và cắt giảm chiphí trong giai đoạn cơ hội phát triểnngày một hạn chế” Ông Martyn Cur-ragh, Giám đốc dịch vụ giao dịch PwCHoa Kỳ nhận định.

Doanh nghiệp hy vọng rằng quymô các giao dịch M&A sẽ phát triển,trong điều kiện các ngân hàng cho vaydễ dàng hơn. “Nguồn tài chính đượccải thiện sẽ tạo tiềm năng lớn cho cáctài sản giá trị có khả năng giao dịchđược đem ra giao dịch, do đó nhữnggiao dịch lớn sẽ trở thành tâm điểmvào cuối năm nay”, Ông Curragh chobiết thêm.

Theo PwC, số lượng giao dịch quymô lớn – có giá trị hơn 10 tỷ USD – tăng66% ở mức 97 tỷ USD. Đây là kết quảchủ yếu từ các giao dịch lớn trên thịtrường bao gồm các giao dịch AT&Tmua lại T – Mobile với giá trị 40 tỷ USD,và vụ sáp nhập giữa Duke Energy vàProgress Energy với giá trị 26 tỷ USD.Theo số liệu về lịch sử mua bán M&A,

các vụ M&A lớn này vẫn được đánh giálà khá nhỏ trong tổng số các hợp đồnggiao dịch.

PwC cũng lưu ý rằng các giao dịchxuyên biên giới cũng gia tăng khi màcác nhà đầu tư tìm kiếm sự tăng trưởngtại các thị trường nước ngoài. “Chúngta vẫn nhận thấy các công ty đã tíchcực hơn trong việc theo đuổi các giaodịch ngoài quốc gia và các giao dịch sẽcó cơ hội nâng cao về giá trị”, cũng theoÔng Curragh.

Theo Báo cáo, trên thị trường có349 giao dịch xuyên biên giới trongnăm tháng đầu năm 2011 với tổng giátrị là 84 tỷ USD; so với 334 giao dịchcùng kỳ năm 2010, tổng giá trị 46 tỷUSD.

PwC cũng nhận định rằng sẽ có sựbùng nổ về hoạt động M&A và liêndoanh trong lĩnh vực chăm sóc sứckhỏe, do việc cắt giảm chi phí, tăngnăng suất và phát triển các mô hìnhkinh doanh tích hợp. Tổng giá trị củalĩnh giao dịch trong lĩnh vực này chiếm40% các vụ M&A năm 2010.

Quy mô lớn, với số lượng giao dịchgiảm làm cho giá trị tổng giao dịchtăng đột biến trong lĩnh vực sản phẩmcông nghiệp. Trong nửa cuối năm nay,PwC dự kiến sẽ tập trung quan tâm vàoquá trình tư nhân hóa trong các ngànhcông nghiệp sản xuất ô tô, máy bay vàphục vụ quốc phòng. Các vụ chia táchdoanh nghiệp cũng được nhận định sẽdiễn ra trong lĩnh vực hóa chất. Tuynhiên, các doanh nghiệp được cảnhbáo rằng giá nguyên liệu và chi phí đầuvào sản xuất hàng hóa tăng sẽ có thểcản trở những hoạt động này.

Lĩnh vực công nghệ cũng chứngkiến nhiều cơ hội hấp dẫn trong muabán và sáp nhập. Các giao dịch lớn vớigiá trị cao hơn trong lĩnh vực tiêu dùngvà internet sẽ dẫn đến tổng giá trị giaodịch tăng 9% so với sáu tháng đầu năm2011.

PwC cũng cho biết các thay đổipháp lý và nhu cầu đầu tư sẽ góp phầnthúc đẩy hoạt động M&A giữa cácngân hàng nhỏ và vừa.

QUYẾT THắNG(Nguồn:­Bloomberg)

mạng internet. Đây là tỷ lệ cao, đứngthứ 3 trong khu vực Đông Nam Á.

Liên doanh PeaceSoft-eBay dựđoán trong vòng 5 năm tới, thịtrường thương mại điện tử Việt Namcó thể tăng trưởng gấp 20 lần, đạt 2tỷ USD vào năm 2015 và thị trườngthanh toán trực tuyến cho thươngmại điện tử có thể đạt 650 triệu USDvào năm 2016.

8. Jollibee mua 49% củaviệt Thái việt Nam và 60%việt Thái Hồng Kong với 25triệu USd mỹ

Ngày 20tháng 5, JollibeeFoods Corp –tập đoàn sở hữuchuỗi cửa hàngthức ăn nhanhtại Philippinethông báo rằnghọ đã ký cácthỏa thuận đầutư trị giá 41 triệuUSD để mua lạicác doanh nghiệp cùng ngành tạichâu Á và Hoa Kỳ.

Theo đó, Jollibee đạt được thỏathuận với Viet Thai international(VTi) để mua lại 49% bộ phận kinhdoanh của VTi tại Việt Nam và 60%bộ phận kinh doanh tại Hongkong.

Giá trị của thương vụ (thực hiệnqua công ty con của Jollibee là Jol-libee Worldwide) là 25 triệu USD vàVTi cũng sẽ nhận được khoản vay trịgiá 35 triệu USD với lãi suất 5%/nămvà đáo hạn vào năm 2016.

VTi là công ty sở hữu chuỗi cửahàng café Highland Coffee, HardRock Café và một số cửa hàng thựcphẩm nhỏ tại Việt Nam đồng thời sởhữu cửa hàng Hard Rock Café tạiHong Kong.

Thông báo từ phía Jollibee chobiết một phần của khoản đầu tư sẽdùng để lập một liên doanh mua lạicác chuỗi cửa hàng khác.

Sau khi hoàn thành việc mua lại,liên doanh dự kiến sẽ có tổng cộng139 cửa hàng mang các thương hiệucủa mình, bao gồm 118 cửa hànghàng tại Việt Nam và 21 cửa hàng tại5 nước khác.

Bên cạnh việc đầu tư vào VTi, Jol-libee cũng chi 16 triệu USD mua lạichuỗi cửa hàng thức ăn nhanh kiểuTrung Hoa Chowking tại Hoa Kỳ.

LÊ NGUYễN (Tổng­hợp)­

Hoạt động mua bán và sápnhập (m&A) sẽ tăng mạnhtrong nửa cuối năm 2011,và quy mô của những “cuộchôn nhân” giữa các doanhnghiệp tham gia m&A sẽ lớnhơn rất nhiều, theo Báo cáocủa công ty tư vấn Pricewa-terhouse Coopers (PwC).

v C A 9CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 28 - 2011

Bùng nổ hoạt động m&Atrong năm 2011

Page 10: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BT_28_Layout4.pdf · lượngcủaBảntin.Mọiýkiếnđónggóp,thưtừ,tin,bàixingửivề:

v C A10 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 28 - 2011

Trong những năm qua, hoạt độngtập trung kinh tế (M&A) tại ViệtNam ngày càng phát triển cả về

số lượng, quy mô, hình thức và mức độphức tạp của giao dịch và đã trở thànhmột lĩnh vực quan trọng trong nềnkinh tế. Theo số liệu của hãng tư vấnPricewaterhouse Cooper, năm 2006mới chỉ có 38 vụ M&A được công bốvới tổng giá trị giao dịch hơn 100 triệuđô la Mỹ thì đến năm 2010 đã có 345vụ (gấp 9 lần) với tổng giá trị gần 1,8tỷ đô la Mỹ (gấp 17 lần). Bên cạnhnhững lợi ích từ M&A như hợp lý hóatổ chức sản xuất, kinh doanh nhờ lợithế kinh tế theo quy mô và phạm vi,nhanh chóng tiếp cận thị trường mới,nâng cao hiệu quả đầu tư cho sángtạo,… con đường tăng trưởng ngoạisinh này của doanh nghiệp có thểtiềm ẩn những vấn đề về cạnh tranhnhư sự hình thành nên các doanhnghiệp có sức mạnh chi phối thịtrường, triệt tiêu đối thủ cạnh tranhhoặc khả năng hình thành nên cácthỏa thuận gây hạn chế cạnh tranh dohiệu ứng phối hợp khi số lượng “ngườichơi” trên thị trường giảm bớt. Khi cácvấn đề nêu trên phát sinh sau khi vụviệc M&A đã hoàn tất, các hệ lụy có thểxảy ra là: (1) Cấu trúc thị trường biếnđộng mạnh làm cho cạnh tranh bị suygiảm một cách đáng kể và doanhnghiệp có vị trí thống lĩnh sẽ có khảnăng tự mình hoặc phối hợp vớidoanh nghiệp khác tăng giá bán mộtcách bất hợp lý gây tổn thất cho phúclợi người tiêu dùng cũng như toàn xãhội. (2) Cơ quan cạnh tranh khởixướng điều tra và quyết định rằngdoanh nghiệp vi phạm pháp luật cạnhtranh, doanh nghiệp sau khi sáp nhậpsẽ bị buộc phải chia tách hoặc bán lạiphần sáp nhập và có thể bị phạt lên tới

10% tổng doanh thu trước năm tiếnhành sáp nhập. Điều này sẽ tác độngmạnh tới doanh nghiệp vì mức phạt làrất lớn và việc chia tách một thực thểkinh doanh sau khi đã kết hợp vớinhau sẽ gây xáo trộn đáng kể. Để ngănngừa những hiệu ứng tiềm ẩn đó, mộtcơ chế kiểm soát hoạt động tập trungkinh tế là cần thiết để thị trường có thểvận hành một cách hiệu quả và các lợiích từ cạnh tranh được truyền dẫn tớingười tiêu dùng và toàn xã hội. Bài viếtnày sẽ đề cập đến các yếu tố về mặtkinh tế mà cơ quan cạnh tranh thườngxem xét để đánh giá xem liệu một vụviệc tập trung có thể được thông quahay không.

Mục tiêu của việc đánh giá các vụviệc tập trung kinh tế theo quy địnhcủa Luật cạnh tranh nhằm xác định vàngăn ngừa, hoặc đưa ra các biện phápkhắc phục đối với những vụ việc cókhả năng hạn chế cạnh tranh mộtcách đáng kể trên thị trường.

Trong trường hợp này, khái niệmvề gây gây hạn chế cạnh tranh có thểđược hiểu là hành vi “thâu­tóm,­duy­trìhoặc­gia­tăng­sức­mạnh­thị­trường”.

Để xử lý hiệu quả các vụ việc tậptrung kinh tế có khả năng gây hạn chếcạnh tranh một cách đáng kể, chínhsách và quy định kiểm soát tập trungkinh tế cần xây dựng được một khungđánh giá toàn diện. Trên cơ sở đó, cơquan cạnh tranh cũng cần đảm bảotính toàn diện khi đánh giá các yếu tốgiúp đưa ra quyết định một vụ việc tậptrung kinh tế có khả năng gây hạn chếmột cách đáng kể hay không.

1. xác định thị trường liênquan

Việc đánh giá tác động cạnh tranh

thường được các cơ quan cạnh tranhđánh giá trong các khuôn khổ thịtrường có ý nghĩa về mặt kinh tế (thịtrường liên quan). Thị trường liên quanđược xác lập thông qua hai tiêu chí:sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm[1] làđối tượng của giao dịch (thị trường sảnphẩm liên quan) và khu vực địa lý nơigiao dịch đó diễn ra (thị trường địa lýliên quan).

Cơ quan cạnh tranh Châu Âu địnhnghĩa: “Thị­trường­sản­phẩm­liên­quanbao­gồm­toàn­bộ­các­sản­phẩm/dịch­vụđược­người­tiêu­dùng­coi­là­có­khả­năngthay­ thế­ cho­ nhau­ thông­ quan­ việcđánh­giá­đặc­tính,­giá­cả­và­mục­đích­sửdụng­của­sản­phẩm/dịch­vụ­đó”[2].

Hướng dẫn tập trung kinh tế theochiều ngang của Hoa Kỳ quy định: “Khimột­sản­phẩm­được­bán­bởi­một­bêntham­gia­tập­trung­kinh­tế­(Sản­phẩm­A)cạnh­ tranh­ với­ một­ hoặc­ nhiều­ sảnphẩm­khác­được­bán­bởi­bên­tham­giatập­trung­kinh­tế­còn­lại,­các­cơ­quancạnh­tranh­sẽ­xác­định­thị­trường­sảnphẩm­liên­quan­xung­quanh­Sản­phẩmA­để­đánh­giá­mức­độ­cạnh­tranh­đó.­Thịtrường­sản­phẩm­ liên­quan­được­xácđịnh­như­trên­sẽ­bao­gồm­một­nhómcác­sản­phẩm­thay­thế­cho­nhau­baogồm­cả­Sản­phẩm­A.­Do­đó,­có­thể­cónhiều­thị­trường­liên­quan­sẽ­được­xáclập­cho­một­vụ­việc”.­[3]

Luật Cạnh tranh Việt Nam quyđịnh: “Thị trường liên quan bao gồm

Phân tích kinh tế về tác động cạnh tranh của vụ việc TậP TRUNG KiNH Tế (M&A)

[1] Sản phẩm trong khái niệm này đượchiểu chung cho cả sản phẩm và dịch vụ.

[2] Commission Notice on the definitionof relevant market for the purpose of Com-munity Competition Law (97/C372?03),par.8.

[3] US. Horizontal Merger Guidelines,published 19/08/2010, p.8.

MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP (M&A)

Page 11: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BT_28_Layout4.pdf · lượngcủaBảntin.Mọiýkiếnđónggóp,thưtừ,tin,bàixingửivề:

t h ị

trường sảnphẩm liên quan

và thị trường địa lý liên quan:-­Thị­trường­sản­phẩm­liên

quan­là­thị­trường­của­những­hànghóa,­dịch­vụ­có­thể­thay­thế­cho­nhau­vềđặc­tính,­mục­đích­sử­dụng­và­giá­cả.

-­Thị­trường­địa­lý­liên­quan­là­mộtkhu­vực­địa­lý­cụ­thể­trong­đó­có­nhữnghàng­hóa,­dịch­vụ­có­thể­thay­thế­chonhau­ với­ các­ điều­ kiện­ cạnh­ tranhtương­tự­và­có­sự­khác­biệt­đáng­kể­vớicác­khu­vực­lân­cận”­

Việc xác định thị trường liên quancó thể được thực hiện thông quaphép thử nhà độc quyền giả định haycòn gọi là phép thử SSNiP. Phép thửnày nhằm kiểm tra xem một nhà độcquyền giả định có thể tăng giá bánsản phẩm trong một khoảng thời gianliên tục nhất định mà vẫn thu được lợinhuận hay không.

Khi sử dụng phép thử SSNiP đểxác định thị trường sản phẩm liênquan, cơ quan cạnh tranh sẽ xác địnhđược một hoặc một nhóm sản phẩm,trong đó, nhà độc quyền giả định cóthể tăng giá bán, ít nhất là ở mứcSSNiP (mức tăng giá tối thiểu đủ đểkhách hàng chuyển sang sử dụng sảnphẩm thay thế khác), mà vẫn thuđược lợi nhuận trong điều kiện cácyếu tố thị trường khác không đổi.

Khu vực địa lý liên quan cũng cóthể được xác định thông qua phépthử SSNiP khi nhà độc quyền có thểtăng giá bán trong một khu vực địa lýnhất định trong khi các yếu tố thịtrường khác không đổi.

Khi nhà độc quyền giả định cóchính sách phân biệt giá bán sảnphẩm cho các đối tượng khách hàngkhác nhau hoặc trong từng khu vựcđịa lý nhất định, cơ quan cạnh tranhcần cân nhắc thu hẹp thị trường liênquan tương ứng với từng nhóm kháchhàng hoặc từng khu vực địa lý cụ thể.

Ngoài ra, cũng cần đánh giá khảnăng thay thế về cung, để giới hạn đốitượng đánh giá chỉ bao gồm cácdoanh nghiệp tham gia trên thịtrường liên quan hay mở rộng, tínhđến cả các doanh nghiệp có khả năngsẽ gia nhập thị trường đó trong một

thời gian ngắn mà không phát sinhnhiều chi phí chìm, sau khi có sự biếnđộng về giá trên thị trường liên quan.

2. vai trò của thị phần:Ngưỡng thông báo và đánhgiá sức mạnh thị trường

Thị phần và các phương phápđánh giá mức độ tập trung thị trườngđóng một vai trò quan trọng trongquá trình phân tích vụ việc tập trungkinh tế. Vì vậy, cơ quan cạnh tranh cầncẩn trọng trong việc xác định thị phầnvà mức độ tập trung thị trường.

Xác định thị phần và mức độ tậptrung thị trường có thể đem lại nhữngthông tin ban đầu giúp nhận diện khảnăng gây quan ngại về cạnh tranh củavụ việc tập trung kinh tế, để từ đóphục vụ cho các phân tích sâu hơn.

Mức độ tập trung thị trường cao vàthị phần kết hợp của các doanhnghiệp tham gia tập trung kinh tế lớnlà một dấu hiệu cho thấy cần phải cóđánh giá chi tiết hơn về tác động củavụ việc tập trung kinh tế. Tuy nhiên,cần lưu ý, đây không phải là yếu tốquyết định về khả năng gây hạn chếcạnh tranh một cách đáng kể của vụviệc. Các cơ quan cạnh tranh sử dụngcác yếu tố về thị phần và mức độ tậptrung thị trường để đánh giá tác độnghạn chế cạnh tranh của vụ việc tậptrung kinh tế cần phải đảm bảo rằngviệc sử dụng các chỉ số đó được hỗ trợbởi các đánh giá cụ thể khác về điềukiện thị trường.

3. Các hình thức tập trungkinh tế

Xét về phương thức giao dịchtrong tập trung kinh tế, có thể chia rathành các hình thức như tập trungkinh tế theo chiều ngang, theo chiềudọc và theo dạng tổ hợp.

3.1. Tập trung kinh tế theo chiềungang

Hình thức này bao gồm những vụtập trung kinh tế của các doanhnghiệp tham gia cung ứng cùng mộtloại sản phẩm hoặc các sản phẩm cóthể khả năng thay thế mật thiết chonhau. Trước khi thực hiện tập trungkinh tế, các doanh nghiệp này thườnglà những đối thủ cạnh tranh trực tiếphoặc đối thủ tiềm năng.

Khái niệm tập trung kinh tế theochiều ngang ngầm ý rằng các doanhnghiệp tồn tại trên cùng một cấptrong chuỗi sản xuất, cung ứng sảnphẩm, ví dụ như sự sáp nhập của Ximăng Hà Tiên 1 và Xi măng Hà Tiên 2là hai công ty cùng sản xuất xi măng

tại khu vực miền Nam. Sáp nhập theo chiều ngang được

coi là có khả năng gây quan ngại đếncạnh tranh trên thị trường nhất do việctập trung kinh tế trực tiếp làm suygiảm số lượng đối thủ cạnh tranh độclập trên thị trường. Vụ việc tập trungkinh tế theo chiều ngang có 2 dạng tácđộng chính sẽ được phân tích ở phầntiếp theo: tác động đơn phương và tácđộng kết hợp (unilateral và coordi-nated effects).

3.2. Tập trung kinh tế theo chiềudọc

Hình thức này bao gồm các vụ tậptrung kinh tế giữa các doanh nghiệp ởcấp độ khác nhau trong cùng mộtchuỗi sản xuất, cung ứng sản phẩm.Nói cách khác, các vụ việc này phátsinh khi các doanh nghiệp đang hoặcsẽ có mối quan hệ mua - bán sảnphẩm thực hiện tập trung kinh tế, vídụ, việc tập trung kinh tế giữa mộtcông ty sản xuất bánh và một công tysản xuất bột mỳ, hoặc là giữa mộtdoanh nghiệp bán buôn và doanhnghiệp bán lẻ trong ngành côngnghiệp may mặc.

Không giống như các vụ việc tậptrung kinh tế theo chiều ngang, các vụtập trung kinh tế theo chiều dọckhông làm giảm số lượng đối thủ cạnhtranh trên thị trường liên quan, tuynhiên, cũng có thể gây ra những quanngại đáng kể đối với cạnh tranh trênthị trường. Quan ngại nghiêm trọngnhất liên quan tới cạnh tranh là khi vụviệc tập trung kinh tế gây ra tác độngđóng cửa thị trường, ví dụ, trường hợpmột doanh nghiệp sản xuất tiến hànhtập trung kinh tế với các nhà cung cấpnguyên liệu đầu vào thiết yếu và từchối cung cấp nguyên liệu thiết yếu đócho các đối thủ cạnh tranh khác.

3.3. Tập trung kinh tế theo dạngtổ hợp

Hình thức này bao gồm các vụ tậptrung kinh tế khi các bên tham giahoạt động sản xuất kinh doanh trongcác lĩnh vực khác nhau. Điển hình làkhi các công ty không cùng sản xuấtmột loại sản phẩm, và cũng không cómối quan hệ mua – bán hiện hữu hoặctiềm năng. Các vụ sáp nhập theo dạngtổ hợp được coi là những hình thứctập trung kinh tế ít gây quan ngại nhấtđến cạnh tranh trên thị trường vàthường được miễn trừ trong các quyđịnh của Luật Cạnh tranh.

(Kỳ­sau­đăng­tiếp)THS. BùI NGUYễN ANH TUẤN

(Ban­Giám­sát­và­Quản­lý­cạnh­tranh­-Cục­Quản­lý­cạnh­tranh)­

v C A 11CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 28 - 2011

Page 12: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BT_28_Layout4.pdf · lượngcủaBảntin.Mọiýkiếnđónggóp,thưtừ,tin,bàixingửivề:
Page 13: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BT_28_Layout4.pdf · lượngcủaBảntin.Mọiýkiếnđónggóp,thưtừ,tin,bàixingửivề:

Chuẩn theo Quy chế sáp nhập,thương vụ mua lại đơn vị cungcấp sản phẩm đồng cuộn LRP

của Luvata Espoo Oy – Phần Lan củanhà sản xuất đồng của Đức – AurubisAG đã được Ủy ban thương mại ChâuÂu EC thông qua. EC nhận thấy rằngcông ty hậu sáp nhập tiếp tục đối mặtvới sự cạnh tranh từ một số đối thủcạnh tranh đáng kể trên thị trườngliên quan.

EC đã kiểm tra tác động của giaodịch đối với việc cung cấp đồng khối,các sản phẩm trước khi được cán dảivà các sản phẩm đồng cuộn, cũngnhư các sản phẩm đồng cuộn hiếmkhí (OF-Cu).

Giao dịch này sẽ dẫn đến mức thịphần kết hợp cao, đặc biệt là trên thịtrường đồng khối và trên phân khúcthị trường sản phẩm đồng cuộn.Thêm vào đó, giao dịch làm gia tăngsự trùng lặp đáng kể hoạt động sảnxuất kinh doanh của 02 công ty đốivới các sản phẩm đồng dạng khối vàđồng cán dải sử dụng trong sản xuất

các sản phẩm dạng cuộn.Tuy nhiên, trên thị trường vẫn có

sự có mặt của các nhà cung cấp thaythế khác. Đặc biệt, đới với sự trùng lặptrong phân khúc của loại đồng OF, cácđối thủ cạnh tranh trong sản phẩmđồng cuộn vẫn có khẳ năng cung cấpđầy đủ đối với loại đồng khối. Do đócác khách hàng của họ có thể chuyểnđổi sang các sản phẩm đồng cuộn OFkhác hoặc chuyển sang các nhà cungcấp không nằm trong Khu vực kinh tếChâu Âu EEA, nếu có sự gia tăng giásau giao dịch này.

Chính vì thế, Ủy ban đã kết luậnrằng giao dịch này sẽ không gia tăngquan ngại cạnh tranh đáng kể.

Aurubis là một trong các nhà sảnxuất đồng chủ yếu tại Châu Âu vớimạng lưới sản xuất tại 7 nước ChâuÂu. Công ty hoạt động sản xuất đồngthô (cathodes) và các sản phẩm đồngbán thành phẩm cũng như tái chế.Aurubis cho biết vào tháng 4 vừa qua,giá của giao dịch vào khoảng 200-250triệu­Euro.­

LRP là một trong 4 bộ phận củaLuvata và sản xuất các sản phẩmđồng cuộn mỏng (lá đồng, dải đồngvà các tấm đồng) từ đồng và hợp kimđồng được sử dụng trong ngànhcông nghiệp. Để tránh sự trùng lặptrực tiếp trên thị trường đồng khốihiếm khí OF, từ giao dịch này, các bêntham gia đã thành lập xưởng đúcđồng OF của Luvata.

Thương vụ mua lại được thôngbáo lên cho Ủy ban Châu Âu vào ngày01 tháng 07 năm 2011.

LÊ HUYỀN TRANG(Nguồn:­Ủy­ban­thương­mại­Châu­Âu)

v C A 13CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 28 - 2011

Ngày 29 tháng 7 năm 2011,Ngân hàng cổ phần Liên Việt(LienVietBank) công bố tên gọi

mới sau khi hoàn tất kế hoạch sápnhập với Công ty Tiết kiệm Bưu điệnđể khai thác dịch vụ, công nghệ vàgần 10.000 điểm giao dịch của đơn vịnày. Như vậy, sau 3 năm thành lập,Liên Việt có tên mới là Ngân hàng Bưuđiện Liên Việt. Đây không chỉ là mộtsự kiện rất lớn đối với LienVietBankmà còn là một thương vụ đặc biệt

trong ngành ngân hàng từ trước tớinay.

Công ty Tiết kiệm Bưu điện (hoạtđộng từ năm 1999, thuộc Tổng côngty Bưu chính Việt Nam) gia nhập Ngânhàng Liên Việt với số vốn góp 997 tỷđồng. Số vốn nói trên tương đương14,99% vốn điều lệ ngân hàng, trongđó 360 tỷ đồng là giá trị của chínhCông ty Tiết kiệm Bưu điện, phần cònlại sẽ được Tổng công ty Bưu chính ViệtNam góp nhiều lần bằng tiền mặt.

Công ty Tiết kiệm Bưu điện sáp nhậpvới Ngân hàng cổ phần liên Việt

Ủy ban thương mại EC thông qua việc mua lại bộ phậnsản phẩm đồng cuộn luvata Aurubis – Phần lan củacông ty sản xuất đồng Aurubis của Đức

Tại buổi lễ công bố tên gọi mới, đạidiện cả hai bên đều không muốn nhắctới những từ như mua bán hay sápnhập. Tuy nhiên, về bản chất thì đây làthương vụ sáp nhập chưa từng cótrong ngành ngân hàng, khi một tổngcông ty nhà nước góp vốn vào mộtngân hàng cổ phần bằng cả tiền và giátrị của một công ty thành viên. Thươngvụ đặc biệt này cũng cho ra đời môhình ngân hàng Bưu điện đầu tiên tạiViệt Nam – kết hợp giữa ngân hàngthương mại truyền thống với dịch vụtiết kiệm bưu điện, là mô hình ngânhàng được đánh giá cao trên thế giới.

Thương vụ sáp nhập giữa Công tyTiết kiệm Bưu điện với Ngân hàng LiênViệt được khởi động từ năm 2009,đúng một năm sau khi Ngân hàngLiên Việt được cấp phép thành lập. Vớithương vụ này, vốn điều lệ của ngânhàng sẽ tăng từ 5.650 tỷ đồng trướcsáp nhập lên 6.010 tỷ đồng, mạng lướigiao dịch của ngân hàng mở rộng vàcùng với Agribank trở thành ngânhàng có số lượng điểm giao dịch lớnnhất với 13 nghìn điểm.

LÊ NGUYễN (Tổng­hợp)

Page 14: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BT_28_Layout4.pdf · lượngcủaBảntin.Mọiýkiếnđónggóp,thưtừ,tin,bàixingửivề:

v C A14 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 28 - 2011

Theo Quy chế Sáp nhập Châu Âu,EC đã chấp thuận thương vụCông ty Baloise của Thụy Sỹ mua

lại công ty bảo hiểm Nateus của Bỉ. Hoạt động kinh doanh của các

bên có sự trùng lặp đặc biệt về việccung cấp bảo hiểm giao thông vận tảitại Bỉ. Cuộc điều tra của EC đã chỉ rarằng thị phần kết hợp của các bên giữở mức vừa phải và một loạt các côngty bảo hiểm khác sẽ có tác động cạnhtranh đối với công ty hậu sáp nhập.

EC đã kết luận rằng giao dịchkhông gây cản trở đáng kể đến cạnhtranh hiệu quả trong Khu vực kinh tếChâu Âu EEA hay bất kì thành viênnào.

Baloise là nhà cung cấp các dịchvụ, giải pháp bảo hiểm và trợ cấp hưutrí có trụ sở tại Thụy Sỹ. Baloise cung

cấp các dịch vụ bảo hiểm và ngânhàng trên phạm vi Thụy Sĩ và các dịchvụ bảo hiểm nhân thọ và phi nhân

HSBC đã đồng ý bán lĩnh vựckinh doanh thẻ tín dụng trị giá30 tỷ đô la Mỹ của mình cho

Capital One Financial, ngân hàng chovay có trụ sở tại Virginia, do HSBCđang thúc đẩy những nỗ lực để táiđịnh vị lại hoạt động bán lẻ tại thịtrường Hoa Kỳ đang gặp khó khăncủa mình.

Lĩnh vực kinh doanh này là mộtphần của ngân hàng Household làngân hàng cho vay dưới chuẩn, màHSBC đã mua lại vào năm 2003 chỉ đểxóa những khoản lỗ lớn đối với các tàisản của mình khi khủng hoảng tàichính xảy ra.

Stuart Gulliver, người giữ cương vịTổng Giám đốc của HSBC đầu nămnay cho biết ông quyết tâm đạt tiếntriển nhanh chóng trong việc sắp xếplại cơ sở tại Mỹ

Trước khi có kết quả kinh doanhnửa đầu năm của ngân hàng vào tuầntrước, ông công bố việc bán với giá 1tỷ đô la Mỹ 195 chi nhánh tại bangNew York cho First Niagara, ngân

hàng có trụ sở tại Buffalo. Ngày 10tháng 8 năm 2011 ngân hàng này chobiết họ hi vọng đạt được lợi nhuậntrước thuế là 2,4 tỷ đôla Mỹ từ thươngvụ này

HSBC muốn giảm dần các dịch vụtài chính dành cho thị trường cáckhách hàng đại chúng của mình tạiHoa Kỳ và thay vào đó là tập trung vàocác khách hàng giàu có của mìnhthông qua các dòng sản phẩm dànhcho khách hàng đặc biệt. Ngân hàngnày cũng muốn xây dựng lĩnh vựcngân hàng đầu tư và thương mại củamình tại Hoa Kỳ, đặc biệt là ở nhữngnơi mà khách hàng có những mối liênkết thương mại quốc tế mạnh.

Đối với Capital One, việc mua lạilĩnh vực thẻ của HSBC có thể sẽ làthương vụ lớn thứ hai trong năm nay.

Vào tháng 6, Capital One đã đồngý mua lại iNG Direct USA bằng tiềnmặt và cổ phiếu với trị giá 9 tỷ đô laMỹ, là một chi nhánh về dịch vụ ngânhàng trên mạng của ngân hàng iNGtại Hà Lan.

Capital One đã xây dựng đượcmột mạng lưới rộng gồm 1000 chinhánh, nhờ việc mua lại các ngânhàng bán lẻ là Hibernia và North Forkvào năm 2005 và 2006.

Vụ mua lại iNG Direct giúp ngânhàng này đứng vị trí thứ 5 về mặt tiềngửi trong nước, đứng sau Bank ofAmerica, Wells Fargo, JPMorgan Chasevà Citigroup.

Danh mục đầu tư trong lĩnh vựcthẻ tín dụng của HSBC là có lãi và cósố dư 30 tỷ đô la Mỹ. Nhìn chung, lĩnhvực quản lý tài sản và dịch vụ ngânhàng bán lẻ tại Hoa Kỳ của ngân hàngnày đã gây ra một khoản lỗ trước thuếlà 568 triệu đôla Mỹ trong 6 tháng đầunăm nay, đây là một bước tiến triểnhơn so với khoản lỗ 1,57 tỷ đô la Mỹmà ngân hàng công bố một nămtrước đó.

QUYẾT THắNG (Nguồn:­Reuters)

HSBC đồng ý bán lĩnh vực kinh doanhthẻ tín dụng trị giá 30 tỷ đô la Mỹ

Ủy ban thương mại Châu Âu EC đãthông qua thương vụ của Công ty bảohiểm Baloise-Thụy Sỹ mua lại đối thủlà công ty bảo hiểm Nateus của Bỉ

thọ tại một số nước Châu Âu, baogồm Bỉ.

Nateus là đại lý của tập đoàn bảohiểm Ethias – Bỉ. Nateus cung cấp bảohiểm nhân thọ và phi nhân thọ tại Bỉ.

Giám đốc điều hành của Tậpđoàn Baloise cho biết việc mua lại Na-teus giúp Baloise mở rộng đáng kể vịtrí của mình trên đất nước Bỉ. Nateuslà đóng vai trò quan trọng để thúcđẩy tăng trưởng và khả năng thu lợicủa Baloise.

Việc sáp nhập có nguồn gốc từhoạt động hỗ trợ của nhà nước trongviệc tái cơ cấu Ethias trong bối cảnhkhủng hoảng tài chính và đặc biệt làtừ cam kết của Ethias nhường sựtham gia của mình vào tập đoàn Na-teus, như một phần trong kế hoạchtái cơ cấu của họ. Quyết định hiện tạitheo Quy chế Sáp nhập của EU khôngảnh hưởng tới các nghĩa vụ viện trợcủa Nhà nước có liên quan, theoquyết định ngày 20 tháng 5 năm2011.

Thương vụ được thông báo choEC vào ngày 28 tháng 06 năm 2011.

LÊ HUYỀN TRANG

(Nguồn:­Ủy­ban­thương­mại­Châu­Âu)

MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP (M&A)

Page 15: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BT_28_Layout4.pdf · lượngcủaBảntin.Mọiýkiếnđónggóp,thưtừ,tin,bàixingửivề:

v C A 15CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 28 - 2011

Hiện nay đang có nhiều độnglực thúc đẩy hoạt động thâutóm doanh nghiệp trên sànniêm yết diễn ra mạnh mẽ hơn.và đây không phải là mặt tráicủa việc niêm yết, mà vấn đềcốt lõi vẫn là câu chuyện quanhệ với các cổ đông của doanhnghiệp (Investors Relation – IR),sự hoàn bị các quy định, cũngnhư cơ chế giám sát, biện phápchế tài phù hợp.

Tự bản thân các doanh nghiệp cóthể dựa vào những dấu hiệu đểxác định, hoặc nhận biết đang có

cuộc thâu tóm xảy đến với doanhnghiệp mình. Về mặt pháp lý, đã cómột số quy định liên quan đến vấn đềnày được ban hành trong thời gianvừa qua.

Về mặt kỹ thuật, những doanhnghiệp có thể dễ bị thâu tóm thôngqua việc mua gom cổ phiếu trên thịtrường là những doanh nghiệp màcác cổ đông là nhà nước, cổ đôngsáng lập, cổ đông lớn hay ban điềuhành của công ty nắm giữ tỉ lệ sở hữusố lượng nhỏ, cổ phiếu tự do giao dịchngoài thị trường (freely floatingshares) chiếm tỉ lệ lớn. Đồng thời, cácdoanh nghiệp niêm yết đang là đốitượng bị thâu tóm thường có giá trị

giao dịch lớn và diễn ra liên tục trongmột khoảng thời gian nhất định.

Tuy nhiên trên thực tế, các tổ chứcvà cá nhân thực hiện thâu tóm doanhnghiệp thường thực hiện một số biệnpháp như : thâu tóm thông qua nhiềutài khoản giao dịch khác nhau, việcthu gom cổ phiếu có thể diễn ra từ từtrong một thời gian dài, cùng một lúccông bố thông tin vừa mua, vừa bánmột loại cổ phiếu nào đó… Các thủthuật trên khiến cho các dấu hiệudoanh nghiệp bị thâu tóm không dễnhận biết. Do vậy, nhiều trường hợpkhi nắm bắt được chính xác điều nàythì người thâu tóm đã nắm được tỉ lệsở hữu chi phối.

Một số ý kiến chuyên gia cho rằngnhững giải pháp tự vệ của doanhnghiệp như mua cổ phiếu quỹ, pháthành thêm cổ phiếu... chỉ có ý nghĩangắn hạn. Mua lại cổ phiếu để làm cổphiếu quỹ có thể làm giảm số lượngcổ phiếu tự do lưu hành ngoài thịtrường, phát hành thêm cổ phiếu mớisẽ làm tăng tổng số lượng cổ phiếucủa công ty. Cả hai động thái này đềucó thể gây những cản trở nhất địnhđối với việc thâu tóm. Tuy nhiên, đâylà các biện pháp mà doanh nghiệpnên hạn chế sử dụng, bởi trong dàihạn nó có thể ảnh hưởng lớn đến cấutrúc vốn và hiệu quả hoạt động củadoanh nghiệp.

Ngoài các biện pháp trên, trongngắn hạn doanh nghiệp có thể thựchiện việc vận động và giải thích chocác cổ đông, đặc biệt là các cổ đôngcó tỉ lệ sở hữu lớn. Làm rõ các mặt lợihại khi doanh nghiệp bị thâu tóm đểcác cổ đông có quyết định đúng đắn.Cần lưu ý rằng việc vận động này phảidựa trên nguyên tắc tôn trọng quyềntự định đoạt của các cổ đông. Trongdài hạn, các doanh nghiệp niêm yếtcó thể xem xét việc phát hành cổphiếu ưu đãi biểu quyết cho các cổđông sáng lập. Việc nắm giữ cổ phiếuưu đãi biểu quyết có thể giúp các cổđông có được tỉ lệ biểu quyết cao hơntỉ lệ sở hữu. Các cổ đông sáng lập cóthể tiếp tục duy trì quyền kiểm soátcông ty, ngay cả khi các cổ đông mớiđã thâu tóm được một tỉ lệ sở hữu lớn.

Có những trường hợp mà khidoanh nghiệp biết chính xác thôngtin và đối tượng thâu tóm, thì đốiphương đã gom mua cổ phiếu củadoanh nghiệp đó đạt tới tỉ lệ cổ đôngchi phối và có thể triệu tập đại hội cổđông, bầu lại hội đồng quản trị và Banđiều hành. Với những trường hợp đó,hội đồng quản trị và ban điều hành rấtkhó để ứng phó hay cứu vãn, bởi tấtcả đều phải tuân theo các quy địnhcủa Luật doanh nghiệp và điều lệ củacông ty… Do vậy, để tránh rơi vàotình trạng bất ngờ, các doanh nghiệpniêm yết cần chú ý đến công tác quanhệ cổ đông. Bộ phận iR chuyên tráchsẽ giúp công ty chăm sóc tốt hơnquyền lợi của các cổ đông, giữ mốiliên hệ với các cổ đông, đồng thời cóthể phát hiện kịp thời các dấu hiệu bấtthường trong giao dịch và chuyển

Thâu tóm doanh nghiệp qua sànchứng khoán - dấu hiệu nhận biết vàbiện pháp đối phó

(Xem­tiếp­trang­17)

Page 16: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BT_28_Layout4.pdf · lượngcủaBảntin.Mọiýkiếnđónggóp,thưtừ,tin,bàixingửivề:

v C A16 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 28 - 2011

Vụ mua Motorola Mobilty là vụsáp nhập mới nhất và có giá trị"khủng" nhất trong số các

thương vụ của Google từ xưa tới nay.Số tiền Google mua lại Motorola Mo-bility lớn gấp 4 lần thương vụ giữ vịtrí đắt nhất trong danh mục củaGoogle trước đây là DoubleClick.Trong thập kỷ qua, Google đã trởthành một trong những doanhnghiệp thành công nhất trong lĩnhvực mua bán sáp nhập doanh nghiệp(M&A) và tất nhiên đó là kết quả củanhững thương vụ khôn ngoan. Từ nềntảng quảng cáo cốt lõi dựa trên kếtquả tìm kiếm cho đến hầu hết cácmảng kinh doanh mới chủ đạo củahãng - bao gồm Android, YouTube,quảng cáo hiển thị - đều được mua từcác doanh nghiệp khác. Hãy cùngthống kê lại những vụ sáp nhập đìnhđám của Google.

1. Nền tảng di động An-droid - giá trị ‘ước đoán lêntới’ 50 triệu USd

Tháng 10 năm 2010, phụ trách bộphận M&A của Google David Laweeđã gọi thương vụ Android là “thươngvụ thành công nhất”. 3 năm sau, An-droid được chính thức tung ra thịtrường và cho tới nay nó đã trở thànhnền tảng hệ điều hành điện thoạithông minh phổ biến nhất trên thếgiới. Thương vụ này do cựu lãnh đạoDanger là Andy Rubin thực hiện.

2. Tìm kiếm thông tin xãhội Aardvark, trị giá 50 triệuUSd

Google đã chi ra khoản tiền trênđể mua lại dịch vụ Q&A tìm kiếm xãhội Aardvark từ tháng 2 năm ngoái.Có khả năng các dịch vụ của công tynày sẽ được tích hợp vào mạng xã hộimới Google+.

3. Nền tảng thanh toántrên mạng xã hội Jambool,70 triệu USd

Google đã mua nền tảng thanhtoán di động Jambool vào tháng8/2010. Các nhà quan sát cho rằngđây là một trong các nỗ lực chuẩn bịcủa Google khi tham gia vào cuộcchơi mạng xã hội. Trên thực tế thìGoogle lại đang xây dựng một hệthống thanh toán tích hợp thẳng vàoứng dụng độc lập khác. Đầu tháng 3năm 2011, Google công bố lộ trình sửdụng hệ thống thanh toán độc lậpnày thay thế hoàn toàn cho dịch vụJamboon Social Gold vào tháng 5năm nay.

4. Nền tảng quảng cáo Invite media, 81 triệu USd

Với việc sáp nhập công ty côngnghệ quảng cáo này vào tháng 6 năm2011, Google đã biến ông chủ trẻ 24tuổi Nat Turner thành triệu phú. invitemedia cung cấp nền tảng DSP chophép người dùng trao đổi quảng cáo

với chi phí thích hợp. Hiện dịch vụ nàyvẫn chưa tích hợp vào các dịch vụquảng cáo khác của Google.

5. Công cụ hiển thị Feed-burner RSS, 100 triệu USd

Google kết thúc thương vụ nàyvào tháng 6 năm 2007 để nắm côngnghệ cung cấp các công cụ chonhững công ty quảng cáo và ngườidùng quản lý các nội dung cập nhậtqua RSS mà công ty Feedburner RSSsở hữu. Tuy nhiên, tính tới thời điểmnày, có vẻ RSS đang trở nên kém hấp

dẫn hơn so với trào lưu Twitter(đang được điều hành bởi chínhchủ cũ của Feedburner - Dick Cos-tolo).

6. Tìm kiếm hìnhảnh Like.com, khoảnghơn 100 triệu USd.

Google mua công ty tìmkiếm này và sử dụng nhân lực

của nó để xây dựng chuyên trangtìm kiếm dành cho phái đẹp Bou-tiques.com.

7. Applied Semantics, 102triệu USd.

Như có nói ở trên, David Lawee cóthể nghĩ rằng Android là thương vụthành công nhất của Google. Song từkhía cạnh của các nhà đầu tư thì vụsáp nhập Applied Semantics, chủ sởhữu công nghệ AdSense mới xứngđáng với danh hiệu này. Nền tảngquảng cáo trả tiền dựa trên từ khóatìm kiếm đang là nguồn thu và manglại lợi nhuận lớn nhất cho Google

8. (đồng thứ hạng) Tựđộng đặt quảng cáo trên đàidmarc, 102 triệu USd

Vụ này là một thất bại của Google.Hãng đã tiến hành mua lại công nghệđặt quảng cáo tự động trên sóngradio với giá 102 triệu USD và đưa raviễn cảnh nó sẽ bùng nổ tới con số 1,1tỷ USD trong tương lai. Nhưng cuốicùng thì mảng kinh doanh này đã bịđóng cửa vào giữa năm 2009.

9. Nén video On2, 133triệu USd

Google đã cố mua lại công tycung cấp công nghệ nén tín hiệu hìnhảnh này với giá 106 triệu USD songcuối cùng đã phải nhượng bộ các cổđông của nó và mua với giá trị 133triệu USD trong tháng 1 năm 2010.Mùa hè năm ngoái, Google công bốchuyển công nghệ giải mã video VP8

Những vụ sáp nhập đìnhđám của Google

MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP (M&A)

Page 17: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BT_28_Layout4.pdf · lượngcủaBảntin.Mọiýkiếnđónggóp,thưtừ,tin,bàixingửivề:

v C A 17CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 28 - 2011

của On2 thành mã nguồn mở vàđổi tên thành WebM trong nỗ lựcmuốn dùng công nghệ này thaythế cho chuẩn H.264 đang được sửdụng rộng rãi như một tiêu chuẩndành cho phim ảnh trực tuyến.

10. Trò chơi trực tuyếnSlide, ước tính khoảng228 triệu USd.

Google đã mua công ty sảnxuất ra trò chơi ăn khách Super-Poke này vào tháng 8 năm 2010với giá trị tương đối “khủng” (giában đầu chỉ là 182 triệu USD). Slidehiện vẫn đang hoạt động độc lậptrong lòng Google và có vẻ chưacống hiến được nhiều lắm choGoogle+. Tuy nhiên, nó cũng đượckỳ vọng sẽ tạo các ứng dụng độclập cho Google như Photovine.

11. Nền tảng trao đổiquảng cáo trực tuyến thờigian thực Admeld, 400triệu USd (nếu đượcthông qua)

Google tuyên bố mua Admeldvào tháng 6 năm 2011 để cải thiệnmảng kinh doanh quảng cáo hiểnthị. Tuy nhiên, các nhà chức tráchlại nói họ cần xem xét kỹ vấn đềnày. Nhưng chắc đó chỉ là vấn đềthời gian. Trước đây, các cơ quanhữu quan cũng nói là sẽ phải“nghiên cứu” các trường hợp iTAvà DoubleClick, nhưng sau đó cácthương vụ này đều được hoàn tất.

12. dịch vụ e-mail vàbảo mật thư điện tử Pos-tini, 625 triệu USd

Google mua công ty này vàotháng 6 năm 2007 và tích hợp cáctiện ích mở rộng (add-on) của nónhư chống thư rác và lưu trữ vàohệ thống Gmail dành cho ngườidùng doanh nghiệp. Đây là buớcđi khá quan trọng của Googletrong việc thâm nhập khối thịtrường doanh nghiệp.

13. dịch vụ du lịch ITA,700 triệu USd

Google đã thành công trongviệc sáp nhập dịch vụ chuyên cungcấp thông tin chuyến bay và cácđại lý du lịch với giá không hề rẻtrong nỗ lực tạo sự khác biệt vớicác dịch vụ tìm kiếm cạnh tranhkhác. Mặc dù vụ sáp nhập nàynhận rất nhiều sự phản đối từ các

đối thủ cạnh tranh có sử dụng cáckết quả tìm kiếm liên quan đếniTA, song nó vẫn được chính phủthông qua.

14. Quảng cáo di độngAdmob, 750 triệu USd

Android chính là động lực thúcđẩy thị trường tìm kiếm di động,nhưng có vẻ vẫn chưa đủ đối vớiGoogle. Hãng đã trả 750 triệu USDđể mua lại AdMob vào tháng 11năm 2009. Kể từ đó, các nhà lãnhđạo AdMob, bao gồm cả ngườisáng lập kiêm CEO Omar Hamoui(ảnh) đều đã rời khỏi công ty.Nhiều nguồn tin cho biết sự sápnhập này không thành công nhưmong đợi.

15. Chia sẻ videoYouTube, 1,65 tỷ USd

Google đã tương đối mạohiểm với các vấn đề liên quan tớibản quyền và sở hữu trí tuệ khimua dịch vụ chia sẻ video này vàonăm 2006. Dưới sự điều hành khônkhéo của Google, YouTube bắtđầu có lãi và kiếm được khoảng 1tỷ USD mỗi năm. Năm nay Googleđang tăng số lượng nhân sự phụtrách YouTube lên 30% so vớitrước và xây dựng một đội ngũbán quảng cáo đông đảo chomảng này.

16. Công nghệ quảngcáo hiển thị doubleClick,3,1 tỷ USd

Vụ mua DoubleClick vào năm2007 đã đưa Google trở thành“ông kẹ” trong lĩnh vực quảng cáohiển thị (display advertising). Hiệngiờ Google kiếm được khoảng 2,5tỷ USD doanh thu từ mảng quảngcáo này nhưng trong đó có 1 tỷUSD do YouTube đóng góp. Nhưvậy quảng cáo hiển thị cũng chưathể so sánh được với mảng kinhdoanh cốt lõi của công ty là quảngcáo dựa trên từ khóa tìm kiếm.Song quảng cáo hiển thị là mộtmảng kinh doanh khá quan trọngtrong lĩnh vực quảng cáo hiện nayvà dù sao thì mua lại một doanhnghiệp sừng sỏ trong lĩnh vực nàynhư DoubleClick vẫn dễ và nhanhhơn nhiều so với tự xây dựng mộtnền tảng như vậy.

Hà PHẠm (Tổng­hợp)

quyền sở hữu để có biện pháp ứng phó kịpthời.

Về mặt pháp lý, thị trường chứng khoánViệt Nam đã có một số quy định về công bốthông tin, quy chế giao dịch. Những quyđịnh đó đã khá phù hợp các chuẩn mựcquốc tế về đảm bảo minh bạch thông tin,cũng như đảm bảo quyền lợi cho các cổđông của Doanh nghiệp niêm yết. Tuynhiên, chúng ta vẫn cần những quy định chitiết hơn, cũng như cần có thêm cơ chế giámsát và các biện pháp chế tài phù hợp hơn.

Một trong những mặt trái của việc niêmyết là gia tăng nguy cơ bị thâu tóm. Đây làđiều mà các doanh nghiệp phải chấp nhậnvà chuẩn bị ứng phó. Mặt khác, việc thâutóm doanh nghiệp không phải lúc nàocũng ảnh hưởng xấu đến quyền lợi của cáccổ đông. Thậm chí có nhiều trường hợp còncó lợi cho doanh và nghiệp các cổ đông.Hoạt động thâu tóm doanh nghiệp sẽ làmtăng cung cổ phiếu giúp các nhà đầu tư cóđiều kiện bán cổ phiếu để thu hồi vốn trongbối cảnh thanh khoản của thị trường thấp,sẽ tác động làm giá cổ phiếu tăng lên gầnhơn với giá trị thực, có thể dẫn tới việc thayđổi ban điều hành mới trong trường hợpban điều hành cũ hoạt động không hiệuquả... Do vậy, cơ quan quản lý, các doanhnghiệp và các cổ đông nên nhìn nhậnkhách quan hơn hoạt động thâu tóm doanhnghiệp.

Thanh khoản thị trường sẽ có cơ hội cảithiện nhờ phần nào hoạt động thâu tóm. Vàhoạt động này cũng sẽ có ý nghĩa tích cựcđối với thị trường trước nguồn cung dự kiếnsẽ tăng lên do một số quỹ lớn đặt mục tiêuthoái vốn và đóng quỹ. Trong bối cảnh thịtrường suy thoái, giá nhiều loại cổ phiếuxuống rất thấp. Xét về ngắn hạn, người thâutóm có thể hưởng lợi nhanh chóng từ việcthanh lý các tài sản của công ty sau khi thâutóm. Về dài hạn, khi các công ty vẫn có cơcấu kinh tế tốt, nền kinh tế vẫn có tiềm năngtăng trưởng tốt trong dài hạn. Giá cổ phiếuxuống thấp là do xu hướng ngắn hạn củathị trường, những khó khăn nhất thời củanền kinh tế hoặc sự yếu kém của ban điềuhành hiện tại. Trong trường hợp này, ngườithâu tóm sẽ hưởng lợi lớn trong dài hạn, saukhi thâu tóm công ty và thay đổi ban điềuhành. Khi những quỹ lớn đặt mục tiêu thoáivốn hay đóng quỹ, thì cũng có những nhàđầu tư mới gia nhập thị trường. Trong đó, cónhững nhà đầu tư đặt mục tiêu đầu tư tàichính thuần túy, cũng có những nhà đầu tưđặt mục tiêu đầu tư chiến lược. Đây chính lànhững động lực chủ yếu khiến cho làn sóngthâu tóm doanh nghiệp sẽ diễn ra mạnh mẽhơn trong thời gian tới.

Thâu tóm doanh nghiệp...(Tiếp­theo­trang­15)

Page 18: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BT_28_Layout4.pdf · lượngcủaBảntin.Mọiýkiếnđónggóp,thưtừ,tin,bàixingửivề:

v C A18 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 28 - 2011

GÓC NGƯỜI TIÊU DÙNG

Tạp chí Người tiêu dùng là cơquan ngôn luận của cơ quan HộiTiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu

dùng Việt Nam, là tạp chí có hoạtđộng sớm nhất viết về bảo vệ quyềnlợi người tiêu dùng. Được thành lập từnăm 1991 với phương châm “Mongmuốn tạo ra một diễn đàn và phươngtiện để thông tin, phổ biến kiến thức,nâng cao trình độ hiểu biết của ngườitiêu dùng về quyền lợi và trách nhiệmcủa mình, làm cầu nối giữa người tiêudùng với các cơ quan quản lý nhànước, người sản xuất và kinh doanhvới mục đích nâng cao chất lượnghàng hoá, dịch vụ, bảo vệ môi trường,đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùngvà phát triển kinh tế xã hội một cách

lành mạnh, kếthợp và kiến

nghị với các cơ quan chức năng củanhà nước để làm các công việc điềutra, giải quyết khiếu nại của người tiêudùng”.

Tạp chí Người tiêu dùng đượcthành lập và hoạt động song song vớiquá trình hoạt động của Hội ViNAS-TAS, trong thời gian đầu hoạt độngcủa Tạp chí gặp rất nhiều khó khănbởi nhận thức của người tiêu dùngViệt Nam từ những năm đầu 90 củathế kỷ 20 là rất thấp, chưa kể nguồnkinh phí hạn hẹp để hoạt động,nhưng với tinh thần yêu nghề, sẵnsàng cống hiến cho công tác bảo vệquyền lợi người tiêu dùng, đội ngũcán bộ của tạp chí người tiêu dùng đãnỗ lực vượt qua các khó khăn để đưatạp chí ngày càng được bạn đọc yêuthích. Những ngày đầu tạp chí chỉđược phát hành với số lượng khiêm

tốn mỗi tháng một số nhưng chođến nay tạp chí đã ban hành 3

số 46 trang một tháng vớinhiều nội dung phong

phú để thông tin, hướngdẫn người tiêu dùng vềquyền lợi của người tiêudùng, cách thức để thựchiện quyền đó, cũng nhưcảnh báo về những sảnphẩm kém chất lượng,

đơn vị kinh doanh lừadối người tiêu dùng,

đồng thời cũngđưa ra những

hướng dẫn người tiêu dùng mua vàsử dụng hàng hóa hợp lý, tuân thủđường lối chủ chương của Đảng vàNhà nước.

Những nỗ lực ấy đã được ghi nhậnqua những danh hiệu thi đua do cáccấp các ngành dành cho cá nhân vàtập thể Tạp chí. Lãnh đạo Tạp chí đượctặng bằng khen của Bộ Công Thươngvề bảo vệ quyền lợi Người tiêu dùng,bằng khen của Liên Hiệp các Hội khoahọc và kỹ thuật Việt Nam trong xâydựng và phát triển khoa học kỹ thuật.Về tập thể, liên tục hàng năm đượctặng Bằng khen của Bộ Công thươngvà Liên hiệp các Hội khoa học và kỹthuật Việt Nam. Đặc biệt, ghi dấu sựkiện 20 năm thành lập, Tạp chí Ngườitiêu dùng đã được Thủ tướng Chínhphủ tặng Bằng khen vì “Đã có nhiềuthành tích trong công tác từ năm2008 đến năm 2010, góp phần vào sựnghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội vàbảo vệ Tổ quốc”.

Hy vọng rằng, để tiếp nối nhữngthành tích đạt được trong thời gianqua, trong thời gian tới Tạp chí Ngườitiêu dùng sẽ có nhiều cố gắng hơnnữa làm cầu nối thông tin giữa ngườitiêu dùng, các tổ chức cá nhân sảnxuất kinh doanh và cơ quan nhà nước,kịp thời thông tin cảnh báo cho ngườitiêu dùng về hàng hóa dịch vụ kémchất lượng lưu thông trên thị trườngvà tuyên dương tổ chức cá nhân cungcấp hàng hóa dịch vụ tốt ra thị trường,thực hiện tốt cam kết với người tiêudùng để xứng đáng là Tạp chí củangười tiêu dùng – cơ quan ngôn luậncủa Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ ngườitiêu dùng Việt Nam.

đOàN QUANG đÔNG

Thứ­nhất:­Như đã giới thiệu trênđây, mọi nguyên tắc đều có thể cóngoại lệ. Hơn thế nữa, nội hàm củakhái niệm, phạm trù, nhất là trongkhoa học xã hội, khó có thể là bấtbiến. Chúng luôn có thể thay đổi,phát triển trước những yêu cầu củacuộc sống luôn vận động phát triển.Các nhà luật học Việt Nam đã đưa vàomáu mình nguyên tắc xét xử tập thểvà hai cấp xét xử (mà điều này vẫnluôn đúng) nên nếu có những trườnghợp ngoại lệ khác đi chắc họ sẽ phảnđối. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận nhữngnguyên tắc đó trong sự vĩnh cửu vàtuyệt đối thì quả là thiếu biện chứng.

Lúc đó, người ta lại chỉ thấy rừng màkhông thấy cây.

Thứ­hai,­tập thể xét xử theo haicấp suy cho cùng cũng chỉ là nhữngnguyên tắc không có mục đích gìkhác là đảm bảo công lý. Theo cái lô-gíc đó, bằng một cách khác, khôngcần áp dụng nguyên tắc này mà cũngđi đến cùng một kết quả (công lý)trong khi chi phí xã hội được giảm bớtvà hiệu quả của pháp luật được tănglên thì có lẽ cũng cần xem lại giá trịphổ biến của nguyên tắc.

Thứ­ba,­ trong thực tiễn của đờisống pháp lý nước ta, đã có sự chấpnhận về giá trị chung thẩm củanhững quyết định tại các cơ quan tòaán hay trọng tài. Thêm vào đó, thựctiễn áp dụng chế độ xét xử tập thể ở

nước ta đang còn nhiều vấn đề cầnxem xét về phương diện thực chất.

Thứ­tư,­mặc dù đây là những vấnđề hiến định nhưng sau nhiều triềuđại của hiến pháp chúng ta vẫn chưacó một giải thích chính thức nào vìmục tiêu phát triển và bổ sung hiếnpháp nên cũng khó có thể khẳngđịnh là việc này có nguy cơ vi hiến.Bên cạnh đó, Bộ luật tố dụng dân sựđang được nghiên cứu sửa đổi và đãđến lúc chín muồi để chúng ta chuẩnbị cho một sự sửa đổi căn bản Hiếnpháp, phục vụ cho phát triển và hoànthiện nhà nước pháp quyền XHCN vàhội nhập quốc tế mà không chỉ trênphương diện kinh tế.

PGS. TS NGUYễN NHƯ PHáT

một số vấn đề...(Tiếp­theo­trang­24)

Tạp chí Người tiêu dùng 20 nămthành lập và phát triển

Page 19: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BT_28_Layout4.pdf · lượngcủaBảntin.Mọiýkiếnđónggóp,thưtừ,tin,bàixingửivề:

v C A 19CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 28 - 2011

Một số khía cạnh khuvực của chính sáchbảo vệ người tiêudùng trong ASEAN

ASEAN và khu vực Châu Á-TháiBình Dương được coi là mộttrong những khu vực phát

triển nhanh và năng động nhất trênthế giới, cho đến tận khi cuộc khủnghoảng tài chính Châu Á nổ ra năm1997. Sau thời kỳ khó khăn đầy biếnđộng này, các quốc gia ASEAN bắtđầu đối diện với những thách thứcmới xuất hiện của quá trình toàn cầuhóa và phát triển kinh tế nói chungbằng cách bắt đầu một tiến trình hộinhập sâu rộng vào khu vực để tăngcường nội lực cũng như tiếp tục cáccam kết của mình với chính sách pháttriển kinh tế thị trường. Cách tiếp cậnmới đối với hội nhập khu vực trongASEAN này dựa trên khái niệm “Chủnghĩa khu vực mở”, có nghĩa là cânbằng giữa việc tự do hóa thương mạivà đầu tư trong nội bộ với ngoài khuvực, nhằm tạo ra một thị trường khuvực có độ gắn kết cao trên thực tế.Các quốc gia ASEAN, do đó, đã tiếnhành việc triển khai một loạt cácchường trình hội nhập khu vực như:Khu vực đầu tư ASEAN (AiA), Hiệpđịnh khung về Dịch vụ trong ASEAN(AFAS) và Khu vực mậu dịch tự doASEAN (AFTA), gần đây nhất là việctiến tới xây dựng một Cộng đồngkinh tế ASEAN (AEC).

Về nguyên tắc, một thị trường hộinhập như vậy có thể mang lại nhữnglợi ích khổng lồ về mặt kinh tế chocác doanh nhân cũng như người dântrong khu vực. Ví dụ, đối với cácdoanh nghiệp trong ASEAN, việc cómột Cộng đồng kinh tế ASEAN cónghĩa là có thể phân bổ nguồn lực

một cách hiệu quả hơn trong toànkhu vực, phân công lao động hợp lýhơn, cũng như một thị trường khuvực lớn hơn nhiều so với từng thịtrường quốc gia thành viên, trong đócác hàng hóa và dịch vụ của họ đượchưởng nhiều ưu đãi, và một số lợi íchkhác nữa. Mặt khác, người tiêu dùng(NTD) trong khu vực có thể được lợitừ mức giá cạnh tranh hơn và các sảnphẩm được đa dạng hóa với chấtlượng cao. Tuy nhiên, trong một khuvực nơi hàng hóa và dịch vụ có thể tựdo giao thương, có khả năng cáchành vi lừa đảo, hay các hành vithương mại không công bằng có thểxuất hiện nhiều hơn, trong khi việcsản phẩm hỏng hóc hay thiệt hại choNTD cũng không thể bị loại trừ.Không may là, trong khi các chínhsách khu vực về phát triển thươngmại và đầu tư đang được phát triểnvới một tốc độ ngày càng cao, vấn đềbảo vệ quyền lợi NTD, một trong cácchính sách hỗ trợ quan trọng, lại chưađược chú trọng lắm trong ASEAN.

Lý do chúng ta phải bảo vệ quyềnlợi NTD trong nội bộ từng nước là khárõ ràng. Vì các thị trường không phảilúc nào cũng cạnh tranh, do bản chấthay do các hành vi cá nhân, và vìtrong bất cứ một thị trường tự do vàmở cửa nào, thất bại của thị trường làkhông thể tránh khỏi trong một sốtrường hợp, không phải lúc nào tacũng có thể trừng phạt các nhà sảnxuất vì không trung thực hay lừa đảo.Ngoài ra, thông tin bất đối xứng vàhiểu biết hạn chế cũng làm cho NTDcàng thêm dễ bị lừa đảo hay lợi dụng.

Page 20: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BT_28_Layout4.pdf · lượngcủaBảntin.Mọiýkiếnđónggóp,thưtừ,tin,bàixingửivề:

v C A20 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 28 - 2011

GÓC NGƯỜI TIÊU DÙNG

Đây là khi chính sách bảo vệ quyềnlợi NTD trở thành một công cụ chínhsách không thể thiếu. Chính sách nàygiúp đảm bảo rằng NTD có thể đưa ranhững quyết định thông thái về chọnlựa của mình và người bán phải hoànthành những hứa hẹn của họ về sảnphẩm được rao bán. Nói cách khách,chính sách bảo vệ quyền lợi NTD giúpngăn các nhà sản xuất khỏi thực hiệncác hành vi kinh doanh không trungthực và không công bằng trong khicố kiếm lời. Tại các quốc gia đangphát triển, chính sách bảo vệ quyềnlợi NTD còn bao hàm một số mục tiêuphát triển xã hội khác. Ví dụ, nó đảmbảo NTD có quyền được thụ hưởngcác hàng hóa và dịch vụ thiết yếu dùtrong nghèo đói, đưa ra một tiêuchuẩn tối thiểu về vệ sinh và sức khỏecho công chúng và cung cấp một sốbiện pháp bảo vệ, ví dụ như giảiquyết khiếu nại cho NTD, v.v.

Các quốc gia ASEAN nhận thựckhá rõ các mục tiêu chính sách côngcó xu hướng thị trường này của chínhsách bảo vệ quyền lợi NTD. Sáu trongsố 10 quốc gia ASEAN hiện nay đã vàđang xây dựng môt hệ thống bảo vệquyền lợi NTD ở cấp quốc gia, baogồm indonesia, Malaysia, Philippines,Singapore, Thailand và Việt Nam. Chỉcó 4 quốc gia, bao gồm Brunei, Cam-bodia, Lao và Myanmar là còn chưathông qua được Luật Bảo vệ quyềnlợi NTD, mặc dù họ cũng có một sốluật và quy định có mục tiêu bảo vệquyền lợi NTD, hoặc đang trong quátrình soạn thảo luật này.

Không may, ở tầm khu vựcASEAN, sự cần thiết phải bảo vệquyền lợi NTD chưa được nhận thứcrõ ràng như vậy, không giống như ởmột số khu vực khác trên thế giới.Trước tiên, cần phải có các chính sáchbảo vệ quyền lợi NTD hiệu quả để cácđiều kiện thúc đẩy việc mua sắmhàng hóa dịch vụ hoặc tìm nguồncung xuyên biên giới không bị cảntrở. Dù các rào cản đối với thươngmại hàng hóa và dịch vụ trong khuvực có được dỡ bỏ, sự khác biệt vềluật pháp, thể chế và văn hóa tại cácquốc gia khác nhau sẽ khiến cho việcbảo vệ quyền lợi NTD tham gia vàocác hoạt động thương mại xuyênquốc gia trở nên khó khăn. Thươngmại theo hướng này sẽ còn bị cản trởtrừ phi quyền lợi của NTD được bảovệ khỏi các nguy cơ rình rập trongcác giao dịch đa quốc gia, ví dụ tronglĩnh vực trách nhiệm sản phẩm. Nếu

chúng ta không giải quyết các vấn đềnày một cách thỏa đáng, việc hộinhập các thị trường quốc gia có thểchậm lại. Kết quả là việc phát triểncác khung chính sách bảo vệ quyềnlợi NTD hiệu quả là một điều kiện cầnđể Cộng đồng kinh tế ASEAN có thểhoạt động nhuần nhuyễn trongtương lai. Vì thế mà người ta đã cóđưa lĩnh vực chính sách này vào kếhoạch xây dựng Cộng đồng kinh tếASEAN.

Thứ hai, các quan ngại ngày cànggia tăng về an toàn thực phẩm, tiếnbộ khoa học công nghệ và việc nộihóa các hoạt động kinh doanh cũnglàm nổi lên tầm quan trọng của côngtác bảo vệ quyền lợi NTD. Các vấn đềnày khiến việc bảo vệ quyền lợi NTDtrở thành một lĩnh vực tiềm ẩn nhiềutranh cãi và khá nhạy cảm về mặtchính trị, đặc biệt khi nguồn gốc củanguy cơ lại nằm ngoài biên giới quốcgia. Sự tăng trưởng nhanh chóng củathương mại dịch vụ xuyên biên giớigiữa các quốc gia thành viên ASEANvà với các quốc gia khác trên thế giớicũng làm xuất hiện các quan ngại vềlòng tin của NTD khi họ sử dụng dịchvụ của nhà cung cấp đóng tại mộtquốc gia khác. Các tiến triển này đãkhiến cho các vấn đề trong quan hệnội bộ và ngoài khu vực ASEAN phátlộ. Tiến bộ khoa học, ví dụ nhưthương mại điện tử và hệ thốngthông tin điện tử khiến cho tiềmnăng của việc khai thác các thịtrường khác bằng các phương phápmới tiết kiệm hơn tăng cao. Các tiếnbộ này cũng dẫn đến các vấn đề mớivề bảo vệ quyền lợi NTD vì các hệthống marketing, phân phối và bánhang khác biệt hoàn toàn đang xuấthiện như vũ bão trên xa lộ thông tin.Các hệ thống dựa trên công nghệthông tin giúp thương mại trong vàngoài khu vực phát triển, và đồngthời làm rõ thêm mối tương quangiữa chính sách bảo vệ quyền lợi NTDvà lộ trình hội nhập thị trường vàphát triển kinh tế trong ASEAN.

Cuối cùng nhưng không kémphần quan trọng, từ lâu việc bảo vệquyền lợi NTD đã khá gắn kết với cácyêu cầu về tiêu chuẩn và kỹ thuật.Trong khi vẫn tôn trọng chủ quyềnquốc gia trong việc theo đuổi cácmục tiêu chính sách công bằng chínhsách bảo vệ quyền lợi NTD, các địnhchế khu vực khác như NAFTA chẳnghạn, đang cố gắng đăm bảo rằngchính sách bảo vệ quyền lợi NTD của

các quốc gia thành viên không trởthành các rào cản phi thuế quan hoặccác cản trở “trong biên giới” đối vớithương mại. Một lần nữa, chúng ta cócơ sở để đưa vấn đề bảo vệ quyền lợiNTD lên tầm khu vực.

“Các­nhà­kinh­tế­học­đưa­ra­nhữngđiều­cần­làm­ngay­trong­khi­các­luật­sưphải­tìm­ra­cách­làm­thế­nào­để­thựchiện­những­việc­đó”­-­Cựu Tổng thư kýASEAN Tướng Rodolfo C. Severinotừng nói và phát biểu này đã tóm gọnnhững góc cạnh của tiến trình hộinhập khu vực về chính sách và phápluật. Dĩ nhiên, có nhiều cách để làmviệc này, từ việc thiết lập các cơ chếdối thoại để trao đổi kiến thức và kinhnghiệm, hay các bài học, ký kết cáchiệp định công nhận lẫn nhau vềpháp lý (MRAs), đến việc hài hòa hóapháp luật và chính sách. Mức độ caonhất sẽ là thông qua các chính sáchchung và thiết lập một định chế khuvực có quyền đưa ra các quyết dịnhcó tính ràng buộc hay các biện phápkhác có thể được áp dụng trực tiếptại các quốc gia thành viên, như ởLiên minh Châu Âu. Hợp tác trongASEAN về bảo vệ quyền lợi NTD mớichỉ dung ở mức độ đầu tiên, mức độđối thoại với việc thành lập Ủy banASEAN về Bảo vệ quyền lợi NTD(ACCP)

Khi ASEAN trở nên ngày càng hộinhập, và các vấn đề mới liên quanđến NTD xuất hiện, đồng thời việchợp tác và phát triển sâu rộng hơntrong lĩnh vực này cũng trở nên cấpthiết hơn. Các khung pháp lý và thểchế hiện tại ở các quốc gia ASEAN vềbảo vệ quyền lợi NTD cần được củngcố, có tham khảo từ kinh nghiệm khuvực và thế giới, cũng như đượchưởng lợi từ các hoạt động xây dựngnăng lực. Các quốc gia ASEAN chưacó luật bảo vệ quyền lợi NTD nênđược khuyến khích tham gia tích cựchơn vào các hoạt động của khu vực,để có thể tiến bộ và đuổi kịp. Mặc dùthực tế ASEAN còn xa mới tới tầm hàihòa hóa luật lệ, hoặc thực thi chínhsách chung, các cơ quan bảo vệquyền lợi NTD, các nhà hoạt đọng xãhội và chuyên gia cần phải đượckhuyến khích giao lưu với nhau đểcác khoảng cách lập pháp và hànhpháp có thể được thu hẹp, và đưa rađược một lộ trình hành động trongtương lai.

QUẾ ANH PHẠm

(Giám­đốc,­CUTS­Hanoi)

Page 21: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BT_28_Layout4.pdf · lượngcủaBảntin.Mọiýkiếnđónggóp,thưtừ,tin,bàixingửivề:

v C A 21CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 28 - 2011

>> Câu hỏi 1: Có hình thứcmua lại nào không bị coi làtập trung kinh tế hay không?

�Trả lờiTrường hợp doanh nghiệp bảo

hiểm, tổ chức tín dụng mua lại doanhnghiệp khác nhằm mục đích bán lạitrong thời gian dài nhất là 01 nămkhông bị coi là tập trung kinh tế, khiđó:

- Doanh nghiệp mua lại khôngthực hiện quyền kiểm soát hoặc chiphối doanh nghiệp bị mua lại; hoặc

- Thực hiện quyền kiểm soát/chiphối nhưng chỉ trong khuôn khổ bắtbuộc để đạt được mục đích bán lại.

>>Câu hỏi 2: Pháp luật việtNam quy định về hình thứcthực hiện m&A như thế nào?

�Trả lời- Góp vốn trực tiếp vào doanh

nghiệp thông qua việc góp vốn điềulệ công ty TNHH hoặc mua cổ phầnphát hành để tăng vốn điều lệ củacông ty cổ phần.

- Mua lại phần vốn góp hoặc cổphần đã phát hành của thành viênhoặc cổ đông của công ty. Khônggiống như hình thức góp vốn trựctiếp vào doanh nghiệp, đây là hìnhthức đầu tư không làm tăng vốn điềulệ của doanh nghiệp nhưng có thểlàm thay đổi cơ cấu sở hữu vốngóp/cổ phần của doanh nghiệp.

- Mua, bán doanh nghiệp chỉđược áp dụng đối với doanh nghiệptư nhân theo quy định của LuậtDoanh nghiệp và một số doanhnghiệp nhà nước, bộ phận doanhnghiệp nhà nước theo quy định củapháp luật về giao, bán, khoán kinhdoanh, cho thuê công ty nhà nước.

Sáp nhập doanh nghiệp là hìnhthức kết hợp một hoặc một số côngty cùng loại (công ty bị sáp nhập) vàomột công ty khác (công ty nhận sápnhập) trên cơ sở chuyển toàn bộ tàisản, quyền và nghĩa vụ của công ty bịsáp nhập vào công ty nhận sáp nhập.Công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại,công ty nhận sáp nhập vẫn tồn tại vàkế thừa toàn bộ tài sản, quyền vànghĩa vụ của công ty bị sáp nhập.

Hợp nhất doanh nghiệp là việchai hoặc nhiều công ty cùng loại(công ty bị hợp nhất) kết hợp thànhmột công ty mới (công ty hợp nhất).Các công ty bị hợp nhất chấm dứt tồn

tại và hình thành mới một công tytrên cơ sở kế thừa toàn bộ tài sản,quyền và nghĩa vụ của các công ty bịhợp nhất.

Chia, tách doanh nghiệp là hìnhthức M&A đặc thù bởi việc kiểm soátdoanh nghiệp đạt được thông quaviệc làm giảm quy mô doanh nghiệpvà do vậy việc kiểm soát doanhnghiệp chỉ thực hiện đối với từngphần doanh nghiệp nhất định. Chủthể chính của hoạt động chia táchdoanh nghiệp là các thành viên hoặccổ đông hiện tại của công ty. Chia,tách doanh nghiệp được áp dụng đốivới loại hình công ty TNHH hoặc côngty cổ phần.

Chia doanh nghiệp là việc mộtcông ty bị chia thành nhiều công tymới, công ty bị chia chấm dứt tồn tại,các công ty mới liên đới thực hiệnnghĩa vụ của công ty bị chia.

Tách doanh nghiệp là việc mộtcông ty bị tách một phần tài sản,quyền và nghĩa vụ để hình thành mộtcông ty mới. Công ty bị tách vẫn tồntại và hình thành một công ty mới, cáccông ty này vẫn phải liên đới chịutrách nhiệm về các nghĩa vụ của côngty bị tách.

Trong số các hình thức M&A nêutrên, hình thức góp vốn vào công tyvà mua vốn góp, cổ phần của công tysẽ là những hoạt động chính vàthường xuyên, phổ biến nhất vì đa sốcác doanh nghiệp thuộc loại hìnhcông ty TNHH hoặc cổ phần. Các hìnhthức M&A khác chỉ là những hình thứcđược áp dụng với những hoạt độngđầu tư đặc thù. Hình thức bán công tynhà nước sẽ giảm dần vì theo lộ trìnhquy định, các công ty nhà nước sẽđược chuyển hết sang loại hình côngty TNHH hoặc công ty cổ phần hoạtđộng theo Luật Doanh nghiệp.

>>Câu hỏi 3: Sự khác nhaugiữa mua bán và sáp nhập làgì?

�Trả lờiMặc dù mua bán và sáp nhập

thường được đề cập cùng nhau vớithuật ngữ quốc tế phổ biến là “M&A”nhưng hai thuật ngữ Mua bán và Sápnhập vẫn có sự khác biệt về bản chất.

Khi một công ty mua lại (tiếpquản) một công ty khác và đặt mìnhvào vị trí chủ sở hữu mới thì thươngvụ đó được gọi là mua bán. Dưới khíacạnh pháp lý, công ty bị mua lại

không còn tồn tại, bên mua đã “nuốtchửng” bên bán và cổ phiếu của bênmua không bị ảnh hưởng.

Theo nghĩa đen thì sáp nhập diễnra khi hai doanh nghiệp, thường cócùng quy mô, đồng thuận gộp lạithành một công ty mới thay vì hoạtđộng và sở hữu riêng lẻ. Loại hình nàythường được gọi là “Sáp nhập ngangbằng”. Cổ phiếu của cả hai công ty sẽngừng giao dịch và cổ phiếu của côngty mới sẽ được phát hành. Trường hợpDaimler-Benz và Chrysler là một ví dụvề sáp nhập: hai hãng Sáp nhập vàmột công ty mới (pháp nhân mới) rađời mang tên DaimlerChrysler.

Tuy nhiên, trên thực tế hình thứcsáp nhập ngang bằng không diễn rathường xuyên do nhiều lý do. Mộttrong những lý do chính là việc truyềntải thông tin ra công chúng cần có lợicho cả công ty bị mua và công ty mớisau khi sáp nhập. Thông thường, mộtcông ty mua một công ty khác vàtrong thỏa thuận đàm phán sẽ chophép công ty bị mua tuyên bố với bênngoài rằng hoạt động này là sáp nhậpngang bằng cho dù về bản chất làhoạt động mua bán.

Một thương vụ mua bán cũng cóthể được gọi là sáp nhập khi cả haibên đồng thuận liên kết cùng nhau vìlợi ích cho cả hai công ty. Nhưng khibên bị mua không không muốn bịthâu tóm thì sẽ được coi là mộtthương vụ mua bán. Một thương vụđược coi là mua bán hay sáp nhậphoàn toàn phụ thuộc vào việc nóđược diễn ra một cách thân thiện giữahai bên hay hay bị ép buộc thâu tómnhau. Mặt khác, nó còn là cách truyềntải thông tin ra bên ngoài cũng như sựnhìn nhận của ban giám đốc, nhânviên và cổ đông của công ty.

Hà PHẠm

HỎI ĐÁP

Page 22: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BT_28_Layout4.pdf · lượngcủaBảntin.Mọiýkiếnđónggóp,thưtừ,tin,bàixingửivề:

v C A22 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 28 - 2011

� Thủ tướng chỉ đạothực hiện 9 nhiệm vụtrọng tâm về đấu thầu

Từ­thực­tế­hiệu­quả­hoạt­động­đấuthầu­năm­2010­còn­một­số­tồn­tại­như:Cơ­chế,­chính­sách­chưa­được­hướngdẫn­kịp­thời;­năng­lực­của­chủ­đầu­tư,bên­mời­thầu,­các­tổ­chức­tư­vấn­ở­mộtsố­địa­phương­còn­hạn­chế;­công­tácđào­ tạo­ chưa­ được­ triển­ khai­ toàndiện…­Ngoài­ra,­chất­lượng­báo­cáo­vềđấu­ thầu­của­một­ số­Bộ,­ngành,­địaphương­còn­mang­tính­hình­thức,­vấnđề­ quản­ lý­ sau­ đấu­ thầu­ chưa­ đượcquan­tâm­đúng­mức.

Ngày 03 tháng 08 năm 2011, Thủtướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số1315/CT-TTg về chấn chỉnh việc thựchiện hoạt động đấu thầu sử dụngvốn nhà nước, nâng cao hiệu quảcông tác đấu thầu, với 09 nhiệm vụtrọng tâm phải thực hiện trong thờigian tới.

Cụ thể, các Bộ, ngành, địaphương cần tăng cường kiểm tra,giám sát việc thực thi pháp luật vềđấu thầu và chấp hành nghiêm túcchế độ xử lý vi phạm về đấu thầu; kịp

thời kiểm điểm, xử lý nghiêm cánhân, tổ chức không thực hiện hoặcthực hiện không đầy đủ các quy địnhcủa pháp luật về đấu thầu.

Thực hiện đúng chỉ đạo của Thủtướng về tình hình thực hiện chỉ địnhthầu, tập trung bố trí vốn và chỉ đạothực hiện dứt điểm đối với các góithầu, dự án trong danh mục đượcThủ tướng cho phép áp dụng chỉđịnh thầu và gia hạn sang năm 2011để đảm bảo hoàn thành trước cuốinăm 2011.

Các gói thầu không thuộc trườnghợp được chỉ định thầu cần được tổchức đấu thầu rộng rãi hoặc các hìnhthức khác phù hợp theo quy định.Trường hợp các gói thầu đủ điều kiệnáp dụng chỉ định thầu nhưng vẫn cóthể tổ chức đấu thầu thì khuyếnkhích tổ chức đấu thầu để đảm bảohiệu quả kinh tế và tránh gây lãng phínguồn vốn nhà nước.

Bên cạnh đó, các Bộ, ngành, địaphương cần chủ động chỉ đạo chủđầu tư, bên mời thầu các dự án sửdụng vốn nhà nước theo quy địnhcủa pháp luật về đấu thầu, nghiêmtúc thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng

về việc sử dụng vật tư, hàng hóa sảnxuất trong nước trong công tác đấuthầu các dự án sử dụng vốn nhà nước

Cũng trong Chỉ thị này, Thủ tướnggiao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì,phối hợp với các cơ quan liên quankiểm tra, giám sát để phát hiện và yêucầu xử lý kịp thời những vi phạmtrong công tác đấu thầu; báo cáo Thủtướng để xử lý nghiêm minh đối vớicác vi phạm trong trường hợp cầnthiết…

� Từ 23 tháng 9, kiểmsoát chặt hàm lượnghóa chất trong đồđiện, điện tử

Hàm­lượng­các­hóa­chất­độc­hạinhư:­ chì,­ thuỷ­ngân,­ crôm...­ có­ tronghàng­loạt­các­sản­phẩm­điện,­điện­tửlưu­ thông­ trên­ thị­ trường­ Việt­ Namkhông­được­vượt­quá­0,1%­khối­lượngsản­phẩm.

Đây là quy định mới được BộCông Thương ban hành trong Thôngtư số 30/2011/TT-BCT ngày 10 tháng08 năm 2011 quy định tạm thời giớihạn hàm lượng cho phép của một sốhóa chất độc hại trong sản phẩmđiện, điện tử.

Theo Thông tư này, có 08 nhómsản phẩm điện, điện tử lưu thông trênthị trường Việt Nam phải đảm bảogiới hạn hàm lượng cho phép củamột số hóa chất độc hại, gồm: Thiếtbị gia dụng loại lớn; thiết bị gia dụngloại nhỏ; thiết bị công nghệ thông tinvà truyền thông; thiết bị tiêu dùng;thiết bị chiếu sáng; công cụ điện, điệntử (trừ các công cụ lớn, cố định sửdụng trong công nghiệp); đồ chơi,thiết bị giải trí, thể thao; dụng cụ đolường tự động.

Các nhóm sản phẩm nêu trênphải đảm bảo hàm lượng mỗi hóachất: Chì (Pb), Thủy ngân (Hg), Cromhóa trị 6 (Cr6+), PolybrominatedBiphenyl (PBB) và PolybrominatedDiphenyl Ete (PBDE), không đượcvượt quá 0,1% khối lượng sản phẩm.Riêng đối với hoá chất Cadimi (Cd),hàm lượng cho phép không đượcvượt quá 0,01% khối lượng sản phẩm.

Cũng theo Thông tư này, tổ chức,

cá nhân sản xuất, nhập khẩu sảnphẩm điện, điện tử công bố thông tinchung theo hướng: Các sản phẩmđiện, điện tử do tổ chức, cá nhân sảnxuất, nhập khẩu đã tuân thủ quy địnhcủa Thông tư này về giới hạn hàmlượng cho phép của các chất độc hại.

Việc công bố thông tin thực hiệntheo một trong các hình thức: Đăngtải trên website của tổ chức, cá nhân;thông tin trong tài liệu hướng dẫn sửdụng, có thể dưới dạng sách hướngdẫn sử dụng hoặc giấy tờ hướng dẫnđi kèm sản phẩm; thông tin ở dạngđiện tử; in trực tiếp lên sản phẩmhoặc bao bì. Trong mọi trường hợp, tổchức, cá nhân sản xuất, nhập khẩusản phẩm điện, điện tử tự chịu tráchnhiệm trước pháp luật về tính xácthực của thông tin công bố.

Thông tư này có hiệu lực thi hànhkể từ ngày 23 tháng 09 năm 2011 vàđược thực hiện cho đến khi có Quychuẩn kỹ thuật Quốc gia tương ứngthay thế; từ ngày 01 tháng 12 năm2012, các sản phẩm điện, điện tửđược sản xuất, nhập khẩu phải thựchiện việc công bố thông tin về giớihạn hàm lượng cho phép của một sốhóa chất độc hại theo quy định nêutrên.

VĂN BẢN PHÁP lUẬT MớI BAN HÀNH

Page 23: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BT_28_Layout4.pdf · lượngcủaBảntin.Mọiýkiếnđónggóp,thưtừ,tin,bàixingửivề:

v C A 23CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 28 - 2011

� 11 nội dung cầnphối hợp kiểm tra giữacơ quan quản lý thịtrường và quản lý giá

Liên­Bộ­Công­Thương,­Bộ­Tài­chínhđã­ ban­ hành­ Thông­ tư­ liên­ tịch­ số29/2011/TTLT-BCT-BTC­ngày­04­tháng08­năm­2011­hướng­dẫn­tổ­chức­phốihợp­kiểm­tra­giữa­cơ­quan­quản­lý­thịtrường­và­cơ­quan­quản­lý­giá.

Thông tư ban hành 11 nội dungcần phối hợp kiểm tra, xử lý vi phạm,trong đó có các nội dung như: Thựchiện đăng ký giá, kê khai giá đối vớihàng hoá thuộc Danh mục phải kêkhai giá, đăng ký giá; lợi dụng thiêntai, địch hoạ, diễn biến bất thườnghoặc khó khăn đặc biệt khác của xãhội để găm hàng, đầu cơ nâng giá, épgiá, tăng giá quá mức gây thiệt hạicho người sản xuất, người tiêu dùngvà lợi ích của nhà nước; đưa tin thấtthiệt về tình hình thị trường, giá cảhàng hóa, dịch vụ gây tâm lý hoangmang trong xã hội và bất ổn thịtrường; gian lận thương mại về đónggói, đo lường, chất lượng hàng hóa,dịch vụ…

Cơ quan Quản lý thị trường và cơquan Quản lý giá phối hợp tổ chứccác cuộc kiểm tra thực hiện theo sựchỉ đạo của cấp có thẩm quyền; thựchiện kế hoạch phối hợp giữa cơ quanQuản lý thị trường và cơ quan Quảnlý giá đã được cấp thẩm quyền phêduyệt; kiểm tra đột xuất khi phát hiệncó dấu hiệu vi phạm pháp luật tronglĩnh vực thương mại và lĩnh vực giá

cần phải ngăn chặn kịp thời mà nộidung kiểm tra yêu cầu phải có nghiệpvụ chuyên môn của mỗi bên hoặc khithị trường có biến động bất thườngvề cung cầu, giá cả thay đổi đột biến.

Bên cạnh đó, cơ quan Quản lý thịtrường và cơ quan Quản lý giá phảithường xuyên cung cấp cho nhauthông tin phục vụ công tác phối hợpkiểm tra. Khi phát hiện các hành vi viphạm trong hoạt động thương mạivà lĩnh vực giá, nếu xét thấy cần thiếttrong quá trình kiểm tra, xử lý viphạm cần có nghiệp vụ chuyên môncủa mỗi bên thì cơ quan Quản lý thịtrường có quyền yêu cầu cơ quanQuản lý giá (và ngược lại) phối hợpkiểm tra, xử lý vi phạm.

Cũng theo Thông tư này, việcphối hợp tổ chức kiểm tra giữa cơquan Quản lý thị trường và cơ quanQuản lý giá trên cơ sở chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộmáy của từng cơ quan từ trung ươngđến địa phương; đảm bảo sự thốngnhất, kịp thời hỗ trợ nhau trong côngtác kiểm tra, xử phạt vi phạm hànhchính trong hoạt động thương mại vàlĩnh vực giá; những vướng mắc trongquá trình phối hợp, hai bên bàn bạc,thống nhất giải quyết theo quy địnhcủa pháp luật

Thông tư liên tịch này có hiệu lựckể từ ngày 18 tháng 09 năm 2011.

� Nâng cao năng lựccác chi cục an toàn vệsinh thực phẩm

Quyết­định­1256/QĐ-TTg­của­Thủtướng­ Chính­ phủ­ về­ việcphê­ duyệt­ Đề­ án­ Tăngcường­năng­lực­Chicục­ An

toàn­vệ­sinh­thực­phẩm­tuyến­tỉnh­đếnnăm­2015

Nhằm nâng cao năng lực của cáccơ quan quản lý trong việc phát hiệnvà phòng ngừa các vụ việc vi phạman toàn vệ sinh thực phẩm, đặc biệttrong bối cảnh số vụ việc có chiềuhướng gia tăng và ở khắp các tỉnh

thành trên cả nước. Thủ tướngChính phủ đã ban

hành quyết

định 1256/QĐ-TTg với nội dungchính nhằm:

Nâng cao năng lực của Chi cục Antoàn vệ sinh thực phẩm tuyến tỉnhbảo đảm đủ năng lực quản lý, điềuhành việc kiểm soát chất lượng antoàn vệ sinh thực phẩm, phòngchống ngộ độc thực phẩm và cácbệnh truyền qua thực phẩm;

Xây dựng và ban hành các vănbản nhằm nâng cao vai trò, tráchnhiệm của hệ thống các Chi cục antoàn vệ sinh thực phẩm trên cơ sởtăng cường phối hợp liên ngành

Tăng cường biên chế, đầu tư xâydựng mới hoặc nâng cấp cải tạo trụsở làm việc, trang bị phương tiện làmviệc cho các Chi cục An toàn vệ sinhthực phẩm.

LÊ dUY (Tổng­hợp)

Ảnh:­Google.com.vn

Page 24: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BT_28_Layout4.pdf · lượngcủaBảntin.Mọiýkiếnđónggóp,thưtừ,tin,bàixingửivề:

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

v C A24 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 28 - 2011

(Tiếp­theo­kỳ­trước)

3. Kiểm soát điều kiệngiao dịch chung

Trong thời hiện đại, khi ký kết cáchợp đồng với các nhà cung cấp hànghoá hay sản phẩm đại trà, người tiêudùng dường như không nhìn thấytinh thần “tự do khế ước” của hợpđồng. Họ thường phải chấp nhậnnhững quy tắc bán hàng do chínhnhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ đặtra và về nguyên tắc những quy tắcnày không phải là đối tượng của việcđàm phán. Do phải tồn tại ở thế yếu,người tiêu dùngphải chấp nhận vàđôi khi không biết đến chúng màcũng chẳng biết đến khả năng cầnphải kiểm soát chúng. Mặc dù, nhữngquy tắc này nghiễm nhiên được coi lànội dung của hợp đồng mà theo cáchnhìn lý thuyết của giáo trình, đó lànhững điều khoản thường lệ. Chỉ đếnkhi có tranh chấp xảy ra hay có một sựkiện nào đó, người ta mới vỡ lẽ rarằng, đây là một hiện tượng mangtính pháp lý có liên quan đến hợpđồng.

Các điều kiện giao dịch chungđược các luật gia phương tây mô tả làđứa con của cuộc cách mạng côngnghiệp thế kỷ 19. Với việc xuất hiệnkhả năng sản xuất và cung cấp cácsản phẩm và dịch vụ mang tính hàngloạt và liên tục cho vô số các kháchhàng đã đặt ra vấn đề “tiêu chuẩn hoá”các điều khoản của các hợp đồngmua bán. Trong bối cảnh đó, từ giữathế kỷ trước, các doanh nghiệp, trướctiên là bảo hiểm, giao thông, tín dụngrồi sau đó là các doanh nghiệp sảnxuất, dịch vụ, đều thiết lập cho mìnhnhững quy tắc bán hàng thống nhất,áp dụng chung trong các giao dịchvới khách hàng của mình.

“Điều kiện giao dịch chung” lànhững quy định, quy tắc bán hàng,cung ứng dịch vụ do thương nhânđơn phương ban hành và áp dụngđối với người tiêu dùng. Như vậy, cácđiều kiện giao dịch chung có nhữngđặc điểm:

Một­là,­đây là những quy định, quytắc, điều kiện do thương nhân đơnphương ban hành. Đây có thể coi làđặc điểm nổi bật nhất của điều kiệnthương mại chung. Những quy tắc,

Một số vấn đề lý luận xung quanhluật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùngquy định này được ban hành mộtcách đơn phương mà không có bất kỳsự thỏa thuận nào giữa thương nhânvà người tiêu dùng. Vì vậy, điều kiệngiao dịch chung thường thể hiện ý chíđộc đoán và áp đặt của thương nhân,thường vì mục tiêu dành lấy phầnthuận lợi và an toàn pháp lý cho mìnhvà đẩy quả bóng bất lợi cho phíangười tiêu dùng mà nội dung của nólại có thể vi phạm pháp luật hoặckhông lành mạnh, thiếu đạo đức.Trong khi, các quy tắc, điều kiện đótuy không thể hiện trong hợp đồng(miệng hay văn bản) nhưng trở thànhnội dung mặc nhiên của hợp đồng khingười tiêu dùng tham gia quan hệtiêu dùng.

Hai­là,­điều kiện giao dịch chungđược áp dụng chủ yếu cho người tiêudùng. Như trên đã nói, mục đích củathương nhân khi ban hành các điềukiện thương mại chung là để tạo điềukiện thuận lợi cho họ trong quá trìnhgiao dịch với người tiêu dùng. Do vậy,đối tượng áp dụng chủ yếu của điềukiện thương mại chung là người tiêudùng. Thương nhân khi ban hàng cácđiều kiện thương mại chung khônghướng đến các đối tượng khác nhưcác nhà cung cấp nguyên liệu, phụkiện, các khách hàng lớn mà chủ yếulà để áp dụng cho đối tượng là ngườitiêu dùng nhỏ lẻ. Điều này xuất pháttừ thực tiễn kinh doanh của thươngnhân khi số lượng người tiêu dùngcủa họ là quá lớn không cho phép sử

dụng các hình thức giao kết hợpđồng truyền thống dựa trên nguyêntắc tự do, tự nguyện. Về phương diệnnày, điều kiện giao dịch chung sẽ làcông cụ quan trọng để cải tiến và hợplý hóa phương thức bán hàng hiệnđại.

Ba­là,­điều kiện giao dịch chungáp dụng cho nhiều người tiêu dùngvà sử dụng nhiều lần. Các quy tắc, quyđịnh mà thương nhân ban hànhkhông phải hướng đến một ngườitiêu dùng nào cụ thể hay một trườnghợp nào cụ thể mà nó như một “luật”riêng mà thương nhân áp dụng chonhiều người tiêu dùng và sử dụngmột cách lâu dài. Phương thức bánhàng hóa truyền thống dựa trên cơ sởhợp đồng được giao kết với từng đốitượng theo cách thức khác nhau vàcác quyền, nghĩa vụ cũng có thể có sựkhác nhau trên cơ sở thương lượng,thỏa thuận giữa thương nhân vàngười tiêu dùng. Tuy nhiên, khi sửdụng điều kiện thương mại chung, thìdường như không có bất kỳ sự phânbiệt nào giữa các người tiêu dùng vớinhau, hay nói cách khác là các quy tắc,quy định mặc nhiên áp dụng cho tấtcả người tiêu dùng khi xác lập giaodịch với thương nhân.

Điều kiện giao dịch chung đượcthiết lập dưới nhiều hình thức đadạng. Trong sự đa dạng đó, có mộtloại hình mà pháp luật cần quan tâmđó là hợp đồng mẫu. Hợp đồng theomẫu là hợp đồng do thương nhân

Page 25: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BT_28_Layout4.pdf · lượngcủaBảntin.Mọiýkiếnđónggóp,thưtừ,tin,bàixingửivề:

v C A 25CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 28 - 2011

đơn phương soạn thảo để giao dịchvới nhiều người tiêu dùng. Theo đó,với tính cách là một loại hình điều kiệngiao dịch chung, toàn bộ nội dunghợp đồng được thương nhân soạntrước và người tiêu dùng chỉ còn biết“chấp nhận”.

Tóm­lại, áp dụng điều kiện giaodịch chung là nhu cầu thực tế củacông nghệ bán hàng hiện đại. Tuynhiên, nguy cơ có thể xảy ra là ngườibán hàng, cung cấp thường thôngqua đó mà xâm hại quyền, lợi chínhđáng và hợp pháp của người tiêudùng do họ yếu cả về thế lẫn lực nênvấn đề đặt ra là: chúng phải đượckiểm soát. Thông thường, việc kiểmsoát các điều kiện giao dịch chungđược thực hiện thông qua thủ tụcđăng ký công khai. Việc đăng ký côngkhải để đảm bảo rằng:

1. Mọi người tham gia quan hệtiêu dùng đều biết được “ý định” củanhà cung cấp để cân nhắc và quyếtđịnh tham gia và

2. Quan trọng hơn là đảm bảo tínhhợp pháp, hợp lý và lành mạnh củanội dung điều kiện giao dịch chung.

Vấn đề điều chỉnh pháp lý cácđiều kiện giao dịch chung đã đượcnhiều quốc gia và khu vực trên thếgiới thực hiện từ lâu và trở thành vấnđề hoàn toàn thường nhật trong đờisống pháp lý. Sinh thời, đây là vấn đềchung của pháp luật dân sự (mặc dù,điều kiện thương mại chung xuất hiệnchủ yếu trong quan hệ tiêu dùng) vàlà một chế định đặc thù của pháp luậtdân sự. Tuy nhiên, ở Việt Nam, saunhiều cơ hội bỏ lỡ (cập nhật trong Bộ

Luật Dân sự và Luật Cạnh tranh), cơhội điều chỉnh pháp luật về kiểm soátđiều kiện giao dịch chung lại xuất hiệntrong luật bảo vệ người tiêu dùng. Hyvọng rằng, các nhà làm luật Việt Namsẽ tận dụng tốt cơ hội quý giá này.

4. Trách nhiệm của nhàsản xuất do sản phẩm cókhuyết tật

Trách nhiệm của nhà sản xuất đốivới sản phẩm do mình tạo ra rõ ràng làđã được quy định trong pháp luật vềchất lượng sản phẩm và không thể làđối tượng điều chỉnh trực tiếp của luậtbảo vệ người tiêu dùng. Vấn đề ở đâylà, trên thực tế, người tiêu dùngthường không thiết lập quan hệ pháplý trực tiếp với nhà sản xuất mà khi sảnphẩm, hàng hóa đến được tay ngườitiêu dùng đã trải qua nhiều khâu củahệ thống phân phối, đặc biệt là nhữnghàng hóa nhập khẩu. Điều này sẽ dẫnđến tình trạng là người cung cấp sảnphẩm, hàng hóa cần phải chịu tráchnhiệm về khuyết tật của sản phẩm màchính anh ta không tạo ra. Từ đây nảysinh chế định pháp lý về trách nhiệmsản phẩm (product liability), theo đó,nhà sản xuất hàng hóa phải chịu tráchnhiệm bồi thường thiệt hại cho ngườitiêu dùng, được hình thành do khuyếttật của sản phẩm, mặc dù, người tiêudùng có thể không có giao dịch trựctiếp với nhà sản xuất.

Như vậy, trách nhiệm sản phẩmkhông phải là trách nhiệm phát sinhtrực tiếp từ quan hệ tiêu dùng và nhưthế chế độ trách nhiệm pháp lý do viphạm hợp đồng (dân sự), theo phápluật dân sự, khó có thể áp dụng đểbảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Lịch sử của việc hình thành chế độtrách nhiệm sản phẩm cho thấy, cóthời kỳ người ta áp dụng chế định bảohành mà theo đó, bằng nhiều thủ tụcpháp lý liên tiếp, vẫn có thể các chủthể pháp luật tham gia chuỗi quan hệphân phối phải chịu trách nhiệm quamỗi công đoạn của chuỗi quan hệpháp lý. Tuy nhiên, việc áp dụng cơchế này (theo nguyên lý chung củapháp luật dân sự) có thể sẽ dẫn đếnliên tiếp nhiều vụ việc nhằm truy xétngười phải chịu trách nhiệm cuốicùng về khuyết tật của sản phẩm -người có lỗi trên thực tế, dẫn đếnphiền hà cho các bên liên quan và tốnkém chi phí cho xã hội.

Vì vậy, nhiều quốc gia trên thế giớihiện nay đã thực hiện chế độ tráchnhiệm nghiêm ngặt (strict liability),

theo đó lựa chọn một số chủ thể quantrọng nhất trong chuỗi quan hệ đểràng buộc trách nhiệm sản phẩm, đólà:

- Người sản xuất sản phẩm;- Người nhập khẩu; - Người trực tiếp bán sản phẩm

cho người tiêu dùng. Điều đáng lưu ý là, trong vụ kiện

đòi bồi thường thiệt hại theo tráchnhiệm sản phẩm, người tiêu dùngđược giải phóng khỏi trách nhiệmchứng minh lỗi. Tuy nhiên, nguyênđơn vẫn có trách nhiệm chứng minhvề khuyết tật của sản phẩm, thiệt hạiphát sinh cũng như mối quan hệ nhânquả giữa khuyết tật và thiệt hại theođúng các thủ tục tố tụng dân sựthông thường. Nghĩa vụ chứng minhkhông có lỗi thuộc về nguyên đơn,tuy nhiên để được miễn trách nhiệm,bị đơn còn phải chứng minh được lỗithuộc về bên khác trong chuỗi cungứng sản phẩm. Nói khác đi, việc chứngminh lỗi thuộc về “tập thể” nhữngngười đã góp phần đưa sản phẩmđến tay người tiêu dùng.

Như vậy, áp dụng chế độ tráchnhiệm sản phẩm nghiêm ngặt là mộtcố gắng lớn của các nhà lập pháp đểtạo cho người tiêu dùng những điềukiện thuận lợi hơn theo nhữngnguyên tắc chung của tố tụng dân sự,mang tính chất ngoại lệ, mà nếukhông, người tiêu dùng lại lâm vàotình cảnh yếu thế cả trong quan hệ tốtụng.

Ở đây, tính chất ngoại lệ thể hiệnở chỗ:

Một­là, khi xác định trách nhiệmpháp lý của nhà cung cấp sản phẩm,hàng hóa, yếu tố lỗi sẽ không đượcđặt ra. Kể cả khi nhà cung cấp chứngminh là lỗi khuyết tật thuộc về nhàsản xuất thì cũng chỉ là để xác địnhtrách nhiệm bồi hoàn trong các chuỗiquan hệ trước, không liên quan đếnquan hệ tiêu dùng. Điều này có vẻ làkhông phù hợp khi tất cả các lý thuyếtchung đều yêu cầu về 4 yếu tố cấuthành của chế độ trách nhiệm vậtchất.

Hai­ là,­ học thuyết chủ đạo vềnghĩa vụ chứng minh đều cho rằng,người nào có yêu cầu trước tòa thìngười đó có nghĩa vụ chứng minh.Trong khi tại đây, nghĩa vụ chứngminh lỗi lại thuộc về bên bị “cáobuộc”.

Như đã trình bầy trên đây, nhữngngoại lệ này cần được áp dụng và thể

Page 26: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BT_28_Layout4.pdf · lượngcủaBảntin.Mọiýkiếnđónggóp,thưtừ,tin,bàixingửivề:

hiện công bằng trong pháp luật vàđiều quan trọng hơn là không vì thếmà nó làm xoay chuyển công lý. Dùbên nào chứng minh, thậm chí bênnào là nguyên đơn thì sự kiện pháp lývà chứng cứ đều được chứng minh vàtrên cơ sở đó, phán quyết của tòa đềudựa trên cùng một cơ sở: hiện thựcpháp lý và công lý.

5. Khởi kiện tập thể và ápdụng thủ tục rút gọn

Khởi kiện tập thể trong tố tụngdân sự nghe có vẻ như một điều mớilạ và không đúng nguyên tắc truyềnthống, theo đó, người ta chỉ có thểkiện ra tòa khi quyền và lợi ích củachính mình bị xâm hại. Tuy nhiên,điều này đã được thay đổi khi Bộ luậttố tụng dân sự 2004 đã quy định: “Cánhân, cơ quan, tổ chức do Bộ luật nàyquy định có quyền khởi kiện vụ ándân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sựtại Toà án có thẩm quyền để yêu cầuToà án bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của mình hoặc của người khác(chúng tôi nhấn mạnh). Như vậy,pháp luật tố tụng của Việt Nam đãthừa nhận việc một người này có thểđi kiện thay cho một người khác.

Khởi kiện tập thể của người tiêudùng cũng phát sinh từ nguyên tắcđó. Tuy nhiên, khởi kiện tập thểkhông phải là khởi kiện đông ngườimà khởi kiện tập thể là khởi kiệnnhân danh lợi ích của tập thể, với sốlượng thành viên có thể là không xácđịnh. Thực tiễn đời sống pháp lý ởViệt Nam trong quá khứ và hiện tạicũng đã ghi nhận vấn đề này, theođó, nhân danh lợi ích của một haynhiều tập thể người làm công ănlương, tổ chức công đoàn có thể trởthành người tham gia tố tụng liênquan đến lợi ích của tập thể này (theopháp luật phá sản hay lao động).

Nếu như những người làm côngăn lương có tổ chức đại diện cho lợiích của mình là tổ chức công đoàn thìngười tiêu dùng cũng có những tổchức đại diện và bảo vệ cho lợi ích củamình. Vì vậy, dựa trên những điềukiện pháp lý cụ thể, tổ chức xã hội củangười tiêu dùng sẽ là người có quyềnthực hiện việc khởi kiện tập thể đểbảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Ở đây có vấn đề cần bàn thêm là,hiểu theo đúng nghĩa của nó, côngđoàn là tổ chức tự nguyện (hội) củangười làm công ăn lương, được tổchức theo một mô hình thống nhấtvà hoạt động trên cơ sở tài chính là

hội phí. Đây sẽ là động lực và điềukiện căn bản để công đoàn đại diệnvà bảo vệ tập thể người làm công ănlương. Trong khi đó, các tổ chức xã hộibảo vệ người tiêu dùng được tổ chứckhá đa dạng và lại rất khó có thể hìnhdung là mọi người tiêu dùng (sốlượng không xác định và ổn định) lạicó thể nộp hội phí. Từ đây đặt ra vấnđề là:

- Xuất phát từ nguyên tắc là, tráchnhiệm bảo vệ người tiêu dùng caonhất thuộc về nhà nước. Vì vậy, cần cósự hỗ trợ nhất định về vật chất, tàichính của nhà nước đối với các tổchức xã hội của người tiêu dùng.

- Cần có quy định đặc thù về ánphí khi tổ chức bảo vệ người tiêudùng đứng ra khởi kiện và

- Những khoản thu được từkhoản bồi thường thiệt hại mà bên bịkiện phải trả sẽ được trích lại để “nuôidưỡng” tổ chức bảo vệ người tiêudùng.

Bên cạnh áp dụng chế độ khởikiện tập thể, việc áp dụng thủ tục rútgọn trong tố tụng dân sự để giảiquyết các vụ việc về quan hệ tiêudùng cũng cần được tính đến. Việcquy định thủ tục rút gọn trong các vụkiện bảo vệ quyền lợi của người tiêudùng là hết sức cần thiết. Bởi vì, cácquy định của pháp luật về tố tụngdân sự quá phức tạp và tốn kémkhông phù hợp với việc giải quyết cáctranh chấp của người tiêu dùng (vốnlà những tranh chấp nhỏ lẻ). Kinhnghiệm của nhiều nước cho thấy, việcxử lý tranh chấp của người tiêu dùngcần có một thủ tục đặc biệt đảm bảonhanh gọn, hiệu quả và tiết kiệm chiphí. Đặc biệt, có nhiều nước như ẤnĐộ, Malaysia, Singapore… cònthành lập cả Tòa án bảo vệngười tiêu dùng.

Thực ra, kể trong lĩnh vựctố tụng dân sự (bao gồm cảthương mại) mà không cóquan hệ tiêu dùng, vấn đềáp dụng thủ tục rút gọn cũnglà vấn đề không mới lạ trongthực tiễn pháp lý tại nhiềuquốc gia trên thế giới. Tuynhiên, do đây là một thủ tụcmang tính đặc thù (ngoại lệ)nên, việc áp dụng nó cần cónhững điều kiện nhất định. Thídụ:

- Giá trị tranh chấp không lớn,- Vụ việc đơn giản và chứng cứ rõ

ràng,

- Yêu cầu thực tế phải giải quyếtnhanh gọn.

Như vậy, pháp luật chỉ cho phépáp dụng thủ tục rút gọn trong tố tụngdân sự (tại các vụ án về bảo vệ ngườitiêu dùng) khi hội đủ các điều kiệnnhất định. Điều đó có nghĩa là khôngphải mọi vụ việc liên quan đến bảo vệlợi ích người tiêu dùng đều có thểhoặc cần phải áp dụng thủ tục rútgọn.

Việc áp dụng thủ tục rút gọn cũngđặt ra vấn đề là,

- Xét về truyền thống và kỹ thuậtlập pháp, đây là vấn đề cần ghi nhậntrong tố tụng dân sự. Tuy nhiên, khimà Bộ luật tố tụng dân sự chưa có cơhội để ghi nhận thì việc ghi nhận nótrong Luật về bảo vệ quyền lợi ngườitiêu dùng với tích cách là tạo tiền đềđể phát triển chung của pháp luật tốtụng cũng không vì thế mà ảnhhưởng đến các nguyên tắc của nhànước pháp quyền. Vả lại, lý luận vàthực tiễn điều chỉnh pháp luật đềukhông khẳng định là mọi pháp luật tốtụng đều phải thể hiện hết trong mộtbộ luật tố tụng.

- Khi áp dụng thủ tục rút gọn cóthể thực hiện chế độ xét xử bởi mộtthẩm phán và bản án sẽ có hiệu lựcchung thẩm. Như vậy, nguyên tắc xétxử “tập thể” và “hai cấp” có thể bị “xâmhại”.

Về vấn đề này xin bànthêm như sau:

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

v C A26 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 28 - 2011

(Xem­tiếp­theo­trang­18)

Page 27: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BT_28_Layout4.pdf · lượngcủaBảntin.Mọiýkiếnđónggóp,thưtừ,tin,bàixingửivề:

Cấp phép li-xăng bắt buộc(CPlXBB) và hiệp định TRIPS (Tiếp­theo­kỳ­trước)

Ở cấp độ quốc tế, khái niệmCPLXBB lần đầu tiên được công nhậnvà quy định trong điều 5A của Côngước Paris năm 1883[1]. Hiệp ước nàyquy định cụ thể rằng các quốc giathành viên có­quyền­đưa­ra­các­biệnpháp­pháp­lý­quy­định­việc­cấp­phép­li-xăng­bắt­buộc­đối­với­quyền­SHTT­đểngăn­chặn­những­hành­vi­lạm­dụng­cóthể­ phát­ sinh­ từ­ việc­ thực­ hiện­ độcquyền­ đối­ với­ sáng­ chế.­ Tuy nhiên,cùng với sự ra đời của WTO, CPLXBBđã được quy định trong Hiệp địnhTRiPS. Hiệp định TRiPS và Công ướcParis về Bảo vệ Quyền sở hữu côngnghiệp[2] không giới hạn các căn cứ ápdụng CPLXBB đối với các quốc giathành viên.

Hiệp định TRiPS chỉ đặt ra nhữngđiều kiện nhất định cần phải đượctuân thủ trong việc cho phép và thựchiện cấp phép li-xăng bắt buộc.Những điều kiện này về cơ bản quyđịnh rằng CPLXBB được thực hiện chỉkhi thỏa thuận với chủ sở hữu bằngsáng chế bằng những điều khoảnthương mại hợp lý không thành công,và có hiệu lực đến khi nào các điềukiện cho việc CPLXBB còn tồn tại. Cácgiao kết đã lập trong quá khứ cũng cóthể được miễn trong những cáctrường hợp ‘báo động cấp quốc gia’,‘những tình huống khẩn cấp đặc biệtkhác’, trong ‘sử dụng công cộngkhông vì mục đích thương mại’ hoặckhi có xuất hiện ‘các hành vi phảncạnh tranh’ nhưng cần phải có sự

thông báo cho chủ sở hữu bằng sángchế.

Điều 31 của TRiPS quy định mộtsố điều kiện mà chính phủ có thể ápđặt CPLXBB về mặt pháp lý, đó là:

lViệc sử dụng chỉ có thể được chophép nếu như, trước khi được chuyểngiao li-xăng bắt buộc, người sử dụngdự kiến đã hết sức cố gắng để đạtđược sự cho phép của người nắmquyền bằng những điều kiện và điềukhoản thương mại hợp lý nhưngkhông thành công trong một khoảngthời gian hợp lý, trừ trường hợp khẩncấp quốc gia hoặc những tình huốngkhẩn cấp đặc biệt khác hoặc trongtrường hợp sử dụng công cộngkhông vì mục đích thương mại;

l Phạm vi và thời hạn sử dụng sẽtuỳ thuộc vào mục đích được chophép;

l Quyền sử dụng đó không cótính độc quyền, không thể đượcchuyển nhượng (trừ trường hợpchuyển giao cơ sở kinh doanh đangđược ủy quyền) và chỉ có thể để cungcấp cho thị trường nội địa của quốcgia thành viên cho phép việc sử dụngđó;

l Quyền sử dụng sẽ chấm dứt khicác điều kiện bắt buộc chuyển giaokhông còn tồn tại và không có khảnăng tái xuất hiện, với điều kiện việcchấm dứt quyền sử dụng đó khônggây thiệt hại cho người được quyền sửdụng li-xăng bắt buộc;

l Điều kiện rằng người được cấpphép li-xăng bắt buộc phải đã có cốgắng xin được chuyển giao quyền sửdụng sáng chế trước đó nhưng khôngthành công và điều kiện rằng việc sửdụng sáng chế là chủ yếu để cung cấpcho thị trường nội địa có thể đượcmiễn trong những trường hợp màCPLXBB được đưa ra là để khắc phụccác hành vi phản cạnh tranh; và

l CPLXBB có thể áp dụng với cảcác sáng chế phụ thuộc nhưng cóđiều kiện kèm theo.

Trong khoảng thời gian sắp diễnra Hội nghị Bộ trưởng Doha tại WTOnăm 2001, việc tiếp cận thuốc và cáchạn chế mà Hiệp định TRiPS và đặcbiệt Điều khoản 31 của Hiệp định nàycó thể đặt ra đối với sự tiếp cận này làtâm điểm của các cuộc thảo luận.Chính bởi nhu cầu cấp thiết phải thúcđẩy việc tiếp cận các loại thuốc thiếtyếu để hạn chế sự lan tràn của đạidịch HiV/AiDS ở các nước đang pháttriển, đặc biệt là Châu Phi, đã gây ramột sức ép mạnh mẽ từ phía côngluận phải đưa các cơ chế linh hoạt vàotrong Hiệp định TRiPS. Sau vụ kiện 40công ty dược phẩm phản đối LuậtDược phẩm Nam Phi[3] và tiếp theo là

[1] Choudhary, D.N., Sự­phát­triển­của­Luậtvề­­sáng­chế­-­Từ­góc­độ­của­các­nước­đangphát­triển­­(Tập 1). Nhà xuất bản Capital, NewDelhi, Tr 139

[2] Xem thêm Công ước Paris 1883 tạihttp://www.wipo.int/treaties/en/ip/paris/trt-docs_wo020.html

v C A 27CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 28 - 2011

Page 28: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BT_28_Layout4.pdf · lượngcủaBảntin.Mọiýkiếnđónggóp,thưtừ,tin,bàixingửivề:

những cuộc hội đàm trong WTO doMỹ khởi xướng nhằm phản đối Bra-xin liên quan tới các quy định về thựcthi bằng sáng chế tại quốc gia này,[4]

các tổ chức phi chính phủ đã tiếnhành một cuộc vận động chưa từngcó tiền lệ chống lại khu vực phát triểncao của ngành công nghiệp dượcphẩm toàn cầu và WTO nói chung,được sự ủng hộ của các nước pháttriển và các tổ chức quốc tế khác.

Những sức ép khác nhau như vậycùng với cuộc tranh luận về các loạithuốc thiết yếu đã làm dấy lên sự hoàinghi rằng liệu tiêu chuẩn bảo hộ tốithiểu mà TRiPS ràng buộc các thànhviên WTO có phù hợp với một thế giớiđầy phức tạp với các quốc gia có điềukiện kinh tế xã hội khác nhau haykhông. Cuộc tranh luận này cuối cùngđã dẫn tới Tuyên bố về Hiệp địnhTRiPS và Y tế cộng đồng năm 2001.Tuyên bố này làm rõ quyền CPLXBB vàquyền tự do xác định các căn cứ bắtbuộc chuyển giao. Nó cũng chỉ ra rằngcác cuộc khủng hoảng y tế cộng đồngnhư HiV/AiDS, bệnh sốt rét, bệnh laovà các dịch bệnh khác có thể đượcxem là tình trạng khẩn cấp quốc giahoặc tình trạng đặc biệt khẩn cấp.Tuyên bố này cũng tái khẳng định cáccơ chế linh hoạt trong Hiệp định TRiPSvà tuyên bố: “Chúng tôi cam kết rằngHiệp định TRiPS không và sẽ khôngngăn cản các quốc gia thành viênđược áp dụng các biện pháp cần thiếtđể bảo vệ sức khỏe cộng đồng.Chúng tôi cam kết rằng Hiệp định sẽđược diễn giải theo cách ủng hộquyền của các thành viên WTO trongviệc bảo vệ sức khỏe cộng đồng vàđặc biệt là thúc đẩy các thành viêntiếp cận các loại thuốc.”

Tuyên bố này cũng yêu cầu Đạihội đồng tìm ra giải pháp cho cácquốc gia thành viên WTO không cóđủ khả năng sản xuất trong nước vàđặc biệt trong lĩnh vực dược phẩm, vìhọ có thể gặp khó khăn khi thực thihiệu quả các điều khoản liên quanđến CPLXBB khi các điều khoản nàyyêu cầu việc chuyển giao quyền sửdụng phải phục vụ chủ yếu cho thịtrường nội địa. Vào tháng 8 năm 2003,những thương lượng tiếp theo trongnội bộ Hội đồng TRiPS dẫn tới việcthông qua Quyết định Doha về miễntrừ đối với các thuốc thiết yếu, tức làQuyết định về Thực thi Đoạn 6 Tuyênbố­Doha­về­Hiệp­định­TRIPS­và­sức­khỏecộng­đồng.[5] Những thương lượng sauđó tạo cơ sở cho việc đưa nội dungcủa Miễn trừ vào Hiệp định TRiPS, dođó tạo ra một cơ chế luật­riêng (lexspecialis) bền vững đối với vấn đề tiếpcận các loại thuốc thiết yếu trong Hệthống bảo hộ SHTT của TRiPS. Tuynhiên, một điều hết sức rõ ràng là sửađổi này chỉ áp dụng với việc miễn trừđiều kiện sản xuất chủ yếu cho tiêuthụ nội địa đối với các sản phẩm cóbằng sáng chế được CPLXBB và sửađổi này được thực hiện với góc độchính sách hẹp, tức là chỉ xem xétnhững quốc gia thành viên có cácthuốc được cấp bằng sáng chế để sử

dụng nhưng lại thiếu năng lực sảnxuất. Do đó, các vấn đề lớn hơn liênquan đến cạnh tranh trong Hiệp địnhTRiPS không được đề cập tới trongcác cuộc đàm phán đang diễn ra vềChương trình Doha.

Điều này càng được khẳng địnhbởi thực tế rằng cho đến nay mới chỉcó một trường hợp thông báo tạiWTO theo luật­ riêng­này, đó là củaRwanda năm 2007[6], và kể cả trongtrường hợp đó, người ta cũng khôngthấy có sự tăng lên về mức độ sẵn cócủa các loại thuốc có giá hợp lý. Thựctế thì cho đến nay chưa có một quốcgia nào tự nhận mình là một “thànhviên nhập khẩu đủ tư cách”. Thực tếnhư một học giả đã nói, đây là vấn đềđáng phải suy nghĩ đối với nhữngngười cho rằng những thay đổi vềmặt thể chế và pháp lý trong tổ chứcWTO là một phương thuốc bách bệnhđối với các vấn đề trong thương mạitoàn cầu. Thực sự thì, cách tiếp cậnduy luật pháp đối với các vấn đề kinhtế, chính trị, xã hội, của nhiều học giảvà luật sư quốc tế là nguyên nhân chủyếu khiến cho giải pháp này khôngthể thực hiện được. [7]

(Kỳ­sau­đăng­tiếp)QUẾ ANH PHẠm

(Giám­đốc,­Cuts­Hanoi)

v C A28 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 28 - 2011

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

[3] Trong suốt những năm 1990, Nam Phi bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch HiV toàn cầu.Ước tính có 9 triệu trên 39 triệu người dân Nam Phi bị nhiễm HiV. Và hầu hết những người nàykhông có khả năng chi trả các chi phí điều trị căn bệnh này. Để khắc phục khủng hoảng này,cơ quan lập pháp Nam Phi đã thông qua Sửa đổi 90 Luật Kiểm soát Thuốc và Các chất có liênquan năm 1997. Sửa đổi này cho phép sử dụng các thuốc nhập khẩu giá rẻ dành cho các nướcnghèo hơn, CPLXBB và sử dụng các loại thuốc generic thay cho thuốc có bằng sáng chế. 40công ty dược phẩm và Hiệp hội Dược phẩm Nam Phi đã yêu cầu chính phủ Nam Phi khôngthực thi sửa đổi này. Các công ty dược đã cáo buộc rằng sửa đổi mới này vi phạm Hiệp địnhTRiPS (trong đó Nam Phi là thành viên tham gia ký kết) và mâu thuẫn với Luật về sáng chế củachính Nam Phi. Sau rất nhiều căng thẳng giữa chính phủ Hoa Kỳ (bên ủng hộ các công tydược) và chính phủ Nam Phi, ngoài ra còn có sự tham gia của Liên minh châu Âu (EU) ủng hộcho quan điểm của Hoa Kỳ, vụ việc đã được đưa ra tòa án xét xử vào tháng 5 năm 2000. Sựphẫn nộ lớn của công chúng trên toàn thế giới và quan điểm thiếu cơ sở pháp lý của các côngty này buộc họ phải rút lui vô điều kiện vào tháng 4 năm 2001. Xem thêm Robert C. Bird, Cácquốc­gia­đang­phát­triển­và­CPLXBB:­Tối­đa­hóa­việc­tiếp­cận­các­loại­thuốc­thiết­yếu­đồng­thời­vớiviệc­giảm­thiểu­các­tác­động­phụ­của­đầu­tư,­Tập san Luật, Ngành y và đạo đức ngành y, năm2009, và các ấn phẩm khác.

[4] Vào năm 1997, Braxin thông qua một đạo luật chung về CPLXBB cho phép CPLXBB đốivới bất kỳ một bằng sáng chế nào nếu người sở hữu bằng sáng chế không sản xuất đối tượngcủa bằng sáng chế tại Braxin trong thời gian ba năm kể từ khi bằng sáng chế được cấp phép(Luật SHTT của Braxin, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 5 năm 1997, điều 68, có tại<http://www.araripe.com.br/law9279eng.htm>). Hoa Kỳ đã gửi đơn kiện ra trước Cơ quan giảiquyết tranh chấp của WTO vào tháng 2 năm 2001, cáo buộc rằng luật này vi phạm Hiệp địnhTRiPS bởi vì nó phân biệt giữa các bằng sáng chế căn cứ vào địa điểm của phát minh và cáchsử dụng. Braxin nhanh chóng trả đũa bằng cách đưa đơn kiện ra trước WTO về một số nội dungcủa Luật vê sáng chế của Hoa Kỳ theo đó những sản phẩm được tạo ra bởi nguồn ngân sáchnhất định của chính phủ phải được sản xuất tại Hoa Kỳ. Xem S. A. Mota, TRiPS: Mười­năm­tranhchấp­trong­WTO,­trong Tập san Rà soát luật và Công nghệ máy tính, số 1 (2005):455-478.

[5] WT/L/540 (2 tháng 9 năm 2003), bao gồm phát biểu của chủ tịch. [6] Xem tại địa chỉ http://docsonline.wto.org/imrd/gen_searchResult.asp?RN=0&searchtype

=browse&q1=%28+%40meta%5FSymbol+iP%FCN%FC9%FC%2A+%29+&language=1, trêntrang web của WTO đối với các thông tin được công khai như vậy, được truy cập lần cuối ngày14 tháng 10 năm 2009.

[7] Adam McBeth, Khoa Luật, Đại học Monash, trong bài nghiên cứu số 2006/35 ngày 7tháng 12 năm 2007; Khi­các­thành­viên­đứng­ngoài­cuộc­chơi:­Tại­sao­không­quốc­gia­nào­sửdụng­cơ­chế­WTO­về­CPLXBB­đối­với­các­loại­thuốc­thiết­yếu?”.

Page 29: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BT_28_Layout4.pdf · lượngcủaBảntin.Mọiýkiếnđónggóp,thưtừ,tin,bàixingửivề:

v C A 29CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 28 - 2011

HOẠT ĐỘNG KỲ TớI

Hoạt động: Hội thảo "Kỹ năng điều tra cácvụ mua bán sáp nhập - Kinh nghiệm của HàLan"Thời gian: 29-31/08/2011Nội dung: Tổng quan về Luật và tình hìnhthực thi các quy định về mua bán sáp nhậpcủa Hà Lan; Xây dựng và phân tích các giả thuyết điềutra đối với các vụ mua bán sáp nhậpThành phần/ dự án: Cán bộ VCA, cán bộ SởCông Thương Huế và các tỉnh lân cậnđịa điểm: Huế

Hoạt động: Hội thảo khu vực "Vai trò củaCơ quan quản lý cạnh tranh trong thời kỳlạm phát"Thời gian: 29/08 - 01/09/2011Nội dung: Đại diện cơ quan cạnh tranh cácnước sẽ lần lượt có bài trình bày về vai tròcủa cơ quan cạnh tranh nước đó thời kỳ lạmphát vừa quaThành phần/ dự án: Đại diện cơ quan cạnhtranh các nước trong khu vựcđịa điểm: TP.Hồ Chí Minh

Hoạt động: Khóa đào tạo về Luật Bảo vệngười tiêu dùngThời gian: 30-31/08/2011Nội dung: Giới thiệu về Luật bảo vệ ngườitiêu dùng, kinh nghiệm thực thi Luật BVNTDNhật Bản - Đào tạo cán bộ kỹ năng xử lý vụviệc liên quan đến người tiêu dùng (hòagiải)Thành phần/ dự án: Đại diện Sở CôngThương, cán bộ các cơ quan có liên quan,đạo diện doanh nghiệp và người tiêu dùngđịa điểm: Hải Phòng

Hoạt động: Hội thảo tuyên truyền về LuậtCạnh tranhThời gian: 8/9/2011Nội dung: Giới thiệu về Luật Cạnh tranh ViệtNam, kinh nghiệm thực thi Luật của NhậtBảnThành phần/ dự án: Đại diện Sở CôngThương, cán bộ các cơ quan có liên quan,đạo diện doanh nghiệpđịa điểm: Gia Lai

Hoạt động: Hội nghị phổ biến Luật bảo vệquyền lợi người tiêu dùngThời gian: 09/09/2011Nội dung: Phổ biến Luật Bảo vệ quyền lợingười tiêu dùngThành phần/ dự án: MUTRAP iii, Đại diệnCục Quản lý cạnh tranh, Đại diện các Sở địaphươngđịa điểm: Cửa Lò - Nghệ An

Hoạt động: Hội thảo tuyên truyền về LuậtCạnh tranhThời gian: 15/09/2011Nội dung: Giới thiệu về Luật Cạnh tranh ViệtNam, kinh nghiệm thực thi Luật của NhậtBảnThành phần/ dự án: Đại diện Sở CôngThương, cán bộ các cơ quan có liên quan,đạo diện doanh nghiệpđịa điểm: Đồng Tháp

Hoạt động: Khóa đào tạo về Luật Bảo vệngười tiêu dùngThời gian: 26/09/2011Nội dung: Giới thiệu về Luật Bảo vệ ngườitiêu dùng, kinh nghiệm thực thi Luật BVNTDNhật Bản - Đào tạo cán bộ kỹ năng xử lý vụviệc liên quan đến người tiêu dùng (hòa giải)Thành phần/ dự án: Đại diện Sở CôngThương, cán bộ các cơ quan có liên quan,đạo diện doanh nghiệp và người tiêu dùngđịa điểm: An Giang

1

3 7

2

6

4

5

Page 30: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BT_28_Layout4.pdf · lượngcủaBảntin.Mọiýkiếnđónggóp,thưtừ,tin,bàixingửivề:

Ngoài thứ hương thanh tao mà chỉriêng sen mới có, sen còn có mộtsức sống mãnh liệt.

Đầu tháng Tư Âm lịch, lác đác trêncác nẻo phố Hà Nội đã thấy hoa sen. Ítthôi, một vài chục bông sen trắng đặttrên chiếc xe đạp đi rong. Và rồi nhữngkỷ niệm về một mùa sen và nhiều mùasen ùa về khi nghe cô bạn đồng nghiệpkêu lên: Anh ạ, năm nay quanh hồ Tây cónhiều đầm sen lắm.

Vậy là mừng rồi. Vì sen Tây Hồ vốn đãnổi tiếng một thời. Xa xôi đâu không kể,ngày xưa mặt nước ven chùa Trấn Quốctiếp giáp với đường Thanh Niên hè vềsen phủ san sát. Cũng như mặt nướcgiữa đền Ngọc Sơn với bến xe điện trênđường Đinh Tiên Hoàng là cả một đầmsen. Ngoài thứ hương thanh tao mà chỉriêng sen mới có, sen còn có một sứcsống mãnh liệt: Sen có thể chui tronglòng đất để tìm đường sống. Chả thế mà

hai bên đường tàu từ Hà Nội đi cáctỉnh, bên này có sen thì bên kia

cũng có.Đấy là chuyện ngày xưa.

Nhưng chuyện ngày xưa cóphải ai cũng

biết đâu.Chuyện

n g à y

xưa là sen phải sống ở vùng nước sạch.Nước bẩn là sen không sống được. Câu“gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”các cụ mượn vẻ đẹp thanh khiết của senđể nói về kiếp người. Bùn trong đầm sencũng phải là bùn sạch. Suy rộng ra theokiểu bây giờ, có nghĩa là phải có môitrường sạch thì mới có sen.

Gần đây có ý kiến đề nghị khôi phụclại đầm sen ở đền Ngọc Sơn mà lý dođầu tiên được nêu là vì môi trường sạch.Chưa thấy ai phản đối nhưng cũngkhông có ý kiến ủng hộ. Tôi còn nhớ khiphá bỏ đầm sen ở hồ Hoàn Kiếm, ngườita bảo rằng để cho mặt hồ thôngthoáng. Bởi sen mọc san sát, làm chokhoảng cách giữa bờ và đền gần quá....

Bây giờ làng quê đất Bắc còn ít đầmsen quá. Hôm rồi tôivề Làng Sen quê Báccũng thấy vậy. Đồng Tháp Mười và đấtNam Bộ sen cũng ít dần.

Mùa hoa nào cũng gắn với một kỷniệm về một miền quê, một con người.Với tôi, sen là đầm sen sau ký túc xá KhoaVăn - Đại học Tổng hợp Hà Nội (khu MễTrì) thời còn là sinh viên. Thời đó, dướiánh trăng vàng, trong cái san sát của lávà hoa, tôi cùng bạn bè ngồi ngắm trăngvà ngắm sen, ngắm bóng nước in ánhtrăng vàng và bóng hoa. Những bôngsen căng và phập phồng bừng nở....

LÊ NGUYễN

(Sưu­tầm)

TẢN MẠN

v C A30 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 28 - 2011

Page 31: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BT_28_Layout4.pdf · lượngcủaBảntin.Mọiýkiếnđónggóp,thưtừ,tin,bàixingửivề:

CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

TRUNG TÂM THÔNG TIN CẠNH TRANHLuôn vượt sự mong đợi của bạn

CHỨC NĂNG & NHIệm vỤ� Chủ trì xây dựng và quản lý hệ thống thông tin dữ liệu về cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp

dụng biện pháp tự vệ và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tổ chức lưu giữ và bảo quản hồ sơ vụ việc đã được VCAvà các cơ quan có thẩm quyền khác xử lý để phục vụ cho công tác chuyên môn của VCA;

� Cung cấp thông tin trong nước và quốc tế phục vụ cho công tác quản lý, điều hành, xây dựng pháp luật vàhoạch định chính sách của VCA;

� Chủ động phát triển các hoạt động dịch vụ thông tin phục vụ yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổchức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của Cục trưởng;

� Phối hợp với các đơn vị liên quan để biên tập và phát hành các ấn phẩm định kỳ giới thiệu, tuyên truyền vềquản lý cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng, các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháptự vệ và các hoạt động khác của Cục;

� Xây dựng và duy trì Hệ thống Quản lý tri thức của VCA;� Tham gia hỗ trợ và phối hợp với các đơn vị thuộc Cục trong công tác nghiên cứu, phân tích thông tin vụ việc

theo chỉ đạo của Cục trưởng; � Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế trong phạm vi được phân công.

Trung tâm Thông tin cạnh tranh (CCID) là một đơn vị sự nghiệp thuộc Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ CôngThương, được thành lập theo quy định tại Nghị định số 06/2006/ND-CP ngày 09/01/2006 của Chính phủ.

BỘ CÔNG THƯƠNG

Cục Quản lý cạnh tranh (vCA)

Trung tâm Thông tin cạnh tranh(CCId)

Phòng Tổng hợp (TH)

Phòng Công nghệ (ITd)Phòng Phát triển dịch vụ thông

tin và dữ liệu chuyên ngành(IdSd)

Phòng Thông tin và dữ liệuchuyên ngành (AIdd)

CƠ CẤU TỔ CHỨC

Trụ sở: 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, việt NamTel: (84.4) 2220 5305 ; Fax: (84.4) 2220 5303 ; Email: [email protected]

Page 32: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BT_28_Layout4.pdf · lượngcủaBảntin.Mọiýkiếnđónggóp,thưtừ,tin,bàixingửivề:

Trung tâm Đào tạo điều tra viên là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Cục Quản lýcạnh tranh, tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động, thực hiện chức năng giúp Cụctrưởng Cục Quản lý cạnh tranh tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụcho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợcấp, áp dụng các biện pháp tự vệ và bảo vệ người tiêu dùng.

Cùng với Trung tâm Thông tin cạnh tranh, Trung tâm Đào tạo điều tra viên là đơnvị sự nghiệp trực thuộc Cục Quản lý cạnh tranh.

Trung tâm Đào tạo điều tra viên có tên giao dịch tiếng Anh là: Competition TrainingCenter (CTC).

Thông­tin­liên­hệ:Trung tâm đào tạo điều tra viên (CTC)Địa chỉ: Số 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà NộiĐiện thoại: 04 - 2220 5010

TRUNG TÂm đàO TẠO đIỀU TRA vIÊN