Văn phòng JICA Vi t Nam Tháng 8/2012 (B n tin hàng tháng c a v … · 2012-10-12 · JICA, u...

4
Tngày 13 đến 16 tháng 8, chúng tôi đã mi Ông Lu Kim Chhun, Tng giám đốc cng Sihanoukville đến Hà Ni, và phi hp vi Hip hi doanh nghip Nht Bn ti Hà Ni cùng tchc hi tho vphát trin htng cho “hành lang kinh tế phía Nam” ca khu vc Đông Dương, ti đây Tng giám đốc đã gii thiu vcng và khu công nghip. Cng Sihanoukville là cng nước sâu duy nht ca Campuchia, và cũng là dán vn vay đầu tiên sau khi ODA tNht Bn được mli vào năm 1999. Sau khi xây dng xong cng container, Nht Bn đã cung cp vn vay để xây dng khu công nghip cnh đó, công trình này đã được khánh thành vào tháng 5 năm nay. Mt sdoanh nghip Nht cũng đã bt đầu trin khai hot động và khu vc này được kvng strthành nơi thúc đẩy đầu tư. Chuyên gia JICA vthúc đẩy đầu tư cũng đi cùng vi Tng giám đốc, không chtham dhi tho mà còn đến làm vic vi VCông nghip, BKế hoch và đầu tư, thăm khu công nghip Thăng Long, khu công nghip Nomura Hi Phòng và cng Hi Phòng. Bn thân tôi, vào năm 1999, là người phtrách khu vc Đông Dương nên tôi đã thm định dán cng Sihanoukville và thi đim đó Ông Chhun chính là đối tác ca tôi. Vào tháng 2 năm nay, khi tham gia đoàn công tác vkho sát môi trường đầu tư ti Campuchia do Ban Tài chính ngân hàng, Hip hi doanh nghip Nht Bn ti Hà Ni tchc, tôi đã được gp li ông sau hơn mười năm, và cuc gp đó đã dn đến chuyến năm Vit Nam này ca ông. Mt khác, vào năm 1992, Vit Nam đã được ni li ODA trước Campuchia, cho đến nay đã tròn 20 năm. Công tác xây dng ci to cng Hi Phòng là dán vn vay đầu tiên trong svn vay theo dán được trin khai thc stnăm 1993, là công trình được chú ý nhiu cùng vi dán ci to quc l5 ni Hà Ni vi Hi Phòng. Vào thi đim đó, tôi được cđến làm vic trong Đại squán Nht Bn, phtrách vhp tác kinh tế, và mi quan hbng hu gia tôi vi ông Trương Văn Thái, Phó tng giám đốc cng cũng bt đầu tđó. Đối vi cng Hi Phòng, sau khi hoàn thành vic phc hi năng lc cho cng, vào năm 1999 chúng tôi đã tiếp tc htrvn vay ODA để xây dng cng container. Như vy, là người đồng thi phtrách chai cng Hi Phòng và Sihanoukville, tôi đã nhiu ln đến làm vic ti hin trường. Tsau khi gp li ông Chhun, tôi đã chun bkế hoch để ông Thái cng Hi Phòng và ông Chhun cng Sihanoukville có thgp nhau. Chai người đều là nhng người có kinh nghim lâu năm trong qun lý kinh doanh cng, có quan hrt mt thiết vi ODA Nht Bn và JICA, đều có tinh thn kinh doanh rt mnh, gii tiếng Anh và tôi mong rng chai vsthăng tiến hơn na trong tương lai. Hai vva gp nhau đã hiu nhau, vi cùng quan đim “đã hc tp nhiu các cng ca Nht và châu Âu, nhưng vic trao đổi kinh nghim, bài hc tnhng cng có trình độ phát trin và điu kin địa lý gn nhau, có nhiu vn đề chung là vic làm đặc bit có ý nghĩa”, “mong mun tiếp tc cơ hi trao đổi gia hai cng mà ln này JICA đã giúp thc hin”, và đã nht trí stiếp tc hot động giao lưu trong tương lai. Trong năm nay, Phó tng giám đốc Thái cùng các cán bcng Hi Phòng và chuyên gia JICA vthúc đẩy đầu tư cho Hi Phòng dđịnh sđến thăm cng và khu công nghip Sihanoukville. Trong chuyên mc thông đip tTrưởng đại din này, tôi cũng đã nhiu ln gii thiu quan đim là vic vn dng hot động hp tác Nht Vit 20 năm qua để thc hin hp tác gia các nước đang phát trin slà mt mô hình vin trphát trin mi trên thế gii. Trước đây, trong thi kphtrách khu vc châu Phi, để phc vcho vic vin trphc hi sau động đất cho Angeria- nm Bc Phi, nhm chia snhng kinh nghim vkhôi phc sau động đất và phòng chng thiên tai trong nhà trường ti thành phKobe, tôi đã nhiu ln đi vgia hai nước để chuyn ti nhng thông đip tcác hc sinh và giáo viên ca tnh Burmedes ca Algeria và thành phKobe. Bên cnh đó, để vn dng kinh nghim phát trin hành lang kinh tế Đông Tây Đông Dương phc vcho kế hoch xây dng hành lang Nakara băng ngang theo hướng Đông Tây khu vc Đông Nam châu Phi, tôi đã tchc đưa các đoàn quan chc chính phca Vit Nam và Mozambic đến thăm ln nhau, và tchc đi thsát đặc khu kinh tế cùng hthng đường b, cng bin min Trung. Thông qua JICA tăng cường tình thân trên thế gii. Đặc bit, Vit Nam có mt mi quan hđặc bit vi Đông Dương và vi các nước châu Phi. Tháng 5 năm sau, hi nghphát trin châu Phi (TICAD) sđược tchc. Tôi luôn mong mun sly Vit Nam làm trng tâm để tăng cường tình thân vi châu Phi và cthế gii. (Trưởng đại din văn phòng JICA Vit Nam – Tsuno Motonori) Thúc đẩy tăng trưởng và tăng cường năng lc cnh tranh quc tế 1. JICA và BTài chính đồng tchc Hi tho vQun lý tài chính Ngày 24/7/2012, BTài chính Vit Nam và Văn phòng JICA Vit Nam đã phi hp tchc hi tho vi mc đích chia snhng kinh nghim ca Nht Bn vkinh tế bong bóng và nhng bin pháp khc phc hu bong bóng, nhng nguyên nhân ca khng hong kinh tế toàn cu nhng năm gn đây, bài hc tkinh tế bong bóng ti châu Âu, đồng thi tho lun vnhng bài hc cho nn kinh tế Vit Nam. Vào tháng 3/2011, văn phòng JICA Vit Nam đã ký kết biên bn ghi nh(MOU) vhp tác trong đào to ngun nhân lc vi BTài chính Vit Nam và hi tho ln này là mt trong nhng hot động cththc hin biên bn đó. Tphía Nht Bn, hi tho đã mi giáo sư Kaizoji Taisei ca Đại hc Cơ đốc giáo Quc tế thuyết trình v“Bài hc trong khng hong tin tquc tế nhng năm 2000”, và giáo sư Ariyoshi Akira ca Đại hc Hitotsubashi thuyết trình v“Bài hc tkinh tế bong bóng ca Nht Bn”. Thành quca hi tho ln này đã được báo cáo lên Btrưởng BTài chính, và dn đến đề xut Nht Bn hp tác vkthut trong xlý nkhi thc hin ci cách hơn na các doanh nghip quc doanh. Văn phòng JICA Vit Nam dkiến stiếp tc htrtrong đó truyn đạt nhng kinh nghim ca Nht Bn để giúp Vit Nam gii quyết vn đề nxu đang dn hin lên. 2. Đánh giá kết thúc dán Nâng cao năng lc ca trường ĐHBK Tp. HCM nhm tăng cường liên kết gia trường Đại hc và cng đồng địa phương (giai đon 2) Tngày 11 đến 22 tháng 6, vic đánh giá kết thúc dán trên đã được thc hin. Dán nói trên là dán hp tác vi trường ĐHBK Tp. HCM, mt trong nhng trường đại hc hàng đầu ti Vit Nam, nhm thc hin nhng nghiên cu xut phát tnhu cu ca địa phương, và chuyn li nhng thành qunghiên cu phc vcho địa phương, qua đó nâng cao năng lc nghiên cu và đào to cn thiết cho vic thúc đẩy hot động Văn phòng JICA Vit Nam Tháng 8/2012 (Bn tin hàng tháng ca văn phòng JICA Vit Nam) Thông đip ca trưởng đại din Nhng đim nhn trong tháng

Transcript of Văn phòng JICA Vi t Nam Tháng 8/2012 (B n tin hàng tháng c a v … · 2012-10-12 · JICA, u...

Page 1: Văn phòng JICA Vi t Nam Tháng 8/2012 (B n tin hàng tháng c a v … · 2012-10-12 · JICA, u có tinh th n kinh doanh r t m nh, gi *i ti ng Anh và tôi mong r&ng c hai v " s

今月の主なト今月の主なト今月の主なト今月の主なトピックスピックスピックスピックス

Từ ngày 13 đến 16 tháng 8, chúng tôi đã mời Ông Lu Kim Chhun, Tổng giám đốc cảng Sihanoukville đến Hà Nội, và phối hợp với Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Hà Nội cùng tổ chức hội thảo về phát triển hạ tầng cho “hành lang kinh tế phía Nam” của khu vực Đông Dương, tại đây Tổng giám đốc đã giới thiệu về cảng và khu công nghiệp. Cảng Sihanoukville là cảng nước sâu duy nhất của Campuchia, và cũng là dự án vốn vay đầu tiên sau khi ODA từ Nhật Bản được mở lại vào năm 1999. Sau khi xây dựng xong cảng container, Nhật Bản đã cung cấp vốn vay để xây dựng khu công nghiệp cạnh đó, công trình này đã được khánh thành vào tháng 5 năm nay. Một số doanh nghiệp Nhật cũng đã bắt đầu triển khai hoạt động và khu vực này được kỳ vọng sẽ trở thành nơi thúc đẩy đầu tư. Chuyên gia JICA về thúc đẩy đầu tư cũng đi cùng với Tổng giám đốc, không chỉ tham dự hội thảo mà còn đến làm việc với Vụ Công nghiệp, Bộ Kế hoạch và đầu tư, thăm khu công nghiệp Thăng Long, khu công nghiệp Nomura Hải Phòng và cảng Hải Phòng.

Bản thân tôi, vào năm 1999, là người phụ trách khu vực Đông Dương nên tôi đã thẩm định dự án cảng Sihanoukville và thời điểm đó Ông Chhun chính là đối tác của tôi. Vào tháng 2 năm nay, khi tham gia đoàn công tác về khảo sát môi trường đầu tư tại Campuchia do Ban Tài chính ngân hàng, Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Hà Nội tổ chức, tôi đã được gặp lại ông sau hơn mười năm, và cuộc gặp đó đã dẫn đến chuyến năm Việt Nam này của ông.

Mặt khác, vào năm 1992, Việt Nam đã được nối lại ODA trước

Campuchia, cho đến nay đã tròn 20 năm. Công tác xây dựng cải tạo

cảng Hải Phòng là dự án vốn vay đầu tiên trong số vốn vay theo dự án

được triển khai thực sự từ năm 1993, là công trình được chú ý nhiều cùng với dự án cải tạo quốc lộ 5 nối Hà Nội với Hải Phòng. Vào thời

điểm đó, tôi được cử đến làm việc trong Đại sứ quán Nhật Bản, phụ

trách về hợp tác kinh tế, và mối quan hệ bằng hữu giữa tôi với ông

Trương Văn Thái, Phó tổng giám đốc cảng cũng bắt đầu từ đó. Đối với cảng Hải Phòng, sau khi hoàn thành việc phục hồi năng lực cho cảng,

vào năm 1999 chúng tôi đã tiếp tục hỗ trợ vốn vay ODA để xây dựng

cảng container. Như vậy, là người đồng thời phụ trách cả hai cảng Hải

Phòng và Sihanoukville, tôi đã nhiều lần đến làm việc tại hiện trường. Từ sau khi gặp lại ông Chhun, tôi đã chuẩn bị kế hoạch để ông Thái ở

cảng Hải Phòng và ông Chhun ở cảng Sihanoukville có thể gặp nhau.

Cả hai người đều là những người có kinh nghiệm lâu năm trong quản

lý kinh doanh cảng, có quan hệ rất mật thiết với ODA Nhật Bản và JICA, đều có tinh thần kinh doanh rất mạnh, giỏi tiếng Anh và tôi mong

rằng cả hai vị sẽ thăng tiến hơn nữa trong tương lai. Hai vị vừa gặp

nhau đã hiểu nhau, với cùng quan điểm “đã học tập nhiều ở các cảng

của Nhật và châu Âu, nhưng việc trao đổi kinh nghiệm, bài học từ những cảng có trình độ phát triển và điều kiện địa lý gần nhau, có nhiều

vấn đề chung là việc làm đặc biệt có ý nghĩa”, “mong muốn tiếp tục cơ

hội trao đổi giữa hai cảng mà lần này JICA đã giúp thực hiện”, và đã

nhất trí sẽ tiếp tục hoạt động giao lưu trong tương lai. Trong năm nay, Phó tổng giám đốc Thái cùng các cán bộ cảng Hải Phòng và chuyên gia

JICA về thúc đẩy đầu tư cho Hải Phòng dự định sẽ đến thăm cảng và

khu công nghiệp Sihanoukville. Trong chuyên mục thông điệp từ Trưởng đại diện này, tôi cũng đã

nhiều lần giới thiệu quan điểm là việc vận dụng hoạt động hợp tác Nhật Việt 20 năm qua để thực hiện hợp tác giữa các nước đang phát triển sẽ là một mô hình viện trợ phát triển mới trên thế giới. Trước đây, trong thời kỳ phụ trách khu vực châu Phi, để phục vụ cho việc viện trợ phục hồi sau động đất cho Angeria- nằm ở Bắc Phi, nhằm chia sẻ những kinh nghiệm về khôi phục sau động đất và phòng chống thiên tai trong nhà trường tại thành phố Kobe, tôi đã nhiều lần đi về giữa hai nước để chuyển tải những thông điệp từ các học sinh và giáo viên của tỉnh Burmedes của Algeria và thành phố Kobe. Bên cạnh đó, để vận dụng kinh nghiệm phát triển hành lang kinh tế Đông Tây ở Đông Dương phục vụ cho kế hoạch xây dựng hành lang Nakara băng ngang theo hướng Đông Tây ở khu vực Đông Nam châu Phi, tôi đã tổ chức đưa các đoàn quan chức chính phủ của Việt Nam và Mozambic đến thăm lẫn nhau, và tổ chức đi thị sát đặc khu kinh tế cùng hệ thống đường bộ, cảng biển ở miền Trung. Thông qua JICA tăng cường tình thân trên thế giới. Đặc biệt, Việt Nam có một mối quan hệ đặc biệt với Đông Dương và với các nước châu Phi. Tháng 5 năm sau, hội nghị phát triển châu Phi (TICAD) sẽ được tổ chức. Tôi luôn mong muốn sẽ lấy Việt Nam làm trọng tâm để tăng cường tình thân với châu Phi và cả thế giới.

(Trưởng đại diện văn phòng JICA Việt Nam – Tsuno Motonori)

Thúc đẩy tăng trưởng và tăng cường năng lực cạnh tranh quốc tế

1. JICA và Bộ Tài chính đồng tổ chức Hội thảo về Quản lý tài chính

Ngày 24/7/2012, Bổ Tài chính Việt Nam và Văn phòng JICA Việt Nam đã phối hợp tổ chức hội thảo với mục đích chia sẻ những kinh nghiệm của Nhật Bản về kinh tế bong bóng và những biện pháp khắc phục hậu bong bóng, những nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế toàn

cầu những năm gần đây, bài học từ kinh tế bong bóng tại châu Âu, đồng thời thảo luận về những bài học cho nền kinh tế Việt Nam. Vào tháng 3/2011, văn phòng JICA Việt Nam đã ký kết biên bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác trong đào tạo nguồn nhân lực với Bộ Tài chính Việt Nam và hội thảo lần này là một trong những hoạt động cụ thể thực hiện biên bản đó. Từ phía Nhật Bản, hội thảo đã mời giáo sư Kaizoji Taisei của Đại học Cơ đốc giáo Quốc tế thuyết trình về “Bài học trong khủng hoảng tiền tệ quốc tế những năm 2000”, và giáo sư Ariyoshi Akira của Đại học Hitotsubashi thuyết trình về “Bài học từ kinh tế bong bóng của Nhật Bản”. Thành quả của hội thảo lần này đã được báo cáo lên Bộ trưởng Bộ Tài chính, và dẫn đến đề xuất Nhật Bản hợp tác về kỹ thuật trong xử lý nợ khi thực hiện cải cách hơn nữa các doanh nghiệp quốc doanh. Văn phòng JICA Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục hỗ trợ trong đó truyền đạt những kinh nghiệm của Nhật Bản để giúp Việt Nam giải quyết vấn đề nợ xấu đang dần hiện lên. 2. Đánh giá kết thúc dự án Nâng cao năng lực của trường ĐHBK Tp. HCM nhằm tăng cường liên kết giữa trường Đại học và cộng

đồng địa phương (giai đoạn 2)

Từ ngày 11 đến 22 tháng 6, việc đánh giá kết thúc dự án trên đã được thực hiện. Dự án nói trên là dự án hợp tác với trường ĐHBK Tp. HCM, một trong những trường đại học hàng đầu tại Việt Nam, nhằm thực hiện những nghiên cứu xuất phát từ nhu cầu của địa phương, và chuyển lại những thành quả nghiên cứu phục vụ cho địa phương, qua đó nâng cao năng lực nghiên cứu và đào tạo cần thiết cho việc thúc đẩy hoạt động

Văn phòng JICA Việt Nam Tháng 8/2012 (Bản tin hàng tháng của văn phòng JICA Việt Nam)

Thông điệp của trưởng đại diện

Những điểm nhấn trong tháng

Page 2: Văn phòng JICA Vi t Nam Tháng 8/2012 (B n tin hàng tháng c a v … · 2012-10-12 · JICA, u có tinh th n kinh doanh r t m nh, gi *i ti ng Anh và tôi mong r&ng c hai v " s

liên kết giữa trường đại học với cộng đồng địa phương. Dự án bắt đầu từ năm 2009 và thực hiện cho đến nay được 3 năm rưỡi (dự kiến kết thúc vào tháng 9/2012). Nhìn chung kết quả đạt được được đánh giá cao, xác nhận được rằng ĐHBK Tp. HCM đã có được chức năng làm trung tâm của khu vực, đồng thời cả hai phía Nhật Việt cũng đã xác nhận và nhất trí về những vấn đề cần xem xét cho đến khi kết

thúc dự án, ví dụ như việc tìm kiếm nguồn vốn để nghiên cứu sau khi dự án kết thúc (tìm kiếm nhiều nguồn khác nhau từ bên ngoài), cần tăng cường năng lực quản lý của cơ quan thực hiện nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc hợp tác giữa nhà trường và khối sản xuất v.v.

Cải thiện điều kiện sống và thu hẹp khoảng cách phát triển

3. Họp Ban điều phối chung của Dự án Nâng cao năng lực trường

ĐH Tây Bắc nhằm phát triển nông thôn bền vững ở vùng Tây Bắc

Ngày 27/7 (thứ sáu) cuộc họp Ban điều phối chung (JCC) lần thứ hai của dự án nói trên đã được tổ chức. Trong cuộc họp lần này, Đại học Tây Bắc đã báo cáo những tiến triển sau cuộc họp lần 1 vào tháng 5/2011, và kế hoạch hoạt động trong năm tài khóa này căn cứ trên bản Ma trận thiết kế dự án (PDM) được sửa đổi theo những chỉ thị từ đoàn công tác chỉ đạo quản lý dự án hồi tháng 12/2011. Dự án này với 3 trọng tâm chính là đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật cho địa phương, thực hiện tại trường ĐH Tây Bắc – đầu mối của khu vực Tây Bắc, trong đó sửa đổi chương trình đào tạo cho phù hợp với tình hình của khu vực Tây Bắc, tiến hành những hoạt động nghiên cứu với đối tượng là những nông sản, hệ sinh thái, rừng núi đặc thù của vùng Tây Bắc, và chuyển giao những kỹ thuật thu được qua nghiên cứu cho địa phương.

*PDM (Projec Design Matrix): là một bảng biểu trong đó ghi rõ mục đích, mục tiêu cần đạt được của dự án, cùng những hoạt động cần thiết để đạt được những mục tiêu đó.

4. Bộ TN&MT tặng Kỷ niệm chương cho chuyên gia JICA

Chuyên gia cố vấn về chính sách môi trường do JICA cử sang, ông Tsujihara đã được Bộ TN&MT tặng bằng khen.

Trong hai năm công tác, chuyên gia Tsujihara với những đóng góp trong việc hỗ trợ xây dựng chính sách, chiến lược quốc gia về quản lý ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí, quản lý chất thải rắn, quản lý ô nhiễm thổ nhưỡng, cùng các nghiên cứu khảo sát để tiến tới một xã hội ít phế thải, các nghiên cứu khảo sát để xây dựng cơ chế chính sách trong quản lý các vụ kiện về môi trường v.v. đã được đánh giá cao và được Bộ tặng bằng khen. Thứ trưởng Bùi Cách Tuyến đã có lời cảm ơn chuyên gia và nêu mong muốn thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa hoạt động hợp tác giữa hai nước. * Bạn đọc có thể xem thêm tin về lễ trao bằng khen trên trang web dưới đây của Bộ TN&MT: http://vea.gov.vn/vn/tintuc/tintuchangngay/Pages/Vì-sự-nghiệp-tài-nguyên-và-môi-trường.aspx 5. Các học sinh cấp hai đoạt giải trong cuộc thi “Học sinh viết về hợp tác quốc tế năm 2012” đến thăm Việt Nam

Cuộc thi “Học sinh cấp 2, 3 viết về hợp tác quốc tế” do JICA tổ chức bắt đầu từ năm 2005 với đối tượng là các học sinh cấp 2, 3 trên toàn nước Nhật – những người sẽ đảm nhận vai trò của thế hệ tương lai - nhằm giúp các em hiểu hơn về hiện trạng của các nước đang phát triển, mối quan hệ giữa các nước đang phát triển với Nhật Bản, qua đó suy nghĩ về những hoạt động cần thiết mà Nhật Bản cũng như bản thân từng người cần thực hiện trong cộng đồng quốc tế.

Trong năm tài khóa 2011, từ bối cảnh thảm họa động đất và sóng thần miền Đông Nhật Bản, cuộc thi đã được phát động với đề tài “Nhật Bản trong thời gian tới – những gì chúng ta có thể làm được trên thế giới” và đã có 75.662 tác phẩm dự thi, con số kỷ lục từ trước đến nay, và trở

thành một trong những cuộc thi viết lớn nhất tại Nhật Bản. Tác giả những bài viết được giải sẽ được cử đi tham quan nước ngoài vào năm sau đó, và năm nay, 10 em học sinh trong nhóm cấp 2 đã được đưa đến Việt Nam tham quan trong những ngày 24-28 tháng 7.

Trong chương trình tham quan, các em đã được văn phòng giới thiệu khái quát về hoạt động ODA, trải nghiệm cuộc sống tại làng của người dân tộc thiểu số, tham quan và hỏi đáp với bạn Sanjo - tình nguyện viên Nhật Bản đang làm hộ lý tại bệnh viện tỉnh Hòa Bình, thăm dự án bảo vệ môi trường vịnh Hạ Long và họp tập về môi

trường cùng với các học sinh địa phương. Vào buổi báo cáo trước khi về nước, từng em học sinh đã phát biểu cảm tưởng của mình, trong đó các em nói “người dân ở nước đang phát triển dùng bữa cùng mọi người trong gia đình, tuy thu nhập thấp hơn các nước phát triển nhưng họ sống dường như rất vui vẻ”, “người Việt Nam rất thân thiện, dễ gần”, “tuy em nói tiếng Anh không tốt nhưng mọi người đều cố gắng hiểu em nên em rất vui. Em nghĩ rằng thái độ đón nghe từng lời của người đối diện là rất quan trọng”, “việc viện trợ đúng những gì mà người dân nước đang phát triển cần là rất quan trọng. Không được khiên cưỡng trong viện trợ” v.v., dường như các em đã tiếp nhận được nhiều điều thông qua cảm quan trẻ trung của mình,và sẽ lấy làm đề tài để các em học tập trong tương lai. Chúng tôi mong các em sẽ tận dụng những kinh nghiệm có được trong chuyến đi này để trưởng thành hơn nữa trong tương lai.

6. Các giáo viên (vùng Chugoku) trong chương trình giáo viên thực

tập tại nước ngoài năm 2012 và báo Chugoku đi thăm Hà Nội, Tp.

HCM và khu vực Mekong

Chương trình giáo viên thực tập tại nước ngoài là chương trình cho JICA tổ chức, trong đó đưa các giáo viên có quan tâm đến giáo dục phát triển (giáo dục về quan tâm quốc tế) cùng các viên chức có vai trò chỉ đạo trong ủy ban giáo dục của các địa phương đến thăm các nước đang

phát triển, qua đó giúp họ hiểu sâu hơn về hiện trạng các nước đang phát triển, về hiện trường thực hiện hợp tác quốc tế, về mối quan hệ giữa Nhật Bản với các nước đang phát triển, và các giáo viên sẽ vận dụng những gì nghe được, thấy được vào công tác giáo dục thực tế tại trường học, đào tạo những

học sinh, nhi đồng là thế hệ gánh vác tương lai.

Theo yêu cầu của Trung tâm JICA Chugoku, năm 2012 chúng tôi đã tiếp nhận 8 giáo viên từ tiểu học đến trung học phổ thông, đến thăm Việt Nam trong những ngày 6 đến 14 tháng 8.

Đoàn giáo viên sau khi nghe trình bày khái quát về nội dung hợp tác, viện trợ tại văn phòng JICA Việt Nam đã đến trải nghiệm cuộc sống tại làng của người dân tộc thiểu số, thăm trường phổ thông Nguyễn Siêu, thực tập một mô hình hoạt động giao lưu, thị sát công trường xây dựng nhà ga quốc tế sân bay Nội Bài, sau đó bay vào Tp. HCM. Ở khu vực phía Nam, đoàn đã thị sát công trình xử lý nước thải Tp. HCM, thăm tình nguyện viên Goto đang làm việc tại bệnh viện đa khoa tỉnh Tiền Giang, tình nguyện viên Tateno làm về phát triển nông thôn tại Vĩnh Long, trao đổi ý kiến với các giáo viên dạy tiếng Nhật và giao lưu với các học sinh tiếng Nhật tại VJCC, thị sát nhà máy chế xuất (OEM) của công ty Uniqlo là công ty có trụ sở chính tại tỉnh Yamaguchi.

Page 3: Văn phòng JICA Vi t Nam Tháng 8/2012 (B n tin hàng tháng c a v … · 2012-10-12 · JICA, u có tinh th n kinh doanh r t m nh, gi *i ti ng Anh và tôi mong r&ng c hai v " s

Đi cùng đoàn giáo viên có phóng viên của tờ báo Chugoku – là báo địa phương vùng Hiroshima, phóng viên ngoài việc đi cùng đoàn còn phỏng vấn những người quê ở vùng Chugoku hiện đang làm việc tại Việt Nam

và chủ yếu là những người làm việc trong các dự án liên quan đến JICA. Sau khi về nước, mong rằng những bài báo về ODA và về thực tế các tiết dạy về phát triển của các giáo viên, sẽ góp phần tăng thêm hiểu biết của người dân về hợp tác quốc tế. 7. Báo cáo giữa kỳ của các nhân viên mới đang thực tập

Lần đầu tiên đến Việt Nam, tôi kinh ngạc với lượng giao thông quá đông, cảm kích vì món ăn quá ngon, và nếu chỉ sống ở Hà Nội thì tôi cảm thấy có thật cần thiết phải viện trợ nữa không, nhưng qua những lần thăm các dự án vốn vay và dự án hợp tác kỹ thuật, tôi nhận thấy

trong việc nâng cao năng lực kỹ thuật và đào tạo con người còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết.

Tôi đã được đến nhiều hiện trường khác nhau, và kinh nghiệm đặc biệt lớn đối với tôi là việc có thể thấy được thực tế những tác động không

mong muốn của các công trình phát triển hạ tầng. Là người học về xây dựng, không phải tôi chưa từng nghĩ đến vấn đề sự cố, giải phóng mặt bằng, tác động đến môi trường xung quanh, nhưng thành thật mà nói tôi cảm nhận rằng những suy nghĩ của tôi trước đây còn nông cạn quá. Trong quá trình thực tập OJT, tôi sẽ cố gắng tìm ra những gợi ý để suy nghĩ về cách làm thế giảm giảm thiểu được những tác động không mong muốn, và tôi sẽ luôn lưu giữ một cách cẩn thận, không để lu mờ những trải nghiệm, những điều mà tôi đã được thấy. Và cuối cùng tôi muốn gởi lời cảm ơn đến những người đã giúp đỡ tôi trong thời gian nửa tháng qua. Trong thời gian còn lại tôi cũng sẽ cố gắng hết mình để hấp thụ được thật nhiều điều, và tôi rất mong sẽ được tiếp tục chỉ đạo, giúp đỡ từ mọi người (Furuhashi Momoko).

Bắt đầu từ ngày 1/7 là ngày tôi bắt đầu thời gian thực tập OJT tại nước ngoài ở văn phòng JICA Việt Nam, hầu như tuần nào tôi cũng được đi đến nhiều dự án khác nhau. Tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến những chuyên gia trong các dự án đã tranh thủ thời gian giữa những hoạt động bận rộn của dự án để chỉ dạy cho tôi.

Đến ngày giữa tháng 8 này, coi như tôi đã trải qua một nửa thời gian thực tập OJT rồi, và trong tháng 7 tôi đã được thăm 3 dự án ở những dạng hoàn toàn khác nhau, mỗi dự án một tuần. Tại dự án đường vành đai 3 Hà Nội, điều ấn tượng nhất mà tôi học được là để rút ngắn thời gian thi công, điểm mấu chốt là dồn sức vào việc cải tổ ý thức cho cá nhân từng người lao động, và dự án đã đào tạo kỹ cho đến cách hành xử cơ bản. Tại dự án cải thiện giao thông công cộng cho thành phố Hà Nội, tôi cảm nhận rằng điểm quan trọng là làm thế nào để cho cán bộ phía đối tác hiểu được hình dáng tương lai của thành phố mà các chuyên gia phía Nhật Bản vẽ ra. Bên cạnh đó, tại công trình nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn, tôi hiểu rằng vì qui mô công trình quá lớn, việc thương lượng giữa các cơ quan liên quan và với chính quyền địa phương là điểm khó khăn của dự án này. Khi làm công việc hình thành dự án tại trụ sở chính, tôi nghĩ rằng điều quan trọng nhất là phải cảm nhận được bằng da thịt mình sự sâu sắc và điểm khó khăn trong hợp tác quốc tế. Với suy nghĩ đó, trong khoảng thời gian 2 tháng còn lại, tôi sẽ luôn ý thức tìm hiểu xem vấn đề

ở đâu, ý thức xem nếu là mình thì sẽ phải hành xử như thế nào, và cố gắng hấp thụ được càng nhiều kinh nghiệm càng tốt (Shimodaira Shunsuke).

8. Cùng những đồng nghiệp tại địa phương phấn đầu vì sức khỏe bà

mẹ và trẻ em

Nhóm TNV số hai năm 2010

Tỉnh An Giang, Hộ lý Matsumoto Aki Sau khi tốt nghiệp trường hộ lý, tôi đã làm việc 6 năm tại bệnh viện

trong tỉnh Saitama về khoa nhi và khoa ngoại về não, và sau đó tôi đã chuyển tiếp học đại học để tìm hiểu về tình hình y tế sức khỏe tại những vùng xa. Sau khi tốt nghiệp tôi đã đến làm việc tại bệnh viện Yaeyama - là bệnh viện công lập của tỉnh Okinawa.

Nơi tôi đến làm tình nguyện viên là bệnh viện đa khoa tỉnh An Giang. Bệnh viện có 1000 giường, 26 khoa. Và nội dung đề nghị của bệnh viện đối với tình nguyện viên là thông qua hoạt động tình nguyện, thực hiện phổ biến Sổ tay mẹ và bé, và hợp tác trong chăm sóc sức khỏe trẻ em. 4 tháng đầu tiên tôi làm việc về cấp cứu nhi khoa, sau đó tôi lần lượt đến làm cho các bộ phận trong khoa sản (phòng trẻ sơ sinh, phòng sinh, khoa sản, hậu sản, khu hậu phẫu), hiện nay tôi đang làm việc được hơn 1 năm tại khu vực khám sức khỏe cho thai phụ. Sức khỏe của trẻ em chịu ảnh hưởng nhiều từ những yếu tố bên ngoài. Lý do là vì nhiều yếu tố khác nhau như kinh tế, khí hậu, khả năng tiếp cận bệnh viện, môi trường vệ sinh, giáo dục, dân tộc v.v. Và cũng có những trường hợp khiến tôi ước ao giá mà có được Sổ tay mẹ và bé.

Từ tháng 4 năm nay, Sổ tay mẹ và bé bắt đầu được sử dụng tại 4 huyện trong tỉnh. Tôi đã cùng với các đồng nghiệp làm và dán những tấm pa-nô quảng bá, và hướng dẫn cho các thai phụ đến khám đi nhận sổ tay từ trạm y tế của làng, xã. Ngoài ra, trong và ngoài viện, tôi cùng các đồng nghiệp đã có dịp được trình bày về tình hình sử dụng Sổ tay mẹ và bé.

Vào tháng 2 và tháng 6 năm nay, Dự án phổ biến Sổ tay mẹ và bé đã tổ chức những buổi tập huấn dành cho cán bộ và nhân viện y tế tại những tỉnh là đối tượng của dự án. Tôi đã đi đến những vùng giáp biên

giới Campuchia,nơi có người dân tộc thiểu số sinh sống. Tôi đã giới thiệu Sổ tay mẹ và bé của mình mà tôi đã mang từ Nhật sang. Những người tham gia hội thảo đã nói rằng “khi con tôi lớn lên, sổ tay sẽ thành vật kỷ niệm của nó, giống như trường hợp Aki vậy”. Tôi đã nghĩ rằng người

Khơ-me không biết tiếng Việt và tỉ lệ mù chữ cũng là một vấn đề. Tuy nhiên tôi đã hiểu ra rằng thật ra khi đến trường họ được học tiếng Việt, nên bản thân họ không xem đó làm vấn đề nghiêm trọng. Và tôi cũng có cơ hội đến dự các lớp học về sức khỏe tổ chức tại các khu dân cư. Tại các buổi học sức khỏe này, nhân viên y tế sẽ giải thích cho người dân cách sử dụng Sổ tay mẹ và bé. Hiểu được tình hình của khu vực mình làm việc là một kinh nghiệm rất quí báu đối với bản thân tôi.

So với những bác sĩ, y sĩ, hộ sản, tôi không có đủ kiến thức chuyên môn về sản khoa như họ. Tuy nhiên, tôi luôn ý thức về việc liên kết giữa nhiều người ở những vị trí khác nhau, liên kết giữa nhiều bộ phận trong bệnh viện, về trách nhiệm nghề nghiệp, về khả năng quan sát và đánh giá của một hộ lý. Và tôi cũng rất biết ơn vì mỗi khi có vấn đề xảy ra, tôi trao đổi với các đồng nghiệp và luôn nhận được những ý kiến đa dạng và nhận được sự hợp tác từ họ.

Tôi mong rằng với khởi đầu là Sổ tay mẹ và bé, tôi sẽ hợp tác với các đồng nghiệp của mình thúc đẩy sự năng động của những tài nguyên tuyệt vời sẵn có tại địa phương.

Báo cáo từ hiện trường công tác

Page 4: Văn phòng JICA Vi t Nam Tháng 8/2012 (B n tin hàng tháng c a v … · 2012-10-12 · JICA, u có tinh th n kinh doanh r t m nh, gi *i ti ng Anh và tôi mong r&ng c hai v " s

9. Ký kết Công hàm trao đổi (E/N) và Hiệp định không hoàn lại

(G/A) về kế hoạch học bổng đào tạo nguồn nhân lực (JDS)

Ngày 25/7, Công hàm trao đổi (E/N) và Hiệp định không hoàn lại (G/A) về kế hoạch học bổng đào tạo nguồn nhân lực (JDS) đã được ký kết. Chương trình JDS (kế hoạch học bổng đào tạo nguồn nhân lực)

được bắt đầu từ năm 2000, cho đến nay đã cử 333 nghiên cứu sinh sang Nhật học trình độ thạc sỹ. Lần này sẽ có thêm 30 nghiên cứu sinh được cử sang Nhật nghiên cứu về các ngành tăng trưởng kinh tế, giao thông vận tải và giao thông đô thị, môi trường, nông nghiệp và phát triển nông thôn, xây dựng luật pháp, cải cách hành chính tại 8 trường đại học. Tại lễ ký,

thứ trưởng Phạm Vũ Luận của Bộ GD&ĐT đã cảm ơn sự đóng góp của chương trình này vào sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực của Việt Nam, đồng thời cũng nêu lên kỳ vọng đối với sự tiếp tục hỗ trợ từ Nhật Bản. Thứ trưởng cũng nên lên ý kiến về sự cần thiết phải xây dựng mạng lưới và thúc đẩy giao lưu giữa những du học sinh đã về nước.

Giới thiệu dự án mới