TDDBR - vietnam-redd.org projects/JICA... · Chồng xếp lớp theo dõi diễn biến rừng...

20
HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ CƠ SỞ DỮ LIỆU (CHO CHI CỤC KIỂM LÂM) T DDBR

Transcript of TDDBR - vietnam-redd.org projects/JICA... · Chồng xếp lớp theo dõi diễn biến rừng...

Page 1: TDDBR - vietnam-redd.org projects/JICA... · Chồng xếp lớp theo dõi diễn biến rừng cần phân tích lên lớp ảnh vệ tinh. Phân tích bằng mắt, phát hiện

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ CƠ SỞ DỮ LIỆU(CHO CHI CỤC KIỂM LÂM)

TDDBR

Page 2: TDDBR - vietnam-redd.org projects/JICA... · Chồng xếp lớp theo dõi diễn biến rừng cần phân tích lên lớp ảnh vệ tinh. Phân tích bằng mắt, phát hiện
Page 3: TDDBR - vietnam-redd.org projects/JICA... · Chồng xếp lớp theo dõi diễn biến rừng cần phân tích lên lớp ảnh vệ tinh. Phân tích bằng mắt, phát hiện

i

Lời nói đầu

Tài liệu hướng dẫn quản lý cơ sở dữ liệu này giới thiệu một cách tổng quát về quy trình quản lý cơ

sở dữ liệu, phê duyệt số liệu và kiểm soát, đảm bảo chất lượng (KS/ĐBCL) số liệu báo cáo ở cấp

Chi cục Kiểm lâm (CCKL). Người đọc cần tham khảo Sổ tay Vận hành Hệ thống TDDBR cấp tỉnh

để có cái nhìn tổng quát về Hệ thống theo dõi diễn biến rừng (TDDBR) cấp tỉnh và tham khảo từng

cẩm nang hướng dẫn, thao tác cũng như các tài liệu tập huấn đối với từng hạng mục công việc cụ

thể trong vận hành Hệ thống TDDBR, được trình bày tổng quát trong Hình 1 sau đây.

• Tài liệu tập huấn I – Tập huấn các TTTR

• Tài liệu tập huấn II – Tập huấn đo đếm và báo cáo DBR

• Tài liệu tập huấn III – Video hướng dẫn thao tác CSDL cho các Hạt Kiểm lâm

• Tài liệu tập huấn IV – Video hướng dẫn thao tác CSDL cho Chi cục Kiểm lâm

• Tài liệu tập huấn V – Kiểm soát, đảm bảo chất lượng bằng ảnh vệ tinh

• Tài liệu tập huấn VI – Kiểm soát, đảm bảo chất lượng bằng ô mẫu ngẫu nhiên

Các sách hướng dẫn

Các tài liệu tập huấn

Hướng dẫn Thực hiện đo đếm

và báo cáo diễn biến rừng

Hướng dẫn Quản lý cơ sở dữ

liệu (cho Hạt Kiểm lâm)

Hướng dẫn Thực hiện tuần tra

rừng cấp bản

Hướng dẫn dành cho người Quản trị Hệ thống TDDBR

Hướng dẫn Quản lý cơ sở dữ

liệu (cho Chi cục Kiểm lâm)

Cẩm nang thao tác Ứng dụng trên

máy tính bảng

Cẩm nang thao tác CSDL diễn

biến rừng (cho Hạt Kiểm lâm)

Cẩm nang thao tác CSDL diễn

biến rừng (cho Chi cục Kiểm lâm)

Cẩm nang thao tác Kiểm soát, đảm

bảo chất lượng (xác minh bằng ô

mẫu ngẫu nhiên)

Cẩm nang thao tác Kiểm soát, đảm

bảo chất lượng (xác minh bằng ảnh

vệ tinh)

Các cẩm nang thao tác

Hình 1. Cấu trúc các tài liệu hướng dẫn được xây dựng để vận hành Hệ thống TDDBR cấp tỉnh

Page 4: TDDBR - vietnam-redd.org projects/JICA... · Chồng xếp lớp theo dõi diễn biến rừng cần phân tích lên lớp ảnh vệ tinh. Phân tích bằng mắt, phát hiện

ii

Các từ viết tắt

CCKL Chi cục Kiểm lâm

CCLN Chi cục Lâm nghiệp

CSDL Cơ sở dữ liệu

CSDL-DBR Cơ sở dữ liệu theo dõi diễn biến rừng

DBR Diễn biến rừng

GPS Hệ thống định vị toàn cầu

JICA Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản

KS/ĐBCL Kiểm soát, đảm bảo chất lượng

LLVT Lực lượng vũ trang

NN Nông nghiệp

NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

REDD+ Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và

suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng

cao trữ lượng các-bon rừng ở các nước đang phát triển

SUSFORM-NOW Dự án Quản lý bền vững rừng vùng đầu nguồn Tây Bắc

TCT Tổ chuyên trách thực hiện Hệ thống TDDBR cấp tỉnh

TDDBR Theo dõi diễn biến rừng

TTTR Tổ tuần tra rừng cấp thôn bản

UBND Ủy ban nhân dân

Page 5: TDDBR - vietnam-redd.org projects/JICA... · Chồng xếp lớp theo dõi diễn biến rừng cần phân tích lên lớp ảnh vệ tinh. Phân tích bằng mắt, phát hiện

iii

Mục lục

1. Tổng quan về quản lý, phê duyệt và KS/ĐBCL số liệu ở CCKL .............................................. 1

1.1. Quản lý cơ sở dữ liệu và phê duyệt số liệu (cấp tỉnh) ...................................................... 1

1.2. Kiểm soát, đảm bảo chất lượng (bằng ảnh vệ tinh) ......................................................... 2

1.3. Kiểm soát, đảm bảo chất lượng (bằng mẫu chọn ngẫu nhiên) – Tùy chọn ..................... 3

2. Quy trình công việc chung ........................................................................................................ 4

3. Công tác chuẩn bị ..................................................................................................................... 5

3.1. Các chuẩn bị chung .......................................................................................................... 5

3.2. Nhận các báo cáo về diễn biến rừng ................................................................................ 5

4. Thực hiện KS/ĐBCL (bằng ảnh vệ tinh) ................................................................................... 6

5. Tổng hợp số liệu ....................................................................................................................... 7

6. Lập bản đồ và xuất báo cáo ...................................................................................................... 7

7. Phê duyệt số liệu và báo cáo lên Cục kiểm lâm ....................................................................... 7

8. Kiểm soát, đảm bảo chất lượng (ô mẫu ngẫu nhiên) – Tuỳ chọn ............................................ 9

Phụ lục 1. Nội dung Cẩm nang thao tác quản lý CSDL-DBR cho CCKL .................................... 10

Page 6: TDDBR - vietnam-redd.org projects/JICA... · Chồng xếp lớp theo dõi diễn biến rừng cần phân tích lên lớp ảnh vệ tinh. Phân tích bằng mắt, phát hiện
Page 7: TDDBR - vietnam-redd.org projects/JICA... · Chồng xếp lớp theo dõi diễn biến rừng cần phân tích lên lớp ảnh vệ tinh. Phân tích bằng mắt, phát hiện
Page 8: TDDBR - vietnam-redd.org projects/JICA... · Chồng xếp lớp theo dõi diễn biến rừng cần phân tích lên lớp ảnh vệ tinh. Phân tích bằng mắt, phát hiện

2

1.2. Kiểm soát, đảm bảo chất lượng (bằng ảnh vệ tinh)

Mặc dù việc phát hiện, đo đếm và báo cáo diễn biến rừng được kiểm lâm địa bàn và các TTTR kết

hợp thực hiện, cung cấp được các dữ liệu quan trọng, vẫn còn có một số điểm bị bỏ sót. Để khắc

phục tình trạng báo cáo thiếu, số liệu diễn biến rừng do kiểm lâm địa bàn báo cáo sẽ được so

sánh với số liệu ảnh vệ tinh (Landsat-8) để phát hiện các điểm bị bỏ sót. Nếu quá trình này phát

hiện có các điểm chưa được báo cáo, kiểm lâm địa bàn sẽ được yêu cầu (thông qua Hạt Kiểm

lâm) khảo sát, đo đếm và báo cáo bổ sung vào cơ sở dữ liệu.

Bảng 2. Kiểm soát, đảm bảo chất lượng (bằng ảnh vệ tinh)

Tên hoạt động Kiểm soát, đảm bảo chất lượng (bằng ảnh vệ tinh)

Đơn vị thực hiện Chi cục Kiểm lâm

Số nhân sự 1 – 2 người

Tần suất thực hiện Mỗi năm một lần

Nội dung hoạt động Tìm ảnh vệ tinh cho toàn tỉnh

Chồng xếp lớp theo dõi diễn biến rừng cần phân tích lên lớp ảnh vệ tinh.

Phân tích bằng mắt, phát hiện các điểm biến động chưa báo cáo.

Yêu cầu kiểm lâm địa bàn kiểm tra, xác minh, đo đếm và báo cáo bổ sung.

Cập nhật và hoàn thiện cơ sở dữ liệu diễn biến rừng

Tài liệu tham khảo

Cẩm nang thao tác KS/ĐBCL (Xác minh bằng ảnh vệ tinh)

Tài liệu tập huấn V (KS/ĐBCL bằng ảnh vệ tinh).

Hình 3. KS/ĐBCL (bằng ảnh vệ tinh) trong cơ cấu chung của Hệ thống TDDBR cấp tỉnh

Page 9: TDDBR - vietnam-redd.org projects/JICA... · Chồng xếp lớp theo dõi diễn biến rừng cần phân tích lên lớp ảnh vệ tinh. Phân tích bằng mắt, phát hiện

3

1.3. Kiểm soát, đảm bảo chất lượng (bằng mẫu chọn ngẫu nhiên) – Tùy chọn

Lưu ý: Hoạt động này là tuỳ chọn, và có thể được thực hiện nếu có nhu cầu xác minh thêm về số

liệu TDDBR và nếu Chi cục Kiểm lâm đủ nguồn lực (nhân sự và tài chính) để thực hiện.

Để xác minh độ chính xác của số liệu diễn biến rừng, có thể thực hiện việc xác minh các điểm

mẫu ngẫu nhiên. Việc xác thực độ chính xác được thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh. Để đảm bảo

tính khách quan, các điểm khảo sát được chọn một cách ngẫu nhiên bằng máy tính bởi CCKL và

khảo sát thực địa được thực hiện bởi kiểm lâm địa bàn (sẽ tốt hơn nếu sử dụng kiểm lâm địa bàn

ở xã khác). Việc thực hiện xác minh theo ô mẫu ngẫu nhiên này có thể gặp khó khăn ở những địa

bàn có địa hình hiểm trở hoặc khó tiếp cận.

Bảng 3. Kiểm soát, đảm bảo chất lượng (với ô mẫu ngẫu nhiên)

Tên hoạt động Kiểm soát, đảm bảo chất lượng (với ô mẫu ngẫu nhiên)

Đơn vị thực hiện CCKL (chọn điểm khảo sát), kiểm lâm địa bàn (khảo sát thực địa)

Số nhân sự CCKL (1-2 người), kiểm lâm địa bàn (mỗi xã 1- 2 người)

Tần suất thực hiện Mỗi năm một lần

Nội dung hoạt động Thu thập bản đồ nền về đối tượng cần xác thực.

Chọn điểm khảo sát.

Ban hành hướng dẫn thực hiện khảo sát (cho kiểm lâm địa bàn).

Xác nhận là có rừng/không có rừng trên số liệu khảo sát thực địa.

Đánh giá kết quả khảo sát và xác thực độ chính xác.

Tài liệu tham khảo

Cẩm nang thao tác KS/ĐBCL (Xác minh bằng ô mẫu ngẫu nhiên)

Tài liệu tập huấn VI – KS/ĐBCL bằng ô mẫu ngẫu nhiên.

Hình 4. KS/ĐBCL (bằng ô mẫu ngẫu nhiên) trong cấu trúc chung của Hệ thống TDDBR cấp tỉnh

Page 10: TDDBR - vietnam-redd.org projects/JICA... · Chồng xếp lớp theo dõi diễn biến rừng cần phân tích lên lớp ảnh vệ tinh. Phân tích bằng mắt, phát hiện

4

2. Quy trình công việc chung

Quy trình các hoạt động quản lý, phê duyệt số liệu và KS/ĐBCL hàng năm ở cấp tỉnh được trình

bày tóm tắt trong Hình 5.

Tham dự cuộc họp

TCT đầu năm

Tham dự lớp tập

huấn

Tháng 1

Tháng 2

Province-FPDの年間スケジュール

Tổng hợp số liệu

Xây dựng các báo cáo

Họp TCT kiểm tra

tiến độ

Họp TCT tổng kết

năm

Tháng 5

Tháng 12

Họp TCT kiểm tra

tiến độTháng 9

Phê duyệt

Chuẩn bị đầy đủ các

thông tin

Thực hiện KS/ĐBCL để

xác minh

Hình 5. Các hoạt động hàng năm về quản lý cơ sở dữ liệu, phê duyệt số liệu và KS/ĐBCL của CCKL

Cần chú ý đến việc theo dõi và thực hiện từng hoạt động được trình bày trong các mục sau đây.

Page 11: TDDBR - vietnam-redd.org projects/JICA... · Chồng xếp lớp theo dõi diễn biến rừng cần phân tích lên lớp ảnh vệ tinh. Phân tích bằng mắt, phát hiện

5

3. Công tác chuẩn bị

3.1. Các chuẩn bị chung

Trước khi bắt đầu thực hiện quản lý cơ sở dữ liệu, cán bộ CCKL cần phải chuẩn bị các nội dung

sau:

Tham dự các cuộc họp Tổ chuyên trách (TCT)

Các cán bộ CCKL phải tham dự các cuộc họp TCT. Cuộc họp đầu năm là đặc biệt quan trọng

đối với các cán bộ này để họ nắm rõ được kế hoạch và phương hướng thực hiện hệ thống

TDDBR trong năm. Cán bộ CCKL cần phải nắm được các thay đổi (nếu có) trong phương

pháp vận hành cơ sở dữ liệu theo dõi diễn biến rừng của tỉnh (CSDL-DBR) bởi các thay đổi

đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công việc của họ.

Tham dự các lớp tập huấn về quản lý CSDL-DBR dành cho CCKL

Cán bộ CCKL cần tham dự đầy đủ ít nhất một lớp tập huấn về quản lý CSDL-DBR do CCKL

tổ chức. Những người đã từng tham dự tập huấn cũng nên thường xuyên tham dự tiếp các

lớp tập huấn bổ túc để ôn lại kiến thức và kỹ năng đã có.

Chuẩn bị về trang thiết bị

Cán bộ CCKL được giao nhiệm vụ quản lý CSDL cần phải đảm bảo chắc chắn rằng các máy

tính được cài đặt phần mềm hỗ trợ quản lý CSDL có đủ điều kiện để tổng hợp số liệu và xử lý

ảnh vệ tinh. Lưu ý rằng việc xử lý ảnh vệ tinh đòi hỏi phải có máy tính có cấu hình cao hơn

thông thường. Phần mềm xử lý CSDL luôn phải được cập nhật phiên bản mới nhất. Một điều

quan trọng nữa là các máy tính này cần phải được kết nối với bộ lưu điện nhằm tránh thất

thoát dữ liệu khi đang vận hành bị mất điện đột ngột.

Chuẩn bị về nguồn số liệu

Cán bộ CCKL cũng cần phải tìm kiếm và tải về số liệu ảnh vệ tinh Landsat-8 mới nhất với

chất lượng cao nhất để sử dụng trong quy trình KS/ĐBCL bằng ảnh vệ tinh. Để có chất lượng

ảnh tốt với độ phủ mây thấp và có thông tin mới nhất về sử dụng đất ngoài thực địa, cán bộ

CCKL nên tải ảnh vệ tinh Landsat-8 trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 7 hàng năm.

3.2. Nhận các báo cáo về diễn biến rừng

Cán bộ CCKL cần nhận các báo cáo về diễn biến rừng từ các hạt kiểm lâm với hai lần trong năm.

Lần thứ nhất là báo cáo số liệu diễn biến rừng giữa năm được các lãnh đạo hạt kiểm lâm phê

duyệt để sử dụng trong KS/ĐBCL và lần thứ hai là báo cáo số liệu hàng năm với đầy đủ các mẫu

biểu báo cáo để tổng hợp vào số liệu cấp tỉnh. Trường hợp còn thiếu báo cáo của huyện nào đó,

cán bộ CCKL phải gửi thông báo nhắc nhở các hạt kiểm lâm đó để có đầy đủ các báo cáo.

Page 12: TDDBR - vietnam-redd.org projects/JICA... · Chồng xếp lớp theo dõi diễn biến rừng cần phân tích lên lớp ảnh vệ tinh. Phân tích bằng mắt, phát hiện

6

4. Thực hiện KS/ĐBCL (bằng ảnh vệ tinh)

Số liệu diễn biến rừng được báo cáo bởi các kiểm lâm địa bàn có thể không đầy đủ do việc khó

phát hiện các điểm biến động rừng. Việc báo cáo thiếu các trường hợp biến động rừng luôn có

khả năng xảy ra. Để có thể giảm thiểu những báo cáo thiếu đó, CCKL cần thực hiện quy trình

KS/ĐBCL bằng cách mỗi năm một lần kiểm tra số liệu báo cáo với số liệu ảnh vệ tinh mới nhất.

Quy trình KS/ĐBCL từ trên xuống này được thực hiện với ảnh vệ tinh miễn phí (Landsat-8) và số

liệu báo cáo nửa năm từ các Hạt kiểm lâm. Hình 6 dưới đây trình bày vai trò của KS/ĐBCL trong

quy trình công việc tổng thể của Hệ thống TDDBR cấp tỉnh.

Hình 6. Quy trình và chu kỳ số liệu trong Hệ thống TDDBR cấp tỉnh

Sau khi nhận được các báo cáo giữa năm về số liệu diễn biến rừng từ các hạt kiểm lâm, cán bộ

CCKL tiến hành tải về và xử lý số liệu ảnh vệ tinh Landsat-8 phù hợp. Cán bộ CCKL cần chồng

xếp các lớp số liệu báo cáo về diễn biến rừng (các khoanh vẽ ranh giới rừng) lên lớp ảnh vệ tinh

này để phát hiện các điểm có thể có biến động rừng nhưng chưa được báo cáo (bỏ sót). Nếu có

những điểm như vậy được phát hiện, cán bộ CCKL sẽ gửi yêu cầu kèm theo một lớp số liệu đánh

dấu các điểm chưa được báo cáo đến các kiểm lâm địa bàn (thông qua các Hạt kiểm lâm). Kiểm

lâm địa bàn thực hiện quy trình đo đếm và báo cáo bổ sung. Số liệu bổ sung từ quy trình này sẽ

được báo cáo, tổng hợp vào số liệu diễn biến rừng hàng năm của huyện và được Hạt kiểm lâm

báo cáo lên CCKL (vui lòng tham khảo tài liệu “Cẩm nang thao tác về Kiểm soát, đảm bảo chất

lượng (xác minh bằng ảnh vệ tinh)” để biết thêm chi tiết.

Page 13: TDDBR - vietnam-redd.org projects/JICA... · Chồng xếp lớp theo dõi diễn biến rừng cần phân tích lên lớp ảnh vệ tinh. Phân tích bằng mắt, phát hiện

7

5. Tổng hợp số liệu

Vào cuối năm, CCKL phải nhận được số liệu diễn biến rừng mới nhất (cập nhật nhất) được phê

duyệt bởi các Hạt kiểm lâm. Sau đó, CCKL tổng hợp vào thành số liệu diễn biến rừng của toàn

tỉnh, được Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh phê duyệt sau đó báo cáo số liệu lên Cục kiểm lâm.

Tổng hợp số liệu ở cấp tỉnh là một việc làm đơn giản nhưng rất quan trọng. Số liệu được tổng hợp

phải được lưu trữ trong CSDL-DBR của tỉnh. Cán bộ CCKL phải đảm bảo chắc chắn cấu trúc

thuộc tính của lớp số liệu tổng hợp không bị thay đổi, cũng như đảm bảo đã sao chép toàn bộ số

liệu cấp huyện sang số liệu diễn biến rừng cấp tỉnh.

6. Lập bản đồ và xuất báo cáo

Cán bộ CCKL có trách nhiệm lập bản đồ rừng cập nhật hàng năm của tỉnh và xuất các mẫu biểu

báo cáo theo mẫu biểu quy định để phê duyệt số liệu ở cấp tỉnh trước khi gửi số liệu lên Cục kiểm

lâm để báo cáo chính thức. Sau khi đã tổng hợp số liệu, bản đồ từ các huyện vào cấp tỉnh, CCKL

cần xây dựng bản đồ và mẫu biểu báo cáo trên lớp số liệu hiện trạng rừng mới nhất của tỉnh (sau

khi đã được KS/ĐBCL). Xét về mặt thời gian, toàn bộ bản đồ và các mẫu biểu báo cáo ở cấp tỉnh

phải được sẵn sàng để phê duyệt trước thời điểm cuối tháng 12 hàng năm.

7. Phê duyệt số liệu và báo cáo lên Cục kiểm lâm

Theo quy định hiện hành, UBND tỉnh chịu trách nhiệm về phê duyệt số liệu hiện trạng rừng và diễn

biến rừng trong tỉnh. Ngoài ra, CCKL là cơ quan có trách nhiệm xây dựng số liệu, trình lên UBND

tỉnh xin phê duyệt. Quy trình phê duyệt số liệu theo dõi diễn biến rừng ở cấp tỉnh bao gồm:

1. CCKL lập tờ trình kèm theo bản đồ và các mẫu biểu báo cáo chính thức về hiện trạng

rừng của tỉnh, trình UBND tỉnh phê duyệt.

2. Sau khi được UBND tỉnh phê duyệt, CCKL nộp bảo đồ, số liệu và các báo cáo đã được

phê duyệt lên Cục Kiểm lâm để làm báo cáo chính thức của tỉnh.

3. Sau khi được UBND tỉnh phê duyệt, CCKL sử dụng số liệu đã được phê duyệt đó làm số

liệu nền cho năm tiếp theo.

Việc phê duyệt số liệu diễn biến rừng hàng năm của tỉnh phải được thực hiện trong tháng 12 hàng

năm. Số liệu và báo cáo đã được phê duyệt phải được gửi lên Cục Kiểm lâm trước ngày 10/01

năm sau.

Page 14: TDDBR - vietnam-redd.org projects/JICA... · Chồng xếp lớp theo dõi diễn biến rừng cần phân tích lên lớp ảnh vệ tinh. Phân tích bằng mắt, phát hiện

8

HỘP 1: Bản đồ nền là gì?

Bản đồ nền về rừng là bản đồ thể hiện tình trạng rừng tại đầu kỳ báo cáo. Khi theo dõi diễn biến

rừng, phải có số liệu đường cơ sở. Bản đồ nền cung cấp số liệu đường cơ sở này.

Đối với các tỉnh đã hoàn thành Điều tra Kiểm kê rừng toàn quốc thì sử dụng số liệu đó làm số liệu

nền. Đối với các trường hợp khác, số liệu/bản đồ giao đất giao rừng mới nhất có thể được sử

dụng làm số liệu nền. Các địa phương có số liệu cập nhật nhất và có độ chính xác cao hơn, ví dụ

như số liệu của các chương trình, dự án khác, cũng có thể được sử dụng làm số liệu nền.

Ngoài ra, cần phải có thêm các lớp sau đây để làm số liệu tham khảo:

Các lớp ranh giới hành chính tỉnh, huyện, xã.

Lớp ranh giới thôn bản (nếu có).

Bản đồ ba loại rừng.

Bản đồ tiểu khu – khoảnh.

Các lớp bản đồ, số liệu khác có thể hỗ trợ kiểm lâm địa bàn trong việc xác định thực địa cũng có

thể được bổ sung vào, tuỳ theo nhu cầu.

Page 15: TDDBR - vietnam-redd.org projects/JICA... · Chồng xếp lớp theo dõi diễn biến rừng cần phân tích lên lớp ảnh vệ tinh. Phân tích bằng mắt, phát hiện

9

8. Kiểm soát, đảm bảo chất lượng (ô mẫu ngẫu nhiên) – Tuỳ chọn

Nếu CCKL muốn bổ sung thêm ngoài việc thực hiện quy trình KS/ĐBCL bằng ảnh vệ tinh như đã

được trình bày ở phần trên, thì có thể thực hiện một lựa chọn khác về KS/ĐBCL thông qua chọn

mẫu ngẫu nhiên. Do thời gian có hạn, quy trình này cần được thực hiện sau khi số liệu diễn biến

rừng hàng năm đã được báo cáo chính thức từ CCKL lên Cục Kiểm lâm.

Quy trình KS/ĐBCL này bao gồm việc thiết lập các điểm mẫu cần kiểm tra và kiểm tra ngoài thực

địa đối với các điểm mẫu này để đánh giá mức độ thiếu chắc chắn của số liệu bản đồ rừng đã cập

nhật. Dưới đây là tóm tắt các hạng mục KS/ĐBCL bằng mẫu chọn ngẫu nhiên.

Địa bàn cần xác minh: Toàn tỉnh

Mức độ đảm bảo: Đánh giá mức độ thiếu chắc chắn của số liệu bản đồ nền theo cách xác

định các diện tích có rừng/không có rừng.

Tỷ lệ chính xác: 95%

Dung sai cho phép: 5%

Số điểm mẫu: Trung bình khoảng 250 điểm mẫu trên các diện tích có rừng trên bản đồ.

Phương pháp chọn mẫu: Chọn ngẫu nhiên các lô rừng.

Phương pháp xác minh: Giống như quy trình đo đếm và báo cáo diễn biến rừng

Do quy trình này là một quy trình tốn nhiều thời gian và công sức, cũng như trong thực tế khó thực

hiện ở một vài vùng (có địa hình khó khăn), do đó quy trình này không được xem là bắt buộc phải

có trong tài liệu hướng dẫn này. Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý rằng, theo cơ chế REDD+, việc

đảm bảo độ chính xác của số liệu bản đồ nền là không thể thiếu, do số liệu này được sử dụng để

tính toán và theo dõi hấp thụ các-bon.

Page 16: TDDBR - vietnam-redd.org projects/JICA... · Chồng xếp lớp theo dõi diễn biến rừng cần phân tích lên lớp ảnh vệ tinh. Phân tích bằng mắt, phát hiện

10

Phụ lục 1. Nội dung Cẩm nang thao tác quản lý CSDL-DBR cho CCKL

Page 17: TDDBR - vietnam-redd.org projects/JICA... · Chồng xếp lớp theo dõi diễn biến rừng cần phân tích lên lớp ảnh vệ tinh. Phân tích bằng mắt, phát hiện

11

Page 18: TDDBR - vietnam-redd.org projects/JICA... · Chồng xếp lớp theo dõi diễn biến rừng cần phân tích lên lớp ảnh vệ tinh. Phân tích bằng mắt, phát hiện

12

Page 19: TDDBR - vietnam-redd.org projects/JICA... · Chồng xếp lớp theo dõi diễn biến rừng cần phân tích lên lớp ảnh vệ tinh. Phân tích bằng mắt, phát hiện

13

Page 20: TDDBR - vietnam-redd.org projects/JICA... · Chồng xếp lớp theo dõi diễn biến rừng cần phân tích lên lớp ảnh vệ tinh. Phân tích bằng mắt, phát hiện

14

Lời kết

Tài liệu này là một trong nhiều thành quả của Dự án hợp tác kỹ thuật quản lý rừng bền

vững vùng đầu nguồn Tây Bắc (Dự án SUSFORM-NOW) do Cơ quan Hợp tác Quốc tế

Nhật Bản (JICA) tài trợ.

Dự án đã và đang được thực hiện từ tháng 08 năm 2010 đến tháng 08 năm 2015 bởi

các bên gồm Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT), Sở NN&PTNT

tỉnh Điện Biên và UBND tỉnh Điện Biên.

Để biết thêm thông tin về Dự án, vui lòng liên hệ:

Văn phòng JICA Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 11 toà nhà CornerStone, 16 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại: 04-3831-5005