Public Disclosure Authorized...IV Hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới từ năm 1994 đến...

46
Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized

Transcript of Public Disclosure Authorized...IV Hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới từ năm 1994 đến...

Page 1: Public Disclosure Authorized...IV Hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới từ năm 1994 đến năm 2011 33 iv VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI: QUAN HỆ HỢP TÁC TRONG

Pub

lic D

iscl

osur

e A

utho

rized

Pub

lic D

iscl

osur

e A

utho

rized

Pub

lic D

iscl

osur

e A

utho

rized

Pub

lic D

iscl

osur

e A

utho

rized

Pub

lic D

iscl

osur

e A

utho

rized

Pub

lic D

iscl

osur

e A

utho

rized

Pub

lic D

iscl

osur

e A

utho

rized

Pub

lic D

iscl

osur

e A

utho

rized

wb406484
Typewritten Text
66927
Page 2: Public Disclosure Authorized...IV Hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới từ năm 1994 đến năm 2011 33 iv VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI: QUAN HỆ HỢP TÁC TRONG

VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI:

QUAN HỆ HỢP TÁC TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG

Page 3: Public Disclosure Authorized...IV Hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới từ năm 1994 đến năm 2011 33 iv VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI: QUAN HỆ HỢP TÁC TRONG
Page 4: Public Disclosure Authorized...IV Hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới từ năm 1994 đến năm 2011 33 iv VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI: QUAN HỆ HỢP TÁC TRONG

iiiVIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI: QUAN HỆ HỢP TÁC TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG MỤC LỤC

MỤC LỤC

I Vị trí của Cơ sở hạ tầng trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam 1 với Ngân hàng Thế giới

II Các mục đích và mục tiêu 7 A Giảm nghèo 9

B Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua giải quyết những trở ngại về cơ sở hạ tầng 14

C Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi thành nền 16

kinh tế thị trường

D Giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và các tác động môi trường do tốc độ tăng trưởng 19 nhanh gây ra

E Hỗ trợ các cải cách và phân cấp trong ngành 22

III Các phương hướng phát triển quan hệ hợp tác trong tương lai 25

IV Hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới từ năm 1994 đến năm 2011 33

Page 5: Public Disclosure Authorized...IV Hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới từ năm 1994 đến năm 2011 33 iv VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI: QUAN HỆ HỢP TÁC TRONG

iv VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI: QUAN HỆ HỢP TÁC TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG MỤC LỤC

Báo cáo này do ông Alan Coulthart, Kỹ sư trưởng về hạ tầng cơ sở của Ngân hàng Thế giới và ông Dương Đức Ưng, chuyên gia tư vấn thực hiện với sự hỗ trợ của các Điều phối viên phụ trách các ngành hạ tầng cơ sở của Ngân hàng Thế giới tại Việt nam.

Page 6: Public Disclosure Authorized...IV Hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới từ năm 1994 đến năm 2011 33 iv VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI: QUAN HỆ HỢP TÁC TRONG

vVIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI: QUAN HỆ HỢP TÁC TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG LỜI NÓI ĐẦU

Ngân hàng Thế giới rất vinh dự được đóng góp một phần vào những thành tựu đáng nể của Việt Nam về xóa đói giảm nghèo và vươn lên vị thế quốc gia có thu nhập trung bình nhờ mức tăng trưởng cao được duy trì trong suốt 35 năm qua. Lợi thế so sánh của chúng tôi chính là quy mô và sự dồi dào nguồn lực. Là ngân hàng phát triển đa phương duy nhất ở quy mô toàn cầu, chúng tôi có thể phổ biến các thông lệ tốt từ khắp nơi trên thế giới và giúp Việt Nam điều chỉnh các thông lệ đó để thích ứng với điều kiện cụ thể trong nước.

Đã có những tiến triển lớn trong việc thực hiện các mục tiêu rất tham vọng mà chúng tôi tự đặt ra cho mình, ví dụ như mở rộng điều kiện tiếp cận cơ sở hạ tầng, xóa bỏ các trở ngại, tạo thuận lợi cho quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, giải quyết vấn đề suy thoái môi trường, hỗ trợ cải cách và phân cấp trong ngành. Đối với hầu hết các quốc gia, hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng nguồn lực ngân sách. Do đó, điều quan trọng là phải đảm bảo rằng sự hỗ trợ của chúng tôi được sử dụng một cách khôn ngoan để tạo ra chất xúc tác thúc đẩy sự thay đổi nhằm biến các mục tiêu này thành hiện thực. Chúng tôi tin tưởng rằng, mối quan hệ đối tác giữa Chính phủ với Ngân hàng đã đạt được kết quả này. Cụ thể:

Ngành điện đã đạt được những kết quả hoạt động đáng ngưỡng mộ trong hai thập kỷ vừa qua, nhưng đồng thời cũng làm dấy lên một thách thức lớn, đó là phải đáp ứng được mức cầu tăng 15% mỗi năm trong một thời gian dài. Chưa có quốc gia nào trên thế giới bắt kịp tốc độ phổ cập dịch vụ cấp điện cho toàn dân ở Việt Nam. Năm 1976, dịch vụ cấp điện mới bao phủ 2,6% dân số; đến nay, tám mươi triệu người đã có điện. Chúng tôi tự hào là một phần của quá trình này, thông qua các dự án điện khí hóa nông thôn và phân phối điện mà chúng tôi hỗ trợ ở Việt Nam. Cũng phải chúc mừng Việt Nam về những bước đi cương quyết để cải cách ngành điện, xóa bỏ cơ chế độc quyền nhà nước, thiết lập cơ quan điều tiết điện và cải cách biểu giá điện nhằm khuyến khích đầu tư của khu vực tư nhân, đồng thời bảo vệ quyền lợi của người nghèo. Chúng tôi vui mừng đã có cơ hội cung cấp cho Việt Nam những lời khuyên và kinh nghiệm từ các nước khác về lĩnh vực này.

Các hệ thống giao thông vận tải và logistics hiệu quả và hiện đại là yêu cầu thiết yếu để có thể cạnh tranh trên thị trường toàn cầu, đặc biệt là đối với các nước tăng trưởng theo định hướng xuất khẩu như Việt Nam. Sự hỗ trợ của chúng tôi đã không ngừng phát triển trong hai thập kỷ qua, từ việc giúp đỡ sửa chữa nâng cấp Quốc lộ 1 đến cung cấp vốn xây dựng mạng lưới đường cao tốc để giảm tình trạng ùn tắc hiện nay trên Quốc lộ 1. Những đóng góp của chúng tôi trong việc mở rộng mạng lưới đường giao thông cấp xã có thể sử dụng trong mọi điều kiện thời tiết là một yếu tố quan trọng cho sự thành công của công cuộc giảm nghèo ở Việt Nam. Chúng tôi vui mừng vì đã có thể giúp Việt Nam duy trì giá trị của tất cả các tài sản hạ tầng mới này thông qua xây dựng năng lực nhằm tăng tính hiệu quả của hoạt động duy tu bảo dưỡng.

LỜI NÓI ĐẦU

Page 7: Public Disclosure Authorized...IV Hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới từ năm 1994 đến năm 2011 33 iv VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI: QUAN HỆ HỢP TÁC TRONG

vi VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI: QUAN HỆ HỢP TÁC TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG LỜI NÓI ĐẦU

Các đô thị chính là động lực tăng trưởng của Việt Nam. Chỉ riêng hai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh đã chiếm tới 75% tổng sản lượng quốc gia. Tuy nhiên, hai thành phố này đang phải chịu những áp lực rất lớn do dân số tăng nhanh, quy hoạch không gian chưa phù hợp, ô nhiễm môi trường và tắc nghẽn giao thông. Những dòng người di cư từ nông thôn ra thành phố là nguyên nhân tạo ra những khu định cư không chính thức dành cho người có thu nhập thấp. Cách tiếp cận mà chúng tôi giúp Việt Nam triển khai – nâng cấp đô thị - trong đó tập trung vào nâng cấp, cải tiến các cơ sở hạ tầng cơ bản và nhà ở, đã ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của người nghèo trong các khu định cư nói trên. Nhưng các hành động để cải thiện môi trường liên quan đến những khu vực này đã đem lại lợi ích cho toàn bộ dân cư đô thị. Chúng tôi rất vui mừng khi thấy phương pháp này đang được nhân rộng ở các thành phố khác. Chúng tôi mong có dịp làm việc tiếp với Bộ Xây dựng và chính quyền các thành phố ở Việt Nam trong những năm tới để cải tiến công tác quy hoạch đô thị và giới thiệu các hệ thống giao thông công cộng hiện đại.

Nước là một trong những nhu cầu cơ bản của cuộc sống. Ngay từ đầu, chúng tôi đã giúp Việt Nam tăng cường điều kiện tiếp cận dịch vụ cấp nước an toàn và đáng tin cậy, trước hết là ở các thành phố lớn và sau đó là ở các vùng nông thôn. Một phần quan trọng trong công việc này là hỗ trợ để dịch vụ cấp nước được cung cấp trên cơ sở thương mại nhằm duy trì các dịch vụ hiệu quả trong thời gian dài. Chúng tôi tự hào về những thành tựu của các công ty công ích như Công ty Cấp nước Hải Phòng và cách làm thành công này đã được nhân rộng ở các công ty cấp nước khác trong toàn quốc.

Cuối cùng, chúng tôi rất mong muốn được tiếp tục mối quan hệ hợp tác với Việt Nam trong tương lai. Chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục tham gia hoạt động vào tất cả các ngành cơ sở hạ tầng ngành quan trọng của Việt Nam. Chúng tôi sẽ tăng gấp đôi nỗ lực để giúp thúc đẩy các thị trường vốn, các ngân hàng thương mại và khu vực tư nhân đầu tư cho cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, để đạt được mục đích này, ngoài những điều kiện khác, Việt Nam cần thiết lập các hệ thống pháp lý và quản lý điều tiết rõ ràng hơn để bắt buộc thực thi các quyền và nghĩa vụ của hợp đồng và tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các công ty nhà nước cũng như tư nhân. Về cách thực hiện chương trình, chúng tôi sẽ dần dần chuyển từ cách tiếp cận đơn lẻ (nghĩa là tiếp cận theo dự án) sang cách tiếp cận tổng hợp, nói cách khác là tiếp cận theo chương trình. Chúng tôi cũng muốn huy động sự tham gia của các trung gian tài chính trong nước để nâng cao năng lực cấp vốn cho cơ sở hạ tầng trong nước, đồng thời giảm chi phí giao dịch. Để tăng tốc độ thực hiện, chúng tôi sẽ giới thiệu các công cụ mới để giải ngân theo đầu ra và/hoặc kết quả. Để thực hiện tất cả những thay đổi này, chúng tôi sẽ phải dựa nhiều hơn vào các hệ thống của Chính phủ để rót vốn và chúng tôi đã sẵn sàng hỗ trợ để Việt Nam có thể tạo điều kiện thuận lợi cho mục tiêu này.

Báo cáo này được thực hiện để ghi nhận sự đóng góp to lớn của hạ tầng cơ sở vào thành tựu của Việt nam trong vài thập kỷ của quan hệ hợp tác của chúng ta. Chúng tôi rất mong muốn được tiếp tục hỗ trợ Việt nam củng cố vị trí của mình trong nền kinh tế toàn cầu trong những năm tới.

Hà nội, ngày 26 tháng 10 năm 2011

Victoria Kwakwa Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt nam

Page 8: Public Disclosure Authorized...IV Hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới từ năm 1994 đến năm 2011 33 iv VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI: QUAN HỆ HỢP TÁC TRONG

VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI QUAN HỆ HỢP TÁC TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG MỤC LỤC 1

VÒ TRÍ CUÛA CÔ SÔÛ HAÏ TAÀNG TRONG QUAN HEÄ HÔÏP TAÙC GIÖÕA VIEÄT NAM VÔÙI NGAÂN HAØNG THEÁ GIÔÙI

CHƯƠNG I

Page 9: Public Disclosure Authorized...IV Hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới từ năm 1994 đến năm 2011 33 iv VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI: QUAN HỆ HỢP TÁC TRONG
Page 10: Public Disclosure Authorized...IV Hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới từ năm 1994 đến năm 2011 33 iv VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI: QUAN HỆ HỢP TÁC TRONG

3VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI: QUAN HỆ HỢP TÁC TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG VỊ TRÍ CỦA CƠ SỞ HẠ TẦNG TRONG QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA VIỆT NAM VỚI NGÂN HÀNG THẾ GIỚI

Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng luôn luôn đóng vai trò quan trọng trong quan hệ hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam (gọi tắt là Chính phủ) và Ngân hàng Thế

giới (gọi tắt là Ngân hàng). Cơ sở hạ tầng chiếm tới 2/3 tổng vốn cho vay đầu tư của Ngân hàng và hơn 50% tổng giá trị hỗ trợ của Ngân hàng cho Việt Nam (bao gồm vốn cho vay đầu tư và hỗ trợ ngân sách). Mặc dù vốn vay cho các công trình xây dựng thông qua các khoản tín dụng, và gần đây hơn là các khoản vay, là nét nổi bật nhất trong quan hệ hợp tác giữa hai bên nhưng các hoạt động bổ sung trong lĩnh vực hỗ trợ nghiên cứu phân tích và tư vấn (AAA) và xây dựng năng lực cũng không kém phần quan trọng. Cùng với nhiều hoạt động khác, AAA đã giúp cung cấp thông tin và định hướng cho các cuộc thảo luận giữa các cấp ra quyết định về những cải cách cơ cấu quan trọng trong nhiều ngành cơ sở hạ tầng. AAA cũng góp phần quan trọng vào quá trình xây dựng các chính sách, văn bản pháp luật và khung quy định cần thiết để cải thiện hiệu quả, tăng tính minh bạch, thu hút các nguồn tài chính mới cho cơ sở hạ tầng và thúc đẩy sự tham gia của khu vực tư nhân. Đồng thời, hợp phần xây dựng năng lực và tăng cường thể chế trong các dự án đã giúp thúc đẩy các cải cách ngành thông qua các biện pháp quan trọng như thành lập cơ quan điều tiết kinh tế đầu tiên cho ngành điện lực. Đây cũng là công cụ để triển khai vận hành, duy tu và bảo dưỡng các cơ sở hạ tầng và dịch vụ trên một nền tảng bền vững hơn.

Trong giai đoạn từ năm 1994 đến 2011, Ngân hàng đã cung cấp hơn 7 tỷ USD cho cơ sở hạ tầng. Phân bổ vốn cho các ngành cơ sở hạ tầng được tóm tắt trong Bảng 1 ở dưới (Phụ lục 1 liệt kê các

1 Trong báo cáo này, cơ sở hạ tầng bao gồm các ngành năng lượng (chủ yếu là điện) giao thông, đô thị, nước và vệ sinh, thông tin và viễn thông.

dự án và chương trình được Ngân hàng hỗ trợ trong từng ngành cơ sở hạ tầng). Trong giai đoạn hợp tác nói trên, ngành điện lực được nhận nhiều vốn vay nhất, do các các công trình sản xuất và truyền tải điện cần vốn xây dựng cơ bản lớn, để thực hiện mục tiêu đầy tham vọng của Chính phủ là phổ cập dịch vụ cấp điện cho toàn dân đồng thời đáp ứng mức cầu tăng nhanh do tăng trưởng kinh tế nhanh. Mặc dù nhu cầu đầu tư của ngành điện vẫn rất lớn nhưng ngành giao thông sẽ cần nhiều hỗ trợ từ phía Ngân hàng trong những năm sắp tới để hoàn thành mạng lưới đường cao tốc và phát triển các hệ thống giao thông vận tải đa phương thức hiệu quả hơn. Phát triển đô thị cũng được đầu tư nhiều trong những năm gần đây với các ưu tiên mới như giao thông đô thị và nâng cấp các khu vực có thu nhập thấp. Trong suốt giai đoạn hợp tác vừa qua, Ngân hàng đã luôn luôn duy trì hỗ trợ cho ngành nước và vệ sinh. Có nhiều khả năng các đầu tư, hỗ trợ cải thiện điều kiện vệ sinh sẽ tăng mạnh hơn trong tương lai do ô nhiễm nước ở đô thị ngày càng tăng.

Năm 2009, Chính phủ đã yêu cầu Ngân hàng tăng cường tài trợ cho cơ sở hạ tầng nhằm hai mục đích – hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và kích thích kinh tế để ứng phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu. Yêu cầu này cho thấy trong tương lai gần, cơ sở hạ tầng vẫn có thể là yếu tố chủ chốt trong quan hệ hợp tác giữa Chính phủ với Ngân hàng.

Những đầu tư nói trên đóng một vai trò quan trọng trong những thành tựu đặc biệt xuất sắc của Việt Nam như giảm tỷ lệ nghèo từ 58% xuống còn 16% và duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân ở 7,3% từ năm 1990 đến năm 2010. Các can thiệp trực tiếp vào các ngành cơ sở hạ tầng đã

Page 11: Public Disclosure Authorized...IV Hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới từ năm 1994 đến năm 2011 33 iv VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI: QUAN HỆ HỢP TÁC TRONG

4 VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI: QUAN HỆ HỢP TÁC TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG VỊ TRÍ CỦA CƠ SỞ HẠ TẦNG TRONG QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA VIỆT NAM VỚI NGÂN HÀNG THẾ GIỚI

giúp cải thiện cuộc sống của người nghèo thông qua cung cấp khả năng tiếp cận với các dịch vụ cơ bản như nước, vệ sinh, điện, và đường giao thông để tới được các cơ sở dịch vụ xã hội và nơi làm việc. Cơ sở hạ tầng cũng đang đóng góp một phần lớn vào việc thực hiện toàn bộ 11 Mục tiêu Phát triển Việt Nam (VDG)2 đầy tham vọng do Chính phủ đề ra. Ví dụ như, để thực hiện các mục tiêu VDG liên quan đến y tế, cần phải cung cấp cho người dân điều kiện tiếp cận đáng tin cậy đến dịch vụ nước sạch và vệ sinh nhằm ngăn chặn dịch bệnh, và cấp điện để trữ vắc-xin và các loại thuốc dễ bị hỏng. Mục tiêu về phổ cập giáo dục tiểu học chỉ có thể đạt được nếu có đường đi cho học sinh và giáo viên đến trường.

Người nghèo cũng được hưởng lợi ích gián tiếp từ các đầu tư cho hạ tầng kinh tế, bao gồm mạng lưới điện, đường bộ, đường sắt và cảng – những đầu tư này tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng cao nhờ tạo ra công ăn việc làm và tái phân phối của cải vật chất thu được từ quá trình tăng trưởng. Các quốc gia như

Việt Nam và Trung Quốc đã đầu tư nhiều cho các cơ sở hạ tầng này ngay từ các giai đoạn đầu tiên chuyển đổi từ nền kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp hóa, và đều đạt được những thành tựu tốt về giảm nghèo.

Sự hỗ trợ của Ngân hàng có thể chia thành ba giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên tập trung vào việc sửa chữa, khôi phục các tài sản cơ sở hạ tầng chiến lược đã bị xuống cấp sau nhiều năm chiến tranh và chia cắt. Giai đoạn hai tập trung vào việc hỗ trợ chính sách của Chính phủ về tăng trưởng toàn diện và bình đẳng, và giai đoạn ba đang tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam có thể tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng nhanh đồng thời giảm thiểu các hậu quả bất lợi của sự tăng trưởng. Giai đoạn 1 gần như đã hoàn thành, Giai đoạn 2 và 3 chồng lấn nhau và hiện vẫn đang trong quá trình triển khai.

Trong việc cung cấp hỗ trợ cơ sở hạ tầng chủ yếu, lợi thế so sánh chủ yếu của Ngân hàng là kiến thức và khả năng quy tụ ở cấp độ toàn cầu. Ngân

2 VDG dựa trên các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG)

Bảng 1: Cho vay theo ngành cơ sở hạ tầng, 1994 – 2001

Ngành Giá trị cho vay (triệu USD)

IDA IBRD Nguồn khác Tổng cộng

Điện 2106 710 15 2831

Giao thông 1.703 471 2.174

Phát triển đô thị 1114 1.114

Cấp nước và vệ sinh 1043 1.043

Tổng cộng 5.966 1.181 15 7.162

Page 12: Public Disclosure Authorized...IV Hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới từ năm 1994 đến năm 2011 33 iv VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI: QUAN HỆ HỢP TÁC TRONG

5VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI: QUAN HỆ HỢP TÁC TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG VỊ TRÍ CỦA CƠ SỞ HẠ TẦNG TRONG QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA VIỆT NAM VỚI NGÂN HÀNG THẾ GIỚI

hàng là ngân hàng phát triển đa phương duy nhất có hoạt động bao phủ toàn cầu, do đó có khả năng tổng hợp và phổ biến các thông lệ tốt từ khắp các khu vực trên thế giới. Ví dụ như, những kinh nghiệm thành công khi xây dựng hệ thống xe buýt trung chuyển nhanh BRT ở Cô-lôm-bia và Bra-xin đang được áp dụng để hướng dẫn việc xây dựng các hệ thống tương tự cho Hà Nội, thành

phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng và Đà Nẵng. Uy tín quốc tế nổi bật cũng giúp Ngân hàng có một sức mạnh triệu tập đáng nể. Cùng với nhiều thế mạnh khác, điều này đã giúp Ngân hàng đóng vai trò đi đầu trong việc thúc đẩy và điều phối vốn viện trợ hiệu quả hơn thông qua các quan hệ đối tác/hợp tác giữa Chính phủ và các nhà tài trợ trong ngành cơ sở hạ tầng.

Page 13: Public Disclosure Authorized...IV Hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới từ năm 1994 đến năm 2011 33 iv VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI: QUAN HỆ HỢP TÁC TRONG
Page 14: Public Disclosure Authorized...IV Hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới từ năm 1994 đến năm 2011 33 iv VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI: QUAN HỆ HỢP TÁC TRONG

VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI QUAN HỆ HỢP TÁC TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG MỤC LỤC 7

CAÙC MUÏC ÑÍCH VAØ MUÏC TIEÂU

CHƯƠNG 2

Page 15: Public Disclosure Authorized...IV Hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới từ năm 1994 đến năm 2011 33 iv VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI: QUAN HỆ HỢP TÁC TRONG
Page 16: Public Disclosure Authorized...IV Hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới từ năm 1994 đến năm 2011 33 iv VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI: QUAN HỆ HỢP TÁC TRONG

9VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI: QUAN HỆ HỢP TÁC TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG CÁC MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU

Trong thập kỷ vừa qua, Ngân hàng đã lồng ghép Chiến lược Đối tác Quốc gia của mình (CPS) với các mục tiêu của Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội 5 năm của

Chính phủ (SEDP). Mục tiêu chung trong 5 năm qua là “Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao để đạt được vị thế quốc gia có thu nhập trung bình, đồng thời tăng cường các thành tựu xã hội, duy trì sự gắn kết xã hội và gìn giữ cơ sở tài nguyên thiên nhiên”. Theo đó, Ngân hàng đã đặt ra những mục tiêu dưới đây cho chương trình cơ sở hạ tầng tại Việt Nam:

a) Giảm nghèo bằng cách mở rộng điều kiện tiếp cận cơ sở hạ tầng;

b) Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng cách xóa bỏ những trở ngại và hạn chế về cơ sở hạ tầng;

c) Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng cách hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường;

d) Giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và các tác động môi trường bắt nguồn từ tăng trưởng nhanh; và

Một mục tiêu quan trọng khác của Ngân hàng là biến sự hỗ trợ cho ngành cơ sở hạ tầng thành một chất xúc tác và một yếu tố có tính đổi mới. Nói cách khác, cần phải đi xa hơn việc chỉ cung cấp vốn tài chính cho các cơ sở hạ tầng có nhu cầu, để gây ảnh hưởng đến cách triển khai đầu tư của Chính phủ và các chủ thể khác. Chiến lược này gồm có giới thiệu và chứng minh các chính sách và ý tưởng mới có thể được điều chỉnh và mở rộng theo các nhu cầu và bối cảnh cụ thể ở Việt Nam.

Các phần dưới đây sẽ tóm tắt những thành tựu mà các quan hệ hợp tác/đối tác đã đạt được liên quan đến từng mục tiêu nói trên, và nhấn

mạnh các sáng kiến có tính đổi mới, xúc tác và đã thành công.

A. Giảm nghèo

Đây là sự hỗ trợ trực tiếp đối với chính sách tăng trưởng toàn diện và bình đẳng đã được Chính phủ công bố rõ ràng. Tất cả các dự án cơ sở hạ tầng đều góp phần giảm nghèo. Trong trường hợp đầu tư cho các cơ sở hạ tầng kinh tế như các trạm điện lớn, hệ thống điện quốc gia (truyền tải và phân phối) và mạng lưới điện quốc gia và mạng lưới đường cao tốc, tác động của đầu tư cơ sở hạ tầng đối với giảm nghèo là tác động gián tiếp, một hệ quả của sự tăng trưởng kinh tế mà đầu tư cơ sở hạ tầng góp phần thúc đẩy. Đầu tư cho các cơ sở hạ tầng xã hội, ví dụ như mở rộng khả năng tiếp cận năng lượng nông thôn, giao thông nông thôn, và dịch vụ nước và vệ sinh ở thành thị và nông thôn, còn tạo ra tác động gián tiếp hơn nữa đối với giảm nghèo. Vì đại đa số người nghèo ở Việt Nam sống tại nông thôn, không những thế, những người nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất lại sống ở những vùng xa xôi hẻo lánh nhất của đất nước, nên những hỗ trợ của Ngân hàng chú trọng đến việc mở rộng khả năng tiếp cận năng lượng và giao thông nông thôn. Tốc độ đô thị hóa nhanh chóng do sự di cư của lực lượng lao động từ nông thôn ra thành thị để tìm kiếm việc làm và tiền đồ tốt hơn cũng tạo ra nhiều thách thức cho các thành phố, thị xã và thị trấn ở Việt Nam. Chính quyền các tỉnh thành gặp nhiều khó khăn trong việc đáp ứng sự gia tăng nhu cầu cung cấp các hạ tầng đô thị cơ bản, nhất là nước và vệ sinh, và đảm bảo chỗ ở phù hợp cho tất cả dân chúng. Những lĩnh vực này cũng đã trở thành ưu tiên hỗ trợ của Ngân hàng.

Hai Dự án Năng lượng nông thôn do Ngân hàng hỗ trợ đã góp phần dẫn đến những thành tựu nổi

Page 17: Public Disclosure Authorized...IV Hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới từ năm 1994 đến năm 2011 33 iv VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI: QUAN HỆ HỢP TÁC TRONG

10 VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI: QUAN HỆ HỢP TÁC TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG CÁC MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU

bật của Việt Nam trong việc nâng cao tỷ lệ dân số được cấp điện từ 2,5% năm 1976 lên xấp xỉ 100% vào năm 2011. Hơn 80 triệu người đã được kết nối với lưới điện trong thời kỳ này và nhờ đó, chất lượng cuộc sống của họ đã có những biến chuyển đáng kể (xem Hộp 1). Đây là mức cao nhất ở bất kỳ quốc gia nào đang trải qua cùng một giai đoạn phát triển như Việt Nam. Trong ngành giao thông, mục tiêu hỗ trợ chính của Ngân hàng thông qua ba Dự án Giao thông nông thôn là cải thiện điều kiện tiếp cận với các dịch vụ của Chính phủ (như

giáo dục, y tế, khuyến nông, v.v), chợ búa và nơi làm việc. Chính phủ sắp đạt được mục tiêu tạo điều kiện tiếp cận với các dịch vụ cơ bản cho tất cả các xã và 90% số đường giao thông nông thôn có thể sử dụng quanh năm. Các nghiên cứu tiến hành từ năm 2000 cho thấy, những đầu tư để cải thiện điều kiện tiếp cận cho khu vực nông thôn đã tạo ra những tác động lớn đến công cuộc giảm nghèo, tăng cường sự tham gia xã hội, tỷ lệ trẻ em đến trường và các dịch vụ y tế.

Hộp 1: Các tác động của điện khí hóa nông thôn đối với các hộ gia đình

Điện khí hóa nông thôn đã cải thiện chất lượng cuộc sống của nhiều gia đình nông thôn. Điện khí hóa làm giảm nhẹ gánh nặng tài chính của các gia đình nông thôn do giảm bớt sự lệ thuộc của họ vào dầu hỏa, vốn là loại nhiên liệu được sử dụng rộng rãi để chiếu sáng, và giảm sự lệ thuộc vào pin, vốn được sử dụng để chạy các loại thiết bị thông tin liên lạc. Từ khi có điện, các gia đình chuyển dần sang sử dụng các loại thiết bị và đồ dùng gia dụng giúp họ tiết kiệm thời gian làm việc nhà, như vậy, họ có nhiều thời gian rảnh rỗi để đọc sách, giao tiếp xã hội, giải trí hoặc tham gia các hoạt động sản xuất khác. Hơn nữa, việc có điện đã góp phần làm tăng tỷ lệ đi học của trẻ em nông thôn, giúp tăng năng suất nông nghiệp và tăng thu nhập cho hộ gia đình.

Dự án điện nông thôn Dự án điện nông thôn

Tại các khu vực thành thị, sự hỗ trợ của Ngân hàng trong lĩnh vực sửa chữa nâng cấp và mở rộng các công trình cấp nước đô thị đã giúp 2,4 triệu người

được cải thiện điều kiện cấp nước. Vài triệu người nữa sắp được hưởng lợi từ các dự án khác đang trong quá trình triển khai. Đây là sự đóng góp

Page 18: Public Disclosure Authorized...IV Hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới từ năm 1994 đến năm 2011 33 iv VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI: QUAN HỆ HỢP TÁC TRONG

11VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI: QUAN HỆ HỢP TÁC TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG CÁC MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU

Hộp 2: Dự án Nâng cấp Đô thị Việt Nam

Cách tiếp cận

Dự án Nâng cấp Đô thị Việt Nam được triển khai vào năm 2004 và nhằm mục đích giảm nghèo ở các khu vực thành thị thông qua cải thiện điều kiện sống và tình trạng môi trường của người nghèo đô thị bằng các phương pháp quy hoạch có sự tham gia của công chúng, và tạo ảnh hưởng đến các quy trình quy hoạch để chúng có tính toàn diện hơn và vì người nghèo hơn. Dự án có các nhiệm vụ: nâng cấp cơ sở hạ tầng cơ bản và các dịch vụ khác ở các khu vực cho người có thu nhập thấp và phải tái định cư; tạo điều kiện cho người dân cải tạo, nâng cấp nhà ở thông qua một chương trình cho vay; và cung cấp hỗ trợ kỹ thuật để cải tiến các quy trình quản lý đất đai tại các thành phố tham gia dự án.

quan trọng đối với Mục tiêu Phát triển Việt Nam số 7. Việt Nam là một trong số ít các nước đang phát triển đã đạt được chỉ tiêu của Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ về cấp nước.

Dự án Cấp nước đô thị - xây dựng bể chứa nước ở thành phố Bắc Ninh

các cộng đồng và tạo điều kiện cải tiến dần dần toàn bộ các khu vực phụ cận thông qua cải tiến các dịch vụ và điều kiện tiếp cận. Dự án Nâng cấp Đô thị Việt Nam được mô tả trong Hộp 2 ở dưới. Cách tiếp cận ‘nâng cấp’ để cải thiện cuộc sống cho người nghèo thành thị đã được công nhận là chiến lược quốc gia của Việt Nam và là một phần nội dung của luật mới về quy hoạch đô thị. Hiện tại, Việt Nam đang nỗ lực nhân rộng phương pháp này cho 9 thành phố khác trong nước.

Ngân hàng luôn chú trọng đến việc duy trì lợi ích từ các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng lớn thông qua tăng cường năng lực cho các công ty và tổ chức chịu trách nhiệm vận hành và bảo dưỡng. Trong một số trường hợp, để đạt mục tiêu này, Ngân hàng đã hỗ trợ Chính phủ thiết lập các cơ cấu thể chế hiệu quả hơn. Điều quan trọng là phải nuôi dưỡng văn hóa dịch vụ trong các công ty chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ hạ tầng, điều chưa từng tồn tại trước khi Việt Nam tiến hành các cải cách Đổi Mới. Một phần thiết yếu trong nỗ lực này là giới thiệu các phương pháp có sự tham gia theo nhu cầu để người hưởng lợi có tiếng nói về mức độ dịch vụ mà họ muốn nhận, và quan trọng hơn là mức độ dịch vụ mà họ sẵn sàng trả tiền để mua.

Còn tiếp

Để đối phó với sự xuất hiện ngày càng nhiều của các khu định cư chật chội dành cho những người thu nhập thấp tại các thành phố, thị trấn và thị xã, Ngân hàng đã thảo luận với Chính phủ để giới thiệu khái niệm cải tiến nâng cấp, nói cách khác là nâng cấp đô thị cho những khu vực này. Thay vì phá dỡ các khu định cư không chính thức, cách tiếp cận mới này sẽ giúp duy trì cấu trúc xã hội của

Page 19: Public Disclosure Authorized...IV Hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới từ năm 1994 đến năm 2011 33 iv VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI: QUAN HỆ HỢP TÁC TRONG

12 VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI: QUAN HỆ HỢP TÁC TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG CÁC MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU

Kết quả

Hơn 200.000 người có thu nhập thấp đã được hưởng lợi trực tiếp từ các hoạt động nâng cấp, cải tiến cơ sở hạ tầng cơ bản và các công trình hạ tầng xã hội, bao gồm trạm xá, nhà trẻ, các trung tâm cộng đồng và trường tiểu học.

Các điểm nhấn của dự án:

Đã hoàn thành các hạng mục chính về tiêu thoát và xử lý nước thải ở một số thành phố và đem lại lợi ích cho hơn 400.000 người nữa.

Đã cung cấp hơn 36.000 khoản vay nâng cấp nhà ở cho các hộ gia đình thu nhập thấp tại các cộng đồng là mục tiêu can thiệp của dự án, với tỷ lệ trả nợ đạt 95%.

Tỷ lệ các hộ gia đình có giấy chứng nhận sử dụng đất hợp pháp đã tăng từ 50% trước khi có dự án lên hơn 80% sau khi có dự án tại các cộng đồng tham gia dự án.

Giá trị tài sản tại các cộng đồng thu nhập thấp tham gia dự án đã tăng từ 2 đến 4 lần.

Giai đoạn 2 đang được triển khai và sẽ nâng cấp các vùng có thu nhập thấp, đem lại lợi ích cho hơn 600.000 người nữa; ngoài ra còn có một số đầu tư lớn nhằm mục đích tiêu thoát và phòng chống lũ, thu gom nước thải, nâng cấp kênh mương và mạng lưới đường giao thông.

Ước tính sẽ có tổng cộng khoảng 1.865.000 người được hưởng lợi trực tiếp và 1.070.000 người khác được hưởng lợi gián tiếp từ dự án.

Đóng góp của Ngân hàng

Ngân hàng đóng góp 382,47 triệu USD.

Trước khi thực hiện dự án Sau khi thực hiện dự án

Dự án Nâng cấp đô thị - Quận 6, TP HCM

Page 20: Public Disclosure Authorized...IV Hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới từ năm 1994 đến năm 2011 33 iv VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI: QUAN HỆ HỢP TÁC TRONG

13VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI: QUAN HỆ HỢP TÁC TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG CÁC MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU

Ngân hàng luôn chú trọng đến việc duy trì lợi ích từ các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng lớn thông qua tăng cường năng lực cho các công ty và tổ chức chịu trách nhiệm vận hành và bảo dưỡng. Trong một số trường hợp, để đạt mục tiêu này, Ngân hàng đã hỗ trợ Chính phủ thiết lập các cơ cấu thể chế hiệu quả hơn. Điều quan trọng là phải nuôi dưỡng văn hóa dịch vụ trong các công ty chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ hạ tầng, điều chưa từng tồn tại trước khi Việt Nam tiến hành các cải cách Đổi Mới. Một phần thiết yếu trong nỗ lực này là giới thiệu các phương pháp có sự tham gia theo nhu cầu để người hưởng lợi có tiếng nói về mức độ dịch vụ mà họ muốn nhận, và quan trọng hơn là mức độ dịch vụ mà họ sẵn sàng trả tiền để mua.

Khả năng tài chính của các bên cung cấp dịch vụ cũng được cải thiện thông qua nhiều nỗ lực mạnh mẽ, ví dụ như thảo luận với Chính phủ Trung ương và chính quyền các địa phương về cải cách chính sách biểu phí dịch vụ. Những cải tiến đối với Công ty Cấp nước Hải Phòng trong Dự án cấp nước là một thành công đặc biệt, giúp một công ty không còn khả năng thực thi các nghĩa vụ quy định thành một trong những công ty cấp nước công ích hoạt động hiệu quả nhất tại các nước đang phát triển (xem Hộp 3 ở dưới). Điều này đã đem lại hiệu ứng đổi mới trong cả nước khi nhiều công ty cấp nước khác nhân rộng sáng kiến thành công của Hải Phòng. Dự án Cấp nước và Vệ sinh Nông thôn Đồng Bằng Sông Hồng cũng thúc đẩy

Hộp 3: Cải thiện dịch vụ cấp nước ở Hải Phòng – Mô hình “Phường”

Mùa hè năm 1993, tại thành phố Hải Phòng diễn ra tình trạng thiếu nước nghiêm trọng. Tình hình xấu đến mức tạo ra bạo động xã hội. Chính quyền thành phố ứng phó bằng cách thay đổi ban giám đốc của Công ty Cấp nước và cho phép giám đốc mới toàn quyền hành động để cải thiện tình hình. Vị giám đốc mới đã làm việc rất vất vả để thay đổi văn hóa doanh nghiệp và chú trọng vào những điểm cần ưu tiên nhất như cung cấp dịch vụ và trách nhiệm giải trình. Hoạt động đào tạo cho các cán bộ nhân viên của công ty trong khuôn khổ dự án Cấp nước do Ngân hàng cùng đồng tài trợ với Chính phủ Phần Lan đã đóng góp một phần quan trọng cho quá trình thay đổi này.

Sự thay đổi căn bản nhất là phân cấp phần lớn trách nhiệm cung cấp nước và chăm sóc khách hàng cho “phường”, nghĩa là cấp đơn vị hành chính nhỏ nhất trong thành phố. Phân cấp đi cùng với việc cải tiến hệ thống phân phối nước tại từng phường nhờ nguồn vốn từ Dự án Cấp nước để sửa chữa những đoạn rò rỉ và tổ chức để đo khối lượng nước cấp cho phường một cách chính xác. Công ty đã cử nhân viên đến làm việc tại phường để giải quyết nhanh những phàn nàn hay khiếu nại của khách hàng. Các thỏa thuận đã được thiết lập với chính quyền phường để thu tiền nước theo một hệ thống mới có tính khuyến khích khách hàng. Ban đầu, mô hình này được thử nghiệm ở một phường, và sau khi đạt kết quả tốt, mô hình dần dần được nhân rộng ra tất cả các phường còn lại trong thành phố. Đồng thời, công ty cũng đã xây dựng các quy trình làm việc và hệ thống nội bộ để liên kết hiệu quả hoạt động của công ty với các chỉ số đo lường được và các cán bộ, nhân viên được thưởng theo kết quả công việc của họ. Ngay sau khi mô hình “phường” đạt thành công và sự tự tin quay trở lại với ban giám đốc công ty, đề xuất tăng phí cấp nước cũng được phê duyệt và Công ty cấp nước được trao quyền tự chủ lớn hơn. Trong vòng 10 năm, Công ty Cấp nước Hải Phòng đã trở thành công ty cấp nước hiệu quả nhất ở Việt Nam và được đánh giá là một trong những công ty công ích hoạt động tốt nhất ở các nước đang phát triển trong ấn phẩm của Ngân hàng với tiêu đề “Các đặc điểm của các công ty cấp nước công ích đạt hiệu quả hoạt động tốt”.

Page 21: Public Disclosure Authorized...IV Hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới từ năm 1994 đến năm 2011 33 iv VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI: QUAN HỆ HỢP TÁC TRONG

14 VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI: QUAN HỆ HỢP TÁC TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG CÁC MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU

sự đổi mới quan trọng trong lĩnh vực cấp nước nông thôn bằng cách lần đầu tiên thí điểm ở Việt Nam một mô hình “doanh nghiệp” mới để quản lý các công trình cấp nước nông thôn theo thông lệ thương mại. Mô hình này hoàn toàn có thể nhân rộng cho các tỉnh thành khác trong cả nước.

B. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng cách xóa bỏ các trở ngại và hạn chế về cơ sở hạ tầng

Ngân hàng góp phần đem lại mức tăng trưởng kinh tế cao ở Việt Nam, chủ yếu là thông qua xóa bỏ các trở ngại và hạn chế trong ngành năng lượng và giao thông. Không thể sản xuất hàng hóa và chế biến lương thực, thực phẩm nếu không có năng lượng. Điều kiện giao thông và các dịch vụ hậu cần hiệu quả và đáng tin cậy là những yếu tố thiết yếu để cung cấp đầu vào, cũng có nghĩa là đem lại đầu ra từ các hoạt động sản xuất. Việt Nam đã phải vượt qua nhiều thách thức lớn mới có thể đạt được vị thế hiện tại trong một nền kinh tế toàn cầu có tính cạnh tranh cao. Trong các giai đoạn ban đầu, Việt Nam phải nhanh chóng nâng cấp và khôi phục tình trạng hoạt động của các tài sản hạ tầng cũ, đồng thời tiếp tục mở rộng năng lực cơ sở hạ tầng đã xuống cấp để theo kịp nhu cầu gia tăng nhanh chóng của các ngành công nghiệp và thương mại. Tốc độ tăng trưởng, nhất là nhu cầu sử dụng điện, đã tạo ra một sức ép lớn đối với Chính phủ và các thể chế của Chính phủ, về phương diện huy động tài chính cũng như cung cấp các công trình hạ tầng cần thiết trước khi cầu bỏ xa cung.

Khi Ngân hàng và Chính phủ bắt đầu quan hệ hợp tác, phần lớn cơ sở hạ tầng ngành điện đã cũ kỹ, quá tải và hoạt động thiếu hiệu quả. Ngân hàng đã hỗ trợ hơn 1 tỷ USD thông qua các dự

án như Nâng cấp ngành điện, Phát triển Điện, dự án Phân phối và Truyền tải điện 1 và 2, sau đó là Dự án Phân phối điện Nông thôn, để xóa bỏ các trở ngại thông qua các hoạt động sửa chữa, củng cố và nâng cấp. Sự hỗ trợ này bao quát tất cả các thành phần trong mạng lưới điện, từ sản xuất điện đến phân phối điện hạ thế. Các dự án đầu tư đã giúp đảm bảo cung cấp điện một cách hiệu quả và đáng tin cậy hơn đến những nơi có nhu cầu nhất. Ví dụ như, nhờ hoàn thành đường dây truyền tải điện 500 KV có tính huyết mạch chạy từ Bắc vào Nam, điện được sản xuất với chi phí tương đối thấp từ các nhà máy thủy điện ở miền Bắc và miền Trung đã được truyền tải đến các cụm trung tâm công nghiệp và thương mại ở miền Nam.

Trong ngành giao thông, các dự án Sửa chữa nâng cấp đường quốc lộ 1 và 2 được phê duyệt lần lượt vào năm 1993 và 1996 đã giúp sửa chữa, nâng cấp các đoạn quan trọng trên Quốc lộ 1 (với tổng chiều dài sửa chữa là 720 km) ở phía nam Hà Nội và TP. HCM. Hai thành phố này và khu vực phụ cận là những trung tâm sản xuất và công nghiệp; do đó, việc khôi phục chức năng và hiệu quả hoạt động của Quốc lộ 1 là một động lực quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân. Hiện tại, Ngân hàng đang tham gia giai đoạn tiếp

Dự án Nâng cấp Quốc lộ

Page 22: Public Disclosure Authorized...IV Hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới từ năm 1994 đến năm 2011 33 iv VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI: QUAN HỆ HỢP TÁC TRONG

15VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI: QUAN HỆ HỢP TÁC TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG CÁC MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU

theo trong công cuộc hiện đại hóa hệ thống giao thông ở Việt Nam bằng cách hỗ trợ xây dựng một mạng lưới đường cao tốc quốc gia. Ưu tiên hiện nay là tuyến đường cao tốc Bắc – Nam, chạy song song với Quốc lộ 1 để giảm tải cho Quốc lộ 1 sau khi sửa chữa, nâng cấp.

Một thành phần quan trọng trong quá trình tiến triển không ngừng của Việt Nam để trở thành quốc gia có thu nhập trung bình, đó là việc cung cấp các dịch vụ logistics hiện đại để tạo điều kiện tăng trưởng theo hướng phát triển thương mại và

phân phối hiệu quả. Để đạt được mục tiêu này, ngoài việc hỗ trợ tăng năng lực cho mạng lưới đường quốc lộ, Ngân hàng còn hỗ trợ 3 dự án nhằm tạo điều kiện chuyển đổi một cách thuận lợi và hiệu quả từ vận tải hàng hóa bằng đường bộ sang đường sông và đường biển: cụ thể, đó là các dự án Giao thông thủy nội địa, Cơ sở hạ tầng giao thông Đồng Bằng Sông Cửu Long, và Phát triển Giao thông Đồng Bằng Bắc Bộ. Những dự án này thúc đẩy vận tải đa phương thức để tận dụng chi phí thấp của giao thông thủy, đặc biệt là khi vận chuyển hàng rời với số lượng lớn.

Dự án cảng sông Hạ tầng cơ sở giao thông Đồng bằng song Mekong

Tắc nghẽn giao thông là một trong những vấn đề nguy hại nhất khi tốc độ tăng trưởng kinh tế cao kết hợp với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng. Tắc nghẽn giao thông làm tăng chi phí hoạt động kinh doanh tại các trung tâm buôn bán và thương mại chính của đất nước, do đó làm suy yếu khả năng cạnh tranh của Việt Nam. Ngân hàng đang giúp giải quyết vấn đề này thông qua các dự án Giao thông đô thị ở Hà Nội và Hải phòng, và các dự án mới đang được xây dựng cho TP. HCM và Đà Nẵng. Quy hoạch đô thị tốt là một phần không thể thiếu để phát triển giao thông vận tải hiệu quả, đặc biệt là vào thời kỳ đô thị hóa đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng. Ngân hàng đang tư

vấn cho Bộ Xây dựng và chính quyền các thành phố về nội dung này, thông qua hỗ trợ kỹ thuật trong các dự án đầu tư và các hoạt động nghiên cứu, phân tích và tư vấn (AAA) độc lập (xem thêm ở đoạn dưới).

Trong nhiều năm hoạt động ở Việt Nam, Ngân hàng đã luôn luôn cố gắng phát triển và thúc đẩy văn hóa duy tu bảo dưỡng cơ sở hạ tầng. Điều này nhằm mục đích đảm bảo duy trì giá trị đầy đủ của các khoản đầu tư lớn trong suốt vòng đời thiết kế của công trình. Với dự án Cải tiến Mạng lưới Đường bộ, các mục tiêu chính gồm có trình diễn các cách thức mới và hiệu quả hơn để thực

Page 23: Public Disclosure Authorized...IV Hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới từ năm 1994 đến năm 2011 33 iv VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI: QUAN HỆ HỢP TÁC TRONG

16 VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI: QUAN HỆ HỢP TÁC TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG CÁC MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU

hiện duy tu bảo dưỡng, và tăng cường năng lực của các cơ quan quản lý đường bộ trong việc lập kế hoạch và quản lý công tác duy tu bảo dưỡng.

C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng cách hỗ trợ chuyển đổi sang nền kinh tế dựa vào thị trường

Để phát triển cơ sở hạ tầng, Việt Nam cần huy động nhiều vốn hơn nữa từ các nguồn phi ngân sách, bao gồm các thị trường vốn trong nước và quốc tế và các ngân hàng thương mại. Kinh nghiệm từ những nơi khác trên thế giới cho thấy, sự tham gia của khu vực tư nhân trong cấp vốn, thiết kế, xây dựng và vận hành cơ sở hạ tầng có thể giúp tăng cường hiệu quả chi phí. Sự tham gia của khu vực tư nhân cũng khuyến khích sự đổi mới, sáng tạo và giúp tăng cường mức độ cung cấp dịch vụ. Để đạt được mục đích này, bên cạnh những yếu tố khác thì Việt Nam phải có một hệ thống pháp lý và xét xử minh bạch và độc lập để giải quyết các mâu thuẫn và tranh chấp một cách công bằng. Các công ty tư nhân phải có khả năng dự đoán chi phí và doanh thu ở một mức độ chính xác hợp lý, và cũng phải có khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp nhà nước trên một sân chơi bình đẳng. Nếu thiếu một số hoặc tất cả những yêu cầu đó, các tập đoàn quốc tế lớn hoặc sẽ phải tự hạ thấp để được tham gia hoặc có thể yêu cầu bảo hiểm rủi ro cao. Việt Nam đã đạt được một số tiến bộ trong lĩnh vực này, nhưng vẫn còn nhiều việc khác phải làm để thu hút lượng vốn lớn hơn và thúc đẩy khu vực tư nhân tham gia nhiều hơn – đây là những yếu tố Việt Nam cần có để duy trì khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.

Theo quan điểm của khu vực tư nhân, những điểm hạn chế chính hiện nay gồm có: (a) thiếu dấu hiệu rõ ràng từ phía Chính phủ về vai trò của khu vực

tư nhân (ngành điện đã có tiến bộ nhất định khi các doanh nghiệp tư nhân địa phương tham gia một số dự án xây dựng nhà máy điện vừa và nhỏ; tuy nhiên, các dự án nhà máy điện quy mô lớn vẫn được giao cho các doanh nghiệp nhà nước, thay vì đấu thầu cạnh tranh – xem thêm ở dưới); (b) các doanh nghiệp lớn của nhà nước vẫn tiếp tục nắm giữ vai trò chi phối, và chính sách chuyển đổi các doanh nghiệp này thành doanh nghiệp hoạt động hoàn toàn theo nguyên tắc thương mại (thông qua cổ phần hóa) còn chậm trễ và chưa rõ ràng; và (c) trong nhiều trường hợp, biểu phí cho các dịch vụ cơ sở hạ tầng đang được quy định thấp hơn so với mức chi phí sản xuất đầy đủ.

Theo quan điểm của Chính phủ, các vấn đề quan ngại chính liên quan đến việc tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân gồm có: (a) lo ngại mất kiểm soát trong những vấn đề quan tâm có tầm chiến lược quan trọng; (b) dự phòng nợ vì các nhà đầu tư quốc tế thường yêu cầu bảo lãnh của Chính phủ; và (c) thiếu kinh nghiệm và tính chuyên nghiệp khi đàm phán với các tập đoàn quốc tế lớn. Ngân hàng đã nhiều lần thảo luận với Chính phủ về chương trình cải cách ngành điện để giải quyết những vấn đề nói trên theo quan điểm tăng cường an ninh nguồn cung điện và đảm bảo tính cạnh tranh trong biểu giá điện. Điều này có thể thực hiện được bằng cách thu hút thêm nhiều bên tham gia đầu tư và hiện đại hóa công tác quản lý vận hành trong ngành điện; và bằng cách chuyển đổi sang một biểu giá điện có tính khuyến khích đầu tư ở phía cung, và định giá điện theo cách phù hợp để khuyến khích sử dụng điện hiệu quả hơn từ phía cầu. Một thành công thu được từ quá trình cải cách này, đó là 30% số công trình sản xuất điện hiện nay không còn thuộc sở hữu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sau khi một số chủ thể bị tái phân phối tài sản và một số chủ thể mới gia nhập thị trường. Tuy nhiên, trong nhiều

Page 24: Public Disclosure Authorized...IV Hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới từ năm 1994 đến năm 2011 33 iv VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI: QUAN HỆ HỢP TÁC TRONG

17VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI: QUAN HỆ HỢP TÁC TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG CÁC MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU

trường hợp, các hợp đồng xây dựng nhà máy điện lại được đàm phán trực tiếp với các tập đoàn nhà nước lớn như Petro Việt Nam (Tập đoàn dầu khí) và Vinacomin (Tập đoàn than khoáng sản) thay vì đấu thầu cạnh tranh.

Để khuyến khích khu vực tư nhân tham gia vào ngành năng lượng, Ngân hàng đã cung cấp bảo lãnh rủi ro một phần trị giá 75 triệu USD vào năm 2002 cho một dự án xây dựng nhà máy điện chạy bằng khí tự nhiên có tên Phú Mỹ 2.2 với công

suất 715 MW – dự án được đấu thầu cạnh tranh quốc tế (xem thêm chi tiết trong Hộp 4). Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư Đa phương (MIGA) thuộc Nhóm Ngân hàng đã tạo điều kiện để khóa sổ tài chính cho một dự án nhà máy điện thứ hai có quy mô tương đương, Phú Mỹ 3, bằng cách bảo lãnh cho các nhà phát triển và tổ chức tài chính tư nhân. Xét đến những khoản tiết kiệm đáng kể đã thu được từ việc trao thầu dự án Phú Mỹ 2.2 trên cơ sở cạnh tranh, một điều khá thất vọng là Điện lực Việt Nam đã không nhân rộng cách tiếp cận này ở

Hộp 4: Phú Mỹ 2.2. Dự án nhà máy điện dùng vốn đầu tư tư nhân và trao thầu trên cơ sở cạnh tranh

Dự án nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 với công suất 715 MW và chạy bằng khí tự nhiên là một cấu phần trong tổ hợp nhà máy điện quy mô lớn được xây dựng nhằm tận dụng nguồn khí tự nhiên ngoài khơi ở mỏ Nam Côn Sơn của Việt Nam. Đây là lần đầu tiên một dự án BOT có sự tham gia của tư nhân trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng tại Việt Nam lựa chọn các bên cung cấp vốn bằng phương pháp đấu thầu cạnh tranh quốc tế. Ngân hàng đã giúp Chính phủ đảm bảo tài chính cho giai đoạn đầu của dự án Phú Mỹ 2 (là một dự án đầu tư công), đồng thời giúp xây dựng giai đoạn 2 thành một dự án BOT 20 năm, trong đó Ngân hàng cung cấp một khoản hỗ trợ tài chính để chuẩn bị hồ sơ mời thầu và cung cấp Bảo lãnh Rủi ro Một phần (PRG) của IDA như một phương án tùy chọn cho tất cả các nhà thầu. Việc cung cấp PRG đã làm tăng tính cạnh tranh và nhờ đó, Chính phủ đã nhận được những đề xuất giá điện rất cạnh tranh, thấp hơn khoảng 50% so với giá đề xuất của các dự án nhà máy điện được đàm phán trực tiếp.

Dự án Phú Mỹ 2.2 có tổng vốn đầu tư hơn 400 triệu USD, trong đó tỷ lệ vốn vay/vốn chủ sở hữu là 75:25. Tháng 12/2002, dự án chính thức khóa sổ tài chính và bắt đầu vận hành thương mại từ đầu năm 2005. Bảo lãnh Rủi ro Một phần (PRG) của Ngân hàng bao gồm cả bảo lãnh thanh toán nợ gốc và lãi cho các bên cung cấp vốn thương mại cho dự án nếu hợp đồng BOT không có khả năng thanh toán.

Nhà máy điện Phũ Mỹ 2.2

Page 25: Public Disclosure Authorized...IV Hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới từ năm 1994 đến năm 2011 33 iv VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI: QUAN HỆ HỢP TÁC TRONG

18 VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI: QUAN HỆ HỢP TÁC TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG CÁC MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU

phạm vi rộng hơn. Mặc dù phải mất thời gian khá lâu để hoàn chỉnh hợp đồng xây dựng nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 nhưng đây là điều có thể dự đoán được vì cách tiếp cận này còn rất mới đối với Việt Nam. Các bài học kinh nghiệm từ trường hợp của nhà máy Phú Mỹ 2.2 lẽ ra đã có thể giúp tiết kiệm thời gian cho các giao dịch tiếp theo.

Ngân hàng đã trao đổi với Bộ Tài chính và Bộ KH&ĐT về việc xây dựng các chính sách nhằm thúc đẩy môi trường thuận lợi cần thiết để thu hút khu vực tư nhân, sau đó là dự thảo các văn bản pháp luật, xây dựng các hướng dẫn thực hiện và năng lực chuyên môn. Kết quả, Chính phủ đã yêu cầu Ngân hàng xây dựng một giao dịch thí điểm Hợp tác Nhà nước – Tư nhân (PPP) cho một đoạn của tuyến đường cao tốc từ Dầu Giây đến Phan Thiết. Dự kiến, vốn hỗ trợ của Ngân hàng sẽ được dùng để củng cố tính khả thi và lâu dài của dự án, bằng cách giảm chi phí đầu tư xuống đến mức có thể bù đắp được nhờ thu phí cầu đường với mức phí mà người tham gia giao thông có khả năng chi trả. Theo cách này, một khoản đầu tư tương đối nhỏ của nhà nước sẽ có thể thúc đẩy một khoản đầu tư lớn hơn nhiều từ phía tư nhân. Ngân hàng cũng đã không ngừng hỗ trợ Chính phủ trong chiến lược tăng cường tính cạnh tranh cho các hoạt động xây dựng và duy tu bảo dưỡng, ví dụ như bằng cách thí điểm đấu thầu cạnh tranh các hợp đồng duy tu bảo dưỡng đường quốc lộ dựa theo kết quả hoạt động.

Ở cấp địa phương, Ngân hàng cũng đã hỗ trợ để huy động các nguồn tài chính bổ sung thông qua: đi vay từ các ngân hàng thương mại, các thị trường vốn và phát hành trái phiếu. Điều này đặc biệt quan trọng nếu xét đến một thực tế: các thành phố chính là động cơ tăng trưởng chính hiện nay của Việt Nam. Chỉ riêng Hà Nội, TP. HCM và các khu vực phụ cận đã chiếm khoảng 75% tổng sản

Quản lý và giảm nước thất thoát nước – lắp đặt đồng hồ nước ở TP HCM

lượng hàng hóa của cả nước. Mặc dù thành công trong việc thu hút vốn đầu tư thương mại nhưng Hà Nội và TP. HCM phải đương đầu với các nhu cầu ngày càng tăng do tỷ lệ dân di cư đến đô thị tăng cao, cũng như ô nhiễm môi trường và tắc nghẽn giao thông ngày càng nghiêm trọng. Ngân hàng hiện đang hỗ trợ TP. HCM, Hà Nội và chính quyền các tỉnh thành khác để kích thích nguồn vốn thương mại đầu tư cho cơ sở hạ tầng thông qua dự án Quỹ Đầu tư Phát triển Địa phương. Các đổi mới khác ở cấp địa phương gồm có hỗ trợ áp dụng hình thức hợp đồng dựa trên kết quả hoạt động để giảm tỷ lệ nước thất thoát ở TP. HCM, nơi mà phần lớn nguồn thu của nhà thầu phụ thuộc vào khối lượng nước tiết kiệm được. Một thí điểm để kích thích sự quan tâm của khu vực tư nhân tại địa phương và khuyến khích tư nhân đầu tư Thiết kế, Xây dựng và Vận hành các công trình cấp nước tại các thị xã nhỏ đã rất thành công khi được triển khai ở 2 thị xã có quy mô trung bình tại Hải Phòng và Bắc Ninh.

Mặc dù đã đạt được một số kết quả đáng mừng nhưng lẽ ra Việt Nam đã có thể làm nhiều hơn thế nếu thúc đẩy sự tham gia của khu vực tư nhân bằng một cách tiếp cận ít dè dặt hơn. Kinh nghiệm từ các nước khác cho thấy, chi phí sẽ giảm bớt nhờ

Page 26: Public Disclosure Authorized...IV Hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới từ năm 1994 đến năm 2011 33 iv VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI: QUAN HỆ HỢP TÁC TRONG

19VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI: QUAN HỆ HỢP TÁC TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG CÁC MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU

tính hiệu quả tăng khi có sự tham gia của tư nhân. Đây là một mốc chuẩn rất hiệu quả để đánh giá và ràng buộc trách nhiệm của các bên cung cấp dịch vụ thuộc nhà nước. Một bước đi quan trọng để cải thiện hiệu quả hoạt động của ngành, đó là xác định rõ cơ cấu sở hữu cơ sở hạ tầng, các trách nhiệm vận hành và quản lý vận hành cơ sở hạ tầng. Việc thành lập Cục Điều tiết Điện lực (ERAV) với vai trò cơ quan quản lý kinh tế đầu tiên cho ngành điện là một bước tiến lớn để chứng minh lợi ích của cách tiếp cận này. Nhân rộng bước đi này ở các ngành khác sẽ là một bước tiến quan trọng nữa để tạo ra tính khách quan trong cung cấp các dịch vụ hạ tầng.

Đó là những vấn đề phức tạp mà Việt Nam phải vượt qua nếu muốn thu hút vốn từ các thị trường trong nước và quốc tế và khơi dậy sự quan tâm từ khu vực tư nhân để duy trì mức tăng trưởng kinh tế cao. Chính phủ và Ngân hàng sẽ tiếp tục làm việc cùng nhau để tìm ra giải pháp cho những thách thức này.

D. Giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và các tác động môi trường bất lợi do tốc độ tăng trưởng nhanh gây ra

Suy thoái môi trường là cái giá Việt Nam phải trả cho tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Sự tập trung ngày càng nhiều người và hoạt động công nghiệp, sự gia tăng lớn về số lượng xe cộ chạy bằng động cơ và sự lệ thuộc ngày càng tăng vào điện năng sản xuất bằng than là những gì đã xảy ra trong hai thập kỷ vừa qua và cái giá phải trả chính là chất lượng nước và không khí. Điều này đặc biệt rõ ở các thành phố đang tăng trưởng nhanh của Việt Nam.

Một nghiên cứu về Tác động của Phát triển kinh tế đối với Vệ sinh môi trường do Chương trình

Nước và Vệ sinh của Ngân hàng thực hiện đã kết luận rằng chi phí kinh tế của ô nhiễm môi trường tại Việt Nam là 780 triệu USD mỗi năm, bao gồm các chi phí phát sinh để chăm sóc sức khỏe, những thiệt hại về tài nguyên đất và nước, và các tác động đến du lịch. Như vậy, có những luận cứ chắc chắn về phương diện kinh tế cũng như phúc lợi xã hội để đối phó với sự tàn phá của suy thoái môi trường.

Nhận thức được vấn đề này, Ngân hàng đã hỗ trợ nhiều cho lĩnh vực vệ sinh môi trường đô thị trong hầu hết thời gian của hai thập kỷ vừa qua. Dự án Vệ sinh môi trường 3 thành phố đã được phê duyệt vào năm 1999 để giải quyết các vấn đề ô nhiễm nước, lũ lụt, và quản lý chất thải rắn tại Đà Nẵng, Hải Phòng và Hạ Long. Với các công trình xử lý nước thải và các bãi chôn lấp vệ sinh hiện đại mà dự án xây dựng, lần đầu tiên Việt Nam có thể xử lý an toàn chất thải rắn, bao gồm cả chất thải y tế và các chất thải nguy hại khác. Các công trình tiêu thoát lũ đã giúp giảm ngập lụt, vốn là một vấn đề phổ biến ở tất cả các thành phố của Việt Nam vào mùa mưa. Tiếp đó, dự án Vệ sinh môi trường Thành phố Hồ Chí Minh được phê duyệt trong năm 2001 và xây dựng một đường hầm có đường kính 3 mét để thu gom nước thải của khoảng 1,2 triệu người sống trong khu vực trung tâm thành phố. Nước thải sau khi thu gom được đưa qua một tuy-nen dưới sông Sài Gòn đến một trong những trạm bơm lớn nhất ở Đông Nam Á, từ đó sẽ được xả vào sông qua một hệ thống khuếch tán khí được thiết kế cẩn thận. Giai đoạn 2 để xử lý nước thải vừa mới bắt đầu triển khai thiết kế. Hai dự án nói trên chính là chuẩn mực cho các dự án vệ sinh môi trường tiếp theo được Ngân hàng và các nhà tài trợ khác hỗ trợ, ví dụ như dự án Vệ sinh môi trường các thành phố ven biển và dự án Các cơ sở hạ tầng ưu tiên đầu tư ở thành phố Đà Nẵng do Ngân hàng hỗ trợ.

Page 27: Public Disclosure Authorized...IV Hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới từ năm 1994 đến năm 2011 33 iv VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI: QUAN HỆ HỢP TÁC TRONG

20 VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI: QUAN HỆ HỢP TÁC TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG CÁC MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU

Việt Nam cũng đã bắt đầu trải nghiệm những tác động của biến đổi khí hậu do quá trình công nghiệp hóa gây ra ở cấp độ toàn cầu. Việt Nam đã được xác định là một trong những nước dễ bị tổn thương nhất do mực nước biển dâng, vì phần lớn dân số và nhiều tài sản cơ sở hạ tầng lớn của đất nước nằm ở các vùng đồng bằng thấp và khu vực ven biển dễ bị lũ lụt. Nằm ở khu vực gần xích đạo và hay có bão, Việt Nam cũng phải chịu nhiều hậu quả từ các cơn bão tần suất ngày càng tăng và cường độ mạnh hơn và có vẻ như đây là một hệ quả của tình trạng ấm lên trên toàn cầu. Ngân hàng đang hỗ trợ Việt Nam thông qua các biện

Năng lượng tái tạo tại Suối Vàng, TP Đà lạt

pháp giảm thiểu để giảm bớt phát thải khí nhà kính; Ngân hàng cũng đang làm việc với chính quyền các thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ và Đồng Hới để giúp tăng cường khả năng phục hồi sau các thảm họa liên quan đến khí hậu.

Trong ngành năng lượng, Ngân hàng đang hỗ trợ Chính phủ để phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng và thúc đẩy quản lý theo nhu cầu Kết quả của Hỗ trợ kỹ thuật cho Bộ Công thương là một chính sách ưu đãi cho các dự án sản xuất năng lượng tái tạo có công suất lên đến 30 MW. Trong vòng 2 năm sau khi được ban hành, chính sách này đã thúc đẩy đầu tư, chủ yếu là từ các doanh nghiệp tư nhân địa phương, cho 76 dự án trạm thủy điện nhỏ với tổng công suất 727 MW. Về lĩnh vực hiệu quả sử dụng năng lượng, Ngân hàng đã phổ biến những kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn trên thế giới để hỗ trợ Việt Nam soạn thảo và thực hiện Luật Sử dụng Hiệu quả và Bảo tồn Năng lượng và Chương trình Quốc gia về Hiệu quả Năng lượng. Quản lý theo nhu cầu đang được giải quyết thông qua hoạt động tư vấn về cải cách giá điện.

Năm 2011, Ngân hàng đã phê duyệt cấp vốn hỗ trợ cho Dự án Thủy điện Trung Sơn với công suất 260 MW. Ngoài việc tài trợ vốn cho thi công, dự án còn tìm cách áp dụng các thông lệ quốc tế tốt để giảm thiểu các tác động xã hội và môi trường và tăng cường an toàn trong vận hành đập (xem Hộp 5).

Về phương diện thích ứng, một số biện pháp hiện đang được triển khai để giảm bớt khả năng xảy ra ngập lụt ở các thành phố và mạng lưới đường giao thông quốc gia khi có mưa bão lớn. Trong số này có những biện pháp như tăng cường năng lực của hệ thống thoát nước đô thị, và đảm bảo tổ chức hoạt động duy tu bảo dưỡng hiệu quả hơn.

Dự án Vệ sinh Môi trường TP HCMC – kiểm tra đường ống thoát nước thải

Page 28: Public Disclosure Authorized...IV Hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới từ năm 1994 đến năm 2011 33 iv VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI: QUAN HỆ HỢP TÁC TRONG

21VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI: QUAN HỆ HỢP TÁC TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG CÁC MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU

Với đường bộ, cần gia cố nền đắp để chống chịu được nước lũ, tôn cao nền đường và tăng cường năng lực của các công trình tiêu nước mặt đường.

Ngân hàng cũng đã tiến hành một số nghiên cứu AAA, trong đó có nghiên cứu Các luồng gió thay đổi – Tương lai năng lượng bền vững tại Đông Á, nhằm mục đích tìm hiểu những phương pháp tốt nhất để thích ứng với các hậu quả của biến đổi khí hậu và giải pháp hiệu quả nhất để giảm thiểu các tác động dự kiến của biến đổi khí hậu. Nghiên cứu này kết luận rằng, hoàn toàn có cơ sở kinh tế để chuyển đổi sang con đường tăng trưởng ít các-bon. Tuy nhiên, để làm được như vậy, cần có những đầu tư rất lớn và nhiều nghiên cứu khác đang được thực hiện để xác định cách thức huy động Tài chính Xanh nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư. Sáng kiến Các đô thị Sinh thái và Kinh tế (Eco2) là một hoạt động khác ở cấp khu vực mà Ngân hàng đang hỗ trợ nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Các hoạt động thí điểm về

nội dung này đang được thực hiện ở Hải Phòng. Ngoài ra còn nhiều hoạt động khác đang được tiến hành để nâng cao khả năng chống chịu và phục hồi của các đô thị nhằm giúp các thành phố và đô thị (bao gồm cơ sở hạ tầng vật chất cũng như sự sẵn sàng người dân và chính quyền địa phương) chuẩn bị sẵn sàng để lập kế hoạch và giải quyết tốt hơn hậu quả của những hình thức thiên tai nghiêm trọng và phổ biến nhất.

Tác động xấu nhất do sự gia tăng số lượng phương tiện giao thông có động cơ, đó là ô nhiễm không khí nghiêm trọng do bụi, ozone và carbon monoxide tại các thành phố và đô thị của Việt Nam. Về phương diện tích cực, Việt Nam, với sự hỗ trợ của Ngân hàng, đã thành công trong việc chấm dứt sử dụng xăng pha chì từ hơn 1 thập kỷ trước và nhờ đó, đã xoá bỏ một mối nguy lớn đối với sức khoẻ trẻ em. Những tác động ô nhiễm còn lại do xe cộ cần được giải quyết bằng cách kiểm soát khí thải của các xe cũ chạy bằng động

Hộp 5: Các bài học rút ra từ Dự án Thủy điện Trung Sơn

Quá trình chuẩn bị dự án Trung Sơn đã đem lại một số bài học kinh nghiệm có thể có ích để đảm bảo tính hợp lý và bền vững khi chuẩn bị các dự án thủy điện. Các kiến nghị xuất phát từ dự án này gồm có:

Dù có muốn đi tắt để rút ngắn thời gian chuẩn bị dự án thì các phân tích toàn diện về điều kiện cơ sở của dự án (gồm các phương diện kỹ thuật, kinh tế, tài chính, xã hội và môi trường) vẫn rất cần thiết, vì các phân tích này cung cấp nhiều thông tin khác, ngoài việc trả lời câu hỏi về tính khả thi của dự án.

Các nhóm dự án, chủ đầu tư và các bên liên quan chính đều sẽ có lợi nếu các chính sách đảm bảo an toàn môi trường và xã hội được coi như một cơ hội phát triển, chứ không chỉ đơn giản là vấn đề cần bắt buộc tuân thủ.

Phải linh hoạt trong quá trình chuẩn bị và sẵn sàng để chỉnh sửa các phần nội dung trong thiết kế dự án cho phù hợp với các thông tin mới thu nhận được.

Xây dựng và thực hiện một kế hoạch truyền thông. Phải đảm bảo tính minh bạch và chia sẻ thông tin ngay từ giai đoạn đầu. Công bố thông tin cho người dân, trừ trường hợp có nguyên nhân rất quan trọng để không công bố thông tin.

Page 29: Public Disclosure Authorized...IV Hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới từ năm 1994 đến năm 2011 33 iv VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI: QUAN HỆ HỢP TÁC TRONG

22 VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI: QUAN HỆ HỢP TÁC TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG CÁC MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU

cơ diesel và các xe máy chạy bằng động cơ hai kỳ, đồng thời vận động người dân sử dụng các loại phương tiện giao thông không có động cơ, và giảm tắc nghẽn giao thông bằng cách mở rộng giao thông công cộng và tăng cường hiệu quả quản lý giao thông. Ngân hàng hiện đang hỗ trợ Việt Nam tăng cường hiệu quả quản lý giao thông với các dự án Giao thông đô thị ở Hà Nội và Giao thông đô thị ở Hải Phòng. Các dự án tương tự cũng đang được chuẩn bị và sẽ được triển khai để thúc đẩy phát triển các hệ thống giao thông công cộng hiện đại ở Đà Nẵng và TP. HCM. Ngoài ra, các dự án Giao thông ở Đồng Bằng Sông Cửu Long và Đồng Bằng Bắc Bộ đang giúp giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường ở các nguồn nước do tàu thuyền xả thải trái phép các chất thải của con người, dầu mỡ và nhiên liệu dư thừa sau khi sử dụng, và do các thông lệ bốc dỡ hàng hoá (như than hay vật liệu xây dựng) gây ô nhiễm.

Tỷ lệ tai nạn giao thông đường bộ cao là một hậu quả khác của sự tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh. Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ tai nạn giao thông đường bộ cao nhất trên thế giới. Điều này là do giao thông phát triển nhanh, các phương tiện giao thông có tốc độ cao hơn, chất lượng mặt đường được cải thiện và sự kiểm

soát lỏng lẻo trong khâu cấp bằng lái. Dự án An toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam được phê duyệt năm 2005 và là dự án riêng lẻ đầu tiên mà Ngân hàng phê duyệt để tập trung hoàn toàn vào vấn đề an toàn đường bộ. Năm 2009 là mốc thời gian đánh dấu một thành tựu quan trọng của Việt Nam, đó là ban hành và thực thi luật bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy. Điều này được cho là sẽ góp phần đáng kể trong việc giảm tỷ lệ nạn nhân tai nạn giao thông bị tử vong và có chấn thương nặng ở đầu.

E. Hỗ trợ cải cách và phân cấp trong ngành

Hỗ trợ cải cách ngành cơ sở hạ tầng là một nội dung quan trọng trong hoạt động của Ngân hàng tại Việt Nam. Trong ngành điện, Ngân hàng đã hỗ trợ Chính phủ ra quyết định phá bỏ cơ chế độc quyền của EVN để thúc đẩy cạnh tranh và cung cấp nhiều lựa chọn hơn cho người tiêu dùng. Ngân hàng cũng đã hỗ trợ chương trình cải cách trong nhiều năm thông qua hỗ trợ kỹ thuật TA và các hoạt động nghiên cứu phân tích và tư vấn AAA, chủ yếu là thông qua Dự án Cải thiện Hiệu quả Hệ thống, Cổ phần hóa và Năng lượng tái tạo (SEIER), bao gồm hỗ trợ soạn thảo Luật Điện lực (có hiệu lực ngày 1/7/2005) và xây dựng lộ trình phát triển thị trường điện (được Thủ tướng ban hành năm 2006). Những hỗ trợ này giúp xây dựng định hướng cho các cải cách ngành trong 20 năm tới. Ngân hàng hiện đang hỗ trợ quá trình cải cách thông qua loạt 3 hoạt động DPL – Khoản vay Chính sách Phát triển để Cải cách Ngành điện. Khoản vay đầu tiên trong số này đã được phê duyệt trong năm 2010 và các hành động chính sách cho khoản vay thứ hai đang được xúc tiến và đạt tiến độ vượt kế hoạch. Các hoạt động này nhằm mục đích hỗ trợ: (i) áp dụng cơ chế cạnh tranh, bắt đầu ngay từ khâu sản xuất điện, sau Dự án Giao thông đô thị

Page 30: Public Disclosure Authorized...IV Hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới từ năm 1994 đến năm 2011 33 iv VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI: QUAN HỆ HỢP TÁC TRONG

23VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI: QUAN HỆ HỢP TÁC TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG CÁC MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU

đó là khâu thị trường bán buôn và cuối cùng là khâu cung ứng bán lẻ, để có thể xác lập giá điện một cách cạnh tranh và minh bạch; (ii) tái cơ cấu ngành để tạo ra các điều kiện thuận lợi cho thị trường điện và cơ chế cạnh tranh, và xóa bỏ các mâu thuẫn lợi ích do sở hữu chéo giữa các đơn vị mua và đơn vị bán điện; (iii) đưa ra quy định về cách xác định giá điện, trong đó phản ánh các chi phí hiệu quả và cải tiến việc xác định đối tượng của các chương trình trợ cấp cho người nghèo; và (iv) cải tiến hiệu quả sử dụng điện từ phía cầu.

Ngân hàng cũng đã giúp thúc đẩy và thí điểm mô hình tham gia của cộng đồng trong giai đoạn lập kế hoạch và thực hiện một số dự án. Trong số nhiều lợi ích của mô hình này, một lợi ích rõ rệt đó là các dịch vụ cơ sở hạ tầng được cung cấp phù hợp với nhu cầu và khả năng chi trả của người dân. Có thể lấy ví dụ cụ thể là các dự án Cấp nước nông thôn ở Đồng Bằng Sông Hồng và Nâng cấp đô thị Việt Nam. Sự tham gia của cộng đồng trong giám sát các dự án như Dự án giao thông nông thôn 3 đã giúp giải quyết những thói quen tham nhũng và tạo áp lực mạnh hơn đối với nhà thầu để hoàn thành công trình đúng hạn và trong phạm vi ngân sách.

Một trong những lĩnh vực cải cách chính sách quan trọng nhất và dễ gây bất đồng nhất mà quan hệ Hợp tác giữa Chính phủ và Ngân hàng phải giải quyết, đó là đền bù và tái định cư không tự nguyện. Ở một quốc gia có mật độ dân số dày đặc như Việt Nam, đền bù tái định cư là một đặc điểm của hầu hết các dự án cơ sở hạ tầng. Trong giai đoạn hợp tác ban đầu, các chính sách của Chính phủ và Ngân hàng rất khác nhau và đã gây ra nhiều khó khăn cho các dự án. Tuy nhiên, qua nhiều năm, mỗi bên đối tác đã hiểu biết và nắm vững hơn các vấn đề liên quan đến đền bù tái định cư và dần dần chính sách của hai bên đã sát

gần nhau hơn. Thách thức chính hiện nay là xây dựng nâng cao nhận thức và xây dựng năng lực cho các cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện dự án.

Quy hoạch đô thị là một lĩnh vực quan trọng khác mà Việt Nam cần cải cách gấp. Cách tiếp cận hiện nay trong quy hoạch đô thị rất thiếu sự linh hoạt, từ trên xuống dưới và theo kiểu “kê đơn bốc thuốc”, do đó cần phải thay đổi. Sự lệ thuộc quá nhiều vào các tiêu chí kỹ thuật và chuẩn mực thiết kế cần được thay thế bằng một cách tiếp cận có tính linh hoạt và năng động hơn, để dễ dàng điều chỉnh theo các xu hướng thay đổi nhanh chóng của thị trường và các nhu cầu kinh tế xã hội. Quy trình quy hoạch cần toàn diện và minh bạch hơn. Với sự hỗ trợ của Ngân hàng, các Chiến lược Phát triển Đô thị (CDS) cho Cần Thơ và Hạ Long đã được Bộ Xây dựng thí điểm từ năm 2007, với nhiều khái niệm quy hoạch mới. Sau đó là một loạt nghiên cứu khác để tiếp tục thúc đẩy chiến lược này, ví dụ như Đánh giá Đô thị hóa và các hoạt động thuộc Sáng kiến Các đô thị Eco2 tại TP HCM và Hải Phòng. Một điều quan trọng khác là Việt Nam phải cân nhắc và học hỏi từ các sai sót quy hoạch của các thành phố và quốc gia khác, để tránh phát triển đô thị quá tràn lan và chú ý tới những khía cạnh xã hội khi tái phát triển các cộng đồng có thu nhập thấp.

Sự phân cấp không ngừng từ các bộ ngành trung ương đến các chính quyền tỉnh, huyện và cộng đồng là một phần quan trọng trong các cải cách Đổi Mới. Phương diện tích cực của điều này là thúc đẩy trách nhiệm giải trình bằng cách đem quá trình ra quyết định đến gần người dân hơn. Tuy nhiên, phân cấp cũng tạo ra nhiều thách thức, nhất là trong những giai đoạn ban đầu, do sự thiếu kinh nghiệm của các cấp chính quyền địa phương. Nhận thức được điểm này, một trong những ưu tiên chính của các dự án do Ngân hàng

Page 31: Public Disclosure Authorized...IV Hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới từ năm 1994 đến năm 2011 33 iv VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI: QUAN HỆ HỢP TÁC TRONG

24 VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI: QUAN HỆ HỢP TÁC TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG CÁC MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU

hỗ trợ là cung cấp hỗ trợ kỹ thuật để xây dựng năng lực cho các chính quyền địa phương. Điều này đặc biệt quan trọng với phát triển đô thị, cũng như dịch vụ nước và vệ sinh môi trường, vốn là

những trách nhiệm của chính quyền địa phương ngay từ giai đoạn đầu của quan hệ hợp tác giữa Ngân hàng và Chính phủ.

Page 32: Public Disclosure Authorized...IV Hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới từ năm 1994 đến năm 2011 33 iv VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI: QUAN HỆ HỢP TÁC TRONG

VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI QUAN HỆ HỢP TÁC TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG MỤC LỤC 25

CAÙC PHÖÔNG HÖÔÙNG HÔÏP TAÙC TRONG TÖÔNG LAI

CHƯƠNG 3

Page 33: Public Disclosure Authorized...IV Hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới từ năm 1994 đến năm 2011 33 iv VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI: QUAN HỆ HỢP TÁC TRONG
Page 34: Public Disclosure Authorized...IV Hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới từ năm 1994 đến năm 2011 33 iv VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI: QUAN HỆ HỢP TÁC TRONG

27VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI: QUAN HỆ HỢP TÁC TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG CÁC PHƯƠNG HƯỚNG HỢP TÁC TRONG TƯƠNG LAI

Xét đến nhu cầu đầu tư rất lớn của Việt Nam nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng cao, cơ sở hạ tầng vẫn sẽ chiếm phần lớn trong nguồn vốn vay Ngân hàng

dành cho Việt Nam. Việt Nam vẫn đủ tư cách hợp lệ để vay vốn ưu đãi của IDA trong một vài năm tới. Nguồn vốn vay IBRD sẽ tăng và chủ yếu sẽ được sử dụng cho ngành cơ sở hạ tầng. Vì Việt Nam đã chuyển đổi sang một nền kinh tế dựa vào thị trường nhiều hơn và khu vực tư nhân ngày càng trở thành một động lực quan trọng cho sự tăng trưởng nên IFC và MIGA dự kiến sẽ hoạt động tích cực hơn trong ngành cơ sở hạ tầng ở Việt Nam. Nhằm khuyến khích khu vực tư nhân tham gia nhiều hơn, MIGA đã phát triển một công cụ mới có chức năng bảo hiểm cho các rủi ro liên quan đến quy định pháp lý, để bổ sung cho công cụ có tính truyền thống là các bảo hiểm rủi ro chính trị.

Trong những năm tới, Ngân hàng sẽ tiếp tục cải tiến để những hỗ trợ của Ngân hàng có tính đổi mới và mang tính xúc tác nhiều hơn. Theo đó, chương trình hoạt động của Ngân hàng sẽ ít dàn trải hơn, bằng cách tổng hợp và chọn lọc đầu tư kỹ càng hơn để làm nổi bật mối quan tâm chiến lược của Ngân hàng. Ngân hàng sẽ tập trung hỗ trợ trong những lĩnh vực có nhiều khả năng duy trì tác động lâu dài nhờ được nhân rộng ở quy mô lớn hơn bởi Chính phủ và/hoặc khu vực tư nhân. Điều này sẽ bao gồm một quá trình chuyển dần từ mô hình hỗ trợ “riêng lẻ” cho các dự án đầu tư ngành có tính đơn lẻ sang mô hình tiếp cận “cả gói” để hỗ trợ các hoạt động mang tính chương trình. Các Chương trình Mục tiêu Quốc gia của Chính phủ, ví dụ như Chương trình Nước và Vệ sinh Nông thôn, đã được các nhà tài trợ song phương hỗ trợ trong nhiều năm, nhưng cũng có thể là công cụ hiệu quả cho mô hình hỗ trợ “cả gói”. Các cách tiếp cận mới khác như giải ngân dựa trên kết quả và đầu ra cũng sẽ được giới thiệu

và áp dụng. Các khoản vay chính sách phát triển (DPL) có thể sẽ được sử dụng rộng rãi hơn hiện nay để thúc đẩy các cải cách trong ngành cơ sở hạ tầng. Ngân hàng sẽ tìm cách hợp tác nhiều hơn thông qua các trung gian tài chính trong nước để phát triển năng lực cung cấp vốn trong nước cho cơ sở hạ tầng và giảm chi phí giao dịch. Để chuyển sang các công cụ mới này, Ngân hàng sẽ phải dựa nhiều hơn vào các hệ thống quản lý vốn vay và đấu thầu của Chính phủ để rót vốn. Do đó, Ngân hàng sẽ thảo luận với Chính phủ về việc tăng cường, củng cố các hệ thống này.

Ngân hàng sẽ hướng các hoạt động trong tương lai theo tầm nhìn phát triển của Chính phủ cho thập kỷ tới, như đã nêu trong Chiến lược Phát triển Kinh tế Xã hội (SEDS) của Chính phủ cho giai đoạn 2011 – 2020. Chương trình cơ sở hạ tầng của Ngân hàng sẽ đi sát theo hai trong số ba “lĩnh vực đột phá” được xác định trong SEDS, đó là: (i) phát triển cơ sở hạ tầng; và (ii) cải thiện các thể chế thị trường. Như thường lệ, các Chiến lược Đối tác Quốc gia (CPS) của Ngân hàng sẽ tiếp tục hỗ trợ các Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội 5 năm (SEDP) của Chính phủ để biến các nội dung của SEDS thành hành động cụ thể.

Việc đạt được vị thế quốc gia có thu nhập trung bình đã tác động đến khả năng cạnh tranh của Việt Nam do làm tăng chi phí lao động và các đầu vào sản xuất khác. Điều này, cùng với các khủng hoảng tài chính toàn cầu trong thời gian gần đây, đang gây khó khăn cho nhiệm vụ duy trì tốc độ tăng trưởng cao, vốn là yếu tố đem lại sự thịnh vượng cho Việt Nam trong hơn hai thập kỷ qua. Một hậu quả bất lợi nữa là sự bền vững của tài nguyên thiên nhiên. Các vùng đô thị phát triển nhanh cùng với sự mở rộng nhanh chóng của các khu công nghiệp đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm nước và không khí nghiêm trọng. Cơ hội từ sự

Page 35: Public Disclosure Authorized...IV Hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới từ năm 1994 đến năm 2011 33 iv VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI: QUAN HỆ HỢP TÁC TRONG

28 VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI: QUAN HỆ HỢP TÁC TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG CÁC PHƯƠNG HƯỚNG HỢP TÁC TRONG TƯƠNG LAI

giàu lên của Việt Nam không được phân chia một cách đồng đều. Bộ phận dân cư ở vùng sâu vùng xa, đặc biệt là các dân tộc thiểu số, không được chia sẻ nhiều lợi ích từ quá trình tăng trưởng như các nhóm dân cư khác, trong đó có lợi ích về điều kiện tiếp cận các dịch vụ cơ sở hạ tầng cơ bản.

Ba vấn đề nói trên, khả năng cạnh tranh, tính bền vững và cơ hội sẽ là các trụ cột để Ngân hàng hỗ trợ cho Việt Nam trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng chính sách theo khuôn khổ chương trình CPS giai đoạn 2012 – 2016. Ba trụ cột này sẽ hòa trộn với 3 chủ đề xuyên suốt có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển hiệu quả. Đó là: (i) tăng cường quản trị, (ii) hỗ trợ bình đẳng giới, và (ii) tăng cường khả năng phục hồi khi phải đương đầu với thiên tai và tác động của biến đổi khí hậu.

Khả năng cạnh tranh

Việt Nam còn phải giải quyết nhiều thách thức lớn như cải thiện chất lượng, tăng tính bền vững và tính tin cậy của các cơ sở hạ tầng năng lượng, nước và giao thông. Trong ngành năng lượng, thông qua sự phối hợp mang tính bổ sung lẫn nhau giữa các hoạt động chính sách phát triển và đầu tư ngành, Ngân hàng sẽ tiếp tục hỗ trợ truyền tải và phân phối điện, trong đó chú trọng đến các vấn đề như hiệu quả vận hành, cạnh tranh trên thị trường, và định giá điện một cách minh bạch và phản ánh đầy đủ chi phí. IFC sẽ tập trung vào việc thúc đẩy hiệu quả sử dụng năng lượng.

Hỗ trợ để phát triển ngành giao thông có tính cạnh tranh hơn sẽ bao gồm cấp vốn hỗ trợ xây dựng mạng lưới đường cao tốc, bao gồm mô hình mới là PPP, trong đó vốn của Ngân hàng sẽ được sử dụng để kích thích các nguồn tài chính tư nhân. Ngân hàng sẽ tiếp tục hỗ trợ các hệ thống vận tải đa phương tải để tạo ra sự kết hợp tối ưu giữa các

phương thức vận tải như đường bộ, đường sông và đường biển. Vốn cho vay đầu tư sẽ được bổ trợ bởi các Hỗ trợ Kỹ thuật trong những lĩnh vực như xúc tiến thương mại, phát triển khung thể chế và quy định cho vận tải đa phương thức và hậu cần. Ngân hàng sẽ tiếp tục chú ý đến việc nâng cao năng lực để quản lý các tài sản, công trình đường bộ một cách hiệu quả hơn và xây dựng, quản lý dự án và hợp đồng tốt hơn.

Ngân hàng sẽ nhấn mạnh đến việc cải thiện chất lượng và hiệu quả cấp nước, cũng như cung cấp hỗ trợ toàn diện cho các sáng kiến phát triển đô thị tại các thành phố lớn, bao gồm quy hoạch đô thị, quản lý đô thị và tích hợp cơ sở hạ tầng chính với các dịch vụ cơ bản nhằm biến các thành phố này thành điểm đến hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư. Ngân hàng sẽ ưu tiên đầu tư cho cơ sở hạ tầng giao thông đô thị và các hệ thống trung chuyển số lượng lớn cũng như kết nối giữa quy hoạch không gian hiện tại với phát triển giao thông đô thị. Thiết kế dự án sẽ dựa vào các kết quả của chương trình AAA đang triển khai về phát triển đô thị. Viện Ngân hàng Thế giới, cánh tay xây dựng năng lực của Ngân hàng, sẽ hỗ trợ chương trình bằng các hoạt động xây dựng năng lực quy hoạch và quản lý đô thị cho các cán bộ, quan chức thành phố.

Ngân hàng sẽ hỗ trợ kế hoạch của Chính phủ về mở rộng quy mô đầu tư cơ sở hạ tầng, thông qua hỗ trợ huy động vốn từ các thị trường vốn, ngân hàng thương mại và khu vực tư nhân. Hỗ trợ để cải cách ngành điện sẽ tiếp tục thông qua loạt hoạt động chính sách phát triển đang triển khai. IFC sẽ hỗ trợ thêm cho các giao dịch PPP thông qua các dịch vụ tư vấn, và khi cần, sẽ có cả hỗ trợ đầu tư. Hỗ trợ kỹ thuật cũng sẽ được mở rộng để tìm hiểu tiềm năng cải cách trong ngành dầu khí, bao gồm một đánh giá khả thi về phương án nhập khẩu

Page 36: Public Disclosure Authorized...IV Hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới từ năm 1994 đến năm 2011 33 iv VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI: QUAN HỆ HỢP TÁC TRONG

29VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI: QUAN HỆ HỢP TÁC TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG CÁC PHƯƠNG HƯỚNG HỢP TÁC TRONG TƯƠNG LAI

khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) như một nguồn năng lượng thay thế với đặc tính đốt sạch hơn.

Tính bền vững

Ngân hàng sẽ hỗ trợ các biện pháp giảm ô nhiễm môi trường để giảm thiểu các tác động bất lợi đến sức khỏe và kinh tế, và cải thiện môi trường tự nhiên. Lĩnh vực Vệ sinh đô thị sẽ tiếp tục được hỗ trợ thông qua các đầu tư cho cơ sở hạ tầng thu gom và xử lý nước thải và chất thải rắn tại các thành phố lớn nhất nước, nơi có quy mô dân số lớn. Hỗ trợ này sẽ được bổ sung bởi hoạt động rà soát, đánh giá các chính sách và thông lệ quản lý nước thải trong hơn một thập kỷ qua để giúp Bộ Xây dựng soạn thảo hướng dẫn chính thức cho các chính quyền địa phương về các thông lệ tốt nhất trong điều kiện của Việt Nam. Vấn đề chất lượng không khí sẽ được giải quyết thông qua các dự án giao thông đô thị với các hệ thống giao thông công cộng hiện đại sử dụng xe buýt chạy bằng khí nén thiên nhiên. Ngân hàng cũng sẽ hỗ trợ để thải bỏ an toàn các chất thải bệnh viện và tăng cường hiệu quả quản lý nước thải từ các khu công nghiệp. Trong ngành năng lượng, Ngân hàng sẽ tiếp tục hỗ trợ quản lý theo nhu cầu và thúc đẩy hiệu quả sử dụng năng lượng. Tùy theo kết quả đánh giá tính khả thi của khí thiên nhiên hóa lỏng như một nguồn thay thế để sản xuất điện, Ngân hàng có thể sẽ hỗ trợ xây dựng các nhà máy điện chạy bằng khí thiên nhiên vì đây là giải pháp tạo ra ít các-bon hơn và có thể thay thế việc sử dụng than đang càng ngày càng gia tăng.

Cơ hội

Ngân hàng sẽ tiếp tục hỗ trợ cung cấp cơ sở hạ tầng cơ bản cho người nghèo và những người dễ bị tổn thương ở nông thôn cũng như thành

thị. Sự hỗ trợ này sẽ kế thừa từ những tham gia hiện tại của Ngân hàng trong lĩnh vực giao thông nông thôn nhằm kết nối các cộng đồng với các con đường sử dụng được trong mọi điều kiện thời tiết. Ngân hàng sẽ hỗ trợ tăng cường quản lý và duy tu bảo dưỡng mạng lưới đường nông thôn ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Ngoài ra, Ngân hàng cũng sẽ hỗ trợ để tăng cường một cách bền vững điều kiện tiếp cận nước và vệ sinh ở nông thôn, dựa trên những kinh nghiệm của Dự án Cấp nước và Vệ sinh nông thôn Đồng Bằng Sông Hồng và Chương trình Mục tiêu Quốc gia của Chính phủ. Hiện tại Ngân hàng đang thí điểm một công cụ mới dựa vào kết quả, để hiện thực hóa lợi ích nhanh hơn trước đây. Tại các vùng đô thị, cách tiếp cận cải tiến các khu vực thu nhập thấp bằng cách nâng cấp cơ sở hạ tầng cơ bản và tạo thuận lợi cho người dân sửa chữa, nâng cấp nhà ở như trong Dự án Nâng cấp Đô thị sẽ được

Dự án cấp nước và vệ sinh nông thôn

Page 37: Public Disclosure Authorized...IV Hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới từ năm 1994 đến năm 2011 33 iv VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI: QUAN HỆ HỢP TÁC TRONG

30 VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI: QUAN HỆ HỢP TÁC TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG CÁC PHƯƠNG HƯỚNG HỢP TÁC TRONG TƯƠNG LAI

nhân rộng đến các thành phố và thị xã khác. Ngân hàng cũng sẽ giúp Bộ Xây dựng và các chính quyền địa phương lồng ghép cách tiếp cận này ở cấp quốc gia, mà một trong những biện pháp giúp đạt được mục tiêu này là phổ biến rộng rãi những thành công đã đạt được.

Các chủ đề xuyên suốt

Về quản trị, Ngân hàng sẽ lồng ghép chủ đề này vào các giải pháp dự án nhằm tăng cường năng lực thể chế, thúc đẩy sự tham gia của người hưởng lợi, tăng tính minh bạch và trách nhiệm giải trình, và xóa bỏ tham nhũng. Ngân hàng sẽ tiếp tục làm việc với Chính phủ để tìm cách giải quyết vấn đề các công ty xây dựng quốc doanh

vay nợ quá nhiều. Sự tồn tại của các công ty này dưới hình thức hiện nay đã tạo ra nhiều mâu thuẫn lợi ích và bóp méo thị trường do gây hạn chế cho cơ hội tham gia của khu vực tư nhân. Tình trạng thiếu nguồn lực là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến chất lượng kém và chậm trễ tiến độ thực hiện trong nhiều dự án cơ sở hạ tầng. Cần giải quyết vấn đề này để Việt Nam có thể vươn tới cấp độ cao hơn của vị thế quốc gia có thu nhập trung bình.

Lăng kính bình đẳng giới sẽ được áp dụng khi thiết kế các dự án cơ sở hạ tầng để xác định các cơ hội lồng ghép giới một cách hệ thống hơn vào các hoạt động của Ngân hàng, như đã thực hiện trong Dự án Giao thông Nông thôn 3 (xem Hộp

Hộp 6: Vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong công tác duy tu bảo dưỡng đường giao thông

Đây là một giải pháp đôi bên cùng có lợi nhằm kết hợp giữa lợi ích của các phụ nữ nghèo thuộc các cộng đồng dân tộc thiểu số muốn kiếm thêm thu nhập cho gia đình với lợi ích của chính quyền địa phương vốn luôn luôn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm và huy động các nhà thầu sẵn sàng nhận công việc duy tu bảo dưỡng đường giao thông ở các vùng sâu vùng xa. Hơn 1500 phụ nữ dân tộc thiểu số đã được tập huấn trong khuôn khổ Dự án Giao thông Nông thôn 3 do DFID và Ngân hàng đồng tài trợ. Trong các mạng lưới đường giao thông nông thôn ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, các nhóm phụ nữ, mỗi nhóm từ 10 đến 30 người, được trả lương để duy tu bảo dưỡng các đoạn đường 1-2 km. Kết quả, phụ nữ vừa cải thiện được vị thế kinh tế của mình, vừa có tiếng nói mạnh mẽ hơn trong các quyết định của cộng đồng và có vai trò rõ rệt hơn trong quản lý các công việc gia đình.

Dự án giao thông nông thôn 3

Page 38: Public Disclosure Authorized...IV Hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới từ năm 1994 đến năm 2011 33 iv VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI: QUAN HỆ HỢP TÁC TRONG

31VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI: QUAN HỆ HỢP TÁC TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG CÁC PHƯƠNG HƯỚNG HỢP TÁC TRONG TƯƠNG LAI

6). Phụ nữ cũng là những bên tham gia rất tích cực trong các dự án nâng cấp đô thị, và các dự án cấp nước và vệ sinh nông thôn được Ngân hàng hỗ trợ và có sự tham gia mạnh mẽ của các cộng đồng hưởng lợi.

Tất cả các dự án cơ sở hạ tầng của Ngân hàng đều sẽ được đánh giá trong giai đoạn chuẩn bị, nhằm đảm bảo rằng cơ sở hạ tầng có khả năng phục hồi sau khi chịu tác động của biến đổi khí hậu. Những hỗ trợ cụ thể của Ngân hàng để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu sẽ bao gồm đối thoại chính sách, cung cấp vốn đầu tư, và chú trọng cụ thể hơn vào việc tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng – thông qua phát triển các

nguồn năng lượng tái tạo, các biện pháp hiệu quả năng lượng từ phía cầu (bao gồm các cải cách giá điện), cung cấp các hạn mức vốn và dịch vụ tư vấn thông qua IFC, nâng cao nhận thức và củng cố môi trường luật định và phân tích các chiến lược tăng trưởng các-bon thấp.

Ngân hàng mong muốn tiếp tục quan hệ đối tác với Chính phủ trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng để giải quyết những thách thức đã được mô tả trong báo cáo này. Chúng tôi tin tưởng rằng, Việt Nam sẽ kế thừa các thành tựu to lớn trong hơn 35 năm qua và củng cố vị trí của mình như một chủ thể quan trọng trong nền kinh tế thế giới trong những năm tới.

Page 39: Public Disclosure Authorized...IV Hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới từ năm 1994 đến năm 2011 33 iv VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI: QUAN HỆ HỢP TÁC TRONG
Page 40: Public Disclosure Authorized...IV Hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới từ năm 1994 đến năm 2011 33 iv VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI: QUAN HỆ HỢP TÁC TRONG

33VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI: QUAN HỆ HỢP TÁC TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG PHỤ LỤC 1: HỖ TRỢ CỦA NGÂN HÀNG THẾ GIỚI TỪ NĂM 1994 ĐẾN 2011

HOÃ TRÔÏ CUÛA NGAÂN HAØNG THEÁ GIÔÙI TÖØ NAÊM 1994 - 2011

CHƯƠNG 4

Page 41: Public Disclosure Authorized...IV Hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới từ năm 1994 đến năm 2011 33 iv VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI: QUAN HỆ HỢP TÁC TRONG
Page 42: Public Disclosure Authorized...IV Hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới từ năm 1994 đến năm 2011 33 iv VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI: QUAN HỆ HỢP TÁC TRONG

35VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI: QUAN HỆ HỢP TÁC TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG PHỤ LỤC 1: HỖ TRỢ CỦA NGÂN HÀNG THẾ GIỚI TỪ NĂM 1994 ĐẾN 2011

Ngành Giá trị hỗ trợ (triệu USD)

IDA IBRD Nguồn vốn khác Tổng số

Điện 2,106 710 15 2,831

Giao thông 1,703 471 2,174

Phát triển đô thị 1114 1,114

Cấp nước và vệ sinh 1043 1,043

Tổng cộng 5,966 1,181 15 7,162

Tổng vốn cho vay dự án của Ngân hàng Thế giới 10,677

Tỷ lệ cơ sở hạ tầng trong vốn cho vay dự án 67%

Tổng vốn hỗ trợ từ Ngân hàng Thế giới 13,580

Tỷ lệ cơ sở hạ tầng trong tổng vốn hỗ trợ 53%

Việt Nam: Cho vay trong ngành giao thông từ năm 1994 đến 2011

Giá trị cho vay gốc, triệu USD

Số hiệu dự án

Nămtài chính

Mô tả IBRD IDA GEF Tổng cộng

P106235 Đường cao tốc từ Quảng Ngãi đến Đà Nẵng 471 173 0 644 P095129 2008 Dự án giao thông ĐB Bắc Bộ 170 170 P105120 2007 Giao thông và Phòng chống lũ ở ĐB Sông

Cửu Long (vốn bổ sung) ) 25 25 P083588 2007 Dự án cơ sở hạ tầng giao thông ở ĐB Sông

Cửu Long 0

208 0

208

P075407 2006 Giao thông nông thôn III 0 106 0 106 P085080 2005 An toàn giao thông đường bộ 0 32 0 32 P059663 2004 Nâng cấp mạng lưới đường bộ 0 225 0 225 P042927 2001 Giao thông và phòng chống lũ ĐB Sông

Mê-kong – Việt Nam 0 135 0

135

P059864 1999 Giao thông nông thôn II – Việt Nam 0 104 0 104 P04833 1999 Cải tiến giao thông đô thị - Việt Nam 0 43 0 43 P04843 1998 Giao thông thuỷ nội địa – Việt Nam 0 73 0 73 P039021 1997 Giao thông nông thôn – Việt Nam 0 55 0 55 P04842 1997 Sửa chữa nâng cấp đường quốc lộ II – Việt Nam 0 196 0 196 P04832 1994 Sửa chữa nâng cấp đường quốc lộ - Việt Nam 0 159 0 159

Tổng cộng 471 1703 0 2174

Page 43: Public Disclosure Authorized...IV Hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới từ năm 1994 đến năm 2011 33 iv VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI: QUAN HỆ HỢP TÁC TRONG

36 VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI: QUAN HỆ HỢP TÁC TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG PHỤ LỤC 1: HỖ TRỢ CỦA NGÂN HÀNG THẾ GIỚI TỪ NĂM 1994 ĐẾN 2011

Việt Nam: Cho vay trong ngành điện, từ năm 1995 đến 2011

Giá trị cho vay gốc,

triệu USD

Số hiệu DA Năm Mô tả IBRD IDA GEF Tổng cộng

P084773 2011 Thuỷ điện Trung sơn 330 0 0 330

P114875 2011 Truyền tải và Phân phối điện II 180 0 0 180 (vốn bổ sung)

P115874 2010 Hoạt động chính sách phát triển 200 112 0 312 DPO cho ngành điện I

P113495 2009 Năng lượng nông thôn II (vốn bổ sung) 0 200 0 200

P103238 2009 Phát triển năng lượng tái tạo 0 202 0 202

P099211 2008 Phân phối điện nông thôn 0 150 0 150

P120540 2010 Năng lượng hệ thống, Cổ phần hoá và 0 27 0 27 Năng lượng tái tạo (vốn bổ sung)

P084871 2006 Truyền tải và phân phối điện II 0 200 0 200

P074688 2005 Năng lượng nông thôn II 0 220 0 220

P080074 2005 Vốn GEF cho dự án Năng lượng nông thôn II 0 0 5 5

P071019 2003 Vốn GEF Quản lý phía cầu và 0 0 6 6 Hiệu quả năng lượng

P066396 2002 Năng lượng hệ thống, Cổ phần hoá và 0 225 0 225 Năng lượng tái tạo

P073778 2002 Vốn GEF cho dự án SEIER 0 0 5 5

P067973 2002 Dự án BOT nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 0 75 0 75

P004833 2000 Năng lượng nông thôn I 0 150 0 150

P004839 1998 Truyền tải và phân phối điện 0 200 0 200

P042236 1996 Phát triển điện 0 180 0 180

P004836 1995 Cải tiến ngành điện 0 165 0 165

Tổng cộng 710 2106 15 2831

Page 44: Public Disclosure Authorized...IV Hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới từ năm 1994 đến năm 2011 33 iv VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI: QUAN HỆ HỢP TÁC TRONG

VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI QUAN HỆ HỢP TÁC TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG MỤC LỤC 37

Việt Nam: Cho vay trong ngành nước và vệ sinh, 1997 – 2001

Số hiệu DA Năm Mô tả VốnIDA (triệu USD)

P122940 2011 Vệ sinh môi trường các thành phố ven biển (Vốn bổ sung) 65.3

P119077 2011 Cấp thoát nước và vệ sinh đô thị 200

P117877 2010 Vệ sinh môi trường TP HCM (Vốn bổ sung) 90

P113496 2010 Cấp nước và vệ sinh nông thôn Đồng Bằng Sông Hồng (vốn bổ sung) 65

P082295 2007 Vệ sinh môi trường các thành phố ven biển 125

P077287 2006 Cấp nước và vệ sinh nông thôn Đồng Bằng Sông Hồng 46

P073763 2004 Phát triển cấp nước đô thị 113

P052037 2001 Vệ sinh môi trường TP HCM 160

P0521533 1999 Vệ sinh tại 3 thành phố 81

P004830 1997 Dự án cấp nước 99

Tổng số 1043

Page 45: Public Disclosure Authorized...IV Hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới từ năm 1994 đến năm 2011 33 iv VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI: QUAN HỆ HỢP TÁC TRONG

VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI QUAN HỆ HỢP TÁC TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG MỤC LỤC38

Việt Nam: Cho vay trong ngành phát triển đô thị, 2004 – 2011

Số hiệu DA Năm Mô tả VốnIDA (triệu USD)

P111548 2011 Giao thông đô thị Hải Phòng 3 175

P115897 2010 Dự án nâng cấp đô thị Việt Nam (vốn bổ sung) 160

P094055 2009 Quỹ hạ tầng phát triển địa phương 190

P085393 2008 Phát triển giao thông đô thị Hà Nội 165

P086508 2008 Dự án đầu tư hạ tầng ưu tiên ở Đà Nẵng 152

P104848 2007 Quỹ Phát triển hạ tầng TP HCM 50

P070197 2004 Nâng cấp đô thị Việt Nam 222

Tổng số 1114

3 Các dự án giao thông đô thị do Ban giao thông của Ngân hàng tại Việt Nam quản lý. Các dự án này có tác động lớn đến sự phát triển đô thị, do đó trong báo cáo này, các dự án giao thông đô thị được nhắc đến trong phần phát triển đô thị.

Page 46: Public Disclosure Authorized...IV Hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới từ năm 1994 đến năm 2011 33 iv VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI: QUAN HỆ HỢP TÁC TRONG