BÁO CÁO KẾT THÚC

46
BÁO CÁO KẾT THÚC TẬP HUẤN SỬ DỤNG HIỆU QUẢ TIỀN CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG Tháng 10 năm 2018 MINHPHUONG/SNV

Transcript of BÁO CÁO KẾT THÚC

Page 1: BÁO CÁO KẾT THÚC

BÁO CÁO KẾT THÚC

TẬP HUẤN SỬ DỤNG HIỆU QUẢ TIỀN

CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG

Tháng 10 năm 2018

MINHPHUONG/SNV

Page 2: BÁO CÁO KẾT THÚC

(DELETE THIS BLANK PAGE AFTER CREATING PDF. IT’S HERE TO MAKE FACING

PAGES AND LEFT/RIGHT PAGE NUMBERS SEQUENCE CORRECTLY IN WORD. BE

CAREFUL TO NOT DELETE THIS SECTION BREAK EITHER, UNTIL AFTER YOU

HAVE GENERATED A FINAL PDF. IT WILL THROW OFF THE LEFT/RIGHT PAGE

LAYOUT.)

Page 3: BÁO CÁO KẾT THÚC

MỤC LỤC

PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG 1

1.1. CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TẠI VIỆT NAM 1

1.2. CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG Ở THỪA THIÊN HUẾ 2

1.3. TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC SỬ DỤNG TIỀN CHI TRẢ DVMTR 3

1.4. MỤC TIÊU CỦA HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN 3

1.4.1. MỤC TIÊU 3

1.4.2. CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA NHÓM TƯ VẤN 3

1.5. SẢN PHẨM GIAO NỘP 4

PHẦN 2: KẾT QUẢ TƯ VẤN 4

2.1. TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TIỀN DVMTR 4

2.2. NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ VẦ SỬ DỤNG TIỀN DVMTR 4

2.2.1. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC VÀ NHU CẦU CỦA CỘNG ĐỒNG TRƯỚC TẬP HUẤN5

2.2.2. TÁC ĐỘNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CỦA CỘNG ĐỒNG SAU TẬP HUẤN 6

2.3. HỌC HỎI KINH NGHIỆM CHI TRẢ DVMTR TỪ TỈNH THANH HÓA 8

2.3.1. BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHI TRẢ DVMTR TẠI TỈNH THANH HÓA 8

2.3.2. KẾ HOẠCH ÁP DỤNG CÁC BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ TỈNH THANH HÓA 9

2.4. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TẬP HUẤN CỦA HỌC VIÊN 10

2.4.1. ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC TẬP HUẤN CỦA HỌC VIÊN 10

2.4.2. ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC THAM QUAN CHIA SẺ KINH NGHIỆM 11

PHẦN 3: TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN 12

3.1. THAY ĐỔI CƠ CHẾ QUẢN LÝ THEO HƯỚNG HIỆU QUẢ HƠN 12

3.2. HỆ THỐNG SỔ SÁCH KẾ TOÁN VÀ CHỨNG TỪ CHẶT CHẼ VÀ MINH BẠCH 13

3.3. NĂNG LỰC LẬP KẾ HOẠCH ĐƯỢC CẢI THIỆN 13

3.4. KẾ THỪA VÀ ÁP DỤNG CÁC KINH NGHIỆM 14

3.5. TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG VÀ BÌNH ĐẲNG GIỚI 14

PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT/KHUYẾN NGHỊ 15

4.1. KẾT LUẬN 15

4.2. ĐỀ XUẤT VÀ KHUYẾN NGHỊ 15

PHỤ LỤC 17

PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH HỌC VIÊN THAM GIA TẬP HUẤN 17

PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH ĐOÀN THAM QUAN CHIA SẺ KINH NGHIỆM 27

PHỤ LỤC 3: CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN 29

PHỤ LỤC 4: CHƯƠNG TRÌNH THAM QUAN CHIA SẺ KINH NGHIỆM 31

PHỤ LỤC 5: PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐẦU KHÓA TẬP HUẤN 33

PHỤ LỤC 6: PHIẾU ĐÁNH GIÁ CUỐI KHÓA TẬP HUẤN 37

PHỤ LỤC 7: MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN 41

Page 4: BÁO CÁO KẾT THÚC
Page 5: BÁO CÁO KẾT THÚC

1 | BÁO CÁO KẾT THÚC USAID.GOV

PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG

1.1. CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TẠI VIỆT NAM

Ở Việt Nam, rừng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ nguồn nước, hạn

chế xói lở đất và cung cấp các dịch vụ cho cuộc sống con người. Sau khi thí điểm

thành công chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) tại 2 tỉnh Sơn La và Lâm

Đồng trong giai đoạn từ năm 2008 đến 2010, ngày 24/9/2010 Chính phủ đã

chính thức ban hành Nghị định số 99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả DVMTR

để triển khai áp dụng thống nhất trên phạm vi cả nước kể từ ngày 01/01/2011.

Việt Nam là quốc gia đầu tiên thực hiện chính sách DVMTR tại châu Á.

Đây là một bước tiến mới, thể hiện sự thay đổi đột phá, có tính chiến lược không

chỉ trong tư duy, nhận thức mà còn cả hành động trong suốt quá trình thiết kế,

xây dựng, ban hành và thực thi chính sách kinh tế đối với ngành Lâm nghiệp ở

Việt Nam; chuyển hướng tiếp cận hoàn toàn dựa vào nguồn ngân sách nhà nước

theo truyền thống sang tăng cường huy động các nguồn vốn đầu tư ngoài ngân

sách nhà nước, nguồn vốn xã hội cho phát triển ngành.

Hộp 1: Các loại DVMTR

Ba loại DVMTR đã thực hiện chi trả từ năm 2011 đến nay, gồm:

- Dịch vụ bảo vệ đất, hạn chế xói mòn, bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối;

- Dịch vụ điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội;

- Dịch vụ bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh

thái rừng phục vụ cho dịch vụ du lịch;

Các nhà máy thủy điện chi trả cho dịch vụ bảo vệ đất, hạn chế xói mòn, bồi lắng lòng hồ,

lòng sông, lòng suối: 36 đồng/kwh điện thương phẩm.

Các cơ sở cung ứng nước sạch chi trả cho dịch vụ điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản

xuất và đời sống xã hội: 52 đồng/m3 nước thương phẩm.

Các cơ sở kinh doanh du lịch có sử dụng môi trường rừng chi trả cho dịch vụ bảo vệ cảnh

quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng phục vụ cho dịch vụ

du lịch: 1% - 2% tổng doanh thu trong kỳ.

Nghị định số 147/2016/NĐ-CP về chính sách chi trả DVMTR

Kể từ khi triển khai, tiền DVMTR đã hỗ trợ cải thiện sinh kế, giúp người dân yên

tâm gắn bó với rừng; hỗ trợ các công ty lâm nghiệp có kinh phí duy trì hoạt động

sản xuất kinh doanh trong bối cảnh Chính phủ dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên;

góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại các địa phương

thuộc khu vực miền núi, biên giới. Theo tin từ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng,

các kết quả mà chính sách chi trả DVMTR đang đóng góp cho công tác bảo vệ và

phát triển rừng, cũng như phát triển kinh tế-xã hội gồm có:

Nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ cho hơn 5,875 triệu ha rừng, chiếm 44%

tổng diện tích rừng toàn quốc, góp phần làm giảm số vụ vi phạm và diện tích

rừng bị thiệt hại trong toàn quốc. Cải thiện thu nhập cho trên 500 ngàn hộ dân

sống trong và gần rừng, phần lớn họ là đồng bào dân tộc thiểu số nghèo tham

Page 6: BÁO CÁO KẾT THÚC

USAID.GOV BÁO CÁO KẾT THÚC | 2

gia nhận khoán bảo vệ rừng; mức chi trả bình quân chung cả nước khoảng trên

2 triệu đồng/hộ/năm, góp phần tạo sinh kế ổn định và nâng cao đời sống.

Thúc đẩy xã hội hóa nghề rừng, giải quyết một phần khó khăn về kinh phí hoạt

động quản lý, bảo vệ rừng cho các chủ rừng trong bối cảnh phải dừng khai thác

chính gỗ từ rừng tự nhiên và bổ sung kinh phí đáng kể cho các ban quản lý rừng,

chủ rừng tổ chức và các Vườn quốc gia, khu bảo tồn, trong đó: 208 Ban quản lý

rừng đặc dụng và phòng hộ; 81 Công ty Lâm nghiệp; 467 UBND cấp xã; 195 chủ

rừng khác là các đơn vị công an, bộ đội, doanh nghiệp và trung tâm nghiên cứu;

115.138 chủ rừng là cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng. Tạo ra nguồn tài chính

bền vững, giảm áp lực chi ngân sách nhà nước; trong giai đoạn 5 năm, từ 2011

đến 2015, tiền DVMTR đóng góp khoảng trên 20% tổng mức đầu tư cho ngành

Lâm nghiệp.

Đến hết năm 2017, cả nước có 44 Quỹ Bảo vệ và Phát triển Rừng (BV&PTR) tỉnh

được thành lập, trong đó 38 Quỹ tỉnh đã ổn định bộ máy hoạt động, huy động

được 1.709 tỷ đồng tiền DVMTR, góp phần quản lý bảo vệ trên 5,985 triệu ha

rừng, chiếm 45% tổng diện tích rừng toàn quốc. Tiền DVMTR trong Quí I/2018

(tính đến ngày 16/3/2018) thu được 504 tỷ đồng đạt 149% so với cùng kỳ năm

2017 do tác động của việc tăng giá điện từ tháng 12/2017.

1.2. CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG Ở THỪA THIÊN HUẾ

Chính sách chi trả DVMTR bắt đầu được triển khai thực hiện tại tỉnh Thừa Thiên

Huế từ năm 2011 và đã góp phần quản lý bảo vệ hiệu quả hơn 150.000 ha rừng

nằm trên 45 xã thuộc sáu huyện, thị xã trong tỉnh, giải quyết công ăn việc làm

và thu nhập đáng kể cho hàng ngàn lao động vùng nông thôn, miền núi.

Ngày 19/7/2018, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết định số

1596/QĐ-UBND “Về việc phê duyệt kế hoạch thu, chi tiền dịch vụ môi trường

tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2018”, với tổng số tiền DVMTR thu được trong năm

2017 để chi trả trong năm 2018 là 56.042.435.370 đồng, trong đó tiền thu từ cơ

sở sản xuất điện là 36.429.191.064 đồng, thu từ cơ sở sản xuất và cung cấp

nước sạch là 2.419.164.311 đồng. Các cơ sở này thuộc 5 lưu vực là lưu vực thủy

điện Tả Trạch-Thượng Lộ, lưu vực thủy điện Hương Điền-A Roòng, lưu vực thủy

điện Bình Điền, lưu vực thủy điện A Lưới và các lưu vực nguồn nước. Trong 5 lưu

vực này thì lưu vực thủy điện Hương Điền-A Roòng có diện tích được chi trả là

48.347,90ha và số tiền được chi trả là hơn 16 tỷ đồng.

Toàn bộ số tiền chi trả DVMTR (sau khi trừ chi phí quản lý và chi phí dự phòng)

sẽ được chi trả cho các bên cung ứng dịch vụ gồm:

- 09 chủ rừng là tổ chức Nhà nước: 37.271.319.000 đồng;

- 577 chủ rừng là cộng đồng, nhóm hộ, hộ gia đình: 8.706.570 đồng;

- 04 Hạt Kiểm lâm: 3.647.855 đồng;

Thừa Thiên Huế là địa phương đầu tiên trong cả nước thực hiện chi trả DVMTR

qua hệ thống ngân hàng ngay từ 2014. Hình thức này được người dân, các cộng

đồng, nhóm hộ, gia đình, các BQLR, Hạt Kiểm lâm, công ty lâm nghiệp và các

chủ rừng là tổ chức Nhà nước hoanh nghênh áp dụng. Chi trả DVMTR qua hệ

Page 7: BÁO CÁO KẾT THÚC

3 | BÁO CÁO KẾT THÚC USAID.GOV

thống ngân hàng sẽ giảm chi phí, thời gian nhanh hơn, mức độ an toàn cao hơn,

chủ động-thủ tục đơn giản, gia tăng số tiền từ lãi suất tiền gửi ngân hàng.

1.3. TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC SỬ DỤNG TIỀN CHI TRẢ DVMTR

Trung Trường Sơn của Việt Nam là một trong những vùng rừng tự nhiên liên tục

lớn nhất khu châu Á và là nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật đặc hữu và

quý hiếm. Tuy nhiên, hiện nay, tình trạng chặt phá rừng, săn bắt các loài động

vật hoang dã đang ở mức báo động do việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng,

tập quán sinh hoạt của người dân sống phụ thuộc vào rừng và do thiếu những

hoạt động phát triển sinh kế thay thế giảm tác động lên tài nguyên rừng. Dự án

Trường Sơn Xanh do USAID tài trợ và do ECODIT triển khai tại hai tỉnh Thừa

Thiên Huế và Quảng Nam với 3 hợp phần chính, gồm 1) tăng cường sử dụng đất

phát thải thấp, 2) tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học, 3) tăng khả năng thích

ứng cho các cộng đồng dễ bị tổn thương ở khu vực Trung Trường Sơn.

SNV là tổ chức được ECODIT lựa chọn để thực hiện một số hoạt động trong

khuôn khổ Dự án Trường Sơn Xanh tại 2 tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam. Từ

tháng 6 đến tháng 10 năm 2018, SNV sẽ triển khai Gói hoạt động số 1 “Tập

huấn tăng cường năng lực sử dụng hiệu quả tiền dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh

Thừa Thiên Huế” ở cấp cộng đồng, nhóm hộ và hộ gia đình thuộc 3 huyện Phong

Điền, Phú Lộc và Nam Đông. Các hoạt động chi tiết được thực hiện trong Gói

hoạt động số 1 bao gồm xây dựng báo cáo khởi động, thiết kế chương trình tập

huấn, xây dựng tài liệu tập huấn, tổ chức 05 lớp tập huấn, tham quan học tập tại

tỉnh Thanh Hóa và viết báo cáo.

Báo cáo kết thúc gói tư vấn “Tập huấn tăng cường năng lực sử dụng hiệu

quả tiền dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Thừa Thiên Huế” được thực hiện

với mục đích: i) Cung cấp các hoạt động và kết quả đạt được của nhóm tư vấn;

ii) Đánh giá tác động từ các hoạt động tư vấn; iii) Đưa ra các đề xuất khuyến

nghị cho dự án trong thời gian tiếp theo. Báo cáo được thực hiện dựa trên các

thông tin từ cuộc khảo sát đầu kỳ, đánh giá của học viên và tư vấn sau các khóa

tập huấn và chuyến tham quan chia sẻ kinh nghiệm tại tỉnh Thanh Hóa.

1.4. MỤC TIÊU CỦA HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN

1.4.1. MỤC TIÊU

Mục tiêu của hoạt động tư vấn nhằm nâng cao năng lực cho đại diện các Ban

quản lý cộng đồng và Trưởng các nhóm hộ nhằm quản lý và sử dụng có hiệu quả

nguồn tiền chi trả DVMTR, bao gồm: i) Kỹ năng lập kế hoạch, viết báo cáo; ii)

Quản lý tài chính; iii) Kỹ năng tổ chức các cuộc họp; iv) Kỹ năng quản lý tài

chính và sổ sách kế toán; v) Kỹ năng ra quyết định và đàm phán; và Lồng ghép

giới.

1.4.2. CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA NHÓM TƯ VẤN

Các hoạt động nhóm tư vấn đã thực hiện được thể hiện ở bảng sau:

Page 8: BÁO CÁO KẾT THÚC

USAID.GOV BÁO CÁO KẾT THÚC | 4

1.5. SẢN PHẨM GIAO NỘP

Bộ sản phẩm giao nộp của nhóm tư vấn gồm:

• Sản phẩm 1: Báo cáo khảo sát nhu cầu đào tạo và kế hoạch hoạt động chi tiết

• Sản phẩm 2: Bộ công cụ tập huấn

• Sản phẩm 3: Báo cáo tham quan chia sẻ kinh nghiệm tại tỉnh Thanh Hóa

• Sản phẩm 4: Báo cáo tư vấn cuối cùng.

PHẦN 2: KẾT QUẢ TƯ VẤN

2.1. TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TIỀN DVMTR

Nhóm tư vấn đã thực hiện đánh giá nhu cầu trước đào tạo, thực hiện phân tích

SWOT về thực trạng quản lý và sử dụng tiền DVMTR của cộng đồng, kế thừa các

kinh nghiệm từ các địa phương khác để xây dựng các chủ đề đào tạo. Bộ công cụ

tập huấn quản lý và sử dụng tiền DVMTR được xây dựng dựa trên thực tế cộng

đồng đang sử dụng tiền, nhu cầu và điểm yếu của BQL cộng đồng/nhóm hộ

trong quản lý tiền.

Bộ tài liệu hướng dẫn quản lý và sử dụng tiền DVMTR được nhóm tư vấn biên

soạn có tham khảo 2 nguồn tài liệu: i) bộ tài liệu hướng dẫn của dự án iPFES -

tài liệu đã được Quỹ BV&PTR Việt nam ban hành sử dụng để thực hiện tập huấn

cho cộng đồng; và ii) hệ thống chứng từ, sổ kế toán và báo cáo mà các BQL tiền

DVMTR đang sử dụng. Nhóm tư vấn sẽ phát triển các tài liệu này nhằm đảm bảo

đáp ứng các nhu cầu thực tế của cộng đồng mà không có quá nhiều sự thay đổi,

nhằm đảm bảo tính thống nhất trong các chương trình tập huấn đang thực hiện

tại tỉnh.Bộ tài liệu tập huấn gồm 5 chủ đề chính: i) Kỹ năng lập kế hoạch, viết

báo cáo; ii) Giáo dục tài chính; iii) Kỹ năng tổ chức các cuộc họp; iv) Kỹ năng

quản lý tài chính và sổ sách kế toán; v) Kỹ năng ra quyết định và đàm phán; và

Lồng ghép giới. Trong đó, hệ thống sổ sách và chứng từ kế toán được thiết kế

đơn giản, đầy đủ thông tin và phù hợp với năng lực của cộng đồng.

2.2. NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ VẦ SỬ DỤNG TIỀN DVMTR

BẢNG 1: HOẠT ĐỘNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN CỦA NHÓM TƯ VẤN

HOẠT ĐỘNG THỜI GIAN

Hoạt động 1: Khảo sát nhu cầu để xây dựng bộ công cụ và lựa chọn đối tượng tham gia tập huấn

1 - 15/6/2018

Hoạt động 2: Phát triển các chủ đề tập huấn 4 - 19/6/2018

Hoạt động 3: Xây dựng bộ công cụ tập huấn 4/6 - 26/7/2018

Hoạt động 4: Thực hiện 5 khóa tập huấn tại 3 huyện Phong Mỹ, Phú Lộc và Nam Đông

29/8 - 13/9/2018

Hoạt động 5: Tổ chức chuyến tham quan chia sẻ kinh nghiệm tại tỉnh Thanh Hóa

26/9 - 29/9/2018

Hoạt động 6: Hoàn thành các báo cáo tư vấn 1 - 15/10/2018

Page 9: BÁO CÁO KẾT THÚC

5 | BÁO CÁO KẾT THÚC USAID.GOV

2.2.1. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC VÀ NHU CẦU CỦA CỘNG ĐỒNG TRƯỚC TẬP HUẤN

Khóa tập huấn được thực hiện với sự tham gia của 169 thành viên đến từ các

BQL tiền DVMTR cộng đồng/nhóm hộ, đại diện UBND xã, cán bộ các Hạt kiểm

lâm, trong đó có 90,5% thành viên tham gia là nam và 9,5% nữ. Theo số liệu

năm 2018 tại báo cáo Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế, thành

viên BQL tiền DVMTR của 46 cộng đồng và 37 nhóm hộ, với tổng diện tích rừng

được chi trả là 10.362,19 ha, tổng số tiền DVMTR được chi trả năm 2018 là

3.210 triệu đồng.

BẢNG 2: THỜI GIAN VÀ THÀNH PHẦN THAM GIA LỚP TẬP HUẤN

LỚP THỜI GIAN

THÀNH PHẦN SỐ NGƯỜI

Lớp thứ nhất - huyện Phong Điền

29-30/8 Ban quản lý tiền DVMTR cộng đồng, cán bộ UBND xã, cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Phong Điền

34

Lớp thứ hai - huyện Phú Lộc

31/8-1/9 Ban quản lý tiền DVMTR cộng đồng, cán bộ UBND xã, cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Phú Lộc

24

Lớp thứ ba - huyện Nam Đông

7-8/9 Ban quản lý tiền DVMTR cộng đồng, cán bộ UBND xã, cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Nam Đông

38

Lớp thứ tư - huyện Nam Đông

10-11/9 Ban quản lý tiền DVMTR cộng đồng, cán bộ UBND huyện Nam Đông, cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Nam Đông

41

Lớp thứ năm - huyện Nam Đông

12-13/9 Nhóm hộ, cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Nam Đông, cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

32

Theo kết quả phiếu đánh giá đầu khóa và cuối khóa tập huấn, đặc điểm của các

học viên tham gia tập huấn như sau:

• Có 55,24% người dân tộc Kinh và 44,76% người dân tộc thiểu số;

• Có 38,1% số người từ 40 đến 49 tuổi, 32,54% số người tuổi từ 30 đến 39

tuổi, 21,43% số người từ 50 đến 59 tuổi, 7,94% số người từ 20 đến 29 tuổi.

• Có 60,14% số người chỉ học đến hết cấp 1, 38,46% số người tốt nghiệp trên

cấp 3, 1,4% số người học đến hết cấp 2.

Về các khóa tập huấn nội dung có liên quan đến quản lý và sử dụng tiền DVMTR

đã tham gia, nhóm tư vấn đưa ra 3 chủ đề chính: i) Các kiến thức chung về tài

chính/tiền; ii) Lập kế hoạch sử dụng tiền; iii) Ghi chép sổ sách quản lý tiền. Kết

quả khảo sát cho thấy, tỷ lệ số người đã tham gia tập huấn trong khoảng từ

47,10% đến 58,27%, cụ thể:

BẢNG 3: CÁC NỘI DUNG TẬP HUẤN TƯƠNG TỰ ĐÃ THAM GIA TRONG 3 NĂM TRỞ LẠI ĐÂY

TT NỘI DUNG TẬP HUẤN TỶ LỆ SỐ NGƯỜI (%)

ĐÃ THAM GIA TẬP HUẤN

CHƯA THAM GIA TẬP HUẤN

1 Các kiến thức chung về tài chính/tiền

50,35 49,65

2 Lập kế hoạch sử dụng tiền 58,27 41,73

3 Ghi chép sổ sách quản lý tiền 47,10 52,90

Page 10: BÁO CÁO KẾT THÚC

USAID.GOV BÁO CÁO KẾT THÚC | 6

Nguồn: Phiếu đánh giá đầu khóa tập huấn

2.2.2. TÁC ĐỘNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CỦA CỘNG ĐỒNG SAU TẬP HUẤN

Để đo lường sự thay đổi kiến thức và kỹ năng về quản lý và sử dụng tiền DVMTR

của các học viên tham gia tập huấn, nhóm tư vấn sử dụng 2 phương pháp đánh

giá chính: i) Học viên tự đánh giá kiến thức và kỹ năng của mình vào thời điểm

trước khi tham gia tập huấn và kết thúc khóa tập huấn1; ii) Thực hiện bài kiểm

tra trắc nghiệm trước và sau khóa tập huấn. Kết quả tự đánh giá kiến thức và kỹ

năng trước và sau khóa tập huấn được thể hiện ở bảng sau:

Thang điểm đánh giá từ 1 đến 5, trong đó:

• Không có kiến thức;

• Hiểu biết hạn chế;

• Hiểu biết cơ bản nhưng không thể áp dụng một cách hiệu quả;

• Hiểu rõ/đầy đủ nhưng khi áp dụng vẫn còn gặp khó khăn;

BẢNG 4: TỰ ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG TRƯỚC VÀ SAU KHÓA TẬP HUẤN

NGUỒN: PHIẾU ĐÁNH GIÁ TRƯỚC VÀ SAU KHÓA TẬP HUẤN

KIẾN THỨC/KỸ

NĂNG

TỰ ĐÁNH GIÁ TRƯỚC TẬP HUẤN TỰ ĐÁNH GIÁ SAU TẬP HUẤN

1 2 3 4 5 1 2 3 4 5

Kỹ năng lập kế hoạch, viết báo cáo

23,78

27,27

15,38

16,08

17,48

1,39

9,03 7,64

21,53

60,42

Vai trò của tài chính trong phát triển sinh kế và phát triển cộng đồng

19,57

18,84

28,26

18,12

15,22

1,40

9,09 9,79

22,38

57,34

Kỹ năng tổ chức các cuộc họp

13,38

18,31

30,28

18,31

19,72

4,17

2,78

12,50

27,08

53,47

Kỹ năng quản lý tài chính và sổ sách kế toán

16,31

21,99

21,28

25,53

14,89

2,10

5,59 5,59

18,18

68,53

Kỹ năng ra quyết định và đàm phán; và Lồng ghép giới

19,85

16,91

25,74

23,53

13,97

1,39

6,25 9,72

25,69

56,94

Page 11: BÁO CÁO KẾT THÚC

7 | BÁO CÁO KẾT THÚC USAID.GOV

• Hiểu rõ/đầy đủ và có khả năng áp dụng một cách hiệu quả

Để xem xét sự thay đổi kiến thức và kỹ năng của học viên trước và sau khi tập

huấn, nhóm tư vấn xem xét tỷ lệ chênh lệch học viên tự đánh giá trước và sau

tập huấn ở mức 5 - "Hiểu rõ/đầy đủ và có khả năng áp dụng một cách hiệu quả".

Kết quả cho thấy, chênh lệch tỷ lệ % học viên tự đánh giá mức 5 từ 33,7% đến

53,64%, cụ thể như sau:

Nhóm tư vấn sử dụng cùng một bài kiểm tra trắc nghiệm với 5 câu hỏi cho

trước và sau khóa tập huấn. Kết quả như sau:

• Trước khóa tập huấn: có 21,28% số học viên không đạt yêu cầu (có từ 2

câu trả lời đúng trở xuống);

• Sau khóa tập huấn: không có học viên nào không đạt yêu cầu, tỷ lệ số học

viên trả lời đúng 4 và 5 câu hỏi tăng, trong đó chênh lệch tỷ lệ học viên trả

lời đúng 5 câu hỏi sau và trước khóa tập huấn là 20,27%.

BẢNG 5: TỰ ĐÁNH GIÁ HIỂU RÕ/ĐẦY ĐỦ VÀ CÓ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG MỘT CÁCH

HIỆU QUẢ

KIẾN THỨC/KỸ NĂNG

TỶ LỆ HỌC TIÊN TỰ ĐÁNH GIÁ (%)

TRƯỚC TẬP HUẤN

SAU TẬP HUẤN

CHÊNH LỆCH SAU VÀ TRƯỚC

Kỹ năng lập kế hoạch, viết báo cáo 17,48

60,42 42,93

Vai trò của tài chính trong phát triển sinh kế và phát triển cộng đồng

15,22

57,34 42,13

Kỹ năng tổ chức các cuộc họp 19,72

53,47 33,75

Kỹ năng quản lý tài chính và sổ sách kế toán 14,89

68,53 53,64

Kỹ năng ra quyết định và đàm phán; và Lồng ghép giới

13,97

56,94 42,97

Page 12: BÁO CÁO KẾT THÚC

USAID.GOV BÁO CÁO KẾT THÚC | 8

Kết quả kiểm tra trắc nghiệm cụ thể ở bảng sau:

Nguồn: Phiếu đánh giá trước và sau khóa tập huấn

2.3. HỌC HỎI KINH NGHIỆM CHI TRẢ DVMTR TỪ TỈNH THANH HÓA

2.3.1. BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHI TRẢ DVMTR TẠI TỈNH THANH HÓA

Dựa trên kết quả 5 khóa tập huấn được tổ chức, nhóm tư vấn đã lựa chọn 20

học viên tham gia chuyến tham quan chia sẻ kinh nghiệm quản lý và sử dụng

tiền DVMTR tại Thanh Hóa. Căn cứ để lựa chọn thành viên tham gia: i) Phân

bổ số người theo huyện tỷ lệ thuận với quy mô số xã có tham gia khóa tập

huấn; ii) Những thành viên có năng lực, nhiệt tình và có khả năng truyền

thông cho cộng đồng; iii) Đảm bảo tối đa số xã có thành viên tham gia; iv) Ưu

tiên cho những nhóm và cộng đồng có năng lực, có phân bổ tiền DVMTR cho

phát triển sinh kế. Ngoài ra, để chia sẻ các kinh nghiệm về chi trả DVMTR và

thúc đẩy thảo luận trong quá trình tham quan, nhóm đề xuất mời đại diện Chi

cục Kiểm lâm và Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế cùng

tham gia.

Đoàn tham quan đã họp thảo luận và rút ra một số bài học kinh nghiệm thu

được trong quá trình tham quan chia sẻ kinh nghiệm tại tỉnh Thanh Hóa, cụ

thể:

Bài học 1: Để quản lý và sử dụng hiệu quả tiền DVMTR cho vay phát triển

sinh kế, cần có sự đóng góp của cộng đồng vào nguồn Quỹ này.

Một trong những điểm lo ngại của cộng đồng tại tỉnh Thừa Thiên Huế là tiền

DVMTR không nhiều nên khó sử dụng cho vay vốn phát triển sinh kế, và cho

vay có thể khó khăn trong công tác thu hồi vốn. Tuy nhiên, với hình thức đóng

góp cổ phần của cộng đồng vào nguồn quỹ cho vay, đảm bảo tăng nguồn vốn

cho vay và cộng đồng có trách nhiệm hơn trong công tác hoàn trả (do đây là

nguồn vốn do cộng đồng đóng góp). Để thực hiện được phương pháp này đòi

hỏi cộng đồng cần thống nhất cao về quy chế quản lý và sử dụng quỹ vi mô.

BẢNG 6: KẾT QUẢ BÀI KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM TRƯỚC VÀ SAU KHÓA TẬP HUẤN

SỐ CÂU TRẢ LỜI ĐÙNG

TỶ LỆ HỌC VIÊN (%)

TRƯỚC TẬP HUẤN SAU TẬP HUẤN

0 câu/5 câu 2,13 -

1 câu/5 câu 8,51 -

2 câu/5 câu 10,64 -

3 câu/5 câu 24,11 24,31

4 câu/5 câu 27,66 28,47

5 câu/5 câu 26,95 47,22

Page 13: BÁO CÁO KẾT THÚC

9 | BÁO CÁO KẾT THÚC USAID.GOV

Bài học 2: Tiền DVMTR do cộng đồng họp lập kế hoạch, quản lý sử dụng và

giám sát kiểm tra.

Nhằm đảm bảo tính dân chủ, công khai và minh bạch trong quản lý và sử

dụng tiền DVMTR, cộng đồng cần tham gia vào quá trình lập kế hoạch, quản

lý sử dụng và giám sát kiểm tra. Kết quả sử dụng tiền DVMTR cần được báo

cáo trước cộng đồng, các khoản chi từ tiền DVMTR cần đảm bảo có các chứng

từ hợp lý, hợp lệ kèm theo.

Bài học 3: Các hoạt động sử dụng tiền DVMTR cần hướng tới mục tiêu bảo vệ

phát triển rừng và cải thiện sinh kế.

Các hoạt động sử dụng tiền DVMTR cần hướng tới mục tiêu bảo vệ và phát

triển rừng và cải thiện sinh kế. Nếu đạt được mục tiêu này, việc sử dụng tiền

DVMTR hoàn toàn tuân thủ theo các quy định của Chính phủ. Một trong những

điểm quan tâm của các thành viên tham gia đoàn tham quan của tỉnh Thừa

Thiên Huế là một số khoản chi tiêu cho lợi ích chung của cộng đồng từ tiền

DVMTR đã được thực hiện nhưng rất khó để thanh toán. Cụ thể đối với khoản

chi đầu tư cơ sở hạ tầng có hướng tới mục tiêu bảo vệ phát triển rừng và cải

thiện sinh kế như mua bóng đèn thắp sáng cho đoạn đường của khu dân cư,

khoản chi này hiện chưa được thanh toán tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên,

với kinh nghiệm từ tỉnh Thanh Hóa thì hạng mục chi này hoàn toàn có thể

thực hiện được nếu đảm bảo có hướng tới mục tiêu bảo vệ và phát triển rừng.

Đây là bài học kinh nghiệm quan trọng để các cộng đồng trao đổi thảo luận lại

với Quỹ BV&PTR tỉnh Thừa Thiên Huế về các quy định sử dụng tiền DVMTR.

Bài học 4: Cần có các phương pháp quản lý sổ sách kế toán phù hợp tại các

vùng có tỷ lệ cộng đồng biết chữ thấp.

Một trong những phương pháp quản lý sổ sách kế toán tại vùng có tỷ lệ cộng

đồng biết chữ thấp được thực hiện tại tỉnh Thanh Hóa dựa trên con dấu để

tính toán số tiền đã nộp, thùng sắt 3 khóa để đảm bảo số tiền được quản lý

chặt chẽ và không phải ghi chép nhiều. Đây là cách thức để quản lý vốn tài

chính vi mô tại vùng có tỷ lệ cộng đồng biết chữ thấp.

Bài học 5: Thực hiện chi trả cho người đại diện cộng đồng là một phương

pháp chi trả hiệu quả cho cộng đồng.

Tại các vùng sâu vùng xa, nếu áp dụng chi trả theo các quy định hiện hành

của Chính phủ sẽ phát sinh nhiều chi phí, thủ tục và thời gian thực hiện chi

trả. Việc cộng đồng lựa chọn người đại diện, có cam kết trong toàn bộ cộng

đồng, việc quản lý và sử dụng tiền DVMTR được thực hiện dựa trên sự thống

nhất của toàn bộ cộng đồng là một phương án chi trả, quản lý và sử dụng tiền

DVMTR hiệu quả. Phương án này hoàn toàn có thể áp dụng tại tỉnh Thừa Thiên

Huế.

2.3.2. KẾ HOẠCH ÁP DỤNG CÁC BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ TỈNH THANH HÓA

Đoàn tham quan đã có cuộc thảo luận và thống nhất việc áp dụng các bài học

kinh nghiệm tại tỉnh Thanh Hóa vào quá trình quản lý và sử dụng tiền DVMTR

tại tỉnh Thừa Thiên Huế như sau:

Page 14: BÁO CÁO KẾT THÚC

USAID.GOV BÁO CÁO KẾT THÚC | 10

2.4. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TẬP HUẤN CỦA HỌC VIÊN

2.4.1. ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC TẬP HUẤN CỦA HỌC VIÊN

Để đánh giá kết quả tư vấn của học viên, nhóm tư vấn sử dụng 3 chỉ số đánh

giá là: i) Đánh giá về nội dung tập huấn; ii) Đánh giá mức độ đáp ứng mong

đợi; iii) Đánh giá mức độ hài lòng về khóa tập huấn. Kết quả cụ thể như sau:

• Có 70,83% học viên đánh giá nội dung tập huấn "Rất cần thiết", 29,17%

học viên đánh giá "Cần thiết";

• Có 30,56% học viên đánh giá khóa tập huấn đáp ứng trên mức mong đợi,

67,36% số học viên đánh giá đáp ứng mong đợi, chỉ có 2,08% số học viên

đánh giá đáp ứng mong đợi một phần.

Để đánh giá mức độ hài lòng của học viên về khóa tập huấn, nhóm tư vấn sử

dụng 3 nhóm nội dung đánh giá là: i) Về giảng viên; ii) Về tài liệu tập huấn; iii)

Về tổ chức tập huấn. Kết quả đánh giá phần lớn từ 3 điểm trở lên (hài lòng ở

mức khá đến hoàn toàn hài lòng), cụ thể ở bảng sau:

BÀI HỌC KINH NGHIỆM ÁP DỤNG TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Bài học 1: Để quản lý và sử dụng có hiệu quả tiền DVMTR cho vay phát triển sinh kế, cần có sự đóng góp của cộng đồng vào nguồn Quỹ này

Họp cộng đồng để thảo luận về việc đóng góp của cộng đồng hình thành quỹ tài chính vi mô thực hiện cho vay quay vòng.

Xem xét trích một phần vốn từ tiền DVMTR giao đoàn thể trong thôn (thanh niên, phụ nữ...) quản lý cho vay vốn, trong đó có quy định đóng góp của các thành viên tham gia vào nguồn quỹ này.

Bài học 2: Tiền DVMTR do cộng đồng họp lập kế hoạch, quản lý sử dụng và giám sát kiểm tra

Cộng đồng họp lập kế hoạch sử dụng tiền DVMTR ngay sau khi có thông tin về số tiền DVMTR nhận được trong năm.

Báo cáo kết quả sử dụng tiền DVMTR cần được báo cáo trước cộng đồng định kỳ hàng quý.

Bài học 3: Các hoạt động sử dụng tiền DVMTR cần hướng tới mục tiêu bảo vệ phát triển rừng và cải thiện sinh kế

Thảo luận với Quỹ BV&PTR để thuyết phục các khoản chi đúng mục đích hướng tới mục tiêu bảo vệ phát triển rừng và cải thiện sinh kế, như đối với khoản chi lắp bóng điện thắp sáng...

Quá trình lập kế hoạch đảm bảo các hoạt động đề xuất sử dụng tiền DVMTR cần hướng tới mục tiêu bảo vệ phát triển rừng và cải thiện sinh kế.

Bài học 4: Cần có các phương pháp quản lý sổ sách kế toán phù hợp tại các vùng có tỷ lệ cộng đồng biết chữ thấp

Xem xét ứng dụng đối với các cộng đồng vùng sâu vùng xa như tại huyện Nam Đông, A Lưới.

Bài học 5: Thực hiện chi trả cho người đại diện cộng đồng là một phương pháp chi trả hiệu quả cho cộng đồng

Xem xét đề xuất Quỹ BV&PTR áp dụng tại những địa phương có số lượng hộ gia đình nhận tiền DVMTR cao nhưng số tiền thấp, nhằm đảm bảo hiệu quả trong công tác chi trả của Quỹ BV&PTR và sử dụng tiền DVMTR của cộng đồng.

Page 15: BÁO CÁO KẾT THÚC

11 | BÁO CÁO KẾT THÚC USAID.GOV

BẢNG 7: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA HỌC VIÊN VỀ KHÓA TẬP HUẤN

Nguồn: Phiếu đánh giá sau khóa tập huấn

2.4.2. ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC THAM QUAN CHIA SẺ KINH NGHIỆM

Tư vấn đã sử dụng 5 chỉ số để đánh giá hiệu quả của chuyến tham quan chia sẻ

kinh nghiệm tại tỉnh Thanh Hóa gồm: i) Địa điểm và nội dung tham quan; ii)

Chương trình tham quan; iii) Thời gian và thời điểm thực hiện tham quan; iv)

Công tác tổ chức chuyến tham quan; v) Khả năng áp dụng các bài học kinh

nghiệm thu được vào thực tế tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Thang điểm đánh giá mức

độ hiệu quả và phù hợp từ 1 đến 5 điểm, trong đó 1 điểm là thấp nhất và 5 điểm

là cao nhất - tương ứng Rất kém (1), Kém (2), Trung bình (3), Tốt (4), Rất tốt

(5).

Việc đánh giá được thực hiện cụ thể đối với từng thành viên tham gia chuyến

tham quan. Kết quả đánh giá cho thấy, 100% số thành viên tham gia chuyến

tham quan chia sẻ kinh nghiệm đều đánh giá mức điểm 4 và 5 (Tốt và Rất tốt).

Kết quả cụ thể được thể hiện ở bảng sau:

NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ

TỶ LỆ HỌC VIÊN ĐÁNH GIÁ (%)

1 2 3 4 5

Kiến thức và kinh nghiệm của giảng viên

-

12,50

7,64 79,86

Kỹ năng trình bày của giảng viên -

3,47

6,25 90,28

Khả năng trả lời các câu hỏi thắc mắc của giảng viên

-

4,17

9,03 86,81

Tài liệu tập huấn -

4,17

8,33 87,50

Địa điểm tập huấn 0,69

12,50

10,42 76,39

Công tác tổ chức và hậu cần -

2,78

15,97 81,25

Page 16: BÁO CÁO KẾT THÚC

USAID.GOV BÁO CÁO KẾT THÚC | 12

Nguồn: đánh giá của học viên sau chuyến tham quan

PHẦN 3: TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN

3.1. THAY ĐỔI CƠ CHẾ QUẢN LÝ THEO HƯỚNG HIỆU QUẢ HƠN

BQL cộng đồng/nhóm hộ xây dựng quy chế quản lý và sử dụng tiền DVMTR

dựa trên hướng dẫn của nhóm tư vấn. Một trong những vấn đề hiện nay của

cộng đồng trong quản lý và sử dụng tiền

Một trong những tác động rõ nét nhất của hoạt động tư vấn đối với cộng đồng

sau khóa tập huấn được thể hiện thông qua quyết định của toàn thể các BQL

tiền DVMTR cộng đồng và nhóm hộ đều dành một khoản tiền DVMTR để thực

hiện các hoạt động cho vay phát triển sinh kế. Đây là một tác động thay đổi

nhận thức của cộng đồng, khi các BQL chưa nhận thức được tầm quan trọng

và phương pháp thực hiện sử dụng tiền DVMTR cho vay vốn phát triển sinh

kế.

Hộp 1: Sử dụng một phần tiền DVMTR để cho vay vốn phát triển sinh

kế

Trước khóa tập huấn, có khoảng 10 cộng đồng/nhóm hộ đã sử dụng một phần

tiền DVMTR để cho vay vốn phát triển sinh kế. Tuy nhiên, sau khóa tập huấn,

100% số đại diện cộng đồng/nhóm hộ thống nhất sử dụng một phần tiền

DVMTR để cho vay vốn phát triển sinh kế.

Cụ thể, tại huyện Nam Đông, tại khóa tập huấn thứ 5, với sự tham gia của đại

diện 24 nhóm hộ, đã thống nhất sử dụng 69 triệu đồng để cho vay vốn phát

triển sinh kế, tương ứng với 19,6% số tiền DVMTR được nhận trong năm. Điển

hình có nhóm 2 thôn Xuân Phú, xã Hương Phú đã thống nhất sử dụng 4,5 triệu

đồng - tương ứng 64% số tiền nhận được cho vay vốn phát triển sinh kế.

BẢNG 8: KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CHUYẾN THAM QUAN

NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ TỶ LỆ ĐÁNH GIÁ (%)

1 2 3 4 5

Địa điểm và nội dung tham quan 100

Chương trình tham quan 5 95

Thời gian và thời điểm thực hiện tham quan

10 90

Công tác tổ chức chuyến tham quan 5 95

Khả năng áp dụng các bài học kinh nghiệm thu được vào thực tế tại tỉnh Thừa Thiên Huế

10 90

Page 17: BÁO CÁO KẾT THÚC

13 | BÁO CÁO KẾT THÚC USAID.GOV

Tại thôn Tân Mỹ, xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền đã thống nhất sử dụng 45

triệu đồng tiền DVMTR cho vay vốn phát triển sinh kế, trong đó 21 triệu đã cho

7 hộ vay.

Nguồn: kế hoạch của các BQL cộng đồng/nhóm hộ được xây dựng trong khóa

tập huấn.

Đồng thời, các BQL cộng đồng/nhóm hộ cũng đã thống nhất xem xét sử dụng

một phần tiền DVMTR lập quỹ dự phòng để sử dụng cho các trường hợp phòng

cháy chữa cháy rừng. Đây là một kinh nghiệm được đoàn tham quan học tập tại

Thanh Hóa, nơi mà một số cộng đồng đã trích tiền DVMTR lập quỹ phòng cháy

chữa cháy rừng. Điều này đảm bảo cộng đồng có nguồn kinh phí để sử dụng

cho những trường hợp đột xuất xãy ra.

3.2. HỆ THỐNG SỔ SÁCH KẾ TOÁN VÀ CHỨNG TỪ CHẶT CHẼ VÀ MINH BẠCH

Hệ thống các sổ kế toán và chứng từ quản lý tài chính đã được nhóm tư vấn

cung cấp trong khóa tập huấn, có khả thi trong áp dụng vào thực tế của BQL

cộng đồng/nhóm hộ. Các vấn đề liên quan đến quản lý tài chính của BQL cộng

đồng/nhóm hộ đã được nhóm tư vấn phân tích và hướng dẫn điều chỉnh kịp

thời, như giảm lượng tiền tồn quỹ tại BQL cộng đồng.

Nhóm tư vấn cũng đã hỗ trợ các BQL cộng đồng/nhóm hộ trong hoàn thiện các

chứng từ theo đúng quy định. Một trong những vướng mắc của cộng đồng là

không biết phải hoàn thiện chứng từ mua sắm tại địa phương, nơi không có hóa

đơn theo quy định. Nhóm tư vấn đã hướng dẫn cụ thể trong việc hoàn thiện các

chứng từ đảm bảo tuân thủ tính hợp lý và hợp lệ. Cụ thể, đối với việc mua sắm

hàng hóa tại địa phương, nơi không đăng ký kinh doanh, chứng từ mua sắm có

thể chấp nhận bao gồm giấy biên nhận tiền, bảng kê các hàng hóa được mua

sắm, và chứng minh thư photo của người bán hàng. Hướng dẫn này đã góp

phần gỡ rối cho cộng đồng trong việc mua sắm các vật tư từ tiền DVMTR bấy

lâu nay của cộng đồng.

3.3. NĂNG LỰC LẬP KẾ HOẠCH ĐƯỢC CẢI THIỆN

Đại diện cộng đồng/nhóm hộ đã áp dụng được phương pháp lập kế hoạch sử

dụng tiền DVMTR có sự tham gia. Một trong những khó khăn của cộng đồng

hiện nay là phương pháp lập kế hoạch sử dụng tiền DVMTR, khi mà phần lớn

các cộng đồng đều cho rằng "việc lập kế hoạch sử dụng tiền DVMTR đều cần có

sự hỗ trợ của cán bộ kiểm lâm". Tại khóa tập huấn, các học viên tham gia đã

lập kế hoạch sử dụng tiền DVMTR năm 2018 dựa trên thông báo của Quỹ bảo

vệ và phát triển rừng tỉnh.

Các hoạt động được đề xuất trong kế hoạch sử dụng tiền của cộng đồng đã phù

hợp hơn với các quy định của Chính phủ. Trước đây, ngoài các hoạt động có liên

quan trực tiếp đến công tác bảo vệ và phát triển rừng, các hoạt động khác được

đề xuất được giải trình theo hướng phù hợp với nhu cầu của cộng đồng. Sau

khóa tập huấn, cộng đồng hiểu được các hoạt động được đề xuất cần hướng tới

mục tiêu bảo vệ phát triển rừng và cải thiện sinh kế.

Page 18: BÁO CÁO KẾT THÚC

USAID.GOV BÁO CÁO KẾT THÚC | 14

3.4. KẾ THỪA VÀ ÁP DỤNG CÁC KINH NGHIỆM

Chi trả tiền cho chủ rừng hộ gia đình qua người đại diện cộng đồng là một

phương pháp chi trả có hiệu quả cao. Đây là một kinh nghiệm Thừa Thiên Huế

có thể áp dụng, mặc dù số chủ rừng là hộ gia đình được chi trả tiền DVMTR

không nhiều.

Một trong những kinh nghiệm tại tỉnh Thanh Hóa thực hiện tốt là việc giao

khoán bảo vệ rừng của các khu bảo tồn và Ban quản lý rừng phòng hộ cho

cộng đồng, điều này nhằm đảm bảo hiệu quả quản lý rừng và tăng thu nhập

cho cộng đồng. Đây là nội dung cần được tỉnh Thừa Thiên Huế áp dụng, khi

diện tích giao khoán cho cộng đồng chưa nhiều, và đây là một trong những đề

xuất của cộng đồng sống gần các khu vực rừng có chi trả tiền DVMTR của các

chủ rừng là tổ chức nhà nước.

3.5. TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG VÀ BÌNH ĐẲNG GIỚI

Cộng đồng đã có những thay đổi về nhận thức về giới và cam kết áp dụng

trong quá trình quản lý và sử dụng tiền DVMTR tại cộng đồng. Một số nội dung

đã được thống nhất với cộng đồng bao gồm: i) Tăng cường sự tham gia của

phụ nữ tham gia họp lập kế hoạch sử dụng tiền DVMTR hàng năm; ii) Khuyến

khích sự tham gia của phụ nữ trong BQL tiền DVMTR cộng đồng/nhóm hộ; iii)

Đảm bảo tiếng quyền của phụ nữ trong quá trình quản lý và sử dụng tiền

DVMTR ở hộ gia đình.

Page 19: BÁO CÁO KẾT THÚC

15 | BÁO CÁO KẾT THÚC USAID.GOV

PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT/KHUYẾN NGHỊ

4.1. KẾT LUẬN

Hỗ trợ kỹ thuật của dự án đã đạt được mục tiêu nâng cao năng lực cho đại diện

các Ban quản lý cộng đồng và Trưởng các nhóm hộ nhằm quản lý và sử dụng

có hiệu quả nguồn tiền chi trả DVMTR, bao gồm: i) Kỹ năng lập kế hoạch, viết

báo cáo; ii) Quản lý tài chính; iii) Kỹ năng tổ chức các cuộc họp; iv) Kỹ năng

quản lý tài chính và sổ sách kế toán; v) Kỹ năng ra quyết định và đàm phán;

và Lồng ghép giới.

Các kiến thức và kỹ năng của cộng đồng thu được từ các khóa tập huấn và

chuyến tham quan chia sẻ kinh nghiệm tại Thanh Hóa hoàn toàn phù hợp để áp

dụng trong thực tế quản lý và sử dụng tiền DVMTR sau này. Các BQL cộng

đồng/nhóm hộ đã thống nhất các phương pháp lập kế hoạch sử dụng tiền hàng

năm theo hướng dẫn, trích một phần tiền DVMTR để sử dụng cho vay vốn phát

triển sinh kế, sử dụng hệ thống sổ sách kế toán và chứng từ quản lý tài chính,

báo cáo kết quả quản lý và sử dụng tiền DVMTR cho các bên liên quan.

Phương pháp tiếp cận nâng cao năng lực, nhóm đối tượng và địa điểm tổ chức

tập huấn phù hợp với mục tiêu gói tư vấn và nhu cầu của cộng đồng khi được

hỗ trợ kỹ thuật. Kết thúc khóa tập huấn, đại diện các BQL cộng đồng/nhóm hộ

đã xây dựng kế hoạch áp dụng các kiến thức và kỹ năng được cung cấp trong

khóa vào thực tế hoạt động sau này, nhằm đảm bảo sử dụng tiền DVMTR hiệu

quả và đúng quy định.

Quá trình thực hiện tư vấn đã có sự tham gia phối hợp giữa các bên có liên

quan, bao gồm SNV, BQLDA tỉnh, Chi cục Kiểm lâm, Quỹ bảo vệ và phát triển

rừng tỉnh Thừa Thiên Huế. Sự phối hợp được thể hiện thông qua các cuộc trao

đổi thông tin, tổ chức và tham gia thực hiện các hoạt động tư vấn, bao gồm

khảo sát nhu cầu, tập huấn và tham quan chia sẻ kinh nghiệm tại tỉnh khác. Sự

phối hợp nhằm đảm bảo hiệu quả cao nhất của gói tư vấn.

Thời gian thực hiện nhiệm vụ tư vấn có kéo dài hơn so với kế hoạch dự kiến là

1 tháng. Lý do dẫn đến sự kéo dài về thời gian nhằm đảm bảo tuân thủ các quy

định về thủ tục hành chính của tỉnh Thừa Thiên Huế. Cụ thể, bộ công cụ tập

huấn phải được đệ trình đến BQLDA tỉnh, sau đó cần phải có sự chấp thuận của

UBND tỉnh để tổ chức các khóa tập huấn cho cộng đồng. Khoảng thời gian để

hoàn thành các thủ tục cho phép của UBND tỉnh tính từ thời điểm đệ trình các

tài liệu tập huấn là 1 tháng (30 ngày). Điều này có phần ảnh hưởng đến thời

điểm tổ chức các khóa tập huấn lùi lại so với kế hoạch ban đầu.

4.2. ĐỀ XUẤT VÀ KHUYẾN NGHỊ

Nhóm tư vấn nhận thấy rằng, việc cấp phép của UBND tỉnh cho từng hoạt động

cụ thể của gói tư vấn theo một khung thời gian nhất định (30 ngày kể từ ngày

trình chính thức) sẽ ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án. Sẽ phù hợp hơn

nếu thời gian phê duyệt hoạt động dự án được rút ngắn, nhằm đảm bảo các

hoạt động của dự án và các gói tư vấn được triển khai thực hiện đạt mục tiêu

và theo đúng kế hoạch đề xuất.

Page 20: BÁO CÁO KẾT THÚC

USAID.GOV BÁO CÁO KẾT THÚC | 16

Sẽ rất hiệu quả đối với cộng đồng nếu các hoạt động của gói tư vấn được tiếp tục

triển khai tại huyện A Lưới, do tại đây có số lượng cộng đồng/nhóm hộ và số tiền

DVMTR nhận được hàng năm cao. Theo báo cáo của Quỹ bảo vệ và phát triển rừng

tỉnh Thừa Thiên Huế, tổng số tiền DVMTR của chủ rừng là cộng đồng/nhóm hộ/hộ

gia đình nhận được tại huyện A Lưới năm 2017 là 4.122.073.200 đồng, chiếm

59,9% số tiền DVMTR của chủ rừng là cộng đồng/nhóm hộ/hộ gia đình trên toàn

tỉnh. Nếu xét về số lượng cộng đồng/nhóm hộ nhận được tiền DVMTR năm 2017,

huyện A Lưới có 27 cộng đồng - tương ứng 36,5% số lượng cộng đồng trong toàn

tỉnh; huyện có 170 nhóm hộ - tương ứng 84,2% số lượng nhóm hộ trong toàn

tỉnh. Ngoài ra, năng lực quản lý và sử dụng PFES của cộng đồng tại huyện A Lưới

cần được cải thiện do đa số cộng đồng ở vùng sâu vùng xa và là người dân tộc

thiểu số.

Các kiến thức và kỹ năng quản lý tiền DVMTR đã được tập huấn cho đại diện các

cộng đồng và nhóm hộ, cộng đồng đã cam kết có những thay đổi về quản lý và

sử dụng tiền DVMTR trong thời gian tới. Nhóm tư vấn nhận thấy rằng, cần có sự

tham gia của các bên có liên quan như Chi cục Kiểm lâm, Quỹ bảo vệ và phát

triển rừng tỉnh để giám sát và hỗ trợ các cộng đồng tổ chức thực hiện theo các

hướng dẫn.

Cần có một nhóm nông dân nồng cốt tham gia vào quá trình giám sát và hỗ trợ

kỹ thuật cho các cộng đồng/nhóm hộ thực hiện quản lý và sử dụng tiền DVMTR.

Nhóm cộng đồng nồng cốt sẽ được trang bị các kiến thức và kỹ năng nâng cao

về lập kế hoạch, quản lý tài chính theo dõi giám sát, kỹ năng thúc đẩy, thuyết

trình, làm việc nhóm... Sẽ phù hợp cao nếu sử dụng nhóm 20 đại diện cộng đồng

đã được lựa chọn tham gia vào chuyến tham quan chia sẻ kinh nghiệm tại tỉnh

Thanh Hóa làm nhóm nông dân nồng cốt.

Các hỗ trợ nâng cao năng lực cho Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp xã tại tỉnh

Thừa Thiên Huế nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức này. Theo báo

cáo tình hình triển khai thực hiện thành lập Quỹ bảo vệ và phát triển rừng của

Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế, tính đến tháng 3/2018, toàn tỉnh đã thành

lập Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp xã tại 30 xã, phường. Đồng thời, Chi cục

Kiểm lâm đang tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tiếp tục chỉ

đạo việc nhân rộng Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp xã. Quỹ bảo vệ và phát

triển rừng cấp xã đã có hiệu quả nhất định trong vận động các chủ rừng tại địa

phương tham gia đóng góp kinh phí, tổ chức lập và thực hiện kế hoạch quản lý

bảo vệ và phát triển rừng hàng năm. Bên cạnh đó, một số khó khăn/điểm yếu

của Quỹ cấp xã hiện nay là: i) Hiệu quả việc thành lập Quỹ còn hạn chế; ii) Chưa

xây dựng quy chế hoạt động và kế hoạch thu chi; iii) Hầu hết các đơn vị còn lúng

túng trong quản lý các chứng từ chi tiêu.. Vì vậy, các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật

nâng cao năng lực quản lý và sử dụng Quỹ cấp xã tại tỉnh Thừa Thiên Huế là hoạt

động cần thiết.

Page 21: BÁO CÁO KẾT THÚC

17 | BÁO CÁO KẾT THÚC USAID.GOV

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH HỌC VIÊN THAM GIA TẬP HUẤN

Lớp tập huấn tại huyện Phong Điền

Page 22: BÁO CÁO KẾT THÚC

USAID.GOV BÁO CÁO KẾT THÚC | 18

Page 23: BÁO CÁO KẾT THÚC

19 | BÁO CÁO KẾT THÚC USAID.GOV

Lớp tập huấn tại huyện Phú Lộc

Page 24: BÁO CÁO KẾT THÚC

USAID.GOV BÁO CÁO KẾT THÚC | 20

Lớp tập huấn tại huyện Nam Đông

Page 25: BÁO CÁO KẾT THÚC

21 | BÁO CÁO KẾT THÚC USAID.GOV

Page 26: BÁO CÁO KẾT THÚC

USAID.GOV BÁO CÁO KẾT THÚC | 22

Page 27: BÁO CÁO KẾT THÚC

23 | BÁO CÁO KẾT THÚC USAID.GOV

Page 28: BÁO CÁO KẾT THÚC

USAID.GOV BÁO CÁO KẾT THÚC | 24

Page 29: BÁO CÁO KẾT THÚC

25 | BÁO CÁO KẾT THÚC USAID.GOV

Page 30: BÁO CÁO KẾT THÚC

USAID.GOV BÁO CÁO KẾT THÚC | 26

Page 31: BÁO CÁO KẾT THÚC

27 | BÁO CÁO KẾT THÚC USAID.GOV

PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH ĐOÀN THAM QUAN CHIA SẺ KINH NGHIỆM

TT HỌ VÀ TÊN GIỚI TÍNH ĐỊA CHỈ ĐIỆN THOẠI

HUYỆN PHONG ĐIỀN

1 Đỗ Đình Khang Nam BQL cộng đồng thôn Tân Mỹ, Phong Mỹ

0935299121

2 Hồ Thị Mỹ Nữ BQL cộng đồng thôn Phước Thọ, Phong Mỹ

01234925501

3 Nguyễn Văn Dũng Nam BQL cộng đồng thôn Công Thành, Phong Sơn

0905009465

4 Lê Văn Lục Nam BQL thôn Hạ Long, Phong Mỹ

01254594426

5 Lê Văn Hoàng Nam BQL thôn Tân Lập, xã Phong Xuân

0983502094

6 Đào Hưng Nam BQL thôn Vinh Phú, xã Phong Xuân

0905710190

HUYỆN PHÚ LỘC

1 Trần Tuất Nam BQL cộng đồng Thủy Dương, xã Lộc Tiến

0935866745

2 Trần Văn Mua Nam BQL cộng đồng Thủy Yên Thượng, xã Lộc Thủy

01202667864

3 Nguyễn Chi Nam Cộng đồng Lam Đông, xã Lộc Hòa

01639848835

4 Huỳnh Mạnh Đăng Nam BQL cộng đồng thôn Thủy Cam, xã Lộc Thủy

0935214059

HUYỆN PHONG ĐIỀN

1 Trần Văn Minh Nam BQL cộng đồng thôn Ka Dăng, xã Hương Sơn

01698501506

2 Nguyễn Lai Nam BQL cộng đồng thôn Phú Ninh, xã Hương Giang

0989002853

3 Ra Pát Rìa Nam BQL cộng đồng thôn A Mứt, xã Hương Sơn

01675489172

4 Nguyễn Hồng Nghiêm Nam BQL cộng đồng thôn 2, xã Hương Hữu

0977844307

5 Phạm Văn Pên Nam BQL cộng đồng thôn 4, xã Thượng Quảng

0965309971

Page 32: BÁO CÁO KẾT THÚC

USAID.GOV BÁO CÁO KẾT THÚC | 28

6 Hồ Đức Kiến Nam BQL cộng đồng thôn A Tin, xã Thượng Nhật

01677850276

7 Ngọc Thị Đào Nữ BQL cộng đồng thôn 5, xã Thượng Long

01295052210

8 Trần Văn Biên Nam BQL cộng đồng thôn Dỗi, xã Thượng Lộ

01227417727

9 La Hữu Viên Nam Nhóm cộng đồng tại thôn 6, xã Thượng Quảng

0948558950

10 Hồ Văn Chiu Nam Nhóm cộng đồng tại thôn Mụ Năm, xã Thượng Lộ

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

1 Ngô Văn Minh Nam Hạt Kiểm lâm huyện Nam Đông

2 Trương Đình Thuận Nam Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế

Page 33: BÁO CÁO KẾT THÚC

29 | BÁO CÁO KẾT THÚC USAID.GOV

PHỤ LỤC 3: CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN

CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC SỬ DỤNG

HIỆU QUẢ TIỀN DVMTR TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

THỜI GIAN NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGƯỜI CHỊU TRÁCH NHIỆM

NGÀY THỨ NHẤT

7h30 – 9h30 Giới thiệu làm quen, mục tiêu, chương trình và nội quy khóa tập huấn.

Đánh giá đầu khóa tập huấn.

Giới thiệu về mục đích của tiền DVMTR và các quy định có liên quan

Vai trò của nguồn lực tài chính trong phát triển sinh kế và phát triển cộng đồng.

Thảo luận nhóm về SWOT trong quản lý và sử dụng tiền DVMTR hiện nay.

Trình bày kết quả thảo luận

Phiếu đánh giá

Thuyết trình

Thảo luận nhóm

Học viên

9h30 – 9h45 Nghỉ giải lao

9h45 – 11h30 Giới thiệu về Quy chế quản lý và sử dụng tiền DVMTR tại thôn bản.

Hướng dẫn quy trình và phương pháp tổ chức họp thôn bản xây dựng Quy chế.

Thảo luận nhóm xây dựng Quy chế tiếp nhận, quản lý và sử dụng tiền DVMTR

Trình bày kết quả thảo luận nhóm

Thuyết trinh

Bài tập thực hành

Lớp tập huấn

11h30 – 13h45 Nghỉ trưa

13h45-15h30 Giới thiệu về mẫu biểu kế hoạch sử dụng tiền DVMTR của cộng đồng/nhóm hộ.

Quy trình và phương pháp lập kế hoạch sử dụng tiền DVMTR

Thảo luận lập kế hoạch sử dụng tiền DVMTR năm 2018

Thuyết trình

Bài tập thảo luận

Học viên

15h30-15h45 Nghỉ giải lao

15h45 – 17h00 Phương pháp và kỹ năng họp cộng đồng/nhóm hộ thông qua kế hoạch sử dụng tiền DVMTR.

Thực hành họp cộng đồng/nhóm hộ thông qua kế hoạch sử dụng tiền DVMTR

Thuyết trình

Làm mẫu

Bài tập thảo luận

Học viên và THV

Page 34: BÁO CÁO KẾT THÚC

USAID.GOV BÁO CÁO KẾT THÚC | 30

NGÀY THỨ HAI

7h30-9h30 Các mô hình Quỹ tài chính trong cộng đồng.

Phương pháp huy động vốn và sử dụng nguồn tiền DVMTR để cho vay vốn phát triển sinh kế.

Thảo luận nhóm về phương thức huy động nguồn lực tài chính tại cộng đồng

Các quy định cho vay vốn từ tiền DVMTR

Hoàn thành bộ hồ sơ vay vốn của hộ gia đình

Thuyết trình

Bài tập thảo luận nhóm

Học viên và THV

9h30 – 9h45 Nghỉ giải lao

9h30-11h30 Hệ thống sổ sách quản lý tiền DVMTR của cộng đồng/nhóm hộ

Thực hành viết sổ sách quản lý tiền DVMTR

Hệ thống chứng từ và cách quản lý chứng từ chi tiêu từ tiền DVMTR

Báo cáo tài chính tiền DVMTR và cách phân tích các thông tin trong báo cáo tài chính.

Thuyết trình

Bài tập thảo luận nhóm

Thực hành dựa trên các số liệu tiền DVMTR của cộng đồng/nhóm hộ

11h30 – 14h00 Nghỉ trưa

13h45-15h30 Giới và bình đẳng giới trong quản lý và sử dụng nguồn lực tài chính và ra quyết định của cộng đồng.

Thảo luận đánh giá hiện trạng nam và nữ tham gia vào quản lý và sử dụng tiền tại hộ gia đình

Thảo luận xây dựng mục tiêu và giải pháp đảm bảo bình đẳng giới trong quản lý và sử dụng tiền DVMTR tại hộ gia đình

Thuyết trình

Bài tập thảo luận nhóm

Học viên và THV

15h30-15h45 Nghỉ giải lao

15h45 – 17h00 Phương pháp truyền thông cho cộng đồng về mục đích và phương pháp quản lý và sử dụng tiền DVMTR

Thực hành truyền thông cho cộng đồng về tiền DVMTR

Thống nhất kế hoạch hỗ trợ thôn bản thực hiện quản lý và sử dụng tiền DVMTR trong thời gian tới.

Đánh giá cuối khóa tập huấn.

Tổng kết, bế mạc

Thực hành của từng đại diện nhóm dựa trên phương pháp nhóm lựa chọn

Bài tập chuẩn bị sẵn

Thuyết trình

Học viên và THV

Page 35: BÁO CÁO KẾT THÚC

31 | BÁO CÁO KẾT THÚC USAID.GOV

PHỤ LỤC 4: CHƯƠNG TRÌNH THAM QUAN CHIA SẺ KINH NGHIỆM

THỜI GIAN NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP/ PHƯƠNG TIỆN

ĐỊA ĐIỂM NGƯỜI CHỊU TRÁCH NHIỆM

NGÀY 26/9

6h00 - 16h00 Di chuyển từ thành phố Huế đi Thanh Hóa (đón thành viên tham gia tại trung tâm của từng huyện)

Di chuyển bằng oto

Ăn trưa trên đường đi (tại Hà Tĩnh)

Cả đoàn

Từ 17h00 - 18h00

Thảo luận toàn đoàn:

Thống nhất chương trình, nội dung chuyến chia sẻ kinh nghiệm;

Thống nhất quy chế của đoàn;

Thảo luận các nội dung khác.

Họp đoàn Khách sạn tại Thanh Hóa

SNV

18h00 Ăn tối và ngủ đêm tại Thanh Hóa

NGÀY 27/9

800-11h00 Thăm quan và chia sẻ kinh nghiệm tại xã Yên Nhân, huyện Thường Xuân:

Trao đổi với UBND xã về kết quả tiếp nhận, quản lý và sử dụng tiền DVMTR tại xã

Trao đổi với đại diện nhóm cộng đồng và nhóm hộ về việc sử dụng tiền đối với phát triển sinh kế và cộng đồng và công tác quản lý bảo vệ rừng có cung ứng DVMTR thôn Lửa

Thăm một số hộ vay vốn từ tiền DVMTR của cộng đồng/nhóm hộ thôn Lửa

UBND xã, đại diện BQL tiền của cộng đồng/nhóm hộ trình bày về kết quả quản lý và sử dụng tiền DVMTR

Hỏi đáp

Tại địa điểm họp cộng đồng xã Yên Xuân

Xã Yên Xuân

11h00-13h30 Ăn trưa và nghỉ trưa

14h00 - 17h00 Thăm quan và chia sẻ kinh nghiệm tại xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân:

Trao đổi với UBND xã về kết quả tiếp nhận, quản lý và sử dụng tiền DVMTR tại xã

Trao đổi với đại diện nhóm cộng đồng và nhóm hộ về việc sử dụng tiền đối với phát triển sinh kế và cộng đồng và công tác quản lý bảo vệ rừng có cung ứng DVMTR thôn Hang Cáu

Thăm một số hộ vay vốn từ tiền DVMTR của cộng đồng/nhóm hộ Hang Cáu

UBND xã, đại diện BQL tiền của cộng đồng/nhóm hộ trình bày về kết quả quản lý và sử dụng tiền DVMTR

Hỏi đáp

Tại địa điểm họp cộng đồng xã Vạn Xuân

Xã Vạn Xuân

18h00 Ăn tối và ngủ đêm tại Thanh Hóa

Thanh Hóa

Page 36: BÁO CÁO KẾT THÚC

USAID.GOV BÁO CÁO KẾT THÚC | 32

NGÀY 28/9

8h00 - 9h30 Làm việc với Chi cục Kiểm lâm và Quỹ BV&PTR tỉnh

Chia sẻ và thảo luận về các bài học đã được thu thập trong quá trình thăm và làm việc tại hiện trường.

Trao đổi các nội dung liên quan khác

Thuyết trình

Thảo luận

Phòng họp của Ban quản lý dự án tỉnh

Chi cục Kiểm lâm và Quỹ BV&PTR tỉnh

10h00 - 12h00 Hội thảo chia sẻ các bài học kinh ngiệm tiếp nhận, quản lý và sử dụng tiền DVMTR:

Các nhóm trình bày các bài học kinh nghiệm học được tại Thanh Hóa;

Tổng hợp chung bài học kinh nghiệm của toàn huyện

Xây dựng kế hoạch áp dụng các bài học kinh nghiệm vào thực tế tại Huế;

Các đề xuất khuyến nghị hỗ trợ từ các cơ quan quản lý nhà nước và từ dự án

Đánh giá kết quả chuyến tham quan chia sẻ kinh nghiệm

Giấy A0, bút dạ, máy chiếu...

Mượn hội trường/phòng họp của BQLDA tỉnh hoặc của Quỹ BV&PTR tỉnh Thanh Hóa

Các trưởng nhóm của từng huyện

Tư vấn

12h00 - 14h00 Ăn trưa

14h00 - 17h00 Di chuyển từ Thanh Hóa đến Quảng Bình

Xe oto Quảng Bình Đoàn tham quan

18h00 Ăn tối

NGÀY 29/9

8h00 - 16h00 Di chuyển từ Hà Tĩnh đến Huế (xe đưa đoàn về từng trung tâm huyện)

Thành viên tự di chuyển từ trung tâm huyện về xã

Xe oto Đoàn tham quan

Page 37: BÁO CÁO KẾT THÚC

33 | BÁO CÁO KẾT THÚC USAID.GOV

PHỤ LỤC 5: PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐẦU KHÓA TẬP HUẤN

PHIẾU ĐÁNH GIÁ TRƯỚC TẬP HUẤN

Với mục đích thiết kế phương pháp và nội dung tập huấn “Tập huấn tăng

cường năng lực sử dụng hiệu quả tiền dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh

Thừa Thiên Huế” phù hợp với năng lực và nhu cầu của người tham gia,

chúng tôi rất mong Ông/Bà cung cấp những thông tin một cách chân thực

theo nội dung dưới đây. Trân trọng cám ơn Ông/Bà

Phần I. Thông tin cá nhân

Họ và tên: ..................................................................Giới tính:

Nam Nữ

Tuổi:......................................Dân tộc:...........................

Trình độ học vấn:

Trên cấp 3 Cấp 3 Cấp 2 Cấp 1 Khác (cụ thể).............

Địa chỉ/đơn

vị:......................................................................................

Phần II. Thông tin tìm hiểu, đánh giá nhu cầu nâng cao năng lực

Liệt kê số khóa tập huấn đã tham gia và thực hiện trong 3 năm trở lại

đây:

TT Nội dung tập huấn Số khóa tập huấn đã tham gia

1 Các kiến thức chung về tài chính/tiền

2 Lập kế hoạch sử dụng tiền

3 Ghi chép sổ sách quản lý tiền

2. Đề nghị Ông/Bà tự đánh giá về kiến thức và kỹ năng của mình:

Kiến thức/kỹ năng Tự đánh giá

1 2 3 4 5

Kỹ năng lập kế hoạch, viết báo cáo

Vai trò của tài chính trong phát triển sinh kế và

phát triển cộng đồng

Kỹ năng tổ chức các cuộc họp

Số phiếu....

Page 38: BÁO CÁO KẾT THÚC

USAID.GOV BÁO CÁO KẾT THÚC | 34

Kỹ năng quản lý tài chính và sổ sách kế toán

Kỹ năng ra quyết định và đàm phán; và Lồng ghép

giới

Ghi chú:

1: Không có kiến thức

2: Hiểu biết hạn chế

3: Hiểu biết cơ bản nhưng không thể áp dụng một cách hiệu quả

4: Hiểu rõ/đầy đủ nhưng khi áp dụng vẫn còn gặp khó khăn

5: Hiểu rõ/đầy đủ và có khả năng áp dụng một cách hiệu quả

Page 39: BÁO CÁO KẾT THÚC

35 | BÁO CÁO KẾT THÚC USAID.GOV

BÀI TRẮC NGHIỆM

Thời gian: 5 phút

Họ và tên:

Địa chỉ:

Chức vụ:

Ngày tháng:

Ông/Bà hãy lựa chọn 01 phương án trả lời mình cho là phù hợp nhất bằng

cách tích vào ô ☐ trước mỗi câu trả lời được lựa chọn:

1. Tiền dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) nên sử dụng cho mục

đích sau:

☐ Bảo vệ và phát triển rừng

☐ Cải thiện đời sống của cộng đồng

☐ Bảo vệ và phát triển rừng, và cải thiện sinh kế cho cộng

đồng.

2. Quy trình lập kế hoạch sử dụng tiền DVMTR là:

☐ Cộng đồng thảo luận xây dựng kế hoạch --> Trình UBND

xã thông qua kế hoạch

☐ Tiếp nhận thông tin tiền DVMTR trong năm từ Quỹ BV&PTR

tỉnh --> BQL tiền DVMTR xây dựng dự thảo kế hoạch -->

Cộng đồng họp thông qua kế hoạch --> Trình UBND xã

thông qua kế hoạch.

☐ BQL tiền DVMTR xây dựng dự thảo kế hoạch --> Cộng

đồng họp thông qua kế hoạch --> Trình UBND xã thông

qua kế hoạch.

3. Sổ sách quản lý tiền DVMTR của cộng đồng gồm:

☐ Sổ thu; Sổ chi; Sổ Quỹ tiền mặt; Sổ chấm công tuần tra

bảo vệ rừng

☐ Sổ chi; Sổ chấm công tuần tra bảo vệ rừng; Sổ quản lý

vay vốn

☐ Sổ thu; Sổ chi; Sổ chấm công tuần tra bảo vệ rừng

Page 40: BÁO CÁO KẾT THÚC

USAID.GOV BÁO CÁO KẾT THÚC | 36

4. Căn cứ để phân bổ tiền DVMTR cho từng hạng mục chi là:

☐ Thực tế chi năm trước và nhu cầu của cộng đồng trong

năm nay.

☐ Số tiền DVMTR cộng đồng dự kiến nhận được trong năm

nay .

☐ Cả hai ý trên.

5. Quản lý và sử dụng tiền DVMTR của cộng đồng và nhóm hộ cần:

☐ Ban quản lý tiền DVMTR của thôn/nhóm hộ lập kế hoạch

và quyết định chi tiêu.

☐ Cộng đồng lập kế hoạch sử dụng tiền DVMTR và kết quả

sử dụng tiền DVMTR cần được báo cáo trước cộng đồng.

☐ Không nên quản lý chung mà nên chia cho các hộ gia đình

trong thôn/nhóm cộng đồng để sử dụng

Page 41: BÁO CÁO KẾT THÚC

37 | BÁO CÁO KẾT THÚC USAID.GOV

PHỤ LỤC 6: PHIẾU ĐÁNH GIÁ CUỐI KHÓA TẬP HUẤN

PHIẾU ĐÁNH GIÁ CUỐI KHÓA TẬP HUẤN

Nhằm đánh giá kết quả khóa tập huấn ““Tập huấn tăng cường năng lực

sử dụng hiệu quả tiền dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Thừa Thiên Huế”

và rút kinh nghiệm cho các khóa tập huấn sau này, ban tổ chức rất mong

nhận được các ý kiến đóng góp của thành viên tham gia thông qua việc

hoàn thiện phiếu đánh giá này.

Họ & tên:........................................................... Giới tính: Nam

Nữ

A. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KHÓA TẬP HUẤN

(Chỉ khoanh tròn 1 phương án trả lời)

1. ANH CHỊ ĐÁNH GIÁ THẾ NÀO VỀ CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC TẬP

HUẤN?

1. Không cần thiết 2. Cần thiết 3. Rất cần thiết

2. MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG MONG ĐỢI CỦA KHÓA TẬP HUẤN ĐỐI VỚI

ANH CHỊ?

1. Hoàn toàn không 2. Đáp ứng một phần

3. Đáp ứng hoàn toàn 4. Đáp ứng trên mức mong

đợi/kỳ vọng

3. ANH CHỊ CHO BIẾT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG ĐỐI VỚI CÁC NỘI DUNG

SAU:

(Khoanh tròn 1 mức độ đối với từng nội dung)

Stt Nội dung

Thang mức độ hài lòng từ 1-5

(0=Hoàn toàn không hài lòng

và 5=Hoàn toàn hài lòng)

1 Kiến thức và kinh nghiệm của giảng viên 1 2 3 4 5

2 Kỹ năng trình bày của giảng viên 1 2 3 4 5

3 Khả năng trả lời các câu hỏi thắc mắc của giảng

viên

1 2 3 4 5

4 Tài liệu tập huấn 1 2 3 4 5

5 Địa điểm tập huấn 1 2 3 4 5

Số phiếu....

Page 42: BÁO CÁO KẾT THÚC

USAID.GOV BÁO CÁO KẾT THÚC | 38

6 Công tác tổ chức và hậu cần 1 2 3 4 5

B. TỰ ĐÁNH GIÁ

Đề nghị Anh/Chị tự đánh giá về kiến thức và kỹ năng của mình có liên

quan đến quản lý tiền DVMTR:

Kiến thức/kỹ năng Tự đánh giá

1 2 3 4 5

Kỹ năng lập kế hoạch, viết báo cáo

Vai trò của tài chính trong phát triển sinh kế và

phát triển cộng đồng

Kỹ năng tổ chức các cuộc họp

Kỹ năng quản lý tài chính và sổ sách kế toán

Kỹ năng ra quyết định và đàm phán; và Lồng ghép

giới

Ghi chú:

1: Không có kiến thức

2: Hiểu biết hạn chế

3: Hiểu biết cơ bản nhưng không thể áp dụng một cách hiệu quả

4: Hiểu rõ/đầy đủ nhưng khi áp dụng vẫn còn gặp khó khăn

5: Hiểu rõ/đầy đủ và có khả năng áp dụng một cách hiệu quả

C. KIẾN NGHỊ CỦA ANH CHỊ ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TẬP HUẤN

TRONG CÁC KHÓA TƯƠNG LAI

………………………………………………………………………………........................

………………………………………………………………………………........................

………………………………………………………………………………........................

………………………………………………………………………………........................

………………………………………………………………………………........................

Trân trọng cám ơn Anh chị!

Page 43: BÁO CÁO KẾT THÚC

39 | BÁO CÁO KẾT THÚC USAID.GOV

BÀI TRẮC NGHIỆM

Thời gian: 5 phút

Họ và tên:

Địa chỉ:

Chức vụ:

Ngày tháng:

Anh/Chị hãy lựa chọn 01 phương án trả lời mình cho là phù hợp nhất

bằng cách tích vào ô ☐ trước mỗi câu trả lời được lựa chọn:

1. Tiền dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) nên sử dụng cho mục

đích sau:

☐ Bảo vệ và phát triển rừng

☐ Cải thiện đời sống của cộng đồng

☐ Bảo vệ và phát triển rừng, và cải thiện sinh kế cho cộng

đồng.

2. Quy trình lập kế hoạch sử dụng tiền DVMTR là:

☐ Cộng đồng thảo luận xây dựng kế hoạch --> Trình UBND

xã thông qua kế hoạch

☐ Tiếp nhận thông tin tiền DVMTR trong năm từ Quỹ BV&PTR

tỉnh --> BQL tiền DVMTR xây dựng dự thảo kế hoạch -->

Cộng đồng họp thông qua kế hoạch --> Trình UBND xã

thông qua kế hoạch.

☐ BQL tiền DVMTR xây dựng dự thảo kế hoạch --> Cộng

đồng họp thông qua kế hoạch --> Trình UBND xã thông

qua kế hoạch.

3. Sổ sách quản lý tiền DVMTR của cộng đồng gồm:

☐ Sổ thu; Sổ chi; Sổ Quỹ tiền mặt; Sổ chấm công tuần tra

bảo vệ rừng

☐ Sổ chi; Sổ chấm công tuần tra bảo vệ rừng; Sổ quản lý

vay vốn

☐ Sổ thu; Sổ chi; Sổ chấm công tuần tra bảo vệ rừng

Page 44: BÁO CÁO KẾT THÚC

USAID.GOV BÁO CÁO KẾT THÚC | 40

4. Căn cứ để phân bổ tiền DVMTR cho từng hạng mục chi là:

☐ Thực tế chi năm trước và nhu cầu của cộng đồng trong

năm nay.

☐ Số tiền DVMTR cộng đồng dự kiến nhận được trong năm

nay .

☐ Cả hai ý trên.

5. Quản lý và sử dụng tiền DVMTR của cộng đồng và nhóm hộ cần:

☐ Ban quản lý tiền DVMTR của thôn/nhóm hộ lập kế hoạch

và quyết định chi tiêu.

☐ Cộng đồng lập kế hoạch sử dụng tiền DVMTR và kết quả

sử dụng tiền DVMTR cần được báo cáo trước cộng đồng.

☐ Không nên quản lý chung mà nên chia cho các hộ gia đình

trong thôn/nhóm cộng đồng để sử dụng

Page 45: BÁO CÁO KẾT THÚC

41 | BÁO CÁO KẾT THÚC USAID.GOV

PHỤ LỤC 7: MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN

Ảnh: Thảo luận nhóm trong khóa tập huấn

Ảnh: Trình bày kết quả thảo luận nhóm

Page 46: BÁO CÁO KẾT THÚC

USAID.GOV BÁO CÁO KẾT THÚC | 42

Ảnh: Đoàn tham quan học tập kinh nghiệm tại thôn Hang Cáu

Ảnh: Trình bày kết quả áp dụng bài học kinh nghiệm tại Thanh Hóa