Hướng dẫn về việc cung cấp xe lăn thô sơ ở các khu vực ít ồ ự

132
Hướng dn vvic cung cp xe lăn thô sơ các khu vực ít ngun lc

Transcript of Hướng dẫn về việc cung cấp xe lăn thô sơ ở các khu vực ít ồ ự

Hướng dẫn về việc cung cấp xe lăn thô sơ ở các khu vực ít nguồn lực

Hướng dẫn về việc cung cấp

Xe lăn thô sơ Ở các khu vực ít nguồn lực

Được xuất bản bởi tổ chức y tế thế giới năm 2008 với tiêu đề cẩm nang Guidelines on the provision of manual wheelchiars in less resourced settings © Tổ Chức Y Tế Thế Giới 2008 Tổ Chức Y Tế Thế Giới đã cho phép tài liệu được phiên dịch và xuất bản bằng tiếng Việt thông qua Tổ Chức Từ Thiện Các Thánh Hữu Ngày Sau, chịu trách nhiệm về chất lượng và độ xác thực của bản dịch tiếng Việt. Trong trường hợp có sự không nhất quán giữa bản tiếng Anh và bản tiếng Việt, bản gốc tiếng Anh sẽ là phiên bản ràng buộc và xác thực. Chèn tiêu đề bằng ngôn ngữ mục tiêu © Tổ Chức Từ Thiện Các Thánh Hữu Ngày Sau 2020

1. Xe lăn – kinh tế. 2.xe lăn – nguồn cung ứng và phân phối. 3. Xe lăn – các tiêu chuẩn. 4. Người bị khuyết tật – phục hồi chức năng. 5. Các quốc gia đang phát triển.i. Tồ chức y tế thế giới.

MỤC LỤC

Lời nói đầu 7

Tóm tắt điều hành 9

Về phần hướng dẫn 13

1. Giới thiệu 19

5.1 Xe lăn phù hợp 21 5.2 Đối tượng sử dụng 21 5.3 Nhu cầu sử dụng 21 5.4 Quyền đối với xe lăn 21 5.5 Lợi ích của xe lăn 23 5.6 Các khó khăn trong khi sử dụng 24 5.7 Cung cấp xe lăn 25 5.8 Các loại xe lăn 27 5.9 Các bên liên quan và vai trò 30

1.9.1 Nhà hoạch định chính sách và vai trò 30 1.9.2 Nhà sản xuất và nhà cung ứng 31 1.9.3 Các dịch vụ xe lăn 31 1.9.4 Các nhóm chuyên viên 32 1.9.5 Các tồ chức phi chính phủ quốc tế 32 1.9.6 Các tồ chức vì người khuyến tật 33 1.9.7 Người sử dụng, gia đình, người chăm sóc 34

2. Thiết kế và sản xuất 37 2.1 Giới thiệu 39 2.2 Thiết kế của xe lăn 40

2.2.1 Các cân nhắc chung trong thiết kế xe lăn 41 2.2.2 Giới thiệu về thiết kế xe lăn 43 2.2.3 Quá trình thiết kế 43

2.3 Sản xuất và phân phối xe lăn 45

2.4 Hiệu suất hoạt động 46 2.4.1 Độ bề của xe lăn 46 2.4.2 Khả năng cơ động 49 2.4.3 Hiểu quả đẩy 53 2.4.4 Các đặc tính hiệu suất và chức năng khác 54 2.4.5 Đánh giá hiệu suất sử dụng 56

2.5 Chỗ ngồi và các yếu tố hỗ trợ tư thế 56 2.5.1 Chân ghế 58 2.5.2 Đệm 59 2.5.3 Tựa lưng 60 2.5.4 Chỗ để chân 60 2.5.5 Tay vịn 61 2.5.6 Bánh xe sau 62 2.5.7 Đánh giá chỗ ngồi và yếu tố hỗ trợ tư thế 62

2.6 Sức mạnh, độ bền và an toàn 62 2.6.1 Các yêu cầu 63 2.6.2 Đánh giá sức mạnh, độ bền và an toàn 65

2.7 Thử nghiệm và theo dõi 65

3. Cung cấp dịch vụ 69 5.1 Giới thiệu 71 5.2 Cung cấp dịch vụ xe lăn 76

3.2.1 Các bước cung cấp dịch vụ 76 3.2.2 Tìm hiểu nhu cầu cá nhân của người dùng 77

5.3 Thực hiện tốt việc cung cấp dịch vụ xe lăn 78 3.3.1 Dịch vụ tổng thể 78 3.3.2 Giới thiệu và các trách nhiệm 79 3.3.3 Đánh giá 80 3.3.4 Đối tượng chỉ định 81 3.3.5 Tài trợ và đặt hàng 82 3.3.6 Chuẩn bị sản phẩm 82 3.3.7 Lắp ghép 83 3.3.8 Đào tạo người dùng, gia đình, người chăm sóc 84 3.3.9 Theo dõi, bảo trì và sửa chữa 85

5.4 Nhân viên giao xe 86 3.4.1 Nhà sản xuất và cung cấp 86 3.4.2 Mảng lưới giới thiệu 87 3.4.3 Nhân viên chăm sóc khách hàng 87

5.5 Theo dõi và đanh giá 91 3.5.1 Sự cần thiết trong việc đo lường hiệu suất sử dụng 91 3.5.2 Giám sát 91 3.5.3 Đánh giá 93

4. | Hướng dẫn về việc cung cấp xe lăn thủ công trong các khu vực ít nguồn lực

4. Đào tạo 97 4.1 Giới thiệu 99 4.2 Yêu cầu đào tạo 102

4.2.1 Mạng lưới tiếp thị 102 4.2.2 Vài trò của nhà cung ứng xe lăn 103 4.2.3 Chuyên viên đào tạo 106

4.3 Mục tiêu và nội dung khoá học 107 4.3.1 Mục tiêu khoá học 107 4.3.2 Nội dung khoá học 107

5. Chính sách và kế hoạch 111 5.1 Giới thiệu 113 5.2 Chính sách 113

5.2.1 Xây dựng chính sách 113 5.2.2 Chính sách quốc tế 114 5.2.3 Các vấn đề cụ thể về việc trong ứng xe lăn 116

5.3 Kế hoạch 118 5.4 Chiến lược tài trợ 121

5.4.1 Chi phí 121 5.4.2 Các nguồn tài trợ 121

5.5 Liên kết với cái ban ngành khác 123 5.5.1 Dịch vụ ý tế và chiến dịch cộng đồng 123 5.5.2 Giáo dục 123 5.5.3 Sinh kế 124 5.5.4 Xã hội 124 5.5.5 Cơ sở hạ tầng 125

5.6 Kết thúc 126

Phụ lục A 128 Tài nguyên đào tạo 128 Các nguồn lực khác 129

Mục lục | 5

Lời nói đầu

Xe lăn là một trong những thiết bị trợ giúp được sử dụng phổ biến nhất trong việc gia tăng sự di chuyển cá nhân, là tiền đề trong việc được hưởng các quyền và phẩm chất của con người. Hỗ trợ người khuyết tật di chuyển nhằm giúp đỡ họ trở thành những thành phầm có ích hơn trong cộng đồng. Đối với nhiều người, việc có một chiếc xe lăn được thiết kế phù hợp có thể là bước đầu tiên trong việc hoà nhập vào xã hội. Theo các quy tắc tiêu chuẩn của liên hợp quốc về quyền bình đặng hoá cơ hội cho người khuyến tật, Công Ước về quyền của người khuyến tật và nghị quyết của hội đồng y tế thế giới số wha58.23 đều chỉ ra tầm quan trọng của xe lăn và các thiết bị hỗ trợ khác cho các nước đang phát triển, nơi có ít người khuyết tật sở hữu xe lăn. Không có các cơ sở sản xuất chuyên dụng, tất cà các loại xe lăn được quyên góp mà không có các dịch vụ liên quan cần thiết. Khi nhu cầu không được áp dụng, người khuyết tật bị cô lập và không có cơ hội như những người khác trong cùng cộng đồng. Việc cung ứng xe lăn không chỉ với mục đích tăng cường khả năng vận động mà còn mở ra một nền giáo dục, công việc và đời sống xã hội. Sự phát triển các chính sách quốc gia và viêc gia tăng các cơ hội đào tạo trong thiết kế, sản xuất và cung ứng xe lăn là những bước cần thiết tiếp theo. Trước thực tế của các quốc gia đang phát triển và nhu cầu cấp thiết trong việc hình thành các hệ thống cung ứng xe lăn ở các khu vực ít nguồn lực trên thế giới, Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), Cơ Quan Phát Triển Quốc Tế Mỹ, Hiệp Hội Tay Chân Giả Quốc Tế và Hiệp Hội Người Khuyết Tật Quốc Tế, cùng hợp tác với Cơ Quan Phục Hồi Chức Năng Quốc Tế, Quỹ Từ Thiện Motivation và Tổ Chức Xe Lăn Quốc Tế Whirlwind đã phát triển tài liệu này nhằm hỗ trợ các quốc gia thành viên của who để tạo ra, phát triển một hệ thống cung ứng xe lăn và thực hiện điều 4, 20 và 26 trong Công Ước về quyền của người khuyết tật. Chúng tôi gửi lời cám ơn đến Cơ Quan Phát Triển Quốc Tế Hoa Kỳ, Quỹ Các Nạn Nhân Chiến Tranh Patrick Leathy vì đã hỗ trợ trong việc xây dựng lêm các hướng dẫn này cũng như hỗ trợ thực hiện.

Etienne Krug Lloyd Feinberg. Dan Blocka Venus Ilagan

Tổ Chức Giới Cơ Quan Phát Triển Hiệp Hội Tay Chân Giả Hiệp Hội Người Y Tế Thế Quốc Tế Hoa Kỳ và Chỉnh Hình Quốc Tế Khuyết Tật Quốc Tế

Tóm tắt điều hành Những sự chỉ dẫn này nhằm thúc đẩy việc di chuyển cá nhân và nâng cao chất lượng cuộc sống của người sử dụng xe lăn bằng cách hỗ trợ các quốc gia thành viên trong việc xây dựng hệ thống cung cấp xe lăn để hỗ trợ việc thực hiện Công Ước về quyền của người khuyết tật (cụ thể là điều 4, 20 và 26) và nghị quyết của hội đồng y tế thế giới 58/23 ngày 25 tháng 5 2005. Cẩm nang hướng dẫn tập trung vào xe lăn thô sơ và nhu cầu dài hạn của người sử dụng. Các khuyến nghị tập trung vào các dịch vụ xe lăn, từ thiết kế đến lên kế hoạch, từ nguyên liệu sản xuất đến cung ứng và quá trình bảo trình xe lăn. Cẩm nang được chi thành 5 chương: 1. Giới thiệu 2. Thiết kế và sản xuất 3. Cung ứng dịch vụ 4. Đào tạo 5. Chính sách và kế hoạch

1. Giới thiệu Chương đầu tiên miêu tả nhu cầu và các lợi ích của xe lăn, các loại và hệ thống cung ứng xe lăn. Chương này cũng xác định rõ những yêu cầu đầy đủ của xe lăn và giới thiệu người đọc đến các bên liên quan và vai trò của họ.

Một chiếc xe lăn phải đáp ứng được những nhu cầu của người sử dụng, hỗ trợ tư thế, an toàn và bền bỉ, xe lăn phải luôn có sẵn, giá cả phải chăng, và luôn được bảo trì, bảo dưỡng tại quốc gia sở tại. Điều này không phải lúc nào cũng dễ dàng bởi vì người sử dụng xe lăn luôn có những nhu cầu đa dạng tuỳ thuộc vào môi trường và điều kiện kinh tế xã hội.

Chương đầu tiên cũng lập luận rằng xe lăn không chỉ là thiết bị hỗ trợ cho nhiều người khuyết tật; mà còn là phương tiện để họ thực hành các quyền con người và đạt được các quyền bình đẳng. Một chiếc xe lăn sẽ cung cấp sự di chuyển, đảm bảo một sức khoẻ tốt hơn và cuộc sống chất lượng hơn, và hỗ trợ người khuyết tật để sống một cuộc sống đầy đủ và năng động trong cộng đồng.

2. Thiết kế vào sản xuất Chương 2 bao gồm các hướng dẫn về thiết kế và lựa chọn cách thức sản xuất và cung ứng xe lăn. Chương này tập trung vào việc gia tăng chất lượng và số lượng xe lăn thô sơ tại những nơi ít nguồn lực hỗ trợ. Sức khoẻ và an toàn, sức mạnh và sự bền bỉ, sự phù hợp trong việc sử dụng, và các phương pháp sản xuất hiệu quả là các tiêu chí chính trong thiết kế. Thiết kế của một chiếc xe lăn quyết định hiệu suất trong các vấn đề như sự ổn định, khả năng cơ động, đẩy là di chuyển hiệu quả, dễ dàng vận chuyển và có tính tin cậy cao.

Cẩm nang nhấn mạnh về quá trình thiết kế, bao gồm các yêu cầu của việc thử nghiệm sản phẩm, thử nghiệm thực địa và theo dõi sản phẩm dài hạn. Nhu cầu liên quan đến người dùng xe lăn được nhấn mạnh trong quá trình sản xuất bởi vì chính họ là người hiuể rõ nhất về các nhu cầu về cơ thể, môi trường, văn hoá và xã hội. Những sự hướng dẫn tối thiểu và các phương pháp đánh giá tương ứng đã được đưa ra trong các lĩnh như chức năng hoạt động của xe lăn, chỗ ngồi và các yếu tố hỗ trợ tư thế, sức mạnh và độ bền. Các chính phủ được khuyến khích để phát triển và áp dụng các tiêu chuẩn xe lăn quốc gian nhằm đảm bảo mức chất lượng hợp lý, chẳng hạn như bằng cách áp dụng loạt tiêu chuẩn ISO7176 làm nền tảng.

3. Cung ứng dịch vụ Trong chương này, những hướng dẫn về mặt cấu trúc cho các hệ thống cung ứng xe lăn và cải thiện khả năng tiếp cận người dùng xe lăn được mô tả tại đây. Nhu cầu về việc cung ứng xe lăn cùng với các dịch vụ bổ trợ được xem là rất cần thiết. Việc lên kế hoạch một cách cận trọng và các dịch vụ quản lý, các chiến lược được cân nhắc kỹ lưỡng để cung ứng xe lăn, hướng dẫn sử dụng và chăm sóc sức khoẻ là cần thiết để tạo sự thuận lợi cho mối liên kết quan trọng giữa người sử dụng vào xe lăn. Các hướng dẫn trong chương được xem xét thực tiễn trong tất cả các giai đoạn từ giới thiệu sản phẩm đến đánh giá và kê đơn, tài trợ, đặt hàng và chuẩn bị sản phẩm, đo đạc, huấn luyện người dùng và bảo trì. Chưng này thảo luận về vai trò cũng những bên liên quan đến việc thực hiện các dịch vụ về xe lăn, từ các nhà sản xuất đến bác sĩ lâm sàn, kỹ thuật viên và chuyên viên đào tạo. Các khuyến nghị được thực hiện trong quá trình giám sát, làm thế nào để có được phản hồi từ người dùng xe lăn, đánh giá và phân tích thông tin về việc cung cấp các dịch vụ xe lăn.

4. Đào tạo Chương 4 bao gồm các yêu cầu đào tạo cho những người liên quan đến khâu dịch vụ khách hàng, với mục đích nâng cao trình độ kỹ năng của người bản địa làm dịch vụ khách hàng. Các chiến lược được cung cấp để xác định các chuyên viên đào tạo, liêm quan đến các chương trình đào tào hiện hành, phát triển các gói đào tạo theo mô đun và các cơ sở cấp địa phương. Cẩm nang đưa ra các yêu cầu đào tạo cho những người tham gia vào mang lưới giới thiệu xe lăn, quản lý dịch vụ xe lăn và nhân viên kỹ thuật và nhân viên lâm sàng ở trình độ sơ cấp và trung cấp.

5. Chính sách và kế hoạch Chương 5 xem xét vai trò của các chính sách và các nhà hoạch định chính sách trong việc cung ứng xe lăn, tập trung chủ yếu vào giá cả hợp lý và tính bền vững. Đề xuất cũng được thực hiện dựa trên các lựa chọn tài chính và cách thức liên kết các dịch vụ xe lăn với các lĩnh vực khác. Chính sách quốc gia về việc cung ứng xe lăn cũng được khuyến khích với cơ chế giám và đánh giá nhằm đảm bảo rằng xe lăn đáp ứng như cầu tối thiểu, phù hợp nhất cho nhu cầu cá nhân từng người dùng trên các phương diện an toàn, sức mạnh và sức bền. Chính sách này sẽ xem xét các nhu cầu, lập kế hoạch ở cấp quốc gia, sự hợp tác giữa các nhà cung cấp dịch vụ, sự tích hợp giữa các dịch vụ xe lăn với các dịch vụ phục hồi chức năng hiện hành, việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia với mục đích trao quyền cho người dùng và gia đình của họ, tạo điều kiện thuận lợi cho họ trong việc hoà nhập vời cuộc sống cộng đồng

10. | Hướng dẫn về việc cung cấp xe lăn thủ công trong các khu vực ít nguồn lực

Các thuật ngữ

Đối với mục đích của các hướng dẫn này, các thuật ngữ sau được sử dụng trong tài liệu này như được định nghĩa dưới đây.

Xe lăn Một thiết bị cung cấp khả năng di chuyển bằng bánh xe và có chỗ ngồi cho người gặp khó khăn trong việc đi lại hoặc di chuyển

Khu vực ít guồn lực

Một khu vực địa lý với nguồn lực tài chính, con người và cơ sở hạ tầng hạn chế cho việc cung cấp xe lăn (tình trạng phổ biến ở các nước thu nhập thấp và trung bình, nhưng cũng ở một số khu vực của các quốc gia có thu nhập cao)

Tài liệu xe lăn Xe lăn được đẩy bởi người dùng hoặc bởi một người khác.

Xe lăn phù hợp Xe lăn đáp ứng các nhu cầu của người dùng và các điều kiện con người; sự vừa vặn và hỗ trợ tư thế ngồi; an toàn và bền bỉ; có sẵn trong nước; có thể duy trì các dịch vụ bổ trợ trong nước với mức giá tiết kiệm và hợp lý nhất

Người dùng xe lăn

Người gặp khó khăn trong việc đi lại hoặc di chuyển và dùng xe lăn để di chuyển

Di chuyển cá

Khả năng di chuyển theo cách thức và tại thời điểm mà cá nhân đó muốn

Nguồn cung ứng xe lăn

Một thuật ngữ tổng thể cho việc thiết kế, sản xuất, cung cấp, cung cấp dịch vụ xe lăn

Dịch vụ xe lăn Là một phần của việc cung cấp xe lăn liên quan đến việc cung cấp cho người dùng xe lăn phù hợp

Điều hành tóm tắt | 11

Phần này bao gồm:

• Phác thảo mục đích và phạm vi của cẩm nang

• Trình bày các mục tiêu đến đọc giả

• Tổng quan từng chương

Khung 1.

Xe lăn thay đổi cuộc sống…

Lời Chứng

Lời chứng từ một người sử dụng ở Colombia Franber là một cậu bé tám tuổi sống tại Medeline, Colombia. Cậu bé không thể đi lại và sự phát triển của cậu bị ảnh hưởng. Franber từng phải trải qua khoảng thời gian dài trên giường khi mẹ cậu bé phải làm công việc nhà. Một ngày nọ, cậu nhận được một chiếc xe lăn thông qua một tổ chức địa phương. Bây giờ, cậu bé đã có thể di chuyển xung quanh và trên tất cả - cậu đã có thể đi đến trường và cùng ra chơi với các bạn cùng lớp của mình.

14. | Hướng dẫn về việc cung cấp xe lăn thủ công trong các khu vực ít nguồn lực

Mục tiêu Công Ước về Quyền của người khuyết tật và Nghị Định Thư không bắt buộc (1) đã được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 13 tháng 12 năm 2006 nhằm thúc đẩy, bảo vệ và đảm bảo sự hưởng thụ đầy đủ và bình đẳng tất cả các quyền con người và quyền tự do cơ bản của mọi con người, và thúc đẩy sự tôn trọng phẩm giá của họ.

Điều 20 và 26 của Công Ước khẳng định rằng Các Quốc Gia Thành Viên (tức các chính phủ hoặc chính quyền) phải thực hiện các biện pháp hiệu quả để đảm bảo các khả năng di chuyển và phục hồi chức năng cá nhân bằng cách tạo điều kiện tiếp cận các thiết bị hỗ trợ di chuyển chất lượng tốt, công nghệ hỗ trợ với chi phí phải chăng, khuyến khích các cá nhân, tổ chức tham gia sản suất các thiết bị hỗ trợ di chuyển, thiết bị và công nghệ hỗ trợ.

Xe lăn là một trong những thiết bị trợ giúp di chuyển phổ biến nhất trong việc tăng cường khả năng di chuyển của người khuyết tật. Bên cạnh Công Ước, cuốn cẩm nang này là sự thể hiện cam kết của WHO tại Hội Nghị Y Tế Thế Giới lần thứ 80 nhằm hỗ trợ các nước thành viên trong việc xây dựng nên một hệ thống sản xuất, phân phối và bảo dưỡng các thiết bị hỗ trợ (2). WHO ưu tiên cung cấp các thiết bị hỗ trợ chất lượng cao với giá cả phải chăng.

Mục tiêu của cuốn cẩm nang này nhằm:

• Thúc đẩy khả năng di chuyển cá nhân tron sự độc lập cao nhất có thể của người khuyết tật;

• Nâng cao chất lượng cuộc sống của người sử dụng trong khu vực ít nguồn lực thông qua việc sỡ hữu xe lăn; và

• Để hỗ trợ các nước thành viên trong việc phát triển một hệ thống cung ứng xe lăn nhằm thực hiện các Điều 4,20 và 26 trong Công Ước và Nghị Quyết của Hội Đồng Y Tế Thế Giới WHA58.23 ngày 25 tháng 5 2005.

Phạm vi Cẩm nang hướng dẫn này tập trung vào xe lăn thủ công và nhu cầu dài hạn của người dùng. Tuy nhiên, một số khuyến nghị trong cẩm nang có thể áp dụng tương tự cho các loại thiết bị hoặc thiết bị hỗ trợ di chuyển khác (như xe ba bánh điều khiển bằng tay) và tuỳ từng người dùng khác nhau (có thể là người sử dụng tạm thời). Trong cuốn cẩm nang này,”xe lăn” có nghĩa là “xe lăn thủ công thích hợp” trừ khi có định nghĩ khác. Cẩm nang hướng dẫn đã được viết với mục đích sữ dụng trong các khu vực ít nguồn lực.

Tài liệu này không phải là hướng dẫn sử dụng xe lăn. Phạm vi được giới hạn trong các lĩnh vực chính – không phải trong tất cả các khía cạnh – của việc cung ứng xe lăn, mà chỉ tập trung vào thiết kế, sản xuất và phân phối xe lăn, các dịch vụ bổ trợ cho xe lăn, và đào tạo các nhân sự liên quan. Các khuyến nghị trong cẩm nang không nhằm bao hàm mọi ý nghĩa một cách toàn diện hay có vai trò chỉ định. Sự linh hoạt là cần thiết do nhiều bối cảnh khác nhau trong đó các hướng dẫn trong cẩm nang có thể được áp dụng và thực hiện.

Về các hướng dẫn|15

Mục tiêu của độc giả Các độc giả bao gồm:

• Các nhà hoạch định chính sách thuộc chính phủ hoặc phi chính phủ; • Các nhà hoạch định, quản lý, nhà cung ứng và người sử dụng các dịch vụ xe lăn; • Nhà thiết kế, thử nghiệm, nhà tài trợ, người mua và người có nhu cầu sữ dụng xe

lăn; • Các nhà hoạch định và quản lý sản xuất xe lăn; • Các nhà hoạch định, nhà phát triển và những người giảng dạy các chương trình

đào tạo; • Các nhà phát hành tài liệu truyền thông và vận động chính sách; • Tổ chức người khuyết tật; • Các nhóm người sử dụng; và • Người sử dụng cá nhân và gia đình của họ.

Các chương Cẩm nang hướng dẫn bao gồm 5 chương.

1. Chương đầu tiên đưa ra một các nhìn tổng quát nhu cầu về xe lăn, người sử dụng xe lăn, kiểu dáng xe lăn, nguồn cung ứng xe lăn và các bên liên quan.

2. Chương thiết kế và sản xuất cung cấp các khuyến nghị về cách thức thiết kế, đánh giá và lựa chọn xe lăn.

3. Chương cung cấp các dịch vụ xe lăn cho chúng ta thấy được các nhiệm vụ và cấu trúc cần có của một hệ thống cung ứng xe lăn.

4. Chương đào tạo hộ trợ cho chúng ta trong việc thiết kế, phát triển và triển khai các chương trình đào tao cho nhân sự liên quan đến khâu cung ứng xe lăn.

5. Chương chính sách và kế hoạch cung cấp thông tin trong việc đưa ra các quyết định về việc cung cấp xe lăn.

Quá trình phát triển Sau khi đã tham khảo ý kiến với các bên liên qua, WHO đã lập nên một nhóm nhân sự nhằm viết nên cuốn cẩm nang hướng dẫn, ký kết hợp đồng với Johan Borg với tư cách là cố vấn biên tập và điều phối viên của nhóm. Các lĩnh vực chính của công việc được phân chia giữa cách thánh viên trong nhóm và các đối tác tương ứng của họ ở các quốc gia đang phát triển. Tổ Chức Xe Lăn Quốc Tế Whirlwind đã chịu trách nhiệm ở khâu “thiết kế và sản xuất”, Trung Tâm Phục Hồi Chức Năng Quốc Tế chịu trách nhiệm ở khâu “cung cấp dịch vụ” và Quỹ Từ thiện Motivation sẽ chịu trách nhiệm khâu “đào tạo”.

Hơn 25 chuyên gia xe lăn đã tham gia viết nên cuốn cẩm nang hướng dẫn này. Một bản thảo hoàn chỉnh bao gồm tất cả các phần đã được chuẩn bị cho một cuộc thảo luận và đánh giá kéo dài ba ngày tại trụ sở của WHO ở Geneva vào ngày 28 tháng 8 năm 2006. Các sửa đổi và đánh giá ngoài lề đã diễn ra trong hai tháng trước trong Hiệp Hội Tay Chân Aiả và Chỉnh Hình Quốc Tế (ISPO ), Hội nghị đồng thuận về xe lăn

16. | Hướng dẫn về việc cung cấp xe lăn thủ công trong các khu vực ít nguồn lực

cho các nước đang phát triển, và một bản dự thảo thứ ba đã được trình bày trong Hội nghị để thu thập thêm phản hồi tại Bangalore vào ngày 6 tháng 11 năm 2006 (3).

Sau Hội nghị đồng thuận ISPO, các hướng dẫn trong cẩm nang đã được sửa đổi thêm để phản ánh cuộc thảo luận và sự đồng thuận đạt được tại Hội nghị. Sau đó, họ đã được bình duyệt bởi 21 chuyên gia xe lăn, các quan điểm này được xem xét trong quá trình hoàn thiện tài liệu. WHO cũng đã thu thập Tuyên bố về lợi ích (DOI) từ tất cả các chuyên gia liên quan đến việc phát triển tài liệu này và không ai trong số họ có bất kỳ xung đột lợi ích nào với liên quan đến cẩm nang hướng dẫn.

Các hướng dẫn trong cuốn cẩm nang này đã được phê duyệt bởi Ủy ban đánh giá hướng dẫn của WHO vào ngày 16 tháng 4 năm 2008, đã đáp ứng các yêu cầu báo cáo tối thiểu tại thời điểm đó. Dự đoán rằng các khuyến nghị trong hướng dẫn này sẽ vẫn có hiệu lực cho đến năm 2013. Phòng phòng chống Bạo lực,Thương tật và khuyết tật tại trụ sở của WHO tại Geneva chịu trách nhiệm bắt đầu đánh giá nội dung cũa cẩm nang hướng dẫn này này tại thời điểm đó.

Tham khảo 1. Convention on the Rights of Persons with Disabilities. New york, united nations

(http://www.un.org/disabilities/default. Asp?Id=259, accessed 6 march 2008).

2. Resolution WHA58.23. Disability, including prevention, management and rehabilitation.

Geneva, world health organization, 2005 (http://www.who.int/disabilities/publications/resolution/en/index.html,

accessed 6 march 2008).

3. Sheldon s, Jacobs na, eds. Report of a Consensus Conference on Wheelchairs

for Developing Countries, Bangalore, India, 6–11 November 2006. Copenhagen, International

society for prosthetics and orthotics, 2007 (http://homepage.mac.com/

eaglesmoon/wheelchaircc/wheelchairreport_Jan08.pdf, accessed 8 march 2008).

Về các hướng dẫn|17

… Tăng cường khả năng di chuyển cá nhân và nâng cao chất lượng cuộc sống.

1 Giới thiệu

Giới thiệu về chương này

• Định nghĩa về xe lăn phù hợp

• Giới thiệu đến người sử dụng

• Chỉ ra các nhu cầu và quyền lợi của xe lăn

• Lợi ích của xe lăn

• Các loại xe lăn cơ bản và các công đoạn thông thường trong một hệ thống cung ứng xe lăn; và

• Các bên liên quan và trách nhiệm của họ

Khung 1.1.

Xe lăn nâng cao chất lượng cuộc sống …

Lời chứng của một người sử dụng xe lăn tại Afghanistan Zahida sống tại Afghanistan, trong một túp lều trong sân nnhà của anh trai cô ấy. cô bị liệt vào năm 2001, lúc ấy cô đã có hai người con. Cô ấy được chuyển đến khoa vật ly trị liệu ngoại trú tại bệnh viện ở Jalalabad và được đưa vào trên một chiếc xe cút kít. Các nhà vật lý trị liệu đã làm việc với các kỹ thuật viên của một xưởng sản xuất xe lăn tại địa phương để cung cấp cho Zahida một chiếc xe lăn ba bánh. Không có xe lăn, Zahida hầu như không thể làm gì trong nhà mà không cần sự giúp đỡ của chồng và các con. Bà ấy chỉ có thể nằm trên giường. Chiếc xe lăn đã cho phép cô chăm sóc những đứa con của mình trong một khu đất rất gồ ghề, đồi núi. Zahida nói, Xe lăn của tôi - giống như đôi chân của tôi - Tôi sẽ không đi bất cứ nơi nào mà không có nó! Với chiếc xe lăn của tôi, tôi có thể nấu ăn, làm bánh mì, thăm hàng xóm. Khi chúng tôi đi đến một đám cưới gia đình ở làng, tôi mang nó theo sau xe taxi. Con gái lớn và con trai của tôi giúp đẩy tôi lên những nơi dốc.

20. | Hướng dẫn về việc cung cấp xe lăn thủ công trong các khu vực ít nguồn lực

Lời Chứng

1.1. Xe lăn phù hợp

Những chỉ dẫn này tập trung vào xe lăn phù hợp cho người sử dụng. Xe lăn thủ công được định nghĩa là xe lăn do người dùng đẩy hoặc được đẩy bởi người khác. Một chiếc xe lăn được coi là thích hợp khi: • Đáp ứng nhu cầu của người sử dụng và các điều kiện về môi trường; • Vừa vặn và có hỗ trợ tư thế khi sử dụng xe lăn đối với người dung; • An toàn và bền bỉ; • Luôn có sẵn tại quốc gia sở tại; và • Có các dịch vụ bảo trì tại quốc gia sở tại với mức giá phải chăng. Xuyên suốt cẩm nang hướng dẫn, thuật ngữ “xe lăn” có nghĩa là” xe lăn thủ công thích hợp với người dùng” trừ khi được định nghĩa khác đi.

1.2. Đối tượng sử dụng xe lăn

Trong cuốn cẩm nang này, thuật ngữ” người sử dụng” mang nghĩa là người đã từng sử dụng xe lăn hoặc người cần phải dùng xe lăn trong việc di chuyển thường nhật. Đối tượng sử dung bao gồm: • Trẻ em, người lớn và người cao tuổi; • Đàn ông, đàn bà and con gái, con trai; • Những người bị suy yếu thần kinh cơ xương, có lối sống, vai trò trong cuộc

sống và điều kiên kinh tế xã hội khác nhau; và • Những người sống trong những môi trường khác nhau, bao gồm thôn quê, các

khu vực ngoại ô hay thành thị.

Những người sử dụng có những nhu cầu về đi lại khác nhau, nhưng về cơ bản họ cần xe lăn để dễ dàng di chuyển hơn.

1.3. Nhu cầu xe lăn

Khoảng 10% dân số toàn cầu, tức là khoảng 650 triệu người bị khuyết tật (2). Các nghiên cứu chỉ ra rằng, trong số này, khoảng 10% cần có xe lăn. Do đó, người ta ước tính rằng khoảng 1% tổng dân số - hoặc 10% dân số khuyết tật - cần xe lăn, tức là khoảng 65 triệu người trên toàn thế giới.

Năm 2003, ước tính 20 triệu người không có xe lăn để di chuyển. Những dấu hiệu cho thấy chỉ một số ít người sở hữu xe lăn, và trong số này rất ít người có sở hữu được một chiếc xe lăn phù hợp (1).

1.4. Các quyền đối với xe lăn

Các quốc gia tham gia Công Ước về Quyền của Người Khuyết Tật có nghĩa vụ phải thực hiện các biện pháp hiệu quả để đảm bảo khả năng di chuyển cá nhân với sự độc lập cao nhất có thể đối với người khuyết tật. Đây là một cam kết để cung cấp hỗ trợ di chuyển, chẳng hạn như xe lăn mà làm cho khả năng di chuyển tự túc trở nân khả thi. Năm 1993, Quy Tắc Chuẩn về Bình Đẳng Hóa Cơ Hội cho Người Khuyết Tật

Giới thiệu | 21

1

(3) đã thể hiện cam kết tương tự, yêu cầu các quốc gia đảm bảo phát triển, sản xuất, phân phối và phục vụ các thiết bị trợ giúp cho người khuyết tật nhằm tăng tính độc lập và thực hiện quyền con người của họ.

Hai tuyên bố quốc tế quan trọng này tạo ra quyền đối với xe lăn bởi vì mọi người đều thừa nhận rằng một chiếc xe lăn phù hợp là điều kiện tiên quyết để tận hưởng các cơ hội và quyền bình đẳng, và để đảm bảo sự cam kết và tham gia. Di chuyển cá nhân là một yêu cầu thiết yếu để tham gia vào nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và xe lăn là phương tiện tốt nhất để đảm bảo khả năng di chuyển cá nhân. Khả năng di chuyển độc lập giúp mọi người có thể học tập, làm việc, tham gia vào đời sống văn hóa và tiếp cận chăm sóc sức khỏe. Không có xe lăn, mọi người có thể bị giới hạn trong nhà và không thể sống một cuộc sống đầy đủ và toàn diện. Chúng tôi biết rằng việc xóa đói giảm nghèo trên thế giới là không thể trừ khi nhu cầu của những người khuyết tật được tính đến. Không có xe lăn, những cá nhân này không thể tham gia vào các sáng kiến, chương trình và chiến lược phát triển chủ đạo dành cho người nghèo, như được thể hiện trong các Mục Tiêu Phát Triển Thiên Niên Kỷ (4), Chiến Lược Giảm Nghèo (5) và các sáng kiến phát triển quốc gia khác.

Đây là một vòng luẩn quẩn: việc thiếu các phương tiện di chuyển cá nhân, người khuyết tật không thể thoát khỏi bẫy nghèo đói. Họ có thể gặp các biến chứng khiến tình hình sức khoẻ của họ trở nên trầm trọng, đói nghèo hơn. Nếu là trẻ em, họ sẽ không được tiếp cận với các cơ hội học tập sẵn có, và không được giáo dục, họ sẽ không tìm được việc làm khi trưởng thành và sẽ bị cuốn sâu vào trong nghèo đói.

Mặt khác, việc tiếp cận với những chiếc xe lăn phù hợp cho phép người khuyết tật làm việc và tham gia vào các sáng kiến phát triển chính thống giúp giảm đói nghèo (xem Hình.1.1.). Tương tự như vậy, một chiếc xe lăn có thể cho phép một đứa trẻ đi học, có được một nền giáo dục và khi trưởng thành, để tìm một công việc (xem Hình.1.2.).

Fig. 1.1.

Quyền ngồi xe lăn phải là một thành phần thiết yếu trong tất cả các nỗ lực quốc tế để bảo đảm quyền con người của người khuyết tật.

22. | Hướng dẫn về việc cung cấp xe lăn thủ công trong các khu vực ít nguồn lực

1.5. Lợi ích của xe lăn

Việc cung ứng không chỉ là về xe lăn, (6) hơn thế nữa, đó là việc cho phép người khuyết tật di chuyển tiện lợi hơn, khoẻ mạnh và tham gia đầy đủ vào cuộc sống cộng đồng. Một chiếc xe lăn sẽ là chất xúc tác làm tăng sự hoà nhập cộng đồng, nhưng như vậy vẫn chưa đủ (6 – 8) (xem hình 1.3)

Những lợi ích của việc sử dụng xe lăn phù hợp bao gồm những lợi ích được nêu dưới đây.

Sức khoẻ và chất lượng cuộc sống

Ngoài việc cung cấp khả năng di chuyển, một chiếc xe lăn phù hợp sẽ mang lai lợi ích sức khỏe thể chất và chất lượng cuộc sống của người dùng. Kết hợp với đào tạo người dùng một cách đầy đủ, một chiếc xe lăn phù hợp có thể phục vụ để giảm biến chứng phổ biến như loét áp lực, tiến triển biến dạng hoặc co rút và các điều kiện thứ cấp khác (9). Một chiếc xe lăn có đệm phù hợp thường ngăn ngừa khả năng tử vong sớm ở những người bị chấn thương cột sống và các tình trạng tương tự và theo một nghĩa nào đó, là một thiết bị cứu sinh cho những người này. Một chiếc xe lăn có đủ chức năng, thoải mái và có thể đẩy một cách hiệu quả có thể dẫn đến tầng suất hoạt động tăng lên. Khả năng di chuyển độc lập và làm tăng chức năng vật lý có thể làm giảm sự phụ thuộc vào người khác. Các lợi ích khác như hô hấp và tiêu hóa được cải thiện, tăng kiểm soát đầu, thân và chi trên và sự ổn định tổng thể, có thể đạt được với sự hỗ trợ tư thế thích hợp. Duy trì sức khỏe là một yếu tố quan trọng để đo lường chất lượng cuộc sống. Những yếu tố này kết hợp với nhau để tăng khả năng tiếp cận các cơ hội giáo dục, việc làm và sự tham gia trong gia đình và cộng đồng của những người khuyết tật.

Kinh tế

Một chiếc xe lăn thường được sản xuất dựa trên những khác biệt về xe lăn tự đẩy hay xe lăn được đẩy. Lợi ích kinh tế mang lại là khi người dùng có thể tiếp cận các cơ hội

Giới thiệu | 23

1

cho giáo dục và việc làm. Với một chiếc xe lăn, một cá nhân có thể kiếm sống và góp phần vào thu nhập và quốc gia và gia đình, trong khi không có xe lăn, người đó có thể bị cô lập và trở thành gánh nặng cho gia đình và cả quốc gia. Tương tự, một chiếc xe lăn không bền sẽ đắt hơn do phải sửa chữa thường xuyên, vắng mặt trong công việc và cuối cùng là thay thế xe lăn Cung cấp xe lăn sẽ tiết kiệm chi phí hơn nếu chúng tồn tại lâu hơn (10), mang lại hiệu quả hơn về chi phí nếu người dùng lựa chọn các thiết bị dựa trên nhu cầu dài hạn của họ.(11)

Đối với xã hội, những lợi ích tài chính liên quan đến việc cung cấp xe lăn bao gồm việc giảm chi phí chăm sóc sức khỏe, chẳng hạn như: điều trị loét áp lực và điều chỉnh dị tật. Một nghiên cứu từ một quốc gia đang phát triển đã báo cáo rằng vào năm 1997, 75% những người bị chấn thương tủy sống nhập viện đã chết trong vòng 18 đến 24 tháng do các biến chứng thứ phát phát sinh từ chấn thương của họ. Ở cùng một nơi, tỷ lệ loét áp lực giảm 71% và nhiễm trùng đường tiết niệu do tái phát giảm 61% trong vòng hai năm từ việc cải thiện trong đào tạo chăm sóc sức khỏe và thiết bị phù hợp, bao gồm cả xe lăn tốt có đệm (12).

1.6. Thách thức của người sử dụng Người sử dụng phải đối mặt với một loạt các thách thức, bắt buộc họ phải xem xét các phương pháp trong việc cung ứng xe lăn.

Rào cản tài chính

Khoảng 80% người khuyết tật trên thế giới sống ở các nước có thu nhập thấp. Phần lớn trong số họ là người nghèo và không có điều kiện truy cập vào các dịch vụ cơ bản, bao gồm các cơ sở phục hồi chức năng (13). Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) báo cáo rằng tỷ lệ thất nghiệp của người khuyết tật đạt khoảng 80% trở lên ở nhiều nước đang phát triển (14). Viện trợ chính phủ cho việc cung cấp xe lăn hiếm khi có sẵn, khiến phần lớn người dùng không thể tự trả tiền mua xe lăn.

Rào cản vật lý

Vì nhiều người dùng còn nghèo, họ sống trong những ngôi nhà nhỏ hoặc những túp lều với môi trường xung quanh không dễ dàng tiếp cận. Họ cũng sống ở nơi hệ thống đường xá nghèo nàn, thiếu vỉa hè và khí hậu, địa hình vật lý thường rất khắc nghiệt. Trong nhiều bối cảnh, khi các tòa nhà công cộng và tư nhân rất khó tiếp cận bằng xe lăn. Những rào cản vật lý này đặt ra các yêu cầu bổ sung về sức mạnh và độ bền cho xe lăn. Họ cũng yêu cầu người dùng rèn luyện các kỹ năng ở mức độ cao nếu muốn chuyển linh hoạt.

24. | Hướng dẫn về việc cung cấp xe lăn thủ công trong các khu vực ít nguồn lực

Tiếp cận các dịch vụ vật lý trị liệu

Ở nhiều nước đang phát triển, chỉ có 3% số người khuyết tật có điều kiện tiếp cận các dịch vụ vật lý trị liệu (15). Theo báo cáo từ Báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc (16), 62 quốc gia không có dịch vụ vật lý trị liệu dành cho người khuyết tật. Điều này có nghĩa là nhiều người sử dụng xe lăn có nguy cơ bị biến chứng thứ phát gây tử vong sớm mà có thể tránh được nếu tiếp cận được các dịch vụ vật lý trị liệu thích hợp. Ở nhiều quốc gia, việc cung cấp dịch vụ xe lăn không bao gồm trong kế hoạch phục hồi chức năng của quốc gia.

Giáo dục và thông tin

Nhiều người dùng gặp khó khăn trong việc tiếp cận các thông tin liên quan, chẳng hạn như về tình trạng sức khỏe của chính họ, phòng ngừa các biến chứng thứ phát, dịch vụ phục hồi chức năng có sẵn và các loại xe lăn có sẵn. Đối với nhiều người, dịch vụ xe lăn có thể là bước đầu tiên trong việc tiếp cận các dịch vụ phục hồi chức năng khác. Điều này thậm chí còn được nhấn mạnh hơn về tầm quan trọng trong việc giáo dục người dùng.

Chọn lựa

Người dùng hiếm khi có cơ hội lựa chọn xe lăn phù hợp nhất cho bản thân. Thường chỉ có một loại xe lăn (và thường chỉ có một hoặc hai kích cỡ), có thể không phù hợp với nhu cầu vật lý của người dùng, hoặc phù hợp với nhu cầu thực tế về lối sống trong môi trường làm việc hoặc ở nhà của người dùng. Theo Công Ước về quyền của người khuyết tật, c các quốc gia sẽ thực hiện các biện pháp hiệu quả để đảm bảo khả năng di chuyển cá nhân với sự độc lập cao nhất có thể đối với người khuyết tật bằng cách tạo điều kiện cho việc di chuyển cá nhân của người khuyết tật theo cách thức và tại thời điểm do họ chọn lựa, và với chi phí phải chăng (17).

1.7. Cung ứng xe lăn

Việc cung ứng xe lăn bao gồm các khâu thiết kế, sản xuất và cung cấp xe lăn cũng như các dịch vụ xe lăn.

Hình.1.4. Tổng quát về việc cung cấp xe lăn

Giới thiệu | 25

Thiết kế

Sản xuất

Cung cấp

Dịch vụ giao hàng

Việc cung cấp xe lăn chỉ có thể nâng cao chất lượng cuộc sống của người sử dụng xe lăn nếu tất cả các phân đoạn trong cả quy trình đều hoạt động tốt. Điều này phải đảm bảo người dùng tiếp cận được các khâu: • Xe lăn có thiết kế phù hợp; • Xe lăn được sản xuất theo tiêu chuển thích hợp; • Nguồn cung cấp xe lăn và phụ tùng đáng tin cậy; và • Dịch vụ xe lăn hỗ trợ người dùng lựa chọn và trang bị được xe lăn một cách vừa

vặn, cung cấp các khoá đào tạo về sử dụng và bảo trì, đảm bảo các dịch vụ theo dõi và sửa chữa.

Nhân sự tham gia vào từng phân đoạn trong dây chuyền cung cấp xe lăn cần phải có các kỹ năng và kiến thức chuẩn. Điều này có nghĩa là việc đào tạo cho những người tham gia vào dây chuyền cung cấp xe lăn là cần thiết. Thiết kế, sản xuất và cung cấp Thiết kế của một chiếc xe lăn phụ thuộc vào các yếu tố: • Nhu cầu vật lý của người dung; • Cách thức và môi trường sử dụng xe lăn; và • Vật liệu, công nghệ sẵn có tại nơi sản xuất và nơi xe lăn được sử dụng.

Xe lăn có thể được sản xuất trong nước hoặc ngoài nước. Những sản phẩm được sản xuất ngoài nước thường được sản xuất hàng loạt và nhập khẩu dưới dạng xe lăn mới hoặc đã qua sử dụng. Xe lăn có thể được cung cấp đến các nhà cung cấp dịch vụ xe lăn bởi các nhà sản xuất, đại lý hoặc nhà phân phối, hoặc bởi các tổ chức chuyên cung cấp xe lăn.

Thông tin về thiết kế, sản xuất và cung cấp được cung cấp trong Chương 2.

Cung cấp dịch vụ xe lăn Cung cấp dịch vụ xe lăn phù hợp là khâu quan trọng nhất trong quá trình phục hồi thành công cho những người cần xe lăn trong việc di chuyển. Tuy nhiên, theo ghi nhận, việc cung cấp các dịch vụ xe lăn đã từng không nằm trong phạm vi của các dịch vụ phục hồi chức năng. Do nhiều nguyên nhân gây nên bao gồm cả việc nhận thức còn hạn chế, thiếu hút nguyên liệu và các sản phẩm phù hợp, và cả việc thiếu đào tạo các nhân sự liên quan đến việc cung cấp dịch vụ xe lăn.

Ở nhiều quốc gia, người dùng phụ thuộc vào các tổ chức từ thiện hoặc quyên góp bên ngoài. Xe lăn được tặng thường không phù hợp và có chất lượng kém, gây ra nhiều vấn đề hơn cho người dùng và cho cả đất nước đó trong thời gian dài. Người sử dụng ở vai vế không có quyền yêu cầu xe lăn có chất lượng tốt hơn đến các tồ chức từ thiện. Một nghiên cứu ở Ấn Độ tiết lộ rằng 60% người dùng xe lăn đã nhận được xe lăn quyên góp đã ngừng sử dụng chúng do không thoải mái và không phù hợp do thiết kế xe lăn không tương thích với môi trường mà nó được sử dụng (18).

Kết quả là nhiều người yêu cầu xe lăn hoàn toàn không nhận được một chiếc nào, trong khi những người thường nhận được một chiếc lại không có bất kỳ đánh giá thể chất, thông số quy định phù hợp và các hoạt động theo dõi đối với xe lăn. Nhiều người dùng, ngay cả những người bị chấn thương cột sống, thường nhận được xe lăn mà

26. | Hướng dẫn về việc cung cấp xe lăn thủ công trong các khu vực ít nguồn lực

có đệm hoặc những hướng dẫn cơ bản, việc đó có thể dẫn đến lở loét áp lực và thậm chí tử vong sớm.

Tuy nhiên đã có sự gia tăng nhất định trong nhận thức về tầm quan trọng của việc cung cấp các đánh giá cá nhân phù hợp, đào tạo cách sử dụng xe lăn. Ở một số khu vực ít nguồn lực, dịch vụ xe lăn thường được thiết lập bằng cách sử dụng các mô hình cung cấp dịch vụ khác nhau. Những mô hình này bao gồm các dịch vụ dựa trên các trung tâm hoặc cộng đồng, dịch vụ tiếp cận cộng đồng, dịch vụ di động kiểu cắm trại và qua những cuộc quyên góp xe lăn nhập khẩu. Ở các quốc gia nơi các nhóm người dùng được thông báo đầy đủ và các nhà cung cấp dịch vụ có kiến thức và hỗ trợ cần thiết, dịch vụ xe lăn đang được tích hợp vào các hoạt động phục hồi chức năng hiện có. Mục đích chung là đảm bảo rằng người dùng được hỗ trợ kỹ năng trong việc lựa chọn xe lăn phù hợp nhất cho nhu cầu của họ.

Các thông tin liên quan đến dịch vụ xe lăn có trong chương 3.

Đào tạo

Ở các khu vực ít nguồn lực, nơi có ít các cơ hội đào tao dẫn đến số người được đào tạo để quản lý các hệ thống cung ứng xe lăn và các thiết bi hỗ trợ khác bị hạn chế. Sự thiếu hụt các nhân sự đã qua đào tạo để hỗ trợ trong việc lựa chọn và sở hữu một chiếc xe lăn trở thành rào cản.

Các khóa học hiện tại dành cho các chuyên gia sức khỏe và phục hồi chức năng cung cấp còn hạn chế về việc cung cấp dịch vụ xe lăn và các vấn đề liên quan. Trong một số trường hợp, nhân viên thuộc quốc gia có thể đã được đào tạo không chính thức từ nhân viên nước ngoài, nhưng việc đào tạo như vậy thường chỉ giới hạn ở các sản phẩm có sẵn trong nước và kinh nghiệm và khả năng của huấn luyện viên. Nếu đào tạo không được ghi chép lại, nó không thể được sử dụng lại, và mức độ kỹ năng, kết quả không thể đo lường được. Nhân viên địa phương rất khó để tiếp tục thực hành các kỹ năng bắt nguồn từ loại hình đào tạo không chính thức này một khi các giảng viên và người dùng ban đầu rời đi.

Việc thiếu đào tạo chính quy đã dẫn đến việc thiếu sự công nhận các kỹ năng chuyên môn trong việc cung cấp xe lăn. Trong nỗ lực giải quyết những nhu cầu này, một số sáng kiến đã được các tổ chức phát triển thực hiện.

Thông tin chi tiết về đào tạo được cung cấp trong Chương 4.

1.8 Các loại xe lăn Không một mẫu hoặc kích cỡ xe lăn nào có thể đáp ứng nhu cầu của tất cả người dùng và sự đa dạng giữa những người dùng tạo ra nhu cầu về các loại xe lăn khác nhau. Những người lựa chọn xe lăn, trong khi tham khảo ý kiến cần phải hiểu nhu cầu vật lý của người dùng và cách họ dự định sử dụng xe lăn, cũng như kiến thức liên quan đến những lý do cho các thiết kế xe lăn khác nhau.

Nhu cầu vật lý của người dùng

Khả năng điều chỉnh hoặc tùy chỉnh xe lăn để đáp ứng nhu cầu vật lý của người dùng

Giới thiệu | 27

sẽ khác nhau, tùy thuộc vào loại xe lăn. Thông thường, xe lăn kích thước nhỏ sẽ có một số điều chỉnh cơ bản.

Xe lăn được thiết kế để sử dụng tạm thời (ví dụ, được sử dụng trong bệnh viện để chuyển bệnh nhân từ khu vực này sang khu vực khác) không được thiết kế để cung cấp cho người dùng sự phù hợp chặt chẽ, các hỗ trợ tư thế hoặc giảm áp lực. Xe lăn chỉnh hình hoặc xe lăn “tại bệnh viện” là một ví dụ về loại này (xem hình 1.5).

Đối với người dùng xe lăn lâu dài, một chiếc xe lăn phải vừa vặn và cung cấp hỗ trợ tư thế và giảm áp lực tốt (Hình 1.6). Chiều rộng và độ sâu của ghế, và khả năng điều chỉnh chỗ để chân và chiều cao tựa lưng là rất quan trọng để đảm bảo rằng xe lăn có thể được lắp đúng. Các điều chỉnh và lựa chọn phổ biến khác bao gồm các loại đệm, hỗ trợ tư thế và vị trí bánh xe có thể điều chỉnh.

Xe lăn có thể điều chỉnh chuyên dụng hoặc riêng lẻ được thiết kế cho người dùng lâu dài với các nhu cầu tư thế đặc biệt (Hình 1.7). Những chiếc xe lăn như vậy thường có thêm các phần được thêm vào để hỗ trợ người dùng.

Cách thức xử dụng xe lăn Sự khác nhau giữa các thiết kế của xe lăn cho phép người dùng sử dụng một cách an toàn và hiệu quả trong môi trường họ sống và làm việc. Một chiếc xe lăn được sử dụng chủ yếu trong môi trường ngoài trời có địa hình gồ ghề cần phải mạnh mẽ, ổn định hơn và dễ dàng di chuyển trên mặt đất gồ ghề. Hình 1.8 minh họa một ví dụ về xe lăn ba bánh rất phù hợp để sử dụng ngoài trời. So sánh với một chiếc xe lăn được sử dụng trong nhà trên các bề mặt nhẵn cần phải dễ dàng cơ động trong không gian nhỏ ở nhà.

Hình.1.5 xe lăn thiết kế để sử dụng tạm thời

Hình.1.6 xe lăn thiết kế để sử dụng lâu dài

Hình.1.7 xe lăn được thiết kế hỗ trợ các tư thế cần thiết

28. | Hướng dẫn về việc cung cấp xe lăn thủ công trong các khu vực ít nguồn lực

Người sử dũng xe lăn thường làm việc trong các môi trường khác nhau, việc đáp ứng các nhu cầu cần thiết cho người sử dụng xe lăn là điều cần thiết. Hình 1.9 cho thấy một chiếc xe lăn chịu lực lớn với chiều dài cơ sở tương đối ngắn nhưng có bánh xe thầu dầu lớn. Xe lăn này có thể được sử dụng cả trong nhà và ngoài trời.

Người dùng ngồi và dứng lên khỏi xe lăn một cách dễ dàng, đẩy một cach dễ dàng và dễ sữa chữa. Người dùng có thể cần vận chuyển xe lăn của mình, ví dụ như trong xe buýt hoặc xe hơi (Hình 1.10). Thiết kế xe lăn khác nhau cho phép xe lăn được gập nhỏ gọn hơn theo những cách khác nhau. Một số được gấp chéo (Hình 1.10), trong khi một số khác có bánh xe nhả nhanh (Hình.1.11. Và Hình.1.12.) Và tựa lưng gập về phía trước.

Những nhu cầu này và các tính năng thiết kế của xe lăn được đề cập trong chương 2.

Hình.1.8. xe lăn thích hợp dùng ngoài trời

Hình.1.9. xe lăn thích hợp dùng ngoài trời và trong nhà

Hình.1.10 gập xe lăn Hình.1.11. tháo giở bánh xe nhanh chóng

Hình.1.12 bánh xe có thể tháo lắp được

Giới thiệu |29

Vật liệu và công nghệ sẵn có Xe lăn có nhiều thiết kế, tùy thuộc vào vật liệu và công nghệ có sẵn để sản xuất và sửa chữa, Ví dụ, người thiết kế xe lăn phải tính đến độ bền và độ biến thiên của vật liệu có sẵn để tránh viêc hư hỏng sớm. Trong trường hợp bị hư, xe lăn phải sửa được một cách dễ dàng (20). Xem Chương 2 để biết thêm thông tin về chủ đề này.

1.9 Các bên liên quan và trách nhiệm của họ

1.9.1 Các nhà hoạch định chính sách và thực hiện Các nhà hoạch định chính sách và người thực hiện có liên quan trực tiếp đến việc lập kế hoạch, khởi xướng, hỗ trợ tài chính, tư vấn, lập pháp liên tục cho việc cung cấp xe lăn. Vai trò của các nhà hoạch định chính sách bao gồm những điều sau đây.

• Chính sách cung cấp xe lăn được xây dựng trên sự tham khảo ý kiến của các bên

liên quan khác, nhằm mục đích nhằm mục đích đảm bảo hiệu quả khả năng di chuyển cá nhân với sự độc lập lớn nhất có thể cho người khuyết tật. Điều này bao gồm:

o Tạo điều kiện cho việc di chuyển cá nhân theo cách thức và tại thời điểm họ chọn và với chi phí phải chăng;

o Sở hữu xe lăn, bao gồm việc xe lăn luôn được cung cấp với giá cả phải chăng;

o Đào tạo các kỹ năng về vận động cho người khuyết tật và nhân viên phục hồi chức năng; và

o Khuyến khích các đơn vị sản xuất xe lăn và các thiết bị hỗ trợ di chuyển khác trong nước.

• Các tiêu chuẩn của các sản phẩm xe lăn, cung cấp dịch vụ và đào tạo được thông qua, thúc đẩy và thi hành. • Các biện pháp được thực hiện để đảm bảo công việc sở hữu một chiếc xe lăn với người có nhu cầu, kể cả phụ nữ và trẻ em, người nghèo và người vùng sâu vùng

xa là công bằng và dễ dàng. • Dịch vụ xe lăn được phát triển như một phần không thể thiếu trong việc chăm sóc sức khỏe và phối hợp với các dịch vụ liên quan, chẳng hạn như phục hồi chức

năng, phục hình, chỉnh hình và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng. • Chính sách tài trợ bền vững cho việc cung cấp xe lăn được phát triển. • Các nhóm người sử dụng xe lăn và các tổ chức người khuyết tật có liên quan ở mọi giai đoạn từ kế hoạch đến thực hiện.

Theo Công Ước và Quy Tắc Tiêu Chuẩn của Liên Hợp Quốc, trách nhiệm chính của các quốc gia là làm cho xe lăn luôn được cung ứng với chi phí phải chăng. Đảm bảo sự sẵn có của các dịch vụ xe lăn trong một quốc gia không nhất thiết có nghĩa là việc cung cấp dịch vụ trực tiếp của chính phủ. Tuy nhiên, chính phủ có thể hợp tác chặt chẽ với các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức quốc tế phi chính phủ, các cơ quan phát triển, các nhóm người dùng và các tổ chức tư nhân để phát triển các chính sách quốc gia và một hệ thống cung ứng xe lăn. Hơn nữa, trong việc xây dựng chính sách, người ta cần đảm bảo rằng các dịch vụ xe lăn phải gắn kết và liên kết chặt chẽ với các chiến lược phục hồi và sức khỏe quốc gia.

30. | Hướng dẫn về việc cung cấp xe lăn thủ công trong các khu vực ít nguồn lực

1.9.2 Nhà sản xuất và phân phối Một tổ chức có thể tham gia vào một hoặc nhiều lĩnh vực sản xuất và cung ứng xe lăn. Cung ứng có nghĩa là cung ứng xe lăn cho các nhà cung cấp dịch vụ xe lăn, thông qua bán hoặc tặng. Vai trò của nhà sản xuất và nhà cung cấp xe lăn là phát triển, sản xuất hoặc cung ứng xe lăn đáp ứng nhu cầu của người dùng trong các bối cảnh khác nhau. Điều này bao gôm: • Sản xuất hoặc cung cấp các sản phẩm phù hợp với mục đích sử dụng mà xe lăn

sẽ được sử dụng; • Đảm bảo sản phẩm của họ đáp ứng hoặc vượt qua tiêu chuẩn xe lăn có liên quan; • Cung cấp xe lăn thông qua các dịch vụ xe lăn yêu cầu tối thiểu nhất về việc đánh

giá, đào tạo người dùng và các hoạt động theo dõi xuyên suốt của xe lăn; và • Đảm bảo rằng xe lăn có thể được sửa chữa tại địa phương.

Bất kể mô hình dịch vụ nào được sử dụng để cung cấp xe lăn, các nhà cung cấp nên thực hiện trách nhiệm của mình bằng cách đảm bảo rằng: • Nhà cung cấp dịch vụ xe lăn có khả năng cung cấp xe lăn và cung cấp một cách

hợp lý và có trách nhiệm; và • Việc cung cấp dựa trên đánh giá về tình hình ở quốc gia hoặc khu vực, xem xét tác

động đối với các nhà sản xuất và nhà cung cấp dịch vụ địa phương.

1.9.3 Dịch vụ xe lăn Dịch vụ xe lăn liên kết giữa người dùng, nhà sản xuất và nhà cung cấp xe lăn, nhà cung cấp dịch vụ xe lăn ba gồm: • Dịch vụ xe lăn của chính phủ. • Các tổ chức phi chính phủ cung cấp các dịch vụ xe lăn. • Tổ chức tư nhân. • Bệnh viện và trung tâm y tế cộng đồng.

Giới thiệu | 31

Vai trò chính của dịch vụ xe lăn là hỗ trợ người dùng chọn xe lăn phù hợp nhất, đảm bảo xe lăn được điều chỉnh hoặc sửa đổi cho phù hợp với nhu cầu cá nhân của họ, đào tạo người dùng và cung cấp dịch vụ theo dõi và bảo trì. Các nhà cung cấp dịch vụ cũng đóng vai trò trong việc: • Đưa ra phản hồi cho các nhà sản xuất và nhà cung cấp về thiết kế xe lăn; • Phát triển mạng lưới giới thiệu sản phẩm; và • Phát triển và tìm kiếm các nguồn tài trợ bền vững cho xe lăn và các dịch vụ liên

quan. 1.9.4 Các nhóm chuyên gia

Phục hồi chức năng là việc đòi hỏi tinh thần đồng đội. Các chuyên gia như: nhà trị liệu, nhân viên y tế / điều dưỡng, bác sĩ chỉnh hình,có thể đóng vai trò chính trong việc cung cấp dịch vụ chất lượng, đào tạo nhân viên cũng như người dùng, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dùng, chia sẻ và ghi nhận thực tế. Một nhóm bao gồm các nhóm nhân viên phục hồi chức năng có thể giúp cho người dùng trong việc phát triển nghề nghiệp của họ và thực hành tuân thủ các quy tắc trong việc cung ứng xe lăn. Nhiều nhóm chuyên nghiệp hơn cần được tham gia vào việc cung cấp xe lăn ở các khu vực ít nguồn lực. Một ví dụ điển hình cho sự tham gia đó là Hiệp Hội Tay Chân Giả và Chỉnh Hình Quốc Tế (ISPO), nơi đã hỗ trợ phát triển, đào tạo bài bản cho các kỹ thuật viên xe lăn.

Vai trò của các nhóm chuyên nghiệp bao gồm: • Hướng dẫn, hỗ trợ các hoạt động của những người chịu trách nhiệm về dịch vụ xe

lăn; • Thúc đẩy việc thực hành vào cung cấp các dịch vụ xe lăn; • Tạo điều kiện cho việc sắp xếp và biệt phái các chuyên gia xe lăn; • Tạo điều kiện trao đổi thông tin; và • Thúc đẩy giáo dục và đào tạo các chuyên gia về xe lăn.

1.9.5 Các tổ chức phi chính phủ quốc tế

Các tổ chức phi chính phủ quốc tế thường tham gia vào việc phát triển đây chuyền cung ứng xe lăn ở các khu vực có ít hoặc không có dịch vụ cung cấp quốc gia. Các chính sách và thực tế của các tổ chức này thúc đẩy việc sở hữu một chiếc xe lăn cho người có nhu cầu là bình đẳng.

Vai trò của các tổ chức phi chính phủ quốc tế trong dây chuyền cung ứng xe lăn bao gồm: • Đáp ứng các nhu cầu trước mắt của người dùng tại các khu vực chưa có nguồn

cung ứng xe lăn;

32. | Hướng dẫn về việc cung cấp xe lăn thủ công trong các khu vực ít nguồn lực

• Hỗ trợ chính quyền thực hiện các công việc liên quan đến dây chuyền cung ứng xe lăn;

• Hỗ trợ chính phủ quốc gia trong việc phát triển hệ thông cung ứng dịch vụ xe lăn phù hợp trong nước;

• Đảm bảo các hoạt động là một phần của chiến lược dài hạn, rộng lớn và được các cơ quan, hữu quan thừa nhận và hỗ trợ (ví dụ: chính phủ);

• Trang bi kỹ năng cho các tổ chức người khuyết tật trong việc sử dụng xe lăn và phát triển quan hệ đối tác;

• Tạo mối liên kết giữa các bên liên quan khác nhau - người dùng, nhà cung cấp dịch vụ xe lăn và chính phủ;

• Triển khai dịch vụ xe lăn bằng cách cung cấp chuyên môn đào tạo tại những khu vực chưa có hệ thống cung ứng xe lăn và xây dựng năng lực cho cả khâu kỹ thuật và tổ chức các dịch vụ xe lăn; và

• Thiết lập các dịch vụ hoặc dự án thí điểm bao gồm các hoạt động tốt nhất nhằm nhân rộng bởi các tổ chức phi chính phủ, phi chính phủ và quốc tế.

1.9.6 Các tổ chức người khuyết tật Các tổ chức người khuyết tật có vai trò quan trọng trong việc lên kế hoạch, bắt đầu và hỗ trợ liên tục trong dây chuyền cung ứng xe lăn. Với vai trò là các tổ chức, họ có thể vận động hiểu quả hơn từng cá nhân cho các nhu cầu cần thiết của người dùng. Để hiệu quả hơn, các tổ chức người khuyết tật cần kiến thức và kinh nghiệm với các sản phẩm và dịch vụ phù hợp. Các tổ chức như vậy đã đóng một vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị Công Ước về Quyền của Người Khuyết Tật và sẽ tiếp tục tham gia vào việc thực hiện nó trong tương lai. Người sử dụng xe lăn có vai trò quan trọng trong việc thực hiện Điều 20 của Công Ước liên quan đến di chuyển cá nhân và Điều 26 giải quyết vấn đề chữa bệnh và phục hồi chức năng. Vai trò của tổ chức người khuyết tật trong dây chuyền cung ứng xe lăn bao gồm: • Xác định nhu cầu và rào cản của người dùng đối với trong việc tham gia bình đẳng

của người khuyết tật. • Nâng cao nhận thức về sự cần thiết của dây chuyền cung ứng xe lăn và vấn đề tài

chính hiệu quả • Tham khảo ý kiến với các nhà hoạch định chính sách và người thực hiện trong quá

trình phát triển các dịch vụ xe lăn • Nâng cao nhận thức về các dịch vụ xe lăn và xác định được người cần xe lăn và

liên kết họ với các dịch vụ xe lăn; • Giám sát và đánh giá các dịch vụ xe lăn; • Chống lại việc cung cấp xe lăn không phù hợp và các dịch vụ xe lăn tuân thủ các

nguyên tắc đã thỏa thuận; và • Hỗ trợ người dùng bằng cách cung cấp hỗ trợ và đào tạo đồng đẳng.

Giới thiệu | 33

1.9.7 Người sử dụng, gia đình và người chăm sóc Người sử dụng và bạn bè tại trung tâm phát triển và triển khai cung cấp xe lăn (hình.1.13). Họ có thể đảm bảo rằng các dịch vụ xe lăn được đáp ứng một cách hiệu quả.

Vai trò của người sử dụng xe lăn bao gồm: • Tham gia vào việc lập kế hoạch, thực hiện, quản lý và đánh giá dây chuyền cung

ứng cung cấp xe lăn; • Tham gia phát triển và thử nghiệm thiết kế xe lăn; • Làm việc trong dịch vụ xe lăn với vai trò kỹ thuật viên, lâm sàng và tham gia đào

tạo, và • Hỗ trợ và đào tạo người dùng mới.

Một số người dùng vĩnh viễn dựa vào các thành viên trong gia đình để hỗ trợ các hoạt động sống hàng ngày, trong khi những người khác có thể độc lập hơn. Khi một thành viên gia đình hoặc người chăm sóc có trách nhiệm hỗ trợ người dùng hàng ngày, chẳng hạn như cha mẹ của một đứa trẻ bị bại não, thì cũng nên tham gia vào các vai trò được liệt kê ở trên.

Các gia đình mà cha mẹ, anh chị em và người thân khác của trẻ em khuyết tật được khuyến khích thực hiện các hoạt động được liệt kê trong Mục 1.9.6.

Hình.1.13. nhóm người dùng xe lăn

Tại Uganda, một cuộc họp của các bên liên quan trong dây chuyền cung ứng xe lăn đã được tổ chức vào năm 2004, do Bộ Y Tế tổ chức và được Hiệp Hội Người Khuyết Tật Na Uy tài trợ. Điều này cho phép người dùng, người khuyết tật các tổ chức, nhà sản xuất, cơ quan chính phủ và nhà tài trợ cộng đồng đóng góp quan điểm của họ về tình hình cung cấp xe lăn hiện nay, đồng ý về các mục tiêu dài hạn và lên kế hoạch làm thế nào để đạt được chúng. Cuộc họp đã dẫn đến việc bổ nhiệm một người sử dụng xe lăn làm Cán bộ Dự Án Xe Lăn trong Bộ Y Tế. Kinh nghiệm riêng của người này đã làm phong phú quá trình phát triển dịch vụ xe lăn trong nước bằng cách đưa quan điểm của người dùng về cấp độ chính sách và triển khai.

34. | Hướng dẫn về việc cung cấp xe lăn thủ công trong các khu vực ít nguồn lực

TỔNG KẾT • Khoảng 1% dân số cần xe lăn. • Quyền đối với xe lăn được nêu trong chính sách của Liên Hợp Quốc trong “Công

Ước về quyền của người khuyết tật” và trong các “Quy tắc chuẩn và quy tắc về việc bình đẳng hóa cơ hội cho người khuyết tật”.

• Sử dụng xe lăn phù hợp có lợi cho sức khỏe và gia tăng chất lượng cuộc sống của người dùng và có thể dẫn đến lợi ích kinh tế cho người dùng, toàn bộ gia đình và xã hội.

• Cung ứng xe lăn bao gồm thiết kế, sản xuất và cung cấp xe lăn và cung cấp dịch vụ xe lăn.

• Khi phát triển các phương pháp tiếp cận dây chuyền cung ứng xe lăn, cần xem xét các rào cản tài chính và vật lý của người dùng, việc tiếp cận của họ vào các dịch vụ phục hồi chức năng, giáo dục, thông tin và lựa chọn của người dùng.

• Người dùng có nhu cầu về các loại và kích cỡ xe lăn khác nhau sự bắt nguồn từ sự đa dạng về nhu cầu của người dùng.

• Các bên liên quan đến dây chuyền cung ứng xe lăn bao gồm các nhà hoạch định chính sách và người thực hiện; nhà sản xuất, nhà cung cấp và nhà tài trợ xe lăn; nhà cung cấp dịch vụ xe lăn và các nhóm chuyên viên; các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế và các tổ chức người khuyết tật và người dùng, gia đình và người chăm sóc của họ.

1

Giới thiệu | 35

Tham Khảo 1. Sheldon S, Jacobs NA, eds. Report of a Consensus Conference on Wheelchairs for Developing Countries, Bangalore, India, 6–11 November 2006. Copenhagen, International Society for Prosthetics and Orthotics, 2007 (http://homepage.mac.com/ eaglesmoon/WheelchairCC /WheelchairReport_Jan08.pdf, accessed 8 March 2008). 2. Concept note. World Report on Disability and Rehabilitation. Geneva, World Health Organization, 2008 (http://www.who.int/ disabilities/publications/dar_world_report_concept_note.pdf, accessed 8 March 2008). 3. The Standard Rules on the Equalization of Opportunities for Persons with Disabilities. Preconditions for Equal Participation. New York, United Nations, 1993 (http://www.un.org/esa/socdev/enable/dissre03.htm, accessed 8 March 2008). 4. Millennium Development Goals. New York, United Nations, 2000 (http://www.un.org/millenniumgoals, accessed 8 March 2008). 5. Poverty reduction strategies. Washington, DC, World Bank. 2007 (http://web.worldbank.org/WBSITE/EXTERNAL /TOP ICS/EXTPOVERTY /EXTPRS /0, menuPK:384207~pagePK:149018~piPK:149093~theSitePK:384201,00.html, accessed 8 March 2008). 6. Krizack M. 2003. It’s not about wheelchairs. San Francisco, CA, Whirlwind Wheelchair International, 2003 (http://www.whirlwindwheelchair.org/articles/current/article_c02.htm, accessed 8 March 2008). 7. Rushman C, Shangali HG. Wheelchair service guide for low-income countries. Moshi, Tanzanian Training Centre for Orthopaedic Technology, Tumani University, 2005. 8. Rushman C et al. Atlas of orthoses and assistive devices: appropriate technologies for assistive devices, 3rd ed. Rosemont, IL, American Academy of Orthopaedic Surgeons, 2006. 9. Howitt J. Patronage or partnership? Lessons learned from wheelchair provision in Nicaragua [thesis]. Washington, DC, Georgetown University, 2005. 10. Fitzgerald SG et al. Comparison of fatigue life for 3 types of manual wheelchairs. Archives of Physical Medicine and Rehabilitation, 2002, 82:1484–1488. 11. Phillips B, Zhao H. Predictors of assistive technology abandonment. Assistive Technology, 1993, 5:36–45. 12. Beattie S, Wijayaratne L. A study of the cost of rehabilitation of spinal cord injured patients in Sri Lanka. Colombo, Motivation, 1999 (http://www.motivation.org.uk/_history/History_SriLankaTotalRehab.htm, accessed 25 March 2008). 13. Disability and Rehabilitation Team (DAR). Geneva, World Health Organization, 2006 (http://www.who.int/disabilities/introduction/en/, accessed 26 July 2006). 14. Time for equality at work. Global Report under the Follow-up to the ILO Declaration on Fundamental Principles and Rights at Work. Geneva, International Labour Office, 2003 (http://www.ilo.org/dyn/declaris/DECLARAT IONWEB.DOWNLOAD _BLOB / Var_DocumentID=1558, accessed 8 March 2008). 15. Helander E. Prejudice and dignity: an introduction to community based rehabilitation, 2nd ed. New York, United Nations Development Programme, 1999. 16. Global Survey on Government Action on the Implementation of the Standard Rules on the Equalization of Opportunities for Persons with Disabilities. New York, United Nations, 2006 (http://www.un.org/disabilities/default.asp?navid=9&pid=183, accessed 8 March 2008). 17. Convention on the Rights of Persons with Disabilities. New York, United Nations (http://www.un.org/disabilities/default.asp?id=259, accessed 6 March 2008). 18. Mukherjee G, Samanta A. Wheelchair charity: a useless benevolence in community-based rehabilitation. Disability and Rehabilitation, 2005, 27:591–596. 19. Scherer MJ, Glueckauf R. Assessing the benefits of assistive technologies for activities and participation. Rehabilitation Psychology, 2005, 50:132–141. 20. McNeal A, Cooper RA, Pearlman J. Critical factors for wheelchair technology transfers to developing countries – materials and design constraints. In: Proceedings of the 28th Annual RESNA Conference [CD-ROM]. Atlanta, GA, RESNA, 2005:25–27

36. | Hướng dẫn về việc cung cấp xe lăn thủ công trong các khu vực ít nguồn lực

… để tăng chất lượng và phạm vi di chuyển của xe lăn.

Trong chương này gồm:

• phác thảo các phương pháp để thiết kế hoặc chọn một chiếc xe lăn;

• mô tả các kiểu cách khác nhau

trong sản xuất và cung cấp xe lăn; • đưa ra những ưu điểm và nhược

điểm của các thiết kế xe lăn khác nhau; và

• gợi ý cách mô tả và đánh giá xe

lăn về mặt hiệu suất chức năng; chỗ ngồi và hỗ trợ tư thế; độ chắc, bền và an toàn.

2 thiết kế và sản xuất

Lời Chứng

38 I hướng dẫn về việc cung cấp xe lăn thủ công trong các khu vực ít nguồn lực

Khung 2.1

Xe lăn thay đổi cuộc sống…

Lời chứng thực từ một người sử dụng xe lăn ở Campuchia

Năm 1982, Reth giẫm phải một quả mìn. Anh ta sau đó bị cưa cả hai chân. Anh được đào tạo nghề tại một trại tị nạn Thái Lan, và ở đó 13 năm. Năm 1993, Reth quay trở lại Campuchia, được tuyển dụng và đào tạo thành một người lắp ráp xe lăn trong một xưởng địa phương. Bản thân Reth đã nhận được một chiếc xe lăn tay kiểu ba bánh và một chiếc xe ba bánh lắp từ xưởng.

Nhờ vào việc di chuyển bằng xe lăn và xe ba bánh Reth đã có thể làm việc, chăm sóc vợ và sáu đứa con của mình và trở thành một nhà vận động tích cực chống bom mìn. Reth là một đại sứ cho Tổ chức Quốc tế Cấm mìn (ICBL), một sáng kiến được trao giải Nobel Hòa bình năm 1997. Ông đã đi khắp thế giới kêu gọi các chính phủ làm nên lịch sử chống bom mìn.

Reth nói: Là một nạn nhân của bom mìn, tôi phải thừa nhận rằng những gì đã xảy ra với mình đã giúp tôi nhận ra rằng cuộc sống không kết thúc khi có nhiều khó khăn. Ngoài ra, nhờ sự giúp đỡ của rất nhiều người xung quanh, tôi đã có thể vượt qua bi kịch trong cuộc đời mình. Bây giờ tôi là người phát ngôn cho ICBL. Bất cứ khi nào có một cơ hội để nói về việc vận động để cấm bom mìn, tôi sẽ kêu gọi mọi người và chính phủ, yêu cầu họ hỗ trợ chiến dịch này, hỗ trợ thêm để giúp đỡ các nạn nhân và gia đình họ. Ngoài ra, hiện tại tôi đang làm việc trong Dịch vụ Dòng Tên Campuchia - đội Xiêm Riệp, trong đội xe lăn và các chương trình tiếp cận cộng đồng. Đến bây giờ, chúng tôi có thể tiếp cận người dân ở 222 làng, 90 xã và 12 huyện. Đó không phải là một công việc dễ dàng cho một người khuyết tật, nhưng tôi hạnh phúc khi phục vụ.

THIẾT KẾ VÀ SẢN XUẤT I 39

2.1 Giới thiệu Mục đích và kết quả sđầu ra Mục đích của hướng dẫn thiết kế và sản xuất là để tăng chất lượng và phạm vi di chuyển của xe lăn thủ công có sẵn trong hoàn cảnh ít nguồn lực.

Việc thực hiện các hướng dẫn này sẽ giúp cho ra:

• nhiều loại và kiểu dáng xe lăn hơn • xe lăn an toàn và đáp ứng yêu cầu tối thiểu • chi phí dài hạn của xe lăn rẻ hơn • thêm thông tin có sẵn về xe lăn • tiêu chuẩn quốc gia cho xe lăn.

Các hướng dẫn đã được phát triển để ứng dụng cho xe lăn bằng tay với nhiều tính năng. Chúng bao gồm tất cả các cấp độ điều chỉnh, xe lăn ba và bốn bánh, xe lăn xếp và xe tiêu chuẩn, xe lăn cho người lớn và trẻ em. Mặc dù hướng dẫn không được viết riêng cho các thiết bị như xe ba bánh chạy bằng tay, tuy nhiên các khuyến nghị chính có thể được áp dụng.

Những hướng dẫn này có thể được sử dụng để thiết kế xe lăn và chọn các thiết kế xe lăn có sẵn để sản xuất và cung cấp cho các dịch vụ xe lăn.

Chiến lược Thiết kế Mục đích của thiết kế xe lăn là sản xuất xe lăn để hoạt động tốt và có thể cung cấp chỗ ngồi và hỗ trợ tư thế phù hợp mà không ảnh hưởng đến độ chắc chắn, độ bền và an toàn. Điều này có thể đạt được khi các cơ quan chính phủ, nhà sản xuất, kỹ sư, nhà thiết kế, nhà cung cấp dịch vụ và người dùng thực hiện vai trò tương ứng của họ đối với thiết kế.

Tiêu chuẩn Chúng tôi đề nghị các cơ quan chính phủ phát triển và áp dụng các tiêu chuẩn xe lăn quốc gia áp dụng cho tất cả các xe lăn được cung cấp trong một quốc gia. Bao gồm tất cả các xe lăn được sản xuất tại địa phương và xe lăn nhập khẩu, cho dù được tặng hoặc mua.

Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) đã phát triển các tiêu chuẩn quốc tế cho xe lăn, được gọi là loạt ISO 7176 (1). Loạt bài này chỉ định một thuật ngữ và phương pháp thử nghiệm để đánh giá hiệu suất xe lăn, kích thước, độ chắc chắn, độ bền và an toàn. Nhiều ủy ban tiêu chuẩn quốc gia đã áp dụng sê-ri ISO 7176, hoặc một dạng sê-ri được thiết kế riêng, làm tiêu chuẩn xe lăn của riêng họ.

Tất cả các yêu cầu trong sê-ri ISO 7176 có thể không phản ánh các điều kiện điển hình trong các môi trường ít tài nguyên, vì một số yêu cầu được thiết kế để mô phỏng các điều kiện trong môi trường thành phố với mặt đường bằng phẳng. Do đó, khi phát triển các tiêu chuẩn quốc gia, điều quan trọng là phải xem xét môi trường, trọng lượng và kích thước của người dùng, sử dụng điển hình và xe lăn có sẵn và các công nghệ đồng minh (như xe đạp/xe ba bánh) trong nước.

2

40 I hướng dẫn về việc cung cấp xe lăn thủ công trong các khu vực ít nguồn lực

Sản xuất và cung ứng Chính phủ, nhà sản xuất và nhà cung cấp cần hợp tác để thiết lập nguồn cung xe lăn bền vững, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc gia. Dù được sản xuất trong nước hay nhập khẩu, điều quan trọng là phạm vi di chuyển của xe lăn đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng.

Chính phủ và các tổ chức được khuyến khích hỗ trợ các nhà sản xuất sử dụng thiết bị kiểm tra để cải thiện chất lượng xe lăn, để nỗ lực giảm thiểu chi phí kiểm tra cho các nhà sản xuất địa phương và hỗ trợ phổ biến các đánh giá chất lượng xe lăn

Hợp tác Các nguồn lực cần thiết để thực hiện các hướng dẫn này có thể được giảm thiểu thông qua kế hoạch và hợp tác chung giữa các cơ quan chính phủ, tổ chức phi chính phủ, tổ chức phi chính phủ quốc tế, tổ chức người khuyết tật, chính phủ nước ngoài, cơ quan viện trợ song phương và khu vực tư nhân. Càng nhiều càng tốt, cơ sở hạ tầng và chuyên môn hiện có nên được sử dụng, hỗ trợ và phát triển hơn nữa.

Đào tạo Các cá nhân cần được đào tạo để thiết kế, sản xuất và thử nghiệm xe lăn đáp ứng các hướng dẫn này. Điều này có thể được thực hiện bằng cách giới thiệu các hướng dẫn này cho sinh viên hoặc học viên của các ngành liên quan.

Thu thập và phổ biến thông tin Đánh giá và kết quả kiểm tra xe lăn phải được ghi lại và cung cấp cho tất cả các bên liên quan. Thông tin sẽ giúp các bên liên quan lựa chọn xe lăn phù hợp nhất cho một mục đích sử dụng nhất định. Các nhà cung cấp dịch vụ, người dùng và các nhóm vận động cũng được khuyến khích sử dụng thông tin được cung cấp để liên lạc với các nhà sản xuất xe lăn và nhà cung cấp về nhu cầu cụ thể của họ và cách xe lăn có sẵn đáp ứng nhu cầu của họ.

Các bên liên quan và các nguồn lực Các bên liên quan có liên quan đến thiết kế và sản xuất xe lăn bao gồm người mua, nhà sản xuất, nhà thiết kế, người đánh giá và người dùng. Người sử dụng xe lăn có kinh nghiệm thường có đóng góp đáng kể trong việc thiết kế xe lăn. Các nguồn lực chính cần có để thực hiện các hướng dẫn thiết kế và sản xuất bao gồm: • các kỹ sư, nhà thiết kế, người sử dụng, kỹ thuật viên và nhà sản xuất • đánh giá sản phẩm • cơ sở vật chất và thiết bị để sản xuất hoặc lắp ráp xe lăn • cơ sở vật chất và thiết bị để đánh giá xe lăn.

2.2 Thiết kế xe lăn Xe lăn được thiết kế rộng rãi nhằm phù hợp với nhu cầu đa dạng của người sử dụng. Nhằm đảm bảo các kiểu dáng xe lăn phù hợp, các nhà thiết kế và nhà cung ứng phải hiểu tường tận các nhu cầu của người sử dụng và mội trường của họ. Nhu cầu cùa người sử dụng được ưu tiên hàng đầu khi có hàng loạt mẫu mã, kiểu dáng để lựa chọn.

Tên gọi các loại bộ phận được lắp trên xe lăn được đề cập trong hình 2.1. một chiếc đệm lót chỗ ngồi được xem như là một phần không thể tách rời với xe lăn, do đó là phần không thể thiếu của xe lăn. Những người gặp chấn thương cột sống hoặc các chấn thương tương tự đòi hỏi đệm lót ở vị trí ngồi có thể giúp cho người sử dụng ngăn cản các chấn thương do áp lực mà có thể gây nguy hiểm.

THIẾT KẾ VÀ SẢN XUẤT I 41

Fig. 2.1. Ví dụ và các bộ phận của một chiếc xe lă thủ công

2.2.1 CÁC LƯU Ý CHUNG TRONG THIẾT KẾ XE LĂN Xe lăn nên được thết kế sao cho có thể hỗ trợ người dùng tối đa trong việc tham gia các hoạt động nhiều nhất có thể. Hoặc tối thiểu, một chiếc xe lăn có thể giúp đỡ tham gia vào các hoạt động một cách tích cực trong cuộc sống mà không tạo ra các tác dụng phụ tiêu cực nào đến sức khoẻ và sự an toàn của họ. Sự thoải mái và an toàn là hai yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống là thời gian sử dụng lâu dàu của người dùng (2).

Sức khoẻ và sự an toàn của người dùng Sức khoẻ và sự an toàn của người dùng không bao giờ được mang ra đánh đổi để giảm giá thành xe lăn. Mặc dù việc có xe lăn còn hơn là không có chiếc nào, và sẽ không đúng khi xe lăn lại là tác nhân gây ra các chân thương và những tổn hại về sức khoẻ khác. Một chiếc xe lăn phải được thiết kế để đảm bảo sự an toàn và sức khoẻ của người dùng. Có không ít cách mà người dùng có thể bị thương từ việc sử dụng xe lăn của họ, và các cách thức được minh hoạt trong các ví dụ sau đây: • Một chiếc xe lăn không được trang bị một chiếc đệm lót hay được trang bị một chiếc

đệm lót không phù hợp có thể gây ra loét áp lực. trong đó người dùng phãi mất hơn vài tháng điều trị trên giường bệnh; việc không được chữa trị một cách cẩn thận thường dẫn đến loét da do nằm trên giường bệnh một thời gian dài, các biến chứng thứ phát và tử vong sớm.

• Xe lăn không ổn định dẫn đến việc người dũng có thể ngã hoặc bị chấn thương. • Xe lăn quá rộng hay quá nặng có thể dẫn đến chấn thương vùng vai. • Các góc nhọn ỏ các bền mặt trên xe lăn có thể gây ra nhựng vết cắt đẫn đến viêm

nhiễm. • Xe lăn có thiết kế không hợp lý dẫn đến việc người dùng hay nhựng người đẩy hộ bị kẹp

tay hoặc gây chèn ép da. • Xe lăn không đáp ứng được nhu cầu hằng ngày trong mội trường sử dụng của người

dùng có thể hỏng hóc sớm và gây chấn thương cho người sử dụng.

42 I hướng dẫn về việc cung cấp xe lăn thủ công trong các khu vực ít nguồn lực

Sức mạnh và độ bền Xe lăn được dùng ngoài trời phải chịu hao mòn lớn hơn xe lăn được sử dụng trong nhà hoặc xe lăn được sử dụng trên những đoạn đường tương đối dễ đi. Xe lăn phải có đủ sức mạnh để tránh các sự cố đột xuất trong quá trình sử dụng. Xe lăn phải được sản xuất để có thời gian sử dụng lâu nhất và đòi hỏi ít sửa chữa nhất. Xe lăn phải được thiết kế để dễ dàng sửa chữa gần nơi ở của người dùng trong trường hợp hư hỏng xảy ra, và dễ dàng tìm được các bộ phận thay thế phù hợp.

Phù hợp cho việc sử dụng Xe lăn phải phù hợp với môi trường nơi chúng được sử dụng và phù hợp với từng người dùng cụ thể. Không có một thiết kế nào có thể phù hợp với tất cả người dùng. Trong quá trình thiết kế vào lựa chọn xe lăn, việc xem xét môi trường nơi xe lăn sẽ được dùng là một việc cần làm. (hộp 2.2)

Khung 2.2. Một vài kiểu mội trường và các sử dụng đáng được cân nhắc trong khi thiết kế và lựa chọn xe lăn • Di chuyển một khoảng cách xa trong một thời gian dài. • Di chuyển lên xuống các bậc thềm hằng ngày. • Di chuyển đến các khu vực đang xây dựng có địa hình:

hẹp, cửa ra vào, dịa hình có không gian hẹp, có dốc cao, nơi có nhiều bàn ghế, khu vực phòng vệ sinh (ví dụ: bồn ngồi thông thường hoặc bồn ngồi xổm).

• Tiếp xúc với độ ẩm khi di chuyển dưới mưa, độ ẩm cao, tuyết, mưa đá hoặc dịch cơ thể như là nước tiểu and mồ hôi.

• Người dùng tắm trong lúc sử dụng xe lăn. • Tiếp xúc với nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh. • Người dùng vận chuyển hàng hoá bằng tay

cầm, boc nệm, tựa chân hay các bộ phận khác trên xe lăn.

• Chở thêm người trên chỗ tựa chân hoặc tựa tay.

• Người khác nâng đỡ xe lăn bằng một bên tựa tay, tựa chân hoặc một bên tay đẩy khi xe lăn gặp vật cản.

• Vận chuyển xe lăn trong không gian hạn chế hạn chế hoặc trong các điều kiện đông lúc khác.

Cách thức sản xuất xe lăn Trong quá trình thiết kế xe lăn mới, hoặc trong quá trình chọn lựa mẫu xe lăn tương lai, việc quan trọng là xác định được nơi xe lăn sẽ được sản xuất. ở các địa điểm khác nhau, các kỹ thuật, công nghệ có sẵn, nguyên liệu và các bộ phận co sẵn cho việc sản xuất đều đa dạng không kém. Vì lý do đó, xe lăn được sản xuất tại nơi này có thể không phù hợp khi ở nơi khác. Tuy nhiên, các thiết kế can bản khá giống nhau.

THIẾT KẾ VÀ SẢN XUẤT I 43

2.2.2 GIỚI THIỆU VỀ THIẾT KẾ XE LĂN Các mục được nêu dưới đây có thể được dùng để miêu tả và đánh giá các thiết kế xe lăn.

• Hiệu suất chức năng: là cách thức xe lăn được sử dụng để phục vụ những người dùng khác nhau trong các môi trường khác nhau. Các hiệu suất chức năng của xe lăn được xác định bởi thiết kế và các đặc tính của nó.

• Chỗ ngồi và hỗ trợ tư thế: là các thức mà người dùng được hỗ trợ nởi xe lăn. bao gồm cả sự thoải mái và việc phân tán áp lực trong lúc sử dụng.

• Sức mạnh, độ bền và sự an toàn: những sự cân nhắc về tính an toàn của người dùng, độ bề và sức chịu đựng của xe lăn.

Các đặc tính thiết kế, các khuyến nghị tối thiểu và các phương pháp đánh giá có liên quan đến các hạn mục được liệt kê chi tiết trong phần 2.4, 2.5 và 2.6.

2.2.3 Quy trình thiết kế xe lăn Người dùng xe lăn luôn được khuyến khích tham gia vào công đoạn thiết kế và lựa chọn. Kinh nghiệm cho thấy, người dùng là người hiểu rõ hơn hết thẩy các nhu cầu vật lý, văn hoá và xã hội của họ (3).

Các bước trong việc thiết kế xe lăn bao gồm:

Bước 1: thiết kế tóm lược. Đây là một bản phát thảo về các nhu cầu và tiêu chí của xe lăn. các tiêu chí bao gồm:

Những hạn chế mội trường (thể chất, văn hoá, xã hội); Những nguồn lực sản xuất tại địa phương, như là nguyên vật liệu và nguồn nhân lực. Những yêu cầu hiệu suất; và Giá bán kỳ vọng.

Thiết kế tóm lược nên được phát triển thông qua sự tư vấn của người dùng và các bên liên quan đến nhu cầu của người dùng xe lăn tương lai, và dưa vào nguồn nguyên vật liệu sẵn có.

Bước 2: thiết kế/ lựa chọn xe lăn. Sau khi bản thiết kế tóm lược được viết ra, các ý tưởng thiết kế được phát triển và các nguyên mẫu được lắp ghép và thử nghiệm trong xưởng sản xuất. Quá trình thiết kế, sản xuất nguyên mẫu và thử nghiệm sẽ được lặp lại nhiều lần cho đến khi nguyên mẫu đạt được các hiệu suất mong đợi của bản tóm lược. một bản thiết kế xe lăn tóm lược sẽ rất hữu dụng trong việc lựa chọn xe lăn.

Hình. 2.2. Quá trình lựa chọn thiết kế xe lăn

Đánh gia nhu cầu: Người dùng, công nghệ

thiết lập các tiêu chí cho xe lăn

Thiết kế/lựa chọn xe lăn

kiểm tra sản phẩm (hiệu suất, sức mạnh và độ bền)

Thử nghiệm của người dùng

Sản xuât/ cung ứng xe lăn Các hoạt động theo sát người dùng

Lựa chọn thiết kế xe lăn cho việc sản xuất/ nhập khẩu tại địa

Đầ

u và

o củ

a ng

ườ

dùng

Đầu

vào

của

ngườ

i dùn

g

44 I hướng dẫn về việc cung cấp xe lăn thủ công trong các khu vực ít nguồn lực

Bước 3: Thử nghiệm sản phẩm. Khi một nguyên mẫu đáp ứng các tiêu chí về hiệu suất, nguyên mẫu được kiểm tra nhằm đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về sức mạnh và độ bền. nếu nguyên mẫu không đạt chuẩn, thiết kế sẽ bị thay đổi. Bước 4: Thử nghiệm của người dùng. Một khi nguyên mẫu đạt được tất cả các tiêu chí về hiệu suất, sức mạnh, độ bền và các yêu cầu về sự an toàn, thì nguyên mẫu nên được thử nghiệm tiếp bởi người dùng trong môi trường khuyến cáo. Người dùng được phép phản hồi ý kiến của mình về hiệu suất của xe lăn. (Thử nghiệm của người dùng được miêu tả trong mục 2.7.)

Bước 5: sản xuất và cung ứng. Nếu việc thử nghiệm của người dùng thành công, việc sản xuất và phân phối sẽ được thực hiện.

Bước 6: hoạt động theo dõi người dùng. Tại thời điểm này, hoạt động theo dõi người dùng nên được dủng để đánh giá các hiệu suất của xe lăn qua thời gian (ví dụ, sau một vài tháng sử dụng.) Thông tin phản hồi chỉ nên được sử dụng để cải thiện thiết kế. (Các nghiên cứu trong hoạt động theo dõi người dủng được miêu tả ở mục 2.7.) Các nguồn tài nguyền dùng để sản xuất tại địa phương Như đã được nhấn mạnh trong bản thiết kế tóm lược ở trên, một yếu tố quan trọng trong quá trình thiết kế là việc xác định nguồn tài nguyên dùng trong việc sản xuất và sửa chữa tại địa phương. Một vài yếu tố quy định về cách thức một thiết kế xe lăn có thể được sản xuất và sửa chữa tại một vùng nhất định, bao gồm: • Các vật liệu và bộ phận thay thế sẵn có tại địa phương; • Nguồn nhân lực và kỷ thuật viên có kỹ năng sẵn có; và • Trang thiết bị sẵn có.

Các nhà htiết kế có thể dùng các yếu tố trên để đảm bảo những xe lăn được thiết kế có thể được sản xuất hoặc sửa chữa tại khu vực đó. Những thông số đó cũng ảnh hưởng đến các trang thiết bị được dùng trong sản xuất xe lăn.

THIẾT KẾ VÀ SẢN XUẤT I 45

2.3 Sản xuất và cung ứng xe lăn

Xe lăn có thể được sản xuất trên toàn quốc hoặc nhập khẩu. Để cung cấp một loạt các loại xe lăn, một số quốc gia có thể chọn cả sản xuất trong nước và nhập khẩu. Mỗi phương thức cung cấp có một ứng dụng phù hợp (Bảng 2.1).

Bảng 2.1. Các phương pháp sản xuất và cung cấp xe lăn khác nhau

Sản xuất trong nước

Số lượng nhỏ Sản xuất xe lăn số lượng nhỏ dựa trên các vật liệu sẵn có và các công nghệ sản xuất thấp để cung ứng các dịch vụ xe lăn địa phương. Số lượng lớn Sản xuât xe lăn số lượng lớn để cung ứng các dịch vụ xe lăn toàn quốc, khu vực hoặc địa phương. Nhập khẩu Xe lăn đã sử

dụng Những xe lăn đã qua sử dụng từ những quốc gia phát triển, được tân trang và cung ứng cho các khu vực ít nguồn lực. Những sự lựa chọn về mẩu mã xe lăn thì cực kỳ quan trọng. thông thường, những loại xe lăn đã được thiết kế để phù hợp trong việc sử dụng tạm thời tại bệnh viện.

Sản xuất số lượng lớn

Xe lăn được thiết kế để bán hoặc để quyên tặng ở các khu vực ít nguồn lực hoặc đôi khi được lắp ghép tại địa phương đó.

Với đa dạng các nhu cầu trong một khu vực, một vài các phương pháp trong việc cung ứng có thể phù hợp, mục tiêu dài hạn là biện pháp phù hợp. chugn1 tôi khuyến nghị rằng tất cả các loại xe lăn, không phân biện các phương pháp cung ứng, có thể đáp ứng hoặc vượt qua các tiêu chuẩn xe lăn của quốc gia và có thề sửa chữa tại địa phương.

Khi xác định việc mua xe lăn nhập khẩu hay sản xuất tại địa phương, người ra quyết định nên cân nhắc và cân bằng một vài những yếu tố khác. Bao gồm: • Những nhu cầu từ người dùng xe lăn; • Chất lượng và kiểu dáng đa dạng của xe lăn; • Độ tin cậy của day chuyền cung ứng xe lăn và các phụ tùng thay thế; • Giá mua; • Chi phí sửa chữa và thay thế; • Các ảnh hưởng đến việc làm tại địa phương và việc sản xuất xe lăn; • Phối hợp giữa việc cung ứng với kế hoạch tổng thể trong việc cung ứng xe lăn • Các khoản và điều kiện tài trợ có sẵn; và • Các chính sách và chiến lược, bao gồm các phát triển bền vững dài hạn.

46 I hướng dẫn về việc cung cấp xe lăn thủ công trong các khu vực ít nguồn lực

2.4 Hiệu suất chức năng Hiệu suất chức năng là cách thức một chiếc xe lăn phục vụ những người dùng khác nhau trong những môi trường khác nhau. Hiệu suất chức năng của một chiếc xe lăn được xác định bởi các đặc trưng và thiết kế đặc biệt. Có nhiều điều khoản cần phải xam xét trong lúc thiết kế hoặc lựa chọn chho nhựng nhu cầu sử dụng khác nhau.

Mục này cung cấp thông tin liên quan dến các tính năng chính của xe lăn mà ảnh hưởng đến các hạn mục chính của hiệu suất xe lăn và cách thức đánh giá chúng. Mục này cũng đưa ra các thoả hiệp cần được xem xét khi lựa chọn các tính năng thiết kế khác nhau.

Để đáp ứng các hiệu suất chức năng của các nhân người dùng, một loạt các thiết kế xe lăn và kích thước là việc cần thiết.

2.4.1 Độ ổn định của xe lăn Độ ổn định của xe lăn ảnh hưởng đến mức độ an toàn của xe lăn, và mức độ của người dùng trong việc thực hiện các hoạt động từ xe lăn. Việc lật xe lăn có thể gây ra có thương tích cho người dùng (4).

• Sự ổn định tĩnh liên quan đến độ ổn định của xe lăn trong không di chuyển. việc này xác định xem xe lăn có bị lật hay không (nơi mà bánh xe không tiếp giáp với mặt đất) đối với người dùng, ví dụ, người dùng cố với ra để nhặt vật gì đó trên mặt dất hoặc di chuyển ra hay vào xe lăn.

• Sự ổn định động liên quan đến xe lăn khi di chuyển. việc này xác định xem liệu xe lăn có thể đi trên bền mặt gập hoặc dốc mà xe không bị lật.

Các đặc trưng thiết kế từng làm tăng độ ổn định xe lăn có các tác dụng thứ yếu đối với các đặc tính hiệu suất chức năng khác. Ví dụ, di chuyển bánh xe thầu về phía trước làm tăng độ ổn định nhưng làm giảm khả năng cơ động của xe lăn trong không gian bị hạn chế. Những mối quan hệ này được miêu tả bên dưới.

Độ ổn định chung bị ảnh hưởng bởi vị trí trọng tâm kết hợp của người dùng và xe lăn so với chiều dài cơ sở của nó. Cách tăng độ ổn định chung và các ưu điểm và nhược điểm liên quan của nó được thể hiện trong Bảng 2.2.

Bảng 2.2. Mục tiêu: Làm tăng tính cơ động trên mọi phương hướng

Ưu điểm Khuyết điểm Bằng cách hạ thấp chỗ ngồi và do đó trọng tâm của người dùng

• Dễ dàng nhặt các vật trên mặt đất. • Ghế ngồi (và đầu gối người dùng) sẽ có nhiều khả

năng nằm gọn dưới bàn và bàn. • Người dùng sẽ có thể sử dụng chân của mình

nhiều hơn để hỗ trợ lực đẩy (nếu có thể).

• Ở vị trí thấp hơn có thể làm cho việc tiếp cận các vật ở trên khó hơn.

• Tư thế này có thể kém thoải mái hơn và có thể làm tăng áp lực lên ghế người dùng (một nguyên nhân gây loét áp lực).

• Vị trí đẩy người dùng có thể tệ hơn và việc bám vào vành tay khó khăn hơn.

THIẾT KẾ VÀ SẢN XUẤT I 47

Ngoài chiều cao ghế, sự ổn định theo từng hướng còn phục thuộc nhiều vào một số yếu tố thiết kế, như được mô tả dưới đây.

Độ ổn định phía sau (khả năng chống lật về phía sau) bị ảnh hưởng bởi vị trí trục sau liên quan đến trọng tâm của người dùng. Những cách tăng độ ổn định phía sau và các ưu điểm và nhược điểm liên quan của chúng được thể hiện trong Bảng 2.3.

Bảng 2.3. Mục tiêu: làm tăng độ ổn định phía sau

Ưu điểm Khuyết điểm Bằng cách di chuyển bánh sau về phía sau cách xa tâm trọng lực của người dùng

• Một số người, chẳng hạn như một số ống đôi trên đầu gối, đòi hỏi sự ổn định phía sau tăng lên vì trọng tâm của họ nằm ở phía sau.

• Tăng độ căng theo hướng từ trên xuống ở mảng bên • Người dùng sẽ có khó bám vào vành tay và

thực hiện một cú đẩy dải, khiến cho việc đẩy xe lăn trở nên khó khăn ở các chi trên.

• Sẽ khó khăn hơn trong việc thực hiện một cuộc nhào lộn để vượt qua chướng ngại vật.

• Xe lăn sẽ khó khăn hơn trong một không gian hạn chế. Bằng các sử dụng các thiết bị hống lật để ngăn xe lật về phía sau (xem hình. 2.3)

• Các thiết bị chống lật có thể hữu ích cho một số người dùng không ổn định hoặc đang học cách thực hiện những cú “nhào lộn” (theo đó người dùng nâng bánh xe thầu trước và giữ thăng bằng trên bánh sau).

• Hầu hết các thiết kế chống chóp hạn chế khả năng xe lăn có thể di chuyển trên các địa hình không bằng phẳng (như lề đường hoặc chỗ đất lún).

Lưu ý: Một chiếc túi, ba lô hoặc bất kỳ trọng lượng treo phía sau xe lăn sẽ di chuyển trọng tâm trở lại và làm cho xe lăn có nhiều khả năng nghiêng về phía sau.

48 I hướng dẫn về việc cung cấp xe lăn thủ công trong các khu vực ít nguồn lực

Độ ổn định phía trước bị ảnh hưởng bởi kích thước và vị trí của bánh xe trước của xe lăn liên quan đến trọng tâm người dùng. Những cách làm tăng độ ổn định phía trước và các ưu điểm và nhược điểm liên quan của chúng được thể hiện trong bảng 2.4

Bảng 2.4. Mục tiêu: làm tăng độ ổn định phía trước

Ưu điểm Khuyết điểm Bằng cách di chuyển bánh xe thầu trước về phía trước trọng tâm của người

• Xe lăn sẽ chống lật về phía trước khi bánh xe bị dừng đột ngột bởi một cản.

• Trọng lượng nhẹ hơn ở bánh trước sẽ làm giảm lực cản lăn của bánh trước, cho phép xe lăn dễ lăn hơn.

• Tổng chiều dài xe lăn càng dài, khiến việc di chuyển trong không gian hạn chế càng khó hơn.

Bằng cách sử dụng bánh xe thầu • Kích thước bánh trước ảnh hưởng đáng kể đến sự

ổn định năng động; với bánh trước lớn hơn, xe lăn sẽ có thể lăn qua các chướng ngại vật lớn hơn mà không bị dừng lại và nghiêng về phía trước.

• Bánh xe thầu trước lớn hơn cần nhiều chỗ để xoay hơn; thiết kế xe lăn sẽ cần dài hơn hoặc rộng hơn để có chỗ cho chân của người dùng.

Lưu ý: Nếu chỗ để chân phía trước bánh trước, trọng lượng đặt trên chân ghế (ví dụ như một đứa trẻ nặng) có thể nghiêng xe lăn về phía trước ..

Tính kiên cố của 2 bên xe bị ảnh hưởng bởi chiều rộng xe lăn. Càng di chuyển ra phía bên của xe lăn, bánh trước và sau chạm đất, ghế càng chống lại việc lật nghiêng. Những cách tăng độ ổn định ngang và các ưu điểm và nhược điểm liên quan được thể hiện trong Bảng 2.5.

Bảng 2.5. Mục tiêu: làm tăng Tính kiên cố của 2 bên xe

Ưu điểm Khuyết điểm Bằng cách tăng chiều rộng của xe lăn

• Làm tăng tính ổn định hơn. • Chổ ngồi thoải mái. • Thích hợp cho người dùng quá cân.

• Một chiếc se lăn rông sẽ gặp khó khăn khi qua nhựng nơi hẹp.

• Không hiệu quả để đẩy bằng các chi trên vì người dùng phải vươn ra để đẩy vành tay.

Bằng cách thêm camber trong bánh xe (xem hình 2.4) • Camber đưa các bánh xe đến gần hơn với người

dùng và phù hợp với việc đẩy về phía trước của người dùng, do đó giúp đẩy dễ dàng hơn. Điều này có thể đặc biệt hữu ích cho phụ nữ, những người thường có vai hẹp hơn nhưng hông rộng hơn nam giới.

• Một chiếc xe lăn rộng khó khăn hơn để đi qua những ô cửa hẹp.

• Camber làm tăng chiều rộng của xe lăn khi nó được gấp lại.

THIẾT KẾ VÀ SẢN XUẤT I 49

Fig. 2.4. Xe lăn không có camber (trái) và xe lăn có camber (phải)

Người dùng có kỹ năng di chuyển và kiểm soát thân xe tốt có thể bù đắp cho sự mất ổn định của xe lăn nếu họ có thể giữ thăng bằng ở bánh sau (thực hiện một cú “lộn nhào”) và nếu họ có thể chuyển trọng lượng về phía trước, lùi hoặc sang một bên để ngăn chặn việc lập xe.

2.4.2 Khả năng cơ động Khả năng cơ động đã được chia thành hai loại: khả năng cơ động xung quanh chướng ngại vật và khả năng cơ động vượt chướng ngại vật.

Khả năng cơ động xung quanh chướng ngại vật quyết định khả năng điều khiển của người dùng trong một môi trường có không gian hạn chế, chẳng hạn như nhà vệ sinh có cửa hẹp và không gian rất hạn chế. • Di chuyển qua những lối đi hẹp. Không gian hẹp nhất mà xe lăn có thể đi qua được

xác định bởi chiều rộng của nó, được đo từ điểm ngoài cùng ở mỗi bên. Khả năng di chuyển qua các lối đi hẹp có thể được cải thiện bằng cách làm cho xe lăn hẹp hơn. Xem Bảng 2.6 để biết các giải pháp và hiệu ứng thiết kế liên quan. x

• Di chuyển đến các địa hình và các vật thể. Người dùng có thể di chuyển đến các địa hình và các vật thể mà họ không thể lăn đến, như là phòng vệ sinh, bàn thấp, quầy cao, và bồn tắm được xác định bởi khoảng cách xe lăn cả về phía trước và phía bên hông của ghế ngồi. người dùng có thể di chuyển đến những địa hình và các vật thể khi bành xe lăn thấp hơn về chiều cao (xem bảng 2.6). lăải pháp và hiệu ứng thiết kế liên quan

50 I hướng dẫn về việc cung cấp xe lăn thủ công trong các khu vực ít nguồn lực

• Khả năng di chuyển đến bàn của người dùng xe lăn. Khả năng của người sử dụng để đẩy 1 cái bàn quyết định dựa trên chiều cao của đầu gối của họ (chiều dài của phần chân thấp của người dùng cộng với chiều cao an toàn tối thiểu của miếng để chân trên mặt đất). Một số loại tay vịn cũng ngăn cản người sử dụng kéo lên bàn và quầy.

• Xoay xung quanh trong khu vực hạn chế. Diện tích nhỏ nhất mà xe lăn có thể xoay được quyết định bởi phép đo lượng chéo tối đa của chính nó (xem bảng 2.6).

Bảng 2.6. Nhằm: để cải thiện khả năng xoay xung quanh trong những khu vực hạn chế

Ưu Điểm Khuyết Điểm Bằng việc thiết kế xe lăn ngắn ! và hẹp hơn

• Trọng lượng được giảm.

• Dễ đi lại hoặc vịn.

• Chiếc xe lăn ngắn và hẹp hơn sẽ ít cứng cáp hơn. Xe lăn chỉ có thể hẹp hơn dựa trên bề ngang của người sử dụng và bánh xe.

Xem bảng 2.4, 2.7 và 2.8 cho những sự ảnh hưởng liên quan. Bằng việc di chuyển bánh sau về phía trước cho người sử dụng

• Cải thiện để có vành xe cứng. Với khả năng đẩy dài hơn, cả tiến và lùi, người sử dụng có thể dùng ít lần đẩy hơn để xoay trong khu vực giới hạn.

• Trực tiếp dùng nhiều lực từ người sừ dụng để xoay bánh xe, xe lan sẽ xuay. nhanh chóng hơn.

• Giảm tính ổn định phần sau của xe.

Xem Bảng 2.7 cho những sự ảnh hưởng liên quan. Nếu xe lăn có phần tựa chân dễ dàng tháo rời

• Gia tăng khả năng để kéo gần vào các bề mặt và vật chủ.

• Những phần tháo rời có thể dễ bị mất hoặc gãy.

Khả năng cơ động xung quanh chướng ngại vật quyết định khả năng của người dùng để vượt qua những chương ngại vật như các mặt nền mềm hoặc các trở ngại khác. Khi vượ qua các chướng ngại vật, người sử dụng có thể gặp nguy hiểm trong việc lật xe về phía trước hoặc phía sau hoặc ngay cả việc ngã văng ra khỏi xe (một loại nguyên nhân của các đợt chấn thương); Bởi vậy, thật sự qua trọng để cân nhắc tính kiên cố của xe khi đánh giá khả năng của 1 chiếc xe lăn với khả năng di chuyển qua các chướng ngại vật (xem Bảng 2.3 và 2.4). • Khả năng di chuyển qua các mặt nền mềm như bùn, cát, bãi cỏ, sỏi hay tuyết dựa vào

diện tích tiếp xúc mà các bánh xe có với mặt nền và khối lượng của bánh xe. Những cách để cải thiện tính cơ động của xe qua các mặt nền mềm cũng như những ưu điểm và khuyết điểm được thể hiện qua Bảng 2.7.

THIẾT KẾ VÀ SẢN XUẤT I 51

Bảng 2.7. Mục đích: để cải thiện khả năng cơ động trên mặt đất mềm

aNhững bánh xe trước/ bánh phanh dự bị đặt trên 1 chiếc xe lăn không được thiết kế để mang theo vì nó thể thay đổi những đặc điểm chức năng quan trọng bao gồm góc ngồi, góc bánh xe trước hoặc trọng lượng ngồi (tính từ trọng lực trung tâm người sử dụng).

Ưu điểm Nhược điểm Bằng cách tăng chiều rộng, đường kính và độ mềm của bánh xe thầu để tăng diện tích tiếp xúc, do đó giúp chặn

xe lăn không bị lăn xuống đất mềma

• Một bánh xe rộng với một điểm nổi lên ở trung tâm của rãnh có thể kết hợp lực cản lăn thấp trên bề mặt cứng với độ nổi tốt trên bề mặt mềm.

• Trọng lượng ít hơn ở bánh trước sẽ làm giảm lực cản lăn của bánh trước, cho phép xe dễ lăn hơn.

• Việc tăng diện tích tiếp xúc của bánh xe thầu với mặt đất có thể khiến việc quay trở nên khó khăn hơn, đặc biệt là trong những vòng quay hẹp, chậm.

Bằng cách tăng chiều rộng, đường kính và độ mềm của bánh sau để tăng diện tích tiếp xúc, do đó giúp xe lăn không bị chìm xuống đất mềm

• Bánh xe phía sau đường kính lớn hơn có thể giúp dễ dàng lăn trên địa hình gồ ghề.

• Trong nhiều cơ sở ít nguồn lực, lốp xe đạp 28 inch thì có sẵn một cách rộng rãi, lốp 26 inch có phần ít phổ biến hơn, và lốp 24 inch khó tìm hơn.

• Bánh sau rộng hơn và mềm hơn có thể làm cho nó khó quay hơn, đặc biệt là trong những vòng quay hẹp, chậm.

• Bánh sau có đường kính lớn hơn khiến xe lăn khó vận chuyển hơn.

Bằng cách di chuyển các bánh xe thầu phía trước để giảm trọng lượng trên các bánh xe thầu nhỏ hơn và làm cho nó ít có khả năng chìm xuống mặt đất mềm

• Nhiều trọng lượng của người sử dụng ở bánh sau sẽ cung cấp lực kéo nhiều hơn cho bánh sau để lái qua mặt đất mềm.

• Tổng chiều dài xe lăn dài hơn, khiến việc di chuyển trong không gian bị hạn chế, khó khăn hơn.

Xem thêm Bảng 2.4 để biết các hiệu ứng liên quan Bằng cách di chuyển các bánh sau về phía trước liên quan đến người sử dụng để giảm trọng lượng trên các bánh

xe thầu trước và làm cho nó ít có khả năng chìm xuống mặt đất mềm

• Nhiều trọng lượng của người sử dụng ở bánh sau sẽ cung cấp lực kéo nhiều hơn cho bánh sau để lái qua mặt đất mềm.

• Giảm xu hướng lăn xuống dốc ở sườn bên, điều này đòi hỏi ít năng lượng hơn từ người sử dụng để điều chỉnh cho việc xuống dốc.

• Người dùng có quyền sử dụng vành tay tốt hơn và cú đẩy dài hơn, giúp dễ dàng hơn để đẩy xe lăn và tốt hơn cho các chi trên.

• Dễ dàng hơn để thực hiện “các vòng quay bánh xe” để vượt qua các chướng ngại vật.

• Xe lăn dễ dàng hơn để di chuyển trong không gian bị hạn chế.

• Giảm ổn định phía sau.

Bằng cách sử dụng bánh sau có núm, như trên bánh xe đạp leo núi, để tăng lực kéo trên mặt đất mềm và giữ cho bánh xe không bị trượt

• Gai hoặc núm trên lốp xe gây ra sự uốn cong bổ sung của lốp và do đó khả năng chống lăn cao hơn.

• Bùn sẽ dính nhiều hơn trên lốp xe có núm so với trên lốp mịn hơn.

52 I hướng dẫn về việc cung cấp xe lăn thủ công trong các khu vực ít nguồn lực

• Khả năng di chuyển vượt chướng ngại vật, chẳng hạng như ổ gà, lề đường hoặc đá phù vào nhiều yếu tố. Kích thướt bánh xe trước, khoảng cách của bánh xe trước từ trọng lực trung tâm của người sử dụng đến lò xo của bánh xe trước đều có sự ảnh hưởng đáng kể. Bánh xe trước có rung thì cũng là kết quả của việc va chạm với ổ gà trong khi đang lăn với 1 tốc độ đáng kể. Một số cách thức để cải thiện khả năng di chuyển vượt chướng ngại vật cũng như ưu điểm và nhược điểm được thể hiện trong bảng 2.8.

Table 2.8. Mục đích: để cải thiện khả năng di chuyển vượt chướng ngại vật

Lưu ý: Mặc dù người sử dụng với kỹ năng di chuyển ở múc cao đẩng có cân bằng 1 chiếc xe thiếu khả năng di chuyển qua chướng ngại vật băng cách di chuyển tư thế để giữ thăng bằng chiếc xe, những chướng ngại vật không thấy được có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng .

Ưu điểm Nhược điểm

Bằng cách gia tăng khoảng cách giữa bánh xe trước và trọng lực tính từ trung tâm của người sừ dụng dụng

Xem bản 2.4 cùng những sự ảnh hường liên quan.

Bằng cách gia tăng đường kính của bánh xe trước

Xem bản 2.7 cùng những sự ảnh hường liên quan.

Bằng cách gia tăng đường kính của bánh xe phanh

Xem bản 2.7 cùng những sự ảnh hường liên quan.

Bằng cách gia tăng mức độ uốn cong/ tính đàn hồi của bánh xe trước • Một bánh xe mềm có thể khiến việc quay trở

nên khó khăn hơn, đặc biệt là trong những vòng quay hẹp, chậm.

• Một bánh xe hơi có thể gặp khó khăn cho việc sửa chữa hoặc thay thế.

THIẾT KẾ VÀ SẢN XUẤT I 53 2.4.3 HIỆU QUẢ ĐẨY

Hiệu quả đẩy có liên quan đến lượng năng lượng cần thiết để người dùng đẩy xe lăn trong một khoảng cách nhất định. Xe lăn nhẹ hơn thường dễ đẩy hơn, nhưng có nhiều yếu tố và tính năng của xe lăn ảnh hưởng đến việc đẩy xe lăn khó khăn hay dễ dàng như thế nào. Các cách cải thiện hiệu quả đẩy và các ưu điểm và nhược điểm liên quan của chúng được thể hiện trong Bảng 2.9.

Bảng 2.9. mục tiêu: cải thiện hiệu quả đẩy

Ưu điểm Nhược điểm Bằng cách đẩy bánh xe theo chiều về phái trước

Xem bảng 2.7 các hiệu ứng có liên.

Bằng cách tối ưu hoá chiều rộng ghế ngồi và đặt vành đẩy thẳng hàng với vai Người dùng sẽ không cần phải với tay ra vành xe.

Bằng cách đặt camber ở bánh sau • Đưa phần trên của tay lên sát cơ thể hơn và

phù hợp hơn với cách đẩy tay tự nhiên của người dung.

Cùng xem bảng 2.5 các hiệu ứng liên quan. Xe lăn thẳng, trong tình trạng tốt và còn hoạt động hiệu quả

Lưu ý: Xe lăn có bộ phận bị hỏng hoặc bị lệch (ví dụ: bánh xe bị trật, khung bị biến dạng, vòng bi bị hỏng gây ra ma sát, bánh xe không đối xứng hoặc xẹp lốp) ngăn cản chuyển động của người dùng, gây hao phí nhiều lực đẩy người dùng. Để sử dụng trên mặt đất trơn, sử dụng lốp cứng hơn

• Lốp đặc ruột (biến dạng ít hơn) có lực cản lăn thấp hơn trên mặt đất trơn hơn lốp mềm, tất cả các yếu tố khác đều bằng nhau.

• Lốp đặc ruột sẽ rất khó bị thủng.

• Lốp cứng gây sốc xe lăn nhiều hơn khi di trên mặt đất có vật cản.

• Lốp đặc rất kh1o thay thế hay sửa chữa ( trừ khi có sẵn phục tùng).

Để sử dụng trên các bề mặt gồ gề (như ngoài trời), hãy sử dụng lốp xe lò xo hồi sinh (như lốp khí nén)

• Lốp có năng lượng trở lại có lực cản lăn thấp hơn so với những loại lốp tiêu tán năng lượng (tức là chúng biến dạng nhưng trở lại hình dạng từ từ, chẳng hạn như lốp xốp hoặc chèn).

• Lốp xe đạp khí nén tương đối dễ dàng để sửa chữa với các cơ sở phù hợp.

• Gai hoặc núm, chẳng hạn như trên lốp xe đạp leo núi, gây ra sự uốn cong thêm của lốp và do đó khả năng chống lăn cao hơn.

• Lốp xe đạp khí nén có thể bị thủng.

Để sử dụng trên các bề mặt gồ gề, sử dụng các bánh xe đường kính lớn có lực cản lăn thấp hơn các bánh xe nhỏ có cùng cấu trúc

54 I hướng dẫn về việc cung cấp xe lăn thủ công trong các khu vực ít nguồn lực

2.4.4 CÁC HIỆU SUẤT CHỨC NĂNG KHÁC Khả năng di chuyển vào và ra khỏi xe lăn phụ thuộc vào loại truyền lực của xe lăn dễ dàng nhất cho người sử dụng và cấu trúc xe lăn có cản trở việc ra vào xe lăn hay không. Những cách làm cho việc chuyển lực dễ dàng hơn và các ưu điểm và nhược điểm liên quan của chúng được thể hiện trong Bảng 2.10.

Bảng 2.10. mục tiêu: làm cho việc chuyền lực đẩy trở nên dễ dàng hơn

Ưu điểm

Khuyết điểm Có tựa tay di động hoặc cố định

• Có nhiều chỗ hơn cho người dùng ở một vị trí dễ dàng để di chuyển sang một bên khi ra vào xe lăn.

• Linh kiện có tháo rời dễ bị lạc mất • Vị trí lắp đặt có thể bị cong hoặc hư hỏng, khiến chúng khó

lắp đặt và tháo ra. • Các mối khóa có thể bung ra, tạo nên tình huống nguy

hiểm khi một trợ lý cố gắng nâng xe lăn và người dùng lên cầu thang trong khi giữ tay vịn.

Tay vịn cố định không thể kéo dài ra phía trước ghế • Thoải mái hơn.

• Dễ dàng trong việc di chuyển lên xe có sàn cao hơn.

• Khả năng dãng cơ thể và chịu lực từ các khu vực nhạy cảm và áp lực khi ngồi lâu.

• Gây cản trở trong vận chuyển.

Tay vịn có thể tháo rời • Dễ dàng vận chuyển.

• Tay vịn dễ bị lạc mất.

Lưu ý: Đối với người dùng chuyển bằng cách xoay phần dưới của họ về đầu gối (chuyển bên), phải có đủ không gian bề mặt ghế để có thể di chuyển cơ thể qua tay vịn.

Chân tựa có thể tháo rời • Chỗ để chân có thể tháo rời có thể cho phép

người dùng kéo lên gần hơn với các bề mặt mà người dùng muốn di chuyển đến.

• Đối v ới việc người dùng di chuyển xe lăn trong lúc đứng, chân tựa cò thể tháo rời hoặc lật lên được để tranh chân cho người dùng.

• Các bộ phận tháo dời dễ lạc mất. • Các mối khóa có thể bung ra, tạo nên tình huống

nguy hiểm khi một trợ lý cố gắng nâng xe lăn và người dùng lên cầu thang trong khi nắm chỗ dựa chân.

Xem bảng 2.6 những hiệu ứng liên quan Đối với việc di chuyển đứng, một chỗ ngồi ít hoặc không nghiêng về phía sau (góc ngồi nghiêng)

• Phụ thuộc vào khả năng của người dùng trong việc di chuyển.

• Độ nghiêng về phía sau của ghế không đủ (góc ngồi) có thể dẫn đến tư thế xấu và gây loét áp lực ở người.

• Lưu ý: Độ nghiêng quá nhiều sẽ gây ra áp lực cục bộ cao lên mông.

• Độ nghiêng lùi ít làm dịch chuyển trọng tâm của người dùng về phía trước, điều này làm cho xe lăn không ổn định theo hướng thuận.

• Trong khi va chạm, nếu xe lăn không nghiêng về phía trước, góc ghế và vật liệu bề mặt (của ghế ngồi và đệm ghế) sẽ ảnh hưởng đến việc người dùng có trượt ra khỏi ghế hay không.

Lưu ý: Khi ra vào xe lăn ba bánh đòi hỏi một kỹ thuật khác để tránh va chạm với ống khung trung tâm ở phía trước. Trong một chiếc xe lăn ba bánh, người dùng có thể đến gần các vật thể hơn bằng cách tiếp cận chúng từ một góc.

THIẾT KẾ VÀ SẢN XUẤT I 55 Việc vận chuyển xe lăn. Đối với du lịch đường dài bằng, ví dụ, xe buýt, taxi hoặc xe lửa, điều quan trọng là phải tính đến thiết kế và kích thước của xe lăn và các vật liệu được sử dụng. Trọng lượng là một yếu tố quan trọng trong việc vận chuyển xe lăn và trọng lượng được xác định bởi các thành phần (bánh xe / khung) được sử dụng và bằng vật liệu xây dựng (ví dụ: thép, thép / hợp kim nhôm hoặc kim loại khác). Giảm trọng lượng có ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền và chi phí. Thiết kế và kích thước đều quan trọng như nhau, xe lăn có thể gập lại để dễ dàng mang theo. Những cách làm cho việc vận chuyển xe lăn dễ dàng hơn và các ưu điểm và nhược điểm liên quan của chúng được thể hiện trong Bảng 2.11. Bảng 2.11. Mục tiêu: làm cho việc di chuyển xe lăn trổ nên dễ dàng hơn

Ưu điểm Khuyết điểm Giảm trọng lượng xe lăn

• Tiện lợi hơn cho cá nhân người dùng, gia đình người sử dụng.

• Linh hoạt và hữu dụng hơn.

• Độ bền giảm.

Sử dụng các cơ chế gập được tích hợp vào khung (tức là khung gập, tựa lưng gập) để ể • Dễ dàng vận chuyển xe lăn.

• Làm trọng lượng xe lăn nặng hơn.

Các bộ phận (bánh xe, chân ghế, tay vịn) có thể tháo rời để giúp giảm trọng lượng và kích thước tổng thể cho việc nâng xe lăn, vận chuyển và lưu trữ.

• Giảm trọng lượng và khối lượng. • Dễ dàng mang hay di chuyển xe lăn.

• Các bộ phận có thể tháo rời có thể bị mất, uốn cong hoặc bị hỏng.

• Trục bánh xe có thể tháo được bằng nút nhấn tiêu chuẩn thì không có sẵn và đắt tiền hơn trục cố định bánh xe cũa xe lăn.

• Trục bánh xe có thể tháo được bằng nút nhấn tiêu chuẩn có tuổi thọ ngắn hơn trong đó cát, dộ ẩm, bụi có thể khiến cơ chế khoá của trục bánh xe bị kẹt, có thể khiến trục bánh xe rơi ra khỏi vị trí lắp trục cũng như bánh xe lăn.

Các tác nhân khác • Camber bánh xe tăng chiều rộng trong

gập của xe lăn. • Xe lăn càng ổn định thì càng khó vận

chuyển hơn. • Xe đạp leo núi có gai hoặc có núm nhọn,

lốp xe kiểu lốp có xu hướng bị bám nhiều bùn và đất hơn lốp trơn, điều này có thể làm giảm sự hợp tác từ các tài xế taxi và hành khách xe buýt.

56 I hướng dẫn về việc cung cấp xe lăn thủ công trong các khu vực ít nguồn lực

• Độ tin cậy. Độ tin cậy của xe lăn được xác định bởi độ bền và thời gian sử dụng hữu ích của nó. Trong trường hợp hỏng hóc, tần suất và độ khó trong việc sửa chữa cũng quyết định độ tin cậy của một mẫu xe lăn cụ thể. Các cách cải thiện độ tin cậy của xe lăn bao gồm: • Vật liệu và công nghệ tốt hơn với chi phí phải chăng; • Ít bộ phận có thể tháo rời hơn; • Thiết kế xe lăn không gập hoặc việc gập không phải là tiêu chí cốt yếu; • Sử dụng các vật liệu có thể được sửa chữa hoặc thay thế tại địa phương; • Bảo dưỡng, sửa chữa và bảo trì thường xuyên; và • Kiến thức của người sử dụng sản phẩm và cách sử dụng, chăm sóc và bảo trì.

2.4.5 ĐÁNH GIÁ HIỆU SUẤT Chúng tôi khuyên bạn nên đánh giá xe lăn dựa trên các khía cạnh chức năng của xe lăn và có sẵn cho người dùng và người mua. Các lĩnh vực các khía cạnh chức năng của xe lăn trong đó một chiếc xe lăn nên được đánh giá hoặc báo cáo là: • Ổn định tĩnh • Ổn định động • Kháng lăn • Khả năng sửa chữa / sẵn có của các bộ phận • Kích thước tổng thể, khối lượng và không gian quay.

Độ ổn định tĩnh và kích thước tổng thể, kiểm tra khối lượng và xoay không gian và kỹ thuật báo cáo được đề cập trong các tiêu chuẩn ISO 7176-1, 7176-5 và 7176-7.

2.5 CHỖ NGỒI VÀ CÁC YẾU TỐ HỖ TRỢ TƯ THẾ Tất cả các xe lăn cung cấp chỗ ngồi và hỗ trợ tư thế cũng như trong lúc di chuyển. Hỗ trợ tư thế tốt rất quan trọng đối với mọi người, đặc biệt đối với những người có cột sống không ổn định hoặc có khả năng bị biến dạng thứ phát. Tầm quan trọng của chỗ ngồi tốt và hỗ trợ tư thế mang ý nghĩa khác biệt giữa người dùng phụ thuộc và thành viên độc lập trong xã hội và người dùng hoàn toàn phụ thuộc và có nguy cơ bị thương nặng hoặc thậm chí tử vong. Tất cả các bề mặt tiếp xúc với cơ thể cung cấp chỗ ngồi và hỗ trợ tư thế. Cùng với nhau, các bộ phận của xe lăn giúp người dùng duy trì một tư thế thoải mái và các chức năng cần thiết để giảm áp lực. Điều này rất quan trọng đối với người dùng có các vấn đề về da. Các khu vực phổ biến nơi có khả năng xảy ra sự cố trong khu sử dụng được hiển thị trong Hình 2.5 và 2.6.

THIẾT KẾ VÀ SẢN XUẤT I 57

Hình. 2.5. Các khu vực chịu tác động lực thông thường (góc nhìn bên) Hình. 2.6 Các khu vực chịu tác động lực thông thường (góc nhìn sau)

Các khuyến nghị được nêu trong Bảng 2.4 có thể được sử dụng như một hướng dẫn trong thiết kế và lựa chọn xe lăn cơ bản. các khuyến nghị không bao gồm xe lăn có trang bị điều chỉnh nâng cao hoặc các cơ chế tùy chỉnh cho người dùng cần các hỗ trợ tư thế phức tạp hơn.

58 I hướng dẫn về việc cung cấp xe lăn thủ công trong các khu vực ít nguồn lực

2.5.1 Vị trí ngồi Hai loại ghế phổ biến nhất là ghế sling (Hình 2.7.) Và ghế cứng (Hình 2.8.). Ghế treo được làm bằng vật liệu linh hoạt như vải hoặc nhựa vinyl. Ghế cứng không linh hoạt và thường được làm bằng gỗ, tấm kim loại hoặc nhựa. Danh sách được nêu trong Hộp 2.5 chỉ ra các đề xuất cho từng loại ghế.

Ghế xe lăn và đệm bị là một vấn đề phổ biến. Ghế sling làm bằng vật liệu kém chất lượng hoặc không phù hợp có thể nhanh chóng dãng theo thời gian, chảy xệ và rách. Đệm xe lăn không được thiết kế để tích hợp trên những ghế làm bằng vật liệu kém chất lượng hoặc không phù hợp. Điều này có nghĩa là người dùng ngồi trên một chỗ ngồi không ổn định mà không không được trợ lực. Kết quả có thể dẫn đến người dùng bị lở loét do áp lực hoặc sẽ ngừng sử dụng xe lăn do khó chịu. Một số giải pháp thiết kế bao gồm: • Ghế sling có thể điều chỉnh độ căng được làm bằng dây đai và vải chống co giãn; và • Đệm giảm áp cho xe lăn có ghế sling được cung cấp với bề mặt đáy có đường viền để phù

hợp với đường cong của sling.

Nhiều loại đệm có thể dễ dàng được thay đổi để sử dụng trên ghế sling bằng cách cắt phần dưới, cạnh ngoài từ trước ra sau ở mỗi bên để phù hợp với đường ray ghế và đường cong của sling.

Hình 2.7 ghế sling

Hình 2.8 ghế cứng

Hình 2.9 ghế ngồi có đệm tháo rời được

THIẾT KẾ VÀ SẢN XUẤT I 59

2.5.2 Đệm Một chiếc đệm giảm áp không tốt rất có thể gây ra vết loét áp lực, chấn thương nghiêm trọng hoặc tử vong sớm. Đệm xe lăn được sử dụng vì ba lý do: thoải mái, giảm áp lực và hỗ trợ tư thế. Đối với nhiều người dùng, một chiếc đệm mang lại sự thoải mái sẽ giúp họ sử dụng xe lăn trong thời gian dài hơn. Người dùng bị hạn chế hoặc không có cảm giác ở da vùng tiếp xúc trực tiếp với xe lăn luôn có nguy cơ bị lở loét do áp lực khi sử dụng xe lăn mà không có đệm phù hợp. Những người dùng này phải sử dụng đệm giảm áp để giúp giảm rủi ro này như trong Hình 2.10 và Hình.2.11.

Nhiều người dùng yêu cầu một số điều chỉnh hoặc sửa đổi đối với đệm của họ để phù hợp với tư thế hoặc để giảm áp. Các nhà sản xuất xe lăn cần phải giữ một lượng tốt các loại và kích cỡ đệm khác nhau hoặc có khả năng sản xuất và sửa đổi một chiếc đệm khi cần thiết. Các khuyến nghị liên quang đến đệm được đưa ra trong Hình 2.6.

Hình 2.10 Đệm xe lăn

Hình 2.11 Đệm xe lăn

60 I hướng dẫn về việc cung cấp xe lăn thủ công trong các khu vực ít nguồn lực

2.5.3 Phần tựa lưng

Phần tựa lưng cung cấp cho người dùng sự hỗ trợ tư thế cần thiết. Nó cần phải có chiều cao khác nhau nhưng thường có sẵn ở hai kích cỡ như trong Hình 2.12 và Hình 2.13.

Một vài người dùng cần hỗ trợ tựa lưng hơn những người khác. Đối với một vài người dùng, một chiếc tựa lưng cao làm giảm khả năng đẩy xe lăn, tựa lưng được làm từ sling hay tựa lưng cứng được hỗ trợ đệm và bọc. các khuyến nghị liên quan đến phần tựa lưng được đề cập trong bảng 2.7.

Hình 2.12 chỗ tựa lưng Hình 2.13 chỗ tựa lưng

2.5.4 Nơi tựa chân

Chỗ để chân cung cấp cho người dùng hỗ trợ cho bàn chân họ. Chỗ để chân phải được điều chỉnh riêng cho từng người dùng. Điều chỉnh chính xác, tấm lót chân giúp giảm áp lực lên ghế người dùng và đặt người dùng ở tư thế ngồi khỏe mạnh. Chỗ để chân cũng có thể bao gồm một dây đeo bắp chân để giữ bàn chân trên tấm lót chân. Cần có mặt bằng đủ để ngăn chặn chỗ để chân chạm vào chướng ngại vật hoặc trên mặt đất không bằng phẳng. Chiều cao của chân ghế nên được điều chỉnh. Chỗ để chân cần đủ dài hoặc rộng để nâng đỡ bàn chân, nhưng đồng thời, không nên gây khó khăn trong khi gập hoặc di chuyển xung quanh. Đối với các yếu tố khác liên quan đến chỗ để chân, xem Bảng 2.10.

THIẾT KẾ VÀ SẢN XUẤT I 61

2.5.5 Nơi tựa tay

Người dùng chỉ nên dùng chỗ tựa tay để hỗ trợ tạm thời. Trong các trường hợp cần thiết, tay người dùng nên được thoải mái hoạt động hoặc đẩy xe lăn. tay vịn hỗ trợ người dùng trong việc ra và xe lăn, ví dụ bằng cách đẩy tay vịn theo phía lên trên (Hình 2.14). Hình 2.14 Tay vịn ở vị trí thấp

Nhiều người dùng thấy việc ra vào xe lăn của họ dễ dàng hơn khi tay vịn được trang bị ở vị trí thấp (gần bánh sau) hoặc có thể tháo rời (Hình 2.15.). Nói cách khác, tay vịn nên có thể tháo rời, gập hoặc ở vị trí thấp để dễ dàng ra vào xe lăn. Đối với các yếu tố khác liên quan đến tay vịn, xem Bảng 2.10.

Hình 2.15 Dễ dàng chuyển đổi

62 I hướng dẫn về việc cung cấp xe lăn thủ công trong các khu vực ít nguồn lực

2.5.6 PHANH

Bánh sau phải ở vị trí cho phép người dùng có cú đánh đẩy tốt nhất có thể và giữ cho người dùng cân bằng và an toàn theo mức độ kỹ năng và khả năng của họ. Vị trí của bánh sau nên cho phép người dùng có một cú đẩy tốt và cung cấp sự ổn định cần thiết cho người sử dụng xe lăn.

2.5.7 Đánh giá vị trí ngồi và các hỗ trợ tư thế

Chúng tôi khuyên bạn nên đánh giá xe lăn và đệm dựa trên các hỗ trợ tư thế và chỗ ngồi, và kết quả có sẵn cho người dùng và người mua. Các khu vực trong đó một chiếc xe lăn và đệm nên được đánh giá hoặc báo cáo dựa trên: • Kích thước chỗ ngồi và khả năng điều chỉnh • Loại đệm và đặc điểm.

Các kích thước chỗ ngồi và các đặc tính của nệm và báo cáo kỹ thuật được bao gồm trong các tiêu chuẩn ISO 7176-7 và 16840-2 (5).

2.6 Sức mạnh, độ bền và sự an toàn

Mục tiêu của phần này là giúp xác định những yếu tố tạo ra một chiếc xe lăn an toàn và đáng tin cậy, và cách đánh giá và báo cáo các thuộc tính này cho các bên liên quan (xem Hộp 2.8). Khi xe lăn hỏng hóc, người dùng không chỉ có nguy cơ bị thương mà còn không thể di chuyển bất cứ đâu hoặc làm bất cứ điều gì cho đến khi xe lăn được sửa chữa hoặc thay thế. Ngoài việc đảm bảo xe lăn an toàn và hiệu quả, việc đánh giá sức mạnh và độ bền là cách thu thập thông tin quan trọng và hữu ích cho tất cả các bên liên quan - người dùng, nhà thiết kế, nhà cung cấp, nhà sản xuất và cơ quan tài trợ. Giữ các số liệu chính xác về kết quả kiểm tra độ bền và độ bền sẽ giúp thiết kế xe lăn phát triển để chất lượng và hiệu quả của chúng liên tục được cải thiện.

THIẾT KẾ VÀ SẢN XUẤT I 63

2.6.1 Các yêu cầu

Một chiếc xe lăn phải có đủ sức mạnh và độ bền để chống lại sự hao mòn và giữ an toàn cho người dùng. Các sự bào mòn bao gồm: • Lực tĩnh • Lực động • Thời gian sử dụng dài.

Thiết bị thử nghiệm đơn giản có thể được phát triển để đảm bảo sức mạnh và độ bền của xe lăn, như trong Hình 2.16. Tính bắt lửa của xe lăn, hiệu quả của phanh và sự an toàn của các bề mặt trên xe lăn cũng ảnh hưởng đến sự an toàn của người sử dụng. Hình 2.16 Thiết bị kiểm tra bộ bền, sức mạnh xe lăn

64 I hướng dẫn về việc cung cấp xe lăn thủ công trong các khu vực ít nguồn lực

Bảng 2.12 cung ứng 1 danh sách những cách mà xe lăn được sử dụng cũng như những phần yêu cầu với sức mạnh và độ bền cho mỗi bộ phận.

Bang 2.12. Sử dụng xe lăn và các yêu cầu cần thiết về độ bền và sức mạnh của xe lăn

Bộ phận Sức mạnh, độ bền và an toàn Tựa chân Tựa chân nên được gập với một lực vừa phải.

Chỗ để chân không được gãy hoặc uốn cong khi sử dụng để nâng người dùng và xe lăn. Chỗ tựa chân không được gãy hoặc uốn cong khi có thêm người ngồi hay hàng hoá trên xe

lăn. Chỗ để chân không được gãy hoặc uốn cong khi va vào tường hoặc lề đường. Phanh Phanh nên dừng xe lăn khỏi trượt khi bị nghiêng.

Phanh không nên bám quá chắc vào bành xe trong khi sử dụng. Tựa tay Tay vịn nên được tháo lắp với một lực vừa phải.

Tay vịn không được vỡ hoặc bị uốn cong dưới trọng lượng cơ thể của người dung. Tay vịn không được vỡ hoặc bị uốn cong khi được dùng để nâng người dùng hay xe lăn. Tay đẩy Tay đẩy không được phá vỡ hoặc uốn cong khi sử dụng để nâng người dùng và xe lăn.

Tay nắm không được trượt khỏi tay đẩy khi người dùng đang được hỗ trợ đẩy lên cầu thang hoặc trên lề đường.

Khung xe lăn Khung không bị vỡ hoặc uốn cong khi sử dụng trên địa hình gồ gề. Tựa lưng và chỗ ngời Tựa lưng, ghế và khung không được vỡ hoặc uốn cong trong khi di chuyển hoặc

trong khi đi trên địa hình không gồ gề. Bánh sau và trực bánh xe

Khung, bánh xe hoặc trục không được phá vỡ hoặc uốn cong khi người dùng đi qua lề đường bình thường.

Bánh xe, trục hoặc phần cứng gắn bánh xe không nên bị hỏng hóc khi người dùng di chuyển xuống một mặt phẳng thấp hơn.

Trục hoặc phần cứng gắn bánh xe không được hỏng hóc hoặc uốn cong khi dưới các lực tác động điển hình.

Khớp gắn bánh trước Bánh trước xe lăn không được gãy khi va chạm vào một vật thể khác (ví dụ; lề đường). Các bộ phận khác Bề mặt không được có cạnh sắc, điểm nhọn hoặc điểm nhúm.

Xe lăn không nên có tính dễ bắt lửa, tức là không nên sử dụng các vật liệu dễ cháy. Xe lăn nên được trang bị miếng dán hoặc biển báo phản chiếu phía trước và phía sau để

tăng độ an toàn trên đường. Các đặc tính khác Đòn bẩy không được vỡ khi trợ lý dùng tia lasers để điều chỉnh cho người dùng qua trợ lại.

Vành tay không được vỡ hay uốn cong khi va chạm vào một vật thể khác. Xe lăn không được vỡ khi rơi hoặc bị rơi bởi người bóc hàng hoặc đỡ từ xe buýt hoặc

xe hơi. Kiểm tra độ bền Xe lăn không được vỡ trong khi sử dụng thông thường.

THIẾT KẾ VÀ SẢN XUẤT I 65

2.6.2 Đánh giá sức mạnh, độ bền và sự an toàn

Chúng tôi khuyên bạn nên đánh giá xe lăn dựa trên các yêu cầu về sức mạnh, độ bền và an toàn và kết quả có sẵn cho người dùng và người mua. Độ bền tĩnh, khả năng chống va đập, độ bền và kiểm tra hiệu quả phanh và các kỹ thuật báo cáo được đề cập trong các tiêu chuẩn ISO 7176-8, 7176-3 và 7176-16 (6). Thử nghiệm cấp quốc gia. Tất cả các nhà sản xuất và nhà cung cấp nên kiểm tra theo tiêu chuẩn xe lăn của quốc gia. Một phương pháp để thực hiện thử nghiệm là sử dụng các phương pháp thử nghiệm đơn giản và không tốn kém. Thử nghiệm độ bền. Kiểm tra độ bền là rất quan trọng để đảm bảo độ tin cậy và an toàn của xe lăn. Trong trường hợp không thể kiểm tra độ bền của xe lăn, điều đặc biệt quan trọng là phải thực hiện các thử nghiệm người dùng được giám sát tốt và theo dõi lâu dài để đánh giá sự an toàn, độ tin cậy và độ bền của xe lăn. Ngay cả những người thực hiện kiểm tra độ bền cũng cần lưu ý rằng thiết bị thử nghiệm và chu kỳ kiểm tra tiêu chuẩn không nhất thiết phản ánh tải trọng thực tế mà xe lăn sẽ chịu đựng trong suốt vòng đời của nó. Giám sát việc sử dụng xe lăn trong lĩnh vực này sẽ giúp xác định độ bền và hiệu suất của xe lăn xuyên suốt thời gian. Kiểm tra về mặt môi trường. các hội thảo thử nghiệm không phù hợp với điều kiện môi trường mà xe lăn thường chịu đựng. Nhiều xe lăn bị hỏng do vòng bi bẩn hoặc mòn, bu lông hoặc khung gỉ, v.v ... Do đó, việc theo dõi lâu dài của người dùng xe lăn là rất quan trọng.

2.7 thử nghiệm và hoạt động theo dõi người dùng

Thử nghiệm của người dùng. Thử nghiệm người dùng được thực hiện sau các hội thảo thử nghiệm đã được thông qua để cung cấp phản hồi về độ bền, hiệu quả và hiệu suất chức năng của xe lăn trong bối cảnh và môi trường mà nó sẽ được sử dụng. Thử nghiệm người dùng liên quan đến việc lựa chọn người dùng trong đó học đồng ý sử dụng xe lăn tiền sản xuất hoặc trước phân phối trước trong một khoảng thời gian nhất định. Người dùng cung cấp thông tin phản hồi theo các khoảng thời gian đã ứng định trong quá trình thử nghiệm, trả lời các câu hỏi cụ thể về hiệu suất của xe lăn. Các nhóm sử dụng tập trung cũng có thể sử dụng xe lăn để đảm bảo thu được càng nhiều phản hồi càng tốt. Nếu các thử nghiệm của người dùng cho thấy rằng các hỏng hóc có khả năng xảy ra, thì việc thay đổi thiết kế hoặc nên lắp một chiếc xe lăn khác và việc thử nghiệm sẽ bắt đầu lại. Trong trường hợp sản xuất, nếu cần thay đổi thiết kế đáng kể, kiểm tra sức mạnh và độ bền nên được thực hiện lại, tiếp theo là thử nghiệm của người dùng nên được tổ chức nhiều hơn. Nếu chỉ có những thay đổi nhỏ được yêu cầu, thì việc kiểm tra sức mạnh và độ bền có thể được bỏ qua và thực hiện lại các thử nghiệm của người dùng.

66 I hướng dẫn về việc cung cấp xe lăn thủ công trong các khu vực ít nguồn lực

Theo dõi người dùng lâu dài. Sau khi hội thảo sử dụng và thử nghiệm của người dùng đã chứng minh thiết kế xe lăn là an toàn và hiệu quả, xe lăn sẽ được đưa vào sản xuất và sau đó được gửi đến các dịch vụ xe lăn để cung cấp đến người dùng. Một mẫu xe lăn nên được theo dõi theo dài lâu theo thời gian. Ví dụ, điều này có thể được thực hiện bằng cách liên hệ với những người dùng được chọn sau sáu tháng, một năm và ba năm sau khi họ nhận được xe lăn để xác định các lỗi, hỏng hóc và yêu cầu bảo trì điển hình, ý kiến chung của họ về hiệu suất hoạt động của xe lăn. Ác khuyến nghị dành việc thử nghiệm của người dùng và các hoạt động theo dõi người dùng âu dài được đề cập trong bảng 2.9.

Tóm tắt

• Các chính phủ được khuyến nghị phát triển và áp dụng các tiêu chuẩn xe lăn cấp quốc gia để đảm bảo chất lượng xe lăn hợp lý, ví dụ, bằng cách sử dụng loạt tiêu chuẩn xe lăn ISO 7176 làm nền tảng.

• Chúng tôi khuyến cáo rằng các tiêu chuẩn xe lăn cấp quốc gia được áp dụng cho tất cả các xe lăn được cung cấp trong một quốc gia, cho dù được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu.

• Các cân nhắc tring thiết kế chung bao gồm sức khỏe và an toàn của người dùng, sức mạnh và độ bền, sự phù hợp trong việc sử dụng xe lăn và phương pháp sản xuất.

• Thiết kế xe lăn nên được đánh giá trên ba tiêu chí: hiệu suất chức năng; chỗ ngồi và hỗ trợ tư thế; và sức mạnh, độ bền và an toàn.

• Kết quả đánh giá và thử nghiệm xe lăn phải công khai đến người dùng và người mua. • Một loạt các yếu tố cần được xem xét khi xác định liệu xe lăn nên được mua thông qua

sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu từ quốc gia khác. • Xe lăn và phụ tùng cần phải có sẵn, dễ tiếp cận với giá cả phải chăng.

THIẾT KẾ VÀ SẢN XUẤT I 67

Tham khảo

1. ISO 7176-24:2004. Wheelchairs – Part 24: Requirements and test methods for user-operated stair-climbing devices. Geneva, International Organization for Standardization, 2004 (http://www.iso.org/iso/iso_catalogue/catalogue_tc/catalogue_detail.htm?csnumber=31276, accessed 9 March 2008). 2. C han SC, Chan AP. User satisfaction, community participation and quality of life among Chinese wheelchair users with spinal cord injury: a preliminary study. Occupational Therapy International, 2007, 14:123–143. 3. Krizack, M. The importance of user choice for cost-effective wheelchair provision in low-income countries. In: Proceedings, 12th World Congress of the International Society for Prosthetics and Orthotics, Vancouver, 29 July – 3 August 2007. Copenhagen, International Society for Prosthetics and Orthotics, 2007. 4. Kirby RL, Ackroyd-Stolarz SA. Wheelchair safety – adverse reports to the United States Food and Drug Administration. American Journal of Physical Medicine & Rehabilitation, 1995, 74:308–312. 5. ISO 7176-7:1998. Wheelchairs – Part 7: Measurement of seating and wheel dimensions. Geneva, International Organization for Standardization, 1998 (http://www.iso.org/iso/iso_catalogue/catalogue_tc/catalogue_detail.htm?csnumber=13783, accessed 9 March 2008). 6. ISO 7176-8:1998. Wheelchairs – Part 8: Requirements and test methods for static, impact and fatigue strengths. Geneva, International Organization for Standardization, 1998 (http://www.iso.org/iso/iso_catalogue/catalogue_tc/catalogue_detail.htm?csnumber=13784, accessed 9 March 2008). 7. A rmstrong W et al. Evaluation of CIR-Whirlwind Wheelchair and service provision in Afghanistan. Disability and Rehabilitation, 2007, 29:935–948. 8. P earlman J et al. Lower-limb prostheses and wheelchairs in low-income countries: an overview. IEEE Engineering in Medicine and Biology Magazine, 2008 (in press). 9. R eisinger KD et al. Whirlwind Wheelchair in Afghanistan: nine-month follow-up. In: Proceedings, 12th World Congress of the International Society for Prosthetics and Orthotics, Vancouver, 29 July – 3 August 2007. Copenhagen, International Society for Prosthetics and Orthotics, 2007.

… Để đảm bảo rằng người dùng nhận được xe lăn phù hợp.

Các hướng dẫn cung cấp dịch vụ: • đề xuất các chiến lược để giới thiệu dịch vụ

cung cấp về xe lăn; • mô tả dịch vụ cung cấp xe lăn cơ bản;

• cung cấp hướng dẫn thực hành;

• đề xuất vai trò cho các nhân viên liên quan; và

• đưa ra khuyến nghị về giám sát và kiểm tra thể chất.

3 cung cấp dịch vụ

70 I hướng dẫn về việc cung cấp xe lăn thủ công trong các khu vực ít nguồn lực

Khung 3.1.

Xe lăn thay đổi cuộc sống …

Lời chứng thực từ một người dùng ở Ru-ma-ni

Ciprian năm nay 25 tuổi và sống ở Sfantu Gheorghe, Romani. Ba năm trước, anh bị khuyết tật đôi chân sau khi ngã từ trên mái nhà xuống tại nơi làm việc và mất mọi hy vọng về một cuộc sống bình thường và năng động trở lại. Tuy nhiên, một thời gian sau tai nạn, anh đã nghe về một tổ chức phi chính phủ ở địa phương chuyên cung cấp hỗ trợ cho người sử dụng. Thông qua dịch vụ xe lăn do tổ chức điều hành, Ciprian đã nhận được một chiếc xe lăn tự đẩy phù hợp với mình. Anh cũng được mời tham gia một trại huấn luyện nhóm người cùng hoàn cảnh.

Ciprian nói: Từ khi tôi đến đó tôi nhận ra rằng tôi có thể có một cuộc sống độc lập. Thông qua buổi huấn luyện, tôi đã học cách sử dụng xe lăn của mình rất tốt. Tôi cũng đã có cơ hội nói chuyện với những người sử dụng khác cùng tham gia chương trình. Vào cuối buổi huấn luyện, tôi được hỏi liệu tôi có muốn trở thành một huấn luyện viên của nhóm không. Tất nhiên, tôi rất hạnh phúc với cơ hội mà tôi vừa được đề nghị này. Vào tháng 1 năm 2006, tôi bắt đầu công việc của mình là một người hướng dẫn.

Thông qua chiếc xe lăn của mình, và buổi huấn luyện, tôi đã lấy lại được sự độc lập mà tôi nghĩ rằng mình đã mất đi vì chấn thương. Ngoài công việc huấn luyện nhóm người cùng hoàn cảnh, tôi tham gia các cuộc thi và các hoạt động thể thao khác nhau cho người ngồi xe lăn. Làm việc với người khuyết tật khiến tôi cảm thấy rằng mình có ích trở lại và cuối cùng tôi cũng có một cuộc sống bình thường sau khi tôi gặp khó khăn để vượt qua các vấn đề sức khỏe do chấn thương.

Dịch vụ cung cấp I 71

3.1 Giới thiệu

Mục đích và đầu ra Mục đích của các hướng dẫn cung cấp dịch vụ là để cải thiện cách thức mà người dùng nhận được xe lăn và để đảm bảo rằng các xe lăn là thích hợp với họ.

Việc thực hiện các khuyến nghị trong chương này sẽ góp phần vào: • một số lượng lớn các dịch vụ xe lăn; • kiến thức tốt hơn về việc cung cấp dịch vụ xe lăn giữa các nhân viên chăm sóc sức khỏe

và dịch vụ xã hội; • chất lượng dịch vụ tốt hơn được cung cấp bởi dịch vụ xe lăn hiện có; • một số lượng xe lăn thích hợp hơn được cung cấp cho người dùng; • một số lượng lớn người dùng có thể đưa ra quyết định về loại xe lăn thích hợp nhất cho

họ; • một số lượng lớn người dùng và chăm sóc được huấn luyện trong việc sử dụng và bảo

trì xe lăn, và làm thế nào để giữ sức khỏe tốt trong khi sử dụng xe; • liên kết giữa người dùng và nhà sản xuất, để cho các nhà sản xuất nhận được phản hồi về

xe lăn mà họ sản xuất; và • những nỗ lực phối hợp trong việc lập kế hoạch, thực hiện và hỗ trợ cung cấp dịch vụ xe

lăn giữa các bên liên quan. Dịch vụ xe lăn là gì? Trong phục hồi chức năng của một người có hạn chế trong việc đi lại, việc cung cấp xe lăn thích hợp là rất quan trọng. Điều quan trọng là xe lăn phù hợp một cách chính xác và đáp ứng nhu cầu vật lý, chức năng và môi trường sử dụng của người dùng càng nhiều càng tốt(1). Điều này đòi hỏi một cách tiếp cận đáp ứng được nhu cầu cá nhân. Một cách hiệu quả để đáp ứng nhu cầu cá nhân của người sử dụng là thúc đẩy việc cung cấp xe lăn thông qua các dịch vụ liên quan đến xe lăn.

Dịch vụ xe lăn cung cấp khuôn khổ để đánh thức nhu cầu cá nhân của người sử dụng, hỗ trợ trong việc chọn xe lăn, người huấn luyện sử dụng và chăm sóc thích hợp, và cung cấp nguồn hỗ trợ liên tục và giới thiệu đến các dịch vụ khác khi thích hợp. • Kiểm Tra Thể Chất. Đây là một quá trình tư vấn lẫn nhau giữa một người khuyết tật và

nhân viên dịch vụ, mục đích là để hỗ trợ người sử dụng để chọn đúng sản phẩm. Kết quả thường là sự lựa chọn chi tiết các tính năng của xe lăn phù hợp nhất cho người được khảo sát.

• Cung Cấp. Sau khi kiểm tra thể chất, Dịch vụ xe lăn cung cấp xe lăn thích hợp. Bao gồm việc đặt hàng, lắp ráp nếu cần thiết, và lắp thiết bị.

• Đào Tạo. Để người sử dụng đạt được lợi ích tối đa từ xe lăn của họ, các dịch vụ cung cấp cho họ và người chăm sóc của họ được huấn luyện cách cách bảo trì xe lăn và làm thế nào để sử dụng nó một cách hiệu quả.

• Hỗ Trợ. Cho tất cả người dùng, các dịch vụ cung cấp hỗ trợ lâm sàng và kỹ thuật liên tục. Bao gồm cung cấp tư vấn chăm sóc sức khỏe cơ bản, đặc biệt là làm thế nào để tránh các vết loét điểm tủy hoặc bất kỳ biến chứng phức tạp hơn nữa, và các dịch vụ theo dõi và sửa chữa.

• Giới Thiệu. Khi thích hợp, các dịch vụ sẽ được giới thiệu cho người sử dụng các dịch vụ khác có thể có lợi cho họ, chẳng hạn như vật lý trị liệu, đào tạo nhóm đồng đẳng và đào tạo nghề.

3

3

3 3 3 3 3 3

3

72 I hướng dẫn về việc cung cấp xe lăn thủ công trong các khu vực ít nguồn lực

Ngoài các chức năng chính được liệt kê ở trên, các nhà cung cấp dịch vụ xe lăn sẽ đóng một vai trò trong việc: • nhận thức: phổ biến thông tin cơ bản về nhu cầu và lợi ích của việc sử dụng xe lăn

(điều này cũng có thể được thực hiện bởi các nhân viên tham gia các chương trình phục hồi chức năng, y tế và giáo dục tại cộng đồng cũng như các tổ chức người khuyết tật. và thuyết phục các nhà hoạch định chính sách về lợi ích của việc đầu tư vào việc cung cấp xe lăn thay vì để người khuyết tật sống sót rồi làm từ thiện;

• nhận dạng: sử dụng một công cụ sàng lọc để xác định những người có thể hưởng lợi từ các dịch vụ có sẵn;

• nhận thức về mạng lưới giới thiệu và nhà cung cấp: phát huy vai trò của dịch vụ xe lăn, bao gồm tham gia vào các hoạt động nhằm giáo dục mạng lưới giới thiệu và nâng cao nhận thức của các nhà cung cấp và cơ quan tài trợ về vai trò và tầm quan trọng của dịch vụ xe lăn;

• tính bền vững: phát triển các giải pháp tài chính bền vững để tiếp tục cung cấp thiết bị di động thông qua các dịch vụ xe lăn;

• đào tạo: cung cấp hoặc hỗ trợ đào tạo cho nhân viên dịch vụ xe lăn; • tiêu chuẩn: nâng cao tiêu chuẩn xe lăn trong nước hoặc khu vực thông qua nhận thức

về sự tiện lợi của xe lăn hiện hành và ủng hộ việc cải tiến nhiều loại sản phẩm xe lăn hơn; và

• khả năng tiếp cận: hỗ trợ hoặc tạo điều kiện cho việc thay đổi của các căn nhà (bao gồm nhà vệ sinh, đồ nội thất và phụ kiện), các tòa nhà và địa điểm công cộng, và vận động hành lang cho một môi trường không có rào cản.

Chiến lược Cung cấp dịch vụ xe lăn đòi hỏi lập kế hoạch và quản lý tài nguyên cẩn thận. Có một số chiến lược có thể được sử dụng để bắt đầu hoặc phát triển thêm dịch vụ xe lăn.

Cung cấp xe lăn kèm với các dịch vụ Có nhiều phương pháp cung cấp xe lăn khác nhau để đáp ứng phạm vi bối cảnh mà người dùng sinh sống (xem Phần 1.7 và 2.3). Dù phương pháp hay cấu trúc được chọn là gì, điều quan trọng là cung cấp các dịch vụ xe lăn thiết yếu (2,3).

Sử dụng nguồn nhân sự hiện có Không cần thiết phải tạo ra một nghề mới để cung cấp dịch vụ xe lăn. Với việc đào tạo bổ sung, nhiều nhân viên y tế và phục hồi chức năng sẽ có thể đảm nhận các nhiệm vụ cần thiết cho việc cung cấp dịch vụ xe lăn cơ bản. Ví dụ, nhân viên chăm sóc sức khỏe cộng đồng, nhân viên phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, y tá, vật lý trị liệu, bác sĩ chỉnh hình và phục hình có thể được đào tạo để hoàn thành vai trò lâm sàng trong dịch vụ xe lăn. Tương tự như vậy, với việc đào tạo bổ sung, những người thợ lành nghề, thợ cơ khí và kỹ thuật viên chỉnh hình và phục hình có thể hoàn thành vai trò kỹ thuật.

Đáp ứng nhu cầu của người dùng ở cấp cộng đồng Một số khía cạnh của việc cung cấp xe lăn có thể được thực hiện trong cộng đồng, thông qua mạng lưới các tổ chức dựa trên cộng đồng (ví dụ như các chương trình phục hồi chức năng và sức khỏe) được hỗ trợ bởi một trung tâm dịch vụ xe lăn địa phương. Nhân viên của các chương trình dựa trên cộng đồng có thể được đào tạo bởi nhân viên dịch vụ xe lăn trong việc cung cấp dịch vụ cơ bản. Hệ thống cung cấp dịch vụ này sẽ phù hợp nhất với người dùng cần xe lăn tay cơ bản, không cần sửa đổi, hỗ trợ tư thế hoặc chăm sóc quản lý áp lực.

Dịch vụ cung cấp I 73

Người dùng có nhu cầu phức tạp hơn có khả năng đòi hỏi các kỹ năng đào tạo tốt hơn của nhân viên hơn kỹ năng cung cấp cho tất cả các nhân viên cấp cộng đồng. Nhu cầu này có thể được giải quyết bằng các dịch vụ tiếp cận được điều phối bởi trung tâm dịch vụ xe lăn. Nếu dịch vụ tiếp cận cộng đồng không được phát triển, những người dùng này sẽ cần đến trung tâm dịch vụ xe lăn. Tuy nhiên, một khi được cung cấp một chiếc xe lăn phù hợp, họ có thể được hỗ trợ bởi các nhân viên tại cộng đồng.

Một dịch vụ xe lăn có thể sử dụng các kỹ năng, công nghệ và năng lực của các ngành công nghiệp địa phương. Ví dụ, các cửa hàng sửa chữa xe đạp cũng có thể sửa chữa xe lăn, và các nhà sản xuất đồ nội thất hình ống có các kỹ năng và kiến thức cơ bản để chế tạo xe lăn.

Bảng 3.1 cung cấp một bản tóm tắt về cách tiếp cận dịch vụ xe lăn hai tầng. Điều này cho thấy một mô hình có thể liên kết một trung tâm dịch vụ xe lăn với một số dịch vụ xe lăn dựa vào cộng đồng. Để cung cấp hỗ trợ đầy đủ cho các trung tâm dựa vào cộng đồng, trước tiên có thể cần phát triển trung tâm dịch vụ xe lăn. Ngoài ra, nỗ lực hợp tác giữa các trung tâm dựa trên cộng đồng hiện hành có thể hoạt động theo hướng phát triển trung tâm dịch vụ xe lăn. Trong cả hai trường hợp, quá trình phát triển nên dựa trên nhu cầu kiểm tra thể chất và các khía cạnh khác của bối cảnh địa phương.

Bảng 3.1. Mô tả phương pháp tiếp cận dịch vụ xe lăn hai tầng

Đặc tính Chức năng chính Trung tâm dịch vụ xe lăn

Cấp độ trung tâm. Các cơ sở (có thể phân chia với các dịch vụ y tế hoặc phục hồi chức năng hiện có): cơ sở đào tạo lâm sàng và người dùng; cơ sở xưởng làm việc. Nhân viên: nhân viên trung tâm dịch vụ xe lăn chuyên dụng được đào tạo để đáp ứng nhu cầu của tất cả người dùng.

Cung cấp dịch vụ xe lăn cho tất cả người dùng. Tiếp cận cộng đồng; liên kết với các dịch vụ xe lăn dựa vào cộng đồng và mạng lưới giới thiệu. Đào tạo, hỗ trợ và giám sát các dịch vụ xe lăn dựa vào cộng đồng và giáo dục nhân sự các nguồn giới thiệu. Liên kết với nền học vấn, công việc và những yếu tố phát triển nền tảng khác.

Dịch vụ xe lăn dựa trên cộng đồng

Cấp độ cộng đồng, với một số dịch vụ cung cấp xe lăn được thực hiện hoàn toàn trong cộng đồng. Các cơ sở (phân chia với các chương trình phục hồi và sức khỏe cộng đồng khác): tiếp cận phòng khám, cơ sở đào tạo người dùng, cơ sở xưởng làm việc căn bản. Nhân viên: nhân viên y tế và phục hồi chức năng cộng đồng được đào tạo về cung cấp dịch vụ xe lăn cơ bản, được giám sát và hỗ trợ bởi nhân viên trung tâm dịch vụ xe lăn.

Cung cấp dịch vụ xe lăn cho người dùng yêu cầu xe lăn tay cơ bản mà không cần sửa đổi tùy chỉnh hoặc các thành phần hỗ trợ tư thế. Xác định người dùng có nhu cầu phức tạp và giới thiệu đến trung tâm dịch vụ xe lăn. Khi thích hợp, hỗ trợ người dùng có nhu cầu phức tạp hơn để theo dõi, bảo trì và sửa chữa trong cộng đồng. Hỗ trợ khả năng tiếp cận, bao gồm cả việc điều chỉnh môi trường người dùng như làm cửa rộng hơn và có đường dốc cho xe lăn.

3

74 I hướng dẫn về việc cung cấp xe lăn thủ công trong các khu vực ít nguồn lực

Tích hợp dịch vụ xe lăn vào các dịch vụ y tế hoặc phục hồi chức năng hiện có Một trung tâm hoặc bộ phận dịch vụ xe lăn có thể được thành lập trong các dịch vụ phục hồi chức năng hiện có. Các dịch vụ như vậy có khả năng có người dùng tham gia dịch vụ cho các nhu cầu về sức khỏe hoặc phục hồi chức năng. Do đó, họ sẽ cần có nhiều cơ sở hạ tầng cần thiết hơn. Ví dụ về các dịch vụ phục hồi chức năng rất phù hợp với việc tích hợp dịch vụ xe lăn bao gồm phục hình và dịch vụ chỉnh hình và trung tâm chấn thương cột sống.

Dịch vụ xe lăn có thể đóng vai trò kép, cung cấp xe lăn trực tiếp cho người dùng và hỗ trợ các dịch vụ cơ bản trong cộng đồng thông qua quan hệ đối tác với các chương trình và tổ chức cấp cộng đồng.

Các bên liên quan và các nguồn lực Các bên liên quan trực tiếp tham gia vào việc lập kế hoạch, thực hiện và tham gia cung cấp dịch vụ bao gồm: o người sử dụng, gia đình hoặc người chăm sóc của họ; • các cơ quan chính phủ, bao gồm các bộ chịu trách nhiệm về y tế, phúc lợi xã hội và giáo dục và

các bộ khác có liên quan và chính quyền địa phương; • các dịch vụ y tế và phục hồi chức năng hiện có (bao gồm cả hệ thống giấy giới thiệu) được quản

lý bởi các tổ chức chính phủ, tư nhân, phi chính phủ, phi chính phủ quốc tế hoặc tổ chức của người khuyết tật;

• tổ chức hỗ trợ cung cấp đầu vào kỹ thuật hoặc tài trợ tiền vốn; • nhân viên phục hồi chức năng và các tổ chức của họ; và • nhân viên dịch vụ xe lăn.

Các nguồn lực cần thiết để thực hiện các khuyến nghị bao gồm: • một nguồn cung cấp xe lăn đáng tin cậy đáp ứng các tiêu chuẩn đã thỏa thuận; • tiếp cận vào các loại và kích cỡ khác nhau của xe lăn để đáp ứng nhu cầu đa dạng của

người dùng cá nhân; • nhân viên được đào tạo về dịch vụ cung cấp xe lăn; • các cơ sở (có thể được phân chia với các dịch vụ phục hồi chức năng hoặc y tế hiện hành):

• các cơ sở lâm sàng cung cấp đủ không gian cho việc kiểm tra thể chất, đào tạo người dùng căn bản và nơi lưu trữ xe lăn, và

• các cơ sở xưởng làm việc, đặc biệt là nơi sửa đổi xe lăn hoặc hỗ trợ tư thế được cung cấp;

• vật liệu để sửa đổi xe lăn và các thành phần tùy chỉnh; và • tài trợ tiền vốn để hỗ trợ cung cấp dịch vụ xe lăn (sản phẩm và dịch vụ).

Dịch vụ cung cấp I 75

Khung3.2. Hệ thống cung ứng xe lăn tại Papua New Guinea Tại Pa pua new guinea, ước tính có gần 50.000 người cần dùng xe lăn. Trong năm 2003 và 2004, các tồ chức phục hồi chức năng quốc và các tồ chức phi chính phủ quốc gia và quốc tế đã phát triển một chiến lược trong việc cung ứng xe lăn. Kết quả là, một mảng lưới cung cấp các dịch vụ xe lăn đã được chạy thử nghiệm, tạo nên một mối liên kết khăng khít hơn gi ữa các dịch vụ phục hồi chức năng hiện hành.

Một hệ thống cung ứng xe lăn bao gồm một “hệ thống cung ứng xe lăn trong khu vực” hỗ trợ cho “ bốn hệ thống cung ứng xe lăn vệ tinh”. Các dịch vụ quốc gia đều dựa trên dịch vụ chỉnh hình và chân tay giả quốc gia tại Iae. ở các dịch vụ khu vực, các kỹ thuật viên từ trung tâm chỉnh hình và tay chân giả quốc gia và các nhà trị liệu từ bệnh viện Angau cùng nhau thực hiện các đánh giá, lập các thông số, đào tạo người dùng và các hoạt động theo dõi. Dịch vụ chỉnh hình và tay chân giả cũng cung cấp các dịch vụ sửa chữa cho người dùng. Việc kết hợp giữa các bác sĩ và các kỹ thuật viên đã làm cho việc hình thành các dịch vu xe lan9 trở nên dễ dàng, và việc cung ứng cũng như các địa điểm được chỉ định thành lập đã giúp cho việc cung cấp dịch vụ xe lăn được tin dùng hơn.

Hai trong số các dịch vụ vệ tinh có trụ sỡ tại các bệnh viên địa phương, một nằm trong đơn vị phục hình và cái còn lại nằm trong một dịch vụ phục hồi chức năng của cộng đồng. việc liên kết phục hồi ở cộng đồng sẽ gia tăng việc cung cấp các dịch vụ đến người có nhu cầu. các dịch vụ phục hồi ở cộng đồng sẽ giúp cho người có nhu cầu sở hữu một chiếc xe lăn dễ dàng hơn thông qua lời giới thiệu của các nhân viên tại bệnh viện.

Dào tạo cơ bản việc cung cấp dịch vụ cho tất các nhân sự kỹ thuật và y tế có liên quan đến mảng dịch vụ phục hồi đều sẽ được đào tạo trong 2 tuần bởi tồ chức phi chính phủ quốc tế Motivation. Các hỗ trợ khác cho mảng kỹ thuật và y tế đến từ các nhà vật lý trị liệu tình nguyện trong vòng một năm.

Mảng lưới cung cấp 25 chiếc xe lăn trong một tháng, vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu cần xe lan9 ở Papua New Guinea, mặc dù sự thành công của thử nghiệm này đến từ việc tận dụng các dịch vụ và nhân sự sẵn có, mà đa phần đã được học về vai trò của các dịch vụ xe lăn. trong tương lai, các bên liên quan sẽ tiếp tục xây dựng để đáp ứng nhiều nhu cầu hơn về phía các dịch vụ vệ tinh, cũng như là làm gia tăng công suất sản xuất để đáp ứng nhu cầu người dung.

76 I hướng dẫn về việc cung cấp xe lăn thủ công trong các khu vực ít nguồn lực

3.2 Dịch vụ cung cấp về xe lăn

3.2.1 Các bước trong dịch vụ cung cấp Các chức năng của các dịch vụ về xe lăn được mô tả trong Phần 3.1. Dịch vụ xe lăn thường được cung cấp theo một chuỗi các bước. Tóm tắt tám bước chính thường liên quan đến việc cung cấp dịch vụ về xe lăn được đưa ra trong Bảng 3.2 (4,5). Thông tin chi tiết về từng bước và các khuyến nghị về thực hành tốt được cung cấp trong Phần 3.3. Bảng 3.2. Các bước thường liên quan đến dịch vụ cung cấp về xe lăn

1. Giới thiệu và thăm khám

Hệ thống giới thiệu sẽ phụ thuộc vào các dịch vụ hiện có trong nước. Người dùng có thể tự giới thiệu hoặc được giới thiệu thông qua các mạng lưới nhân viên hoặc tình nguyện viên phục hồi sức khỏe của chính phủ hoặc phi chính phủ và các tình nguyện viên làm việc ở cấp cộng đồng, cấp huyện hoặc khu vực. Một số dịch vụ có thể cần chủ động xác định người dùng tiềm năng nếu họ chưa nhận được bất kỳ dịch vụ chăm sóc sức khỏe hoặc xã hội nào hoặc chưa tham gia vào các hoạt động ở trường, công sở hoặc cộng đồng.

2. Đánh giá Mỗi người dùng đều được yêu cầu điền vào một bảng đánh giá bao gồm lối sống, kì nghỉ, môi trường gia đình và tình trạng thể chất.

3. Quy định (lựa chọn)

Sử dụng thông tin thu được từ bảng đánh giá, một chiếc xe lăn được làm riêng cho người dùng, thành viên gia đình hoặc người chăm sóc. Loại xe lăn đã chọn, kích thước, tính năng đặc biệt và các sửa đổi. các quy tắc cũng giúp người dùng sử dụng và bảo dưỡng xe lăn một cách hiệu quả.

4. Tài trợ và

đặt hàng Khi xác định được nguồn tiền, xe lăn sẽ được đặt hàng thông qua dịch vụ của nhà cung cấp.

5. Chuẩn bị sản phẩm

Nhân sự có tay nghề sẽ chuẩn bị xe lăn sao cho phù hợp. Tùy thuộc vào sản phẩm và dịch vụ, bao gồm việc lắp ráp hoặc sửa đổi các sản phẩm được cung cấp bởi nhà sản xuất hoặc sản xuất tại xưởng dịch vụ.

6. Độ vừa Người dùng sẽ thử xe lăn. Các bước điều chỉnh cuối cùng được thực hiện để đảm bảo xe lăn được lắp ráp và thiết lập chính xác. Nếu cần điều chỉnh hoặc thêm các thành phần hỗ trợ vật lý, có thể thêm vào các phụ kiện bổ sung.

7. Hướng dẫn sử dụng

Người sử dụng và người chăm sóc được hướng dẫn cách sử dụng và bảo dưỡng xe lăn an toàn và hiệu quả.

8. Theo sát, bảo trì và sửa chữa

Các buổi kiểm tra định kì nhằm kiểm tra xe lăn có còn phù hợp hay không, đồng thời hướng dẫn và hỗ trợ thêm. Lịch kiểm tra phụ thuộc vào nhu cầu người dùng và các dịch vụ mà họ đăng kí. Dịch vụ cũng cung cấp việc bảo trì và sữa chữa các vấn đề kĩ thuật phức tạp. Các hoạt động theo sát nên được thực hiện ở mức cộng đồng là thích hợp. Nếu xe lăn không còn phù hợp, xe lăn mới cần được cung cấp bắt đầu lại từ bước 1.

Bước Sơ lược

Dịch vụ cung cấp I 77

3.2.2 Nắm bắt nhu cầu cá nhân của người dùng Khi lập kế hoạch cung cấp dịch vụ xe lăn, điều quan trọng là phải nhận ra nhu cầu cá nhân của mỗi người. Những nhu cầu này có thể được phân loại như: • Thể chất - tình hình sức khỏe của người dùng và các nhu cầu về tư thế và chức năng; • Môi trường - nơi người dùng sống và nơi họ cần sử dụng xe lăn; • Lối sống – những điều người dùng nên làm khi bắt đầu cuộc sống trên xe lăn.

Nhu cầu thể chất. Một số người dùng sẽ có các nhu cầu thể chất phức tạp hơn. Người dùng bị dị tật tư thế, suy giảm cảm giác da và các vấn đề về trương lực cơ (ví dụ như co cứng) sẽ cần được đánh giá bởi các nhân sự có trình độ thích hợp. Những người dùng này cũng sẽ cần theo dõi và hỗ trợ thường xuyên hơn. Có ba mức độ hỗ trợ tư thế liên quan đến kĩ năng và những hỗ trợ cần thiết từ nhân viên được miêu tả trong Bảng 3.3.

Bảng 3.3. Nhu cầu tư thế của người dùng liên quan đến nhu cầu về kỹ năng và hỗ trợ nhân sự

Người dung Nhu cầu

Người sử dụng xe lăn bằng tay mà không cần điều chỉnh. Trẻ em hoặc người trưởng thành có thể ngồi tốt mà không có bất kỳ tư thế dị dạng hoặc bất thường.

Vận động và hỗ trợ tư thế tạo sự thoải mái, phát huy chức năng và phòng ngừa các vấn đề về tư thế liên quan đến việc sử dụng xe lăn vĩnh viễn.

Hỗ trợ vận động và tư thế thông qua một chiếc xe lăn và đệm ghế tốt.

Người sử dụng xe lăn bằng tay với chỗ ngồi hỗ trợ Trẻ em hoặc người trưởng thành bị dị tật tư thế có khuynh hướng từ nhẹ đến trung bình. Không được giải quyết, những dị tật này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng và chức năng xe lăn.

Vận động và hỗ trợ tư thế để ổn định tư thế tạo sự thoải mái, phát huy chức năng và ngăn ngừa các vấn đề về tư thế tiếp theo. Ghế hỗ trợ được cung cấp thông qua việc điều chỉnh cá nhân cho xe lăn cơ bản, hoặc hệ thống ghế ngồi chuyên dụng.

Những người sử dụng thiết bị hỗ trợ vận động phức tạp. Trẻ em hoặc người trưởng thành bị dị tật tư thế phức tạp. Không thể ngồi xe lăn bình thường (kể cả có sự hỗ trợ).

Vận động và xe lăn theo quy định với tùy chỉnh riêng để hỗ trợ tư thế phù hợp với các biến dạng nhất định.

78 I hướng dẫn về việc cung cấp xe lăn thủ công trong các khu vực ít nguồn lực

Nhu cầu lối sống và môi trường. Những yếu tố này đòi hỏi phải xem xét trong suốt quá trình kiểm tra thể chất. Chúng sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn xe lăn, dựa trên đặc điểm hiệu suất, độ bền và các tính năng khác. Điều này được thảo luận trong Chương 4.

3.3 Thực hiện tốt trong cung cấp dịch vụ xe lăn Chỉ dẫn phần này có thể được sử dụng để giúp lập kế hoạch và bắt đầu dịch vụ xe lăn và trong việc kiểm tra thể chất các dịch vụ hiện có. Các khuyến nghị được trình bày trong chín lĩnh vực: thực hiện tốt trong dịch vụ tổng thể và trong mỗi tám bước chinh còn lại trong cung cấp dịch vụ xe lăn.

3.3.1 Dịch vụ tổng thể Thực hiện tốt trong dịch vụ xe lăn bao gồm những điều sau đây: • Các dịch vụ xe lăn nhận biết người dùng là khách hàng của dịch vụ và áp dụng “cách tiếp cận

lấy khách hàng làm trung tâm”. Điều này có nghĩa là, cùng với những điểm khác, là: • người dùng nhận được thông tin về quy trình dịch vụ sẽ sử dụng để cung cấp xe lăn

và các quyền và trách nhiệm của người dùng trong quy trình này; • người dùng tích cực tham gia với tư cách là thành viên của nhóm dịch vụ trong tất cả

các bước sẽ đến bước cung cấp xe lăn của mình; và • dịch vụ tích cực thu thập phản hồi từ người dùng ý kiến của họ về dịch vụ và cách cải

thiện dịch vụ. • Dịch vụ này có khả năng tiếp cận như nhau đối với tất cả người dùng, bất kể giới tính, tuổi

tác, dân tộc, tôn giáo hoặc địa vị xã hội. • Dịch vụ này có nhân viên được đào tạo về vai trò lâm sàng, kỹ thuật và đào tạo, họ làm

việc chặt chẽ với người dùng để cung cấp tư vấn, kiểm tra thể chất, lựa chọn, lắp đặt-điều chỉnh, đào tạo và theo dõi.

• Dịch vụ này có một người quản lý dịch vụ được chỉ định hoặc điều phối viên. • Một mạng lưới giới thiệu đến dịch vụ được đưa ra. • Dịch vụ này được tích hợp tốt với các dịch vụ phục hồi chức năng và sức khỏe khác. • Dịch vụ dựa trên kiến thức về phạm vi của xe lăn có sẵn tại địa phương. • Các dịch vụ có thể cung cấp nhiều hơn một loại xe lăn, cho người dùng lựa chọn dựa

trên kiểm tra thể chất.

Khung3.3. Nhu cầu sửa đổi xe lăn và bổ sung hỗ trợ tư thế ở Nam Phi Có bao nhiêu người dung yêu cầu nhiều hơn mức cấp dưỡng xe lăn cấp cơ bản? Do thiếu số liệu thống kê chung, không thể nói chính xác có bao nhiêu người dùng rơi vào từng nhóm được mô tả trong Bảng 3.3. Tuy nhiên, trong một cuộc khảo sát với 147 người dùng được thực hiện tại Trung tâm phục hồi chức năng Western Cape ở Nam Phi năm 2006, người ta thấy rằng 58% người dùng cần một số hình thức sửa đổi xe lăn hoặc hỗ trợ tư thế cấp cơ bản. 22% yêu cầu hỗ trợ tư thế phức tạp, trong khi chỉ có 20% có thể sử dụng xe lăn thủ công cơ bản mà không cần sửa đổi. Một chuyên gia vật lý trị liệu giám sát phát biểu: Từ khi dịch vụ bắt đầu, chúng tôi đã thấy rằng nhiều người dùng cần nhiều hơn là một chiếc xe lăn cấp cơ bản. Nhiều người bị dị tật vì sống quá lâu mà không có xe lăn và giờ họ cần sửa xe lăn để phù hợp với mình. Chúng tôi cũng gặp ngày càng nhiều trẻ em bị bại não cần đến, và các em cần xe lăn với sự hỗ trợ thêm về tư thế.

Dịch vụ cung cấp I 79

Xe lăn có nguồn gốc từ một loạt các nhà cung cấp, bao gồm cả địa phương và quốc tế, tùy thuộc vào sự phù hợp và khả năng chi trả của họ.

• Các dịch vụ thực hiện kiểm soát chất lượng để đảm bảo rằng mọi xe lăn đều được kiểm tra thể chất an toàn trước khi người dùng thử và đảm bảo an toàn và phù hợp trước khi mỗi người dùng rời khỏi xưởng chế tạo hoặc trung tâm phục hồi chức năng bằng xe lăn.

• Dịch vụ sửa chữa luôncó sẵn để cung cấp hỗ trợ liên tục cho người dùng. • Các dịch vụ xác định nhu cầu địa phương và cân đo hiệu quả của chúng trong việc đáp

ứng các nhu cầu này thông qua giám sát và kiểm tra thể chất thường xuyên (xem Phần 3.5).

• Dịch vụ thúc đẩy làm việc nhóm giữa nhân viên lâm sàng và kỹ thuật trong việc cung cấp dịch vụ cho người dùng.

3.3.2 Giới thiệu và các lịch hẹn Mục tiêu Mục tiêu của good practice trong giới thiệu và các lịch hẹn là để đảm bảo rằng người dùng có quyền tiếp cận việc cung cấp dịch vụ xe lăn như nhau, để tăng hiệu quả và năng suất của dịch vụ và giảm thiểu danh sách người dùng đang chờ.

Hệ thống giới thiệu Điều này liên quan đến cách người dùng truy cập dịch vụ, có thể thông qua các “tự giới thiệu”, nghĩa là trong đó người dùng liên hệ trực tiếp với dịch vụ hoặc thông qua “mạng lưới giới thiệu”, theo đó người dùng được giới thiệu bởi một tổ chức khác.

Hệ thống đặt lịch hẹn Điều này đề cập đến phương pháp thiết lập lịch hẹn với người dùng để kiểm tra thể chất và lựa chọn, lắp đặt điều chỉnh, đào tạo người dùng căn bản và theo dõi. Phương pháp phổ biến nhất là liệt kê thời gian cuộc hẹn trong nhật ký dịch vụ, sau đó khi người dùng được giới thiệu, lịch hẹn sẽ được điền vào. Lợi ích của một hệ thống đặt lịch hẹn bao gồm giảm thời gian chờ của người dùng và tăng hiệu quả công việc.

Danh sách chờ Khi có nhu cầu cao đối với dịch vụ xe lăn, một danh sách chờ sẽ được thiết lập. Người dùng trong danh sách chờ có thể được đặt lịch hẹn vì dịch vụ hoạt động thông qua danh sách. Việc điều hành các cuộc hẹn sẽ phụ thuộc vào bối cảnh.

Khung3.4 Thực hiện tốt trong các hệ thống đặt lịch hẹn và giới thiệu n n n

n

n n

Khi người dùng được giới thiệu đến dịch vụ, một hồ sơ sẽ được thiết lập và một cuộc hẹn được đặt ra hoặc người dùng được đưa vào danh sách chờ. Các dịch vụ cung cấp thông tin đào tạo nhân viên mạng lưới giới thiệu để tăng nhận thức của họ về việc cung cấp dịch vụ xe lăn và chỉ cho họ cách giới thiệu người dùng đến dịch vụ. Dịch vụ phát triển và phân phối một biểu mẫu để các cơ quan mạng lưới giới thiệu hoàn thành khi giới thiệu người dùng. Dịch vụ sử dụng các hướng dẫn rõ ràng để ưu tiên các cuộc hẹn. Điều này đặc biệt quan trọng khi có danh sách chờ. ví dụ về người dùng ưu tiên cao bao gồm những người mắc bệnh nan y và những người có nguy cơ phát triển các biến chứng thứ phát đe dọa tính mạng như loét điểm tủy. Các dịch vụ đặt mục tiêu và đo lường hiệu suất của chúng liên quan đến số lượt giới thiệu, khoảng thời gian giữa giới thiệu và cuộc hẹn và giảm danh sách chờ. Dịch vụ có thủ tục sàn lọc để tối thiểu hoá trong việc sắp xếp lịch trình cho những sự giới thiệu không phù hợp.

3

80 I hướng dẫn về việc cung cấp xe lăn thủ công trong các khu vực ít nguồn lực

3.3.3 Kiểm tra thể chất Mục tiêu Mục tiêu của thực hiện tốt là kiểm tra thể chất chính xác nhu cầu của từng người dùng để lựa chọn xe lăn hiện có phù hợp nhất. Mỗi người dùng cần thiết phải được kiểm tra thể chất cá nhân, được thực hiện bởi một người hoặc những người có các kỹ năng phù hợp. Việc kiểm tra thể chất cần phải toàn diện, có tính đến lối sống, môi trường sống và điều kiện thể chất của người dùng. Điều quan trọng là người dùng và, nếu thích hợp, gia đình phải tham gia đầy đủ vào việc kiểm tra thể chất. Tùy thuộc vào mức độ phức tạp của nhu cầu, việc kiểm tra thể chất có thể mất tới 2 giờ. Hình 3.1. Kiểm tra thể chất người sử dụng

Ghi chú 3.5 Thực hiện tốt trong việc kiểm tra thể chất

• Việc kiểm tra thể chất được thực hiện trong một không gian riêng tư, yên tĩnh và sạch sẽ. Đây có thể là một không gian dành riêng trong dịch vụ xe lăn, tại một cơ sở chăm sóc sức khỏe hoặc cộng đồng khác, hoặc tại nhà của người dùng.

• Kiểm tra thể chất được thực hiện bởi nhân viên được đào tạo. Văn hóa, tuổi tác và nhạy cảm giới tính trong khi thực hiện các kiểm tra làm tăng độ tin cậy và khả năng chấp nhận.

• Thiết bị để đánh giá thể chất là luôn có sẵn, bao gồm một giường kiểm tra (giường, tấm trải, bàn), băng đo, thiết bị đo góc (máy đo điện áp), ụ đỡ và vật tư kiểm soát nhiễm trùng.

• Đánh giá thể chất có tính đến điều kiện vật lý của người dùng; nhà, trường học, nơi làm việc và các môi trường khác nơi sử dụng xe lăn; cách sống; kích cỡ thể trạng và tuổi.

• Đánh giá thể chất được ghi lại rõ ràng trên một mẫu đánh giá và lưu lại hồ sơ để tham khảo trong tương lai. • Khi một dịch vụ không thể đáp ứng nhu cầu của người dùng, do thiếu một sản phẩm thích hợp hoặc

nhân viên chưa có đủ kỹ năng, thì dịch vụ đó: o Giới thiệu người dùng đến một dịch vụ khác có nhân viên khác và được trang bị để phục vụ người

dùng (nếu có); o Tổ chức các chuyến thăm tiếp cận cộng đồng cho nhân viên có đủ năng lực, hoặc o Tài liệu mà người dùng cần để giúp xây dựng một bức tranh về viễn cảnh chưa được đáp ứng để

hướng dẫn phát triển dịch vụ trong tương lai.

Khung3.5. Thực hiện tốt trong đánh giá

Dịch vụ cung cấp I 81

3.3.4 Lựa chọn Mục tiêu Mục tiêu của thông lệ lựa chọn tốt nhất là để phù hợp với nhu cầu của người dùng, như được xác định thông qua đánh giá thể chất, với chiếc xe lăn có sẵn phù hợp nhất.

Xe lăn cần phải có sẵn các loại, kích cỡ và với các tùy chọn khác nhau. Việc lựa chọn đại diện cho quá trình phù hợp với nhu cầu của người dùng với xe lăn có sẵn phù hợp nhất. Mẫu đơn lựa chọn đã hoàn thành là một bảng mô tả đầy đủ về xe lăn được yêu cầu và lựa chọn bởi người dùng cá nhân.

Ghi chú 3.6. Thực hiện tốt cho việc lựa chọn

• Người dùng có cơ hội nhìn thấy và nếu có thể, hãy thử các mẫu xe lăn, đệm và các cấu tạo hợp thành hỗ trợ tư thế. Điều này hỗ trợ người dùng và nhân viên cùng nhau trong việc lựa chọn xe lăn và các tính năng cần thiết.

• Mỗi lựa chọn xe lăn được ghi lại, trên mẫu đánh giá hoặc trên mẫu lựa chọn chuyên dụng. Các chi tiết theo việc lựa chọn: o loại và kích cỡ xe lăn; o bất kỳ cấu tạo bổ sung nào được yêu cầu (ví dụ đệm ghế giảm áp); o bất kỳ sửa đổi hoặc các thành phần tùy chỉnh cần thiết; và o thông tin hoặc kỹ năng mà người dùng cần biết hoặc có thể thực hiện trước khi nhận đủ dịch vụ

với xe lăn mới. • Nhân viên dịch vụ xe lăn được cho thời gian để viết đánh giá và ghi chú lựa chọn của người sử dụng ngay sau

mỗi cuộc hẹn. • Các dịch vụ cung cấp cho người dung một ước tính khi nào xe lăn của họ sẽ sẵn sàng (tùy thuộc vào tài trợ,

xem bên dưới). Nếu có thể, một cuộc hẹn với người dùng để lắp đặt điều chỉnh được đặt ra tại thời điểm lựa chọn. 3

82 I hướng dẫn về việc cung cấp xe lăn thủ công trong các khu vực ít nguồn lực

3.3.5 Tài trợ và đặt hàng Mục tiêu Mục tiêu của thực hiện tốt trong việc tài trợ và đặt hàng là đặt hàng hoặc mua xe lăn đã được chọn cho người dùng, càng sớm càng tốt.

Tài trợ Dựa trên lựa chọn của người sử dụng, có thể ước tính chặt chẽ chi phí của sản phẩm được khuyến nghị. Đối với hầu hết các dịch vụ, việc đảm bảo nguồn tài trợ đã được xác định trước khi đặt hàng cho thiết bị là rất cần thiết. Bất cứ nơi nào có thể, điều này nên được giao cho nhân viên hành chính hơn là nhân viên lâm sàng hoặc kỹ thuật. Xem phần 5.4 để biết thêm thông tin về tài trợ.

Đặt hàng Khi không có sẵn mặt hàng, xe lăn cần phải được đặt hàng từ một nhà cung cấp bên ngoài hoặc mua từ xưởng dịch vụ xe lăn, nơi thường duy trì sản xuất các xe lăn có kích cỡ và loại khác nhau.

3.3.6 Chuẩn bị sản phẩm Mục tiêu Mục tiêu thực hiện tốt trong chuẩn bị sản phẩm là chuẩn bị xe lăn cho phù hợp, bao gồm sửa đổi hoặc các thành phần cấu tạo hỗ trợ tư thế tùy chỉnh.

Ghi chú 3.7. Thực hiện tốt trong việc đặt hàng

• Nếu xe lăn không có sẵn ngay lập tức, các dịch vụ sẽ thông báo cho người dùng khi nào xe lăn sẽ sẵn sàng để lắp ráp điều chỉnh.

• Dịch vụ dành sẵn trong kho một lượng xe lăn và linh kiện để đảm bảo thời gian giao hàng nhanh hơn. • Dịch vụ khuyến khích các nhà cung cấp phát triển các mẫu đơn và thủ tục rõ ràng. • Dịch vụ thỏa thuận với các nhà cung cấp về thời gian giao hàng và nhằm giảm thiểu sự chậm trễ. • Các dịch vụ đảm bảo việc đặt hàng được hoàn thành trong vòng hai ngày làm việc sau khi người dùng hoàn

thành lựa chọn, với điều kiện phải có nguồn tài trợ. • Dịch vụ có một hệ thống tại chỗ để giám sát các đơn đặt hàng đang chờ xử lý từ các nhà cung cấp. • Services have a system for providing feedback to suppliers about quality issues.

Ghi chú 3,8. Cách làm tốt trong việc chuẩn bị sản phẩm

• Mỗi chiếc xe lăn đang được chuẩn bị sẽ được dán nhãn tên người dùng và số sê-ri hoặc mã vạch. • Việc sửa đổi xe lăn (thay đổi vĩnh viễn khung hoặc một bộ phận của xe lăn) chỉ được thực hiện bởi nhân

viên có kiến thức và kỹ năng phù hợp, vì bất kỳ sửa đổi nào như vậy có thể có liên quan đến cấu trúc và chức năng.

• Việc sản xuất và lắp đặt hệ thống ghế ngồi tùy chỉnh hoặc các bộ phận hỗ trợ tư thế cá nhân nên được thực hiện bởi nhân viên có kiến thức và kỹ năng phù hợp. Công việc này cũng nên được thực hiện với sự phối hợp chặt chẽ với nhân viên đánh giá thể chất.

• Tất cả các dụng cụ di động được kiểm tra chất lượng và an toàn trước khi người dùng thử nó.

Dịch vụ cung cấp I 83

3.3.7 Lắp đặt-điều chỉnh Mục tiêu Mục tiêu của thực hiện tốt trong việc lắp đặt là để đảm bảo rằng xe lăn đã chọn đã được lắp ráp chính xác và thực hiện các điều chỉnh cuối cùng để đảm bảo phù hợp nhất.

Lắp đặt là một bước quan trọng. Khi lắp đặt, người sử dụng và nhân viên kỹ thuật và lâm sàng đảm bảo rằng xe lăn vừa vặn và hỗ trợ người dùng như dự định. Một phụ kiện có thể mất từ 30 phút đến 2 giờ hoặc nhiều hơn, tùy thuộc vào độ phức tạp.

Trong quá trình lắp đặt, người dùng và nhân viên có thẩm quyền cùng nhau kiểm tra xem:

• Kích cỡ của xe lăn; • xe lăn được điều chỉnh chính xác cho người dùng chưa;

bất kỳ sửa đổi hoặc các thành phần hỗ trợ tư thế phải phù hợp chính xác; và • xe lăn đáp ứng nhu cầu di chuyển và hỗ trợ tư thế của người dùng, giảm thiểu rủi ro

người dùng bị biến dạng thứ phát hoặc biến chứng.

Hình. 3.2. Lắp ráp xe lăn cho người dùng

Ghi chú 3.9 Thực hiện tốt việc lắp đặt xe lăn n n

n

n n

Tất cả người dùng có xe lăn riêng được trang bị bởi nhân viên được đào tạo để làm những việc đó. Bất cứ khi nào có thể, việc lắp đặt được thực hiện bởi cùng một nhân viên đã kiểm tra thể chất người dùng. Sự phù hợp của xe lăn (bao gồm bất kỳ thành phần chỗ ngồi hoặc tư thế) được đánh giá đầu tiên khi người dùng ngồi trên xe lăn đứng yên. Khi yếu tố phù hợp được chấp nhận, nó sẽ được đánh giá thêm trong khi người dùng Tự đẩy hoặc bị đẩy. Nếu không phù hợp với xe lăn, điều chỉnh thêm được thực hiện. Nếu một yếu tố phù hợp có thể chấp nhận không thể đạt được, thiết bị thay thế hoặc đánh giá lại có thể là cần thiết. Xe lăn không thể được cung cấp cho người dùng cho đến khi phù hợp được chấp nhận. Có quy định về nhiều cuộc hẹn lắp ráp cho người dùng có nhu cầu phức tạp hơn, chẳng hạn như những người có dị tật tư thế.

3

84 I hướng dẫn về việc cung cấp xe lăn thủ công trong các khu vực ít nguồn lực

3.3.8 Đào tạo người dùng, gia đình và người chăm sóc Mục tiêu Mục tiêu của thực hiện tốt trong đào tạo là đảm bảo rằng tất cả người dùng được cung cấp thông tin và đào tạo họ để có thể sử dụng xe lăn của họ một cách an toàn và hiệu quả.

Các lĩnh vực chính của đào tạo người dùng bao gồm: • làm thế nào để chuyển lên và xuống xe lăn; • cách xử lý xe lăn; • xe lăn di động cơ bản; • làm thế nào để giữ sức khỏe khi sử dụng xe lăn - ví dụ như phòng ngừa loét điểm tụy; • làm thế nào để bảo dưỡng xe lăn và đệm và, nếu thích hợp, tháo dỡ và lắp lại xe lăn;

và • liên hệ với ai trong trường hợp có vấn đề.

Hình. 3.3. Huấn luyện di chuyển bằng xe lăn với huấn luyện viên cùng hoàn cảnh

Ghi chú 3.10. Thực hiện tốt việc đào tạo người sử dụng xe lăn căn bản n n

n n

Một danh sách kiểm tra đào tạo người dùng được hoàn thành cùng với người dùng, bao gồm các kỹ năng mà người dùng cần có theo thứ tự ưu tiên. Danh sách kiểm tra được sử dụng bởi huấn luyện viên, và vì mỗi kỹ năng được dạy và phả được thuần thục bởi người dùng, họ phải được kiểm tra. Khi có thể, các huấn luyện viên đồng đẳng (người dùng tích cực có kỹ năng ngồi xe lăn thuần thục và đào tạo về cách dạy và hỗ trợ người dùng khác) đào tạo người dùng căn bản, với sự giám sát của nhân viên lâm sàng. Dịch vụ xe lăn liên kết chặt chẽ với bất kỳ nhóm người dùng nào trong cộng đồng, cung cấp khóa đào tạo bình luyện để tăng cường đào tạo được cung cấp tại dịch vụ. Tài liệu bằng văn bản hoặc hình ảnh, bao gồm tờ rơi hoặc áp phích bằng ngôn ngữ địa phương, được sử dụng để hỗ trợ đào tạo người dùng.

3.3.9 Theo dõi, bảo trì và sửa chữa Mục tiêu Mục tiêu của việc thực hiện tốt trong việc theo dõi, bảo trì và sửa chữa là đánh giá hiệu quả của xe lăn trong việc tối đa hóa chức năng, sự thoải mái và ổn định của người dùng, và để đảm bảo rằng thiết bị được bảo trì phù hợp và trong tình trạng tốt.

Theo dõi nên bao gồm đánh giá về: • xe lăn đã hoạt động tốt như thế nào đối với người dung; • bất kỳ vấn đề nào người dùng gặp phải khi sử dụng xe lăn; • sựphù hợp với xe lăn, đặc biệt là kiểm tra xem xe lăn có hỗ trợ tư thế tốt cho người

dùng không; • các kỹ năng của người dùng, và liệu có cần đào tạo thêm không; • tình trạng của xe lăn và liệu có cần điều chỉnh hay sửa chữa gì không; và • khả năng của người dùng để bảo dưỡng xe lăn, và liệu có cần đào tạo thêm không. Tần suất theo dõi sẽ phụ thuộc vào nhu cầu cá nhân của người dùng. Một số người dùng nên được theo dõi thường xuyên hơn những người khác. Theo hướng dẫn, các cuộc hẹn tiếp theo thường được thực hiện trong vòng sáu tháng sau khi nhận được xe lăn. Công việc sửa chữa xe lăn cơ bản thường có thể được thực hiện tại địa phương tại các xưởng sửa chữa xe đạp hoặc xe hơi.

Ghi chú 3.11. Thực hiện tốt việc theo dõi

n n

n

n

Bất cứ khi nào có thể, tất cả các thành viên của nhóm dịch vụ xe lăn đều tham gia vào các cuộc hẹn tiếp theo. Bao gồm nhân viên lâm sàng, kỹ thuật và đào tạo. Tần suất theo dõi được xác định bởi nhu cầu cá nhân của người dùng. Các cuộc hẹn tiếp theo được ưu tiên cho người dùng trong các danh mục sau: • trẻ em (có nhu cầu thay đổi nhanh chóng khi chúng lớn lên); • người dùng có nguy cơ bị lở loét điểm tủy; • người dùng có xe lăn với các sửa đổi hoặc bổ sung hỗ trợ tư thế; và • người dùng (hoặc thành viên gia đình / người chăm sóc) gặp khó khăn trong việc tuân theo các khóa Đào tạo cơ bản được cung cấp tại dịch vụ. Các dịch vụ xem các cuộc hẹn tiếp theo như cơ hội để thu thập phản hồi từ người dùng để giúp đánh giá chất lượng dịch vụ được cung cấp.

3

Dịch vụ cung cấp I 85

3.4. Nhân viên cung cấp dịch vụ xe lăn Một bản tóm tắt về các nhóm nhân viên chuyên ngành liên quan đến việc cung cấp dịch vụ xe lăn, bao gồm các nhà sản xuất và các nhà cung cấp, mạng lưới giới thiệu và nhân viên dịch vụ, được mô tả trong Hình 3.4 Hình 3.4. Các tổ chức và nhân viên liên quan đến việc cung cấp một chiếc xe lăn phù hợp cho người sử dụng

3.4.1. Các nhà sản xuất hoặc các nhà cung cấp Dịch vụ xe lăn thường nhận xe lăn từ các nhà sản xuất hoặc các nhà cung cấp. Phạm vi của các hướng dẫn này không cho phép thảo luận về tất cả các thành viên sản xuất và cung ứng, nhưng một vài điểm được đưa ra ở đây liên quan đến các nhà quản lý và nhân viên sản xuất lỹ thuật.

Sự quản lý Cũng như là việc quản lý hàng ngày, các nhà quản lý của các cơ sở sản xuất xe lăn chịu trách nhiệm lựa chọn thiết kế và chất lượng sản xuất. Do đó, điều quan trọng là các nhà quản lý nhận được phản hồi từ người sử dụng và dịch vụ xe lăn về việc xe lăn của họ đáp ứng nhu cầu tốt nhu cầu như thế nào.

Nhân viên kỹ thuật sản xuất Nhân viên lỹ thuật sản xuất có liên quan đến việc kỹ thuật sản xuất xe lăn. Họ không nhất thiết phải tham gia vào việc lắp hoặc sửa đổi xe lăn cho người dùng cá nhân. Điều này khác với nhân viên kỹ thuật trong các dịch vụ xe lăn, những người tham gia lắp ráp, sửa đổi và lắp xe lăn cho các cá nhân cụ thể. Tuy nhiên, một số nhân viên kỹ thuật, điển hình là những người trong các xưởng nhỏ hơn, có thể tham gia cả việc sản xuất và lắp ráp xe lăn. Thuật ngữ “nhân viên sản xuất kỹ thuật”, được sử dụng trong các hướng dẫn này, được giới hạn cho các nhà sản xuất xe lăn và không bao gồm việc cung cấp dịch vụ cho người dùng cá nhân.

3.4.2. Các mạng lưới giới thiệu Các mạng lưới giới thiệu đóng một vai trò quang trọng trong việc cung cấp dịch vụ xe lăn. Mạng lưới giới thiệu hoạt động tốt giúp đảm bảo người sử dụng có thể truy cập dịch vụ. Mạng lưới giới thiệu có thể bao gồm nhân viên y tế và phục hồi chức năng hoặc tình nguyện viên làm việc ở cấp cộng đồng, cấp huyện hoặc khu vực.

Các mạng lưới giới thiệu

Ví dụ: nhân viên y tế và phục hồi chức

năng của chính phủ và phi chính phủ

Người sử dụng

Nhân viên dịch vụ Các vai trò nhóm dịch vụ

- Quản lý - Lâm sàng - Kỹ thuật - Đào tạo hỗ

trợ nhân viên

Các nhà sản xuât và

cung cấp Các nhà quản lý và nhân viên kỹ thuật

Sản phẩm

86 | hướng dẫn về việc cung cấp xe lăn thủ công trong các khu vực ít nguồn lực

Tầm quan trọng của mối liên kết mạnh mẽ giữa các dịch vụ chuyên khoa và các chương trình phục hồi chức năng hoặc chăm sóc sức khỏe được nhấn mạnh trong một tuyên bố chung của Hiệp hội phục hình và chỉnh hình quốc tế và WHO (6). Dịch vụ xe lăn là một ví dụ về một dịch vụ chuyên biệt không thể luôn được cung cấp đầy đủ trong mọi cộng đồng. Ở các nước đang phát triển, phần lớn những người khuyết tật sống ở khu vực nông thôn và khó để tiếp cận với các dịch vụ phục hồi chức năng, thường bị giới hạn ở các thành phố lớn (7,8). Do đó, nhân viên y tế và phục hồi chức năng cần đóng vai trò chủ động trong việc đảm bảo rằng những người sống ở khu vực nông thôn cũng có thể tiếp cận với các dịch vụ xe lăn mà không gặp khó khăn. Vai trò trong mạng lưới giới thiệu trong cung cấp dịch vụ xe lăn có thể bao gồm: • Xác định và giới thiệu những người cần xe lăn; • Liên lạc giữa người sử dụng, gia đình của họ và các dịch vụ xe lăn để tạo điều

kiện đánh giá, điều chỉnh và theo dõi; • Tăng cường đào tạo dịch vụ xe lăn như phòng chống đau nhức áp lực, phòng

ngừa các biến chứng, bảo dưỡng xe lăn và các kỹ năng di chuyển; • Cung cấp hỗ trợ, tư vấn và có thể hỡ trợ trong việc điều chỉnh môi trường gia

đình của người sử dụng; • Các biện pháp khuyến khích để tạo điều kiện tiếp cận trong cộng đồng; • Cung cấp thông tin cho các dịch vụ xe lăn về khả năng chấp nhận và sử dụng xe

lăn theo quy định; • Hỗ trợ người sử dụng đê sắp xếp việc sửa chữa; và • Phát huy lợi ích của xe lăn,

3.4.3. Nhân viên dịch vụ Nhân viên dịch vụ xe lăn thực hiện các nhiệm vụ quản lý, lâm sàng, kỹ thuật và đào tạo (xem Hình 3.4). Những vai trò này có thể được thực hiện bởi nhân viên từ một loạt các nền tảng đào tạo và giáo dục. Chúng cũng có thể hỗ trợ chồng chéo với nhau: chẳng hạn, trong một dịch vụ nhỏ một người có thể thực hiện cả vai trò lâm sàng và kỹ thuật. Trong một diễn biến khác, một người có thể thực hiện vai trò lâm sàng, đào tạo và quản lý với sự hỗ trợ của kỹ thuật viên làm việc bán thời gian. Đôi khi, đặc biệt khi làm việc với những người sử dụng có nhu cầu phức tạp, nhân viên có thể dựa vào chuyên môn của các chuyên gia như vật lý trị liệu, trị liệu ngôn ngữ và nói, bác sĩ nhi khoa, bác sĩ thần kinh, bác sĩ chỉnh hình, bác sĩ phục hình, các chuyên gia chỉnh hình và phục hình.

Vai trò quản lý Để một dịch vụ xe lăn hoạt động hiệu quả, việc chỉ định một người quản lý là rất quan trọng. Người quản lý đảm bảo một khuôn khổ được đặt ra ở nơi làm việc để cho phép dịch vụ xe lăn hoạt động. Điều này cần bao gồm việc đầy đủ các nhân sự, cơ sở vật chất, tài trợ, sản phẩm, giới thiệu và hệ thống bổ nhiệm. Các nhà quản lý cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các dịch vụ xe lăn. Do đó, người quản lý đòi hỏi một sự hiểu biết thấu đáo về việc cung cấp dịch vụ xe lăn bên cạnh các kỹ năng quản lý chung.

Dịch vụ cung cấp I 87

Nhiệm vụ của các nhà quản lý của một dịch vụ xe lăn nên bao gồm: • Xây dựng nhận thức về việc cung cấp dịch vụ xe lăn giữa tất cả các bên liên quan; • Phát triển mạng lưới giới thiệu thông qua quảng bá dịch vụ xe lăn và các chức

năng của nó; • Tổ chức các cơ hội đào tạo cho nhân viên mạng lưới giới thiệu; • Đảm bảo dịch vụ có thể truy cập được cho tất cả các người sử dụng trong khu

vực dịch vụ, bao gồm phụ nữ, trẻ em và các nhóm thiểu số; • Quản lý các danh sách chờ được sử dụng; • Xác định và đảm bảo các nguồn tài trợ để hỗ trợ dịch vụ; • Tạo điều kiện phát triển và đào tạo nhân viên phục vụ; • Đánh giá hiệu quả của dịch vụ trong việc đáp ứng nhu cầu của người sử dụng; • Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ; • Phát triển những liên kết với các tổ chức của người khuyết tật và các chương trình

phục hồi dựa vào cộng đồng; và • Hỗ trợ trong việc thành lập các nhóm người sử dụng xe lăn.

Vai trò lâm sàng Nhân viên lâm sàng làm việc trực tiếp với người sử dụng trong đánh giá, kê đơn, điều chỉnh và theo dõi. Lý tưởng nhất là nhân viên lâm sàng làm việc chặt chẽ với nhân viên kỹ thuật, đặc biệt là theo toa và điều chỉnh. Nhiệm vụ chính của nhân viên lâm sàng bao gồm: • Cung cấp dịch vụ xe lăn theo quy trình tám bước được mô tả trong Bảng 3.2; • Kiểm soát chất lượng để đảm bảo thiết bị được điều chỉnh chính xác và an toàn

cho từng người sử dụng; • Đào tạo người sử dụng về các vấn đề di chuyển và sức khỏe, hoặc giám sát việc

đào tạo đó bởi một huấn luyện viên; • Theo dõi với người sử dụng để đảm bảo rằng các thiết bị vẫn tiếp tục phù hợp với

nhu cầu của họ; • Lưu trữ hồ sơ và tài liệu; • Giáo dục nhân viên mạng lưới giới thiệu; • Cập nhật tình hình với phạm vi của các xe lăn sẵn có; và • Tham gia đánh giá dịch vụ tổng thể.

Vai trò kỹ thuật Nhân viên kỹ thuật đảm bảo rằng các yêu cầu kỹ thuật của đơn thuốc được đáp ứng thông qua việc lắp ráp hoặc sửa đổi chính xác của xe lăn. Nhân viên lỹ thuật có liên hệ trực tiếp với người sử dụng, ít nhất là trong giai đoạn kê đơn và điều chỉnh. Khi làm việc với người sử dụng yêu cầu sửa đổi hoặc hỗ trợ tư thế, điều quan trọng hơn là nhân viên kỹ thuật phải trực tiếp tham gia vào việc đánh giá, điều chỉnh và theo dõi người sử dụng. Nhiệm vụ chính của nhân viên kỹ thuật bao gồm: • Lắp ráp và chuẩn bị xe lăn theo toa thuốc; • Thực hiện hoặc lắp ráp sửa đổi hoặc hỗ trợ tư thế tùy chỉnh;

88 | hướng dẫn về việc cung cấp xe lăn thủ công trong các khu vực ít nguồn lực

• Đào tạo người sử dụng trong việc bảo dưỡng xe lăn và sửa chữa cơ bản, hoặc giám sát việc đào tạo đó bởi một huấn luyện viên;

• Đảm bảo rằng mỗi xe lăn và mọi sửa đổi đều an toàn về mặt kỹ thuật trước mỗi lần lắp ráp và trước khi người sử dụng rời khỏi dịch vụ với các thiết bị mới;

• Lưu giữ hồ sơ và tài liệu; • Theo dõi người sử dụng để đảm bảo thiết bị đó vẫn tiếp tục phù hợp với người

sử dụng; • Tạo điều kiện bảo trì và sửa chữa xe lăn và các thiết bị đi kèm khác; và • Tham gia đánh giá dịch vụ tổng thể.

Vai trò đào tạo Một trong những bước quan trọng của việc cung cấp dịch vụ xe lăn là đào tạo kỹ năng cơ bản cho người sử dụng xe lăn. Phần lớn các khóa đào tạo có thể được thực hiện bởi nhân viên lâm sàng hoặc kỹ thuật hoặc bởi các huấn luyện viên chuyên dụng. Họ cũng cung cấp cho người dùng những lời khuyên cần thiết về việc duy trì xe lăn của họ. Những người sử dụng xe lăn có kinh nghiệm, được đào tạo bài bản (“những giảng viên đào tạo đồng đẳng”) rất hữu ích trong việc đào tạo những người dùng khác (xem Hộp 3.12). Được cung cấp các nguồn lực và đào tạo phù hợp, các giảng viên đồng đẳng có thể có một số lợi thế so với các giảng viên không phải là người sử dụng. Những lợi thế như vậy bao gồm khả năng đồng cảm và rút kinh nghiệm trực tiếp. Đối với những người nhận được một chiếc xe lăn lần đầu tiên, có thêm giá trị trong việc huấn luyện bởi các huấn luyện viên đồng đẳng. Bằng cách làm việc với các giảng viên đồng đẳng, người sử dụng có thể nhận ra tiềm năng của chính họ tốt hơn. Nhiệm vụ chính của giảng viên bao gồm: • Đào tạo người sử dụng và người chăm sóc, cá nhận hoặc theo nhóm:

o Chuyển nhượng trong và ngoài xe lăn o Xử lý xe lăn o Động cơ xe lăn o Các vấn đề sức khỏe cụ thể đối với việc sử dụng xe lăn (phòng chống đau

áp lực,...) o Bảo dưỡng xe lăn;

• Tham gia theo dõi thường xuyên và theo dõi chuyên sâu hơn cho những người sử dụng mà trong tình trạng nguy hiểm hoặc người cần được đào tạo và hỗ trợ bổ sung;

• Giáo dục nhân viên mạng lưới giới thiệu; • Tham gia đánh giá dịch vụ, tập trung vào nhu cầu của người sử dụng.

Ngoài ra, các giảng viên có thể tham gia vào: • Các hoạt động nhằm thúc đẩy dịch vụ xe lăn; • Liên lạc với các tổ chức của người khuyết tật và các tổ chức dựa vào cộng đồng;

và • Giới thiệu người sử dụng đến với các chương trình cộng đồng có liên quan như

các tổ chức của người khuyết tật, các chương trình dạy nghề và đào tạo nhóm đồng đẳng.

Dịch vụ cung cấp | 89

Tổng quát Bảng 3.4 cung cấp tổng quát về các nhiệm vụ của nhân viên dịch vụ xe lăn trong các vấn đề lâm sàng, kỹ thuật, đào tạo và quản lý. Bảng 3.4. Tổng quát của các nhiệm vụ của nhân viên dịch vụ xe lăn

Lâm sàng Kỹ thuật Đào tạo Quản lý Quản lý và phát triển dịch vụ

Quảng bá dịch vụ X X X X Tìm nguồn cung ứng X Phát triển cơ sở giới thiệu X X X X Liên lạc với các tổ chức khác X X X X Đánh giá dịch vụ X X X X Các bước chính trong cung cấp dịch vụ 1. Giới thiệu và hẹn X X X 2. Đánh giá X X 3. Đơn thuốc X X 4. Tài trợ và đặt hàng X X X 5. Lắp ráp và/hoặc sản xuất X 6. Lắp X X 7. Đào tạo người sử dụng X X X 8. Theo dõi, bảo trì và sửa chữa X X X

Đào tạo và phát triển chuyên môn Đào tạo nhân viên mạng lưới giới thiệu X X X Đào tạo nhân viên cung cấp dịch vụ X X X

Trong 11 năm nay, Quỹ thúc đẩy Romania (MRF) có trụ sở tại Bucharest đã cung cấp đào tạo đồng đẳng. Dịch vụ xe lăn MRF và chương trình đào tạo đồng đẳng dựa trên nguyên tắc tất cả những người nhận xe lăn phải trải qua đào tạo đồng đẳng (bao gồm, không giới hạn đào tạo các kỹ năng xe lăn) để tối đa hóa sự độc lập của họ. Nhóm đào tạo đồng đẳng hiện bao gồm bốn người sử dụng và một nhà vật lý trị liệu. Mỗi năm khoảng 160 người sử dụng truy cập chương trình đào tạo đồng đẳng, bao gồm: • Đào tạo kỹ năng ngồi xe lăn; • Thảo luận cá nhân và nhóm, trong đó người sử dụng có thể nói về những thách

thức họ gặp phải và cố gắng cùng nhau tìm giải pháp; • Cung cấp thông tin, ví dụ về xử lý các vấn đề sức khỏe; và • Tham gia vào các hoạt động thể thao và xã hội để tạo điều kiện phát triển thái độ

hướng ngoại, hướng tới con người và ngăn chặn sự cô lập.

Đào tạo đồng đẳng được thực hiện tại trung tâm MRF và thông qua các trại huấn luyện đồng đẳng thông thường. Giảng viên đồng đẳng được tuyển dụng trong số những người nhận đào tạo đồng đẳng trước đây. Họ được đào tạo trong giảng dạy và tư vấn từ các giảng viên nhóm có kinh nghiệm, do đó cho phép họ tự đảm nhận vai trò này. Các chi phí của chương trình đào tạo đồng đẳng được Bộ lao động và bảo trợ xã hội của Romania, Cơ quan quốc gia về Người khuyết tật và các nhà tài trợ trong nước và quốc tế chi trả.

90 | hướng dẫn về việc cung cấp xe lăn thủ công trong các khu vực ít nguồn lực

3.5. Giám sát và đánh giá 3.5.1. Sự cần thiết để đo lường hiệu suất Giám sát và đánh giá dịch vụ xe lăn giúp xác định những khu vực thành công và những khu vực có thể được cải thiện. Giám sát là việc thu thập và phân tích thông tin liên tục thường xuyên để theo dõi chất lượng và hiệu quả của dịch vụ xe lăn. Đánh giá là đề cập đến một đánh giá tổng thể, thường được tiến hành trong một khoảng thời gian ngắn. Đánh giá thường được thực hiện hàng năm hoặc đôi khi sáu tháng một lần. Thông tin được thu được thông qua giám sát thường xuyên thường được sử dụng như đánh giá một phần của tổng thể. Các dịch vụ nên thiết lập một hệ thống thường xuyên theo dõi dịch vụ và tiến hành đánh giá tổng thể hàng năm để đánh giá hiệu quả và tác động của dịch vụ.

3.5.2. Giám sát Việc giám sát thường xuyên có thể được thiết lập như sau: 1. Xác định các khu vực và hoạt động của dịch vụ cần được theo dõi thường xuyên.

Ví dụ, tỷ lệ giới thiệu, thời gian chờ đợi, số lượng người sử dụng nhận xe lăn, các loại xe lăn được chỉ định, số lần theo dõi và mức độ hài lòng của người sử dụng.

2. Đặt “mục tiêu hiệu suất” của thành phố khác cho các khu vực và hoạt động này. Mục tiêu hiệu suất là một tuyên bố về mức độ dịch vụ muốn thực hiện trong khu vực đó. Điều này thường có thể được liên kết với quỹ tài trợ. Ví dụ, quỹ tài trợ có thể đã được cung cấp cho dịch vụ dựa trên các mục đích hoặc các mục tiêu đã được thống nhất. Các mục tiêu hiệu suất nên thực tế, có tính đến các tài nguyên có sẵn.

3. Xác định thông tin cần thu thập để có thể theo dõi hiệu suất dịch vụ cho từng khu vực – và cách thức thu thập thông tin đó. Tốt nhất việc thu thập thông tin nên là một phần của việc lưu trữ hồ sơ thông thường của dịch vụ và do đó sẽ yêu cầu rất ít công việc bổ sung cho nhân viên phục vụ.

Cung cấp dịch vụ | 91

Khung 3.13. Mục đích giám sát và đánh giá dịch vụ xe lăn Giám sát và đánh giá có thể cung cấp thông tin quan trọng cho phép các dịch vụ:

• Nâng cao chất lượng dịch vụ và sản phẩm • Cải thiện các quy trình dịch vụ như giới thiệu, các cuộc hẹn và theo dõi • Bao gồm các chi phí tăng hiệu quả • Chứng minh lợi ích của việc cung cấp dịch vụ xe lăn cho người sử dụng • Chứng minh tính hiệu quả của dịch vụ • Xác định và định lượng nhu cầu chưa được đáp ứng • Kế hoạch phát triển xa hơn nữa của dịch vụ • Phân bổ nguồn lực hợp lý • Biện hộ cho việc tài trợ dịch vụ hiện thời và được đề xuất • Phát triền quan hệ đối tác mạnh mẽ hơn với người nhận dịch vụ • Nâng cao uy tín và cơ hội tài trợ.

Bảng 3.5. cung cấp một ví dụ về các lĩnh vực dịch vụ có thể được giám sát, các mục tiêu hiệu suất và các cách để thu thập thông tin cho từng khu vực dịch vụ. Điều quan trọng cần lưu ý là các mục tiêu hiệu suất chỉ là ví dụ, các mục tiêu thực tế cần phải được thực hiện theo các tài nguyên có sẵn cho mỗi dịch vụ. Bảng 3.5. ví dụ về các lĩnh vữ dịch vụ có thể được giám sát, mục tiêu hiệu suất và cách thu thập thông tin.

Các khu vực và các hoạt động

Ví dụ về các mục tiêu hiệu suất

Thu thập thông tin

Giới thiệu Số lượng người sử dụng được giới thiệu

Dịch vụ sẽ nhận được X0 lượt giới thiệu mỗi tháng

Ghi nhận giới thiệu

Thời gian chờ đợi trung bình từ khi được giới thiệu đến cuộc hẹn

Thời gian chờ đợi từ khi giới thiệu đến cuộc hẹn nên ít hơn 1 tháng

Ghi lại ngày giới thiệu nhận và ngày đánh giá trên hồ sơ người sử dụng

Cung cấp xe lăn Số người sử dụng nhận được xe lăn

Dịch vụ sẽ kê toa và lắp xe lăn cho 20 người sử dụng mỗi tháng

Các đơn thuốc xe lăn ghi trên hồ sơ của người sử dụng

Số lượng các cuộc hẹn theo dõi được thực hiện

Các cuộc hẹn tiếp theo sẽ được thực hiện cho ít nhất 15 người sử dụng mỗi tháng

Các cuộc hẹn tiếp theo được ghi lại trong các tập tin của người sử dụng

Tác động của việc cung cấp xe lăn đối với người sử dụng

Người sử dụng được nhận xe lăn thông qua dịch vụ có sự cải thiện rõ rệt về chất lượng cuộc sống nhờ xe lăn của họ

Các ghi chú đánh giá phải chỉ ra các khu vực cải thiện mong muốn (ví dụ chức năng, tư thế)

Theo dõi của các ghi chú nên chỉ ra những cải tiến đã đạt được

Phản hồi của người sử dụng Số lượng xe lăn được phục vụ

Chi tiết về người dùng tham khảo dịch vụ, như tuổi, giới tính, khuyết tật, nhu cầu hỗ trợ tư thế

Dịch vụ sẽ khuyến khích việc tiếp cận bình đẳng

Dịch vụ này sẽ nhằm đáp ứng nhu cầu của người sử dụng cần xe lăn cơ bản và những người cần sửa đổi và hỗ trợ tư thế

Số lượng nam giới và phụ nữ truy cập dịch vụ - được ghi trên hồ sơ của người sử dụng

Các loại nhu cầu tư thế được trình bày và xe lăn được chỉ định – được ghi trên hồ sơ người sử dụng

Khu vực địa lý được bao gồm bởi dịch vụ

Dịch vụ sẽ cung cấp xe lăn cho những người sống trong (vùng/ khu vực được xác định)

Địa chỉ nhà của người sử dụng truy cập dịch vụ - được ghi trên hồ sơ người sử dụng

Các chi phí dịch vụ Chi phí sản phẩm được cung cấp, bao gồm các sửa đổi được thực hiện trong dịch vụ

Chi phí cá nhân của mỗi chiếc xe lăn sẽ ít hơn (số tiền được chỉ định theo ngân sách và chi phí thực tế của các sản phẩm có sẵn)

Giá thành sản phẩm đã mua – được ghi lại trong tài khoản dịch vụ

Chi phí vật liệu và nhân công dành cho lắp ráp và sửa đổi – được ghi trong hội thảo “Tờ công việc” cho mỗi chiếc xe lăn theo quy định

Lượng thời gian dành cho nhân viên cho các hoạt động dịch vụ (đánh giá, theo dõi, đào tạo...)

Nhân viên phải dành _% thời gian của họ cho việc cung cấp dịch vụ trực tiếp và _% thời gian của họ để cung cấp giáo dục cho các nguồn giới thiệu

Bảng chấm công nhân viên, hoàn thành hàng ngày

92 | hướng dẫn về việc cung cấp xe lăn thủ công trong các khu vực ít nguồn lực

Phản hồi từ người sử dụng Ngoài việc thu thập thông tin giám sát thường xuyên, các dịch vụ nên thiết lập các phương pháp thường xuyên thu thập phản hồi từ người sử dụng và gia đình của họ. Có một số cách mà thông tin phản hồi có thể được thu thập: • Một vài câu hỏi về dịch vụ có thể được đưa ra và đưa ra cho người sử dụng sau

khi họ nhận được xe lăn. • Một bảng câu hỏi ngắn có thể được phát triển, hỏi người sử dụng về suy nghĩ của

họ về hiệu suất của dịch vụ. Điều này có thể được cung cấp cho mọi người sử dụng hoặc cho một số lượng người sử dụng được chọn ngẫu nhiên mỗi tháng.

• Người sử dụng có thể được khuyến khích viết ra những ấn tượng của họ về dịch vụ và đăng chúng trong hộp phản hồi của Google. Phản hồi có thể ẩn danh, do đó cho phép mọi người cảm thấy thoải mái hơn về việc cung cấp phản hồi trung thực. Điều quan trọng cần lưu ý là loại hệ thống này chỉ mở cho những người có trình độ hiểu biết đủ, và do đó điều này không nên là phương pháp duy nhất được sử dụng để thu thập phản hồi.

Phân tích thông tin được thu thập Thông tin được thu thập thông qua giám sát thường xuyên và phản hồi của người sử dụng sẽ hữu ích nhất nếu có thể được lưu trữ và tổ chức tập trung. Một cơ sở dữ liệu cơ bản có thể rất hữu ích cho việc này, nơi có máy tính và các nhân viên. Ngoài ra, thông tin có thể được tổ chức và phân tích bằng tay. Khi thông tin được sắp xếp, có thể đo lường cách dịch vụ so với các mục tiêu hiệu suất. Một phân tích thông tin thông thường có thể được sử dụng để xác định các vấn đề và hành động mà có thể được thực hiện để giải quyết các vấn đề. Ví dụ: nếu nhận được ít lượt giới thiệu hơn dự kiến, một dịch vụ có thể chọn để liên hệ với tất cả các nguồn giới thiệu để nhắc nhở họ về dịch vụ hoặc cung cấp đào tạo được bổ sung. 3.5.3. Đánh giá Một đánh giá tổng thể thì toàn diện hơn so với việc giám sát liên tục. Một đánh giá cung cấp một cái nhìn tổng quan, nêu bật những điểm mạnh và điểm yếu của dịch vụ. Báo cáo đánh giá trước đây có thể được sử dụng làm cơ sở cho các đánh giá tiếp theo. Đánh giá dịch vụ có thể được thực hiện bên ngoài hoặc bên trong. Một đánh giá bên ngoài liên quan đến việc có một hoặc nhiều người từ bên ngoài dịch vụ thực hiện đánh giá. Điều này có thể hữu ích, vì những người đánh giá bên ngoài sẽ xem dịch vụ từ một khía cạnh khác. Đánh giá nội bộ có thể được thực hiện bởi một hoặc nhiều nhân viên đã được chỉ định chịu trách nhiệm thu thập và phân tích thông tin cần thiết. Việc sử dụng máy tính trong công việc thu thập dữ liệu, giám sát chương trình và theo dõi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh giá cung cấp dịch vụ. Bảng X.6 cung cấp một số gợi ý để thu thập thông tin đánh giá cho một số lĩnh vực dịch vụ chính.

Cung cấp dịch vụ | 93

Bảng 3.6. Đề xuất cho việc thu thập thông tin đánh giá cho một số lĩnh vực dịch vụ chính.

Khu vực phục vụ

Thông tin đánh giá

Chất lượng cung cấp dịch vụ

Các khuyến nghị thực hành tốt được đưa ra trong Mục X.X của các hướng dẫn này có thể được sử dụng làm tiêu chí hỗ trợ trong việc đánh giá chất lượng và cung cấp dịch vụ.

Người sử dụng được phục vụ và sự can thiệp mà họ nhận được

Thông tin từ việc giám sát liên tục sẽ cho phép các nhà đánh giá định lượng số lượng người sử dụng được cung cấp xe lăn, đào tạo và theo dõi. Các loại xe lăn khác nhau được cung cấp và số lượng người sử dụng có nhu cầu mà dịch vụ không thể đáp ứng. Một đánh giá kỹ lưỡng cũng sẽ bao gồm thông tin về người sử dụng truy cập dịch vụ, bao gồm tuổi tác, giới tính, dân tộc, khuyết tật và nơi ở.

Chi phí dịch vụ, bao gồm chi phí sản phẩm và cung cấp dịch vụ

Thông tin từ việc giám sát liên tục sẽ cho phép các nhà đánh giá sẽ xem xét và tóm tắt chi phí dịch vụ. Việc kiểm toán tài khoản cũng có thể được sử dụng để xác định giá thành sản phẩm và dịch vụ.

Nhân viên (số lượng nhân viên, vai trò và năng lực của họ)

Người đánh giá có thể đánh giá số lượng và vai trò của nhân viên bằng cách nói chuyện với quản lý dịch vụ hoặc xem xét hồ sơ nhân viên Năng lực của nhân viên có thể được đánh giá bằng cách quan sát nhân viên thực hiện nhiệm vụ của họ. Một số khuyến nghị về việc thực hành tốt trong Phần X.X, vai trò nhân sự được mô tả trong Phần X.4.X và các năng lực lâm sàng được tóm tắt trong Phần 5.X.X có thể được sử dụng làm tiêu chí để hỗ trợ đánh giá năng lực nhân viên. Hồ sơ giáo dục nhân viên nên được xem xét để giúp xác định năng lực và phát triển chuyên nghiệp. Phản hồi từ người sử dụng và các cuộc phỏng vấn cá nhân với nhân viên có thể giúp xác định điểm mạnh và điểm yếu trong cơ cấu nhân sự.

Cơ sở vật chất và thiết bị có sẵn cho dịch vụ

Người đánh giá có thể đánh giá sự phù hợp của các cơ sở và thiết bị bằng cách quan sát dịch vụ trong thực tế. Phản hồi từ người sử dụng và các cuộc phỏng vấn cá nhân với nhân viên có thể giúp xác định bất kỳ điểm mạnh và điểm yếu nào trong các cơ sở dịch vụ.

Tác động đến người sử dụng và gia đình của họ.

Thông tin có thể được thu thập từ người sử dụng và gia đình của họ về tác động của dịch vụ. Các biện pháp có thể bao gồm tăng sự tham gia vào các hoạt động gia đình hoặc cộng đồng (ví dụ giáo dục, việc làm trong hoặc ngoài nhà, tham gia các hoạt động xã hội) và tăng khả năng kiếm tiền của người sử dụng xe lăn hoặc gia đình của họ. Phương pháp thu thập thông tin bao gồm những điều sau: - Người đánh giá có thể xem xét đánh giá và các hình thức theo dõi. Các mẫu đánh giá có thể cung cấp thông tin về người sử dụng và gia đình của họ trước khi họ nhận được xe lăn thông qua dịch vụ. Các báo cáo tiếp theo có thể cung cấp thông tin về cách dịch vụ đã ảnh hưởng đến cuộc sống của người sử dụng và gia đình của người đó. - Các chuyến thăm tại nhà sẽ cho phép các nhà đánh giá gặp gỡ người sử dụng dịch vụ và tự mình xem những tác động nào đã xảy ra. Các chuyến thăm tại nhà có thể cung cấp thêm thông tin không được cung cấp nhờ một cuộc hẹn tiếp theo thực hiện tại dịch vụ. - Một cuộc khảo sát chi tiết có thể được phát triển để đánh giá tác động của dịch vụ đối với chất lượng cuộc sống của người sử dụng, bao gồm cả việc tham gia vào trường học, việc làm và các hoạt động khác - Người sử dụng (và thành viên gia đình) có thể được tập hợp thành một nhóm tập trung để cung cấp cho người đánh giá thông tin về cách họ tin rằng dịch vụ đã ảnh hưởng đến họ.

94 | hướng dẫn về việc cung cấp xe lăn thủ công trong các khu vực ít nguồn lực

Tóm lược • Xe lăn cần được cung cấp cùng với các dịch vụ. • Nhân viên phục hổi chức năng hiện tại có thể được tận dụng để cung cấp dịch vụ

xe lăn. • Nên tích hợp dịch vụ xe lăn với các dịch vụ y tế hoặc phục hồi chức năng hiện có. • Nếu có thể, nhu cầu của người sử dụng cần được đáp ứng ở cấp cộng đồng. • Dịch vụ xe lăn tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh giá nhu cầu của cá nhân

người sử dụng, cung cấp xe lăn phù hợp, đào tạo người sử dụng và người chăm sóc và cung cấp hỗ trợ và giới thiệu liên tục cho các dịch vụ khác.

• Mỗi người sử dụng có các nhu cầu về thể chất, môi trường và lối sống riêng biệt. • Các nhóm nhân viên tham gia cung cấp dịch vụ xe lăn bao gồm nhà sản xuất và

nhà cung cấp, mạng lưới giới thiệu và nhân viên dịch vụ. • Vai trò chính của nhân viên dịch vụ là quản lý, lâm sàng, kỹ thuật và giáo dục. • Huấn luyện viên đồng đẳng đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp xe

lăn. • Việc cung cấp xe lăn cần được theo dõi và đánh giá thường xuyên, đặc biệt là

trong việc giúp xác định những khu vực thành công và những khu vực cần được cải thiện.

Tham khảo 1. Rushman C, Shangali HG. Wheelchair service guide for low-income countries. Moshi, Tanzanian Training Centre for Orthopaedic Technology, Tumani University, 2005. 2. S heldon S, Jacobs NA, eds. Report of a Consensus Conference on Wheelchairs for Developing Countries, Bangalore, India, 6–11 November 2006. Copenhagen, International Society for Prosthetics and Orthotics, 2007 (http://homepage.mac.com/ eaglesmoon/WheelchairCC /WheelchairReport_Jan08.pdf, accessed 8 March 2008). 3. McCambridge M. Coordinating wheelchair provision in developing countries. In: Proceedings of the RESNA 2000 Annual Conference: Technology for the New Millennium, Orlando, Florida, 28 June – 2 July 2000. Atlanta, GA, RESNA, 2000:234–236. 4. The manual wheelchair and its use. Stockholm, Swedish Institute of Assistive Technology, 1990 (In Swedish). 5. O derud T. Design. In: Report of a Consensus Conference on Wheelchairs for Developing Countries, Bangalore, India, 6–11 November 2006. Copenhagen, International Society for Prosthetics and Orthotics, 2007. 6. The relationship between prosthetics and orthotics and community-based rehabilitation. A joint ISPO/WHO statement. Copenhagen/Geneva, ISPO/WHO, 2003 (http://www.who.int/disabilities/technology/po_services_cbr.pdf, accessed 10 March 2008). 7. Helander E. Prejudice and dignity: An introduction to community based rehabilitation, 2nd ed. New York, United Nations Development Programme, 1999 8. Empowering the rural disabled in Asia and the Pacific. Rome, Food and Agriculture Organization of the United Nations, 1999 (http://www.fao.org/sd/PPdirect/PPre0035.htm, accessed 10 March 2008).

Dịch vụ cung cấp | 95

Những hướng dẫn đào tạo:

• Đưa ra các khuyến nghị về cách các chương trình đào tạo có thể được cung ứng; và

• Đề xuất các yêu cầu huấn luyện và

giới thiệu nội dung khóa học cho nhân viên tham gia vào việc cung cấp xe lăn.

4 Huấn luyện...để phát triển những kỹ năng và kiến thức của nhân viên liên quan đến việc cung cấp xe lăn.

Khung 4.1 Lời chứng thực của một người dùng xe lăn đến từ Nam Phi Caitlin X tuổi, hiện đang sinh sống ở thị trấn Cape, thuộc khu vực Nam Phi. Caitlin bị chứng bại não, không thể đi được và gặp khó khăn rất lớn trong việc nói. Khi cô ấy 2 tuổi, chuyên gia vật lý trị liệu của Caitlin đã gợi ý cho ba mẹ cô ấy nên cho cô ấy sử dụng một chiếc xe lăn đặc biệt dành cho trẻ. Vào thời điểm đó, Caitlin đã dành hầu hết thời gian trong ngày vào việc nằm trên sàn nhà hoặc nằm trong vòng tay của ba mẹ cô. Cô ấy đã rất tuyệt vọng và rất hay dễ cáu gắt, và thường hay khóc. Ba mẹ cô đã được giới thiệu đến một dịch vụ xe lăn nhỏ ở thị trấn Cape, nơi mà Caitlin đã được đánh giá. Dịch vụ đã quy định một chiếc xe lăn với một vật lồng vào thật đặc biệt để giúp hỗ trợ Caitlin. Ba mẹ của cô ấy đã phải gây quỹ để trả tiền cho chiếc xe lăn, chiếc xe lăn mà cô đã nhận được khi cô 2 tuổi. Ba mẹ của Caitlin nói rằng: “Lần đầu tiên khi chúng tôi đặt Caitlin ngồi trên chiếc xe lăn mới đó, với sự ngạc nhiên của chúng tôi, cô ấy ngay lập tức đã biết phải làm gì. Kể từ đó, chúng tôi đã thấy một sự khác biệt và một sự cải thiện lớn ở Caitlin. Cô ấy ít cáu gắt hơn, có động lực hơn, thích tự lập, thích đuổi theo những đứa trẻ khác khi đang ngồi trên xe lăn và hoàn toàn yêu thích cuộc sống ngoài trời. Chiếc xe lăn đã cho Caitlin và chúng tôi tìm thấy được niềm hy vọng mới cho tương lai, và một cuộc sống bình thường đến mức có thể. Dù bạn có tin hay không, chúng tôi đã không cảm nhận được là chúng tôi đang có một đứa trẻ trong nhà, nhưng với chiếc xe lăn này, cô công chúa của chúng tôi đang làm những điều của cô ấy và luôn luôn nghịch ngợm.” Caitlin cảm thấy hạnh phúc hơn và năng động hơn kể từ khi cô ấy nhận được chiếc xe lăn. Cô ấy cũng đang tiến bộ tốt về mặt thể chất. Các chuyên gia vật lý trị liệu của cô ấy báo cáo rằng toàn bộ tư thế của cô đã được cải thiện, rằng cô ấy mạnh mẽ hơn, và rằng cô có khả năng kiểm soát phần thân và đầu tốt hơn. Bài phát biểu của Caitlin đã được cải thiện là nhờ vào tư thế và khả năng vận động tốt hơn của cô ấy, và cô ấy cũng đang học ngôn ngữ kí hiệu như một phương tiện để mở rộng những cách mà cô có thể giao tiếp.

98 | Hướng dẫn về việc cung cấp xe lăn thủ công trong các khu vực ít nguồn lực

Xe lăn thay đổi cuộc sống…

Lời Chứng

4.1. Giới thiệu Mục đích và kết quả Mục đích của việc hướng dẫn đào tạo là phát triển những kỹ năng và kiến thức của nhân viên tham gia trong việc cung cấp xe lăn. Thực hiện các hướng dẫn đào tạo sẽ góp phần vào: • Gia tăng số lượng nhân viên được đào tạo về cung cấp xe lăn; • Cải thiện năng lực của nhân viên cung cấp xe lăn; • Công nhận lớn hơn cho nhân viên được đào tạo và thực hành trong lĩnh vực

cung cấp xe lăn; • Tổng hợp nhiều hơn của việc cung cấp xe lăn trong các dịch vụ phục hồi chức

năng; và • Tăng cường hợp tác giữa những người tham gia vào việc phát triển, thực hiện và

duy trì chương trình đào tạo cung cấp xe lăn.

Các chiến lược Việc cung cấp xe lăn hiệu quả đòi hỏi nhân viên có những kỹ năng và kiến thức phù hợp. Sau đây sẽ cung cấp một số chiến lược để hỗ trợ các cơ hội đào tạo và những sáng kiến. (1). Các quy định tiêu chuẩn của Liên Hợp Quốc mà liên quan đến “đào tạo nhân viên” chỉ ra rằng các quốc gia có trách nhiệm để đảm bảo trong việc đào tạo nhân viên một cách đầy đủ, ở tất cả các cấp độ, tham gia vào việc lập kế hoạch, cung cấp các chương trình, và dịch vụ cho những người khuyết tật (2). Điều này được xác nhận bởi Điều 4 của Công Ước về Quyền của người khuyết tật (3).

Xác định ứng viên để đào tạo Hiện nay nhân viên y tế hoặc nhân viên phục hồi chức năng có thể dễ dàng được huấn luyện cho việc cung cấp xe lăn. Các ứng viên có thể được đào tạo thường là: những nhân viên chăm sóc sức khỏe cộng đồng, các nhân viên phục hồi chức năng của cộng đồng, các nhà trị liệu, các nhà vật lý trị liệu, các chuyên viên phục hình, các bác sĩ chỉnh hình, các thợ thủ công lành nghề địa phương và các kỹ thuật viên. Những người sử dụng bao gồm các nhóm ứng viên tiềm năng khác: mặc dù họ có thể thiếu sự đào tạo chuyên nghiệp, người sử dụng đã có một sự hiểu biết cơ bản về nhu cầu của họ và các nhóm ứng viên được thúc đẩy về mặt tinh thần cao. Các nghiên cứu chỉ ra rằng đào tạo kỹ năng cho người sử dụng xe lăn bằng tay là hiệu quả, an toàn và thiết thực (4).

Dịch vụ cung cấp | 99

Liên kết với các trường và các chương trình đào tạo hiện có Liên kết với các trường và các chương trình đào tạo phục hồi chức năng hiện có sẽ cung cấp các cơ hội để bảo tồn các nguồn lực. Những liên kết có thể được thiết lập với nhiều chương trình đào tạo hiện đang được triển khai ở các cơ sở ít nguồn lực, bao gồm các chương trình đào tạo phục hồi chức năng của cộng đồng, các chương trình đào tạo dành cho các nhân viên phục hồi chức năng ở mức độ trung cấp, các trường vật lý trị liệu và trị liệu bằng tay chân, và các trường phục hình và chỉnh chình. Các trường đào tạo phục hồi chức năng hiện tại có thể cung cấp các chương trình riêng biệt trong việc cung cấp xe lăn (phương pháp đào tạo độc quyền) (5), cũng như cung cấp một số mô đun liên quan đến việc cung cấp xe lăn vào các chương trình đào tạo hiện có (phương pháp đào tạo tích hợp). Khung 4.2. Ví dụ về các phương pháp tiếp cận độc quyền và tổng hợp liên quan đến việc đào tạo xe lăn

Đào tạo độc quyền Đào tạo tổng hợp Khóa đào tạo kỹ thuật viên xe lăn sẽ kéo dài một năm tại Trung tâm đào tạo kỹ thuật viên chỉnh hình Tanzanian là ví dụ về việc đào tạo xe lăn độc quyền. Một ví dụ khác là các khóa đào tạo kéo dài trong X tuần về chỉ định sử dụng xe lăn và lắp ráp xe lăn được cung cấp bởi công ty Mobility ở Ấn Độ (Mobility India).

Tại Trung tâm phục hồi chức năng cho người bị liệt ở Bangladesh, đào tạo về dịch vụ xe lăn được tổng hợp vào chương trình giảng dạy cho sinh viên vật lý trị liệu. Ngoài ra, công ty Mobility India đã tích hợp một mô đun kéo dài trong X tuần trên xe lăn vào chương trình đào tạo 1 năm dành cho sinh viên các sinh viên trị liệu phục hồi chức năng.

Phát triển các gói đào tạo mô đun Để giảm thiểu thời gian và nguồn tài chính cần thiết cho việc đào tạo, các khóa đào tạo được đề xuất để được phát triển và được cung cấp trong các mô đun ở các cấp độ khác nhau, bắt đầu bằng việc cung cấp dịch vụ xe lăn cơ bản. Sau khi hoàn thiện thành công mô đun ở cấp độ 1, nhân viên có thể được cung cấp các dịch vụ xe lăn cơ bản. Mỗi cấp độ tiếp đó sẽ cho phép nhân viên cung cấp xe lăn cho người sử dụng với nhu cầu ngày càng phức tạp. Nội dung được đề xuất cho các cấp độ cơ bản và trung cấp được cung cấp trong mục 4.X. Nhận thấy rằng nhiều người dùng yêu cầu nhiều hơn là việc chỉ cung cấp xe lăn cơ bản, vì thế các chương trình huấn luyện nên lập kế hoạch rằng ít nhất một số nhân viên nên tiến đến cấp độ đào tạo trung cấp càng sớm càng tốt. Các gói đào tạo bao gồm một người chỉ dẫn cho giảng viên và các sách hướng dẫn dành cho học viên, các gói đào tạo có thể cho phép việc đào tạo được lặp lại một cách nhất quán bởi các giảng viên khác nhau. Các gói đào tạo như vậy có thể được phát triển để hỗ trợ việc đào tạo nhiều hơn trong một cơ sở, với các điều chỉnh nhỏ được thực hiện để tương ứng với bối cảnh cụ thể. Cách tiếp cận này có thể làm giảm thời gian cần thiết để lên kế hoạch và chuẩn bị cho việc đào tạo và do đó giúp làm giảm các nguồn lực thiết yếu. Khám phá những cách thức để đảm bảo chương trình đào tạo được công nhận Công nhận các kỹ năng đạt được là một động lực quan trọng cho nhân viên đã trải qua việc đào tạo. Nó cũng giúp tăng tầm quan trọng của việc cung cấp xe lăn. Do đó, những người phát triển và điều hành các khóa đào tạo khuyến nghị rằng nên tìm kiếm sự công nhận chính thức các khóa học của họ. Sự công nhận có thể được tìm kiếm trên toàn quốc, thông qua các cơ quan giáo dục như các trường học cung cấp đào tạo chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng, hoặc thông qua các tổ chức và các hiệp hội chuyện nghiệp quốc tế.

100 | Hướng dẫn về việc cung cấp xe lăn thủ công trong các khu vực ít nguồn lực

Xây dựng năng lực của nhân viên địa phương để cung cấp việc đào tạo Để duy trì các chương trình đào tạo tại địa phương, điều quan trọng là phải phát triển năng lực của các giảng viên địa phương (6); và để đào tạo một cách hiệu quả, kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực này là cần thiết. Một vài tiêu chí để phát triển các giảng viên địa phương bao gồm những điều sau đây: • Khi thiết lập một chương trình đào tạo, hãy chọn những ứng viên mạnh có tiềm

năng để trở thành giảng viên. Đào tạo những người này trong việc cung cấp xe lăn cơ bản và nâng cao sau khi thực hành. Sau 2 hoặc X năm, những nhân viên này sẽ có tiềm năng để đào tạo những người khác về việc cung cấp xe lăn cơ bản. Để hỗ trợ họ trong vai trò này, huấn luyện cách “làm thế nào để cung cấp việc đào tạo” sẽ có ích cho họ.

• Đảm bảo các giảng viên địa phương tiếp tục những kỹ năng của họ trong lĩnh vực này. Điều này sẽ tăng chất lượng đào tạo mà họ có thể cung cấp.

Trong trường hợp không có giảng viên tại địa phương, các tổ chức quốc tế có thể hỗ trợ việc đào tạo (xem phụ lục A). Một ví dụ về việc đào tạo như vậy được nêu ra trong Hộp 4.3. Khung 4.3. “Phù hợp cho cuộc sống” các gói đào tạo chỉ định sử dụng xe lăn

Motivation đã phát triển một khóa học đào tạo nhằm vào nhân viên dịch vụ xe lăn làm việc trong môi trường ít nguồn lực. Để cho nó được phân phối một cách nhất quán bởi các giảng viên khác nhau, khóa học đã được ghi lại và đã được “hoàn thành”. Gói đào tạo bao gồm một quyển sách hướng dẫn dành cho học viên, một người chỉ dẫn cho giảng viên và các phương tiện hỗ trợ dạy học như các thiết bị trực quan kích cỡ lớn, các phương pháp đánh giá và các trò chơi. Các nhân vật hư cấu được sử dụng xuyên suốt khóa học để cung cấp một loạt các tình huống nghiên cứu khác nhau củng cố cho việc học của các học viên. Trong phiên bản đầu tiên của gói, các tranh minh họa đã được thiết kế để đại diện cho hàng loạt các quốc gia và tôn giáo châu Á, cho phép khóa học được sử dụng rộng rãi trong các cơ sở ở Châu Á. Đối với các cơ sở bên ngoài vùng miền này, các hình minh họa sẽ được điều chỉnh sao cho thích hợp. Tài liệu hướng dẫn dành cho giảng viên bao gồm các thông tin tổng thể về cách cung cấp khóa học, cũng như việc lên những kế hoạch bài học cho mỗi phiên học. Mỗi kế hoạch bài học bao gồm thời gian và các tài liệu cần thiết của phiên học đó, và hướng dẫn từng bước về cách giảng dạy phiên học. Sự phát triển của khóa học đã mất 2 năm. Gói đào tạo cho phép các giảng viên khác nhau cung cấp khóa học, và cung cấp một mức độ nhất quán về đào tạo và đánh giá sinh viên. Gói đào tạo cũng đã được sử dụng bởi các tổ chức khác, được tạo nên bởi sự phát triển của hướng dẫn giảng viên và các phương tiện hỗ trợ dạy học.

Dịch vụ cung cấp | 101

Các bên liên quan và các nguồn lực

Các bên liên quan tham gia lập kế hoạch, thực hiện và tham gia vào các chương trình đào tạo bao gồm: • Các cơ quan chính quyền quốc gia chịu trách nhiệm về y tế và giáo dục, và các bộ khác

có liên quan cùng với chính quyền địa phương; • Các tổ chức hỗ trợ cung cấp đầu vào kỹ thuật và các quỹ tài trợ; và • Các giảng viên và thực tập sinh.

Những nguồn lực cần thiết để thực hiện các hướng dẫn đào tạo bao gồm: • Các gói đào tạo và tài liệu đào tạo; • Các cơ sở đào tạo, bao gồm những cơ sở để cung cấp đào tạo lý thuyết có tính tương

tác, các cơ sở phòng khám và hội thảo cho các buổi thực hành, và các khu vực để đào tạo xe lăn;

• Một nguồn cung cấp xe lăn đáng tin cậy mà nguồn cung cấp đó đáp ứng những nhu cầu tối thiểu;

• Các giảng viên có kinh nghiệm trong việc cung cấp xe lăn; và • Người sử dụng sẵn sàng tham gia vào các phiên học.

4.2. Yêu cầu đào tạo Phần này mô tả các yêu cầu đào tạo dành cho nhân viên mạng lưới giới thiệu (phương pháp truyền miệng bằng mạng lưới xã hội), và những người trực tiếp hoàn thành vai trò quản lý, lâm sàng, kỹ thuật và đào tạo trong dịch vụ xe lăn và xem phần 4.3 để biết nội dung khóa học được đề xuất. 4.2.1. Những mạng lưới giới thiệu Đào tạo cơ bản cho nhân viên làm việc trong các tổ chức mạng lưới giới thiệu (ví dụ nhân viên y tế và phục hồi chức năng cùng với các tình nguyện viên làm việc ở cấp cộng đồng, cấp huyện hoặc khu vực) sẽ tăng hiệu quả của mạng lưới giới thiệu. Lý tưởng nhất, việc đào tạo sẽ cung cấp cho nhân viên giới thiệu cùng sự kết hợp của: • Những kỹ năng và kiến thức cốt lõi (phù hợp với tất cả nhân viên giới thiệu bất kể trong

bối cảnh nào), bao gồm khả năng để xác định những người sẽ được hưởng lợi từ việc giới thiệu dịch vụ xe lăn và hiểu cách tốt nhất để hỗ trợ người dùng trong cộng đồng

• Kiến thức địa phương, bao gồm sự quen thuộc với các hoạt động của dịch vụ xe lăn tại địa phương, và sự nhận biết về các sản phẩm có sẵn tại địa phương

Đào tạo cho nhân viên mạng lưới giới thiệu có thể được cung cấp theo một số cách: • Các dịch vụ xe lăn có thể tổ chức “đào tạo mạng lưới giới thiệu” do người điều hành lâm

sàng, kỹ thuật và nhân viên đào tạo của dịch vụ. Các chương trình đào tạo như vậy sẽ giúp củng cố mạng lưới giới thiệu cho dịch vụ đó cũng như tạo cơ hội củng cố mối quan hệ làm việc giữa nhân viên giới thiệu và nhân viên dịch vụ

• Các chương trình đào tạo hiện có cho nhân viên y tế và phục hồi chức năng có thể chọn bao gồm giới thiệu xe lăn cơ bản nhất cho tất cả các nhân viên. Điều này sẽ phục vụ để đảm bảo rằng tất cả nhận viên hoàn tất các chương trình này có nhận thức rõ hơn về nhu cầu của người dùng, cách giới thiệu người dùng và cách để hỗ trợ người dùng trong cộng đồng. Công việc đào tạo nên bao gồm chức năng của một dịch vụ xe lăn và giá trị của việc thẩm định, chỉ định, đào tạo người sử dụng và theo dõi.

102 | Hướng dẫn về việc cung cấp xe lăn thủ công trong các khu vực ít nguồn lực

Đối với cả hai cách tiếp cận này, việc chuẩn bị cho công tác đào tạo có thể được giảm bớt bằng cách phát triển các gói đào tạo bao gồm phát triển kiến thức cốt lõi cần thiết cho nhân viên mạng lưới giới thiệu, trong đó các hướng dẫn viên điều chỉnh gói cũng cần có kiến thức địa phương.

4.2.2. Vai trò của các nhà cung cấp dịch vụ xe lăn Sự quản lý Các nhà quản lý yêu cầu những kỹ năng chung trong quản lý dịch vụ, như quản lý tài chính và quản lý nhân sự. Những kỹ năng này không phài là duy nhất đối với việc cung cấp xe lăn: cơ hội đào tạo quản lý tồn tại trong nhiều môi trường. Ngoài ra các kỹ năng quản lý chung, các nhà quản lý dịch vụ xe lăn đòi hỏi một sự hiểu biết tổng thể về việc cung cấp xe lăn. Cách hiểu như vậy sẽ cho phép người quản lý hỗ trợ nhân viên dịch vụ, quảng bá dịch vụ xe lăn, và đánh giá sự hiệu quả của dịch vụ. Sự sẵn có của các khóa học ngắn hạn cho các nhà quản lý dịch vụ xe lăn sẽ là một tài sản trong sự phát triển của các dịch vụ xe lăn. Việc đào tạo như vậy nên bao gồm các yếu tố của việc cung cấp xe lăn, gây quỹ, phát triển mạng lưới giới thiệu, đánh giá dịch vụ xe lăn. Lâm sàng và kỹ thuật Lựa chọn học viên: lựa chọn ứng viên cho việc đào tạo nên linh hoạt và phù hợp với các cấu trúc nhân sự chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng hiện có. Tốt nhất, công tác đào tạo nên tìm các ứng viên có lý lịch và không hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ. Tuy nhiên, để công tác đào tạo được công nhận, các quy định về việc đào tạo cần phải được tuân theo. Ở bất cứ nơi nào có thể, yêu cầu ứng tuyển nên được xem xét sau: • Kinh nghiệm thực tế, kinh nghiệm thực hành của các ứng viên với người sử dụng và

cung cấp xe lăn; • Bất kì khoá đào tạo không chính thức nào mà họ đã nhận được; • Bằng cấp giáo dục chính quy nào mà họ đã đạt được; và • Kinh nghiệm của họ trong việc cung cấp bất kì dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Tiếp nhận khoá đào tạo và sự hỗ trợ chất lượng, nhân viên từ các nền tảng chuyên môn/lâm sàng/kỹ thuật có thể thực hiện thành công các nhiệm vụ cần thiết trong việc cung cấp xe lăn đến hầu hết những người sử dụng. Khung 4.4 mô tả các ứng cử viên. Điều quan trọng cần lưu ý là vai trò kỹ thuật trong dịch vụ xe lăn yêu cầu nhân viên phải làm việc trực tiếp với người sử dụng. Do đó, những người được chọn để đào tạo trong lĩnh vực kỹ thuật nên có kỹ năng làm việc với mọi người cũng như là các kỹ năng chuyên môn tốt. Tất cả các ứng viên sẽ cần có khả năng đọc và viết thành thạo bằng tiếng bản xứ của mình.

Dịch vụ cung cấp | 103

Khung 4.4. Các ứng viên chuyên nghiệp/lâm sàng/kỹ thuật cho công tác đào tạo

Trong vai trò điều trị sẽ tốt hơn nếu có các chuyên gia có trình độ về y tế, trợ y và phục hồi chức năng với kiến thức tốt về giải phẫu, sinh lý, tình trạng sức khỏe khác nhau, nhu cầu phục hồi chức năng và các giải pháp khả thi. Trong khi vai trò điều trị tập trung vào người dùng, thì vai trò kỹ thuật có liên quan nhiều hơn đến xe lăn, như chọn kích thước và các bộ phận xe lăn sao cho chính xác, lắp ráp và sửa đổi khi cần thiết. Ứng viên cho các khóa học cung cấp xe lăn dành cho người sử dụng mà có nhu cầu phức tạp phải có bằng cấp hoặc bằng về vật lý trị liệu, phục hình hoặc chỉnh hình các bộ phận cơ thể. Điều này sẽ cung cấp cho họ độ sâu kiến thức thiết yếu để đáp ứng sự cần thiết của những người sử dụng có nhu cầu phức tạp đó. Ngoài ra, nhân viên mà đã làm việc trong dịch vụ xe lăn với vai trò điều trị hoặc kỹ thuật và nhân viên mà đã chứng minh được năng lực mạnh thì có thể đảm nhận việc đào tạo cung cấp xe lăn dành cho người sử dụng có nhu cầu phức tạp đó. Đào tạo dựa trên năng lực Các chương trình đào tạo hiệu quả sẽ tập trung vào phát triển các kỹ năng và kiến thức cần thiết cho nhân viên điều trị và kỹ thuật để hoàn thành vai trò của họ một cách an toàn và hiệu quả. Một danh sách dành cho nhân viên điều trị và kỹ thuật có năng lực mà đang làm công việc cung cấp dịch vụ xe lăn, thì các nhân viên đó sẽ được các bên liên quan đồng ý, và sẽ hỗ trợ phát triển các chương trình đào tạo phù hợp. Bảng 4.2 cung cấp một bản tóm tắt đề xuất các năng lực trình tự theo X cấp độ - cơ bản, trung cấp và nâng cao.

104 | Hướng dẫn về việc cung cấp xe lăn thủ công trong các khu vực ít nguồn lực

Bảng 4.2. Năng lực điều trị và kỹ thuật theo X cấp độ - cơ bản, trung cấp và nâng cao

Cấp độ dịch vụ

Vai trò điều trị

Vai trò kỹ thuật

Cơ bản Có thể thực hiện đánh giá người sử dụng cơ bản, chỉ định, điều chỉnh và theo dõi người sử dụng có nhu cầu cơ bản (không yêu cầu sửa đổi hoặc hỗ trợ tư thế). Có thể xác định và giới thiệu người sử dụng yêu cầu sửa đổi xe lăn và hỗ trợ tư thế, có thể theo dỗi những người sử dụng này khi họ được cung cấp xe lăn. Có thể thực hiện đào tạo cơ bản về cung cấp xe lăn cho nhân viên mạng lưới giới thiệu. Có thể lưu giữ hồ sơ của từng cá nhân người sử dụng (hồ sơ bệnh án).

Có thể tham gia đánh giá nhóm, chỉ định, điều chỉnh và theo dõi người sử dụng có nhu cầu cơ bản. Có thể lắp ráp hoặc thiết lập xe lăn thủ công theo hướng dẫn của nhà sản xuất và các bộ phận theo quy định (mà không cần sửa đổi). Có thể thực hiện sửa đổi một số thành phần xe lăn hoặc tư thế theo chỉ dẫn của người giám sát.

Trung cấp Có thể thực hiện đánh giá người sử dụng, chỉ định, điều chỉnh và theo dõi người sử dụng có nhu cầu cơ bản, xe lăn có sửa đổi, và xe lăn có hỗ trợ tư thế. Có thể xác định người sử dụng mà những người đó có yêu cầu chỗ ngồi phức tạp, có thể theo dõi những người sử dụng này khi họ được cung cấp xe lăn. Có thể thực hiện việc cung cấp xe lăn cho nhân viên mạng lưới giới thiệu. Có thể đào tạo, giám sát, hỗ trợ nhân viên điều trị trong việc cung cấp xe lăn cơ bản. Có thể lưu giữ hồ sơ của từng cá nhân người sử dụng (hồ sơ bệnh án).

Có thể tham gia đánh giá nhóm, chỉ định, điều chỉnh và theo dõi người sử dụng có nhu cầu cơ bản, xe lăn có sửa đổi, và xe lăn có hỗ trợ tư thế. Có thể lắp ráp và thiết lập xe lăn thủ công, bao gồm thiết kế và sản xuất hoặc lắp ráp các sửa đổi để đáp ứng nhu cầu theo quy định. Có thể thực hiện đào tạo cơ bản về cung cấp xe lăn cho nhân viên mạng lưới giới thiệu. Có thể đào tạo, giám sát, hỗ trợ nhân viên kỹ thuật trong việc cung cấp xe lăn cơ bản.

Nâng cao Có thể lãnh đạo nhóm dịch vụ cung cấp xe lăn cho tất cả người sử dụng, kể cả những người có như cầu phức tạp nhất. Có thể làm việc với mức độ chuyên nghiệp cao, bao gồm lưu trữ hồ sơ, phát triển dịch vụ, và giám sát nhân viên kém chất lượng. Có thể phát triển và đào tạo cho nhân viên điều trị dịch vụ xe lăn ở tất cả các cấp.

Có thể thực hiện đánh giá đầy đủ về nhu cầu người sử dụng, kể cả là không thuộc hoặc là thành viên của nhóm dịch vụ. Có thể xác định sản phẩm thương mại phù hợp hoặc thiết kế và tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của tất cả người sử dụng, kể cả là những người có nhu cầu phức tạp nhất. Có khả năng làm việc với mức độ chuyên nghiệp cao, bao gồm lưu trữ hồ sơ, nghiên cứu và phát triển, kiểm soát chất lượng và giám sát xưởng dịch vụ và các kỹ thuật viên.

Dịch vụ cung cấp | 105

4. 2. 3. Các giảng viên

Phát triển chương trình đào tạo Các giảng viên làm việc trong việc cung cấp dịch vụ xe lăn đòi hỏi kiến thức về các khiếm khuyết khác nhau và những tình trạng bệnh mãn tính. Họ cần hiểu ai có thể hưởng lợi từ việc sử dụng xe lăn, và mẫu hoặc tính năng đặc biệt nào của xe lăn phù hợp nhất cho một người. Ngoài ra, họ cần một sự hiểu biết rõ ràng về cách ngăn ngừa các biến dạng và biến chứng hơn, và hiểu biết rộng về các khuyết tật nói chung và những yếu tố môi trường. Các giảng viên cũng đòi hỏi những kỹ năng về việc sử dụng xe lăn, giao tiếp và đào tạo hiệu quả, và kiến thức về quyền của người khuyết tật. Những người sử dụng và việc cung cấp đào tạo Những người sử dụng tích cực có thể dạy các kỹ năng chuyển động và sự di chuyển xe lăn, giải thích những điều mà người sử dụng thực tế có thể làm. Những người sử dụng cũng có thể giải thích cho các học viên về việc họ sẽ như thế nào khi lần đầu tiên nhận được một chiếc xe lăn, và đào tạo hoặc hướng dẫn nào mà họ thấy có lợi nhất (nếu có). Khung 4.5. Công tác đào tạo dịch vụ xe lăn ở Châu Phi Anh Abdullah Munish bị chấn thương cột sống do tại nạn xe hơi vào năm 2000. Anh đã ở Trung tâm y tế Kilimanjaro Christian thuộc Cộng Hòa Tanzania trong gần 8 tháng. Đó là khoảng thời gian tuyệt vọng đối với anh khi anh biết rằng anh sẽ không có khả năng đi lại được nữa – nó gần giống như ngày tận thế đối với anh. Từ các nhà chyuện gia trị liệu của mình, anh đã nghe nói về một cơ hội đào tạo để anh trở thành một kỹ thuật viên xe lăn. Điều này đã cho anh một tia hy vọng. Với sự giúp đỡ của các nhà trị liệu và những người hỗ trợ mình, anh đã tham gia khóa đào tạo kỹ thuật viên xe lăn một năm tại Trung tâm đào tạo kỹ thuật viên chỉnh hình ở Tanzania (TATCOT). Khóa học được công nhận bởi Hiệp hội chỉnh hình và phục hình quốc tế, dạy các kỹ năng kỹ thuật của việc sản xuất xe lăn cũng như là giải phẫu và sinh lý học, bệnh lý của các khiếm khuyết khác nhau, bản vẽ kỹ thuật, quản lý xưởng và các nghiên cứu khuyết tật. Điều này cho phép Abdulla xây dựng các kỹ năng sản xuất của mình và học cách đánh giá và chỉ định để những người sử dụng có một chiếc xe lăn phù hợp, cũng như là các kỹ năng quản lý thiết yếu cần thiết để điều hành một doanh nghiệp nhỏ. Abdulla đã chia sẻ về khóa học rằng “Tôi đã không có một kiến thức nào về sản xuất và phân phối xe lăn. Bây giờ tôi đã có thể sản xuất những chiếc xe lăn với chật lượng tốt, nhưng tôi cũng có thể đảm bảo rằng những người sử dụng sẽ có một chiếc xe lăn phù hợp. Càng học nhiều, bạn càng nhận ra rằng việc cung cấp xe lăn là một môn học phức tạp và chúng ta cần liên tục phát triển kỹ năng và mở rộng kiến thức. Chúng ta cần thêm kiến thức ví dụ như về hỗ trợ ghế ngồi, và chúng ta cần tiếp tục cải thiện những thiết kế và dịch vụ.” Abdulla kết thúc khóa học vào năm 2001 và được Trung tâm y tế Kilimanjaro Christian thuê làm kỹ sư xe lăn. Thử thách đầu tiên của anh là thành lập xưởng xe lăn tại bệnh viện, mất gần một năm để hoàn thành. Kể từ đó, anh và đồng nghiệp của mình đã sản xuất những chiếc xe lăn phù hợp và cung cấp dịch vụ cho những người sống ở vùng Kilimanjaro. Abdulla dạy các kỹ năng xe lăn và các vấn đề khuyết tật cho sinh viên tại TATCOT và tại một trường đại học cho các nhà vật lý trị liệu. Tại Hiệp hội Kilimanjaro của Chấn thương Spinally, anh đào tạo cho những người khác như là một người ngang hàng với họ. Abdulla cũng từng là giảng viên khách mời về thiết kế xe lăn cho các nước đang phát triển tại Viện Công nghệ Massachusetts ở Mỹ.

106 | Hướng dẫn về việc cung cấp xe lăn thủ công trong các khu vực ít nguồn lực

4.3. Khóa học về các mô đun và nội dung 4.3.1. Khóa học về các mô đun Khi xem xét nhu cầu và các nguồn lực có sẵn, các hướng dẫn này chỉ tập trung đào tạo nhân viên ở cấp độ cơ bản và trung cấp. Tổng quan về các khóa học mô đun được đề xuất cho nhân viên tham gia vào các dịch vụ xe lăn ở hai cấp độ này được cung cấp ở Bảng 4.X. Những mô đun cho các vai trò huấn luyện, lâm sàng và kỹ thuật được kết cấu theo hai cấp độ liên tiếp: cơ bản và trung cấp. Không cần thiết phải đào tạo khóa học về các mô đun, nhưng sẽ có hiệu quả hơn nếu đào tạo khóa học các mô đun cho nhiều nhóm trong cùng một lúc. Bảng 4.3. Đào tạo các mô đun được đề xuất để hoàn thành các vai trò khác nhau trong các dịch vụ xe lăn ở cấp độ cơ bản và trung cấp.

Vai trò Cấp

Mạng lưới

Sự quản

Đào

Điều

Kỹ

Cơ bản 1. Những người sử dụng, các xe lăn và nhân viên giới thiệu cho các dịch vụ

2. Những người sử dụng, các xe lăn và những người quản lý dịch

3. Người sử dụng, xe lăn và dịch vụ - I

4. Dịch vụ cho các

bác sĩ lâm sàng – I 5. Dịch vụ cho kỹ thuật

6. Chăm sóc sức khỏe – I

7. Đào tạo các kỹ năng 8. Đào tạo người sử dụng – I Trung cấp 9. Đào tạo người sử dụng – II 10. Chăm sóc sức khỏe – II 11. Người sử dụng, xe lăn và dịch

12. Dịch vụ cho các bác sĩ lâm sàng – II

13. Công nghệ xe lăn

4.3.2. Những nội dung khóa học Nội dung đề xuất của các khóa học mô đun được mô tả dưới đây. Những nội dung mô tả có thể giống nhau trong các mô đun khác nhau, nhưng phạm vi của các mô đun khác nhau có thể không giống nhau tùy thuộc vào nhu cầu của các vai trò cụ thể. Các học viên đảm nhận trình độ trung cấp nên hoàn thành cấp độ cơ bản hoặc chứng minh năng lực đầy đủ ở cấp độ đó. Nội dung khóa học được đề xuất không phải là mục đích cuối cùng mà là hướng dẫn cho người tham gia phát triển các gói hoặc chương trình đào tạo. Các mô đun và nội dung không cần không cần thiết phải dạy theo trình tự được đưa ra trong Bảng 4.X. hoặc trong danh sách dưới đây.

Dịch vụ cung cấp | 107

Công tác đào tạo quản lý chung (ví dụ: quản lý nhân sự và ngân sách) và đào tạo hội thảo chung (ví dụ: công cụ và máy móc, sự an toàn xưởng sản xuất, kiểm soát chất lượng và quản lý kho) không được bao gồm trong các mô đun. Mô đun 1. Những người sử dụng, xe lăn và dịch vụ cho nhân viên giới thiệu Nội dung đề xuất: những người sử dụng, các xe lăn, các khiếm khuyết, các vấn đề sức khỏe liên quan đến xe lăn, cung cấp dịch vụ xe lăn nói chung, cung cấp xe lăn trong khu vực địa phương của các học viên Mô đun 2. Những người dùng, xe lăn và dịch vụ cho những người quản lý Nội dung đề xuất: nhu cầu của những người dùng, xe lăn, tổng quan và dịch vụ xe lăn, chi phí và tài trợ dịch vụ xe lăn, nhân viên và cơ sở vật chất dịch vụ xe lăn, sự đẩy mạnh dịch vụ xe lăn, giám sát và đánh giá dịch vụ, quản lý danh sách chờ. Mô đun 3. Những người sử dụng, xe lăn và dịch vụ Nội dung đề xuất: giới thiệu cho người sử dụng, những khiếm khuyết, tư thế, giới thiệu về xe lăn, giới thiệu về nệm, giới thiệu về việc di chuyển xe lăn, mạng lưới giới thiệu, giới thiệu về việc đánh giá, chỉ định, điều chỉnh, đào tạo người sử dụng, theo dõi, sửa chữa và bảo trì, giới thiệu về việc đánh giá dịch vụ. Mô đun 4. Những dịch vụ cho các bác sĩ lâm sàng – I Nội dung đề xuất: lợi ích và nguy hiểm của các tư thế khác nhau, đánh giá và chỉ định, điều chỉnh, theo dõi, kiểm tra chất lượng, đánh giá dịch vụ Mô đun 5. Những dịch vụ cho các kỹ thuật viên Nội dung đề xuất: đánh giá và chỉ định, lắp ráp xe lăn, điều chỉnh, theo dõi, sửa chữa và bảo trì, kiểm tra chất lượng, đánh giá dịch vụ. Mô đun 6. Chăm sóc sức khỏe – I Nội dung đề xuất: các vấn đề chăm sóc sức khỏe, tập trung vào vệ sinh và ngăn ngừa những vết lở loét nặng Mô đun 7. Kỹ năng đào tạo Nội dung đề xuất: kỹ năng thuyết trình Mô đun 8. Đào tạo người sử dụng – I Nội dung đề xuất: sự di chuyển và chuyển động xe lăn cơ bản, chăm sóc sức khỏe bản thân, sửa chữa và bảo dưỡng xe lăn, thích nghi với môi trường Mô đun 9. Đào tạo người dùng – II Nội dung đề xuất: sự di chuyển và chuyển động xe lăn cấp nâng cao Mô đun 10. Chăm sóc sức khỏe – II Nội dung đề xuất: các vấn đề chăm sóc sức khỏe, tập trung vào việc chăm sóc, quản lý và phục hồi chức năng. Mô đun 11. Những người sử dụng, xe lăn và dịch vụ - II Nội dung đề xuất: người sử dụng, những khiếm khuyết, giải phẫu người, những tư thế bình thường và bất thường, các loại xe lăn và linh kiện, nệm xe lăn, chuyển động xe lăn, mạng lưới giới thiệu, đào tạo nhân viên giới thiệu, những phương pháp đánh giá dịch vụ. Mô đun 12. Dịch vụ cho các bác sĩ lâm sàng – II Nội dung đề xuất: đánh giá nệm, đánh giá hiệu suất nệm, mạng lưới giới thiệu địa phương, đánh giá mức độ trung cấp, chỉ định, điều chỉnh, đào tạo người sử dụng và theo dõi các bác sĩ lâm sàng, hỗ trợ và giám sát nhân viên lâm sàng, cách để hoàn thành đánh giá dịch vụ lâm sàng. Mô đun 13. Công nghệ xe lăn Nội dung đề xuất: thiết kế xe lăn, sửa đổi nệm, làm giảm áp nệm cơ bản và nâng cao, chuẩn bị và sửa đổi xe lăn, chế tạo hỗ trợ tư thế, đánh giá mức độ trung cấp, chỉ định, điều chỉnh, đào tạo người sử dụng và theo dõi các kỹ thuật viên, hỗ trợ, giám sát và đào tạo nhân viên kỹ thuật, quản lý xưởng, cách để hoàn thành và đánh giá dịch vụ kỹ thuật.

108 | Hướng dẫn về việc cung cấp xe lăn thủ công trong các khu vực ít nguồn lực

Tóm lược • Cung cấp xe lăn hiệu quả đòi hỏi nhân viên có kiến thức và kỹ năng trong việc

cung cấp xe lăn • Khi phát triển các cơ hội và các sáng kiến đào tạo:

• Dành thời gian xác định ứng viên phù hợp để đào tạo; • Ưu tiên cho người khuyết tật, đặc biệt là người sử dụng xe lăn nếu có thể; • Khám phá các khả năng liên kết và các chương trình đào tạo chức năng hiện

có; • Phát triển các mô đun và gói đào tạo để đào tạo tổng hợp hoặc độc quyền; • Tìm những cách để công việc đào tạo được công nhận; và • Xây dựng năng lực giảng viên địa phương.

• Nhân viên mạng lưới giới thiệu và những người thực hiện vai trò quản lý, lâm sàng, kỹ thuật, và đào tạo trong dich vụ xe lăn đòi hỏi các loại hình đào tạo khác nhau.

Tham khảo 1. Gyundi YE, Cornick C. Training: formal training; TATCOT /Motivation. In: Sheldon S, Jacobs NA, eds. Report of a Consensus Conference on Wheelchairs for Developing Countries, Bangalore, India, 6–11 November 2006. Copenhagen, International Society for Prosthetics and Orthotics, 2007 (http://homepage.mac.com/eaglesmoon/WheelchairCC/WheelchairReport_Jan08.pdf, accessed 8 March 2008). 2. The Standard Rules on the Equalization of Opportunities for Persons with Disabilities. Rule 19. Personnel training. New York, United Nations, 1993 (http://www.un.org/esa/socdev/enable/dissre05.htm#Rule%2019, accessed 11 March 2008). 3. Convention on the Rights of Persons with Disabilities. Article 4 – General obligations. New York, United Nations (http://www.un.org/disabilities/default.asp?id=264, accessed 11 March 2008). 4. Best KL et al. Wheelchair skills training for community-based manual wheelchair users: a randomized controlled trial. Archives of Physical Medicine and Rehabilitation, 2005, 86:2316–2323. 5. Certificate Course in Wheelchair Technology. Moshi, Tanzania Training Centre for Orthopaedic Technologists, 2007 (http://www.tatcot.org/certificate%20WCH .htm, accessed 11 March 2008). 6. S heldon S, Jacobs NA, eds. Report of a Consensus Conference on Wheelchairs for Developing Countries, Bangalore, India, 6–11 November 2006. Copenhagen, International Society for Prosthetics and Orthotics, 2007 (http://homepage.mac.com/ eaglesmoon/WheelchairCC /WheelchairReport_Jan08.pdf, accessed 8 March 2008).

Dịch vụ cung cấp | 109

. ...Để thực hiện cung cấp xe lăn bền vững.

Các hướng dẫn chính sách và kế hoạch:

• Trình bày các hoạt động chính để lập kế

hoạch và thực hiện cung cấp xe lăn;

• Đề xuất các chiến lược cho chi phí và cung cấp tài chính cho xe lăn; và

• Đề nghị liên kết giữa các dịch vụ xe lăn và các dịch vụ khác.

5 Chính sách và kế hoạch

Khung 5.1. Lời chứng thực từ một người sử dụng ở Philippines Michelle sống trên hòn đảo nông thôn ở Masbate, một vùng xa xôi ở Philippines. Cô ấy 20 tuổi, được sinh ra không có chân và chỉ có một cánh tay. Không thể đẩy một chiếc xe lăn tiêu chuẩn, Michelle đã sống mà không có ai trong suốt cuộc đời. Để di chuyển, cô ấy đã phải “đi bộ” trên đường bằng một tay và nửa thân mình trên của cô ấy. Năm 2005, Michelle được các nhân viên cộng đồng giới thiệu đến một dịch vụ xe lăn di động được điều hành bởi một tổ chức phi chính phủ quốc tế. Đội ngũ dịch vụ thấy rằng để một chiếc xe lăn có hữu ích với Michelle, thì nó cần phải hoạt động bằng một tay, phù hợp với các bề mặt gồ ghề và dễ dàng di chuyển trên phương tiện giao thông công cộng để đi vào thị trấn. Một nhà máy sản xuất xe lăn địa phương hợp tác với nhóm dịch vụ xe lăn đã tạo ra một chiếc xe lăn theo các thông số kỹ thuật và các yêu cầu này. Michelle giờ đây đã có thể tự đẩy mình trên chiếc xe lăn của cô ấy, và không còn phải tự di chuyển trên mặt đất nữa. Cô sử dụng xe lăn để tham dự nhà thờ, tham gia vào xã hội và chơi bóng rổ. Quan trọng nhất, cô ấy có tinh thần kinh doanh nhạy bén, nhằm mục đích cải thiện đời sống kinh tế của gia đình cô. Với khả năng di chuyển được cải thiện, những cơ hội của cô cho điều này là rất lớn.

112 | Hướng dẫn về việc cung cấp xe lăn thủ công trong các khu vực ít nguồn lực

Xe lăn thay đổi cuộc sống…

Lời Chứng

5.1. Giới thiệu

Mục đích và kết quả Mục đích của các hướng dẫn về chính sách và kế hoạch là để phát triển và thực hiện các chính sách để cung cấp xe lăn có hiệu quả và bền vững. Việc thực hiện các hướng dẫn này sẽ dẫn đến: • Phát triển chính sách xe lăn quốc gia; • Lập kế hoạch chương trình cung cấp xe lăn ở cấp quốc gia phối hợp với tất cả các

bên liên quan, dựa trên nhu cầu đã được xác định; • Tổng hợp dịch vụ xe lăn vào các dịch vụ y tế và các dịch vụ phục hồi chức năng

hiện có; • Phát triển tiêu chuẩn quốc gia về việc cung cấp xe lăn; • Tính toán chi phí và thiết lập các nguồn tài trợ; và • Liên kết cung cấp xe lăn với các ngành và các tổ chức hiện có trong xã hội.

Các bên liên quan và các nguồn lực • Các bên liên quan đến chính sách và lập kế hoạch bao gồm các nhà hoạch định

chính sách, nhà hoạch định và người thực hiện, nhà sản xuất và nhà cung cấp xe lăn, nhà cung cấp dịch vụ xe lăn, các tổ chức và những người sử dụng bị khuyết tật.

5.2. Chính sách 5.2.1. Phát triển chính sách Chính sách quốc gia về cung cấp xe lăn có thể đảm bảo rằng người sử dụng nhận được xe lăn sẽ đáp ứng yêu cầu tối thiểu về an toàn, sức mạnh và độ bền và phù hợp với nhu cầu của cá nhân từng người. Chính sách quốc gia cũng có thể đảm bảo rằng xe lăn được cung cấp bởi những nhân viên được đào tạo mà những người đó biết cách đánh giá đúng nhu cầu của người dùng và cách đào tạo người sử dụng và người chăm sóc về cách sử dụng và chăm sóc xe lăn. Khi phát triển chính sách quốc gia nên xem xét các lĩnh vực sau: • Các vấn đề được giải quyết bằng các chính sách quốc tế có liên quan (xem Mục

5.2.2.); • Thiết kế, cung cấp, cung cấp dịch vụ, đào tạo và sự tham gia của người sử dụng

(xem Mục 5.2.3.); • Quỹ tài trợ (xem Mục 5.4.); và • Liên kết với các ngành khác (xem Mục 5.5.).

Để tránh một chính sách riêng lẻ cho công việc cung cấp xe lăn, xe lăn có thể được bao gồm trong một chính sách chung để cung cấp các thiết bị hỗ trợ. Tuy nhiên, các vấn đền cụ thể liên quan đến việc cung cấp xe lăn có thể cần được giải quyết trong các tài liệu chính sách bổ sung.

Chính sách và kế hoạch I 113

5

5.2.2. Những chính sách quốc tế Hai công cụ chính sách quốc tế liên quan đến việc cung cấp xe lăn là: • Công Ước về quyền của người khuyết tật; và • Các quy tắc chuẩn về bình đẳng hóa cơ hội cho người khuyết tật.

Công Ước Công Ước về quyền của người khuyết tật bao gồm 50 điều. Điều 4, 20, 26 và 32 được áp dụng đặc biệt cho việc cung cấp xe lăn (xem Hộp 5.2.). Hộp 5.2. Điều 4, 20, 26 và X2 của Công Ước

Điều 4. Nghĩa vụ chung Các quốc gia thành viên cam kết đảm bảo và thúc đẩy thực hiện đầy đủ tất cả các quyền con người và quyền tự do cơ bản cho tất cả những người khuyết tật mà không phân biệt đối xử dưới bất kì hình thức nào trên cơ sở sự khuyết tật. Nhằm mục đích này, các quốc gia thành viên cam kết: (a) Thông qua các biện pháp lập pháp, hành pháp hoặc các biện pháp khác để thi hành các quyền được

thừa nhận trong Công Ước này; (g) Tiến hành hoặc khuyến khích nghiên cứu và phát triển các công nghệ mới, thúc đẩy việc phổ biến và sử dụng các công nghệ này, trong đó có công nghệ thông tin liên lạc, phương tiện và thiết bị hỗ trợ di chuyển, các công nghệ trợ giúp phù hợp với người khuyết tật, ưu tiên các công nghệ có giá thành vừa phải; (h) Để cung cấp thông tin dễ tiếp cận cho người khuyết tật về phương tiện, thiết bị hỗ trợ di chuyển và các công nghệ trợ giúp, trong đó các công nghệ mới, cũng như các hình thức hỗ trợ, dịch vụ hỗ trợ và các phương tiện khác; (i) Thúc đẩy đào tạo các chuyên gia và nhân viên làm việc với người khuyết tật về các quyền được công nhận trong Công Ước này để cung cấp tốt hơn các hỗ trợ và dịch vụ được đảm bảo bởi các quyền đó. Điều 20. Di chuyển cá nhân Các quốc gia thành viên sẽ thực hiện các biện pháp hiệu quả để đảm bảo khả năng di chuyển cá nhân với sự độc lập cao nhất có thể đối với người khuyết tật, bao gồm: (a) Tạo điều kiện cho sự di chuyển cá nhân của người khuyết tật theo cách thức và tại thời điểm họ chọn,

và với chi phí phải chăng; (b) Tạo điều kiện cho người khuyết tật tiếp cận với các thiết bị hỗ trợ di động chất lượng, thiết bị, công

nghệ hỗ trợ và các hình thức hỗ trợ trung gian trực tiếp, bao gồm bằng cách cung cấp chúng với chi phí phải chăng;

(c) Cung cấp đào tạo về kỹ năng vận động cho người khuyết tật và nhân viên chuyên môn làm việc với người khuyết tật;

(d) Khuyến khích các đơn vị sản xuất thiết bị hỗ trợ di động, thiết bị và công nghệ hỗ trợ có tính đến mọi khía cạnh về sự di chuyển cho người khuyết tật.

Điều 26. Chữa bệnh và phục hồi 3.Các quốc gia thành viên sẽ thúc đẩy sự sẵn có, kiến thức và sử dụng các thiết bị và công nghệ hỗ trợ, được thiết kế cho người khuyết tật liên quan đến việc chữa bệnh và phụ hồi chức năng.

114 | Hướng dẫn về việc cung cấp xe lăn thủ công trong các khu vực ít nguồn lực

Điều 32. Hợp tác quốc tế 1. Các quốc gia thành viên công nhận tầm quan trọng của hợp tác quốc tế và sự thúc đẩy hợp tác quốc tế

trong việc hỗ trợ các nỗ lực quốc gia nhằm thực hiện các mục đích của Công Ước này, do vậy sẽ tiến hành các biện pháp thích hợp và hiệu quả giữa các quốc gia và nếu cần, hợp tác với các tổ chức khu vực và quốc tế liên quan và nhân dân, đặc biệt là các tổ chức của người khuyết tật. Những biện pháp như vậy có thể bao gồm các hoạt động như: (a)Tạo thuận lợi và hỗ trợ việc xây dựng năng lực, bao gồm thông qua trao đổi và chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, chương trình đào tạo và thực tiễn tốt nhất; (d)Nếu thích hợp, trợ giúp về kinh tế và kỹ thuật, bao gồm bằng cách tạo thuận lợi cho việc tiếp cận và chia sẻ các công nghệ hỗ trợ, và thông qua chuyển giao công nghệ.

Các quy tắc chuẩn Các quy tắc chuẩn về bình đẳng hóa cơ hội cho người khuyết tật bao gồm 22 quy tắc. Liên quan đến các điều kiện tiên quyết để có sự tham gia bình đẳng, Quy tắc 3 và 4 áp dụng cho việc cung cấp xe lăn (xem Hộp 5.3). Hộp 5.3. Quy tắc 3 và 4 của các Quy tắc chuẩn

Quy tắc X. Phục hồi chức năng

Quy tắc 4. Dịch vụ và hỗ trợ

“Các quốc gia cần đảm bảo cung cấp các dịch vụ phục hồi chức năng cho người khuyết tật để họ có thể đạt được và duy trì mức độ độc lập và hoạt động tối ưu của họ.”

“Các quốc gia cần đảm bảo phát triển và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, bao gồm các thiết bị hỗ trợ cho người khuyết tật để giúp họ tăng mức độ độc lập trong cuộc sống hàng ngày và thực hiện các quyền của họ.”

Liên quan đến các biện pháp thực hiện, Quy tắc 14, 19 và 20 được áp dụng (xem Hộp 5.4). Hộp 5.4. Quy tắc 14, 19 và 20 của các Quy tắc chuẩn

Quy tắc 14. Hoạch định chính sách và lập kế hoạch

Quy tắc 19. Đào tạo nhân viên Quy tắc 20. Theo dõi và đánh giá

“Các quốc gia sẽ đảm bảo rằng các khía cạnh khuyết tật được

bao gồm trong tất cả các hoạch định chính sách và lập kế hoạch

quốc gia có liên quan.”

“Các quốc gia có trách nhiệm đảm bảo đào tạo đầy đủ nhân viên, ở tất cả các cấp, liên quan đến việc lập kế hoạch và cung cấp các chương trình và dịch vụ liên quan đến người khuyết tật.”

“Các quốc gia có trách nhiệm giám sát và đánh giá liên tục

việc thực hiện các chương trình và dịch vụ quốc gia liên quan đến việc cân bằng cơ hội cho

người khuyết tật.” Cả Công Ước và Quy tắc chuẩn đều nêu rõ rằng chính phủ có trách nhiệm đối với việc cung cấp xe lăn. Do đó, việc cung cấp xe lăn được đề nghị là một phần không thể thiếu trong các chiến lược quốc gia.

Chính sách và kế hoạch I 115

5.2.3. Những vẫn đề cung cấp xe lăn cụ thể

Có 5 lĩnh vực được xem xét khi xây dựng chính sách cung cấp xe lăn cơ bản. 1. Thiết kế Mỗi người có một nhu cầu cá nhân hoặc môi trường riêng biệt rằng việc quyết định thiết kế xe lăn phù hợp là tốt nhất cho người đó. Bởi vì nhu cầu của người sử dụng rất đa dạng, không có thiết kế xe lăn nào là phù hợp cho tất cả người sử dụng trong mọi điều kiện. Các chính sách được đề nghị: • Yêu cầu một số xe lăn phải được cung cấp cho các nhà cung cấp dịch vụ để đảm bảo

rằng mỗi người sử dụng sẽ nhận được một chiếc xe lăn đáp ứng với nhu cầu của họ, và

• Chỉ rõ những yêu cầu quốc gia tối thiểu để đảm bảo xe lăn sẽ an toàn, bền bỉ và có thể bảo trì tại địa phương (xem Chương 2).

2. Sản xuất và cung ứng Các xe lăn có thể được sản xuất và mua lại theo một số cách. Chúng nên được kiểm tra sức bền, độ bền và phù hợp với bối cảnh mà xe lăn sẽ được sử dụng. Các quyết định sẽ cần phải được đưa ra về cách thức sản xuất và mua xe lăn (xem Chương 2). Các chính sách được đề nghị: • Tiếp cận nhu cầu tổng thể về xe lăn liên quan đến quỹ tài trợ có sẵn, tính bền vững

của nguồn cung theo thời gian, phát triển kinh tế địa phương và tác động đến cơ sở hạ tầng cung cấp xe lăn địa phương;

• Khuyến khích đánh giá xe lăn so với các hướng dẫn; • Khuyến khích sự tham gia của người sử dụng và nhà cung cấp dịch vụ trong việc lựa

chọn xe lăn; và • Xem xét các chính sách quốc gia khác về các vấn đề liên quan, như hỗ trợ sản xuất

tại địa phương và việc làm địa phương. 3. Cung cấp dịch vụ Các nhà cung cấp dịch vụ xe lăn đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ liên lạc giữa người sử dụng và các nhà sản xuất dịch vụ xe lăn. Họ có thể đảm bảo rằng cá nhân từng người sử dụng được cung cấp một chiếc xe lăn phù hợp. Họ cung cấp giáo dục và đào tạo về nhu cầu của người sử dụng, cũng như hỗ trợ và giới thiệu liên tục đến các dịch vụ khác. Các chính sách được đề nghị: • Thúc đẩy sự trao quyền và sự lựa chọn người sử dụng (1); • Yêu cầu xe lăn phải được cung cấp thông qua hệ thống cung cấp dịch vụ xe lăn phù

hợp; • Yêu cầu tất cả các nhà cung cấp dịch vụ xe lăn phải tuân theo các thực hành được

đề nghị liên quan đến tính có sẵn của xe lăn, kê đơn, điều chỉnh, đào tạo người sử dụng và theo dõi các dịch vụ (xem Chương X); và

• Yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ xe lăn thể hiện sự minh bạch, gia cả hợp lý, giám sát và đánh giá các dịch vụ của họ.

4. Đào tạo Đào tạo tất cả các nhân viên liên quan đến việc cung cấp xe lăn (xem Chương 4) đảm bảo rằng việc cung cấp dịch vụ có thể được duy trì ở mức được chấp nhận trên toàn quốc. Các chính sách được đề nghị: • Khuyến khích rằng việc đào tạo được cung cấp cho tất cả các cá nhân liên quan trực

tiếp đến việc phát triển và triển khai việc cung cấp xe lăn, bao gồm những người liên quan đến thiết kế, sản xuất, thử nghiệm và cung cấp dịch vụ.

Chính sách và kế hoạch I 117

116. | Hướng dẫn về việc cung cấp xe lăn thủ công trong các khu vực ít nguồn lực

5. Tài chính Mỗi lĩnh vực trong bốn lĩnh vực cung cấp xe lăn cơ bản này đòi hỏi phải có kinh phí. Các chiến lược tài trợ khác nhau được mô tả trong phần 5.4. Thông thường, cho phí thiết kế, sản xuất và cung cấp xe lăn, cung cấp dịch vụ xe lăn và đào tạo nhân viên được bao gồm trong giá của xe lăn được cung cấp, trừ phi chi phí được bao gồm trong những cách khác. Các chính sách được đề nghị: • Chỉ rõ các quy trình tài trợ; • Đặt tiêu chí đủ điều kiện tài trợ; • Chỉ rõ các danh mục và tiêu chuẩn của xe lăn và dịch vụ được tài trợ theo chương

trinh này; và • Thúc đẩy sự trao quyền và sự lựa chọn người sử dụng.

Các quy trình hỗ trợ khác để xem xét trong một chính sách Chính phủ cũng có thể xem xét: • Miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu thô dùng để chế tạo xe lăn; • Miễn thuế nhập khẩu cho xe lăn nếu chúng không có sẵn trong nước; • Hỗ trợ các tổ chức phi chính phủ và người khuyết tật địa phương rằng cung cấp xe

lăn và các dịch vụ liên quan thông qua các khoản tài trợ trực tiếp hoặc bằng cách tạo điều kiện cho các mối quan hệ giữa tổ chức phi chính phủ địa phương và tổ chức phi chính phủ quốc tế, cộng đồng doanh nghiệp và các bên liên quan khác;

• Hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất xe lăn tư nhân thông qua các đề nghị đấu thầu, cho vay và tài trợ đào tạo;

• Thúc đẩy sự tham gia của người dùng ở mọi cấp độ của việc lập kế hoạch và thực hiện dịch vụ;

• Loại bỏ các rào cản kiến trúc để tăng tính di động, tính độc lập và sự tham gia, do đó kích thích sự quan tâm, sử dụng và nhu cầu cho xe lăn tốt hơn; và

• Bao gồm việc cung cấp xe lăn và các vấn đề liên minh (như môi trường có tính truy cập và phương tiện vận chuyển có tính truy cập) trong các chính sách quốc gia khác.

Hộp 5.5 và 5.6 đưa ra các ví dụ về các chính sách liên quan đến việc cung cấp xe lăn ở Ấn Độ và Afghanistan lần lượt sau.

5.3 Lập kế hoạch Có 6 hoạt động chính trong kế hoạch và thực hiện cung cấp xe lăn. 1. Xác định nhu cầu về xe lăn và dịch vụ Xác định nhu cầu xe lăn là cần thiết để xác định số lượng dịch vụ và nhân viên cần thiết và nơi để xác định vị trí các dịch vụ. Những đánh giá như vậy cũng cung cấp thông tin về sự hài lòng của người sử dụng đối với xe lăn đang dùng và có thể đã được phân phối, bao gồm hoặc không bao gồm việc cung cấp dịch vụ (5). Những thống kê nên bao gồm số lượng những người sử dụng, tỷ lệ mắc các tình trạng sức khỏe khác nhau, khiếm khuyết và sự hạn chế trong việc tham gia, và vị trí địa lý của từng cá nhân này. Việc thu thập dữ liệu thường được tạo điều kiện bằng cách cộng tác với các chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng và các tổ chức của những người khuyết tật. Ở những nơi không thu thập được dữ liệu, có thể ước tính 1% dân số sẽ yêu cầu những chiếc xe lăn.

2. Lập kế hoạch cung cấp xe lăn ở cấp quốc gia

Các chính phủ kkhuyến nghị nên tích cực tham gia vào việc lập kế hoạch, thành lập và tiếp tục phát triển dịch vụ cung cấp xe lăn. Chính phủ nên xem xét tài trợ cho các dịch vụ xe lăn cùng với các dịch vụ phục hồi chức năng khác. Nếu tài trợ của chính phủ đã được chỉ định cho việc cung cấp xe lăn, thì nên đánh giá các dịch vụ để xác định xe chúng có được cung cấp theo các đề nghị được đưa ra trong các hướng dẫn này không.

118 | Hướng dẫn về việc cung cấp xe lăn thủ công trong các khu vực ít nguồn lực

3. Khuyến khích hợp tác giữa các nhà cung cấp dịch vụ chính phủ và phi chính phủ Bất cứ nơi nào có thể, các tổ chức phi chính phủ quốc gia và quốc tế liên quan đến việc cung cấp xe lăn được khuyến khích hợp tác chặt chẽ với các bộ và ban ngành liên quan để hỗ trợ phát triển và thực hiện kế hoạch quốc gia về cung cấp xe lăn. Một kế hoạch mà được phối hợp có thể giúp sử dụng tối đa các nguồn lực và đảm bảo rằng các dịch vụ phù hợp có thể truy cập được đối với những người cần chúng. 4. Tích hợp dịch vụ xe lăn vào các dịch vụ phục hồi chức năng cần có Dịch vụ xe lăn sẽ được tăng cường bằng cách tích hợp chúng vào các dịch vụ phục hồi và chăm sóc sức khỏe khác nếu có thể. Sự tích hợp giúp phối hợp các nỗ lực giữa các bên liên quan, tận dụng tốt nhất các nguồn lực như các trung tâm y tế và nhân viên, và tạo điều kiện tốt cho các mạng lưới tư vấn và giới thiệu. Một ví dụ điển hình là trung tâm y tế Kilimanjaro Christian, nơi một nhóm các chuyên gia y tế đa ngành đã thành lập một ủy ban xe lăn để giải quyết các vấn đề liên quan đến sản xuất, cung cấp dịch vụ, phân phối và bảo trì (6). Mạng lưới giới thiệu rất quan trọng đối với tính bền vững của dịch vụ xe lăn và giúp đảm bảo rằng các dịch vụ có thể truy cập được đối với những người cần chúng. Mạng lưới tư vấn và tiếp cận với các chuyên gia chăm sóc sức khỏe như bác sĩ, các nhà vật lý trị liệu, các nhà trị liệu ngôn ngữ và nói và các chuyên gia khác giúp đảm bảo cung cấp các dịch vụ và thiết bị phù hợp cho người sử dụng. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người có nhu cầu phức tạp. 5. Áp dụng tiêu chuẩn quốc gia và việc cung cấp xe lăn

Chính quyền quốc gia và các nhà cung cấp dịch vụ xe lăn được khuyến khích phát triển và áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia. Các tiêu chuẩn quốc gia cần giải quyết các vấn đề liên quan đến chất lượng và thử nghiệm xe lăn, đòa tạo nhân viên và cung cấp dịch vụ. Những hướng dẫn này có thể cung cấp như một điểm khởi đầu để phát triển các tiêu chuẩn. Việc giám sát và đánh giá cũng được đề nghị để đảm bảo dịch vụ xe lăn đáp ứng các tiêu chuẩn đã được thiết lập. 6. Trao quyền cho người dùng

Chính phủ quốc gia và các cơ quan phát triển quốc tế có thể tạo và hỗ trợ một môi trường thuận lợi. Người sử dụng cần có cơ hội để lựa chọn sản phẩm phù hợp với bản thân trong nhiều những sản phẩm khác nhau. Một gói thông tin tốt và những sản phẩm này, bao gồm có thể là các nguồn tài trợ hoặc trợ cấp, có thể rất hữu ích cho người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định đúng đắn.

Chính sách và kế hoạch I 119

Chiến lược tốt nhất để phát triển chương trình cung cấp xe lăn quốc gia phụ thuộc vào tình trạng xe lăn hiện tại trong nước, các nguồn lực có sẵn và nhu cầu của dịch vụ phải được đáp ứng. Điều đó rất hữu ích để xe xét các câu hỏi sau đây khi lập kế hoạch cung cấp xe lăn. • Các đặc điểm và nhu cầu cụ thể của dân số người sử dụng là gì? • Các nhóm liên quan có tồn tại không và, nếu có, những lợi ích và ý kiến của họ là gì? • Các dịch vụ xe lăn có tồn tại không? (thông qua các hội thảo địa phương, phục hồi chức

năng dựa vào cộng đồng, các tổ chức của những người khuyết tật, các tổ chức phi chính phủ khác, khu vực tư nhân hoặc chính phủ)

• Có bất kì việc cung cấp xe lăn ngoài tổ chức chính thức không? ví dụ cung cấp xe lăn nhập khẩu hàng loạt

• Những gì có thể được thực hiện với các nguồn tài nguyên hiện có? • Các cơ chế tài trợ hiện nay là gì?

Hộp 5.7. Đưa ra các chiến lược khả thi khác nhau để phát triển chương trình cung cấp xe lăn trong các tình huống khác nhau. Hộp 5.7. Các chiến lược khả thi để phát triển chương trình cung cấp xe lăn 1. Chính phủ muốn thiết lập một chương trình dịch vụ xe lăn quốc gia. Chính phủ có thể liên hệ với các tổ chức

phi chính phủ và các tổ chức dành cho người khuyết tật, người sử dụng, các chương trình đào tạo cho các chuyên gia y tế, các tổ chức quốc tế như WHO và Hiệp hội phục hình và chỉnh hình quốc tế và các tổ chức phi chính phủ có liên quan để giúp phát triển một kế hoạch phù hợp cho dịch vụ xe lăn quốc gia. Chính phủ có thể xem xét các dịch vụ phục hình và chỉnh hình và sử dụng những dịch vụ này làm cơ sở để phát triển dịch vụ xe lăn. Nó cũng có thể liên hệ với các cơ quan chính phủ ở các quốc gia khác để học hỏi kinh nghiệm của họ và tìm kiếm lời khuyên.

2. Cung cấp xe lăn hiện có nhưng ở quy mô nhỏ thông qua các tổ chức độc lập: không có sự hợp tác. Chính phủ, các tổ chức địa phương hoặc một tổ chức phi chính phủ quốc tế có thể đánh giá khả năng mở rộng quy mô hoạt động. Một trung tâm nguồn lực có thể được thiết lập để thu hút mọi người từ các tổ chức khác nhau tham gia vào nỗ lực hợp tác. Sau đó, trung tâm nguồn lực có thể phát triển thành một liên minh gồm các tổ chức quan tâm đến dịch vụ xe lăn hoặc một tổ chức phi chính phủ độc lập theo quyền riêng của mình.

3. Có các tổ chức trong nước nhưng không có dịch vụ cung cấp xe lăn. Một tổ chức phi chính phủ hoặc tổ chức dành cho người khuyết tật có thể đóng vai trò là hạt nhân cho một trung tâm nguồn lực. Tổ chức cần xác định một tổ chức phù hợp có kinh nghiệm cung cấp xe lăn là đối tác (ví dụ tổ chức chính phủ hoặc phi chính phủ ở nước láng giềng hoặc tổ chức phi chính phủ quốc tế) và nên thực hiện theo các bước ban đầu theo 4 bước dưới đây. Ngoài ra, quá trình này có thể được bắt đầu bởi một tổ chức phi chính phủ quốc tế, sau đó tìm kiếm các tổ chức phi chính phủ và tổ chức dành cho người khuyết tật địa phương làm đối tác. Cần nỗ lực để xác định và kết nối các quốc gia hoặc tổ chức khác có kinh nghiệm tương tự trong việc bắt đầu dịch vụ xe lăn.

4. Không có tổ chức trong nước và không có dịch vụ cung cấp xe lăn thường xuyên. Một tổ chức phi chính phủ quốc tế, kể cả theo sáng kiến của riêng hoặc theo lời mời hợp tác với chính phủ, có thể thành lập một trung tâm nguồn lực ở thủ đô hoặc thành phố lớn khác. Trung tâm nguồn lực có thể là một phần không thể thiếu một viện phục hồi chức năng đã tồn tại. Trung tâm nguồn lực nên bắt đầu bằng cách cung cấp thông tin quan trọng cho người sử dụng, gia đình hoặc người chăm sóc và chuyên gia y tế về nhu cầu di chuyển và các vấn đề rộng hơn liên quan đến tính chuyển động. Tổ chức phi chính phủ quốc tế nên phát triển việc phân tích và khảo sát các bên liên quan, những người sử dụng hoặc yêu cầu các xe lăn, để xác định các khoảng trống và xác định nhu cầu xe lăn và dịch vụ. Nghiên cứu có sự tham gia sơ bộ sẽ đưa ra các lựa chọn để đáp ứng nhu cầu. Quỹ tài trợ nên được đảm bảo để bắt đầu cung cấp xe lăn. Cần nỗ lực để thiết lập mối quan hệ làm việc giữa trung tâm nguồn lực và các cơ quan chính phủ có liên quan như là bước đầu tiên trong việc thiết lập dịch vụ xe lăn quốc gia.

120 | Hướng dẫn về việc cung cấp xe lăn thủ công trong các khu vực ít nguồn lực

5.4. Chiến lược tài trợ Một phần quan trọng của việc thiết lập dịch vụ xe lăn bao gồm chi phí và thiết lập các nguồn tài trợ để đảm bảo tính bền vững tài chính của dịch vụ 5.4.1. Chi phí Bước đầu tiên hướng tới sự bền vững tài chính là tính toán chính xác chi phí trực tiếp và gián tiếp của dịch vụ xe lăn. Điều quan trọng là chi phí cung cấp dịch vụ và chi phí của sản phẩm được tính. Chi phí ban đầu để thiết lập dịch vụ xe lăn cũng cần được cung cấp nhưng không cần đưa vào tính toán cho phí vận hành. Khi ước tính kinh phí cần thiết để thiết lập và duy trì dịch vụ xe lăn, các nhà lập kế hoạch nên xem xét tổng chi phí cung cấp xe lăn. Tổng chi phí là tổng tất cả các chi phí trực tiếp và gián tiếp. Các chi phí trực tiếp Sản phẩm • Chi phí sản xuất hoặc giá mua xe lăn • Gửi và vận chuyển xe lăn.

Dịch vụ ban đầu • Chi phí nhân sự (lâm sàng, kỹ thuật, đào tạo) để đánh giá, đặt hàng, lắp đặt và đào

tạo. • Chi phí nhân sự cho việc đặt hàng và kiểm kê xe lăn • Vật liệu và thiết bị để lắp ráp và sử đổi • Vật tư (mẫu đánh giá và lưu trữ hồ sơ...)

Dịch vụ theo dõi • Chi phí nhân sự • Bảo trì và sửa chữa

Những chi phí gián tiếp • Sự quản lý • Sự quản trị • Tổng phí • Xây dựng năng lực – đào tạo nhân viên phục vụ

5.4.2. Các nguồn của quỹ tài trợ Nhiều cá nhân cần một chiếc xe lăn nhưng không thể đủ khả năng để chi trả. Tuy nhiên tất cả những ai cần một chiếc xe lăn thì đều được hưởng, bất kể khả năng của họ có thể trả được hay không. Do đó, các quỹ sẽ cần được cung cấp cho người sử dụng để hỗ trợ tài chính. Các sơ chế tài trợ khác nhau được mô tả dưới đây. Chính phủ tài trợ Tài trợ của chính phủ thường là nguồn tài trợ đáng tin cậy nhất nơi mà chính phủ cam kết cho các dịch vụ xe lăn. Ở nơi mà dịch vụ xe lăn được thành lập hoặc được cung cấp bởi các nhóm phi chính phủ, thì nên tiếp tục tham khảo ý kiến với các cơ quan chính phủ có liên quan. Việc tham vấn nên bao gồm lập kế hoạch dài hạn để xác định thời điểm, cách thức và mức độ mà chính phủ có thể chịu trách nhiệm toàn bộ cho dịch vụ trong tương lai, bao gồm các việc đóng góp tài chính.

Chính sách và kế hoạch I 121

Tài trợ Trong nhiều bối cảnh, việc bắt đầu dịch vụ xe lăn có thể phụ thuộc vào nguồn tài trợ từ các nhà tài trợ trong nước và quốc tế. Do tính chất của nó thường là ngắn hạn, việc tài trợ nên được bổ sung bằng sự vận động của chính phủ và các nguồn tài trợ bền vững khác. Các quỹ xe lăn được quản lý bởi ủy ban Một quỹ xe lăn địa phương có thể được thành lập để hỗ trợ cho phí xe lăn cho từng cá nhân người sử dụng. Quỹ xe lăn tồn tại để tài trợ và quản lý một cách công bằng các khoản đóng góp được bảo đảm cho việc cung cấp xe lăn. Người sử dụng nộp đơn cho ủy ban quỹ để được trợ cấp toàn bộ hoặc một phần chi phí cho xe lăn. Các quỹ như vậy được đề nghị để áp dụng một thử nghiệm để xác định số tiền hỗ trợ tài chính sẽ được cung cấp. Tài trợ của chính phủ cũng có thể được chyển qua một quỹ xe lăn. Các ủy ban nên gồm có một bộ phận các cá nhân có quyền lợi trong việc cung cấp xe lăn có tính bền vững, chẳng hạn như (không giới hạn) người sử dụng, các đại diện của các tổ chức người khuyết tật, bác sĩ lâm sàng và kỹ thuật viên, đại diện chính phủ và chức sắc địa phương. Đóng góp từ người sử dụng Trừ phi quỹ tài trợ chính phủ đầy đủ được cung cấp cho việc xe lăn, bất kỳ hệ thống tài chính nào cũng kết hợp với một yếu tố đóng góp tài chính từ chính người sử dụng. Các chương trình đóng góp nên được vận hành cùng với các thử nghiệm phương tiện cá nhân để đảm bả rằng người sử dụng sẽ đóng góp không nhiều và không ít hơn mức họ có thể chi trả thực tế. Những đóng góp của người sử dụng cũng kích thích nhu cầu về các sản phẩm và dịch vụ có chất lượng phù hợp. Chương trình tín dụng là một tùy chọn cho phép người sử dụng vay tiền để mua xe lăn và trả nợ trong một khoảng thời gian. Một lực chọn khác là một cơ hội việc làm, liên kết việc cung cấp xe lăn với cơ hội cho người sử dụng có được một công việc hoặc tiền để bắt đầu kinh doanh và trả tiền cho chiếc xe lăn đó theo thời gian. Những phí xe lăn được tặng hoặc được nhập khẩu Ngay cả khi xe lăn được tặng miễn phí, vẫn có chi phí liên quan đến việc cung cấp có trách nhiệm đối với người sử dụng, bao gồm cả việc theo dõi người sử dụng và bảo trì xe lăn. Các tổ chức nhập khẩu xe lăn trên quy mô lớn mà không đảm bảo các dịch vụ cần thiết, như được mô tả trong Chương X, có thể được yêu cầu trả một khoản phí để hỗ trợ các dịch vụ. Tạo thu nhập Dịch vụ xe lăn có thể được trợ cấp thông qua thu nhập từ việc bán các sản phẩm khác như gậy, nạng, xe tập đi, nhà vệ sinh và các ghế tắm. Hệ thống phiếu mua hàng đã trả tiền Một hệ thống phiếu mua hàng đã trả tiền có thể cho phép người sử dụng tự đưa ra các quyết định mua hàng. Người sử dụng được đánh giá và nhận đơn thuốc cho xe lăn với một số tính năng nhất định. Người sử dụng được tặng một phiếu mua hàng đã trả tiền với giá trị của chiếc xe lăn rẻ nhất phù hợp với đơn thuốc của người sử dụng và cũng áp ứng các tiêu chuẩn tối thiểu về an toàn, sức mạnh và độ bền. Người sử dụng muốn có một chiếc ghế đắt tiền hơn mà chiếc ghế đắt tiền đó phù hợp với đơn thuốc được kê thì tự họ phải trả thêm tiền cho khoản phí đó.

122 | Hướng dẫn về việc cung cấp xe lăn thủ công trong các khu vực ít nguồn lực

5.5. Liên kết với các ngành khác Các bên liên quan đến dịch vụ xe lăn được khuyến khích hợp tác với các ngành và các tổ chức khác. Những mối liên kết này làm giảm chi phí thiết lập và vận hành dịch vụ xe lăn và cho phép dịch vụ phát triển nhanh hơn. Các chuyên gia trong các lĩnh vực khác sẽ học hỏi về dịch vụ xe lăn, trong khi các dịch vụ sẽ hưởng lợi từ sự tham gia ngày càng tăng của các chuyên gia được giáo dục và đào tạo. Sự hợp tác cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các môi trường có hoặc không có sự rào cản, và một cấp độ cao hơn của sự hòa nhập và tham gia. 5.5.1. Dịch vụ y tế và các chiến dịch tiếp cận cộng đồng Các dịch vụ y tế hiện có cung cấp một cơ sở hạ tầng để dịch vụ xe lăn có thể được tích hợp với chi phí thấp nhất có thể. Các dịch vụ thông tin có thể được mở rộng bao gồm cả xe lăn, do đó tạo thuận lợi cho việc xác định và theo dõi người sử dụng. Những lợi thế bao gồm một vị trí chung cho tất cả các dịch vụ, việc sử dụng các mạng lưới giới thiệu hiện có, và nhận thức tốt hơn về nhân viên y tế và phục hồi chức năng. Các chuyến thăm của các dịch vụ y tế đến các khu vực xa xôi (ví dụ như sự nhận thức về HIV/AIDS, các chương trình phục hồi và các chiến dịch tiêm chủng tại cộng đồng), cũng như xóa mù chữ, bầu cử cử tri/ các chiến dịch tham gia chính trị và bất kỳ chương trình tiếp cận chính trị nào khác, cũng cung cấp cơ hội để cung cấp dịch vụ xe lăn. 5.5.2. Giáo dục Liên kết cung cấp xe lăn với ngành giáo dục có thể tạo điều kiện cho việc phát triển tài liệu đào tạo và thực hiện các chương trình đào tạo. Trong một số trường hợp, các môn học chính có thể đã tồn tại trong tổ chức học thuật. Trong những tình huống này, có thể tích hợp việc đào tạo để cung cấp xe lăn vào các khóa học hiện có. Tương tự, các phòng thí nghiệm sản xuất và thử nghiệm có thể tồn tại, có thể giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc thiết kế, sản xuất và thử nghiệm xe lăn. Sinh viên đại học trong một loạt các ngành kỹ thuật và y tế có thể được tuyển dụng cho sự nghiệp trong việc cung cấp xe lăn. Các nhà cung cấp dịch vụ có thể thu hút sinh viên cho các vị trí chuyên ngành để có được kinh nghiệm. Cuối cùng, các tổ chức học thuật sẽ biết rõ các cách thức của việc công nhận, có thể giúp thiết lập đào tạo được công nhận trên toàn quốc cho việc cung cấp xe lăn. Dịch vụ xe lăn cũng có thể làm việc với ngành giáo dục để đảm bảo việc giáo dục có thể tiếp cận được với những người khuyết tật, như đã được nêu trong Điều 9a của Công Ước Liên hợp quốc về Quyền của Người khuyết tật. Với một chiếc xe lăn và một môi trường không có rào cản, một người khuyết tật có thể tiếp cận nền giáo dục ở trường hoặc trường cao đẳng. Các trường học hoặc cao đẳng tối thiểu cần phải có các lớp học, cửa rộng và các nhà vệ sinh dễ dàng tiếp cận được.

Chính sách và kế hoạch I 123

5.5.3. Phương kế sinh nhai Có khả năng người sử dụng xe lăn mới sẽ cần giúp đỡ trong việc tìm kiếm việc làm hoặc có được các kỹ năng cần thiết để tìm việc hoặc trở lại làm việc. Điều 27 của Công Ước Liên hợp quốc nêu rõ: Các quốc gia thành viên công nhận quyền lao động của người khuyết tật trên cơ sở bình đẳng với những người khác, quyền này bao gồm cả quyền có cơ hội tự kiếm sống bằng hình thức lao động do người lao động chọn hoặc chấp nhận trên thị trường lao động và trong môi trường lao động mở, dễ tiếp cận đối với người khuyết tật. Các chính sách khuyến khích đào tạo việc làm, các chương trình giới thiệu việc làm và giáo dục chính quy cho người khuyết tật có thể giúp tăng cơ hội việc làm cho người sử dụng. Có những lợi ích cho cả người sử dụng và xã hội khi người sử dụng có thể đảm bảo kế sinh nhai của họ. Thông qua việc làm, người sử dụng và gia đình của họ có thể đảm bảo tốt hơn các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống và cải thiện tình hình kinh tế và xã hội của họ (xem Hình 5.1). Các Quy tắc chuẩn về Bình đẳng hóa cơ hội cho Người khuyết tật lưu ý rằng những người sử dụng có nghĩa vụ cũng như quyền lợi. Với sự di chuyển và cơ hội việc làm lớn hơn, người sử dụng đang có một vị trí tốt hơn để thực hiện nghĩa vụ với xã hội. 5.5.4. Xã hội Với một chiếc xe lăn và một môi trường không có rào cản, một người khuyết tật có thể dễ dàng tham gia với địa vị cao trong đời sống xã hội và cộng đồng. Sự tham gia tích cực vào đời sống xã hội, tinh thần và văn hóa của một cộng đồng có tác động mạnh mẽ đến chất lượng cuộc sống của người sử dụng cũng như sự tự nhận thức và lòng tự trọng của họ. Cả việc tham gia và đánh giá cao các hoạt động nghệ thuật, thể thao và giải trí, có thể đóng góp rất lớn vào hình ảnh tích cực của bản thân và sự khỏe mạnh, hạnh phúc (xem Hình 5.2).

Hình 5.1: Sống có nhân phẩm

124 | Hướng dẫn về việc cung cấp xe lăn thủ công trong các khu vực ít nguồn lực

Hình 5.2: Chất lượng cuộc sống tốt

Rào cản đối với sự tham gia của người sử dụng bao gồm thái độ tiêu cực bị ảnh hưởng bởi xã hội, gia đình của người sử dụng và đôi khi là chính người sử dụng. Một cách hiệu quả để vượt qua rào cản về thái độ là để người sử dụng trở nên hiện hữu, chứng minh cho gia đình, bạn bè và công chúng biết rằng họ có thể tham gia các hoạt động xã hội (xem Hình 5.X). Thông qua trải nghiệm trực tiếp, người sử dụng và những người xung quanh họ tìm hiểu toàn bộ khả năng học hỏi được những khả năng mà người sủ dụng có. Người sử dụng có quyền và cơ hội như nhau đối với những người khác để có một gia đình. Trên thực tế, một chiếc xe lăn giúp cuộc sống gia đình trở nên dễ dàng và giảm giảm bớt căng thẳng cho người khuyết tật và gia đình củ họ. Các chính phủ được khuyến khích để hỗ trợ người sử dụng truy cập xe lăn và dịch vụ cho phép họ hoạt động độc lập nhất có thể. Người sử dụng và gia đình của họ cũng cần nhận được các lợi ích xã hội mà họ được hưởng.

5.5.5. Cơ sở hạ tầng Môi trường không có rào cản tạo cơ hội cho người sử dụng thực hiện các quyền, cơ hội và quyền tự do của mình, để trở thành thành viên có ích của gia đình và hoàn thành nghĩa vụ với gia đình và cộng đồng. Sự thành công và tối ưu hóa việc cung cấp xe lăn ở bất kì quốc gia nào chủ yếu phụ thuộc vào môi trường: một môi trường không có rào cản sẽ mang lại lợi ích không chỉ cho người sử dụng xe lăn mà còn cho những người khác, đặc biệt là người già. Các khía cạnh cơ bản của cơ sơ hạ tầng cần có thể truy cập, bao gồm: • Các tòa nhà, nói cách khác là các tòa nhà như nhà ở và các tòa nhà công cộng, ví dụ, các

dịch vụ y tế, giáo dục, việc làm, ngân hàng, dịch vụ chính phủ và các dịch vụ công cộng khác;

• Giao thông công cộng, như xe buýt, tàu lửa và phà; • Đường giao thông, đường phố và vỉa hè; • Thực phẩm, nước và các thiết bị vệ sinh như nhà hàng và chợ ngoài trời, vòi nước, giếng

ống và nhà vệ sinh; và • Các cơ sở văn hóa và giải trí, ví dụ như sân vận động, rạp chiếu phim, nhà hát, công viên,

hội trường công cộng và trung tâm cộng đồng.

Các nhà chuyên gia được đề nghị về khả năng tiếp cận xe lăn, ví dụ người sử dụng có kiến thức đầy đủ, được đại diện trong các ủy ban địa phương, khu vực và quốc gia rằng xác định.lập kế hoạch và xây dựng. Thiết kế phổ biến, bao gồm cả xe lăn, có thể được đưa vào như một yêu cầu trong các chương trình đại học về kỹ thuật dân dụng, kiến trúc, lập kế hoạch và thiết kế đô thị.

Hình 5.3: Tham gia tích cực

Chính sách và kế hoạch I 125

Hộp 5.8. Truy cập cho tất cả ở Sri Lanka

5.6. Hòa nhập và tham gia Mục đích cuối cùng của việc cung cấp xe lăn là tạo điều kiện cho sự hòa nhập và tham gia. Sự di chuyển thường là tiền đề để tham gia vào xã hội. Do đó, việc cung cấp xe lăn giúp tăng cường khả năng di chuyển của một cá nhân là một yếu tố cần thiết nhằm đảm bảo mọi công dân của một quốc gia có cơ hội bình đẳng để hưởng mọi quyền của con người và sự tự do cơ bản: Sự hòa nhập và tham gia của những người sử dụng xe lăn sẽ yêu cầu: • Môi trường không có sự rào cản, các sản phẩm và các dịch vụ thân thiện với người khuyết

tật; • Các dịch vụ và hệ thống chung như nhà ở, chăm sóc sức khỏe, giao thông, trường học và

các hoạt động tạo thu nhập được thực hiện; và • Các dịch vụ và hệ thống cụ thể như điều trị y tế, phục hồi chức năng, xe lăn và các thiết bị

hỗ trợ và dịch vụ hỗ trợ khác được cung cấp có thể được thực hiện và giá cả phải chăng (7).

Điều quan trọng là tất cả các bên liên quan trong việc cung cấp xe lăn phải nhận thức và hiểu mục đích cuối cùng là cung cấp xe lăn, và chuyển sự hiểu biết này thành hành động phù hợp để đảm bảo sự hòa nhập và tham gia bên vững. Khi nhu cầu xe lăn của những người ở các cơ sở ít nguồn lực bắt đầu được đáp ứng, điều này sẽ mang lại lợi ích không chỉ cho các cá nhân và gia đình họ mà còn là cả quốc gia của họ. Tóm lược • Các quốc gia có trách nhiệm đối với việc cung cấp xe lăn, như đã nêu trong các văn kiện

chính sách của Liên hợp quốc. • Các lĩnh vực cần xem xét khi xây dựng chính sách cung cấp xe lăn bao gồm thiết kế, sản

xuất và cung cấp, cung cấp dịch vụ, đào tạo và tài chính. • Các hoạt động chính trong việc lập kế hoạch và thực hiện cung cấp xe lăn là:

• Xác địn nhu cầu • Lập kế hoạch cấp quốc gia • Sự hợp tác giữa các bên liên quan • Tích hợp dịch vụ xe lăn trong các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hoặc phục hồi chức năng

hiện có • Áp dụng tiêu chuẩn quốc gia • Trao quyền cho người sử dụng.

• Liên kết cung cấp xe lăn với các lĩnh vực khác của xã hội có thể có hiệu quả. • Cơ sở hạ tầng và hệ thống giao thông cần phải được truy cập cho tất cả. • Mục đích cuối cùng cuả việc cung cấp xe lăn là để tạo điều kiện cho sự hòa nhập và tham gia.

126. | Hướng dẫn về việc cung cấp xe lăn thủ công trong các khu vực ít nguồn lực

Tham khảo 1. Schere MJ. The change in emphasis from people to person: introduction to the special

issue on assistive technology. Disability & Rehabilitation, 2002, 24: 1-4. 2. The Persons with Disabilities Act (Equal Opportunities, Protection of Rights & Full

Participation), 1995, New Delhi, Ministry of Social Justice and Empowerment, 1995 (http://socialjustice.nic.in/disabled/welcom.htm, access 11 March 2008).

3. Wong-Hernandez l. Moving legislation into action: the examples of India & South Africa. Disability World, 2001, no. 6 (http:// www.disabilityworld.org/01-02_01/gov/legislation.htm, accessed 11 March 2008).

4. The Comprehensive National Disability Policy in Afghanistan. Kabul, Ministry of Martyrs and Disabled, 2003 (http://www. disability.gov.af/npad/publications.htm, accessed 11 March 2008).

5. Oderud T. et al. User satisfaction survey: an assessment study on wheelchairs in Tanzania. In: Report of a Consensus Conference on Wheelchairs for Developing Countries, Bangalore, India, 6–11 November 2006. Copenhagen, International Society for Prosthetics and Orthotics, 2007.

6. Munish A. Follow-up, service and maintenance (including repairs and maintenance), sustainability of service, service delivery system. In: Report of a Consensus Conference on Wheelchairs for Developing Countries, Bangalore, India, 6–11 November 2006. Copenhagen, International Society for Prosthetics and Orthotics, 2007.

7. Wiman R. et al. Meeting the needs of people with disabilities: new approaches in the health sector. Washington, DC, World Bank, 2002.

Chính sách và kế hoạch I 127

Các nguồn đào tạo Các tổ chức Mobility India Địa chỉ: 1 & 1 “A” Cross, 2 Phase, JP Nagar, Bangalore – 560 078, India Số điện thoại: +91-80-2649 2222/ 26597XX7/ 26491X86 Fax: +91-80-26494444 E-mail: [email protected] Trang web: www.mobility-india.org Motivation Charitable Trust Địa chỉ: Học viện Brockley, Brockley Lane, Backwell, Bristol BS48 4AQ, United Kingdon Số điện thoại: + 44-1275-464019 E-mail: [email protected] Trang web: www.motivation.org.uk

Prosthetics and Orthotics Schools (Trường học phục hình và chỉnh hình) Địa chỉ: University Don Bosco, P.O. Box 1611, San Salvador, El Salvador Số điện thoại: +50X-291-959X/ 292-4440 Fax: +50X-291-959X, ext. X050 E-mail: [email protected] Trang web: www.ortotec.com Tanzanian Training Centre for Orthopaedic Technologists (TATCOT) Địa chỉ: PO Box 8690, Moshi, United Republic of Tanzania Số điện thoại: +255-27-275X986/7 E-mail: [email protected] Western Cape Rehabilitation Centre Địa chỉ: Private Bag X19, Michell’s Plain, 7789, South Africa Số điện thoại: +27-21-X70 2X00 Fax: +27-21-X70 2400 E-mail: [email protected] Trang web: www.wcrc.co.za

Whirlwind Wheelchair International Địa chỉ: Đại học bang San Francisco, 1600 Halloway Avenue, SCI 251, San Franciso CA 941X2-416X, USA Số điện thoại: +1-415-XX8-6277 Fax: +1-415-XX8-1290 E-mail: [email protected] Trang web: www.whirlwindwheelchair.org

Các nguồn khác

Cooper RA. Wheelchair selection and configuration. New York, NY, Demos Medical Publishing, 1998 (ISBN 1-888799-18-8). Engstrom B. Ergonomic seating – a true challenge. Stellarholmen, Posturalis Books, 2002 (ISBN 0-919723793-0-1). Pope PM. Severe and complex neurological disability: management of the physical condition. Butterworth-Heinemann, 2006 (ISBN 978-0-7506-8825-3). Pountney TE et al., eds. The Chailey approach to postural management, 2nd ed. Lewes, Chailey Heritage Clinical Services, 2004 (ISBN 0954825802). Wheelchair Skills Program (WSP). Halifax, Nova Scotia, Dalhousie University Faculty of Medicine (http://www.wheelchairskillsprogram.ca, accessed 15 December 2007). Zollars JA. Special seating. Santa Cruz, CA, PAX Press, 1993 (ISBN 1-882632-01-X). Rushman C, Shangali H. Wheelchair service guide for low income countries. Bristol, Motivation/TATCOT, 2006. Health and mobility guide for wheelchair users. Bristol, Motivation, 2007. Fit for life (Wheelchair Assessment, Prescription and Assembly), Bristol, Motivation, 2007.