CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hạnh phúc /BC...

30
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH __________________________________ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________________________________ Số: /BC - BVHTTDL Hà Nội, ngày tháng năm 2020 DỰ THẢO BÁO CÁO Kết quả 12 năm thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ) quy định tại Điều 35 và Điều 36 của Luật PCBLGĐ và Khoản 4 Điều 2 Nghị định 08/2009/NĐ- CP ngày 04 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật PCBLGĐ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) báo cáo kết quả 10 năm triển khai Luật PCBLGĐ với những nội dung chính sau: I. TÌNH HÌNH XÂY DỰNG VĂN BẢN HƯỚNG DẪN, CHỈ ĐẠO VÀ PHỐI HỢP TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH 1. Tình hình xây dựng văn bản và công tác chủ trì, phối hợp xây dựng các văn bản quy phạm pháp Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, chương trình kế hoạch Luật PCBLGĐ được Quốc hội khóa 12, kỳ họp thứ hai thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2008. Luật PCBLGĐ gồm 6 chương, 46 điều. Trong đó, có 09 điều (Điều 6, Điều 20, Khoản 3 Điều 26, Khoản 1 Điều 29, Điều 36, Điều 37, Điều 38, Điều 39 và Điều 41) giao Chính phủ, các Bộ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành. 1.1. Những văn bản do Chính phủ ban hành: - Trên cơ sở nhiệm vụ được giao trong Luật PCBLGĐ, Chính phủ đã ban hành 08 Nghị định. Trong đó có: 03 Nghị định trực tiếp hướng dẫn thi hành Luật PCBLGĐ (Nghị định số 08/2009/NĐ-CP; Nghị định số 110/2009/NĐ-CP và Nghị định số 167/2013/NĐ- CP 1 ) và 05 Nghị định có lồng ghép về PCBLGĐ (Nghị định số 68/2008/NĐ-CP; Nghị định số 81/2012/NĐ-CP 2 ; Nghị định số 02/2013/NĐ-CP; Nghị định số 136/2013/NĐ-CP; Nghị định số 103/2017/NĐ-CP) ; - Ngoài ra, Chính phủ còn ban hành 02 Nghị quyết có lồng ghép nội dung về PCBLGĐ là Nghị quyết số 81/NQ-CP ngày 04 tháng 12 năm 2012 và Nghị quyết số 137/NQ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 3 . 1.2. Những văn bản do Thủ tướng Chính phủ ban hành Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 02 Chỉ thị và 11 Quyết định, trong đó có 06 Quyết định quy định trực tiếp và 05 Quyết định quy định lồng ghép nội dung về PCBLGĐ 4 . 1.3. Những văn bản do các Bộ, ngành trung ương ban hành Các Bộ và Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành 19 thông tư, thông tư liên tịch trong đó có 02 thông tư liên tịch, 9 thông tư trực tiếp hướng dẫn thi hành Luật PCBLGĐ, 05 thông tư liên tịch lồng ghép và 03 thông tư lồng ghép nội dung về PCBLGĐ. 1 Thay thế Nghị định số 110/2009/NĐ-CP. 2 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 68/2008/NĐ-CP. 3 Bộ VHTTDL trực tiếp xây dựng và trình Chính phủ ban hành 3 Nghị định và 1 Nghị quyết (Nghị định 08/2009/NĐ-CP; Nghị định 110/2009/NĐ- CP, Nghị định 02/2013/NĐ- CP và Nghị quyết số 81/NQ-CP).

Transcript of CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hạnh phúc /BC...

Page 1: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hạnh phúc /BC ...quochoi.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/47878/3...BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH _____ CỘNG HOÀ

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH __________________________________

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________________________________

Số: /BC - BVHTTDL

Hà Nội, ngày tháng năm 2020

DỰ THẢO

BÁO CÁO

Kết quả 12 năm thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình

Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc

Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình

(PCBLGĐ) quy định tại Điều 35 và Điều 36 của Luật PCBLGĐ và Khoản 4 Điều 2 Nghị

định 08/2009/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng

dẫn thi hành một số điều của Luật PCBLGĐ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL)

báo cáo kết quả 10 năm triển khai Luật PCBLGĐ với những nội dung chính sau:

I. TÌNH HÌNH XÂY DỰNG VĂN BẢN HƯỚNG DẪN, CHỈ ĐẠO VÀ

PHỐI HỢP TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

1. Tình hình xây dựng văn bản và công tác chủ trì, phối hợp xây dựng các

văn bản quy phạm pháp Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, chương trình kế hoạch

Luật PCBLGĐ được Quốc hội khóa 12, kỳ họp thứ hai thông qua ngày 21 tháng

11 năm 2007, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2008. Luật PCBLGĐ gồm 6

chương, 46 điều. Trong đó, có 09 điều (Điều 6, Điều 20, Khoản 3 Điều 26, Khoản 1

Điều 29, Điều 36, Điều 37, Điều 38, Điều 39 và Điều 41) giao Chính phủ, các Bộ quy

định chi tiết và hướng dẫn thi hành.

1.1. Những văn bản do Chính phủ ban hành:

- Trên cơ sở nhiệm vụ được giao trong Luật PCBLGĐ, Chính phủ đã ban hành 08

Nghị định. Trong đó có: 03 Nghị định trực tiếp hướng dẫn thi hành Luật PCBLGĐ (Nghị

định số 08/2009/NĐ-CP; Nghị định số 110/2009/NĐ-CP và Nghị định số 167/2013/NĐ-

CP1) và 05 Nghị định có lồng ghép về PCBLGĐ (Nghị định số 68/2008/NĐ-CP; Nghị

định số 81/2012/NĐ-CP2; Nghị định số 02/2013/NĐ-CP; Nghị định số 136/2013/NĐ-CP;

Nghị định số 103/2017/NĐ-CP);

- Ngoài ra, Chính phủ còn ban hành 02 Nghị quyết có lồng ghép nội dung về

PCBLGĐ là Nghị quyết số 81/NQ-CP ngày 04 tháng 12 năm 2012 và Nghị quyết số

137/NQ-CP ngày 31 tháng 12 năm 20173.

1.2. Những văn bản do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 02 Chỉ thị và 11 Quyết định, trong đó có 06 Quyết

định quy định trực tiếp và 05 Quyết định quy định lồng ghép nội dung về PCBLGĐ4.

1.3. Những văn bản do các Bộ, ngành trung ương ban hành

Các Bộ và Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành 19 thông tư, thông tư liên tịch

trong đó có 02 thông tư liên tịch, 9 thông tư trực tiếp hướng dẫn thi hành Luật PCBLGĐ,

05 thông tư liên tịch lồng ghép và 03 thông tư lồng ghép nội dung về PCBLGĐ.

1 Thay thế Nghị định số 110/2009/NĐ-CP.

2 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 68/2008/NĐ-CP.

3 Bộ VHTTDL trực tiếp xây dựng và trình Chính phủ ban hành 3 Nghị định và 1 Nghị quyết (Nghị định 08/2009/NĐ-CP;

Nghị định 110/2009/NĐ-CP, Nghị định 02/2013/NĐ-CP và Nghị quyết số 81/NQ-CP).

Page 2: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hạnh phúc /BC ...quochoi.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/47878/3...BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH _____ CỘNG HOÀ

2

1.4. Những văn bản do các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương ban hành

Các địa phương đã triển khai kịp thời theo đúng chỉ đạo, hướng dẫn của Trung

ương trong việc ban hành văn bản và triển khai các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn

thi hành Luật PCBLGĐ; các Chương trình, đề án về PCBLGĐ. Các văn bản do cơ quan,

tổ chức thuộc các tỉnh/thành phố ban hành như: Nghị quyết, Chỉ thị, Quyết định, Chương

trình, Kế hoạch, văn bản chỉ đạo, điều hành thực hiện công tác PCBLGĐ. Tính riêng số

văn bản ở các hình thức khác nhau được Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân

các tỉnh/thành ban hành để thực hiện công tác PCBLGĐ ở địa phương trong 12 năm qua

là 768 văn bản.

2. Công tác triển khai nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình

2.1. Tình hình triển khai

a) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành triển

khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch về PCBLGĐ đã

được ban hành. Cụ thể: tổ chức Hội thảo nâng cao nhận thức về Luật PCBLGĐ và Luật

Bình đẳng giới, Chiến dịch truyền thông trọng điểm vào Ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực

với phụ nữ (ngày 25/11 hằng năm) và Tháng hành động quốc gia PCBLGĐ (tháng 6

hằng năm); phát động cuộc thi viết về tấm gương điển hình trong PCBLGĐ; thi sáng tác

tiểu phẩm sân khấu trong PCBLGĐ (phục vụ sinh hoạt tại cộng đồng); biên soạn tài liệu

tập huấn về công tác PCBLGĐ; xây dựng các chuyên trang, chuyên mục trên các báo,

tạp chí; vận hành trang thông tin tuyên truyền về PCBLGĐ; phổ biến các bài giảng điện

tử và phim ngắn về kỹ năng ứng phó với bạo lực gia đình (BLGĐ) đăng trên mạng xã

hội; in, phân phối sách tham khảo và các sản phẩm truyền thông PCBLGĐ đến 63

tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

b) Bộ Thông tin và Truyền thông: Thường xuyên chỉ đạo, quán triệt các cơ quan

báo chí thực hiện các nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền trong các buổi giao ban báo chí

định kỳ tại Ban Tuyên giáo Trung ương, trong đó có nội dung tuyên truyền về PCBLGĐ.

Yêu cầu cơ quan báo chí bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Đề án “Tuyên truyền về xây

dựng gia đình và PCBLGĐ trên các phương tiện thông tin đại chúng đến năm 2020”,

Luật PCBLGĐ và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan để xây dựng, triển khai thực

hiện kế hoạch thông tin tuyên truyền cho phù hợp với từng loại hình báo chí. Phối hợp với

bộ, ngành và các cơ quan liên quan cung cấp tài liệu phổ biến thông tin cần thiết tới cơ

quan báo chí và lực lượng phóng viên chuyên trách để thực hiện tốt nhiệm vụ công tác

tuyên truyền. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của Bộ chủ động phối hợp với các cơ quan

chuyên môn của các bộ, ngành liên quan tổ chức tập huấn, quán triệt nội dung tuyên

truyền về Luật PCBLGĐ và các văn bản quy phạm pháp luật cho lực lượng phóng viên,

báo chí. Xác nhận đăng ký kế hoạch xuất bản nhiều tác phẩm, tài liệu về đề tài PCBLGĐ4.

c) Bộ Quốc phòng: Thực hiện Luật PCBLGĐ và Chỉ thị số 16/2008/CT-TTg ngày

30/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ, trong thời gian qua, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo các

đơn vị tổ chức tuyên truyền về nội dung Luật PCBLGĐ tới các đối tượng trong quân đội.

Công tác tuyên truyền được triển khai rộng khắp ở các đơn vị và cơ quan thông tin, báo

chí quân đội bằng nhiều hình thức như: Phát thanh, báo tường, nói chuyện chuyên đề, sinh

hoạt, sân khấu hóa,… đưa nội dung công tác tuyên truyền lồng ghép vào hội nghị, hội

thảo, tập huấn để quán triệt, tuyên truyền.

4 Cụ thể đã đặt hàng Nhà xuất bản Phụ nữ xuất bản 4.000 bản sách “Hỏi đáp Luật PCBLGĐ”; Quy định xử phạt

hành chính đối với một số hành vi BLGĐ”; “Tìm hiểu những quy định pháp luật về hôn nhân, gia đình và

PCBLGĐ; “30 câu hỏi và trả lời về Luật bình đẳng giới và PCBLGĐ”

Page 3: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hạnh phúc /BC ...quochoi.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/47878/3...BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH _____ CỘNG HOÀ

3

d) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên

quan xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 68/2008/NĐ-CP; Nghị định số

81/2012/NĐ-CP bổ sung một số điều trong Nghị định số 68/2012/NĐ-CP; Nghị định số

136/2013/NĐ-CP; Nghị định số 103/2017/NĐ-CP; phối hợp với các cơ quan truyền

thông thực hiện nhiều hình thức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật

liên quan đến PCBLGĐ vào nội dung tuyên truyền về quyền của trẻ em là nạn nhân của

BLGĐ; phối hợp với các cơ quan truyền thông như kênh VTV1, VOV giao thông tổ

chức sản xuất chương trình “Một giờ đường dây nóng” và Chương trình truyền hình “Vì

trẻ em” phát sóng hàng tuẩn để tuyên truyền về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em.

Xây dựng tài liệu hướng dẫn làm việc với nam giới gây bạo lực dành cho nhân viên

công tác xã hội. Hướng dẫn các cơ sở trợ giúp xã hội thực hiện chăm sóc, tư vấn tâm lý,

bố trí nơi tạm lánh và hỗ trợ các điều kiện cần thiết cho nạn nhân BLGĐ. Hiện nay, tại

63 tỉnh/thành có 418 cơ sở trợ giúp xã hội công lập và 40 Trung tâm công tác xã hội

chuyên sâu, với tổng số cán bộ, nhân viên, công tác xã hội làm việc tại cơ sở và tại mạng

lưới cấp xã là 30.000 người. Bộ đã chỉ đạo lồng ghép nội dung về PCBLGĐ trong các

Chương trình giải quyết việc làm; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội

trong hoạt động thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo và Chương trình

mục tiêu quốc gia về việc làm, giáo dục nghề nghiệp. Triển khai tổng đài quốc gia 111

trong bảo vệ trẻ em. Thí điểm một số mô hình phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên

cơ sở giới tại cộng đồng. Tăng cường hợp tác quốc tế trong thúc đẩy thực hiện bình

đẳng giới, xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới, bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái5.

đ) Bộ Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì, phối hợp ban hành văn bản quy phạm pháp

luật, đề án, chương trình về PCBLGĐ như: Đề án giáo dục chuyển đổi hành vi về xây

dựng gia đình và PCBLGĐ đến năm 2020 và Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-

BGDĐT-BVHTTDL-BLĐTBXH-BCA ngày 05 tháng 5 năm 2016 hướng dẫn thực

hiện giáo dục chuyển đổi hành vi về xây dựng gia đình và PCBLGĐ trong các cơ sở

giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ

biến các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về PCBLGĐ. Chú trọng tuyên

truyền, giáo dục những nội dung quy định về vai trò, trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ

của cha mẹ, các thành viên trong gia đình; kiến thức, kỹ năng ứng xử, kỹ năng làm cha

mẹ, làm con cháu trong xây dựng gia đình và PCBLGĐ. Bộ đã chỉ đạo các cơ sở giáo

dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân triển khai tích hợp, lồng ghép các kiến thức về

PCBLGĐ trong các môn học và hoạt động giáo dục (giáo dục mầm non; giáo dục phổ

thông; giáo dục đại học). Phối hợp với các cơ quan báo chí và truyền thông xây dựng

các chuyên đề, chuyên trang, chuyên mục truyền thông về công tác giáo dục chuyển

đổi hành vi về xây dựng gia đình và PCBLGĐ6.

e) Bộ Y tế: Chủ trì, phối hợp trong xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật

hướng dẫn thi hành Luật PCBLGĐ thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế; thí điểm đưa nội dung

chăm sóc nạn nhân BLGĐ tại cơ sở y tế vào chương trình học của sinh viên điều dưỡng;

triển khai tài liệu hướng dẫn, đào tạo cho cán bộ và nhân viên y tế về chăm sóc, điều trị,

sàng lọc các bệnh nhân là nạn nhân bị BLGĐ; tổng hợp, thống kê, báo cáo nạn nhân

BLGĐ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc7.

5 BC 32/BC-BLĐTBXH ngày 13/4/2018.

6 Số 1265/BGD ĐT-GDCTHSSV ngày 03/4/2018

7 Số 1827/BYT-KCB ngày 04/4/2018

Page 4: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hạnh phúc /BC ...quochoi.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/47878/3...BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH _____ CỘNG HOÀ

4

g) Bộ Tài chính: Ban hành Thông tư liên tịch số 143/2011/TTLT-BTC-BVHTTDL

ngày 21 tháng 10 năm 2011 quy định chế độ quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà

nước chi cho công tác PCBLGĐ; kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ các cơ sở hỗ trợ nạn

nhân BLGĐ, cơ sở tư vấn về PCBLGĐ ngoài công lập; ban hành Công văn số 355/BTC-

HCSN ngày 10 tháng 01 năm 2017 về hướng dẫn cơ chế và định mức tài chính thực hiện

công tác gia đình. Lồng ghép hướng dẫn chi kinh phí cho hoạt động PCBLGĐ ở cộng

đồng trong Thông tư số 98/2017/TT-BTC ngày 29/9/2017.

h) Bộ Công an: Chủ trì phối hợp trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

về PCBLGĐ8; xây dựng bộ tài liệu về khung pháp lý, kiến thức cơ bản về bình đẳng

giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới làm tài liệu tập huấn, tuyên truyền cho

cán bộ, chiến sỹ công an các đơn vị, địa phương; đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền

trong lực lượng chiến sỹ công an về PCBLGĐ nhân ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực với

phụ nữ; xây dựng các phóng sự tuyên truyền về BLGĐ trên truyền hình ANTV. Thực

hiện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nạn nhân BLGĐ, chủ động phòng, ngừa, kịp

thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về PCBLGĐ, phối

hợp tạo điều kiện cho cơ quan quản lý nhà nước thực hiện nhiệm vụ thống kê BLGĐ.

Phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể và đơn vị có liên quan tại địa phương tổ chức

tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nội bộ và nhân dân về PCBLGĐ góp

phần nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, trách nhiệm của xã hội và từng gia đình

trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, ngăn

chặn, phòng ngừa các tệ nạn xã hội.

i) Bộ Tư pháp: Tham gia góp ý xây dựng và thực hiện thẩm định các văn bản quy

phạm pháp luật về PCBLGĐ trước khi trình cấp có thẩm quyền ban hành. Chủ trì, phối

hợp xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý, hướng dẫn nghiệp vụ trợ

giúp pháp lý trong đó có nạn nhân BLGĐ. Tổ chức các hoạt động truyền thông về trợ giúp

pháp lý trên các phương tiện thông tin đại chúng. Từ đó, nâng cao nhận thức của người

dân nói chung, nạn nhân BLGĐ nói riêng về trợ giúp pháp lý và quyền trợ giúp pháp lý.

Từ năm 2008 đến 2017, các Trung tâm Trợ giúp pháp lý đã thực hiện trợ giúp được

1.099.270 người, trong đó 508.443 là nữ giới (chiếm 46,25%). Hoạt động hòa giải các

mâu thuẫn, tranh chấp trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình hiện nay chiếm tỷ lệ cao so với

các lĩnh vực khác (như đất đai, môi trường,..). Song, đây cũng là lĩnh vực phức tạp còn rất

nhiều vụ hòa giải không thành hoặc hòa giải thành nhưng một thời gian sau, mâu thuẫn,

tranh chấp lại tiếp diễn.

k) Viện Kiểm sát nhân dân tối cao: Thường xuyên thực hiện việc tuyên truyền

Luật PCBLGĐ, Luật bình đẳng giới, đưa tin về những vụ án hình sự liên quan đến BLGĐ

qua trang web, báo bảo vệ pháp luật, tạp chí kiểm sát. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, Viện

kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác chỉ đạo,

tổ chức các hội nghị chuyên đề phổ biến, quán triệt đến tất cả các cán bộ, công chức trong

ngành thực hiện Luật PCBLGĐ.

l) Tòa án nhân dân tối cao: Chủ trì, phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối

cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp xây dựng và ban hành Thông tư liên

tịch số 01/2013/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP ngày 23/7/2013, xây

dựng và ban hành hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành

8 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP; Thông tư liên tịch số 02/2016/TTLT-BVHTTDL-BCA ngày

04/5/2016; Thông tư số 16/2016/TT-BCA ngày 08/4/2016

Page 5: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hạnh phúc /BC ...quochoi.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/47878/3...BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH _____ CỘNG HOÀ

5 vi mua bán người; mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em, trong đó có liên quan

đến hành vi mua bán người vì mục đích mại dâm; Thông tư liên tịch số

01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 06/01/2016 của Tòa án nhân dân tối

cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số quy định

của Luật hôn nhân và gia đình. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban

hành nhiều Nghị quyết hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về trình tự,

thủ tục giải quyết các vụ án nói chung đảm bảo việc áp dụng thống nhất trong toàn hệ

thống9. Qua thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự, hôn nhân và gia đình liên quan đến

BLGĐ (trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2018) cho thấy các văn bản quy phạm

pháp luật do Tòa án nhân dân tối cao chủ trì soạn thảo hoặc phối hợp ban hành đảm

bảo tính kịp thời, chất lượng, hiệu quả; tạo điều kiện thuận lợi cho Tòa án các cấp thực

hiện tốt nhiệm vụ của mình, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng xét

xử các vụ án. Kết quả, từ ngày 01/7/2008 đến ngày 31/7/2018, Tòa án nhân dân các

cấp đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 1.422.067 vụ án ly hôn, đã giải quyết 1.384.660 vụ,

đạt tỷ lệ 97,4%, còn lại 37.407 vụ đang trong quá trình giải quyết. Trong số 1.384.660

vụ án ly hôn Tòa án đã giải quyết, có 1.060.767 vụ xuất phát từ nguyên nhân BLGĐ

như: bị đánh đập, ngược đãi; vợ hoặc chồng nghiện ma túy, rượu chè, cờ bạc; ngoại

tình (chiếm 76,6% các vụ án ly hôn). Các Tòa án cũng đã thụ lý, xét xử 56 vụ/60 bị

cáo phạm tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có

công nuôi dưỡng mình; 01 vụ/17 bị cáo phạm tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn

nhân tự nguyện, tiến bộ và nhiều vụ án hình sự có liên quan đến BLGĐ tập trung vào

nhóm các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người,

trong đó chủ yếu là các tội: “Giết người”, “Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích

động mạnh”, “Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác”,

“Hiếp dâm trẻ em”, “Giao cấu với trẻ em”, “Dâm ô với trẻ em”…. Nhiều vụ án có tính

chất đặc biệt nghiêm trọng, xâm phạm nghiêm trọng đạo đức, luân thường, đạo lý; gây

hoang mang, bức xúc trong xã hội như: chồng xâm hại tình dục và gây thương tích cho

vợ; chồng giết vợ chặt làm nhiều khúc đem phi tang; vợ giết chồng do thường xuyên

bị chồng đánh đập, ngược đãi, bố hiếp dâm con gái còn nhỏ tuổi trong thời gian dài10

;

mẹ giết con để trả thù chồng; con giết bố, mẹ,….

m) Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã ký kết và thực hiện các chương trình phối hợp

với các ban, ngành liên quan trong công tác PCBLGĐ. Tham gia các đoàn giám sát, kiểm

tra liên ngành về tình hình thực thi pháp luật về PCBLGĐ; triển khai Luật PCBLGĐ đến

cán bộ, hội viên, phụ nữ bằng nhiều hình thức như tập huấn, nói chuyện chuyên đề, tư vấn

pháp lý. Trong quá trình tuyên truyền, vận động, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã tiếp

cận PCBLGĐ từ vấn đề bình đẳng giới; theo đó, bình đẳng giới được thực hiện là nền tảng

của PCBLGĐ và ngược lại, PCBLGĐ tốt sẽ góp phần thúc đẩy bình đẳng giới. Hội Liên

hiệp Phụ nữ Việt Nam đã tổ chức các Hội thảo, diễn đàn với các ngành chức năng, các cơ

quan thông tấn báo chí nhằm chia sẻ thông tin, tăng cường truyền thông bình đẳng giới và

9 Nghị quyết 01/2016/NQ-HĐTP ngày 30/6/2016 hướng dẫn áp dụng quy định tại khoản 3 điều 7 Bộ Luật hình

sự 100/2015/QH13; Nghị quyết 02/2016/NQ-HĐTP ngày 30/6/2016 hướng dẫn thi hành quy định của Nghị

quyết 103/2015/QH13 về thi hành Bộ luật tố tụng dân sự; Nghị quyết 04/2016/NQ-HĐTP ngày 30/6/2016 hướng

dẫn quy định của Bộ luật tố tụng dân sự số 92/2015/QH13, Luật tố tụng hành chính số 93/2015/QH13 về gửi,

nhận đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ và cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng bằng phương tiện điện tử. 10

Vụ án Huỳnh Minh Mẫn (sinh năm 1971, trú tại Quận 6, thành phố Hồ Chí Minh) nhiều lần hiếp dâm cháu

H.N.H, sinh năm 2003 (là con đẻ của bị cáo), dẫn đến hậu quả cháu H mang thai và sinh con. Tại bản án số

291/2016/HSST ngày 22/8/2016, TAND thành phố Hồ Chí Minh tuyên phạt bị cáo Huỳnh Minh Mẫn tù chung

thân về tội “Hiếp dâm trẻ em”.

Page 6: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hạnh phúc /BC ...quochoi.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/47878/3...BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH _____ CỘNG HOÀ

6 PCBLGĐ; tổ chức tập huấn về bình đẳng giới và PCBLGĐ cho các cơ quan truyền thông

và ban ngành chủ chốt cấp tỉnh, huyện và cơ sở. Đội ngũ cán bộ Hội từng bước được tập

huấn kiến thức về bình đẳng giới, luật pháp liên quan đến PCBLGĐ, kỹ năng tuyên truyền

cùng với các tài liệu truyền thông với nội dung về bình đẳng giới và PCBLGĐ. Trong 10

năm qua, Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp đã biên soạn và phát 3.413.129 tờ rơi, tờ gấp;

11.303 tranh cổ động, áp phích; 2.617.819 cuốn tài liệu tuyên truyền liên quan tới xây dựng

gia đình. Tổ chức hơn một nghìn hội thảo, tập huấn về PCBLGĐ cho gần một trăm nghìn

lượt người là báo cáo viên, cộng tác viên pháp luật của Hội liên hiệp phụ nữ và tuyên truyền

viên tại cộng đồng dân cư. Các mô hình tư vấn pháp luật trợ giúp pháp lý bảo vệ quyền và

lợi ích chính đáng cho hội viên, phụ nữ được thành lập và củng cố. Giai đoạn 2008-2017,

các Trung tâm tư vấn pháp luật (14 trung tâm) đã tư vấn được 14.783 cuộc, phổ biến giáo

dục pháp luật và tư vấn cho 134.873 người; có 7.848 cơ sở y tế khám chữa bệnh và đón tiếp

nạn nhân tạm lánh. Trung ương Hội đã tham vấn nghề và giới thiệu đến các cơ sở học nghề

cho 760 lượt người là nạn nhân BLGĐ11

.

n) Hội Nông dân Việt Nam: tổ chức tuyên truyền các nội dung về chính sách,

pháp luật của Đảng và Nhà nước về công tác bình đẳng giới và PCBLGĐ thông qua

các phương tiện thông tin đại chúng của hệ thống Hội như: Báo Nông thôn Ngày nay,

Tạp chí Nông thôn mới, Bản tin Dân số, Gia đình và Trẻ em, website của Trung ương

và các tỉnh, thành Hội, Bản tin công tác Hội của Trung ương Hội và Hội Nông dân 63

tỉnh, thành phố...

Ngoài những cơ quan nêu trên, Bộ VHTTDL còn tăng cường việc ký kết và triển

khai các chương trình phối hợp liên ngành trong thực hiện các nhiệm vụ về xây dựng gia

đình, PCBLGĐ; tuyên truyền giáo dục đạo đức lối sống với các Bộ ngành liên quan như:

Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; Trung ương Hội Người cao tuổi

Việt Nam; Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

o) Các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương đã chủ động phối hợp với các cơ

quan, ban, ngành liên quan đồng thời huy động các nguồn lực xã hội hóa để thực hiện

công tác PCBLGĐ. Các nhiệm vụ triển khai, thi hành Luật PCBLGĐ đã được các địa

phương triển khai thông qua Ban chỉ đạo Công tác gia đình (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp

xã)12

, Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật. Các hình thức triển khai như: tổ chức các

chiến dịch truyền thông, xây dựng các panô, áp phích, băng rôn, phướn tại các nơi công

cộng, tụ điểm đông người qua lại, thi tìm hiểu Luật PCBLGĐ, sân khấu hóa nội dung

tuyên truyền về PCBLGĐ trong các hoạt động cộng đồng; lồng ghép nội dung PCBLGĐ

trong sinh hoạt định kỳ của tổ dân phố, khu dân cư và các thôn, bản, ấp,…đặc biệt là

tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật về gia đình, kiến thức, kỹ năng PCBLGĐ, xây

dựng gia đình no ấm, bình đẳng tiến bộ, hạnh phúc thông qua Mô hình PCBLGĐ tại cộng

đồng13

thành nơi tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật của nhà nước về gia đình,

PCBLGĐ; đẩy mạnh phát triển địa chỉ tin cậy ở cộng đồng, xây dựng tổ tư vấn về gia

11

BC số 138 BC/ĐCT-CSLP ngày 12/4/2018 12

Ban chỉ đạo được thành lập theo Nghị quyết số 81/NQ-CP và hướng dẫn của Bộ VHTTDL. Ban chỉ đạo do Phó chủ

tịch Ủy ban nhân dân làm Trưởng ban, lãnh đạo ngành VHTTDL là Thường trực, các thành viên là đại diện các ban,

ngành, đoàn thể của tỉnh/thành như: Công an, Tư pháp, Y tế, Giáo dục, Tài chính, Lao động-Thương binh và Xã hội,

Nông dân, Mặt trận tổ quốc, Phụ nữ, Đoàn thanh niên,….. 13

Mô hình PCBLGĐ được thí điểm thành 2 giai đoạn, giai đoạn 1 từ năm 2005 đến 2007 tại 3 tỉnh Bình Phước, Tây Ninh và

Bình Dương); giai đoạn 2 từ 2008 đến 2010 thí điểm tại 64/64 tỉnh/thành (mỗi tỉnh/thành triển khai thí điểm tại 1 đơn vị cấp xã).

Từ 2011 đến nay chuyển giao cho các tỉnh/thành quản lý duy trì và nhân rộng Mô hình. Đến nay, toàn quốc có khoảng 75%

xã/phường/thị trấn triển khai Mô hình đến các thôn, ấp, tổ dân phố. Ở cấp xã có Ban chỉ đạo Mô hình riêng hoặc lồng ghép với

Ban chỉ đạo Công tác gia đình của cấp xã, thành phần tham gia có đại diện các ban, ngành, đoàn thể.

Page 7: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hạnh phúc /BC ...quochoi.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/47878/3...BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH _____ CỘNG HOÀ

7 đình tại cộng đồng, hàng năm tổ chức các khóa tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác

gia đình. Phối hợp với các cơ quan Trung ương trong việc thực hiện kiểm tra, giám sát về

PCBLGĐ; thực hiện các hoạt động biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân tại địa

phương có thành tích xuất sắc trong công tác PCBLGĐ.

Nhìn chung, các cơ quan trung ương và địa phương đã tích cực trong công tác

tham mưu, phối hợp triển khai Luật PCBLGĐ và các văn bản hướng dẫn thi hành thông

qua nhiều hình thức khác nhau như: tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo để chia sẻ thông

tin, rà soát, đánh giá các nhiệm vụ được phân công của các cơ quan; chủ trì, phối hợp tổ

chức hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức về PCBLGĐ; tổ chức các đoàn kiểm tra,

giám sát liên ngành trong PCBLGĐ; tham gia xây dựng và ban hành các văn bản quy

phạm pháp luật, chỉ đạo điều hành về BLGĐ. Đồng thời chú trọng việc biểu dương, khen

thưởng các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác PCBLGĐ.

2.2. Công tác phối hợp liên ngành

Bộ VHTTDL thực hiện nhiệm vụ điều phối liên ngành trong PCBLGĐ theo quy

định tại khoản 2, khoản 4, khoản 7 và khoản 8 Điều 36 Luật PCBLGĐ14

, cụ thể:

Đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và

Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cơ quan có liên quan xây dựng

và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch về PCBLGĐ;

ban hành và tổ chức thực hiện quy định về bồi dưỡng cán bộ làm công tác PCBLGĐ; tổng

hợp, phân tích về tình hình PCBLGĐ; chỉ đạo thực hiện chế độ báo cáo thống kê về

PCBLGĐ; tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, nhân rộng các Mô hình PCBLGĐ; biên tập,

cung cấp thông tin về PCBLGĐ.

Bộ VHTTDL đã chủ trì, phối hợp xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ ban hành

“Quy chế phối hợp liên ngành về PCBLGĐ” (Quyết định số 21/2016/QĐ-TTg ngày

17/5/2016). Nội dung phối hợp tập trung vào: Phòng ngừa BLGĐ. Thực hiện các biện pháp

bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân BLGĐ. Thống kê, báo cáo số liệu về PCBLGĐ. Thanh tra, kiểm tra

về PCBLGĐ. Ban hành Công văn số 5139/BVHTTDL-GĐ ngày 13/12/2016 Hướng dẫn

triển khai Quy chế phối hợp liên ngành về PCBLGĐ.

3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

Thực hiện Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng

Chính phủ phê duyệt Đề án kiện toàn, đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ thực

hiện trong lĩnh vực gia đình các cấp đến năm 2020, Bộ VHTTDL đã nghiêm túc triển khai

các khóa tập huấn nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác PCBLGĐ

nhằm kịp thời phổ biến các văn bản, đề án, chương trình hoạt động mới về lĩnh vực gia

đình; trao đổi kỹ năng nghiệp vụ, đặc biệt là nghiệp vụ về PCBLGĐ. Từ năm 2008 đến nay,

Bộ VHTTDL đã tổ chức 20 lớp tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng cũng như phổ biến, triển khai

các văn bản mới về lĩnh vực gia đình và PCBLGĐ. Đối tượng tập huấn ngoài công chức

trong ngành VHTTDL, còn có thêm đại diện Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh

niên Cộng sản Hồ Chí Minh các tỉnh/thành phố tham gia các lớp tập huấn này. Ngoài ra, Bộ

14

Khoản 2, 4, 7, 8 Điều 36 Luật PCBLGĐ (2. Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ

ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch về

PCBLGĐ. 4. Chủ trì phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan ban hành và tổ chức thực hiện quy định về bồi dưỡng cán

bộ làm công tác PCBLGĐ. 7. Chủ trì, hướng dẫn công tác tổng hợp, phân tích về tình hình PCBLGĐ; chỉ đạo thực hiện chế độ

báo cáo thống kê về PCBLGĐ; chỉ đạo tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, nhân rộng các mô hình PCBLGĐ. 8. Chủ trì, phối hợp

với các cơ quan có liên quan trong việc biên tập, cung cấp thông tin về PCBLGĐ.)

Page 8: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hạnh phúc /BC ...quochoi.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/47878/3...BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH _____ CỘNG HOÀ

8 VHTTDL còn phối hợp với các cơ quan, tổ chức khác như Bộ Quốc phòng, Bộ Công an,

Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam… tổ chức

các lớp tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng về gia đình và PCBLGĐ.

Xây dựng tài liệu nghiệp vụ nhằm cung cấp các kiến thức, kỹ năng chuyên sâu về

gia đình và PCBLGĐ. Phối hợp với Viện Nhà nước Pháp luật của Học viện Chính trị

quốc gia Hồ Chí Minh xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn thực hiện công tác PCBLGĐ.

Việc bồi dưỡng báo cáo viên, giảng viên quốc gia và cấp tỉnh được tập trung thực

hiện. Thông qua các khóa tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cơ bản và nâng cao về công tác

gia đình, PCBLGĐ, Bộ đã tiến hành cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình tập

huấn nghiệp vụ cho 274 học viên của các Bộ, ngành và Sở VHTTDL, Sở Văn hóa và Thể

thao các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

Xây dựng Đề án ngành Gia đình học, thành lập Khoa Gia đình và Công tác Xã

hội tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Đến nay, Khoa Gia đình và Công tác Xã hội

đã đào tạo được 2 khóa sinh viên ra trường (90 sinh viên ra trường) và 4 khóa đang

học với 165 sinh viên đang học chuyên ngành quản lý nhà nước về gia đình nhằm

cung cấp nguồn nhân lực đào tạo chính quy cho lĩnh vực gia đình các cấp.

4. Nguồn nhân lực và kinh phí chi cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình

4.1. Cơ cấu, tổ chức bộ máy

a) Tại Trung ương

Đến cuối năm 2007, lĩnh vực gia đình và quản lý nhà nước về gia đình thuộc

Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em. Đầu năm 2008 được chuyển nguyên trạng tổ chức

bộ máy và đội ngũ công chức từ Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em về Bộ VHTTDL15

.

Theo đó, từ ngày 09 tháng 01 năm 2008, lĩnh vực gia đình chính thức được cơ cấu là 1 Vụ

chuyên môn của Bộ VHTTDL (Nghị định số 185/2007/NĐ-CP ngày 25/12/2007).

b) Tại địa phương

- Ngày 04 tháng 02 năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 13/2008/NĐ-CP

quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực

thuộc Trung ương và Nghị định số 14/2008/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên

môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

- Ngày 06 tháng 6 năm 2008, Bộ VHTTDL và Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên

tịch số 43/2008/TTLT-BVHTTDL-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và

cơ cấu tổ chức của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

Phòng Văn hoá và Thông tin thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.

+ Cấp tỉnh, lĩnh vực Gia đình thuộc các Sở VHTTDL được ghép với công tác

Xây dựng Văn hóa cơ sở (Phòng Xây dựng nếp sống văn hóa và Gia đình, phòng Văn

hóa-Gia đình hoặc phòng Nghiệp vụ Văn hóa). Hiện nay một số tỉnh đã tiến hành sáp

15

Các chức năng quản lý nhà nước về Dân số, Gia đình và Trẻ em của Ủy ban được chuyển sang các cơ quan sau:

+ Công tác Dân số-Kế hoạch hóa gia đình chuyển về Bộ Y tế và được lập thành Tổng cục trên cơ sở tổ chức bộ máy và

đội ngũ công chức chuyên môn của Vụ Dân số và đơn vị liên quan thuộc Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em trước đây;

+ Công tác Bảo vệ và chăm sóc trẻ em chuyển về Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và được lập thành Cục

trên cơ sở bộ máy và đội ngũ công chức chuyên môn của Vụ Trẻ em thuộc Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em;

+ Công tác Gia đình được chuyển về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và được thành lập là Vụ trên cơ sở bộ

máy và đội ngũ công chức của Vụ Gia đình thuộc Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em.

Page 9: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hạnh phúc /BC ...quochoi.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/47878/3...BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH _____ CỘNG HOÀ

9 nhập giữa các phòng trong Sở VHTTDL, nên Phòng “Văn hóa - Gia đình” có thể

không còn ở cấp phòng thuộc một số Sở.

+ Cấp huyện, lĩnh vực gia đình được giao cho Phòng Văn hóa và Thông tin

nhưng không có công chức chuyên trách.

+ Cấp xã, lĩnh vực gia đình do Công chức Văn hóa-Xã hội kiêm nhiệm cùng

với rất nhiều nhiệm vụ khác.

4.2. Nguồn nhân lực

a) Trung ương

- Về số lượng: nhân lực làm việc trong lĩnh vực gia đình thuộc Bộ VHTTDL

được giao chỉ tiêu 15 biên chế. Số thực tế hiện có là 14 người gồm 2 lãnh đạo và 12

công chức chuyên môn.

- Về chất lượng: Trình độ cán bộ công chức của Vụ Gia đình khá đồng đều:

100% cán bộ công chức có trình độ đại học, trong đó có 01 tiến sĩ luật, 04 thạc sĩ, 5 cử

nhân các chuyên ngành: quản lý giáo dục, văn hóa dân gian, quản trị nhân sự, xã hội

học, công nghệ thông tin; 100% công chức của Vụ Gia đình có kinh nghiệm trong lĩnh

vực gia đình và đã có tối thiểu 05 năm thâm niên công tác trong lĩnh vực gia đình.

b) Địa phương

Theo báo cáo của Sở VHTTDL, Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh, thành phố

trực thuộc Trung ương, hiện nay đội ngũ công chức làm việc trong lĩnh vực gia đình

(tính đến ngày 31/12/2017) tại các địa phương trên toàn quốc có 12.114 cán bộ, công

chức thực hiện lĩnh vực gia đình, trong đó:

- Cấp tỉnh có 180 người (88 nữ). Tính trung bình mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc

Trung ương có 2,86 công chức tham gia lĩnh vực gia đình, trong đó có nhiệm vụ về

PCBLGĐ. Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện lĩnh vực gia

đình ở cấp tỉnh: 0% được đào tạo về gia đình, 30,56% có chuyên môn về văn hóa, thể

thao, du lịch; 44,44% có chuyên môn thuộc các chuyên ngành xã hội; 18,89% cán bộ có

chuyên môn thuộc các lĩnh vực khác. Về kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực gia đình:

21,11% cán bộ, công chức từ Ủy ban Dân số-Gia đình và Trẻ em cấp tỉnh chuyển sang

(đã từng tham gia hoặc có liên quan đến lĩnh vực gia đình), 79,44% cán bộ tiếp cận mới

với lĩnh vực gia đình.

- Cấp huyện có 813 người (436 nữ) là công chức của phòng Văn hóa và Thông tin

được giao kiêm nhiệm tham mưu quản lý nhà nước về lĩnh vực gia đình trong đó có

PCBLGĐ cùng với các nhiệm vụ khác về văn hóa, thể thao, du lịch. Trình độ chuyên môn

của đội ngũ công chức trong lĩnh vực gia đình ở cấp huyện: 0% được đào tạo về gia đình,

49% được đào tạo về VHTTDL, 31,6% được đào tạo về các ngành thuộc khối xã hội,

19,43% có chuyên môn thuộc các lĩnh vực khác. Về kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực

gia đình: 7,38% công chức đã tham gia lĩnh vực gia đình từ ngành Dân số-Gia đình và Trẻ

em tiếp tục chuyển sang công tác tại ngành VHTTDL, 92,87% cán bộ, công chức bắt đầu

tiếp cận mới về lĩnh vực gia đình (số cán bộ công chức này thường xuyên biến động).

- Cấp xã có 11.121 người, 99,47% là Công chức Văn hóa - Xã hội được giao kiêm

nhiệm thêm nhiệm vụ lĩnh vực gia đình, trong đó có PCBLGĐ16

, 0,52% là cán bộ không

16

Thông tư số 06/2012/TT-BNV quy định về nhiệm vụ của công chức cấp xã thì Công chức Văn hóa-Xã hội

không có nhiệm vụ về công tác gia đình và PCBLGĐ.

Page 10: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hạnh phúc /BC ...quochoi.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/47878/3...BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH _____ CỘNG HOÀ

10 chuyên trách về gia đình và trẻ em (được một số địa phương áp dụng thực hiện theo Nghị

định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ quy định chức danh,

số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và

những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã). Trình độ chuyên môn của đội ngũ

cán bộ, công chức thực hiện lĩnh vực gia đình ở cấp xã chủ yếu được đào tạo về chuyên

ngành Văn hóa, Thể thao và một số chuyên ngành xã hội khác17

.

Nhìn chung, đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện quản lý nhà nước về gia đình

các cấp đã, đang nỗ lực, tâm huyết, sáng tạo và đạt được những kết quả nhất định

trong triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện vẫn

còn rất nhiều khó khăn, hạn chế. Trong khi đó, thực tiễn đang ngày càng đặt ra những

thách thức to lớn trong việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về gia đình đáp ứng

với yêu cầu của tình hình mới.

4.3. Kinh phí đầu tư

Kinh phí chi cho công tác PCBLGĐ hiện nay được bố trí chung trong nguồn kinh

phí chi cho sự nghiệp gia đình (thuộc loại 130, khoản 141 tại Thông tư số 324/TT-BTC

ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính). Căn cứ quy định của Luật PCBLGĐ và

Nghị định số 08/2009/NĐ-CP thì kinh phí thực hiện theo phân cấp. Nguồn kinh phí chi

hàng năm cho công tác PCBLGĐ nói chung và công tác tuyên truyền về PCBLGĐ còn

hạn hẹp một phần do thiếu sự quan tâm đầy đủ của các cấp ủy, chính quyền, một phần do

điều kiện kinh tế của địa phương khó khăn; kinh phí chủ yếu do sự chủ động chỉ đạo của

tỉnh từ nguồn sự nghiệp văn hoá nên ảnh hưởng đến hoạt động chung của cả hai lĩnh vực

văn hoá và gia đình, đến hình thức và chất lượng của các hoạt động tuyên truyền.

Hiện nay, kinh phí chi cho công tác PCBLGĐ hàng năm được bố trí trong kinh

phí chi hằng năm cho sự nghiệp gia đình. Các hoạt động về PCBLGĐ được bố trí đan

xen, tương hỗ lẫn nhau trong lĩnh vực gia đình, vì vậy, chưa có con số chính xác hàng

năm chi cho công tác này.

Tổng hợp tình hình kinh phí chi cho công tác PCBLGĐ hiện nay có duy nhất

Hội Nông dân được Bộ Tài chính cấp riêng để thực hiện đề án với số kinh phí cấp là

10 tỷ đồng/năm để thực hiện đề án về PCBLGĐ do Chính phủ giao. Các bộ, ngành

khác không có kinh phí hoặc tự cân đối trong nguồn kinh phí được phân bổ dẫn đến bị

động trong triển khai các Chương trình dự án được Thủ tướng Chính phủ giao. Bộ

VHTTDL và các bộ, ngành khác triển khai không được bố trí kinh phí riêng để thực

hiện dẫn đến tình trạng một số hoạt động của Chương trình, dự án chưa được triển khai

hoặc triển khai mang tính hình thức. Hiện nay chỉ có 3 cơ quan Trung ương báo cáo có

bố trí kinh phí trong ngân sách sự nghiệp chi riêng hoặc lồng ghép để triển khai nhiệm

vụ PCBLGĐ. Cụ thể:

+ Bộ VHTTDL từ năm 2008 đến 2017 chi cho lĩnh vực gia đình là 54.470.000.000đ,

trong đó ước tính chi PCBLGĐ khoảng 13.617.500.000đ.

+ Bộ Giáo dục và Đào tạo chi cho thực hiện đề án giáo dục chuyển đổi hành vi

về xây dựng gia đình và PCBLGĐ (Quyết định số 2170/QĐ-TTg ngày 11/3/2013) từ

năm 2013-2018 là 1,6 tỷ.

17

Trước khi giải thể, toàn quốc có hơn 150.000 cộng tác viên Dân số, Gia đình và Trẻ em tại các thôn, ấp, tổ dân

phố và đơn vị tương đương thực hiện các nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách pháp luật của

Đảng và Nhà nước, thu thập thông tin dữ liệu về dân số, gia đình và trẻ em. Sau khi giải thể, đội ngũ công tác

viên thuộc quản lý của ngành Y tế.

Page 11: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hạnh phúc /BC ...quochoi.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/47878/3...BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH _____ CỘNG HOÀ

11

+ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chi cho thực hiện đề án giảm thiểu tình

trạng BLGĐ tại khu vực nông thôn Việt Nam giai đoạn 2015-2020 từ 2015-2018 là 34

tỷ 880 triệu đồng.

Về phía địa phương, tổng hợp ý kiến của các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương

cũng cho thấy, những khó khăn bất cập tương tự. Đặc biệt, một số các xã/phường/thị trấn

không bố trí được kinh phí cho công tác PCBLGĐ.

Ở địa phương: có 62/63 tỉnh/thành trực thuộc Trung ương báo cáo tổng kết 10

năm thi hành luật, trong đó có báo cáo kinh phí đầu tư cho lĩnh vực gia đình (bao gồm

cả PCBLGĐ) từ năm 2008-2018 là 245.233.327.700đ (trung bình chiếm khoảng 3%

tổng chi kinh phí cho lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể thao, du lịch trong giai đoạn 2008-

2018). Tính trung bình mỗi năm, kinh phí chi cho lĩnh vực gia đình của 62 tỉnh/thành có

báo cáo là 359.579.659đ, sự đầu tư không đồng đều giữa các tỉnh/thành phố trực thuộc

trung ương. Phân tích số liệu báo cáo từ các địa phương cho thấy, đầu tư kinh phí cho

lĩnh vực gia đình phụ thuộc nhiều vào sự quan tâm của chính quyền và người đứng đầu

ngành VHTTDL. Ví dụ, tại Yên Bái từ năm 2008-2018, kinh phí chi chung cho cả 4 lĩnh

vực (văn hóa, gia đình thể thao và du lịch) là 440.000.000.000đ, trong đó lĩnh vực gia

đình được đầu tư là 1.775.000.000đ (chiếm 0,4% tổng đầu tư cho toàn ngành). Nhưng

cũng trong thời gian này, tỉnh Đồng Tháp, chi cho lĩnh vực gia đình là 24.030.106.000đ

(chiếm 10,068% tổng đầu tư ngân sách cho toàn ngành văn hóa, gia đình, thể thao và du

lịch của tỉnh). Mặc dù, Bộ Tài chính đã có hướng dẫn mục chi riêng cho công tác gia

đình nhưng đến nay hầu hết các tỉnh/thành chưa bố trí được mục chi riêng cho công tác

gia đình trong đó có PCBLGĐ. Kinh phí chi cho công tác này được bố trí trong mục chi

khác của ngành như tỉnh Hải Dương giai đoạn 2008-2018 tỉnh đã bố trí 10.295.600.000đ

cho PCBLGĐ, chiếm khoảng 1% tổng đầu tư cho toàn ngành (văn hóa, gia đình, thể

thao và du lịch). Đánh giá công tác triển khai thi hành Luật PCBLGĐ cho thấy, việc bố

trí kinh phí lồng ghép có ưu điểm là có thể điều chỉnh từ những hoạt động khác sang cho

công tác PCBLGĐ song vấn đề này phụ thuộc rất lớn vào sự quan tâm, trách nhiệm của

người đứng đầu và luôn bị động trong triển khai nhiệm vụ do phải đợi phân bổ kinh phí

theo kế hoạch năm.

5. Hợp tác quốc tế trong phòng, chống bạo lực gia đình

Thực hiện khoản 6 Điều 36 Luật PCBLGĐ về hợp tác quốc tế trong PCBLGĐ,

Bộ VHTTDL đã chủ động phối hợp với các tổ chức quốc tế, các đại sứ quán nước

ngoài tại Việt Nam vận động kinh phí và tham khảo kinh nghiệm của nước ngoài trong

triển khai Luật PCBLGĐ. Từ năm 2008 đến nay, Bộ đã phối hợp với các cơ quan, tổ

chức như: Đại sứ quán Vương quốc Đan Mạch; Cơ quan phát triển quốc tế Đan Mạch-

DANIDA; Quỹ Dân số liên hợp quốc tại Việt Nam (UNFPA); Cơ quan-Hợp tác Phát

triển Quốc tế Tây Ban Nha (AECID); Quỹ Nhi đồng liên hợp quốc (UNICEF)... trong

xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và triển khai các hoạt động tuyên truyền can

thiệp về PCBLGĐ, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức trong lĩnh vực

gia đình. Cụ thể, các hoạt động hợp tác quốc tế đã được thực hiện bằng những sản

phẩm được phê duyệt như:

- Đại sứ quán Vương quốc Đan Mạch đã hỗ trợ kinh phí xây dựng Nghị định số

08/2009/NĐ-CP ngày 04/02/2009; Nghị định số 110/2009/NĐ-CP ngày 10/12/2009 và

Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2010.

Page 12: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hạnh phúc /BC ...quochoi.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/47878/3...BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH _____ CỘNG HOÀ

12

- Quỹ Dân số liên hợp quốc tại Việt Nam đã hỗ trợ kinh phí xây dựng Chỉ thị số

16/2008/CT-TTg ngày 30 tháng 5 năm 2008; Quyết định số 215/QĐ-TTg ngày 06

tháng 02 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 21/2016/QĐ-TTg ngày

17 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế phối hợp liên ngành

về PCBLGĐ. Ban hành theo thẩm quyền Thông tư liên tịch số 143/2011/TTLT-BTC-

BVHTTDL; Thông tư số 23/2011/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2011; Thông

tư số 24/2011/TT-BVHTTDL; Hướng dẫn số 4404/BVHTTDL-GĐ ngày 22/12/2011

hướng dẫn phối hợp liên ngành về PCBLGĐ; Quyết định số 4022/QĐ-BVHTTDL

ngày 18 tháng 11 năm 2016 về ban hành bộ chỉ số theo dõi, đánh giá thực hiện

Chương trình hành động quốc gia về PCBLGĐ đến năm 2020.

- Ngoài ra, các tổ chức quốc tế còn hỗ trợ kinh phí để triển khai các hoạt động tuyên

truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức, kỹ năng về PCBLGĐ như: Tổ chức chiến dịch truyền

thông PCBLGĐ cấp quốc gia (năm 2008) phát động 1 triệu chữ ký nói không với BLGĐ;

Tổ chức chiến dịch truyền thông hưởng ứng Ngày Thế giới xóa bỏ bạo lực với phụ nữ

25/11 liên tục từ năm 2013 đến năm 2015 với sự tham gia của các Bộ, ngành, tổ chức đoàn

thể ở Trung ương, các địa phương và các tổ chức quốc tế tại Việt Nam; xây dựng tài liệu

hướng dẫn lồng ghép nhiệm vụ PCBLGĐ vào kế hoạch hàng năm; xây dựng tài liệu hướng

dẫn thực hiện Luật PCBLGĐ; tuyên truyền về xây dựng gia đình, PCBLGĐ trên Tạp chí

Cộng sản điện tử18; tổ chức tuyên truyền trên Tạp chí truyền hình của Truyền hình Thông

tấn xã Việt Nam19; tổ chức đào tạo giảng viên nguồn về sử dụng bộ tài liệu hướng dẫn thực

hiện Luật PCBLGĐ20

; tập huấn nâng cao năng lực cho một số Đội văn nghệ và Đội thông

tin lưu động của ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch về xây dựng gia đình, PCBLGĐ; sân

khấu hóa các hoạt động tuyên truyền về nội dung xây dựng gia đình, PCBLGĐ nâng cao

năng lực về xây dựng gia đình, phòng, chống BLGĐ cho các chủ hộ là người chồng, người

cha (thông qua Trung ương Hội Nông dân Việt Nam); tổ chức khóa học tập kinh nghiệm

triển khai các hoạt động can thiệp hỗ trợ nạn nhân BLGĐ của Thụy Điển cho cán bộ thuộc

một số Bộ, ngành và địa phương. Hỗ trợ tăng cường năng lực cho các nhóm hỗ trợ nạn

nhân BLGĐ ở cấp cơ sở, truyền thông trực tiếp tại cấp trung ương và địa phương để hỗ trợ

cải thiện chương trình can thiệp và vận động chính sách21;

xây dựng và triển khai thí điểm

Gói can thiệp tối thiểu về PCBLGĐ (MIP)22;

rà soát, đánh giá việc thực hiện Luật PCBLGĐ

từ năm 2008 đến năm 2016.

- Bên cạnh những hoạt động hợp tác quốc tế do Bộ VHTTDL là đơn vị trực tiếp

chủ trì và thụ hưởng từ kết quả hợp tác, các Bộ ngành khác cũng tích cực tham gia hoạt

động này nhằm huy động nguồn lực và kinh nghiệm quốc tế trong việc nâng cao năng lực

PCBLGĐ tại các cơ quan như: Bộ Công an đã phối hợp với Bộ VHTTDL tổ chức nhiều

sự kiện truyền thông về PCBLGĐ trong lực lượng công an nhân dân; triển khai hàng loạt

các hoạt động như tập huấn cho cán bộ, chiến sỹ công an nhân dân về năng lực làm việc

với nạn nhân BLGĐ, xử lý người gây BLGĐ, tổ chức các hoạt động truyền thông về

PCBLGĐ cho lực lượng công an nhân dân. Bộ Y tế tiếp nhận để xây dựng các mô hình

thí điểm về chăm sóc y tế cho nạn nhân BLGĐ (điển hình là bệnh viện Đức Giang, Hà

18

chuyên mục Hồ sơ Sự kiện với tổng số 24 bài viết được đăng trên ấn trong năm 2012-2013 19

Xây dựng và phát sóng 48 số chuyên mục “Vì mái ấm gia đình” 20

Đạo tạo, tập huấn được 2 khóa với tổng số 105 cán bộ phụ trách công tác gia đình của các Sở Văn hóa, Thể

thao và Du lịch tham gia. 21

Mạng lưới hỗ trợ nạn nhân BLGĐ được thành lập cùng với các hoạt động nâng cao năng lực cho các thành

viên mạng lươi này. 22

MIP đã được thí điểm thành công và được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lồng ghép trong hoạt động chung của Mô

hình PCBLGĐ do Bộ chỉ đạo triển khai trên phạm vi toàn quốc.

Page 13: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hạnh phúc /BC ...quochoi.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/47878/3...BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH _____ CỘNG HOÀ

13 Nội), hoàn thiện pháp luật về PCBLGĐ thuộc ngành Y tế. Các cơ quan như Bộ Lao động

- Thương binh và Xã hội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Hội Liên

hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

(Tổng Cục thống kê),... cũng tích cực, chủ động huy động các nguồn lực từ hợp tác quốc

tế để triển khai có hiệu quả các chương trình, đề án, dự án về PCBLGĐ.

6. Hoạt động hỗ trợ, tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình

Thực hiện một số nhiệm vụ tại Nghị định số 08/2009/NĐ-CP, Bộ VHTTDL đã ban

hành Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2010 quy định chi tiết

về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân BLGĐ; cơ sở tư vấn về

PCBLGĐ; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn; chứng nhận

nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn và tập huấn PCBLGĐ.

Mặc dù, khung pháp lý hướng dẫn về thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân BLGĐ,

cơ sở tư vấn về PCBLGĐ đã tương đối đầy đủ nhưng đến nay chưa có địa phương nào

thành lập được các cơ sở nêu trên theo đúng quy định hiện hành. Nguyên nhân là do:

Thứ nhất: Năm 2009, Bộ VHTTDL đã khởi động dự án thí điểm xây dựng cơ

sở hỗ trợ nạn nhân BLGĐ bằng nguồn kinh phí của nhà nước và nguồn khác (nếu có)

làm mô hình mẫu để triển khai trên diện rộng. Song, dự án không được triển khai do

không có kinh phí thực hiện. Tương tự như Trung ương, các địa phương cũng không

bố trí được kinh phí để xây dựng và vận hành cơ sở này.

Thứ hai: Đầu tư để xây dựng và vận hành cơ sở hỗ trợ nạn nhân BLGĐ, cơ sở tư

vấn về PCBLGĐ ngoài kinh phí đầu tư ban đầu lớn còn phải có kinh phí để duy trì hoạt

động thường xuyên. Việc trợ giúp nạn nhân BLGĐ hiện nay không được thu phí (phi lợi

nhuận). Các chính sách xã hội hóa chưa thu hút sự tham gia của các cá nhân, doanh

nghiệp trong xây dựng vận hành các cơ sở nói trên.

7. Công tác tổng hợp, phân tích và thống kê về tình hình bạo lực gia đình

- Để xác định hành vi BLGĐ, Bộ VHTTDL căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 1 của

hướng dẫn địa phương nhận diện hành vi. Theo đó, 3 yếu tố cơ bản được xác định cấu thành

hành vi BLGĐ gồm: (1) hành vi cố ý; (2) hành vi đó gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn

hại về thể chất, tinh thần, kinh tế; (3) người bị tổn hại và người gây tổn hại cùng là thành viên

gia đình. Trên cơ sở 3 yếu tố xác định hành vi BLGĐ, Luật PCBLGĐ quy định 9 nhóm hành

vi BLGĐ, trong đó có hành vi bạo lực tình dục23

. Bộ VHTTDL đã nhóm 9 nhóm hành vi

BLGĐ quy định tại khoản 1 Điều 2 của thành 4 hình thức bạo lực phổ biến hiện nay gồm: (1)

bạo lực thể xác; (2) bạo lực tinh thần; (3) bạo lực kinh tế; (4) bạo lực tình dục.

- Để tổng hợp, thu thập thông tin về PCBLGĐ, Bộ VHTTDL đã ban hành bộ chỉ số

thu thập thông tin về gia đình và PCBLGĐ, sau đó là Thông tư số 23/2011/TT-BVHTTDL

quy định về thu thập, xử lý thông tin về gia đình và PCBLGĐ (năm 2017 ban hành Thông tư

số 07/2017/TT-BVHTTDL thay thế cho Thông tư số 23/2011/TT-BVHTTDL).

23

gồm các hành vi sau: 1) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng; 2) Lăng mạ

hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm; 3) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả

nghiêm trọng; 4) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con;

giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau; 5) Cưỡng ép quan hệ tình dục; 6) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn

hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; 7) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng

của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình; 8) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá

sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài

chính; 9) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.

Page 14: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hạnh phúc /BC ...quochoi.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/47878/3...BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH _____ CỘNG HOÀ

14

- Bộ VHTTDL đã tổ chức các khóa tập huấn bồi dưỡng kiến thức chuyên môn,

nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình cấp tỉnh. Cán bộ làm công tác gia đình

cấp tỉnh tiếp tục tổ chức tập huấn cho cán bộ cấp huyện và công chức văn hóa-xã hội về

chuyên môn nghiệp vụ, trong đó tập trung nội dung xác định hành vi BLGĐ và thu thập,

báo cáo thông tin về BLGĐ.

8. Công tác chỉ đạo tổng kết kinh nghiệm, thực tiễn, nhân rộng các Mô

hình phòng, chống bạo lực gia đình

Từ năm 2008 đến năm 2010, Bộ VHTTDL đã chủ trì, phối hợp với địa phương

xây dựng và đầu tư kinh phí thí điểm Mô hình PCBLGĐ tại 64 xã/phường/thị trấn thuộc

64 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương24

. Cuối năm 2010, Bộ VHTTDL đã tổng kết

đánh giá kết quả thí điểm Mô hình. Qua đó cho thấy, năm 2008, tại 64 xã triển khai Mô

hình xảy ra 1.071 vụ BLGĐ; năm 2010 số vụ BLGĐ giảm xuống chỉ còn 238 vụ (giảm

77,8%). Mặt khác, tại các xã/phường/thị trấn triển khai thí điểm Mô hình không còn xảy

ra vụ bạo lực nghiêm trọng. Trước thành công từ Mô hình thí điểm, Bộ VHTTDL đã rà

soát, đánh giá hoàn thiện để hướng dẫn nhân rộng Mô hình đến những xã/phường/thị trấn

khác trong địa bàn. Sau 10 năm triển khai thí điểm tại 64 xã/phường/thị trấn (thời điểm

chưa sáp nhập Hà Tây vào thành phố Hà Nội) đến nay đã có hàng nghìn xã/phường/thị

trấn trên toàn quốc chính thức triển khai Mô hình PCBLGĐ. Báo cáo của 61/6325

tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương cho thấy, tổng số xã phường thị trấn của 61

tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương là 12.055 xã/phường/thị trấn. Số xã phường có Mô

hình PCBLGĐ là 9.024 (chiếm khoảng 74,85%), trong đó, số xã/phường/thị trấn triển

khai Mô hình theo hướng dẫn của Bộ VHTTDL là 6.616 xã, phường, thị trấn (chiếm

73,31% tổng số Mô hình về PCBLGĐ đang triển khai); số còn lại do ngành khác hướng

dẫn. Theo chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định 215/QĐ-TTg ngày 06 tháng

2 năm 2014 thì đến năm 2020 đạt trên 90% (miền núi khó khăn, vùng sâu, vùng xa đạt

trên 70%) số xã, phường, thị trấn nhân rộng mô hình PCBLGĐ. Như vậy, các địa phương

cần phải tiếp tục đẩy mạnh công tác triển khai nhân rộng và duy trì Mô hình trong thời

gian tới để đạt được chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao.

9. Công tác thông tin và tuyên truyền

9.1. Các hoạt động tuyên truyền do cơ quan Trung ương thực hiện

Công tác tuyên truyền về PCBLGĐ là nội dung được Bộ VHTTDL luôn quan tâm.

Các hoạt động truyền thông được thực hiện ngay từ năm 2008 với mở màn là chiến dịch

truyền thông được phát động tại Tây Ninh và Bắc Giang. Tiếp theo các năm từ 2008 đến

2018 là hàng loạt hoạt động truyền thông về PCBLGĐ được thực hiện ở các cấp độ khác

nhau. Năm 2017, Bộ VHTTDL đã phát động chiến dịch truyền thông PCBLGĐ nhân

Tháng hành động PCBLGĐ trên phạm vi toàn quốc. Mở màn chiến dịch được Bộ phối

hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc phát động với sự tham gia của đông đảo các

tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Chiến dịch truyền thông có sự chỉ đạo trực

tiếp của Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, Bộ trưởng Bộ VHTTDL và đại diện

lãnh đạo các cơ quan trung ương, địa phương. Tại lễ phát động Chiến dịch, đại diện lãnh

đạo của 22 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương đã trực tiếp ký cam kết tăng cường

nguồn lực thực thi nhiệm vụ PCBLGĐ trên địa bàn tỉnh.

24

Thời điểm triển khai tỉnh Hà Tây chưa sáp nhập vào Hà Nội 25

Bình Thuận và Tây Ninh chưa có số liệu báo cáo.

Page 15: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hạnh phúc /BC ...quochoi.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/47878/3...BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH _____ CỘNG HOÀ

15

Bên cạnh những hoạt động tuyên truyền sử dụng ngân sách tài trợ từ nguồn vốn tài

trợ không hoàn lại, hàng năm, Bộ VHTTDL dành một phần kinh phí đáng kể trong nguồn

chi sự nghiệp gia đình cho công tác tuyên truyền. Đặc biệt, Đề án tuyên truyền giáo dục đạo

đức lối sống trong đó có nội dung PCBLGĐ được Bộ VHTTDL phối hợp với Đài Tiếng

nói Việt Nam triển khai với số tiền mỗi năm khoảng 800 triệu đồng, chiếm khoảng 15%

tổng ngân sách được phân bổ hàng năm. Ngoài chi cho tuyên truyền trên Đài Tiếng nói Việt

Nam, Bộ còn thực hiện các hoạt động truyền thông trên phương tiện thông tin đại chúng

khác như Đài Truyền hình Việt Nam (VTV1); Đài Truyền hình kỹ thuật số Việt Nam

(Kênh VTC16); Báo Gia đình và Xã hội; Báo Văn hóa; Báo Pháp luật Việt Nam; Báo phụ

nữ Việt Nam; Tạp chí gia đình và trẻ em,… Năm 2017, Bộ VHTTDL đã xây dựng Trang

thông tin điện tử về gia đình và PCBLGĐ nhằm tăng cường và chủ động hơn trong công tác

tuyên truyền về PCBLGĐ.

- Hằng năm, Bộ VHTTDL có văn bản gửi các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các

tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hướng dẫn tổ chức các hoạt động nhân ngày

Quốc tế hạnh phúc 20 tháng 3, ngày Gia đình Việt Nam 28/6 với định hướng chủ đề:

Xây dựng nhân cách con người Việt Nam ngay từ giáo dục gia đình, xây dựng gia đình

là vấn đề lớn hệ trọng của cả dân tộc và của cả thời đại, yêu thương và chia sẻ, bữa

cơm gia đình ấm áp yêu thương,…

- Bộ đã chủ trì xây dựng tài liệu về giáo dục đời sống gia đình, triển khai tới 63

tỉnh, thành và các cơ quan liên quan.

- Các tỉnh/thành đã xây dựng kế hoạch, chương trình, đề án tại địa phương triển

khai các hoạt động tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình; tổ chức các

sự kiện truyền thông hưởng ứng Ngày Quốc tế hạnh phúc (20/3), ngày Gia đình Việt

Nam (28/6), Tháng hành động quốc gia về PCBLGĐ.

- Các bộ, ngành thường xuyên phối hợp chỉ đạo tổ chức các hoạt động hưởng

ứng ngày quốc tế 20/3, ngày Gia đình Việt Nam 28/6 với nhiều hình thức phong phú,

đa dạng, thu hút được sự tham gia của đông đảo cán bộ, công chức, viên chức và

người lao động.

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền về giáo dục đạo đức, lối sống trong gia

đình trên các phương tiện truyền thông đại chúng như:

+ Phối hợp với Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức 305 chương trình phát thanh về giáo

dục đạo đức, lối sống và PCBLGĐ tại các chuyên mục: Gia đình Việt, Cuộc sống xanh,

Diễn đàn các vấn đề xã hội, Câu lạc bộ của những người cao tuổi, Giáo dục và Đào tạo, Phụ

nữ, Gia đình và Xã hội, Hành trang trẻ, Thiếu nhi, Đường về, ...

+ Phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức các chương trình truyền

thông chuyên đề, diễn đàn, đối thoại chính sách, chạy chữ thông điệp truyền thông về

gia đình trên Đài Truyền hình Việt Nam.

+ Tổ chức các chuyên trang, chuyên mục trên các báo: Phụ nữ Việt Nam, Gia

đình và xã hội, Báo Pháp luật Việt Nam; tạp chí Gia đình và Trẻ em. Các ấn phẩm

được phát hành theo hình thức báo tuần, báo tháng; lượng phát hành lớn, theo kênh

của các báo đến với trực tiếp bạn đọc là các gia đình, cán bộ thực hiện lĩnh vực gia

đình và đông đảo đối tượng khác.

+ Trung bình mỗi năm có khoảng trên 100 báo, tạp chí đăng tin, bài tuyên

truyền chủ đề, nội dung theo định hướng của Bộ VHTTDL. Hằng năm xuất bản 200 số

Page 16: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hạnh phúc /BC ...quochoi.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/47878/3...BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH _____ CỘNG HOÀ

16 tạp chí chuyên đề “Gia đình hạnh phúc” gửi các Sở VHTTDL, các đơn vị liên quan

làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác tuyên truyền tại địa phương, đơn vị.

- Chủ trì, phối hợp với các Ban, Bộ, ngành Trung ương, hướng dẫn 63 tỉnh,

thành hằng năm tổ chức các hoạt động truyền thông trọng điểm nhân ngày Gia đình

Việt Nam 28/6, tổ chức 03 chiến dịch truyền thông PCBLGĐ tại Việt Nam và đông

đảo người dân trực tiếp tham gia sự kiện, góp phần nâng cao nhận thức của người dân

về xây dựng gia đình hạnh phúc.

- Tổ chức các cuộc thi sáng tác logo, sáng tác tiểu phẩm, viết về gương người

tốt việc tốt, triển lãm ảnh về gia đình và PCBLGĐ.

- Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai Đề án lồng ghép nội dung xây

dựng gia đình hạnh phúc và PCBLGĐ vào chương trình giáo dục của hệ thống giáo dục

quốc dân nhằm phát huy hiệu quả phối hợp trong giáo dục của 3 môi trường: gia đình, nhà

trường và xã hội.

- Hướng dẫn 63 tỉnh, thành trên toàn quốc lồng ghép nội dung tuyên truyền,

giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình vào các cuộc họp tổ dân phố; các hoạt động

truyền thông cộng đồng tại cơ sở nhằm đưa luật pháp, chính sách của Đảng và Nhà

nước tới từng hộ gia đình, từng người dân.

- Xây dựng, chỉ đạo các Sở VHTTDL, Sở Văn hóa và Thể thao các địa phương

tiếp tục kiện toàn, củng cố, phát triển mô hình: “Câu lạc bộ Gia đình phát triển bền vững”.

Đến nay, 75% số xã/phường/thị trấn trên toàn quốc đã triển khai mô hình này, thu hút sự

tham gia của đông đảo người dân.

- Ký kết hàng năm và định kỳ nhiều chương trình phối hợp với: Trung ương

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí

Minh, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; phối hợp với Hội Người cao tuổi, Hội

Nông dân Việt Nam, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Ủy ban Dân tộc nhằm tăng

cường các hoạt động truyền thông, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình trên diện

rộng, phủ khắp các nhóm đối tượng trong xã hội.

- Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát liên ngành từ Trung ương tới địa

phương về thực hiện công tác gia đình; đánh giá rút kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu

quả thực hiện chính sách, pháp luật về gia đình.

Trong thời gian qua, Bộ VHTTDL đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành

Trung ương; chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương triển khai nhiều chương trình, đề án,

kế hoạch về giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình một cách đồng bộ, thống nhất từ

Trung ương tới cơ sở nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, cộng đồng và

mỗi cá nhân về vai trò quan trọng của gia đình trong công cuộc xây dựng và phát triển

đất nước; trách nhiệm của gia đình trong giáo dục nhân cách người Việt Nam, phát

huy các giá trị truyền thống tốt đẹp và tiếp nhận các giá trị văn minh hiện đại của nhân

loại để xây dựng gia đình Việt Nam ngày càng no ấm, tiến bộ, hạnh phúc.

9.2. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực

gia đình tại các địa phương

Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về PCBLGĐ luôn được các

cấp, các ngành chú trọng, trong 10 năm qua từ cấp tỉnh đến cơ sở đã tổ chức nhiều hình

thức tuyên truyền đa dạng, như: trên các phương tiện thông tin đại chúng thông qua các

bản tin và bài viết phát trên hệ thống truyền thanh tại xã, phường; tuyên truyền trực quan

Page 17: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hạnh phúc /BC ...quochoi.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/47878/3...BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH _____ CỘNG HOÀ

17 trên các tấm pano, băng rôn, khẩu hiệu; xây dựng các chuyên trang, chuyên mục nhân

các Ngày Gia đình Việt Nam 28/6, Ngày Quốc tế hạnh phúc, Ngày Quốc tế về xoá bỏ

bạo lực chống lại phụ nữ và trẻ em (25/11),... Các Sở Thông tin và Truyền thông đã phối

hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Hội Nhà Báo tỉnh làm tốt công tác định hướng tuyên

truyền trong các Hội nghị giao ban báo chí định kỳ; ban hành văn bản gửi các cơ quan

báo chí địa phương, Đài truyền thanh, truyền hình các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo

tuyên truyền sâu rộng PCBLGĐ...

Các địa phương cũng xây dựng các tủ sách pháp luật, tờ rơi về PCBLGĐ; nhân

bản và biên soạn, phát hành các tài liệu nhằm chuyển tải thông điệp xây dựng gia đình

hạnh phúc, PCBLGĐ đến đông đảo người dân.

Ngoài ra, các tỉnh/thành tổ chức các hoạt động tuyên truyền thông qua hình

thức văn hoá, văn nghệ: Các Đội thông tin lưu động của tỉnh, huyện xây dựng các

chương trình văn nghệ với nội dung đa dạng phong phú, gồm những Tiểu phẩm, tấu

hài về xây dựng gia đình văn hóa; PCBLGĐ,... biểu diễn trên địa bàn tỉnh thu hút đông

đảo nhân dân xem. Tổ chức các Hội thi, liên hoan, tọa đàm, sinh hoạt chuyên đề,...

nhân Ngày Gia đình Việt Nam 28/6; Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3; Ngày Quốc tế xoá

bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái 25/11; Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 và các ngày lễ kỷ

niệm khác với sự tham gia của các gia đình và Câu lạc bộ, đội, nhóm.

Ban Chỉ đạo công tác gia đình các cấp lồng ghép nội dung PCBLGĐ vào phong

trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, nội dung tuyên truyền đi sâu vào

phổ biến kiến thức về pháp luật, chính sách về hôn nhân gia đình, PCBLGĐ, Bình

đẳng giới, phát triển kinh tế, chăm sóc sức khoẻ, giáo dục đạo đức, lối sống cho các

thành viên trong gia đình và lồng ghép với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng

đời sống văn hóa”; vào Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, ...

và thông qua các buổi sinh hoạt ấp, khu phố, các mô hình câu lạc bộ, Tổ nhân dân tự

quản, các diễn đàn của tuổi trẻ (như ở Tiền Giang có diễn đàn “Tuổi trẻ sống đẹp -

sống có ích”, “Tuổi trẻ với tư tưởng Hồ Chí Minh”, sinh hoạt của các câu lạc bộ Tiền

hôn nhân, câu lạc bộ gia đình trẻ), các cuộc họp của các tổ chức chính trị, xã hội là

thành viên Ban chỉ đạo với hàng trăm nghìn lượt người dự.

Thông qua việc phối hợp với các ngành, đơn vị, tổ chức các hoạt động công tác

gia đình, công tác tuyên truyền về PCBLGĐ đã giúp cho lãnh đạo các cấp, ban, ngành,

đoàn thể và nhân dân ngày càng xác định được vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình,

nhận thức được tổ ấm hạnh phúc gia đình là pháo đài phòng, chống các tệ nạn xã hội

xâm nhập vào gia đình và là nơi thực hiện các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính

sách, pháp luật của Nhà nước, Chiến lược, Đề án, chương trình, kế hoạch.

Có thể nói, công tác tuyên truyền, phổ biến Luật đã được triển khai trên diện

rộng và được lồng ghép vào các phong trào của từng ngành, đoàn thể gắn với các tiêu

chí xây dựng văn hoá gia đình, từ đó từng gia đình thực hiện tốt các chức năng gia

đình, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn

minh và phát triển bền vững.

Tuy nhiên, công tác phối hợp, tổ chức thực hiện giữa các cấp, các ngành trong

công tác tuyên truyền từng lúc, từng nơi chưa đồng bộ do thiếu sự kết hợp chặt chẽ;

hình thức tuyên truyền chưa phong phú, còn đơn điệu, chưa đảm bảo về chiều sâu, chủ

yếu là lồng ghép trong sinh hoạt khác tại cơ quan, đơn vị và khu dân cư; đội ngũ làm

công tác tuyên truyền, vận động thường xuyên thay đổi; mô hình PCBLGĐ chưa đảm

Page 18: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hạnh phúc /BC ...quochoi.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/47878/3...BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH _____ CỘNG HOÀ

18 bảo nội dung, thời gian sinh hoạt chưa đều, chưa thu hút được đông đảo thành viên

tham gia. Năng lực điều hành hoạt động của một số ban chủ nhiệm còn hạn chế, chưa

phát huy được những kinh nghiệm, vốn kiến thức và sự tham gia tích cực của các hội

viên tham gia sinh hoạt câu lạc bộ.

Công tác xã hội hóa hoạt động công tác gia đình, PCBLGĐ và duy trì mô hình câu

lạc bộ chưa được quan tâm, phần lớn các câu lạc bộ không có nguồn hỗ trợ thêm mà chỉ

trông chờ ở nguồn kinh phí được hỗ trợ của Nhà nước; đội ngũ làm công tác gia đình cấp

huyện, đặc biệt là cấp cơ sở còn phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác và thường xuyên

thay đổi nên việc thực hiện các hoạt động PCBLGĐ ở cơ sở còn chưa triệt để.

10. Công tác thanh tra, kiểm tra

10.1. Hoạt động kiểm tra, thanh tra do cơ quan Trung ương thực hiện

Hằng năm, Bộ VHTTDL trực tiếp chủ trì, phối hợp hoặc chỉ đạo các đơn vị

chức năng thuộc Bộ tổ chức các đoàn kiểm tra định kỳ về tình hình thực hiện công tác

gia đình trong đó có PCBLGĐ26

. Thông qua các đợt kiểm tra, đoàn kiểm tra của Bộ đã

tiếp nhận các kiến nghị của địa phương về những khó khăn trong công tác phát hiện và

xử lý người có hành vi BLGĐ, đặc biệt là các chế tài xử lý người có hành vi BLGĐ

phải hiệu quả, có tính răn đe, giáo dục hơn thay vì phạt tiền như hiện nay. Ngoài ra,

đoàn kiểm tra cũng đã tiếp nhận được những ý kiến về Mô hình PCBLGĐ tại cộng

đồng đã góp phần hạn chế được nhiều vụ việc BLGĐ nghiêm trọng. Nhưng hiện nay chưa

được quan tâm hỗ trợ về thông tin, tài liệu và kinh phí hoạt động.

Căn cứ kết quả và kiến nghị của Đoàn kiểm tra, Bộ VHTTDL đã kịp thời ban hành

các văn bản nhằm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong triển khai chính sách, pháp

luật về PCBLGĐ như sửa đổi Thông tư 02/2010/TT-BVHTTDL; Thông tư 23/2011/TT-

BVHTTDL; làm việc với Bộ Tài chính để ban hành Văn bản số 355/BTC-HCSN hướng

dẫn về kinh phí hoạt động của các Mô hình PCBLGĐ; trình Thủ tướng Chính phủ ban

hành quy chế phối hợp liên ngành, Tháng hành động quốc gia PCBLGĐ ...

Nhìn chung, việc kiểm tra đã nắm bắt kịp thời, giúp các địa phương tháo gỡ những

vướng mắc (chủ yếu là về kinh phí, nhân sự và tham mưu xây dựng văn bản), thúc đẩy

việc thực hiện các nhiệm vụ công tác, nâng cao nhận thức và cách thức tiến hành các

nhiệm vụ thuộc lĩnh vực gia đình tại các địa phương. Nhiều tỉnh/thành đã xây dựng được

cơ chế phối hợp tốt và đã vận dụng tốt các văn bản của Trung ương trong việc tạo kinh

phí cho lĩnh vực gia đình. Một số nội dung khác cần phải phối hợp với các ngành, đoàn

kiểm tra, báo cáo và tham mưu lãnh đạo Bộ để tiếp tục được giải quyết.

10.2. Hoạt động kiểm tra, thanh tra do các địa phương thực hiện

Ở các địa phương, ngành VHTTDL đã tiến hành công tác kiểm tra về công

tác gia đình nói chung và PCBLGĐ nói riêng theo kế hoạch định kỳ 6 tháng, cuối

năm và đột xuất, đồng thời kiến nghị, phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý

các vi phạm hành chính về lĩnh vực gia đình; giám sát, đôn đốc việc thực hiện

chính sách, pháp luật ở các cấp; thực hiện tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố

cáo trong lĩnh vực PCBLGĐ; cho đến nay, chưa có báo cáo nào về vụ việc khiếu

nại, tố cáo vượt cấp trong lĩnh vực PCBLGĐ. Điển hình Sở Văn hóa và Thể thao

26

Các cơ quan tham gia kiểm tra gồm: Các Bộ Công an, Tư pháp, Y tế, Thông tin và Truyền thông, Lao động-

Thương binh và Xã hội, Văn phòng Chính phủ; Các cơ quan đoàn thể gồm: Ủy ban về các vấn đề xã hội của

Quốc hội,Nông dân, Phụ nữ, ...

Page 19: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hạnh phúc /BC ...quochoi.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/47878/3...BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH _____ CỘNG HOÀ

19 thành phố Đà Nẵng đã xây dựng bảng điểm kiểm tra đánh giá công tác gia đình và

PCBLGĐ các quận, huyện nhằm đảm bảo việc thực hiện chức năng và nhiệm vụ

quản lý nhà nước về PCBLGĐ ở địa phương.

Kết quả kiểm tra, giám sát cho thấy, hầu hết các đơn vị cấp huyện, cấp xã có lập

kế hoạch thực hiện công tác PCBLGĐ và khảo sát, thu thập, cập nhật thông tin về gia

đình, PCBLGĐ; thực hiện công tác duy trì nội dung sinh hoạt các câu lạc bộ và tổ

chức các hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc tế hạnh phúc 20/3, Tháng hành động quốc gia

về PCBLGĐ (Tháng 6 hàng năm), Ngày gia đình Việt Nam 28/6, Ngày Thế giới xoá

bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em 25/11,... Các cơ quan cấp huyện, cấp xã thực hiện

nghiêm túc, thiết thực, hiệu quả, tác động mạnh mẽ đến sự tham gia của người dân tại

cộng đồng dân cư, góp phần làm giảm BLGĐ tại địa phương.

Công tác xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật về BLGĐ được quan tâm

tổ chức thực hiện tại cộng đồng chủ yếu là góp ý, hòa giải, phê bình tại khu dân cư,

phạt hành chính bằng hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền; khởi tố hình sự những vụ cố ý

gây thương tích, hành hạ người khác, hủy hoại tài sản, giết người. Công tác phát hiện,

tố giác, ngăn ngừa, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật về BLGĐ chưa được

thực hiện đồng bộ, chủ yếu do nạn nhân tố giác. Các biện pháp xử lý vi phạm về

PCBLGĐ như góp ý, hòa giải, phê bình tại cộng đồng, xử phạt hành chính chưa đảm

bảo tính răn đe.

Nhìn chung, các địa phương đã nghiêm túc chỉ đạo thực hiện các văn bản, chính

sách về PCBLGĐ, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp

luật về PCBLGĐ; tổ chức thanh tra, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách, pháp

luật ở các cấp; thực hiện tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực

PCBLGĐ. Chú trọng triển khai Mô hình PCBLGĐ và Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng.

Phát hiện và xử lý hành chính, hình sự một số trường hợp gây BLGĐ.

II. TÌNH HÌNH BẠO LỰC GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

1. Tình hình bạo lực gia đình

Hiện nay, việc tổng hợp thông tin về BLGĐ được thực hiện theo ngành dọc. Mỗi

cơ quan, tổ chức có cách tổng hợp theo đối tượng và chức năng, nhiệm vụ của cơ quan/tổ

chức nhưng chưa có sự chia sẻ số liệu giữa các ngành dẫn đến sự rời rạc và không thể

khái quát được số liệu chung cho tình hình BLGĐ ở nước ta hiện nay. Ví dụ, các cơ quan

như: Tòa án, Công an, Y tế, Ủy ban nhân dân (thông qua ngành VHTTDL), Tư pháp cùng

tổng hợp, báo cáo. Song, có những vụ bạo lực chỉ có 1 hoặc 2 hoặc 3 trong số 5 cơ quan

nêu trên tổng hợp. Thực trạng này dẫn đến sự trùng lặp số liệu rất lớn giữa các ngành. Bên

cạnh đó, các số liệu của 5 cơ quan nêu trên có thể chỉ phản ánh được về bề nổi. Tổng hợp

số liệu từ các cuộc điều tra về BLGĐ trong những năm gần đây cho thấy, có 30% số hộ

gia đình tham gia trả lời cho biết trong 12 tháng gia đình họ đã xảy ra ít nhất một hành vi

được xác định là hành vi BLGĐ (theo quy định của Luật PCBLGĐ).

Tổng hợp báo cáo số liệu về vụ BLGĐ từ các Sở VHTTDL/Văn hóa và Thể thao

từ năm 2009 đến 2017 cho thấy, tổng số vụ BLGĐ các địa phương đã phát hiện, tổng

hợp báo cáo là 292.268 vụ, tính trung bình mỗi năm tổng hợp được 36.534 vụ bạo lực.

Tuy nhiên, xem xét theo số vụ diễn biến qua các năm thì năm sau thấp hơn năm trước.

Nếu như số vụ BLGĐ được tổng hợp năm 2009 là 53.206 vụ thì vào năm 2019 chỉ còn

8.176 vụ (xem phụ lục).

Page 20: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hạnh phúc /BC ...quochoi.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/47878/3...BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH _____ CỘNG HOÀ

20

Tổng hợp số liệu do Tòa án nhân dân các cấp thực hiện từ ngày 01/7/2008 đến

ngày 31/7/2018, Tòa án nhân dân các cấp đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 1.422.067 vụ án

ly hôn, đã giải quyết 1.384.660 vụ, đạt tỷ lệ 97,4%, còn lại 37.407 vụ đang trong quá trình

giải quyết. Trong số 1.384.660 vụ án ly hôn Tòa án đã giải quyết, có 1.060.767 vụ xuất

phát từ nguyên nhân BLGĐ như: bị đánh đập, ngược đãi; vợ hoặc chồng nghiện ma túy,

rượu chè, cờ bạc; ngoại tình (chiếm 76,6% các vụ án ly hôn).

Báo cáo của ngành Tư pháp cho thấy năm 2014 tiếp nhận hòa giải 31.528 vụ việc

BLGĐ; năm 2015 là 33.966 vụ; (năm 2016 và 2017 số liệu cung cấp không rõ nên không

tách được số vụ hòa giải do BLGĐ). So sánh số liệu của 2 cơ quan trong 2 năm 2014 và

2015 cho thấy diễn biến trái ngược nhau, thiếu thống nhất giữa các cơ quan chức năng dẫn

đến khó khăn trong thu thập và báo cáo số liệu về tình hình BLGĐ.

2. Nguyên nhân dẫn đến bạo lực

Theo kết quả điều tra, tổng hợp của Bộ VHTTDL từ 63 tỉnh/thành, có 14 nguyên

nhân chính (trực tiếp hoặc gián tiếp) dẫn đến BLGĐ gồm: 1) Nhận thức về pháp luật của

người dân còn hạn chế, bao che, không khai báo, sợ chê cười; 2) Nhận thức pháp luật của

cán bộ, chính quyền, đoàn thể còn hạn chế; 3) Kinh tế khó khăn; 4) Tệ nạn xã hội (rượu

chè, cờ bạc, nghiện ngập); 5) Tư tưởng gia trưởng, bất bình đẳng giới; 6) Người dân thiếu

kỹ năng ứng xử trong gia đình; 7) Người dân ít hợp tác, dĩ hoà vi quý; 8) Thiếu cán bộ

chuyên trách cấp xã/phường, thiếu cộng tác viên; 9) Cán bộ thiếu kỹ năng tư vấn, hoà giải,

truyền thông; 10) Các cấp, các ngành chưa phối hợp hiệu quả; 11) Cộng đồng, chính

quyền, đoàn thể thiếu quan tâm, coi BLGĐ là chuyện riêng tư, chỉ can thiệp khi gây ra

hậu quả nghiêm trọng; 12) Kinh phí cho hoạt động PCBLGĐ còn hạn chế, chế độ cho

người hoạt động PCBLGĐ chưa thoả đáng; 13) Chế tài chưa mạnh, chưa xử lý nghiêm,

chưa hợp lý, thiên về hòa giải, phê bình, góp ý; 14) Một số văn bản dưới luật chưa phù

hợp với thực tiễn. Trong số những nguyên nhân nêu trên, Bộ VHTTDL lựa chọn 3

nguyên nhân cơ bản nhất theo vùng miền để làm rõ và so sánh cho kết quả như sau:

Nguyên nhân BLGĐ theo nhận định của địa phương

Vùng miền Nguyên nhân

Trung du

và miền núi

phía Bắc

1. Nhận thức về pháp luật của người dân còn hạn chế, bao che, không

khai báo, sợ chê cười.

2. Tư tưởng gia trưởng, bất bình đẳng giới.

3. Kinh tế khó khăn và tệ nạn xã hội.

Đồng bằng

sông Hồng

1. Tư tưởng gia trưởng, bất bình đẳng giới.

2. Kinh phí cho hoạt động PCBLGĐ còn hạn chế, chế độ cho người hoạt động

PCBLGĐ chưa thoả đáng;

3. Cán bộ thiếu kỹ năng tư vấn, hoà giải, truyền thông;

Bắc Trung

Bộ và

Duyên hải

miền Trung

1. Nhận thức về pháp luật của người dân còn hạn chế, bao che, không

khai báo, sợ chê cười.

2. Cộng đồng, chính quyền, đoàn thể thiếu quan tâm, coi BLGĐ là

chuyện riêng tư, chỉ can thiệp khi gây ra hậu quả nghiêm trọng.

3. Kinh tế khó khăn và tệ nạn xã hội.

Vùng Tây

Nguyên

1. Kinh tế khó khăn.

2. Nhận thức về pháp luật của người dân còn hạn chế, bao che, không

khai báo, sợ chê cười.

3. Tệ nạn xã hội.

Page 21: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hạnh phúc /BC ...quochoi.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/47878/3...BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH _____ CỘNG HOÀ

21

Đông Nam

Bộ

1. Kinh tế khó khăn và tệ nạn xã hội.

2. Nhận thức về pháp luật của người dân còn hạn chế, tư tưởng gia trưởng.

3. Cán bộ thiếu kỹ năng tư vấn, hòa giải, truyền thông.

Đồng bằng

sông Cửu

Long

1. Kinh tế khó khăn, nhận thức về pháp luật còn hạn chế;

2. Tệ nạn xã hội; tư tưởng gia trưởng;

3. Cộng đồng, chính quyền, đoàn thể thiếu quan tâm, coi BLGĐ là

chuyện riêng tư, chỉ can thiệp khi gây ra hậu quả nghiêm trọng.

III. NHỮNG KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ

1. Những khó khăn, vướng mắc khi triển khai các văn bản quy định chi

tiết và hướng dẫn thi hành

1.1. Khó khăn, vướng mắc khi ban hành văn bản quy định chi tiết và hướng

dẫn thi hành Luật Phòng, chống BLGĐ

a) Luật PCBLGĐ chưa nhận diện được đúng, đầy đủ các hành vi BLGĐ

Luật PCBLGĐ hiện nay nêu khái niệm BLGĐ rất rộng (Khoản Điều 1) song các điều

khoản cụ thể trong Luật PCBLGĐ lại xác định hành vi BLGĐ theo 9 nhóm hành vi tổn hại ở

mức nghiêm trọng (Khoản 2 Điều 1). Điều này khiến cho việc xác định hành vi BLGĐ khó

chính xác, đầy đủ và dẫn đến những cách hiểu khác nhau về PCBLGĐ ở Việt Nam.

Mặt khác, Luật PCBLGĐ sử dụng khái niệm “mâu thuẫn, tranh chấp” song

không giải thích nội hàm khái niệm dẫn đến những cách hiểu khác nhau khi xử lý vụ

việc BLGĐ bởi khó phân biệt sự giống và khác nhau giữa BLGĐ với mâu thuẫn,

tranh chấp trong gia đình. Tại một số địa phương, có vụ việc BLGĐ đáng ra phải

chuyển sang xử lý hành chính, thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự thì cộng đồng

vẫn chỉ áp dụng duy nhất biện pháp hòa giải.

b) Chưa quy định rõ nguyên tắc và chưa đa dạng nội dung, đối tượng, loại hình

thông tin, tuyên truyền về PCBLGĐ

Luật PCBLGĐ hiện nay chỉ quy định mục đích, yêu cầu, nội dung và hình thức

thông tin, tuyên truyền về PCBLGĐ (tại Điều 9, 10 và 11) mà chưa có quy định về

nguyên tắc của công tác này. Do đó, một số phương tiện truyền thông khi đưa tin về

BLGĐ đã vi phạm quyền riêng tư, bí mật của nạn nhân và người gây BLGĐ.

c) Bất cập của công tác hòa giải trong PCBLGĐ

Hòa giải là một trong những giải pháp quan trọng để phòng ngừa BLGĐ.

Khoản 7 Điều 12 của Luật PCBLGĐ quy định nguyên tắc không hòa giải mâu thuẫn,

tranh chấp đối với vụ việc thuộc tội phạm hình sự và vụ việc thuộc hành vi vi phạm

pháp luật bị xử lý hành chính. Trong khi đó, BLGĐ là một vấn đề có tính đặc thù mà

công tác hòa giải cần được thực hiện sau khi vụ việc đã được xử lý hành chính hay

hình sự để đạt được mục tiêu cuối cùng là xây dựng gia đình hạnh phúc. Đây là một

điểm bất cập cần sửa đổi.

Mặt khác, dựa quá nhiều vào phương án hòa giải có thể để lại hậu quả vô cùng

nghiêm trọng. Người dân và cán bộ chính quyền không nắm được và không rõ khi nào

thì phải xử lý một tình huống bằng hòa giải và khi nào cần áp dụng các biện pháp

khác. Nhiều vụ việc nạn nhân bị bạo hành rất nghiêm trọng song địa phương vẫn áp

dụng các biện pháp hòa giải không hiệu quả. Luật PCBLGĐ cũng chưa có các quy

Page 22: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hạnh phúc /BC ...quochoi.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/47878/3...BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH _____ CỘNG HOÀ

22 định cụ thể các tiêu chuẩn về đạo đức, chuyên môn, kỹ năng của tổ hòa giải cũng như

các điều kiện chính sách cho người thực hiện công việc này.

d) Các biện pháp bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân BLGĐ chưa phù hợp với thực tiễn

Điểm a Khoản 1 Điều 21 Luật PCBLGĐ quy định điều kiện để áp dụng biện

pháp cấm tiếp xúc là phải “có đơn yêu cầu của nạn nhân BLGĐ, người giám hộ hoặc

người đại diện hợp pháp hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; trường hợp cơ quan,

tổ chức có thẩm quyền có đơn yêu cầu thì phải có sự đồng ý của nạn nhân BLGĐ”.

Những quy định khá rắc rối, yêu cầu nhiều thủ tục gây ra trở ngại lớn cho việc áp dụng

cấm tiếp xúc đối với thủ phạm gây BLGĐ và bảo vệ nạn nhân bị bạo lực. Nhiều nạn

nhân phải đến trình báo về vụ việc BLGĐ với chính quyền địa phương và cũng không

biết phải trình bày thế nào. Nạn nhân còn có thể bị thủ phạm hoặc người nhà ngăn cản,

đe dọa nếu viết đơn hoặc tố cáo hành vi bạo lực với chính quyền và nhiều người chọn

im lặng. Bỏ quy định viết đơn sẽ tăng cơ hội để nạn nhân bảo vệ an toàn và ngăn ngừa

vụ việc BLGĐ tiếp tục diễn ra.

Điểm c Khoản 1 Điều 20 Luật PCBLGĐ quy định “Người có hành vi BLGĐ và

nạn nhân BLGĐ có nơi ở khác nhau trong thời gian cấm tiếp xúc”. Trong thực tế,

người ra khỏi nhà lại là nạn nhân BLGĐ. Họ phải đối mặt với nguy cơ bạo lực kép

(BLGĐ và bạo lực xã hội). Nhiều nước trên thế quy định thủ phạm gây bạo lực là

người phải ra khỏi nhà trong thời gian cấm tiếp xúc.

e) Các cơ sở trợ giúp nạn nhân BLGĐ hoạt động chưa hiệu quả

Khoản 6 Điều 8 quy định cấm “Lợi dụng hoạt động PCBLGĐ để trục lợi hoặc

thực hiện hoạt động trái pháp luật”. Khoản 1 và khoản 2 Điều 6 quy định “1. Hằng

năm, Nhà nước bố trí ngân sách cho công tác PCBLGĐ. 2. Khuyến khích cơ quan, tổ

chức, cá nhân tham gia, tài trợ cho hoạt động PCBLGĐ; phát triển các mô hình

phòng ngừa BLGĐ và hỗ trợ nạn nhân BLGĐ.” Chính phủ quy định chi tiết và hướng

dẫn hoạt động trợ giúp nạn nhân của các cơ sở trợ giúp nạn nhân BLGĐ theo quy định

tại khoản 3 Điều 26 Luật PCBLGĐ và được quy định tại chương 5 Nghị định số

08/2009/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2009 trong đó, điểm đáng chú ý là để thành lập

cơ sở nói trên thì phải đáp ứng điều kiện như có diện tích tối thiểu 30m2, có các cơ sở

vật chất tối thiểu, nhân viên phải có chứng nhận về PCBLGĐ.

Những quy định trên là nguyên nhân chính của việc các cơ sở trợ giúp nạn nhân

BLGĐ chưa phát huy được hiệu quả hoặc không được thành lập vì vướng mắc từ

những quy định của Luật PCBLGĐ.

f) Chưa xác định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước và trách nhiệm phối hợp

trong triển khai nhiệm vụ PCBLGĐ.

Hiện nay, Luật quy định trách nhiệm của cá nhân, gia đình và tổ chức từ Điều

31 đến Điều 41 nhưng không gắn trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức

trong thực thi nhiệm vụ PCBLGĐ. Từ đó dẫn đến tình trạng thực thi pháp luật mang

yếu tố cảm tính - phụ thuộc vào sự quan tâm của người đứng đầu.

Tại khoản 5 Điều 35 Luật PCBLGĐ quy định “Hằng năm, trong báo cáo của

Ủy ban nhân dân cấp xã trước Hội đồng nhân dân cùng cấp về tình hình kinh tế - xã

hội phải có nội dung về tình hình và kết quả PCBLGĐ tại địa phương” nhưng sau gần

10 năm thi hành, Bộ VHTTDL không có thông tin về việc báo cáo này. Qua kiểm tra ở

Page 23: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hạnh phúc /BC ...quochoi.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/47878/3...BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH _____ CỘNG HOÀ

23 các địa phương thì không địa phương nào đưa nội dung PCBLGĐ vào báo cáo hội

đồng nhân dân cùng cấp như quy định.

Luật PCBLGĐ cần quy định rõ trách nhiệm và biện pháp xử lý đối với người đứng đầu

trong PCBLGĐ và làm rõ cơ chế phối hợp giữa các cơ quan trong triển khai nhiệm vụ PCBLGĐ.

g) Luật PCBLGĐ chưa quy định rõ các điều kiện đảm bảo cho công tác PCBLGĐ

Hiện nay, kinh phí chi cho công tác PCBLGĐ thuộc Bộ VHTTDL hằng năm

được bố trí trong kinh phí chi cho sự nghiệp gia đình. Các hoạt động về PCBLGĐ

được bố trí đan xen, tương hỗ lẫn nhau trong lĩnh vực gia đình. Về phía địa phương

không chỉ khó khăn về tài chính mà cả nhân sự làm công tác này. Hiện nay, hầu hết

các tỉnh, thành không có cán bộ chuyên trách làm công tác PCBLGĐ.

Tại Việt Nam, một số luật hiện hành trong xử lý vấn đề phân bổ kinh phí triển khai

nhiệm vụ và xây dựng nguồn kinh phí dự phòng để thực hiện các nhiệm vụ khẩn cấp27

đã

quy định rõ tỷ lệ phần trăm ngân sách đầu tư trong tổng số ngân sách đầu tư cho phát triển

xã hội hoặc quy định kinh phí tối thiểu trên đầu người để đảm bảo nguồn kinh phí tối

thiểu triển khai nhiệm vụ hàng năm. Mặt khác, để huy động nguồn lực xã hội thông qua

xã hội hóa, một số luật cũng đã cho phép cơ quan chủ trì triển khai lập quỹ để tăng thêm

nguồn lực triển khai nhiệm vụ và hỗ trợ những trường hợp khẩn cấp.

Nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ có Bộ Gia đình trong hệ thống cơ quan Chính phủ

(xem phụ lục kèm). Ở Việt Nam, gia đình luôn được xác định là trọng tâm quyết định đến

vận mệnh của dân tộc, đến sự thành bại của chế độ xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, công tác

gia đình vẫn chưa được quan tâm và đầu tư xứng tầm. Vì vậy, nhất thiết trong thời gian

tới, cần phải có hành động mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn trong việc xây dựng chính sách

đảm bảo các điều kiện của công tác gia đình nhằm hỗ trợ, bảo vệ và phát huy vai trò của

gia đình trong phát triển đất nước, xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa.

h) Chưa khuyến khích xã hội hóa công tác PCBLGĐ

Các quy định của Luật PCBLGĐ cũng như các văn bản dưới Luật28

đều chưa có

quy định rõ ràng những hoạt động cụ thể được hỗ trợ và mức hỗ trợ nên không thu hút sự

tham gia của tổ chức, cá nhân đối với hoạt động PCBLGĐ. Trong thời gian tới, cần chia

tách rõ chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức công tác trong cơ quan nhà nước và chế độ

cho các thành viên khi tham gia công tác PCBLGĐ.

Việc khen thưởng, chi trả chế độ cho những người tham gia công tác PCBLGĐ

cũng chưa có quy định thời gian cụ thể. Vì vậy, cần có quy định rõ vấn đề này nhằm

khuyến khích cá nhân, đặc biệt là cá nhân ở cộng đồng tham gia PCBLGĐ. Luật

PCBLGĐ cũng chưa có quy định Nhà nước hỗ trợ đền bù thiệt hại trong các trường

hợp người có hành vi bạo lực không có đủ khả năng về kinh tế để đền bù cho cá nhân,

tổ chức tham gia công tác PCBLGĐ bị thiệt hại. Bởi trên thực tế đã có trường hợp cán

bộ tham gia can ngăn hành vi BLGĐ, bị thiệt hại về tài sản như vỡ điện thoại, hỏng xe

27

(Với công tác PCBLGĐ nhiệm vụ khẩn cấp gồm: hỗ trợ khẩn cấp cho nạn nhân BLGĐ; hoàn trả thiệt hại về

tài sản cho người tham gia PCBLGĐ bị người gây bạo lực làm hưu hỏng nhưng không có khả năng đền bù thiệt

hại; thực hiện khen thưởng đột xuất cá nhân, tập thể có thành tích đặc biệt trong PCBLGĐ,….) 28

Các chính sách, chế độ hỗ trợ công tác PCBLGĐ được quy định tại khoản 2, 3,4,5 Điều 6 Luật PCBLGĐ và

Điều 4, Điều 5 Nghị định số 08/2009/NĐ-CP, và Thông tư 24/2011/TT-BVHTTDL Quy định về tiêu chuẩn, điều

kiện khen thưởng cá nhân, tập thể tham gia PCBLGĐ; đối tượng, điều kiện, cơ quan hoàn trả thiệt hại giá trị tài

sản cho người trực tiếp tham gia PCBLGĐ do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành

Page 24: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hạnh phúc /BC ...quochoi.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/47878/3...BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH _____ CỘNG HOÀ

24 máy… Vì vậy, trường hợp người có hành vi bạo lực không có khả năng đền bù thiệt

hại thì Nhà nước cần có trách nhiệm hoàn trả thiệt hại này.

Do vậy, Luật PCBLGĐ cần sửa đổi, bổ sung những chế độ đặc thù đối với

nhóm tham trực tiếp tham gia công tác này.

i) Chưa có quy định về xây dựng cơ sở dữ liệu về gia đình và PCBLGĐ

Một trong bất cập hiện nay là Việt Nam chưa có cơ sở dữ liệu tin cậy, chưa

thống nhất được chỉ tiêu, chỉ số thu thập, báo cáo thống kê về BLGĐ, chưa tạo được

cơ chế chia sẻ thông tin về PCBLGĐ.

Hiện nay, việc tổng hợp thông- tin về BLGĐ được thực hiện theo ngành dọc. Mỗi

cơ quan, tổ chức có cách tổng hợp theo đối tượng và chức năng, nhiệm vụ của cơ quan/tổ

chức nhưng chưa có sự chia sẻ số liệu giữa các ngành dẫn đến sự rời rạc và không thể

khái quát được số liệu chung cho tình hình BLGĐ ở nước ta. Trong khi đó, cơ sở dữ liệu

về PCBLGĐ là căn cứ quan trọng để làm cơ sở xây dựng và triển khai chính sách về

PCBLGĐ. Dữ liệu được tổng hợp chính thống từ các địa phương bị sai số ngay từ bước

đầu thu thập thì những công đoạn tiếp theo có thực hiện chính xác cũng không có giá trị

sử dụng. Việc sử dụng dữ liệu sai để hoạch định chính sách sẽ cho kết quả là chính sách

sai, không phù hợp với thực tiễn và gây ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước.

Do đó, Luật PCBLGĐ cần có quy định thống nhất giữa các cơ quan trong xây

dựng cơ sở dữ liệu về gia đình và PCBLGĐ.

j) Một số Điều khoản khác trong Luật PCBLGĐ chưa thống nhất hoặc có

những hạn chế nhất định làm ảnh hưởng đến tính thực thi:

- Điều 17. Góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư.

Điều 17 quy định về biện pháp góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư được áp

dụng đối với trường hợp có hành vi BLGĐ đã được tổ hòa giải ở cơ sở hoà giải mà

tiếp tục có hành vi BLGĐ. Quy định này chưa thống nhất với Điều 12 và Điều 42.

- Điều 21. Cấm tiếp xúc theo quyết định của Toà án

Tương tự như quy định về điều kiện áp dụng cấm tiếp xúc theo quyết định của

chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, việc áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc theo quyết định

của Tòa án cũng cần được xem xét đơn giản thủ tục hành chính để tăng cơ hội tiếp cận

dịch vụ và bảo vệ an toàn cho nạn nhân BLGĐ.

- Điều 42. Xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về PCBLGĐ.

Cán bộ, công chức, viên chức đặc biệt là người nắm giữ chức vụ phải là người

gương mẫu hơn so với quần chúng nhân dân trong thực thi pháp luật. Vì vậy, cần phải

có quy định rõ hơn đối với biện pháp xử lý đối với nhóm đối tượng này.

1.2. Đánh giá về Nghị định quy định chi tiết

Khoản 4 Điều 2 Nghị định số 08/2009/NĐ-CP cần quy định thêm trách nhiệm

của các Bộ, ngành trong việc báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ PCBLGĐ. Do không

có quy định trong Nghị định nên đến nay, Bộ VHTTDL chưa nhận được báo cáo năm

của các cơ quan, tổ chức đoàn thể ở Trung ương về nhiệm vụ này.

Điều 4. Khuyến khích các hoạt động PCBLGĐ do không quy định rõ những

hoạt động cụ thể được hỗ trợ và mức hỗ trợ nên chưa thu hút sự tham gia của tổ chức,

cá nhân đối với hoạt động này.

Page 25: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hạnh phúc /BC ...quochoi.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/47878/3...BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH _____ CỘNG HOÀ

25

Điều 5. Chính sách đối với người trực tiếp tham gia PCBLGĐ. Cần xem xét lại

quy định tại Khoản 2 Điều này. Việc quy định chỉ những trường hợp chứng minh được

là hành vi dũng cảm, cứu người, cứu tài sản của nhà nước và nhân dân và bị tổn hại

sức khỏe từ 21% trở lên hoặc bị chết thì mới được xem xét để được hưởng chính sách

là chưa phù hợp, không khuyến khích được cá nhân, đặc biệt là cá nhân ở cộng đồng

tham gia ngăn chặn BLGĐ.

Điều 9. Điều kiện để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định cấm tiếp xúc.

Theo đó, ngoài việc yêu cầu phải có đơn gây khó khăn cho nạn nhân (như đề cập trong

Luật PCBLGĐ), Khoản 4 Điều này còn quy định nơi ở khác nhau mà nạn nhân BLGĐ tự

nguyện chuyển đến ở là không phù hợp. Việc quy định nạn nhân BLGĐ tự nguyện đến ở

được ngầm hiểu rằng, khi xảy ra bạo lực thì nạn nhân sẽ phải là người ra khỏi nhà.

Điều 12. Xử lý hành vi vi phạm quyết định cấm tiếp xúc, quy định người vi phạm

quyết định cấm tiếp xúc có thể bị áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành

chính trong trường hợp có đơn đề nghị của nạn nhân BLGĐ hay đã bị nhắc nhở của cơ

quan có thẩm quyền là không phù hợp và làm giảm tính nghiêm minh của pháp luật.

Điều 13 đến Điều 19 khó triển khai vì:

Khoản 1 Điều 13 khẳng định, “hoạt động hỗ trợ nạn nhân BLGĐ là hoạt động

nhân đạo không vì mục đích lợi nhuận”. Điều này đồng nghĩa với việc những tổ chức,

cá nhân tham gia vào hoạt động này sẽ không thu được phí dịch vụ từ hoạt động cung

cấp dịch vụ của mình.

Để cung cấp được dịch vụ, tổ chức, cá nhân phải đáp ứng những điều kiện

nhất định bao gồm cơ sở vật chất và năng lực chuyên môn của nhân viên tại Điều

14 và Điều 15. Việc đáp ứng cơ sở vật chất cần phải đầu tư nguồn kinh phí không

nhỏ, mặt khác, nhân viên phải được cấp chứng chỉ nghiệp vụ do cơ quan nhà nước

có thẩm quyền cấp. Song đến nay, ngoài tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã tổ chức được

một số khóa tập huấn để cấp chứng chỉ thì hầu như chưa có tỉnh, thành nào thực

hiện được quy định này. Lý do được các địa phương báo cáo vì cấp giấy chứng

nhận nghiệp vụ chăm sóc có liên quan nhiều đến nghiệp vụ y tế, trong khi đó,

ngành VHTTDL không có chuyên môn này.

1.3. Nghị định xử phạt vi phạm hành chính

Chính phủ đã ban hành Nghị định 110/2009/NĐ-CP quy định về xử phạt hành

chính trong lĩnh vực PCBLGĐ. Nghị định này đã hết hiệu lực thi hành vào ngày 28

tháng 12 năm 2013 và được thay thế bằng Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử

phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ

nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; PCBLGĐ.

Việc xử phạt vi phạm hành chính mặc dù đã được thực thi song chưa tương

xứng với số vụ BLGĐ do tính đặc thù của đối tượng bị xử phạt. Hình thức xử phạt

chính được nêu trong Nghị định là phạt tiền hoặc phạt cảnh cáo, ngoài ra biện pháp xử

phạt bổ sung như buộc xin lỗi công khai, tiêu hủy phương tiện hỗ trợ gây bạo lực …

chưa thực sự đảm bảo tính răn đe, giáo dục.

Một số quy định của Nghị định số 167/2013/NĐ-CP chưa bao quát hành vi cũng

như biện pháp xử lý. Ví dụ, Điều 56 quy định về bạo lực về kinh tế (NĐ số 167/2013) đã

bỏ biện pháp xử phạt bổ sung. Theo đó, thành viên gia đình chiếm đoạt tài sản chỉ bị xử

phạt tiền mà không bị buộc phải trả lại tài sản đã chiếm đoạt. Hoặc tại Điều 57 quy định

Page 26: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hạnh phúc /BC ...quochoi.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/47878/3...BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH _____ CỘNG HOÀ

26 về hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ, không

quy định biện pháp khắc phục hậu quả. Theo đó, Người có hành vi trái pháp luật buộc

thành viên khác ra khỏi nhà chỉ bị xử phạt mà không có chế tài nào để nạn nhân (người bị

hành vi trái pháp luật của thành viên gia đình buộc ra khỏi nhà) có thể trở lại nhà.

2. Giải pháp của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đến năm 2020

- Xây dựng và trình Chính phủ đề án "Sửa đổi, thay thế Luật Phòng, chống bạo

lực gia đình”.

- Xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị tăng cường thực thi

pháp luật về PCBLGĐ.

- Xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án "Xây dựng cơ sở dữ

liệu về gia đình và PCBLGĐ”.

- Ban hành Thông tư của Bộ VHTTDL Hướng dẫn hoạt động của Mô hình

PCBLGĐ ở cộng đồng;

- Phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng Thông tư hướng dẫn kinh phí chi cho lĩnh

vực gia đình và PCBLGĐ; Bố trí kinh phí thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của

Chương trình, Đề án Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ VHTTDL thực hiện.

- Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về lĩnh vực gia đình tại Trung ương

theo hướng tăng cường nguồn lực, tính chủ động trong quản lý nhà nước về gia đình,

PCBLGĐ; về các loại hình dịch vụ công thuộc lĩnh vực gia đình, đặc biệt là dịch vụ hỗ trợ

nạn nhân BLGĐ và người có nguy cơ cao bị BLGĐ; thực hiện xã hội hóa trong việc huy

động nguồn lực đầu tư cho công tác PCBLGĐ.

- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về PCBLGĐ cho

đội ngũ làm lĩnh vực gia đình trong các cơ quan Trung ương và địa phương.

- Nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền cho phép thành lập và vận hành Quỹ hỗ

trợ khẩn cấp nạn nhân BLGĐ.

- Nghiên cứu, thí điểm Mô hình phòng, chống khủng hoảng tâm thần cho nạn

nhân và người gây BLGĐ.

- Xây dựng và triển khai Đề án "Tăng cường sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường

và xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống và rèn kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên”.

- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý các vi phạm pháp luật về PCBLGĐ.

3. Đề xuất, kiến nghị,

3.1. Đối với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội

- Sửa đổi, thay thế Luật PCBLGĐ đảm bảo phù hợp với Hiến pháp năm 2013,

các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và tình hình thực tế hiện nay. Những quy

định cần sửa đổi, bổ sung gồm:

+ Nhận diện được đúng, đầy đủ các hành vi BLGĐ;

+ Quy định rõ nguyên tắc và chưa đa dạng các hình thức, nội dung và đối tượng

của truyền thông, giáo dục về PCBLGĐ;

+ Mở rộng phạm vi và nâng cao chất lượng công tác hòa giải trong PCBLGĐ;

+ Nâng cao hiệu quả các biện pháp bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân BLGĐ;

Page 27: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hạnh phúc /BC ...quochoi.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/47878/3...BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH _____ CỘNG HOÀ

27

+ Kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ sở trợ giúp nạn nhân BLGĐ;

+ Xác định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước và trách nhiệm phối hợp trong

triển khai nhiệm vụ PCBLGĐ;

+ Quy định rõ các điều kiện đảm bảo cho công tác PCBLGĐ;

+ Khuyến khích xã hội hóa công tác PCBLGĐ;

+ Xây dựng CSDL về gia đình và PCBLGĐ

- Chỉ đạo Hội đồng nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương hàng

năm trong Nghị quyết của Hội đồng nhân dân phải có danh mục phân bổ kinh phí chi

cho lĩnh vực gia đình (trong đó có PCBLGĐ).

- Nghiên cứu thống nhất tổ chức, bộ máy quản lý nhà nước về gia đình và trẻ

em phù hợp với tình hình mới của đất nước.

3.2. Đối với Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội

- Tăng cường giám sát thi hành Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành theo

chuyên đề hoặc các địa bàn là điểm nóng của BLGĐ được nhân dân, xã hội quan tâm.

- Theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu trong các Chương trình, Kế

hoạch do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành về triển khai các nhiệm vụ PCBLGĐ.

3.3. Đối với Chính phủ

- Sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản trong Nghị định số 08/2009/NĐ-CP Quy

định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật. Cụ thể, bổ sung các vấn đề

cần hướng dẫn như: nguồn kinh phí, nguồn nhân lực; trách nhiệm của người đứng đầu

các các cơ quan Trung ương và địa phương trong việc thực thi pháp luật về PCBLGĐ;

biện pháp xử lý liên quan đến trách nhiệm người đứng đầu; chính sách đối với người

tham gia PCBLGĐ; chính sách xã hội hóa trong PCBLGĐ.

- Sửa đổi, bổ sung một số điều khoản trong Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày

12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong các lĩnh vực an ninh trật

tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; PCBLGĐ, để bổ

sung hành vi bị xử phạt và mức phạt cho hành vi BLGĐ. Theo đó, cần thống nhất giữa

khung xử phạt và mức phạt giữa hành vi BLGĐ và hành vi gây mất an ninh trật tự, an

toàn xã hội (thậm chí một số hành vi BLGĐ còn phải xử phạt cao hơn vì tính chất quan

hệ giữa nạn nhân và người gây bạo lực); tăng nặng một số khung hình phạt liên quan

đến tảo hôn, cưỡng bức hôn nhân, lựa chọn giới tính khi sinh ... và bổ sung hình thức xử

phạt bổ sung nhằm răn đe, giáo dục người có hành vi BLGĐ.

- Chỉ đạo xây dựng và hoàn thiện các chỉ số về gia đình, ứng dụng công nghệ

hiện đại xây dựng cơ sở dữ liệu về gia đình thống nhất trên toàn quốc; bộ máy tổ chức

cơ quan chuyên trách quản lý nhà nước về lĩnh vực gia đình; kiện toàn Ban chỉ đạo

công tác gia đình các cấp; nâng cao năng lực hoạt động, vai trò phối hợp liên ngành.

- Đầu tư kinh phí, trang thiết bị, cơ sở vật chất, công chức làm việc trong lĩnh

vực gia đình các cấp và những điều kiện đảm bảo thực hiện hiệu quả Luật, các chiến

lược, chương trình, đề án, dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về gia đình

và PCBLGĐ.

- Chỉ đạo xử lý nghiêm các hành vi BLGĐ, lựa chọn giới tính thai nhi, đặc biệt

những trường hợp người vi phạm pháp luật về PCBLGĐ là công chức, viên chức; triển

khai cung cấp các dịch vụ gia đình đáp ứng nhu cầu cần hỗ trợ khẩn cấp của nạn nhân bị

BLGĐ; người có nguy cơ cao bị BLGĐ.

Page 28: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hạnh phúc /BC ...quochoi.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/47878/3...BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH _____ CỘNG HOÀ

28

3.4. Đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

a) Bộ Tài chính

- Xem xét ban hành hướng dẫn kinh phí chi cho lĩnh vực gia đình và PCBLGĐ.

- Bố trí kinh phí để các cơ quan liên quan triển khai Chiến lược phát triển gia

đình Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn 2030; Chương trình hành động quốc gia

PCBLGĐ đến năm 2020; Tháng hành động quốc gia PCBLGĐ, Chương trình giáo dục

đời sống gia đình và các chương trình, đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Phối hợp với Bộ VHTTDL và các cơ quan liên quan trong việc huy động vốn

ODA, vốn vay ưu đãi và viện trợ phi chính phủ nước ngoài cho công tác PCBLGĐ.

- Hướng dẫn lồng ghép nội dung PCBLGĐ trong xây dựng và triển khai các

Chương trình, Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội.

- Chỉ đạo cơ quan chuyên môn lựa chọn một số chỉ số cơ bản đánh giá về gia

đình, BLGĐ trong các cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở hằng năm.

c) Bộ Công an

- Ban hành văn bản hướng dẫn quy trình xử lý vụ việc BLGĐ.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCBLGĐ cho các

chiến sỹ, lực lượng công an nhân dân.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ VHTTDL và cơ quan liên quan xây dựng và trình

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 167/2013/NĐ-CP.

d) Bộ Thông tin và Truyền thông

- Chỉ đạo các cơ quan truyền thông, báo chí tăng cường thời lượng, xây dựng

chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền phổ biến pháp luật về PCBLGĐ, khuyến khích

các bài viết về tấm gương điển hình trong PCBLGĐ.

đ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

- Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho những đối tượng có

nguy cơ cao bị BLGĐ chưa có nghề hoặc việc làm ổn định.

- Nâng cao năng lực hỗ trợ nạn nhân BLGĐ tại các cơ sở bảo trợ xã hội;

- Phối hợp chặt chẽ với Bộ VHTTDL trong thực hiện nhiệm vụ PCBLGĐ với

trẻ em người cao tuổi trong gia đình và BLGĐ trên cơ sở giới.

e) Bộ Nội vụ

- Chủ trì, phối hợp với Bộ VHTTDL và các Bộ, ngành liên quan xây dựng và

ban hành Hướng dẫn xây dựng, vận hành đội ngũ cộng tác viên về gia đình (trong đó

có PCBLGĐ) trên cơ sở kiện toàn, hợp nhất từ các cộng tác viên, cán bộ công tác xã

hội, chi hội viên thuộc quản lý của Bộ Y tế, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội; Hội

liên hiệp phụ nữ Việt Nam.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ VHTTDL xây dựng "Đề án thí điểm thành lập Phòng

Gia đình (thực hiện chức năng quản lý nhà nước về gia đình, PCBLGĐ và các vấn đề liên

quan đến gia đình)” trên cơ sở kiện toàn, sắp xếp từ tổ chức bộ máy và đội ngũ công chức

Page 29: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hạnh phúc /BC ...quochoi.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/47878/3...BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH _____ CỘNG HOÀ

29 thuộc các Sở VHTTDL/ Sở Văn hóa và Thể thao theo hướng tinh gọn, rõ trách nhiệm

trong triển khai nhiệm vụ văn hóa, gia đình, thể thao, du lịch.

- Sửa đổi Thông tư số 06/2012/TT-BNV theo hướng bổ sung nhiệm vụ cho

Công chức Văn hóa-Xã hội thực hiện "nhiệm vụ lĩnh vực gia đình và PCBLGĐ”.

g) Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Triển khai, thực hiện có hiệu quả Đề án giáo dục chuyển đổi hành vi về xây

dựng gia đình và PCBLGĐ đến năm 2020 và Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-

BGDĐT-BVHTTDL-BLĐTBXH-BCA ngày 05 tháng 5 năm 2016 hướng dẫn thực

hiện giáo dục chuyển đổi hành vi về xây dựng gia đình và PCBLGĐ trong các cơ sở

giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

- Nghiên cứu xây dựng và thực hiện thí điểm môn gia đình học trong các chương

trình giáo dục cao đẳng, đại học tiến tới là môn học bắt buộc đối với các sinh viên.

h) Ủy ban Dân tộc

- Chủ trì, phối hợp với Bộ VHTTDL, Bộ Quốc phòng và các Bộ, ngành liên quan

thực hiện các hoạt động tuyên truyền phổ biến pháp luật về PCBLGĐ.

- Xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm

quyền chính sách đặc thù đối với các gia đình dân tộc thiểu số thuộc vùng sâu, vùng

xa, vùng biên giới, hải đảo.

3.5. Các cơ quan trung ương của tổ chức chính trị-xã hội

a) Ban Tuyên giáo Trung ương

- Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành Nghị quyết chuyên đề về Công

tác gia đình trong thời kỳ mới.

- Tăng cường chỉ đạo cơ quan truyền thông, báo chí tăng thời lượng, chuyên trang,

chuyên mục tuyên truyền về PCBLGĐ, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, hạnh phúc.

b) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

- Tăng cường công tác giám sát thi hành Luật PCBLGĐ.

- Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền pháp luật về PCBLGĐ đến các hội viên.

c) Tòa án Nhân dân tối cao

- Đẩy nhanh việc triển khai Tòa án gia đình và người chưa thành niên.

- Nghiên cứu tăng áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc đối với các vụ án trong thời

gian giải quyết ly hôn nếu nguyên nhân ly hôn bắt nguồn từ BLGĐ.

- Thông tin về quyết định của tòa đến gia đình, cộng đồng dân cư và cơ quan

của người đã ly hôn để thực hiện giám sát người có trách nhiệm cấp dưỡng phải thực

hiện cấp dưỡng cho con chưa thành niên theo quyết định của Tòa.

- Thực hiện tổng hợp thông tin các vụ án (hôn nhân gia đình; vụ án hình sự...)

hằng năm do các Tòa án thụ lý và giải quyết. Chia sẻ thông tin tổng hợp được với Bộ

Văn hóa, Thể thao va Du lịch.

d) Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

- Tham gia giám sát tình hình thực thi pháp luật về PCBLGĐ.

Page 30: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hạnh phúc /BC ...quochoi.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/47878/3...BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH _____ CỘNG HOÀ

30

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về PCBLGĐ đến các hội viên, thực hiện các hoạt

động tư vấn ở cộng đồng và phát triển địa chỉ tin cậy ở cộng đồng.

- Lồng ghép nội dung PCBLGĐ với các chương trình, đề án do Hội liên hiệp

Phụ nữ Việt Nam chủ trì, triển khai.

3.6. Đối với Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố thực thuộc Trung ương

- Hội đồng nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công

tác kiểm tra, giám sát tình hình xây dựng, ban hành và thực thi văn bản quy phạm pháp

luật về PCBLGĐ; việc thực hiện lồng ghép nội dung PCBLGĐ trong các chương trình;

kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương. Bố trí nguồn kinh phí riêng cho sự

nghiệp gia đình trong đó có công tác PCBLGĐ theo hướng dẫn tại Thông tư số

324/2016/TT-BTC ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định hệ thống

mục lục ngân sách nhà nước.

3.7. Đối với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

- Tiếp tục đẩy mạnh triển khai các hoạt động tuyên truyền Luật, các văn bản

quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật PCBLGĐ; tăng cường các giải pháp

phòng ngừa, can thiệp, hỗ trợ nạn nhân BLGĐ.

- Ưu tiên kinh phí và bố trí nhân lực triển khai các nhiệm vụ PCBLGĐ. Có chính

sách hỗ trợ cụ thể xây dựng mạng lưới cộng tác viên thực hiện công tác gia đình,

PCBLGĐ ở cộng đồng.

- Gắn trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền địa phương và các cơ quan, tổ

chức liên quan trong thực hiện công tác PCBLGĐ, xử lý nghiêm các cá nhân là công

chức, viên chức vi phạm pháp luật về PCBLGĐ.

- Hướng dẫn, đôn đốc Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn thực hiện chế độ

báo cáo hàng năm theo đúng quy định tại khoản 5 Điều 35 Luật PCBLGĐ.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thực thi pháp luật về

PCBLGĐ; biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công

tác PCBLGĐ trên địa bàn quản lý./.

Nơi nhận: - Như trên;

- Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam (để báo cáo);

- Các Ủy ban của Quốc hội;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Tòa án nhân dân tối cao;

- Các cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị-xã hội;

- Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương;

- Lưu: VT, GĐ, Nhật (120).

BỘ TRƯỞNG

Nguyễn Ngọc Thiện