REV. JUDE WINKLER, OFM Conv.

34

Transcript of REV. JUDE WINKLER, OFM Conv.

Page 1: REV. JUDE WINKLER, OFM Conv.
Page 2: REV. JUDE WINKLER, OFM Conv.

REV. JUDE WINKLER, OFM Conv. Imprimi Potest: Michael Kolodziej, OFM Conv., Minister Provincial of St. Anthony of Padua Province (USA) Nihil Obstat: Rev. James M.Cafone. M.A., S.T.D., Censor Librorum Imprimatur: + Most Rev. John J. Myers,

J.C.D., D.D., Archbishop of Newark The Nihil Obstat and imprimatur are ofliciai declarations that a book or pamphlet is free ot doctrinal or moral error. No implication Is contained

therein that those who have granted the Nihil Obstat and Imprimatur agree with the contents, opinions or statements expressed.

1

Page 3: REV. JUDE WINKLER, OFM Conv.

2

Page 4: REV. JUDE WINKLER, OFM Conv.

KAROL WOJTYLA ĐƯỢC SINH RA

Đức giáo hoàng Gỉoan Phaolo II được sinh tại một thị

trấn nhỏ gần Krakow, Ba Lan, vào ngày 18 tháng 5 năm 1920.

Ngài là con thứ hai của Emilia và Karol, một sĩ quan quân đội

của Ba Lan. Cậu bé được rửa tội một tháng sau đó vào ngày

20 tháng 6 và được đặt tên là Karol (theo tiếng Anh có nghĩa là

Charles hoặc là Carl).

Ngay từ nhỏ, Karol đã phải chịu nhiều mất mát. Mẹ qua

đời khi Karol mới chỉ 9 tuổi và người anh Edmond cũng mất khi

Karol mới 12 tuổi. Karol lớn lên trong tình yêu thương và sự dạy

dỗ của người cha. Cha ngài là một mẫu gương tuyệt vời về đức

tin. Ông dạy các con biết phó thác mọi sự trong tay Chúa. Cậu

bé Karol còn nhớ có lần giật mình thức giấc trong đêm và thấy

bố đang quỳ gối cầu nguyện.

Ngay từ những năm đầu đời, ngài đã hết lòng tin cậy

vào Đức Maria, và cũng như hầu hết những người Công giáo

Ba Lan, ngài cũng hành hương viếng Đức Mẹ Đen (Black

Madonna). Đến năm 15 tuổi, ngài gia nhập Hội đạo binh Đức

Mẹ.

Cậu bé Karol cũng cho thấy những biểu hiện của niềm

đam mê sân khấu. Những năm học trung học ngài hình thành

nhóm kịch đầu tiên của ngài. Sau này, chính ngài đã viết một

số kịch bản.

4

Page 5: REV. JUDE WINKLER, OFM Conv.

ĐỨC QUỐC XÃ CHIẾM ĐÓNG BA LAN

Khi lên 18 tuổi, Karol theo học triết và văn học tại trường

đại học Krakow.

Việc học của ngài bị gián đoạn khi Đức quốc xã chiếm

đóng Ba Lan vào ngày 1 tháng 9 năm 1939. Ngay lập tức, bọn

chúng đóng cửa các trường đại học và bỏ tù các giáo sư.

Chế độ Phátxít thật tàn ác. Chúng bắt giam rất nhiều

người chỉ bởi vì họ có học thức hoặc họ là những người đứng

đầu trong xã hội. Nhiều người trong số đó hầu như không bao

giờ gặp lại.

Karol phải tìm cho mình một công việc nếu không muốn

bị bắt và đưa vào các trại lao động khổ sai. Anh tìm được công

việc ở một mỏ đá, nơi anh cũng như nhiều người khác phải làm

việc hết sức vất vả. Không lâu sau, anh được chuyển tới làm việc

trong một nhà máy hóa chất.

Mặc dù phải làm việc trong điều kiện vất vả, anh vẫn tiếp

tục trau dồi kiến thức bằng cách đọc những sách mà anh có.

Các đồng nghiệp rất quý mến anh và họ thường để anh đọc sách

ngay trong giờ làm việc. Karol cũng tham gia vào một đoàn kịch

để biểu diễn tại các căn hộ riêng. Việc này hết sức nguy hiểm vì

nếu Đức quốc xã phát hiện, bọn chúng sẽ bắt anh.

Page 6: REV. JUDE WINKLER, OFM Conv.
Page 7: REV. JUDE WINKLER, OFM Conv.

7

ĐỜI SỐNG TÂM LINH CỦA KAROL

Đầu năm 1941, cha ngài qua đời để lại mình ngài trơ trọi

trong thời kỳ đen tối này.

Tuy nhiên, những khó khăn đó không lay chuyển được

niềm tin của Karol. Trái lại, ngài còn cảm thấy điều gì đó rất đặc

biệt trong tâm hồn mình.

Người có ảnh hưởng lớn đến đời sổng tâm linh của Karol

là bác thợ may Jan Tyranowski. Tuy chỉ là thường dân nhưng

ông đã đọc và học hỏi những bài viết của thánh Têrêsa thành

Avila và thánh Gioan Thánh giá. Karol cũng thấm thía những

lời dạy của các vị ấy. Từ lúc đó, ngài viết về áo Đức Bà (Việc

đạo đức do các tu sĩ Carmelo phổ biến).

Càng ngày, ngài càng cảm thấy được mời gọi sống đời

linh mục. Tuy nhiên, tại thời điểm ấy, Đức quốc xã đã đóng cửa

các Đại chủng viện. Ngài đã nói chuyện với nhiều linh mục và

cả với Tổng giám mục địa phận. Cuối cùng, ngài bắt đầu tự

học, tự đào luyện. Mặc dù phải làm việc cả ngày, ngài vẫn dành

chút thời gian trước và sau khi làm việc để học. Đôi khi, ngài

cũng tận dụng cả giờ nghỉ để trau dồi kiến thức.

Đầu năm 1944, ngài bị xe tông khi đang cố gắng cứu

sống một người và phải nằm viện 2 tuần. Cuối năm ấy, Chủng

viện ở Krakow mở cửa trở lại và ngài có thể dành toàn thời gian

cho việc tu học để trở thành linh mục.

7

Page 8: REV. JUDE WINKLER, OFM Conv.

TỪ MỘT LINH MỤC TRẺ

TRỞ THÀNH GIÁM MỤC

Ngày 1 tháng 11 năm 1946, Karol Wojtyla được lãnh

nhận chức linh mục. Hai tuần sau, Đức tổng giám mục đã

gởi ngài đi học tại trường Angelicum ở Roma. Ngài đã nhận

bằng tiến sĩ tại đây vào tháng 6 năm 1948.

Trở về Ba Lan, Cha Karol được bổ nhiệm làm linh mục

phụ tá. Mặc dù phải làm việc ở nhiều giáo xứ khác nhau, ngài

vẫn tiếp tục học tập và có thêm một bằng tiến sĩ nữa.

Năm 1953, ngài bắt đầu dạy tại trường đại học Công

giáo mới thành lập ở Krakow. Không lâu sau, khi trường này

bị cộng sản đóng cửa, ngài dạy tại Đại chủng viện và tại

trường Đại học Công giáo ở Lublin, một thành phố khác của

Ba Lan.

Ngài cũng là tuyên úy cho các sinh viên và là nhân

viên y tế. Trong các tác phẩm viết vào thời gian này, ngài

bày tỏ quan tâm về những điều cần thiết cho đời sống tâm

linh của sinh viên. Trong số đó, tác phẩm Tình Yêu và Sự Đáp

Trả, đề cập tới vấn đề làm thế nào để người nam và người

nữ thể hiện tình cảm của mình trong hôn nhân.

Năm 1958, Cha Karol Wojtyla được bổ nhiệm làm

giám mục phụ tá giáo phận Krakow. Đây là khoảng thời gian

hết sức khó khăn cho các linh mục và giám mục tại Ba Lan

khi cộng sản dùng mọi biện pháp để cản trở các hoạt động

tôn giáo.

Page 9: REV. JUDE WINKLER, OFM Conv.
Page 10: REV. JUDE WINKLER, OFM Conv.
Page 11: REV. JUDE WINKLER, OFM Conv.

TỪ GIÁM MỤC ĐẾN HỒNG Y

Đức giám mục Karol Wojtyla ngay lập tức chứng tỏ tài

năng của mình khi ra sức bảo vệ những nhu cầu thiết yếu

của Hội thánh trong khi vẫn làm hài lòng nhà cầm quyền

cộng sản. Ngài dành nhiều thời gian quan tâm đến mọi

người.

Đây là lý do ngài được chọn cho chức vụ Tổng giám

mục của Giáo phận Krakow, năm 1962 Tổng giám mục của

ngài qua đời. Năm 1965, Ngài được chính thức bổ nhiệm làm

Tổng giám mục Krakow.

Trên cương vị Tổng giám mục, ngài tham dự Công

đồng chung Vaticano II được tổ chức từ năm 1962 đến 1965.

Với kiến thức uyên thâm và sự khôn ngoan, ngài được mời

tham gia soạn thảo nhiều văn kiện của công đồng, trong đó

có văn kiện về Giáo Hội Trong Thế Giới Hôm Nay.

Đức giáo hoàng Phaolo VI nhận biết tài năng và

những đóng góp của ngài cho Công đồng, đã trao cho ngài

mũ hồng y năm 1967. Các hồng y là những cố vấn của Đức

giáo hoàng và là những người có thể bầu chọn giáo hoàng

khi một vị giáo hoàng qua đời.

Là hồng y, ngài không chỉ chăm lo cho Giáo phận

mình mà cho cả Giáo hội toàn cầu. Ngài đến nhiều quốc gia

để tham dự các buổi gặp gỡ, thuyết giảng, nêu lên những

khó khăn của Giáo hội khi phải sống trong chế độ cộng sản,

cũng như để học tập những điều hay từ những nơi ngài đi

qua.

Page 12: REV. JUDE WINKLER, OFM Conv.

ĐỨC GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ II

Tháng 8 năm 1978, Đức giáo hoàng Phaolo VI qua

đời. Cùng với các Hồng y trên toàn thế giới, hồng y Karol

Wojtyla về Roma để bầu giáo hoàng mới. Đức hồng y Luciani

được chọn. Danh hiệu của ngài là Gioan Phaolo I (được ghép

theo tên của 2 giáo hoàng tiền nhiệm là Gioan XXIII và Phaolo

VI). Tuy nhiên, triều đại của ngài chỉ kéo dài được 33 ngày.

Một lần nữa, các hồng y phải tập hợp lại để bầu một giáo

hoàng mới.

Ngày 14 tháng 10 năm đó, các hồng y tiến vào Mật

tuyển viện để cầu xin ơn Chúa Thánh Thần. Hai ngày sau,

Hồng y đoàn đã chọn hồng y Karol Wojtyta làm Giáo hoàng

thứ 264 của Giáo hội Công giáo. Ngài lấy danh hiệu là Gioan

Phaolo II để tưởng nhớ vị Giáo hoàng tiền nhiệm.

Kể từ Đức Giáo Hoàng Adriano năm 1520 trong gần

500 năm qua, tất cả các Giáo hoàng đều là người Ý. Khi Đức

Gioan Phaolo II đứng nơi cửa sổ đền thờ thánh Phêrô để chào

giáo dân đang đứng nơi quảng trường thánh Phêrô, ngài nói

rằng ngài đến từ một nơi rất xa và nếu tiếng ý của ngài không

được chuẩn xác thì xin mọi người hãy giúp đỡ.

Ngày 22 tháng 10, Đức Gioan Phaolo II chính thức

nhận Pallium, một kiểu dây các phép nói lên quyền chủ chăn.

Giống như trong Tin Mừng Gioan, thánh Phêrô được trao phó

coi sóc đoàn chiên của Chúa. Đức giáo hoàng Gioan Phaolo

II cũng trở thành vị chủ chăn của toàn thể Giáo hội.

Page 13: REV. JUDE WINKLER, OFM Conv.

, \

Page 14: REV. JUDE WINKLER, OFM Conv.
Page 15: REV. JUDE WINKLER, OFM Conv.

NHỮNG TÁC PHẨM CỦA

ĐỨC GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLO II

Trước khi được chọn làm giáo hoàng, ngài đã viết rất

nhiều thơ ca, kịch và sách. Ngay từ đầu triều đại giáo hoàng

của mình, Đức Gioan Phaolo II đã vận dụng tài năng để viết

rất nhiều thông điệp nhằm giáo dục và khích lệ đức tin của

các tín hữu.

Đức Gioan Phaolo II viết về chúa Giêsu Đấng Cứu

Chuộc, Thiên Chúa Cha và chúa Thánh Thần. Ngài cũng

viết về Đức Trinh Nữ Maria mà Ngài hết lòng trông cậy, về

bí tích Thánh Thể và bí tích Hòa Giải. Ngài cũng viết nhiều

thông điệp nhằm khích lệ niềm tin vào công lý và tôn trọng

sự sống.

Trong triều đại giáo hoàng của ngài, Đức Gioan

Phaolo II đã cho phép ấn hành 2 cuốn sách rất quan trọng

trong Hội Thánh. Cuốn đầu tiên là "Bộ Giáo Luật" gồm những

luật lệ và quy định trong Hội Thánh. Qua thời gian, có những

luật lệ đã lỗi thời. Vì thế, Đức giáo hoàng kêu gọi thu thập

đồng thời soạn thảo những luật mới để hướng dẫn đời sống

đức tin của Giáo Hội.

Cuốn thứ hai là "Giáo lý Hội Thánh Công Giáo". Đây là

tập hợp những điều căn bản trong đức tin Công Giáo về:

Thiên Chúa, Giáo hội, các Bí tích, các Thiên thần, các

Thánh, Thiên đàng, Hỏa ngục, Luyện ngục, và nhiều điều

khác.

Page 16: REV. JUDE WINKLER, OFM Conv.

NHỮNG CHUYẾN CÔNG DU QUỐC TẾ

Đức giáo hoàng Gioan Phaolo II muốn gặp gỡ nhiều

người để củng cố họ về đức tin, và ngài cũng có thể lắng nghe

những nhu cầu của họ.

Đức giáo hoàng là giám mục Roma. Vì thế, sau khi

nhận chức, ngài bắt đầu viếng thăm các giáo xứ trong địa

phận mình. Ngài gặp gỡ nhiều đoàn thể trong các giáo xứ, cử

hành thánh lễ đại triều, chào đón và dạy dỗ tất cả những ai

đến với Ngài.

Ngài cũng viếng thăm đoàn chiên rộng lớn hơn của

mình thông qua hơn 100 chuyến công du đến hơn 129 quốc

gia trên thế giới. Một số nơi, người ta chào đón ngài hết sức

nồng nhiệt, đặc biệt là khi ngài trở về quê hương Ba Lan thân

yêu của mình.

Một số chuyến công du cũng gặp chút ít khó khăn.

Ngài viếng thăm các quốc gia vẫn được điều hành bởi những

người cộng sản như Cuba. Các quốc gia có đông tín hữu theo

Chính Thông Giáo như: Rumania và Ukraina. Trong quá khứ,

Giáo hội Công giáo và chính thống không luôn hợp nhất,

nhưng việc làm của ngài là xây dựng tương quan hòa bình

với các nhà lãnh đạo chính thống giáo, Do thái giáo và Anh

giáo. Ngài cũng viếng thăm các quốc gia có rất ít tín hữu Công

giáo.

Những chuyến viếng thăm của ngài đem đến niềm vui

cho giáo dân. Mọi người lắng nghe sứ điệp của ngài và trở về

với sự xác tín mạnh mẽ vào đức tin.

Page 17: REV. JUDE WINKLER, OFM Conv.
Page 18: REV. JUDE WINKLER, OFM Conv.
Page 19: REV. JUDE WINKLER, OFM Conv.

SỰ CÁO CHUNG

CỦA CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN

Bất cứ nơi nào Giáo hoàng đến, ngài bênh vực phẩm

giá con người. Mọi người đều lắng nghe ngài và bắt đầu tự hỏi

xã hội mà họ đang sống có tôn trọng phẩm giá làm người của

họ không.

Ở những nước Xã Hội Chủ Nghĩa, mọi người nhận ra:

có quá nhiều sai lầm trong cách điều hành nhà nước.

Không lâu sau, cuộc viếng thăm quê hương Ba Lan lần

đầu tiên trên cương vị giáo hoàng, phong trào đấu tranh cho

nhân quyền được dấy lên mạnh mẽ. Nó được gọi là phong trào

Đoàn kết, đầu tiên là từ Công Đoàn Đoàn Kết, một tổ chức

nhằm bảo vệ quyền lợi cho công nhân sau đó nhanh chóng lan

rộng đến mọi thành phần trong xã hội.

Đấu tranh cho tự do không hề dễ dàng. ít lâu sau, binh

lính được huy động để bảo vệ chính quyền cộng sản. Nhưng

đến năm 1989, làn sóng đấu tranh cho tự do ngày càng lớn

mạnh. Cũng trong năm đó, chính quyền cộng sản bị lật đổ ở

nhiều quốc gia và nhiều người được tự do.

Dấu chỉ rõ ràng nhất cho cuộc cách mạng hòa bình này

là sự sụp đổ của bức tường Bá Linh. Bức tường được xây dựng

để ngăn chặn dòng người chạy tìm tự do. Giờ đây, mọi người

có thể đi đến đâu họ muốn, tự do tổ chức các hoạt động tôn

giáo và tự do nói những gì mình muốn mà không sợ bị bắt bớ.

Page 20: REV. JUDE WINKLER, OFM Conv.

20

ĐỨC GIÁO HOÀNG BỊ ÁM SÁT

Đức Gioan Phaolô II phải trả giá đắt cho sự dũng cảm

và trung thực của mình. Ngày 13 tháng 5 năm 1981, một kẻ

ám sát tên là AIi Agca đã bắn Đức giáo hoàng.

Cho đến hôm nay, không biết kẻ chủ mưu đứng sau

tên ám sát. Vài người tin rằng, chính cộng sản đã làm để ngăn

chặn ngài mang hy vọng đến cho mọi người.

Đức thánh cha bị thương rất nặng gần chết. Ngài phó

dâng mọi sự trong tay Đức Mẹ Fatima vì ngài bị bắn trong

ngày lễ kỷ niệm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima.

Nhiều năm sau, Đức thánh cha nhận ra rằng tất cả

những sự kiện trên thế giới đều đã được báo trước khi Đức

Nữ Đồng Trinh Maria hiện ra với ba trẻ tại Fatima, Bồ Đào

Nha, năm 1917. Đức Mẹ đã nói đến 3 bí mật. Hai điều đầu

tiên chính là sự phát triển mạnh mẽ và diệt vong của chủ

nghĩa cộng sản và sự tàn phá của 2 cuộc chiến tranh thế giới.

Điều bí mật thứ ba chính là tiên báo về việc Đức giáo

hoàng bị ám sát, khi những đứa trẻ thấy một Giám mục mặc

đồ trắng nhưng dính đầy máu.

Sau khi qua khỏi cơn nguy kịch, Đức giáo hoàng đã

đến thăm Ali Agca trong ngục và tha thứ cho người đã cố

gắng để giết ngài.

20

Page 21: REV. JUDE WINKLER, OFM Conv.
Page 22: REV. JUDE WINKLER, OFM Conv.
Page 23: REV. JUDE WINKLER, OFM Conv.

23NIỀM TIN MẠNH MẼ

NƠI ĐỨC NỮ TRINH MARIA

Đức giáo hoàng bày tỏ sự tin tưởng của mình nơi Đức

Mẹ bằng nhiều cách.

Ngay khi còn trẻ, ngài đã thăm viếng nhiều nhà thờ

dành cho việc tôn kính Đức Maria để xin Đức Mẹ yêu thương

và nâng đỡ. Ngài cũng thực hành việc đạo đức ấy khi nhận

lãnh sứ vụ giáo hoàng, ngài thăm viếng hầu hết những nơi

thánh liên quan đến Mẹ Maria trên khắp thế giới.

Ngài viết một tông huấn về việc sùng kính Đức Mẹ

Maria và về vị trí của Đức Mẹ trong đời sống Hội Thánh. Trong

nhiều tông huấn khác, Đức giáo hoàng cũng đề cập đến tầm

quan trọng của Đức Mẹ trong lịch sử cứu độ và trong đời sống

cầu nguyện của mỗi người.

Vào năm 2002, ngài đã ban bố thêm 5 mầu nhiệm trong

kinh Mân Côi: Mầu nhiệm Sự Sáng

Qua nhiều thế kỷ, chỉ có 15 mầu nhiệm kinh Mân CÔI.

Kinh Mân Côi chỉ rõ vai trò quan trọng của Đức Mẹ đối với

Chúa Giêsu, tâm điểm của đời sống và tình yêu của chúng ta.

Năm mầu nhiệm mới đã nhấn mạnh thêm đời sống công khai

của Chúa Giêsu, làm phong phú hơn chuỗi Mân Côi. Những

mầu nhiệm đó là: Chúa Giêsu chịu phép rửa, tiệc cưới Cana,

việc rao giảng Nước Trời, Chúa Biến Hình và bí tích Thánh

Thể.

Page 24: REV. JUDE WINKLER, OFM Conv.

CÁC THÁNH VÀ CHÂN PHƯỚC

Đức thánh cha thường dạy rằng mọi người đều được

mời gọi nên thánh. Một cách ngài thực hiện điều này là phong

chân phước và phong thánh cho rất nhiều người, nhiều hơn tất

cả những vị giáo hoàng khác phong từ năm 1594 đến 1978.

Phong chân phước là một bước trước khi tuyên bố một

ai đó là thánh. Giáo hội tiến hành điều tra tất cả những lời giảng

dạy của đương sự và chắc chắn rằng những điều ấy trung

thành với giáo huấn của Giáo Hội. Kèm theo đó, Giáo Hội cũng

khảo sát sự trổi vượt về nhân đức và đòi phải có 2 phép lạ cho

những người chạy đến xin các ngài cầu bầu.

Tiến trình phong thánh, Giáo hội chính thức tuyên bố

ai đó là thánh. Điều này đòi hỏi đương sự phải có thêm 1 phép

lạ nữa ngoài 2 phép lạ kể trên.

Thánh Maximilian Kolbe là một trong những trường hợp

được Đức thánh cha Gioan Phaolo II phong Thánh đầu tiên.

Ngài đã chết thay cho một tù nhân trong trại tập trung của Đức

quốc xã trong thế chiến thứ 11.

Đức Gioan Phaolo II cũng phong thánh cho cha Padre

Pio, dòng Capuchin-Phanxico mang 5 dấu thánh của Chúa

Giêsu ở hai tay, hai chân và cạnh sườn trong suốt 50 năm.

Ngài cũng phong chân phước cho mẹ Têrêsa thành

Calcutta người đã chăm sóc cho người nghèo ở Ấn Độ trong

nhiều năm và qua đời tại đó.

Page 25: REV. JUDE WINKLER, OFM Conv.
Page 26: REV. JUDE WINKLER, OFM Conv.
Page 27: REV. JUDE WINKLER, OFM Conv.

27

NĂM THÁNH

Một cách khác Đức thánh cha dạy chúng ta sống kết

hiệp mật thiết với Chúa chính là công bố các năm thánh để

tưởng nhớ việc Chúa Giêsu cứu chuộc nhân loại, tưởng nhớ

ngày sinh của Đức Trinh Nữ Maria và tổ chức Đại năm

thánh 2000.

Năm thánh có nguồn gốc từ Cựu Ước. Cứ 7 năm một

lần, người Do Thái tổ chức năm "Sabat" để tha nợ cho nhau

và để nghỉ ngơi. Sau đó, cứ 50 năm, họ lại có một Đại năm

thánh để tha nợ nhiều hơn, trả lại đất đai cho chủ cũ và giải

phóng các nô lệ.

Ngày nay, năm thánh được tổ chức 25 năm một lần.

Trong năm thánh, mọi người trên khắp thế giới hành hương

về Roma để cầu nguyện. Đôi khi, Đức thánh cha cũng tổ

chức những năm thánh đặc biệt.

Năm thánh đầu tiên được Đức Gioan Phaolo II khai

mở vào năm 1983 để tưởng nhớ 1950 năm cái Chết và Phục

Sinh của Chúa Giêsu.

Năm thánh thứ hai được tổ chức năm 1988, để kỷ

niệm 2000 năm sinh nhật Đức trinh nữ Maria

Năm Thánh thứ ba được tổ chức vào năm 2000 để

đánh dấu sự khởi đầu của một thiên niên kỷ mới.

27

Page 28: REV. JUDE WINKLER, OFM Conv.

NGÀY GIỚI TRẺ THẾ GIỚI

Từ khi còn là một linh mục, Đức Gioan Phaolo II đã luôn

mong muốn có một tổ chức dành cho giới trẻ.

Vì thế, ngài đã lập một truyền thông mới: Ngày giới trẻ

thế giới. Trong những ngày ấy, giới trẻ khắp thế giới sẽ tập trung

về để cầu nguyện, ca hát và chia sẻ niềm tin của mình với Đức

thánh cha.

Các bạn trẻ rất vui vẻ tham dự các hoạt động này. Họ

thường phải ngủ trong những lều trại ngay giữa cánh đồng. Họ

cũng không có thức ăn ngon. Thời tiết nắng mưa bất thường.

Họ trải qua ngày đêm cầu nguyện, ca hát và chia sẻ với nhau

những câu chuyện đức tin.

Đức thánh cha cũng rất vui khi gặp gỡ các bạn trẻ, mặc

dù mệt mỏi hay bệnh tật, ngài vẫn thắp lên nhiệt huyết cho giới

trẻ với nụ cười thường trực trên môi.

Một lần nọ, ngài đến với các bạn trẻ đang chơi khúc côn

cầu, ngài đã dùng gậy chủ chăn của mình như là gậy để chơi

bóng.

Mỗi khi nói chuyện với giới trẻ, ngài thường nhắc cho họ

nhiệm vụ sống Tin Mừng và biết loại bỏ những giá trị sai lạc

trong thế giới ngày nay.

Page 29: REV. JUDE WINKLER, OFM Conv.
Page 30: REV. JUDE WINKLER, OFM Conv.

1

Page 31: REV. JUDE WINKLER, OFM Conv.

PHONG TRÀO ĐẠI KẾT

Đức giáo hoàng Gioan Phaolo II đã vươn ra khỏi giới

hạn của Công giáo để đến với những người tin kính Chúa Giêsu

cũng như những người tin kính Thiên Chúa.

Ngài thân tình đến với những người Do Thái Giáo. Ngài

quen biết nhiều người Do Thái khi còn sống ở Ba Lan. Trong

chiến tranh thế giới thứ II, ngài đã giúp bảo vệ họ khỏi Đức

quốc xã.

Khi là Giám mục, ngài cũng thăm viếng Hội đường và

trưởng tế Do Thái Giáo ở tại Krakow.

Trên cương vị là giáo hoàng, nhiều lần ngài cũng viếng

thăm Hội đường Do Thái tại Roma, ngài tưởng nhớ những đau

đớn mà người Do Thái đã phải trải qua trong thế chiến thứ II

bằng việc thăm các trại tử tù ở Đức, ở Ba Lan và đài tưởng niệm

ở Israel, những người đã chết trong thế chiến thứ hai.

Đức Gioan Phaolô II cũng gặp gỡ các vị lãnh đạo của

Giáo hội Anh Giáo, Giáo hội Tin Lành và nhiều cộng đoàn Kitô

hữu khác.

Trong suốt triều đại của ngài, Đức Gioan Phaolô II cũng

nhiều lần mời các nhà lãnh đạo tôn giáo khắp thế giới (Phật

giáo, Khổng giáo, Chính thống giáo, Do Thái, Cao đài giáo, Hồi

giáo...) về Assisi, Ý, để cầu nguyện cho hòa bình. Assisi là quê

hương của Thánh Phanxico Assisi, biểu tượng cho những

người tìm kiếm hòa bình và hiểu biết lẫn nhau giữa các dân

tộc.

Page 32: REV. JUDE WINKLER, OFM Conv.

ĐAU YẾU CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG

Một trong những giáo huấn quan trọng nhất của Đức giáo

hoàng Gioan Phaolo II là tính thánh thiêng của sự sống từ lúc mới thụ

thai cho đến cái chết tự nhiên của người ấy.

Cuộc đời ngài là chứng tá vĩ đại của giáo huấn này. Ngài phải

đối mặt với bệnh tật hay những xúc phạm, nhiều những khó khăn với

những đau đớn sâu xa ngài phải chịu vì Hội thánh. Ngay cả khi đã già

yếu, bị giới hạn rất nhiều vì bệnh tật, ngài vẫn phục vụ Giáo hội bằng

nghị lực can đảm. Ngài đã cho thế giới gương mẫu chịu đựng và vượt

qua nỗi đau thể xác.

Sau 26 năm trên ngôi Giáo Hoàng, Đức Giáo Hoàng Gioan

Phaolo II về Nhà Cha vào ngày 2 tháng 4 năm 2005. Đức Giáo Hoàng

Phaolo II được phong là Đấng đáng kính ngày 19/12/2009 và phong

Chân Phước ngày 01/05/2011 do Đức Giáo Hoàng Biển Đức 16.

Ngày 27/04/2014 Đức Giáo Hoàng Phanxico đã tuyên thánh

cho Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II như mẫu gương thánh thiện

cho toàn Giáo Hội. "Các con hãy nên thánh như cha các con trên trời

là Đấng Thánh".

Page 33: REV. JUDE WINKLER, OFM Conv.
Page 34: REV. JUDE WINKLER, OFM Conv.

Nếu có điều kiện, xin Quý Vị mua sách ủng hộ

TNTT tại Ban Mục Vụ Thiếu Nhi 180 Nguyễn Đình

Chiểu, phường 6, Tp.HCM .

Xin chân thành cám ơn.

Đánh máy : Anh chị Giuse Phan Ngọc Sơn

Margarita Trần Thị Ánh Loan

Cataria Ngô Thanh Vân

Trình bày : Các Anh Chị cộng tác viên

Thư Viện Công Giáo Việt Nam

11 / 04 / 2018