UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM · 2020. 7. 16. · 3. Các công...

7
1 UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỈNH THANH HOÁ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: /QĐ-UBND Thanh Hoá, ngày tháng 5 năm 2020 QUYẾT ĐỊNH Phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án nâng cấp bệnh viện Y dược cổ truyền Thanh Hóa từ 170 giường bệnh lên 230 giường bệnh tại phường Trường Thi, thành phố Thanh Hóa của Bệnh viện Y dược cổ truyền Thanh Hóa. CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23/6/2014; Căn cứ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường; Căn cứ Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật BVMT; Căn cứ Thông tư số 25/TT-BTNMT ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường; Căn cứ Quyết định số 163/QĐ-UBND ngày 10/01/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt Phương án xác định quy mô giường bệnh, vị trí việc làm, cơ cấu chức danh nghề nghiệp viên chức và số lượng người làm việc của Bệnh viện Y dược cổ truyền Thanh Hóa thực hiện theo cơ chế tự chủ, giai đoạn 2018 - 2020; Theo Quyết định số 70/QĐ-SYT ngày 16/01/2019 của Giám đốc Sở Y tế về việc giao chỉ tiêu kế hoạch khám bệnh, chữa bệnh cho các Bệnh viện công lập trong toàn ngành, năm 2019; Xets đề nghị của Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) Dự án nâng cấp bệnh viện Y dược cổ truyền Thanh Hóa từ 170 giường bệnh lên 230 giường bệnh tại phường Trường Thi, thành phố Thanh Hóa tại báo cáo kết quả thẩm định ngày 15/01/2020; nội dung Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án nêu trên đã được chỉnh sửa, bổ sung gửi kèm Công văn số 125/CVMT-MT ngày 20/4/2020 của Bệnh viện Y dược cổ truyền Thanh Hóa; Theo đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 421/Tr- STNMT ngày 06/5/2020.

Transcript of UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM · 2020. 7. 16. · 3. Các công...

Page 1: UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM · 2020. 7. 16. · 3. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án 3.1. Về bụi,

1

UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH THANH HOÁ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /QĐ-UBND Thanh Hoá, ngày tháng 5 năm 2020

QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án nâng cấp bệnh

viện Y dược cổ truyền Thanh Hóa từ 170 giường bệnh lên 230 giường

bệnh tại phường Trường Thi, thành phố Thanh Hóa

của Bệnh viện Y dược cổ truyền Thanh Hóa.

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23/6/2014;

Căn cứ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ

quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược,

đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

Căn cứ Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ về

sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết hướng dẫn thi

hành Luật BVMT;

Căn cứ Thông tư số 25/TT-BTNMT ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ

Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định

số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung

một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo

vệ môi trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường;

Căn cứ Quyết định số 163/QĐ-UBND ngày 10/01/2019 của Chủ tịch

UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt Phương án xác định quy mô giường

bệnh, vị trí việc làm, cơ cấu chức danh nghề nghiệp viên chức và số lượng

người làm việc của Bệnh viện Y dược cổ truyền Thanh Hóa thực hiện theo cơ

chế tự chủ, giai đoạn 2018 - 2020;

Theo Quyết định số 70/QĐ-SYT ngày 16/01/2019 của Giám đốc Sở Y tế

về việc giao chỉ tiêu kế hoạch khám bệnh, chữa bệnh cho các Bệnh viện công

lập trong toàn ngành, năm 2019;

Xets đề nghị của Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi

trường (ĐTM) Dự án nâng cấp bệnh viện Y dược cổ truyền Thanh Hóa từ 170

giường bệnh lên 230 giường bệnh tại phường Trường Thi, thành phố Thanh

Hóa tại báo cáo kết quả thẩm định ngày 15/01/2020; nội dung Báo cáo đánh

giá tác động môi trường của Dự án nêu trên đã được chỉnh sửa, bổ sung gửi

kèm Công văn số 125/CVMT-MT ngày 20/4/2020 của Bệnh viện Y dược cổ

truyền Thanh Hóa;

Theo đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 421/Tr-

STNMT ngày 06/5/2020.

Page 2: UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM · 2020. 7. 16. · 3. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án 3.1. Về bụi,

2

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án nâng cấp

bệnh viện Y dược cổ truyền Thanh Hóa từ 170 giường bệnh lên 230 giường

bệnh (sau đây gọi là Dự án) của Bệnh viện Y dược cổ truyền Thanh Hóa (sau

đây gọi là Chủ dự án) thực hiện tại phường Trường Thi, thành phố Thanh Hóa

với các nội dung chính tại phụ lục kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Chủ dự án có trách nhiệm:

1. Lập và gửi kế hoạch quản lý môi trường của dự án để niêm yết công

khai theo quy định của phát luật.

2. Thực hiện nghiêm túc nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường

đã được phê duyệt tại Điều 1 Quyết định này.

Điều 3. Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của

dự án là căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra, giám

sát việc thực hiện các yêu cầu bảo vệ môi trường của dự án.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường,

Giám đốc Sở Y tế, Chủ tịch UBND thành phố Thanh Hóa, Giám đốc viện Y

dược cổ truyền Thanh Hóa và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách

nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận: KT. CHỦ TỊCH

- Như Điều 4 QĐ; PHÓ CHỦ TỊCH - Bộ TN&MT (để báo cáo);

- Sở TN&MT (10 bản);

- Các ngành có liên quan; - Lưu: VT, Pg NN.

Nguyễn Đức Quyền

Page 3: UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM · 2020. 7. 16. · 3. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án 3.1. Về bụi,

1

Phụ lục

CÁC NỘI DUNG, YÊU CẦU VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

“Dự án nâng cấp bệnh viện Y dược cổ truyền Thanh Hóa từ 170 giường

bệnh lên 230 giường bệnh tại phường Trường Thi, thành phố Thanh Hóa”

(Kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày /5/2020

của Chủ tịch UBND tỉnh)

1. Thông tin chung dự án:

Dự án nâng cấp bệnh viện Y dược cổ truyền Thanh Hóa từ 170 giường

bệnh lên 230 giường bệnh tại phường Trường Thi, thành phố Thanh Hóa.

- Chủ đầu tư: Bệnh viện Y dược cổ truyền Thanh;

+ Đại diện: Ông Nguyễn Văn Tâm; Chức vụ: Giám đốc;

+ Điện thoại: 091.216.3163;

+ Địa chỉ liên lạc: số 155, phường Trường Thi, thành phố Thanh Hóa,

tỉnh Thanh Hóa

- Phạm vi, Quy mô, công suất dự án:

+ Phạm vi dự án:

Tổng diện tích khu đất dự án: 6.584 m2 tại số 155, phường Trường Thi,

thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

+ Quy mô dự án: Dự án nâng cấp từ 170 giường bệnh lên 230 giường

bệnh.

2. Các tác động môi trường chính của dự án

2.1. Quy mô, tính chất của nước thải:

- Nước thải sinh hoạt: Là nước thải phát sinh quá trình tắm rửa, giặt giũ,

vệ sinh cá nhân của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, y bác sỹ bệnh viện; nước

thải từ việc vệ sinh các khoa phòng và nước thải phát sinh từ hoạt động ăn uống

với lưu lượng trung bình chiếm khoảng 60% tổng lượng nước thải là: 62,1

m3/ngày.đêm. Trong đó:

+ Nước thải tại các nhà vệ sinh chiếm 20% tổng lượng thải tương đương

với 20,7 m3/ngày.đêm;

+ Nước thải phát sinh từ hoạt động ăn uống chiếm 10%: 10,35

m3/ngày.đêm

+ Nước thải từ hoạt động tắm rửa, giặt giũ, vệ sinh phòng bệnh, chiếm

30% lượng thải tương đương 31,05 m3/ngày.đêm.

- Nước thải y tế: Là nước thải phát sinh từ khâu khám chữa bệnh tại các

khoa phòng như: phẫu thuật, các labo xét nghiệm, khoa lâm sàng; vệ sinh dụng

cụ y tế… với lưu lượng trung bình chiếm khoảng 40% tổng lượng nước thải là:

41,4 m3/ngày.đêm.

+ Nước thải y tế thông thường: Có lưu lượng chiếm khoảng 80% lượng

nước thải y tế, tương đương 49,68 m3/ngày.đêm.

+ Nước thải từ các labo xét nghiệm: Có lưu lượng chiếm khoảng 20%

lượng nước thải y tế, tương đương 12,42 m3/ngày.đêm.

Page 4: UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM · 2020. 7. 16. · 3. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án 3.1. Về bụi,

2

Tính chất của các loại nước thải trên chủ yếu là các thành phần BOD5;

COD; TSS; tổng N, tổng P, Coliform, Samonella,...

2.2. Quy mô, tính chất của bụi, khí thải:

Bụi và khí thải, mùi hôi vào môi trường xung quanh bao gồm: Bụi và khí

thải phát sinh từ hoạt động giao thông; khí thải phát sinh từ hoạt động khám

chữa bệnh, chủ yếu là khí ozon từ phòng chiếu chụp tia X và các chất hữu cơ

dễ bay hơi phát sinh từ quá trình khám chữa bệnh, lưu giữ bệnh phẩm, xét

nghiệm, khử trùng, lưu giữa hóa chất xét nghiệm và các công tác khác; Khí thải

từ hoạt động của nồi hơi; Bụi và khí thải từ máy phát điện dự phòng.

Thành phần chủ yếu là bụi, CO, NOx, SO2; VOC;…

2.3. Quy mô tính chất của chất thải rắn thông thường:

Chất thải y tế thông thường: bao gồm chất thải rắn sinh hoạt và chất thải

rắn y tế thông thường (không chứa chất lây nhiễm) khoảng 351,9 kg/ngày.đêm;

trong đó:

- Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh: bao gồm thức ăn thừa, vo rau quả, túi

nilon.... Giấy, báo, tài liệu, vật liệu đóng gói, thùng cáctông, túi nilon, túi đựng

phim...chiếm khoảng 90% tổng khối lượng chất thải rắn thông thường của bệnh

viện, tương đương 316,71 kg/ngày.đêm.

- Chất thải rắn y tế thông thường (không chứa chất lây nhiễm: Chai lọ

truyền dịch bằng nhựa, thủy tinh, chai huyết thanh, các vật liệu nhựa...) chiếm

10% tổng khối lượng chất thải rắn thông thường của bệnh viện, tương đương

35,19 kg/ngày.đêm.

- Bã thuốc, bã dược liệu nấu cao là 60,27 kg/ngày.đêm.

2.4. Quy mô tính chất của chất thải nguy hại:

Chất thải y tế nguy hại phát sinh khoảng 69 kg/ngày.đêm; trong đó:

- Chất thải y tế nguy hại được phép thiêu hủy: Chiếm 99% tổng khối

lượng chất thải y tế nguy hại, tức 68,31 kg/ngày.đêm.

- Chất thải nguy hại không được phép thiêu hủy: Chiếm 1% tổng khối

lượng chất thải y tế nguy hại, tức 0,69 kg/ngày.đêm.

- Ngoài ra, còn phát sinh chất thải giải phẫu, mô bệnh phẩm (đối với đặc

thù của bệnh viện Y dược Cổ truyền thì khối lượng chất thải này thường ít) ước

tính khoảng 0,5 kg/ngày.đêm.

3. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án

3.1. Về bụi, khí thải:

- Đối với bụi và khí thải từ hoạt động của các phương tiện giao thông:

Khu vực bãi đổ xe được bố trí ngay gần cổng ra vào bệnh viện. Cử người

hướng dẫn, sắp xếp vị trí đậu đỗ xe cho khách ra vào bệnh viện để tránh cho

các phương tiện nổ máy quá lâu phát sinh nhiều khí thải trong khu vực để xe.

- Đối với bụi và khí thải từ hoạt động của máy phát điện dự phòng: Bệnh

viện đã bố trí khu vực đặt máy phát điện phía bên ngoài tòa nhà tại góc phía

Đông Bắc khu đất xây dựng bệnh viện, gần trạm biến áp, tách biệt với khu vực

khám và điều trị bệnh cho bệnh nhân, khu vực làm việc của cán bộ nhân viên

Page 5: UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM · 2020. 7. 16. · 3. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án 3.1. Về bụi,

bệnh viện.

- Đối với bụi và khí thải từ hoạt động khám chữa bệnh: Sử dụng các chế

phẩm vi sinh xử lý và hạn chế phát sinh mùi lạ. Đối với khoa có labo xét

nghiệm, kho hóa chất, dược phẩm được lắp đặt thêm hệ thống thông khí cục bộ

và xử lý khí độc như chụp hút, tủ hút...

- Đối với bụi và khí thải từ hoạt động của nồi hơi: Được đưa vào cyclon

và thiết bị hấp thụ để xử lý. Trong thời gian tới, Bệnh viện có kế hoạch thay thế

nồi hơi đốt bằng than thành nồi hơi sử dụng điện.

3.2. Về thu gom và xử lý nước thải:

- Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do nước mưa chảy tràn: Nước mưa

trên mái và sân đường bộ được thu gom bằng hệ thống ống thu gom trên mái

nhà, mương rãnh nội bộ có tổng chiều dài L = 272m kích thước dxh = 0,45 x

0,5m, nắp đậy bằng tấm đan bê tông. Trên hệ thống mương rãnh thoát nước

mưa có bố trí giếng thăm cách nhau 20 - 40 m. Lượng nước này sẽ được dẫn ra

hệ thống mương thu gom nước thải chung của thành phố.

- Các biện pháp thu gom, xử lý nước thải:

+ Nước thải phát sinh từ hoạt động ăn uống được xử lý sơ bộ bằng bể

tách dầu mỡ có kích thước 2x3x2m, sau đó theo hệ thống đường ống nhựa PVC

D200 dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung của bệnh viện trước khi thải

vào môi trường tiếp nhận.

+ Nước thải từ hoạt động tắm rửa, giặt giũ, vệ sinh phòng bệnh lưu lượng

31,05 m3/ngày.đêm. Được thu gom, xử lý sơ bộ tại hố gas thu cặn.

+ Nước thải tại các nhà vệ sinh lưu lượng 20,7 m3/ngày.đêm. Được thu

gom, xử lý sơ bộ tại bể tự hoại (số lượng 09 bể). Sau đó theo đường ống PVC

D200 dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung của bệnh viện.

Hệ thống xử lý nước thải tập trung: Toàn bộ nước thải của bệnh viện

được xử lý tại khu xử lý nước thải tập trung có công suất xử lý tối đa 150

m3/ngày.đêm. Nước thải trước khi thải ra môi trường đạt tiêu chuẩn quy định

tại cột B, QCVN 28:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải

y tế. Toàn bộ lượng nước thải sau khi nước thải được thu gom và xử lý tại hệ

thống xử lý nước thải tập trung của bệnh viện, thì được thải ra cống thoát chung

của thành phố.

3.3. Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải rắn

thông thường tại bệnh viện:

- Tiến hành phân loại ngay tại thời điểm chất thải phát sinh và đựng các

chất thải trong các túi, thùng theo đúng quy định. Lắp đặt 113 thùng rác 20 lít

đặt tại các khoa, phòng; 33 thùng Composite 60 lít đặt ở các hành của từng

tầng.

- Tần suất thu gom: 1 ngày/lần.

- Nhà lưu giữ chất thải: Khu chứa chất thải rắn sinh hoạt có diện tích 10

m2, có mái che, tường tôn bao quanh, nền lát bê tông; Nhà kho chứa chất thải y

tế đặt cạnh nhà nồi hơi, có cửa ra vào, nền lát.

Page 6: UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM · 2020. 7. 16. · 3. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án 3.1. Về bụi,

4

- Biện pháp xử lý:

+ Đối với chất thải rắn sinh hoạt: Sau khi thu gom tại các khoa và phòng

ban sẽ được tập kết tại khu tập kết rác thải sinh hoạt, hợp đồng với Công ty CP

Môi trường và Công trình đô thị Thanh Hóa thu gom và xử lý với tần suất 01

ngày/lần.

+ Đối với chất thải y tế thông thường: được phân loại tại nguồn. Đối với

chất thải nhựa được thu gom và bán cho cơ sở thu mua phế liệu. Bã thuốc sau

khi sắc, bã dược liệu nấu cao: Được tiến hành phân loại tại nguồn thu gom và

bán cho các đơn vị làm phân bón.

3.4. Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải nguy

hại: Được phân loại ngay tại nguồn phát sinh và được xử lý như sau:

- Chất thải nguy hại được phép tiêu hủy: được thu gom riêng vào các hộp

nhựa màu vàng tại các khoa phòng đặt tại kho lưu giữ chất thải nguy hại. Chất

thải này sẽ được Bệnh viện hợp đồng với các đơn vị như: Công ty CP Môi

trường Nghi Sơn tại KCN Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa hoặc

Công ty CP Môi trường Việt Thảo tại KCN Bỉm Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh

Thanh Hóa hoặc các đơn vị có chức năng khác để vận chuyển, xử lý.

- Chất thải nguy hại không được phép tiêu hủy: Được thu gom riêng vào

túi nilon, thùng màu vàng, có tay kéo, bánh xe đẩy và có nắp đậy đặt tại kho

chưa rác thải y tế. Chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động sinh hoạt như: pin,

acquy, bóng đèn neon, giẻ lau dính dầu,... hiện tại được bệnh viện thu gom và

lưu trữ vào thùng rác màu đen, đặt tại nhà kho chứa chất thải y tế. Khi đạt đến

khối lượng nhất định, bệnh viện đang hợp đồng với Công ty TNHH Môi trường

Phú Hà thu gom, vận chuyển và đưa đi xử lý theo đúng quy định. Tuy nhiên,

trong thời gian sắp tới, để hạn chế tối đa sự phát tán ô nhiễm do vận chuyển,

bệnh viện sẽ hợp đồng với Bệnh viện Nhi để xử lý, khi bệnh viện Nhi như hoàn

thành hạng mục công trình xử lý chất thải nguy hại.

- Dược phẩm quá hạn, chất lượng kém,… Hiện nay, loại chất thải này tại

bệnh viện là không phát sinh, do bệnh viện không sử dụng dược phẩm kém

chất lượng và không dự trữ thừa thãi thuốc trong kho của bệnh viện. Nếu có

phát sinh dược phẩm quá hạn, kém chất lượng,...thì sẽ được bệnh viện thu gom

riêng, bảo quản trong thùng chứa, sau đó khi đạt khối lượng nhất định bệnh

viện sẽ hợp đồng với Công ty Cổ phần Môi trường Nghi Sơn Thanh Hóa hoặc

trả về cho đơn vị sản xuất để xử lý theo đúng quy định.

- Chất thải giải phẫu được thu gom riêng và đưa đi chôn lấp tại các nghĩa

trang trên địa bàn thành phố Thanh Hóa.

4. Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án:

Tần suất giám sát: 03 tháng/lần.

4.1. Giám sát chất lượng khí thải:

- Chỉ tiêu giám sát: Nhiệt độ, độ ẩm, vận tốc gió, tiếng ồn, tổng bụi lơ

lửng, SO2, CO, NO2, NH3, H2S

- Vị trí giám sát:

Page 7: UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM · 2020. 7. 16. · 3. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án 3.1. Về bụi,

+ K1: Khu vực trạm xử lý nước thải

+ K2: Khu vực thu gom chất thải rắn

+ K3: Khu vực nhà nồi hơi

- Quy chuẩn áp dụng:

+ QCVN 05: 2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng

không khí xung quanh.

+ QCVN 06: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số

chất độc hại trong không khí xung quanh.

+ QCVN 26: 2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn

đối với khu vực đặc biệt yên tĩnh.

+ QCVN 24:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.

+ QCVN 26:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vi khí hậu.

4.2. Giám sát chất lượng nước thải:

- Chỉ tiêu giám sát: pH, TSS, BOD5, COD, NH4+, NO3

-, PO4 3-, S2, dầu

mỡ động thực vật, Coliform, Salmonella, Shigella, Vibrio cholerae.

- Vị trí giám sát: Nước thải bệnh viện sau hệ thống xử lý.

- Quy chuẩn so sánh: QCVN 28:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật

quốc gia về nước thải y tế (Cột B, k = 1,2)./.