Nhận: 24/09/2019 Biên tập: 04/10/2019 Duyệt đăng: 14/10...

5
Nghiên cứu trao đổi 55 Tạp chí Kế toán & Kiểm toán số tháng 10/2019 S S au các thảm hoạ môi trường, các bên liên quan ngày càng gia tăng áp lực về trách nhiệm môi trường, xã hội đối với doanh nghiệp (DN), các DN phải đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững trong hoạt động kinh doanh. Theo báo cáo Brundtland năm 1987, phát triển bền vững là sự kết hợp hài hoà, hiệu quả giữa ba mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại, mà không ảnh hưởng, tổn hại đến nhu cầu của các thế hệ tương lai. Thẻ điểm cân bằng bền vững (Sustainability Balanced Scorecard – SBSC) đã chứng tỏ là công cụ tích hợp các vấn đề môi trường và xã hội vào các hoạt động kinh doanh cốt lõi, là công cụ quản lý chiến lược thiết yếu và là phương pháp phù hợp để đánh giá tính bền vững của DN (Epstein và Wisner, 2001; Figge và cộng sự, 2002; Möller Schaltegger, 2005; Schaltegger và Wagner, 2006; Hub- bard, 2009; Giannoukou và Beneki, 2018). SBSC được mở rộng từ thẻ điểm cân bằng (BSC), kết hợp các thước đo tài chính và phi tài chính để có bức tranh thông tin tổng thể về chiến lược bền vững. SBSC cung cấp một khuôn khổ toàn diện giúp chuyển chiến lược bền vững thành một bộ các đo lường hiệu quả đầy đủ, mạch lạc phù hợp với ba trụ cột bền vững (Jassem và cộng sự, 2018). SBSC giúp các nhà Xây dựng thẻ điểm cân bằng bền vững tại các doanh nghiệp khai khoáng Bình Định Nguyễn Thị Kim Tuyến* Thẻ điểm cân bằng bền vững là công cụ quản lý chiến lược bền vững, thực hiện trách nhiệm môi trường, xã hội của doanh nghiệp. Thẻ điểm cân bằng cung cấp khuôn khổ tích hợp các khía cạnh kinh tế, môi trường, xã hội thành một hệ thống quản lý duy nhấtmang lại thành công cho doanh nghiệp. Khai khoáng là ngành công nghiệp nhạy cảm với môi trường theo quyết định số 04/2012/QĐ-BTNMT.Vì vậy, sử dụng thẻ điểm cân bằng bền vững vào quản trị chiến lược bền vững trong các doanh nghiệp khai khoáng là hết sức cần thiết. Điều này giúp doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu các bên liên quan và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập. Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, tác giả xây dựng thể điểm cân bằng bền vững cho các doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Định. Từ khoá: Phát triển bền vững, thẻ điểm cân bằng bền vững, thông tin môi trường Abstract Sustainability balanced scorecard is a tool for managing sustainable strate- gies, implementing businesses' social and environmental responsibilities.Sustainability balanced scorecard provides framework for integrating economic, environmental and social aspects into a management system that brings success to the business. Mining is an environmental sen- sitivity industry under the Decision No. 04/2012/QD-BTNMT. Therefore, using sustainabilitybalanced scorecard into sustainable strategic manage- ment in mining enterprises is essential. This helps firms meet the needs of stakeholders and improve their competitive advantage in the context of inte- gration. Using qualitative research methods, author built sustainability bal- anced scorecard for mining enterprises in Binh Dinh province. Keywords: Environmental information, sustainable development, sustain- ability balanced scorecard. * Khoa Kinh tế và Kế toán, Đại học Quy Nhơn Nhận: 24/09/2019 Biên tập: 04/10/2019 Duyệt đăng: 14/10/2019

Transcript of Nhận: 24/09/2019 Biên tập: 04/10/2019 Duyệt đăng: 14/10...

Page 1: Nhận: 24/09/2019 Biên tập: 04/10/2019 Duyệt đăng: 14/10 ...vaa.net.vn/wp-content/uploads/2020/01/XD-the-diem... · SBSC có nguồn gốc từ thẻ điểm cân bằng truyền

Nghiên cứu trao đổi

55Tạp chí Kế toán & Kiểm toán số tháng 10/2019

SSau các thảm hoạ môitrường, các bên liên quanngày càng gia tăng áp lựcvề trách nhiệm môi

trường, xã hội đối với doanhnghiệp (DN), các DN phải đáp ứngyêu cầu phát triển bền vững tronghoạt động kinh doanh. Theo báocáo Brundtland năm 1987, pháttriển bền vững là sự kết hợp hàihoà, hiệu quả giữa ba mục tiêu kinhtế, xã hội và môi trường nhằm đápứng nhu cầu hiện tại, mà không ảnhhưởng, tổn hại đến nhu cầu của cácthế hệ tương lai.

Thẻ điểm cân bằng bền vững(Sustainability Balanced Scorecard– SBSC) đã chứng tỏ là công cụtích hợp các vấn đề môi trường vàxã hội vào các hoạt động kinhdoanh cốt lõi, là công cụ quản lýchiến lược thiết yếu và là phươngpháp phù hợp để đánh giá tính bềnvững của DN (Epstein và Wisner,2001; Figge và cộng sự, 2002;Möller và Schaltegger, 2005;Schaltegger và Wagner, 2006; Hub-bard, 2009; Giannoukou và Beneki,2018). SBSC được mở rộng từ thẻđiểm cân bằng (BSC), kết hợp cácthước đo tài chính và phi tài chínhđể có bức tranh thông tin tổng thểvề chiến lược bền vững. SBSCcung cấp một khuôn khổ toàn diệngiúp chuyển chiến lược bền vữngthành một bộ các đo lường hiệuquả đầy đủ, mạch lạc phù hợp vớiba trụ cột bền vững (Jassem vàcộng sự, 2018). SBSC giúp các nhà

Xây dựng thẻ điểm cân bằng bền vữngtại các doanh nghiệp khai khoáng Bình Định

Nguyễn Thị Kim Tuyến*

Thẻ điểm cân bằng bền vững là công cụ quản lý chiến lược bền vững, thựchiện trách nhiệm môi trường, xã hội của doanh nghiệp. Thẻ điểm cân bằngcung cấp khuôn khổ tích hợp các khía cạnh kinh tế, môi trường, xã hội thànhmột hệ thống quản lý duy nhấtmang lại thành công cho doanh nghiệp.

Khai khoáng là ngành công nghiệp nhạy cảm với môi trường theo quyếtđịnh số 04/2012/QĐ-BTNMT.Vì vậy, sử dụng thẻ điểm cân bằng bền vữngvào quản trị chiến lược bền vững trong các doanh nghiệp khai khoáng là hếtsức cần thiết. Điều này giúp doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu các bên liênquan và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập. Sử dụngphương pháp nghiên cứu định tính, tác giả xây dựng thể điểm cân bằng bềnvững cho các doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh BìnhĐịnh.

Từ khoá: Phát triển bền vững, thẻ điểm cân bằng bền vững, thông tin môitrường

Abstract

Sustainability balanced scorecard is a tool for managing sustainable strate-gies, implementing businesses' social and environmentalresponsibilities.Sustainability balanced scorecard provides framework forintegrating economic, environmental and social aspects into a managementsystem that brings success to the business. Mining is an environmental sen-sitivity industry under the Decision No. 04/2012/QD-BTNMT. Therefore,using sustainabilitybalanced scorecard into sustainable strategic manage-ment in mining enterprises is essential. This helps firms meet the needs ofstakeholders and improve their competitive advantage in the context of inte-gration. Using qualitative research methods, author built sustainability bal-anced scorecard for mining enterprises in Binh Dinh province.

Keywords: Environmental information, sustainable development, sustain-ability balanced scorecard.

* Khoa Kinh tế và Kế toán, Đại học Quy Nhơn

Nhận: 24/09/2019

Biên tập: 04/10/2019

Duyệt đăng: 14/10/2019

Page 2: Nhận: 24/09/2019 Biên tập: 04/10/2019 Duyệt đăng: 14/10 ...vaa.net.vn/wp-content/uploads/2020/01/XD-the-diem... · SBSC có nguồn gốc từ thẻ điểm cân bằng truyền

quản lý cải thiện việc ra quyết địnhvề các vấn đề bền vững, cải thiệnhiệu quả bền vững, hình ảnh DN(Epstein và Wisner, 2001) hoặctăng cường lợi thế cạnh tranh(Figge và cộng sự, 2002).

Ngành khai khoáng có vị trí,vai trò quan trọng đối với pháttriển kinh tế - xã hội của Việt Namnói chung và của tỉnh Bình Địnhnói riêng, nhưng cũng là ngànhcông nghiệp có tác động tiêu cựcđến môi trường. Ở Việt Nam,SBSC là lĩnh vực nghiên cứu mớinên các công trình nghiên cứu vềSBSC vẫn còn hạn chế,đặc biệt,chưa có nghiên cứu nào tiến hànhtrong ngành khai khoáng.

Mục đích của bài báo nhằmtrình bày cơ sở lý thuyết về SBSC,từ đó xây dựng các mục tiêu, thướcđo trong SBSC cũng như mô tảSBSC bằng bản đồ chiến lược bềnvững ứng dụng cho các DN khaithác khoáng sản trên địa bàn tỉnhBình Định.Kết quả nghiên cứu sẽmang lại lợi ích cho DN trong việcra quyết định, nâng cao trách nhiệmmôi trường hướng đến phát triểnbền vững.

Cơ sở lý thuyếtSBSC có nguồn gốc từ thẻ điểm

cân bằng truyền thống (BSC). BSCđược cấu thành từ bốn quan điểm,cụ thể: quan điểm tài chính, quanđiểm khách hàng, quan điểm quátrình kinh doanh nội bộ và quanđiểm học tập và tăng trưởng.

BSC là một hệ thống quản lýchiến lược, được sử dụng phổ biếnvà thành công trên khắp thế giới.Tuy nhiên, BSC bỏ qua các khíacạnh quan trọng của phát triển bềnvững trong đánh giá hiệu quả.Nóicách khác, các khía cạnh môitrường và xã hội trong phát triểnbền vững chưa được BSC tích hợpvào quản lý chiến lược. Khắc phụcthiếu sót của BSC, SBSC tích hợpba khía cạnh bền vững (kinh tế,môi trường và xã hội) trong một hệthống quản lý duy nhất. SBSC giúp

phát hiện chiến lược môi trường vàxã hội quan trọng, làm tăng tínhminh bạch thông tin, giúp DN dịchchuyển tầm nhìn và chiến lược pháttriển bền vững thành hành động. Vìvậy, SBSC có phạm vi rộng hơn, cónội dung hoặc cấu trúc khác vớiBSC nhằm xác định rõ ràng mụctiêu và các đo lường liên quan đếntính bền vững.

Các nghiên cứu trên thế giới đãtrình bày khuôn khổ SBSC bằngnhiều cách tích hợp khía cạnh môitrường, xã hội vào BSC (Epstein vàWisner, 2001; Figge và cộng sự,2002;Moller và Schaltegger, 2005;Hubbard, 2009; Butler và cộng sự,2011; Hsu và cộng sự, 2011; Rab-bani và cộng sự, 2014; Journeault,2016; Hansen và Schaltegger,2016). Nhìn chung, có ba cách tiếpcận để hình thành khuôn khổ SBSCtừ BSC (Figge và cộng sự, 2002;Butler và cộng sự, 2011;Journeault, 2016).

Thứ nhất, tích hợp khía cạnhmôi trường và xã hội vào bốn quanđiểm của BSC truyền thống. Khuônkhổ này của SBSC không có thayđổi lớn đối với cấu trúc BSC vì cáckhía cạnh môi trường và xã hộiđược tích hợp theo chuỗi nguyênnhân, kết quả vào bốn quan điểmhiện có của BSC. Đây là cách tiếpcận toàn diện, vấn đề bền vững đượctích hợp triệt để trong bốn quanđiểm của BSC truyền thống. Khi đó,các mục tiêu bền vững phải thay thếcác mục tiêu kinh tế hiện tại hoặcmỗi quan điểm phải mở rộng vớinhiều thước đo phù hợp hơn (Hub-bard, 2009). Quan điểm tài chính từtrọng tâm duy nhất về lợi nhuận tàichính được mở rộng đến ba khíacạnh phát triển bền vững.

Theo Journeault (2016), quanđiểm tài chính thông thường đượcmở rộng thành quan điểm hiệu quảbền vững bằng cách tích hợp thêmhiệu quả môi trường và hiệu quả xãhội. Theo Wu và Haasis (2011),quan điểm bền vững thay cho quan

điểm tài chính bằng cách kết hợpbền vững sinh thái, quyền conngười và hiệu quả kinh tế. Ngoàira, SBSC nhấn mạnh tầm quantrọng của việc mở rộng các bên liênquan bởi quản lý các bên liên quanlà một yếu tố trung tâm của hiệuquả bền vững. Quan điểm kháchhàng trong BSC truyền thống đượcmở rộng thành quan điểm các bênliên quan bằng cách bổ sung cácbên liên quan quan trọng khác như:tổ chức tài chính, cộng đồng dâncư, tổ chức môi trường…Các bênliên quan trong quan điểm này phụthuộc vào hoạt động tương tác vớiDN và ảnh hưởng đến chiến lượcbền vững của DN. Mục tiêu củaquan điểm này là tập trung vào nhucầu và sự hài lòng của các bên liênquan. Tiếp theo, quan điểm quytrình kinh doanh nội bộ trong BSCtruyền thống được mở rộng bằngcách tích hợp mối quan tâm, tư duymôi trường và xã hội vào quản lýtoàn bộ chuỗi giá trị, từ khai tháctài nguyên đến thu hồi sản phẩm vàxử lý sản phẩm vào cuối chu kỳsống. Quy trình này hướng đếncung cấp sản phẩm, dịch vụ đápứng nhu cầu của người tiêu dùngxanh và có ý thức xã hội trong khicải thiện hiệu quả môi trường, xãhội và kinh tế (Journeault, 2016).

Cuối cùng, quan điểm học hỏivà tăng trưởng với sự kết hợpnguốn vốn tổ chức, con người vàthông tin là cần thiết để hỗ trợ quanđiểm quy trình kinh doanh nội bộ.Trong bối cảnh của một chiến lượcbền vững, theo Journeault (2016)thì quan điểm này là sự kết hợpgiữa kỹ năng nhân viên, công nghệvà thông tin. Kỹ năng nhân viên làđiều kiện tiên quyết để thực hiệnthành công chiến lược bền vữngcủa DN. Các DN cần áp dụng cáccông nghệ xanh, giảm tác độngtiêu cực của sản phẩm hoặc dịch vụđối với môi trường và xã hội. Vềthông tin đó là khả năng tiếp thu,phân tích và chia sẻ thông tin trongDN thông qua cơ sở dữ liệu, hệ

Tạp chí Kế toán & Kiểm toán số tháng 10/201956

Nghiên cứu trao đổi

Page 3: Nhận: 24/09/2019 Biên tập: 04/10/2019 Duyệt đăng: 14/10 ...vaa.net.vn/wp-content/uploads/2020/01/XD-the-diem... · SBSC có nguồn gốc từ thẻ điểm cân bằng truyền

thống thông tin, mạng và cơ sở hạ tầng công nghệthông tin (Journeault, 2016).

Thứ hai, bổ sung quan điểm thứ năm vào cấu trúcBSC truyền thống. Những đặc điểm đặc biệt của cáckhía cạnh môi trường và xã hội sẽ trở nên rõ ràng hơnkhi được thể hiện trong một quan điểm riêng liên kếtvới bốn quan điểm trong BSC truyền thống. Đây làcách tiếp cận đơn giản nhất khi DN muốn nhấn mạnhtầm quan trọng của phát triển bền vững trong chiếnlược kinh doanh. Nhiều nghiên cứu trước đã đề xuấtcác tên gọi khác nhau cho quan điểm thứ năm này,chẳng hạn Figge và cộng sự (2002) giới thiệu mộtquan điểm phi thị trường liên quan đến khía cạnh môitrường và xã hội ngoài thoả thuận thị trường của DNhay Bieker (2002) đã đề xuất một quan điểm thứ nămtrong khuôn khổ SBSC với tên gọi quan điểm xãhội.Hay Sidiropoulos và cộng sự (2004) đã thêm mộtquan điểm sinh thái thứ năm vào cấu trúc BSC liênquan đến các vấn đề như tiêu thụ năng lượng, chất thải,sử dụng vật liệu, khí thải gây ô nhiễm và đầu ra phisản phẩm. Tuy nhiên, cách tiếp cận thứ hai này khôngtích hợp đầy đủ các khía cạnh môi trường và xã hộitrong các hoạt động của doanh nghiẹp vì các khía cạnhnày được xem xét song song với các khía cạnh kháctrong khi chiến lược bền vững yêu cầu xem xét đồngthời các khía cạnh môi trường, xã hội và kinh tế.

Thứ ba, phát triển SBSC riêng biệt nghĩa là cáckhía cạnh môi trường, xã hội sẽ được thể hiện trongmột thẻ điểm cân bằng riêng. Tuy nhiên, SBSC riêngbiệt gây tranh cãi giữa các nhà nghiên cứu trong lĩnhvực này vì không phù hợp với bản chất toàn diện củatính bền vững (Hubbard, 2009) khi không tích hợpcác vấn đề xã hội, môi trường vào các vấn đề kinhtế, không giải quyết được nhu cầu các bên liên quan,làm suy yếu các sáng kiến môi trường, suy yếu camkết quản lý đến kinh doanh bền vững.

Thông qua khảo lược tổng quan nghiên cứu vềSBSC, tác giả nhận thấy khuôn khổ SBSC 4 quanđiểm được sử dụng phổ biến hơn SBSC 5 quan điểm,chưa có nghiên cứu nào sử dụng SBSC riêng biệt vàothực hành quản lý phát triển bền vững, đánh giá hiệuquả bền vững hay quản lý thông tin môi trường. Ka-plan và Wisner (2009) đã cho thấy dữ liệu môi trườngtích hợp trong khuôn khổ SBSC 4 quan điểm hiệu quảhơn vì dữ liệu môi trường trong quan điểm thứ nămkhông dẫn đến trọng lượng quyết định nhiều hơn chothông tin đó và có thể dẫn đến xử lý kém hiệu quả dotốn nhiều thời gian hơn. Kết quả tương tự được tìmthấy trong nghiên cứu của Alewine và Stone (2013)khi các mục tiêu quản lý môi trường tốt hơn với SBSCbốn quan điểm vì người tham gia dành ít thời gian hơncho khuôn khổ này mặc dù dữ liệu môi trường trongSBSC 5 quan điểm được chú ý nhiều hơn.

Xây dựng thẻ điểm cân bằng bền vững chongành khai khoáng trên địa bàn tỉnh Bình Định

Thứ nhất, Về ngành khai khoáng trên địa bàntỉnh Bình Định

Ngành khai khoáng trên địa bàn tỉnh Bình Địnhđược chia thành 5 lĩnh vực kinh doanh, bao gồm: khaithác đá, khai thác cát, khai thác đất san lấp, khai tháctitan và khai thác nước nóng thiên nhiên. Đặc điểmchung của ngành khai khoáng là có nhiều tác động tiêucực đến môi trường và ngành khai khoáng tỉnh BìnhĐịnh cũng không ngoại lệ. Vì vậy, cácDN khai tháckhoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Định chịu áp lực từnhiều bên liên quan về trách nhiệm môi trường, xã hội,như: các cơ quan nhà nước, khách hàng, cộng đồngđịa phương. Hầu hếtcác DN này có quy mô nhỏ vàvừa, chiếm tỷ trọng lớn là DN có số lao động dưới 100người và nguồn vốn từ 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng.

Bảng 1: Thẻ điểm cân bằng bền vững của các doanhnghiệp khai khoáng trên địa bàn tỉnh Bình Định

(Nguồn: Tác giả xây dựng)

Tạp chí Kế toán & Kiểm toán số tháng 10/2019 57

Nghiên cứu trao đổi

Page 4: Nhận: 24/09/2019 Biên tập: 04/10/2019 Duyệt đăng: 14/10 ...vaa.net.vn/wp-content/uploads/2020/01/XD-the-diem... · SBSC có nguồn gốc từ thẻ điểm cân bằng truyền

Thứ hai, Xây dựng SBSC chongành khai khoáng trên địa bàntỉnh Bình Định

Một vài nghiên cứu trên thế giớiđã đề cập đến việc xây dựng SBSC.Chẳng hạn,Figge và cộng sự (2002)đưa ra quy trình xây dựng SBSCgồm ba bước, bao gồm: (1) lựachọn đơn vị kinh doanh chiến lược,(2) xác định các khía cạnh môitrường và xã hội của đơn vị kinhdoanh chiến lược, (3) xác định sựliên quan của những khía cạnh nàyđối với chiến lược của đơn vị kinhdoanh chiến lược.Trong khi đó,theo Krstić (2012) thì xây dựngSBSC cần trải qua các bước nhưsau: (1) xác định sứ mệnh, tầm nhìncủa DN hoặc các đơn vị kinh

doanh, (2) xác định chiến lược pháttriển bền vững của DN hoặc cácđơn vị kinh doanh, (3) xác định cácquan điểm trong khuôn khổ SBSC,(4) xác định các khía cạnh môitrường, xã hội kết nối với chiếnlược phát triển bền vững của DNhoặc các đơn vị kinh doanh, (5) xácđịnh các chỉ số hiệu quả chính trongtừng quan điểm để xác định mụctiêu thành công chính, (6) xác địnhchuỗi nguyên nhân kết quả giữa cácquan điểm trong khuôn khổ SBSC,(7) xác định các mục tiêu và các đolường cần thực hiện và (8) xác địnhcác hành động và chương trình giúpđạt được các mục tiêu đã xác định.Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứutrước, tác giả xác lập quy trình xây

dựng SBSC cho các DN khai tháckhoáng sản trên địa bàn tỉnh BìnhĐịnh như sau:

Bước 1: Lựa chọn đơn vị kinhdoanh. Đối với DN vừa và nhỏ thìđơn vị kinh doanh được đồng nhấtvới cấp độ DN, trong khi ở các DNlớn thì đơn vị kinh doanh thườngđược tổ chức theo trung tâm lợinhuận độc lập.

Bước 2: Xác định sứ mệnh, tầmnhìn của đơn vị kinh doanh.

Bước 3: Xác định chiến lượcphát triển bền vững của đơn vị kinhdoanh.

Bước 4: Xác định các quanđiểm trong khuôn khổ SBSC củađơn vị kinh doanh.

Tạp chí Kế toán & Kiểm toán số tháng 10/201958

Nghiên cứu trao đổi

Hình 1: Bản đồ chiến lược bền vững tại các doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnhBình Định

Page 5: Nhận: 24/09/2019 Biên tập: 04/10/2019 Duyệt đăng: 14/10 ...vaa.net.vn/wp-content/uploads/2020/01/XD-the-diem... · SBSC có nguồn gốc từ thẻ điểm cân bằng truyền

Nghiên cứu trao đổi

59Tạp chí Kế toán & Kiểm toán số tháng 10/2019

Bước 5: Xác định các khía cạnhmôi trường và xã hội của đơn vịkinh doanh. Mục tiêu của bước nàylà xác định danh mục môi trườngvà xã hội thích hợp và toàn diện vớicác chiến lược liên quan. Các khíacạnh môi trường phải phù hợp vớihoạt động và sản phẩm của đơn vịkinh doanh. Các khía cạnh xã hộiliên quan đến một đơn vị kinhdoanh có thể được xác định bằngcách thực hiện một khuôn khổ toàndiện phù hợp với các bên liên quan.Các bên liên quan chia thành bênliên quan bên ngoài (khách hàng,cộng đồng địa phương, chínhphủ,…) và bên liên quan nội bộ(nhân viên, cổ đông).

Bước 6: Xác định sự liên quancủa những khía cạnh này đối vớichiến lược của đơn vị kinh doanh.Đây là bước cốt lõi nhằm chuyểndịch chiến lược kinh doanh vào cácmục tiêu và các chỉ số liên quandựa trên mối quan hệ nhân quả vàquy trình phân cấp bắt đầu từ quanđiểm tài chính hoặc quan điểm pháttriển bền vững.

Bước 7: Mô tả chuỗi nguyênnhân kết quả trong khuôn khổSBSC qua bản đồ chiến lược.

Bước 8: Xác định các hànhđộng và chương trình giúp đạt đượccác mục tiêu đã xác định.

Xuất phát từ đặc điểm hoạtđộng, chiến lược“ hiệu quả “ (giảmchi phí, đạt hiệu quả sinh thái đápứng nhu cầu các bên liên quan), tácgiả xây dựng SBSC cho các DNkhai khoáng trên địa bàn tỉnh BìnhĐịnh dựa trên khuôn khổ 4 quanđiểm truyền thống nhưng thay đổiquan điểm tài chính, khách hàngthành quan điểm phát triển bềnvững và các bên liên quan. Thẻđiểm cân bằng bền vững với cácmục tiêu, thước đo cụ thể cho cácDN khai thác khoáng sản trên địabàn tỉnh Bình Định được thể hiện ởBảng 1, trang 57. Từ đó, tác giả tiếptục mô tả rõ mối quan hệ nhânquảgiữa các quan điểm trong thẻ

điểm cân bằng bền vững thông quabản đồ chiến lược bền vững ở Hình1, trang 58.

Kết luậnDựa trên sự kế thừa các nghiên

cứu trước, tác giả đã xác định cácthước đo, mục tiêu cũng như mô tảmối quan hệ nhân quả giữa bốnquan điểm (phát triển bền vững,các bên liên quan, quy trình nội bộ,học hỏi và phát triển) trong thẻđiểm cân bằng bền vững ứng dụngcho ngành khai khoáng tỉnh BìnhĐịnh. Kết quả nghiên cứu này cóthể là điểm khởi đầu cho cácnghiên cứu trong tương lai ở ViệtNam khi mở rộng sang các ngànhkhác hoặc sử dụng thẻ điểm cânbằng bền vững để đánh giá hiệuquả môi trường trong DN. Tác giảhy vọng các DN khai thác khoángsản Bình Định nói riêng và các DNnhạy cảm môi trường nói chungsớm sử dụng thẻ điểm cân bằng bềnvữngđể đạt được lợi ích to lớn từquản lý bền vững.

Tài liệu tham khảo1. Alewine, H. C., & Stone, D. N. (2013).

How does environmental accounting infor-

mation influence attention and investment?.

International Journal of Accounting & Infor-

mation Management, 21(1), 22-52.

2. Bieker, T. (2002). Managing corpo-

rate sustainability with the balanced score-

card: Developing a balanced scorecard for

integrity management. Oikos PhD summer

academy.

3. Butler, J. B., Henderson, S. C., & Rai-

born, C. (2011). Sustainability and the bal-

anced scorecard: Integrating green

measures into business reporting. Manage-

ment Accounting Quarterly, 12(2), 1.

4. Epstein, M. J., & Wisner, P. S. (2001).

Using a balanced scorecard to implement

sustainability. Environmental quality man-

agement, 11(2), 1-10.

5. Figge, F., Hahn, T., Schaltegger, S., &

Wagner, M. (2002). The sustainability bal-

anced scorecard–linking sustainability man-

agement to business strategy. Business

strategy and the Environment, 11(5), 269-284.

6. Giannoukou, I., & Beneki, C. C.

(2018). Towards sustainability performance

management system of tourism enterprises:

a tourism sustainable balanced scorecard

framework. International Journal of Global

Environmental Issues, 17(2-3), 175-196.

7. Hansen, E. G., & Schaltegger, S.

(2016). The sustainability balanced score-

card: A systematic review of architectures.

Journal of Business Ethics, 133(2), 193-

221.

8. Hsu, C. W., Hu, A. H., Chiou, C. Y., &

Chen, T. C. (2011). Using the FDM and ANP

to construct a sustainability balanced score-

card for the semiconductor industry. Expert

Systems with Applications, 38(10), 12891-

12899.

9. Hubbard, G. (2009). Measuring orga-

nizational performance: beyond the triple

bottom line. Business strategy and the en-

vironment, 18(3), 177-191.

10. Jassem, S., Azmi, A., & Zakaria, Z.

(2018). Impact of Sustainability Balanced

Scorecard Types on Environmental Invest-

ment Decision-Making. Sustainability, 10(2),

541.

11. Journeault, M. (2016). The Inte-

grated Scorecard in support of corporate

sustainability strategies. Journal of environ-

mental management, 182, 214-229.

12. Kaplan, S. E., & Wisner, P. S.

(2009). The judgmental effects of manage-

ment communications and a fifth balanced

scorecard category on performance evalu-

ation. Behavioral Research in Accounting,

21(2), 37-56.

13. Krstić, B., Sekulić, V., & Ivanović, V.

(2014). How to apply the Sustainability Bal-

anced Scorecard concept. Economic

Themes, 52(1), 65-80.

14. Möller, A., & Schaltegger, S. (2005).

The sustainability balanced scorecard as a

framework for eco-efficiency analysis. Jour-

nal of Industrial Ecology, 9(4), 73-83.

15. Rabbani, A., Zamani, M., Yazdani-

Chamzini, A., & Zavadskas, E. K. (2014).

Proposing a new integrated model based on

sustainability balanced scorecard (SBSC)

and MCDM approaches by using linguistic

variables for the performance evaluation of

oil producing companies. Expert Systems

with Applications, 41(16), 7316-7327.

16. Schaltegger, S., & Wagner, M.

(2006). Integrative management of sustain-

ability performance, measurement and re-

porting. International Journal of Accounting,

Auditing and Performance Evaluation, 3(1),

1-19.

17. Wu, J., & Haasis, H. D. (2011,

March). Knowledge management-enabled

application of the sustainability balanced

scorecard. In 2011 Asia-Pacific Power and

Energy Engineering Conference (pp. 1-4).

IEEE.