Phương án cổ phần hóa - BVSC an... · 2014-01-22 · - Dịch vụ cung ứng vật tư,...

47
0 TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIP THAN - KHOÁNG SẢN VIT NAM CÔNG TY TNHH MTV VẬT TƯ, VẬN TẢI VÀ XẾP D- VINACOMIN PHƯƠNG ÁN CPHẦN HÓA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN VẬT TƯ VẬN TẢI VÀ XẾP D- VINACOMIN QUẢNG NINH, THÁNG 11 NĂM 2013

Transcript of Phương án cổ phần hóa - BVSC an... · 2014-01-22 · - Dịch vụ cung ứng vật tư,...

Page 1: Phương án cổ phần hóa - BVSC an... · 2014-01-22 · - Dịch vụ cung ứng vật tư, xăng dầu 5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty a. Mô hình

0

TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM

CÔNG TY TNHH MTV VẬT TƯ, VẬN TẢI VÀ XẾP DỠ - VINACOMIN

PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA

CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN

VẬT TƯ VẬN TẢI VÀ XẾP DỠ - VINACOMIN

QUẢNG NINH, THÁNG 11 NĂM 2013

Page 2: Phương án cổ phần hóa - BVSC an... · 2014-01-22 · - Dịch vụ cung ứng vật tư, xăng dầu 5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty a. Mô hình

1

MỤC LỤC PHẦN THỨ NHẤT ..................................................................................................................................... 3

TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CÔNG TY .................................................................................................... 3

1. Tên, địa chỉ doanh nghiệp : ........................................................................................................ 3

2. Các văn bản pháp lý thành lập doanh nghiệp: ................................................................... 3

3. Ngành nghề kinh doanh: .................................................................................................... 4

4. Sản phẩm và dịch vụ chủ yếu ..................................................................................................... 4

5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty ............................................................................. 5

6. Vốn kinh doanh của Công ty tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp, thời điểm 0 giờ

ngày 01 tháng 7 năm 2013 theo sổ sách kế toán: .............................................................................. 7

7. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp 3 năm trước khi cổ phần hóa ................................... 9

8. Tình hình sử dụng nhà xưởng, đất đai: ................................................................................... 20

9- Giá trị thực tế của doanh nghiệp(DN) và giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp

đã được Tập đoàn phê duyệt ............................................................................................................ 20

10- Những vấn đề khác cần xem xét và tiếp tục xử lý .................................................................... 21

PHẦN THỨ HAI ....................................................................................................................................... 22

PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA ............................................................................................................... 22

I- CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỂ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN ....................................................................... 22

1. Cơ sở pháp lý ............................................................................................................................. 22

2- Giá trị thực tế doanh nghiệp để cổ phần hóa.............................................................................. 22

II- NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA ................................................................................ 25

1. Hình thức và nguyên tắc cổ phần hóa. ........................................................................................ 25

2. Tên gọi, địa chỉ của Công ty cổ phần ....................................................................................... 26

3. Ngành nghề kinh doanh Công ty( dự kiến): ............................................................................ 26

4. Giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa tại thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 07 năm 2013 theo

quyết định số: 2205/QĐ-HĐTV, ngày 20/11/2013 của Hội đồng thành viên Tập đoàn Công

nghiệp Than-Khoáng sản Việt nam : ............................................................................................... 27

5. Vốn điều lệ , cơ cấu vốn điều lệ và tỷ lệ cổ phần của các Cổ đông, ....................................... 27

6. Đối tượng mua cổ phần, chính sách bán cổ phần ưu đãi và việc phát hành cổ phần qua

đấu giá ................................................................................................................................................ 27

7 Kế hoạch giải quyết và phương án sử dụng lao động ........................................................... 29

Page 3: Phương án cổ phần hóa - BVSC an... · 2014-01-22 · - Dịch vụ cung ứng vật tư, xăng dầu 5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty a. Mô hình

2

8 Loại cổ phần và phương thức phát hành ................................................................................ 32

9 Kế hoạch tổ chức bán cổ phần lần đầu: .................................................................................. 32

10 Kế hoạch sử dụng số tiền từ đợt cổ phần hóa và chi phí cổ phần hóa .............................. 32

PHẦN THỨ BA ......................................................................................................................................... 34

PHƯƠNG ÁN ĐẦU TƯ VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY SAU CỔ PHẦN HÓA

..................................................................................................................................................................... 34

1/- Phương án 1. .................................................................................................................................. 34

2/- Phương án 2 . ................................................................................................................................. 34

3/- Phương án 3. .................................................................................................................................. 35

I- Chiến lược phát triển sau cổ phần hóa ........................................................................................ 39

II- Kế hoạch sản xuất kinh doanh 3 năm sau cổ phần hóa ................................................................ 39

III/ Biện pháp thực hiện........................................................................................................................ 43

IV. Phân tích các rủi ro dự kiến ........................................................................................................... 44

1. Rủi ro về kinh tế ............................................................................................................................ 44

2. Rủi ro về pháp luật ........................................................................................................................ 44

3. Rủi ro đặc thù ................................................................................................................................ 44

4. Rủi ro của đợt chào bán ................................................................................................................ 45

5. Rủi ro khác: ................................................................................................................................... 45

Kết luận – Kiến nghị ......................................................................................................................... 45

PHẦN THỨ TƯ ......................................................................................................................................... 46

TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN ĐÃ DUYỆT ........................................................................... 46

- Danh sách lao động có tên trong danh sách thường xuyên của Công ty tại thời điểm công bố giá

trị doanh nghiệp (mẫu số 1, Thông tư 33/2012/TT-BLĐTBXH ngày 20/12/2012)

- Danh sách lao động nghỉ việc sẽ nghỉ việc tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp (mẫu số

2, 3, 4, Thông tư 33/2012/TT-BLĐTBXH ngày 20/12/2012)

- Danh sách lao động sẽ chuyển sang làm việc tại Công ty cổ phần (mẫu số 5, Thông tư

33/2012/TT-BLĐTBXH ngày 20/12/2012)

- Tổng hợp phương án sử dụng lao động và thực hiện chính sách đối với người lao động ở công

ty khi cổ phần hóa (mẫu số 6, 7 Thông tư 33/2012/TT-BLĐTBXH ngày 20/12/2012)

- Danh sách lao động đủ điều kiện mua cổ phần ưu đãi (Phụ lục 1)

- Danh sách lao động không đủ điều kiện mua cổ phần ưu đãi (Phụ lục 2)

- Danh sách lao động đăng ký mua cổ phần ưu đãi (Phụ lục 3)

Page 4: Phương án cổ phần hóa - BVSC an... · 2014-01-22 · - Dịch vụ cung ứng vật tư, xăng dầu 5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty a. Mô hình

3

PHẦN THỨ NHẤT

TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CÔNG TY

1. Tên, địa chỉ doanh nghiệp :

Tên doanh nghiệp : CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN VẬT TƯ

VẬN TẢI VÀ XẾP DỠ - VINACOMIN

Tên tiếng Anh : VINACOMIN – MATERIAL, TRANSPORT AND

STEVEDORING COMPANY LIMITED

Tên viết tắt : VMTS

Tên gọi ngắn gọn : Công ty Vật tư, Vận tải và Xếp dỡ - Vinacomin

Địa chỉ : 42 Huỳnh Thúc Kháng - Phường Cẩm Đông, TP

Cẩm Phả, Tỉnh Quảng Ninh

Điện thoại : 033 3862063

Fax : 030 3862908

Mã số thuế : 5700100707

Website : http://www.vmts.vn/

Email : [email protected]

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn một

thành viên số 5700100707 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh cấp

lần đầu ngày 25/06/2010 thay đổi lần thứ 05 ngày 25/05/2012.

2. Các văn bản pháp lý thành lập doanh nghiệp:

- Hơn 50 năm trước đây, Công ty ra đời nhằm thực hiện nhiệm vụ phục vụ hậu cần

tại chỗ, kịp thời cho nội bộ nghành Than. Quá trình hoạt động từ đó đến nay của Công ty

luôn gắn bó với sự thăng trầm của ngành Than, không mang tính chất cạnh tranh thị

trường, luôn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh(SXKD) trong ngành được duy

trì liên tục.

- Công ty TNHH MTV Vật tư, Vận tải và Xếp dỡ - Vinacomin (tiền thân là Xí

nghiệp Vật tư, Vận tải và Xếp dỡ trực thuộc Công ty Than Cẩm Phả) là doanh nghiệp

100% vốn Nhà nước trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt

Nam(Vinacomin), được thành lập vào tháng 5/1996 trên cơ sở nâng cấp Xí nghiệp Vật tư,

Vận tải và Xếp dỡ thuộc Công ty Than Cẩm Phả (thành lập năm 1960) thành Công ty Vật

tư, Vận tải và Xếp dỡ theo Nghị định 27/NĐ-CP của Chính phủ về việc phê duyệt điều lệ

của Tổng công ty than Việt Nam. Ngày 08/11/2006 Tập đoàn Công nghiệp Than -

Khoáng sản Việt Nam có Quyết định số 2467/QĐ-HĐQT về việc đổi tên Công ty Vật tư,

Vận tải và Xếp dỡ thành Công ty Vật tư, Vận tải và Xếp dỡ - TKV. Theo Quyết định số

3127/QĐ-BCT ngày 15/06/2010 của Bộ trưởng Bộ Công thương, Công ty chuyển sang

mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp

Than - Khoáng sản Việt Nam(Vinacomin).

Page 5: Phương án cổ phần hóa - BVSC an... · 2014-01-22 · - Dịch vụ cung ứng vật tư, xăng dầu 5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty a. Mô hình

4

- Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về cổ phần hóa doanh nghiệp 100%

vốn nhà nước, ngày 07/02/2013 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 314/QĐ-TTg phê

duyệt đề án tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam giai đoạn

2012 - 2015 theo đó Công ty TNHH MTV Vật tư, Vận tải và Xếp dỡ - Vinacomin là một

trong những đơn vị sẽ thực hiện cổ phần hóa chuyển sang hoạt động theo hình thức Công

ty cổ phần. Ngày 03/04/2013 Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam có

Quyết định số 526/QĐ – Vinacomin về việc cổ phần hóa Công ty TNHH MTV Vật tư,

Vận tải và Xếp dỡ - Vinacomin.

- Trong 6 tháng cuối năm 2013 Công ty TNHH MTV Vật tư, Vận tải và Xếp dỡ -

Vinacomin đang tiến hành các thủ tục cổ phần hóa theo Nghị định 59/2011/NĐ-CP ngày

18/07/2011 của Chính Phủ.

3. Ngành nghề kinh doanh:

Theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành

viên số 5700100707 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh cấp lần đầu ngày

25/06/2010 thay đổi lần thứ 05 ngày 25/05/2012, ngành nghề kinh doanh chính của

Công ty, bao gồm :

Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác( Mã ngành: 4659 )

Bán buôn tổng hợp ( 4690 );

Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan ( 4661 ) ;

Bán lẻ nhiên liệu động cơ trong các cửa hàng chuyên doanh ( 4730 );

Sản xuất sản phẩm hóa chất khác chưa được phân vào đâu ( 2029 );

Đóng tàu và cẩu kiện nổi ( 3011 );

Sửa chữa và bảo dưỡng phương tiện vận tải (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe

cộ động cơ khác)( 3315);

Vận tải hàng hóa đường thuỷ nội địa ( 5022 );

Vận tải hàng hóa bằng đường bộ (4933 );

Bốc xếp hàng hóa ( 5224 );

Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải ( 5229 );

Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường thủy ( 5222 );

Nuôi trồng thủy sản biển ( 0321 );

Trồng rừng và chăm sóc rừng ( 0210 );

Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng ( 4663 );

Chuẩn bị mặt bằng ( 4312 );

Xây dựng nhà các loại ( 4100 );

Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng

hoặc đi thuê ( 6810 );

Dịch vụ lưu trú ngắn ngày ( 5510 );

Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên với khách

hàng (phục vụ tiệc, hội họp, đám cưới...) ( 5621 )

Quảng cáo ( 7310 ) .

4. Sản phẩm và dịch vụ chủ yếu

- Dầu nhờn Cominlub

- Sản phẩm cơ khí

- Hàng bảo hộ lao động

Page 6: Phương án cổ phần hóa - BVSC an... · 2014-01-22 · - Dịch vụ cung ứng vật tư, xăng dầu 5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty a. Mô hình

5

- Nuôi trông thủy sản, trồng rừng

- Dịch vụ bốc xếp, vận chuyển Than

- Dịch vụ cung ứng vật tư, xăng dầu

5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

a. Mô hình quản lý của công ty

Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH MTV Vật tư, Vận tải và Xếp dỡ -

Vinacomin gồm: Chủ tịch Công ty, Giám đốc và Kiểm soát viên.

b. Cơ cấu tổ chức và bố trí nhân sự hiện nay:

b.1 Chủ tịch công ty : 1 người (kiêm Giám đốc Công ty)

b.2 Ban điều hành : 06 người

- Giám đốc : ( là Chủ tịch Công ty)

- Phó giám đốc : 05 người

- Kế Toán trưởng : 01 người

b.3 Kiểm soát viên : 01 người

b.4

Các phòng ban

chức năng

- Văn phòng giám đốc (VPGĐ)

- Phòng Tổ chức lao động - Y tế (TCLĐYT)

- Phòng Kỹ thuật (KT)

- Phòng An Toàn (AT)

- Phòng Kế toán Tài chính Thống kê (KTTCTK)

- Phòng Thương mại (TM)

- Phòng Kế hoạch chỉ huy sản xuất (KHCHSX)

- Phòng Quản lý dự án đầu tư (QLĐT)

- Phòng Thanh tra Kiểm toán Bảo vệ Quân sự ( TKBQ)

- Phòng Tổng hợp cơ khí thủy (THCKT)

- Phân xưởng cơ khí thủy (PXCKT).

b.5 Các chi nhánh trực thuộc

- Chi nhánh Xí nghiệp vật tư Cẩm phả

- Chi nhánh Xí nghiệp Vật tư Hòn Gai

- Chi nhánh Xí nghiệp Xếp dỡ

- Chi nhánh Xí nghiệp Vận tải thủy

- Chi nhánh Xí nghiệp Dầu nhờn

- Chi nhánh Hà nội

Page 7: Phương án cổ phần hóa - BVSC an... · 2014-01-22 · - Dịch vụ cung ứng vật tư, xăng dầu 5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty a. Mô hình

6

SƠ ĐỒ MÔ HÌNH TỔ CHỨC HIỆN TẠI CỦA CÔNG TY

c- Phân loại và thực trạng về lao động

Tại thời điểm 20/11/2013 (thời điểm Tập đoàn Công nghiệp Than-khoáng sản Việt

nam, ban hành Quyết định phê duyệt giá trị doanh nghiệp của VMTS để cổ phần hóa),

tổng số cán bộ công nhân viên có tên trong danh sách thường xuyên của VMTS là 1.190

người, cơ cấu như sau:

Tiêu chí Số lượng người %

I- Theo trình độ lao động 1.189

- Trên đại học 8 0,7

- Đại học 259 21,7

- Trung cấp, cao đẳng 69 5,8

- LĐ phổ thông 118 10,0

- Công nhân kỹ thuật 735 61,8

II - Phân theo HĐ lao động 1189

- HĐ không xác định thời hạn 1078 90,7

- Hợp đồng thời hạn 1- 3 năm 111 9,3

- HĐ thời vụ 0

III - Phân theo giới tính 1189

- Nam 901 75,8

- Nữ 288 24,2

Page 8: Phương án cổ phần hóa - BVSC an... · 2014-01-22 · - Dịch vụ cung ứng vật tư, xăng dầu 5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty a. Mô hình

7

- Thực trạng lao động, mô hình tổ chức của Công ty những năm trước đây đã cơ

bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của ngành than. Nhưng sau khi có sự thay đổi tình

hình kinh tế xã hội, tiêu thụ than trong nước và quốc tế thì mô hình này bắt đầu bộc lộ

một số hạn chế: sự trông chờ ỷ lại vào kế hoạch cấp trên, thiếu chủ động, bộ máy quản lý

điều hành cồng kềnh…

(Chi tiết danh sách lao động có mặt, xem chi tiết phụ lục kèm theo).

d- Danh sách Công ty mẹ, Công ty con, Công ty liên kết, các hợp đồng hợp tác KD

Công ty mẹ

Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam ( Vinacomin)

Công ty con : (Không có)

Công ty liên kết, kiên doanh : (Không có)

6. Vốn kinh doanh của Công ty tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp,

thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 7 năm 2013 theo sổ sách kế toán:

*/Tổng giá trị tài sản theo số sách kế toán tại ngày 30/06/2013 đã được kiểm toán độc

lập, bao gồm: ĐVT: Triệu đồng

STT Loại tài sản

Nguyên giá

Khấu hao

(dự

phòng)

GTCL

Tỷ lệ

A Tài sản ngắn hạn

1.385.032 91,64%

1 Vốn bằng tiền

20.881 1,38%

2 Các khoản phải thu

1.135.531 75,08%

3 Hàng tồn kho 233.861 6.000 226.836 15,07%

4 Tài sản ngắn hạn khác

1.784 0,12%

B Tài sản dài hạn 126.044 8,36%

1 Tài sản cố định hữu hình

382.914 266.973 115.537 7,67%

- Nhà cửa vật kiến trúc

93.435 54.324

39.111 2,59%

- Máy móc thiết bị

70.761 36.704

34.057 2,25%

- Phương tiện vận tải

218.033 175.453

42.580 2,82%

- Thiết bị dụng cụ quản lý

686 492

194 0,01%

2 Tài sản thuê tài chính

-

3 Tài sản cố định vô hình

-

4 Xây dựng cơ bản dở dang

586

586 0,04%

5 Tài sản dài hạn khác

9.921

9.921 0,66%

Tổng

1.511.076 100%

Page 9: Phương án cổ phần hóa - BVSC an... · 2014-01-22 · - Dịch vụ cung ứng vật tư, xăng dầu 5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty a. Mô hình

8

* Nhà cửa vật kiến trúc: Chủ yếu là văn phòng làm việc của Công ty, hệ thống các kho

xăng dầu. Phần lớn trong số này được đầu tư từ lâu.

- Đặc điểm vật kiến trúc của Công ty là các kho xăng dầu tuy có giá trị khá cao, song do

nằm chủ yếu tại khai trường của các mỏ( không phải đất do Công ty sở hữu). Do phụ

thuộc vào quy trình khai thác mỏ nên tính ổn định, tính chất sử dụng không cao. Khi quy

hoạch mỏ thay đổi thì các kho dầu lại phải di chuyển phá dỡ và thay đổi theo, giá trị thu

hồi không đáng kể. Đây là sự khác biệt của các kho xăng dầu trên mỏ so với kho dưới

mặt bằng đô thị ổn định.

* Máy móc thiết bị: bao gồm máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất và kinh doanh dịch

vụ cung ứng (Xăng, Dầu Diesel, dầu nhờn, mỡ máy). Phần lớn các máy móc thiệt bị này

được đầu tư từ lâu (khoảng trên dưới 10 năm), khả năng hoạt động và làm việc có nhiều

hạn chế.

* Phương tiện vận tải: Gồm 23 đoàn phương tiện vận tải thủy và hệ thống các xe ô tô

con, ô tô vận tải đường bộ phục vụ sản xuất kinh doanh.

- Đặc biệt trong số phương tiện vận tải trên có 23 đoàn phương tiện vận tải thủy chở than

nội địa và xuất khẩu có giá trị trên 27% giá trị doanh nghiệp, nhưng chỉ chiếm 10%

doanh thu (Giá trị sản xuất) của toàn Công ty, đây là đơn vị hoạt động không hiệu quả,

thường xuyên bị lỗ. Rất khó khăn để có thể mang lại 8 – 10% cổ tức hàng năm cho các cổ

đông.

* Thiết bị dụng cụ quản lý: Bao gồm chủ yếu là các máy tính xách tay trang bị cho cán

bộ chủ chốt Công ty và hệ thống các máy Photocopy tại văn phòng và các xí nghiệp

* Về tài chính, công nợ

Thực trạng tình hình tài chính công nợ của VMTS tại thời điểm 30/06/2013 theo

số liệu sổ sách kế toán (đã được kiểm toán), cụ thể như sau:

STT Nội dung Số tiền (Triệu,đ) Tỷ lệ

A Vốn chủ sở hữu 148.090 9,79%

1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 90.500 5,98%

2 Vốn khác của chủ sở hữu 24.248 1,38%

3 Quỹ đầu tư phát triển 9.081 0,37%

4 Quỹ dự phòng tài chính 14.661 0,85%

5 Lơi nhuận sau thuế chưa phân phối 6.000 1,21%

B Các khoản nợ 1.276.143 83,77%

B.1 Nợ ngắn hạn

1 Vay và nợ ngắn hạn 498.752 32,98%

2 Phải trả người bán 711.753 47,06%

3 Người mua trả tiền trước 1.128 0,07%

4 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 8.408 0,56%

5 Phải trả người lao động 46.515 3,08%

6 Chi phí phải trả 505 0,03%

7 Các khoản phải trả phải nộp khác 9.081 0,58%

8 Quỹ khen thưởng, phúc lợi, quỹ BĐH 25.548 1,10%

B.2 Nợ dài hạn 71.992 4,74%

1 Vay dài hạn 71.610 4,73%

2 Phải trả dài hạn khác 16 0.00%

3 Quỹ phát triển khoa học công nghệ 366 0,02%

Page 10: Phương án cổ phần hóa - BVSC an... · 2014-01-22 · - Dịch vụ cung ứng vật tư, xăng dầu 5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty a. Mô hình

9

- Như đã phân tích tại mục 7.b, tình hình tài chính Công ty phụ thuộc nhiều vào xu

thế phát triển của ngành than. Thời điểm 30/6/2013, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu

của Công ty tăng cao so với năm 2012 và các năm trước (1.362.538 trđ/149.966 trđ = 9

lần), cho thấy Công ty tiếp tục sử dụng đòn bẩy tài chính với độ lớn cao để điều hành tài

chính, cũng cho thấy dòng tiền Công ty đang luân chuyển chậm đối với tiền vào (thu hồi

nợ chậm, số thu hồi thấp…). Nếu như năm 2012 Công ty có số vòng thu hồi nợ thấp (9

vòng), thì 6 tháng đầu năm 2013 số vòng thu hồi nợ ở mức thấp hơn (3,5 vòng), thời gian

thu hồi nợ tính được trong 6 tháng/2013 là 51 ngày.

=> Đây thực sự là thách thức lớn đối với Công ty trong giai đoạn các năm sau thực

hiện cổ phần hóa.

7. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp 3 năm trước khi cổ phần hóa

a. Tình hình hoạt động kinh doanh

* Kết quả kinh doanh của Tập đoàn Vinacomin:

TT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1 SX than nguyên

khai(1.000T) 46.985 48.285 44.333

2 Đất bóc( 1000m3) 228.807 273.822 230.014

Hệ số bóc 8,6 10,5 9,9

3 Mét lò(1.000m) 348,758 382,524 354,573

Hệ số đào lò(m/ngt) 14,3 14,5 14

4 Than sạch sản

xuất(1.000T) 43,940 44,494 40,512

5 Than tiêu thụ(1.000T) 43,086 44,713 39,198

Xuất khẩu 18,665 16,892 14,433

Nội địa 24,421 27,821 24,765

6 Doanh thu (tỷ đồng) 84.361 109.333 97.852

6.1 Sản xuất than 50.498 65.258 56.125

+ Xuất khẩu 27.912 32.469 23.427

+ Trong nước 22.586 32.789 32.698

6.2 Khoáng sản 3.088 3.132 2.634

6.3 Sản xuất Điện 2.219 4.971 5.395

6.4 Cơ khí 2.895 3.682 3.150

6.5 Vật liệu nổ CN 3.193 3.667 3.707

6.6 SXKD khác 22.468 28.623 26.841

7 Lợi nhuận( tỷ đồng) 8.665 8.632 3.415

* Sản lượng sản phẩm, giá trị dịch vụ của Công ty qua các năm:

+ Cơ cấu sản lượng, doanh thu thuần, GTSX theo sản phẩm 3 năm trước cổ phần hóa:

Page 11: Phương án cổ phần hóa - BVSC an... · 2014-01-22 · - Dịch vụ cung ứng vật tư, xăng dầu 5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty a. Mô hình

10

Đơn vị tính: Triệu đồng

+ Cơ cấu lợi nhuận gộp 3 năm trước cổ phần hóa:

Đơn vị tính: Triệu đồng

Kết quả đạt được của Công ty so với số liệu của Tập đoàn cho thấy hoạt động

SXKD Công ty phụ thuộc hoàn toàn vào kết quả kinh doanh, tiêu thụ than của Tập đoàn;

Theo số liệu kết quả kinh doanh của Tập đoàn 03 năm 2010-:-2012; Tình hình sản

xuất kinh doanh(SXKD) của Tập đoàn có sự phát triển ổn định trong năm 2010 và 2011

với số doanh thu tăng đều theo các lĩnh vực sản xuất, trong đó do giá bán than cao và

lượng than tiêu thụ tốt nên doanh thu sản xuất than chiếm xấp xỉ 60% tổng doanh thu,

mang lại lợi nhuận ở mức ổn định > 8.600 tỷ. Đây chính là điều kiện thuận lợi để Công ty

Khoản mục

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Khối

lượng,

giá trị

Tỷ

trọng

Khối

lượng,

giá trị

Tỷ

trọng

Khối

lượng,

giá trị

Tỷ

trọng

I. Sản lượng:

Xăng (ng.lít) 6.085 7.017 7.612

Dầu DO (ng.lít) 235.865 274.118 253.328

Dầu nhờn, mỡ máy

(tấn) 3.423 3.485 2.942

Gỗ chống lò (m3) 11.602 16.307 11.981

Bốc xếp (tấn) 9.640.959 11.196.844 11.401.655

Vận tải thủy (tấn) 957.353 1.184.505 1.038.864

SX dầu nhờn (ng.lít) 3.525 3.727 4.007

II-Doanh thu(Tr.đ) 4.334.194 100% 6.497.298 100% 6.344.590 100%

D/ thu bán hàng hóa 3.998.389 92,3% 6.061.919 93,3% 5.892.262 92,9%

D/ thu bán thành phẩm 151.226 3,5% 213.352 3,3% 233.495 3,7%

Doanh thu dịch vụ 184.580 4,3% 222.026 3,4% 218.833 3,4%

III./Giá trị sản xuất: 454.084 100% 642.608 100% 600.123 100%

Kinh doanh VTTB 121.779 26.8% 207.271 32.2% 147.252 24.5%

Bốc xếp 81.930 18% 106.559 16.5% 112.558 18.7%

Vận tải Thủy 49.219 10,8% 60.542 9.4% 69.259 11.5%

SX dầu nhờn 133.760 29.4% 189.872 29.5% 220.744 36.7%

Đóng mới, sửa chữa 13.682 3% 11.401 17.7% 2.829 0.47%

Vận tải và dịch vụ

khác 53.715 11.8% 66.963 10.4% 47.481 7.9%

Khoản mục

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Giá trị Tỷ

trọng Giá trị

Tỷ

trọng Giá trị

Tỷ

trọng

LN gộp bán hàng hóa 113.931 64,4% 192.356 66,0% 136.319 53,9%

LN gộp bán thành phẩm 33.355 18,8% 62.165 21,3% 60.471 23,9%

LN gộp dịch vụ đã cung

cấp 29.699 16,8% 37.094 12,7% 56.061 22,2%

Tổng 176.985 100% 291.615 100% 252.851 100%

Page 12: Phương án cổ phần hóa - BVSC an... · 2014-01-22 · - Dịch vụ cung ứng vật tư, xăng dầu 5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty a. Mô hình

11

đạt được kết quả tương đối tốt trong năm 2010 và 2011; Doanh thu thuần về bán hàng và

cung cấp dịch vụ năm 2011 của Công ty có sự tăng trưởng mạnh so với năm 2010 (tăng

2.163.104 triệu đồng tương ứng tăng 49,90 %); Sản lượng tiêu thụ dầu DO, bốc xếp,

chuyển tải đều đạt mức cao; Giá trị sản xuất năm 2011 đạt cao hơn 188.524 trđ so với

năm 2010 và cao hơn 42.485 trđ so với năm 2012.

Tuy nhiên bước sang năm 2012, tình hình SXKD của Tập đoàn gặp nhiều khó khăn

thể hiện ở một số chỉ tiêu chủ yếu giảm đáng kể: Doanh thu năm 2012 chỉ đạt 89% doanh

thu thực hiện năm 2011, trong đó chủ yếu là do xuất khẩu than giảm (doanh thu xuất

khẩu than năm 2012 chỉ chiếm 23% tổng doanh thu và chỉ đạt tỷ lệ 72% so với doanh thu

xuất khẩu than năm 2011); Lợi nhuận Tập đoàn năm 2012 chỉ đạt 39% so với lợi nhuận

năm 2010 và 2011.

Tình hình đó đã tác động đáng kể đến hoạt động SXKD Công ty năm 2012. Mặc

dù có tăng so với năm 2010 (tăng 2.010.396 triệu đồng tương ứng với 46,38%) nhưng

Doanh thu thuần và giá trị sản xuất năm 2012 của Công ty đã giảm so với năm 2011

(doanh thu giảm 152.708 triệu đồng tương ứng với -2,35%, giá trị sản xuất giảm 42.485

trđ, tương ứng -6,7%).

Do đặc thù là kinh doanh thương mại nên Công ty có lượng giá vốn hàng hóa, vật

tư rất lớn. Do vậy trong cơ cấu doanh thu thuần, doanh thu bán hàng hóa chiếm tỷ trọng

lớn và có mức độ tăng trưởng mạnh qua các năm, sản xuất dầu nhờn đang ngày càng

chiếm tỷ trọng đáng kể. Lợi nhuận gộp về bán thành phẩm và dịch vụ có bước tăng

trưởng đáng kể góp vào kết quả kinh doanh chung của toàn công ty.

Doanh thu bán hàng hóa của Công ty chiếm tỷ trọng lớn cũng cho thấy dòng tiền

của Công ty có lượng luân chuyển khá cao. Công ty luôn phải sử dụng vốn linh hoạt và

hiệu quả để đảm bảo hiệu quả SXKD. Trong đó yếu tố tác động lớn nhất đến quản lý sử

dụng dòng tiền Công ty là vấn đề công nợ (sẽ đề cập đến ở phần sau).

Năm 2013 giá than trên thị trường thế giới có sự sụt giảm mạnh, lượng tồn kho

than tăng cao, giá thành cao hơn giá bán. Theo số liệu 6 tháng đầu năm 2013 doanh thu

than xuất khẩu chỉ còn chiếm ¼ tổng doanh thu Tập đoàn, kéo theo lợi nhuận Tập đoàn

sụt giảm, chỉ còn 600 tỷ (bằng 17% so với năm 2012, bằng 6,9% so với các năm 2010 và

2011). Dự kiến lợi nhuận SXKD của Tập đoàn cả năm 2013 đạt 1.200 tỷ đồng.

Sản lượng tiêu thụ dầu DO, bốc xếp, chuyển tải của Công ty năm 2013 và dự kiến

các năm tiếp theo sẽ giảm mạnh cùng với sự sụt giảm sản lượng và doanh thu bán than

của Tập đoàn, đặt ra thách thức không nhỏ đối với Công ty.

* Nguyên vật liệu, và sự ổn định của nguồn nguyên liệu

Trong các hạng mục SXKD của Công ty, hạng mục sản xuất và kinh doanh dầu

bôi trơn sử dụng nguyên liệu là các loại dầu gốc, phụ gia. Dầu gốc nhập khẩu 100%, tất

cả các loại phụ gia sản xuất dầu bôi trơn máy móc, phương tiện vận tải đều nhập khẩu

100%, được cung cấp bởi đối tác truyền thống của Công ty. Phụ gia để sản xuất dầu nhũ

hóa thủy lực được cung cấp bởi công ty trong nước, là đối tác cùng phát triển sản phẩm

với công ty trong hơn 10 năm. Nguồn nguyên liệu luôn ổn định, đảm bảo dự trữ cho sản

xuất trong ít nhất 09 tháng.

Page 13: Phương án cổ phần hóa - BVSC an... · 2014-01-22 · - Dịch vụ cung ứng vật tư, xăng dầu 5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty a. Mô hình

12

Trong những năm qua, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, nền kinh tế đất

nước cũng chịu ảnh hưởng suy giảm kinh tế toàn cầu, giá cả nguyên vật liệu liên tục biến

động bất thường. Sự biến động của nguồn nguyên liệu của Công ty chịu sự ảnh hưởng

biến động của giá cả xăng dầu, điện (đây là nguồn nguyên liệu chịu sự biến động liên

tục). Giá cả nguyên vật liệu nhiên liệu biến động tăng giảm sẽ làm ảnh hưởng đến tình

hình SXKD và lợi nhuận của Công ty. Tuy nhiên, do nguồn nguyên liệu của Công ty

được cung cấp bởi các khách hàng truyền thống, có mối quan hệ lâu dài nên sự ổn định

giá cả nguyên vật liệu là tương đối. Bên cạnh đó, Công ty còn xây dựng được định mức

dự trữ nguyên nhiên liệu phù hợp nên đảm bảo duy trì sản xuất diễn ra liên tục khi nền

kinh tế có sự biến động lớn về giá cả nguyên vật liệu.

* Chi phí sản xuất Cơ cấu chi phí SXKD của Cty 3 năm trước CPH (2010-2012)

Đơn vị tính: Triệu đồng

Khoản mục

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Giá trị Tỷ

trọng Giá trị

Tỷ

trọng Giá trị Tỷ trọng

Giá vốn hàng bán

4.157.209 96,34%

6.205.682 96,18%

6.091.739 96,28%

Chi phí tài chính

34.149 0,79%

44.723 0,69%

68.739 1,09%

Chi phí bán hàng

87.219 2,02%

135.176 2,10%

107.671 1,70%

Chi phí QLDN

35.863 0,83%

64.932 1,01%

56.841 0,90%

Chi phí khác

527 0,01%

1.532 0,02%

1.919 0,03%

Tổng 4.314.967 100% 6.452.045 100% 6.326.909 100%

Do hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất và buôn bán thương mại nên tỷ lệ giá

vốn hàng hóa dịch vụ trên tổng chi phí SXKD của Công ty chiếm tỷ trọng lớn. Giá vốn

có xu hướng tăng từ so với năm 2010 và biến động cùng với tốc độ của doanh thu. Trong

cơ cấu giá vốn, giá vốn hàng hóa bán ra chiếm phần lớn trong tổng cơ cấu giá vốn của

Công ty, cụ thể:

(Bảng cơ cấu giá vốn của công ty 2010 - 2012) Đơn vị tính: Triệu đồng

Khoản mục

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Giá trị Tỷ

trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị

Tỷ

trọng

Giá vốn hàng hóa đã bán 3.884.458 93,4% 5.869.563 94,6% 5.755.943 94,5%

Giá vốn thành phẩm đã bán 117.870 2,8% 151.188 2,4% 173.024 2,8%

Giá vốn dịch vụ 154.880 3,7% 184.932 3,0% 162.773 2,7%

Tổng 4.157.209 100% 6.205.682 100% 6.091.739 100%

Giá vốn hàng hóa bán ra của Công ty chủ yếu gồm giá vốn kinh doanh Vật tư

Thiết bị (VTTB); Giá vốn thành phẩm gồm giá vốn dầu nhờn các loại; Giá vốn dịch vụ

bao gồm: giá vốn dịch vụ cảng (giá vốn bốc xếp, vận tải thủy), giá vốn đóng mới, sửa

chữa và giá vốn vận tải

Page 14: Phương án cổ phần hóa - BVSC an... · 2014-01-22 · - Dịch vụ cung ứng vật tư, xăng dầu 5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty a. Mô hình

13

Năm 2012, giá vốn có giảm so với năm 2011 nhưng vẫn tăng so với năm 2010 là

46,53%. Năm 2012 giá vốn giảm so với năm 2011 nguyên nhân năm 2012 doanh thu

kinh doanh VTTB giảm so với năm 2011. Bên cạnh đó, doanh thu dịch vụ (doanh thu

đóng mới, sửa chữa và doanh thu vận tải, dịch vụ khác) năm 2012 có xu hướng giảm so

với năm 2011 do khó khăn chung của nền kinh tế trong năm 2012.

Chi phí tài chính có sự gia tăng đáng kể giữa các năm trong khi doanh thu không

có sự tăng trưởng lớn. Năm 2010 tỷ lệ chi phí tài chính trên doanh thu là 0,85%, năm

2011 là 0,74% thì đến năm 2012 tỷ lệ này đã lên đến 1,17% (trong khi doanh thu năm

2012 lại sụt giảm so với năm 2011) điều đó cho thấy tốc độ quay vòng vốn trong kinh

doanh chậm dẫn tới Công ty phải đi vay vốn lưu động để kinh doanh, nên đã làm giảm

hiệu quả SXKD của Công ty; Để đạt được một đồng doanh thu, Công ty cần phải bỏ ra

một lượng lớn chi phí tài chính do dòng vốn lưu động không đủ để đáp ứng được nhu cầu

kinh doanh. Nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng chi phí tài chính của Công ty là do

tình hình sản xuất tiêu thụ than của Tập đoàn gặp khó khăn, tiến độ thanh toán công nợ

của các đơn vị trong ngành với Công ty diễn ra chậm, nợ phải thu thường xuyên tăng cao

đã dẫn đến việc Công ty phải huy động tối đa hạn mức vay tại các ngân hàng để đảm bảo

việc cung ứng vật tư, xăng dầu cho các đơn vị trong ngành duy trì sản xuất.

Công ty đã xây dựng hệ thống quản lý nhằm kiểm soát các khoản chi phí tiết kiệm

để đảm bảo tỷ lệ chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trên

một đồng doanh thu sẽ giảm xuống, làm tăng hiệu quả hoạt động SXKD của Công ty.

*Trình độ công nghệ

Hiện nay Công ty đang từng bước thay đổi công nghệ trong SXKD:

- Sản xuất dầu nhờn, công ty đã áp dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại

nhất, kết hợp với nguồn nguyên liệu tốt để có thành phẩm tốt.

- Bốc xếp hàng hóa, đã được trang bị nhiều thiết bị hiện đại như gầu ngoạm điều

khiển từ xa, nhà nổi cho công nhân làm việc...

- Vận chuyển thủy, Công ty đã đóng mới, hoán cải, sửa chữa nâng cấp cho rất nhiều

đoàn phương tiện.

- Kinh doanh nhiên liệu ở các kho khai trường, kho trung chuyển, cửa hàng bán lẻ,

Công ty áp dụng rất nhiều công nghệ quản lý hiện đại, tiên tiến như: Que đo bồn, máy in

hóa đơn tự động, quản lý vòi bơm PLC, camera an ninh, báo cháy tự động. Các hệ thống

hoạt động tốt, có sự liên kết, tương tác với nhau, được truyền lên mạng và tới các trung

tâm điều khiển của Công ty và các xí nghiệp thành viên

* Tình hình nghiên cứu sản phẩm mới

Công ty đang từng bước ứng dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, đồng thời

dựa trên cơ sở năng lực hiện có để nghiên cứu các sản phẩm mới là dầu nhờn thân thiện

với môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động SXKD của Công ty.

* Hệ thống quản lý

Đối với sản xuất dầu nhờn, hệ thống quản lý chất lượng là ISO 9001:2000, hê

thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001. Bản thân xí nghiệp Dầu nhờn có 01

phòng thí nghiệm sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc gia VILAS 256, góp phần tạo sự ổn định

Page 15: Phương án cổ phần hóa - BVSC an... · 2014-01-22 · - Dịch vụ cung ứng vật tư, xăng dầu 5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty a. Mô hình

14

trong sản xuất, đưa ra thị trường những sản phẩm chất lượng. Ngoài ra còn phục vụ cho

phát triển sản phẩm mới.

Đối với lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, luôn đảm bảo các tiêu chuẩn quốc gia của

Việt Nam. Ở Công ty và Xí nghiệp đều có bộ phận kiểm tra chất lượng, thường xuyên

kiểm tra định kỳ, đột xuất, kiểm tra theo chuyên đề hoặc phối hợp cùng với các đoàn

kiểm tra của các cơ quan chức năng, nhằm đảm bảo việc áp dụng các hệ thống quản lý

chất lượng được đồng bộ, nhất quán.

* Hoạt động Marketting

Bên cạnh bảo hộ nhãn hiệu, Công ty đã từng bước thực hiện các hoạt động

marketing đối với toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình. Đối với sản phẩm dầu nhờn:

quảng cáo trên tạp chí chuyên ngành, truyền hình Quảng Ninh; đặt in và sản xuất các loại

tờ rơi, áo, mũ,... có tên sản phẩm để làm quà tặng cho khách hàng, đối tác; Tổ chức súc

rửa, thay dầu và cung cấp sử dụng thử miễn phí cho khách hàng. Tất cả các hoạt động

này đều được thực hiện theo kế hoạch từ đầu năm và luôn được điều chỉnh để phù hợp

với yêu cầu của khách hàng.

* Nhãn hiệu thương mại

Công ty đã đăng ký 02 nhãn hiệu thương mại và đã được Cục sở hữu trí tuệ - Bộ

khoa học công nghệ công nhận năm 2011 (đối với nhãn hiệu “MTS”) và năm 2012 (đối

với nhãn hiệu “Cominlub”). Các nhãn hiệu này đều được bảo hộ 10 năm kể từ ngày được

cấp giấy chứng nhận

* Các hợp đồng lớn

Một số hợp đồng lớn đang thực hiện hoặc đã được ký kết

TT Số hiệu hợp đồng Loại hình hợp

đồng

Đối tác trong hợp

đồng

Hiệu lực hợp

đồng

1 06/B12-HĐBB2013 Hợp đồng mua bán

Xăng dầu

Công ty Xăng dầu

B12

từ 01/01/2013

đến 31/12/2013

2

01/2013/KDHN-

VMTS

Hợp đồng mua bán

Xăng dầu

Công ty CP xăng

dầu dầu khí Hà

Nội

từ 01/01/2013

đến 31/12/2013

3

02/2013/DKQN-

VMTS

Hợp đồng mua bán

Xăng dầu

Công ty CP xăng

dầu dầu khí Quảng

Ninh

từ 01/01/2013

đến 31/12/2013

4

08/HĐ2013/VMTS-

PGDM

Hợp đồng mua bán

Hàng hóa

Công ty CP Phát

triển phụ gia và

sản phẩm dầu mỏ.

từ 02/01/2013

đến 31/12/2013

Page 16: Phương án cổ phần hóa - BVSC an... · 2014-01-22 · - Dịch vụ cung ứng vật tư, xăng dầu 5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty a. Mô hình

15

5

01/HĐNT/VTCP-

ĐN/2013

Hợp đồng mua bán

vật tư, xăng dầu

Công ty CP than

Đèo Nai

từ 01/01/2013

đến 31/12/2013

6 02/HĐNT/VTCP-

C6/2013

Hợp đồng mua bán

vật tư, xăng dầu

Công ty CP than

Cọc 6

từ 01/01/2013

đến 31/12/2013

7

03/HĐNT/VTCP-

TCS/2013

Hợp đồng mua bán

vật tư, xăng dầu

Công ty CP than

Cao Sơn

từ 01/01/2013

đến 31/12/2013

* Các hợp đồng hợp tác kinh doanh

- Hợp đồng hợp tác kinh doanh số 02A/HĐ-KH ngày 01/01/2008 giữa Công ty Vật tư

Vận tải và Xếp dỡ - Vinacomin (VMTS) - Bên A với Công ty Cổ phần Đầu tư Vật tư Vận

tải và Xếp dỡ - Bên B. Theo đó hai bên cùng hợp tác góp vốn đóng tầu chở dầu 800m3

theo dự án của VMTS để vận chuyển dầu DO phục vụ cho các đơn vị sản xuất Than của

Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, mỗi bên đóng góp 50% thời gian

hiệu lực của hợp đồng là 5 năm (sẽ bàn bạc bổ sung văn bản nếu hai bên đồng ý kéo dài

thời gian hợp đồng). Tầu chở dầu 800m3 là một tổ sản xuất hạch toán phụ thuộc do Công

ty Vật tư, Vận tải và Xêp dỡ -Vinacomin quản lý điều hành. Tỷ lệ phân chia lợi nhuận

theo tỷ lệ góp vốn. Tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp (30/06/2013), giá trị còn

lại của tài sản hình thành từ hợp đồng hợp tác liên doanh là: 372.198.530 đồng (nguyên

giá: 4.626.570.884 đ, khấu hao lũy kế: 4.254.372.354 đ)

- Hợp đồng hợp tác kinh doanh số 77/HĐ-KH ngày 10/06/2009 giữa Công ty Vật tư

Vận tải và Xếp dỡ - Vinacomin (VMTS) - Bên A với Công ty Cổ phần Đầu tư Vật tư Vận

tải và Xếp dỡ - Bên B. Theo đó hai bên cùng hợp tác đầu tư hoán cải nâng tài sản sà lan

tự hành chở dầu Hoa Phượng (QN 3124) từ 500 tấn thành 800 tấn theo dự án của VMTS

để vận chuyển dầu DO phục vụ cho các đơn vị sản xuất Than của Tập đoàn Công nghiệp

Than – Khoáng sản Việt Nam, thời gian hiệu lực của hợp đồng là 5 năm (sẽ bàn bạc bổ

sung văn bản nếu hai bên đồng ý kéo dài thời gian hợp đồng). Sà lan tự hành sau hoán

cải, trọng tải 800 tấn là một tổ sản xuất, hạch toán phụ thuộc do VMTS quản lý. Lợi

nhuận sẽ được xác định theo năm tài chính và sẽ được phân chia theo thỏa thuận (bên A

62%, bên B 38%). Tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp (30/06/2013), giá trị còn

lại của tài sản hình thành từ hợp đồng hợp tác liên doanh là: 250.153.259 đồng (nguyên

giá: 4.341.838.169 đồng, khấu hao lũy kế: 4.091.684.910 đồng).

b/ Tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 năm trước

khi cổ phần hóa

+/ Tình hình tài chính và kết quả SXKD trong 3 năm trước cổ phần hóa của

VMTS được thể hiện qua bảng sau:

STT Chi tiêu ĐVT Năm

2010

Năm

2011

Năm

2012

1 Tổng giá trị tài sản bình quân Tr.đ 627.767 757.134 970.219

Page 17: Phương án cổ phần hóa - BVSC an... · 2014-01-22 · - Dịch vụ cung ứng vật tư, xăng dầu 5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty a. Mô hình

16

2 Vốn nhà nước bình quân Tr.đ 82.964 106.328 125.605

3 Vốn chủ sở hữu Tr.đ 97.496 123.203 133.034

4 Nợ phải trả Tr.đ 569.370 724.198 960.003

5 Vốn bằng tiền Tr.đ 106.543 89.503 18.760

6 Nợ vay ngắn hạn 31/12 Tr.đ 475.844 658.262 876.627

- Trong đó quá hạn Tr.đ - - -

7 Nợ dài hạn Tr.đ 93.526 65.936 83.376

- Trong đó quá hạn

8 Nợ phải thu khó đòi 31/12 Tr.đ

9 Tổng số lao động Người 1.219 1.315 1.297

10 Tổng quỹ lương Tr.đ 103.713 126.290 121.220

11 Thu nhập BQ đồng/người/tháng Đồng 7.090.000 8.003.143 7.788.474

12 Tổng doanh thu Tr.đ 4.334.235 6.497.332 6.344.590

13 Tổng chi phí Tr.đ 4.302.702 6.438.073 6.311.406

14 Lợi nhuận thực hiện Tr.đ 31.533 59.259 33.184

Trong đó: Tăng giá xăng dầu Tr.đ 1.266 50.325 18.849

15 Lợi nhuận sau thuế Tr.đ 23.595 44.111 24.059

16 Tỷ suất LNST/vốn nhà nước % 28,44% 41,49% 19,15%

17 Hệ số khả năng thanh toán

nhanh % 22.39% 13.60% 2.14%

18 Hệ số nợ phải trả trên vốn CSH lần 5.84 5.88 7.22

(Theo số liệu BCTC đã được kiểm toán)

(+ Tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước qua 3 năm khá cao là so với giá trị doanh

nghiệp trên sổ sách khi chưa đánh giá lại)

* Như đã nêu tại mục 7.a, năm 2010 và 2011 ngành Than phát triển khá thuận lợi,

hoạt động SXKD Tập đoàn có sự tăng trưởng.

=> Tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước của công ty giai đoạn này tương đối cao

(trên 20% vào năm 2010 và trên 40% vào năm 2011). Tuy nhiên cũng phải kể đến số lợi

nhuận Công ty đạt được trong năm 2011 phần nhiều do có yếu tố tăng giá xăng dầu

(khoảng 50 tỷ).

=> Năm 2012 tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước của công ty chỉ đạt 19,15% thấp

hơn năm 2010 (năm 2010 là 28,44%) nguyên nhân:

+ Do vốn nhà nước năm 2012 cao hơn so với năm 2010, do đó mặc dù lợi nhuận

năm 2012 cao hơn năm 2010 nhưng tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước thấp so với năm

2010.

+ Do hoạt động SXKD của Tập đoàn bắt đầu có sự khó khăn, tiêu thụ than giảm

mạnh, lợi nhuận toàn Tập đoàn sụt giảm 60% so với năm trước kéo theo lợi nhuận sau

thuế Công ty sụt giảm; Mặc dù đã có yếu tố tăng giá 18,8 tỷ nhưng lợi nhuận sau thuế

Công ty giảm từ 44.111 triệu năm 2011 xuống còn 24.059 triệu năm 2012 - sụt giảm

45,46%. Đây cũng là tình trạng chung của các doanh nghiệp khi chịu ảnh hưởng của

khủng hoảng kinh tế thế giới và khả năng phục hồi chậm chạp của nền kinh tế Việt Nam

dưới tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới.

Page 18: Phương án cổ phần hóa - BVSC an... · 2014-01-22 · - Dịch vụ cung ứng vật tư, xăng dầu 5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty a. Mô hình

17

* Cũng xuất phát từ bối cảnh chung về hoạt động SXKD của Tập đoàn; Hệ số khả

năng thanh toán nhanh của Công ty năm 2010 đạt mức tốt nhất so với năm 2011 và năm

2012. Mặc dù với số liệu đã tính toán, Công ty có thể bảo đảm thanh toán kịp thời các

khoản nợ ngắn hạn bằng số vốn bằng tiền hiện có. Tuy nhiên với mức rất thấp của hệ số

khả năng thanh toán nhanh năm 2012 (2,14%), chỉ tiêu này đã phản ánh tình hình tài

chính Công ty năm 2012 gặp rất nhiều khó khăn, nguyên nhân:

+ Do sản xuất và tiêu thụ than gặp nhiều khó khăn đã tác động xấu đến hoạt động

sản xuất kinh doanh Công ty; Các chỉ tiêu chủ yếu: công nợ (phải thu, phải trả), hàng tồn

kho năm 2012 của Công ty đều ở mức cao so với năm trước.

+ Số dư gốc vay tăng nhanh trong khi tốc độ tăng doanh thu không đáng kể thậm

chí còn giảm (năm 2012 so với 2011). Tiêu thụ than giảm mạnh khiến cho dòng tiền

trong Tập đoàn khan hiếm; Công nợ phải thu của Công ty tăng cao do tiến độ thanh toán

của các đơn vị trong ngành chậm, số thu hồi nợ so với số phát sinh nợ đạt tỷ lệ không

cao; Số vòng thu hồi nợ năm 2012 của Công ty chỉ đạt 9 vòng (năm 2010: 19,4 vòng,

2011: 23,5 vòng), thời gian thu hồi nợ là 39 ngày. Công ty phải thực hiện vay vốn lưu

động để phục vụ SXKD (vay vốn kinh doanh không phải phục vụ mở rộng sản xuất mà

chủ yếu là để bổ sung vốn lưu động) điều này làm giảm hiệu quả của hoạt động kinh

doanh (thể hiện bằng lợi nhuận trước thuế giảm và chi phí lãi vay tăng lên). Có những

giai đoạn khan hiếm tiền, các ngân hàng không thu xếp cho Công ty vay để mua xăng dầu

phục vụ cho các mỏ.

* Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của Công ty phản ánh chỉ tiêu cơ cấu vốn;

HHệệ ssốố nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của Công ty 03 năm trước cổ phần hóa đều ở mức

> 3 lần, trong đó năm 2012 cao hơn so với các năm 2010, 2011 (7,22 lần so với 5,84 và

5,88 lần), nguyên nhân:

++ Công ty Vật tư vận tải và xếp dỡ - Vinacomin có đặc thù là đơn vị kinh doanh

thương mại, chủ yếu cung cấp vật tư, xăng, dầu, mỡ... cho các đơn vị sản xuất than trong

Tập đoàn. Do vậy nợ phải thu và nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản/nguồn

vốn của Công ty.

++ Việc huy động vốn ngắn hạn của Công ty chủ yếu phục vụ việc dự trữ tồn kho

đủ cung cấp cho các đơn vị sản xuất trong 15 ngày theo quy định của Tập đoàn (giá trị

tương ứng 300 -:- 400 tỷ đồng, tùy từng thời điểm); thanh toán cho đối tác cung cấp xăng

dầu (Công ty xăng dầu B12, TCT dầu VN - CN Quảng Ninh ...), tổng nhu cầu huy động

bình quân khoảng 500 tỷ/tháng; Thời gian thanh khoản giữa nợ phải trả và phải thu khách

hàng là tương ứng (30-40 ngày theo điều khoản hợp đồng), đảm bảo nhu cầu vốn sản

xuất kinh doanh và bảo toàn vốn của Công ty.

++ Năm 2012, công nợ phải thu trong ngành của Công ty cao hơn so với năm trước.

Dư nợ phải thu bình quân của Công ty là trên 700 tỷ đồng, kéo theo dư vay ngân hàng

của Công ty bình quân trên 500 tỷ. (Sang năm 2013: Dư nợ phải thu bình quân của Công

ty là trên 1.000 tỷ đồng, kéo theo dư vay ngân hàng của Công ty bình quân trên 600 tỷ).

Bên cạnh việc giá vốn tăng do giá thị trường tăng, các đơn vị trong ngành thanh toán

chưa kịp thời cho Công ty dẫn đến số dư nợ ở mức cao, phát sinh nợ quá hạn so với hợp

đồng kinh tế đã ký. Để đảm bảo việc cung ứng nguồn vật tư, xăng dầu, giúp duy trì sản

Page 19: Phương án cổ phần hóa - BVSC an... · 2014-01-22 · - Dịch vụ cung ứng vật tư, xăng dầu 5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty a. Mô hình

18

xuất cho các đơn vị trong ngành, Công ty Vật tư vận tải và xếp dỡ-Vinacomin phải huy

động tối đa khung hạn mức tín dụng tại các ngân hàng thanh toán cho nhà cung cấp

nhưng vẫn hết sức khó khăn trong cân đối tài chính. Do vậy đã ảnh hưởng không nhỏ tới

hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu.

=> Theo số liệu như đã phản ánh, cho thấy việc Công ty chủ yếu sử dụng đòn bẩy

tài chính trong điều hành chính sách tài chính. Tỷ trọng nợ phải trả của Công ty năm sau

cao hơn năm trước, do đó đòn bẩy tài chính trong Công ty là rất lớn.

+ Nếu như độ lớn đòn bẩy tài chính của Công ty tính được năm 2011 là 0,78 thì năm

2012 là 9,16. Điều này cho thấy năm 2012 Công ty đã phát huy vai trò của đòn bẩy tài

chính làm công cụ để thúc đẩy lợi nhuận sau thuế trên một đồng vốn chủ sở hữu, nhưng

chưa đủ để kìm hãm sự gia tăng của lãi vay do công nợ phải thu ở mức cao, kéo theo tỷ

số nợ cao, tình hình tài chính và SXKD Công ty phụ thuộc nhiều vào ngành Than.

c/ Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động SXKD của Công ty

Thuận lợi

- Công ty TNHH 1TV Vật tư vận tải và xếp dỡ-Vinacomin là đơn vị hậu cần cho sản

xuất Than. Công ty thực hiện nhiệm vụ cung ứng hàng hóa, vật tư, thiết bị và các dịch vụ

cho các đơn vị trong Tập đoàn Vinacomin. Đây được coi là lợi thế của Công ty so với các

đơn vị cùng ngành nghề kinh doanh nhưng nằm ngoài Tập đoàn Vinacomin.

- Với trên 50 năm hoạt động, VMTS đã xây dựng được uy tín đối với khách hàng..

Khó khăn

- Khó khăn chung của nền kinh tế trong thời gian qua chịu sự ảnh hưởng bất ổn của

kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở Châu Âu chưa được

giải quyết. Hoạt động sản xuất và thương mại toàn cầu bị tác động mạnh, giá cả hàng hóa

diễn biến phức tạp. Thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức

mua trong dân giảm. Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại. Những khó khăn của

nền kinh tế thế giới và trong nước có ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình SXKD của

Công ty.

- Tình hình SXKD của Tập đoàn Vinacomin hiện đang gặp rất nhiều khó khăn, sau

những năm giá bán than ở mức cao thì sang năm 2013 giá than trên thị trường thế giới đã

và đang sụt giảm mạnh. Điều này đã làm cho lượng than tồn kho tăng cao, giá thành cao

hơn giá bán. Vì các sản phẩm dịch vụ của Công ty chủ yếu cung ứng cho ngành than nên

hoạt động SXKD của Công ty chịu ảnh hưởng rất nhiều; Các lĩnh vực bốc xếp, chuyển

tải, kinh doanh xăng dầu, vật tư thiết bị đều bị sụt giảm rất mạnh.

- Công nợ phải thu cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình SXKD của Công ty.

Phần lớn các khoản công nợ này đều là các khoản công nợ của các khách hàng trong nội

bộ Vinacomin. Do tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động, giá trị từ xuất khẩu than

giảm sút dẫn tới khả năng thanh toán các khoản công nợ của khách hàng cũng giảm theo,

ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn vốn kinh doanh của Công ty. Tỷ lệ công nợ phải

thu/Tổng giá trị tài sản của Công ty chiếm tỷ trọng lớn, tại thời điểm cuối năm 2010 là

41%, năm 2011 là 39% và 2012 là 70%. Tại thời điểm 30/06/2013 - thời điểm Công ty

thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa, tỷ lệ công nợ phải thu/Tổng tài

Page 20: Phương án cổ phần hóa - BVSC an... · 2014-01-22 · - Dịch vụ cung ứng vật tư, xăng dầu 5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty a. Mô hình

19

sản là 75% (chiếm 37% tổng doanh thu phát sinh trong 6 tháng đầu năm 2013). Do khả

năng thu hồi công nợ thấp nên để đảm bảo phục vụ SXKD của Tập đoàn, Công ty phải

vay vốn ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động, do đó chi phí tài chính tăng làm

giảm hiệu quả SXKD của Công ty.

Phân tích vị thế Công ty so với các doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực dịch vụ

Điểm mạnh Điểm yếu

- Công ty hoạt động theo cơ chế điều hành của Tập

đoàn, có lợi thế khi được thực hiện nhiệm vụ hậu

cần, cung ứng vật tư phục vụ sản xuất cho toàn

ngành.

- Sản phẩm dịch vụ của Công ty khá đa dạng.

- Khách hàng của Công ty hầu hết là các đơn vị

trong ngành nên quan hệ đối tác khá bền vững.

- Dễ bị tác động(tổn thương) khi ngành Than

phát triển hay suy yếu

- Công ty có đặc thù kinh doanh thương mại nên

nhu cầu sử dụng vốn lưu động ở mức lớn, chi

phí tài chính cao, nguy cơ rủi ro tài chính nhiều

hơn so với các đơn vị trong ngành.

- Đối với TSCĐ là vật kiến trúc - kho xăng dầu

được xây dựng trong khai trường các mỏ nên

khi quy hoạch mỏ thay đổi, các kho dầu bị di

chuyển, phá dỡ toàn bộ không tận dụng được,

gây lãng phí

- Hoạt động kinh doanh của Công ty nằm trong sự

phát triển của ngành than; trong bối cảnh kinh tế xã

hội diễn biến nhanh và phức tạp thì Than là mặt

hàng năng lượng chiến lược luôn được Chính phủ

coi trọng và có giải pháp duy trì, ổn định trong khai

thác và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên này.

- Hoạt động kinh doanh của Công ty chịu ảnh

hưởng trực tiếp của các yếu tố khách quan: biến

động thị trường (giá cả, lãi suất...), biến động

quy mô sản xuất của ngành...

- Sản phẩm dầu nhờn của Công ty chịu sự cạnh

tranh bởi các đối thủ lớn có thương hiệu mạnh

trên toàn cầu.

- Hoạt động sản xuất của Công ty chịu sự tác

động của tỷ giá => ảnh hưởng giá nguyên liệu

dầu gốc, phụ gia phục vụ sản xuất => ảnh

hưởng giá thành sản phẩm...

Page 21: Phương án cổ phần hóa - BVSC an... · 2014-01-22 · - Dịch vụ cung ứng vật tư, xăng dầu 5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty a. Mô hình

20

8. Tình hình sử dụng nhà xưởng, đất đai:

Loại đất Diện tích m2

- Diện tích có GCN Quyền SDĐ 10.597,30

- Diện tích có QĐ thuê đất nhưng chưa có GCN Quyền SDĐ 58.065,80

- Diện tích chưa có QĐ thuê đất 223.437,50

- Diện tích hết hạn thuê đất 73.534,10

- Diện tích giao quản lý rừng để bảo vệ môi trường sinh thái 430.000,00

- Diện tích không có nhu cầu sử dụng 968,00 Tổng 796.602,54

Trong đó:

(1) Diện tích đất có GCN quyền SDĐ gồm có một mảnh đất tại Xã Việt Hưng,

Hoàng Bồ, cửa hàng Xăng dầu cột 5, Kho Quang Hanh, cửa hàng Xăng dầu

Mông Dương. Đây là đất thuê trả tiền hàng năm đã được cấp giấy chứng nhận

quyền sử dụng đất (có giấy chứng nhận kèm theo)

(2) Diện tích đất có quyết định thuê đất nhưng chưa có giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất gồm 11 mảnh

(3) Diện tích đất chưa có quyết định thuê đất Công ty đang hoàn thiện các thủ tục

xin thuê đất.

(4) Diên tích đã hết hạn thuê: gồm 8 mảnh đất tại Cẩm Phả, Công ty đang làm thủ

tục để gia hạn thuê đất

(5) Diện tích đất 430.000 m2; Đây là diện tích rừng được Nhà nước giao(không thu

tiền sử dụng đất) để bảo vệ điều hòa môi trường sinh thái tại khu vực Đảo Vạn

Duội, xã Thắng Lợi, huyện Vân Đồn , nằm liền kề với khai trường sản xuất của

Công ty;

(6) Diện tích đất 968 m2, trước đây là khu nhà ở tập thể của CBCNV C.Ty được

Nhà nước cấp(từ năm1996 đến năm 2016), hiện nay Công ty không có nhu cầu

sử dụng(đã có văn bản gửi UBND tỉnh Quảng ninh), và đến nay Nhà nước

cũng đã cấp(sổ đỏ) cho các hộ dân đang sinh sống tại đó

- Sự cần thiết về tài sản trong bối cảnh hiện tại: Thực trạng tài sản Công ty quản lý

hiện đang dư thừa về công suất, do ngành than thay đổi quy mô, vùng sản xuất nên Công

ty phải thay đổi cho phù hợp.

Đối với các mảnh đất có nhu cầu sử dụng khi chuyển sang Công ty cổ phần, Công

ty sẽ hoàn thiện các thủ tục để tiếp tục thuê đất với hình thức thuê đất trả tiền hàng năm.

9- Giá trị thực tế của doanh nghiệp(DN) và giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại

doanh nghiệp đã được Tập đoàn phê duyệt (theo quyết định số: 2205/QĐ-HĐTV,

ngày 20 tháng 11 năm 2013 cuả Hội đồng thành viên Tập đoàn Công nghiệp Than –

khoáng sản Việt nam V/v : Phê duyệt giá trị doanh nghiệp Công ty TNHH.1TV Vật tư

vận tải và xếp dỡ - Vinacomin( thời điểm 0h ngày 01/7/2013) :

Giá trị thực tế của DN để cổ phần hóa : 1.599.568.760.664, đồng

- Giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại DN : 224.915.227.120, đồng

Page 22: Phương án cổ phần hóa - BVSC an... · 2014-01-22 · - Dịch vụ cung ứng vật tư, xăng dầu 5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty a. Mô hình

21

* Tài sản không tính vào giá trị DN:

+ Tài sản không cần dùng : 7.024.641.344, đồng

+ Tài sản chờ thanh lý (nguyên giá) : không có

+ Tài sản hình thành từ quỹ khen thưởng, phúc lợi : 403.359.796, đồng

10- Những vấn đề khác cần xem xét và tiếp tục xử lý

- Đối với các khu đất đang quản lý sử dụng, Công ty sẽ tiến hành các thủ tục để ký

tiếp hợp đồng thuê đất và xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các mảnh

đất này khi chính thức chuyển sang Công ty cổ phần. Diện tích đất không có nhu cầu sử

dụng, Công ty bàn giao lại cho cơ quan nhà đất ở địa phương để quản lý, cụ thể:

Loại đất Diện tích (m2)

- Diện tích có GCN Quyền SDĐ 10.597,30

- Diện tích có QĐ thuê đất nhưng chưa có GCN Quyền SDĐ 58.065,80

- Diện tích chưa có QĐ thuê đất 223.437,50

- Diện tích hết hạn thuê đất 73.534,10

- Diện tích đất rừng được Nhà nước giao (không thu tiền sử dụng

đất) để bảo vệ môi trường sinh thái tại khai trường sản xuất 430.000,00

- Diện tích không có nhu cầu sử dụng 968,00

Tổng 796.602,54

- Bàn giao lại cho Tập đoàn Công nghiệp Than, Khoáng sản Việt Nam - Vinacomin

số lượng vật tư tồn kho không có nhu cầu sử dụng (không tính vào giá trị doanh nghiệp)

khi chuyển sang Công ty cổ phần với tổng giá trị là: 7.024.641.541 đồng (chi tiết xem

phụ lục kèm theo)

- Tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp, cơ quan thuế đang thực hiện kiểm tra

quyết toán thuế tại VMTS. Do đó, việc xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa dựa

trên số liệu kế toán tại 30/06/2013 đã được kiểm toán độc lập kiểm toán. Các chênh lệch

về nghĩa vụ thuế đối với nhà nước (nếu có) khi cơ quan thuế thực hiện thanh tra xong sẽ

được điều chỉnh vào thời điểm Công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

công ty cổ phần lần đầu.

- Tổng giá trị nợ khó đòi đã xử lý là: 11.581. 945. 236 đồng, đang theo dõi tại chỉ tiêu

ngoài bảng cân đối kế toán sẽ được VMTS cố gắng thu hồi nộp lại cho nhà nước nếu có

thể.

- Toàn bộ hồ sơ sử dụng đất Công ty đã trình UBND tỉnh Quảng ninh, kèm theo văn

bản số : 1057/XN-VMTS ngày 31/ 5 / 2013 Đến ngày 28/11/2013 chưa được phê duyệt )

Page 23: Phương án cổ phần hóa - BVSC an... · 2014-01-22 · - Dịch vụ cung ứng vật tư, xăng dầu 5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty a. Mô hình

22

PHẦN THỨ HAI

PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA I. CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỂ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN

1. Cơ sở pháp lý

Nghị định 59/2011/NĐ-CP ngày 18/07/2011 của Chính phủ về việc chuyển doanh

nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần;

Thông tư 196/2011/TT-BTC ngày 16/12/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn bán cổ

phần lần đầu và quản lý sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa của các doanh nghiệp

100% vốn nhà nước thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần;

Thông tư 202/2011/TT-BTC ngày 30/12/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý

tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp thực hiện chuyển doanh nghiệp 100%

vốn nhà nước thành công ty cổ phần theo quy định tại Nghị định số 59/2011/NĐ-

CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ;

Thông tư số 33/2012/TT-BLĐTBXH ngày 20/12/2012 của Bộ Lao động Thương

binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số chính sách đối với lao động theo nghị

định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ về chuyển đổi doanh

nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần;

Thông tư số 26/2013/TT-BTNMT ngày 26/9/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi

trường hướng dẫn việc xác định diện tích đất loại trừ không tính vào giá trị doanh

nghiệp quy định tại Điều 31 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của

Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành Công ty cổ phần.

Căn cứ Quyết định số 314/QĐ-TTg ngày 07/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ

phê duyệt đề án tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam

giai đoạn 2012 – 2015;

Căn cứ Quyết định 314/QĐ-VINACOMIN ngày 12/03/2013 của Tập đoàn Công

nghiệp Than – Kháng sản Việt Nam về việc thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hóa các

doanh nghiệp trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam;

Căn cứ Quyết định số 526/QĐ –VINACOMIN ngày 03/04/2013 của Tập đoàn

Công nghiệp Than – Kháng sản Việt Nam về việc cổ phần hóa Công ty TNHH

MTV Vật tư, Vận tải và Xếp dỡ - Vinacomin;

Căn cứ Quyết định số 656/QĐ-VMST ngày 08/04/2013 của Công ty TNHH MTV

Vận tư, Vận tải và Xếp dỡ - Vinacomin về việc thành lập Tổ công tác triển khai

thực hiện cổ phần hóa công ty;

Quyết định số: 2205/QĐ-HĐTV ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Tập đoàn Công

nghiệp Than-khoáng sản Việt nam, v/v : Phê duyệt giá trị doanh nghiệp Công ty

TNHH.1TV Vật tư Vận tải và Xếp dỡ-Vinacomin(thời điểm 0h ngày 01/07/2013)

2- Giá trị thực tế doanh nghiệp để cổ phần hóa

Căn cứ vào Quyết định số:2205/QĐ-HĐTV, ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Tập

đoàn Công nghiệp Than-khoáng sản Việt nam, về việc : Phê duyệt giá trị thực tế của

Công ty TNHH.1TV Vật tư, Vận tải và Xếp dỡ - Vinacomin để cổ phần hóa (thời điểm

0h ngày 01/07/2013), giá trị thực tế được thể hiện theo bảng dưới đây :

Page 24: Phương án cổ phần hóa - BVSC an... · 2014-01-22 · - Dịch vụ cung ứng vật tư, xăng dầu 5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty a. Mô hình

23

Đơn vị tính: đồng

TT

TÊN TÀI SẢN

THEO SỔ KT ĐÁNH GIÁ LẠI CHÊNH LỆCH

1 2 3

4 5

A

TÀI SẢN ĐANG DÙNG

(I+II+III+IV) 1.511.076.606.003 1.599.568.760.664 88.492.154.661

I Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 126.044.446.106 179.754.623.972 53.710.177.866

1 Tài sản cố định 116.123.765.643 168.070.530.056 51.946.764.413

a. Tài sản cố định hữu hình

115.537.285.073

167.484.049.486

51.946.764.413

- Nguyên giá tài sản cố định hữu hình 380.545.051.365 448.419.486.653 67.874.435.288

-

Khấu hao luỹ kế tài sản cố định hữu

hình (265.007.766.292) (280.935.437.167) (15.927.670.875)

b. Tài sản cố định vô hình

-

-

-

c Chi phí XDCB dở dang

586.480.570

586.480.570

-

2

Các khoản đầu tư tài chính dài

hạn

-

-

-

3 Tài sản dài hạn khác 9.920.680.463

11.684.093.916 1.763.413.453

a. Chi phí trả trước dài hạn 9.240.680.463

11.004.093.916

1.763.413.453

b. Tài sản dài hạn khác 680.000.000

680.000.000

-

II Tài sản ngắn hạn 1.385.032.159.897

1.385.032.182.990 23.093

1 Tiền 20.880.889.339

20.880.912.432 23.093

a. Tiền mặt tồn quỹ

2.791.816.782

2.791.817.400

618

b. Tiền đang chuyển

571.966.071

571.966.071

-

c.

Tiền gửi ngân hàng (bao gồm cả

tương đương tiền)

17.517.106.486

17.517.128.961

22.475

2 Đầu tư tài chính ngắn hạn

-

-

-

3 Các khoản phải thu 1.135.531.063.861

1.135.531.063.861

-

4 Hàng tồn kho 226.836.063.877

226.836.063.877

-

5 Tài sản ngắn hạn khác 1.784.142.820 1.784.142.820

-

III

Giá trị lợi thế kinh doanh của

doanh nghiệp

-

34.781.953.702

34.781.953.702

IV Giá trị quyền sử dụng đất

-

-

-

B TÀI SẢN KHÔNG CẦN DÙNG 7.024.641.344 7.024.641.344

-

I Tài sản dài hạn

II Tài sản ngắn hạn 7.024.641.344 7.024.641.344

1 Tài sản cố định:- Nguyên giá

583.214.344-

583.214.344-

Page 25: Phương án cổ phần hóa - BVSC an... · 2014-01-22 · - Dịch vụ cung ứng vật tư, xăng dầu 5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty a. Mô hình

24

- Hao mòn lũy kế : ( 583.214.344 ) ( 583.214.344 )

2

Hàng hoá tồn kho ứ đọng kém, mất

phẩm chất 7.024.641.344 7.024.641.344

C TÀI SẢN CHỜ THANH LÝ

-

-

-

I Tài sản dài hạn

-

-

-

II Tài sản ngắn hạn

D

TÀI SẢN HÌNH THÀNH TỪ

QUĨ KHEN THƯỞNG, PL 403.359.796 403.359.796

TỔNG GIÁ TRỊ TÀI SẢN CỦA

DN (A+B+C+D) 1.518.504.607.143 1.606.996.761.804 88.492.154.661

Trong đó:

TỔNG GIÁ TRỊ THỰC TẾ CỦA

DN (MỤC A + D) 1.511.076.606.003 1.599.568.760.664 88.492.154.661

E1 NỢ THỰC TẾ PHẢI TRẢ 1.374.700.673.168 1.374.653.533.544 (-) 47.139624

(Bao gồm cả quỹ khen thưởng phúc

lợi)

E2 NGUỒN KINH PHÍ SỰ NGHIỆP

-

-

TỔNG GIÁ TRỊ THỰC TẾ

PHẦN VỐN NHÀ NƯỚC TẠI

DOANH NGHIỆP (A-[E1+E2])

136.375.932.835 224.915.227.120 88.539.294.285

(Trích hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp tại 30/06/2013 để cổ phần hóa)

Tóm tắt kết quả xác định giá trị doanh nghiệp

Tổng giá trị thực tế của doanh nghiệp

o Giá trị sổ sách 1.511.076.606.003 đồng

o Giá trị xác định lại 1.599.568.760.664 đồng

o Chênh lệch 88.492.154.661 đồng

Tổng giá trị phần vốn nhà nước tại

DN

o Giá trị sổ sách 136.375.932.835 đồng

o Giá trị xác định lại 224.915.227.120 đồng

o Chênh lệch 88.539.294.285 đồng

Giá trị còn lại tài sản không cần dùng

loại khỏi GTDN

7.024.641.344 đồng

Tài sản hình thành từ các hợp đồng

hợp tác kinh doanh không xác định lại

giá trị

o Giá trị sổ sách 10.874.673.979 đồng

o Giá trị hao mòn lũy kế 10.227.297.117 đồng

o Giá trị còn lại 647.376.862 đồng

Page 26: Phương án cổ phần hóa - BVSC an... · 2014-01-22 · - Dịch vụ cung ứng vật tư, xăng dầu 5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty a. Mô hình

25

II- NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA

1. Hình thức và nguyên tắc cổ phần hóa.

1.1 Hình thức cổ phần hóa

- Theo điều 4 Nghị định 59/2011/NĐ – CP ngày 18/07/2011 của Chính phủ về

việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần có quy định các

hình thức cổ phần hóa như sau:

a- Giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành thêm cổ phiếu để

tăng vốn điều lệ.

b- Bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán bớt

một phần vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.

c- Bán toàn bộ vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán toàn

bộ vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng Vốn điều lệ.

- Căn cứ vào đặc điểm tình hình của Công ty TNHH MTV Vật tư, Vận tải và Xếp

dỡ - Vinacomin, Công ty lựa chọn hình thức cổ phần hóa theo khoản 2 điều 4 Nghị định

59/2011/NĐ – CP cụ thể : “Bán một phần Vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp.

1.2- Mục tiêu, nguyên tắc cổ phần hóa

- Thực hiện mục tiêu của chính phủ về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước theo Nghị

định 59/2011/NĐ-CP ngày 18/07/2011 của chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp 100%

vốn nhà nước thành công ty cổ phần, mục tiêu cổ phần hóa của VMTS bao gồm:

- Chuyển hình thức sở hữu 100% Vốn nhà nước thành hình thức đa sở hữu. Tạo sự

thay đổi căn bản về phương thức quản lý, từng bước đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển

quy mô, nâng cao năng lực tài chính, năng lực sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hiệu

quả hoạt động hiện nay và trong tương lai;

- Huy động Vốn nhàn rỗi của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, của cá nhân,

của các tổ chức kinh tế trong nước và ngoài nước để có điều kiện đầu tư phát triển, mở

rộng phạm vi hoạt động trong nhiều lĩnh vực nhằm tăng doanh thu, tăng lợi nhuận và

phát triển ổn định trong tương lai với phương châm: “Duy trì sản xuất kinh doanh + Phát

triển bền vững + Tăng thu nhập”;

- Nâng cao vai trò làm chủ thật sự, gắn chặt trách nhiệm, công việc và quyền lợi của

cổ đông, tạo động lực thúc đẩy trong công tác điều hành, quản lý sản xuất kinh doanh có

hiệu quả, nâng cao thu nhập của người lao động, của cổ đông và góp phần tăng trưởng

kinh tế đất nước.

- Điều kiện thuận lợi để cổ phần hóa

- Công ty luôn nhận được sự được sự hỗ trợ, chỉ đạo sâu sát, tận tình của Tập đoàn

Công nghiệp Than, Khoáng sản Việt Nam nên đây cũng là điều kiện thuận lợi cho Công

ty trong việc tổ chức thực hiện thành công quá trình cổ phần hoá.

- Lãnh đạo Công ty đã có sự chuẩn bị tích cực về mặt tư tưởng, tổ chức để quá trình

cổ phần hoá diễn ra thuận lợi và thành công, đồng thời công tác tuyên truyền, phổ biến

chủ trương, chính sách của Nhà nước về cổ phần hoá cho CBCNV đã được thực hiện .

- Toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty từ Ban lãnh đạo đến nhân viên đều thể

hiện sự đồng thuận trong việc cổ phần hoá Công ty, sẵn sàng tham gia góp vốn cổ phần.

Page 27: Phương án cổ phần hóa - BVSC an... · 2014-01-22 · - Dịch vụ cung ứng vật tư, xăng dầu 5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty a. Mô hình

26

2. Tên gọi, địa chỉ của Công ty cổ phần

Tên tiếng Việt đầy đủ: CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ - TKV

Tên tiếng Anh: MATERIALS TRADING JOINT STOCK COMPANY

Tên viết tắt : MTS

Tên(ngắn gọn) giao dịch: Công ty CP Vật tư - TKV

Trụ sở chính: Phường Cẩm Đông, TP Cẩm Phả, Tỉnh Quảng Ninh

Điện thoại : 033 386 2063

Fax: 030 386 2908

Website: http://www.vmts.vn/

E-mail: [email protected]

3. Ngành nghề kinh doanh Công ty( dự kiến):

Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác( Mã ngành: 4659 )

Bán buôn tổng hợp ( 4690 );

Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan ( 4661 ) ;

Bán lẻ nhiên liệu động cơ trong các cửa hàng chuyên doanh ( 4730 );

Sản xuất sản phẩm hóa chất khác chưa được phân vào đâu ( 2029 );

Đóng tàu và cẩu kiện nổi ( 3011 );

Sửa chữa và bảo dưỡng phương tiện vận tải (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe cộ động

cơ khác)( 3315);

Vận tải hàng hóa đường thuỷ nội địa ( 5022 );

Vận tải hàng hóa bằng đường bộ (4933 );

Bốc xếp hàng hóa ( 5224 );

Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải ( 5229 );

Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường thủy ( 5222 );

Nuôi trồng thủy sản biển ( 0321 );

Trồng rừng và chăm sóc rừng ( 0210 );

Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng ( 4663 );

Xây dựng nhà các loại ( 4100 );

Chuẩn bị mặt bằng ( 4312 );

Dịch vụ lưu trú ngắn ngày ( 5510 );

Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc

đi thuê ( 6810 );

Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên với khách hàng

(phục vụ tiệc, hội họp, đám cưới...) ( 5621 )

Nghiên cứu thị trường và thăm dò dư luận (7320)

Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô và xe có động cơ khác (4530)

Đại lý, môi giới, đấu giá (4610)

Quảng cáo ( 7310 ) .

3.1/ Sản phẩm và dịch vụ chủ yếu

- Dầu nhờn Cominlub

- Sản phẩm cơ khí

- Hàng bảo hộ lao động

- Nuôi trồng thủy sản, trồng rừng

- Dịch vụ bốc xếp, vận chuyển Than

- Dịch vụ cung ứng vật tư, xăng dầu

Page 28: Phương án cổ phần hóa - BVSC an... · 2014-01-22 · - Dịch vụ cung ứng vật tư, xăng dầu 5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty a. Mô hình

27

4. Giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa tại thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 07

năm 2013 theo quyết định số: 2205/QĐ-HĐTV, ngày 20/11/2013 của Hội đồng

thành viên Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt nam :

Giá trị thực tế của doanh nghiệp là : 1.599.568.760.664, đồng, trong đó giá trị thực

tế của phần Vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là: 224.915.227.120, đồng;

5. Vốn điều lệ , cơ cấu vốn điều lệ và tỷ lệ cổ phần của các Cổ đông,

5.1 Vốn điều lệ

Căn cứ nhiệm vụ chính trị của Công ty – dịch vụ, hậu cần cho sản xuất, tiêu thụ

than là chính; Để thực hiện SXKD bình thường đồng thời đảm bảo được quyền lợi

của các cổ đông, cũng như quản lý, phát triển được nguồn vốn phục vụ hoạt động sản

xuất kinh doanh sau khi chuyển sang công ty cổ phần, Công ty đề xuất Vốn điều lệ

của Công ty cổ phần được cơ cấu như sau:

Vốn điều lệ Công ty cổ phần : 150.000.000.000 đồng

Mệnh giá một cổ phần : 10.000 đồng

Số lượng cổ phần : 15.000.000 cổ phần

5.2 Cơ cấu vốn điều lệ và tỷ lệ cổ phần của các Cổ đông

-Theo Quyết định số 314/QĐ/TTg ngày 07/02/2013 của Thủ tướng chính phủ phê

duyệt đề án tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp Than, Khoáng sản Việt Nam –

Vinacomin giai đoạn 2012 – 2015; Kèm theo Công văn số : 5445/VINACOMIN-KT,

ngày 15/10/2013 của Tập đoàn Công nghiệp Than-khoáng sản Việt nam, về việc:

Thực hiện công tác cổ phần hóa doanh nghiệp; Theo đó đối với Công ty TNHH.1TV

Vật tư Vận tải và Xếp dỡ - Vinacomin thì Vinacomin nắm giữ 51% vốn điều lệ. Do

đó, Công ty dự kiến cơ cấu vốn điều lệ khi chuyển sang hoạt động mô hình công ty cổ

phần như sau:

Chủ sở hữu

Số lượng CP Giá trị Tỷ lệ

Nhà nước 7.650.000 76.500.000.000 51,00%

Đối tượng khác (*),

Trong đó :

7.350.000 73.500.000.000 49,00%

- CBCNV mua ưu đãi 1.735.600 17.356.000.000 11,57 %

- CBCNV ưu đãi mua thêm 2.920.300 29.203.000.000 19,47 %

- Bán ra ngoài 2.694.100 26.941.000.000 17,96%

Tổng 15.000.000 150.000.000.000 100,00%

Ghi chú (*) Bao gồm: người lao động mua cổ phần ưu đãi theo quy định, nhà đầu tư

chiến lược và nhà đầu tư thông thường.

6. Đối tượng mua cổ phần, chính sách bán cổ phần ưu đãi và việc phát hành cổ

phần qua đấu giá

6.1 Đối tượng mua cổ phần

Page 29: Phương án cổ phần hóa - BVSC an... · 2014-01-22 · - Dịch vụ cung ứng vật tư, xăng dầu 5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty a. Mô hình

28

Đối tượng mua cổ phần bao gồm: Cán bộ công nhân viên (CBCNV) và các nhà đầu tư

trong và ngoài nước mua thông qua đấu giá (theo Điều 6 và Điều 48 Nghị định

59/2011/NĐ-CP)

6.2 Cổ phần bán cho CBCNV

Cổ phần(CP) bán cho CBNV được thực hiện qua 2 hình thức, cụ thể:

6.2-1 “Cổ phần bán cho CBCNV theo tiêu chuẩn thâm niên làm việc trong khu

vực nhà nước với mức giá bằng 60% giá đấu giá thành công thấp nhất”

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 48 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày

18/07/2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ

phần thì giá bán cổ phần cho người lao động trong trường hợp này là “giá bán bằng 60%

giá đấu thành công thấp nhất (trường hợp đấu giá công khai trước) hoặc bằng 60% giá

bán thành công thấp nhất cho các nhà đầu tư chiến lược (đối với trường hợp bán cho

nhà đầu tư chiến lược trước)”

-Tổng số CBCNV của Công ty tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp là: 1.189 người

-Tổng số CBCNV được mua cổ phần theo tiêu chuẩn làm việc trong khu vực Nhà

nước là 1.160 người

-Tổng số năm công tác của toàn bộ CBCNV được mua theo tiêu chuẩn thâm niên

làm việc trong khu vực nhà nước là: 17.356 năm (không bao gồm số năm làm việc trong

khu vực nhà nước của CBCNV nghỉ dôi dư theo chế độ đã được hưởng các chế độ chính

sách trước khi Công ty chuyển sang mô hình công ty cổ phần)

(Danh sách CBCNV đủ điều kiện mua cổ phần ưu đãi tại thời điểm công ty chuyển

sang Công ty cổ phần xem chi tiết tại phụ lục kèm theo)

- Tổng số cổ phần CBCNV được mua theo quy định này là 1.735.600 CP với tổng

mệnh giá 17.356.000.000 đồng, chiếm 11,57% Vốn điều lệ của Công ty cổ phần.

Thời gian thực hiện bán cổ phần cho CBNV sẽ thực hiện sau khi bán đấu giá công

khai ra công chúng.

- Số LĐ nghỉ việc tại thời điểm xác định GTDN(từ 30/6 đến 20/11/2013) : 112 người

- Số LĐ nghỉ việc tại thời điểm công bố GTDN( sau 20/11/2013) : 05 người

- Số LĐ không được mua CP do chưa đủ 12 tháng làm việc thực tế tại Công ty): 29người

- Số LĐ đăng ký mua cổ phần ưu đãi: 1160 người(tổng số năm công tác: 17.356 năm;

Đến ngày 20/11 chưa có CBCNV nào không đăng ký mua CP ưu đãi).

- Tổng số cổ phần ưu đãi đăng ký mua : 1.735.600 CP

- Tổng giá trị cổ phần ưu đãi : 17.356.000.000, đồng (tạm tính theo giá cổ phiếu khởi

điểm là: 10.000,đ/CP)

6.2-2 “Cổ phần CBCNV mua theo hình thức đăng ký cam kết làm việc lâu dài tai

Công ty cổ phần với mức giá bằng mức giá đấu thành công thấp nhất”.

-Theo quy định tại Khoản 2c Điều 48 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày

18/07/2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ

phần thì giá bán cổ phần cho người lao động trong trường hợp này là “Giá bán cố phần

ưu đãi cho người lao động mua thêm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này được xác

định là giá đấu thành công thấp nhất (trường hợp đấu giá công khai trước) hoặc bằng giá

Page 30: Phương án cổ phần hóa - BVSC an... · 2014-01-22 · - Dịch vụ cung ứng vật tư, xăng dầu 5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty a. Mô hình

29

bán thành công thấp nhẳt cho các nhà đầu tư chiến lược (đối với trường hợp bán cho nhà

đầu tư chiến lược trước)”.

- Đến ngày 20/11/2013 Tổng số cổ phần của CBCNV đã đăng ký mua theo tiêu chí

được Đại hội CNVC bất thường của C.Ty nhất trí và quy định tại Khoản 2, Điều 48, Nghị

định số 59/2011/CP của Chính phủ, là : 2.920.300CP (tạm tính 100% số đã đăng ký), có

tổng mệnh giá là: 29.203.000.000,đ chiếm 19,47% Vốn điều lệ;

- Số LĐ trong diện được mua thêm cổ phần ưu đãi : 1038 người

- Số LĐ đăng ký mua thêm cổ phần ưu đãi : 986 người

Danh sách người lao động và số cố phần ưu đãi mua thêm của từng người được lập

theo phụ lục số… …….kèm theo phương án này

6.3 Cổ phần bán ưu đãi cho tổ chức Công đoàn : Không có

6.4 Cổ phần bán đấu giá cho nhà đầu tư chiến lược

Hiện tại Công ty đang tích cực xúc tiến việc tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược để báo

Tập đoàn; Dự kiến nếu ký kết được thỏa thuận, cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược sẽ

nằm trong số cổ phiếu đã được chào bán qua đấu giá( Trường hợp không bán hết lượng

cổ phần theo kế hoạch) hoặc sẽ bán tiếp trong số 51% Vốn Nhà nước ( Điều này do Tập

đoàn quyết định )

6.5 Cổ phần đấu giá ra bên ngoài

- Số cổ phần thực hiện bán đấu giá ra bên ngoài cụ thể như sau:

Việc tổ chức thực hiện bán đấu giá ra bên ngoài sẽ có mức (dự kiến) là: 2.694.100

cổ phần (chiếm 17,96% Vốn điều lệ) với tổng mệnh giá 26.941.000.000 đồng cho các

nhà đầu tư thông qua đấu giá.

- Giá khởi điểm là 10.000 đồng/cổ phần

- Thời điểm dự kiến bán đấu giá tháng 12/2013 đến tháng 01/2014 sau khi có

Quyết định phê duyệt phương án cổ phần hóa Công ty TNHH MTV Vật tư, Vận tải và

Xếp dỡ - Vinacomin của Tập đoàn CN than-khoáng sản Việt nam;

- Đối tượng tham gia đấu giá: các nhà đầu tư cá nhân, nhà đầu tư là tổ chức trong

và ngoài nước. Những hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia mua cổ phần

sẽ thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam

7 Kế hoạch giải quyết và phương án sử dụng lao động

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, ngành Than đang tiến hành tái cấu

trúc lại doanh nghiệp Nhà nước, để các doanh nghiệp có điều kiện thu hút các nguồn lực

xã hội vào SXKD có hiệu quả, nâng cao khả năng cạnh tranh;

Theo đề án tái cơ cấu ngành Than đã được Chính phủ phê duyệt, Công ty TNHH

MTV Vật tư vận tải và xếp dỡ là một trong số các đơn vị sẽ chuyển đổi sang hình thức

Công ty cổ phần

* Tiến hành cổ phần hóa Công ty nhằm đạt mục tiêu :

Một là: Hoàn thành nhiệm vụ chính trị theo kế hoạch phối hợp kinh doanh của Tập

đoàn giao; Cung cấp các sản phẩm dịch vụ, vật tư phục vụ sản xuất và tiêu thụ Than; Sản

xuất kinh doanh có lãi;

Page 31: Phương án cổ phần hóa - BVSC an... · 2014-01-22 · - Dịch vụ cung ứng vật tư, xăng dầu 5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty a. Mô hình

30

Hai là: Đảm bảo việc làm, thu nhập cho người lao động và chi trả cổ tức cho các

cổ đông hàng năm tối thiểu đạt từ 08 – 10% ;

Ba là: Nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh; Gia tăng giá trị doanh

nghiệp;

* Để đạt mục tiêu nêu trên cần thực hiện một số giải pháp:

+/ Đảm bảo SXKD hiệu quả đáp ứng yêu cầu của khách hàng, nâng cao chất

lượng dịch vụ trong lĩnh vực bốc xếp, tiêu thụ dầu Cominlub và vận tải thủy…

+/ Về quản trị chi phí: Ngoài việc quản trị chặt chẽ chi phí nguyên nhiên vật liệu -

rà soát, sửa đổi bổ sung và áp dụng các định mức kinh tế kỹ thuật tiên tiến, Công ty còn

có khả năng tiết kiệm được hao phí lao động /1đơn vị sản phẩm, bằng việc bố trí và sử

dụng lao động hợp lý, phát huy cao độ năng lực mọi thành viên trong doanh nghiệp.

+/ Đối với số lao động dôi dư: Trong giai đoạn đầu có thể phải chấp nhận một

phần thêm chi phí để giải quyết .

Để nâng cao hiệu quả SXKD của doanh nghiệp, phát huy được năng lực của người

lao động sau khi chuyển sang công ty cổ phần; Căn cứ vào hiện trạng và nhu cầu sử

dụng lao động phù hợp với kế hoạch kinh doanh của Công ty sau khi chuyển sang hình

thức công ty cổ phần, phù hợp với các quy định của Pháp luật về lao động, Công ty dự

kiến phương án sử dụng lao động sau cổ phần hóa như sau:

STT Nội dung Tổng số

I Tổng số lao động tại thời điểm công bố GTDN ( 20.11.2013) 1.189

1 - Lao động không thuộc diện ký hợp đồng lao động 10

2 - Lao động làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn 1.068

3 - Lao động làm việc theo HĐLĐ từ đủ 03 đến 36 tháng 111

4 - Lao động làm việc theo mùa vụ hoặc công việc dưới 3 tháng -

II

Số lao động sẽ nghỉ việc tại thời điểm công bố giá trị doanh

nghiệp 5

1 Số lao động đủ điều kiện hưu theo chế độ hiện hành 2

- Nghị định 152/2006/NĐ- CP 2

- Nghị định 91/2010/NĐ - CP

2 Số lao động chấm dứt hợp đồng lao động chia ra 3

- Hết hạn hợp đồng lao động

- Tự nguyện chấm dứt hợp đồng lao động 3

- Lý do theo quy định của pháp luật

3 Lao động chờ nghỉ việc theo QĐ của Giám đốc

4

Lao động không bố trí được việc làm tại thời điểm công bố giá

trị doanh nghiệp

- Lao động thực hiện theo nghị định 91/2010/NĐ-CP

- Số lao động thực hiện nghị định 132/2007/NĐ-CP

- Số lao động thực hiện theo Bộ luật lao động

III Số lao động còn hạn HĐLĐ chuyển sang công ty cổ phần 1.184

1 Số lao động mà HĐLĐ còn thời hạn 1.178

2 Số lao động nghỉ theo 3 chế độ BHXH chia ra

- Ốm đau

Page 32: Phương án cổ phần hóa - BVSC an... · 2014-01-22 · - Dịch vụ cung ứng vật tư, xăng dầu 5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty a. Mô hình

31

- Thai sản

- Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

3 Số lao động tạm hoãn hợp đồng lao động 6

- Nghĩa vụ quân sự

- Nghĩa vụ công dân khác

- Bị tạm giam, tạm giữ 4

- Do 2 bên thỏa thuận, không quá 3 tháng 2

Trên cơ sở phương án sản xuất kinh doanh và nhu cầu lao động, căn cứ vào tình

hình thực tế của Công ty, Công ty dự kiến cơ cấu lao động chuyển sang công ty cổ phần

như sau:

Tiêu chí

Số lượng

người %

* Theo trình độ lao động 1184

- Trên đại học 8 0,7

- Đại học 257 21,7

- Trung cấp, cao đăng 69 5,8

- LĐ phổ thông 118 9,9

- Công nhân kỹ thuật 732 61,9

* Phân theo HĐ lao động 1184

- HĐ không xác định thời hạn 1073 90,6

- Hợp đồng thời hạn 1- 3 năm 111 9,4

- HĐ thời vụ

* Phân theo giới tính 1184

- Nam 897 75,8

- Nữ 287 24,2

(Danh sách lao động tiếp tục sử dụng khi chuyển sang công ty cổ phần phụ lục kèm theo)

Khi chính thức chuyển sang hoạt động mô hình công ty cổ phần, Công ty dự kiến

bố trí lại lao động giai đoạn từ 2014 đến 2016 theo hướng như sau:

Năm 2014: 1184 người ; Tổng quỹ lương: 98 tỷ,đ ; TNBq đạt 6,9 tr.đ/ng-tháng ;

* Lao động được biên chế : - Viên chức QL(có HĐQT và Ban KS) : 12 người

- Đảng, đoàn thể chuyên trách : 03 người

- CMNV, gián tiếp : 166 người=14%

- Trực tiếp SX, KD : 860 người=73%

- Phục vụ, phụ trợ : 144 người=13%

Năm 2015: LĐ (DK = 1.150 người )/ QL=97 tỷ; TN Bq > 7,03 tr.đ/ng-tháng

* LĐ biên chế : - Viên chức QL(có HĐQT và Ban KS): 12 người

- Đảng, đoàn thể chuyên trách : 03 người

- CMNV, gián tiếp : 154 người

- Trực tiếp SX, KD : 846 người

- Phục vụ, phụ trợ : 135 người

Page 33: Phương án cổ phần hóa - BVSC an... · 2014-01-22 · - Dịch vụ cung ứng vật tư, xăng dầu 5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty a. Mô hình

32

Năm 2016: LĐ (DK =1.100 người)/ QL 96 tỷ ; TN Bq ≥ 7,3 tr.đ/ng-tháng;

* LĐ Biên chế:

- Viên chức QL(có HĐQT và Ban KS): 11 người

- Đảng, đoàn thể chuyên trách : 03 người

- CMNV, gián tiếp : 150 người

- Trực tiếp SX, KD : 816 người

- Phục vụ, phụ trợ : 120 người

Giải quyết đối với số người dôi dư theo phương án cơ cấu lao động qua các năm:

- Tiếp tục truyền thông, động viên những người đã đủ điều kiện nghỉ hưu và nghỉ

hưu trước tuổi hoặc tạo điều kiện cho CBCNV thôi việc nếu có nguyện vọng chấm dứt

HĐLĐ theo chế độ Nhà nước quy định; Báo cáo Tập đoàn xin nguồn kinh phí để giải

quyết chế độ cho LĐ dôi dư ( khi không bố trí được việc làm );

- Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ CBCNV, để chuyển sang nghề đang cần bổ sung

như: SX dầu nhờn Cominlub, Kinh doanh thương mại ; Cạo gõ, phun cát sơn tàu sà lan;

Bảo vệ ; Điều hành bốc xếp hang hóa trên biển ..

8 Loại cổ phần và phương thức phát hành

Loại cổ phần

- Tất cả các cổ phần của Công ty tại thời điểm thành lập là cổ phần phổ thông

- Hoạt động mua, bán, chuyển nhượng, thừa kế cổ phần được thực hiện theo Điều lệ

Công ty Cổ phần và các Văn bản Pháp luật có liên quan

Phương thức phát hành

- Cổ phần ưu đãi bán cho cán bộ công nhân viên được thực hiện tại doanh nghiệp căn cứ

vào danh sách đã được phê duyệt

- Cổ phần bán cho các nhà đầu từ khác thông qua hình thức bán đấu giá dự kiến sẽ tổ

chức tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội

9 Kế hoạch tổ chức bán cổ phần lần đầu:

- Thời gian: Trong thời hạn 3 tháng kể từ khi có quyết định phê duyệt phương án cổ phần

hóa Công ty

- Phương thức bán cổ phần: Đấu giá công khai

- Dự kiến giá khởi điểm: 10.000 đồng

- Phương thức thanh toán và thời hạn thanh toán tiền mua cổ phần:

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày công bố kết quả bán đấu giá cổ phần, các nhà đầu

tư hoàn tất việ mua bán cổ phần và chuyển tiền mua cổ phần vào tài khoản của Công ty.

Việc mua bán cổ phần được thanh toán bằng đồng Việt Nam, thực hiện bằng tiền mặt

hoặc chuyển khoản

10 Kế hoạch sử dụng số tiền từ đợt cổ phần hóa và chi phí cổ phần hóa

Chi phí cổ phần hóa

Theo quy định tại thông tư 196/2011/TT-BTC ngày 26/12/2011 của Bộ Tài chính;

Tổng giá trị tài sản của Công ty TNHH MTV Vật tư, Vận tải và Xếp dỡ - Vinacomin tại

thời điểm 30/06/2013 theo sổ sách kế toán (đã được kiểm toán độc lập) là:

1.511.076.606.003 đồng. Do đó, Chi phí cổ phần hóa của Công ty dự kiến là:

500.000.000 đồng, bao gồm các khoản chi phí (có biểu chi tiết kèm theo):

Page 34: Phương án cổ phần hóa - BVSC an... · 2014-01-22 · - Dịch vụ cung ứng vật tư, xăng dầu 5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty a. Mô hình

33

Kế hoạch hoàn vốn ngân sách nhà nước và kế hoạch sử dụng tiền thu từ cổ

phần hóa

- Việc quản lý, sử dụng tiền thu từ bán cổ phần hóa được thực hiện theo quy định

tại mục III Thông tư số 196/2011/TT-BTC ngày 26/12/2011 của Bộ Tài chính

- Trên cơ sở giá trị thực tế phần vốn tại doanh nghiệp, tỷ lệ góp vốn của nhà nước

tại Công ty CP Vật tư Và Xếp dỡ - Vinacomin, Công ty dự kiến kế hoạch hoàn vốn ngân

sách nhà nước, tạm tính giả sử tất cả số cổ phần bán đấu giá được mua với giá khởi điểm

là 10.000 đồng/cổ phần và giá đấu bình quân là 10.000đ/ cổ phần, chi tiết như sau:

STT KẾ HOẠCH HOÀN VỐN NSNN SỐ TIỀN (đồng)

1 Vốn điều lệ công ty cổ phần (a) 150.000.000.000

2 Vốn nhà nước thực tế sau đánh giá lại (b) 224.915.227.120

3 Thu tiền từ bán cổ phần hóa (c) 66.557.600.000

3.1 Thu từ bán cổ phần cho CBCNV 39.616.600.000

3.1a

- Mua theo tiêu chuẩn thâm niên làm việc

trong khu vực nhà nước(17356000000x60%) 10.413.600.000

3.1b

- Mua theo đăng lý cam kết làm việc lâu dài

tại Công ty(tạm tính 100% ) 2.920.300 29.203.000.000

3.2 Thu tiền từ bán đấu giá ra bên ngoài 26.941.000.000

4

Giá trị mệnh giá cổ phần đã bán cho CBCNV

và bán đấu giá ra bên ngoài (d) = 3.1a/0,6

+ 3.1b+3.2 73.500.000.000

5

Giá trị mệnh giá cổ phần phát hành thêm để

lại doanh nghiệp (e)=(a) –(b) Hiện tại chưa phát hành

thêm CP

6 Chi phí cổ phần hóa đơn vị thực hiện (f) 500.000.000

7 Chi phí giải quyết đối với lao động dôi dư (g) Không có

8

Phần thặng dư vốn để lại DN tương ứng với

tỷ lệ cổ phần phát hành thêm/vốn điều lệ h=(c-d-f-g)

x e/a Hiện tại chưa phát hành

thêm CP

Tổng số tiền hoàn vốn NSNN (b-a)+(c-f-g)

140.958.027.120

Page 35: Phương án cổ phần hóa - BVSC an... · 2014-01-22 · - Dịch vụ cung ứng vật tư, xăng dầu 5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty a. Mô hình

34

PHẦN THỨ BA

PHƯƠNG ÁN ĐẦU TƯ VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY SAU

CỔ PHẦN HÓA

Công ty Vật tư, Vận tải và xếp dỡ có chức năng là đơn vị hậu cần cho sản xuất than,

trước đây theo quy mô hoạt động sản xuất khai thác Than, Công ty bố trí sản xuất theo

vùng, phạm vi rộng tại các khu vực Cẩm Phả, Hòn Gai, Hà Nội, nhằm mục đích phục vụ

sản xuất cho các mỏ đảm bảo kịp thời, an toàn, hiệu quả. Các lĩnh vực kinh doanh của

Công ty được chuyên môn hóa theo nghề: bốc xếp, chuyển tải, kinh doanh vật tư…

Thực hiện chủ trương tái cấu trúc các doanh nghiệp Nhà nước, đề án tái cơ cấu ngành

Than đã được Chính phủ phê duyệt; Trong đó Công ty Vật tư vận tải và xếp dỡ sẽ chuyển

đổi sang hình thức Công ty cổ phần

Mục tiêu của Công ty là tái cấu trúc về sở hữu, tái cơ cấu bộ máy tổ chức phù hợp

với quy mô, nhưng vẫn đảm bảo việc thực hiện nhiệm vụ phục vụ cho sản xuất than, tăng

năng suất lao động và nâng cao năng lực cạnh tranh. Đảm bảo lợi ích cho các cổ đông.

I- Đề xuất phương án cơ cấu bố trí sắp xếp lại Tổ chức bộ máy và sử dụng LĐ

* Sắp xếp lao động theo mô hình tổ chức mới là một trong các biện pháp để Công

ty tập trung ĐHSX đạt hiệu quả cao hơn, giảm chi phí hành chính, và các chi phí khác…;

Căn cứ các chỉ tiêu đã được nêu ra trong phương án SXKD 3 năm ( 2014, 2015 đến 2016

) và các mục tiêu giải pháp đã phân tích ở trên; Đề xuất các phương án tổ chức sản xuất-

cơ cấu bố trí sắp xếp lại bộ máy và sử dụng lao động khi cổ phần hóa, như sau :

1/- Phương án 1. Giữ nguyên bộ máy tổ chức sản xuất như cũ, được biên chế(như đã nêu

tại phần 2*/), theo mô hình Công ty hai cấp, nhiều đầu mối đơn vị,gồm: Cấp C.Ty là Cơ

quan điều hành C.Ty; Cấp xí nghiệp(XN) có 05 XN: Vật tư Hòn gai, Vật tư Cẩm phả,

Xếp dỡ, Vận tải thủy, Dầu nhờn; 01 chi nhánh đại diện tại Hà nội và 01 phân xưởng(PX)

cơ khí thủy- trực thuộc C.Ty;

Mô hình tổ chức này, cùng với sự ra đời và phát triển của ngành than, Công ty

thành lập nhiều đơn vị đầu mối trực thuộc nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị-là đơn

vị hậu cần, cung cấp vật tư nhiện liệu cho các đơn vị trong ngành-đáp ứng kịp thời yêu

cầu công tác sản xuất và tiêu thụ Than theo vùng và lĩnh vực để chuyên môn hóa….Mặc

dù hoạt động SXKD của Công ty vẫn giữ được ổn định, tuy nhiên, với sự thay đổi của

tình hình kinh tế xã hội(KTXH), SXKD ngành than đã và đang thay đổi-hoạt động theo

cơ chế thị trường; thì mô hình này đã bộc lộ một số hạn chế, thời gian tới sẽ không còn

phù hợp ( như đã phân tích ở phần 1.1-Đánh giá thực trạng)

2/- Phương án 2 . Chuyển đổi từ mô hình Công ty hai cấp thành Công ty một cấp;

Theo đó, 05 chi nhánh XN được chuyển thành PX trực thuộc; Công ty sẽ điều

hành trực tiếp 07 đầu mối ( gồm 06 PX và 01chi nhánh) : PX Vật tư Hòn gai, PX Vật tư

Cẩm phả, PX Xếp dỡ, PX Vận tải thủy, PX Dầu nhờn, PX cơ khí thủy và chi nhánh đại

diện tại Hà nội

Page 36: Phương án cổ phần hóa - BVSC an... · 2014-01-22 · - Dịch vụ cung ứng vật tư, xăng dầu 5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty a. Mô hình

35

Ưu điểm của mô hình này :

- Bộ máy gián tiếp gọn nhẹ, giảm chi phí quản lý, chi phí hành chính và nhiều chi phí

khác; Thuận lợi linh hoạt trong việc sử dụng nguồn lực sẵn có của Công ty ;

- Cập nhật và triển khai kịp thời các chủ trương, chính sách và các quyết định quản lý

điều hành SXKD;

- Đội ngũ cán bộ nhân viên làm việc sát với thực tế hơn, giảm bộ quản lý máy trung gian;

Hạn chế, khó khăn :

- Khi các XN chuyển thành PX trước mắt bộ máy lãnh đạo,cán bộ nhân viên tại các XN

sẽ dôi dư nhiều, độ tuổi lao động không còn trẻ, tâm lý ngại thay đổi nên C.Ty gặp khó

khăn khi bố trí lại vị trí C.tác( có thể nói,đây là một trong những khó khăn khó giải quyết

nhất khi thay đổi mô hình tổ chức SX của mọi doanh nghiệp có 100% Vốn Nhà nước);

- Hiện tại Công ty có nhiều ngành nghề SXKD khác nhau, mỗi ngành nghề có đặc thù

riêng, phạm vị hoạt động quản lý rộng ( từ Cẩm phả-Hạ long-Uông bí đến Hà nội và một

số tỉnh phía bắc) trong khi trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ còn chưa đủ khả năng

quản lý, cùng với đó khối lương công việc lại tập trung lên Công ty rất lớn, sẽ không giải

quyết được kịp thời, nên khi hoạt động SXKD tập trung một cấp sẽ tăng độ phức tạp

trong quản lý, kém linh hoạt trong điều hành;

- Khi có nhiều ngành nghề, loại hình SXKD sẽ khó khăn trong việc xây dựng các chính

sách, quy chế quản lý để áp dụng thống nhất trong toàn C.Ty;

3/ Phương án 3. Sáp nhập các XN đơn vị có cùng loại hình SXKD, giảm đầu mối

trong quản lý.

Theo đó, Công ty đang có 07 đơn vị-XN đầu mối(như trong phương án 1 đã nêu)

nay sẽ còn 04 XN-đầu mối , cụ thể :

Sáp nhập 03 đơn vị: Xí nghiệp vận tải thủy, XN Xếp dỡ và phân xưởng cơ khí thủy

thành một xí nghiệp, lấy tên là : XN Vận tải Xếp dỡ - Nhằm đồng bộ hóa công tác bốc

xếp - chuyển tải hàng hóa trên biển và sửa chữa phương tiện thủy – Ba đơn vị này có

cùng loại hình sản xuất, sản phẩm dịch vụ luôn có sự gắn kết, phạm vi hoạt động sản xuất

chính chủ yếu tập trung trên biển; Sử dụng nguồn lực lao động tập trung nên sẽ linh hoạt

trong việc điều tiết được lao động cho từng khâu SX ; Có điều kiện để tăng cường công

tác quản lý ; Phát huy được tính chủ động trong ĐHSX, tiết kiệm chi phí, đảm bảo được

việc làm thường xuyên cho người lao động tại lĩnh vực này; Từ đó nâng cao năng suất

lao động, khả năng cạnh tranh và hiệu quả SXKD.

+/ Sẽ hình thành và định biên bộ máy tổ chức SX của XN Vật tải xếp dỡ, như sau:

* Lãnh đạo quản lý XN, từ 05 - 07 người( Giám đốc, 03 - 05 P.G.đốc, kế toán trưởng)

* Bộ máy tổ chức sản xuất, gồm có: 04 phòng ban và 05 Phân xưởng, cụ thể:

* 04 phòng :

- P.TCLĐ-HCTH ( biên chế 18 người,gồm : 06 LĐ gián tiếp, 12 LĐ-PVPT);

- P.KHĐHSX (biên chế 14 người,gồm : 04 gián tiếp, 03 LĐ-trực tiếp, 07 LĐ-PVPT );

- P.Kỹ thuật (biên chế 09 người,gồm : 07 LĐ-gián tiếp, 02 LĐ-trực tiếp) và P.KTTK

(biên chế 07 người,gồm : 07 LĐ-gián tiếp )

Page 37: Phương án cổ phần hóa - BVSC an... · 2014-01-22 · - Dịch vụ cung ứng vật tư, xăng dầu 5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty a. Mô hình

36

* 05 Phân xưởng :

+/ 02 phân xưởng bốc xếp trên cơ sở hai PX bốc xếp hiện tại của XN Xếp dỡ ; trong đó :

- PX bốc xếp 1 (biên chế 77 người,gồm : 02 gián tiếp, 73 LĐ-trực tiếp, 02 LĐ-PVPT);

- PX bốc xếp 2 (biên chế 78 người,gồm : 02 gián tiếp, 73 LĐ-trực tiếp, 03 LĐ-PVPT);

+/ 01 PX vận tải thủy trên cơ sở 23 đoàn phương tiện của XN vận tải thủy (biên chế 186

người,gồm : 03 LĐ-gián tiếp, 178 LĐ-trực tiếp, 05 LĐ-PVPT);

+/ 01 PX quản lý cảng và Nuôi trồng hải sản trên cơ sở nguyên trạng PX QLC và đội

nuôi trồng hải sản của XN Xếp dỡ (biên chế 89 người,gồm : 04 LĐ-gián tiếp, 71 LĐ-

trực tiếp, 14 LĐ-PVPT).

+/ 01 phân xưởng sửa chữa: trên cơ sở nguyên trạng phân xưởng Cơ khí thủy (biên chế

53 người,gồm : 03 LĐ-gián tiếp, 44 LĐ-trực tiếp, 06 LĐ-PVPT).

Sáp nhập 2 đơn vị: XN vật tư Cẩm phả, XN Dầu nhờn, thành một XN, lấy tên là XN

Vật tư Cẩm phả; Đây là 2 XN đang có chung đối tượng, khách hàng sử dụng sản phẩm

dịch vụ là cung cấp-tiêu thụ xăng, gadoan và dầu nhờn Cominlub nên cần phải tạo ra sự

gắn kết trong kinh doanh;Trong khi đó quy mô phục vụ SX trong lĩnh vực này đang có

chiều hướng thu hẹp;

Khi sáp nhập 2 XN này, hệ thống cung cấp sản phẩm dịch vụ cho những năm tới

sẽ tăng khả năng cạnh tranh, tập trung, linh hoạt và có hiệu quả hơn;

- Nâng cao tính chủ động trong công tác SX kinh doanh dầu nhờn Cominlub, mở

rộng thị trường; công tác quản trị chi phí cũng sẽ được tập trung và hiệu quả hơn; Khi đó

hiệu quả SXKD hàng năm sẽ được tăng cao và có lãi;

- Số LĐ dôi dư từ việc giảm các đầu mối kho dầu tại khai trường SX của XN Vật

tư Cẩm phả và bộ máy gián tiếp của 2 XN sẽ được bổ sung cho công tác kinh doanh dầu

Cominlub , kinh doanh vật tư TB phụ tùng, bảo vệ …vv….

+/ Tổ chức bộ máy SX của XN Vật tư Cẩm phả được biên chế lại, như sau :

* Lãnh đạo quản lý chi nhánh XN, gồm : 05 - 07 người( Giám đốc, 03 - 05 P.G.đốc, kế

toán trưởng)

* Bộ máy tổ chức sản xuất trực thuộc, gồm :

+/ 04 phòng nghiệp vụ:

- P.TCLĐ-HCTH (biên chế 51 người,gồm: 06 LĐ-gián tiếp, 04 LĐ-trực tiếp, 41 LĐ-

PVPT)

- P.KHĐHSX (biên chế 15 người,gồm : 09 LĐ-gián tiếp, 06 LĐ-trực tiếp)

- P.K.thuật (biên chế 07 người,gồm : 05 LĐ-gián tiếp, 02 LĐ-trực tiếp, )

- P..KTTK (biên chế 13 người,gồm : 09 LĐ-gián tiếp, 04 LĐ-trực tiếp)

+/ 02 phòng kinh doanh xăng dầu: P.KD1và P.KD2 ( trên cơ sở sáp nhập 2

phòng Kinh doanh 1 ; Kinh doanh 3 của XN vật tư Cẩm phả. Theo đó, từng bước sẽ

giảm các đầu mối - kho cấp gadoan của XN Vật tư Cẩm phả, theo hướng: dồn, nhập các

kho cấp cho Đèo nai, Cọc 6; Đàm phán với các Công ty mỏ nhận lại các kho H10, 10/10,

T.nhất, Vận tải đưa đón thợ mỏ, Vũng hoa(Cửa ông) …vv.. Trong đó :

- P.KD 1( biên chế 100 người,gồm : 02 LĐ-gián tiếp, 92 LĐ-trực tiếp, 06 LĐ-PVPT)

- P.KD 2 ( biên chế 76 người,gồm : 02 LĐ-gián tiếp, 74 LĐ-trực tiếp )

Page 38: Phương án cổ phần hóa - BVSC an... · 2014-01-22 · - Dịch vụ cung ứng vật tư, xăng dầu 5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty a. Mô hình

37

+/ Phòng kinh doanh dầu nhờn( trên cơ sở sáp nhập phòng kinh doanh dầu nhờn

của XN vật tư Cẩm phả và phòng kinh doanh của XN Dầu nhờn, biên chế 13 người,gồm

: 02 LĐ-gián tiếp, 11 LĐ-trực tiếp).

+/ Phòng kinh doanh vật tư, phụ tùng, thiết bị và đại lý (Nguyên trạng Phòng

Kinh doanh 2 Xí nghiệp vật tư Cẩm phả, biên chế 21 người,gồm : 02 LĐ-gián tiếp, 18

LĐ-trực tiếp, 01 LĐ-PVPT).

+/ Phòng thí nghiệm VILAB( như hiện tại, biên chế 08 người,gồm : 02 LĐ-gián

tiếp, 06 LĐ-trực tiếp)

+Phòng quản lý kho cảng (biên chế 12 người,gồm : 02 LĐ-gián tiếp, 10 LĐ-trực

tiếp)

+/ Nhà máy sản xuất dầu nhờn và may BHLĐ ( như hiện tại, biên chế 39

người,gồm : 04 LĐ-gián tiếp, 27 LĐ-trực tiếp, 08 LĐ-PVPT);

+/ PX vận tải ô tô (biên chế 48 người,gồm : 03 LĐ-gián tiếp, 42 LĐ-trực tiếp, 03

LĐ-PVPT)

Đối với Cơ quan Văn phòng Công ty :

- Sẽ tổ chức sắp xếp lại và rút gọn từ 10 phòng xuống còn 7 - 8 phòng.

- Giải thể và sáp nhập nguyên trạng phòng Tổng hợp cơ khí thủy(P.THCKT)vào Xí

nghiệp Vận tải xếp dỡ

Giữ nguyên hiện trạng XN Vật tư Hòn gai và Chi nhánh Hà nội ;Vì:

- Hai đơn vị này có địa bàn hoạt động kinh doanh vật tư phụ tùng, xăng dầu mỡ mở

rộng từ vùng Hạ long-Uông bí đến Hà nội và 1 số tỉnh phía bắc; Thực hiện một số hồ sơ

thủ tục nhập khẩu vật tư phụ tùng cho khách hàng trong và ngoài ngành than;

- Trụ sở cơ quan lại xa Công ty nên cần phải được chủ động trong công tác khai thác

kinh doanh hàng hóa và thanh toán kịp thời với khách hàng, giải quyết nhanh chóng các

thủ tục hành chính,kế toán ….đáp ứng kịp thời yêu cầu phục vụ khách hàng;

Nhận xét về phương án

* Ưu điểm:

Khi sáp nhập các đơn vị - xí nghiệp(XN), sẽ có điều kiện để tập trung nguồn lực

SXKD hiệu quả, phát huy và đi sâu vào chuyên môn hóa các ngành nghề của Công ty,

nâng cao chất lượng dịch vụ, khả năng cạnh tranh mở rộng thị trường;

- Phù hợp với trình độ năng lực quản lý hiện tại của đội ngũ CBNV ;

- Công tác ĐHSX và quản lý được tập trung có chất lượng hơn ;

- Điều hòa được các nguồn lực trong nội bộ Công ty ; Các chi nhánh xí nghiệp phát

huy tính chủ động, linh hoạt trong ĐHSX thông qua nội dung phân cấp và các Quy

chế quản lý của Công ty.

- Tạo động lực tăng doanh thu, nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, đảm

bảo việc làm và thu nhập cho người lao động.

- Công ty tiếp tục phân cấp cụ thể, tạo điều kiện để các đơn vị chủ động tiến hành

SXKD; Thêm động lực mở rộng thị trường, tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí.

* Sáp nhập XN vật tư Cẩm phả với XN Dầu nhờn, nhằm :

Page 39: Phương án cổ phần hóa - BVSC an... · 2014-01-22 · - Dịch vụ cung ứng vật tư, xăng dầu 5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty a. Mô hình

38

- Tăng cường nguồn lực và nâng cao sản lượng trong công tác SXKD dầu nhờn

Cominlub, đây là khu vực còn nhiều điều kiện để tăng doanh thu cho Công ty;

- Sử dụng LĐ hợp lý để tiết kiệm chi phí, quản lý gọn và hiệu quả

* Đối với lĩnh vực bốc xếp, vận tải và sửa chữa phương tiện thủy :

- Điều tiết linh hoạt lực lượng lao động cho các khâu khi SX tăng cao;

- Tiết kiệm chi phí và nâng cao được hiệu quả SXKD ;

*/ Hạn chế và khó khăn:

- Khi bố trí lại bộ máy quản lý, sắp xếp lao động, bố trí cán bộ, giải quyết lao động

dôi dư sẽ có nhiều khó khăn, vướng mắc nhất là trong việc sắp xếp bộ máy gián

tiếp, vị trí công tác cho cán bộ ; kèm theo đó là diễn biến tâm lý ngại thay đổi của

CBCNV

- Khi sáp nhập, quy mô Xí nghiệp sẽ lớn, trong khi trình độ lãnh đạo quản lý của

một số cán bộ còn hạn chế, chưa đáp ứng kịp ;

Phần đánh giá và lựa chọn một trong 3 phương án :

- Căn cứ vào chủ trương của Đảng, Nhà nước và chỉ đạo của Tập đoàn CN Than-

khoáng sản Việt nam, về việc tái cấu trúc các Công ty trong ngành Than;

- Căn cứ KH sản xuất tiêu thụ Than của Tập đoàn trong năm 2014 và những năm

tiếp theo;

- Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng và đưa ra phương hướng, mục tiêu và

giải pháp thực hiện của Công ty Vật tư vận tải và xếp dỡ, đã được nêu ra trong phương án

SXKD( 2014-2016), phương án sử dụng lao động khi cổ phần hóa Công ty

Qua nội dung nhận xét khách quan về ưu điểm và hạn chế của 3 phương án cơ cấu

sắp xếp bố trí lại tổ chức sản xuất và sử dung lao động trong năm 2014 và những năm

tiếp theo của Công ty;

Để ĐHSX phù hợp với tình hình SXKD chung của Tập đoàn và đạt được các mục

tiêu của Công ty đã đặt ra khi đi vào hoạt động theo mô hình cổ phần hóa; Công ty lựa

chọn phương án cơ cấu sắp xếp lại và dụng sử lao động năm 2014 theo Phương án 3,

Trong đó tổ chức bộ máy quản lý-sản xuất của Công ty cổ phần Vật tư -TKV đã được thu

gọn lại, từ 07 XN đơn vị đầu mối còn 04 đơn vị XN đầu mối; Quá trình đi vào hoạt động

ổn định theo mô hình Công ty cổ phần, Công ty tiếp tục sẽ rà soát, cấu bố trí sắp xếp lại

và sử dụng lao động để nâng cao năng suất lao động và có hiệu quả hơn ;

Như vậy, mô hình hoạt động của Công ty cổ phần vật tư vận tải và xếp dỡ vẫn có

2 cấp, trong đó có các XN : Vật tư Hòn gai, Vật tư Cẩm phả, Vận tải xếp dỡ, chi nhánh

Hà nội và Cơ quan QLĐH Công ty;

Xuất phát từ ngành nghề kinh doanh của Công ty là đơn vị dịch vụ, phục vụ phụ

trợ cho sản xuất, quy mô còn nhỏ, không giữ vai trò quan trọng trong dây chuyền sản

xuất của ngành than; trước mắt Công ty trình phương án cổ phần hóa mà Nhà nước (Tập

đoàn) nắm giữ vốn điều lệ theo quy định (51%), sau đó Công ty sẽ tìm nhà đầu tư chiến

Page 40: Phương án cổ phần hóa - BVSC an... · 2014-01-22 · - Dịch vụ cung ứng vật tư, xăng dầu 5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty a. Mô hình

39

lược để giảm dần vốn nhà nước xuống 30% ÷ 50% vốn điều lệ của Công ty. Để Công ty

hoạt động có hiệu quả, bộ máy quản lý điều hành gọn nhẹ, tiết kiệm. Về trước mắt và lâu

dài như các Công ty kinh doanh thương mại, dịch vụ, phụ trợ trong Tập đoàn hiện nay,

Công ty đề xuất cơ cấu tổ chức và bố trí nhân sự sau cổ phần hóa như sau:

Cơ cấu tổ chức và bố trí nhân sự của Công ty sau cổ phần hóa:

I- Chiến lược phát triển sau cổ phần hóa

- Xây dựng VMTS trở thành một Công ty hàng đầu tại Việt nam trong lĩnh vực

cung ứng vật tư, xăng dầu và dịch vụ logistic phục vụ hoạt động khai thác Than,

khoáng sản và các loại hàng hóa khác.

- Phấn đấu năm 2016 Công ty sẽ niêm yết trên thị trường chứng khoán .

II- Kế hoạch sản xuất kinh doanh 3 năm sau cổ phần hóa

a- Đánh giá một số mặt thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đển SXKD của Công ty

Thuận lợi

- Công ty nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện và ý kiến chỉ đạo từ lãnh đạo của

Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam - Vinacomin.

- Tập thể CBCNV Công ty luôn đoàn kết nhất trí, đồng thuận, gắn bó với nghề

nghiệp, có kinh nghiệm trong công tác, được trải nghiệm qua thực tế nhiều năm qua.

- Công ty làm nhiệm vụ hậu cần cho sản xuất than, ngày càng nhận được sự phối

hợp ủng hộ của khách hàng trong ngành.

- Việc cổ phần hóa Công ty nằm trong chủ trương của Nhà nước về tái cấu trúc

doanh nghiệp. Trước tình hình kinh tế xã hội đang có nhiều khó khăn, kinh tế suy thoái,

1 Hội đồng quản trị : 05 người (Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty)

2 Ban điều hành : 06 người

- Giám đốc : Là Chủ tịch HĐQT

- Phó giám đốc : 05 người

- Kế Toán trưởng : 01 người

3 Ban Kiểm soát : 03 người

4 Các phòng ban chức năng

- Văn phòng giám đốc (VPGĐ)

- Phòng Tổ chức lao động - Y tế (TCLĐYT)

- Phòng Kỹ thuật (KT)

- Phòng An Toàn (AT)

- Phòng Kế toán Tài chính Thống kê (KTTCTK)

- Phòng Thương mại (TM)

- Phòng Kế hoạch chỉ huy sản xuất (KHCHSX)

- Phòng Quản lý dự án đầu tư (QLĐT)

- Phòng Thanh tra Bảo vệ Kiểm toán Kiểm soát

5 Các xí nghiệp, chi nhánh trực thuộc

- Xí nghiệp vật tư Cẩm phả

- Xí nghiệp Vật tư Hòn Gai

- Xí nghiệp Vận tải Xếp dỡ

- Chi nhánh Hà nội

Page 41: Phương án cổ phần hóa - BVSC an... · 2014-01-22 · - Dịch vụ cung ứng vật tư, xăng dầu 5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty a. Mô hình

40

kế hoạch cổ phần hóa của Công ty xuất phát từ nhu cầu tự thân, thay đổi để chủ động

trong kinh doanh, phát huy hơn hiệu quả SXKD.

- Nhận thức được sau khi cổ phần hóa áp lực cạnh tranh sẽ cao hơn, nhưng cũng là

động lực để Công ty sẽ chủ động quyết liệt hơn trong định hướng chiến lược phát triển,

đầu tư cơ sở hạ tầng, bố trí lao động phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh và huy

động các nguồn lực theo quy định của pháp luật, nâng cao tính tự chủ của người lao

động, nâng cao khả năng cạnh tranh.

- Sau khi cổ phần hóa, Công ty có điều kiện để huy động tối đa mọi nguồn lực, vật

chất, trí tuệ của các cổ đông, linh hoạt và tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh;

- Công tác quản lý, phân phối thu nhập ở công ty cổ phần được đổi mới sẽ tạo động

lực thúc đẩy CBCNV nỗ lực lao động sản xuất, mang lại hiệu quả cao cho Công ty

Khó khăn

-Tình hình kinh tế: Nền kinh tế thế giới dự báo sẽ có phục hồi nhưng rất chậm chạp,

bên cạnh đó còn tồn tại nhiều yếu tố rủi ro và chưa vững chắc. Tăng trưởng kinh tế Việt

nam được dự báo có sự phục hồi nhưng chưa bền vững. Sản lượng than Xuất khẩu hàng

năm sẽ sụt giảm mạnh, năm sau thấp hơn các năm trước. Dự báo từ năm 2016 trở đi

Chính phủ hạn chế xuất khẩu Than vì đây là nguồn tài nguyên năng lượng không tái tạo.

Do đó ảnh hưởng tới lĩnh vực bốc xếp than xuất khẩu của Công ty. Sản lượng tiêu thụ

than giảm dẫn đến chỉ tiêu bóc đất giảm, sản lượng tiêu thụ dầu DO, dầu Cominlub và

sản lượng chuyển tải than của Công ty giảm theo.

- Về cơ cấu tổ chức: Năm 2014 sẽ hình thành thêm một số doanh nghiệp thuộc các

thành phần kinh tế tham gia khai thác than, từ đó sẽ ảnh hưởng đến Công ty ở lĩnh vực

bốc xếp than xuất khẩu và kinh doanh dầu Diesel.

- Tình hình tiêu thụ Than đang gặp khó khăn do chi phí, giá thành cao, sức cạnh

tranh trên thị trường thế giới kém. Ngành Than sẽ phải tổ chức lại sản xuất. Dự báo một

số khai trường các mỏ lộ thiên vùng Cẩm Phả có thể sáp nhập. Nếu điều này xảy ra sẽ

làm giảm lượng tiêu thụ dầu DO và Cominlub, dẫn tới ảnh hưởng đến hoạt động SXKD

của Công ty;

- Giá vật tư, nguyên vật liệu, nguồn hàng, chi phí sản xuất có xu hướng tăng dẫn tới

giá thành ngày càng tăng cao làm giảm hiệu quả hoạt động của Công ty

- Hoạt động của Công ty cổ phần sẽ chịu nhiều áp lực đó là lợi ích của cổ đông nên

yêu cầu đặt ra đối với công ty là bằng mọi cách phải sử dụng thật hợp lý và hiệu quả các

nguồn lực phục vụ cho SXKD của Công ty

b- Một số chỉ tiêu dự báo

- Dự báo lạm phát năm 2014 dưới 7%;

- Lãi suất huy động năm 2014 giảm còn 06 - 07 %;

- Lãi suất cho vay dự báo năm 2014 là dưới 10%;

- Dự báo chỉ số giá tiêu dùng năm 2015 là: 8%.

- Lương, BHXH, tăng theo quy định.

Page 42: Phương án cổ phần hóa - BVSC an... · 2014-01-22 · - Dịch vụ cung ứng vật tư, xăng dầu 5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty a. Mô hình

41

* Kế hoạch kinh tế xã hội của Tập đoàn trong 3 năm 2014-2016( Dự báo):

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

1 Đất bóc M3 217.870.000 224.295.000 222.700.000

2 Than sản xuất Tấn 46.862.000 49.660.000 50.945.000

+ Lộ thiên “ 21.615.000 21.900.000 21.410.000

+ Hầm lò “ 24.447.000 26.960.000 28.835.000

+ Thuê thầu “ 200.000 200.000 -

3 Than tiêu thụ “ 41.000.000 44.000.000 45.000.000

+ Nội địa “ 30.000.000 36.000.000 40.000.000

+ Xuất khẩu “ 11.000.000 8.000.000 5.000.000

4 Lợi nhuận Tỷ đồng 2.000 2.000 2.000

Lợi nhuận từ Than Tỷ đồng 300 300 300

Kế hoạch SXKD 3 năm của Công ty sau cổ phần hóa

Căn cứ vào hướng dẫn xây dựng kế hoạch năm 2014 của Tập đoàn tại công văn số

3935/VINACOMIN – KH ngày 26/7/2013 . Một số chỉ tiêu liên quan đến SXKD 3 năm

sau cổ phần hóa Công ty xây dựng cụ thể như sau:

TT Chỉ tiêu ĐVT Thực hiện

2012

Dự kiến

2013

Năm

2014

Năm

2015

Năm

2016

I

Kế hoạch đầu tư sửa chữa

tài sản cố định

1 Sửa chữa tài sản cố định Tr.đ 14.663 16.129 17.742

2 Mua sắm tài sản cố định Tr.đ 19.966 32.212 36.582

II Kế hoạch về vốn

1 Vay ngắn hạn Tr.đ

500.000

500.000 500.000

2

Vay dài hạn (Vay đầu tư

XDCB) Tr.đ

41.990 25.770 29.266

III

Kế hoạch vốn, lao động,

doanh thu, chi phí và lợi

nhuận

1 Vốn điều lệ Tr.đ 150.000 150.000 150.000

2 Tổng số lao động người 1.180 1.130 1.100

3 Tổng quỹ lương Tr.đ 98.000 97.000 96.000

4

Thu nhập bình

quân/người/tháng

1.000

đồng

6.921 7.153 7.273

5 Sản phẩm chủ yếu

a Dịch vụ cung ứng

- Xăng 1000 l 7.612 7.000 5.000 5.000 5.000

- Dầu Diesel 1000 l 253.328 220.000 180.000 190.000 200.000

- Dầu nhờn, mỡ máy Tấn 2.942 2.200 2.200 2.200 2.200

- Gỗ chống lò m3 11.981 14.000 14.000 16.000 18.000

b Dịch vụ cảng

- Bốc xếp Tấn 11.401.655 10.000.000 7.500.000 7.200.000 7.200.000

Trong đó: Than Tấn 7.500.000 4.500.000 4.000.000 4.000.000

Page 43: Phương án cổ phần hóa - BVSC an... · 2014-01-22 · - Dịch vụ cung ứng vật tư, xăng dầu 5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty a. Mô hình

42

- Hàng khác ngoài than Tấn 2.500.000 3.000.000 3.200.000 3.200.000

- Vận tải thủy Tấn 1.038.864 1.000.000 1.100.000

1.100.000 1.100.000

c - Dầu nhờn Cominlub 1000 l 4.007 4.300 4.300 4.400 4.500

6 Doanh thu Tr.đ 6.344.590 5.894250

5.334.200

5.551.460

5.819.680

a - Vật tư thiết bị Tr.đ 5.892.262 5.460.000 4.934.150

5.148.260 5.410.980

b - Dịch vụ cảng Tr.đ 181.817 155.750 127.550 124.200 124.200

Trong đó: Bốc xếp Tr.đ 112.558 88.750 63.750 60.400 60.400

Vận tải thủy Tr.đ 69.259 67.000 63.800 63.800 63.800

c

- Tiêu thụ dầu nhờn

Cominlub Tr.đ 219.604 236.500 236.500 242.000 247.500

d - Sản xuất, dịch vụ khác Tr.đ 48.078 42.000 35.000 36.000 36.000

e - Đóng mới phương tiện Tr.đ 2.829 - - -

f

- Doanh thu hoạt động tài

chính Tr.đ 14.567 1.000 1.000 1.000

Trong đó: Lãi tiền gửi, tiền

cho vay Tr.đ 1.000 1.000 1.000

7

Giá vốn VTTB( Mua vào,

bán ra) Tr.đ 5.745.010 5.350.000 4.847.540 5.059.260 5.320.980

8 Giá trị sản xuất Tr.đ 600.123 544.250 485.660 491.200 497.700

8.1 Kinh doanh vật tư thiết bị Tr.đ 147.252 110.000 86.610 89.000 90.000

82 Dịch vụ cảng Tr.đ 181.817 155.750 127.550 124.200 124.200

- Bốc xếp Tr.đ 112.558 88.750 63.750 60.400 60.400

- Vận tải Thủy Tr.đ 69.259 67.000 63.800 63.800 63.800

8.3 Tiêu thụ dầu nhờn Tr.đ 220.744 236.500 236.500 242.000 247.500

8.4 Kinh doanh SX, dvụ khác Tr.đ 47.481 42.000 35.000 36.000 36.000

8.5 Đóng mới phương tiện Tr.đ 2.829

9 Tổng chi phí trong kỳ Tr.đ 571.763 522.696 463.489 457.723 470.827

9.1 Chi phí trung gian Tr.đ 400.392 359.696 319.795 325.156 332.942

- Vật liệu Tr.đ 183.634 170.000 161.776 165.475 168.975

- Nhiên liệu Tr.đ 36.576 36.000 33.801 33.286 33.286

- Động lực Tr.đ 1.733 1.696 1.618 1.655 1.690

- Chi phí khác Tr.đ 107.869 87.000 59.870 62.059 66.388

- Chi phí lãi vay Tr.đ 70.580 65.000 62.730 62.682 62.604

9.2 Giá trị gia tăng Tr.đ 171.371 163.000 140.694 139.567 134.885

- Chi phí khấu hao TSCĐ Tr.đ 31.051 30.000 30.934 30.927 27.365

- Chi phí tiền lương Tr.đ 127.108 120.000 98.000 97.000 96.000

- Bảo hiểm xã hội Tr.đ 13.212 13.000 11.760 11.640 11.520

- Chi phí khác (phân bổ lợi

thế kinh doanh) Tr.đ 0 0 3.000 3.000 3.000

10 Lợi nhuận trước thuế Tr.đ 32.374 21.554 23.171 24.477 27.873

11

Thuế thu nhập doanh

nghiệp Tr.đ 8.094 5.389 5.793 6.119 6.968

12 Lợi nhuận sau thuế Tr.đ 24.281 16.166 17.378 18.358 20.905

13

Tỷ suất lợi nhuận sau

thuế/vốn chủ sở hữu 11,59% 12,24% 13,90%

14 Trích lập các quỹ Tr.đ 2.378 2.608 4.405

- Quỹ đầu tư phát triển Tr.đ 869 918 1.045

Page 44: Phương án cổ phần hóa - BVSC an... · 2014-01-22 · - Dịch vụ cung ứng vật tư, xăng dầu 5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty a. Mô hình

43

- Trích quỹ khen thưởng,

phúc lợi Tr.đ 1.209 1.309 3.059

- Trích quỹ hoạt động hội

đồng quản trị, Ban gđốc Tr.đ 300 300 300

15 Lợi nhuận chia cổ tức Tr.đ 15.000 15.750 16.500

16 Cổ tức hàng năm % 10,0 10,5 11,0

III/ Biện pháp thực hiện

Về tổ chức quản lý

- Sau khi cổ phần hóa, Công ty sẽ chủ động sắp xếp lại mô hình tổ chức hoạt động

cho phù hợp với mô hình Công ty cổ phần nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động SXKD của

Công ty trong những năm tiếp theo.

- Rà soát lại toàn bộ bộ máy nhân sự, kiện toàn tổ chức, tái cấu trúc lại bộ máy

quản lý, điều hành phù hợp với mô hình mới theo hướng tinh gọn; Hạn chế tối đa lực

lượng lao động gián tiếp, sắp xếp lại và chuyển lực lượng gián tiếp dư thừa sang lực

lượng trực tiếp tham gia SXKD; Tuyển nhân lực có đủ trình độ chuyên môn, năng lực,

nhiệt tình công tác phù hợp theo ngành nghề Công ty đã, đang và sẽ hoạt động, đặc biệt

trẻ hóa lực lượng lao động có kết hợp với một số cán bộ, nhân viên có trình độ, có năng

lực công tác, kinh nghiệm làm việc.

- Đổi mới phương thức quản trị doanh nghiệp theo hướng phân quyền cụ thể cho

từng cấp quản trị, gắn trách nhiệm với quyền lợi theo hướng đạt hiệu quả cao thì được

hưởng lương cao, được đề bạt giữ trọng trách cao hơn trong bộ máy quản lý và ngược lại

có biện pháp xử lý khi thực thi công việc không hiệu quả hoặc không đạt kế hoạch được giao.

- Đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần cho CB-CNV. Chính sách lương, thưởng

đảm bảo công bằng, công khai, gắn với hiệu quả và chất lượng làm việc nhằm tạo động

lực để CB-CNV phát huy sáng tạo trong công việc. Thường xuyên tổ chức các phong trào

văn nghệ, thể thao đáp ứng nhu cầu tinh thần của CB-CNV trong Công ty, thực hiện đúng

cam kết trong Thỏa ước lao động tập thể

- Thực hiện quản lý, kiểm soát mọi hoạt động của Công ty thông qua bộ máy điều

hành tập trung và sử dụng có hiệu quả hệ thống công nghệ thông tin trong quản lý: GPS,

Camera, que đo bồn…

- Ứng dụng các tiến bộ của công nghệ thông tin, đưa vào sử dụng các phần mềm

quản lý như: nhân sự, tiền lương, dự án, công nợ, quản lý vật tư thiết bị, kế toán ...

Tăng doanh thu, giảm chi phí

- Mở rộng và phát triển các hoạt động SXKD dựa trên thế mạnh của Công ty; Tiếp

tục xây dựng mối quan hệ với các bạn hàng với nhiều phương thức hợp tác cụ thể nhằm

đảm bảo lợi ích cho các bên. Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật để tạo điều kiện thuận lợi,

cung cấp các tiện ích, dịch vụ gia tăng cho khách hàng. Coi đây là yếu tố tạo ra nguồn lực

có tính quyết định tới sự phát triển bền vững của Công ty.

- Đầu tư thay thế trang thiết bị cũ và đổi mới thiết bị nhằm nâng cao năng suất lao

động và giảm chi phí trực tiếp đến giá thành sản phẩm, dịch vụ: Các xe trọng tải lớn

trong vận chuyển dầu; gầu ngoạm tự động cho bốc xếp…

- Đầu tư nghiên cứu phát triển sản phẩm dầu nhờn mới: Dầu siêu vi nhũ , dầu cho

nhu cầu dân sinh. Các sản phẩm khác phục vụ cho nhu cầu xã hội.

- Rà soát, điều chỉnh, hoàn thiện các định mức kinh tế - kỹ thuật ở tất cả các khâu.

Coi đây là biện pháp quan trọng nhất trong quản lý các yếu tố vật liệu, nhiên liệu.

- Tiết kiệm trong chỉ huy điều hành bằng việc bố trí phương tiện hợp lý, tăng khả

năng vận chuyển hàng hai chiều. Cán bộ chỉ huy phải cân nhắc kỹ trước khi ra quyết định

điều động phương tiện.

Page 45: Phương án cổ phần hóa - BVSC an... · 2014-01-22 · - Dịch vụ cung ứng vật tư, xăng dầu 5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty a. Mô hình

44

- Tiết kiệm trong quản lý, sử dụng máy móc thiết bị, phương tiện: Công tác chăm sóc

bảo quản thiết bị, phương tiện được chú trọng thường xuyên, vận hành đúng quy trình kỹ

thuật nhằm kéo dài tuối thọ, giảm chi phí sửa chữa.

IV. Phân tích các rủi ro dự kiến

1. Rủi ro về kinh tế

- Cũng như các doanh nghiệp khác hoạt động trong lĩnh vực vận tải, bốc xếp, kinh

doanh xăng dầu, vật tư thiết bị…. sự ổn định của nền kinh tế trong nước và thế giới là

điều kiện để Công ty TNHH MTV Vật tư, Vận tải Và Xếp dỡ - Vinacomin thực hiện

được các mục tiêu phát triển đã đề ra

- Tuy nhiên, cùng với các chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ như: ưu tiên kiềm chế

lạm phát, giảm lãi suất cơ bản nên trong thời gian tới khi Công ty TNHH MTV Vật tư, Vận

tải và Xêp dỡ chuyển sang hoạt động mô hình công ty cổ phần sẽ hữa hẹn nhiều cơ hội ổn

định và thích nghi với nền kinh tế có nhiều cạnh tranh.

2. Rủi ro về pháp luật

- Hệ thống luật pháp của Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện, việc vận dụng các

quy định của luật pháp vào tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty hiện nay gặp

nhiều khó khăn, không kịp thời và thiếu nhất quán. Bên cạnh đó còn tồn tại nhiều quy

định phức tạp chồng chéo nhau

- Hoạt động của công ty sẽ chịu ảnh hưởng của các quy định khác nhau như luật

doanh nghiệp, luật giao thông đường bộ, luật bảo vệ môi trường…Theo dự kiến, các sắc

luật này cần có sự điều chỉnh cho phù hợp hơn, chặt chẽ hơn trong thời gian tới, do đó

cũng ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty.

- Tuy nhiên việc thay đổi này lại tạo ra các thay đổi tích cực như nó tạo ra hành lang

pháp lý ngày càng chặt chẽ và khoa học phù hợp với thông lệ và hệ thống luật pháp quốc

tế, giúp thu hút nguồn vốn nước ngoài, thúc đẩy nền kinh tế trong nước phát triển qua đó

tạo điều kiện giúp hoạt động kinh doanh của Công ty phát triển.

3. Rủi ro đặc thù

- Công ty là đơn vị hậu cần, nhiệm vụ chính là cung cấp sản phẩm dịch vụ cho các

đơn vị trong ngành nên phụ thuộc chủ yếu vào xu thế hoạt động SXKD của ngành than.

- Đặc điểm vật kiến trúc của Công ty là các kho xăng dầu tuy có giá trị khá cao, song

do nằm chủ yếu tại công trường của các mỏ(Công ty không sở hữu đất). Do phụ thuộc

vào quy trình khai thác mỏ nên tính ổn định, tính chất sử dụng không cao. Khi quy hoạch

mỏ thay đổi thì các kho dầu lại phải di chuyển phá dỡ và thay đổi theo, giá trị thu hồi

không đáng kể.

- Đặc biệt trong số phương tiện vận tải Công ty quản lý có 23 đoàn phương tiện

vận tải thủy chở than nội địa và xuất khẩu có giá trị trên 27% giá trị doanh nghiệp, nhưng

chỉ chiếm 10% doanh thu (Giá trị sản xuất) của toàn Công ty, đây là đơn vị hoạt động

không hiệu quả, thường xuyên bị lỗ. Rất khó khăn để có thể mang lại 8 – 10% cổ tức

hàng năm cho các cổ đông.

- Hoạt động kinh doanh của Công ty chịu ảnh hưởng nhiều từ chi phí của các yếu

tố đầu vào (giá nguyên nhiên liệu, giá hàng hóa thương mại,…). Do đó, một sự bất ổn về

giá cả nguyên vật liệu đầu vào có thể tác động mạnh đến tình hình lợi nhuận của công ty.

Trong thời gian tới, khi nền kinh tế phục hồi, USD tăng giá…Chi phí nguyên vật liệu đầu

vào có thể tăng lên nó tác động không nhỏ đến tình hình kinh doanh và lợi nhuận của

Công ty

- Chủ yếu do sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ cạnh tranh trong ngành (chủ yếu

là các công ty tư nhân trên địa bàn hoạt động với Công ty). Cạnh tranh tất yếu dẫn tới sự

Page 46: Phương án cổ phần hóa - BVSC an... · 2014-01-22 · - Dịch vụ cung ứng vật tư, xăng dầu 5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty a. Mô hình

45

giảm giá dịch vụ nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng để giữ uy tín với khách hàng. Do

đó, Công ty cũng bị ảnh hưởng không nhỏ bởi cạnh tranh.

4. Rủi ro của đợt chào bán

-Thị trường chứng khoán Việt Nam còn khá non trẻ, bên cạnh đó do ảnh hưởng

của biến động của nền kinh tế thế giới và kinh tế đất nước trong thời gian qua dẫn tới tâm

lý của các nhà đầu tư chưa thực sự ổn định. Phần đông số họ đang chờ các động thái tích

cực hơn của Chính phủ và các chính sách ổn định kinh tế trong thời gian tới. Do đó làm

cho tình hình giao dịch của cổ phiếu cả trên thị trường niêm yết và thị trường OTC chưa

thực sự sôi nổi. Chính vì vậy việc bán cổ phần ra công chúng trong thời điểm này sẽ gặp

phải một số khó khăn bất lợi nhất định.

- Đây là thời kỳ khó khăn của ngành tài chính và ngân hàng Việt Nam, nhiều cổ

phiếu có giá trị thấp nhưng vẫn không thu hút được nhà đầu tư, việc đấu giá cổ phiếu của

doanh nghiệp cũng sẽ gặp nhiều khó khăn do tình hình chung này.

5. Rủi ro khác:

Ngoài các loại rủi ro trên, hoạt động kinh doanh của Công ty còn chịu ảnh hưởng

bởi một số rủi ro bất khả kháng như: Rủi ro thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh, rủi ro biến

động chính trị xã hội…..

Kết luận – Kiến nghị

Cổ phần hóa Công ty TNHH MTV Vật tư, Vận tải và Xếp dỡ - Vinacomin là cần

thiết nhằm huy động vốn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước để nâng cao năng lực tài

chính, đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, đổi mới công nghệ và phương thức quản lý để nâng

cao hoạt động của Công ty.

Đề nghị Tập đoàn:

- Xem xét lại phần lợi thế kinh doanh doanh của Công ty - trong những năm qua Công

ty hoạt động SXKD chủ yếu thực hiện nhiệm vụ hậu cần - theo kế hoạch sản xuất tiêu thụ

Than của Tập đoàn là chính( như đã phân tích ở phần đánh giá thực trạng trước khi cổ

phần hóa Công ty);

- Lựa chọn và Quyết định giao Vốn điều lệ phù hợp để Công ty thuận lợi- hoàn thành

nhiệm vụ khi cổ phần hóa; Đảm bảo SXKD có hiệu quả và lợi ích cho các cổ đông;

*/Căn cứ Công văn số: 5445/VINACOMIN-KT, ngày 15/10/2013 của Tập đoàn Công

nghiệp Than-khoáng sản Việt nam; Để đảm bảo tiến độ, kế hoạch cổ phần hóa trước mắt

Công ty trình phương án cổ phần hóa: Nhà nước ( Tập đoàn) nắm giữ 51 % Vốn điều lệ;

Vì thời gian ngắn, gấp rút, Công ty chưa tìm được nhà đầu tư chiến lược tham gia đầu tư

do đó sau khi đi vào hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần, Công ty sẽ nghiên cứu,

chủ động tìm kiếm thêm các nhà đầu tư chiến lược để huy động Vốn từ bên ngoài, từng

bước rút giảm dần Vốn Nhà nước từ 51% có thể xuống đến dưới 30 % Vốn điều lệ của

Công ty;

Kính trình Tập đoàn Công nghiệp Than, Khoáng sản Việt Nam – Vinacomin xem

xét và quyết định phê duyệt phương án cổ phần hóa để Công ty TNHH MTV Vật tư, Vận

tải và Xếp dỡ - Vincomin tổ chức thực hiện.

Page 47: Phương án cổ phần hóa - BVSC an... · 2014-01-22 · - Dịch vụ cung ứng vật tư, xăng dầu 5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty a. Mô hình

46

PHẦN THỨ TƯ

TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN ĐÃ DUYỆT

Sau khi phương án cổ phần hóa của Công ty TNHH MTV Vật tư, Vận tải và Xếp dỡ -

Vinacomin được Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng Sản Việt Nam phê duyệt và có

Quyết định về việc chuyển Công ty TNHH MTV Vật tư, Vận tải và Xếp dỡ - Vinacomin

thành công ty cổ phần, Công ty dự kiến triển khai thực hiện phương án theo lịch trình dự

kiến như sau:

STT Nội dung công việc Thời gian TH

1 Tổ chức bán đấu giá cổ phần cho nhà đầu tư bên ngoài 12/2013 đến

01/2014

2 Tổ chức bán đấu giá cổ phần ưu đãi cho CB CNV 12/2013 đến

01/2014

3 Báo cáo kết quả bán cổ phần với Ban chỉ đạo cổ phần hóa 02/2014

4 Tổ chức Đại hội cổ đông thành lập thông qua Điều lệ, bầu Hội

đồng quản trị và Ban kiểm soát và Phương án SXKD

02/2014

5 Hội đồng quản trị bổ nhiệm Ban Giám đốc Công ty cổ phần 02/2014

6 Làm thủ tục đăng ký kinh doanh và xin cấp dấu mới cho Công

ty Cổ phần; in Sổ chứng nhận sở hữu cổ phần

02/2014

7 Thực hiện quyết toán phần vồn Nhà nước tại thời điểm được

cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

02 - 03/2014

8 Bàn giao danh sách lao động, tài sản, vốn và toàn bộ sổ sách,

tài liệu cho Hội đồng quản trị

03/2014

9 Tổ chức ra mắt Công ty cổ phần, đăng báo theo quy định để

Công ty cổ phần chính thức đi vào hoạt động

03/2014

Quảng Ninh, ngày tháng 11 năm 2013

Công ty TNHH MTV Vật tư, Vận tải và Xếp dỡ - Vinacomin

Chủ tịch Công đoàn Chủ tịch (kiêm giám đốc) Công ty

Nguyễn Hữu Tráng Vũ Đức Tuấn