k3pr1.files.wordpress.com€¦  · Web viewChỉ ra bản chất của vấn đề, Ông đưa ra...

28
TỰ DO BÁO CHÍ Các nhà báo trong hoạt động chuyên môn của mình luôn bị dằn vặt bởi các vấn đề: Được tự do hoạt động như thế nào? Điều kiện của tự do báo chí là gì? Danh giới và phạm vi của tự do hoạt động đến đâu? Yêu cầu của tự do hoạt động như thế nào? Quyền hạn và trách nhiệm của mình được tự do đến mức nào? ... Những nhà lý luận và tư tưởng của giai cấp tư sản đã làm tất cả những gì có thể làm được để chứng minh rằng chỉ có dưới chế độ Tư bản mới đảm bảo đầy đủ quyền tự do, trong đó có tự do báo chí cho mọi thành viên trong xã hội, còn dưới chế độ XHCN thì quyền tự do của con người bị bóp ngẹt. Bởi vậy, họ gọi CNTB là thế giới tự do, còn CNXH là thế giới cực quyền ... V.I.Lê nin đã nhìn thấy trước rằng đằng sau vấn đề tự do báo chí là vấn đề đấu tranh tư tưởng gay gắt. Năm 1919 Ông đã chỉ ra rằng: "Chủ nghĩa tư bản chống lại chúng ta bằng ngọn cờ tự do". Chỉ ra bản chất của vấn đề, Ông đưa ra khẳng định: "Mọi thứ tự do sẽ là lừa bịp nếu như nó chống lại việc gải phóng lao động khỏi tư bản" . Chủ nghĩa Mác-Lênin đã giải thích một cách sâu sắc và toàn diện thuật ngữ này xuất phát từ khái niệm cơ bản về bản chất của chính thuật ngữ tự do. - 1 -

Transcript of k3pr1.files.wordpress.com€¦  · Web viewChỉ ra bản chất của vấn đề, Ông đưa ra...

Page 1: k3pr1.files.wordpress.com€¦  · Web viewChỉ ra bản chất của vấn đề, Ông đưa ra khẳng định: "Mọi thứ tự do sẽ là lừa bịp nếu như nó chống

TỰ DO BÁO CHÍ

Các nhà báo trong hoạt động chuyên môn của mình luôn bị dằn vặt bởi các

vấn đề: Được tự do hoạt động như thế nào? Điều kiện của tự do báo chí là gì?

Danh giới và phạm vi của tự do hoạt động đến đâu? Yêu cầu của tự do hoạt động

như thế nào? Quyền hạn và trách nhiệm của mình được tự do đến mức nào? ...

Những nhà lý luận và tư tưởng của giai cấp tư sản đã làm tất cả những gì có

thể làm được để chứng minh rằng chỉ có dưới chế độ Tư bản mới đảm bảo đầy đủ

quyền tự do, trong đó có tự do báo chí cho mọi thành viên trong xã hội, còn dưới

chế độ XHCN thì quyền tự do của con người bị bóp ngẹt. Bởi vậy, họ gọi CNTB là

thế giới tự do, còn CNXH là thế giới cực quyền ...

V.I.Lê nin đã nhìn thấy trước rằng đằng sau vấn đề tự do báo chí là vấn đề

đấu tranh tư tưởng gay gắt. Năm 1919 Ông đã chỉ ra rằng: "Chủ nghĩa tư bản

chống lại chúng ta bằng ngọn cờ tự do". Chỉ ra bản chất của vấn đề, Ông đưa ra

khẳng định: "Mọi thứ tự do sẽ là lừa bịp nếu như nó chống lại việc gải phóng lao

động khỏi tư bản" .

Chủ nghĩa Mác-Lênin đã giải thích một cách sâu sắc và toàn diện thuật ngữ

này xuất phát từ khái niệm cơ bản về bản chất của chính thuật ngữ tự do.

I. KHÁI NIỆM

1. Tự do hành vi, tự do hoạt động.

Thuật ngữ tự do là một phạm trù triết học được đại diện của các giai cấp, các

trào lưu, các trường phái triết học khác nhau giải thích theo các cách khác nhau (và

đương nhiên là theo quan điểm của mình và xuất phát từ lợi ích của mình). Suy

cho cùng thì lập trường của mọi trường phái khác nhau là ở chỗ giải thích khái

niệm tự do trong mối quan hệ với tất yếu khác nhau mà thôi.

- 1 -

Page 2: k3pr1.files.wordpress.com€¦  · Web viewChỉ ra bản chất của vấn đề, Ông đưa ra khẳng định: "Mọi thứ tự do sẽ là lừa bịp nếu như nó chống

- Các nhà duy tâm chủ quan cho rằng tự do là tự do ý chí của con người,

không bị ràng buộc bởi các yếu tố bên ngoài. Theo họ, chỉ có tự do hoàn toàn, tự

do vô điều kiện, muốn làm gì thì làm mới là cơ sở tuyệt đối của quyền con người.

Nếu theo quan điểm này thì các cuộc chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa đế quốc

dưới khẩu hiệu tự do mà ta thấy không hiếm lắm trong lịch sử, tự do gây tội ác, tự

do phân biệt chủng tộc ..., các nhà báo thì tự do vu cáo các đối thủ chính trị của

mình, tự do xâm phạm quyền con người ... là điều không khó hiểu lắm. Và hậu quả

của tự do như vậy cũng có nghĩa là tự do cho mình đồng nghĩa với việc xâm phạm

tự do của người khác, của các quốc gia khác. Mọi sự giải thích và bào chữa cho

các hiện tượng như trên một cách chủ quan, giai cấp hẹp hòi có nguyên nhân là do

không hiểu và không muốn hiểu tính hai mặt của thuật ngữ tự do: tự do cho mình

và tự do của phía đối lập.

Cội nguồn sai lầm của quan niệm này là ở chỗ "tự do" được giải thích độc

lập với "tất yếu", trong khi đó các cặp phạm trù như ngày - đêm, bản chất - hiện

tượng, nội dung - hình thức ... có mối quan hệ nội tại. Quan niệm duy tâm chủ

quan không có cơ sở khoa học và thực tiễn.

- Các nhà duy tâm khách quan thì ngược lại, lại tuyệt đối hóa "tất yếu", phủ

nhận tự do ý chí của con người. Họ cho rằng mọi hành vi, hoạt động của con người

là do lực lượng siêu nhiên nào đó bên ngoài quyết định cho nên không tự do. Và

như vậy lại rơi vào thái cực khác: thuyết định mệnh.

- Các nhà duy vật giải thích thuật ngữ "tự do" trong mối quan hệ với "tất

yếu". Họ cho rằng có sự tồn tại khách quan của thế giới. Hoạt động của con người

diễn ra trong những điều kiện, môi trường cụ thể, trong đó gồm có môi trường tự

nhiên và môi trường xã hội. Để đạt được tự do, con người phải nhận thức được

những quy luật của tự nhiên và hoạt động phù hợp với những quy luật đó.

Quan niệm duy vật cho rằng tự do là khả năng có thật. Và vì có thật nên con

người có khả năng giành được nó. Tuy nhiên không thể có tự do hoàn toàn, tự do

- 2 -

Page 3: k3pr1.files.wordpress.com€¦  · Web viewChỉ ra bản chất của vấn đề, Ông đưa ra khẳng định: "Mọi thứ tự do sẽ là lừa bịp nếu như nó chống

tuyệt đối, mà chỉ có tự do tương đối, tự do trong khuôn khổ của cái "tất yếu" mà

thôi. Mối quan hệ giữa "tự do" và "tất yếu" đã được Xpinôda đề cập.

Xpinôda Ba-rút (1632 - 1677) là nhà triết học duy vật và vô thần nổi tiếng

người Hà Lan, nhà tư tưởng của tầng lớp dân chủ của giai cấp tư sản. Thế giới

quan của ông hình thành vào thời kỳ quan hệ tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh ở

Hà Lan - thời kỳ nhân dân Hà Lan chống lại Tây Ban Nha và các nước khác để bảo

vệ độc lập, thời kỳ giai cấp tư sản đấu tranh chống lại chế độ phong kiến. Phản ánh

những nguyện vọng của giai cấp tư sản đang lên, Xpinôda chủ trương tự do khoa

học và phát triển giáo dục. Ông cho rằng đó là phương thức để khắc phục mọi tai

nạn xã hội. Xpinôda không thừa nhận là có một đấng thượng đế tạo ra muôn vật,

ông cho rằng bản thân thế giới tự nhiên là thượng đế, như vậy là nhấn mạnh rằng

tự nhiên là nguyên nhân của bản thân nó, là nguyên nhân và thực chất của mọi sự

vật tồn tại.

Sau này Hê-ghen (nhà triết học duy tâm nổi tiếng người Đức) giải thích rằng

tự do là tất yếu được nhận thức. Ông chỉ trích: hiểu tự do là không có gì hạn chế,

"muốn viết gì thì viết" là đặc điểm của những đại biểu nông cạn, thô thiển và vô

học. Giải quyết vấn đề một cách biện chứng Hê-ghen chỉ ra rằng "thuật ngữ "tự

do" có tiền đề tất yếu của mình và chứa đựng cái tât yếu trong bản thân nó như

một sự loại bỏ".

- Chủ nghĩa Mác-Lênin cũng giải thích: tự do là tất yếu được nhận thức.

Tất yếu là tổng thể những quy luật vận động và phát triển của tự nhiên và xã hội,

tạo thành cái phạm vi mà trong cái phạm vi ấy diễn ra hoạt động tự do. Bởi vậy tự

do ngự trị trong thế giới xung quanh của con người, và con người khác với các sinh

vật khác là ở chỗ hiểu biết được thế giới xung quanh và biết vận dụng những hiểu

biết ấy trong hoạt động một cách đúng đắn.

Như vậy, tự do hành vi, tự do hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực nào, trong đó

có hoạt động báo chí cũng được thể hiện trong việc đề ra mục tiêu và đấu tranh để

thực hiện mục tiêu ấy trên cơ sở lựa chọn có ý thức những phương pháp và cách

- 3 -

Page 4: k3pr1.files.wordpress.com€¦  · Web viewChỉ ra bản chất của vấn đề, Ông đưa ra khẳng định: "Mọi thứ tự do sẽ là lừa bịp nếu như nó chống

thức hoạt động một cách sáng tạo. Nhưng đấu tranh để thực hiện mục tiêu, con

người phải đối mặt với thực tiễn (tự nhiên và xã hội), và cái thực tiễn ấy lại vận

động theo những quy luật của riêng nó, không phụ thuộc vào ý chí và nguyện vọng

của con người (đây là tất yếu). Nếu như mục tiêu của hoạt động phù hợp với

những quy luật của tự nhiên và xã hội, phù hợp với tiến bộ xã hội thì hoạt động ấy

được tự do và con người có thể đạt được mục tiêu đề ra. Nếu con người cố tình

hoạt động trái với những quy luật ấy, đi ngược lại tiến bộ xã hội thì những hoạt

động như vậy sẽ không thể tự do, và do vậy mục tiêu đề ra cũng không thể thành

công được. Còn đấu tranh để thực hiện mục tiêu - có tự do hay không, tự do đến

mức nào, có thành công hay thành công đến mức nào lại phụ thuộc vào tri thức và

năng lực, vào khả năng của chính con người tham gia vào hoạt động ấy.

Tự do hành vi, tự do hoạt động như vậy có những điều kiện của nó:

Thứ nhất: Trình độ nhận thức những quy luật của tự nhiên và xã hội và hiểu

chúng là điều kiện và phạm vi của hoạt động. Bởi vậy, nâng cao tri thức và lựa

chọn những phương thức, kinh nghiệm ... vận dụng những tri thức đó trong hoạt

động thực tiễn quy định khả năng và mức độ tự do hoạt động của con người - như

Ph.Ăng-ghen khẳng định: "Mỗi bước tiến trên con đường văn hóa là một bước tiến

tới tự do".

Thứ hai: Sẽ không thể có tự do nếu thiếu năng lực, ước muốn và ý chí, nếu

không có khả năng sử dụng và vận dụng những tri thức, những hiểu biết đã tích lũy

được một cách linh hoạt và sáng tạo trong từng bước của hoạt động thực tiễn. Mức

độ tự do của hành vi, của hoạt động thể hiện ở trình độ thực hiện một cách sáng tạo

những nhiệm vụ của loại hình hoạt động, biết tìm con đường tối ưu để thực hiện

mục tiêu, thậm chí sử dụng cả những tri thức, những kinh nghiệm mà nhân loại

mới tích lũy được. "Những người tự do là những người trong khuôn khổ của cái tất

yếu tạo nên được những giá trị quý giá hơn đối với con người và đối với loài

người" (Ph.Ăng-ghen).

- 4 -

Page 5: k3pr1.files.wordpress.com€¦  · Web viewChỉ ra bản chất của vấn đề, Ông đưa ra khẳng định: "Mọi thứ tự do sẽ là lừa bịp nếu như nó chống

Thứ ba: Mức độ tự do của hành vi, của hoạt động bị quy định bởi lập trường

xã hội, bởi đặc điểm mục tiêu mà con người đặt ra cho mình. Hoạt động chỉ tự do

khi mục tiêu của hoạt động phù hợp với những quy luật của lịch sử, khi hoạt động

phù hợp với tiến bộ xã hội. Sẽ không tự do nếu như mục tiêu của hoạt động trái với

những quy luật, đi ngược lại tiến bộ xã hội.

2. Tự do báo chí

- Tự do báo chí là quan niệm về trạng thái của báo chí trong mối quan hệ với

các yếu tố quy định và chi phối báo chí. Theo nghĩa thông thường, tự do báo chí

được hiểu là thoát ly mọi sự ràng buộc, mọi sự hạn chế, mọi sự cấm đoán đối với

báo chí.

- Hoạt động báo chí là hoạt động của con người. Khi xã hội còn phân chia

thành các giai cấp, các dân tộc, các nhóm xã hội ..., còn tồn tại những lợi ích khác

nhau, thậm chí là đối kháng thì không thể có tự do báo chí hoàn toàn, tự do như

nhau cho mọi giai cấp, mọi lực lượng ... mà chỉ có thể có tự do báo chí cho giai

cấp, lực lượng ... này và hạn chế tự do đối với giai cấp, lực lượng ... khác, hoặc

mức độ tự do báo chí ở từng xã hội cụ thể, vào những giai đoạn cụ thể, cho từng

giai cấp, lực lượng ... cụ thể có thể ít, nhiều, rộng, hẹp ... khác nhau tùy thuộc vào

tình hình chính trị cụ thể và tương quan lực lượng của các giai cấp cụ thể mà thôi.

Bởi vậy, tự do báo chí và tự do hoạt động báo chí là thuật ngữ mang tính lịch sử.

- Theo ý nghĩa lịch sử - xã hội của vấn đề thì tự do báo chí và quyền tự do

hoạt động báo chí chỉ có thể có được khi hội tụ đủ những điều kiện của nó. Những

điều kiện đó cần xem xét từ cả 3 phương diện: lịch sử, pháp luật và kinh tế.

+ Phương diện lịch sử của tự do báo chí được thể hiện ở trình độ nhận thức

được tất yếu lịch sử, nhận thức được những quy luật vận động và phát triển của xã

hội, ở trình độ tiếp thu đầy đủ và sâu sắc, ở khả năng vận dụng một cách linh hoạt

và sáng tạo những tri thức, những hiểu biết ấy trong thực tiễn hoạt động báo chí

hàng ngày. Trong mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử, tự do (dù ở mức độ nhiều

hay ít) thuộc về báo chí của giai cấp, lực lượng tiến bộ, các hoạt động báo chí phục - 5 -

Page 6: k3pr1.files.wordpress.com€¦  · Web viewChỉ ra bản chất của vấn đề, Ông đưa ra khẳng định: "Mọi thứ tự do sẽ là lừa bịp nếu như nó chống

vụ cho những mục tiêu đúng đắn (phù hợp với những quy luật, phù hợp với tiến bộ

xã hội). Báo chí của các giai cấp, lực lượng phản động, các hoạt động báo chí có

mục tiêu đi ngược lại những quy luật của lịch sử, đi ngược lại với tiến bộ xã hội,

phục vụ cho những lợi ích vụ lợi, ích kỷ, hẹp hòi - không tự do về phương diện lịch

sử.

+ Phương diện pháp luật của tự do báo chí: để bảo vệ và thực hiện quyền tự

do báo chí của mình (hoặc đảm bảo quyền tự do cho mình và hạn chế quyền tự do

của các lực lượng đối lập), quyền tự do báo chí được phản ánh trong các bộ luật.

Các Mác đã chỉ ra rằng: "Sự thừa nhận tự do về mặt pháp luật tồn tại trong Nhà

nước dưới dạng các bộ luật". Ở mỗi quốc gia các bộ luật đều quy định rõ phạm vi

luật pháp của báo chí và hoạt động báo chí.

+ Phương diện kinh tế của tự do báo chí: để thực hiện quyền tự do về

phương diện luật pháp của hoạt động báo chí cần phải có các phương tiện tài

chính, vật chất, kỹ thuật ..., cần phải có tự do kinh tế ở một trình độ nhất định, cần

sự tồn tại của khả năng kinh tế để thực hiện những quyền của con người, trong đó

có quyền tự do báo chí mà luật pháp thừa nhận và quy định.

Nếu như xét từ các điều kiện trên thì tự do báo chí không phải là thứ được

ban phát từ đâu đó, từ ai đó, mà tự do báo chí là mục tiêu phấn đấu của con

người nhằm giành cho mình quyền được thông tin, trao đổi, giao tiếp, quyền thể

hiện ý chí và nguyện vọng của mình một cách công khai trên các phương tiện

thông tin đại chúng mà không hề bị một sự chi phối, hạn chế nào.

Tự do báo chí là một bộ phận quan trọng của quyền con người, nhưng ở các

thể chế xã hội khác nhau, trong các giai đoạn lịch sử khác nhau thì tự do báo chí

cũng được giải thích, được quan niệm, được thể chế hóa, được bảo vệ và thực hiện

theo các cách khác nhau.

II. VẤN ĐỀ TỰ DO BÁO CHÍ CỦA BÁO CHÍ TƯ SẢN

- 6 -

Page 7: k3pr1.files.wordpress.com€¦  · Web viewChỉ ra bản chất của vấn đề, Ông đưa ra khẳng định: "Mọi thứ tự do sẽ là lừa bịp nếu như nó chống

1. Giai đoạn cách mạng tư sản

- Về phương diện lịch sử: báo chí của giai cấp tư sản trong lòng chế độ

Phong kiến quân chủ là tiếng nói của giai cấp tiến bộ cho nên là báo chí tự do.

- Về phương diện luật pháp: dưới chế độ Phong kiến, giai cấp tư sản đại

diện cho lực lượng tiến bộ, do đó báo chí của họ tự do về phương diện lịch sử.

Giành được quyền tự do kinh tế, nhưng không giành được quyền tự do cần thiết về

phương diện luật pháp cho đến thắng lợi của cách mạng tư sản vì chế độ Phong

kiến, đẳng cấp quý tộc hạn chế quyền tự do truyền bá tư tưởng của giai cấp tư sản.

Giai cấp tư sản muốn ra báo để truyền bá tư tưởng của mình đã đưa ra khẩu hiệu

"Tự do báo chí", tức là khẩu hiệu đòi quyền tự do về phương diện luật pháp của

báo chí. Khẩu hiệu Tự do báo chí đã trực tiếp chống lại chế độ Phong kiến quân

chủ, giai cấp quý tộc, tăng lữ - lực lượng duy nhất được quyền tự do báo chí về

phương diện luật pháp thời bấy giờ.

Vấn đề "tự do báo chí" là cuộc đấu tranh chính trị và tư tưởng gay gắt.

Những nhà tư tưởng của giai cấp tư sản vào thế kỷ 17 - 18 đã đưa ra luận điểm đơn

giản: cần phải có tự do báo chí đối với tất cả.

+ Giôn Mintơn (1608 - 1674) là một nhà thơ, nhà chính luận người Anh, là

người đầu tiên đưa ra thuật ngữ tự do báo chí. Từ năm 1640 ông tham gia hoạt

động chính trị xã hội với tư cách là một nhà báo. (Từ năm 1640 đến năm 1646 ông

là một nhà báo nổi tiếng). Quan niệm của ông: cần phải có tự do báo chí cho tất cả,

"cần phải có thị trường tư tưởng tự do", và khi đó cái đúng sẽ thắng cái sai, cái

thiện sẽ thắng cái ác, chân lý (tư tưởng tư sản) sẽ thắng sự lừa dối (tư tưởng phong

kiến). Theo ông, sự thật bản thân nó có sức mạnh. "Hãy đặt nó vào cuộc đấu tranh

với sự lừa dối một cách tự do và công khai. Đó là phương thức tốt nhất và đúng

nhất để xóa bỏ sự lừa dối".

+ Rôbet Spie là một nhà cách mạng nổi tiếng người Pháp cũng đứng trên lập

trường này. Ông cũng cho rằng cần phải có tự do báo chí cho tất cả mọi người

không có sự phân biệt. Theo ông, tự do báo chí là "tự do đăng tải các ý kiến khác - 7 -

Page 8: k3pr1.files.wordpress.com€¦  · Web viewChỉ ra bản chất của vấn đề, Ông đưa ra khẳng định: "Mọi thứ tự do sẽ là lừa bịp nếu như nó chống

nhau trên báo chí". Ông cho rằng: "theo dõi các ý kiến, đánh giá sự đúng đắn và

sự tiến bộ của từng ý kiến, một người "có trí tuệ bình thường" cũng có thể phân

biệt được cái đúng và cái sai, cái thiện và cái ác, và tự họ sẽ lưạ chọn cái đúng,

cái thiện và loại bỏ cái sai, cái ác".

Đòi hỏi "Tự do báo chí" của giai cấp tư sản là hoàn toàn chính đáng khi giai

cấp tư sản còn đang là giai cấp tiên tiến, đi tiên phong trong phong trào cách mạng.

Khẩu hiệu "Tự do báo chí" đã có ý nghĩa to lớn trên toàn thế giới từ thời trung cổ

cho đến thế kỷ thứ 19 bởi vì nó phản ánh tính chất tiến bộ của giai cấp tư sản trong

cuộc đấu tranh chống lại chế độ Phong kiến và giới tăng lữ.

Như vậy, trong giai đoạn cách mạng tư sản, báo chí tư sản tự do về

phương diện lịch sử, nhưng không tự do về phương diện luật pháp cho nên giai

cấp tư sản đã đưa ra khẩu hiệu "Tự do báo chí" và đấu tranh đòi quyền "Tự do

báo chí".

Nhờ khẩu hiệu "Tự do báo chí" và do cuộc đấu tranh dành tự do, trong đó có

tự do báo chí, giai cấp tư sản đã truyền bá được tư tưởng, tập hợp được lực lượng

và đã giành được thắng lợi trong các cuộc cách mạng tư sản.

2. Giai đoạn thiết lập và củng cố chế độ Tư bản

Trong những điều kiện thực tế của cuộc đấu tranh chính trị và tư tưởng, tầng

lớp phong kiến quý tộc không muốn và không thể dựa vào chân lý (vì không có lợi

cho họ), mà có tham vọng duy trì địa vị thống trị của mình bằng bất kỳ phương

tiện nào, kể cả lừa dối. Báo chí Phong kiến quân chủ trong lòng chế độ Tư bản do

vậy đã không còn tự do về phương diện lịch sử. Bởi vậy, ngay sau khi giành được

chính quyền Nhà nước tư sản đã hạn chế quyền tự do của báo chí phong kiến.

Trong bản "Tuyên ngôn về quyền con người và quyền công dân" được thông qua

tại Hội đồng dân tộc Pháp năm 1789 - tự do báo chí được trình bày như là quyền tự

do bày tỏ, viết và đăng tải nhưng phải có trách nhiệm và không được lạm dụng

quyền tự do đó để vi phạm pháp luật. Rôbét Spie trong thời gian chuyên chính lập

hiến đã ký sắc lệnh đóng cửa hàng loạt các tờ báo của các lực lượng đối lập (Phong - 8 -

Page 9: k3pr1.files.wordpress.com€¦  · Web viewChỉ ra bản chất của vấn đề, Ông đưa ra khẳng định: "Mọi thứ tự do sẽ là lừa bịp nếu như nó chống

kiến). Đây là hành động đúng, phù hợp với nội dung tự do báo chí về phương diện

lịch sử - quan điểm tư tưởng của "Tự do báo chí": hạn chế về mặt luật pháp hoạt

động của các thế lực phản động vì nó đã trở nên không còn tự do về phương diện

lịch sử.

Khi đã loại bỏ được kẻ thù cũ là chế độ Phong kiến quân chủ và báo chí của

họ ra khỏi con đường của mình, và khi chưa xuất hiện kẻ thù mới là giai cấp vô

sản, Nhà nước tư sản đã thực hiện tư tưởng tự do báo chí đầy đủ về phương diện

luật pháp.

Dưới chế độ TBCN, bản chất của tự do báo chí được thể hiện qua các

phương diện:

- Về phương diện lịch sử: Khi giai cấp vô sản đã trở thành lực lượng tiên

tiến, đi tiên phong trong cuộc đấu tranh cách mạng nhằm xây dựng một hình thái

kinh tế xã hội cao hơn phù hợp với quy luật vận động và phát triển của lịch sử thì

giai cấp tư sản không còn là giai cấp tiên phong, cách mạng trong cuộc đấu tranh

cho tiến bộ xã hội, mất đi quyền coi hoạt động của mình là tự do về phương diện

lịch sử (như trước đó). Kết quả của sự thay đổi vai trò và lập trường chính trị - xã

hội buộc giai cấp tư sản cùng với báo chí của họ phải vẽ lên bức tranh khách quan

của thực tiễn có lợi cho mình để đánh lạc hướng công chúng xã hội, nhất là những

vấn đề có liên quan đến cơ sở của lợi ích giai cấp.

- Về phương diện luật pháp: Để bảo vệ và củng cố địa vị thống trị của

mình, qua hệ thống luật pháp, giai cấp tư sản cùng với báo chí của họ phải chống

lại tất cả những ai và những gì phê phán lập trường của họ, dù đưa tin khách quan,

chân thật nhưng không có lợi cho họ. Lợi ích giai cấp hẹp hòi của giai cấp tư sản

phù hợp với quan điểm độc đoán đối với báo chí.

Dần dần cuộc đấu tranh trong nội bộ xã hội tư bản tăng lên cùng với sự xuất

hiện và phát triển của các mâu thuẫn đối kháng, Nhà nước tư bản thiết lập chế độ

kiểm duyệt đối với báo chí, thông qua những bộ luật quy định phạm vi của hoạt

động báo chí. Luật pháp của các Nhà nước tư bản nói chung đều quy định nghiêm - 9 -

Page 10: k3pr1.files.wordpress.com€¦  · Web viewChỉ ra bản chất của vấn đề, Ông đưa ra khẳng định: "Mọi thứ tự do sẽ là lừa bịp nếu như nó chống

cấm mọi biểu hiện chống lại chế độ hiện tồn. Tự do báo chí dưới chế độ TBCN bị

lu mờ trong khuôn khổ của luật pháp.

+ Ở Anh - Điều 1053, Chương 2 bộ luật về tội phạm chống Chính phủ và xã

hội coi tất cả các bài phát biểu miệng hay đăng báo với "mục đích làm mất tín

nhiệm hoặc kích động chống lại chủ quyền, Chính phủ, Hiến pháp, bất cứ Viện nào

hoặc hệ thống Tòa án"; "kích động sự bất bình hay sự công phẫn giữa các công dân

của Nữ hoàng"; "phát triển tình cảm hận thù giữa các giai cấp của các công dân

đó" - đều là đối tượng điều chỉnh của luật này.

+ Ở Mỹ - quốc gia được coi là thực hiện đầy đủ nhất khẩu hiệu "Tự do báo

chí", thì Tòa án tối cao sẽ truy tố khi báo chí vu khống, có lời lẽ thô bỉ, thóa mạ,

khi báo chí có "khuynh hướng có hại", "xúi bẩy" nguy hại cho thể chế dân tộc và

quốc gia.

Nguyên tắc luật pháp của nhiều nước tư bản cũng tương tự như vậy.

Ở các nước có nền dân chủ tư sản thường áp dụng chính sách của mình đối

với các phương tiện thông in đại chúng dưới dạng các học thuyết:

Thuyết "tự do phê phán": báo chí được tự do phê phán các nhà chính trị,

các nhà ngoại giao, các nhà tư tưởng, thậm chí cả những người đứng đầu Chính

phủ hoặc quốc gia. Đây thường là các cuộc luận chiến giữa các đảng phái, phe

nhóm chính trị ..., cuộc đấu tranh trong nội bộ giới cầm quyền ...

Thuyết "tự do nội bộ" - dành cho các nhà báo: tự do lựa chọn cơ quan báo

chí mình ưa thích để làm việc, tự do đưa tin và bày tỏ ý kiến bình luận nếu ký được

hợp đồng ... Nhưng chủ báo cũng tự do lựa chọn người để ký hợp đồng, và cũng có

quyền tự do cắt hợp đồng ...

Thuyết "tự do lựa chọn" - dành cho công chúng: tự do lựa chọn những tờ

báo, những chương trình mình yêu thích để nhận thông tin, tự do lựa chọn những

nhà báo tài ba để hâm mộ ... nhưng những sự lựa chọn như vậy cũng chỉ giới hạn

- 10 -

Page 11: k3pr1.files.wordpress.com€¦  · Web viewChỉ ra bản chất của vấn đề, Ông đưa ra khẳng định: "Mọi thứ tự do sẽ là lừa bịp nếu như nó chống

trong những phương tiện thông tin đại chúng của giai cấp tư sản, mặc dù có thể có

những định hướng khác ...

Đưa ra các học thuyết như vậy tựu chung lại chỉ nhằm minh chứng rằng chỉ

có dưới chế độ TBCN mới có đầy đủ tự do báo chí.

- Về phương diện kinh tế: Tự do báo chí dưới chế độ tư bản là tự do tư bản.

Quyền tự do ra báo, thành lập đài thực ra chỉ dành cho những người có tiền: tự do

mua bán báo, đài ...

Giáo sư William Peter Hamilton trên tờ "Tạp chí phố Wall" đã diễn tả lập

trường tự do xuất bản dưới chế độ TBCN như sau: "Một tờ báo là một xí nghiệp tư

không có nợ nần gì với công chúng, cũng không được hưởng đặc quyền gì của

công chúng. Bởi thế cho nên tờ báo không bị quyền lợi của công chúng chi phối.

Đúng hơn, đây là tài sản của chủ báo và một sản phẩm với những rủi ro tự mình

phải gánh chịu" (Bốn lý thuyết về báo chí; tr.51).

Thực tế đã chứng minh rằng không có một tờ báo nào, không có một chương

trình phát thanh hay truyền hình nào lại có quan điểm khác với ông chủ của nó. Sự

độc quyên về kinh tế tư bản tạo mọi điều kiện cho dư luận của giai cấp tư sản trở

thành cơ bản, chính yếu trong xã hội. Những sự khác biệt về quan điểm giữa các

đại biểu của báo chí tư sản - đó là sự phản ánh cuộc đấu tranh vì lợi ích của các

phe nhóm, tập đoàn tư bản nhằm củng cố chế độ tư bản. Tự do phê phán, về thực

chất là tự do sử dụng tư bản vào các mục đích riêng của mình. Giai cấp tư sản đã

biến báo chí thành các doanh nghiệp tư bản để phục vụ lợi ích vật chất và tinh thần

của mình.

Bản chất của tự do báo chí dưới chế độ TBCN:

Về phương diện lịch sử: không tự do về phương diện lịch sử.

Về phương diện luật pháp: chỉ tự do phục vụ lợi ích của giai cấp tư sản.

Về phương diện kinh tế: tự do báo chí là tự do tư bản.

- 11 -

Page 12: k3pr1.files.wordpress.com€¦  · Web viewChỉ ra bản chất của vấn đề, Ông đưa ra khẳng định: "Mọi thứ tự do sẽ là lừa bịp nếu như nó chống

Sự tự do như vậy cũng không phải là tuyệt đối và đầy đủ.

III. VẤN ĐỀ TỰ DO BÁO CHÍ DƯỚI CHẾ ĐỘ XHCN

Vấn đề tự do báo chí đích thực và đầy đủ chỉ có thể được giải quyết sau

thắng lợi của cách mạng XHCN. Luật pháp của Nhà nước vô sản quy định con

người được quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do báo chí ... với mục đích là

để củng cố và xây dựng chế độ xã hội mới.

Thực hiện quyền tự do chính trị đó, Nhà nước XHCN đảm bảo cho mọi công

dân và các tổ chức xã hội có quyền và có các điều kiện thực tế để nhận và phổ

biến thông tin, để sử dụng báo, tạp chí, phát thanh và truyền hình ...

Từ rất lâu trước thắng lợi của cách mạng XHCN, Ph.Ăng-ghen đã chỉ ra

rằng chỉ có dưới chế độ XHCN "mới có thể nói đến quyền tự do đích thực của con

người, đến cuộc sống trong sự hài hòa với nhận thức những quy luật của tự

nhiên"; rằng "đó là bước nhảy vọt của loài người từ vương quốc của tất yếu sang

vương quốc của tự do".

V.I.Lê nin ngay từ năm 1905 đã đặt nền tảng cho quan điểm về tự do báo chí

dưới chế độ XHCN và cách thức để thực hiện vấn đề này trong bài "Tổ chức đảng

và văn học đảng". Ông đã xác định rõ: dưới chế độ XHCN, để có tự do báo chí

phải giải phóng báo chí khỏi những hạn chế để báo chí thể hiện đầy đủ nhất bản

chất lịch sử của thuật ngữ này: giải phóng báo chí khỏi những hạn chế của luật

pháp tư sản, khỏi chế độ kiểm duyệt của Nhà nước tư sản, khỏi sự thống trị về mặt

kinh tế của các ông chủ tư bản, khỏi những con người coi tự do là tự do chà đạp,

bóc lột người khác, khỏi tự do bán tài năng của nhà báo cho các ông chủ tư bản.

Giải phóng báo chí khỏi những hạn chế đó mở ra con đường thực hiện đầy đủ và

trực tiếp bản chất của tự do báo chí.

Nghiên cứu tư tưởng tự do tuyệt đối, V.I.Lênin cho rằng khi xã hội còn phân

chia ra thành các giai cấp, các lực lượng đối lập, còn tồn tại những lợi ích đối

- 12 -

Page 13: k3pr1.files.wordpress.com€¦  · Web viewChỉ ra bản chất của vấn đề, Ông đưa ra khẳng định: "Mọi thứ tự do sẽ là lừa bịp nếu như nó chống

kháng thì không thể có tự do cho tất cả, mà tự do đích thực chỉ có thể đối với loại

báo chí mà mục tiêu của nó phù hợp với những quy luật vận động và phát triển của

xã hội, với tiến bộ xã hội, loại báo chí đấu tranh cho một chế độ xã hội mới tiến bộ

hơn, và luật pháp phải đảm bảo quyền tự do và những điều kiện thực tế để thực

hiện quyền tự do cho loại báo chí ấy. Loại báo chí ấy chỉ có thể là báo chí của giai

cấp vô sản, báo chí cách mạng.

Vấn đề tự do báo chí và tự do hoạt động báo chí dưới chế độ XHCN để trở

thành đích thực đòi hỏi phải giải quyết triệt để cả 3 phương diện: lịch sử, luật pháp

và kinh tế của tự do báo chí, những điều mà chế độ TBCN không muốn và không

có khả năng giải quyết:

- Về phương diện lịch sử: xây dựng một chế độ xã hội tiến bộ, phù hợp với

những quy luật vận động và phát triển của lịch sử, đảm bảo cho báo chí thực sự tự

do trong việc thực hiện sứ mệnh lich sử của mình. (Đảm bảo cho báo chí luôn tự

do về phương diện lịch sử).

- Về phương diện luật pháp: hệ thống luật pháp phải đảm bảo quyền và

những điều kiện thực tế cho tất cả mọi thành viên của xã hội để thực hiện toàn bộ

những hành vi, hoạt động (trong đó có hoạt động báo chí) tự do về phương diện

lịch sử.

- Về phương diện kinh tế: để giải phóng báo chí khỏi những áp lực kinh tế,

phải chuyển báo chí thành tài sản của Nhà nước, của toàn dân do các tổ chức

Đảng, Nhà nước, các tổ chức và đoàn thể, hiệp hội ... xã hội quản lý.

Để giải quyết một cách cơ bản và triệt để vấn đề tự do báo chí đòi hỏi Nhà

nước XHCN phải giải quyết một loạt những vấn đề của lý luận và thực tiễn:

1. Quan hệ với báo chí của chế độ cũ sau thắng lợi của cách mạng XHCN:

- Đối với báo chí phản động:

- Đối với báo chí tiến bộ:

- 13 -

Page 14: k3pr1.files.wordpress.com€¦  · Web viewChỉ ra bản chất của vấn đề, Ông đưa ra khẳng định: "Mọi thứ tự do sẽ là lừa bịp nếu như nó chống

2. Dưới chế độ XHCN đa đảng hoạt động trong phạm vi mặt trận: Thừa

nhận sự lãnh đạo của Đảng cộng sản theo định hướng XHCN - tự do ra báo và tự

do hoạt động báo chí trong khuôn khổ của Pháp luật. Mức độ tự do hoạt động phụ

thuộc vào trình độ quán triệt và vận dụng những quy luật vận động và phát triển

của xã hội trong cuộc đấu tranh cho hòa bình và tiến bộ xã hội.

3. Vấn đề tự do hoạt động báo chí trong lĩnh vực trao đổi thông tin và hợp

tác trong các lĩnh vực của hoạt động báo chí với các nước có chế độ chính trị - xã

hội khác nhau: thông tin qua báo chí đóng vai trò quan trọng hàng đầu để hiểu biết

lẫn nhau: hiểu biết về quan điểm trước các vấn đề khác nhau của đời sống chính trị

quốc tế, hiểu biết về văn hóa, lối sống ... Sự hiểu biết lẫn nhau là điều kiện không

thể thiếu được của sự hợp tác. (Điều đã trở thành nhu cầu bức xúc trong xu thế mở

cửa và hội nhập quốc tế hiện nay). Bởi vậy, việc trao đổi thông tin giữa các nước là

cần thiết và quan trọng. Sự trao đổi và hợp tác như vậy có thể dưới nhiều hình

thức: trao đổi thông tin; trao đổi báo, tạp chí, các chương trình phát thanh và truyền

hình ...; sử dụng thông tin của nhau; hợp tác xây dựng các chương trình chung, mở

cầu truyền hình, giao lưu trực tuyến ...; gặp gỡ và trao đổi nghiệp vụ; bồi dưỡng và

đào tạo cán bộ chuyên môn ...

4. Vấn đề tự do hoạt động báo chí dưới chế độ XHCN.

Dưới chế độ XHCN tự do hoạt động báo chí được pháp luật thừa nhận và tạo

điều kiện. Nhà báo được tự do nhận và phổ biến thông tin nhằm định hướng cho

nhân dân trong hoạt động thực tiễn. Tự do hoạt động báo chí là tự do thực hiện

những chức năng, nhiệm vụ của báo chí, tự do vận dụng những nguyên tắc, những

quy luật của hoạt động sáng tạo để phụng sự cho tiến bộ xã hội. Tự do hoạt động

báo chí là tự do phản ánh thực tế cuộc sống để tác động một cách tích cực và có

hiệu quả tới toàn bộ các mặt, các lĩnh vực của thực tiễn.

Tự do hoạt động của nhà báo - đó là tự do một cách tự nguyện và có ý thức

để cống hiến tài năng, sức lực cho sự nghiệp báo chí. Tự do hoạt động của nhà báo

không phải là tự do tùy tiện trong việc đặt ra mục tiêu và thực hiện những mục tiêu

- 14 -

Page 15: k3pr1.files.wordpress.com€¦  · Web viewChỉ ra bản chất của vấn đề, Ông đưa ra khẳng định: "Mọi thứ tự do sẽ là lừa bịp nếu như nó chống

ấy bằng các quyết định chủ quan. Tự do hoạt động của nhà báo phải dựa trên cơ sở

vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm. (Nhất là những tri thức và kinh

nghiệm đã trở thành truyền thống). Mức độ tự do hoạt động của nhà báo được thể

hiện ở kết quả hoạt động. Kết quả hoạt động về mặt khách quan: nhà báo phản ánh

các sự kiện, hiện tượng ... của thực tế sâu sắc, toàn diện và đúng đắn đến mức nào,

về mặt chủ quan: kết quả hoạt động phản ánh tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng, trình

độ chuyên môn ... của nhà báo.

Để trở thành nhà báo tự do dưới chế độ XHCN đòi hỏi nhà báo trước hết

phải thừa nhận những trách nhiệm nặng nề của báo chí, của nhà báo trước xã hội.

Nhà báo phải có trách nhiệm với xã hội. (Mà xã hội lại là Đảng, Nhà nước, là nhân

dân ...), họ trao quyền và tạo mọi điều kiện để nhà báo được tự do hoạt động,

nhưng cũng đòi hỏi nhà báo phải có trách nhiệm khi sử dụng những quyền tự do

ấy. Nhà báo phải có trách nhiệm với bản thân. Cá nhân nhà báo phải chịu trách

nhiệm về uy tín, danh dự và lòng tự trọng nghề nghiệp của mình trước cơ quan báo

chí, trước các tổ chức xã hội ... mà mình là một thành viên, trước công chúng xã

hội mà vì thỏa mãn nhu cầu thông tin của họ mà nhà báo tự do hoạt động ... Những

trách nhiệm ấy được phản ánh cả trong trách nhiệm chinh trị, trách nhiệm pháp lý

và trách nhiệm nghề nghiệp (đạo đức nghề nghiệp).

Nhưng giải quyết các vấn đề trên như thế nào lại phụ thuộc vào nhận thức,

năng lực, những điều kiện và hoàn cảnh chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội ... của

mỗi quốc gia, dân tộc, của mỗi cơ quan báo chí, của từng nhà báo trong từng giai

đoạn phát triển của lịch sử.

IV. VẤN ĐỀ TỰ DO BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM

1. Thời kỳ trước cách mạng Tháng tám: nước ta chia làm 3 kỳ với các chế

độ chính trị khác nhau, nhưng có thể khái quát phân ra các giai đoạn sau:

- 15 -

Page 16: k3pr1.files.wordpress.com€¦  · Web viewChỉ ra bản chất của vấn đề, Ông đưa ra khẳng định: "Mọi thứ tự do sẽ là lừa bịp nếu như nó chống

- Giai đoạn đầu: từ khởi thủy (4/1865 với tờ Gia Định Báo) đến năm 1927,

báo chí Việt nam hoạt động theo quy chế của luật báo chí 1881 và 1888 của Pháp.

Điều kiện ra báo rất đơn giản: người có quốc tịch Pháp (và càng dễ nếu làm chung

với người Pháp - chỉ sau 24 giờ là có phép). Sau này, khi tờ Phan Yên Báo (ra đời

năm 1868) đăng bài có tính chất chống đối nhà cầm quyền thực dân nên bị thu hồi

giấy phép, và chính quyền còn ban hành Sắc lệnh ngày 30/12/1898 quy định mọi

tờ báo (trừ báo tiếng Pháp) đều phải có giấy phép do người Pháp đứng tên.

- Giai đoạn 2: mở đầu bằng bộ Luật báo chí năm 1927. Phong trào yêu nước

và dân chủ lên cao vào những năm 1925 - 1926; báo chí phát triển mạnh ở Bắc kỳ.

Bộ luật này với nhiều điều khoản quy định khá chi tiết: Bắc và Trung kỳ muốn ra

báo phải có Quyết định của Phủ Toàn quyền, riêng Trung kỳ còn phải được sự

đồng ý của Triều đình. Trong bộ luật này lần đầu tiên quy định rất khắt khe và chi

tiết việc kiểm duyệt nội dung báo chí xuất bản, đặc biệt là đối với những tư tưởng

tiến bộ và cách mạng. Chế độ thưởng phạt đối với báo chí cũng rất ngặt nghèo:

phạt tiền, bồi thường, ngồi tù ... (Tờ "Le Nhà Quê" của Nguyễn Khánh Toàn ra tại

Sài gòn chỉ xuất bản được 1 số ngày 11/12/1926 thì bị đình bản và thu giấy phép.

Chủ nhiệm Nguyễn Khánh Toàn, Giám đốc Nguyễn Văn Chất, Quản lý Phạm Văn

Duyệt bị bắt) ...

Do thắng lợi của mặt trận Bình dân Pháp, ngày 1/1/1935 Toàn quyền Pháp

ký Sắc lệnh hủy bỏ chế độ kiểm duyệt báo chí, công nhận tính hợp pháp của người

Việt nam khi xin phép ra báo. Nhưng vin cớ điều kiện chiến tranh, ngày 26/9/1939

Chính phủ Pháp ban bố sắc lệnh đặt Đảng cộng sản và những đảng phái chính trị

theo xu hướng cộng sản ra ngoài vòng pháp luật; lập lại chế độ kiểm duyệt, thậm

chí còn kiểm duyệt khắt khe hơn trước cả đối với báo chí tiếng Việt, cả đối với báo

chí tiếng Pháp. Sắc lệnh này cũng quy định xử phạt nặng những vi phạm; quy định

ngặt ngèo đối với những điều kiện ra báo, đóng cửa, thu giấy phép ...

2. Sau cách mạng Tháng Tám

- 16 -

Page 17: k3pr1.files.wordpress.com€¦  · Web viewChỉ ra bản chất của vấn đề, Ông đưa ra khẳng định: "Mọi thứ tự do sẽ là lừa bịp nếu như nó chống

- Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt nam dân chủ cộng hòa ra

đời. Mặc dù phải đương đầu với muôn vàn khó khăn, Chính Phủ không những

không tìm cách xiết chặt báo chí, mà ngược lại còn ban hành các văn bản mở rộng

quyền tự do dân chủ của báo chí, kể cả báo chí của các phe phái chính trị đối lập.

Ngày 10/10/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh về việc duy trì tạm thời các

luật lệ hiện hành nhưng nêu rõ: "Những điều khoản trong các luật cũ được tạm

thời giữ lại do Sắc lệnh này, chỉ thi hành khi nó không trái với nguyên tắc độc lập

của nước Việt nam và Chính phủ dân chủ cộng hòa".

- Năm 1954 miền Bắc được hoàn toàn giải phóng. Ngày 14/12/1956, Chủ

tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh 282-SL, sau đó khi Quốc hội thông qua trở thành

Luật số 100/SL-L-02 ngày 20/5/1957 quy định đảm bảo quyền tự do ngôn luận của

nhân dân trên báo chí và ngăn cấm những kẻ lợi dụng quyền ấy để làm phương hại

đến công cuộc đấu tranh cho hòa bình, thống nhất, độc lập và dân chủ của nước

nhà. Sắc lệnh cũng quy định tất cả báo chí đều được hưởng quyền tự do ngôn luận,

không phải kiểm duyệt trước khi in.

- Trong khi đó ở miền Nam, sau khi hất cẳng Bảo Đại, Ngô Đình Diệm lên

làm Tổng thống. Ngày 19/12/1956 Tổng thống Ngô Đình Diệm ký Sắc lệnh

23/TTP hủy bỏ chế độ kiểm duyệt đối với báo chí. Thực chất của Sắc lệnh này chỉ

đưa ra các điều khoản chung chung, mơ hồ để dễ buộc tội. Trên thực tế, chính

quyền đã sử dụng mọi biện pháp để o ép báo chí, kể cả những biện pháp kinh tế

hay những biện pháp côn đồ, khủng bố, nhất là đối với báo chí đối lập. Sau khi lật

đổ Ngô Đình Diệm, tình hình chính trường rối ren, ngày 7/6/1964 Nguyễn Khánh

ký Sắc lệnh 18/64 quy định các biện pháp đối với báo chí trong tình trạng khẩn

cấp: thi hành biện pháp kiểm duyệt cấm tàng trữ và lưu hành các ấn phẩm ... có hại

cho nền an ninh công cộng. Biến cố Mậu Thân (1968) - chính quyền ban bố tình

trạng khẩn cấp và thiết lập lại chế độ kiểm duyệt. Ngày 30/12/1969 ban hành Quy

chế báo chí mới, nhưng đến ngày 4/8/1972 Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu lại ban

hành Sắc lệnh số 007 sửa đổi một số điều của Quy chế báo chí như: nâng mức ký

- 17 -

Page 18: k3pr1.files.wordpress.com€¦  · Web viewChỉ ra bản chất của vấn đề, Ông đưa ra khẳng định: "Mọi thứ tự do sẽ là lừa bịp nếu như nó chống

quỹ của một số tờ báo lên 20 triệu đồng; đóng cửa những tờ báo vi phạm an ninh

quốc gia đến lần thứ 2; các vụ vi phạm của báo chí sẽ do Tòa án mặt trận xét xử ...

- Tháng 4/1975 chế độ Việt nam cộng hòa sụp đổ. Năm 1976 thống nhất đất

nước. Báo chí cả nước hoạt động theo Luật số 100/SL-L-02.

- Ngày 28/12/1989 Quốc hội thông qua Luật Báo Chí và ngày 2/1/1990 Chủ

tịch Hội đồng Nhà nước ký lệnh công bố Luật Báo Chí nước CH XHCN Việt nam,

thay thế Luật Báo Chí năm 1957 vừa trên cơ sở kế thừa những nguyên tắc đúng

đắn của Luật Báo Chí năm 1957, vừa bổ sung và hoàn thiện một bước luật pháp

của nhà nước ta về báo chí.

- Ngày 12/6/1999 Quốc hội thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của

Luật Báo Chí năm 1989 nhằm hoàn thiện một bước Luật Báo Chí cho phù hợp với

những yêu cầu của thực tiễn công cuộc đổi mới.

Cùng với việc từng bước hoàn thiện hệ thống luật pháp, các văn bản dưới

luật cũng được ban hành để hướng dẫn tổ chức thực hiện nhằm đưa Luật Báo Chí

vào cuộc sống. Như vậy, những điều kiện cho tự do báo chí từng bước được xác

lập và ngày càng hoàn thiện.

- 18 -