Báo cáo Đánh giá Gi ữa k - World Bank...1 Các dự án tham gia Ngày Sáng t ạo Vi ệt...

32
1 Các dán tham gia Ngày Sáng to Vit Nam 2009 “Nâng cao tính trách nhim và minh bch, gim tham nhũngBáo cáo Đánh giá Gia kTháng 2/2010 Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized

Transcript of Báo cáo Đánh giá Gi ữa k - World Bank...1 Các dự án tham gia Ngày Sáng t ạo Vi ệt...

Page 1: Báo cáo Đánh giá Gi ữa k - World Bank...1 Các dự án tham gia Ngày Sáng t ạo Vi ệt Nam 2009 “Nâng cao tính trách nhiệm và minh b ạch, gi ảm tham nh ũng

1

Các dự án tham gia Ngày Sáng tạo Việt Nam 2009

“Nâng cao tính trách nhiệm và minh bạch, giảm tham nhũng”

Báo cáo Đánh giá Giữa kỳ

Tháng 2/2010

Pub

lic D

iscl

osur

e A

utho

rized

Pub

lic D

iscl

osur

e A

utho

rized

Pub

lic D

iscl

osur

e A

utho

rized

Pub

lic D

iscl

osur

e A

utho

rized

Pub

lic D

iscl

osur

e A

utho

rized

Pub

lic D

iscl

osur

e A

utho

rized

Pub

lic D

iscl

osur

e A

utho

rized

Pub

lic D

iscl

osur

e A

utho

rized

wb371432
Typewritten Text
58692
wb371432
Typewritten Text
wb371432
Typewritten Text
Page 2: Báo cáo Đánh giá Gi ữa k - World Bank...1 Các dự án tham gia Ngày Sáng t ạo Vi ệt Nam 2009 “Nâng cao tính trách nhiệm và minh b ạch, gi ảm tham nh ũng

2

Mục lục

Danh sách các từ viết tắt........................................................................................................................ 3

1. Thông tin chung ......................................................................................................................... 4

2. Giới thiệu ....................................................................................................................................... 5

3. Giới thiệu chung về các dự án ............................................................................................. 6 Địa điểm triển khai dự án ............................................................................................................................... 6 Các nhóm đối tượng triển khai dự án ...................................................................................................... 7 Quy mô triển khai .............................................................................................................................................. 7 Phân loại dự án theo chủ đề ......................................................................................................................... 8 Các vấn đề chính được đề cập trong các dự án đoạt giải .............................................................. 8

4. Kết quả triển khai dự án ......................................................................................................... 9

5. Mức độ phù hợp và hiệu quả của các dự án ............................................................... 10

6. Kết quả và tác động của các dự án ................................................................................. 11

7. Tính bền vững và khả năng nhân rộng của các dự án ............................................ 12

8. Kết quả và bài học kinh nghiệm ........................................................................................ 13

9. Đề xuất và gợi ý dành cho các nhà tài trợ VID 09 ..................................................... 15

Phụ lục ..................................................................................................................................................... 18 Danh sách địa chỉ liên hệ các dự án VID 2009 ................................................................................... 18 Ma trận đánh giá ............................................................................................................................................... 21 Phạm vi tham chiếu ......................................................................................................................................... 31

Page 3: Báo cáo Đánh giá Gi ữa k - World Bank...1 Các dự án tham gia Ngày Sáng t ạo Vi ệt Nam 2009 “Nâng cao tính trách nhiệm và minh b ạch, gi ảm tham nh ũng

3

Danh sách các từ viết tắt AusAID Cơ quan Phát triển Quốc tế Úc CBO tổ chức dựa vào cộng đồng CIDA Cơ quan Phát triển Quốc tế Canada CISDOMA Viện Tư vấn Phát triển Kinh tế - Xã hội Nông thôn và Miền núi CSI chỉ số hài lòng của khách hàng CSO Tổ chức Xã hội Dân sự DFID Bộ Phát triển Quốc tế Vương Quốc Anh M&E giám sát và đánh giá MoET Bộ Giáo dục và Đào tạo MoH Bộ Y tế NGO tổ chức phi chính phủ NZAid Cơ quan Phát triển quốc tế New Zealand PEDC Giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn RC Phiếu lấy ý kiến phản hồi của người dân SDC Cơ quan Hợp tác và Phát triển Thụy Sĩ SEDP chương trình phát triển kinh tế-xã hội SME doanh nghiệp vừa và nhỏ VID Ngày Sáng tạo Việt Nam

Page 4: Báo cáo Đánh giá Gi ữa k - World Bank...1 Các dự án tham gia Ngày Sáng t ạo Vi ệt Nam 2009 “Nâng cao tính trách nhiệm và minh b ạch, gi ảm tham nh ũng

4

1. Thông tin chung Chương trình Ngày Sáng tạo Việt Nam (VID) 2009, do Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng Thế giới đồng tổ chức là cơ hội dành cho những ý tưởng sáng tạo nhằm giải quyết các thách thức mà các cộng đồng gặp phải trong quá trình phát triển. Các nhà đồng tài trợ của Chương trình bao gồm Cơ quan Phát triển Quốc tế Úc (AusAID), Cơ quan Phát triển Quốc tế Canada (CIDA), Đại sứ quán Đan Mạch, Bộ Phát triển Quốc tế (Vương Quốc Anh - DFID), Đại sứ quán Phần Lan, Cơ quan Phát triển quốc tế New Zealand (NZAid), Cơ quan Hợp tác và Phát triển Thụy Sĩ (SDC) và Ngân hàng Thế giới. Chủ đề của VID 2009 "Nâng cao tính trách nhiệm và minh bạch, giảm tham nhũng" được lựa chọn dựa trên sự tăng cường nhận thức và quan tâm của công chúng để nâng cao tính trách nhiệm và minh bạch, giảm tham nhũng. Theo đó, chương trình tập trung vào bốn chủ đề sau: tính trách nhiệm, minh bạch, quyền tiếp cận thông tin và nâng cao chất lượng dịch vụ công. Trong khuôn khổ chương trình, khái niệm trách nhiệm bao gồm trách nhiệm chống tham nhũng của bộ máy nhà nước được thể hiện qua việc cung cấp các dịch vụ công hiệu quả đến người dân cũng như trách nhiệm của người dân có thể được tóm tắt bằng khẩu hiệu 'dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra’1. Minh bạch là giải pháp phòng chống tham nhũng mang tính chủ động, tích cực, là đòi hỏi của xã hội gắn liền với công quyền được thông tin. Minh bạch đòi hỏi người dân phải được thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về tất cả những gì luật pháp không cấm. Nâng cao chất lượng dịch vụ công đòi hỏi người dân tăng cường tham gia vào quá trình hoạch định chính sách, thực thi chính sách hiệu quả và giám sách chất lượng hoạt động cung cấp dịch vụ. Trong khuôn khổ chương trình này, sự tham gia của người dân là việc người dân đưa ra những ý kiến của mình về một chủ trương, chính sách hoặc về một văn bản quy phạm pháp luật, một quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính có tác động đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ. VID 2009 đã trao giải thưởng cho 25 dự án trong số 152 dự án từ khắp các vùng miền của đất nước với tổng trị giá giải thưởng lên tới 330.000 USD. Các dự án này đang trong giai đoạn triển khai từ Tháng 6/2009 đến Tháng 6/2010, mỗi dự án được tài trợ tối đa 15.000 USD để hiện thực hóa các sáng kiến của mình. Một Ban giám khảo, bao gồm đại diện của nhiều cơ quan chính phủ, NGO, tổ chức đoàn thể, cộng các nhà tài trợ và cơ quan truyền thông, được thành lập để đánh giá, lựa chọn các dự án đoạt giải. Tiêu chí lựa chọn bao gồm: i) Tính sáng tạo; ii) Kết quả đóng góp để nâng cao tính trách nhiệm và minh bạch, giảm tham nhũng; iii) Tính khả thi/năng lực của tổ chức tham gia; và iv) Tính bền vững và khả năng nhân rộng được thể hiện thông qua tính sở hữu và tham gia của cộng đồng. Không chỉ giới hạn ở các chủ đề trên, bao gồm tính trách nhiệm, minh bạch, quyền tiếp cận thông tin và nâng cao chất lượng dịch vụ công, các dự án đoạt giải đã đề xuất nhiều biện pháp có tính sáng tạo và khả thi cao nhằm nâng cao tính trách nhiệm và minh bạch, giảm tham nhũng, từ các chương trình phát thanh tiếng dân tộc phổ biến kiến thức pháp luật về quyền của người dân trong hoạt động phòng chống tham nhũng đến tổ chức các buổi biểu diễn nghệ thuật, các cuộc thi viết, vẽ, hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức cho giới trẻ, các hoạt động nâng cao chất lượng dịch vụ công trong bệnh viện, vv.

Tính từ thời điểm ra mắt tại Việt Nam năm 2003, đã có hơn 1.400 dự án tham gia chương trình, trong đó trên 200 dự án đã được hỗ trợ tổng số tiền lên đến 2 triệu USD. Chương trình này đã trở thành sự kiện thường niên với số lượng người tham gia, đối tác và nhà tài trợ ngày càng

1 Pháp lệnh dân chủ cơ sở ban hành ngày 20/02/2007 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2007; Luật khiếu nại, tố cáo ban

hành ngày 12/12/1998, Luật khiếu nại, tố cáo sửa đổi ban hành ngày 15/06/2004, Luật khiếu nại, tố cáo sửa đổi ban

hành ngày 11/11/2005, Chương trình phát triển kinh tế-xã hội (SEDP) 5 năm 2006 - 2010, Luật phòng, chống tham

nhũng, Luật phòng, chống tham nhũng sửa đổi ban hành ngày 04/08/2007

Page 5: Báo cáo Đánh giá Gi ữa k - World Bank...1 Các dự án tham gia Ngày Sáng t ạo Vi ệt Nam 2009 “Nâng cao tính trách nhiệm và minh b ạch, gi ảm tham nh ũng

5

tăng. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu đánh giá hiệu quả của các dự án phát triển từ dưới lên đầy tính sáng tạo này và các dự án này đã được phát triển hoặc nhân rộng như thế nào.

Để thực hiện các nghĩa vụ trách nhiệm và đúc rút những bài học có thể áp dụng vào các hoạt động trong tương lai cũng như nâng cao tầm ảnh hưởng của chương trình, nhiệm vụ đánh giá các dự án tham gia chương trình đã được đề ra. Vào Tháng 6/2010, tức là sáu tháng sau ngày khởi động, sẽ tiến hành đánh giá cuối kỳ để đánh giá quá trình thực hiện, quản lý, tính phù hợp, hiệu quả, hữu hiệu, tác động và tính bền vững của các dự án, cũng như đưa ra đề xuất cho các dự án VID trong tương lai. Bên cạnh việc nghiên cứu hồ sơ dự án (kiến nghị, báo cáo tiến độ giữa kỳ và cuối kỳ), sẽ tiến hành ba nghiên cứu tình huống đối với ba dự án tại ba miền (Bắc, Trung và Nam), dựa trên các thông tin thu thập từ các chuyến đi kiểm tra địa điểm triển khai dự án và phỏng vấn trực tiếp các bên tham gia dự án.

2. Giới thiệu Việc đánh giá 25 dự án tham gia VID 2009 được tiến hành từ ngày 04/01 đến đầu Tháng 2/2010. Ở phần sau của báo cáo này, các dự án được đánh mã Pxx và danh sách các dự án đoạt giải được trình bày trong phần Phụ lục. Tuy nhiên, báo cáo đánh giá giữa kỳ chủ yếu dựa trên việc nghiên cứu các hồ sơ dự án và báo cáo giữa kỳ, trong khi đó, nhiều báo cáo giữa kỳ không cung cấp thông tin chi tiết về các hoạt động đã thực hiện và trong một vài báo cáo không giải thích tại sao các hoạt động đã thực hiện không phù hợp với đề xuất của dự án. Nhóm đánh giá đã yêu cầu các dự án cung cấp thêm thông tin, tuy nhiên, do thời gian gấp gáp nên các câu trả lời đều chưa thỏa đáng. Với sự tham gia của nhiều bên, bao gồm các cơ quan chính phủ, tổ chức phi chính phủ trong nước, tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp tư nhân hoặc trường học/đại học, 25 dự án đang được thực hiện trên khắp cả nước, một nửa trong số đó (13 dự án) được thực hiện tại miền Bắc và số dự án thực hiện tại miền Trung và Nam lần lượt là 7 và 5 dự án. Một số dự án chậm trễ trong việc nộp báo cáo giữa kỳ, do đó, chỉ có 15 dự án đã nộp báo cáo trước ngày 31 Tháng 12 năm 2009 được lựa chọn để tiến hành các chuyến đi kiểm tra khu vực triển khai dự án. Tại miền Trung, dự án P48 (Nâng cao chất lượng thực hiện chương trình phát triển kinh tế-xã hội tại huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa) đã được chọn để tiến hành các chuyến đi kiểm tra khu vực triển khai dự án vào ngày 22/01/2010. Chuyên gia đánh giá đã gặp gỡ với nhóm quản lý dự án, phỏng vấn Trưởng nhóm dự án, một đối tác địa phương cấp xã, một tập huấn viên cấp xã và hai hộ thụ hưởng tại xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa. Tại miền Nam đã tiến hành kiểm tra hai dự án tại Tiền Giang vào ngày 25/01/2010: P09 (Nâng cao tính trách nhiệm và minh bạch trong hoạt động xét xử của Tòa án tại huyện Châu Thành2) và P20 (Tuyên truyền phòng chống tham nhũng qua hình thức văn học nghệ thuật và hoạt động của các tổ chức tôn giáo, đoàn thể, báo chí tại tỉnh Tiền Giang). Hai dự án này được triển khai dưới sự hướng dẫn của Thẩm phán Nguyễn Quốc Đạt và hai đối tác: Tòa án huyện Châu Thành, nơi Thẩm phán Nguyễn Quốc Đạt đang làm việc và Hội văn học nghệ thuật tỉnh Tiền Giang, nơi vị mà Thẩm phán này cũng là một thành viên tích cực. Trong số bốn chủ đề phụ trong chủ đề "Nâng cao tính trách nhiệm và minh bạch, giảm tham nhũng" (bao gồm tính trách nhiệm, minh bạch, quyền tiếp cận thông tin và nâng cao chất lượng dịch vụ công), 25 dự án đoạt giải có thể đề cập đến một hoặc nhiều chủ đề, ví dụ, mục tiêu của một dự án có thể là nâng cao tính trách nhiệm và/hoặc minh bạch và/hoặc quyền tiếp cận thông tin. Sau khi xem xét hồ sơ dự án và đánh giá bản chất hoạt động dự án đã và đang được tiến

2 Ban đầu, dự án này được phát triển cho huyện Cai Lậy, tuy nhiên, Trưởng nhóm dự án đã chuyển sang huyện Châu

Thành ngay sau khi nhận giải thưởng VID, do đó P09 được tiến hành tại huyện Châu Thành thay vì huyện Cai Lậy.

Thông tin chi tiết được trình bày trong phần tiếp theo của báo cáo.

Page 6: Báo cáo Đánh giá Gi ữa k - World Bank...1 Các dự án tham gia Ngày Sáng t ạo Vi ệt Nam 2009 “Nâng cao tính trách nhiệm và minh b ạch, gi ảm tham nh ũng

6

hành, một chủ đề phụ nữa đã được bổ sung: Nâng cao nhận thức người dân về phòng, chống tham nhũng. Ngoài ra, các dự án tập trung vào một số khía cạnh quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến tham nhũng: phát triển cộng đồng nông thôn, sử dụng đất đai, dân chủ cơ sở, hệ thống đánh giá dịch vụ công và nâng cao nhận thức. Các cấp tham gia bao gồm làng, xã, huyện tỉnh, thành và mạng lưới thực hiện dự án trên toàn quốc. Bản Báo cáo đánh giá giữa kỳ này chỉ đề cập đến các dự án tham gia VID 2009 mà không nhắc đến các tác giả đã đoạt giải VID trước đây vì một vài tác giải đoạt giải VID 2009 đã từng được trao giải thưởng VID. Chỉ có 15 dự án nộp báo cáo giữa kỳ đúng thời hạn và vào thời điểm kết thúc hoạt động đánh giá vào Tháng 1/2010, có hai dự án chưa nộp báo cáo giữa kỳ hoặc bất kỳ thông tin nào để tiến hành đánh giá (P129 và P135). Các kết quả trình bày trong báo cáo đánh giá này sẽ được bổ sung bằng một báo cáo kiểm toán quản lý tài chính. Báo cáo này được chia thành bảy phần, bao gồm phần giới thiệu.

3. Giới thiệu chung về các dự án Phần này cung cấp thông tin và số liệu về 25 dự án, mang đến cho độc giả bức tranh tổng quan về VID 2009, các bên tham gia các dự án và địa điểm triển khai dự án. Để biết thêm thông tin chi tiết, xem phần Ma trận Đánh giá trong Phụ lục.

Địa điểm triển khai dự án 25 dự án được triển khai tại ba miền trên cả nước, trong đó miền Bắc có số lượng dự án lớn nhất (13 dự án). Đa số dự án (15/25 dự án) được thiết kế cho khu vực nông thôn, hướng đến các nhóm đối tượng thụ hưởng riêng (làng, xã hoặc huyện) và gắn liền với các dự án/chương trình phát triển địa phương cụ thể, và/hoặc xây dựng thí điểm một mô hình để các đối tượng thụ hưởng tham gia vào các dự án này. Với mục tiêu là "Thúc đẩy việc thực hiện Nghị định 67 tại địa phương", dự án "Góp phần nâng cao hiệu quả và tính minh bạch trong việc thực hiện Nghị định 67 để đảm bảo quyền lợi của người cao tuổi tại địa phương" (P54), có thể được coi là một dự án có quy mô quốc gia, do các hoạt động của dự án đã được triển khai tại bốn tỉnh trên nhiều vùng miền của cả nước theo như thiết kế ban đầu, và trên thực tế, dự án này đã được triển khai tại một tỉnh nữa trong Tháng 10/2009 với sự hỗ trợ của Tổ chức Hỗ trợ Người cao tuổi Quốc tế. Biểu đồ 1. Địa điểm triển khai các dự án tham gia VID 09

Địa điểm triển khai dự án

Số lượng dự án

Toàn quốc

Miền Bắc

Miền Trung

Miền Nam

Page 7: Báo cáo Đánh giá Gi ữa k - World Bank...1 Các dự án tham gia Ngày Sáng t ạo Vi ệt Nam 2009 “Nâng cao tính trách nhiệm và minh b ạch, gi ảm tham nh ũng

7

Các nhóm đối tượng triển khai dự án Chương trình VID 2009 đã thu hút nhiều nhóm đối tượng triển khai dự án. Các nhóm đối tượng này, bao gồm các cơ quan chính phủ, tổ chức xã hội dân sự (CSO, bao gồm các tổ chức đoàn thể, các NGO trong nước và các tổ chức dựa vào cộng đồng - CBO), khu vực tư nhân và các tổ chức giáo dục (các trường và đại học) đã phát triển, đề xuất và trực tiếp triển khai các hoạt động của các dự án này. Chương trình này cũng đã tạo ra nền tảng để các nhóm đối tượng triển khai dự án xây dựng mối quan hệ đối tác trong khuôn khổ một dự án cụ thể cũng như để các nhóm đối tượng này gặp gỡ, trao đổi ý kiến và thông tin, thiết lập mạng lưới các đối tượng có cùng mối quan tâm và lợi ích. Trong số 25 dự án đoạt giải, 11 dự án được giao cho các NGO hoặc CBO trong nước triển khai và các dự án còn lại được thực hiện bởi các các nhóm đối tượng được lựa chọn từ các tổ chức chính phủ, tổ chức đoàn thể, trường/đại học và khu vực tư nhân. Biểu 2. Các nhóm đối tượng triển khai các dự án VID 09

Quy mô triển khai Vì quy mô giải thưởng VID nhỏ (15.000 USD) nhằm hỗ trợ các sáng kiến phát triển từ dưới lên để mang lại kết quả trong vòng một năm, dễ hiểu là các dự án đoạt giải được triển khai trên quy mô giới hạn. Đa số các dự án này được triển khai ở cấp cơ sở (cấp xã và huyện) và chỉ có một số dự án liên quan đến chính sách hoặc phương tiện thông tin đại chúng (bao và đài) được triển khai ở cấp cao hơn và hướng đến nhiều nhóm đối tượng mục tiêu hơn. Biểu đồ 3. Quy mô triển khai các dự án VID 09

25 dự án được triển khai bởi

Tổ chức chính phủ

NGO/CBO

Tổ chức đoàn thể

Khu vực tư nhân

Trường/Đại học

Page 8: Báo cáo Đánh giá Gi ữa k - World Bank...1 Các dự án tham gia Ngày Sáng t ạo Vi ệt Nam 2009 “Nâng cao tính trách nhiệm và minh b ạch, gi ảm tham nh ũng

8

Phân loại dự án theo chủ đề Bốn chủ đề ban đầu của VID 2009 thể hiện các cấp độ khác nhau của hoạt động phòng, chống tham nhũng. Khi những tác giả có dự án tham gia VID 2009 được yêu cầu làm rõ các đề xuất của họ theo bốn chủ đề chính, rất khó để xác định dự án nào thuộc chủ đề nào. Do đó, một số dự án có thể được xếp vào nhiều chủ đề khác nhau, đặc biệt là các dự án thuộc chủ đề "minh bạch". Ví dụ, P09 "Nâng cao tính trách nhiệm và minh bạch trong hoạt động xét xử của tòa án" được xếp vào ba chủ đề "tính trách nhiệm", "minh bạch" và "nâng cao chất lượng dịch vụ công". Chương trình đã bổ sung thêm một chủ đề là "nâng cao nhận thức về phòng, chống tham nhũng" vì các dự án thuộc chủ đề này có mục tiêu rõ ràng về giáo dục, tuyên truyền về phòng chống tham nhũng, hướng đến nhiều nhóm đối tượng khác nhau, từ học sinh trung học cơ sở đến đại bộ phận người dân nhưng không đề cập đến bất kỳ hành động và/hoạt động cụ thể nào trong đó, có thể đánh giá kết quả của hành động và/hoặc hoạt động này. Các dự án được phân loại trong bảng sau đây sau khi đã xem xét các báo cáo giữa kỳ về mục tiêu và kết quả dự kiến của các hoạt động dự án. Số lượng dự án được phân bố đồng đều giữa các chủ đề cho thấy các dự án đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của hoạt động phòng chống tham nhũng. Bảng 1. Phân loại các dự án VID 09 theo chủ đề Chủ đề Số lượng dự

án Mã dự án Chú thích

Tính trách nhiệm 7 P09, P25, P54, P62, P84, P91, P97

Minh bạch 11 P01, P04, P09, P25, P40, P48, P54, P56, P62, P91, P99

Quyền tiếp cận thông tin

6 P09, P51, P54, P57, P76, P129

Nâng cao chất lượng dịch vụ công

6 P09, P54, P62, P87, P104, P128

Nâng cao nhận thức về phòng, chống tham nhũng

9 P20, P51, P84, P91, P97, P100, P121, P122, P135

Hướng đến các nhóm đối tượng tại các trường, đại học và đại bộ phận người dân

Các vấn đề chính được đề cập trong các dự án đoạt giải

Quy mô triển khai dự án

Số lượng dự án

Cấ

p quốc

gia

Cấ

p vù

ng

Cấ

p tỉn

h/th

ành

Cấ

p hu

yện

Cấ

p xã

Page 9: Báo cáo Đánh giá Gi ữa k - World Bank...1 Các dự án tham gia Ngày Sáng t ạo Vi ệt Nam 2009 “Nâng cao tính trách nhiệm và minh b ạch, gi ảm tham nh ũng

9

25 dự án đã đề cập đến nhiều vấn đề quan trọng để i) nâng cao hiệu quả thực hiện pháp lệnh về dân chủ cơ sở; ii) đẩy nhanh tiến độ xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội (SEDP) tại cộng đồng; iii) giải quyết các vấn đề liên quan đến sử dụng đất đai và tái định cư; và iv) phát triển cơ chế đánh giá chất lượng dịch vụ công. Mặc dù nhiều dự án có thể cùng đề cập đến một vấn đề, mỗi dự án lại được thiết kế phù hợp với điều kiện địa phương thông qua các hành động can thiệp phù hợp và hiệu quả. Bảng 2. Các vấn đề được đề cập trong các dự án VID 09 Các vấn đề chính Số lượng dự

án Mã dự án Phương pháp thực hiện

Nâng cao hiệu quả thực hiện pháp lệnh về dân chủ cơ sở

7 P01, P25, P40, P48, P56, P62, P99

Thực hiện các nhiệm vụ cụ thể đồng thời áp dụng các quy chế dân chủ cơ sở

Đẩy nhanh tiến độ SEDP tại cộng đồng

5 P01, P25, P40, P48, P56

Điều chỉnh tiến độ phù hợp với bối cảnh làng/xã, theo phương pháp có sự tham gia của cộng đồng

Sử dụng đất đai/Tái định cư

5 P04, P25, P62, P76, P99

Xem xét bối cảnh địa phương về hiện trạng sử dụng đất đai

Cơ chế đánh giá chất lượng dịch vụ công

6 P54, P62, P87, P104, P128, P135

Phát triển một mô hình để nhóm đối tượng tham gia trực tiếp

4. Kết quả triển khai dự án Phần này đánh giá kết quả triển khai 25 dự án, bao gồm các hoạt động thiết kế hướng đến các mục tiêu dự án cũng như tiến độ thực hiện so với kế hoạch đề ra (bao gồm tỷ lệ giải ngân tính đến ngày 31/12/2009) và hoạt động báo cáo/truyền thông. Để biết thêm thông tin chi tiết, xem phần Ma trận Đánh giá trong Phụ lục. Nhìn chung, đối với tất cả các dự án này, các hoạt động đã tiến hành đều phù hợp với mục tiêu dự án và kế hoạch đề ra và không có bất kỳ thay đổi lớn nào. Tuy nhiên, trên thực tế, mục tiêu của nhiều dự án quá rộng và chung chung so với phạm vi hoạt động và quy mô dự án. Điều này chủ yếu là do sự yếu kém về kỹ năng viết đề xuất dự án. Phần lớn trong số 25 dự án được triển khai theo kế hoạch. Đặc biệt, nhiều dự án đã đạt được các kết quả quan trọng trong sáu tháng cuối, ví dụ:

- P87 (Xây dựng công cụ giám sát và ghi nhận ý kiến của cha, mẹ và người chăm sóc trẻ

ốm tại Khoa khám bệnh, bệnh viện nhi Trung ương) có tiến độ triển khai nhanh với hầu hết các hạng mục đã được hoàn thành (90% ngân sách đã được giải ngân). Nhóm quản lý dự án giữ liên lạc chặt chẽ với nhà tài trợ (DFID) và DFID đã tổ chức bốn chuyến đi thăm địa điểm triển khai dự án. Nhóm quản lý dự án đã đưa ra sáng kiến về một dự án có quy mô lớn hơn để đề nghị DFID tài trợ vốn.

- P40 (Thí điểm mô hình cộng đồng tham gia vào quá trình lập kế hoạch xây dựng công

trình phúc lợi tại địa phương, của CISDOMA): Khởi đầu bằng một đề xuất mang tính lôgic và có cấu trúc chặt chẽ sau khi đã cân nhắc các điểm mạnh về mặt tổ chức (nhân sự, phương pháp, chuyên môn), tiến độ triển khai của dự án đã được trình bày trong một báo cáo giữa kỳ cung cấp đầy đủ thông tin về dự án. 48% ngân sách dự án đã được giải ngân. Để phù hợp với điều kiện địa phương, CISDOMA đã áp dụng phương pháp lập kế hoạch có sự tham gia của cộng đồng để phát triển kinh tế xã hội địa phương.

Một số dự án khác đã báo cáo tiến độ triển khai, bao gồm các thông tin toàn diện sau: - Giải thích rõ ràng về ý tưởng dự án một cách lôgic, dẫn chứng bằng các thông tin chung

và dữ liệu liên quan;

Page 10: Báo cáo Đánh giá Gi ữa k - World Bank...1 Các dự án tham gia Ngày Sáng t ạo Vi ệt Nam 2009 “Nâng cao tính trách nhiệm và minh b ạch, gi ảm tham nh ũng

10

- Thiết kế hoạt động cụ thể cho dự án, thời hạn cụ thể, khu vực địa lý, ngân sách, kết quả dự kiến rõ ràng và có thể đánh giá được;

- Xác định các bên liên quan (số lượng và thông tin liên quan về các đối tượng triển khai dự án, đối tác, bên tư vấn, đối tượng thụ hưởng, vv);

- Mô tả và tiến độ của các hoạt động đã tiến hành, giải thích rõ ràng về các kết quả nổi bật, hạn chế và biện pháp điều chỉnh, nếu có.

Trong khi đó, một số dự án triển khai chậm hoặc phải điều chỉnh hoạt động vì nhiều nguyên nhân khác nhau: khả năng và luân chuyển nhân sự (P129, P97), phụ thuộc vào chính sách và địa phương (P57, P104, P09), thay đổi địa điểm triển khai dự án (P84, P09). Ví dụ: - P57 (Để người khiếm thị tiếp cận các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành): chỉ có

8,53% ngân sách được giải ngân. Dự án sẽ phải chuyển các văn bản quy phạm pháp luật liên quan thành dạng chữ nổi Braille và sách nói. Tuy nhiên, công việc này đã đình trệ trong 6 tháng nay vì phải đợi cho các văn bản quy phạm pháp luật cập nhật được ban hành trong năm 2010.

- P100 (Xã hội minh bạch và bền vững nằm trong tay thế hệ trẻ): Tính đến cuối năm 2009, chỉ có 7% ngân sách được giải ngân do các hoạt động chính của dự án được thực hiện trong thời gian báo cáo (chuẩn bị phương tiện vật chất và nối mạng) không sử dụng nhiều ngân sách. Báo cáo giữa kỳ dự báo dự án sẽ bổ sung nhiều hoạt động mới để sử dụng ngân sách chưa giải ngân.

- P84 (Nâng cao nhận thức và vai trò của sinh viên trong phòng chống tham nhũng): Mặc dù 45% ngân sách đã được giải ngân, quy mô hoạt động đã bị thu hẹp do Khoa Lâm nghiệp chuyển sang địa điểm mới cách trụ sở trường tại Thành phố Vinh 15 km. Do đó, kế hoạch triển khai dự án trên quy mô toàn trường đã không thể thực hiện được.

Trừ các dự án nói trên, khoảng một nửa dự án chưa làm tốt công tác báo cáo do các báo cáo chưa trình bày rõ ràng về quy trình thiết kế, triển khai hoạt động, kết quả và hạn chế của các hoạt động, vv. Bên cạnh đó, hồ sơ dự án cũng không cung cấp thông tin cụ thể để tiến hành đánh giá.

5. Mức độ phù hợp và hiệu quả của các dự án Phần này đánh giá tổng thể về mức độ phù hợp của các dự án tham gia với các chủ đề của VID 2009, nhiệm vụ của của các đối tượng tham gia triển khai dự án cũng như bối cảnh địa phương nơi các dự án được triển khai. Phần này cũng làm rõ bất kỳ lỗ hổng nào trong hoạt động quản lý dự án, cơ chế điều phối và hỗ trợ kỹ thuật. Để tìm hiểu thông tin chi tiết về mỗi dự án, xem phần Ma trận Đánh giá trong Phụ lục. Các ý tưởng của 25 dự án đều phù hợp với chủ đề của VID 2009 "Nâng cao tính trách nhiệm và minh bạch, giảm tham nhũng". Giải thưởng VID 2009 đã được trao cho các đề xuất theo bốn chủ đề phụ và các đề xuất này đã được diễn giải thành 20 dự án cụ thể. Các hành động can thiệp của các dự án nhằm giải quyết nhiều vấn đề cấp bách, là mối quan tâm hàng đầu của chính phủ và xã hội. Như được trình bày trong phần trước của báo cáo, các vấn đề này bao gồm i) nâng cao hiệu quả thực hiện pháp lệnh về dân chủ cơ sở; ii) đẩy nhanh tiến độ xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội (SEDP) tại cộng đồng; iii) giải quyết các vấn đề liên quan đến sử dụng đất đai và tái định cư; và iv) phát triển cơ chế đánh giá chất lượng dịch vụ công. Mặc dù nhiều dự án có thể đề cập đến cùng một vấn đề, mỗi dự án được thiết kế phù hợp với điều kiện địa phương thông qua các hành động can thiệp phù hợp và hiệu quả. Trong mọi vấn đề các dự án đã đề cập, mục tiêu chung là nâng cao tính trách nhiệm và quyền tiếp cận thông tin cho nhiều đối tượng khác nhau. Một số dự án đề cập đến việc chính phủ cung cấp dịch vụ công/chương trình hỗ trợ hiệu quả một cách có trách nhiệm và minh bạch, ví dụ như thực hiện SEDP ở cấp cộng đồng. Một số dự án khác nỗ lực thu hút sự tham gia của các bên liên quan trong xã hội, như các nhóm tình nguyện, tổ chức đoàn thể, hội văn học nghệ thuật và phương tiện thông tin đại chúng, vv. Các dự án khác hướng đến đại bộ phận người dân, đặc

Page 11: Báo cáo Đánh giá Gi ữa k - World Bank...1 Các dự án tham gia Ngày Sáng t ạo Vi ệt Nam 2009 “Nâng cao tính trách nhiệm và minh b ạch, gi ảm tham nh ũng

11

biệt là các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương như thanh niên, người cao tuổi, người dân tộc thiểu số và các đối tượng thiệt thòi để nâng cao nhận thức của họ về phòng, chống tham nhũng, nâng cao tinh thần trách nhiệm của họ để họ có thể thực hiện các quy chế dân chủ cơ sở. Trong khuôn khổ cuộc vận động phòng, chống tham nhũng, nhiều dự án (đặc biệt là năm dự án được liệt kê trong hàng 3, Bảng 2), đã lựa chọn một chủ đề "nóng bỏng" là sử dụng đất đai và tái định cư, một lĩnh vực đã phát hiện nhiều vụ tham nhũng lớn trên cả nước. Phương pháp là theo sát chương trình hoạt động của địa phương, từ cấp xã đến cấp tỉnh, để hỗ trợ các đối tượng thụ hưởng và chính quyền địa phương trong việc thực thi các chính sách về đất đai. Các hoạt động và hành động can thiệp bao gồm một kênh thông tin hai chiều trong việc cung cấp thông tin minh bạch về chính sách và quá trình thực thi chính sách cho các đối tượng bị tác động, cũng như chuyển ý kiến phản hồi của họ cho các cơ quan hữu quan. Cơ chế đã được xây dựng cũng cho phép các đối tượng bị tác động tham gia và giám sát kết quả thực hiện. Ví dụ:

1. Dự án P76 của Thanh tra tỉnh Quảng Nam hướng đến việc cung cấp thông tin về giải phòng mặt bằng và tái định cư cho người dân ở các khu vực triển khai dự án tại 7 huyện của tỉnh Quảng Nam, những người chịu tác động trực tiếp của Dự án Đường cao tốc Quảng Nam - Quảng Ngãi. Dự án P76 hoàn toàn phù hợp với mục tiêu đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của các nhóm đối tượng bị ảnh hưởng và dự án này rất cần thiết để hạn chế khả năng những người bị ảnh hưởng có các hành động phản ứng. Mặc dù không thực sự sáng tạo, ý tưởng này đã thể hiện nỗ lực của một cơ quan chính phủ, điểm đầu mối nhận khiếu nại và ý kiến phản hồi của người dân về các vấn đề liên quan đến đất đai. Tuy nhiên, do phạm vi giới hạn của dự án, hoạt động của dự án chỉ bao gồm hai hội nghị tuyên truyền được tổ chức tại mỗi huyện cộng với việc chỉ thiết lập một điểm đầu mối tại mỗi huyện để nhận ý kiến phản hồi của người dân là không đủ để giải quyết hiệu quả các vấn đề có khả năng xảy ra. Về mặt này, dự án nên thiết kế và triển khai nhiều hoạt động toàn diện hơn.

2. Dự án P25 của Câu lạc bộ Lâm nghiệp Thanh Hóa có một cái tên rất chung chung "Nâng cao năng lực dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra giám sát". Dự án được triển khai tại xã Đông Nam, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa bằng một phương pháp "truyền thống" và dựa vào chuyên môn nhằm truyền đạt kiến thức và thông tin pháp luật cho các đối tượng thụ hưởng thông qua đại diện của các tổ chức đoàn thể. Thiết kế ban đầu bao gồm nhiều khóa đào tạo về các văn bản quy phạm pháp luật liên quan cho các xã, tập trung vào Luật Đất đai, Luật Thanh tra, Luật Khiếu nại, Tố cáo. Thông qua các khóa đào tạo này, các đối tượng tham gia đã tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín và tố cáo các hành vi tham nhũng của lãnh đạo xã, từ đó đã phát hiện nhiều nghi vấn tham nhũng. Bằng cách tạo cơ chế để người dân tham gia đóng góp ý kiến, dự án đã góp phần thay đổi nhận thức của người dân địa phương về phòng, chống tham nhũng và nhấn mạnh sự cần thiết phải có một chính quyền xã có tinh thần trách nhiệm và năng lực cao hơn. Dự án cũng góp phần ngăn chặn các hành vi tham nhũng mới manh nha hình thành.

Nhìn chung, tất cả các dự án đều phù hợp với nhiệm vụ hoạt động của đối tượng triển khai dự án, như mục tiêu dự án P57 của Mái ấm Thiên An là giúp người khiếm thị tiếp cận các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. Trong trường hợp khác, tuy dự án P48 của Trung tâm Truyền thông và Giáo dục Khánh Hòa không liên quan trực tiếp đến mục tiêu hoạt động của Trung tâm nhưng lại phù hợp với huyện Khánh Vĩnh, nơi Trung tâm đang tham gia triển khai các chương trình khác.

6. Kết quả và tác động của các dự án Phần này đánh giá kết quả của các dự án so với mục tiêu đặt ra trong đề xuất dự án, cũng như đánh giá tác động của các kết quả này. Để biết thêm thông tin chi tiết về mỗi dự án, xem phần Ma trận Đánh giá trong Phụ lục. Trong thời gian báo cáo, dù có nhiều hoạt động đã được triển khai và báo cáo nhưng vẫn còn quá sớm để đánh giá tác động của các dự án. Các báo cáo giữa kỳ không dự báo về kết quả và tác động của các dự án trong giai đoạn này. Tuy nhiên, đối với nhiều dự án, nhiều tuyên bố trích dẫn trong các báo cáo giữa kỳ đã chỉ ra các tác động có thể xảy ra, trong đó quy chế dân chủ cơ sở được đề cao là tác động nổi bật nhất.

Page 12: Báo cáo Đánh giá Gi ữa k - World Bank...1 Các dự án tham gia Ngày Sáng t ạo Vi ệt Nam 2009 “Nâng cao tính trách nhiệm và minh b ạch, gi ảm tham nh ũng

12

Nhiều dự án đã tạo ra cơ chế cho phép các cộng đồng địa phương thực hành dân chủ cơ sở hiệu quả hơn bao giờ hết, cung cấp kiến thức về quyền và nghĩa vụ công dân, cũng như khuyến khích các cộng đồng tham gia vào chương trình hoạt động của địa phương. Dự án P56 "Nâng cao chất lượng tham gia của cộng đồng trong xây dựng, thực hiện và giám sát kế hoạch giảm hộ nghèo" đã lập tức tác động đến cộng đồng địa phương, nơi quy chế dân chủ cơ sở được thực hành và áp dụng để giải quyết các vấn đề tồn tại trong việc xếp loại hội nghèo và thiết kế các hoạt động cụ thể để giảm tỷ lệ hộ nghèo. Tương tự như vậy, dự án P40 "Thí điểm mô hình cộng đồng tham gia vào quá trình lập kế hoạch xây dựng công trình phúc lợi tại địa phương" đã vẽ ra viễn cảnh rõ ràng về phương thức để đạt được các kết quả dự kiến của mô hình này. Dự án đã giới thiệu phương pháp lập kế hoạch có sự tham gia của cộng đồng để phát triển kinh tế xã hội địa phương, bao gồm một mô hình để đối tác và cộng đồng địa phương áp dụng. Trong số các dự án thuộc chủ đề xây dựng cơ chế đánh giá chất lượng dịch vụ công, dự án P87 đã gần như đạt được các kết quả dự kiến trong vòng 6 tháng: phát triển công cụ giám sát và ghi nhận ý kiến của cha, mẹ và người chăm sóc trẻ ốm. Các kết quả của dự án đã được báo cáo lên ban lãnh đạo bệnh viện để đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại Khoa khám bệnh. Dự án này cũng là cơ sở để phát triển các đề xuất dự án khác. Không giống như các dự án có kết quả có thể nhìn thấy ngay được, nhóm dự án áp dụng phương pháp nâng cao nhận thức không có bất kỳ kết quả rõ ràng nào, vì bản chất của các hoạt động này là tuyên truyền. Kết quả và tác động của các dự án thuộc chủ đề này chỉ có thể nhìn thấy trong dài hạn thông qua các nội dung tuyên truyền chuyên sâu và đồng loạt. Ví dụ, khó có thể đánh giá được thay đổi về nhận thức phòng, chống tham nhũng của thính giả nghe chương trình phát thanh bằng tiếng dân tộc thiểu số (P51) hoặc học sinh trung học cơ sở (P91 hoặc P121) hoặc sinh viên đại học (P84 hoặc P97) sau khi họ tham gia vào một số hoạt động/cuộc vận động trong phạm vi các dự án. Trong khi đó, một số dự án khác như P04 on “Nâng cao trách nhiệm của phụ nữ công giáo thực hiện quy chế dân chủ trong giải phóng mặt bằng” đã đạt được kết quả dự kiến. Nhóm đối tượng thụ hưởng là phụ nữ công giáo đã được tuyên truyền để chấp nhận và tuân thủ chính sách của chính phủ, tuy nhiên, không có thông tin và số liệu rõ ràng về việc nhóm đối tượng này đã hưởng lợi thêm từ hoạt động giải phóng mặt bằng hoặc bị tác động sau khi dự án hoàn tất do dự án được thiết kế với giả định là chính sách giải phóng mặt bằng được thực hiện một cách dễ dàng. Trong trường hợp này, phụ nữ công giáo không phải là đối tượng thụ hưởng trực tiếp của dự án mà chính là các nhà đầu tư. Dự án P128 (Khảo sát về "Mức độ hài lòng của nông dân đối với dịch vụ công phục vụ sản xuất nông nghiệp") đã áp dụng phương pháp CSI (chỉ số hài lòng của khách hàng) và RC (Phiếu lấy ý kiến phản hồi của người dân). Được coi là kết quả của dự án, cuộc khảo sát khi hoàn tất sẽ là cơ sở để thiết kế các hoạt động nâng cao chất lượng dịch vụ công tại khu vực nông thôn.

7. Tính bền vững và khả năng nhân rộng của các dự án Phần này đánh giá khả năng nhân rộng tại các địa phương khác của Việt Nam trong tương lai khi các dự án đã hoàn tất và do đó có thể đưa ra đề xuất về các giải pháp khả thi có thể áp dụng để triển khai nhân rộng các dự án trong tương lai. Để biết thêm thông tin chi tiết về mỗi dự án, xem phần Ma trận Đánh giá trong Phụ lục. Vẫn còn quá sớm để đánh giá tính bền vững và khả năng nhân rộng của các dự án sau khi các dự án này kết thúc. Như được đề cập trong phần trên, phần lớn các dự án đã theo kịp tiến độ triển khai trong khi một số dự án khác bị đình trệ vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Các hoạt động còn lại dự kiến triển khai trong vòng sáu tháng cuối sẽ đóng vai trò quyết định để có thể đánh giá khả năng nhân rộng của các dự án này. Mối lo ngại lớn nhất liên quan đến tính bền vững và khả năng nhân rộng của các dự án là chúng chỉ được triển khai trong vòng một năm, đây là thời gian quá ngắn để có thể đánh giá các tác động có thể xảy ra của các dự án này. Bên

Page 13: Báo cáo Đánh giá Gi ữa k - World Bank...1 Các dự án tham gia Ngày Sáng t ạo Vi ệt Nam 2009 “Nâng cao tính trách nhiệm và minh b ạch, gi ảm tham nh ũng

13

cạnh đó, chỉ một vài trong số 25 dự án VID đã chỉ ra một số hoạt động cụ thể để phối hợp với các cơ quan truyền thông đại chúng và các bên liên quan trong công tác tuyên truyền. Tuy nhiên, nhiều hoạt động của các dự án này có khả năng nhân rộng cao tại các tỉnh khác và có thể xây dựng thành mô hình, dựa trên một số giả định quan trọng. Thứ nhất, thách thức lớn nhất trong thời gian tới là duy trì ảnh hưởng của các hoạt động thuộc các dự án này đã được giải quyết vì người dân đã công nhận nỗ lực của các hoạt động này đã đạt được các kết quả cụ thể. Ví dụ, một trong những kết quả quan trọng là ý kiến phản hồi của người dân tại xã Đông Nam (dự án P25) về hiệu quả của chính quyền địa phương và các nghi vấn tham nhũng cần phải được nhìn nhận một cách đúng đắn. Một khi đã có thể duy trì được ảnh hưởng của các hoạt động này, một giả định khác là có thể tư liệu hóa và chia sẻ các mô hình thành công với các bên liên quan/nhà tài trợ. Sau đây là một số dự án có khả năng nhân rộng cao:

- Báo cáo giữa kỳ của dự án P51 (Chương trình Phát thanh Tây nguyên và trách nhiệm cộng đồng") đã vẽ ra viễn cảnh rõ ràng về cách thức mở rộng và nhân rộng mô hình. Dự án này đã học hỏi kinh nghiệm từ chương trình phát thanh năm 2008 được duy trì sau khi VID 08 kết thúc;

- P91 (Nâng cao nhận thức về tính trách nhiệm và minh bạch cho học sinh dân tộc thiểu số) cho thấy khả năng tuyên truyền và nhân rộng cao của mô hình tại các trường tương tự và/hoặc cho vào chương trình giảng dạy của các trường dân tộc nội trú trên toàn quốc;

- P121 (Công dân tương lai thực hành giải quyết các tình huống trong đời sống xã hội) có thể nhân rộng tại các trường khác trong năm tới, hoặc cho vào chương trình giảng dạy quốc gia và có thể thu hút khu vực tư nhân tham gia;

- P84 (Nâng cao nhận thức và vai trò của sinh viên trong phòng chống tham nhũng) có thể nhân rộng tại các khoa khác của Đại học Vinh hoặc các trường đại học khác. Dự án đã thu hút sự chú ý của các phương tiện truyền thông đại chúng ở cấp tỉnh và quốc gia;

- P122 (Giải báo chí “Nâng cao tính trách nhiệm và minh bạch, giảm tham nhũng") đã chứng tỏ khả năng nhân rộng giải thưởng thành giải thưởng thường kỳ hoặc thường niên, hoặc kết hợp với Giải báo chí Sương Nguyệt Ánh. Nhóm triển khai dự án này tại tỉnh Bến Tre cũng là tác giả dành giải thưởng VID 07 và VID 08, do đó, họ đã thành lập một nhóm VID tình nguyện để triển khai các dự án VID.

- P104 (Khảo sát ý kiến khách hàng bằng hệ thống tự động) hệ thống này, nếu được giới thiệu và được khách hàng chấp nhận (dịch vụ công), sẽ trở thành một công cụ giám sát dịch vụ công hiệu quả. Tuy nhiên, dự án không chỉ ra khả năng thuyết phục khách hàng sử dụng hệ thống này.

- P62 (Mô hình chính quyền thân thiện cộng đồng dân cư, xã Xuân Đám, Cát Hải, Hải Phòng) có thể nhân rộng như một mô hình để áp dụng cho mạng lưới của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Từ các ví dụ trên chúng ta có thể thấy các dự án này có ý tưởng rõ ràng, hoạt động của các dự án này đều tiết kiệm chi phí và thu hút sự tham gia của nhiều đối tượng thụ hưởng (như sinh viên), và quan trọng hơn là các dự có thể triển khai cho một nhóm đối tượng (như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc một cấp học) đều có thể dễ dàng nhân rộng. Liên quan đến mô hình VID, hiệu quả của mô hình này có thể chứng minh bằng việc mô hình này đã được áp dụng vào nhiều ngành khác. Một VID tương tự đã được Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo (MoET) tổ chức hàng năm với sự tài trợ của PECD để giúp đỡ trẻ em khó khăn.

8. Kết quả và bài học kinh nghiệm

Page 14: Báo cáo Đánh giá Gi ữa k - World Bank...1 Các dự án tham gia Ngày Sáng t ạo Vi ệt Nam 2009 “Nâng cao tính trách nhiệm và minh b ạch, gi ảm tham nh ũng

14

Phần này dự đánh giá các hoạt động tốt nhất của 25 dự án, bài học kinh nghiệm, thành công và thách thức dựa trên kết quả phân tích của các phần trên. Một cách lôgic, số liệu sẽ chứng minh cho các ý kiến về việc làm thế nào tối đa hóa tác động và kết quả tích cực của các dự án VID 2009 trong tương lai. Kết quả thú vị nhất là phương pháp từ dưới lên rất hiệu quả chủ đề hết sức "nhạy cảm" là phòng, chống tham nhũng. Điều này là do các dự án đoạt giải đã áp dụng phương pháp đa chiều, để biến chủ đề tham nhũng thành hoạt động cụ thể và kết hợp với các vấn đề khác của cộng đồng. Pháp lệnh về dân chủ cơ sở là khung pháp lý quan trọng nhất của phương pháp này. Xuất phát từ bản chất của chủ đề VID 09, thách thức của vấn đề chính trị nhạy cảm này thông qua chủ đề VID 09 có thể được chứng minh bằng nhiều dự án khác nhau. Tuy nhiên, thách thức này đã được giải quyết thông qua việc đưa từ các thiết kế dự án phù hợp, trong đó, các hoạt động gắn liền với một hệ thống chính phủ và/hoặc chương trình hoạt động của tổ chức/địa phương; cũng như là việc áp dụng phương pháp đa chiều đề cập ở trên. Dự án P100 (Xã hội minh bạch và bền vững nằm trong tay thế hệ trẻ) lại không nằm trong nhóm này. Dự này đã đối mặt với chủ đề nhạy cảm nhày và tiến độ các hoạt động bị chậm lại do thiết kế dự án chỉ phù hợp với các CSO, các nhóm và tình nguyện viên mà không gắn liền với bất kỳ chương trình hoạt động của nhà nước hoặc chính phủ. Một bài học lớn hơn có thể rút ra từ giai đoạn này là về cá nhân lãnh đạo so với thể chế hóa. Rủi ro của việc phụ thuộc vào một đối tượng triển khai dự án độc lập thay vì một tổ chức có thể được thấy rõ qua một số dự án như P129 (Tăng cường tiếp cận thông tin thuế và hải quan đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội) hoặc P09 (Nâng cao tính trách nhiệm và minh bạch trong hoạt động xét xử của Tòa án). Các đề xuất dự án đều rất thuyết phục, tuy nhiên, quá trình triển khai phụ thuộc nhiều vào sự hỗ trợ của các tổ chức để đảm bảo trách nhiệm trong việc đạt được kết quả dự án. Dự án P129 có thể được coi là đã thất bại trong việc triển khai tại giai đoạn này vì người phụ trách không còn làm việc trong tổ chức này nữa. Rất may là dự án P09 có thể được triển khai tại một tổ chức tương tự, nơi mà trưởng nhóm dự án đã chuyển sang làm việc tại đó, tuy nhiên, điều này chứng tỏ đây là dự án dựa trên nỗ lực cá nhân chứ không phải là một dự án được thể chế hóa. Đa số các dự án tham gia VID 09 đã theo kịp tiến độ triển khai theo kế hoạch. Các đặc điểm chung của các dự án triển khai hiệu quả là:

- Có các ý tưởng sáng tạo có tính khả thi về mặt chính trị;

- Có đề xuất dự án được xây dựng một cách chặt chẽ (có thiết kế hoạt động cụ thể, thời hạn triển khai rõ ràng, kết quả dự kiến rõ ràng và có thể đánh giá được): điều này đóng vai trò đặc biệt quan trọng đến kết quả hoạt động của dự án do sẽ không phải mất thêm thời gian để thiết kế lại dự án và điều chỉnh hoạt động;

- Các dự án này đều được triển khai bởi một tổ chức thay vì một hoặc vài cá nhân, những người đã xây dựng đề xuất dự án;

- Các dự án này phối hợp với các đối tác phù hợp (các cơ quan chính phủ, chính quyền địa phương, tổ chức đoàn thể, chuyên gia kỹ thuật): họ là những người đóng vai trò chính để tạo ra thay đổi lớn liên quan đến chủ đề "phòng, chống tham nhũng";

- Quy mô dự án (khu vực địa lý, ngân sách, thời hạn triển khai) phù hợp với năng lực tổ chức của đối tượng triển khai dự án.

Báo cáo đánh giá giữa kỳ đã rút ra các bài học kinh nghiệm này dựa trên một giả định có thể chấp nhận được là các dự án được triển khai trong điều kiện lý tưởng (hoặc hiệu quả cao) để hiện thực hóa các ý tưởng sáng tạo và/hoặc tạo điều kiện để xây dựng năng lực cho các đối tượng triển khai dự án. Đối với một số dự án, ví dụ như trong quá trình triển khai dự án P04 (Nâng cao trách nhiệm của phụ nữ công giáo thực hiện quy chế dân chủ trong giải phóng mặt bằng), Hội phụ nữ tỉnh Hà Nam đã sử dụng phương pháp "chính phủ/tổ chức đoàn thể truyền

Page 15: Báo cáo Đánh giá Gi ữa k - World Bank...1 Các dự án tham gia Ngày Sáng t ạo Vi ệt Nam 2009 “Nâng cao tính trách nhiệm và minh b ạch, gi ảm tham nh ũng

15

thống", tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này đóng vai trò hết sức quan trọng đối với Hội để nâng cao năng lực của Hội cũng như đề cao tiếng nói của phụ nữ địa phương. Đối với 25 dự án này mà phần lớn trong số đó đều được triển khai tại miền Bắc, nơi mà các tác giả tham gia cuộc thi có thể tiếp cận thông tin dễ dàng hơn và số lượng các CSO nhiều hơn, có thể cân nhắc biện pháp để cân bằng quy mô dự án để khuyến khích nhiều đối tượng ở cấp cơ sở tham gia cuộc thi và điều này hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của VID. Nên tổ chức nhiều hội thảo giới thiệu và sự kiện trao đổi thông tin để tạo cơ hội lớn hơn cho những người có tư tưởng đổi mới tại địa phương có thể gặp gỡ, trao đổi thông tin và ý tưởng, xây dựng mạng lưới liên kết với những người có cùng mối quan tâm và lợi ích. Vai trò và trách nhiệm của Thanh tra Chính phủ (với tư cách là nhà đồng tổ chức VID 09 cùng với Ngân hàng Thế giới), chưa được thể hiện rõ ràng trong quá trình triển khai các dự án đoạt giải. Điều này là do chưa có một cơ chế cụ thể để cơ quan này tham gia vào và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình triển khai các dự án, mặc dù chủ đề của VID 09 liên quan đến nhiệm vụ của Thanh tra Chính phủ. Tương tác giữa các nhà tài trợ VID 09 và các dự án đoạt giải cũng chưa phù hợp; một số dự án nhận được nhiều hỗ trợ của các nhà tài trợ, một số khác hoàn toàn không nhận được gì. Không có một quy định nào về điều này. DFID đã tiến hành bốn chuyến đi kiểm tra khu vực triển khai dự án P40 và NZAid đã tham gia triển khai các hoạt động của dự án P04 trong khi các nhà tài trợ khác không tiến hành hoạt động tương tác nào hoặc có thể hoạt động tương tác của họ không được phản ánh trong các báo cáo giữa kỳ. Có một số ý kiến nhận xét từ các dự án chỉ ra rằng họ chỉ nhận được giải thưởng VID một lần và sau đó, không nhận được bất kỳ hỗ trợ nào khác nữa và điều này có thể dẫn đến thái độ tư tưởng "thiếu trách nhiệm hơn" trong việc đạt được các kết quả dự án. Tiếc rằng quan hệ tương tác với các nhà tài trợ, không chỉ với Ngân hàng Thế giới, chưa được thể chế hóa để có thể triển khai các dự án VID một cách hiệu quả hơn.

9. Đề xuất và gợi ý dành cho các nhà tài trợ VID 09 Việc đánh giá các dự án VID 09 cũng có thể góp phần đưa ra một vài gợi ý cho các nhà tài trợ VID, như:

- Các dự án VID 09 đã áp dụng phương pháp từ dưới lên và có thể áp dụng phương pháp này vào các chương trình có quy mô lớn hơn của các nhà tài trợ;

- Các dự án VID đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của hoạt động phòng, chống tham nhũng: thu hút sự tham gia của nhiều bên liên quan, tính minh bạch, trách nhiệm, dịch vụ công và thủ tục hành chính, do đó, các dự án này tạo ra một bức tranh thú vị ở cấp cơ sở;

- Các dự án VID quy mô nhỏ này đã được các CSO (tổ chức đoàn thể, NGO, CBO) triển khai tại cấp cộng đồng sẽ giúp hiểu rõ vai trò, nhiệm vụ của các CSO và nỗ lực của các CSO trong quá tình phát triển cơ sở để các nhà tài trợ có thể hỗ trợ trực tiếp cho các CSO;

- Các dự án VID 09 đã đưa ra các ý kiến nhận xét về chất lượng dịch vụ công, đồng thời phản ánh các mối quan tâm của người dân (ví dụ như sử dụng đất) trong các lĩnh vực mà này dự án tham gia vào;

- Các dự án này cũng cung cấp nhiều thông tin hơn để xây dựng các chương trình;

- Kết quả của các dự án có thể được sử dụng để xây dựng các chính sách dựa trên thực tế tại cấp cơ sở.

Chúng tôi đưa ra các đề xuất sau không theo bất kỳ thứ tự ưu tiên nào. Các đề xuất này được xây dựng dựa trên kết quả phân tích tiến độ các dự án VID 09 09 tính đến cuối năm 2009, liên

Page 16: Báo cáo Đánh giá Gi ữa k - World Bank...1 Các dự án tham gia Ngày Sáng t ạo Vi ệt Nam 2009 “Nâng cao tính trách nhiệm và minh b ạch, gi ảm tham nh ũng

16

quan đến bối cảnh chung và kỳ vọng của các bên liên quan đối với VID. Chỉ còn vài tháng để hoàn tất triển khai các dự án VID 09, do đó mục đích các đề xuất này là nêu ra các vấn đề tồn tại và giải pháp để cải thiện mô hình VID trong dài hạn và với quy mô lớn hơn thay vì chỉ đề cập đến VID 09.

1) Để nâng cao tính hiệu quả của mô hình VID, có thể xây dựng một quỹ hỗ trợ cho VID. Điều này nhằm đảm bảo một nguyên tắc chung để triển khai mô hình này, về mặt vốn, quy mô tài trợ quy trình, quản lý VID, lựa chọn các nhà đồng tổ chức, thông tin truyền thông, Giám sát và Ghi nhận ý kiến (M&E), cơ chế tương tác với các nhà tài trợ, kiểm toán, vv;

2) Mô hình VID có thể linh hoạt hơn liên quan đến quy mô tài trợ/giải thưởng với tiêu chí lựa chọn và ưu tiên rõ ràng, như các đề xuất được lựa chọn có thể nhận được ngân sách từ 5 đến 15 nghìn USD, không nhất thiết phải nằm trong khoảng 15 nghìn USD như các dự án VID hiện nay. Mô hình này càng linh hoạt thì càng có nhiều có cơ hội để các ý tưởng sáng tạo được thể hiện và thử nghiệm;

3) Nhằm đảm báo tính trách nhiệm của các đối tượng triển khai dự án để đạt được các kết quả dự kiến, thay vì hình thức cấp vốn "gần như một lần" như hiện nay với 95% vốn được phân bổ khi ký kết hợp đồng, có thể áp dụng hình thức cấp vốn nhiều lần: ban đầu là 70% vốn + 25% tại một thời điểm sau đó và 5% cuối cùng sẽ được cấp khi nộp hồ sơ hoàn tất hợp đồng;

4) Một tỷ lệ vốn cụ thể (ví dụ như 20% trị giá giải thưởng) có thể được sử dụng để:

a. Cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các tác giả đoạt giải thưởng VID: Xây dựng năng lực (ví dụ như đào tạo về kỹ năng báo cáo, viết đề xuất dự án, vv);

b. Tạo cơ hội gặp gỡ/trao đổi trong năm diễn ra VID;

c. Tiếp tục hỗ trợ cho các dự án thành công theo yêu cầu: Cung cấp 10% tổng giải thưởng để mở rộng / tiếp tục triển khai / tuyên truyền dự án / mô hình hiệu quả.

5) Cần xây dựng một cơ chế Giám sát và Ghi nhận ý kiến (M&E), ban quản lý VID và các nhà đồng tài trợ tiến hành đánh giá giữa kỳ và thường niên, tổ chức các chuyến đi kiểm tra và giám sát mô hình. Cần tiến hành đánh giá toàn diện 5 năm một lần để đánh giá tác động có thể xảy ra cũng như thẩm định mô hình VID để nâng cao tính hiệu quả của mô hình. Điều này không chỉ giúp chứng minh hiệu quả của nguồn vốn tài trợ cho VID mà còn góp phần thuyết phục các nhà tài trợ tiếp tục tham gia vào các chương trình VID trong thời gian tới;

6) Liên quan đến các thông tin "bảo mật": Xuất phát từ bản chất của chủ đề VID 09 là phòng, chống tham nhũng, cách thức xem xét các đề xuất/kết quả cụ thể của các dự án, đặc biệt là các đề xuất/kết quả được coi là "bảo mật" trong báo cáo giữa kỳ đóng vai trò đặc biệt quan trọng để xây dựng lòng tin đối với các đối tượng thụ hưởng của các dự án này và đảm bảo tính bền vững về mặt tác động của các dự án này. Nên chuyển một số xuất nêu ra trong các báo cáo giữa kỳ cho cơ quan thích hợp để trả lời / giải quyết;

7) Xuất phát từ thực tế là nhiều tác giả đoạt giải thưởng VID 09 đã từng đoạt giải thưởng VID của các năm trước, đây là lúc để xem xét số lần đoạt giải của một tổ chức: ví dụ như không vượt quá 2 hoặc 3 lần trong vòng 5 năm. Điều này là để đảm bảo thu hút nhiều đối tượng mới tham gia VID và kiểm soát rủi ro của việc VID bị coi là một nguồn tài chính để thực hiện các hoạt động hàng ngày của họ;

8) Phải sớm xây dựng và các giới thiệu các biện pháp để ngăn chặn các dự án thất bại và giả mạo. Chưa có cơ chế để giải quyết các dự án này, ví dụ như dự án P129 và P135,hai dự án chưa có báo cáo tiến độ và không có cam kết đạt được các kết quả dự kiến trong thời gian triển khai dự án;

9) Cần xây dựng một cơ chế cụ thể để nâng cao vai trò và trách nhiệm của nhà đồng tổ chức (Thanh tra Chính phủ trong chương trình VID 09), như tham gia vào các hoạt động

Page 17: Báo cáo Đánh giá Gi ữa k - World Bank...1 Các dự án tham gia Ngày Sáng t ạo Vi ệt Nam 2009 “Nâng cao tính trách nhiệm và minh b ạch, gi ảm tham nh ũng

17

Giám sát và Ghi nhận ý kiến (M&E) của các dự án VID 09 cũng như tạo điều kiện đảm bảo cho các dự án nhận được sự ủng hộ về mặt chính trị phù hợp khi cần.

Page 18: Báo cáo Đánh giá Gi ữa k - World Bank...1 Các dự án tham gia Ngày Sáng t ạo Vi ệt Nam 2009 “Nâng cao tính trách nhiệm và minh b ạch, gi ảm tham nh ũng

18

Phụ lục

Danh sách địa chỉ liên hệ các dự án VID 2009

STT Mã dự án Tên dự án

Địa chỉ liên hệ

1 P54

Góp phần nâng cao hiệu quả và tính minh bạch trong việc thực hiện Nghị định 67/2007/NĐ-CP để đảm bảo quyền lợi của người cao tuổi ở địa phương

Trung ương Hội người cao tuổi Việt Nam (VAE) Số 12, Lê Hồng Phong, Ba Đình, Hà Nội Tel: +0437341854 Mobile: +0978987769 Email: [email protected] [email protected] Người liên hệ: Phạm Tuyết Nhung

2 P01

Tăng cường sự sáng tạo, xây dựng văn hóa chống tham nhũng trong cộng đồng tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La

Khoa Nông Lâm – Đại học Tây Bắc Tel: 0223848474 Fax: 022847375 Email: [email protected]

3 P40

Thí điểm mô hình cộng đồng tham gia vào quá trình lập kế hoạch xây dựng công trình phúc lợi ở cấp địa phương tại xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

Viện tư vấn phát triển nông thôn và miền núi (CISDOMA) 58 Nguyen Khang, Yen Hoa, Cau Giay, Ha Noi Tel : 04. 37843 681 Fax: 04. 37843678 Người liên hệ: Trần Thị Minh Châu Tel: 0982 58 48 46 Fax: 04. 37843 678 Email: [email protected]; [email protected]

4 P04

Nâng cao trách nhiệm của phụ nữ công giáo thực hiện quy chế dân chủ trong giải phóng mặt bằng tại xã Đồng Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam

Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Hà Nam Ha Thi Minh Tam [email protected] Tel: 0351.841.901/03513501114

5 P91

Nâng cao nhận thức về tính trách nhiệm và minh bạch cho học sinh dân tộc thiểu số tại trường Dân tộc nội trú Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

Trung tâm tư vấn và chuyển giao công nghệ - Duchuonganh.Co.Ltd 30, Ngõ 17, Tạ Quang Bửu, Hai Bà Trưng, Hà Nội PGS.Ts. Nguyễn Tri 04.22183728 [email protected]

6 P25

Nâng cao năng lực dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra giám sát tại xã Đông Nam, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Câu lạc bộ Lâm nghiệp Thanh Hóa, Số 6 Hạc Thành [email protected] , [email protected] 0373 851 112 - 0912 071 926 0373 851 273 - Fax: 0373 726 310

7 P62

Mô hình chính quyền thân thiện cộng đồng dân cư ở xã Xuân Đám, Cát Hải, thành phố Hải Phòng

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Cát Hải Nguyễn Thị Hương, 0313.888663 [email protected]

8 P97

Sân khấu cộng đồng góp phần nâng cao nhận thức của giới trẻ trong việc chống tham nhũng (4 trường đại học tại Hà Nội)

Trung tâm hỗ trợ và phát triển cộng đồng Lạc Việt 39/371 Kim Mã, Hà Nội 38464091 Nguyễn Phương Anh 0903478338 [email protected]

9 P99

Mô hình phòng, ngừa, kiểm soát, giảm tham nhũng đất đai dựa trên cơ sở cộng đồng tại phường Phú Lương, thành phố Hà Đông, Hà Nội

Trung tâm trợ giúp nông dân Hà Nội – Hội nông dân TP Hà Nội 29 Hoàng Diệu, Hà Đông, Hà Nội 38318212 Ông Nguyễn Công Định

10 P100

Xã hội minh bạch và bền vững nằm trong tay thế hệ trẻ (các nhóm tình nguyện tại Hà Nội)

Trung tâm sống và học tập vì môi trường và cộng đồng 32 Xuân Diệu, Tây Hồ, Hà Nội Email: [email protected] Người liên hệ: Tạ Quỳnh Anh

Page 19: Báo cáo Đánh giá Gi ữa k - World Bank...1 Các dự án tham gia Ngày Sáng t ạo Vi ệt Nam 2009 “Nâng cao tính trách nhiệm và minh b ạch, gi ảm tham nh ũng

19

STT Mã dự án Tên dự án

Địa chỉ liên hệ

11 P121

Công dân tương lai thực hành giải quyết các tình huống trong đời sống xã hội tại Trường THCS Nguyễn Trãi, Hà Đông, Hà Nội

Trường THCS Nguyễn Trãi, Hà Đông, Hà Nội Tel: 33501510 / 0912692788 Email: [email protected] Người liên hệ: Nguyễn Thị Hồng Anh

12 P87

Xây dựng công cụ giám sát và ghi nhận ý kiến của cha, mẹ và người chăm sóc trẻ ốm tại Khoa khám bệnh, bệnh viện nhi Trung ương năm 2009 – 2010

Ban chấp hành Đoàn Thanh niên – Bệnh viện Nhi Trung ương Số 18 - Ngõ 879 Đường La Thành - Đống Đa – Hà nội. Tel: 04. 38343700 / Mobile: 0913 304075 / Fax: 04. 37754448 Website: http://www.benhviennhitu.org.vn Ths. YTCC Đỗ Mạnh Hùng

13 P129

Tăng cường tiếp cận thông tin thuế và hải quan đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội

Hội doanh nghiệp trẻ Hà Nội Tel: (844) 39723.723; Fax: (844) 39723.727 Email: [email protected]

14 P48

Nâng cao chất lượng chương trình phát triển kinh tế - xã hội huyện Khánh Vĩnh – tỉnh Khánh Hòa

Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe Khánh Hòa 04 Quang Trung, Nha Trang Email: [email protected]; [email protected] Người liên hệ: Tiến sĩ Tôn Thất Toàn

15 P51 Chương trình Phát thanh Tây nguyên và trách nhiệm cộng đồng

Cơ quan thường trú Đài tiếng nói Việt Nam khu vực Tây Nguyên HÒANG THỊ LỢI Tel: 0913995558 - 0822455055 05003815722 Email: hạ[email protected] ; [email protected]

16 P56

Nâng cao chất lượng tham gia của cộng đồng trong xây dựng, thực hiện và giám sát kế hoạch giảm hộ nghèo tại xã Tân Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh

Trung tâm hỗ trợ nông dân Hà Tĩnh (HCFS) Tel: 0393852239/0982079626 ; Fax: 0393852160 ; Email: [email protected]; [email protected] Người liên hệ: Trần Thị Thanh

17 P84

Nâng cao nhận thức và vai trò của sinh viên trong phòng chống tham nhũng tại khoa Nông – Lâm – Ngư, Đại học Vinh

Liên chi đoàn khoa Nông – Lâm – Ngư, Đại học Vinh Tel: 0383.552492 Fax: 0383.855269 Email: [email protected]; [email protected] Người liên hệ: ThS. Trần Xuân Minh

18 P76

Đưa thông tin chính sách pháp luật về bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư đến người dân ở khu vực giải tỏa thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam (7 huyện)

Thanh tra tỉnh Quảng Nam 015103 858156 [email protected] [email protected]

19 P128

Khảo sát về "Mức độ hài lòng của nông dân đối với dịch vụ công phục vụ sản xuất nông nghiệp" tại 6 xã thuộc 3 huyện của tỉnh Nghệ An

Trung tâm môi trường và phát triển (CED) 22 Lê Hồng Phong, TP. Vinh, Nghệ An Email: [email protected]; [email protected]

20 P135

Tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động chống tham nhũng và xây dựng môi trường chống tham nhũng tại xã Sơn Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh

Hội vì cuộc sống bền vững tỉnh Hà Tĩnh 142 Trần Phú, Hà Tĩnh 0393.856703 Than Van Tu, thành viên, 0972177474 [email protected]

21 P09

Nâng cao tính trách nhiệm và minh bạch trong hoạt động xét xử của Tòa án tại huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang

Tòa Án Nhân Dân huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang Tel: 0908614567 Email: [email protected] Người liên hệ: Thẩm phán Nguyễn Quốc Đạt

Page 20: Báo cáo Đánh giá Gi ữa k - World Bank...1 Các dự án tham gia Ngày Sáng t ạo Vi ệt Nam 2009 “Nâng cao tính trách nhiệm và minh b ạch, gi ảm tham nh ũng

20

STT Mã dự án Tên dự án

Địa chỉ liên hệ

22 P20

Tuyên truyền phòng chống tham nhũng qua hình thức văn học nghệ thuật và hoạt động của các tổ chức tôn giáo, đoàn thể, báo chí tại tỉnh Tiền Giang

Hội văn học nghệ thuật tỉnh Tiền Giang Tel: 0908614567 Email: [email protected] Người liên hệ: Thẩm phán Nguyễn Quốc Đạt

23 P57 Để người khiếm thị tiếp cận các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành

Mái ấm Thiên Ân Người liên hệ: Nguyễn Quốc Phong Tel : 0908363040 – 08-38472406 E-mail: [email protected]

24 P104 Khảo sát ý kiến khách hàng bằng hệ thống tự động

Công ty TNHH Dịch vụ, thương mại và đầu tư Hưng Gia, Tel: (08) 35127939 / 090.45.858.45 Fax: (08) 35127975 Email: [email protected]; [email protected] Người liên hệ: TRẦN ĐÌNH HỢP

25 P122

Giải báo chí “Nâng cao tính trách nhiệm và minh bạch, giảm tham nhũng tại tỉnh Bến Tre

Hội nhà báo tỉnh Bến Tre Email: [email protected] Tel: 075. 3825443 . 075. 3820080 Người liên hệ: Nguyễn Đông Âu. Trần Quốc Việt

Page 21: Báo cáo Đánh giá Gi ữa k - World Bank...1 Các dự án tham gia Ngày Sáng t ạo Vi ệt Nam 2009 “Nâng cao tính trách nhiệm và minh b ạch, gi ảm tham nh ũng

21

Ma trận đánh giá

Đánh giá giữa kỳ (tính đến ngày 31/12/2009)

Chủ đề của dự án Các nhóm đối tượng triển khai Quy mô triển khai Mã Chủ đề Mã Nhóm đối tượng triển khai Mã Quy mô

1 Tính trách nhiệm 1 Chính quyền địa phương 1 Thôn 2 Minh bạch 2 Cơ quan chính phủ 2 Xã

3 Quyền tiếp cận thông tin 3 NGO 3 Huyện

4 Nâng cao chất lượng dịch vụ công 4 CBO 4 Tỉnh

5 Các chủ đề khác 5 Khu vực tư nhân 5 Vùng 6 MO 6 Quốc gia 7 Tổ chức đào tạo 8 Các đối tượng khác

STT Chủ đề

Mã dự án Tên dự án

Quy mô triển khai

Đối tượng triển khai

Kết quả thực hiện

Toàn quốc

1 1,2,3 P54

Góp phần nâng cao hiệu quả và tính minh bạch trong việc thực hiện Nghị định 67/2007/NĐ-CP để đảm bảo quyền lợi của người cao tuổi ở địa phương 4, 6

3 (Trung ương Hội người cao tuổi Việt Nam-VAE)

- 50% ngân sách dự án đã được giải ngân. Dự án đã chọn ra 4 tỉnh tại các vùng khác nhau để khảo sát. Tiến độ thực hiện dự án chậm hơn một chút so với kế hoạch do có thêm các hoạt động (khảo sát thêm một tỉnh).

- Các hoạt động nhân rộng đã được thiết kế tuy nhiên phương pháp thực hiện vẫn chưa rõ ràng: tại sao lại phải tiến hành nhiều hoạt động để đánh giá năng lực và nghiên cứu đầu kỳ?

- vẫn chưa rõ về tính hiệu quả của phương pháp thực hiện, vì vậy cần phải làm rõ

- hiện tại, còn quá sớm để đánh giá kết quả và tác động của dự án, tuy nhiên cần xem xét phương pháp đánh giá các đề xuất

- rất phù hợp với hoạt động của VAE và có thể nhân rộng dự án sang các tỉnh khác thuộc hệ thống VAE, nếu dự án thu được kết quả tốt

- yêu cầu cấp thêm vốn để xây dựng năng lực giám sát các hội người cao tuổi, hoạt động này rất phù hợp để lồng vào mô hình

Miền Bắc

Page 22: Báo cáo Đánh giá Gi ữa k - World Bank...1 Các dự án tham gia Ngày Sáng t ạo Vi ệt Nam 2009 “Nâng cao tính trách nhiệm và minh b ạch, gi ảm tham nh ũng

22

STT Chủ đề

Mã dự án Tên dự án

Quy mô triển khai

Đối tượng triển khai

Kết quả thực hiện

2 2 P01

Tăng cường sự sáng tạo, xây dựng văn hóa chống tham nhũng trong cộng đồng tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La 3

7 (Đại học Tây Bắc)

- Tên dự án quá rộng so với mục đích và hoạt động của dự án; cách thức thực hiện các hoạt động vẫn chưa được báo cáo rõ ràng và hồ sơ dự án vẫn chưa cụ thể.

- tập trung vào dân chủ cơ sở, Luật bình đẳng giới và các vấn đề về giới, không liên quan trực tiếp với hoạt động chống tham nhũng;

- tuân thủ tốt quy định của cộng đồng; Cụ thể hóa thành các hoạt động thường xuyên về lĩnh vực nông lâm và phối hợp với cộng đồng địa phương triển khai, tuy nhiên quá trình thể chế hóa vẫn chưa rõ ràng

3 2 P40

Thí điểm mô hình cộng đồng tham gia vào quá trình lập kế hoạch xây dựng công trình phúc lợi ở cấp địa phương tại xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên 2 3 (CISDOMA)

- 48% ngân sách dự án đã được giải ngân

- Đối tượng triển khai đã từng đoạt giải VID 07

- đề xuất hay, báo cáo có cấu trúc chặt chẽ, đang được triển khai

- rất phù hợp với bối cảnh địa phương, phương pháp tiếp cận cộng đồng hiệu quả, từ những kinh nghiệm ở những mô hình trước đây, dự kiến mô hình năm nay sẽ thu được kết quả tốt và khả năng thành công cao, theo mục đích của dự án một mô hình cụ thể và hiệu quả sẽ được nhân rộng

- phương pháp lập kế hoạch của SEDP có cơ sở hợp l ý

4 2 P04

Nâng cao trách nhiệm của phụ nữ công giáo thực hiện quy chế dân chủ trong giải phóng mặt bằng tại xã Đồng Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam 2

6 (Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh)

- 100% ngân sách dự án đã được giải ngân do dự án đề cập đến một vấn đề cấp bách, các hoạt động được hoàn thành khá sớm so với kế hoạch, thu hút sự tham gia của tất cả các bên liên quan hướng tới mục đích xây dựng một mô hình

- dự án đã đạt được kết quả dự kiến là phụ nữ chấp nhận và tuân thủ chính sách của chính phủ, tuy nhiên vẫn chưa rõ những lợi ích mang lại cho phụ nữ

- nếu có thể đánh giá được những ảnh hưởng rõ ràng, có thể xem xét đến việc nhân rộng dự án ở những vùng khác

- vẫn được đánh giá như là một hệ thống chính phủ, rất khó để đánh giá tác động của dự án đối với đối tượng thụ hưởng trực tiếp

- Đại diện từ Quỹ phát triển của NewZealand đã tham gia cuộc họp cuối cùng của dự án

Page 23: Báo cáo Đánh giá Gi ữa k - World Bank...1 Các dự án tham gia Ngày Sáng t ạo Vi ệt Nam 2009 “Nâng cao tính trách nhiệm và minh b ạch, gi ảm tham nh ũng

23

STT Chủ đề

Mã dự án Tên dự án

Quy mô triển khai

Đối tượng triển khai

Kết quả thực hiện

5 1,2 P91

Nâng cao nhận thức về tính trách nhiệm và minh bạch cho học sinh dân tộc thiểu số tại trường Dân tộc nội trú Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên 3

5 (Duc Huong Anh Co)

- 58% ngân sách dự án đã được giải ngân

- các đề xuất và báo cáo rất rõ ràng, dự án đang được triển khai, dễ dàng tiếp cận với khu vực dự án và đối tượng thụ hưởng, chi tiêu rõ ràng

- phù hợp với chủ đề của VID, hướng tới đối tượng học sinh THCS dân tộc thiểu số. Phù hợp với phong trào "xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" do Bộ giáo dục và đào tạo phát động. Chi phí hiệu quả

- huy động hiệu quả sự tham gia của đối tượng thụ hưởng, thu được những ý kiến phản hồi tích cực từ đối tượng thụ hưởng,

- khả năng mô hình được ủng hộ và nhân rộng sang các trường THCS khác rất cao

6 1,2,3 P25

Nâng cao năng lực dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra giám sát tại xã Đông Nam, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa 2

3 (Câu lạc bộ Lâm nghiệp)

- 50% ngân sách dự án đã được giải ngân, có một số điều chỉnh về các hoạt động nhằm giải quyết một số vấn đề cụ thể tại xã triển khai dự án. Là phương pháp tiếp cận kiến thức chuyên môn mang tính quy phạm để chuyển giao kiến thức và thông tin pháp luật cho đối tượng thụ hưởng

- Dự án hướng tới các đại diện MO. Chủ đề của dự án tập trung vào dân chủ cơ sở. Rất phù hợp với bối cảnh địa phương, đặc biệt liên quan đến vấn đề đất đai và vấn nạn tham nhũng. Tạo điều kiện để người dân có thể đưa ra ý kiến của mình và thực hành dân chủ cơ sở.

- hiện còn quá sớm để đánh giá tác động của dự án, tuy nhiên dự án đã tạo điều kiện cho người dân thực hành dân chủ cơ sở nhiều hơn trước đây, trang bị cho họ những kiến thức về quyền và trách nhiệm của người dân, khuyến khích họ tham gia xây dựng. Khó khăn lớn nhất trong thời gian tới là giữ được đà phát triển dự án và thu được những kết quả cụ thể để ghi nhận nỗ lực của người dân

- Dự án có thể được nhân rộng, với điều kiện mô hình nhận được sự ủng hộ về mặt chính trị và các biện pháp được đưa ra dựa trên mong muốn của người dân nhằm giải quyết vấn đề tham nhũng; báo cáo đề cập thông tin chống tham nhũng tại xã cần được gửi đến cơ quan chức năng của Chính phủ

7 1,2,4 P62

Mô hình chính quyền thân thiện cộng đồng dân cư ở xã Xuân Đám, Cát Hải, thành phố Hải Phòng 2

6 (Mặt trận tổ quốc huyện Cát Hải)

- 60% ngân sách dự án đã được giải ngân. Hồ sơ dự án phản ánh sự tận tâm của đối tượng triển khai với đề tài của VID. Các hoạt động đang được triển khai. Hiện chưa có báo cáo nào về điểm hạn chế của dự án. Phương pháp hiệu quả để thu hút sự tham gia của các bên liên quan khác nhau: các cơ quan truyền thông đại chúng, chính quyền địa phương, các cơ quan có thẩm quyền trong tỉnh

- rất phù hợp với chủ đề của VID, nâng cao chất lượng dịch vụ công và tính

Page 24: Báo cáo Đánh giá Gi ữa k - World Bank...1 Các dự án tham gia Ngày Sáng t ạo Vi ệt Nam 2009 “Nâng cao tính trách nhiệm và minh b ạch, gi ảm tham nh ũng

24

STT Chủ đề

Mã dự án Tên dự án

Quy mô triển khai

Đối tượng triển khai

Kết quả thực hiện

trách nhiệm, dự án còn rất phù hợp với nhiệm vụ của đối tượng triển khai, Mặt trận tổ quốc huyện Cát Hải

- Dự án đã thu được những thành tựu đáng kể trong vòng 6 tháng

- xã triển khai dự án có những điều kiện phù hợp để triển khai mô hình này, đây là yếu tố cơ bản để dự án đạt được những kết quả dự kiến; mô hình đã nhận được sự ủng hộ chính trị từ phía chính quyền huyện và chính quyền địa phương

- nếu có thể, có thể xem xét đến việc tư liệu hóa mô hình này để tuyên truyền

8 1 P97

Sân khấu cộng đồng góp phần nâng cao nhận thức của giới trẻ trong việc chống tham nhũng (4 trường đại học tại Hà Nội) 4 3 (Lạc Việt)

- đối tượng triển khai đã từng đoạt giải VID 08

- 10% ngân sách dự án đã được giải ngân. Hoàn thành khâu chuẩn bị cho giai đoạn 1: sinh viên từ 2/4 trường đại học đã hoàn thành kịch bản cho các vở kịch, lựa chọn kịch bản để triển khai. Hai trường đại học còn lại chưa đưa ra thời hạn cho giai đoạn 2

- kết hợp với hoạt động đoàn tại các trường đại học, dự án là một ý tưởng mới về việc sử dụng phương pháp thực hiện bằng sân khấu cộng đồng, mặc dù không thu được kết quả cụ thể nhưng có thể tạo điều kiện cho hoạt động tuyên truyền thông tin.

- mô hình có thể được nhân rộng tại các trường đại học khác có thể tận dụng các thông tin tuyên truyền để thu được kết quả

9 5 (nhận thức) P99

Mô hình phòng, ngừa, kiểm soát, giảm tham nhũng đất đai dựa trên cơ sở cộng đồng tại phường Phú Lương, thành phố Hà Đông, Hà Nội 2

6 (Hội nông dân)

- Dự án đang được triển khai với các hoạt động đã được lập kế hoạch và đã sử dụng 40% ngân sách

- phù hợp với nhiệm vụ của Hội nông dân, đặc biệt dự án đề cập đến các vấn đề liên quan đến đất đai. Dự án đã huy động sự tham gia của các cơ quan trong hệ thống Hội nông dân

- sau khi hoàn thành một số hoạt động, thực trạng tham nhũng đất ở cấp thôn sẽ được làm rõ

- dự án có khả năng nhân rộng tương đối cao thông qua việc thể chế hóa trong phạm vi hệ thống FU

- làm thế nào để giám sát các trường hợp tham nhũng đã được báo cáo? Dường như chính quyền địa phương đã có hành động đối với các trường hợp tham nhũng đã được báo cáo, và chính quyền địa phương đã tham gia vào việc lựa chọn người tham gia khóa đào tạo của dự án.

Page 25: Báo cáo Đánh giá Gi ữa k - World Bank...1 Các dự án tham gia Ngày Sáng t ạo Vi ệt Nam 2009 “Nâng cao tính trách nhiệm và minh b ạch, gi ảm tham nh ũng

25

STT Chủ đề

Mã dự án Tên dự án

Quy mô triển khai

Đối tượng triển khai

Kết quả thực hiện

10 5 P100

Xã hội minh bạch và bền vững nằm trong tay thế hệ trẻ (các nhóm tình nguyện tại Hà Nội) 4

3 (một NGO thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam)

- đối tượng triển khai đã từng đoạt giải VID 08

- Chỉ có 7% ngân sách được giải ngân do các hoạt động chính của dự án được thực hiện trong thời gian báo cáo (chuẩn bị phương tiện vật chất và nối mạng) không sử dụng nhiều ngân sách. Dự án mới chỉ hoàn thành các hoạt động nối mạng với sự tham gia của 1/2 số lượng nhóm tình nguyện dự kiến

- Quá trình triển khai dự án đã gặp khó khăn như chủ đề nhạy cảm, và cũng do dự án phải làm việc với các tổ chức xã hội dân sự (CSO), các đoàn thanh niên, những người tình nguyện không liên quan đến bất cứ cơ chế chính phủ nào

- phù hợp để hỗ trợ các hoạt động thuộc phong trào tình nguyện và các CSO đoàn thanh niên. Dự án chưa thu được nhiều thành công do việc hỗ trợ các CSO, đặc biệt các đoàn thành niên không thuộc bất cứ cơ chế hiện có nào là hết sức khó khăn

11 5 P121

Công dân tương lai thực hành giải quyết các tình huống trong đời sống xã hội tại Trường THCS Nguyễn Trãi, Hà Đông, Hà Nội 1

7 (Trường THCS Nguyễn Trãi)

- Dự án đã giải ngân 71% ngân sách, các hoạt động đang được triển khai, có 16 bài tập tình huống đã xây dựng và 28 bài tập tình huống đã được thực hành. Hiện tại dự án đang đánh giá và sẽ thông báo cho phụ huynh học sinh

- dự án nhằm nâng cao hiểu biết của học sinh về làm thế nào để trở thành công dân của đất nước, với cách cư xử và tư tưởng đúng đắn

- làm phong phú chương trình giảng dạy bằng các tình huống thực tế

- có thể nhân rộng dự án sang các trường khác trong năm tới, hoặc bổ sung vào chương trình giảng dạy quốc gia, có thể huy động khu vực tư nhân tham gia

12 4 P87

Xây dựng công cụ giám sát và ghi nhận ý kiến của cha, mẹ và người chăm sóc trẻ ốm tại Khoa khám bệnh, bệnh viện nhi Trung ương năm 2009 – 2010 4

2 (Bệnh viện Nhi trung ương)

- về tiến độ, dự án chưa được hoàn thành nhưng hầu hết các hoạt động đã hoàn tất. 90% ngân sách đã được giải ngân. Nhóm quản l ý dự án đã đưa ra sáng kiến về một dự án có quy mô lớn hơn để đề nghị DFID tài trợ vốn. Tính đến nay DFID đã tổ chức 4 chuyến đi thăm địa điểm triển khai mô hình

- rất phù hợp với công việc tại Khoa khám bệnh của bệnh viện. Nhóm quản lý dự án rất tận tâm và nhiệt tình.

- đối tượng triển khai đã từng đoạt giải VID 07

- Dự án gần như đã đạt được kết quả như dự kiến trong vòng 6 tháng qua: xây dựng một công cụ giám sát và ghi nhận ý kiến của cha mẹ và người chăm sóc trẻ ốm. Công cụ này cũng giúp nâng cao khả năng của nhóm quản lý dự án và những người tình nguyện. Nhóm quản l ý dự án đã và đang sử dụng các kết quả từ công cụ này nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ tại khoa và làm cơ sở

Page 26: Báo cáo Đánh giá Gi ữa k - World Bank...1 Các dự án tham gia Ngày Sáng t ạo Vi ệt Nam 2009 “Nâng cao tính trách nhiệm và minh b ạch, gi ảm tham nh ũng

26

STT Chủ đề

Mã dự án Tên dự án

Quy mô triển khai

Đối tượng triển khai

Kết quả thực hiện

để kiến nghị thêm các hoạt động khác.

- Công cụ này có thể sẽ được nhân rộng sang các bệnh viện khác tại Hà Nội và các nơi khác.

- Dự án đã hợp tác chặt chẽ với nhà tài trợ, DFID ngoài khuôn khổ của chương trình VID09 (đã tổ chức 4 chuyến đi thăm các địa điểm triển khai dự án và trực tiếp giám sát, kết hợp với việc tham gia vào các sự kiện tuyên truyền khác là những hoạt động cho thấy dự án đã tạo ra một mô hình thành công)

13 3 P129

Tăng cường tiếp cận thông tin thuế và hải quan đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội 4

3 (Hội doanh nghiệp trẻ Hà Nội)

N/a Không có báo cáo

Central

14 2 P48

Nâng cao chất lượng chương trình phát triển kinh tế - xã hội huyện Khánh Vĩnh – tỉnh Khánh Hòa 3

2 (Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe Khánh Hòa)

- 35,7% ngân sách dự án đã được giải ngân

- Đối tượng triển khai dự án đã từng đoạt giải VID 2004, 2007. Tận tâm với chủ đề của VID09, hợp tác chặt chẽ với chính quyền địa phương ở cấp xã và cấp huyện

- Báo cáo rõ ràng về tiến độ các hoạt động. Mạng lưới cộng tác viên thôn đã được xây dựng và hoạt động hiệu quả, tạo ra một khuôn khổ để tăng cường tính minh bạch ở cấp cơ sở, không chỉ đối với các hoạt động của dự án mà còn cho các chương trình phát triển khác

- Dự án có thể được nhân rộng sang các huyện khác trong tỉnh. Có thể nhờ đối tượng triển khai tiến hành các hoạt động truyền thong và giáo dục để phổ biến mô hình

15 3 P51

Chương trình Phát thanh Tây nguyên và trách nhiệm cộng đồng 5

2 (Đài tiếng nói Việt Nam)

- dự án đã giải ngân 73% ngân sách

- báo cáo rõ ràng về tiến độ dự án

- đối tượng triển khai đã từng đoạt giải VID 08

- rất phù hợp với chủ đề của VID 09 và nhiệm vụ của Đài tiếng nói Việt Nam, với các bên liên quan đến từ nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau như: truyền thông đại chúng, luật, chính phủ, tiếng dân tộc

- phương pháp lấy ý kiến của các nhóm đối tượng của dự án rất rõ ràng, tận dụng tiếng địa phương

Page 27: Báo cáo Đánh giá Gi ữa k - World Bank...1 Các dự án tham gia Ngày Sáng t ạo Vi ệt Nam 2009 “Nâng cao tính trách nhiệm và minh b ạch, gi ảm tham nh ũng

27

STT Chủ đề

Mã dự án Tên dự án

Quy mô triển khai

Đối tượng triển khai

Kết quả thực hiện

- theo kinh nghiệm từ chương trình phát thanh năm 2008, một chương trình đã được nhân rộng, thì chắc chắn chương trình phát thanh năm 2009 sẽ được ủng hộ và nhân rộng

- cần đánh giá tính bền vững của mô hình về mặt tài chính

16 2 P56

Nâng cao chất lượng tham gia của cộng đồng trong xây dựng, thực hiện và giám sát kế hoạch giảm hộ nghèo tại xã Tân Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh 2

4 (Trung tâm hỗ trợ nông dân Hà Tĩnh)

- 65% ngân sách dự án đã được giải ngân, quá trình triển khai bị đình trệ trong một thời gian ngắn để khớp với chương trình hoạt động của chính quyền địa phương, các hoạt động khác vẫn đang được triển khai. các báo cáo rất cụ thể tuy nhiên cần điều chỉnh về định dạng, phương pháp thực hiện rất rõ ràng, rất phù hợp với nhu cầu của cộng đồng, giải quyết vấn đề cấp bách

- có ảnh hưởng trực tiếp đến cộng đồng địa phương, được áp dụng vào việc giải quyết các vấn đề và công tác quy hoạch

17 1, 4 P84

Nâng cao nhận thức và vai trò của sinh viên trong phòng chống tham nhũng tại khoa Nông – Lâm – Ngư, Đại học Vinh 4

7 (Liên chi đoàn khoa Nông – Lâm – Ngư, Đại học Vinh)

- 45% ngân sách đã được giải ngân, các hoạt động vẫn đang được triển khai, dự án do một nhóm sinh viên quản l ý. Tuy nhiên quy mô của dự án bị thu hẹp hơn do trường đã chuyển Khoa Lâm nghiệp ra khỏi khu nội trú đến địa điểm khác cách thành phố Vinh 15km. Do đó hoạt động không đạt được quy mô triển khai trong toàn trường như dự kiến

- Mặc dù đối tượng triển khai là chi đoàn sinh viên, nhưng chi đoàn đã tận dụng phong trào đoàn để trực tiếp tuyên truyền chủ đề đến sinh viên. Các hoạt động rất phù hợp, mặc dù không thể đánh giá được bất cứ kết quả cụ thể nào từ các hoạt động này

- các hoạt động có tính chất tuyên truyền

- có thể nhân rộng triển khai sang khoa khác trong trường Đại học Vinh hoặc các trường khác.

- Dự án thực sự thu hút sự quan tâm của giới truyền thông trong tỉnh và trên toàn quốc

Page 28: Báo cáo Đánh giá Gi ữa k - World Bank...1 Các dự án tham gia Ngày Sáng t ạo Vi ệt Nam 2009 “Nâng cao tính trách nhiệm và minh b ạch, gi ảm tham nh ũng

28

STT Chủ đề

Mã dự án Tên dự án

Quy mô triển khai

Đối tượng triển khai

Kết quả thực hiện

18 3 P76

Đưa thông tin chính sách pháp luật về bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư đến người dân ở khu vực giải tỏa thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam (7 huyện) 4

2 (Thanh tra tỉnh Quảng Nam)

- 30% ngân sách dự án đã được giải ngân. Quá trình triển khai bị đình trệ do dự án tái định cư bị đình trệ, vì vậy vẫn chưa xác định được nhóm đối tượng mục tiêu (người dân tái định cư). Việc lập hồ sơ và tài liệu đã được hoàn thành.

- rất phù hợp để đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của các nhóm đối tượng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, hoạt động của dự án chỉ bao gồm hai cuộc họp tuyên truyền được tổ chức cho mỗi huyện và một điểm đầu mối để nhận các ý kiến phản hồi từ các huyện dường như chưa thực sự hiệu quả.

- dự án do Thanh tra tỉnh Quảng Nam, một cơ quan chính phủ, triển khai. Ý tưởng dự án tuy không mới nhưng rất cần thiết để hạn chế khả năng người bị ảnh hưởng có các hành động phản ứng. Dự án cần thiết kế và triển khai nhiều hoạt động toàn diện hơn nữa về lĩnh vực này.

19 4 P128

Khảo sát về "Mức độ hài lòng của nông dân đối với dịch vụ công phục vụ sản xuất nông nghiệp" tại 6 xã thuộc 3 huyện của tỉnh Nghệ An 4

3 (Trung tâm môi trường và phát triển )

- 34,7% ngân sách đã được giải ngân. Dự án đang được triển khai như dự kiến. Công cụ triển khai dự án: CSI (Chỉ số hài lòng của khách hàng) và RC (phiếu lấy ý kiến phản hồi của người dân); Nhất quán với đề xuất về kế hoạch triển khai và thực hiện dự án; Phù hợp với chủ đề nâng cao chất lượng dịch vụ công, đây là chủ đề mới đặc biệt ở khu vực nông thôn và lĩnh vực dịch vụ công phục vụ sản xuất nông nghiệp. Cuộc khảo sát này mang tính thí điểm

- Ngay khi hoàn thành, cuộc khảo sát sẽ là cơ sở để xây dựng các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ công ở khu vực nông thôn

20 2 P135

Tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động chống tham nhũng và xây dựng môi trường chống tham nhũng tại xã Sơn Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh 2

3 (Hội vì cuộc sống bền vững tỉnh Hà Tĩnh)

N/a Không có báo cáo

South

21 1,2,4 P09

Nâng cao tính trách nhiệm và minh bạch trong hoạt động xét xử của Tòa án tại huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang 3

2 (Tòa án nhân dân huyện Châu Thành)

- 49% ngân sách đã được giải ngân

- Dự án được đề xuất thực hiện trước tiên ở huyện Cai Lậy, tuy nhiên, thực tế là khi Trưởng nhóm quản l ý dự án (Thẩm phán Nguyễn Quốc Đạt) chuyển công tác đến huyện Châu Thành, ông đã mang theo dự án đến huyện Châu Thành. Sự việc này không được đề cập trong báo cáo giữa kỳ

- Các cuộc phỏng vấn với Chánh án Tòa án nhân dân huyện Châu Thành, các thành viên của dự án và một đối tượng thụ hưởng cho thấy các hoạt động đã được thực hiện theo kế hoạch. Mọi người đều cho rằng Châu Thành có điều kiện thuận lợi hơn để triển khai dự án vì huyện Châu Thành gần trung tâm hơn

Page 29: Báo cáo Đánh giá Gi ữa k - World Bank...1 Các dự án tham gia Ngày Sáng t ạo Vi ệt Nam 2009 “Nâng cao tính trách nhiệm và minh b ạch, gi ảm tham nh ũng

29

STT Chủ đề

Mã dự án Tên dự án

Quy mô triển khai

Đối tượng triển khai

Kết quả thực hiện

và có trình độ giáo dục cao hơn huyện Cai Lậy.

- Tuy nhiên, dự án đã được triển khai dựa trên nỗ lực cá nhân chứ không được thể chế hóa rộng rãi vào hệ thống hiện tại. Do đó, ở giai đoạn này, khả năng nhân rộng và tính bền vững của dự án vẫn chưa rõ ràng.

22 3 P20

Tuyên truyền phòng chống tham nhũng qua hình thức văn học nghệ thuật và hoạt động của các tổ chức tôn giáo, đoàn thể, báo chí tại tỉnh Tiền Giang 4

3 (Hội văn học nghệ thuật tỉnh Tiền Giang)

- 59% ngân sách dự án đã được giải ngân.

- Ban giám khảo VID09 đã đề xuất thu hẹp quy mô triển khai dự án để dự án có thể được triển khai một cách hiệu quả hơn: loại bỏ các nhóm tôn giáo và các trường học. Theo đó, ngân sách đã được điều chỉnh tuy nhiên hồ sơ dự án (và tên dự án) kèm theo hợp đồng vẫn giữ nguyên.

- Trong quá trình xem xét hồ sơ sửa đổi hồ sơ dự án, ý tưởng dự án đã được thu hẹp (một cuộc thi dự kiến dành cho các nghệ sĩ chuyên và không chuyên thuộc các chủ đề khác nhau sẽ được thu hẹp chỉ trong phạm vi các nghệ sĩ chuyên nghiệp)

- Trưởng nhóm quản l ý dự án cũng là trưởng nhóm dự án P09, vì ông cũng chính là một thành viên của Hội văn học nghệ thuật tỉnh Tiền Giang, và ông đã lập dự án này cho Hội văn học nghệ thuật triển khai.

- Dự án đã được triển khai chỉ dựa trên nỗ lực cá nhân mặc dù dự án đã được ban quản l ý Hội văn học nghệ thuật hỗ trợ toàn diện.

- Đến nay vẫn chưa đánh giá được kết quả cụ thể nào

23 3 P57

Để người khiếm thị tiếp cận các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành 6

4 (Mái ấm Thiên Ân) - VID07

- 8,53% ngân sách dự án đã được giải ngân, sự chẫm trễ do khâu cập nhật văn bản pháp luật sẽ được giải quyết

- đối tượng triển khai đã từng đoạt giải VID 07

- dự án rất phù hợp với người khiếm thị và đối tượng triển khai có kinh nghiệm trong lĩnh vực này, dự án phù hợp với nhiệm vụ của tổ chức này

- được đánh giá về chất lượng dựa trên ý kiến nhận xét từ các bên liên quan. Về lâu dài sẽ thu được kết quả tốt và có ảnh hưởng đến quyền con người

- có thể nhân rộng dự án bằng các hoạt động tương tự, nhằm chuyển các loại tài liệu khác thành các tài liệu mà người khiếm thị có thể tiếp cận

Page 30: Báo cáo Đánh giá Gi ữa k - World Bank...1 Các dự án tham gia Ngày Sáng t ạo Vi ệt Nam 2009 “Nâng cao tính trách nhiệm và minh b ạch, gi ảm tham nh ũng

30

STT Chủ đề

Mã dự án Tên dự án

Quy mô triển khai

Đối tượng triển khai

Kết quả thực hiện

24 4 P104

Khảo sát ý kiến khách hàng bằng hệ thống tự động 4

5 (Công ty TNHH Dịch vụ, thương mại và đầu tư Hưng Gia)

- 30% ngân sách dự án đã được giải ngân. Sản phẩm (và hệ thống khảo sát tự động) đã được xây dựng và sẽ được đưa vào kiểm nghiệm, tuy nhiên, hiện vẫn chưa có phương pháp tìm đầu ra cho sản phẩm này, làm thế nào để thuyết phục các khách hàng là các cơ quan chính phủ áp dụng sản phẩm này. Hiện tại vẫn chưa có khách hàng nào áp dụng sản phẩm này

- sản phẩm, nếu được khách hàng (dịch vụ công) áp dụng và chấp nhận, sẽ là một công cụ hiệu quả để quản l ý chất lượng dịch vụ công. Tuy nhiên, dự án này không chỉ ra khả năng thuyết phục khách hàng đầu tiên áp dụng sản phẩm này

- việc tìm đầu ra cho sản phẩm là một công việc hết sức khó khăn, vì mục đích của sản phẩm này vẫn chưa rõ ràng, sản phẩm sẽ được quảng cáo và bán ra như thế nào, vì lợi nhuận hay không?

25 4 P122

Giải báo chí “Nâng cao tính trách nhiệm và minh bạch, giảm tham nhũng tại tỉnh Bến Tre" 4

6 (Hội nhà báo tỉnh Bến Tre)

- đối tượng triển khai đã từng đoạt giải VID 07 và VID 08

- 24% ngân sách dự án đã được giải ngân. Báo cáo không bám sát với các hoạt động đã triển khai.

- rất phù hợp với nhiệm vụ của nhà báo. Có thể nhìn thấy rõ đầu ra của các hoạt động (các trang web, các khóa đào tạo, các giải thưởng); Tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều tác phẩm tham gia Giải thưởng này

- Có khả năng nhân rộng giải thưởng thành giải thường kỳ hoặc thường niên hoặc kết hợp với Giải báo chí Sương Nguyệt Ánh

- cần thu hút một số cây bút bên ngoài để làm mới khái niệm và cách thức tiếp cận

Page 31: Báo cáo Đánh giá Gi ữa k - World Bank...1 Các dự án tham gia Ngày Sáng t ạo Vi ệt Nam 2009 “Nâng cao tính trách nhiệm và minh b ạch, gi ảm tham nh ũng

31

Phậm vi tham chiậu Để đánh giá các dự án của chương trình Ngày sáng tạo Việt Nam 2009 1. Giới thiệu chung Chương trình Ngày Sáng tạo Việt Nam (VID) 2009, do Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng Thế giới đồng tổ chức là cơ hội dành cho những ý tưởng sáng tạo nhằm giải quyết các thách thức mà các cộng đồng gặp phải trong quá trình phát triển. Các nhà đồng tài trợ của Chương trình bao gồm Cơ quan Phát triển Quốc tế Úc (AusAID), Cơ quan Phát triển Quốc tế Canada (CIDA), Đại sứ quán Đan Mạch, Bộ Phát triển Quốc tế (Vương Quốc Anh - DFID), Đại sứ quán Phần Lan, Cơ quan Phát triển quốc tế New Zealand (NZAid), Cơ quan Hợp tác và Phát triển Thụy Sĩ (SDC) và Ngân hàng Thế giới. Chương trình VID 2009 với chủ đề "Nâng cao tính trách nhiệm và minh bạch, giảm tham nhũng" đã trao giải và tài trợ cho 25 dự án. Các dự án được triển khai từ tháng 6/2009 đến tháng 6/2010. 2. Cơ sở của việc đánh giá: Đánh giá là một khía cạnh chính của công tác quản l ý dự án về mặt đáp ứng các nghĩa vụ về tính trách nhiệm, từ đó rút ra các bài học để có thể áp dụng cho các hoạt động sau này và nâng cao tác dụng của chương trình nói chung. Công tác đánh giá giữa kỳ và các giai đoạn hoàn thành cần xem xét về kết quả thực hiện, công tác quản l ý, tính phù hợp, tính hiệu quả, tác động và tính bền vững của các dự án, cũng như đưa ra những đề xuất về các dự án trong tương lai. 3. Mục đích đánh giá: Báo cáo đánh giá sẽ đề cập, nhưng không giới hạn đối với những lĩnh vực sau:

1. Hoạt động chung của dự án so với kế hoạch và qua đó ghi nhận những hoạt động hiệu quả nhất của Dự án, các bài học kinh nghiệm, thành công và thách thức.

2. Xác định những bất cập trong công tác quản lý dự án, cơ chế phối hợp cũng như hoạt động hỗ trợ kỹ thuật cho dự án, và đề xuất các giải pháp khả thi có thể áp dụng trong trường hợp nhân rộng dự án trong tương lai.

3. Đánh giá tính phù hợp của các dự án với bối cảnh tại địa phương và khả năng nhân rộng dự án sang các địa phương khác tại Việt Nam trong tương lai khi hoàn thành dự án.

4. Xác định các kết quả của dự án so với chỉ tiêu đặt ra trong bản đề xuất dự án.

5. Đánh giá tính phù hợp, tính hiệu quả, tính bền vững và tác động của các kết quả những đóng góp của các dự án vào chủ đề của chương trình VID 2009.

6. Đưa ra các đề xuất về cách thức tối đa hóa các kết quả và tác động tích cực của các dự án VID 2009 trong tương lai.

Báo cáo đánh giá giữa kỳ sẽ đề cập đến việc đánh giá trên giấy tờ kết quả hoạt động của dự án cho đến thời điểm hiện tại, và đưa ra những kiến nghị và đề xuất cho giai đoạn còn lại trong quá trình triển khai dự án để đạt được mục tiêu đặt ra của các dự án. Báo cáo đánh giá cũng sẽ đưa ra trường hợp điển hình cho ba dự án triển khai tại ba miền của Việt Nam (Miền Bắc, Miền Trung và Miền Nam) và đề cập đến các chuyến thăm thực địa dự án và các cuộc phỏng vấn trực tiếp với các đối tượng triển khai các dự án. Báo cáo đánh giá cuối kỳ bao gồm đánh giá dựa trên trên tài liệu có sẵn về toàn bộ hoạt động triển khai dự án và các kết quả so với các mục đích đặt ra trong các bản đề xuất dự án. Báo cáo này cũng sẽ đưa ra trường hợp điển hình cho ba dự án triển khai tại ba miền của Việt Nam (Miền Bắc, Miền Trung và Miền Nam) và đề cập đến các chuyến thăm thực địa dự án và các cuộc phỏng vấn trực tiếp. 4. Kết quả: Bên tư vấn đánh giá sẽ lập hai báo cáo: báo cáo đánh giá giữa kỳ và báo cáo đánh giá cuối kỳ vào cuối đợt công tác. Báo cáo cần có định dạng như sau: Trang tiêu đề Mục lục Bảng thuật ngữ & Các từ viết tắt Phần tóm tắt dự án Phần 1 – Thông tin chung Phần 2 – Kết quả triển khai các dự án Phần 3 – Tính phù hợp và hiệu quả của các dự án Phần 4 – Tác động và kết quả của các dự án Phần 5 – Tính bền vững, khả năng nhân rộng dự án Phần 6 – Các bài học và các đề xuất Phần 7 - Kết luận Các phụ lục 5. Kế hoạch triển khai:

Page 32: Báo cáo Đánh giá Gi ữa k - World Bank...1 Các dự án tham gia Ngày Sáng t ạo Vi ệt Nam 2009 “Nâng cao tính trách nhiệm và minh b ạch, gi ảm tham nh ũng

32

Hoạt động Địa điểm Thời hạn Ngày 1. Lập kế hoạch 2. Báo cáo giữa kỳ

Đánh giá dựa trên tài liệu có sẵn Lựa chọn các dự án áp dụng trường hợp điển hình

Thăm thực địa ba địa điểm tại Miền Bắc, Miền Trung và Miền Nam.

Viết và nộp báo cáo giữa kỳ 3. Báo cáo đánh giá hoàn thiện

Đánh giá báo cáo giữa kỳ dựa trên tài liệu có sẵn

Lựa chọn các dự án áp dụng trường hợp điển hình

Thăm thực địa ba địa điểm tại Miền Bắc, Miền Trung và Miền Nam.

Viết và nộp báo cáo giữa kỳ 4. Họp tổng kết với các nhà đồng tài trợ, lấy ý kiến

nhận xét và đóng góp

5. Nộp báo cáo tổng kết Kế hoạch này có thể thay đổi tùy thuộc vào điều kiện vật chất và các điều kiện khác.