msenmediastorage.blob.core.windows.net€¦ · Web viewPhương pháp Phương pháp thống kê:...

16
PHIẾU THUYẾT TRÌNH SẢN PHẨM Cuộc thi “Giáo viên sáng tạo trên nền tảng công nghệ thông tin năm 2016Đề tài: “Vận dụng sáng tạo phương pháp Graph trên nền tảng công nghệ thông tin thông qua đọc hiểu tích cực một số văn bản Ngữ văn THPTNgười dự thi: Đoàn Văn Hiệu. Giáo viên Ngữ văn trường THPT Xuân Trường C, tỉnh Nam Định. Điện thoại: 0936412405, email: [email protected] I. Mục ti êu của đề tài 1. Mục ti êu tổng quát Nghiên cứu và áp dụng những phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, các phương tiện dạy học hiện đại, sử dụng sáng tạo công nghệ thông tin nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn nói riêng và trong dạy học nói chung. 2. Mục ti êu cụ thể Vận dụng sáng tạo Graph kết hợp với các phương pháp nhóm, thuyết trình vấn để đổi mới, nâng cao hiệu quả dạy học đọc hiểu tích cực một số văn bản Ngữ Văn THPT nhằm tạo sinh khí giờ học khi phát huy tính chủ động tích cực, năng lực cũng như phẩm chất học sinh để các em chính thức là chủ thể, là trung tâm của hoạt động dạy học. Sử dụng sáng tạo công nghệ thông tin, phương pháp Graph cùng với các phương tiện dạy học khác như bảng phụ, kết nối mạng để thực hiện các hoạt động dạy học theo hướng tích cực hiệu quả. II. Phương pháp, phương tiện nghiên cứu. 1. Phương pháp Phương pháp thống kê: Phương pháp này được chúng tôi vận dụng trong quá trình thống kê quá trình tự học chuẩn bị bài, tham dự vào hoạt động trên lớp, đánh giá kiểm tra cả định tính và định lượng, kết quả chất lượng bài kiểm để thấy được giá trị của việc sử dụng đề tài vào thực nghiệm. Phương pháp so sánh: Phương pháp này được chúng tôi vận dụng trong quá trình so sánh mức độ và hiệu quả việc sử dụng Graph 1

Transcript of msenmediastorage.blob.core.windows.net€¦ · Web viewPhương pháp Phương pháp thống kê:...

Page 1: msenmediastorage.blob.core.windows.net€¦ · Web viewPhương pháp Phương pháp thống kê: Phương pháp này được chúng tôi vận dụng trong quá trình thống kê

PHIẾU THUYẾT TRÌNH SẢN PHẨM

Cuộc thi “Giáo viên sáng tạo trên nền tảng công nghệ thông tin năm 2016”Đề tài: “Vận dụng sáng tạo phương pháp Graph trên nền tảng công nghệ thông tin thông

qua đọc hiểu tích cực một số văn bản Ngữ văn THPT”

Người dự thi: Đoàn Văn Hiệu.Giáo viên Ngữ văn trường THPT Xuân Trường C, tỉnh Nam Định.Điện thoại: 0936412405, email: [email protected]

I. Mục ti êu của đề tài1. Mục ti êu tổng quát

Nghiên cứu và áp dụng những phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, các phương tiện dạy học hiện đại, sử dụng sáng tạo công nghệ thông tin nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn nói riêng và trong dạy học nói chung. 2. Mục ti êu cụ thể

Vận dụng sáng tạo Graph kết hợp với các phương pháp nhóm, thuyết trình vấn để đổi mới, nâng cao hiệu quả dạy học đọc hiểu tích cực một số văn bản Ngữ Văn THPT nhằm tạo sinh khí giờ học khi phát huy tính chủ động tích cực, năng lực cũng như phẩm chất học sinh để các em chính thức là chủ thể, là trung tâm của hoạt động dạy học.

Sử dụng sáng tạo công nghệ thông tin, phương pháp Graph cùng với các phương tiện dạy học khác như bảng phụ, kết nối mạng để thực hiện các hoạt động dạy học theo hướng tích cực hiệu quả.II. Phương pháp, phương tiện nghiên cứu.1. Phương pháp

Phương pháp thống kê: Phương pháp này được chúng tôi vận dụng trong quá trình thống kê quá trình tự học chuẩn bị bài, tham dự vào hoạt động trên lớp, đánh giá kiểm tra cả định tính và định lượng, kết quả chất lượng bài kiểm để thấy được giá trị của việc sử dụng đề tài vào thực nghiệm.

Phương pháp so sánh: Phương pháp này được chúng tôi vận dụng trong quá trình so sánh mức độ và hiệu quả việc sử dụng Graph và công nghệ thông tin với cách dạy truyền thống. Kết hợp với phương pháp thống kê để chúng tôi thấy được tính ưu việt và hạn chế đối với mỗi bài học cu thể , từ đó có biện pháp khắc phục nâng cao hơn nữa hiệu quả khi sử dụng đề tài.

Phương pháp phân tích: Phương pháp này, chúng tôi sẽ phân tích đối tượng nội dung bài học, đối tượng dạy học và các điều kiện thực hiện dạy học để lập kế hoạch và thiết kế hoạt động dạy học hiệu quả. Phân tích các số liệu kết hợp với phương pháp so sánh, thống kê sẽ là tiền đề chúng ta đưa ra kết luận chính xác khoa học.

Phương pháp thực nghiệm: Phương pháp này được chúng tôi sẽ vận dụng các lí thuyết, phương pháp, kế hoạch, thiết kế vào thực tiễn giảng dạy. Đây là quá trình kiểm chứng để điều chỉnh và làm sáng rõ phần nghiên cứu lí luận ở trên. Dạy học là hoạt động thực tiễn, chỉ khi nào mọi sự chuẩn bị kế hoạch của dạy và học đưa vào thực tế sư phạm khi đó nó mới thực sự biểu hiện sự tồn tại. Chỉ thông qua quá trình thực nghiệm chúng ta mới đánh giá và rút ra kết quả chính ác khoa học của đề tài.

1

Page 2: msenmediastorage.blob.core.windows.net€¦ · Web viewPhương pháp Phương pháp thống kê: Phương pháp này được chúng tôi vận dụng trong quá trình thống kê

2. Phương tiện.Phương tiện chuyên môn: Hệ thống sách giáo khoa, giáo viên, tài liệu chuẩn kiến thức

kĩ năng, tài liệu tập huấn chuyên môn, các công trình nghiên cứu… có liên quan đến đề tài.Phương tiện hỗ trợ: Máy tính, máy chiếu, các hệ thống thiết bị công nghệ thông tin,

phần mềm, các phiếu điều tra, phiếu học tập, bảng phụ, các thiết bị và cơ sở vật chất dạy học … phục vụ cho đề tài.III. Thời gian nghiên cứu, áp dụng sử dụng đề tài 1. Thời gian

Từ ngày 25 tháng 8 năm 2012 đến ngày 20 tháng 4 năm 2016.2. Áp dụng

Đối tượng học sinh áp dụng là học sinh ban cơ bản khối THPT.Đối tượng nội dung dạy học là một số văn bản Ngữ văn THPT mà cụ thể là phần hoạt

động trải nghiệm, đọc hiểu, tổng kết của các văn bản sau: + Văn bản truyện nước ngoài: Người cầm quyền khôi phục uy quyền trích Những người khốn khổ của V.Huy-gô thuộc chương trình Ngữ văn lớp 11. + Văn bản văn học Việt Nam, văn bản trữ tình (truyện thơ): Trao duyên trích Truyện Kiều của Nguyễn Du thuộc chương trình văn học trung đại Ngữ Văn lớp 10.IV. Nội dung đề tài1. Graph và công nghệ thông tin

Graph là một phương pháp nghiên cứu chuyên ngành toán học hiện đại đã được ứng dụng vào nhiều ngành khoa học, kĩ thuật khác nhau. Graph có nghĩa khái quát là mạch, mạng, đồ thị toán học. Đây là phương pháp khoa học có tính khái quát cao, có tính ổn định vững chắc để mã hóa các mối quan hệ logic của nội dung các đối tượng được nghiên cứu giảng dạy. Graph trong dạy học đọc hiểu tích cực một số văn bản Ngữ văn THPT mà chúng tôi sử dụng chủ yếu là sơ đồ tư duy, đồ thị quan hệ và bảng biểu cho một số phương diện nội dung, hình thức hoặc lồng ghép cả hình thức và nội dung của một số văn bản cụ thể. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần lưu ý đến điều kiện để lập một Graph theo nội dung nhất định. Chúng ta nên có sự lựa chọn chứ không phải tất cả các bài học, các phần kiến thức bài học trong chương trình đều áp dụng được phương pháp này. Chúng ta chỉ nên sử dụng sử dụng phương pháp Graph để dạy những bài học có nhiều kiến thức có qua hệ logic, phức tạp, gây khó khăn cho sự lĩnh hội tri thức của người học hoặc hệ thống, tổng kết, đơn giản hóa, cô đọng kiến thức trọng tâm nào đó giúp HS dễ học, dễ nhớ, dễ vận dụng . Việc vận dụng phương pháp Graph trong dạy học các bộ môn khoa học nhằm nâng cao chất lượng dạy học các môn học trong đó có bộ môn Ngữ văn ở trường THPT được xem như là một trong những bước tiến vượt bậc cho đổi mới và ứng dụng toán học vào hành trang mới vừa tiếp cận vừa bổ sung vào hệ thống các phương pháp dạy học truyền thống và còn là việc làm tạo ra sự phong phú cho các phương pháp dạy học.

Thời đại chúng ta đang sống là thời đại hội nhập, toàn cầu hóa với yếu tố then chốt khoa học công nghệ. Hơn nữa sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật hiện nay dẫn đến kết quả là sự xuất hiện nhanh, nhiều những tri thức, những kĩ năng và những lĩnh vực nghiên cứu mới, đồng thời những tri thức cũ nhanh chóng trở nên lỗi thời, lạc hậu với tốc độ ngày càng nhanh. Thêm vào đó, những phát minh vĩ đại của yếu tố của lực lượng sản xuất và của phương thức sản xuất tiên tiến hiện đại, công nghệ cao đã đưa thế giới bước sang thời kì toàn cầu hóa giai đoạn 3, trong sân chơi của một “thế giới phẳng”. Vì thế việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là một xu thế của thời đại, một tất yếu khách quan không ai có thể chối cãi được. Dạy học văn đòi hỏi phải ứng dụng sáng tạo công nghệ thông tin

2

Page 3: msenmediastorage.blob.core.windows.net€¦ · Web viewPhương pháp Phương pháp thống kê: Phương pháp này được chúng tôi vận dụng trong quá trình thống kê

trong việc thu thập thông tin, lập kế hoạch, thiết kế, giảng dạy, kiểm tra, đánh giá để mỗi bài học sẽ hấp dẫn các em trong thời đại công nghệ, số hóa… Đồng thời nó còn là một công cụ phương tiện hữu hiệu thực hiện một số phương pháp dạy học hiện đại, dạy học mới cho các bộ môn khoa học trong đó có Ngữ văn. Nhưng việc sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học như thế nào cho hiệu quả mới không mất bản chất, đặc trưng đặc thù của từng bộ môn mới là vấn đề đáng bàn? Ở đề tài này chúng tôi sử dụng sáng tạo phương pháp Graph trên nền tảng công nghệ thông tin thông qua đọc hiểu tích cực một số văn bản Ngữ văn THPT. Qua đề tài chúng tôi muốn góp phần đổi mới dạy học văn, tạo cho học sinh hứng thú với môn học. Các em sẽ là chủ thể tích cực của hoạt động dạy học, phát huy tốt nhất năng lực và phẩm chất của mình trong học tập đặc biệt khi vận dụng kiến thức cũng như các kĩ năng các em đã học được trong mỗi bài học vào giải quyết các vấn đề cuộc sống đặt ra mà các em gặp phải sau này.2. Công nghệ thông tin trong việc thu thập thông tin hình thành kiến thức.

Trước mỗi bài học giáo viên phải nghiên sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, tài liệu tập huấn chuyên môn, các công trình nghiên cứu liên quan đến bài học để hình thành nên kiến thức theo các cấp độ từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ bài học đến việc giáo dục các vấn đề có liên trong cuộc sống tích hợp với các bộ môn khoa học có phần kiến thức liên quan, từ lí thuyết đến thực hành đặc biệt vận dụng kiến thức vào thực tế. Việc thu thập này có thể sử dụng các phương tiện hiện đại của công nghệ thông tin qua máy tính kết nối mạng. Khi kiến thức đã hình thành, công nghệ thông tin sẽ là một trong công cụ phương tiện lao động sáng tạo của nhà giáo trong việc lưu trữ kiến thức, lập kế hoạch, thiết kế bài học đặc biệt hỗ trợ thực hiện các phương pháp dạy học hiện đại, tổ chức dạy học tích cực, liên kết các thành viên giờ học, phát huy tính chủ động và sáng tạo của HS.

Đối với đề tài này, khi dạy văn bản truyện nước ngoài: Người cầm quyền khôi phục uy quyền trích Những người khốn khổ của V.Huy-gô thuộc chương trình Ngữ văn lớp 11, Văn bản văn học Việt Nam với văn bản trữ tình (truyện thơ): Trao duyên trích Truyện Kiều của Nguyễn Du thuộc chương trình văn học trung đại Việt Nam Ngữ Văn lớp 10, qua phần hoạt động trải nghiệm, đọc hiểu, tổng kết giáo viên phải hình thành các đơn vị kiến thức và lưu trữ nó nhờ CNTT. Phần việc này rất quan trọng, nó sẽ hình thành hệ thống kiến thức cơ bản cốt lõi đến mở rộng nâng cao giúp cho người giáo viên lự chọn kiến thức, phương pháp kĩ thuật, phương tiện, thiết kế tổ chức dạy học hiệu quả nhất, học sinh có nhứng đơn vị kiến thức nền tảng có những năng lực và phẩm chất mới, sâu sắc hơn để có thể vận dụng vào những hoàn cảnh cụ thể.3. Thiết kế và giảng dạy bài học đọc hiểu tích cực một số văn bản Ngữ văn THPT qua việc vận dụng sáng tạo phương pháp Graph trên nền tảng CNTT.3.1. Hoạt động trải nghiệm.* Trao duyên. - Hình thành ý tưởng, lựa chọn phương pháp và phương tiện+ Nhiệm vụ: Kết nối các văn bản đoạn trích khác các em đã học ở THCS, hồi cố kiến thức, tạo tâm thế cho học sinh và giới thiệu bài mới. + Phương pháp Graph kết hợp trò chơi nhìn ảnh đoán thơ, thuyết giảng: Sơ đồ logic các hình ảnh và câu thơ, tên đoạn trích và đặc sắc nghệ thuật, tạo nên hệ thống tri thức giúp các em ghi nhớ và tư duy sâu đơn vị kiến thức cũ tạo tâm thế hứng khởi tiếp nhận kiến thức mới. + Phương tiện CNTT giúp cụ thể hóa đơn vị kiến thức tạo hình khối, màu sắc, hiệu ứng trực quan sinh động gợi mở các em đến với hoạt động trải nghiệm.- Thiết kế hoạt động và giảng dạy bài học trên nền công nghệ thông tin

3

Page 4: msenmediastorage.blob.core.windows.net€¦ · Web viewPhương pháp Phương pháp thống kê: Phương pháp này được chúng tôi vận dụng trong quá trình thống kê

Hoạt động Hình ảnh Câu thơ Đoạn trích Nghệ thuật đặc sắc

Hồi cốHệ thống

Cỏ non – hoa lê(Ảnh – hiệu ứng)

Cỏ non xanh rợn chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa(Hiệu ứng)

Cảnh ngày xuân(Hình khối – màu sắc – hiệu ứng)

Tả cảnh(Hình khối – màu sắc – hiệu ứng)

Hồi cốHệ thống

Thiếu nữ với màu thắm của hoa, màu xanh của lá.(Ảnh minh họa Thúy Kiều – hiệu ứng)

Làn thu thủy nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh (Hiệu ứng)

Chị em Thúy Kiều(Hình khối – màu sắc – hiệu ứng)

Tả người(Hình khối – màu sắc – hiệu ứng)

Hồi cốHệ thống

Cánh buồm và biển buổi hoàng hôn.(Ảnh – hiệu ứng)

Buồn trông cửa bể chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa(Hiệu ứng)

Kiều ở lầu Ngưng Bích(Hình khối – màu sắc – hiệu ứng)

Tả cảnh ngụ tình(Hình khối – màu sắc – hiệu ứng)

Dẫn dắtTrích dẫn đánh giá về tác giả tác phẩm(Hình khối – màu sắc – hiệu ứng)

Trao duyên(Hình khối – màu sắc – hiệu ứng)

Làm nên diện mạo mớiNam âm diễn xướng(Hình khối – màu sắc – hiệu ứng)

+ Cụ thể hóa hoạt động qua công nghệ thông tin

+ Tổ chức dạy học4

Page 5: msenmediastorage.blob.core.windows.net€¦ · Web viewPhương pháp Phương pháp thống kê: Phương pháp này được chúng tôi vận dụng trong quá trình thống kê

Giáo viên tổ chức học sinh tham dự hoạt động nhìn ảnh đoán thơ tạo không khí sôi nổi học sinh tích cực. Học sinh tìm thơ và đoạn trích và khái quát đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích đó.

Trên hệ thống kiến thức tái hiện, giáo viên sẽ giới thiệu đoạn trích Trao duyên - bài mới, từ vấn đề các em đã biết. * Người cầm quyền khôi phục uy quyền.- Hình thành ý tưởng, lựa chọn phương pháp và phương tiện+ Nhiệm vụ: Kiểm tra các văn bản nước ngoài các em đã học ở các tiết trước trong chương trình lớp 11, hệ thống hóa thể loại, bộ phận khu vực cấu thành văn học nước ngoài, kiến thức cơ bản về nội dung và nghệ thuật, tạo tâm thế cho học sinh, giới thiệu bài mới. + Phương pháp Graph kết hợp phát vấn thuyết giảng: Sơ đồ logic tên các tác giả, tác phẩm và hệ thống tri thức khu vực văn học nước ngoài, thẻ loại, khuynh hướng thẩm mĩ qua các trào lưu văn học giúp các em ghi nhớ và tư duy sâu đơn vị kiến thức cũ hình thành tâm thế hứng khởi tiếp nhận kiến thức mới. + Phương tiện CNTT giúp cụ thể hóa đơn vị kiến thức tạo hình khối, màu sắc, hiệu ứng trực quan sinh động gợi mở các em đến với hoạt động trải nghiệm.- Thiết kế hoạt động dạy học trên nền công nghệ thông tin trong bài học+ Thiết kế hoạt độngHoạt động Tác giả tác phẩm Khu vực văn học Thể loại và khuynh

hướng

Hồi cốHệ thống

Bài thơ số 28R. Tagor(Hình khối – màu sắc – hiệu ứng)

Văn học châu Á(Hình khối – màu sắc – hiệu ứng)

Thơ trữ tình – lãng mạn (Hình khối – màu sắc – hiệu ứng)

Hồi cốHệ thống

Tôi yêu emA.X. Pu-skin(Hình khối – màu sắc – hiệu ứng)

Văn học Nga (Hình khối – màu sắc – hiệu ứng)

Thơ trữ tình – lãng mạn(Hình khối – màu sắc – hiệu ứng)

Hồi cốHệ thống

Người trong baoA.P. Sê-khốp

Văn học Nga(Hình khối – màu sắc – hiệu ứng)

Tự sự (truyện) – hiện thực (Hình khối – màu sắc – hiệu ứng)

Dẫn dắt bài mới

Người cầm quyền khôi phục uy quyền V. Huy-gô(Hình khối – màu sắc – hiệu ứng)

Văn học Pháp(Hình khối – màu sắc – hiệu ứng)

Tự sự (truyện) – lãng mạn (Hình khối – màu sắc – hiệu ứng)

Hệ thống hóa

Những tác phẩm tác giả tiêu biểu(Hình khối – màu sắc – hiệu ứng)

Hoàn thành các bộ phận khu vực cấu thành văn học nước ngoài(Hình khối – màu sắc – hiệu ứng)

Các thể loại và khuynh hướng tiêu biểu văn học nước ngoài(Hình khối – màu sắc – hiệu ứng)

+ Cụ thể hóa hoạt động qua công nghệ thông tin

5

Page 6: msenmediastorage.blob.core.windows.net€¦ · Web viewPhương pháp Phương pháp thống kê: Phương pháp này được chúng tôi vận dụng trong quá trình thống kê

+ Tổ chức dạy học Giáo viên tổ chức học sinh hồi cố kiến thức. Học sinh nêu tên tác giả tác phẩm, tìm khu vực, thể loại và khái quát khuynh hướng, trào lưu của văn bản đoạn trích đó. Trên hệ thống kiến thức tái hiện, giáo viên sẽ giới thiệu tác giả, tác phẩm đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền - bài mới, từ đó khái quát bộ phận văn học nước ngoài, thể loại và khuynh hướng chính, định hướng gợi mở, hấp dẫn các học sinh khám phá bài mới. 3.2. Hoạt động đọc hiểu văn bản.* Trao duyên. - Hình thành ý tưởng, lựa chọn phương pháp và phương tiện+ Nhiệm vụ: Hướng dẫn học sinh các em điểu hiểu tích cực 12 câu đầu của đoạn trích thông qua khám phá ngôn ngữ trên phiếu học tập. Trên cơ sở đó đánh giá tài năng và sự đóng góp của Nguyễn Du trên phương diện ngôn ngữ. Giáo viên làm cơ sở giáo dục định hướng phẩm chất năng lực và trách nhiệm của học sinh với tiếng Việt. + Phương pháp Graph qua bảng biêu kết hợp với thảo luận nhóm, thuyết trình: Bảng định hướng học tập trên hệ thống tri thức về ngôn ngữ. Giáo viên sẽ dẫn dắt học sinh qua bảng, đi từ đơn vị kiến thức dễ, đã biết đến kiến thức mở rộng chưa biết theo bốn cấp độ từ nhận biết thông hiểu đến vận dụng thấp và cao. Học sinh thuyết trình trên sản phẩm có tính trực tiếp, tương tác cao. + Phương tiện CNTT giúp cụ thể hóa đơn vị kiến thức qua bảng – phiếu học tập, hiệu ứng, hình khối màu sắc trực quan sinh động gợi mở các em đến với hoạt động.- Thiết kế hoạt động và giảng dạy bài học trên nền công nghệ thông tin

6

Page 7: msenmediastorage.blob.core.windows.net€¦ · Web viewPhương pháp Phương pháp thống kê: Phương pháp này được chúng tôi vận dụng trong quá trình thống kê

+ Thiết kế hoạt độngHoạt động Ở nhà Trên lớp trước, trong thảo

luậnTrên lớp sau thảo luận

Giáo viênThiết kế định hướng kiến thức theo bảng học tập, lựa chọn phương, pháp phương tiện.Tạo lập bảng phụ gửi Mail, hoạc cho phiếu học tập cho HS.

Cho bảng phụ và hướng dẫn. Tổ chức sinh học theo nhóm hoàn thành bảng chỉ dẫn học tập.Phát hiện, hỗ trợ khó khăn cho học sinh.

Đánh giá nhận xét phần hoạt động của HS.Cung cấp phần định hướng kiến thức.Giải đáp thắc mắc.Mở rộng nâng cao và giáo dục định hướng Hs.

Học sinhThu thập thông tin kiến thức để hoàn thành phiếu học tập trên trên giấy hoặc trên máy tính và gửi Mail cho GV và nhóm trưởng.

Tham dự vào nhóm. Có thể thông qua phiếu cá nhân đã hoàn thành hoặc gửi Mail cho nhóm trưởng.Cùng cá thành viên khác trao đổi hoàn thành sản phẩm.

Đại diện nhóm thuyết trình báo cáo.Tương tác bổ sung cho nhóm hoặc phản biện nhóm bạn.Hoàn thành các nhiệm vụ do Gv định hướng.

+ Cụ thể hóa hoạt động qua công nghệ thông tin

+ Tổ chức dạy học Giáo viên tổ chức học sinh thảo luận nhóm trên bảng định hướng (chỉ hoàn thành hai mục biểu hiện trong văn bản và ý nghĩa biểu đạt). Học sinh tham dự trên cơ sở đã chuẩn bị bài. Nhóm trao đổi đưa ra kết quả cuối cùng (sản phẩm có thể là bảng phụ trên giấy A0, hoặc là phần trình chiếu kết quả đã tập hợp thảo luận gửi Mail qua một sản phẩm làm chung trên lớp). Mỗi nhóm sẽ có một đại diện trình bày sản phẩm của mình, các thành viên còn lại phản biện, bổ sung. Gv nhận xét và định hướng kiến thức, đánh giáviệc hoàn thành nhiệm vụ bảng

7

Page 8: msenmediastorage.blob.core.windows.net€¦ · Web viewPhương pháp Phương pháp thống kê: Phương pháp này được chúng tôi vận dụng trong quá trình thống kê

học tập. Giáo viên mở rộng các thành phần, nguồn gốc hình thành và giá trị đóng góp của Nguyễn Du qua việc tiếp thu và dân tộc hóa tinh hoa văn học nước ngoài trên phương diện ngôn ngữ, giáo dục Hs tình yêu và trách nhiệm với tiếng Việt trong thời kì hội nhập.* Người cầm quyền khôi phục uy quyền.- Hình thành ý tưởng, lựa chọn phương pháp và phương tiện+ Nhiệm vụ: Hướng dẫn học sinh tóm tắt tác phẩm Những người khốn khổ, nắm được nội dung và đặc sắc nghệ thuật. + Phương pháp Graph kết hợp trò chơi ghép mảnh tạo sơ đồ tư duy, thuyết giảng: Sơ đồ logic các mốc thời gian, địa điểm (không gian) và các sự kiện, giúp các em ghi nhớ và tư duy sâu đơn vị kiến thức khó và dài này. + Phương tiện CNTT giúp cụ thể hóa đơn vị kiến thức tạo hình khối, màu sắc, hiệu ứng trực quan sinh động.- Thiết kế hoạt động và giảng dạy bài học trên nền công nghệ thông tin + Thiết kế hoạt độngHoạt động Ở nhà Trên lớp trò chơi Trên lớp sau trò chơi

Giáo viênThiết kế định hướng kiến thức theo sơ đồ, lựa chọn phương, pháp phương tiện.Giao nhiệm vụ học tập cho HS.

Cho bảng phụ và mảnh ghép. Tổ chức sinh học theo nhóm hoàn thành sơ đồ.Phát hiện, hỗ trợ khó khăn cho học sinh.

Đánh giá nhận xét phần hoạt động của HS.Cung cấp phần định hướng kiến thức.Mở rộng nâng cao và giáo dục định hướng Hs.

Học sinhThu thập thông tin kiến thức hoàn thành sơ đồ tư duy đúng.

Tham dự vào nhóm. Cùng các thành viên khác hoàn thành sản phẩm.

Công bố sản phẩm tương tác với Gv.

+ Cụ thể hóa hoạt động qua công nghệ thông tin

+ Tổ chức dạy học8

Page 9: msenmediastorage.blob.core.windows.net€¦ · Web viewPhương pháp Phương pháp thống kê: Phương pháp này được chúng tôi vận dụng trong quá trình thống kê

Giáo viên chia nhóm, giao nhiệm vụ, thời gian…. tổ chức học sinh tham dự trò chơi ghép mảnh hoàn thành sơ đồ.Học sinh tham dự trên cơ sở đã chuẩn bị bài. Nhóm trao đổi đưa ra kết quả cuối cùng. Gv nhận xét và định hướng kiến thức, mở rộng về kết cấu không thời gian, nhân vật và đặc trưng của chủ nghĩa lãng mạn.3.3. Hoạt động tổng kết.* Trao duyên. - Hình thành ý tưởng, lựa chọn phương pháp và phương tiện+ Nhiệm vụ:Tổng kết các giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích trao duyên. + Phương pháp Graph thuyết giảng: Sơ đồ logic các hệ thống tri thức giúp các em ghi nhớ và tư duy sâu đơn vị kiến thức. + Phương tiện CNTT giúp cụ thể hóa đơn vị kiến thức tạo hình khối, màu sắc, hiệu ứng trực quan sinh động.- Thiết kế hoạt động và giảng dạy bài học trên nền công nghệ thông tin Nghệ thuật Nội dung Tác giả

Kiến thứcNgôn ngữ, thể loại, tình huốngMiêu tả tâm lí, ngôn ngữ .Nghệ thuật bậc thầy

Đồng cảm, bi kịch trao duyên.Trân trọng, vẻ đẹp nàng Kiều.Nội dung nhân đạo sâu sắc

Trái tim lớnNghệ sĩ lớn

Graph CNTT

(Hình khối – màu sắc – hiệu ứng)

(Hình khối – màu sắc – hiệu ứng)

(Hình khối – màu sắc – hiệu ứng)

+ Cụ thể hóa hoạt động qua công nghệ thông tin

+ Tổ chức dạy học Giáo viên cùng học sinh hoàn thành sơ đồ tư duy, gọi 2 Hs vẽ sơ đồ trên bảng, Hs còn lại làm việc cá nhân. Hs và Gv cùng đưa ra kết quả thông qua sơ đồ định hướng của GV.* Người cầm quyền khôi phục uy quyền.- Hình thành ý tưởng, lựa chọn phương pháp và phương tiện+ Nhiệm vụ: Hướng dẫn học sinh tổng kết nhân vật, chủ đề trong Những người khốn khổ, nắm được nội dung và đặc sắc nghệ thuật.

9

Page 10: msenmediastorage.blob.core.windows.net€¦ · Web viewPhương pháp Phương pháp thống kê: Phương pháp này được chúng tôi vận dụng trong quá trình thống kê

+ Phương pháp Graph thuyết giảng: Sơ đồ hóa nhân vật, nhan đề, chủ đề tư tưởng, giúp các em ghi nhớ và tư duy sâu đơn vị kiến thức này vận dụng trả lời các câu hỏi thực tế. + Phương tiện CNTT giúp cụ thể hóa đơn vị kiến thức tạo hình khối, màu sắc, hiệu ứng trực quan sinh động, HS ghi nhớ và tư duy sâu đơn vị kiến thức này.- Thiết kế hoạt động và giảng dạy bài học trên nền công nghệ thông tin + Thiết kế hoạt động

Kết cấu và nhân vật Nội dung Chủ đề tư tưởng

Kiến thức

Phăng-tin (Phần 1).

Cô-dét (Phần 2).Giăng Van-giăng (Phần 5).

Cô thợ nghèo, đẹp bán thân, răng, tóc nuôi con.Cô bé mồ côi, héo mòn bị bóc lột.Tù khổ sai, đấng cứu thế.

Những người khốn khổ. Ca ngợi.Bạo lực hay tình thương. Tình thương.

Graph CNTT

Hình khối – màu sắc – hiệu ứng.

Hình khối – màu sắc – hiệu ứng. Hình khối – màu sắc – hiệu ứng.

+ Cụ thể hóa hoạt động qua công nghệ thông tin

+ Tổ chức dạy học Giáo viên cùng học sinh hoàn thành sơ đồ tư duy thông qua phát vấn và thuyết trình. Từ sơ đồ hoàn thành Gv giao nhiệm vụ cho Hs tạo lập sơ đồ khái quát nội dung và nghệ thuật cho đoạn trích với nhân vật cặp đôi Giăng Van-giăng và Gia-ve và bút pháp đặc trưng của chủ nghĩa lãng mạn (so sánh, phóng đại, tương phản đối lập và trữ tình ngoại đề).V. Kết quả áp dụng

Bằng phiếu trắc nghiệm cảm xúc nhanh chúng tôi thấy HS lớp 10 (90%), lớp 11 (100%) yêu thích bài học. Qua kiểm tra, có 92% Hs hoàn thành bài ở nhà, 100% HS tham gia trên lớp. HS tự học và hoạt động học là chủ yếu (trả lời câu hỏi tái hiện và câu hỏi mở rộng, say mê tạo sơ đồ tư duy). Điểm bài kiểm tra 15 phút lớp 11 có 20% từ 8, 9; 50% điểm 7, 6; còn 23% điểm 5. Không có điểm dưới 2. Gv đã đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh bằng đề tài trên.

10