KY YEU MACMADIA Combined -...

180
HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN KỶ YẾU BAN CHỈ ĐẠO TÂY NGUYÊN BAN KINH TẾ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG TỈNH ỦY - UBND TỈNH LÂM ĐỒNG

Transcript of KY YEU MACMADIA Combined -...

Page 1: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

KỶ YẾU

BAN CHỈ ĐẠO TÂY NGUYÊN

BAN KINH TẾ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG

TỈNH ỦY - UBND TỈNH LÂM ĐỒNG

Page 2: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

Mắc ca - “cây tỷ đô” đầy triển vọng của Việt Nam - mới được đưa vào trồng thử nghiệm chính thức trong nước hơn một thập kỷ nay. Thế nhưng cũng có những ngoại lệ. Nhiều người đã bất ngờ khi phát hiện một cây mắc ca đại thụ khoảng 50 - 60 tuổi (ảnh) trong khuôn viên dãy biệt thự Cadasa resort trên đường Trần Hưng Đạo, Thành phố Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng. Một thông tin cho thấy sức sống của mắc ca trên mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ.

Ảnh: Báo Lao Động

Page 3: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào
Page 4: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

1. Mắc ca và cơ hội của Việt Nam2. 10 yếu tố để Việt Nam trở thành cường quốc mắc ca3. Triển vọng phát triển cây mắc ca của vùng Tây Nguyên

Vụ nông nghiệp - nông thôn, Ban Kinh tế Trung ương

4. Phát triển mắc ca tại Việt Nam: Làm sao tránh “xuất khẩu nhiều, giá trị ít”?Ông Dương Công MinhChủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Him LamChủ tịch HĐQT Ngân hàng Bưu điện Liên Việt

5. Vốn ngân hàng biến Tây Nguyên thành thủ đô mắc ca Đông Nam ÁTS. Nguyễn Đức HưởngPhó Chủ tịch Thường trực HĐQT Ngân hàng Bưu điện Liên Việt

6. Giải pháp tín dụng cho chuyển đổi cơ cấu và nâng cao giá trị cây công nghiệp tại Tây NguyênÔng Nguyễn Tiến ĐôngVụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế - NHNN Việt Nam

7. Mắc ca và cơ hội tái cơ cấu nông nghiệp Tây NguyênGS. Hoàng Hòe Nguyên Viện trưởng Viện Điều tra Quy hoạch rừngChủ nhiệm Dự án mắc ca trong chương trình hợp tác Nhà nước Việt - Úc

8. “Cuộc cách mạng” mắc ca đã đến lúc chín muồi?GS. Nguyễn Lân HùngTổng thư ký hội các ngành sinh học Việt Nam

9. Tại sao chọn cây mắc ca?TS. Nguyễn Trí NgọcNguyên Cục trưởng Cục trồng trọt Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển công nghệ nông lâm nghiệp Thành Tây

10. Cây mắc ca, tiềm năng và triển vọng phát triển tại Tây NguyênTS. Lê Ngọc Báu (Viện trưởng) - Th.S Đặng Đình Đức PhongViện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên

11. Phát triển mắc ca tại Tây Nguyên và 4 vấn đề lớn cần quan tâmGS. TS Trần Thọ Đạt (Hiệu trưởng) - PGS. TS Phạm Văn KhôiTrường Đại học Kinh tế Quốc dân

12. “Mắc ca, niềm hy vọng “tỷ đô” cho bà con Tây Nguyên”Ông Nguyễn Trúc Bồng SơnGiám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng

13. Triển vọng mắc ca ở Măng đenTS. Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch UBND tỉnh Kon TumTS. Nguyễn Hữu Tháp, Chủ tịch UBND huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum

14. Để mắc ca có thể phát triển bền vữngTS. Võ Trí ThànhViện phó Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM)

15. Bài toán vốn ngân hàng cho cây mắc ca tại Tây NguyênTS. Vũ Đình ÁnhChuyên gia Tài chính

16. Làm giàu từ mắc ca: Tây Nguyên đang khát vốn Nhà báo Nguyễn Thanh HuyềnThời báo Ngân hàng

17. Thách thức và rủi ro phát triển mắc ca ở Việt NamÔng Phạm Hải ÂuPhó Tổng Giám đốc Ngân hàng Bưu điện Liên Việt

18. Bảo hiểm cho mắc ca Ông Nguyễn Hữu NghĩaPhó Giám đốc Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bảo Minh - Chi nhánh Chợ Lớn

MỤC LỤC

124

9

13

32

35

39

43

51

59

63

67

71

74

78

82

87

Page 5: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

19. Phát triển gói sản phẩm ngân hàng dành cho mắc caNhóm tác giả trường Đại học Kinh tế Quốc dân

20. Trồng mắc ca ở Nam Phi và bài học cho Việt NamÔng Huỳnh Ngọc HuyTổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Liên Việt

21. Cần chú ý sản xuất và chế biến mắc ca theo tiêu chuẩn hữu cơ Việt NamTS. Hà Phúc MịchChủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam

22. Hiện trạng và định hướng sản xuất mắc ca tại Lâm ĐồngÔng Lê Văn MinhGiám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng

23. Phát triển cây mắc ca cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Tuy ĐứcÔng Đoàn Lê AnhTrưởng phòng Dân tộc huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông

24. Chiến lược phát triển cây mắc ca cho Lâm Đồng và Tây Nguyên của Công ty Cổ phần Him LamÔng Lê Văn LiềnGiám đốc Dự án Mắc ca Lâm Đồng - Công ty CP Him Lam

25. Công nghệ thu hoạch, tách vỏ, bảo quản, sơ chế và chế biến mắc caÔng Lê Tùng AnhGiám đốc Dự án Mắc ca Điện Biên - Công ty IDT Group

26. 8 tiêu chí đánh giá chất lượng cây giống mắc caÔng Hoàng TùngChủ tịch HĐQT - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Vinamacca

27. Trồng mắc ca cùng với kiều mạch theo phương pháp hữu cơ và tái sinhTakao OguraChủ tịch Ogura Flour Milling Corporation

28. Trồng cây mắc ca, một vài kinh nghiệm thực tiễnKỹ sư Nguyễn Hữu HiềnChủ Cơ sở giống cây trồng Anh Quân

29. Chuyện Tây Nguyên trồng mắc ca: Nông dân tự bạchÔng Đinh Mạnh Đại, Bà Kim Thị ĐịnhĐại diện hộ nông dân tỉnh Đắk Lắk

30. Truyền thông xây dựng và phát triển thương hiệu cây mắc ca Việt Nam: Cần đi trước một bướcPGS, TS. Đỗ Chí NghĩaTrưởng khoa Quan hệ Công chúng và Quảng cáo, Học viện Báo chí và Tuyên truyền

31. Xây dựng thương hiệu cho mắc ca tại Việt Nam: Để tránh những vết xe đổÔng Khương Việt HưngPhòng Quan hệ Công chúng, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt

32. Mắc ca có thể thành cây nông nghiệp dẫn đầu ở Việt Nam, vì sao?Nhà báo Đặng Đức HàoGiám đốc truyền thông IDT International

33. Mắc ca và giới trẻ Việt: Vừa “cây tỷ đô”, vừa “cây triệu người”Ông Trần Quang TháiPhòng Quan hệ Công chúng, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt

34. Mắc ca, nhìn từ triển vọng hợp tác nông nghiệp Việt - NhậtKondo NoburuTổng Giám đốc Brain Works Group

35. Trung Quốc với tham vọng trở thành cường quốc mắc caÔng Khương Việt Hưng sưu tầm và biên dịch

36. Chuyện “3P” của công nghiệp mắc ca ÚcBà Nguyễn Phương Liên sưu tầm và biên dịch

37. Danh sách và đặc trưng các giống mắc ca đã có tại Việt NamNguồn: Vinamacca

38. Những giá trị dinh dưỡng nổi bật của nhân mắc ca39. Các sản phẩm được làm từ mắc ca40. Phụ lục 1: Một số hỏi/đáp về mắc ca41. Phụ lục 2: Kiến nghị, đề xuất

89

97

105

107

112

114

117

122

124

126

128

131

135

138

141

145

148

150

153

157160164169

Page 6: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

4KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

1

Page 7: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

4KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

1

Nhân hạt mắc ca dùng trong chế biến bơ, làm bánh kẹo, kem…

Vỏ của quả mắc ca được dùng làm chất đốt, phân bón, chất bồi…

Dầu chiết xuất từ nhân hạt mắc ca được dùng trong nhiều ngành công nghiệp, làm thức ăn chăn nuôi và dầu ăn…

Đối tượng sử dụng mắc ca rất rộng lớn, bao gồm mọi tuổi tác, giới tính, sắc tộc, truyền thống ẩm thực, sức khỏe…

Hiện sản lượng mắc ca trên toàn thế giới chỉ đáp ứng được 25% nhu cầu trong khi tốc độ tăng trưởng của thị trường bình quân khoảng 15%/năm. Nguồn cung hạt mắc ca được dự báo phải mất hàng chục năm nữa mới đuổi kịp cầu.

Giá cả mắc ca trên thị trường thế giới vì vậy vẫn không ngừng tăng, và là một trong những mặt hàng nông sản đắt giá nhất.

Không chỉ có giá trị cao, kỹ thuật trồng mắc ca cũng đơn giản. Cây có tính chịu đựng rất tốt, vừa không có sâu, bệnh hại, lại có thể chịu hạn, sương muối, giá rét,...

Xét về giá trị kinh tế, hiện không có nhiều loại cây đủ sức cạnh tranh với mắc ca.

Trong khi đó, nhiều chuyên gia đánh giá khí hậu cũng như thổ nhưỡng - hai yếu tố quyết định đối với sự phát triển của cây mắc ca tại khu vực Tây Nguyên (Việt Nam) rất phù hợp với loại cây này. Hơn một thập kỷ trước, nhiều hộ nông dân và doanh nghiệp tại Tây Nguyên đã bắt đầu trồng thử và ghi nhận kết quả tốt.

Vậy, Việt Nam đã và đang nắm bắt cơ hội từ mắc ca như thế nào? Cuốn sách bạn đang cầm trên tay hy vọng sẽ phần nào giúp bạn có câu trả lời.

“Nữ hoàng của các loại hạt”, “cây tỷ đô”… Đó là những cụm từ thường được dùng để nói về cây

mắc ca (Macadamia), hiện là một trong những cây trồng có giá trị kinh tế cao trên thế giới.

MẮC CAVÀ CƠ HỘI CỦA VIỆT NAM

Page 8: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

2KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

3

Thứ nhất: Cây mắc ca đang được Nhà nước và Chính phủ đặc biệt quan tâm.

Nghị định 210/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định các dự án trồng cây mắc ca có quy mô từ 50 ha trở lên được ngân sách Nhà nước hỗ trợ 15 triệu đồng/ha để xây dựng đồng ruộng, cây giống. Hỗ trợ xây dựng cơ sở sản xuất giống cây mắc ca quy mô 500.000 cây giống/năm trở lên, mức hỗ trợ tối đa 70% chi phí đầu tư/cơ sở đã có hiệu lực từ năm 2014.

Và mới đây, Thông tư 05/2014/TT-BKHĐT hướng dẫn nghị định nói trên vừa được ban hành đã mở thêm một cánh cửa cơ hội cho cây mắc ca ở Việt Nam.

Thứ hai: Sau 10 năm nghiên cứu, thử nghiệm trên hàng loạt các vùng địa lý và khí hậu của Việt Nam, đã xác định được Tây Bắc và Tây Nguyên là hai vùng khí hậu đặc biệt thuận lợi cho cây mắc ca sinh trưởng và cho năng suất cao. Hai vùng khí hậu này có thời tiết lạnh về mùa xuân (14°C - 17°C) là điều kiện cần để cây ra hoa và không có mưa phùn là điều kiện để hoa thụ phấn và kết quả.

Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào trên thế giới có được, do đó có thể được coi là điều kiện đặc hữu của Việt Nam để phát triển loại cây này. Đây cũng là lý do nhu cầu mắc ca trên thế giới rất cao nhưng khả năng đáp ứng hiện lại rất thấp. Tận dụng thế mạnh này có thể mở ra cơ hội vô cùng lớn cho nông nghiệp Việt Nam.

Thứ ba: Kể từ khi người Pháp đưa cà phê và cao su vào Việt Nam, hai loại cây này đều mất tới hơn 100 năm để đạt được ngưỡng kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD. Tuy nhiên với thực tế hiện nay, có thể chỉ cần 10 – 20 năm để đạt được kim ngạch 1 tỷ USD từ mắc ca.

Thứ tư: Nhu cầu thế giới hiện gấp 4 lần tổng sản lượng, diện tích đất và khí hậu phù hợp với mắc ca rất hiếm do đó đây là lĩnh vực không thể bão hòa. Nếu tăng diện tích, tăng năng suất mắc ca thì đây sẽ là mũi nhọn đột phá và giúp Việt Nam quy hoạch lại bản đồ chiến lược nông nghiệp.

Thứ năm: Với 100.000 ha mắc ca có thể giúp 200.000 hộ nông dân trở nên giàu có nhờ loại cây này. 100.000 ha mắc ca cũng có thể tạo ra hàng vạn công ăn việc làm cho lao động của

10 yếu tố để Việt Nam trở thành cường quốc mắc ca

Page 9: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

2KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

3

cho ngành chế biến và thương mại. Loại cây này còn có thể thay đổi tỷ trọng GDP cũng như rút ngắn chênh lệch thu nhập và mức sống giữa nông thôn, miền núi và thành thị.

Mắc ca cũng giúp tăng kim ngạch cho xuất khẩu, giúp cân bằng cán cân thương mại quốc tế, giúp nông sản Việt Nam khắc phục tình trạng khối lượng nhiều nhưng giá trị thấp.

Thứ sáu: Sau hơn 10 năm và nghiên cứu thực tế ở các quốc gia đã phát triển cây mắc ca, chưa phát hiện ra sâu, bệnh đối với loại cây này. Bản thân mắc ca là loại cây lâu năm, có thể cho thu hoạch tới 100 năm, thân gỗ của mắc ca còn có thể dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ.

Thứ bảy: Trong 3 - 4 năm đầu khi mắc ca chưa có quả, có thể xen canh các loại cây như cà phê để đảm bảo thu nhập cho nông dân. Như vậy, việc phát triển cây này ưu việt hơn nhiều loại cây hiện nay, bởi người nông dân vẫn có thu nhập ổn định từ các loại cây xen canh.

Thứ tám: Phát triển cây mắc ca sẽ kích hoạt hàng loạt các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và thương mại như: Ngành cung cấp giống cây mắc ca, Ngành chế tạo máy và các ngành liên quan khác…. Mà trong đó, chúng ta chỉ cần phát triển một ngành thì có thể kéo theo sự phát triển của các ngành liên quan, từ đó tạo thêm công ăn việc làm và các giá trị gia tăng cho xã hội, cho doanh nghiệp,…

Thứ chín: Mắc ca giúp thúc đẩy thị trường ẩm thực vốn rất đa dạng và phong phú về nhu cầu, đồng thời hỗ trợ chăm sóc sức khỏe bởi các tác dụng đặc biệt của nhân mắc ca với các “căn bệnh thế kỷ” như tim mạch, tiểu đường...

Thứ mười: Một số ngân hàng đã và đang triển khai các chương trình tín dụng cho mắc ca, điển hình là gói hỗ trợ 10.000 tỷ đồng do Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) thực hiện.

Dù thị trường mắc ca Việt Nam chỉ mới đang trong giai đoạn đầu phát triển nhưng với những giá trị vượt trội mà cây mắc ca mang lại cộng với điều kiện khí hậu thuận lợi và quỹ đất hơn 1 triệu ha rất phù hợp, việc biến mắc ca trở thành cây nông nghiệp dẫn đầu ở Việt Nam sẽ không còn là tương lai quá xa vời.

Page 10: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

4KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

5

Sau 10 năm nghiên cứu, thử nghiệm, vùng Tây Bắc và Tây Nguyên có điều kiện khí hậu phù hợp với cây mắc ca sinh trưởng, cho năng suất rất cao. Nhu cầu thế giới hiện gấp 4 lần tổng sản lượng sản xuất. Diện tích đất và vùng khí hậu phù hợp với mắc ca rất hiếm, do đó đây là ngành hàng có nhu cầu, thị trường lớn.

Mắc ca là cây trồng hội tụ đầy đủ các yếu tố để mở ra tương lai phát triển, đặc biệt trong bối cảnh toàn ngành nông nghiệp đang thực hiện đề án tái cơ cấu, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Để cây mắc ca trở thành một cây trồng chủ lực của Tây Nguyên, phải có sự đột phá trong cơ chế chính sách về đất đai, tín dụng và đầu tư khoa học.

TỔNG QUAN VỀ MẮC CA

a. Đặc điểm hình thái và sinh vật học của cây mắc ca

Cây Maccadamia (có tên gọi là mắc ca khi đưa vào Việt Nam), là một cây có giá trị kinh tế cao, thuộc chi Maccadamia họ Chẹo thui (Proteaceae). Đây là loài cây thân gỗ thường xanh, cao đến 15m - 18m, lá mọc vòng mỗi cụm 3 lá, xanh thẫm và bóng, thuôn hình mác ngược, dài 10cm - 30cm, mép lá liền hoặc có răng cưa, rễ chùm, hoa có màu trắng sữa hoặc đỏ tùy từng giống khác nhau, quả thuộc nhóm quả hạch, tròn có vỏ cứng, tỷ lệ nhân 30% - 50%.

Mắc ca là loài cây thân gỗ nên việc phát triển cành là một đặc điểm chung của các loài cây gỗ. Trong một năm, cành mắc ca có 3 hoặc 4 lần ra lộc, bình quân mỗi lần ra lộc kể từ khi ra chồi đến khi thành thục cần 40 ngày. Cành của mắc ca dài trung bình từ 30cm - 50cm, có 7 - 10 mắt. Với cây mắc ca đã cho quả, phần lớn cành có quả là những cành thành thục có tuổi 1,5 - 3 năm và phát triển từ khuôn trong của tán. Như vậy, khác với nhiều loài cây ăn quả khác như nhãn, vải, xoài…cây mắc ca ra quả bên trong tán cây chứ không mọc ở đầu cành.

Hoa của mắc ca có dạng hoa tự đuôi sóc phát dục qua 3 thời kỳ: thời kỳ hình thành mầm hoa, thời kỳ vươn dài của hoa và thời kỳ nở hoa. Sau khi phân hóa mầm hoa đến khi mầm hoa lớn tới mức mắt thường nhìn thấy được, tùy từng vùng khác nhau thời kỳ này biến động từ 50 - 96 ngày. Thời điểm nở hoa sau khi phân hóa mầm hoa thường là 136 - 153 ngày. Số lượng hoa trên một cây đã thành thục (7 tuổi) khoảng 3 triệu hoa nhưng tỷ lệ đậu quả của mắc ca rất thấp chỉ đạt khoảng 0,3% - 0,4%.

b. Yêu cầu của cây mắc ca đối với môi trường sinh thái

Vùng sinh thái phù hợp để trồng mắc ca rất hạn hẹp. Yêu cầu về môi trường sinh thái như: nhiệt độ không khí, lượng mưa, gió, thổ nhưỡng rất khắt khe.

Nhiệt độ và độ ẩm không khí: Đây là 2 yếu tố đầu tiên quyết định đến việc cây mắc ca có thể ra hoa, kết quả được hay không tại một vùng cụ thể nào đó và cũng chính là nguyên nhân chủ yếu hạn chế việc mở rộng khu vực trồng trên thế giới. Mắc ca là loài cây ăn quả á nhiệt đới, việc phân hóa mầm hoa đòi hỏi sự kích thích của nhiệt độ thấp. Trong thời kỳ này cần điều kiện nhiệt độ tối ưu là dưới 170C kéo dài 4 - 5 tuần, nếu nhiệt độ cao hơn 170C thì ra hoa ít, trên 200C ra hoa rất ít và trên 250C không ra hoa. Ngoài thời kỳ ra hoa, đậu quả ra, còn lại chế độ nhiệt lý tưởng để mắc ca sinh trưởng là nhiệt độ bình quân năm 220C - 230C, nhiệt độ bình quân mùa hè khoảng 250C, cao nhất không quá 380C. Mắc ca có sức chịu rét tốt, có thể chịu được nhiệt độ thấp tới -50C trong thời gian ngắn và có thể chịu được sương giá khoảng 20 ngày.

Triển vọng phát triển cây mắc ca tại Tây Nguyên

Vụ Nông nghiệp - Nông thôn, Ban Kinh tế Trung ương

Page 11: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

4KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

5

Mắc ca rất nhạy cảm với độ ẩm không khí vào thời kỳ ra hoa, đậu quả. Nếu ra hoa gặp độ ẩm không khí cao, hoa sẽ rụng rất nhiều. Vì vậy ở những vùng có mưa phùn kéo dài nhiều ngày từ tháng 2 đến tháng 4 sẽ không mong có được năng suất quả cao, thậm chí hoa bị rụng hoàn toàn vào những năm ẩm ướt nhiều trong vụ xuân.

Lượng mưa và gió: cây mắc ca cần lượng mưa hàng năm trên 1200mm, tốt nhất là phân bố đều trong năm. Tuy nhiên, cây mắc ca cũng có thể chịu hạn ở mức độ nhất định ngoài thời kỳ ra hoa, đậu quả. Cây mắc ca có hệ rễ cọc kém phát triển, rễ chùm lớn, phạm vi phân bố rễ chỉ cách mặt đất khoảng 70cm trở lại. Có tới 70% bộ rễ phân bố tập trung ở tầng đất từ 0 – 30 cm, nên cây mắc ca chống chịu gió lớn và bão rất kém, thường gẫy đổ hoặc rụng hoa quả nhiều. Vì vậy không nên trồng mắc ca ở vùng ven biển. Trong thời kỳ quả phát dục ban đầu, nếu có gió khô, nóng xuất hiện càng làm rụng quả nhiều.

Điều kiện đất đai và dinh dưỡng: mắc ca không kén đất, cây có thể sống được trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên là loài cây ăn quả nên để có năng suất và chất lượng quả cao, tốt nhất là đất có tầng canh tác dày, thoát nước tốt, giàu chất hữu cơ. Tầng đất màu phải đạt 0,5m – 1m, tơi xốp, không đọng nước, độ pH từ 5 – 5,5. Trên đất nhiễm mặn, đất phèn, úng nước mắc ca khó phát triển.

c. Giá trị dinh dưỡng và sinh thái của cây mắc ca

Mắc ca được đánh giá là sản phẩm có thể sử dụng đa dạng, rộng rãi trong ngành công nghệ thực phẩm như: làm dầu ăn, dầu salat, dầu dưỡng da, dầu dược liệu, mỹ phẩm, ăn tươi hoặc ở dạng hạt sấy; rang với muối hoặc đường, mật ong hoặc các loại gia vị khác; làm nhân sôcôla, bánh, kẹo, kem ăn, nước uống...; Hàm lượng protein trong nhân có tới 9,2% gồm 20 loại axit amin, trong đó có 8 loại cho cơ thể con người không tự tổng hợp được. Ngoài ra trong nhân mắc ca còn chứa nhiều loại Vitamin và các chất vi lượng khác rất cần thiết cho cơ thể người. Vì vậy hạt mắc ca rất bổ dưỡng, cung cấp đầy đủ các chất thiết yếu hàng ngày trong khẩu phần dinh dưỡng cho con người, sử dụng làm thực phẩm chức năng cho bệnh tim mạch; Ngoài ra, phụ phẩm của quả mắc ca có nhiều công dụng, trong vỏ quả chứa 14% tanin dùng để thuộc da, 8% - 10% protit có thể nghiền trộn làm nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi, vỏ hạt có thể dùng làm than hoạt tính, làm chất đốt, làm phân bón và nghiền vụn dùng làm giá thể để ươm cây giống... Gỗ mắc ca có vân thớ đẹp, khi thanh lí vườn sử dụng rất tốt trong ngành chế biến gỗ.

Cây mắc ca là loài cây thân gỗ, có tuổi thọ trên 100 tuổi, tuổi thọ kinh tế cũng đạt 40 – 60 năm, có chiều cao đạt tới 20m, tán lá rộng 15m, lá rậm thường xanh không rụng theo mùa nên cũng được coi là cây lâm nghiệp có tác dụng chống xói mòn, bảo vệ đất, góp phần vào việc giảm thiểu phát thải CO2 chống biến đổi khí hậu.

d. Nhu cầu và triển vọng thị trường của mắc ca

Dư địa thị trường mắc ca thế giới còn vô cùng lớn, bởi lịch sử thị trường mắc ca mới chỉ hình thành khoảng 20 năm gần đây. Nếu Việt Nam gia nhập thị trường mắc ca thế giới, sẽ không vấp phải sự cạnh tranh lớn do hiện chưa có nhiều quốc gia thật sự là “cường quốc” sừng sỏ trong ngành mắc ca.

Nhu cầu mắc ca thế giới hiện gấp 4 lần tổng sản lượng. Dự báo thị trường toàn thế giới đến năm 2020 cần khoảng 220 nghìn tấn nhân (tương đương 650 nghìn tấn hạt). So với nhu cầu thì nguồn cung cấp đến năm 2020 dự tính mới chỉ đáp ứng khoảng 25% - 30% lượng cầu. Hiện ngoài các thị trường đã sử dụng nhiều mắc ca gồm các quốc gia là Mỹ (52%), Úc (13%), Châu Âu (20%), Châu Á (15%), thì các thị trường tiềm năng còn tới 22 quốc gia và vùng lãnh thổ khác, nhất là Trung Quốc, Trung Đông...

Diện tích đất và vùng khí hậu phù hợp với mắc ca rất hiếm, do đó đây là lĩnh vực không thể bão hòa. Nếu tăng diện tích, tăng năng suất, mắc ca sẽ là mũi nhọn đột phá và giúp Việt Nam quy hoạch lại bản đồ chiến lược nông nghiệp. Với 100 nghìn ha mắc ca, có thể giúp 200 nghìn hộ nông dân trở thành giàu có, 100 nghìn ha cũng có thể tạo ra hàng vạn lao động cho ngành chế biến và thương mại.

Page 12: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

6KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

7

TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

Tây Nguyên bao gồm 5 đơn vị hành chính tỉnh: Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng với tổng diện tích tự nhiên 5.464.106 ha, chiếm16,5% diện tích tự nhiên toàn quốc, dân số đến 1/4/2012 là 5.338.434 người, trong đó ở nông thôn là 3.783.992 người. Đây là vùng có sự nổi bật về sự đa dạng các kiểu địa hình, đặc biệt là quỹ đất đỏ Ba zan (Fk) màu mỡ, độ sâu tầng đất lớn, hàm lượng mùn cao, rất phù hợp với phát triển các loài cây nông, lâm, công nghiệp và cây mắc ca.

Khí hậu Tây Nguyên gồm nhiều tiểu vùng, nhưng phổ biến là khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên và được chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, trong đó tháng 3 và tháng 4 là hai tháng nóng và khô nhất. Nhiệt độ vùng này tương đối ổn định giữa các mùa trong năm, trung bình năm từ 210C - 240C, các tháng lạnh tập trung vào các tháng 1 và tháng 12 (180C - 220C), biên độ nhiệt ngày đêm 70C - 100C. Nhiệt độ trung bình tối cao 280C - 300C, nhiệt độ trung bình tối thấp 150C – 200C. Đây là vùng có thời lượng chiếu sáng mặt trời tương đối cao, tổng số giờ nắng trong năm khoảng 2000 – 2300 giờ, sự phân bố của các giờ nắng trong các tháng cũng tương đối đồng đều. Lượng bức xạ mặt trời đạt trung bình khoảng 8000 kilo calo/năm.

Mô hình phát triển kinh tế của 5 tỉnh vùng Tây Nguyên tương đối giống nhau, trong khi chưa có thể chế liên kết vùng và phân công giữa các tỉnh trong phát triển kinh tế; mô hình phát triển theo chiều rộng, chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên, lao động rẻ, xuất khẩu thô, và theo đó, thiếu hiệu quả và kém bền vững. Nhiều sản phẩm chủ lực như cà phê, chè, tiêu,… chưa có liên kết theo chuỗi giá trị, chuỗi sản phẩm (giữa các địa phương, giữa các doanh nghiệp, giữa các thành phần kinh tế, hộ gia đình); hiện nay diện tích cũng như tiềm năng kinh tế của các cây công nghiệp chủ lực như cà phê, cao su của vùng Tây Nguyên đều phát triển đạt ngưỡng, do đó để mở rộng diện tích, tăng giá trị kinh tế là vô cùng khó khăn.

Hiện nay, trong số hơn 450 nghìn ha cà phê của Tây Nguyên, hiện có khoảng 100 nghìn ha bị già cỗi (hơn 20 năm tuổi), năng suất dưới 1,5 tấn/ha, không có khả năng phục hồi hay ghép cải tạo. Dự tính đến năm 2020, hơn 70% diện tích cà phê ở khu vực này sẽ lâm vào tình trạng tương tự, đòi hỏi phải nhổ bỏ để trồng lại. Một số diện tích trồng cà phê kém hiệu quả có thể chuyển sang trồng cây mắc ca.

Từ các nhóm yếu tố về đất đai, độ dốc, lượng mưa, nhiệt độ, ánh sáng, sự chênh lệch nhiệt độ ngày đêm... có thể nói dư địa cho cây mắc ca ở Tây Nguyên còn vô cùng lớn. Riêng diện tích rất thích hợp ở Tây Nguyên đã lên tới gần 340 nghìn ha, xấp xỉ với tổng diện tích cà phê ở vùng này hiện nay. Đặc biệt mắc ca còn dư địa lớn trên đất xấu, cằn cỗi chưa sử dụng (tại Kon Tum còn trên 1.000 ha), đây là lợi thế mà cây cà phê và nhiều cây trồng khác không đáp ứng được. Ngoài ra có thể triển khai trồng phân tán và trồng xen trên diện tích trồng cà phê hiện có.

KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT

Chính sách đất đai

Trên cơ sở quy hoạch định hướng phát triển cây mắc ca vùng Tây Bắc và Tây Nguyên, đặc biệt là phân vùng thích nghi phát triển cây mắc ca vùng Tây Bắc và Tây Nguyên, các địa phương thực hiện công tác lập dự án đầu tư phát triển cây mắc ca toàn tỉnh hoặc từng vùng gắn với công tác chế biến làm cơ sở đầu tư sản xuất kinh doanh.

Tiếp tục thực hiện triệt để việc sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp nhà nước; giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp gắn với giao rừng đến các tổ chức, hộ gia đình. Đặc biệt là đất lâm nghiệp do UBND xã quản lý chưa giao cho chủ cụ thể để giao cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh.

Trước mắt ưu tiên thực hiện công tác giao đất tại các vùng thích hợp, rất thích hợp để có cơ sở đầu tư sản xuất mắc ca và có cơ sở pháp lý để vay vốn sản xuất.

Page 13: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

6KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

7

Chính sách tín dụng

Vốn đầu tư ban đầu cho mắc ca khá tốn kém, chu kỳ dài. Đầu tư lũy kế cho 1 ha mắc ca trong 6 năm đầu hết khoảng gần 3.500 USD, nhưng bắt đầu từ năm thứ 7 có thể thu lợi được gần 900 USD/ha/năm và tăng dần ở các năm sau.

Điều này cho thấy, chính sách đầu tư vốn vay cho mắc ca phải có sự ưu đãi vay dài hạn. Cần có chính sách hỗ trợ lãi suất vốn vay lồng ghép theo các Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) để phát triển mắc ca, đặc biệt ở vùng dân tộc khó khăn thuộc Chương trình 30A. Chính sách về hỗ trợ công tác khuyến nông, khuyến lâm trong những năm đầu, chính sách hỗ trợ cây giống ban đầu cho các vùng đồng bào dân tộc nghèo, biên giới...

Đặc biệt, chính sách tín dụng đầu tư cho mắc ca phải là dành cho cây đa tác dụng, cây lâm nghiệp tạo môi trường sinh thái như trồng rừng.

Thương mại và xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm

Nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm, đa dạng sản phẩm sau chế biến, sản phẩm phải đáp ứng được yêu cầu về chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản... để sản phẩm dễ dàng tiêu thụ ở thị trường nội địa và thâm nhập thị trường quốc tế.

Đẩy mạnh tiếp thị, quảng cáo, thiết lập mạng lưới thu mua hàng hóa, phân phối và bán sản phẩm ở trong nước và quốc tế. Tăng cường liên doanh với các đối tác đã có kinh nghiệm sản xuất, phân phối, tiêu thụ sản phẩm (đầu tư, bảo hộ, bao tiêu sản phẩm,...) giữa các cơ sở chế biến với người dân trồng cây mắc ca.

Xây dựng chính sách khuyến mại, nhằm khuyến khích xuất khẩu như ưu đãi về vốn, thuế và các điều kiện phục vụ hoạt động kinh doanh. Thành lập quỹ cho hoạt động xúc tiến thương mại nhằm hỗ trợ các đơn vị tham gia sản xuất - xuất khẩu.

Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa các khâu trong quá trình sản xuất ngay từ khi cung ứng nguyên liệu, vật tư, giống, kỹ thuật, tổ chức sản xuất cho đến tiêu thụ sản phẩm. Hệ thống dịch vụ cần được sắp xếp, tổ chức, quản lý và phát triển theo hướng gắn kết chặt chẽ với người sản xuất, hình thành đại lý cung ứng vật tư nguyên liệu, thiết bị kỹ thuật, mua và tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là đối với sản phẩm xuất khẩu. Thực hiện bảo hiểm nông nghiệp đối với công tác phát triển cây mắc ca, phòng tránh rủi ro do thiên tai và biến động của thị trường.

Giải pháp khoa học công nghệ

Ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong việc chọn giống, tạo giống có năng suất cao, phù hợp với điều kiện từng vùng sinh thái. Thực hiện thâm canh trình độ cao, sử dụng tổng hợp cây mắc ca.

Nghiên cứu, chuyển giao các phương thức hỗn giao các dòng giống mắc ca trên một vườn, nghiên cứu mô hình kinh doanh tổng hợp tạo vùng nguyên liệu có chất lượng tốt, năng suất cao, hiệu quả tổng hợp.

Đẩy mạnh công tác nghiên cứu bảo quản giảm thiểu tổn thất sau thu hoạch cho sản phẩm như các phương pháp bảo quản, phơi khô, sấy khô, lưu trữ kho. Lựa chọn các dây chuyền công nghệ tiên tiến trong chế biến, sản xuất sản phẩm mắc ca, đón đầu công nghệ tiến tiến.

Tạo ra sản phẩm chất lượng tốt, giá cạnh tranh, tiết kiệm nguyên liệu và giảm đến mức thấp nhất nguy cơ về ô nhiễm môi trường.

Nghiên cứu, chuyển giao các phương thức sử dụng các sản phẩm phụ như vỏ quả, vỏ hạt, gỗ cây mắc ca và các mô hình sản xuất kết hợp vật nuôi, cây trồng và các vai trò khác của cây

Page 14: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

8KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

9

mắc ca như vai trò phòng hộ, cải tạo đất, lượng tồn trữ các bon và cảnh quan môi trường.

Liên kết sản xuất, gắn kết chặt chẽ giữa nhà nông, doanh nghiệp, các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp trong nghiên cứu, áp dụng khoa học, sản xuất và thị trường để người nông dân nhận được sự hỗ trợ về các chính sách ưu đãi, thuận tiện trong giao dịch và dịch vụ khoa học tốt nhất.

Phát triển mắc ca tại Việt Nam: Làm sao tránh “xuất khẩu nhiều, giá trị ít”?

Page 15: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

8KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

9

Phát triển mắc ca tại Việt Nam: Làm sao tránh “xuất khẩu nhiều, giá trị ít”?

Ông Dương Công MinhChủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Him Lam

Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Bưu điện Liên Việt

Sau hơn 20 năm cây mắc ca được đưa vào trồng trong nước, đến thời điểm này, có thể nói Việt Nam bắt đầu manh nha hình thành một ngành kinh tế mắc ca.

Việc áp dụng mô hình phân tích PEST đã đi đến kết luận, chỉ có công nghệ tiên tiến mới là chìa khóa cho chiến lược phát triển cây mắc ca tại Việt Nam.

Vì sao lại nói như vậy?

Có nhiều điều kiện “cần”, nhưng chưa đủ

Mô hình PEST phân tích 4 nhóm nhân tố: P (Politics) - Chính trị, E (Economics) - Kinh tế, S (Social) - Xã hội và T (Technology) - Công nghệ, tập hợp thành hệ thống các nhân tố của môi trường kinh tế ngành. Mô hình này rất có ích trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh cũng như chiến lược tiếp thị để xây dựng chuỗi cung ứng cho một ngành kinh tế.

Với trường hợp ngành kinh tế mắc ca đặt trong tổng thể ngành nông nghiệp Việt Nam, các nghiên cứu cho tới nay đã chỉ ra một phần của hệ thống nhân tố này.

Các nhân tố chính trị (P):

- Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã có rất nhiều quyết sách, chính sách phát triển “Tam nông” với định hướng nông nghiệp vẫn là nhân tố quan trọng trong sự phát triển bền vững của đất nước. Trong đó, một phần khung chính sách ưu tiên cho phát triển cây mắc ca cũng đã hình thành.

- Quan hệ giữa Việt Nam và Úc, nơi xuất xứ và xuất khẩu nằm trong nhóm đầu thế giới, đặc biệt là quan hệ tốt đẹp trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp, là sự thuận lợi cho việc phát triển mắc ca Việt Nam theo kịp thế giới.

- Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng với kinh tế thế giới là cơ hội để mắc ca dễ dàng và nhanh chóng thâm nhập vào thị trường thế giới. Mặt khác, mắc ca Việt Nam cũng sẽ phải chịu sự canh tranh với các sản phẩm mắc ca nước ngoài ngay tại thị trường nội địa.

Các nhân tố kinh tế (E):

- Ngành mắc ca Việt Nam đi sau nhiều nước khác, chưa tích lũy được nhiều kinh nghiệm tự thân nhưng mặt khác lại có cơ hội học hỏi từ các trường hợp thành công và thất bại đi trước.

- Mắc ca là sản phẩm có triển vọng tiêu thụ tốt do cầu lớn hơn 4 lần cung.

- Xu hướng tiêu dùng các loại quả hạt giàu giá trị dinh dưỡng nói chung và mắc ca nói riêng, mang lại nguồn cầu tiềm tàng rõ ràng.

- Chi phí lao động của Việt Nam hiện đang thấp so với các nước sản xuất mắc ca khác, đây là một yếu tố lợi thế đầu vào sản xuất mắc ca Việt Nam. Tuy nhiên, năng suất lao động của Việt Nam lại ở mức thấp do chủ yếu vẫn là thủ công.

Page 16: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

10KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

11

Các nhân tố xã hội (S):

- Các nước phát triển đã hình thành văn hóa sử dụng mắc ca. Tuy nhiên, Việt Nam chưa hình thành văn hóa này, nhưng hiện đang có văn hóa tiêu dùng cà phê, văn hóa tiêu dùng hạt lạc, hạt ngô, hạt bí, hạt hướng dương, hạt đỗ…

- Tầng lớp trung lưu Việt Nam đang hình thành nhanh chóng và ngày càng muốn chứng tỏ bản thân thông qua việc tiêu dùng văn minh như dùng hàng sạch, hoa quả sạch, đặc biệt là các loại quả hạt tự nhiên có ích cho sức khỏe như mắc ca.

- Một bộ phận không nhỏ cả phụ nữ và nam giới đang có xu hướng ăn kiêng đạm động vật, ăn các loại chất béo không bão hòa (hạt mắc ca là một trong số ít các loại hạt được xếp vào loại này).

- Đầu tư trồng mắc ca có triển vọng mang lại lợi nhuận lớn và lâu dài nên rất hấp dẫn với hộ nông dân cũng như các nhà đầu tư đang sở hữu nhiều đất trồng.

Các nhân tố công nghệ (T):

- Quy mô sản xuất nhỏ bé, manh mún, mạnh ai nấy làm chính là trở ngại lớn trong việc đưa nền nông nghiệp Việt Nam cất cánh, trong đó có mắc ca.

- Hàm lượng khoa học kỹ thuật kết tinh trong một sản phẩm nông nghiệp còn thấp, do công nghệ chưa được ứng dụng nhiều trong sản xuất nông nghiệp, mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp từ năm 2012 (Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17/12/2012 của Thủ tướng về việc phê duyệt chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020). Điều này dẫn đến sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam thấp, ngay cả trong thị trường nội địa.

Qua phân tích mô hình PEST nêu trên, có thể nhận thấy rằng Việt Nam đang có nhiều điều kiện “cần” thuận lợi trong việc đẩy nhanh phát triển nông nghiệp và đưa mắc ca trở thành một trong những cây công nghiệp chiến lược.

Tuy nhiên, để cây mắc ca trở thành cây công nghiệp chủ lực, đặc biệt là tại khu vực Tây Nguyên, yếu tố sản xuất với quy mô lớn ứng dụng công nghệ cao là đặc biệt quan trọng, và đây chính là chìa khóa để mắc ca thật sự cất cánh. Nếu không, mắc ca Việt Nam cũng sẽ vướng vào bài toán “xuất khẩu nhiều nhưng giá trị ít”, như đã và đang xảy ra với cà phê và lúa.

6 điểm yếu...

Muốn vậy, cần nhanh chóng khắc phục những điểm yếu đang tồn tại trong nông nghiệp Việt Nam như sau:

Thứ nhất là quy hoạch vùng sản xuất tập trung với quy mô lớn. Tâm lý người dân vẫn là tiểu nông với mong muốn “sở hữu đất đai trọn đời”, nên rất khó cho chính quyền cũng như doanh nghiệp trong việc quy hoạch vùng đất.

Thứ hai là thiếu vốn, bởi công nghệ cao chủ yếu là nhập khẩu từ nước ngoài với chi phí lớn.

Thứ ba là cần quan tâm đến yếu tố chuyển giao công nghệ trong việc nhập khẩu công nghệ, bởi nếu không thì chỉ như “xác không hồn”.

Thứ tư là mặc dù đã có chủ trương của Chính phủ trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, nhưng vẫn chưa có một chính sách cụ thể ưu tiên doanh nghiệp.

Page 17: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

10KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

11

Thứ năm là thiếu đồng bộ trong tổ chức sản xuất, dẫn đến khó thực hiện cơ giới hóa trong nông nghiệp.

Thứ sáu là trình độ quản lý còn yếu và những chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ Việt Nam chưa nhiều và chưa được quan tâm thích đáng. Riêng đối với mắc ca, hiện Việt Nam vẫn chưa có nhiều chuyên gia về cây mắc ca, còn chuyên gia về sản phẩm mắc ca thì chưa có.

...và 6 kiến nghị

Vậy, để giải quyết các khó khăn trên, tôi có kiến nghị, đề xuất như sau:

Thứ nhất là cần có chính sách quy hoạch và sản xuất quy mô lớn cho ngành mắc ca, khai thác chuỗi giá trị khép kín từ nghiên cứu sản xuất đến chế biến, tiêu thụ.

Thứ hai là cần có chính sách cổ phần hóa đặc thù với doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, trong đó quy định nông dân có thể góp cổ phần bằng ruộng/đất, và trong trường hợp doanh nghiệp cổ phần thua lỗ hoặc phá sản, người nông dân không bị mất ruộng/đất.

Thứ ba là tăng cường hơn nữa thu hút đầu tư trong nước và khuyến khích các mô hình liên doanh nước ngoài đầu tư vào nông nghiệp, bởi các nhà đầu tư nước ngoài sẽ mang đến công nghệ mới, phương thức canh tác mới để cải tiến các yếu tố lạc hậu. Đồng thời, tạo ra sức ép cạnh tranh cho sản phẩm.

Thứ tư là Nhà nước cần xây dựng chính sách ưu tiên cho doanh nghiệp nhập khẩu công nghệ mới vào Việt Nam như miễn thuế, giảm thuế khi nhập khẩu... Đồng thời, cũng cần quy định và xây dựng lộ trình rõ trong việc nhập khẩu công nghệ phải đi liền với chuyển giao công nghệ và ứng dụng phù hợp thực tế Việt Nam.

Thứ năm là cần có chính sách cụ thể để kích thích các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao quy mô lớn trong nông nghiệp nông thôn như chính sách ưu đãi thuế, ưu đãi vốn...

Thứ sáu là Ngân hàng Nhà nước cần có cơ chế ưu đãi đối với các ngân hàng có tỷ lệ dư nợ cho vay, các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, bởi yêu cầu của dự án ứng dụng công nghệ cao là vốn nhiều, quy mô lớn nhưng khả năng thu hồi vốn lâu, trong khi đó ngân hàng là kênh dẫn vốn chính của nền kinh tế hiện nay.

Một số chuyên gia đã đặt ra tầm nhìn là 10 năm nữa, cây mắc ca có thể mang lại thu nhập cả tỷ Đô la Mỹ cho Việt Nam. Để tầm nhìn đó trở thành hiện thực, chúng ta phải xác định chiếc chìa khóa vàng là công nghệ. Chìa khóa này, theo tôi, chắc chắn phải bắt đầu từ con người.

Hiện nay, Trung Quốc đã có khoảng 20 chuyên gia về cây mắc ca, trong khi đó Úc, Nam Phi, Mỹ… đã có hàng trăm chuyên gia về cây và sản phẩm mắc ca. Chính vì vậy, Việt Nam phải trong thời gian nhanh nhất hình thành đội ngũ chuyên gia mắc ca hoặc thuê các chuyên gia nước ngoài để phát triển ngành mắc ca Việt Nam.

Page 18: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

12KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

13

THÔNG TIN THAM KHẢO MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH VỀ THÀNH CÔNG TRONG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO VÀO SẢN XUẤT MẮC CA:

NAM PHI

KENYA

ÚC

HAWAII

Trong năm 2014, Nam Phi đã vượt lên thay thế Úc trở thành nhà sản xuất mắc ca lớn nhất trên thế giới (là nước đang dẫn đầu về sản xuất mắc ca trong 40 năm qua). Đây là một thành tích đáng nể của Nam Phi sau 20 năm kiên trì phát triển ngành mắc ca với chiến lược áp dụng công nghệ tiên tiến. Ngành công nghiệp mắc ca đã mang lại gần 1.5tỷ Rand hàng năm (tương đương 2.800 tỷ đồng) cho Nam Phi nhờ việc xuất khẩu.

Với sản lượng hiện nay đã gấp đôi so với 6 năm về trước, Kenya là quốc gia sản xuất hạt mắc ca lớn thứ 4 trên thế giới, đứng sau Úc, Mỹ và Nam Phi. Tổng số cây trồng ở đây đã tăng đột biến trong 5 năm gần đây nhờ ứng dụng công nghệ cao. Hiện nay, Kenya đang trồng 969.355 cây mắc ca trên tổng diện tích 5.155 ha. Đến năm 1997, tổng sản lượng đạt 6.800 tấn. Tính đến năm 2011, con số này đã đạt trên 13.250 tấn.

Từ 1980 trở đi, ngành công nghiệp mắc ca đã có bước tiến vượt bậc khi triển khai mô hình cánh đồng rộng lớn tại New South Wales và Queensland. Nhờ đó, cuối năm 1990, Úc đã trở thành nước sản xuất mắc ca lớn nhất thế giới. Ngành công nghiệp này đã phát triển từ 4.000 tấn hạt nguyên vỏ năm 1980 tới 40.000 tấn năm 2014. Năm 2013, một cánh đồng trồng mắc ca đã thu hoạch được 1.600 kg/ha trong khi sản lượng trung bình chỉ xấp xỉ 800kg/ha.

Một chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) đã được xây dựng và triển khai trong việc sản xuất hạt mắc ca ở Hawaii. Chương trình này được thiết kế nhằm hạn chế việc sử dụng các chất hóa học lên cây và đưa ra chu trình quản lý, chế biến để hạt mắc ca đạt chất lượng tốt nhất. Nhờ việc áp dụng nghiêm ngặt các quy định, tiêu chuẩn của chương trình, sản lượng mắc ca ở Hawaii giữ được ổn định với chất lượng đảm bảo. Năm 2014, sản lượng mắc ca đạt xấp xỉ 18.500 tấn, góp phần đáng kể trong tổng sản lượng chung toàn nước Mỹ.

Vốn ngân hàng biến Tây Nguyên thành thủ đô mắc ca Đông Nam Á

Page 19: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

12KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

13

Vốn ngân hàng biến Tây Nguyên thành thủ đô mắc ca Đông Nam Á

TS. Nguyễn Đức Hưởng Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Quản trị Ngân hàng Bưu điện Liên Việt

Tư nhiều năm nay, cây cà phê và một số loại cây công nghiệp như che, cao su… là nhưng loại cây thoát ngheo và làm giàu cho rất nhiều người dân Tây Nguyên. Tuy nhiên hiện nay, theo thống kê của Viện khoa học ky thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên, trong số hơn 450.000 ha cà phê của khu vưc hiện đa có khoảng 20% số cây cà phê già côi, nhiều loại sản phẩm đầu ra không ổn định, không có khả năng phục hồi hay ghep cải tạo. Dư tính đến năm 2020, hơn 70% diện tích cà phê ở khu vưc này cung se lâm vào tình trạng tương tư, do đó thách thức đối với việc làm, thu nhập, thậm chí là có nguy cơ trở lại đói ngheo với không ít bà con Tây Nguyên. Một mình người nông dân rất khó xoay sở với bài toán này. “Vốn ngân hàng biến Tây Nguyên thành thủ đô mắc ca của Đông Nam Á” không chỉ hướng đến mục tiêu về xa hội, phát triển kinh tế cho khu vưc Tây Nguyên nói riêng và Việt Nam nói chung mà còn giải quyết nguồn vốn dư thưa của các ngân hàng thương mại trong nhưng năm gần đây.

1. Tổng quan về cây mắc ca tại Việt Nam

a. Giới thiệu về cây mắc ca

Mắc ca được phong là “hoàng hậu của các loại hạt khô”, một trong những cây trồng có giá trị kinh tế và dinh dưỡng cao dùng làm thực phẩm chức năng và mỹ phẩm cao cấp. Mắc ca có 18 loài và Úc được coi là cái nôi phát triển đầu tiên của cây mắc ca với 10 loài nguyên sản. Mặc dù đi sau Úc hàng thế kỷ và được phát triển dựa trên cơ sở nhập hạt giống từ Úc vào những năm 80; tuy nhiên hiện nay, Hawaii (Hoa Kỳ) lại được coi là quốc gia có ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm từ cây mắc ca hàng đầu trên thế giới.

Được nhập về trồng ở Việt Nam từ đầu những năm 2000, cây mắc ca đang dần chứng tỏ lợi thế vượt trội và được nhận định sẽ được trồng bổ sung, tiến tới trồng thay thế cây cà phê truyền thống ở Tây Nguyên. Theo các báo cáo thống kê gần đây, nhu cầu trên thế giới cho cây mắc ca cao gấp 4 lần tổng sản lượng, nguồn cung hạt mắc ca còn được dự báo phải mất hàng chục năm nữa mới đuổi kịp cầu khi cầu ngày càng mở rộng. Giá cả mắc ca trên thị trường thế giới vẫn không ngừng tăng và là một trong những hàng nông sản đắt giá nhất hiện nay.

Page 20: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

14KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

15

Bảng 1: So sánh giá trị kinh tế của mắc ca với các loại cây công nghiệp khác

2,03

1

2,15

3 - 4

4,7

0

0.5

1

1.5

2

2.5

3

3.5

4

4.5

5

Cà phê Ca cao Hồ tiêu Hạt điều Mắc ca

Sản lượng Cây trưởng thành

40 41

170

25

60

0

20

40

60

80

100

120

140

160

180

Cà phê Ca cao Hồ tiêu Hạt điều Mắc ca

Giá bán

Đơn vị: triệu đồng/tấn

Đơn vị: tấn/ha

Page 21: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

14KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

15

81,2

41

365,5

75 - 100

282

0

50

100

150

200

250

300

350

400

Cà phê Ca cao Hồ tiêu Hạt điều Mắc ca

Tổng doanh thu

(Xem nội dung chi tiết về cây công nghiệp mắc ca ở Phụ lục 01)

b. Triển vọng phát triển cây mắc ca tại Tây Nguyên

Sau hơn 20 năm du nhập vào Việt Nam và 10 năm trồng thử nghiệm ở quy mô nhỏ, trong quá trình trồng và theo dõi sự phát triển của cây mắc ca ở các địa phương bao gồm các tỉnh Tây Bắc như Điện Biên, Lai Châu, Tuyên Quang, một số tỉnh Bắc Trung Bộ như Thanh Hóa, Nghệ An, và toàn bộ các tỉnh Tây Nguyên cho thấy ở Tây Nguyên, cây mắc ca được trồng từ giống chuẩn, sinh trưởng tốt, cho ra hạt đúng kỳ, sản lượng và chất lượng hạt ở mức cao. Do đó, Tây Nguyên là vùng phù hợp nhất để trồng mắc ca, còn vùng Tây Bắc và Đông Bắc cũng có thể gây trồng mắc ca nhưng phải tránh những nơi thường xuyên bị gió Lào, có sương muối và dễ bị ảnh hưởng của bão, mưa phùn vào vụ xuân.

Thứ hai, khu vực Tây Nguyên có tình hình giao thông thuận lợi tới các khu vực tiêu thụ là các thành phố lớn và các cảng biển (Quy Nhơn, Nha Trang, Đồng Nai), rất phù hợp để phục vụ xuất khẩu khi xét về mặt chiến lược, mắc ca được định hướng là mặt hàng xuất khẩu.

Thứ ba, cây mắc ca lại có thể trồng xen với cà phê, đáp ứng được yêu cầu cần có bóng mát của cây cà phê. Cà phê đang thu hoạch cũng có thể trồng xen cây mắc ca, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế cho người trồng.

Thứ tư, nguồn nhân lực tại địa bàn Tây Nguyên tương đối dồi dào, chi phí nhân công lao động thấp hơn nhiều so với một số nước đang phát triển cây mắc ca như Úc, Nam Phi... nên chi phí sản xuất giảm, tăng lợi nhuận cho người trồng mắc ca.

c. Thưc trạng phát triển các vườn mắc ca tại Tây Nguyên

Kết quả triển khai thực tế tại Tây Nguyên căn cứ theo Bản Quy hoạch phát triển cây mắc ca tại Vùng giai đoạn 2012 – 2020, tầm nhìn đến năm 2025 của Phân viện Điều tra quy hoạch rừng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên trực thuộc Viện khoa học nông lâm nghiệp Việt Nam và điều tra của LienVietPostBank cho thấy đến tháng 9/2014, diện tích trồng mắc ca còn tương đối hạn

Đơn vị: triệu đồng/ha

Page 22: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

16KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

17

chế: Kon Tum trồng được 50 ha; Gia Lai: 80 ha; Đắk Lắk: 500 ha; Đắk Nông: 600 ha và Lâm Đồng: 400 ha.

Ở Đắk Lắk, mặc dù có điều kiện tự nhiên rất phù hợp để trồng mắc ca nhưng vì giá đất của vùng đắt và mắc ca chưa được coi là giống cây ưu tiên phát triển nên địa phương chỉ mới trồng ở quy mô nhỏ và áp dụng hình thức trồng xen canh. Người dân vẫn tập trung phát triển các cây công nghiệp truyền thống mà chủ đạo hiện nay là cây cà phê.

Ở Đắk Nông, cây mắc ca hiện nay đang được trồng ở 2 huyện chủ đạo là Đắk Mil và Tuy Đức. Tại huyện Đắk Mil, diện tích trồng mắc ca vẫn mới chỉ ở khoảng vài ha. Tại huyện Tuy Đức, diện tích vườn cây lớn nhất lên tới 400 ha, vườn đã được 5 - 6 năm tuổi, bắt đầu cho thu hoạch. Trong thời gian tới, Sở Nông nghiệp tỉnh Đắk Nông cho biết đã phê duyệt chủ trương phát triển cây mắc ca ở huyện Tuy Đức lên tới 12.488 ha.

Ở Lâm Đồng, người dân mới trồng mắc ca tự phát và xen canh cà phê. Trong thời gian tới, các hộ dân mong muốn mở rộng diện tích trồng lên 300 ha/mỗi hộ thông qua việc vay tín dụng từ ngân hàng.

d. Cần nhưng “cú huých” về quy hoạch, chính sách, công nghệ và vốn

Mắc ca đang mở ra triển vọng làm giàu cho Tây Nguyên, giúp phá thế độc canh bất lợi của cà phê, trong khi về dinh dưỡng cây mắc ca lại dư sức cạnh tranh với ca cao và nhiều loại quả cho hạt khác. Hiện nay, Chính phủ đã có cơ chế khuyến khích nông dân và doanh nghiệp đầu tư như: Dự án trồng cây mắc ca có quy mô từ 50 ha trở lên được ngân sách nhà nước hỗ trợ 15 triệu đồng/ha để xây dựng đồng ruộng, cây giống; Dự án xây dựng cơ sở sản xuất giống mắc ca quy mô 500.000 cây giống/năm trở lên được hỗ trợ tối đa 70% chi phí đầu tư/cơ sở và không quá 2 tỷ đồng (Điều 12 Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 có hiệu lực từ 10/02/2014 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn).

Mặc dù vậy, người nông dân và các nhà đầu tư hiện nay vẫn chưa mạnh dạn để chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang mắc ca do: (i) chưa hiểu hết giá trị kinh tế của loại cây này, và (ii) chưa đủ nguồn lực để thực hiện vì với nguồn vốn thấp sẽ khó tiếp cận và mở rộng vườn cây mắc ca. Thêm vào đó, cây mắc ca lại chưa có quy hoạch phát triển chính thức ở vùng Tây Nguyên. Đồng thời, nhiều nhà kinh tế cũng cho rằng vấn đề đầu ra cho hạt mắc ca tưởng chừng dễ dàng nhưng thực tế vẫn tiềm ẩn nhiều khó khăn do các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa tiếp cận được thị trường mặc dù thị trường thế giới vẫn có nhu cầu tiêu thụ mắc ca cao. Cùng với đó, sự hạn chế của kỹ thuật bảo quản, chế biến mắc ca khiến chất lượng đầu ra của mắc ca giảm sút.

Để phát triển cây mắc ca thành một cây nông sản chủ lực cần có quy hoạch rõ ràng về vùng trồng cây mắc ca bên cạnh các yêu cầu về nguồn giống chất lượng cao và tư vấn kỹ thuật trồng - thu hái - chế biến. Để cây mang lại hiệu quả thực sự, cần huy động nguồn vốn ưu đãi và cho vay trung và dài hạn bởi sau 4 năm cây mới cho thu hoạch và thời gian đầu triển khai trồng cần đầu tư lớn về giống cây trồng, phân bón hóa chất và hệ thống tưới tiêu trong khi bà con nông dân lại không thể thu xếp được nguồn vốn lớn trong thời gian dài như vậy. Vì vậy, một chính sách hỗ trợ, bảo đảm về vốn, tín dụng ưu đãi và bảo hiểm nông nghiệp mới có thể khuyến khích người nông dân chuyển đổi cây trồng sang hướng mới hiệu quả hơn, thay thế hoặc trồng xen canh cây cà phê.

2. Các dư án phát triển cây mắc ca tại Tây Nguyên

a. Theo định hướng quy hoạch phát triển cây mắc ca của Viện Khoa học Ky thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên

Căn cứ Quy hoạch phát triển cây mắc ca tại Tây Nguyên giai đoạn 2012 – 2020, tầm nhìn đến năm 2025, cây mắc ca có thể được gây trồng dưới 3 hình thức:

- Trồng mới: trên đất trống cho quy hoạch lâm nghiệp ở rừng sản xuất và đất chưa sử dụng với tổng diện tích quy hoạch là 11.116 ha.

Page 23: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

16KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

17

- Chuyển đổi từ trồng cây công nghiệp, nông nghiệp và rừng sang mắc ca: trên đất cây công nghiệp như cà phê, cao su, điều, tiêu, cây ăn quả đã già cỗi, năng suất đã hạ thấp hoặc không có hiệu quả kinh tế; trên đất trồng cây nông nghiệp nay chuyển sang trồng mắc ca; và trên đất có rừng tự nhiên nghèo kiệt và rừng trồng hiệu quả kinh tế kém với tổng diện tích quy hoạch ở mức 51.410 ha.

- Trồng xen canh mắc ca với các loài cây công nghiệp, ăn quả dài ngày: trên đất trồng cây công nghiệp chưa già cỗi, còn chất lượng, giá trị, chủ yếu là cà phê với tổng diện tích quy hoạch là 95.456 ha.

Định hướng chiến lược quy hoạch cụ thể của toàn vùng như sau:

Bảng 2: Định hướng chiến lược quy hoạch trồng cây mắc ca tại Tây Nguyên, giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn 2025

8.135

2.031

193

589

525

7.685

17.499

8.029

5.087

13.111

25.801

17.770

51.885

0

0

0 20000 40000 60000

Kon Tum

Gia Lai

Đắk Lắk

Đắk Nông

Lâm Đồng

Tổng diện tích quy hoạch (ha)

Trồng xen canh (tổng cộng: 95.456 ha)

Trồng chuyển đổi (tổng cộng: 51.411 ha)

Trồng mới (tổng cộng: 11.473 ha)

Nguồn: Dự án Quy hoạch phát triển cây mắc ca vùng Tây Nguyên giai đoạn 2012 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025, Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên

Để phát triển được vùng nguyên liệu mắc ca theo các cách thức gây trồng trên, sự cần thiết phải quy hoạch các cơ sở sản xuất giống cũng như các nhà máy chế biến sản phẩm là vô cùng thiết yếu. Các cơ sở sản xuất giống cần có hệ thống giống ghép đạt chuẩn nên việc xây

Page 24: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

18KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

19

dựng các rừng giống và vườn ươm chất lượng tốt để tuyển chọn và sản xuất mắc ca rất quan trọng. Viện Khoa học kỹ thuật nông  lâm nghiệp Tây Nguyên dự báo sẽ cần 23 rừng giống và 23 vườn ươm tại Tây Nguyên với tổng vốn đầu tư vào khoảng ~10 tỷ VNĐ (tương đương ~511.000 USD). Tiếp đó, các cơ sở chế biến sản phẩm cần được đặt ở vị trí có quy mô diện tích lớn, địa hình và giao thông thuận lợi, xa khu dân cư và là trung tâm của vùng nguyên liệu để thuận tiện cho việc tập trung sản phẩm đầu vào và giảm thiểu chi phí cho việc vận chuyển đi xuất khẩu. Viện dự báo sẽ cần 5 nhà máy tại Tây Nguyên với tổng vốn đầu tư ~997 tỷ VNĐ (tương đương ~47 triệu USD) tại Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.

Bảng 3.2: Dự kiến tổng vốn đầu tư của nhà máy chế biến sản phẩm giai đoạn 2016 - 2020 (tính theo triệu VNĐ)

139.794170.820

193.610

137.590

355.168

0

50000

100000

150000

200000

250000

300000

350000

400000

Kon Tum Gia Lai Đắk Lắk Đắk Nông Lâm ĐồngTổng cộng (triệu VNĐ): 996.982

Vốn đầu tư (Triệu VNĐ)

Bảng 3.2: Dự kiến tổng vốn đầu tư của nhà máy chế biến sản phẩm giai đoạn 2016 - 2020 (tính theo triệu USD)

6,668,13

9,22

6,55

16,91

0

2

4

6

8

10

12

14

16

18

Kon Tum Gia Lai Đắk Lắk Đắk Nông Lâm Đồng

Tổng cộng (triệu USD): 47,78

Vốn đầu tư (Triệu USD)

Nguồn: Dự án quy hoạch phát triển cây mắc ca vùng Tây Nguyên giai đoạn 2012 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025, Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên

Page 25: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

18KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

19

b. Nghiên cứu sơ bộ của LienVietPostBank

b.1. Các hạng mục đầu tư chi tiết cho vườn cây mắc ca

Để đầu tư vào vườn cây mắc ca, các chi phí đầu tư cơ bản bao gồm: 1) chi phí cây giống; 2) chi phí cơ sở hạ tầng (bao gồm chi phí đất, làm cỏ, và đào hố trồng cây); 3) chi phí phân bón; 4) chi phí tưới tiêu; 5) chi phí phòng chống dịch bệnh; và 6) chi phí nhân công.

Lưu ý: trong trường hợp trồng xen, các loại chi phí đầu tư vào vườn cây mắc ca có đơn vị tính trên 1 ha (như chi phí thuê đất, bồi thường đất, làm cỏ, hệ thống tưới tiêu và quản lý) sẽ được phân bổ dựa trên tỷ lệ mật độ cây trồng mắc ca xen/mật độ cây trồng mắc ca thuần.

Bảng 4: Các hạng mục đầu tư chi tiết vào vườn cây mắc ca

Loại chi phí Đơn giá Đơn vị

1. Chi phí cây giống 70.000 đồng/cây

- Dự phòng 10%

2. Chi phí cơ sở hạ tầng

- Chi phí sử dụng đất (áp dụng cho hộ gia đình) 3.000.000 đồng/ha

- Bồi thường đất (chỉ áp dụng cho doanh nghiệp với thời gian khấu hao 30 năm) 30.000.000 đồng/ha

- Làm cỏ (chỉ áp dụng cho hộ gia đình vì doanh nghiệp sẽ xếp chi phí làm cỏ vào loại chi phí quản lý)

4.000.000 đồng/ha

- Đào hố trồng cây 10.000 đồng/cây

3. Chi phí phân bón 52.100 đồng/cây

4. Chi phí tưới tiêu

- Hộ gia đình không dùng hệ thống tưới tự động và dùng nước nguồn nên không tốn chi phí

- Doanh nghiệp dùng hệ thống bơm tưới tự động, khấu hao 10 năm 50.000.000 đồng/ha

5. Chi phí phòng chống dịch bệnh 25.000 đồng/kg

Mật độ phun thuốc chống mối 2 lần/năm, mùa khô

Lượng thuốc cần phun mỗi lần 3 kg/ha

6. Chi phí quản lý: nhân công, điện nước…

- Hộ gia đình 4.000.000 đồng/ha

- Doanh nghiệp 8.000.000 đồng/ha

Page 26: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

20KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

21

b.2. Hiệu quả đầu tư trồng cây mắc ca

Hiện nay giá bán của hạt mắc ca trên thị trường Việt Nam có thể từ 150.000 đến 300.000 đồng/kg, phụ thuộc vào mức độ chế biến của sản phẩm. Tuy nhiên, theo quan điểm của LienVietPostBank thì trong trung và dài hạn khi cây mắc ca được trồng ở quy mô lớn thì giá bán mắc ca sẽ tiến sát mặt bằng giá thế giới. Cụ thể, giá bán hạt mắc ca Việt Nam se tương đương giá bán mắc ca trên thế giới là 60.000 đồng/kg.

Dưới tất cả các hình thức trồng mắc ca: trồng thuần (mật độ trồng 400 cây/ha) và trồng xen canh (mật độ trồng 250 cây/ha), tới năm thứ 5 khi cây bắt đầu cho thu hoạch là doanh thu đã đủ để bù đắp chi phí phát sinh trong năm. Vì hộ gia đình có chi phí đầu tư ban đầu thấp hơn nhiều so với doanh nghiệp nên hộ gia đình hoàn vốn đầu tư được sớm hơn (trong 6 năm) so với doanh nghiệp (trong 7 năm). Từ năm thứ 8 trở đi, doanh thu ổn định ở mức cao, đảm bảo cuộc sống cho người trồng.

Hiệu quả đầu tư cụ thể đến năm thứ 10 như sau:

Bảng 5: Sản lượng thu hoạch của cây mắc ca tại Việt Nam

57

10

13

16

20

0

5

10

15

20

25

5 tuổi 6 tuổi 7 tuổi 8 tuổi 9 tuổi 10 tuổi

Sản lượng

Đơn vị: kg/cây

Page 27: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

20KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

21

Bảng 6: Thời điểm hoàn vốn đầu tư của hộ gia đình trồng cây mắc ca - trồng thuần

Năm Doanh thu Doanh thu luy kế

Hộ gia đình Doanh nghiệp

Tổngchi phí

Tổngchi phí luy kế

Tổng chi phí

Tổng chi phí luy kế

5 120 120 48 199 62 3246 168 288 46 245 60 3847 240 528 41 286 53 4378 312 840 31 317 38 4759 384 1.224 31 348 38 514

10 480 1.704 31 380 38 552

Bảng 7: Thời điểm hoàn vốn đầu tư của hộ gia đình trồng cây mắc ca - trồng xen

Năm Doanh thu Doanh thu luy kế

Hộ gia đình Doanh nghiệp

Tổngchi phí

Tổngchi phíluy kế

Tổngchi phí

Tổngchi phíluy kế

5 75 75 30 124 40 206

6 105 180 29 153 38 245

7 150 330 26 179 34 279

8 195 525 19 198 25 303

9 240 765 19 218 25 328

10 300 1.065 19 237 25 353

b.3. Chính sách tín dụng cho cây mắc ca

Để dự án đầu tư vào cây mắc ca thành công, không thể không kể đến chính sách tín dụng rất ưu đãi của Ngân hàng cho các hộ gia đình. Hoạch định của LienVietPostBank là ưu đãi cho các hộ gia đình và doanh nghiệp vay tín dụng trung dài hạn trong 7 năm và ân hạn cả nợ gốc và lãi trong 5 năm đầu. Trong 3 năm tiếp theo khi mắc ca bắt đầu cho thu hoạch và mang lại lợi nhuận cao, các hộ gia đình và doanh nghiệp sẽ bắt đầu trả dần cả gốc và lãi. Cụ thể, lãi vay được ân hạn sẽ nhập vào dư nợ gốc, và gốc vay được trả theo tỷ lệ tăng dần từ năm thứ 5 đến năm thứ 7.

(Xem chi tiết Bảng tính tiến độ giải ngân và thu hồi vốn trồng cây mắc ca trong Phụ lục 02)

2. Đánh giá tính khả thi của phương án đầu tư phát triển cây mắc ca

Đi sâu vào phân tích thị trường Việt Nam cũng như căn cứ trên các thông tin đã thu thập, đánh giá tổng quan về tiềm năng phát triển cây mắc ca như sau:

Đơn vị: triệu đồng/ha

Đơn vị: triệu đồng/ha

Page 28: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

22KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

23

a. Thuận lợi

Thứ nhất, xét về tiềm năng của việc trồng cây mắc ca tại Việt Nam có thể nhận thấy điều kiện khí hậu của một số vùng tại Việt Nam như Tây Nguyên và Tây Bắc rất thuận lợi để phát triển giống cây này.

Thứ hai, sau 20 năm du nhập vào Việt Nam và 10 năm trồng thử nghiệm ở quy mô nhỏ, đến nay bước đầu Việt Nam đã có những tích lũy nhất định về kinh nghiệm trồng cây mắc ca.

Thứ ba, xét về cung cầu thị trường thì hiện tại trong phạm vi thế giới, cung vẫn chưa đủ cầu, vì vậy nếu Việt Nam gia nhập được vào thị trường còn khá đặc thù này thì thị trường đầu ra rất tiềm năng.

Thứ tư, về chi phí sản xuất - nhân công, Việt Nam có thị trường lao động có mức giá khá thấp so với các khu vực khác đang phát triển cây mắc ca và có nguồn nhân công dồi dào.

Thứ năm, giá thành của các sản phẩm từ cây mắc ca tại Việt Nam cũng như trên thế giới đang ở mức cao; do đó thời gian hoàn vốn, tạo lợi nhuận cho các Chủ trang trại và/hoặc các Nhà sản xuất sẽ nhanh hơn so với việc đầu tư phát triển các giống cây khác. Cụ thể, chi phí 1 cây giống hiện nay dao động từ 70.000 - 80.000 đồng. Tổng chi phí trồng mắc ca trong 4 năm đầu ~76 - 127 triệu đồng/ha đối với hộ gia đình và ~106 - 156 triệu đồng/ha đối với doanh nghiệp. Vào năm thứ 5, người trồng bắt đầu có doanh thu từ việc bán hạt mắc ca. Bắt đầu từ năm thứ 6, hộ gia đình sẽ bắt đầu thu được lợi nhuận, còn doanh nghiệp thì bắt đầu từ năm thứ 7 sẽ thu được lợi nhuận

Thứ sáu, để phát triển công nghệ sản xuất chế biến, nâng cao năng suất cho cây mắc ca cần đầu tư lớn về mặt kinh phí. Phân tích về chuỗi giá trị của cây mắc ca cho thấy tại Việt Nam để có thể đạt đến những chuỗi giá trị mang lại hiệu quả kinh tế cao sẽ cần có kinh phí đầu tư lớn.

b. Khó khăn

Thứ nhất, chi phí đầu tư cho đất trồng cao và chiếm tỷ trọng lớn (trung bình 1 ha đất trồng được từ 250 - 400 cây)

Thứ hai, chi phí cây giống cao, nguồn cung còn khan hiếm, vẫn bị phụ thuộc vào nguồn giống nhập khẩu, năng suất cho quả phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên.

Thứ ba, vòng đời của cây mắc ca dài, cho thu hoạch từ năm thứ 5 trở về sau; do đó trong trường hợp Ngân hàng cấp tín dụng và/hoặc đầu tư phát triển cây mắc ca, cần xác định đây là khoản đầu tư trung dài hạn.

Thứ tư, kỹ thuật trồng cây mắc ca vẫn được coi là kỹ thuật mới, đòi hỏi nhiều nghiên cứu, tìm hiểu trước khi có thể phát triển cây mắc ca trên diện rộng.

Thứ năm, xét về nguy cơ đe dọa của các sản phẩm có khả năng thay thế hoặc các sản phẩm cạnh tranh nhận thấy áp lực này không thấp. Người sử dụng có thể lựa chọn một thứ hạt dinh dưỡng khác như hạt đậu nành, hạt điều, hạt sen, hạt óc chó,… với giá thành thấp hơn.

Thứ sáu, về mặt thời điểm, mặc dù ở thời điểm hiện tại, cung - cầu vẫn đang tiếp tục nghiêng về phía tổng cầu, tuy nhiên các quốc gia đang phát triển cây mắc ca vẫn tiếp tục mở rộng đầu tư phát triển, mở rộng diện tích trồng. Nếu năng suất của các quốc gia này không ngừng tăng trưởng sẽ làm tăng nguồn cung và gián tiếp làm giảm giá thành sản phẩm tức thu nhập kỳ vọng từ cây mắc ca.

Thứ bảy, Việt Nam chủ yếu mới dừng lại ở việc trồng, chế biến thô hạt mắc ca. Hiện nay chưa có nhiều nơi có công nghệ sản xuất hiện đại theo tiêu chuẩn Quốc tế để sản xuất các sản phẩm chiết xuất từ hạt mắc ca như mỹ phẩm, dầu ăn, dẫn tới lợi nhuận chưa cao.

Page 29: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

22KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

23

Thứ tám, trồng cây mắc ca chưa được xếp vào nhóm cây công nghiệp chiến lược theo chủ trương của Đảng, Chính phủ; do đó mức độ đầu tư, khả năng quy hoạch, định hướng cho việc trồng, phát triển giống cây này chưa thật sự đồng bộ.

3. Giải pháp

Một là, lựa chọn Mô hình kinh tế hộ vì mô hình này phù hợp với giai đoạn trồng, hái và nhà máy chế biến mắc ca tập trung đáp ứng được yêu cầu sấy khô hạt mắc ca. Từ đó, sản phẩm được chuyển tới các công ty chuyên thu mua, xuất khẩu cho người nông dân, đảm bảo việc bao tiêu đầu ra ổn định, giá mua có lãi hợp lý, khuyến khích người nông dân đẩy mạnh công tác phát triển trồng cây mắc ca. Các nhà xuất khẩu và hiệp hội ngành hàng đồng thời phải tăng cường tìm kiếm các đối tác xuất khẩu có uy tín thương hiệu trên thế giới từng bước giới thiệu sản phẩm và xuất khẩu vào các thị trường nhiều tiềm năng như Mỹ, Nhật, Đức, Trung Quốc, Trung Đông, Ấn Độ...

Hai là, phát huy vai trò liên kết của ngân hàng thương mại, cụ thể Ngân hàng đóng vai trò đầu mối kết nối giữa các nhà (Nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà báo, nhà Ngân hàng và nhà bảo hiểm) để tập trung giúp các hộ gia đình và doanh nghiệp nông nghiệp sản xuất, kinh doanh theo hướng lồng ghép cùng mô hình cánh đồng mẫu lớn.

Ba là, ngân hàng thương mại dành nguồn vốn tương xứng để đầu tư Dự án cây mắc ca. Trong đó, định hướng phát triển sản phẩm tín dụng cho dự án cây mắc ca khả thi hiện nay là tập trung vào sản phẩm tín dụng kết hợp bảo hiểm nông nghiệp cho việc trồng cây mắc ca. Riêng hướng cấp tín dụng cho toàn bộ chuỗi giá trị của cây mắc ca từ khâu trồng, chế biến đến sản xuất các sản phẩm từ cây mắc ca thì dự kiến sẽ khả thi đối với thời hạn trung và dài hạn với điều kiện có sự tham gia, liên kết của nhiều ngân hàng thương mại và đặc biệt cần có chủ trương từ Đảng, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

LienVietPostBank sẽ đề xuất giải pháp 10.000 tỷ đồng cho vay hộ nông dân vùng Tây Nguyên để phát triển cây mắc ca. Ngân hàng cũng sẽ trực tiếp đầu tư 5.000 ha mắc ca thông qua Công ty Cổ phần Tập đoàn Liên Việt, đây cũng là đầu mối thực hiện quy trình khép kín: sản xuất - chế biến - tiêu thụ.

4. Một số kiến nghị

a. Kiến nghị với Chính phủ

Một là, bổ sung cây mắc ca vào nhóm cây công nghiệp chiến lược phát triển trong giai đoạn tới; Chính phủ giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm đầu mối xây dựng chiến lược quy hoạch quốc gia cho cây mắc ca;

Hai là, Chính phủ hỗ trợ về mặt pháp lý về Quyền sử dụng đất cho nông dân cũng như các chủ trương, chính sách, bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư vào cây mắc ca.

b. Kiến nghị với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Một là, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm đơn vị đầu mối, phối hợp với các địa phương có tiềm năng xây dựng quy hoạch chiến lược và chương trình hành động quốc gia cho cây mắc ca. Theo đó phát triển cây mắc ca đồng bộ trong chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến, tiêu thị, đảm bảo năng lực chế biến hạt mắc ca thành các thành phẩm cuối cùng để tăng thu nhập đồng thời nâng cao khả năng bảo quản, tồn kho, dự trữ thành phẩm nhằm đối phó với các tác động thị trường trong ngắn hạn;

Hai là, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm đơn vị đầu mối xây dựng bộ tiêu chuẩn pháp quy về chất lượng giống cây trồng và thành phẩm cây trồng mắc ca cũng như bộ đào tạo hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mắc ca.

Page 30: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

24KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

25

c. Kiến nghị với Bộ Công thương

Một là, Bộ Công thương ban hành chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vốn, công nghệ sản xuất và chế biến cho cây mắc ca;

Hai là, Bộ Công thương xây dựng chính sách quy định tiêu chí chọn lựa đầu mối thu mua, tích trữ mắc ca để bình ổn giá thị trường: tích trữ khi sản lượng nhiều và bán ra khi sản lượng thấp.

d. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một là, Ngân hàng Nhà nước ban hành chủ trương ưu đãi về nguồn vốn để triển khai các sản phẩm tín dụng cho việc phát triển cây mắc ca, bao gồm các chính sách ưu đãi về lãi suất và kỳ hạn vay tái cấp vốn;

Hai là, khuyến khích các Ngân hàng thương mại khác đồng hành cùng với LienVietPostBank và nông dân tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về vốn cho nông dân thông qua việc xây dựng gói cấp tín dụng đặc thù với lãi suất thấp để phục vụ việc cơ cấu giống cây trồng nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội, góp phần nâng cao mức sống của người dân và góp phần củng cố căn cứ địa chính trị của khu vực Đông Dương.

e. Đối với các cơ quan hưu quan khác

Một là, Lãnh đạo tỉnh phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng chương trình hành động cho cây mắc ca tại tỉnh và giám sát tiến độ quy hoạch trồng cây Mắc ca tại tỉnh để đảm bảo quy hoạch đúng hướng, không bị vỡ quy hoạch.

Hai là, Lãnh đạo tỉnh tổ chức đào tạo tại địa phương cho người dân trồng cây mắc ca để giảm thiểu tối đa các rủi ro canh tác.

Page 31: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

24KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

25

PHỤ LỤC

Phụ lục 01 – Tổng quan về cây mắc ca

1. Xuất xứ của cây mắc ca

Mắc ca là một trong những cây trồng có giá trị kinh tế và giá trị dinh dưỡng cao. Mắc ca có 18 loài, Úc được coi là cái nôi phát triển đầu tiên của cây mắc ca với 10 loài nguyên sản. Mặc dù đi sau Úc hàng thế kỷ và được phát triển dựa trên cơ sở nhập hạt giống từ Úc vào những năm 80; tuy nhiên hiện nay, Hawaii (Hoa Kỳ) lại được coi là quốc gia có ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm từ cây mắc ca hàng đầu thế giới. Ngành công nghiệp thương mại của Hoa Kỳ được thành lập sớm hơn và có quy mô lớn hơn so với ở Úc.

Quả mắc ca được sử dụng là nguyên liệu đầu vào để chế tạo khá nhiều thành phẩm tốt cho sức khỏe với giá trị kinh tế cao: thực phẩm với hàm lượng dinh dưỡng cao, dầu ăn, sản phẩm chăm sóc da và tóc, nuôi ong lấy mật xuất khẩu. Điển hình là 100 gram hạt mắc ca cung cấp 178 calo, là một trong các loại hạt mang nhiều chất dinh dưỡng nhất. Đồng thời, mắc ca có nhiều dưỡng chất, khoáng chất, chất chống oxy hóa và vitamin cần thiết cho sức khỏe, không chứa cholesterol, tiêu thụ đều đặn hạt mắc ca sẽ giúp cơ thể chống lại các cơn đau tim và bệnh tim mạch vành, thúc đẩy quá trình giảm cân, giúp duy trì sức khỏe hệ thống miễn dịch,…

2. Vòng đời và điều kiện sinh thái để phát triển cây mắc ca

a. Vòng đời của cây mắc ca

Một cây mắc ca có vòng đời khoảng 60 năm, thậm chí đến 100 năm. Cây mắc ca trồng từ hạt sẽ cho ra trái sau 7 – 8 năm; tuy nhiên, trong điều kiện sinh trưởng và phát triển tốt, cây có thể bắt đầu cho thu hoạch sau 5 năm.

Chu kỳ sinh học của của cây mắc ca được tính bắt đầu từ tháng 10 hàng năm và thông thường cho thu hoạch trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 9 hàng năm. Tùy theo loài cây và đặc điểm khu vực địa lý, thời điểm thu hoạch của cây mắc ca sẽ khác nhau, dao động trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 11 hàng năm.

b. Điều kiện sinh thái của cây mắc ca

Vùng sinh thái phù hợp để trồng mắc ca rất hạn hẹp. Các yếu tố môi trường sinh thái như nhiệt độ, lượng mưa, gió, thổ nhưỡng là rất đặc thù cho cây mắc ca. Để mắc ca có thể sinh trưởng và cho thành quả thu hoạch tốt, vùng sinh thái cần đáp ứng được 3 yếu tố về: nhiệt độ, đất đai, và độ cao so với mặt nước biển. Trong 3 yếu tố này, yêu cầu sinh thái thiết yếu nhất đối với cây mắc ca là biên độ nhiệt, đặc biệt là nhiệt độ trong mùa ra hoa. Nhiệt độ thích hợp cho cây mắc ca dao động từ 120C đến 320C, với nhiệt độ tối ưu để cây ra nhiều hoa trong khoảng từ 120C đến 210C và tốt nhất là ở mức 180C. Nếu nhiệt độ ban đêm thấp hơn 120C và cao hơn 210C, mắc ca đều không thể hình thành chồi hoa.

3. Chuôi giá trị của cây mắc ca tại Việt Nam

Chuỗi giá trị của cây mắc ca bao gồm 4 giai đoạn chính: Nghiên cứu, Trồng/Sản xuất, Chế biến và Thương mại. Để phát triển cây mắc ca thành công, việc phát triển đồng bộ cả 4 giai đoạn trong chuỗi giá trị là yếu tố thành công đã được chứng minh tại các quốc gia phát triển cây mắc ca.

Page 32: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

26KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

27

Trồng/ Sản xuất Chế biếnNghiên cứu Thương mại

Hình 1: Chuỗi giá trị của cây mắc ca

Khâu nghiên cứu: Nhìn chung, việc trồng cây mắc ca tại Việt Nam vẫn phải phụ thuộc khá nhiều vào nguồn Giống nhập khẩu từ nước ngoài (Úc, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Thái Lan). Một vài năm trở lại đây, cây mắc ca tại Việt Nam đã bắt đầu vào giai đoạn cho thu hoạch nên đã được sử dụng để làm Giống. Hiện tại Việt Nam mới chỉ có các dự án nghiên cứu ở quy mô nhỏ lẻ tại các Viện Nghiên cứu chứ chưa có những đề án có quy mô rộng cấp quốc gia.

Khâu trồng/sản xuất: Cây mắc ca chủ yếu vẫn được trồng ở quy mô nhỏ, chủ yếu là xen canh với các loài cây công nghiệp như cà phê, điều, ca cao, hồ tiêu và một số cây ăn quả. Tỷ lệ trồng mắc ca là chưa lớn so với diện tích vườn (bình quân 0.5 - 2 ha, chiếm khoảng 20% - 30% diện tích đất cây lâu năm hiện có).

Khâu chế biến: Hiện nay, chưa có nhiều nhà máy chế biến công nghệ cao tại Tây Nguyên, mới chỉ có 1 nhà máy chế biến đang được đưa vào xây dựng tại Đắk Lắk và 2 nhà máy chế biến đã được đưa vào hoạt động được 2 năm tại Đắk Nông.

Khâu thương mại: Xét về mặt thị trường tiêu thụ, vì sản lượng mắc ca Việt Nam còn thấp nên hạt mới chỉ được dùng để làm giống chứ chưa có giá trị thương mại cao. Ngoài ra, phần lớn số hạt mắc ca Việt Nam này mới chỉ được sử dụng trong thị trường nội địa.

- Thị trường tiêu thụ Việt Nam: Nguồn cung mắc ca chủ yếu đều là các sản phẩm được nhập tư Úc hoặc Hoa Kỳ vì theo một cơ sở chuyên bán các hạt dinh dưỡng nhỏ lẻ tại Hà Nội, ở Việt Nam chưa có nơi phân phối chính thức loại hạt này. Như vậy, có một thực trạng đáng lưu ý hiện nay là hạt mắc ca của Việt Nam sản xuất đang bị cạnh tranh trong thị trường nội địa bởi chính nhân mắc ca nhập khẩu mặc dù giá thành của nhân mắc ca nhập từ Úc cao hơn nhân mắc ca của Việt Nam. Hơn nữa, vì chỉ có một số vùng trồng mắc ca ở Việt Nam đã cho thu hoạch nên sản lượng còn thấp, nguồn hàng không ổn định.

- Thị trường Quốc tế là thị trường tiêu thụ chủ yếu hạt mắc ca; tuy nhiên các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ, Úc hay Châu Âu đều có tiêu chuẩn khá khắt khe về mặt chất lượng. Thêm vào đó, Việt Nam chưa có yếu tố cạnh tranh về chất lượng và thương hiệu, do đó sẽ còn gặp khá nhiều khó khăn trong việc thâm nhập các thị trường này.

4. Giá trị sử dụng của mắc ca

Hiện tại, cây mắc ca vẫn chủ yếu được sử dụng để làm giống. Người trồng thường đem gieo ươm, ghép cây, hoặc bán cho các cơ sở thu mua sản xuất giống của vùng với giá khá cao. Một phần hạt giống và nhân mắc ca vẫn được bán ra thị trường nội địa; tuy nhiên, nguồn cung này không thường xuyên và còn khá hạn chế về mặt số lượng. Các sản phẩm đơn thuần chỉ là nhân được sử dụng để ăn trực tiếp hoặc để làm phụ gia chế biến một số món ăn (bánh, mứt,...). Việc sử dụng hạt mắc ca như nguyên liệu đầu vào trong công nghiệp chế biến thực phẩm, mỹ phẩm cao cấp theo ghi nhận ở Việt Nam chưa phát triển.

Page 33: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

26KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

27

5. Mức độ quy hoạch, định hướng phát triển của Chính phủ và các Đơn vị có liên quan

Hiện nay, cây mắc ca chưa được coi là cây công nghiệp chiến lược ở tầm quốc gia của Việt Nam. Các chương trình tín dụng và/hoặc đầu tư vào cây mắc ca chưa được các ngân hàng thương mại khác quan tâm phát triển. LienVietPostBank được xem là Đơn vị đầu tiên nhìn thấy tiềm năng phát triển và có định hướng về việc xây dựng sản phẩm tín dụng cho cây mắc ca. Mới chỉ có một số văn bản của Chính phủ có đề cập đến cây mắc ca chứ chưa có riêng chính sách cho loại cây công nghiệp này.

Tài liệu tham khảo:

1. Chính phủ (2012), Quyết định số 936/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 18/07/2012: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đến năm 2020

2. Chính phủ (2013), Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2014), Thông tư số 05/2014/TT-BKHĐT ngày 30/09/2014 Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2011), Quyết định số 2039-2040/QĐ-BNN-TCLN ngày 01/09/2011 về việc công nhận giống tiến bộ kỹ thuật cho các giống mắc ca số 482-741-800-900-695-OC-246-816-849

5. Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (2014), Báo cáo nghiên cứu Cây mắc ca và khả năng phát triển tại Việt Nam

6. Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (2014), Báo cáo khảo sát Cây mắc ca 7. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên, Cây mắc ca, tiềm năng và triển

vọng phát triển trên địa bàn Tây Nguyên, truy cập ngày 01/10/2014, từ http://wasi.org.vn/home/index.php?option=com_content&task=view&id=539&Itemid=199&lang=en

8. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (2013), Kỹ thuật trồng cây mắc ca, truy cập ngày 01/10/2014, từ http://vafs.gov.vn/vn/2013/07/ky-thuat-gay-trong-cay-mac-ca-featured/

9. Phân viện Điều tra Quy hoạch Rừng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên (2013), Dự án Quy hoạch phát triển cây Macadamia vùng Tây Nguyên giai đoạn 2012-2020, tầm nhìn đến năm 2025

Page 34: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

28KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

29

Bảng 8: Chi tiết giải ngân và thu hồi vốn trồng cây mắc ca của hộ gia đình - trồng thuần

0 1 2 3 4 5 6 7 1 - - - - - - -

- - - - - 120,000,000 168,000,000 240,000,000 Sản lượng thu hoạch kg/cây - - - - - 5 7 10 Mật độ trồng cây/ha 400 400 400 400 400 400 400 400 Giá bán thô đồng/kg 60,000 60,000 60,000 60,000 60,000 60,000 60,000 60,000

(32,000,000) (34,790,000) (26,390,000) (26,390,000) (31,190,000) (47,835,742) (46,171,167) (41,177,445) CHI PHÍ ĐẦU TƯ (32,000,000) - - - - - - - Chi phí cây giống (28,000,000) - - - - - - -

Số lượng cây giống cây/ha 400 400 400 400 400 400 400 400 Đơn giá đồng/cây 70,000 70,000 70,000 70,000 70,000 70,000 70,000 70,000

Chi phí đào hố (4,000,000) Số hố cần đào cây/ha 400 400 400 400 400 400 400 400 Đơn giá đồng/cây 10,000 10,000 10,000 10,000 10,000 10,000 10,000 10,000

CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG (31,990,000) (26,390,000) (26,390,000) (31,190,000) (31,190,000) (31,190,000) (31,190,000) Chi phí thuê đất - (3,000,000) (3,000,000) (3,000,000) (3,000,000) (3,000,000) (3,000,000) (3,000,000)

Diện tích đất ha - 1 1 1 1 1 1 1 Đơn giá đồng/ha - 3,000,000 3,000,000 3,000,000 3,000,000 3,000,000 3,000,000 3,000,000

Chi phí làm cỏ - (4,000,000) (4,000,000) (4,000,000) (4,000,000) (4,000,000) (4,000,000) (4,000,000) Diện tích đất cần làm cỏ ha - 1 1 1 1 1 1 1 Đơn giá đồng/ha - 4,000,000 4,000,000 4,000,000 4,000,000 4,000,000 4,000,000 4,000,000

Chi phí phân bón - (20,840,000) (15,240,000) (15,240,000) (20,040,000) (20,040,000) (20,040,000) (20,040,000) Số cây cần bón phân cây/ha - 400 400 400 400 400 400 400 Đơn giá đồng/cây - 52,100 52,100 52,100 52,100 52,100 52,100 52,100

CHI PHÍ

Diện tích trồng

Bảng: Chi tiết giải ngân và thu hồi vốn trong 7 năm trồng cây Mắc-caHình thức trồng: trồng thuần (400 cây/ha)

Hộ gia đìnhNăm

DOANH THU

Chi phí phòng chống dịch bệnh - (150,000) (150,000) (150,000) (150,000) (150,000) (150,000) (150,000) Lượng thuốc cần phun kg/ha - 6 6 6 6 6 6 6 Đơn giá đồng/kg - 25,000 25,000 25,000 25,000 25,000 25,000 25,000

Chi phí nhân công - (4,000,000) (4,000,000) (4,000,000) (4,000,000) (4,000,000) (4,000,000) (4,000,000) Diện tích đất ha - 1 1 1 1 1 1 1 Đơn giá đồng/ha - 4,000,000 4,000,000 4,000,000 4,000,000 4,000,000 4,000,000 4,000,000

CHI PHÍ KHÁC (2,800,000) - - - (16,645,742) (14,981,167) (9,987,445)

Chi phí dự phòng 10% (2,800,000) - - - - - -

Chi phí lãi vay - (16,645,742) (14,981,167) (9,987,445)

(34,790,000) (26,390,000) (26,390,000) (31,190,000) 72,164,258 121,828,833 198,822,555 455,047,387

Thời gian năm 10 WACC 12%

Cơ cấu vốnNhu cầu vốn trong kỳ 32,000,000 34,790,000 26,390,000 26,390,000 31,190,000 31,190,000 31,190,000 31,190,000 Vốn tự có trong kỳ 20% 6,400,000 6,958,000 5,278,000 5,278,000 6,238,000 6,238,000 6,238,000 6,238,000 Vốn phải bổ sung 80% 25,600,000 27,832,000 21,112,000 21,112,000 24,952,000 24,952,000 24,952,000 24,952,000 Số dư vay đầu kỳ 25,600,000 56,248,000 83,547,280 113,849,481 151,324,924 136,192,431 90,794,954 Phát sinh vay trong kỳ/ Vay NH 25,600,000 27,832,000 21,112,000 21,112,000 24,952,000 Trả gốc vay - - - - - (15,132,492) (45,397,477) (90,794,954) Lãi vay được ân hạn 2,816,000 6,187,280 9,190,201 12,523,443 Trả lãi vay - - - - (16,645,742) (14,981,167) (9,987,445) Số dư vay cuối kỳ 25,600,000 56,248,000 83,547,280 113,849,481 151,324,924 136,192,431 90,794,954 0 Tổng trả nợ trong kỳ - - - - - (31,778,234) (60,378,645) (100,782,399)

Lợi nhuậnNPV

Phụ lục 02 – Chi tiết giải ngân và thu hồi vốn trồng cây mắc ca trên 1 ha

Bảng 9: Chi tiết giải ngân và thu hồi vốn trồng cây mắc ca của hộ gia đình - trồng xen

Page 35: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

28KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

29

0 1 2 3 4 5 6 7 1 - - - - - - -

- - - - - 75,000,000 105,000,000 150,000,000 Sản lượng thu hoạch kg/cây - - - - - 5 7 10 Mật độ trồng cây/ha 250 250 250 250 250 250 250 250 Giá bán thô đồng/kg 60,000 60,000 60,000 60,000 60,000 60,000 60,000 60,000

(20,000,000) (21,743,750) (16,493,750) (16,493,750) (19,493,750) (29,897,339) (28,856,980) (25,735,903) CHI PHÍ ĐẦU TƯ (20,000,000) - - - - - - - Chi phí cây giống (17,500,000) - - - - - - -

Số lượng cây/ha 250 250 250 250 250 250 250 250 Đơn giá đồng/cây 70,000 70,000 70,000 70,000 70,000 70,000 70,000 70,000

Chi phí đào hố (2,500,000) - - - - - - - Số hố cần đào cây/ha 250 250 250 250 250 250 250 250 Đơn giá đồng/cây 10,000 10,000 10,000 10,000 10,000 10,000 10,000 10,000

CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG (19,993,750) (16,493,750) (16,493,750) (19,493,750) (19,493,750) (19,493,750) (19,493,750) Chi phí thuê đất (1,875,000) (1,875,000) (1,875,000) (1,875,000) (1,875,000) (1,875,000) (1,875,000)

Diện tích đất ha - 1 1 1 1 1 1 1 Mật độ trồng cây/ha - 250 250 250 250 250 250 250 Đơn giá đồng/ha - 3,000,000 3,000,000 3,000,000 3,000,000 3,000,000 3,000,000 3,000,000

Chi phí làm cỏ (2,500,000) (2,500,000) (2,500,000) (2,500,000) (2,500,000) (2,500,000) (2,500,000) Diện tích đất cần làm cỏ ha - 1 1 1 1 1 1 1 Mật độ trồng cây/ha - 250 250 250 250 250 250 250 Đơn giá đồng/ha - 4,000,000 4,000,000 4,000,000 4,000,000 4,000,000 4,000,000 4,000,000

Chi phí phân bón (13,025,000) (9,525,000) (9,525,000) (12,525,000) (12,525,000) (12,525,000) (12,525,000) Số cây cần bón phân cây/ha - 250 250 250 250 250 250 250 Đơn giá đồng/cây - 52,100 38,100 38,100 50,100 50,100 50,100 50,100

Chi phí phòng chống dịch bệnh (93,750) (93,750) (93,750) (93,750) (93,750) (93,750) (93,750) Lượng thuốc cần phun kg/ha - 6 6 6 6 6 6 6

CHI PHÍ

NămDiện tích trồngDOANH THU

Lượng thuốc cần phun kg/ha - 6 6 6 6 6 6 6 Mật độ trồng cây/ha - 250 250 250 250 250 250 250 Đơn giá đồng/kg - 25,000 25,000 25,000 25,000 25,000 25,000 25,000

Chi phí nhân công (2,500,000) (2,500,000) (2,500,000) (2,500,000) (2,500,000) (2,500,000) (2,500,000) Diện tích đất ha - 1 1 1 1 1 1 1 Mật độ trồng cây/ha - 250 250 250 250 250 250 250 Đơn giá đồng/ha - 4,000,000 4,000,000 4,000,000 4,000,000 4,000,000 4,000,000 4,000,000

CHI PHÍ KHÁC (1,750,000) - - - (10,403,589) (9,363,230) (6,242,153)

Chi phí dự phòng 10% (1,750,000) - - - - - -

Chi phí lãi vay (10,403,589) (9,363,230) (6,242,153)

(21,743,750) (16,493,750) (16,493,750) (19,493,750) 45,102,661 76,143,020 124,264,097 284,404,617

Thời gian năm 10 WACC 12%

Cơ cấu vốnNhu cầu vốn trong kỳ 20,000,000 21,743,750 16,493,750 16,493,750 19,493,750 19,493,750 19,493,750 19,493,750 Vốn tự có trong kỳ 20% 4,000,000 4,348,750 3,298,750 3,298,750 3,898,750 3,898,750 3,898,750 3,898,750 Vốn phải bổ sung 80% 16,000,000 17,395,000 13,195,000 13,195,000 15,595,000 15,595,000 15,595,000 15,595,000 Số dư vay đầu kỳ 16,000,000 35,155,000 52,217,050 71,155,926 94,578,077 85,120,270 56,746,846 Phát sinh vay trong kỳ/ Vay NH 16,000,000 17,395,000 13,195,000 13,195,000 15,595,000 - - - Trả gốc vay - - - - - (9,457,808) (28,373,423) (56,746,846) Lãi vay được ân hạn 1,760,000 3,867,050 5,743,876 7,827,152 Trả lãi vay - - - - - (10,403,589) (9,363,230) (6,242,153) Số dư vay cuối kỳ 16,000,000 35,155,000 52,217,050 71,155,926 94,578,077 85,120,270 56,746,846 0 Tổng trả nợ trong kỳ - - - - - (19,861,396) (37,736,653) (62,988,999)

Lợi nhuậnNPV

Bảng 9: Chi tiết giải ngân và thu hồi vốn trồng cây mắc ca của hộ gia đình - trồng xen

Page 36: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

30KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

31

Bảng 10: Chi tiết giải ngân và thu hồi vốn trồng cây mắc ca của doanh nghiệp - trồng thuần

0 1 2 3 4 5 6 7 1 - - - - - - -

- - - - - 120,000,000 168,000,000 240,000,000 Sản lượng thu hoạch kg/cây - - - - - 5 7 10 Mật độ trồng cây/ha 400 400 400 400 400 400 400 400 Giá bán thô đồng/kg 60,000 60,000 60,000 60,000 60,000 60,000 60,000 60,000

(112,000,000) (44,990,000) (33,390,000) (33,390,000) (38,190,000) (62,468,987) (60,041,088) (52,757,392) CHI PHÍ ĐẦU TƯ (112,000,000) - - - - - - - Chi phí cây giống (28,000,000) - - - - - - -

Số lượng cây giống cây/ha 400 400 400 400 400 400 400 400 Đơn giá đồng/cây 70,000 70,000 70,000 70,000 70,000 70,000 70,000 70,000

Chi phí đất (30,000,000) Diện tích đất ha 1 1 1 1 1 1 1 1 Đơn giá đồng/ha 30,000,000 30,000,000 30,000,000 30,000,000 30,000,000 30,000,000 30,000,000 30,000,000

Chi phí đào hố (4,000,000) Số hố cần đào cây/ha 400 400 400 400 400 400 400 400 Đơn giá đồng/cây 10,000 10,000 10,000 10,000 10,000 10,000 10,000 10,000

Chi phí hệ thống tưới tiêu (50,000,000) Số lượng ha 1 1 1 1 1 1 1 1 Đơn giá đồng/ha 50,000,000 50,000,000 50,000,000 50,000,000 50,000,000 50,000,000 50,000,000 50,000,000

CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG (42,190,000) (33,390,000) (33,390,000) (38,190,000) (38,190,000) (38,190,000) (38,190,000) Chi phí khấu hao vườn cây (3,200,000) (3,200,000) (3,200,000) (3,200,000) (3,200,000) (3,200,000) (3,200,000)

Khấu hao cây giống và đào hố năm - 10 10 10 10 10 10 10 Chi phí khấu hao đất - (1,000,000) (1,000,000) (1,000,000) (1,000,000) (1,000,000) (1,000,000) (1,000,000)

Khấu hao cây giống và đào hố năm - 30 30 30 30 30 30 30 Chi phí phân bón - (20,840,000) (15,240,000) (15,240,000) (20,040,000) (20,040,000) (20,040,000)

Số cây cần bón phân cây/ha - 400 400 400 400 400 400 400 Đơn giá đồng/cây - 52 100 38 100 38 100 50 100 50 100 50 100 50 100

CHI PHÍ

DOANH THU

Bảng: Chi tiết giải ngân và thu hồi vốn trong 7 năm trồng cây Mắc-caHình thức trồng: trồng thuần (400 cây/ha)

Doanh nghiệpNăm

Diện tích trồng

Đơn giá đồng/cây - 52,100 38,100 38,100 50,100 50,100 50,100 50,100 Chi phí khấu hao hệ thống tưới tiêu - (5,000,000) (5,000,000) (5,000,000) (5,000,000) (5,000,000) (5,000,000) (5,000,000)

Khấu hao cây giống và đào hố năm - 10 10 10 10 10 10 10 Chi phí phòng chống dịch bệnh - (150,000) (150,000) (150,000) (150,000) (150,000) (150,000) (150,000)

Lượng thuốc cần phun kg/ha - 6 6 6 6 6 6 6 Đơn giá đồng/kg - 25,000 25,000 25,000 25,000 25,000 25,000 25,000

Chi phí quản lý - (12,000,000) (12,000,000) (12,000,000) (12,000,000) (12,000,000) (12,000,000) (12,000,000) Diện tích đất ha - 1 1 1 1 1 1 1 Nhân công người/ha - 1 1 1 1 1 1 1 Đơn giá đồng/người - 12,000,000 12,000,000 12,000,000 12,000,000 12,000,000 12,000,000 12,000,000

CHI PHÍ KHÁC (2,800,000) - - - (24,278,987) (21,851,088) (14,567,392) Chi phí dự phòng 10% (2,800,000) - - - - - - Chi phí lãi vay - - - - (24,278,987) (21,851,088) (14,567,392)

(44,990,000) (33,390,000) (33,390,000) (38,190,000) 57,531,013 107,958,912 187,242,608 25% - - - - - - (3,882,481) (46,810,652)

- (44,990,000) (33,390,000) (33,390,000) (38,190,000) 57,531,013 104,076,431 140,431,956 257,210,224

Thời gian năm 10 WACC 12%

0 1 2 3 4 5 6 7 Cơ cấu vốn

Nhu cầu vốn trong kỳ 112,000,000 35,790,000 27,390,000 27,390,000 32,190,000 32,190,000 32,190,000 32,190,000 Vốn tự có trong kỳ 30% 33,600,000 10,737,000 8,217,000 8,217,000 9,657,000 9,657,000 9,657,000 9,657,000

Vốn phải bổ sung 70% 78,400,000 25,053,000 19,173,000 19,173,000 22,533,000 22,533,000 22,533,000 22,533,000 Số dư vay đầu kỳ - 78,400,000 112,077,000 143,578,470 178,545,102 220,718,063 198,646,257 132,430,838 Phát sinh vay trong kỳ/ Vay NH 78,400,000 25,053,000 19,173,000 19,173,000 22,533,000 Trả gốc vay - - - - - (22,071,806) (66,215,419) (132,430,838) Lãi vay được ân hạn - 8,624,000 12,328,470 15,793,632 19,639,961 Trả lãi vay - - - - - (24,278,987) (21,851,088) (14,567,392) Số dư vay cuối kỳ 78,400,000 112,077,000 143,578,470 178,545,102 220,718,063 198,646,257 132,430,838 0 Tổng trả nợ trong kỳ - - - - - (46,350,793) (88,066,507) (146,998,230)

Năm

Lợi nhuận trước thuế

Lợi nhuận sau thuếNPV

Thuế

Page 37: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

30KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

31

Bảng 11: Chi tiết giải ngân và thu hồi vốn trồng cây mắc ca của doanh nghiệp - trồng xen

0 1 2 3 4 5 6 7 1 - - - - - - -

- - - - - 75,000,000 105,000,000 150,000,000 Sản lượng thu hoạch kg/cây - - - - - 5 7 10 Mật độ trồng cây/ha 250 250 250 250 250 250 250 250 Giá bán thô đồng/kg 60,000 60,000 60,000 60,000 60,000 60,000 60,000 60,000

(70,000,000) (28,823,878) (21,573,878) (21,573,878) (24,573,878) (40,003,959) (38,460,951) (33,831,927) CHI PHÍ ĐẦU TƯ (70,000,000) - - - - - - - Chi phí cây giống (17,500,000) - - - - - - -

Số lượng cây/ha 250 250 250 250 250 250 250 250 Đơn giá đồng/cây 70,000 70,000 70,000 70,000 70,000 70,000 70,000 70,000

Chi phí đất (18,750,000) Mật độ trồng cây/ha 250 250 250 250 250 250 250 250 Diện tích đất ha 1 1 1 1 1 1 1 1 Đơn giá đồng/ha 30,000,000 30,000,000 30,000,000 30,000,000 30,000,000 30,000,000 30,000,000 30,000,000

Chi phí đào hố (2,500,000) Số hố cần đào cây/ha 250 250 250 250 250 250 250 250 Đơn giá đồng/cây 10,000 10,000 10,000 10,000 10,000 10,000 10,000 10,000

Chi phí hệ thống tưới tiêu (31,250,000) Mật độ trồng cây/ha 250 250 250 250 250 250 250 250 Số lượng ha 1 1 1 1 1 1 1 1 Đơn giá đồng/ha 50,000,000 50,000,000 50,000,000 50,000,000 50,000,000 50,000,000 50,000,000 50,000,000

CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG (27,073,878) (21,573,878) (21,573,878) (24,573,878) (24,573,878) (24,573,878) (24,573,878) Chi phí khấu hao vườn cây (2,000,000) (2,000,000) (2,000,000) (2,000,000) (2,000,000) (2,000,000) (2,000,000)

Khấu hao cây giống và đào hố năm - 10 10 10 10 10 10 10 Chi phí khấu hao đất - (625,000) (625,000) (625,000) (625,000) (625,000) (625,000) (625,000)

Khấu hao cây giống và đào hố năm - 30 30 30 30 30 30 30 Chi phí phân bón - (13,025,000) (9,525,000) (9,525,000) (12,525,000) (12,525,000) (12,525,000) (12,525,000)

Số cây cần bón phân cây/ha - 250 250 250 250 250 250 250 Đơn giá đồng/cây - 52,100 38,100 38,100 50,100 50,100 50,100 50,100

Chi phí khấu hao hệ thống tưới tiêu - (3,125,000) (3,125,000) (3,125,000) (3,125,000) (3,125,000) (3,125,000) (3,125,000) Khấu hao cây giống và đào hố năm - 10 10 10 10 10 10 10

Chi phí phòng chống dịch bệnh - (93,750) (93,750) (93,750) (93,750) (93,750) (93,750) (93,750) ố ầ

DOANH THU

Bảng: Chi tiết giải ngân và thu hồi vốn trong 7 năm trồng cây Mắc-caHình thức trồng: trồng xen (250 cây/ha)

Doanh nghiệpNăm

Diện tích trồng

CHI PHÍ

Lượng thuốc cần phun kg/ha - 6 6 6 6 6 6 6 Mật độ trồng cây/ha - 250 250 250 250 250 250 250 Đơn giá đồng/kg - 25,000 25,000 25,000 25,000 25,000 25,000 25,000

Chi phí quản lý - (8,205,128) (8,205,128) (8,205,128) (8,205,128) (8,205,128) (8,205,128) (8,205,128) Diện tích đất ha - 1 1 1 1 1 1 1 Nhân công người/ha - 1 1 1 1 1 1 1 Đơn giá đồng/người - 12,000,000 12,000,000 12,000,000 12,000,000 12,000,000 12,000,000 12,000,000

CHI PHÍ KHÁC (1,750,000) - - - (15,430,081) (13,887,073) (9,258,049) Chi phí dự phòng 10% (1,750,000) - - - - - - Chi phí lãi vay - - - - (15,430,081) (13,887,073) (9,258,049)

(28,823,878) (21,573,878) (21,573,878) (24,573,878) 34,996,041 66,539,049 116,168,073 25% - - - - - (1,247,394) (29,042,018)

(28,823,878) (21,573,878) (21,573,878) (24,573,878) 34,996,041 65,291,655 87,126,055 150,735,310

Thời gian năm 10 WACC 12%

Cơ cấu vốnNhu cầu vốn trong kỳ 70,000,000 23,073,878 17,823,878 17,823,878 20,823,878 20,823,878 20,823,878 20,823,878 Vốn tự có trong kỳ 30% 21,000,000 6,922,163 5,347,163 5,347,163 6,247,163 6,247,163 6,247,163 6,247,163 Vốn phải bổ sung 70% 49,000,000 16,151,715 12,476,715 12,476,715 14,576,715 14,576,715 14,576,715 14,576,715 Số dư vay đầu kỳ - 49,000,000 70,541,715 90,778,018 113,240,315 140,273,464 126,246,118 84,164,079 Phát sinh vay trong kỳ/ Vay NH 49,000,000 16,151,715 12,476,715 12,476,715 14,576,715 Trả gốc vay - - - - - (14,027,346) (42,082,039) (84,164,079) Lãi vay được ân hạn - 5,390,000 7,759,589 9,985,582 12,456,435 Trả lãi vay - - - - - (15,430,081) (13,887,073) (9,258,049) Số dư vay cuối kỳ 49,000,000 70,541,715 90,778,018 113,240,315 140,273,464 126,246,118 84,164,079 0 Tổng trả nợ trong kỳ - - - - - (29,457,427) (55,969,112) (93,422,127)

Lợi nhuận trước thuế

Lợi nhuận sau thuếNPV

Thuế

Page 38: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

32KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

33

Giải pháp tín dụng cho chuyển đổi cơ cấu và nâng cao giá trị

cây công nghiệp tại Tây NguyênÔng Nguyễn Tiến Đông,

Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thời gian vừa qua, các phương tiện truyền thông đại chúng đã đưa nhiều tin bài về cây mắc ca, với những đánh giá đây là loại cây có thể mang lại lợi nhuận, thu nhập cao cho người trồng.

Được du nhập vào Việt Nam từ những năm 2000, các nghiên cứu đã khẳng định cây mắc ca thích hợp trồng ở vùng Tây Bắc và Tây Nguyên. Hiện nay, diện tích trồng mắc ca của cả nước khoảng 1.600 ha, đứng vị trí thứ 11 trong số những quốc gia trồng loại cây này.

So với cây cà phê thì mắc ca có tuổi đời dài hơn, trồng một lần có thể thu hoạch cả trăm năm, hạt mắc ca có hàm lượng dinh dưỡng cao, được sử dụng trong một số lĩnh vực, như thực phẩm, mỹ phẩm... Theo tính toán của các nhà chuyên môn, mỗi héc ta trồng mắc ca có thể cho 3 tấn hạt, với giá 3,5 USD/kg hạt thì người trồng có thể thu được 200 triệu đồng/ha, và Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành nước sản xuất mắc ca hàng đầu trên thế giới trong tương lai.

Trên thế giới, cây mắc ca có lịch sử hàng trăm năm, nhưng đến nay tổng diện tích trồng cây mắc ca mới chỉ đạt 80.000 ha, nguồn cung mới chỉ đáp ứng 25% - 30% nhu cầu. Nguyên nhân do quỹ đất phù hợp yêu cầu sinh thái của cây mắc ca có thể ra hoa kết quả tốt bị hạn chế.

Việt Nam có lợi thế về điều kiện tự nhiên, cho nên kỳ vọng phát triển khoảng 200.000 ha mắc ca là hoàn toàn có cơ sở để đáp ứng thị trường tiêu dùng trong và ngoài nước.

Rút kinh nghiệm từ việc mở rộng cây cà phê, cao su trước đây, đối với cây mắc ca, việc nghiên cứu và chuẩn bị kỹ càng các điều kiện về thổ nhưỡng, tập quán và kỹ năng canh tác, các yếu tố đầu vào, đầu ra một cách bài bản phải được đặt ra ngay từ đầu là hết sức cần thiết. Tôi rất ủng hộ việc tổ chức hội thảo về cây mắc ca lần này tại Tây Nguyên.

Page 39: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

32KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

33

Tổng quan hoạt động tín dụng cho cây công nghiệp dài ngày tại Tây Nguyên

Nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh của khu vực, nhiều năm qua, ngành ngân hàng đã tích cực đầu tư cho vay đối với người trồng, chăm sóc, chế biến và tiêu thụ cây công nghiệp dài ngày, đặc biệt là cà phê trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên.

Huy động vốn trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên trong 3 năm gần đây duy trì mức tăng trưởng bình quân 21,3% (năm 2012 tăng 31,5%, năm 2013 tăng 11,7% và năm 2014 dự kiến tăng 20,7%).

Tuy nhiên, nguồn huy động vốn tại chỗ chỉ đáp ứng được 60,3% nhu cầu cho vay trên địa bàn, như vậy, trên địa bàn Tây Nguyên gần 40% dư nợ còn lại được các ngân hàng điều hòa vốn từ các khu vực khác để cho vay.

Tăng trưởng tín dụng trong 3 năm trở lại đây duy trì mức tăng trưởng 15,2% (năm 2012 tăng 12,8%, năm 2013 tăng 19,1% và năm 2014 tăng 13,7%).

Dư nợ cho vay cà phê trên địa bàn đến cuối quý 3/2014 đạt 26.537 tỷ đồng (chiếm 85% dư nợ cho vay cà phê của cả nước), tăng 3,6% so với đầu năm và duy trì mức tăng bình quân trong 3 năm khoảng 17%.

Nợ xấu trong cho vay cà phê đến 30/9/2014 ở mức 3,1% (nợ xấu của toàn ngành cà phê nói chung vẫn cao hơn nợ xấu của cả nền kinh tế do phần lớn các doanh nghiệp cà phê vay ngoài địa bàn các tỉnh Tây Nguyên).

Ngoài ra, ngành ngân hàng cũng đã đẩy mạnh cho vay đối với một số cây công nghiệp dài ngày khác trên địa bàn như cao su, hồ tiêu (trong hai năm trở lại đây, ngành cao su gặp nhiều khó khăn do giá mủ cao su trên thị trường bị giảm thấp).

Định hướng, giải pháp tín dụng và một số kiến nghị

Định hướng và giải pháp tín dụng

- Ngành ngân hàng tiếp tục cân đối nguồn vốn để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho phát triển các cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn Tây Nguyên, nhằm phát huy tiềm năng lợi thế của khu vực. Tập trung đầu tư cho cây cà phê, đồng thời xem xét đầu tư cho các cây trồng khác, bao gồm cả các loại cây trồng mới phù hợp với chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Chính phủ.

- Bên cạnh việc cho vay ngắn hạn phục vụ việc chăm sóc, thu mua, chế biến và xuất khẩu cà phê, ngành ngân hàng dành một tỷ lệ nguồn vốn trung và dài hạn nhất định để tái canh cà phê và đầu tư chế biến sâu các sản phẩm cà phê, cao su, hồ tiêu và các cây trồng khác, nhằm nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm này.

- Việc đầu tư tín dụng đối với cà phê và các cây công nghiệp dài ngày khác trên địa bàn phải gắn liền với đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trọng tâm là công tác quy hoạch ngành, sản phẩm nông nghiệp, ứng

dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp và thực hiện mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị của sản phẩm.

- Thực hiện thí điểm cho vay phát triển cây mắc ca trên địa bàn Tây Nguyên tại một số ngân hàng thương mại. Tại Đắk Lắk và một số địa phương, người dân đã trồng tự phát cây mắc ca, vì vậy vấn đề quy hoạch và tìm kiếm thị trường cho cây mắc ca là hết sức cần thiết. Việc đầu

Page 40: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

34KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

35

tư cho trồng mới cây mắc ca phải đồng thời với việc đầu tư các cơ sở chế biến để thu mua và xuất khẩu nhân mắc ca.

- Tiếp tục xem xét cơ cấu lại nợ cho các doanh nghiệp cà phê đang gặp khó khăn theo quy định để các doanh nghiệp có điều kiện phục hồi sản xuất, trả được nợ cũ và từng bước giảm nợ xấu.

Đề xuất, kiến nghị

Để cà phê và các cây công nghiệp khác trên địa bàn Tây Nguyên phát triển bền vững, nâng cao giá trị, Ngân hàng Nhà nước đề nghị các bộ, ngành, địa phương cùng phối hợp để triển khai một số nội dung sau.:

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: (i) Nghiên cứu khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp với cây mắc ca để sớm công bố quy hoạch về phát triển cây mắc ca trên địa bàn Tây Nguyên và cả nước; (ii) Sớm công bố các quy chuẩn về giống mắc ca và quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mắc ca; (iii) Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của Bộ nghiên cứu và sớm công bố các tiêu chuẩn về giống. kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mắc ca.

Bộ Công thương: (i) Thực hiện xúc tiến thương mại cho cà phê và các cây công nghiệp khác có thế mạnh trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, bao gồm cả việc tìm kiếm thị trường cho cây mắc ca; (ii) Ban hành quy hoạch công nghiệp chế biến các sản phẩm cây công nghiệp dài ngày để các địa phương có cơ sở thu hút đầu tư. Riêng đối với việc trồng mới cây mắc ca cần có sự phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương để gắn phát triển thị trường và công nghiệp chế biến sản phẩm cây mắc ca với mở rộng quy hoạch theo lộ trình trồng cây mắc ca trên địa bàn Tây Nguyên.

Cấp uỷ chính quyền các địa phương trong khu vực: (i) Sớm phê duyệt quy hoạch chi tiết về tái canh cây cà phê và các cây công nghiệp khác để ngành ngân hàng có cơ sở cho vay theo phương án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; (ii) Triển khai đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong đó tập trung vào tái cơ cấu các ngành, sản phẩm mà địa phương có thế mạnh.

GS. Hoàng Hòe, Nguyên Viện trưởng Viện Điều tra Quy hoạch rừng

Chủ nhiệm Dự án mắc ca trong chương trình hợp tác Nhà nước Việt - Úc

Page 41: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

34KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

35

Tư kinh nghiệm 50 năm của ngành công nghiệp mắc ca thế giới và tầm nhìn dài hạn, chúng ta có thể hạ quyết tâm phát triển mắc ca thành cây kinh tế chính của Tây Nguyên, trở thành cây xuất khẩu quan trọng, cây xóa đói giảm ngheo, cây làm giàu, cây có giá trị kinh tế - xa hội và bảo vệ môi trường đặc sắc của Tây Nguyên.

Việc phát triển cây mắc ca, do vậy, cũng có thể xem là một cuộc tái cơ cấu ngành nông nghiệp Tây Nguyên, để sử dụng hợp lý và bền vững hơn nguồn tài nguyên đất đai rất quý của khu vực này.

Tiềm năng mắc ca tại Tây Nguyên

Việt Nam biết đến cây mắc ca chậm hơn các nước khoảng 30 - 50 năm, tuy nhiên, trong 10 năm gần đây nhờ hợp tác về khoa học kỹ thuật với Úc, Việt Nam đã có một bước tiến khá dài về phát triển giống cây này.

Hiện nay, đã có trên 20 giống mắc ca phù hợp trồng tại Tây Nguyên và Tây Bắc, được nông dân ưa chuộng. Diện tích đã trồng khoảng 5.000 ha với trên 1 triệu cây mắc ca (2014). Một số doanh nghiệp tư nhân như Công ty Cổ phần Vinamacca và một vài công ty khác đang dẫn đầu công việc tạo giống chuẩn, xây dựng mô hình vườn cây có năng suất chất lượng cao và hướng dẫn nông dân trồng, ký hợp đồng thu mua hạt cho nông dân.

Nhiều nông dân tại Tây Nguyên đã có thu nhập khá từ hạt mắc ca. Nhìn chung cây mắc ca trồng tại Tây Nguyên lúc cây 4 tuổi cho bình quân 3 kg hạt/cây, cây 5 tuổi cho 5 kg hạt/cây, cây 6 tuổi cho 8 kg hạt/cây, cây 8 tuổi cho 15kg hạt/cây, cây 10 tuổi 20 kg/cây. Nếu giống chuẩn, canh tác đúng kỹ thuật thì cây 10 tuổi có thể cho thu hoạch trên 30 kg hạt. Sau đó cây càng lớn càng cho nhiều quả hạt.

Sản lượng hạt mắc ca ở Tây Nguyên thường cao hơn các nơi khác trên thế giới, nhờ khí hậu và thổ nhưỡng rất phù hợp với loại cây này. Nếu đầu tư đầy đủ và quản lý tốt thì mỗi ha cây mắc ca có thể cho thu hoạch bình quân 4 - 6 tấn hạt/năm hoặc hơn thế.

Thực tế 10 năm qua tại Tây Nguyên đã chứng tỏ cây mắc ca có thể phát triển rất tốt và cho sản lượng hạt cao, chất lượng hạt tốt. Nhiều chuyên gia Úc cũng nhận định mắc ca ở Tây Nguyên còn tốt hơn ở Úc và nhiều nơi khác trên thế giới.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã công nhận cây mắc ca là loại cây trồng chính thức nằm trong danh sách cây được phép trồng ở Việt Nam. Bước đầu có 9 giống mắc ca đã được Bộ công nhận là giống TBKT: 246, OC, 816, 849, 842, 741, 800, 900, 695. Ngoài ra cũng còn một số giống khác như QN1, 344, 508, 788, Dadow, A4, A16, A38, A203, A268, H2 cũng phát triển rất tốt, cần được khoa học đánh giá và công nhận trong thời gian tới.

Theo kinh nghiệm của Úc thì không có giống mắc ca nào là hoàn hảo 100% . Mỗi vùng sinh thái thường có nhiều giống thích hợp, cho sản lượng cao, chất lượng nhân tốt. Trồng xen nhiều giống có lợi cho bảo vệ tính đa dạng sinh học. Chúng tôi đề nghị Tây Nguyên có thể trồng nhiều giống trong danh sách hiện có. Đồng thời tiếp tục đánh giá kết quả khảo nghiệm giống, 10 năm sau ta sẽ tổng kết và có sự điều chỉnh.

Mắc ca và cơ hội tái cơ cấu nông nghiệp Tây Nguyên

GS. Hoàng Hòe, Nguyên Viện trưởng Viện Điều tra Quy hoạch rừng

Chủ nhiệm Dự án mắc ca trong chương trình hợp tác Nhà nước Việt - Úc

Page 42: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

36KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

37

Hạ quyết tâm phát triển

Theo nghiên cứu của Viện Điều tra Quy hoạch rừng (FIPI), hiện có 1 triệu ha đất đai Tây Nguyên thích hợp trồng cây mắc ca.

Về quy mô phát triển và bước đi, chúng tôi đồng ý đề nghị của FIPI về quy hoạch bước đầu 10 năm (2015 - 2025) là trồng 200.000 ha mắc ca (khoảng 30 triệu cây), phấn đấu đạt sản lượng hạt 500.000 - 600.000 tấn/năm trong 20 năm tới. Sau đó sản lượng sẽ tiếp tục tăng. Như vậy cũng phù hợp với dự báo của nhiều nhà kinh tế về nhu cầu và thị trường sản phẩm mắc ca thế giới và trong nước 20 - 30 năm tới.

Về phương thức trồng cây để đạt được mục tiêu có 30 triệu cây tại Tây Nguyên, nên coi trọng 3 phương thức trồng xen, trồng thuần và trồng cây phân tán.

- Trồng xen: Tây Nguyên nhiều gió và nhiều nắng, cà phê cần được che bóng và chắn gió. Hiện có trên 300.000 ha cà phê cần phải trồng cây che bóng. Mắc ca là cây rất phù hợp để trồng xen trong vườn cà phê để làm cây che bóng cho cà phê. Hiện nay nhiều bà con nông dân đã trồng xen mắc ca và đã có hiệu quả.

Nếu 100.000 ha cà phê trồng xen mắc ca với mật độ 100 cây/ha thì ta có 10 triệu cây mắc ca, Sản lượng hạt có thể đạt 200.000 tấn hạt/năm mà không cần khai hoang thêm diện tích mới. Nông dân ngoài việc thu cà phê như trước, còn được thu mắc ca.

Thực tế tại huyện Krông Năng (Đắk Lắk) và nhiều huyện khác đã chứng minh điều đó. Với những vườn cà phê đã già cỗi hoặc kém hiệu quả, có thể chuyển đổi sang trồng mắc ca, không nên tái canh cà phê.

- Trồng thuần: Đây là phương thức trồng mắc ca phổ biến trên thế giới. Mật độ cây trồng thường khác nhau tùy giống và lập địa, có khi 200 cây/ha, 312 cây/ha, 357 cây/ha. Tại Tây Nguyên cũng có thể áp dụng các mật độ trồng khác nhau như vậy, tùy giống và tùy lập địa.

Mục tiêu của quy hoạch 10 năm là trồng thuần 100.000 ha vườn cây, trong đó có các vườn cây của doanh nghiệp, có vườn cây của nông dân, của hợp tác xã... Tây Nguyên có nhiều diện tích rừng gỗ đã bị khai thác kiệt, nhiều nông trường quốc doanh cà phê làm ăn thua lỗ, cà phê năng suất thấp không hiệu quả, nên được chuyển đổi sang trồng thuần mắc ca.

Đề nghị Chính phủ nên mạnh dạn giao khoán, cho thuê đất, hoặc bán cho các doanh nghiệp cổ phần hoặc doanh nghiệp tư nhân diện tích đất liền vùng liền khoảnh để có điều kiện hình thành những vườn cây mắc ca có diện tích hàng trăm, hàng nghìn ha. Như vậy sẽ có điều kiện áp dụng cơ giới, áp dụng kỹ thuật tiên tiến, nâng cao năng suất, hạ giá thành, đảm bảo chất lượng sản phẩm. Hình thành ngành công nghiệp theo chuỗi giá trị từ khâu trồng đến chế biến sản phẩm và cung ứng đến thị trường.

- Trồng phân tán: Đây cũng là một phương thức phù hợp với điều kiện hiện nay của Tây Nguyên. Trồng cây mắc ca ven đường, ven sông, ven rẫy, ven bản làng, bên đường, bên hồ nước, làm cây phong cảnh, cây bóng mát tại các thị trấn, đô thị, khu dân cư. Phát động phong trào nhân dân trồng cây mắc ca vừa tô đẹp phong cảnh, mùa mắc ca ra hoa (tháng 2, tháng 3) hoa nở rất đẹp, có thể nuôi ong lấy mật. Đến mùa thu hoạch quả hạt vào tháng 8 - 9 để dân thụ hưởng mùi vị ngon lành của nhân mắc ca trên đất Tây Nguyên...

Chắc chắn cây mắc ca sẽ góp phần thu hút khách du lịch dến với Tây Nguyên nhiều hơn. Hawaii cũng vậy, kẹo sôcôla phủ nhân mắc ca đã thu hút khách du lịch rất nhiều cho Hawaii từ trước đây nhiều năm.

Chiến lược đầu tư

Nhận thức được tầm quan trọng và ưu thế của phát triển mắc ca tại Tây Nguyên, một số nhà

Page 43: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

36KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

37

đầu tư và doanh nghiệp - nhất là doanh nghiệp tư nhân đã hăng hái lên Tây Nguyên tìm hiểu và lập kế hoạch đầu tư lớn và dài hạn, trồng cây và lập nhà máy chế biến.

Các doanh nghiệp dẫn đầu này có vai trò cực kỳ quan trọng để thu hút nông dân các địa phương cùng phát triển trồng cây mắc ca phát triển thành ngành công nghiệp mắc ca tạo ra giá trị kinh tế to lớn. Chính phủ đã có định hướng và mới đây đã ban hành một số chính sách và biện pháp khuyến khích các doanh nghiệp trồng cây mắc ca.

Chính phủ tiểu bang Hawaii là nơi đầu tiên từ năm 1960 có chính sách khuyến khích và ưu đãi đối với các chủ trang trại trồng cây mắc ca, tiếp đó là Chính phủ Úc cũng có những chính sách ưu đãi khuyến khích các chủ trang trại mắc ca lúc khởi đầu. Vì vậy, Hawaii và Úc là nơi đầu tiên trên thế giới trồng và phát triển ngành công nghiệp mắc ca thành công và lớn nhất trên thế giới.

Nam Phi là nơi tiếp thu được nhiều kinh nghiệm của Hawaii và cũng đã có sự phát triển ngoạn mục, nay đã chiếm ngôi vị thứ hai về sản xuất và xuất khẩu mắc ca trên thế giới.

Gần đây, nổi lên Vân Nam tại Trung Quốc, nhờ biết tổng kết kinh nghiệm của thất bại cũ vì chưa coi trọng đúng mức khoa học công nghệ, 10 năm gần đây đã biết phát huy tổ chức khuyến nông và hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân tiên phong dẫn đầu, đầu tư vào vườn ươm lớn chất lượng cây giống tốt và nhà máy chế biến mắc ca, nên đã có bước phát triển rất nhanh chóng. Trong thời gian khoảng 10 năm, Vân Nam đã thiết lập được ngành công nghiệp mắc ca với quy mô lớn.

Thị trường thế giới về mắc ca hiện nay còn nhiều dư địa, nghĩa là thị trường thế giới hiện nay còn rất nhỏ bé, chưa sợ sản xuất ra sản phẩm mà không có người mua. Tương lai tất nhiên sẽ có cạnh tranh. Tuy nhiên trong mọi cuộc đua tranh về kinh tế thì năng suất, chất lượng, hiệu quả vẫn là yếu tố quyết định.

Tây Nguyên có thể có một số ưu thế về khí hậu phù hợp, thổ nhưỡng rất tốt, nhất là đất đỏ bazan, giá nhân công hiện còn tương đối thấp, đã có cơ sở khoa học kỹ thuật ban đầu về giống cây tốt và kinh nghiệm làm cây mắc ca và các cây công nghiệp khác,... Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số lại có một số yếu điểm như thiếu nguồn vốn, tập quán làm ăn nhỏ lẻ, quản lý kém,... cần biết để khắc phục.

Thưc hiện mục tiêu

Để có thể thực hiện thành công mục tiêu quy hoạch và chiến lược xây dựng ngành công nghiệp mắc ca ở Tây Nguyên thì doanh nghiệp dẫn đầu và hộ nông dân có vai trò quan trọng và quyết định. Theo người viết, Nhà nước cần sớm có các chính sách sau:

- Đối với doanh nghiệp dẫn đầu: nên giao từ 100 - 500 ha tương đối liền vùng liền khoảnh. Thực hiện chính sách theo Nghị định 210/2013/NĐ-CP. Ngoài chính sách cấp vốn hỗ trợ cho doanh nghiệp, cần có chính sách cho vay vốn ưu đãi và khuyến khích đầu tư kinh doanh, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, thu hút nông dân tham gia làm vệ tinh, ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Hỗ trợ một số doanh nghiệp lớn xây nhà máy chế biến gần vùng nguyên liệu.

- Đối với hộ nông dân đã có đất trong vùng nguyên liệu và chấp nhận trồng cây vệ tinh cho các doanh nghiệp, ký hợp đồng bán hạt cho nhà máy chế biến của doanh nghiệp, thì cần có chính sách tín dụng ưu đãi, cấp giống tốt, hướng dẫn kỹ thuật, cho vay vốn ưu đãi để có thể chăm sóc vườn cây đến khi có thu hoạch.

- Đối với hộ nghèo, vùng biên giới xa xôi khó khăn, cần có chính sách trợ cấp cây giống và vốn, hướng dẫn kỹ thuật, thu mua hạt.

Hiện những quy định bước đầu về vốn hỗ trợ của Chính phủ đối với cây mắc ca còn quá ít ỏi, chưa đủ khuyến khích doanh nghiệp và nông dân. Thủ tục còn nặng nề và phức tạp. Chính

Page 44: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

38KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

39

sách khó đi vào cuộc sống thực tế. Tuy Nghị định 210/CP ban hành từ cuối năm 2013, đến nay đã trên một năm vẫn chưa thấy nơi nào được thực hiện.

Chúng ta nên nhấn mạnh chất lượng quan trọng hơn số lượng. Rút kinh nghiệm từ việc phát triển một số loài cây tại Tây Nguyên trước đây như cà phê, cao su, điều,... vì quá ồ ạt, chạy theo số lượng nên đã có một số nơi trồng không đúng chỗ, cây giống không tốt nên sản lượng thấp, chất lượng kém, không có hiệu quả.

Cây mắc ca ở Vân Nam (Trung Quốc) và Nam Phi hiện nay cũng đang gặp phải vấn đề chất lượng giống, nhiều nông hộ trồng cây giống không tốt nên hiệu quả kém. May mắn là hiện nay tại Tây Nguyên đã có vườn ươm cây giống tốt của Vinamacca, cung cấp cây giống đảm bảo chất lượng, vì có nguồn cây đầu dòng giống tốt được đảm bảo.

Đầu tư đầy đủ và quản lý vườn cây tốt là yêu cầu bức thiết đối với mọi loại cây trồng. Nông dân Tây Nguyên đã quen với chăm sóc cà phê, cao su, điều, tiêu, nên có thể dễ thực hiện chăm sóc cây mắc ca.

Doanh nghiệp cần có hệ thống và biện pháp thích hợp thu mua sản phẩm kịp thời hạt cho nông dân, làm sao tránh xảy ra tình trạng tranh mua tranh bán như đã từng xảy ra với cà phê, làm thiệt hại cho nông dân.

Nhà nước cần chủ trương khuyến khích tạo điều kiện cho doanh nghiệp xây nhà máy chế biến đặt tại vùng nguyên liệu để tạo niềm tin cho nông dân tích cực trồng.

Thị trường mắc ca trong nước tại Hà Nội và TP. HCM hiện nay đã bắt đầu sôi động. Một số doanh nghiệp đã tung ra thị trường sản phẩm từ mắc ca, bước đầu được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, triển vọng rất khả quan.

Tạo ra mặt hàng xuất khẩu với số lượng lớn và chất lượng cao vẫn là mục tiêu quan trọng nhất của chiến lược dài hạn này.

Vì vậy, đầu tư mạnh vào công nghệ chế biến sản phẩm mắc ca mang thương hiệu Việt Nam là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, cần được các nhà hoạch định chính sách và các doanh nghiệp lớn dẫn đầu quan tâm, ngay từ lúc khởi đầu.

Page 45: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

38KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

39

“Cuộc cách mạng” mắc ca đa đến lúc chín muồi?

Có le tới nay, chúng ta đa chấm dứt việc tranh cai xung quanh vấn đề có trồng được mắc ca ở Việt Nam hay không.

Bởi, thực tế đã chỉ rõ, rất nhiều vùng ở nước ta đã thử nghiệm thành công việc trồng cây mắc ca. Không những thế, nó còn đang trở thành vấn đề nóng bỏng khi ở nhiều vùng người ta muốn đưa nó vào quy hoạch sản xuất lớn.

Ông Chủ tịch huyện miền núi Sơn Tây (tỉnh Quảng Ngãi) còn phải đặt cược uy tín của chính mình để vận động nông dân mạnh dạn trồng mắc ca ngay tại huyện. Rất nhiều bà con các dân tộc ở Tây Nguyên và Tây Bắc cũng đã chủ động tìm tới các đơn vị nghiên cứu để hỏi thăm thêm về cây mắc ca. Hàng loạt doanh nghiệp lớn tại các thành phố đã lên đường đi tìm đất ở những vùng hoang vắng để mong muốn tổ chức trồng loại cây này.

Phải chăng, một cuộc cách mạng mới trên những vùng đồi núi xa xôi của chúng ta về việc đưa cây mắc ca vào canh tác tới lúc chín muồi? Vì vậy, việc xúc tiến trao đổi về cây mắc ca là vấn đề cần làm ngay…

Loại quả cho hạt ngon nhất

Mắc ca có lẽ là loài cây được loài người thuần hóa muộn nhất để trở thành cây trồng. Nó mới được phát hiện ở Queensland (Úc) vào năm 1857 và tới năm 1858 nó mới được trồng lần đầu tiên thành công. Có lẽ, đó cũng là cây nông nghiệp trẻ nhất trong lịch sử chinh phục thiên nhiên của con người. Nó chỉ mới được trồng cách đây có 157 năm.

Tuy nhiên, mắc ca mau chóng nhận được sự chú ý của mọi người vì chất lượng hạt của chúng. Đó là loại quả cho hạt ngon nhất mà sau này được thế giới phong là “nữ hoàng của các loại hạt khô”.

Quả mắc ca hình tròn, trông nó như trái chanh nhỏ. Nó có lớp vỏ bên trong rất cứng, phải dùng búa đập mới vỡ. Nhân ở trong hạt to bằng hòn bi ve. Đó là phần ăn được mà

mọi người đều khao khát. Nó có hàm lượng dầu rất cao (78%), cao hơn cả lạc nhân (44,8%), hạt điều (47%), hạnh nhân (51%) và hạnh đào (63%).

Dầu mắc ca lại có trên 87% là axit béo không no, trong đó có nhiều loại mà cơ thể chúng ta rất cần nhưng không tổng hợp được. Các chất này giúp con người tổng hợp được cholesterol và phòng ngừa xơ cứng động mạch. Hàm lượng protein trong nhân tới 9,2%. Ngoài ra, nó còn chứa nhiều vitamin, các chất khoáng và đường bột.

Nhân mắc ca nếu được chiên lên sẽ cho ta mùi thơm ngậy của bơ, ăn vừa bùi, vừa béo. Đó là loại thực phẩm cao cấp, vừa ngon lại vừa bổ. Người ta còn dùng nó để chế biến nhân bánh, nhân kẹo socola, nước uống, dầu ăn, dầu dưỡng da và dầu dược liệu. Trên thị trường thế giới, chúng được bán với giá rất cao.

GS. Nguyễn Lân Hùng Tổng thư ký Hội các ngành sinh học Việt Nam

Page 46: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

40KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

41

Từ Úc, mắc ca được đưa sang Mỹ và nhiều nước khác như: Nam Phi, Kenya, Costarica, Guatemala, Mexico, Venezuela, Zimbabwe, Tanzania, Etiopia, New Zealand, Trung Quốc, Thái Lan,… Ở ta, Cố Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn là người có công lần đầu tiên đưa cây mắc ca vào Việt Nam (từ năm 1993). Ông đã giao cho ngành lâm nghiệp tổ chức trồng thử nghiệm từ năm 1994 tại nhiều nơi.

Có lẽ, do chưa hiểu biết sâu sắc về mắc ca nên mọi việc cũng chỉ dừng ở các thí nghiệm thăm dò sơ sài và các báo cáo nhạt nhẽo. Rất may, những năm đầu thế kỷ này, nhiều đơn vị phát hiện thấy triển vọng to lớn của mắc ca và muốn quay lại với vấn đề khảo nghiệm.

Một đề án nghiên cứu cấp nhà nước đã được thực hiện do GS. Hoàng Hòe phụ trách. Các kết quả cho thấy, mắc ca có tiềm năng rất lớn. Công ty Vinamacca ra đời. Tiếp đó, nhiều đơn vị khác cũng đi vào khai thác tiềm năng của mắc ca (như Công ty Xuất nhập khẩu nông lâm sản chế biến, Công ty Giống lâm nghiệp vùng Đông Bắc, Trường Đại học Lâm nghiệp, Viện EaKamt…). Rất nhiều tập thể và gia đình nông dân đã tham gia trồng mắc ca. Tuy nhiên, các cơ sở ở Tây Nguyên và Tây Bắc cho kết quả khả quan hơn.

Việt Nam se trở thành cường quốc mắc ca

Chúng ta biết rằng, mắc ca đòi hỏi trong năm phải có ít nhất 5 tuần có nhiệt độ dưới 17 độ C thì cây mới phân hóa chồi hoa. Vì vậy, những vùng nóng của nước ta không trồng được mắc ca. Tuy nhiên, khi cây ra hoa, nếu gặp điều kiện mưa ẩm thì hoa cũng bị rụng đi nhiều. Vì vậy, ở Việt Nam, nơi phù hợp nhất để trồng mắc ca là vùng Tây Bắc và Tây Nguyên, trong đó Tây Nguyên là nơi thích hợp hơn.

Các thử nghiệm đầu tiên ở Tây Nguyên đều cho kết quả mỹ mãn. Tại Đắk Lắk, nhiều gia đình trồng mắc ca đã cho thu hoạch. Bình thường, cây trồng sau 3 năm là cho quả. Tuy nhiên, cũng có những cơ sở mới trồng hơn 2 năm nhưng đã ra bói. Tại khu vườn 8 ha trồng mắc ca của Công ty Vinamacca tại Madrak (Đắk Lắk) do giống của họ tốt nên vườn mới trồng được 2 năm mà đã có tới 2/3 số cây cho quả.

Mắc ca có thể trồng thuần hoặc trồng xen với cà phê. Khi trồng xen, mắc ca vừa làm nhiệm vụ che tán cho cà phê, vừa cho thu hoạch quả. Chúng hỗ trợ lẫn nhau và giúp cho gia chủ tăng thu nhập rõ rệt. Việc trồng xen với cà phê được nhiều gia đình nông dân ở Đắk Lắk và cả ở Lâm Đồng thực hiện.

Gia đình ông Bùi Hữu Hòa (ở Lâm Hà, Lâm Đồng) là một điểm đến được nhiều nơi tới tham quan. Ông trồng xen cây mắc ca trong vườn cà phê rộng 2 ha. Tới nay, cả 2 loại cây đều cho ông thu hoạch. Ông rất phấn khởi và vận động nhiều gia đình làm theo như ông. Thu nhập của ông vượt trội.

Gia đình ông Nguyễn Đức Ba ở thị trấn Thành Mỹ (Đơn Dương, Lâm Đồng) cũng có một vườn mắc ca rất tốt. Ông chỉ có khoảng 80 cây nhưng cây đã được 8 - 9 tuổi. Mỗi năm, ông cũng thu được hàng tạ hạt, bán được 200.000 đồng/kg. Vì vậy, cuộc sống của ông sung túc lên hẳn. Rõ ràng, cây mắc ca đã đổi đời cho gia đình ông.

Tại huyện Lâm Hà, đã có cả trăm ha cà phê được trồng xen mắc ca. Điều này mở ra triển vọng cho việc trồng mắc ca với toàn vùng Tây Nguyên mà không lo phải tìm đất.

Tại Tuy Đức (Đắc Nông), công ty “Mắc ca Nữ hoàng” (ở TP.HCM) đã lên kế hoạch trồng 500 ha mắc ca. Hiện họ đã thực hiện được 200 ha. Công ty đang quyết tâm mở rộng diện tích lên 500 ha rồi 1.000 ha mắc ca ngay tại Tuy Đức. Sau đó, ở mỗi tỉnh Tây Nguyên, họ sẽ đầu tư để trồng thêm 1.000 ha nữa, đưa tổng diện tích lên 5.000 ha. Lúc đó, cùng với các đơn vị khác, diện tích trồng mắc ca của chúng ta sẽ ngang ngửa với các nước đi trước. Cố Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn đã từng tiên đoán: Việt Nam sẽ trở thành một cường quốc về mắc ca.

Ở phía Bắc, ngoài các khu thử nghiệm rộng lớn của Công ty Giống lâm nghiệp vùng Đông Bắc (ở Lạng Sơn) và Công ty Xuất nhập khẩu nông lâm sản chế biến (ở Ba Vì, Hà Nội), mắc ca còn được trồng ở nhiều nơi. Tại trang trại “Thạch môn trang” (Bắc Giang), có hơn 100 gốc

Page 47: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

40KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

41

mắc ca đã cho quả đồng đều. Ở Thạch Thành (Thanh Hóa), anh thanh niên Nguyễn Hữu Tú đã trồng hơn 500 gốc mắc ca. Năm qua, anh cũng đã thu hoạch được 3 tấn quả. Anh đang ra sức chăm bón để năm tới phấn đấu thu được 8 tấn quả.

Ở Sơn La, có rất nhiều gia đình đã trồng mắc ca. Vườn mắc ca của bà Hà - Trang (ở Chiềng Sơn, thành phố Sơn La) cho năng suất khá cao. Ngay giữa tỉnh Điện Biên, ông Chủ tịch huyện Mường Chà đã trồng 2 cây mắc ca ngay trước cửa nhà riêng của mình. Cây lên cao như các loại cây đường phố khác và đầy quả…

Tuy nhiên, so với Tây Nguyên, các cơ sở trồng mắc ca ở phía Bắc không thể cho năng suất cao lên được. Tây Nguyên không những phù hợp về khí hậu mà đất đai cũng tốt hơn, bằng phẳng hơn, thoát nước cũng dễ dàng hơn… Mắc ca không ưa đất kiềm, đất phèn mặn, đất đá vôi, đất macgalit, đất đá ong hóa hoặc đất đã thoái hóa nghiêm trọng. Nó ưa đất thịt nhẹ đến trung bình, thời hạn úng ngập không quá 10 ngày, đất ẩm đến quanh năm, tầng canh tác dầy, đất giàu chất hữu cơ… Điều đó, không đâu bằng Tây Nguyên.

Chúng ta đang tiến hành tái canh cho hàng trăm nghìn ha cà phê. Đây cũng là cơ hội để sắp xếp lạ cơ cấu cây trồng. Mắc ca rất nên là ứng cử viên sáng giá cho hoạt động này. Nó có thể trồng thuần hoặc trồng xen với cà phê. Trồng chúng theo công thức nào thì cũng tốt. Một điều rất đáng quan tâm là mắc ca tiêu tốn ít nước hơn cà phê. Vấn đề này sẽ giúp chúng ta điều chỉnh được lượng nước tưới ở Tây Nguyên trong tình trạng hạn hán luôn đe dọa vùng này.

Tuy nhiên, điều cốt yếu là thu nhập của người dân. Mắc ca không những dễ trồng, trồng một lần là cho cả 100 năm, nó còn có giá trị thương phẩm rất cao nên người trồng sẽ mau chóng có thu nhập lớn. Đưa mắc ca vào canh tác ở Tây Nguyên là biện pháp tuyệt vời giúp cho bà con ta ở đây mau chóng tăng được thu nhập và có cơ hội vươn lên giàu có. Chúng tôi ước tính, mỗi nhà chỉ trồng xen thêm 100 cây mắc ca vào vườn cà phê là đã đủ để đổi đời. Nếu trồng nhiều hơn thì cầm chắc sự giàu có trong tay.

Mắc ca lại không bị thu hoạch tập trung nên phân bố lao động dễ dàng. Nó lại là loại quả khô có vỏ rất cứng nên bảo quản và vận chuyển thuận lợi. Điều này rất thích hợp với Tây Nguyên. Hạt hồ tiêu và hạt cà phê còn có lúc bị ế. Người ta không thể ngồi nhai hồ tiêu thay cơm, nhưng mắc ca thì khác. Đó là loại hạt cao cấp, làm sao có thể thừa ế được? Hạt mắc ca vừa giòn, bùi, thơm, ngậy, giàu dinh dưỡng nên nó hấp dẫn với mọi lứa tuổi của khách hàng. Nó lại có thể chế biến thành rất nhiều loại thức ăn và dầu cao cấp như ăn sống, ăn trộn với salad, xào, nấu, làm nhân bánh, làm kẹo, làm mứt, làm kem, làm dầu ăn, dầu dưỡng da, dầu dược liệu… Vì vậy, mọi dân tộc, mọi tôn giáo, mọi lứa tuổi đều hâm mộ mắc ca. Rất nhiều nước đã nhanh chóng đưa mắc ca vào trồng.

Nên coi phát triển mắc ca ở Tây Nguyên là hướng đi trọng tâm

Theo tài liệu của GS. Hoàng Hòe thì người Trung Quốc đã đưa mắc ca vào trồng từ năm 1974. Họ nhập 50 giống từ Úc và từ Hawaii. Giai đoạn đầu (1994 - 1998) họ phát triển ồ ạt mà ít chú ý tới vấn đề kỹ thuật, đặc biệt là khâu giống nên đã bị đình đốn một thời gian (kéo dài tới năm 2003). Từ năm 2004, Trung Quốc đã rút kinh nghiệm và củng cố vào kỹ thuật nên mắc ca lại phát triển mạnh trở lại. Năm 2005, họ có 3.500 ha mắc ca. Nhưng tới năm 2007 diện tích đã tăng lên 6.000 ha và sản lượng đạt 1300 ha tấn hạt/năm.

Tới năm 2013, diện tích mắc ca trên Trung Quốc đạt 36.500 ha và sản lượng là 4.170 tấn. Họ phấn đấu tới năm 2020 sẽ trồng được 100.000 ha với khoảng 30 triệu cây và sản lượng là 30.000 tấn. Tới năm 2025, là 60.000 tấn và năm 2030 là 100.000 tấn. Tuy nhiên, nhu cầu về hạt mắc ca của người Trung Quốc vẫn tăng lên rất nhanh. Vì vậy, Trung Quốc vẫn phải nhập thêm hạt mắc ca từ nhiều nước khác.

Chính phủ Trung Quốc chủ trương cấp giống mắc ca cho dân trồng. Họ rất thận trọng trong khâu sản xuất giống và coi đó là vấn đề số 1. Mắc ca có rất nhiều giống khác nhau. Ta phải chọn những giống tốt và phù hợp để đưa vào trồng. Mỗi nơi, cần trồng xen 2 - 3 giống khác nhau để chúng tiến hành thụ phấn kép góp phần nâng cao năng suất và chất lượng hạt.

Page 48: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

42KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

43

Giống phải là cây ghép chứ không phải cây thực sinh. Đơn vị tạo giống phải có vườn cây đầu dòng tốt và phong phú.

Điều này ở ta đang còn nhiều lộn xộn. Nhiều cơ sở làm ẩu đã bị báo chí phanh phui. Đây là quyền lợi của bà con nên chúng ta phải hết sức thận trọng trong khâu giống. Nhà nước nên kiểm tra nghiêm ngặt và chỉ định các cơ sở đạt yêu cầu để tập trung sản xuất giống cho dân.

Chúng ta vui mừng khi Thủ tướng đã có Nghị định số 210/2013/NĐ-CP về đầu tư cho trồng mắc ca, trong đó ghi rõ: “…Nhà đầu tư có dự án trồng cây dược liệu, cây mắc ca có quy mô từ 50 ha trở lên được ngân sách nhà nước hỗ trợ 15 triệu đồng/ha để xây dựng đồng ruộng, cây giống. Hỗ trợ xây dựng cơ sở sản xuất giống cây mắc ca quy mô hơn 500.000 cây giống/năm trở lên, mức hỗ trợ tối đa là 70% chi phí đầu tư/cơ sở và không quá 2 tỷ đồng…”.

Điều này khẳng định, Chính phủ không những cho phép mà còn khuyến khích trồng mắc ca. Vậy, những vùng thích ứng để trồng mắc ca mà lãnh đạo không quan tâm giúp dân trồng là một thiếu sót đáng trách. Khó có đối tượng cây trồng nào giúp bà con ở Tây Nguyên vươn lên chắc chắn bằng cây mắc ca. Vì vậy, nên coi việc phát triển mắc ca ở Tây Nguyên là một hướng đi trọng tâm để tập trung nhân lực và vật lực vào đối tượng mới này.

Chúng tôi rất vui mừng khi Công ty Cổ phần Thương mại và Đầu tư phát triển công nghệ Quốc tế (IDT) gửi đến cho chúng tôi các sản phẩm làm từ hạt mắc ca mà họ đã đưa ra thị trường, với các hương vị khác nhau (vị tự nhiên, vị rang muối, vị mật ong, vị mù tạt,…). Ngoài ra, công ty còn đưa ra hàng loạt món ăn hấp dẫn được chế biến với hạt và dầu mắc ca như: các loại súp mắc ca với bí ngô, hạnh nhân, khoai lang, các loại salad của mắc ca với măng tây nướng, thịt cừu, củ cải đường; các loại bánh, các loại kem, các món ăn từ hải sản với hạt mắc ca… Tất cả các sản phẩm đó mau chóng được thị trường trong nước và quốc tế chấp nhận. Nó đã được chứng thực là hàng Việt Nam chất lượng cao và đang bán rất chạy ở nhiều nơi.

Hiện nay, IDT đang phải nhập hạt mắc ca từ Úc với giá rất đắt. Họ khẳng định với chúng tôi, nông dân Việt Nam làm ra bao nhiêu hạt mắc ca thì họ cũng sẽ thu mua hết! Rõ ràng, đầu ra cho hạt mắc ca là hoàn toàn yên tâm. Vậy, còn lý do gì mà chúng ta không nhanh chóng đưa mắc ca phát triển mạnh trên vùng đất Tây Nguyên?

Xét về mọi mặt, mắc ca xứng đáng là một trong những cây chủ lực cho Tây Nguyên. Chắc chắn, mắc ca sẽ đáp ứng được yêu cầu này!

Page 49: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

42KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

43

Tại sao chọn cây mắc ca?TS. Nguyễn Trí Ngọc

Nguyên Cục trưởng Cục trồng trọt Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển công nghệ nông lâm nghiệp Thành Tây

I. Nhiệm vụ của ngành nông nghiệp Việt Nam

1. Làm giàu cho nông dân và các doanh nghiệp nông nghiệp.

2. Nâng cao mức cung cấp dinh dưỡng để nâng cao tố chất, phát triển nòi giống và trí thông minh của người Việt.

3. Tạo nguồn xuất khẩu lớn để thu ngoại tệ cho đất nước, nhằm mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một trong những cường quốc xuất khẩu nông, lâm, thủy sản.

4. Bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, tô đẹp cảnh quan đất nước Việt Nam.

II. Ba trụ cột trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp

1. Chọn sản phẩm chiến lược có hiệu quả cao, có doanh thu và tỉ suất lợi nhuận cao trên một đơn vị diện tích.

2. Tích tụ đất đai ở quy mô hợp lý theo hướng chủ thể sản xuất nông nghiệp hàng hóa là các hộ sản xuất hàng hóa lớn.

3. Ứng dụng khoa học công nghệ cao và mới nhất của thành tựu khoa học công nghệ trong nước và thế giới, đảm bảo hàng nông sản Việt Nam có sức cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế trong quá trình hội nhập sâu vào nền kinh tế quốc tế.

III. Tại sao chọn cây mắc ca?

1. Sản phẩm đa dạng và có giá trị

Page 50: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

44KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

45

Biểu đồ: Các dòng sản phẩm đa dạng từ mắc ca.

Biểu đồ: Lượng calo (kcal/100 gram hạt - hình trái) và chất béo không no (gram/100 gram hạt) của hạt mắc ca so với các loại quả có hạt khác.

Chu kỳ kinh doanh: 60 năm (cà phê 20 năm)

Năng suất hạt bình quân 1 ha: 3 tấn (3 tấn x 3,5 USD/kg hạt = 10.000 USD).

Từ hạt mắc ca, thông qua chế biến đóng gói nhân mắc ca với giá bán hiện nay là 15 – 18 USD/kg nhân, tức là giá trị đã tăng lên hơn 4 lần.

Nếu dùng mắc ca để sản xuất thực phẩm như các loại bánh kẹo, đồ hộp,… giá trị có thể gấp 3 lần việc chế biến đóng gói nhân, và trong sản xuất mỹ phẩm thì giá trị tăng lên gần 20 lần, tương đương 280 USD/kg.

Page 51: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

44KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

45

2. Nhu cầu thị trường

Bảng 1: Dự báo sản lượng mắc ca của các nước chủ yếu trên thế giới

23.616

92.246

68.935

44.125

63.360

47.281

35.333

22.616

37.120

27.700

20.700

13.250

0 20000 40000 60000 80000 100000

Úc

Nam Phi

Mỹ

Kenya

2011 - Tổng: 85.520

2015 - Tổng: 145.974

2020 - Tổng: 228.922

Bảng 2.1: Dự báo nhu cầu tiêu thụ nhân mắc ca trên thế giới tính trên gram/người/năm

28

35

51

31

46

0

10

20

30

40

50

60

2010 2015 2020

Thị trường đã sử dụng nhiều

Thị trường tiềm năng

Đơn vị: tấn quả khô/năm

Page 52: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

46KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

47

Bảng 2.2: Dự báo nhu cầu tiêu thụ nhân mắc ca trên thế giới tính trên tấn/năm

8.954 11.003 16.071

130.480

193.421

0

50000

100000

150000

200000

250000

2010 2015 2020

Thị trường đã sử dụng nhiều

Thị trường tiềm năng

2010 - Tổng: 8.9542015 - Tổng: 141.4822020 - Tổng: 209.492

Biểu đồ: Giá hạt mắc ca tại thị trường Úc trong giai đoạn 25 năm.

Như vậy, thị trường toàn thế giới đến năm 2020 cần khoảng 220.000 tấn nhân (tương đương 650.000 tấn hạt).

So với nhu cầu thì nguồn cung cấp đến năm 2020 mới chỉ đáp ứng khoảng 25% - 30% lượng cầu.

Theo nhận định của ông Kim Winson, Chủ tịch Hiệp hội mắc ca Úc, dù diện tích mắc ca toàn thế giới tăng gấp 4 lần thì giá trị vẫn không thay đổi. Từ đó, thấy rằng nhu cầu của sản phẩm mắc ca là rất lớn.

3. Khả năng cạnh tranh

a. Điều kiện tự nhiên cần thiết

Page 53: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

46KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

47

Yêu cầu nhiệt độ thấp (≤ 170C) để phân hóa mầm hoa.

Yêu cầu độ ẩm thấp trong thời kỳ ra hoa, đậu quả

Bảng 3: Tổng diện tích mắc ca trên thế giới qua các năm

21.850

46.000

78.015 79.395 80.000

0

10000

20000

30000

40000

50000

60000

70000

80000

90000

1980 1997 2006 2010 2014

Bảng 4 : Phân cấp tiềm năng phát triển mắc ca vùng Tây Nguyên (ha)

1.306.207

3.067.217

752.163

338.519

0

500000

1000000

1500000

2000000

2500000

3000000

3500000

Không thích hợp

Ít thích hợp Thích hợp (TH)

Rất thích hợp (RTH)

Nguồn: Viện Điều tra quy hoạch rừng.

Đơn vị: ha

Page 54: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

48KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

49

21.276

34.415

35.877

145.808

101.143

75.819

139.523

309.048

95.057

132.718

711.669

902.432

511.914

350.667

590.535

160.198

477.322

455.699

60.030

152.958

0 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000

Kon Tum

Gia Lai

Đắk Lắk

Đắk Nông

Lâm Đồng

Không thích hợp

Ít thích hợp

Thích hợp (TH)

Lâm đồng: 977.354 haĐắk Nông: 651.562 haĐắk Lắk: 1.312.537 haGia Lai: 1.553.692 haKon Tum: 968.961 ha*Tổng cộng: 5.464.106 ha

Bảng 5: Tổng hợp phân cấp tiềm năng phát triển mắc ca ở vùng Tây Bắc

40.247

92.374

153.862

0

20000

40000

60000

80000

100000

120000

140000

160000

180000

Rất thích hợp Thích hợp Ít thích hợp

Đơn vị: ha

Page 55: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

48KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

49

4.154

11.763

12.312

12.018

17.079

19.189

20.439

35.667

24.926

42.569

49.332

37.035

0 10000 20000 30000 40000 50000 60000

Hoà Bình

Sơn La

Điện Biên

Lai Châu

Ít thích hợp

Thích hợp

Rất thích hợp

Lai Châu: 84.720 haĐiện Biên: 82.083 haSơn La: 73.521 haHòa Bình: 45.259 ha*Tổng cộng: 286.483 ha

b. Năng suất

Bảng 6: So sánh năng suất quả mắc ca ở Việt Nam với các nước khác

0

5

10

15

20

25

30

35

40

45

50

4 5 6 7 8 9 10 11 12 13Tuổi

Úc

Hawaii (Hoa Kỳ)

Thái Lan

Trung Quốc

Việt Nam

Đơn vị: kg/cây

Page 56: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

50KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

51

c. Chính sách

Chính sách chung: Tín dụng, đất đai, thuế, khuyến nông…

Chính sách riêng: Theo Nghị định 210/2013/NĐ-CP, các nhà đầu tư có dự án trồng cây mắc ca có quy mô từ 50 ha trở lên được ngân sách Nhà nước hỗ trợ 15 triệu đồng/ha để xây dựng đồng ruộng, cây giống. Hỗ trợ xây dựng cơ sở sản xuất giống cây mắc ca quy mô 500.000 cây giống/năm trở lên, mức hỗ trợ tối đa là 70% chi phí đầu tư/cơ sở.

IV. Triển vọng phát triển

Cây mắc ca là một loại quả khô ngon, bổ, nên nhu cầu hàng năm của thị trường thế giới và Việt Nam rất lớn, cung không đủ cầu, giá bán vẫn cao.

Cây mắc ca ghép sau khi trồng 3 đến 4 năm đã cho quả, sau 5 - 6 năm có năng suất đáng kể và được tính là năm bắt đầu đi vào sản xuất. Đến năm thứ 12 - 15 năng suất hạt khoảng 3 tấn/ha, năng suất nhân đạt 1 tấn/ha, với giá bán 1 triệu đồng/kg thu được khoảng 1 tỷ đồng/ha.

Đến thời kỳ định hình, năng suất hạt có thể đạt 5 tấn/ha, khi đó thì 1 ha mắc ca có thể tạo ra giá trị 1,5 tỷ đồng/ha/năm, cao hơn hẳn giá trị của nhiều loại cây trồng khác. Thị trường tiêu dùng mắc ca rất lớn, hiệu quả trồng cây mắc ca rất cao, đây là cơ hội tốt cho bà con nông dân các tỉnh Tây Bắc và Tây Nguyên.

V. Cơ hội và thách thức

1. Thách thức

Thế giới sau hơn 100 năm trồng được 80.000 ha, vậy kỳ vọng Việt Nam trồng 200.000 ha trong 20 năm có tính khả thi hay không ?

Vì vậy, việc xác định vùng trồng để cây mắc ca sinh trưởng và phát triển bền vững, hiệu quả có ý nghĩa quyết định đến kết quả phát triển của cây mắc ca tại Việt nam.

2. Cơ hội

Từ kết quả nghiên cứu đặc tính nông sinh học và sinh thái cây mắc ca ở Việt Nam; qua khảo sát điều kiện tự nhiên, khí hậu các vùng đã trồng thử nghiệm cây mắc ca, cho thấy cây mắc ca có thể phát triển ở hai vùng Tây Bắc và Tây Nguyên.

Dự kiến có thể phát triển cây mắc ca với các hình thức đa dạng: trồng xen với cây cà phê, trồng trong vườn, trồng tập trung thành vùng hàng hóa, ưu tiên các địa bàn sát biên giới.

Giai đoạn 5 năm đầu (2015 - 2019) có thể triển khai trồng mới 10 nghìn ha với sự hỗ trợ của nhà nước theo Nghị định của Chính phủ số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013.

Hiện nay sản xuất nông nghiệp ở nước ta vẫn là mặt trận rộng lớn nhất và thu hút nhiều lực lượng lao động nhất, vì vậy việc phát triển cây mắc ca sẽ tạo được nhiều công ăn việc làm cho nông dân, đặc biệt là cho đồng bào các dân tộc miền núi, nhất là ở các vùng còn nhiều khó khăn ở Tây Bắc và Tây Nguyên.

Việc phát triển cây mắc ca tại hai vùng này cũng sẽ tạo bước chuyển biến đột phá về phát triển kinh tế rừng, trên cơ sở thay đổi cơ bản tư duy kinh tế về nghề rừng, đảm bảo trên mọi diện tích đất rừng đều đem lại nguồn thu về kinh tế và tạo công ăn việc làm cho hàng vạn lao động. Đây là khu vực rừng sản xuất, là không gian để phát triển các cây lâu năm vừa có tán che phủ tốt, vừa có hiệu quả kinh tế cao để rừng sản xuất thành rừng kinh tế nông lâm kết hợp.

Page 57: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

50KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

51

Cây mắc ca, tiềm năng và triển vọng phát triển tại Tây Nguyên

TS. Lê Ngọc Báu (Viện trưởng) - Th.S Đặng Đinh Đức Phong, Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên

Tây Nguyên đa được xác định là địa bàn thích hợp để phát triển cây mắc ca với quy mô lớn bằng phương thức trồng thuần cung như trồng xen trong các vườn cà phê. Tuy nhiên, để khai thác hiệu quả lợi thế về điều kiện tư nhiên và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, cây mắc ca cần được quy hoạch phát triển và đầu tư nghiên cứu xác định bộ giống thích hợp cung như ky thuật canh tác bền vưng.

Lược sử nghiên cứu phát triển mắc ca ở Việt Nam

Trung tâm Nghiên cứu giống cây rừng thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tiến hành các nội dung nghiên cứu sau.

Năm 1993, cây mắc ca (Macadamia integrifolia) lần đầu du nhập vào Việt Nam và được trồng tại Ba Vì, Hà Nội. Đến năm 1999 một số cây đã cho quả và năm 2010 có cây đã cho trên 10 kg hạt/năm.

Năm 2002, thực hiện đề tài “Khảo nghiệm giống và nhân giống sinh dưỡng mắc ca ở Việt Nam” giai đoạn 2002 - 2005, đã trồng 8 ha dòng vô tính mắc ca tại 7 địa điểm là Ba Vì (Hà Nội), Uông Bí (Quảng Ninh), Mai Sơn (Sơn La), Đồng Hới (Quảng Bình), Krông Năng (Đắk Lắk), Đắk Plao (Đắk Nông), Đại Lải (Vĩnh Phúc).

Năm 2006, thực hiện đề tài “Tiếp tục khảo nghiệm và đánh giá khả năng phát triển cây mắc ca tại Việt Nam ” trên phạm vi 9 tỉnh: Ba Vì (Hà Tây), Uông Bí, Hoành Bồ (Quảng Ninh), Đại Lải (Vĩnh Phúc), Mai Sơn (Sơn La), Cầu Hai (Phú Thọ), Đồng Hới (Quảng Bình), Nam Đàn (Nghệ An), Krông Năng (Đắk Lắk), ĐắkPlao (Đắk Nông) với quy mô khảo nghiệm là 16 ha.

Tại huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk, sau 5 năm trồng cây sinh trưởng khá tốt, đường kính gốc trung bình đạt hơn 10cm, cao cây đạt hơn 4m và đường kính tán hơn 3m, năng suất trung bình đạt được 10kg hạt/cây vào năm 2009, cá biệt có những cây cho năng suất hơn 15kg hạt/cây/năm. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã công nhận 4 dòng mắc ca: 246, 816, OC, 849 là giống tiến bộ kỹ thuật cho vùng Krông Năng.

Năm 2002 và năm 2003, một số đơn vị có nhập giống mắc ca trồng thử nghiệm ở Con Cuông (Nghệ An), Tràng Định (Lạng Sơn) và Xí nghiệp giống cây lâm nghiệp Lạng Sơn. Năm 2006, tại lâm trường Con Cuông (Nghệ An), trồng 41 cây dòng OC, sau 4 năm 35 cây đã cho quả, 36 cây H7 có 5 cây đã cho quả và 6 cây H2 có 4 cây đã cho quả.

Dự án mắc ca cho Việt Nam (037/05/VIE) - CARD do Úc tài trợ năm 2006 đã tiến hành các hoạt động hỗ trợ phát triển cây mắc ca ở Việt Nam, bao gồm kỹ thuật sản xuất cây giống, xây dựng mô hình, tham quan giao lưu học tập kinh nghiệm với các nước bạn (Trung Quốc, Thái Lan).

Tại Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thuộc Công ty Cao su Đắk Lắk, có trồng một cây mắc ca từ năm 1996. Hiện tại cây này sinh trưởng rất tốt, đường kính thân khoảng 25 cm, đường kính tán khoảng 5m, cao cây khoảng 4m và cây đã cho quả từ năm 2002, năng suất khoảng 7 kg/cây.

Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên đã tiến hành trồng thử nghiệm năm 2002 một ha mắc ca, giống cây chiết cành có nguồn gốc từ Trung Quốc. Kết quả đã chọn ra được 3 giống có triển vọng là H2, OC và 508. Sau 9 năm trồng năng suất trung bình của các giống đạt 7,9 kg hạt/cây/năm.

Page 58: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

52KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

53

Đặc biệt, hai giống H2 và OC cho năng suất đạt xấp xỉ 9kg/cây/năm, không thua kém so với năng suất trung bình của cây mắc ca sau 9 năm trồng tại Úc (8 kg) và Trung Quốc (6,58 kg). Trọng lượng hạt và tỷ lệ nhân của các giống đạt được là khá tốt so với vùng nguyên sản cũng như các khu vực trồng mắc ca trên thế giới.

Điều này bước đầu cho thấy cây mắc ca có tiềm năng phát triển ở một số vùng sinh thái trên địa bàn Tây Nguyên.

Viện còn tiến hành nghiên cứu chọn lọc cây trội mắc ca từ vườn tập đoàn trồng bằng hạt trên hai vùng sinh thái: Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) và Iakrai (Gia Lai). Kết quả cho thấy, với điều kiện Tây Nguyên, cây thực sinh sinh trưởng tốt và cho quả sau 4 năm trồng. Hiện tại đã chọn được 6 cá thể trội từ vườn thực sinh cho năng suất trung bình đạt 8,98 kg hạt/cây/năm sau 7 năm trồng, cá biệt có 3 cây cho năng suất trên 10 kg hạt/cây/năm.

Kết quả trồng xen cây mắc ca với một số loài cây công nghiệp có giá trị trên địa bàn Tây Nguyên: cà phê vối, cà phê chè, ca cao cho thấy cây mắc ca sinh trưởng tốt ở tất cả các mô hình trồng xen. Tại Buôn Ma Thuột, sau 5 năm cho tỷ lệ cây ra hoa trên toàn vườn đạt hơn 30% - 48%, năng suất ban đầu đạt được từ 0,2 - 0,4kg/cây, vườn mắc ca trồng xen cà phê chè tại Bảo Lộc (Lâm Đồng), cho tỷ lệ ra hoa và đậu quả khá tốt sau 5 năm trồng, với tỷ lệ ra hoa trên toàn vườn đạt 80% và năng suất ban đầu đạt 1,4 kg/cây.

Năm 2008, Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên tiến hành nghiên cứu về mật độ trồng thích hợp cho cây mắc ca trong điều kiện vùng Tây Nguyên, bao gồm các mật độ: 400 cây/ha (5m x 5m), 400cây/ha (6m x 4m), 800 cây/ha (3m x 4m). Kết quả cho thấy với mật độ 400 cây/ha (5m x 5m), sau 7 năm trồng vườn cây đã bắt đầu giao tán.

Năm 2009, Viện tiếp tục nhập một số giống mắc ca thương mại từ Úc và Trung Quốc. Kết quả theo dõi đánh giá cho thấy: sau 3 năm trồng tất cả các giống đều cho quả, một số giống như A203, A38 cho kết quả khá tốt, năng suất đạt được 3 - 5 kg hạt/cây/năm sau 4 năm trồng.

Hiện nay tập đoàn mắc ca tại Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên có hơn 20 giống mắc ca, chủ yếu là các giống mắc ca trên thế giới như: H2, 508, OC, 814, 246, 344, 741, 660, A4, A16, A38, A268, 203, 246, 344, DAD, QN1...

Giá trị kinh tế của cây mắc ca

Tiềm năng năng suất mắc ca trồng tại Tây Nguyên

Kết quả cho thấy, cây mắc ca ghép trồng tại Buôn Ma Thuột sau 4 năm đã cho năng suất đạt hơn 1 kg hạt/cây. Sau 9 năm trồng, năng suất của hai giống OC và H2 đạt khoảng 9 kg hạt/cây, tương đương với vùng nguyên sản là New South Wales.

Page 59: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

52KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

53

Bảng 1.1: Sản lượng nguyên sản mắc ca Úc

1

2

4

6

9

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9

Bảng 1.2: Năng suất của một số giống mắc ca trồng tại Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

2,3

3,2

1,3

2

3,43

4,5

5,5

9,2

1,5

2,2

4,18

6,2

6,7

8,9

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9

A38

H2

OC

Giống

Như vậy, nếu trồng một ha mắc ca trồng với mật độ 286 cây/ha (khoảng cách 5m x 7m) đến 330 cây/ha (5m x 6m), vào thời điểm thu hoạch chính từ năm thứ 8 trở đi hoàn toàn có thể cho năng suất vào khoảng 3 - 5 tấn hạt/ha/năm.

Đơn vị: Kg hạt/cây

Đơn vị: Kg hạt/cây

Page 60: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

54KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

55

Giá trị kinh tế ước tính có thể đạt được

Trong 3 năm gần đây (2012 - 2014), giá một kg hạt mắc ca tại Úc dao động từ 3,25 - 3,5 USD/kg, tương đương vào khoảng 60.000 – 70.000 đồng/kg.

Với năng suất đạt được từ 3 - 5 tấn hạt/ha, giá bán 60.000 đồng/kg hạt thì giá trị thu được từ một ha mắc ca vào khoảng 180 triệu đến 300 triệu đồng/ha/năm, lợi nhuận ước tính vào khoảng 150 đến 250 triệu đồng/ha/năm.

Nếu trồng xen trong vườn cà phê với mật độ từ 100 đến 120 cây/ha, năng suất mắc ca thu được vào thời kỳ kinh doanh vào khoảng từ 1,2 đến 1,5 tấn hạt/ha, thì giá trị thu được tăng thêm từ mắc ca trồng xen sẽ từ 70 triệu đồng đến 90 triệu đồng, đồng thời còn tăng tính bền vững hơn cho vườn cà phê.

Dưới đây là kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình trồng xen mắc ca trong vườn cà phê tại xã Phú Lộc và xã Đlei Ya, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk (Phạm Thế Trịnh, 2014, Tạp chí Khoa học và Phát triển 2014, tập 12, số 3: Trang 422-428).

Mô hình 1(Trồng tại xa Phú Lộc)

Mô hình 2(Trồng tại xa Đlei Ya)

Cà phê vối trồng năm 2003 năm 1999

Khoảng cách trồng 3m x 3m 3m x 3m

Mắc ca trồng năm 2004 năm 2009

Khoảng cách trồng 9m x 6m (185 cây/ha)3 hàng cà phê xen 1 hàng mắc ca

6m x 7m (238 cây/ha)2 hàng cà phê xen 1 hàng mắc ca

Giống mắc ca 246, 816, 508, OC 246, 816, 508, OC

Kết quả cho thấy: Năng suất mắc ca trồng xen cà phê đạt được 0,95 tấn hạt/ha sau 4 năm trồng (MH2) và đạt được 3,1 tấn hạt/ha sau 9 năm trồng (MH1). Bình quân 3 năm (từ năm thứ 7 đến năm thứ 9) năng suất của một ha mắc ca trồng xen cà phê đạt 2,81 tấn hạt/năm.

Tuy nhiên, đây chưa phải là thời điểm vườn cây đạt tối đa về năng suất, do đó còn có thể kỳ vọng năng suất đạt cao hơn khi cây cho năng suất ổn định từ sau 12 năm trồng.

Bảng 2.1: Năng suất một số giống cà phê trồng tại Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

4,14,35 4,4 4,28

3,753,97 4 3,91

4,55 4,654,48 4,56

0

0.5

1

1.5

2

2.5

3

3.5

4

4.5

5

2011 2012 2013 TB

MH1

MH2

ĐC (*)

Đơn vị: tấn nhân/ha

Page 61: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

54KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

55

Bảng 2.1: Năng suất một số giống mắc ca trồng tại Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

2,552,77

3,12,81

0

0,750,95 0,85

0

0.5

1

1.5

2

2.5

3

3.5

2011 2012 2013 TB

MH1

MH2

(*) Vườn cà phê vối trồng năm 2003

Năng suất vườn cà phê trồng xen mắc ca tương đối ổn định qua 3 năm theo dõi (2011 - 2013) với năng suất trung bình đạt xấp xỉ là 4,1 tấn nhân/ha (tính cho cả hai mô hình), không thấp hơn nhiều so với mô hình đối chứng. Qua đó có thể thấy việc, trồng xen mắc ca trong vườn cà phê không làm cho cà phê giảm năng suất mà còn góp phần tăng tính bền vững cho vườn cây.

Triển vọng phát triển mắc ca tại Tây Nguyên

Hiện trạng phát triển

Cho đến nay, trên địa bàn Tây Nguyên, tỉnh Lâm Đồng là địa phương có diện tích trồng mắc ca lớn nhất trên địa bàn Tây Nguyên với diện tích xấp xỉ 600 ha, chủ yếu là ở các huyện Lâm Hà, Đơn Dương, Bảo Lộc.

Kế đến là tỉnh Đắk Nông với diện tích mắc ca vào khoảng 450 ha chủ yếu trồng trên địa bàn huyện Tuy Đức và Đắk Mil và theo định hướng quy hoạch trồng mắc ca của tỉnh, Đắk Nông sẽ phát triển vùng nguyên liệu mắc ca với diện tích hơn 15.000 ha.

Chỉ tính riêng huyện Tuy Đức, diện tích quy hoạch trồng mắc ca là 14.604 ha trên địa bàn 5 xã gồm: Đắk R’Tíh, Quảng Tâm, Quảng Tân, Quảng Trực và Đắk Búk So.

Sau đây là tổng hợp diện tích mắc ca trên địa bàn Tây Nguyên (số liệu ước tính, từ trung tâm khuyến nông các tỉnh).

Đơn vị: tấn nhân/ha

Page 62: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

56KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

57

Bảng 3: Diện tích mắc ca trên địa bàn Tây Nguyên

100 - 150

400 - 450

550 - 600

100 - 120

5 - 10

0 200 400 600

Đăk Lăk - 1996

Đăk Lăk - 1997

Đăk Lăk - 1998

Đăk Lăk - 1999

Đăk Lăk - 2000

Diện tích (ha)

Tỉnh/Năm trồng sớm

Cây mắc ca với vấn đề trồng xen

Ngoài phương thức trồng thuần, mắc ca còn được thiết kế trồng xen với một số loại cây trồng khác.

Cụ thể, tại Guatemala, tính đến thời điểm này, tổng diện tích mắc ca đã trồng được vào khoảng 9.000 ha thì trong đó có đến 90% là trồng xen với cà phê. Mật độ mắc ca trồng xen trong vườn cà phê chỉ từ 80 cây/ha đến 120 cây/ha (15m x 8m, 10m x 10m, 10m x 8m). Hiện nay, mắc ca được trồng dày hơn với mật độ từ 166 cây/ha đến 250 cây/ha (với khoảng cách 10m x 4m, 15m x 4m).Tại Brazil, mắc ca được thiết kế trồng xen cà phê chè. Năng suất cà phê trồng xen có giảm so với trồng thuần, nhưng không đáng kể. Trong hệ thống trồng xen với cà phê chè, để phù hợp với cơ giới hóa giống 816 là lựa chọn tốt nhất và không cơ giới hóa giống IAC 4-12B là lựa chọn tốt nhất.

Ở Việt Nam, theo định hướng quy hoạch phát triển cây mắc ca của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn , Tây Nguyên là vùng quy hoạch chính để phát triển cây mắc ca với diện tích ước tính có thể lên đến 200.000 ha và kỳ vọng đạt được 200.000 tấn hạt thô vào năm 2025.

Để đạt được mục tiêu trên rõ ràng ngoài phương thức trồng thuần mắc ca cần phải hướng đến việc trồng xen mắc ca trong các vườn cây công nghiệp lâu năm (cà phê, ca cao).

Trồng xen mắc ca trong vườn cà phê

Tây Nguyên có diện tích cà phê trên 550.000 ha, đều cần phải tưới nước trong mùa khô. Việc tăng tỷ lệ cây che bóng, chắn gió cho vườn cà phê nhằm hạn chế lượng bốc thoát hơi nước được xem như là một giải pháp hữu hiệu và điều này cũng phù hợp với xu hướng phát triển cà phê bền vững hiện nay.

Page 63: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

56KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

57

Mắc ca trồng xen theo hàng Mắc ca tạo tán cao

Hiện nay nhiều loại cây ăn quả được đưa vào vườn cà phê vừa kết hợp che bóng, chắn gió vừa kết hợp thu sản phẩm, bao gồm các loại: bơ, sầu riêng, mãng cầu xiêm… đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân.

Cây mắc ca có giá trị kinh tế cao và thích hợp với điều kiện sinh thái vùng Tây Nguyên, do vậy phát triển theo hướng trồng xen trong vườn cà phê, ca cao sẽ góp phần tăng thu nhập và tính bền vững cho vườn cây.

Trồng xen mắc ca trong vườn ca cao

Vườn ca cao trồng xen mắc ca tại Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên.

Ca cao là loại cây công nghiệp cần có tỷ lệ cây che bóng nhất định, nên việc xem xét đưa cây mắc ca vào che bóng cho cây ca cao là hoàn toàn hợp lý. Việc trồng xen cây mắc ca trong vườn ca cao một cách hợp lý sẽ góp phần tăng tính bền vững cho vườn ca cao, đồng thời còn tăng thêm thu nhập từ cây mắc ca.

Tài liệu tham khảo:

(1) Nguyễn Thanh Hải, Báo cáo đề tài NCKH “Khảo nghiệm và đánh giá khả năng phát triển cây mắc ca tại Việt Nam ”. Báo cáo khoa học năm 2010.

(2) Nguyễn Công Tạn, Nghề trồng cây mắc ca. NXB Nông nghiệp.

(3) Phạm Thế Trịnh, Hiệu quả kinh tế mô hình trồng xen mắc ca trong vườn cà phê trên đất đỏ Bazan tại huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk. Tạp chí Khoa học và Phát triển 2014, tập 12, số 3: 422-428.

(4) Trần Vinh, Báo cáo đề tài NCKH “Nghiên cứu chọn lọc các giống macca thích hợp vùng Tây Nguyên và khả năng phát triển cây mắc ca bằng phương thức trồng xen”. Báo cáo khoa học năm 2010.

(5) O’Hare, P., Loebel, R. & Skinner, L (1996) Q.D.P.I/Sở Nông nghiệp NSW Trồng mắc ca ở Australia.

Page 64: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

58KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

59

Hình ảnh của một số giống mắc ca có triển vọng tại vườn Viện Khoa học ky thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên:

Giống H2

Giống OC

Giống A38

Page 65: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

58KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

59

Tư phân tích giá trị kinh tế, tình hình sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm của cây mắc ca, tư thưc tế khảo nghiệm và trồng cây mắc ca trên địa bàn Tây Nguyên, chúng tôi đồng tình với các kết luận của các nhà khoa học nông nghiệp, các nhà quản lý về việc phát triển cây mắc ca trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên.

Tuy nhiên, để phát triển bền vững cây mắc ca trên đất Tây Nguyên, chúng tôi đề xuất một số vấn đề cần quan tâm giải quyết như sau:

1. Rà soát quy đất và các điều kiện tư nhiên gắn với đất để quy hoạch trồng mắc ca

Tây Nguyên có quỹ đất nông, lâm nghiệp khá dồi dào, với 5.464,1 ngàn ha đất tự nhiên, trong đó có 2.000,4 ngàn ha đất sản xuất nông nghiệp và 2.815,1 ngàn ha đất lâm nghiệp.

Hiện tại Tây Nguyên và các tỉnh trực thuộc đã tiến hành quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, tầm nhìn 2025 hoặc 2030, các quy hoạch sử dụng đất chung hay trong từng ngành ở các địa phương cũng đã được ban hành.

Trên thực tế, đất ở Tây Nguyên đã có chủ và đã xác định rõ mục đích sử dụng, vì vậy đưa cây mắc ca vào trồng trên địa bàn Tây Nguyên đòi hỏi phải rà soát và điều chỉnh lại các quy hoạch, trước hết là quy hoạch sử dụng đất.

Việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất trong bố trí trồng cây mắc ca phù hợp với đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Chính phủ đã ban hành chính sách riêng cho cây mắc ca, các tỉnh cũng đang tái cơ cấu ngành nông nghiệp,... nên việc điều chỉnh quy hoạch cho việc bố trí trồng cây mắc ca ở các địa phương có nhiều thuận lợi.

Vấn đề đặt ra là, các địa phương cần rà soát lại quỹ đất, nhất là đất đang trồng cây cà phê thoái hóa, đất trồng các cây trồng khác hiệu quả thấp để có thể chuyển đổi sang trồng cây mắc ca.

Trong 2.000,4 ngàn ha đất sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh Tây Nguyên, đất trồng cà phê vào khoảng 450 ngàn ha, trong đó có khoảng 100 ngàn ha đang trong tình trạng già cỗi, thoái hóa cần phải thay thế.

Theo chúng tôi, nếu điều kiện thời tiết, khí hậu và đất đai cho phép, việc bố trí trồng cây mắc ca nên tập trung vào hướng này để thay thế cho cây cà phê. Bởi, việc thay thế này có ưu việt về cả giá trị kinh tế lẫn các giải pháp kỹ thuật, theo kết quả của các mô hình thử nghiệm.

Để rà soát có cơ sở khoa học cần xác định quy mô tối đa có thể mở rộng diện tích cây mắc ca theo điều kiện của thị trường trong và ngoài nước, của chế biến và tiêu thụ sản phẩm từ cây mắc ca; phân tích và so sánh hiệu quả kinh tế với các cây trồng khác, với sự chuyển đổi. Kết hợp giữa điều kiện đó với điều kiện của đất đai đã rà soát để xác định diện tích có thể trồng ở mỗi địa phương.

Phải đi từ rà soát tổng thể trên phạm vi quốc gia và của ngành nông nghiệp đến rà soát cụ thể cho từng địa phương và trực tiếp cho diện tích trồng cây mắc ca, theo từng loại đất có thể trồng mới hoặc chuyển đổi.

Phát triển mắc ca tại Tây Nguyên và 4 vấn đề lớn cần quan tâm

GS.TS Trần Thọ Đạt (Hiệu trưởng)PGS.TS Phạm Văn Khôi, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Page 66: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

60KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

61

Về định hướng phát triển cây mắc ca, chúng tôi đồng nhất với ý kiến cho rằng, triển vọng của cây mắc ca là khá rõ. Nếu tổ chức tốt trong phát triển cây mắc ca, Việt Nam sẽ tạo được bước đột phá thứ hai sau cây cà phê. Việt Nam có thể trở thành quốc gia hàng đầu về năng suất và có thể cả về diện tích mắc ca trên thế giới trong tương lai khoảng mấy chục năm tới... Tuy nhiên, kỹ thuật trồng mắc ca cũng phức tạp.

Thách thức lớn nhất đối với cây mắc ca hiện tại là thiếu quỹ đất và người dân còn chưa biết nhiều đến loại cây này. Trên thế giới đến nay mới có gần 80.000 ha trồng mắc ca, trong khi mục tiêu đến năm 2025 đạt 200.000 ha là chưa khả thi. Đây là vấn đề cần cân nhắc khi rà soát quỹ đất và bố trí sản xuất mắc ca ở Việt Nam.

2. Nghiên cứu triển khai các hoạt động khoa học và công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển bền vưng cây mắc ca

Tuy thời gian khảo nghiệm đối với cây mắc ca đã gần 10 năm, nhưng để phát triển bền vững cây mắc ca, cần triển khai các hoạt động khoa học và công nghệ sau:

a. Tổng kết các khảo nghiệm về các loại giống cây mắc ca thích hợp với điều kiện thời tiết khí hậu và trình độ canh tác của các địa phương.

Trên thực tế, Tây Nguyên đã trồng thử nghiệm các giống mắc ca, nhưng chỉ xác nhận được một số giống phù hợp với điều kiện tự nhiên của Tây Nguyên. Mắc ca có rất nhiều giống và nhiều cách nhân giống (nhân bằng hạt, bằng cành giâm, bằng chiết, ghép...).

Việt Nam có nhiều đơn vị đang nhân giống mắc ca, trong đó có những đơn vị làm rất bài bản, ghép các giống gốc từ Australia và có sự giúp đỡ của chuyên gia Úc. Nhưng cũng có những đơn vị tự sản xuất giống, đặc biệt, tình trạng tự ươm và mua bán giống mắc ca diễn ra ở nhiều nơi, vào thời điểm những năm gần đây.

Vì vậy, lập lại trật tự trong sản xuất giống cây mắc ca, lựa chọn giống cây phù hợp và đơn vị sản xuất giống đảm bảo chất lượng cây giống là việc làm cần thiết để tránh tình trạng trồng phải giống xấu, không phù hợp sau nhiều năm trồng phải phá đi trồng lại, gây thiệt hại cho người sản xuất.

b. Xây dựng quy trình canh tác chuẩn Đây cũng là vấn đề cần chú ý ngay từ đầu, vì cây mắc ca có thời gian sinh trưởng và phát triển dài, giá trị kinh tế cao.

Nếu vấn đề kỹ thuật trong trồng và chăm sóc không đáp ứng yêu cầu sinh học, cây sẽ phát triển không tốt, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh trong thời gian dài, gây sự lãng phí trong đầu tư.

Trong khi đó, cây mắc ca là cây mới du nhập vào Việt Nam, người Việt Nam hiểu biết về cây mắc ca còn ít, vì vậy nâng cao sự hiểu biết của người dân, nhất là những cá nhân và tập thể trồng cây mắc ca là việc làm cần thiết. Vai trò xây dựng quy trình và chuyển giao các quy trình đến người sản xuất thuộc về các cơ sở được lựa chọn sản xuất và cung cấp giống.

Hướng lựa chọn ưu tiên là các công nghệ ở cấp độ cao để tạo ra sản phẩm đáp ứng yêu cầu của chế biến sâu, đảm bảo độ an toàn và nâng cao chất lượng sản phẩm.

c. Nghiên cứu lựa chọn công nghệ chế biến

Cây mắc ca chủ yếu cho sản phẩm quả, quả mắc ca có nhiều công dụng, trong đó nhiều người chú ý đến công dụng thực phẩm và người Việt Nam hiện đang chú ý tới sản phẩm ở dạng chưa qua chế biến. Trong tính toán hiệu quả của cây mắc ca, người ta chỉ tính doanh thu theo giá bán nhân của quả. Tuy nhiên trên thực tế, giá trị kinh tế của cây mắc ca lại ở công

Page 67: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

60KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

61

dụng dược liệu với các chất axit béo không no, các chất vitamin và vi lượng…

Vì vậy, cần phải phát triển cây mắc ca theo chuỗi giá trị, theo ngành hàng nông sản. Với nhận thức đó, cần lưu ý đến vấn đề chế biến, chú trọng chế biến sâu để nâng cao giá trị kinh tế và giải quyết đầu ra cho những người trồng mắc ca.

Việc xác định công nghệ chế biến sâu thuộc trách nhiệm của các nhà kỹ thuật và các nhà quản lý. Liên kết với các cơ sở theo mô hình phối hợp đầu tư và chuyển giao công nghệ với các cơ sở chế biến sâu có thương hiệu trên thế giới hay hình thành các mô hình tổ chức khép kín từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ (như mô hình đầu tư mía đường, cao su của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai) là những hướng lựa chọn cần ưu tiên.

3. Lưa chọn hình thức tổ chức sản xuất, kết nối giưa sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm

Lựa chọn hình thức tổ chức sản xuất là một trong các nội dung của tổ chức sản xuất. Lựa chọn đúng các hình thức tổ chức sản xuất trong phát triển cây mắc ca có vai trò quan trọng, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của cây mắc ca.

Hiện nay trong sản xuất nông nghiệp, hộ nông dân và trang trại là hai hình thức tổ chức chủ yếu và đang phát huy các ưu thế. Trong chế biến nông nghiệp, các doanh nghiệp tư nhân, các công ty cổ phần giữ vai trò chủ yếu.

Đối với cây mắc ca, nếu diện tích phát triển mắc ca chủ yếu từ đất trồng cây cà phê chuyển đổi, thì mô hình phát triển chủ yếu là các hộ nông dân, các hộ công nhân trong các công ty cà phê và các trang trại trồng cà phê. Các chủ thể này đều có nguồn gốc từ các hợp tác xã và nông trường, các công ty cà phê trước đây. Hiện nay, các chủ thể này đều là các đơn vị kinh doanh độc lập.

Vì vậy, các hình thức tổ chức sản xuất trồng và chế biến mắc ca cần dựa trên các cơ sở kinh doanh này và xuất phát từ các cơ sở kinh doanh này.

Từ thực trạng đó, chúng tôi cho rằng: Hình thức tổ chức trong trồng mắc ca có thể duy trì theo mô hình của kinh tế hộ và trang trại, nhưng cần có sự liên kết giữa các hộ và trang trại theo mô hình các hợp tác xã trang trại để thực hiện các chức năng dịch vụ đầu vào, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cây mắc ca.

Tuy nhiên, hình thức tổ chức phù hợp nhất có lẽ là mô hình khép kín từ trồng đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm dưới dạng các công ty cổ phần, có sự tham gia của hộ nông dân dưới hình thức góp cổ phần bằng đất, sự đầu tư của các doanh nghiệp chế biến, trong đó các doanh nghiệp chế biến cà phê trên địa bàn, có sự hỗ trợ của các tổ chức tín dụng, theo mô hình của đầu tư phát triển cà phê và cao su.

Tất nhiên, cần tổng kết các mô hình này để có cách thức tổ chức phù hợp. Thiết nghĩ, phương thức đầu tư và tổ chức của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai vào mía đường và cao su sang Lào, nhất là ở tỉnh Attapeu là mô hình có thể nghiên cứu áp dụng.

4. Chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ

Thứ nhất, cần chuẩn bị các nguồn lực cần thiết cho các hoạt động triển khai chuyển giao các tiến bộ khoa học và công nghệ cho các hộ, trang trại, những chủ thể chủ yếu trong các hoạt động trồng và chăm sóc cây mắc ca.

Cần tính toán cụ thể các nhu cầu về vốn cho từng hoạt động của chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ của phát triển cây mắc ca theo hướng bền vững. Xác định rõ khả năng huy động vốn theo các nguồn có thể huy động cho các hoạt động chuyển giao, trong đó chú trọng nguồn vốn ngân sách theo các chương trình và nguồn vốn hoạt động thường xuyên của các

Page 68: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

62KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

63

tổ chức khuyến nông, lâm nghiệp. Phát huy khả năng hỗ trợ của các nguồn vốn từ các chương trình triển khai từ Trung ương, của các tổ chức xã hội, đặc biệt của chính các hội nghề.

Nên hình thành quỹ chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ có sự tham gia của các hộ và chủ trang trại, đặc biệt là sự hỗ trợ của các doanh nghiệp với tư cách là nòng cốt của các hình thức tổ chức sản xuất, chế biến mắc ca của từng địa phương trong vùng.

Thứ hai, cần xây dựng cơ chế khuyến khích các chủ thể phát triển cây mắc ca tiên phong ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất mắc ca, trước hết là các doanh nghiệp chế biến chuyển đổi từ ngành chế biến cà phê, các chủ trang trại.

Những khuyến khích ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ để phát triển bền vững cây mắc ca; tập trung vào các hoạt động hỗ trợ đào tạo, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ, hỗ trợ giống mới, các mô hình sản xuất thâm canh, phát triển bền vững và hỗ trợ tiêu thụ đối với các sản phẩm mắc ca, chế biến sâu và có hàm lượng chất xám cao.

Thứ ba, cần tổ chức tốt mạng lưới khuyến nông, lâm, ngư nghiệp từ cấp tỉnh, huyện, xã và đặc biệt xuống tận các thôn phát triển cây mắc ca, nhất là chuyển từ diện tích cà phê thoái hóa, già cỗi. Xây dựng hệ thống nòng cốt là các doanh nghiệp tư nhân, các công ty cổ phần, các trang trại tiên tiến áp dụng khoa học và công nghệ mới theo mô hình trình diễn.

Cần đảm bảo cho các cán bộ khuyến nông bám sát cơ sở, có chế độ trách nhiệm và lợi ích vật chất cho các cán bộ khuyến nông trong việc chuyển giao các tiến bộ khoa học và công nghệ đến các chủ thể trồng và chế biến cây mắc ca.

Thứ tư, cần nghiên cứu các hình thức liên kết khoa học giữa các chủ thể phát triển cây mắc ca với các tổ chức nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ như Viện Nghiên cứu Tây Nguyên, Trường Đại học Tây Nguyên, đặc biệt là các cơ sở đào tạo và nghiên cứu trên địa bàn tỉnh trong chuyển giao và ứng dụng các công nghệ mới. Trong liên kết, các cơ sở nghiên cứu có thể chuyển giao theo hình thức ứng trước và được hưởng tỷ lệ giá trị tăng thêm do công nghệ mới mang lại.

Phát triển cây mắc ca một cách bền vững ở Việt Nam nói chung, trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên có thể trở thành hiện thực qua phân tích các điều kiện phát triển, trong đó các điều kiện về tự nhiên có vai trò hết sức quan trọng và đã được khảo nghiệm bước đầu về mặt kỹ thuật.

Tuy nhiên, để phát triển một cách bền vững cây mắc ca, việc chú ý tới các vấn đề chúng tôi đề xuất ở trên là cần thiết và cần được thực thi một cách bài bản và nghiêm túc, nhất là những vấn đề cần phải tổng kết để có bước đi và phương thức thực thi phù hợp.

Page 69: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

62KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

63

“Mắc ca, niềm hy vọng “tỷ đô” cho bà con Tây Nguyên”

Ông Nguyễn Trúc Bồng Sơn Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng

Hiện Lâm Đồng đang có khoảng 151.000 ha trồng cây cà phê, và để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích, tỉnh đa có định hướng dành khoảng 10% - 15% diện tích trồng xen canh với cây mắc ca và một phần nhỏ trồng mới.

Đây được coi là tín hiệu đáng mừng đối với người dân tỉnh Lâm Đồng, bởi mắc ca đã được nhiều chuyên gia khẳng định sẽ là loại cây trồng mới có thể mang lại thu nhập cho bà con nông dân cao gấp nhiều lần so với cà phê.

“Với những ưu thế vượt trội cả về giá trị kinh tế lẫn giá trị sử dụng, cây mắc ca đang được coi là niềm hy vọng “tỷ đô” cho bà con khu vực Tây Nguyên, trong đó có tỉnh Lâm Đồng. Ở những nơi có điều kiện sinh thái phù hợp, mắc ca sinh trưởng, phát triển rất tốt, và mảnh đất Tây Nguyên của chúng ta là một trong số ít những nơi trên thế giới được hưởng ưu đãi do thiên nhiên ban tặng”, ông Nguyễn Trúc Bồng Sơn, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng nói.

Cần quy hoạch Lâm Đồng thành vùng nguyên liệu mắc ca lớn

Việc trồng thí điểm mắc ca do Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng thực hiện đến nay đã có những kết quả gì, thưa ông?

Hiện tại, theo quy hoạch phát triển nông nghiệp của tỉnh Lâm Đồng, cây mắc ca đã được đưa vào là một cây trồng mới và được quy hoạch phát triển đến năm 2020 với khoảng 22.000 ha trồng tập trung ở 7 huyện, trong đó có 20.000 ha là trồng xen canh với cây cà phê và chỉ có 2.000 là trồng mới.

Dựa trên định hướng quy hoạch nông nghiệp của tỉnh Lâm Đồng đã được phê duyệt, việc xây dựng chiến lược lâu dài cho cây mắc ca sẽ trở nên khả thi, vì từ đây chúng ta đã có cơ sở pháp lý, so với việc chỉ trồng thử nghiệm để thăm dò và đánh giá như thời gian qua.

Được hỗ trợ vốn từ dự án của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, từ năm 2006, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng đã đem một số giống mắc ca về trồng với quy mô thí điểm 93 ha, đến nay đã cho quả.

Ví dụ, tại vườn cà phê chè có trồng xen mắc ca ở Bảo Lộc (mật độ 138 - 166 cây/ha), sau 5 năm trồng, tỷ lệ ra hoa và đậu quả đạt 80% và năng suất năm đầu đạt 1,4 kg/cây.

Hiện tại, ở Lâm Đồng có khoảng 15 giống mắc ca được trồng. Trong số đó, theo thẩm định của Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên, các giống OC, H2 và A38 cho năng suất và chất lượng ổn định nhất. Sau 9 năm trồng, năng suất đạt từ 7 - 9kg hạt/cây, cá biệt có những cây cho năng suất trên 10kg hạt/cây; dự báo khả năng từ năm thứ 12 trở lên (giai đoạn kinh doanh chính thức), năng suất này có thể đạt đến 12 – 15 kg hạt/cây, tương đương với năng suất của mắc ca ở vùng nguyên sản Úc.

Cây mắc ca có thể được xem như là cây lâm nghiệp, cây đa tác dụng, vì vậy việc xác định tính thích hợp của loại cây này phải trải qua vài năm khảo nghiệm như chúng tôi đã làm. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đánh giá một số mô hình mà các hộ nông dân trồng tự phát và có ý kiến rằng: mắc ca nếu trồng 2 - 3 loại giống nhập khác nhau có thể tạo ra năng suất tốt hơn…

Page 70: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

64KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

65

Liệu đã đến lúc định hướng Tây Nguyên trở thành “thủ phủ mắc ca” của khu vực trong tương lai, thưa ông?

Từ những mô hình thí điểm này, chúng tôi cho rằng một số vùng như Đơn Dương, Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lộc của tỉnh Lâm Đồng là những vùng có điều kiện tự nhiên và sinh thái phù hợp với cây mắc ca. Ở những vùng này, cây phát triển đồng đều và tỷ lệ sống tương đối tốt.

Theo thông tin được biết, hiện có một số doanh nghiệp/tổ chức có tham vọng được đồng hành với nhà nước và bà con nông dân để biến Tây Nguyên trở thành “thủ phủ mắc ca” trong khu vực, trước tiên là thí điểm ở Lâm Đồng.

Thực tế, Lâm Đồng có nhiều điều kiện thuận lợi hơn so với các nơi khác, kể cả vùng Tây Nguyên để trồng cây mắc ca. Dù vậy, để nói là “thủ phủ” thì chúng ta cũng cần có thêm thời gian để chứng thực, bởi mắc ca là loại cây khá “khó tính”. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng, cây có thể trồng ở rất nhiều nơi, độ cao 100m hay 50m đều có thể trồng được, nhưng đây chỉ là những loại cây sinh dưỡng, tức là cây có thể sống nhưng không ra hoa và kết quả.

Mắc ca muốn phát triển được phải đòi hỏi tất cả những điều kiện thích nghi về đất đai, độ tầng đất, nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, độ cao… những yếu tố này sẽ tác động đến vấn đề ra hoa của cây. Ví dụ, trong thời điểm cây ra hoa, nếu gặp phải những cơn mưa trái mùa hoặc sương mù nhiều thì cây sẽ không thể thụ phấn được, hoặc nếu trồng mắc ca ở những nơi gió nhiều thì cây sẽ ngã đổ hết, bên cạnh đó, thời gian phân hóa mầm hoa của cây đòi hỏi phải diễn ra đúng vào thời kỳ khô hạn và phải có nhiệt độ ban đêm từ 150C -180C…

Tuy vậy, ở những nơi có điều kiện sinh thái phù hợp, cây mắc ca sinh trưởng rất tuyệt vời, và mảnh đất Tây Nguyên của chúng ta là một trong số ít những nơi trên thế giới được hưởng ưu đãi do thiên nhiên ban tặng.

Cùng với Úc và Hawaii - những vùng đất trồng mắc ca truyền thống - mảnh đất Tây Nguyên của chúng ta hoàn toàn có thể trồng được những cây mắc ca cho quả chất lượng tốt.

Hơn thế nữa, mỗi vùng đất lại có những đặc trưng riêng về điều kiện tự nhiên và khí hậu, bởi vậy, mùi vị, hương thơm, chất lượng tinh dầu,… của cùng một loại quả mắc ca trên những vùng đất khác nhau là khác nhau.

Đâu là vai trò của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng trong chiến lược phát triển cây mắc ca tại địa phương, thưa ông?

Sau khi đã đánh giá thành công mô hình thí điểm, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng sẽ phối hợp với các chương trình hỗ trợ nông nghiệp của Nhà nước để đào tạo cho bà con nông dân về các kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mắc ca.

Trên thực tế, hiện nay chưa có bất cứ một quy trình kỹ thuật chính thức nào được áp dụng chung cho tất cả các vùng sinh thái trồng mắc ca tại tỉnh Lâm Đồng. Dựa trên lý thuyết nghiên cứu và kinh nghiệm thực tế, chúng tôi sẽ tiến hành xây dựng một bộ quy trình chuẩn để chuyển giao kỹ thuật cho bà con nông dân khi bắt tay vào trồng loại cây mới này.

Đó là công việc ưu tiên của ngành khuyến nông mà chúng tôi thấy cần phải tham gia và đẩy mạnh.

Bên cạnh đó, tôi nhận thấy cái chúng ta đang thiếu nhất hiện nay là xây dựng chuỗi giá trị trong quy trình khép kín từ khâu trồng đến chế biến, tiêu thụ mắc ca. Song song với định hướng quy hoạch nông nghiệp của tỉnh Lâm Đồng từ năm 2015 đến năm 2020, chúng ta cũng cần xây dựng chuỗi giá trị này để đảm bảo sự phát triển bền vững cho bà con.

Quy mô trồng mắc ca hiện tại của bà con nông dân còn nhỏ lẻ, phân tán nên sản lượng không nhiều. Do đó, việc quy hoạch vùng nguyên liệu lớn và tập trung là cần thiết, khi đó, bài toán về việc chế biến sâu mới hiệu quả, ví dụ như sản xuất tinh dầu, hương liệu, bánh, kem…

Page 71: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

64KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

65

Hiện phương thức chế biến mắc ca ở Việt Nam còn rất đơn giản, đó là rang rồi cắt đôi ăn nhân, bên cạnh đó cũng có một số doanh nghiệp bước đầu đã chế biến được vị mắc ca mới như rang muối, bọc sô cô la,… còn để chế biến chuyên sâu thì chúng ta vẫn cần học hỏi và nghiên cứu thêm kinh nghiệm từ Úc hoặc từ ngay nước láng giềng Trung Quốc.

Tóm lại, nếu muốn biến Lâm Đồng trở thành “thủ phủ mắc ca” thì trước mắt, chúng ta cần quy hoạch Lâm Đồng trở thành vùng nguyên liệu lớn của cả nước hoặc của Tây Nguyên, sau đó là việc liên kết 4 “nhà” mà thiếu một “nhà” nào thì chiến lược này cũng phải đối mặt với nguy cơ thất bại.

Bên cạnh đó, chính sách hỗ trợ sản xuất cũng là vấn đề cần cân nhắc ngay lập tức. Bởi hiện nay chúng ta có hai mươi mấy ngàn hộ nông dân trồng cà phê ở tỉnh Lâm Đồng cần sự hỗ trợ về vốn và giống cây để khởi tạo vùng nguyên liệu mắc ca ban đầu.

Ông dự báo thế nào về sự phát triển của mắc ca ở Tây Nguyên trong vòng 10 năm tới?

Các báo cáo nghiên cứu về mắc ca đều dự đoán: năm 2020, nhu cầu sử dụng của thế giới khoảng 210.000 tấn. Trong khi đó, nhu cầu sản xuất (nguồn cung) hiện nay chỉ có khoảng 120.000 tấn, tức là vẫn thiếu từ 50% đến 60%, trong đó các nước có nhu cầu sử dụng nhiều nhất là Trung Quốc, Mỹ, Đức.

Như vậy, điều kiện tự nhiên và khí hậu thuận lợi của Tây Nguyên sẽ là lợi thế cạnh tranh tốt để trồng mắc ca theo các mô hình lớn tập trung. Đặc biệt, Việt Nam rất gần với thị trường tiêu thụ lớn của thế giới là Trung Quốc.

Nông dân muốn trồng nhưng chi phí giống còn cao

Trung Quốc cũng trồng mắc ca, thậm chí là đi trước Việt Nam một thời gian khá xa. Theo ông, điều này có ảnh hưởng gì đến việc phát triển cây mắc ca ở Tây Nguyên, cũng như ở Việt Nam nói chung không?

Trung Quốc tính đến bây giờ đã trồng khoảng 35.000 ha, trong khi đó chúng ta mới chỉ có khoảng trên 2.000 ha. Nhưng người ta nói là với một con số tỉ mấy người đó thì nếu nhu cầu tăng lên thì đối với sản lượng của Trung Quốc thì vẫn không đủ cung cấp cho dân của họ. Do vậy, chúng ta không ngại ngùng gì vấn đề tăng sản lượng. Chưa kể ngoài Trung Quốc, các nước Tây Âu, Mỹ, Nhật... cũng rất cần các sản phẩm từ mắc ca.

Chúng ta nên nhớ đây là một giống cây nhiệt đới, thì những vùng ôn đới không trồng được, do vậy ta vẫn có lợi thế cạnh tranh tương đối tốt.

Ông vừa nhắc đến lợi thế cạnh tranh, tôi xin có một câu hỏi: liệu có sản phẩm nào khác có thể thay thế được cây mắc ca này không?

Bây giờ ngoài những cây hạt loại dầu của thế giới như hạnh nhân, điều, óc chó,… hiện tại vẫn chưa phát hiện được thêm những giống cây trồng mới. Trong khi đó, mắc ca đã được tôn là “nữ hoàng” của các loại hạt khô.

Tuy nhiên, có một vấn đề chúng ta phải chú ý, đó là nên phát triển nóng hay không? Nhiều nước khác cũng gần chúng ta như Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaysia, Indonesia,… ví dụ họ có diện tích đất trồng lớn hơn ta, họ biết được nhu cầu thị trường, họ nhảy vào thị trường thì Đông Nam Á này sẽ cạnh tranh lẫn nhau.

Ta sợ cái cạnh tranh lẫn nhau đó thôi.

Chuyển đổi cơ cấu trồng ở Tây Nguyên, suy cho cùng cũng để cho đời sống bà con Tây Nguyên được khấm khá hơn. Vậy theo ông, chúng ta cần làm những gì để bảo vệ tốt hơn một đối tượng dễ bị tổn thương là nông dân trong phát triển mắc ca?

Page 72: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

66KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

67

Trước đây, bà con sản xuất tự phát. Bây giờ, với vai trò của Nhà nước, thì phải thúc đẩy xây dựng thành chuỗi giá trị sản xuất. Với chuỗi giá trị này thì vai trò, trách nhiệm của từng địa phương, từng ngành như thế nào phải làm rõ.

Chẳng hạn trong vấn đề biến đổi khí hậu tác động đến trồng mắc ca. Nếu tính theo quy luật thì tháng 2, tháng 3 là thời kỳ mắc ca ra hoa. Nhưng tại sao năm nay cây lại ra hoa sớm hơn, thời điểm khoảng tháng 12. Thế thì chúng ta thấy cần phải nghiên cứu sâu về biến đổi khí hậu phải lường đến những vấn đề đó, hạn chế tổn thương cho cây mắc ca, hạn chế thiệt hại của bà con nông dân.

Hiện nay đang có luồng ý kiến cho rằng cần lập hiệp hội mắc ca Việt Nam, ông đánh giá như thế nào về kiến nghị này? Nếu được thành lập thì hiệp hội này cần đóng vai trò như thế nào trong việc phát triển cây mắc ca ở Việt Nam?

Nếu chúng ta lập ra hiệp hội để giúp thúc đẩy nhanh chuỗi giá trị đã nói trên, thì chúng ta nên thử. Thành lập hiệp hội thì phải xác định vai trò của hiệp hội là thúc đẩy chế biến sản phẩm tinh chế, chứ không chỉ xuất thô.

Trong quá trình thí điểm, ông thấy chi phí đầu vào của cây mắc ca so với cây cà phê có chênh lệch quá lớn không?

Tôi thấy hiện có một bức xúc của nông dân là muốn trồng nhưng chi phí giống còn cao. Đối với người nông dân như vậy là tương đối mạo hiểm, vì đây là cây trồng mới mà họ chưa biết đánh giá như thế nào. Trong chi phí đầu tư cho giai đoạn kiến thiết cơ bản đối với cây mắc ca thì lớn nhất là chi phí giống.

Tôi nghĩ rằng trong vấn đề phát triển giống, chúng ta cần quan tâm nguồn vật liệu cây giống đầu dòng cần được quản lý chặt chẽ và có những vườn ươm đủ lớn, để giảm chi phí giá thành cho giống đầu vào và cung cấp nguồn giống đảm bảo chất lượng cho nông dân.

Tôi cũng thắc mắc, việc chăm sóc cây mắc ca có cần sử dụng phân bón hay cái gì phức tạp hơn không so với cây cà phê?

Mỗi cây có một quy trình bón phân khác nhau, cây cà phê, cây tiêu, cây điều, cây ca cao đều có công thức bón phân khác nhau. Đối với cây mắc ca cũng vậy, hiện tại, chúng ta chưa có nghiên cứu sâu về vấn đề này.

Chính vì vậy, chúng tôi đề nghị cần phải có một nghiên cứu quy trình kỹ thuật đối với cây mắc ca, để giúp cho nông dân chăm sóc, bón phân cung cấp dinh dưỡng cân đối, hợp lý cho cây mắc ca ở những giai đoạn sinh trưởng, phát triển khác nhau, chứ nếu không có thể gây thiệt hại cho nông dân.

Page 73: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

66KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

67

Nằm ở phía Đông Bắc của tinh Kon Tum, vùng đất Măng Đen - Kon Plông có điều kiện tự nhiên thích hợp để phát triển du lịch sinh thái nghi dưỡng và kinh tế nông lâm nghiệp.

Măng Đen - Kon Plông có diện tích đất tự nhiên trên 138 nghìn ha, khí hậu mát mẻ quanh năm, nhiệt độ trung bình 20,70C, lượng mưa trung bình/năm là 2.324,9mm, số ngày mưa bình quân trong những tháng mùa mưa là 24,6 ngày, nhìn chung khu vực này thừa độ ẩm trong mùa mưa, đủ độ ẩm trong mùa khô, trung bình 82 - 84%.

Độ cao trung bình của vùng vào khoảng 1.200m so với mực nước biển, có nhiều diện tích dạng địa hình đồi bằng thoải, độ dốc nhẹ và tương đối đồng nhất, tầng đất dày, thành phần cơ giới tầng đất mặt là đất thịt trung bình, hàm lượng chất hữu cơ và đạm tổng số khá cao.

Mắc ca, hướng đi mới

Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên, ngày 5/12/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 298/QĐ-TTg phê duyệt “Quy hoạch xây dựng vùng du lịch sinh thái Măng Đen và quy hoạch chung đô thị Kon Plông, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đến năm 2030”, theo đó, ngoài tính chất là vùng bảo tồn sinh thái, rừng quốc gia và phát triển du lịch thì Măng Đen được xác định là vùng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, phục vụ phát triển du lịch sinh thái.

Triển khai thực hiện quy hoạch, được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành trong việc thu hút đầu tư, huyện Kon Plông đã mạnh dạn tiếp nhận, áp dụng những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất thử nghiệm một số loại cây trồng vật nuôi mới, có năng suất, chất lượng, giá trị cao phù hợp với điều kiện sinh thái, thổ nhưỡng của huyện, như cây chè ô long, cà phê chè, rau hoa xứ lạnh, cá tầm, trồng cây dược liệu dưới tán rừng.

Đặc biệt, việc tiếp cận, nghiên cứu đưa vào phát triển mắc ca - loại cây có giá trị kinh tế cao - tại khu vực Măng Đen là hướng đi mới, góp phần khai thác có hiệu quả điều kiện tự nhiên, tạo sinh kế bền vững cho người dân, đồng thời thực hiện các mục tiêu về bảo tồn sinh thái, sản xuất nông, lâm nghiệp và phát triển du lịch sinh thái theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

Triển vọng mắc ca ở Măng ĐenTS. Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum

TS. Nguyễn Hữu Tháp, Chủ tịch UBND huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum

Page 74: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

68KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

69

Những đặc tính sinh thái của mắc ca (1) rất phù hợp với điều kiện sinh thái vùng Măng Đen - Kon Plông (có bảng so sánh kèm theo) và một số địa bàn huyện khác như Tu Mơ Rông, Đắk Glei của tỉnh Kon Tum. Qua khảo sát, đến nay tỉnh Kon Tum đã trồng gần 40 ha cây mắc ca (Đắk Glei 30 ha, Ngọc Hồi 4 ha, các huyện khác 6 ha) từ năm 2013 - 2014 thông qua các chương trình đầu tư và người dân tự trồng. Bước đầu đánh giá, cây sinh trưởng bình thường, một số diện tích đã cho thu hoạch quả bói.

Như vậy, với điều kiện tự nhiên phù hợp và định hướng phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp của tỉnh, việc phát triển cây mắc ca có thể biến Măng Đen trở thành “trung tâm mắc ca”, đồng thời, đem đến cho Kon Plông những cơ hội mới trong việc liên kết vùng, địa phương và gia nhập vào các thị trường rộng lớn, có cạnh tranh hơn.

Cùng với các dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, nuôi cá tầm, phát triển rau hoa quả xứ lạnh, việc trồng thành công cây mắc ca cũng sẽ thúc đẩy hình thành vùng kinh tế động lực phía Đông tỉnh Kon Tum phát triển năng động, đa dạng hơn.

Yếu tố Biên độ thích hợp cho cây mắc ca

Biên độ tại huyện Kon Plông

1. Khí hậu- Nhiệt độ tối ưu (0C) 12 – 32 17,5 - 22,7- Nhiệt độ mùa ra hoa (0C) 18 – 21 18,4 - 21,5- Lượng mưa tối ưu (mm) 1.500 – 2.500 2.324,92. Đất đai 

- Loại đất Trồng được trên nhiều loại đất khác nhau

Tầng đất dày, thành phần cơ giới tầng đất mặt là đất thịt trung bình, hàm lượng chất hữu cơ và đạm tổng số khá cao

- Kết cấu đất Đất tơi xốp, thoát nước tốt

- Độ pH 5,5 – 6,5 4,0 - 6,03. Độ cao so với mặt biển Độ cao tương đối (m) 300 - 1.200 Bình quân 1.200

Bảng: So sánh yếu tố sinh thái chủ đạo cho cây mắc ca và yếu tố sinh thái tại huyện Kon Plông.

7 giải pháp đề xuất

Để giải quyết những khó khăn, thách thức trong việc phát triển kinh tế xã hội nói chung, sản xuất nông lâm nghiệp nói riêng, tỉnh Kon Tum cũng cần có những giải pháp chiến lược, có lộ trình, phát triển cây mắc ca theo hướng bền vững.

Cụ thể, một số giải pháp theo chúng tôi cần thực hiện như sau:

1. Tổ chức đánh giá, làm rõ luận cứ khoa học và khả năng thực tiễn về sinh trưởng và phát triển cây mắc ca ở Măng Đen - Kon Plông và một số vùng phụ cận ở Tu Mơ Rông và Đắk Glei có điều kiện sinh thái tương đồng. Hợp tác với chuyên gia đầu ngành, người có kinh nghiệm về mắc ca và đơn vị đã trồng mắc ca thành công để có nghiên cứu, đánh giá xác đáng và khả thi, rút ngắn thời gian sản xuất thử nghiệm tại địa bàn.

2. Trên cơ sở khẳng định khả năng phát triển, tiến hành rà soát điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển mắc ca ở Kon Tum theo hướng gắn kết sản xuất và tiêu thụ theo chuỗi giá trị hàng hóa nhằm thu hút các dự án đầu tư mở rộng sản xuất “cánh đồng lớn mắc ca” theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg, ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ.

Page 75: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

68KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

69

3. Thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền để nhân dân vùng quy hoạch nắm và hiểu được giá trị kinh tế và môi trường của cây mắc ca, tích cực tham gia cùng chính quyền các cấp phát triển cây mắc ca trên địa bàn.

4. Thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước, đặc biệt là chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ, trong đó cây mắc ca thuộc đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí để xây dựng đồng ruộng, cây giống (mức hỗ trợ 15 triệu đồng/ha cho dự án có quy mô từ 50 ha trở lên), xây dựng cơ sở sản xuất giống cây mắc ca (mức hỗ trợ 70% chi phí đầu tư cơ sở sản xuất giống có quy mô từ 500.000 cây giống/năm trở lên). Bên cạnh chính sách chung, tỉnh Kon Tum sẽ nghiên cứu ban hành các chính sách phục vụ phát triển mắc ca bền vững, nhất là tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, thuận lợi; nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý đối với cây mắc ca Măng Đen - Kon Plông.

5. Tuyển chọn, xác định cơ cấu giống phù hợp để đảm bảo năng suất, chất lượng sản phẩm; đầu tư áp dụng khoa học công nghệ trong các khâu trồng, chăm sóc, sơ chế bảo quản sản phẩm sau thu hoạch để đảm bảo chất lượng sản phẩm.

6. Đưa cây mắc ca vào trồng xen canh với cây cà phê thuộc dự án phát triển cà phê xứ lạnh của tỉnh ở vùng Đông Trường Sơn, trong đó có Măng Đen (2). Cung cấp, hỗ trợ giống cho nông dân trồng quy mô vườn nhà gắn với việc thực hiện tốt công tác khuyến nông, khuyến lâm, trợ giúp về khoa học, kỹ thuật, quy trình chăm sóc để nhân dân làm quen với cây mắc ca và tăng thu nhập kinh tế hộ gia đình.

7. Tìm giải pháp đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ, nhất là giao thông, hệ thống điện, thủy lợi cấp nước đến vùng quy hoạch để cùng với các dự án du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, thủy sản, rau hoa củ quả xứ lạnh, cây mắc ca tạo thành những sản phẩm chủ lực về phát triển kinh tế của Măng Đen - Kon Plông.

Từ những thực tiễn về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và cơ sở khoa học đối với phát triển mắc ca tại huyện Kon Plông, để biến Măng Đen thành “trung tâm mắc ca” và phát triển một cách bền vững, cần có sự tham gia tích cực của các nhà khoa học, các nhà đầu tư và tổ chức tín dụng... trong việc hiện thực hóa các chủ trương, chính sách cũng như việc thu hút đầu tư.

Bên cạnh đó, cần kết hợp hài hòa giữa sản xuất truyền thống có chọn lọc với tiến bộ kỹ thuật hiện đại nhằm phát huy và giữ gìn nguồn tài nguyên quý báu thiên nhiên đã ban tặng cho địa bàn Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

———————————

(1) Có tài liệu công bố, nhiệt độ thích hợp cho cây mắc ca là từ 120C - 320C, nhiệt độ tối ưu để cây ra nhiều hoa là từ 120C - 210C, tốt nhất là 180C, nếu nhiệt độ ban đêm thấp hơn 120C và cao hơn 210C, cây mắc ca đều không thể hình thành chồi hoa (“Cây mắc ca, tiềm năng và triển vọng phát triển trên địa bàn Tây Nguyên” - Tác giả Đặng Đức Phong cùng các cộng tác viên).

(2) Hiệu quả trồng xen canh với cây cà phê đã được công bố tại tạp chí Khoa học và Phát triển 2014, tập 12, số 3 - trang 422 - 428 (www.hua.edu.vn).

Page 76: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

70KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

71

HỘI THẢO

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

Page 77: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

70KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

71

Hiện đang có những suy nghĩ, tính toán rằng đầu tư phát triển mắc ca là việc cần làm, và hơn thế nên tạo dựng một “Thủ đô mắc ca” ở Tây Nguyên. Tôi chưa có được đầy đủ thông tin và hiểu nhiều trên thực tế về cây mắc ca, và do vậy, bài viết mới chỉ là những nhìn nhận sơ bộ.

Thế giới đang thay đổi nhận thức sâu sắc về vai trò và và khả năng tạo giá trị gia tăng của nông nghiệp cũng như về đời sống nông thôn. Việt Nam cũng đang nhận diện lại lợi thế to lớn của nông nghiệp Việt Nam và nỗ lực bước vào tái cấu trúc sản xuất nông nghiệp vì mục tiêu phát triển hiệu quả, bền vững và đem lại lợi ích cao hơn, thiết thực hơn cho người nông dân. Trong vài ba năm trở lại đây, nhiều doanh nghiệp, kể cả những công ty lớn, các định chế tài chính, không chỉ ngân hàng mà cả các quỹ đầu tư, đã và đang chuyển dịch vốn, đầu tư, kinh doanh sang khu vực nông nghiệp. Trong bối cảnh và xu thế đó, phải nói rằng trăn trở (dựa trên những căn cứ khoa học nhất định) về việc đầu tư vào và kinh doanh gắn với cây mắc ca là rất đáng trân trọng và khích lệ.

Trên thực tế, cây mắc ca cũng đã được trồng ở một số vùng ở Việt Nam. Thành công có, khó khăn cũng còn, nhưng nhìn chung kết quả mang lại ít nhiều tín hiệu khả quan, hứa hẹn, nhất là đối với Tây Nguyên. Tuy nhiên, chúng ta nên có những phân tích, đánh giá thật thấu đáo hơn để đảm bảo sự phát triển bền vững cả về kinh tế, xã hội, môi trường trong đầu tư, kinh doanh gắn với cây mắc ca. Những phân tích, đánh giá như vậy phải tính đến hiệu quả đầu tư, kinh doanh, gắn với mô hình mới trong sản xuất nông nghiệp, cách thức hỗ trợ thích hợp, và đằng sau đó là lợi ích của các bên liên quan.

Để mắc ca có thể phát triển bền vưngTS. Võ Trí Thành

Viện phó Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM)

Page 78: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

72KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

73

Đánh giá hiệu quả đầu tư, kinh doanh và tác động?

Một số tài liệu đã minh chứng những ưu thế nhất định trong đầu tư vào cây mắc ca. Đặc điểm thổ nhưỡng ở Tây Nguyên, tạo điều kiện cây mắc ca sinh trưởng, phát triển tốt; hiệu quả đầu tư trồng, khai thác được đánh giá cao hơn so với cây cà phê; nhu cầu thị trường rất cao (sản lượng thế giới mới đáp ứng được 25%) và khá đa dạng: vừa là thực phẩm, dược phẩm, vừa có thể dùng chế biến mỹ phẩm. Những vấn đề được xem là nổi cộm, bao gồm: nhận thức (chưa xem là cây chiến lược, qui hoạch, kỹ thuật canh tác của nông dân, vốn cho đầu tư ban đầu (cần khoảng 5 - 6 năm để có thể thu hoạch).

Dẫu vậy, vẫn còn một số câu hỏi cần trả lời cụ thể hơn. Trước hết là vấn đề liên quan đến qui hoạch. Đã có qui hoạch cho cây cà phê. Vậy tốt hơn là trồng xen hay dành vùng trồng riêng cây mắc ca, hay kết hợp cả hai. Dù thế nào cũng cần đủ quy mô kinh tế (tác động mới thật có nghĩa) và nếu qui hoạch lại cây cà phê thì phí tổn điều chỉnh (ít ra trong ngắn và trung hạn) sẽ ra sao?

Tiếp đó là câu chuyện về khả năng thay thế sản phẩm (hiện tại và tiềm năng; xét cả về thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm) của cây mắc ca. Với công nghệ và nhu cầu thị hiếu hiện đại, nói chung đây là vấn đề cần nghiên cứu rất kỹ lưỡng để giảm thiểu rủi ro đầu tư.

Tác động môi trường cũng cần làm sáng tỏ. Có lẽ nước và nguồn nước là vấn đề lo ngại ở Tây Nguyên. Nhu cầu nước của mắc ca như thế nào? Bên cạnh đó, tài liệu tôi được biết hiện nay chưa nêu đủ rõ về thu nhập, lợi ích của người nông dân (trong so sánh với trồng cây cà phê).

Xây dựng một mô hình mới trong sản xuất nông nghiệp?

Như đã nêu, Việt Nam đang nỗ lực tái cấu trúc nông nghiệp và một trong những hướng quan trọng là tạo dựng những mô hình sản xuất mới, hiệu quả, “xanh” và thân thiện với môi trường, và thực sự đem lại lợi ích công bằng cho người nông dân.

Dù có thể đa dạng về hình thái, song theo tôi, các mô hình đó phải đáp ứng được ba yêu cầu cơ bản. Một là, chúng phải có được lợi thế nhờ quy mô, nhờ đó tạo khả năng tốt hơn trong hấp thụ vốn và công nghệ. Hai là, chúng (dần) phải gắn với chuỗi giá trị, từ R&D, tạo giống, trồng trọt, thu hoạch, sơ chế/tinh chế, đến phân phối, tiêu thụ ở trong nước và ngoài nước. Có thể không phải mọi công đoạn sẽ được thiết lập đầy đủ ngay, song bài toán chuỗi giá trị phải được tính toán ngay từ đầu nhằm kết nối các bên liên quan (nông dân, doanh nghiệp sản xuất, nhà phân phối, nhà khoa học, các tổ chức tài chính) và dần tạo ra giá trị gia tăng cao hơn. Ba là, chúng phải gắn bó về mặt kinh tế - xã hội với cuộc sống của người nông dân, tính đến đặc thù vùng miền, dân tộc và đảm bảo khả năng “mặc cả” của người nông dân trong chuỗi.

Ít nhiều trên thưc tế, theo sự vận động của thị trường và được nhà nước “thể chế hóa” thêm, đã xuất hiện các mô hình sản xuất nông nghiệp khác nhau. Đó là mô hình trang trại, mô hình công ty theo hợp đồng (huấn luyện, đào tạo để nông dân trồng trọt đảm bảo đầu vào theo hợp đồng; phần còn lại doanh nghiệp lo), mô hình công ty nông dân góp cổ phần, hợp tác xã (kiểu mới),… Mô hình nào cũng có những ưu và nhược nhất định.

Vậy, với cây mắc ca, có nên đặt vấn đề xây dựng một mô hình mới đáp ứng đầy đủ cả ba yêu cầu trên không?

Hoạch định chính sách hỗ trợ?

Sự “chen chân” của Nhà nước có thể là cần thiết. Đó là việc nghiên cứu đánh giá bài bản tính khả thi của việc đầu tư, kinh doanh cây mắc ca (tại Tây Nguyên). Dĩ nhiên,ở đây rất cần sự

Page 79: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

72KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

73

tham gia phối hợp của doanh nghiệp và các chuyên gia. Trong đó, không thể không thực sự chú trọng đến những xem xét về quy hoạch. Đơn giản, thiếu quy hoạch thì không thể có sự quan tâm đầu tư đủ tạo lợi thế nhờ qui mô.

Tiếp sau là việc xây dựng mô hình sản xuất mới (như một trường hợp nghiên cứu bài bản). Rõ ràng, một khi mô hình đó không chỉ là về chuỗi giá trị đơn thuần, mà còn tính đến cả các khía cạnh xã hội, văn hóa, chính trị, và cả đào tạo, thì việc xem xét dưới nhiều khía cạnh cần những quyết sách có tính thể chế và sự hỗ trợ nhất định của Nhà nước.

Với tất cả sự đan xen các vấn đề nêu trên, có lẽ thích hợp hơn trước mắt là thí điểm xây dựng mô hình mới trong đầu tư, kinh doanh vào cây mắc ca. Tuy là thí điểm, song qui mô phải đủ lớn về đầu tư, sản xuất. Và dưới gốc độ kinh doanh, sự hỗ trợ của Nhà nước về cơ bản không “phản thị trường”.

Thứ nhất, đầu tư kinh doanh vào cây mắc ca được xem là khả thi theo cung cầu thị trường. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp có nhiều rủi ro bất định, nhất là khi mới “thử nghiệm” với lòai giống cây mới, thì có thể cũng cần có những hỗ trợ nhất định về tín dụng, đất đai. Song hỗ trợ này phải được xem là sự chia sẻ rủi ro trong trường hợp không thành công; trái lại phải được bồi hoàn sau đó.

Thứ hai, đây cũng là dịp tiếp tục xây dựng và thực thi cơ chế bảo hiểm sản xuất nông nghiệp. Việt Nam đã có không ít thí điểm, song còn quá nhiều bất cập để tạo ra một cơ chế thích hợp. Dịp này có thể đóng góp tốt hơn cho quá trình hoàn thiện cơ chế bảo hiểm sản xuất nông nghiệp.

Đầu tư vào cây mắc ca không đơn thuần chỉ là tính toán lỗ lãi kinh doanh, mà đó có thể còn là câu chuyện về tái cấu trúc nền nông nghiệp Việt Nam và phát triển vùng đất Tây Nguyên. Ý tưởng phát triển cây mắc ca là rất đáng trân trọng, và chính vì vậy, cần có những nghiên cứu sâu sắc hơn để rồi có những nỗ lực thực thi trên thực tế thực sự quyết liệt, bài bản và hiệu quả./.

Page 80: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

74KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

75

Để phát triển cây mắc ca như một trong nhưng nông sản chủ lưc của Tây Nguyên trong tương lai, cần có nhiều chính sách cơ chế cụ thể như chiến lược và quy hoạch phát triển cây mắc ca, xây dưng chuôi giá trị khep kín tư cây giống, trồng trọt, chăm bón, đến thu hoạch, chế biến, bảo quản và tiêu thụ, đảm bảo nguồn lưc tài chính tín dụng và hô trợ về tài chính khác trong giai đoạn đầu phát triển.

Mô hình kết hợp “5 nhà”, gồm Nhà nước - nhà khoa học - nhà nông - nhà băng - nhà doanh nghiệp đã chứng tỏ sự thích hợp trong xây dựng và triển khai chiến lược phát triển mắc ca tại Tây Nguyên.

Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi tập trung đề xuất mô hình tín dụng ngân hàng cho phát triển mắc ca ở khu vực Tây Nguyên đến năm 2020.

Cầu tín dụng ngân hàng

Cầu tín dụng ngân hàng cho phát triển mắc ca ở Tây Nguyên phụ thuộc vào: (i) triển vọng phát triển thị trường mắc ca trên thế giới, trong đó có Việt Nam; (ii) quy hoạch phát triển mắc ca ở Tây Nguyên; (iii) nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển mắc ca ở Tây Nguyên; (iv) khả năng nguồn vốn phi tín dụng đáp ứng nguồn vốn đầu tư phát triển mắc ca.

i. Triển vọng phát triển thị trường mắc ca: Hạt mắc ca là một loại thực phẩm nhưng chỉ có 3 loại có giá trị thương mại là Macadamia integrifolia, Macadamia ternifolia và Macadamia tetraphylla, trong đó có hai loại sau là có thể ăn ngay không cần chế biến.

Mắc ca được trồng vì mục đích thương mại ngay từ những năm 1880 ở vùng New South Wales trước khi mở rộng sang Hawaii từ những năm 1920 mặc dù những hạt giống đầu tiên được nhập vào Hawaii từ năm 1882. Từ năm 2006, ngành sản xuất mắc ca bắt đầu suy thoái do giá thấp vì dư cung.

Ngoài Hawaii và Úc với sản lượng năm 2013 là 35.200 tấn, mắc ca còn được sản xuất thương mại tại Nam Phi (37.000 tấn năm 2013), Brazil, California, Costa Rica, Israel, Kenya, Bolivia, New Zealand, Colombia, Guatemala và Malawi.

Tổng sản lượng mắc ca toàn cầu năm 2013 đạt 135.000 tấn. Riêng Hiệp hội Mắc ca Úc với hơn 600 thành viên, chiếm 70% tổng số người trồng và 90% tổng sản lượng mắc ca hàng năm của Úc đã thu hoạch 43.600 tấn mắc ca năm 2014, tăng tới 24% (tương đương 8.400 tấn) so với năm trước.

Do có giá trị dinh dưỡng cao nên nhu cầu về mắc ca trên thế giới có xu hướng tăng lên, đặc biệt sử dụng trong mỹ phẩm dưới dạng dầu mắc ca dưỡng da bên cạnh việc sử dụng như một loại thực phẩm riêng biệt hoặc kết hợp với các thực phẩm khác, chẳng hạn chocolate và nhiều loại bánh kẹo. Năm 2003, cơ quan nghiên cứu dinh dưỡng Úc phát hiện mắc ca có hàm lượng cholesterol thấp, rất thích hợp trong bảo vệ sức khỏe.

Như vậy, đặc tính và công dụng của mắc ca vẫn đang trong quá trình phát triển, nên nhu cầu về mắc ca trên thị trường toàn cầu chưa thể được đánh giá chính xác, song có khả năng mắc ca sẽ trở thành một trong những thực phẩm phổ biến của tương lai, với 3 đặc điểm nổi bật phù hợp với xu thế thực phẩm thời đại là ngon, tư nhiên và bổ dưỡng.

Ở Việt Nam, sản phẩm mắc ca đang trong giai đoạn đầu thâm nhập thị trường với các sản phẩm nhập khẩu chủ yếu từ Úc mặc dù mắc ca đã được trồng thử nghiệm tại Tây Bắc từ hơn một thập kỷ trước.

ii. Hiện đã có quy hoạch phát triển mắc ca tại Tây Nguyên giai đoạn 2012 - 2020 và tầm nhìn đến 2025 với tổng diện tích trồng mới trên 6 vạn ha và trồng xen canh trên gần 10 vạn ha với dự kiến cho thu hoạch từ năm 2016 đến năm 2020 khoảng 200.000

Bài toán vốn ngân hàng cho cây mắc ca tại Tây Nguyên

TS. Vũ Đình ÁnhChuyên gia Tài chính

Page 81: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

74KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

75

tấn trị giá trên 30.000 tỷ đồng.

Theo tính toán của LienVietPostBank, chi phí cho cây giống, chăm sóc mắc ca đến khi thu hoạch khoảng 50 triệu đồng/ha, trong khi nếu sản lượng đạt trên 1 tấn/ha thì có thể đạt doanh thu tới 200 - 300 triệu đồng/năm. Do đó, quy hoạch phát triển mắc ca tại Tây Nguyên có thể thực hiện được, nếu nỗ lực triển khai trên cơ sở phân tích rõ lợi ích từ phát triển mắc ca cả ở cấp vĩ mô và vi mô.

iii. Phát triển mắc ca hứa hẹn doanh thu và lợi nhuận lớn, song cũng đòi hỏi vốn đầu tư không nhỏ, do thông thường phải sau 5 - 7 năm, thậm chí sau 10 năm trồng trọt mới cho thu hoạch thương mại được.

Hơn nữa, điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp với mắc ca tương đối đặc biệt, cụ thể cần đất đai màu mỡ, thoát nước tốt, lượng mưa 1.000 - 2.000 mm, nhiệt độ không dưới 10°C và lý tưởng là 25°C.

Rễ cây mắc ca không bám sâu nên dễ gãy đổ do gió bão và thường mắc bệnh thối rễ (Phytophthora). Ngoài khoản đầu tư lớn nhất là đất đai phù hợp thì nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển mắc ca không hề nhỏ do bên cạnh đầu tư vốn trực tiếp cho cây giống và chăm sóc, thu hoạch thì còn cần vốn đầu tư cho bảo quản, chế biến (cả sơ chế và chế biến sâu) đến tiêu thụ sản phẩm trên thị trường trong nước và quốc tế.

Theo tính toán của LienVietPostBank, tổng vốn đầu tư gieo trồng mắc ca ở Tây Nguyên lên đến gần 200 triệu USD, tương đương trên 4.000 tỷ đồng chưa kể cần gần 50 triệu USD để xây dựng các nhà máy chế biến.

iv. Với đặc điểm của thị trường tài chính tín dụng Việt Nam và khả năng chi phát triển nông nghiệp nông thôn từ ngân sách Nhà nước - bao gồm cả Ngân sách Trung ương và Ngân sách địa phương, cũng như khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào phát triển mắc ca tại Tây Nguyên, thì tín dụng ngân hàng vẫn phải đóng vai trò quan trọng nhất trong cung cấp nguồn lực tài chính cho phát triển mắc ca ở khu vực Tây Nguyên, ít nhất là trong giai đoạn 2015 - 2020.

Theo đó, tổng nhu cầu vốn tín dụng cho toàn bộ chuỗi giá trị mắc ca trong giai đoạn chưa cho thu hoạch và một vài năm đầu thu hoạch ước khoảng 5.000 tỷ đồng.

Cung tín dụng ngân hàng

Cung tín dụng ngân hàng phụ thuộc vào: (i) sự phát triển của hệ thống các tổ chức tín dụng tại Tây Nguyên; (ii) mức độ sẵn sàng và khả năng đáp ứng vốn tín dụng ngân hàng cho phát triển mắc ca; (iii) rủi ro và quản lý rủi ro tín dụng cho phát triển mắc ca ở Tây Nguyên.

i. Hệ thống các tổ chức tín dụng tại Tây Nguyên: Do có truyền thống trồng trọt, chế biến và xuất khẩu nhiều loại cây công nghiệp có giá trị cao, quy mô lớn đồng thời có nhu cầu vốn tín dụng ngân hàng lớn như cà phê, hạt tiêu,... nên hệ thống các tổ chức tín dụng trên địa bàn Tây Nguyên có số lượng đủ lớn, phân bố hợp lý và có đầy đủ khả năng đáp ứng nhu cầu tín dụng phù hợp với đặc điểm phát triển của một loại cây công nghiệp dài ngày như mắc ca.

Kinh nghiệm cho vay tín dụng ngân hàng phát triển cây cà phê tại Tây Nguyên là bài học tốt để các tổ chức tín dụng triển khai cho vay phát triển mắc ca theo quy hoạch đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025 đã được phê duyệt.

ii. Với tiềm lực vốn hiện nay tại các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung, tại các tổ chức tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn nói riêng như Agribank, và đặc biệt là sự sẵn sàng của LienVietPostBank với đề xuất gói 10.000 tỷ đồng cho vay hộ nông dân để phát triển mắc ca ở Tây Nguyên, thì có thể nói các tổ chức tín dụng đã sẵn sàng và có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng ngân hàng cho phát triển mắc ca tại cả 5 tỉnh Tây Nguyên trong thời gian tới.

iii. Kinh nghiệm dày dặn về quản lý rủi ro trong cho vay tín dụng nông nghiệp nông thôn của Agribank hay LienVietPostBank và một số ngân hàng thương mại khác của Việt Nam đi đôi với những hiểu biết cặn kẽ thấu đáo những rủi ro về giá, về cung cầu trên thị trường mắc ca hay rủi ro về dịch bệnh trên cây mắc ca, rủi ro thiên tai,... có thể giúp các tổ chức tín dụng quản lý rủi ro cho vay phát triển mắc ca ở Tây Nguyên một cách tốt nhất.

Bên cạnh đó, cần xem xét kết hợp phát triển bảo hiểm nông nghiệp đối với mắc ca để giúp giảm bớt thiệt hại có thể xảy ra cho cả tổ chức tín dụng cũng như người trồng mắc ca.

Page 82: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

76KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

77

Lai suất, điều kiện và thời hạn tín dụng ngân hàng

Có thể nói, tín dụng ngân hàng phát triển mắc ca ở Tây Nguyên thuộc diện ưu đãi và hỗ trợ đặc biệt trên rất nhiều tiêu chí, kể cả ưu đãi hỗ trợ về lãi suất cũng như điều kiện cho vay, từ cho vay ưu đãi phát triển nông nghiệp nông thôn, cho vay ưu đãi hỗ trợ xuất khẩu, ưu đãi phát triển công nghệ cao đến tín dụng ưu đãi vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bảo vệ môi trường sinh thái...

Theo đó, lãi suất tín dụng cho vay phát triển mắc ca thuộc nhóm lãi suất cho vay thấp nhất, được ưu đãi ở mức cao nhất. Các tổ chức tín dụng thực hiện cho vay phát triển mắc ca ở Tây Nguyên được hưởng những ưu đãi hỗ trợ cao nhất về trích lập dự phòng rủi ro, về tỷ lệ dự trữ bắt buộc, thuế...

Ngoài ra, các điều kiện cấp tín dụng ngân hàng như thế chấp, tín chấp, bảo lãnh tín dụng, hình thức, trình tự thủ tục cấp tín dụng cho phát triển mắc ca được quy định đảm bảo đơn giản và thuận lợi nhất có thể cho người tham gia vào chuỗi giá trị mắc ca.

Căn cứ vào đặc điểm của cây mắc ca, thời hạn cho vay tín dụng ngân hàng nên là dài hạn, không dưới 5 năm hoặc tốt nhất là 10 năm. Với thời gian khai thác cây mắc ca lên đến 60 - 70 năm, thậm chí tới 100 năm thì kỳ hạn cho vay như vậy không phải là quá dài.

Bên cạnh đó, nguồn vốn tín dụng là chủ lực nhưng vẫn cần đặt trong sự phối kết

hợp chặt chẽ với các nguồn lực tài chính khác để tăng hiệu quả tổng lực sử dụng các nguồn lực cho phát triển mắc ca ở Tây Nguyên, chẳng hạn khai thác nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, tín dụng ưu đãi nhà nước từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB), vốn đầu tư của các doanh nghiệp tham gia chế biến và tiêu thụ sản phẩm (Công ty Cổ phần Tập đoàn Liên Việt đã sẵn sàng đầu tư tới 5.000 tỷ đồng vào trồng trọt, chế biến và tiêu thụ sản phẩm mắc ca của Tây Nguyên), vốn đầu tư của các tổ chức khoa học trong và ngoài nước, vốn hỗ trợ phát triển của các tổ chức quốc tế và các quốc gia, vốn của các hộ nông dân Tây Nguyên...

Mô hình liên kết giữa nhà máy đường Lam Sơn (Thanh Hóa) với các hộ nông dân trồng mía hay mô hình đồng sở hữu của các nhà nông ở MPC (Úc) nêu trên hay mô hình hợp tác xã như của Fonterra (New Zealand) cũng rất cần được tham khảo, đúc kết để lựa chọn mô hình phù hợp cho chuỗi giá trị mắc ca Tây Nguyên.

Trường hợp Macadamia Processing Co. Limited (MPC)

Công ty chế biến mắc ca MPC của Úc có nhà máy chế biến hiện đại tại Alphadale ở phía Bắc, bang New South Wales với thương hiệu sản phẩm nổi tiếng là IML và Growers Choice, được Macadamia Marketing International (MMI) công nhận.

MPC thuộc sở hữu của hơn 200 nhà trồng mắc ca ở Đông Bắc New South Wales và Đông Nam Queensland. MPC chế biến tới 30% sản lượng mắc ca hàng năm của Úc.

Đặc biệt, MPC được bảo đảm tài trợ tới gần 1,5 tỷ USD thông qua chương trình đầu tư công nghệ thực phẩm sạch của Chính phủ Úc nhằm nâng cấp hệ thống sử dụng năng lượng hiệu quả và mở rộng hệ thống sấy mắc ca.

Sau khi hoàn thành nâng cấp và mở rộng năm 2014, MPC đã giảm tới 99,6% lượng khí thải carbon và tiết kiệm 810.000 USD nhờ giảm tiêu thụ năng lượng và giảm nhu cầu bảo quản hạt trong mùa thu hoạch cao điểm.

Page 83: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

76KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

77

Page 84: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

78KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

79

Theo thống kê của Viện Khoa học Kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên, trong số hơn 450.000 ha cà phê của khu vực này, hiện đã có khoảng 100.000 ha bị già cỗi, năng suất dưới 1,5 tấn/ha, không có khả năng phục hồi hay ghép cải tạo.

Dự tính, đến năm 2020, hơn 70% diện tích cà phê ở khu vực cũng sẽ lâm vào tình trạng tương tự, đòi hỏi phải nhổ bỏ để trồng lại.

Tuy nhiên, việc tiếp tục trồng cà phê cũng cần được tính toán hợp lý. Bởi người nông dân để phá bỏ và trồng lại cà phê phải mất 5 - 6 năm mới cho thu nhập, chi phí đầu tư tốn kém vì mỗi ha để tái canh cần đầu tư khoảng 250 - 300 triệu đồng cho cải tạo đất, cây giống, phân bón, công chăm sóc…

Hơn nữa, giá cả mặt hàng này hiện biến động thất thường, năng suất ngày càng thấp, các chi phí chăm sóc, thu hoạch hàng năm không giảm. Bên cạnh đó, nhu cầu sử dụng cà phê cũng không quá lớn do cách dùng khá nghèo nàn, chủ yếu là làm đồ uống, một phần nhỏ pha vào rượu và kẹo bánh, ngay cả với người nghiện cà phê thì nhu cầu hàng ngày cũng không thể quá nhiều.

Vì vậy, việc tìm ra cây trồng mới hiệu quả cao, năng suất tốt sẽ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế Tây Nguyên phát triển.

Trong thời gian gần đây, mắc ca đang nổi lên là một cây trồng thay thế với hiệu quả kinh tế cao. Kết quả trồng tại một số mô hình ở tỉnh Lâm Đồng đã cho thấy, so với cà phê thì cây mắc ca cho doanh thu lớn gấp gần 7 lần.

Lợi thế

Tuy không phải địa bàn đầu tiên trồng cây mắc ca, nhưng Tây Nguyên đang dần chứng tỏ lợi thế vượt trội và được nhận định sẽ thay thế được cây cà phê truyền thống ở vùng kinh tế này.

Sau 10 năm thử nghiệm tại Việt Nam, kết quả cho thấy gần 100% số cây đều sai quả, tỷ lệ

Làm giàu tư mắc ca: Tây Nguyên đang khát vốn

Nhà báo Nguyễn Thanh HuyềnThời báo Ngân hàng

Nguy cơ nghèo đói nhiều khả năng sẽ quay trở lại với người dân Tây Nguyên khi cà phê - loại cây thoát nghèo của vùng đất này đã đến hồi cần thay thế.

Page 85: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

78KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

79

sống lên tới 98%. Tại các tỉnh Tây Nguyên, diện tích mắc ca hiện đã lên tới hàng nghìn ha. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiện nay sản lượng quả thu hoạch trên một cây của Việt Nam chỉ đứng sau Hoa Kỳ, còn cao hơn cả Úc và nhiều nước khác.

Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu lâm nghiệp Tây Nguyên, khu vực này hội tụ đủ các điều kiện khí hậu giúp mắc ca đạt năng suất cao.

Ví như, về khí hậu, Tây Nguyên có độ cao bình quân 600m - 800m so với mực nước biển, có nền nhiệt độ lạnh vào khoảng tháng 12, tháng 1 dương lịch, rất phù hợp với cây mắc ca. Ngoài ra thời điểm hoa nở rộ tháng 2 - 3, ở Tây Nguyên không có mưa gây thối hoa, nên chắc chắn sản lượng sẽ cao hơn ở các tỉnh phía bắc.

Cho dù nền nhiệt độ thế giới bình quân tăng lên 10 C - 20 C sau 30 - 50 năm nữa do ảnh hưởng biến đổi khí hậu toàn cầu, thì cây mắc ca tại Tây Nguyên cũng không bị ảnh hưởng.

Một yếu tố quan trọng đã nêu ở trên, đó là trên địa bàn Tây Nguyên hiện nay có diện tích trồng cây cà phê lớn, tỷ lệ già hóa cao, việc canh tác thêm cây mắc ca sẽ góp phần rất lớn trong việc nâng cao năng suất cây cà phê, cũng như gia tăng thu nhập cho người nông dân.

Thực tế, theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu lâm nghiệp Tây Nguyên, mô hình trồng thử nghiệm cây mắc ca trong vườn cà phê khá hiệu quả bởi tán nhỏ, lá thưa không ảnh hưởng đến cà phê. Nếu trồng cây muồng tạo bóng cho cà phê thì không có thu nhập, còn trồng bơ sẽ ảnh hưởng bởi lá to, tán rộng. Qua đánh giá, trồng xen cây mắc ca trong vườn cà phê để tạo bóng mát là rất tốt vừa có thêm thu nhập.

Bên cạnh đó, có thể khai thác lợi thế nguồn nhân lực trên địa bàn tương đối dồi dào, chi phí nhân công lao động thấp hơn nhiều so với một số nước đang phát triển cây mắc ca như Úc, Nam Phi... nên chi phí sản xuất giảm, tăng lợi nhuận cho người trồng.

Không chỉ các chuyên gia trong nước, các chuyên gia ở Úc - cái “nôi” phát triển đầu tiên của cây mắc ca đánh giá, cây mắc ca tại Tây Nguyên có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt hơn hẳn ở Úc, do phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng. Kết quả thử nghiệm cho thấy, kích thước hạt mắc ca trồng tại Việt Nam lớn hơn so với ở Úc khoảng 15%.

Cây mắc ca ghép sau khi trồng 3 - 4 năm đã bói quả, đến năm thứ 7 khi cây đã định hình, mỗi ha có thể cho tới 10 tấn quả, tương đương 3 - 4 tấn hạt.

Khi áp dụng mô hình nông nghiệp không gian, trên tầng cao là cây mắc ca, tầng dưới là cây cà phê thì thế giới không có mô hình nào có thể so sánh được về hiệu quả kinh tế. Tính khiêm tốn thì mô hình này có thể cho thu nhập 1 tỷ đồng/ha, thậm chí còn cao hơn mà không mất chi phí khai hoang tốn kém.

Thực tế thử nghiệm đã chứng minh, cây cà phê có thể trồng xen 120 cây mắc ca/ha, cà phê chè có thể trồng 200 cây mà vẫn giữ được năng suất như bình thường.

Riêng về cây mắc ca, tuy trồng sau bao nhiêu năm nhưng cây nhanh chóng cao hơn cây cà phê. Như vậy trồng mắc ca xen trong vườn cà phê rất có lợi, vừa là cây che bóng mát, vừa là cây chắn gió, giúp tăng thu nhập đáng kể trên cùng một đơn vị sản xuất đất nông nghiệp.

Thách thức

Mặc dù tiềm năng, lợi thế phát triển mắc ca rất lớn, và có lợi thế nổi trội, nhưng thách thức lớn nhất đối với cây mắc ca tại Tây Nguyên nói riêng, Việt Nam nói chung là thiếu quỹ đất, và người dân còn chưa biết nhiều đến loại cây này.

Cụ thể, thực tế triển khai trồng cây mắc ca tại Tây Nguyên còn hạn chế, diện tích trồng cây mắc ca đến tháng 9/2014 tại Kon Tum là 50 ha; Gia Lai: 80 ha; Đắk Lắk: 800 ha; Đắk Nông: 600

Page 86: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

80KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

81

ha và Lâm Đồng: chủ yếu trồng xen canh.

Cả thế giới đến nay mới chỉ có 80.000 ha trồng mắc ca, trong khi chúng ta đặt mục tiêu đến năm 2025 đạt 200.000 ha, thì rõ ràng nếu không có giải pháp đột phá, mục tiêu trên sẽ khó khả thi.

Mặt khác, đây là loại cây trồng dài ngày, nên nếu không đảm bảo chất lượng giống cây trồng sẽ gây thiệt hại rất lớn. Ví như nếu trồng sau 3 - 4 năm không có quả thì nguy cơ nông dân phá sản là hiện hữu. Trong khi ở Việt Nam chưa có vùng nguyên liệu mắc ca để phục vụ công nghiệp chế biến loại quả này, việc lựa chọn giống càng phải cẩn thận không nên vội vàng, không nên ham mua cây giống rẻ tiền.

Với Nghị định số 210/2013/NĐ-CP (ban hành ngày 19/12/2013, có hiệu lực từ 10/02/2014) của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn) và tiếp theo là hướng dẫn thực hiện Nghị định 210 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, dự án đầu tư mắc ca được hỗ trợ rất nhiều loại chi phí liên quan đến điện, giao thông, san lấp mặt bằng, nhà xưởng, nước sạch, nước thải, đồng ruộng, thiết bị, vận chuyển, đào tạo, thị trường, công nghệ, giống… nhưng mắc ca vẫn chưa được đưa vào nhóm cây chiến lược, nên chính sách đầu tư vẫn ở mức độ hạn chế.

Kiến nghị và giải pháp

Việc trồng và phát triển cây mắc ca còn khá mới mẻ tại Tây Nguyên, do đó cần thực hiện các nhóm giải pháp đồng bộ để gia tăng hiệu quả kinh tế cho loại cây trồng này.

Một là, cần có quy hoạch rõ ràng về vùng trồng cây mắc ca đảm bảo phù hợp về điều kiện khí hậu, cây sinh trưởng và phát triển tốt, tránh việc trồng vào vùng khí hậu không thuận lợi khiến cây không ra quả hoặc có năng suất thấp gây lãng phí. Với việc Chính phủ bổ sung cây mắc ca vào nhóm cây công nghiệp chiến lược phát triển trong giai đoạn tới, cùng các chính sách ưu đãi, cơ chế đặc thù như tăng diện tích quỹ đất,… loại cây này sẽ là mũi nhọn đột phá và giúp Việt Nam quy hoạch lại bản đồ chiến lược nông nghiệp.

Hai là, với cây mắc ca yếu tố quyết định đến năng suất là nguồn giống, do đó cần tạo dựng nguồn giống chất lượng cao. Một số loại giống Thái Lan, Trung Quốc, cho năng suất rất kém, giống của Úc năng suất cao hơn. Ngoài ra, người trồng cũng nên chú ý đến cây ghép và cây thực sinh, bởi hai loại cho năng suất khác hẳn, mắc ca ghép chất lượng tốt hơn. Việc hướng dẫn kỹ thuật trồng và thu hoạch mắc ca đầy đủ, kịp thời là rất cần thiết nhằm đạt năng suất cao, chi phí thấp, giúp nông dân canh tác khoa học.

Ba là, quan trọng hơn cả, cần có nguồn vốn đầu tư đầy đủ với giá cả ưu đãi và thời gian cho vay dài. Do thời gian đầu triển khai trồng mắc ca cần đầu tư lớn về giống cây trồng, phân bón hóa chất, hệ thống tưới tiêu, sau 4 năm mới cho quả thu hoạch, bà con nông dân không thể thu xếp được nguồn vốn trong thời gian dài như vậy. Với nguồn vốn cho vay dài, giá ưu đãi mới có thể khuyến khích người nông dân chuyển đổi cây trồng sang hướng mới hiệu quả hơn, thay thế hoặc trồng xen canh cây cà phê.

Bốn là, các hình thức đầu tư cũng cần linh hoạt, đa dạng theo mô hình khép kín, với kinh tế hộ, thành lập công ty tập trung, xây dựng nhà máy chế biến nâng cao chất lượng thành phẩm xuất khẩu. Làm được điều này, những vấn đề sau thu hoạch của người nông dân sẽ gặp ít khó khăn hơn so với trồng các loại cây hiện nay, nhờ đó nguy cơ bị lái thương bắt chẹt cũng nhỏ hơn.

Năm là, đẩy mạnh thị trường đầu ra tạo niềm tin cho người trồng cây bằng cách thành lập các công ty chuyên thu mua, xuất khẩu cho người nông dân. Như vậy, đảm bảo việc bao tiêu đầu ra ổn định, giá mua có lãi hợp lý, khuyến khích người nông dân đẩy mạnh công tác phát triển trồng cây mắc ca. Giải pháp hiệu quả đó là tăng cường tìm kiếm các đối tác xuất khẩu có uy tín thương hiệu trên thế giới từng bước giới thiệu sản phẩm và xuất khẩu vào các thị

Page 87: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

80KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

81

trường nhiều tiềm năng.

Sáu là, phải xây dựng mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi. Theo tính toán, đầu tư cho một xưởng chế biến mắc ca cỡ nhỏ làm bánh kẹo chỉ vài trăm triệu, không phải là vấn đề lớn. Tất nhiên, sau này để chế biến tinh dầu, hương liệu, nước hoa,… thì cần phải đầu tư lớn hơn, công nghệ hiện đại hơn. Nhưng cái vướng nhất hiện nay là doanh nghiệp đợi nguyên liệu của nông dân, còn nông dân chần chừ vì chưa có sự vào cuộc của doanh nghiệp.

Hiện LienVietPostBank đã xây dựng mô hình Phú Tam Nông, trong đó ngân hàng đóng vai trò đầu mối kết nối giữa các nhà (Nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà báo, nhà ngân hàng và nhà bảo hiểm) để tập trung giúp các hộ gia đình và doanh nghiệp nông nghiệp sản xuất, kinh doanh theo hướng lồng ghép cùng mô hình cánh đồng mẫu lớn.

Nhìn thấy triển vọng to lớn từ mắc ca, LienVietPostBank đã xây dựng đề án cho nông dân vay 10 nghìn tỉ đồng để trồng mắc ca trên Tây Nguyên. Đồng thời, ngân hàng cũng dự kiến xúc tiến trực tiếp đầu tư 5.000 ha mắc ca thông qua Công ty Cổ phần Tập đoàn Liên Việt nhằm thí điểm mô hình trồng cây mắc ca cánh đồng mẫu lớn theo quy trình khép kín: sản xuất - chế biến - tiêu thụ.

Tuy nhiên, để đảm bảo đủ nguồn lực vốn, cần có sự tham gia của các ngân hàng khác đồng hành với LienVietPostBank và nông dân, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về vốn cho nông dân bằng các gói cho vay đặc thù, lãi suất thấp.

Page 88: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

82KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

83

Thách thức và rủi ro phát triển mắc ca tại Việt Nam

Sau hơn 20 năm du nhập vào Việt Nam và 10 năm trồng thử nghiệm ở quy mô nhỏ, cây mắc ca tại một số địa phương vùng Tây Nguyên và Tây Bắc, với sự hỗ trợ của Chính phủ Úc thông qua việc cung cấp nguồn giống mắc ca (10 dòng) để làm mẫu cây đầu dòng (Dự án CARD mã số 037/VIE/05), kết quả ban đầu của Viện Khoa học kỹ thuật lâm nghiệp Việt Nam cho thấy cây mắc ca rất phù hợp để sinh trưởng và phát triển ở nước ta, đồng thời đem lại sự thay đổi về cơ cấu giống cây trồng và tạo ra nguồn thu nhập mới cho người nông dân.

Tuy nhiên, để cây mắc ca thực sự chứng minh được tiềm năng, còn cần một khoảng thời gian rất dài để triển khai quy hoạch và phát triển loài cây này.

Từ bài học của các cây công nghiệp truyền thống như cà phê, cao su, hồ tiêu ở Việt Nam, việc phát triển cây mắc ca trên diện rộng còn gắn với rất nhiều rủi ro như: (1) Rủi ro về quy hoạch chiến lược và chính sách quản lý của Nhà nước; (2) Rủi ro sản xuất; (3) Rủi ro thị trường; và (4) Rủi ro tài chính.

A. Các rủi ro chính

1. Rủi ro về quy hoạch chiến lược và chính sách quản lý của Nhà nước

- Rủi ro về quy hoạch chiến lược

Quy hoạch chiến lược là sự hợp nhất giữa quy hoạch kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường và quy hoạch xây dựng để tìm ra mục tiêu quy hoạch chung nhằm phát triển nền kinh tế bền vững và ổn định chất lượng cuộc sống lâu dài cho người dân. Bên cạnh việc xây dựng được chiến lược quy hoạch hợp lý, giám sát sau quy hoạch đóng vai trò thiết yếu để đảm bảo quy hoạch chuẩn xác. Phát triển cây trồng mà vỡ quy hoạch thì sẽ khiến cung vượt cầu, dẫn đến giá giảm.

Ngược lại, phát triển cây trồng mà không đạt được quy hoạch thì không phát huy được hết tiềm năng phát triển, chiếm lĩnh được thị trường. Ở trường hợp nào thì khi chiến lược quy hoạch không chuẩn xác, người dân sẽ rất khó để chủ động ở mỗi mùa vụ thu hoạch do biến động giá, dẫn tới các hệ lụy nghiêm trọng tiếp theo khi kịch bản trồng - chặt, chặt - trồng của người nông dân diễn ra liên miên do họ phát triển cây trồng chỉ dựa vào yếu tố lợi nhuận trước mắt mà không quan tâm tới rất nhiều rủi ro tiềm ẩn.

Ví dụ, căn cứ theo quy hoạch của tỉnh Gia Lai, đến năm 2020, diện tích hồ tiêu trên toàn tỉnh mới đạt mức 6.000 ha nhưng chỉ mới đến tháng 6/2014, tổng diện tích trồng đã lên tới 10.000 ha. Vấn đề ở chỗ Gia Lai chưa có nhà máy chế biến hồ tiêu tập trung cũng như vẫn còn thiếu các công tác hỗ trợ khuyến nông đi kèm (thuốc bảo vệ thực vật, phòng chống dịch bệnh, tìm kiếm thị trường...). Vì vậy, việc hồ tiêu vỡ quy hoạch tạo ra nguy cơ được mùa rớt giá và mất mùa được giá mà nghịch cảnh nào cũng khiến người nông dân bị thất thu.

- Rủi ro chính sách quản lý của Nhà nước

Theo sau chiến lược quy hoạch là việc ban hành khung chính sách quản lý của Nhà nước. Để đảm bảo đầu vào và đầu ra của mắc ca đạt chất lượng cao, cần phải xây dựng bộ tiêu chuẩn pháp quy về chất lượng giống cây trồng/thành phẩm của cây trồng ngoài các chính sách nông nghiệp do Nhà nước ban hành.

Vì mắc ca được định hướng là mặt hàng xuất khẩu nên cũng cần phải đáp ứng được các tiêu chuẩn do Cục quản lý thực phẩm quốc tế như Ủy ban An toàn thực phẩm Châu Âu (EC) hay Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) ban hành. Nếu không thì mắc ca Việt Nam

Ông Phạm Hải ÂuPhó Tổng Giám đốc LienVietPostBank

Page 89: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

82KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

83

sẽ không được xuất khẩu sang các thị trường này.

Trong những năm gần đây, xuất khẩu chè của Việt Nam sang thị trường EU liên tục suy giảm, từ chỗ chiếm 20% thị phần tại thị trường EU năm 2007 đã giảm xuống còn dưới 7% năm 2013. Nguyên nhân là do doanh nghiệp chè Việt Nam thiếu hệ thống truy xuất nguồn gốc, quá mức dư lượng hóa chất (MRL) cho phép, thiếu chứng nhận đặc biệt liên quan đến trách nhiệm xã hội của nhà sản xuất và không đảm bảo chất lượng sản phẩm. Đặc biệt, người tiêu dùng EU không chấp nhận hàng hóa có chất lượng trung bình hoặc thấp trong khi quan điểm truyền thống của nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn là lấy số lượng để lấn át chất lượng.

Bên cạnh đó, cần phải xây dựng chính sách sản xuất để phân loại rõ các địa phương đạt tiêu chuẩn để trồng và phát triển cũng như các đối tượng được sản xuất mắc ca nhằm tránh tình trạng phát triển cây mắc ca ồ ạt như các loại cây khác.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk, trong năm 2012, người dân đã bất chấp những khuyến cáo của ngành chức năng để trồng cà phê trên cả những vùng đất gò đồi, sỏi đá không thích hợp để trồng cà phê.

Từ đó, nguồn nước ngầm bị suy giảm nghiêm trọng: ở nhiều nơi, nguồn nước ngầm đã tụt từ 3m - 5m so với trung bình nhiều năm trước đây do người dân khai thác nguồn nước ngầm quá mức để tưới cây cà phê vào mùa khô. Không những việc này gây ảnh hưởng xấu tới môi trường mà còn tác động tiêu cực đến cây trồng: hầu như năm nào Đắk Lắk cũng có diện tích cà phê bị khô hạn, đỉnh điểm vào năm 2011, diện tích này lên tới 10.415 ha.

Cuối cùng, cần phải xây dựng chính sách thương mại để phân loại đối tượng được thu mua mắc ca, tránh tình trạng người dân (1) không biết cách tích trữ mắc ca khi giá giảm; (2) biết cách tích trữ mắc ca khi giá giảm nhưng bán cũng không được giá do kho chứa còn thô sơ, ẩm mốc gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng thành phẩm; và (3) biết cách tích trữ mắc ca khi giá giảm và kho chứa đảm bảo chất lượng tích trữ nhưng vẫn bị thua lỗ do không biết tính toán chính xác thời điểm nên bán.

Hiện nay, ở Đắk Lắk, bên cạnh những trường hợp thành công như anh Lê Văn Phúc ở huyện Cư Kuin (biết đầu tư để tích trữ cà phê khi giá xuống thấp ở mức 31.000 - 33.000 đồng/kg trong vụ thu hoạch năm 2013 - 2014, và bán ra khi cà phê lên 41.000 đồng/kg vào cuối tháng 3/2014), thì cũng có những trường hợp không may mắn như anh Bùi Văn Vinh ở huyện Buôn Đôn (tích trữ cà phê khi giá là 37.000 đồng/kg vào tháng 1/2014, nhưng khi giá cà phê tăng lên 41.300 đồng/kg vào cuối tháng 3/2014 thì không bán nên đến tháng 12/2014 khi giá giao dịch chỉ dao động từ 37.000 - 39.000 đồng/kg thì bị thua lỗ do chất lượng cà phê giảm sút).

2. Rủi ro sản xuất

- Rủi ro thiên tai

Đối với cây trồng thì điều kiện sinh thái là một trong các yếu tố tiên quyết quyết định sản lượng của cây trồng. Nhiệt độ tăng quá cao, mưa quá nhiều, hạn hán quá lâu hay sương giá kéo dài đều ảnh hưởng tới sự trao đổi chất của cây bao gồm sự ra hoa, quang hợp, hô hấp và tổng hợp vật chất, từ đó làm giảm năng suất của cây trồng. Tuy nhiên, người trồng lại không ở trong vị thế chủ động để giảm thiểu các ảnh hưởng xấu này.

Trong mùa vụ tiêu năm 2013, những đợt mưa lớn và dồn dập trong tháng 7 và tháng 8 tại huyện Châu Đức, Bà Rịa đã kéo theo dịch bệnh của cây tiêu xuất hiện sớm khiến 30 ha tiêu chết rất nhanh. Nguyên nhân là do tiêu bị nhiễm nấm ở rễ hoặc chết vì úng nước. Những cây không chết thì năng suất giảm đến 40%.

Hay với niên vụ cà phê năm 2014 - 2015 tại Đắk Lắk và Đắk Nông, gặp tình trạng thời kỳ cây cà phê ra hoa lại gặp nắng hạn kéo dài suốt từ đầu năm đến cuối tháng 6 khiến rệp sáp phát triển và thời kỳ đậu trái lại tiếp tục phải chịu mưa nhiều khiến quả non bị nhiễm nấm đen ở cuống và rụng trái hàng loạt, người nông dân Tây Nguyên đang có nguy cơ phải đối mặt với một mùa vụ thất bát.

Page 90: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

84KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

85

Tại các vùng chuyên canh cà phê lớn như huyện Cư Jut, Đắk Song, Đắk Mil, Krông Nô (Đắk Nông), tỷ lệ rụng trái đã lên đến 20% - 30%, thậm chí có nhiều nơi lên đến 40%.

- Rủi ro canh tác

Đặc điểm của nhiều người nông dân Việt Nam là không biết áp dụng khoa học vào sản xuất khiến sâu bệnh và dịch bệnh phát triển rất nhanh sau một thời gian ngắn chặt cây trồng cũ không mang lại lợi nhuận để trồng thử một loại cây mới có doanh thu cao hơn.

Nguyên nhân sâu xa là do người dân chưa thấu hiểu được tầm quan trọng của việc hiểu biết và áp dụng đúng kỹ thuật trồng và chăm sóc cây. Phần lớn còn suy nghĩ rằng có thể vừa trồng cây vừa học về kỹ thuật trong khi thực tế là do người dân chưa hiểu về kỹ thuật đã trồng cây thì khi cây phát sinh sâu hại và dịch bệnh rất khó để tìm biện pháp xử lý.

Từ đầu tháng 9/2014, ở Gia Lai xuất hiện dịch bệnh gây hại cây tiêu do nguồn cung cấp cây giống hồ tiêu không đảm bảo: nhiều loại giống đã nhiễm bệnh từ trước hoặc không hợp thổ nhưỡng. Tiếp đó, trong quá trình canh tác, người dân không làm hệ thống thoát nước dẫn đến úng nước gây thối rễ , tiếp đến là trong quá trình làm cỏ, dọn vệ sinh vườn đã có những tác động tổn hại đến rễ và thân khiến các loại nấm tấn công làm thối rễ. Kết quả là chỉ sau một tháng, toàn xã có khoảng 8.000 gốc tiêu chết vì bệnh.

- Rủi ro dịch bệnh

Trong phần lớn các trường hợp thì dịch bệnh trên cây trồng phát sinh là do yếu tố thiên tai bất lợi khiến dịch bệnh sinh sôi hay do kỹ thuật canh tác không đúng quy trình khiến dịch bệnh phát triển. Để hạn chế được những rủi ro này, công tác nghiên cứu giống, phòng và chống dịch bệnh cho cây mắc ca cần phải được coi trọng.

Đồng thời, cần đảm bảo cơ chế hoạt động hỗ trợ của hiệp hội và các cơ quan nghiên cứu trong việc đảm bảo nguồn giống chất lượng cao, có sức đề kháng dịch bệnh tốt và đẩy mạnh việc hợp tác, nhận chuyển giao các kỹ thuật giảm thiểu tác động thiên nhiên, dịch bệnh từ các quốc gia có kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây mắc ca.

3. Rủi ro thị trường

Giá nông sản phụ thuộc rất nhiều vào năng suất sản xuất cây trồng. Khi sản lượng cây trồng tăng thì sẽ đến giai đoạn cung vượt cầu khiến giá bán giảm. Ngược lại, khi sản lượng giảm sút thì giá lại tăng cao.

Tình trạng này đã xảy ra với rất nhiều cây trồng, trong đó có cao su - cây trồng được coi là “vàng trắng” của Việt Nam - sau một thời gian giá cao su trên thị trường thế giới liên tục tăng tới gần gấp 4 lần khiến cho người dân và doanh nghiệp Việt Nam (là nước xuất khẩu cao su đứng thứ 4 thế giới) đã có những lợi ích lớn, thì trong 2 năm qua, khi giá mủ cao su thế giới giảm dần, người dân trồng cao su bị ảnh hưởng không hề nhỏ.

Cụ thể, trong năm 2013, theo nhận định của Tổ chức Nghiên cứu cao su Quốc tế (IRSG), mức chênh lệch giữa cung và cầu ở mức 14,5% nên không chỉ Việt Nam mà những quốc gia trồng nhiều cao su như Thái Lan, Indonesia và Malaysia cũng ở trong tình trạng thất thu. Riêng ở Việt Nam, rủi ro này đã được dự báo từ trước tại thời điểm diện tích trồng cao su thuộc vào loại tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới (bình quân giai đoạn 2000 - 2012 tăng 6,8%).

Ngoài ra, do mắc ca xét về định hướng chiến lược là mặt hàng chủ yếu mang đi xuất khẩu nên giá mắc ca sẽ phụ thuộc nhiều vào giá cả trên thị trường thế giới cũng như tỷ giá hối đoái của Việt Nam với các quốc gia khác cũng trồng mắc ca hay với các quốc gia nhập khẩu mắc ca Việt Nam.

Giả sử trước khi biến động giá cả xảy ra, giá mắc ca Việt Nam tương đương với giá mắc ca Úc (là quốc gia cũng trồng mắc ca) thì khi đồng tiền của Úc bị mất giá, giá của hạt mắc ca Úc sẽ rẻ hơn so với giá mắc ca Việt Nam khiến cho nhu cầu tiêu thụ mắc ca Việt Nam bị thấp đi. Hay khi đồng tiền của Hàn Quốc (giả định là quốc gia nhập khẩu mắc ca Việt Nam) bị mất giá

Page 91: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

84KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

85

thì mắc ca Việt Nam sẽ càng trở thành một món hàng xa xỉ khiến người dân Hàn dè dặt hơn trong tiêu dùng.

Tuy nhiên, trong những năm qua, có thể thấy những biến động về giá cả mắc ca hay tỷ giá hối đoái của Việt Nam với Mỹ, Úc là tương đối ổn định. Vì vậy có thể nói rủi ro về giá cả và thị trường của mắc ca chỉ ở mức trung bình và một hiệp hội mắc ca nếu phát huy tốt được vai trò sẽ đảm bảo hạn chế được đáng kể rủi ro thông qua việc dự báo và tham gia điều tiết cung cầu.

4. Rủi ro tài chính

Đa phần người nông dân Việt Nam phát triển cây trồng dựa vào nguồn vốn tự có của hộ gia đình. Khi cần thêm vốn để đầu tư vào các dự án trung và dài hạn thì họ vay mượn của người thân, bạn bè hoặc vay tư nhân với lãi suất cao do không đủ tiêu chuẩn để vay vốn ngân hàng.

Đến hạn trả nợ, vì nhiều nguyên nhân như đã phân tích ở trên mà doanh thu không đủ để bù đắp chi phí khiến người nông dân không có khả năng trả nợ, cuộc sống lâm vào tình cảnh khốn cùng. Có trường hợp hộ gia đình ở Đắk Nông trồng được 2 ha cà phê đang trong thời kỳ kinh doanh nhưng đến đầu năm 2013, do không có vốn đầu tư chăm sóc vườn cà phê nên đến đành vay vốn tư nhân với lãi suất 5%/tháng.

Dù biết lãi suất cao nhưng nếu không có vốn đầu tư thì vườn cà phê sẽ rụng trái, khô cành, chết dần, không chỉ thất thu năm nay mà các năm sau cũng mất trắng nên hộ gia đình đành chấp nhận vay 40 triệu đồng, sau khi thu hoạch cà phê về sẽ trả cả gốc lẫn lãi. Tuy vậy, vì vườn cà phê mất mùa, giá cà phê lại liên tục giảm mạnh nên để trả nợ, hộ gia đình phải bán hết cà phê thu hoạch được nên về lâu dài không biết sẽ xoay sở cuộc sống thế nào.

Về phía doanh nghiệp, tuy rằng mô hình cánh đồng mẫu lớn “ba cùng” liên kết doanh nghiệp với người nông dân (cùng ăn, cùng ở, cùng làm) để truyền đạt kiến thức và trực tiếp hỗ trợ sản xuất đã được triển khai tại một số địa phương nhưng đến thời điểm hiện tại, mô hình đã bắt đầu bộc lộ một số bất cập.

Ở An Giang, quy trình khép kín này đã giúp cho 7.000 hộ nông dân được dạy nghề trồng lúa hiện đại cũng như được tạo việc làm lâu dài để đảm bảo ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, bản thân doanh nghiệp cũng thừa nhận đang gặp nhiều khó khăn bởi để có thể đảm bảo sản xuất hàng hóa với quy mô lớn trong tương lai, đòi hỏi mức đầu tư cho mặt bằng cho sản xuất và kinh doanh nông sản cao trong khi giá trị kinh tế mang lại không ổn định.

Về phía các Ngân hàng và Nhà nước thì khi cùng tham gia các chương trình hỗ trợ trồng và phát triển cây mắc ca tại Việt Nam, sẽ gặp các rủi ro không thu hồi vốn và rủi ro kỳ hạn. Để người nông dân có thể vay được vốn ngân hàng thì ngân hàng cần có biện pháp triển khai chương trình tín dụng ưu đãi trồng cây mắc ca như hạ lãi suất cho vay ưu đãi hay cho phép ân hạn trả lãi và gốc trong những năm đầu khi cây chưa cho thu hoạch.

Tuy nhiên, do nguồn thu từ việc trồng cây mắc ca tiềm ẩn nhiều biến động, vốn vay lại trong trung và dài hạn nên nguy cơ người nông dân không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng kỳ hạn cam kết là tương đối cao.

B. Giải pháp và kiến nghị

Để dự án phát triển cây mắc ca đi vào hoạt động và không giẫm phải “vết xe đổ” của các loại cây công nghiệp truyền thống khác của Việt Nam, LienVietPostBank có các kiến nghị sau với Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan hữu quan khác.

1. Kiến nghị với Chính phủ

Một là, bổ sung cây mắc ca vào nhóm cây công nghiệp chiến lược phát triển trong giai đoạn tới: Chính phủ giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm đầu mối xây dựng chiến lược quy hoạch quốc gia cho cây mắc ca.

Page 92: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

86KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

87

Hai là, Chính phủ hỗ trợ về mặt pháp lý về quyền sử dụng đất cho nông dân cũng như các chủ trương, chính sách, bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư vào cây mắc ca.

2. Kiến nghị với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Một là, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm đơn vị đầu mối, phối hợp với các địa phương có tiềm năng xây dựng quy hoạch chiến lược và chương trình hành động quốc gia cho cây mắc ca. Theo đó phát triển cây mắc ca đồng bộ trong chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến, tiêu thị, đảm bảo năng lực chế biến hạt mắc ca thành các thành phẩm để tăng thu nhập đồng thời nâng cao khả năng bảo quản, tồn kho, dự trữ thành phẩm nhằm đối phó với các tác động thị trường trong ngắn hạn.

Hai là, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm đơn vị đầu mối xây dựng bộ tiêu chuẩn pháp quy về chất lượng giống cây trồng và thành phẩm cây trồng mắc ca cũng như bộ đào tạo hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mắc ca.

3. Kiến nghị với Bộ Công thương

Một là, Bộ Công thương ban hành chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vốn, công nghệ sản xuất và chế biến cho cây mắc ca.

Hai là, Bộ Công thương xây dựng chính sách quy định tiêu chí chọn lựa đầu mối thu mua, tích trữ mắc ca để bình ổn giá thị trường: tích trữ khi sản lượng nhiều và bán ra khi sản lượng thấp.

4. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một là, Ngân hàng Nhà nước ban hành chủ trương ưu đãi về nguồn vốn để triển khai các sản phẩm tín dụng cho việc phát triển cây mắc ca, bao gồm các chính sách ưu đãi về lãi suất và kỳ hạn vay tái cấp vốn.

Hai là, khuyến khích các Ngân hàng thương mại khác đồng hành cùng LienVietPostBank và nông dân tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về vốn cho nông dân thông qua việc xây dựng gói cấp tín dụng đặc thù với lãi suất thấp để phục vụ việc cơ cấu giống cây trồng nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao mức sống của người dân và góp phần củng cố căn cứ địa chính trị của khu vực Đông Dương.

5. Đối với các cơ quan hưu quan khác

Một là, lãnh đạo tỉnh phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng chương trình hành động cho cây mắc ca tại tỉnh và giám sát tiến độ quy hoạch trồng cây mắc ca tại tỉnh, để đảm bảo quy hoạch đúng hướng, không bị vỡ quy hoạch.

Hai là, lãnh đạo tỉnh tổ chức đào tạo tại địa phương cho người dân trồng cây mắc ca để giảm thiểu tối đa các rủi ro canh tác.

Page 93: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

86KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

87

Bảo hiểm cho mắc caÔng Nguyễn Hiếu Nghĩa

Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bảo Minh - Chi nhánh Chợ Lớn

Việt Nam có nhiều tiểu vùng khí hậu với diện tích lớn đáp ứng được yêu cầu trồng cây mắc ca mà các nước khác không có, nhất là các tinh Tây Nguyên và Tây Bắc với những điều kiện thuận lợi về thời tiết và địa hình, có thể tạo nên những đinh cao về năng suất.

Nếu khai thác được thành tựu chọn giống và kinh nghiệm kỹ thuật của Úc, Mỹ, Trung Quốc và các nước khác, thì cùng với ưu thế về tài nguyên khí hậu và con người, Việt Nam sẽ tạo được bước đột phá thứ hai sau cây cà phê.

Là một trong những doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ hàng đầu tại Việt Nam, với nhiều năm kinh nghiệm triển khai bảo hiểm nông nghiệp, cây trồng công nghiệp, Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh đã thực hiện rất nhiều dự án bảo hiểm cây trồng trong thời gian qua, như bảo hiểm cây lúa, bảo hiểm cây cao su, bảo hiểm cây cà phê,…

Chúng tôi hoàn toàn tự tin trở thành nhà bảo hiểm cho các dự án phát triển mắc ca, những rủi

ro cơ bản như bão, giông lốc, lũ lụt, hạn hán, hỏa hoạn, sâu bệnh, côn trùng… sẽ được Bảo Minh đưa vào điều khoản của sản phẩm bảo hiểm, trên cơ sở tính toán chi phí hợp lý và đưa ra các hình thức bảo hiểm với mức phí thấp nhằm giảm chi phí cho nhà đầu tư.

Bảo hiểm cây mắc ca nhằm mục đích bảo vệ tài sản cho nhà đầu tư, cũng như bảo vệ các khoản vốn mà ngân hàng đã cho các nhà đầu tư vay ưu đãi theo quy định của Nhà nước, nên việc kết hợp ba bên gồm bảo hiểm, ngân hàng và nhà đầu tư sẽ tạo ra những hợp tác mang lại lợi ích cho tất cả các bên.

A. Nhưng rủi ro thường gặp

1. Hỏa hoạn: Qua thực tế quan sát, hỏa hoạn có mức độ rủi ro cao nhất, vì địa hình ở Tây Nguyên toàn đồi núi nên nếu có hỏa hoạn thì việc cứu hỏa gặp rất nhiều khó khăn. Mặt khác, cây mắc ca và quả có chứa rất nhiều tinh dầu nên dễ gây cháy.

2. Giông lốc, lũ quét và bão: Loài mắc ca mang đặc điểm chung của họ Protaceae là rễ cọc kém phát triển nhưng rễ bàng rất rộng lớn và rất rậm, dù cây mọc từ hạt hay từ hom. Bộ rễ mắc ca chủ yếu phân bố trong tầng đất 70 cm trở lại, trong đó 70% tập trung tầng đất mặt từ 0 - 30 cm. Tán nặng, rễ nông làm cho mắc ca chịu giông lốc, lũ quét và bão kém.

3. Thiên tai: Khí hậu Việt Nam ôn hòa tuy nhiên những thiên tai bất khả kháng như bão, lũ lụt, hạn hán, rét đậm, rét hại, sương giá xâm nhập mặn, sóng thần, giông, lốc xoáy… vẫn có thể xảy ra.

4. Dịch bệnh

Cây mắc ca thường có thể mắc các bệnh sau:

- Bệnh thối hoa: Đầu tiên xuất hiện một số đốm màu vàng tối trên đài hoa, sau đó cả hoa bị khô héo, hoa bị khô rồi rụng. Trong điều kiện mưa ẩm, những hoa bị nhiễm bệnh biến sang màu nâu xám đến màu đen.

Page 94: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

88KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

89

Phát triển gói sản phẩm ngân hàng dành cho mắc ca

- Bệnh vỏ quả có nốt: Đầu tiên xuất hiện nốt màu vàng nhạt trên vỏ quả, dần biến thành màu vàng đậm rồi màu nâu lan rộng từ 5mm - 15 mm. Khi khuẩn xâm nhập vào phía trong, vỏ chuyển sang màu nâu đen.

- Bệnh nấm hại thân cây: Bệnh hại chủ yếu thân cây và cành cây, do hai loại nấm dịch mao khuẩn và hai bào khuẩn mao sắc. Bệnh thường lây lan do tác động cơ giới lan truyền vào vết thương thân cây. Khi đã nhiễm bệnh thì lá, cành bị chết khô và dần cây cũng bị chết, nấm gây bệnh xì mủ thối gốc và bị côn trùng xâm nhập.

B. Mục đích của bảo hiểm

Sản phẩm này được thiết kế nhằm hỗ trợ cho người sản xuất nông, công nghiệp chủ động khắc phục và bù đắp thiệt hại tài chính do hậu quả của những rủi ro bất ngờ, bất khả kháng, như hỏa hoạn, thiên tai, dịch bệnh, nhằm góp phần đảm bảo ổn định, an sinh xã hội nông thôn, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp.

C. Rủi ro được bảo hiểm và bồi thường bảo hiểm

- Những rủi ro bất ngờ, bất khả kháng như hỏa hoạn, thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán, sóng thần, giông, lốc xoáy,… theo công bố thiên tai của cơ quan chức năng có thẩm quyền).

- Dịch bệnh côn trùng (theo công bố dịch bệnh hoặc xác nhận dịch bệnh của cơ quan chức năng có thẩm quyền).

D. Hướng dẫn người được bảo hiểm thưc hiện hợp đồng bảo hiểm

- Kê khai đầy đủ, trung thực, chính xác những nội dung trong giấy yêu cầu bảo hiểm.

- Tham gia bảo hiểm cho toàn bộ diện tích trồng của hộ gia đình cho tất cả các cây trồng trong năm.

- Ký kết hợp đồng bảo hiểm với công ty bảo hiểm hoặc ủy quyền cho người đại diện của mình (được chính quyền xã xác thực) tham gia ký hợp đồng bảo hiểm.

- Thông báo ngay cho đại diện công ty bảo hiểm khi xảy ra thiên tai, dịch bệnh được bảo hiểm tại công ty bảo hiểm địa phương gần nhất.

- Thực hiện các chỉ dẫn của công ty bảo hiểm nhằm đề phòng hạn chế tổn thất, đồng thời thông báo cho cơ quan bảo vệ thực vật địa phương biết dịch bệnh xảy ra.

E. Bảo hiểm tai nạn con người

Trong quá trình lao động, sinh hoạt hàng ngày, tham gia giao thông,… người lao động có thể không may gặp những rủi ro bất ngờ gây thiệt hại đến tính mạng và thương tật cơ thể, cần được hỗ trợ chi phí kịp thời nhằm vượt qua cơn hiểm nghèo, khó khăn, nên sản phẩm bảo hiểm tai nạn con người 24/24h là rất cần thiết.

Người được bảo hiểm: Mọi công dân Việt Nam và người nước ngoài đang sinh sống làm việc tại Việt Nam từ 18 - 65 tuổi.

Phạm vi bảo hiểm:

- Chết do tai nạn.

- Thương tật thân thể do tai nạn.

- Người được bảo hiểm có hành động cứu người, cứu tài sản của nhà nước của nhân dân và tham gia chống các hành động phạm pháp.

Thủ tục bồi thường: Đơn giản và nhanh chóng.

Page 95: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

88KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

89

Trong số các nhà cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng tại Việt Nam, hiện tại, LienVietPostBank là ngân hàng đi tiên phong trong việc đề xuất, phát triển các gói sản phẩm, dịch vụ hô trợ phát triển cây mắc ca trên địa bàn Tây Nguyên, góp phần thúc đẩy, mở ra tương lai phát triển đưa mắc ca trở thành cây công nghiệp chiến lược tầm quốc gia của Việt Nam.

Bài viết của nhóm nghiên cứu tập trung (i) nghiên cứu đặc điểm và nhu cầu tài chính từ các công đoạn của chuỗi giá trị cây mắc ca, (ii) phân tích SWOT đối với LienVietPostBank trong cung cấp dịch vụ cho chuỗi giá trị mắc ca, (iii) đề xuất các giải pháp nhằm phát triển gói sản phẩm dành cho chuỗi giá trị mắc ca đối với LienVietPostBank.

Được du nhập vào Việt Nam từ năm 1993, cây mắc ca đã được các chuyên gia và nhà khoa học ở Việt Nam khẳng định phù hợp với điều kiện tự nhiên và khí hậu ở hai vùng Tây Bắc và Tây Nguyên của nước ta. Giá trị kinh tế và giá trị sử dụng của cây mắc ca sau nhiều năm nghiên cứu đã được chứng minh gấp nhiều lần cây cà phê. Tuy vậy, sản lượng mắc ca trên toàn thế giới mới mặc dù đã tăng lên nhanh chóng trong thời gian qua nhưng mới chỉ đáp ứng được khoảng 25% nhu cầu, khiến cho giá cả mắc ca trên thế giới không ngừng tăng và trở thành một trong những mặt hàng nông sản đắt giá nhất trên thị trường thế giới hiện nay (đạt đến 3.670 USD/tấn (giá FOB) đối với nhân hạt mắc ca tính đến thời điểm tháng 1/20151).

Bên cạnh đó, từ 2006 đến nay, “thị trường mắc ca trên thế giới tăng đều với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm khoảng 10%. Đây là một tỷ lệ khá ấn tượng so với các ngành hàng khác” (Lê Tùng Anh, 2014). Giá trị vượt trội của cây mắc ca khiến cho loại cây này được mệnh danh là “hoàng hậu các loại quả khô”. Với giá thu mua cao như vậy, các quốc gia đều kỳ vọng mắc ca là một mặt hàng có tiềm năng đem lại lợi nhuận to lớn. Từ đó, thấy rằng nhu cầu của sản phẩm mắc ca là rất lớn, thị trường dồi dào, giá cả cao, nên việc phát triển nếu được quy hoạch, lựa chọn vùng thích hợp tốt thì hoàn toàn có triển vọng. (Lê Tùng Anh, 2014; Nguyễn Công Tạn, 2013).

Việt Nam với những lợi thế của mình nếu tăng được diện tích cũng như năng suất, chất lượng hạt, mắc ca sẽ trở thành mũi nhọn đột phá giúp nước ta quy hoạch lại bản đồ chiến lược nông nghiệp. Với giá trên thị trường hiện khoảng 15 USD/kg thì Việt Nam chỉ cần 10 năm để phát triển 100.000 ha để đạt kim ngạch 1 tỷ USD.

Đồng hành cùng những thuận lợi như vậy, vẫn còn tồn tại những khó khăn trên thị trường tiêu thụ mắc ca do sản lượng mắc ca của Việt Nam còn thấp, chưa có công nghệ sản xuất hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế nên hầu như mới chỉ được sử dụng để làm giống, trồng và chế biến thô chứ chưa có giá trị thương mại cao. Nhằm mục tiêu phát triển, biến mắc ca trở thành cây công nghiệp chiến lược tầm quốc gia trong tương lai, cần có sự kết hợp giữa người nông dân, các doanh nghiệp cũng như ngân hàng và sự hỗ trợ từ phía Nhà nước. Ngân hàng đóng vai trò là đầu mối kết nối giữa Nhà nước, doanh nghiệp, các nhà khoa học và các hộ gia đình.

1. Nhu cầu tài chính đối với các công đoạn trong chuỗi gía trị phát triển cây mắc ca tại Tây Nguyên.

1 Theo http://www.vinanet.com.vn/

Phát triển gói sản phẩm ngân hàng dành cho mắc ca

Nhóm tác giả trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Page 96: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

90KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

91

Dựa phân tích về chuỗi giá trị trong chiến lược phát triển cây mắc ca của các chuyên gia, kết hợp với chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp nông thôn của Chính phủ được quy định tại Nghị định 210/2013/NĐ-CP và những nghiên cứu, báo cáo của LienVietPostBank, chúng tôi đánh giá các nhu cầu tài chính nhằm hỗ trợ phát triển cây mắc ca trên diện rộng ở Tây Nguyên như sau:

Hình 3: Nhu cầu tài chính theo chuôi giá trị mắc ca Tây Nguyên

Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả từ TS. Nguyễn Đức Hưởng (2014), Nguyễn Công Tạn, (2013), Lê Tùng Anh (2014), Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam (2013)

2. Mô hình SWOT đối với LienVietPostBank trong phát triển gói sản phẩm ngân hàng dành cho cây mắc ca theo chuôi giá trị

Là ngân hàng tiên phong, LienVietPostBank đã quan tâm tới thế mạnh và tiềm năng phát triển cây mắc ca ở Tây Nguyên ngay từ giai đoạn đầu. LienVietPostBank có một số điểm mạnh và điểm yếu nhất định khi cung cấp các sản phẩm theo gói cho phát triển cây mắc ca ở Tây Nguyên. Bên cạnh đó, các cơ hội cũng như thách thức trong phát triển cây mắc ca vẫn khá nhiều.

Sau đây là nội dung SWOT của LienVietPostBank trong phát triển gói sản phẩm ngân hàng dành cho chuỗi giá trị mắc ca ở Tây Nguyên.

Page 97: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

90KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

91

Bảng 2: SWOT đối với LienVietPostBank trong phát triển gói sản phẩm ngân hàng cho chuôi giá trị mắc ca

Điểm mạnh (Strengths)

S1: Là ngân hàng đầu tiên cung cấp các gói tín dụng để hỗ trợ cho dự án phát triển cây mắc ca tại Tây Nguyên.

S2: Chiến lược của LienVietPostBank tập trung vào một số phân đoạn thị trường nông nghiệp - nông thôn hiệu quả.1

S3: LienVietPostBank có nguồn vốn khá dồi dào, với ưu tiên cho lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn.

S4: Chiến lược tài trợ và truyền thông của LienVietPostBank đối với chuỗi giá trị mắc ca rất phù hợp với các sự kiện chính của ngành mắc ca tại Việt Nam.

Điểm yếu (Weaknesses)

W1: Là ngân hàng mới thành lập từ 2008, uy tín trên thị trường xuất khẩu nói riêng, thị trường nói chung của LienVietPostBank chưa được khẳng định rõ rệt.

W2: Các sản phẩm tài trợ thương mại, tín dụng trung dài hạn, thanh toán quốc tế,… cho khu vực nông nghiệp nông thôn tại LienVietPostBank chưa thực sự phát triển.

W3: Chưa nhiều nhân sự tại LienVietPostBank hiểu rõ về chuỗi giá trị của cây mắc ca nói riêng, nhu cầu khách hàng nói chung.

W4: Chiến lược marketing đối với từng nhóm/gói sản phẩm về nông nghiệp, nông thôn của LienVietPostBank chưa tạo dấu ấn trên thị trường.

Cơ hội (Opportunity)

O1: Việt Nam có nhiều điều kiện để phát triển mắc ca và trở thành một trong những nước xuất khẩu chủ lực trên thị trường thế giới.

O2: Tiềm năng phát triển của mắc ca tại Việt Nam nói chung, Tây Nguyên nói riêng là khá rõ nét.

O3: Thị trường và giá cả đầu ra của mắc ca rất tốt, cung không đủ đáp ứng cầu.

O4: Sự phát triển cây mắc ca ở Việt Nam nhận được sự ủng hộ và hỗ trợ của Chính phủ, cũng như một số tổ chức nghiên cứu chủ chốt.2

Thách thức (Threat)

T1: Yêu cầu của thị trường ngày càng khắt khe về vấn đề chất lượng, thương hiệu.

T2: Việt Nam là nước mới tham gia thị trường, phải cạnh tranh với các nước đi đầu trong xuất khẩu mắc ca như Mỹ, Úc.3

T3: Người dân và các nhà đầu tư chưa mạnh dạn chuyển đổi đầu tư vào mắc ca.4

T4: Phân đoạn thị trường đầu ra của Việt Nam còn khó khăn, Việt Nam vẫn nhập ròng hạt mắc ca.

T5: Mắc ca chưa được coi là cây trồng chiến lược tầm quốc gia.5

3. Giải pháp đối với LienVietPostBank nhằm phát triển gói sản phẩm ngân hàng dành cho chuôi giá trị mắc ca tại Tây Nguyên

Dựa vào tiềm năng to lớn của cây mắc ca, việc LienVietPostBank lựa chọn tiên phong trong lĩnh vực tài trợ phát triển này là bước tiến lớn. Tuy có một số ưu điểm trong cung cấp gói dịch vụ ngân hàng cho chuỗi giá trị cây mắc ca, LienVietPostBank vẫn có khá nhiều điểm yếu trong vấn đề này. Các cơ hội phát triển cây mắc ca ở Việt Nam cũng rất ấn tượng.

Với tầm nhìn dài hạn, mắc ca có thể đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có sản lượng lớn trên thế giới về sản xuất hàng nông sản, bên cạnh các cây trồng thế mạnh truyền thống, giảm chi phí nhập khẩu thành phẩm mắc ca. Cây mắc ca không chỉ giúp tạo việc làm, mang lại thu nhập cao cho người nông dân mà còn góp phần thúc đẩy các ngành công nghiệp chế biến, dịch vụ nông nghiệp phát triển. Mặc dù vậy, các thách thức đối với Việt Nam là không hề nhỏ.

Sau đây là các giải pháp nhóm nghiên cứu đề xuất đối với LienVietPostBank nhằm phát triển gói sản phẩm dành cho chuỗi giá trị mắc ca tại Tây Nguyên trong thời gian tới.

Page 98: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

92KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

93

3.1. S(2,3,4)+ O(1,2,3,4): Thiết kế gói sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng theo chuôi giá trị

LienVietPostBank cần đánh giá chi tiết hơn nhu cầu nói chung, quy mô và khả năng thanh toán của khách hàng theo chuỗi giá trị cây mắc ca tại Tây Nguyên. Với mỗi khâu trong chuỗi giá trị, ngân hàng có thể thiết kế một sản phẩm lõi và một số sản phẩm đi kèm, vừa đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng, chọn được các khách hàng tiềm năng, vừa giúp tăng thu nhập cho ngân hàng thông qua các hình thức bán chéo - bán mềm.

Sau đây là ví dụ về một số gói sản phẩm mà ngân hàng có thể cung cấp theo từng nội dung trong chuỗi giá trị cây mắc ca tại Tây Nguyên.

Bảng 3: Ví dụ về một số gói sản phẩm ngân hàng cho chuôi giá trị mắc ca

Loại sản phẩm Đầu vào Sản xuất Chế biến/đầu ra Tiêu thụ

Cho vay

- Cho vay doanh nghiệp, hộ kinh doanh ngắn hạn nhập khẩu giống, phân bón, thuốc trừ sâu.- Cho vay ngắn hạn sản xuất giống (thử nghiệm với hộ bán cây giống trước).- Cho vay dài hạn doanh nghiệp đầu tư sản xuất cây giống (nếu thử nghiệm thành công).- Hình thức cho vay: từng lần hoặc theo hạn mức.- Chọn lựa các cá nhân/doanh nghiệp đầu tư nhập khẩu hoặc trồng giống tốt.6

- Cho vay trung dài hạn (4 - 6 năm) cho hộ gia đình/ trang trại trồng cây mắc ca (khoảng 50 triệu/ha/năm là tối đa).- Cho vay ngắn hạn hộ gia đình/ trang trại trồng cây xen canh với mắc ca (khoai lang Nhật, cà phê)… để tạo thu nhập bổ sung nguồn trả nợ.- Cho vay (thử nghiệm) doanh nghiệp đầu tư trồng cây mắc ca.- Hình thức cho vay: từng lần hoặc theo hạn mức.

- Cho vay ngắn hạn thu mua quả mắc ca theo mùa thu hoạch.- Cho vay dài hạn đầu tư cơ sở/doanh nghiệp chế biến chất lượng cao.- Cho vay trung hạn mua máy móc thiết bị chế biến.

- Cho vay ngắn hạn doanh nghiệp xuất khẩu/tiêu thụ nội địa mắc ca.- Mục đích cho vay: nhằm thanh toán mua hàng, trữ hàng,…

Thanh toán

- Ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, L/C nhập khẩu.- Thẻ ghi nợ cho khách hàng hộ kinh doanh đầu vào.- Thẻ trả lương cho doanh nghiệp đầu vào.

- Thu hộ khách hàng bán hàng cho thương lái/chế biến.- Chi hộ khách hàng thanh toán đầu vào.- Thẻ ghi nợ cho hộ gia đình/chủ trang trại.- Thẻ trả lương cho doanh nghiệp sản xuất.

- Thu hộ khách hàng bán hàng cho nhà xuất khẩu/tiêu thụ nội địa.- Chi hộ khách hàng thanh toán cho nhà sản xuất cây mắc ca.- Thẻ trả lương cho doanh nghiệp chế biến.- Thẻ ghi nợ cho hộ gia đình/chủ trang trại tham gia chế biến quy mô nhỏ.

- Tài trợ thương mại L/C (trước giao hàng, sau giao hàng)…- Nhờ thu.- Ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu trong nước- Thẻ doanh nghiệp tiêu thụ/đầu ra/xuất khẩu- Thẻ cá nhân trong doanh nghiệp tiêu thụ/đầu ra/xuất khẩu.

Page 99: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

92KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

93

Bảo lãnh

- Bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh tiền ứng trước cho khách hàng nhập giống cây trồng, phân bón, thuốc trừ sâu…

- Bảo lãnh vay vốn.-Bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm sản xuất.

- Bảo lãnh tiền ứng trước cho người sản xuất.- Bảo lãnh thanh toán.- Bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm chế biến.- Bảo lãnh dự thầu cho doanh nghiệp/hộ chế biến tham gia đấu thầu các hợp đồng tiêu thu trong và ngoài nước.

- Bảo lãnh vay vốn.- Bảo lãnh thanh toán.- Bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm.- Bảo lãnh dự thầu.- Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước….

Tiền gửi

- Tiền gửi thanh toán.- Tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp nhập khẩu, doanh nghiệp sản xuất đầu vào.- Tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân cung ứng đầu vào.

- Tiền gửi thanh toán.- Tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân, hộ gia đình trồng mắc ca.- Tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp trồng cây mắc ca.

- Tiền gửi thanh toán- Tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp.- Tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân trong doanh nghiệp chế biến.

- Tiền gửi thanh toán.- Tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp.- Tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân trong doanh nghiệp xuất khẩu/tiêu thụ nội địa.

Khác

- Hỗ trợ thông tin trong giao dịch quốc tế.- Tài trợ hội thảo về đầu vào mắc ca.- Tài trợ hoạt động nghiên cứu, phát triển giống mắc ca tại Việt Nam.

- Tài trợ hội thảo, chương trình hướng dẫn kĩ thuật trồng cây mắc ca.- Tài trợ in sách kỹ thuật trồng cây, in tài liệu tờ rơi hướng dẫn….- Tài trợ chương trình thử nghiệm trồng mắc ca.

- Khuyến khích các doanh nghiệp chế biến hạt khô tham gia thị trường. - Tư vấn, chia sẻ thông tin về các nhu cầu sản phẩm chế biến theo nhu cầu thị trường.- Dịch vụ ngoại hối (giao ngay, tương lai, quyền chọn…).- Quản lý các khoản phải thu.- Quản lý các khoản phải trả.

- Chiết khấu, bao thanh toán với các hợp đồng xuất khẩu hoặc tiêu thụ nội địa tốt.- Hỗ trợ doanh nghiệp về thông tin thị trường trong nước và quốc tế.- Dịch vụ ngoại hối (giao ngay, tương lai, quyền chọn…)- Quản lý các khoản phải thu.- Quản lý các khoản phải trả.

3.2. Phát triển mạng lưới:

Hiện LienVietPostBank đã có 4 chi nhánh tại 5 tỉnh Tây Nguyên và tiến tới “phủ sóng” toàn quốc vào năm 2015. Tuy vậy, để góp phần thực hiện chiến lược phát triển cây mắc ca hiệu quả, LienVietPostBank vẫn nên tiếp tục xem xét nhu cầu mở thêm các Phòng giao dịch tại các huyện/xã trong các tỉnh khu vực Tây Nguyên, đặc biệt là ở một số vùng địa bàn trọng điểm phát triển cây mắc ca như Kam Long, Madrac, Tuy Đức,… Thử nghiệm nghiên cứu nhu cầu và độ lớn của cung tại vùng Tây Bắc Bộ - nơi có điều kiện tương tự như Tây Nguyên trong việc trồng cây mắc ca.

4. Kiến nghị

- Đối với Chính phủ: Thấy rõ được tiềm năng phát triển của cây mắc ca tại Việt Nam, Chính phủ nên đưa cây mắc ca trở thành cây công nghiệp chiến lược tầm quốc gia trong giai đoạn tới. Qua đó, đề ra các cơ chế, chính sách đặc thù nhằm khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân tham gia phát triển cây mắc ca trên địa bàn Tây Nguyên và Tây Bắc Bộ.

Page 100: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

94KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

95

- Đối với Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng thương mại khác: Cần xây dựng các gói sản phẩm cho vay tín dụng, lãi suất thấp dành cho việc chuyển đổi cây trồng ở địa bàn cả nước nói chung và Tây Nguyên nói riêng. Cần có sự phối hợp với các ngân hàng thương mại khác trong việc phát triển các gói sản phẩm ngân hàng giúp hộ nông dân yên tâm trong vấn đề vốn trồng và chuyển đổi cây công nghiệp ở Việt Nam.

Kết luận

Sau khi nhìn nhận những thế mạnh và tiềm năng của cây mắc ca cũng như đánh giá chính xác những cơ hội và thách thức của Việt Nam khi tiến bước vào thị trường này, cần phải có sự kết hợp đầu tư phát triển giữa ngân hàng, Nhà nước, các tổ chức nghiên cứu và người nông dân.

Đi đầu trong đó, LienVietPostBank đã đề xuất Đề án Thay đổi giống cây trồng - phát triển mắc ca tại địa bàn Tây Nguyên với gói hỗ trợ 10.000 tỷ đã được LienVietPostBank đưa ra vào tháng 3/2014, bước đầu đưa mắc ca tiếp cận với người nông dân để họ có thể trực tiếp thấy được những lợi ích mà loài cây này đem lại, góp phần giúp nông dân quy hoạch lại diện tích cây trồng đã già cỗi, phát triển nông nghiệp Tây Nguyên theo một hướng đi mới, cải thiện thu nhập và chất lượng cuộc sống.

Tiếp đó, việc nghiên cứu đưa ra những gói sản phẩm ngân hàng dành cho cây mắc ca và những giải pháp đề xuất từ mô hình SWOT trên đây là một bước đi quan trọng giúp hỗ trợ phát triển mắc ca theo quy trình hoàn thiện từ đầu vào, trồng - sản xuất, chế biến cho đến đầu ra. Đây có thể coi là một phương thức gắn kết các đối tượng tham gia là các tổ chức nghiên cứu, nông dân cũng như các doanh nghiệp thu mua, chế biến và xuất khẩu…

Với kỳ vọng hỗ trợ phần nào để các đối tượng được quan tâm phát triển mắc ca một cách thuận lợi, Chính phủ cũng có thể nhìn vào những kết quả đạt được trong thời gian tới để xác định mắc ca xứng đáng trở thành cây công nghiệp chiến lược tầm quốc gia, xây dựng thương hiệu và vị thế của mắc ca Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Từ đó, LienVietPostBank trở thành ngân hàng có vị thế hàng đầu ở Việt Nam trong ngành mắc ca, với các sản phẩm chuyên dụng đáp ứng nhu cầu nhằm phát triển chuỗi giá trị mắc ca một cách bền vững.

Nhóm tác giả: TS. Lê Thanh Tâm, Bùi Ngọc Giang, Bùi Minh Hà, Hoàng Thị Hằng, Nguyễn Minh Châu, Trịnh Hà Thu Dung

Đại học Kinh tế Quốc dân

Page 101: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

94KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

95

Tài liệu tham khảo

1. Chính phủ (2013), Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2014), Thông tư số 05/2014/TT-BKHĐT về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

3. International Nuts & Dried Fruits (2013), Global Statistical Review 2006-2011, www.nutfruit.org%2Fglobal-statistical-review_13608.pdf&ei=Px3GVMGHO6K-mgXz7oLgCg&usg=AFQjCNHMLTGsR2yT_bwcHW9BT9WahbDLVw&sig2=PI5kUbDdZjlhmyyOzzicqQ

4. Lê Tùng Anh (2014), “Mắc ca: Thị trường tiềm năng” - Giám đốc dự án mắc ca do IDT Group trả lời phỏng vấn của báo Nhà báo & Công luận ngày 25/12/2014 tại http://congluan.vn/tin-chi-tiet/128/53701/Mac-ca-thi-truong-day-tiem-nang.html.

5. “Macadamia là cây tỷ đô vì sao?”,http://idt.vn/du-an/60/295/Macadamia-la-cay-ty-do-vi-sao?

6. Nguyễn Công Tạn (2013), “Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn và 5 lý do không thể không đầu tư vào cây macadamia”, http://idt.vn/du-an/60/301/Nguyen-pho-thu-tuong-Nguyen-Cong-Tan-va--ly-do-khong-the-khong-dau-tu-vao-cay-macadamia

7. Quang Thuần (2014), “Mắc ca có dễ dàng thành cây tỉ đô?”. Đăng tải trên trang web Báo Thanh Niên ngày 19/8/2014 hồi 3h35, http://www.thanhnien.com.vn/kinh-te/macca-co-de-dang-thanh-cay-ti-do-447238.html

8. TS. Nguyễn Đức Hưởng (2014), “Vốn ngân hàng biến Tây Nguyên thành thủ đô mắc ca của Đông Nam Á”, bài đăng trong Hội thảo Khoa học Quốc gia “Khơi thông nguồn vốn cho phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” - Quyết định xuất bản số 2687-2014/CXB/02-207/ĐHKTQD - ISBN 978-604-927-876-1. Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, trang 25-38

9. Viện Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam (2013), Kỹ thuật trồng cây mắc ca, http://vafs.gov.vn/vn/2013/07/ky-thuat-gay-trong-cay-mac-ca-featured/

10. http://vneconomy.vn.htm

11. http://vinamacca.com/vi/trang-chu.html

12. http://www.lienvietpostbank.com.vn/

13. http://www.vinanet.com.vn/

14. http://quamacca.vn/

Page 102: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

96KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

97

Thông tin thêm

1. LienVietPostBank là một trong 5 tổ chức tín dụng ở Việt Nam có tỷ lệ cho vay nông nghiệp nông thôn >40% trong nhiều năm. (Các tổ chức tín dụng khác là: Agribank và Ngân hàng Hợp tác xã (>70%), MHB và MDB (>40%)). Nguồn: Ngân hàng Nhà nước (2014). Trong suốt thời gian hoạt động vừa qua, LienVietPostBank có rất nhiều chính sách xã hội với phương châm “Gắn xã hội trong kinh doanh” như Đề án Phát triển tín dụng nông nghiệp - nông thôn từ 2010, Đề án Phát triển Xín Mần từ 1/2010… và Đề án Thay đổi giống cây trồng - phát triển mắc ca tại địa bàn Tây Nguyên tháng 3/2014.

2. Chính phủ đã có những văn bản hỗ trợ trồng và đầu tư vào mắc ca như Nghị định số 210/2013/NĐ-CP, Thông tư số 05/2014/TT-BKHĐT. Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên đã nghiên cứu khả năng phát triển của các giống mắc ca tại khu vực Tây Nguyên.

3. Chất lượng mắc ca tại Việt Nam còn chưa cao so với sản phẩm tại Australia và một số quốc gia khác do kỹ thuật công nghệ còn yếu kém. Sản lượng cũng chưa đủ đáp ứng cho chế biến và xuất khẩu nên mắc ca Việt Nam vẫn chưa xây dựng được thương hiệu trên thị trường quốc tế.

4. Rất nhiều loại nông sản như hạt đậu nành, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, hạt óc chó, các loại dầu, trà… cũng mang giá trị dinh dưỡng cao vẫn đang được trồng và chăm sóc, khiến cho nông dân cũng như các doanh nghiệp có sự e ngại và tâm lý sợ rủi ro khi phải từ bỏ những loài cây quen thuộc để phát triển một loài cây mới như mắc ca.

5. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho mức độ đầu tư, khả năng quy hoạch cũng như định hướng cho việc trồng và phát triển giống cây này chưa thật sự được chú trọng và đồng bộ.

6. GS. Nguyễn Lân Hùng, chuyên gia nông nghiệp, khuyến cáo: “Đây là cây trồng lâu năm, trồng một lần thu hoạch cả đời nên cần phải chọn giống tốt, đất tốt. Chất lượng cây giống tốt là quan trọng hàng đầu. Một số nông dân hiện nay ham mua cây giống rẻ tiền nhưng không đảm bảo chất lượng. Để phát triển tốt loại cây này thì các doanh nghiệp phải chủ động làm việc với nông dân, đầu tư chế biến ngay từ bây giờ thì mới có thể tận dụng cơ hội” (Quang Thuần, 2014).

Page 103: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

96KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

97

Trồng mắc ca ở Nam Phi và bài học cho Việt Nam

Ông Huỳnh Ngọc Huy Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Liên Việt

Trong số nhưng “cường quốc mắc ca” hiện tại, Nam Phi nổi lên là một hiện tượng đáng chú ý, với tốc độ tăng trưởng sản lượng và xuất khẩu hạt mắc ca rất nhanh.

Trong năm 2014, Nam Phi đã vượt lên thay thế Úc trở thành nhà sản xuất mắc ca lớn nhất trên thế giới (là nước đang dẫn đầu về sản xuất mắc ca trong 40 năm qua).

Bài viết này mong muốn trình bày về quá trình phát triển của ngành mắc ca ở Nam Phi, để rút ra những bài học kinh nghiệm cho việc phát triển trồng mắc ca ở Việt Nam, nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững, mang lại thu nhập ổn định, lâu dài cho người nông dân và doanh nghiệp.

Tổng quan mắc ca ở Nam Phi

Diện tích và sản lượng

Vào năm 2010, Nam Phi có 17.367 ha trồng mắc ca với khoảng hơn 4.344.000 cây.

Hình 1: Sản lượng hạt mắc ca sấy khô của Nam Phi giai đoạn 2002 - 2011.

Biểu đồ trên cho thấy từ năm 2002, sản lượng hạt mắc ca sấy khô của Nam Phi đã đạt trên 10.000 tấn/năm và tăng trưởng khá đều đặn cho đến nay. Năm 2005, sản lượng giảm 17,6% so với năm trước do điều kiện thời tiết xấu trong lúc nở hoa và đâm quả.

Từ năm 2006 đến năm 2011, sản lượng mắc ca tăng nhanh nhờ các yếu tố như thời tiết thuận lợi, độ tuổi của cây và kỹ thuật chăm sóc đã được cải thiện.

Ở Nam Phi, có khoảng 1.000 trang trại trồng mắc ca và 12 nhà máy sơ chế biến mắc ca. Một số trang trại đã đạt được chứng chỉ GlobalGap và rất nhiều nhà máy đã có chứng chỉ HACCP hoặc ISO 9001.

Đơn vị tính: tấn

Page 104: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

98KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

99

Thị trường tiêu thụ

Theo công bố của Hiệp hội Những người trồng mắc ca của Nam Phi (SAMAC), hơn 90% sản lượng mắc ca (chiếm 12% sản lượng thế giới) của Nam Phi được xuất khẩu hàng năm. Xuất khẩu mắc ca của Nam Phi chiếm 36,78% xuất khẩu của thế giới và được xếp thứ nhất. Sau đấy là Úc rồi đến Hà Lan, Kenya, Guatemala...

Mắc ca của Nam Phi được xuất khẩu đi Mỹ (24,5%), sau đó đến Hồng Kông (20,1%), Hà Lan (19%) và các nước và vùng lãnh thổ khác như Đức, Anh, Nhật, Tây Ban Nha, Đài Loan, Ý.

Hình 2: Các thị trường xuất khẩu hạt mắc ca của Nam Phi năm 2011.

Hình 3: Giá trị xuất khẩu hạt mắc ca của Nam Phi các năm 2007 - 2011.

Bảng trên cho thấy giá hạt mắc ca của Nam Phi trong năm 2007 rất thấp, thể hiện ở tổng khối lượng xuất khẩu đạt khoảng 10.000 tấn hạt nhưng tổng giá trị xuất khẩu chỉ 100.000.000 Rand, tương đương với giá bán 10.000 Rand/tấn (tương đương 868 USD/tấn) hạt mắc ca.

Năm 2008, khối lượng xuất khẩu giảm xuống còn khoảng 9.000 tấn hạt nhưng giá trị xuất khẩu đạt khoảng 250.000.000 Rand, tương đương với giá bán khoảng 28.000 Rand/tấn (tương đương 2.430 USD/tấn) hạt mắc ca, gấp gần 3 lần so với giá bán hạt mắc ca của năm trước đó.

Đơn vị tính: Rand/ tấn

Page 105: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

98KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

99

Giá xuất khẩu hạt mắc ca các năm 2009, 2010 và 2011 tương ứng là khoảng 30.000 Rand/tấn, 55.000 Rand/tấn và 64.000 Rand/tấn (tương đương với 2.604 USD/tấn, 4.774 USD/tấn và 5.208 USD/tấn).

Như vậy, từ năm 2007, Nam Phi đã ổn định được sản lượng và đảm bảo tốt chất lượng hạt mắc ca qua chế biến để mang lại giá trị xuất khẩu cao hơn cho hạt mắc ca của Nam Phi.

Thị trường trong nước

Với 90% sản lượng hạt mắc ca phục vụ xuất khẩu, chỉ 10% sản lượng hạt mắc ca còn lại được tiêu thụ trong nước. Những công ty mua mắc ca chính ở Nam Phi là Spar, Pick ‘n Pay và Woolworths, là các hệ thống siêu thị tiện ích bán đồ thực phẩm ăn liền hàng ngày.

Hình 4: Thị trường tiêu thụ nội địa hạt mắc ca ở Nam Phi.

Theo biểu đồ trên, từ những năm đầu tiên thị trường nội địa Nam Phi làm quen với sản phẩm hạt mắc ca, năm 2003 là năm có sự gia tăng lượng tiêu thụ hạt mắc ca đột biến. Tuy nhiên, sự gia tăng tiêu thụ trong năm 2003 không được duy trì trong các năm tiếp theo và sụt giảm đáng kể vào năm 2006.

Số lượng tiêu thụ chỉ tăng trưởng mạnh trở lại trong năm 2007 và giữ nhịp độ tiêu thụ ổn định các năm sau đó, đồng thời giá hạt mắc ca cũng được điều chỉnh giảm theo đúng quy luật cung cầu.

Giá trị kinh tế và xã hội của cây mắc ca ở Nam Phi

Mắc ca đã nhanh chóng trở thành một cây trồng quan trọng và có lẽ là cây trồng phát triển nhanh nhất tại Nam Phi. Sự phát triển của ngành sản xuất mắc ca đã tạo được số lượng việc làm ổn định cho người dân ở các vùng miền núi, ít nhất đã tạo ra được 3.000 - 5.000 công việc mới trong hơn 10 năm qua và thêm 1.000 - 1.500 công việc khác trong ngành chế biến tùy vào thời vụ trong năm.

Dự kiến khi sản xuất tăng gấp đôi trong vòng 5 - 7 năm nữa thì số việc làm mới tạo ra cũng tăng với mức độ tương tự.

Đơn vị tính: Rand/ tấn

Page 106: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

100KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

101

Hình 5: Các sản phẩm từ hạt mắc ca của Nam Phi.

Hình 6: Tổng giá trị sản xuất của cây mắc ca từ 2002 - 2011 ở Nam Phi.Đơn vị tính: Rand

Page 107: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

100KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

101

Bảng trên cho thấy sự đóng góp của cây mắc ca vào tổng giá trị sản xuất nông nghiệp trong hơn 10 năm qua. Giá trị sản xuất của hạt mắc ca Nam Phi ổn định ở mức thấp các năm từ 2002 đến 2006. Từ sau năm 2006, ngành mắc ca tăng trưởng nhanh và đạt đỉnh vào năm 2008.

Năm 2009, tổng giá trị sản xuất của mắc ca giảm 35% so với năm trước đó, do mất 54 triệu Rand hạt chất lượng không đạt tiêu chuẩn. Năm 2010, giá trị sản xuất của hạt mắc ca tiếp tục giảm 53% so với năm 2009 do sự sụt giảm giá bán. Năm 2011, tổng giá trị sản xuất mắc ca mới bắt đầu tăng trở lại.

Tổ chức thúc đẩy sự phát triển mắc ca tại Nam Phi

Ngành mắc ca ở Nam Phi đã thành lập hiệp hội những người trồng mắc ca, bao gồm những người trồng mắc ca, các tổ chức chế biến và các công ty hoạt động thương mại. Các công ty chế biến được đại diện hiệp hội thu tiền quỹ từ những khoản phí sản xuất áp cho những người trồng mắc ca.

Hiệp hội dùng số tiền này để nghiên cứu phát triển và công bố các nghiên cứu cho những người trồng mắc ca, các tổ chức chế biến và thương mại.

Hình 7: Chuỗi giá trị sản xuất mắc ca ở Nam Phi.

Page 108: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

102KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

103

Bài học cho Việt Nam

Qua những thông tin tổng quát nêu trên về mắc ca tại Nam Phi, có thể nhận thấy một số vấn đề bất hợp lý còn tồn tại, đó là:

- Giá trị xuất khẩu hạt mắc ca của Nam Phi tăng trưởng rất tốt với đơn giá xuất khẩu hạt mắc ca tăng ổn định từ năm 2007 - 2011. Tuy nhiên, dù sản lượng hạt mắc ca sản xuất ra cũng tăng đều trong giai đoạn này và giữ ở mức từ 20.000 - 30.000 tấn/năm, khối lượng hạt mắc ca xuất khẩu vẫn chỉ duy trì ở mức khoảng 10.000 - 13.000 tấn/năm, chỉ chiếm khoảng 50% sản lượng hạt mắc ca của Nam Phi.

- Thị trường trong nước tiêu thụ yếu, dưới 10 tấn/năm. Đồng thời, không có thông tin rõ ràng về số lượng hạt mắc ca được đưa vào chế biến sâu với các sản phẩm đặc thù.

Vậy thì, 50% sản lượng hạt mắc ca còn lại của Nam Phi đã đi đâu?

Câu trả lời cũng đã được thể hiện ở biểu đồ giá trị sản xuất của hạt mắc ca đóng góp vào giá trị sản xuất nông nghiệp (hình 6). Từ 2008 trở đi, Nam Phi phải đối diện với vấn đề hạt mắc ca không đạt tiêu chuẩn chất lượng, không thể xuất khẩu, cũng không được thị trường trong nước chấp nhận.

Liệu con số 40% - 50% sản lượng hạt mắc ca không đạt tiêu chuẩn này có mục tiêu ban đầu khi trồng chỉ để làm dầu mắc ca, thức ăn chăn nuôi hay xà phòng, dầu gội, mà không phải là mục tiêu xuất khẩu thực phẩm cao cấp?

Nếu số lượng hạt không đạt tiêu chuẩn này không thể tận dụng, khiến Nam Phi phải vứt bỏ tới 40% - 50% tổng sản lượng hạt mắc ca của mình, thì tổn thất này thật to lớn với những người nông dân trồng mắc ca.

Là nước đi sau phát triển trồng cây mắc ca, với tham vọng dẫn dắt thị trường thế giới, hơn bao giờ hết Việt Nam phải rút được các bài học kinh nghiệm quý giá từ các nước đi trước.

Một bài học rút ra khi nhìn vào sự phát triển của ngành mắc ca ở Nam Phi là làm sao để đảm bảo 100% chất lượng hạt mắc ca trồng ra đủ tiêu chuẩn, theo đúng mục tiêu ban đầu là thưc phẩm cao cấp được thị trường thế giới chấp nhận, đem lại lợi ích kinh tế cao và lâu dài cho mọi thành phần tham gia vào thị trường.

Đến nay, khá nhiều trang trại lớn ở Nam Phi đã có chứng chỉ quốc tế của GlobalGap và những trang trại còn lại cũng ý thức được sự cần thiết phải có chứng chỉ này. Ngành mắc ca tại Nam Phi luôn cố gắng đáp ứng và thậm chí đi trước nhu cầu về chất lượng sản phẩm, trong đó có bao gồm các điều kiện về mức độ sử dụng hóa chất trong việc trồng mắc ca. Hầu hết các tổ chức chế biến mắc ca tại Nam Phi cũng có chứng chỉ HACCP/ISO.

Cần làm gì để mắc ca Việt Nam đạt chuẩn quốc tế?

Thứ nhất, Nhà nước và các cơ quan Nhà nước ở địa phương phải được trang bị đầy đủ kiến thức về giá trị kinh tế của cây mắc ca để có thể xây dựng và triển khai quy hoạch vùng phù hợp về thổ nhưỡng, khí hậu cho phát triển trồng cây mắc ca.

Trên cơ sở quy hoạch vùng của Nhà nước, người nông dân phát triển trồng mắc ca tại những vùng được quy hoạch sẽ tránh được tổn thất về sản lượng và chất lượng hạt mắc ca do yếu tố khí hậu, thổ nhưỡng.

Thứ hai, phải đảm bảo cây giống chuẩn cho thu hoạch hạt mắc ca đúng tiêu chuẩn được thị trường quốc tế chấp nhận. Để làm được việc này, cần phải có các trung tâm nghiên cứu về giống nhập hạt mắc ca đúng tiêu chuẩn thuần chủng về làm ươm giống và ghép cây, và người nông dân phải nhập cây giống ở các trung tâm nghiên cứu có uy tín và có chứng chỉ

Page 109: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

102KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

103

xuất xứ về nguồn gốc giống rõ ràng.

Thứ ba, cần có sự tham gia của hệ thống tài chính hỗ trợ cho các tổ chức, hộ gia đình nông dân tham gia trồng cây mắc ca.

Đây là một yêu cầu quan trọng, vì để các trung tâm nghiên cứu ươm được cây giống đúng tiêu chuẩn, để các tổ chức, hộ nông dân trồng cây mắc ca mua đúng cây giống tiêu chuẩn, sẽ cần rất nhiều vốn trong thời gian dài, trong khi năng lực tài chính của các trung tâm nghiên cứu giống, các tổ chức và hộ gia đình trồng cây mắc ca đều hạn chế, chưa kể việc ươm giống hoặc trồng cây đến lúc được thu hoạch đều đòi hỏi thời gian và không tạo ra doanh thu.

Thứ tư, Việt Nam cần đầu tư học hỏi các kỹ thuật nuôi trồng và phòng chống sâu bệnh để giảm thiểu tối đa lượng hạt mắc ca kém chất lượng, nâng cao hiệu quả kinh tế của cây mắc ca. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hạt mắc ca cần được chú ý thường xuyên, đặc biệt là việc phòng chống sâu bọ.

Các tổ chức, hộ gia đình nông dân trồng cây mắc ca cần chú trọng đến chất lượng sản phẩm và ý thức được tầm quan trọng trong việc sở hữu các chứng chỉ quốc tế để nâng cao sức cạnh tranh của mình trên thế giới cũng như gia tăng khả năng sinh lời của sản phẩm mắc ca Việt Nam.

Thứ năm, Việt Nam cần xây dựng được chuỗi giá trị khép kín cho hạt mắc ca, có Hiệp hội Mắc ca là cơ quan đầu não dẫn dắt quá trình phát triển trồng, chế biến và tiêu thụ hạt mắc ca ở Việt Nam.

Ưu tiên hàng đầu vẫn là hạt mắc ca đủ tiêu chuẩn xuất khẩu ra thị trường quốc tế, chỉ cần sấy khô và xuất khẩu như một loại sản phẩm cao cấp có giá trị cao. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế phát triển các cây công nghiệp khác ở Việt Nam như cà phê, điều… việc người dân trồng cây mắc ca tự phát, tiết kiệm chi phí, sử dụng cây giống không đúng tiêu chuẩn, cho ra những sản phẩm hạt không đủ chất lượng là không thể tránh khỏi.

Cho nên, việc thu gom được các sản phẩm không đủ chất lượng này để chế biến sâu thành các sản phẩm phụ khác (như dầu ăn, dầu gội, xà phòng…) sẽ phần nào giảm thiểu được tổn thất cho nông dân Việt Nam, đồng thời không để những hạt mắc ca không đủ tiêu chuẩn trôi nổi trên thị trường. Đó cũng là một cách giữ uy tín hạt mắc ca của Việt Nam trên trường quốc tế.

Thứ sáu, Nhà nước cần có chính sách ổn định giá mua hạt mắc ca, để tránh tình trạng nông dân thấy hiệu quả kinh tế không đảm bảo, chặt cây để trồng loại cây khác, như đã từng xảy ra ở Việt Nam.

Thứ bảy, các viện, trung tâm nghiên cứu cần quan tâm nghiên cứu, tìm ra các mô hình trồng xen các cây ngắn ngày có giá trị kinh tế để đảm bảo cuộc sống cho nông dân trong những năm đầu khi cây mắc ca chưa ra quả, chưa đem lại thu nhập.

Page 110: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

104KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

105

HỘI THẢO

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

Page 111: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

104KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

105

Cây mắc ca đã được nhập nội và trồng hơn 20 năm qua tại một số vùng của Việt Nam. Kết quả bước đầu cho thấy mắc ca thích nghi tốt ở một số vùng, nhất là Tây Nguyên, Tây Bắc.

Một bài học không bao giờ cũ ở ngành sản xuất nông nghiệp nước ta là hiệu quả kinh tế của các sản phẩm mới ra đời, việc tổ chức thực hiện từ khâu đầu đến sản phẩm cho người tiêu dùng, nói cách khác là chuỗi giá trị sản phẩm mắc ca. Đơn vị, tổ chức nào đứng ra làm chỉ huy trưởng là vấn đề cần làm rõ trong giải pháp liên kết “4 nhà”.

Trong chiến lược chung đã có các giải pháp rất tốt và thỏa đáng (6 giải pháp). Ngoài các giải pháp về chọn giống, quy hoạch vùng, chuyển giao kỹ thuật, còn có hai giải pháp về vốn đầu tư (điều này có sự đột phá hơn hẳn các dự án khác trước đây).

Ở đây, chúng tôi đã nhận thấy giải pháp về thị trường, nhưng cần phải nhấn mạnh rằng đây là giải pháp quyết định sự phát triển cây mắc ca. Chúng ta phải mạnh dạn nói rằng thị trường phải đi trước một bước dài.

Cây mắc ca là một trong các cây trồng có giá trị kinh tế cao. Giá trị sử dụng chủ yếu là hạt mắc ca, trong thành phần dinh dưỡng của hạt có tác dụng tốt, có lợi cho tim mạch, giúp cho giảm chỉ số đường huyết, tăng khả năng chống viêm, cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chất thiết yếu, có khoảng 20 loại axit amin thiết yếu. Phương thức sử dụng và chế biến rất phong phú đa dạng như xào, nấu trộn trong salad, làm kem, mứt và nhân bánh… Vì vậy, sản phẩm của hạt mắc ca phù hợp với các lứa tuổi, sắc tộc, tôn giáo khác nhau.

Cần chú ý sản xuất và chế biến mắc ca theo tiêu chuẩn hưu cơ Việt Nam

TS. Hà Phúc MịchChủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam

Page 112: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

106KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

107

Hiện trạng và định hướng sản xuất mắc ca tại Lâm Đồng

Lợi thế về tiềm năng con người, khí hậu và đất đai phù hợp, giá trị kinh tế cao, có nhu cầu tiềm năng trong khu vực và trên thế giới đối với cây mắc ca. Trong chiến lược phát triển cây mắc ca ở Tây Nguyên và các vùng khác ở Việt Nam đều cần phải chú ý đến sự phát triển bền vững, kỹ thuật tiên tiến hiện đại, sản phẩm làm ra đủ khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Nếu nói về kỹ thuật trồng cây mắc ca, ngoài yếu tố chọn giống tốt, phù hợp thì cần chú trọng đến quy trình trồng, chăm sóc, chế biến. Bởi sản phẩm chính của cây mắc ca là bổ dưỡng cho sức khỏe con người, cho nên lựa chọn quy trình nào cho sản phẩm an toàn nhất, giá trị của một đơn vị sản phẩm được nâng cao và có khả năng cạnh trạnh, xuất khẩu tốt.

Tổ chức Liên đoàn các Phong trào nông nghiệp hữu cơ quốc tế (IFOAM) là một tổ chức bảo trợ quốc tế về nông nghiệp hữu cơ. Tổ chức này có hơn 800 tổ chức thành viên ở khoảng 120 nước trên toàn thế giới. Mặc dù thương mại toàn cầu đang bị suy thoái; nhưng khu vực hữu cơ tiếp tục tăng trưởng và làm tốt hơn hầu hết các lĩnh vực, thực phẩm nông nghiệp khác, đến năm 2011, giá trị khu vực hữu cơ toàn cầu đã đạt hơn 62,9 tỷ USD.

Một báo cáo của Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) và các chương trình môi trường liên hợp quốc (UNEP) đã khẳng định “Năng suất cây trồng trung bình tăng 116% cho tất cả các dự án ở toàn Châu Phi và tăng 128% cho các dự án ở Đông Phi…” (Nguồn: Supachai Panitchpakdi, Tổng thư ký UNCTAD và Achim Steiner, Giám đốc điều hành UNEP.2008).

Các thí nghiệm trồng trọt tích hợp ở Wisconsin đã phát hiện ra rằng năng suất hữu cơ đã cao hơn trong những năm hạn hán và cũng như vậy nếu trồng trọt theo canh tác truyền thống trong những năm thời tiết bình thường (Posneret al…, 2008).

Tác động của việc dùng phân hữu cơ (phân ủ - compot) đã làm cho đất màu mỡ hơn, mùn thực vật kéo dài thời gian trong đất, thẩm thấu nước và giữ nước cao hơn, góp phần quan trọng tăng năng suất cây trồng. Các sản phẩm hữu cơ đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe, góp phần bảo vệ môi trường tốt hơn nhiều so với sản xuất dùng hóa chất, phân bón như phổ biến hiện nay. Hiệu quả của sản phẩm hữu cơ cao hơn thông thường từ 1,3 lần trở lên, nhu cầu thị trường sử dụng sản phẩm nông nghiệp hữu cơ là rất lớn.

Mắc ca là loại cây lâu niên, việc sử dụng phương thức canh tác hữu cơ theo tiêu chuẩn quốc gia về “sản xuất và chế biến sản phẩm trồng trọt hữu cơ” là rất cần thiết và phù hợp với xu thế hiện nay và trong tương lai của các nước phát triển.

Trong chiến lược phát triển cây mắc ca ở vùng Tây Nguyên, cần phải có nội dung áp dụng phương thức canh tác nông nghiệp hữu cơ, đem lại lợi ích nhiều mặt cho các nhà đầu tư và nông dân tham gia sản xuất phát triển loại cây có giá trị này, phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về nông nghiệp, nông dân và xây dựng nông thôn mới.

Page 113: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

106KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

107

Ở Lâm Đồng, cây mắc ca được trồng thử nghiệm tư năm 2006 do Viện Khoa học Ky thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên thưc hiện.Sau thời gian theo dõi tình hình sinh trưởng, phát triển của cây trồng, đánh giá ban đầu cho thấy cây trồng này phù hợp với điều kiện canh tác tại Lâm Đồng, được Trung tâm Khuyến nông tỉnh đưa vào chương trình hỗ trợ khuyến nông của tỉnh hàng năm. Hiện trạng và kết quả trồng mắc ca, giai đoạn 2010 - 2015Sau khi được UBND tỉnh Lâm Đồng chấp thuận chủ trương trồng cây mắc ca, một số công ty đã đến làm việc với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, UBND các huyện, thành phố... và được các ngành, địa phương ủng hộ việc tổ chức tập huấn chuyển giao kỹ thuật canh tác cũng như ký kết hợp đồng với các hộ dân có nhu cầu trồng mắc ca trên địa bàn tỉnh.

TT Địa phương Diện tích (ha)

Diện tích KD (ha) Năm trồng Cây trồng xen

1 Lâm Hà 160 50 2009 - 2014 Cà phê

2 Bảo Lâm 180 2012, 2014 Cà phê - chè xanh

3 TP. Bảo Lộc 45 2012 Cà phê - trồng thuần

4 Đức Trọng 100 2010 - 2014 Cà phê - trồng cỏ

5 Di Linh 280 16 2010 - 2014 Cà phê

6 TP Đà Lạt 29 2012, 2013 Cà phê

7 Lạc Dương 64 2013 Cà phê - trồng thuần

8 Đam Rông 82 2013 Cà phê - trồng thuần

9 Đơn Dương 20 4 2009 - 2014 Cà phê - trồng thuần

Cộng 960 70

Bảng: Kết quả trồng mắc ca tại các địa phương giai đoạn 2010 - 2015 (Nguồn: Số liệu tổng hợp theo báo cáo tại các địa phương và Công ty TNHH Đức Anh).

- Từ năm 2010, cây mắc ca được người dân trong tỉnh Lâm Đồng chú trọng phát triển thông qua chương trình khuyến nông của tỉnh và sự đầu tư hỗ trợ của các đơn vị cung cấp cây giống như Công ty TNHH Đức Anh, các vườn ươm cây giống tại huyện Lâm Hà, Đức Trọng, Bảo Lâm… Cây mắc ca trồng xen vào các vườn cà phê, chè để làm cây che bóng, đồng thời tăng thêm thu nhập từ việc thu hoạch quả mắc ca.- Tính đến nay, diện tích cây mắc ca toàn tỉnh là 960 ha, tập trung tại các huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lâm, Lạc Dương và thành phố Đà Lạt... Riêng 3 huyện phía Nam của tỉnh, chỉ có huyện Cát Tiên đang trồng thử nghiệm khoảng 30 cây trồng xen; hai huyện Đạ Huoai và Đạ Tẻh đến nay chưa trồng cây mắc ca. - Về tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật:+ Từ năm 2010 đến nay, Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng đã tổ chức nhiều lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật và chuyển giao cho nông dân các huyện Đức Trọng, Đơn Dương, Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lâm trồng khoảng 90 ha.

Hiện trạng và định hướng sản xuất mắc ca tại Lâm Đồng

Ông Lê Văn Minh Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng

Page 114: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

108KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

109

+ Phần lớn diện tích mắc ca của tỉnh do Công ty TNHH Đức Anh cung cấp cây giống. Công ty này thông qua các chương trình sản xuất nông nghiệp hàng năm của các huyện, tổ chức tập huấn hướng dẫn kỹ thuật trồng chăm sóc và bán cây giống cho người nông dân.- Về giống: giống cây mắc ca trồng tại Lâm Đồng là OC, 814, H2, 816, 849, 246,… có nguồn gốc từ tỉnh Đắk Lắk. Ngoài hai nguồn cây giống trên, nhiều hộ nông dân còn tìm mua cây giống từ tỉnh Đắk Lắk và một số tỉnh phía Bắc đem về trồng. - Về mật độ trồng: tại Lâm Đồng cây mắc ca trồng xen trong vườn cà phê, chè với mật độ từ 200 - 300 cây/ha. Trồng tập trung mật độ 400 - 500 cây/ha.- Về năng suất, sản lượng cây mắc ca: Phần lớn cây mắc ca của tỉnh đang trong giai đoạn kiến thiết cơ bản; tại Đơn Dương, Lâm Hà và Di Linh có 70 ha cây mắc ca trồng hơn 4 năm đã thu bói, sản lượng hạt khoảng 28 - 32 tạ quả tươi/ha/nămCác công ty ký hợp đồng liên kết trồng cây mắc ca với hộ nông dân có đất. Nông dân có trách nhiệm bán sản phẩm cho công ty theo giá thị trường. Công ty bao tiêu sản phẩm từ cây mắc ca dưới sự giám sát của chính quyền địa phương.

Một số mô hình trồng xen cà phê được người dân đánh giá cho thu nhập cao hơn nhiều lần so với cây cà phê do cây chịu hạn tốt, ít tốn công chăm sóc và hiện tại chưa phát hiện sâu bệnh gây hại, như:+ Hộ ông Hòa ở xã Tân Hà, huyện Lâm Hà, trồng 400 cây giống ghép năm 2008, đến năm 2010 trồng thêm 200 cây giống ghép trên diện tích 2 ha cà phê, lấy giống từ Trung tâm giống cây trồng huyện Ba Vì đến năm 2014 thu được 2 tấn quả tươi tách vỏ, giá bán bình quân từ 100.000 đồng - 150.000 đồng/kg quả tươi tách vỏ, dự kiến năm 2015 cho thu hoạch khoảng 3 - 4 tấn quả tươi tách vỏ.+ Hộ ông Thạch ở xã Lộc Quảng, huyện Bảo Lâm trồng xen 1.500 cây giống thực sinh năm 2010 trên diện tích 5 ha cà phê đến năm 2014 cho thu hoạch bói 700kg quả tươi cả vỏ, giá bán bình quân 100.000 đồng/kg, dự kiến năm 2015 cho thu hoạch khoảng 2 - 3 tấn quả tươi cả vỏ. Đây là những đánh giá bước đầu của các hộ dân, cũng như từ kết quả thực hiện các mô hình khuyến nông thời gian qua cho thấy cây mắc ca có thể phát triển tốt tại Lâm Đồng (riêng 3 huyện phía Nam hiện nay chưa có mô hình cụ thể) và đem lại hiệu quả bước đầu cho người dân.

Thuận lợi, khó khăn khi trồng mắc ca tại Lâm Đồng:a. Thuận lợi:- Cây mắc ca có đặc tính sinh vật học khá phù hợp với điều kiện sinh thái, khí hậu và thổ nhưỡng tại Lâm Đồng, cây dễ trồng và chăm sóc, chỉ riêng tại Đà Lạt, Lạc Dương do nhiệt độ thấp kéo dài trong năm dự tính sản lượng không cao so với các huyện khác. Huyện Đơn Dương, Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lâm là những địa phương được đánh giá là phù hợp với cây mắc ca. Đến thời điểm này, người trồng mắc ca chưa có đánh giá về sâu bệnh hại đối với cây trồng này. - Đây là cây trồng lâu năm, cây có khả năng chịu hạn tốt, ngoài việc trồng xen trong vườn cà phê, chè để làm cây che bóng, chắn gió, cây mắc ca còn trồng làm cây bờ rào, trồng tập trung, sản phẩm thu được từ cây trồng này là hạt dùng trong chế biến thực phẩm bánh, kẹo, gỗ dùng cho xây dựng.- Năm 2010, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng đã ban hành quy trình tạm thời hướng dẫn kỹ thuật trồng cây mắc ca trên địa bàn tỉnh.- Qua 4 năm, các công ty cũng như người dân đầu tư phát triển, đến nay diện tích mắc ca đã đạt 960 ha và bước đầu có nhiều mô hình trồng xen cà phê cho trái bói được nông dân đánh giá tốt, tăng thu nhập cho nông hộ.

Page 115: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

108KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

109

b. Khó khăn: Về nguồn giống: Giá thành cây giống khá cao khoảng 60.000 - 80.000 đồng/cây. Do mắc ca là cây trồng mới, cây dài ngày nên nông dân vẫn chưa mạnh dạn đầu tư. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh chưa xây dựng được các vườn cây đầu dòng, cây giống chủ yếu được Công ty TNHH Đức Anh cung cấp, nguồn giống được công ty mua tại Viện Nghiên cứu nông lâm nghiệp Tây Nguyên và vườn anh Đinh Công Thu tại huyện Krông Năng.Thời gian vận chuyển chồi giống đi xa nên tỷ lệ ghép chết cao, cây giống đưa ra thị trường hạn chế không đủ cung cấp cho người dân có nhu cầu trồng loại cây này, dẫn đến một số cơ sở sản xuất kinh doanh giống đưa các giống chưa được công nhận vào bán cho người dân, điều này sẽ ảnh hưởng lâu dài đến năng suất cây mắc ca trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.Quy trình sản xuất cây mắc ca chưa được phổ biến rộng rãi đến người sản xuất, nông dân trồng mắc ca áp dụng kỹ thuật chủ yếu theo nhà cung cấp cây giống.Về vốn: Mặc dù UBND tỉnh Lâm Đồng đã mạnh dạn đồng ý chủ trương cho doanh nghiệp vào đầu tư trên địa bàn tỉnh nhưng chủ yếu vẫn là doanh nghiệp và người dân tự bỏ vốn. Từ năm 2013, các huyện Đam Rông, Di Linh, Lâm Hà đã đưa thêm các nguồn vốn của Trung tâm Khuyến nông của tỉnh và của Trung ương hỗ trợ cho người dân các vùng khó khăn thì cây mắc ca lúc này cũng là một trong các loại cây trồng được lựa chọn là cây xóa đói giảm nghèo.Về khoa học công nghệ: Hiện tại, cây mắc ca trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng chưa áp dụng khoa học công nghệ nhiều vào quá trình trồng, chăm sóc và chế biến sản phẩm. Hàng năm, các chương trình khuyến nông và một số công ty mở các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mắc ca khi triển khai dự án. Về chế biến và tiêu thụ sản phẩm: Kỹ thuật thu hái, bảo quản và chế biến hạt mắc ca phần lớn nông dân trồng cây này chưa biết, đầu ra hạt mắc ca chưa ổn định cũng ảnh hưởng đến tâm lý người trồng.Hiện tại, chưa có doanh nghiệp nào đầu tư nhà máy chế biến mắc ca, đồng thời sản lượng cũng chưa đủ để cung cấp cho chế biến. Kế hoạch trồng cây mắc ca năm 2015 - 2020:Để sớm duy trì và phát triển diện tích cây mắc ca tạo nguồn nguyên liệu phục vụ thu hút đầu tư xây dựng nhà máy chế biến mắc ca trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Dự kiến diện tích mắc ca sẽ được mở rộng và trồng xen trên diện tích cà phê, chè tại các huyện: Lâm Hà, Đức Trọng, Di Linh, Lạc Dương, Đơn Dương, TP. Đà Lạt, TP. Bảo Lộc, Đam Rông,… với diện tích đạt khoảng 2.000 - 2.500 ha và duy trì ổn định diện tích đến năm 2020 đạt khoảng 3.000 - 3.500 ha. Kiến nghị, đề xuất:a. Kiến nghị:Muốn có một vùng nguyên liệu lâu dài và bền vững, trước tiên cần có sự quy hoạch, phân vùng, ưu tiên và tạo điều kiện cho các công ty đã được UBND tỉnh Lâm Đồng thống nhất chủ trương triển khai vùng nguyên liệu trong thời gian qua, đồng thời tiếp tục kêu gọi các tổ chức, cá nhân cùng tham gia đầu tư mở rộng vùng nguyên liệu, xây dựng nhà máy chế biến mắc ca tại địa phương.Cần tiếp tục đầu tư hướng dẫn kỹ thuật chọn giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản mắc ca, có chính sách thu hút, hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư cơ sở thu mua, chế biến. b. Đề xuất:- Về nguồn giống và khoa học công nghệ: + Hỗ trợ đầu tư xây dựng 02 ha vườn cây mắc ca giống đầu dòng và 01 ha vườn ươm cây mắc ca công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.+ Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất giống mắc ca theo hướng ứng dụng công nghệ cao.

Page 116: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

110KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

111

+ Xây dựng và hỗ trợ thực hiện các đề tài: Khảo sát bộ giống và đề xuất các biện pháp kỹ thuật canh tác cây mắc ca trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; Đánh giá các mô hình đạt hiệu quả để lựa chọn, bổ sung thêm các giống mắc ca phù hợp với tỉnh Lâm Đồng ngoài 4 chủng loại giống cây mắc ca đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép trồng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên.+ Quản lý tốt các nguồn giống cây mắc ca từ các cơ sở sản xuất giống trước khi cung ứng cho người sản xuất.- Xây dựng và hoàn thiện qui trình kỹ thuật: gieo ươm, ghép cây con, trồng, chăm sóc, thu hoạch và chế biến sản phẩm mắc ca trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.- Hình thành các tổ, nhóm liên kết sản xuất, tiêu thụ mắc ca đạt hiệu quả cao. - Về diện tích: Với mục đích phủ xanh đồi núi trọc, trồng xen cây công nghiệp nhất là cà phê, chè thì cây mắc ca được xem là cây che bóng có giá trị kinh tế cao. Chỉ riêng về trồng cây chắn gió tầng cao cho cà phê và chè cũng đã đưa Lâm Đồng trở thành một tỉnh có diện tích cây mắc ca lớn nhất nước do phần lớn cà phê của tỉnh hiện nay còn thiếu cây chắn gió tầng cao. Những diện tích đất rừng và đất không trồng được cà phê tại các huyện Lạc Dương, Đam Rông, Đức Trọng, Di Linh và Đơn Dương cũng có thể trồng mắc ca. Vì vậy, cần quy hoạch vùng trồng cây mắc ca để người dân và doanh nghiệp yên tâm sản xuất.- Về chế biến: + UBND tỉnh và các ban ngành hỗ trợ đầu tư cho các doanh nghiệp có tiềm năng về xây dựng nhà máy chế biến hạt mắc ca, đồng thời tiếp tục kêu gọi các doanh nghiệp chế biến thực phẩm trong và ngoài tỉnh đầu tư nhà máy cũng như các điểm thu mua hạt mắc ca cho người nông dân trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. + Có cơ chế chính sách hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đã và đang đầu tư mở rộng vùng nguyên liệu mắc ca; kêu gọi các tổ chức, cá nhân tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích, xây dựng nhà máy chế biến và ký hợp đồng tiêu thụ mắc ca giai đoạn 2015 - 2020.- Về nguồn vốn: Khi đã quy hoạch vùng nguyên liệu trên địa bàn tỉnh thì phương thức vốn cũng là một yếu tố rất quan trọng thúc đẩy sự hình thành vùng nguyên liệu nhanh hay chậm. Phương thức vốn để phát triển cây mắc ca từ các nguồn Dự án trồng rừng; vốn từ các chương trình khuyến nông, nguồn vốn khoa học công nghệ. Bên cạnh đó, tiếp tục kêu gọi vốn hỗ trợ từ các nguồn khác, vốn của các doanh nghiệp và các hộ dân.

Page 117: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

110KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

111

MỘT SỐ HÌNH ẢNH CÂY MẮC CA TẠI LÂM ĐỒNG

Giống H2 Giống OC

Vườn mắc ca (ông Thạch - Bảo Lâm) Vườn mắc ca (ông Hòa - Lâm Hà)

Page 118: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

112KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

113

Huyện Tuy Đức nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Đắk Nông, có tổng diện tích tư nhiên 112.219 ha, trong đó đất lâm nghiệp chiếm 49%, đất nông nghiệp chiếm 44%; địa hình chia cắt mạnh độ cao trung bình 700m so với mặt nước biển, nhiệt độ bình quân năm 22,30C, dân số 49.623 người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 42,9%.

Chọn mắc ca làm chủ lưc

Huyện có 6 đơn vị hành chính cấp xã với 20 dân tộc anh em cùng sinh sống. Tình hình kinh tế - xã hội của huyện còn nhiều khó khăn do huyện mới thành lập,; kinh tế chính của huyện chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện cao trên 31%.

Hiện nay, trên địa bàn huyện, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 42,9% so với dân số toàn huyện. Tập quán canh tác còn lạc hậu, thiếu bền vững, chủ yếu sống dựa vào rừng.

Nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm và tầm quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số nhằm ổn định đời sống kinh tế của người dân được lãnh đạo huyện Tuy Đức xác định là một trong những vấn đề cấp bách, nhất là đối với vùng đồng bào các dân tộc thiểu số.

Chính vì vậy, huyện đã lựa chọn ưu tiên và xác định phát triển mắc ca là cây chủ lực có tiềm năng kinh tế, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng địa phương và đặc biệt là phù hợp với phong tục tập quán canh tác của người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số.

Sau hơn bốn năm triển khai trồng cây mắc ca, bước đầu thu được một số kết quả khả quan.

Các nhà khoa học, các chuyên gia đánh giá Tuy Đức là vùng đất rất phù hợp cho phát triển cây mắc ca, đặc biệt là năng suất có thể cao hơn ở Úc - nơi nguyên sản của cây mắc ca.

Mặc dù Tuy Đức đi chậm hơn một số tỉnh thành khác như: Ba Vì (Hà Nội), Thạch Thành (Thanh Hóa), Con Cuông (Nghệ An), Đồng Hới (Quảng Bình), KRông Năng (Đắk Lắk), Đà Lạt,… do không nằm trong chương trình khảo nghiệm, tuy nhiên sau 4 năm thử nghiệm triển khai, đến năm 2014, toàn huyện Tuy Đức đã trồng tới 500 ha mắc ca. Trong đó, bà con đồng bào dân tộc thiểu số trồng được 290 ha, sinh trưởng và phát triển tốt.

Qua quá trình thí điểm trồng cây mắc ca, huyện Tuy Đức đã tổ chức hai cuộc hội thảo, mời các chuyên gia, các nhà khoa học hàng đầu Việt Nam, kể cả chuyên gia của hiệp hội mắc ca Úc sang đánh giá, cho thấy cây mắc ca rất phù hợp với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng tại Tuy Đức, mùa ra hoa không chịu ảnh hưởng của sương muối, mưa phùn như các tỉnh miền Trung và phía Bắc…

Đặc biệt, với khả năng sống và chịu hạn tốt, cây mắc ca không những phù hợp với vùng đất Tây Nguyên, mà còn rất phù hợp với tập quán canh tác của người đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương.

Khát vọng thành thủ phủ mắc ca Tây Nguyên

Với tiềm năng con người, đất đai, khí hậu, phù hợp với phát triển cây mắc ca huyện Tuy Đức đã có đề xuất và được tỉnh Đắk Nông quy hoạch phát triển cây mắc ca trên địa bàn huyện đến năm 2020 là gần 14 ngàn ha, tại Quyết định số 1784/QĐ-UBND, ngày 24/11/2014.

Phát triển cây mắc ca cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Tuy Đức

Ông Đoàn Lê AnhTrưởng phòng Dân tộc huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông

Page 119: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

112KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

113

Để đạt được mục tiêu phát triển 14 ngàn ha trên địa bàn huyện Tuy Đức, cần có sự vào cuộc của các cấp, các ngành, các nhà khoa học, các doanh nghiệp: hỗ trợ người dân về giống, vốn, kiến thức khoa học kỹ thuật, xây dựng nhà máy chế biến, thu mua sản phẩm tạo điều kiện giúp bà con nông dân tỉnh Đắk Nông, đặc biệt là Tuy Đức thay thế dần cây cà phê già cỗi, cây điều kém hiệu quả,… chuyển đổi cơ cấu cây trồng, giúp người dân tộc thiểu số ổn định kinh tế, từng bước giảm nghèo bền vững.

Để tiếp tục nhân rộng diện tích trồng mắc ca trong đồng bào dân tộc thiểu số huyện Tuy Đức cũng như các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, mang lại nguồn thu nhập cho người dân, cần có một cú hích về chính sách, về vốn.

Trong đó, việc xây dựng kế hoạch, thu hút các doanh nghiệp, người dân tham gia phát triển mắc ca ưu tiên phát triển cho các hộ dân là đồng bào dân tộc thiểu số để họ sớm thoát nghèo một cách bền vững, từng bước xây dựng Tuy Đức thành thủ phủ mắc ca của Tây Nguyên.

Page 120: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

114KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

115

Chiến Lược Phát Triển Cây Mắc ca Cho Lâm Đồng Và Tây Nguyên Của

Công Ty Cổ Phần Him LamÔng Lê Văn Liền

Giám đốc Dự án Mắc ca Lâm Đồng, Công ty Cổ phần Him Lam

Cho đến nay, diện tích trồng mắc ca trên toàn thế giới vào khoảng 53.000 ha và sản lượng bình quân khoảng 91.000 tấn. Dẫn đầu về sản lượng vẫn là nước Úc, My và Nam Phi.

Với diện tích và sản lượng trên thì trong 10 năm tới, nguồn cung cấp sản phẩm mắc ca cho thị trường còn rất thấp so với nhu cầu tiêu thụ ngày càng cao trên thế giới. Chính vì vậy trong suốt 5 năm qua, giá hạt mắc ca và sản phẩm chế biến từ quả mắc ca tiếp tục gia tăng.

5 hạn chế

Tuy nhiên, không phải quốc gia nào cũng thành công trong việc phát triển mắc ca trên quy mô lớn, do một số hạn chế sau:

- Cây mắc ca chỉ cho năng suất cao khi chênh lệch nhiệt độ giai đoạn ra hoa khoảng 80C - 100C. Cây không thích nhiệt độ quá lạnh và cũng không thích nhiệt độ quá nóng

- Cây mắc ca chỉ cho sản lượng ổn định từ năm thứ 6 trở đi.

- Chi phí đầu tư cho cây giống và chất lượng cây giống rất quan trọng để tạo ra năng suất và chất lượng ổn định.

- Kinh nghiệm tổ chức sản xuất ở quy mô lớn gặp nhiều khó khăn do thiếu đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm.

- Chính sách quy hoạch của Nhà nước cũng ảnh hưởng lớn đến quy mô sản xuất do cây mắc ca cần diện tích rất lớn để có đủ nguyên liệu cho chế biến.

Tầm nhìn cho tỉnh Lâm Đồng và kế hoạch cụ thể

Qua khảo nghiệm giống trồng ở nhiều vùng trên cả nước, kết quả cho thấy Lâm Đồng là nơi thuận lợi nhất, với năng suất cây mắc ca cao nhất.

Đây là nơi hội đủ điều kiện để phát triển cây mắc ca do thổ nhưỡng phù hợp, nhiệt độ chênh lệch ngày và đêm thuận lợi cho việc ra hoa kết trái cho cây, có đủ diện tích trên 200 ngàn ha cho việc trồng mắc ca trong 10 năm tới, nông dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất cây công nghiệp và áp dụng các tiến bộ mới trong đầu tư sản xuất nông nghiệp.

Công ty Cổ phần Him Lam đã quyết định đầu tư vào dự án cây mắc ca tại Lâm Đồng, với tầm nhìn đây sẽ là cây chiến lược. Công ty đã chuẩn bị cho kế hoạch phát triển triển khai cụ thể từ năm 2015 như sau:

1. Về vườn ươm: Công ty sẽ cho xây dựng vườn ươm đạt tiêu chuẩn chất lượng và đầu tư công nghệ sản xuất phù hợp với quy chuẩn sản xuất vườn ươm trên thế giới. Ước tính quy mô đầu tư khoảng 30 ha vườn ươm để có đủ cây giống phục vụ cho nông dân hàng năm. Dự kiến xây dựng mô hình vườn ươm tại Đà Lạt, Đức Trọng, Lâm Hà, Bảo Lộc để cung cấp thuận lợi sau này cho nông dân.

Page 121: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

114KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

115

2. Về cây giống thực sinh: Công ty chọn lọc những giống đầu dòng tốt nhất hiện có tại Việt Nam và hầu hết là nhập khẩu các giống tốt từ Úc, Mỹ, Canada, Nam Phi... để sản xuất cây con thực sinh. Kế hoạch sẽ được triển khai vào năm 2015.

3. Về cành ghép: Công ty sẽ tiến hành đánh giá lại tất cả các giống đang trồng có ưu thế tại Việt Nam, đặc biệt là tại Tây Nguyên và Lâm Đồng để chọn vật liệu ghép đảm bảo các yếu tố: tính tương thích với cây mẹ, khả năng đề kháng sâu bệnh cao, năng suất cao và ổn định, chất lượng của nhân hạt phải cao từ 35% trở lên, vỏ quả mỏng, độ đồng đều hạt cao và thời gian thu hoạch tập trung, nhằm tăng giá trị của hạt khô và hiệu quả của việc chế biến cũng như thị hiếu của người tiêu dùng.

Dự kiến từ năm 2016 trở đi, công ty sẽ cung cấp ổn định đảm bảo số lượng và chất lượng cây ghép cho người dân tại Lâm Đồng

4. Về quy trình canh tác và phòng trừ sâu, bệnh cho cây mắc ca: Công ty xây dựng tài liệu quy trình kỹ thuật canh tác cho cây mắc ca, xây dựng đĩa DVD về quy trình kỹ thuật, tổ chức chương trình truyền thanh, truyền hình cho nông dân tiếp cận chương trình trồng mắc ca. Tổ chức tập huấn cho nông dân ở các huyện và xã dự kiến triển khai trồng loại cây này.

5. Về nguồn nhân lực: Công ty đã chuẩn bị đội ngũ chuyên gia hàng đầu trong nước và quốc tế có kinh nghiệm tổ chức sản xuất và có khả năng xây dựng chiến lược phát triển cây mắc ca ở quy mô công nghiệp. Đào tạo đội ngũ nhân viên trong và ngoài nước để đảm bảo cho nguồn lực phát triển ổn định đáp ứng quy mô sản xuất, chế biến trong tương lai.

6. Về chương trình nghiên cứu phát triển cây mắc ca: Công ty sẽ thành lập viện nghiên cứu cây mắc ca nhằm nghiên cứu phát triển các lĩnh vực sau:

- Chọn lọc, lai tạo nguồn giống tốt, cho năng suất chất lượng ổn định, giống có khả năng đề kháng sâu bệnh và thích nghi với khí hậu địa phương.

- Nghiên cứu về các đối tượng côn trùng, bênh hại trên cây mắc ca và các biện pháp phòng trừ tổng hợp để đảm bảo cho nông dân kiểm soát được rủi ro trên đồng ruộng.

- Nghiên cứu quy trình bảo quản, xử lý sau thu hoạch và chế biến sản phẩm.

- Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật trong quá trình chăm sóc nhằm gia tăng năng suất và chất lượng cây mắc ca.

- Nghiên cứu các giải pháp công nghệ như cơ giới hóa trong sản xuất và chế biến để tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng thu nhập từ sản phẩm cây mắc ca.

- Nghiên cứu và phát triển thị trường quốc tế cho sản phẩm cây mắc ca.

7. Truyền thông hỗ trợ cho nông dân phát triển trồng cây mắc ca: Thông qua báo chí, các kênh truyền hình địa phương, các cơ quan chính quyền địa phương, công ty sẽ tổ chức các chương trình truyền thông định kỳ nhằm quảng bá về cây mắc ca, đẩy mạnh tiến độ sản xuất cây mắc ca trên quy mô lớn.

8. Xây dựng, phát triển công tác nghiên cứu theo hướng thực nghiệm, kết hợp với các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực cây mắc ca để hỗ trợ sản xuất ổn định và lâu dài.

7 vấn đề cấp thiết

Để chương trình phát triển nguồn nguyên liệu mang tính ổn định, bền vững, lâu dài và lợi ích cho người dân, nhà đầu tư và lợi ích thiết thực cho địa phương, chúng tôi cho rằng có một số vấn đề cần gấp rút đặt ra như sau:

Page 122: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

116KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

117

1. Các địa phương có diện tích trồng mắc ca tiếp tục triển khai chính sách chủ trương theo Nghị định 210 của Chính phủ ban hành ngày 19/12/2013 về ưu đãi cho phát triển cây mắc ca.

2. LienVietPostBank cung cấp tín dụng dài hạn và có ưu đãi ân hạn về thời gian trả lãi và gốc để nông dân có nguồn lực phát triển cây mắc ca.

3. Hiệp hội mắc ca Việt Nam được hình thành, nhằm đảm bảo lợi ích của người dân và các nhà đầu tư cho cây mắc ca trong dài hạn.

4. Công ty Cổ phần Him Lam cung cấp nguồn giống tốt cho người dân và hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật để người dân trồng đạt kết quả.

5. Công ty Cổ phần Him Lam sẽ xây dựng các nhà máy chế biến tại các khu vực có nguồn nguyên liệu để thu mua, chế biến sản phẩm phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

6. Người dân không nên trồng cây mắc ca tự phát, vì việc thiếu thông tin về giống sẽ dẫn đến trồng cây thực sinh hoặc cây ghép không đạt tiêu chuẩn, không cho năng suất và chất lượng tốt, dẫn đến sản phẩm bị thải loại cao trong quá trình thu hoạch và chế biến, đem lại lợi nhuận thấp so với mong đợi.

7. Việc mua bảo hiểm nông nghiệp cho cây mắc ca có vai trò quan trọng hạn chế rủi ro do thiên tai và các yếu tố khách quan gây ra.

Page 123: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

116KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

117

Công nghệ thu hoạch, tách vỏ, bảo quản, sơ chế và chế biến mắc ca

Ông Lê Tùng Anh Giám đốc Dự án Mắc ca Điện Biên - Công ty IDT Group

Cung như các cây cho hạt khác, hạt mắc ca là một sản phẩm nông sản nên cung có nhưng đặc điểm chung so với các loại hạt cùng nhóm quả hạch.

Mỗi năm cây cho quả một vụ, tuy nhiên, cây mắc ca có một đặc thù rất lớn không giống với những loại cây khác ở chỗ là khi quả chín vỏ ngoài sẽ khô và tự nứt, sau đó quả sẽ tự rụng xuống nhưng không tập trung, đây cũng là phần có giá trị kinh tế cao nhất của cây này.

Vì vậy, để đảm bảo giá trị kinh tế và dinh dưỡng của hạt, chúng ta cần đặc biệt quan tâm tới khâu thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch và chế biến.

Theo các tài liệu của nước ngoài và dựa vào kinh nghiệm thực tế trồng mắc ca tại Việt Nam, chúng tôi đã tập hợp được một số kinh nghiệm như sau:

Chuẩn bị cho thu hoạch

Trước khi quả rụng 1 - 2 tuần phải làm vệ sinh vườn cây, dọn sạch vỏ, cành lá khô và các chướng ngại vật khác. Trước khi quả chín một tháng cho đến khi thu hoạch xong, không bón phân. Nếu dùng thuốc diệt cỏ thì không phun vào quả. Tỉa bớt cành rủ dưới thấp để thuận tiện đi lại và thao tác.

Quả mắc ca từ khi ra hoa đến khi chín cần khoảng 215 ngày và sẽ tự rụng sau khi chín. Cần dự kiến ngày thu hoạch để sắp xếp kế hoạch cụ thể, tránh bị chuột ăn hoặc thối hỏng. Muốn nhận biết quả chín có thể dùng cách kiểm tra màu sắc của vỏ hạt bên trong. Khi chín, vỏ quả trong biến đổi từ màu trắng hoặc nâu nhạt sang màu nâu thẫm, vỏ hạt nâu, cứng.

Tại Úc hoặc Hawaii, nhiều trang trại đã được cơ giới hóa ở mức độ cao, các công việc nêu trên chủ yếu được làm bằng cơ giới nên lượng nhân công không cần nhiều. Với Việt Nam, chúng ta còn cần thêm nhiều thời gian nữa để từng bước cơ giới hóa các công việc này.

Page 124: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

118KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

119

Thu hoạch

Mùa quả chín khoảng từ giữa tháng 8 đến đầu tháng 10. Thời gian quả rụng xuống đất thường kéo dài.

Khi quả rụng xuống đất có thể nhặt bằng tay hoặc thu bằng máy. Ở vườn nhỏ hoặc trên đất dốc thường nhặt bằng tay, cũng có nơi dùng lưới nilon bọc dưới gốc cây, có phễu để quả rụng xuống lưới và qua phễu trút xuống để thu nhặt, nơi có điều kiện dùng máy hút quả rụng xuống đất rồi gom lại. Thông thường cách 2 tuần thu hoạch 1 lần, nếu để quá lâu, quả dễ bị thối hỏng.

Để hỗ trợ cho quả chín rụng tập trung, có thể phun chất kích thích để quả rụng, giảm bớt số lần thu hoạch, thậm chí chỉ thu hoạch một lần, nhất là đối với các giống khó tự rụng như OC, 695.

Việc bố trí đủ nhân lực và thiết bị cần thiết để thu hoạch càng nhanh càng tốt có ý nghĩa rất lớn để tránh thất thoát quả mắc ca cũng như giảm ảnh hưởng tới chất lượng nhân sau này. Với đặc điểm của Việt Nam, mắc ca cũng không khó bố trí nhân lực như các loại cây khác như cà-phê, hạt tiêu, hạt điều... vì quả mắc ca chín rải rác chứ không quá tập trung.

Tuy nhiên, với trang trại quy mô nhỏ thì điều này là phù hợp với khả năng của người trồng cây, còn với trang trại quy mô lớn thì cần phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật và công nghệ để đảm bảo tính hiệu quả trong vận hành.

Máy thu hoạch quả mắc ca tại vườn.

Tách vỏ ngoài và sấy khô

Khi quả chín tự rụng xuống đất, hàm lượng nước của vỏ quả cao (45%), khi thu về để tích lại, do hoạt động hô hấp mạnh, nhiệt độ tăng lên, ảnh hưởng đến chất lượng nhân.

Vì vậy, ngay sau khi thu hoạch xong trong vòng 24 giờ, phải bóc ngay vỏ quả tươi và làm khô sơ bộ, không để lên men làm thối hạt.

Nếu trong 24 giờ không tách hết được vỏ thì phải đưa quả vào phòng bảo quản có thiết bị quạt gió hoặc rải mỏng trên nền nhà, có điều kiện thoáng khí tốt, nhưng cũng không được để quả bị phơi nắng. Thiết bị tách vỏ bằng máy là loại khá đơn giản, chi phí không cao nên rất dễ phổ cập tới từng hộ dân.

Page 125: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

118KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

119

Thùng bảo quản quy mô nhỏ. Silo bảo quản khối lượng lớn.

Nếu tách vỏ bằng tay thì dùng đệm cao su ghìm quả xuống rồi dùng chày để tách vỏ. Khi khối lượng quả lớn, phải dùng máy dựa vào nguyên lý ma sát để tách vỏ. Nhưng bất luận dùng cách nào, cũng không được để nhân hạt bị sây sát, ảnh hưởng đến chất lượng nhân và tỷ lệ thu hồi nhân. Tách xong vỏ, đem vỏ chuyển đến nơi khác chế biến phân bón.

Sau khi tách vỏ, phải loại bỏ tạp chất, các mảnh vỏ vỡ, quả bị sâu bệnh, quả đã nảy mầm, hạt nứt… Để tăng tỷ lệ nhân, cần loại bỏ quả nhỏ, quả có tỷ lệ nhân thấp.

Sau khi quả được tách vỏ, nếu xếp đống lại sẽ tăng nhiệt do lên men, nhân sẽ biến chất, do đó phải sớm được làm khô. Có hai cách làm khô như sau:

- Làm khô tự nhiên: đối với vườn cây nhỏ, lượng quả ít, cách làm khô đơn giản là rải đều trên nền nhà hoặc nền có mái che, thông thoáng. Có thể có giá đỡ nhiều tầng, rải hạt mắc ca dày 10cm - 20 cm, mỗi tuần đảo một lần, sau 6 tuần hạt sẽ khô, hàm lượng nước giảm đến mức 10%.

- Làm khô nhân tạo: Trong sản xuất lớn phải dùng thiết bị làm khô để đưa hàm lượng nước xuống mức thấp nhất (1,5%). Quá trình sấy khô như sau: 320C (5 – 7 ngày) → 380C (1 – 2 ngày) → 440C (1 – 2 ngày) → 500C (sấy cho đến khi đạt độ khô cần thiết).

Trên thế giới, hạt mắc ca nguyên vỏ cứng, đã được sấy khô dưới 10% độ ẩm (gọi là NIS - nut in shell) được coi là sản phẩm đầu ra của nông trại và mua bán hết sức sôi động trên thị trường. Tổng lượng giao dịch NIS của vụ mùa năm 2013 - 2014 là khoảng 145.000 tấn (theo INC International).

Bóc vỏ hạt

Hạt còn vỏ sau khi sấy khô, dùng tay hoặc máy để tách vỏ thu được nhân. Cần lưu ý, dù làm bằng tay hay máy đều không được làm nhân bị vỡ, sứt mẻ, giảm phẩm cấp của nhân.

Trên thế giới hiện nay đang tồn tại hai loại kỹ thuật tách vỏ hạt bằng máy, đó là tách vỏ dựa trên nguyên lý búa đập và tách vỏ dựa trên nguyên lý cắt vỏ. Phương pháp nào cũng có ưu điểm và hạn chế của nó, nhưng nhìn chung, hiệu suất của thiết bị phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của hãng chế tạo. Sau khi bóc vỏ, nhân mắc ca sẽ bị vỡ thành nhiều kích cỡ khác nhau.

Nói chung thì phân chia thành 2 nhóm: nhóm nhân nguyên hạt và nhóm nhân vỡ. Theo tiêu chuẩn phổ biến của ngành mắc ca trên thế giới, nhân mắc ca được phân loại thành 8 loại kích cỡ khác nhau, được đặt tên là từ Style 0 đến Style 8.

Page 126: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

120KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

121

Kích thước nhân càng lớn thì giá bán càng cao và ngược lại, do đó, như đã nói ở trên, phương pháp tách vỏ nào cũng phải đảm bảo tỷ lệ thu hồi nhân loại nguyên hạt (Style 0, Style1) càng cao càng tốt.

Hiện nay, các thiết bị có hiệu suất cao đạt được tỷ lệ thu hồi Style 0 và Style 1 khoảng 85%.

Máy tách vỏ thủ công. Máy tách vỏ công nghiệp.

Phân cấp

Sau khi tách vỏ hạt, nhân và vỏ hạt lẫn với nhau do đó cần tiến hành phân loại và phân cấp nhân thành 8 loại như nêu trên.

Cách phân loại vỏ - nhân phổ biến hiện nay là:

+ Phân loại thủ công: Sử dụng nhân công nhặt vỏ ra khỏi nhân, cách làm này đơn giản nhưng hiệu quả không cao và không phù hợp với quy mô sản xuất lớn.

Phân loại thủ công kết hợp với máy móc

+ Phân loại dùng quạt gió: Dùng thiết bị có gắn quạt thổi, hỗn hợp vỏ - nhân được thả từ trên cao xuống, khi gặp luồng gió này, vỏ nhẹ hơn nên bị thổi ra xa. Cứ như vậy lặp lại nhiều lần sẽ phân loại được vỏ ra khỏi nhân. Cách làm này khá giống với phương pháp sàng, sẩy, quạt thóc truyền thống của chúng ta.

+ Phân loại dùng bể ngâm: Khi cho hỗn hợp vỏ - nhân vào ngâm nước, nếu là nhân có hàm lượng dầu ≥72%, sẽ nổi lên trên mặt nước; nếu là nhân có hàm lượng dầu 66% – 72% chìm trong nước, nhưng lại nổi trên mặt nước muối có tỷ trọng 1,025. Phần còn lại là nhân cấp 3 hàm lượng dầu 50% - 66%.

Nhân sau khi được phân cấp phải sấy khô đến độ ẩm 1,5% rồi đưa vào bảo quản trong điều kiện nhiệt độ mát (150C – 210C).

Page 127: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

120KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

121

Khi xuất bán, nhân mắc ca thường được đóng trong túi hút chân không, sau đó được đóng thùng carton và xếp lên phương tiện vận tải. Một điểm quan trọng cần chú ý trong quá trình vận chuyển là phải giữ nhiệt độ cho lô hàng không cao quá 180C và tránh va đập mạnh.

Style 0 Style 1 Style 2 Style 3

Style 4 Style 5 Style 6 Style 7

Nhân mắc ca được coi là sản phẩm cao cấp, có giá trị cao hơn nhiều so với các loại nông sản khác. Từ nhân mắc ca, người ta có thể sản xuất ra rất nhiều sản phẩm tiêu dùng khác để phục vụ cho đời sống của con người như: các loại snack cao cấp, thực phẩm bổ dưỡng, bánh kẹo, kem, bơ, dầu, mỹ phẩm...

Chúng tôi chưa có thống kê chính xác nào về số lượng các sản phẩm mắc ca hiện nay, nhưng con số cũng phải đến hàng trăm loại trên thế giới.

Page 128: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

122KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

123

Cây mắc ca được du nhập vào Việt Nam tư năm 1993, được đánh giá là rất thích hợp đối với thổ nhưỡng, khí hậu. Tuy nhiên, giống cây này hiện vẫn chưa phát triển đúng với tiềm năng.

Chuẩn bị cho một ngành công nghiệp mới

Năm 2004, Chính phủ Úc đã hỗ trợ phát triển cây mắc ca cho Việt Nam thông qua Dự án CARD 037/05VIE, tập trung hỗ trợ xây dựng vườn ươm giống cho 4 đơn vị, trong đó có Công ty Cổ phần Vinamacca. Dự án đã tổ chức thành công nhiều hội thảo khoa học, mở hàng chục lớp tập huấn kỹ năng cho bà con nông dân, đồng thời xây dựng các mô hình trồng khảo nghiệm từ các tỉnh phía Bắc cho tới các tỉnh Tây Nguyên.

Kết quả dự án phát triển mắc ca tại Việt Nam được đánh giá là thành công, có khả năng mở ra một ngành công nghiệp mới mang lại giá trị hàng tỷ USD, như nhận xét của Cố Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn.

Không những vậy, cây mắc ca còn rất có giá trị trong việc chống biến đổi khí hậu toàn cầu, và đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là cây lâm nghiệp đa tác dụng.

Cuối năm 2013, mắc ca đã được đưa vào danh mục ưu tiên giúp thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã quy hoạch hai vùng trọng tâm phát triển mắc ca là Tây Bắc và Tây Nguyên, với quy mô diện tích trên 200.000 ha đến năm 2030.

Chiến lược của Vinamacca là phát triển vùng nguyên liệu và xây dựng nhà máy xuất khẩu, nên công ty đã rất chú trọng đến khâu giống và xác định sẽ tập trung cung ứng giống mà thị trường đang cần. Những giống không hiệu quả sẽ được tiêu hủy sau khi đánh giá kết quả. Mục tiêu là phát triển bền vững ngay từ giai đoạn đầu.

Tuy nhiên, hiện có nhiều cơ sở ươm giống đang nhân giống không tốt, có thể gây hậu quả nghiêm trọng về lâu dài cho nông dân. Đã đến lúc cần siết chặt hơn việc quản lý chất lượng cây giống, chỉ cấp chứng chỉ cho các nhà vườn có lương tâm để cung ứng cho bà con nông dân những giống tốt nhất.

Đánh giá cây giống và kinh nghiệm của Vinamacca

Một bài học kinh nghiệm từ các cây trồng khác như điều, cao su, cà phê… là để thị trường cây giống phát triển tự phát dẫn tới năng suất, sản lượng hiệu quả kinh tế thấp, không cạnh tranh được về giá đối với hàng xuất khẩu.

Nhận thức bài học này, Vinamacca đã nhập thêm một số giống tốt nhất từ Hawaii và Úc, ngoài 14 giống mà dự án của Úc cung cấp. Hiện nay, Vinamacca đã có 23 dòng được trồng và đánh giá đạt 12 các dòng khác đang trong quá trình thử nghiệm.

Vậy tiêu chí nào để đánh giá chất lượng cây giống? Theo Vinamacca, cần xem xét 8 tiêu chí sau:

- Cây được trồng phải bằng cây ghép.

- Cây phải có bộ rễ chắc khỏe, không sâu bệnh.

8 tiêu chí đánh giá chất lượng Cây giống mắc ca

Ông Hoàng TùngChủ tịch HĐQT - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Vinamacca

Page 129: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

122KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

123

- Các nhà vườn phải được cấp chứng chỉ, có vườn đầu dòng chất lượng.

- Treo tên đúng dòng để trồng xen 2 đến 3 dòng với nhau trên một diện tích.

- Năng suất cao, đường kính hạt trung bình đạt trên 21 mm.

- Vỏ mỏng, tỉ lệ nhân/hạt trên 33%.

- Tự rụng trái khi chín cây.

- Màu sắc nhân trắng sáng, hơi ngà.

Theo kinh nghiệm và chọn lọc thì hiện nay tại Úc và Mỹ đã loại bỏ một số dòng không đạt đủ các tiêu chí trên và họ cải tạo lại những vườn đã cũ. Vậy Việt Nam chúng ta cũng nên tiếp thu những kinh nghiệm của họ ngay từ bây giờ, để cho dù chúng ta đi sau, nhưng vẫn có thể đuổi kịp họ trong tương lai không xa.

Qua quá trình trồng và phát triển mắc ca tại nhiều vùng sinh thái khác nhau của Việt Nam, có thể kết luận cây hoàn toàn phù hợp, phát triển tán tốt, ít sâu bệnh, có bị nhiễm bệnh Phytophora nhưng không nghiêm trọng, trên thị trường đã có thuốc chuyên trị.

Một số dòng cho trái bói sớm từ năm thứ hai, nhưng trung bình là 3 năm sau khi trồng. Năng suất đều đạt hơn so với Úc. Do tại Tây Nguyên thuận lợi hơn về đất đai, khí hậu, lượng mưa trung bình hàng năm đạt từ 1.500 - 2.500 mm, không bị ảnh hưởng từ bão lụt và đặc biệt là trồng trên đất đỏ bazan, nên kích cỡ hạt lớn hơn tại Úc đến hơn 15%.

Page 130: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

124KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

125

Trồng mắc ca cùng với kiều mạch theo phương pháp hưu cơ và tái sinh

Ông Takao OguraChủ tịch Ogura Flour Milling Corporation

Tôi rất may mắn được Công ty Cổ phần Him Lam/ Tập đoàn Liên Việt/ LienVietPostBank mời tới thăm Việt Nam ba lần hồi năm ngoái (tháng 8, tháng 10 và tháng 12) nhằm tiến hành trồng thử nghiệm kiều mạch của Nhật và đánh giá môi trường nông nghiệp.

Vùng đất được triển khai thử nghiệm bao phủ hầu hết các khu vực của Việt Nam, kéo dài từ vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long tới Nam Bộ, với khoảng cách lên tới 4.200 km nếu đi bằng ôtô.

Qua chuyến thăm, tôi tin tưởng rằng các kiến thức của tôi về nông nghiệp hữu cơ và tái sinh tại khu vực miền núi Nhật Bản và Đông Bắc Trung Quốc có thể được áp dụng trong dự án phát triển cây mắc ca được thực hiện bởi Công ty Cổ phần Him Lam và LienVietPostBank. Sản phẩm hữu cơ thu hoạch từ dự án sẽ được phân phối ra thị trường thế giới như thực phẩm hữu cơ được chứng nhận quốc tế.

Hiểu thế nào về nông nghiệp hưu cơ và tái sinh?

Trong môi trường tự nhiên như rừng hay cánh đồng nguyên sinh, sự đa dạng của các loài sinh vật và chu trình sinh hóa giữa thực vật (sản xuất thức ăn), động vật (tiêu thụ thức ăn) và vi khuẩn (phân giải chất thải) được duy trì ổn định.

Trong môi trường như vậy, hầu như không có sự suy giảm hay bùng nổ các loài đặc trưng. Môi trường tương đồng như môi trường nguyên sinh rất quan trọng trong nông nghiệp hữu cơ và tái sinh.

Nói chung, việc trồng một hoặc một số loài cây trên quy mô lớn mà không có sự đa dạng thường có xu hướng nảy sinh các vấn đề như mùa màng thiệt hại, giảm hay bùng phát các loài sâu bọ đặc trưng… Trường hợp này xảy ra khi chu trình sinh hóa trên không được duy trì ổn định do thiếu sự đa dạng hóa sinh vật.

Do đó, mọi người thường sử dụng các loại chất hóa học như thuốc trừ sâu khiến cho môi trường tự nhiên bị phá vỡ, vì các chất hóa học này sẽ diệt luôn vi khuẩn và loại bỏ chu trình sinh hóa. Đồng thời, các chất hóa học còn gây ô nhiễm môi trường và tích tụ ở môi trường do chúng không thể phân hủy.

Trên cơ sở đó, tôi xin đề xuất trồng cây mắc ca theo phương pháp hữu cơ và tái sinh cùng với kiều mạch và đậu tương hoặc ngũ cốc (hệ thống cây trồng đa canh).

Trồng đa canh theo phương pháp hưu cơ và tái sinh

Ý tưởng về hệ thống cây trồng đa canh có thể áp dụng vào dự án trồng cây mắc ca trên các vùng đất rừng cận nhiệt đới tự nhiên hay đất hoang hóa tại Việt Nam.

Các loại cây trồng được trồng xen giữa các cây mắc ca là kiều mạch (bắt buộc) và đậu nành hay ngũ cốc (các giống cây giúp ổn định khí ni-tơ trong không khí dưới tác động của vi khuẩn nốt rễ).

- Hạt đậu nành hay ngũ cốc được gieo trồng ngay đầu mùa mưa và thu hoạch vào cuối mùa mưa hay đầu mùa khô.

Page 131: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

124KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

125

- Cỏ và/hoặc thảo mộc được để phát triển trong quá trình nuôi trồng (không cần sử dụng thuốc diệt cỏ để bảo vệ điều kiện tự nhiên). Chúng sẽ được xén vào thời điểm thu hoạch và đặt giữa các cây mắc ca.

- Sau khi thu hoạch mùa vụ này, đất được xới cùng với cỏ và/hoặc thảo mộc được xén (có thể là nguồn phân bón tự nhiên đối với hạt kiều mạch) để trồng kiều mạch.

- Nếu kiều mạch có thể thu hoạch trong thời gian ngắn (75 - 90 ngày), kiều mạch có thể trồng thành hai vụ trong mùa khô.

Môi trường tự nhiên xung quanh các cây mắc ca được duy trì tốt do không sử dụng chất hóa học và đất giữa các cây mắc ca được tận dụng rất hiệu quả trong suốt cả năm.

Ngoài ra, do kiều mạch là loại cây nhận được nhiều phấn hoa từ ong mật hay các côn trùng có ích khác, hoa kiều mạch sẽ là nguồn cung cấp mật ong và thu hút mọi người đến ngắm hoa (nếu có cây keo trong khu vực lân cận, sẽ có thể thu hút được nhiều người xem hơn)

Kiều mạch còn có hàm lượng dinh dưỡng cao và được đánh giá cao như là thực phẩm bổ dưỡng đặc biệt cho người cao tuổi hay người lao động trí óc. Chất dinh dưỡng trong kiều mạch có hàm lượng tương đương như trong trứng gà và đáng lưu ý là có rutin (vitamin P) với công dụng hạ huyết áp.

Các loại cây khác được trồng xen giữa các cây mắc ca là một số thảo dược đông y có rễ như mẫu đơn, cam thảo, gừng và củ cải. Các loại cây có rễ này có giá trị cao trên thị trường nên chắc chắn sẽ hỗ trợ được nhiều cho cuộc sống của các nông dân tham gia.

Nhiều lợi ích

Các sản phẩm nông nghiệp chứng minh được gieo trồng trên đất không sử dụng phân bón hóa học hay chất hóa học trong thời gian hơn 3 năm được chứng nhận quốc tế là sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.

Các sản phẩm chứng minh được chế biến tại các nhà máy kiểm soát tốt về các loài gặm nhấm, các khâu chế biến và vi khuẩn độc hại được chứng nhận quốc tế là sản phẩm chế biến hữu cơ.

Các sản phẩm hữu cơ đã được chứng nhận quốc tế sẽ được chấp nhận trên thị trường thế giới. Các sản phẩm nông nghiệp được trồng theo hệ thống trồng trọt đa canh theo phương pháp hữu cơ và tái sinh rất có thể sẽ trở thành thực phẩm hữu cơ được chứng nhận quốc tế.

Hệ thống cây trồng đa canh bằng phương pháp hữu cơ và tái sinh mang lại nhiều lợi ích.

- Môi trường tự nhiên xung quanh các cây mắc ca được duy trì tốt.

- Đất trồng được sử dụng hiệu quả trong suốt cả năm.

- Kiều mạch hữu cơ, đậu nành hay ngũ cốc được trồng bổ sung thêm cho hạt mắc ca.

- Việc trồng kiều mạch xen giữa giúp khắc phục các hạn chế khi chuyên canh hạt đậu nành hay ngũ cốc.

- Thực phẩm hữu cơ từ hệ thống cây trồng đa canh có thị trường rộng lớn trên toàn thế giới.

- Các thực phẩm có lợi cho sức khỏe như kiều mạch có thể thu hút những người quan tâm đến sức khỏe trên toàn thế giới.

Page 132: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

126KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

127

1. Đặc điểm sinh thái

- Nhiệt độ bình quân năm 13OC < TOC < 32OC.

- Lượng mưa (P) từ 1.500 - 2.500mm.

- Đất tơi xốp, tầng đất sâu từ 0,5 - 1m, thoát nước tốt, không ngập nước trong thời gian dài. Đặc biệt chú ý độ pH đất từ 5,0 - 5,5. Đây là yếu tố phải được ổn định. Nó quyết định đến chế độ bón lót cũng như bón thúc cho vườn cây.

- Độ dốc: Diện tích rộng, độ dốc thấp dưới 15O phát triển đại trà có thể áp dụng cơ giới trong sản xuất. Nếu trên 15O thì phát triển theo hướng trồng phân tán.

2. Mật độ trồng

Tùy theo hiện trạng đất và điều kiện kinh tế để quyết định mật độ trồng phù hợp với mình. Tuy nhiên chúng tôi có thể sơ lược một số thông tin chung như sau:

Trồng thuần mắc ca

- Đất tơi xốp, có độ dốc thấp, trồng mật độ thấp từ 278 cây/ha (6m x 6m), 312 cây/ha (4m x 8m) đến 357 cây/ha (4m x 7m).

- Đất tơi xốp, có độ dốc cao có thể trồng theo mật độ 417 cây/ha (4m x 6m).

- Đất xấu, độ dốc thấp có thể trồng mật độ từ 400 cây/ha (5m x 5m), 500cây/ha (4m x 5m) đến 625 cây/ha (4m x 4m).

- Đất xấu, độ dốc cao nên trồng mật độ 625 cây/ha (4m x 4m).

Trồng xen cà phê

Mật độ trồng 185 cây/ha (6m x 9m) hoặc 123 cây/ha (9m x 9m).

3. Chọn giống cây

Nguyên tắc chọn

Nguyên tắc chung chọn giống để trồng trong vườn cây là giống có năng suất cao, chất lượng tốt, tỷ lệ nhân cao, khả năng chống chịu sâu bệnh, gió bão tốt.

Qua một số vườn cây đã cho quả, chúng tôi thấy cây mắc ca tại Việt Nam có khả năng ra hoa đậu quả rất cao, có những chùm quả lên đến trên 30 quả. Điều này rất bất lợi vì cỡ hạt rất nhỏ, tỷ lệ nhân thấp, thị trường rất khó tiêu thụ.

Một vấn đề đang gây nhiều tranh cãi là có nên phối hợp trồng nhiều giống trong một lô ở Việt Nam hay không?

Qua các tài liệu chúng tôi đang có, chúng tôi nhận xét ở các nước Úc, Mỹ… người ta trồng xen 2 hay 3 dòng có cùng thời điểm thu hoạch (ra hoa cùng lúc để tăng khả năng đậu trái) trên một khu, nhưng một khu của họ lên đến hàng chục ha và hàng rất dài, hơn nữa khả năng đậu trái của họ thấp, chỉ 2% - 3% (không quá 8 trái/chùm, thông thường chỉ 4 - 5 trái).

Ở Việt Nam, chúng tôi theo dõi nhiều vườn, khả năng đậu trái rất cao với diện tích vườn cây thường nhỏ chỉ trồng khoảng 1 ha/hộ. Vì thế, theo chúng tôi không nên trồng nhiều giống, sự giao phấn làm cho số quả trên chùm nhiều làm cho quả bị nhỏ, hơn nữa khó phân loại và thu hoạch.

Nếu trồng thì nên trồng 2 giống/vườn. Hơn nữa, chúng ta không đặt nặng vấn đề thụ phấn chéo (đậu sai trái/chùm thì trái nhỏ) mà nên đặt vấn đề tránh mất mùa cục bộ, vì thời tiết giai đoạn ra hoa thường thay đổi gây nhiều bất lợi cho quá trình đậu trái. Chúng ta nên trồng các giống có thời điểm ra hoa không trùng nhau, như vậy mất mùa giống này còn có giống khác được mùa.

Tiêu chuẩn cây giống

Cây giống đem trồng phải là cây ghép hoặc cây giâm hom có tuổi trên 14 tháng tính từ lúc gieo hạt hoặc giâm hom là tốt nhất.

Trồng cây mắc ca, một vài kinh nghiệm thưc tiễn

Kỹ sư Nguyễn Hữu Hiển Chủ Cơ sở giống cây trồng Anh Quân

Page 133: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

126KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

127

Cây khỏe mạnh, không sâu bệnh, bộ rễ tốt, cây giống phải có tên rõ ràng và có tên vườn ươm đã sản xuất giống đó.

Chiều cao cây tính từ mặt bầu từ 45cm và đường kính gốc từ 5mm trở lên.

4. Ky thuật trồng cây

- Xử lý thực bì: Phát, đốt, dọn sạch cỏ, dây leo, bụi rậm.

- Làm đất: Nếu đất có độ dốc nhỏ có thể cày toàn diện hoặc cày theo băng rồi đào hố theo kích thước 60cm x 60cm x 60cm. Nếu đất dốc thì chỉ làm đất cục bộ bằng cách đào hố theo đường đồng mức hoặc xiên góc 30 độ so với đường đồng mức để dễ thi công. Sau đó xử lý đất, côn trùng bằng vôi (nếu độ pH<5) và chế phẩm vi sinh.

- Bón lót: cho đất và phân xuống hố với độ sâu phía dưới 30cm với phân bón bằng phân chuồng hoặc phân vi sinh, nếu đất chua quá (pH<5) thì bón bổ sung vôi, nếu đất nghèo lân thì bón bổ sung thêm lân khoảng 100g - 150g/hố. Trộn đều phân với đất trong hố tránh cây bị cháy rễ và chết.

- Trồng cây: Dùng dao rạch bỏ túi bầu, cắt hết rễ bám xung quanh mặt bầu và rễ nằm ngang dưới đáy bầu. Đặt cây vào giữa hố ngay trên bề mặt đất lấp hố ban đầu, sau đó dùng đất mặt (không có phân) lấp kín mặt bầu khoảng 5cm và lèn chặt rồi tưới nước cho cây. Tấp tủ gốc tránh bốc hơi nước.

- Nếu thời tiết khô hạn nên tưới nước 2 lần/tuần với lượng nước tưới khoảng 30 lít/cây.

Đây là giai đoạn rất có ý nghĩa đối với vườn cây, nhằm định hướng cho cây sinh trưởng tốt bộ rễ, không bị đổ gốc khi gặp gió bão khi vườn cây trưởng thành.

5. Chăm sóc cây

Giai đoạn trồng mới triển khai công tác chăm sóc bao gồm làm cỏ, bón phân, tưới nước và tạo hình cho cây. Cụ thể công việc theo từng địa bàn sẽ có thời điểm triển khai khác nhau, nhưng chi tiết công việc không có sự khác nhau nhiều.

- Làm cỏ 2 lần/năm: 1 lần giữa và 1 lần cuối mùa mưa.

- Bón thúc phân: Căn cứ theo giai đoạn phát triển của cây, bón phân urê với lượng 30g/lần/gốc, mỗi năm bón khoảng 8 lần trong 3 năm đầu. Khi cây bắt đầu ra hoa bói thì tiến hành bón NPK để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cây nuôi trái. Lúc này lượng phân bón được tăng lên nhiều hơn theo khả năng đậu trái của cây. Đây cũng là giai đoạn phải ổn định và phát triển bộ rễ của cây tránh được sự đổ gãy của cây sau này.

- Tưới nước:

+ Nói chung cây mắc ca chịu được khô hạn, tuy nhiên nếu muốn cây có tỷ lệ sống cao khi trồng mới vào mùa khô cần phải tưới nước đủ ẩm cho cây tránh rễ bị khô, lượng nước tưới 40l/2 tuần (nếu có hệ thống tưới nước tốt có thể chia ra tưới 20l/tuần).

+ Giai đoạn cây lớn hơn khi bộ rễ đã ổn định có thể tưới đều để cây lớn nhanh hơn, sớm đưa năng suất vườn cây lên cao ngay trong những năm đầu cho trái mà sức sinh trưởng của cây không giảm.

- Bấm cành tạo hình: Khi cành cấp 1 ra dài hơn 80 cm hoặc ngọn cây cao trên 1,5m mà chưa phân cành thì phải bấm ngọn để cây phân cành. Mỗi lần bấm cành như vậy nên tạo ra 3 - 4 cành thứ cấp, bộ tán cây sẽ cân đối. Chú ý nếu trồng thuần nên để độ cao tán cây khoảng 1 - 1,2m là vừa.

- Phòng trừ bệnh, côn trùng gây hại: thường xuyên kiểm tra vườn cây nếu có sâu bệnh hại, mối hại cây thì phun thuốc để phòng trừ.

Trên đây là một số vấn đề cần quan tâm khi trồng mới vườn cây mắc ca để cây sinh trưởng tốt, sớm cho năng suất cao và ổn định.

Page 134: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

128KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

129

Chuyện Tây Nguyên trồng mắc ca: Nông dân tư bạch

Ông Đinh Mạnh Đại (thôn Giang Minh, xa Eapuk, huyện Krong Năng, tỉnh Đắk Lắk)

Sau khi đọc trên mạng về cây mắc ca năm 2009, tôi bèn đi mua giống cây mắc ca, về trồng thử 200 cây.

Tháng 11/2010, tôi đi dự một hội thảo do Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Lắk, UBND huyện Krong Năng và Công ty Cổ phần Vinamacca tổ chức, được nghe về tầm quan trọng của cây mắc ca với thu nhập cao hơn những giống cây khác, được bác GS. Hoàng Hòe và GS. Nguyễn Lân Hùng tư vấn trực tiếp, tôi về suy nghĩ kỹ rồi bàn với vợ con trong nhà, quyết định bỏ vốn 40 triệu đồng trồng cây mắc ca. Giống thì lấy ở chỗ công ty Vinamacca, do chú Hoàng Tùng phụ trách.

Sau đó, Vinamacca còn hỗ trợ cho tôi giống cây để bán cho dân. Tuy nhiên cho đến năm 2011, nhiều người dân còn chưa tin vào cây này. Tôi phải tư vấn cho nhiều người về những lợi ích kinh tế, thậm chí tự bỏ vốn để lấy giống cây về bán chịu cho họ.

Đến năm 2014, tại địa bàn này đã trồng 17.800 cây giống của Vinamacca, người dân cảm thấy có đầu ra, nay đã đăng ký đến 30.000 cây giống.

Ở Nghị định 210/2013/NĐ-CP, điều 12 có ghi rõ, trồng đủ 50 ha mắc ca theo dự án thì hỗ trợ 15.000 đồng/ha để chăm sóc vườn. Nay địa bàn này đã trên 100 ha, thế thì có được hỗ trợ hay

Ông Đinh Mạnh Đại, Bà Kim Thị Định Đại diện hộ nông dân tỉnh Đắk Lắk

Page 135: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

128KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

129

không? Cây mắc ca liệu có đầu ra ổn định không? Nếu được hỗ trợ, giá cả ổn định thì xin Nhà nước cấp kinh phí mở lớp đào tạo tại cơ sở để dân biết.

Tôi cũng mong ở đây sẽ có nhà máy sơ chế hạt mắc ca. Theo dự đoán, đến năm 2015 thì tại địa bàn này sẽ có 200.000 tấn trái.

Tôi xin hứa, sẽ là cầu nối liền giữa người trồng mắc ca và thu mua mắc ca, một cách bền vững, lâu dài.

Bà Kim Thị Định (tỉnh Đắk Lắk)

Trong những ngày đầu trồng mắc ca, gia đình tôi gặp nhiều khó khăn, vì:

- Phải phá một số cây cà phê đang trong thời kì thu hoạch để xen canh mắc ca.

- Trồng được một thời gian thì bị dân xung quanh nhổ trộm một số cây.

- Sau 4 năm chăm sóc thì cây cũng cho thu hoạch những quả đầu tiên, nhưng lúc đó còn rất ít người biết đến mắc ca, nên quả sau khi thu hoạch lại không bán được cho ai, gia đình đành phải mang hạt đi ươm.

Có những lúc nằm, nghĩ quẩn cây này chẳng có lợi ích gì, đã muốn chặt bỏ để trồng cây khác.

Tuy nhiên, thời gian sau đó, nhiều đoàn chuyên gia từ Úc, Thái Lan, Nhật... đến khảo sát đã khẳng định là cây này rất hợp với mảnh đất Tây Nguyên, khuyến khích phát triển vì cây có giá trị kinh tế cao.

Từ đó, gia đình quyết định sản xuất cây giống để bán cho những người quan tâm đến mắc ca mà chưa biết mua giống ở đâu.

Cùng với đó, gia đình phá cây cà phê chè xen canh với cây mắc ca đã bị già cỗi, thay vào đó là trồng cây hồ tiêu.

Đến nay, số cây mắc ca của gia đình đã tròn 10 năm tuổi, và đã cho thu hoạch khá ổn định.

Hồ tiêu xen canh cùng mắc ca cũng phát triển rất tốt và đã cho thu hoạch, bên cạnh đó thì gia đình cũng đã có vườn cây giống để cung cấp cho nông dân...

Page 136: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

130KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

131

HỘI THẢO

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

Page 137: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

130KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

131

Truyền thông xây dưng và phát triển thương hiệu cây mắc ca Việt Nam:

Cần đi trước một bướcPGS, TS. Đỗ Chí Nghĩa,

Trưởng khoa Quan hệ công chúng và Quảng cáo, Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Cây mắc ca Việt Nam nói chung và cây mắc ca trồng ở Tây Nguyên nói riêng có tất cả nhưng ưu điểm, thế mạnh sản phẩm của nó như các nhà khoa học đa chỉ ra. Tuy nhiên, việc có nhan sắc với biết giư và biết khoe nhan sắc lại là hai câu chuyện khác nhau.

Tính cấp thiết của việc triển khai ngay truyền thông về xây dưng và phát triển thương hiệu cây mắc ca Việt Nam

Mới đây nhất, ngày 6/12/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 2204/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2011 - 2015 trong đó có nội dung về việc hỗ trợ tổ chức và triển khai các hoạt động nhằm khai thác và nâng cao giá trị tài sản trí tuệ, gồm có: tổ chức, triển khai các hoạt động, chương trình quảng bá, giới thiệu sản phẩm đặc sản địa phương được bảo hộ sở hữu trí tuệ nhằm khai thác và nâng cao giá trị tài sản trí tuệ; ưu tiên hỗ trợ khai thác và phát triển giá trị chỉ dẫn địa lý của cộng đồng, địa phương và các sản phẩm nông sản có tiềm năng xuất khẩu.

Số liệu thống kê của Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho thấy, trong hơn 90.000 thương hiệu hàng hóa các loại được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam, chỉ có khoảng 15% là của Việt Nam.

Một cuộc điều tra 500 doanh nghiệp các ngành cho kết quả, chỉ có 4,2% doanh nghiệp cho rằng thương hiệu là vũ khí cạnh tranh; 5,4% cho rằng thương hiệu là tài sản của doanh nghiệp và 30% cho rằng thương hiệu giúp bán sản phẩm với giá cao hơn. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 20% doanh nghiệp có bộ phận tiếp thị chuyên trách, trong khi 80% không có người quản lý bộ phận này.

Riêng trong lĩnh vực nông nghiệp, một cuộc khảo sát 173 doanh nghiệp đưa ra kết quả: có 73/173 doanh nghiệp có đăng ký thương hiệu trong nước và chỉ vỏn vẹn có 5 doanh nghiệp đăng ký thương hiệu ở nước ngoài; 9/11 Tổng Công ty thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đăng ký thương hiệu cho 107 mặt hàng, trong đó chỉ có 4 sản phẩm đăng ký ở nước ngoài; 15/58 hội viên Hội Trái cây Việt Nam đăng ký bảo hộ thương hiệu trong nước. Hậu quả là có đến 90% hàng nông sản Việt Nam bán ra thị trường thế giới dưới các thương hiệu nước ngoài, gây thiệt hại cho nền kinh tế hàng trăm triệu USD mỗi năm (Tạp chí Thương mại thủy sản số 146, tháng 2/2012).

Những con số nêu trên cho thấy, các doanh nghiệp, địa phương chưa thực sự “mặn mà” với việc đăng ký bảo hộ thương hiệu, đặc biệt là thương hiệu nông sản.

Mặt khác, có một thực tế đang diễn ra trên thị trường Việt Nam là người sản xuất nông nghiệp không muốn thực hiện và duy trì cách thức nuôi trồng nông sản an toàn vì chi phí cao, sản phẩm kém hấp dẫn về hình thức và khó bán được giá cao hơn so với sản phẩm không an toàn, trong khi người tiêu dùng lại cho rằng họ sẵn sàng trả giá cao nếu biết sản phẩm mình mua thực sự là an toàn, nhưng không có cách để xác minh xem sản phẩm nào là an toàn.

Page 138: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

132KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

133

Vì quyền lợi của chính doanh nghiệp, của chính các địa phương có sản phẩm nông sản đặc trưng cần nhanh chóng xây dựng và bảo vệ thương hiệu nông sản của địa phương mình, của doanh nghiệp mình. Và để không bị mất thương hiệu của sản phẩm nông nghiệp các doanh nghiệp, các địa phương cần thay đổi nhận thức theo hướng tích cực, nhận thức được tầm quan trọng của thương hiệu nông sản khi nước ta tham gia vào thị trường quốc tế, cần dành kinh phí cho các hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ không chỉ trong nước mà cả nước ngoài.

Việc thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột ở Đắk Lắk năm 2011 đã bị một doanh nghiệp ở Trung Quốc đăng ký bảo hộ độc quyền trong vòng 10 năm là một bài học lớn cho việc đăng ký bảo hộ thương hiệu nông sản trên thị trường quốc tế.

Sử dụng đa dạng các phương thức truyền thông xây dưng và phát triển thương hiệu cho cây mắc ca

- Truyền thông trên kênh báo hình

Đây là hình thức tuyên truyền thương hiệu nông sản trên sóng truyền hình khá phổ biến. Thông qua các thể loại báo chí truyền hình: tin, phóng sự, phỏng vấn,… thương hiệu nông sản được báo chí truyền hình thông tin, phản ánh, phân tích, cập nhật dưới nhiều góc độ khác nhau, mang đến cái nhìn khách quan, chân thật đến với công chúng.

- Tổ chức cuộc thi tìm hiểu trên các phương tiện truyền thông đại chúng, trong các trường học

Tuyên truyền thương hiệu cây mắc ca trên báo chí, truyền hình bằng cách tổ chức các cuộc thi tìm hiểu giá trị, nhận diện…, sẽ do chính công chúng, khán giả tham gia trực tiếp tự tìm hiểu, nghiên cứu. Phương pháp này được đánh giá là khá hữu hiệu.

- Tổ chức trò chơi truyền hình

Với phương thức tuyên truyền này, khán giả trở thành khách thể tuyên truyền, đồng thời là chủ thể tuyên truyền thương hiệu nông sản đến với người khác. Khi tham gia trò chơi truyền hình, người chơi sẽ được cung cấp những kiến thức về thương hiệu nông sản, về các thương hiệu, mặt khác người chơi cũng sẽ phải tự tìm hiểu về nội dung thương hiệu, trên cơ sở đó tuyên truyền lại cho khán giả theo dõi chương trình qua những phần chơi mà mình tham gia.

- Chú trọng tài trợ các cuộc thi sắc đẹp, các sự kiện cộng đồng có liên quan

Do sản phẩm cây mắc ca được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực nên cần quan tâm đến những lĩnh vực trọng tâm và có tiềm năng nhất để quảng bá một cách hiệu quả. Cần chú ý các cuộc thi người đẹp vì mắc ca được sử dụng trong lĩnh vực làm đẹp với giá trị cao.

Ngoài ra, có thể tài trợ các trường học, trẻ em nghèo, suy dinh dưỡng, các hộ nông dân nghèo, kiểu như chương trình “Lục lạc vàng” trên truyền hình. Hoạt động xã hội – từ thiện không tư lợi là cách xây dựng thương hiệu tốt cho cây mắc ca Việt với ý nghĩa làm thay đổi cuộc sống của nhiều hộ nông dân.

Các nội dung truyền thông cơ bản

Truyền thông những ưu điểm nhận dạng sản phẩm thương hiệu cây mắc ca Việt

Nói đến Pháp, người ta nhớ đến rượu vang Bordeaux xuất xứ từ vùng trồng nho nổi tiếng Bordeaux. Nhắc đến Brazil, người ta biết ngay đến đó là xứ sở của cà phê…

Page 139: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

132KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

133

Việt Nam, quốc gia có lịch sử gắn với nghề nông và hiện có gần 80% dân số sống bằng cái cuốc, cái cày. Sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam rất phong phú với nhiều loại nông sản nổi tiếng. Thế nhưng bài toán được mùa mất giá vẫn cứ diễn ra, các thương hiệu nông sản chỉ được biết đến trong phạm vi hạn hẹp, chưa khẳng định được giá trị.

Do vậy, không có gì ngạc nhiên khi sân chơi toàn cầu không có sự hiện diện của thương hiệu nông sản Việt. Tại sao? Câu trả lời chính là ”thương hiệu”.

Truyền thông những kiến thức, kinh nghiệm trong xây dựng thương hiệu nông sản

Có thể thấy, nền móng ban đầu của việc xây dựng một thương hiệu nông sản là việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm hoặc đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm đó. Việc đăng ký bảo hộ thương hiệu giúp cho thương hiệu nông sản đó xâm nhập, tạo lập và giữ vững thị trường, tạo được uy tín, giá trị của sản phẩm nông nghiệp, chống mọi hành vi vi phạm, cạnh tranh không lành mạnh.

Tuy nhiên, hiện tại vẫn còn nhiều cá nhân và doanh nghiệp nhận thức chưa đúng mức về tầm quan trọng của việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, đăng ký chỉ dẫn địa lý cho nông sản. Bởi trên thực tế, nếu đăng ký muộn, sản phẩm nổi tiếng của Việt Nam sẽ bị nước ngoài chiếm dụng và được pháp luật về sở hữu trí tuệ quốc tế bảo hộ, gây khó khăn cho công tác xuất khẩu. Và hậu quả có thể dẫn đến mất thương hiệu của chính sản phẩm nông nghiệp đó.

Việc sản phẩm mang một chỉ dẫn địa lý đồng nghĩa với việc người tiêu dùng được bảo đảm rằng sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ tại vùng địa lý nhất định, có chất lượng, danh tiếng hoặc những đặc tính đặc biệt. Và khi người tiêu dùng biết đến thì giá trị sản phẩm mới có thể được nâng cao.

Như sản phẩm hoa hồi Lạng Sơn. Từ khi được bảo hộ năm 2007 đến nay, loại đặc sản này ngày càng có giá. Năm 2005 giá hoa hồi tươi chỉ độ khoảng 5.000 đồng/kg. Nhưng khi được bảo hộ thương hiệu xong, có quy cách bao bì, có thiết kế nhãn hàng hóa, có logo riêng… thì đến năm 2010, giá của sản phẩm này đã lên gần 20.000 đồng/kg, đến năm 2011 đã lên đến 28.000 đồng/kg.

Truyền thông ngăn ngừa, cảnh báo những hiện tượng xâm phạm thương hiệu cây mắc ca Việt

Sản phẩm càng nổi tiếng càng dễ trở thành mục tiêu bị làm giả. Nhiều sản phẩm nông nghiệp có giá trị truyền thống sau khi được đăng ký chỉ dẫn địa lý tạo ra hiệu quả kinh tế tăng rõ rệt, do đó mức độ làm giả cũng gia tăng, gây ra thiệt hại kinh tế cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm ở địa phương.

Hiện nay, những vụ tranh chấp liên quan đến sở hữu trí tuệ xảy ra ngày càng nhiều hơn không chỉ ở Việt Nam và mà từ nhiều nước trên thế giới vì giới kinh doanh đã biết khai thác mặt mạnh và cả mặt yếu của sở hữu trí tuệ để khống chế thị trường, khống chế khả năng phát triển và thủ tiêu đối thủ. Chỉ bằng hành động pháp lý đơn giản là đăng ký bảo hộ để giành độc quyền thương hiệu, một đối tác ở nước ngoài có thể đạt được quyền cấm Việt Nam xuất khẩu vào thị trường nội địa của họ.

Ở tầm quốc gia, một doanh nghiệp cũng có thể sử dụng sở hữu trí tuệ để hạn chế hàng nhập khẩu của nước khác vào thị trường nội địa mà không vi phạm cam kết quốc tế. Đăng ký bảo hộ thương hiệu nông sản có thể coi là cái “khóa” để các nước chống lại mở cửa thị trường khi thấy bất lợi cho thị trường trong nước.

Page 140: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

134KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

135

Nếu nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột mất thì vải thiều Lục Ngạn, bưởi Năm Roi, tỏi Lý Sơn… cũng có thể rơi vào tay doanh nghiệp nước ngoài nếu việc đăng ký sở hữu quốc tế đối với các nhãn hiệu này không được quan tâm đúng mức và tiến hành sớm. Đây là hàng rào duy nhất còn sót lại trong thời buổi hội nhập, trong khi các hàng rào khác như thuế quan đã bị vô hiệu hóa.

Tốt nhất, doanh nghiệp phải đi trước một bước để cái “khóa” này không ảnh hưởng đến mình, thay vì khi nó đã đâu vào đấy rồi mới đi phá.

Truyền thông giám sát quản lý chất lượng đối với thương hiệu cây mắc ca Việt

Bảo vệ thương hiệu cây mắc ca Việt không chỉ là đăng ký bảo hộ thương hiệu. Cùng với việc đăng ký bảo hộ thương hiệu trong nước hay nước ngoài làm cơ sở pháp lý để bảo vệ thương hiệu nông sản, chính những người nông dân và hiệp hội các nhà sản xuất phải có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của mình. Đó là, phải thường xuyên kiểm soát các quy định tiêu chuẩn chất lượng theo đúng tiêu chuẩn đã đăng ký.

Ngoài ra, các nhà sản xuất kinh doanh phải kiểm soát và ngăn chặn kịp thời đối với các sản phẩm không vi phạm, đồng thời thông báo và phối hợp với các cơ quan thực thi để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm nông sản của mình. Có như vậy thương hiệu nông sản Việt mới có cơ hội để phát triển một cách bền vững.

Quảng bá, tôn vinh thương hiệu cây mắc ca Việt

Thực tế, thương hiệu nông sản không chỉ đơn giản là một nhãn hiệu, một chỉ dẫn địa lý đã được đăng ký bảo hộ. Nó phải được hiểu rộng hơn thế, là tất cả những gì mà doanh nghiệp, tổ chức đạt được (danh tiếng, uy tín, thị trường, sản phẩm…) trong cả quá trình xây dựng lâu dài. Chính vì vậy, để phát triển, xây dựng một thương hiệu có uy tín là cả quá trình tiếp thị và quảng bá tới người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Cây mắc ca Việt Nam có tất cả những ưu điểm, thế mạnh sản phẩm của nó như các nhà khoa học đã chỉ ra. Tuy nhiên, giữa việc có nhan sắc với biết giữ và biết khoe nhan sắc lại là hai câu chuyện khác nhau. Cần truyền thông để người trồng cây mắc ca có ý thức bảo vệ thương hiệu sản phẩm và truyền thông đưa sản phẩm đó ra thị trường là hai công việc phải làm song song, kịp thời.

Không nên đợi phát triển xong vùng trồng cây mới bắt đầu làm truyền thông thương hiệu mà phải coi đó là khâu đầu tiên, xuyên suốt toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh. Làm được như thế, thương hiệu cây mắc ca Việt sẽ thăng hoa, xứng đáng là cây tỷ đô trên vùng đất Tây Nguyên và những khu vực sản xuất trọng yếu, tiềm năng của đất nước.

Page 141: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

134KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

135

Cây mắc ca được du nhập vào Việt Nam từ năm 1993. Đến nay, 20 năm đã trôi qua và Việt Nam đã xác định được một số đường hướng chiến lược về phát triển cây mắc ca và sản phẩm phái sinh, đặt ra yêu cầu bức thiết về việc xây dựng thương hiệu cho dòng sản phẩm này, đặc biệt là phải tránh các vết xe đổ trong việc xây dựng thương hiệu cà phê, là cây có lịch sử lâu đời tại Việt Nam hơn mắc ca rất nhiều.

Bài viết đưa ra một số khuyến nghị dưới góc nhìn của chuyên gia thương hiệu. Vì vấn đề thương hiệu rất rộng lớn, bài viết chỉ tập chung vào việc xác định một vấn đề nền tảng.

Và, vì sản phẩm mắc ca chia thành nhiều nhóm: cây giống, hạt, bánh kẹo làm từ hạt mắc ca, chocolate nhân mắc ca, món ăn dùng hạt mắc ca (sa lát trộn, bánh nướng…), dầu làm đẹp cho da, tóc, dầu ăn mắc ca, thức ăn kiêng, thực phẩm chức năng…, nên bài viết này chỉ chọn tập trung vào một sản phẩm là quả hạt mắc ca.

Thời cơ làm đúng ngay tư đầu

Xây dựng thương hiệu cho mắc ca Việt Nam, vào thời gian này, có những thuận lợi rõ ràng.

Xây dưng thương hiệu cho mắc ca tại Việt Nam: Để tránh nhưng vết xe đổ

Thứ nhất, mắc ca là sản phẩm mới và có rất nhiều tiềm năng đối với thị trường trong nước.

Thứ hai, các quy định của pháp luật về thương hiệu, nhãn hiệu và sở hữu trí tuệ đã được thiết lập tương đối rành mạch và ổn định.

Thứ ba, trường hợp tổ chức và doanh nghiệp chưa nắm được vấn đề xây dựng thương hiệu thì có thể thuê tư vấn. Tại Việt Nam hiện có hàng chục nhà tư vấn thương hiệu uy tín để có thể nhờ cậy. Hãy thuê người làm tốt hơn chúng ta để chúng ta chuyên tâm việc chúng ta làm tốt nhất!

Thứ tư, rất nhiều vụ việc về thương hiệu đã xảy ra, mang lại nhiều bài học lớn giúp chúng ta tránh các vết xe đổ. Hãy nhìn các bài học về thương hiệu đối với sản phẩm cà phê trong vòng 10 năm qua là chúng ta sẽ biết được nhiều biện pháp phù hợp cho mắc ca.

Nói tóm lại, xin nhấn mạnh rằng đây là thời cơ để các tổ chức và doanh nghiệp làm đúng ngay từ đầu quá trình xây dựng thương hiệu cho mắc ca Việt Nam.

Ông Khương Việt HưngPhòng Quan hệ Công chúng, LienVietPostBank

Page 142: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

136KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

137

Nên bắt đầu xây dưng thương hiệu tư đâu?

Chiến lược thương hiệu tốt nhất được lập khi doanh nghiệp đã lập chiến lược kinh doanh và chiến lược cạnh tranh, vì từ các chiến lược này sẽ định vị được phân khúc thị trường, sản phẩm và đối tượng khách hành chính xác. Chỉ có thị trường rõ ràng, sản phẩm rõ ràng và khách hàng rõ ràng mới định hướng được thương hiệu phù hợp.

Một số câu hỏi chính cho chiến lược cạnh tranh là cạnh tranh với ai? Cạnh tranh bằng yếu tố nào (dịch vụ, chất lượng, khối lượng cung hàng, giá, chi phí…)? Lời khuyên là phải tìm ra bằng được thế mạnh khác biệt, mà phải là khác biệt nổi trội trong một phạm vi tham chiếu cụ thể.

Về thị trường, các nghiên cứu đã chỉ ra hạt mắc ca trên thế giới trước đây chủ yếu được xuất khẩu vào thị trường Mỹ và Canada, nay xu hướng tiêu thụ mắc ca bắt đầu lan tỏa rộng ra Châu Âu. So với nhu cầu, hiện sản lượng mắc ca trên thế giới mới chỉ đáp ứng được một tỷ lệ rất nhỏ.

Về thị trường tiềm năng, trong những năm gần đây, Châu Á đang trở thành thị trường tiêu thụ lớn hơn. Ngay cả ở thị trường Việt Nam với dân số 90 triệu dân, nếu chúng ta có thể quảng bá mắc ca và các lợi ích tốt mà mắc ca có thể đem lại cho sức khỏe thì dự báo mắc ca sẽ được tiêu thụ nhiều hơn.

Vì sản lượng mắc ca Việt Nam còn thấp nên hạt mới chỉ được dùng để làm giống chứ chưa có giá trị thương mại cao. Ngoài ra, phần lớn số hạt mắc ca Việt Nam này mới chỉ được sử dụng trong thị trường nội địa.

Về khách hàng, tại Việt Nam, hạt mắc ca bước đầu được đón nhận và ưa thích; tuy nhiên đối tượng khách hàng của quả hạt mắc ca nói riêng cũng như các sản phẩm mắc ca nói chung không phải là nhóm khách hàng đại trà, chủ yếu tập trung vào người nước ngoài hay Việt kiều sinh sống tại Việt Nam và những người có thu nhập cao.

Đối tượng khách hàng này thường có hiểu biết cao, thu nhập cao và rất khắt khe về vấn đề chất lượng cũng như thương hiệu của sản phẩm. Họ yêu cầu sản phẩm có xuất sứ

rõ ràng, được trồng cấy hoặc chế biến trong điều kiện môi trường thân thiện.

Đồng thời, họ yêu cầu về độ TINH TẾ rất cao trong khẩu vị, trong bao bì, nhãn mác cũng như mọi chi tiết liên quan của sản phẩm.

Hãy nghĩ như khách hàng: tôi là người tiêu dùng, tôi mặc nhiên coi mắc ca phải là xanh, sạch, bổ, đắt, hiếm, quý, thân thiện với môi trường, gắn bó với đất đai, cây trái. Tôi dùng mắc ca vì tôi biết mắc ca phải tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường và chất lượng sản phẩm nghiêm ngặt. Tôi dùng mắc ca để chứng tỏ tôi là người văn minh, và ở mức cao hơn, tôi là người THƯỢNG LƯU.

Đây là các thuộc tính mà sản phẩm và thương hiệu mắc ca phải đạt tới hoặc mặc nhiên phải có.

Trở lại gốc rễ, thương hiệu là gì?

Thương hiệu chính là liên tưởng khác biệt trong tâm trí khách hàng. Nói đến một thương hiệu, chỉ xuất hiện thông điệp duy nhất (ONE SINGLE MESSAGE) nào đó.

Ví dụ, với một số trường hợp của cà phê Việt Nam, chúng ta sẽ thấy rõ liên tưởng khác biệt này như thế nào:

- Trung Nguyen Coffee: Sáng tạo.

- Vinacafe: Cà phê làm từ cà phê.

- Highlands Coffee: Cà phê thưởng thức trong không gian sang trọng tại vị trí đắc địa ở đô thị lớn.

- Phil Deli: Cà phê Việt cho thị trường Mỹ.

Vậy, trong quá trình làm thương hiệu cho các sản phẩm quả hạt mắc ca, thông điệp duy nhất nào có thể đóng đinh vào tâm trí khách hàng và tâm hồn của cộng đồng? Thuộc tính hay phẩm chất trung tâm nào của sản phẩm có thể giúp thương hiệu quả hạt mắc ca đó có vị trí rõ ràng trong thị trường? Các doanh nghiệp kinh doanh quả hạt mắc ca phải tìm ra bằng được.

Một số ý tưởng về thông điệp độc nhất có thể là:

- Quả hạt mắc ca Việt Nam to nhất Việt Nạm.

Page 143: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

136KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

137

- Quả hạt mắc ca duy nhất tại Việt Nam từ giống cây mắc ca Hawaii.

- Quả hạt mắc ca từ trang trại mắc ca đầu tiên tại Tây Bắc, Việt Nam.

- Hạt mắc ca có thành phần chất béo Omega-3 cao nhất (trong các loại hạt mắc ca).

Cách đơn giản nhất để doanh nghiệp kinh doanh quả hạt mắc ca xác định được thông điệp độc nhất này là đặt ra và trả lời một cách nghiêm túc: tại sao khách hàng mua sản phẩm quả hạt mắc ca của chúng ta mà không mua của người khác?

Đây chính là quá trình xác định lợi điểm bán hàng độc nhất (unique selling point) của sản phẩm quả hạt mắc ca.

Còn rất nhiều vấn đề thương hiệu khác…

Thương hiệu, khi đăng ký với cơ quan quản lý, sẽ đặc biệt phải chú ý đến tầm quan trọng của nhãn hàng.

Nếu chỉ có một nhãn hàng thì khi xây dựng website cho doanh nghiệp và sản phẩm, tên miền đuôi .com là số 1, nếu bạn định kinh doanh với nước ngoài. Nếu không còn tên miền .com thì tốt nhất nên nghĩ tên khác. Và nếu doanh nghiệp có nhiều nhãn hàng cho sản phẩm, thì tên miền .vn hoặc .com.vn cũng được.

Về tên thương hiệu, lưu ý rằng tên thương hiệu không cần thiết phải liên quan đến ngành nghề. Do đó, doanh nghiệp của bạn không nhất thiết phải nhồi nhét chữ mắc ca vào trong tên thương hiệu. Tiếp đó, về logo và slogan, lưu ý rằng logo và slogan có thể thay đổi nhưng tên thương hiệu không thể và không nên thay đổi.

Có nhiều tiêu chí đặt tên thương hiệu như dễ nhớ, dễ đọc, dễ nhận dạng, dễ liên tưởng, có tính gợi mở, có tính hình ảnh, dễ trình bày (vẽ, in, thiết kế), có tính sáng tạo, độc đáo, cá tính, phù hợp với thẩm mỹ và thị hiếu của khách hàng. Hãy cố gắng đặt được tên thương hiệu đáp ứng được càng nhiều trong số các tiêu chí này càng tốt.

Còn rất nhiều vấn đề thương hiệu khác liên quan quả hạt mắc ca như xác định hình mẫu

thương hiệu, tính cách thương hiệu, xây dựng bộ nhận dạng thương hiệu, xây dựng chỉ dẫn địa lý, việc đưa địa danh vào thương hiệu, bảo hộ thương hiệu ở thị trường quốc tế, hợp tác giữa các doanh nghiệp để bảo vệ thương hiệu quả hạt mắc ca Việt Nam, vai trò của hiệp hội ngành nghề trong việc làm thương hiệu…

Những nội dung này, một lần nữa, khẳng định tầm quan trọng trong việc làm đúng và làm bài bản ngay từ đầu vấn đề xây dựng thương hiệu quả hạt mắc ca Việt Nam.

Page 144: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

138KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

139

Phát triển cây mắc ca ở Việt Nam không chỉ tạo ra hàng vạn việc làm, mang lại thu nhập cao cho nông dân, phát triển các ngành công nghiệp chế biến, dịch vụ nông nghiệp mà mắc ca còn đưa Việt Nam tiếp tục trở thành một nước có thứ hạng tiếp sau lúa, cà phê, hạt tiêu.

Mắc ca cũng tạo ra vô số các cơ hội đầu tư cho các doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Theo thống kê của Hiệp hội quả hạch và hoa quả sấy Thế giới (INC) tổng giá trị toàn ngành mắc ca thế giới hiện khoảng 728 tỷ USD/năm. Tốc độ tăng trưởng của thị trường là 10,9%/năm.

Với 10 nguyên nhân chính sau, cây mắc ca hoàn toàn có thể trở thành cây nông nghiệp dẫn đầu ở Việt Nam.

Thứ nhất: Cây mắc ca đang được Nhà nước và Chính phủ đặc biệt quan tâm.

Nghị định 210/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định các dự án trồng cây mắc ca có quy mô từ 50 ha trở lên được ngân sách Nhà nước hỗ trợ 15 triệu đồng/ha để xây dựng đồng ruộng, cây giống. Hỗ trợ xây dựng cơ sở sản xuất giống cây mắc ca quy mô 500.000 cây giống/năm trở lên, mức hỗ trợ tối đa 70% chi phí đầu tư/cơ sở đã có hiệu lực từ năm 2014.

Và mới đây, Thông tư 05/2014/TT-BKHĐT hướng dẫn nghị định nói trên vừa được ban hành đã mở thêm một cánh cửa cơ hội cho cây mắc ca ở Việt Nam.

Thứ hai: Sau 10 năm nghiên cứu, thử nghiệm trên hàng loạt các vùng địa lý và khí hậu của Việt Nam, đã xác định được Tây Bắc và Tây Nguyên là hai vùng khí hậu đặc biệt thuận lợi cho cây mắc ca sinh trưởng và cho năng suất cao. Hai vùng khí hậu này có thời tiết lạnh về mùa xuân (14°C - 17°C) là điều kiện cần để cây ra hoa và không có mưa phùn là điều kiện để hoa thụ phấn và kết quả.

Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào trên thế giới có được, do đó có thể được coi là điều kiện đặc hữu của Việt Nam để phát triển loại cây này. Đây cũng là lý do nhu cầu mắc ca trên thế giới rất cao nhưng khả năng đáp ứng hiện lại rất thấp. Tận dụng thế mạnh này có thể mở ra cơ hội vô cùng lớn cho nông nghiệp Việt Nam.

Trong 3 - 4 năm đầu khi mắc ca chưa có quả, có thể xen canh các loại cây như cà phê, khoai lang Nhật để đảm bảo thu nhập cho nông dân. Như vậy, việc phát triển cây này ưu việt hơn nhiều loại cây hiện nay bởi người nông dân vẫn có thu nhập ổn định từ các loại cây xen canh nói trên.

Thứ ba: Kể từ khi người Pháp đưa cà phê và cao su vào Việt Nam, hai loại cây này đều mất tới hơn 100 năm để đạt được ngưỡng kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD. Tuy nhiên với thực tế hiện nay, có thể chỉ cần 10 – 20 năm để đạt được kim ngạch 1 tỷ USD từ mắc ca.

Thứ tư: Nhu cầu thế giới hiện gấp 4 lần tổng sản lượng, diện tích đất và khí hậu phù hợp với mắc ca rất hiếm do đó đây là lĩnh vực không thể bão hòa. Nếu tăng diện tích, tăng năng suất mắc ca thì đây sẽ là mũi nhọn đột phá và giúp Việt Nam quy hoạch lại bản đồ chiến lược nông nghiệp.

Thứ năm: Với 100.000 ha mắc ca có thể giúp 200.000 hộ nông dân trở nên giàu có nhờ loại cây này. 100.000 ha mắc ca cũng có thể tạo ra hàng vạn lao động cho ngành chế biến và thương mại. Loại cây này còn có thể thay đổi tỷ trọng GDP cũng như rút ngắn chênh lệch thu nhập và

Mắc ca có thể thành cây nông nghiệp dẫn đầu ở Việt Nam, vì sao?

Nhà báo Đặng Đức Hào Giám đốc Truyền thông IDT International

Page 145: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

138KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

139

mức sống giữa nông thôn, miền núi và thành thị.

Mắc ca cũng giúp tăng kim ngạch cho xuất khẩu, giúp cân bằng cán cân thương mại quốc tế, giúp nông sản Việt Nam khắc phục tình trạng khối lượng nhiều nhưng giá trị thấp.

Thứ sáu: Sau hơn 10 năm và nghiên cứu thực tế ở các quốc gia đã phát triển cây mắc ca, chưa phát hiện ra sâu, bệnh đối với loại cây này. Bản thân mắc ca là loại cây lâu năm, có thể cho thu hoạch tới 100 năm, thân gỗ của mắc ca còn có thể dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ.

Thứ bảy: Trong 3 - 4 năm đầu khi mắc ca chưa có quả, có thể xen canh các loại cây như cà phê để đảm bảo thu nhập cho nông dân. Như vậy, việc phát triển cây này ưu việt hơn nhiều loại cây hiện nay, bởi người nông dân vẫn có thu nhập ổn định từ các loại cây xen canh.

Thứ tám: Phát triển cây mắc ca sẽ kích hoạt hàng loạt các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và thương mại dưới đây:

- Ngành cung cấp giống cây mắc ca: Đây là ngành đầu tiên sẽ phát triển trong lĩnh vực này. Theo tính toán của các nhà chuyên môn, bình quân sẽ cần 300 cây/ha. Như vậy, có thể thấy nếu thúc đẩy phát triển diện tích trồng mắc ca lên quy mô hàng trăm ngàn ha thì nhu cầu về cây giống là vô cùng lớn. Hiện nay, các cơ sở trong nước chỉ có thể đáp ứng được khoảng 300.000 cây giống/năm. Chỉ nhìn con số này chúng ta cũng có thể nhận thấy cần phải phát triển ngành làm giống lên quy mô gấp hàng trăm lần, thậm chí là hàng ngàn lần so với hiện tại.

- Công nghiệp chế biến: Chế biến hạt mắc ca với tư cách là nguyên liệu và chế biến các sản phẩm từ mắc ca thành các sản phẩm phục vụ nhu cầu của con người. Đây là ngành sôi động nhất và có biểu hiện đa dạng nhất về lĩnh vực, loại hình và quy mô.

- Như hình minh họa, từ quả mắc ca người ta đã làm ra rất nhiều sản phẩm khác nhau và trong tương lai sẽ còn nhiều sản phẩm nữa ra đời để đáp ứng nhu cầu đa dạng của đời sống. Nếu chúng ta có sản lượng mắc ca lớn, khi đó ngành chế biến thô (sơ chế và bảo quản) sẽ phát triển đầu tiên để đáp ứng nhu cầu sơ chế hạt mắc ca (Nut in shell - NIS).

- Chế biến sâu từ hạt mắc ca thành nhân: Lĩnh vực này đòi hỏi trình độ công nghệ khá cao và quy mô đầu tư lớn hơn nhiều so với ngành sơ chế. Chính vì thế, giá trị gia tăng tạo ra của ngành chế biến sâu này thường lớn gấp 3 ~ 5 lần so với ngành sơ chế. Sản phẩm tiêu biểu trong lĩnh vực này là các loại thực phẩm cao cấp, các loại bánh kẹo, kem... với vô vàn sản phẩm cụ thể.

Page 146: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

140KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

141

- Khi hai lĩnh vực nêu trên phát triển mạnh mẽ, lượng chế biến tăng lên nhiều, ngoài các sản phẩm chính, các sản phẩm phụ sinh ra cũng rất lớn và từ đó kéo theo nhu cầu sử dụng các sản phẩm phụ này để làm ra các sản phẩm hữu ích khác. Điều này sẽ thúc đẩy các ngành như: sử dụng vỏ mắc ca làm phân bón, chất đốt, composite, chất độn trong vật liệu xây dựng... (cường độ phá hủy của vỏ mắc ca lên đến 22 kg/cm2, cứng hơn khá nhiều loại vật liệu xây dựng khác), chế biến các sản phẩm như bơ, dầu và mỹ phẩm... (hiện tại đã xuất hiện một số mỹ phẩm có sử dụng mắc ca bán trên thị trường với giá khá đắt so với sản phẩm cùng loại).

- Ngành chế tạo máy: Một hệ quả tất yếu của việc phát triển mắc ca là ngành chế tạo máy phục vụ nhu cầu cho ngành trồng trọt và chế biến mắc ca. Các loại máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ... sẽ là sản phẩm có nhu cầu cao. Điển hình như các loại máy móc thiết bị phục vụ canh tác (máy làm đất, trồng cây, chăm sóc cây, hệ thống tưới tiêu thủy lợi, thiết bị thu hoạch hạt mắc ca...).

- Ngoài ra các loại máy móc thiết bị phục vụ sơ chế và bảo quản như hệ thống tạm trữ, máy tách vỏ mềm, máy phân loại cỡ hạt, thiết bị sấy, hệ thống kho bảo quản, tồn trữ quy mô lớn... và một số thiết bị phục vụ tái chế vỏ mắc ca như làm phân bón, chất đốt, vật liệu xây dựng... ở Úc đã xuất hiện nhiều trạm nhiệt điện sử dụng vỏ mắc ca.

- Các loại máy móc thiết bị chế biến sâu như các loại thiết bị công nghệ cho chế biến nhân (máy tách vỏ cứng, máy phân loại nhân, máy kiểm tra độ màu, máy đóng gói, hệ thống kho bảo quản lạnh... cho đến các nhà máy chế biến như làm bánh, kem, socola, làm dầu ăn, mỹ phẩm...).

Thứ chín: Mắc ca giúp thúc đẩy thị trường ẩm thực vốn rất đa dạng và phong phú về nhu cầu, đồng thời hỗ trợ chăm sóc sức khỏe bởi các tác dụng đặc biệt của nhân mắc ca với các “căn bệnh thế kỷ” như tim mạch, tiểu đường...

Thứ mười: Một số ngân hàng đã và đang triển khai các chương trình tín dụng cho mắc ca, điển hình là gói hỗ trợ 10.000 tỷ đồng do LienVietPostBank thực hiện.

Với những giá trị vượt trội mà cây mắc ca mang lại cộng với điều kiện khí hậu thuận lợi và quỹ đất hơn 1 triệu ha rất phù hợp, mắc ca hoàn toàn có thể trở thành cây nông nghiệp dẫn đầu ở Việt Nam. Việc phát triển các ngành chế biến và thương mại sau trồng trọt cũng có thể mang lại những lợi ích kinh tế lớn.

Sau cà phê, lúa, hạt tiêu, mắc ca hoàn toàn có thể giúp Việt Nam hiện diện ở một tầm vóc khác trên bản đồ nông nghiệp thế giới.

Cây mắc ca trồng tại tỉnh Điện Biên (ảnh chụp năm 2013)

Page 147: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

140KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

141

Với một đất nước 90 triệu dân, thị trường trong nước cho các sản phẩm từ mắc ca sẽ là vô cùng lớn. Có rất nhiều vấn đề được bàn thảo tới xung quanh cây mắc ca ở Việt Nam, trong đó không thể không bàn góc độ liên quan đến giới trẻ.

“Sản phẩm trẻ”

Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê, dân số Việt Nam là 90 triệu người, Việt Nam là nước đông dân thứ 14 trên thế giới, thứ 8 châu Á và thứ 3 ở khu vực Đông Nam Á. Việt Nam đang trong thời kì “dân số vàng“ với cơ cấu dân số trong độ tuổi thanh thiếu niên từ 10 đến 24 tuổi là 40%. Tỷ lệ giữa người lao động và người phụ thuộc cũng rất “đẹp” là 1/1.

Cơ cấu dân số cùng số người trực tiếp lao động sản xuất vật chất (đồng thời cũng là đối tượng tiêu dùng - đối tượng trực tiếp chi tiền cho sản phẩm) lớn cũng tạo ra một thị trường tiêu thụ trong nước lớn cho các sản phẩm mới.

Với số lượng sản phẩm lớn, đa dạng từ cây mắc ca, cơ hội để mắc ca đến với người trẻ, trở thành một sản phẩm tiêu dùng cho giới trẻ, hay nói cách khác là một “sản phẩm trẻ“, là rất lớn.

Mắc ca và giới trẻ Việt: Vưa “cây tỷ đô”, vưa “cây triệu người”

Ông Trần Quang TháPhòng Quan hệ công chúng, LienVietPostBank

Page 148: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

142KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

143

Các hoạt động kinh doanh sản phẩm từ mắc ca trên mạng xã hội Facebook và trên các trang mạng mua bán, với đối tượng khách hàng chủ yếu là người trẻ.

Thử làm một phép nhẩm tính, với khoảng 40 triệu dân số trẻ, trong đó ước tính khoảng 20 triệu người độ tuổi từ 17 đến 28 tuổi, chỉ cần một nửa trong số đó - tương đương 10 triệu người - mỗi người bỏ ra 100 nghìn đồng cho một sản phẩm nào đó từ mắc ca trong một năm, thì số tiền đã được tính bằng triệu đô.

Nếu trong một năm, số tiền tiêu cho mắc ca nhiều hơn lên, thì doanh thu của mắc ca ở thị trường trong nước sẽ vô cùng lớn.

Lấy ví dụ về một sản phẩm chủ yếu dành cho khách hàng trẻ là trà sữa, theo một công ty nghiên cứu thị trường, tổng doanh thu từ việc bán trà sữa tại Hà Nội (dân số khoảng 8 triệu dân) ước tính đã rơi vào con số 1 tỷ đồng trong một ngày, với cả trăm quán trà sữa khắp Hà Nội.

Số tiền trung bình một khách hàng bỏ ra khi đến quán trà sữa là 40 nghìn đồng. Trà sữa mới xuất hiện và dần phổ biến cách đây khoảng 5 năm và hiện tại trở thành thức uống, thành sản phẩm tiêu dùng quen thuộc cho giới trẻ tại khu vực thành thị, tại khắp các thành phố lớn tại Việt Nam.

Mắc ca là cây trồng cho sản phẩm (quả) có giá trị dinh dưỡng cao, cho nhiều sản phẩm tinh dầu, là nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm. Hiện tại việc mua bán các sản phẩm từ mắc ca bắt đầu khá đa dạng trên mạng, sản phẩm từ mắc ca đang ngày càng thâm nhập đến đời sống giới trẻ nhiều hơn.

Các sản phẩm này không quá đắt, nằm trong tầm chi tiêu, chi trả thông thường với một người trẻ có mức thu nhập trung bình tại khu vực đô thị.

Page 149: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

142KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

143

Sản phẩm mắc ca bán trên mạng rất đa dạng và có giá không quá đắt.

Nhân mắc ca có thể trở thành một thứ đồ ăn quen thuộc, phổ biến với người trẻ tại Việt Nam trong tương lai.

Một trong những điểm khiến nhân mắc ca có thể trở thành thứ đồ ăn phổ biến cho giới trẻ là do có vị bùi, ngậy nhưng không hề chứa nhiều chất béo. Hạt điều hiện nay là hạt khá được giới trẻ ưa thích và trong tương lai, hạt mắc ca sản xuất tại Việt Nam có thể trở thành thứ hạt “sành điệu“ và “thời trang” như vậy.

Page 150: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

144KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

145

Cơ hội cho người trẻ

Việt Nam may mắn có một số vùng đất có khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp với loại cây “ra tiền“ này, quỹ đất cũng đủ. Việc trồng mắc ca được đánh giá sẽ đem đến hiệu quả lâu dài, mang đến nguồn thu nhập lớn.

Các vấn đề về kỹ thuật chăm sóc, phát triển cây trồng sẽ được hỗ trợ bởi các nhà khoa học, trong khi vốn - vấn đề khó khăn nhất trong khởi nghiệp của nhiều lao động nông nghiệp trẻ - cũng sẽ có những hỗ trợ kịp thời của LienVietPostBank - Ngân hàng đã liên tục có những chương trình cho vay vốn ưu đãi cho bà con nông dân, hỗ trợ người trẻ khởi nghiệp, phát triển sản xuất...

Các dự báo cho thấy, nhu cầu về mắc ca trên thị trường thế giới vẫn sẽ tăng cao. Thị trường cho mắc ca trong nước cũng vô cùng rộng mở. Phát triển mắc ca ở Việt Nam tạo ra cơ hội việc làm rất lớn cho lao động trẻ trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp. Kinh doanh các sản phẩm từ mắc ca cũng tạo ra những cơ hội thu nhập tốt cho các bạn trẻ ở khu vực thành thị.

Những người trẻ chúng ta luôn sẵn sàng nắm bắt cơ hội mới!

Page 151: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

144KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

145

Nếu đi tư kết luận, có thể nói tương lai ngành nông nghiệp Việt Nam không thể thiếu việc hợp tác với Nhật Bản. Đó là vì giưa hai nước có rất nhiều điểm tương đồng, bao gồm tương đồng cả về hình dạng và diện tích lanh thổ.

Và quan trọng hơn, đó là kỹ thuật nông nghiệp của Nhật Bản đang đứng hàng đầu thế giới.

Hiệu quả như nông nghiệp Nhật

Điều đó được đúc kết từ số liệu điều tra của Liên hợp quốc.

Theo số liệu năm 2013, trong bảng xếp hạng các quốc gia theo giá trị sản xuất nông nghiệp thì Nhật Bản đứng thứ 9 còn Việt Nam đứng thứ 20.

Đứng thứ 1 là Trung Quốc, thứ 2 là Ấn Độ, thứ 3 là Mỹ. Trong khu vực châu Á thì còn có Thái Lan đứng ở vị trí 11.

Tuy nhiên, thứ tự xếp hạng này không xét đến diện tích lãnh thổ hay diện tích trồng trọt.

Nếu so sánh nước đứng thứ 1 là Trung Quốc và nước đứng thứ 20 là Việt Nam thì ai cũng có thể thấy ngay sự khác biệt về diện tích lãnh thổ. Vì thế, hãy thử nhìn bảng xếp hạng các quốc gia theo diện tích trồng trọt của năm 2012.

Thứ tự Quốc gia1 Ấn Độ2 Mỹ3 Trung Quốc4 Nga5 Brazil

Từ bảng xếp hạng này, có thể nhận thấy các quốc gia xếp thứ hạng cao về giá trị sản xuất nông nghiệp cũng là những quốc gia có diện tích canh tác lớn. Việt Nam đứng thứ 29 trong bảng xếp hạng này.

Vậy Nhật Bản xếp thứ bao nhiêu? Câu trả lời là thứ 55. Nếu so sánh diện tích canh tác thì Nhật Bản chỉ bằng 1/2 Việt Nam.

Đến đây, chúng ta hãy cùng suy nghĩ một chút.

Trung Quốc là nước có giá trị sản xuất nông nghiệp đứng thứ 1, trong khi diện tích canh tác đứng thứ 3. Mỹ và Ấn Độ cũng là hai nước mà có ít sự khác biệt giữa hai tiêu chí xếp hạng này.

Việt Nam có giá trị sản xuất nông nghiệp đứng thứ 20, trong khi diện tích canh tác đứng thứ 29. Nhật Bản có giá trị sản xuất nông nghiệp đứng thứ 9, trong khi diện tích canh tác đứng thứ 55.

Chỉ cần so sánh những con số này, chúng ta có thể hiểu được rằng Nhật Bản đang sở hữu một nền kỹ thuật nông nghiệp hiệu quả như thế nào.

Mắc ca, nhìn tư triển vọng hợp tác nông nghiệp Việt - Nhật

Ông Kondo Noboru,Tổng Giám đốc Brain Works Group

Page 152: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

146KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

147

Và có lẽ cũng không ai phản đối nếu nói rằng, mục tiêu mà Việt Nam hướng đến là xây dựng một nền nông nghiệp tuy diện tích canh tác nhỏ nhưng có thể tạo ra được giá trị sản xuất lớn hàng đầu thế giới, giống như Nhật Bản.

Với diện tích canh tác nông nghiệp lớn gấp 2 lần Nhật Bản, nếu nông nghiệp Việt Nam áp dụng được kỹ thuật Nhật Bản thì hiệu quả đạt được sẽ lớn đến như thế nào, chắc cũng không khó hình dung.

Triển vọng hợp tác

Đối với cả hai quốc gia Việt Nam và Nhật Bản, có thể nói rằng sự hợp tác lẫn nhau trên tất cả các lĩnh vực là không thể thiếu đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Vì thế, trong tương lai cả hai nước cần liên kết chặt chẽ hơn nữa trên mọi lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp.

Ngay cả trong lĩnh vực nông nghiệp thì đào tạo nhân lực cũng là một trong những vấn đề quan trọng. Đào tạo và bồi dưỡng nhân lực chính là một trong những động lực của công cuộc tái thiết đất nước Nhật Bản sau chiến tranh.

Chắc hẳn rằng nhiều người Việt Nam cũng đã biết đến thành quả mà Nhật Bản đã đạt được trong công cuộc tái thiết này. Nhật Bản luôn tự hào với cả thế giới về các hệ thống và khuôn khổ đã được xây dựng một cách hoàn chỉnh.

Ngược lại, tại Việt Nam quan điểm về đào tạo nhân lực vẫn còn nhiều thiếu sót. Việt Nam sở hữu nguồn nhân lực có tiềm năng, nhưng việc sử dụng tiềm năng này vẫn còn rất lãng phí. Nếu một nước với trình độ kỹ thuật có thể tự hào với cả thế giới như Nhật Bản hợp tác với Việt Nam trong đào tạo nhân lực nông nghiệp thì tương lai nông nghiệp Việt Nam chắc hẳn sẽ rất tươi sáng.

Để củng cố vững chắc nền tảng quan hệ của cả hai nước thì không thể thiếu sự hợp tác với tầm nhìn trung và dài hạn.

Có một ví dụ như thế này: Tại Thái Lan có một người Nhật Bản đã xúc tiến nông nghiệp hữu cơ từ cách đây mấy chục năm. Người Nhật Bản đó đã tự mình trồng trọt trên nông trường, gia tăng giá trị cho hàng nông sản, xuất khẩu sản phẩm nông sản đi khắp thế giới và vẫn đang gặt hái nhiều thành công.

Người Nhật đó hiện nay đang chỉ dẫn cách thức làm nông nghiệp hữu cơ cho các hộ gia đình tại Thái Lan và Campuchia để họ có thể nâng cao thu nhập của mình. Người Nhật đó đã chứng minh cho mọi người thấy rằng nông sản được trồng bằng phương pháp đó có giá trị cao và có thể bán với giá cao.

Có rất nhiều điều chúng ta có thể học hỏi từ ví dụ thực tế này. So với trước đây, số người Nhật Bản đến Việt Nam để truyền dạy về nông nghiệp đang dần tăng lên. Thêm vào đó, các tổ chức nông nghiệp Nhật Bản cũng đang thúc đẩy các dự án nông nghiệp thử nghiệm trên đất đai của Việt Nam. Việc tăng tốc hơn nữa quan hệ giao lưu nguồn nhân lực như thế này chính là vấn đề cấp thiết đối với ngành nông nghiệp Việt Nam.

Rút ngắn đường tới thành công

Tháng 11/2014, nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn, người đã dốc sức và có nhiều đóng góp to lớn cho sự phát triển của nông nghiệp Việt Nam từ trần.

4 tháng trước khi từ trần, vào tháng 7/2014, tại Hội thảo tổ chức tại Hà Nội với chủ đề “Phát triển trồng cây mắc ca tại khu vực Tây Bắc và Tây Nguyên để nâng cao thu nhập cho nông dân địa phương”, nguyên Phó Thủ tướng đã phát biểu như sau: “Trong vòng 10 năm tới sẽ mở rộng diện tích trồng mắc ca lên đến 100.000 ha”.

Page 153: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

146KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

147

Theo báo chí đưa tin, với việc thực hiện chính sách nông nghiệp này, tổng giá trị hạt mắc ca xuất khẩu được dự đoán có thể lên đến 2 tỷ USD/năm.

Phát triển trồng cây mắc ca không chỉ làm gia tăng giá trị xuất khẩu mà còn đóng góp lớn vào việc cải thiện thu nhập cho nông dân Việt Nam. Hạt mắc ca là nguyên liệu dùng để sản xuất bánh kẹo rất được ưa chuộng trên khắp thế giới, đặc biệt được sử dụng nhiều trong các loại bánh kẹo cao cấp trên thị trường.

Và đương nhiên ai, cũng hiểu được rằng việc liên kết với Nhật Bản để trồng cây mắc ca sẽ giúp rút ngắn hơn con đường dẫn đến thành công.

Page 154: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

148KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

149

Trung Quốc đa đi trước Việt Nam rất nhiều trong việc phát triển cây mắc ca và hiện nay đang có tham vọng trở thành nhà sản xuất mắc ca lớn nhất thế giới. Thưc trạng này cung chỉ ra một số hàm ý với Việt Nam khi phát triển mắc ca.

Muốn thành nhà sản xuất mắc ca lớn nhất

Theo bà Trần Vũ Tân, Tổng giám đốc Công ty TNHH Mắc ca Vân Nam, vào năm 1981, mắc ca bắt đầu được trồng tại Viện Nghiên cứu á nhiệt đới Trường Giang, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.

Năm 1995, với nguồn giống từ Quảng Đông và Quảng Tây, mắc ca được trồng tại Bản Nạp, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Do chọn được đất phù hợp nên cây sinh trưởng tốt.

Năm 1997, đã xác định được 4,6 triệu ha đất trồng phù hợp tại Vân Nam cho cây mắc ca, chủ yếu ở phía Tây tỉnh này, gần biên giới Miến Điện, cách tỉnh Lai Châu của Việt Nam gần 1.000 km.

Trong khi đó, hãng tin ABC ngày 2/10/2014 cho biết, Trung Quốc đang định hướng trở thành nhà sản xuất mắc ca lớn nhất thế giới.

Hiện nay, số lượng cây mắc ca tại vùng trồng lớn nhất là tỉnh Vân Nam của Trung Quốc đã ngang với Úc. Theo ông Jolyon Burnett, Chủ tịch Hội Mắc ca Úc, sau 15 năm nữa, Trung Quốc có thể sẽ đạt sản lượng mắc ca tương tự Úc hoặc Nam Phi, nước sản xuất mắc ca lớn nhất hiện nay.

Hiện tại, cây mắc ca ở Trung Quốc vẫn cho sản lượng thấp do non tuổi. Khoảng 70% - 80% trong tổng số mắc ca trồng ở Trung Quốc tập trung tại tỉnh Vân Nam với tổng số cây là khoảng 6 triệu cây.

Thách thức chủ yếu về trồng mắc ca tại đây là khí hậu và địa hình. Về địa hình, phần lớn mắc ca ở Vân Nam trồng trong cao độ từ 700 – 1.200m, cao hơn ở Úc. Địa hình này có độ ẩm cao hơn và khả năng có vấn đề trong mùa đông với tình trạng băng tuyết.

Viện Cây trồng nhiệt đới tỉnh Vân Nam đã có chương trình phát triển Mắc ca từ năm 1993. Hiện nay, Viện đã có 20 nghiên cứu viên chuyên sâu về mắc ca. Họ đang tìm cách tạo ra giống mắc ca cho quả vỏ mỏng, loại mà họ gọi là quả vỏ giấy (paper shell nut), có thể tách lấy hạt bằng tay. Một mục tiêu khác là tăng lượng chất béo không bão hòa trong quả hạt mắc ca.

Hiệp hội Mắc ca Vân Nam đã có kế hoạch tiến hành chuyến nghiên cứu tại Úc năm 2015 và sẽ tổ chức hội thảo quốc tế tại tỉnh này về mắc ca năm 2018. Địa phương này thậm chí còn tính việc kết nghĩa với một vùng trồng mắc ca tại Úc là thành phố Lismore, thuộc bang New South Wales.

Trung Quốc có kế hoạch nâng tổng số cây mắc ca tại Vân Nam mỗi năm là 2 triệu cây cho tới năm 2020. Hiện nay, sản lượng mắc ca của nước này là 3.500 tấn quả, tất cả đều tiêu thụ trong nước. Người Trung Quốc thích mua và dùng quả mắc ca còn nguyên hơn là loại đã tách vỏ.

Năm 2014, Úc xuất khẩu ¼ sản lượng mắc ca sang Trung Quốc, gần gấp đôi lượng xuất sang năm 2013 là 5.000 tấn.

Trung Quốc với tham vọng trở thành cường quốc mắc ca

Ông Khương Việt Hưng sưu tầm và biên dịch

Page 155: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

148KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

149

5 điều Việt Nam có thể rút ra tư chiến lược mắc ca của Trung Quốc

• Trong chiến lược phát triển mắc ca, cần hình thành một đội ngũ chuyên gia về cây mắc ca hoặc/và thành lập hẳn một viện nghiên cứu mắc ca Việt Nam.

• Phát triển mắc ca tại Tây Bắc của Việt Nam sẽ là khu vực ngay cạnh vựa mắc ca lớn nhất Trung Quốc là tỉnh Vân Nam. Châu Hồng Hà, một địa phương của tỉnh Vân Nam, nằm ngay cạnh tỉnh Lào Cai của Việt Nam, cũng là nơi có khu vực trồng cây mắc ca của Trung Quốc nên có thể thuận lợi cho các chuyến công tác nghiên cứu.

• Trong chiến lược hoặc kế hoạch phát triển mắc ca tại Việt Nam, cần xác định rõ mục tiêu phát triển giống mắc ca cho loại quả hạt như thế nào: vỏ dễ tách hay khó tách bằng tay, hàm lượng chất…

• Trung Quốc là nước có quy mô thị trường tiêu thụ mắc ca lớn, trong tương lai sẽ tiếp tục nhập khẩu mắc ca, nên mắc ca Việt Nam có triển vọng xuất khẩu sang Trung Quốc.

• Khi Việt Nam hình thành vùng trọng điểm trồng mắc ca, có thể tính tới phương án thiết lập quan hệ kết nghĩa với địa phương trồng cây mắc ca lớn của Úc hoặc nước khác.

Bảng: Tổng quan mắc ca tại Trung Quốc.

Tỉnh Diện tích trồng (ha) Sản lượng (tấn hạt)

Vân Nam 14.350 3.000

Quảng Tây 2.000 500

Quảng Đông 130 30

Tứ Xuyên 33 15

Tổng 16.513 3.500

Về Công ty TNHH Mắc ca Vân Nam

• 4 vườn ươm: 3 triệu cây giống.

• 3 trại trồng: 100.000 cây 10 năm tuổi. 200.000 cây nữa đang được trồng.

• 2 nhà máy chế biến hạt mắc ca.

• 1 nhà máy chế biến sản phẩm bán lẻ (đã chế biến được các sản phẩm thức ăn, mỹ phẩm…).

Trong đó, nhà máy chế biến hạt Mangshi công suất 1.000 tấn/năm, nhà máy Nanshan có công suất chế biến theo thiết kế là 10.000 tấn hạt/năm.

Kế hoạch 5 năm (2010 – 2015) phát triển mắc ca của Vân Nam

• 15 triệu cây

• Sản lượng hạt mỗi cây: 10 kg

Trong đó, nhà máy chế biến hạt Mangshi công suất 1.000 tấn/năm, nhà máy Nanshan có công suất chế biến theo thiết kế là 10.000 tấn hạt/năm.

Page 156: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

150KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

151

Úc là một trong những nước sản xuất mắc ca hàng đầu trên thế giới. Sự phát triển của mắc ca tại Úc có thể xem là một thành công của triết lý phát triển bền vững.

Tổng quan

Tại Úc, mắc ca được trồng chủ yếu dọc bờ biển phía Đông vùng New South Wales và phía Bắc Queensland. Tổng diện tích trồng mắc ca tại Úc lên tới hơn 18.600 ha. Những diện tích đất trồng mới phù hợp mắc ca vẫn đang được tìm kiếm, khu vực có tốc độ phát triển nhanh nhất là thành phố Bundaberg của bang Queensland. Đây cũng là nơi được kỳ vọng sản lượng sẽ tăng 40% vào năm 2020.

Hiện Úc có tổng cộng khoảng 6 triệu cây mắc ca, và khoảng 1/3 trong số đó chưa đạt được sản lượng tối đa.

Cơ cấu chủ sở hữu ở những khu vực này rất đa dạng, từ những vườn thuộc sở hữu tư nhân, doanh nghiệp cho đến những dự án đầu tư lớn của các công ty Úc.

Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp, Úc đã trở thành nhà sản xuất mắc ca hàng đầu trên thế giới trong suốt 40 năm (Tuy nhiên đến năm 2014, Nam Phi đã vượt Úc trở thành nước dẫn đầu về sản lượng mắc ca nhờ ứng dụng công nghệ cao). Nước này đóng góp hơn 30% sản lượng của toàn thế giới và xuất khẩu đến hơn 40 quốc gia.

Thị trường xuất khẩu chính của mắc ca Úc là Nhật, châu Âu, Bắc Mỹ, nhưng thị trường lớn nhất của mắc ca Úc vẫn chính là những khách hàng nội địa.

Thị trường mắc ca tại Úc có giá trị hơn 200 triệu USD mỗi năm, với sản lượng năm 2014 ước tính vào khoảng 11.400 tấn. Những cánh đồng và dây chuyền chế biến của Úc đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Mắc ca Úc có vị ngọt, bùi, sạch, đặc biệt có giá trị dinh dưỡng tốt.

Công nghiệp mắc ca Úc đầu tư khoảng 2 triệu USD/năm cho hoạt động nghiên cứu, phát triển và marketing.

Ngoài ra, nhiều khảo sát cho thấy các giống mắc ca mới được đưa vào triển khai tại Úc giúp tăng 30% năng suất so với các giống cũ.

Chuyện “3P” của công nghiệp mắc ca ÚcBà Nguyễn Phương Liên sưu tầm và biên dịch

Page 157: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

150KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

151

Phát triển bền vưng

Trong khi các nhà marketing hay nói về 4P - Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Phân phối) và Promotions (Xúc tiến thương mại), thì ngành công nghiệp mắc ca Úc cũng có 3P của riêng mình - Con người (People), Sản phẩm (Product) và Hành tinh (Planet).

Con người

Xu hướng tiêu dùng của khách hàng ngày càng khó tính. Họ muốn những sản phẩm tiện dụng, nhiều hương vị và đặc biệt họ quan tâm đến những thực phẩm an toàn, nhiều dinh dưỡng và có giá trị cao cho sức khỏe. Khách hàng cũng sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho những sản phẩm thân thiện với môi trường.

Công nghiệp mắc ca Úc đã đầu tư để tạo ra các giống cây có năng suất cao ổn định, với chất lượng hạt mắc ca giòn, ngọt, mang hương vị khác biệt nhưng tinh tế của mắc ca Úc.

Ngành cũng ứng dụng công nghệ để theo dõi quá trình phát triển của cây mắc ca và kiểm tra vi sinh vật để đảm bảo các loại hạt khi thu hoạch phải đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng cao, bảo đảm các thông số quốc tế về giá trị dinh dưỡng của mắc ca.

Sản phẩm

Trong bối cảnh sự cạnh tranh đối với mắc ca Úc ngày càng gia tăng, công nghiệp mắc ca nước này đã xác định chìa khóa để tạo ra vị thế khác biệt. Đó là những nỗ lực đem lại những sản phẩm có tính thân thiện với môi trường, thông qua việc đầu tư cho việc nghiên cứu và phát triển bền vững.

Hành tinh

Công nghiệp mắc ca Úc đang cố gắng loại bỏ những cách làm cũ gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm và môi trường. Tại bang Queensland, nông dân trồng mắc ca đã áp dụng nhiều công nghệ đột phá, nhằm vượt qua những hạn chế như đất trồng già cỗi, lượng mưa thấp…

Ngoài những hỗ trợ trực tiếp từ Chính phủ, nông dân trồng mắc ca Úc còn dành một phần doanh thu đáng kể mỗi năm để tiếp tục đầu tư nghiên cứu phát triển, như bảo tồn các loài giống gốc của mắc ca tái sinh rừng nhiệt đới để bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, kiểm soát sinh học để phòng chống sâu bệnh…, đảm bảo cho sự phát triển trong tương lai một cách nghiêm túc.

Thành quả cho những người nông dân Úc là niềm tự hào khi các sản phẩm mắc ca của nước này được hàng triệu người trên thế giới yêu thích.

Câu chuyện thành công của Úc và triết lý phát triển bền vững thông qua các hoạt động nghiên cứu công nghệ nâng cao giá trị sản phẩm, thân thiện với môi trường cũng là một trong những điều mà Nhà nước, nhà khoa học, nhà nông và các đơn vị đầu tư cần quan tâm, cho sự phát triển tương lai của mắc ca Việt.

Page 158: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

152KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

153

750

100%

195440.000

HỘ NÔNG DÂN

THUẦN CHỦNG

TẤN

1 nắm mắc ca

MỘT

CÂY M

ẮC CA

PHẢ

I MẤT

10 N

ĂM M

ỚI

CHO

RA SẢ

N PH

ẨM Ổ

N ĐỊ

NH

MẮC CA ĐƯỢC TRỒNG HÀNG NGÀN NĂM TRƯỚC TẠI ÚC VÀ ĐẾN NAY VẪN ĐƯỢC TRỒNG TẠI PHÍA BẮC NEWSOUTHWALES VÀ PHÍA NAM QUEENSLAND

CÂY MẮC CA ĐƯỢC TRỒNG LẦN ĐẦU TIÊN VÀO NĂM 1880

MẮC CA ĐƯỢC THU HOẠCH VÀ ĐƯA VÀO SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI TỬ NĂM

40Mắc ca Úc được xuất khẩu đến hơn quốc gia trên thế giới

Ăn sống Vỏ để làm chất đốt

Nấu ăn Năng lượng xanh

Làm nguyên liệu salad

Cung cấp lượng chất ẩm tuyệt vời

1/3 lượng chất thiamine

cần cung cấp hàng ngày (Vitamin B1)

12% lượng chất

khoáng hàng ngày (magnesium)

1/4 lượng manganese

(lượng enzyme, sản xuất hormone tuyến giáp)

Hạt mắc calà nguồn dinh

dưỡng tuyệt vời cho sức khỏe

BAO GỒM KHOÁNG CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG. HẠT MẮC CA CHỨA NHIỀU CHẤT BÉO

KHÔNG BÃO HÒA TỐT NHẤT CHO SỨC KHỎE.ĐƯỢC CHỌN NHƯ LÀ MỘT BIỂU TƯỢNG HƠN CẢ

“AUSSIE THONG” - MỘT LOẠI DÉP PHỔ BIẾN TẠI ÚC

Người Úc sử dụng Mắc ca như một món quả kỷ niệm quý giá và gọi chúng là “Kindal kindal”.

ĂN 30 GRAMS HẠT MẮC CA HÀNG NGÀY KHUYẾN NGHỊ NÊN DÙNG BỞI NHỮNG CHUYÊN GIA DINH DƯỠNG CỦA ÚC

Hạt Mắc ca có thể bảo quản

hơn 6 tháng trong tủ lạnh được bọc kín

Page 159: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

152KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

153

Danh sách và đặc trưng các giống mắc ca đa có ở Việt Nam

1. Giống A4

Năm 1980, tuyển từ giống A4 cây thực sinh, là giống được trồng phổ biến ở Úc từ năm 1987. Cây ra quả sớm, sản lượng cao, tuổi 4 đã cho sản lượng 0,85 kg/cây, tuổi 12 cho sản lượng 23,5kg/cây. Cây chống chịu gió tốt, cây có hoa quả sớm hơn các giống khác. Có hiện tượng ra hoa mấy đợt nhưng quả chín thì cùng một lúc, thời gian thu hoạch ngắn, không có hiện tượng quả chín treo trên cây. Nhân hạt to, chất lượng cao, dễ chế biến. Nhân thường đạt 3,6 - 3,8g, tỷ lệ nhân đạt 43% - 47%, nhân cấp 1 đạt 99 - 100%. Nhược điểm là nhiều hoa không tự thụ phấn, phải trồng xen với giống khác trong cùng lô để hoa thụ phấn chéo, như vậy sẽ cho sản lượng cao. Vỏ hạt hơi mỏng nên dễ bị chuột phá hoại.

2. Giống A16

Năm 1981, tuyển từ cây D4 hậu thế, là một trong những giống trồng phổ biến ở Úc từ sau năm 1987. Tán cây thẳng, chịu gió, thích hợp trồng dầy. Khi đem trồng đại trà thấy biểu hiện rất tốt so với các giống khác. Khi cùng tuổi với A4 thì A16 cho sản lượng cao hơn A4. Nhân chất lượng cao, thường đạt 3,0g - 3,5g, tỷ lệ nhân 44% - 47%, nhân cấp 1 đạt 99% - 100%. Vỏ hạt trơn, mỏng, dễ bị chuột phá hoại.

3. Giống A38

Là giống tương đối mới của Hidden Valley từ năm 1991. Cây sớm cho quả. Hạt 6,7g, đều, nhân 2,7g, mầu kem, tỷ lệ nhân 37,5%, nhân cấp 1 đạt 98%. Thời gian hoa ngắn, quả rụng giữa mùa, nhân có thể biến mầu. Cây kích thước trung bình, cây thẳng đứng, rất mập, cần sớm tỉa cành, nhạy cảm với gió hại, tán mở. Là giống rất nhạy cảm với hoàn cảnh, có thể trồng dày, cho sản lượng cao.

4. Giống A203

Hiện còn ít trồng tại Úc. Là giống có quả sớm. Hạt 5,6g, nhân biến động, có khi thấp, hình ovan. Nhân 2,1g, đều, tỷ lệ nhân 33 - 34%, tỷ lệ nhân cấp 1 đạt 97%. Quả rụng sớm. Kích thước cây nhỏ và trung bình. Tán mở, tròn.

5. Giống A268

Là giống mới, chưa trồng phổ biến tại Úc. Là giống cho quả sớm. Hạt lớn nặng 8,2g, đều, nhân 3,4g, tỷ lệ nhân 37% - 38%, tỷ lệ nhân cấp 1 đạt 96%. Ra hoa giữa mùa hoa. Quả rụng giữa mùa rụng. Tán cây tròn đều. Cây có ngoại hình đẹp, nhân to.

6. Giống 246 (Keauhou)

Là giống đươc chọn của Hawaii từ năm 1936, đặt tên từ năm 1948. Tán cây rộng, hình cầu, phân cành nhiều, thường cành cong phía dưới, cành nhỏ đến trung bình. Lá cây tù ở đầu và hơi cong lên, viền lá lượn sóng có răng cưa, lá thường uốn cong. Quả to, hạt lớn, màu nâu. Lỗ khổng lồi ra, màu sắc nhạt hơn vỏ hạt. Bình quân hạt nặng 7,2g, bình quân nhân 2,8g, tỷ lệ nhân 39%, nhân cấp 1 đạt 85%. Sản lượng cao, nhưng cũng tùy từng vùng trồng mà sản

Page 160: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

154KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

155

lượng chênh lệch nhiều. Tại Úc, sản lượng có thể đạt 36,5kg/cây, tỷ lệ nhân 39,2%. Khả năng chịu gió kém hơn các giống khác.

7. Giống 344 (Kau)

Là giống được chọn từ năm 1935, đặt tên từ năm 1971. Tán cây thẳng, cành mọc to, chia cành ít. Lá dài viền lá uốn ít răng cưa, đầu lá uốn lên. Quả trung bình, nhân có chất lượng rất tốt. Tại Hawaii hạt to 7,6g, nhân 2,9g, tỷ lệ nhân 38%, nhân cấp 1 đạt 98%. Giống này cho sản lượng cao, chống chịu tốt, thích hợp trồng dày, trồng nơi mát mẻ, chịu lạnh hơn giống 246. Vào mùa hạ nóng, những chồi mới biến màu vàng hoặc nhạt. Cành cây thô, sức phân cành kém. Vì vậy, muốn cho sản lượng cao thì phải thường xuyên cắt tỉa ngắn những cành cho quả.

8. Giống 508 (Kakea)

Là giống của Hawaii chọn năm 1936, định tên năm 1948. Tán lá rộng nhọn hình chùy. Lá ít răng cưa, lượn sóng. Cành khỏe, đốt ngắn, lá mọc cụm ở đầu cành. Quả trung bình, hình tròn, lỗ khổng trung bình. Tại Hawaii hạt trung bình đạt 7g, nhân 2,5g, tỷ lệ nhân 36%, nhân cấp 1 đạt 90%. Đây là giống có sản lượng cao nhất của Hawaii. Giống này thích hợp trồng ở nơi lạnh, mát mẻ.

Tại Bắc Thái Lan nơi có độ cao trên 800m đã trồng giống 508 từ nhiều năm nay, sản lượng đạt 25kg/cây lúc 12 tuổi. Tại Đắk Lắk, Viện khoa học kỹ thuật nôngnâm Tây nguyên trồng khảo nghiệm giống 508 thấy kết quả sinh trưởng khá, lúc 6 tuổi cao 5,5m, tán 4,4m, đường kính 15cm, hạt 6,6g/hạt, bình quân 1,6kg hạt/cây.

9. Giống 660 (Keaau)

Là giống Hawaii chọn năm 1948, định tên năm 1966. Tán cây thẳng đứng rậm rạp, màu lá xanh thẫm. Viền lá uốn lượn, có răng cưa vừa phải, đầu lá tròn, có khi hơi nhọn, gân giữa của lá có thể nhìn rõ. Quả hơi nhỏ, màu nâu đậm, trơn, hình tròn, có một rãnh nhỏ ngoài vỏ, có một số chấm tròn, vết dài gần lỗ khổng của hạt. Tại Hawaii, hạt bình quân 5,7g, nhân 2,5g, tỷ lệ nhân 44%, nhân cấp 1 đạt 97%. Tính chống chịu tốt, quả chín sớm, tập trung. Đây là một giống tốt của Hawaii. Ở phía Nam Trung Quốc giống này phát triển thất thường, không được khuyến cáo phát triển so với các giống khác.

10. Giống 695 (Beaumont)

Là giống lai, thích hợp trồng vùng lạnh, mát mẻ, là giống trồng chủ yếu tại California, Hoa Kỳ hay Nam Phi. Sản lượng rất cao, có thể đạt 10 tấn/ha. Tỷ lệ nhân 39%, nhân cấp 1 đạt 95% - 100%. Bộ rễ phát triển tốt, cây sinh trưởng khỏe. Đặc biệt, giống 695 hoa có màu hồng tím rất đẹp. Tại Nam Phi, thường dùng phương pháp hom để phát triển trồng giống 695. Tại Trạm Giang, Quảng Đông (Trung Quốc) giống 695 chịu gió khá tốt, sản lượng trung bình, bị chuột hại nặng. Tại Kim Quang, Quảng tây có một diện tích rộng trên 20 ha trồng giống 695. Giống sinh trưởng tốt đã có tuổi trên 15 năm, sản lượng cao, cho quả sớm.

11. Giống 741

Là giống của Hawaii chọn ra năm 1957, đặt tên năm 1977. Thân cây thẳng đứng, dày đặc, cành to, phân cành vừa phải. Lá viền ít răng cưa, đầu lá hình ba góc. Quả vào loại trung bình, rất tròn, tại Hawaii hạt trọng lượng bình quân 6,5g, nhân bình quân 2,8g, tỷ lệ nhân 43%, nhân cấp 1 chiếm 98%, có màu sắc rất đẹp. Là giống cao sản tại Hawaii, trồng tại nơi có độ cao thì có sản lượng cao hơn các giống khác. Tại Quảng Đông, giống 741 cũng cao sản và ổn định.

Page 161: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

154KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

155

12. Giống 788 (Pahala)

Là giống Hawaii chọn năm 1963, định tên năm 1981. Thân cây thẳng đứng, cành lớn, lá lớn lượn sóng, viền lá uốn cong, đầu lá ít gai. Đây là giống cho quả sớm và cao sản, quả chín sớm. Tại Hawaii, hạt có trọng lượng bình quân 6,5g, nhân 2,8g, tỷ lệ nhân 43%, nhân cấp 1 chiếm 96%. Đây là giống được Hawaii chọn trồng vườn cây thương mại. Tại các tỉnh phía Nam Trung Quốc, giống 788 cũng cho quả sớm, sinh trưởng tốt, cho thu hoạch cao.

13. Giống 800 (Makai)

Là cây Hawaii chọn năm 1967, định tên năm 1977. Là hậu thế của giống 246 thực sinh. Là cây thích hợp trồng ở nơi có độ cao thấp tại Hawaii. Ngoại hình, đặc tính quả hạt nhân gần giống 246. Tán cây 800 hình tròn, cành khỏe hơn giống 246, sức phân cành kém hơn giống 246. Lá dài , viền lá cong lượn có nhiều răng cưa, quả lớn hơn 246. Tại Hawaii, quả nặng 8g, nhân 3,2g, tỷ lệ nhân 40%, nhân cấp 1 đạt 97%. Chất lượng nhân rất tốt. Tại Hawaii, 800 là giống được trồng nhiều hơn 344. Tuy nhiên giống này đưa sang Úc và Nam Trung Quốc thì thấy sản lượng kém.

14. Giống 816

Là giống mới tại Úc, chưa thấy trồng nhiều. Quả chín muộn, hạt 6,9g, tròn màu xanh nhợt, nhân 2,9g, tỷ lệ nhân 42% - 45%, nhân cấp 1 chiếm 96% - 98%. Thân cây trung bình, tán rộng, rậm vừa, lá màu xanh nhạt, viền không có gai. Sản lượng biến thiên ở những chỗ trồng khác nhau, dễ bị sâu bệnh phá hoại. Cần chăm sóc cẩn thận và bón phân.

15. Giống 842

Là giống tương đối mới. Mới được trồng phổ biến từ giữa những năm 1990 sau khi đã trồng khảo nghiệm. Là giống sớm cho thu hoạch, có sản lượng cao, dễ bị tổn thương so với những giống khác nếu bị nóng nhiều..

Hạt 5,8g, đều, hơi có hình ovan, nhân 2,1 - 2,5g, tỷ lệ nhân đạt 36% - 41%, nhân cấp 1 đạt 94% - 98%. Hoa nhiều và lâu dài, thời gian quả rụng chậm và dài, có khoảng 10% quả nảy mầm trên cây. Tán cây trung bình rộng, lúc cây còn non thì tán thưa, đến lúc trưởng thành thì tán dày. Là giống quý nhưng ở Úc không bằng giống 816 và 849. Là giống thích hợp trồng ở vùng có nhiệt độ hơi ấm nóng.

16. Giống 849

Là giống tương đối mới của Úc, mới bắt đầu phổ biến khoảng giữa những năm 90. Giống chín muộn, sản lượng cao ở New South Wales và Queensland. Hạt to 6,4g, nhân đều, nhân 2,8g, tỷ lệ nhân 40 - 48%, nhân cấp 1 đạt gần 95%, chất lượng rất tốt. Hoa nở chậm, quả rụng chậm, khoảng 10% quả chín treo trên cây, nảy mầm. Cây kích thước trung bình, tán cây rất rậm rạp. Sản lượng tốt tỷ lệ nhân cao. Quả rụng chậm nhưng còn sớm hơn 842 và Dadow, nhược điểm chính là một số nảy mầm trên cây. Vỏ màu sẫm.

17. Giống OC

Là giống lai hậu thế của giống D4. Giống cho sản lượng cao, 5 tuổi cho sản lượng 4,35 kg/cây, 9 tuổi cho sản lượng 13 kg/cây. Nhân vào loại trung bình, hình thái đẹp, phẩm chất rất tốt, dễ chế biến tinh chế. Hạt nặng 5,1 - 7,5g, nhân bình quân 2,0g, tỷ lệ nhân 39,9% - 41,8%, nhân cấp 1 đạt 94,2% - 99,3%. Đến lúc cây già thì hạt nhỏ dần.

Page 162: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

156KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

157

19. Giống Dadow

Hình dáng của giống này gần giống 246, tán rộng, sản lượng cao, 5 tuổi đạt 4,7 kg/cây, 9 tuổi có thể đạt 18,9 kg. Hạt 6,4g, nhân bình quân 2,4 - 2,8g, tỷ lệ nhân 31% - 36%, nhân cấp 1 đạt 90% -100%. Chịu rét tốt, có thể trồng ở nơi đất kém. Nhưng cần bón nhiều phân. Nhược điểm là chịu gió kém, thời gian rụng quả kéo dài, dễ bị sâu bệnh.

20. Giống H2

Là giống được tuyển từ năm 1948 tại Gilston, Queensland. Sản lượng cao và ổn định, lúc cây 10 tuổi có thể đạt 18 kg/cây. Tán cây thưa, thẳng, chia cành đà và khỏe, lá ngắn và rộng, giống như lồng đèn, cuống lá ngắn, viền ngoài của lá lượn sóng, ít gai hoặc không có gai. Hạt vào loại trung bình, không đều nhau. Vỏ hạt có một chỗ có nốt lõm vào. Hạt bình quân đạt 7g, nhân đạt bình quân 2,33g, tỷ lệ nhân 30% - 35%, nhân cấp 1 đạt 85% - 90%. Cây chịu gió hơi kém. Có một số quả chín rồi không chịu rụng xuống. Vỏ quả khó bóc hơn các giống khác, là giống thích hợp trồng ở nơi mát hơn. Giống H2 cây thực sinh mọc khỏe, hình thành cây đều, bộ rễ khỏe. Vì vậy tại Úc người ta chọn giống H2 làm cây gốc ghép.

21. Giống Quế Nhiệt 1 - QN1(GR1)

Là giống mới tuyển chọn của Trạm thực nghiệm Viện cây trồng Á nhiệt đới Quảng Tây Trung quốc, được nghiên cứu khảo nghiệm từ năm 1990. Có thể là từ cây thực sinh H2 sai quả tuyển chọn ra. Hạt đều, bình quân 9,2g, tỷ lệ nhân 37%, nhân cấp 1 đạt 99%. Sản lượng cao, chất lượng nhân tốt, lúc 12 tuổi có thể đạt 8 tấn hạt /ha nếu trồng mật độ 5m x 4m.

Tán cây rậm rạp, lá non bị vàng khi nhiệt độ cao. Cây thích hợp trồng nơi khí hậu mát mẻ, đất tốt.

Ngọn cây thuộc giống QN1 có hình bán nguyệt. Thân cây và các cành chính màu xám và nâu. Đỉnh có hình bán cầu. Lá cây màu xanh và có lông trong 1 số lượng nhỏ. Do vậy, nhìn nó giống như làn sóng nhỏ. Cuống lá dài khoảng 1cm. Phiến lá dài khoảng 10cm đến 14cm. Hoa nhỏ, có màu trắng sữa, mọc thành chùm trên cành. Chùm hoa dài khoảng 14cm đến 17cm, gồm 130 đến 160 bông hoa.

Hạt quả hình tròn, có điểm trắng ở đáy, nối với ống. vỏ láng mịn, sáng và có 1 vài hoa văn và vết lõm rõ ràng.

Giai đoạn vật hậu học: Không hoàn toàn có giai đoạn ngừng nghỉ, cây nảy mầm cao nếu nhiệt độ phù hợp. Ở Long Châu, Quảng Tây, cây có thể nảy chồi 4 đến 6 lần/năm. Cây ra lộc trong khoảng 10 ngày cuối tháng giêng. Hoa nở vào giữa tháng 3. Hoa tàn vào 10 ngày đầu tháng tháng 4. Cây rụng quả sinh lý đầu tiên vào đầu và giữa tháng 5, lần thứ hai vào cuối tháng 7 và đầu tháng 8. Quả chín vào giữa tháng 9. Giống QN1 phù hợp để ghép vào tháng giêng và tháng hai. Theo công nghệ ghép cây mới nhất, tỷ lệ thành công đạt 90%. Vào năm thứ hai, trung bình cây cao khoảng 173cm, độ dày trung bình của thân là 2,67cm. Cây bắt đầu đậu quả vào năm thứ 3. Tỷ lệ sản sinh hạt là 54%, nhân hạt là 37%, hạt loại 1 chiếm khoảng 99%. Hạt có kích cỡ đồng đều. Trọng lượng trung bình của hạt có vỏ là 9,2g. Cây ghép giống QN1có thể đậu quả vào năm thứ 3 và vào năm thứ 10, sản lượng trung bình của 1 cây có thể đạt trên 15kg.Cây Quế nhiệt 1 tại Sở nghiên cứu cây Nam Á nhiệt đới tại Long Châu, Quảng Tây, Trung Quốc

Page 163: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

156KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

157

Hạt mắc ca có hàm lượng dinh dưỡng cao và hương vị thơm ngon, đặc biệt thích hợp trong chế biến thực phẩm.

Thành phần dinh dưỡng của hạt gồm: 78,2% chất béo, 10% hợp chất đường, 9,2% hợp chất đạm (protein), 0,7% muối khoáng, vitamin B6: 16mg/kg; 1,2 mg/kg vitamin B1... So với các loại hạt khác, mắc ca có lượng chất béo cao hơn và protein thấp hơn.

Chúng có lượng chất béo không bão hòa đơn cao nhất trong số các loại hạt và chứa xấp xỉ 22% a xít omega - 7 palmitoleic - loại axít có các tác dụng sinh học tương tự như chất béo không bão hòa đơn. Ngoài ra, còn chứa 9% protein, 9% carbohydrate, 2% khoáng chất, cũng như các chất như calcium, phosphorus, potassium, sodium, selenium, sắt, thiamine,…

Dưới đây là những tác dụng tuyệt vời mà

mắc ca đem lại cho con người:

Cải thiện sức khỏe tim mạch: Các cuộc nghiên cứu trong nhiều thập kỷ qua đã chỉ ra, hạt mắc ca có vô số lợi ích đối với trái tim và hiệu quả hơn bất cứ loại quả nào trên trái đất. Có điều này là do hạt mắc ca có nhiều axit béo omega 3, khoáng chất, vitamin và chất chống oxy hóa. Nghiên cứu về dược học đã chỉ ra rằng ăn một lượng nhỏ hạt mắc ca mỗi ngày có thể làm giảm lượng LDL (loại cholesterol có hại trong máu) mà không làm giảm lượng HDL (loại cholesterol có lợi trong máu).

Tổ chức Y tế thế giới ước tính, hằng năm có đến 17,2 triệu người tử vong do các bệnh liên quan đến tim mạch và số người bệnh tích lũy ngày một nhiều. Tại Việt Nam, các nghiên cứu cho thấy, nếu như những năm 1970 chỉ có khoảng 2% người lớn bị tăng huyết áp thì những năm 1990 là 11% và

Nhưng giá trị dinh dưỡng nổi bật của nhân mắc ca

Page 164: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

158KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

159

những năm đầu 2001 là 16%. Những nghiên cứu gần đây trong giai đoạn 2003 – 2008 có tới 25,1% người trưởng thành mắc bệnh tăng huyết áp. Đối với tỷ lệ tăng huyết áp, theo một điều tra dịch tễ học về tăng huyết áp tám tỉnh thành trong toàn quốc thì tỷ lệ tăng huyết áp ở nam và nữ là 39,3% và 60,7%.

Như vậy phát triển cây mắc ca không chỉ giải quyết vấn đề nông nghiệp, công nghiệp mà còn có ý nghĩa rất lớn đối với lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe.

Khẩu phần ăn kiêng, giảm cân an toàn: Nhờ lượng dầu trong nhân của hạt mắc ca có lên tới 78%, và trong dầu của mắc ca có trên 87% là axit béo không no, trong đó có nhiều loại mà cơ thể con người không tự tổng hợp được, khi ăn vào giảm được cholesterol, nên đây là loại hạt rất có lợi cho sức khỏe. Hàm lượng protein trong nhân có tới 9,2%, gồm 20 loại axit amin trong đó có 8 loại axit amin cần thiết cho cơ thể con người.

Ăn đều đặn hạt mắc ca với một khẩu phần cân đối sẽ không làm tăng cân hoặc béo phì.

Tốt cho phụ nữ mang thai và trẻ em: Trong nhân mắc ca có chứa nhiều chất khoáng, nhiều loại vitamin, Omega-3… rất có lợi cho bà bầu và trẻ em. Hạt mắc ca giúp cung cấp nguồn năng lượng dồi dào với hàm lượng calo cao gấp đôi so với các loại hạt khác. Người mẹ mang thai ăn loại quả này sẽ giúp cho khẩu phần ăn của mình thêm phong phú và góp phần tích lũy năng lượng cho thai nhi.

Nguyên liệu cho ẩm thực: Nhân hạt mắc ca có vị béo, ngọt, giòn tan, trung hòa gia vị làm cho món ăn thêm đậm đà, thường được dùng để ăn sống, luộc hoặc xào nấu. Nhân hạt có mùi thơm nhẹ, có thể dùng làm nhân bánh ngọt, nhân chocolate, kem, bánh hộp, hoặc ăn trực tiếp ở dạng đồ hộp rất được ưa chuộng ở Mỹ, Châu Âu.

Từ lâu mắc ca đã được đưa lên bàn ăn của các gia đình giàu có hoặc yến tiệc sang trọng. Nhân mắc ca sau khi chiên ăn rất ngậy, bùi, có hương vị của bơ, là một loại thực phẩm cao cấp, ngon, bổ, giàu chất béo, giàu nhiệt năng, dùng để chế biến nhân bánh, chocolate, nước uống… góp

phần tạo nên hương sắc mới lạ và làm tăng giá trị cho món ăn.

Tác dụng làm đẹp da: Bên cạnh những đóng góp to lớn trong ẩm thực, mắc ca còn là một sản phẩm làm đẹp cao cấp. Dầu mắc ca rất được yêu thích trong lĩnh vực chăm sóc da.

Một số sản phẩm dầu gội đầu hoặc chăm sóc da có chứa các hoạt chất chiết suất từ nhân mắc ca thường có giá cao hơn các chế phẩm cùng loại không có hoạt chất từ mắc ca khoảng 1,5 đến 2 lần và có giá gấp khoảng 15 đến 20 lần so với các sản phẩm thông thường.

Dầu mắc ca được đánh giá cao vì có chứa khoảng 22% các axit omega-7 palmitoleic, dầu mắc ca là giải pháp thay thế dâu chồn - một trong những “thần dược” cho làn da phụ nữ. mắc ca còn được xem là một trong những loại hạt giúp các chị em có thể thoải mái ăn vặt trong quá trình ăn kiêng.

Hàng ngày vào buổi sáng và buổi chiều ăn từ 4 - 5 hạt mắc ca sẽ làm cho làn da mịn màng, tươi trẻ, giảm được cholesterol, giúp lưu thông mạch máu, giảm tích tụ mảng bám trong mạch máu và chống lão hóa rất tốt đắc biệt giúp bổ sung một lượng lớn hàm lượng calo cần thiết cho cơ thể.

Page 165: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

158KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

159

Giá trị dinh dưỡng %Năng lượng 718 calo 36%Carbohydrates 13,82 g 10,50%Protein 7,91 g 14%Chất beo 75,77 g 253%Cholesterol 0 mg 0%Chất xơ 8,6 g 23%Vitamin Folates 11 mcg 3%Vitamin B-3 2,473 mg 15%Pantothenic acid 0,758 mg 15%Vitamin B-6 0,275 mg 21%Vitamin B-2 0,162 mg 12%Vitamin B-1 1,195 mg 100%Vitamin A 0 IU 0%Vitamin C 1,2 mg 2%Vitamin E 0,24 mg 1,50%Chất điện phân Natri 5 mg 0%Kali 368 mg 8%Khoáng chất Canxi 85 mg 8,50%Đồng 0,756 mg 84%Sắt 3,69 mg 46%Magiê 130 mg 32,50%Mangan 4,131 mg 180%Phốtpho 188 mg 27%Selen 3.6 mcg 6,50%Kem 1,30 mg 11%Phyto-sterol 116 mcg --β-sitosterol 108 mcg --

Nguồn: Hệ thống dữ liệu dinh dưỡng quốc gia USDA

Page 166: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

160KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

161

Các sản phẩm được làm tư mắc ca

Quả mắc ca được sử dụng là nguyên liệu đầu vào để chế tạo khá nhiều thành phẩm với giá trị kinh tế cao:

- Thưc phẩm: Nhân mắc ca với hàm lượng dinh dưỡng cao và vị ngọt, bùi, béo, thơm ngon, hấp dẫn rất được ưa chuộng để chế biến thực phẩm. Nhân mắc ca có thể được ăn trực tiếp sau khi được rang khô hay làm nguyên liệu để làm bánh, mứt, sô-cô-la, kem,…

- Dầu ăn mắc ca được coi là một trong những loại dầu tốt nhất cho sức khỏe; thậm chí dầu ăn mắc ca còn tốt hơn cả dầu ôliu tuyệt đối tinh khiết.

+ Ngoài thành phần chất béo Omega-3 cao, dầu ăn mắc ca còn có điểm khói lên tới 210°C mà không bị mất đi các giá trị dinh dưỡng và vị bùi của hạt dẻ. Trong khi đó dầu ôliu tuyệt đối tinh khiết chỉ có điểm khói dao động từ 165°C - 190°C.

+ Khi nấu ở nhiệt độ cao, cần phải sử dụng dầu ăn có điểm khói trên 204°C, nếu không các chất béo sẽ bắt đầu bị phá hủy và sản sinh ra acrolin, một gốc tự do hóa học có hại làm thức ăn có mùi hăng và vị khét.

- Sản phẩm chăm sóc da: Chế phẩm từ mắc ca rất được yêu thích trong lĩnh vực chăm sóc da. Với thành phần 60% oleic acid, một loại acid béo với kết cấu dày, đặc; chế phẩm từ mắc ca có khả năng bổ sung độ dưỡng ẩm cao. Vì vậy, mắc ca sẽ phù hợp với những làn da khô bẩm sinh và da ở độ tuổi lão hoá, bong tróc, khô nhăn.

- Sản phẩm chăm sóc tóc: Chế phẩm từ mắc ca còn được sử dụng để chăm sóc tóc. Mắc ca không chỉ có tác dụng chữa trị tóc hư tổn, chẻ ngọn mà còn thúc đẩy sự mọc tóc và làm bóng tóc.

- Nuôi ong lấy mật xuất khẩu: Lá cây mắc ca xanh đậm và bóng, có loài có viền răng cưa. Hoa rất nhiều, lên tới hàng trăm hoa trên mỗi chuỗi hoa và dài 15 - 30 cm. Loài hạt mắc ca nhẵn có hoa màu trắng sữa, loài hạt mắc ca nhám có hoa màu hồng phai. Mùa hoa kéo dài gần 2 tháng, hương thơm ngào ngạt nên có thể kết hợp nuôi ong lấy mật và đó cũng là mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao, thu về nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước.

Page 167: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

160KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

161

Ảnh: Các sản phẩm và thương hiệu liên quan mắc ca

Page 168: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

162KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

163

Một số hình ảnh về sản phẩm mắc ca

Rang, ăn khô Bánh kẹo

Sa lat Chocolate

Dầu Macadamia

Sản phẩm làm đẹp cho tóc Mỹ phẩm

Page 169: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

HỘI THẢO

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

162KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

163

Page 170: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

164KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

165

1. Mắc ca là gì?

Mắc ca (tên khoa học là Macadamia) là tên một chi cây thân gỗ có nguồn gốc từ Úc. Thế kỷ 19, nhà thực vật học người Đức có tên Ferdinand von Mueller đã khám phá ra mắc ca và đặt tên loại cây này theo tên của một người bạn là Dr. John McAdam.

Nhưng trước đó hàng ngàn năm, thổ dân tại Úc đã biết dùng hạt mắc ca như là một nguồn thực phẩm quý. Mắc ca bắt đầu cho thu hoạch hạt sau 5 năm trồng, kéo dài từ 50 đến 60 năm. Đây là loại cây chịu khí hậu mát, mưa ẩm và khô hạn xen kẽ. Sinh trưởng thích hợp trong điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, có khả năng chịu hạn cao đồng thời chịu được mưa ẩm.

Mắc ca có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau: từ đất sét mùn pha cát, đất đỏ bazan hoặc các loại đất có nguồn gốc núi lửa, đất có lẫn đá ong đến đất sét nặng. Cây chịu được lượng mưa có biên độ lớn, trung bình từ 700mm - 3.000 mm. Độ cao thích hợp so với mặt biển từ 300 - 1.200 m. Nhiệt độ thích hợp từ 120C - 320C .

2. Ưu điểm nổi bật nhất của mắc ca?

- Loại hạt ngon nhất, nhiều dinh dưỡng nhất trong các loại quả hạt

78% hàm lượng dầu tự nhiên

87% axit béo không no

20 axit amin thiết yếu

- Loại hạt có vỏ cứng nhất với độ dày là 2mm - 5 mm

- Loại hạt có nhiều công dụng nhất

• Chế biến món ăn với hương vị ngọt, bùi, béo.

• Công nghệ mỹ phẩm. Hạt mắc ca có thể chế biến thành nhiều loại sản phẩm thuộc các ngành hàng thực phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng… Đặc biệt, trong công nghiệp mỹ phẩm hiện nay, dầu chiết xuất từ hạt mắc ca đang được coi là “thần dược” cho làn da phụ nữ.

• Tốt cho sức khỏe, đặc biệt là phụ nữ mang thai và trẻ em, với nguồn năng lượng dồi dào, hàm lượng calo cao gấp đôi so với các loại hạt khác. Mặc dù có hàm lượng dầu cao, nhưng trên 80% trong số đó là chất béo đơn, chưa bão hòa, rất lợi cho sức khỏe và có thể làm giảm các bệnh về tim mạch, huyết áp.

- Ngoài hạt là sản phẩm chính, vỏ quả mắc ca có thể được nghiền làm thức ăn gia súc, trong khi vỏ hạt có thể dùng làm nhiên liệu, hoặc nghiền làm vật liệu hữu cơ.

3. Mắc ca hiện được trồng ở nhưng đâu trên thế giới?

Đứng đầu về diện tích và sản lượng mắc ca hiện là Úc, Mỹ và Nam Phi, ngoài ra còn Brazil, Costa Rica, Israel, Kenya, Bolivia, New Zealand, Colombia, Guatemala, Malawi, Trung Quốc…

Một số hỏi/đáp về mắc caPHỤ LỤC 1

Page 171: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

164KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

165

4. Vùng nào ở Việt Nam có thể trồng được mắc ca? Kết quả trồng thế nào?

Cây mắc ca đã được chính thức trồng thử nghiệm tại Việt Nam từ hơn một thập kỷ trước. Các đánh giá cho thấy Tây Nguyên và Tây Bắc là hai khu vực thích hợp nhất để trồng mắc ca tại Việt Nam, đặc biệt là Tây Nguyên.

Việc trồng thử nghiệm đã đem lại những kết quả khả quan với năng suất khá cao, đạt 20kg quả/cây, chỉ đứng sau Mỹ (29kg quả/cây), trung bình đạt 3 tấn/ha.

Cũng tại Tây Nguyên, tính đến tháng 9/2014, diện tích trồng mắc ca tại Kon Tum: 50 ha, Gia Lai: 80 ha, Đắk Lắk: 500 ha, Đắk Nông: 600 ha và Lâm Đồng: 400 ha.

5. Cung - cầu và giá mắc ca trên thị trường thế giới hiện thế nào?

Đến nay tổng diện tích trồng cây mắc ca mới chỉ đạt 80.000 ha và nguồn cung đến 2020 dự tính mới chỉ đáp ứng 25% - 30% nhu cầu. Nguyên nhân do quỹ đất phù hợp yêu cầu sinh thái của cây mắc ca bị hạn chế.

Năm 2013, giá hạt mắc ca được ghi nhận dao động trong khoảng 2,5 - 3 USD/kg.

6. Nhưng lý do nào để mắc ca nên trở thành cây chiến lược của Việt Nam?

- Mắc ca là cây có giá trị kinh tế cao, đặc biệt khi so sánh giá trị kinh tế của mắc ca với các loại cây công nghiệp khác.

STT Loại cây Sản lượng (tấn/ha, cây trưởng thành)

Giá bán (triệu đồng/tấn)

Tổng doanh thu (triệu đồng/ha)

1 Cà phê 2,03 40 81,2

2 Ca cao 1,0 41 41

3 Hồ tiêu 2,15 170 365,5

4 Hạt điều 3 - 4 25 75-100

5 Mắc ca 4,4 60 264

- Khí hậu và thổ nhưỡng của một số vùng tại Việt Nam như Tây Nguyên và Tây Bắc được nhiều chuyên gia đánh giá là phù hợp với mắc ca. Đây là điều kiện tiên quyết đối với sự phát triển của cây mắc ca, và không nhiều khu vực trên thế giới nhận được sự ưu đãi này của thiên nhiên.

- Sau 10 năm trồng thử nghiệm mắc ca, kết quả được ghi nhận tốt. Qua đó, Việt Nam cũng đã tích lũy được một số kinh nghiệm nhất định trong việc trồng cây mắc ca.

- Khu vực Tây Nguyên có tình hình giao thông thuận lợi tới các khu vực tiêu thụ là các thành phố lớn và các cảng biển (Quy Nhơn, Nha Trang, Đồng Nai), rất phù hợp để phục vụ xuất khẩu khi xét về mặt chiến lược, mắc ca được định hướng là mặt hàng xuất khẩu.

- Mắc ca có thể trồng xen với cà phê, đáp ứng được yêu cầu cần có bóng mát của cây cà phê. Cà phê đang thu hoạch cũng có thể trồng xen cây mắc ca, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế cho người trồng.

- Nguồn nhân lực tại địa bàn Tây Nguyên tương đối dồi dào, chi phí nhân công lao động thấp hơn nhiều so với một số nước đang phát triển cây mắc ca như Úc, Nam Phi... nên chi phí sản xuất giảm, tăng lợi nhuận cho người trồng mắc ca.

Page 172: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

166KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

167

7. Nhà nước và Chính phủ đa có cơ chế, chính sách nào ủng hộ mắc ca chưa?

Cây mắc ca đang được Nhà nước và Chính phủ đặc biệt quan tâm.

Nghị định 210/2013/NĐ-CP quy định: các dự án trồng cây mắc ca có quy mô từ 50 ha trở lên được ngân sách Nhà nước hỗ trợ 15 triệu đồng/ha để xây dựng đồng ruộng, cây giống. Hỗ trợ xây dựng cơ sở sản xuất giống cây mắc ca quy mô 500.000 cây giống/năm trở lên, mức hỗ trợ tối đa 70% chi phí đầu tư/cơ sở đã có hiệu lực từ năm 2014. Mới đây Thông tư 05/2014/TT-BKHĐT hướng dẫn nghị định nói trên cũng đã được ban hành.

Tuy nhiên, cây mắc ca vẫn chưa được coi là cây chiến lược ở tầm quốc gia nên chưa có riêng chính sách cho loại cây công nghiệp này.

8. Hiện cung mắc ca nhỏ hơn cầu, nhưng liệu có đơn giản là cứ trồng mắc ca là có lợi nhuận?

Mắc ca là một thị trường tiềm năng lớn với cầu hiện gấp 4 lần cung. Đây dĩ nhiên là một “tiền đề” quan trọng, nhưng không hẳn là quyết định tới việc cứ trồng là thắng.

Để không những thắng mà còn thắng lớn, Việt Nam cần xây dựng một chiến lược tổng thể để phát triển mắc ca trên cơ sở sử dụng các thế mạnh nội lực (tài nguyên, nhân công…) cũng như tận dụng ngoại lực bên ngoài (chuyên gia, trình độ quản lý, công nghệ,..). Việt Nam cũng cần đúc rút bài học kinh nghiệm từ những mặt hàng xuất khẩu khác như lúa, cà phê, điều….để xây dựng chiến lược phát triển mắc ca bài bản ngay từ đầu, đặc biệt chú trọng ứng dụng công nghệ cao trong chế biến và xây dựng thương hiệu chung cho “mắc ca Việt Nam” .

9. Tại sao nông dân/chủ trang trại/doanh nghiệp tại Tây Nguyên và Tây Bắc có thể xem việc đầu tư trồng mắc ca là cơ hội tốt?

Giá thành của các sản phẩm từ cây mắc ca tại Việt Nam cũng như trên thế giới đang ở mức cao, do đó thời gian hoàn vốn, tạo lợi nhuận sẽ nhanh hơn so với việc đầu tư phát triển các giống cây khác.

Cụ thể, chi phí 1 cây giống hiện nay dao động từ 70.000 - 80.000 đồng. Tổng chi phí trồng mắc ca trong 4 năm đầu xấp xỉ 70 - 120 triệu đồng/ha đối với hộ gia đình và 155 - 200 triệu đồng/ha đối với doanh nghiệp.

Đến năm thứ 5, người trồng bắt đầu có doanh thu từ việc bán hạt mắc ca. Hộ gia đình sẽ bắt đầu thu được lợi nhuận vào năm thứ 6 và doanh nghiệp là năm thứ 7.

Đặc biệt, đối với khu vực Tây Nguyên, cây mắc ca còn có thể là cây bóng mát cho cây cà phê, trong khi cà phê sẽ là nguồn thu nhập của hộ nông dân trong khoảng 4 năm đầu khi mắc ca chưa tạo ra lợi nhuận.

10. Cụ thể hơn, thu nhập dư kiến của người đầu tư trồng mắc ca se như thế nào?

Năng suất hạt mắc ca ở Việt Nam trung bình đạt 3 tấn/ha, với giá trung bình 60.000VND/kg sẽ đem lại thu nhập từ 200 - 250 triệu đồng/ha.

Chi phí sản xuất 5 năm đầu là 120 - 170 triệu đồng/ha, nhưng các năm sau chi phí giảm xuống chỉ còn 15 triệu đồng/ha.

Nếu chế biến đóng gói và sản xuất ra các loại thức ăn như: bánh, kẹo, đồ hộp thì giá trị có thể tăng thêm từ 3 đến 20 lần.

Dưới tất cả các hình thức trồng mắc ca: trồng thuần (mật độ trồng 312 cây/ha) và trồng xen canh (mật độ trồng 187 cây/ha), tới năm thứ 5 khi cây bắt đầu cho thu hoạch là doanh thu đã đủ để bù đắp chi phí phát sinh trong năm.

Page 173: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

166KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

167

Vì hộ gia đình có chi phí đầu tư ban đầu thấp hơn nhiều so với doanh nghiệp (chi phí của hộ gia đình từ 114 - 167 triệu đồng/ha còn chi phí của doanh nghiệp từ 216 - 299 triệu đồng/ha) nên hộ gia đình hoàn vốn đầu tư được sớm hơn (trong 6 năm) so với doanh nghiệp (trong 7 năm). Từ năm thứ 7 trở đi (đối với hộ gia đình) và năm thứ 8 trở đi (đối với doanh nghiệp), doanh thu đã có thể ổn định ở mức cao và thu được lợi nhuận.

11. Nhu cầu nước của mắc ca so với cà phê thế nào, nhất là khi nước vẫn là vấn đề lớn với Tây Nguyên?

Khả năng chịu hạn của mắc ca tốt hơn cà phê, vì vậy nhu cầu nước không nhiều bằng cà phê.Hơn nữa, Tây Nguyên không hẳn là thiếu nước vì lượng nước mưa vẫn tương đối dồi dào. Vấn đề cần cải thiện là xây dựng các hồ chứa nước, để đề phòng hạn hán, khô cạn và sử dụng hệ thống tưới tiêu hiệu quả.

12. Mô hình nào phù hợp nhất hiện nay để phát triển mắc ca tại Tây Nguyên?

Khuyến nghị lựa chọn Mô hình kinh tế hộ vì mô hình này phù hợp với giai đoạn trồng, hái và nhà máy chế biến mắc ca tập trung đáp ứng được yêu cầu sấy khô hạt Mắc-ca. Từ đó, sản phẩm được chuyển tới các công ty chuyên thu mua, xuất khẩu cho người nông dân, đảm bảo việc bao tiêu đầu ra ổn định, giá mua có lãi hợp lý, khuyến khích người nông dân đẩy mạnh công tác phát triển trồng cây mắc ca. Các nhà xuất khẩu và hiệp hội ngành hàng đồng thời phải tăng cường tìm kiếm các đối tác xuất khẩu có uy tín thương hiệu trên thế giới từng bước giới thiệu sản phẩm và xuất khẩu vào các thị trường nhiều tiềm năng như Mỹ, Nhật, Đức, Trung Quốc, Trung Đông, Ấn Độ...

13. Thị trường tiêu thụ mắc ca lớn nhất hiện nay?

- 5 nước nhập khẩu nhân mắc ca nhiều nhất của Úc năm 2010

  Số lượng nhân( kg) Giá FOB / kg Nhân (USD) Thành tiền (USD)

Châu Âu 1.407.266 12,94 18.206.333

Nhật 903.108 13,62 12.303.077

Mỹ 745.942 11,92 8.892.766

Châu Á 634.833 13,00 8.253.197

Trung Đông 168.935 15,93 2.690.620

Tổng cộng 3.860.084   50.345.993

- 5 nước tiêu thụ nhiều nhân hạt mắc ca nhất thế giới năm 2010 (theo lượng tiêu thụ tính theo bình quân đầu người/năm)

Đất nước Dân số (người) Số lượng (tấn ) Bình quân (grams/ người )

Úc 22.500.000 3.546,0 157,6Nhật 127.400.00 1.229,1 9,6Đức 81.802.000 3.243,0 39,6Mỹ 61.702.000 536,6 8,7

Đài Loan 22.000.000 408,94 18,6

Page 174: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

168KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

169

- Thị trường tiềm năng chưa được khai phá là Ấn Độ , Trung Quốc , Hàn Quốc và Trung Đông

14. Liệu trong tương lai có cây nào tốt hơn cây mắc ca?

Hiện chỉ có các nghiên cứu nhận định mắc ca là “Hoàng hậu quả khô” với hàm lượng dinh dưỡng cao nhất trong các loại quả hạt.

Trong tương lai có thể phát hiện một loại quả tốt hơn thì là chuyện bình thường, và cũng là chuyện tốt. Nếu vậy cũng phải trải qua ít nhất là 10 đến 20 năm nghiên cứu, trồng thử nghiệm. Trong 20 năm đấy với việc mắc ca được triển khai bài bản thì đã cũng đã đem lại nhiều giá trị không chỉ về kinh tế mà còn góp phần nâng cao đời sống khu vực nông nghiệp, nông thôn, ổn định các khu vực địa chính trị như Tây Nguyên và Tây Bắc.

Page 175: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

168KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

169

Kiến nghị với Chính phủ

1. Bổ sung cây mắc ca vào nhóm cây công nghiệp chiến lược phát triển trong giai đoạn tới; Chính phủ giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm đầu mối xây dựng chiến lược quy hoạch quốc gia cho cây mắc ca.

2. Chính phủ hỗ trợ về mặt pháp lý về quyền sử dụng đất cho nông dân cũng như các chủ trương, chính sách, bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư vào cây mắc ca.

3. Đối với hộ nghèo tại vùng biên giới xa xôi có ý nghĩa về chính trị như Tây Nguyên cần có chính sách hỗ trợ đặc biệt.

4. Chính phủ cho phép thành lập Hiệp hội Mắc ca Việt Nam, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp/hộ nông dân trong quá trình phát triển trồng, chế biến và tiêu thụ hạt mắc ca ở Việt Nam.

5. Hiện đã có những quy định bước đầu về hỗ trợ vốn của Chính phủ đối với người trồng mắc ca nhưng vẫn còn chưa đủ để khuyến khích doanh nghiệp và nông dân. Thủ tục vẫn còn nặng nề và phức tạp. Tuy Nghị định 210/2013/NĐ-CP ban hành từ cuối 2013 nhưng đến nay đã trên một năm vẫn chưa thấy nơi nào triển khai.

Kiến nghị với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm đơn vị đầu mối, phối hợp với các địa phương có tiềm năng xây dựng quy hoạch chiến lược và chương trình hành động quốc gia cho cây mắc ca, nhằm phát triển cây mắc ca đồng bộ trong chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến, tiêu thụ.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm đơn vị đầu mối xây dựng bộ tiêu chuẩn pháp quy về chất lượng giống cây trồng và thành phẩm cây trồng mắc ca, cũng như bộ đào tạo hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mắc ca.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần có chính sách quy hoạch dành cho sản xuất quy mô lớn cho ngành mắc ca, khai thác chuỗi giá trị khép kín từ nghiên cứu sản xuất đến chế biến, tiêu thụ.

Kiến nghị với Bộ Công thương:

1. Bộ Công thương ban hành chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vốn, công nghệ sản xuất và chế biến cho cây mắc ca. Ban hành quy hoạch công nghiệp chế biến các sản phẩm cây công nghiệp dài ngày để các địa phương có cơ sở thu hút đầu tư.

2. Bộ Công thương xây dựng chính sách quy định tiêu chí chọn lựa đầu mối thu mua, tích trữ mắc ca để bình ổn giá thị trường: tích trữ khi sản lượng nhiều và bán ra khi sản lượng thấp.

3. Bộ Công thương thực hiện tìm kiếm thị trường và tiến hành xúc tiến thương mại cho cây mắc ca.

Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

1. Ngân hàng Nhà nước ban hành chủ trương ưu đãi về nguồn vốn để triển khai các sản phẩm tín dụng cho việc phát triển cây mắc ca, bao gồm các chính sách ưu đãi về lãi suất và kỳ hạn vay tái cấp vốn.

2. Khuyến khích các ngân hàng thương mại khác đồng hành cùng với LienVietPostBank và nông dân tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về vốn cho nông dân thông qua việc xây dựng gói cấp tín dụng đặc thù với lãi suất thấp để phục vụ việc cơ cấu giống cây trồng nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội, góp phần nâng cao mức sống của người dân và góp phần củng cố căn cứ địa chính trị của khu vực Đông Dương.

Kiến nghị, đề xuất PHỤ LỤC 2

Page 176: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

170KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

171

Kiến nghị với Ngành Bảo hiểm

Ngành Bảo hiểm xây dựng sản phẩm bảo hiểm đối với mắc ca để giúp giảm bớt thiệt hại có thể xảy ra cho cả tổ chức tín dụng cũng như người dân và doanh nghiệp trồng mắc ca.

Kiến nghị với Bộ Khoa học và Công nghệ

1. Bộ Khoa học và Công nghệ làm đơn vị đầu mối, phối hợp tổ chức ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong việc chọn giống, tạo giống có năng suất cao, phù hợp với điều kiện từng vùng sinh thái.

2. Bộ Khoa học và Công nghệ đẩy mạnh công tác nghiên cứu bảo quản giảm thiểu tổn thất sau thu hoạch cho sản phẩm như các phương pháp bảo quản, phơi khô, sấy khô, lưu trữ kho. Lựa chọn các dây chuyền công nghệ tiên tiến trong chế biến, sản xuất sản phẩm mắc ca, đón đầu công nghệ tiên tiến.

Kiến nghị với Địa phương

1. Lãnh đạo các địa phương rà soát lại quỹ đất, nhất là đất đang trồng cây cà phê thoái hóa, đất trồng các cây trồng khác hiệu quả thấp để có thể chuyển đổi sang trồng cây mắc ca, trước tình trạng thiếu quỹ đất trồng mắc ca hiện tại, trên cơ sở quy hoạch định hướng phát triển cây mắc ca vùng Tây Nguyên.

2. Lãnh đạo các địa phương phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng chương trình hành động cho cây mắc ca tại tỉnh và giám sát tiến độ quy hoạch trồng cây mắc ca tại tỉnh để đảm bảo quy hoạch đúng hướng, không bị vỡ quy hoạch. Tổ chức đào tạo cho người dân trồng cây mắc ca để giảm thiểu tối đa các rủi ro canh tác.

3. Lãnh đạo các địa phương sớm phê duyệt quy hoạch chi tiết về tái canh cây cà phê và các cây công nghiệp khác để ngành ngân hàng có cơ sở cho vay theo phương án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

4. Lãnh đạo các địa phương tổ chức đào tạo tại địa phương cho người dân trồng cây mắc ca để giảm thiểu tối đa các rủi ro canh tác.

Kiến nghị Các hộ nông dân/Doanh nghiệp trồng/ Chế biến mắc ca

1. Các tổ chức, hộ gia đình nông dân trồng cây mắc ca cần chú trọng đến chất lượng sản phẩm và ý thức được tầm quan trọng trong việc sở hữu các chứng chỉ quốc tế để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thế giới cũng như gia tăng khả năng sinh lời của sản phẩm mắc ca Việt Nam.

2. Các tổ chức. hộ nông dân cần lưu ý đầu tư đầy đủ và quản lý vườn cây tốt bởi đây là yêu cầu bức thiết đối với mọi loại cây trồng.

3. Doanh nghiệp/Hộ nông dân nên nhập cây giống ở các trung tâm nghiên cứu có uy tín và có chứng chỉ xuất xứ về nguồn gốc giống rõ ràng.

4. Doanh nghiệp chế biến cần có hệ thống và biện pháp thích hợp thu mua hạt/sản phẩm kịp thời cho nông dân, tránh xảy ra tình trạng tranh mua tranh bán như đã từng xảy ra với cà phê, làm thiệt hại cho nông dân.

Page 177: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

170KỶ YẾU HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

171

LỜI BAN BIÊN TẬPBan biên tập xin chân thành cảm ơn các chuyên gia/các doanh nghiệp đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành cuốn kỷ yếu này. Chúng tôi hy vọng các ý kiến và bài viết trong ấn phẩm sẽ đóng góp một phần quan trọng để đưa cây mắc ca trở thành cây chiến lược, nhằm hỗ trợ phát triển đời sống bà con khu vực Tây Nguyên. Đây cũng là mong muốn của các cơ quan hữu quan và các doanh nghiệp trách nhiệm với xã hội, trong đó có Công ty Cổ phần Him Lam và Ngân hàng Bưu điện Liên Việt – hai đơn vị đi đầu trong lĩnh vực hỗ trợ nông nghiệp nông thôn.

Xin chân thành cảm ơn!

Để biết thêm thông tin chi tiết về Dự án Him Lam Mắc ca Lâm Đồng, xin vui lòng liên hệ:

Ông Huỳnh Ngọc Huy – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Liên Việt, SĐT: 0982.496.889

Ông Lê Văn Liền – Giám đốc Dự án Him Lam Mắc ca Lâm Đồng, Công ty Cổ phần Him Lam, SĐT: 0913.684.692

Page 178: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào
Page 179: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

Mạng lưới là một trong những trụ cột sức mạnh của LienVietPostBank, cùng với quy mô tổng tài sản, nguồn nhân lực, hiện đại hóa và quản trị điều hành theo chuẩn mực quốc tế. LienVietPostBank tự hào là Ngân hàng thương mại cổ phần có mạng lưới lớn nhất với gần 100 Chi nhánh, Phòng Giao dịch Ngân hàng và hơn 10.000 điểm cung cấp dịch vụ tại 63 tỉnh, thành trên cả nước, chính thức mang

dịch vụ ngân hàng đến gần hơn với khách hàng.

Page 180: KY YEU MACMADIA Combined - lienvietpostbank.com.vnlienvietpostbank.com.vn/sites/default/files/images_news/KY_YEU... · Đây là những yếu tố hiếm có vùng khí hậu nào

TỔ CHỨC HỘI THẢO