TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự...

92
TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ NHỮNG BÀI GIÁO LÝ CỦA ĐTC BÊNÊĐICTÔ XVI VỀ THÁNH PHAOLÔ

Transcript of TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự...

Page 1: TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi,

TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ

NHỮNG BÀI GIÁO LÝ CỦA ĐTC BÊNÊĐICTÔ XVI

VỀ THÁNH PHAOLÔ

Page 2: TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi,

HỌC VÀ SỐNG TINH THẦN THÁNH PHAOLÔ Trong Năm Thánh Phaolô: 28/6/2008-29/6/2009

Để hưởng ứng việc Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI công bố Năm Thánh Phaolô, Đức Cha Michael Saltarelli, Giám Mục Wilmington đã viết một thư mục vụ vào ngày 25 tháng 1 năm 2008, trong đó ngài đưa ra sáu đề tài giúp các tín hữu Công Giáo sửa soạn học tập và sống tinh thần của Thánh Phaolô trong năm Thánh Phaolô này. Chúng tôi xin mạn phép chuyển ngữ sang tiếng Việt Nam để đóng góp vào những tài liệu học tập của tín hữu Việt Nam trong năm này.

Mở Đầu

Vào chiều lễ kính Thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ được cử hành ngày 28 tháng 6 năm 2007 tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô Ngoại Thành, Đức Thánh Cha Bêneđictô XVI đã công bố trong bài giảng vào buổi Kinh Chiều rằng: “Anh chị em thân mến, giống như thời Hội Thánh sơ khai, ngày nay chúng ta cũng cần những tông đồ sẵn sàng hy sinh. Chúng ta cần những nhân chứng và tử vì đạo như Thánh Phaolô. Thánh Phaolô, một người trước kia đã bắt đạo cách tàn nhẫn, nhưng sau khi bị ngã xuống đất và bị ánh sáng của Thiên Chúa làm chóa mắt trên đường đi Đamascô, đã không ngần ngại đổi sang bên Đấng Chịu Đóng Đinh, đã đi theo Người mà không bao giờ hối tiếc. Ngài sống và làm việc cho Đức Kitô, chịu đau khổ và chết vì Người. Gương sáng của Ngài thích hợp với thời đại của chúng ta biết bao! Chính vì lý do này mà tôi hân hạnh chính thức công bố rằng chúng ta sẽ dành một Năm Thánh cho Thánh Tông Đồ Phaolô từ ngày 28 tháng 6 năm 2008 đến ngày 29 tháng 6 năm 2009, trong dịp kỷ niệm đệ nhị thiên niên ngày sinh nhật của Ngài, mà các sử gia cho là khoảng năm thứ 7 đến thứ 10 sau công nguyên. Chúng ta có thể mừng ‘Năm Thánh Phaolô’ cách đặc biệt ở nơi quan tài của Ngài là chỗ mà theo ý kiến của nhiều nhà chuyên môn và truyền thống không thể chối cãi được, đã giữ hài cốt Thánh Tông Đồ Phaolô dưới Bàn Thờ của Vương Cung Thánh Đường này trong 20 thế kỷ qua.”

Năm Thánh Phaolô này cung cấp cho chúng ta nhiều cơ hội để truyền bá đức tin Công Giáo của mình trong và ngoài Giáo Phận Wilmington này. Tôi viết cho anh chị em trước Năm Thánh Phaolô ngõ hầu dân chúng trong Giáo Phận có thể tìm cách tốt nhất để học hỏi, cầu nguyện và mừng cuộc đời, các bút tích được linh hứng, linh đạo và tinh thần truyền giáo của Thánh Phaolô.

Tôi xin đưa ra sáu đề tài để anh chị em học hỏi:

I. Kinh Nghiệm Hoán Cải của Thánh Phaolô trên Đường Đamascô và việc Hoán Cải của Mỗi Người trong Chúng Ta trong Năm Thánh Phaolô

“Ta là Giêsu, người mà ngươi đang bách hại. Hãy đứng dậy và vào thành, ở đó ta sẽ cho ngươi biết ngươi phải làm gì.” (TĐCV 9:5-6)

Thánh Phaolô là người đồng lõa trong việc giết Thánh Têphanô, vị tử vì đạo đầu tiên, mà chúng ta mừng lễ vào ngày 26 tháng 12. Sách Tông Đồ Công Vụ cho chúng ta biết rằng những kẻ ném đá Thánh Têphanô đã “để áo choàng của họ dưới chân một thanh niên tên là Saulô.” (TĐCV 7:58).

Khuôn mặt sáng sủa và bình thản của Thánh Têphanô và việc ngài tha thứ cho những kẻ bách hại ngài khi ngài chết phải để lại một ấn tượng không thể phai nhòa được trong Saulô, và sửa soạn chàng để cảm nghiệm được Chúa Phục Sinh trên đường Đamascô, khi mà tất cả cá tính hăng say được dồn hết vào việc bách hại các Kitô hữu trước đây đột nhiên được dồn vào việc truyền bá Kitô giáo. Trong một tia sáng làm mù mắt, Chúa Phục Sinh đã đi thấu vào nội tâm con người của Saulô – mà từ nay được gọi là Phaolô – và đánh tan những

Page 3: TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi,

kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi, một metanoia,1 biến Ngài trở thành “đầy tớ” và “tông đồ” của Đức Chúa Giêsu Kitô (Rom 1:1).

Chúng ta không bao giờ được đánh giá thấp quyền năng của đời sống Kitô hữu khi sống cách trọn vẹn và sống động. Chúng ta có thể ảnh hưởng được bao nhiêu “Thánh Phaolô” tương lai bằng quyền năng của Đức Kitô từ đời sống nội tâm sâu sa của chúng ta như Thánh Têphanô đã làm? Việc đổi bên của Thánh Phaolô thật là quyết liệt và hoàn toàn đến nỗi những người đương thời với Ngài không thể tưởng tượng nổi. Khi Chúa nói với ông Ananias trong một thị kiến, ông đã thưa: “Lạy Chúa, con đã được nghe nhiều người nói về người này, anh ta đã làm những việc dữ tợn thế nào cho các đấng thánh của Chúa ở Giêrusalem” (TĐCV 9:13). Dường như Ananias hỏi Chúa cách lịch sự rằng Người có biết người ấy là ai không!

Thần học gia và tác giả thời danh của Hội Thánh ở Nước Anh, Đức Hồng Y Gioan Newman, đã suy niệm về việc Thánh Phaolô trở lại để sửa soạn cho ngài trong vai trò truyền giáo của ngài: “… Sự tàn bạo và mù quáng, tính tự tin, cứng đầu, và giận dữ hung tàn của Ngài chống lại những người tôn thờ Đấng Mêsia chính hiệu, sau đó đến cuộc trở lại lạ lùng của Ngài, rồi thời gian kéo dài trước khi Ngài được truyền chức cách trọng thể, trong thời gian ấy Ngài một mình suy niệm về tất cả những gì đã xảy ra, và dự trù cho tương lai - tất cả những điều ấy làm thành cuộc sửa soạn ddặc biệt cho vai trò rao giảng cho một thế giới bị hư mất và chết trong tội lỗi. Một mặt, nó cho Ngài một cái nhìn thật xa đến những cách thế và các chương trình của Đấng Quan Phòng, và, một cách khác, vào hoạt động của tội lỗi trong lòng con người, và những cách thức suy nghĩ mà trong đó người ta có thể thực sự đào luyện tâm trí.”2

Có quá nhiều truyện về Hội Thánh thời Sơ Khai có thể được bắt nguồn từ tâm hồn chiêm niệm và hăng say của Thánh Phaolô, được phát sinh từ sự kết hợp mật thiết với Đức Kitô Phục Sinh của Ngài. Thánh Phaolô hiểu tội lỗi hoạt động thế nào trong bản tính con người và Chúa Thánh Thần có thể biến đổi hoàn toàn thói quen hư đốn thế nào. Thánh Phaolô cũng hiểu đức ái ảnh hưởng đến não trạng của những người ngoài Kitô giáo và những người chống Kitô giáo ra sao để có thể dùng đức ái làm công cụ soi sáng tâm trí người khác.

Cách tốt nhất để mừng năm Thánh Phaolô là chạy đến cùng Chúa Phục Sinh và xin Người chỉ cho chúng ta biết Người muốn chúng ta hoán cải sâu xa và mật thiết thế nào.

Chúng ta được biết từ đời sống Thánh Phaolô rằng ở trung điểm của việc hoán cải là phó thác hoàn toàn cho tình yêu của Chúa Phục Sinh. Bất cứ một di chuyển nào trong lòng dẫn từ kiêu căng đến khiêm nhường, từ nóng giận đến ôn hòa, từ tham lam đến từ bỏ, từ tà dâm đến tinh thần trong sạch, từ ghen tương đến việc vui mừng vì người khác có tài năng, từ lười biếng đến hăng say, từ mê (ăn uống, kể cả internet, TV, điện toại cầm tay…) đến điều độ đều là phó thác cho quyền năng của Tình Yêu Đức Kitô ở trong chúng ta. Tình yêu này cho phép chúng ta trút bỏ việc sợ phó thác hoàn toàn cho Đức Kitô3 để chúng ta có thể nhìn tha nhân với cặp mắt của Đức Kitô.4

II. Sống và Cầu Nguyện cùng Đức Kitô trong Năm Thánh Phaolô

“Tôi sống nhưng không còn là tôi sống mà Đức Kitô sống trong tôi” (Gal 2:20).

1 Xem. Roch A. Kereszty Jesus Christ: Fundamentals of Christology (Staten Island, NY: Communio Books), 40. 2 John Henry Newman, Parochial and Plain Sermons, Sermon 9, Việc Trở Lại của Thánh Phaolô nhìn theo Chức Vụ của Ngài, Lễ Thánh Phaolô Trở Lại (San Francisco: Ignatius Press, 1997), 290-291. 3 X. Bài giảng của ĐTC Bênêđictô XVI trong Thánh Lễ Đăng Quang, 24 tháng 4, 2005. 4 X. Thông Điệp Deus Caritas Est của ĐTC Bênêđictô XVI's 2005, số 18.

Page 4: TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi,

Nhiều vị Thánh vĩ đại đã xây dựng đời mình trên câu Galatê 2:20 này: “Tôi sống, nhưng không còn là tôi sống, mà Đức Kitô sống trong tôi.” Nghe đi nghe lại những lời này trong suốt đời sống của chúng ta thì thật dễ nhưng thực ra chúng ta không bao giờ hiểu nổi tính chất cách mạng của câu này.

Đức Kitô sống trong chúng ta. Người muốn dùng diện mạo, giọng nói, và ngay cả cử chỉ của chúng ta để bày tỏ chính Người. Thánh Phaolô ý thức được sự yếu đuối của mình, sự giới hạn của trí khôn và cá tính của mình, cuộc vật lộn không tên với “cái gai đâm vào thịt Ngài” (2 Cor 12:7). Nhưng ý thức khiêm nhường này về những yếu đối của Ngài làm cho Ngài thêm tín thác vào Đức Kitô: “Tôi có thể làm được mọi sự trong Đấng làm cho tôi được mạnh mẽ” (Phil 4:13). Sự hiểu biết của Ngài về những yếu đuối của mình làm cho Ngài mở lòng ra để đón nhận sự hiện diện và quyền năng của Đức Kitô trong Ngài.

Khi chúng ta ý thức được sự hiện diện của Đức Kitô cách này, chúng ta có thể nhóm ngọn lửa này lên bằng nhiều cách: qua việc cầu nguyện, suy niệm, Thánh Lễ và các bí tích, cùng thánh hóa các việc làm thường nhật của chúng ta,5 qua đời sống gia đình đầy niềm vui và hy sinh. Rồi ánh sáng của Đức Kitô sẽ tỏa ra cách tự nhiên từ chúng ta có thể trở thành ánh sáng chiếu soi nhiều loại người khác nhau, dù họ là các tín hữu khác, hay những người thiện tâm sẽ đi trên đường đức tin hoặc họ là những người vô thần hay theo thuyết vô tri. Tất cả những người mà chúng ta gặp sẽ cảm thấy có một điều gì khác lạ nơí chúng ta và đưa họ đến vỉệc tự mình đặt những câu hỏi có thể thay đổi đời sống và định mệnh của họ.

Chúng ta đã thấy điều này không những trong đời sống của các Thánh như Thánh Têphanô và Thánh Phaolô, nhưng còn trong đời sống của nhiều người khác. Hãy nghĩ đến Thánh Thomas More, là Quan Thầy các Công Chức, các Chính Trị Gia, và các Luật Sư, cùng gương nhân đức của Ngài trong việc cai trị và đời sống gia đình.6 Hãy nghĩ đến Thánh Vincent đệ Phaolô và Thánh Louise đệ Marillac phục vụ người nghèo trên đường phố Paris. Hãy nghĩ đến Chân Phước Đamien phục vụ những người phong hủi ở Molokai. Hãy nghĩ đến Chân Phước Têrêxa thành Calcutta phục vụ những người khốn cùng và xấu xí trên các đường phố trên thế giới ngay cả khi Ngài can trường lèo lái đời mình vượt qua những giai đoạn khô khan của đời sống nội tâm của Ngài. Hãy nghĩ đến gương mặt rạng ngời và vui tươi của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trong những chuyến tông du của Ngài. Hãy nghĩ đến hàng triệu tín hữu Công Giáo qua nhiều thế kỷ đã sống bí tích Hôn Phối cách anh hùng cùng đã rạng chiếu Đức Kitô cho các thế hệ đi trước và sau họ. Tất cả các cuộc sống này đều là những minh chứng hùng hồn và cụ thể cho lời chứng của Thánh Phaolô rằng, “Tôi sống nhưng không còn là tôi sống mà Đức Kitô sống trong tôi.”

Năm Thánh Phaolô là thời điểm cho chúng ta đứng sánh vai với các Thánh Công Giáo qua các kỷ nguyên và sống những lời đổi đời của Thánh Phaolô nói lên sự cần thiết của việc nên thánh trên thế giới trong thế kỷ thứ 21 này.

III. Cầu Nguyện, Học Hỏi và Sống Lời Chúa trong năm Thánh Phaolô.

5 Xem Thư Mục Vụ về Sự ThánhThiện trong thế giới lam việc (Pastoral Letter Holiness in the World of Work) của ĐGM Michael Saltarelli, ngày 30 tháng 8, 2001 phát hành trên The Dialog và trên website của GP Wilmington www.cdow.org. Thư Mục Vụ này cũng được phát hành toàn quốc trên Origins dưới cùng một đề tài vào ngày 30 tháng 8, 2001 (Vol. 31: No. 12), 217-220. 6 Xem Kinh Cầu Thánh Thomas Moore, Tử Đạo, Quan Thầy các Công Chức, Chính Trị Gia và Luật Sư của ĐGM Michael Saltarelli ngày 30 tháng 9, 2004 và lời công bố kèm theo Kinh cầu này được ấn hành trên The Dialog và trên website của GP Wilmington www.cdow.org. GP Wilmington có thói quen cầu nguyện bằng kinh cầu này trong tháng 10 là tháng Tôn Trọng Sự Sống, và ở cuối Thánh Lễ Đỏ (Red Mass) mà Hội Thánh Thomas More cử hành với ĐGM mỗi tháng 10.

Page 5: TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi,

“Lời của Thiên Chúa không thể bị xiềng xích” (2 Tim 2:9).

Đức Thánh Cha Bênnêđictô XVI viết trong diễn từ đọc trước Hội Nghị Thế Giới để kỷ niệm 40 năm Dei Verbum7, Hiến Chế về Mặc Khải của Thiên Chúa của Công Đồng Vaticanô II:

“Tôi muốn đặc biệt nhắc đến và đề nghị truyền thống cổ Lectio divina: chăm chú đọc Thánh Kinh đi kèm với cầu nguyện đem lại một cuộc đối thoại nội tâm mà trong đó người đọc nghe Thiên Chúa nói, và đáp lại lời Ngài với tâm hồn phó thác rộng mở trong khi cầu nguyện (x. Dei Verbum 25). Nếu được cổ võ cách hiệu quả, tôi xác tín rằng, cách thực hành này sẽ đem lại cho Hội Thánh một mùa xuân mới về tâm linh. Như là một ưu điểm của mục vụ Thánh Kinh, Lectio divina có thể được khuyến khích thêm nữa, cũng như việc dùng các phương pháp mới đã được suy nghĩ chín chắn và hợp với thời đại. Không bao giờ được quên rằng Lời Chúa là ngọn đèn dõi bước và là ánh sáng soi đường chúng ta” (x. TV 119[118]:105).

Tôi xin nhắc lại lời ĐTC Bênêđictô khuyên người Công Giáo thực hành cách suy niệm Thánh Kinh theo Lectio divina mỗi ngày như là phương thế để đào sâu sự hiệp thông giữa chúng ta với Thiên Chúa và đạt được những hiểu biết tinh thần. “Nguyện cho Lời Đức Kitô ngự trị cách dồi dào trong anh em” (Col 3:16). Việc cầu nguyện bằng suy niệm Thánh Kinh này vận dụng tư tưởng, óc tưởng tượng, cảm tình và lòng muốn. Việc vận động những khả năng này của chúng ta làm cho việc hoán cải của cho lòng chúng ta thêm sâu đậm và củng cố quyết tâm đi theo Đức Kitô của chúng ta.8

Chú tâm cách đặc biệt vào Lời Chúa tỏ cho chúng ta chân lý căn bản của Công Giáo trong câu chuyện trên đường Emmau của Thánh Luca.9 Để thực sự thuộc về Thánh Kinh thì cũng phải đồng thời thực sự là bí tích và Thánh Thể. Bất cứ đầu tư nào để hiểu biết và cầu nguyện cách nào với Thánh Kinh cũng đồng thời là đầu tư vào một tham dự đầy đủ hơn, linh hoạt hơn và ý thức hơn vào Thánh Lễ của Công Gíao và các phụng vụ bí tích.

Thánh Giêrônimô diễn tả sự kết hợp giữa Lời Chúa và Thánh Thể: “Thịt Chúa là của ăn thật và Máu Chúa là của uống thật; đây là điều tốt lành thật sự của chúng ta ở đời này: là nuôi mình bằng thịt và uống máu Người không những chỉ trong Thánh Thể mà còn trong việc đọc Thánh Kinh. Quả thật, Lời Thiên Chúa, được rút ra từ sự hiểu biết Thánh Kinh là của ăn và thức uống thật sự của chúngt ta.”10

Thêm vào việc đọc Thánh Kinh cầu nguyện theo Lectio divina, Năm Thánh Phaolô còn cho chúng ta một dịp để khám phá ra nghành nghiên cứu Thánh Kinh hiện đại của Hội Thánh Công Giáo. Tiếp cận khoa học của Hội Thánh trong việc nghiên cứu Thánh Kinh biểu thị bằng việc sử dụng cách giải thích Thánh Kinh theo lịch sử, theo quy điển11 và nhiều học cụ

7 Bản văn Tiếng Anh của Dei Verbum những tài liệu khác của Hội Thánh được đề cập đến trong thư này có thể được tìm thấy bằng mục tìm kiếm của website Vatican: www.vatican.va/phome_en.htm. 8 X. Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, câu 2708 9 X. Tông Thư Mane Nobiscum Domine cho Năm Thánh Thể (tháng 10/2004 - tháng 10/2005) của ĐTC Gioan Phaolô II's ngày 7 tháng 10, 2004 10 S. Hieronymous, Commentarius in Ecclesiasten, 313: CCL 72, 278 như được dẫn chứng ở Lineamenta cho Thượng Hội ĐồngGiám Mục của Hội Thánh Hoàn Vũ về Lời Thiên Chúa trong Đời Sống và Sứ Vụ Hội Thánh sẽ đươc tổ chức ở Roma từ 5-26 tháng 10, 2008. 11 X. Sách Chúa Giêsu Nadareth của ĐTC Bênêđictô XVI (New York: Doubleday, 2007), xviii: “Mục đích của cách giải thích Thánh Kinh này (theo quy điển) là để đọc từng đoạn trong tính toàn thể của Thánh Kinh, là điều soi ánh sáng mới trên tất cả các câu riêng biệt. Đoạn 12 của Hiến Chế về Mặc Khải của Thiên Chúa của CĐ Vaticanô II đã nhấn mạnh cách rõ ràng cách này như một nguyên tắc căn bản của việc giải thích theo Thần Học: Nếu bạn muốn

Page 6: TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi,

tinh vi khác để giải thích các bản văn thánh, được ghi chép cẩn thận trong tài liệu “Giải Thích Thánh Kinh theo Hội Thánh” mà Ủy Ban Giáo Hoàng về Kinh Thánh công bố năm 1993, được đăng trên website của Toà Thánh Vatican.

Đương nhiên là Dei Verbum tiếp tục là nguồn tài liệu tốt nhất để hiểu cách Hội Thánh tiếp cận Thánh Kinh:

“Thánh Kinh và Thánh Truyền làm thành một Kho Tàng Thánh của Lời Chúa, được trao phó cho Hội Thánh. Bằng cách nắm vững kho tàng này, toàn thể dân thánh kết hợp với các mục tử của mình luôn trung thành với giáo huấn của các Tông Đồ, trong đời sống cộng đồng, trong việc bẻ bánh và trong cầu nguyện (x. TĐCV 2:42), để rồi nhờ việc giữ lấy, thực hành và tuyên xưng gia tài Đức Tin, nó trở thành một phần của cố gắng duy nhất chung của các giám mục và các tín hữu. Nhưng nhiệm vụ giải thích cách xác thực Lời Thiên Chúa được trao phó riêng cho Huấn Quyền của Hội Thánh, mà quyền hành của Huấn Quyền này được thực thi nhân danh Đức Chúa Giêsu Kitô. Chức năng giáo huấn này không ở trên Lời Thiên Chúa, nhưng phục vụ Lời Chúa, bằng cách chỉ dạy những gì đã được trao lại, lắng nghe những điều này cách đạo đức, gìn giữ cách cẩn thận và giải thích cách trung thành theo như Chúa đã truyền lại và nhờ sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần, rút ra từ một kho tàng Đức Tin duy nhất tất cả những điều mình trình bày để tin như là được Thiên Chúa mặc khải” (Dei Verbum 10).

Sự phổ thông của các sách và phim ảnh gần đây, nhằm mục đích trình bày lịch sử Hội Thánh hoặc thách đố đức tin của chúng ta, được coi là lời cảnh tỉnh trong việc dạy Giáo Lý để quảng bá sự hiểu biết về Thánh Kinh và học hỏi Thánh Kinh mỗi ngày, cũng như hiểu biết về giáo huấn của Công Giáo về Mặc Khải theo những nguyên tắc Công Giáo về sự kết hợp và hoà hợp giữa Đức Tin và Lý Trý.12

IV. Nâng Cao Thánh Giá của Đức Kitô trong Năm Thánh Phaolô

“Tôi nhất quyết rằng khi nào tôi còn ở cùng anh chị em, thì tôi sẽ không nói về một điều nào khác ngoài Chúa Giêsu và Đấng Chịu Đóng Đanh” (1 Cor 2:2).

Thập giá của Đức Kitô nằm ngay ở trung tâm của mọi việc Thánh Phaolô làm. Ngài dạy chúng ta đương đầu với những khó khăn và đau khổ trong cuộc đời. Thánh Phaolô đã trải qua tất cả: bị từ bỏ, tai ương, coi thường, đắm tầu, tù đày và cuối cùng là tử vì đạo được biểu tượng trong nghệ thuật bằng việc Ngài cầm một thanh gươm.13

Thánh Giá ảnh hưởng đến tất cả mọi liên quan đến Thánh Phaolô. Ngài nói: “Tôi giảng dạy về Đức Kitô và Đấng Chịu Đóng Đinh.” Thánh Giá đã biến đổi giáo huấn của Ngài và cho phép Ngài truyền giáo cho người khác bằng cách giúp họ giải thích ý nghĩa của sự đau khổ của chính họ. Ngài cũng dùng một câu lạ lùng: “Tôi tự hào trong Thánh Giá của Đức Kitô” (Gal 6:14). Ngài đặt Thánh Giá của Đức Kitô trên cám dỗ trở nên tự hào và kiêu căng. Thánh Giá là nguồn mạch thật sự của các hiệu quả của việc tông đồ.

hiểu Thánh Kinh trong Thần Khí là Đấng viết Thánh Kinh, thì bạn phải chú ý đến nội dung và sự thống nhất của toàn thể Thánh Kinh." 12 X. Thư Mục Vụ Go and Teach: Facing the Challenges of Catechesis Today (Hãy Đi và Dạy: Đương Đầu với những Thách Đố của việc Dạy Giáo Lý Hôm Nay) của ĐGM Michael Saltarelli, ngày 15 tháng 9, 2005 được ấn hành trong The Dialog và trong website của GP Wilmington: www.cdow.org. Mục Vụ này cũng được phát hành toàn quốc trong Origins với tựa đề A Vision for Catechesis (Một Viễn Tượng cho Việc Dạy Giáo Lý ngày 27 tháng 10, 2005 (Vol. 35: số 20), 329-334. 13 Xem 2 Corinthô 11:23-29.

Page 7: TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi,

Các thư của Thánh Phaolô cho chúng ta thấy một cá tính chủ động mãnh liệt. Văn liệu trong các thư của Ngài cũng cho thấy việc Ngài phấn đấu với tính nóng nảy của Ngài. Dễ bị tổn thương, Ngài có khuynh hướng đe dọa nhất là khi các cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi không sống xứng hợp với Tin Mừng. Cuộc chiến đấu nội tâm của ngài cho chúng ta can đảm và sức mạnh để tiếp tục phấn đấu đối với tính tình và sự nóng nảy của chúng ta.

Cùng với Thánh Phaolô, chúng ta chiến đấu một cuộc chiến anh hùng, cố gắng làm cho Tám Mối Phúc Thật, các nhân đức đối thần và tự nhiên, các việc làm thương linh hồn và thương xác, và nhất là để Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần cai trị chúng ta. Chết cho chính mình và sống lại trong Đức Kitô, chúng ta ôm lấy Thánh Giá và nhớ rằng: “Đức ái chấp nhận tất cả, tin tất cả, hy vọng vào tất cả, chịu đựng tất cả. Đức ái không bào giờ cùng” (1 Cor 13:7-8).

Thánh Giáo Hoàng Clêmentê I trong thư của ngài gửi tín hữu Côrinthô, đoạn 5,14 diễn tả Thánh Phaolô tiến bộ trong những phấn đấu này thế nào: “Nhờ lòng nhiệt thành và những va chạm mà Thánh Phaolô chỉ cho chúng ta thấy con đường đến phần thưởng của sự kiên trì. Ngài bị xiềng xích bảy lần, bị lưu đầy, bị ném đá; là một người tiền phong cả ở đông phương lẫn tây phương, Ngài đã được tiếng tốt nhờ Đức Tin của Ngài. Ngài dạy sự công chính cho cả thế gian, và Ngài đã đến tận cùng của thế giới tây phương, Ngài làm chứng trước mặt những người quyền thế; rồi Ngài từ bỏ cõi đời này và được đưa về nơi thánh, một gương sáng ngoại hạng về sự chịu đựng.”

Thông Điệp gần đây của Đức Thánh Cha Bêneđictô XVI về nhân đức cậy tựa đề Spe Salvi có nhiều trích dẫn về cách sống Đức Cậy của Thánh Phaolô khi Ngài ở trong lao tù15 và cho chúng ta thấy sự linh hứng mà thủ bút của ngài cung cấp cho các Thánh sau này như Thánh Augustinô,16 Thánh Từ vì Đạo Lê Bảo Tịnh, người Việt Nam (+1857)17 và Thánh Giôsêphine Bakhita, một nữ tu người Phi Châu.18

Trong năm Thánh Phaolô, mỗi người chúng ta được mời gọi để nâng cao cây Thánh Giá của Đức Kitô và vác Thánh Giá này bằng lòng can đảm, quyết tâm và tín thác và kế hoạch quan phòng của Thiên Chúa của Thánh Phaolô.19

V. Phục Hồi Tình Yêu đối với Thánh Thể và Hội Thánh trong Năm Thánh Phaolô

“Chén hồng phúc mà chúng ta chúc tụng, không phải là sự dự phần vào Máu Đức Kitô sao? Tấm Bánh mà chúng ta bẻ ra không phải là sự dự phần vào Thân Thể Ðức Kitô sao?” (1 Cor 10:16).

Một trong những hình ảnh cổ điển thuộc về học thuyết Thánh Phaolô là hình ảnh Nhiệm Thể Đức Kitô là một sự hiệp thông của nhiều cá nhân với những đặc sủng và tài năng riêng để xây dựng Nhiệm Thể. Thánh Phaolô cho chúng ta thấy rằng Bí Tích Thành Thể là nguồn mạch của sự hợp nhất, hòa đồng và hiệp thông của Nhiệm Thể. Việc chúng ta lãnh nhận Bí Tích Thánh Thể cách kính cẩn là mồi lửa lớn của hoạt động truyền giáo dẫn đưa chúng ta đến tận cùng trái đất như Thánh Phaolô.

14 Xem Bài Đọc trong Kinh Nhật Tụng cho ngày 30 tháng 6 – Ngày Lễ Kính các Thánh Tuư vì Đạo tiên khởi của Hội Thánh Rôma. 15 Thông Điệp Spe Salvi của ĐTC Bênêđictô XVI 4. 16 Thông Điệp Spe Salvi của ĐTC Bênêđictô XVI 33. 17 Thông Điệp Spe Salvi của ĐTC Bênêđictô XVI 37. 18 Thông Điệp Spe Salvi của ĐTC Bênêđictô XVI 3. 19 Xem Suy Niệm về Thập Giá của Đức Kitô trong kinh nghiệm của chúng ta về ngày 11 tháng 9, 2001, trong Tuyên Bố Mục Vụ “Bài Học Tinh Thần của Ngày 11 Tháng 9 (The Spiritual Lessons of September 11)” của ĐGM Michael Saltarelli ngày 5 tháng 9, 2002 được đăng trên The Dialog và trên website của GP Wilmington: www.cdow.org.

Page 8: TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi,

Trong Thông Điệp Ecclesia de Eucharistia năm 2003, ĐTC Gioan Phaolô II đã lồng những giáo huấn của Thánh Phaolô vào trong bài suy niệm của ngài về Thánh Thể:

“Lời của Thánh Tông Đồ Phaolô đưa chúng ta trở lại khung cảnh cảm động mà trong đó Bí Tích Thánh thể được sinh ra… Về phần ngài, Thánh Tông Đồ Phaolô nói rằng một cộng đồng Kitô hữu mà chia rẽ và coi thường người nghèo thì ‘không đáng tham dự vào Bữa Tiệc của Chúa’” (x. 1 Cor 11:17-22; 27-34).

Công bố cái chết của Chúa ‘đến khi Người trở lại’ (1 Cor 11:26) đòi buộc tất cả những ai dự phần vào tiệc Thánh Thể phải quyết tâm thay đổi đời sống mình và làm cho đời sống một cách nào đó hoàn toàn là ‘đời sống Thánh Thể’” [số 20].

Học hỏi và cầu nguyện theo các thư của Thánh Phaolô về Bí Tích Thánh Thể giúp chúng ta “nhóm lại sự kinh ngạc của chúng ta về Bí Tích Thánh Thể”20 và ý thức rằng mỗi Thánh Lễ “có ý nghĩa phổ quát”21 Mỗi Thánh Lễ được “cử hành trên Bàn Thờ của Thế Giới.”22 Khi chúng ta nhóm lại ngọn lửa Đức Tin vào Bí Tích Thánh Thể của mình, chúng ta sẽ kính sợ và ngạc nhiên về chân lý của sự Hiện Diện Thật, đời sống hôn nhân và gia đình của chúng ta cũng lại được bùng cháy trong Đức Kitô. Ơn gọi linh mục và tu trì sẽ được nhúm lại. Một tinh thần truyền giáo và dạy Giáo Lý cách hiệu quả trên mọi mức độ sẽ được khơi dậy. Như đã đề cập đến ở trên, một sự sùng kính Lời Linh Hứng của Thiên Chúa cũng được nhúm lại, và kết quả sẽ là “một mùa xuân mới về tâm linh.” Chúng ta nhúm lại một cách sống cụ thể về việc tôn trọng sự sống và công bằng xã hội đối với người nghèo, tù nhân, ngoại kiều và các trẻ em đang trong bụng mẹ của Công Giáo.

Trong Tông Huấn Sacramentum Caritatis, năm 2007, ĐTC Bênêđictô XVI tóm tắt quyền năng của Bí Tích Thánh Thể như sau: “Chúng ta không chỉ lãnh nhận Ngôi Lời nhập thể cách thụ động, nhưng chúng ta còn được tích cực lôi cuốn vào sự tự hiến của Người”. Người “cuốn hút chúng ta vào trong Người”. Sự biến đổi bánh và rượu thành Mình và Máu Thánh Chúa đưa vào các thụ tạo một nguyên nhân biến đổi tận gốc, giống như một thứ “bùng nổ hạt nhân”, theo kiểu nói quen thuộc của thời đại chúng ta, sự biến đổi thấm nhập vào trong tâm của thực tại nhằm khởi động một tiến trình biến đổi thực tại, hướng tới mục đích cuối cùng là biến đổi toàn thể vũ trụ cho đến khi Thiên Chúa là tất cả trong mọi sự” (x. 1Cr 15,28).23

Nhờ lời cầu bầu của Thánh Phaolô, chúng ta cũng có thể trở thành những tông đồ của Sự Hiện Diện Thật của Đức Kitô trong Bí Tích Thánh Thể trên thế gian.

VI. Lời Mời Gọi Phổ Quát về Nên Thánh và Truyền Giáo của Năm Thánh Phaolô

“Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (1 Cor 9:16).

Đức Hồng Y Oscar Andres Rodriguez Maradiaga, SDB, Tổng Giám Mục Tegucigalpa ở Hunduras, viết cho tôi một thiệp Giáng Sinh mà trên đó có đề những dòng chữ này:

“Que el ano de San Pablo, evangelizador infatigable sea la occasion para renovar nuestro Corazon misionero. 'Ay de mi si no evangelizo' (1 Cor 9,16)" ["Chớ gì Năm Thánh Phaolô, nhà truyền giáo không biết mệt, thành thời điểm để chúng ta canh tân tâm hồn truyền giáo của chúng ta. ‘Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng’” (1 Cor 9,16)"]

20 Thông Điệp Ecclesia de Eucharistia năm 2003 của ĐTC Gioan Phaolô II, 6. 21 Thông Điệp Ecclesia de Eucharistia năm 2003 của ĐTC Gioan Phaolô II, 8. 22 Thông Điệp Ecclesia de Eucharistia năm 2003 của ĐTC Gioan Phaolô II, 8. 23 Tông Huấn Hậu THĐ Giám Mục Sacramentum Caritatis của ĐTC Bênêđictô XVI, 2007, số 11.

Page 9: TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi,

Tôi chắc chắn rằng một trong những mục đích của ĐTC Bênêđictô XVI khi công bố Năm Thánh Phaolô là để cho mỗi người Công Giáo đưa gương lên soi và đời sống mình và tự hỏi: Tôi có quyết tâm và hăng say truyền bá Đức Tin Công Giáo như Thánh Phaolô không? Có phải việc truyền bá Đức tin bằng gương sáng và bằng việc đối thoại với bằng hữu của chúng ta là điều chúng ta quan tâm đến không?24

Điều gì chúng ta có thể làm cách đặc biệt để truyền đạt một lòng yêu mến Chúa Giêsu và một sự hiểu biết về Đức Tin của chúng ta trong trái tim và tâm trí của những người trẻ là tương lai của Hội Thánh chúng ta? Qua những ẩn dụ chứa đầy nghị lực và có tính cách thể thao của Ngài, gương của Thánh Phaolô phải lôi cuốn giới trẻ cách đặc biệt, khuyến khích các em dùng nghị lực và lòng hăng say vào việc truyền bá Tin Mừng của Đức Kitô.

ĐTC Gioan Phaolô II luôn luôn nhắc nhở chúng ta rằng Đức Tin Công Giáo của chúng ta chỉ có thể lớn lên khi chúng ta ý thức và tận tâm chia sẻ đức tin này với tha nhân. Đức Kitô sẽ nhìn đến mỗi người chúng ta với đôi mắt từ bi của Người khi phán xét riêng và hỏi rằng chúng ta đã cố gắng làm những gì trong cuộc đời mình để mời gọi người khác đến hiệp thông với Đức Chúa Giêsu Kitô và Hội Thánh Người. Chúng ta có nhạc nhiên chút nào không khi ĐTC Gioan Phaolô bắt đầu Thông Điệp của ngài về hoạt động truyền giáo Redemptoris Missio, năm 1990, bằng một lời nhắc đến Thánh Phaolô không? Ngài viết:

“Sứ vụ này của Đức Kitô, Đấng Cứu Thế, được trao phó cho Hội Thánh vẫn còn lâu lắm mời được hoàn thành. Khi mà thiên niên thứ hai sau khi Đức Kitô đến sắp hết, một cái nhìn tổng quát về nhân loại cho thấy rằng sứ vụ này mới chỉ bắt đầu và chúng ta phải quyết tâm hết lòng phục vụ nó. Chính Chúa Thánh Thần là Đấng thúc đẩy chúng ta rao truyền công trình vĩ đại của Thiên Chúa: ‘Vì nếu tôi rao giảng Tin Mừng, thì không có lý do gì để tôi tự hào, mà đó là một nhiệm vụ tôi phải làm. Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng!’ (1 Cor 9:16). Nhân danh toàn thể Hội Thánh, tôi cảm thấy có một nhiệm vụ khẩn thiết để nhắc lại lời kêu gào này của Thánh Phaolô.”

Chớ gì mỗi người chúng ta đang sống trong thế kỷ thứ 21 này cảm thấy có cùng một nhiệm vụ nhắc lại lời kêu gào của Thánh Phaolô. ĐTC Gioan Pholô II đã chỉ cho chúng ta rằng tinh thần siêu nhiên và truyền giáo phải song hành với nhau và lời mời gọi nên thánh phổ quát được liên kết chặt chẽ với lời mời gọi truyền giáo phổ quát.25

ĐTC Phaolô VI tóm tắt tâm hồn của Thánh Phaolô trong một đoạn của Tông Huấn Evangelii Nuntiandi:

“Mẫu gương truyền giáo là Tông Đồ Phaolô đã viết những lời này trong thư gửi tín hữu Thessalônica, và cũng là chương trình cho tất cả chúng ta: ‘Chúng tôi đã yêu mến anh em tha thiết, đến nỗi sẵn sàng chia sẻ với anh em, không những chỉ Tin Mừng của Thiên Chúa, mà cả chính mình chúng tôi, vì anh em đã trở nên rất thân yêu đối với chúng tôi’ (1 Thes 2:8). Tình yêu này là gì? Tình yêu ấy phải hơn tình yêu của một vị thầy; đó là tình yêu của một người cha; và cũng là tình yêu của một người mẹ. Đó chính là tình yêu mà Chúa mong mỏi nơi mỗi người rao giảng Tin Mừng, nơi mỗi người xây dựng Hội Thánh. Một dấu hiệu của tình yêu là quan tâm ban phát chân lý và đưa người ta đến hợp nhất.

24 Xem Thư Mục Vụ “Làm Sao Để Giơ Tay Ra cho Những Người Công Giáo Không Còn Giữ Đạo ở Nước Hoa Kỳ Ngày Nay của ĐGM Michael Saltarelli, ngày 13 tháng 1, 2000 được đăng trên The Dialog trên website của GP Wilmington www.cdow.org. Thư Mục Vụ này cũng được đăng trên toàn quốc trong Origins dưới nhan đề Làm Sao Để Giơ Tay Ra Cho Những Người Công Giáo Không Còn Giữ Đạo ngày 27 tháng 1, 2000 (Tập. 29: số 32), 514-518. 25 Xem Thông Điệp Redemptoris Missio của ĐTC Gioan Phaolô II 1990, số 90.

Page 10: TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi,

Một dấu hiệu khác của tình yêu là một lòng tận tụy rao giảng Đức Chúa Giêsu Kitô, mà không hạn chế hay quay đầu trở lại.”26

Còn gương sáng nào hơn gương của Đức Cha Fulton J. Sheen, một Thánh Phaolô của Nước Mỹ chúng ta, mà cuộc điều tra phong thánh đang được tiến hành. Sống trong buổi bình minh của thời đại truyền hình, ngài nhận ra được tiềm năng của những phương tiện kỹ thuật tân tiến để truyền bá Tin Mừng. Hãy tưởng tượng xem Thánh Phaolô sẽ dùng vệ tinh truyền thông, Internet và YouTube như thế nào. Ở khuôn viên của Trường Truyền Giáo Rôma, một chủng viện đào luyện các linh mục cho Thế Giới Thứ Ba, có một trung tâm tĩnh tâm mà ở phòng chính có một tượng bán thân của Đức Cha Fulton Sheen được đặt ở giữa phòng. Tôi không thể nghĩ ra một hình ảnh nào diễn tả ngọn lửa truyền giáo của Thánh Phaolô hơn là [vị giám mục] Người Mỹ Cao Quý trong thế kỷ 20 này, một ngọn lửa được lan tràn đến tận cùng trái dất ảnh hưởng đến việc đào luyện không biết bao nhiêu linh mục và tu sĩ ở Phi Châu, Á Châu và Ấn Độ.

Nguyện xin lửa mà Chúa Thánh Thần đã đổ xuống lòng Thánh Phaolô, làm cho lòng ấy soi sáng thế gian, đốt cháy lòng chúng ta để chúng ta trở thành những nhà truyền giáo sống động và hữu hiệu trong Năm Thánh Phaolô và suốt đời chúng ta.

Mười Cách để Mừng Năm Thánh Phaolô

1. Cầu nguyện với Chúa Thánh Thần về kinh nghiệm hoán cải “Con đường Đamascô” riêng biệt và mật thiết của bạn mà Chúa Thánh Thần mời gọi bạn trong năm Thánh Phaolô.

2. Sống câu Galatê 2:20 “Tôi sống, nhưng không phải là tôi sống, mà Đức Kitô sống trong tôi” cùng học hỏi về đời sống của các Thánh từ Thánh Phaolô, Á Thánh Mẹ Têrêxa thành Calcutta, là những vị đã sống lời linh hứng này.

3. Đọc và cầu nguyện theo Sách Tông Đồ Công Vụ và các Thư của Thánh Phaolô trong Tân Ước. Cũng tham khảo nhiều sách giải thích Thánh Kinh và các nghiên cứu chung về Thánh Phaolô đang sẵn có và sẽ có trong Năm Thánh Phaolô.

4. Hãy chấp nhận thách đố của ĐTC Bênêđictô XVI và thực hành việc suy niệm Thánh Kinh theo Lectio divina để Hội Thánh có một “mùa xuân mới” trong việc phát triển đời sống tâm linh và truyền giáo. Hãy khám phá theo cách riêng của cá nhân bạn rằng “Lời Thiên Chúa không thể bị xiềng xích!” Để biết nhập môn về Lectio divina, làm ơn đọc: www.valyermo.com/ld-art.html.

5. Học hỏi các giáo huấn của Hội Thánh về Mặc Khải và giải thích Thánh Kinh trong những tài liệu của Hội Thánh và tài liệu tham khảo như:

• Hiến Chề về Mặc Khải của Thiên Chúa (Dei Verbum) của Công Đồng Vaticanô II.

• Tài liệu của Ủy Ban Giáo Hoàng về Thánh Kinh: Giải Thích Thánh Kinh trong Hội Thánh (1993).

• Các chương trong Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo về Thánh Kinh (Phần thứ Nhất: Phần 26-184, trang 13-50) và Sách Tổng Lược Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo (Các câu hỏi 1-32).

• Sách Chúa Giêsu Nadareth của ĐTC Bênêđictô XVI.

26 Tông Huấn Evangelii Nuntiandi của ĐTC Phaolô VI, 1975, số 79.

Page 11: TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi,

6. Học hỏi và cầu nguyện qua giáo huấn của Thánh Phaolô về quyền năng của Thánh Giá của Đức Kitô. “Hãy rao giảng Đức Kitô chịu đóng đanh” theo cách bạn vác Thập Giá và theo cách bạn giúp người khác vác Thập Giá của họ.

7. Đào sâu thêm một lòng kính mến Bí Tích Thánh Thể và Nhiệm Thể Đức Kitô theo kiểu của Thánh Phaolô. Hãy đọc và cầu nguyện:

• Tông Thư Dies Domini của ĐTC Gioan Phaolô II, năm 1998.

• Thông Điệp Ecclesia de Eucharistia của ĐTC Gioan Phaolô II, năm 2003

• Tông Huấn hậu thượng hội đồng Giám Mục Sacramentum Caritatis.

8. Tham dự các Thánh Lễ của Giáo Xứ và Giáo Phận trong Năm Thánh Phaolô cho ngày Đại Lễ kính Thánh Phaolô và Phêrô (Chúa Nhật, 29 Tháng 6, năm 2008 và Thứ Hai 29 tháng 6, 2009), Lễ Thánh Phaolô Trở Lại (Chúa Nhật ngày 25, tháng 1 năm 2009), và Lễ Thánh Têphanô, Thánh Tử Vì Đạo tiên khởi (Thứ Sáu, ngày 26 tháng 12, năm 2008). Làm một cuộc hành hương đến một nhà thờ Thánh Phaolô (như giáo xứ Thánh Phaolô ở Wilmington, giáo xứ Thánh Phaolô ở Delaware City và giáo xứ Thánh Phêrô và Thánh Phaolô ở Easton, MD. Nều bạn có dịp đến Rôma năm nay, cố gắng đến thăm Một Thánh Phaolô tại Vương Cung Thánh Đường Tháh Phaolô Ngoại Thành. Nhân viên Tòa Thánh Vatican công bố trong tháng 12, 2006 rằng dưới bàn thờ chính của Vương Cung Thánh Đường chừng vài mét và bên cạnh một bàn thờ nhỏ hơn, người ta đã tìm thấy một cái quan tài bằng cẩm thạch thô dưới một bảng có viết: “Tông Đồ Phaolô Tử Vì Đạo.” Người ta đã rời bàn thờ nhỏ đi và thay vào đó bằng một cửa sổ nhỏ để khách hành hương có thể thấy cái quan tài. Đồng thời cũng thăm viếng nhà nguyện đại kết mới nằm ở góc Tây Nam của Vương Cung Thánh Đường (nơi mà trước đây là nguyên đường rửa tội từ thập niên 1930). Trong khi cầu nguyện ở đó, hãy xin Thánh Phaolô cầu bầu cho tiến bộ về đại kết và sự hợp nhất Kitô giáo hoàn toàn.27

9. Xin Thánh Phaolô cầu bầu cho bạn trở thành một nhà truyền giáo có nhiều nghị lực hơn trên thế giới. Hãy đáp lại lời mời gọi Nên Thánh và Truyền Giáo phổ quát. Hãy nghiên cứu những văn kiện cổ điển của Hội Thánh về tinh thần truyền giáo và Phúc Âm hóa bàn về đời sống và sứ vụ của Thánh Phaolô như Sắc Lệnh về Hoạt Động Truyền Giáo của Hội Thánh, Ad Gentes Divinitus, Tông Huấn Evangelii Nuntiandi của ĐTC Phaolô VI, năm 1975, Thông Điệp Redemptoris Missio của ĐTC Gioan Phaolô II, năm 1990, và Tông Huấn hậu Thượng Hội Đồng Giám Mục Ecclesia in America của ĐTC Gioan Phaolo II, năm 1999.

10. Học hỏi và cầu nguyện trước các hình ảnh cổ điển về Thánh Phaolô như Hình Thánh Phaolô ngồi trước Bàn viết của Rembrandt (1629-1630), Thánh Phaolô Trở Lại của Caravaggio (1600), Thánh Phaolô của El Greco (1606), Saolô Trở Lại của Michelangelo (1542-1545), Thánh Phaolô giảng tại Athens của Raphael. Để xem những hình ảnh và tác phẩm nghệ thuật đặt trọng tâm vào Thánh Phaolô, hãy vào website: www.jesuswalk.com/philippians/artwork-st-paul.htm. Và cũng xem phim Chariots of Fire, năm 1981 (và những phim khác có đề tài về Thánh Phaolô) là phim nghiên cứu xem Eric Liddell, một nhà điền kinh Thế vận hội Scot 1924, sống và nói về cuộc “chạy đua” đức tin và “cảm thấy niềm vui của Thiên Chúa” theo

27 Xem Báo cáo của Cindy Wooden trong Catholic News Service, ngày 19 tháng 12, 2007.

Page 12: TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi,

kiểu Thánh Phaolô khi anh chạy. Phim này là một chú giải sống động về Galatê 2:20.28

Chúng ta có thể khám phá ra nhiều đề tài khác về Thánh Phaolô trong Năm Thánh Phaolô và nhiều tư tưởng mới lạ khác ngoài mười tư tưởng ở trên sẽ giúp chúng ta sống Năm Thánh Phaolô cách tốt đẹp. Tôi tin tưởng rằng các bạn sẽ học hỏi những đề tài này và khám phá ra trong khi cầu nguyện nhiều ý tưởng. Tôi tin tưởng rằng các bạn sẽ khai triển, truyền bá và sống những ý tưởng ấy.

Sử gia Công Giáo Pháp thời danh Henri Daniel-Rops đã tóm tắt đặc sủng của Thánh Phaolô cách này:

“Thánh nhân gần gũi với chúng ta làm sao, con người mà ánh sáng của Thiên Chúa quật ngã trên đường Đamascô này đã chịu thua, nhưng chính nhờ chịu thua, bị đè bẹp bởi một sự thúc đẩy mạnh mẽ của ân sủng - bởi vì, rốt cuộc, chính chúng ta cũng đang bước đi trên đường Đamascô hôm nay! Sau Chúa Giêsu, Thánh Phaolô là một nhân vật sống động và đầy đủ nhất trong tất cả các gương mặt của Tân Ước, một con người mà người ta có thể hình dung ra diện mạo cách rõ ràng nhất . . . Và mỗi khi chúng ta lắng nghe những lời ít quan trọng nhất của Ngài, chúng ta nhận ra một giọng tin tưởng không thể quên được chỉ có thể đạt được bởi những người đã liều tất cả những gì mình có.”29

Chớ gì bạn và tôi liều tất cả những gì mình có cho Tin Mừng trong Năm Thánh Phaolô. Cho tôi bày tỏ tình yêu của tôi đối với các bạn như Mục Tử theo lời của chính Thánh Phaolô: “Chúng tôi có cần thư giới thiệu với anh em như vài người khác, hoặc thư giới thiệu của anh em không? Chính anh em là thư giới thiệu của chúng tôi, được viết trong tâm hồn chúng tôi, mà mọi người đều nhận ra và đọc được, chứng tỏ anh em là bức thư của Ðức Kitô được trao cho chúng tôi quản thủ, không phải viết bằng mực, nhưng bằng Thần Khí của Thiên Chúa hằng sống, không phải được khắc trên những bia đá, nhưng trên những bia thịt của con tim.” (2 Cor 3:1-3).

Lạy Thánh Phaolô Tông Đồ, Tử Đạo, Bí Nhiệm và Truyền Giáo, xin cầu cho chúng con.

+ Đức Cha Michael Saltarelli, Giám Mục Wilmington

Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ

28 Xem Thư Mục Vụ Chiêm Ngắm Dung Mạo Đức Kitô trong Phim (Contemplating the Face of Christ in Film) của ĐGM Saltarelli, ngày 1 tháng 4, 2004 đăng trong The Dialog và trong website của GP Wilmington www.cdow.org. Thư Mục Vụ này cũng được đăng trên toàn quốc trong Origins dưới cùng một nhan đề, ngày 15 tháng 4, 2004 (Tập 33: Số 44), 764-767. 29 Henri Daniel-Rops The Church of Apostles and Martyrs (Volume 1) (New York: Image Books, 1962), 72.

Page 13: TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi,

BÀI GIÁO LÝ I CỦA ĐTC BÊNÊĐICTÔ XVI VỀ THÁNH PHAOLÔ THÁNH PHAOLÔ THÀNH TARSÔ

Nhằm mục đích cung cấp cho các tín hữu Việt Nam những tài liệu để học hỏi về Năm Thánh Phaolô, chúng tôi xin giới thiệu bài huấn từ I của ĐTC Bênêđictô XVI về Thánh Phaolô trong buổi Triều Yết Chung tại Quảng Trường Thánh Phêrô, ngày 25 tháng 10, 2006

* * *

Anh Chị Em thân mến,

Chúng ta đã kết thúc những bài suy niệm về Mười Hai Thánh Tông Đồ, là những vị được Chúa Giêsu trực tiếp gọi trong thời gian Người còn tại thế. Hôm nay chúng ta bắt đầu xem xét đến những khuôn mặt của những nhân vật quan trọng khác trong thời Hội Thánh thời Sơ Khai.

Các ngài cũng đã hiến đời mình cho Chúa, cho Tin Mừng và cho Hội Thánh. Các ngài là những người nam hay nữ, như Thánh Luca đã viết trong sách Tông Đồ Công Vụ, “đã liều mạng vì Đức Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta” (15:26).

Người đầu tiên đã được Chính Chúa, là Đấng Phục Sinh, gọi làm một Tông Đồ thật, chính là Thánh Phaolô thành Tarsô. Ngài nổi bật như một ngôi sao sáng nhất trong lịch sử Hội Thánh, nếu không nói là trong việc thành lập Hội Thánh. Thánh Gioan Kim Khẩu ca tụng ngài như một người cao trọng hơn nhiều thiên thần và tổng lãnh thiên thần (x. Panegirico, 7, 3). Dante Aligheiri trong Hài Kịch của Thiên Chúa (Divine Comedy), cảm hứng bởi câu truyện Thánh Luca kể trong Tông Đồ Công Vụ (x. 9:15), đã diễn tả ngài cách đơn giản là “cái bình được chọn” (inf. 2:28), có nghĩa là: một dụng cụ được Thiên Chúa chọn. Những người khác gọi ngài là “Vị Tông Đồ Thứ 13”, hay cách trực tiếp, “vị trước nhất sau vị Duy Nhất.”

Chắc chắn rằng sau Chúa Giêsu, ngài là một trong những vị tiên khởi mà chúng ta biết nhiều nhất. Thực ra, chúng ta không những chỉ có câu truyện mà Thánh Luca viết trong sách Tông Đồ Công Vụ, mà còn cả một số Thư mà chính tay ngài viết, là những văn kiện trực tiếp tỏ lộ cá tính và tư tưởng của ngài mà không qua trung gian.

Thánh Luca cho chúng ta biết tên ngài trước kia là Saulô (x. TĐCV 7:58; 8:1), cũng là Saulê trong tiếng Hipri (x. TĐCV 9:14, 17; 22:7, 13; 26:14), như Vua Saulê (x. TĐCV 13:21), và ngài là người Do Thái lưu vong, vì thành Tarsô tọa lạc giữa Anatolia và Syria.

Ngài xuống Giêrusalem rất sớm để học tận gốc Luật Môsê theo chân Vị Thầy nổi danh là Gamalielê (x. TĐCV 22:3). Ngài cũng học một nghề thủ công và phổ thông, là đan lều (x. TĐCV 18:3), mà sau này giúp ngài tự cung cấp cho mình để không trở thành gánh nặng cho Hội Thánh (x. TĐCV 20:34; 1 Cor 4:12; 2 Cor 12:13).

Thật là một bước quyết định cho ngài khi biết có một cộng đoàn của những người tự nhận là môn đệ của Chúa Giêsu. Ngài biết về Đức Tin nhờ họ - được gọi là một “đạo” mới – không đặt Lề Luật của Thiên Chúa ở trọng tâm mà lại đặt con người Giêsu, Chịu Đóng Đinh và đã Sống Lại, mà họ còn nối kết người ấy với việc tha tội. Là một người Do Thái cuồng tín, ngài cho rằng sứ điệp này không những không thể chấp nhận được, mà còn gây gương mù, nên ngài thấy có nhiệm vụ phải bắt bớ những người theo Đức Kitô ngay cả ở ngoài Giêrusalem.

Chính trên đường đi Đamascô vào đầu thập niên 30 mà theo lời ngài thì “Đức Kitô đã làm cho tôi thuộc về Người” (Phil 3:12). Trong khi Thánh Luca kể lại sự kiện với nhiều chi tiết – như ánh sáng của Chúa Phục Sinh đã chạm đến ngài và biến đổi đời ngài tận căn bản thế nào -, trong các Thư ngài đi thẳng vào điểm căn bản mà không chỉ nói về thị kiến (x. 1 Cor 9:1), mà còn về một sự soi sáng (x. 2 Cor 4:6), và trên hết về một mặc khải và một ơn gọi trong cuộc gặp gỡ với Đấng Phục Sinh (x. Gal 1:15-16).

Page 14: TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi,

Thực ra, ngài sẽ định nghĩa cách dứt khoát mình là “một tông đồ bời ơn gọi” (x. Rom 1:1; 1 Cor 1:1) hay “tông đồ do Thánh Ý Thiên Chúa” (2 Cor 1:1; Eph 1:1; Col 1:1), để nhấn mạnh rằng cuộc trở lại của ngài không phải là kết quả của một sự mở mang tư tưởng hay suy tư, nhưng là kết quả của sự can thiệp của Thiên Chúa, một ân sủng không thể lường được của Ngài.

Từ đó trở đi, tất cả những gì đối với ngài là có giá trị bị đảo lộn trở thành thua thiệt và phân bón (x. Phil 3:7-10). Và từ giây phút ấy, ngài dồn toàn lực vào việc phục vụ một mình Đức Chúa Giêsu Kitô và Tin Mừng của Người mà thôi. Sự hiện hữu của ngài phải trở nên sự hiện hữu của một vị Tông Đồ muốn “trở nên mọi sự cho mọi người” (1 Cor 9:22) mà không giữ lại điều gì cho mình.

Từ đó chúng ta rút ra một bài học rất quan trọng: điều chính yếu là đặt Đức Kitô ở trọng tâm của đời sống mình, để căn tính của mình được đánh dấu cách rõ ràng bằng cuộc gặp gỡ [Đức Kitô], qua việc kết hiệp thông với Đức Kitô và với Lời của Người. Trong ánh sáng cùa Người các giá trị khác được phục hồi và được thanh luyện khỏi mọi cặn bã.

Một bài học căn bản khác mà Thánh Phaolô chỉ cho chúng ta là chiều rộng phổ quát đánh dấu việc tông đồ của ngài. Vì cảm nhận cách sâu sắc vấn đề khó khăn của Dân Ngoại trong việc nhận biết Thiên Chúa, là Đấng ban ơn cứu độ trong Đức Chúa Giêsu Kitô Chịu Đóng Đanh và Sống lại cho mọi người không trừ ai, nên ngài hiến toàn thân để làm cho Tin Mừng này được nhân biết, để công bố ân sủng được tiền định để hòa giải con người với Thiên Chúa, với chính mình và với tha nhân.

Ngay từ giây phút đầu tiên ngài đã hiểu rằng điều này là một thực thể không những chỉ liên hệ với dân Do Thái hay một nhóm người nào đó, nhưng là một thực thể có giá trị phổ quát và liên hệ với mọi người, vì Thiên Chúa là Thiên Chúa của mọi người.

Điểm khởi hành của các cuộc hành trình truyền giáo của ngài là Hội Thánh ở Antiôkia nước Syria, nơi mà lần đầu tiên Tin Mừng được rao giảng cho người Hy Lạp và danh xưng “Kitô hữu” được đặt cho những người tin vào Đức Kitô (x. TĐCV 11:20,26).

Từ đó, trước hết ngài đi Cyprus, rồi vào dịp khác, đến các miền của Tiểu Á (Pisidia, Laconia, Galatia), và sau đó đến các vùng ở Âu Châu (Maceđonia, Hy Lạp). Các thành phố thời danh nhất là Êphêsus, Phillipi, Thessalônica, Côrinthô, mà không quên Berêa, Athens và Milêtus.

Trong việc tông đồ của Thánh Phaolô cũng không thiếu gì những khó khăn mà ngài đã can đảm đương đầu vì yêu mến Đức Kitô. Chính ngài đã nhắc lại phải chịu đựng “vất vả… tù đầy… đánh đập… nhiều lần chạm trán với tử thần…. Ba lần bị đánh đòn bằng roi, một lần bị ném đá, ba lần đắm tầu, trải qua một đêm và một ngày trên biển cả; phải thực hiện nhiều cuộc hành trình, gặp bao nguy hiểm trên sông, nguy hiểm do trộm cướp, nguy hiểm do đồng bào, nguy hiểm vì Dân Ngoại, nguy hiểm ở thành phố, trong sa mạc, ngoài biển khơi, nguy hiểm do những kẻ giả danh là anh em; tôi còn phải vất vả mệt nhọc, thường phải thức đêm, bị đói khát, nhịn ăn nhịn uống và chịu rét mướt trần truồng. Và không kể các điều khác, còn có những áp lực hằng ngày đè nặng trên tôi là mối bận tâm lo cho tất cả các Hội Thánh! (2 Cor 11;23-28).

Từ một đoạn trong Thư gửi tín hữu Rôma (x. Rom 15:24, 28) xuất hiện một đề nghị của ngài là đi đến cả Tây Ban Nha, đến Phương Tây, để loan báo Tin Mừng khắp nơi, ngay cả đến tận chân trời mà người ta biết đến [vào thời đó]. Làm sao mà chúng ta không thán phục một con người như thế? Làm sao mà chúng ta không cảm tạ Thiên Chúa đã ban cho chúng ta một vị Tông Đồ có một tầm vóc như vậy?

Chắc chắn rằng ngài đã không thể đương đầu với những khó khăn như thế và đôi khi trong hoàn cảnh tuyệt vọng nếu ngài đã không có một lý do để tin vào một giá trị tuyệt đối, mà trước giá trị ấy không một ngăn cách nào có thể được coi là không thể vượt qua được. Như chúng ta đã biết, đối với Thánh Phaolô lý do này là Đức Chúa Giêsu Kitô, mà ngài đã viết về Người như sau, “Tình yêu của Đức Kitô thúc đẩy chúng tôi… để những người đang sống không còn sống cho mình nhưng sống cho Đấng đã chết và sống lại vì họ” (2 Cor 5:14-15), vì chúng ta và vì tất cả mọi người.

Page 15: TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi,

Thực ra, Thánh Tông Đồ đã làm chứng hùng hồn bằng máu của ngài dưới thời Hoàng Đế Nêrô ở đây, tại Rôma, là nơi mà chúng ta đang giữ và tôn kính hài cốt của ngài. Thánh Clêmentê thành Rôma, vị Tiền Nhiệm của tôi ở Tòa Thánh này, đã viết về ngài trong năm cuối cùng của thế kỷ thứ nhất: “Bởi vì lòng ghen tương và sự bất hòa mà Thánh Phaolô đã bắt buộc phải chỉ cho chúng ta làm thế nào để đạt được phần thưởng kiên nhẫn…. Sau khi rao giảng công lý cho toàn thế giới, và sau khi đã đến tận biên cương của Phương Tây, ngài chịu tử vỉ đạo trước các nhà cầm quyền chính trị; bằng cách ấy ngài từ bỏ cõi đời này và về đến nơi thánh, để trở thành mẫu gương cao quý về kiên trì” (Thư gửi tín hữu Côrinthô, 5).

Nguyện xin Chúa giúp chúng ta thực hành lời khuyên nhủ mà Thánh Tông Đồ để lại cho chúng ta trong các Thư của ngài: “Anh chị em hãy bắt chước tôi, như tôi bắt chước Đức Kitô” (1 Cor 11:1).

+ĐTC Bênêđictô XVI

Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ

Page 16: TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi,

BÀI GIÁO LÝ II CỦA ĐTC BÊNÊĐICTÔ VỀ THÁNH PHAOLÔ NHÃN QUAN MỚI CỦA THÁNH PHAOLÔ

Nhằm mục đích cung cấp cho các tín hữu Việt Nam những tài liệu để học hỏi về Năm Thánh Phaolô, chúng tôi xin giới thiệu bài huấn từ II của ĐTC Bênêđictô XVI về Thánh Phaolô trong buổi Triều Yết Chung tại Quảng Trường Thánh Phêrô ngày 8 tháng 11, 2006

* * *

Anh chị em thân mến:

Trong bài giáo lý trước cách đây hai tuần, tôi đã cố gắng phác hoạ những nét chính yếu về tiểu sử Thánh Tông Đồ Phaolô. Chúng ta đã thấy cuộc gặp gỡ với Đức Kitô của ngài trên đường đi Đamascô đã thực sự cách mạng hóa đời sống của ngài thế nào. Đức Kitô đã trở nên lý do của sự sống còn của ngài và động cơ thâm sâu của tất cả các công việc tông đồ của ngài.

Trong những thư của ngài, sau danh xưng Thiên Chúa, xuất hiện hơn 500 lần, thì danh xưng được nhắc tới thường xuyên nhất là Đức Kitô (380 lần). Do đó, điều quan trọng là chúng ta nhận ra rằng Đức Chúa Giêsu Kitô có thể ảnh hưởng cách sâu đậm thế nào đến đời sống của một người, và như thế, cũng ảnh hưởng đến đời sống chúng ta. Thực ra, lịch sử cứu độ đạt đến cao điểm nơi Đức Chúa Giêsu Kitô, và do đó Người là điểm phân biệt thật sự trong việc đối thoại với các tôn giáo khác.

Khi nhìn vào thánh Phaolô, chúng ta có thể đưa ra câu hỏi căn bản: Việc gặp gỡ của một con người với Đức Kitô xảy ra thế nào? Mối liên hệ phát xuất từ cuộc gặp gỡ ấy gồm những gì? Câu trả lời của Thánh Phaolô có thể được hiểu trong hai giai đoạn.

Trước hết, Thánh Phaolô giúp chúng ta hiểu giá trị căn bản và không thể thay thế được của Đức Tin. Ngài viết trong Thư gởi tín hữu Roma: “Thật vậy, chúng tôi tin rằng, người ta được nên công chính nhờ Đức Tin, chứ không phải vì làm theo Lề Luật” (3: 28).

Đây là điều ngài viết trong Thư gởi tín hữu Galatê: “Người ta được nên công chính không nhờ làm theo Lề Luật, nhưng nhờ Đức Tin vào Đức Chúa Giêsu Kitô; nên ngay cả chúng ta cũng phải tin vào Ðức Chúa Giêsu Kitô, để được nên công chính nhờ đức tin vào Ðức Kitô, và không phải nhờ làm theo Lề Luật; vì không ai sẽ được nên công chính vì làm theo Lề Luật.” (2:16)

“Được nên công chính” nghĩa là được làm thành chính trực, được sự công minh đầy thương xót của Thiên Chúa chấp nhận để được đi vào sự hiệp thông với Ngài, và nhờ đó có khả năng thiết lập một mối liên hệ đích thực hơn nhiều với tất cả anh em chúng ta: và điều này xảy ra dựa trên việc [Thiên Chúa] hoàn toàn tha thứ các tội lỗi của chúng ta.

Thánh Phaolô công bố thật rõ ràng rằng điều kiện này của đời sống không tùy thuộc vào những việc lành chúng ta có thể làm, nhưng hoàn toàn tùy thuộc vào ân sủng của Thiên Chúa: Chúng ta “được trở nên công chính nhờ ân sủng của Thiên Chúa như một ân huệ, nhờ ơn cứu độ trong Đức Chúa Kitô Giêsu” (Rom 3:24). Bằng những lời này, Thánh Phaolô diễn tả nội dung cơ bản của sự trở lại của ngài, chiều hướng mới của đời sống ngài là hiệu quả của cuộc gặp gỡ Đức Kitô Phục Sinh của ngài.

Trước khi trở lại, Thánh Phaolô không phải là một con người xa lạ gì với Thên Chúa hay Lề Luật của Ngài. Trái lại, ngài là một ngươi trung thành tuân giữ Lề Luật đến độ cuồng tín. Tuy nhiên, trong ánh sáng của cuộc gặp gỡ Đức Kitô, ngài đã hiểu rằng với sự [cuồng tín] này ngài đã chỉ tìm cách gầy dựng cho mình, cùng sự công chính riêng của mình, và với tất cả sự công chính này ngài đã chỉ sống cho chính mình.

Page 17: TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi,

Ngài đã ý thức rằng ngài tuyệt đối cần một hướng đi mới cho cuộc đời mình. Và chúng ta thấy hướng mới này được diễn tả bằng chính lời ngài: “Đời sống mà hiện nay tôi đang sống trong xác phàm, là sống trong Đức Tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu tôi và đã hiến chính Mình Người cho tôi” (Gal 2: 20).

Cho nên, Thánh Phaolô không còn sống cho chính mình, hay cho sự công chính của mình nữa. Ngài sống cho Đức Kitô và với Đức Kitô: bằng cách hiến chính mình, ngài không còn tìm kiếm hay gầy dựng cho chính mình nữa. Đó là sự công chính mới, hướng đi mới mà Chúa đã ban cho chúng ta qua Đức Tin.

Trước Thánh Giá của Đức Kitô, là cách diễn tả cực đoan nhất của sự hiến mình của Người, thì không ai có thể tự hào về mình, về sự công chính do mình tạo ra, cho chính mình! Nơi khác đi, khi nhắc lại lời ngôn sứ Giêremia, Thánh Phaolô giải thích tư tưởng ấy của ngài: “Ai tự hào thì hãy tự hào trong Chúa” (1 Cor 1: 31; Ger 9:22…); hoặc: “Không đời nào tôi hãnh diện, ngoại trừ về thập giá Ðức Chúa Giêsu Kitô của chúng ta! Nhờ thập giá đó mà thế gian đã bị đóng đinh đối với tôi, và tôi đối với thế gian.” (Gal 6:14).

Khi suy niệm về ý nghĩa của sự công chính hóa là gì, không bằng những việc làm nhưng bằng Đức Tin, chúng ta đi tới yếu tố thứ hai định nghĩa căn tính Kitô hữu được Thánh Phaolô diễn tả trong chính đời sống của ngài.

Căn tính Kitô hữu này bao gồm cách chính xác hai yếu tố: việc tránh tự mình tìm kiếm chính mình, nhưng thay vào đó nhận lấy chính mình từ Đức Kitô và hiến dâng chính mình cùng với Đức Kitô, và như thế chúng ta đích thân tham gia vào sự sống của chính Đức Kitô đến nỗi hầu như được đồng hóa với Người, và chia sẻ cả sự chết cũng như sự sống của Người. Đây là điều Thánh Phaolô viết trong Thư gởi tín hữu Roma: “Tất cả chúng ta… đã được chịu Phép Rửa trong cái chết của Người… chúng ta đã cùng được mai táng với Người… chúng ta đã được kết hợp với Người… Vậy anh em cũng phải coi mình như đã chết với tội lỗi, và lại sống cho Thiên Chúa trong Đức Chúa Kitô Giêsu” (Rom 6:3,4,5,11).

Chính những lời cuối cùng này có tính chất triệu chứng: thực ra, đối với Thánh Phaolô, nói rằng các Kitô hữu được chịu Phép Rửa hoặc là tin hữu thì chưa đủ; mà điều quan trọng là phải nói rằng họ đang sống “trong Đức Chúa Giêsu Kitô” (x. Rom 8: 1, 2, 39; 12: 5; 16: 3, 7, 10; 1 Cor 1: 2, 3 vv… ).

Trong lúc khác đảo lộn từ ngữ lại và viết rằng “Đức Kitô ở trong chúng ta/anh chị em” (Rom 8:10; 2 Cor 13:5) hay “trong tôi”(Gal 2:20).

Sự đồng hoá cách hỗ tương giữa Đức Kitô và Kitô hữu, một đặc điểm của giáo huấn của Thánh Phaolô, làm cho bài giảng của ngài về Đức Tin được hoàn hảo.

Trên thực tế, mặc dầu Đức Tin kết hợp chúng ta mật thiết với Đức Kitô, Đức Tin cũng nhấn mạnh sự khác biệt giữa chúng ta và Người; nhưng theo Thánh Phaolô, đời sống Kitô hữu cũng có một yêu tố chúng ta cỏ thể gọi là “mầu nhiệm,” vì nó đòi hỏi một sự gắn bó chặt chẽ của chúng ta với Đức Kitô và của Đức Kitô với chúng ta. Theo nghĩa này, Thánh Tông Đồ đi xa hơn nữa đến nỗi diễn tả những đau khổ của chúng ta như là “những đau khổ của Đức Kitô” trong chúng ta (2 Cor 1:5), để chúng ta có thể “luôn [mang] trong thân xác sự chết của Chúa Giêsu, ngõ hầu sự sống của Chúa Giêsu cũng có thể được bày tỏ trong thân xác của chúng ta” (2 Cor 4:10).

Chúng ta phải thích ứng tất cả những điều này vào đời sống thường nhật của mình theo gương Thánh Phaolô, là người luôn sống với trình độ linh đạo cao này. Ngoài ra, Đức Tin phải luôn bày tỏ đức khiêm nhường trước Nhan Thiên Chúa, thật sự là thờ phượng và ngợi khen Ngài.

Page 18: TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi,

Quả thật, chính nhờ Thiên Chúa và chỉ nhờ ân sủng của Thiên Chúa mà chúng ta được làm Kitô hữu. Vì không có gì và không có ai có thể thay thế được Ngài, cho nên điều cần thiết là chúng ta không được tôn thờ bất cứ điều gì hay bất cứ ai ngoài Ngài. Không được để cho ngẫu tượng nào làm ô uế vũ trụ tinh thần của chúng ta, nếu không, thì thay vì vui hưởng sự tự do đã dành được, chúng ta sẽ lại rơi vào một hình thức nô lệ nhục nhã.

Hơn nữa, sự tùy thuộc triệt để của chúng ta vào Đức Kitô và sự kiện “chúng ta ở trong Người” phải làm thấm nhuần trong chúng ta một thái độ hoàn toàn tín thác và niềm vui vĩ đại. Tóm lại, thực ra chúng ta phải kêu lên với Thánh Phaolô: “Nếu Thiên Chúa về phe chúng ta, thì ai có thể chống lại chúng ta được?” (Rom 8:31). Câu trả lời là không có gì và không ai “sẽ có thể tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa trong Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta” (Rom 8:39). Do đó, đời sống Kitô hữu chúng ta được dựa trên tảng đá vững chắc và an toàn nhất mà sức người có thể tưởng tượng được. Và từ đó chúng ta rút ra tất cả nghị lực của mình, hoàn toàn đúng như Thánh Tông Đô đã viết : “Tôi có thể làm được tất cả mọi sự trong Đấng ban sức mạnh cho tôi” (Phil 4:13).

Do đó, chúng ta hãy trực diện đời sống của chúng ta với những nỗi vui buồn của nó nhờ được nâng đỡ bởi những cảm tình nồng nhiệt này mà Thánh Phaolô đã ban tặng cho chúng ta. Qua việc có kinh nghiệm về những điều này, chúng ta sẽ nhận ra điều mà chính Thánh Tông Đồ đã viết là sự thật như thế nào: “Cha biết cha đã tin vào ai, và xác tín rằng, Người có thể bảo toàn vật ký thác của cha cho đến Ngày đó” (2 Tim 1:12), ngày chúng ta chắc chắn được gặp Đức Kitô, Vị Thẩm Phán, Đấng Cứu Độ thế gian và chúng ta.

+ĐTC Bênêđictô XVI

Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ

Page 19: TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi,

BÀI GIÁO LÝ III CỦA ĐTC BÊNÊĐICTÔ VỀ THÁNH PHAOLÔ THÁNH PHAOLÔ VÀ CHÚA THÁNH THẦN

Nhằm mục đích cung cấp cho các tín hữu Việt Nam những tài liệu để học hỏi về Năm Thánh Phaolô, chúng tôi xin giới thiệu bài huấn từ III của ĐTC Bênêđictô XVI về Thánh Phaolô trong buổi Triều Yết Chung tại Quảng Trường Thánh Phêrô ngày 15 tháng 11, 2006

* * * Anh chị em thân mến:

Hôm nay cũng như hai bài Giáo Lý trước, chúng ta trở lại với Thánh Phaolô và những tư tưởng của ngài. Chúng ta có ở trước mặt mình một người phi thường, không chỉ vì những việc tông đồ ngài thực sự đã làm mà còn vì những giáo huấn thần học sâu sắc và cảm khích phi thường của ngài.

Sau khi chúng ta đã suy niệm lần trước về những điều Thánh Phaolô đã viết về vị trí trọng tâm mà Đức Chúa Giêsu Kitô trong đời sống Đức Tin của chúng ta, hôm nay chúng ta hãy nhìn đến những gì thánh nhân đã nói về Chúa Thánh Thần và về sự hiện diện của Ngài trong chúng ta, bởi vì ở đây, Thánh Tông Đồ cũng có những điều rất quan trọng để dạy chúng ta.

Chúng ta biết về những gì Thánh Luca nói cho chúng ta về Chúa Thánh Thần trong bài diễn tả về biến cố Ngũ Tuần trong Sách Tông Đồ Công Vụ. Chúa Thánh Thần của Lễ Ngũ Tuần mang theo với Ngài một sự thúc đẩy mạnh mẽ về quyết tâm truyền giáo để làm chứng cho Tin Mừng trên khắp các nẻo đường thế gian.

Thật vậy, Sách Tông Đồ Công Vụ kể lại hàng loạt những cuộc truyền giáo mà các Tông Đồ đã thực hiện, đầu tiên ở Samaria, rồi ở vùng ven biển Palestine, sau đó đến Syria. Trên hết là việc kể lại ba cuộc hành trình truyền giáo vĩ đại của Thánh Phaolô mà tôi đã nhắc đến trong những lần gặp gỡ vào các thứ tư trước.

Tuy nhiên, trong các Thư của ngài, Thánh Phaolô cũng nói cho chúng ta về Chúa Thánh Thần từ một khía cạnh khác. Thánh nhân không kết thúc bằng cách chỉ diễn tả động lực và bình diện tích cực của Ngôi Ba của Thiên Chúa Ba Ngôi, nhưng cũng phân tích sự hiện diện của Ngài trong đời sống của các Kitô hữu, là điều đánh dấu căn tính của họ.

Nói cách khác, trong suy tư của Thánh Phaolô về Chúa Thánh Thần thánh nhân không những giải thích ảnh hưởng của Ngài trên hành động của các Kitô hữu, mà còn trên con người của họ. Thật vậy, chính thánh nhân là người đã nói rằng Thần Khí Thiên Chúa ngự trong chúng ta (x. Rom 8:9; I Cor 3:16) và rằng “Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con Ngài vào lòng chúng ta (Gal 4:6).

Cho nên theo ý kiến của Thánh Phaolô thì Chúa Thánh Thần tác động tận đáy lòng chúng ta. Đây là môt số lời của ngài về đề tài này là đề tài có một ý nghĩa quan trọng: “Vì luật của Thần Khí ban sự sống trong Ðức Giêsu Kitô đã giải phóng tôi khỏi luật của tội lỗi và sự chết… anh em đã không nhận được thần khí nô lệ làm cho anh em lại phải sợ hãi, nhưng anh em đã nhận Thần Khí làm nghĩa tử, bởi đó cho chúng ta kêu lên, ‘Abba! Lạy Cha!’, chính Chúa Thánh Thần” (Rom 8:2,15) là Đấng nói trong chúng ta bởi vì, như là con cái, chúng ta có thể gọi Thiên Chúa “Lạy Cha”.

Như thế chúng ta có thể thấy rõ ràng rằng ngay trước khi làm việc gì, người Kitô hữu đã có một nội tâm phong phú và hữu hiệu được Thiên Chúa ban cho qua Bí Tích Thánh Tẩy và Thêm Sức, một nội tâm đưa người ấy vào một liên hệ nghĩa tử khách quan và độc đáo với Thiên Chúa. Đó là giá trị cao quý nhất của chúng ta: không những chỉ là hình ảnh mà còn là

Page 20: TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi,

con cái của Thiên Chúa. Và đó cũng là một lời mời gọi chúng ta sống xứng đáng là con cái, càng ngày càng ý thức rằng mình là nghĩa tử trong gia đình vĩ đại của Thiên Chúa. Đó là một lời mời gọi chúng ta biến đổi ân huệ khách quan này thành một thực thể chủ quan và quyết định cho cách chúng ta suy nghĩ, hành động và sống.

Thiên Chúa coi chúng ta là con cái Ngài, đã nâng chúng ta lên giống Chính Chúa Giêsu, là Con thật của Thiên Chúa, nếu không phải là đồng phẩm giá với Người. Địa vị làm con và sự tự do đáng tin cậy của chúng ta trong tương quan với Chúa Cha được ban tặng hay phục hồi nơi Người.

Như thế chúng ta khám phá ra rằng đối với các Kitô hữu, Chúa Thánh Thần không còn chỉ là “Thần Khí của Thiên Chúa”, như được diễn tả trong Cựu Ước và như người ta vẫn còn nhắc lại trong ngôn ngữ Kitô giáo (x. Stk 41:38; Xh 31:3; I Cor 2:11, 12; Phil 3:3;…). Ngài cũng không còn là “Thánh Khí” mà người ta thường hiểu trong Cựu Ước (x. Is 63:10,11; Tv 50[51]:13), và trong các bản văn của chính Đạo Do Thái (Qumran, rabbinism).

Thực thế, việc tuyên xưng một sự chia sẻ Thánh Thần nguyên thủy này bởi Chúa Phục Sinh, chính là Đấng trở nên một “Thần Khí ban sự sống” (I Cor 15:45), là một phần của nét đặc trưng của Đức Tin Kitô giáo.

Chính vì lý do đó mà Thánh Phaolô đã nói thẳng về “Thần Khí của Đức Kitô” (Rom 8:9), về “Thần Khí của Con Ngài” (x. Gal 4:6) hay là “Thần Khí của Đức Chúa Giêsu Kitô” (Phil 1:19). Có vẻ thánh nhân muốn nói rằng không phải chỉ Thiên Chúa Cha được thấy nơi Chúa Con (x. Ga 14:9), nhưng Thần Khí của Thiên Chúa cũng tự tỏ Mình ra trong cuộc đời và hành động của Chúa Chịu Đóng Đinh và Phục Sinh!

Thánh Phaolô dạy chúng ta một điều quan trọng khác: ngài nói rằng không có cầu nguyện thật nếu Chúa Thánh Thần không hiện diện trong chúng ta. Thánh nhân viết: “Thần Khí cũng giúp đỡ sự yếu đuối của chúng ta; vì chúng ta không biết phải cầu nguyện thế nào như chúng ta phải cầu nguyện, nhưng chính Thần Khí cầu bầu cho chúng ta, bằng những tiếng rên siết khôn tả. Và Ðấng thấu suốt tâm can biết Thần Khí muốn gì, vì Ngài cầu bầu cho các thánh theo ý của Thiên Chúa” (Rom 8:26-27).

Nói như thế cũng giống như nói rằng Chúa Thánh Thần, là Thần Khí của Chúa Cha, và Chúa Con, từ nay trở đi thành linh hồn của linh hồn chúng ta, là nơi kín đáo nhất của con người chúng ta, mà từ đó phát sinh một sức thúc đẩy chúng ta cầu nguyện không ngừng với Thiên Chúa, mà ngay cả Lời Ngài chúng ta không thể bắt đầu giải thích được.

Thực ra, Chúa Thánh Thần luôn tỉnh thức trong chúng ta, hoàn bị hoá những gì còn thiếu xót nơi chúng ta và dâng lên Đức Chúa Cha việc tôn thờ và những khát vọng sâu xa nhất của chúng ta.

Đương nhiên là điều này đòi hỏi một mức độ hiệp thông cao cả và sống còn với Chúa Thánh Thần. Đó là một lời mời gọi trở nên nhạy cảm hơn với, và chú ý hơn đến sự hiện diện của Chúa Thánh Thần trong chúng ta, để biến đổi sự hiện diện này thành cầu nguyện, để cảm thấy sự hiện diện này, và nhờ đó học cầu nguyện, thưa chuyện với Chúa Cha như con cái trong Chúa Thánh Thần.

Còn một diện đặc thù khác về Chúa Thánh Thần mà Thánh Phaolô dạy cho chúng ta: Sự liên hệ của Ngài với tình yêu. Như Thánh Tông Đồ đã viết: “hy vọng không làm chúng ta thất vọng, vì tình yêu của Thiên Chúa đã được đổ vào tâm hồn chúng ta, qua Chúa Thánh Thần mà Ngài đã ban cho chúng ta” (Rom 5:5).

Trong Thông Điệp Thiên Chúa Là Tình Yêu của tôi, tôi đã dẫn chứng một đoạn văn hùng hồn

Page 21: TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi,

nhất của Thánh Augustinô: “Nếu bạn thấy bác ái, bạn thấy Chúa Ba Ngôi (Số 19), và tôi đã giải thích tiếp: “Thực ra, Chúa Thánh Thần là sức mạnh nội tâm làm cho trái tim các tín hữu hòa hợp với Thánh Tâm Đức Kitô và đưa họ đến yêu thương anh em họ như Đức Kitô đã yêu thương họ” (ibid). Chúa Thánh Thần làm cho chúng ta chìm ngập trong nhịp điệu của Đời Sống Thiên Chúa, đó là một đời sống yêu thương, cho chúng ta được chia sẻ cách riêng mối liên hệ giữa Chúa Cha và Chúa Con.

Việc Thánh Phaolô đặt bác ái lên hàng đầu của những yếu tố làm thành hoa quả của Thần Khí không phải là không có ý nghĩa: “hoa quả của Thần Khí là bác ái, vui mừng, bình an,… (Gal 5:22).

Và theo định nghĩa thì tình yêu liên kết, trước hết Chúa Thánh Thần là Đấng Sáng tạo nện sự hiệp thông trong cộng đoàn Kitô hữu, như chúng ta mượn lời của Thánh Phaolô mà nói khi mở đầu Thánh Lễ: “Nguyện xin ân sủng của Ðức Giêsu Kitô, và tình yêu của Thiên Chúa Cha, cùng sự hiệp thông của Chúa Thánh Thần ở cùng anh chị em.” (II Cor 13:14).

Tuy nhiên, hơn nữa, cũng đúng là Chúa Thánh Thánh khuyến khích chúng ta đan những liên hệ bác ái với tất cả mọi người. Cho nên, khi yêu thương, chúng ta dành chỗ cho Chúa Thánh Thần và cho Ngài thời giờ để bày tỏ Mình ra cách đầy đủ trong chúng ta.

Như vậy chúng ta hiểu tại sao Thánh Phaolô đặt cạnh nhau hai lời khuyên trong cùng một đoạn ở Thư gửi tín hữu Rôma: “Hãy nhiệt thành với Thần Khí” và “Đừng lấy ác bào ác” (Rom 12:11,17).

Sau cùng, theo Thánh Phaolô thì Chúa Thánh Thần là một số tiền đặt cọc quảng đại mà Chính Thiên Chúa ban cho chúng ta như là bảo chứng và đồng thời một bảo đảm cho việc chúng ta được thừa tự trong tương lai (x. II Cor 1:22; 5:5; Eph 1:13-14).

Cho nên chúng ta học từ Thánh Phaolô rằng các hành động của Chúa Thánh Thần hướng đời sống chúng ta về các giá trị cao quý của bác ái, vui mừng, hiệp thông và hy vọng. Công tác của chúng ta là cảm nghiệm điều này mỗi ngày, bằng cách tuân theo những thúc đẩy của Chúa Thánh Thần trong lòng mình, và giúp đỡ nhận thức của mình qua sự hướng dẫn rõ ràng của Thánh Tông Đồ.

+ĐTC Bênêđictô XVI

Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ

Page 22: TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi,

BÀI GIÁO LÝ IV CỦA ĐTC BÊNÊĐICTÔ VỀ THÁNH PHAOLÔ THÁNH PHAOLÔ VÀ HỘI THÁNH

Nhằm mục đích cung cấp cho các tín hữu Việt Nam những tài liệu để học hỏi về Năm Thánh Phaolô, chúng tôi xin giới thiệu bài huấn từ IV của ĐTC Bênêđictô XVI về Thánh Phaolô trong buổi triều yết chung tại Quảng trường Thánh Phêrô ngày 22 tháng 11, 2006.

* * *

Anh Chị Em thân mến,

Hôm nay chúng ta kết thúc những cuộc gặp gỡ với Thánh Tông Đồ Phaolô bằng cách dành buổi suy niệm cuối cùng này cho ngài. Thực ra, chúng ta không thể tạm biệt ngài mà không đề cập đến một trong những yếu tố quyết định trong các hoạt động của ngài và một trong những đề tài quan trọng nhất trong tư tưởng của ngài: thực tại về Hội Thánh.

Trước hết chúng ta phải ghi nhận rằng cuộc tiếp xúc đầu tiên của ngài với Con Người Chúa Giêsu đã xảy ra qua chứng từ của cộng đồng Kitô hữu tại Giêrusalem. Đó là một cuộc tiếp xúc đầy sóng gió. Một khi đã gặp nhóm tín hữu mới này, ngài lập tức trở thành tên khủng bố dữ tợn đối với họ. Chính ngài công nhận điều này ba lần trong nhiều Thư của ngài: “Tôi đã ngược đãi Hội thánh của Thiên Chúa” (I Cor 15:9; Gal 1:13; Phil 3:6), hầu như để trình bày cách đối xử của ngài là một tội ác tầy trời nhất.

Lịch sử cho cho chúng ta thấy rằng người ta thường đến cùng Đức Kitô qua Hội Thánh! Theo một nghĩa nào đó, như chúng ta đã nói, điều đó cũng đúng đối với Thánh Phaolô, là người đã gặp Hội Thánh trước khi gặp Chúa Giêsu. Tuy nhiên trong trường hợp của ngài, cuộc tiếp xúc đó bất lợi; nó thay vì đưa đến tình thân hữu lại đưa đến một cuộc thanh trừng tàn bạo.

Đối với Thánh Phaolô, sự gắn bó với Hội Thánh được xảy ra nhờ sự can thiệp trực tiếp của Đức Kitô, là Đấng trong lúc tự tỏ mình ra cho ngài trên đường Đamascô, đã đồng hoá mình với Hội Thánh và làm cho Thánh Phaolô hiểu rằng bắt bớ Hội Thánh là bắt bớ Chính Người, là Đức Chúa.

Thực ra, Đấng Phục Sinh đã nói với Phaolô, kẻ bắt bớ Hội Thánh, rằng: “Saulô, Saulô, tại sao ngươi bắt bớ Ta?” (Tdcv 9:4). Khi bắt bớ Hội Thánh là thánh nhân đang bắt bớ Đức Kitô.

Cho nên, Thánh Phaolô đã cùng một lượt vừa trở lại với Đức Kitô và vừa trở lại với Hội Thánh. Điều này giúp người ta hiểu tại sao Hội Thánh sau này hiện diện quá nhiều trong tư tưởng, trái tim và hoạt động của Thánh Phaolô.

Trước hết, Hội Thánh hiện diện quá đến nỗi hầu như ngài đã xây dựng nhiều Giáo Đoàn trong nhiều thành phố khác nhau là những nơi ngài đã đến như một nhà truyền giáo. Khi ngài nói về “mối bận tâm cho cho tất cả các Giáo Đoàn” (2 Cor 11: 28), ngài nghĩ tới những cộng đồng Kitô hữu khác nhau đã được lần lượt được hình thành tại Galatia, Ionia, Macedonia và Achaia.

Một số trong những Giáo Đoàn này cũng làm cho ngài bận tâm và bất mãn, thí dụ như đã xảy ra với các Giáo Đoàn ở Galatia, mà ngài thấy “theo một tin mừng khác” (Gal 1:6), là điều mà ngài phản đối với một quyết tâm kiên vững.

Nhưng ngài cảm thấy gắn bó với các Cộng Đồng mà ngài đã thiết lập không phải một cách lãnh đạm và quan liêu, mà một cách mãnh liệt và say mê. Thí dụ, ngài đã diễn tả những người Phipphê như là “những anh em mà tôi hằng thương mến và nhớ nhung, là niềm vui và triều thiên của tôi” (Phil 4:1).

Page 23: TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi,

Trong những dịp khác ngài so sánh những Cộng Đồng khác với một thư giới thiệu độc nhất vô nhị: “Chính anh em là thư giới thiệu của chúng tôi, được viết trong tâm hồn chúng tôi, mà mọi người đều nhận ra và đọc được” (2 Cor 3:2).

Còn ở những lúc khác ngài tỏ ra một mối tình đích thực không những là tình phụ tử mà còn là tình mẫu tử, như việc ngài quay về những người mà ngài nói với, khi gọi họ là: “Hỡi các người con bé nhỏ của tôi, mà tôi lại phải đau đớn sinh ra một lần nữa cho đến khi Ðức Kitô được thành hình nơi anh em” (Gal 4:19; x. 1 Cor 4: 14-15; 1 Thes 2:7-8).

Thánh Phaolô cũng minh họa cho chúng ta trong các Thư của ngài giáo huấn của ngài về Hội Thánh như thế. Vậy, định nghĩa nguyên thủy của ngài về Hội Thánh là “Thân Thể Đức Kitô,” mà chúng ta không gặp trong những tác giả Kitô giáo khác của thế kỷ thứ nhất, là một định nghĩa thời danh (x. 1 Cor 12:27; Eph 4:12; 5:30; Col 1: 24).

Chúng ta tìm thấy gốc rễ sâu xa nhất của diển tả kinh ngạc này về Hội Thánh trong Bí Tích Mình Đức Kitô. Thánh Phaolô nói: “Chúng ta tuy nhiều nhưng chỉ là một tấm Bánh, một thân thể, vì tất cả chúng ta chia sẻ cùng một tấm Bánh này.” (1 Cor 10:17). Trong cùng một Thánh Thể, Đức Kitô ban cho chúng ta Mình Người và biến chúng ta thành Thân Thể của Người. Về điều này, Thánh Phaolô đã nói với tin hữu Galatê: “Tất cả anh em chỉ là một trong Đức Kitô” (Gal 3:28). Bằng cách nói tất cả những lời này Thánh Phaolô giúp chúng ta hiểu rằng không những chỉ có sự lệ thuộc của Hội Thánh vào Đức Kitô, mà còn có một hình thức tương đương và đồng hóa của Hội Thánh với Chính Đức Kitô.

Cho nên, từ đó nảy sinh ra tính cao sang và cao quý của Hội Thánh, tức là, của tất cả chúng ta là những phần tử Hội Thánh: từ việc chúng ta là chi thể của Đức Kitô, như một nối dài sự hiện diện cá nhân của Người trong thế gian. Và đương nhiên là từ đó nảy sinh ra nhiệm vụ của chúng ta là sống cho thật phù hợp với Đức Kitô.

Những lời khuyên của Thánh Phaolô về nhiều đặc sủng đem lại sự sống và cấu trúc cho cộng đồng Kitô hữu cũng được khai triển từ đó. Tất cả đều được bắt đầu từ một nguồn duy nhất, là Thần Khí của Chúa Cha và Chúa Con, vì biết rõ rằng trong Hội Thánh không ai thiếu những đặc sủng này, bởi như Thánh Tông Đồ đã viết, “Sự biểu lộ của Thần Khí được ban cho mỗi người vì lợi ích chung” (1 Cor 12:7).

Tuy nhiên, điều quan trọng là tất cả các đặc sủng này cộng tác với nhau để xây dựng cộng đồng, và thay vì đó không trở thành động lực cho sự chia rẽ.

Về điểm này, Thánh Phaolô tự hỏi mình cách hùng biện: “Có phải Đức Kitô bị chia sẻ chăng?” (1 Cor 1:13). Ngài biết rõ và dạy chúng ta rằng cần phải “duy trì sự hiệp nhất trong Thần Khí, bằng mối dây hòa thuận. Chỉ có một thân thể, và một Thần Khí, như anh em đã được kêu mời trong một niềm hy vọng của ơn gọi anh em” (Eph 4: 3-4).

Hiển nhiên, nhấn mạnh đến nhu cầu hiệp nhất không có nghĩa là đời sống Hội Thánh cần phải được tiêu chuẩn hóa hay được san bằng theo một cách làm việc duy nhất. Ở chỗ khác Thánh Phaolô dạy: “Đừng dập tắt Thần Khí” (1 Thes 5: 19), nghĩa là, phải rộng rãi để dành chỗ cho động lực không thể thấy trước của những sự tỏ bày đặc sủng của Thần khí, Đấng luôn là nguồn mạch mới của nghị lực và sinh lực.

Nhưng nếu có một chủ trương mà Thánh Phaolô cương quyết đi theo là việc xây dựng lẫn nhau: “Hãy làm tất cả những việc ấy để xây dựng” (1 Cor 14:26). Tất cả phải đóng góp vào việc đan một tấm vải Hội Thánh một cách bằng phẳng, không những không có những miếng vá rời rạc, nhưng cũng không có lỗ thủng hay vết rách.

Sau đó còn có một Thư của Thánh Phaolô trình bày Hội Thánh như là Hiền Thê của Đức Kitô (x. Eph 5: 21-33).

Page 24: TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi,

Với cách trình bày này, Thánh Phaolô mượn một phép ẩn dụ tiên tri thời xưa coi dân Israel là Hiền Thê của Thiên Chúa của Giao Ước (x. Hosea 2:4,21; Isaiah 54: 5-8). Ngài làm thế để diễn tả mối liên hệ mật thiết giữa Đức Kitô và Hội Thánh Người, cả theo nghĩa đối với Chúa thì Hội Thánh là đối tượng của tình yêu âu yếm nhất, lẫn theo nghĩa là tình yêu phải có tính hỗ tương, và cả chúng ta, là phần tử của Hội Thánh, phải tỏ ra một lòng chung thủy thiết tha đối với Người.

Vì thế, tóm lại, một tương quan hiệp thông đang bị đe doạ: một tương quan gọi là tương quan chiều dọc giữa Đức Chúa Giêsu Kitô và tất cả chúng ta, mà còn tương quan chiều ngang giữa tất cả những người khác nhau trong thế giới bởi sự kiện họ “kêu cầu Danh Đức Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta” (1 Cor 1:2).

Đây là định nghĩa của chúng ta: chúng ta thuộc vào số những người kêu cầu Danh Đức Chúa Giêsu Kitô. Như thế chúng ta hiểu rõ ràng rằng chúng ta phải ao ước đến mức nào điều mà chính Thánh Phaolô ao ước khi viết cho tín hữu Côrinthô: “Nhưng nếu mọi người đều nói tiên tri, mà có người ngoại đạo hay người lạ đi vào, người đó sẽ bị thuyết phục bởi mọi người, và xét xử bởi mọi người. Những bí ẩn trong lòng người đó sẽ bị lộ ra, và như thế, người đó sẽ sấp mình xuống và thờ lạy Thiên Chúa, mà tuyên xưng rằng, ‘Thật sự, Thiên Chúa ở giữa anh em’” (1 Cor 14: 24-25).

Những cuộc gặp gỡ phụng vụ của chúng ta cũng phải giống như thế, để một người không phải là Kitô hữu đến tham dự một trong những buổi tập họp của chúng ta cuối cùng cũng có thể nói: “Thiên Chúa thật sự ở cùng các bạn.” Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho chúng ta được giống như thế, trong sự hiệp thông với Đức Kitô và trong sự hiệp thông giữa chúng ta.

+ĐTC Bênêđictô XVI

Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ

Page 25: TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi,

Bài Giáo Lý Mới I của ĐTC Bênêđictô XVI về Thánh Phaolô

Thế Giới và Thời Đại của Thánh Phaolô

Dưới đây là bài phiên dịch Bài Huấn Đức của ĐTC Bênêđictô XVI trong buổi triều yết chung vào ngày Thứ Tư, mùng 2 tháng 7, năm 2008.

* * *

Anh chị em thân mến,

Hôm nay tôi muốn bắt đầu một chu kỳ Giáo Lý mới dành riêng cho Thánh Tông Đồ Cả Phaolô. Như anh chị em đã biết, chúng ta thánh hiến năm nay từ ngày Lễ Thánh Phêrô và Phaolô, 29 tháng 6, năm 2008 cho đến cùng Lễ này năm tới để kính nhớ ngài.

Thánh Tông Đồ Phaolô, một dung mạo xuất sắc và hầu như không thể bắt chước được, nhưng hào hứng, ở trước mặt chúng ta như một gương sáng cao cả về việc hoàn toàn hiến thân phụng sự Thiên Chúa và phục vụ Hội Thánh, cũng như cởi mở với nhân loại và các nền văn hóa. Cho nên thật công bằng để cho chúng ta dành cho ngài một chỗ đặc biệt, không những chỉ trong sự tôn kính của chúng ta, mà còn trong cố gắng hiểu biết những gì ngài muốn nói với chúng ta, là những Kitô hữu thời nay.

Trong buổi gặp gỡ đầu tiên này, chúng ta ngừng lại để suy nghĩ về môi trường mà trong đó ngài đã sống và làm việc. Một đề tài như thế có vẻ đưa chúng ta ngược dòng lịch sử rất xa xôi, vì chúng ta phải đặt mình vào trong thế giới hai ngàn năm xưa. Nhưng điều đó chỉ dường như đúng có một phần, bởi vì chúng ta có thể chứng thực được rằng, dưới nhiều bình diện khác nhau, tình trạng văn hóa xã hội ngày nay không khác gì thời bấy giờ bao nhiêu.

Một điều chính yếu và căn bản mà chúng ta nên ghi nhớ là sự liên hệ giữa môi trường mà Thánh Phaolô được sinh ra và lớn lên với khung cảnh toàn cầu mà sau đó ngài trở thành phần tử. Ngài xuất thân từ một nền văn hóa rất đặc biệt và giới hạn, chắc chắn là thiểu số, đó là nền văn hóa và truyền thống của dân Israel. Trong thế giới ngày xưa và nhất là ở trọng tâm của Đế Quốc Rôma, như các học giả về thdề tài ầy cho chúng ta biết, thì có chừng 10% tổng số dân chúng là người Do Thái. Vào đầu thế kỷ thứ nhất tại thành Rôma này, tỷ lệ đó còn ít hơn, tối đa là 3% dân số thành phố.

Như vẫn còn xảy ra ngày nay, niềm tin và cách sống của họ phân biệt họ cách rõ ràng với môi trường chung quanh, và việc ấy có thể đưa đến hai hậu quả: hoặc là bị chế diễu, có thể đi đến việc kỳ thị, hoặc được thán phục, là điều được diễn tả dưới những hình thức cảm thông khác nhau như trường hợp những dân ngoại “kính sợ Thiên Chúa” hoặc “tòng giáo” liên hệ với hội đường (synagogue) và chia sẻ đức tin vào Thiên Chúa của dân Israel.

Một mặt, như những thí dụ cụ thể mà chúng ta có thể nhắc đến về thái độ lưỡng diện này, là sự lên án độc ác của một nhà hùng biện như Cicêrô, là người không những đã khinh thường tôn giáo của họ, mà cả thành phố Giêrusalem nữa (x. Pro Flacco, 66-69), và mặt khác là thái độ của phu nhân của Nêrô, bà Poppea, mà ông Giuse Flaviô ghi nhớ là “người có cảm tình” với dân Do Thái (x. Ant. of the Jews, 20, 195.252, V. 16), chưa nói đến việc Juliô Caesar đã chính thức công nhận những quyền lợi đặc biệt của họ mà sử gia Do Thái Giuse Flaviô mà chúng ta đã nói trên đã ghi lại (x. ibid 14, 200-216). Đương nhiên là, như ngày nay, số người Do Thái sống ngoài đất Israel, tức là tha hương (Diaspora), nhiều hơn số người sống trên vùng đất mà người ta gọi là Palestine.

Cho nên chúng ta không ngạc nhiên khi chính Thánh Phaolô cũng là người chịu hai cách đánh giá trái ngược nhau mà tôi đã đề cập đến. Có một điều chắc chắn là tính cách đặc thù của nền văn hóa và tôn giáo của Do Thái đã tìm được chỗ đứng dễ dàng trong một thực thể có mặt khắp nơi như là Đế Quốc Rôma. Chỗ đứng khó khăn và đau đớn hơn là của một

Page 26: TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi,

nhóm những người, Do Thái hay Dân Ngoại, là những người tin chắc chắn vào con người Chúa Giêsu thành Nadareth, đến độ họ trở nên khác biệt với cả đạo Do Thái lẫn hình thức lương giáo thịnh hành.

Trong bất cứ trường hợp nào, có hai yếu tố có lợi cho quyết tâm của Thánh Phaolô. Trước hết là nền văn hóa Hy Lạp, hay đúng hơn là văn hóa cổ Hy Lạp (Hellenistic), là nền văn hóa mà thời hậu Alexander Đại Đế đã trở thành di sản chung ít ra của vùng Đông Địa Trung Hải và Trung Đông, mặc dù chính nền văn hóa này đã hội nhập nhiều yếu tố của các nền văn hóa của những dân tộc được truyền thống coi là man di. Một nhà văn thời ấy đã nói về vấn đề này rằng Alexander “ra lệnh cho tất cả mọi người phải giữ toàn thể “ecumene” [đất cư ngụ] như là quê cha đất tổ… và rằng không còn phân biệt giữa người Hy Lạp và dân Man Di.”(Plutarch, De Alexandri Magni luck aut virtute, § § 6.8).

Yếu tố thứ nhì là cơ cấu chính trị - hành chánh của Đế Quốc Rôma, là cơ cấu đảm bảo sự bình an và yên ổn từ Anh Quốc cho đến miển nam Ai Cập, thống nhất lãnh thổ với một chiều kích chưa từng thấy. Ở không gian này, một người có thể đủ tự do và an toàn để di chuyển, được hưởng giữa những tiện nghi khác là một hệ thống đường xá ngoại hạng, và tìm thấy ở bất cứ nơi nào mình đến những đặc tính văn hóa căn bản mà không phương hại đến những giá trị địa phương, được tiêu biểu, trong mọi trường hợp, một công trình thống nhất chung “super partes,” đến nỗi triết gia Philô người Do Thái ở Alexandria, đồng thời với Thánh Phaolô, đã ca tụng Hoàng Đế Augustô bởi vi ông “đã đem tất cả mọi dân man rợ lại với nhau trong sự hòa hợp … trở thành một người bảo vệ hòa bình” (Legatio to Caium, § § 146-147).

Nhãn quan phổ quát đặc trưng cho cá tánh của Thánh Phaolô, ít ra là của Kitô hữu Phaolô, sau biến cố trên đường đi Đamascô chắc chắn là được thúc đẩy bởi đức tin vào Đức Chúa Giêsu Kitô, đến nỗi hình ảnh của Đấng Phục Sinh đã vượt ra ngoài bất cứ giới hạn đặc biệt nào. Thực ra, đối với Thánh Tông Đồ “Không còn là người Do Thái hay Hy Lạp, nô lệ hay tự do, đàn ông hay đàn bà nữa, vì tất cả anh em chỉ là một trong Ðức Kitô” (Gal 3:28). Nhưng, hoàn cảnh lịch sử - văn hóa của thời đại ngài và môi trường sống cũng ảnh hưởng đến những chọn lựa và quyết tâm của ngài. Thánh Phaolô đã được diễn tả như một “người của ba nền văn hóa,” kể cả nguồn gốc Do Thái của ngài, ngôn ngữ Hy Lạp, và đạc quyền “civis romanus” [công dân Rôma] của ngài, như tên gọi gốc Latinh của ngài làm chứng.

Chúng ta phải đặc biệt nhắc đến triết thuyết Khắc Kỷ, là triết lý nổi bật trong thời Thánh Phaolô và cũng ảnh hưởng đến Kitô giáo, dù chỉ một phần nào. Trong liên hệ này chúng ta không thể không nhắc đến tên các triết gia Khắc Kỷ, như Zênô và Cleanthes là những người sáng lập, rồi đến những người gần thời Thánh Phaolô hơn, như Sênêca, Musôniô và Epictêtô. Chúng ta tìm thấy nơi họ những giá trị cao quý về đề tài nhân loại và sự khôn ngoan, là những điều được Kitô giáo đón nhận một cách tự nhiên. Như một học giả về đề tài này đã viết cách tuyệt tác, “Thuyết Khắc Kỷ … công bố một ý tưởng mới, là ý tưởng áp đặt trên con người nhiệm vụ đối với đồng loại, đồng thời giải thoát họ khỏi tất cả mọi ràng buộc thể lý cùng dân tộc và làm cho họ thành một thực thể tinh thần thuần túy” (M. Pohlenz, La Stoa, I, Florence 2, 1978, pp. 565ff).

Thật là đủ để cho chúng ta nghĩ đến, chẳng hạn, những học thuyết hiểu vũ trụ như là một vật thể hòa hợp vĩ đại, và do đó học thuyết bình đẳng giữa mọi người không phân biệt về xã hội, rồi đến ý tưởng cần kiệm, về đo lường công bằng và tự chủ để tránh tất cả mọi thái quá. Khi Thánh Phaolô viết cho tín hữu Philipphê: “Những gì là chân thật, những gì là cao quý, những gì là chính trực, những gì là tinh tuyền, những gì là đáng yêu, những gì mang lại tiếng tốt, và nếu có gì là nhân đức, là đáng khen, thì hãy nghĩ đến những điều đó” (Phil 4:8), thì ngài không làm gì khác hơn là đưa ra một quan niệm thuần túy nhân bản phù hợp với sự khôn ngoan của triết lý trên.

Vào thời Thánh Phaolô, cũng có một cuộc khủng hoảng về tôn giáo truyền thống, ít ra trên những bình diện huyền thoại cũng như công dân. Sau Lucrêtiô, một thế kỷ trước đó, là

Page 27: TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi,

người đã tuyên bố một cách lý sự rằng “tôn giáo đã đưa đến quá nhiều hành động xấu” (De rerum natura 1, 101), một triết gia như Sênêca, trong khi đi vượt qua những chủ nghĩa nghi thức bề ngoài, đã dạy rằng “Thiên Chúa ở gần anh em, ngài ở với anh em, ngài ở trong anh em” (Lettere a Lucilio, 41, 1).

Tương tự, khi Thánh Phaolô nói chuyện ở một thính đường của các triết gia theo chủ nghĩa Khoái Lạc ở Areopagus tại Athens, ngài đã nói cách từ chương rằng “Ngài không ngự trong những đền thờ do tay người dựng nên … chính ở trong Ngài mà chúng ta sống, cử động, và hiện hữu” (Tđcv 17:24-28). Với lời này, ngài chắc chắn là nhắc lại đức tin của người Do Thái vào Một Thiên Chúa, là đức tin không thể được trình bày bằng thuật ngữ nhân cách hóa, nhưng ngài cũng theo một đường lối tôn giáo mà thính giả của ngài đã quen thuộc. Hơn nữa, chúng ta phải kể đến những lương dân có học thức đã không đi lại những đền thờ chính thức của thành phố, và đã đến những nơi tư là những nơi cổ động cho việc khai tâm của các môn đồ.

Cho nên sự kiện các Kitô hữu hội họp (“ekklesiai”) xảy ra ở tư gia không phải là động lực cho người khác thắc mắc, như các thư, đặc biệt là các thư Thánh Phaolô làm chứng. Hơn nữa, Khi ấy vẫn chưa có các cơ sở công cộng. Cho nên, các buổi hội họp của các Kitô hữu được những người đương thời coi là biến thể của cách thực thi tôn giáo mật thiết hơn này. Tuy nhiên sự khác biệt giữa phụng tự của lương dân và Kitô hữu không phải là điều không mấy quan trọng và đòi hỏi ý thức nhiều hơn về căn tính của người tham dự cũng như việc tham dự chung của cả đàn ông lẫn phụ nữ, đó là việc cử hành “Bữa Tiệc Ly của Chúa” và đọc Thánh Kinh.

Để kết luận, từ bài ôn ngắn này về khung cảnh văn hóa của thế kỷ thứ nhất của thời đại Kitô giáo, thì rõ ràng là không hiểu Thánh Phaolô cách đầy đủ nếu không kể đến khung cảnh sống của cả người Do Thái lẫn lương dân của thời đại ngài. Như vậy dung mạo của ngài có một chiều sâu lịch sử và tư tưởng, cho chúng ta thấy những yếu tố nguyên thủy và chia sẻ của môi trường. Tuy thế, điều này cũng đúng cho Kitô giáo cách chung, mà trong đó Tông Đồ Phaolô là một mẫu gương hàng đầu, tất cả chúng ta hôm nay có rất nhiều để học. Đó là mục tiêu của Năm Thánh Phaolô: để học từ ngài đức tin, để học từ ngài Đức Kitô là ai, và cuối cùng, con đường để sống một đời chính trực.

+ĐTC Bênêđictô XVI

Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ

Page 28: TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi,

Bài Giáo Lý Mới II của ĐTC Bênêđictô XVI về Thánh Phaolô Tiểu Sử Thánh Phaolô

Dưới đây là bản dịch bài Giáo Lý mới thứ hai của ĐTC Bênêđictô XVI về Thánh Phaolô trong buổi Triều Kiến Chung ngày 27-8-2008 tại Sảnh Đường Phaolô VI.

Hôm nay ĐTC tiếp tục chu kỳ Giáo Lý dành cho khuôn mặt và tư tưởng của Thánh Phaolô.

* * *

Anh chị em thân mến,

Trong bài Giáo Lý sau cùng trước những ngày lễ nghỉ - cách đây hai tháng – cha đã bắt đầu một loạt bài mới về những đề tài và cơ hội của năm Thánh Phaolô, bằng cách xem xét cái thế giới mà Thánh Phaolô đã sống.30 Hôm nay cha muốn trở lại và tiếp tục suy niệm về vị Tông Đồ Dân Ngoại, bằng cách đưa ra một tiểu sử ngắn về ngài.

Bởi vì chúng ta sẽ dành thứ tư tuần tới cho một biến cố phi thường đã xảy ra trên đường đi Đamascô, là biến cố Thánh Phaolô trở lại, một khúc quanh căn bản trong cuộc đời của ngài, là kết quả của cuộc gặp gỡ Đức Kitô, hôm nay chúng ta nhìn cách vắn tắt vào toàn thể cuộc đời của ngài.

Chúng ta có tiểu sử về những thời điểm đặc biệt của cuộc đời Thánh Phaolô ở thư gửi Philêmôn, trong đó ngài tuyên bố rằng mình đã “già” (Phlm 9: “presbytes), và sách Tông Đồ Công Vụ diễn tả ngài còn “trẻ” khi người ta ném đá Thánh Têphanô, (7:58: “neanias”). Hai cách nói trên có thể chỉ nói cách chung, nhưng theo cách tính ngày xưa thì một người khoảng 30 tuổi được coi là “trẻ”, và khi người ấy khoảng 60 tuổi thì được coi là “già”.

Theo kỳ hạn tuyệt đối thì ngày sinh của Thánh Phaolô tùy thuộc nhiều vào thời gian mà ngài viết thư cho Philêmôn. Theo truyền thống thì thư ấy được viết vào thời kỳ ngài bị giam tại Rôma, khoảng giữa thập niên 60. Vậy Thánh Phaolô có thể được sinh ra vào năm 8; như thế lúc đó ngài khoảng trên dưới 60 tuổi, trong khi ném đá Thánh Têphanô thì ngài chừng 30 tuổi. Điều này chắc là đúng theo lịch sử. Thực ra, việc cử hành Năm Thánh Phaolô mà chúng ta mừng là dựa vào lịch sử này. Chọn năm 2008 vì nghĩ rằng năm sinh của ngài khoảng trên dưới năm 8.

Trong trường hợp nào đi nữa, thì ngài cũng sinh ra tại Tarsô trong vùng Cilicia (x. Cv 22:3). Thành phố này là thủ phủ của vùng, và trong năm 51 trước công nguyên có một thủ hiến không phải ai khác hơn ông Marcô Tulliô Cicêrô, mười năm sau, Tarsô là gặp gỡ giữa Marcô Antôniô và Clêopatra.

Là một người Do Thái lưu vong, ngài nói tiếng Hy Lạp mặc dù có tên gốc La Tinh, bắt nguồn từ trùng âm với tên Saulê/Saulô của tiếng Do Thái, và ngài là công dân Rôma (x. Cv 22:25-28). Như thế, Thánh Phaolô được coi là ở ranh giới của ba nền văn hóa khác nhau – Rôma, Hy Lạp và Do Thái – và có thể cũng vì thế mà ngài thành công trong việc cởi mở cách phổ quát, và làm trung gian giữa các nền văn hóa, một sự phổ quát thật sự.

Ngài cũng học làm việc tay chân, có thể từ thân phụ ngài, gồm có việc của “thợ làm lều” (x. Cv 18:3: skenopios), có thể được hiểu là thợ đan lông dê thô hay sợi vải để làm vải lót hoặc làm mái lều (x. Cv 20:33-35). Khi chừng 12 hay 13 tuổi, là tuổi mà các trẻ trai Do Thái trở thành “bar mitzvah” (con của giới luật), Thánh Phaolô rời Tarsô đến Giêrusalem để được thụ giáo dưới chân Thầy Gamaliel Cả, là cháu của vị Thầy vĩ đại Hilllel, theo những tiêu chuẩn khắt khe nhất của nhóm Biệt Phái và có được một lòng hết sức nhiệt thành đối với Lề Luật Môsê (x. Gal 1:14; Phil 3:5-6; Cv 22:3; 23:6; 26:5).

30 Bài này dịch theo bản tiếng Ý. Bản tiếng Anh của Zenit.org dịch là “suy tư về cách sống của Thánh Phaolô”. Có nhiều chỗ khác trong bài này, bản tiếng Anh cũng dịch khác ở đây. Chúng tôi dùng bản tiếng Ý vì nó đúng theo ý của ĐTC hơn. Tuy nhiên chúng tôi sẽ chấm câu theo bản tiếng Anh của Zenit.org.

Page 29: TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi,

Dựa trên sự chính thống sâu sắc mà ngài đã học được ở trường phái Hillel tại Giêrusalem, ngài thấy phong trào mới của Giêsu thành Nadareth là một nguy cơ, một mối đe dọa cho căn tính Do Thái, cho sự chính thống chân chính của cha ông. Điều này giải thích sự kiện ngài “khủng bố Hội Thánh của của Thiên Chúa” cách mãnh liệt, như ngài đã thú nhận ba lần trong các Thư của ngài (1 Cor 15:9; Gal 1:13; Phil 3:6). Mặc dù khó mà tưởng tượng được việc khủng bố này gồm có những gì, nhưng dầu sao thì cuộc khủng bố của ngài cũng đã có một thái độ không dung thứ.

Chính vì thế mới có biến cố Đamascô mà chúng ta sẽ trở lại trong bài Giáo Lý sau. Chắc chắn rằng từ giây phút ấy, cuộc đời của ngài thay đổi và ngài đã trở nên một Tông Đồ rao giảng Tin Mừng không biết mệt. Thực ra, lịch sử biết đến Thánh Phaolô như một Kitô hữu, hơn nữa, như một Tông Đồ, nhiều hơn là một Biệt Phái. Hoạt động tông đồ của ngài được chia theo truyền thống dựa vào ba cuộc hành trình truyền giáo của ngài, mà cuộc hành trình thứ tư được thêm vào -- cuộc hành trình đi Rôma như một tù nhân. Tất cả được Thánh Luca kể lại trong sách Tông Đồ Công Vụ. Tuy nhiên khi nói về ba cuộc hành trình truyền giáo, chúng ta cần phân biệt cuộc hành trình thứ nhất với hai cuộc hành trình kia.

Thực ra, đối với cuộc hành trình thứ nhất (x. Cv 13-14), Thánh Phaolô không có nhiệm vụ trực tiếp, vì nhiệm vụ này được trao phó cho Thánh Cypriô Barnaba. Hai người cùng nhau khởi hành từ Antioch trên sông Ôrontê, được Hội Thánh ở đó sai đi (Cv 13:1-3), và sau đó, xuống tàu ra đi tại cảng Xêlêucia trên bờ biển Xyria, các ngài đi qua đảo Cyprô từ Xalami đến Paphô; từ đó các ngài đến bờ biển phiá nam của Anatôlia, ngày nay là Thổ Nhĩ Kỳ, và đã ngừng lại ở các thành phố Attalia, Parga của Pamphilia, Antioch của Pisiđia, Iconium, Lystra và Derbê, và từ đó các ngài trở lại điểm khởi hành.

Như thế Hội Thánh của dân chúng, Hội Thánh của Dân Ngoại được khai sinh. Đồng thời, nhất là ở Giêrusalem, đã xảy ra một cuộc tranh luận sôi nổi về việc các Kitô hữu gốc Dân Ngoại phải tham gia vào đời sống và lề luật của Israel ở những điểm nào – tuân giữ tất cả những luật lệ là những điều làm cho dân Israel khác biệt với các dân khác trên thế giới -- để được thực sự tham gia vào những lời hứa của các ngôn sứ và tham gia hữu hiệu vào gia nghiệp của Israel.

Để giải quyết vấn đề căn bản này cho việc khai sinh Hội Thánh tương lai, Thánh Phaolô đã họp tại Giêrusalem với Công Đồng các Tông Đồ, như người ta gọi, để giải quyết vấn đề này là vấn đề mà việc khai sinh của Hội Thánh hoàn vũ lệ thuộc vào. Công Đồng đã quyết định là không bắt Dân Ngoại tòng giáo phải tuân giữ luật Môsê (x. Cv 15:6-30); có nghĩa là họ không phải giữ những điều luật của người Do Thái . Chỉ có điều họ cần làm để thuộc về Đức Kitô là sống với Đức Kitô và theo những lời của Người. Như vậy, một khi thuộc về Đức Kitô họ cũng thuộc về Abraham, thuộc về Thiên Chúa và được tham dự vào tất cả các lời hứa.

Sau biến cố quyết định này, Thánh Phaolô rời Thánh Barnaba, chọn Thánh Sila, và bắt đầu cuộc hành trình truyền giáo thứ hai của ngài (x. Cv 15:36-18;22). Sau khi đi qua Syria và Cilicia, ngài lại thấy thành Lystra, ở đó ngài đem theo Thánh Timôthê -- một khuôn mặt rất quan trọng của Hội Thánh sơ khai, con của một phụ nữ Do Thái và một người ngoại giáo – và ngài cho ông được cắt bì, ngài đi băng qua vùng trung bộ Anatolia và đến thành Troas ở bờ biển phía bắc của Biển Aegean. Ở đây đã xảy ra một biến cố quan trọng khác: trong một giấc mơ ngài thấy có một người Macêđônia ở phía bên kia biển, tức là Âu Châu, nói với ngài, “Xin hãy đến và giúp chúng tôi!”

Đó là Âu Châu tương lai đã xin giúp đỡ và ánh sáng Tin Mừng. Được thị kiến này thúc đẩy, ngài đã đi sang Âu Châu bằng cách đi tàu qua Macêđônia, và như thế ngài đã vào Âu Châu. Xuống tàu ở Neapolis, ngài đã đến Philippi, là nơi ngài đã thiết lập một cộng đồng Kitô hữu đáng phục. Rồi ngài đi Thessalônica, và sau cùng ngài đã rời đó, vì những khó khăn do người Do Thái gây ra, đến Bêrôea, và rồi tiếp tục đi đến Athen.

Sau Athen, ngài đến Côrinthô, là nơi mà ngài ở lại một năm rưỡi. Và ở đây chúng ta có những biến cố theo thứ tự thời gian chắc chắn, chắc chắn nhất trong tất cả tiểu sử của ngài, bởi vì trong lần cư trú tại Corinthô đầu tiên này, ngài phải ra trước thủ hiến của tỉnh Achaia, là thống đốc Galliônê, vì bị buộc tội thờ phượng trái phép.

Page 30: TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi,

Về ông Galliônê thì người ta đã tìm thấy một bia cổ ở Delphi trên đó khắc rằng ông là thống đốc của Côrinthô giữa năm 51 và 53. Như thế, ở đây chúng ta có một dữ kiện hoàn toàn chắc chắn. Việc Thánh Phaolô cư ngụ tại Côrinthô đã xảy ra vào những năm đó. Vậy chúng ta có thể cho rằng ngài đã đến đó vào khoảng năm 50 và đã ở đó cho đến năm 52. Rồi từ Côrinthô, ngài đi qua Cencrê, một hải cảng phía đông của thành phố, sau đó ngài đi xuống Palestine đến Caesarea Maritima, và ngài rời đó để đi Giêrusalem để sau đó trở về Antioch bằng đường sông Ôrontê.

Cuộc hành trình truyền giáo thứ ba (x. Cv 18:23-21:16) khởi đầu như thường lệ từ Antioch, là nơi đã trở thành khởi điểm cho Hội Thánh của Dân Ngoại, cho cuộc truyền giáo cho Dân Ngoại, và cũng là nơi phái sinh ra từ “Kitô hữu”. Thánh Luca cho chúng ta biết rằng lần đầu tiên ở đây những người theo Chúa Giêsu được gọi là “Kitô hữu.”

Từ đó Thánh Phaolô đi thẳng tới Êphêsô, là thủ phủ của tỉnh Asia, và ngài ở lại đó hai năm, thi hành mục vụ đem lại kết quả cho vùng. Từ Êphêsô, Thánh Phaolô đã viết các Thư gửi các tín hữu Thessalônica và Côrinthô. Tuy nhiên dân trong thành đã bị các thợ bạc xúi dục chống lại ngài vì họ thấy lợi nhuận của họ bị sa sút vì số người thờ thần Artemis giảm đi -- đền thờ để kính nữ thần này ở Êphêsô, gọi là Artenysion, là một trong bảy kỳ công của thế giới cổ. Vì việc này mà ngài phải bỏ lên miền bắc. Sau khi đi qua Macêđônia một lần nữa, ngài lại đi xuống Hy Lạp, có lẽ đến Côrinthô, ở đó ba tháng và viết Thư thời danh gửi tín hữu Rôma.

Từ đây, ngài trở về cùng một đường: đi trở lại Macêđônia, đi tầu qua Troy, rồi thăm các đảo của vùng Milêtô, là Kios,Samos một chút, ngài đến Miltô, là nơi ngài nói chuyện một bài quan trọng với các kỳ lão của Hội Thánh Êphêsô, phác họa một dung mạo của một chủ chăn chân chính của Hội Thánh (x. Cv 20).

Từ đó ngài xuống tàu đi Tyre, rồi đến Caesarea Maritima và lại đi về Giêrusalem. Ngài bị bắt tại đó vì một sự hiểu lầm: có một số người Do Thái đã lầm tưởng những người Do Thái khác gốc Hy Lạp là dân ngoại, được Thánh Phaolô đem vào khu vực Đền Thờ chỉ dành riêng cho dân Israel. Ngài tránh được án tử hình mà họ dự định nhờ sự can thiệp của một cơ đội trưởng canh giữ khu vực đền thờ (Cv 21:27-36). Việc này xảy ra khi thủ hiến Anthoniô Feliciô đang ở Giuđa. Sau khi ở trong tù một thời gian – kéo dài bao lâu thì còn trong vòng bàn cãi – Thánh Phaolô vì là một công dân Rôma, nên đã khiếu nại lên Caesarê -- khi ấy là Nêrô --- và vị thủ hiến sau đó là Porciô Festô đã trao cho quân đội giải ngài về Rôma.

Cuộc hành trình đi Rôma qua đảo Crête và Malta, rồi đến thành Syracuse, Rhêgium và Putêôli. Các Kitô hữu ở Rôma đã ra gặp ngài ở Via Appia cùng tại chợ Appiô (70 cây số phía nam thủ đô), và những người khác ở Ba Quán (40 cây số).

Tại Rôma ngài đã gặp các đại diện của cộng đồng Do Thái, ngài đã bày tỏ với họ rằng “vì hy vọng của dân Israel” mà ngài phải chịu xiềng xích (Cv 28:20). Tuy nhiên, chuyện của Thánh Luca chấm dứt bằng việc nói đến hai năm bị giam lỏng tại gia của Thánh Phaolô, mà không đề cập đến việc Caesarê (Nerô) kết án, hay ít ra là về cái chết của người bị kết án.

Các truyền thống sau đó nói về việc ngài được trả tự do, là điều thuận tiện cho một cuộc truyền giáo tại Tây Ban Nha, hoặc một cuộc hành trình ngắn về Đông Phương sau đó, đặc biệt là đảo Cretê, Ephêsô và Nicôpôlis ở Êpirô. Luôn dựa trên giả thuyết, người ta cho rằng ngài lại bị bắt một lần nữa và bị tù ở Rôma lần thứ hai -- từ đó ngài đã viết các Thư gọi là Thư Mục Vụ, đó là hai thư gửi Thánh Timôthê và một Thư gửi Thánh Titô, cùng lần ra toà thứ hai, mà kết quả không thuận lợi cho ngài. Tuy nhiên, có hàng loạt lý do khiến cho nhiều học giả về Thánh Phaolô chấm dứt tiểu sử Thánh Phaolô với câu truyện của Thánh Luca trong sách Tông Đồ Công Vụ.

Chúng ta sẽ trở lại việc tử vì đạo của ngài sau trong chu kỳ Giáo Lý này. Giờ đây, trong bài tường thuật ngắn này về những cuộc hành trình của Thánh Phaolô, đủ cho chúng ta lưu ý đến việc ngài hết mình tận tâm tận lực trong việc rao giảng Tin Mừng mà không tiếc nghị lực, cùng đương đầu với hàng loạt những thử thách nặng nề mà ngài đã kể lại cho chúng ta trong Thư Thứ Hai gửi tín hữu Côrinthô (x. 11:21-28).

Page 31: TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi,

Hơn nữa, chính ngài viết: “Tôi làm tất cả những điều ấy vì Tin Mừng” (1 Cor 9:23), trong lúc thi hành điều mà ngài gọi là “lo lắng cho tất cả các Hội Thánh” (2 Cor 11:28) với một lòng đại lượng tuyệt đối. Chúng ta thấy một lòng quyết tâm chỉ được giải thích bởi một linh hồn thật sự được thu hút bởi ánh sáng Tin Mừng, say mê Đức Kitô, một linh hồn được nuôi dưỡng bởi một quyết tâm sâu xa: đó là cần phải đem ánh sáng của Đức Kitô đến cho thế gian, để công bố Tin Mừng cho mọi người.

Cha nghĩ rằng điều này là những gì còn lại với chúng ta từ bài tường thuật ngắn này về những cuộc hành trình của Thánh Phaolô: để thấy lòng say mê của ngài đối với Tin Mừng, và như thế hình dung được sự cao cả, mỹ miều, và hơn nữa sự cần thiết sâu xa mà tất cả chúng ta phải có đối với Tin Mừng. Chúng ta hãy cầu nguyện để Chúa, là Đấng làm cho Thánh Phaolô thấy ánh sáng và nghe lời Người và đánh động lòng ngài cách sâu xa, cũng làm cho chúng ta thấy ánh sáng của Người, để tâm hồn chúng ta cũng được Lời Người chạm đến, ngõ hầu chúng ta cũng có thể cho thế giới hôm nay, là thế giới cần ánh sáng, ánh sáng của Tin Mừng và chân lý của Đức Kitô.

+ĐTC Bênêđictô XVI

Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ

Page 32: TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi,

Bài Giáo Lý Mới III của ĐTC Bênêđictô XVI về Thánh Phaolô Cuộc Trở Lại của Thánh Phaolô

Dưới đây là bản dịch bài Giáo Lý mới thứ ba của ĐTC Bênêđictô XVI về Thánh Phaolô trong buổi Triều Kiến Chung ngày 3-9-2008 tại Sảnh Đường Phaolô VI.

Hôm nay ĐTC tiếp tục chu kỳ Giáo Lý dành cho khuôn mặt và tư tưởng của Thánh Phaolô.

* * *

Anh chị em thân mến:

Bài Giáo Lý hôm nay sẽ dành để nói về kinh nghiệm mà Thánh Phaolô đã cảm nhận được trên đường đi Đamascô, mà người ta thường gọi là cuộc trở lại của ngài. Chính trên đường đi Đamascô, trong ba mươi năm đầu của kỷ nguyên thứ nhất, và sau giai đoạn mà ngài đã khủng bố Hội Thánh, thì giây phút quyết định của đời Thánh Phaolô đã xảy ra. Nhiều người đã viết về giây phút ấy, và đương nhiên là theo nhiều quan điểm khác nhau. Sự thật là có một sự thay đổi toàn diện đã xảy ra lúc ấy, một thay đổi quan điểm hoàn toàn. Từ đó, một cách không ngờ, ngài đã bắt đầu coi tất cả những gì mà trước đây là lý tưởng cao quý nhất, hầu như là lý do sống còn của sự hiện hữu của ngài như “thiệt thòi” và “rác rưởi” (Phil 3:7-8). Điều gì đã xảy ra?

Về điểm này, chúng ta có hai nguồn tài liệu. Loại thứ nhất mà người ta biết đến nhiều nhất, là các câu chuyện do thủ bút của Thánh Luca, là người đã kể về biến cố này trong ba trường hợp trong sách Tông Đồ Công Vụ (X. 9:1-19; 22:3-21; 26:4-23). Có lẽ các độc giả trung bình sẽ bị cám dỗ ngừng lại quá lâu ở một vài chi tiết nào đó, như ánh sáng từ trời, việc ngã xuống đất, tiếng nói gọi ngài, tình trạng bị mù mới, việc chữa lành cái gì giống như vảy rơi khỏi mắt ngài và ăn chay. Tuy nhiên, tất cả những chi tiết này đều chỉ về một biến cố: là Đức Kitô Phục Sinh đã hiện ra trong một ánh sáng huy hoàng và nói với Saulô, biến đổi tư tưởng và chính cuộc đời của ngài. Ánh sáng của Đấng Phục Sinh đã làm cho ngài bị mù; nhưng cũng trình bày ra ngoài cho chúng ta thấy thực tại nội tâm của ngài, là sự mù quáng của ngài đối với chân lý, với ánh sáng, là Đức Kitô. Và sau đó câu trả lời “xin vâng” với Đức Kitô trong Phép Thánh Tẩy lại mở mắt ngài, và làm cho ngài thật sự nhìn thấy.

Trong Hội Thánh sơ khai, bí tích Thánh Tẩy cũng được gọi là “soi sáng” bởi vì bí tích này ban cho người ta ánh sáng, làm cho người ta thật sự nhìn thấy. Tất cả những gì được ám chỉ theo thần học cũng được thể hiện cách thể lý nơi Thánh Phaolô: Một khi bệnh mù nội tâm được chữa lành, ngài cũng được thấy rõ ràng. Vì thế, Thánh Phaolô không được biến đổi bởi một luồng tư tưởng, nhưng bởi một biến cố, bởi sự hiện diện không chống cự nổi của Đấng Phục Sinh, là Đấng mà ngài không bao giờ còn nghi ngờ nữa, bằng chứng của biến cố, của cuộc gặp gỡ này, thật quá mãnh liệt. Cuộc gặp gỡ ấy thay đổi cuộc đời Thánh Phaolô tận gốc. Trong tương quan này, người ta có thể và phải nói về một cuộc hoán cải. Cuộc gặp gỡ này là trung điểm của bài tường thuật của Thánh Luca, là người rất có thể đã dùng một câu chuyện chắc được bắt đầu từ cộng đồng Đamascô. Sắc thái địa phương gợi ra điều này qua sự hiện diện của Ananias và tên của cả con đường cũng như người chủ của ngôi nhà mà Thánh Phaolô đã ở (x. Cv 9:11).

Loại nguồn tài liệu thứ nhì về cuộc trở lại là chính các Thư của Thánh Phaolô. Ngài đã không bao giờ nói về biến cố này cách chi tiết; cha nghĩ rằng ngài cho rằng mọi người đều biết những điều chính yếu của câu truyện của ngài. Tất cả đều biết rằng từ việc là một người bắt đạo, ngài biến đổi thành một Tông Đồ nhiệt thành của Đức Kitô. Và điều này không xảy ra sau một suy tư riêng của ngài, nhưng từ một biến cố mãnh liệt, từ một cuộc gặp gỡ với Đấng Phục Sinh. Mặc dầu không được nói đến cách chi tiết, nhưng ngài đã nói về biến quan trọng nhất này, đó là, ngài cũng là một chứng nhân cho sự sống lại của Chúa Giêsu, mặc khải mà ngài đã trực tiếp nhận được từ Chính Chúa Giêsu, cùng với sứ vụ làm Tông Đồ.

Page 33: TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi,

Văn từ rõ ràng nhất về phương diện này được tìm thấy trong bài tường thuật của ngài về điều gì là tâm điểm của lịch sử cứu độ: cái chết và sống lại của Chúa Giêsu và những cuộc hiện ra với các nhân chứng (x. 1 Cor 15). Bằng những lời của truyền thống rất cổ xưa, mà ngài cũng nhận được từ Hội Thánh ở Giêrusalem, ngài nói rằng Chúa Giêsu đã chịu đóng đinh và chết, và sau khi sống lại Người đã hiện ra trước hết với Kêpha, rồi với Nhóm Mười Hai, và sau đó với 500 anh em mà đến nay vẫn còn sống, rồi với Thánh Giacôbê, rồi với tất cả các tông đồ.

Và ngài thêm vào bài tường thuật mà ngài nhận được từ truyền thống rằng: “Sau cùng … Người cũng đã hiện ra với tôi” (1 Cor 15:8). Như vậy ngài xác nhận rằng đó là nền tảng của việc tông đồ và đời sống mới của ngài. Cũng có những đoạn văn khác mà trong đó nhắc đến cùng một điều: “Đức Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, nhờ Người chúng tôi nhận được ân sủng và chức vụ Tông Đồ” (x. Rom 1:5); Và ở chỗ khác: “Tôi đã chẳng thấy Chúa Giêsu, Chúa chúng ta sao?” (1 Cor 9:1), những lời mà ngài dùng để ám chỉ điều mà mọi người đều biết. Cuối cùng, chúng ta tìm thấy đoạn văn đầy đủ nhất trong Thư gửi tín hữu Galatê 1:15-17: “Nhưng khi Ðấng đã để tôi riêng ra ngay từ trong lòng mẹ, và đã gọi tôi bằng ân sủng của Ngài, đã vui lòng mặc khải Con của Ngài cho tôi, ngõ hầu tôi rao giảng về Người giữa các Dân Ngoại, tôi đã lập tức không bàn thảo với người phàm, tôi cũng không lên Giêrusalem để gặp các vị đã là Tông Ðồ trước tôi, nhưng tôi đã qua Arabia, rồi lại trở về Ðamascô”. Trong bài “tự bào chữa” này ngài đã nhấn mạnh cách quả quyết rằng ngài cũng là một nhân chứng thật của Đấng Phục Sinh, rằng ngài có một sứ vụ nhận được trực tiếp từ Đấng Phục Sinh.

Chúng ta có thể thấy rằng cả hai nguồn tài liệu, sách Tông Đồ Công Vụ và các Thư của Thánh Phaolô, đều đồng quy về một điểm căn bản: Đấng Phục Sinh đã nói với Thánh Phaolô, mời gọi ngài vào sứ vụ Tông Đồ, làm cho ngài thành một Tông Đồ thật, một nhân chứng cho việc sống lại, với một nhiệm vụ đặc biệt là công bố Tin Mừng cho Dân Ngoại, cho thế giới Hi-La. Và, đồng thời, Thánh Phaolô đã học rằng, mặc dù ngài có liên hệ ngay với Đấng Phục Sinh, ngài vẫn phải hiệp thông với Hội Thánh, được rửa tội, và sống hòa hợp với các Tông Đồ khác. Chỉ trong sự hiệp thông với mọi người này mà ngài sẽ có thể trở thành một Tông Đồ thật sự, như ngài đã viết rõ trong Thư Thứ Nhất gửi tín hữu Côrinthô: “Dù tôi hay các vị ấy, thì chúng tôi đều rao giảng như thế, và anh em đã tin như thế” (15:11). Chỉ có một tuyên ngôn về Đấng Phục Sinh, bởi vì chỉ có một Đức Kitô duy nhất.

Như chúng ta thấy trong những câu này, Thánh Phaolô không bao giờ cắt nghĩa giây phút ấy như một biến cố trở lại. Tại sao? Có nhiều giả thuyết, nhưng lý do thì thật hiển nhiên. Sự thay đổi này của cuộc đời ngài, sự biến đổi toàn thể con người của ngài không phải là kết quả của một tiến trình tâm lý, của một sự trưởng thành hoặc sự tiến hóa về trí tuệ và luân lý, nhưng đến từ bên ngoài: nó không phải là kết quả của suy nghĩ mà là của việc gặp gỡ Đức Chúa Giêsu Kitô. Theo nghĩa này thì nó không đơn thuần là một cuộc hoán cải, một sự trưởng thành của cái “tôi” của ngài, mà là chết và sống lại đối với chính ngài: một đời sống của ngài đã chết đi và một đời sống mới đã sinh ra với Đức Kitô Phục Sinh.

Không có một cách nào khác có thể cắt nghĩa việc đổi mới này của Thánh Phaolô. Tất cả những phân tích về tâm lý không thể làm sáng tỏ hay giải quyết được vấn đề. Chỉ có một biến cố, cuộc gặp gỡ đầy nhiệt tình với Đức Kitô là chìa khóa để hiểu điều gì đã xảy ra: chết và sống lại, sự đổi mới do Đấng là người đã tỏ mình ra và nói với ngài. Chỉ trong nghĩa sâu xa hơn này mà chúng ta có thể và phải nói về hoán cải. Cuộc gặp gỡ này là một canh tân thật sự có thể thay đổi ngài mọi mặt. Giờ đây một người có thể nói rằng những gì trước đây là thiết yếu và căn bản đối với mình, bây giờ trở thành “rác rưởi” cho mình; không còn là “được” nữa mà là thua thiệt, bởi vỉ bây giờ chỉ có đời sống trong Đức Kitô mới là điều đáng kể.

Tuy nhiên, chúng ta không được nghĩ rằng Thánh Phaolô mù quáng giam mình vào một biến cố. Trên thực tế, điều trái ngược đã xảy ra, bởi vì Đức Kitô Phục Sinh là ánh sáng của chân

Page 34: TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi,

lý, là ánh sáng của Chính Thiên Chúa. Điều này làm cho tâm hồn ngài trở nên đại lượng và mở ra cho tất cả mọi người. Vào giây phút ấy, ngài đã không mất những gì là chân thật và tốt lành trong cuộc đời ngài, trong di sản của ngài, nhưng ngài đã hiểu sự khôn ngoan, chân lý, và chiều sâu của Lề Luật và các ngôn sứ một cách mới mẻ; ngài đã chiếm hữu nó một cách mới. Đồng thời, lý trí của ngài mở ra đối với sự khôn ngoan của Dân Ngoại. Nhờ đã hết lòng mở chính mình ra cho Đức Kitô, ngài trở nên có khả năng tham gia vào các cuộc đối thoại rộng rãi hơn với mọi người, ngài làm cho mình trở nên mọi sự cho mọi người. Như thế ngài có thể trở thành Tông Đồ Dân Ngoại.

Bây giờ chúng ta hãy nhìn đến tình trạng của chúng ta. Điều này có ý nghĩa gì đối với chúng ta? Nó có nghĩa rằng đối với chúng ta, Kitô giáo cũng không phải là một triết lý mới hay là một luân lý mới. Chúng ta chỉ là Kitô hữu nếu chúng ta gặp gỡ Đức Kitô. Đương nhiên là Người không tỏ Mình ra cho chúng ta một cách không thể cưỡng lại được và sáng lạng như Người đã tỏ ra cho Thánh Phaolô để làm cho ngài thành Tông Đồ Dân Ngoại.

Tuy thế, chúng ta cũng có thể gặp gỡ Đức Kitô trong việc đọc Thánh Kinh, trong cầu nguyện, trong đời sống phụng vụ của Hội Thánh. Chúng ta có thể chạm đến Trái Tim Đức Kitô và cảm thấy Người chạm đến trái tim chúng ta. Chỉ trong liên hệ cá nhân này với Đức Kitô, chỉ trong cuộc gặp gỡ với Đấng Phục Sinh, mà chúng ta mới thật sự trở thành những Kitô hữu. Và bằng cách này, lý trí chúng ta mở ra, toàn thể sự khôn ngoan của Đức Kitô mở ra cùng với tất cả sự sung mãn và chân lý. Cho nên, chúng ta hãy cầu xin Chúa soi sáng cho chúng ta, để trong thế giới của chúng ta, Người sẽ ban cho chúng ta được gặp gỡ sự hiện diện của Người, và như thế ban cho chúng ta một đức tin sống động, một tâm hồn rộng mở, và một đức ái vĩ đại đối với mọi người, [một đức ái] có khả năng canh tân thế giới.

+ĐTC Bênêđictô XVI

Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ

Page 35: TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi,

Bài Giáo Lý Mới Thứ IV của ĐTC Bênêđictô XVI về Thánh Phaolô Cái Nhìn của Thánh Phaolô về Một Tông Đồ của Đức Kitô

Dưới đây là bản dịch bài huấn từ của ĐTC Bênêđictô XVI về Thánh Phaolô trong buổi triều yết chung ngày 10/9/2008 tại Đại Sảnh Đường Phaolô VI ở Vatican.

***

Anh chị em thân mến,

Thứ Tư tuần trước cha đã nói về khúc quanh vĩ đại trong cuộc đời Thánh Phaolô sau cuộc gặp gỡ của ngài với Đức Kitô Phục Sinh. Chúa Giêsu đã đi vào cuộc đời của ngài và đã biến đổi ngài từ một tên khủng bố thành một Tông Đồ. Cuộc gặp gỡ ấy đánh dấu điểm khởi đầu sứ vụ của ngài. Thánh Phaolô không thể tiếp tục sống như ngài đã sống trước đây được nữa. Giờ đây ngài cảm thấy được Chúa trao cho trách nhiệm rao giảng Tin Mừng như một Tông Đồ.

Chính về hoàn cảnh mới này của cuộc đời ngài, là việc ngài làm Tông Đồ của Đức Kitô, mà cha muốn nói đến hôm nay. Theo Tin Mừng, chúng ta thường gắn liền Nhóm Mười Hai với tước hiệu Tông Đồ, như thế có ý ám chỉ những vị đã làm bạn đồng hành với Chúa Giêsu và nghe Người giảng dạy. Nhưng Thánh Phaolô cũng cảm thấy chính mình là một Tông Đồ đích thực và như thế có vẻ rõ ràng là quan niệm về Tông Đồ của Thánh Phaolô không chỉ giới hạn trong Nhóm Mười Hai.

Hiển nhiên là Thánh Phaolô có thể phân biệt rõ trường hợp riêng của ngài so sánh với những vị “là Tông Đồ trước” ngài (Gal 1:17): Ngài nhận ra một địa vị đặc biệt cho tất cả các ngài trong đời sống Hội Thánh.

Tuy nhiên, như mọi người đều biết, Thánh Phaolô cũng thấy mình là một Tông Đồ theo nghĩa hẹp. Đúng là trong thời Kitô giáo sơ khai, không có ai đã du hành nhiều cây số, cả đường bộ lẫn đường biển, như ngài đã làm, với một mục đích duy nhất là rao giảng Tin Mừng.

Như thế, ngài có một quan niệm về việc Tông Đồ vượt lên trên quan niệm Tông Đồ dành cho Nhóm Mười Hai, và được truyền lại trước hết bởi Thánh Luca trong Sách Tông Đồ Công Vụ (x. Cv 1-2:26; 6:2). Thực ra, trong Thư Thứ Nhất gửi tín hữu Côrinthô, Thánh Phaolô phân biệt rõ ràng “Nhóm Mười Hai” và “tất cả các Tông Đồ”, được nhắc đến như hai nhóm riêng biệt được hưởng ơn hiện ra của Đấng Phục Sinh (x. 14:5-7).

Trong cùng một bản văn trên, ngài tiếp tục khiêm nhường gọi mình là “người bé nhỏ nhất trong các Tông Đồ” trong khi so sánh mình như một đứa trẻ sinh non (bào thai bị xảy)31 và xác quyết cách từ chương: “không đáng được gọi là Tông Đồ, bởi vì tôi đã bắt bớ Hội Thánh của Thiên Chúa. Nhưng nhờ ơn Thiên Chúa, tôi được như ngày nay, và ơn của Ngài đã không ra vô ích trên tôi; trái lại, tôi đã làm việc cực khổ hơn tất cả các vị khác, nhưng không phải tôi, mà là ơn Thiên Chúa cùng với tôi” (1 Cor 15:9-10).

Biểu tượng đứa trẻ sinh non diễn tả một đức khiêm nhường tuyệt đối; hình ảnh này cũng được tìm thấy trong thư của Thánh Ignatiô thành Antioch gửi tín hữu Rôma: “Tôi là người thấp hèn nhất trong tất cả, tôi là một đứa trẻ sinh non, nhưng nếu tôi đến được cùng Thiên Chúa, thì tôi sẽ được thành một cái gì đó” (9:2). Điều mà Đức Giám Mục thành Antioch nói

31 ωσπερει τω εκτρωµατι trong Thánh Kinh có nghĩa đen là “như một bào thai bị phá”, bị xảy, hoặc bị sinh non - bản tiếng Anh của Zenit dịch là abortion - không có nghĩa phá thai như chúng ta thưởng hiểu. Hầu hết các bản dịch được hiểu là đứa trẻ sinh non.

Page 36: TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi,

liên hệ đến việc tử vì đạo sắp đến của ngài, nhờ thấy trước rằng cuộc tử đạo này sẽ làm đảo ngược tình trạng bất xứng của ngài, thì Thánh Phaolô nói liên quan đến việc dấn thân làm Tông Đồ của ngài: Chính trong việc này mà thành quả của ân sủng của Thiên Chúa được biểu lộ. Thiên Chúa là Đấng biết cách biến đổi một người thất bại thành một vị Tông Đồ tuyệt vời. Từ một tên khủng bố thành một vị thiết lập các Giáo Đoàn (Giáo Hội): Đó là điều Thiên Chúa đã làm trong một người, mà theo nhãn quan rao giảng Tin Mừng, đáng lẽ phải coi là bị loại ra ngoài!

Cho nên, theo quan niệm của Thánh Phaolô, thì điều gì làm cho ngài và những người khác thành Tông Đồ? Trong các Thư của ngài xuất hiện ba đặc tính chính để của một Tông Đồ. Đặc tính thứ nhất là đã “thấy Chúa” (x. 1 Cor 9:1), nghĩa là, đã có một cuộc gặp gỡ quyết định với Người, thực sự được chọn, nhờ ân sủng của Thiên Chúa với sự mặc khải của Con Ngài để vui thú rao giảng Tin Mừng cho Dân Ngoại. Tóm lại, chính Chúa là Đấng thiết lập sứ vụ Tông Đồ, chứ không phải do một người tự nhận. Người Tông Đồ không thể tự mình làm Tông Đồ, nhưng được Chúa thiết lập. Như thế, người Tông đồ cần phải luôn luôn quy hướng về Chúa. Không phải là việc tình cờ mà Thánh Phaolô nói ngài “được gọi để thành một Tông Đồ” (Rom 1:1), nghĩa là, “không phải do loài người, hay nhờ một người nào, nhưng bởi Ðức Chúa Giêsu Kitô và Thiên Chúa Cha” (Gal 1:1). Đó là đặc tính thứ nhất: đã thấy Chúa và được Người gọi.

Đặc tính thứ nhì là “đã được sai đi”. Thực ra, chính từ Hy Lạp “apostolos” có nghĩa là “được sai đi, được lệnh ra đi”, nghĩa là làm đại sứ và làm người mang một sứ điệp; cho nên người ấy phải hành động như một người được ủy thác cho một nhiệm vụ và đại diện cho người sai họ. Chính vì lý do này mà Thánh Phaolô diễn tả mình như “Tông Đồ của Đức Kitô” (1 Cor 1:1; 2 Cor 1:1), nghĩa là, làm đại biểu cho Người, đặt mình hoàn toàn trong việc phục vụ Người, đến nỗi ngài tự nhận mình là “một đầy tớ của Đức Giêsu Kitô” (Rom 1:11). Một lần nữa, ý tưởng là sáng kiến của người nào khác giữ địa vị ưu tiên, đó là sáng kiến của Thiên Chúa trong Đức Chúa Giêsu Kitô, là Đấng mà Thánh Phaolô hoàn toàn quy phục; nhưng ngài nhấn mạnh đặc biệt đến sự kiện là ngài đã nhận được từ Đức Kitô một sứ vụ để được thực thi vì danh Người, và tuyệt đối đặt tất cả những lợi ích cá nhân thành thứ yếu.

Điều kiện thứ ba là thi hành việc “rao giảng Tin Mừng” với kết quả là thành lập các Giáo Đoàn. Thực ra tước hiệu “Tông Đồ” không phải và cũng không được coi là tước hiệu danh dự. Nó đòi hỏi một cách cụ thể và ngay cả cách quyết liệt toàn thể sự hiện hữu của người liên hệ. Trong Thư Thứ Nhất gửi tín hữu Côrinthô, Thánh Phaolô công bố: “Tôi không phải là một tông đồ sao? Tôi đã không thấy Đức Giêsu, Chúa chúng ta sao? Anh em chẳng phải là công trình của tôi trong Chúa sao?” (9:1).

Tương tự trong Thư Thứ Hai gửi tín hữu Côrinthô ngài xác quyết: “Chính anh em là thư giới thiệu của chúng tôi,.… là bức thư của Ðức Kitô được trao cho chúng tôi quản thủ, không phải viết bằng mực, nhưng bằng Thần Khí của Thiên Chúa hằng sống” (3:2-3).

Như vậy chúng ta đừng ngạc nhiên khi Thánh Gioan Kim Khẩu nói về Thánh Phaolô như là một “linh hồn bằng kim cương” (Panegirici, 1,8), và tiếp tục nói rằng: “Như lửa càng cháy mạnh hơn khi bén đến những vật liệu khác nhau … thì lời Thánh Phaolô cũng chinh phục được tất cả những người mà ngài tiếp xúc, và cả những kẻ chống đối ngài, được lời giảng thuyết của ngài thu hút, trở thành nhiên liệu cho ngọn lửa tinh thần này” (Ibid, 7,11). Điều này giải thích tại sao Thánh Phaolô diễn tả các Tông Đồ như “những cộng sự viên của Thiên Chúa” (1 Cor 3:9; 2 Cor 6:1), mà ân sủng của Ngài hoạt động trong các ngài.

Một yếu tố đặc trưng cho một Tông Đồ chân chính, được Thánh Phaolô làm sáng tỏ, là sự gắn bó chặt chẽ giữa Tin Mừng và những người rao giảng Tin Mừng, cả hai được tiền định để đến cùng một số phận. Thực ra, không ai có thể nhấn mạnh được như Thánh Phaolô rằng làm sao việc rao giảng Thập Giá của Đức Kitô lại được coi như “một chướng ngại” và “sự điên rồ” (1 Cor 1:23), là điều mà nhiều người phản ứng với sự không thể hiểu biết nổi và

Page 37: TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi,

chối từ. Điều này đã xảy ra thời đó, và đừng ngạc nhiên là cũng đang xảy ra thời nay. Chung cuộc, vị Tông Đồ cũng thông phần vào số phận ấy và cũng được coi như “chướng ngại vật” và “sự điên rồ”, và Thánh Phaolô biết điều ấy; đó là kinh nghiệm của cuộc đời ngài.

Ngài đã viết cho tín hữu Côrinthô, không thiếu một dấu vết châm biếm: “Vì tôi nghĩ rằng Thiên Chúa đưa các Tông Đồ chúng tôi ra như những người cuối cùng, như những tử tội, bởi vì chúng tôi đã nên trò cười cho thế gian, cho thiên sứ và loài người! Chúng tôi điên dại vì Đức Kitô, còn anh em thì khôn ngoan trong Đức Kitô. Chúng tôi yếu đuối, còn anh em thì mạnh mẽ. Anh em được kính trọng, còn chúng tôi thì bị khinh chê. Cho đến giờ này, chúng tôi chịu đói khát, trần truồng, bị hành hạ và lang thang không nơi tạm trú; chúng tôi vất vả tự tay làm lụng. Khi bị nguyền rủa, thì chúng tôi chúc phúc; khi bị bắt bớ, thì chúng tôi chịu đựng; khi bị vu khống, thì chúng tôi khuyên răn. Và cho đến bây giờ, chúng tôi đã nên như rác rưởi thế gian, như cặn bã của mọi loài” (1 Cor 4:9-13). Đó chính là một hình ảnh tự họa chân dung của đời Tông Đồ của Thánh Phaolô: Trong tất cả những đau khổ ấy, niềm vui được làm những người mang phúc lành của Thiên Chúa và ân sủng của Tin Mừng đã thắng thế.

Hơn nữa, Thánh Phaolô đồng ý với triết thuyết khắc kỷ (Stoic) của thời đại ngài về việc kiên tâm trong tất cả mọi khó khăn xảy ra trên đường đời của ngài; nhưng ngài vượt trên quan điểm thuần túy nhân bản, bằng cách nhắc đến yếu tố tình yêu của Thiên Chúa và của Đức Kitô. “Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Ðức Kitô? Có phải là gian nan, tai họa, khủng bố, đói khổ, trần truồng, hiểm nghèo, hay gươm giáo không? Như lời đã viết: ‘Vì Ngài mà chúng con bị sát hại suốt ngày, bị coi như bầy chiên bị đem đi làm thịt.’ Không, trong mọi điều đó, chúng ta còn hơn là những người thắng trận, nhờ Ðấng đã yêu mến chúng ta. Vì tôi tin chắc rằng, dù sự chết hay sự sống, thiên sứ hay ma quỷ, dù những sự việc trong hiện tại hay trong tương lai, dù quyền lực, dù trời cao hay vực thẳm, cho dù bất cứ gì khác trong các loài thụ tạo, cũng không có thể tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa trong Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta” (Rom 8:35-39).

Đó là điều chắc chắn, niềm vui sâu đậm hướng dẫn Thánh Tông Đồ Phaolô trong tất cả mọi công việc: Không gì có thể tách rời chúng ta khỏi tình yêu của Thiên Chúa. Và tình yêu này là sự giàu sang thật sự của đời sống con người.

Như chúng ta thấy, Thánh Phaolô đã tự hiến cho Tin Mừng với toàn thể đời sống này; chúng ta có thể nói 24 giờ trên 24! Và ngài đã thi hành sứ vụ của mình với lòng trung tín và niềm vui, “để ít ra là cứu rỗi một số người” (1 Cor 9:22).

Và trong những cuộc gặp gỡ của ngài với các Giáo Đoàn, mặc dù biết rằng ngài có liên hệ phụ tử với họ (x. 1 Cor 4:15), nếu trên thực tế không phải là tình mẫu tử (x. Gal 4:19), ngài đã tự đặt mình trong một thái độ hoàn toàn phục vụ, bằng cách nói lên một cách đáng phục: “Không phải là chúng tôi làm chủ đức tin của anh em; nhưng đúng hơn là chúng tôi giúp cho anh em vui mừng, bởi vì anh em đứng vững trong đức tin” (2 Cor 1:24). Đó vẫn còn là sứ vụ của tất cả các Tông Đồ của Đức Kitô ở mọi thời đại: là những cộng sự viên của niềm vui chân chính.

+ĐTC Bênêđictô XVI

Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ

Page 38: TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi,

Bài Giáo Lý Mới V của ĐTC Bênêđictô XVI về Thánh Phaolô Thánh Phaolô và các Tông Đồ khác

Dưới đây là bản dịch bài huấn từ của ĐTC Bênêđictô XVI đọc trong buổi triều yết chung ngày Thứ Tư 24/9/2008 tại Đại Sảnh Đường Phaolô VI. ĐTC tiếp tục chu kỳ Giáo Lý dành cho khuôn mặt và tư tưởng của Thánh Phaolô.

***

Anh chị em thân mến,

Hôm nay cha muốn nói về mối liên hệ giữa Thánh Phaolô và các vị Tông Đồ đã theo Chúa Giêsu trước ngài. Các liên hệ này luôn được đánh dấu bằng lòng kính trọng sâu xa và thẳng thắn trong con người Thánh Phaolô được phát sinh từ việc bảo vệ chân lý của Tin Mừng. Mặc dầu ngài là người đương thời với Chúa Giêsu thành Nadareth, nhưng ngài đã chưa bao giờ có dịp gặp Người trong cuộc đời công khai của Người. Vì lý do ấy mà sau khi được ánh sáng huy hoàng [chiếu rọi] trên đường đi Đamascô, ngài thấy cần phải hỏi ý kiến các môn đệ đầu tiên của Thầy, là những vị đã được [Đức Kitô] chọn để mang Tin Mừng đến tận cùng trái đất.

Trong Thư gửi tín hữu Galatê, Thánh Phaolô đã tường trình chi tiết về những liên lạc mà ngài duy trì với một số vị trong Nhóm Mười Hai: Trước hết là với Thánh Phêrô, là người được tuyển chọn như là Kêpha, tiếng Aram có nghĩa là “Đá”, mà Hội Thánh được Chúa xây trên đá ấy (x. Gal 1:18), cùng với Thánh Giacôbê, “người anh em của Chúa” (x. Gal 1:19), và Thánh Gioan (x. Gal 2:9). Thánh Phaolô không ngần ngại nhìn nhận các ngài là “những cột trụ” của Hội Thánh. Đặc biệt có ý nghĩa là cuộc gặp gỡ Thánh Kêpha (Phêrô) xảy ra tại Giêrusalem. Thánh Phaolô ở lại với Thánh Phêrô 15 ngày để “tham khảo [ý kiến] ngài” (x. Gal 1:19), có nghĩa là được biết về đời sống trên thế gian của Đấng Phục Sinh, là Đấng đã “bắt được” ngài trên đường đi Đamascô, và đã thay đổi tận gốc cuộc đời của ngài: từ một tên khủng bố Hội Thánh, ngài trở thành người rao giảng Đức Tin vào Đấng Mêsia chịu đóng đinh và Con Thiên Chúa, là Đức Tin mà trong quá khứ ngài đã tìm cách tiêu diệt (x. Gal 1:23).

Thánh Phaolô đã nhận được loại tin nào về Chúa Giêsu trong ba năm sau cuộc gặp gỡ trên đường đi Đamascô? Trong Thư Thứ Nhất gửi tín hữu Côrinthô chúng ta tìm thấy hai đoạn nhắc đến những điều mà Thánh Phaolô đã học ở Giêrusalem và đã được trình bày như là những yếu tố căn bản của truyền thống Kitô giáo, truyền thống chủ yếu. Ngài đã truyền lại những yếu tố ấy bằng lời nói, cách chính xác như ngài đã nhận được, bằng một công thức long trọng: “Tôi đã truyền lại cho anh em … những điều mà tôi đã nhận được” (x. 1 Cor 15:3-4).

Như thế, ngài nhấn mạnh đến việc trung thành với những điều mà chính ngài đã nhận được và truyền lại cho các Kitô hữu mới một cách trung thực. Những điều ấy là những yếu tố căn bản cùng liên quan đến Bí Tích Thánh Thể và biến cố Phục Sinh. Đó là những đoạn văn đã được thành hình từ thập niên 30. Nhờ thế chúng ta được biết đến cái chết, cuộc mai táng trong lòng đất và Phục Sinh của Chúa Giêsu (x. 1 Cor 15:3-4).

Chúng ta hãy lần lượt bàn đến từng đoạn đó: những lời của Chúa Giêsu trong Bữa Tiệc Ly (x. 1 Cor 11:23-25), đối với Thánh Phaolô thật sự là trung tâm điểm của đời sống Hội Thánh. Hội Thánh được xây dựng từ trung tâm này, và nhờ cách đó được thành hình. Hơn nữa, trung tâm Thánh Thể này, mà từ đó Hội Thánh luôn được tái sinh – cũng là nền tảng cho toàn thể nền thần học của Thánh Phaolô, và cho tất cả tư tưởng của ngài -- những lời này có ảnh hưởng mãnh liệt đến liên hệ cá nhân của Thánh Phaolô đối với Chúa Giêsu. Một đàng, các lời ấy chứng tỏ rằng Thánh Thể soi sáng lời chúc dữ trên Thánh Giá, biến đổi lời

Page 39: TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi,

chúc dữ ấy thành lời chúc lành (Gal 3:13-14), đàng khác, các lời ấy giải thích chiều rộng của chính cái chết và sự Phục Sinh của Chúa Giêsu. Trong các Thư của ngài, chữ “vì các con” trong lời truyền phép trở thành “vì tôi” (Gal 2:20), được tư hữu hóa, vì biết rằng trong “vì các con” chính ngài được Chúa Giêsu biết đến và yêu thương, và một cách khác, “vì mọi người” (2 Cor 5:14): câu “vì các con” này trở thành “vì tôi” và “vì Hội Thánh” (Eph 5:25), cũng có nghĩa là hy lễ đền tội trên Thánh Giá “vì mọi người” (x. Rom 3:25). Chính nhờ Bí Tích Thánh Thể và trong Bí Tích Thánh Thể mà Hội Thánh được xây dựng và nhận ra chính mình là “Thân Thể Đức Kitô” (1 Cor 12:27), được nuôi dưỡng mỗi ngày bởi sức mạnh của Thần Khí của Đấng Phục Sinh.

Đoạn văn khác nói về biến cố Phục Sinh, cũng được truyền lại cho chúng ta bằng cùng một công thức trung thực. Thánh Phaolô đã viết: “Vì tôi đã truyền lại cho anh em như một việc tối quan trọng điều mà tôi cũng đã nhận được là, Đức Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta theo như Kinh Thánh, Người đã được mai táng, và ngày thứ ba đã sống lại theo như Kinh Thánh, và Người đã hiện ra với ông Kêpha, rồi với Nhóm Mười Hai” (1 Cor 15:3-5). Cũng trong truyền thống này, được truyền lại cho Thánh Phaolô, ngài lại nhắc đến câu nói “vì tội chúng ta”, là điều nhấn mạnh đến món quà mà Chúa Giêsu đã tự biến mình trở thành để dâng lên Chúa Cha, để cứu chúng ta khỏi tội lỗi và sự chết. Từ món quà tự hiến này, Thánh Phaolô đã rút ra những lời diễn tả cảm động và hấp dẫn nhất về mối liên hệ của chúng ta đối với Đức Kitô: “Vì chúng ta, Ngài đã làm cho Ðấng không hề biết tội là gì thành tội, để chúng ta được trở nên sự công chính của Thiên Chúa trong Người” (2 Cor 5:21). “Vì anh em nhận biết ơn của Ðức Chúa Giêsu Kitô của chúng ta, mặc dù Người giàu sang, nhưng đã trở nên nghèo khó vì anh em, để nhờ cái nghèo của Người mà anh em nên giàu có” (2 Cor 8:9). Chẳng bõ công khi nhắc đến lời mà Martinô Lutherô khi còn là một tu sĩ dòng Augustinô đã chú giải kèm theo những lời diễn tả thuận nghịch này của Thánh Phaolô: “Đây là mầu nhiệm cao cả của ân sủng Thiên Chúa dành cho những người tội lỗi: bằng một sự trao đổi đáng kính, tội lỗi của chúng ta không còn là của chúng ta nữa, nhưng là của Đức Kitô, và sự công chính của Đức Kitô không còn là của Người nữa mà của chúng ta” (Chú Giải các Thánh Vịnh từ năm 1513-1515). Và như thế chúng ta đã được cứu độ.

Trong lời rao giảng Tin Mừng (kerygma) nguyên thủy được truyền đi từ miệng người này sang người khác, chúng ta phải nhấn mạnh đến việc dùng động từ (trong thể bán quá khứ) “đã đang sống lại” (has risen) thay vì (thể quá khứ) “đã sống lại” (rose), là thể hợp lý hơn, để nói lên sự liên tục với biến cố “chết” và “mai táng”. Thể bán quá khử “đã đang sống lại” được chọn để nhấn mạnh rằng việc Phục Sinh của Đức Kitô có ảnh hưởng đến cuộc sống của các tín hữu cho đến bây giờ: Chúng ta có thể dịch là “đã đang sống lại và tiếp tục sống” trong Bí Tích Thánh Thể và trong Hội Thánh. Như thế Thánh Kinh chứng minh cái chết và biến cố phục sinh của Đức Kitô, bởi vì – như Hugh thành Saint Victor đã viết – “Toàn thể Thánh Kinh chỉ tạo thành một quyển sách, và quyển sách ấy là Đức Kitô, bởi vì toàn thể Thánh Kinh nói về Đức Kitô và được nên trọn trong Đức Kitô” (De Arca Noe, 2,8). Nếu Thánh Ambrôsiô thảnh Milan có thể nói rằng “trong Thánh Kinh chúng ta đọc Đức Kitô”, chính bởi vì Hội Thánh nguyên thủy đã bắt đầu từ Đức Kitô mà đọc lại tất cả Sách Thánh của Israelvà trở về Người.

Bảng liệt kê những cuộc hiện ra của Đấng Phục Sinh với Thánh Phêrô, với Nhóm Mười Hai, với trên 500 anh em, và với Thánh Giacôbê, gần gũi với việc nhắc đến cuộc hiện ra mà Thánh Phaolô nhận được trên đường đi Đamascô: “Sau cùng, Người cũng đã hiện ra với tôi, như một đứa bé sinh non” (1 Cor 15:8). Bởi vì ngài đã bắt bớ Hội Thánh của Thiên Chúa, nên ngài đã diễn tả trong lời thú tội này tình trạng bất xứng của ngài để được kể là một Tông Đồ, đồng thời lại ngang hàng với những vị làm Tông Đồ trước ngài: Nhưng ân sủng của Thiên Chúa đã không ra vô ích nơi ngài (1 Cor 15:10). Như thế, lời xác nhận có vẻ khoe khoang về ân sủng của Thiên Chúa liên kết Thánh Phaolô với những nhân chứng đầu tiên của biến cố phục sinh của Đức Kitô.

Page 40: TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi,

“Vậy dù tôi hay các vị ấy, thì chúng tôi đều rao giảng như thế, và anh em đã tin như thế” (1 Cor 15:11). Tính đồng nhất và duy nhất của việc rao giảng Tin Mừng là điều quan trọng: cả các vị ấy và tôi đều giảng cùng một Đức Tin, cùng một Tin Mừng của Đức Chúa Giêsu Kitô đã chịu chết và sống lại, là Đấng ban tặng chính mình trong Bí Tích Thánh Thể cực thánh.

Tầm quan trọng mà ngài dành cho Truyền Thống sống động của Hội Thánh, là điều mà Hội Thánh truyền lại cho các cộng đoàn của mình, chứng tỏ rằng quan điểm của những người cho rằng Thánh Phaolô là người sáng tác ra Kitô giáo là một quan điểm thật sai lầm: Trước khi rao giảng Tin Mừng của Đức Chúa Giêsu Kitô, ngài đã gặp Người trên đường đi Đamascô, và đã gặp Người trong Hội Thánh, quan sát đời sống của Người trong Nhóm Mười Hai, và trong những vị đã theo Người trên các nẻo đường Galilêa.

Trong những bài Giáo Lý tới chúng ta sẽ có dịp đi sâu hơn về những đóng góp mà Thánh Phaolô đã dành cho Hội Thánh nguyên thủy; tuy nhiên, sứ vụ mà ngài nhận được từ Đấng Phục Sinh để truyền giáo cho Dân Ngoại phải được xác nhận và đảm bảo bởi những vị đã giơ tay phải ra cho ngài và Thánh Barnabas, như một dấu hiệu chuẩn y việc tông đồ và truyền giáo của hai đấng, và đón nhận hai đấng vào cộng đoàn duy nhất của Hội Thánh của Đức Kitô (x. 1 Gal 2:9).

Vì thế chúng ta hiểu rằng lời diễn tả -- “Cho nên từ nay trở đi chúng tôi không còn biết một ai theo xác thịt. Mặc dầu chúng tôi đã biết Ðức Kitô theo xác thịt, nhưng bây giờ chúng tôi không còn biết Người như thế nữa” (2 Cor 5:16) – không có nghĩa là cuộc đời dương thế của Người [Đức Kitô] không quan trọng bao nhiêu đối với việc trưởng thànn trong Đức Tin của chúng ta, nhưng có nghĩa rằng từ giây phút Phục Sinh, cách chúng ta liên hệ với Người thay đổi. Đồng thời Người cũng là Con Thiên Chúa, “là Ðấng sinh ra bởi dòng dõi vua Ðavid theo xác thịt. Nhưng đã được tuyên xưng là Con Thiên Chúa với tất cả quyền năng theo tinh thần thánh thiện, qua việc sống lại từ cõi chết”, như Thánh Phaolô nhắc lại ở đầu Thư gửi Tín Hữu Rôma (Rom 1:3-4).

Càng cố gắng theo chân Chúa Giêsu thành Nadareth trên các nẻo đường Galilêa, thì chúng ta càng hiểu nhiều hơn rằng Người đã nhận trách nhiệm chăm sóc nhân loại chúng ta bằng cách chia sẻ với chúng ta mọi sự ngoại trừ tội lỗi. Đức Tin của chúng ta không phát sinh từ một huyền thoại hay một tư tưởng, nhưng từ việc gặp gỡ Đấng Phục Sinh, trong đời sống Hội Thánh.

+ĐTC Bênêđictô XVI

Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ

Page 41: TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi,

Bài Giáo Lý mới VI của ĐTC Bênêđictô XVI về Thánh Phaolô: Luôn luôn Làm theo Chân Lý của Tin Mừng

Dưới đây là bản dịch bài huấn từ của ĐTC Bênêđictô XVI trong buổi triều yết ngày thứ tư mùng 1/10/2008 tại quảng trường Thánh Phêrô. ĐTC tiếp tục chu kỳ Giáo Lý dành cho khuôn mặt và tư tưởng của Thánh Phaolô.

****

Anh Chị em thân mến,

Lòng kính trọng và mến phục đối với Nhóm Mười Hai mà Thánh Phaolô đã luôn nuôi dưỡng, không bị giảm đi khi ngài thẳng thằn bảo vệ chân lý của Tin Mừng, và Tin Mừng không là gì khác hơn Đức Chúa Giêsu Kitô, là Chúa. Hôm nay chúng ta muốn ngừng lại ở hai biến cố chứng tỏ sự mến phục này, và đồng thời, cũng chứng tỏ sự tự do mà Thánh Tông Đồ nói với Thánh Phêrô (Kêpha) và các Tông Đồ khác: là biến cố gọi là Công Đồng Giêrusalem và biến cố xảy ra ở Antiôkia tại Syria, mà ngài nhắc đến trong thư gửi tín hữu Galatê (x. Gal 2:1-10; 2:11-14).

Mỗi công đồng và Thượng Hội Đồng Giám Mục của Hội Thánh là một “biến cố của Chúa Thánh Thần” và thu gồm mọi ước vọng của toàn thể Dân Thiên Chúa. Những ai được tham dự Công Đồng Vaticanô II đã cảm nghiệm được điều này cách riêng. Vì thế mà Thánh Luca trong khi cho chúng ta biết tin tức về công đồng đầu tiên của Hội Thánh, xảy ra tại Giêrusalem, đã giới thiệu bức thư các Tông Đồ gửi cho các cộng đồng Kitô Hữu ở nước ngoài trong hoàn cảnh ấy thế này: “Đây là quyết định của Chúa Thánh Thần và của chúng tôi (Cv 15:28). Chúa Thánh Thần, là Đấng hoạt động trong toàn thể Hội Thánh, nắm tay các Tông Đồ mà hướng dẫn các ngài trong giờ phút phải theo những đường hướng mới hay hoàn thành các đồ án của các ngài. Chúa Thánh Thần là người thợ chính trong việc xây dựng Hội Thánh.

Tuy nhiên, cuộc hội họp ở Giêrusalem đã xảy ra trong lúc có sự căng thẳng không nhỏ trong cộng đồng đầu tiên. Sự căng thẳng này liên quan đến việc trả lời vấn nạn là đây có phải là cơ hội để đòi hỏi các dân ngoại trở lại cùng Đức Chúa Giêsu Kitô, là Chúa, phải cắt bì hay để cho họ được tự do không phải giữ luật Môsê, nghĩa là, không phải giữ các điều luật cần thiết để thành một người công chính, tuân phục lề luật, và trên hết, không phải giữ các luật lệ liên quan đến các nghi thức thanh tẩy, các thức ăn trong sạch và không trong sạch, cùng ngày Sabat.

Thánh Phaolô trong Thư gửi tín hữu Galatê 2:1-10 cũng đề cập đến cuộc họp ở Giêrusalem: Mười bốn năm sau cuộc gặp gỡ của ngài với Đấng Phục Sinh trên đường đi Đamascô – chúng ta đang ở hậu bán thập niên 40 – Thánh Phaolô rời Antiôkia của Syria cùng với Thánh Barnaba, và có Titô, là cộng sự viên trung tín của ngài, có lẽ gốc Hy lạp, đã không bị bắt buộc phải cắt bì khi gia nhập Hội Thánh. Trong trường hợp này, Thánh Phaolô trình với Nhóm Mười Hai, được coi là những bậc vị vọng, Tin Mừng về sự tự do không lệ thuộc vào lề luật của ngài (x. Gal 2:6).

Trong ánh sáng của cuộc gặp gỡ Đức Kitô Phục Sinh của ngài, ngài đã hiểu rằng qua việc chuyển sang Tin Mừng của Đức Chúa Giêsu Kitô, Dân Ngoại không còn cần phải chịu cắt bì, giữ luật về thực phẩm và ngày Sabat, như dấu chỉ của sự công chính: Đức Kitô là sự công chính của chúng ta, và “công chính” là tất cả những gì làm theo Người. Các dấu hiệu khác không còn cần thiết nữa để trở nên công chính. Trong Thư gửi tín hữu Galatê, với một ít lời, ngài đã nói về sự phát triển trong hội nghị: Ngài nhắc lại cách hăng say rằng Tin Mừng tự do khỏi lề luật được các Thánh Giacôbê, Kêpha và Gioan, “là những cột trụ”, chấp thuận, là những vị đã đưa tay phải ra cho ngài và Thánh Barnaba như dấu hiệu hiệp thông trong hội thánh trong Đức Kitô (Gal 2:9).

Page 42: TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi,

Như chúng ta đã lưu ý, nếu đối với Thánh Luca, Công Đồng Giêrusalem diễn tả hành động của Chúa Thánh Thần, thì đối với Thánh Phaolô, Công Đồng này nhìn nhận cách dứt khoát sự tự do, được chia sẻ bởi tất cả những ai được tham gia: sự tự do khỏi những bó buộc phát xuất từ việc cắt bì và Lề Luật. Đó là sự tự do mà "Đức Kitô đã giải thoát cho chúng ta cho chúng ta được tự do", và chúng ta đừng mang lấy ách nô lệ một lần nữa (x. Gal 5:1). Hai hình thức mà Thánh Phaolô và Thánh Luca diễn tả Hội Nghị tại Giêrusalem kết hợp với nhau trong hành động giải phóng của Chúa Thánh Thần, bởi vì “nơi nào có Thánh Thần của Chúa thì nơi ấy có tự do”, như ngài nói trong Thư Thứ Hai gửi tín hữu Côrinthô (x. 3:17).

Vì tất cả những điều ấy, như chúng ta thấy rõ trong các Thư của Thánh Phaolô, sự tự do của Kitô hữu không bao giờ đồng hóa với quyền hay ý muốn tự do muốn làm gì thì làm. Nó được thực hành theo Đức Kitô, và như thế, trong việc thật sự phục vụ con người, trước hết, là những người nghèo túng nhất. Vì lý do đó, Thánh Phaolô tường trình về việc kết thúc hội nghị bằng việc nhắc lại điều mà các Tông Đồ đề nghị với ngài: “Chỉ một điều này là chúng ta phải nhớ đến những người nghèo khó, là điều mà tôi vẫn tha thiết thực hiện” (Gal 2:10).

Mỗi Công Đồng đều được phát sinh từ Hội Thánh và trở về với Hội Thánh: Trong trường hợp này Công Đồng trở về với việc lưu tâm đến người nghèo, là điều mà Thánh Phaolô ghi chú trong các Thư của ngài, trước hết là những người trong Hội Thánh tại Giêrusalem. Trong việc lưu tâm đến người nghèo, được minh chứng cách đặc biệt trong Thư Thứ Hai gửi tín hữu Côrinthô (x. 8-9) và trong kết luận của Thư gửi tín hữu Rôma (x. 15), Thánh Phaolô chứng tỏ lòng trung thành của ngài đối với quyết định đã được trưởng thành trong hội nghị.

Đương nhiên là chúng ta chưa hoàn toàn hiểu được ý nghĩa mà Thánh Phaolô và các cộng đoàn của ngài gán cho việc quyên góp giúp đỡ người nghèo ở Giêrusalem. Đó là một sáng kiến hoàn toàn mới trong toàn cảnh của các sinh hoạt tôn giáo. Đó không phải là điều bắt buộc, nhưng tự do và bộc phát. Tất cả các giáo đoàn được Thánh Phaolô thành lập ở Tây Phương đều tham gia vào việc quyên góp này. Số tiền thu góp được diễn tả là món nợ mà các cộng đoàn này thiếu đối với Hội Thánh mẹ ở Palestine, mà từ đó họ đã nhận được ân sủng của Tin Mừng mà không gì có thể diễn tả nổi. Giá trị mà Thánh Phaolô quy cho cử chỉ tham gia này thật quá cao quý đến nỗi ngài ít khi gọi đó là “quyên góp”: Nhưng cử chỉ đó đúng hơn là “phục vụ”, “phúc lành”, “yêu thương”, “ân sủng”, và ngay cả “phụng vụ” (2 Cor 9).

Đặc biệt đáng ngạc nhiên là từ cuối cùng; từ này tặng cho việc quyên góp tiền ngay cả một giá trị đáng kính: Một đằng, đó là một cử chỉ phụng vụ hay “phục vụ”, mà mỗi cộng đồng dâng lên Thiên Chúa, và đằng khác, đó là một cử chỉ yêu thương được thực thi vì lợi ích của dân chúng. Yêu thương người nghèo và phụng vụ dành cho Thiên Chúa đi chung với nhau; yêu thương người nghèo là phụng vụ. Hai bình diện này được trình bày trong mỗi cuộc cử hành phụng vụ và trong Hội Thánh, mà tự bản tính chống lại việc phân tách việc phụng tự ra khỏi đời sống, đức tin ra khỏi việc làm, cầu nguyện ra khỏi đức ái đối với anh em. Như thế Công Đồng Giêrusalem được lập ra để giải quyết thắc mắc là phải đối xử thế nào với các lương dân đến đón nhận Đức Tin, bằng cách chọn lựa sự tụ do không phải chịu cắt bì và tuân theo những điều bị áp đặt bởi lề luật, và Công Đồng kết luận với ưu tư mục vụ được đặt ở trọng tâm của Đức Tin vào Đức Chúa Giêsu Kitô và yêu thương người nghèo ở Giêrusalem và toàn thể Hội Thánh.

Đoạn thứ nhì là biến cố mà ai cũng biết xảy ra tại Antiokia ở Syria, là điều giúp chúng ta hiểu sự tự do nội tại mà Thánh Phaolô vui hưởng. Một người phải có hành vi thế nào trong những dịp rước lễ (hiệp thông) ở bàn tiệc Thánh giữa các tín hữu gốc Do Thái và những tín hữu gốc Dân Ngoại? Ở đây Thánh Phaolô cho chúng ta thấy trung điểm khác của việc giữ luật Môsê: việc phân biệt giữa những thực phẩm trong sạch và không trong sạch, là điều gây ra sự chia rẽ trầm trọng giữa những người giữ luật Do Thái và Dân Ngoại. Thoạt đầu ông Kêpha, tức là Thánh Phêrô, ngồi cùng bàn với cà hai, nhưng khi có một số Kitô hữu liên quan đến Thánh Giacôbê, “người Anh Em của Chúa”, đến (Gal 1:19), Thánh Phêrô đã bắt

Page 43: TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi,

đầu tránh tiếp xúc với Dân Ngoại ở bàn, để không làm cớ phạm tội cho những người tiếp tục giữ luật về sự trong sạch của thức ăn. Và Thánh Baranaba cũng đồng ý với sự chọn lựa này. Việc chọn lựa ấy đã chia rẽ cách trầm trọng các Kitô hữu xuất thân từ giới được cắt bì và các Kitô hữu xuất thân từ Dân Ngoại.

Hành vi này, thực sự đe dọa sự hợp nhất và tự do của Hội Thánh, làm cho Thánh Phaolô phản ứng mạnh mẽ, đến độ ngài kết án Thánh Phêrô và những người khác là giả hình. “Nếu ông, một người Do Thái, mà sống như một người Dân Ngoại, và không như một người Do Thái, thì làm sao ông lại buộc Dân Ngoại phải sống như người Do Thái được?” (Gal 2:14). Trên thực tế, một đàng thì ưu tư của Thánh Phaolô khác với ưu tư của Thánh Phêrô và Branabas: Đối với những vị sau, việc tách biệt ra khỏi dân ngoại là một cách để dạy về việc tránh làm cớ cho những tín hữu gốc Do Thái bị vấp phạm. Còn đối với Thánh Phaolô, nó tạo nên nguy cơ hiểu lầm ơn cứu độ phổ quát trong Đức Kitô được ban cho Dân Ngoại cũng như cho người Do Thái. Nếu người ta được nên công chính chỉ nhờ Đức Tin vào Đức Kitô, nhờ việc làm theo Người, chứ không cần làm theo Lề Luật, thì tại sao lại còn phải giữ luật về thức ăn trong sạch trong khi tham dự bàn tiệc? Chắc chắn rằng quan niệm của Thánh Phêrô và Thánh Phaolô khác nhau: đối với vị trước, không muốn mất những người Do Thái đã đi theo Tin Mừng, đối với vị sau, không muốn làm giảm giá trị cứu độ của việc Đức Kitô chết cho tất cả các tín hữu.

Điều thích thú đáng chú ý là vài năm sau đó khi viết cho các Kitô hữu Rôma, (khoảng giữa thập niên 50), Thánh Phaolô tự thấy mình phải đương đầu với một trường hợp tương tự, và ngài đã yêu cầu những ngưởi có đức tin hơn rằng họ đừng ăn thực phẩm không trong sạch để khỏi làm mất những người yếu [đức tin] hay làm cớ cho họ vấp phạm. “Tốt nhất là đừng ăn thịt, uống rượu, và tránh những gì có thể gây cớ cho anh em mình vấp ngã” (Rom 14:21). Sự việc xảy ra tại Antiokia chứng tỏ rằng đó là bài học cho cả Thánh Phêrô lẫn Thánh Phaolô. Chỉ có việc đối thoại cách chân thành, mở lòng ra cho chân lý của Tin Mừng, có thể hướng dẫn đường đi của Hội Thánh: “Vì Nước Thiên Chúa không phải là chuyện ăn chuyện uống, nhưng là sự công chính, bình an và hoan lạc trong Thánh Thần” (Rom 14:17).

Đó là một bài học mà chúng ta cũng cần phải học: Với những đặc sủng khác biệt được Thiên Chúa trao phó cho Thánh Phêrô và Phaolô, chúng ta hãy để Chúa Thánh Thần hướng dẫn tất cả chúng ta, cố gắng sống trong tự do được quy hướng trong Đức Tin vào Đức Kitô và được thể hiện bằng việc phục vụ anh em. Điều cần thiết là càng ngày càng nên giống Đức Kitô. Chính nhờ cách này mà một người thật sự được tự do, bằng cách này mà trung tâm sâu thẳm nhất của lề luật được diễn tả nơi chúng ta: đó là kính mến Thiên Chúa và yêu mến tha nhân. Chúng ta hãy cầu xin Chúa dạy chúng ta chia sẻ những tình cảm của Người, học cùng Người sự tự do chân chính và tình yêu Phúc Âm bao bọc tất cả mọi người.

+ĐTC Bênêđictô XVI

Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ

Page 44: TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi,

Bài Giáo Lý mới VII của ĐTC Bênêđictô XVI về Thánh Phaolô: Thánh Phaolô biết Đức Kitô như thế nào

Dưới đây là bản dịch bài huấn từ của ĐTC Bênêđictô XVI trong buổi triều yết chung ngày thứ tư mùng 8/10/2008 tại quảng trường Thánh Phêrô. ĐTC tiếp tục chu kỳ Giáo Lý dành cho khuôn mặt và tư tưởng của Thánh Phaolô.

****

Anh Chị em thân mến,

Trong những bài Giáo Lý trước về Thánh Phaolô, cha đã nói về cuộc gặp gỡ của ngài với Đức Kitô Phục Sinh, là biến cố thay đổi cuộc đời ngài tận căn bản, và sau đó về liên hệ của ngài với Mười Hai Tông Đồ là những vị đã được Chúa Giêsu gọi, đặc biệt là với các Thánh Giacôbê, Phêrô và Gioan, cũng như liên hệ của ngài với Hội Thánh tại Giêrusalem.

Vấn nạn còn lại bây giờ là Thánh Phaolô biết gì về Chúa Giêsu khi Người còn tại thế: về cuộc đời của Người, vầ giáo huấn của Người, về cuộc Khổ Nạn của Người. Trước khi đi vào vấn đề này, chúng ta nên nhớ rằng chính Thánh Phaolô đã phân biệt hai cách để biết Chúa Giêsu, nói chung là hai cách để biết một người.

Ngài viết trong Thư Thứ Hai gửi tín hữu Côrinthô: “Cho nên từ nay trở đi chúng tôi không còn biết một ai theo xác thịt. Mặc dầu chúng tôi đã biết Ðức Kitô theo xác thịt, nhưng bây giờ chúng tôi không còn biết Người như thế nữa” (5:16). Biết “theo xác thịt”, một cách hữu hình, có nghĩa là chỉ biết vẻ bề ngoài, với những tiêu chuẩn bên ngoài: một người có thể thấy một người khác nhiều lần, nhận ra được những đặc tính về dung mạo của người ấy và nhiều chi tiết về cách người ấy hoạt động: người ấy nói chuyện, đi đứng,… thế nào. Nhưng dù biết người nào cách này, một người vẫn không thật sự biết người ấy, một người không thể biết được cái tâm của người ấy. Chỉ với trái trái tim, người ta mới thật sự biết một người.

Thực thế, các người Biệt Phái và Xađốc đã biết Chúa Giêsu cách bề ngoài, họ đã nghe Người giảng dạy, và biết nhiều chi tiết về Người, nhưng họ đã không biết Người và chân lý của Người. Có một sự phân biệt tương tự trong những Lời của Chúa Giêsu. Sau khi Hiển Dung, Người đã hỏi các Tông Đồ: “Người ta bảo Thầy là ai?” và “Các con nói Thầy là ai?” Dân chúng đã biết Người, nhưng chỉ biết cách hời hợt; họ biết nhiều điều về Người, nhưng họ đã thật sự không biết Người. Trái lại, nhở tình bằng hữu, và vai trò của con tim của các ngài, Nhóm Mười Hai ít ra là đã hiểu những điều chính yếu và đã bắt đầu học thêm về Người thực sự là ai.

Ngày nay cũng có cách hiểu biết khác nhau đó: Có nhiều cá nhân học rộng cùng biết nhiều chi tiết về Đức Kitô, và nhiều người chất phác không biết những chi tiết ấy, nhưng họ lại biết Đức Kitô và chân lý của Người: “Con tim nói với con tim”. Và Thánh Phaolô thật sự nói rằng ngài biết Đức Kitô cách ấy, bằng con tim, và rằng ngài thật sự biết con người và chân lý của Người; và rồi sau đó, ngài biết các chi tiết.

Sau khi đã nói thế, vấn đề vẫn còn lại là: Thánh Phaolô đã biết gì về cuộc đời, các lời nói, cuộc Khổ Nạn và các phép lạ của Chúa Giêsu? Dường như ngài đã chưa bao giờ được gặp Chúa Giêsu trong cuộc đời dương thế của Người. Chắc chắn rằng ngài đã học những chi tiết về cuộc đời dương thế của Đức Kitô từ các Tông Đồ và Hội Thánh Sơ Khai. Trong các Thư của ngài, chúng ta tìm thấy ba hình thức ngài dùng để nói về Chúa Giêsu tiền Phục Sinh. Trước hết, là những đề cập dứt khoát và trực tiếp. Thánh Phaolô nói về dòng dõi vua Đavid của Chúa Giêsu (x. Rom 1:3). Ngài biết Chúa có các “anh em” hay bà con họ hàng theo huyết thống (1 Cor 9:5; Gal 1:19), ngài biết về việc tiến hành trong Bữa Tiệc Ly (x. 1 Cor 11:23). Ngài biết những câu nói khác của Chúa Giêsu, thí dụ như sự bất khả phân ly của hôn nhân (x. 1 Cor 7:10 với Mc 10:11-12), về nhu cầu mà những người rao giảng Tin Mừng

Page 45: TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi,

cần được cộng đồng nâng đỡ như là người làm đáng được tiền công (x. 1 Cor 11:24-25 và Lc 22:19-20), và ngài cũng biết về Thập Giá của Chúa Giêsu. Những điều này là những đề cập trực tiếp đến những lời nói và các sự kiện trong đời sống của Chúa Giêsu.

Thứ đến, chúng ta có thể thấy từ một vài câu trong các Thư Thánh Phaolô một số ám chỉ khác nhau đã được truyền thống Nhất Lãm xác nhận. Thí dụ các lời mà chúng ta đọc trong Thư thứ nhất gửi tín hữu Thêxalônica, theo đó thì “ngày của Chúa sẽ đến như kẻ trộm trong đêm” (5:2), không thể dựa theo các lời tiên tri trong Cựu Ước mà giải thích được, bởi vì việc so sánh với kẻ trộm trong đêm chỉ được tìm thấy trong Tin Mừng Thánh Matthêu và Luca, như thế những lời ấy phải được trích ra từ truyền thống Nhất Lãm. Và khi một người đọc rằng Thiên Chúa “chọn sự điên dại của thế gian” (1 Cor 1:27-28), người ta có thể nhận ra đó là tiếng vang vọng trung thực của Giáo Huấn của Chúa Giêsu về những người đơn sơ và khó nghèo (x. Mt 5:3; 11:25; 19:30). Cũng có những lời của Chúa Giêsu trong Lễ Đại Xá cứu thế; “Lạy Cha, là Chúa Trời đất, Con cảm tạ Cha vì cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người như trẻ nhỏ." Thánh Phaolô biết -- từ kinh nghiệm truyền giáo của ngài -- rằng những lời này là chân thật, những người giống trẻ nhỏ là những người có con tim mở ra để đón nhận sự hiểu biết về Đức Kitô. Cũng thế, việc nhắc đến sự vâng phục của Chúa Giêsu “cho đến chết” mà chúng ta thấy trong Philliphê 2:8 không nói về điều gì khác ngoài việc hoàn toàn sẵn lòng của Chúa Giêsu khi còn tại thế để làm trọn Thánh Ý Chúa Cha (x. Mc 3:35; Ga 4:34).

Cho nên Thánh Phaolô đã biết về Cuộc Khổ Nạn của Đức Kitô, Thập Giá của Người, và cách Người đã sống trong những giây phút cuối cùng của đời Người. Thập Giá của Chúa Giêsu và truyền thống về sự thật của Thập Giá nằm ở trọng tâm của Lời Rao Giảng của Thánh Phaolô. Một cột trụ khác của cuộc đời Chúa Giêsu mà Thánh Phaolô đã biết là Bài Giảng Trên Núi, một số yếu tố của Bài Giảng này được nhắc lại hầu như từ chương khi ngài viết cho tín hữu Rôma: “Anh chị em hãy yêu thương nhau. … Phúc cho những ai bị bách hại. … Anh chị em hãy sống hòa thuận với mọi người. … Hãy thắng sự dữ bằng việc lành”. Trong các Thư của ngài có sự diễn tả trung thực [những điều trong] Bài Giảng Trên Núi (x. Mt 5-7).

Sau cùng, chúng ta có cách thứ ba để tìm thấy lời của Chúa Giêsu trong các Thư của Thánh Phaolô: đó là khi ngài hoán chuyển truyền thống của thời Tiền Phục Sinh thành Hậu Phục Sinh. Một thí dụ cụ thể là đề tài về Nước Thiên Chúa. Đây chắc chắn là trung tâm của việc giảng dạy của Đức Kitô lịch sử (x. Mt 3:2; Mc 1:15; Lc 4:43). Trong cách hoán chuyển của Thánh Phaolô đề tài này được thấy rõ ràng, vì sau khi Phục Sinh rõ ràng là Chúa Giêsu, Đấng Phục Sinh, là Nước Thiên Chúa. Khi ấy, Chúa Giêsu ở đâu thì Nước Thiên Chúa ở đó. Và như thế sự cần thiết của đề tài về Nước Thiên Chúa, mà trong đó mầu nhiệm của Đức Kitô đã được thấy trước, được biến đổi thành Kitô học.

Các giáo huấn của chính Chúa Giêsu về việc làm sao để được vào Nước Thiên Chúa cũng đúng đối với Thánh Phaolô về việc công chính hóa nhờ Đức Tin: Cả hai đòi hỏi một thái độ khiêm nhường hết sức và sẵn lòng, không tự phụ, để nhận được ân sủng của Thiên Chúa. Thí dụ, dụ ngôn người Biệt Phái và người Thu Thuế (x. Lc 18:9-14) dạy chính điều mà Thánh Phaolô bàn đến khi ngài quả quyết rằng không ai được tự khoe mình trước sự hiện diện của Thiên Chúa. Cũng thế, giáo huấn của Chúa Giêsu về những người thu thuế và gái điếm, là những người sẵn sàng đón nhận Tin Mừng hơn những người Biệt Phái (x. Mt 21:31; Lc 7:36-50), và quyết định ngồi ăn cùng bàn với họ của Người (x. Mt 9:10-13; Lc 15:1-2), được tìm thấy trong học thuyết của Thánh Phaolô về mầu nhiệm tình yêu của Thiên Chúa dành cho những người tội lỗi (x. Rom 5:8-10 và Eph 2:3-5). Bằng cách này, đề tài về Nước Thiên Chúa được đề ra bằng một phương thức mới mẻ, nhưng luôn luôn trung thành với truyền thống của Chúa Giêsu lịch sử.

Một thí dụ khác về việc hoán chuyển một cách trung thành trọng tâm giáo thuyết của Chúa Giêsu được tìm thấy trong các “tước hiệu” nói về Người. Trước Phục Sinh, Đức Kitô tự xưng mình là “Con Người”; sau Phục Sinh rõ ràng là Con Người cũng là Con Thiên Chúa. Cho nên,

Page 46: TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi,

tước hiệu mà Thánh Phaolô thích dùng để nói về Chúa Giêsu là “Kyrios” – Chúa (x. Phil 9:11) -- tước hiệu ấy ám chỉ Thiên Tính của Chúa Giêsu. Với tước hiệu này Chúa Giêsu xuất hiện trong ánh sáng sung mãn của sự Phục Sinh của Người.

Trên Núi Cây Dầu, trong giây phút “cực kỳ đau buồn” của Chúa Giêsu (x. Mk 14:36), các môn đệ, trước khi mê ngủ, đã nghe Chúa Giêsu nói với Chúa Cha và gọi Ngái là “Abba – Cha ơi”. Đây là một lời rất thân tình, giống như “bố ơi”, chỉ dành cho con cái gọi cha mình. Cho đến giây phút ấy, việc một người Hipri dùng lời như vậy mà gọi Thiên Chúa là một điều không tưởng; nhưng Chúa Giêsu, là người Con thật, nói như thế trong giờ mật thiết và gọi “Abba, Cha ơi”.

Trong Thư Thánh Phaolô gửi tín hữu Rôma và Galatê, điều đáng ngạc nhiên là chữ “Abba” dùng để diễn tả liên hệ riêng cuả Chúa Giêsu với Chúa Cha được phát ra từ miệng những người được rửa tội (x. Rom 8:15; Gal 4:6). Họ đã nhận được “Thần Khí làm Nghĩa Tử” và giờ đây mang trong chính mình họ Thần Khí này, và họ có thể nói như Chúa Giêsu và cùng với Chúa Giêsu như những con cái thật của Chúa Cha. Họ có thể gọi “Abba” bởi vì họ đã được biến đổi thành con cái trong Chúa Con.

Và cuối cùng, cha muốn vạch ra chiều kích cứu độ của cái chết của Chúa Giêsu, như chúng ta thấy trong Tin Mừng mà trong đó “Con Người không đến để được phục vụ mà để phục vụ và hiến mạng sống mình làm giá chuộc tội nhiều người” (Mc 10:45; Mt 20:28). Cách diễn tả trung thực câu này của Chúa Giêsu xuất hiện trong học thuyết Thánh Phaolô về cái chết của Chúa Giêsu như là một sự giải thoát (x. 1 Cor 6:20), như sư cứu độ (x. Rom 3:24), như giải phóng (x. Gal 5:1) và như hòa giải (x. Rom 5:10; 2 Cor 5:18-20). Đây là trung tâm của Thần Học Thánh Phaolô, là một nền thần học dựa vào câu này của Chúa Giêsu.

Để kết luận, Thánh Phaolô đã không nghĩ rằng Chúa Giêsu là điều gì lịch sử, điều gì trong quá khứ. Ngài chắc chắn biết truyền thống cao cả về cuộc sống của Người, lời nói, cái chết và sự Phục Sinh của Người, nhưng ngài không coi những biến cố đó là những gì trong quá khứ; ngài đưa các biến cố này ra như những thực tại của Chúa Giêsu vẫn còn sống. Những lời nói và hành động này của Chúa Giêsu đối với Thánh Phaolô không gắn liền với một thời điểm lịch sử, với quá khứ. Chúa Giêsu hiện vẫn sống và nói với chúng ta, và sống cho chúng ta. Đó là cách đích thực để biết Chúa Giêsu, không phải cách tự nhiên, như một người trong quá khứ, nhưng như là Chúa và Anh của chúng ta, mà ngày nay đang ở với chúng ta cùng chỉ cho chúng ta phải sống thế nào và chết thế nào.

+ĐTC Bênêđictô XVI

Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ

Page 47: TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi,

Bài Giáo Lý VIII của ĐTC Bênêđictô XVI về Thánh Phaolô Chúng ta là Đền Thờ của Thiên Chúa nơi trần gian

Dưới đây là ban dịch bài Huấn Từ của ĐTC Bênêđictô XVI về Thánh Phaolô tại Quảng Trường Thánh Phêrô ngày 15 tháng 10, năm 2008. ĐTC tiếp tục chu kỳ Giáo Lý về khuôn mặt và tư tưởng của Thánh Phaolô.

****

Anh chị en thân mến,

Thứ Tư tuần trước cha đã nói về liên hệ của Thánh Phaolô với Chúa Giêsu tiền Phục Sinh trong khi Người còn tại thế. Câu hỏi là: “Thánh Phaolô đã biết gì về cuộc đời Chúa Giêsu, về những Lời [giảng dạy] và cuộc khổ nạn của Người?”.

Hôm nay cha muốn nói về giáo huấn của Thánh Phaolô về Hội Thánh. Chúng ta phải bắt đầu bằng cách ghi nhận rằng chữ này – “iglesia” trong tiếng Tây Ban Nha, cũng như “église” trong tiếng Pháp hay “chiesa” trong tiếng Ý -- được lấy từ chữ “ekklesia” trong tiếng Hy Lạp. Nó bắt nguồn từ Cựu Ước và có nghĩa là sự tập họp của dân Israel, được Thiên Chúa quy tụ, và đặc biệt là kiểu tập họp ở chân núi Sinai.

Giờ đây, từ này ám chỉ một cộng đoàn tín hữu mới trong Đức Kitô tự ý thức rằng họ là cộng đồng của Chúa, một cuộc tập họp mới của tất cả các dân của Thiên Chúa trước mặt Ngài. Từ “ekklesia” chỉ xuất hiện trong các tác phẩm của Thánh Phaolô, là tác giả đầu tiên của một tác phẩm Kitô giáo. Điều này xảy ra trong câu mở đầu của Thư Thứ Nhất gửi tín hữu Thêxalônica, trong đó Thánh Phaolô viết cho “Hội Thánh tại Thêxalônica” (x. sau này ngài cũng gửi cho “Hội Thánh của người Laođêcê trong thư gửi tín hữu Côlôxê 4:16).

Trong các Thư khác ngài nói về Hội Thánh của Thiên Chúa là Hội Thánh ở Côrinthô (x. 1 Cor 1:2 và 2 Cor 1:1), Hội Thánh ở Galatê (Gal 1:2, v.v.). – cho nên là những Hội Thánh đặc thù – nhưng ngài cũng kể lại việc đã khủng bố “Hội Thánh của Thiên Chúa”, mà không phải một cộng đoàn địa phương riêng biệt, mà là “Hội Thánh của Thiên Chúa”. Như thế, chúng ta thấy rằng từ “Hội Thánh” này có một ý nghĩa đa dạng: Nó một mặt ám chỉ những cuộc tập họp của Thiên Chúa ở những nơi riêng biệt (một thành phố, một quốc gia, một căn nhà), nhưng nó cũng có nghĩa là toàn thể Hội Thánh nói chung. Và như thế chúng ta thấy rằng “Hội Thánh của Thiên Chúa” không phải chỉ là tổng cộng của tất các Hội Thánh ữịa phương riêng rẽ, nhưng tất cả các Hội Thánh này đồng thời cũng là sự hiện thân của một Hội Thánh duy nhất của Thiên Chúa. Tất cả hợp lại thành “Hội Thánh của Thiên Chúa”, là Hội Thánh có trước mỗi Hội Thánh địa phương và được diễn tả cùng thể hiện trong các Hội Thánh ấy.

Điều quan trọng đáng cho chúng ta nhận xét là hầu như lúc nào chữ “Hội Thánh” cũng xuất hiện với thuộc từ “của Thiên Chúa”: Đó không phải là một đoàn thể của loài người, phát sinh từ nhũng tư tưởng hay ích lợi chung, nhưng là một cuộc tập họp của Thiên Chúa. Ngài đã tụ họp Hội Thánh lại và vì thế Hội Thánh là duy nhất trong mọi thể hiện. Sự duy nhất của Thiên Chúa tạo nên sự duy nhất của Hội Thánh ở mọi nơi mà Hội Thánh được thành lập. Sau này, trong Thư gửi tín hữu Êphêxô, Thánh Phaolô đã khai triển rộng rãi quan niệm duy nhất của Hội Thánh, tiếp tục theo quan niệm Dân Thiên Chúa, Israel, được các ngôn sứ coi là “hiền thê của Thiên Chúa,” được mời gọi để sống liên hệ phu thê với Ngài. Thánh Phaolô trình bày Hội Thánh duy nhất của Thiên Chúa như là “hiền thê của Đức Kitô” trong tình yêu, một tinh thần duy nhất với chính Đức Kitô.

Người ta biết rằng khi còn trẻ Thánh Phaolô đã rất thù ghét cái phong trào mới được cấu thành bởi Hội Thánh của Đức Kitô. Ngài là kẻ thù của Hội Thánh bởi vì ngài đã thấy phong trào mới này đe dọa tinh thần trung thành với truyền thống của Dân Chúa, được sinh động nhờ đức tin vào một Thiên Chúa Duy Nhất. Sự trung thành này được diễn tả trên hết trong

Page 48: TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi,

việc cắt bì, tuân giữ các luật về thanh sạch thuộc về văn hóa, kiêng một số thức ăn nào đó, và tôn trọng ngày Sabath.

Dân Israel đã trả giá cho sự trung thành này bằng máu của họ trong thời Maccabêa, khi triều đại Hy Lạp bắt họ chỉ được chấp nhận nền văn hóa Hy Lạp mà thôi. Nhiều người Israel đã lấy máu mình mà bảo vệ ơn gọi riêng của dân Israel. Các vị tử vì đạo đã lấy mạng sống của họ mà trả cho căn tính của dân họ, là căn tính được diễn tả qua những yếu tố này.

Sau khi gặp gỡ Đức Kitô Phục Sinh, Thánh Phaolô đã hiểu rằng các Kitô hữu không phải là những kẻ phản quốc; trái lại, trong hoàn cảnh mới, Thiên Chúa của dân Israel, qua Đức Kitô, đã mở rộng lời mời gọi của Người đến mọi dân tộc, bằng cách trở thành Thiên Chúa của mọi dân tộc. Nhờ cách này mà sự trung thành với Thiên Chúa duy nhất được chu toàn; những dấu chỉ riêng biệt cấu thành bởi những tục lệ và những điều phải tuân giữ không còn cần thiết nữa, bởi vì tất cả mọi người được mời gọi, trong sự khác biệt nhau, để tạo thành phần tử của một Dân Thiên Chúa duy nhất trong “Hội Thánh của Thiên Chúa”, trong Đức Kitô.

Có một điều hiển nhiên đối với Thánh Phaolô trong hoàn cảnh mới là: giá trị chủ yếu và căn bản của Đức Kitô và “Lời” mà ngài đã rao giảng. Thánh Phaolô biết rằng người ta không những đã trở thành Kitô hữu không vì bị bắt buộc, nhưng vì trong hình thể nội tại của cộng đoàn mới này, cơ cấu hợp thành nó được liên kết với “Lời Hằng Sống”, là việc rao giảng Đức Kitô hằng sống, trong đó Thiên Chúa mở chính Mình ra cho mọi dân tộc, và kết hợp họ lại trong một Dân Thiên Chúa duy nhất. Việc Thánh Luca trong sách Tông Đồ Công Vụ nhiều lần dùng cụm từ “rao giảng Lời” (Cv 4:29,31; 8:25; 11:19; 13:46; 14:25; 16:6,31) là một điều quan trọng, với một ý định rõ ràng là chứng tỏ tầm vóc tối đa và quyết định của Lời được rao giảng.

Cách cụ thể, Lời này gồm có Thánh Giá và sự Phục Sinh của Đức Kitô, mà trong đó các lời trong Thánh Kinh được thể hiện. Mầu Nhiệm Phục Sinh, được công bố trong Lời, được hoàn thành trong các bí tích Thánh Tẩy và Thánh Thể, và được thể hiện trong Đức Ái của Kitô hữu. Công cuộc rao giảng Tin Mừng của Thánh Phaolô không có một mục tiêu nào khác hơn là thiết lập một cách vững chắc một cộng đồng các tín hữu trong Đức Kitô. Tư tưởng này có cùng một nguyên từ như “ekklesia” mà Thánh Phaolô, và toàn thể Kitô giáo cùng với ngài, thích dùng hơn một từ khác là “hội đường (synagogue)”, không những chỉ vì từ này có vẻ “thường dân” hơn – phát xuất từ thói quen tụ họp về chính trị của người Hy Lạp chứ không riêng về tôn giáo – nhưng cũng bởi vì từ ấy trực tiếp ám chỉ một tư tưởng có tính cách thần học hơn, một lời mời gọi “ab extra”, chứ không phải chỉ là một buổi họp đơn giản. Các tín hữu được Thiên Chúa, là Đấng tụ tập họ lại trong một cộng đoàn, là Hội Thánh của Ngài, mời gọi.

Theo nghĩa ấy, chúng ta cũng hiểu quan niệm nguyên thủy về Hội Thánh như “Thân Mình Đức Kitô”, theo học thuyết riêng của Thánh Phaolô. Về việc này, chúng ta nên ghi nhớ hai bình diện của quan niệm này. Thứ nhất là đặc tính xã hội, theo đó thì thân thể được tạo thành bởi những bộ phận, và không có thân thể nếu không có những bộ phận ấy. Chúng ta thấy cách giải thích này trong Thư gửi tín hữu Rôma và trong Thư Thứ Nhất gửi tín hữu Côrinthô, ở đó Thánh Phaolô dùng một hình ảnh đã có sẵn trong xã hội học của người Rôma. Ngài nói rằng một dân tộc cũng giống như một thân thể với những chi thể khác nhau, mỗi chi thể có phận sự riêng của mình, nhưng tất cả, dù chi thể nhỏ nhất và xem ra tầm thường nhất, cũng vẫn cần thiết để thân thể có thể sống và thi hành nhiệm vụ của mình. Cách thích hợp, Thánh Tông Đồ quan sát và thấy rằng trong Hội Thánh có nhiều ơn gọi: làm ngôn sứ, tông đồ, dân chúng đơn thành, tất cả đều được mời gọi sống Đức Ái mỗi ngày, tất cả đều cần thiết cho việc xây dựng sự hợp nhất sống động của tổ chức thiêng liêng này.

Page 49: TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi,

Một cách giải thích khác nói đến chính Thân Thể Đức Kitô. Thánh Phaolô chứng minh rằng Hội Thánh không chỉ là một tổ chức, nhưng thật sự trở thành Nhiệm Thể Đức Kitô trong Bí Tích Thánh Thể, là nơi mà tất cả các phần tử đón nhận Mình Người và thật sự trở thành Thân Thể của Người. Như thế là làm tròn mầu nhiệm phu thê, rằng tất cả là một thân thể và một tinh thần trong Đức Kitô. Vì thế thực tại phải vượt qua sự tưởng tượng về xã hội rất nhiều, bằng cách diễn tả bản chất thật sự và sâu xa của nó, là sự hợp nhất của tất cả những người đã được thanh tẩy trong Đức Kitô, được Thánh Tông đồ coi là “một” trong Đức Kitô, chiếu theo bí tích của Thánh Thể Người.

Khi nói điều này, Thánh Phaolô cho thấy rằng ngài biết rõ và ngài đưa chúng ta đến hiểu biết rằng Hội Thánh không phải là của ngài và cũng không phải là của chúng ta: Hội Thánh là Thân Thể Đức Kitô, là “Hội Thánh của Thiên Chúa”, là “cánh đồng của Thiên Chúa”, công việc xây dựng của Thiên Chúa . . . “đền thờ của Thiên Chúa (1 Cor 3:9,16). Danh hiệu cuối cùng đáng cho chúng ta đặc biệt quan tâm bởi vì danh hiệu ấy nói về một sự liên quan giữa các cá nhân, một từ thường được dùng để chỉ một nơi chốn, được coi là thánh. Liên quan giữa Hội Thánh và đền thờ như thế bao gồm hai bình diện bổ túc cho nhau: một đàng, đặc tính tách biệt và trong sạch, là điều mà căn nhà thánh có, được áp dụng cho cộng đồng giáo hội; mặt khác, người ta vượt lên trên quan niệm về một không gian vật chất, để chuyển giá trị này đến thực tại của một cộng đồng đức tin sống động. Nếu trước kia, các đền thờ được coi là những nơi có Thiên Chúa hiện diện, thì bây giờ người ta biết và thấy rằng Thiên Chúa không ngự trong những ngôi nhà làm bằmg đá, nhưng nơi Thiên Chúa hiện diện là thế giới của cộng đoàn các tín hữu sống động.

Một điều đáng đưọc bàn đến là tiêu chuẩn của “Dân Thiên Chúa” mà đối với Thánh Phaolô được áp dụng cách chắc chắn cho dân của Cựu Ước, rồi sau đó cho dân ngoại là những kẻ “không phải là dân” và cũng đã trở thành Dân Thiên Chúa nhờ việc được tháp nhập vào Đức Kitô qua Lời và Bí Tích.

Và có một sắc thái cuối cùng. Trong Thư gửi Timôthê, Thánh Phaolô gọi Hội Thánh là “nhà của Thiên Chúa” (1 Tim 3:15); và đó thật là một định nghĩa nguyên thủy, bởi vì định nghĩa này coi Hội Thánh là một cơ cấu của cộng đồng mà trong đó người ta sống trong những liên hệ đầm ấm có tính gia đình với nhau. Thánh Tông Đồ giúp chúng ta hiểu rõ hơn bao giờ hết mầu nhiệm Hội Thánh trong những chiều kích riêng biệt của buổi tập họp của Thiên Chúa trên thế gian.

Đây là điều cao quý nhất của Hội Thánh và của ơn gọi của chúng ta: chúng ta là đền thờ của Thiên Chúa nơi trần gian, là nơi Thiên Chúa ngự thật, và chúng ta đồng thời cũng là một cộng đồng, một gia đình của Thiên Chúa, Đấng là tình yêu. Như là gia đình và nhà của Thiên Chúa, chúng ta phải thực hành Đức Ái của Ngài trong thế gian, và như thế, với sức mạnh đến từ Đức Tin, chúng ta thành nơi chốn và dấu chỉ của sự hiện diện của Ngài. Chúng ta hãy cầu xin Chúa để Người ban cho chúng ta càng ngày càng trở nên Hội Thánh của Người, Thân Thể của Người, nơi hiện diện của Đức Ái của Người trong thế gian và trong lịch sử của chúng ta.

+ĐTC Bênêđictô XVI

Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ

Page 50: TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi,

Bài Giáo Lý mới IX của ĐTC Bênêđictô XVI về Thánh Phaolô Thánh Phaolô và Kitô học: Đức Khiêm Nhường của Đức Kitô Dưới đây là bản dịch bài Huấn Từ của Đức Thánh Cha Bênêđictô ngày Thứ Tư 22 tháng 10 trong buổi triều kiến chung tại quảng trường Thánh Phêrô. Hôm nay Đức Thánh Cha tiếp tục chu kỳ Giáo Lý về khuôn mặt và tư tưởng của Thánh Phaolô.

***

Anh chị em thân mến:

Trong những bài Giáo Lý các tuần trước, cha đã suy niệm về việc “trở lại” của Thánh Phaolô, là kết quả của một gặp gỡ riêng với Đức Kitô chịu đóng đinh và phục sinh, và chúng ta đã tự hỏi về liên hệ [Zenit dịch là phản ứng] của vị Tông Đồ Dân Ngoại với Đức Kitô khi Người còn tại thế. Hôm nay cha muốn nói về giáo huấn mà Thánh Phaolô để lại cho chúng ta về vai trò trọng tâm của Đức Kitô Phục Sinh trong mầu nhiệm cứu độ, nghĩa là về Kitô học của ngài.

Trên thực tế, Đức Kitô Phục Sinh, “vượt trên hết mọi danh hiệu”, ở trọng tâm của tất cả suy tư của ngài. Đối với Thánh Tông Đồ, Đức Kitô là tiêu chuẩn để lượng giá mọi biến cố và mọi sự, là mục tiêu của mọi cố gắng mà ngài thực hiện để rao giảng Tin Mừng, là một đam mê say đắm nâng đỡ bước đi của ngài trên những nẻo đường thế dương thế. Và Người là Đức Kitô sống động và cụ thể: Thánh Phaolô nói là Đức Kitô, “Đấng yêu thương tôi và thí mạng sống vì tôi” (Gal 2:20). Đấng này yêu tương tôi, tôi có thể nói với Người, Người lắng nghe và trả lời tôi, đây chính là nguyên tắc để hiểu thế gian và để tìm thấy đường đi trong lịch sử.

Những ai đã từng đọc các tác phẩm của Thánh Phaolô thì biết rõ rằng ngài không bận tâm đến việc kể lại những biến cố tạo thành cuộc đời của Đức Kitô, dù chúng ta có thể tưởng tượng rằng trong các bài Giáo Lý của ngài, ngài có thể kể rất nhiều về Chúa Giêsu tiền Phục Sinh hơn là những gì ngài đã viết trong các Thư của ngài, là những nhắc nhở về những hoàn cảnh cụ thể. Các công việc [tác phẩm] mục vụ và thần học của ngài cũng hướng về việc giáo dục các cộng đoàn tín hữu sơ khai, vì thế đối với ngài là điều tự nhiên khi đặt hết tâm trí vào việc loan báo Chúa Giêsu là “Chúa”, hôm nay vẫn còn sống và đang hiện diện giữa chúng ta.

Ở đây chúng ta thấy bản chất chính yếu đặc thù của Kitô học theo Thánh Phaolô, là môn học khai triển chiều sâu của mầu nhiệm với một quan tâm liên tục và chính xác: là loan báo với sự chắc chắn Chúa Giêsu và giáo huấn của Người, nhưng trên hết là loan báo thực thể chính là cái chết và sự phục sinh của Người như là tột đỉnh của sự hiện diện của Người ở thế gian, và là nguồn gốc cho những phát triển sau này của toàn thể Đức Tin Kitô giáo, của toàn thể thực chất của Hội Thánh.

Đối với Thánh Tông Đồ, biến cố Phục Sinh không phải là một biến cố riêng rẽ tách rời khỏi Cái Chết [của Chúa]. Đấng Phục Sinh cũng là Đấng Chịu Đóng Đinh. Đấng Phục Sinh cũng mang vết thương: Cuộc Khổ Nạn vẫn hiện diện trong Người và có thể nói như Pascal là Người chịu đau khổ cho đến tận thế, mặc dù là Đấng Phục Sinh cùng đang sống với chúng ta và cho chúng ta. Trên đường đi Đamascô, Thánh Phaolô đã hiểu sự đồng hóa này giữa Đấng Phục Sinh với Đức Kitô Chịu Đóng Đinh: Ngay lúc ấy, ngài được Thiên Chúa mặc khải một cách rõ ràng rằng Đấng Chịu Đóng Đinh là Đấng Phục Sinh và Đấng Phục Sinh là Đấng Chịu Đóng Đinh, Đấng nói cùng Thánh Phaolô: “Tại sao ngươi bách hại Ta?” (Cv 9:4). Khi ấy Thánh Phaolô đang khủng bố Hội Thánh Kitô giáo và sau đó ngài đã hiểu rằng thập giá là “một sự chúc dữ của Thiên Chúa” (Đnl 21:23) , nhưng lại là một hy lễ để cứu độ chúng ta.

Thánh Tông Đồ đã chiêm niệm say sưa bí mật được che dấu của Đấng Chịu Đóng Đinh và Phục Sinh, và qua những đau khổ mà Đức Kitô đã chịu trong nhân tính (diện trần thế) đã đưa Thánh Nhân đến sự hiện hữu đời đời mà ở đó Người làm một với Đức Chúa Cha (tình trạng tiền thời gian): “Nhưng khi tới thời viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con Ngài đến, sinh ra bởi một người phụ nữ, và dưới Lề Luật, để cứu chuộc những ai sống dưới Lề Luật, cho chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử” (Gal 4:4-5).

Page 51: TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi,

Hai bình diện – muôn đời hằng hữu cùng với Đức Chúa Cha và việc Chúa xuống nhập thể -- đã được loan báo trong Cựu Ước qua dung mạo của Sự Khôn Ngoan. Chúng ta tìm thấy trong văn chương Khôn Ngoan của Cựu Ước một số bản văn ca tụng vai trò của Sự Khôn Ngoan có trước việc tạo dựng thế gian. Theo nghĩa này, chúng ta có thể thấy những đoạn như Thánh Vịnh 90: “Ngay cả khi đồi núi chưa được dựng nên, địa cầu và vũ trụ chưa được tạo thành, Ngài vẫn là Thiên Chúa, từ muôn thuở cho đến muôn đời” (Tv 90:2 bản dịch nhóm GKPV). Hay những đoạn như đoạn tả Sự Khôn Ngoan sáng tạo: “Chúa đã dựng nên ta, như tác phẩm đầu tay của Người, trước mọi công trình của Người từ thời xa xưa nhất. Ta đã được thiết lập từ đời đời, từ nguyên thuỷ, trước khi có mặt đất” (Cn 8:22-23). Việc ca tụng Sự Khôn Ngoan cũng được biểu lộ trong sách mang cùng một tên là Sách Khôn Ngoan: “Từ chân trời này, Đức Khôn Ngoan vươn mạnh tới chân trời kia, cai quản mọi loài thật tốt đẹp” (Kn 8:1).

Những bản văn khôn ngoan nói về sự hằng hữu của Sự Khôn Ngoan cũng nói đến việc đi xuống của Sự Khôn Ngoan, về việc hạ xuống của Sự Khôn Ngoan này, đã tự mình cắm lều giữa loài người. Như thế chúng ta cảm thấy sự vang vọng của các lời trong Tin Mừng Thánh Gioan nói về cái lều bằng xương thịt của Chúa. Một cái lều đã được tạo ra trong Cựu Ước: Ở đây ám chỉ đền thờ, việc phụng tự theo “Lề Luật (Tora)”; nhưng theo quan điểm của Tân Ước, chúng ta hiểu rằng đây chỉ là biểu tượng tiền trưng cho một cái lều thực tế hơn và ý nghĩa hơn: cái lều bằng nhục thể của Đức Kitô.

Chúng ta đã thấy trong các sách của Cựu Ước rằng việc hạ xuống này của Sự Khôn Ngoan, việc Đức Khôn Ngoan xuống làm người, cũng bao hàm việc có thể bị khước từ. Thánh Phaolô, trong khi khai triển Kitô học của ngài, cũng nhắc đến chính viễn tượng khôn ngoan này: Ngài nhận ra trong Chúa Giêsu Sự Khôn Ngoan hằng hữu, Sự Khôn Ngoan xuống và cắm lều ở giữa chúng ta, và như thế ngài có thể diễn tả Đức Kitô như là “quyền năng của Thiên Chúa và Sự Không Ngoan của Thiên Chúa”. Ngài có thể nói rằng Đức Kitô đã trở nên cho chúng ta “sự khôn ngoan từ Thiên Chúa, cũng như sự công chính, sự thánh hoá và cứu độ” (1 Cor 1:24, 30). Cũng như thế, Thánh Phaolô cắt nghĩa rõ ràng rằng Đức Kitô, giống như Sự Khôn Ngoan, có thể bị khước từ trên hết bởi những người cai trị của thời đại này (x. 1 Cor 2:6-9), đến nỗi tạo ra một hoàn cảnh mâu thuẫn trong các chương trình của Thiên Chúa: Thập Giá sẽ trở thành con đường cứu độ cho toàn thể nhân loại.

Có một sự phát triển sau này của chu kỳ khôn ngoan, trong đó người ta nhìn thấy việc Sự Khôn Ngoan tự hạ mình xuống để sau đó được nâng lên mặc dù bị khước từ, được tìm thấy trong bài thánh thi thời danh trong Thư gửi tín hữu Philiphê (x. 2:6-11). Điều này liên hệ đến một trong những bản văn được đề cao nhất của Tân Ước. Hầu hết các nhà chú giải Thánh Kinh cho rằng đoạn Thánh Kinh này được soạn thảo trước khi có bản văn của Thư gửi tín hữu Philipphê. Đây là một sự kiện rất quan trọng bởi vì sự kiện này có nghĩa là trước Thánh Phaolô, Kitô giáo gốc Do Thái đã tin vào thiên tính của Chúa Giêsu. Nói cách khác, Đức Tin vào thiên tính của Đức Kitô không phải là một sáng kiến Hy Lạp, nảy sinh sau cuộc đời dương thế của Đức Kitô, một sáng kiến quên đi nhân tính của Người, đã thần thánh hóa Người. Trên thực tế chúng ta thấy rằng Kitô giáo gốc Do Thái thời sơ khai đã tin vào thiên tính của Chúa Giêsu. Hơn nữa, chúng ta có thể nói rằng chính các Tông Đồ trong những giây phút huy hoàng của cuộc đời Thầy mình, đã hiểu rằng Người là Con Thiên Chúa, như Thánh Phêrô nói tại Cêsarê Philipphê: “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16:16).

Nhưng chúng ta hãy trở về với bài thánh thi từ Thư gửi tín hữu Philipphê. Cấu trúc của bản văn có thể được chia thành ba đoạn, là những đoạn trình bày các thời điểm chính của hành trình mà Đức Kitô đã đi qua. Thời điểm có từ trước muôn đời của Người được diễn tả bằng những từ: “đồng hình đồng dạng với Thiên Chúa, mà không nghĩ phải giữ cho được địa vị ngang hàng với Thiên Chúa” (câu 6). Tiếp theo đó là việc tình nguyện tự hạ của Chúa Con được diẽn tả trong đoạn thứ nhì: “Người đã hoàn toàn trút bỏ chính mình, để mặc lấy hình dạng của một tên nô lệ” (câu 7), “Người tự hạ mình, vâng lời đến nỗi chịu chết, và ngay cả chết trên thập giá” (câu 8). Đoạn thứ ba của bài thánh thi công bố câu trả lời của Chúa Cha đối với sự khiêm hạ của Chúa Con: “Chính vì thế, mà Thiên Chúa đã siêu tôn Người và đã ban cho Người một danh hiệu vượt trên hết mọi danh hiệu” (câu 9).

Page 52: TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi,

Xúc động thay tính tương phản giữa sự tự hạ tận căn bản và kết quả được vinh danh trong vinh quang Thiên Chúa. Rõ ràng là đoạn thứ nhì này trái ngược với kỳ vọng của Ađam, là muốn làm cho mình thành Thiên Chúa, và cũng trái ngược với hành động của những kẻ xây Tháp Babel, là những kẻ muốn xây cho mình một cái cầu lên trời để họ trở thành thần thánh. Nhưng sáng kiến kiêu căng này cuối cùng đưa đến tự hủy: Bằng cách này, người ta không đạt đến thiên đàng, đến hạnh phúc thật, đến Thiên Chúa. Động tác của Con Thiên Chúa thì hoàn toàn ngược lại: không kiêu căng nhưng khiêm nhượng, là làm trọn tình yêu, và tình yêu là của Thiên Chúa. Sáng kiến tự hạ, khiêm nhường tận cùng của Đức Kitô, trái ngược với tính kiêu ngạo của loài người, thật sự là cách diễn tả tình yêu của Thiên Chúa; và theo đó là việc được đưa lên Trời, nơi Thiên Chúa kéo chúng ta lên với tình yêu của Ngài.

Ngoài Thư gửi tín hữu Philipphê, còn những chỗ khác trong văn chương của Thánh Phaolô mà vấn đề sự hiện hữu từ muôn đời và việc xuống trần của Con Thiên Chúa được kết hợp với nhau. Một tái xác nhận việc đồng hóa giữa Đức Khôn Ngoan và Đức Kitô, với tất cả hậu quả vũ trụ và nhân chủng của nó, được tìm thấy trong Thư Thứ Nhất gửi Timôthê: “Người được biểu lộ trong xác phàm, được nên công chính nhờ Chúa Thánh Thần; được các thiên sứ nhìn ngắm, và được rao giảng giữa muôn dân; được cả hoàn cầu tin kính, được đón nhận vào cõi quang vinh” (1 Tim 3:16). Trên hết mọi sự, dựa vào những tiền đề này mà chức vụ của Đức Kitô như là Đấng Trung Gian có thể được định nghĩa rõ ràng hơn, trong phạm vi của chỉ một mình Thiên Chúa của Cựu Ước (x. 1 Tim 2:5 trong tương quan với Isaia 43:10-11; 44:6). Đức Kitô là nhịp cầu thật sự đưa chúng ta lên Trời để hiệp thông với Thiên Chúa.

Và sau hết, chỉ một điểm nói về những phát triển cuối cùng về Kitô học của Thánh Phaolô trong các Thư gửi tín hữu Côlôxê và Êphêxô. Trong Thư thứ nhất, Đức Kitô được mệnh danh là “trưởng tử của mọi tạo vật” (Col 1:15-20). Từ “trưởng tử” này có ý nói là con đầu trong số nhiều con cái, con cả trong số nhiều anh chị em, đã hạ mình xuống để kéo chúng ta lên thành các em trai gái [của Người]. Trong Thư gửi tín hữu Êphêxô, chúng ta tìm thấy một cách trình bày tuyệt mỹ về chương trình cứu độ, khi Thánh Phaolô nói rằng trong Đức Kitô, Thiên Chúa muốn gồm tóm mọi sự (x. Eph 1:23). Đức Kitô là bản tóm tắt tất cả mọi sự, Người gánh lấy tất cả mọi sự và dẫn đưa chúng ta đến cùng Thiên Chúa. Và như thế cũng ám chỉ cử động đi xuống và đi lên, mời gọi chúng ta thông phần vào sự khiêm nhường của Người, nghĩa là, vào tình yêu Người dành cho những người lân cận, để nhờ thế được dự phần vào vinh quang của Người, biến chúng ta thành con cái [Thiên Chúa] trong Chúa Con cùng với Người. Chúng ta hãy cầu nguyện để Chúa giúp chúng ta thích nghi với sự khiêm nhường và tình yêu của Người, để được thông phần vào thiên tính của Người.

+ĐTC Bênêđictô XVI

Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ

Page 53: TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi,

Bài Giáo Lý Mới X của ĐTC Bênêđictô XVI về Thánh Phaolô Thần Học Thập Giá của Thánh Phaolô

Dưới đây là bản dịch bài Huấn Từ của ĐTC Bênêđictô về Thánh Phaolô trong buổi triều yết chung tại Quảng Trưởng Thánh Phêrô. Hôm nay ĐTC tiếp tục chu kỳ Giáo Lý về Thánh Phêrô.

**** Anh chị em thân mến, Trong kinh nghiệm cá nhân của Thánh Phaolô, có một sự kiện không thể nào chối cãi được: lúc ban đầu ngài là một người bắt đạo và đã dùng bạo lực chống lại các Kitô hữu, nhưng từ khi trở lại trên đường đi Đamascô, ngài đã đổi sang phía Đức Kitô Chịu Đóng Đinh, ngài đã biến Người thành lý do cho đời sống của ngài và động lực cho việc rao giảng của ngài. Cuộc đời của ngài được hiến trọn để cứu các linh hồn (x. 2 Cor 12:15), ngài chẳng mấy khi được thanh bình và an toàn khỏi những nguy hiểm cùng những khó khăn. Trong cuộc gặp gỡ Đức Kitô, ngài biết rõ ý nghĩa trọng tâm của Thập Giá: Ngài đã hiểu rằng Chúa Giêsu đã chết và sống lại cho mọi người, và cũng cho ngài. Cả hai yếu tố trên đều quan trọng và phổ quát: Chúa Giêsu thật sự đã chết cho mọi người, và cách chủ quan: Người cũng đã chết cho tôi. Như thế, trong Thập Giá biểu lộ tình yêu nhưng không và từ bi của Thiên Chúa. Chính Thánh Phaolô đã cảm nghiệm được tình yêu này trước hết (x. Gal 2:20) và đã từ một người tội lỗi trở thành người có đức tin, từ một tên khủng bố thành một Tông Đồ. Ngày này qua ngày khác, trong đời sống mới của ngài, ngài cảm nghiệm được rằng ơn cứu độ là ‘ân sủng’, và tất cả đều được đổ xuống từ cái chết của Đức Kitô chứ không phải nhờ công trạng của ngài, là điều không thể có được trong bất cứ trường hợp nào. “Tin Mừng về ân sủng” như thế đối với ngài trở thành một cách duy nhất để hiểu Thập Giá, là tiêu chuẩn không những cho cuộc sống mới của ngài, mà còn là câu trả lời cho những người chất vấn ngài. Trước hết là người Do Thái, những người đặt niềm hy vọng trên việc làm và mong rằng những việc làm ấy sẽ cứu độ họ, rồi đến những người Hy Lạp, là những kẻ đem sự khôn ngoan loài người của họ ra mà đối chọi với Thập Giá, cuối cùng có những nhóm lạc giáo, là những người được huấn luyện theo những ý tưởng của họ về Kitô giáo theo khuôn mẫu riêng của họ về đời sống. Đối với Thánh Phaolô, Thập Giá có vai trò ưu tiên thiết yếu trong lịch sử nhân loại; Thập Giá là điểm chính yếu của nền thần học của ngài, bởi vì nói về Thập Giá có nghĩa là nói về ơn cứu độ như ân sủng mà Thiên Chúa ban cho mọi tạo vật. Đề tài Thập Giá của Đức Kitô trở thành một nguyên lý cần thiết và chính yếu cho việc rao giảng của Thánh Tông Đồ, mà thí dụ điển hình nhất liên quan đến cộng đoàn Côrinthô. Phải đương đầu với một Hội Thánh mà ở đó có những cuộc nổi loạn và gương mù đáng lo ngại, là nơi mà sự hiệp thông bị đe dọa bởi chia rẽ nội bộ và bè phái, có thể làm rạn nứt Nhiệm Thể Đức Kitô, Thánh Phaolô hiện diện với họ không bằng những lời cao siêu hay sự khôn ngoan, nhưng bằng việc rao giảng Đức Kitô, một Đức Kitô Chịu Đóng Đinh. Sức mạnh của ngài không phải là ngôn ngữ có sức thuyết phục, nhưng mâu thuẫn thay, lại là sự yếu đuối và run rẩy của những người chỉ biết dựa vào “quyền năng của Thiên Chúa” (x 1 Cor 2:1-4). Thập Giá, vì tất cả những gì nó tượng trưng, cũng như của sứ điệp thần học mà nó chứa đựng, là chướng ngại và sự điên rồ. Thánh Tông Đồ quả quyết điều ấy bằng một cách mạnh mẽ khó quên, tốt hơn là chúng ta nghe từ chính lời ngài: “Quả thật lời rao giảng về Thập Giá là một sự điên rồ đối với những kẻ đang hư mất, nhưng đối với chúng ta là những người được cứu độ, thì đó lại là quyền năng của Thiên Chúa. . . Thiên Chúa đã vui lòng dùng sự điên rồ của lời rao giảng để cứu những người tin. Trong khi người Do Thái đòi hỏi những dấu lạ, còn người Hy Lạp tìm sự khôn ngoan, thì chúng tôi lại rao giảng Đức Kitô chịu đóng đinh, một chướng ngại cho người Do Thái, và một sự điên rồ đối với Dân Ngoại” (1 Cor 1:18-23).

Page 54: TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi,

Những cộng đồng Kitô hữu tiên khởi mà Thánh Phaolô nói với, biết rất rõ rằng Chúa Giêsu đã sống lại và vẫn còn đang sống; Thánh Tông Đồ muốn nhắc nhở không những chỉ người Côrinthô hay Galatê, mà tất cả chúng ta, rằng Đấng Phục Sinh luôn luôn là Đấng Đã Chịu Đóng Đinh. “Chướng ngại” và “sự điên rồ” của Thập Giá được tìm thấy chính ở sự kiện là ở đâu xem ra chỉ có thất bại, đau đớn, thua thiệt, thì ở đó thực ra lại là tất cả quyền năng của tình thương vô biên của Thiên Chúa, bởi vì Thập Giá là cách diễn tả tình yêu, và tình yêu là quyền năng thật được tỏ lộ trong sự yếu đuối bề ngoài này. Đối với người Do Thái, Thập Giá là một skandalon, nghĩa là một tảng đá làm cho người ta vấp ngã: Thập Giá dường như cản trở đức tin của những người Israel đạo đức, là những người đã không tìm được điều gì tương tự trong Thánh Kinh. Thánh Phaolô, với nhiều can đảm dường như muốn nói ở đây rằngcó một nguy cơ rất lớn: đối với người Do Thái, Thập Giá trái ngược với chính bản chất của Thiên Chúa, là Đấng luôn luôn tỏ mình ra bằng những dấu hiệu phi thường. Vì thế chấp nhận Thập Giá của Đức Kitô là trải qua một cuộc thay đổi sâu xa trong cách liên hệ với Thiên Chúa. Nếu đối với người Do Thái, lý do để chối bỏ Thập Giá được tìm thấy trong mặc khải, nghĩa là trong việc trung thành với Thiên Chúa Cha, thì đối với người Hy Lạp, tức là dân ngoại, tiêu chuẩn để chống lại Thập Giá nằm ở lý trí. Thực ra đối với họ Thập Giá là sự chết, là sự điên rồ, theo nguyên ngữ là insipienza, nghĩa là thức ăn không có muối, vì thế theo nghĩa thông thường thì đó không những chỉ là một lầm lỗi, mà còn là một điều sỉ nhục. Chính Thánh Phaolô đã hơn một lần có cái kinh nghiệm cay đắng về việc lời công bố của Kitô giáo bị chối bỏ, bị phán đoán là “vô vị”, là không thích hợp, là không đáng để người ta đếm xỉa đến trên mức độ luận lý. Đối với những người như người Hy Lạp, là những kẻ đã đi tìm sự hoàn hảo trong tinh thần, trong tư tưởng trong sạch, thì việc Thiên Chúa trở thành phàm nhân, tự mình lặn ngụp trong tất cả các giới hạn của không gian và thời gian là điều không thể chấp nhận được. Cho nên lại càng là điều không thể tưởng tượng được khi tin rằng Thiên Chúa có thể bị [đóng đinh] trên Thập Giá! Và chúng ta thấy tại sao lý luận của người Hy Lạp cũng là lý luận thông thường ở thời đại chúng ta. Quan niệm về “apátheia”, sự thờ ơ, như là thiếu vắng sự say mê Thiên Chúa: làm sao mà người ta có thể hiểu được một Thiên Chúa làm người và bị đánh bại, là Đấng sau đó lấy lại thân xác mình để như thế sự sống được phục hồi? “Chúng tôi sẽ nghe ông nói về điều này vào lúc khác” (Cv 17:32), dân Athen khinh miệt nói với Thánh Phaolô khi nghe ngài nói về việc kẻ chết sống lại. Họ tin rằng người ta đạt đến sự hoàn hảo khi giải thoát mình khỏi thân xác, được coi là một nhà tù: làm sao không coi là lầm lạc khi lấy lại thân xác mình? Trong một nền văn hóa cổ, dường như sứ điệp về Thiên Chúa nhập thể đã không có một chỗ đứng. Toàn thể biến cố của “Chúa Giêsu thành Nadareth” xem ra được đánh dấu bằng sự hoàn toàn lạnh nhạt, và chắc chắn rằng Thập Giá là điểm điển hình nhất của việc này. Nhưng tại sao Thánh Phaolô lại biến lời này, lời của Thập Giá, làm điểm nền tảng cho việc rao giảng của ngài? Câu trả lời không mấy khó khăn: Thập Giá tiết lộ “quyền năng của Thiên Chúa” (x. 1 Cor 1:24), là quyền năng khác với quyền năng của loài người. Thực ra, Thập Giá tiết lộ tình yêu của Thiên Chúa: “vì sự điên rồ của Thiên Chúa còn hơn sự khôn ngoan của loài người, và sự yếu đuối của Thiên Chúa còn mạnh hơn sức mạnh của loài người” (1 Cor 1:25). Vài thế kỷ sau Thánh Phaolô, chúng ta thấy rằng Thập Giá đã chiến thắng, chứ không phải sự khôn ngoan chống lại Thập Giá. Đấng Chịu Đóng Đinh là sự Khôn Ngoan, bởi vì Người bày tỏ trong chân lý Thiên Chúa là ai, nghĩa là, Người bày tỏ chính quyền năng của tình yêu đến nỗi đi đến tận Thập Giá để cứu độ con người. Thiên Chúa dùng các phương tiện và dụng cụ thoáng nhìn đối với chúng ta chỉ là yếu đuối. Đấng Chịu Đóng Đinh, một đàng biểu lộ sự yếu đuối của con người, đằng khác, biểu lộ quyền năng thật của Thiên Chúa, nghĩa là, sự nhưng không của tình yêu: Chính sự nhưng không của tình yêu này là sự khôn ngoan thật.

Page 55: TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi,

Thánh Phaolô đã cảm nghiệm được điều này ngay cả trong thân xác của ngài, và ngài làm chứng cho điều ấy trong những chặng đường khác nhau của cuộc hành trình thiêng liêng của ngài, đến nỗi nó trở thành điểm quy chiếu cần thiết cho mọi môn đệ của Chúa Gêsu: “Người bảo tôi rằng, ‘Ơn sủng của Thầy đủ cho con rồi, vì quyền năng của Thầy được nên trọn vẹn trong sự yếu đuối’” (2 Cor 12:9); và ngay cả: “Thiên Chúa đã chọn những gì yếu kém trong thế gian để làm cho những kẻ hùng mạnh phải bẽ bàng” (1 Cor 1:28). Thánh Tông Đồ đồng hóa mình với Đức Kitô đến độ, ngay cả giữa nhiều thử thách, ngài cũng vẫn sống trong Đức Tin vào Con Thiên Chúa, là Đấng đã yêu ngài và hiến chính mạng sống Người vì tội của ngài và của mọi người (x. Gal 1:4; 2:20). Chi tiết này về tiểu sử của Thánh Tông Đồ là mẫu mực cho tất cả chúng ta. Thánh Phaolô cống hiến cho chúng ta một tổng hợp thần học tuyệt vời về Thập Giá trong Thư Thứ Hai gửi tín hữu Côrinthô (5:4-21), ở đó mọi sự được chứa đựng trong hai xác quyết căn bản này: một đàng, Đức Kitô, là Đấng đã bị Thiên Chúa đối xử như tội lỗi vì chúng ta (câu 21), đã chết cho chúng ta (câu 14); đằng khác, Thiên Chúa đã hòa giải chúng ta với Chính Ngài, mà không quy tội cho chúng ta (câu 18-20). Nhờ “thừa tác vụ hòa giải này” tất cả mọi nô lệ đều đã được chuộc lại (x. 1 Cor 6:20; 7:23). Ở đây chúng ta thấy tất cả những điều trên thích hợp với đời sống chúng ta thế nào. Chúng ta cũng phải đi vào “thừa tác vụ hoà giải này”, là thừa tác vụ luôn bao hàm việc từ bỏ sự cao vượt của chính mình và chọn sự điên rồ của tình yêu. Thánh Phaolô đã từ bỏ chính sự sống của ngài, hoàn toàn hiến mình cho thừa tác vụ hòa giải, cho Thập Giá là ơn cứu độ của tất cả chúng ta. Và đây là điều chúng ta cũng phải biết làm: Chúng ta có thể tìm thấy sức mạnh của mình chính trong sự khiêm nhường của tình yêu, và tìm thấy sự khôn ngoan của mình trong sự yếu đuối của việc từ bỏ [mình] để đi vào sức mạnh của Thiên Chúa. Chúng ta phải xây dựng đời sống mình trong sự khôn ngoan thật này: Không sống cho chính mình, nhưng sống trong Đức Tin vào Thiên Chúa này, là Đấng mà tất cả chúng ta có thể nói về Người rằng: “Người đã yêu tôi và hiến mạng sống Người cho tôi”.

+ĐTC Bênêđictô XVI

Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ

Page 56: TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi,

Bài Giáo Lý Mới XI của ĐTC Bênêđictô XVI về Thánh Phaolô Thánh Phaolô và Biến Cố Phục Sinh

Dưới đây là bản dịch bài Huấn Từ của ĐTC Bênêđictô XVI trong buổi triều yết chung tại Quảng Trường Thánh Phêrô ngày 5 tháng 11 năm 2008. Hôm nay ĐTC tiếp tục chu kỳ Giáo Lý về Thánh Phaolô.

***

Anh chị em thân mến “nếu Đức Kitô đã không sống lại, thì lời rao giảng của chúng tôi thật trống rỗng, và đức tin của anh em cũng trống rỗng …. anh em vẫn còn ở trong tội lỗi của anh em.” (1 Cr 15:14,17). Với những lời mạnh mẽ này Thánh Phaolô vạch cho chúng ta thấy tầm quan trọng mà ngài gán cho biến cố Phục Sinh của Chúa Giêsu. Thực ra, biến cố này là lời giải đáp cho vấn đề hàm chứa trong bi kịch Thập Giá. Chỉ một mình nó, Thập Giá không thể giải thích được Đức Tin Kitô giáo, trái lại, nó còn là một thảm cảnh ám chỉ sự phi lý của cuộc đời. Mầu nhiệm Vượt Qua hệ tại ở sự kiện “Đấng Chịu Đóng Đinh đã sống lại trong ngày thứ ba như lời Thánh Kinh” (1 Cr 15:4). Như thế chứng thực những truyền thống tiền Kitô giáo.

Đây là điểm then chốt của Kitô học theo Thánh Phaolô: Mọi sự đều xoay quanh điểm trọng tâm này. Toàn thể giáo huấn của thánh Phaolô khởi hành từ và luôn luôn trở về với mầu nhiệm của Đấng mà Chúa Cha đã cho sống lại từ cõi chết. Biến Cố Phục Sinh là một sự kiện cơ bản, và hầu như là một tiền đề (x. 1 Cor 15:12), dựa vào đó mà Thánh Phaolô có thể đưa ra một công thức loan báo Tin Mừng tổng hợp: Đấng đã Chịu Đóng Đinh, và là Đấng đã biểu lộ tình yêu vô biên của Thiên Chúa đối với loài người, đã sống lại và đang sống giữa chúng ta.

Thật là quan trọng để ghi nhận sự nối kết giữa lời loan báo và biến cố Phục Sinh, như công thức Thánh Phaolô vừa đề ra, với những gì mà các cộng đồng Kitô hữu đầu tiên tiền Phaolô đã dùng. Ở đây chúng ta có thể thật sự thấy điều quan trọng của truyền thống có trước Thánh Tông Đồ, và đến lượt ngài muốn truyền lại với lòng kính trọng và chú tâm lớn lao. Văn bản về biến cố Phục Sinh trong chương 15:1-11 của Thư thứ I gửi tín hữu Côrinthô làm nổi bật mối dây liên kết giữa việc ”lãnh nhận” và ”truyền lại”. Thánh Phaolô coi việc công thức hóa truyền thống thành văn tự là điều rất quan trọng, ở cuối đoạn văn mà chúng ta đang nghiên cứu, Thánh Nhân ghi nhận: “Dù là tôi hay các vị ấy, thì chúng tôi đều rao giảng như thế, và anh em đã tin như thế” (1 Cor 15:11), như vậy làm nổi bật sự hiệp nhất của lời loan báo (kerygma) và việc rao giảng cho mọi Kitô hữu, và cho tất cả những người sẽ rao giảng sự Phục Sinh của Đức Kitô.

Truyền thống mà ngài kết hợp với cũng là nguồn mạch mà từ đó ngài rút ra. Tính chất sáng tạo của Kitô học của Thánh Phaolô không bao giờ làm tổn thương đến việc trung thành với truyền thống. Lời công bố (kerygma) của các Tông Đồ luôn luôn chiếm địa vị ưu tiên so với việc soạn lại kỹ lưỡng của cá nhân Thánh Phaolô; mỗi lập luận của ngài đều được trích ra từ truyền thống chung, trong đó trình bày Đức Tin được chia sẻ bởi tất cả các Hội Thánh, mà các Hội Thánh này chỉ là một Hội Thánh duy nhất.

Bằng cách này, Thánh Phaolô đưa ra một mẫu gương cho mọi thời đại trong việc phải nghiên cứu thần học và giảng huấn như thế nào. Thần học gia và giảng huấn viên không tạo ra những cái nhìn mới về thế giới và đời sống, nhưng trái lại phải phục vụ chân lý được truyền lại, phải phục vụ thực tại có thật của Đức Kitô, của Thập Giá, và của biến cố Phục Sinh. Nhiệm vụ của họ là giúp chúng ta ngày nay hiểu, đàng sau các từ cổ xưa, thực tại “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”, và nhờ đó hiểu được thực tại về sự sống thật.

Page 57: TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi,

Thật thích hợp ở đây khi nói đích xác rằng: Trong khi loan báo biến cố Phục Sinh, Thánh Phaolô đã không bận tâm đến việc trình bầy một giáo thuyết một cách có cấu trúc - ngài đã không muốn viết một cẩm nang thần học - nhưng thay vào đó, ngài đưa ra đề tài để trả lời các nghi vấn và các câu hỏi cụ thể mà các tín hữu đã đặt ra cho ngài. Như thế là một bài nói chuyện ngẫu nhiên, nhưng đầy Đức Tin và thần học sống động. Người ta thấy ngài tập trung vào điểm chính: đó là chúng ta đã được “công chính hóa”, nghĩa là đã được trở nên công chính, được cứu độ bởi Đức Kitô, là Đấng đã chết và đã sống lại cho chúng ta. Sự kiện Phục Sinh được làm nổi bật trên mọi sự kiện khác, nếu không có sự kiện này, thì đời sống Kitô hữu trở thành phi lý. Vào buổi sáng Phục Sinh ấy, một điều gì phi thường và mới mẻ đã xảy ra, nhưng đồng thời lại là một điều rất cụ thể, kiểm chứng được bởi những dấu chính xác, được chứng thực bởi nhiều nhân chứng.

Đối với thánh Phaolô cũng như đối với các tác giả khác của Tân Ước, việc Phục Sinh được liên kết với chứng từ của những người đã có kinh nghiệm trực tiếp với Đấng Phục Sinh. Đây là việc thấy và nghe không những chỉ với cặp mắt và giác quan, nhưng còn với một ánh sáng nội tâm, là động cơ thúc đẩy việc nhận ra điều mà các giác quan bên ngoài kiểm chứng như là một dữ kiện khách quan. Vì thế Thánh Phaolô -- cũng giống như bốn Thánh Sử -- coi đề tài về những cuộc hiện ra là điều quan trọng căn bản, và là điều kiện nền tảng cho Đức Tin vào Đấng Phục Sinh, là Đấng đã để lại ngôi mộ trống.

Hai dữ kiện này thật quan trọng: Ngôi mộ trống và Chúa Giêsu đã thực sự hiện ra. Như thế dây chuyền truyền thống này đã được làm bằng chứng từ của các Tông Đồ và các môn đệ đầu tiên, được chuyển qua các thế hệ kế tiếp, đến chúng ta. Kết quả đầu tiên, hay cách đầu tiên để diễn tả chứng từ này là việc rao giảng sự Sống Lại của Đức Kitô như một tổng hợp của sứ điệp Tin Mừng, và tột đỉnh của con đường cứu độ. Thánh Phaolô đã thực hiện tất cả những điều ấy trong nhiều dịp khác nhau: chúng ta có thể tham khảo các Thư của ngài và Sách Tông Đồ Công Vụ, là nơi mà chúng ta có thể thấy điểm chính đối với ngài là làm chứng nhân cho biến cố Phục Sinh.

Cha muốn dẫn chứng chỉ một đoạn văn: Thánh Phaolô ra trước Công Nghị Do thái, như một người bị tố cáo, khi bị bắt tại Giêrusalem. Trong trường hợp thập tử nhất sinh này, ngài đã cho thấy ý nghĩa và nội dung của toàn thể lời rao giảng của ngài: “Tôi bị xét xử vì niềm hy vọng vào việc kẻ chết sẽ sống lại” (Cv 23:6). Thánh Phaolô cũng thường lập lại cùng một điệp khúc này trong các Thư của ngài (x. 1 Thes 1:9tt.; 4:13-18; 5:10), trong đó ngài đã nhắc đến kinh nghiệm gặp gỡ riêng của ngài với Đức Kitô Phục Sinh (x. Gl 1:15-16; 1 Cr 9:1).

Nhưng chúng ta có thể tự hỏi: Đối với Thánh Phaolô đâu là ý nghĩa sâu xa của biến cố Phục Sinh của Chúa Giêsu? Ngài muốn nói gì với chúng ta 2000 năm sau đó? Việc khẳng định rằng “Đức Kitô đã sống lại” có thực tế đối với chúng ta không? Tại sao biến cố Phục Sinh đối với ngài và đối với chúng ta ngày nay lại là một đề tài có tính cách quyết định như thế?

Thánh Phaolô đã trịnh trọng trả lời câu hỏi này ở đầu Thư gửi tín hữu Roma: “Ðó là Tin Mừng của Thiên Chúa… về Con của Ngài, là Ðấng sinh ra bởi dòng dõi vua Ðavid theo xác thịt. Nhưng đã được tuyên xưng là Con Thiên Chúa với tất cả quyền năng theo tinh thần thánh thiện, qua việc sống lại từ cõi chết” (Rm 1:3-4).

Thánh Phaolô biết rõ và nói nhiều lần rằng Chúa Giêsu luôn luôn là Con Thiên Chúa từ giây phút nhập thể. Điều mới mẻ của việc Phục Sinh bao gồm sự kiện là Chúa Giêsu, được nâng lên khỏi địa vị hèn mọn của cuộc sống trần gian, được đặt làm Con Thiên Chúa với “quyền năng”. Chúa Giêsu, Đấng chịu xỉ nhục cho đến khi chết trên Thập Giá, giờ đây có thể nói với Nhóm Mười Một: “Mọi quyền hành trên trời dưới đất đã được trao cho Thầy” (Mt 28:18). Điều mà Thánh Vịnh 2:8 nói đã được thể hiện: “Hãy xin, Cha sẽ cho con muôn dân làm gia nghiệp, và khắp cùng trái đất thuộc về con.”

Page 58: TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi,

Đó là lý do tại sao việc Phục Sinh là khởi điểm của việc loan báo Tin Mừng của Đức Kitô cho mọi dân tộc -- mở đầu Nước Đức Kitô, Nước này không biết một quyền năng nào khác ngoài quyền năng của chân lý và tình yêu. Như thế việc Phục Sinh dứt khoát biểu lộ cho chúng ta căn tính đích thực và tầm vóc phi thường của Đấng Chịu Đóng Đinh: Một phẩm giá khôn sánh và rất cao sang -- Chúa Giêsu là Thiên Chúa!

Đối với Thánh Phaolô, căn tính bí mật của Chúa Giêsu được tỏ lộ trong Mầu Nhiệm của việc Phục Sinh, hơn cả trong việc Nhập thể. Trong khi tước hiệu “Đức Kitô”, nghĩa là “Đấng Mêsia”, “Đấng Được Xức Dầu” trong các Thư của Thánh Phaolô có khuynh hướng trở thành tên riêng của Chúa Giêsu, và tước hiệu “Chúa” xác định liên hệ cá nhân của Người với các tín hữu, thì tước hiệu “Con Thiên Chúa” được dùng để diễn tả mối liên hệ mật thiết của Chúa Giêsu với Thiên Chúa, một mối liên hệ được bày tỏ cách đầy đủ trong biến cố Phục Sinh. Cho nên, chúng ta có thể nói rằng Chúa Giêsu đã sống lại để làm Chúa của kẻ chết và kẻ sống (x. Rm 14:9; 2 Cr 5:15), hay nói cách khác, làm Đấng Cứu Độ chúng ta (x. Rm 4:25).

Tất cả những điều này đem theo chúng những hệ quả quan trọng đối với đời sống Đức Tin của chúng ta: chúng ta được mời gọi để thông phần tận đáy của cuộc sống chúng ta vào toàn thể Cái Chết và sự Sống Lại của Đức Kitô. Thánh Tông Đồ nói: chúng ta “đã cùng chết với Đức Kitô” và chúng ta tin rằng “chúng ta cũng sẽ sống với Người, vì chúng ta biết rằng Đức Kitô, một khi đã sống lại từ cõi chết, thì không còn chết nữa; sự chết không còn quyền lực gì trên Người” (Rm 6:8-9).

Điều này có nghĩa là chia sẻ các đau khổ của Đức Kitô, như là bước đầu trong việc hoàn toàn được đồng hình đồng dạng với Người qua việc sống lại. Đó cũng là điều đã xảy ra cho Thánh Phaolô, mà kinh nghiệm của ngài được diễn tả trong các Thư của ngài bằng một giọng vừa chính xác vừa thực tế: “để biết Người, và quyền năng của sự sống lại của Người, và được chia sẻ những đau khổ của Người, nhờ được nên giống như Người trong cái chết của Người, để bằng bất cứ phương thế nào, tôi có thể đạt được sự sống lại từ cõi chết” (Pl 3:10-11; x. 2 Tm 2:8-12). Thần học Thập Giá không phải là một lý thuyết -- mà là một thực tại của đời sống Kitô hữu. Sống trong Đức Tin vào Đức Chúa Giêsu Kitô, sống chân lý và đức ái bao hàm việc từ bỏ chính mình mỗi ngày, bao hàm các khổ đau. Kitô giáo không phải là một con đường thoải mái, ngược lại là một cuộc leo dốc đòi hỏi nhiều cố gắng, nhưng được chiếu soi bằng ánh sáng của Đức Kitô và niềm hy vọng lớn lao phát sinh từ Người.

Thánh Agustinô nói: Các Kitô hữu không được miễn khổ đau, ngược lại, họ còn được thêm một chút khổ đau, vì sống Đức Tin diễn tả lòng can đảm đương đầu với cuộc đời và lịch sử một cách sâu xa hơn. Và với mọi sự, chỉ bằng cách này, là kinh nghiệm đau khổ, chúng ta cảm nghiệm đời sống ở đáy của nó, trong vẻ mỹ miều của nó, trong niềm hy vọng lớn lao được gợi ra bởi Đức Kitô, là Đấng Chịu Đóng Đinh và Phục Sinh. Người tín hữu thấy mình đứng giữa hai thái cực: một bên là sự Sống Lại, là điều đã hiện diện và hoạt động trong chúng ta một cách nào đó (x. Col 3:1-4; Eph 2:6), và bên kia, là sự cấp bách phải thích ứng vào tiến trình này, là tiến trình đưa đến tất cả mọi điều và mọi sung mãn được trình bày trong Thư gửi tín hữu Rôma bằng một hình ảnh táo bạo: giống mọi tạo vật rên siết và đau đớn như đau bụng trong lúc sinh con, bằng cách này chúng ta cũng rên siết trong niềm hy vọng vào sự cứu độ của thân xác chúng ta, vào ơn cứu độ và sự sống lại của chúng ta (x. Rm 8:18-23).

Tóm lại, chúng ta có thể nói cùng thánh Phaolô rằng: người tín hữu chân chính được ơn cứu độ khi tuyên xưng trên môi rằng Chúa Giêsu là Chúa và tin trong lòng rằng Thiên Chúa đã cho Người sống lại từ cõi chết (x. Rm 10:9). Điều quan trọng trên hết mọi sự là một tấm lòng tin vào Đức Kitô và “chạm đến” Đấng Phục Sinh trong Đức Tin. Nhưng tin trong lòng thôi thì chưa đủ, chúng ta còn phải tuyên xưng và làm chứng cho Đức Tin ấy trên môi và bằng đời sống của chúng ta, như thế làm cho chân lý của Thập Giá và sự Phục Sinh được hiện diện trong lịch sử của chúng ta.

Page 59: TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi,

Bằng cách này, người Kitô hữu tham gia vào một tiến trình mà trong đó người ấy đi từ Ađam thứ nhất, là Ađam thuộc về thế gian, phải hư nát và phải chết, đến chỗ được biến đổi thành Ađam cuối cùng, là Ađam thuộc về Thiên Đàng và không thể hư nát (x. 1 Cor 15:20-22,42-49). Tiến trình này đã được khởi sự bằng biến cố Phục Sinh của Đức Kitô, là nền tảng cho niềm hy vọng là một ngày nào đó chúng ta cũng được cùng Đức Kitô bước vào quê thật trên Thiên Đàng. Được nuôi dưỡng bởi niềm hy vọng này, chúng ta hãy can đảm và vui vẻ tiếp tục cuộc hành trình của mình.

+ĐTC Bênêđictô XVI

Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ

Page 60: TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi,

Bài Giáo Lý mới XII của ĐTC Bênêđictô XVI về Thánh Phaolô Ngày Quang Lâm của Đức Kitô trong Giáo Huấn của Thánh

Phaolô

Dưới đây là bản dịch bài Huấn Từ của ĐTC Bênêđictô XVI về Thánh Phaolô trong buổi Triều Yết Chung ngày 12/11/2008 tại Quảng Trường Thánh Phêrô. Hôm nay ĐTC tiếp tục Chu Kỳ Giáo Lý về Thánh Phaolô, và ngài đặt trọng tâm vào lời giảng dạy của Thánh Nhân về Ngày Trở Lại của Chúa. Vì bản Anh Văn chưa có nên bản này dịch theo Tiếng Ý và tham khảo bản Tiếng Pháp của Zenit.org.

* * * * *

Anh chị em thân mến,

Đề tài về sự Phục Sinh, mà chúng ta nói đến tuần trước, mở ra cho chúng ta một viễn cảnh mới, đó là việc mong đợi ngày trở lại của Chúa, và như thế đưa chúng ta đến việc suy niệm về liên hệ giữa thời gian hiện tại, thời gian của Hội Thánh, của Nước Đức Kitô, và của tương lai (cánh chung) đang chờ đợi chúng ta khi Đức Kitô sẽ trao Vương Quyền lại cho Chúa Cha (x. 1 Cor 15:24). Mỗi bàn luận của Kitô giáo về những điều sau hết, gọi là cánh chung, luôn luôn đi sau biến cố Phục Sinh: trong biến cố này các sự việc đã bắt đầu, theo một nghĩa nào đó, đã hiện diện rồi.

Có lẽ vào năm 52, Thánh Phaolô viết Thư đầu tiên của ngài, Thư Thứ Nhất gửi tín hữu Thêxalônica, trong đó ngài nói về việc Chúa Giêsu trở lại, gọi là ngày Quang Lâm, ngày Người đến, một sự hiện diện mới, cuối cùng và rõ ràng (x. 1 Th 4:13-18). Với các tín hữu Thêxalônica, là những người có những nghi ngờ và vấn nạn riêng của họ, Thánh Tông Đồ viết như thế này: “Nếu chúng ta tin rằng Chúa Giêsu đã chết và đã sống lại, thì ngay cả những người đã an giấc trong Chúa Giêsu, sẽ được Thiên Chúa đem về cùng với Người” (1 Th 4:14). Ngài tiếp: “Những người đã chết trong Ðức Kitô sẽ sống lại trước hết; rồi đến chúng ta, là những người đang sống, những người còn lại, sẽ được đem lên trên đám mây cùng với họ, để gặp Chúa trên không trung; và như vậy chúng ta sẽ được muôn đời ở cùng Chúa” (1 Th 4:16-17). Thánh Phaolô diễn tả việc Quang Lâm của Đức Kitô bằng một giọng rất sống động và những hình ảnh biểu tượng, nhưng chuyển đạt một sứ điệp đơn sơ và sâu sắc: cuối cùng chúng ta sẽ muôn đời được ở với Chúa. Điều này vượt trên các hình ảnh, một sứ điệp căn bản: Tương Lai của chúng ta là “ở với Chúa”, với tư cách là các tín hữu, chúng ta đang ở với Chúa trong cuộc đời mình rồi. Tương lai của chúng ta, là đời sống vĩnh cửu, đã được bắt đầu.

Trong Thư Thứ Hai gửi tín hữu Thêxalônica, Thánh Phaolô đổi viễn cảnh, ngài nói về những biến cố tiêu cực, là những biến cố phải xảy ra trước ngày sau hết và chung cuộc. Ngài nói rằng đừng khờ dại nghĩ rằng Ngày của Chúa đến nơi rồi, theo ngày tháng người ta tính toán: “Về ngày Ðức Chúa Giêsu Kitô của chúng ta trở lại, và việc chúng ta tập họp với nhau để về với Người, thế này, là anh em đừng vội để cho tinh thần rung động, hay bối rối, dù bởi thần khí, hay qua lời nói, hay bằng thư từ, nói là đến từ chúng tôi, như là ngày của Chúa đã gần đến. Ðừng để ai lừa dối anh em bất cứ cách nào!” (2 Cor 2:1-3). Những đoạn văn tiếp theo loan báo rằng trước khi Chúa đến, sẽ có việc bỏ đạo, và có sự xuất hiện của ‘tên loạn tặc’, là ‘đứa con của sự hư mất’ (1 Th 2:3), đó là điều mà truyền thống cũng gọi là “Tên Phản Kitô”. Nhưng chủ ý của Thư này của Thánh Phaolô trước hết có tính cách thực hành, ngài viết: “Khi còn ở với anh em, chúng tôi đã truyền cho anh em rằng nếu ai không chịu làm việc, thì đừng có ăn! Vì chúng tôi nghe rằng trong anh em có một số kẻ ăn không ngồi rồi, không làm lụng gì cả, mà lại can thiệp vào mọi chuyện. Ðối với những kẻ như thế, nhân danh Ðức Giêsu Kitô, chúng tôi truyền dạy và khuyên nhủ rằng, họ hãy làm việc trong yên lặng, để tự mình có bánh mà ăn” (2 Cor 3:10-12). Nói cách khác, việc Quang Lâm Chúa Giêsu không miễn trừ chúng ta khỏi tham gia vào thế gian này, nhưng trái lại tạo ra cho

Page 61: TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi,

chúng ta những trách nhiệm trước mặt Thiên Chúa, để Ngài phán đoán về việc làm của chúng ta trên thế gian này. Cũng như gia tăng nhiệm vụ của chúng ta phải làm trong thế gian. Chúng ta sẽ thấy cùng một điều này trong Bài Tin Mừng Chúa Nhật tới về các nén bạc, ở đó Chúa nói cho chúng ta rằng nén bạc được trao cho mọi người và vị Thẩm Phán sẽ hỏi họ như sau: Bạn đã sinh hoa trái chưa? Cho nên việc mong được tiền lời ám chỉ nhiệm vụ đối với thế gian này.

Cùng một điều này và cùng một sự liên hệ giữa việc Quang Lâm - việc trở lại của vị Thẩm Phán/Đấng Cứu Độ - và quyết tâm của chúng ta trong đời sống được bày tỏ trong một phạm vi khác cùng những bình diện khác trong Thư gửi cộng đoàn Philipphê, là cộng đoàn cần cha của họ, là Thánh Phaolô, ngài viết: “Đối với tôi, sống là Ðức Kitô, và chết là một điều ích lợi. Nếu tôi sống trong thân xác mà công việc của tôi có kết quả, thì tôi không biết sẽ phải chọn đàng nào. Vì tôi bị giằng co giữa hai đàng. Mong ước của tôi là ra đi để được ở với Ðức Kitô, điều này tốt hơn nhiều. Nhưng ở lại trong thân xác thì cần thiết hơn cho anh em. Và tôi tin chắc điều này là, tôi biết rằng tôi sẽ ở lại và tiếp tục ở với tất cả anh em, vì sự tiến triển và niềm vui trong đức tin của anh em; để vì tôi mà sự vui mừng của anh em được thêm phong phú trong Ðức Giêsu Kitô, qua việc tôi lại đến với anh em” (Pl 1: 21-26). Thánh Phaolô không sợ chết, trái lại: chết có nghĩa là được sống cách trọn vẹn với Đức Kitô. Nhưng Thánh Phaolô cũng chia sẽ những tình của Đức Kitô, là Đấng không còn sống cho chính mình, nhưng sống cho chúng ta. Sống cho tha nhân trở thành chương trình của cuộc đời của Thánh Nhân, và cũng chứng tỏ việc hoàn toàn vâng phục Thánh Ý Thiên Chúa, để Thiên Chúa định đoạt. Trên hết là ngài sẵn sàng, cả trong tương lai, để sống trên đời này cho người khác, cho Đức Kitô, sống trong sự hiện diện sống động của Người, và như thế sống để canh tân thế gian. Chúng ta thấy rằng sự hiện diện của Đức Kitô tạo ra một sự tự do nội tâm lớn lao: tự do trước sự đe dọa của cái chết, nhưng cũng là tự do trước mọi dấn thân và đau khổ trong đời. Điều này chỉ có thể có được với Thiên Chúa và sự tự do chân chính.

Giờ đây sau khi đã xem xét một số bình diện khác nhau của việc mong đợi ngày Đức Kitô Quang Lâm, chúng ta hãy tự hỏi: Những thái độ căn bản của Kitô hữu về những điều cuối cùng: chết và tận thế, là những thái độ nào?

Thái độ thứ nhất là việc xác tín rằng Chúa Giêsu đã sống lại, và ở cùng chúng ta luôn mãi. Không có ai có quyền năng bằng Đức Kitô, bởi vì Người ở cùng Chúa Cha và ở cùng chúng ta. Cho nên chúng ta được an toàn, không phải sợ hãi. Đây là một phần chính yếu của lời giảng dạy của Kitô giáo. Việc sợ các tà thần và các thần minh đã lan tràn trong thế giới cổ. Ngay cả ngày nay, lẫn lộn với nhiều yếu tố tốt lành của các tôn giáo tự nhiên, các nhà truyền giáo cũng tìm thấy sự sợ hãi tà thần, những quyền lực tiêu cực ngăm nghe làm hại chúng ta. Đức Kitô đang sống, đã chiến thằng sự chết và tất cả các quyền lực ấy. Chúng ta được sống trong xác tín này, trong tự do này, trong niềm vui này. Đó là bình diện thứ nhất của đời sống chúng ta đối với tương lai.

Thứ nhì, việc xác tín rằng Đức Kitô đang ở với tôi. Và trong Đức Kitô thế giới tương lai đã bắt đầu, điều này cũng cho chúng ta niềm hy vọng chắc chắn. Tương lai không phải là một vùng tối tăm mà ở đó không có ai chỉ đường. Không phải như thế. Nếu không có Đức kitô, ngay cả tương lai của thế giới hôm nay cũng đen tối. Có quá nhiều sợ hãi về tương lai. Các Kitô hữu biết rằng ánh sáng của Đức Kitô mạnh hơn và như thế họ không sống trong một hy vọng mơ hồ, nhưng trong một niềm hy vọng mang lại sự chắc chắn và can đảm cho bộ mặt tương lai.

Cuối cùng, thái độ thứ ba. Vị Thẩm Phán trở lại - Người vừa là Thẩm Phán vừa là Đấng Cứu Độ - là Đấng đã để lại cho chúng ta quyết tâm sống trong thế gian theo cách sống của Người. Người đã ban cho chúng ta các nén vàng (các tài năng) của Người. Vậy thái độ thứ ba của chúng ta là có trách nhiệm đối với thế gian, đối với anh em trước mặt Đức Kitô, và đồng thời xác tín về lòng thương xót của Người. Cả hai điều đều quan trọng. Chúng ta không sống như là sự lành và sự dữ đều như nhau, bởi vì chỉ có một mình Thiên Chúa là

Page 62: TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi,

Đấng Thương Xót. Nói như thế là một sự lừa dối. Thực ra, chúng ta sống với một trách nhiệm lớn lao. Chúng ta có những nén vàng (tài năng) của mình, chúng ta có nhiệm vụ làm việc để cho thế giới này được mở ra cho Đức Kitô, được canh tân. Nhưng trong khi làm nhiệm việc và biết rằng trong trách nhiệm của chúng ta, Thiên Chúa là Vị Thẩm Phán thật, chúng ta cũng tin tưởng rằng vị Thẩm Phán này là một thẩm phán tốt lành, chúng ta biết dung ngàn Người, dung nhan của Đức Kitô Phục Sinh, của Đức Kitô Chịu Đóng Đinh vì chúng ta. Cho nên chúng ta có thể tin tưởng vào sự tốt lành của Người và tiến bước với lòng can đảm phi thường.

Một yếu tố khác của cánh chung theo Thánh Phaolô là tính phổ quát của lời mời gọi Đức Tin, là điều liên kết người Do Thái và Dân Ngoại lại với nhau, như dấu chỉ và tiền dự vào thực tại trong tương lai, là điều cho phép chúng ta nói rằng chúng ta đã được ngồi trên Thiên Đàng với Đức Chúa Giêsu Kitô, nhưng để tỏ ra trong các kỷ nguyên tương lai sự phong phú của ân sủng (x. Eph 2:6 tt): điều sau này đã được thấy trước, để chứng tỏ tình trạng thành đạt đầu tiên mà trong đó chúng ta sống. Điều này làm cho chúng ta chịu được những đau khổ ở đời này, là điều không thể so sánh được với vinh quang trong tương lai (x. Rm 8:18). Chúng ta bước đi nhờ Đức Tin chứ không phải nhờ nhãn quan. Ngay cả thà xa lìa thân xác này mà được ở cùng Chúa còn hơn, là điều đáng kể sau cùng, dù đang ở trong thân xác hoặc xa lìa nó, thì chỉ là điều làm đẹp lòng Người (x. 2 Cor 5:7-9).

Sau cùng là một điểm cuối cùng có thể hơi khó đối với chúng ta. Trong khi kết luận Thư Thứ Hai gửi tín hữu Côrinthô, Thánh Phaolô nhắc lại và đọc một kinh nguyện phát sinh từ những cộng đồng Kitô hữu tiên khởi trong vùng Palestine: “Maranà, thà!” có nghĩa đen là: “Lạy Chúa, xin hãy đến!” (2 Cor 16:22). Đó là kinh nguyện của các Kitô hữu tiên khởi và cũng là lời cầu nguyện trong cuốn sách cuối cùng của Tân Ước, là Sách Khải Huyền, được kết thúc bằng lời cầu nguyện này: “Lạy Chúa, xin hãy đến!”.

Chúng ta cũng có thể cầu nguyện như thế không? Đối với tôi xem ra trong đời sống chúng ta trên thế giới này, thật khó mà chân thành cầu xin cho thế giới này bị tiêu hủy đi, để Thành Giêrsalem mới đến, khi cuộc chung phán và vị Thẩm Phán, Đức Kitô đến.

Tôi thành thật tin rằng nếu chúng ta không dám cùng nhau cầu nguyện vì nhiều lý do, thì chúng ta cũng có thể cùng với các Kitô hữu đầu tiên nói một cách hợp lý và chính đáng: “Lạy Chúa Giêsu, Xin hãy đến!”. Dĩ nhiên là chúng ta không muốn ngày tận thế đến. Nhưng ngược lại, chúng ta cũng muốn chấm dứt cái thế giới bất công này. Chúng ta muốn thế giới được thay đổi tận gốc, để bắt đầu nền văn minh tình thương, một thế giới công bằng, hòa bình, không có bạo lực và nghèo đói.

Chúng ta muốn điều này, và nó làm sao xảy ra được nếu không có sự hiện diện của Đức Kitô? Thiếu sự hiện diện của Đức Kitô thì không bao giờ có được một thế giới thật sự công bằng và canh tân. Ngay cả bằng một cách khác, cách đầy đủ và hoàn hảo, chúng ta cũng có thể và phải nói, với sự cấp bách khẩn thiết trong những hoàn cảnh của thời đại chúng ta: Lạy Chúa, xin hãy đến! Xin hãy đến theo cách thức của Chúa! Tùy theo cách Chúa biết. Xin hãy đến những nơi có bất công và bạo lực! Xin hãy đến các trại tị nạn, ở Darfur, ở Bắc Kivu, ở quá nhiều nơi trên thế giới. Xin hãy đến những nơi mà dịch ma túy đang hoành hành. Xin hãy đến giữa những người giầu có nhưng đã quên Chúa, và chỉ biết sống cho mình. Xin hãy đến những nơi mà người ta chưa biết đến Chúa. Xin hãy đến theo cách của Chúa và canh tân thế giới hôm nay. Xin hãy đến trong lòng chúng con, xin hãy đến và canh tân đời sống chúng con, xin hãy đến trong lòng chúng con để chính chúng con có thể trở thành ánh sáng của Thiên Chúa, trở thành sự hiện diện của Chúa. Maranà, thà! “Lạy Chúa Giêsu, xin hãy đến!”.

Và chúng ta hãy cầu xin để Đức Kitô thật sự hiện diện trong thế giới của chúng ta hôm nay và canh tân nó.

Page 63: TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi,

+ĐTC Bênêđictô XVI

Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ

Page 64: TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi,

Bài Giáo Lý mới XIII của ĐTC Bênêđictô XVI về Thánh Phaolô Thánh Phaolô và Ơn Công Chính Hoá

Dưới đây là bản dịch bài huấn từ của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI về Thánh Phaolô trong buổi triều yết chung vào ngày Thứ Tư 19/11/2008 tại Quảng Trường Thánh Phêrô. Nguyên văn bằng tiếng Ý. Hôm nay ĐTC tiếp tục chu kỳ Giáo Lý về Thánh Phaolô.

* * *

Anh chị em thân mến,

Trên con đường mà chúng ta đang đi theo dưới sự hướng dẫn của Thánh Phaolô, chúng ta muốn dành thì giờ suy nghĩ về một vấn đề là trung tâm của những cuộc tranh luận trong thời kỳ Cải Cách: vấn đề công chính hóa. Làm sao để một người được nên công chính trước mắt Thiên Chúa? Khi Thánh Phaolô gặp Đấng Phục Sinh trên đường đi Đamascô, ngài là một người có những hành vi không thể chê trách được theo sự công chính phát sinh từ Lề Luật (x. Pl 3:6), vượt xa nhiều người cùng lứa tuổi với ngài trong việc tuân giữ những gì Luật Môsê đòi hỏi, và nhiệt thành trong việc bảo vệ các truyền thống của cha ông (x. Gal 1:14).

Ánh sáng trên đường Đamascô đã thay đổi cuộc đời ngài tận gốc, và ngài bắt đầu coi tất cả các công lao ngài lập được trong sự nghiệp chính trực về tôn giáo như là “rác rưởi” trước tính siêu phàm của sự hiểu biết về Đức Chúa Giêsu Kitô (Pl 3:8). Thư gửi tín hữu Philipphê cung cấp cho chúng ta một chứng từ cảm động về việc Thánh Phaolô đổi từ một sự công chính dựa trên Lề Luật với các đòi hỏi của nó, sang một sự công chính dựa trên Đức Tin vào Đức Kitô, ngài đã hiểu rằng điều mà đến lúc đó xem ra là có lợi thì trên thực tế trước mặt Thiên Chúa là một sự thua thiệt, và ngài đã quyết định đánh cá trọn đời mình trên Đức Chúa Giêsu Kitô (x. Pl 3:7). Để chiếm hữu được kho tàng chôn giấu trong ruộng và viên ngọc quý, ngài đầu tư tất cả mọi sự, không còn dựa trên công việc của Lề Luật, mà trên Đức Chúa Giêsu Kitô, Chúa của ngài.

Mối liên hệ giữa Thánh Phaolô và Đấng Phục Sinh đã trở nên quá sâu đậm đến độ làm cho ngài khẳng định rằng Đức Kitô không những chỉ là sự sống của ngài, mà sống [là Đức Kitô], đến nỗi để có thể đạt tới Người, thì ngay cả cái chết cũng trở thành một mối lợi (x. Pl 1:21). Không phải vì ngài khinh chê sự sống, mà vì ngài đã ý thức rằng đối với ngài sống không còn một mục đích nào khác, và như thế ngài không mong ước gì hơn là đạt tới Đức Kitô, như trong một cuộc thi đua thể thao, để được ở với Người: Đấng Phục Sinh đã trở thành khởi điểm và mục đích cuộc đời ngài, động lực và cùng đích của cuộc chạy đua của ngài. Chỉ vì lo lắng cho sự trưởng thành trong Đức Tin của các tín hữu trong các Giáo Đoàn mà ngài đã thành lập (x. 2 Cor 11:28) nên ngài đã chạy chậm lại để chờ các môn đệ của ngài ngõ hầu họ có thể cùng ngài chạy tới đích, là Chúa duy nhất của ngài. Nếu trong việc tuân giữ Lề Luật trước kia, ngài không có gì có thể chê trách được theo quan điểm liêm chính về luân lý, thì một khi đã được Đức Kitô chinh phục, ngài không muốn xét đoán mình (x. 1 Cor 4:3-4), nhưng chỉ tìm cách chạy để chinh phục được Đấng đã chinh phục ngài (x. Pl 3:12).

Chính vì kinh nghiệm này về liên hệ cá nhân với Đức Chúa Giêsu Kitô, mà thánh Phaolô đặt ở trung tâm của Tin Mừng của ngài một sự đối chọi không thể tránh được giữa hai con đường khác nhau dẫn đến sự công chính: một con đường được xây dựng trên các công việc của Lề Luật, và con đường kia trên Đức Tin nơi Đức Kitô. Sự lựa chọn giữa sự công chính nhờ công việc của Lề Luật và nhờ Đức Tin vào Đức Kitô trở thành một trong những đề tài nổi bật trong các Thư của ngài: “Chúng ta bẩm sinh là người Do Thái, chứ không phải là những người tội lỗi thuộc Dân Ngoại. Vì biết rằng một người không được nên công chính nhờ làm theo Lề Luật, nhưng nhờ Đức Tin vào Ðức Giêsu Kitô, nên ngay cả chúng ta cũng phải tin vào Ðức Chúa Giêsu Kitô, để được nên công chính nhờ Đức Tin vào Ðức Kitô, và không phải nhờ làm theo Lề Luật; vì không ai sẽ được nên công chính vì làm theo Lề Luật.” (Gl 2:15-16).

Page 65: TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi,

Với các Kitô hữu ở Rôma, ngài cũng tái xác định điều này: ”tất cả mọi người đã phạm tội và bị mất vinh quang Thiên Chúa, nhưng họ được trở nên công chính một cách nhưng không nhờ ân sủng của Ngài, qua công trình cứu chuộc trong Ðức Chúa Giêsu Kitô” (Rm 3:23-24) và ngài nói thêm: “Chúng tôi tin rằng một người được trở nên công chính nhờ Đức Tin, chứ không nhờ làm theo Lề Luật.” (Rm 3:28). Về điểm nà, ông Lutherô đã dịch là: “chỉ nhờ Đức Tin mà thôi”. Chúng ta sẽ trở lại điểm này ở cuối bài Giáo Lý.

Trước hết chúng ta phải làm sáng tỏ về “Lề Luật”, là điều mà chúng ta đã được giải thoát khỏi, và “những việc làm của Lề Luật”, là những điều không làm cho chúng ta nên công chính, là gì. Trong cộng đồng Côrinthô đã có một quan điểm, là quan điểm sẽ còn trở lại nhiều lần trong lịch sử, cho rằng [Lề Luật] đó là luật luân lý, và như vậy sự tự do Kitô giáo giải phóng con người khỏi luân lý đạo đức. Vì thế mà ở Côrinthô, người ta tuyên truyền nhau câu "panta moi exestin" (tôi được phép làm mọi sự). Rõ ràng đây là cách giải thích sai lầm: sự tự do Kitô giáo không phải là tự do phóng đãng, sự giải phóng mà Thánh Phaolô nói đến không phải là tự do khỏi phải làm việc lành.

Nhưng ý nghĩa của Lề Luật mà từ đó chúng ta được giải phóng, và không [có sức] cứu độ là gì? Đối với Thánh Phaolô và tất cả mọi người đồng thời với ngài, từ ấy [Lề Luật] có nghĩa là Sách Torah trong sự toàn vẹn của nó, tức là năm cuốn sách của ông Môsê. Sách Torah, theo cách [giải thích của] người Biệt Phái, mà thánh Phaolô đã học và chấp thuận, ám chỉ một bộ những cách sống được phát sinh từ việc tuân giữ nền tảng đạo đức căn bản cho đến các lễ nghi phụng tự, là những điều xác định căn tính của một người công chính. Đặc biệt là cắt bì, tuân giữ những luật liên quan đến sự trong sạch của thức ăn, và thường là nghi tức tẩy uế [rửa tay…], và giữ ngày Sabat vv.... Những cách sống này thường được nói đến trong các cuộc tranh luận giữa Chúa Giêsu và những người đương thời với Chúa. Tất cả những việc tuân giữ này, là những điều diễn tả một căn tính xã hội, văn hóa và tôn giáo, trở thành quan trọng đặc biệt trong thời đại văn hóa Hy Lạp, bắt đầu từ thế kỷ thứ ba trước công nguyên. Nền văn hóa này, là nền văn hóa đã trở thành phổ quát thời đó, và được coi là một nền văn hóa phù hợp với lý trí, một nền văn hóa đa thần, được coi như khoan dung, đã gây áp lực mạnh trong chiều hướng đưa đến một nền văn hóa đồng nhất, và như thế, đe dọa căn tính của dân Israel, là dân bị bắt buộc phải hội nhập vào căn tính chung của nền văn hóa Hy Lạp này, cùng với việc mất đi căn tính của mình, kể cả mất gia tài Đức Tin của Cha Ông, là Đức Tin vào Thiên Chúa duy nhất và các lời hứa của Thiên Chúa.

Trước những áp lực về văn hóa, là áp lực đe dọa không những căn tính Do Thái, mà cả Đức Tin vào Thiên Chúa cùng các lời hứa của Ngài, cần phải tạo ra một bức tường phân biệt, một cái mộc bảo vệ để che chở gia sản Đức Tin quý giá. Bức tường đó chính là việc tuân giữ các luật lệ và tập quán của dân Do Thái. Thánh Phaolô, vừa học được những sự tuân giữ này trong vai trò bảo vệ món quà của Thiên Chúa, là gia sản Đức Tin vào một Thiên Chúa duy nhất, thấy rằng căn tính này bị đe dọa bởi sự tự do của các Kitô hữu, nên đã bách hại họ vì lý do này. Trong khi gặp gỡ Đấng Phục Sinh, ngài đã hiểu rằng với biến cố Phục Sinh của Đức Kitô, hoàn cảnh đã hoàn toàn thay đổi. Với Đức Kitô, Thiên Chúa của Israel, Thiên Chúa thật duy nhất, trở nên Thiên Chúa của mọi dân tộc. Bức tường ngăn cách giữa dân Israel và Dân Ngoại – như được nói trong Thư gửi tín hữu Êphêxô - không cần thiết nữa: Chính Đức Kitô là Đấng bảo vệ chúng ta khỏi thuyết đa thần và tất cả các lệch lạc của nó; chính Đức Kitô là Đấng kết hợp chúng ta với và trong Thiên Chúa duy nhất; chính Đức Kitô là Đấng bảo đảm cho căn tính thật của chúng ta trong sự đa dạng về văn hóa. Bức tường không cần thiết nữa, vì căn tính chung của chúng ta trong sự đa dạng về văn hóa là Đức Kitô, và chính Người là Đấng làm cho chúng ta được nên công chính. Nên công chính có nghĩa đơn giản là ở với Đức Kitô và trong Đức Kitô. Chỉ có thế. Chúng ta không cần tuân giữ các điều khác nữa. Vì thế cụm từ “chỉ nhờ Đức Tin mà thôi” của Lutherô là đúng, nếu nó không đem Đức Tin ra chống lại đức bác ái và tình yêu. Đức tin là nhìn lên Đức Kitô, lệ thuộc vào Đức Kitô, bám chặt lấy Đức Kitô, đồng hóa với Đức Kitô và đời sống của Người. Mà hình thức, sự sống của Đức Kitô là tình yêu, và như thế tin là làm theo Đức Kitô và đi vào tình yêu của Người.

Page 66: TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi,

Vì thế Thánh Phaolô trong thư gửi tín hữu Galatê, là thư đặc biệt khai triển học thuyết về công chính hóa, đã nói về Đức Tin hoạt động qua đức ái (x. Gl 5:14).

Thánh Phaolô biết rằng toàn thể Luật Lệ được làm trọn trong luật đôi mến Chúa yêu người. Như thế trong sự hiệp thông với Đức Kitô, trong Đức Tin tin tạo ra đức ái, tất cả Lề Luật được thi hành. Chúng ta trở nên công chính khi bước vào sự hiệp thông với Đức Kitô, Đấng là tình yêu. Chúng ta sẽ thấy cùng một điều này trong Tin Mừng Chúa Nhật tuần tới, lễ trọng thể kính Đức Kitô Vua. Đó là Tin Mừng của vị Thẩm Phán mà tiêu chuẩn duy nhất của Người là tình yêu. Điều mà Ta hỏi chỉ là điều này: Ngươi có thăm viếng Ta khi Ta đau yếu không? Khi Ta ở trong tù? Ngươi có cho Ta ăn khi Ta đói, cho Ta mặc khi Ta trần truồng không? Như thế sự công chính được quyết định trong đức ái. Vậy, ở cuối Tin Mừng, chúng ta có thể nói: chỉ có tình yêu, chỉ có đức ái. Tuy nhiên, không có sự trái ngược giữa Tin Mừng và Thánh Phaolô. Cả hai cùng có một cái nhìn, là cái nhìn mà theo đó sự hiệp thông với Đức Kitô, Đức Tin vào Đức Kitô, tạo nên đức ái. Và đức ái là thể hiện sự hiệp thông với Đức Kitô. Cho nên nhờ hiệp nhất với Người mà chúng ta được nên công chính, chứ không có cách nào khác.

Sau cùng, chúng ta chỉ có thể cầu xin Chúa giúp chúng ta tin. Tin thực sự; như thế tin trở thành sự sống, sự hiệp nhất với Đức Kitô, sự biến đổi cuộc đời chúng ta. Và như vậy, được biến đổi bởi tình yêu của Người, bởi tình yêu của Thiên Chúa và tha nhân, chúng ta có thể thực sự trở nên công chính trước mắt Thiên Chúa.

+ĐTC Bênêđictô XVI

Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ

Page 67: TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi,

Bài Giáo Lý mới XIV của ĐTC Bênêđictô XVI về Thánh Phaolô Đức Tin phải được thể hiện trong Đức Ái

Dưới đây là bản dịch bài huấn từ của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI về Thánh Phaolô trong buổi triều yết chung vào ngày Thứ Tư 26/11/2008 tại Quảng Trường Thánh Phêrô. Hôm nay ĐTC tiếp tục chu kỳ Giáo Lý về chân dung và tư tưởng của Thánh Phaolô. Có sự hiện diện của Đức Giáo Chủ Aram I của Cilicia thuộc Giáo Hội Armênia.

* * *

Anh chị em thân mến,

Trong bài Giáo Lý Thứ Tư tuần trước, Cha đã bàn đến việc làm thế nào để một người được trở nên công chính trước mặt Thiên Chúa. Theo Thánh Phaolô, chúng ta thấy rằng một người không thể trở nên “công chính” nhờ những việc làm riêng của mình, nhưng có thể thật sự trở nên “công chính” chỉ bởi vì Thiên Chúa ban cho người ấy “ơn công chính” qua việc kết hợp với Con Ngài là Đức Kitô. Và con người có được sự kết hợp với Đức Kitô này nhờ Đức Tin. Đó là lý do tại sao Thánh Phaolô bảo chúng ta rằng, không phải việc làm của chúng ta, nhưng Đức Tin làm cho chúng ta nên “công chính”. Tuy nhiên Đức Tin này không phải là một tư tưởng, ý kiến, hay quan niệm. Đức Tin này là sự hiệp thông với Đức Kitô, mà Chúa ban cho chúng ta, và vì thế nó trở nên sự sống, sự phù hợp với Người. Hay nói cách khác, nếu Đức Tin có thật, nếu Đức Tin chân chính, nó trở thành tình yêu, nó trở thành Đức Ái, nó phải được diễn tả bằng Đức Ái. Một Đức Tin không có tình yêu, không có hoa trái, không thể là Đức Tin thật. Nó phải là một Đức Tin chết.

Như vậy chúng ta đã khám phá ra hai mức độ trong bài Giáo Lý trước: một là của thiếu xót của các hành động của chúng ta, của các việc làm của chúng ta, để đạt được ơn cứu độ, và hai là của “ơn công chính hoá” nhờ Đức Tin, một Đức Tin sinh hoa quả của Chúa Thánh Thần. Sự lẫn lộn giữa hai mức độ này đã gây ra nhiều hiểu lầm trong Kitô giáo trong nhiều thế kỷ qua.

Trong phạm vi này, điều quan trọng là Thánh Phaolô trong Thư gửi tín hữu Galatê, một đàng thì nhấn mạnh một cách quá đáng đến ơn công chính hóa mà chúng ta nhận được cách nhưng không chứ không nhờ việc làm, đồng thời ngài cũng nhấn mạnh đến liên hệ giữa Đức Tin và Đức Ái, giữa Đức Tin và việc làm: “trong Ðức Giêsu Kitô, cắt bì hay không cắt bì đều không có giá trị gì cả, mà là đức tin hoạt động qua Đức Ái” (Gal 5:6). Cũng thế, một đàng có “những việc làm của xác thịt”, đó là “dâm đãng, ô uế, phóng túng, thờ tà thần,…” (Gal 5:19-21): đó là những việc làm trái ngược với Đức Tin; đằng khác, có những việc làm của Chúa Thánh Thần, là những việc làm nuôi dưỡng đời sống Kitô hữu bằng cách tạo ra “bác ái, vui mừng, bình an, kiên nhẫn, nhân hậu, hào hiệp, trung tín, khiêm nhường, và tự chủ” (Gal 5:22): đó là những hoa quả của Chúa Thánh Thần, được sinh ra nhờ Đức Tin.

Đứng đầu của danh sách các nhân đức này là ágape, Đức Ái, và đứng cuối là tự chủ. Trên thực tế, Chúa Thánh Thần, chính là Tình Yêu giữa Chúa Cha và Chúa Con, truyền hồng ân thứ nhất, ágape, vào lòng chúng ta (x. Rm 5:5); và ágape, Đức Ái, để được diễn tả cách đầy đủ cần phải có sự tự chủ. Trong Thông Điệp đầu tiên của Cha, “Deus Caritas Est”, Cha đã nói về Tình Yêu của Chúa Cha và Chúa Con, là điều đến với chúng ta và biến đổi cuộc đời chúng ta một cách sâu xa. Các tín hữu biết rằng trong sự yêu thương lẫn nhau tình yêu của Chúa Cha và Đức Kitô được biểu hiện bằng Chúa Thánh Thần.

Chúng ta hãy trở lại Thư gửi tín hữu Galatê. Ở đây, Thánh Phaolô đã nói rằng, các tín hữu làm trọn giới luật yêu thương bằng cách vác đỡ gánh nặng của nhau (x. Gal 6:2). Được nên công chính nhờ hồng ân Đức Tin vào Đức Kitô, chúng ta được mời gọi sống cho tha nhân trong tình yêu của Đức Kitô, bởi vò đó là điều kiện mà dựa vào đấy Chúa sẽ xét xử chúng ta ở cuối cuộc đời. Trên thực tế, Thánh Phaolô không làm gì khác hơn là nhắc lại những gì

Page 68: TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi,

chính Chúa Giêsu đã nói, mà chúng ta đã nhắc lại trong bài Tin Mừng Chúa Nhật tuần trước, trong dụ ngôn về Ngày Chung Phán.

Chúng ta hãy trở lại Thư Thứ Nhất gửi tín hữu Côrinthô, Thánh Phaolô cống hiến cho chúng ta một bài ca tụng tình yêu thời danh; còn được gọi là Bài Ca Đức Ái: “Nếu tôi nói được các ngôn ngữ của loài người và của các thiên sứ, mà không có Đức Ái, thì tôi cũng sẽ không khác gì một cái chiêng inh ỏi, hay một cái cồng rền vang…. Đức ái thì kiên nhẫn, ân cần, không ghen tương, không khoe khoang, không tự đắc, không thô lỗ, không tìm tư lợi, ...” (1 Cor 13:1,4-5).

Tình yêu Kitô đòi hỏi rất nhiều bởi vì nó phát sinh từ tình yêu hoàn toàn mà Đức Kitô dành cho chúng ta: tình yêu này đòi buộc chúng ta, đón chào chúng ta, ấp ủ chúng ta, nuôi dưỡng chúng ta, và ngay cả hành hạ chúng ta, bởi vì nó đòi chúng ta phải không còn sống cho chính mình, không còn khép kín trong tính ích kỷ nữa, nhưng sống cho “Đấng đã chết và sống lại cho chúng ta” (x. 2 Cor 5:15). Tình yêu của Đức Kitô làm cho chúng ta trở thành tạo vật mới này trong Người (x. 2 Cor 5:17), được vào để hợp thành nhiệm phần tử của Nhiệm Thể của Người là Hội Thánh.

Từ quan điểm này, vị trí trung tâm của sự công chính hóa không cần việc làm, là mục tiêu chính của việc rao giảng của Thánh Phaolô, không trái ngược với Đức Tin hoạt động trong Đức Ái. Trái lại, chính Đức Tin của chúng ta cần phải được diễn tả trong đời sống theo Chúa Thánh Thần. Thường người ta thấy những quan điểm trái ngược vô căn cứ giữa thần học của Thánh Phaolô và Thánh Giacôbê, là đấng đã nói trong thư của ngài: “Vì như một thân xác không có thần khí là một xác chết, thì đức tin không có việc làm cũng là đức tin chết” (2:26).

Trên thực tế, trong khi Thánh Phaolô quan tâm nhiều nhất đến việc chứng tỏ rằng Đức Tin vào Đức Kitô là điều cần và đủ, Thánh Giacôbê nhấn mạnh đến kết quả của sự liên hệ giữa Đức tin và việc làm (x. Gia 2:2-4). Cho nên, đối với Thánh Phaolô và Thánh Giacôbê, Đức Tin hoạt động trong Đức Ái làm chứng cho hống ân nhưng không của ơn công chính hóa trong Đức Kitô. Ơn Cứu Độ mà chúng ta nhận được trong Đức Kitô, cần được bảo vệ và làm chứng “với sự kính sợ và run rẩy. Vì chính Thiên Chúa tác động trong anh em, cả trong ý chí cũng như việc làm theo lòng nhân lành của Người. Vậy anh em hãy làm mọi việc mà không phàn nàn hay thắc mắc… trong khi anh em tuân giữ Lời ban sự sống” như Thánh Phaolô phải nói ngay cả với các Kitô hữu ở Philipphê (x. Phil 2:12-14,16).

Chúng ta thường có khuynh hướng rơi vào cùng một sự hiểu lầm đã biểu thị cho cộng đồng Côrinthô: Các Kitô hữu ấy đã nghĩ rằng sau khi được công chính hóa cách nhưng không trong Đức Kitô nhờ Đức Tin, thì họ “được phép làm mọi sự”. Và họ đã nghĩ, và xem ra các Kitô hữu ngày nay cũng thường nghĩ, rằng được phép gây chia rẽ trong Hội Thánh, Thân Mình Đức Kitô, để cử hành Thánh Thể mà không đếm xỉa gì đến những anh em nghèo khổ nhất, để ao ước được những đặc sủng tốt nhất, mà không biết rằng họ là chi thể của nhau, vv…

Hậu quả của Đức Tin không được hiện thân trong Đức Ái tai hại khôn lường, bởi vì nó biến thành một lạm dụng nguy hiểm nhất và thành chủ nghĩa chủ quan đối với chúng ta và anh em chúng ta. Ngược lại, theo Thánh Phaolô, chúng ta phải đổi mới ý thức của mình về sự thật là, chính vì chúng ta đã được công chính hóa trong Đức Kitô, mà chúng ta không còn thuộc về mình nữa, nhưng đã được trở thành Đền Thờ Chúa Thánh Thần, và như thế được mời gọi để làm vinh danh Thiên Chúa trong thân xác mình cùng với toàn thể cuộc đời mình (x. 1 Cor 6:19). Nếu sau khi đã được mua bằng giá rất đắt là Máu của Đức Kitô, mà chúng ta không làm vinh danh Thiên Chúa trong thân xác mình, thì đó là khinh miệt giá trị vô song của ơn công chính hóa.

Trên thực tế, đó chính là sự phụng thờ “hợp lý” và đồng thời “trong tinh thần” mà vì thế

Page 69: TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi,

Thánh Phaolô khuyên nhủ chúng ta “hãy hiến dâng thân xác anh em như một của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa” (Rm 12:1). Một phụng vụ sẽ trở thành cái gì nếu chỉ hướng về Chúa, mà đồng thời không trở thành việc phục vụ anh em, có phải thành một Đức Tin không được diễn tả qua Đức Ái không? Và Thánh Tôngh Đồ thường đặt các cộng đoàn của ngài trước Cuộc Phán Xét Chung, trong đó “tất cả chúng ta đều phải ra trước toà án của Ðức Kitô, để mỗi người lãnh nhận những gì tương xứng với các việc đã làm khi còn ở trong thân xác, dù là việc tốt hay xấu” (2 Cor 5:10; x. Rm 2:16).

Nếu đạo lý mà Thánh Phaolô đề ra cho các tín hữu không biến thành những hình thức vụ đạo lý, và nếu nó còn được làm sáng tỏ cho chúng ta ngày nay, chính bởi vì nó luôn bắt đầu lại từ liên hệ giữa cá nhân và cộng đoàn với Đức Kitô, để được thể hiện trong đời sống theo Chúa Thánh Thần. Đây là điều cần thiết: Đạo lý Kitô giáo không phát sinh từ một hệ thống các giới răn, nhưng trái lại là kết quả thật sự của tình bằng hữu của chúng ta với Đức Kitô. Tình bằng hữu này ảnh hưởng đến đời sống: Nếu điều này đúng, thì tình bằng hữu này hiện thân và hoàn thành trong việc yêu thương những người lân cận. Như thế, bất cứ một sự thoái hóa nào về đạo đức không chỉ giới hạn trong phạm vi cá nhân, nhưng đồng thời cũng làm giảm sút Đức Tin cá nhân và cộng đoàn: là nơi mà chúng ta nhận được Đức Tin, và chịu ảnh hưởng rõ ràng bởi chúng ta.

Cho nên, chúng ta hãy để cho sự hòa giải mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta trong Đức Kitô, để cho tình yêu “điên dại” của Thien Chúa dành cho chúng ta, chạm đến chúng ta: Không ai và không gì có thể tách rời chúng ta ra khỏi tình yêu của Ngài (x. Rm 8:39). Chúng ta sống với niềm xác tín này. Và niềm xác tín này cho chúng ta sức mạnh để sống Đức Tin hoạt động trong Đức Ái một cách cụ thể.

+ĐTC Bênêđictô XVI

Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ

Page 70: TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi,

Bài Giáo Lý mới XV của ĐTC Bênêđictô XVI về Thánh Phaolô Ađam và Đức Kitô trong Giáo Huấn của Thánh Phaolô

Dưới đây là bản dịch bài Huấn Từ của ĐTC Bênêđictô XVI trong buổi triều yết chung tại Đại Sảnh Phaolô VI ngày Thứ Tư, mùng 3 tháng 12 năm 2008. Hôm nay ĐTC tiếp tục chu kỳ Giáo Lý về khuôn mặt và giáo hu ấn c ủa Thánh Phaolô.

* * *

Anh chị em thân mến,

Trong bài Giáo Lý hôm nay chúng ta suy nghĩ về sự liên hệ giữa ông Ađam và Đức Kitô, mà Thánh Phaolô nói đến trong một trang nổi tiếng của Thư gửi tín hữu Rôma (5:12-21), trong đó ngài đã cung cấp cho Hội Thánh những câu căn bản của giáo thuyết về Tội Tổ Tông. Thực ra, trong Thư Thứ Nhất gửi tín hữu Côrinthô, khi bàn về Đức Tin vào sự Phục Sinh, Thánh Phaolô đã đưa ra một cuộc chạm trán giữa nguyên tổ của chúng ta và Đức Kitô: “như trong ông Ađam mà mọi người phải chết, thì trong Đức Kitô mà mọi người cũng được hồi sinh… ‘Con người đầu tiên là Ađam được dựng nên là một sinh vật,’ nhưng Ađam cuối cùng được dựng nên là thần khí ban sự sống” (1 Cor 15:22, 45). Với Thư Roma 5:12-21 sự so sánh giữa Đức Kitô và ông Ađam thành rõ ràng và sáng sủa hơn: Thánh Phaolô ôn lại lịch sử cứu độ từ ông Ađam đến Lề Luật và từ đó đến Đức Kitô. Ở đây ngài không đặt ông Ađam với hậu quả tội lỗi trên nhân loại làm trung tâm của lịch sử, nhưng đặt Đức Kitô và ân sủng mà nhờ Người được đổ dồi dào trên nhân loại. Việc lập đi lập lại từ “còn hơn nhiều” về Đức Kitô nhấn mạnh rằng hồng ân mà chúng ta nhận được trong Người còn vượt xa tội Ađam và hậu quả của nó thế nào, do đó Thánh Phaolô kết luận: “ở đâu tội lỗi đã gia tăng, thì ở đó ân sủng càng thêm dồi dào” (Rm 5:20). Cho nên sự so sánh mà Thánh Phaolô vạch ra giữa ông Ađam với Đức Kitô nhấn mạnh đến sự thấp hèn của người trước và sự ưu vượt của người thứ hai.

Đằng khác, chính vì muốn nhấn mạnh đến món quá vô giá của ân sủng trong Đức Kitô mà Thánh Phaolô đã nhắc đến tội Ađam: có thể nói được rằng, nếu không phải là để chứng tỏ vai trò trọng tâm của ân sủng, thì ngài đã không ngần ngại nói đến tội mà: “vì một người,… đã xâm nhập vào thế gian, và bởi tội lỗi gây ra sự chết” (Rm 5:12). Vì chữ nếu này, mà trong Đưc Tin của Hội Thánh ý thức về tín điều Tội Tổ Tông được chín mùi, bởi vì nó liên kết một cách bất khả phân ly với tín điều khác, đó là ơn Cứu Độ và sự tự do trong Đức Kitô. Cho nên chúng ta không bao giờ được đề cập đến tội Ađam và tội của nhân loại một cách tách rời khỏi phạm vi của ơn Cứu Độ, nghĩa là không có sự hiểu biết về nó trong chân trời của ơn công chính hoá trong Đức Kitô.

Tuy nhiên, là con người thời nay, chúng ta phải tự hỏi: Tội Tổ Tông là gì? Thánh Phaolô dạy gì và Hội Thánh dạy gì? Chúng ta còn có thể đống ý với học thuyết này không? Nhiều người cho rằng trong ánh sáng của lịch sử tiến hóa, thì học thuyết về một tội đầu tiên mà sau đó truyền lại trong toàn thể lịch sử nhân loại không còn chỗ đứng nữa. Và theo đó thì vấn đề cứu độ và ngay cả Đấng Cứu Độ cũng mất hết nền tảng. Vậy có Tội Tổ Tông hay không? Để trả lời, chúng ta phải phân biệt hai bình diện của học thuyết về Tội Tổ Tông. Có một bình diện thực nghiệm, nghĩa là một thực tại cụ thể, hiển nhiên, mà chúng ta có thể nói rằng mọi người đều thấy rõ. Và một bình diện bí nhiệm về nền tảng bản thể học của sự kiện. Những dữ kiện thực nghiệm là có sự mâu thuẫn trong con người chúng ta. Một đàng thì mọi người đều biết phải làm việc thiện và trong lòng cũng muốn làm như thế. Nhưng đồng thời, người ta cũng cảm thấy một sự thúc đẩy khác để làm ngược lại, để làm theo tính ích kỷ, tính hung bạo, để chỉ làm điều mình thích thích nhất trong khi biết rằng làm như thế là trái với sự thiện, chống lại Thiên Chúa, và chống lại những người lân cận. Vì thế mà Thánh Phaolô trong Thư gửi tín hữu Rôma, đã diễn tả mâu thuẫn này trong con người chúng ta: “Thực ra,

Page 71: TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi,

điều vừa tầm tay là tôi có thể muốn làm điều tốt, nhưng tôi lại không làm. Điều tốt tôi muốn làm thì tôi không làm, nhưng điều ác tôi không muốn, thì tôi lại làm” (Rm 7:18-19). Sự mâu thuẫn nội tâm này của con người chúng ta không phải là một lý thuyết. Mỗi người chúng ta đều có bằng chứng về điều đó hằng ngày. Và trên hết, chúng ta luôn thấy chung quanh mình sự thắng thế của ý muốn thứ hai này. Chỉ cần nghĩ về những tin tức hằng ngày về những bất công, bạo động, gian dối, và khiêu dâm. Chúng ta thấy nó mỗi ngày: đó là một sự thật.

Hậu quả của quyền năng sự dữ này trong linh hồn chúng ta, đã phát triển trong lịch sử một dòng sông đầy bùn, làm ô nhiễm địa lý của lịch sử nhân loại. Tư tưởng gia người Pháp vĩ đại Blaire Pascal đã nói đến “một bản tính thứ hai”, chồng lên trên bản tính tốt lành nguyên thủy của chúng ta. “Bản tính thứ hai” này làm cho con người thấy sự dữ như là bình thường. Như vậy, cách nói thường tình: “đó là nhân bản” cũng có hai ý nghĩa. “Đó là nhân bản” có thể có ý muốn nói là: Người này tốt, người ấy thực ra phải hành động như một người. Nhưng “đó là nhân bản” cũng có thể có nghĩa sai lầm: sự dữ là bình thường, là bản tính con người. Sự dữ xem ra đã thành bản tính thứ hai. Chính sự mâu thuẫn của con người trong lịch sử nhân loại và cũng là của ngày nay đã làm nảy sinh ra ước muốn về cứu độ. Và, thật vậy, ước muốn rằng thế giới được biến đổi là lời hứa sẽ tạo nên một thế giới công bình, an lành và tốt lành được thấy khắp nơi: chẳng hạn như trong chính trị, mọi người đều nói đến việc cần phải thay đổi thế giới này để tạo nên một thế giới công bình hơn. Và điều đó chính là cách diễn tà ao ước được giải thoát khỏi sự mâu thuẫn mà chính chúng ta cảm nghiệm được.

Như thế sự thật về quyền năng của sự dữ trong tâm hồn và trong lịch sử nhân loại là điều không thể chối cãi được. Vấn đề là: làm sao có thể cắt nghĩa được sự dữ này? Trong lịch sử tư tưởng, ngoài Đức Tin Kitô giáo ra còn có một mô thức giải thích chính với nhiều biến thể. Mô thức này nói rằng: chính con người là sự mâu thuẫn, nó mang trong mình cả điều thiện lẫn điều ác. Ngày xưa tư tưởng này liên hệ với ý kiến cho rằng có hai nguyên lý đều có từ nguyên thủy: một nguyên lý thiện và một nguyên lý ác. Thuyết nhị nguyên này không thể vượt qua được; hai nguyên lý này ngang hàng với nhau, cho nên luôn luôn có sự mâu thuẫn này tận gốc của con người. Vì thế, sự mâu thuẫn của con người chúng ta chỉ phản ảnh một cách nào đó lập trường trái ngược nhau của hai nguyên lý thiêng liêng này. Lời giải thích của những người theo thuyết tiến hóa, vô thần, của thế gian trở lại với cùng một cái nhìn này. Ngay cả nếu trong quan niệm này, cái nhìn của của những người theo thuyết nhất nguyên, người ta cho rằng ngay từ đầu con người đã mang trong mình cả điều ác lẫn điều thiện. Con người không đơn thuần là tốt, nhưng mở ra cho cả điều thiện lẫn điều ác. Và điều ác cũng có từ nguyên thủy như điều thiện. Và lịch sử nhân loại sẽ chỉ phát huy theo mô thức đã có sẵn trong tất cả những sự phát triển trước. Điều mà các Kitô hữu gọi là Tội Tổ Tông trên thực tế chỉ là sự pha trộn, một hỗn hợp của điều thiện và ác, mà theo thuyết này, thuộc về tấm vải che thân của cùng một con người. Đây là một cái nhìn tuyệt vọng tự căn bản, vì nếu như thế thì chúng ta không thể thắng được sự dữ. Cuối cùng thì người ta chỉ còn biết đến quyền lợi của mình. Và mỗi sự tiến bộ cần phải được trả giá bằng một dòng sông sự dữ, và ai muốn phục vụ sự tiến bộ này đều phải bằng lòng trả giá ấy. Theo căn bản thì chính trị được dựa trên những tiền đề như thế: và chúng ta thấy những hậu quả của nó. Cuối cùng thì tư tưởng hiện đại này chỉ tạo nên đau buồn và vô luân.

Vậy chúng ta tự hỏi mình một lần nữa: chứng từ của Thánh Phaolô nói gì về Đức Tin? Như điểm thứ nhất, chứng từ này xác nhận sự thật về việc tranh chấp giữa hai bản tính, về sự thật là sự dữ mà bóng của nó che phủ trên mọi tạo vật. Chúng ta đã nghe Chương 7 của Thư gửi tín hữu Rôma, chúng ta có thể thêm Chương 8. Đơn giản là có sự dữ. Như môt cách giải thích trái ngược với những người theo thuyết nhị nguyên và thuyết nhất nguyên mà chúng ta đã bàn đến cách vắn tắt ở trên và cảm thấy thất vọng, chúng ta nói về Đức Tin: có hai mầu nhiệm ánh sáng và một mầu nhiệm đêm tối, là mầu nhiệm bị vây bọc giữa các mầu nhiệm ánh sáng. Mầu nhiệm ánh sáng thứ nhất là thế này: Đức Tin dạy chúng ta rằng không có hai nguyên lý, một thiện và một ác, nhưng chỉ có một nguyên lý, là Thiên Chúa,

Page 72: TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi,

Đấng Tạo Hóa, và nguyên lý này tốt, chỉ có thiện mà thôi, không một chút bóng nào của sự ác. Và như thế con người cũng không phải là một hỗn hợp của cả thiện lẫn ác; vậy con người là tốt, và đó là lý do tại sao làm người là điều tốt, sống là điều tốt. Đó là lời loan báo hạnh phúc của Đức tin: có một nguồn mạch tốt lành, là Đấng Tạo Hóa. Và như thế sống là điều tốt, làm một người nam, một người nữ là tốt, đời sống là điều tốt. Tiếp theo là mầu nhiệm sự tối tăm, đêm tối. Sự dữ không đến từ một nguồn tự phát xuất, nó cũng không có từ nguyên thủy. Sự dữ chỉ được tạo ra bởi sự tự do, một sự tự do bị lạm dụng.

Làm sao có thể có chuyện ấy, làm sao chuyện ấy xảy ra? Điều này vẫn còn chưa rõ ràng. Sự dữ không phải là điều hợp lý. Chỉ có Thiên Chúa và sự tốt lành là hợp lý, là ánh sáng. Còn sự dữ vẫn bí nhiệm. Người ta trình bày nó bằng những hình ảnh lớn, như trong Chương 3 của Sách Sáng Thế, bằng thị kiến này với hai cây, Con Rắn và hai người mắc tội. Một hình ảnh lớn làm cho chúng ta phải đoán, chứ không giải thích được, bởi vì chính nó đã phi lý. Chúng ta có thể đoán mà không giải thích; chúng ta cũng không thể kể lại như một sự thật ở cạnh một sự thật khác, bởi vỉ nó là một sự thể quá sâu xa. Nó vẫn còn là một mầu nhiệm của sự tối tăm, của đêm tối. Nhưng thêm vào đó và ngay sau đó là một mầu nhiệm của ánh sáng khác. Sự dự đến từ một nguồn phụ thuộc. Thiên Chúa với ánh sáng của Ngài mạnh hơn. Và đó là lý do tại sao sự dữ có thể bị khắc phục. Đó là lý do tại sao con người và tạo vật có thể được chữa lành. Những cái nhìn của những người theo thuyết nhị nguyên, và ngay cả nhất nguyên của thuyết tiến hóa, không thể nói rằng con người có thể được chữa lành; nhưng nếu sự dữ chỉ đến từ một nguồn phụ thuộc thì con người có thể được chữa lành. Và Sách Khôn Ngoan nói: “các tạo vật trên thế gian đều hữu ích” (Kn 1:14).

Và sau hết, điểm cuối cùng, con người không những có thể được chữa lành, nhưng thực ra đã được chữa lành. Thiên Chúa đã đưa sự chữa lành đến. Ngài đã tự mình đi vào lịch sử. Ngài đã chống lại nguồn mạch của sự dữ bằng một nguồn mạch tốt lành tinh tuyền. Đức Kitô chịu Đóng Đinh và Phục Sinh, một Ađam mới, đã chống lại dòng sông nhơ bẩn của sự dữ bằng dòng sống ánh sáng. Và dòng sông này có mặt trong lịch sử: chúng ta thấy các Thánh, các Thánh vĩ đại và cả các Thánh khiêm nhu, đơn thành. Chúng ta thấy rằng dòng sông chảy ra từ Đức Kitô đang hiện diện và mãnh liệt.

Kính thưa anh chị em, đây là mùa Vọng. Theo ngôn ngữ của Hội Thánh, từ ngữ Mùa Vọng có hai nghĩa: hiện diện và đợi chờ. Hiện diện: ánh sáng đang có mặt, Đức Kitô, là Ađam mới, đang ở với chúng ta và ở giữa chúng ta. Ánh sáng đã chiếu tỏa, và chúng ta phải mở cặp mắt tâm hồn ra để thấy ánh sáng và bước vào dòng sông ánh sáng. Và trên hết, phải biết ơn vì Chính Thiên Chúa đã đi vào lịch sử như nguồn mạch mới của sự tốt lành. Nhưng Mùa Vọng cũng có nghĩa là mong chờ. Bóng đêm của sự dữ vẫn còn mạnh mẽ. Và đó là lý do tại sao chúng ta cùng với dân ngày xưa của Thiên Chúa cầu nguyện trong Mùa Vọng: “Rorate Caeli desuper (Trời cao hãy đổ sương xuống)”. Và chúng ta kiên tâm cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu xin hãy đến, xin ban sức mạnh cho ánh sáng và sự tốt lành; xin đến nơi mà sự gian dối, sự không biết Thiên Chúa, bạo lực và bất công đang thống trị; lạy Chúa Giêsu xain hãy đến, xin ban sức mạnh cho sự tốt lành trên thế gian, và giúp chúng con trở thành những người mang ánh sáng của Chúa, tác nhân cho hòa bình, và nhân chứng cho chân lý. Lạy Chúa Giêsu xin hãy đến.

+ĐTC Bênêđictô XVI

Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ

Page 73: TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi,

Bài Giáo Lý mới XVI của ĐTC Bênêđictô XVI về Thánh Phaolô Thánh Phaolô và các Bí Tích

Làm Thế nào để Chúa Giêsu có thể đi vào cuộc đời chúng ta.

Dưới đây là bản dịch bài Huấn Từ của ĐTC Bênêđictô XVI trong buổi triều yết chung tại Đại Sảnh Phaolô VI ngày Thứ Tư, mùng 10 tháng 12 năm 2008. Hôm nay ĐTC tiếp tục chu kỳ Giáo Lý về khuôn mặt và giáo huấn của Thánh Phaolô. Ngài nói về giáo huấn của Thánh Phaolô về các Bí Tích.

* * *

Anh chị em thân mến,

Trong bài Giáo Lý thứ tư tuần trước chúng ta thấy rằng theo Thánh Phaolô thì có hai điều. Điều thứ nhất là lịch sử nhân loại của chúng ta ngay từ thủa ban đầu đã bị ô nhiễm do việc lạm dụng tự do gây ra, với ý định thoát ly khỏi Thánh Ý Thiên Chúa. Khi làm như thế, con người không tìm được sự tự do đích thực, nhưng chống lại chân lý và làm sai sự thật, mà hậu quả là thực trạng của nhân loại chúng ta. Đặc biệt là sự ô nhiễm này làm sai lạc các liên hệ căn bản: đối với Thiên Chúa, giữa người nam và người nữ, giữa con người và trái đất. Chúng ta đã nói rằng sự ô nhiễm này của lịch sử chúng ta đang lan rộng trên các cơ cấu của nhân loại, rằng khuyết điểm được di truyền này đang gia tăng, và ngày nay đang nhan nhản khắp nơi. Đó là điều thứ nhất. Điều thứ nhì là: chúng ta học từ Thánh Phaolô rằng có một khởi đầu mới trong lịch sử, và lịch sử trong Đức Chúa Giêsu Kitô, Đấng vừa là người vừa là Thiên Chúa. Cùng với Chúa Giêsu, Đấng đến từ Thiên Chúa, bắt đầu một lịch sử mới được tạo thành bởi tiếng xin vâng của Người với Thiên Chúa, cho nên lịch sử mới này không dựa trên sự kiêu căng của một thoát ly giả tạo, mà dựa trên tình yêu và chân lý.

Nhưng bây giờ câu hỏi được đặt ra: làm sao chúng ta có thể đi vào khởi đầu mới này, vào lịch sử mới này? Trong lịch sử thứ nhất bị ô nhiễm chúng ta không tránh khỏi việc liên hệ huyết thống như con cháu, tất cả chúng ta đều thuộc về tập thể nhân loại. Nhưng việc hiệp thông với Chúa Giêsu, việc tái sanh vào nhân loại mới, được thực hiện thế nào? Làm sao để được Chúa Giêsu vào cuộc đời tôi, vào con người tôi? Câu trả lời nền tảng của Thánh Phaolô và của toàn thể Tân Ước là: nhờ Chúa Thánh Thần. Nếu lịch sử thứ nhất bắt đầu bằng huyết thống, thì lịch sử thứ nhì bằng Chúa Thánh Thần, Thần Khí của Đức Kitô Phục Sinh. Chúa Thánh Thần ấy trong ngày Lễ Ngũ Tuấn đã tạo ra sự khởi đầu của một nhân loại mới, một cộng đoàn mới, là Hội Thánh, Nhiệm Thể Đức Kitô.

Nhưng chúng ta phải cụ thể hơn nữa: Thần Khí này của Đức Kitô, Chúa Thánh Thần, làm thế nào để Ngài trở thành Thần Khí của tôi? Câu trả lời là điều ấy có thể xảy ra bằng ba cách có liên hệ mật thiết với nhau. Cách thứ nhất là: Thần Khí của Đức Kitô gõ cửa tâm hồn tôi, chạm đến nội tâm tôi. Nhưng nhân loại mới phài là một thân thể thật sự, vì Chúa Thánh Thần phải quy tụ chúng ta lại và thật sự làm ra một cộng đoàn, như là đặc tính của khởi đầu mới, để thắng vượt những chia rẽ và tập họp những người bị phân tán, Thần Khí của Đức Kitô dùng hai yếu tố kết hợp rõ ràng: Lời Chúa để rao giảng và các Bí Tích, đặc biệt là Bí Tích Thánh Tẩy và Thánh Thể.

Trong Thư gửi tín hữu Rôma, Thánh Phaolô nói: “nếu miệng anh em tuyên xưng Chúa Giêsu là Chúa, và lòng anh em tin rằng Thiên Chúa đã làm cho Người sống lại từ cõi chết, thì anh em sẽ được cứu độ” (Rm 10:9), nghĩa là, anh chị em đi vào lịch sử mới, lịch sử của sự sống chứ không phải sự chết. Thánh Phaolô tiếp: “Nhưng làm sao họ kêu cầu Ðấng họ không tin? Làm sao họ sẽ tin vào Ðấng mà họ chưa được nghe? Và làm sao mà họ sẽ được nghe, nếu không có người rao giảng? Làm sao mà họ rao giảng, trừ khi được sai đi?” (Rm 10:14-15). Trong một đoạn tiếp theo, Thánh Nhân nói thêm: “Đức Tin có được là nhờ lắng nghe” (Rm 10:17). Đức Tin không phải là sản phẩm của sự suy nghĩ, của suy tư của chúng ta, nhưng là

Page 74: TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi,

một điều gì mới mẻ mà chúng ta không sáng chế ra được, nhưng chỉ nhận được như một hồng ân, một cái gì mới từ Thiên Chúa. Đức Tin không đến từ việc đọc mà từ việc lắng nghe [Lời Chúa]. Đức Tin không những chì là một cảm nghiệm trong lòng, mà còn là một sự liên hệ với một Người Nào Đó. Giả sử rằng đó là một cuộc gặp gỡ với lời loan báo, thì phải có sự hiện hữu của một người loan báo và tạo ra sự hiệp thông.

Cuối cùng là lời loan báo: những người loan báo không phải là những người nói cho mình, nhưng là những người được sai đi. Trong một sứ vụ được bắt đầu bằng việc Chúa Cha sai Chúa Giêsu, truyền qua các Tông Đồ - từ tông đồ (apostle) có nghĩa là “được sai đi” – và tiếp tục trong thừa tác vụ, sứ vụ được các Tông Đồ truyền lại. Cơ cấu mới của lịch sử ở trong cấu trúc này của sứ vụ mà trong đó sau cùng chúng ta được nghe chính Thiên Chúa, Lời cá nhân của Ngài, là Chúa Con, Đấng nói với chúng ta, đã xuống với chúng ta. Ngôi Lời đã làm người, là Chúa Giêsu, để thật sự tạo ra một nhân loại mới. Vậy Lời Chúa trở thành Bí Tích trong Bí Tích Thánh Tẩy, là việc tái sinh trong nước và Chúa Thánh Thần, như Thánh Gioan nói. Trong Chương 6 của Thư gửi tín hữu Rôma, Thánh Phaolô nói chi tiết về Bí Tích Thánh Tẩy. Nhưng có lẽ nên nhắc lại ở đây: “Anh em không biết rằng, tất cả chúng ta đã chịu phép rửa trong Ðức Giêsu Kitô, nghĩa là chúng ta chịu phép rửa trong cái chết của Người sao? Như thế, chúng ta đã cùng được mai táng với Người bằng phép rửa trong cái chết của Người, để cũng như Ðức Kitô đã sống lại từ cõi chết nhờ vinh quang của Chúa Cha thế nào, thì chúng ta cũng sống một đời sống mới như vậy” (Rm 6:3-4).

Đương nhiên là trong bài Giáo Lý này, Cha không thể giải thích chi tiết về đoạn văn ấy, là việc không dễ dàng. Cha chỉ nhấn mạnh vắn tắt ba điều. Điều thứ nhất là “chúng ta đã chịu phép rửa” là một hành động thụ động. Không ai có thể tự mình rửa tội cho mình, mà cần người khác. Không ai có thể tự mình trở thành Kitô hữu. Việc trở thành một Kitô hữu là một tiến trình thụ động. Chúng ta chỉ có thể trở thành Kitô hữu qua người khác. Và người khác này làm cho chúng ta thành các Kitô hữu, là người ban cho chúng ta món quà Đức Tin, trước hết là một cộng đồng các tín hữu, là Hội Thánh. Chúng ta nhận được từ Hội Thánh Đức Tin, Bí Tích Rửa Tội. Nếu chúng ta không để cho cộng đồng này đào luyện, thì chúng ta không thể trở thành Kitô hữu. Một Kitô hữu tự trị, tự tạo, tự nó là một điều mâu thuẫn. Thứ nhất, người khác này là một cộng đồng tín hữu, la Hội Thánh, nhưng thứ nhì, cộng đồng này không tự mình hoạt động theo những tư tưởng và ý muốn riêng của mình. Cộng đồng này cũng sống trong cùng một tiến trình thụ động: chỉ có một mình Đức Kitô là có thể thiết lập Hội Thánh. Đức Kitô mới thật sự là Đấng ban các Bí Tích. Đây là điểm chính: không có ai tự rửa tội cho mình, không có ai tự làm cho mình thành Kitô hữu. Chúng ta trở thành Kitô hữu.

Điều thứ hai là: Bí Tích Thánh Tẩy còn hơn một sự tắm rửa. Bí Tích này là sự chết và sự sống lại. Chính Thánh Phaolô, khi nói trong Thư gửi tín hữu Galatê, về khúc quanh của cuộc đời ngài được tạo nên bởi cuộc gặp gỡ Đức Kitô Phục Sinh, đã diễn tả bằng những từ ngữ sau: tôi chết. Ngay trong giây phút này một đời sống mới thật sự bắt đầu. Trở thành một Kitô hữu còn hơn là một cuộc giải phẫu thẩm mỹ, là điều thêm một cái gì đẹp đẽ vào một đời sống đã ít nhiều hoàn toàn. Nó là một khởi đầu mới, một cuộc tái sanh: chết và sống lại. Dĩ nhiên, trong cuộc phục sinh điều gì tốt lành trong cuộc đời cũ sẽ lại chỗi dậy.

Điều thứ ba là: vật chất là một phần của Bí Tích. Kitô giáo không phải là một thực thể thuần túy thiêng liêng. Nó bao hàm cả thân thể. Nó bao hàm cả vũ trụ. Nó trải rộng ra đến đất mới trời mới. Chúng ta hãy trở lại từ ngữ cuối cùng trong đoạn văn của Thánh Phaolô, ngài nói: như thế, chúng ta có thể “bước đi trong một đời sống mới”. Đây là một điều để xét mình cho tất cả chúng ta: đi trong một đời sống mới. Đó là Bí Tích Thánh Tẩy.

Bây giờ chúng ta hãy sang BÍ Tích Thánh Thể. Cha đã trình bày trong những bài Giáo Lý khác sự kính trọng sâu xa mà Thánh Phaolô có khi truyền lại truyền thống truyền khẩu về Bí Tích Thánh Thể mà ngài đã nhận được từ cùng những nhân chứng của đêm cuối cùng. Ngài truyền lại những lời này như một kho tàng quý giá được tín thác cho lòng trung tín của ngài. Như thế, trong những lời này, chúng ta thực sự nghe những lời của Thánh Tông Đồ: “Điều

Page 75: TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi,

tôi đã nhận được từ Chúa, thì tôi truyền lại cho anh em, rằng Chúa Giêsu, trong đêm mà Người bị nộp, cầm lấy bánh, và sau khi đã dâng lời cảm tạ, Người bẻ ra và nói, ‘Các con hãy cầm lấy mà ăn, này là Mình Thầy, (sẽ bị nộp) vì các con; các con hãy làm việc này để nhớ đến Thầy.’ Cùng một thể thức ấy, sau bữa ăn tối, Người nâng chén và nói, ‘Chén này là Giao Ước mới trong Máu Thầy. Các con hãy làm việc này, mỗi khi các con uống, để nhớ đến Thầy’” (1 Cor 11:23-25). Điều này là một việc không bao giờ chấm dứt. Ở đây trong bài Giáo Lý, Cha sẽ đưa ra hai giải thích ngắn. Thánh Phaolô truyền lại những lời của Chúa trên chén rượu cách này: chén này là “giao ước mới trong Máu Thầy.” Trong những lời này ám chỉ hai bản văn căn bản của Cựu Ước. Ám chỉ thứ nhất về lời hứa về một giao ước mới trong sách Ngôn Sứ Gêrêmia. Chúa Giêsu đã bảo các môn đệ và nói: bây giờ, trong giờ này, với Thầy và nhờ cái chết của Thầy giáo ước mới được thực hiện; từ Máu Thầy, lịch sử mới của nhân loại này được bắt đầu. Nhưng đồng thời những lời này cũng ám chỉ giây phút của giao ước Sinai, là lúc ông Môsê nói: “Đây là máu giao ước của Chúa đã lập cùng anh em theo tất cả những lời này của Ngài” (Xh 24:8). Ông nói về máu của xúc vật. Máu xúc vật chỉ có thể là một cách diễn tả lòng ước ao, sự mong đợi một hy lễ thật sự, một sự thờ phượng thật. Với món quà chén rượu, Chúa ban cho chúng ta một hy lễ thật. Hy lễ thật duy nhất là tình yêu của Chúa Con. Với món quà tình yêu này, tình yêu vĩnh cửu, thế gian được đi vào giao ước mới. Cử Hành Thánh Lễ có nghĩa là Đức Kitô tự hiến Mình, ban tình yêu của Người cho chúng ta, để làm cho chúng ta nên đồng hình đồng dạng với Người, và cũng để tạo dựng một thế giới mới.

Bình diện quan trọng thứ nhì của giáo lý về Thánh Thể được thấy trong Thư Thứ Nhất gửi tín hữu Côrinthô, trong đó Thánh Phaolô viết: “Chén hồng phúc mà chúng ta chúc tụng, không phải là sự dự phần vào Máu Đức Kitô sao? Tấm Bánh mà chúng ta bẻ ra không phải là sự dự phần vào Thân Thể Ðức Kitô sao? Vì chúng ta tuy nhiều nhưng chỉ là một tấm Bánh, một thân thể, vì tất cả chúng ta chia sẻ cùng một tấm Bánh này” (1 Cor 10:16-17). Trong những lời này chúng ta cũng thấy căn tính cá nhân và xã hội của Bí Tích Thánh Thể. Đức Kitô kết hợp cách riêng với mỗi người chúng ta, nhưng chính Đức Kitô cũng kết hợp với những anh chị em ở bên cạnh tôi. Và tấm bánh dành cho tôi nhưng cũng cho người khác. Như thế Đức Kitô hiệp nhất tất cả chúng ta với Ngài và với nhau. Chúng ta đón nhận Đức Kitô khi rước lễ. Nhưng Đức Kitô cũng kết hợp với những người lân cận tôi: cho nên Đức Kitô và những người lân cận không thể tách rời nhau được trong Bí Tích Thánh Thể. Và như thế, tất cả chúng ta chỉ làm thành một tấm bánh duy nhất, một thân thể duy nhất. Một Thánh Thể mà không có sự đoàn kết với tha nhân là một Thánh Thể bị lạm dụng. Và ở đây chúng ta cũng ở tận gốc và đồng thời cũng ở trung tâm của giáo lý về Hội Thánh như là Thân Mình của Đức Kitô, Đức Kitô Phục Sinh.

Chúng ta cũng thấy tất cả sự thật của giáo lý này. Đức Kitô ban cho chúng ta Mình Người trong Bí Tích Thánh Thể, Người ban chính mình trong Thân Thể Người và làm cho chúng ta trở nên Thân Thể Người, kết hợp chúng ta vào Thân Thể Phục Sinh của Người. Nếu người ta ăn bánh thường, thì trong tiến trình tiêu hóa bánh ấy trở thành một phần của thân thể người ấy, biến đổi thành chất bổ dưỡng cho sự sống con người. Nhưng trong việc rước Thánh Thể, thì tiến trình trái ngược lại xảy ra. Đức Kitô là Chúa, đồng hóa chúng ta với Người, đem chúng ta vào Thân Thể vinh quang của Người, và như thế, tất cả chúng ta trở thành Thân Thể của Người.

Người nào chỉ đọc chương 12 của Thư Thứ Nhất gửi tín hữu Côrinthô và chương 12 của Thư gửi tín hữu Rôma có thể nghĩ rằng lời đọc trên Thân Thể Đức Kitô như là một thân thể theo đặc sủng, chỉ là một loại dụ ngôn xã hội và thần học. Thực ra trong chính trị Rôma, dụ ngôn thân thể với nhiều phần tử tạo thành một đơn vị, được chính Nhà Nước dùng, để nói rằng quốc gia là một tổ chức mà trong đó mỗi người có một nhiệm vụ, việc có nhiều nhiệm vụ khác nhau tạo thành một thân thể mà mỗi người có một địa vị của mình. Nếu chỉ đọc chương 12 của Thư Thứ Nhất gửi tín hữu Côrinthô, người ta có thể nghĩ rằng Thánh Phaolô chỉ tự giới hạn chuyển điều này cho Hội Thánh, mà ở đây, cũng chỉ là một môn xã hội học về Hội Thánh. Nhưng khi kể đến chương 10, chúng ta thấy rằng thực chất của Hội Thánh thì

Page 76: TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi,

còn hơn nữa, sâu xa và thật hơn là một cơ quan Nhà Nước. Bởi vì Đức Kitô ban Thân Thể Người cho chúng ta và thật sự làm cho chúng ta trở nên Thân Thể Người. Chúng ta thật sự kết hợp với Thân Thể Phục Sinh của Đức Kitô, và như thế được kết hợp với nhau. Hội Thánh không chỉ là một tổ chức như Nhà Nước, nhưng là một thân thể. Đây không phải chỉ là một tổ chức nhưng là một cơ thể thật sự.

Cuối cùng, chỉ xin đưa ra vài suy tư ngắn về Bí Tích Hôn Phối. Trong Thư gửi tín hữu Côrinthô người ta chỉ tìm thấy một ít lời ám chì, trong khi đó Thư gửi tín hữu Êphêxô đã khai triển một thần học xâu sắc về hôn nhân. Thánh Phaolô định nghĩa hôn nhân như một “mầu nhiệm cao cả”. Ngài đã nói “về Ðức Kitô và Hội Thánh” (Eph 5:32). Cần phải nhấn mạnh trong đoạn này có sự hỗ tương được xắp đặt theo chiều dọc. Sự phục tùng lẫn nhau phải theo ngôn ngữ tình yêu, mà mẫu gương được tìm thấy trong tình yêu của Đức Kitô đối với Hội Thánh. Liên hệ giữa Đức Kitô và Hội Thánh trước hết tạo nên bình diện thần học của tình yêu vợ chồng, liên hệ này nâng cao liên hệ tình cảm giữa các vợ chồng. Một hôn nhân chân chính sẽ tốt đẹp nếu trong sự phát triển không ngừng về nhân bản và tình cảm, nó luôn gắn liền với sự hữu hiệu của Lời Chúa và ý nghĩa của Bí Tích Thánh Tẩy: Đức Kitô đã thánh hóa Hội Thánh, bằng cách thanh tẩy Hội Thánh qua việc rửa bằng nước, kèm theo bằng Lời Chúa. Tham dự vào Mình và Máu Chúa làm cho sự liên kết không thể phân ly được nhờ ân sủng này được thêm chặt chẽ và rõ ràng.

Sau hết chúng ta hãy nghe những lời của Thánh Phaolô nói với các tín hữu Philipphê: “Chúa đã gần” (Ph 4:5). Cha nghĩ rằng chúng ta hiểu rằng, qua Lời Chúa và các Bí Tích, trong suốt cả cuộc đời chúng ta lúc nào Chúa cũng ở gần. Chúng ta hãy cầu xin cho chúng ta luôn được đánh động tận đáy lòng con người mình bởi sự gần gũi của Người, để phát sinh ra một niềm vui - niềm vui chỉ có khi Chúa Giêsu thật sự gần gũi chúng ta.

+ĐTC Bênêđictô XVI

Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ theo bản Tiếng Ý và Tiếng Pháp

Page 77: TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi,

Bài Giáo Lý mới XVII của ĐTC Bênêđictô XVI về Thánh Phaolô Thánh Phaolô và Việc Thờ Phượng chân chính

“Thời kỳ thờ phượng tại Đền Thờ đã chấm dứt” Dưới đây là bản dịch bài huấn từ của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI trong buổi triều yết chung ngày 7 tháng 1, 2009 tại Đại Sảnh Phaolô VI. Hôm nay ĐTC tiếp tục chu kỳ Giáo Lý về Thánh Phaolô

* * * Anh chị em thân mến, Trong buổi triều yết chung đầu tiên của năm 2009, cha muốn chúc anh chị em những lời cầu chúc nồng nhiệt nhất cho Năm Mới vừa bắt đầu. Chúng ta hãy phục hồi quyết tâm mở rộng trí khôn và tâm hồn cho Đức Kitô, để làm và sống như bạn hữu chân chính của Người. Sự đồng hành của Người sẽ biến năm nay là thành một con đường đầy tràn niềm vui và an bình, dù vẫn có những khó khăn không thể tránh được của nó. Thật ra, chỉ khi nào chúng ta tiếp tục kết hợp với Chúa Giêsu thì Năm Mới sẽ thật sự là một năm tốt lành và hạnh phúc. Dấn thân sống kết hiệp với Đức Kitô là mẫu gương mà thánh Phaolô để lại cho chúng ta. Tiếp tục những bài Giáo Lý dành cho Thánh Nhân, hôm nay chúng ta dừng lại để suy niệm về một khía cạnh quan trọng trong tư tưởng của ngài, việc phụng tự mà các Kitô hữu được mời gọi hiến dâng. Trong quá khứ chúng ta hay nói về khuynh hướng chống-phụng-tự của Thánh Tông Đồ, về việc “tâm linh hóa” tư tưởng phụng tự. Ngày nay chúng ta tốt hơn là hiểu rằng Thánh Phaolô nhìn thấy nơi Thập Giá của Đức Kitô một khúc quanh lịch sử, là khúc quanh biến đổi và canh tân tận gốc thực tại của việc phụng tự. Trên hết, có ba đoạn từ Thư gửi tín hữu Rôma mà trong đó nhãn quan mới về phụng tự này được trình bày. 1. Trong Roma 3:25, sau khi nói về “ơn cứu độ do Đức Chúa Kitô Giêsu đem lại”, Thánh Phaolô nói tiếp về một công thức bí nhiệm đối với chúng ta” khi ngài nói: “Thiên Chúa đã định cho Người [Chúa Giêsu] như [công cụ] đền tội, qua đức tin, bằng máu của Người”. Qua cách diễn tả có vẻ rất xa lạ đối với chúng ta -- “công cụ đền tội” – Thánh Phaolô ám chỉ điều mà người ta gọi là bàn xá tội, tức là cái nắp đậy trên hòm bia giao ước; nắp ấy được coi như điểm tiếp xúc giữa Thiên Chúa và loài người, vì nắp Hòm Bia diễn tả sự hiện diện bí nhiệm của Thiên Chúa trong thế giới loài người. “Bàn xá tội” này, trong ngày đại lễ Xá Tội -- Yom Kippur -- được rảy bằng máu của thú vật sát tế, là máu mang cách tượng trưng những tội lỗi của năm trước đến tiếp xúc với Thiên Chúa, và như thế các tội ấy được ném vào vực thẳm lòng nhân từ của Thiên Chúa và được sức mạnh của Thiên Chúa thu hút, thắng vượt và tha thứ. Như vậy cuộc đời đươc làm lại từ đầu. Thánh Phaolô nhắc đến nghi lễ ấy và nói rằng: Nghi lễ này diễn tả ước mong là tất cả các lỗi lầm của chúng ta thực sự được ném vào vực thẳm của lòng xót thương của Thiên Chúa, và như thế chúng biến mất. Nhưng với máu của loài vật, tiến trình đó không được nên trọn. cần phải có một sự tiếp xúc thực tế hơn giữa lỗi lầm của con người và tình yêu của Thiên Chúa. Sư tiếp xúc này đã xảy ra nơi Thập Giá của Đức Kitô. Đức Kitô, Con Thiên Chúa, đã trở nên người thật, đã tự mình gánh lấy tất cả mọi tội lỗi của chúng ta. Chính Người là điểm tiếp xúc giữa sự khốn cùng của loài người và lòng xót thương của Thiên Chúa; trong trái tim Người, toàn khối các sự dữ đau buồn mà nhân loại đã tạo ra được phai nhạt và sự sống được canh tân. Khi bày tỏ sư thay đổi này, Thánh Phaolô bảo chúng ta: Với Thánh Giá của Đức Kitiô -- cử chỉ tuyệt đỉnh của tình yêu Thiên Chúa, được biến đổi thành tình yêu nhân loại -- việc hiến tế các loài vật theo kiểu cũ trong đền thờ Giêrusalem đã chấm dứt. Cách thờ phượng tượng trưng này, thờ phượng bằng lòng muốn, giờ đây đã được thay thế bằng một cách thờ

Page 78: TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi,

phượng chân chính: là tình yêu của Thiên Chúa Nhập Thể trong Đức Kitô, được thi hành đến trọn vẹn trong cái chết trên Thập Giá. Cho nên, đây không phải là tâm linh hóa việc phụng tự thật, mà trái lại, là sự thờ phượng đích thực, tình yêu thật của Thiên Chúa-loài người, thay thế việc thờ phượng tượng trưng và tạm thời. Thánh Giá của Đức Kitô, tình yêu bằng xương thịt và máu huyết của Người, là việc thờ phượng thật, theo thực thể của Thiên Chúa và loài người. Ngay trước khi đền thờ bị phá hủy bề ngoài, đối với Thánh Phaolô, thời đại của đền thờ và việc thờ phượng ở đó đã chấm dứt: Chúng ta tìm thấy ở đây là Thánh Phaolô hoàn toàn đồng ý với những lời của Chúa Giêsu, Đấng đã công bố sự chấm dứt của đền thờ và công bố về một đền thờ khác “không do bàn tay người phàm làm ra” -- đền thờ của Thân Xác Phục Sinh của Người (x. Mc 14,58; Ga 2,19 tt.). Đó là đoạn thứ nhất. 2. Đoạn thứ nhì về phụng tự mà Cha muốn nói đến hôm nay được tìm thấy ở câu đầu tiên của chương 12 trong thư gửi tín hữu Roma. Chúng ta đã nghe câu này và cha xin lặp lại một lần nữa: “Cho nên, tôi van nài anh em, vì lòng thương xót của Thiên Chúa, hãy hiến dâng thân xác anh em như một hy lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa. Ðó là cách thờ phượng thiêng liêng của anh em.” (12,1). Trong những lời này, một điều xem ra mâu thuẫn được thực hiện: Trong khi việc hiến tế thường đòi buộc lễ vật phải chết, còn Thánh Phaolô thì nói đến sự sống của các Kitô hữu. Câu nói “dâng hiến thân xác anh em” được kết hợp với quan niệm về hy tế đi theo sau đó, một việc phụng tự có sắc thái của việc “cho đi trong của lễ, việc hiến dâng”. Lời khuyên “hãy hiến dâng thân xác anh em” ám chỉ toàn thể con người. Thực ra, trong Rôma 6:13, Thánh Phaolô đưa ra lời mời gọi “hãy hiến mình anh em cho Thiên Chúa.” Còn những câu còn lại, việc nhắc đến một cách dứt khoát những chiều kích thể lý của Kitô hữu trùng hợp với lời mời gọi “tôn vinh Thiên Chúa nơi thân xác anh em” (1 Cr 6:20). Đó là việc tôn vinh Thiên Chúa trong cuộc sống thường nhật cụ thể nhất, bằng một sự rõ ràng có thể liên hệ và cảm nhận được. Cách sống theo kiểu này được Thánh Phaolô coi là “hy lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa”. Chính ở đây chúng ta tìm thấy từ “hy lễ.” Theo cách sử dụng thông thường, từ này làm thành một phần nội dung thánh và được dùng để chỉ việc cắt cổ một con vật, mà một phần của nó được đốt để kính các thần minh và phần kia được những người dâng của lễ dùng trong bữa tiệc. Thay vào việc ấy, Thánh Phaolô áp dụng nó vào đời sống của Kitô hữu. Thực ra ngài xắp loại hy lễ như thế bằng cách dùng ba tĩnh từ. Tĩnh từ thứ nhất là – “sống động” - để diễn tả một sức sống. Tĩnh từ thứ nhì là – “thánh thiện” -- nhắc lại quan niệm về sự thánh thiện của Thánh Phaolô là quan niệm không liên quan đến nơi chốn hay đồ vật, nhưng với chính con người của Kitô hữu. Tĩnh từ thứ ba – “đẹp lòng Thiên Chúa” – có thể là nhắc đến cách diễn tả về mùi thơm tho của lễ vật (x. Lêvi 1:13, 17; 23:18; 26:31, vv…). Ngay sau đó, Thánh Phaolô định nghĩa cách sống mới này: đây là “cách thờ phượng thiêng liêng của anh em”. Việc dịch cụm từ Hy Lạp (tēn logikēn latreían) không phải dễ dàng. Tiếng La Tinh dịch la “rationabile obsequium [cách thờ phượng hợp lý]”. Cùng một chữ “rationabile” được thấy trong Kinh Nguyện Thánh Thể, Nghi Lễ Rôma: Trong đó chúng ta cầu nguyện để Thiên Chúa chấp nhận của lễ này như “phải đạo”. Truyền thống dịch thuật tiếng Ý dịch là “việc thờ phượng thiêng liêng” [một hiến lễ trong tinh thấn], không phản ảnh tất cả những chi tiết của bản văn Hy Lạp, và ngay cả bản văn La Tinh. Dù trong trường hợp nào đi nữa thì đó không phải là việc thiếu thờ phượng chân chính hoặc chỉ là một việc thờ phượng ẩn dụ, nhưng là một việc thờ phượng cụ thể và thực tế hơn, một việc thờ phượng mà trong đó chính con người, trong toàn thể con người của mình, như một người có lý trí, được biến đổi thành sự thờ phượng và vinh danh Thiên Chúa hằng sống. Công thức của Thánh Phaolô lại xuất hiện một lần nữa trong Kinh Nguyện Thánh Thể Rôma, là kết qủa của một sự phát triển lâu dài của kinh nghiệm tôn giáo trong các kỷ nguyên trước Đức Kitô. Trong kinh nghiệm này, chúng ta tìm thấy những phát triển thần học của Cựu Ước

Page 79: TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi,

và các trào lưu tư tưởng Hy Lạp. Cha xin đan cử ít ra là một vài yếu tố điển hình của sự phát triển này. Các ngôn sứ và nhiều Thánh Vịnh đã mạnh mẽ phê bình các hiến tế đổ máu trong đền thờ. Thí dụ Thánh Vịnh 50 (49), trong đó chinh Thiên Chúa là Đấng đã phán rằng: “Ta mà đói, Ta đâu cần nói ngươi hay, vì trái đất với mọi loài, chính Ta làm chủ. Thịt bò là thức Ta ăn sao? Máu chiên là đồ Ta uống ư? Hãy tiến dâng Thiên Chúa lời tạ ơn làm hy lễ của ngươi” (Câu 12-14). Trong cùng một ý nghĩa ấy, Thánh Vịnh 51 (50) sau đó nói, “…Vì Chúa chẳng ưa thích gì tế phẩm; con có thượng tiến lễ toàn thiêu, Ngài cũng không chấp nhận. Lạy Thiên Chúa, tế phẩm dâng Ngài là tâm thần tan nát, một tấm lòng tan nát giày vò, Ngài sẽ chẳng khinh chê, một tấm lòng khiêm cung” (Câu 18 trở đi). Trong Sách Đaniel, vào thời kỳ đền thờ bị phá hủy trong tay chế độ Hy Lạp (Thế kỷ thứ 2 B.C.), chúng ta thấy những bước mới đi theo cùng một hướng. Giữa đám lửa – đó là bách hại và đau khổ -- Adaria cầu nguyện thế này: “Ngày nay chẳng còn vị thủ lãnh, chẳng còn bậc ngôn sứ, chẳng còn người chỉ huy. Lễ toàn thiêu, lễ hy sinh đã hết, lễ tiến, lễ hương cũng chẳng còn, chẳng còn nơi dâng của đầu mùa lên Chúa để chúng con được Chúa xót thương. Nhưng xin nhận tâm hồn thống hối và tinh thần khiêm nhượng của chúng con, thay của lễ toàn thiêu chiên bò, và ngàn vạn cừu non béo tốt. Ước gì hy lễ chúng con thượng tiến Ngài hôm nay cũng làm đẹp ý Ngài như vậy. Ước gì chúng con theo Ngài mãi đến cùng.” (Dan 3:28tt). Trong việc đền thánh và việc phụng tự bị phá hủy, trong hoàn cảnh bị tước đoạt mọi dấu hiệu của sự hiện diện của Thiên Chúa, các tín hữu dâng hiến như của lễ toàn thiêu chân chính một tâm hồn thống hối, một ước ao về Thiên Chúa. Chúng ta thấy một sự phát triển quan trọng, đẹp đẽ, nhưng vớì một nguy hiểm. Có một sự tinh thần hóa và luân lý hóa việc phụng tự: Phụng tự trở nên một điều gì chỉ thuộc về con tim và tinh thần. Nhưng thiếu thể xác và cộng đoàn. Như chúng ta hiểu rằng thánh vịnh 50 và Sách Daniel chẳng hạn, tuy có phê bình việc phụng tự, vẫn muốn trở về thời kỳ của việc hiến tế. Nhưng đó là thời canh tân, trong một tổng hợp chưa được nhìn thấy, mà cũng chưa ai nghĩ đến. Chúng ta hãy trở lại với Thánh Phaolô, là người thừa hưởng các phát triển này của ước muốn phụng tự đích thực, mà trong đó chính con người trở thành vinh quang của Thiên Chúa, việc thờ phượng sống động với tất cả con người của mình. Theo nghĩa này, ngài nói với tín hữu Rôma: “Anh em hãy hiến dâng thân xác anh em như một của lễ sống động, … việc thờ phượng thiêng liêng của anh em” (Rom 12:1). Như thế, Thánh Phaolô lập lại những điều ngài đã nói đến ở chương 3: Thời của các hiến tế bằng loài vật, hiến tế thay thế, đã chấm dứt. Thời của việc phụng tự đích thực đã đến. Nhưng ở đây cũng có nguy cơ gây ra một sự hiểu lầm: Việc phụng tự mới này có thể dễ dàng bị người ta giải theo nghĩa luân lý – qua việc dâng hiến đời sống mình chúng ta làm thành việc phụng tự đích thực. Bằng cách này, việc phụg tự bằng [việc hiến tế] súc vật được thay thế bằng việc sống theo luân lý: Mọi người sẽ tự mình làm mọi sự dựa vào sức mạnh luân lý của mình. Và đây chắc chắn không phải là mục đích của thánh Phaolô. Nhưng vấn đề vẫn còn là: Vậy thì chúng ta phải giải thích “phụng tự thiêng liêng cách hợp lý” này như thế nào? Thánh Phaolô luôn luôn giả thiết rằng chúng ta trở nên “một trong Đức Chúa Kitô Giêsu” (Gi 3:28), rằng chúng ta đã chết trong bí tích Thánh Tẩy (Rom 1) và giờ đây sống với Đức Kitô, nhờ Đức Kitô và trong Đức Kitô. Qua sự kết hiệp này, trong Người và với Người, chúng ta có thể trở thành một “của lễ sống động” và dâng lên một “phụng tự đích thực”. Súc vật được hiến tế đáng lẽ phải thay thế con người, sự tự hiến của con người, nhưng chúng không thể thay thế được. Đức Chúa Giêsu Kitô, trong việc hiến mình cho Thiên Chúa Cha và cho chúng ta, cũng không phải là một sự thay thế, nhưng thay vào đó, Người

Page 80: TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi,

đã đem theo trong Người con người nhân loại, các tội lỗi của chúng ta và ao ước của chúng ta; Người thật sự đại diện cho chúng ta và mang lấy chúng ta trong Chính Người. Trong sự kết hợp với Đức Kitô, được hiện thực trong Đức Tin và trong các bí tích, chúng ta, dù còn khuyết điểm, được biến đổi thành hy lễ sống động: “Việc phụng tự đích thực” được hoàn thành. Cách tổng hợp này được tìm thấy ở cuối Nghi Lễ Rôma mà trong đó chúng ta cầu xin cho của lễ này được “phải đạo” để việc thờ phượng thiêng liêng đuợc thể hiện. Hội Thánh biết rằng trong bí tích Thánh Thể rất thánh, sự tự hiến của Đức Kitô, hiến tế thật của Người, được làm cho hiện diện. Nhưng Hội Thánh cầu xin để cho cộng đoàn cử hành được thực sự kết hợp với Đức Kitô, được biến đổi. Hội Thánh cầu nguyện để chính chúng ta được trở thành điều mà chúng ta không thể trở thánh bằng những cố gằng riêng của mình: hiến lễ “hợp lý” đẹp lòng Thiên Chúa. Bằng cách này Kinh Nguyện Thánh Thể giải thích một cách đầy đủ những lời của Thánh Phaolô. Thánh Agustinô đã làm sáng tỏ tất cả những điều này một cách kỳ diệu trong cuốn sách thứ 10 của tác phẩm ”Thành của Thiên Chúa” của ngài. Cha chỉ xin đan cử hai câu: “Đây là hiến lễ của các Kitô hữu: tuy nhiều nhưng chúng ta chỉ là một thân thể duy nhất của Đức Kitô.”... “Toàn cộng đoàn được cứu độ, cộng đoàn và xã hội của các thánh, đang dâng lên Thiên Chúa qua vị Thượng Tế, là Đấng đã tự hiến mình” (10,6; CCL 47,27 tt.). 3. Sau cùng, cha muốn để lại một suy niệm ngắn về đoạn thứ ba trong Thư gửi tín hữu Rôma, nói vể cách phụng tự mới. Thánh Phaolô nó thế này trong chương 15: “ân sủng Thiên Chúa đã ban cho tôi làm một thừa tác viên của Ðức Giêsu Kitô giữa các Dân Ngoại trong chức vụ là tư tế của Tin Mừng của Thiên Chúa để của lễ của các Dân Ngoại được thánh hoá bởi Chúa Thánh Thần trở nên đẹp lòng Thiên Chúa” (15:15tt.). Cha chỉ muốn nhấn mạnh hai bình diện của bản văn tuyệt diệu này và một bình diện của ngữ thuật độc đáo trong các thư Thánh Phaolô. Trước tất cả những người khác, Thánh Phaolô giải thích công việc truyền giáo của ngài giữa các dân trên thế giới để xây dựng Hội Thánh Hoàn Vũ, như là một hành động tư tế. Loan báo Tin Mừng để kết hợp các dân tộc trong sự hiệp thông với Đức Kitô Phục Sinh là một hành động “tư tế”. Vị tông đồ của Tin Mừng là một tư tế đích thực, làm điều nằm ở tâm điểm của chức vụ tư tế là chuẩn bị hy lễ đích thực. Và bình diện thứ nhì: mục đích của hoạt động truyền giáo là -- chúng ta có thể nói cách này -- phụng tự vũ trụ: các dân kết hợp với Đức Kitô, thế giới như thế trở thành vinh danh Thiên Chúa, “của lễ thơm tho, được thánh hóa trong Chúa Thánh Thần”. Ở đây lại xuất hiện một bình diện có sức năng động, bình diện hy vọng trong quan niệm của Thánh Phaolô về phụng tự: Sự tự hiến của Đức Kitô ám chỉ sức lôi cuốn tất cả mọi người vào sự hiệp thông trong Thân Thể của Người, để kết hợp thế giới lại. Chỉ trong sự hiệp thông với Đức Kitô, Con Người gương mẫu, làm một với Thiên Chúa, thế giới mới trở nên như mọi người chúng ta mong ước: là một tấm gương phản ánh tình yêu Thiên Chúa. Động năng này luôn hiện diện trong bí tích Thánh Thể32; động năng này phải gợi hứng và uốn nắn cuộc đời chúng ta. Và với động năng này chúng ta mở đầu năm mới. Cám ơn anh chị em đã kiên nhẫn lắng nghe.

+ĐTC Bênêđictô XVI

Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ

32 Bản tiếng Anh của Zenit.org dịch là Thánh Kinh, trong khi bản tiếng Ý và tiếng Pháp viết là Thánh Thể.

Page 81: TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi,

Bài Giáo Lý mới XVIII của ĐTC Bênêđictô XVI về Thánh Phaolô: Đức Kitô là Đầu Hội Thánh và Vũ Trụ

Dưới đây là bản dịch bài Huấn Từ của ĐTC Bênêđictô XVI trong buổi triều yết chung ngày 14 tháng 1, 2009 tại Đại Sảnh Phaolô VI. Hôm nay ĐTC tiếp tục chu kỳ Giáo Lý về con người và giáo huấn của Thánh Phaolô.

* * *

Anh chị em thân mến,

Trong số các Thư của Thánh Phaolô, có hai Thư là Thư gửi tín hữu Côlôxê và Thư gửi tín hữu Êphêxô, một cách nào đó có thể được coi như một ống nhòm hai kính. Thật vậy, cả hai Thư đều có những cách diễn tả mà chúng ta không thể tìm thấy ở những nơi khác, và tính ra thì hơn một phần ba những từ ngữ trong Thư Côlôxê cũng được tìm thấy trong Thư Êphêxô.

Chẳng hạn như trong Thư Côlôxê chúng ta thấy lời mời gọi: “Anh em hãy hát những bài thánh vịnh, thánh thi và thánh ca với một lòng tri ân trong tâm hồn anh em mà dâng lên Thiên Chúa” (x. Col 3:16), thì trong Thư Êphêxô, Thánh Nhân cũng khuyên: “Anh em hãy cùng nhau đối đáp những bài thánh vịnh, thánh thi và thánh ca; hãy đàn ca chúc tụng Chúa trong tâm hồn anh em” (x. Eph 5:19).

Chúng ta có thể suy niệm về những cụm từ: Tâm hồn phải ca hát, cũng như bằng lời, cùng với các bài thánh vịnh và thánh thi trong truyền thống cầu nguyện của toàn thể Hội Thánh thời Cựu Ước và Tân Ước. Như thế chúng ta học được cách kết hợp với nhau, cùng nhau, và với Thiên Chúa. Thêm vào đó, trong cả hai Thư đều có một điều gọi là “luật trong gia đình” mà chúng ta không thấy trong các Thư khác của Thánh Phaolô, đó là hàng loạt những đề nghị dành cho vợ và chống, cha mẹ và con cái, chủ nhân và nô lệ (x. Col 3:18-4:1 và Eph 5:22-6:9).

Điều quan trọng hơn nữa là chỉ có hai Thư này là hai Thư xác nhận danh hiệu “đầu” kefalé dành cho Đức Chúa Giêsu Kitô. Và danh hiệu này được sử dụng ở hai mức độ. Theo nghĩa thứ nhất, Đức Kitô được coi như là Thủ Lãnh của Hội Thánh (x. Col 2:18-19 và Eph 4:15-16). Điều này có hai nghĩa: trước hết Người là Đấng cai quản, là Người hướng dẫn, là Người có nhiệm vụ dẫn dắt cộng đồng Kitô hữu như vị Thủ Lãnh và Chúa của cộng đồng này (x. Col 1:18: “Người cũng là đầu của một thân thể là Hội Thánh”), và nghĩa khác là như cái Đầu kích thích và làm sống động tất cả mọi chi thể của thân xác mà nó được đặt trên đó (thực ra, theo Col 2:19 thì [thân thể] “phải kết hợp với đầu mà từ đó toàn thân được nuôi dưỡng, và được nối kết chặt chẽ với nhau qua các khớp xương và gân cốt”): như thế Đức Kitô không phải là một vị chỉ huy, nhưng là Đấng kết hợp cách hữu cơ với chúng ta, từ Người phát ra sinh lực để giúp [chúng ta] hoạt động một cách công minh.

Trong cả hai trường hợp, Hội Thánh được coi là phục tùng Đức Kitô, qua việc Hội Thánh tuân theo sự chỉ dẫn tối cao của Người, là những mệnh lệnh [giới răn] và đón nhận những dòng sinh lực phát ra từ Người. Mệnh lệnh của Người không phải chỉ là những lời nói, những lệnh truyền, nhưng còn là những năng lực sống động đến từ Người để giúp đỡ chúng ta.

Tư tưởng này được khai triển cách đặc biệt trong Thư gửi tín hữu Êphêxô, trong đó ngay cả các thừa tác vụ của Hội Thánh, thay vì được quy về Chúa Thánh Thần (như trong 1 Cor 12), thì được gán cho Đức Kitô Phục Sinh. Chính Người “ban ơn cho kẻ này làm tông đồ, người kia ơn làm ngôn sứ, người khác ơn làm người rao giảng Tin Mừng, người khác nữa làm mục tử và thầy dậy” (Eph 4:11). Và “nhờ Người mà toàn thân được liên kết chặt chẽ bằng sự nối kết các gân cốt lại với nhau, . . ., làm cho toàn thân tăng trưởng và tự phát triển trong đức ái” (Eph 4:16)

Page 82: TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi,

Thật vậy Đức Kitô tận tình để “hiến Hội Thánh cho chính Mình Người, một Hội Thánh huy hoàng, không tỳ ố, không vết nhăn, hoặc bất cứ một khuyết điểm gì như thế, nhưng để Hội Thánh trở nên thánh thiện và không tỳ ố” (Eph 5:27). Qua điều này, Thánh Nhân nói với chúng ta rằng sức mạnh mà Đức Kitô dùng để xây dựng, hướng dẫn, cùng chỉ đúng đường cho Hội Thánh, chính là tình yêu của Người.

Như thế, ý nghĩa thứ nhất là Đức Kitô làm Đầu Hội Thánh: làm đầu về việc lãnh đạo, mà trên hết là vệc khuyến khích và làm cho Hội Thánh trở nên sống động một cách có hệ thống vì tình yêu của Người. Rồi theo nghĩa thứ hai thì Đức Kitô không những chỉ được coi là Đầu Hội Thánh mà cũng là Thủ Lãnh của mọi quyền lực thiên quốc và của toàn thể vũ trụ.

Như thế trong Thư gửi tín hữu Côlôxê, chúng ta đọc rằng Đức Kitô “đã tước đoạt vũ khí của các lãnh thần và quyền thần, đã biến chúng thành trò cười cho thiên hạ, bằng cách dẫn chúng đi diễn hành trong cuộc khải hoàn” (Col 2,15). Cũng tương tự, trong Thư gửi tín hữu Êphêxô, chúng ta thấy rằng với việc phục sinh của Người, Thiên Chúa “đã đặt Đức Kitô trên mọi lãnh thần, quyền thần, dũng thần, và quản thần, và trên mọi tước vị có thể có được, không những ở đời này, mà cả đời sau.” (Eph 1:21).

Bằng những lời ấy, hai Thư này trao cho chúng ta một sứ điệp rất tích cực và hiệu quả. Đó là: Đức Kitô không cần phải sợ bất cứ một đối thủ nào, bởi vì Người cao vượt trên mọi loại quyền lực, là những quyền lực cố gắng làm nhục con người. Chỉ có Người đã “yêu thương chúng ta và hiến Mình cho chúng ta” (Eph 5:2). Cho nên, nếu chúng ta kết hợp với Đức Kitô, thì chúng ta chẳng phải sợ một quân thù và nghịch cảnh nào cả, nhưng điều ấy cũng có nghĩa là chúng ta phải kết hợp chặt chẽ với Người, mà không được rời Người.

Đối với thế giới ngoại giáo, là những kẻ tin vào một thế giới đầy thần linh, hầu hết là nguy hiểm mà một người cần phải tự vệ, thì việc loan báo Đức Kitô là Đấng Chiến Thắng duy nhất, và người nào kết hợp với Đức Kitô thì không phải sợ bất cứ ai, được coi là một cuộc giải phóng thật sự. Điều đó cũng đúng đối với các tà giáo thời nay, vì các đồ đệ của các hệ thống tư tưởng này cũng coi thế giới như là đầy dẫy những quyến lực nguy hiểm. Đới với họ, chúng ta cần phải loan báo rằng Đức Kitô là Đấng Chiến Thắng, cho nên những ai ở với Đức Kitô và tiếp tục kết hợp với Người thì không phải sợ bất cứ điều gì và bất cứ ai. Cha nghĩ rằng điều này cũng quan trọng đối với chúng ta, là những người phải học đương đầu với mọi sự sợ hãi, bởi vì Đức Kitô ở trên mọi quyền thần, Người là Chúa thật của thế giới.

Ngay cả toàn thể vũ trụ cũng phải quy phục Người, và quy hướng về Người như là Đầu của chính vũ trụ. Những lời mà mọi người đều biết trong Thư gửi tín hữu Êphêxô, nói về chương trình của Thiên Chúa là “quy tụ muôn loài trong trời đất dưới quyền một Thủ Lãnh là Đức Kitô” (Eph 1:10). Tương tự, trong Thư gửi tín hữu Côlôxê, chúng ta đọc thấy rằng: “Vì trong Người muôn vật được tạo thành, trên trời cùng dưới đất, các quyền lực hữu hình và vô hình.” (Col 1,16), và rằng: “nhờ máu Người trên thập giá, Người đã hòa giải muôn loài, dù là loài dưới đất hay trên trời, với Chính Người và nhờ Người” (Col 1:20).

Như vậy, không phân biệt một thế giới vật chất vĩ đại hay thực tại nhỏ bé của lịch sử trái đất, thế giới của loài người: tất cả đều là một trong Đức Kitô. Người là thủ lãnh của vũ trụ; mà vũ trụ cũng được Người tạo dựng, nó được tạo dựng cho chúng ta bao lâu chúng ta còn kết hợp với Người. Đây là một quan niệm hợp lý và có tính cách nhân vị về vũ trụ. Và cha muốn nói rằng không thể mường tượng được một quan niệm thực tế hơn quan niệm này, l quan niệm chỉ quy chiếu về Đức Kitô Phục Sinh. Đức Kitô là Đấng Pantokrátor [Chúa Toàn Năng], mà mọi sự đều phải quy phục: tư tưởng hướng về Đức Kitô là Pantokrátor thì đầy dẫy trong các gian thánh của các nhà thờ Byzantine, đôi khi Người được diễn tả như ngồi cao trên toàn thể thế giới, trên cả một cầu vồng để chỉ việc so sánh Người với chính Thiên Chúa, là Đấng mà Người ngự bên hữu (x. Eph 1:20; Col 3:1), và như thế cũng diễn tả vai trò cao vượt của Người là Đấng điều khiển vận mệnh của nhân loại.

Page 83: TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi,

Một quan niệm như thế chỉ có Hội Thánh mới nhận thức được, không theo nghĩa là Hội Thánh tự nhận cho mình điều không thuộc về mình, nhưng trái lại bằng hai nghĩa. Một đằng, Hội Thánh nhận ra rằng Đức Kitô cao trọng hơn mình, và chủ quyền của Người vượt ra ngoài ranh giới của Hội Thánh. Đằng khác, chỉ có Hội Thánh, chứ không phải vũ trụ, mới đủ tiêu chuẩn là Thân Mình của Đức Kitô. Tất cả những điều ấy có nghĩa là chúng ta phải nhìn vào các thực tại trần thế một cách tích cực, bởi vì Đức Kitô đã gồm tóm chúng trong chính Người, đồng thời, chúng ta phải sống căn tính Hội Thánh đặc biệt của chúng ta một cách đầy đủ, đó là một căn tính rất đồng nhất với căn tính của chính Đức Kitô.

Ngoài ra còn có quan niệm đặc thù trong hai Thư này, đó là quan niệm về “mầu nhiệm”. “Mầu nhiệm Thánh Ý của Thiên Chúa” được nhắc đến một lần (Eph 1:9) và những lần khác là “mầu nhiệm của Đức Kitô” (Eph 3:4; Col 4:3), hoặc ngay cả “mầu nhiệm của Thiên Chúa, là Đức Kitô, trong đó dấu ẩn mọi kho tàng của sự khôn ngoan và hiểu biết” (Col 2:2-3).

Việc này ám chỉ chương trình không ai có thể dò được của Thiên Chúa đối với số phận con người, các dân tộc và thế giới. Bằng ngôn ngữ này hai Thư nói cho chúng ta biết rằng chính trong Đức Kitô mà mầu nhiệm này được hoàn thành. Nếu chúng ta ở với Đức Kitô, ngay cả khi chúng ta không hiểu mọi sự bằng trí khôn của mình, thì chúng ta biết rằng mình đang ở trọng tâm của “mầu nhiệm” và trên đường Chân Lý. Chính Người, trong toàn thể con người của Mình, mang trong Mình toàn thể chương trình cứu độ khôn dò của Thiên Chúa, chứ không phải chỉ trong một bình diện hay một giây lát của cuộc đời Người.

Trong Người, điều được gọi là “sự khôn ngoan muôn mặt của Thiên Chúa” (Eph 3:10) được hình thành, bởi vì “tất cả sự viên mãn của thiên tính ở trong Người một cách thể lý” (Col 2:9). Cho nên từ giờ trở đi, chúng ta không thể nghĩ đến việc tôn thờ Thánh Ý Thiên Chúa, sự sắp đặt tối cao của Ngài, mà không tự mình trực diện với Đức Kitô, trong Người “mầu nhiệm” này được nhập thể và chúng ta có thể nhận thức được cách hữu hình. Như thế, một người đến để chiêm niệm “sự phong phú khôn lường của Đức Kitô” (Eph 3:8) là điều vượt quá mọi sự hiểu biết của loài người.

Không phải là Thiên Chúa đã không để lại dấu vết của việc đi qua của Ngài, vì Chính Đức Kitô là dấu chân của Thiên Chúa, dấu vết lớn nhất của Thiên Chúa, nhưng tốt hơn là chúng ta nhận ra “chiều rộng, chiều dài, và chiều sâu ‘của mầu nhiệm này’ là điều vượt quá tầm hiểu biết thế nào” (Eph 3:18-19). Ở đây chứng tỏ rẳng chỉ dựa vào những phạm trù trí hiểu mà thôi thì chưa đủ, và trong khi nhìn nhận rằng có nhiều điều vượt quá khả năng suy luận của chúng ta, thì chúng ta phải cậy trông vào việc khiêm nhường và vui vẻ chiêm niệm, chứ không phải chỉ cậy trông vào trí thông minh, mà còn vào cả tâm hồn nữa. Đằng khác, các Giáo Phụ đã dạy chúng ta rằng tình yêu hiểu nhiều hơn lý trí thuần túy.

Điều cuối cùng chúng ta phải nói về quan niệm này, như đã nói trước đây, là việc Hội Thánh như hiền thê của Đức Kitô. Trong Thư Thứ Hai gửi tín hữu Côrinthô Thánh Phaolô so sánh cộng đoàn Kitô hữu như một cô dâu, khi ngài viết: “Vì tôi ghen cái ghen của Thiên Chúa cho anh em, bởi tôi đã đính hôn anh em với một người chồng, để tôi có thể dâng anh em như một trinh nữ tinh tuyền lên Ðức Kitô”(2 Cor 11:2). Thư gửi tín hữu Ephêxô khai triển thêm về hình ảnh này, Thư này nói rõ rằng Hội Thánh không phải chỉ là một vị hôn thê, mà là Hiền Thê thật sự của Đức Kitô. Chúng ta có thể nói rằng Người chinh phục Hội Thánh cho chính Người, và Người đã làm điều ấy bằng một giá là chính mạng sống của Người. Như câu văn nói rằng Người đã “hiến Mình vì Hội Thánh” (Eph 5:25).

Còn cách nào chứng tỏ tình yêu tuyệt vời hơn cách này không? Hơn nữa, Người còn lo lắng cho vẻ đẹp của Hội Thánh, không những chỉ vẻ đẹp đã có được nhờ bí tích Rửa Tội, nhưng còn vẻ đẹp mà Hội Thánh phải phát triển mỗi ngày nhờ một đời sống không tỳ vết, “không vết nhăn hay không tì ố” trong đời sống luân lý của Hội Thánh (x. Ep 5,26-27).

Từ đó bước sang kinh nghiệm của hôn nhân Kitô giáo là một bước nhỏ; hơn nữa, chúng ta

Page 84: TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi,

không biết rõ điểm quy chiếu đầu tiên của tác giả là gì, hoặc là liên hệ giữa Đức Kitô và Hôi Thánh, mà từ ánh sáng của sự liên hệ này đưa đến việc kết hợp giữa người nam và người nữ; hoặc thay vào đó, từ những kinh nghiệm về sự kết hợp vợ chồng phát sinh ra sự liên hệ giữa Đức Kitô và Hội Thánh. Tuy nhiên cả hai bình diện soi sáng lẫn nhau: Chúng ta học biết hôn nhân là gì dưới ánh sáng của sự hiệp thông giữa Đức Kitô và Hội Thánh; và chúng ta học biết Đức Kitô kết hiệp với chúng ta như thế nào khi nghĩ đến mầu nhiệm hôn nhân. Dù ở trường hợp nào đi nữa thì Thư của chúng ta hầu như nằm ở giữa lộ trình của ngôn sứ Hosea, là vị ám chỉ mối liên hệ giữa Thiên Chúa với dân Do Ngài bằng ngôn từ của một hôn lễ đã xảy ra (Hs 2,4.16.21), và Thị Nhân của sách Khải Huyền, là người sẽ tiên đoán cuộc gặp gỡ cánh chung giữa Hội Thánh và Chiên Con như một hôn lễ hân hoan không hề phai nhạt (Kh 19:7-9; 21:9).

Còn rất nhiều điều để nói, nhưng đối với cha thì từ những gì cha đã trình bày, chúng ta có thể hiểu rằng hai Thư này là một bài Giáo Lý tuyệt vời, từ đó chúng ta có thể học được không những làm sao để là những Kitô hữu tốt, mà còn trở nên những con người thật sự. Nếu chúng ta bắt đầu hiểu rằng vũ trụ là vết chân của Đức Kitô, thì chúng ta sẽ học biết về liên hệ đúng của chúng ta với vũ trụ, cùng tất cả những khó khăn trong việc duy trì nó. Chúng ta học cách nhìn [những khó khăn này] bằng lý trí, nhưng là lý trý được tác động bởi tình yêu, cùng với lòng khiêm nhường và lòng kính trọng, là điều cho phép chúng ta hành động cách công minh. Nếu chúng ta nghĩ rằng Hội Thánh là Thân Mình của Đức Kitô, và Đức Kitô đã hiến Mình Người cho Hội Thánh, thì chúng ta sẽ học biết sống với Đức Kitô bằng tình yêu hỗ tương, tình yêu kết hiệp chúng ta với Thiên Chúa, và làm cho chúng ta nhìn những người khác như hình ảnh của Đức Kitô, như chính Đức Kitô.

Chúng ta hãy cầu xin Chúa để Người giúp chúng ta suy niệm Thánh Kinh, là Lời của Người, một cách kỹ càng, và như thế chúng ta thật sự học để sống tốt lành.

+ĐTC Bênêđictô XVI

Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ

Page 85: TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi,

Bài Giáo Lý mới XIX của ĐTC Bênêđictô XVI về Thánh Phaolô: Quan điểm Thần Học của các Thư Mục Vụ

Dưới đây là bản dịch bài huấn từ của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI trong buổi triều yết chung ngày 28 tháng 1, 2009 tại Đại Sảnh Phaolô VI. ĐTC tiếp tục chu kỳ Giáo Lý về khuôn mặt và giáo huấn của Thánh Phaolô. Hôm nay ĐTC nói về các Thư Mục Vụ trong đó ngài đề cập đến Thánh Truyền và cơ cấu Hội Thánh.

* * *

Anh chị em thân mến:

Những Thư cuối cùng của bộ Thư của Thánh Phaolô, mà chúng ta sẽ nói đến hôm nay, được gọi là những Thư Mục Vụ, bởi vì các Thư này được gửi cho những khuôn mặc đặc biệt trong số những mục tử của Hội Thánh: hai Thư cho Thánh Timôthê và một Thư cho Thánh Titô, là những cộng sự viên thân cận của Thánh Phaolô.

Trong Thánh Timôthê, Thánh Tông Đồ hầu như thấy con người khác của mình; thực ra ngài đã trao phó cho Timôthê những sứ vụ quan trọng (ở Macêđônia: x. CV 19:22; ở Thêxalônica: x. 1 Tim 3:6-7; ở Côrinthô: x. 1 Cor 4:17; 16:10-11), và sau đó ngài đã viết những lời khen ngợi Timôthê như sau: “Vì tôi không có ai khác đồng tâm nhất trí với tôi, là người sẽ thực tâm lo lắng cho tình trạng của anh em” (Phl 2:20).

Theo Sách Lịch Sử Hội Thánh của Êusibô thành Caesarê ở thế kỷ thứ tư thì sau này Thánh Timôthê làm giám mục tiên khởi của Êphêsô (x. 3,4).

Còn Thánh Titô phải được Thánh Tông Đồ quý yêu lắm, vì ngài gọi Titô cách thẳng thừng là “đầy hăng say… bạn đồng hành, vừa là cộng sự viên của tôi” (x 2 Cor 8:17,23), mà còn hơn nữa là “người con thực sự của cha trong một đức tin chung” (Tit 1:4). Titô đã được ngài trao phó một vài sứ vụ rất tế nhị ở Hội Thánh Côrinthô, mà kết quả làm cho Thánh Phaolô rất hài lòng (x. 2 Cor 7:6-7,13; 8:6). Ngay sau đó, từ những gì chúng ta biết, Titô theo kịp Thánh Phaolô ở Nicopolis thuộc Êpirô, trong nước Hy Lạp (x. Tit 3:12) và rồi được ngài sai đi Dalmatia (x. 2 Tim 4:10). Theo Thư Thánh Phaolô gửi cho Titô, thì cuối cùng Titô làm giám mục ở Crêtê (x. Tit 1:5).

Các Thư hướng dẫn hai vị mục tử này chiếm một chỗ hoàn toàn đặc thù trong Tân Ước. Đối với hầu hết các nhà chú giải Thánh Kinh hiện nay thì dường như những Thư này không thể do chính Thánh Phaolô viết, và theo họ thì những Thư này bắt nguồn từ “trường phái Phaolô” cùng phản ảnh gia tài mà Thánh Nhân để lại cho thế hệ mới, có lẽ được ghép vào đó những đoạn văn ngắn hay những lời của chính Thánh Tông Đồ. Thí dụ có vài lời trong Thư thứ hai gửi Timôthê có vẻ rất chân thành đến nỗi những lời ấy chỉ có thể phát ra từ trái tim và miệng của Thánh Tông Đồ.

Điều chắc chắn là tình trạng Hội Thánh xảy ra như được diễn tả trong những Thư này là tình trạng khác với những năm chính của đời Thánh Phaolô. Giờ đây khi hồi tưởng lại, Thánh Nhân đã coi mình như là “sứ giả, tông đồ, và thầy” của Dân Ngoại trong Đức Tin và chân lý (x. 1 Tim 2:7; 2 Tim 1:11); ngài tự giới thiệu mình như một người đã được thương xót bởi vì – như ngài viết – là Đức Chúa Giêsu Kitô “muốn phơi bày tất cả lòng kiên nhẫn của Người nơi cha trước nhất, mà làm gương cho những ai sẽ tin vào Người sau đó, để được sự sống đời đời” (1 Tim 1:16).

Cho nên điều chính yếu là chính Thánh Phaolô, kẻ bách hại đã được sự hiện diện của Đấng Phục Sinh hoán cải, đem lòng hào hiệp của Chúa ra để khuyến khích chúng ta, thúc đẩy chúng ta hy vọng và tin tưởng vào lòng thương xót của Chúa, là Đấng có thể làm những

Page 86: TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi,

việc trọng đại, bất chấp sự bé nhỏ của chúng ta. Ngoài những năm chính của cuộc đời Thánh Phaolô, các Thư này cũng ám chỉ những hoàn cảnh xã hội mới. Thực ra, trong các thư này có ám chỉ việc xuất hiện những giáo huấn được coi là hoàn toàn lầm lẫn hay sai lạc (x. 1 Tim 4:1-2; 2 Tim 3:1-5), như những giáo huấn dạy rằng việc hôn nhân không tốt (x. 1 Tim 4:3a).

Chúng ta thấy lo ngại này vẫn còn hợp thời như thế nào, ngày nay người ta đôi khi cũng đọc Thánh Kinh như đối tượng của sự tò mò về lịch sử chứ không phải như Lời của Chúa Thánh Thần, mà trong đó chúng ta được nghe từng tiếng nói của Chúa và nhận ra sự hiện diện của Người trong lịch sử. Chúng ta phải nói rằng, với danh sách ngắn của những lỗi lầm được kể ra trong các Thư ấy, xuất hiện một nét phác họa cho thấy trước hướng đi sai lầm tiếp theo mà chúng ta biết tên là Ngộ Đạo (x. 1 Tim 2:5-6; 2 Tim 3:6-8).

Tác giả đương đầu với những giáo thuyết này bằng hai lời kêu gọi chính. Một lời kêu gọi gồm việc trở lại với cách đọc Thánh Kinh cách thiêng liêng (x. 2 Tim 3:14-17), nghĩa là một cách đọc trong đó coi Thánh Kinh thật sự là được Thiên Chúa linh hứng và đến từ Chúa Thánh Thần, để nhờ Thánh Kinh, một người có thể được “dạy dỗ để được ơn Cứu Độ”. Thánh Kinh được đọc đúng bằng cách tự đặt mình vào cuộc đối thoại với Chúa Thánh Thần, ngõ hầu lấy ra từ Thánh Kinh ánh sáng “để giảng dạy, thuyết phục, răn bảo, giáo huấn trong sự công chính” (2 Tim 3:16). Theo nghĩa này, Thư thêm rằng “để cho người thuộc về Thiên Chúa nên toàn thiện, và được trang bị đầy đủ mà làm mọi việc lành” (2 Tim 3:17).

Lời kêu gọi thứ nhì nói về kho tàng Đức Tin (parathéke): Đây là một từ đặc biệt của các Thư Mục Vụ mà Thánh Nhân dùng để chỉ truyền thống Đức Tin của các Tông Đồ, một Đức Tin cần phải được bảo vệ cũng với sự giúp đỡ của Chúa Thánh Thần. Điều được gọi là kho tàng ấy phải được kể là tổng số của Truyền Thống các Tông Đồ và là tiêu chuẩn của lòng trung thành với việc rao giảng Tin Mừng. Ở đây chúng ta cần ghi nhớ rằng trong các Thư Mục Vụ, cũng như trong toàn thể Tân Ước, từ “Thánh Kinh” có nghĩa rõ ràng là Cựu Ước, vì các tác phẩm Tân Ước khi ấy chưa có, hay chưa trở thành một phần của quy điển Thánh Kinh.

Như thế Truyền Thống trong việc rao giảng của các Tông Đồ, “kho tàng” này, là chìa khóa giúp chúng ta đọc để hiểu Thánh Kinh, Tân Ước. Theo nghĩa này, Thánh Kinh và Thánh Truyền, tức là Thánh Kinh và việc rao giảng của các Tông Đồ là chìa khóa để đọc, tiếp cận, và hầu như hợp lại để làm thành “một nền tảng vững chắc của Thiên Chúa” (2 Tim 2:19). Việc rao giảng của các Tông Đồ, nghĩa là Thánh Truyền, cần thiết để làm quen với việc hiểu Thánh Kinh và tiếp nhận trong đó tiếng nói của Đức Kitô. Thật vậy, cần phải “nắm vững lời chân thật như đã được học” (Tit 1:9). Ở nền tảng của tất cả mọi sự chính là Đức Tin vào mạc khải lịch sử của lòng nhân lành Thiên Chúa, là Đấng đã tỏ lộ nơi Đức Chúa Giêsu Kitô “tình yêu của Ngài đối với nhân loại”, một tình yêu mà trong tiếng Ly Lạp gọi là ”filanthropía” (x. Tit 3:4; 2 Tim 1:9-10): Thiên Chúa yêu thương nhân loại.

Nói chung thì người ta thấy rõ ràng là cộng đoàn Kitô hữu phải tự đào luyện theo những điều kiện thật rõ ràng, theo một căn tính không những tránh xa những giải thích không thích hợp, nhưng trên hết còn khẳng định việc gắn liền với các điểm thiết yếu của Đức Tin, mà ở đây đồng nghĩa với “chân lý” (1 Tim 2:4,7; 4:3; 6:5; 2 Tim 2:15; 3:8; 4:4; Tit 1:1; 1:14).

Trong Đức Tin, là chân lý thiết yếu về chúng ta là ai, Thiên Chúa là ai, và chúng ta phải sống thế nào. Và từ chân lý này (chân lý của Đức Tin) mà Hội Thánh được định nghĩa là “cột trụ và nền tảng” (x. 1 Tim 3:15). Dù trong trường hợp nào đi nữa, Hội Thánh vẫn là một cộng đồng rộng mở, có tầm phổ quát. Một công đồng cầu nguyện cho tất cả mọi ngươi thuộc mọi tầng lớp và điều kiện xã hội, để họ nhận ra chân lý. “Thiên Chúa muốn mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý” bởi vì “Chúa Giêsu đã tự hiến làm giá chuộc mọi người” (1 Tim 2:4-5). Như vậy, dù các cộng đồng vẫn còn bé nhỏ, nhưng đã có ý thức phổ quát mạnh mẽ và xác quyết trong các Thư này. Hơn nữa, cộng đoàn Kitô hữu “không nói xấu ai”

Page 87: TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi,

và “luôn luôn tỏ ra nhã nhặn với mọi người” (Tit 3:2). Đây là yếu tố quan trọng đầu tiên của các Thư này: tính phổ quát của Đức Tin như là chân lý, như là chìa khóa để đọc Thánh Kinh, đọc Cựu Ước, và như thế mô tả một sự hợp nhất trong việc rao giảng Thánh Kinh và một Đức Tin sống động mở ra cho tất cả mọi người và làm chứng cho tình yêu của Thiên Chúa đối với mọi người.

Còn một yếu tố đặc thù khác của các thư này là một suy nghĩ về cấu trúc thừa tác của Hội Thánh. Chính các thư này đã trình bày lần đầu tiên việc phân chia các thừa tác vụ làm ba bậc: giám mục, linh mục và phó tế (x. 1 Tim 3:1-13; 4:13; 2 Tim 1:6; Tit 1:5-9). Chúng ta có thể nhận thấy trong các thư mục vụ việc nối kết hai cơ cấu thừa tác lại, và như thế làm thành hình thức sau cùng của thừa tác vụ trong Hội Thánh. Trong các Thư của Thánh Phaolô vào những năm chính của đời ngài, Thánh Nhân nói về “episcope” [các giám mục] (Phl 1:1) và “diaconi” [phó tế]: Đó là cấu trúc đặc thù của Hội Thánh, được thiết lập trong thời đại thế giới ngoại giáo. Cho nên khuôn mặt này của chính Thánh Tông Đồ vẫn còn nổi bật, và vì thế dần dần những thừa tác vụ khác đã phát triển.

Nếu như cha đã nói, trong những Giáo Hội được thành hình trong thế giới ngoại giáo chúng ta có các giám mục và phó tế, mà không có linh mục [tư tế], còn trong các Giáo Hội hình thành trong thế giới Do-thái-Kitô-giáo, các linh mục [tư tế] là cơ cấu chính. Ở cuối các Thư Mục Vụ, hai cơ cấu này hợp lại: Khi ấy xuất hiện chức “episcopo” (giám mục) (x. Tim 3:2; Tit 1:7), luôn luôn ở số ít, đi theo bằng một mạo từ chỉ định. Cùng với “episcopo” chúng ta thấy có các linh mục và các phó tế. Lúc đó, khuôn mặt của Thánh Tông Đồ vẫn còn nổi bật, nhưng ba Thư Mục Vụ, như cha đã nói, không nhằm đến các cộng đồng, mà đến hai người là Timôthê và Titô, một đàng xuất hiện như các giám mục, đàng khác, bắt đầu thế chỗ của Thánh Tông Đồ.

Như vậy người ta bắt đầu nhận ra thực tại mà sau này gọi là “việc kế vị Tông Đồ”. Thánh Phaolô nói với Timôthê bằng một giọng nghiêm trọng như sau: “Đừng thờ ơ với ân sủng đang ở trong con, là ơn đã được ban cho con nhờ lời ngôn sứ, khi hàng kỳ mục đặt tay trên con.” (1 Tim 4:14). Chúng ta có thể nói rằng trong các lời ấy bắt đầu xuất hiện tính chất bí tích của thừa tác vụ. Và như thế chúng ta có điều thiết yếu của cấu trúc công giáo: Thánh Kinh và Thánh Truyền, Thánh Kinh và lời rao giảng, làm thành một tổng thể; nhưng phải thêm vào cấu trúc này, mà chúng ta gọi là cấu trúc giáo lý, cấu trúc nhân sự, là các người kế vị các Tông Đồ, như chứng nhân của lời rao giảng của các Tông Đồ.

Sau cùng cần phải ghi nhận rằng trong các Thư này, Hội Thánh hiểu mình theo nghĩa rất nhân bản, tương tự như là ngôi nhà và gia đình. Đặc biệt là trong Thư thứ nhất gửi Timôthê 3:2-7, Thánh Nhân đưa ra các chỉ dẫn chi tiết cho chức giám mục, như là “Một giám mục phải là người không thể chê trách được, là chồng của chỉ một vợ, tiết độ, điềm đạm, có tư cách, hiếu khách, có khả năng giảng dạy, không nghiện rượu, không hung bạo, nhưng hòa nhã, không lý sự, và không ham tiền, phải là người tề gia giỏi, biết dạy con cái phục tùng cách nghiêm chỉnh, vì nếu một người không biết điều khiển chính gia đình mình, thì làm sao có thể chăm sóc Hội Thánh của Thiên Chúa được? . . . . Người ấy cũng phải có uy tín đối với người ngoài”.

Chúng ta phải ghi nhận ở đây tất cả những khả năng cần thiết trong việc giảng dậy (x. 1 Tim 5:17), mà trong đó chúng ta thấy những lời được thấy ở những đoạn khác (x. 1 Tim 6:2; 2 Tim 3:10; Tit 2:1), và rồi một đặc tính cá nhân đặc biệt, đặc tính của “hiền phụ.” Thật vậy, vị giám mục được coi như cha của cộng đoàn Kitô hữu (x. 1 Tim 3:15). Hơn nữa, ý tưởng Hội Thánh như “nhà của Thiên Chúa” có nguồn gốc trong Cựu Ước (x. Ds 12:7), và được tái công thức hóa trong Thư gửi tín hữu Do Thái (Dt 3:2,6); trong khi ở nơi khác chúng ta đọc thấy rằng mọi Kitô hữu không còn là người xa lạ hay là khách, mà là đồng hương với các thánh và là phần tử của gia đình trong nhà của Thiên Chúa (x. Ep 2:19).

Page 88: TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi,

Vậy, chúng ta hãy cầu xin Chúa và Thánh Phaolô để ngày nay, là các Kitô hữu, trong tương quan với xã hội mà chúng ta đang sống, chúng ta cũng hơn bao giờ hết luôn luôn có đặc tính như là phần tử của “gia đình của Thiên Chúa”. Và chúng ta cũng hãy cầu nguyện cho các mục tử của Hội Thánh để các ngài càng ngày càng có nhiều tâm tình hiền phụ, đồng thời cũng dịu dàng và mạnh mẽ trong việc đào tạo gia đình của Thiên Chúa, là cộng đoàn Hội Thánh.

+ĐTC Bênêđictô XVI

Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ

Page 89: TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi,

Bài Giáo Lý mới XX của ĐTC Bênêđictô XVI về Thánh Phaolô Cái Chết và Di Sản của Thánh Phaolô

Dưới đây là bản dịch bài Giáo Lý của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI về Thánh Phaolô tại Đại Sảnh Phaolô VI trong buổi triều yết chung vào ngày Thứ Tư 4 tháng 2, 2009. Trong bài nói chuyện tiếng Ý này, ĐTC kết thúc loạt bài Giáo Lý về Thánh Phaolô bằng cách lưu ý chúng ta về cái chết của Thánh Nhân và di sản mà ngài để lại cho chúng ta.

* * *

Anh chị em thân mến,

Loạt bài Giáo Lý về chân dung của Thánh Phaolô đến hồi chấm dứt: hôm nay chúng ta nói về việc kết thúc cuộc đời dương thế của ngài. Truyền thống Kitô giáo từ xưa đã đồng thanh làm chứng rằng cái chết của Thánh Phaolô là kết quả của việc ngài chịu tử vì đạo ở Rôma. Các bản văn Tân Ước không nói đến sự kiện này. Sách Tông Đồ Công Vụ chấm dứt câu chuyện ám chỉ hoàn cảnh của ngài như một tù nhân, tuy nhiên, khi ấy ngài vẫn được phép đón tiếp tất cả những ai đến với ngài (x. Cv 28:30-31).

Chỉ trong Thư Thứ Hai gửi Timôthê chúng ta tìm thấy những lời cảnh báo: “Còn cha, cha sắp phải đổ máu ra làm của lễ tế, đã đến giờ cha phải ra đi." (2 Tim 4:6; x. Phl 2:17). Ở đây Thánh Nhân dùng hai hình ảnh, hình ảnh phụng tự của hy lễ, như đã dùng trong Thư gửi tín hữu Philipphê, để giải thích rằng việc tử vì đạo giống như là tham dự vào hy tế của Đức Kitô, và hình ảnh những người đi biển thả dây neo, để ám chỉ cái chết, một cái chết đổ máu của ngài.

Chứng từ rõ ràng đầu tiên về việc kết thúc cuộc đời của Thánh Phaolô được để lại cho chúng ta vào khoảng năm 90 trong thế kỷ thứ nhất, hơn ba thập niên sau cái chết của ngài. Đến từ chính bức thư cúa Hội Thánh Rôma, mà vì Giám Mục là Thánh Clêmentê I, viết cho Hội Thánh Côrinthô. Trong bản văn của thư này Thánh Clêmentê mời gọi chúng ta luôn đặt trước mắt gương của các Tông Đồ, và ngay sau khi nói đến việc tử vì đạo của Thánh Phêrô, chúng ta đọc: “Vì sự ghanh tỵ và bất đồng mà Thánh Phaolô bị bắt buộc chỉ cho chúng ta phải làm sao để đạt được phần thưởng sự kiên nhẫn. Bị bắt bảy lần, bị đầy ải, ném đá, ngài đã là người rao giảng Đức Kitô ở Đông Phương và Tây Phương, và nhờ Đức Tin ngài đã đạt hữu được một vinh quang tinh tuyền. Sau khi đã rao giảng công lý cho toàn thế giới, và sau khi đi đến tận cùng Tây Phương, ngài đã chấp nhận tử vì đạo trước các nhà cầm quyền; như thế ngài đã từ bỏ cõi đời này và đã đến nơi thánh, cùng trở thành mẫu gương vĩ đại nhất của lòng kiên nhẫn” (1 Clem 5:2). Sự kiên nhẫn được nói đến trong cách ngài nói về việc thông phần vào cuộc khổ nạn của Đức Kitô của ngài, về lòng quảng đại và kiên trì mà nhở đó ngài chấp nhận một con đường dài đầy gian khổ, đến nỗi có thể nói rằng: “Tôi mang trên mình tôi các thương tích của Chúa Giêsu” (Gal 6:17).

Chúng ta thấy trong thư của Thánh Clementê nói rằng Thánh Phaolô đã đi đến “tận cùng Tây Phương”. Người ta tranh luận rằng câu này có thể nói về cuộc hành trình sang Tây Ban Nha mà Thánh Phaolô cò lẽ đã thực hiện. Mà thật sự thì trong Thư gửi tín hữu Roma Thánh Phaolô có nói đến ý định muốn sang Tây Ban Nha (x. Rom 15:24).

Điều rất đáng chú ý là trong thư của Thánh Clêmentê hai tên của Thánh Phêrô và Phaolô luôn đi liền nhau, ngay cả trong chứng từ của Eusebiô thành Cesarea thế kỷ thứ IV, dù đổi thứ tự, khi nói về Hoàng Đế Nêrô, ngài viết: “Trong triều đại của ông, Thánh Phaolô bị chặt đầu ở Rôma, còn Thánh Phêrô thì bị đóng đanh ở đó. Câu chuyện được xác nhận bằng việc tên của Thánh Phêrô và Phaolô vẫn còn ở trên mộ của hai đấng trong thành phố này” (Hist.. eccl. 2,25,5). Rồi Eusebiô tiếp tục nhắc lại lời tuyên bố của một linh mục Roma tên là Gaiô, ờ đầu thế kỷ thứ II: “Tôi có thể chỉ cho bạn thấy các chiến tích của các tông đồ: nếu bạn đi đến Vatican, hay đi trên đường Ostiensê, bạn sẽ tìm thấy các chiến tích của các đấng sáng

Page 90: TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi,

lập Hội Thánh” (ibid. 2,25,6-7). Các “chiến tích” là những bia mộ, đó là chính mộ phần của hai Thánh Phêrô và Phaolô, mà ngày nay, sau hai nghìn năm, chúng ta vẫn còn tôn kính tại cùng một chỗ, dù ở đây tại Vatican với thánh Phêrô, hay ở Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô Ngoại Thánh trên đường Ostiensê để kính nhớ vị Tông Đồ Dân Ngoại.

Việc hai vị Tông Đồ cả được cùng nhắc đến là một điều đáng ghi nhận. Mặc dù không có một nguồn tài liệu cổ nào nói đến việc phục vụ chung của hai đấng ở Rôma, nhưng ý thức của Kitô hữu sau đó, dựa vào việc cả hai đấng được mai táng tại thủ đô của đế quốc, đã coi hai đấng như là các đấng sáng lập ra Hội Thánh tại Roma. Quả thật, đó là điều chúng ta đọc được trong [thư của] Thánh Irenaêô thành Lyon, vào cuối thế kỷ thứ II, về việc kế vị các Tông Đồ trong một số hội thánh: “Sẽ mất rất nhiều thì giờ để kể ra tất cả các việc kế vị của tất cả mọi hội thánh, chúng ta chỉ nói đến Hội Thánh vĩ đại và cổ kính mà mọi người đều biết đến, Hội Thánh đã được hai Tông Đồ Phêrô và Phaolô vinh hiển sáng lập cùng xây dựng tại Roma ” (Adv. haer. 3,3,2).

Tuy nhiên chúng ta hãy để gương mặt Thánh Phêrô sang một bên và hãy chú ý đến gương mặt Thánh Phaolô. Việc tử vì đạo của ngài được kể lại đầu tiên trong sách Công Vụ của Thánh Phaolô, được viết vào cuối thế kỷ thứ II. Sách tường thuật rằng hoàng đế Nerô lên án chém đầu ngài, và bản án được thi hành ngay sau đó (x. 9,5). Ngày chết của ngài khác nhau ngay từ những tài liệu cổ, khoảng giữa cuộc bách hại mà chính hoàng đế Nerô phát động sau vụ hỏa hoạn của thành Roma, xảy ra vào tháng 7 năm 64, và năm cuối cùng của triều đại Nerô là năm 68 (x. Giêrônimô, De viris ill. 5,8). Việc tính toán này tùy thuộc vào thời điểm mà thánh Phaolô tới Roma, đó là một cuộc tranh luận mà chúng ta không thể bàn đến ở đây.

Các truyền thống sau đó xác nhận hai yếu tố khác. Yếu tố thứ nhất, có tính cách cổ tích hơn, là viêc tử vì đạo của ngài xảy ra ở Acqua Salvia trên đường Laurentina, và đầu của ngài nhảy ba lần, mỗi lần làm vọt lên một dòng nước, đó là lý do tại sao cho đến nay người ta vẫn gọi chỗ ấy là “Tre Fontane - Ba Suối” (Công Vụ của Thánh Phêrô và Phaolô Pseudo Marcel, Thế kỷ thứ V). Yếu tố khác phù hơp với chứng từ cổ, mà linh mục Gaiô đã nói đến, là việc chôn cất không những đã xảy ra “ở ngoài thành,… dặm thứ hai trên đường Ostiensê”, “nhưng chính xác hơn trong đất của Lucina”, là một phụ nữ theo Kitô giáo (Cuộc Khổ Nạn của Thánh Phaolô, Pseudo Abdia, thuộc thế ky thứ IV). Ở đó, vào thế kỷ thứ IV, Hoàng Đế Constantinô đã xây một đền thờ đầu tiên. Đền thờ này được mở rộng hơn nhiều giữa thế kỷ thứ IV và thứ V bởi các hoàng đế Valentinianô II. Têodosiô và Arcađiô. Sau vụ hỏa hoạn năm 1800, Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô Ngoại Thánh được tái xây dựng tại đây.

Dù trong trường hợp nào, chân dung thánh Phaolô vượt trên cuộc đời dương thế và cái chết của ngài, vì thật ra ngài đã để lại một gia sản tinh thần vĩ đại. Như một môn đệ chân chính của Chúa Giêsu, ngài trở nên dấu chỉ của sự mâu thuẫn. Trong khi giữa nhóm người gọi là “Ebionites” – một phong trào vừa là Do Thái và Kitô hữu – ngai bị coi là phản đạo theo Luật Môsê, nhưng trong Sách Tông Đồ Công Vụ đã có một sự rất kính trọng đối với Tông Đồ Phaolô.

Cha muốn để ra ngoài các văn chương ngoại thư, như Sách Công Vụ của Thánh Phaolô và Tecla cùng một tuyển tập các thư ngoài quy điển giữa Thánh Tông Đồ Phaolô và triết gia Seneca. Điều quan trọng đặc biệt phải xác nhận là chẳng bao lâu sau đó, các Thư của Thánh Phaolô đã đi vào phụng vụ, là nơi mà cấu trúc tông đồ - ngôn sứ - Tin Mừng được dứt khoát dùng trong việc thành hình phụng vụ Lời Chúa. Như thế, nhờ sự “hiện diện” này trong phụng vụ của Hội Thánh, mà tư tưởng của Thánh Tông Đồ ngay từ ban đầu đã trở thành lương thực thiêng liêng cho tín hữu thuộc mọi thời đại.

Rõ ràng là các Giáo Phụ, và sau đó tất cả các thần học gia, đều được nuôi dưỡng bằng các thư của Thánh Phaolô cùng nền linh đạo của ngài. Như thế, qua các kỷ nguyên, cho đến ngày nay, ngài vẫn là vị thầy và là Tông Đồ đích thực của Dân Ngoại. Tác phẩm chú giải

Page 91: TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi,

Thánh Kinh đầu tiên của các Giáo Phụ, mà chúng ta có được về Tân Ước là của một thần học gia vĩ đại ở Alexandrea, Giáo Phụ Ôrigen, chú giải thư thánh Phaolô gửi tín hữu Roma. Tiếc rằng chú giải này chỉ còn lại một phần. Thánh Gioan Kim Khẩu, ngoài việc chú giải các thư của Thánh Phaolô, còn viết 7 bài tán tụng đáng ghi nhớ. Thánh Augustinô đã mắc nợ Thánh Phaolô bước quyết định trong việc hoán cải của chính mình, và ngài đã nhắc đến thánh Phaolô suốt đời của ngài. Từ việc liên tục đối thoại với vị Đại Tông Đồ này đã nảy sinh ra nền thần học Công Giáo và thần học Tin Lành của mọi thời đại.

Thánh Tôma Aquinô đã để lại cho chúng ta một chú giải rất hay về các Thư của Thánh Phaolô, đại diện cho kết quả trưởng thành hơn của khoa chú giải Thánh Kinh thời Trung Cổ.

Một khúc quanh thật sự đã xảy ra vào thế kỷ XVI với phong trào Cải Tin Lành. Thời điểm quyết định trong cuộc đời của Lutherô, gọi là “Turmerlebnis” (1517), trong đó ông đã lập tức tìm ra một cách giải thích mới về học thuyết về sự công chính hóa của Thánh Phaolô. Một cách giải thích đã giải thoát ông khỏi tật quá thận trọng và lo âu của đời sống trước kia của ông, và cho ông một niềm tin tưởng mới vào sự tốt lành triệt để của Thiên Chúa, là Đấng tha thứ mọi sự một cách vô điều kiện. Từ lúc đó, Lutherô đã đồng hóa chủ thuyết duy luật Do Thái-Kitô, là điều mà Thánh Tông Đồ đã lên án, với trật tự của đời sống của Hội Thánh Công Giáo. Và đối với ông Hội Thánh được coi là một cách diễn tả sự nô lệ cho lề luật, là điều trái ngược với sự tự do của Tin Mừng. Công Đồng Chung Trentô, từ năm 1545 đến năm 1563, đã giải thích cách sâu sa về vấn đề công chính hóa, và đã tìm thấy trong đường lối của toàn thể truyền thống Công Giáo sự tổng hợp giữa lề luật và Tin Mừng theo sứ điệp của Thánh Kinh, nếu được đọc trong sự trọn vẹn và thống nhất của Thánh Kinh.

Ở thế kỷ XIX, việc thu thập những di sản hảo hạng của thời Khai Minh, người ta đã chứng kiến việc phục hưng học thuyết Phaolô, qua các công trình khoa học đã được phát triển nhờ cách giải thích Thánh Kinh theo phương pháp phê bình lịch sử. Chúng ta sẽ bỏ qua sự kiện là cùng trong thế kỷ này, cũng như trong thế kỷ XX, đã xuất hiện một sự phỉ báng thánh Phaolô thật sự. Cha đặc biệt nói đến Nietsche, người đã chê bai nền thần học về sự khiêm nhường của Thánh Phaolô, đối nghịch với thần học của ông về con người mạnh mẽ và quyền thế. Nhưng chúng ta hãy để tất cả những điều này qua một bên và hãy nhìn đến cốt lõi của cách giải Thích Thánh Kinh theo khoa học hiện nay và và học thuyết mới của Thánh Phaolô thế kỷ này.

Ở đây, điều người ta đặc biệt nhấn mạnh như là trọng tâm của tư tưởng Thánh Phaolô là quan niệm về tự do: quan niệm này được coi là nằm ở trọng tâm của tư tường Thánh Phaolô, như Lutherô đã quả thực cảm thấy. Nhưng quan niệm về tự do được giải thích lại trong bối cảnh của chủ nghĩa tân tự do. Thêm vào đó, người ta nhấn mạnh nhiều đến sự khác biệt giữa lời rao giảng của Thánh Phaolô với lời rao giảng của Chúa Giêsu. Và Thánh Phaolô hầu như được coi là một đấng sáng lập mới của Kitô giáo. Chắc chắn là trong Thánh Phaolô, trọng tâm của Nước Thiên Chúa, điều quyết định cho việc rao giảng của Chúa Giêsu, được biến đổi thành trọng tâm của Kitô học, bao gồm tuyệt đỉnh là mầu nhiệm phục sinh. Và từ mầu nhiệm phục sinh nảy sinh các bí tích Thánh Tẩy và Thánh Thể, như sự hiện diện thường trực của mầu nhiệm này, mà từ đó làm cho Thân Mình Đức Kitô được tăng trưởng và Hội Thánh được xây dựng.

Nhưng cha phải nói mà không đi vào chi tiết, bởi vì trong trọng tâm mới của Kitô học và mầu nhiệm phục sinh, Nước Thiên Chúa được thể hiện và lời loan báo của Chúa Giêsu thật sự trở thành cụ thể, hiện diện và hoạt động. Chúng ta đã thấy trong những bài Giáo Lý trước rằng chính tính mới lạ của học thuyết Thánh Phaolô lại là sự trung thành sâu xa nhất đối với lời rao giàng của Chúa Giêsu. Trong tiến trình chú giải Thánh Kinh, nhất là trong hai trăm năm vừa qua, cũng gia tăng sự đồng quy giữa các nhà chú giải Công Giáo và Tin Lành, như thế đem lại một sự thoả thuận đáng kể về chính điểm mà lúc ban đầu là cao điểm của sự bất đồng trong lịch sử. Cho nên đây là niềm hy vọng lớn cho lý do của phong trào đại kết, là điều rất quan trọng đối với Công Đồng Vaticanô II.

Page 92: TÀI LIỆU NĂM THÁNH PHAOLÔ - thtk.giaoly.orgthtk.giaoly.org/TLThanhPhaolo.pdf · kháng cự của Ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của Ngài hoàn toàn thay đổi,

Sau cùng, cha muốn một lần nữa nhắc cách vắn tắt đến một số phong trào tôn giáo xuất hiện ờ thời hiện đại trong lòng Hội Thánh Công Giáo, là những dòng mang tên của thánh Phaolô. Điều này xảy ra trong thế kỷ thứ XVI với dòng Thánh Phaolô, gọi là dòng Barnabites, trong thế kỷ XIX với dòng Thừa Sai Thánh Phaolô hay là dòng Paulista, và thế kỷ XX với “Gia đình Phaolô” dưới nhiều hình thức, do chân phước Giacomo Alberione thành lập, chưa kể đến Tu Hội Đời là Hội Thánh Phaolô.

Tóm lại, chân dung của một Tông Đồ và một tư tưởng gia Kitô giáo rất phong phú và sâu sắc, mà từ sự gần gũi ngài, ai trong chúng ta cũng được ích lợi, vẫn còn là ánh sáng trước mặt chúng ta. Trong số những bài tán tụng của ngài, Thánh Gioan Kim Khẩu đã sáng tác một bài so sánh giữa Thánh Phaolô và ông Noe, khi nói như sau: Thánh Phaolô “không những chỉ thu thập các miếng gỗ để đóng tàu, mà ngược lại, thay vì nối những miếng gỗ lại với nhau, ngài đã viết các Thư, như thế kéo ra khỏi nước không những hai, ba hay năm phần tử của gia đình ngài, mà toàn thể thê giới sắp bị hư mất” (Paneg. 1.5).

Chính Thánh Tông Đồ Phaolô vẫn còn và luôn luôn có thể làm điều này. Như thế, hướng về ngài, cũng như hướng về gương tông đồ của ngài cùng giáo lý của ngài, phải là một sự kích thích, nếu không phải là sự đảm bảo, để củng cố căn tính Kitô giáo của mỗi người chúng ta và canh tân toàn thể Hội Thánh.

+ĐTC Bênêđictô XVI

Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ