redcross.org.vnredcross.org.vn/.../cong-tac-xa-hoi/cbgtttn.docx  · Web viewDưới đây là danh...

60
Công bố giải thưởng cuộc thi viết “Tôi tình nguyện” (NĐ&ĐS) - Sau 20 ngày phát động cuộc thi viết “Tôi tình nguyện” (từ ngày 11/11/2018 đến hết ngày 30/11/2018), Ban tổ chức đã nhận được 107 tác phẩm của các tác giả gửi tới tham dự. Trên cơ sở đó, Ban tổ chức đã lựa chọn ra 11 tác phẩm đoạt giải chung cuộc. Nhân kỷ niệm 33 năm Ngày Tình nguyện viên Quốc tế, Báo điện tử Nhân đạo và Đời sống phối hợp cùng Hội Liên hiệp Thanh niên C.P. Việt Nam tổ chức cuộc thi viết “Tôi tình nguyện” nhằm tôn vinh và ghi lại những khoảnh khắc ý nghĩa của những cá nhân – đơn vị đang ngày đêm hết mình tham gia vào các hoạt động vì cộng đồng. Theo Ban Giám khảo cuộc thi, các tác phẩm dự thi Cuộc thi viết “Tôi tình nguyện” đã phản ánh những góc nhìn đa dạng về loại hình các hoạt động tình nguyện, hỗ trợ cộng đồng, là những câu chuyện về hành trình thiện nguyện trao yêu thương của chính tác giả hoặc kể về sự hy sinh, cống hiến của những cá nhân, tổ chức hoạt động cộng đồng. Dưới đây là danh sách các tác giả, tác phẩm đạt giải thưởng của cuộc thi: - Giải Nhất được trao cho tác giả Hoàng Niềm, với tác phẩm "Tấm lòng vàng" của những tình nguyện viên đa năng”. - 2 giải Nhì được trao cho tác giả Nguyễn Văn Công với tác phẩm “Ước mơ "người điếc cầm kéo" của chàng trai khuyết tậtvà tác giả Nguyễn Thị Kim Oanh với tác phẩm “Nối dài yêu thương qua từng bát cháo”. - 3 giải Ba được trao cho tác giả Dương Hiển Khương Duy với tác phẩm “Những người thầm lặng giúp đỡ bệnh nhân nghèo”; tác giả Phạm Thị Mai Phương với tác phẩm “Chàng trai "tổng đài" của bệnh nhân thiếu máu” và tác giả Lê Vũ Hoàng Hiếu với tác phẩm “Người thầy có trái tim tình nguyện rực lửa”. - 5 giải Khuyến khích thuộc về: tác giả Tạ Thị Ánh Tuyết với tác phẩm “Hạnh phúc của việc cho đi và nhận lại’; tác giả Phan Khương với tác phẩm “Làm tình nguyện, nhận nhiều hơn cho”; tác giả Phạm Thị Thu Trang với tác phẩm “Ông lão 73, trái tim đau

Transcript of redcross.org.vnredcross.org.vn/.../cong-tac-xa-hoi/cbgtttn.docx  · Web viewDưới đây là danh...

Page 1: redcross.org.vnredcross.org.vn/.../cong-tac-xa-hoi/cbgtttn.docx  · Web viewDưới đây là danh sách các tác giả, tác phẩm đạt giải thưởng của cuộc thi: -

Công bố giải thưởng cuộc thi viết “Tôi tình nguyện”(NĐ&ĐS) - Sau 20 ngày phát động cuộc thi viết “Tôi tình nguyện” (từ ngày 11/11/2018 đến hết ngày 30/11/2018), Ban tổ chức đã nhận được 107 tác phẩm của các tác giả gửi tới tham dự. Trên cơ sở đó, Ban tổ chức đã lựa chọn ra 11 tác phẩm đoạt giải chung cuộc.

Nhân kỷ niệm 33 năm Ngày Tình nguyện viên Quốc tế, Báo điện tử Nhân đạo và Đời sống phối hợp cùng Hội Liên hiệp Thanh niên C.P. Việt Nam tổ chức cuộc thi viết “Tôi tình nguyện” nhằm tôn vinh và ghi lại những khoảnh khắc ý nghĩa của những cá nhân – đơn vị đang ngày đêm hết mình tham gia vào các hoạt động vì cộng đồng.

Theo Ban Giám khảo cuộc thi, các tác phẩm dự thi Cuộc thi viết “Tôi tình nguyện” đã phản ánh những góc nhìn đa dạng về loại hình các hoạt động tình nguyện, hỗ trợ cộng đồng, là những câu chuyện về hành trình thiện nguyện trao yêu thương của chính tác giả hoặc kể về sự hy sinh, cống hiến của những cá nhân, tổ chức hoạt động cộng đồng.

Dưới đây là danh sách các tác giả, tác phẩm đạt giải thưởng của cuộc thi:

- Giải Nhất được trao cho tác giả Hoàng Niềm, với tác phẩm "Tấm lòng vàng" của những tình nguyện viên đa năng”.

- 2 giải Nhì được trao cho tác giả Nguyễn Văn Công với tác phẩm “Ước mơ "người điếc cầm kéo" của chàng trai khuyết tật” và tác giả Nguyễn Thị Kim Oanh với tác phẩm “Nối dài yêu thương qua từng bát cháo”.

- 3 giải Ba được trao cho tác giả Dương Hiển Khương Duy với tác phẩm “Những người thầm lặng giúp đỡ bệnh nhân nghèo”; tác giả Phạm Thị Mai Phương với tác phẩm “Chàng trai "tổng đài" của bệnh nhân thiếu máu” và tác giả Lê Vũ Hoàng Hiếu với tác phẩm “Người thầy có trái tim tình nguyện rực lửa”.

- 5 giải Khuyến khích thuộc về: tác giả Tạ Thị Ánh Tuyết với tác phẩm “Hạnh phúc của việc cho đi và nhận lại’; tác giả Phan Khương với tác phẩm “Làm tình nguyện, nhận nhiều hơn cho”; tác giả Phạm Thị Thu Trang với tác phẩm “Ông lão 73, trái tim đau nhưng tấm lòng vẫn khỏe”; tác giả Hoàng Cẩm Thạch với tác phẩm “Vì sao tôi tình nguyện?” và tác giả Lê Ngọc Thường với tác phẩm “Blouse Xanh - hành trình 10 năm vì bệnh nhi ung thư”.

Lễ trao giải: trong khuôn khổ Chương trình mít tinh kỷ niệm Ngày Tình nguyện viên Quốc tế tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Việt Nam (đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội) ngày 5/12/2018 sẽ diễn ra Lễ trao giải Cuộc thi viết “Tôi tình nguyện”.

Ban Tổ chức xin chúc mừng tới những bạn đọc đạt giải thưởng và cảm ơn tất cả bạn đọc của Báo điện tử Nhân đạo và Đời sống đã tham gia viết bài hưởng ứng cuộc thi, đã đồng hành cùng “Tôi tình nguyện” trong suốt thời gian qua.

Nguồn: http://baonhandao.vn/nhan-ai/cong-bo-giai-cuoc-thi-viet-toi-tinh-nguyen-16358

Sau đây là các bài viết được đoạt giải

Page 2: redcross.org.vnredcross.org.vn/.../cong-tac-xa-hoi/cbgtttn.docx  · Web viewDưới đây là danh sách các tác giả, tác phẩm đạt giải thưởng của cuộc thi: -

1. Giải Nhất - 'Tấm lòng vàng' của những tình nguyện viên đa năng(NĐ&ĐS) - Họ là những người dân quê miền núi, ngày ngày bộn bề với bao vất vả lo toan cuộc sống. Thế nhưng, họ vẫn luôn sẵn sàng gác lại bao việc riêng chung làm thiện nguyện giúp đời.

Suốt 10 năm qua, Đội tình nguyện viên Đội Chữ thập đỏ Tân Hòa, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đi biểu diễn văn nghệ, làm tương, rửa xe máy, xe ôm, gói bánh chưng, vận động quyên góp, cho thuê phông bạt, xin đồ dùng, quần áo cũ về sửa chữa…Những đồng tiền, vật dụng gom góp nhanh chóng được chuyển đến biết bao mảnh đời bất hạnh.

Đội tặng quà cho người có hoàn cảnh khó khăn tại địa bàn.

Những mô hình nghĩa tình

Ngồi bên cạnh bà Đặng Thị Chút, 72 tuổi, tổ Kỳ Lâm (thị trấn Sơn Dương) ai nấy đều cảm nhận được niềm hạnh phúc ánh lên gương mặt già nua ấy. Bà bảo, mọi thứ cữ ngỡ như mơ. Trước đây, gia đình bà ở tạm bợ trong căn nhà tranh ọp ẹp, gặp trận mưa là dột tứ tung. Cuộc sống vất vả, một mình chăm sóc con trai bị bệnh thần kinh và chồng ốm đau liên miên. Quanh năm chật vật lo miếng ăn, thuốc men chữa bệnh, chưa bao giờ bà dám nghĩ đến điều lớn lao nào khác. Vậy mà nay đã có được một  căn nhà xây kiên cố, khang trang.

Được biết, căn nhà bắt đầu xây và hoàn thành trong 2 tháng với tổng kinh phí gần 80 triệu đồng. Đó là, kết quả của tháng ngày các tình nguyện viên Đội Chữ thập đỏ Tân Hòa bền bỉ đi vận động quyên góp, ủng hộ của các nhà hảo tâm. 

Gia đình bà Đặng Thị Chút là một trong hàng trăm trường hợp nhận được sự giúp đỡ của Đội tình nguyện viên Chữ thập đỏ Tân Hòa. Những tình nguyện viên có người còn trẻ khỏe, có người già yếu và cũng cả người tật nguyền. Thế nhưng suốt 10 năm qua, bước chân của họ vẫn nhiệt huyết, bền bỉ để mang đến niềm vui cho những số phận kém may mắn hơn mình.

Page 3: redcross.org.vnredcross.org.vn/.../cong-tac-xa-hoi/cbgtttn.docx  · Web viewDưới đây là danh sách các tác giả, tác phẩm đạt giải thưởng của cuộc thi: -

Mô hình “Thùng gạo nhân ái” của Đội nhận được sự ủng hộ của đông đảo người dân.

“Thủ lĩnh” của đội là ông Trịnh Đình Bồng. Người đàn ông ngoại thất thập này rất có duyên ăn nói và nhiều tài lẻ. Ông bảo, trước đây nhiều người trong đội vốn là “văn công nghiệp dư” thường đi biểu diễn văn nghệ. Những lần đến các bản làng xa xôi, chứng kiến hoàn cảnh khó khăn, cơ nhỡ ai nấy đều xót xa thương cảm. Các thành viên trong đội đã đồng lòng ủng hộ số tiền “cát xê”. Lần 1, lần 2 rồi lần 3, lần 4… Vậy là, hành trình đến với những việc làm thiện nguyện của đội văn nghệ bắt đầu từ đấy.

Page 4: redcross.org.vnredcross.org.vn/.../cong-tac-xa-hoi/cbgtttn.docx  · Web viewDưới đây là danh sách các tác giả, tác phẩm đạt giải thưởng của cuộc thi: -

Cái tên Đội tình nguyên viên Chữ thập đỏ Tân Hòa đã trở nên quen thuộc với người dân nơi đây. Thế nhưng, nhiều người vẫn thích thú gọi với cái tên trìu mến “đội từ thiện đa năng”. Bởi ngoài hát để làm từ thiện thì họ còn biết làm rất nhiều nghề.

Suốt 10 năm qua, để có nguồn lực hoạt động, các tình nguyện viên đã trở thành những người đầu bếp, nhân viên rửa xe, người bán hàng, thợ điện, thợ may… một cách khá chuyên nghiệp.

Cụ thể, như việc làm tương, mỗi người sẽ phụ trách một công đoạn: người chuẩn bị đậu tương, làm mốc, người ngâm đậu rồi người ngả tương, đóng chai... Hàng sản xuất ra đến đâu là có người đi chào hàng, bán hàng đến đấy. Tất cả đều có quy trình rõ ràng.

Việc tặng đồ dùng cũ cũng được thực hiện theo tuần tự. Bắt đầu từ việc đi xin vật dụng cũ như nồi cơm điện, quạt điện, bếp ga... Sau đó mọi người thay nhau phân loại sửa chữa, vệ sinh sạch sẽ rồi mang tặng những gia đình khó khăn.

Bên cạnh đó, nắm bắt thị trường hiện nay, Đội còn làm và bán thêm bếp tiết kiệm củi. Biết được mục đích kinh doanh từ thiện nên người dân khắp nơi ủng hộ; khách ra, khách vào tấp nập. Có được nguồn thu là lại có thêm kinh phí để giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn. Vì thế các mô hình này thấm thoát đã 10 năm mà các tình nguyện viên vẫn còn háo hức với nhiều dự định mới.

Lan tỏa nghĩa tình

Ban đầu, Đội tình nguyện viên Chữ thập đỏ Tân Hòa có 17 thành viên. Hiện nay có 42 thành viên, xuất thân vốn là những người nông dân, công nhân, công chức về hưu, tiểu thương buôn bán nhỏ lẻ.

Trong đó, có người cũng vừa mới thoát nghèo. Trước đây, gia đình tình nguyện viên Đặng Thị Dinh thuộc hộ nghèo, chồng cờ bạc, nợ nần. Sau đó vợ chồng ly hôn, một mình chị nuôi hai đứa con. Cuộc sống giờ đây ổn định hơn, nhưng trải qua năm tháng đó chị thấu hiểu được những khó khăn, vất vả của những mảnh đời bất hạnh. Chị làm tình nguyện viên được 2 năm nay. Chị chia sẻ: “Các cụ bảo “lá lành đùm là rách”, “lá rách ít đùm lá rách nhiều”, bất cứ ai cũng có thể làm từ thiện, đâu cứ phải giàu có mới làm được đâu”.

Đó cũng chính là phương châm hoạt động của các thành viên trong đội. Ông Nguyễn Văn Tý từng bị tai biến nhẹ, đôi chân tập tễnh, di chuyển khó khăn. Suốt 10 năm qua, ông vẫn bền bỉ đi xin quần áo cũ, đi tìm kiếm những “mạnh thường quân” để ủng hộ người nghèo. Hay như cụ bà Nguyễn Thị Gái năm nay ngoài 80 tuổi. Thế mà nghe đâu có mảnh đời cơ nhỡ là cụ lại tất tả ngược xuôi cùng các thành viên trong đội đến quan tâm, giúp đỡ. Bà cũng sẵn sàng trích một phần trong đồng tiền lương của mình để làm từ thiện.

Chính tấm lòng chân thành của các tình nguyện viên đã “lan tỏa” nơi nơi. Chả thế mà giờ đây, nhiều lúc cơ sở từ thiện ông Bồng tấp nập người ra, kẻ vào tìm đến ủng hộ quần áo, chăn màn, đồ dùng cũ. Bà Lý Thị Hữu cho biết, nhiều thợ may, thợ điện tự nguyện nhận quần áo, đồ dùng cũ để sửa miễn phí. Ai nấy đều nhiệt thành, hăng hái tham gia làm từ thiện một cách vô tư.

Page 5: redcross.org.vnredcross.org.vn/.../cong-tac-xa-hoi/cbgtttn.docx  · Web viewDưới đây là danh sách các tác giả, tác phẩm đạt giải thưởng của cuộc thi: -

Mô hình “Gói 1.000 bánh chưng Tết tặng người nghèo” của Đội được thực hiện hàng năm.

Năm 2009, mô hình “Bánh chưng tặng người nghèo” của Đội ra đời, nhận được sự ủng hộ của người dân và chính quyền nơi đây. Số lượng bánh chưng hàng năm phụ thuộc vào số tiền, gạo ủng hộ nhiều hay ít. Nhưng năm nào lượng bánh cũng tăng lên. Trước đây, số bánh chỉ có 200- 300 chiếc nhưng nay đã lên đến hàng nghìn chiếc.

Hiện nay, Đội có 29 nhà tài trợ thường xuyên và hàng trăm các nhà hảo tâm, tấm lòng vàng nhân đạo trong và ngoài tỉnh (Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Dương, Hà Nam…). Nhờ đó, trung bình mỗi năm Đội tặng hàng nghìn suất quà tới người nghèo trong tỉnh. Bao gồm: tiền, quần áo, chăn màn, vật dụng sinh hoạt, gạo, bánh….

Không những vậy, Đội hiện nhận đỡ đầu 25 địa chỉ nhân đạo. Theo chân những tình nguyện viên, chúng tôi đến thăm một địa chỉ nhân đạo tại thôn Tân Phúc, thị trấn Sơn Dương. Ông Trần Văn Hiểu, một mình nuôi con trai bị bại não và người vợ ốm đau, không còn minh mẫn. Đội đã vận động trợ cấp gia đình với số tiền 240.000đ/tháng.

Ông Hiểu xúc động nói: “Tôi rất cảm động và biết ơn sự quan tâm của Đội tình nguyện viên đến gia đình tôi. Họ thường xuyên tới thăm hỏi, động viên, khi là tấm chăn, khi là manh áo ấm, giúp tôi vơi bớt phần nào sự khó khăn, cơ cực”.

Page 6: redcross.org.vnredcross.org.vn/.../cong-tac-xa-hoi/cbgtttn.docx  · Web viewDưới đây là danh sách các tác giả, tác phẩm đạt giải thưởng của cuộc thi: -

Đội Tình nguyện viên Chữ thập đỏ Tân Hòa tặng quà cho địa chỉ nhân đạo Trần Thị Chi, xã Phúc Ứng, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

Ngoài ra, các thành viên trong Đội còn nhận phụ trách đỡ đầu 1 đến 2 địa chỉ nhân đạo. Các tình nguyện viên sẽ thường xuyên thăm nom, qua lại các hộ mình phụ trách để kịp thời hỗ trợ giúp đỡ.

Đã 10 năm nay, tình nguyện viên Lý Thị Hữu phụ trách đỡ đầu gia đình bà Ngô Thị Sinh. Bà Sinh tuổi đã cao, một mình chăm sóc cô con gái ngoài 30 tuổi bị tật nguyền, không thể tự đi lại, mọi sinh hoạt đều phải có người khác giúp đỡ. Bà Hữu thường xuyên lui tới động viên tinh thần, giúp bà Sinh việc nhà cửa, chăm sóc con cái.

Bà Sinh chia sẻ: “Dẫu chẳng phải máu mủ ruột rà, thế nhưng bà Hữu và các tình nguyện viên luôn đồng hành giúp đỡ gia đình một cách tận tình. Quả thực có rơi vào hoàn cảnh khó khăn và được người khác giúp đỡ mới thấu hiểu được tình người như thế nào. Có những ngày cả hai mẹ con đều ốm, các ông bà trong Đội thay nhau chăm sóc ăn uống, thuốc men. Thấy con tôi không đi lại được, Đội đã vận động quyên góp tặng xe lăn. Tôi thực sự cảm động và biết ơn các thành viên trong Đội Chữ thập đỏ Tân Hòa”.

“Tiếng lành đồn xa” một số tổ chức từ thiện lớn trong và ngoài nước đến thăm và ủng hộ. Trong đó, có Đội Chữ thập đỏ của Na Uy không khỏi ngạc nhiên trước tấm lòng vàng của các tình nguyện viên Chữ thập đỏ Tân Hòa. Những nghĩa cử cao đẹp của họ đã thực sự “lan tỏa”. Hy vọng rằng mô hình tiếp tục được nhân rộng để ngọn lửa nhân đạo thắp sáng muôn nơi.

Giang Lam 

Nguồn:

http://baonhandao.vn/nhan-ai/tam-long-vang-cua-nhung-tinh-nguyen-vien-da-nang-16263

Page 7: redcross.org.vnredcross.org.vn/.../cong-tac-xa-hoi/cbgtttn.docx  · Web viewDưới đây là danh sách các tác giả, tác phẩm đạt giải thưởng của cuộc thi: -

2. Giải nhì - Ước mơ 'người điếc cầm kéo' của chàng trai tật nguyền(NĐ&ĐS) - Với chàng trai câm điếc sinh năm 1991 Nguyễn Thái Thành, nghiệp “cầm kéo cắt tóc” đã theo anh hơn 10 năm nay như một niềm say mê, ngoài ra anh còn dạy nghề miễn phí cho hơn 50 bạn khuyết tật khác trên mọi miền Tổ quốc.

Say mê với tóc

Sinh ra trong một gia đình làm nông nghiệp nghèo khó tại Bắc Giang, Thái Thành là em út trong gia đình, trên còn 1 anh trai và 1 chị gái. Thiệt thòi hơn anh chị và bạn bè, ngay từ lúc lọt lòng, cậu bé với khuôn mặt kháu khỉnh, khôi ngô đã không thể nói và nghe được. Bố mẹ thấy vậy mà không thể giúp đỡ được con, lòng đau như cắt, cố gắng cho Thành đi học con chữ cho vui tuổi ấu thơ.

Do khó giao tiếp với bạn bè nên Thái Thành thường bị tụt lại phía sau trong những cuộc chơi, anh thường tỏ ra mặc cảm và không biết lối thoát nào cho mình. Theo học hết lớp 9, Thái Thành quyết định nghỉ học và đi tìm đam mê của mình. Thành quyết định xa nhà, xuống phố một mình theo học nghề cắt tóc, đam mê và cũng là cứu cánh sinh nhai của Thành.

Thái Thành (bên phải) đang dạy cắt tóc cho một bạn khiếm thính

Trong khoảng thời gian học tạo mẫu tóc, Thành còn đi học thêm về ngôn ngữ giao tiếp ở Trường  dạy trẻ điếc Nhân Chính (nay là Trường PTCS Dân lập dạy trẻ câm điếc Hà Nội), từ đó anh kết nối được một cộng đồng rất lớn người câm điếc ở Việt Nam có cùng đam mê tạo mẫu tóc.

Nhận thấy đây là một cơ hội mở ra rất lớn với người khuyết tật, Thành không ngừng học hỏi và động viên các bạn đi học chuyên nghiệp để hòa nhập với cộng đồng. Năm 2011, Thành chính thức mở một salon tóc nhỏ do mình làm chủ, thay vì đi cắt tóc dạo như trước kia.

Page 8: redcross.org.vnredcross.org.vn/.../cong-tac-xa-hoi/cbgtttn.docx  · Web viewDưới đây là danh sách các tác giả, tác phẩm đạt giải thưởng của cuộc thi: -

Thành say mê tạo mẫu tóc. Ngày nào anh cũng lên mạng tìm kiếm những mẫu tóc đẹp nhất rồi học hỏi và truyền dạy lại cho các học viên của mình, có lần anh ngồi cả đêm xem Youtube để học các kiểu đầu mới, khó khăn trong giao tiếp, nhưng với nghị lực mãnh liệt, Thành đã học được rất nhiều mẫu mới và tự sáng tạo ra nhiều mẫu tóc lạ kỳ

Hăng hái làm tình nguyện

Nhiều người quan niệm rằng, người khuyết tật tự nuôi sống bản thân đã khó rồi, nói gì đến giúp đỡ người khác, nhưng với Thái Thành thì ngược lại. Với những gì có trong tay, Thành luôn hăng hái làm tình nguyện mọi lúc mọi nơi, đôi khi chỉ là cắt tóc miễn phí cho bệnh nhân ở bệnh viện cũng làm lòng Thành ấm lên rất nhiều.

“Tiệm cắt tóc không lời” của Thái Thành ban đầu chỉ có vài học viên sau phát triển lên vài chục, ai cũng cần mẫn với công việc của mình. Các học viên được Thành thuê nhà trọ tập thể ở gần đó, sinh hoạt cùng nhau và hỗ trợ một phần tiền trợ cấp, họ sinh hoạt với nhau như anh em một nhà mà trong đó Thành là người anh cả. Tiệm cắt tóc không bao giờ thiếu bút và mảnh giấy nhỏ để giao tiếp với khách hàng, tuy không mấy ai giao tiếp bằng lời nhưng trong lòng ai cũng hiểu và ưng ý với cách phục vụ của các bạn khuyết tật.

Với lợi nhuận mà công ty do Thành làm ra, anh 'thiết kế' thành các suất học bổng trị giá 20 triệu đồng và trao cho các bạn câm điếc có hoàn cảnh khó khăn có khao khát học nghề. Ngoài việc kêu gọi các bạn đến với salon tóc của mình để học nghề miễn phí, Thành còn chủ động đi tìm các bạn ở nhiều nơi thông qua câu lạc bộ khuyết tật Hà Nội, hay bất kỳ ai Thành nhìn thấy trên đường có hoàn cảnh khó khăn Thành đều ngỏ lời giúp đỡ. Thành còn đứng nhiều lớp dạy về kỹ năng sống và ngôn ngữ giao tiếp tại trường Nhân Chính cũng như câu lạc bộ người khuyết tật làm tóc do anh sáng lập.

Không chỉ dừng lại ở việc dạy nghề miễn phí, có người cùng cảnh ngộ, hằng tháng Thành lại cùng các anh em của mình đi làm từ thiện tại các trung tâm trẻ mồ côi, ở vùng cao. Tất nhiên, trong mỗi chuyến đi, Thành không quên mang theo cây kéo và cắt tóc cho các em nhỏ, để ai cũng có kiểu tóc mới thêm hân hoan.

Em Nguyễn Ngọc Ánh, sinh năm 1999, bị khiếm thính, hiện mới hoàn thành khóa học cho biết: "Em tình cờ biết được anh Thành dạy nghề cắt tóc miễn phí nên đã tìm đến đây, ở đây rất vui, mọi người coi nhau như một gia đình. Các anh chị rất thương em, chỉ dạy tận tình, anh Thành còn hỗ trợ em một chút vốn để em về quê mở tiệm”.

TS. Phạm Vũ Thắng, Giám đốc dự án Thriive Hà Nội, dự án đã hỗ trợ vốn để Thành thành lập công ty chia sẻ: "Qua tìm hiểu chúng tôi thấy tiệm cắt tóc của Thành vô cùng ý nghĩa, hỗ trợ cho cộng động rất nhiều đặc biệt là nhóm người dễ bị tổn thương là các bạn câm điếc bẩm sinh. Vì vậy chúng tôi đã đồng hành cùng Thành mở công ty và dạy nghề cho rất nhiều bạn khác, bản thân Thành còn tích cực tham gia tình nguyện nên cũng đã được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao tặng danh hiệu Tình nguyện quốc gia năm 2015".

Với những cố gắng và đóng góp của mình Thái Thành còn được nhận danh hiệu “Gương mặt trẻ triển vọng năm 2015” của Trung ương Đoàn, Giấy chứng nhận đoạt Giải đặc biệt cuộc thi “Nhà tạo mẫu tóc tiềm năng Tony & Guy” năm 2013... và vô số thành tích ấn tượng khác mang về “Tiệm tóc không lời” số 55 ngõ Văn Chương.

Nguyễn Văn Công  

Nguồn: http://baonhandao.vn/nhan-ai/uoc-mo-nguoi-diec-cam-keo-cua-chang-trai-tat-nguyen-16197

Page 9: redcross.org.vnredcross.org.vn/.../cong-tac-xa-hoi/cbgtttn.docx  · Web viewDưới đây là danh sách các tác giả, tác phẩm đạt giải thưởng của cuộc thi: -

3. Giải nhì - Nối dài yêu thương qua từng bát cháo(NĐ&ĐS) - Nồi cháo yêu thương Thành Vinh ra đời, đi cùng với những bát cháo nóng - ấm tình người tặng bệnh nhân nghèo, là những tình cảm chan chứa yêu thương, sự gắn bó và sẻ chia với những hoàn cảnh kém may mắn phải nằm viện, người già cô đơn không nơi nương tựa, địa chỉ mắc bệnh hiểm nghèo, gặp tai nạn rủi ro... được giúp đỡ, cưu mang.

Khởi xướng Nồi cháo là duyên gặp gỡ từ những tấm lòng nhân ái cùng chung một trái tim tình nguyện và bầu nhiệt huyết cống hiến, chia sẻ và cầu nối lan tỏa yêu thương.

Một buổi sáng mùa Đông tháng 11 năm 2017, tại Đài tưởng niệm Nghĩa trang Liệt sỹ Thành phố Vinh, những thành viên đầu tiên của Nồi cháo yêu thương Thành Vinh thành kính dâng lên anh linh các Anh hùng Liệt sỹ nén hương thơm và những bông hoa tươi thắm với lời nguyện cầu cho Nồi cháo hình thành, duy trì và phát triển để giúp bệnh nhân nghèo sớm hồi phục về với gia đình. Sáng hôm sau, ngày thứ 7 đầu tiên, 350 suất cháo nóng tỏa mùi thơm ngọt được trao đến tay các bệnh nhân tại Bệnh viện đa khoa Thành phố Vinh, hình ảnh bệnh nhân ăn cháo như chưa bao giờ ngon đến vậy đã thôi thúc các thành viên trong nhóm cháo quyết tâm hơn.

Nồi cháo yêu thương Thành Vinh đã thành lập được tròn 1 năm.

Chiều thứ 7 tuần kế tiếp, 450 suất cháo được trao tận tay bệnh nhân Bệnh viện Lao & Bệnh phổi xã Nghi Vạn, huyện Nghi Lộc - nơi xa với trung tâm thành phố, lượng bệnh nhân đông từ địa bàn các huyện xa, bà con dân tộc thiểu số nghèo về điều trị.

Và cứ thế mỗi chiều thứ 7, không kể ngày nắng, ngày mưa, trời rét buốt hay nắng cháy da, những trái tim thiện nguyện đều đặn mang cháo yêu thương đến với các bệnh nhân nghèo. Để có được những suất cháo yêu thương, các thành viên đã cắt cử người đi chợ sớm để chọn những thực phẩm tươi ngon đảm bảo vệ sinh về chế biến nên Nồi cháo yêu thương.

Page 10: redcross.org.vnredcross.org.vn/.../cong-tac-xa-hoi/cbgtttn.docx  · Web viewDưới đây là danh sách các tác giả, tác phẩm đạt giải thưởng của cuộc thi: -

Trong 1 năm qua, không kể ngày nắng, ngày mưa, các thành viên trong nhóm đều tham gia nhiệt tình để nồi cháo luôn đỏ lửa.

Page 11: redcross.org.vnredcross.org.vn/.../cong-tac-xa-hoi/cbgtttn.docx  · Web viewDưới đây là danh sách các tác giả, tác phẩm đạt giải thưởng của cuộc thi: -

Để nấu được nồi cháo, phải có dụng cụ, cơ duyên thành viên của Nồi cháo gặp được những trái tim thiện nguyện của Thủ đô Hà Nội về làm việc nghĩa tại Nghĩa trang liệt sỹ Việt Lào huyện Anh Sơn và các anh chị đã hỗ trợ toàn bộ dụng cụ nồi, bếp, thùng, máy xay... và kinh phí đầu tiên để Nồi cháo Thành Vinh đỏ lửa.

Từ đó đến nay đã tròn 1 năm, Nồi cháo yêu thương Thành Vinh từ 1 nồi nay nấu lên 4 nồi, trao tặng trên 800 suất cháo ở Bệnh Lao & Bệnh phổi và Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An mỗi chiều thứ 7.

Duy trì đều đặn và thành thông lệ, cháo yêu thương chưa tới nhưng bệnh nhân đã xếp thành hàng dài để chờ nhận cháo. Mỗi bát cháo trao đi kèm lời chúc bệnh nhân sớm bình phục là niềm vui của các thành viên trong nhóm.

Đến nay, đều đặn mỗi tuần, nồi cháo trao tặng trên 800 suất cháo đến tay người bệnh.

Vẫn biết cuộc sống còn bộn bề khó khăn, việc huy động các nhà hảo tâm là không dễ chút nào, nhưng ai đã biết thì đều cảm phục những trái tim tình nguyện.  Không chỉ tiền bạc, họ đã dành thời gian quý báu để cho bếp cháo luôn đỏ lửa, đem đến cho bệnh nhân nghèo những bát

Page 12: redcross.org.vnredcross.org.vn/.../cong-tac-xa-hoi/cbgtttn.docx  · Web viewDưới đây là danh sách các tác giả, tác phẩm đạt giải thưởng của cuộc thi: -

cháo nóng - ấm tình người với những lời thăm hỏi, động viên vô giá. Đằng sau những nụ cười là những giọt mồ hôi mỗi trưa hè quấy cháo của các anh, chị, em tình nguyện.

Ngoài hoạt động tặng cháo cho bệnh nhân, nhóm Nồi cháo yêu thương Thành Vinh còn vận động quyên góp sự chung tay của các thành viên trong Nhóm sẻ chia cân gạo, gói mì, chiếc bánh, hộp sữa... cho cụ Tuất 84 tuổi bị tàn tật, ngồi 1 chỗ, là người già cô đơn không nơi nương tựa; ông Hòa tàn tật sống đơn chiếc; tặng quà những bệnh nhi phải nằm viện không được đón Tết thiếu nhi và Tết Trung thu cùng bạn bè trang lứa... Rồi làm bể lọc nước, dọn nhà cho người tàn tật mà đến vài năm chưa ai dọn một lần... Niềm vui cứ thế nhân lên làm cho các anh chị em hăng say với những công việc lặng thầm.

Ngoài hoạt động tặng cháo cho bệnh nhân, nhóm còn chia sẻ với nhiều hoàn cảnh khó khăn khác.

Để có nồi cháo nóng - ấm tình người là hợp sức của tất cả thành viên Nhóm  cháo yêu thương Thành vinh, là những người làm nghề kinh doanh, cán bộ công chức, giáo viên, sinh viên, đầu bếp... có thành viên khiếm khuyết về bản thân nhưng tấm lòng nhân ái bao la, mỗi ngày thứ 7 vượt quãng đưỡng 40 km bằng xe buýt, có người đi về bằng xe máy hơn trăm km để gửi gắm tình người vào Nồi cháo yêu thương. Những em sinh viên đi học về chạy vội lên quấy cháo mà chưa kịp ăn cơm; những người đi làm tranh thủ giờ nghỉ trưa đến dọn đồ. Rồi cả những

Page 13: redcross.org.vnredcross.org.vn/.../cong-tac-xa-hoi/cbgtttn.docx  · Web viewDưới đây là danh sách các tác giả, tác phẩm đạt giải thưởng của cuộc thi: -

thành viên dành trọn ngày công và chiếc xe để chở cháo. Tất cả cùng chung một nỗi niềm lan tỏa yêu thương ngày càng nhiều, càng rộng qua từng bát cháo.

Hình ảnh quen thuộc mỗi ngày thứ 7, không quản nắng mưa, các anh chị tình nguyện đến từ rất sớm chuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu, nhóm lửa... để kịp có cháo tặng bệnh nhân trước giờ tiêm thuốc buổi chiều. Cứ như thế những bát cháo được chuyển đến cho các bệnh nhân và cả người nhà không may phải nằm viện, chan chứa sự sẻ chia yêu thương, động viên người bệnh sớm trở về với gia đình.

1 năm với hơn 60.000 suất cháo đã được trao gửi tới người bệnh.

Khó có thể kể hết tình cảm yêu thương của nhưng trái tim thiện nguyện dành cho bệnh nhân. Một năm qua, với hơn 60.000 suất cháo được các anh chị, em dồn hết tâm tình chuyền tay tới người bệnh, là động lực giúp họ có thêm niềm vui, sức khỏe lạc quan chiến thắng bệnh tật.

Vẫn biết, trong cuộc sống còn bộn bề khó khăn, đấu tranh với tham sân si không dễ, nhưng ai đã biết đều rất cảm phục tấm lòng thiện nguyện của các thành viên Nồi cháo yêu thương Thành Vinh, không chỉ tiền bạc, họ đã hy sinh thời gian quý báu để chăm lo cho bếp cháo, đem đến cho bệnh nhân những bát cháo nóng - ấm tình người bên giường bệnh, với những lời thăm hỏi động viên, niềm vui cứ thế nhân lên, để nồi cháo yêu thương vơi rồi lại đầy và sẽ tiếp tục lan tỏa thêm ở bệnh viện khác trong thời gian tới.

Hà Anh

Nguồn: http://baonhandao.vn/nhan-ai/noi-dai-yeu-thuong-qua-tung-bat-chao-16000

Page 14: redcross.org.vnredcross.org.vn/.../cong-tac-xa-hoi/cbgtttn.docx  · Web viewDưới đây là danh sách các tác giả, tác phẩm đạt giải thưởng của cuộc thi: -

4. Giải ba - Những người lặng thầm giúp đỡ bệnh nhân nghèo(NĐ&ĐS) - Hàng chục năm qua, họ vẫn lặng lẽ cứu trợ cho người nghèo, chữa bệnh miễn phí cho những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn mà không đòi hỏi bất cứ một lợi ích gì cho bản thân của mình. Bởi với họ, được làm việc thiện, được giúp ích cho nhiều người chính là niềm vui, là tâm niệm lớn lao trong cuộc đời. Họ chính là những người tử tế, làm việc tử tế ở Hội Chữ thập đỏ Bệnh viện đa khoa Tân Châu và Phòng khám Nhân đạo thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang.“Nhà cháo” – nơi san sẻ yêu thương

02 giờ sáng, tôi có mặt tại “Nhà cháo” – cái tên mà bà con thường gọi Hội Chữ thập đỏ Bệnh viện đa khoa Tân Châu cho dễ nhớ. Mọi người vẫn tất bật chuẩn bị rau củ, cơm nước, củi lửa để nấu ăn phục vụ miễn phí cho bệnh nhân nghèo và thân nhân người bệnh.

Tiếng bếp núc cứ vang lên liên hồi cùng tiếng cười nói rộn rã phá tan không gian màn đêm yên tĩnh. Công việc này đã trở nên thân thuộc đến lạ kỳ đối với những người nơi đây. Mỗi người một tay hối hả để kịp có hàng trăm suất cơm ấm lòng.

'Nhà cháo' - Nơi san sẻ những bát cơm, cháo nóng hổi tới những người bệnh.

Bà Nguyễn Thị Nhường đã đến tham gia từ những ngày đầu tiên thành lập Nhà cháo. Tới nay đã gần 25 năm gắn bó với nơi này, bà Bảy Nhường (cái tên yêu thương mọi người hay gọi bà Nhường – PV) không bao giờ quên được những khó khăn ngày đầu phải đi xin từng ký gạo, từng cây củi, từng lít nước để phục vụ bà con nghèo. Cứ như thế, từ dăm bảy phần cháo tăng dần lên đến một cơ sở bề thế như ngày hôm nay.

Cách đó một gian bếp, ông Phan Văn Khạo với dáng người nhỏ nhắn loay hoay trút bao gạo mới vào thùng. Năm nay đã hơn 80 tuổi những vẫn thích đến nhà cháo phục vụ. Vì ông coi nơi đây như nhà, những người khác như anh em ruột thịt và coi người nghèo khó như con cháu của mình. Ông vừa dọn đồ ăn vừa nói, “Hôm nay gồm món tàu hũ chiên sả, tàu hũ kho tiêu, mì xào và dưa muối. Phải nêm cho ngon, nấu cho đậm đà, để bà con bệnh nhân ăn nhiều mau khỏe”. Câu nói ấy khiến người nghe thật ấm lòng.

Hơn 5 giờ sáng, tất cả đồ ăn đã hoàn tất, nồi cơm nóng hổi cũng xong. Ông Khạo cùng mấy người nữa dọn mâm cơm nhỏ để mọi người ăn lót dạ. Một bà đã lớn tuổi cất tiếng nói: “Bà

Page 15: redcross.org.vnredcross.org.vn/.../cong-tac-xa-hoi/cbgtttn.docx  · Web viewDưới đây là danh sách các tác giả, tác phẩm đạt giải thưởng của cuộc thi: -

con tới rồi kìa… Tranh thủ mỗi người một tay đem đồ ăn ra phía trước nhà cháo”. Mọi người lùa vội chén cơm rồi xông xáo làm công việc của mình. Chả ai phân công ai, cứ thấy việc gì mình làm được thì làm cho nhanh.

Cứ như vậy, các suất cơm được chuyển đến tận tay của thân nhân người bệnh trong sự vui vẻ của mọi người. Cầm trên tay phần cơm của mình, chị Võ Thị Thúy – ngụ xã Thường Thới Tiền, huyện Hồng Ngự cho biết, nhờ có những phần cơm nơi đây mà gia đình đỡ được rất nhiều chi phí. Nhưng quan trọng hơn nữa là khi đến đây chị được mọi người đối xử như bà con ruột thịt. Ai ai cũng niềm nở, tận tình làm cho chị thấy ấm lòng.

Cứ thế, mỗi tháng Nhà cháo đã cấp miễn phí hơn 4.000 phần cơm với số tiền hàng chục triệu đồng. Tất cả do các mạnh thường quân, nhà hảo tâm và bà con nhân dân đóng góp.

Để có được như ngày hôm nay phải kể đến công lao ông Nhan Hồng Huýnh, người sáng lập và cũng là Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Bệnh viện Đa khoa Tân Châu.

Ông Huýnh kể, thời bao cấp trong một lần đi thăm người thân tại Bệnh viện đa khoa Tân Châu, thấy nhiều bệnh nhân và người nhà khó khăn đến mức thiếu cả cháo trắng, nước sôi. Từ đó, ông trăn trở phải làm một việc gì đó để giúp đỡ thân nhân, bệnh nhân. Hàng ngày, dưới mái che vỏn vẹn 4 m2, 6 cục đá làm đường kê lên thành 2 bếp, 1 bếp nấu cháo, 1 bếp nấu nước sôi phục vụ cho bệnh nhân và thân nhân nghèo. Ông cùng một số thành viên của Hội đi vận động tiểu thương, mạnh thường quân từng kg gạo hỗ trợ cho hội hoạt động được lâu dài.

 Sau một thời gian hoạt động với những việc làm ý nghĩa nhiều người dân đã tự nguyện đóng góp gạo, tiền mặt để chung tay giúp đỡ gia đình bệnh nhân nghèo. Không chỉ nấu cơm, cháo và nước sôi để phục vụ người nghèo, thấy những hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn tiền bạc chữa trị, ông cầm lòng không đặng, rồi lại tìm cách giúp đỡ.

Ông Nhan Hồng Huýnh huy động các anh em trong hội mỗi người bỏ ống 10.000đ/tháng để giúp đỡ viện phí, thuốc men, tiền chuyển viện cho bà con nghèo. Ấy thế mà đã 30 năm nay mô hình này vẫn duy trì điều đặn và phát triển không ngừng. Số tiền và số lượt người được giúp đỡ không thể nào nhớ nổi.

Uống ngụm trà nóng rồi ông kể tiếp, nhận thấy những người bệnh bị tai biến được xuất viện về nhà cũng gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, ông cùng một số thành viên trong Hội vận động mạnh thường quân khắp nơi cộng thêm số tiền tích lũy mua hơn 2 công đất, xây dựng phòng khám nhân đạo. Những con người “bao đồng” nơi đây lại tiếp tục đi xin từng viên gạch, từng bao xi măng để hoàn thành tâm nguyện. Chả ai nề hà bất cứ việc gì, hễ ở đâu đồng ý hỗ trợ là có người tình nguyện đến tận nơi nhận về. Cứ như thế, từng dãy phòng khang trang được hình thành với những trang thiết bị hiện đại. Mới đây nhất, dãy nhà số 5 khang trang đã được khánh thành và đưa vào sử dụng với số tiền hơn 1 tỷ đồng.

Lặng lẽ giúp bệnh nhân nghèo

Đội ngũ các y, bác sĩ đã về hưu cũng đến tham gia khám, chữa bệnh tại phòng khám nhân đạo. Nhiều kỹ thuật viên có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao cũng tình nguyện chữa trị miễn phí cho bệnh nhân nghèo. Đã hơn 10 năm phục vụ tại phòng khám, lương y Trần Thanh Vân vẫn tận tụy với nghề dù không có bất cứ thù lao nào. Ông vẫn miệt mài nghiên cứu những cách điều trị bệnh hiệu quả cho bệnh nhân. Bởi với ông, kiến thức là mênh mông vô tận. “Nhìn những bệnh nhân vật lộn với bệnh tật, “lương y như từ mẫu” thì làm sao ngồi yên được”, ông Vân nói.  

Page 16: redcross.org.vnredcross.org.vn/.../cong-tac-xa-hoi/cbgtttn.docx  · Web viewDưới đây là danh sách các tác giả, tác phẩm đạt giải thưởng của cuộc thi: -

Phòng khám bệnh nhân đạo là nơi cưu mang nhiều bệnh nhân nghèo.

Hiện nay tại phòng khám nhân đạo thị xã có gần 40 bệnh nhân đang nằm điều trị. Mỗi người ở mỗi nơi khác nhau, hoàn cảnh khác nhau nhưng có điểm chung là gia đình khó khăn lại bị bệnh tật.

Bà Nguyễn Thị Mộng (ngụ xã Phú Lâm, huyện Phú Tân) có chồng bị tai biến đã nhiều năm. Vì lo chạy chữa khắp nơi cho chồng nên kinh tế gia đình giờ khánh kiệt. Nghe bà con giới thiệu, bà cùng chồng đến điều trị và tá túc tại phòng khám nhân đạo.

Khám bệnh miễn phí cho người nghèo - đó là cách chia sẻ nỗi đau với những người khó khăn trong cuộc sống.

Qua thời gian được đội ngũ y, bác sỹ y học cổ truyền tận tình cứu chữa, việc vận động của chồng bà có nhiều tiến triển. Trong thời gian tá túc tại đây, bà phụ tiếp mọi người trong phòng

Page 17: redcross.org.vnredcross.org.vn/.../cong-tac-xa-hoi/cbgtttn.docx  · Web viewDưới đây là danh sách các tác giả, tác phẩm đạt giải thưởng của cuộc thi: -

khám các công việc lặt vặt. Bởi bà thấy rằng, ơn nghĩa mà những người tử tế nơi đây đối với gia đình bà quá lớn.

Ngoài sân, dưới cái nắng gay gắt, các ông bà đang tất bật mang thuốc nam ra phơi. Ông Lê Văn Mách vừa lau mồ hôi nhễ nhại vừa cười tươi cho biết, ông đã tham gia rất nhiều công tác từ thiện xã hội như cất nhà từ thiện, làm cầu giao thông nông thôn, có khi theo anh em đi sưu tầm thuốc nam. Giờ lực bất tòng tâm, ông vào đây để góp sức mọn giúp đời. Ông chỉ mong sao có thật nhiều sức khỏe để tiếp tục giúp đỡ cho bà con nghèo.

Ông tâm niệm, bệnh tật là điều ai cũng phải chịu trong đời, nên khi còn khỏe mạnh hãy giúp đỡ nhiều nhất có thể. Đó cũng là cách chia sẻ nỗi đau với những người khó khăn trong cuộc sống.

Khi được hỏi, ông cảm thấy vui nhất khi nào. Ông chỉ tay vào những bệnh nhân ở phòng vật lý trị liệu rồi nói: “Sau khi khỏi bệnh, họ chào tôi để về nhà!”. Tình người quý nhau chỉ đơn giản có thế, những người tử tế nơi đây cứ âm thầm giúp đời mà chẳng màng đến lời cảm ơn.

Đến gần trưa, hướng nhà bếp cũng rộn rã tiếng cười, mọi người đang nếm thử đồ ăn chay trong một chiếc chảo to tướng. “Như này là ngon rồi... Chuẩn bị dọn ra để chút bà con đến nhận cơm về phòng ăn”. Tiếng của bà Trần Thị Ương như đang thúc giục mọi người khẩn trương chuẩn bị buổi cơm trưa. Công việc này với bà đã lặp đi lặp lại trong suốt 15 năm dài. Bà cũng không biết vì sao mình có thể làm lâu đến như thế. Chỉ biết rằng, cứ thấy hoàn cảnh của những người vào phòng khám điều trị mà bà xót lòng. Có những lúc vận động kinh phí khó khăn, các bà còn phải bỏ tiền túi ra để có thêm những phần cơm đầy đủ.

Những y bác sĩ nơi đây chỉ mong sao có thật nhiều sức khỏe để tiếp tục giúp đỡ cho bà con nghèo.

Việc thiện nguyện của những người tử tế nơi đây chưa bao giờ là đủ. Bởi càng làm từ thiện lâu, càng phát hiện ra nhiều cảnh đời bất hạnh. Ông Nhan Hồng Huýnh tâm sự, ông và các thành viên tiếp tục vận động mua 3 chiếc xe cấp cứu chuyên dùng trị giá trên 2 tỷ đồng chuyển bệnh miễn phí cho người nghèo. Bệnh nhân chẳng may qua đời cũng được ông cùng các thành viên hỗ trợ chi phí chôn cất. Những chiếc xe lăn, xe lắc được mạnh thường quân đóng góp cho hội cũng được ông trao lại cho người tàn tật nghèo.

Page 18: redcross.org.vnredcross.org.vn/.../cong-tac-xa-hoi/cbgtttn.docx  · Web viewDưới đây là danh sách các tác giả, tác phẩm đạt giải thưởng của cuộc thi: -

Họ, những con người tử tế nơi đây hằng ngày cứ đến làm những công việc quen thuộc bằng cả tấm lòng thương người. Dù vất vả và thầm lặng nhưng với mọi người đó là niềm vui trong cuộc sống. Những việc làm của họ đã thực sự tạo sức lan tỏa trong cộng đồng, góp phần cùng với chính quyền địa phương chung tay chăm lo sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn thị xã.

Dương Hiển Khương Duy

Nguồn: http://baonhandao.vn/nhan-ai/nhung-nguoi-lang-tham-giup-do-benh-nhan-ngheo-16271

5. Giả ba - Chàng ‘tổng đài’ của bệnh nhân thiếu máu(NĐ&ĐS) - “Alô! Chào bạn, người nhà mình đang cấp cứu ở bệnh viện X”; “Bạn ơi, bé nhà mình phải phẫu thuật gấp, bạn có thể giúp mình tìm nhóm máu O được không?; “Anh ơi, bác sĩ nói người nhà em thuộc nhóm máu hiếm RH- mà bệnh viện thì đang thiếu máu…”

Mỗi lần như thế là mỗi lần người nhà bệnh nhân lại được giới thiệu để liên lạc với bạn Huỳnh Văn Hiếu - Chủ nhiệm CLB Hành trình Đỏ TP. HCM để tìm nhóm máu phù hợp và tiến hành hiến tặng những giọt máu quý giá giúp nhiều bệnh nhân qua khỏi cơn nguy kịch.

Gần 2 năm nay, cứ nhắc đến hiến máu tình nguyện, các hoạt động về máu thì nhiều bạn trẻ tại TP. HCM nghĩ ngay đến cái tên Huỳnh Hiếu (tên Facebook nhân vật) bởi phần lớn những dòng trạng thái trên trang cá nhân là lời kêu gọi hiến máu, kêu gọi giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn. Hiếu từng là tình nguyện viên Hành trình Đỏ Quốc gia năm 2015 về tuyên truyền và vận động hiến máu tình nguyện xuyên Việt.

Ngoài việc đam mê tình nguyện, Huỳnh Văn Hiếu còn là nơi “truyền lửa” cho các thế hệ đàn em về kiến thức máu, về phong trào hiến máu nhân đạo.

Page 19: redcross.org.vnredcross.org.vn/.../cong-tac-xa-hoi/cbgtttn.docx  · Web viewDưới đây là danh sách các tác giả, tác phẩm đạt giải thưởng của cuộc thi: -

Người ta bảo mình vác tù và hàng tổng!

Sinh ra trong một gia đình khó khăn ở huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, chàng sinh viên Huỳnh Văn Hiếu từ lâu đã phải tự lập để lo cho cuộc sống và công việc học hành của mình. Ngày đi học, tối làm trợ giảng tại một trung tâm của trường, nhưng quỹ thời gian còn lại Hiếu không dùng để nghỉ ngơi mà em tham gia hoạt động tình nguyện. Bởi với Hiếu, đó là niềm vui và là sở thích.

Hiếu chia sẻ: “Thú thật, một ngày học và làm xong mình rất mệt nhưng mình không muốn khoảng thời gian còn lại trôi qua uổng phí nên mình thích đi tình nguyện. Mình tham gia nhiều nên ít có thời gian chăm sóc cho bản thân, ăn uống, nghỉ ngơi hơi thất thường nên nhiều bạn bảo mình “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” không đấy chứ!”

Dù buồn lòng, tủi thân vì những lời nói không hay nhưng Hiếu vẫn từng ngày, từng ngày nỗ lực với chính các hoạt động của mình. Và rồi anh chàng này nhận được nhiều tình cảm, sự yêu thương mà mến phục của mọi người xung quanh.

Nói về “thủ lĩnh” của mình, bạn Vũ Thị Trang, thành viên CLB Hành trình Đỏ TP. HCM hào hứng: “Mỗi lần có chương trình hiến máu là mỗi lần cả CLB tụi mình thương chủ nhiệm lắm, anh ấy cực kỳ nhiệt huyết. Anh làm chẳng vì lợi ích cá nhân gì, mọi thứ anh ấy làm khiến mọi người cảm nhận nó xuất phát từ chính trái tim của anh vậy. Bản chất lại là người chân chất, thật thà nên tạo cảm giác gần gũi với tình nguyện viên và thành viên trong CLB. Ai đã từng làm việc với Hiếu chắc chắn sẽ rất ấn tượng và thích làm việc dài dài”.

“Hiếu là người nhiệt tâm, nhiệt tình trong công tác, biết cách ứng xử, “kính trên, nhường dưới”. Từ khi Hiếu lên làm chủ nhiệm CLB Hành trình Đỏ TP. HCM thì CLB phát triển nhiều hơn, góp một phần lớn trong quá trình tuyên truyền và vận động hiến máu tại TP. HCM bởi thường xuyên tổ chức các chương trình sáng tạo, ấn tượng như: Nắng Sài Gòn, Giọt hồng khai xuân, chiến dịch Tôi nhóm máu O,… thu hút nhiều người dân tham gia hiến máu, cung cấp lượng máu đáng kể trong cấp cứu và điều trị tại thành phố”, bác sĩ Trần Thị Như Tố, Giám đốc Trung tâm Hiến máu nhân đạo TP. HCM nói về chàng sinh viên Huỳnh Văn Hiếu đầy tự hào.

Giúp đỡ mọi người là niềm hạnh phúc

“Thực ra bản thân mình cũng khó khăn, nhưng khi bước ra đời, mình thấy nhiều hoàn cảnh còn khó khăn hơn mình gấp hàng trăm lần. Nếu lựa chọn sống một cuộc sống một mình mà đủ đầy, ấm êm, có mọi thứ và cuộc sống có thể thiếu thốn đi một chút, vất vả làm việc hơn một chút nhưng lại giúp được một người vượt qua cơn đói, qua nỗi khó khăn thì mình sẽ chọn cách sống thứ hai. Hai nụ cười cùng nở sẽ đẹp hơn một nụ cười chứ, giúp đỡ người khác chẳng phải là tự tạo hạnh phúc cho mình sao?”, Hiếu nở nụ cười thật tươi khi nói về đam mê của mình.

Khoảng thời gian “bén duyên” với Hành trình Đỏ là khoảng thời gian Hiếu thường xuyên chứng kiến những câu chuyện về thiếu máu, về những lần cho máu trong hồi hộp, lo lắng vì đó như thời khắc giành lại sự sống của người bệnh từ tay tử thần.

Page 20: redcross.org.vnredcross.org.vn/.../cong-tac-xa-hoi/cbgtttn.docx  · Web viewDưới đây là danh sách các tác giả, tác phẩm đạt giải thưởng của cuộc thi: -

 

Chủ nhiệm CLB Hành trình Đỏ TP. HCM đang tổng hợp lại số lượng người tham gia hiến máu trong một chương trình của CLB.

Nhớ về câu chuyện cuối tháng 11/2017, Hiếu kể, đêm đó mình nhận được điện thoại từ người nhà bé Tường Vy - 2 tháng tuổi bị bệnh tim bẩm sinh, bé từ Thanh Hóa vào Viện tim TP. HCM để phẫu thuật gấp và bác sĩ yêu cầu tìm 4 đơn vị nhóm máu O để truyền máu cho bé. Gia đình bé tìm được 2 người chung bệnh viện nhưng đến 10 giờ tối thì họ báo bận không thể truyền máu được.

Dù đã nửa đêm nhưng Hiếu vẫn cố gắng đăng thông tin lên mạng xã hội và liên lạc bạn bè để tìm người hiến máu gấp. Sáng hôm sau, bé ở bên kia đang lên bàn mổ thì bên đây 4 người, (Hiếu và 3 người bạn) hiến máu trực tiếp để phục vụ ca mổ. Và ca mổ của bé thành công.

“Cái cảm giác lần đầu tiên những giọt máu của mình được hiến tặng trực tiếp, được cứu sống một người trong cơn nguy cấp nó lâng lâng, hạnh phúc khó tả lắm!”, Hiếu xúc động.

“Nếu chứng kiến sự đau đớn của những bé tan máu bẩm sinh trong mỗi lần truyền máu, sự tuyệt vọng của gia đình bệnh nhân khi bệnh viện thiếu máu, khi họ không tìm được nguồn máu tương thích với bệnh nhân thì tim bạn sẽ như thắt lại. Nếu mình có thể hiến máu, kêu gọi bạn bè, mọi người cùng tham gia thực hiện nghĩa cử cao đẹp này thì tại sao chúng ta lại không hành động để tiếp thêm hy vọng, niềm tin và thậm chí là “giành” lại sự sống cho họ chứ!”, chàng chủ nhiệm nhiệt huyết Huỳnh Văn Hiếu nhấn mạnh.

Không làm tình nguyện… cuộc sống sẽ rất nhàm chán

“Từ khi lên thành phố, những cái bận rộn, những cái áp lực của mình phần lớn không đến từ học tập mà đến từ những công việc tình nguyện nhưng chính những lo lắng, áp lực đã rèn cho

Page 21: redcross.org.vnredcross.org.vn/.../cong-tac-xa-hoi/cbgtttn.docx  · Web viewDưới đây là danh sách các tác giả, tác phẩm đạt giải thưởng của cuộc thi: -

mình kỹ năng, bản lĩnh để mình đứng vững hơn rất nhiều. Làm tình nguyện giống như hơi thở, như cuộc sống của mình rồi. Nếu một ngày không đi làm tình nguyện nữa thì có lẽ cuộc sống của mình sẽ rất nhàm chán”, Huỳnh Hiếu nở nụ cười tươi.

24 tuổi nhưng tài sản của chàng sinh viên này là vô giá. Đó là một thẻ hiến máu (thẻ do Trung tâm Hiến máu nhân đạo TP. HCM cấp cho những người hiến máu trên 10 lần – Hiếu đã hiến được 17 lần), một thẻ đăng ký hiến tạng và sự yêu thương, ủng hộ từ gia đình.

Bà Nguyễn Thị Dung, mẹ của Hiếu sụt sùi: “Mỗi lần thấy con trên ti vi thì cảm giác hạnh phúc lắm, hàng xóm người ta xem người ta cũng khen nhà có đứa con ngoan, thích làm việc có ích cho xã hội nên gia đình cũng tự hào. Nhưng cái quan trọng nhất là bên cạnh những việc làm tình nguyện, con học đươc nhiều kinh nghiệm, con sống tốt hơn là cha mẹ mừng rồi!”

Làm việc thiện, tích cực cới nhiều hoạt động xã hội, thậm chí còn đăng ký hiến tặng một phần cơ thể của mình cho y học nhưng chàng trai ấy suy nghĩ rất đơn giản: “Trong một trường hợp nào đấy nếu bất ngờ mình phải dừng lại cuộc sống này thì mình sẽ gửi lại một phần cơ thể mình để nhơ những ai nhận được viết tiếp những ước mơ của mình”.

Phạm Thị Mai Phương

Nguồn: http://baonhandao.vn/nhan-ai/chang-tong-dai-cua-benh-nhan-thieu-mau-16284

6. Giải ba - Người thầy có trái tim tình nguyện rực lửa(NĐ&ĐS) – Hơn 15 năm, ngọn lửa tình nguyện trong thầy luôn cháy rực, thầy vẫn miệt mài đi tìm những nơi khó khăn để giúp đỡ người nghèo, vẫn xây dựng, duy trì các hoạt động thiện nguyện.

Tôi vinh dự được tham gia tình nguyện cùng với thầy Lê Anh Vũ - hiện là giáo viên Trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp (Đồng Hới, Quảng Bình), trong một chuyến “Hè tình nguyện năm 2003” tại bản Phú Minh, Thượng Hóa, Minh Hóa. Nhưng những ấn tượng về Thầy mãi không phai nhòa trong tôi. Ngọn lửa tình nguyện trong thầy luôn cháy rực, cho đến hôm nay vẫn hừng hực nhiệt huyết.

Đã hơn 15 năm mới gặp lại thầy, thầy vẫn vậy, vẫn miệt mài đi tìm những nơi khó khăn để giúp đỡ người nghèo, vẫn xây dựng, duy trì các hoạt động thiện nguyện. Vẫn sôi nỗi trong các hoạt động tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng không biết mệt mỏi. Đôi chân của thầy đã đi tình nguyện đến hết tất cả các huyện, thị trong tỉnh Quảng Bình. Thầy luôn tạo ra các chương trình thiện nguyện ý nghĩa thu hút nhiều thế hệ học sinh Trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp tham gia. Xông pha đảm nhận các phần việc khó khăn nhưng lại luôn đứng sau hậu đài thành tích, rất ít nói về mình. Trong những câu chuyện kể với chúng tôi, thầy chỉ nói về học trò, thầy nói về kỷ niệm vui buồn trong những chuyến tình nguyện xa với giọng điệu hài hước...

Page 22: redcross.org.vnredcross.org.vn/.../cong-tac-xa-hoi/cbgtttn.docx  · Web viewDưới đây là danh sách các tác giả, tác phẩm đạt giải thưởng của cuộc thi: -

Thầy Lê Anh Vũ

Không đi tình nguyện là buồn

Từ những năm tháng còn là sinh viên Đại học Vinh, thầy là một người hoạt động đoàn hết sức sôi nổi, tham gia các hoạt động tình nguyện nhiệt tình cùng với thành tích học tập xuất sắc, thầy được kết nạp vào Đảng khi còn là sinh viên. Năm 2001, thầy được phân công về giảng dạy tại Trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp (nguyên là THPT chuyên Quảng Bình). Nhanh chóng hòa nhập, thầy tham gia vào công tác Đoàn thanh niên, công tác Hội Chữ thập đỏ, công tác Đảng và tiếp tục công tác thiện nguyện từ đó cho đến nay.

Dù ở cương vị công tác nào thầy cũng là người đi đầu trong công tác tình nguyện. Chưa có năm nào thầy không tổ chức các hoạt động thiện nguyện cho các bạn học sinh tham gia. Ít thì một năm cũng vài ba chuyến tình nguyện đi xa, tập hợp kêu gọi phát vài chục suất quà Tết vì người nghèo.

Thầy tâm sự: “Trong một năm mình không tổ chức đôi chuyến tình nguyện thì e là buồn lắm, bây giờ 1 tháng không đi tặng quà 1 lần là đã thấy chồn chân rồi”.

Người khởi xướng nhiều chương trình tình nguyện ý nghĩa

Trong hơn 15 năm hoạt động công tác chữ thập đỏ không biết mệt mỏi, thầy đã  cùng học sinh của mình thực hiện rất nhiều hoạt động vì cuộc sống cộng đồng. Những hình ảnh thầy tham gia tặng quà, ôn tập hè cho trẻ, làm nhà cho dân bản, thu hoạch nông sản, làm đường, bắt điện giúp dân, lặn lội những trận lụt để tặng đồ ăn thức uống... làm chúng tôi rất ngưỡng mộ. Thầy chủ động làm các chương trình tình nguyện, kêu gọi sự quan tâm của mọi người đến các trẻ em, người già, học sinh nghèo để có tiền đến giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn đã in dấu trong nhiều thế hệ học sinh trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp.

Page 23: redcross.org.vnredcross.org.vn/.../cong-tac-xa-hoi/cbgtttn.docx  · Web viewDưới đây là danh sách các tác giả, tác phẩm đạt giải thưởng của cuộc thi: -

Ngoài ra, thầy còn là một thủ lĩnh khởi xướng rất nhiều chương trình tình nguyện ý nghĩa lưu dấu ấn trong nhiều thế hệ học sinh của trường đã từng tham gia, như chương trình “Tình nguyện Hè”, chương trình “Tết vì đồng bào vùng cao”, “Chương trình áo ấm mùa đông”... Một số chương trình vẫn đang được duy trì, hoạt động mạnh mẽ như: “Tết vì người nghèo” được tổ chức hằng năm, “Quỹ chia sẻ” điểm cầu tại Quảng Bình, “Quỹ học bổng cựu học sinh chuyên Võ Nguyên Giáp” được tổ chức thường niên hằng tháng.

Khi tôi hỏi: “Bí quyết gì để thầy duy trì, phát triển quy mô các chương trình qua nhiều năm như thế được?”. Thầy vui vẻ trả lời: “Chẳng có bí quyết gì cả, chỉ có lòng nhiệt tình của mình và chủ yếu là sự ủng hộ của các bạn học sinh thì mới có hoạt động. Một mình thầy thì làm được gì!”.

"Quỹ chia sẻ" thăm, tặng quà theo định kỳ tháng 5.

Với quy mô hiện nay, mỗi tháng “Quỹ học bổng” do thầy điều hành chi 7,5 triệu đồng/tháng. Một năm riêng tiền quỹ học bổng đã lên trên 75 triệu đồng, Thầy vẫn cứ âm thầm vào Nam, ra Bắc vận động một mình để duy trì quỹ.

Được biết: “Quỹ chia sẻ” ở Quảng Bình hằng tháng tặng một số địa chỉ nhân ái (500.000 đ/tháng). Quỹ hoạt động từ tháng 4/2014 đến nay.

“Quỹ học bổng cựu học sinh chuyên Võ Nguyên Giáp” do thầy đứng ra thành lập và hoạt động từ năm 2014. Đến tháng 10/2018 chính thức công khai rộng rãi. Nguồn tiền huy động chủ yếu từ cựu học sinh và giáo viên trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp. Quỹ tiến hành nộp học phí cho 2 sinh viên; Nộp tiền học hằng năm cho 2 bé mồ côi ở Trường Tiểu học Nghĩa Ninh với tổng số tiền 8 triệu đồng/năm. Tặng học bổng 10 em học sinh trong trường với số tiền 15 triệu đồng/em/năm và trao trong suốt 4 năm vừa qua.

Page 24: redcross.org.vnredcross.org.vn/.../cong-tac-xa-hoi/cbgtttn.docx  · Web viewDưới đây là danh sách các tác giả, tác phẩm đạt giải thưởng của cuộc thi: -

"Quỹ học bổng cựu HS chuyên VNG" trao học bổng thường kỳ năm học 2018-2019 cho 10 em HS Trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp

“Đối với chương trình “Tết vì người nghèo” tổ chức hằng năm thì các bạn học sinh đang học trong nhà trường đóng góp vai trò rất lớn. Chính các em mới là người gây quỹ. Để có tiền thực hiện chương trình, các bạn HS đã tự gom, bán giấy vụn, thu nhặt lon bia, dọn dẹp các cửa hàng cuối năm để có tiền trao tặng quà cho các đối tượng người nghèo trong toàn tỉnh. Mình chỉ là người đi tìm các đối tượng và định hướng các em hoạt động theo ý nguyện thôi”, thầy tâm sự.

Lan tỏa tình yêu thương, truyền nhiệt huyết đến tuổi trẻ

Với rất nhiều công việc mà thầy Lê Anh Vũ đã làm để giúp người nghèo, đã lan tỏa tình yêu thương, sự sẻ chia đối với mọi người. Qua những việc làm có ý nghĩa nhân văn sâu sắc của thầy mà bao con tim biết yêu thương đã xích lại gần nhau, bao tình thương, hơi ấm tình người đã được hâm nóng lại. Đặc biệt, thầy là người khơi nguồn cảm hứng, truyền bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ Trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp trong rất nhiều các hoạt động thiện nguyện trong những năm qua.

Chính từ trái tim đầy nhiệt huyết thiện nguyện của thầy Lê Anh Vũ, tình yêu thương đối với mọi người được thắp sáng và lan tỏa. Thầy đã truyền cảm hứng cho biết bao thế hệ học sinh trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp tiếp nối những việc làm nhân đạo đầy ý nghĩa nhân văn.

Lê Vũ Hoàng Hiếu

Nguồn: http://baonhandao.vn/nhan-ai/nguoi-thay-co-trai-tim-tinh-nguyen-ruc-lua-16340

7. Gải khuyến khích - Hạnh phúc của việc cho đi và nhận lại

Page 25: redcross.org.vnredcross.org.vn/.../cong-tac-xa-hoi/cbgtttn.docx  · Web viewDưới đây là danh sách các tác giả, tác phẩm đạt giải thưởng của cuộc thi: -

(NĐ&ĐS) - Tôi tin tuổi trẻ của tôi là để cho đi. Những tháng năm rong ruổi trên phố với màu áo xanh là niềm hạnh phúc mà tôi chắc rằng mãi về sau tôi sẽ không bao giờ phải tiếc nuối.

Tôi hiểu cảm giác lần đầu bỡ ngỡ ở một thành phố xa lạ, lần đầu với bao lo toan, sợ sệt, áp lực đặt lên từng bước chân nặng trĩu khi đối diện với kỳ thi quan trọng của cuộc đời. Vì vậy tôi chọn màu áo xanh - tiếp sức mùa thi.

Được khoác lên mình chiếc áo tình nguyện là một niềm hạnh phúc.

Những ngày tiếp sức mùa thi đã đi qua, nhưng đối với tôi đó là những tháng ngày đẹp nhất, ý nghĩa nhất của tuổi trẻ. Khi khoác lên mình chiếc áo tình nguyện, tôi nghĩ rằng cho đi đã là một hạnh phúc, tôi khao khát được trải nghiệm, được cống hiến cho xã hội. Nhưng chính lúc ấy, tôi cũng nhận lại được rất nhiều 

Đó là tình cảm giữa người với người. Dưới cái nắng gay gắt giữa trưa, phần cơm miễn phí được trao tay những phụ huynh đang mòn mỏi chờ đợi các em bước ra từ phòng thi. Mồ hôi ướt màu áo xanh, ướt cả màu áo nâu, nhưng chúng tôi vẫn cười với nhau - nụ cười của sự cảm thông, sẻ chia. Chúng tôi đồng cảm với khó khăn của họ, họ trân trọng tấm lòng của chúng tôi. Những lời động viên, khích lệ từ các cô, chú ấy khiến chúng tôi hạnh phúc và cảm thấy được an ủi biết bao nhiêu, có nắng có mệt cũng không là gì.

Page 26: redcross.org.vnredcross.org.vn/.../cong-tac-xa-hoi/cbgtttn.docx  · Web viewDưới đây là danh sách các tác giả, tác phẩm đạt giải thưởng của cuộc thi: -

 

Đó là tình "đồng đội". Giữa bao nhiêu người, bao nhiêu việc, chúng tôi sẽ chẳng thể hoàn thành tốt nhiệm vụ nếu không có những đồng đội tuyệt vời nhất. Những ngày đầu tôi còn bỡ ngỡ với bao bạn mới, có khi chẳng nhớ tên. Vậy mà giờ đây ở chốt trực đối với tôi như một gia đình, những đồng đội là người anh, người em. Tất cả sẻ chia nhau từng bữa trưa vội vàng, mà nụ cười không ngớt trên môi, quan tâm nhau những lúc đến trễ, vắng mặt. Hôm nào thiếu một thành viên, cả đội vô cùng lo lắng, hôm sau gặp được hỏi thăm miết. Những khi việc nhiều, cả đội san sẻ hết lòng, chẳng bao giờ câu nệ ai việc nhiều, việc ít. Những tương quan tốt đẹp giữa chúng tôi nảy nở, những ngày dài hoạt động cùng nhau là một niềm vui, niềm may mắn sẽ mãi đọng lại trong lòng tôi.

Đó là tinh thần trách nhiệm. Giữa những ngày thời tiết hờn dỗi, có lúc bất chợt cơn mưa rào chưa tránh đã ướt sũng. Có lúc nắng gay gắt, thành viên nào không chịu nổi, đổ bệnh liền mấy hôm. Sau tất cả, những phần cơm miễn phí cho thí sinh, phụ huynh mỗi ngày vẫn được trao tay, chốt trực vẫn luôn có người ở đó, các sĩ tử luôn nhận được sự giúp đỡ mỗi khi cần.

Page 27: redcross.org.vnredcross.org.vn/.../cong-tac-xa-hoi/cbgtttn.docx  · Web viewDưới đây là danh sách các tác giả, tác phẩm đạt giải thưởng của cuộc thi: -

Tôi đã học được bài học quý giá về tinh thần trách nhiệm từ đồng đội của mình.

Mỗi ngày, yêu thương đều được trao đi, trọn vẹn và chân thành nhất. Khoảnh khắc đang khoác lên mình chiếc áo tình nguyện, chúng tôi đã làm tất cả để xứng đáng với màu áo ấy. Tôi đã học được bài học quý giá về tinh thần trách nhiệm từ đồng đội của mình như thế và luôn thầm cảm ơn họ.

Những ngày tiếp sức mùa thi mang lại cho tôi nhiều cảm xúc vô cùng tốt đẹp của tuổi trẻ. Tôi nhận ra, phía sau niềm hạnh phúc được cho đi là niềm hạnh phúc được nhận lại. Nó không lớn lao như người ta vẫn hay nghĩ, mà đôi khi chỉ là nỗi niềm của riêng tôi, nhưng tôi thực sự hài lòng và hạnh phúc vì điều đó. Cảm ơn những “đồng đội” của tôi, “gia đình nhỏ” của tôi, nhờ họ tôi đã có những trải nghiệm vô cùng ý nghĩa. Cảm ơn mọi người đã cho tôi nguồn động lực, để những năm tới nữa, tôi sẽ luôn giữ ngọn lửa nhiệt huyết, khoác lên mình màu áo xanh tình nguyện, đem sức trẻ của mình cống hiến cho quê hương, đất nước.

Tạ Thị Ánh Tuyết

Nguồn: http://baonhandao.vn/nhan-ai/hanh-phuc-cua-viec-cho-di-va-nhan-lai-16344

8. Giải khuyến khích - Làm tình nguyện, nhận nhiều hơn cho(NĐ&ĐS) - Chợt nhớ về những năm tháng thanh xuân, không “sống hoài sống phí”, nhớ về một hành trình dài 12 năm trưởng thành từ các chuyến đi tình nguyện, đem niềm vui, nụ cười, tri thức và sáng tạo đến trẻ em, bà con và những cộng đồng từ thành phố đến thôn quê khắp dải đất hình chữ “S”.

Giữa không khí chiều cuối năm của Sài Gòn, khắp nơi mọi người háo hức chờ đón một cái Tết nữa lại đến. Chúng tôi rục rịch lên kế hoạch chuẩn bị cho một hành trình mang tên

Page 28: redcross.org.vnredcross.org.vn/.../cong-tac-xa-hoi/cbgtttn.docx  · Web viewDưới đây là danh sách các tác giả, tác phẩm đạt giải thưởng của cuộc thi: -

“Chung tay đón Tết” dành cho quê nhà, chúng tôi gom góp những tập vở, quần áo từ bạn bè của mình để chuyển về quê nhà cho trẻ em đồng bào, tập trung nhau lại để cùng tổ chức các chuyến đi đến các gia đình, số phận còn đang thiếu thốn tình thương và xa vời cảm nhận sự hạnh phúc. Đôi khi, tôi liên tưởng mình như những chú én, cứ hẹn lại lên đem một sắc xuân đích thực đến những mảnh đời, những số phận dường như chưa từng có mùa xuân.

Chợt nhớ về những năm tháng thanh xuân, không “sống hoài sống phí”, nhớ về một hành trình dài 12 năm trưởng thành từ các chuyến đi tình nguyện, đem niềm vui, nụ cười, tri thức và sáng tạo đến trẻ em, bà con và những cộng đồng từ thành phố đến thôn quê khắp dải đất hình chữ “S”.

Ghế nhà trường là nơi những ước mơ và khát vọng đẹp nhất được chắp cánh bay cao. Từ những ngày còn trên ghế nhà trường trung học phổ thông, tôi tình nguyện bắt đầu từ những chuyến đi thăm nom, chăm sóc các hoàn cảnh khó khăn, kém may mắn trong lòng thị trấn bé nhỏ mang tên Dran.

Trên những chiếc xe đạp lăn bánh khắp nẻo đường ven dòng Đa Nhim, chúng tôi hẹn nhau mỗi cuối tuần đến với những hoàn cảnh thiếu may mắn nơi thị trấn nghèo mà mình được sinh ra – thị trấn Dran, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng.

Tôi nhớ mãi sáng cuối tuần cùng thầy cô tặng xe lăn cho chị Trâm – cựu học sinh trường tôi bị ung thư. Rồi chúng tôi được thầy Sơn dạy môn Giáo dục công dân dẫn đến nhà cụ Bốn trên đường về. Là vợ liệt sĩ, tất cả con cái đều hy sinh trên chiến trường, bà sống côi cút quãng đời còn lại trên gò cao, bao quanh là những con suối nhỏ, cả năm chỉ bầu bạn với đàn gà và chú chó, với bữa cơm hẩm hiu vài con cá kho nhỏ xíu ăn cả tuần. Chứng kiến sự cô đơn và thiếu thốn vật chất như vậy, mỗi cuối tuần chúng tôi đều đến thăm bà để dọn dẹp nhà cửa và nấu những bữa ăn ngon hơn. Đó là lần đầu tiên mở ra những lần liên tục chúng tôi đến thăm bà và đó cũng chính là những bước đi tình nguyện đầu tiên của tôi - một cậu học sinh lớp 9 còn đang ngồi trên ghế nhà trường Trung học.

Từ những ngày đầu tiên đó, 3 năm THPT, bọn học sinh chúng tôi đều làm công việc tình nguyện của mình bằng những chuyến đi đơn giản mà đầy tình thương ấy. Mặc dù là học sinh chúng tôi không giàu vật chất nhưng làm tình nguyện bằng sức trẻ và tấm lòng, đứa thì dọn nhà, đứa thì phụ làm vườn,… Sau mỗi chuyến đi, chúng tôi thấy mình đang còn rất may mắn, từ đó trân trọng bản thân mình để học tốt hơn và phụ giúp bố mẹ nhiều hơn.

Từ những tháng ngày tuyệt vời ấy, chúng tôi lớn lên, vào Sài Gòn học, mỗi độ xuân về lại cùng nhau tổ chức các chương trình, không chỉ về lại các nơi xưa mà đến nhiều hơn với các gia đình khó khăn khác.

Từ những chuyến thăm đơn thuần, những chương trình mới đầy “sáng tạo” được mở ra như “Ngày hội Sale off 100%” để đưa những dụng cụ học tập, sách vở, quần áo mới đến trẻ em đồng bào còn nghèo. Hay chương trình lì xì tại bệnh viện ngay ngày đầu năm mới để chia sẻ niềm vui, sự động viên may mắn đến những số phận không may đang nằm lại tại bệnh viện ngay ngày đầu năm mới. Những hoàn cảnh, những số phận đó khiến tôi có thêm động lực và tinh thần để làm nhiều điều hơn trong tương lai. Vào đại học, tình nguyện không chỉ dừng lại đến thăm, trao tặng những phần quà, mà phải là san sẻ tri thức cho trẻ em, bà con, những cộng đồng mình đi đến và để lại những thay đổi tích cực lớn hơn, tuyệt vời hơn sau khi mình rời đi.

Lựa chọn Học viện hành chính với ước mơ sau này sẽ trở thành một nhà chính trị gia góp phần hoạch định chính sách công để đưa quê hương, nước mình phát triển hơn nữa và thay

Page 29: redcross.org.vnredcross.org.vn/.../cong-tac-xa-hoi/cbgtttn.docx  · Web viewDưới đây là danh sách các tác giả, tác phẩm đạt giải thưởng của cuộc thi: -

đổi những cái xấu mà mình từng chứng kiến. Trong năm đầu tiên, tôi may mắn được chọn vào đội hình Mùa hè xanh của Học viện đến với bà con xã Đắk Ru, huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông.

Hoạt động tình nguyện của Phan Khương (tác giả bài viết) và các bạn TNV

Trên những triền đất đỏ sình lầy, đầy nắng và gió, dưới mái nhà rông của cộng đồng Tây Nguyên, không ngày nào thiếu vắng những tiếng ê a đánh vần, những cô cậu nhỏ chăm chỉ giải toán, làm văn. Chúng tôi dạy trẻ em đồng bào những bài hát, các câu chuyện đạo đức, tiếng Anh để phần nào thu hẹp khoảng cách với trẻ em thị thành.

Cuối tuần chúng tôi đến với từng nhà bà con để khảo sát xã hội, lắng nghe và phổ biến kiến thức pháp luật, hành chính đến bà con. Thú vị hơn là cùng nhau xây lên những căn nhà mới, những căn nhà chứa đầy các “phát minh” của tụi sinh viên chúng tôi. Nào là tiết kiệm năng lượng như “đèn chai” lấy ánh sáng mặt trời, các công trình xanh trồng cây, vệ sinh môi trường làm đẹp nên những con phố nhỏ.

Chúng tôi đã tạo nên những điều bé nhỏ nhưng để lại kỷ niệm đầy thương yêu, đâu đó là những giọt nước mắt bịn rịn chia tay khi chuyến xe lăn bánh về thành phố. Những thay đổi mà mãi sau này chúng tôi về lại thăm mặt trận Mùa hè xanh năm xưa vẫn còn in đó đầy sản phẩm, kỷ niệm và tình cảm vẹn nguyên, tròn đầy.

Tình nguyện phải “chất”

Đối với tôi, thanh xuân phải hết mình và sống sao cho “đáng”, đáng cái sức lực, nhiệt huyết và đầy thông minh của tuổi trẻ. Thế thì phải không ngừng học hỏi cái mới, đưa những điều hay, cái đẹp vào cuộc sống xung quanh. Tôi cũng vậy, ngày trước trằn trọc suy nghĩ nếu chỉ dừng lại ở những việc làm đơn giản thì ai cũng làm được. Nếu chỉ đơn thuần làm tình nguyện chỉ là sinh hoạt, vui chơi với trẻ em, giúp đỡ đồng bào nghèo thì ai cũng sẽ làm được. Nhưng

Page 30: redcross.org.vnredcross.org.vn/.../cong-tac-xa-hoi/cbgtttn.docx  · Web viewDưới đây là danh sách các tác giả, tác phẩm đạt giải thưởng của cuộc thi: -

là sinh viên, chưa tự lực kiếm được nhiều tiền, chỉ giàu về tri thức và sức sáng tạo nên phải làm điều gì đó thật đặc biệt và đột phá.

Bạn là một sinh viên thì làm tình nguyện phải “chất”. Phải đi đầu về sáng tạo, đem trí tuệ mình đã được học, nghiên cứu trên ghế giảng đường để kiến tạo những thay đổi mới và đưa xã hội bước thêm một bước tiến mới, không quá vĩ đại, không cần lớn lao, nhỏ thôi mà bền vững.

Trên chiếc xe bus đến trường Đại học, nhìn ra những khối nhà bê tông, đô thị khói bụi và nóng nực, tôi băn khoăn và suy nghĩ: Làm thế nào để phủ xanh thành phổ bằng thật nhiều cây xanh như Singapore, và những cây xanh đó phải có ích với người dân đô thị chứ không đơn thuần chỉ làm xanh, làm đẹp? Làm sao thế hệ trẻ Việt Nam sống xanh hơn, biết đến nhiều hơn các loại rau xanh, thảo dược? Làm sao để di sản y học của Hải Thượng Lãng Ông không thể bị lãng quên trong xã hội quá lạm dụng thuốc Tây cho các bệnh đơn giản nhất? Dự án “Mảng xanh thảo dược” ra đời, tôi giành giải nhất cuộc thi Sáng tạo trẻ TP. HCM và trở thành Đại sứ môi trường Việt Nam đến CHLB Đức tham gia chuyến du khảo toàn cầu, để đem ý tưởng và dự án đến đông đảo công chúng.

Trong suốt chiến dịch Mùa hè xanh năm 2012, tôi đến các viện nghiên cứu, các trường đại học y sinh để học hỏi thầy cô để dựng nên các mảng xanh thảo dược trên tường, các khu vườn thuốc nam nho nhỏ trong các trường tiểu học. Nơi các em học sinh, bà con có thể đến xem các loại cây và công dụng của nó đối với sức khoẻ và dùng trong các bữa ăn hằng ngày để phòng bệnh.

Cùng hàng nghìn cẩm nang sống xanh bỏ túi được phát miễn phí giúp người dân nhớ công dụng các loại thảo dược trong đời sống hằng ngày, dự án “Mảng xanh thảo dược” không chỉ được bà con quan tâm mà còn hỏi han rất nhiều. Từ chính dự án này, tôi suy nghĩ rằng tình nguyện trong xu thế hiện đại hôm nay không phải cứ làm thật nhiều, thật hoành tráng để rồi lãng phí tài nguyên, thời gian, công sức mà phải truyền cảm hứng và hướng dẫn những thay đổi về ý thức, để cộng đồng tự kiến tạo nên sự thay đổi tích cực, lâu dài hơn, giúp người dân trở thành những chuyên gia tự tạo dự án cho chính họ và sống với những dự án đó suốt cuộc đời.

Thành công của tôi không phải là làm nên bao nhiêu khu vườn thảo dược mà là giúp cho hàng nghìn bà con thay đổi suy nghĩ về bảo vệ môi trường, để việc bảo vệ môi trường không phải là những vấn đề xa vời, vĩ mô mà gắn liền với đời sống chính họ, môi trường sống và chính sức khoẻ bản thân mỗi người. Từ đó, mỗi người dân sẽ “thay tôi” làm thật nhiều các mảng xanh thảo dược hơn, để những cây xanh và phương thuốc bảo vệ sức hoẻ từ thiên nhiên vào mỗi món ăn của gia đình Việt hơn khi nào hết.   Lớn hơn, trưởng thành hơn thì con người ta phải giỏi hơn để đi xa và “phủ sóng” rộng hơn, làm những điều tưởng chừng như chẳng ai làm và chưa ai từng làm. Thế mới đáng cuộc đời mang danh 2 từ “Tuổi trẻ”. 

Tiếp nối với tư duy làm tình nguyện để chia sẻ kiến thức, “trao quyền” cộng đồng, chuyển giao những dự án sáng tạo, tôi tiếp tục năm thứ 3 đại học của mình với lời mời cộng tác của Thành đoàn TP.HCM để phụ trách dự án Môi trường xanh. Lần đầu tiên đứa trẻ 20 tuổi có trong tay hơn 3 tỷ đồng tài trợ. Với “siêu” dự án này, tôi có may mắn được làm việc với tất cả các trường Đai học tham gia Chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh tại 13 Tỉnh, Thành phố đồng bằng sông Cửu Long.

Tôi cùng các trường bạn xây nên các ngôi nhà tiết kiệm năng lượng, những tuyến đường xanh với thùng rác, đèn năng lượng mặt trời. Tổ chức những ngày hội sống xanh cho bà con miền

Page 31: redcross.org.vnredcross.org.vn/.../cong-tac-xa-hoi/cbgtttn.docx  · Web viewDưới đây là danh sách các tác giả, tác phẩm đạt giải thưởng của cuộc thi: -

thôn quê giảm thiểu các túi nilong và xả rác thải ra kênh rạch. Chúng tôi cùng đến các công viên trong đô thị để nhặt rác, các chuyến đi vệ sinh các công viên và hướng dẫn người dân trách nhiệm bỏ rác đúng nơi quy định. Giáo dục mỗi trẻ em là đại sứ bảo vệ môi trường bởi chính các em sẽ người giám sát bảo vệ môi trường tốt nhất khi bố mẹ “vi phạm” hoặc nhắc nhở ngay khi thấy người lớn làm sai. Những cẩm nang xanh bảo vệ môi trường cho bà nội trợ, cho trẻ em và cho người dân sống bên cách kênh rạch được phát ra khắp nơi trên thành phố.

Tất cả những chuyến đi tình nguyện không biết khi nào kết thúc của mình, mỗi năm tháng đi qua là những kỷ niệm đẹp vì cuộc sống luôn hướng về cộng đồng của mình. Tôi mãi nhớ về cả những chuyến đi khi còn trên ghế nhà trường, những cú té xoạch người trên con đường sình đất đỏ Tây Nguyên, những chiều dầm mưa giữa những cánh đồng lúa miền Tây sông nước hay cả tháng mưa ngập trời giữa miền Trung bão lũ. Nhớ mãi những khi cho đi và nhận về nhiều hơn những bài học tình cảm. Những ngày hội môi trường, những sân chơi khoa học, được dạy học sinh miền quê cách làm xà phòng, tên lửa nước, thực hành các kiến thức lý, hoá, sinh, các lớp học thiên văn khám phá bầu trời….

Tất cả những điều đó, tất cả những đam mê ấy, tôi mong muốn các thế hệ trẻ đều có những ước mơ, những khát vọng lớn hơn, vươn xa khỏi những rặng núi, bờ tre, hàng dừa đến với một thế giới hiện đại hơn, một cộng đồng lớn hơn. Tôi muốn từ những sáng tạo và kiến thức của mình sẽ lan toả nhiều hơn, để chính những ai tiếp cận đều trở thành chủ nhân của dự án, tự chính họ bảo vệ môi trường, tự chính họ trở thành những chiến sĩ tình nguyện làm bất cứ diđiều gì cao cả góp phần xây dựng cộng đồng đẹp hơn, tuyệt vời hơn.

Làm tình nguyện, nhận được nhiều hơn cho. Nhìn thấy những ánh mắt rực rỡ, hân hoan, cảm nhận những tình cảm tròn đầy, những trái tim tình nguyện cùng chung nhịp đập, những sứ mệnh và khát vọng cao cả được lan toả xa hơn,… tất cả là niềm động lực rất lớn làm tôi và chúng ta quên đi những mệt mỏi, khó khăn; thôi thúc sống một cuộc đời đáng giá hơn từng ngày.

Tình nguyện đem lại và cho đi -  tất cả điều ấy đều được gói gọn trong hai từ hạnh phúc và tự hào. Hạnh phúc về quãng đời thanh xuân sống có ích, tự hào sống hết mình cho ta và cho cộng đồng, cho đất nước. Tôi yêu công việc tình nguyện vì cộng đồng và sẽ tiếp tục hành trình đó bằng tất cả những điều gì mình có thể, đó cũng là một cách để thêm yêu đất nước mình hơn!

Phan Khương

Nguồn: http://baonhandao.vn/nhan-ai/lam-tinh-nguyen-nhan-nhieu-hon-cho-16342

9. Giải khuyến khích - Ông lão 73 - trái tim đau nhưng tấm lòng vẫn khỏe(NĐ&ĐS) - “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, điều tuyệt vời nhất của việc tình nguyện có lẽ là chỉ sau vài tiếng nhắm mắt trên chuyến xe, lúc tỉnh dậy, bản thân đã đến một nơi thật khác. Để khi bước chân lên chuyến xe trở về, người ta thấy mình không còn giống mình như lúc bắt đầu hành trình nữa.

Tôi đặt bút viết về Trung tâm bảo trợ xã hội  Từ Tâm Nhân Ái khi chuyến đi đã diễn ra sắp một năm tròn.

Page 32: redcross.org.vnredcross.org.vn/.../cong-tac-xa-hoi/cbgtttn.docx  · Web viewDưới đây là danh sách các tác giả, tác phẩm đạt giải thưởng của cuộc thi: -

Trung tâm bảo trợ xã hội này được xây dựng từ năm 2005 thuộc xã Thường Tân, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Hiện tại, mái ấm đang cưu mang 140 người, bao gồm trẻ em, người già, người khuyết tật, người cơ nhỡ, vô gia cư…

Những người được cưu mang ở đâu một phần được chủ trung tâm tìm thấy, người được người khác dẫn tới, người được giới thiệu thông qua trạm xá, bệnh viện…

Trong trí nhớ của tôi, mái ấm Từ Tâm Nhân Ái vào ngày 25 Tết vừa qua rất đông người đến thăm. Chị quản lý bảo rằng, không phải ngày nào cũng thế, thi thoảng vào cuối năm, nhà thiện nguyện đến nhiều, “nhà” mới vui thế này. Tôi ngờ ngợ cách chị gọi nơi đây là “nhà”.

Quả thật, nếu không có tấm biển cũ ghi rõ đây là khu bảo trợ xã hội thì hẳn ai cũng nghĩ là nhà. Từ Tâm Nhân Ái bình dị và tựa như những căn hộ cấp 4 xung quanh đó. Sau này mới biết, ông chủ trung tâm đã cố ý xây như thế để tạo không khí gia đình, với những căn phòng vây tròn xoay mặt vào nhau, phía sau là hàng rau, hàng cây ăn quả, phía trước là luống hoa với mấy chú mèo con quấn quýt chạy quanh.

Nhưng việc một trung tâm xây dựng theo mô hình “gia đình” không đủ để người ta gọi là “nhà”, vì chữ “nhà” đâu chỉ là vì hình thức, ấy còn là vì tinh thần nữa.

Những người già được Từ Tâm Nhân Ái cưu mang. 

Page 33: redcross.org.vnredcross.org.vn/.../cong-tac-xa-hoi/cbgtttn.docx  · Web viewDưới đây là danh sách các tác giả, tác phẩm đạt giải thưởng của cuộc thi: -

Người được nhắc đến nhiều nhất và được xem như linh hồn của mái ấm này cũng chính là chủ trung tâm - ông Nguyễn Minh Mẫn, năm nay 73 tuổi.

Trước ông là chiến binh, không lập gia đình. Sau chiến tranh về đến mảnh đất này thì thấy xung quanh mình nhiều người bất hạnh, vô gia cư, bệnh tật, neo đơn quá, ông Mẫn quyết định gây dựng một mái ấm và đặt tên Từ Tâm Nhân Ái.

Hơn 13 năm gắn bó, thứ gợi về ông không chỉ là tấm bằng khen đóng khung treo trên tường, ông hiện hữu thấp thoáng đâu đó ở rất nhiều điều nhỏ nhặt trong mái ấm này, trong cái luống hoa ông trồng trước ngõ, trong đống củi ông bổ dọc phơi nắng đầy sân và cả trên môi những thành viên khi nhắc đến.

Và có lẽ rõ ràng nhất qua chiếc xe ba gác cũ trước nhà.

Hai bánh xe dính đầy bùn đất, yên xe bóng lên vì vết ngồi và vết mồ hôi. Trên xe có treo thêm một đôi ủng nâu đã lem nhem vết rách, một chiếc lưỡi hái, một chiếc rựa và một sợi dây ràng.

Ông Mẫn hay ngồi trên chiếc xe ấy, đến bưu điện thồ gạo của nhà hảo tâm gửi về. Mỗi buổi chiều, lại là ông, một mình vòng vòng đến đồng cắt cỏ cho heo, cho bò. Bữa thì chạy đến mấy vườn cây lớn chặt củi khô xin về nấu bếp, bữa thì đến rẫy cuốc đất trồng rau, để mâm cơm chiều, căn bếp Từ Tâm Nhân Ái có thêm tô canh rau thơm ngát.

Người dân xứ này quen thuộc với dáng hình của một ông già lưng còng, đội nón lá, thồ xe qua ngõ trong nhập nhoạng nắng chiều. Nhà có bó rau, bó củi, bó rơm, nhiều người hễ thấy ông chạy ngang thì gọi với theo, chất thêm thứ này thứ kia lên phía sau xe. Người ta thương ông nên ít nhiều gì cũng cho, ông thì không bao giờ chê những điều như thế.

Trung tâm hàng trăm người, toàn phụ nữ có thai, trẻ em, người già, người bệnh tật. Chiếc xe nhỏ xíu nhưng chở đủ thứ trên đời, có khi là một người bất ngờ lên cơn bệnh mà xe cấp cứu vẫn còn tít nơi xa, đôi khi là một cô gái trẻ chuyển dạ giữa đêm mà không thể tìm đâu ra bà mụ. Chiếc xe tròng trành, cũ mèm nhưng từng chở đi chở về bao nhiêu sự hồi sinh trên ấy, lạ thường!

Nghe đến chức quản lý trung tâm gần trăm rưỡi người, hẳn ai cũng nghĩ  ông Mẫn ăn to nói lớn, đĩnh đạc hay có uy thế lãnh đạo lắm, mà không. Ông không cho đi với tư cách là một kẻ ban ơn, không nhìn từ trên xuống với vị trí người làm việc lớn, ông cho đi bằng sự thành tâm, với niềm trân trọng từ những điều nhỏ nhất.

Page 34: redcross.org.vnredcross.org.vn/.../cong-tac-xa-hoi/cbgtttn.docx  · Web viewDưới đây là danh sách các tác giả, tác phẩm đạt giải thưởng của cuộc thi: -

Những đứa trẻ được ông Mẫn chăm sóc bằng tất cả tình yêu thương.

Mấy đứa bé thì kể rằng, hôm qua mới được “ông nội” cho kẹo, được ông nội khen khi được điểm cao. Ông thích đặt cho mấy đứa nhỏ cái tên Rau Dền, Củ Cải và ít khi lớn tiếng, cũng không cho ai dùng roi đòn với “đám cháu”, kể cả là mẹ bé hay không.

Mấy cô gái trẻ khác thì chép miệng, sáng nào “Bác Ba” cũng dậy sớm, mới 4 giờ đã nghe tiếng nhóm lửa nấu cám heo. Lâu lâu địa phương thông báo mai cúp điện, ông còn dậy sớm hơn, mới 3 giờ đã lủi thủi dậy bật nước, hứng đầy lu, bồn chứa.

Có mấy cụ già ngồi nhìn xa xăm, bảo đêm nào cũng nghe tiếng bước chân “anh Ba” đi dọc hành lang. Ông Mẫn luôn là người thức khuya nhất, khi mọi người say giấc thì ông mới cầm gậy, lò dò đi xem đèn đã tắt hết chưa, mùng màn từng giường liệu còn chỗ nào chưa ém kỹ.

Những người ở Trung tâm tự tăng gia sản xuất để có thể tự nuôi nhau.

Page 35: redcross.org.vnredcross.org.vn/.../cong-tac-xa-hoi/cbgtttn.docx  · Web viewDưới đây là danh sách các tác giả, tác phẩm đạt giải thưởng của cuộc thi: -

Ngoài nguồn tài trợ từ cộng đồng, ông Mẫn luôn tìm cách để những người ở đây có thể tự nuôi nhau, người trẻ nuôi người già, người khỏe chăm người bệnh. Ông tận dụng mảnh đất sau nhà cuốc đất trồng rau, xây thêm chuồng bò chuồng heo để tăng gia sản xuất. Người ở đây học được từ ông nhiều, nhất là ở việc luôn cố gắng tự lập trong khả năng của bản thân mình, dù yếu thế cũng không là gánh nặng quá nhiều cho người khác.

Hôm ấy, tôi được dịp trò chuyện với cô Quỳnh. Một trong số ít những người còn sức lao động ở đây, người có thể đỡ đần phụ ông Mẫn một bên vai để lo toan cho bao nhiêu người còn lại.

Ngày xưa cô lạc loài đến Bình Dương, không thân không thích. Ông Mẫn đón cô về sum vầy với những người đồng cảnh ngộ. Cô ở một thời gian thì sức khỏe dần bình phục, cô xin ông ra khỏi nơi này để kiếm tiền. Ông Mẫn gật đầu tiễn đi, không rầy rà. Vài năm đầu cô làm được, có chút vốn liếng dằn túi, nhưng tới năm kia tự nhiên đau bệnh, người thuê công thấy không được việc thì ngưng.

Cô sống lay lắt với số tiền dành dụm nhiều năm trước, đến khi cạn sức cạn tiền thì không có chốn về, cô trở lại và mái nhà này lại dang tay đón cô lần nữa. Cô lau nước mắt nói mình ân hận, với chừng ấy ân tình, sau này cô nguyện gắn bó với Từ Tâm Nhân Ái đến cuối đời. Dù có nơi nào tốt hơn cũng không bao giờ ra đi lần nữa.

Bằng cách nào đấy, ông Mẫn đã gắn kết những con người bất hạnh lại với nhau để tạo thành một vòng tròn hạnh phúc. Sợi dây cơm áo, gạo tiền lỏng lẻo và dễ đứt, chỉ có những nối kết từ trái tim mới khiến người ta hạnh phúc và thành tâm ở lại một cách tự nguyện thế này.

Cô về đây lúc ông Mẫn hãy còn trung niên, giờ thấm thoắt thời gian trôi đã hóa thành ông cụ lưng còng. Tuổi già và bệnh tật không bỏ sót ai, kể cả những người tử tế. Ông Mẫn mắc căn bệnh tim nhiều năm nay, nhưng không nhiều người biết.

Có mấy đêm, ông té ngã trong lúc lò dò mang gậy đi đóng cửa tém màn, cô Quỳnh ngó thấy thì đỡ dậy dùm, nếu một mình thì ông nén đau tự đứng lên. Có những ngày ông rời trung tâm theo những chuyến đi xa, ít người biết rằng trái tim rệu rã của ông đang cần tái khám. Cũng không nhiều người được kể về những hộp thuốc ông hay cất đầu giường, mỗi ngày uống chục viên để cầm chừng cho tuổi 80 quá luống.

Ông dặn cô Quỳnh đừng nói với ai, việc nói ra không khiến bệnh tình thuyên giảm, chỉ khiến cho những người hằng ngày nhìn thấy ông cảm thấy chạnh lòng.

Tối ấy tôi gọi cho ông, gọi với tư cách một tình nguyện viên gửi lời cảm ơn để đoàn thiện nguyện có một ngày ý nghĩa như thế. Cuộc điện thoại 3 tiếng đồng hồ trong chuyến xe vội vàng ra Vũng Tàu, tôi tưởng mình sẽ lại khóc bởi câu chuyện về bao mảnh đời bất hạnh, nhưng ngộ thay, lại cười.

Vì ông lão hiền lành ấy không kể chuyện buồn, ông thích nói chuyện vui hơn. Ông kể về chú Tiến, người sa vào cờ bạc nên phá sản, đã nhiều lần tự hành hạ bản thân, cố tìm cái chết. Ông Mẫn đã bịa ra câu chuyện ngày xưa mình cũng thế, khuyên nhủ nhiều lần, chú Tiến xuôi lòng, giờ lại đem sức lực đàn ông ngày ngày trồng trọt, chăn nuôi, chăm sóc cho bao nhiêu người khác.

Rồi ông Mẫn kể về câu chuyện đầy duyên nợ của Rau Dền, thằng bé được mẹ sinh ra vì lỡ làng, mẹ bé bỏ đi biệt xứ vì gia đình nội không nhìn mặt. Vài năm sau ba bé hối hận đến tận nơi tìm, giờ 3 người đã trở về quê thành gia đình hạnh phúc.

Page 36: redcross.org.vnredcross.org.vn/.../cong-tac-xa-hoi/cbgtttn.docx  · Web viewDưới đây là danh sách các tác giả, tác phẩm đạt giải thưởng của cuộc thi: -

Cuộc gọi 3 giờ đồng hồ với ông lão gần 80 tuổi kết thúc, tôi vẫn nhớ về nó như là cuộc trò chuyện thú vị nhất của tuổi 20.

Tôi nhận được nhiều cảm hứng từ con người lạc quan ấy, không có gì gọi là dấu chấm hết hoàn toàn, chỉ là sao dấu chấm ấy, người ta chọn ngừng lại hẳn hay viết tiếp theo cách nào mà thôi...

Phạm Thị Thu Trang

Nguồn:

http://baonhandao.vn/nhan-ai/ong-lao-73-trai-tim-dau-nhung-tam-long-van-khoe-16280

10. Giải khuyến khích - Vì sao tôi tình nguyện?(NĐ&ĐS) - Được về giảng dạy tại Trường CĐSP Nghệ An, không còn phải chịu cái rét thấu da, thấu thịt. Vậy mà, lòng tôi vẫn rưng rưng mỗi khi nghĩ đến những trò nghèo, áo chưa đủ ấm, cơm chưa đủ no. Nhiều em nhịn đói đến trường. Đó là lý do đầu tiên vì sao TÔI TÌNH NGUYỆN.

Mùa đông. Cứ mùa đông đến, mang theo cái rét tê người, lòng tôi lại nôn nao nhớ về miền sơn cước. Nơi ấy, nhiều kỷ niệm gắn bó cuộc đời tôi, trong những năm dạy học tại trường THPT Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An.

Được về giảng dạy tại Trường CĐSP Nghệ An, không còn phải chịu cái rét thấu da, thấu thịt. Vậy mà, lòng tôi vẫn rưng rưng mỗi khi nghĩ đến những trò nghèo, áo chưa đủ ấm, cơm chưa đủ no. Nhiều em nhịn đói đến trường. Đó là lý do đầu tiên vì sao TÔI TÌNH NGUYỆN.

Trao áo ấm và quà Tết cho người nghèo trên địa bàn biên giới Nghệ An.

8 năm liền, từ năm 2012 đến nay, tôi đã đi khắp bản mường xa xôi hẻo lánh, của các huyện miền núi cao Quỳ Châu, Quế Phong, Tương Dương, Kỳ Sơn (tỉnh Nghệ An). Qua bao làng quê, phố phường, với những mảnh đời bất hạnh, những nạn nhân chất độc da cam, trái tim

Page 37: redcross.org.vnredcross.org.vn/.../cong-tac-xa-hoi/cbgtttn.docx  · Web viewDưới đây là danh sách các tác giả, tác phẩm đạt giải thưởng của cuộc thi: -

cho em, những hoàn cảnh khó khăn của huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn, Nghi Lộc, Cửa Lò và thành phố Vinh; Tết cho người nghèo vùng cao, tặng sổ tiết kiệm mẹ liệt sỹ TNXP Truông Bồn, cung tiến Truông Bồn… (Nghệ An); Kỳ Anh, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh). Đến với vùng lũ Hưng Nguyên, Hoàng Mai, Quỳ Châu, Tương Dương (Nghệ An), Hương Khê, Lộc Hà, Vũ Quang, Đức Thọ (Hà Tĩnh). Đến với Cảnh sát biển Việt Nam, đồng hành cùng bộ đội Biên phòng… Bằng tấm lòng thiện nguyện, bằng đồng tiền,bát gạo, tấm áo manh quần và sách, vở cho học sinh… của bản thân, của gia đình, của những tấm lòng nhân ái.  

Trao quà cho các em học sinh nghèo hiếu học.

TÔI TÌNH NGUYỆN, trước hết phải có một tấm lòng, dần dần lan toả đến các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Tôi làm đại diện Hội đồng hương Nghệ Tĩnh tại Kiev – Ucraina; hội bạn tại Đức; đại diện báo Nguoixunghekiev, mang tấm lòng của người xa xứ, đến với người nghèo tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh.

Mỗi chuyến đi, đều để lại trong tôi nhiều kỷ niệm khó quên. Mỗi lần đi trao quà về bên trái ngực tôi đau!  

Xin kể 2 kỷ niệm có sức lan toả như dòng điện của lòng nhân ái: Đêm 25/ 1/ 2016, thời sự VTV1 đưa tin: các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong có tuyết rơi dày, rét -7 độ C. Trâu bò, lợn gà của đồng bào chết nhiều quá. Tôi đã khóc. Thương đồng bào miền núi đã nghèo càng nghèo thêm. Họ đã phải gồng mình chịu đựng cơn rét thấu xương và chắc chắn rằng, họ không đủ chăn ấm, áo ấm, để chống chọi cái rét chưa từng có trong lịch sử nơi miền tây xứ Nghệ. Nghĩ đến các em học sinh, nhất là các lớp tiểu học, mầm non, co ro bên bếp lửa, chân tay nứt nẻ, đen nhẻm lấm lem tro bụi, suốt đêm tôi trằn trọc không ngủ được. Bài thơ ngắn “Chia bớt lạnh lùng” ra đời trong tâm trạng đó: Xin đừng mưa nữa trời ơi/ Áo em chưa ấm tuyết rơi lạnh lùng/ Núi cao điệp điệp trùng trùng/Có ai chia bớt lạnh cùng chúng em?

Mong trời mau sáng để đọc cho cháu gái Đoàn Thanh Lương, PV đài TH TP Hồ Chí Minh nghe tiếng lòng của mình. Bài thơ đã chạm đến sợi dây tình cảm của người nghe, cùng ngân

Page 38: redcross.org.vnredcross.org.vn/.../cong-tac-xa-hoi/cbgtttn.docx  · Web viewDưới đây là danh sách các tác giả, tác phẩm đạt giải thưởng của cuộc thi: -

lên giai điệu sẻ chia. Nhiều cá nhân, người thân và tổ chức, các công ty… từ TP. Hồ Chí Minh, Nghệ An, đã đồng hành chia sẻ. Một kết quả không mơ gì hơn đó là 3 tấn gạo, 200 áo ấm mới, 50 triệu đồng tiền mặt, chưa kể 15 thùng quần áo rét, nói là cũ nhưng còn giá trị sử dụng rất tốt. Đúng 1 tuần sau khi làm bài thơ, ngày 1/2/2016 (tức 23 âm lịch, ngày đưa ông Táo về trời) được sự đồng hành phối hợp của Bộ chỉ huy Biên Phòng tỉnh Nghệ An, hàng được đưa đến tận tay đồng bào. Biên phòng tỉnh đã bố trí một xe tải chở hàng và 1 xe bán tải chở người, cùng trung tá Trần Đăng Khoa, Chủ nhiệm chính trị, thiếu tá Bùi Hải Thượng và tôi.

Chúng tôi đến xã Tam Hợp, xã Nhôn Mai, huyện Tương Dương. Quà được trao cho nhân dân và học sinh trường THCS, trường tiểu học 2 xã. Với sự hiện diện của lãnh đạo huyện Tương Dương; lãnh đạo chính quyền địa phương hai xã; Bộ đội biên phòng đồn Tam Hợp, đồn Nhôn Mai; Hiệu trưởng trường Tiểu học, trường THCS xã Tam Hợp, xã Nhôn Mai, cùng 200 học sinh, 227 gia đình hộ nghèo được nhận quà. Thay mặt đảng uỷ chính quyền và nhân dân địa phương, chủ tịch hai xã, đã bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các tổ chức, cá nhân đã có tấm lòng vàng, mang hơi ấm cho bà con vùng cao nơi biên giới xa xôi hẻo lánh, chịu nhiều thiệt thòi.

Mỗi chuyến đi, đều để lại trong tôi nhiều kỷ niệm khó quên.

Chẳng bao giờ tôi quên được từng gương mặt rạng ngời, từng nụ cười hân hoan của học sinh, của bà con các dân tộc khi nhận quà. Lòng tôi lại trào lên một tình thương, nỗi nhớ và sự cảm thông sâu sắc. Nhưng nghĩ đến con đường nơi biên cương không khỏi rùng mình, có lúc tưởng như đứng tim.

Con đường đến với người nghèo xã Tam Hợp vừa trơn lầy lội dốc dựng đứng. Có lúc xe quay vòng. Đường hẹp. Hai xe tránh nhau là kẹt. Người phải xuống đẩy xe mới nhích lên được... Đến Nhôn Mai còn vất vả hơn bội phần: Phải đi qua các xã huyện Tương Dương, huyện Kỳ Sơn, qua Bản Nathoong, Houaphan, Lào. Sương mù không thấy đường đi. Người đi sau

Page 39: redcross.org.vnredcross.org.vn/.../cong-tac-xa-hoi/cbgtttn.docx  · Web viewDưới đây là danh sách các tác giả, tác phẩm đạt giải thưởng của cuộc thi: -

không nhìn thấy người đi trước. Đèn chiếu sáng bất lực với độ dày của sương mù vùng cao. Có lúc tưởng xe lao xuống vực. Ngồi trên xe không dám mở mắt, nín thở. Trong khi đó, bạn bè cứ liên tục gọi điện hỏi “Đoàn đến đâu rồi? Ở nhà lo quá”. May mà tay lái lụa của trung uý biên phòng Nguyễn Thái Hiếu. Xe vừa đi chậm, cẩn thận, thuộc đường. Nếu không.. .chỉ nghĩ đến đó thôi đã hú vía, rụng rời chân tay.

Ngày thường, từ xã Tam Hợp đến xã Nhôn Mai, xe đi hết 4 tiếng. Nhưng vì sương mù, nên chúng tôi ăn cơm trưa ở Tam Hợp, lên đường đi xã Nhôn Mai ngay, vậy mà đến 21h mới tới địa điểm trao quà. 22h 45 đoàn ăn cơm tối tại đồn Nhôn Mai... Chắc là các anh nuôi của đồn phải chờ để hâm nóng thức ăn đã lạnh đóng băng. Vừa đói, vừa mệt lại quá bữa ăn, nên ai nấy cố ăn để lấy sức đi tiếp. Xe đi thâu đêm theo dọc đường biên, về tới Vinh vừa đúng 4h sáng ngày hôm sau. Tuy mệt và căng thẳng, nhưng đem niềm vui trao tận tay, đến tận nơi không rơi một hột, cho người dân nơi biên giới đón tết, các em có áo ấm ... ai nấy đều cảm thấy hạnh phúc và quên hết nỗi nhọc nhằn.

Kỷ niệm thứ hai, không chỉ riêng tôi nhớ, mà nhiều người khó quên. Đó là chuyện bé Hoài Thương - xóm 5, Hưng Tân, Hưng Nguyên, Nghệ An. Một làn sóng yêu thương dào dạt giành cho bé. Tôi đã nhiều lần đại diện cho các tập thể, cá nhân, về quê thăm hỏi và trao quà cho gia đình. Nhưng số tiền không thấm vào đâu, nếu không có cộng đồng giúp đỡ. Nhiều đêm trăn trở, tôi quyết định viết bài, đăng ảnh bé lên facebook, đăng báo điện tử Nghệ An: “Bé gái mồ côi bố chết mòn vì mắc “bệnh đầu to”. Ban đầu, chị Thu Hà (mẹ cháu bé) cho chụp hình, đăng bài. Sau thấy tội con, liền gọi điện cho tôi xin gỡ bài. Nhà báo đến thì mang con trốn. …. 

Tôi động viên: "Nỗi đau này nên để cộng đồng chia sẻ. May ra cứu được cháu. Một lời thăm hỏi, một đồng tiền lúc này là vô giá. Sự động viên vật chất và tinh thần, cho ta sức mạnh, để vượt qua chặng đường gian nan phía trước…"

Bài vừa đăng, ngay lập tức nhận được sự sẻ chia đến bất ngờ, của bạn bè, người thân, của các nhà sư, phật tử… trong và ngoài nước. Tôi nhận được nhiều cuộc điện thoại, xin số tài khoản, nhiều lần trực tiếp dẫn đoàn về tận nhà bé trao tiền ủng hộ. Cảm thương hoàn cảnh của Thu Hà, Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) gọi điện: đưa cháu ra kiểm tra, nếu mổ được sẽ mổ miễn phí. Cuối cùng cháu được các nhóm thiện nguyện đưa sang mổ tại bệnh viện Singapore. Tiền mổ lần đầu, cả vé bay đi về, hết gần 700 triệu đồng. Một khoản tiền quá lớn. Nếu không có các mạnh thường quân, không có những tấm lòng nhân ái, hỏi gia đình cháu lấy đâu? Cháu được ra viện về nhà ai nấy vui mừng đến nghẹn ngào. Nhưng rồi, mẹ con Hoài Thương phải bay trở lại Singapore. Suốt 5 tháng liền, bé phải mổ 11 lần. Tính đến nay đã hết 8 tỷ đồng. Chưa kể tiền mổ lần thứ 11 này… Bác sỹ nói điều trị vẫn không hết nhiễm trùng. Cho bé uống thuốc kháng sinh để kiểm soát nhiễm trùng mà thôi. Không biết số phận của Hoài Thương sẽ ra sao?

Điều tôi muốn nói ở đây là sự cảm thông chia sẻ giữa con người với con người, trong hoạn nạn thật nhân văn, ấm áp và cao đẹp. Sức lan toả vượt biên giới.

Bé Hoài Thương bây giờ có nhiều ông bố bà mẹ, hàng ngày hàng giờ hồi hộp, lo âu, động viên, dõi theo sự tiến triển của nhịp đập con tim yếu ớt, nhỏ nhoi kia. Niềm mong mỏi lớn nhất của cộng đồng là bé sớm trở về khoẻ mạnh, không phụ lòng thương yêu giúp đỡ của đại gia đình TÔI TÌNH NGUYỆN…

Hoàng Cẩm Thạch

Nguồn: http://baonhandao.vn/nhan-ai/vi-sao-toi-tinh-nguyen-16343

Page 40: redcross.org.vnredcross.org.vn/.../cong-tac-xa-hoi/cbgtttn.docx  · Web viewDưới đây là danh sách các tác giả, tác phẩm đạt giải thưởng của cuộc thi: -

11. Giải khuyến khích - Blouse Xanh - hành trình 10 năm vì bệnh nhi ung thưRốt hí hoáy vẽ từng nét trên giấy với anh Vũ, Boy ngồi say sưa nghe chị Kiều kể chuyện cổ tích, phòng bên cạnh bé Tuyết, bé Nhung đang cất cao giọng tập hát cùng chị Min, phía ngoài hành lang mấy đứa nhóc quấn quýt ôm vai bá cổ các anh chị Blouse Xanh tinh nghịch vui đùa với những tiếng cười giòn tan đầy hồn nhiên.

Cái không khí ấy dường như làm rộn ràng hẳn lên một góc Khoa Nhi bệnh viện Trung ương Huế, nơi mà một nửa các em đến đây không thể viết tiếp những ước mơ tuổi thơ. 

Vậy là đã 10 năm, 4 căn phòng điều trị bệnh Nhi ung thư có thêm những điều ý nghĩa hơn mỗi khi có các thành viên CLB tình nguyện Blouse Xanh đến, tuy có lúc vui, có lúc buồn nhưng tình cảm giữa các bệnh Nhi và người nhà với các tình nguyện viên vẫn luôn tràn đầy bởi sự chia sẻ và yêu thương.

Nụ cười hồn nhiên của các bệnh nhi khi được anh chị trong CLB Blouse Xanh đến thăm.

Nơi tình yêu bắt đầu

Năm 2008 lúc còn là sinh viên y, khi thực tập tại Khoa Nhi chứng kiến những em bé bị ung thư máu thường xuyên ở bệnh viện với cái đầu trọc lóc vì hóa trị, người gầy gò xanh xao, tay chân gắn những dây truyền dịch hoặc máu, đôi mắt đợm buồn, chị Hoàng Yến không kìm nổi nước mắt.

Sau nhiều đêm trăn trở, xuất phát từ tình yêu thương, chị cùng với một số bạn bè bắt đầu đến chơi với các em vào cuối tuần, góp tiền mua quà, sữa tặng cho các em. Đến tháng 9/2008, hoạt động Ước Mơ Xanh được thành lập với hơn 20 thành viên cùng nhau xây dựng kế hoạch giúp đỡ các em bệnh Nhi về vật chất và tinh thần.

Page 41: redcross.org.vnredcross.org.vn/.../cong-tac-xa-hoi/cbgtttn.docx  · Web viewDưới đây là danh sách các tác giả, tác phẩm đạt giải thưởng của cuộc thi: -

"Tuy những ngày đầu chập chững gặp nhiều khó khăn, nguồn quỹ hạn chế, các em bệnh nhi rụt rè, khó tiếp xúc, sức khỏe rất kém nên khó tổ chức các hoạt động, nhưng bù lại các thành viên đã đoàn kết xây dựng nền móng, kết nối những nhà hảo tâm để có thể duy trì và phát triển tốt hoạt động, giúp đỡ nhiều cho các bệnh nhi.", TS.BS Nguyễn Thị Hoàng Yến - Chủ nhiệm đầu tiên của CLB xúc động chia sẻ. 

Tổ chức văn nghệ cho các bé bệnh nhi

Theo dòng thời gian, những hoạt động dành cho bệnh nhi ung thư ngày càng nhiều hơn, thú vị hơn. Đặc biệt là sinh nhật tháng, hoạt động mà các em bệnh nhi trông chờ nhất vì được hát và ăn bánh sinh nhật cùng các tình nguyện viên, và nhận được món quà mừng tuổi mới với bao ước mơ và hoài bão. Không chỉ giúp đỡ về vật chất, tinh thần các thành viên còn sẻ chia những giọt máu, những túi tiểu cầu cho các em. Chỉ cần nhìn thấy các em khỏe, các em vui đùa, chúng tôi hạnh phúc đến dường nào!

“Con tôi điều trị ở đây đã 5 năm nay. Mỗi lần các anh chị tình nguyện đến chơi và tặng quà cho cháu, cháu vui lắm. Tuần nào cũng vậy, cả những dịp lễ, tết, các bạn đều có mặt. Trong phòng có trẻ nào cần máu là lại điện mấy bạn ấy đến....”, chị Hồng có con nhỏ đang điều trị tại bệnh viện chia sẻ.

“Có những lần Huy vô thuốc đau mệt nằm li bì không chịu ăn gì. Thấy bọn mình lên, mẹ Huy mừng lắm. Mẹ kêu Huy dậy nói "có anh Hiệu lên chơi kìa . Ăn đi không là anh Hiệu không cho tiểu cầu đâu", thế là em lồm ngồm ngồi dậy há miệng cho mẹ đút bún.

Page 42: redcross.org.vnredcross.org.vn/.../cong-tac-xa-hoi/cbgtttn.docx  · Web viewDưới đây là danh sách các tác giả, tác phẩm đạt giải thưởng của cuộc thi: -

Tình nguyện viên Minh Hiệu và bệnh nhi Lan Tuyết.

Tôi vẫn nhớ cái lần "chia tay" bé Trâm phòng 404, lúc ấy cơ thể em đã suy kiệt, bụng em đã to và kháng trị. Em chỉ ngồi một chỗ, da xanh xao, miệng lở và tuỷ đồ của em đã không đáp ứng điều trị nữa. Lúc cho em về, cô Hoa điều dưỡng đã kéo tất cả các em nhỏ ở các phòng ra một góc và chúng vui vẻ hát những bài tiếng Anh mà chúng đã học được ở bệnh viện. Các em giả vờ làm một đàn vịt diễn với Trâm để cho Trâm coi, chọc Trâm cười trước khi về nhà.

Và đây là cách mà chúng tôi vẫn thường chứng kiến khi một thiên thần không còn đủ sức chống chọi với nỗi đau bệnh tật.

Viết tiếp những ước mơ

Vào các dịp Quốc tế thiếu Nhi, Noel, Tết Dương lịch, hơn 200 thành viên CLB lại cùng nhau chuẩn bị và tổ chức những chương trình ý nghĩa cho các em. Không chỉ nhận được quà, được xem các anh chị biểu diễn, các em còn được các anh chỉ tập cho hát, múa và trình diễn trên sân khấu.

Những tiết mục thời trang giấy, những bài hát biểu diễn của các em nhận được sự hoan hô rất lớn từ phía dưới sân khấu. Dõi theo từng bước cử chỉ con trên sân khấu, nhìn vào ánh mắt lấp lánh, sự tự tin của các em các phụ huynh dường như tạm quên đi những chiếc giường, căn bệnh các con đang mang trong người.

Hay những buổi chiều hè, các anh chị thuê những chiếc taxi, đưa các em ra trước Đại Nội làm diều và thả, những cánh diều tung bay trên bầu trời, mang những ước mơ trẻ thơ bay cao bay xa. Để rồi sau mỗi chương trình chúng tôi lại tay đan tay, vai kề vai hát vang “Blouse Xanh, nơi chắp cánh ước mơ tuổi thơ, ước mơ về một mái ấm, có một tương lai phía trước”.

Page 43: redcross.org.vnredcross.org.vn/.../cong-tac-xa-hoi/cbgtttn.docx  · Web viewDưới đây là danh sách các tác giả, tác phẩm đạt giải thưởng của cuộc thi: -

Các em nhỏ vui vẻ khi tham gia chương trình văn nghệ.

Trong hành trình thiện nguyện 10 năm ấy, chúng tôi nhận được sự ủng hộ rất lớn từ các mạnh thường quân trên địa bàn và nhất là Liên đoàn chăm sóc và bảo vệ trẻ em châu Á (ACCL) về quá trình điều trị, thông qua ACCL, đã huy động được những nguồn tại trợ về thuốc điều trị, đơn vị ghép tủy hiện đại, từ đó nâng cao tỉ lệ trẻ em điều trị khỏi, tái hòa nhập cộng đồng.

CLB đã hỗ trợ bệnh viện trong giáo dục người nhà nâng cao niềm tin của việc điều trị khỏi, hướng dẫn cách kiểm soát nhiễm trùng cho các bệnh nhi, tỉ lệ trẻ bỏ điều trị giảm đáng kể.

Ngôi nhà hy vọng (HOPE OF HOUSE) được triển khai năm 2017 là nơi sinh hoạt học tập cho một số em bệnh Nhi đã khỏe, hỗ trợ nơi ở cho người nhà đến Huế tái khám và cũng là Bếp ăn tình thương cho các bệnh nhi và người nhà điều trị lâu dài.

Về gây quỹ, CLB thông qua các chương trình, qua phương tiện truyền thông đã tổ chức rất nhiều chương trình khác nhau, huy động nguồn hỗ trợ khoảng 500 triệu đồng/năm đến với các gia đình có trẻ em đang điều trị. 

Trong dịp sinh nhật 10 năm vào tháng 11/2018, CLB phát động và ra mắt Quỹ học bổng Blouse Xanh từ nguồn ủng hộ của các cựu thành viên, khởi đầu là 150 triệu đồng để hỗ trợ chi phí học tập cho các bệnh nhi đã điều trị khỏi có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục đến trường đến khi các em tốt nghiệp.

Lê Ngọc Thường

Nguồn:

http://baonhandao.vn/print/blouse-xanh-hanh-trinh-10-nam-vi-benh-nhi-ung-thu-16170