UBND TỈNH AN GIANGvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1415Bao … · Web viewCác vùng...

72
UBND TỈNH AN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT _______________________________ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _______________________________ Số: 1959/SNN-KHTC Long Xuyên, ngày 16 tháng 12 năm 2010 BÁO CÁO Đánh giá tình hình hoạt động ngành nông nghiệp và PTNT năm 2010, kế hoạch sản xuất năm 2011 PHẦN I Đánh giá hoạt động ngành năm 2010 Tình hình chung: Trong năm 2010 tình hình sản xuất trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản tiếp tục gặp nhiều khó khăn như giá cả tiêu thụ không ổn định, các hộ nuôi thủy sản nhỏ lẽ thiếu vốn sản xuất, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, dịch bệnh heo tai xanh bùng phát…Tuy nhiên với sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của cả hệ thống chính trị cùng sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, kết quả sản xuất nhìn chung đạt kết quả khả quan, trong đó nổi bật là diện tích sản xuất lúa Thu Đông đạt trên 115 ngàn ha, góp phần đảm bảo thực hiện thắng lợi kế hoạch tăng trưởng ngành. Sơ bộ đạt kết quả thực hiện năm 2010 như sau: - Giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp năm 2010 ước đạt 4,19% (KH 4,13%) - Giá trị sản xuất sản phẩm trồng trọt trên 1 ha đất sản xuất ước đạt 75,62 triệu đồng/ha, tăng gần 2 triệu đồng/ha so năm 2009 (KH 70 triệu đồng/ha). - Tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước sạch: 46,54% - Tỷ lệ che phủ rừng đạt 18,78% Chỉ tiêu 2009 Sơ bộ 2010 Tốc độ tăng (%) Giá trị (Tỉ cấu (%) Giá trị (Tỉ cấu (%) 1

Transcript of UBND TỈNH AN GIANGvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1415Bao … · Web viewCác vùng...

Page 1: UBND TỈNH AN GIANGvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1415Bao … · Web viewCác vùng còn lại của giai đoạn 2 đang triển khai lập hồ sơ và trình thẩm

UBND TỈNH AN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT

_______________________________Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________________

Số: 1959/SNN-KHTC Long Xuyên, ngày 16 tháng 12 năm 2010

BÁO CÁOĐánh giá tình hình hoạt động ngành nông nghiệp và PTNT

năm 2010, kế hoạch sản xuất năm 2011

PHẦN IĐánh giá hoạt động ngành năm 2010

Tình hình chung:Trong năm 2010 tình hình sản xuất trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản tiếp tục gặp

nhiều khó khăn như giá cả tiêu thụ không ổn định, các hộ nuôi thủy sản nhỏ lẽ thiếu vốn sản xuất, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, dịch bệnh heo tai xanh bùng phát…Tuy nhiên với sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của cả hệ thống chính trị cùng sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, kết quả sản xuất nhìn chung đạt kết quả khả quan, trong đó nổi bật là diện tích sản xuất lúa Thu Đông đạt trên 115 ngàn ha, góp phần đảm bảo thực hiện thắng lợi kế hoạch tăng trưởng ngành. Sơ bộ đạt kết quả thực hiện năm 2010 như sau:

- Giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp năm 2010 ước đạt 4,19% (KH 4,13%)- Giá trị sản xuất sản phẩm trồng trọt trên 1 ha đất sản xuất ước đạt 75,62 triệu

đồng/ha, tăng gần 2 triệu đồng/ha so năm 2009 (KH 70 triệu đồng/ha). - Tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước sạch: 46,54% - Tỷ lệ che phủ rừng đạt 18,78%

Chỉ tiêu2009 Sơ bộ 2010 Tốc độ

tăng (%)Giá trị(Tỉ đg)

Cơ cấu(%)

Giá trị(Tỉ đg)

Cơ cấu(%)

1 GDP (giá cđ) 5,151 100 5,366 100 4.19a Nông nghiệp 4,376 84.97 4,625 86.18 5.68b Lâm nghiệp 65 1.26 66 1.22 1.33c Thủy sản 710 13.78 676 12.60 (4.73)

2 GTSX Nông lâm ngư nghiệp (giá ttế) 29,220 100 31,959 100 9.37

a Nông nghiệp 22,999 78.71 25,665 80.31 11.59b Lâm nghiệp 159 0.54 173 0.54 9.20c Thủy sản 6,062 20.75 6,121 19.15 0.96

GTSX nội bộ nông nghiệp 22,999 100 25,665 100 11.59- Trồng trọt 19,618 85.30 21,610 84.20 10.15- Chăn nuôi 1,725 7.50 2,156 8.40 24.98- Dịch vụ 1,656 7.20 1,899 7.40 14.69

1

Page 2: UBND TỈNH AN GIANGvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1415Bao … · Web viewCác vùng còn lại của giai đoạn 2 đang triển khai lập hồ sơ và trình thẩm

I. Nông nghiệp:1. Trồng trọt: 1.1 Cây hằng năm:

Diện tích:- Tổng diện tích gieo trồng cả năm: với tổng diện tích là 642.253 ha (đạt 103,2%

KH), tăng 34.663 ha so cùng kỳ. Trong đó: + Diện tích trồng lúa: 589.253 ha, tăng 31.963 ha (chủ yếu tăng ở vụ Thu Đông).

. Vụ Đông xuân: 234.212 ha, tăng 114 ha.

. Vụ Hè thu : 232.045 ha, tăng 763 ha.

. Vụ 3 : 115.037 ha, tăng 30.787 ha.

. Vụ mùa : 7.960 ha, tăng 326 ha. + Diện tích màu các loại ước cả năm toàn tỉnh gieo trồng đạt 53 ngàn ha (đạt

98,7% KH), tăng 2,7 ngàn ha so cùng kỳ. Trong đó nhóm cây rau dưa, đậu các loại với thế mạnh về xuất khẩu (chủ yếu sang thị trường Campuchia) nên vẫn là những cây trồng chủ yếu chiếm gần 70% DTGT hoa màu (tương đương so cùng kỳ).

Năng suất, Sản lượng: với công tác chỉ đạo sát sao của các ngành, các cấp, thường xuyên hướng dẫn nông dân thăm đồng, chăm sóc, phát hiện ngăn chặn sâu bệnh kịp thời, công tác thủy lợi được thực hiện tốt đảm bảo nguồn nước tưới tiêu, tích cực tăng cường ứng dụng các tiến bộ KHKT, cơ giới hóa vào đồng ruộng…đây là những yếu tố quan trọng góp phần làm giảm chi phí sản xuất và tăng năng suất, sản lượng đáng kể.

- Cây lúa: sơ bộ năng suất năm 2010 đạt 6,25 tấn/ha, tăng 0.11 tấn/ha so năm 2009. Do tăng cả về DT, NS nên sản lượng lúa trong năm tăng đáng kể, sơ bộ năm 2010 đạt 3,68 triệu tấn, tăng gần 261 ngàn tấn so năm 2009

- Cây màu: tương tự cây lúa, năng suất, sản lượng một số cây màu chủ yếu trong năm đạt mức tương đương so cùng kỳ, đáng kể có rau dưa các loại đạt mức tăng năng suất khá cao đạt 243,18 tạ/ha (+5,87 tạ/ha), sản lượng 846,2 ngàn tấn (tăng 43,3 ngàn tấn); đậu các loại đạt 3,9 ngàn tấn, tăng 1,2 ngàn tấn; bắp đạt hơn 68 ngàn tấn, tăng 3,3 ngàn tấn so cùng kỳ.

VụDiện tích lúa (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn)

Năm 2009

Năm 2010

Tăng/ giảm

Năm 2009

Năm 2010

Tăng/ giảm Năm 2009 Năm 2010 Tăng/

giảm

Đông Xuân 234,098 234,212 114 7.16 7.29 0.13 1,677,233 1,708,883 31,650

Hè Thu 231,309 232,045 736 5.25 5.43 0.18 1,214,563 1,260,371 45,808Thu Đông 84,249 115,037 30,787 5.94 5.94 0 500,439 683,072 182,633

Vụ Mùa 7,634 7,960 326 3.73 3.68 -0.05 28,532 29,328 796Tổng 557,290 589,253 31,963 6.14 6.25 0.11 3,420,767 3,681,854 260,887

Cơ cấu giống:

2

Page 3: UBND TỈNH AN GIANGvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1415Bao … · Web viewCác vùng còn lại của giai đoạn 2 đang triển khai lập hồ sơ và trình thẩm

Cơ cấu giống tiếp tục chuyển đổi mạnh, có trên 80% diện tích đều sử dụng các loại giống xác nhận có chất lượng cao được ngành chức năng khuyến cáo (chủ yếu là các loại giống OM), riêng loại giống IR50404 được khuyến cáo hạn chế sử dụng song do năng suất cao, dễ trồng, ít sâu bệnh đặc biệt thị trường trong thời gian qua vẫn tiêu thụ mạnh nên diện tích sử dụng giống này lên đến trên 92 ngàn ha (chiếm 15,6% DT), tăng gấp đôi so cùng kỳ (+ 54,7 ngàn ha)

Các giống lúa được sử dụng phổ biến ở 3 vụ lúa như sau:

Tên giống lúa Tỉ lệ (%) ĐX HT Thu Đông

1. OM 4218 18,97 25,35 27,342. OM 2514 16,99 15,81 18,123. OM 1490 2,99 5,79 5,914. Jasmine 4,51 3,1 2,655. OM 2517 10,87 7,19 5,286. IR 50404 20,01 15,63 7,307. OM 5472 3,89 3,4 0,238. Nếp 5,83 7,71 18,999. Giống khác 15,94 16,02 14,18

Nhận xét: các giống nhiễm rầy nặng: OM 2514, Jasmine, OMCS 2000, OM 1490, OM 4218, OM 2517, lúa Nhật; Giống nhiễm rầy nhẹ: OM 4900, IR50404, OM 5472, OM 6976, OM 6162, OM 6073; Giống nhiễm đạo ôn trên lá: OM 2514, OM 1490, OMCS 2000, OM 4218; Giống nhiễm đạo ôn cổ bông: OM 2514, Jasmine, IR50404, OM 1490, OM 4218.

Nhìn chung năm 2010 An Giang đạt thắng lợi toàn diện trên lĩnh vực sản xuất trồng trọt về cả 3 mặt: DTGT, năng suất và sản lượng đều đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Kết quả này rất có ý nghĩa trong bối cảnh ngành chăn nuôi và thủy sản đang gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh và tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên vấn đề về giá cả tiêu thụ lúa tiếp tục không ổn định, giá lúa 2 vụ chính đều không tăng so cùng kỳ (bình quân khoảng 4.000đ/kg) trong khi chi phí sản xuất có chiều hướng tăng nên mức lợi nhuận đạt được không cao như dự kiến (dưới 30% giá thành). Giá lúa thu mua tạm trữ trong thời điểm theo chỉ đạo của Chính phủ (từ 15/7 – 15/9/2010) có tăng lên nhưng đa số nông dân không được hưởng lợi vì đã bán sản phẩm ngay khi thu hoạch để thanh toán các khoản vật tư nông nghiệp mua thiếu trước đó với các đại lý.1.2. Cây lâu năm:

Diện tích cây lâu năm trong tỉnh vẫn ổn định trên 10 ngàn ha, xấp bằng 100,3% cùng kỳ. Cơ cấu cây trồng đang tiếp tục được chuyển đổi theo hướng giảm dần diện tích vườn tạp, tăng diện tích các loại cây trồng chuyên canh có năng suất và giá trị kinh tế cao. Hiện cây ăn quả vẫn chiếm chủ yếu với 6.972 ha (chiếm 62%), nhóm cây công nghiệp lâu năm 3.029 ha (chiếm 30,1%). Năm nay nhờ thời tiết thuận lợi và thực hiện đầu tư chăm sóc tốt nên năng suất của hầu hết các loại cây trồng đều bằng hoặc tăng một ít so cùng kỳ, như: điều đạt 20,5 tạ/ha, tăng 2,5%, cam quýt 67 tạ/ha, tăng 1,52%, dừ 130,1 tạ/ha tăng 0,08%, xoài 69,4 tạ/ha bằng sấp sỉ năm trước…

3

Page 4: UBND TỈNH AN GIANGvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1415Bao … · Web viewCác vùng còn lại của giai đoạn 2 đang triển khai lập hồ sơ và trình thẩm

Điều phấn khởi là năm nay giá trái cây tăng cao từ 10-15% so năm trước nếu sản xuất trái vụ, lợi nhuận có thể tăng gấp đôi điển hình như vụ xoài cát hòa lộc trồng nghịch mùa có giá bán dao động từ 20.000- 30.000 đồng/ kg, có lúc lên tới 40.000 đồng/kg thu lợi nhuận từ 100 triệu-200 triệu đồng/ ha/ năm tăng gấp đôi so cùng kỳ và cao gấp nhiều lần so trồng lúa.2. Chăn nuôi:

Trước nạn dịch “heo tai xanh” hoành hành ở các tỉnh vùng ĐBSCL, ngày 31/8 UBND tỉnh An Giang cũng đã công bố dịch bệnh trên địa bàn tỉnh (quyết định số 1591/QĐ-UBND). Song do ảnh hưởng tâm lý nên sức tiêu thụ giảm mạnh, giá heo hơi trên thị trường có lúc sụt giảm còn 2,2-2,4 triệu đồng/tạ, trong khi đó, giá thức ăn không ngừng tăng cao làm cho chi phí chăn nuôi tăng lên khiến người nuôi heo không có lãi. Đây chính là nguyên làm giảm tổng đàn heo trên địa bàn tỉnh.

Tính đến thời điểm 01/10/2010, toàn tỉnh hiện có 170.768 con, giảm 6,12% so cùng kỳ (-11.133 con). Đàn heo giảm mạnh ở 7 huyện, thị, thành xuất hiện dịch tai xanh, cụ thể là: TP.Long Xuyên giảm 7,6% (-1.457 con), Chợ Mới giảm 7,3% (-1.862 con), Thoại sơn giảm 12,45% (-4.327 con)…. Riêng đàn giá súc, gia cầm tiếp tục được duy trì và phát triển tốt, toàn tỉnh hiện có 4,09 triệu con, bằng 101,89% (tăng 76 ngàn con) so thời điểm cùng kỳ, trong đó đàn vịt khoảng 3,2 triệu con, bằng 101,65% (tăng 51 ngàn con). Tổng đàn trâu, bò có khoảng 81 ngàn con, tăng 2,42% (+1.921 con).

Sản lượng thịt hơi xuất chuồng cả năm 37.368 tấn, tăng 10,31% (+ 3.493 tấn), trong đó sản lượng thịt heo đạt 26,6 ngàn tấn, chiếm 71,33% tăng gần 2.397 tấn (+9,88%) so cùng kỳ.

Đến nay tình hình dịch bệnh có chiều hướng giảm, trong thời gian tới ngành Thú y tỉnh tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống tổng hợp (tiêm phòng, tăng cường công tác chỉ đạo điều hành, công kiểm tra kiểm soát vận chuyển, giết mổ, mua bán sản phẩm động vật, tuyên truyền…) để ngăn chặn, khống chế bệnh tai xanh và sớm công bố hết dịch.3. Thủy sản:

a. Nuôi trồng: tình hình nuôi trồng thủy sản trong năm gặp rất nhiều khó khăn, nhất là cá tra do giá cả nguyên liệu đầu vào không ổn định, liên tục tăng trong 09 tháng đầu năm trong khi giá nguyên liệu thu mua của các nhà máy không tăng, chỉ tăng mạnh vào những tháng cuối năm. Do vậy, hộ nuôi không có lãi thậm chí lỗ, nên người nuôi chưa yên tâm, mạnh dạn đầu tư vào sản xuất, từ đó quy mô nuôi vẫn chưa có nhiều chuyển biến, diện tích thả nuôi cá tra vẫn còn thấp so cùng kỳ, sản lượng nuôi sụt giảm mạnh. Trong tình hình trên, nhiều doanh nghiệp chế biến đã tập trung đầu tư vùng nuôi nhằm nâng cao năng suất, sản lượng để đảm bảo nguồn nguyên liệu sản xuất phục vụ việc thực hiện các hợp đồng đã ký kết. Kết quả đạt được như sau:

- Diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 2.415 ha (kể DT sản xuất giống), giảm 91 ha so năm 2009. Trong đó diện tích nuôi cá tra là 1.418 ha (cá tra thịt 999 ha giảm 119 ha, cá tra giống 419 ha giảm 100 ha), so năm 2009 diện tích sản xuất tiếp tục giảm 219 ha (-13,4%), nuôi tôm 491 ha, giảm 59 ha… với sản lượng nuồi trồng thủy sản cả năm đạt

4

Page 5: UBND TỈNH AN GIANGvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1415Bao … · Web viewCác vùng còn lại của giai đoạn 2 đang triển khai lập hồ sơ và trình thẩm

gần 280 ngàn tấn, giảm hơn 8 ngàn tấn so năm 2009, trong đó sản lượng cá tra 231 ngàn tấn, giảm gần 14 ngàn tấn (giảm 5,6%), sản lượng tôm là 916 tấn, giảm 129 tấn.

- Số lồng - bè nuôi cá là 2.101 bè, bằng 99,06% (giảm 20 bè) so cùng kỳ, trong đó bè nuôi cá tra 123 cái (chiếm 5,8% tổng số), tăng 3 chiếc so cùng kỳ.

- Ước cả năm, lượng cá xuất khẩu đạt khoảng 150 ngàn tấn tương đương 340 triệu USD so cùng kỳ về lượng tăng 13,8% và về kim ngạch tăng 14,3%. So KH 2010 kim ngạch đạt 85% và lượng đạt 83,3% (KH 400 triệu USD).

b. Đánh bắt:Bước vào chu kỳ khai thác thuỷ sản mùa nước nổi, sản lượng đánh bắt đang tăng

dần, tuy nhiên do vùng sinh sản bị thu hẹp (DT sản xuất vụ 3 tăng thêm 31 ngàn ha) đồng thời do năm nay lũ nhỏ mực nước trên đồng thấp gần 1m so cùng kỳ nên sản lượng thủy sản đánh bắt tiếp tục sụt giảm so cùng kỳ, với khoảng 37,21 ngàn tấn (giảm 2,91 ngàn tấn), trong đó sản lượng cá đánh bắt 27,86 ngàn tấn (giảm 2,54 ngàn tấn).II. Kết quả thực hiện một số công tác trọng tâm phục vụ sản xuất và hoạt động chuyên ngành:1. Công tác thủy lợi:1.1. Tình hình thực hiện các công trình thủy lợi:

- Theo dõi đôn đốc tình hình thực hiện các công trình phòng chống hạn đảm bảo đủ nước phục vụ nước cho sản xuất, sinh hoạt, chủ động phòng chống và giảm nhẹ thiên tai:

+ Đợt 1: thực hiện hoàn thành 130 công trình vốn thủy lợi phí (đợt I) gồm 119 kênh đê và 21 cống đập, kinh phí 42.978 triệu đồng.

(Số liệu thống kê chưa đầy đủ, thiếu tiến độ của Tịnh Biên) đến nay đã triển khai 130 công trình (trong đó đang thi công 42 CT; thi công xong 81 công trình)

+ Kế hoạch đợt 2: Nạo vét kênh mương, duy tu sửa chữa cống đập, hỗ trợ nâng cấp cống, đê bao phục vụ cho SX vụ 3, hỗ trợ vùng thủy lợi kết hợp GTNT&TKN… với 183 danh mục công trình, tổng chiều dài 531km, khối lượng 6,14 triệu m3, với tổng kinh phí 105 tỷ đồng. Hiện Công ty KTTL và các huyện, thị thành đang triển khai lập hồ sơ và trình thẩm định để chuẩn bị thi công.

Đến nay đã có 04 huyện Chợ Mới, Phú Tân, Châu Đốc, Châu Thành đã thi công. Công ty KTTL và các huyện, thị thành khác đang triển khai lập hồ sơ và trình thẩm định để chuẩn bị thi công. Ước năm 2010 sẽ hoàn thành 50% KH đợt 2.

- Thực hiện công tác chống hạn, TW đã hỗ trợ 10 tỷ đồng cho các huyện đang thực hiện đầu tư nạo vét và xây dựng 05 đập ngăn mặn tạm (huyện Thoại sơn), với tổng số 20 công trình, dài 44 km, khối lượng 414.380 m3.1.2 Đề án “Phát triển hệ thống trạm bơm điện tỉnh An Giang giai đoạn 2008- 2012”

- Thu hồi nợ năm 2008-2009: Theo thông tin từ Điện lực An Giang đến thời điểm này, tổng số tiền các huyện đã chuyển trả cho CTy Điện lực 2 là 8.462 triệu đồng.

- Thực hiện kế hoạch xây dựng trạm bơm điện 2010: Điện lực 2 thực hiện hoàn thành 99/99 trạm bơm điện đạt 100% (KH), đóng điện cho 99/99 trạm bơm để vận hành tiêu úng phục vụ sản xuất. Các đơn vị đầu tư khai thác trạm bơm điện lắp đặt 99/99 trạm để phục vụ sản xuất.

5

Page 6: UBND TỈNH AN GIANGvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1415Bao … · Web viewCác vùng còn lại của giai đoạn 2 đang triển khai lập hồ sơ và trình thẩm

1.3 Thực hiện thủy lợi kết hợp giao thông nội đồng & tiết kiệm nước:Năm 2010 tỉnh tiếp tục hỗ trợ đầu tư xây dựng vùng thủy lợi kết hợp giao thông

nội đồng & tiết kiệm nước cho 3 vùng: Bắc Vĩnh An TX Tân Châu, An Bình – huyện Thoại Sơn và Tà Đảnh – huyện Tri Tôn; kinh phí 9.317 triệu đồng, đến nay đã thực hiện thi công (vốn đợt I) vùng thủy lợi kết hợp GTND & TKN Bắc Vĩnh An – TX Tân Châu Kinh phí 3.184 triệu đồng. Các vùng còn lại của giai đoạn 2 đang triển khai lập hồ sơ và trình thẩm định để chuẩn bị thi công.1.4 Công tác khác:

Soạn thảo 3 quy định: Quy định QLKT và bảo vệ công trình thủy lợi (đã được UBND tỉnh phê duyệt chuẩn bị ban hành). Quy định về thu thủy lợi phí tạo nguồn và tiền nước (đang trình HĐND tỉnh), còn Quy định hoạt động cung ứng dịch vụ Quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi đang tiếp tục hoàn chỉnh; Phối hợp thực hiện Dự án “Tăng cường quản lý lũ khẩn cấp” giai đọan II của ADPC trên địa bàn tỉnh An Giang ở 03 huyện Tân Châu, Châu Thành và huyện An Phú; Hoàn chỉnh hồ sơ, trình thẩm định Đề án “Hệ thống thủy lợi phục vụ phát triển sản xuất vụ 3 đến 2015 của tỉnh An Giang”…2. Công tác quản lý dự án nông nghiệp: 2.1 Các công trình chuân bi đâu tư:

DA Khu bảo tồn các loài thủy sản rừng tràm Trà Sư; Các vùng phục hồi tái tạo phát triển nguồn lợi thủy sản tỉnh AG; DA Khu bảo tồn các loài thủy sản khu vực Búng Bình Thiên; DA Kiểm soát lũ vùng đê bao Nam Vàm Nao - huyện Chợ Mới; DA Nâng cấp Trung tâm giống Thủy sản cấp I Bình Thạnh - cơ sở 2 và 3; Nâng cấp hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản khu vực Tây đường tránh TPLX; DA Kè: Bình Di, Đồng Đức, Nhơn Hội; DA Phát triển sản xuất chế biến, tiêu thụ rau an toàn đến năm 2015; Cải tạo nâng cấp hệ thống trạm bơm 3/2 huyện TB; Dự án giao thông thủy lợi nội đồng vùng KSL BVN tỉnh AG; DA Kè chống sạt lở bờ sông Hậu thị trấn An Châu-Châu Thành; DA Hệ thống tưới tiêu Trạm bơm Ô. Cha thuộc tiểu vùng Long Điền A1-CM; DA Kiểm soát lũ vùng Đông sông Hậu huyện An Phú; DA đầu tư xây dựng kè bảo vệ bờ Sông Hậu xã Bình Thủy, huyện Châu Phú; Dự án đầu tư kè chống sạt lở bảo vệ bờ Sông Hậu xã Châu Phong, thị xã Tân Châu; Dự án đầu tư hệ thống cấp nước phục vụ NN và nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc Khmer vùng Bảy Núi.2.2. Các công trình chuyển tiếp:

Dự án Nâng cấp Trung tâm giống thủy sản cấp I Bình Thạnh (cơ sở 1); DA Công trình thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản khu vực giữa sông Tiền, sông Hậu; DA Bảy xã gđ2; Kè chống sạt lở bờ sông Tiền bảo vệ biên giới và cửa khẩu Quốc tế Vĩnh Xương2.3. Công trình – Dự án thực hiện mới:

Xây dựng chất lượng và thương hiệu gạo; DA Phát triển hệ thống sản xuất và nâng cao chất lượng lúa giống; DA Xây dựng trụ sở Sở NN & PTNT; Nạo vét 08 kênh: trong đó đã hoàn thành các Kênh Vĩnh Lộc, Vĩnh Hậu; Thần Nông, Phú Hưng –Hiệp Xương. Nạo vét kênh 2010 (06 kênh); DA Trang thiết bị kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật thủy sản; DA Hồ chứa nước Thanh Long, Ô Tà Sóc, Ô Thum.2.4. Công trình khác (TW quản lý): DA ĐTXD công trình kênh Trà Sư Tri Tôn.

6

Page 7: UBND TỈNH AN GIANGvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1415Bao … · Web viewCác vùng còn lại của giai đoạn 2 đang triển khai lập hồ sơ và trình thẩm

3. Công tác bảo vệ thực vật:3.1 Tình hình dich hại: tổng diện tích nhiễm trong năm (cả 3 vụ lúa, đến ngày 28/10/2010) là 544.246 ha, tăng 94.873 ha so với năm 2009. Các đối tượng gây hại chính:

+ Rầy nâu: diện tích nhiễm 127.741 ha, nhiễm ít hơn 34.090 ha do ngay từ đầu vụ theo khuyến cáo của ngành BVTV nông dân đã thực hiện 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm và các biện pháp kỹ thuật canh tác trong sản xuất lúa như xuống giống tập trung né rầy, kéo hàng giảm lượng giống gieo sạ,…

+ Sâu cuốn lá: diện tích nhiễm nhẹ 130.109 ha tăng 47.385 ha so với năm 2009.+ Đạo ôn lá: diện tích nhiễm 104.697 ha tăng 4.041 ha so với năm 2009 do hầu

hết các giống nông dân sử dụng đều nhiễm bệnh đạo ôn. 3.2 Các công tác chuyên ngành BVTV:

- Chương trình 3 giảm 3 tăng: diện tích áp dụng đạt 390.987 ha/466.257 ha, đạt 83,86% (2 vụ ĐX và HT), giảm 1,16% so năm 2009 (85,12%). Trong đó: vụ Đông Xuân diện tích ứng dụng 200.788ha/234.212ha, đạt 85,73% diện tích xuống giống (+0,05% so cùng kỳ); Vụ Hè Thu 2010 diện tích áp dụng 190.199 ha/232.045ha, đạt 81,96% DTXG (- 2,62% so cùng kỳ).

Tính trung bình thu lợi nhuận khi áp dụng chương trình là trên 2 triệu đồng/ha, đây là số lợi nhuận không nhỏ cho nông dân nhằm nâng cao thu nhập người nông dân, cải thiện cuộc sống và môi trường nếu tiếp tục được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất.

- Chương trình “3G3T kết hợp với tiết kiệm nước”: áp dụng 94.562 ha/466.257 ha, đạt 20,28 % diện tích xuống giống, có 87.394 lượt hộ nông dân tham gia, trong đó: vụ Đông Xuân áp dụng là 41.952 ha (đạt 17,91%), có 39.889 hộ nông dân tham gia; Hè thu áp dụng là 52.610 ha (đạt 22,67%), có 47.505 hộ nông dân tham gia.

Kết quả nông dân áp dụng theo chương trình giảm được trung bình 1,2 lần bơm nước/vụ tương đương 96.000 đồng/ha/vụ (vụ Hè thu).

- Chương trình 1 Phải 5 Giảm: trong năm đã tổ chức 85 lớp 1P5G (ĐX: 27 lớp, Hè Thu: 36, Thu Đông: 22), có 1.940 học viên tham gia với diện tích 2.395 ha. Lũy kế từ vụ HT 2009 đến nay đã triển khai 108 lớp 2.518 nông dân tham gia với diện tích 3.360 ha.

Kết quả cho thấy nông dân được trang bị kiến thức trồng lúa theo 1 Phải 5 Giảm, các điểm trình diễn mô hình lúa có năng suất cao, quản lý dịch hại hiệu quả, bón phân cân đối, giảm lượng giống gieo sạ,...do đó giá thành sản xuất thấp hơn so với ruộng nông dân canh tác theo tập quán cũ. Thành công của mô hình do nông dân sử dụng giống tốt (giống xác nhận) tạo cây lúa khỏe ngay từ đầu vụ, giảm áp lực dịch hại, sử dụng phân bón hợp lý cân đối hơn, cây lúa ít đổ ngã hơn và ứng dụng tốt công nghệ sau thu hoạch.

Tổ chức điều tra 480 nông dân tham gia mô hình và nông dân canh tác ngoài mô hình để phân tích thống kê hiệu quả tác động của dự án 1P5G trong toàn tỉnh. Và tiến hành xây dựng dự án xã hội hóa giải pháp “1 Phải 5 Giảm” trong canh tác lúa tỉnh An giang giai đoạn 2011-2015.

- Công tác khuyến nông, tập huấn, mô hình: Tổ chức 708 buổi hội thảo tập huấn, hội thảo khuyến nông về phòng trừ dịch hại

với 18.389 lượt nông dân tham dự. 08 lớp tập huấn kỹ thuật trồng rau an toàn với 202 7

Page 8: UBND TỈNH AN GIANGvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1415Bao … · Web viewCác vùng còn lại của giai đoạn 2 đang triển khai lập hồ sơ và trình thẩm

nông dân tham dự. 04 lớp Tập huấn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả có 120 người tham dự. 01 lớp Tập huấn IPM trên xoài cho 20 nông dân tại xã Bình Phước Xuân - Chợ Mới trong việc triển khai mô hình sản xuất Xoài theo tiêu chuẩn VietGAP.

Thực hiện 104 khảo sát thuốc của Cục BVTV nhằm khảo sát đánh giá hiệu lực của thuốc và kiểm tra độc tính của thuốc đối với cây trồng.

Thực hiện 03 mô hình "Trồng cây có hoa trên bờ ruộng để thu hút thiên địch phòng trừ rầy nâu hại lúa”với diện tích 38 ha tại xã Vĩnh Bình-Châu Thành, xã Bình Hòa-Châu Thành và xã Thoại Giang - Thoại Sơn. Kết quả bước đầu cho thấy, những ruộng trồng hoa thu hút nhiều thiên địch hơn so với ruộng đối chứng. Đây chính là cơ sở giảm số lần phun thuốc trừ rầy nâu mà không ảnh hưởng đến năng suất lúa.

Vụ Hè thu triển khai sản xuất nấm xanh (Metarhizium) tại nông hộ để quản lý rầy nâu, 330 nông dân 11 huyện, thị, thành phố tham gia tập huấn. Nhằm thay đổi tập quán từ sử dụng thuốc BVTV sang sử dụng thuốc vi sinh, lành hóa môi trường sống, kết quả nhân nuôi đạt từ 30% đến 75%.

Hè Thu 2010, đã chọn 01 điểm tại xã Long Điền B – Chợ Mới áp dụng thử theo mô hình VietGAP với diện tích 20,8 ha, gồm 30 hộ tham gia.

Triển khai 02 mô hình sản xuất lúa theo GlobalGAP với diện tích 64 ha ở 02 huyện Thoại Sơn, Châu Phú. Đã mời tổ chức SGS đánh giá và được nhận chứng nhận chính thức. Hiện nay, đang tiếp tục triển khai 01 mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GlobalGAP tại xã Tân Lợi huyện Tịnh Biên.

- Công tác thanh tra BVTV: Kiểm tra 1.008 cửa hàng, đại lý, trong đó có 79 cơ sở sản xuất, cửa hàng, đại lý vi

phạm với số tiền phạt 390,7 triệu đồng, ngoài ra còn tịch thu thuốc bảo vệ thực vật vi phạm để tiêu hủy và tạm thu 18 chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.

Kiểm tra về sử dụng thuốc BVTV của 282 hộ hộ nông dân trong đó có 42 hộ vi phạm, Thanh tra chuyên ngành nhắc nhở 38 trường hợp, phạt tiền 04 trường hợp với số tiền 800.000 đồng.

Số mẫu thuốc bảo vệ thực vật được lấy để kiểm tra chất lượng: 53 mẫu trong đó có 12 mẫu không đạt chất lượng.

Tiếp nhận và đã giải quyết 04 đơn thư khiếu nại về sử dụng thuốc BVTV gây ảnh hưởng đến lúa. Kết quả nông dân sử dụng thuốc BVTV sai kỹ thuật gây ảnh hưởng đến lúa

- Công tác kiểm dich thực vật: Tiến hành kiểm tra 72 lượt kho bảo quản tài nguyên thực vật và cửa hàng kinh

doanh nông sản trong các chợ trên địa bàn tỉnh, với 144.233 tấn nông sản các loại. Nhìn chung, các kho vệ sinh tốt nên tình hình dịch hại trong kho phát triển không nhiều, thành phần sâu mọt trong kho chủ yếu là sâu mọt thông thường, chưa phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật.

Về công tác quản lý giống cây trồng sau nhập nội: dù có rất nhiều hồ sơ chuyển đến từ cơ quan kiểm dịch thực vật cửa khẩu, nhưng các công ty nhập khẩu giống không liên hệ phối hợp công tác. Trong năm qua chỉ có 01 trường hợp của Cty Antesco phối hợp với Chi cục thực hiện kiểm soát 02 tấn hạt giống bắp rau Amazin nhập khẩu từ Thái Lan đem về gieo trồng tại Chợ Mới.

8

Page 9: UBND TỈNH AN GIANGvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1415Bao … · Web viewCác vùng còn lại của giai đoạn 2 đang triển khai lập hồ sơ và trình thẩm

- Công tác vệ sinh an toàn thực phâm: Lấy 50 mẫu rau, quả phân tích dư lượng thuốc trừ sâu nhóm Carbamate và lân hữu

cơ tại chợ đầu mối Tp. Long Xuyên và các vùng sản xuất rau ở huyện Chợ Mới, An Phú và Tp. Long Xuyên. Kết quả phân tích có 47 mẫu an toàn (chiếm 94%), 03 mẫu dư lượng thuốc BVTV vượt mức cho phép (chiếm 06%) như rau muống, dưa leo và đậu que. Đoàn kiểm tra nhắc nhở 03 hộ nông dân, yêu cầu sử dụng thuốc BVTV chuyên dùng trên rau, quả và phải đảm bảo thời gian cách lý an toàn cho người tiêu dùng.

4. Công tác khuyến nông: 4.1 Tập huấn, hội thảo, trình diên:

- Mở 113 lớp tập huấn, 79 cuộc hội thảo, 11 lớp dạy nghề về chăn nuôi heo, bò, kỹ thuật trồng màu (đậu xanh, đậu nành), KT nuôi lươn ếch, cá tra, Tôm càng xanh... có 6.430 lượt nông dân tham dự. Thực hiện 148 điểm trình diễn về mô hình chăn nuôi heo sinh sản hướng nạc, gà sao, bò vỗ béo, vịt sinh sản hướng trứng, mô hình nuôi cá lóc, trồng nấm bào ngư... 4.2 Chương trình khuyến nông Quốc gia: triển khai thực hiện các mô hình sau

- Mô hình 3 giảm 3 tăng trên lúa CLC: triển khai trên 7 huyện với quy mô 195 ha thực hiện ở 2 vụ HT và TĐ

- Mô hình nhân giống đậu phộng: thực hiện ở vụ Hè thu với qui mô 30 ha, trên 3 huyện Chợ Mới, Thoại Sơn, Tịnh Biên. Năng suất bình quân đạt 2,5 tấn/ha, so với năng suất của địa phương chỉ đạt 2,0 – 2,2 tấn/ha, nông dân lãi từ 20-30 triệu/ha.

- Mô hình nhân giống mè đen: thực hiện vụ Hè thu với qui mô 50 ha, ở 3 huyện Châu Phú, Tri Tôn, Long Xuyên. Năng suất bình quân đạt 1,3 tấn/ha. Nông dân lãi từ 17–22 triệu đồng/ha.

- Chăn nuôi vịt thịt năng suất cao: thực hiện với tổng qui mô là 11.000 con, ở 5 huyện Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn, Tân Châu, Tri Tôn, mỗi huyện 2.200 con. NS bình quân 2,9 kg/con sau 65 ngày nuôi. Lợi nhuận trung bình 15.000 đ/con.

- Mô hình Chăn nuôi lợn sinh sản hướng nạc đảm bảo VSMT: năm 2009 đã nghiệm thu tổng kết với 35 nông dân tham dự. Kết quả cho thấy mô hình đạt hiệu quả tốt so với chỉ tiêu của KNQG (lợi nhuận 5.227.000 đ/nái -2 lứa). Năm 2010 tiếp tục triển khai thực hiện tại 3 huyện Tri Tôn, Long Xuyên và Thoại Sơn, số lượng 30 con/huyện. Đã giao heo giống xong, trọng lượng trung bình ban đầu 80 kg/con, qua đánh giá ban đầu heo tốt. Hiện tại đã phối giống được 27/90 con.

- Mô hình bò vỗ béo: triển khai ở 2 huyện Châu Phú và Chợ Mới, với qui mô 300 con. Đã cấp thuốc xổ nội, ngoại ký sinh, sán lá gan và cấp xong thức ăn 2 đợt số lượng 54kg/con (khẩu phần cho ăn là 2kg thức ăn tinh/con/ngày). Bò tăng trọng tốt khoảng 700g/ngày.

- Mô hình bò cái sinh sản (năm 2009): đang tổng hợp số liệu chuẩn bị nghiệm thu tổng kết.

- Máy sấy nông sản: qui mô 9 máy, triển khai ở 3 huyện An Phú, Chợ Mới, Thoại Sơn. Đã nghiệm thu xong 09 máy ở các huyện. Mô hình này giúp cho nông dân chủ động hơn trong khâu sau thu hoạch, nâng cao chất lượng lúa.

9

Page 10: UBND TỈNH AN GIANGvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1415Bao … · Web viewCác vùng còn lại của giai đoạn 2 đang triển khai lập hồ sơ và trình thẩm

- Các mô hình Thuỷ sản: đã triển khai xong 3/3 mô hình gồm mô hình nuôi cá lóc bông trong lồng (Cá tăng trưởng tốt, đã thu hoạch 1/3 bè, giá bán 53.000 đồng/kg, lãi bình quân 18.000đ/kg), Mô hình nuôi cá lăng nha trong bè (đã thu hoạch được 1 bè, giá bán 71.000 đồng/kg, nông dân có lãi bình quân 30.000đ/kg. Hai bè còn lại cá phát triển tốt, trọng lượng bình quân từ 0,7 – 1,2kg/con., Cá phát triển tốt, trọng lượng bình quân từ 0,7 – 1,2kg/con), Mô hình nuôi cá sặc rằn (Cá đạt trọng lượng trung bình từ 30 - 35 con/kg sau 5 tháng nuôi)4.3 Chương trình khuyến nông tỉnh: 4.3.1 Trồng trọt: triển khai thực hiện các mô hình sau

- Trình diễn giống lúa chống chịu rầy: thực hiện vụ ĐX và HT 2010, mỗi vụ 11 điểm/11 huyện, thị thành, mỗi điểm 0,2 ha. Kết quả 5 giống có khả năng chống chịu rầy và năng suất vượt trội ở vụ ĐX là OM 9922, OM 7348, OM7347, OM 8104, MNR 5, vụ HT là các giống OM8928, OM10041, OM7347, OM 10040, MNR 5. Vụ Thu đông: thực hiện 2 điểm ở Tân Châu, Châu Thành, đã tổ chức Hội thảo đánh giá ở huyện Châu Thành. Qua hội thảo nông dân đã chọn ra các giống OM 4218, OM 10386, OM 7347, MNR5, MNR1.

- Mô hình nhân giống lúa nguyên chủng: Vụ ĐX thực hiện ở 5 huyện (Tri Tôn, Tịnh Biên, Châu Phú, Long Xuyên, Thoại Sơn), nguồn giống từ Viện Lúa ĐBSCL cung cấp các giống siêu nguyên chủng: OM 6162; OM 4900; OM 6561; OM 6072; OM 5179…Hầu hết các giống có thời gian sinh trưởng từ 90 – 95 ngày, năng suất trung bình 7,0 tấn/ha, lợi nhuận trung bình 25 triệu đồng/ha. Tổng sản lượng giống khoảng 182 tấn/25 ha. Cung ứng cho cộng đồng để nhân giống xác nhận khoảng 1.800 ha, giá bán trung bình 5.967 đồng/kg. Nếu so với mua tại các đơn vị kinh doanh giống đã giúp cho người mua tiết kiệm trên 4.000 đồng/kg (giá bán giống tại các đơn vị kinh doanh giống trên 10.000 đ/kg, tuỳ cấp giống). Vụ HT 2010, thực hiện 3 điểm/3 huyện (Tân Châu, Chợ Mới, Châu Thành), mỗi điểm 5ha, năng suất bình quân đạt 5,6 - 6 tấn/ha. Sản lượng giống khoảng 84tấn/15ha, lợi nhuận trung bình từ 7,8-12,7 triệu đồng/ha. Cung ứng cho cộng đồng để nhân giống xác nhận khoảng 840 ha. Vụ TĐ 2010 đang thực hiện tại An Phú với diện tích 5 ha, lúa được 40 ngày, phát triển tốt.

- Mô hình trồng khoai lang Hòn Đất: Thực hiện trong vụ xuân hè năm 2010 tại xã Ô Lâm huyện Tri Tôn, năng suất đạt 2 – 2,2 tấn/1.000m2, giá bán hiện nay khoảng 2.200 đồng/kg. Lợi nhuận từ 2 - 2,4 triệu đồng/1.000 m2, nông dân đánh giá mức lãi này gấp đôi so với trồng lúa trên cùng một loại đất

- Mô hình trồng nấm bào ngư: thực hiện ở 3 huyện Châu Thành, Thoại Sơn, Châu Đốc. Nấm phát triển tốt, đang trong giai đoạn thu hoạch, đạt sản lượng trung bình từ 76 – 90 kg/điểm/300 bịt.

- Mô hình phân hữu cơ sinh học: thực hiện 3 điểm vụ HT ở các huyện Tịnh Biên, Châu Đốc, Phú Tân. Kết quả, giảm phân hóa học từ 70 – 100 kg/ha. Nông dân thu lãi khoảng 3 triệu đồng/ha

- Mô hình sản xuất lúa thơm đặc sản: Giống Nam Thơm: thực hiện ở vụ Thu Đông 2010 với quy mô 0,2 ha/điểm ở 2 huyện Châu Phú, Thoại Sơn, Lúa đang trong giai đoạn trổ đến chín, phát triển tốt. Giống lúa Nàng Nhen: thực hiện ở 2 huyện Tri

10

Page 11: UBND TỈNH AN GIANGvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1415Bao … · Web viewCác vùng còn lại của giai đoạn 2 đang triển khai lập hồ sơ và trình thẩm

Tôn và Tịnh Biên, với diện tích 0,5 ha/điểm, lúa cấy được 60 ngày, đang giai đoạn làm đòng, phát triển tốt.4.3.2 Chăn nuôi: các mô hình đã triển khai

- Mô hình chăn nuôi vịt thịt năng suất cao: thực hiện 3 điểm ở các phường Mỹ Hoà, Mỹ Quý và Mỹ Thạnh, thành phố Long Xuyên, mỗi điểm 200 con. Kết quả mô hình mang lại hiệu quả kinh tế trung bình 1.2 triệu đồng/200 con..

- Mô hình nuôi gà sao: qui mô 500 con/5 điểm ở 3 huyện An Phú, Chợ Mới, Tân Châu, kết quả sau 3 tháng nuôi trọng lượng trung bình 1,2 kg/con, lợi nhuận 1,86 triệu đồng/100 con.

- Mô hình trình diễn chạy máy phát điện bằng khí Biogas: triển khai 3 máy ở huyện Tịnh Biên, qua đánh giá ban đầu của dân máy hoạt động tốt.

- Trình diễn trồng cỏ thâm canh: triển khai ở huyện Phú Tân với diện tích 4.000m2, Cỏ phát triển tốt, năng suất trung bình đạt 4,2 tấn/1.000 m2.

- Mô hình nuôi heo rừng lai: triển khai ở huyện Tri Tôn với qui mô 6 con/3 điểm. Đã giao con giống xong, Heo đang phát triển tốt.

- Mô hình nuôi bò cái sinh sản luân chuyển: mô hình này tiếp tục theo dõi từ năm 2007 đến nay (2010), ở các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, Châu Phú, An Phú, Châu Thành, tổng cộng 21 con, trong đó: đã chuyển hộ 6 con, 2 con đã đẻ (chưa chuyển hộ), 8 con đang mang thai, 5 con đang chờ phối giống.

- Mô hình Vịt siêu trứng: triển khai 3 điểm ở 2 huyện TS và Tân Châu, với qui mô 200 con/điểm. Điểm ở Tân Châu vịt đẻ với số lượng 144 trứng/200con/ngày (sau 7 tháng nuôi). Ở Thoại Sơn 1 điểm vịt đẻ với số lượng 60 trứng/200con/ngày (sau 4,5 tháng nuôi), còn 1 điểm nuôi được 2 tháng đang tiếp tục theo dõi.

- Bò cải tạo: tiếp tục theo dõi của năm 2009, số lượng 2 con, đến nay bò đã phối giống 120 con, tỷ lệ phối giống đậu thai đạt 97%.4.3.2 Thuỷ sản: các mô hình đã triển khai

- Mô hình cá nàng hai: đã thu hoạch 1 điểm ở An Phú sản lượng đạt được 700kg, giá bán 75.000 đồng/kg, lợi nhận 4.200.000đồng, còn 1 điểm ở Long Xuyên cá nuôi được 4 tháng, trọng lượng bình quân 7 con/kg.

- Mô hình cá rô đầu vuông: triển khai được 4 tháng, cá đang phát triển tốt, trọng lượng bình quân 6 - 7 con/kg.

- Mô hình nuôi cá kết hợp: đã thu hoạch, sản lượng cá lóc 502kg, cá trê 80kg. Lãi 2,7 triệu, sau 4,5 tháng nuôi.

- Mô hình nuôi ếch Thái Lan trong bể lót bạt: sau gần 4 tháng nuôi nông dân lãi 1,1-2,5 triệu đồng.

- Mô hình nuôi cá lóc vèo: điểm ở Chợ Mới đạt sản lượng đạt 1.026kg, nông dân lãi gần 13 triệu đồng/vụ. Điểm ở Tân Châu đã thu hoạch đợt 2 xong, sản lượng đạt 223kg, lãi 4.650.000đ/vụ nuôi, còn 1 điểm ở TP - Long Xuyên đang tiếp tục theo dõi.

- Mô hình nuôi cá sặc rằn: thực hiện ở xã Mỹ Phú, huyện Châu Phú, sau hơn 4,5 tháng nuôi cá phát triển tốt, trọng lượng bình quân 40-45 con/kg.

11

Page 12: UBND TỈNH AN GIANGvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1415Bao … · Web viewCác vùng còn lại của giai đoạn 2 đang triển khai lập hồ sơ và trình thẩm

- Mô hình nuôi lươn trong bể bạt: sau khoảng 4,5 tháng nuôi trọng lượng đạt khoảng 10–13con/kg.

- Mô hình nuôi Baba: sau 3 tháng nuôi trọng lượng đạt khoảng 600–700gr/con, 4.3.3 Cơ giới hoá:

- Mô hình cày ải phơi đất: kết quả cho thấy tác dụng của ruộng có cày phơi ải hiệu quả hơn so với ruộng không có cày phơi ải (Năng suất lúa tăng từ 20-50kg/1.000m2, Chi phí đầu tư thấp hơn từ 100 - 130 ngàn đồng/1.000 m2)

Qua mô hình trình diễn cho thấy sự cần thiết của việc triển khai mô hình cày phơi ải trong hạ giá thành sản xuất lúa, làm tăng thu nhập cho nông dân 220.00 - 250.000 đồng/1.000 m2 so với ruộng không có cày phơi ải.

- Máy cấy: đã thực 1 điểm trình diễn máy cấy tại Châu Phú với 94 nông dân tham dự, qua thao diễn người dân đánh giá cao, giúp giải quyết tình trạng thiếu nhân công cấy lúa, phục cho xã hội hóa công tác giống.4.3.4 Các Dự án khác:

- Dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình thâm canh lúa tổng hợp – phát triển nông nghiệp bền vững tại xã An Bình- Thoại Sơn tỉnh An Giang”: tổ chức

+ Trình diễn: giống lúa chống chịu rầy, Phân Vi sinh, Phân hữu cơ sinh học, Máy cấy, máy vét đường mương, ép bờ đê, máy trang bằng mặt ruộng bằng tia lazer, Mô hình nuôi cá lóc, nuôi lươn trong bể bạt, nấm rơm, nấm bào ngư.

+ Tập huấn: mở 3 lớp 3G3T và tiết kiệm nước với 90 nông dân tham dự, 1 lớp Kỹ năng quản lý tổ nhóm với 20 học viên tham dự, 1 lớp Kỹ thuật trồng và sơ chế nấm rơm, nấm bào ngư với 30 nông dân tham dự và Xử lý rác hộ gia đình, có 30 nông dân tham dự.

+ Hội thảo: tham quan máy gặt đập liên hợp; Hội thảo phân hữu cơ vi sinh, có 60 nông dân tham dự; So sánh giống chống chịu rầy.

- Dự án PAEX (Khuyến nông có sự tham gia): hướng dẫn nông dân của các CLB trong vùng dự án (Châu Phú, Châu Thành, Chợ Mới, TS) tham quan mô hình (trồng cà chua ghép gốc cà tím, sản xuất nấm xanh phòng trừ rầy nâu, nuôi cá rô đồng và baba, mô hình trồng nấm Vân Chi …), tham dự các lớp tập huấn (Kỹ năng quản lý điều hành CLB, Kỹ thuật 1 phải 5 giảm trên sản xuất lúa CLC và kỹ thuật trồng ớt, Kỹ thuật trồng nấm rơm, Kế hoạch giám sát và đánh giá…), hội thảo và trình diễn (nuôi ba ba, cá lóc đầu vuông, chăn nuôi vịt siêu thịt...). Tham quan học tập kinh nghiệm ở Thái Lan do dự án tổ chức

- Dự án “Xây dựng hệ thống nhân giống đậu xanh, đậu phộng, đậu nành, mè có năng suất cao phục vụ cho sản xuất của tỉnh An Giang” (Nguồn kinh phí Sở KHCN): đã thu hoạch xong ở các điểm nhân giống. Kết quả: Đậu phộng năng suất 3,6 tấn/ha, lợi nhuận bình quân 20 triệu đồng/ha; Đậu nành: 2 tấn/ha, lợi nhuận bình quân 5 triệu đồng/ha; Đậu xanh: 1,5 – 1,8 tấn/ha, lợi nhuận bình quân 25 triệu đồng/ha; Mè: 1 – 1,2 tấn/ha, lợi nhuận khoảng 10 triệu đồng/ha.

12

Page 13: UBND TỈNH AN GIANGvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1415Bao … · Web viewCác vùng còn lại của giai đoạn 2 đang triển khai lập hồ sơ và trình thẩm

- Dự án “Phát triển hệ thống sản xuất và nâng cao chất lượng lúa giống tỉnh An Giang”: hỗ trợ 6 máy phân loại, làm sạch hạt giống; 22 máy sấy và 50 máy đo ẩm độ cho các tổ giống các huyện

- Dự án Xây dựng Mô hình chăn nuôi gia cầm bền vững tại An Giang năm 2009-2010: thực hiện ở 4 huyện Châu Thành, Châu Phú, Tịnh Biên và thị xã Tân Châu, với 53 hộ chăn nuôi vịt tham gia ở 4 tổ nhóm

- Dự án Khuyến nông Khuyến ngư cho vùng khó khăn giai đoạn 2009-2012: đã tổ chức được 14/18 lớp tập huấn với số lượng 224 nông dân tham dự, về kỹ thuật trồng màu, trồng nấm rơm, chăn nuôi heo, bò, kỹ thuật nuôi cá lóc ở các huyện Tri Tôn, Phú Tân, Châu Phú, Tân Châu, An Phú; thực hiện được 89/174 mô hình trình diễn như trồng đậu xanh, bí đao, nuôi lươn, cá lóc ở các huyện Phú Tân, Châu Phú, Tân Châu, An Phú, Châu Thành.

- Đề án phát triển nghề trồng nấm rơm: đến nay diện tích trồng nấm trên toàn tỉnh đạt 2.496 ha, năng suất bình quân đạt 13,1 tấn/ha, nhờ giá nấm rơm năm nay tăng cao từ 15.000 – 40.000đ/kg, nên nông dân thu lãi trung bình 70 triệu đồng/ha. Đã tổ chức tập huấn được 50/50 lớp với 1.307 nông dân tham dự. Toàn tỉnh hiện có 96 tổ hợp tác trồng nấm rơm. 4.4 Thông tin quảng bá và xúc tiến thương mại

Biên tập và cập nhật thường xuyên các bản tin sản xuất nông nghiệp, bản tin giá cả hằng ngày, thông tin mực nước, dự báo sâu bệnh. Nhập bảng giá của 11 huyện sau đó xuất lên trang Web của Bộ Nông nghiệp và trang Web của Sở. Phát hành Bản tin Khuyến nông và Thị trường đến nay được 44 số/ 15.840 tờ. Nhập thông tin lên Cổng thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp

Tổ chức thiết kế, trưng bày cho các Hội chợ: Festival trái cây, tổ chức tại Tiền Giang; Festival thủy sản tổ chức tại Cần Thơ; Hội chợ Kinh tế Nông nghiệp tổ chức tại Vĩnh Long; Hội chợ Nông nghiệp Quốc tế tổ chức tại Sóc Trăng

Hướng dẫn cho nông dân tham gia Hội trại Nhà nông được tổ chức tại Hội chợ triển lãm nông nghiệp quốc tế khu vực đồng bằng sông Cửu Long “Bông lúa vàng Việt Nam- Sóc Trăng Expo 2010”.

Hướng dẫn đoàn của Ban Quản lý dự án “Tăng cường công tác Thông tin Khuyến nông và Thị trường” thuộc Trung tâm Tin học và Thống kê (Bộ Nông nghiệp & PTNT), khảo sát để thu thập thông tin về tình hình khai thác, nuôi, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm thủy sản, với mục đích lựa chọn thông tin cần thiết để đưa vào hệ thống thông tin thị trường thủy sản.5. Công tác thú y: 5.1. Tiêm phòng:

- Tiêm phòng cúm: trong năm đã tiêm phòng vaccin cúm cho 4.084.651 con vịt (trong đó số vịt tiêm 1 mũi là 1.639.577 con), số gà tiêm được là 444.703 con

- Tiêm phòng vaccin cho gia súc:

13

Page 14: UBND TỈNH AN GIANGvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1415Bao … · Web viewCác vùng còn lại của giai đoạn 2 đang triển khai lập hồ sơ và trình thẩm

+ Heo tiêm DT-THT 270.000 con đạt 100% KH, LMLM tiêm được 237.600 con đạt 90% KH (trong đó tiêm miễn phí 5 huyện biên giới 38.119 con đạt 102% so kế hoạch), tai xanh 50.818 con.

+ Trâu bò tiêm THT 50.000 con đạt 90% kế hoạch, LMLM 62.000 con đạt 98% (trong đó tiêm miễn phí đợt 1/2010 ở 5 huyện biên giới 42.740 con đạt 97% kế hoạch).

+ Chó tiêm vaccin Dại 54.000 con đạt 88% kế hoạch.5.2. Điều tri bệnh:

- Số heo mắc bệnh tụ huyết trùng, phó thương hàn, ecoli, các bệnh thông thường khác 42.450 con, trâu bò mắc các bệnh như tụ huyết trùng, bệnh cảm nóng, say nắng 8.863 con, chó mắc các bệnh như care, tiêu chãy, ho là 9.368 con.

- Tình hình bệnh tai xanh trên heo xẩy ra từ ngày 27/7/2010 trên địa bàn 7 huyện, thị, 60 phường xã với số bệnh 6.252 con/ 549 hộ nuôi, đã xử lý tiêu hủy 2.411 con. Đến ngày 7/10/2010 còn 56 heo bệnh/ 06 hộ, 2 huyện, thị (Long Xuyên và Chợ Mới), 04 phường xã.5.3 Công tác kiểm dich động vật - kiểm soát giết mổ - kiểm tra vệ sinh thú y:

- Hàng xuất: xuất 1.707 con heo, 56.439 con gia cầm nuôi, làm giống, 642.565 con gia cầm thịt, 76.305 con trâu bò, 158,35 triệu quả trứng vịt.

- Hàng nhập: nhập 1,308 triệu con gia cầm thịt, 49.000 con gia cầm con 1 ngày tuổi, 203.300 con heo, 400 ngàn quả trứng cút, 2,1 triệu quả trứng gà, 2,3 triệu quả trứng vịt.

- Kiểm soát giết mổ: 308.700 con heo, 32.700 con trâu bò, 1,25 triệu con gia cầm, 2.469 con chó.

- Kiểm tra kiểm dịch: đoàn kiểm tra liên ngành và các trạm thú y TP kiểm tra các cửa hàng thuốc thú y, thú y thủy sản, các điểm giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, kiểm tra lò ấp, kiểm tra các điểm bán thịt gia súc, gia cầm ở chợ, kiểm tra vịt chạy đồng. Qua kiểm tra phát hiện phát hiện 206 trường hợp vi phạm (phạt hành chánh 109 trường hợp, hủy gia cầm và sản phẩm gia cầm bán ở chợ không qua kiểm soát giết mổ 72 trường hợp, Cảnh cáo 17 trường hợp thả vịt xuống kênh gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt). Trạm kiểm dịch Vàm Cống buộc quay về nơi xất phát 06 trường hợp vận chuyển gia súc không có giấy CN tiêm phòng, giấy CNKD. Kết hợp với lực lượng QLTT và các ngành chức năng kiểm tra 185 điểm bán gia cầm, 51 điểm bán trứng gia cầm và 3 lò ấp trứng gia cầm, 332 điểm bán thịt gia súc, 09 lò giết mổ gia súc, 03 hộ chăn nuôi vịt, 15 trường vận chuyển gia súc, gia cầm, qua kiểm tra xử phạt vi phạm hành chánh 53 trường.

- Công tác khác: gieo tinh nhân tạo 4.049 con heo. Tập huấn 22 lớp về chăn nuôi heo an toàn sinh học cho 586 nông dân tham dự. Cấp giấy chứng nhận cho 138 cơ sở ấp trứng đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y. Cấp 1.301 sổ quản lý vịt chạy đồng (1,52 con vịt đẻ). DA sind hóa đàn bò: tập huấn 2 lớp cho 60 nông dân ở huyện Tri Tôn và TB…5.4 Các Dự án, chương trình khác:

- Dự án chăn nuôi heo an toàn sinh học: mở 4 lớp tập huấn, với 120 nông dân tham dự, tại 4 huyện thị thành Long Xuyên, Châu Phú, Tân Châu và Tịnh Biên

14

Page 15: UBND TỈNH AN GIANGvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1415Bao … · Web viewCác vùng còn lại của giai đoạn 2 đang triển khai lập hồ sơ và trình thẩm

- Dự án sind hoá đàn bò: mở 05 lớp tập huấn, với 150 nông dân tham dự ở Tri Tôn (2 lớp) và Tịnh Biên (3 lớp)

- Dự án nạc hoá đàn heo: mở 07 lớp tập huấn, với 210 nông dân tham dự ở 07 huyện, thị: Tri Tôn, Thoại Sơn, Châu Thành, Chợ Mới, Phú Tân, TX.CĐ và An Phú

- Chương trình VSATTP mở 4 lớp tập huấn, với 120 nông dân tham dự (tập huấn chăn nuôi heo an toàn) tại xã Tấn Mỹ, xã Mỹ Hiệp huyện Chợ Mới và xã Tân Hòa, Tân Trung huyện Phú Tân; và 4 lớp tập huấn, với 120 nông dân tham dự cho các hộ mua bán và sử dụng sản phẩm gia cầm tại 4 chợ của thị xã Châu Đốc.

- Chương trình nuôi gia cầm sạch mở 1 lớp tập huấn tại Chi cục thú y, với 25 nông dân và cán bộ kỹ thuât của 2 huyện Chợ Mới và Châu Phú tham dự

- Mở 02 lớp tập huấn về ấp nở gia cầm và gieo tinh nhân tạo heo tỉnh Tà Keo - Campuchia.6. Công tác bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản:6.1 Đăng ký ngành nghề:

Đầu năm đến nay cấp 14 giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, ước thực hiện cả năm đạt 20 giấy chứng nhận đăng ký tàu cá (bằng 46,51% so cùng kỳ), Kiểm tra và cấp 41 giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y và 05 chứng chỉ hành nghề thú y thủy sản.

Do tình hình khó khăn chung của ngành thủy sản, các cơ sở sản xuất kinh doanh giống hoạt động không đạt hiệu quả, một số cơ sở ngưng hoạt động hoặc không đăng ký kiểm tra vệ sinh thú y. Riêng đối với cơ sở nuôi cá tra thâm canh thực hiện kiểm tra vệ sinh thú y đạt được kết quả cao nguyên nhân là do Giấy chứng nhận vệ sinh thú y thủy sản là một trong các thủ tục để đăng ký xác nhận hoạt động nuôi tròng thuỷ sản theo Quyết định số 21/2009/QĐ-UBND của UBND tỉnh An Giang.6.2. Công tác kiểm dich:

Hoạt động kiểm dịch của các Trạm tại các đầu mối giao thông trong tỉnh với số lượng: 3.137 tấn cá tra, basa thương phẩm, 5 triệu con cá tra bột; 10,4 triệu cá tra giống; 160 tấn cá mè vinh, he; 4,85 triệu con tôm càng xanh, 5.350 con baba, 40 tấn cá trê thương phẩm.

Kết quả kiểm dịch thấp so với thực tế, nguyên nhân là do các cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản không tự khai báo kiểm dịch trong khi lực lượng kiểm dịch viên còn quá mỏng, không có mạng lưới kiểm dịch viên ở các huyện, thị để giám sát, kiểm tra. 6.3 Công tác quản lý nuôi trồng thủy sản:

- Tình hình dịch bệnh trên nuôi Tôm càng xanh: do chủ động phòng chống bệnh đục thân trên tôm càng xanh, ngay từ đầu vụ Chi cục đã tổ chức 3 cuộc hội thảo chuyên đề bệnh dục thân trên tôm càng xanh, thông qua hội thảo hướng dẫn nông dân phương pháp phòng bệnh đục thân chủ yếu là quản lý và kiểm soát nguồn giống. Kết quả trong năm 2010 An Giang không có xuất hiện bệnh đục thân trên tôm càng xanh, nông dân tránh được thiệt hại do bệnh đục thân gây ra.

- Chương trình giám sát môi trường dịch bệnh: kết hợp với Viện Nghiên cứu NTTS II tổ chức triển khai chương trình giám sát dịch bệnh theo 2 phương thức thụ động và chủ động; phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ thực hiện chương trình giám

15

Page 16: UBND TỈNH AN GIANGvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1415Bao … · Web viewCác vùng còn lại của giai đoạn 2 đang triển khai lập hồ sơ và trình thẩm

sát môi trường, đã thu tổng cộng 30 mẫu ở huyện Châu Phú và Phú Tân để kiểm tra phân tích chất lượng nguồn nước phục vụ nuôi trồng thủy sản.

Tình hình bệnh xuất hiện trên thủy sản nuôi có xuất hiện nhưng không gây thiệt hại lớn cho các hộ nuôi, bệnh xuất hiện rãi rác chủ yếu là các bệnh do vi khuẩn và ký sinh trùng, mức thiệt hại khoảnh từ 5-20%, thường xuất hiện nhiều vào mùa mưa, khí hậu thời tiết thay đổi... Tuy nhiên, do người nuôi phát hiện sớm và được sự hỗ trợ của cán bộ thủy sản địa phương kịp thời điều trị mức thiệt hại không cao.

- Tập huấn tuyên truyền: + Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền thực hiện Chỉ thị 07/CT-TTg và

Công điện số 420 của Chính phủ về việc tăng cường quản lý và sử dụng thuốc kháng sinh hóa chất trong sản xuất kinh doanh thực phẩm có nguồn gốc động vật. Tuyên truyền, vận động, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cho ngư dân về việc không sử dụng các hóa chất kháng sinh độc hại trong nuôi trồng thủy sản.

+ Tổ chức 44 lớp tập huấn (đạt 100% KH) an toàn thực phẩm trong nuôi trồng thủy sản với 990 học viên tham dự, phát 990 bộ tài liệu (đạt 66% kế hoạch). Mở 22 lớp tập huấn (đạt 100% KH) về văn bản pháp luật trong nuôi trồng thủy sản với 420 người tham dự, phát 420 bộ tài liệu (đạt 64% kế hoạch).

- Đa dạng sinh học: Hưởng ứng Năm quốc tế đa dạng sinh học, tổ chức tập huấn 6 lớp nội dung về bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học cho các đối tượng là nông dân, cán bộ kỹ thuật, quản lý tại các xã phường thị trấn trong tỉnh An Giang

- Công tác đào tạo huấn luyện: Cử 06 cán bộ tham dự các lớp tập huấn về phương pháp xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn, về môi trường dịch bệnh, tập huấn về phương pháp quản lý cộng đồng. Cử 02 lượt cán bộ tham dự lớp tập huấn Kỹ năng quản lý nghề cá và lớp tập huấn quản lý cộng đồng. Cử 01 cán bộ tham gia lớp tập huấn cho cán bộ làm công tác thanh tra và thanh tra viên chuyên ngành khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Cử 04 cán bộ tham gia lớp tập huấn HACCP và Liên kết chuỗi.

- Chương trình các Đề án Dự án: xây dựng Đề án phát triển thủy sản tỉnh An Giang đến năm 2020; Đề án bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh An Giang đến năm 2020; Chương trình hành động an toàn và chất lượng tỉnh An Giang đến năm 2012; Đề án truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản tỉnh An Giang đến năm 2020; xây dựng Quy định về việc đánh và cấp mã số nuôi trồng thủy sản…6.4 Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản:

- Tổ chức 15 lớp tập huấn văn bản pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại các huyện trong tỉnh với 435 học viên tham dự.

- Kết hợp Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 3 điều tra tình hình kinh tế - xã hội nghề cá để phục vụ cho việc đề xuất lên Bộ NN&PTNT thành lập Khu bảo tồn Sông Vàm Nao.

- Kết hợp Viện Nuôi trồng Thủy sản III thu mẫu nước ở sông Vàm Nao phục vụ Đề án Bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

- Tham gia dự án đồng quản lý khu vực Bắc Vàm Nao huyện Phú Tân và khu vực Búng Bình Thiêng huyện An Phú.

16

Page 17: UBND TỈNH AN GIANGvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1415Bao … · Web viewCác vùng còn lại của giai đoạn 2 đang triển khai lập hồ sơ và trình thẩm

7. Hoạt động khuyến ngư và sản xuất giống thuỷ sản:7.1 Kết quả sản xuất, tiêu thụ giống:

10 tháng đầu năm TT.GTS sản xuất 275,7 triệu con cá tra bột (đạt 56% KH); 2,8 triệu con cá tra giống (đạt 56% KH). Tiêu thụ 248,6 triệu con cá tra bộ (đạt 50% KH). Dịch vụ cung ứng cá tra bột 60,6 triệu con (đạt 20% kế hoạch). Dịch vụ cung ứng cá tra giống 10,2 triệu con (đạt 102 % KH). Cá lăng nha giống: 446.700 con, đạt 149 % kế hoạch năm

Dự kiến đến cuối năm đạt 80% KH chỉ tiêu sản xuất và tiêu thụ.7.2 Chương trình tập huấn, dạy nghề:

+ Chương trình tập huấn kỹ thuật nuôi thủy sản cho hộ nghèo dự án SUDA: tổ chức 90/90 lớp, với 1.800 hộ nghèo và cận nghèo tham dự (nữ chiếm 49%, hộ nghèo chiếm 85%). Tổ chức đoàn tham quan, học tập kinh nghiệm cho 30 người là nông dân nghèo và CBKT của các huyện thực hiện chương trình SuDa (CP, PT, CM, TB, AP) đi tham quan mô hình nuôi rắn ri voi, nuôi ếch, nuôi cua đồng tại các tỉnh Vĩnh Long, Tiền Giang, Đồng Tháp.

+ Mô hình trình diễn: thực hiện 50/50 mô hình trình diễn đạt 100% kế hoạch năm (mô hình nuôi ếch, nuôi lươn và nuôi cá lóc) tại các huyện Tịnh Biên, An Phú, Châu Phú và Phú Tân.

+ Dạy nghề cho lao động nông thôn: đến nay đã tổ chức khai giảng được 30/30 lớp, đạt 100% kế hoạch) đến nay đã tổ chức khai giảng được 30/30 lớp (đạt 100% kế hoạch) về kỹ thuật sản xuất giống và nuôi lươn, ếch, cá lóc thương phẩm với 750 học viên tham gia học.7.3 Công tác nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao:

a. Nghiên cứu, ứng dụng: trong năm 2010, bên cạnh việc nghiên cứu công nghệ và tiêu chuẩn chất lượng để nâng cao chất lượng con giống cá tra ,Trung tâm giống Thủy sản An Giang còn tập trung nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sản xuất giống các đối tượng cá kinh tế để thực hiện chương trình đa dạng hóa đối tượng thủy sản nuôi, cụ thể đã thực hiện :

- Kế hoạch “Tập huấn kỹ thuật và sản xuất giống cá bống tượng (Oxyeleotris marmoratus) phối hợp với Trung tâm Khuyến ngư Cà Mau: đã báo cáo nghiệm thu kế hoạch và được Hội Đồng Sở Khoa học & Công nghệ An Giang đánh giá đạt loại khá. .

- Kế hoạch “Tập huấn kỹ thuật nuôi thủy sản vùng đồng bào dân tộc huyện Tri Tôn”: đã kết thúc thực hiện kế hoạch và gởi báo cáo kết quả cho Sở KH&CN An Giang.

- Kế hoạch “Tập huấn kỹ thuật và nuôi thử nghiệm cá rô phi cải thiện di truyền về tốc độ tăng trưởng (Novit-4) phối hợp Viện NCNT TS I: đã báo cáo nghiệm thu kế hoạch và được Hội Đồng Sở Khoa học & Công nghệ An Giang đánh giá đạt loại giỏi.

- Kế hoạch “Tập huấn kỹ thuật và sản xuất giống lươn đồng (Monopterus albus)”: đã hoàn thành các nội dung của đề tài cụ thể:

+ Tổ chức 02 lớp tập huấn về kỹ thuật sản xuất giống lươn đồng tại huyện Châu Thành và TP Long Xuyên với 60 học viên tham dự bao gồm: các ngư dân, chủ cơ sở sản xuất giống và các kỹ thuật viên thủy sản.

17

Page 18: UBND TỈNH AN GIANGvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1415Bao … · Web viewCác vùng còn lại của giai đoạn 2 đang triển khai lập hồ sơ và trình thẩm

+ Hòan chỉnh qui trình sinh sản bằng phương pháp tự nhiên đạt các thông số kỹ thuật: tỉ lệ thành thục 67-70%; Sức sinh sản tương đối 3.000 - 4.000 trứng/kg cái; tỉ lệ thụ tinh 60-70%; tỉ lệ nở 65-70%; tỉ lệ sống giai đoạn từ bột lên hương 50%; tỉ lệ sống giai đoạn từ hương lên giống 70%.

+ Sản xuất và mời Sở khoa học & công nghệ nghiệm thu 20.121/20.000 con lươn giống, đạt trên 100 % kế họach sản phẩm đề tài (Giao 2.600 con lươn giống cho 5 hộ dân ở huyện An Phú, Châu Thành làm mô hình nuôi thử nghiệm lươn đồng bằng con giống sinh sản nhân tạo)

+ Đang viết báo cáo nghiệm thu đề tài.- Đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi cá lăng nha thương phẩm trong bè”

ở An Giang: đề tài đã nghiệm thu sản phẩm được 2,3 tấn cá trọng lượng 1- 1.2kg/con, đã báo cáo nghiệm thu đề tài kết quả đạt loại khá

- Đề tài “Tuyển chọn đàn cá tra hậu bị bố mẹ tốt”: đã hoàn chỉnh giai đoạn 1: tuyển chọn đàn bố mẹ 150 cặp từ 3 nguồn (cá do Trung tâm chọn lọc, cá mua từ Campuchia, cá Pangi của Viện NCNT TS II), mỗi loại 50 cặp. Thực hiện giai đoạn 2 (ương trong giai): chuyển 198.000 con cá hương xuống ương trong 66 giai, mỗi giai 300 con. Sau thời gian ương 45 ngày, cá đạt trọng lương bình quân 39,2 g/con, chuyển tiếp ra ương trong ao với 21 lô thí nghiệm, mỗi lô bố trí 300 con để thực hiện giai đọan 3 của đề tài. Hiện đang tiếp tục theo dõi và thực hiện giai đoạn 1 của lô thí nghiệm đợt 1 và giai đoạn 3 của lô thí nghiệm đợt 2.

- Phối hợp với Khoa Thủy sản – Trường ĐHCT chuẩn bị thực hiện đề tài “Sản xuất giống cá heo 2010 – 2012 (Botiamodesta, Bleeker, 1865) tại An Giang”.

- Dự án: “Tập huấn kỹ thuật sản xuất giống – Nuôi cá lóc thương phẩm trên bể lót bạt” phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ: tổ chức 6 lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá lóc trên bể lót bạt tại các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, An Phú, Thoại Sơn, Phú Tân và TP. Long xuyên với 180 học viên tham dự; Thực hiện 36 mô hình trình, mỗi mô hình thả 1.500 con giống; Thử nghiệm 3 điểm nuôi cá lóc hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp của công ty thức ăn Afiex tại huyện Thoại Sơn, Phú Tân và TP. Long Xuyên.

- Đề tài “Thực nghiệm sản xuất giống nhân tạo cá linh ống (Cirrhinus jiulleni)” phối hợp với Khoa Thủy sản - Trường ĐHCT: hiện đang theo dõi bố trí ương thử nghiệm tại Trại Bình Thạnh 1 và Bình Thạnh 3; Lũy kế đến nay đã cho sinh sản 5 đợt với số lượng 3,2 triệu con bột và 730 ngàn con giống; cung cấp cho thị trường: 1 triệu con bột và 550 ngàn con giống, mẫu 1.000 -1.800 con/kg.

- Đề tài “Nuôi thương phẩm cá Chạch lấu tại An Giang 2010 – 2012” phối hợp với Bộ môn Thủy sản – Trường ĐHAG: Đã hoàn thành việc sửa chữa lồng và đang chờ giống thả.

- Đã hoàn chỉnh và gởi Sở KHCN AG thuyết minh dự án “Phát triển vùng nuôi cá Sặc rằn ở huyện An Phú” thuộc Chương trình “Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn từ nay đến năm 2015”.

18

Page 19: UBND TỈNH AN GIANGvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1415Bao … · Web viewCác vùng còn lại của giai đoạn 2 đang triển khai lập hồ sơ và trình thẩm

- Xây dựng Dự án “Xã hội hóa sản xuất giống cá tra giai đoạn 2010 – 2020): đã hoàn chỉnh trình Sở Nông Nghiệp & PTNT phê duyệt.

b. Chuyển giao công nghệ:- Tư vấn xây dựng vùng nuôi thương phẩm và chuyển giao công nghệ sản xuất

giống cá tra theo tiêu chuẩn chất lượng cho Công ty Cổ phần thủy sản Bình An” tại Cần Thơ ; Tư vấn xây dựng vùng ương cá tra giống theo tiêu chuẩn SQF 1000 CM tại Huyện Châu phú (hợp tác với dự án của Khoa Kinh tế - trường ĐHAG; Chuyển giao công nghệ “ương cá tra giống theo tiêu chuẩn SQF 1000CM cho công ty CP XNK Thủy sản Bến tre”: Đã kết thúc nội dung chuyển giao và làm thủ tục thanh lý hợp đồng

- Chuyển giao công nghệ “Sản xuất giống nhân tạo cá lăng nha cho Trung Tâm Giống Gia Súc Gia Cầm Sóc Trăng”: đã thực hiện hoàn chỉnh giai đoạn 1 (cho sinh sản), đều đạt và vượt các thông số kỹ thuật. Giai đoạn 2 (ương giống) sẽ thực hiện vào tháng 4/2011 do hiện nay hết thời vụ.

- Tư vấn xây dựng vùng nuôi cá tra thương phẩm theo tiêu chuẩn Global GAP cho công ty TNHH SXTM&DV Thuận An: Hỗ trợ tư vấn thiết kế hệ thống ao nuôi theo đúng yêu cầu kỹ thuật; tổ chức 4 lớp tập huấn về tiêu chuẩn Global GAP; Quản lý môi trường, dịch bệnh; quản lý chất thải; Hướng dẫn sơ cứu, cấp cứu cho 16 cán bộ và công nhân của công ty. Hiện đang xây dựng bộ tài liệu quản lý chất lượng cho công ty.7.4 Hợp tác quốc tế:

- Tập trung tư vấn cho tỉnh bạn sửa chữa nâng cấp Trại giống TuolKrosang.- Tổ chức sản xuất: Cá tra: 11.500.000 con cá bột; Cá mè vinh: 8 triệu cá bột- Ương từ cá bột lên cá giống: Cá tra: 90.000 con cá giống; Cá mè vinh: 700.000

con giống; Cá rô phi: 40.000 con giống.7.5 Công tác khác:

Sau gần một năm xây dựng tích cực, Trung tâm đã chính thức được công nhận sản phẩm cá tra bố mẹ, cá tra bột và cá tra giống đạt tiêu chuẩn Global GAP. Ngày 10/6/2010, Trung tâm đã tổ chức lể đón nhận bằng chứng nhận do Công ty SGS trao.

Dự án Nâng cấp Trung tâm Giống thủy sản cấp I Bình Thạnh: đã nghiệm thu và đưa vào sử dụng cơ sở 1 (huyện Châu thành), cơ sở 3 (huyện Phú Tân) đã nhận bàn giao trại giống Ba Thọ (Phú Hiệp – huyện Phú Tân) cho Trung tâm quản lý, hiện Trung tâm đang tổ chức sản xuất…8. Hoạt động Lâm nghiệp: 8.1. Bảo vệ rừng, PCCCR:

Tổ chức xây dựng và thực hiện 33/33 các phương án PCCCR mùa khô 2010 tỉnh, huyện, xã. Ban chỉ huy các cấp về công tác bảo vệ và PCCCR thực hiện tuần tra kiểm tra 132 đợt với 640 lượt người tham gia. Tổ chức 01 lớp tập huấn quản lý cháy rừng tại UBND huyện Tịnh Biên cho các lực lượng Công an, Quân Sự, Kiểm lâm (cấp tỉnh, Cấp huyện và cấp xã) thuộc 4 huyện Tịnh Biên, Tri Tôn, Thoại Sơn và TX Châu Đốc, tổ hợp tác bảo vệ rừng.

Đến hết đầu mùa khô năm 2010 chỉ có 06 vụ vi phạm sử dụng lửa trong phạm vi đất quy hoạch lâm nghiệp, trong đó có 02 vụ cháy rừng đã đươc phát hiện và huy động

19

Page 20: UBND TỈNH AN GIANGvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1415Bao … · Web viewCác vùng còn lại của giai đoạn 2 đang triển khai lập hồ sơ và trình thẩm

lực lượng tại chỗ dập tắt ngay, chỉ thiệt hại 0,5 ha rừng tràm trồng năm 2009 tại khu vực rừng tràm Bình Minh, thuộc ấp Tân Trung, xã Tà Đảnh, huyện Tri Tôn.. Nguyên nhân do chủ hộ đốt dọn đất (đốt cành nhánh Tràm sau khai thác) gây cháy vào rừng.8.2. Công tác chống chặt phá rừng :

Trong những tháng đầu năm đã xảy ra 02 vụ chặt phá rừng trồng (01 vụ tại khu vực đồi II, núi Phú Cường và 01 vụ tại khu vực Chà Và, khóm Xuân Hiệp, thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên). Diện tích rừng bị chặt phá thiệt hại khoảng 6,0 ha, loài cây bị chặt là keo lá tràm, số lượng cây bị chặt hạ chủ yếu là hầm than đem bán. Với sự chỉ đạo quyết liệt Chi cục Kiểm lâm và UBND huyện Tịnh Biên tình hình chặt phá rừng tại khu vực này hiện đã giảm hẳn.

Bên cạnh tình hình chặt cây rừng hầm than bán thì có xuất hiện tình hình phát dọn đất làm rẫy, trồng cây ăn trái. Đội Cơ động cùng các hạt trạm tổ chức 06 đợt kiểm tra tình hình dọn đất làm rẫy trên núi (Tha lọt- núi Cấm, Rò Leng núi Nam Quy) buộc 46 hộ phải cam kết chăm sóc tốt diện tích trồng rừng đã nhận khoán. 8.3. Công tác bảo tồn và quản lý gây nuôi động vật hoang dã (ĐVHD):

Năm 2010 đã xác nhận cấp phép vận chuyển xuất tỉnh 203 giấy phép với số lượng 112.757 con, trong đó Cá sấu nước ngọt 107.735 con

Đã xác nhận để cấp phép vận chuyển xuất tỉnh 45 giấy phép (trong đó có 30 giấy Cá sấu nước ngọt). Cấp mới và gia hạn 108 giấy chứng nhận gây nuôi ĐVHD.

Lập kế hoạch hoạt động Bảo tồn giữa hai đơn vị Chi cục Kiểm lâm và Bảo tàng tỉnh An Giang.

Phối hợp UBND xã An Hảo, Ban quản lý khu du lịch núi Cấm kiểm tra rùa tai đỏ tại hồ Thủy Liêm, núi Cấm và các đơn vị có liên quan kiểm tra một số địa bàn trong tỉnh. Đến nay (01/10/2010) số lượng rùa tai đỏ đã được các địa phương trong tỉnh phát hiện tịch thu và tiêu hủy là 177 con.

Ngành tiếp tục tham mưu UBND tỉnh để thực hiện việc phối hợp kiểm tra, tìm diệt và cấm nuôi rùa tai đỏ trên địa bàn của tỉnh theo công văn số 2673/UBND-KT ngày 06/09/2010 và công văn 2770/UBND-KT ngày 10/09/2010 của UBND tỉnh An Giang.8.4. Công tác kiểm tra nhập, xuất gỗ:

Tổng khối lượng gỗ nhập khẩu kiểm tra từ đầu năm đến nay là: 96.173,097 m3, bằng 67,72% so năm 2009 (trong đó gỗ nhập khẩu chính ngạch 94.175,933 m3 )

Xác nhận nguồn gốc gỗ xuất tỉnh: đầu năm đến nay có 400 hồ sơ tương đương 50.633,156 m3 gỗ các loại.8.5. Tình hình vi phạm lâm luật:

Từ đầu năm đến nay đã xảy ra 101 vụ: đã xử lý 97/101 vụ (trong đó 04 vụ vi phạm sử dụng lửa không tìm được thủ phạm); phạt cảnh cáo 14 vụ, phạt hành chính: 98,76 triệu đồg; tịch thu 0,315 m3 gỗ trắc; hóa giá tang vật 475,510 triệu đồng...8.6. Quản lý và Phát triển rừng:

- Thực hiện triển khai phong trào thi đua trồng cây lâm nghiệp phân tán giai đoạn 2009-2010: tổ chức hội nghị tổng kết trồng cây phân tán năm 2009 và triển khai kế hoạch năm 2010; tổ chức xây dựng đề án “trồng cây lâm nghiệp phân tán tỉnh An

20

Page 21: UBND TỈNH AN GIANGvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1415Bao … · Web viewCác vùng còn lại của giai đoạn 2 đang triển khai lập hồ sơ và trình thẩm

Giang giai đoạn 2011-2015” từ nguồn sự nghiệp Kiểm lâm theo chủ trương phê duyệt UBND tỉnh; Báo cáo kết quả thực hiện đề án trồng cây lâm nghiệp phân tán giai đoạn 2008-2010 theo quyết định 147/2007/QĐ-TTg gởi Bộ kế hoạch và đầu tư; tổ chức xuống giống cây phân tán trên 150 xã phường của 11 huyện thị thành phố…

- Thực hiện dự án 661: xây dựng và trình duyệt 10 dự toán thiết kế các công trình lâm sinh và 02 dự toán thiết kế hổ trợ cây lâm nghiệp trồng phân tán năm 2010

Đến nay hoàn thành trồng rừng phòng hộ đồi núi 988,22 ha/988 ha đạt 100% kế hoạch (Tri Tôn: 228,34 ha; Thoại Sơn: 16,68 ha; Tịnh Biên: 743,20 ha); Trồng cây lâm nghiệp phân tán hoàn thành kế hoạch gieo ươm năm 2010 với số lượng là 5.000.000 cây các loại đạt 100% (vụ I: 2,84 triệu cây, vụ II 2,2 triệu cây). Chăm sóc rừng: 1.252 ha đạt 100% (Tịnh Biên: 751,28 ha; Tri Tôn 470,72 ha Thoại Sơn: 30,3 ha). Bảo vệ rừng: 2.279ha/2.030ha, đạt 112,27% (Tịnh Biên: 1.480 ha/1.480 ha; Tri Tôn: 799 ha/533 ha).

Tổng dự toán vốn được sử dụng trong năm là 16.015 triệu đồng, đã giải ngân 8,41 tỷ đồng (đạt 54,50%)

- Công tác khác: hoàn thành báo cáo tổng kết chương trình 661 (1998-2010); phối hợp với tư vấn Phân Viện điều tra quy hoạch rừng II kiểm chứng ngoài thực địa. Sau khi được chủ trương thống nhất của tỉnh, ngành kiểm lâm đang triển khai lập quy hoạch Lâm nghiệp giai đoạn 2011-2020 theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT.9. Công tác thanh tra, kiểm tra:

+ Kiểm tra việc sử dụng ngư cụ cấm để khai thác thủy sản: phối hợp với Công an tỉnh (PC 36), Sở Nông nghiệp & PTNT TP.Cần Thơ, Đồng Tháp, Phòng Cảnh sát giao thông Đường thủy công an An Giang đã kiểm tra 51 lượt phương tiện khai thác trên tuyến sông Hậu và sông Tiền, phát hiện 16 trường hợp vi phạm, đã xử phạt 43,5 triệu đồng; đồng thời tịch thu 13 dynamo, 03 xuyệt điện, 03 bình ắcquy và 320m dây điện.

Ngoài ra, Đoàn đã phát hiện 10 trường hợp dùng xuồng nhỏ với dụng cụ kích điện cầm tay để khai thác thủy sản, đã tịch thu tang vật vi phạm (vắng chủ) gồm 02 chài dùng xuyệt điện, 08 xuyệt điện, 10 bình ắc quy.

+ Kiểm tra chất lượng vật tư nông nghiệp: Kiểm tra 100 cửa hàng, đại lý. Qua xác minh, đã phát hiện 82 trường hợp vi phạm (47 cơ sở sản xuất và 35 cơ sở mua bán), ban hành 82 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, số tiền 477.489.000 đồng.

+ Kiểm tra chất lượng thuốc thú y, TYTS, TACN: kiểm tra 72 cửa hàng, đại lý, Đoàn kiểm tra đã lấy mẫu để xác minh tính hợp pháp và kiểm tra chất lượng sản phẩm. Qua đó phát hiện 34 trường hợp vi phạm, ban hành 34 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, số tiền đã nộp Kho bạc 263.914.000 đồng.

10. Hoạt động phát triển nông thôn: 10.1 Phát triển kinh tế hợp tác và trang trại a. Công tác tập huấn, bồi dưỡng cán bộ quản lý HTX:

- Kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng cán bộ HTX năm 2010: 38 lớp, kinh phí 1,144 tỷ đồng (trong đó kinh phí TW: 630 triệu đồng). 9 tháng đầu năm đã mở được 17/38 lớp

21

Page 22: UBND TỈNH AN GIANGvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1415Bao … · Web viewCác vùng còn lại của giai đoạn 2 đang triển khai lập hồ sơ và trình thẩm

tập huấn (do Chi cục phụ trách) đạt 44,7% kế hoạch năm, 521 học viên tham dự, kinh phí thực hiện khoảng 224 triệu đồng. Dự kiến cả năm thực hiện hoàn thành 100% kế hoạch năm. Ngoài ra, cử cán bộ HTX (HTX.NN Phú An và HTX.NN Chợ Vàm của huyện Phú Tân) dự các lớp tập huấn về “Bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ kiểm soát HTX” do Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp & PTNT II chiêu sinh.

* Hỗ trợ theo Nghị định 88/2005/NĐ-CP: kế hoạch năm 2010: 46.890.000 đ, trong đó hỗ trợ 50% học phí: 40.000.000 đ, hỗ trợ bồi dưỡng trong và ngoài tỉnh: 6.890.000 đ. Đến nay đã giải ngân được 400.000 đ cho 02/19 cán bộ HTX theo học tại các trường đào tạo trong nước.b. Công tác củng cố, hỗ trợ tư vấn HTX:

Thường xuyên phối hợp cùng Liên minh Hợp tác xã và chính quyền địa phương các cấp tập trung củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các HTX nông nghiệp, xử lý kịp thời các vấn đề khó khăn của HTX như: công tác kế toán-tài chính, vấn đề cán bộ và đào tạo CB, trụ sở làm việc của hợp tác xã, tranh chấp đường nước ….

Ngoài ra, Chi cục còn phối hợp với các ngành chức năng tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các văn bản pháp luật mới về HTX như phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn áp dụng chế độ kế toán mới theo Thông tư số 24/2010/TT- BTC ngày 23/2/2010 của Bộ Tài chính.c. Kết quả thực hiện các dự án thuộc lĩnh vực kinh tế hợp tác:

- Dự án Hỗ trợ đâu tư giảm thất thoát sau thu hoạch giai đoạn 2010 - 2015Dự án Hỗ trợ đầu tư giảm thất thoát sau thu hoạch tỉnh An Giang giai đoạn 2010

– 2015 có tổng kinh phí được duyệt trên 4,3 tỷ đồng (thuộc nguồn dự án công nghệ sau thu hoạch do Cộng hòa Áo tài trợ).

Từ đầu năm đến nay đã giải ngân cho 19 hộ vay vốn để đầu tư nâng cấp nhà kho, lò sấy, kho chứa của 02 huyện Châu Phú (11 hộ) và huyện Thoại Sơn (8 hộ), với tổng số tiền 887 triệu đồng (hộ nông dân thuộc diện tham gia Dự án xây dựng chất lượng và thương hiệu gạo An Giang). Do đối tượng được hỗ trợ là hộ nông dân thuộc diện tham gia Dự án xây dựng chất lượng và thương hiệu gạo An Giang nên số tiền giải ngân đến này chỉ đạt 20,6% so với tổng nguồn vốn.

- Dự án Nâng cao năng lực cán bộ và nông dân trong phát triển doanh nghiệp nhỏ nông thôn tỉnh An Giang giai đoạn 2009-2012

Dự án Nâng cao năng lực cán bộ và nông dân trong phát triển doanh nghiệp nhỏ nông thôn tỉnh An Giang giai đoạn 2009-2012, gọi tắc là “Dự án ICRE” có tổng nguồn vốn thực hiện trong ba năm là 546.555 USD (trong đó: vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là 506.555 USD, vốn đối ứng của UBND tỉnh là 40.000 USD).

Dự án đã triển khai hợp phần công việc: tư vấn (Viện nghiên cứu phát triển ĐBSCL) đã thực hiện điều tra, khảo sát ở 7 huyện Châu Thành, Châu Phú, Phú Tân, Thoại Sơn, Tri Tôn, Tịnh Biên và thị xã Châu đốc về nhu cầu đào tạo và tư vấn về khởi sự doanh nghiệp và tăng cường doanh nghiệp (SIYB) của các đơn vị kinh tế cơ sở; đồng thời đã tổ chức hội thảo về đánh giá nhu cầu đào tạo về khởi sự và tăng cường doanh nghiệp tại An Giang.

22

Page 23: UBND TỈNH AN GIANGvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1415Bao … · Web viewCác vùng còn lại của giai đoạn 2 đang triển khai lập hồ sơ và trình thẩm

Dự án đã tuyển chọn được 24 giảng viên và tổ chức 03 lớp tập huấn về Phương pháp giảng dạy cho người lớn tuổi, Bồi dưỡng kỹ năng, tập huấn Kiến thức cơ bản về thị trường và hội nhập kinh tế, chuyển giao công nghệ nghề nông thôn tại 3 tỉnh Tiền Giang, TP. Hồ Chí Minh, Đà Lạt.

* Ngoài ra, để tham gia dự án Hợp tác kỹ thuật về HTX NN giai đoạn 2010-2014 của JICA (Tổ chức hợp tác và phát triển Nhật Bản), Chi cục đề xuất 05 HTX gồm Mỹ Thuận- Chợ Mới, Phú Thạnh- Phú Tân, Long Bình- Chợ Mới, Thành Lợi- Châu Phú và HTX Phú An- Phú Tân tham gia dự án. Tổ chức JICA đã khảo sát 05 HTX này và hiện đang xem xét.10.2. Xây dựng nông thôn mới:

Thực hiện Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính Phủ, Kế hoạch hành động số 18-KH/TU ngày 14/10/2008 của Ban chấp hành đảng bộ tỉnh về Nông nghiệp-nông dân-Nông thôn, Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới, Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020, Thông tư 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới và; Sở đã tham mưu UBND tỉnh thực hiện các công việc, cụ thể như:

- Tổ chức 02 hội nghị lớn để triển khai quán triệt nội dung Quyết định 491/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư hướng dẫn số 54/2009/TT-BNNPTNT; Quyết định số 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đến các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị, thành và UBND các xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh.

- Tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh An Giang, Tổ Thư ký và Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo và Tổ Thư ký;

- Tham mưu UBND tỉnh ban hành Bộ tiêu chí xây dựng xã nông thôn mới áp dụng trên địa bàn tỉnh An Giang; đồng thời trực tiếp hướng dẫn 139 xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh xây dựng báo cáo đánh giá mức độ đạt tiêu chí nông thôn mới;

- Xây dựng Kế hoạch phát động phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2015 và dự thảo Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh về việc quy định mức thưởng phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới;

- Phân công nhiệm vụ các sở, ngành cấp tỉnh xây dựng các quy hoạch, đề án, dự án, chương trình, các cơ chế chính sách phục vụ phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

- Tổng hợp báo cáo tiến độ thực hiện Chương trình tam nông theo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo và UBND tỉnh.

- Xây dựng Đề án xây dựng nông thôn mới ở 4 xã điểm, trong đó chọn 4 xã điểm để xây dựng mô hình nông thôn mới gồm (xã Kiến An huyện Chợ Mới, xã Vĩnh Phú huyện Thoại Sơn, xã Bình Chánh huyện Châu Phú, xã Thới Sơn huyện Tịnh Biên) và đã được UBND tỉnh phê duyệt.

23

Page 24: UBND TỈNH AN GIANGvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1415Bao … · Web viewCác vùng còn lại của giai đoạn 2 đang triển khai lập hồ sơ và trình thẩm

- Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh tại công văn số 2558/UBND-KT ngày 20/8/2010 về việc triển khai thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg về xây dựng nông thôn mới, Chi cục phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở, ngành có liên quan xây dựng Đề cương tổng hợp các danh mục công trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015, giai đoạn 2016-2010 thuộc nguồn vốn TW hỗ trợ. Đồng thời tổ chức triển khai trực tiếp các xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh.

- Triển khai, hướng dẫn các sở, ban, ngành và các huyện, thị trên địa bàn tỉnh xây dựng kế hoạch vốn thực hiện Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới năm 2011, đồng thời tổng hợp xây dựng thành kế hoạch chung của toàn tỉnh.10.3. Chương trình bố trí dân cư 193

Kế hoạch bố trí dân cư năm 2010: 300 hộ, mức hỗ trợ 10 triệu đồng/hộ, tổng kinh phí 03 tỷ đồng. 9 tháng đầu năm đã thực hiện cho 181/300 hộ di dời khỏi vùng thiên tai sạt lở vào cụm, tuyến dân cư tập trung an toàn, kinh phí 1,81 tỷ đồng, đạt 60,3% kế hoạch. Nhu cầu di dời các hộ khỏi vùng thiên tai sạt lở ở các huyện, thị còn rất lớn (180 – 200 hộ), tuy nhiên nguồn vốn hỗ trợ năm 2010 hạn hẹp, Chi cục sẽ ưu tiên di dời các hộ nằm trong những vùng nguy cơ cao, dự kiến sẽ đạt 100% kế hoạch.10.4. Về các chương trình giảm nghèo:

- Dự án Khuyến nông, lâm, ngư và Hỗ trợ sản xuất, Phát triển ngành nghề (thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo giai đoạn 2006-2010):

Tổng kinh phí thực hiện là 3.035,77 triệu đồng, trong đó vốn Trung ương 2.300 triệu đồng, vốn dân đóng góp 735,77 triệu đồng. 9 tháng đầu năm đã thực hiện hỗ trợ:

+ Lớp tập huấn: 61/166 lớp, đạt 36,7% so kế hoạch với tổng số 1.141/1.279 học viên là hộ nghèo tham dự, chiếm 89,2%.

+ Mô hình trình diễn: 456/766 mô hình, đạt 59,5% so kế hoạch.+ Tổ chức 1 chuyến tham quan học tập kinh nghiệm sản xuấtTổng kinh phí đã giải ngân ước khoảng 1,6 tỷ đồng, đạt 70% tổng kinh phí được

cấp (2,3 tỷ đồng)- Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất (thuộc Chương trình 135 giai đoạn II)Kế hoạch kinh phí thực hiện dự án năm 2010 là 3.600 triệu đồng cho 12 xã, trong

đó: 03 tỷ đồng do Trung ương đầu tư cho 10 xã và 600 triệu đồng do tỉnh đầu tư. Riêng vốn hỗ trợ 2 xã do tỉnh đầu tư chưa có kinh phí.

Đến nay các huyện đã thực hiện hỗ trợ: 2 lớp tập huấn và 56 mô hình; 8.675 kg giống cây trồng cho 149 hộ, 388 con heo giống cho 282 hộ, 191 con bò cho 191 hộ; 73 công cụ gieo hàng, 181 bình phun thuốc BVTV, 133 máy phun thuốc BVTV, 7 máy bơm và 1 máy cắt xếp dãy. Tổng kinh phí đã giải ngân ước 2,1 tỷ đồng, đạt 70% tổng kinh phí trung ương cấp (3 tỷ đồng).

Dự kiến đến cuối năm sẽ thực hiện đạt chỉ tiêu kế hoạch.10.5. Về công tác dân tộc:

Thực hiện Dự án định canh, định cư theo hình thức xen ghép trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2008-2010 (theo Quyết định 33/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007):

24

Page 25: UBND TỈNH AN GIANGvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1415Bao … · Web viewCác vùng còn lại của giai đoạn 2 đang triển khai lập hồ sơ và trình thẩm

Kế hoạch vốn năm 2010: 3.000 triệu đồng, với nguồn vốn hạn hẹp Chi cục đã tham mưu và được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương thực hiện ưu tiên hỗ trợ cho 2 huyện Tri Tôn (100 hộ) và Tịnh Biên (50 hộ).

Đến nay đã hỗ trợ 50/100 hộ (huyện Tri Tôn), đạt 50% so kế hoạch; huyện đang tiến hành làm hồ sơ thủ tục để giao đất cho 50 hộ còn lại. Huyện Tịnh Biên đã hỗ trợ 50/50 hộ, đạt 100% kế hoạch10.6. Thực hiện các nhiệm vụ khác:

- Thực hiện Đề án cơ giới hoá trong thu hoạch: để tiếp tục phát triển cơ giới trong khâu thu hoạch và sau thu hoạch lúa, phấn đấu đến cuối năm 2010 đạt 35% diện tích lúa thu hoạch bằng cơ giới, sản lượng lúa thông qua “sấy khô” đạt trên 65%, UBND tỉnh cho hỗ trợ từ ngân sách tỉnh giúp thêm nguồn lực cho cho nông dân đầu tư mua máy gặt lúa các loại

Tính đến nay nông dân đăng ký mua máy gặt lúa là 52/100 máy (hỗ trợ theo Quyết định số 769/QĐ-UBND ngày 21/4/2010).

Ngành phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư thành lập đoàn trực tiếp xuống hộ dân ở các huyện để thẩm tra số máy đã được xét duyệt hỗ trợ đúng theo đúng chủ trương của UBND tỉnh. Kết quả thẩm định có 27 máy đủ điều kiện, 18 máy không đủ điều kiện, số máy còn lại chưa thẩm định được.

Như vậy đến nay toàn tỉnh có 1.635 máy gặt gồm 1.254 máy gặt đập liên hợp, 381 máy gặt xếp dãy; trong đó số lượng máy gặt được đầu tư trong năm 2010 (31/10/2010) là 333 máy gồm 322 máy gặt đập liên hợp và 11 máy gặt xếp dãy, đảm bảo diện tích lúa được thu hoạch bằng cơ giới đạt trên 41% DTXG (96,9/234 ngàn ha);.

- Chương trình khai thác lợi thế mùa nước nổiXây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình khai thác lợi thế mùa nước nổi của

tỉnh năm 2010 và triển khai đến các huyện, thị, thành. Hiện nay đang tổng hợp tiến độ thực hiện của các huyện, chuẩn bị báo cáo tổng kết chương trình.11. Chương trình Nước sạch và vệ sinh MTNT:

Đến nay đã hoàn thành 02/17 công trình cấp nước, tất cả các công trình đều được khởi công xây dựng và sẽ hoàn thành đúng tiến độ đề ra, đảm bảo đạt tỷ lệ theo kế hoạch.

Trong năm thực hiện đạt một số chỉ tiêu sau:+ Tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước sạch (theo QCVN): 46,54% + Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh: 52,37%.+ Tỷ lệ hộ gia đình có chuồng trại gia súc hợp vệ sinh: 37,01%. Kết quả thực hiện nguồn vốn: đến 30/6/2010 đã giải ngân đạt 38,36%- Nguồn vốn hỗ trợ từ TW, các nhà tài trợ (21 tỷ) và ngân sách tỉnh (2 tỷ) đã giải

ngân được 7.207/23.000 đồng.- Nguồn vốn dân đóng góp: 566/566 triệu đồng.- Vốn vay từ Ngân hàng CSXH: 6.500/13.000 triệu đồng.- Vốn Unicef: 800/2.200 triệu đồng. Dự kiến đến cuối năm giải ngân đạt 100% KH đề ra (38.766 triệu đồng)

25

Page 26: UBND TỈNH AN GIANGvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1415Bao … · Web viewCác vùng còn lại của giai đoạn 2 đang triển khai lập hồ sơ và trình thẩm

12. Hoạt động khoa học - ky thuật: Tiếp nhận và cho phép các công ty tổ chức 358 cuộc hội thảo phân bón. Xây dựng

Dự án Chương trình Khí sinh học cho ngành chăn nuôi tỉnh An Giang giai đoạn 2010-2011 (được phê duyệt tại quyết định 865/QĐ-UBND, ngày 10/05/2010), tổ chức hội thảo về thông tin, tuyên truyền và tập huấn để xây dựng các công trình khí sinh học trên địa bàn huyện. Tính đến thời điểm hiện nay toàn tỉnh đã xây dựng được 25/70 công trình KSH.

Tổng kết chương trình chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học thuộc chương trình CARE. Cấp mã số quản lý cho 3 đơn vị sản xuất, kinh doanh giống lúa tại xã Lương Phi, xã Lương An Trà, huyện Tri Tôn. Tổ chức thẩm định điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi từ nguyên liệu bột cá, mỡ cá tại Công ty TNHH SX TM DV Thuận An - Châu Thành và hướng dẫn Công ty công bố tiêu chuẩn cơ sở về nguyên liệu bột cá, mỡ cá. Tham gia xét duyệt đề cương chi tiết cho 13 đề tài cấp cơ sở năm 2010 và nghiệm thu 04 đề tài cấp cơ sở năm 2009, xét duyệt Danh mục 19 đề tài cấp cơ sở năm 2011. 13. Công tác quản lý chất lượng NLS&TS:13.1 Xây dựng cơ chế, chính sách

- Xây dựng 04 quy chuẩn địa phương, bao gồm 2 quy chuẩn về chỉ tiêu và mức giới hạn an toàn thực phẩm cho sản phẩm cá khô và mắm cá An Giang, và 2 quy chuẩn về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất cá khô và mắm cá an Giang.

- Xây dựng Quy chế và danh mục chỉ tiêu kiểm tra đánh giá điều kiện an toàn vệ sinh cơ sở chế biến cá khô và mắm cá An Giang.

- Xây dựng Bộ giáo trình chuẩn đào tạo kiến thức an toàn thực phẩm cho đối tượng học viên là cán bộ Chi cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản và cán bộ phụ trách thủy sản thuộc Phòng Nông nghiệp và PTNT /Phòng Kinh tế huyện, thị xã, thành phố.

- Tổ chức 06 lớp tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm và các văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất kinh doanh nông sản và thủy sản (25 người/1 lớp); tổ chức tập huấn về Kỹ năng thực hành đánh giá điều kiện sản xuất an toàn vệ sinh cơ sở mắm cá và cá khô An giang cho cán bộ kiểm tra cấp tỉnh, huyện (với số lượng 39 người tham dự); Các kiến thức cơ bản về đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản cho cán bộ quản lý chất lượng cấp tỉnh, huyện (với số lượng 38 người tham dự); 02 hội thảo Phổ biến, tổ chức thực hiện các chính sách phát triển ngành thủy sản và các văn bản mới ban hành của Bộ, tỉnh tại thị xã Châu Đốc với số lượng khoảng 160 người tham dự.13.2. Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm

- Lấy 280 mẫu cá tra, cá lóc nuôi thương phẩm ở 6 vùng thuộc huyện An Phú, Phú Tân, Chợ Mới, Châu Thành, Châu Đốc và TP.Long Xuyên để kiểm soát dư lượng hóa chất, kháng sinh. Kết quả có 11 mẫu bị nhiễm kim loại nặng, dư lượng hóa chất kháng sinh, trong đó 01 mẫu nhiễm Enrofloxacin vượt mức giới hạn cho phép (178,45 ppb), 03 mẫu bị nhiễm Trifluralin là thuốc cấm sử dụng trong nuôi thủy sản và đã tiến hành thu mẫu lần 2 sau khi phân tích thì kết quả không còn phát hiện Trifluralin.

26

Page 27: UBND TỈNH AN GIANGvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1415Bao … · Web viewCác vùng còn lại của giai đoạn 2 đang triển khai lập hồ sơ và trình thẩm

- Điều tra, khảo sát 14 cơ sở dưa xoài, thu 05 mẫu sản phẩm và 02 mẫu nguyên liệu. Kết quả phân tích không phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích sinh trưởng trong thịt trái. Tuy nhiên do cơ sở vật chất và trang thiết bị còn hạn chế và thủ công, điều kiện sản xuất không đảm bảo an toàn thực phẩm, kết quả phân tích cho thấy: tổng vi khuẩn hiếu khí và tổng số nấm men – mốc đều vượt giới hạn cho phép.13.3. Công tác kiểm nghiệm:

- Lấy 317 mẫu kiểm nghiệm, trong đó: thực phẩm 24 mẫu, Thức ăn chăn nuôi 147 mẫu, Thuốc thú y 07 mẫu, Nước 73 mẫu, Phân bón 39 mẫu, Đất 03 mẫu

- Xây dựng qui trình xác định hàm lượng Buprofezin, Pretilachor, Tricyclazole, Propilonazole, Difinoconazole, Niclosamide, Thiophamate, Chlorfluanzuron, Difenoconazole, Metaldehyde trong cây lúa, Clenbuterol và Dichlovos trên mẫu thực phẩm.

- Tiến hành triển khai áp dụng qui trình xác định hàm lượng Buprofezin, Pretilachor, Tricyclazole trên mẫu bông lúa.

- Đã gửi hồ sơ đến Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản đăng ký phòng thử nghiệm được chỉ định các chỉ tiêu kháng sinh trong thủy sản gồm: Chloramphenicol, Malachite green và Leuco Malachite green trong sản phẩm thủy sản. tính đến nay đã thực hiện xong các hành động khắc phục lỗi do đoàn thanh tra kết luận.

- Trung tâm kiểm nghiệm bước đầu triển khai thực hiện kiểm nghiệm bệnh heo tai xanh trên máy Real Time PCR và đã mời chuyên gia kỹ thuật đến tập huấn cho cán bộ của Trung tâm.13.4. Công tác khác:

Thực hiện các nhiệm vụ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất, sơ chế bảo quản, chế biến nông sản thực phẩm thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm giai đoạn 2006 – 2010 theo kế hoạch hàng năm. Triền khai công tác thực hiện Kế hoạch thí điểm chuỗi liên kết dọc các tra, cá basa tỉnh An Giang.14. Công tác ứng dụng công nghệ thông tin:

Triển khai xây dựng nối cáp quang, cấu hình lại hệ thống mạng. Điều chỉnh và nâng cấp hệ thống không dây.

Triển khai gói thầu “Mua sắm phần mềm ứng dụng, hiệu chỉnh, triển khai đào tạo, tập huấn theo dõi vận hành, xây dựng cơ sở dữ liệu đầu kỳ và bảo vệ 12 tháng”, bao gồm văn phòng điện tử, một cửa, cổng thông tin điện tử (Portal) Sở NN&PTNT, nâng cấp và xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành nông nghiệp, báo cáo tài chính qua mạng. Trong đó đã triển khai xong: văn phòng điện tử, một cửa, cổng thông tin điện tử (Portal) Sở NN&PTNT.15. Chương trình hỗ trợ ngành thủy sản (FSPS II):

Trong năm 2010, tiếp tục việc thực hiện lồng ghép kế hoạch hoạt động của chương trình hỗ trợ ngành thủy sản vào kế hoạch chung của ngành Nông nghiệp. Kết quả hoạt động như sau:

a. Hợp phân STOFA:- Tổ chức 03 hội thảo về Xây dựng chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với mô

hình đồng quản lý theo chuỗi liên kết dọc.

27

Page 28: UBND TỈNH AN GIANGvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1415Bao … · Web viewCác vùng còn lại của giai đoạn 2 đang triển khai lập hồ sơ và trình thẩm

- Thực hiện rà soát, xây dựng bản mô tả công việc cho các cán bộ của Sở nhằm phục vụ cho việc tuyển dụng, giám sát và đánh giá việc thực hiện công việc.

- Thực hiện rà soát, xây dựng bản mô tả công việc cho các cán bộ của Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản nhằm phục vụ cho việc tuyển dụng, giám sát và đánh giá việc thực hiện công việc.

- Tổ chức 3 khóa đào tạo nâng cao năng lực, nhận thức cho cán bộ ngành nông nghiệp/thủy sản về biến đổi khí hậu toàn cầu, tổ chức sự kiện, kỹ năng soạn thảo văn bản và xây dựng báo cáo với 115 người tham dự

- Tổ chức 2 hội thảo về phổ biến, tổ chức thực hiện các chính sách phát triển ngành thủy sản (các chính sách phụ thuộc vào hoạt động 1.2.2 và 1.2.3) và các văn bản mới ban hành của Bộ, tỉnh với 154 lượt người tham dự

b. Hợp phân SUDA:- Tổ chức 1 chuyến đi tham quan học tập các mô hình nuôi thủy sản hiệu quả tại

Vĩnh Long, Tiền Giang và Đồng Tháp cho người nghèo. Số lượng 31 người tham gia, trong đó có 15 nông dân tham gia.

- Tổ chức 1 hội thảo nâng cao năng lực/chia sẽ kinh nghiệm trong công tác khuyến nông, khuyến ngư cấp cơ sở cho đội ngũ kỹ thuật viên trên địa bàn tỉnh.

- Tổ chức 03 lớp tập huấn thử cho nông dân về Xây dựng 02 bộ tài liệu AFFS cho hai đối tượng lươn và cá lóc (20 nông dân/1 lớp)

- Thực hiện rà soát khảo sát các mô sản xuất giống và nuôi thương phẩm thủy sản trên địa bàn tỉnh, từ đó đề xuất các giải pháp, các mô hình có hiệu quả phù hợp với người nghèo và cận nghèo.

- Đã tổ chức được 90 lớp tập huấn với khoảng 1.800 lượt nông dân nghèo và cận nghèo về kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt, quản lý kinh tế hộ và các vấn đề về giới.

- Triển khai được 52 điểm trình diễn nuôi thủy sản cho các học viên là hộ nghèo và cận nghèo tham dự lớp tập huấn, qua đó giúp các học viên ứng dụng được kiến thức đã học vào thực tế sản xuất.

- Triển khai đánh giá kết quả đào tạo/tập huấn từ chương trình FSPS II đối với cán bộ khuyến ngư tỉnh An Giang, đồng thời tiếp tục xác định nhu cầu cần đào tạo trong thời gian tới.

c. Hợp phân POSMA:- Xây dựng 02 bộ quy chuẩn kỹ thuật địa phương về điều kiện an toàn vệ sinh

trong sản xuất mắm cá và khô cá An Giang; Xây dựng bộ giáo trình chuẩn đào tạo kiến thức an toàn thực phẩm nhằm phục vụ cho các lớp đào tạo, tập huấn về VSAT thực phẩm cho các hộ sản xuất cá khô và mắm cá An Giang; Xây dựng Quy chế và danh mục chỉ tiêu kiểm tra đánh giá điều kiện an toàn vệ sinh cơ sở chế biến cá khô và mắm cá An Giang

- Tổ chức 9 khóa đào tạo/tấp huấn nâng cao năng lực cho các cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật ngành thủy sản, các cơ sở quy mô vừa và nhỏ về các kiến thức về đảm bảo an toàn thực phẩm đối với chuỗi liên kết sản xuất thủy sản từ sản xuất đến tiêu thụ sản

28

Page 29: UBND TỈNH AN GIANGvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1415Bao … · Web viewCác vùng còn lại của giai đoạn 2 đang triển khai lập hồ sơ và trình thẩm

phẩm, xây dựng và quản bá thương hiệu, kiến thức về ATVSTP, truy suất nguồn gốc...với trên 300 lượt người tham dự.

d. Hợp phân SCAFI:- Thực hiện khảo sát nghiên cứu sự đa dạng sinh học và chất lượng môi trường

nước ở khu bảo tồn thủy sản Trà Sư nhằm phục vụ cho công tác quản lý và phát triển bền vững.

- Tiếp tục thực hiện các hoạt đồng về Đồng quản lý kết hợp bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại khu vực Búng Bình Thiên – H. An Phú

- Đào tạo 02 lớp nâng cao năng lực cho cán bộ ngành nông nghiệp về kiến thức và các phương pháp ngăn ngừa sự lây lan HIV/AIDS với 61 người tham dự.

- Tổ chức tham quan học tập về Đồng quản lý kết hợp bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại Huế cho các cán bộ phụ trách Đồng Quản lý, chi hội nghề cá Búng Bình Thiên.III. Những tồn tại hạn chế:

- Từ đầu năm đến nay tình hình nắng nóng nhiệt độ cao hơn trung bình nhiều năm làm gia tăng lượng bốc hơi, mực nước trên sông, kênh, rạch luôn ở mức thấp hơn so với cùng kỳ.

- Tình hình nuôi trồng thủy sản, nhất là cá tra chưa có nhiều chuyển biến tích cực, giá thành cao (do giá các nguyên liệu đầu vào liên tục tăng) gần bằng giá cá nguyên liệu, phần lớn hộ nuôi hiện nay thiếu vốn đầu tư nên quy mô, diện tích thả nuôi cầm chừng, tình hình thiếu nguyên liệu chế biến trong thời gian tới là rất lớn, đồng thời tình hình sản xuất và tiêu thụ giống cá tra cũng rất khó khăn, gía cá tra giống giảm xuống đáng kể từ cuối tháng 4 cho đến nay. Mặt khác, hầu hết doanh nghiệp đều ký hợp đồng xuất khẩu trước với giá thấp nên khó có thể thu mua cá nguyên liệu cao hơn mức hiện nay

- Do tình hình đa số các hộ nuôi không có lãi, không yên tâm sản xuất nên việc mời các hộ nuôi tham gia các lớp tập huấn về an toàn thực phẩm, về nuôi thuỷ sản an toàn và chất lượng… gặp rất nhiều khó khăn

- Hầu hết các cơ sở kinh doanh thức ăn đăng ký kinh doanh ở tại địa phương với điều kiện tự thoả, không thông qua cơ quan quản lý chuyên ngành địa phương. Không có quy định nào của Bộ, Cục, về trình tự thủ tục, biểu mẫu kiểm tra, tiêu chuẩn để xét cấp chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thức ăn thuỷ sản.

- Đối với công tác thi công các công trình chống hạn (nạo vét kênh mương, DTSC cống đập…): công tác giải phóng mặt bằng để thi công công trình ở một số địa phương vẫn còn gặp nhiều khó khăn (phải chờ thu hoạch xong lúa Đông xuân, vướng cây, nhà cửa...) vì vậy việc triển khai thực hiện ở một số công trình chưa tiến hành được, ảnh hưởng đến tiến độ thi công.

- Vốn đầu tư xây dựng cụm tuyến dân cư thuộc chương trình 193 phân bổ cho tỉnh còn hạn chế so với một số tỉnh trong khu vực, đặc biệt hai năm liền chưa được TW phân bổ nguồn vốn thuộc chương trình này về tỉnh, tuy nhiên tỉnh cũng đã ưu tiên bố trí dân cư vùng sạt lỡ vào cụm tuyến dân cư thuộc chương trình vượt lũ.

29

Page 30: UBND TỈNH AN GIANGvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1415Bao … · Web viewCác vùng còn lại của giai đoạn 2 đang triển khai lập hồ sơ và trình thẩm

- Một bộ phận lớn người dân sinh sống phân tán ven kênh rạch, phum sóc trong khi tỉnh chưa tìm được giải pháp cấp nước nhỏ lẻ hợp lý gây khó khăn trong việc phấn đấu đạt mục tiêu về cấp nước của chương trình MS&VSMTNT.

- Lịch thời vụ vẫn còn những mặt tồn tại hạn chế làm khó khăn trong việc chỉ đạo chung do một số huyện có người dân tộc, địa hình đa dạng (như Tri Tôn, Tịnh Biên) không thể xuống giống đúng lịch thời vụ theo qui định của tỉnh, đặc biệt vụ Hè Thu (còn gọi hè thu không tưới - đất canh tác nhờ nước trời) người dân chờ mưa để xuống giống; Những vùng nằm ngoài đê bao không chủ động được nước, vùng đầu nguồn tránh bị lũ đến sớm, vùng giáp biên giới (như Tân Châu, An Phú, Châu Đốc, Tịnh Biên, Tri Tôn) và vùng nông dân có tập quán trồng nếp huyện Phú Tân xuống giống không đúng lịch thời vụ; Lũ thấp, một số vùng có kế hoạch xả lũ tiếp tục xuống giống vụ Thu đông không đúng theo lịch thời vụ.

- Công tác thanh tra, kiểm tra chỉ mới tập trung cho công tác thanh tra chuyên ngành, chưa có nhiều cuộc thanh tra hành chính, nhất là thanh tra trách nhiệm

- Chính quyền các địa phương chưa thực sự quan tâm đúng mức đến công tác kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực khai thác thủy sản và công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản

30

Page 31: UBND TỈNH AN GIANGvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1415Bao … · Web viewCác vùng còn lại của giai đoạn 2 đang triển khai lập hồ sơ và trình thẩm

PHẦN IIKế hoạch phát triển ngành nông nghiệp năm 2011

I. Mục tiêu:1. Mục tiêu chung:

Tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, có chất lượng thông qua nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh. Song song đó đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu sản xuất, phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn2. Mục tiêu cụ thể

- Đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) ngành nông nghiệp là 3,25% (trong đó: nông nghiệp: 1,84%, lâm nghiệp: 1,31 %, thủy sản: 13,01 %)

- Tăng giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha đất sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh đạt 85 triệu đồng/ha (năm 2010 ước đạt khoảng 75,62 triệu đồng/ha).

- Tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước sạch: 48,21% (+ 1,67%) - Tỷ lệ che phủ rừng đạt 19,5% (+ 0,72%)

Chỉ tiêu

Sơ bộ 2010 KH 2011 Tốc độtăng (%)Giá trị Cơ

cấu Giá trị Cơ cấu

(Tỉ đg) (%) (Tỉ đg) (%) 11/101 GDP (giá cđ) 5,366 100 5,541 100 3.25a Nông nghiệp 4,625 86.18 4,710 85.01 1.84b Lâm nghiệp 66 1.22 67 1.20 1.31c Thủy sản 676 12.60 764 13.79 13.01

2 GTSX Nông lâm ngư nghiệp (giá ttế) 31,959 100 36,858 100 15.33

a Nông nghiệp 25,665 80.31 27,859 75.59 8.55b Lâm nghiệp 173 0.54 179 0.49 3.63c Thủy sản 6,121 19.15 8,819 23.93 44.09

GTSX nội bộ nông nghiệp 25,665 100 27,859 100 8.55- Trồng trọt 21,610 84.20 23,346 83.80 8.04- Chăn nuôi 2,156 8.40 2,424 8.70 12.43- Dịch vụ 1,899 7.40 2,089 7.50 10.02

II. Kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn:1. Kế hoạch sản xuất Nông nghiệp1.1 Trồng trọt:

Mục tiêu: xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa lớn theo hướng phát huy lợi thế, tăng năng suất, chất lượng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường

Để thực hiện mục tiêu trên cần duy trì tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành trồng trọt đạt 8,04% (giá ttế) bằng các giải pháp:

31

Page 32: UBND TỈNH AN GIANGvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1415Bao … · Web viewCác vùng còn lại của giai đoạn 2 đang triển khai lập hồ sơ và trình thẩm

1. Thực hiện xuống giống đúng lịch thời vụ, đồng loạt và tập trung né rầy theo hướng dẫn của các ngành chức năng.

2. Tổ chức, quy hoạch lại sản xuất: xây dựng các vùng sản xuất lúa, rau màu theo hướng tập trung gắn với hợp tác, liên kết trong nội bộ người sản xuất để tăng quy mô, độ đồng đều và đảm bảo ổn định chất lượng sản phẩm.

3. Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, thúc đẩy cơ giới hóa khâu thu hoạch nhằm nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm cả trên đồng ruộng và thông qua chế biến;

4. Chủ động phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng, giảm tổn thất do sâu bệnh và nâng cao chất lượng sản phẩm.

5. Xây dựng thương hiệu nông sản để nâng cao giá trị và tính cạnh tranh của nông sản trên thị trường trong nước và quốc tế.

6. Đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ chuyên ngành, tăng cường đầu tư trang thiết bị các trung tâm xét nghiệm, kiểm định kiểm nghiệm thuộc Sở.

* Kế hoạch gieo trồng năm 2011:Tổng diện tích gieo trồng năm 2011 là 649.602 ha, tăng 7.349 ha so cùng kỳ.

Trong đó:- Lúa: tổng DTGT là 594.466 ha (+ 5,2 ngàn ha so cùng kỳ), năng suất: 6,22

tấn/ha (- 0,4 tạ/ha), sản lượng 3,699 triệu tấn (+ 10,3 ngàn tấn). Báo gồm: + Lúa ĐX: 235.100 ha (+ 888 ha), NS 7,19 tấn/ha (- 0,1 tấn/ha), Sản lượng 1,690

triệu tấn (-18 ngàn tấn)+ Lúa HT: 230.980 ha (- 1.065 ha), NS 5,46 tấn/ha (tương đương so cùng kỳ), Sản

lượng 1,261 triệu tấn (- 6 ngàn tấn)+ Lúa Thu Đông: 123.611 ha (+ 8.575 ha), NS 5,9 tấn/ha (- 0,4 tạ/ha), Sản lượng

729,4 ngàn tấn (+ 46 ngàn tấn)+ Lúa Mùa 2010-2011: 4.775 (- 3.185 ha, do chuyển sang sản xuất vụ ĐX), NS

3,71 tấn/ha (+0,2 tạ/ha), Sản lượng 17.715 (- 11,6 ngàn tấn)- Màu: tổng DTGT rau màu là 55.136 (+ 2.136 ngàn ha)

Bao gồm: + Màu vụ ĐX: 19.033 ha (tăng 731 ha)+ Màu vụ HT: 20.661 ha (tăng 774 ha)+ Màu vụ Thu Đông: 14.310 ha (tăng hơn 582 ha).+ Màu vụ Mùa: 1.131 ha (tăng 49 ha)

Một số chỉ tiêu chủ yếu phát triển trồng trọt

Chỉ số đánh giá Đơn vi Sơ bộ năm 2010

Chỉ tiêu KH

năm 2011

So sánh KH/2010

(+,-)

1. Một số chỉ số kết quả

Tốc độ tăng giá trị sản xuất trồng trọt (giá thực tế)

% 10,15 8,04

32

Page 33: UBND TỈNH AN GIANGvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1415Bao … · Web viewCác vùng còn lại của giai đoạn 2 đang triển khai lập hồ sơ và trình thẩm

Chỉ số đánh giá Đơn vi Sơ bộ năm 2010

Chỉ tiêu KH

năm 2011

So sánh KH/2010

(+,-)

Tỷ trọng giá trị sản xuất trồng trọt trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp (giá thực tế)

% 84,20 83,80 - 0,4

Giá trị sản phẩm trồng trọt bình quân trên một ha

triệu/ha 75,62 85 9,38

Tỷ lệ diện tích sản xuất lúa ứng dụng chương trình "3G3T" % 84 90 6

Diện tích ứng dụng chương trình "1 phải - 5 giảm" ha 2.834 10.000 7.166

2. Một số chỉ số đâu ra:

a. DT sản phâm chủ yếu:

- Lúa ngàn ha 589,2 594,4 5,2

- Bắp ha 9.766 9.986 220

- Rau dưa các loại ngàn ha 34,8 36,2 1,4

- Đậu nành ha 440 546 106

- Đậu xanh ha 1.914 2.050 136

- Mè ha 1.414 1.453 39

b. SL sản phâm chủ yếu:

- Lúa tấn 3.688.496 3.698.868 10.372

- Bắp tấn 68.433 70.210 1.767

- Rau màu các loại tấn 846.244 864.784 18.540

- Đậu nành Tấn 1.232 1.534 302

- Đậu xanh Tấn 3.624 3.895 271

- Mè Tấn 1.769 1.888 1191.2 Chăn nuôi:

Mục tiêu: chuyển đổi dần phương thức chăn nuôi nhỏ, lẻ đối với những sản phẩm chủ lực có tiềm năng như: heo, gia cầm, bò... theo hướng trang trại, tổ hợp tác chăn nuôi nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng kiểm soát dịch bệnh, hạn chế ô nhiễm môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm

Để thực hiện đạt mục tiêu trên cần triển khai thực hiện các giải pháp, hoạt động chính sau:

1. Tiếp tục tăng cường các biện pháp an toàn sinh học đối với trang trại, tổ hợp tác và hộ chăn nuôi gia súc gia cầm:

- Phát triển chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học và mô hình quản lý giết mổ, tiêu thụ thịt gia cầm an toàn

33

Page 34: UBND TỈNH AN GIANGvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1415Bao … · Web viewCác vùng còn lại của giai đoạn 2 đang triển khai lập hồ sơ và trình thẩm

- Phát triển mô hình Chăn nuôi heo an toàn sinh học theo hướng VietGAHP- Phát triển Chương trình nạc hóa đàn heo, thay đổi con giống tốt, gieo tinh nhân

tạo kết hợp với chuồng trại theo hướng công nghiệp.- Phát triển Chương trình Zebu hóa đàn bò bằng công tác gieo tinh nhân tạo và

một phần phối trực tiếp. 2. Tiếp tục phối hợp tuyên truyền công tác phòng, chống dịch bệnh như:- Tiêm phòng đầy đủ các loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên gia súc gia cầm

như bệnh cúm gia cầm; bệnh lở mồm long móng trên gia súc; dịch tả heo, bệnh tai xanh; và bệnh dại.

- Tăng cường các hoạt động dự báo, cảnh báo và thông báo sớm khi phát hiện các dấu hiệu của dịch.

- Tăng cường kiểm dịch động vật nhất là ở các cơ sở sản xuất con giống; các cửa khẩu và vùng biên.

- Kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển gia súc gia cầm sống và các sản phẩm chăn nuôi.

3. Tăng cường kiểm tra giám sát chất lượng vật tư chăn nuôi, thú y tại các cơ sở sản xuất, phân phối và ngay tại các cơ sở, hộ chăn nuôi.

4. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường chăn nuôi.

5. Tăng cường cập nhật và quảng bá thông tin trên trang Web của Sở Nông nghiệp và PTNT về tình hình chăn nuôi và thị trường các sản phẩm chăn nuôi của tỉnh và một số tỉnh lân cận.

6. Tiếp tục phối hợp với Văn phòng khí sinh học Trung ương - Cục Chăn nuôi và các huyện (thị, thành phố) trên địa bàn tỉnh triển khai các hoạt động và xây dựng 500 công trình KSH trên địa tỉnh.

* Kế hoạch chăn nuôi năm 2011:Tổng đàn gia súc đạt 258.680 con (+ 6.912 con so cùng kỳ), trong đó: - Heo: 176.000 con (+5.232 con)- Trâu: 5.680 con (- 3 con) - Bò: 77.000 con (+ 1.683 con)Tổng đàn gia cầm đạt 4,15 triệu con (+ 57 ngàn con)Tổng lượng thịt sản xuất đạt 33.684 tấn (-3.684 tấn).

Một số chỉ tiêu chủ yếu phát triển đàn chăn nuôi

Chỉ số đánh giá Đơn vi Thực hiện 2010

Chỉ tiêu KH năm 2011

SS KH/2010 (+,-)

1. Một số chỉ số kết quả

Tốc độ tăng giá trị sản xuất chăn nuôi (giá thực tế)

% 24,98 12,43

Tỷ trọng giá trị sản xuất chăn % 8,40 8,70 0,3034

Page 35: UBND TỈNH AN GIANGvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1415Bao … · Web viewCác vùng còn lại của giai đoạn 2 đang triển khai lập hồ sơ và trình thẩm

Chỉ số đánh giá Đơn vi Thực hiện 2010

Chỉ tiêu KH năm 2011

SS KH/2010 (+,-)

nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp (giá thực tế)

2. Một số chỉ số đâu ra

a. Số đầu con GS,GC

- Trâu con 5.683 5.680 -3

- Bò Ngàn con 75,32 77 1,68

- Lợn Ngàn con 170,77 176 5,23

- Gia cầm Triệu con 4,097 4,154 57

b. Sản phẩm chăn nuôi

- Thịt hơi các loại tấn 37.368 33.684 -3.684

- Trứng các loại Triệu quả 216,622 219,690 3,068

2. Kế hoạch phát triển Lâm nghiệp:Mục tiêu: triển khai thực hiện tốt công việc bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng,

trồng cây phân tán nâng cao độ che phủ rừng, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển rừng bền vững.

Để thực hiện đạt kế hoạch trên cần triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp, hoạt động cụ thể sau:

- Về công tác Bảo vệ rừng và PCCCR: tiếp tục thực hiện chỉ thị 12/2003/TTg của Thủ tướng Chính phủ, duy trì công tác tuần tra chống chặt phá rừng và mua bán gỗ lâm sản, động vật hoang dã trái phép. Tổ chức thực hiện phương án bảo vệ rừng và PCCCR mùa khô năm 2011.

- Thực hiện các chương trình dự án về Lâm Nghiệp trong năm 2011: Xây dựng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ rừng và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020; Đề án trồng cây lâm nghiệp phân tán tỉnh An Giang giai đoạn 2011 – 2015; Đề án nâng cao năng lực quản lý rừng giai đoạn 2011-2015; Đề án giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng giai đoạn 2011-2015; Phương án chuyển đổi mục đích sử dụng rừng phòng hộ Sóc Rè, Chà Và, Vĩnh Thượng sang rừng sản xuất; Dự án bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư; Dự án xây dựng hệ thống trữ nước trên vùng đồi núi phục vụ phòng cháy chữa cháy rừng và an ninh quốc phòng; Tiếp tục thực hiện dự án nâng cao năng lực PCCCR; Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển rừng, với các chỉ tiêu như sau:

+ Trồng rừng tập trung: 500 ha+ Chăm sóc rừng: 1.268 ha + Bảo vệ rừng: 2.500 ha+ Trồng cây lâm nghiệp phân tán: 5 triệu cây các loại.

3. Thủy sản:3.1 Nuôi trồng, khai thác thủy sản:

35

Page 36: UBND TỈNH AN GIANGvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1415Bao … · Web viewCác vùng còn lại của giai đoạn 2 đang triển khai lập hồ sơ và trình thẩm

Tập trung khôi phục phát triển nuôi trồng thủy sản nhằm tăng năng suất, hiệu quả, đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng và vệ sinh an toàn. Thực hiện có hiệu quả việc khai thác thủy sản; tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về khai thác thủy sản, nâng cao nhận thức cho ngư dân về việc không sử dụng các hóa chất kháng sinh độc hại trong nuôi trồng thủy sản

Một số chỉ tiêu phát triển ngành thuỷ sản

Chỉ số đánh giá Đơn vi Sơ bộ 2010 Kế hoạch 2011 KH2011/2010

1. Một số chỉ số kết quả

Tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành thuỷ sản (giá thực tế)

% 0,96 44,09

Tỷ trọng GTSX thuỷ sản/Tổng GTSX NLTS (giá thực tế)

% 19.15 23.93 4,78

2. Một số chỉ số đâu ra

2.1. Tổng diện tích nuôi Ha 2.404 2.515 131

Trong đó: + cá tra Ha 999 1.100 101

+ tôm Ha 491 550 59

2.2. Tổng sản lượng TS Ngàn tấn 320 360 40

- Sản lượng khai thác Ngàn tấn 37,2 40 +2,8

- Sản lượng nuôi trồng Ngàn tấn 280 320 40

Trong đó: + cá tra “ 231 250 19

+ tôm Tấn 916 1.050 134

Để đạt mục tiêu trên ngành thuỷ sản cần tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp như sau:

1. Đăng ký ngành nghề: tiếp tục thực hiện công tác đăng ký - đăng kiểm cho các bè cá, đăng ký ghe vận chuyển thủy sản

2. Tiếp tục hoàn chỉnh các đề án (như đề án phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh an giang đến năm 2020, Đề án khai thác và bảo vệ NLTS tỉnh An Giang đến năm 2020) trình UB tỉnh ban hành.

3. Triển khai thực hiện Dự án liên kết chuỗi sản phẩm thủy sản tỉnh An Giang.4. Quản lý nuôi trồng: triển khai thực hiện Thông tư số 45/2010/TT-BNNPTNT

ngày 22/07/2010 của Bộ NN&PTNT về việc Quy định điều kiện cơ sở, vùng nuôi cá tra thâm canh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Thực hiện kế hoạch quản lý môi trường nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh An Giang.

5. Tổ chức triển khai chương trình giám sát môi trường dịch bệnh: kết hợp với Viện Nghiên cứu NTTS II tổ chức triển khai chương trình giám sát dịch bệnh theo 2 phương thức thụ động và chủ động. Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch quản lý môi trường nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh An Giang

36

Page 37: UBND TỈNH AN GIANGvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1415Bao … · Web viewCác vùng còn lại của giai đoạn 2 đang triển khai lập hồ sơ và trình thẩm

6. Đẩy mạnh công tác tập huấn, tuyên truyền: về các nội dung liên quan đến những quy định của nhà nước liên quan đến lĩnh vực sản xuất kinh doanh thủy sản, an toàn thực phẩm trong NTTS, sử dụng các hóa chất kháng sinh trong phòng trị bệnh thủy sản, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản...

7. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra: các cơ sở sản xuất kinh doanh giống thủy sản, thức ăn thuỷ sản và nuôi thủy sản thương phẩm trên địa bàn tỉnh An Giang.

8. Xây dựng kế hoạch triển khai đánh và cấp mã số cơ sở nuôi cá tra áp dụng thí điểm trong mô hình liên kết chuỗi sản phẩm thủy sản tỉnh An Giang

9. Tăng cường công tác tổ chức, đào tạo cán bộ, kỹ thuật: đào tạo về tiêu chuẩn chất lượng như HACCP, CoC, GaqP, GlobalGAP..., tập huấn nâng cao kiến thức chuyên môn cho kỹ thuật viên xã phường thị trấn trong các lĩnh vực như kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh thủy sản, các văn bản pháp luật trong nuôi trồng thủy sản, kỹ năng khuyến nông khuyến ngư...3.2 Sản xuất giống thuỷ sản và hoạt động khuyến ngư:

a/ Sản xuất giống: 300 triệu cá tra bột (phấn đấu 400 triệu); 1 triệu con cá lăng nha giống (phấn đấu 1, 1 triệu con), 1 triệu con cá tra hương (mẫu cá 300 – 500 con); 5 triệu cá tra giống; 300 ngàn còn Cá chạch lấu giống và đạt Dịch vụ cá tra giống: 25 triệu con

b/ Chương trình tập huấn, dạy nghề, mô hình trình diên.- Tập huấn cho người nghèo (Chương trình của dự án Suda): tổ chức 90 lớp tập

huấn cho 1.800 hộ nghèo và cận nghèo, và thực hiện 50 mô hình trình diễn (các huyện An Phú, Châu Phú, Tịnh Biên, Phú Tân, Chợ Mới, Tân Châu)

- Dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn (Chương trình của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội): tổ chức 35 lớp cho 875 học viên tham dự.

- Chương trình Khuyến Nông – Lâm - Ngư: thực hiện 50 mô hình trình diễn.c/ Đề tài, dự án, nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ: Tiếp tục thực hiện các đề tài, dự án: - Đề tài “Tuyển chọn đàn cá tra hậu bị bố mẹ tốt” giai đoạn 2010 – 2012; do

Trung tâm Giống thủy sản An Giang thực hiện;- Dự án “Xã hội hóa sản xuất giống cá tra giai đoạn 2010 – 2020” do Trung tâm

Giống thủy sản An Giang làm chủ nhiệm, đơn vị phối hợp thực hiện: Chi cục thủy sản, Trung tâm Khuyến nông tỉnh An Giang;

- Dự án Phát triển mô hình sản xuất giống lươn đồng tại tỉnh An Giang giai đoạn 2010 – 2012 do Trung tâm Giống thủy sản An Giang làm chủ nhiệm.

- Đề tài “Nuôi thương phẩm cá Chạch lấu tại An Giang 2010 – 2012”: phối hợp với Bộ môn Thủy sản – Trường ĐHAG thực hiện;

- Đề tài “Thực nghiệm sản xuất giống nhân tạo cá linh ống (Cirrhinus jiulleni)” giai đoạn 2010 – 2012; Đề tài “Sản xuất giống cá heo 2010 – 2012 tại An Giang” : phối hợp với Khoa Thủy sản - Trường ĐHCT thực hiện

d/ Thực hiện tiếp tục kế hoạch hợp tác sản xuất giống với Chi Cục Thủy sản tỉnh Kandal – Vương Quốc campuchia.

37

Page 38: UBND TỈNH AN GIANGvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1415Bao … · Web viewCác vùng còn lại của giai đoạn 2 đang triển khai lập hồ sơ và trình thẩm

- Chỉ tiêu: cá tra bột đạt 20 triệu con; cá tra hương 2 triệu con; cá mè vinh giống 5 triệu con; cá rô phi giống 2 triệu con.

- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá nước ngọt cho nông, ngư dân và CBKT của Tỉnh Kandal – Vương Quốc Campuchia.3.3 Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản:

- Tổ chức tập huấn văn bản pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại các huyện trong tỉnh, kế hoạch dự kiến khoảng 20 lớp.

- Tiếp tục hoàn thiện kế hoạch phát loa truyền thanh và dán pano, apphich để tuyên truyền về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

- Lập kế hoạch phối hợp với các huyên, thị để thực hiện việc hỗ trợ chuyển đổi nghề cho các ngư dân đang sử dụng ngư cụ cấm.

- Lập Kế hoạch tuyên truyền theo Văn bản số 287/KHPH(PC68) của Phòng Cảnh sát đường thủy ngày 01/5/2010 về việc Bảo đảm TTATGT, TTXH trong lĩnh vực thủy sản năm 2010.

- Xây dựng Kế hoạch khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản theo kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn 5 năm 2010-2015.4. Phát triển nông thôn:

Mục tiêu: thực hiện Kế hoạch số 24/KH-UBND ngày 24/11/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc thực hiện kế hoạch hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn. Căn cứ các Dự án thuộc lĩnh vực Phát triển nông thôn đã được UBND tỉnh An Giang phê duyệt.

Trên cơ sở tình hình thực hiện năm 2010, để thực hiện mục tiêu phát triển nông thôn năm 2011 cần triển khai thực hiện các nhiệm vụ trong tâm sau:4.1. Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp:

- Phát triển các loại hình kinh tế hợp tác đa dạng gồm: Tổ hợp tác, Câu lạc bộ, Hiệp hội và các dạng liên kết khác, mà chủ yếu là Tổ hợp tác để tăng qui mô và hiệu quả sản xuất; đồng thời, làm nền tảng phát triển Hợp tác xã hoặc các dạng doanh nghiệp vừa và nhỏ khác ở nông thôn.

- Củng cố các HTX phát triển vững chắc trên cơ sở tăng cường năng lực hoạt động và tích luỹ để tăng hiệu quả hoạt động, khả năng cạnh tranh.

- Đẩy mạnh phát triển tổ hợp tác trong Nông nghiệp theo chỉ thị 01/2007/CT-UB ngày 24/01/2007 của UBND tỉnh.

- Tiếp tục thực hiện các nội dung theo 02 dự án đã được phê duyệt (Dự án Hỗ trợ đầu tư giảm thất thoát sau thu hoạch giai đoạn 2010 – 2015; Dự án Nâng cao năng lực cán bộ và nông dân trong phát triển doanh nghiệp nhỏ nông thôn tỉnh An Giang giai đoạn 2009-2012).

- Dự kiến kinh phí chỉ đạo, hỗ trợ HTX, Trang trại năm 2010 khoản 900 triệu đồng, trong đó NSTW 500 triệu đồng, NSĐP 400 triệu đồng.4.2. Phát triển nông thôn mới:

38

Page 39: UBND TỈNH AN GIANGvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1415Bao … · Web viewCác vùng còn lại của giai đoạn 2 đang triển khai lập hồ sơ và trình thẩm

- Tổng hợp tình hình thực hiện Kế hoạch số 24/KH-UBND ngày 24/11/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc thực hiện kế hoạch hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn.

- Triển khai, tổ chức thực hiện xây dựng mô hình 04 xã điểm phát triển nông thôn mới, trong đó: 01 xã TW đầu tư (xã Vĩnh Gia huyện Tri Tôn); 04 xã Tỉnh đầu tư: Thới Sơn (huyện Tịnh Biên), Kiến An (huyện Chợ Mới), Bình Chánh (huyện Châu Phú), Vĩnh Phú (huyện Thoại Sơn).4.3 Chương trình bố trí sắp xếp dân cư - Chương trình 193

a. Xây dựng cụm, tuyến dân cư:Năm 2011, tiếp tục đề nghị ghi vốn đầu tư cho các công trình chuyển tiếp trong kế

hoạch năm 2010 chưa ghi vốn và triển khai mới như sau:- Các dự án chuyển tiếp: tiếp tục đầu tư 04 dự án đang triển khai, nhu cầu kinh phí

24.976 triệu đồng (đề nghị NSTW 13.360 triệu đồng, NSĐP: 11.616 triệu đồng)- Các dự án mới: dự kiến khởi công mới tuyến dân cư xã Phú Hiệp xã Hòa Lạc,

huyện Phú Tân, để bố trí dân cư vùng thiên tai của huyện. Đề nghị bố trí kinh phí đầu tư 12.000 triệu đồng (NSTW: 10.000 triệu đồng, NSĐP + Khác: 2.000 triệu đồng).

b. Thực hiện chính sách di dân:Năm 2010, trên cơ sở các cụm tuyến dân cư thuộc CT 193, CT vượt lũ giai đoạn

II hoàn thành, số hộ còn sống trong vùng thiên tai sạt lỡ nguy hiểm cần di dời đến nơi an toàn và khả năng ngân sách.

Dự kiến thực hiện chính sách hỗ trợ di dời cho 1.000 hộ di chuyển khỏi vùng thiên tai nguy hiển, nhu cầu vốn sự nghiệp kinh tế 10.000 triệu đồng.4.4. Dự án Khuyến nông, lâm, ngư hỗ trợ sản xuất, phát triền ngành nghề (thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo)

Dự kiến tổng kinh phí thực hiện dự án năm 2011 là 3.300 triệu đồng (trong đó đề nghị NSTW hỗ trợ: 2.500 triệu đồng, hộ dân đóng góp 800 triệu đồng). Cụ thể như:

- Thực hiện 170 lớp tập huấn cho 3.400 hộ, kinh phí 570 triệu đồng (NSTW).- Xây dựng mới 775 mô hình trình diễn, kinh phí 2.520 triệu đồng (trong đó đề

nghị NSTW hỗ trợ 1.720 triệu đồng).- Xây dựng 50 lò nấu đường thốt nốt cho 50 hộ nghèo, kinh phí 150 triệu đồng

(NSTW).4.5. Chương trình 135 giai đoạn II (2006-2010): Hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ sản xuất của đồng bào các dân tộc:

Tiếp tục thực hiện theo định xuất hỗ trợ các xã thuộc chương trình như sau:- Tổng vốn đầu tư năm 2011 cho 12 xã, dự kiến định mức 500 triệu đồng/xã: tổng

kinh phí là 6.000 triệu đồng (vốn sự nghiệp); phân nguồn đầu tư:- NSTW (10 xã biên giới): 5.000 triệu đồng.- NSĐP (02 xã khó khăn nội địa): 1.000 triệu đồng.Thực hiện mục tiêu sau:

39

Page 40: UBND TỈNH AN GIANGvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1415Bao … · Web viewCác vùng còn lại của giai đoạn 2 đang triển khai lập hồ sơ và trình thẩm

+ Xây dựng 125 mô hình, chủ yếu mô hình trồng nấm bào ngư, nấm rơm, rau màu, thủy sản…, kinh phí: 610 triệu đồng (NSTW).

+ Hỗ trợ giống cây trồng vật nuôi cho 1.550 hộ, kinh phí 4.065 triệu đồng, + Hỗ trợ máy móc thiết bị cho 142 hộ, kinh phí 1.175 triệu đồng.

4.6. Dự án Đinh canh đinh cư cho hộ đồng bào dân tộc:Trong hai năm 2009-2010 đã thực hiện việc tạo nền nhà ở cho 200/371 hộ trên địa

bàn huyện Tịnh Biên và Tri Tôn.Năm 2011 đề nghị TW (Ủy ban dân tộc) tiếp tục cân đối cho dự án này khoản 04

tỷ đồng, để tạo nhà và đất ở cho số hộ theo dự án đã duyệt.5. Kế hoạch phát triển thủy lợi:5.1 Xây dựng kế hoạch – quy hoạch:

+ Lập, thực hiện kế hoạch trạm bơm điện năm 2011 (Đề án phát triển hệ thống trạm bơm điện giai đoạn 2008-2012)

+ Xây dựng kế họach xây dựng các công trình thủy lợi năm 2011 nguồn vốn thủy lợi phí và kế hoạch 2011 – 2020 xây dựng nông thôn mới (nạo vét kết hợp giao thông nông thôn, nội đồng).

+ Xây dựng đề án phát triển giao thông thủy lợi nội đồng phục vụ cơ giới hóa đồng ruộng và TKN để thực hiện cho chương trình “3 giảm 3 tăng” và “1 phải 5 giảm”.5.2 Thưc hiện công trình thuỷ lợi:

+ Thực hiện các công trình phòng chống hạn đảm bảo đủ nước phục vụ nước cho sản xuất, sinh hoạt, chủ động phòng chống và giảm nhẹ thiên tai: tiếp tục hình thực hiện các công trình thuỷ lợi của kế hoạch 2010 (nạo vét kênh, cống, trạm bơm, đê bao…) và triển khai thực hiện kế hoạch 2011. Trước mắt cần tập trung thực hiện hoàn thành sớm các công trình chống hạn.

+ Thực hiện thủy lợi kết hợp giao thông nội đồng và tiết kiệm nước: tiếp tục thực hiện đầu tư xây dựng vùng thủy lợi kết hợp giao thông nội đồng và tiết kiệm nước cho 3 vùng: Bắc Vĩnh An TX Tân Châu, An Bình – Thoại Sơn và Tà Đảnh – Tri Tôn; kinh phí 9.317 triệu đồng (KH 2010) và triển khai thực hiện các dự án của KH 2011.5.3 Công tác khác: xây dựng kế hoạch phòng chống hạn, phon chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn năm 2011, tham gia đội cắm mốc biên giới Việt Nam – Campuchia…5.4 Các giải pháp: để sớm hoàn thành các công trình thủy lợi nhất là đối với công trình chống hạn, công trình phòng chống lũ, nhằm phục vụ tốt cho sản xuất và sinh hoạt của người dân, cần thực hiện một số biện pháp sau:

+ Cần đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình kế hoạch 2010.+ Công tác lập kế hoạch 2011 phải được hoàn thành sớm.+ Tổ chức họp dân sớm để thống nhất phương án đầu tư như nạo vét kênh mương,

trạm bơm điện, cống…tạo diều kiện hoàn thành sớm kế hoạch, và triển khai thi công.+ Hoàn thành thủ tục hồ sơ sớm để chuẩn bị đầu tư.+ Đối với việc thu hồi kinh phí đã đầu tư trạm bơm điện: phối hợp với các ngành

liên quan đến địa phương để kiểm tra đôn đốc tình hình thu hồi nợ.

40

Page 41: UBND TỈNH AN GIANGvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1415Bao … · Web viewCác vùng còn lại của giai đoạn 2 đang triển khai lập hồ sơ và trình thẩm

6. Nước sạch và VSNT: Tiếp tục hoàn thiện hạ tầng cấp nước sạch nông thôn (nâng cấp, cải tạo, xây mới

các công trình cấp nước tập trung; Đưa vào thử nghiệm các mô hình cấp nước nhỏ lẻ…) nhằm nâng cao sức khoẻ, điều kiện sống dân cư nông thôn, giảm tình trạng ô nhiễm môi trường nước nông thôn và tăng nhanh tỷ lệ số dân nông thôn sử dụng nước sạch.

- Để đạt mục tiêu trên trong năm 2011 cần đạt các chỉ tiêu kế hoạch cụ thể sau:+ Tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước sạch: 48,21%.+ Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh: 54,94%.+ Tỷ lệ hộ gia đình có chuồng trại gia súc hợp vệ sinh: 38,67%. - Tổng hợp nhu cầu vốn năm 2011: 65.983 triệu đồng. Trong đó:+ Vốn đầu tư phát triển: 41.533 triệu đồng (Trung ương hỗ trợ: 39.533 triệu đồng,

Ngân sách tỉnh: 2.000 triệu đồng)+ Vốn sự nghiệp Trung ương hỗ trợ: 6.050 triệu đồng.+ Vốn dân đóng góp (đối ứng 4.500 mô hình nhà vệ sinh): 1.800 triệu đồng.+ Vốn dự án Tỉnh Bạn Hữu Trẻ Em do Unicef tài trợ: 1.600 triệu đồng.+ Vốn vay từ Ngân hàng CSXH: 15.000 triệu đồng

III. Kế hoạch thực hiện một số công tác trọng tâm phục vụ sản xuất và hoạt động chuyên ngành:1. Công tác bảo vệ thực vật:

- Công tác dự tính dự báo sinh vật hại trên lúa Thường xuyên điều tra phát hiện, dự tính dự báo chính xác diễn biến của các sinh

vật chính gây hại trên lúa. Dự báo tình hình sinh vật chính gây hại hàng tuần trên đài phát thanh An Giang. Theo dõi bẫy đèn xác định cao điểm các đợt rầy trưởng thành vào đèn nhằm khuyến cáo nông dân xuống giống tập trung đồng loạt né rầy.

- Chương trình 3G3T Phát huy những kết quả đạt được năm vừa qua, phấn đấu đến năm 2011 diện tích

áp dụng chương trình 3G3T đạt 90%. Với các tiêu chí chính: sạ lúa theo hàng, giảm mật độ sạ, giảm bón lượng phân đạm...

Trên 80% diện tích sử dụng giống lúa chất lượng cao phục vụ cho xuất khẩu. Mật độ gieo sạ theo hàng ở vùng đã triển khai 3G3T đạt 60% diện tích và lượng

giống gieo bình quân toàn tỉnh <100 kg/ha.- Chương trình 1P5GTiếp tục triển khai và huấn luyện 59 lớp “1 phải 5 giảm” nhằm mở rộng diện tích

áp dụng trong sản xuất lúa tại các huyện, thị, thành phố trong tỉnh.Nhân rộng mô hình “1 Phải 5 Giảm” đến năm 2011 có trên 10.000 ha diện tích

ứng dụng và dự kiến đến năm 2015 có trên 50% diện tích ứng dụng có hiệu quả, tiếp tục làm tăng năng suất, chất lượng lúa gạo.

Tăng cường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp, đặc biệt là mạng lưới cán bộ kỹ thuật huyện, xã; trong đó chú trọng cả về số lượng và chất lượng

41

Page 42: UBND TỈNH AN GIANGvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1415Bao … · Web viewCác vùng còn lại của giai đoạn 2 đang triển khai lập hồ sơ và trình thẩm

để đáp ứng nhu cầu đẩy mạnh chương trình “1 Phải 5 Giảm” theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa và bền vững.

- Công tác khuyến nông, kiểm dịch thực vật, thanh tra chuyên ngành tiếp tục thực hiện thường xuyên và định kỳ.

- Chuyển giao tiến bộ ky thuật+ Triển khai 33 lớp sản xuất nấm xanh (Metarhizium) tại nông hộ để quản lý rầy

nâu trên địa bàn toàn tỉnh. + Triển khai 22 điểm bón phân theo ô khuyết trên địa bàn tỉnh. Chuyển giao, nhân

rộng qui trình bón phân theo ô khuyết để nông dân thực hiện.+ Triển khai 24 mô hình "Trồng cây có hoa trên bờ ruộng để thu hút thiên địch

phòng trừ rầy nâu hại lúa” trên địa bàn tỉnh.- Công tác nghiên cứu+ Trong năm 2010 có 4 đề tài cơ sở được thực hiện với sự hỗ trợ kinh phí của sở

KHCN và hiện tại còn 5 đề tài cơ sở đang chờ xét duyệt trong năm 2011.+ Khuyến khích CBVC tham gia công tác nghiên cứu, đăng ký đề tài với sở

KHCN hoặc các thí nghiệm nhỏ để phục vụ cho công tác chuyên môn, chuyển giao các kết quả nghiên cứu đến nông dân.2. Công tác thú y:

- Tiêm phòng vaccin đợt I, II và các đợt bổ sung cho đàn gia súc, gia cầm toàn tỉnh.- Thực hiện công tác kiểm dịch động vật, KSGM động vật & sản phẩm động vật

kiểm tra VSTY thú y sản phẩm động vật theo qui định. - Tiếp tục phổ cập tiến bộ kỹ thuật, áp dụng các biện pháp giảm chi phí sản xuất,

giảm giá thành để tăng sức cạnh tranh của hàng hoá. Đẩy mạnh các hoạt động chuyển giao, ứng dụng công nghệ mới.

- Thực hiện hoạt động thanh tra, kiểm tra về quản lý kiểm dịch thuốc thú y- thủy sản.- Xây dựng kế hoạch tập huấn cho cán bộ Trạm – kỹ thuật viên thú y phường xã

về giám sát và phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm động vật thủy sản…3. Công tác Khuyến nông:3.1 Trồng trọt:

- Thực hiện nhiệm vụ chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân dưới hình thức các chương trình khuyến nông (của Tỉnh, Khuyến nông Quốc gia) về: nhân giống lúa chất lượng, nhân giống cây màu, mô hình luân canh 2 lúa 1 màu, nấm rơm, nấm bào ngư, cày ải phơi đất, ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất

- Triển khai thực hiện dự án sau: canh tác lúa giảm khí phát thải nhà kính 2011 – 2013; Xã hội hoá giống lúa giai đoạn 2011 – 2015; Xây dựng kế hoạch phát triển nghề trồng nấm rơm tỉnh An Giang năm 2011; Thực hiện các đề tài đã đăng ký3.2 Thủy sản:

- Thực hiện nhiệm vụ chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân dưới hình thức các chương trình khuyến nông (của Tỉnh, khuyến nông quốc gia) về nuôi

42

Page 43: UBND TỈNH AN GIANGvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1415Bao … · Web viewCác vùng còn lại của giai đoạn 2 đang triển khai lập hồ sơ và trình thẩm

tôm càng xanh trên ruộng lúa, nuôi cá rô đầu vuông, nuôi cá chình trong ao đất, nuôi ếch trong bể bạt, nuôi thác lác trong ao...

- Triển khai thực hiên các đề tài, dự án (đang chờ phê duyệt) như nuôi cá cá rô đầu vuông, cá chình trong ao đất. Thực hiện các đề tài đã đăng ký 3.3 Chăn nuôi:

- Thực hiện quy trình vỗ béo bò thịt bằng thức ăn tinh hỗn hợp, cải thiện chất lượng thịt, nâng cao hiệu quả nuôi vỗ béo. Tiếp tục theo dõi mô hình nuôi bò cái luân chuyển bê con, ngày càng mở rộng đối tượng hưởng lợi từ mô hình.

- Heo: Cải thiện chất lượng giống heo địa phương, bằng cách đưa các giống heo cao sản từ các trại heo uy tín, chất lượng tốt đến các hộ tham gia mô

- Thực hiện các đề tài đã đăng ký3.4 Xúc tiến thương mại và Thông tin quảng bá:

- Thực hiện Kế hoạch Tăng cường công tác Thông tin Khuyến nông và Thị trường.- Quản trị Cổng Thông tin điện tử Sở Nông nghiệp- Tổ chức tập huấn tin học văn phòng cơ bản.

4. Kiểm đinh, kiểm nghiệm giống:Tiếp tục đầu tư trang thiết bị cho phòng Kiểm nghiệm; cử người đi đào tạo; thực

hiện công tác Kiểm định đồng ruộng, lấy mẫu và kiểm nghiệm.5. Công tác quản lý chất lượng NLS&TS:

Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, đào tạo, phổ biến chính sách, pháp luật, công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm, công tác kiểm nghiệm về an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nông sản và thủy sản

Thực hiện Chương trình an toàn thực phẩm 2011-1015, Xây dựng Đề án ứng dụng các tiêu chuẩn chất lượng trên sản phẩm nông nghiệp…6. Công tác thanh tra:

Tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về SX, kinh doanh phân bón, thuốc BVTV, giống cây trồng, giống vật nuôi; Kiểm tra việc chấp hành các quy định về sử dụng các kháng sinh, hoá chất cấm trong sản xuất kinh doanh thực phẩm có nguồn gốc động vật; Kiểm tra chất lượng thuốc thú y, thú y thủy sản, thức ăn chăn nuôi; Kiểm tra việc sử dụng ngư cụ cấm trong khai thác thủy sản7. Ứng dụng công nghệ thông tin:

Tiếp tục theo dõi vận hành chương trình VIC tại Văn phòng Sở và các Đơn vị trực thuộc song song kiểm tra vận hành.

Mở các lớp tập huấn cho quản trị của 12 Đơn vị trực thuộc để Đơn vị có thể tự bảo vệ, khắc phục sự cố máy tính bao gồm máy Server.

Mở các lớp tập huấn liên quan đến phần mềm “Nâng cấp và xây dựng hệ CSDL chuyên ngành Nông nghiệp & PTNT” của dự án ”Ứng dụng CNTT trong hoạt động của Sở Nông nghiệp và PTNT ”; đào tạo xây dựng hệ thống Portal, nâng cao lập trình, quản trị hệ thống (MCSA) theo dự án ”Ứng dụng CNTT trong hoạt động của Sở Nông nghiệp và PTNT ”.

43

Page 44: UBND TỈNH AN GIANGvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1415Bao … · Web viewCác vùng còn lại của giai đoạn 2 đang triển khai lập hồ sơ và trình thẩm

Hoàn thành phần mềm “Nâng cấp và xây dựng Hệ tra cứu CSDL chuyên ngành nông nghiệp” và “Hệ thống báo cáo tài chính qua mạng”

Tiến hành dự án “Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin số phục vụ nông thôn” (dự kiến, nguồn của Sở Thông tin & Truyền thông, đã lập báo cáo kinh tế kỹ thuật), dự án “Tăng cường năng lực công nghệ thông tin” (mua sắm thiết bị và đào tạo quản trị mạng – BQL dự án thủy sản). Dự kiến thực hiện dự án “GIS cho ngành nông nghiệp”.

Chuẩn bị tham gia sử dụng hệ thống cáp quang thuộc chương trình của Chính phủ. Kết hợp Ban quản lý dự án Thủy sản triển khai dự án “Tăng cường năng lực công nghệ thông tin” (mua sắm thiết bị và đào tạo quản trị mạng).IV. Kiến nghi:

1. UBND tỉnh:- Ngân sách tỉnh cần bố trí vốn cho 02 xã thuộc chương trình 135 do tỉnh đảm

nhiệm ngay từ đầu năm để ngành chủ động triển khai thực hiện kịp thời vụ đông xuân 2010-2011.

- UBND tỉnh xem xét và bố trí kinh phí thực hiện các dự án đầu tư các khu bảo tồn thủy sản và các vùng tái tạo nguồn lợi thủy sản đã được phê duyệt.

- Có Đề án giúp người chăn nuôi khôi phục tái đàn sau đợt dịch bệnh tai xanh.2. Chính phủ, Bộ ngành trung ương- Tăng cường nguồn vốn đầu tư thuộc chương trình 193 (vốn đầu tư phát triển và

vốn sự nghiệp kinh tế) cho tỉnh cao hơn năm 2010, triển khai kế hoạch vốn thuộc Kế hoạch bố trí dân cư vùng biên giới VN-CPC (theo đề án của Bộ NN&PTNT), nhằm tạo điều kiện cho tỉnh có nơi bố trí dân cư vùng thiên tai sạt lỡ và ổn định dân cư khu vực biên giới.

- Các Bộ ngành liên quan cần bổ sung ban hành các cơ chế, chính sách cụ thể để hỗ trợ cho các đối tượng nghèo, điều chỉnh các định mức hỗ trợ phù hợp với tình hình mới để việc triển khai chương trình phát triển nông thôn được thuận lợi hơn.

- An Giang là tỉnh nghèo, dân số đông, thu nhập chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, khả năng huy động đóng góp của người dân là rất thấp, các chỉ số về nước sạch và VSMT của tỉnh qua thực tế triển khai Bộ chỉ số còn thấp so với tỷ lệ trung bình cả nước. Kế hoạch năm 2011 được xây dựng xuất phát từ nhu cầu thực tế của địa phương, của đối tượng trực tiếp hưởng lợi từ công trình. Kiến nghị Trung ương và các nhà tài trợ xem bố trí ngân sách cho tỉnh theo kế hoạch đã được xây dựng để tỉnh đạt được các mục tiêu đề ra, cùng với cả nước hoàn thành mục tiêu của Chương trình.

- Trung ương cần thí điểm, đánh giá các mô hình cấp nước nhỏ lẻ để tìm giải pháp cấp nước nhỏ lẻ cho các đối tượng sống phân tán trên địa bàn nông thôn của tỉnh.

- Bộ sớm ban hành quy định về điều kiện nuôi cá tra, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến cá tra.

- Theo quy định công bố chất lượng thức ăn do cơ sở tự công bố thông qua Cục Nuôi trồng thủy sản để được đăng ký vào danh mục sản phẩm được phép lưu hành, nhưng hiện nay Cục nuôi không còn nên một số doanh nghiệp đang gặp khó khăn, kiến nghị Bộ Nông nghiệp&PTNT cần sớm có văn bản hướng dẫn cụ thể.

44

Page 45: UBND TỈNH AN GIANGvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1415Bao … · Web viewCác vùng còn lại của giai đoạn 2 đang triển khai lập hồ sơ và trình thẩm

- Chính phủ sớm ban hành Nghị định về sản xuất và tiêu thụ cá tra, basa để nghề nuôi và chế biến thủy sản cá tra, bas vùng ĐBSCL phát triển ổn định và bền vững. Đồng thời sớm ban hành các chủ trương, chính sách đối với vùng trồng lúa, người trồng lúa để góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia (theo chủ trương của Đảng tại Nghị quyết TW 7 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn)

- Sau 3 năm thực hiện Quyết định 1405/QĐ-TTg, ngày 16/10/2007 của Thủ tướng Chính phủ về điều kiện ấp trứng gia cầm và chăn nuôi thủy cầm. Đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT - Cục Chăn nuôi cần xây dựng ban hành Quy chế quản lý ấp trứng gia cầm và chăn nuôi thủy cầm. Trong đó cần thể hiện được trình tự cấp sổ quản lý chăn nuôi thuỷ cầm và quy trình đánh giá cơ sở ấp trứng (thủ công - phương pháp ấp trứng gia cầm truyền thống và công nghiệp) đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường./.

- Bộ Nông nghiệp và PTNT có chương trình quốc gia về phòng chống dịch tai xanh ở heo. Cục Chăn nuôi có văn bản chỉ đạo cụ thể về con giống để tái đàn sau dịch bệnh, nhất là chăn nuôi lại để phục vụ cho tết Nguyên đán tới.

- Nhằm đảm bảo sản xuất ăn chắc vụ lúa Hè thu 2011 và cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân khu vực bị hạn hán và xâm nhập mặn, không để ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân và năng suất, sản lượng cho cây trồng, vật nuôi. Kiến nghị Bộ Nông nghiệp & PTNT trình Chính phủ hỗ trợ kinh phí chống hạn để đảm bảo cho An Giang sản xuất đạt sản lượng lương thực đúng kế hoạch đề ra.

KT. GIÁM ĐỐC Nơi nhận: PHÓ GIÁM ĐỐC - Bộ NN&PTNT (bc); - UBND tỉnh (bc); - Sở ban ngành liên có liên quan; (đã ký) - Các phòng ban, đơn vị trực thuộc Sở; - Phòng Kinh tế, NN&PTNT các huyện thị thành; - Lưu: VT. Đoàn Ngọc Phả

45