Kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2017 -...

28
1 UBND TỈNH AN GIANG SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ________________ Số: 173 /BC-SGDĐT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập-Tự do-Hạnh phúc _________________________________ An Giang, ngày 22 tháng 5 năm 2017 BÁO CÁO Kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2017 __________________ A. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2017 I. Thuận lợi - Kinh tế tỉnh nhà gặp khó khăn do biến động thì trường, 02 mặt hàng chủ lực là lúa và cá tra tiếp tục gặp nhiều bất lợi về giá cả cũng như thị trường đã tác động đến tăng trưởng kinh tế, nhưng dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, điều hành của UBND tỉnh và sự nỗ lực của các ngành, các cấp, doanh nghiệp và người dân, kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục phát triển ổn định ở mức hợp lý. Mức sống của một bộ phận dân cư có bước phát triển một phần thuận lợi cho công tác xã hội hóa, và phối hợp đồng bộ các lực lượng, giải pháp nâng cao hiệu quả sự nghiệp giáo dục. - Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GDĐT), các Chương trình hành động, Kế hoạch triển khai nghị quyết, đã tạo ra một luồng gió mới, sức bật mới để GDĐT có cơ hội vươn lên, phát triển. - Ngành GDĐT tỉnh An Giang tiếp tục nhận được sự quan tâm sâu sát của Bộ GDĐT, của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh; sự hỗ trợ nhiệt tình, hiệu quả của các cấp, ngành từ tỉnh đến cơ sở. - Nhiều chủ trương mới và hướng dẫn trực tiếp từ Ngành trung ương cho công tác đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục giúp cơ sở từng bước chuyển từng hoạt động dạy – học – đánh giá phù hợp. - Đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL), GV, nhân viên (NV) của ngành hầu hết đạt chuẩn hóa về chuyên môn nghiệp vụ, đa số nhiệt tình, có tâm huyết, có ý thức tự học tập. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của các cấp học, trang thiết bị CNTT, ... tiếp tục được đầu tư bổ sung từ nguồn ngân sách nhà nước và xã hội hóa, tạo điều kiện thuận lợi để triển khai đổi mới PPDH. II. Khó khăn - Nhiều trường mầm non và phổ thông thiếu phòng học để triển khai chủ trương dạy 2 buổi/ngày, dạy bồi dưỡng, phụ đạo. Không ít trường trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT) chưa có phòng bộ môn hoàn chỉnh, thiếu trang thiết bị dạy học. Kinh phí hỗ trợ ban đầu cho Trung tâm học tập cộng động (TTHTCĐ) thực hiện chưa đều khắp. Thiết bị công nghệ thông tin (CNTT) của nhiều trường được trang bị trước đây, qua nhiều năm sử dụng, chưa được bổ sung, thay thế kịp thời. - Tình hình, nhân sự ở các cơ quan quản lý giáo dục cấp phòng, sở; tay nghề của đội ngũ còn nhiều bất cập, cụ thể: một số vị trí với nhiệm vụ kiêm nhiệm do tinh giản biên chế

Transcript of Kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2017 -...

1

UBND TỈNH AN GIANG

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ________________

Số: 173 /BC-SGDĐT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập-Tự do-Hạnh phúc _________________________________

An Giang, ngày 22 tháng 5 năm 2017

BÁO CÁO

Kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2017 __________________

A. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2017

I. Thuận lợi

- Kinh tế tỉnh nhà gặp khó khăn do biến động thì trường, 02 mặt hàng chủ lực là lúa và

cá tra tiếp tục gặp nhiều bất lợi về giá cả cũng như thị trường đã tác động đến tăng trưởng

kinh tế, nhưng dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, điều hành của UBND tỉnh và sự nỗ lực của các

ngành, các cấp, doanh nghiệp và người dân, kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục phát triển ổn

định ở mức hợp lý. Mức sống của một bộ phận dân cư có bước phát triển một phần thuận lợi

cho công tác xã hội hóa, và phối hợp đồng bộ các lực lượng, giải pháp nâng cao hiệu quả sự

nghiệp giáo dục.

- Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi

mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GDĐT), các Chương trình hành động, Kế hoạch

triển khai nghị quyết, đã tạo ra một luồng gió mới, sức bật mới để GDĐT có cơ hội vươn

lên, phát triển.

- Ngành GDĐT tỉnh An Giang tiếp tục nhận được sự quan tâm sâu sát của Bộ GDĐT,

của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh; sự hỗ trợ nhiệt tình, hiệu

quả của các cấp, ngành từ tỉnh đến cơ sở.

- Nhiều chủ trương mới và hướng dẫn trực tiếp từ Ngành trung ương cho công tác đổi

mới căn bản và toàn diện giáo dục giúp cơ sở từng bước chuyển từng hoạt động dạy – học –

đánh giá phù hợp.

- Đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL), GV, nhân viên (NV) của ngành hầu hết đạt chuẩn

hóa về chuyên môn nghiệp vụ, đa số nhiệt tình, có tâm huyết, có ý thức tự học tập. Cơ sở

vật chất, trang thiết bị dạy học của các cấp học, trang thiết bị CNTT, ... tiếp tục được đầu tư

bổ sung từ nguồn ngân sách nhà nước và xã hội hóa, tạo điều kiện thuận lợi để triển khai đổi

mới PPDH.

II. Khó khăn

- Nhiều trường mầm non và phổ thông thiếu phòng học để triển khai chủ trương dạy

2 buổi/ngày, dạy bồi dưỡng, phụ đạo. Không ít trường trung học cơ sở (THCS), trung học

phổ thông (THPT) chưa có phòng bộ môn hoàn chỉnh, thiếu trang thiết bị dạy học. Kinh phí

hỗ trợ ban đầu cho Trung tâm học tập cộng động (TTHTCĐ) thực hiện chưa đều khắp. Thiết

bị công nghệ thông tin (CNTT) của nhiều trường được trang bị trước đây, qua nhiều năm sử

dụng, chưa được bổ sung, thay thế kịp thời.

- Tình hình, nhân sự ở các cơ quan quản lý giáo dục cấp phòng, sở; tay nghề của đội

ngũ còn nhiều bất cập, cụ thể: một số vị trí với nhiệm vụ kiêm nhiệm do tinh giản biên chế

2

gây một số khó khăn trong quản lý công tác chuyên môn các đơn vị, công tác giải quyết

khiếu nại, tố cáo ở các phòng GDĐT còn khó khăn, do thiếu người phụ trách, giáo

viên tiếng Anh theo khung tham chiếu châu Âu, đội ngũ GV mầm non tư thục chưa ổn định

và chưa đáp ứng tốt yêu cầu.

- Viêc lập hồ sơ chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư có chậm, nguồn vốn bố trí còn

thiếu không đủ để thực hiện các dự án, đề án theo lộ trình, nên giản tiến độ thực hiện các

năm sau (Đề án Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia và Phổ cập giáo dục (PCGD) mầm non

cho trẻ em 5 tuổi,…).

B. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2017

I. Công tác chính trị tƣ tƣởng, tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, chấn

chỉnh kỷ cƣơng hành chính, cải cách hành chính (CCHC).

- Triển khai phối hợp các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố,

các cơ quan báo chí thông tin, tuyên truyền kịp thời đường lối của Đảng, chính sách pháp

luật của Nhà nước về kết quả đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị

quyết 29-NQ/TW và Chương trình 05-CTr/TU, các chiến lược, chính sách pháp luật về đổi

mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

- Triển khai kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Kế hoạch số

03-KH/TW của Ban Bí thư Trung ương, Hướng dẫn số 08-HD/BTGTW của Ban Tuyên

Giáo Trung ương, Kế hoạch số 13-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chủ đề “Học tập

và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” kết hợp với kiểm điểm việc thực

hiện Nghị quyết trung ương 4 khóa XII.

- Tiếp tục thực hiện Kết luận số 04-KL/TW ngày 19/4/2011 của Ban Bí thư Trung

ương Đảng (khóa IX) về kết quả thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 về tăng

cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật

của cán bộ, nhân dân. Sở GDĐT phối hợp ngành Tư pháp và các cơ quan, tổ chức liên quan

trong việc triển khai công tác PBGDPL, theo dõi THPL: Đa dạng hóa các hình thức

PBGDPL; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và các hình thức PBGDPL mới trong

công tác PBGDPL; nội dung bám sát các nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục năm 2017,

gắn với triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW; Nâng cao chất lượng công tác

PBGDPL trong nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo,

gắn với đổi mới nội dung, chương trình, sách giáo khoa; đưa công tác PBGDPL đi vào thực

chất, hiệu quả, thiết thực.

- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Quyết định số 2843/QĐ-UBND ngày 21/12/2015

của UBND tỉnh An Giang về công tác CCHC, thực hiện cơ chế một cửa đạt hiệu quả, đúng

với các tiêu chí: chuyên nghiệp, thống nhất, thông suốt, công khai, dân chủ và trách nhiệm.

Từ đó tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa cán bộ, công chức với nhân dân và nâng cao niềm tin

của người dân. Đẩy mạnh thực hiện tốt Quy chế dân chủ cơ sở gắn với cuộc vận động Học

tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Cán bộ, công chức, viên chức chấp

hành nghiêm túc nội quy, quy chế và các chuẩn mực đạo đức, kỷ cương hành chính, văn hóa

công sở; sử dụng có hiệu quả thời gian làm việc theo quy định; phấn đấu vượt qua khó

khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

3

- Triển khai thực hiện kế hoạch số 129/KH-SGDĐT ngày 29/9/2016 của Sở Giáo dục

và Đào tạo về việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí

Minh trong ngành giáo dục và đào tạo tỉnh An Giang giai đoạn 2016 – 2021. Chỉ đạo các cơ

sở tham gia tốt các hoạt động sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về

chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, gắn với Chương

trình hành động “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu

phát triển bền vững đất nước”; nâng cao chất lượng việc thực hiện phong trào thi đua “Mỗi

thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, cuộc vận động “Nói không với

tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Tiếp tục chỉ đạo lồng ghép tuyên

truyền việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho HS các trường học, cơ

sở giáo dục vào các môn học Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân, Âm nhạc, Mỹ thuật;

CBQL, GV giảng dạy tiếp tục đầu tư, nghiên cứu hướng dẫn của Bộ GDĐT để nâng cao

hiệu quả tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đối với

HS. Làm cho HS dễ dàng tiếp nhận và tự chuyển hóa thành tình cảm, hành vi, thói quen đạo

đức.

- Tiếp tục giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho HSSV thông qua Lễ

chào Cờ Tổ quốc, toàn thể cán bộ, nhà giáo, HSSV thực hiện nghiêm túc quy định hát Quốc

ca .

- Triển khai các nội dung liên quan Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng,

đạo đức, lối sống cho thanh thiếu niên, nhi đồng giai đoạn 2015 - 2020” theo Quyết định số

1501/QĐ/TTg ngày 28/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

- Thực hiện quyết định số 79/2007/BGDĐT ngày 24/12/2007; quy định tổ chức dạy

học và đánh giá kết quả học tập môn học GDQP-AN và Thông tư số 40/2015/TT-BGDĐT

ngày 19/11/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Thông tư số 18/2015/TTLT-BGDĐT-

BLĐTBXH ngày 08/9/2015 của liên Bộ GDĐT- BLĐTBXH quy định tổ chức dạy, học và

đánh giá kết quả học tập môn học Giáo dục Quốc phòng- An ninh trong các cơ sở giáo dục

nghề nghiệp, cơ sở giáo dục Đại học.

II. Tình hình thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn:

1. Thực hiện các chỉ tiêu phát triển giáo dục:

a) Quy mô trƣờng, lớp, học sinh

- Trường Mầm non: Toàn tỉnh có 04 nhà trẻ, 198 trường mẫu giáo (182 trường công

lập, 16 trường tư thục).

+ Nhà trẻ: Tổng số cháu huy động là 3.282 đạt 4,8% so với dân số độ tuổi, so với kế

hoạch đạt tỷ lệ 79,56% (3.282/4.125). Số trẻ ngoài công lập 1.649, chiếm tỷ lệ 50,24% so

với tổng số trẻ đến trường. Số trẻ dân tộc huy động được 41, chiếm tỉ lệ 1,25% so với tổng

số trẻ huy động.

+ Tổng số trẻ huy động 58.379 đạt 55,3% dân số độ tuổi, so với kế hoạch đạt tỷ lệ

104,06% (58.379/56.100). Số trẻ ngoài công lập là 5.618, chiếm tỷ lệ 9,62% (5.618/58.379).

Số trẻ dân tộc huy động được 3.484, chiếm tỉ lệ 5,97% so với tổng số trẻ.

- Toàn tỉnh có 334 trường tiểu học, giảm 05 trường công lập so với cùng kỳ năm học

trước (do sáp nhập các trường có quy mô nhỏ), trong đó có 02 trường tư thục. Ngoài ra còn

có các trường đa cấp như: Phổ thông Thực hành Sư phạm (thuộc Đại học An Giang), Trẻ

4

em Khuyết tật, Phổ thông Quốc tế GIS, Phổ thông iSchool Long Xuyên.

57 lớp so với cùng kỳ năm học trước. Số HS huy động 192.524 em, đạt 99,93% so kế

hoạch.

- Tổng số trường THCS: 156 trường (đều là trường công lập), không tăng so với năm

trước. Số trường chuyên biệt 03: Trường TEKT Tỉnh An Giang, Trường PTDTNT THCS

Tri Tôn, Trường PTDTNT THCS Tịnh Biên. Số HS THCS huy động được là 118.338, đạt

98,79% kế hoạch (88,99% dân số độ tuổi). tăng 4.549 HS so với cùng kỳ năm học trước

(113.789 HS). Số HS ngoài công lập là 124 HS, chiếm 0,1%. Số HS dân tộc huy động được

là 5.883, chiếm 4,97% tổng số HS THCS.

-Trường THPT: 51 trường (48 trường công lập, 03 trường ngoài công lập), tương

đương cùng kỳ năm học trước. Số HS THPT huy động được 45.393, đạt 93,93% so với kế

hoạch, chiếm 38,0% HS trong độ tuổi đến trường (43.040/112.812). Số HS dân tộc huy

động được 1.620, chiếm 3,0% tổng số HS THPT.

-Đầu năm học 2016-2017, t 1 trung tâm GDTX cấp tỉnh, 8 trung tâm

GDNN-GDTX cấp huyện và 3 trường trung cấp nghề (TTGDTX Châu Đốc sáp nhập vào

trường Trung cấp nghề Châu Đốc, TTGDTX Tân Châu sáp nhập vào trường Trung cấp

nghề Tân Châu, TTGDTX Mỹ Luông sáp nhập vào trường Trung cấp nghề Chợ Mới). Số

học viên theo chương trình GDTX cấp THPT được 2.199 học viên, ngoài ra TTGDTX An

Giang phối hợp với trường Cao đẳng nghề mở được 8 lớp với 280 học viên vừa học văn hóa

vừa học nghề nhằm đẩy mạnh công tác phân luồng HS sau tốt nghiệp THCS. Hiện tại các

trung tâm GDNN-GDTX và các trường Trung cấp nghề thuộc trách nhiệm quản lý của

ngành Lao động, Thương binh và Xã hội.

- 48,85% (năm

trước là 44,70%), hệ TCCN trong tỉnh có tỷ lệ trúng tuyển 63,25 % (năm trước là 50,51 %).

Số sinh viên theo học tại các trường

(tăng 1.146 học viên so với cùng kỳ năm trước)

- Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia: Đến thời điểm hiện tại, tổng số

trường học đạt chuẩn quốc gia toàn tỉnh đạt 108 trường (đạt 14,57%). T

, ..

b) Thực hiện nhiệm vụ chuyên môn

Giáo dục mầm non

- Tiếp tục giải pháp củng cố, duy trì kết quả đạt chuẩn Phổ cập giáo dục mầm non trẻ

năm tuổi.

- 100% trường mầm non thực hiện chương trình GDMN theo Thông tư 17/2009/TT-

BGDĐT, ứng dụng tốt phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm. Thực hiện đồng bộ việc

đánh giá trẻ 5 tuổi theo đúng tinh thần Thông tư 23/2010/TT-BGDĐT để theo dõi sự phát

triển của trẻ. 100% trẻ dân tộc thiểu số được tăng cường tiếng Việt trước khi vào lớp 1. Phối

hợp phòng Tiểu học xây dựng dự thảo kế hoạch thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt

cho trẻ em Mầm non, HS Tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng

5

đến 2025”. Tại các vùng khó khăn sở đã tập huấn, triển khai việc thực hiện Chương trình

GDMN cho các lớp mẫu giáo ghép.

-Nâng cao tỷ lệ trẻ học 2 buổi ngày và bán trú: toàn tỉnh có 47.194/63.079 trẻ học

bán trú và 2 buổi/ngày, tỷ lệ 74,8%.

-Các đơn vị tiếp tục đầu tư nâng cấp vật chất, tạo môi trường khang trang sạch đẹp,

trang thiết bị ngày được trang bị hiện đại tạo điều kiện thuận lợi cho GV tổ chức các hoạt

động chăm sóc, giáo dục giúp trẻ phát triển toàn diện.

-Chỉ đạo các Phòng GDĐT thực hiện tốt công tác tham mưu UBND huyện trong

công tác quản lý, chỉ đạo các trường, nhóm, lớp tư thục, đa số đều được cấp Quyết định

(giấy phép) thành lập.

-Thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong việc giảm tải hồ sơ sổ sách thông qua

việc tập huấn chuyền đề “Nâng cao chất lượng lập các loại kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ

và quản lý sử dụng có hiệu quả hồ sơ, sổ sách trong trường mầm non”, 100% các cơ sở

GDMN đưa vào áp dụng từ đầu năm học 2016-2017, bước đầu giúp các trường giảm tải

được áp lực về hình thức, có thời gian tập trung thời gian cho công tác chăm sóc, nuôi

dưỡng và giáo dục trẻ.

Hạn chế, nguyên nhân

-Công tác xây dựng CSVC mặc dù đã được địa phương quan tâm nhưng vẫn chưa

đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành. Mạng lưới các trường mầm non không tập trung,

phân tán nhiều điểm lẻ, đặc biệt là khu vực nông thôn.

-Tỉ lệ huy động các cháu nhà trẻ ra lớp còn thấp so với dân số độ tuổi. CSVC các nhà

trẻ công lập chỉ được đầu tư nâng cấp, cải tạo, chỉ xây mới để thay thế, nên chưa đủ đáp ứng

việc thu nhận trẻ. Lực lượng GV các nhóm lớp tư thục không ổn định nên ảnh hưởng đến

chất lượng chăm sóc, nuôi dạy và huy động trẻ.

-Công tác quản lý chuyên môn các lớp mẫu giáo gắn ở trường tiểu học, trung học gặp

nhiều khó khăn; việc thực hiện dạy 2 buổi/ngày còn bất cập do định biên GV/lớp còn thiếu

so với Thông tư liên tịch số 06/TTLT-BGDĐT-BNV.

Cấp tiểu học

-Công tác Phổ cập giáo dục (PCGD)-CMC nhất là PCGD tiểu học đúng độ tuổi có

nhiều chuyển biến tích cực trong nhận thức cũng như tổ chức thực hiện. Đến cuối năm

2016, có 156/156 xã đạt chuẩn PCGD tiểu học mức độ 1, tỷ lệ 100%, có 153/156 xã đạt

chuẩn PCGDTH mức độ 2, tỷ lệ 98,08%, và có 44/156 xã đạt chuẩn PCGD tiểu học mức độ

3, tỷ lệ 28,21%. Toàn tỉnh đạt chuẩn PCGD tiểu học mức độ 1, tỷ lệ 96,28% (theo Nghị

định 20/2004/NĐ-CP).

- Sử dụng tốt các trang thiết bị dạy học đã được trang bị. Thúc đẩy việc phân cấp,

tăng cường quyền tự chủ chuyên môn cho nhà trường, hiệu trưởng xây dựng kế hoạch giảng

dạy theo phân phối chương trình giảm tải, đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng, phân hóa đối

tượng HS.

-Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện cuộc vận động đổi mới phương pháp dạy và học,

xem đây là khâu then chốt để cải thiện chất lượng giáo dục, là vấn đề trọng tâm cần thực

hiện xuyên suốt trong năm học. Nâng chất các hoạt động hội thảo chuyên môn, thao giảng,

trao đổi kinh nghiệm, giải pháp nâng cao chất lượng dạy học tiếp tục được đẩy mạnh. Bước

đầu thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học và nghiên cứu chuyên đề ở các

6

trường tiểu học. Tổ chức họp tổ chuyên môn liên xã ở các cụm trường tiểu học, cụm VNEN;

GV bộ môn được tổ chức họp hằng tháng; từng bước đưa Sinh hoạt chuyên môn trở thành

hoạt động thường xuyên, có chất lượng. Cách dự giờ GV cũng đổi mới, người dự không quá

chú trọng quan sát, đánh giá thầy dạy thế nào mà tập trung quan sát để phân tích các hoạt

động học tập của HS, xem các em tiếp thu bài học ra sao, từ đó điều chỉnh phương pháp dạy

và học.

- Thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT, khuyến

khích tinh thần tự học và ý thức tự chủ trong học tập của HS, không để xảy ra tình trạng HS

lên lớp chưa đạt chuẩn kiến thức.

-Việc dạy ngoại ngữ và tin học:

+ Dạy Tiếng Anh: Dạy học môn Tiếng Anh 4 tiết/tuần theo chương trình mới của

Bộ GDĐT ở 118 trường tiểu học ở khối lớp 3, 4 và 5, trong đó có 28 trường triển khai bắt

đầu khối lớp 3 năm học 2015-2016. Các khối lớp còn lại ở 28 trường này và các lớp 3, 4, 5

ở những trường khác tiếp tục dạy học tiếng Anh theo chương trình 2 tiết/tuần. Chương trình

và tài liệu tiếng Anh đưa vào sử dụng trong nhà trường phải qua thẩm định và được sự cho

phép của Bộ GDĐT. Bên cạnh việc đào tạo lại GV để đạt trình độ B2, khuyến khích GV tự

học, tự bồi dưỡng để đạt trình độ theo Khung tham chiếu Châu Âu.

+ Dạy Tin học: Được tổ chức dạy tự chọn ở 11/11 huyện, thị, TP với 415

lớp/14.436 HS (tăng 104 HS so với cùng kỳ năm trước).

Hạn chế

-Tiến độ xây dựng các công trình phòng học, phòng chức năng, nhà vệ sinh thuộc các

đề án đã được phê duyệt, chậm so với kế hoạch; vẫn còn nhiều thiếu thốn so với yêu cầu

nâng cao chất lượng giáo dục. Các thiết bị, đồ dùng được trang bị đã lâu, nay xuống cấp

nhưng việc mua mới bổ sung thay thế còn khó khăn do kinh phí các trường còn hạn chế.

Công tác xã hội hóa trong giáo dục gặp rất nhiều khó khăn.

-Một số CBQL ở các trường thiếu chủ động sáng tạo trong quản lý, điều hành hoạt

động ở đơn vị còn xuề xòa nể nang. Thiếu nghiên cứu sâu các văn bản liên quan, còn làm

theo suy nghĩ chủ quan tư duy cũ.

-Mô hình VNEN vẫn còn tồn đọng một số khó khăn nhất định như diện tích phòng

học hẹp rất khó trong việc sắp xếp các nhóm, những trường tham gia nhân rộng không được

dự án cung cấp tài liệu học, HS nên phải tự mua, giá tiền mua tài liệu hướng dẫn học đối với

trường VNEN cao hơn so với sách giáo khoa hiện hành nên ít nhiều ảnh hưởng đến tâm lý

phụ huynh.

Giáo dục trung học:

- Về thực hiện chương trình dạy học và hoạt động giáo dục, tiếp tục thực hiện chỉ đạo

việc điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng giảm tải sâu các nội dung trùng lắp, nội dung

kiến thức hàn lâm không phù hợp tăng cường thực nghiệm, thực tế, mở rộng nhiều hình

thức tổ chức học tập mang tính chất tự giác và chủ động của HS, tích cực thực hiện dạy học

theo chủ đề, có lồng ghép và tích hợp theo nội môn và liên môn. Kết quả: Hầu hết các

trường chủ động, linh hoạt và sáng tạo trong việc thực hiện chương trình dạy học phù hợp

với điều kiện thực tế của địa phương, nhà trường và đối tượng HS. Kế hoạch giáo dục được

thực hiện theo hướng chú trọng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa

học kĩ thuật, vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.

7

- Đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục: Trong

kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kì, chú trọng đến tính phân hóa theo trình độ nhận

thức của HS, qua kiểm tra kịp thời uốn nắn và động viên các em phấn đấu để tiến bộ hơn.

100% các trường tổ chức chặt chẽ, nghiêm túc, đúng quy chế ở tất cả các khâu ra đề, coi,

chấm và nhận xét, đánh giá bài làm của HS; đảm bảo thực chất, khách quan, trung thực,

công bằng, đánh giá đúng năng lực và sự tiến bộ của HS. Đã tiến hành phổ biến nội dung,

hình thức Kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 theo định hướng mới được Bộ GDĐT chính thức

ban hành đến các trường; đồng thời định hướng chỉ đạo nội dung, phương pháp giảng dạy

và KTĐG, đặc biệt là công tác ra đề kiểm tra, đề thi và xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc

nghiệm cho từng môn học.

-Hoạt động giáo dục kỹ năng sống và giá trị sống được thực hiện tích hợp vào các

môn học, theo từng đặc trưng của bộ môn. Việc khắc phục tình trạng gây gỗ, đánh nhau của

HS trong nhà trường và và các hiện tượng tiêu cực khác luôn được các nhà trường quan tâm

chỉ đạo, theo dõi và kịp thời chấn chỉnh khi có dấu hiệu phát sinh, qua theo dõi từ đầu năm

học đến nay chưa phát hiện sai phạm lớn.

-100% các trường tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác giáo dục hướng

nghiệp và phân luồng HS, nhất là HS cuối cấp. Trong tổ chức các hoạt động, Sở chỉ đạo các

trường hoàn thiện, cập nhật nội dung mới đưa vào chương trình phù hợp với tình hình thực

tế; hướng dẫn đưa vào sử dụng tài liệu giáo dục hướng nghiệp, khởi nghiệp kinh doanh và

quản lý giáo dục hướng nghiệp, cung cấp thông tin về tình hình phát triển kinh tế -xã hội,

nhu cầu của thị trường lao động, dựa vào chương trình dạy nghề phổ thông hiện hành để

chọn lựa, các trường bổ sung các nghề đáp ứng với yêu cầu phát triển năng lực và phẩm

chất của HS, phù hợp với điều kiện kinh tế -xã hội của địa phương và điều kiện dạy học của

nhà trường.

-Tăng cường điều kiện đảm bảo và sử dụng hiệu quả CNTT trong quản lý; khuyến

khích và tạo điều kiện thuận lợi cho GV sử dụng thường xuyên và hiệu quả CNTT trong dạy

học; tình hình tổ chức và quản lý các hoạt động chuyên môn trên trang mạng "trường học

kết nối". Đến nay, toàn tỉnh có 51 trường THPT, 11 Phòng GDĐT, 156 trường THCS và

297 trường Tiểu học, 01 TTGDTX, 09 TTGDNN-GDTX và 03 trường Trung cấp Nghề đã

khai báo và tham gia vào hệ thống trường học kết nối; tổng số tài khoản đã cấp cho GV

17.801, số tài khoản GV đã hoạt động 16.381; số tài khoản cấp cho HS 138.806; số sản

phẩm thảo luận chuyên môn cấp trường 19.049; số bài học tham gia cấp sở 1.569 tổ chuyên

môn; tham gia cấp Bộ 5.299; số GV tham gia bài học từ Bộ và Sở 19.969 GV.

- Kết quả thực hiện Đề án củng cố và phát triển hệ thống trường THPT chuyên:

Toàn tỉnh có 02 trường THPT chuyên, trong đó đội ngũ GV trường THPT chuyên của tỉnh

đáp ứng khá tốt yêu cầu chuyên môn, thường xuyên có kế hoạch tự bồi dưỡng qua việc tổ

chức giao lưu ngoài tỉnh và tham gia chương trình phối hợp của tỉnh với Đại học Quốc gia

TP.HCM. Là đơn vị chủ lực trong việc triển khai chương trình dạy học song ngữ tiếng Anh

đối với môn Toán và các môn khoa học tự nhiên. Nhìn chung, các trường THPT chuyên của

tỉnh tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng giáo

dục, tăng cường công tác quản lý, đẩy mạnh đổi mới phương pháp trong giảng dạy nhằm

giúp học sinh tích cực và chủ động trong học tập; tăng cường đầu tư thiết bị giảng dạy học

8

ứng dụng CNTT, đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát và thực hiện tốt chế độ chính sách

đối với học sinh của trường chuyên biệt.

-Kết quả thực hiện Đề án Dạy và học Ngoại ngữ 2020 (Kế hoạch thực hiện dạy học

tiếng Anh theo Đề án ngoại ngữ Quốc gia 2020 trên địa bàn tỉnh An Giang năm 2017 được

UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3649/QĐ-UBND ngày 23/12/ 2016 với tổng kinh

phí 22.722.600.000 (Hai mươi hai tỷ bảy trăm hai mươi hai triệu sáu trăm ngàn đồng))

+ Triển khai đổi mới KTĐG theo định hướng phát triển năng lực HS đối với môn

tiếng Anh theo tinh thần của Công văn số 5333/BGDĐT-GDTrH ngày 29/9/2014 và Công

văn số 3333/BGDĐT-GDTrH ngày 7/7/2016 về việc sử dụng định dạng đề thi đánh giá

năng lực tiếng Anh dành cho HS phổ thông;

+ Tiếp tục khảo sát đánh giá trình độ GV tiếng Anh và tổ chức bồi dưỡng theo

chuẩn quy định của Bộ GDĐT đáp ứng yêu cầu triển khai kế hoạch “Dạy và học ngoại ngữ

giai đoạn 2016-2020” trên địa bàn tỉnh; nâng tỉ lệ GV đạt chuẩn theo quy định (cấp THCS là

81,1%, cấp THPT là 38,93%).

+ Tổ chức dạy tăng cường nghe nói tiếng Anh do người nước ngoài giảng dạy tại 03

trường được chọn là đơn vị điển hình về dạy và học ngoại ngữ (THPT Chu Văn An, THCS

thị trấn Chợ Mới-Huyện Chợ Mới, Tiểu học Trưng Vương-TX Châu Đốc) với 288 tiết nghe

nói và kỹ năng giao tiếp.

+ Ngoài ra, Sở còn triển khai nhiều hoạt động ngoại khóa hỗ trợ việc dạy và học

tiếng Anh như chỉ đạo tổ chức Hội thi tài năng tiếng Anh, Cuộc thi tiếng Anh trên Internet

(IOE), cuộc thi tiếng Anh trực tuyến (OSE)…

- Hoạt động nghiên cứu khoa học và tổ chức cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho HS

trung học

+ Hoạt động nghiên cứu khoa học đối với học sinh trung học dần đi vào nếp và từng

bước trở thành nhu cầu không thể thiếu trong quá trình đổi mới hoạt động dạy học theo

hướng tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh.

+ Cuộc thi cấp tỉnh đã nhận được 156 dự án của 32/51 trường THPT (đạt 62,74%)

và 08/11 Phòng GDĐT (đạt 72,72%), trong đó bao gồm 20 lĩnh vực nghiên cứu khác nhau,

so với năm học 2015-2016, tăng 04 đơn vị dự thi, 24 dự án và 03 lĩnh vực nghiên cứu; 06 dự

án tiêu biểu đạt giải cấp tỉnh chọn tham dự Cuộc thi cấp quốc gia thuộc các đơn vị: THPT

Nguyễn Bỉnh Khiêm (2 dự án), THPT Trần Văn Thành, THPT Nguyễn Khuyến, THPT

chuyên Thủ Khoa Nghĩa, THCS Chợ Vàm-Huyện Phú Tân.

- Công tác phổ cập giáo dục THCS

+ Thực hiện phân luồng học sinh sau THCS theo Đề án được Ủy ban nhân dân tỉnh

phê duyệt (Quyết định số 652/QĐ-UBND ngày 23 tháng 4 năm 2015 về việc phê duyệt Đề

án “ Thực hiện công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở giai đoạn 2016-

2020)

+ Thực hiện các giải pháp tích cực để nâng cao chất lượng giáo dục; tích cực huy

động các đối tượng diện PCGD THCS ra lớp; nắm chắc tình hình, nguyên nhân học sinh bỏ

học và có giải pháp khắc phục tình trạng này; vận động nhiều lực lượng tham gia nhằm duy

trì sĩ số học sinh; củng cố, duy trì và nâng cao tỉ lệ, chất lượng đạt chuẩn PCGD THCS. Rà

9

soát, kiểm tra tiến độ thực hiện PCGD THCS theo lộ trình đạt chuẩn bền vững vào năm

2020.

- Công tác chuẩn bị kỳ thi THPT QG 2017: Chỉ đạo và hướng dẫn cụ thể cho các

trường, trung tâm trục thuộc trong công tác ôn tập, tư vấn chuyên môn trực tiếp đến các

trường qua hệ thống Hội đồng bộ môn của từng môn học, đảm bảo cập nhật kịp thời những

thay đổi chung và những hình thức tổ chức mới của từng bộ môn. Sở có kế hoạch kiểm tra,

thanh tra việc thực hiện cụ thể ở các đơn vị. Qua công tác thanh, kiểm tra, góp phần hạn chế

những yếu kém trong công tác quản lý giáo dục đồng thời tăng cường kỷ cương, nề nếp hoạt

động dạy-học ở các đơn vị. Phối hợp với đài Phát thanh – Truyền hình An Giang tổ chức

phát hình chương trình ôn tập và thông tin về kỳ thi THPT QG 2017.

-Về mô hình trường học mới: đã tiến hành khảo sát ý kiến của các đối tượng tham gia

chương trình.

Hạn chế

-Về dạy và học ngoại ngữ: Qua khảo sát đầu vào để xét chọn HS tham gia học

chương trình tiếng Anh (10 năm), còn khá nhiều HS chưa đạt năng lực ngoại ngữ sau khảo

sát, một phần do tâm lý HS và phụ huynh chưa thật sự an tâm khi cho con em tham gia học

chương trình mới bởi chương trình mới lượng kiến thức nhiều, học đầy đủ các kỹ năng,

trong khi đó nội dung kỳ thi cuối cấp vẫn là nội dung của chương trình hiện hành, do đó ảnh

hưởng khó khăn đến việc chuyển đổi kế hoạch dạy học từ chương trình hiện hành sang

chương mới (10 năm). Tỉ lệ GV cấp THPT đạt chuẩn còn thấp, không đạt tiến độ như kế

hoạch đề ra (đa số bậc 2,3), vì vậy phải mất nhiều thời gian để những GV này tự bồi dưỡng.

-Về công tác bồi dưỡng HS giỏi: Năng lực, kiến thức của HS tham gia các kỳ thi

chọn HS giỏi trong những năm gần đầy có chiều hướng giảm sút, nhất là HS cấp THPT, do

tâm lý của HS và cha mẹ các em chỉ quan tâm đầu tư cho việc làm thế nào trúng tuyển vào

các trường Đại học trong khi nội dung kiến thức và hình thức đề thi giữa hai kỳ thi có sự

chênh lệch lớn; một số chính sách ưu đãi cho GV và HS trong việc tham gia hoạt động này

chưa thực sự thu hút, trong khi đó nhiệm vụ phát hiện và bồi dưỡng tài năng cho địa phương

là vô cùng quan trọng.

-Về công tác giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề: Việc lựa chọn và triển khai thí điểm

mô hình giáo dục nhà trường gắn với thực tiễn sản xuất kinh doanh của địa phương còn khó

khăn; việc huy động các nguồn lực tài chính và điều kiện về CSVC, trang thiết bị phục vụ

cho việc dạy nghề chưa đảm bảo cho việc tổ chức đa dạng các hoạt động dạy học/giáo dục

nghề trong nhà trường. Về công tác phân luồng HS, chưa có sự phối hợp tốt trong việc thực

hiện giữa các ban ngành, đoàn thể và UBND các huyện, thị xã, thành phố; công tác tuyên

truyền, nâng cao nhận thức để triển khai tốt các giải pháp phân luồng chưa được quan tâm

đúng mức, nên hiệu quả phân luồng chưa cao.

-Về quản lý hoạt động chuyên môn: Một số trường học vẫn còn những tồn tại, hạn

chế về công tác quản lý hoạt động chuyên môn, nội dung hạn chế chủ yếu tập trung vào việc

sinh hoạt tổ thiếu đầu tư trao đổi chuyên môn, một số trường kế hoạch dạy học của GV chưa

thực hiện đầy đủ việc tích hợp, lồng ghép, liên môn; kế hoạch dạy học và giáo án chưa được

soạn, giảng theo chủ đề; việc đổi mới phương pháp giảng dạy chưa mang lại hiệu quả, việc

chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS còn chưa phù hợp, chưa thực sự hấp dẫn, lôi cuốn các

10

em vào hoạt động học tập trên lớp; nhiều trường công tác kiểm tra nội bộ còn chậm so với

kế hoạch, số lần kiểm tra nội bộ còn ít, việc chấn chỉnh rút kinh nghiệm sau kiểm tra chưa

thể hiện qua các hồ sơ lưu trữ.

c) Giáo dục thƣờng xuyên và xây dựng xã hội học tập

- Kiện toàn, xây dựng mô hình TTHTCĐ hoạt động theo hướng kết hợp với Trung

tâm Văn hóa Thể thao; mở rộng phạm vi hoạt động theo hướng đưa các lớp học của

TTHTCĐ về đến tận các khóm, ấp để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc tham

gia học tập (theo tổng hợp từ các địa phương, có 217.855 lượt người tham gia học tập tại

các TTHTCĐ).

- Thực hiện công văn 1871/UBND-VX hướng dẫn UBND huyện, thị, TP ngừng cấp

phép hoạt động cơ sở ngoại ngữ, tin học và hướng dẫn các cơ sở này chuyển đổi mô hình

hoạt động thành trung tâm ngoại ngữ, tin học đến ngày 01/12/2016 theo Thông tư

03/2011/TT-BGDĐT ngày 28/01/2015 của Bộ GDĐT, kết quả có 6 cơ sở đã hoàn thành thủ

tục chuyển thành trung tâm ngoại ngữ, tin học; các cơ sở ngoại ngữ, tin học còn lại đang

làm thủ tục giải thể, tính đến nay An Giang có 15 trung tâm ngoại ngữ-tin học có giấy phép

thành lập và giấy phép hoạt động đúng quy định. Về hoạt động, các đơn vị không còn giảng

dạy chương trình ngoại ngữ trình độ A, B, C và chương trình tin học trình độ A, B, C đã

chuyển sang chương trình mới theo quy định.

Hạn chế

- Công tác tự kiểm tra, đánh giá hoạt động của TTHTCĐ; công tác đánh giá, xếp loại

của các phòng GDĐT đối với các TTHTCĐ thực hiện còn chậm.

- Một số phòng GDĐT chưa xây dựng được kế hoạch mở lớp phổ cập giáo dục xóa

mù chữ tại các cơ sở GDTX (TTHTCĐ) để từng bước giảm tỷ lệ mù chữ trên địa bàn; các

đơn vị mở được lớp nhưng không duy trì được lớp.

- Công tác quản lý, chỉ đạo, giám sát của phòng GDĐT đối với các cơ sở ngoại ngữ,

tin học của tư nhân hoạt động trên địa bàn và hướng dẫn, tạo điều kiện cho các TTHTCĐ

hoạt động tuy được tăng cường, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra.

- Công tác phối hợp với các Sở, ngành, các cơ quan chức năng, các tổ chức kinh tế,

các chuyên gia, các nhà khoa học để biên soạn chương trình, tài liệu phục vụ các lớp học

chuyên đề thuộc các lĩnh vực ở các cơ sở giáo dục thường xuyên, nhất là ở TTHTCĐ thực

hiện còn gặp nhiều khó khăn.

d) Giáo dục dân tộc

- Năm học 2016-2017, học sinh dân tộc các ngành học, cấp học huy động được

22.055/417.916 học sinh, chiếm tỷ lệ 5,28% so học sinh toàn tỉnh; số học sinh được học

trường nội trú là 1.273, chiếm tỉ lệ 5,77% so với tổng số học sinh người dân tộc.

- Toàn tỉnh có 03 trường PTDTNT, trong đó trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT

của tỉnh đã được nghiệm thu và đưa vào sử dụng tại địa chỉ mới trên địa bàn TP Châu Đốc,

cơ sở vật chất khang trang, hiện đại đáp ứng tốt yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học.

Thành lập mới trường PTDTNT THCS Tri Tôn đặt tại thị trấn Tri Tôn, trên cơ sở cải tạo lại

CSVC hiện có của trường PTDTNT THPT cũ; Trường PTDTNT THCS Tịnh Biên đang

trong quá trình xây dựng tại thị trấn Nhà Bàng – Tịnh Biên và dự kiến đưa vào sử dụng vào

năm học 2017-2018.

11

2. Triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lƣợng giáo dục, năng lực và

hiệu quả quản lý, đẩy mạnh huy động các nguồn lực phát triển giáo dục

a) Triển khai các cuộc vận động và phong trào thi đua của ngành:

- Nhiều hoạt động nhằm duy trì, phát huy, sáng tạo, thực hiện có hiệu quả phong trào

thi đua xây dựng “Trường học thân thiện -HS tích cực” trong các cơ sở giáo dục được chỉ

đạo tiếp tục triển khai hiệu quả như: Giáo dục phòng chống trò chơi trực tuyến có nội dung

bạo lực và không lành mạnh; Chăm sóc ít nhất một khu di tích lịch sử, văn hóa hoặc di tích

cách mạng ở địa phương. Triển khai đánh giá thực tế việc triển khai thực hiện phong trào thi

đua tại đơn vị mang tính sáng tạo trong việc tổ chức thực hiện, sự tiến bộ của các trường

học trong việc thực hiện “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” thể hiện qua các hoạt

động mang lại hiệu quả thiết thực, thúc đẩy, nâng cao chất lượng giáo dục.

- Tiếp tục thực hiện nội dung Chương trình số 3704/QĐ-BGDĐT ngày 10/9/2013 về

Chương trình hành động thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn

2011 – 2020 và Kế hoạch số 56/KH-UBND ngày 12/11/2012 của UBND tỉnh An Giang về

việc Thực hiện Chương trình phát triển thanh niên giai đoạn 2012 – 2020 nhằm tiếp tục xây

dựng thế hệ thanh niên giàu lòng yêu nước, tự cường dân tộc; kiên định lý tưởng độc lập

dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có đạo đức cách mạng, ý thức chấp hành pháp luật, sống có văn

hóa, vì cộng đồng; có năng lực, bản lĩnh trong hội nhập quốc tế; có sức khỏe, tri thức, kỹ

năng và tác phong công nghiệp trong lao động và trong cuộc sống.

- Triển khai Chương trình phối hợp số 02/CTrLT-SGDĐT-ĐTN ngày 22/9/2016 giữa

Sở GDĐT tỉnh An Giang và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh An Giang giai đoạn 2016 –

2020; tham mưu ký kết phối hợp chương trình số 03/CTrLT-SGDĐT-ĐTN ngày 22/9/2016

giữa Sở GDĐT tỉnh An Giang và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh An Giang năm học 2016 –

2017.

- Tiếp tục thực hiện nội dung Chương trình số 3704/QĐ-BGDĐT ngày 10/9/2013 về

Chương trình hành động thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn

2011 – 2020 và Kế hoạch số 56/KH-UBND ngày 12/11/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh An

Giang về việc Thực hiện Chương trình phát triển thanh niên giai đoạn 2012 – 2020 nhằm

tiếp tục xây dựng thế hệ thanh niên giàu lòng yêu nước, tự cường dân tộc; kiên định lý

tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có đạo đức cách mạng, ý thức chấp hành pháp

luật, sống có văn hóa, vì cộng đồng; có năng lực, bản lĩnh trong hội nhập quốc tế; có sức

khỏe, tri thức, kỹ năng và tác phong công nghiệp trong lao động và trong cuộc sống.

- Triển khai Chương trình phối hợp số 02/CTrLT-SGDĐT-ĐTN ngày 22/9/2016 giữa

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh An Giang và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh An Giang giai

đoạn 2016 – 2020; tham mưu ký kết phối hợp chương trình số 03/CTrLT-SGDĐT-ĐTN

ngày 22/9/2016 giữa Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh An Giang và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

tỉnh An Giang năm học 2016 – 2017;

b) Về công tác tổ chức cán bộ

- Trong năm học 2016-2017 toàn ngành cần bổ sung 620 biên chế. Tổng cộng có 452

thí sinh trúng tuyển/620 chỉ tiêu tuyển dụng, đạt 72,90%; trong đó, các đơn vị trực thuộc Sở:

có 74 thí sinh trúng tuyển/90 chỉ tiêu tuyển dụng, đạt 82,22%, các Phòng Giáo dục và Đào

tạo: có 378 thí sinh trúng tuyển/530 chỉ tiêu tuyển dụng, đạt 71, 32%.

12

- Hiện tại, nhân sự có trong toàn ngành giáo dục An Giang, tổng số CBQL, giáo viên,

nhân viên: 27.014 người. Trong đó, CBQL: 1.740 người; GV: 21.441 người; nhân viên:

3.383 người. Đội ngũ CBQL, GV các cấp học đều đạt chuẩn về trình độ chuyên môn,

nghiệp vụ, số trên chuẩn tiếp tục gia tăng. CBQL trên chuẩn: 1.521/1.740 (87.41%); giáo

viên trên chuẩn: 16.522/21.441 (77.06%).

- Công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển cán bộ được thực hiện khá kịp thời,

có tiến bộ so với các năm học trước. Tiếp tục điều chỉnh quy hoạch cán bộ quản lý, lãnh đạo

các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2016-2020. Thực hiện công khai qui hoạch cán bộ

quản lý lãnh đạo và qui hoạch về đào tạo, bồi dưỡng. Triển khai công tác chuyển đổi vị trí

công tác, kê khai minh bạch, tài sản thu nhập cá nhân hàng năm nghiêm túc.

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng, đào tạo lại đội ngũ giáo viên phổ thông

đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới. Trong hè, Sở đã liên kết

với các tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý và giáo viên các cấp:

Tổng cộng mở 79 lớp bồi dưỡng có 5.651 CBQL, GV tham gia. Trong năm học 2016-2017,

Sở đã liên kết với các tổ chức mở 03 các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ quản lí

trường học, 225 người; 01 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Thiết bị trường học, 76 người; 01 lớp

bồi dưỡng nghiệp vụ cộng tác viên thanh tra, 70 người; 01 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện

trường học, 58 người; 07 lớp bồi dưỡng thường xuyên dành cho CBQL trường phổ thông,

745 người.

- Sở GDĐT tiếp tục tổ chức, đánh giá CBQL, GV các cấp học theo chuẩn nghề

nghiệp một cách nghiêm túc, trên cơ sở đánh giá trình độ, năng lực để có kết quả đúng thực

chất, từng bước vận dụng vào việc quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm CBQL trường học,

sàng lọc đội ngũ.

- Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các đơn vị đã đi vào ổn định, phát huy hiệu

quả; số lượng và chất lượng đội ngũ không ngừng tăng lên, hầu hết cán giáo viên và nhân

viên đều đạt chuẩn, số giáo viên trên chuẩn ngày càng tăng đã đáp ứng ngày càng tốt yêu

cầu nâng cao chất lượng dạy và học của ngành.

- Thực hiện các quy định về sắp xếp, tuyển dụng sử dụng theo vị trí việc làm và yêu

cầu về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; kế hoạch bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu

theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.

- Về công tác tập huấn, bồi dưỡng: Sở GDĐT tiếp tục tham mưu UBND tỉnh đầu tư

kinh phí cho công tác bồi dưỡng, đào tạo lại giáo viên tiếng Anh các cấp học. Năm học

2016-2017, Sở phối hợp với Trung tâm tạo nguồn nhân lực phát triển cộng đồng - Đại học

An Giang tổ chức 4 lớp với 103 GV tiếng Anh tiểu học, THCS, THPT có trình độ B1 lên B2

và 01 lớp với 36 GV cấp THPT có trình độ B2 lên C1; phối hợp với Viện Đào tạo và Phát

triển kinh tế tổ chức bồi dưỡng 02 lớp với 66 GV tiếng Anh THPT nâng chuẩn từ B2 lên

C1.

- Tính đến thời điểm cuối tháng 12 năm 2016, tổng số giáo viên bồi dưỡng và đạt

chuẩn trong toàn ngành là:

Cấp học Tổng

số GV

Năng lực ngôn ngữ Tỉ lệ

đạt Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Bậc 6

13

chuẩn

Tiểu học 544 5 9 151 374 5 0 69.1%

THCS 731 4 7 90 618 12 0 86.1%

THPT 382 0 8 49 178 147 0 38.48%

Hạn chế

- Một số đơn vị còn hạn chế, chưa thật sự chủ động trong việc xây dựng kế hoạch

hoạt động, đổi mới tư duy trong điều hành và theo dõi tổ chức thực hiện, nhất là thực hiện tự

chủ về tài chính, chuyên môn. Trong quản lý, chưa quan tâm thực hiện tốt công tác kiểm tra.

- Việc triển khai đào tạo, bồi dưỡng và khảo sát trình độ đạt chuẩn của giáo viên cấp

THPT chưa đáp ứng được yêu cầu của kế hoạch đề ra, nguyên nhân do yêu cầu trình độ C1

khá cao so với trình độ hiện có của giáo viên, nhiều giáo viên phải kiểm tra đi, kiểm tra lại

nhiều lần nhưng chỉ đạt được trình độ B2.

c) Tăng cƣờng ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học; công tác thƣ viện và

thiết bị trƣờng học

-Việc ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học:

+ Thực hiện theo chỉ đạo của Bộ GDĐT, UBND tỉnh Sở đã ban hành k

.

-

- ; trong học kỳ, đã tạo bổ sung trên 300 địa

chỉ email trên tên miền angiang.edu.vn cho GV, nhân viên các trường có nhu cầu trên toàn

tỉnh. Đến thời điểm hiện tại 100% các đơn vị trường học, phòng GDĐT, phòng ban Sở sử

dụng hộp thư điện tử angiang.gov.vn trao đổi công vụ đúng theo hướng dẫn của UBND

tỉnh; 100% các đơn vị trường học đã được kết nối đường truyền internet tốc độ cao; 100%

thông tin, văn bản trên môi trường mạng đảm bảo được trao đổi kịp thời và thông suốt từ Sở

đến Phòng đến các đơn vị trường học.

+ Nâng cấp Cổng thông tin điện tử Sở (Website Sở) theo công nghệ mới, tăng cường

khả năng bảo mật; kịp thời tổ chức tập huấn cho các thành viên trong Ban biên tập nghiệp

vụ biên tập, đăng tin; việc bảo trì, bảo dưỡng, duy trì hoạt động Website Sở được thực hiện

thường xuyên đảm bảo hoạt động 24/24 trong tất cả các ngày; hệ thống Phần mềm quản lý

văn bản và điều hành trên môi trường mạng tiếp tục được các CB -nhân viên cơ quan Sở

khai thác có hiệu quả, đúng theo hướng dẫn của cấp trên.

-Công tác thư viện trường học:

+ Sở trang cấp phần mềm Quản lý Thư viện trực tuyến cho 43 đơn vị trường học và

tài khoản quản lý cho 11 Phòng GDĐT để nhằm thực hiện tin học hóa trong công tác quản

14

lý thư viện trường học. Đến nay, các đơn vị đã bắt đầu khai thác các chức năng của phần

mềm, bước đầu đạt được hiệu quả khá tốt. Hiện tại, đã có thêm 01 trường THPT Châu Phú

tự trang bị và 2 Phòng GDĐT Long Xuyên, Tân Châu mỗi đơn vị trang bị thêm cho 11 đơn

vị trực thuộc.

+ Thuờng xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ; tổ chức hội thảo

chuyên đề và tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm ở các đơn vị. Trong học kỳ, đã Tổ chức

lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện hè chuyên đề: “Một số phương pháp tổ chức các hoạt

động ngoại khóa của thư viện” cho 47 nhân viên thư viện từ các đơn vị trường THPT. Hiện

nay, số CB thư viện có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên là: 379 người, chiếm tỷ lệ

69,9%. Kết thúc lớp tập huấn tất cả học viên đã biết xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động

ngoại khóa, nắm vững được một số phương pháp tổ chức hoạt động cơ bản và tiến hành xây

dựng kế hoạch hoạt động cho từng cụm để tổ chức thực hiện trong năm học 2016-2017.

Phối hợp cùng Phòng TCCB Sở và trường ĐH Văn Hóa tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức kỹ

năng nghề nghiệp chuyên ngành thư viện cho 60 GV phụ trách công tác thư viện để chuẩn

hóa chức danh nghề nghiệp.

+ Từ đầu năm học, Sở ban hành kế hoạch số 98/KH-SGDĐT ngày 30/8/2016 về

việc kiểm tra công nhận Thư viện -Phòng bộ môn đạt chuẩn, kiểm tra chuyên đề công tác

thư viện và công tác nghiệm thu, quản lý, bảo quản sử dụng TBDH –

223 thư viện chiếm tỷ lệ 41,52%, trong đó có 6 thư

viện đạt chuẩn tiên tiến chiếm tỷ lệ 1,1%.

-Công tác thiết bị trường học:

+ Công tác kiểm tra công tác nghiệm thu, quản lý và sử dụng TBDH tại các cơ sở

được thực hiện thường xuyên, liên tục theo kế hoạch tháng, năm. Đa số các đơn vị các cơ sở

giáo dục đều thực hiện đầy đủ các loại hồ sơ sổ sách quản lý theo hướng dẫn của Sở, đưa

các trang thiết bị được cung cấp vào việc dạy và học, góp phần đổi mới PPDH và tạo thu hút

đối với HS.

-Việc đầu tư mua sắm sách giáo khoa, bổ sung tài liệu tham khảo tuy không nhiều

nhưng vẫn được các đơn vị tiến hành thường xuyên nhất là ở các đơn vị đang chuẩn bị cho

lộ trình xây dựng đạt chuẩn bằng nhiều nguồn khác nhau đặc biệt là bổ sung từ nguồn xã hội

hóa.

Hạn chế

- Các trang thông tin điện tử thành phần tin tức còn rất nghèo nàn, nội dung chưa

phong phú. Do lãnh đạo các trường chưa quan tâm trong công tác chỉ đạo, chưa thấy được

lợi ích của trang thông tin điện tử mang lại, thành viên Ban biên tập không được củng cố

thường xuyên, chưa được tham gia tập huấn các kỹ năng viết tin bài.

- Kỹ năng bảo quản, sửa chữa, điều chỉnh các lỗi phần mềm và phần cứng của CBQL

phòng vi tính một số đơn vị còn hạn chế dẫn đến một số đơn vị thiếu máy vi tính trong công

tác giảng dạy và ứng dụng CNTT do thiết bị hỏng và công tác tái đầu tư chậm.

- Các hoạt động về công tác thư viện đã được hướng dẫn đều được các cơ sở giáo dục

thực hiện khá tốt, tuy nhiên vẫn còn một số đơn vị thực hiện nhiệm vụ vẫn còn hạn chế,

15

chưa hoàn thành nghiệp vụ chuyên môn, chưa thể hiện được vai trò và vị trí của thư viện

trong nhà trường. Nguyên nhân là do lãnh đạo các đơn vị chưa quan tâm đầu tư cho thư

viện. Mặt khác, một số CB thư viện còn yếu kém về nghiệp vụ, một số khác thì chưa tâm

huyết với nghề, chưa năng động sáng tạo trong công việc.

- Công tác kiểm tra hoạt động chuyên môn thư viện, kiểm tra duy trì đạt chuẩn ở các

đơn vị cũng chưa được thực hiện thường xuyên, các đơn vị đã đạt chuẩn trước đây khi được

kiểm tra cũng không duy trì được mức đạt chuẩn và không theo kịp xu hướng phát triển, đổi

mới trong quản lý và hoạt động thư viện.

- Các hình thức tuyên truyền giới thiệu sách chưa phong phú, chưa diễn ra đều ở các

thư viện, hoạt động về sưu tầm tư liệu theo chuyên đề để phục vụ cho giảng dạy và học tập

cũng chưa được các cơ sở giáo dục thực hiện tốt. Việc tổ chức thư viện đa chức năng và thư

viện xanh cũng chưa được triển khai rộng rãi do không đủ CSVC và điều kiện kinh phí.

- Công tác hội thảo, sinh hoạt trao đổi chuyên môn về thư viện chưa được tiến hành

thường xuyên trong cùng địa bàn và giữa các huyện trong tỉnh.

- Công tác đầu tư để xây dựng thư viện đạt chuẩn không thực hiện phân kỳ đầu tư

theo kế hoạch mà thường tập trung vào cuối lộ trình dẫn đến việc bổ sung mua sắm sách

tham khảo không đảm bảo chất lượng khoa học, không sát hợp với chương trình bậc học,

không phù hợp đối tượng bạn đọc.

d) Về đổi mới quản lý tài chính

- Sở GDĐT hướng dẫn triển khai kịp thời các văn bản có liên quan đến công tác quản

lý tài chính, tài sản trong ngành; chỉ đạo các đơn vị thực hiện khá tốt 3 công khai theo

Thông tư 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009 của Bộ GDĐT. Tất cả các đơn vị được giao

quyền tự chủ về tài chính đã xây dựng và thực hiện tương đối tốt Quy chế chi tiêu nội bộ.

c thực hiện thường xuyên theo kế hoạch, mỗi đơn

vị đều được kiểm tra hồ sơ sổ sách kế toán ít nhất 1 lần trong 1 quý.

- Việc điều hành ngân sách giáo dục các cấp có chuyển biến, chất lượng công tác lập

dự toán và điều hành ngân sách được nâng lên. Đa số các đơn vị trực thuộc Sở thực hiện

quản lý thu, chi tài chính đúng quy định, chặt chẽ, ít sai sót. Một số trường thực hiện điều

hành ngân sách tiết kiệm, hiệu quả, giúp tăng thu nhập cho người lao động.

e) Công tác kiểm định chất lƣợng giáo dục

Hầu hết các trường hoàn thành báo cáo tự đánh giá; đã đăng ký đánh giá ngoài là 177

(88 trường mầm non, 58 tiểu học, 27 THCS, 04 THPT); đã hoàn thành đánh giá ngoài 137

(74 trường mầm non, 41 tiểu học, 18 THCS, 04 THPT). Mặc dù số trường được đánh giá

ngoài tăng khá cao so năm học trước, nhưng nhìn chung tiến độ vẫn còn chậm.

f) Về công tác thanh tra

- Thực hiện Hướng dẫn số 17 và Hướng dẫn bổ sung số 43 của Sở GDĐT, ngay từ

đầu năm học, hiệu trưởng các trường trực thuộc, lãnh đạo các phòng GD&ĐT đã chỉ đạo kế

toán lập dự toán thu, chi để điều hành nguồn kinh phí theo dự toán. Các trường trực thuộc

đều có lập dự toán gửi về phòng KH-TC sở thẩm định. Phòng GDĐT ban hành các văn bản

hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện công tác tài chính và thực hiện các khoản thu đầu

năm.

16

- Qua kiểm tra sau khai giảng năm học, hầu hết các trường được kiểm tra, đều chấp

hành quy định về thực hiện các khoản thu theo Hướng dẫn của Sở và phòng GDĐT; thu học

phí theo Quyết định số 57/2016/QĐ-UBND ngày 06/9/2016 của UBND tỉnh An Giang về

mức thu học phí năm học 2016-2017; thu hộ BHYT, BHTN.

- Các trường thực hiện các khoản thu đầu năm theo quy định (bắt buộc): học phí và

bảo hiểm y tế, riêng bảo hiểm tai nạn thu trên tinh thần tự nguyện;

- Các đơn vị được kiểm tra đều công khai các khoản thu đến CMHS; các khoản thu

ngoài quy định đều có biên bản thỏa thuận với CMHS; Các đơn vị bán trú đều có tờ trình về

việc thực hiện các khoản thu và được sự phê duyệt của phòng GDĐT, xây dựng kế hoạch cụ

thể đối với từng khoản thu, chi để thực hiện, có đưa vào quy chế chi tiêu nội bộ. Các khoản

chi phục vụ cho nhu cầu bán trú của học sinh mầm non, tiểu học theo mức thỏa thuận với

CMHS của từng đơn vị

- Các trường trực thuộc đều có xây dựng quy chế quản lý, sử dụng tài sản, kế hoạch

bảo trì, sửa chữa CSVC, mở đầy đủ hồ sơ quản lý tài sản, cuối năm có kiểm kê, thanh lý

theo quy định.

- Hiệu trưởng các đơn vị được thanh tra đã có nhiều cố gắng trong thực hiện cơ chế

tự chủ theo Quyết định của UBND tỉnh An Giang về việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách

nhiệm về tài chính; làm tốt công tác xã hội hóa trong việc vận động hỗ trợ trang bị Tivi

phục vụ giảng dạy ở các phòng học.

- Tăng cường các hoạt động dịch vụ, thu học phí đạt chỉ tiêu dự toán, sử dụng kinh

phí tiết kiệm, phân công giảng dạy hợp lý, đảm bảo cân đối kinh phí hoạt động trong năm

2016; ưu tiên chi trả kịp thời, đầy đủ lương và các khoản phụ cấp cho giáo viên, nhân

viên.tiền mặt tồn quỹ đúng quy định.

- Tuân thủ các quy định về xác lập quyền sử dụng đất, lập đầy đủ hồ sơ, sổ sách quản

lý, sử dụng tài sản, thiết bị; chứng từ, hồ sơ quản lý tài chính được thực hiện khá đầy đủ

theo quy định; thu thập xử lý chứng từ đúng quy trình, lưu trữ theo mục lục ngân sách hiện

hành, theo nguồn, theo quý; mở sổ, khóa sổ đúng quy định, ghi chép, hạch toán kịp thời các

nghiệp vụ phát sinh; lập và nộp báo cáo tài chính đủ biểu mẫu và đúng thời gian quy định.

Hạn chế

Một số đơn vị còn những hạn chế

- Chưa xây dựng dự toán thu, chi đối với các nguồn kinh phí tại đơn vị.

- Chưa nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, giá trị gia tăng đối với các nguồn thu dạy

thêm và dịch vụ.

- Chưa tổ chức đối chiếu sổ quỹ tiền mặt giữa kế toán và thủ quỹ hàng tháng theo

quy định.

- Định kỳ chưa đối chiếu với cơ quan BHXH huyện danh sách, số tiền nộp các khoản

bảo hiểm cho người lao động theo quy định.

- Hàng tháng chưa công khai bảng lương thực nhận để giáo viên, nhân viên giám sát.

- Chưa hạch toán tài khoản thuế (333), chênh lệch thu, chi (421), tài khoản khấu hao

CSVC (461) của nguồn dạy thêm, học thêm và dịch vụ (đơn vị sự nghiệp loại 3 khi trích

khấu hao bổ sung nguồn kinh phí hoạt động 461).

- Chưa thực hiện đầy đủ hồ sơ sửa chữa CSVC theo quy định.

17

- Số liệu tài sản tại nơi sử dụng trong các sổ S32-H không khớp với số liệu cập nhật

trong sổ tài sản cố định S31-H; tài sản kiểm kê trong thực tế tại các phòng không khớp với

02 mẫu sổ S31-H và S32-H

- Chưa tổ chức thanh lý máy tính hỏng không còn sử dụng.

g) Tăng cƣờng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

* Khối Trung học

-Trang bị phòng học bộ môn Vật lý, Hóa học, Sinh học cho trường THPT Long

Xuyên và trường THPT Nguyễn Công Trứ (Mỹ Thới cũ), tổng cộng 06 phòng bộ môn

-Trang bị phòng học bộ môn Tin học cho trường THPT Long Xuyên và trường

THPT Nguyễn Công Trứ (Mỹ Thới cũ), tổng cộng 04 phòng bộ môn.

- Trang bị phòng học bộ môn Vật lý, Hóa học, Sinh học cho trường 07 trường THCS:

THCS Vĩnh Thành- Châu Thành, THCS Bình Thủy- Châu Phú, THCS Tân Hòa- Phú Tân,

THCS Vĩnh Phú- Thoại Sơn, THCS Ngô Gia Tự- Long Xuyên, THCS Long An- Tân Châu,

THCS Long Điền A- Chợ Mới, tổng cộng 21 phòng bộ môn.

* Khối Tiểu học

- Mua sắm thiết bị các phòng chức năng + phòng thư viên + phòng truyền thống +

phòng thiết bị (Khối Tiểu học) đạt chuẩn Quốc Gia năm 2013

*Khối Mầm non- Mẫu giáo

- Mua sắm thiết bị đồ dùng dạy học trong lớp (Khối mẫu giáo-mầm non) cho các

trường thuộc Dự án trường đạt chuẩn quốc gia 2010.

- Mua sắm thiết bị đồ chơi cho trẻ 3-4 tuổi (Khối mẫu giáo-mầm non) cho các trường

thuộc Dự án trường đạt chuẩn quốc gia 2013.

Khó khăn

Về đầu tư thực hiện các đề án, dự án

- Trong quá trình thực hiện đầu tư cơ sở vật chất trường học, đang gặp khó khăn về

vốn việc xin chuyển vốn đầu tư năm 2016 kéo dài sang năm 2017 để thanh toán nợ đọng

chưa có nguồn bố trí 117.184 triệu đồng (nguồn đầu tư tập trung 78.281 triệu đồng, vốn xổ

số kiến thiết 33.411 triệu đồng, vốn CTMTQG 5.492 triệu đồng);

- Tỉnh đề nghị TW hỗ trợ kinh phí CTMTQG cho dự án trường DTNT THPT tỉnh

7.575 triệu đồng, hiện nay dự án đã hoàn chỉnh kết thúc, nợ khối lượng chưa có nguồn thanh

toán (thuộc nguồn vốn trung hạn giai đoạn 2016-2020 tại QĐ số 572/QĐ-BKHĐT ngày

20/4/2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc giao chi tiết kế hoạch đầu tư trung hạn vốn

ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020)

- Việc triển khai Đề án 1400 dạy ngoại ngữ trong trường học trung ương chưa bố

trí nguồn hỗ trợ cho tỉnh, trong khi đó ngân sách địa phương khả năng đầu tư có hạn;

Về mua sắm thiết bị

- Thực hiện mua sắm thiết bị tập trung đang gặp khó khăn, nhất là danh mục chưa cụ

thể rõ ràng: về tiêu chuẩn, kỹ thuật, chủng loại, ...không đồng nhật, nên trong quá trình thẩm

định giá, kế hoạch lựa chọn nhà thầu rất phức tạp, khả năng rất khó khi mời dự thầu. Một số

sách đặc thù nếu áp dụng quy trình mua sắm tập trung sẽ không kịp thời gian để đưa vào sử

dụng.

18

- Việc tổ chức mua sắm thiết bị theo Quyết định số 58/2015/QĐ-TTg ngày

17/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản

lý, sử dụng máy móc, thiết bị của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập

cũng có nhiều bất cập: không thể đồng nhất giữa khối phục vụ học tập và khối phòng học bộ

môn, hành chính quản trị sẽ gặp khó khăn, định mức thấp, khi mua không sử dụng được…

h) Công tác khuyến học

-Toàn tỉnh có 156 Hội Khuyến học cơ sở, 888 chi hội khuyến học khóm ấp, 718 chi

hội khuyến học trường học, 207 Ban khuyến học doanh nghiệp -tôn giáo, 414 chi hội Ban

KH cơ quan, 929 Tổ KH an ninh nhân dân. Các chi hội trong trường học phối hợp tham gia

xét chọn HS nhận các loại học bổng khuyến học, khuyến tài, tổng số được 47.268 phần học

bổng có giá trị 23.628.000.000. Trao quà “Tiếp bước đến trường” cho 52.025 học sinh với

số tiền 12.802.000.000 đồng.

- Sở đã Phối hợp với Hội Khuyến học các cấp tổ chức được 4 lớp tập huấn “Đánh giá,

xếp loại cộng đồng học tập cấp xã” với số lượng 501 người là CB Hội khuyến học, phòng

GDĐT, TTHTCĐ.

- Hội Khuyến học các cấp cũng đã vận động kinh phí để chi hỗ trợ quà “Tiếp bước

đến trường” và cấp các loại học bổng cho 48.713 học sinh tiểu học, THCS, THPT với tổng

số tiền và quà quy ra tiền trị giá hơn 10 tỷ đồng. Bên cạnh đó, trong năm, Hội Khuyến học

cấp tỉnh đã cấp phát hơn 49.160 suất học bổng cho học sinh THPT, sinh viên đại học, cao

đẳng thuộc diện nghèo và cận nghèo, với tổng số tiền trên 23 tỷ đồng.

Hạn chế

- Chất lượng hoạt động của các cấp Hội, nhất là chi hội khuyến học trong nhà trường

chưa thật sự đồng đều. Nhiều đơn vị chưa quan tâm đến việc phát triển hội viên mới.

-

, nhất là kết hợp báo cáo số liệu.

i) Hoạt động của Hội Cựu Giáo chức các cấp

- Đến nay, toàn tỉnh có 120 Hội cấp xã, và 230 chi hội với 5.551 hội viên. Hội Cựu

Giáo chức các cấp đã tận dụng thế mạnh của các Nhà giáo trong việc vận động hội viên xây

dựng phong trào “Gia đình hiếu học”, “Dòng họ khuyến học”, vận động quyên góp quà để

tặng cho GV, HS, làm cầu nối giữa nhà trường và các tổ chức xã hội, đóng góp một phần

không nhỏ vào phong trào khuyến học, khuyến tài ở địa phương cùng nhiều hoạt động như

tặng quà cho học sinh nghèo, khen thưởng học sinh giỏi, biểu dương dòng họ hiếu học, công

tác bảo trợ học sinh nghèo… Những hoạt động đó đã có tác dụng tích cực trong việc hỗ trợ,

giúp đỡ những HS có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục đến trường, đồng thời cổ vũ mạnh mẽ

phong trào giáo dục tại các địa phương.

- Việc triển khai các hoạt động nội dung “4 cùng” được thực hiện khá phong phú, đa

dạng ở cấp Hội cơ sở bằng những việc làm cụ thể. Không chỉ tham gia vào những hoạt động

trong “Tháng hành động vì sự nghiệp giáo dục”, mà Hội còn nỗ lực làm cầu nối giữa nhà

trường và xã hội, tham mưu, tư vấn kế hoạch chuyên môn, phát triển giáo dục, hiến kế về

công tác quản lý; tham gia tổ chức những hoạt động phong trào nhằm nâng chất lượng dạy

học, tham gia vận động HS đến trường, trực tiếp giảng dạy HS yếu, các lớp PCGD và bồi

dưỡng HS giỏi, HS năng khiếu. Kết quả, đến cuối năm 2016, các cấp Hội trong tỉnh đã phối

hợp với các trường vận động 207 HS bỏ học trở lại trường; dạy kèm, phụ đạo cho 453 HS;

vận động hỗ trợ cho HS nghèo và sửa chữa trường lớp 440.350.000 đồng, 507 xe đạp và 200

kg gạo.

19

- Bên cạnh đó, Hội Cựu giáo chức các cấp đã đã tích cực triển khai các hoạt động

nhằm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên. Kết quả, vận động để thăm viếng,

giúp đỡ, trợ cấp các hội viên có hoàn cảnh khó khăn với số tiền là 947.047.000 đồng, tặng

33 thẻ bảo hiểm y tế, 220kg gạo cho hội viên.

3. Hoạt động chuyên đề, phong trào và công tác khác

- Chỉ đạo tổ chức các hoạt động khuyến khích, hỗ trợ HSSV học tập và phát triển tài

năng được nhà trường và toàn xã hội quan tâm. Để hỗ trợ cho học sinh có hoàn cảnh khó

khăn đến trường trong năm học mới, Sở GDĐT đã phát động phong trào quyên góp, tặng lại

sách đã qua sử dụng trong học sinh. Kết quả đã quyên góp được 84.404 bản sách giáo khoa

và 225 bản sách tham khảo. Tổ chức tặng lại cho học sinh nghèo 29.500 bản sách giáo khoa,

số sách còn lại sử dụng làm tủ sách dùng chung trong thư viện. Tiếp nhận và phân phối sách

của Tổ chức Room To Read tặng cho 33 trường tiểu học thuộc 7 huyện An Phú, Tri Tôn, Tịnh

Biên, Thoại Sơn, Châu Thành, Chợ Mới, Phú Tân. Thông qua các quỹ học bổng, quỹ tín

dụng đào tạo, sự đóng góp của các mạnh thường quân, các đơn vị, tổ chức xã hội giúp các

em HS có hoàn cảnh khó khăn yên tâm hơn khi đến trường, góp phần làm giảm tỷ lệ HS bỏ

học.

- Duy trì mô hình Công tác xã hội học đường cho 06 điểm trường tại thị xã Tân Châu

và thành phố Long Xuyên; Phối hợp tốt với Tỉnh đoàn, Hội đồng Đội tỉnh trong việc triển

khai Chương trình công tác Đoàn – Đội và phong trào thanh thiếu nhi năm học 2016 – 2017;

Phát động phong trào “Xanh-sạch-đẹp-an toàn” trong toàn ngành.

- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục tiếp tục tổ chức tốt Lễ Chào cờ Tổ quốc, hát Quốc ca

theo nghi lễ Nhà nước (thực hiện t

và đúng giai điệu bài Quốc ca, thể hiện lòng tự hào dân tộc; giáo dục, nhắc nhở HS hiểu, ghi

nhớ và làm theo lời dạy của Bác. 100% các cơ sở GDĐT trong tỉnh đều tổ chức hội thi Hát

Quốc ca. Hội thi được tổ chức tùy theo điều kiện thực tế tại đơn vị bằng nhiều hình thức: thi

hàng tuần vào các buổi sinh hoạt dưới cờ, thi cáo điểm vào các đợt chủ điểm trong năm

(ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, ngày thành lập Hội Liên hiệp thanh niên

Việt Nam,...), thi lồng ghép vào cuộc thi Ca múa nhạc.

- Chỉ đạo tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khoá và

truyền thông về giáo dục sức khỏe, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, công tác bảo hiểm

y tế HSSV; giáo dục dân số, gia đình, giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên,

phòng, chống HIV/AIDS. Đã thực hiện mô hình sinh hoạt ngoại khóa về Dân số -KHHGĐ

tại 05 trường THPT; tổ chức giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản cho 15 trường THPT; tổ

chức Ngày hội Tuổi chúng mình cùng hành động – Thực hiện mô hình điểm hoạt động

truyền thông phòng chống tội phạm và ma túy năm 2016 dành cho cấp THPT.

III. Đánh giá chung

1. Những việc làm đƣợc

-Tỷ lệ huy động HS các ngành học, cấp học hầu hết đạt khá cao so với kế hoạch (Nhà

trẻ đạt 79,56%; mẫu giáo 104,06%, tiểu học 99,93%; THCS 98,79%, THPT 93,49%).

-Nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục của các ngành học, cấp học tiếp tục

được chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời và tổ chức triển khai đạt hiệu quả bước đầu khả quan ở

nhiều cơ sở giáo dục.

20

-Tiếp tục duy trì kết quả đạt chuẩn PCGD tiểu học và PCGD THCS.

-Hoàn thành xây dựng và được công nhận đạt chuẩn PCGD mầm non cho trẻ 5 tuổi

giai đoạn 2010 – 2015.

-Ở cấp phổ thông, nhiều hoạt động và phong trào chuyên môn, trải nghiệm sáng tạo

hướng nhiều đến lợi ích HS, đã đi vào thực chất, giúp HS hình thành kỹ năng sáng tạo, góp

phần nâng cao chất lượng giáo dục, đồng thời tạo tiền đề chuẩn bị điều kiện để thực hiện đổi

mới chương trình sách giáo khoa thời gian tới.

-Việc đổi mới tổ chức dạy học tiếng Anh được triển khai đều khắp các đơn vị trong

toàn tỉnh

-Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục kỹ

năng sống cho HS được ngành chỉ đạo triển khai tốt và đi vào nề nếp; các cuộc vận động và

phong trào thi đua trong ngành được quan tâm chỉ đạo và mang lại những kết quả tích cực.

-CSVC, sách và trang thiết bị dạy học của các ngành học, cấp học tiếp tục được tăng

cường; công tác thư viện, thiết bị trường học được quan tâm thúc đẩy và có nhiều tiến bộ.

Tình hình quản lý, sử dụng, bảo quản thiết bị dạy học đã có sự chuyển biến rõ nét.

-Các kỳ thi đều được tổ chức đúng theo qui chế thi của Bộ GDĐT, đảm bảo an toàn,

nghiêm túc, công bằng trong thi cử. Công tác kiểm định chất lượng giáo dục được ngành tổ

chức triển khai khá tốt, đúng theo hướng dẫn của Bộ GDĐT, bước đầu đã đạt được một số

kết quả khả quan.

-Công tác thanh, kiểm tra được ngành quan tâm đẩy mạnh đã giúp nhà trường, GV

khắc phục các mặt hạn chế, thiếu sót trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ. Công tác

kiểm tra của các trường và thanh tra của Sở, Phòng về chuyên môn được thực hiện thường

xuyên. Hoạt động của Hội đồng bộ môn các cấp có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần

vào việc nâng cao chất lượng dạy và học.

-Các cuộc vận động do Bộ và Sở GDĐT phát động đã được các đơn vị hưởng ứng,

tham gia tích cực.

-Ứng dụng CNTT trong quản lý hành chính đã dần mang lại hiệu quả tích cực trong

hoạt động quản lý ngành.

2. Hạn chế, tồn tại

-Chất lượng giáo dục của các ngành học, cấp học tuy có chuyển biến theo chiều

hướng tích cực nhưng còn chậm.

-Công tác giáo dục hướng nghiệp để phân luồng HS sau tốt nghiệp THCS vào học

các trường TCCN, trung tâm GDTX, trung tâm GDNN, các trường trung cấp nghề... chưa

hiệu quả.

-Công tác kiểm định chất lượng giáo dục: Số trường đăng ký và được đánh ngoài còn

thấp so chỉ tiêu của Bộ GDĐT.

-Đề án xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia tiến độ triển khai còn rất chậm,

không đạt lộ trình đề ra.

-Nhiều đơn vị thiếu phòng học, phòng chức năng nên việc bồi dưỡng HS yếu kém,

bồi dưỡng HS giỏi gặp khó khăn. Điều này, làm cho chất lượng giáo dục cải thiện chậm.

-Việc chấp hành các quy định của ngành ở một số đơn vị chưa thật nghiêm. Công tác

phối hợp với chính quyền địa phương trong việc vận động HS bỏ học trở lại trường chưa

thường xuyên, thiếu chặt chẽ.

C. PHƢƠNG HƢỚNG, 6 THÁNG CUỐI NĂM 2017

(Nhiệm vụ trọng tâm năm học 2016 – 2017):

21

I. Nhiệm vụ chung

1. T tư tưởng, đạo đức và phong cách

thực hiện nghị quyết 04-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa

XII về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng

chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”.

Tiếp tục cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, cùng

hoạt động thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

2. Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền, quán triệt sâu

rộng các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các định hướng và nhiệm vụ chủ

yếu của ngành. Triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển GDĐT theo Nghị quyết Đại hội

Đảng toàn quốc lần thứ XII; Nghị quyết Đại hội Tỉnh Đảng bộ An Giang lần thứ X; Nghị

quyết số 44/NQ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ, Kế hoạch hành động của Bộ

GDĐT triển khai Chương trình hành động của Chính phủ, Chương trình hành động số 05-

CTr/TU của Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh tiến tới triển khai có hiệu quả Nghị quyết

88/2014/QH13 của Quốc hội về về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ

thông. Triển khai các khâu chuẩn bị tổ chức thực hiện chương trình tổng thể giáo dục phổ

thông 2018.

3. Tiếp tục thực hiện mục tiêu giáo dục học sinh phát triển toàn diện. Bên cạnh việc

truyền thụ kiến thức, cần chú trọng giáo dục đạo đức, kỹ năng làm người, lối sống lành

mạnh cho học sinh. Tích cực đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, thi cử theo định

hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. Chú trọng đầu tư nâng chất lượng giảng

dạy ngoại ngữ trong nhà trường phổ thông. Đổi mới chương trình giáo dục hướng nghiệp

trong nhà trường. Củng cố chất lượng giáo dục phổ thông, tiếp tục duy trì chất lượng trong

kỳ thi THPT quốc gia 2018.

4. Phát triển mạng lưới trường lớp theo quy hoạch chú trọng hạ tầng công nghệ thông

tin; tiếp tục đổi mới công tác tuyển sinh đầu cấp, đẩy mạnh phân luồng, hướng nghiệp học

sinh sau tốt nghiệp THCS, THPT. Tăng cường công tác kiểm định chất lượng giáo dục tại

các cơ sở trường học.

5. T tiêu quốc gia về xây dựng “Nông thôn

mới”, thông qua việc thực hiện tốt các tiêu chí của ngành theo phân công của UBND tỉnh,

trong đó: tập trung nâng chất hoạt động xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; tiếp tục thực

hiện hiệu quả mục tiêu Đề án Xây dựng Xã hội học tập và Đề án Xóa mù chữ đến năm

2020, quyết tâm nâng mức độ đạt của công tác PCGD các cấp học, đảm bảo chỉ tiêu tỷ lệ

học sinh đi học so dân số độ tuổi.

6. Tiếp tục

lẫn đạo đức nghề nghiệp. Triển khai thực hiện đầy đủ các chính sách đối với nhà giáo. Tiếp

tục hoàn thiện

. Đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài.

22

7. Triển khai thực hiện tốt các Chương trình, Đề án, dự án đã được cấp có thẩm

quyền phê duyệt.

8. Tiếp tục ổn định hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra; nâng cao quyền tự chủ, tự

chịu trách nhiệm của thủ trưởng các cơ sở giáo dục, thực hiện đề án xây dựng đơn vị sự

nghiệp tự chủ trực thuộc sở GDĐT. Phát huy tính minh bạch trong công tác hành chính, tài

chính; tăng cường hiệu quả cải cách hành chính, xây dựng và triển khai các dịch vụ công

theo quy định. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác trong toàn ngành.

II. Nhiệm vụ chủ yếu

1. Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý GDĐT

- Hoàn thiện mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và trung tâm

giáo dục thường xuyên tỉnh. Phối hợp với ngành Lao động, Thương binh và Xã hội trong

đẩy mạnh công tác phân luồng sau THCS, THPT.

- Phối hợp chặt chẽ giữa ngành GDĐT với các ngành, các địa phương trong công tác

quản lý giáo dục theo Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ và

Thông tư hướng dẫn của Bộ GDĐT và Bộ Nội vụ. Tiếp tục phân cấp, giao quyền tự chủ và

tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục một cách thống nhất, hiệu quả trong công tác tổ

chức cán bộ, quản lý tài chính, về chuyên môn (ra đề kiểm tra học kỳ, tổ chức thi nghề phổ

thông, thực hiện nội dung chương trình…) có kết hợp đồng bộ với đổi mới, tăng cường công

tác thanh, kiểm tra giáo dục các cấp; tiếp tục củng cố bộ máy cán bộ làm thanh tra, kiểm tra

các cấp; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra nội bộ của các cơ sở

giáo dục.

- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý, dạy và học. Đầu tư để nâng chất lượng

hoạt động của cổng thông tin điện tử của Sở theo hướng đi sâu hỗ trợ các hoạt động chuyên

môn, cung cấp các dịch vụ giáo dục cho người dân, phát triển thêm các cổng thông tin điện

tử thành phần, thúc đẩy việc sử dụng văn bản điện tử trong các hoạt động của ngành.

- Tăng cường bồi dưỡng năng lực đặc biệt là năng lực CNTT trrong công tác tự đánh

giá, kiểm định chất lượng trường học; năng lực quản lý tài chính, tài sản; bồi dưỡng về kỹ

năng quản lý, sử dụng thiết bị dạy học, phát huy hiệu quả hoạt động của thư viện trường

học.

- Triển khai thực hiện nghiêm túc quy định về công khai đối với các cơ sở giáo dục;

Phát huy hơn nữa dân chủ trong các cơ sở trường học và đơn vị quản lý giáo dục, thực hiện

tốt chủ trương giám sát và phản biện xã hội; tiếp tục đổi mới công tác thi đua khen thưởng

theo hướng thiết thực, hiệu quả theo đúng tinh thần của Luật Thi đua khen thưởng.

2. Nâng cao chất lƣợng và hiệu quả hoạt động giáo dục

2.1. Giáo dục mầm non

- Tiếp tục các giải pháp duy trì kết quả PCGD mầm non cho trẻ 5 tuổi. Trong đó chú

trọng đến việc xây dựng, cải tạo CSVC, thay thế các phòng học tạm mượn; đầu tư mua sắm

bổ sung đồ dùng, đồ chơi, thiết bị tối thiểu theo Thông tư số 02/2010/TT-BGDĐT, Thông tư

23

số 34/2013/TT-BGDĐT. Từng bước mở rộng quy mô loại hình bán trú, phấn đấu tăng tỷ lệ

trẻ mẫu giáo học 2 buổi/ngày. Có giải pháp quản lý chặt chẽ hoạt động của các trường, lớp,

cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập.

- Quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, bảo

mẫu; tăng quy mô và chất lượng đáp ứng yêu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ. Áp dụng nhiều

giải pháp quản lý, kiên quyết không để xảy ra ngộ độc thực phẩm, tai nạn thương tích cũng

như tình trạng ngược đãi, bạo hành trẻ.

- Thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động thể chất nhằm nâng

cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non; tăng cường

hoạt động vui chơi và các hoạt động trải nghiệm, khám phá của trẻ; chuẩn bị tiếng Việt cho

trẻ mẫu giáo vùng dân tộc thiểu số, hỗ trợ thực hiện chương trình giáo dục mầm non ở các

vùng khó khăn.

- Phát huy hiệu quả các trang thiết bị đã được cấp. Nhân rộng việc sử dụng các phần

mềm giáo dục, nuôi dưỡng trẻ: Kidsmart, Happykid, Nutrikids và các phần mềm quản lý

khác nhằm nâng chất lượng bữa ăn cho trẻ và tạo điều kiện cho trẻ thực hành, khám phá, trải

nghiệm.

2.2. Giáo dục phổ thông

- Chú trọng giáo dục đạo đức, giá trị sống đồng bộ với đổi mới PPDH và KTĐG theo

hướng phát triển năng lực học sinh. Tiếp tục triển khai dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ

năng phù hợp với từng đối tượng học sinh chú trọng hoạt động trải nghiệm, nghiên cứu

khoa học và rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết những

vấn đề thực tiễn cho học sinh. Tăng cường công tác kiểm định chất lượng giáo dục; ứng

dụng CNTT vào công tác quản lý, dạy và học. Chuẩn bị tốt cho việc triển khai kỳ thi THPT

quốc gia năm 2018.

- Tiếp tục triển khai thực hiện tốt Kế hoạch dạy và học ngoại ngữ trong trường phổ

thông trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2020. Mở rộng phạm vi vận dụng, phát

huy những điểm tích cực, phù hợp của mô hình trường học mới (VNEN của cấp tiểu học và

THM đối với cấp THCS),.. trong công tác dạy và học cấp phổ thông; tiếp cận và triển khai

bước chuẩn bị cho việc thực hiện chương trình tổng thể Giáo dục phổ thông 2018.

- Quyết tâm nâng chất thực hiện chương trình xây dựng trường chuẩn quốc gia kết

hợp với hiệu quả triển khai các tiêu chí phụ trách của chương trình mục tiêu quốc gia xây

dựng nông thôn mới: Từng trường cần có kế hoạch đầu tư xây dựng phát triển đơn vị theo

các tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia, nhất là đối với các tiêu chuẩn không hoặc tốn ít

kinh phí đầu tư; thực hiện giải pháp nâng mức độ đạt đối với công tác PCGD.

- Chú trọng đẩy mạnh công tác phổ biến giáo dục pháp luật, giáo dục an toàn giao

thông, giáo dục kỹ năng sống, văn hóa ứng xử, phòng chống bạo lực học đường, phòng

chống đuối nước, tai nạn thương tích trong học sinh, thực hiện tốt công tác y tế học đường.

Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 1537/CT-BGDĐT ngày 05/5/2014 của Bộ GDĐT về việc

24

tăng cường và nâng cao hiệu quả một số hoạt động giáo dục cho học sinh trong các cơ sở

giáo dục.

a) Cấp tiểu học

- Tăng cường giáo dục đạo đức, ngôn ngữ, ứng xử, … xây dựng nền tảng kỹ năng

làm người cho học sinh.

- Triển khai các phương án thích hợp để chuẩn bị và tăng cường tiếng Việt cho học

sinh dân tộc thiểu số, giúp các em tiếp cận chuẩn kiến thức, kỹ năng cơ bản ở tất cả các môn

học, các hoạt động giáo dục. Tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng dạy học 2 buổi/ngày,

loại hình trường bán trú ở những nơi có điều kiện.

- Tiếp tục triển khai kế hoạch dạy học môn Tiếng Anh 4 tiết/tuần theo chương trình

mới. Điều chỉnh nội dung và yêu cầu môn học và các hoạt động giáo dục một cách linh

hoạt, đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với đối tượng học sinh, thời gian thực tế và điều kiện

dạy học của địa phương trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng và định hướng phát triển năng

lực học sinh.

- Tăng quyền chủ động cho cơ sở trong việc xây dựng, tổ chức các hoạt động giáo

dục, nhất là trong việc thực hiện chương trình, điều chỉnh nội dung dạy học, đổi mới PPDH,

đổi mới KTĐG học sinh một cách phù hợp. Bên cạnh chất lượng đại trà, chú ý phát triển

năng lực đối với học sinh giỏi, xuất sắc, học sinh năng khiếu. Triển khai các phương pháp,

hình thức tổ chức dạy học, giáo dục theo hướng phát huy tính chủ động, tích cực, tự học,

phát triển năng lực học sinh. Thực hiện đánh giá học sinh theo Thông tư số

30/2014/TTBGDĐT và Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT về Đánh giá học sinh tiểu học.

- Tổ chức hiệu quả sinh hoạt chuyên môn tại các tổ, khối chuyên môn trong trường

và giữa các trường tiểu học; chú trọng đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt chuyên môn

thông qua hoạt động dự giờ, nghiên cứu bài học. Tăng cường triển khai sinh hoạt chuyên

môn qua mạng (trước tiên là trang “trường học kết nối” của Bộ GDDT, tiến tới quản lý hoạt

động chuyên môn của giáo viên và học sinh các trường qua mạng.

b) Cấp trung học

- Giao quyền chủ động cho các trường học trong việc xây dựng kế hoạch dạy học phù

hợp với điều kiện của từng đơn vị thống nhất trong toàn tỉnh. Triển khai thực hiện đổi mới

đồng bộ PPDH, KTĐG theo hướng khoa học, hiện đại.

- Tiếp tục triển khai dạy học thí điểm chương trình tiếng Anh 10 năm; triển khai thí

điểm dạy học song ngữ tiếng Anh đối với một số môn khoa học tự nhiên tại các trường

trung học.

.

- Đổi mới chương trình giáo dục hướng nghiệp và các hoạt động giáo dục hình thành

kỹ năng trong các trường phổ thông nhằm tăng cường kỹ năng tự học, kỹ năng sống, kỹ

năng thực hành, nghiên cứu; tạo điều kiện cho học sinh trung học tham gia Cuộc thi nghiên

cứu khoa học kỹ thuật và Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống

25

thực tiễn dành cho học sinh. Việc tổ chức dạy và học của trường phổ thông cần thực hiện

phù hợp với phương án đổi mới của Bộ GDĐT.

- Tăng cường phối hợp các cấp, các ngành triển khai công tác chuẩn bị tốt cho kỳ thi

THPTQG 2018 và chuẩn bị mọi mặt cho việc thực hiện chương trình tổng thể giáo dục phổ

thông 2018.

2.3. Giáo dục thƣờng xuyên

-

2013-2020. Phấn đấu nâng dần mức độ đạt chuẩn ở các xã (phường, thị trấn) đã

đạt chuẩn, không để xảy ra tình trạng mất chuẩn.

- Từng bước nâng dần chất lượng giảng dạy và học tập của hệ GDTX. Chú trọng

hướng dẫn chuyên môn, kiểm tra và phối hợp kiểm tra hoạt động của Trung tâm GDTX

tỉnh, các Trung tâm GDNN và GDTX; chủ động liên kết với các Trung tâm HTCĐ và các

cơ sở giáo dục khác trong việc mở rộng hình thức và nội dung hoạt động.

- Tăng cường quản lý hoạt động của các trung tâm ngoại ngữ, tin học; tăng cường

thanh tra, kiểm tra nhằm ngăn chặn, chấn chỉnh kịp thời những sai phạm trong việc đào tạo,

liên kết đào tạo, kiểm tra, cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.

3. Nâng cao năng lực và hiệu quả công tác phát triển đội ngũ giáo viên (GV) và cán

bộ quản lý giáo dục (CBQL) các cấp

- Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho CBQL, GV các cơ

sở giáo dục mầm non, phổ thông và GDTX. Tiếp tục rà soát, điều chuyển cán bộ, sàng lọc,

luân chuyển GV giữa các đơn vị nhằm đồng bộ hóa về cơ cấu, loại hình GV, điều hòa chất

lượng và đảm bảo biên chế theo quy định.

- Làm tốt công tác quy hoạch đội ngũ, nhất là đội ngũ CBQL giáo dục, chú trọng

phát triển cán bộ nữ. Bồi dưỡng năng lực về chuyên môn và chính trị cho đội ngũ cán bộ

thuộc diện quy hoạch, đảm bảo đủ điều kiện bổ nhiệm khi có yêu cầu.

- Xây dựng lộ trình để giáo viên tự bồi dưỡng, phổ cập tiếng Anh tối thiểu đạt trình

độ B, chuẩn bị để triển khai dạy song ngữ ở một số trường trung học khi có điều kiện. Tiếp

tục triển khai thực hiện quy hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục giai đoạn 2011-

2020, chuẩn bị sẵn sàng để triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018.

- Tiếp tục triển khai và thực hiện có hiệu quả Quyết định số 723/QĐ-UBND ngày

15/5/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án “Phân cấp công tác tuyển

dụng viên chức ngành giáo dục và đào tạo”.

- Quan tâm phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên môn, GV cốt cán các bộ môn, GV

chủ nhiệm lớp; nâng cao vai trò của GV chủ nhiệm, của Đoàn, Đội… trong việc quản lý,

phối hợp giáo dục toàn diện học sinh.

- Thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ, chính sách với đội ngũ nhà giáo và CBQL. Tăng

cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các hoạt động bồi dưỡng cấp chứng chỉ và công

tác tuyển dụng, sử dụng, thực hiện chế độ làm việc của GV.

26

4. Đổi mới quản lý giáo dục, cơ chế tài chính và tăng cƣờng nguồn lực đầu tƣ

4.1. Tăng cƣờng cải cách hành chính

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính các cơ quan

quản lý giáo dục; trong công tác quản lý, dạy và học ở cơ sở,… tiến tới triển khai quản lý

hành chính điện tử trong toàn hệ thống nhằm cụ thể hóa từng bước Nghị quyết số 36a/NQ-

CP của Chính phủ về chính phủ điện tử và chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ

thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020.

- Tăng cường tính thông suốt, minh bạch và hiệu quả công tác hành chính, tiếp nhận,

xử lý kết quả tại bộ phận một cửa của cơ quan quản lý giáo dục các cấp, nâng cao chất

lượng phục vụ tiến tới xác lập và cung cấp một số dịch vụ công trong hoạt động của Ngành.

4.2. Đổi mới quản lý tài chính

- Tiếp tục thực hiện tốt công tác lập dự toán để đảm bảo nguồn kinh phí thực hiện các

nhiệm vụ trọng tâm của ngành, tránh lãng phí.

- Thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ và quy định công khai tại cơ quan quản lý

giáo dục và các đơn vị trường học.

- Tăng cường vai trò quản lý và giám sát thu, chi tại các cơ sở giáo dục, trường học

của chính quyền địa phương, Ban đại diện cha mẹ học sinh, đảm bảo việc thu, chi theo đúng

quy định, tránh việc lạm thu, nhất là thời điểm đầu năm học.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục; theo dõi các đơn vị tổ chức thí

điểm việc tự chủ về tài chính, qua đó rút kinh nghiệm, nhân rộng trong thời gian tới. Chú

trọng công tác hướng dẫn, kiểm tra và phối hợp kiểm tra đối với việc thực hiện các nguồn

quỹ, lập sổ quản lý các nguồn quỹ khuyến học, khuyến tại và việc thu, chi các nguồn đóng

góp tự nguyện tại các cơ sở giáo dục.

- Phối hợp sở, ngành liên quan tổ chức sơ kết thực hiện chính sách về miễn, giảm học

phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ

thống giáo dục quốc dân.

4.3. Củng cố và tăng cƣờng cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục

- Tăng cường phối hợp với các địa phương, tiếp tục triển khai công tác quy hoạch

mạng lưới cơ sở GDĐT theo hướng phù hợp với yêu cầu phát triển KT-XH tại địa phương

dựa vào Đề án quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tập trung nguồn lực để

đẩy nhanh tiến độ triển khai Đề án PCGD mầm non cho trẻ 5 tuổi; Đề án Xây dựng trường

đạt chuẩn quốc gia gắn với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Đề án

đầu tư phát triển hệ thống trường phổ thông DTNT, Đề án xây dựng trường chuyên giai

đoạn 2011-2020. Tiếp tục triển khai các Đề án phát triển hạ tầng CNTT, dạy ngoại ngữ,…

- Tăng cường kiểm tra, giám sát đầu tư, công tác đấu thầu, công tác quyết toán trong

xây dựng cơ bản, mua sắm thiết bị các đơn vị.

27

- Đẩy nhanh tiến độ đầu tư trang thiết bị, đồ dùng dạy học, đồ chơi cho học sinh các

cấp. Phát huy hiệu quả các trang thiết bị dạy học đã được đầu tư; tăng cường đầu tư phòng

học bộ môn; thực hiện kiểm tra, rà soát để đánh giá chất lượng, hiệu quả sử dụng của các

phòng học bộ môn, các trang thiết bị dạy học; khai thác có hiệu quả mạng Internet vào công

tác quản lý và dạy học.

4.4. Đẩy mạnh xã hội hóa (XHH) giáo dục

- Tổ chức triển khai có hiệu quả Kế hoạch XHH giáo dục, trong đó chú trọng tăng

cường các biện pháp để huy động sự tham gia, hỗ trợ của các ngành, các cấp và các lực

lượng xã hội vào công tác giáo dục, đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài nhằm

thực hiện đạt mục tiêu xây dựng xã hội học tập. Tiếp tục phát huy hiệu quả hoạt động Ban

đại diện cha mẹ học sinh lớp, tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục.

- Sở GDĐT sẽ tiếp tục tham mưu UBND tỉnh ban hành một số chính sách phù hợp

nhằm thu hút nhiều nguồn lực để phát triển giáo dục ngoài công lập (mầm non, phổ thông

và TCCN).

- Triển khai và giám sát chặt chẽ việc thực hiện thí điểm Đề án xây dựng trường học

tự chủ về tài chính ở một số đơn vị đủ điều kiện theo Đề án.

- Thực hiện tốt Quy chế phối hợp giữa ngành GDĐT và Hội Khuyến học. Phối hợp

với Hội Cựu Giáo chức các cấp trong việc tham gia đánh giá, góp ý xây dựng chương trình

hoạt động của ngành, quan tâm chăm sóc tốt đội ngũ cựu giáo chức. Phối hợp với Công

đoàn ngành GDĐT tiếp tục thực hiện phong trào vận động các tổ chức, cá nhân nhận đỡ đầu

cho học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, đỡ đầu trường học.

- Chủ động phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí đẩy mạnh công tác tuyên

truyền để người dân hiểu rõ và đồng thuận với chủ trương, quá trình đổi mới căn bản, toàn

diện GDĐT, từ đó chung tay, góp sức xây dựng và phát triển sự nghiệp GDĐT của tỉnh;

phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn để xây dựng môi trường giáo dục

lành mạnh trong và ngoài nhà trường, đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn trường học, phòng

chống bạo lực, tệ nạn xã hội trong học sinh.

Trên đây là báo cáo kết quả công tác 6 tháng đầu năm 2017 và phương hướng nhiệm

vụ 6 tháng cuối năm 2017 của Sở GDĐT An Giang./.

Nơi nhận:

- Sở KHĐT;

- Giám đốc và các Phó Giám đốc Sở;

- Các phòng thuộc Sở;

- Lưu: VT, VPS.

KT. GIÁM ÐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

Trần Tuấn Khanh

28

UBND TỈNH AN GIANG

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ________________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập-Tự do-Hạnh phúc _________________________________

PHỤ LỤC

Số liệu các ngành thuộc khối khoa giáo năm 2017

(Kèm theo Báo cáo số 173/BC- SGDĐT ngày 22 tháng 5 năm 2017)

1. Giáo dục - Đào tạo

* Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp học (%)

- Tiểu học (2016): 36.343/36.416 99,80

- THCS (2016): 23.382/23.472 99,62

- THPT (2016): 11.023/11.601 95,02

- BT.THPT (2016): 258/573 45,03

* Tỉ lệ học sinh trúng tuyển các kỳ thi (%)

- Cao đẳng, Đại học: 48,85

* Tỉ lệ bình quân học lực học sinh các cấp

- THCS:

Trung bình: 27.290/105.754 25,81

Yếu: 2.213/105.754 2,09

Kém: 131/105.754 0,12

- THPT:

Trung bình: 11.295/41.125 27,47

Yếu: 1.867/41.125 4,54

Kém: 88/41.125 0,21

- Tỉ lệ trẻ em được đi học (6 tuổi so với dân số độ tuổi): 99,80

* Tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn ở các cấp học

- Mầm non: 2.428/2.428 100

- Tiểu học: 8.856/8.856 100

- THCS: 6.868/6.868 100

- THPT: 2.877/2.877 100

- Trung tâm GDTX: 19/19 100

* Số trƣờng đạt chuẩn quốc gia ở các cấp học

- Mầm non/tổng: 22/202

- Tiểu học/tổng: 51/334

- THCS/tổng: 23/156

- THPT/tổng: 13/51

* Số xã, phường, thị trấn đạt chuẩn PCGD tiểu học đúng độ tuổi: 156/156

* Số xã, phường, thị trấn đạt chuẩn PCGD.THCS (mức độ 1): 155/156

- Số vụ, việc tiêu cực được phát hiện qua thực hiện phong trào “nói

không với tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục”: 0

- Số phòng học được xây dựng mới: 823

- Số phòng học được sửa chữa trong năm: 1.269

- Kinh phí đầu tư cho giáo dục trong năm: 378.648 tỷ đồng

- Số xã, phường, thị trấn có TTHTCĐ hoạt động khá/tốt: 156/156

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG