CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG...

32

Transcript of CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG...

Page 1: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BTCT_19_for_web.pdf · bãi bỏ thuế chống bán phá giá đối với xe đạp
Page 2: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BTCT_19_for_web.pdf · bãi bỏ thuế chống bán phá giá đối với xe đạp

Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thươngcó nhiệm vụ thực thi Luật Cạnh tranh, Pháp lệnh về Bảo vệ người tiêu dùng, Pháp lệnh Chống bán phá giá,Pháp lệnh Chống trợ cấp và Pháp lệnh tự vệ.

Với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Nghị định số 06/2006/NĐ-CP ngày 9 tháng 1 năm2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy và duy trì môi trường cạnh tranh hiệu quảcho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của doanh nghiệp vàngười tiêu dùng.

Lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh gồm một Cục trưởng do Thủ tướng bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởngBộ Công Thương, và một số Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm

l Thúc đẩy tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh, hiệu quả l Bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và người tiêu dùng trước

những hành vi hạn chế cạnh tranhl Chống các hành vi phản cạnh tranh l Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùngl Hỗ trợ cho ngành sản xuất trong nước phòng, chống các vụ

kiện bán phá giá, trợ cấp và tự vệ của nước ngoài.

CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG THƯƠNG

BỘ CÔNG THƯƠNG

CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

CỤC QUẢN LÝCẠNH TRANH

Lãnh đạo Cục

Ban Điều tra vụ việchạn chế cạnh tranh

Ban Điều tra và xử lýcác hành vi cạnh tranh

không lành mạnh

Ban Giám sát và quảnlý cạnh tranh

Ban Xử lý chống bánphá giá, chống trợ cấp

và tự vệ

Ban Hợp tác quốc tế

Trung tâm Thông tincạnh tranh

Trung tâm Đào tạođiều tra viên

Văn phòng

Văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh

Văn phòng đại diện tại TP. Đà Nẵng

Ban Bảo vệ người tiêu dùng

Page 3: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BTCT_19_for_web.pdf · bãi bỏ thuế chống bán phá giá đối với xe đạp

Thư Ban biên tậpCục Quản lý cạnh tranh đã tiến hành điều tra và chuyển hồ sơ vụ

việc lên Hội đồng cạnh tranh xét xử liên quan đến việc 19 doanhnghiệp bảo hiểm phi nhân thọ thỏa thuận ấn định giá dịch vụ bảohiểm vật chất xe ôtô. Vào đầu tháng 7, 19 doanh nghiệp này bị tuyênphạt với tổng mức phạt trên 1,7 tỷ đồng.

Đây là lần đầu tiên, một vụ việc hạn chế cạnh tranh được điềutra và xét xử và sẽ là một tiếng chuông cảnh báo đối với các hành vivi phạm tương tự của các doanh nghiệp trong tương lai.

Cũng trong thời gian này, sau quá trình điều tra, Cục Quản lýcạnh tranh đưa ra phán quyết bằng hình thức phạt tiền đối với 02doanh nghiệp có hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Trong đó,các doanh nghiệp đã có hành vi bán hàng đa cấp bất chính như:Cung cấp thông tin sai lệch về tính chất và công dụng của hàng hóađể dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp, yêu cầu người muốntham gia phải mua một lượng hàng hóa ban đầu nhất định để đượcquyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp.

Trong lĩnh vực phòng vệ thương mại, sau khi EU có thông báobãi bỏ thuế chống bán phá giá đối với xe đạp của Việt Nam, Hội thảo“Đánh giá triển vọng và các thách thức từ việc EU dỡ bỏ thuế chống bánphá giá đối với xe đạp xuất khẩu của Việt Nam” do VCA tổ chức là mộthoạt động góp phần phổ biến tới các doanh nghiệp trong ngành vềsự cần thiết phải bảo vệ lợi thế đang có của doanh nghiệp xe đạp ViệtNam cũng như nguy cơ và ảnh hưởng tiêu cực của việc chuyển tảibất hợp pháp xe đạp từ nước khác vào Việt Nam nhằm hưởng chênhlệch thuế chống bán phá giá của EU, đồng thời xác định vai trò, tráchnhiệm các bên liên quan và thảo luận giải pháp giám sát ngăn chặnhiện tượng lẩn tránh thuế chống bán phá giá.

Trước những diến biến phức tạp của tình hình trong nước vàquốc tế trong thời gian qua, Cục Quản lý cạnh tranh với vị trí là Cơquan quản lý nhà nước trong lĩnh vực cạnh tranh, phòng vệ thươngmại và bảo vệ người tiêu dùng đã có nhiều hoạt động tích cực nhằmtạo dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ sản xuất trongnước và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Bản tin “Cạnh tranh và Người tiêu dùng” số 19, tháng 8 năm 2010xin gửi tới quý độc giả những thông tin, bài viết liên quan tới cáchoạt động trên để tham khảo.

BAN BiêN Tập

BẢN TiN CẠNH TRANH & NGƯời TiêU dùNG

Của Cục Quản lý cạnh tranh

Giấy phép xuất bản số 66/GP-XBBTCấp ngày 3/12/2008

Phát hành vào ngày 20 hàng tháng

TỔNG BiêN TậpBẠCH VĂN MỪNG

pHó TỔNG BiêN TậpVŨ BÁ PHÚ

BiêN Tập viêNLÊ PHÚ CƯỜNG, NGUyễN THàNH HẢi,

PHAN CôNG THàNH, NGUyễN VĂN THàNH, Bùi ViệT TRƯỜNG, NGUyễN PHƯơNG THẢo

HỘi đồNG Cố vẤNTRƯơNG ĐÌNH TUyỂN

Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mạiPGS. TS. LÊ DANH VĨNH

Thứ trưởng Bộ Công ThươngGS. TS. HoàNG ĐỨC THÂN

Đại học Kinh tế Quốc dân PGS. TS. NGUyễN NHƯ PHÁT

Viện Nhà nước và Pháp luật TS. Bùi NGUyÊN KHÁNH

Viện Nhà nước và Pháp luật TS. HỒ TẤT THẮNG

Phó Chủ tịch Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ NTD Việt Nam TS. VŨ THàNH TỰ ANH

Giám đốc phụ trách nghiên cứuChương trình giảng dạy kinh tế Fulbright

Cộng tác viên ở nước ngoàiLÊ THàNH ViNH, Nghiên cứu sinh chuyên ngành Luật

ĐH Monash, AustraliaDANiEL VANHoUTTE, Đại học Tự do, Bỉ

Tổ chức sản xuất và phát hànhTRUNG TÂM THÔNG TiN CẠNH TRANH (CCid)

25 Ngô Quyền - Hà NộiĐT: (04) 2220 5305 * Fax: (04) 2220 5303

đại diện tại Tp. Hồ Chí MinhSố 159 Kí Con, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

ĐT: (08) 3914 6297 * Fax: (08) 3914 6298 Email: [email protected]

phát hành tạiCông ty phát hành báo chí Trung ương

Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng xin trân trọng cảm ơn và nghiêm túc tiếp thu ý kiến đóng góp của độc giả nhằm nâng cao chấtlượng của Bản tin. Mọi ý kiến đóng góp, thư từ, tin, bài xin gửi về:

Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng25 Ngô Quyền - Hoàn Kiếm - Hà Nội

ĐT: (04) 2220 5009 * Fax: (04) 2220 5303 * Email: [email protected]

Page 4: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BTCT_19_for_web.pdf · bãi bỏ thuế chống bán phá giá đối với xe đạp

v C A4 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 19 - 2010

Trong số này BẢN TiN CẠNH TRANH & NGƯời TiêU dùNG

5 HOẠT đỘNG TRONG KỲ

11 vẤN đỀ - SỰ KiỆN

16 TRANG QUốC TẾ

20 GóC NGƯời TiêU dùNG

22 HỎi đÁp

25

26 NGHiêN CỨU - TRAO đỔi

29 HOẠT đỘNG KỲ TỚi

30 TẢN MẠN

HƯỚNG TỚi MẠNG LƯỚi CẠNH TRANH QUốC GiA

23 pHÁp LUậT vỀ CẠNH TRANH

Page 5: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BTCT_19_for_web.pdf · bãi bỏ thuế chống bán phá giá đối với xe đạp

v C A 5CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 19 - 2010

HOẠT ĐỘNG TRONG KỲ

Những năm gần đây, cùng vớiquá trình tự do hoá thươngmại toàn cầu và hội nhập kinh

tế quốc tế sâu rộng, các doanhnghiệp xuất khẩu của Việt Nam đãtừng phải đối mặt với rất nhiều các vụkiện chống bán phá giá, chống trợcấp và tự vệ của nước ngoài màkhông ít trường hợp các biện phápnày thực sự là một “rào cản” do đượclạm dụng một cách tùy tiện chứkhông chỉ đơn thuần là bảo vệthương mại công bằng. Trong số đó,có những vụ gây ảnh hưởng lớn đếnkinh tế - xã hội của nước ta như vụgiày mũ da, xe đạp xuất khẩu sang thịtrường Liên minh Châu Âu (EU), vụ cátra-basa, tôm đông lạnh xuất khẩusang thị trường Hoa Kỳ... Để giảmthiệt hại do các vụ kiện CBPG gây rađối với Việt Nam, đồng thời giúpdoanh nghiệp có thêm thời gianchuẩn bị và chủ động phòng tránhcác vụ kiện, trong thời gian qua với sựhỗ trợ của Chương trình Hỗ trợ cạnhtranh toàn cầu cho Doanh nghiệpViệt Nam (GCF), Cục Quản lý cạnhtranh (Cục QLCT) đã xây dựng hệthống cảnh báo sớm cho các vụ kiệnCBPG đối với hàng hóa xuất khẩu củaViệt Nam.

Vào ngày 11 tháng 8 năm 2010 tạiHội trường A, Dinh Thống Nhất 108Nguyễn Du, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh,Cục QLCT phối hợp cùng dự án GCFđã tổ chức Hội thảo “Giới thiệu Hệthống cảnh báo sớm các vụ kiệnchống bán phá giá đối với hàng hóaxuất khẩu của Việt Nam”. Buổi hộithảo có sự tham dự của Thứ trưởngBộ Công thương Lê Danh Vĩnh, Cụctrưởng Cục Quản lý cạnh tranh BạchVăn Mừng và Đại diện các cơ quannhà nước hữu quan tại TP. Hồ ChíMinh. Hội thảo cũng đã thu hút sựtham gia của hơn 180 doanh nghiệpvà một số hiệp hội, hầu hết là cácdoanh nghiệp, sản xuất, xuất nhậpkhẩu các mặt hàng chủ lực của ViệtNam tại thành phố Hồ Chí Minh, như

thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ, dệt may, dagiầy, thủy hải sản, thép, cáp điện…

Tại buổi Hội thảo, Cục QLCT đãnhận được rất nhiều những ý kiếnđóng góp tích cực từ đại diện cácdoanh nghiệp, các hiệp hội, hầu hếtcác doanh nghiệp và hiệp hội đềuđánh giá cao vai trò và tác dụng củahệ thống cảnh báo sớm. Đại diện củaHiệp hội Da giày Việt Nam - ông DiệpThành Kiệt đánh giá rất cao tính hữuích của hệ thống, tuy nhiên ông cũngđề xuất việc xây dựng cơ chế phânquyền để đảm bảo tính bảo mậtthông tin của hệ thống; ông TrươngĐình Hoè, Tổng thư ký Hiệp hội xuấtkhẩu và chế biến thuỷ sản Việt Nam(VASEP) cũng đề xuất xây dựng và mở

Hội thảo “Giới thiệu Hệ thống cảnh báo sớm các vụ kiện chốngbán phá giá đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam”

(Xem tiêp trang 6)

Page 6: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BTCT_19_for_web.pdf · bãi bỏ thuế chống bán phá giá đối với xe đạp

HOẠT ĐỘNG TRONG KỲ

v C A6 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 19 - 2010

Tọa đàm về quy định của Pháp luật và kỹ năng điều tra trong vụ việc chống bán phá giá của Hiệp định WTO, so sánh với các quy định của EU và Hoa Kỳ

Trong khuôn khổ chương trìnhhợp tác giữa Cục Quản lý cạnhtranh và Dự án STAR (Hoa Kỳ), từ

ngày 22 tháng 7 đến ngày 24 tháng 7năm 2010, Cục Quản lý cạnh tranh đãtổ chức buổi Tọa đàm về “Quy địnhcủa pháp luật và kỹ năng điều tratrong vụ việc chống bán phá giá củahiệp định WTo, so sánh với các quyđịnh của EU và Hoa Kỳ” tại Đảo TuầnChâu, Quảng Ninh.

Tham dự Hội thảo có ông JamesLockett, cố vấn cao cấp của hãng luật

Baker&McKenzie, một số chuyên giaquốc tế giàu kinh nghiệm trong lĩnhvực chống bán phá giá, chống trợcấp, các chuyên viên đến từ các Bộ,ngành, cơ quan chính phủ liên quanvà các cán bộ của Cục Quản lý cạnhtranh. Thông qua các bài trình bàycủa các chuyên gia và các ví dụ điểnhình về điều tra chống bán phá giá vàcác phiên thảo luận, trao đổi sôi nổi,buổi Tọa đàm góp phần phổ biến vànâng cao nhận thức cho cácBộ/Ngành liên quan về các khái niệmcơ bản về chống bán phá giá; các quy

định của WTo, EU, Hoa Kỳ cũng nhưquy định pháp luật Việt Nam vềchống bán phá giá; và hệ thống tổchức của cơ quan điều tra Việt Namtrong việc sử dụng các công cụphòng vệ thương mại.

Buổi Tọa đàm đã kết thúc thànhcông với sự đánh giá rất cao của các đạibiểu đến từ các Bộ/Ngành liên quancũng như những lợi ích thiết thực đốivới nâng cao năng lực chuyên môn củacán bộ Cục Quản lý cạnh tranh.

THANH THúy

rộng thêm các công cụ hỗ trợ tốt hơncho doanh nghiệp như: hệ thốngcung cấp thông tin về dữ liệu xuấtnhập khẩu, các công cụ cho phépdoanh nghiệp có thể định lượng vàdự đoán… Dựa trên cơ sở những ýkiến đóng góp từ phía các Hiệp hội vàdoanh nghiệp, Nhóm công tác sẽ tiếptục hoàn thiện và mở rộng hệ thống

trong thời gian tới. Bên cạnh đó, Đạidiện của các doanh nghiệp sản xuấttrong nước đã có đề xuất Cục QLCTcung cấp thêm thông tin liên quanđến dữ liệu nhập khẩu vào thị trườngViệt Nam, dựa trên cơ sở đó có thểtiến hành khởi kiện doanh nghiệpnước ngoài chống bán phá giá ngaytrên thị trường Việt Nam.

Sau khi kết thúc giai đoạn thửnghiệm chạy Hệ thống, Cục QLCT dựkiến sẽ mở rộng phạm vi phân tích

cho một số ngành hàng có kim ngạchxuất khẩu lớn, bao gồm: Máy vi tínhvà sản phẩm linh kiện điện tử; Các sảnphẩm từ cao su; sản phẩm từ chấtdẻo;giấy và các sản phẩm từ giấy; vàmở rộng thêm 5 thị trường xuất khẩutiềm năng khác.

Lễ ra mắt chính thức Hệ thốngcảnh báo sớm dự kiến sẽ được tổchức vào đầu tháng 9 tại Hà Nội.

THANH MAi

Hội thảo...(Tiêp theo trang 5)

Page 7: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BTCT_19_for_web.pdf · bãi bỏ thuế chống bán phá giá đối với xe đạp

Hội nghị “Sử dụng các biệnpháp phòng vệthương mại để bảo vệ sản xuất trongnước trước hàng hóanhập khẩu”

v C A 7CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 19 - 2010

Nhằm giúp cộng đồng doanhnghiệp, các Hiệp hội, ngànhhàng và các đơn vị liên quan có

được đầy đủ thông tin về việc sửdụng các công cụ phòng vệ thươngmại liên quan trực tiếp hoặc gián tiếpđến ngành mình, từ đó có bướcchuẩn bị một cách chủ động và thíchhợp để đối phó với hàng hoá nhậpkhẩu, duy trì và bảo vệ sản xuất trongnước, trong hai ngày 28 và 30 tháng 7năm 2010, Cục Quản lý cạnh tranhđược sự hỗ trợ của Dự án Mutrap iii đãtổ chức buổi Hội nghị “Sử dụng cácbiện pháp phòng vệ thương mại đểbảo vệ sản xuất trong nước trướchàng hoá nhập khẩu” tại Hà Nội và TPHồ Chí Minh.

Hội nghị đã có vinh dự đón Thứtrưởng Bộ Công Thương Lê DanhVĩnh đến phát biểu khai mạc. Tham

gia buổi Hội nghị còn có các chuyêngia trong và ngoài nước, lãnh đạo vàchuyên viên của Dự án MUTRAP iii,Cục Quản lý cạnh tranh và các đơn vịthuộc Bộ Công Thương cũng như cácbộ ngành khác. Ngoài đại diện củacác đơn vị có trách nhiệm trong côngtác phòng vệ thương mại, Hội nghịcòn thu hút được sự quan tâm củađông đảo các doanh nghiệp, hiệp hội,ngành hàng, trường đại học cũngnhư các cơ quan báo chí.

Tại buổi Hội nghị, Lãnh đạo CụcQuản lý cạnh tranh và VCCi đã giớithiệu hệ thống pháp luật về các biệnpháp phòng vệ thương mại cũng nhưý nghĩa của các biện pháp này để cácHiệp hội, doanh nghiệp trong nướcbảo vệ sản xuất trước các hành vithương mại không lành mạnh củacác doanh nghiệp xuất khẩu nước

ngoài. Bên cạnh đó, các chuyên gianước ngoài đã phổ biến kinh nghiệmquốc tế (EU, Hoa Kỳ) về việc triển khaiđiều tra phòng vệ thương mại của Cơquan điều tra nước ngoài và việcchuẩn bị hồ sơ, tài liệu của doanhnghiệp, hiệp hội nước ngoài để yêucầu cơ quan điều tra tiến hành khởixướng điều tra. Đồng thời Đại diệncủa Cục Quản lý cạnh tranh cũnghướng dẫn hiệp hội, doanh nghiệpxây dựng hồ sơ/đơn khởi kiện ápdụng biện pháp chống bán phá giávà biện pháp tự vệ đối với hàng hoánhập khẩu vào thị trường Việt Nam.

Ngoài ra, các đại biểu tham dựbuổi Hội nghị đều khẳng định rằng,việc nhập khẩu hàng hoá cần thiết đểthực hiện công nghiệp hoá và pháttriển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, khihàng nhập vào Việt Nam một cách

Page 8: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BTCT_19_for_web.pdf · bãi bỏ thuế chống bán phá giá đối với xe đạp

v C A8 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 19 - 2010

HOẠT ĐỘNG TRONG KỲ

mạnh mẽ sẽ tác động đến sản xuấttrong nước, gây sức ép cạnh tranhtrên cả ba cấp độ sản phẩm, doanhnghiệp và tổng thể quốc gia. Trongkhi đó, sự hiểu biết của các Hiệp hội,doanh nghiệp Việt Nam về các biệnpháp phòng vệ thương mại, phươngpháp và kỹ năng cần thiết để sử dụngcác công cụ này để bảo vệ quyền vàlợi ích hợp pháp của mình trước hànghoá nhập khẩu còn nhiều hạn chế.

Buổi Hội nghị cũng tạo điều kiệncho đại diện đến từ Hiệp hội, doanhnghiệp (cụ thể: các doanh nghiệp sảnxuất thép như Công ty Thép Tấm láPhú Mỹ, Tập đoàn Hoa Sen và cácdoanh nghiệp sản xuất gạch ốp lát vàvật liệu xây dựng khác...) trình bày vềnhu cầu sử dụng công cụ phòng vệthương mại phù hợp như Chống bánphá giá, Chống trợ cấp hay tự vệ, đểbảo vệ sản xuất của ngành/doanhnghiệp mình cũng như những khókhăn trong việc sử dụng các công cụphòng vệ thương mại để bảo vệ sảnxuất của ngành/doanh nghiệp mình,kiến nghị và đề xuất. Ngoài ra, tại buổiHội nghị, các doanh nghiệp có kinhnghiệm trong việc sử dụng các côngcụ phòng vệ thương mại trao đổi vàphổ biến kinh nghiệm sử dụng cáccông cụ nói trên tới cộng đồngdoanh nghiệp Việt Nam. Đồng thời,Luật sư của các Công ty Luật có uy tínnhư Công ty Luật Gide Loyrette Nouelvà Công ty Luật indochine Counselcũng giới thiệu cho các doanh nghiệpvề các dịch vụ pháp lý hỗ trợ cho cácdoanh nghiệp trong một vụ việc vềphòng vệ thương mại.

Rõ ràng, Hội nghị lần này chính làcơ hội để các cơ quan chức năng phổbiến và hướng dẫn cộng đồng doanhnghiệp Việt Nam sử dụng các công cụphòng vệ thương mại. Đây cũng làdịp để các đại diện đến từ Hiệp hội,Doanh nghiệp Việt Nam trình bàynhững khó khăn, vướng mắc trongviệc sử dụng các công cụ phòng vệthương mại, qua đó đưa ra kiến nghị,đề xuất nhằm đáp ứng nhu cầu sửdụng các công cụ phòng vệ thươngmại phù hợp, như: chống bán phágiá, chống trợ cấp hay tự vệ... để bảovệ quyền và lợi ích hợp pháp củadoanh nghiệp mình trong quá trìnhcạnh tranh trên thị trường nội địa,đóng góp vào sự thành công trongkinh doanh của doanh nghiệp mình.

viỆT ANH

Hội nghị “Đánh giá triển vọng vàcác thách thức từ việc EU dỡ bỏthuế chống bán phá giá đối với xeđạp xuất khẩu của Việt Nam”

Ngày 15/7 EU thông báo bãi bỏthuế chống bán phá giá đốivới xe đạp của Việt Nam

trong khi vẫn tiếp tục áp dụng thuếnày với các nước khác, đặc biệt làTrung Quốc (mức thuế CBPG trungbình đối với xe đạp Trung Quốc48,5%). Việc này mang lại cơ hội vàlợi thế cho các doanh nghiệp xe đạpViệt Nam để có thể phục hồi xuấtkhẩu sang Châu Âu. Tuy nhiên, nócũng đem lại nguy cơ EU sẽ áp thuếchống bán phá giá trở lại hoặc cócác chế tài xử lý cả ngành xe đạpViệt Nam do hành vi chuyển tải bấthợp pháp xe đạp từ nước khác vàoViệt Nam xuất khẩu đi EU nhằmhưởng chênh lệch thuế chống bánphá giá của EU, gây ảnh hưởng tiêu

cực đến cả ngành và hình ảnh ViệtNam trong thương mại quốc tế.

Trước tình hình đó, thực hiện chỉđạo của Lãnh đạo Bộ Công Thương,ngày 29 tháng 7 năm 2010, CụcQuản lý cạnh tranh (là Cơ quan quảnlý nhà nước trong lĩnh vực Phòng vệthương mại) đã tổ chức hội nghị“Đánh giá triển vọng và các tháchthức từ việc EU dỡ bỏ thuế chốngbán phá giá đối với xe đạp xuất khẩucủa Việt Nam” tại TP Hồ Chí Minh vớisự tham gia của Lãnh đạo hiệp hội ôtô, xe máy và xe đạp (VAMoBA), cácdoanh nghiệp xuất khẩu xe đạp lớncủa Việt Nam (chủ yếu ở phía Nam),Phòng thương mại và Công nghiệpViệt Nam (VCCi – Trung tâm cấp giấychứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất

Page 9: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BTCT_19_for_web.pdf · bãi bỏ thuế chống bán phá giá đối với xe đạp

v C A 9CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 19 - 2010

khẩu), Tổng Cục Hải quan (Cục Chốngbuôn lậu và gian lận thương mại), BộCông Thương (Cục Quản lý Cạnh tranh,Vụ Xuất – Nhập khẩu).

Hội nghị được tổ chức với mục tiêuphổ biến tới doanh nghiệp sản xuất vàxuất khẩu xe đạp sự cần thiết phải bảovệ lợi thế đang có của DN xe đạp ViệtNam trong việc được dỡ bỏ thuế chốngbán phá giá, cũng như nguy cơ và ảnhhưởng tiêu cực của việc chuyển tải bấthợp pháp xe đạp từ nước khác vào ViệtNam nhằm hưởng chênh lệch thuếchống bán phá giá của EU. Đồng thời,Hội nghị cũng nhằm xác định khả năngphục hồi xuất khẩu nhờ lợi thế thuếCBPG và xác định vai trò, trách nhiệmcác bên liên quan và thảo luận giảipháp giám sát ngăn chặn hiện tượnglẩn tránh thuế chống bán phá giá.

Việc chuyển tải bất hợp pháp hànghoá của nước ngoài qua Việt Nam hiệnnay đang diễn ra tương đối phức tạp,đặc biệt là việc chuyển tải hàng hoá từcác nước trong khu vực. Các dạngchuyển tải phổ biến hiện nay gồm có:

Một là, làm giả giấy chứng nhậnxuất xứ (C/o) của Việt Nam để hưởngmức thuế nhập khẩu thấp mà các nướcnhập khẩu áp dụng với Việt Nam so vớimức thuế nhập khẩu áp dụng cho nướckhác;

Hai là, nhập khẩu hàng hoá nguyênchiếc vào Việt Nam, sau đó đóng gói vớimác “Made in Vietnam” và xin giấychứng nhận xuất xứ (C/o) của Việt Namđể hưởng mức thuế thấp như trên;

Ba là, đầu tư nhà máy đơn giản tạiViệt Nam, sau đó nhập khẩu gần nhưtoàn bộ linh phụ kiện của nước ngoàivà lắp ráp tại Việt Nam rồi xin giấychứng nhận xuất xứ (C/o) của Việt Namdù chưa đủ tiêu chuẩn về giá trị giatăng để xuất khẩu.

Hiện tượng các nhà đầu tư nướcngoài vào Việt Nam hoạt động chủ yếunhằm mục địch trục lợi, lẩn tránh thuếchống bán phá giá, thuế chống trợ cấpkhông những không phù hợp mới mụctiêu và chính sách thu hút vốn đầu tưnước ngoài vào Việt Nam mà còn có thểgây ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộngành sản xuất của Việt Nam cũng nhưhình ảnh của Việt Nam trong thươngmại quốc tế, tạo tiền lệ xấu khi cơ quanđiều tra của nước ngoài (đặc biệt là HoaKỳ và EU) điều tra các nước trong khuvực sẽ mở rộng cả Việt Nam và áp dụngbiện pháp chống bán phá giá, trợ cấphoặc tự vệ cho hàng xuất khẩu của cảViệt Nam và nước trong khu vực bị điềutra.

Kết thúc Hội nghị, các bên tham giađã thống nhất được một số giải phápnhằm bảo vệ lợi thế sẵn có, ngăn chặnhiện tượng lẩn tránh thuế chống bánphá giá và ngăn chặn khả năng EU táiáp dụng thuế chống bán phá giá đốivới xe đạp Việt Nam như sau:

(1) Bộ Công Thương và các Bộ,Ngành liên quan (Bộ Tài Chính – TổngCục Hải quan, VCCi) tăng cường côngtác giám sát, ngăn chặn kịp thời, hiệuquả hiện tượng chuyển tải, lẩn tránhthuế chống bán giá của các doanhnghiệp sản xuất và xuất khẩu xe đạptrong thời gian tới.

(2) Ủy Ban Nhân dân các tỉnh chỉđạo các Sở, Ban, Ngành (đặc biệt là SởKế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương)rà soát, đánh giá, quán triệt nguy cơ vàhậu quả của hiện tượng lẩn tránh thuếchống bản phá giá của các doanhnghiệp xe đạp nói riêng và các ngànhkhác nói chung trên địa bàn nhằmnâng cao nhận thức cho các nhà đầu tưtrong và ngoài nước về vấn đề này.

Trong thời gian tới, các địa phươngcần tăng cường công tác thẩm định cácdự án đầu tư nước ngoài sản xuất, kinhdoanh, xuất khẩu xe đạp nhằm đảmbảo loại bỏ các dự án đầu tư mới trênđịa bàn nhằm mục đích lẩn tránh thuếchống bán phá giá, trục lợi cá nhân làmảnh hưởng đến lợi ích của các doanhnghiệp làm ăn chân chính trong ngànhvà ảnh hưởng tới uy tín, hình ảnh quốcgia trên thị trường quốc tế.

(3) Tại hội nghị, đại điện các doanhnghiệp và các đại biểu cũng đánh giácao vai trò đầu tàu, kết nối của Hiệp hộiô tô, xe đạp, xe máy (VABoMA). Cácdoanh nghiệp và đại biểu tham dự đềunhất trí cho rằng VABoMA có vai tròquan trọng trong việc giám sát, thẩmđịnh năng lực sản xuất thực tế của DNxe đạp Việt Nam, so sánh với lượng xeđạp xuất khẩu (số liệu thống kê do Hảiquan và Bộ Công Thương cung cấp) đểphát hiện kịp thời hiện tượng lẩn tránhthuế chống bán phá giá.

Về phía doanh nghiệp, các đại biểutham dự hội nghị cho rằng từng DN xeđạp Việt Nam cần thể hiện vai trò chủđộng của mình trong việc bảo vệ lợi íchchính đáng của mình trước nhữnghành vi chuyển tải xe đạp xuất khẩunhằm lẩn tránh thuế chống bán phá giácủa EU thông qua việc thông báo kịpthời các hiện tượng này đến VABoMAvà các cơ quan chức năng của nhànước.

NGọC ANH

Page 10: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BTCT_19_for_web.pdf · bãi bỏ thuế chống bán phá giá đối với xe đạp

v C A10 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 19 - 2010

HOẠT ĐỘNG TRONG KỲ

Với mục đích tìm hiểu thêm kinhnghiệm quốc tế về thực tiễnbảo vệ người tiêu dùng, phục

vụ cho việc hoàn thiện Dự án LuậtBảo vệ người tiêu dùng (Luật BVQL-NTD) sẽ được trình Quốc hội thôngqua trong kỳ họp cuối năm 2010cũng như triển khai công tác thực thisau khi Luật này được thông qua, từngày 8 đến ngày 14 tháng 7 năm2010, Đoàn công tác liên ngành củaBộ Công Thương, Văn phòng Quốchội và Văn phòng Chính phủ do Thứtrưởng Bộ Công Thương Lê DanhVĩnh làm trưởng đoàn đã có chuyếnthăm và làm việc với các cơ quan, tổchức bảo vệ người tiêu dùng tại TP.Houston, bang Texas và WashingtonD.C, Hoa Kỳ.

Làm việc tại Tp. Houston,Texas

Mở đầu chuyến công tác, tại khoaLuật ĐH Houston, Đoàn đã có buổilàm việc với các giáo sư, giảng viênthuộc khoa Luật, văn phòng TổngChưởng lý bang Texas và các thẩmphán của tòa rút gọn bang Texas.

Khoa Luật ĐH Houston đượcthành lập từ năm 1947 và xếp thứ 55trong số gần 200 trường luật tốt nhấtcủa Hoa Kỳ. Các sinh viên theo học tạiđây được đào tạo nhiều chuyênngành luật thuộc các lĩnh vực khácnhau, như tư pháp, hình sự, môitrường, tài nguyên, năng lượng, giáo

dục, sở hữu trí tuệ… Trong đó, bảo vệngười tiêu dùng là lĩnh vực được khoađặc biệt chú trọng thông qua việcthành lập trung tâm Luật BVNTD,trung tâm giải quyết khiếu nại ngườitiêu dùng (Texas CCC) và trung tâmhỗ trợ pháp lý. Theo ông David Tiede,Giám đốc trung tâm giải quyết khiếunại người tiêu dùng, dù mới đượcthành lập năm 2006, nhưng đến nay,trung tâm đã giúp đỡ được hơn10.000 NTD lấy lại được quyền lợi củamình với tổng giá trị được bồi thườngtrên 2 triệu USD. Bên cạnh việc hỗ trợNTD trong quá trình giải quyết tranhchấp, các trung tâm Bảo vệ NTD còntổ chức các khóa học ngắn, giáo dụcpháp luật về bảo vệ NTD cho NTDtrong TP. Houston, soạn thảo các tàiliệu, sách cẩm nang cho NTD….

Điều đặc biệt là, nhân sự làm việctại trung tâm ngoài các giảng viêncủa trường, các luật sư còn có các sinhviên đã và đang theo học tại trường.Việc sử dụng sinh viên làm nguồnnhân lực chủ chốt đã tạo điều kiệncho họ có cơ hội được thực hànhnhững kiến thức đã học, đồng thờicũng được hưởng học phần (đối vớisinh viên đang học) hoặc hưởnglương. Giáo sư Richard Alderman,Giám đốc Trung tâm Luật BVNTDnhấn mạnh, các trung tâm về BVNTDtrong trường luật như ở Texas hoạtđộng rất hiệu quả và đã góp phần

Đoàn công tác liên ngành của Bộ Công Thương làm việc với các cơ quan, tổ chức về bảo vệ người tiêu dùng tại Hoa Kỳ

giải quyết được rất nhiều trường hợpvi phạm quyền lợi NTD trên thực tế.

Đại diện Đoàn công tác, Phó Chủnhiệm Ủy ban KHCN&MT của Quốchội Lê Bộ Lĩnh đánh giá cao kết quảhoạt động của các trung tâm BVNTDcủa khoa Luật ĐH Houston và nhấnmạnh đây thực sự là một mô hìnhhiệu quả để bảo vệ quyền lợi NTD.Giáo sư Richard cũng cho rằng, sẽ rấttốt nếu các quốc gia khác như ViệtNam có thể xây dựng mô hình trungtâm về bảo vệ NTD ngay trong cáctrường luật của mình.

Đoàn cũng đã có buổi làm việcvới các thẩm phán của tòa rút gọnbang Texas. Tòa rút gọn (Small ClaimsCourt) hay còn gọi là tòa nhân dân(People’s Court), bởi lẽ hầu hết cácthẩm phán làm việc tại đây khôngphải là luật sư mà được bầu chọn dựatrên mức độ uy tín và sự tin tưởng củanhân dân. Các thẩm phán có nhiệmkỳ 4 năm và có thể được tái tranh cửở nhiệm kỳ tiếp theo. Những vụ việcmà tòa rút gọn thụ lý thường là các vụtranh chấp có tình tiết đơn giản, vớigiá trị thiệt hại không vượt quá10.000 USD. Cả nguyên đơn và bị đơncủa vụ tranh chấp thường không cóluật sư riêng mà tự mình bào chữatrước tòa (thực tế, 80% số vụ tranhchấp mà tòa rút gọn xử lý không cóluật sư tham gia). Các quyết định củathẩm phán sẽ có hiệu lực ngay nếuhai bên không kháng nghị. Trên thựctế, hầu hết các vụ việc do tòa rút gọnxử lý đều thành công, đòi lại được tiềnbồi thường cho bên bị hại.

Cũng trong chuyến công tác tạiHouston, Đoàn công tác đã có buổilàm việc với đại diện của Văn phòngTổng Chưởng lý bang Texas, vănphòng Tổng Chưởng lý TP. Houston,tổ chức hỗ trợ pháp lý Legal Aid vàmột số luật sư của bang. Nội dungbuổi làm việc xoay quanh các vấn đềvề thực trạng vi phạm quyền lợi NTDtại Texas, tính chất các vụ vi phạm, cơchế giải quyết tranh chấp và sự phốihợp giữa trường luật, các cơ quan nhànước, các tổ chức bảo vệ NTD trongcông tác BVNTD.

Làm việc tại Washington d.CTừ ngày 10 tháng 7 đến ngày 13

tháng 7 năm 2010, tại Washington

Page 11: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BTCT_19_for_web.pdf · bãi bỏ thuế chống bán phá giá đối với xe đạp

D.C, Đoàn công tác đã có buổi làmviệc với Cục BVNTD của Ủy banThương mại liên bang Hoa Kỳ -USFTC, Hiệp hội Văn phòng Tổngchưởng lý quốc gia, tổ chức Bet-ter Business Bureau, Legal Aid củaquận Columbia nhằm trao đổikinh nghiệm về các quy định,chính sách bảo vệ NTD cũng nhưviệc thực thi công tác bảo vệquyền lợi NTD của các bên.

Chủ tịch USFTC, ông Jon Lei-bowitz bày tỏ sự quan tâm đối vớiDự thảo Luật BVQLNTD của ViệtNam và hy vọng Luật sớm đượcthông qua, tạo hành lang pháp lývững chắc để bảo vệ NTD. Tiếp đó,đoàn cũng đã nghe ông Jon Lei-bowitz và Đại diện của CụcBVNTD giới thiệu về chức năng,nhiệm vụ và hoạt động của CụcBVNTD. Cục BVNTD có 7 phòngban phụ trách các mảng riêng liênquan tới bảo vệ NTD như phòngphụ trách về quảng cáo, phòng kếhoạch thông tin, phòng giáo dụctiêu dùng và kinh doanh, phòngbảo vệ thông tin cá nhân… Theothống kê của phòng Kế hoạch vàthông tin, hệ thống cơ sở dữ liệucủa phòng (Consumer SentinelComplaint Database) trung bìnhhàng tuần tiếp nhận khoảng35.000 vụ việc khiếu nại của NTDvề tất cả các lĩnh vực, trong đó córất nhiều khiếu nại liên quan tớitài chính, ngân hàng, bất độngsản và bảo mật thông tin cá nhân.Đại diện của Cục cũng cho biết,đây là hệ thống tiếp nhận và lưutrữ dữ liệu khiếu nại có tính mở vàrộng khắp trên toàn Hoa Kỳ. Bấtkể cơ quan chức năng có liênquan nào đều có thể truy cập vào

hệ thống để lấy thông tin và tiếnhành xử lý vi phạm.

Đặc biệt, trong khuôn khổchuyến công tác tại Hoa Kỳ, Đoàncông tác đã có dịp gặp và trao đổivới Thượng Nghị sĩ của bangAkansas Mark Pryor. TNS MarkPryor tốt nghiệp đại học Arkansasvà đã làm việc trong lĩnh vực luậttư 10 năm trước khi làm việc tạivăn phòng Thượng viện bangArkansas năm 1990. Năm 1998,ông được bầu làm Tổng Chưởnglý của Bang Arkansas. 10 năm sau,ông tiếp tục được bầu làm TNSnhiệm kỳ 2 với số phiếu cao kỷ lụctrong lịch sử bầu cử tri toàn BangArkansas.

Trong buổi làm việc với TNSMark Pryor, trưởng đoàn Lê DanhVĩnh, Thứ trưởng Bộ Công Thươngđã trao đổi về hoạt động bảo vệquyền lợi NTD tại Việt Nam. TNSMark Pryor cũng bày tỏ sự quantâm tới Luật BVNTD của Việt Nam,đồng thời hy vọng hai bên sẽ cóthêm những hoạt động đẩy mạnhhợp tác song phương trong lĩnhvực này để mỗi nước ngày càngcó thêm nhiều kinh nghiệmnhằm thực hiện tốt công tác bảovệ NTD tại quốc gia mình. Bêncạnh đó, qua các buổi tiếp xúc vàlàm việc với các cơ quan, tổ chứcvề BVNTD tại Houston và Wash-ington D.C, Thứ trưởng Lê DanhVĩnh cũng đánh giá cao hiệu quảcủa các hoạt động bảo vệ NTD tạiHoa Kỳ, coi đây là kinh nghiệmquý báu cho Việt Nam trong quátrình xây dựng Luật BVQLNTD vàtriển khai thực thi sau khi Luật nàychính thức được Quốc hội thôngqua.

pHƯƠNG ANH

v C A 11CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 19 - 2010

Ngày 03 tháng 3 năm 2010, CụcQuản lý cạnh tranh đã ra quyếtđịnh số 31/QĐ-QLCT về việc điều

tra sơ bộ vụ việc cạnh tranh đối với Côngty TNHH Thương mại Dịch vụ Apollo. Sauquá trình điều tra sơ bộ, ngày 06 tháng 04năm 2010, Cục trưởng Cục Quản lý cạnhtranh đã ký quyết định số 46/QĐ-QLCT vềviệc điều tra chính thức đối với Công tyTNHH Thương mại dịch vụ Apollo do cómột số hành vi có dấu hiệu vi phạm luậtcạnh tranh về Bán hàng đa cấp bất chính.

Ngày 01 tháng 7 năm 2010, Cục Quảnlý cạnh tranh đã đưa ra mức phạt đối vớiCông ty TNHH Thương mại dịch vụ Apollolà 70 triệu đồng đối với hành vi “Cung cấpthông tin sai lệch về tính chất và côngdụng của hàng hóa để dụ dỗ người kháctham gia bán hàng đa cấp” vi phạm Khoản4 Điều 48 của Luật Cạnh tranh.

QUyẾT THẮNG

Ngày 03 tháng 3 năm 2010, Cục Quản lýcạnh tranh đã ra Quyết định số 29/QĐ-QLCT về việc điều tra sơ bộ vụ việc

cạnh tranh đối với Công ty Cổ phần Quốc tếTân Đại Trạch. Sau khi tiến hành điều tra sơbộ, ngày 06 tháng 04 năm 2010, Cục Quản lýcạnh tranh đã ra quyết định số 47/QĐ-QLCTvề việc điều tra chính thức vụ việc Công ty Cổphần Quốc tế Tân Đại Trạch liên quan đếnhành vi có dấu hiệu vi phạm Luật Cạnh tranhvề Bán hàng đa cấp bất chính.

Ngày 07 tháng 7 năm 2010, Cục Quản lýcạnh tranh đã quyết định đưa ra mức phạt đốivới Công ty Cổ phần Quốc tế Tân Đại Trạch là50 triệu đồng đối với hành vi “yêu cầu ngườimuốn tham gia phải mua một lượng hànghóa ban đầu nhất định để được quyền thamgia mạng lưới bán hàng đa cấp” vi phạmKhoản 1 Điều 48 của Luật Cạnh tranh.

QUyẾT THẮNG

VCA điều tra, xử lý Công tyCổ phần Quốc tế Tân ĐạiTrạch do có hành vi cạnhtranh không lành mạnh

VCA điều tra, xử lý Côngty TNHH Thương mạiDịch vụ Apollo do cóhành vi cạnh tranhkhông lành mạnh

Page 12: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BTCT_19_for_web.pdf · bãi bỏ thuế chống bán phá giá đối với xe đạp

v C A12 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 19 - 2010

VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN

Mỹ khởi xướng điều tra chống lẩn tránh thuế chống bánphá giá đối với mắc áo thép nhập khẩu từ Việt Nam

Ngày 22 tháng 7 năm 2010, Bộ Thương mạiMỹ (DoC) đã ra quyết định khởi xướngđiều tra chống lẩn tránh thuế chống bán

phá giá đối với sản phẩm mắc áo thép nhậpkhẩu từ Việt Nam. Đơn kiện do Công ty M&BMetal Products đệ trình lên DoC ngày

05/05/2010 yêu cầu cơ quan này tiến hành điều trathiệt hại do lẩn tránh thuế chống bán phá giá đốivới các công ty của Việt Nam.

Sản phẩm bị kiện là mắc treo quần áo bằngthép có mã HTSUS 7326.20.0020 và 7323.99.9060.Hai công ty Việt Nam có liên quan trong đơn kiện làCông ty sản xuất mắc áo Angang và Công ty Quốctế Quyky – yanglei. Theo cáo buộc nêu trong đơnkiện, sản phẩm mắc treo quần áo bằng thép đượcsản xuất tại Trung Quốc, sau đó gia công với tỷ lệkhông đáng kể tại Việt Nam để xuất khẩu vào thịtrường Hoa Kỳ với mục đích lẩn tránh thuế chốngbán phá giá mà Hoa Kỳ đã áp đặt đối với các sảnphẩm này của Trung Quốc.

Trước đó, ngày 06/10/2008, DoC đã ban hànhquyết định áp thuế chống bán phá giá đối với sảnphẩm mắc treo quần áo bằng thép nêu trên nhậpkhẩu từ Trung Quốc với biện độ phá giá từ 15.83%đến 187.25%.

MAi TRANG

Nhằm thúc đẩy việc thực thi các biện pháp thựcthi các quy định về phòng vệ thương mại vàngăn chặn tình trạng lẩn tránh thuế chống bán

phá giá và thuế đối kháng (AD/CVD). Ngày 5 tháng 8năm 2010, Chủ tịch Tiểu ban tài chính thương mạiThượng viện Mỹ - Ron Wyden và Thượng nghị sĩJ. Snowe đã giới thiệu “Dự luật tăng cường thực thicác quyết định và ngăn chặn lẩn tránh thuế” (EN-FoRCE).

Dự luật này sẽ trao thêm quyền cho Bộ Thươngmại điều tra các cáo buộc liên quan tới việc lẩn tránhthực hiện các quy định về phòng vệ thương mại.Theo luật hiện hành, Cục Hải quan và Biên mậu củaHoa Kỳ (CBP) là cơ quan có quyền điều tra các cáobuộc về lẩn tránh thuế và thực thi các quyết địnhliên quan tới chống bán phá giá và thuế đối kháng.

Dự luật này được đề xuất trong bối cảnh ngàycàng nhiều hàng hóa nhập khẩu từ các nước đangphát triển vào thị trường Hoa Kỳ trong khi cơ quanhải quan không đủ khả năng tài chính và nhân lực vàphải mất rất nhiều thời gian để phát hiện ra cáchành vi gian dối từ các doanh nghiệp và thực thitheo các quy định trước đây.

Tuy nhiên, để thực thi Dự luật này cần có phảnứng nhanh và đồng bộ khi có các cáo buộc liên quantrong các vụ việc. Vai trò của hiện tại của CBP sẽkhông ảnh hưởng bởi luật mới ban hành. Đồng thời,Dự luật mới sẽ giúp tăng cường hợp tác và trao đổi

thông tin giữa hai cơ quan và cải thiện đáng kể tìnhhình thực thi các quy định nhằm tạo môi trường cạnhtranh bình đẳng cho các nhà sản xuất của Hoa Kỳ.

Theo Dự luật mới thì Chính phủ Hoa Kỳ sẽ có 60ngày sau khi có cáo buộc lẩn tránh thuế để quyếtđịnh xem liệu có cơ sở để khẳng định nhà nhập khẩuđang lẩn tránh thuế AD/CVD hay không. Dự luậtcũng quy định rằng, trước khi quá trình điều tra kếtthúc, thuế AD/CVD sẽ được tạm thu bằng tiền mặtsau khi có quyết định sơ bộ về vụ việc.

Khi Chính phủ cho rằng nhà nhập khẩu có thểđang lẩn tránh thuế AD/CVD thì Dự luật cũng đưa raquy định yêu cầu các cơ quan hữu quan trao đổithông tin về vụ việc.

Nhiều người cho rằng CBP khá chậm chạp trongviệc phát hiện và xử lý các vụ việc lẩn tránh thuếchống bán phá giá và thuế đối kháng, do vậy việctrao cho Bộ Thương mại quyền điều tra những làmột bước đi hợp lý.

Các nhà xuất khẩu từ các nước đang phát triểnthường có có các hành vi như dán nhãn sai hàng hóahoặc chuyển hàng hóa qua một nước thứ ba nhằmtránh thuế và tránh các quy định của Luật pháp HoaKỳ. Trong thời gian vừa qua, việc thực hiện không đầyđủ các quy định của luật pháp đã khiến Hoa Kỳ mất đicác khoản thu từ các nhà xuất khẩu có hành vi lẩntránh thuế.

Lê dUy

Thượng nghị sỹ Hoa Kỳ đề xuất luật mới nhằm ngăn chặnhành vi lẩn tránh thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng

Page 13: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BTCT_19_for_web.pdf · bãi bỏ thuế chống bán phá giá đối với xe đạp

Ngày 26/7, Tổng Giám đốc Tổchức Thương mại Thế giới(WTo) Pascal Lamy đã chỉ định

ba thành viên Ban hội thẩm xem xétvụ Việt Nam kiện Hoa Kỳ áp dụng cácbiện pháp chống bán phá giá đối vớimặt hàng tôm đông lạnh nhập khẩutừ Việt Nam.

Các thành viên gồm ông Moham-mad Saeed, tham tán phái đoànthường trực của Pakistan tại WTo; bàDeborah Milstein, thuộc Bộ Côngnghiệp, Thương mại và Lao động is-rael, và ông iain Sandford, Giám đốcTập đoàn thương mại quốc tế Aus-tralia. ông Mohammad Saeed đượcchọn làm Chủ tịch Ban hội thẩm.

Tổng Giám đốc WTo đưa ra quyếtđịnh trên sau khi Việt Nam và Hoa Kỳkhông thể nhất trí với nhau về thành

phần Ban hội thẩm sau 60 ngày thảoluận.

Căn cứ theo quy định của Điều 8.7của DSU- Thỏa thuận về các quy tắc vàthủ tục điều chỉnh việc giải quyếttranh chấp của WTo (DSU). Việt Namđã đề nghị Tổng Giám đốc WTo chỉđịnh thành viên Ban hội thẩm. Trướckhi đưa ra quyết định này, ông PascalLamy đã gặp và tham vấn với đại diệncủa Việt Nam và Hoa Kỳ.

Các thành viên Ban Hội thẩm làmviệc độc lập và không nhận chỉ dẫn từbất kỳ chính phủ nào. Ban Hội thẩmsẽ kiểm tra các bằng chứng của vụkiện và quyết định ai đúng, ai sai.Thông thường sau sáu tháng, Ban Hộithẩm sẽ đưa ra báo cáo cuối cùng vềvụ kiện cho các bên có liên quan.

Ngày 01/02/2010, Việt Nam đã gửi

WTo yêu cầu tham vấn với Hoa Kỳ vềviệc nước này áp dụng các biện phápchống bán phá giá đối với các sảnphẩm tôm đông lạnh của Việt Nam.

Từ khi gia nhập WTo vào tháng01/2007 đến nay, đây là lần đầu tiênViệt Nam khởi xướng vụ kiện thươngmại giữa hai nước thành viên WTo, sửdụng hình thức giải quyết tranh chấptrong WTo như một công cụ bảo vệquyền hợp pháp của nước thànhviên.

Nguồn: Cục Quản lý cạnh tranh

v C A 13CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 19 - 2010

19 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ bị phạt do thỏa thuận ấn định giá dịch vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô

Cục Quản lý cạnh tranh đã kếtthúc điều tra vụ việc liên quanđến việc 19 doanh nghiệp bảo

hiểm phi nhân thọ thỏa thuận ấnđịnh giá dịch vụ bảo hiểm vật chất xeôtô. Trên cơ sở kết luận điều tra, 19doanh nghiệp này bị tuyên phạt vớitổng mức phạt trên 1,7 tỷ đồng.

Trước đó, ngày 15/9/2008, tạihội nghị các tổng giám đốc bảohiểm phi nhân thọ lần thứ 6, 19doanh nghiệp bảo hiểm đã thamgia ký các bản thỏa thuận hợp táctrong lĩnh vực bảo hiểm hàng hóa,bảo hiểm tàu biển, bảo hiểm xe cơgiới và điều khoản biểu phí bảohiểm vật chất xe ôtô…

Trên cơ sở thu thập và đánh giácác thông tin ban đầu về hội nghịtrên, căn cứ quy định tại khoản 2,Điều 86 của Luật Cạnh tranh, ngày18/11/2008, Cục trưởng Cục Quảnlý cạnh tranh đã tiến hành điều trađể làm rõ vụ việc liên quan đếnnhững thỏa thuận của 19 doanhnghiệp này.

Sau hơn một năm điều tra, ngày29/4/2010, Cục trưởng Cục Quản lýcạnh tranh đã ký kết luận điều travới kết luận: 19 doanh nghiệp bảohiểm trên tổng số 25 doanh nghiệp

bảo hiểm tại thời điểm điều tra đãký kết “Bản thỏa thuận hợp tác giữacác doanh nghiệp bảo hiểm tronglĩnh vực bảo hiểm xe cơ giới” và“Điều khoản biểu phí bảo hiểm vậtchất xe ôtô”.

Thị phần kết hợp của 19 doanhnghiệp bảo hiểm tham gia thỏathuận chiếm tới 99,79% trên thịtrường bảo hiểm vật chất xe ôtô tạiViệt Nam; các nội dung thỏa thuậndo 19 doanh nghiệp bị điều tra kýkết để thực hiện là hành vi thoảthuận ấn định giá hàng hoá, dịchvụ một cách trực tiếp hay gián tiếpquy định tại Khoản 1, Điều 8, LuậtCạnh tranh.

“Hành vi thoả thuận nêu trêncủa 19 doanh nghiệp bảo hiểm làhành vi vi phạm quy định tại khoản2, Điều 9 của Luật Cạnh tranh về cácthỏa thuận hạn chế cạnh tranh bịcấm do thị phần kết hợp của 19doanh nghiệp bảo hiểm tham giathỏa thuận vượt quá ngưỡng 30%trên thị trường dịch vụ bảo hiểmvật chất xe ôtô tại Việt Nam”, CụcQuản lý cạnh tranh kết luận.

Ngày 29/7/2010, trên cơ sở kếtluận điều tra nói trên, 19 doanhnghiệp bảo hiểm bị điều tra đã bị

Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranhtuyên phạt với mức phạt tươngđương 0,025% tổng doanh thu củanăm tài chính 2007. Tổng số tiềnphạt trên 1,7 tỷ đồng. Ngoài ra, 19doanh nghiệp này phải chịu phí xửlý vụ việc cạnh tranh là 100 triệuđồng.

Theo Cục Quản lý cạnh tranh,trong các hành vi hạn chế cạnhtranh, hành vi thỏa thuận hạn chếcạnh tranh cần được coi là hành vi cónguy hiểm nhất cho môi trường cạnhtranh và phải bị xử lý nghiêm khắc.

Do đây là vụ việc thỏa thuận hạnchế cạnh tranh đầu tiên được thựchiện khi nhận thức về pháp luật cạnhtranh của các doanh nghiệp bảohiểm chưa cao, Hội đồng xử lý vụ việccạnh tranh đã chọn mức xử phạtmang tính chất cảnh báo.

Trên thế giới, nhiều nước xử lý cáchành vi thỏa thuận hạn chế cạnhtranh bằng hình thức phạt tù kèmtheo phạt tiền. Ở Việt Nam, theo quyđịnh của pháp luật hiện hành, hànhvi thỏa thuận hạn chế cạnh tranhphải chịu mức phạt tiền cao nhất lêntới 10% tổng doanh thu của năm tàichính trước năm thực hiện hành vi viphạm.

Hà pHẠM

WTO chỉ định Ban Hội thẩm vụ kiện tôm Việt Nam

Page 14: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BTCT_19_for_web.pdf · bãi bỏ thuế chống bán phá giá đối với xe đạp

v C A14 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 19 - 2010

VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN

Tháng 7-2010, các nước và vùnglãnh thổ trên thế giới đã chínhthức thông báo có 3 cuộc điều

tra phòng vệ thương mại mới đượckhởi xướng

Ngay ngày đầu tháng, Uỷ banChâu Âu ra thông báo tiến hành điềutra, áp dụng biện pháp tự vệ (safe-guard) đối với sản phẩm Modemsdành cho mạng không dây (WWAN)từ tất cả các nước nhập khẩu vàoChâu Âu.

Bên cạnh đó, Ủy ban Châu Âucũng đã tiến hành điều tra thêm việcchống bán phá giá sản phẩm này củaTrung Quốc. Như vậy, trong cùng mộtthời gian sản phẩm Modems dànhcho mạng không dây của Trung Quốcbị tiến hành điều tra đồng thời cả hailĩnh vực: tự vệ và chống bán phá giá.

Ngày 21 tháng 7, Bộ Thương mạiHoa Kỳ (DoC) thông báo tiến hànhđiều tra lẩn tránh thuế chống bánphá giá đối với mắc áo bằng thép, mãHS 732620 của Việt Nam xuất khẩuvào thị trường Hoa Kỳ. Do có nghingờ mắc áo bằng thép của TrungQuốc chuyển tải qua Việt Nam xuấtkhẩu vào thị trường Hoa Kỳ nhằm lẩntránh thuế chống bán phá giá (trướcđó, ngày 6 tháng 10 năm 2008, DoCđã ban hành lệnh áp thuế chống bánphá giá đối với sản phẩm này nhậpkhẩu từ Trung Quốc với biên độ phágiá từ 15,83% đến 187,25%).

Cục Quản lý cạnh tranh (CụcQLCT) đã làm việc với Tổng cục Hảiquan và Trung tâm xác nhận chứng từthương mại (VCCi) đề nghị phối hợpcung cấp cho Cục QLCT các thông tinliên quan đến vụ việc. Ngoài ra, Cụccũng đã gửi công văn đến các doanhnghiệp có tên trong danh sách dophía nguyên đơn cung cấp yêu cầucác doanh nghiệp báo cáo tình hìnhnhập khẩu, xuất khẩu của doanhnghiệp vào thị trường Hoa Kỳ; khẩntrương rà soát hoạt động sản xuất,xuất nhập khẩu liên quan đến hànhvi lẩn tránh thuế chống bán phá giá(nếu có) tránh gây ảnh hưởng xấuđến hình ảnh và uy tín của doanhnghiệp, của quốc gia trong quan hệthương mại quốc tế. Cục cũng yêucầu các doanh nghiệp cung cấp cácthông tin cần thiết khác để Cục giải

thích, bảo vệ lợi ích hợp pháp của cácdoanh nghiệp xuất khẩu Việt Namtrước cơ quan điều tra Hoa Kỳ.

Kết luận 8 vụ việc phòngvệ thương mại hoặc có lệnháp thuế

Ngày 01 tháng 7, Uỷ ban Thươngmại quốc tế Hoa Kỳ đưa ra kết luậncuối cùng là có thiệt hại với ngànhcông nghiệp nội địa đối với việc bánphá giá và trợ cấp sản phẩm muốiphốt-phát (K2HPo4 và K4P2o7) củaTrung Quốc xuất khẩu vào thị trườngHoa Kỳ. Do vậy sản phẩm muối phốt-phát K2HPo4 và K4P2o7 của TrungQuốc sẽ phải chịu lệnh áp thuế chốngbán phá giá và chống trợ cấp.

Ngày 02 tháng 7, Tổng vụ chốngbán phá giá Ấn Độ có kết luận cuốicùng về việc điều tra chống bán phágiá mặt hàng đĩa ghi DVD-R và DVD-RW, mã HS 8523 của Malaysia, TháiLan và Việt Nam xuất khẩu vào thịtrường Ấn Độ. Trong vụ việc này, ViệtNam chỉ có duy nhất Công ty TNHHRitek Việt Nam tham gia quá trìnhđiều tra và cung cấp thông tin cho Cơquan điều tra Ấn Độ. Do đó doanhnghiệp này đã được hưởng thuế suấtriêng là 29,75 USD/1.000 chiếc, trongkhi đó mức thuế toàn quốc dành chocác doanh nghiệp khác của Việt Namlà 50,51 USD/1.000 chiếc. Malaysia vàThái Lan không có doanh nghiệp nàohợp tác với Cơ quan điều tra Ấn Độ,do vậy các doanh nghiệp xuất khẩucủa hai nước này phải chịu mức thuếsuất chung đối với từng quốc gia, cụthể: Malaysia là 35,95 USD/1.000chiếc và Thái Lan là 25,98 USD/1.000chiếc.

Theo Quy định của Ấn Độ, trongthời gian 6 tháng kể từ ngày Cơ quanđiều tra có kết luận cuối cùng, Bộ Tàichính Ấn Độ (Hải quan Ấn Độ) sẽ cólệnh áp thuế chính thức.

Ngày 2 tháng 7, Ủy ban Châu Âura thông báo sửa đổi mức thuế chốngbán phá giá đối với sản phẩm dụngcụ nhà bếp bằng thép của Ukcrainanhập khẩu vào thị trường Châu Âu.Theo đó, mức thuế chống bán phágiá của Ukcraina giảm từ 9,9% xuốngcòn 7%.

Ngày 05 tháng 7, Tổng vụ chốngbán phá giá Ấn Độ ra kết luận cuốicùng về điều tra chống bán phá giáđối với mặt hàng sợi Acrylic của NhậtBản và Bê-la-rút xuất khẩu vào thịtrường Ấn Độ.

Ngày 06 tháng 7, Bộ CôngThương LB Nga đã có kết luận cuốicùng về điều tra chống bán phá giáđối với sản phẩm thép không gỉ cánphẳng của Trung Quốc, Đài Loan, HànQuốc, Brazil và Nam Phi xuất khẩuvào thị trường LB Nga.

Ngày 06 tháng 7, Argentina kếtluận sơ bộ về điều tra chống bán phágiá đối với mặt hàng máy nén khí củaBrazil xuất khẩu vào thị trường Ar-gentina và áp thuế chống bán phágiá tạm thời trong thời gian 6 thángkể từ ngày Cơ quan điều tra kết luậnsơ bộ về vụ việc.

Ngày 06 tháng 7, Ủy ban Thươngmại quốc tế Hoa Kỳ (iTC) đã bỏ phiếutiến hành rà soát cuối kỳ thuế trợ cấpđối với sản phẩm thép phẳng cánnóng của Brazil và Nhật Bản, đình chỉđiều tra sản phẩm thép phẳng cánnóng của Nga xuất khẩu vào thịtrường Hoa Kỳ. Theo đó, iTC sẽ tiếnhành đánh giá một cách đầy đủ xemliệu việc huỷ bỏ các lệnh áp thuế cókhả năng dẫn tới sự tiếp tục hoặc táidiễn hành vi bán phá giá hoặc trợ cấpgây thiệt hại cho ngành sản xuấtcông nghiệp nội địa trong khoảngthời gian hợp lý có thể dự báo được.

Ngày 13 tháng 7, Bộ Thương mạiHoa Kỳ ra kết luận cuối cùng khẳngđịnh có hành vi bán phá giá và trợ cấpđối với mặt hàng vải dệt của TrungQuốc và Đài Loan xuất khẩu vào thịtrường Hoa Kỳ. Dự kiến ngày 25 tháng8 tới, iTC sẽ có kết luận cuối cùng vềthiệt hại đối với vụ việc này.

Hai cuộc điều tra được khởixướng nhưng không dẫn đến ápdụng biện pháp phòng vệ thươngmại

Ngày 01 tháng 7 năm 2010, Uỷban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ đãxác định ngành công nghiệp nội địaHoa Kỳ không chịu thiệt hại và cũngkhông bị đe doạ gây thiệt hại đối vớisản phẩm dây sắt/thép không hợpkim của Trung Quốc xuất khẩu vào thị

Các cuộc điều tra phòng vệ thương mạimới được khởi xướng

Page 15: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BTCT_19_for_web.pdf · bãi bỏ thuế chống bán phá giá đối với xe đạp

trường Hoa Kỳ mà trước đó BộThương mại Hoa Kỳ xác định có hànhvi bán phá giá và trợ cấp đối với mặthàng này của Trung Quốc. Do vậy, sẽkhông có lệnh áp thuế được banhành.

Ngày 15 tháng 7 , Uỷ ban châu Âuđã ra thông báo chấm dứt điều trachống bán phá giá và chống trợ cấpđối với mặt hàng ốc vít bằng thépkhông gỉ và phụ tùng của Ấn Độ vàMalaysia xuất khẩu vào châu Âu, dobên khởi kiện rút lại đơn.

Thông báo tiến hành ràsoát các biện pháp phòng vệthương mại

Các nước và vùng lãnh thổ trênthế giới đã có 7 thông báo về việc ràsoát các biện pháp phòng vệ thươngmại như sau:

Ngày 05 tháng 7, Argentina rathông báo tiến hành rà soát cuối kỳlệnh áp thuế chống bán phá giá đốivới sản phẩm thép cán nguội củaNam Phi, Hàn Quốc, Ukcraina và Ka-zắc-tan.

Ngày 6 tháng 7, Bộ Công ThươngLB Nga ra thông báo tiến hành rà soátcuối kỳ lệnh áp thuế chống bán phágiá đối với mặt hàng ống và đườngống của Ukcraina nhập khẩu vào thịtrường Nga.

Ngày 07 tháng 7, Canada ra kếtluận về việc tiến hành điều tra lại vềgiá trị thông thường và giá xuất khẩutrong điều tra chống bán phá giá mặthàng xe đạp của Trung Quốc và ĐàiLoan xuất khẩu vào thị trườngCanada.

Ngày 13 tháng 7, Ủy ban châu Âura thông báo tiến hành rà soát cuối kỳđối với mặt hàng xe đạp của TrungQuốc xuất khẩu vào thị trường Liênminh Châu Âu

Ngày 16 tháng 7, Canada ra kếtluận về việc tiến hành điều tra lại vềgiá trị thông thường và giá xuất khẩutrong điều tra chống bán phá giá mặthàng thép tấm của Trung Quốc, Cộnghoà Bul-ga-ri, Cộng hoà Séc, Rumanivà Ukraina xuất khẩu vào thị trườngCanada.

Ngày 16 tháng 7, Ủy ban Châu Âura thông báo tiến hành rà soát cuối kỳđối với mặt hàng Bari cacbonat(BaCo3) của Trung Quốc xuất khẩuvào thị trường Châu Âu.

Ngày 30 tháng 6, Bộ CôngThương Ấn Độ thông báo tiến hànhrà soát cuối kỳ lệnh áp thuế chống

bán phá giá đối với sản phẩm cao sucủa Nhật Bản, Hàn Quốc và Hoa Kỳxuất khẩu vào thị trường Ấn Độ.

đánh giá chungCác vụ việc phòng vệ thương mại

diễn ra trong tháng 7 năm 2010 cóthể có những tác động nhất định đếnhàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Lýdo :

Phần lớn các vụ việc nêu trên đềucó liên quan đến các mặt hàng xuấtkhẩu của Trung Quốc, là những sảnphẩm hoá chất, sử dụng tài nguyênvà sử dụng nhiều lao động. Đây cũnglà những điểm khá tương đồng so vớihoạt động sản xuất của Việt Nam vàlà lợi thế cạnh tranh của nước đangphát triển. Việc dịch chuyển địa điểmđầu tư hoặc dưới hình thức gia công,lắp ráp đơn giản sang Việt Nam để lẩntránh thuế chống bán phá giá củanước nhập khẩu như Hoa Kỳ, EU,Brazil,… đối với sản phẩm của TrungQuốc có sử dụng C/o của Việt Nam làđiều có thể xảy ra.

Trong một số mặt hàng bị ápdụng thuế chống bán phá giá nóitrên có sản phẩm của Đài Loan -Trung Quốc. Đài Loan là một trongnhững lãnh thổ có vốn đầu tư nướcngoài lớn nhất vào Việt Nam để sảnxuất hàng hoá xuất khẩu. Hiện nay,Đài Loan đang có các nhà máy tại ViệtNam để sản xuất xe đạp xuất khẩu điEU. Việc Đài Loan bị áp dụng thuếchống bán phá giá mặt hàng xe đạpxuất khẩu sang thị trường Canadacũng có thể dẫn đến việc chuyển mặthàng đó sang sản xuất tại nhà máycủa họ tại Việt Nam và vẫn tiếp tụcxuất khẩu sang thị trường Canada màkhông bị áp thuế chống bán phá giá.Đây sẽ là một trong những nguy cơlàm nảy sinh các vụ kiện chống bánphá giá trong tương lai đối với ViệtNam?

Vụ việc Hoa Kỳ điều tra lẩn tránhthuế chống bán phá giá đối với mặthàng mắc áo bằng thép của Việt Namsang Hoa Kỳ là một ví dụ. Do nghi ngờmặt hàng mắc áo bằng thép đượcsản xuất tại Trung Quốc và sau đóđược gia công với tỷ lệ không đángkể tại Việt Nam để xuất khẩu sang thịtrường Hoa Kỳ nhằm mục đích lẩntránh thuế chống bán phá giá màHoa Kỳ đang áp đối với các mặt hàngnày của Trung Quốc, Hoa Kỳ đã tiếnhành điều tra đối với một số doanhnghiệp Việt Nam có liên quan. Việcthực hiện hành vi lẩn tránh thuế

chống bán phá giá sẽ gây ảnh hưởngxấu đến hình ảnh và uy tín của cácdoanh nghiệp sản xuất, kinh doanhlành mạnh trong nước và của quốcgia trong hoạt động thương mạiquốc tế.

Ngoài ra, còn một vấn đề đánglưu ý, đó là sức ép mở cửa thị trườngtừ EU và Hoa Kỳ:

Theo thông tin từ Phái đoàn ViệtNam tại Geneva, khối doanh nghiệpEU và Hoa Kỳ phối hợp gây sức épbuộc các nền kinh tế mới nổi, trongđó có khối ASEAN, chấp nhận mở cửathị trường, chấp nhận nhượng bộ.Một trong các nhóm lĩnh vực hànghoá mà khối doanh nghiệp của EU vàHoa Kỳ hướng tới là hoá chất.

Theo thống kê các vụ kiện phòngvệ thương mại thì hoá chất nằmtrong những nhóm mặt hàng bị kiệnchống bán phá giá, chống trợ cấp vàtự vệ nhiều nhất. Việc mở cửa thịtrường hoá chất của các nền kinh tếmới nổi, trong đó có khối ASEAN,không những cho các nước phát triểnnhư Hoa Kỳ và EU mà còn phải cho tấtcả các nước thành viên WTo theonguyên tắc MFN, không phân biệt đốixử. Do đó, tính cạnh tranh trên thịtrường của mặt hàng hoá chất sẽ trởnên mạnh mẽ hơn và khốc liệt hơn.Ngành sản xuất nội địa của các nướcnhập khẩu sẽ bị tác động một cáchđáng kể và có nguy cơ bị thiệt hại nếumặt hàng hoá chất nhập khẩu đượctrợ cấp hoặc bị bán phá giá.

Trong trường hợp các nền kinh tếmới nổi như Brazil, Trung Quốc, ẤnĐộ, một số nước vùng Vịnh và khốiASEAN phải chấp nhận nhượng bộyêu cầu nêu trên của EU và Hoa Kỳ, thìViệt Nam cũng cần có những hànhđộng thích hợp như áp dụng biệnpháp phòng vệ thương mại để xemxét và bảo vệ lợi ích hợp pháp củangành sản xuất hóa chất nội địa củaViệt Nam.

AN vũ

v C A 15CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 19 - 2010

Page 16: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BTCT_19_for_web.pdf · bãi bỏ thuế chống bán phá giá đối với xe đạp

v C A16 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 19 - 2010

TRANG QUốC Tế

Liên minh Châu Âu đã bị Tổ chứcthương mại thế giới khiển tráchdo đã áp thuế bổ sung một cách

không công bằng đối với các sảnphẩm nhập khẩu bị cho là có mức giákhông hợp lý. Sản phẩm liên quanbao gồm nhiều chủng loại, từ giàydép đến gạch men.

Ban Hội thẩm WTo đã đưa ra bảnbáo cáo tạm thời cho rằng hành vicủa EU trong việc ấn định thuế nhậpkhẩu chung cho hàng hóa từ mộtnước và được gọi là thuế chống bánphá giá đã vi phạm nguyên tắcthương mại toàn cầu.

Hành vi này liên quan tới việcnhập khẩu ốc vít và bulông từ TrungQuốc, trong đó mặt hàng này phảiđối mặt với mức thuế bổ sung 85%khi xuất khẩu vào EU vì Brussels chorằng đã được bán tại Châu Âu với giáthấp hơn giá thị trường.

Vụ việc này cho thấy xu hướngđang hiện hành trong quan hệthương mại quốc tế trong đó các

thành viên WTo tìm cách đối phó lạiviệc áp dụng các biện pháp áp thuếchống bán phá giá và các biện pháphạn chế khẩn cấp khác của nước khácbằng cách đưa vụ việc lên WTo.

Tổ chức thương mại thế giới chorằng thuế bổ sung không nên đượcáp dụng như nhau đối với toàn bộ cácnhà xuất khẩu Trung Quốc, mặc dùChâu Âu coi Trung Quốc như một nềnkinh tế phi thị trường trong khi xemxét các vụ việc thương mại.

Lập trường của Ban Hội thẩmWTo trong vụ việc này không nhằmvào thuế áp dụng cho mặt hàng ốcvít và bulông hay bất kỳ loại sảnphẩm nào khác mà muốn đảm bảonguyên tắc rằng thuế này phải đượcáp dụng riêng rẽ đối với từng công tychứ không phải áp dụng mức thuếnhư nhau với tất cả các nhà xuấtkhẩu.

Bản báo cáo của WTo nhắc lạithắng lợi của Trung Quốc trong vụtranh chấp đầu tiên chống lại Liên

minh Châu Âu kể từ khi gia nhập WTotám năm về trước. Trong vụ việc này,lợi ích về tài chính không lớn tuynhiên nó có sức ảnh hưởng rất mạnhmẽ đối với các vụ việc chống bán phágiá khác.

Phán quyết tạm thời dự kiến đượcban hành vào tháng tới sẽ có tácdụng hối thúc EU rà soát lại thuếchống bán phá giá đối với các nềnkinh tế phi thị trường khác, bao gồmcả Việt Nam và Albania.

Liên minh Châu Âu đang áp dụngcác khoản thu bổ sung đối với các sảnphẩm xe đạp, dệt may và giày dépTrung Quốc và có nguồn tin cho rằngtổ chức này đang xem xét áp dụng cảđối với một số sản phẩm công nghệcao.

Vụ việc này cho thấy các quốc giadường như đã sẵn sàng cho việc đưacác vụ việc chống bán phá giá lênWTo.

Lê NGUyễN

WTO yêu cầu EU xem xét lại việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá

Page 17: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BTCT_19_for_web.pdf · bãi bỏ thuế chống bán phá giá đối với xe đạp

v C A 17CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 19 - 2010

Hongkong trình dự thảo Luật Cạnh tranhlên Hội đồng Lập pháp

Dự thảo Luật Cạnh tranh củaHongkong đã được chính thức trìnhlên Hội đồng Lập pháp nước này vào

ngày 14 tháng 7 năm 2010. Dự Luật Cạnhtranh quy định các hành vi thỏa thuận hạnchế cạnh tranh và một số hành vi lạm dụngsức mạnh thị trường bị cấm. Tuy nhiên, liênquan việc kiếm soát tập trung kinh tế, DựLuật chỉ quy định áp dụng kiểm soát đối vớimột số sáp nhập trong lĩnh vực viễn thông.Dự Luật Cạnh tranh của Hongkong dự kiếnsẽ được thảo luận tại Hội đồng Lập phápvào tháng 9 năm 2010. Châu Á được biếtđến như một khu vực kinh tế thực thi LuậtCạnh tranh ở mức độ trung bình. Tuy nhiên,việc các quốc gia như Singapore, Nhật Bản,Hàn Quốc đẩy mạnh thực thi Luật Cạnhtranh chứng tỏ tầm quan trọng của cạnh

tranh trong sự phát triển kinh tế xã hội bềnvững.

Khi được thông qua, Luật Cạnh tranhsẽ buộc các công ty tại Hongkong phải thayđổi một số hành vi trên thị trường nếu nhưkhông muốn bị xử phạt. Hongkong đượcbiết đến như một nền kinh tế tự do và hoàntoàn vận hành theo cơ chế thị trường, mộtsố doanh nghiệp của Hongkong đã có kinhnghiệm khi đối mặt với Luật Cạnh tranh từcác nước khác. Do đó, việc xây dựng cácvăn bản Hướng dẫn thi hành Luật Cạnhtranh khi Luật được ban hành sẽ chủ yếutập trung hỗ trợ các doanh nghiệp địaphương, những doanh nghiệp ít có cơ hộitiếp xúc với các quy định của Luật Cạnhtranh.

ANH TUẤN

Page 18: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BTCT_19_for_web.pdf · bãi bỏ thuế chống bán phá giá đối với xe đạp

v C A18 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 19 - 2010

TRANG QUốC Tế

Google mua lại Slide với giá 182 triệu USd

Google thông báo rằng hãngnày đã chính thức mua lại côngty phát triển Casual Game (hay

Game phổ thông) Slide với mức giárất cao là 180 triệu USD. Đây là thôngbáo tiếp theo thông báo trước đórằng Google đã đầu tư khoảng 100triệu USD vào Zynga.

Slide nổi tiếng là nhà cung cấpcác ứng dụng quen thuộc cho Face-book, bao gồm các ứng dụng như Su-perPoke và Top Friends. Tuy nhiên, doviệc đầu cơ không ổn định, công việckinh doanh của Slide không thực sựtiến triển và công ty này hy vọngGoogle có thể làm mọi thứ xoaychuyển tốt hơn.

Theo các báo cáo, có vẻ nhưGoogle đang tập trung đầu tư vàoviệc cải thiện giao tiếp xã hội. Cũng

với việc mua lại này, Google hi vọngcó thể tận dụng tối ưu một số kỹ sưgiỏi đang làm việc cho Slide.

Với những thành công liên tiếpcủa thế giới mạng xã hội trực tuyếnnhững năm gần đây, Google muốnkhẳng định rằng họ vẫn trong cuộcchơi và không bao giờ từ bỏ cuộcchơi. Hơn nữa, Google có thể sẽ tăngtốc trong cuộc chiến với Facebook,được coi như mạng xã hội phổ biếnnhất hiện nay.

Trong chiến lược đầu tư mới này,Google có thể sẽ nghĩ đến việc mualại công ty nào tiếp theo? Mọi việcđều đã được lên kế hoạch, cho nênkhông có gì phải ngạc nhiên khi tớiđây có thể báo chí sẽ đưa tin một vụmua bán mới.

Lê NGUyễN

Page 19: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BTCT_19_for_web.pdf · bãi bỏ thuế chống bán phá giá đối với xe đạp

v C A 19CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 19 - 2010

intel đồng ý với phán quyết chống độc quyềncủa US FTC

đảo, gây hạn chế cạnh tranh”, và chorằng phán quyết sẽ nhanh chóngđem lại lợi ích cho người tiêu dùng.

Tuy nhiên, một số chuyên giatrong lĩnh vực công nghiệp điện tửhoài nghi liệu các nhà chức trách cóthể thực thi hiệu quả một số khíacạnh liên quan đến kỹ thuật trongphán quyết hay không.

Tiếp theo những động thái tạiChâu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc, USFTC đã đưa ra chế tài xử phạt nhằmngăn chặn hành vi phản cạnh tranhmà intel áp dụng đối với người tiêudùng mua sản phẩm chíp từ các côngty khác, hoặc mua chuộc khách hàngđể khách hàng mua sản phẩm củacông ty mình.

Các cơ quan quản lý của Mỹ đã có bước đi mạnh mẽ hơn các cơ quanquản lý cạnh tranh khác trên thế giới bằng việc xử lý với intel không chỉđối với sản phẩm bộ vi xử lý máy tính mà bao gồm cả sản phẩm chíp đồhọa và chíp bo mạch chính. Đây là các sản phẩm có sự tích hợp nhiềucác sản phẩm nhỏ khác.

Một trong những yêu cầu đưa ra trong phán quyết là intel phải sửdụng tiêu chuẩn công nghiệp chung để giúp các nhà sản xuất chíp kháccó thể lắp ráp sản phẩm của mình với sản phẩm của intel.

QUyẾT THẮNG

Ngày 04 tháng 8 năm 2010, các nhà chức trách Hoa Kỳ đãthông báo về phán quyết đối với intel và kết luận rằng việcxử phạt đưa ra sẽ ngăn chặn hành vi phản cạnh tranh trên

thị trường sản xuất chíp điện tử diễn ra tại Châu Âu và Châu Á.Phán quyết đánh dấu một bước tiến quan trọng khi một vụ

việc chống độc quyền có quy mô lớn được xử kể từ khi Chínhquyền obama cầm quyền, dù trên thực tế Ủy ban Thương mạiliên bang – cơ quan điều travà xét xử vụ việc- (US FederalTrade Commission- US FTC)là một cơ quan độc lập.

Vụ việc cũng mở ra bứcrèm trong suốt một thập kỷđiều tra chống độc quyềntrên phạm vi toàn thế giớiđối với hành vi lạm dụng sứcmạnh thống lĩnh thị trườngbộ vi xử lý máy tính và gây ranhững hành vi hạn chế cạnhtranh của intel, cụ thể là hànhvi loại bỏ đối thủ yếu hơnCông ty Advanced Micro De-vices.

Chủ tịch Ủy ban Thươngmại liên bang, ông Jon Lei-bowitz đưa ra bình luận về vụviệc này là hành vi gây “cạnhtranh không công bằng, lừa

Page 20: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BTCT_19_for_web.pdf · bãi bỏ thuế chống bán phá giá đối với xe đạp

GÓC NGƯỜI TIÊU DÙNG

v C A20 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 19 - 2010

hàng Vedan. Chịu thua trước thái độ dứtkhoát này của người dân, ngày 13tháng 8, tại Ủy ban nhân dân huyện TânThành, lãnh đạo công ty Vedan đã chínhthức đặt bút ký vào bản cam kết bồithường số tiền là 53,6 tỉ đồng cho ngườidân bị thiệt hại do việc gây ô nhiễm củacông ty này gây ra trên địa bàn huyệnTân Thành, Bà Rịa-Vũng Tàu, mức bổithường này lớn hơn so với yêu cầu banđầu của UBND huyện Tân Thành.

Sự tẩy chay sản phẩm Vedan củangười tiêu dùng Việt Nam dường nhưvẫn còn hơi muộn. Ở các nước pháttriển, phản ứng thường xảy ra tức thì.Tuy nhiên, việc này thể hiện Người tiêudùng Việt Nam bắt đầu ý thức đượcquyền lợi của mình và biết sử dụngquyền của mình, vốn đã thực hiện từlâu tại các thị trường lớn trên thế giới.Theo Công ước Quốc tế, người tiêudùng có tám quyền cơ bản: trong đó cóquyền được lựa chọn, quyền được bồi

thường, quyền được có một môi trường lành mạnh và bền vững. NgàyQuốc tế Người tiêu dùng năm nay cũng nêu chủ đề “Tiền của chúng ta,Quyền của chúng ta”. Người tiêu dùng bảo vệ mình là bảo vệ cuộc sống,vì yêu mến cuộc sống mà phải dấn thân, từ bỏ một vài thói quen, lợi íchcá nhân.

Việc người tiêu dùng phản ứng quyết liệt, đấu tranh chống lại nguy cơbị đầu độc, nâng cao chất lượng cuộc sống cũng là hồi chuông cảnh tỉnhcác doanh nghiệp, người kinh doanh. Các doanh nghiệp muốn tồn tạibền vững, muốn có chỗ đứng, muốn phát triển trên bất cứ thị trường nào,muốn người tiêu dùng mua và sử dụng sản phẩm của họ, thì cần phải cótrách nhiệm, tránh sự hủy diệt, biết tôn trọng cuộc sống an lành của cộngđồng, mỗi sản phẩm tạo ra phải đem lại mầm sống cho nhân dân.

Cộng đồng người tiêu dùng Việt Nam đã lớn dần lên qua những việccụ thể, mà thái độ đối với sản phẩm của Vedan là một ví dụ điển hình.

THúy NGUyễN

Việc công ty TNHH Vedan Việt Nam xả 5.000 m3 chấtthải/ngày trong nhiều năm ra dòng sông Thị Vải, giết chếtdòng sông Thị Vải, tàn phá môi trường sống, đe dọa nghiêm

trọng cuộc sống người dân trong vùng bị đe dọa đã gây bức xúccho nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nói chung và nhân dân cảnước nói chung. Vì việc này, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã yêucầu công ty Vedan bổi thường hơn 53 tỷ đồng cho 1.255 hộ dânbị thiệt hại, Tuy nhiên Công ty Vedan cho rằng thiệt hại của nôngdân tỉnh này chỉ ở mức hơn 3,6 tỉ đồng và chỉ đồng ý bồi thường10 tỉ đồng. Công ty này tỏ ra không có thiện chí khắc phục hậuquả gây ra. Do vậy, các hộ nông dân huyện Tân Thành, tỉnh BàRịa Vũng Tàu, những người phải gánh chịu trực tiếp những hậuquả, đã gửi đơn kiện Công ty Vedan.

Vụ việc không chỉ gây phẫnnộ cho nhân dân trực tiếp bịảnh hưởng, người tiêu dùngViệt Nam nói chung cũng thấybức xúc trước hành vi vi phạmpháp luật, hủy hoại môi trườngsống và hơn nữa là thái độthiếu thiện chí của công tyVedan khắc phục hậu quả gâyra từ khi bị phát hiện năm2006. Người tiêu dùng Việt đãphản ứng bằng cách tẩy chaycác sản phẩm của Vedan. Đầutháng 8, một loạt các siêu thịlớn tại Thành phố Hồ Chí Minh,Đồng Nai, Đà Nẵng đã lần lượtngưng kinh doanh, trưng bàycác sản phẩm của Công tyTNHH Vedan sản xuất. Ban đầulà hệ thống Saigon Co.op mart,tiếp đến là hệ thống City Mart,hệ thống siêu thị Big C, sau đócác chợ, cửa hàng bách hóatrên địa bàn Thành phố Hồ ChíMinh cũng ngưng không bán

Người tiêu dùng tẩy chay sản phẩm của Vedan

Page 21: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BTCT_19_for_web.pdf · bãi bỏ thuế chống bán phá giá đối với xe đạp

v C A 21CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 19 - 2010

Những ngày gần đây, báo chíđưa tin về việc sản phẩm sữaThánh Nguyên của công ty

Synutra international ở Trung Quốc bịcáo buộc gây ra hiện tượng dậy thìsớm ở nhiều trẻ nhỏ khiến nhiều bậcphụ huynh Việt Nam lo ngại sảnphẩm này được nhập vào Việt Nam.Tuy nhiên, chiều 10/8, tiến sĩ NguyễnCông Khẩn, Cục trưởng Cục An toànvệ sinh thực phẩm - Bộ y tế đã khẳngđịnh, tại Việt Nam chưa nhập và chưaxuất hiện sản phẩm sữa này.

Tiến sĩ Khẩn cũng cho biết từ sauvụ sữa nhiễm melanin có nguồn gốctừ Trung Quốc, Việt nam đã tăngcường kiểm soát chặt chẽ việc nhậpkhẩu sữa bột trên thị trường. Hơnnữa, người kinh doanh sữa cũng đãhết sức cảnh giác không nhập sữa bộttừ những nguồn không an toàn.

Trước đó, tờ China Daily đưa tingia đình của ba bé gái từ 4 tháng đến15 tháng tuổi cáo buộc sữa bột củaCông ty Synutra international, có trụsở tại thành phố Thanh Đảo, tỉnh SơnĐông, khiến lượng hormone sinh dụcnữ trong cơ thể con họ cao bất

thường. Hai hormone đó được xácđịnh là estradiol và prolactin. Biết tin,Bộ y tế Trung Quốc đã chỉ đạo giớichức an toàn thực phẩm tỉnh Hồ Bắcđiều tra cáo buộc này.

Về thị trường sữa, cuộc kiểm trachất lượng sữa 7 tháng đầu năm 2010của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm,với 84 mẫu sữa bột, sữa nước lấy ngẫunhiên trên thị trường 08 tỉnh thành làHà Nội, Thái Nguyên, Sơn La, BắcNinh, Đồng Nai, TP.HCM và BìnhDương cho thấy, các mẫu sữa trên thịtrường nước ta thiếu các vi chất dinhdưỡng quan trọng được niêm yếttrên nhãn sản phẩm như DHA, canxi,có mẫu chứa hàm lượng chì cao hơncông bố. Từ kết quả điều tra này, Bộ ytế đã yêu cầu các cơ sở sản xuất cácloại sữa không đạt này phải chấnchỉnh lại, làm nhãn sản phẩm theođúng hàm lượng.

Như vậy, người tiêu dùng hoàntoàn có thể yên tâm lựa chọn loại sữayêu thích cho trẻ nhỏ trên thị trườngViệt Nam.

Lê NGUyễN

Chưa xuất hiện sữa bột chứa hormone cao ở Việt Nam

Page 22: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BTCT_19_for_web.pdf · bãi bỏ thuế chống bán phá giá đối với xe đạp

v C A22 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 19 - 2010

HỏI ĐáP

>> Câu hỏi 1: pháp luật vềchống bán phá giá đượchình thành và áp dụng từkhi nào?

� Trả lờiNgày 10-8-1904, các quy định đầu

tiên về chống bán phá giá đã đượcCanada thông qua. Những quy địnhchống bán phá giá này được hìnhthành từ việc sửa đổi Đạo Luật thuếhải quan năm 1897 của nước này.Tiếp theo đó, vào năm 1905 và 1906,các quy định chống bán phá giá đãlần lượt được Niu Dilân và ôtxâylia ápdụng.

Vấn đề chống bán phá giá đãđược Hội Quốc liên (League of Na-tions) nghiên cứu ngay từ năm 1922,nhưng chỉ đến năm 1947, với sự rađời của Hiệp định chung về thuếquan và thương mại (GATT- GeneralAgreement of Tariffs and Trade), vấnđề này mới đặt dưới sự chi phối củaluật quốc tế, thông qua Điều Vi củaHiệp định này.

Cho tới sau vòng đàm phán Uru-goay (Uruguay Round), cùng với sự rađời của Tổ chức Thương mại thế giới(WTo), các bên đã ký kết Hiệp định vềthực thi Điều Vi của GATT 1994 ( TheAgreement on implementation of Ar-ticle Vi of GATT 1994 ), thường đượcgọi với tên “Hiệp định về chống bánphá giá của WTo” (Anti-DumpingAgreement-ADA). Ngày nay, trongkhuôn khổ WTo, đây là hiệp định chiphối tất cả các tranh chấp về bán phágiá giữa các quốc gia thành viên.

>> Câu hỏi 2: việc điều trađể áp dụng biện phápchống trợ cấp tập trung vàonhững nội dung nào?

� Trả lờiĐiều 13 Pháp lệnh Chống trợ cấp

hàng hóa nhập khẩu vào Việt Namquy định nội dung điều tra để ápdụng biện pháp chống trợ cấp baogồm:

1. Xác định trợ cấp;2. Xác định thiệt hại và đe dọa gây

ra thiệt hại cho ngành sản xuất trongnước.

>> Câu hỏi 3: Thuế chốngtrợ cấp tạm thời được ápdụng như thế nào?

� Trả lờiĐiều 22 Pháp lệnh Chống trợ cấp

quy định về việc áp dụng thuế chốngtrợ cấp tạm thời như sau:

1. Sau sáu mươi ngày, kể từ ngàycó quyết định điều tra, căn cứ vào kếtluận sơ bộ, Bộ trưởng Bộ Thương mại(Bộ Công thương) có thể ra quyếtđịnh áp dụng thuế chống trợ cấp tạmthời.

2. Thuế suất thuế chống trợ cấptạm thời không được vượt quá mứctrợ cấp được xác định trong kết luậnsơ bộ.

3. Thuế chống trợ cấp tạm thời cóthể được đảm bảo thanh toán bằngtiền đặt cọc hoặc được bảo đảm bằngcác biện pháp khác theo quy địnhcủa pháp luật.

4. Thời hạn áp dụng thuế chốngtrợ cấp tạm thời không được vượtquá một trăm hai mươi ngày, kể từngày có quyết định áp dụng biệnpháp này.

5. Bộ trưởng Bộ Thương mại (BộCông thương) có thể gia hạn áp dụngthuế chống trợ cấp tạm thời nhưngkhông quá sáu mươi ngày.

Hà pHẠM

Page 23: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BTCT_19_for_web.pdf · bãi bỏ thuế chống bán phá giá đối với xe đạp

v C A 23CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 19 - 2010

HỆ THốNG VăN BảN PHáP lUậT CẠNH TRANH

Mẫu báo cáo đánh giá hồ sơdự thầu đối với gói thầu dịch vụ tưvấn được Bộ Kế hoạch và Đầu tưban hành ngày 29/6/2010 kèmtheo Thông tư số 15/2010/TT-BKH.Thông tư này áp dụng cho các góithầu dịch vụ tư vấn của các dự ánthuộc phạm vi điều chỉnh của LuậtĐấu thầu khi thực hiện hình thứcđấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạnchế trong nước và quốc tế để lựachọn nhà thầu tư vấn là tổ chức;đối tượng áp dụng là tổ chuyêngia đấu thầu hoặc tổ chức, đơn vịtrực tiếp thực hiện công tác đánhgiá hồ sơ dự thầu gói thầu dịch vụtư vấn, bao gồm tư vấn đấu thầu,tổ chức đấu thầu chuyênnghiệp… (gọi tắt là tổ chuyên giađấu thầu). Đối với các gói thầudịch vụ tư vấn thuộc các dự án sửdụng vốn oDA, nếu được nhà tàitrợ chấp thuận thì áp dụng theomẫu báo cáo đánh giá hồ sơ dựthầu ban hành kèm theo Thông tưnày hoặc có thể sửa đổi, bổ sungmột số nội dung theo quy định vềđấu thầu trong điều ước quốc tếmà Việt Nam là thành viên hoặcthỏa thuận quốc tế mà cơ quan, tổchức có thẩm quyền của Việt Namđã ký kết.

2. Ban hành Mẫu báocáo đánh giá hồ sơdự thầu dịch vụ tưvấn.

1. Thí điểm thực hiện đấu thầuqua mạng. Từ ngày 15/9/2010, đấuthầu qua mạng sẽ được thực hiện thíđiểm tại ba cơ quan là UBND thànhphố Hà Nội, Tập đoàn Bưu chính viễnthông Việt Nam và Tập đoàn Điện lựcViệt Nam theo hướng dẫn tại Thôngtư số 17/2010/TT-BKH ngày22/7/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.Theo Thông tư này, thí điểm đấu thầuqua mạng được thực hiện đối với cácgói thầu dịch vụ tư vấn, mua sắmhàng hóa và xây lắp có hình thức lựachọn nhà thầu là đấu thầu rộng rãi,đấu thầu hạn chế và chào hàng cạnhtranh trong nước. Mỗi cơ quan thíđiểm lựa chọn tối thiểu 05 gói thầumua sắm hàng hóa, 03 gói thầu dịchvụ tư vấn, 03 gói thầu xây lắp để ápdụng thí điểm đấu thầu qua mạng.

Khi tổ chức đấu thầu qua mạng,bên mời thầu phải đăng ký tham giavào Hệ thống đấu thầu qua mạng (Hệthống) tại địa chỉ http://muasam-cong.mpi.gov.vn để được cấp chứng

thư số; nhà thầu cũng phải đăng kýtham gia vào Hệ thống khi tham giađấu thầu qua mạng để được cấpchứng thư số. Các văn bản điện tửgiao dịch qua Hệ thống có chữ ký sốcủa người đại diện hợp pháp đều cógiá trị pháp lý và có hiệu lực như vănbản bằng giấy. Văn bản điện tử đượcgửi đến máy chủ chỉ được coi là đãgửi thành công khi máy chủ nhậnđược; máy chủ sau khi nhận được sẽcó xác nhận là đã nhận thành côngcho người gửi. Thời gian gửi, nhậnvăn bản điện tử qua Hệ thống đượcxác định căn cứ theo thời gian ghi lạitrên máy chủ của Hệ thống. Nhà thầucần thay đổi tên tham gia đấu thầu,tham gia chào hàng cạnh tranh so vớikhi nhận hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêucầu thì phải thông báo bằng văn bảngiấy cho bên mời thầu trước thờiđiểm đóng thầu, thời điểm hết hạnnộp hồ sơ đề xuất.

Thông tư này có hiệu lực thi hànhkể từ ngày 15/9/2010.

1. Thí điểm thực hiện đấu thầu qua mạng.

Rà soát văn bản pháp luật

Page 24: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BTCT_19_for_web.pdf · bãi bỏ thuế chống bán phá giá đối với xe đạp

v C A24 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 19 - 2010

HỆ THốNG VăN BảN PHáP lUậT CẠNH TRANH

Ngày 04/6/2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 62/2010/NĐ-CP sửa đổi,bổ sung một số điều của Nghị định số 53/2007/NĐ-CP ngày 04/4/2007 củaChính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầutư. Theo đó, bổ sung hành vi “không bán hồ sơ mời thầu cho nhà thầu hoặcthực hiện bất kỳ hành vi nào làm hạn chế nhà thầu mua hồ sơ mời thầu theothời gian được xác định tại thông báo mời thầu, thư mời thầu” và hành vi“không phát hành hoặc thực hiện bất kỳ hành vi nào làm hạn chế việc pháthành hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ yêu cầu cho nhà thầu theothời gian được xác định tại thông báo mời nộp hồ sơ quan tâm, thông báo mờisơ tuyển, thông báo mời chào hàng” vào các hành vi vi phạm các quy định vềtổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu, quản lý nhà thầu. Các hành vi này bị phạttiền từ 15 triệu đồng đến 18 triệu đồng.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/8/2010.Lê dUy

3. Bổ sung hành vi vi phạm quy định về tổ chức đấuthầu.

Khi áp dụng mẫu ban hànhtheo Thông tư này, tổ chuyên giađấu thầu căn cứ vào hồ sơ mờithầu, hồ sơ dự thầu, văn bản yêucầu và giải thích làm rõ hồ sơ mờithầu, văn bản yêu cầu và giảithích làm rõ hồ sơ dự thầu, ý kiếncủa các thành viên trực tiếp thamgia đánh giá hồ sơ dự thầu và cáctài liệu liên quan nhằm đảm bảotính trung thực, khách quan,minh bạch của kết quả đấu thầu.Căn cứ báo cáo đánh giá hồ sơ dựthầu của tổ chuyên gia đấu thầu,bên mời thầu có nhiệm vụ trìnhkết quả đấu thầu để chủ đầu tưxem xét, quyết định. Người trìnhkết quả đấu thầu không đồngthời là người phê duyệt kết quảđấu thầu.

Trong mẫu này, những chữ innghiêng là nội dung mang tínhgợi ý, hướng dẫn và sẽ đượcngười sử dụng cụ thể hóa căn cứyêu cầu của hồ sơ mời thầu. Khilập báo cáo đánh giá hồ sơ dựthầu, nội dung báo cáo đánh giácần được điền đầy đủ thông tin,trường hợp không có thông tinhoặc thông tin không đầy đủcũng phải ghi rõ. Trường hợp sửađổi, bổ sung vào phần in đứngcủa mẫu này thì tổ chuyên giađấu thầu phải đảm bảo khôngtrái với các quy định của phápluật về đấu thầu và chịu tráchnhiệm về nội dung sửa đổi, bổsung đó.

Thông tư này có hiệu lực thihành kể từ ngày 01/9/2010.

Page 25: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BTCT_19_for_web.pdf · bãi bỏ thuế chống bán phá giá đối với xe đạp

v C A 25CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 19 - 2010

HƯớNG TớI MẠNG lƯớI CẠNH TRANH QUốC GIA

Tiếp theo thành công của Tọa đàm “LuậtCạnh tranh trong một số lĩnh vựcchuyên ngành. Kinh nghiệm của Nhật

Bản và Việt Nam”. Tọa đàm tiếp theo dự kiếnđược tổ chức trong tháng 8 năm 2010 vớichủ đề: “Chính sách cạnh các nước đangphát triển”. Đây là đề tài nghiên cứu củaThạc sỹ Bùi Nguyễn Anh Tuấn - chuyên viênCục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương.

Cạnh tranh và chính sách cạnh tranh giữvai trò quan trọng trong việc việc vận hànhvà phát triển của nền kinh tế thị trường màbất kỳ quốc gia nào cũng đều quan tâm. Tuynhiên, hệ thống pháp luật trên thế giớicũng có nhiều khác biệt, đặc biệt là giữa cácnước phát triển và nước đang phát triển, tùythuộc vào cấu trúc tương đối của các quốcgia theo quy mô và độ sâu của thị trường.Với những đặc điểm mang tính đặc thù, việcxây dựng và thực tế áp dụng chính sáchcạnh tranh tại các nước đang phát triển đãcó những tác động nhất định nhằm hướngđến việc tạo lập và duy trì môi trường cạnhtranh lành mạnh và công bằng cho nềnkinh tế của các nước này, trong đó có ViệtNam.

Xuất phát từ thực tiễn thực thi chínhsách cạnh tranh tại Việt Nam, Cục Quản lýcạnh tranh tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề“Chính sách cạnh tranh từ góc độ quốc giađang phát triển”. Đây là đề tài nghiên cứucủa ông Bùi Nguyễn Anh Tuấn - mộtchuyên gia có nhiều kinh nghiệm nghiêncứu và làm việc tại Ban quản lý và Giám sátcạnh tranh, Cục Quản lý cạnh tranh. Bàinghiên cứu đề cập đến ba vấn đề chính baogồm: cạnh tranh và chính sách cạnh tranh;chính sách cạnh tranh ở nước đang pháttriển và chính sách cạnh tranh tại Việt Nam.

Buổi Tọa đàm sẽ được tổ chức vào 14hngày 27/8/2010 tại Trụ sở Cục Quản lý cạnhtranh - Số 25 Ngô Quyền, Hà Nội.

Thư đăng ký tham dự cũng như mọi ýkiến đóng góp cho buổi tọa đàm xin gửi vềđịa chỉ sau:

Trung tâm thông tin cạnh tranh - Cụcquản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương

Mr. Bùi việt TrườngEmail: [email protected]: 04.22.205.305 (ext: 102)Mobile: 0985. 80 97 98

Hà pHẠM

CHíNH SÁCH CẠNH TRANH TỪ GóC Độ QUốC GiA ĐANG PHÁT TRiỂN

Page 26: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BTCT_19_for_web.pdf · bãi bỏ thuế chống bán phá giá đối với xe đạp

v C A26 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 19 - 2010

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Vấn đề bảo vệ người tiêu dùng ởViệt Nam hiện nay đang là mộtvấn đề nóng bỏng, rất được

Nhà nước và xã hội quan tâm. Trướctình hình đó, Bộ Công Thương đã tổchức một đoàn khảo sát về bảo vệngười tiêu dùng tại Nhật Bản gồm cácthành viên thuộc Cục Quản lý cạnhtranh, Văn phòng Quốc Hội và Bộ Tưpháp. Đoàn khảo sát đã đến học tập,thăm quan các Bộ, ban, ngành có

chức năng bảo vệ người tiêu dùng tạiNhật Bản:

1. Khảo sát Tổ chức cơbản kỹ thuật đánh giá sảnphẩm NiTE

Tổ chức cơ bản kỹ thuật đánh giásản phẩm NiTE (NiTE) là một tổ chứctrực thuộc Bộ Sản nghiệp Kinh tế(METi), đến ngày 1 – 4 - 2001 NiTEtách khỏi METi, trở thành một tổ chức

Hệ thống cơ quan Bảo vệ người tiêu dùng tại Nhật Bản

Page 27: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BTCT_19_for_web.pdf · bãi bỏ thuế chống bán phá giá đối với xe đạp

hành chính pháp nhân độc lập. Chứcnăng chính của NiTE là hỗ trợ nhànước về quản lý chất lượng, côngnghệ sản phẩm, cụ thể: thu thậpthông tin liên quan đến sự cố của cácsản phẩm sinh hoạt tiêu dùng, tìmhiểu và điều tra nguyên nhân sự cố.Sau khi tìm hiểu được nguyên nhâncủa sự cố thì NiTE có trách nhiệmkhuyến cáo, đề xuất các phươngpháp cải tiến kỹ thuật cho doanhnghiệp trong trường hợp nguyênnhân sự cố xảy ra là tại sản phẩm, nếunguyên nhân sự cố không nằm ở sảnphẩm thì NiTE có trách nhiệm đưa racác thông cáo thức tỉnh cho ngườitiêu dùng.

NiTE quản lý các sản phẩm có liênquan đến Luật An toàn sản phẩm chosinh hoạt tiêu dùng, Luật An toàn sảnphẩm điện, Luật ngành ga, Luật Giaodịch và đảm bảo an toàn dầu hóalỏng, những luật được quản lý bởiMETi. NiTE có rất nhiều phòng banđược trang bị đầy đủ các thiết bị khoahọc để thử nghiệm độ an toàn, sứcbền của sản phẩm như trung tâm antoàn sản phẩm, trung tâm quản lýchất hóa học, phòng kỹ thuật vi sinhvật. Chỉ tính riêng năm 2009, NiTE đãthu thập và xử lý được 4.371 sự cố củangười tiêu dùng.

NiTE có trang báo điện tử để cungcấp thông tin bao gồm các những sựcố gần đây, việc thu hồi sản phẩm vànhững thông báo khác của NiTE liênquan đến an toàn sản phẩm. NiTE cònxuất bản định kỳ các phân tích kỹthuật và kết quả thí nghiệm an toàncủa một số sản phẩm.

2. Tổng Cục Bảo vệ ngườitiêu dùng

Tổng Cục Bảo vệ người tiêu dùngđược thành lập vào ngày 1 tháng 9năm 2009, là cơ quan tối cao về vấnđề bảo vệ người tiêu dùng. Tổng Cụcđược chỉ đạo bởi một Bộ trưởng đặcmệnh phủ nội các, đứng đầu TổngCục là ông Shunichi Uchida – TổngCục trưởng Tổng Cục người tiêudùng. Tổng Cục có 8 ban, gồm 200người, ngân sách năm 2009 là 8 tỉ 920triệu yên, dự toán ngân sách năm2010 là 9 tỉ yên (tương đương với 104triệu đô la Mỹ), trong đó 90% ngânsách của Tổng Cục là để nâng cao,tăng cường, đẩy mạnh các Ủy banngười tiêu dùng tại địa phương.

Tổng Cục người tiêu dùng thựcthi các vấn đề có liên quan đến Luậtquà tặng không chính đáng và Luậthiển thị sản phẩm, đối với những viphạm thuộc hai luật này thì Tổng Cụccó quyền xử phạt ngay lập tức. Cònđối với những hành vi vi phạm quyềnlợi người tiêu dùng thuộc các luậtkhác thì Tổng Cục có quyền và nghĩavụ phối hợp với các cơ quan chứcnăng có thẩm quyền để bảo vệ ngườitiêu dùng.

Tổng Cục người tiêu dùng cótrách nhiệm tuyên truyền, giáo dụcngười tiêu dùng, đưa ra các thôngbáo thu hồi, sửa chữa sản phẩm, cảnhtỉnh, khuyến cáo đến cho người tiêudùng. Xây dựng hệ thống ngân hàngdữ liệu thông tin về sự cố người tiêudùng từ trung ương đến địa phương,

đổi mới mạng Pio-NET (Hệ thốngmạng thông tin tiêu dùng toàn quốc).

Tổng Cục người tiêu dùng hiệnđang xem xét, cân nhắc việc thànhlập một Phòng điều tra tiêu dùng độclập vào năm 2011 để điều tra sự cốngười tiêu dùng.

3. Ủy ban người tiêudùng

Ủy ban người tiêu dùng đượcthành lập độc lập và có chức nănggiám sát Tổng Cục Bảo vệ người tiêudùng cũng như các cơ quan bảo vệngười tiêu dùng của các Bộ có liênquan. Các thành viên của ủy banđược Thủ tướng chính phủ chỉ định,và làm việc bán chuyên nghiệp. Số ủyviên dưới 10 người, có nhiệm kỳ 2năm, Ủy ban có khoảng 20 nhânviên.

Nhiệm vụ chính của Ủy ban ngườitiêu dùng là đưa ra các kiến nghị điềutra, đưa ra các khuyến cáo các chínhsách có liên quan đến vấn đề bảo vệngười tiêu dùng cho Tổng Cục ngườitiêu dùng và các Bộ có liên quan. Đưara các khuyến cáo và các giải pháptương ứng dựa trên Luật An toànngười tiêu dùng cho Thủ Tướng chínhphủ.

Ủy ban Người tiêu dùng họpcông khai 2 lần 1 tháng, tất cả nhữngngười quan tâm đều có thể tham dự.Tất cả các tài liệu, biên bản, video cóliên quan đến các cuộc họp này đềuđược công khai trên mạng. Ngoài ra,giữa các cuộc họp chính thức, Ủy banngười tiêu dùng còn họp không côngkhai từ 2 đến 6 lần 1 tháng.

4. Bộ Sản nghiệp kinh tếNhật Bản (METi)

Bộ Sản nghiệp kinh tế Nhật Bảnquản lý các vấn đề liên quan đến antoàn sản phẩm và phòng chống sựlừa gạt người tiêu dùng, nhằm mụcđích phát triển toàn diện nền kinh tếthông qua việc xây dựng một môitrường giao dịch thương mại an toàn(những loại hình giao dịch mới nhưbán hàng tại nhà, bán hàng quamạng, giao dịch thẻ). METi hướng tớimột môi trường kinh tế có thể đảmbảo an toàn về sản phẩm cho ngườitiêu dùng, ngăn ngừa việc lan rộngcủa sự cố và phòng chống trước sự táiphát của các sự cố đó. METi chỉ thựcthi và chỉ đạo các chính sách nhằmmục tiêu đảm bảo an toàn và lợi íchchung cho người tiêu dùng, chứkhông xử lý từng việc cụ thể.

v C A 27CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 19 - 2010

Page 28: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BTCT_19_for_web.pdf · bãi bỏ thuế chống bán phá giá đối với xe đạp

v C A28 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 19 - 2010

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Bên cạnh việc thực thi chính sách,METi thành lập Phòng tư vấn ngườitiêu dùng vào tháng 7 năm 1975 tạitrung ương và 9 phòng tư vấn ngườitiêu dùng đặt tại có 9 sở trên toàn bộcác tỉnh thành toàn quốc. Các phòngtư vấn người tiêu dùng tư vấn các vấnđề: các Luật pháp có liên quan đếnvấn đề bảo vệ người tiêu dùng, cácsản phẩm thuộc sự quản lý của METi,sau đó chuyển những vụ cần thiếtđến các phòng, ban có liên quan chứkhông trực tiếp giải quyết, hòa giải, xửlý, xử phạt. Trung bình một năm METitiếp nhận và tư vấn khoảng 14.562 vụ.Các chuyên viên thuộc phòng tư vấntiêu dùng đều được METi đào tạo vàcấp giấy chứng nhận tư vấn viên.

METi thành lập một mạng PioNET (Practical – living informationonline Network System: Hệ thốngmạng lưới thông tin trực tuyến) nộibộ, trong đó lưu giữ toàn bộ nội dungcác vụ việc mà các Phòng tư vấnngười tiêu dùng đã xử lý. Khi bất cứngười tiêu dùng nào gọi điện đến đểtư vấn, tư vấn viên đều có thể tra cứutrực tiếp các vụ việc cũ, để có thể giảiquyết ngay lập tức cho người tiêudùng. Đối với những vụ việc mới nảysinh, khó khăn, phức tạp, tư vấn viêncó thể tham vấn các Luật sư của METi.

5. phòng sinh hoạt tiêudùng Cục thể thao văn hóavà sinh hoạt thành phốTokyo

Phòng sinh hoạt tiêu dùng thuộcCục sinh hoạt văn hóa là nơi tư vấn,giải đáp, tiến hành hòa giải các thắcmắc, khiếu nại của người tiêu dùng.Phòng sinh hoạt còn là nơi tuyêntruyền, phổ biến kiến thức giáo dụcvề sinh hoạt tiêu dùng cho người dân.Các nhân viên tư vấn thuộc phòngsinh hoạt tiêu dùng đều được đào tạovà cấp chứng chỉ tư vấn viên, hiện naytrên toàn quốc có khoảng 266 tư vấnviên. Trong năm 2008, các phòng sinhhoạt tiêu dùng trên toàn quốc đã tưvấn và giải quyết được 938.720 vụviệc.

Phòng sinh hoạt tiêu dùng còn cócác phòng được trang bị hiện đại đểtiến hành kiểm tra, điều tra nguyênnhân sự cố sản phẩm, từ đó có biệnpháp tư vấn, giải quyết cho người tiêudùng, hoặc khiếu nại lên các cơ quancó thẩm quyền có liên quan.

6. Trung tâm sinh hoạtquốc dân Tokyo

Trung tâm sinh hoạt quốc dânTokyo thuộc Tổng Cục người tiêu

dùng, Chủ tịch Trung tâm là Bộtrưởng phụ trách Tổng Cục người tiêudùng, các công chức của trung tâmdo Bộ trưởng sắp xiếp, bổ nhiệm.Ngân sách của Trung tâm sinh hoạtquốc dân Tokyo là do Tổng Cục ngườitiêu dùng cấp.

Nghiệp vụ chính của Trung tâm làthu thập, phân tích, cung cấp thôngtin, tư vấn, giải đáp khiếu nại chongười tiêu dùng, tiến hành làm trunggian hòa giải và tổ chức giáo dục, tunghiệp, cấp chứng chỉ cho các tư vấnviên trên toàn quốc. Trung tâm còntiến hành kiểm tra, thử nghiệm sự antoàn của sản phẩm, qua đó đưa ra cáckhuyến nghị cho Tổng Cục người tiêudùng và các Bộ có liên quan.

Qua đợt khảo sát này, các thànhviên của đoàn đã thu nhận được cáckết quả vô cùng quý báu về thựctrạng công tác tư vấn, bảo vệ ngườitiêu dùng, công tác giải quyết khiếunại ngoài tòa án cũng như hệ thốngluật pháp bảo vệ người tiêu dùng củaNhật. Đoàn công tác cũng xem xét,kiến nghị việc thành lập một trungtâm tư vấn tiêu dùng tại Cục Quản lýcạnh tranh để giải quyết khiếu nạicho người tiêu dùng.

pHƯƠNG ANH

Page 29: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BTCT_19_for_web.pdf · bãi bỏ thuế chống bán phá giá đối với xe đạp

v C A 29CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 19 - 2010

HOẠT ĐỘNG KỲ TớI

Tên hoạt động: Họp Ủy banThường vụ Quốc hộiThời gian: 20/8 đến 25/8Nội dung: Báo cáo về Dự án LuậtBVQLNTDThành phần/dự án: Bộ trưởngBCT, Ủy ban TVQHđịa điểm: Hà Nội

Tên hoạt động: Lễ ra mắt Sổ tay về Luật và Chínhsách cạnh tranh cho các doanh nghiệp ASEAN vàSách hướng dẫn chính sách cạnh tranh khu vựcASEANThời gian: 24/08/2010Nội dung: Tổ chức lễ ra mắt Sổ tay và Sách hướngdẫn, giới thiệu chung về các ấn phẩm nói trênThành phần/dự án: Bộ trưởng kinh tế các nướcASEAN, Phó Tổng Thư ký ASEAN, Đại diện lãnh đạocác cơ quan cạnh tranh các nước ASEANđịa điểm: Đà Nẵng

Tên hoạt động: Hội nghị về Luật vàchính sách cạnh tranh APEC (CPLG)Thời gian: 8 - 10/09/2010Nội dung: - Quan điểm về hoạt độngtuyên truyền phổ biến luật và chínhsách cạnh tranh;

- Vai trò của các diễn đàn khu vực vàquốc tế nhằm thúc đẩy hiệu quả củatuyên truyền phổ biến cạnh tranh;Thành phần/dự án: Thành viên củaAPEC, diễn giả đến từ các nước pháttriểnđịa điểm: Nha Trang

Tên hoạt động: Họp các Lãnh đạo khu vựcĐông Á về chính sách cạnh tranh lần thứ 6Thời gian: 16/09/2010Nội dung: Thảo luận, tìm ra cách thức thúc đẩyquan hệ hợp tác và hiểu biết lẫn nhau giữa cáccơ quan cạnh tranh trong khu vực Đông Á.Thành phần/dự án: KFTC, JFTC, lãnh đạo mộtsố cơ quan cạnh tranh khu vực Đông Áđịa điểm: Seoul, Hàn Quốc

Tên hoạt động: Hội thảo về Dự án LuậtBVQLNTDThời gian: Tháng 9Nội dung: Thảo luận về Dự thảo LuậtBVQLNTDThành phần/dự án: Ủy ban Khoa họcCông nghệ và Môi trường của QH, BCT,VCA, đại biểu QH 3 miền Bắc, Trung, Nam địa điểm: miền Bắc, Trung, Nam

Tên hoạt động: Tọa đàm “Chính sách cạnhtranh từ góc độ quốc gia đang phát triển”Thời gian: 27/08/2010Nội dung: Cạnh tranh và chính sách cạnh tranh,chính sách cạnh tranh của các nước đang pháttriển, chính sách cạnh tranh của Việt Namđịa điểm: 25 Ngô Quyền - Hoàn Kiếm - Hà NộiThành phần/dự án: Cán bộ VCA, trường ĐH,công ty luật, doanh nghiệp, ...

Page 30: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BTCT_19_for_web.pdf · bãi bỏ thuế chống bán phá giá đối với xe đạp

v C A30 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 19 - 2010

TảN MẠN

Mùi ổi...Ổi cứ thế chín đến hết

mùa thu, cho đếnnhững ngày dứt hẳn

những cơn mưa rào, đàn chào màobỏ đi, đàn chim ngói bay về, và cánhđồng trước nhà đã trơ khô những gốcrạ. Khi heo may hanh hao bắt đầu thổiqua những khu vườn, những máingói. Người già bắt đầu quàng thêmkhăn, khi trời chớm lạnh…

Ấy là nhìn qua một khoảng vườncó nhiều thứ cây. Những cây doi củatháng Ba, vải của tháng Năm. Vànhững cây ổi lào xào của tháng Tám…

Đầu thu có cành ổi ngoài cửa sổ,ruột đỏ hồng đào, thơm đến nghẹtmũi. Có những quả ổi chín vàng chimăn dở thi thoảng rụng bì bõm xuốngmặt cái ao nhỏ ngày mưa nước dậpdềnh…

Ngay lối đi là cây ổi mỡ cao gấphai, ba đầu người, thân trơn nhẵnthín, vỏ quả xanh nhạt, ruột trắngnhư mỡ, cắn một miếng chín mềm,ngòn ngọt...

Ba cây ổi Tàu thấp lè tè, quả tohơn vốc tay, xanh thô xù xì như dacóc, cắn giòn sần sật. Ăn hai quả là nosuốt buổi chiều…

Cây ổi kia quả nhỏ hơn, chả biếtgọi là ổi gì, cắn vào thịt quả ươngương giòn giòn, vỏ xanh, thấy còn hơichát chát. Vừa ăn vừa nhả vỏ ra vườn.Thỉnh thoảng ném vèo vèo vài quảcòn xanh, rắn câng câng xuống dướimặt ao tòm tõm. Nghe như tiếng cáchuối đớp mồi…

Cứ thế mỗi ngày một mớ ổi tạp,bà ngoại mang ra chợ, bán được vàitrăm đồng…

Cả một mùa hè - thu, ngày nào bàngoại cũng đi ra đi vào lầm rầm tínhtoán, loanh quanh hết trong nhàngoài vườn rồi ra chợ với những rổquả cây như thế…

Cho đến hết những ngày cuối hèđầu thu, những đứa cháu trở vềthành phố thị xã để đến với nhữnglớp học khai trường…

Ổi cứ thế chín đến hết mùa thu,cho đến những ngày dứt hẳn nhữngcơn mưa rào, đàn chào mào bỏ đi,đàn chim ngói bay về, và cánh đồngtrước nhà đã trơ khô những gốc rạ.Khi heo may hanh hao bắt đầu thổiqua những khu vườn, những máingói. Người già bắt đầu quàng thêmkhăn, khi trời chớm lạnh…

Thì những mùa ổi đi qua, thìnhững đàn chim bay qua… Và bầy trẻngày xưa đã trở thành những chàngtrai cô gái cao lộc ngộc, lâu lâu ghéthăm bà một lần…

Một tháng Tám bà ra thành phố,ra để nằm viện. Và khi trở về, tronggiấc nằm, bà không bao giờ còn nhìnthấy vườn ổi nữa… Những mùi ổivĩnh viễn đi khỏi bà. Rồi chỉ còn mãixanh trên những vuông cỏ…

Tháng Tám lại nghe quanh quấtmùi ổi đào trong phòng. Và nhớ…

Có thằng bé năm nào ngồi đuđưa trên cây…

Hà TRANG (sưu tầm)

Page 31: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BTCT_19_for_web.pdf · bãi bỏ thuế chống bán phá giá đối với xe đạp

CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

TRUNG TÂM THÔNG TIN CẠNH TRANHLuôn vượt sự mong đợi của bạn

CHỨC NĂNG & NHiỆM vỤ� Chủ trì xây dựng và quản lý hệ thống thông tin dữ liệu về cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng

biện pháp tự vệ và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tổ chức lưu giữ và bảo quản hồ sơ vụ việc đã được VCA và các cơquan có thẩm quyền khác xử lý để phục vụ cho công tác chuyên môn của VCA;

� Cung cấp thông tin trong nước và quốc tế phục vụ cho công tác quản lý, điều hành, xây dựng pháp luật và hoạchđịnh chính sách của VCA;

� Chủ động phát triển các hoạt động dịch vụ thông tin phục vụ yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức,cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của Cục trưởng;

� Phối hợp với các đơn vị liên quan để biên tập và phát hành các ấn phẩm định kỳ giới thiệu, tuyên truyền về quản lýcạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng, các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ và cáchoạt động khác của Cục;

� Xây dựng và duy trì Hệ thống Quản lý tri thức của VCA;� Tham gia hỗ trợ và phối hợp với các đơn vị thuộc Cục trong công tác nghiên cứu, phân tích thông tin vụ việc theo

chỉ đạo của Cục trưởng; � Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế trong phạm vi được phân công.

Trung tâm Thông tin cạnh tranh (CCID) là một đơn vị sự nghiệp thuộc Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ CôngThương, được thành lập theo quy định tại Nghị định số 06/2006/ND-CP ngày 09/01/2006 của Chính phủ.

BỘ CÔNG THƯƠNG

Cục Quản lý cạnh tranh (vCA)

Trung tâm Thông tin cạnh tranh(CCid)

phòng Tổng hợp (TH)

phòng Công nghệ (iTd)phòng phát triển dịch vụ thông

tin và dữ liệu chuyên ngành(idSd)

phòng Thông tin và dữ liệuchuyên ngành (Aidd)

CƠ CẤU TỔ CHỨC

Trụ sở: 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, việt NamTel: (84.4) 2220 5305 ; Fax: (84.4) 2220 5303 ; Email: [email protected]

Page 32: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BTCT_19_for_web.pdf · bãi bỏ thuế chống bán phá giá đối với xe đạp

Trung tâm Đào tạo điều tra viên là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Cục Quản lýcạnh tranh, tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động, thực hiện chức năng giúp Cụctrưởng Cục Quản lý cạnh tranh tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụcho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợcấp, áp dụng các biện pháp tự vệ và bảo vệ người tiêu dùng.

Cùng với Trung tâm Thông tin cạnh tranh, Trung tâm Đào tạo điều tra viên là đơnvị sự nghiệp trực thuộc Cục Quản lý cạnh tranh.

Trung tâm Đào tạo điều tra viên có tên giao dịch tiếng Anh là: Competition TrainingCenter (CTC).

Thông tin liên hệ:Trung tâm đào tạo điều tra viên (CTC)Địa chỉ: Số 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà NộiĐiện thoại: 04 - 2220 5010

TRUNG TÂM đàO TẠO điỀU TRA viêN